• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở lý luận cho việc xây dựng chế định về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta
Nội dung tóm tắt
 
 
 

Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cho chương trình xây dựng Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành từ năm 1987 đến 1989. Ngày 7/12/1989, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành nên ngoài các chuyên đề nghiên cứu đưa ra những luận cứ khoa học cho việc xây dựng pháp lệnh, đề tài còn tổng kết tình hình vi phạm hành chính và những điều rút ra sau một năm thi hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

I. LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LỆNH

Qua các cuộc hội thảo, những đợt khảo sát điều tra, nhóm đề tài đã quy thuộc lại 7 vấn đề có ý nghĩa pháp luật và thực tiễn để soạn thảo Pháp lệnh:

-   Quan niệm về hành vi vi phạm hành chính.

-   Trách nhiệm hành chính.

-   Cưỡng chế hành chính và các hình thức xử phạt.

-   Đối tượng bị xử phạt.

-   Các cơ quan có thẩm quyền quy định xử phạt.

-   Các cơ quan và viên chức có quyền xử phạt.

-   Thủ tục xử phạt và khiếu nại.

1. Quan niệm về hành vi vi phạm hành chính

Về lý thuyết, hành vi vi phạm hành chính được xem xét trên những điểm chủ yếu sau:

1) Hành vi đó xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước. Quy tắc đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đây là những dấu hiệu pháp định của vi phạm.

2) Hành vi đó phải là 1 hành vi đã thực hiện. Phải có một việc thực. Đây là dấu hiệu vật chất của vi phạm.

3) Hành vi đó phải là hành vi có lỗi. Người vi phạm nhận biết được hành vi vi phạm của mình - dấu hiệu tinh thần của vi phạm.

4) Tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra không đáng kể, không phải là tư pháp hình sự. Đây là ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự.

5) Hành vi đó do một cá nhân hoặc một tổ chức (đơn vị thực hiện). Đây là dấu hiệu cụ thể của vi phạm.

Tuy vậy, ranh giới của sự phân biệt vẫn có nhiều điều chưa rõ ràng nên các cơ quan thẩm quyền có hướng dẫn thêm các dấu hiệu cần thiết để phân chia ranh giới giữa 2 loại vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Đó là:

(1) dựa vào mức độ của sự thiệt hại về sức khoẻ đối với những hành vi gây thương tích đối với con người. Nếu gây thương tích ở tỷ lệ thấp đó là hành vi vi phạm hành chính, nếu tỷ lệ cao (theo tỷ lệ phần trăm) đó là vi phạm hình sự;

(2) dựa vào mức tiền hoặc số lượng hiện vật đối với những hành vi vi phạm các quy định quản lý thị trường (buôn lậu, đầu cơ, kinh doanh trái phép, làm hàng giả...) những hành vi vi phạm quản lý và bảo vệ rừng, quản lý các công trình công cộng...

2. Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của những công dân và cán bộ, viên chức vi phạm những nguyên tắc bắt buộc chung trong lĩnh vực quản lý nhà nước và xã hội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, người đại diện thông thường là các cơ quan hành chính nhà nước được biểu hiện trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt hành chính đối với những người vi phạm. Trách nhiệm hành chính được quy định trong các văn bản pháp luật với mục đich là để xử lý và ngăn chặn những việc phạm pháp, gây trở ngại cho trật tự xã hội, trật tự quản lý, giáo dục tính kỷ luật trật tự và tinh thần tôn trọng pháp luật của công dân và viên chức nhà nước, để bảo vệ trật tự công cộng trong đời sống kinh tế và xã hội góp phần bảo đảm hiệu quả tối ưu của công tác quản lý nhà nước. Trách nhiệm hành chính chỉ áp dụng đối với người nhận biết được hành vi vi phạm của mình, nghĩa là đối với người có tự do ý chí, có năng lực nhận thức việc làm sai, đúng. Do đó không áp dụng trách nhiệm hành chính đối với trẻ em dưới tuổi quy định và những người mất trí.

Khi xét trách nhiệm nói chung, phải coi trọng mối liên hệ nhân quả giữa vi phạm và thiệt hại gây nên. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm hành chính có khi không cần xét đến mối quan hệ đó, có thể và cần đặt trách nhiệm hành chính ngay cả khi sự vi phạm chưa gây nên thiệt hại gì. Việc vi phạm quy tắc đã đủ làm cơ sở cho việc quy trách nhiệm, điều này thưòng xảy ra khi sự vi phạm những nguyên tắc có ý nghĩa phòng ngừa chung.

3. Cưỡng chế hành chính

Các biện pháp cưỡng chế hành chính bao gồm: các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, và các biện pháp phạt hành chính.

- Các biện pháp phòng ngừa hành chính, đây là những biện pháp bảo vệ trật tự, pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội trong những trưòng hợp do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khách quan khác đe doạ tới lợi ích của nhà nước và xã hội. Cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính không phải là vi phạm pháp luật mà do một sự kiện nhất định mà pháp luật quy định. Ví dụ: trưng thu, trưng dụng, trưng mua, đóng cửa biên giới trên một vùng nhất định tiếp giáp với nước ngoài khi nước đó đang có dịch bệnh, bắt buộc tiêm chủng, khoanh vùng có dịch...

- Các biện pháp ngăn chặn hành chính, biện pháp này nhằm ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm có thể gây ra thiệt hại cho các đối tượng cần bảo vệ, khôi phục lại tình trạng cũ của trật tự công cộng.

- Phạt hành chính. Trước hết mục đích của chế định phạt hành chính không phải thiên về trừng trị, làm phiền hà đến cuộc sống của người vi phạm mà chủ yếu là sự khôi phục lại trật tự quản lý. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Pháp lệnh, đề tài đã đưa ra kiến nghị mỗi một hình thức phạt phải nói rõ hành vi  nội dung, mức phạt vào những hành vi nào, giới hạn hợp lý của các biện pháp phạt hành chính; phải định rõ các loại hành chính, phạt phụ, những cưỡng chế hành chính không phải là phạt. Ý kiến này đã được chấp nhận trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 (tại các Điều 11, 12, 22, 23, 24, 25, 26, 27).

4. Đối tượng bị xử phạt

Hai quan niệm khác nhau về vấn đề này. Một ý kiến cho rằng chỉ có cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mới là đối tượng bị trừng phạt. Lập luận này cho rằng tổ chức không thể là đối tượng xử phạt, vì một hành vi vi phạm hành chính bao giờ cũng có nhiều dấu hiệu có lỗi. Nếu  xem một tổ chức cũng có hành vi vi phạm thì trong tổ chức đó sẽ có người bị oan, vì họ không thực hiện hành vi vi phạm nào, một số thành viên trong tổ chức không có lỗi. Nếu một tổ chức vi phạm hành chính, có nghĩa là cá nhân người đại diện tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.

Một số ý kiến khác cho rằng hành vi vi phạm hành chính có thể được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một tập thể. Thực tiễn đã chứng minh trong nhiều lĩnh vực; xây dựng nhà cửa, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự và yên tĩnh chung... nhiều tổ chức đã có hành vi vi phạm, cần phải bị xử lý.

Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 đã chấp nhận ý kiến thứ nhất và được quy định tại Điều 1.

Về vấn đề quân nhân có hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt như thế nào, thì có hai ý kiến khác nhau. Một ý kiến cho rằng phải xử phạt như những công dân khác. Ý kiến khác lại cho rằng chỉ xử phạt khi quân nhân đó vi phạm ở những nơi ngoài doanh trại, và hành vi đó không phải làm theo lệnh của cấp trên. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 đã tiếp thu ý kiến thứ nhất.

5. Các cơ quan có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt

Đây là một vấn đề có rất nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình nghiên cứu khảo sát của đề tài. Thực tiễn lập quy trong 15 năm kể từ ngày thống nhất đất nước (1975-1990) cho thấy cấp tỉnh, huyện, xã (cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) đã ban hành nhiều văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính, các hình thức phạt và các biện pháp hành chính khác. Trên cơ sở các cuộc điều tra ở từng địa phương nhóm đề tài đã đưa ra 1 số kết luận là không nên giao cho cấp tỉnh, huyện, xã quyền quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt. Bởi vì nếu giao thẩm quyền này cho Hội đồng nhân dân và chính quyền cơ sở sẽ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương quy định việc xử phạt khác nhau, có những nơi quy định các hình thức xử lý vi phạm nặng hơn cả các quy định do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 vẫn không chấp nhận toàn bộ ý kiến trên, chỉ chấp nhận đề nghị không giao thẩm quyền quy định hành vi vi phạm và hình thức xử lý vi phạm hành chính cho cấp huyện và cấp xã, đồng thời khắc phục tình trạng quy định của địa phương trái với quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn (Điều 2 Pháp lệnh).

6. Các cơ quan và viên chức có quyền xử phạt

Những người có quyền xử phạt hành chính được quy định ở trong các văn bản của Chính phủ và các Bộ đã có tới 112 chức danh (Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, cán bộ chiến sỹ các ngành thực hiện quản lý nhà nước ở các lĩnh vực (thống kê tới 25 ngành) từ cấp trung ương đến cấp cơ sở). Đề tài đã khảo sát trong những năm chưa ban hành Pháp lệnh, những người có quyền xử phạt rất ít được bồi dưõng những kiến thức chung về pháp luật, nên họ rất tuỳ tiện trong việc xử phạt. Đây cũng là lĩnh vực dễ tham nhũng, hối lộ, làm phiền hà sách nhiễu dân. Từ thực trạng đó, đề tài đã đề nghị nên thu hẹp chức danh có quyền xử phạt, chỉ giao cho một số ít các cơ quan có chức danh nhất định. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 đã chấp nhận ý kiến này. Điều 19 Pháp lệnh quy định các chủ thể sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên hải quan, kiểm lâm, thuế vụ đang thi hành công vụ được  phạt cảnh cáo, phạt tiền.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, trưởng công an phường được phạt cảnh cáo, phạt tiền.

- Thanh tra viên thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành đang thi  hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng một số loại giấy phép  và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác, trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.

- Đội trưởng đội quản lý thị trường được phạt cảnh cáo, tước giấy phép kinh doanh, phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, thương nghiệp.

- Trưởng phòng thuế, trưởng và phó trưởng công an cấp huyện, trưởng phòng nghiệp vụ của cơ quan công an cấp tỉnh, hạt  trưởng hạt kiểm lâm, thủ trưởng đơn vị hải quan, chỉ huy đơn vị bộ đội biên phòng được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện  pháp cưỡng chế khác và phạt tiền.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính khác và phạt tiền.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và cấp tương đương được áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp hành chính trong phạm vi Pháp lệnh này quy định.

- Tòa án nhân dân các cấp xử phạt các vi  phạm hành chính cản trở hoạt động xét xử, thi hành án.

- Trọng tài kinh tế các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với người ký kết hợp đồng kinh tế mà Trọng tài kinh tế kết luận là vô hiệu toàn bộ và người cố ý thực hiện hợp  đồng đã bị coi là vô hiệu toàn bộ.

7. Thủ tục xử phạt và khiếu nại

Trước khi ban hành Pháp lệnh, những thủ tục về xử phạt hành chính và khiếu nại các quyết định xử phạt quy định rất lẻ tẻ và sơ sài, phần lớn ở trong lĩnh vực phạt vi cảnh, hải quan, kiểm lâm, thuế, đất đai, quản lý thị trường... Đề tài đã đưa ra một số kiến nghị thống nhất của thủ tục xử phạt và khiếu nại nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chống sự tuỳ tiện và lạm dụng của các viên chức và cơ quan có quyền xử phạt. Đề nghị đó đã được chấp nhận một phần và được quy định tại Chương 4 của Pháp lệnh (từ Điều 20 đến 36).

Tuy nhiên, trong quá trình hội thảo và kiến nghị, nhóm đề tài đã lưu ý rằng chế định về khiếu nại chưa thật hoàn hảo. Nội dung của chế định đó ghi trong Điều 36, 37 đã quy định đơn khiếu nại đưa ra cơ quan cấp trên của người ra khiếu nại. Xét về tâm lý, trách nhiệm, lợi ích thì cơ quan cấp trên bao giờ cũng bênh cơ quan cấp dưới, không thể hoàn toàn khách quan xem xét và giải quyết vấn đề. Quy định đó không có lợi cho công dân đi khiếu nại, đồng thời rất có lợi cho người bị khiếu nại.

II. THỰC HIỆN PHÁP LỆNH TRONG NĂM QUA

Pháp lệnh Xử phạt hành chính được ban hành năm 1989, có hiệu lực được hơn một năm. Đây là văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở để củng cố trật tự và kỷ luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân. Mặc dù chưa quy định các hành vi vi phạm hành chính cụ thể nhưng những quy định của Pháp lệnh làm cơ sở cho việc thực hiện vi phạm hành chính, bước đầu khắc phục tình trạng lộn xộn và thiếu thống nhất trong xử phạt vi phạm hành chính, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, cơ sở cho việc quy định từng hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Tuy nhiên, Pháp lệnh mới chỉ nêu được những vấn đề thuộc về nguyên tắc xử lý; quy định các hình thức phạt và biện pháp hành chính, xác định các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt. Qua hơn một năm kể từ khi Pháp lệnh có hiệu lực thi hành, việc thực hiện Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đã bộc lộ những điểm còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ cần bổ sung sửa đổi cho hoàn thiện hơn.

1. Vấn đề đầu tiên cần được đề cập đến là sự chậm trễ trong việc ban hành các hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực

Pháp lệnh xử phạt hành chính là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý hành chính. Pháp lệnh ra đời thống nhất về nguyên tắc những vấn đề đã được quy định tản mạn và chồng chéo, mâu thuẫn khó thực hiện ở các cấp; đánh dấu một bước tiến mới nhằm củng cố trật tự và kỷ cương trong lĩnh vực quản lý hành chính, góp phần đưa hoạt động hành chính vào khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên Pháp lệnh mới chỉ nêu được những vấn đề thuộc về nguyên tắc xử lý. Muốn pháp luật thật sự đi vào đời sống phải có văn bản quy định cụ thể và chi tiết. Ngay sau khi Pháp lệnh được công bố ngày 30/11/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 74/CT ngày 13/3/1990 về việc tổ chức thi hành Pháp lệnh, trong đó Chỉ thị đã quy định cụ thể các ngành, các cấp cần khẩ trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để phục vụ việc thi hành Pháp lệnh. Nhưng đã hơn một năm Pháp lệnh có hiệu lực thi hành, trong số hơn 2 chục (24) Nghị định cần xây dựng thì mới có 10 dự thảo mới đang được xây dựng (trong các lĩnh vực: trật tự an toàn xã hội, quản lý và bảo vệ rừng; hải quan; kế toán thống kê; quản lý về đất đai; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; văn hóa thông tin, thể thao và du lịch; đê điều và công trình thủy lợi; xây dựng; y tế). Đến nay chưa có văn bản nào của Hội đồng Bộ trưởng được ban hành. Việc chậm ban hành các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng đã dẫn đến việc sử dụng tuỳ tiện, cố tình làm trái pháp luật trong nhiều ngành, nhiều cấp. Vì chưa kịp thời ban hành các văn bản của Hội đồng Bộ trưởng, các ngành, các cấp vẫn sử dụng những văn bản cũ trước Pháp lệnh. Vì vậy, việc tiến hành tổng kết một năm thi hành Pháp lệnh rất khó khăn, không thực tế. Một số địa phương trong khi chờ Hội đồng Bộ trưởng quy định hành vi vi phạm hành chính, Hội đồng nhân dân đã chỉ đạo cho các ngành tư pháp, công an, giao thông quy định hành vi vi phạm hành chính áp dụng tạm thời trên phạm vi địa phương như Lâm Đồng, Bình Trị Thiên.

2. Sự phân biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự vẫn còn khó khăn

Quá trình quản lý và xử phạt vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong phân định ranh giới giữa 2 vi phạm hành chính và hình sự trên một số điểm:

- Số lượng hiện vật hoặc mức tiền.

- Tái phạm trong vi phạm hành chính.

- Nhân thân người vi phạm.

- Tâm lý trích thưởng có thể chia vụ vi phạm thành nhiều vụ nhỏ để xử phạt hành chính.

3. Về các hình thức xử phạt và các hình thức hành chính khác

-  Hình thức cảnh cáo là không thực tế và không có tác dụng.

- Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đang bị vận dụng bừa bãi và dẫn đến tình trạng kiện cáo, gây hoang mang. Nhất là văn bản quy định về vấn đề này vẫn chưa được ban hành, vẫn vận dụng Nghị định 46-HĐBT năm 1983.

- Hình thức phạt tiền thực tế được sử dụng chính nhưng lại không khống chế mức tối đa, không lấy mức thiệt hại làm căn cứ tính phạt. Biện pháp bồi thưòng thiệt hại chỉ quy định đến 100.000 là tối đa trong khi mức thiệt hại có thể gấp nhiều lần. Biện pháp khác thì lại thiếu như đình chỉ hành vi mất an toàn lao động, tiêu huỷ các giấy tờ là tang vật vi phạm hành chính không có giá trị pháp lý .

- Việc bỏ hình thức phạt lao động công ích là không phù hợp với tình hình hiện nay nhất là ở nông thôn người dân không có tiền để nộp phạt trong khi đó áp dụng hình thức phạt cảnh cáo không có tác dụng. Đề tài kiến nghị giữ lại hình thức phạt lao động công ích từ 1-3 ngày, coi đó là hình phạt chính. Thẩm quyền phạt lao động công ích do công an phường, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, phường. Trưởng phó công an cấp huyện, chủ tịch, phó chủ tịch ra quyết định.

4. Về thẩm quyền xử phạt và mức phạt

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như quy định trong Pháp lệnh là chưa phù hợp. Khi xây dựng Pháp lệnh này và ngay cả hiện nay một số nhà làm luật có quan niệm rằng: việc tiến hành xử phạt hành chính là do cấp cơ sở, vì vậy chỉ quy định cho chủ yếu là các tổ chức ở cơ sở có thẩm quyền xử phạt mà không quy định cho các tổ chức ở cấp trung ương. Đây là một quan niệm sai lầm thiếu tính lý luận và thực tiễn. Về lý luận, khái niệm lý luận hành chính đã chỉ ra vi phạm hành chính xảy ra ở mọi nơi, trên mọi lĩnh vực ở mọi cấp, vì vậy ở cấp trung ương các tổ chức cần thiết xử phạt phải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong thực tiễn hiện nay ở một số ngành như hải quan, các vụ ở Bộ đang phải thường xuyên áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhưng chỉ phát hiện và chuyển cho cấp dưới của mình xử lý hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc huyện xử lý, cách làm này trái với các nguyên tắc hành chính thông thường.

Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đang hình thành tổ chức thanh tra chuyên ngành để làm chức năng thanh tra, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng trong Pháp lệnh chỉ quy định với thanh tra viên (Điểm 3 Điều 19) làm chức năng chuyên ngành được phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép và áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác, trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại. Như vậy là Pháp lệnh không quy định cho thủ trưởng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt, và không quy định thanh tra viên ở các cấp. Đối với lực lượng kiểm lâm nhân dân, cũng chỉ quy định đến hạt trưởng hạt kiểm lâm cấp huyện còn ở cấp chi cục (tỉnh) cục kiểm lâm thì không quy định. Pháp lệnh cũng không quy định thẩm quyền của chi cục thuế, hải quan cấp tỉnh trong xử phạt hành chính.

Mặt khác, việc xử lý vi phạm hành chính trọng tài kinh tế các cấp thực tế hiện nay cũng phải được xem xét lại, có nên quy định cho trọng tài kinh tế xử lý vi phạm hành chính không?

Vấn đề mức phạt: Pháp lệnh quy định các tổ chức chuyên ngành quản lý của mình chỉ được phạt đến 200.000đ trừ một số lĩnh vực, đặc biệt như thuế thị trường, còn lại là phải chuyển sang cho các Ủy ban nhân dân cùng cấp (từ cấp huyện). Trong khi đó lại không quy định cho cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trung ương được xử phạt, quy định này làm cho Ủy ban nhân dân các cấp quá ôm đồm, không kiểm soát hết việc xử lý vi phạm.

5. Về việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, việc khám xét nơi cất dấu phương tiện vi phạm hành chính, tang vật phải có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan công an cấp huyện và lệnh đó phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Qua một năm thực hiện, đề tài đề nghị cần có sự bổ sung sửa đổi. Bởi vì:

Thứ nhất; về tính pháp luật quy định trong Pháp lệnh không tương xứng với tình thế và mức độ cần thiết. Tính cấp thiết trong khi xét xử nơi cất giấu tang vật, phưong tiện vi phạm bao giờ cũng tồn tại ở hai dạng: dạng bình thường và dạng khẩn cấp không thể trì hoãn được.

Thứ hai, là trong thực tiễn tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thường bị người vi phạm tiêu huỷ, tẩu tán đủ cho người vi phạm dấu, chạy trốn mà tiếp cận với các sự việc này thường là các lực lượng chuyên nghiệp ở tất cả các huyện, tỉnh trung ương. Vậy tất cả các lực lượng chuyên nghiệp phải trở lại để xin lệnh viết của phó công an cấp huyện và phê chuẩn của Viện kiểm sát cấp huyện. Đã có nhiều trường hợp các lực lượng nghiệp vụ đã nắm được tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nhưng về xin lệnh của cấp huyện không kịp nên người vi phạm đã tiêu huỷ phân tán mất. Vì vậy đề tài kiến nghị việc khám nơi cất giấu tang vật nên được phân thành hai trường hợp: bình thường và khẩn cấp, thẩm quyền xử lý ở 2 trường hợp này khác nhau, nhằm đảm bảo không lọt vi phạm hành chính, không khiến cho các cơ quan tiến hành xử phạt hành chính bó tay. Về trường hợp bình thường ngoài trưởng phó công an cấp huyện, còn quy định thêm cho trưởng phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh, trưởng phó công an cấp huyện, trưởng, phó đồn biên phòng ở biên giới hải đảo có quyền ra lệnh khám. Sau khi khám xong trong thời hạn 24 giờ người ra lệnh khám phải báo cáo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

6. Về việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Pháp lệnh chưa quy định rõ, cụ thể, nhất là cơ chế của việc xử lý tang vật trong trường hợp tịch thu sung công quỹ nhà nước. Có quy định còn chưa thống nhất với văn bản hiện hành. Ví dụ quy định cho phép tịch thu cả tang vật và phương tiện vận tải của những tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế khi họ có hành vi buôn lậu trong Chỉ thị số 388-CP ngày 10/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường đấu tranh với hành vi buôn lậu là trái với quy định của Pháp lệnh là không tịch thu tang vật, tiền thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa khi tang vật và tiền bị người vi phạm chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Vì vậy cần sửa đổi các quy định này cho thống nhất.

7. Vấn đề khen thưởng, xử phạt

Theo quy định của Pháp lệnh thì “người có thành  tích trong việc phát hiện vi  phạm hành chính được khen thưởng theo chế  độ chung của Nhà nước và  được thưởng tiền theo tỷ lệ 1% đến 15% số tiền phạt và giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu”, còn đối với “người thi  hành công vụ có  thành tích được khen  thưởng theo chế độ chung đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước” chứ không trích thưởng theo từng vụ việc.

Theo Chỉ thị số 388/CP ngày 10/11/1990 cho phép trích thưởng trong từng vụ việc đến 30% cho người thi hành công vụ, như vậy là không phù hợp với tinh thần Pháp lệnh.

III. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị trong đề tài tập trung vào những vấn đề lớn đã nghiên cứu trong quá trình xây dựng Pháp lệnh nhưng chưa được thể hiện đầy đủ trong Pháp lệnh.

Trên cơ sở những luận cứ khoa học, Đề tài có những kiến nghị sau:

- Cơ quan có thẩm quyền quy định về hành vi vi phạm hành chính là Chính phủ, không nên giao cho các Bộ, tỉnh.

- Chuyển dần việc xử phạt hành chính từ thủ tục hành chính sang thủ tục tư pháp.

Đề tài đề xuất tham khảo kinh nghiệm lịch sử Việt Nam qua Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch Hồ chí Minh đã ký về việc tập trung quyền xử phạt những vi phạm nhẹ vào một cơ quan nhất định, nằm trong các thủ tục của cơ quan tư pháp.

Ở trung ương, tỉnh và huyện nên tập trung quyền xử phạt vào cơ quan cảnh sát và một số rất ít cơ quan có những đặc điểm phải xử phạt riêng (hải quan, kiểm lâm). Các cơ quan quản lý nhà nước khác (văn hoá, thông tin, giao thông, nhà đất...) trong quá trình quản lý nếu phát hiện những hành vi vi phạm hành chính thì chỉ có quyền thực hiện các biện pháp hành chính có tính phòng ngừa hoặc ngăn chặn vi phạm mà không có tiền hoặc tịch thu.

 

Nội dung toàn văn

Đề tài

Cơ sở lý luận cho việc xây dựng chế định về xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta

 

Mã số: 97-98-008

 

Năm: 1990

 

Lời nói đầu

 

Đề tài "Cơ sở lý luận cho việc xây dựng chế định xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta" được thực hiện mhằm mục tiêu như tên gọi, góp phần cho chương trình xây dựng Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành từ năm 1987 đến 1989.

Lẽ ra, đề tài được đem nghiệm thu ngay sau khi Pháp lệnh được ban hành, xem như kết quả đã được triển khai ứng dụng.

Nhưng vì thành viên của nhms nghiên cứu đề tài có hoàn cảnh riêng nên việc nghiệm thu có phần chậm So sánh với thời gian.

Vì lẽ đó, Báo cáo phúc trình thuật lại những kết quả nghiên cứu, khảo sát góp phần vào những luận cứ khoa học cho việc xây dựng Pháp lệnh, Đồng thời vì Pháp lệnh được ban hành từ cuối thàng 12 năm 1989, đến nay đã 1 năm nên phải trình bày thêm về một năm thực hiện Pháp lệnh và những kiến nghị mới xuất phát tù việc thi hành Pháp lệnh nhằm làm cho báo cáo phúc trình có tính thời sự.

 

Nhóm đề tài

Nguyễn Văn Thảo Viện trưởng viện khoa học pháp lý .

Chủ nhiệm đề tài.

Nguyễn Bình Phó vụ trưởng vụ xây dựng pháp luật

Phó chủ nhiệm đề tài.

Nguyễn Ngọc Hiếu Chuyên viên cao cấp của tổng cục Hải quan.

Nguyễn Ngọc Thụ Chuyên viên pháp chế Bộ lâm nghiệp.

Nguyễn Quốc Việt Phó vụ trưởng vụ xây dựng pháp luật

Nguyễn Phong Hoà Chuyên viên cục tham mưu Tổng cục cảnh sát

Đinh Văn Mậu Giáo viên trường Hành chính quốc gia

Tạ minh Lý Chuyên viên vụ xây dựng pháp luật

Bộ tư pháp

Thư ký đề tài: - Nguyễn Hoàng Oanh

Chuyên viên viện khoa học pháp lý

- Lê Khắc Hải

Chuyên viên viện khoa học pháp lý

 

mục lục

I. Phần tổng thuật:

1- Luật cứ khoa học cho việc xây dựng pháp luật

2- Một năm thực hiện pháp lệnh

3- Một số kiến nghị

II. Phần báo cáo các chuyên đề:

1- Cơ sở lý luận- thực tiễn của việc xây dựng và ban hành pháp lệnh về xử phạt hành chính.

Nguyễn Bình

Phó vụ trưởng vụ xây dựng pháp luật

Bộ tư pháp

2- Vi phạm pháp luật về hải quan

Nguyễn Ngọc Hiếu

Chuyên viên cao cấp tổng cục Hải quan.

3- Vi phạm hành chính và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

Nguyễn Ngọc Thụ

Chuyên viên pháp chế Bộ lâm nghiệp

4- Một số ý kiến về nguyên tắc xử phạt hành chính.

Nguyễn Quốc Việt

Phó vụ trưởng vụ xây dựng pháp luật

5- Tình hình vi phạm hành chính và những điều rút ra sau 1 năm thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

Nguyễn Phong Hoà

Chuyên viên cục tham mưu tổng cục cảnh sát.

6- Xử phạt hành chính

Đinh Văn Mậu

Giảng viên trường hành chính quốc gia

7- Một số vấn đề sau 1 năm thực hiện pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

Tạ Minh Lý

Chuyên viên vụ xây dựng pháp luật Bộ tư pháp

III. Phần trình bày lịch sử pháp luật và xử lý vi phạm hành chính.

- Giới thiệu lịch sử pháp luật về xử phạt hành chính ở Việt Nam .

Nguyễn Thị Hoàng Oanh

Chuyên viên viện nghiên cứu khoa học pháp lý .

 

 

báo cáo

tổng hợp kết quả đề tài nghiên cứu xử phạt hành chính

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài nhằm đưa ra những luận cứ khoa học cho việc xây dựng pháp lệnh xử phạt hành chính, góp phần vào việc nghiên cứu trong quá trình xây dựng pháp luật từ năm 1988-1989.

Những cuộc hội thảo trong năm 1989 đã tạo nên những quan điểm cơ bản để soạn thảo pháp lệnh.

Cuối năm 1989 (7.12.1989) pháp lệnh đã được ban hành. Việc thực hiện pháp lệnh mới bắt đầu.

Báo cáo gồm 3 phần chính:

1. Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng pháp lệnh.

2. Thực hiện pháp lệnh trong 1 năm qua.

3. Một số kiến nghị khoa học .

Phần một

luận cứ khoa học cho việc xây dựng pháp lệnh

Các cuộc hội thảo, những đợt khảo sát điều tra của nhóm đề tài dã quy thuộc lại 7 vấn đề có ý nghĩa pháp luật và thực tiễn để soạn thảo pháp lệnh:

1. Quan niệm về hành vi vi phạm hành chính

2. Trách nhiệm hành chính

3. Cưỡng chế hành chính và các hình thức xử phạt.

4. Đối tưọng bị xử phạt.

5. Các cơ quan có quyền ban hành xử phạt.

6. Các cơ quan và viên chức có quyền xử phạt.

7. Thủ tục xử phạt và khiếu nại.

I. Quan niệm về hành vi vi phạm hành chính

Xét về lý thuyết, hành vi vi phạm hành chính được xem xét trên những điểm chủ yếu sau:

1) Hành vi đó xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước. Quy tắc đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. ĐâY là những dấu hiệu pháp định của vi phạm .

2) hành vi đó phải là 1 hành vi đã thực hiện. Phải có 1 việc thực. ĐâY là dấu hiệu vật chất của vi phạm .

3) Hành vi đó phải là hành vi có lỗi. Người vi phạm nhận biết được hành vi vi phạm của mình. ĐâY là dấu hiệu tinh thần của vi phạm .

4) Tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra không đáng kể, không phải là tư pháp hình sự. ĐâY là gianh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự .

5) Hành vi đó do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức (đơn vị thực hiện ). Đây là dấu hiệu cụ thể của vi phạm .

Tuy nhiên lý thuyết đó chỉ dừng lại ở học đường mặc dù đã được chấp nhận ghi vào pháp lệnh ( điều 1) xem như 1 định nghĩa về vi phạm hành chính nhưng nó vẫn chưa được sáng tỏ khi đi vào cuộc sống vì vi phạm này diễn ra ở mỗi lĩnh vực hết sức khác nhau, diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống, có nghĩa là số lượng vi phạm rất lớn. Những hành vi vi phạm lại quy định tản mạn ở rất nhiều văn bản .

Một vài ví dụ:

- Trước ngày ban hành pháp lệnh, các văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính đã có tới gần 200 văn bản (của chính phủ và của các Bộ).

- Riêng trong lĩnh vực vi cảnh, đã quy định tới 95 hành vi vi phạm hành chính.

- Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, đã quy định tới 12 hành vi :

Muốn quan niệm chính xác hành vi vi phạm hành chính, vấn đề cơ bản nhất vẫn là sự xem xét, đánh giá trường hợp nào là vi phạm hành chính, trường hợp nào là vi phạm hình sự .

- Từ khi ban hành Bộ Luật hình sự (1985) nguyên tắc có Luật mới có tội đã được công bố, góp phần quan trọng làm cơ sở để phân biệt hành vi vi phạm hành chính với vi phạm dân sự. Chỉ có 1 hành vi xâm phạm Luật hình mới có thể coi là hành vi phạm tội .

 

Ranh giới các dấu hiệu hành vi vi phạm hành chính và tội phạm

hình sự hành chính

Vi phạm Vi phạm

Điều Luật Một điều Luật

Hành vi Hành vi

Có thực Có thực

(Hành động bất hành động) (Hành động bất hành động)

Lỗi Lỗi

Khách thể Khách thể

Nguy hiểm cho xã hội Nguy hiểm cho xã hội

Mức tiền

Số lượng hiện vật

Tỷ lệ thương tích

Phương tiện

Hoàn cảnh điều kiện vi phạm

Tuy vậy ranh giới của sự phân biệt vẫn có nhiều điều chưa rõ ràng nên các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn thêm các dấu hiệu cần thiết để phân chia ranh giới giữa 2 loại vi phạm .

Thứ nhất: Mức độ của sự thiệt hại về sức khoẻ đối với những hành vi gây thương tích đối với con người. Nếu gây thương tích ở tỷ lệ thấp đó là hành vi vi phạm hành chính, nếu tỷ lệ cao (theo tỷ lệ phần trăm) đó là vi phạm hình sự .

Thứ hai, Mức tiền hoặc số lượng hiện vật đối với những hành vi vi phạm hành chính quản lý thị trường (buôn lậu, đầu cơ, kinh doanh trái phép, làm hàng giả...) những hành vi vi phạm quản lý và bảo vệ rừng, quản lý các công trình công cộng...

những cố gắng lập pháp lập quy nhằm phân biệt ranh giới giữa phạm pháp hình sự có nhiều tiến bộ, song vẫn phải nhận rằng có nhiều vi phạm vấn đề cần phải nghiên cứu trong vấn đề này.

II. trách nhiệm hành chính

Trong các văn bản chính thức cũng như trong ngôn ngữ thông dụng của nhân dân trách nhiệm được hiểu theo nội dung chủ yếu sau:

1) Trách nhiệm hiểu theo nghĩa là sự phản ứng của xã hội, tập thể, nhà nước ... đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm những quy tắc đã định, quy tắc pháp luật hoặc những quy tắc sinh hoạt xã hội, không chấp hành những nghĩa vụ được giao. Sự phản ứng đó điều hiểu là cách áp dụng những biện pháp xử lý đối với những người vi phạm ...

Mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm hiểu theo nghĩa này là ngăn chặn, phòng ngừa những vi phạm, bảo vệ trật tự kỷ cương của pháp luật. Trách nhiệm hiểu theo như vậy là việc xử lý 1 vi phạm nào đó.

2) Theo 1 nghĩa khác, trách nhiệm là nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của cá nhân hay tổ chức, là sự chấp nhận thực hiện một việc thuộc bổn phận của mình. Trách nhiệm hiểu theo nghĩa này có 2 mặt: mặt chủ quan là ý thức, đạo đức, sự tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ của 1 người; mặt khách quan là những điều kiện về tổ chức, chế độ làm việc, mối tưong quan giữa quyền và nghĩa vụ ... thuận lợi hay không thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Ta có thể nói trách nhiệm là nghĩa vụ .

Trong nội dung của Luật hành chính, trách nhiệm hành chính được hiểu là nghĩa vụ hành chính. nghĩa vụ hành chính có thể được gọi dưới 1 cái tên khác, thường được gọi là chế độ phục vụ nhân viên nhà nước hoặc là công vụ nhà nước. Những năm vừa qua nhà nước ta đã ban hành 4 chế độ trách nhiệm, thực chất đó là vấn đề nghĩa vụ hành chính.

3) Theo nội dung thứ nhất và theo tính chất của các vi phạm, trách nhiệm được phân biệt 4 loại: trách nhiệm hình sự, hành chính, kỷ luật (trong đó có trách nhiệm vật chất) và trách nhiệm dân sự .

4) Về trách nhiệm hành chính. Xét về số lượng của vi phạm, có thể nói vi phạm hành chính là 1 loại vi phạm chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại vi phạm ( vi phạm hình sự, dân sự, kỷ luật). ở thành phố Hải phòng chỉ trong 4 năm nói riêng vi phạm pháp luật về đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả trong nội địa đã có tới 8.691 vụ, đã xử lý hành chính 8.690 vụ còn xử lý hình sự chỉ có 1 vụ. Trong 5 năm qua ngành Hải quan phát hiện các vụ phạm pháp Hải quan tổng số là 23. 393 vụ thì chỉ đưa ra xử lý hình sự 95 vụ, còn 23. 298 vụ xử lý hành chính.

Xét về hình thức xử lý thì các hình thức xử lý hành chính có số lượng nhiều hơn các hình thức xử lý hình sự, xử lý dân sự và xử lý kỷ luật (lao động). Hình thức xử lý hành chính gồm nhiều hình thức xử phạt (phạt tiền, tịch thu, tước quyền) nhiều hình thức ngăn ngừa khi có vi phạm (đình chỉ kinh doanh, rút bằng lái xe, cấm hành nghề, bắt khôi phục tình trạng cũ, rỡ bỏ các công trình trái phép, cảnh cáo, khiển trách, kiểm điểm công khai trước quần chúng...) và nhiều hình thức phòng ngừa khác có tính chất cưỡng chế hành chính.

Xét về cơ quan có quyền xử phạt cũng lại rất nhiều, từ những nhân viên được giao quyền hạn nhất định (hải quan, cảnh sát, thuế vụ kiểm lâm, nhân viên kiểm tra vệ sinh, nhân viên kiểm tra đo lường, nhân viên kiểm tra văn hoá phẩm, nhân viên phụ trách kiểm dịch...) đến những cơ quan chuyên ngành (sở công an, nhà đất, phòng lâm nghiệp, hành chính...), tới UBND các cấp.

Xét về cơ quan có thẩm quyền ra những quy định xử phạt cũng bao gồm nhiều cơ quan khác nhau (hội đồng bộ trưòng, UBND). Hiện nay còn nhiều cơ quan khác như sở, UBND huyện, xã, phường cũng có ra những quy định xử phạt.

Chính vì lẽ đó, tính chất phức tạp, đa dạng, phong phú của vấn đề trách nhiệm hành chính trong 1 khía cạnh nào đó có những nét khác với vi phạm hình sự, dân sự và lao động .

đặc biệt vấn đề xử lý hành chính quan hệ rất chặt chẽ với tình hình chống tiêu cực hiện nay, kể cả chống tham ô, hối lộ, và ức hiếp dân chúng.

Trách nhiệm hành chính xét cho cùng là trách nhiệm của những công dân và cán bộ, viên chức vi phạm những nguyên tắc bắt buộc chung trong lĩnh vực quản lý nhà nước và xã hội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước mà ngươì đại diện thông thưòng là các cơ quan hành chính nhà nước được biểu hiện trong việc áp dụng những biện pháp trừng phạt hành chính đôi với những người vi phạm. Trách nhiệm hành chính là để chỉ ra để xử lý và ngăn chặn những việc phạm pháp, gây trở ngại cho trật tự xã hội, trật tự quản lý, giáo dục tính kỷ luật trật tự và tinh thần tôn trọng pháp luật của công dân và viện chức nhà nước để bảo vệ trật tự công cộng trong đời sống kinh tế và xã hội góp phần bảo đảm hiệu quả tối ưu của Công tác quản lý nhà nước .

Trách nhiệm hành chính cũng như các loại trách nhiệm khác chỉ áp dụng đối với người nhận biết được hành vi vi phạm của mình, nghĩa là đối với nghĩa vụ người có tự do ý chí, có năng lực nhận thức việc làm sai, đúng. Do đó không áp dụng trách nhiệm hành chính đối với trẻ em dưới tuổi quy định vf những người mất trí.

Khi xét trách nhiệm nói chung, phải coi trọng mối liên hệ nhân quả giữa sự vi phạm và sự thiệt hại gây nên. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm hành chính có khi không cần xét đến mối quan hệ đó, có khi có thể và cần đặt trách nhiệm ngay cả khi sự vi phạm chưa gây nên thiệt hại gì. Chỉ nguyên việc vi phạm quy tắc đã đủ làm cơ sở cho việc quy trách nhiệm, điều này thưòng xảy ra khi sự vi phạm những nguyên tắc có ý nghĩa phòng ngừa chung.

Phân biệt trách nhiệm hành chính với trách nhiệm kỷ luật.

Trách nhiệm kỷ luật là 1 loại vi phạm chỉ phát sinh trong các cơ quan, xi nghiệp, tổ chức của nhà nước. Lâu nay chúng ta thưòng gọi là trách nhiệm hành chính, vi phạm kỷ luật hành chính.

Như vậy, vi phạm kỷ luật có phạm vi rộng hơn vì nó chỉ phát sinh trong các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức nhà nước và chỉ áp dụng trong phạm vi cán bộ, công nhân, viên chức. Còn vi phạm hành chính là vi phạm những quy tắc ngoài xã hội, đối tưọng vi phạm là những viên chức nhà nước. Vi phạm hành chính không gây hại cho kỷ luật và Công tác của cơ quan, xí nghiệp mà gây thiệt hại cho trật tự xã hội, trật tự nhà nước, trật tự quản lý quyền lợi của công dân. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phạt hành chính đối với người vi phạm hành chính không có quan hệ công tác với người vi phạm, còn cơ quan xét phạt vi phạm là cơ quan quản lý người viên chức vi phạm đó.

Vi phạm kỷ luật có mặt khác vi phạm hành chính, vi phạm hành chính là hành vi trái với một nguyên tắc quản lý được Luật nhà nước quy định còn vi phạm kỷ luật thì ngoài việc vi phạm pháp luật về lao động còn gồm cả việc không chấp hành hoặc chấp hành không ngiêm nội quy của cơ quan, xí nghiệp là những mệnh lệnh nói hoặc viết của thủ trưởng trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên.

Phân biệt trách nhiệm hành chính đối với trách nhiệm dân sự .

Vi phạm pháp luật hành chính phân biệt với vi phạm pháp luật dân sự chủ yếu trong những nét sau:

a) Vi phạm pháp luật dân sự, xâm phạm trước hết những quyền lợi riêng của các cá nhân và pháp nhân, còn vi phạm pháp luật hành chính thì xâm phạm trước hết và chủ yếu tới trật tự quản lý của nhà nước và xã hội .

Vi phạm pháp luật dân sự bao giờ cũng gây nên 1 thiệt hại nhất định và khi xử lý phải xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa lôĩ của người vi phạm và thiệt hại gây nên, còn đối với pháp luật hành chính thì như trên đã nói có trưòng hợp không cần phải xác định tác hại trên.

- Sau hết, 2 loại vi phạm khác nhau về hình thức xử phạt. Vi phạm pháp luật dân sự chủ yếu là phải bồi hoàn, đền bù đầy đủ theo nguyên tắc ngang giá và giưa các bên vi phạm có sự thưong lượng, thoả thuận về quy mô và giá trị cụ thể của sự bồi hoàn. Còn vi phạm pháp luật hành chính thì có nhiều hình thức xử phạt do cơ quan có thẩm quyền quyết định dứt khóat, không trên cơ sở thoả thuận, thưong lưọng.

III. cưỡng chế hành chính

Các biện pháp cưõng chê hành chính bao gồm: các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hành chính.

1) các biện pháp phòng ngừa hành chính.

Đây là những biện pháp bảo vệ trật tự, pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước và xã hội trong những trưòng hợp do thiên tai, dịch bệnh và các trưòng hợp khách quan khác đe doạ tới lợi ích của nhà nước và xã hội. Những biện pháp phòng ngừa chính được áp dụng không nhằm mục đích trừng trị mà phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra như phòng ngừa những vi phạm như thiên tai, dịch bệnh, cấp cứu bệnh nhân... Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính là khi có 1 sự kiện mà pháp luật buộc mọi người phải thực hiện 1 nghĩa vụ pháp lý nhất định. ở đây sự đe doạ tới lợi ích của nhà nước xã hội và công dân được phát sinh không phải do vi phạm pháp luật. Trong trưòng hợp có thiên tai, để bảo vệ an toàn xã hội, nhà nước cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa- Các biện pháp này không có trên cơ sở các hành vi vi phạm hành chính.

Cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa hành chính không phải là vi phạm pháp luật mà do 1 sự kiện nhất định mà pháp luật quy định.

Những biện pháp phòng ngừa hành chính như: trung thu, trưng dụng, trưng mua, đóng cửa của biên giới trên 1 vùng nhất định tiếp giáp với nước ngoài khi nước đó đang có dịch bệnh, bắt buộc tiêm chủng, khoanh vùng có dịch...

2) các biện pháp ngăn chặn hành chính:

Biện pháp này nhằm ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm có thể gây ra thiệt hại cho các đối tưọng cần bảo vệ, khôi phục lại tình trạng cũ của trật tự công cộng. Những điều này ghi nhận tại điều 12 pháp lệnh.

3) Phạt hành chính.

Các cuộc hội thảo của đề tài đã đưa ra nhiều khuyến nghị về vấn đề phạt hành chính trong quá trình soạn thảo phap lệnh.

Trước hết mục đích của chế định phạt hành chính không phải thiên về sự trừng trị, làm phiền hà đến cuộc sống của người vi phạm mà chủ yếu là sự khôi phục lại trật tự quản lý. Vì vậy, mỗi 1 hình thức phạt phải nói rõ hành vi nội dung, mức phạt vào những hành vi nào, giới hạn hợp lý của các loại phạt. Phải định rõ các loại hành chính, phạt phụ những cưỡng chế hành chính không phải là phạt. ý kiến này đã được chấp nhận trong pháp lệnh (điều 11, 12, 22, 23, 24, 25, 26, 27).

Thứ hai, các hình thức phạt chính ở nước ta cần được tổng kết lại, nên giữ hình thức nào, nên bỏ hình thức nào.

Cảnh cáo

Phạt tiền

Tịch thu

Lao động công ích

Bắt buộc lao động

Giữ hành chính

Cấm cư trú

Quản chế

Cải tạo tại chỗ

Tập trung cải tạo (xem như biện pháp hành chính đặc biệt )

Tước quyền sử dụng giấp phép.

Pháp lệnh đã chấp nhận một phần, nhưng phần lớn vấn đề vẫn điều tồn tại (xem phần dưới nói về kiến nghị).

IV. đối tưọng bị xử phạt

Cả 2 quan niệm khác nhau vê vấn đề này. Một ý kiến cho rằng chỉ có cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam mới là đối tưọng bị trừng phạt, lập luận này cho rằng tổ chức không thể là đối tưọng xử phạt, vì 1 hành vi vi phạm hành chính bao giờ cũng có nhiều dấu hiệu có lỗi. Nếu xem 1 tổ chức cũng có hành vi vi phạm thì trong tổ chức đó sẽ có người bị oan, vì họ không thực hiện hành vi vi phạm nào, 1 số thành viên trong tổ chức không có lỗi. Nếu 1 tổ chức vi phạm hành chính, có nghĩa là cá nhân người đại diện tổ chức thực hiện hành vi vi phạm .

Một số ý kiến khác cho rằng hành vi vi phạm hành chính có thể được thực hiện bởi 1 cá nhân hoặc 1 tập thể. Thực tiễn đã chứng minh trong nhiều lĩnh vực; xây dựng nhà cửa, giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trưòng, giữ gìn trật tự và yên tĩnh chung... nhiều tổ chức đã có vi phạm cần xử lý.

Pháp lệnh đã chấp nhận ý kiến thứ 1 ( điều 1). Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở ý kiến kiến nghị.

Về vấn đề quân nhân có hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt như thế nào cũng có 2 ý kiến khác nhau. Một ý kiến cho rằng phải xử phạt công dân khác. Một ý kiến cho rằng chỉ xử phạt khi quân nhân đó vi phạm ở những nơi ngoài doanh trại, và hành vi vi phạm không phải làm theo pháp lệnh của cấp trên.

Pháp lệnh đã chấp nhận ý kiến thứ nhất.

V. Các cơ quan có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm và hình thức xử phạt

đây là 1 vấn đề có rất nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình nghiên cứu khảo sát của đề tài.

Thực tiễn lập quy trong 15 năm kể từ ngày thống nhất đất nước (1975-1990) cho thấy cấp Tỉnh, huyện, xã (cả HĐND và UBND) đã ban hành nhiều văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính, các hình thức phạt và các biện pháp hành chính khác.

Những cuộc điều tra ở từng địa phương (Phú khánh, Bình trị thiên, Hà nội... ) cho thấy phần lớn các xã đều có 1 bản quy định về trật tự, vệ sinh, nếp sống mới, chống mê tín di đoan, bảo vệ đất đai, cây cối, ruộng nương... Bản quy định đã đưa ra khá nhiều hình thức xử phạt khá nặng (như phạt 5.000 đồng đối với phụ nữ chửa hoang- số tiền ở thời điểm 1982). Phần lớn các huyện, tỉnh đều có những quy định về sinh đẻ có kế hoạch, trật tự, vệ sinh, quản lý bảo vệ nhà cửa, quy tắc giao thông quản lý thị trường ... với những hình thức xử phạt độc đáo, nặng hơn So sánh với mức phạt chính phủ quy định.

Nhóm đề tài đã đưa ra 1 số kết luận là không nên giao cho cấp Tỉnh, Huyện, xã quyền quy định.

Tuy nhiên, pháp lệnh vẫn không chấp nhận cho cấp tỉnh (HĐND) có thẩm quyền quy định ( điều 2). Pháp lệnh chỉ đề nghị không giao thẩm quyền cho cấp Huyện, xã.

VI. các cơ quan và viên chức có quyền xử phạt

Những người có quyền xử phạt hành chính được quy định ở trong các văn bản của chính phủ và các Bộ đã có tới 112 chưc danh:

- Chủ tịch UNND tỉnh

- Chủ tich UBND huyện

- Chủ tịch UBND xã.

- cán bộ chiến sỹ các ngành thực hiện quản lý nhà nước ở các lĩnh vực (thống kế tới 25 ngành) từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, ví dụ:

Ngành công an: Chiến sỹ cảnh sát

Trưỏng phòng

Giám đốc sở.

Ngành hải quan Chiến sỹ hải quan

Trưỏng phòng

Giám đốc hải quan cấp tỉnh

Ngành lâm nghiệp Cán bộ kiếm lâm cơ sở

Trưỏng hạt

chi cục trưỏng kiếm lâm.

Có thể nhận thấy rằng những người được pháp luật giao cho quyền xử phạt quá nhiều. Đề tài đã khảo sát trong những năm chưa ban hành pháp lệnh, những người có quyền xử phạt rất ít được bồi dưõng những kiến thức chung về pháp luật, nên họ rất tuỳ tiện trong việc xử phạt. Hơn nữa thủ tục hành chính, lại quá đơn giản, thiếu chặt chẽ nên tình trạng tuỳ tiện càng nhiều.

Cùng với tình trạng tiêu cựu chung trong xã hội, sự thoái hoá trong 1 số bộ phận cán bộ, lĩnh vực xử phạt hành chính là lĩnh vực dễ tham nhũng, hối lộ, làm phiền hà sách nhiễu dân.

Từ thực trạng đó, đề tài đã đề nghị nên thu hẹp chức danh có quyền xử phạt, chỉ giao cho 1 số ít các cơ quan có chức danh nhất định.

Pháp lệnh đã chấp nhận ý kiến này trong 19 điều nhưng theo ý kiến của chúng tôi, những chức danh có thẩm quyền phạt hành chính còn rất nhiều( 32 chức danh, 2 cơ quan ).

Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay.

VII. thủ tục xử phạt và khiếu nại

Trứoc khi ban hành pháp lệnh, những thủ tục về xử phạt hành chính và khiếu nại các quyết định xử phạt quy định rất lẻ tẻ và sơ sài, phần lớn ở trong lĩnh vực phạt vi cảnh, hải quan, kiếm lâm, thuế, đất đai, quản lý thị trường ...

Đề tài đã đưa ra 1 số kiến nghị thống nhất của thủ tục xử phạt và khiế nạ nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, chống sự tuỳ tiện và lạm dụng của các viên chức và cơ quan có quyền xử phạt.

Đề nghị đó đã được chấp nhận 1 phần nên pháp lệnh đã ghi trong chưong 4 từ điều 20 đến 36, quy định tưong đối cụ thể về các thủ tục xử phạt, khiếu nại và tố cáo.

Tuy nhiên trong quá trình hội thảo và kiến nghị nhóm đề tài đã lưu ý rằng chế định về khiếu nại chưa thật hoàn hảo. Nội dung của chế định đó ghi trong điều 36,37 đã quy định đơn khiếu nại đưa ra cơ quan cấp trên của người ra khiếu nại. Xét về tâm lý, trách nhiệm, lợi ích thì cơ quan cấp trên bao giờ cũng bênh cơ quan cấp dưới, không thể hoàn toàn khách quan xem xét và giải quyết vấn đề. Quy định đó không có lợi cho công dân đi khiếu nại, đồng thời rất có lợi cho người bị khiếu nại.

 

Phần hai

thực hiện pháp lệnh trong năm qua

Pháp lệnh xử phạt hành chính được ban hành có hiệu lực được hơn 1 năm. Đây là văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở để tổ chức có hiệu lực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý xã hội thực hiện quyền tự do dân chủ của công dân. Mặc dù chưa quy định các hành vi vi phạm hành chính cụ thể nhưng những quy định của pháp lệnh làm cơ sở cho việc thực hiện vi phạm hành chính, bước đầu khắc phục tình trạng lộn xộn và thiếu thống nhất trong xử phạt vi phạm hành chính, xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, cơ sở cho việc quy định từng hành vi vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Một năm thực hiện pháp lệnh xử phạt vi phạm ành chính đã bộc lộ những điểm còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ cần bổ sung sửa đỏi cho hoàn thiện hơn.

1- Vấn đề đầu tiên cần đựơc đề cập đến là sự chậm trễ trong việc ban hành các hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực. Theo điều 4 của pháp lệnh về thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính. Nội dung nhà nước giao cho HĐBT quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thúc xử phạt và biện pháp hành chính khác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Đến nay chưa có văn bản nào được ban hành. Do vậy , trong năm qua chủ yếu là năm vận dụng nguyên tắc và quy định cơ bản của pháp lệnh xử phạt hành chính để tiến hành với hành vi vi phạm do các văn bản trước đây như nghị định 143 ngày 18-12-1977 kèm theo điều lệ xử phạt vi cảnh và các quy định về hành vi phạm pháp vi cảnh do UBND 1 số tỉnh đã ban hành vì vậy việc xử phạt vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu thống nhất còn chệch choạc, mò mẫ, có nơi có lúc vẫn còn chỗ vi phạm thực hiện trái với quy định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Sự chậm trễ trong việc quy định hành vi xử phạt trong thực tiễn cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bó tay trưóc các vi phạm hành chính đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong quản lý của mình. ĐơN cử trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, chỉ tính riêng ở cửa khẩu Nội bài năm qua có đến hàng ngàn các quy chế xuất nhập cảnh (kể cả của người nước ngoài ) nhưng không có cơ sở để xử phạt. Cục quản lý xuất nhập cảnh và quản lý người nước ngoài dã nhiều lần đề nghị Bộ nội vụ giải quyết hoặc ra quy chế tạm thời nhưng Bộ nội vụ không có thẩm quyền nên đành phải chờ HĐBT quy định. Tình trạng trên vừa làm thiếu tính ngiêm minh của pháp luật vừa mất nguồn thu kinh phí ngoại tệ của cả nước .

Một số địa phương trong khi chờ HĐBT quy định hành vi vi phạm hành chính HĐND đã chỉ đạo cho các ngành tư pháp, công an, giao thông đã công dân các quy định về hành vi vi phạm hành chính để áp dụng tạm thời trên phạm vi địa phương như Lâm đồng, Bình trị thiên đã ban hành văn bản và tổ chức thực hiện. Cần lưu ý kiểm tra các quy định của địa phương để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật .

2- Sự phân biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự vẫn còn khó khăn.

Quá trình quản lý và xwr phạt vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong phân định gianh giới giữa 2 vi phạm trên 1 số điểm:

- Số lượng hiện vật hoặc mức tiền.

Buôn bán chuyên chở đồng từ 50 kg trở lên là vi phạm .

Các mặt hàng cấm khác quy ra thóc từ 5 tấn trở lên là vi phạm .

Các mặt hàng thuốc là ngoại, xe máy...

- Tái phạm trong phạm vi hành chính. Các cơ quan hải quan và biên phòng rất chú ý tới tình trạng này. Nếu vi phạm lần đầu với số lượng hiện vật không đáng kể thì xem như vi phạm hành chính. Nhưng nếu đến lần thứ 2, mặc dù số lượng khôn đáng kể cũng xem nhu 1 hành vi tội phạm.

- Thân nhân người vi phạm là kẻ xấu hay người tốt đã nhẵm mặt với cơ quan kiểm lâm, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng... hay chưa.

- Tâm lý thích thưỏng có thể chia vụ vi phạm thành nhiều vụ nhỏ để xử phạt hành chính.

Theo nhóm đề tài có lẽ đó cũng là cơ sở của pháp luật, vì chưac óc những chế định chặt chẽ cho nên vi phạm thưòng được vận dụng rất linh hoạt.

3- Về các hình thức xử phạt và các hình thức hành chính khác.

Qua thực tiễn 1 năm cho thấy việc bỏ hình thức phạt lao động công ích là không phù hợp với tình hình hiên nay nhất là ở nông thôn Việt Nam. Qua khảo sát ở 1 số xã vẫn còn phạt lao động công ích mặc dù trái quy định của pháp lệnh nhưng biện pháp này tỏ ra hữu hiệu hơn vì thực tế ở nông thôn người dân không có tiền để nộp phạt trong khi đó áp dung hình thức phạt cảnh cáo không có hiệu lực lắm. Việc áp dụng hình thức phạt lao động công ích vừa có tác dụng giáo dục vừa có giải quyết 1 số công việc cho chính quyền cơ sở, vừa có tác dụng răn đe người có hành vi vi phạm. Có nơi ở xã đã có biến tướng phạt tiền nhưng tính lao động công ích từ 1-3 ngày để thay thế tiền phạt. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần giữ lại hình thức phạt lao động công ích từ 1-3 ngày vf coi như đó là hình phạt chính. Thẩm quyền phạt lao động công ích do công an phưòng, chủ tịch UBND xã, thị trấn, phưòng. Trưỏng phó công an cấp huyện, chủ tịch, phó chủ tịch ra quyết định .

4- Về thẩm quyền xử phạt và mức phạt.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như quy định trong pháp lệnh là chưa phù hợp. Khi xây dựng pháp lệnh này và ngay cả hiện nay 1 số nhà làm Luật có quan niệm rằng: việc tiến hành xử phạt hành chính là do cấp cơ sở, vì vậy chỉ quy định cho chủ yếu là các tổ chức ở cơ sở có thẩm quyền xử phạt mà không quy định cho các tổ chức ở cấp trung ương. ĐâY là 1 quan niệm sai lầm thiếu tính lý luận và thực tiễn. Về lý luận, khái niệm lý luận hành chính đã chỉ ra vi phạm hành chính xảy ra ở mọi nơi, trên mọi lĩnh vực ở mọi cấp, vì vậy ở cấp trung ương các tổ chức cần thiết xử phạt phải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong thực tiễn hiện nay ở 1 số ngành như hải quan, các vụ ở Bộ đang phải thưòng xuyên áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc phạm tội nhưng chỉ xử lý hành chính do các cấp ở trung ương phát hiện và đấu tranh cho cấp dưới của mình xử lý hoặc đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc huyện xử lý các kiểu làm này trái với các nguyên tắc hành chính thông thưòng.

Vấn đê mức phạt: Theo pháp lệnh quy định tất cả đến các tổ chức chuyên ngành quản lý của mình chỉ được phạt đến 200.000 đ trừ 1 số lĩnh vực, đặc biệt như thuế thị trường, còn lại là phải chuyển sang cho các UBND cùng cấp (từ cấp huyện). Trong khi đó lại không quy định cho cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trung ương được xử phạt. Vì vậy hiện nay khi xử phạt trên 200.000 đ đều phải chuyển sang UBND cấp huyện, tỉnh ra quyết định. Quy định như thế tưỏng là chặt chẽ nhưng thực chất làm cho UBND các cấp quá ôm đồm, không kiểm soát hết thành ra thiếu chặt chẽ. ĐơN cử ví dụ Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà nội xin chủ trương Ban giám đốc công an thanh phố, UBND thành phố Hà nội và Bộ nội vụ về việc phạt 10% giá trị của xe máy đối với xe có giấy phép haỉ quan do không biết trước mà mua phải. Sau đó cho đăng ký với thời giá hiện hành tất cả các trưòng hợp này đều phải trình UBNd thành phố Hà nội ra quyết định phạt vì giá trị xen lên đến 200.000 đ. Việc làm như thế rất phiền hà và chậm trễ. Chúng tôi đề nghị nên quy định cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt từ cấp cơ sở đến cấp ở trung ương. Các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt ở trung ương được xử phạt tiền với mức tiền tưong đương mức phạt của UBND cấp huyện.

Hiện nay có 1 số tình trạng ở 1 số cửa khẩu sân bay, biên giới, hải quan cùng các lực lượng hải quan, an ninh của khẩu, biên giới, khi muốn phạt trên 200000 đ phải chuyển sang UBND cấp huyện ra quyết định. Ví dụ ở sân bay Nội bài phải chuyển sang UBND huyện sóc sơn ra quyết định. Làm như thế không đúng với quan hệ hành chính. Lẽ ra phải chuyển về cục chuyên ngành hải quan, an ninh cửa khẩu, biên phòng ra quyết định thì phù hợp hơn.

ậ các cơ quan kiểm lâm cũng có tình trạng bất hợp lý tưong tự (xin xem chuyên đề).

5- Về việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Theo quy định của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính việc khám xét nơi cất dấu phương tiện vi phạm hành chính,tang vật phải có lệnh viết của thủ trưỏng cơ quan công an cấp huyện và lệnh đó phải được viện kiếm sát cung cấp phê chuẩn. Qua 1 năm thực hiện, chúng tôi thấy cần có sự bổ sung sửa đổi nhưng vì lẽ:

Thứ nhất; Về tính pháp luật quy định như thế là không tưong xứng với tình thế và mức độ cần thiết. Tính cấp thiết trong khi xét xử nơi cất giấu tang vật, phưong tiện vi phạm bao giờ cũng tồn tại ở 2 dạng: dạng bình thưòng và dạng khẩn cấp không thể trì hoàn được.

Thứ hai; Là trong thực tiễn tang vật,phưong tiện vi phạm hành chính thưòng bị người vi phạm tiêu huỷ, tẩu tán đủ cho dấu, chạy trốn mà tiếp cận với các sự việc này thưòng là các lực lượng chuyên nghiệp ở tất cả các huyện, tỉnh trung ương, không có nhẽ tất cả đều phải trở lại để xin lệnh viết của phó công an cấp huyện và phê chuẩn của viện kiểm sát cấp huyện. đã có nhiều trưòng hợp các lực lượng nghiệp vụ đã sờ tay vào tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nhưng về xin lệnh của cấp huyện không kịp nên người vi phạm tạm thời tiêu huỷ phân tán mất. Vì vậy chúng tôi kiến nghị việc khám nơi cất giấu tang vật nên thể hiên ở 2 trưòng hợp: bình thưòng và khẩn cấp, thẩm quyền ở 2 trưòng hợp này khác nhau như thế mới không lọt vi phạm hành chính, không bó tay các cơ quan tiến hành xử phạt hành chính, kịp thời đấu tranh với vi phạm hành chính. Về trưòng hợp bình thưòng ngoài trưỏng phó công an cấp huyện, còn quy định thêm cho trưỏng phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh, trưỏng phó công an cấp huyện, trưỏng phó đồn biên phòng ở biên giới hải đảo có quyền ra lệnh khám sau khi khám xong trong thời hạn 24 giờ người ra lệnh khám phải báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết.

6- Về việc xử lý tang vật, phưong tiện vi phạm hành chính.

- Trước đây chủ yếu quy định vấn đề xử lý tang vật phương tiện phạm pháp đối với các hành vi buôn lậu, đầu cơ, làm hàng giả trái pháp luật. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chưa quy định rõ cụ thể nhất là cơ chế của việc xử lý tang vật trong trưòng hợp tịch thu xung công quỹ nhà nước. Vấn đề này trong thực tế đã có mắc mớ nhiều.

- Trong pháp lệnh quy định không tịch thu vật, tiền thuộc sở hữu XHCN, thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt hoặc sử dung trái phép. Trong chỉ thị 388- Cp của chủ tịch HĐBT ngày 10-11-1990 về tăng cưòng đấu tranh với hành vi buôn lậu cho phép tịch thu cả tang vật và phương tiện vận tải của những tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế nếu có hành vi buôn lậu. Việc quy định này khác với pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính vì vậy cần phải được thống nhất .

7- Vấn đề khen thưỏng, xử phạt

Theo quy định của pháp lệnh thì nhân dân có thành tích trong việc phát hiện vi phạm hành chính được khen thưỏng theo chế độ chung của nhà nước và được trích thưỏng theo tỷ lệ từ 1-15% số tiền phạt và giá trị tang vật, phưong tiện bị tịch thu. Đẩi với người thi hành công vụ thì được nâng khen thưỏng chung theo chế độ của nhà nước đối các cán bộ công nhân viên chức chứ không trích thưỏng theo từng vụ việc. Theo chỉ thị 388/CP ngày 10.11.1990 cho phép trích thưỏng trong từng vụ việc đến 30% cho người thi hành công vụ, như vậy là không phù hợp với tinh thần pháp lệnh.

 

Phần ba - kiến nghị

Pháp lệnh xử phạt hành chính mới được ban hành. Việc thực hiện cũng chưa có nhiều thời gian để có thể đánh giá thật đầy đủ các chế định đã có trong pháp lênh.

Vì vậy kiến nghị trong phúc trình này chỉ tập trung vào vấn đề lớn đã nghiên cứu trong quá trình xây dựng pháp lệnh nhưng chưa được thể hiện 1 cách đầy đủ trong pháp lệnh. ĐÃ cũng vấn đề có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp lệnh 1 năm qua.

Trước hết cần nói sơ qua về lịch sử nghiên cứu và ban hành pháp lệnh hành chính năm 1989.

Khởi đầu việc nghiên cứu xuất phát tư những đề nghi của Bộ công an năm 1964. Năm 1965 dự thảo về trách nhiệm hành chính và xử phạt hành chính đã được Bộ công an soạn thảo xong, được cơ quan toà án, viện kiểm sát, văn phòng thủ tưóng góp ý kiến nhiều lần.

Lúc đó, chúng ta nghiên cứu chủ yếu từ kinh nghiệm của Liên xô có khuynh hướng muốn liệt kê tất cả các hành vi nào là vi phạm hành chính trong 1 đạo Luật. Khuynh hướng đủ liệt kê các hành vi vi phạm hành chính trong 1 đạo Luật vẫn được nền lập pháp liên xô chấp nhận nên đến năm 1984 một đạo Luật mới ra đời gồm 507 điều trong đó quy định 152 hành vi được coi là hành vi vi phạm hành chính.

ở ta chưa thấy làm đến năm 1973-1974 chính phủ ban hành 1 điều lệ phạt vi cảnh, và 1 điều lệ khác của 1 số ngành như điều lệ về hải quan, thú y bảo vệ rừng, quản lý thị trường .

Tới khi ban hành Bộ Luật hình sự (1985) mới thấy yêu cầu bức bách của 1 đạo Luật hoặc 1 pháp lệnh về xử phạt hành chính nhằm thực hiện thống nhất và đồng bộ giữa các ngành, bảo đảm không có sự chồng chéo giữa các địa phương trong xử lý hành chính.

Tuy nhiên, từ khi ban hành và thực hiện nhược điểm và bộc lộ trên những điểm chủ yếu sau:

1. Sự phân danh giới giữa vi phạm hành chính với vi phạm hình sự đã khó, việc thực hiện do nhiều động cơ khác nhau càng khó hơn là tâm lý trích thưởng tạo nên nhiều hiện tưọng tiêu cực.

Trong điều kiện mới của kinh tế hàng hoá, những hành vi trước đây coi là tội phạm nay lại có thể coi là hành vi vi phạm hành chính. Ngược lại cũng có thể là 1 hành vi vi phạm hành chính nay lại coi là tội phạm. ĐIều đó làm cho danh giới giữa 2 loại hành vi càng khó phân biệt.

Lập pháp hành chính gặp nhiều khó khăn hơn lập pháp hình sự vì rất khó pháp điển hoá hành vi vi phạm hành chính, liệt kê nó vào 1 Bộ Luật trong lĩnh vực hình sự . Nếu để trong nhiều văn bản đơn hành do chính phủ ban hành, các địa phương cũng có thẩm quyền ban hành thì không thể tránh khỏi tình trạng bừa bãi hoặc buông lỏng 1 số mặt do những nhu cầu cục bộ của địa phương.

2. Quyền xử phạt giao cho quá nhiều cơ quan và chức danh.

Nếu tính toán sơ bộ về thanh tra các ngành được xử phạt như pháp lệnh qua định đã có tới gần 30 ngành. Các ngành này bố trí ở các cấp, chủ yếu ở 2 cấp tỉnh và huyện, làm cho số các cơ quan có quyền xử phạt lên tới hàng trăm cơ quan. Tình trạng này tất nhiên dẫn đến việc xử phạt không thống nhất, xử phạt tràn lan, xử phạt lấy thành tích và để trích thưởng.

3- Các thủ tục xử phạt, từ việc lập biên bản, khám xét, tạm giữ, ra quyết định xử lý đến việc xem xét các quyết định đều được thực hiện với đặc điểm ủa xử phạt hành chính là phạt tại chỗ, thủ tục đơn giản. Những trường hợp phạt tại chỗ, đưa về trụ sở cơ quan để xử lý thì thủ tục cũng đơn giản, việc đưa ra quyết định xử lý đều phụ thuộc vào cơ quan hoặc viên chức có thẩm quyền. Không có sự tranh luận và bào chữa như thủ tục tư pháp .

Những kiến nghị của bản phúc trình dựa trên những luận cứ sau:

Một là: Chế định về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính của chúng ta từ trước đến nay xuất phát từ việc điều chỉnh các quan hệ xã hội của 1 nền kinh tế hiện vật, bao cấp, trong đó nhà nước thực hiện sự cung cấp vật liệu tiêu dùng cho toàn dân, cung cấp vật tư cho sản xuất. Những quy định về hành vi vi phạm, cấm đoán và xử lý đều theo xu hưóng của cơ chế đó. Tình trạng này vẫn còn tồn tại rất lâu mặc dù pháp lệnh xử phạt hành chính mới ban hành năm1989, nhưng các ngành, các bộ rà soát các quy định cũ, đề nghị ban hành các văn bản mới phù hợp với kinh tế thị trường vẫn chưa có tiến triển đáng kể. Việc xem các hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính, về cơ bản vẫn theo quy định cũ.

Công việc cụ thể hoá pháp lệnh, ban hành những văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính không hoàn toàn đơn giản nếu không có sự thống nhất những quan niệm về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước .

Trong nền kinh tế đó, việc xác định hành vi nào là phạm pháp có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lập trật tự kỹ lưỡng đồng thơì phát huy cao độ các hoạt động tự do kinh doanh .

Việc làm này cần có sự thống nhất , không nên chỉ giao phó hoàn toàn cho các ngành, đặc biệt là không nên giao thẩm quyền quy định cho các địa phương.

Hai là, Các chế định về xử phạt vi phạm hành chính và việc thực hiện các chế định đó phải thể hiện quá trình dân chủ hoá chủ nghĩa ở nước ta. Cơ quan có quyền xử lý phải bảo đảm xử lý công khai, cho người vi phạm có quyền trình bày, tự bào chữa được phép tranh luận, các khiếu nại được giải quyết kịp thời đúng pháp luật .

Bảo đảm công việc xử lý phải được thực hiện theo pháp luật .

- Công khai

- Có tranh luận

- Có kết luận

- Khiếu nại được giải quyết đúng thời hạn.

Ba là, Các chế định về xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm vững chắc trật tự quản lý nhà nước. Các quy định về hành vi vi phạm hành chính, về hình thức xử phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế hành chính khác, về thẩm quyền và thủ tục xử phạt phải luôn luôn hưóng về 1 mục tiêu chủ yếu: giữ gìn và khôi phục trật tự quản lý. Các chế định không thiếu về sự trừng phạt cá nhân, không nhằm mục đích thu cho ngân sách, mục đích trích thưỏng.

Trên cơ sở những luận cứ đó, bản phúc trích có những kiến nghị sau:

Thứ nhất, Cơ quan có thẩm quyền quy định về hành vi vi phạm hành chính là chính phủ, không nên giao cho các Bộ, tỉnh.

Một hành vi thế nào là phạm tội đều phải do quốc hội quy định. Như vậy 1 hành vi vi phạm hành chính không thể do nhiều cơ quan quy định, Bộ có lợi ích riêng của ngành, Tỉnh có lợi ích riêng của địa phương, do đó không nên giao thẩm quyền cho Bộ tỉnh.

Thứ hai, Chuyển dần việc xử phạt hành chính từ thủ tục hành chính sang thủ tục tư pháp .

Xử lý các vi phạm pháp luật, mặc dù là những vi phạm nhỏ đều nằm trong những vi phạm của quyền xét xử. Trong lĩnh vực xét xử, các thủ tục tư pháp (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự ... ) nói chung chặt chẽ hơn, dân chủ hơn các thủ tục xử lý hành chính. Các thủ tục xử lý hành chính thưòng là có nhược điểm là không có tranh luận, hạn chế sự chứng minh và bào chữa của người vi phạm, khi có quyết định xử phạt cần khiếu nại thì đơn từ lại gửi cơ quan cấp trên của người có quyết định xử lý nên việc xem xét thưòng thiếu khách quan, không có lợi cho việc xử lý.

Chuyển sang thủ tục tư pháp sẽ thu gọn quyền xử lý hành chinh của 1 số cơ quan nhất định, việc xử phạt sẽ không bị tràn lan, hạn chế bớt các hiện tưọng tiêu cực.

Trên cơ sở những đề nghị trên chúng tôi nghĩ nên tham khảo kinh nghiệm lịch sử Việt Nam qua sắc lệnh số 13 của chủ tịch Hồ chí Minh đã ký về việc tập trung quyền xử phạt những vi phạm nhẹ vào 1 cơ quan nhất định, nằm trong các thủ tục của cơ quan tư pháp .

ở trung ương, tỉnh và huyện nên tập trung quyền xử phạt vào cơ quan cảnh sát và 1 số rất ít cơ quan có những đặc điểm phải xử phạt riêng (hải quan, kiểm lâm). Cơ quan có quyền xử phạt rất hạn chế, nói chung nên tập trung vào cơ quan cảnh sát. Hoạt động xử lý của cơ quan cảnh sát và 1 số cơ quan có quyền xử phạt hành chính trước hết đã tuân thủ quy đinh của pháp lệnh, sau này sẽ sửa đổi, bổ sung bằng các thủ tục tư pháp .

Các cơ quan quản lý nhà nước khác (văn hoá, thông tin, giao thông, nhà đất...) trong quá trình quản lý nếu phát hiên những hành vi vi phạm hành chính thì chỉ có quyền thực hiện các biện pháp hành chính có tính phòng ngừa hoặc ngăn chặn vi phạm mà không có tiền hoặc tịch thu.

 

cơ sở lý luận- thực tiễn của việc xây dựng và ban hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính

Nguyễn Bình

P. Vụ trưỏng vụ XDPL - BTP

 

phạm vi và nguyên tắc cơ bản của pháp lệnh

1- Xác định phạm vi, mức độ điều chỉnh (quy định) của pháp lệnh có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn, nổi bật lên xoay quanh 2 vấn đề lớn sau:

a) Pháp lệnh chỉ quy định các biện pháp xử phạt hành chính bao gồm hay chỉ các biện pháp hành chính đặc biệt .

b) Mức độ quy định một số vấn đề mới, cả về lý luận và thực tiễn, cần thể hiện trong pháp lệnh như; cơ chế thời hiệu, cơ chế cưõng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu không tự nguyện thi hành, với thẩm quyền của toà án trong việc xử phạt hành chính.

Về vấn đề thứ nhất, có 2 ý kiến khác nhau: chỉ quy định các biện pháp xử phạt thông thường vì chưa tổng kết, đánh giá kỹ cơ sở lý luận- thực tiễn của từng biện pháp xử phạt hành chính đặc biệt cần và có thể áp dụng trong tình hình mới, Các biện pháp hành chính đặc biệt như tập trung cải tạo, cải tạo tại chỗ, bắt buộc lao động tập trung, tại chỗ, quản chế, cấm cư trú, cư trú bắt buộc, kiểm tra hành chính... nếu qua tổng kết thực tiễn mà xác định những biện pháp nào còn cần áp dụng đặc biệt với tình hình mới thì sẽ quy định trong 1 văn bản riêng (Luật hoặc pháp lệnh). Cơ sở của ý kiến này là phương án đã được HĐBT và HĐNN chấp nhận và được thể hiện trong pháp lệnh- Là chưa đủ căn cứ lý luận và sự cần thiết để xác định sự cần thiết của mỗi biện pháp hành chính đặc biệt và số lượng các biện pháp đó trong điều kiện mới, đồng thời cũng không nên nhập trung đối tượng điều chỉnh đặc biệt vào đối tượng điều chỉnh thông thưòng. Loại ý kiến thứ hai là nhập trung tất cả các biện pháp xử phạt hành chính trong 1 pháp lệnh để bảo đảm sự thống nhất chung, để ăn khớp với Bộ Luật hình sự. Thực ra, ý kiến đó mới dựa theo cảm tính, kế thừa các biện pháp đã có, đã áp dụng, nhưng thực tế là chưa đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định biện pháp nào còn cần, biện pháp nào phải xoá bỏ, mức độ áp dụng của mỗi biện pháp, và lại sự thống nhất chung của các biện pháp xử phạt hành chính (thông thưòng và đặc biệt ) không nhất thiết phải thể hiện trong cùng 1 văn bản pháp lệnh thì mới bảo đảm. ĐÃ mới là ý kiến chủ quan thiếu cơ sở vững chắc.

Trên đây, mới nói đến luận cứ có tính phương pháp luận trong việc xác định phạm vi vi phạm của pháp lệnh mà chưa đi sâu vào những khía cạnh của lý luận- thực tiễn cụ thể của vấn đề. Từ lý luận và thực tiễn áp dụng từng biện pháp (hình thức) xử phạt hành chính, trong đó có các biện pháp pháp chính, các biện pháp bổ sung và các biện pháp cưõng chế khác đã thể hiện trong pháp lệnh, đã khái quát hoá, tổng hợp thành cơ sở lý luận- thực tiễn chung để xác địh phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh. Tất nhiên, nói chung khi được khái quát hoá, trừu tượng tổng hợp chúng lại cũng có cơ sở lý luận- thực tiễn cụ thể của nó. Khi đó chúng ta xét cơ sở lý luận thực tiễn của cái chúng chẳng những trong quan hệ với cái riêng cụ thể (những biện pháp xử phạt hành chính thông thưòng) đã có những yếu tố thể hiện trong cái chung, mà cả trong quan hệ với cái gần có, đồng nhất về bản chất, như các biện pháp xử phạt hành chính đặc biệt, hoặc So sánh với các biện pháp xử phạt hành chính khác về hình sự, dân sự ... chẳng hạn như xét thế nào là đã bị xử phạt hành chính mà tái phạm thì bị truy cứu trách nhiệm về hình sự. Từ phương pháp luận như vậy, pháp lệnh đã xác định phạm vi quy định của nó, và đã bỏ biện pháp giam hành chính và biện pháp lao động bắt buộc. Trong quá trình dự thảo đã nghiên cứu khá kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở căn cứ đề nghị xoá bỏ 2 biện pháp đó và đã được HĐNN chấp nhận. Việc bãi bỏ 2 biện pháp giam hành chính và lao động bắt buộc xuất phát từ 2 biện pháp.

+ Cơ sở thực tiễn: tình trạng áp dụng tuỳ tiện 2 biện pháp trên áp dụng khá phổ biến, dẫn tới chỗ vi phạm ngiêm trọng các quyền tự do dân chủ của công dân ;

+ Sự sơ hở, thiếu sót của các quy định hiện hành trước đây, không quy định rõ điều kiện áp dụng và trách nhiệm cá nhân của những người ra quyết định áp dụng sai trái các biện pháp đó, tạo ra sở hở tham gia xử phạt hành chính;

+ Cơ sở lý luận; đối với các vi phạm vi cảnh là những vi phạm nhỏ trong lĩnh vực trật tự công cộng mà áp dụng giam hành chính và lao động bắt buộc mang tính chất tước tự do có thời hạn và cưõng chế có tính khổ sai là không phù hợp, không tưong ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, và ở mức độ nào đó trái với công ứoc quốc tế và nhân quyền, trái các nguyên tắc bảo đảm quyền tự do dân chủ tối thiểu của công dân, dù họ đã có vi phạm hành chính nhỏ, nhất thời. Bởi vì, vi phạm vi cảnh chỉ là những vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, có tính chất đơn giản rõ ràng và gây hiệu quả không lớn

2- Nguyên tắc cơ bản của pháp lệnh là:

a) Nguyên tắc về đối tưọng xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, với nội dung mới hơn trước đây là: xử phạt hành chính chỉ áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quy định quản lý của nhà nước trong mọi lĩnh vực, thực chất là vi phạm các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước. Làm rõ được cơ sở lý luận mới này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt vi phạm hành chính v các vi phạm pháp luật khác, từ đó mới quy định đúng các biện pháp xử phạt thích ứng, khắc phục tình trạng xử phạt hành chính tuỳ tiện sủ dụng tiền phạt các dân để ngoài kế hoạch... Điều này càng quan trọng trong điều kiện quản lý vĩ mô của nhà nước trong cơ chế quản lý mới, loại bỏ lối quản lý tập trung quan liêu, chỉ áp dụng các biện pháp quản lý hành chính cần thiết nhất, nghĩa là thu hẹp phạm vi quản lý hành chính nhà nước ở mức độ thích hợp trong cơ chế thị trường, chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế - xã hội bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Kết hợp hài hoà biện pháp hành chính biện pháp hành chính với biện pháp kinh tế ở mức độ thích hợp, theo luận điểm của Lê nin là: biện pháp hành chính là tuyệt đối cần thiết nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Nắm vững nguyên tắc xử phạt hành chính đúng đối tưọng phạm vi vi phạm hành chính trong phạm vi từng lĩnh vực quản lý nhà nước cũng rât khác nhau và có đặc điểm riêng. Do vậy trong pháp lệnh không thể quy định đầy đủ mọi hành vi vi phạm hành chính diễn ra trong xã hội, mà phải giao cho HĐBT quy định cụ thể. Thích hợp với phạm vi, mức độ quản lý vĩ mô của nhà nước trong điều kiện mới;

b) Nguyên tắc về thẩm quyền quy định các hành vi vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt. Nội dung mới của nguyên tắc này gồm mấy điểm quan trọng sau; - Chỉ có quốc hội, HĐNN, HĐBT; HĐNN cấp tỉnh mới được quyền quy định các hành vi vi phạm hành chính và các biện pháp xử phạt hành chính. Nghĩa là HĐND huyện, xã, UBND các cấp từ xã đến tỉnh và tất cả các Bộ tổng hợp, Bộ quản lý ngành và các uỷ ban nhà nước đều không có quyền quy định các hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt. Các cơ quan này chỉ được hướng dẫn thi hành các quy định của cấp trên mà thôi.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định hành vi vi phạm và biện pháp xử phạt thích hợp với hai điều kiện chủ yếu sau đây: căn cứ đặc điểm cụ thể của địa phương và không được trái pháp luật, tức là không được sáng tạo mới các biện pháp xử phạt hành chính khác với các quy định của pháp lệnh này và các luật khác.

Nguyên tắc loại bỏ tình trạng quy định tuỳ tiện của các địa phương và các Bộ trong thời gian qua. Tình trạng đó vừa vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân, vi phạm quy định lợi hợp pháp của các tổ chức và các chủ sở hữu (như tuỳ tiện quy định tịch thu phương tiện sản xuất, tàu thuyền, phương tiện vận tải,... thuộc sở hữu của các tổ chức và công dân), vừa tạo ra vô số các quy định khác nhau, chồng chéo, mâu thuẫn của các ngành và các địa phương, làm cho Nhà nước không thể kiểm soát nổi tình hình quy định và xử phạt trong thực tiễn. Về mặt lý luận, trong sự quản lý theo ngành và quản lý lãnh thổ có một số đặc điểm riêng cần phải tính đến trong khi quy định các hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt hành chính nhưng không thể mở rộng việc phân cấp quy định một cách tràn lan như trước đây, nhất là trong điều kiện quản lý vĩ mô theo cơ chế mới và tăng cường sự quản lý Nhà nước bằng luật và pháp lệnh.

c Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong xử phạt hành chính. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này là: xử phạt phải đúng căn cứ, đúng thủ tục, đúng hình thức xử phạt đã quy định; chấp hành đúng pháp luật quy định việc xử phạt hành chính, xử phạt phải đúng thẩm quyền và thời hiệu xử phạt đã quy định; kiểm soát chặt chẽ việc xử phạt của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt, đồng thời tăng cường sự giám sát của các tổ chức xã hội và công dân để việc xử phạt đúng pháp luật và tố cáo các hành vi lạm dụng, làm trái phép; tăng cường sức mạnh tổng hợp trong việc phòng ngừa và chống các vi phạm hành chính; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thống kê, tổng kết thực tiễn xử phạt hành chính. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tạo ra một cơ chế tương đối hoàn chỉnh và chặt chẽ để bảo đảm hiệu lực của Pháp chế XHCN trong xử phạt hành chính, không những xét từ giác độ xử phạt người vi phạm, mà cả từ phương diện các cơ quan có thẩm quyền xử phạt, các tổ chức xã hội, cơ quan kiểm sát nhân dân và mọi công dân.

d) Nguyên tắc về đối tượng bị xử phạt. Cái mới trong nội dung nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: quy định rõ độ tuổi của công dân bị xử phạt hành chính; quy định nghĩa vụ của cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp tiền phạt thay trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt; xử phạt đối với cả các tổ chức; xử phạt cả cá nhân và tổ chức nước ngoài có vi phạm hành chính trong lãnh thổ Việt Nam trừ một số trường hợp quy định trong pháp lệnh, xử phạt cá nhân tại ngũ và dự bị do vi phạm hành chính.

Về mặt lý luận, khi xây dựng nguyên tắc này, vấn đề tranh luận nhiều nhất là vấn đề xử phạt các tổ chức. ở đây cần lý giải các khía cạnh chủ yếu là: tổ chức với tư cách là pháp nhân có phải là đối tượng bị xử phạt hay không; xử phạt tổ chức như thế nào để cần bảo đảm nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm cá nhân đối với những người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính khi thực hiện phận sự được giao. Thực tiễn xử phạt các tổ chức diễn ra như thế nào và cần lý giải ra sao về mặt lý luận. Về mặt lý luận, với tư cách là một pháp nhân, tổ chức tham gia các quan hệ quản lý hành chính Nhà nước với tư cách là chủ thể của các quan hệ đó. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể đó do những người đại diện của tổ chức (của pháp nhân), đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền của tổ chức thực hiện. Do vậy, trong khi thực hiện phận sự được giao, nếu những người đại diện tổ chức - pháp nhân vi phạm các quy tắc, quản lý Nhà nước, tức là thực hiện vi phạm hành chính, thì tổ chức pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của họ. Bởi vì, khi đó họ hành động với tư cách là đại diện của tổ chức-pháp nhân, để thực hiện tư cách chủ thể của tổ chức-pháp nhân trong một quan hệ pháp luật hành chính. Cụ thể, chứ không hành động với tư cách là cá nhân công dân, cá nhân viên chức của họ (tức là không theo thẩm quyền được giao của tổ chức). Nguyên tắc pháp lý đó không thể nào bác bỏ được. Còn vấn đề trách nhiệm cá nhân của họ trước tổ chức-pháp nhân của họ về hậu quả hành vi vi phạm pháp luật của họ hoàn toàn là vấn đề khác. Tất nhiên, về nguyên tắc, tổ chức-pháp nhân có quyền trực tiếp truy cứu trách nhiệm (trách nhiệm kỷ luật), hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm (trách nhiệm hình sự) đối với những người đại diện tổ chức-pháp nhân đã vi phạm pháp luật gây ra hậu quả mà tổ chức-pháp nhân đã gánh chịu, đồng thời buộc họ bồi thường thiệt hại gây ra cho tổ chức-pháp nhân, theo các quy định của pháp luật. Thực tiễn pháp luật hiện hành về thuế, giá cả, hợp đồng kinh tế,...đã khẳng định rằng, khi các tổ chức-pháp nhân, bất kể thuộc thành phần kinh tế nào, vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về thuế, giá cả, hợp đồng kinh tế, về quản lý tài nguyên,...(như trốn thuế, lậu thuế, ăn chênh lệch giá bất hợp pháp, vi phạm quy tắc quản lý hợp đồng kinh tế,...) đã bị xử phạt hành chính thích đáng. Trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà tái phạm thì bị xử lý về hình sự đối với từng người đại diện tổ chức - pháp nhân trực tiếp phạm tội. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy, pháp lệnh đã quy định việc xử phạt hành chính đối với các tổ chức-pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính, đồng thời buộc các tổ chức ấy phải tiến hành điều tra, xác định những người trực tiếp có lỗi gây ra vi phạm trong khi thực hiện phận sự đại diện đã được giao. Với nguyên tắc như vậy, bất kể tổ chức-pháp nhân thuộc thành phần kinh tế nào, sẽ hoặc trừ được việc lấy "của công" để nộp phạt và lẩn tránh việc cá thể hoá trách nhiệm đối với những người trực tiếp có lỗi gây ra vi phạm làm cho tổ chức-pháp nhân bị xử phạt hành chính. Cũng trên tinh thần đó, pháp lệnh đã quy định không áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu XHCN hoặc thuộc các hình thức sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép (kể cả khi thực hiện phận sự đại diện được giao).

e) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Thực ra, nguyên tắc này thể hiện tổng hợp một loạt nguyên tắc cụ thể sau đây:

- Xử lý kịp thời, công minh, nhanh chóng, đúng pháp luật;

- Chỉ xử phạt một lần đối với một vi phạm hành chính; xử phạt đối với từng người vi phạm;

- Phải căn cứ tổng hợp vào các yếu tố mà pháp lệnh quy định (tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng) để quyết định hình thức và mức xử phạt; tổng hợp hình thức xử phạt không quá mức cao nhất quy định đối với vi phạm nặng nhất;

- Các trường hợp không cho phép xử phạt;

- Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng mức xử phạt (nguyên tắc lượng mức xử phạt);

- Thời hiệu xử phạt (nguyên tắc về thời hiệu xử phạt, thời hiệu chấp hành quyết định xử phạt và thời hiệu xoá quyết định xử phạt);

- Cưỡng chế thi hành việ xử phạt (nguyên tắc cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt hành chính) lần đầu tiên trong thực tiễn pháp luật thực định, pháp lệnh đã quy định tổng hợp các nguyên tắc xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, tạo thành cơ chế xử phạt và cơ chế cưỡng chế thi hành có hiệu lực trong lĩnh vực xử phạt hành chính. Đây là một bước tiến bộ rõ rệt trong thực tiễn lập pháp của Nhà nước ta trên cơ sở đúc kết lý luận và thực tiễn xử phạt hành chính. Xét về bản chất và nội dung cơ bản của nguyên tắc này, có thể nói đây là một nguyên tắc mới, thể hiện tư duy pháp lý mới, vừa bảo đảm hiệu lực xử phạt, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt (phải tính tổng hợp các yếu tố khi xử phạt; xử phạt nhanh gọn, đúng pháp luật; bỏ qua thời hiệu xử phạt thì không được xử phạt; xử phạt không đúng hoặc vụ lợi thì phải chịu trách nhiệm...), vừa bảo đảm quyền dân chủ của công dân (không cho phép xử phạt trong những trường hợp quy định; các trường hợp phải giảm nhẹ mức xử phạt; mặc nhiên xoá hiệu lực của quyết định xử phạt, coi như chưa bị xử phạt hành chính...).

g) Nguyên tắc dân chủ - công khai, công bằng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân công dân trong lĩnh vực xử phạt hành chính. Nguyên tắc này xuyên suốt toàn bộ nội dung pháp lệnh, đặc biệt là các chương hình thức, biện pháp xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm.

Sáu nguyên tắc lớn nói trên chi phối toàn bộ nội dung pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở quán triệt những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống các vi phạm hành chính, thể hiện những quan điểm lý luận pháp lý mới trong lĩnh vực khoa học luật hành chính và tố tụng hành chính. Về cơ bản, Pháp lệnh này đã tạo ra một khung pháp lý chung, thống nhất trong lĩnh vực xử phạt.

 

phạm pháp luật về hải quan

Nguyễn Ngọc Hiếu

Tổng cục hải quan

I- Sự phân biệt phạm pháp hành chính và phạm pháp hình sự trong lĩnh vực hải quan.

Hải quan Việt nam là công cụ chuyên chính của Đảng và Nhà nước, có chức năng kiểm tra quản lý ngoại hối và các phương tiện vận tải xuất nhập qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm luật lệ hải quan và các Luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu, chống các hoạt động, vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, nhằm bảo đảm đúng chính sách nhà nước về ngoại thưong, ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước .

Từ những chức năng trên, cũng như hải quan các nước, hải quan Việt Nam có nhiều thể lệ, thủ tục hướng dẫn mọi hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới và đúng quy chế của nhà nước .

Trong những năm qua, trước tình hình khó khăn về kinh tế và đời sống của đất nước, tình hình vi phạm các thể lệ quy chế xuất nhập khẩu, nhất là trước tình hình buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ngày càng phát sinh và phát triển, với những diễn biến phức tạp.

(Phạm pháp hành chính) về phạm tội hải quan (phạm pháp hình sự ). Theo chúng tôi phải căn cứ vào mức độ, quy mô, tính chất, tác hại của hành vi gây ra cho xã hội. Nhân thân cuả người vi phạm, tính chất và trị giá hàng phạm pháp, nghĩa là phải căn cứ vào tất cả các yếu tố này 1 cách tổng hợp, nhưng chủ yếu là dưới 2 hình thức dưới đây;

1. Về quy mô phạm pháp: có thể coi là hành vi vi phạm hải quan nếu trị giá hàng phạm pháp không quá 1 mức tiền nhất định (tuỳ theo thời giá ngày xảy ra vi phạm )(về phương diện vi phạm hải quan, tính theo giá tính thuế hàng xuất nhập khẩu phi mậu dịch). Trong trường hợp người có hành vi vi phạm hải quan bị hải quan phát hiện liên tục nhiều lần, theo chúng tôi phải căn cứ vào trị giá tổng số hàng phạm pháp của các lần trước và lần mới xảy ra, nếu trị gía hàng phạm pháp trên mức quy định, thì về nguyên tắc là phạm pháp hình sự .

2. Về tính chất và nhân thân của người vi phạm : Dù giá trị hàng phạm pháp dưới mức quy định thì hành vi vi phạm ấy vẫn có thể coi là phạm pháp hình sự nếu có kèm theo 1 số tính ngiêm trọng sau:

a) Đã gây nhiều tác hại cho sản xuất, đời sống và trật tự an toàn xã hội. Trong thực tiễn đấu tranh chống các hành vi vi phạm Luật lệ hải quan và các quy chế xuất nhập khẩu, thì đây là trường hợp xuất nhập hàng cấm (kim khí, đá quý, ngoại tệ... đường hoá học các loại quần áo vải, và các đồ vật có in hình và chữ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, thuốc phiện...) lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc dùng những giấy tờ giả mạo hoặc do hối lộ mà có để xuất nhập hàng hoá traí phép.

b) Người vi phạm đã có tiền án tiền sự: Đây là trường hợp người vi phạm đã bị toà án nhân dân xử phạt về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối qua biên giới hoặc về các hành vi phạm pháp ấy... nhưng vẫn chưa cải tà quy chính. Theo chúng tôi thực chất đây là bọn buôn lậu chuyên nghiệp, có tổ chức cấu kết với bọn buôn lậu ở nước ngoài hoặc móc nối với 1 số phần tử xấu trong các tổ chức kinh tế nhà nước để xuất nhập khẩu hàng hoá trái phép, không chịu từ bỏ con đường làm ăn bất chính.

c) Người vi phạm có thái độ chống đối lại cán bộ, nhân viên hải quan hoặc các cơ quan chức năng khác làm nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới bằng các thủ đoạn thô bạo như: lăng nhục, hành hung... hoặc dùng vũ khí để đối phó với cán bộ, nhân viên hải quan.

Theo chúng tôi, có làm rõ đặc điểm 2 yếu tố trên thì sẽ phân biệt đặc điểm chính xác giữa vi phạm hải quan- đối tựơng xử lý hành chính với phạm pháp hải quan- đối tưọng xử lý hình sự, và quyết định đúng đắn biện pháp xử lý hành chính (mức phạt tiền hoặc tịch thu mức phạm pháp... ). Do đó sẽ tránh đặc điểm những sai sót về oan, lọt, nặng, nhẹ hoặc sẽ xử lý hành chính lại đề nghị xử lý hình sự hoặc ngược lại, bảo đảm đặc điểm chất lượng xử lý hành chính đối với các vi phạm hải quan.

II. Về thẩm quyền xử lý.

Pháp lệnh hải quan ngày 20-2-1990 quy định tại điều 50: Người vi phạm về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát, kiểm tra hải quan, buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, ngăn cản, chống nhân viên hải quan thi hành nhiệm vụ và vi phạm các quy định khác của nhà nước về hải quan thì tuỳ mức độ năng nhẹ thì bị xử lý kỷ luật xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật .

Theo quy định trên thì ngành hải quan phải căn cứ vào pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 4.4.1989 để khởi tố hình sự với hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối tiền Việt Nam qua biên giới đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và pháp lệnh xử phạt hành chính ngày 30.11.1989 để xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục hải quan và hành vi buôn lậu để vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự .

1. Đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự những hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới theo đặc điểm 28 của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, ngành hải quan thấy không có gì trở ngại.

2. Đối với việc xử phạt hành chính những hành vi vi phạm thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan, buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới chưa cần đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, ngành hải quan gặp không ít khó khăn, vướng mắc không phù hợp với thực tiễn pháp chế ngành hải quan (pháp chế đặc biệt ) lại vừa không phải đảm bảo cho việc xử phạt hành chính về hải quan đặc điểm thận trọng, kịp thời, nhất là với người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh như đã trình bày ở phần trên, bởi lẽ:

a) Trong điêù 17 của pháp lệnh xử phạt hành chính quy định;

Các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền xử phạt

1. Các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền xử phạt hành chính bao gồm:

a) UBND các cấp,

b) cơ quan cảnh sát, đội biên phòng, hải quan, thuế , quản lý thị trường ... với những cơ quan thực hiện chức năng tranh tra nhà nước chuyên ngành;

2. Người đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt là thủ trưởng, phó trưỏng các cơ quan quy định tại khoản 1 điều này...

Những điều 19 của pháp lệnh này lại quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ngoài nhân viên hải quan đang thi hành công vụ đặc điểm phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20000 đ (khoản 1) thì chỉ có thủ trưỏng đơn vị hải quan (tức trưỏng hải quan cửa khẩu, giám đốc hải quan tỉnh, cục trưỏng cục kiểm sát, cục trưởng cục giam quán tổng cục hải quan) đặc điểm phạt tiền đến 200000 đ (khoản 5). Do chỉ giới hạn mức phạt như thế thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của giám đốc hải quan cấp tỉnh trở lên không bằng thẩm quyền của chủ tịch UBND huyện và cấp tưong đương đặc điểm phạt tiền đến 2000000 đ. Như vậy, với thủ tục hải quan người có hành vi vi phạm chế đô kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới chưa đến mức phạt truy cứu trách nhiệm hình sự, cần phạt tiền từ 200000 đ trở lên các cấp hải quan nói trên phải chuyển biên bản đến chủ tịch UBND huyện nơi xảy ra vụ vi phạm để xử phạt. hoặc thấy cần phạt tiền trên 2000000 đ đối với những vụ buôn lậu qua biên giới chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự cần phạt tiền theo khoản 3 điều 14 của pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền từ 1-3 lần trị giá hang phạm pháp) thì phải chuyển hồ sơ biên bản đến chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp tưong đưong xẩy ra vụ vi phạm để xử phạt.

Ngành hải quan tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của nơi đông (đối tượng)... (khoản 1, điều 5 của pháp lệnh hải quan ngày 20.2.1990). UBND huyện và tỉnh không trực tiếp quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ hải quan. Tất cả các mặt nghiệp vụ hải quan, trong đó có nghiệp vụ xử lý, chỉ đạo. Nếu việc xử phạt hành chính về hải quan thực hiện đúng như điều 19 của pháp lệnh xử phạt hành chính thì tổng cục hải quan không thể thực hiện được công tác này để chỉ đạo sát sao, kịp thời như hiện nay.

Để tạo điều kiện cho ngành hải quan đảm đương chức năng quản lý nhà nước về hải quan và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển hành hoá trái phép, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới trong tình hình hiện nay, theo chúng tôi nhà nước cần xem xét lại thẩm quyền xử phạt của các cấp hải quan. Chúng tôi đề nghị thẩm quyền xử phạt hành chính của các cấp hải quan như dưới đây cho phù hợp với tổ chức của nganh hải quan hiện nay.

1. Nhân viên hải quan được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20000 đ Việc phạt tiền từ trên 20000 đ đến 50000 đ do cấp lãnh đạo đơn vị trực tiếp đảm nhận.

2. Trưỏng hải quan cửa khẩu, đội trưởng đội cảnh sát hải quan thuộc hải quan cấp tỉnh đuợc phạt tiền đến 500000 đ.

Việc phạt tiền trên 500000 đ và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trị giá trên 500000 phải do giám đốc hải quan cấp tỉnh quyết định .

3. Giám đốc cấp tỉnh trở lên tứoc quyền :

- Phạt tiền từ 500000- 2000000 đ.

- Phạt tiền trị giá từ 1-3 lần trị giá hàng phạm pháp đối với hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự .

 

phạm hành chính và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

Nguyễn ngọc thụ

Chuyên viên pháp chế - Bộ lâm nghiệp.

I. tình hình vi phạm hành chính và xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.

1- Những văn bản đã ban hành về xử phạt hành chính trước khi có pháp lệnh.

a) Xử phạt hành chính theo pháp lệnh bảo vệ rừng

- Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 6.9.1972 đã quy định quyền hạn xử phạt hành chính của cơ quan kiểm lâm lên các cấp đối với những hành vi vi phạm những điều quy đinh tại chương II pháp lệnh hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hàng lâm sản mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng.

+ Nghị định 101- CP ngày 21.5.1973 từ điều 8-14 đã quy định cụ thể quyền hạn của kiểm lâm trong việc kiểm tra, khám xét thu giữ tang vật, đình chỉ và cảnh cáo hoặc phạt tiền và giao cho Bộ trưỏng Bộ lâm nghiệp quy định thủ tục tiến hành công việc đó.

+ Từ căn cứ 2 văn bản pháp luật trên, Bộ lâm nghiệp đã xây dựng, ban hành thông tư số 3984- LN/KL ngày 5.10.77 hướng dẫn việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm Luật lệ bảo vệ rừng. Nội dung :

- Hưóng dẫn việc áp dụng với hình thức xử phạt chính, bổ sung.

- Quy định các hành vi vi phạm và các mức độ xử phạt tưong ứng với thiệt hại gây ra đối với rừng của từng hành vi .

- Hưóng dẫn thủ tục xét xử phạt hành chính (trình tự, nội dung có 7 bước).

- giải quyết các vụ khiếu nại.

Kèm theo thông tư, Bộ lâm nghiệp đã cho áp dụng thống nhất hệ thống biểu mẫu pháp lý phục vụ cho trình tự xét, xử lý vi phạm như: Biên bản kiểm tra (ban đầu), biên bản xác minh, tạm giữ tang vật, khám xét, lệnh đình chỉ, quyết định trả lại tang vật, quyết định xử lý.

b) Xử phạt hành chính theo nghị định 46/HĐBT.

+ Nghị định 46- HĐBT ngày 10.5.1983 quy định xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.

+ Thông tư liên bộ tư pháp- tài chính số 01-TT/LB ngày 25.1.1984 hướng dẫn thực hiện nghị định 46 HĐBT.

+ Từ 2 căn cứ văn bản pháp luật trên và nhiệm vụ quyền hạn của kiểm lâm trong việc xử lý các vi phạm để hàng hoá, lâm sản, Bộ lâm nghiệp đã xây dựng ban hành thông tư số 23 -LN/KL ngày 8.10.1984 hưóng dẫn xử lý bằng biện pháp hành chính đối với các hành vi đầu cơ, buôn lậu, vận chuyển kinh doanh trái phép hàng lâm sản.

Sau khi ban hành thông tư này, hành vi tàng trữ mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản trong thông tư 1984 CN/KL nay được quy định thành 4 hành vi đầu cơ lâm sản, buôn lậu tàng trữ lâm sản, vận chuyển trái phép lâm sản và xử phạt theo thông tư 23- LN/KL.

2- Các hành vi vi phạm .

1) Đặc điểm của rừng và những mối quan hệ tác động đến rừng.

+ Rừng là tài sản quý của quốc gia, có tác dụng trên nhiều mặt. Nhưng còn nhiều nhận thức chưa đúng, sai lệch, cho rừng là thiên nhiên vô tận mạnh ai người ấy phá.

+ Rừng và sản phẩm của rừng liên quan đến hoạt động của nhiều ngành đặc biệt là gắn liền với đời sống của hàng trục triệu đồng bào miền núi và trung du. Việc sử dụng rừng và sản phẩm rừng còn ở tình trạng lạc hậu sử dụng lãng phí, phá rừng để trồng cây lương thực, nhu cầu gỗ làm nhà, củi đốt hàng năm rất lớn (hàng trục triệu m3) và phải tự lo giải quyết. Từ những nhu cầu đó đã có nhiều tác động và tác động thưòng xuyên vào rừng.

+ Với những đặc điểm như vậy, nhưng trong nhiều năm việc quản lý về rừng đã bị buông lỏng, pháp luật về rừng chưa được ngiêm minh, nhà nước chưa có chính sách giải quyết cơ bản nhu cầu lâm sản, vấn đề lưong thực ở miền núi, chưa tổ chức tốt xã hội, nghề rừng... đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực vào rừng. Thêm vào đó, tình hình tiêu cực trong khai thác, buôn bán xuất khẩu gỗ và lâm sản đặc biệt là các loại gỗ và lâm sản quý hiếm- diễn ra phổ biến và ngiêm trọng làm gia tăng những tác động tiêu cực vào rừng và tính chất phức tạp của các vi phạm .

b) Các hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm .

Căn cứ pháp lệnh bảo vệ rừng (chương II) và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh; căn cứ vào các văn bản của nhà nước vào quản lý gỗ và lâm sản khác, căn cứ trách nhiệm quản lý của ngành lâm nghiệp và thực tiễn hoạt động đã xác định 8 hành vi - nhóm hành vi lớn- và từng hành vi được quy định thành các hành vi cụ thể, vi phạm vào đối tượng rừng, lâm sản cụ thể có biện pháp xử lý thích hợp.

8 hành vi vi phạm và đối tưọng vi phạm chủ yếu là.

b.1 - Phá rừng trái phép: vi phạm điều 5 pháp lệnh bảo vệ rừng và điều 13 Luật đất đai, là hành vi phá rừng để sử dụng vào mục đích khác không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc cho phép phá rừng không đúng với thẩm quyền nhà nước quy định.

Đối tưọng : Các nông trương bao chiếm rừng, phá rừng trái quy hoạch, nhân dân của vùng kinh tế mới tự ý phá rừng khai hoang, các đơn vị tự ý phá rừng xây dựng công trình, sản xuất lương thực, chăn nuôi, nông dân phá rừng để nuôi tôm, lâm nông nghiệp.

b.2 - Khai thác chặt cây rừng trái phép: vi phạm các điều 4,5,10,12 PLBVR, là hành vi khai thác không được phép của cơ quan lâm nghiệp có thẩm quyền, khai thác các loại lâm sản nhà nước cấm khai thác, vi phạm quy trình kỹ thuật, vi phạm chế độ nộp tiền nuôi rừng.

b.3- Phát, đốt rừng làm nương rẫy: vi phạm điều 6 PLBVR, là hành vi tự ý đốt phá rừng ngoài vùng do UBND địa phương quy định hoặc phát đốt không theo hướng dẫn của cơ quan lâm nghiệp gây thiệt hại đến rừng.

Đối tưọng; nhân dân các dân tộc còn du canh du cư, nhân dân vùng thấp, vùng giữa đã đủ ruộng, nương thâm canh lợi dụng phát đốt rừng làm nương rẫy để lấy thêm lương thực.

b4- Gây cháy rừng: vi phạm điều 7 PLBVR, là hành vi vi phạm các trường hợp cấm đốt lửa, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy, gây cháy làm thiệt hại cho rừng.

Đối tưọng: nhân dân đốt nương rẫy, đốt đồng cỏ gây cháy lan vào rừng, nhân dân đốt lửa để dọn đường, sưởi ấm, hun tổ ong, săn bắt thú rừng, đốt lửa đùa nghịch gây cháy rừng, các đơn vị đốt dọn ta luy đường, đốt dọn rừng để trồng rừng gây cháy lan vào rừng.

b.5- Chăn thả trái phép gia súc vào rừng: vi phạm điều 8 PLBVR, là hành vi chăn thả gia súc vào các khu rừng cấm chăn thả (rừng non mới trồng, mới dặm cây non), gia súc dễ phá.

Đối tưọng : nhân dân chăn thả gia súc vào rừng, các đơn vị tuỳ tiện chăn thả gia súc vào rừng (thực tế đã phá hoại rất lớn rừng trồng).

b.6- Săn bắt trái phép chim, thú rừng: vi phạm điều 9 PLBVR là hành vi không được phép của cơ quan lâm nghiệp có thẩm quyền săn bắt trái phép các loài chim, thú quý hiếm cấm săn, vi phạm mùa cấm săn, vi phạm các khu vực cấm săn bắt.

Đối tưọng: các thợ săn nhân dân địa phương săn bắt cải thiện, 1 số đon vị tự ý tổ chức thu mua chim thú và sản phẩm của chim rừng để kinh doanh .

b.7-Vi phạm chế độ phòng trừ sâu bệnh hại rừng:

Vi phạm điều 9 PLBVR là hành vi của những tổ chức cá nhân được nhà nước giao sử dụng rừng đã không được thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, trừ các bệnh sâu dịch phá hoại màu .

b.8-Tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản (ở thông tư 23LN/KL đã được quy định thành 4 hành vi ): bao gồm các hành vi tổng quát là những hành vi các quy định của nhà nước về vận chuyển lâm sản và mua bán, kinh doanh lâm sản (vi phạm các thủ tục lâm sản đã khai thác mua bán không hợp pháp, các loại lâm sản nhà nước cấm khai thác, vi phạm chế độ nộp tiền nuôi rừng).

Đối tưọng: các cơ quan đơn vị thuộc các ngành, các cấp tự tổ chức khai thác, thu mua lâm sản trôi nổi để buôn bán, xuất khẩu không thuộc chức năng nhà nước giao; những kẻ chuyên khai thác trái phép và bọn gian thương móc ngoặc với những kẻ này thành 1 đường dây khai thác,vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép, những người điều khiển phương tiện của nhà nước (ô tô, tầu hoả, canô) vận chuyển lâm sản làm thuê cho bọn giao thưong, tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm sản lợi dụng buôn bán trái phép, tổ chức cá nhân mua đi bán lại, tranh mua, tranh bán các loại lâm sản quý qua nhiều khâu trung gian... Nhiều lúc, nhiều nơi đã nổi lên thành cơn sốt lâm sản, điểm nóng về lâm sản hết sức phức tạp.

3- Hệ thống kiểm lâm nhân dân các cấp (cơ quan quản lý ).

a) ở trung ương: cục kiểm lâm trung ương trưc thuộc Bộ lâm nghiệp (tham mưu về phương pháp tố tụng có phòng pháp chế và các phòng nghiệp vụ khác).

B)ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có rừng; chi cục kiểm lâm nhân dân trực thuộc sở lâm nghiệp hoặc sở nông lâm.

- Tham mưu về công tác tố tụng có phòng pháp chế.

- Có đội kiểm sát lưu động trực thuộc chi cục.

- Có các hạt hoặc trạm kiểm sát lâm sản bố trí ở các đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng.

c) ở các huyện nơi có rừng: Hạt kiểm lâm nhân dân. ở các hạt có cán bộ pháp chế. Dưới hạt bố trí các trạm kiểm lâm để phục vụ từng khu vực rừng trong huyện.

Hoạt động của kiểm lâm và nhiệm vụ, quyền hạn của quy định kiểm lâm các cấp được quy định cụ thể tại nghị định 101- CP ngày 21.5.73 và nghị định 368- CP ngày 8.10.79 sửa đổi bổ sung nghị định 101- CP.

4- Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm .

a) Từ những năm trước khi ban hành pháp lệnh bảo vệ rừng, tại thông báo 18- TB/TW ngày 23.10.68 hôi nghị ban bí thư bàn về lâm nghiệp: đã nhận định Ban bí thư đặc biệt quan tâm đến tình hình nguy hiểm là rừng đã và đang bị tàn phá ngiêm trọng, phải cấp bách thúc đẩy việc bảo vệ rừng và tích cực đẩy mạnh việc trồng cây rừng.

Việc thành lập lực lượng kiểm lâm và với hệ thống tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định đã là lực lượng nòng cốt các tổ chức thực hiện pháp lệnh bảo vệ rừng, và với chức năng thừa hành pháp luật nhà nước đã tích cực đấu tranh phòng và chống vi phạm về rừng, ngăn chặn bọn phá rừng.

Một vài số liệu về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm :

b.1- Số liệu tham gia tổng kết công tác pháp chế năm 73-78 (số liệu chưa đầy đủ).

+ Tổng số vụ vi phạm đã kiểm tra lập biên bản:

134.663 vụ

- phá đốt rừng làm nương rẫy: 26.638 vụ

- cháy rừng : 5.426 vụ (30.000 ha)

- phá rừng: 3.114 vụ (20.326 ha)

- khai thác trái phép: 35.621 vụ

- Tàng trữ, mua bán vận chuyển 54.994 vụ

- Các vi phạm khác 8.835 vụ

+ Xử phạt hành chính 84.907 vụ

- Tịch thu lâm sản : gỗ tròn 20.623 m3

gỗ xẻ: 1.253 m3

củi : 16.075 xite, tre: 820.775 cây, nứa: 3.351.796 cây.

- Thu và nộp tiền cho ngân sách: tiền phạt; 2.536,518 đ,tiền bán lâm sản tịch thu; 2.836. 329= 5.326.847 đ.

+ Đề nghị khởi tố hình sự : 365 vụ, đã xét xử 180 vụ.

b.2- Số vụ vi phạm 1981-1985 (số liệu chưa đầy đủ):

+ Tổng số vụ vi phạm đã kiểm tra lập biên bản: 251.358 vụ.

- phá rừng và nương rẫy: 67.318 vụ

- cháy rừng: 10.187 vụ

- chặt cây rừng trái phép: 41.316 vụ

- Tàng trữ mua bán vận chuyển: 132.557 vụ

+ Đã xử lý thu hồi lâm sản:

- gỗ: 50.940 m3

- củi: 61.401 xite

- tre nứa 1.600.000 cây

+ Số vụ đã truy tố hình sự : 204 vu

b.3- Số vụ vi phạm đã xử lý vi phạm ở 1 vài địa phương năm 1990.

TT

Đơn vị

tổng số vụ

vận chuyển

loại hình

khai thác

vi phạm

hình thức

xử phạt hành chính

khởi tố hình sự

1

2

3

4

Hoàng.l.sơn

QNam- Đ.Nẵng

Vĩnh Phú

Hà Tuyên

5.330

671

663

3.813

3.333

250

513

314

99

43

1.021

1663

306

107

2792

5320

652

667

3273

8

3

2

2

Thu hồi lâm sản: gỗ; 954 m3, củi 294 xite, quế 1573 kg.

b.4- Số liệu về thiệt hại tài nguyên rừng (báo cáo tống kết 17 năm thi hành pháp lệnh bảo vệ rừng 72-89).

Theo thống kế nhiều năm gần đây, mỗi năm rừng mất đi khoảng 100.000 ha.

- Do khai hoang làm nông nghiệp, thuỷ lợi : 30.000 ha

- Nhân dân miền núi làm nông nghiệp ngoài quy định về chặt phá rừng: 50.000 ha.

- Do cháy rừng và khai thác không hợp lý làm mất rừng: 20.000 ha.

Trong tổng số diện tích rừng bị thu hẹp hàng năm, có tỷ trọng hàng năm là 30.000 ha là do quy hoạch, kế hoạch quyết định của nhà nước số còn lại (70%) là do những nguyên nhân tiêu cực khác.

c) cùng với hoạt động thưòng xuyên của lực lượng kiểm lâm, trong nhiều năm Bộ lâm nghiệp đã tổ chức kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trên địa bàn rộng (thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành) việc chặt, phá rừng, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản như:

- Kiểm tra tình hình thực hiện Pháp lệnh bảo vệ rùng và tình hình phá rừng ở một số trọng điểm năm 73.

- Đợt tổng kiểm tra trên địa bàn rộng (thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành) việc chặt, phá rừng, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản ở 8 tỉnh miền bắc thuộc các tuyến sông lớn và giao thông quan trọng.

- Đợt tổng kiểm tra trên địa bàn rộng (thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành) việc chặt, phá rừng, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản ở một số tỉnh trọng điểm phía Nam năm 1981 và năm 1983.

- Đợt tổng kiểm tra việc giải quyết việc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép năm 1988 theo Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 83/CT ngày 25-3-1988 trên địa bàn cả nước.

- Đợt kiểm tra, kiểm kê gỗ quý và đặc sản xuất khẩu tồn kho trong hai năm 1989-1990...

Các đợt kiểm tra và tổng kiểm tra này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn chặn phá rừng và các tiêu cực trong lưu thông lâm sản nổi lên từng thời kỳ và ở từng địa phương, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của kiểm lâm ở các cơ sở và được dư luận xã hội đồng tình. Cùng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, tại Điều 93 Bộ Luật tố tụng hình sự và Điều 29 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã giao cho cơ quan kiểm lâm của các cấp Cục, chi cục, và hạt kiểm lâm được thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động điều tra và Bộ Lâm nghiệp (được sự nhất trí của Bộ Tư pháp) đã ban hành Thông tư số 16/TT-LN ngày 20-9-1989 hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kiểm lâm nhân dân trong hoạt động điều tra hình sự. ĐIều 29 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

+ Cơ quan kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy định tại các Điều 184, 194 và 216 của Bộ Luật hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, có quyền:

- Đối với những hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng ít ngiêm trọng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vật chứng, ra quyết định khởi tố bị can, hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

- Đối với hành vi thuộc loại ngiêm trọng, phức tạp thì khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng, và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, ra quyết định khởi tố bị can, hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

- Đối với hành vi thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp thì khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng, và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ của vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

+ Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng chi cục kiểm lâm cấp tỉnh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định ở Khoản 1 Điều này, Trực tiếp điều tra hoặc phân công cán bộ điều tra và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình.

5. Một vài nhận xét chung về xử phạt vi phạm hành chính.

a. Ưu điểm.

+ Có một hệ thống văn bản pháp lý về xử phạt khá đầy đủ, cụ thể và áp dụng thống nhất.

+ Đã thực hiện việc kết hợp kiểm tra, ngăn chặn vi phạm tại gố nơi có rừng với kiểm tra với kiểm tra lâm sản trong quá trình lưu thông ở những đầu mối giao thông quan trọng (ngăn chặn tác động tiêu cực trở lại với rừng).

+ Có hệ thống lực lượng chuyên trách, hoạt động sâu rộng trên mọi địa bàn nơi có rừng, có nhiều hình thức hoạt động, có nhiều nỗ lực và phối hợp lực lượng với các cơ quan pháp lý khá tốt trong phòng, chống vi phạm bảo vệ rừng.

+ Từ đó đã góp phần tích cực hạn chế nạn phá rừng, nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ rừng và tham gia phát triển rừng.

b. Khuyết điểm, tồn tại.

+ Chưa bám sát rừng, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm tại gốc còn bị hạn chế, trình độ nghiệp vụ kỹ thuật, pháp lý chưa đáxử phạt ứng được yêu cầu.

+ Về biện pháp xử lý thì vi phạm về rừng có nhiều vụ nghiêm trọng, nhưng việc xử lý bằng các biện pháp hình sự làm được quá ít, hạn chế hiệu lực của pháp luật, trong đó có phần trách nhiệm của kiểm lâm (trình độ, ngại phức tạp) và các phần trách nhiệm của cơ quan điều tra, xét xử.

+ việc xử phạt theo Pháp lệnh bảo vệ rừng, từ những năm 1980 trở lại đây do tình hình biến động nhiều về tiền tệ, trong khi việc bổ sung các tiền phạt chưa làm được cho nên việc xử phạt đối với những hành vi vi phạm gây thiệt hại đến rừng còn nhiều mặt bị hạn chế, lúng túng, Xử phạt theo thông tư chỉ áp dụng trong khâu lưu thông. Cho nên chỉ sau khi ban hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới có điều kiện để giải quyết tồn tại này bằng một văn bản hướng dẫn mới, thống nhất.

II. Việc thi hành Pháp lệnh xử phạt hành chính.

Thi hành Chỉ thị số 74 ngày 13-3-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ chức thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, giao cho Bộ Lâm nghiệp xây dựng văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Bộ Lâm nghiệp đã tổ chức soạn thảo văn bản này. Trong quá trình soạn thảo vì còn một số vướng mắc phải nghiên cứu giải quyết để bảo đảm cho văn bản có hiệu lực khi ban hành, nên về tiến độ còn chậm và đến nay mới chuẩn bị trình Hội đồng Bộ trưởng.

Sau đây xin trình bày một số vấn đề có liên quan về văn bản này và có một số kiến nghị.

1. Mục đích (chủ yếu).

+ Quy định cụ thể các hành vi vi phạm về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng (bao gồm các mối quan hệ đến rừng và khâu lưu thông lâm sản) và mức độ xử phạt để thống nhất thi hành việc xử phạt theo đúng Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (bãi bỏ Thông tư 3984 và 23).

+ Tích cực phòng chống các vi phạm gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng và lâm sản phục vụ sự nghiệp phát triển lâm nghiệp, trước mắt ngăn chặn nạn phá rừng.

2. Quan điểm trong xây dựng văn bản.

+ Khẳng định rừng là 1 tài nguyên quý báu, 1 bộ phận của môi trưòng sống. Hành vi gây thiệt hại đến rừng không những gây thiệt hại lớn về nền kinh tế mà đặc biệt nguy hại là đã phá hoại môi trưòng sinh thái.

+ Giữ vững nguyên tắc thống nhất trong quản lý nhà nước về rừng và đất trồng. Nhà nước giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân thuộc nhièu thành phần kinh tế nhằm khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ phát triển rừng. Nhưng mọi hoạt động tham gia bảo vệ, phát triển rừng, lâm sản đều phải tuân theo các quy định quản lý của nhà nước. Mà hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp lý. Đồng thời nhà nước bảo hộ quyền hợp pháp của chủ sử dụng rừng, ngăn chặn xử lý những hành vi người khác vi phạm đến rừng, đất trồng rừng của họ, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưòng (trồng lại rừng, đền tiền).

+ Lấy phòng ngừa vi phạm là chủ yếu, những hành vi vi phạm phải được kịp thời phát hiện và tuy chưa gây thiệt hại đến rừng cũng bị xử lý, trường hợp gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, bất kỳ ai vi phạm cũng bị xử phạt với mức độ tưong ứng thiệt hại gây ra nhằm bảo vệ chặt chẽ rừng hiện có và bảo vệ thiên nhiên môi trường (chung của xã hội ). Trong việc quy định hành vi và mức độ xử phạt, có quan tâm đến các đặc điểm phong tục, tập quán xã hội để có chính sách xử phạt hợp lý và bảo đảm có hiệu lực thực tế.

b) Khuyến khích, tồn tại.

+ Chưa bám sát rừng, việc ngăn chặn các vi phạm tại gốc còn bị hạn chế, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáxử phạt ứng yêu cầu .

+ Về biện pháp xử lý: vi phạm về rừng có nhiều vụ ngiêm trọng, nhưng việc xử lý bằng hình sự có nhiều điều còn nói, hạn chế hiệu lực của pháp luật, trong đó có phần trách nhiệm của kiểm lâm (trình độ, ngại phức tạp) và có phần trách nhiệm của cơ quan điều tra, xét xử .

+ Việc xử phạt theo pháp lệnh bảo vệ rừng, từ những năm 1980 trở lại đây do tình hình biến động về đồng tiền, trong khi việc bổ sung cho mức phạt còn chưa làm được (phạt tiền theo pháp lệnh, mức tối đa chỉ đến 200.000), cho nên việc xử phạt với hành vi gây thiệt hại đến rừng còn nhiều mặt hạn chế, lúng túng, xử phạt theo thông tư chỉ áxử phạt dụng khâu lưu thông. Cho nên, chỉ sau khi ban hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mới có điều kiện giải quyết tồn tại này bằng 1 văn bản hướng dẫn mới thống nhất .

II. Việc thi hành pháp lệnh xử phạt hành chính.

 

Thi hành chỉ thị số 74- CTngày 13.3.1990 của chủ tịch HĐBT về việc tổ chức thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, giao cho Bộ lâm nghiệp xây dựng văn bản quy định hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng; Bộ lâm nghiệp đã tổ chức soạn thảo văn bản này. Trong quá trình soạn thảo, vì còn 1 số vưòng mắc phải nghiên cứu giải quyết để bảo đảm cho văn bản có hiệu lực khi thi hành, nên về tiến độ có chậm và đến nay mới chuẩn bị trình HĐBT.

Sau đây xin trình bày 1 số vấn đề có liên quan về văn bản này và có 1 số kiến nghị.

1. Mục đích (chủ yếu).

+ Bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong hoạt động của hệ thống kiểm lâm nhân dân, của cơ quan kiểm lâm các cấp theo quy định của pháp luật nhằm phát huy hiệu lực của tổ chức này trong tổ chức và bảo vệ rừng, đồng thời tăng cưòng trách nhiệm của các cơ quan pháp luật nhà nước với ngành lâm nghiệp để tích cực phòng, chống các vi phạm về rừng.

3- Cơ sở xây dựng văn bản .

+ Tổng kết rút king nghiệm ở các địa phương trong nhiều năm qua, phát hiện những thiếu sót sơ hở trong nhiều văn bản đã ban hành để bổ sung và quy định cho phù hợp.

+ Tham khảo văn bản xử phạt hành chính của 1 số ngành liên quan và dự án Luật về rừng với tinh thần chuẩn bị thi hành khi Luật được quốc hội thông qua về phần chế tài của Luật này.

+ Tổ chức hội thảo trong nội bộ cơ quan Bộ lâm nghiệp, gửi lấy ý kiến của 1 số đơn vị ở địa phương trong các ngành có liên quan như Bộ tư pháp, nội vụ, tài chính, Bộ lâm nghiệp, tổng cục hải quan đã tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo.

4- Nội dung văn bản .

a) các hành vi vi phạm : Căn cứ thực tiễn chống vi phạm và yêu cầu quản lý nhà nước đối với từng đối tưọng cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng đã được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành, nay quy định thành 12 hành vi vi phạm như sau:

a.1- Phá rừng trái phép.

a.2- Khai thác, chặt cây rừng trái phép.

a.3- Vi phạm chế độ nộp tiền nuôi rừng

a.4- Phát, đốt rừng trái phép để làm nương rẫy.

a.5- Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

a.6- Vi phạm các quy định về phòng trừ sâu, bệnh hại rừng.

a.7- Chăn thả trái phép gia súc vào rừng.

a.8- Săn bắt trái phép động vật rừng.

a.9- bao chiếm, lấn chiếm rừng, đất trồng rừng.

a.10- Làm huỷ hoại đất rừng.

a.11- Vận chuyển trái phép lâm sản.

a.12- Mua bán, kinh doanh trái phép lâm sản.

b) Cùng với việc quy định hành vi vi phạm chúng tôi thấy trong văn bản này cần quy định cụ thể 1 số vấn đề đã được quy định tại pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc với tinh thần đề nghị bổ sung pháp lệnh để bảo đảm cho việc thi hành xử phạt hành chính có hiệu quả trong thực tiễn quản lý và bảo vệ rừng.

b.1 Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: giao thẩm quyền xử phạt cho thủ trưởng, phó thủ trưỏng cơ quan kiểm lâm nhân dân 3 cấp: hạt cấp huyện, chi cục cấp tỉnh, cục kiểm lâm nhân dân cấp trung ương, và thẩm quyền xử phạt vi phạm nhỏ với chiến sỹ kiểm lâm đang thi hành nhiệm vụ .

b.2-Vấn đề thu giữ, bảo quản, xử lý tang vật và phương tiện vi phạm : tang vật và phương tiện vi phạm về lâm nghiệp có những đặc thù cho nên cần quy định cụ thể thêm cho phù hợp.

b.3-Vấn đề khen thưỏng và xử lý vi phạm : do tính chất gian khổ, phức tạp trong hoạt động phát hiện,bắt giữ,xử lý, do sự cần thiết thưòng xuyên trong việc phối hợp lực lượng kiểm lâm và các cơ quan pháp lý, đã quy định cho việc thưỏng tiền chung cho việc mọi đối tưọng tham gia vào hoạt động này để động viên kịp thời đối với mọi người tham gia, kể cả người thi hành công vụ.

5- Một số kiến nghị.

a) Về thẩm quyền xử phạt: Pháp lệnh vi phạm hành chính quy định là chiến sỹ kiểm lâm đang thi hành nhiệm vụ và hạt kiểm lâm được quyền xủ lý vi phạm hành chính (riêng về phạt tiền; chiến sỹ kiểm lâm được quyền phạt từ 1000-20000, hạt kiểm lâm được phạt tiền đến 200000).

Bộ lâm nghiệp đã có đề nghị HĐBT xem xét bổ sung pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc bổ sung trong các văn bản của HĐBT, giao thẩm quyền xử phạt hành chính cho cơ quan kiểm lâm 3 cấp. Đề nghị này đã được các cơ sở trong ngành lâm nghiệp nhất trí, 1 số ngành ủng hộ: Đề nghị này là xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

+ Trong thực tế đối với ngành lâm nghiệp những vụ vi phạm Luật lệ và quản lý và bảo vệ rừng không chỉ xảy ra trên điạ bàn 1 huyện mà có khi nhiều huyện, ngành, cơ quan đơn vị ở cấp tỉnh, trung ương cũng vi phạm Luật lệ về quản lý và bảo vệ rừng và các vi phạm đó có liên quan nhiều tỉnh, huyện. Vì vậy, việc xử lý trong các trưòng hợp đó không chỉ ở cấp hạt quản lý mà phải có cấp thẩm quyền cao hơn như chi cuc, cấp cục xử lý mới bảo đảm tính khách quan và đúng pháp luật .

+ Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng đã quy định cơ quan kiểm lâm các cấp có quyền lập biên bản, kiểm tra quyết định xử lý hoặc chuyển tới cơ quan công an có thẩm quyền xử lý (điều 16).

+ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định cơ quan kiểm lâm cấp được thực hiện1 số nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động điều tra hình sự về quản lý và bảo vệ rừng (điều 29).

Ngoài ra, chúng tôi thấy việc giao cho chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh quyết định xử phạt hành chính (mức phạt tiền trên 200000) đối với mọi lĩnh vực quản lý nhà nước là quá nặng nề, không đủ điều kiện để nghiên cứu hồ sơ vi phạm trước khi quy định đúng đắn việc xử phạt cũng như việc xử phạt sẽ không được kịp thời. Đồng thời việc xử phạt như vậy sẽ hạn chế hiệu lực của các cơ quan chuyên trách ở từng lĩnh vực quản lý nhà nước .

b) Về khan thưỏng: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định việc thưỏng tiền (1%-15% số tiền phạt và giá trị tang vật, phưong tiện bị tịch thu) không áp dụng đối với người thi hành công vụ mà HĐBT sẽ có văn bản riêng.

Để chống tiêu cực trong khi thi hành công vụ, động viên tích cực trong khi thi hành công vụ và tăng thu cho ngân sách nhà nước, Bộ lâm nghiệp đã có đề nghị HĐNN, HĐBT cho áp dụng mức thưỏng tiền đối với thi hành công vụ cũng được hưỏng như những người khác có thành tích trong việc phát hiện vi phạm hanh chính- trong đối tưọng được thưỏng tiền mỗi vụ có cả người thi hành công vụ mà quy định luôn trong văn bản đã giao cho Bộ lâm nghiệp soạn thảo mà không phải chờ riêng khác nữa.

c) một số kiến nghị khác: Về 1 số quy định khác của pháp lệnh chúng tôi thấy cần đề nghị bổ sung hoặc quy định rõ:

+ Điều 11, khoản 2 hình thức phạt bổ sung.

Đề nghị sửa... Một trong các hình thức, bằng các hình thức, có nghĩa là có thể phải chia 1 trong 2 hình thức hoặc có thể chịu 1 trong 2 hình thức bổ sung, thực tế trong xét xử vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng thì nhiều trường hợp cần thi hành cả 2 hình thức này. Viết là, các hình thức là cần thiết và cũng để cho cơ quan xử lý khi vận dụng các từng trưòng hợp cụ thể.

+ Điều 12 điểm b khoản 1: bồi thưòng thiệt hại trực tiếp do vi phạm hành chính gây ra đến 100000.

Theo chúng tôi hiểu, mức xử phạt hành chính là căn cứ tính chất vi phạm, không mang nội dung phải bồi thừong thiệt hại, quy định mức bồi thưòng đến 100000 (tối đa ) là quá thấp. Đề nghị quy định là bồi thưòng tưong đưong với thiệt hại trực tiếp do vi phạm hành chính gây ra, như vậy mới bảo đảm ý nghĩa, tác dụng của việc bồi thưòng, xử lý mới có hiệu lực.

+ Đ14, khoản 2 quy định không rõ, khó vận dụng

+ Đ19 khoản 7 quy định không rõ thẩm quyền xử phạt đến đâu, hay là có ý để cho từng ngành quy định.

Trên đây là 1 số ý kiến viết với tư cách cá nhân của 1 chuyên viên đã có nghiên cứu, theo dõi quá trình xử phạt trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng nhiều năm qua. Vì không được thật rõ yêu cầu của viện, nên chúng tôi đã viết nên những vấn đề thực tiễn xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngành mình và 1 số kiên nghị bổ sung pháp lệnh xử phạt hành chính để quý viện tham khảo phục vụ cho việc tổng kết về đề tài này: Có vấn đề gì quy viện cần cung cấp thêm, đề nghị quý viện cử cán bộ cùng với chúng tôi trao đổi.

 

 

 

tham khảo khoa học thuộc đề tài trách nhiệm hành chính

Một số ý kiến về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.

Nguyễn quốc việt

Phó vụ trưởng vụ xây dựng pháp Luật

Tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta trong những năm gần đây đã trở thành phổ biến, trong đó có vi phạm hành chính chiếm 1 tỷ lệ đáng kể, và xảy ra ở hầu khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế như đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả kinh doanh trái phép. Đấu tranh chống vi phạm hành chính trong tình hình hiện nay trở thành 1 vấn đề có tính cấp bách. Việc nhà nước ta đang tiến hành soạn thảo pháp lệnh về xử lý hành chính là tạo ra một công cụ pháp lý có tính hiệu quả góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, từng bước đẩy lùi những hiện tưọng vi phạm pháp luật trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta .

Song hiệu quả của công tác đấu tranh chống vi phạm hành chính phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực xử lý loại vi phạm này, trong đó việc đề ra những nguyên tắc đúng đắn cho việc xử lý vi phạm hành chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiện nay xung quang nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính còn có 1 số vấn đề quan trọng cần được làm sáng tỏ về mặt khoa học. Trong bài tham luận này chúng tôi chỉ dừng lại ở 1 số với sau:

1) Đối tưọng xử phạt hành chính chỉ là cá nhân (công dân, người nước ngoài hay các tổ chức).

Như chúng ta đều biết, 1 đặc tính cơ bản của trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm đối với những cá nhân người vi phạm pháp luật. Trách nhiệm hành chính- 1 loại trách nhiệm pháp lý - không thể thiếu được đặc tính đó. Trách nhiệm hành chính xử lýà trách nhiệm của người có lỗi trong việc vi phạm pháp luật hành chính phải chịu hậu qủa. Khoa học pháp lý đã chứng nhận lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi mà nó thực hiện và đối với hậu quả xảy ra. Vì vậy, quy định thành nguyên tắc việc xử phạt hành chính đối với các tổ chức tức xử lýà phủ nhận yếu tố lỗi trong khái niệm vi phạm hành chính, hạ thấp vai trò của nó trong việc xác định tính phi pháp của hành vi (nếu không có lỗi thì không bị xử phạt).

Mặt khác, phạt tổ chức tức là phạt cả những người không vi phạm pháp luật, không có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp hành chính. Trong phần lớn những trưòng hợp gọi là tổ chức phạm pháp thực chất chỉ là do lỗi của 1 số người (thưòng là trong ban lãnh đạo đã chủ trương và những người thực hành hoặc thiếu trách nhiệm mà để cấp dưới vi phạm. Không thể bắt những người lao động khác phải chịu chung hậu quả do việc làm sai trái của 1 số người chỉ vì khó xác định lỗi của họ (bị cảnh cáo oan, bị thiệt thòi trong việc sử dụng quỹ phúc lợi hay khoản tiền khác của tổ chức vì đã bị khấu trừ vaò khoản tiền nộp phạt... ). Hơn nữa, phạt tổ chức tức là phạt 1 hành vi chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính (thiếu yếu tố lỗi) do đó vi phạm pháp chế trong lĩnh vực xử phạt hành chính và trước sau viện kiểm sát cũng kiến nghị huỷ bỏ biện pháp này của cơ quan quản lý hành chính (theo Luật tổ chức Viện KIểm sát nhân dân - điều 3-7).

Thực hiện nghị quyết đại hội 6 của Đảng về sự cần thiết xử lý mọi vi phạm pháp luật có nghĩa là việc xử lý vi phạm pháp luật phải đúng người, đúng tội (đúng vi phạm ) tránh tính trạng xử lý mà người không có lỗi, hoặc do khó xác định được người vi phạm mà phạt cả tổ chức cho nhanh, coi đó là biện pháp có hiệu quả cao trong phòng ngừa vi phạm hành chính... Chúng tôi cho rằng công tác phòng ngưa vi phạm pháp luật chỉ có thể coi là có hiệu quả 1 khi nó có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng, không vi phạm pháp luật. Xử phạt không đúng người chẳng những vi phạm pháp luật còn gây bất bình trong nhân dân, gây tâm lý coi thưòng pháp luật trong những kẻ vi phạm pháp luật .

Quy định xử phạt hành chính cả tổ chức nhiều khi còn gây phức tạp và khó giải quyết vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 1 số hành vi phạm tội có yếu tố cấu thành xử lýà đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm (chẳng hạn những tội quy định ở các điều 168,170,175,176...Bộ Luật hình sự ). Thí dụ, Một số người trong 1 tổ chức kinh doanh trái phép: do khó xác định lỗi của 1 số người có trách nhiệm nên đã xử phạt hành chính (phạt tiền chẳng hạn) cả tổ chức đó. Lần sau này phát hiện tổ chức này kinh doanh trái phép, giả sử không xác định được lỗi của người phụ trách thì có xử lý về hình sự của tổ chức đó không. Dĩ nhiên là không thể xử lý hình sự cả tổ chức (điều 2 Bộ Luật hình sự ). Một ví dụ khác: 1 nhà máy do xử lý chất thải không tốt đã làm ô nhiễm nguồn nước, gây thiệt hại về thuỷ sản. Giả sử thiệt hại là ít ngiêm trọng nhưng do khó xác định là lỗi của người có trách nhiệm, nên đã xử phạt hành chính cả nhà máy đó. Nhưng nếu thiệt hại xảy ra ngiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự (là tội phạm) thì việc xác định lỗi của người phạm tội là bắt buộc, bằng không phải miễn tố cho người đó. Trong trưòng hợp này liệu có thể chuyển sang xử phạt hành chính cả nhà máy đó không. Rõ ràng không thể làm như vậy, một là đây là tội phạm hình sự, nếu có xử lý thì phải bằng biện pháp hình sự (truy tố trước pháp luật và áxử phạt dụng hình phạt), và yếu tố lỗi trong vi phạm pháp luật không phải là tiêu chuẩn giải quyết trong vấn đề xử lý bằng biện pháp hành chính hay hình sự ( là tội phạm nhưng do không xác định được người nào có lỗi thì chuyển sang xử phạt hành chính).

Vì vậy, theo chúng tôi trong mọi trường hợp đều cần xác định lỗi của người vi phạm, trên cơ sở đó mà quy trách nhiệm theo nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm pháp luật, bảo đảm việc xử phạt vi phạm pháp luật đúng người,đúng tính chất và mức độ của hành vi .

2- Về nguyên tắc, một hành vi phạm pháp đã bị xử phạt hành chính rồi có bị xử phạt hình sự nữa không.

Theo nguyên tắc pháp chế trong việc xử lý vi phạm hành chính, 1 hành vi vi phạm hành chính chỉ có thể bị xử phạt hành chính 1 lần. Tinh thần này đã được ghi nhận tại điều 4 (điểm3) dự thảo pháp lệnh. Sở dĩ quy định như vậy là xuất phát từ chỗ mỗi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính nói riêng có tính chất và mức độ nguy hiểm riêng đối với xã hội thích ứng với 1 loai hình thích cưỡng chế của nhà nước có tác dụng về mặt phòng ngừa chung cũng như phòng ngừa riêng. Mặt khác đối với người vi phạm nhà nước cũng chỉ có thể bắt họ chịu trách nhiệm về hành động của mình trong khuôn khổ pháp luật quy định, tức là phải chịu 1 loại chế tài đã được pháp luật quy định. Người vi phạm không thể bị xử phạt 2 lần về 1 hành vi phạm pháp, thậm chí lần phạt sau lại nặng hơn lần phạt trước (lần trước phạt hành chính, lần sau phạt hình sự ).

Quy định thành nguyên tắc mỗi hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm trên thực tế sẽ dẫn đến tình trạng xử phạt hành chính tuỳ tiện (để lấy thửơng hoặc vì 1 động cơ nào khác), sau này viện kiểm sát có phát hiện ra thì sẽ điều tra, truy tố sau. Để phòng ngừa tình trạng này, ngay dự thảo pháp lệnh cũng đã quy định; khi xem xét hành vi phạm pháp, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển cho Viện KIểm sát quyết định, và trường hợp khó xác định xử lýà hành vi hành chính hay phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền phải trao đổi kỹ với Viện KIểm sát (điều 15). Quy định này có tác dụng nhắc nhở những cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính phải thận trọng trước khi quyết định 1 hành vi vi phạm hành chính, sau này Viện KIểm sát thấy có dấu hiệu của phạm tội phải truy tố truớc toà thì đây là trường hợp vi phạm thẩm quyền trong việc xử phạt hành chính, do đó Viện KIểm sát có trách nhiệm và yêu cầu cơ quan đã xử phạt huỷ bỏ hoặc đình chỉ biện pháp của mình (điều 3,7 Luật tổ chức Viện KIểm sát nhân dân ). Cơ quan đã xử phạt hành chính phải quyết định xử phạt, chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho Viện KIểm sát để tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự .

Từ đó, chúng tôi thấy vấn đề này thuộc về thủ tục, thẩm quyền xử phạt hành chính, chứ không phải xử lýà nguyên tắc xử phạt hành chính, cho nên đưa vào những quy định nói về thẩm quyền thủ tục xử phạt hành chính thì thích hợp hơn.

 

Tình hình vi phạm hành chính và những điều rút ra sau 1 năm thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

 

Nguyễn Phong Hoà

Cục tham mưu CSND Bộ nội vụ

 

Từ sau Đại hội VI của Đảng, công tác đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đã được đổi mới toàn diện, có những bước chuyển biến quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm, tình hình an ninh, trật tự đang còn diễn biến rất phức tạp. Để tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, ngày 7-5-1989 Chủ tịch HĐNN nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký lệnh công bố Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính mà HĐNN đã thông qua ngày 20-11-1989.

Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định: "Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh phải bị xử phạt hành chính".

Mặc dù Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-1990 nhưng các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực kinh tế, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông... vẫn đang còn là nhức nhối trong xã hội.

1. Tình hình vi phạm hành chính xảy ra rất nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Công an các tỉnh, thành phố thì năm 1990 trên phạm vi cả nước phát hiện 523.030 vụ phạm vi hành chính. Các vi phạm hành chính xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố và tập trung vào các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam Đà Nẵng...

- Trên lĩnh vực kinh tế đã phát hiện 15.584 vụ vi phạm hành chính, trong đó có 6582 vụ xâm phạm sở hữu XHCN gây thiệt hại trị giá 151,9 tỷ đồng nếu So sánh với năm 1989 thì phát hiện ít hơn 229 vụ, nhưng thiệt hại tăng gấp 6 lần. Tình hình xâm phạm sở hữu XHCN diễn biến rất phức tạp, tập trung vào các ngành Ngân hàng, tín dụng, dự trữ quốc gia, thương nghiệp, nông nghiệp... Ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội tham nhũng nhiều khi rất khó phân biệt, những kẻ tội phạm và những phần tử xấu trong cán bộ công chức nhà nước và những phần tử cơ hội, gian thương ngoài xã hội đã lợi dụng sự đổi mới, khuyến khích sự năng động nhằm vào những kẽ hở trong quản lý của nhà nước để tham nhũng. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội đã vi phạm một cách một cách nghiêm trọng nguyên tắc quản lý tài chính, ngân hàng, dùng tiền cho vay nhưng không có tài sản thế chấp. Nhiề đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và cá nhân đã không dùng vốn vào sản xuất mà sử dụng vào việc buôn bán , cho vay lấy lãi, chơi hụi họ... đã gây tổn thất lớn tài sản cho nhà nước. Về buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế không giảm, có chiều hướng phát triển phức tạp hơn. Trong năm 1990 phát hiện 7002 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm đã nhiều hơn 50% năm 1989. Địa bàn buôn bán phức tạp nhất là ở các tuyến biên giới Tây nam gồm các tuyến Tây ninh-Long an- Đồng tháp- Kiên giang- TPHCM; tuyến biên giới phía bắc Lạng sơn- Hà nội, tuyến ven biển quảng ninh, minh hải, kiên giang và tuyến hàng không trong nước quốc tế .

Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh tế và điểm khởi đầu xuất phát và nền móng phát triển của tệ tham nhũng và buôn lậu đang làm nhức nhối xã hội hiện nay.

- Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đã phát hiện, xử lý 369.907 trường hợp vi phạm hành chính, trong đó địa bàn giao thông đường bộ đã phát hiện xử lý 313.293 truờng hợp vi phạm; địa bàn đường sắt 12.050 trưòng hợp, đưòng thuỷ 44.644. Các vi phạm TTATGT xảy ra tập trung ở 1 số tuyến, địa bàn trọng điểm; đưòng sắt Hà nội- Lạng sơn, Hà nội- H.liên sơn, tuyến bắc nam... đường bộ, quốc lộ.

- Trên lĩnh vực giữ gìn trật tự công cộng, đã phát hiện xử lý 96.062 trưòng hợp vi phạm các quy định về trật tự công cộng.

- Trên lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội đã phát hiện xử lý 36.952 trưòng hợp vi phạm về quản lý hộ khẩu, cư trú, 4577 trường hợp vi phạm về quy chế chứng minh nhân dân, 515 trường hợp vi phạm quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ, 1433 trưòng hợp vi phạm chế độ quản lý đặc doanh, con dấu.

2. Kết quả đấu tranh chống các vi phạm hành chính .

Thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Bộ nội vụ đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác đấu tranh chống các vi phạm hành chính trên các lĩnh vực kinh tế, trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội .

- Trên lĩnh vực kinh tế :

Năm 1990 lực lượng CAND đã thụ lý điều tra 3357 vu, 5083 người phạm tội tham nhũng, đã đề nghị truy tố hình sự 1488 vụ, 2323 người, xử lý hành chính 1869 vụ, 2760 người bằng các hình thức quảng cáo, phạt tiền và các biện pháp cảnh cáo khác.

Trong năm các lực lượng CAND cùng ngành thanh tra tổ chức hơn 6000 cuộc thanh tra, kiểm tra ở 32 địa phương và 1 số Bộ, ngành, đã kiểm tra hành chính từ khiển trách trở lên 18.651 người, chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố 326 vụ, kiến nghị thu hồi cho nhà nước 265 tỷ đồng, 78.000 USD, hàng trăm cây vàng, hàng trục ngàn tấn lương thực... Sau đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng và dự trữ quốc gia. Đến nay ngành ngân hàng đã kiểm tra xử lý kỷ luật 1741 người vi phạm, trong đó có 171 cán bộ lãnh đạo ngân hàng các cấp từ Chánh phó giám đốc ngân hàng quận, huyện trở lên đến các phó tổng giám đốc ngân hàng nhà nước. ở 11 Bộ, tổng cục và 24 tỉnh, thành phố qua thanh tra, kiểm tra đã xử lý kỷ luật 3325 người trong đó có 56 người có cương vị lãnh đạo từ giám đốc, tổng giám đốc các công ty trở lên, chuyển sang cơ quan điều tra khởi tố 372 người, thu hồi cho nhà nước hàng hoá trị giá 30 tỷ đồng

Các lực lượng CAND đã xử phạt hành chính 6739 vụ, 7386 người buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế, thu giữ hàng hoá trị giá 115 tỷ, gần 31 tấn đồng, 1208024 cây thuốc lá ngoại, 20 tấn thiếc,118 tấn tôn, 428 kg trầm, 2442 chiếc xe máy.. Phối hợp ngành thuế truy thu 25 tỷ đồng tiền thuế các loại. Từ khi thực hiện chỉ thị 278/CT_HĐBT các lực lượng CAND bắt giữ gần 10 triệu bao thuốc lá ngoại trong đó tịch thu gần 3 triệu bao, đốt huỷ hơn 200 nghìn bao, truy thu gần 7 triệu bao. Trong tháng cao điểm tấn công truy quét bọn vận chuyển buôn bán đồng lên biên giới (từ 11-15/12/1990) các lực lượng CAND đã kiểm tra 162 đoàn tàu tuyến đưòng sắt Hà nội- Lạng sơn, phát hiện xử lý 301 đối tưọng buôn bán đồng, tịch thu 46.867 kg đồng, giữ 23 xe ô tô, 1 tàu biển, 2 thuyền máy và 2 xe đạxử phạt chở đồng giải quyết theo chỉ thị 338/CT-HĐBT. Căn cứ vào thông tư liên ngành số 11/TTLT ngày 20.11.1990 giữa Bộ nội vụ- Viện KIểm sát nhân dân tối cao- Toà án nhân dân tối cao- Bộ tư pháp, các đơn vị công an nhân dân đã phạt hành chính 269 đối tưọng, trong đó cảnh cáo 216 đối tượng vì mang ít 5-10 kg đồng hoặc vi phạm lần đầu hoặc hoàn cảnh neo túng, cán bộ nghỉ hưu... Phạt tiền 53 đối tưọng thu 1triệu 515 ngàn đồng.

Nghiên cứu 1560 trường hơp vi phạm (về buôn lậu, hàng cấm, kinh doanh trái phép, hàng giả, trốn thuế) đủ yếu tố phân tích lực lượng CAND đã tiến hành các biện pháp chủ yếu sau trong xử phạt vi phạm hanh chính: Tạm giữ người theo thủ tục hành chính ; 1600 trường hợp (62,5%), khám người theo thủ tục hành chính ; 558 trường hợp (25,77%), khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính ; 122 trường hợp (4,69%), khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính ; 91 trường hợp (3,52%), tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ; 89 trường hợp (3,50%).

- Trên lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đã xử lý 313.293 trường hợp vi phạm đường bộ(phạt tiền 327.789 trường hợp) cắt 6650 ô phiếu kiểm sát lái xe cơ giới đường bộ, giam xe 14.538 trưòng hợp vi phạm ngiêm trọng, đình chỉ 262 phương tiện không đảm bảo kỹ thuật an toàn. Xử lý 12.050 trưòng hợp vi phạm TTATGT đường sắt, phạt tiền thu 14 triệu đồng, cảnh cáo giáo dục 5210 trường hợp. Xử lý 44664 trường hợp vi phạm ngiêm trọng, đình chỉ 262 phường tiện đường thuỷ, đình chỉ 99 truờng hợp không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Trong tuần lễ an toàn giao thông quốc tế tai Việt Nam (1-7/10/1990) công an các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý 30.491 trường hợp vi phạm LLGT, 7944 vụ vi phạm trật tự công cộng, tạm giữ 531 xe, cắt 106 ô phiếu kiểm soát, cảnh cáo 189 lái xe, giam 302 xe, đình chỉ 109 xe không cho hoạt động, phạt thu 220 triệu. Phối hợp cùng nhân dân dỡ bỏ 3142 lều quán lấn chiếm vỉa hè, xoá 27 chợ cóc... Trong chiến dịch chống buôn lậu trên đường thuỷ đông bắc (từ 25.11.1990- 31.1.1991) lực lượng CSHP, quảng ninh Hải hưng đã kiểm tra xử lý 294 trưòng hợp vi phạm TTATGT, xử lý đình chỉ 7 phương tiện không đảm bảo an toàn, phạt tiền 388 trưòng hợp = 35.974.000 đồng.

kết quả điều tra nghiên cứu xử lý 369.907 trường hợp vi phạm hành chính trên lĩnh vực TTATGT cho thấy 160.012 trường hợp xử lý cảnh cáo (43,25%), 142.701 trường hợp xử lý phạt tiền (38,57 %), 25.120 trường hợp xử lý bằng tước giấy phép sử dụng (6,79%), 12,670 trường hợp xử lý bằng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm (3,42%), 29.404 trường hợp xử lý bằng các biện pháp hành chính khác (7,95%).

- Năm 1990 lực lượng CAND đã xử lý 96.062 trường hợp vi phạm các quy định trật tự an toàn công cộng, phối hợp với các ngành giải toả hơn 1000 nhà cửa, hàng quán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và các khu vực công cộng, sắp xếp vào những nơi công cộng, thu gom 3824 người lang thang, hơn 1000 đối tưọng ngiện hút, gần 1000 gái mãi dâm giao cho các cơ quan chức năng giải quyết .

- Các lực lượng CAND đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý hành chính về trật tụ xã hội nhằm hỗ trợ, phục vụ tích cực cho tấn công tội phạm, đặc biệt là chú ý công tác quản lý hộ khẩu, kiểm tra khách sạn, quán trọ, giấy tờ tuỳ thân...Năm 1990 đã kiểm tra 696.753 lượt hộ (gồm 238.535 trong hộ, 21000 hộ mặt nước, 168 đền chùa, 169.703 lượt khách sạn, quán trọ, 23.138 nhà tập thể, nhà khách phát hiện xử lý 36952 trường hợp vi phạm về quản lý hộ khẩu, phạt 12,2 triệu đồng, trục xuất 1277 người trung quốc và cam phu chia xâm nhập trái phép.

Qua kiểm tra các đặc doanh, lực lượng CAND đã phát hiện 50 cơ sở chứa trọ tư nhân chứa người nước ngoài, 159 cơ sở chứa trọ tư nhân không có giấy phép kinh doanh , 1224 trường hợp vi phạm khác. Bộ nội vụ đã kiến nghị và được UBND TPHCM, tỉnh quảng nam. đà nẵng, Khánh hoà đồng ý ra quyết định cấm cơ sở tư nhân kinh doanh mát xa để phòng ngừa tệ mại dâm.

Các địa phương, các ngành đều tích cực chủ động đấu tranh chống các vi phạm hành chính và thu được nhiều kết quả ở 1 số điển hình sau:

- Thành phố Hà nội đã xử phạt hành chính 154 người từ cảnh cáo đến buộc thôi việc, thu hồi cho công quỹ gần 16 tỷ, và 3296 tấn thóc. Đã chuyển khởi tố 371 bị can phạm tội kinh tế .

Các lực lượng CSTTGT đã kiểm tra xử lý các trưòng hợp lấn chiếm lòng,vỉa hè, phạt hành chính 156.444 trường hợp bằng 254.416.00 bao gồm 71.892 trường hợp về TTCC, 26,625 trường hợp về trật tự vệ sinh, 58,927 trường hợp về TTGT. Phối hợp các ngành dỡ bỏ 579 nhà làm trái phép, 2982 lều quán, mái vẩy, 749 bục lấn chiếm lòng hè đường trái phép gây cản trở giao thông, 1725 mành sào treo, thu giữ 5355 bàn ghế các loại, 296 tủ hàng bệ gỗ, 281 bàn bóng, 80 bơm xe để dưới lòng đường, 489 biển quảng cáo, 10 xe nước mía chiếm lòng đường trái phép. Công an thành phố phối hợp với chi cục thú ý thành phố kiểm tra 48 điểm gồm 4891 trường hợp buôn bán thực phẩm tươi sống có 1074 trường hợp vi phạm vệ sinh phạt tiền 1.269000, kiểm tra 55 lò giết mổ súc vật phạt 575000 ngìn đồng vi phạm chế độ kiểm dịch. Công an thủ đô còn tham gia kiểm tra về xây dựng trong thành phố, phá rỡ 211 trưòng hợp xây dựng trái phép.

- Quảng nam đà nẵng xử lý kỷ luật 724 người vi phạm về kinh tế, chuyển khởi tố hình sự 109 bị can, thu hồi 3,8 tỷ đồng bị chiếm đoạt. Lực lượng CAND tổ chức kiểm tra 225 lượt khách sạn, quán trọ, 8 chùa, 4 nhà thờ, 20 nhà tập thể, 2 khu vực công cộng và 14.287 lượt nhân khẩu phát hiện bắt giữ 12 tên tội phạm có lệnh truy nã, 61 gái mãi dâm, tạm giữ 521 trường hợp không có giây tờ tuỳ thân, 3 khách sạn lợi dụng mát sa tổ chức mãi dâm, xử lý 2587 trưòng hợp vi phạm thể lệ khách sạn, quán trọ tạm trú tạm vắng phạt 7,74 triệu.

Lực lượng CSGT qua tuần tra kiểm sát đã phát hiện xử lý 86.061 trường hợp vi phạm LLGT, phạt 587.837 triệu đồng, tạm giữ 18 bằng lái xe, thu 172 tờ phiếu kiểm soát lái xe, đình chỉ 40 xe ô tô, 11 tàu thuyền không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sử dụng, tạm giữ 18 xe ô tô, 78 mô tô, 65 xe đạxử phạt vi phạm LLGT

- Công an TPHCM báo cáo UBND thành phố ban hành lệnh kiểm tra đặc biệt (giấy tờ, khám người, phương tiện) ở 3 huyện Bình chánh, Hoc môn, Thủ đức từ 0-3 giờ ngày 13.1.1991, xử lý 47 xe vi phạm LLGT, phát hiện 246 người không mang giấy tờ tuỳ thân,tạm giữ 2 đối tưọng nghi vấn phạm pháp hình sự, 2 người mang vũ khí trái phép, thu gom 60 đối tưọng lang thang, thu giữ 2 tấn mủ cao su, 100m3 gỗ, 61 cây thuốc lá và nhiều hàng hoá khác trị giá trên 50 triệu đồng. Riêng trong 7 đơt tấn công tội phạm (từ 1.1-31.1.1991) vừa qua công an thành phố đã xử lý 68 vụ buôn lậu hàng ngoại, 41 vụ kinh doanh trái phép, 17 vụ sản xuất pháo trái phép, 6 vụ làm hàng giả... Thu giữ hàng hoá trị giá 2,8 tỷ đồng. Cũng ngành thuế truy thu 62,3 triệu đồng. Xử lý 5381 vụ vi phạm LLGT, tạm giữ 237 xe vi phạm. Ngoài ra CSTP còn còn xử lý 5156 vụ vi phạm TTCC (trong đó phạt 2530 vụ, cảnh cáo giáo dục 2704 vụ, lập biên bản 219 vụ) 13 vụ vi phạm xây dựng (phạt 4 vụ, lập biên bản 9 vụ) xử lý 50 vụ chiếu, tàng trữ, cho thuê băng hình trái phép phạt thu 1,6 triệu. CATP và hải quan thành phố đã tổ chúc tiêu huỷ hàng ngàn tấn ấn phẩm các loại do việt kiều và người nước ngoài mang vào thành phố có nội dung đồi truỵ.

- Công an TPHP đã phát hiện, xử lý 51 vụ buôn lậu, 11 vụ buôn bán hàng cấm, 33 vụ kinh doanh trái phép thu hồi 22,8 tấn đồng và nhiều hàng hoá trị giá hơn 10 tỷ đồng. Qua kiểm tra 21.412 hộ dân, 320 lượt quán trọ, khách sạn phát hiện 1565 trường hợp vi phạm thể lệ quản lý hành chính, phạt 1,3 triệu. Bắt xử lý 35 gái mãi dâm, 40 đối tưọng nghiện hút, 488 vụ cờ bạc phạt 1,7 triệu, Lực lượng CSGT thông qua công tác tuần tra kiểm soát đã phát hiện xử lý 27.732 lượt vi phạm phương tiện vi phạm LLGT và 2536 trtường hợp vi phạm TTCC, xử lý phạt thu 3,25 triệu, cắt 250 phiếu kiểm soát lái xe, tạm giữ hơn 400 mô tô, 45 tàu thuyền, dỡ 775 lều quán xây dựng lấn chiếm vỉa hè, lòng đưòng.

_ Công an tỉnh Minh hải kiểm tra, phát hiện 63 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, thu giữ hàng hoá trị giá 852 triệu. Cùng các ngành tổng kiểm tra 2270 hộ buôn bán phát hiện 279 hộ không có giấy phép kinh doanh, 59 hộ không có môn bài, 35 hộ quá hạn phép, 55 hộ thiếu thuế, 10 hộ buôn bán sai mặt hàng, xử lý phạt thu ngân sách nhà nước 6.112.250 đồng. Kiểm tra 4481 hộ gia đình, 20 nhà tập thể, 85 hộ mặt nước, 251 lượt nhà hàng, khách sạn, nhà trọ phát hiện 6055 lượt người tạm trú không trình báo phạt thu 19.356.000. Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân phạt 675 ngàn đồng. Lực lượng CSGT qua tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường bộ phát hiện 7669 lượt xe các loại (3911 ô tô, 990 xe đạxử phạt, 2500 mô tô) vi phạm cảnh cáo giáo dục 974 trường hợp, trong đó cắt 259 phiếu kiểm soát lái xe phạt 73.255000 đồng. Trên tuyến đường thuỷ kiểm tra 27.915 lượt ghe các loại phát hiện 14.960 lượt phương tiện vi phạm, cảnh cáo giáo dục tại chỗ 5862 trường hợp, lập biên bản xử lý 9098 trường hợp.

Những cố gắng nỗ lực của lực lượng CAND đã góp phần lam cho tình hình an ninh, trật tự đã dịu đi, công tác chống các vi phạm hành chính đã góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước khơi dậy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Phạm pháp hình sự đến cuối năm 1990 giảm 7,2% So sánh với năm 1988, tai nạn giao thông giảm 5% số vụ, thiệt hại do cháy giảm 30%, tai nạn vũ khí, chất nổ giảm 20%.

Qua 1 năm thực hiện pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính lực lượng CAND cũng rút ra 1 số bài học kinh nghiệm cho thời gian tới

a) Cũng giống như tội phạm hình sự, vi phạm hành chính là hiện tưọng xã hội, vì vậy cuộc đấu tranh chống các vi phạm hành chính cũng là công việc của toàn xã hội tham gia đấu tranh 1 cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, trật tự công cộng, TTATGT... CAND là lựclượng nòng cốt.

B) Đấu tranh phòng và chống các vi phạm hành chính thực chất là cuộc đấu tranh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và từng bước xoá bỏ những nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính, vì vậy mọi công dân mọi cơ quan nhà nước tổ chức xã hội cần hoàn thành nghĩa vụ của mình tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh naỳ

c) Đấu tranh chống các vi phạm hành chính cần được tiến hành đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan công an, hải quan, kiểm lâm, thuế, quản lý thị trường ... đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng và UBND các cấp.

3. Những nguyên nhân và điều kiện phát sinh.

Những kết quả đấu tranh nêu trên mới chỉ là bước đầu, tình hình vi phạm hành chính còn diễn biến phức tạp trên các lĩnh vực, có nơi có lúc còn ngiêm trọng là do những nguyên nhân và điều kiện sau:

a) Nguyên nhân sâu xa:

- Cuộc khủng hoảng của các nước XHCN đông âu về tình hình phức tạp ở Liên xô hiện nay cùng với các âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của chủ nghĩa đế quốc đã gây những tác động mạnh mẽ vào xã hội ta. Nó kết hợp những tàn dư cũ thành 1 hợp điểm tác động, lôi cuốn những phần tử thiếu kiên định, vững vàng thể chất đạo đức, sa đoạ, biến chất... vào con đường phạm tội và vi phạm pháp luật bằng nhiều hình thức gây nên những phức tạp về an ninh trật tự.

_ Nước ta từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN, chưa thoát khỏi tính tuỳ tiện, lạc hậu, trình độ nhận thức pháp luật thấp. Trong khi đó lại phải trải qua chiến tranh lâu dài, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, sự xuống cấp về đạo đức, giáo dục, văn hoá... là nguyên nhân phát sinh tội phạm và các vi phạm hành chính rất phức tạp hiện nay.

B) Những điều kiện phát sinh vi phạm hành chính :

- Buông lỏng chuyên chính, vận dụng nội dung chuyên chính chưa đủ, thậm chí còn lệch lạc ở nhiều cấp chính quyền trong quản lý nhà nước quản lý xã hội .

- Những sơ hở yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý thị trường, quản lý sản xuất, quản lý văn hoá giáo dục ... đặc biệt việc buông lỏng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh tế chuyển từ quan liêu hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra những sơ hở để phát sinh tội phạm và vi phạm hành chính .

- Những sơ hở thiếu sót trong các mặt công tác của lực lượng CAND và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong phòng, chống các vi phạm hành chính .

- Công tác xử lý các vi phạm hành chính chưa thật ngiêm minh, triệt để nhất là các vi phạm về kinh tế , trật tự giao thông, trật tự công cộng tạo ra sự nhờn việc phạt của cơ quan bảo vệ pháp luật .

- Công tác phòng và chống các v xử phạt hành chính chưa phát động được rộng rãi trong nhân dân, các ngành đoàn thể tham gia vì thế ở nhiều địa bàn, địa phương xảy ra sự đấu tranh đơn phương của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tất cả những yếu kém này đã tạo ra những sơ hở thiếu sót khiến cho vi phạm hành chính có điều kiện phục hồi phát triển.

 

Xử phạt hành chính

Đinh Văn Mậu

Giảng viên trưòng hành chính quốc gia.

Nhận định hiện tưọng tiêu cực trong xã hội phát triển 1. có bao hàm tình hình vi phạm pháp luật là phổ biến và tiếp tục phát triển 2. Cụ thể hơn có thể nói tình hình vi phạm pháp luật, tình hình phạm tội rất phức tạp, ngiêm trọng. Ngiêm trọng về số lưọng vụ vi phạm pháp luật vụ phạm tội. Ngiêm trọng về tính chất của các vụ vi phạm pháp luật, phạm tội. Vi phạm vì cá nhân con người phạm tội trong nhiều trường hợp là cán bộ cấp lãnh đạo. Nghiêm trọng vì nó xảy ra ở hầu hết khắp nơi. Trong lĩnh vực vi phạm hành chính tình hình này được biểu hiện như thế nào. Có nhiều cách nhìn vào tình hình, đáng giá tình hình và nói ra tình hình. Nhiều người nhận định rằng tình hình vi phạm pháp luật hành chính ngày càng mở rộng về phạm vi, mức độ và tính chất. Căn cứ để nói như vậy là vì thực tiễn cho thấy xử phạt hành chính chiếm đa số tuyệt đối trong xử lý nói chung. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào thực tế đó, cái thực tế có nhiều vấn đề chưa lý giải được và còn chứa dựng nhiều tiêu cực thì chưa thể kết luận chính xác được. Chúng tôi đồn ý là vi phạm pháp luật hành chính càng mở rộng phạm vi xâm phạm. Vì vậy không phải ngẫu nghiên mà Dự thảo Pháp lệnh ử phạt vi phạm hành chính đề cập đến khách thể của vi phạm hành chính bao gồm nhiều mặt, nhiều góc độ. Nhưng nói rằng vi phạm pháp luật hành chính ngày càng có mức độ nguy hại tăng lên thì cần phải xem xét. Thừa nhận đối tượng xâm hại của vi phạm hành chính và tội phạm là đồng nhất , do đó các vi phạm pháp luật hành chính có thể chuyển hoá sang vi phạm hình sự và ngược lại, tuỳ thuộc vào ý chí của người làm luật thể hiện trong các chế định được ban hành. Có một giới hạn về mức độ vi phạm và tính chất vi phạm, mà khi vượt qua nó thì sẽ diễn ra quá trình chuyển hoá đó. Bởi vậy nói vi phạm pháp luật hành chính đang phát triển về mức độ và tính chất là nói đến tổng số thực hiện vật chất và hậu quả tinh thần, chứ không phải nói đến mức độ và tính chất của từng hành vi vi phạm của từng vụ việc vi phạm. Có nhận định rằng vi phạm pháp luật ngày càng có tính chất phức tạp. Đểng, tình hình xã hội có nhiều phức tạp và rối ren nhất là trong lĩnh vực lưu thông, phân phối, giá cả, cung ứng vật tư... đã làm ảnh hưởng đến tính chất của các vụ vi phạm, Tính chất phức tạp biểu hiện trong quy định về vi phạm pháp luật hành chính, trong thực hiện xử phạt hành chính và cả trong hành vi vi phạm. Có một số thì quan niệm vi phạm pháp luật hành chính là các hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay nói cách khác là những gì không phải là hình sự thì là hành chính... Quan niệm đó là không chặt chẽ, thừa nhận có sự chuyển hoá vi phạm pháp luật hành chính và tội phạm, không có nghĩa là tất cả các vi phạm hành chính là loại hình sự nhỏ. Có nhiều hành vi chỉ dừng lại ở vi phạm hành chính mà thôi. Ví dụ như người tàng trưy một con dao găm, dù ở hoàn cảnh nào không thể quy định đó là tội phạm. Hành vi tàng trữ đó có một mối liên hệ với các vụ xô xát, gây thương tích nhưng không phải là hành vi gây thương tích. Chúng hoàn toàn khác nhau, không thể chuyển hoá cho nhau. Còn nhiều ví dụ khác trong lĩnh vực vi cảnh chứng tỏ điều nói trên.

Qua một số nhận định và phân tích trên vi phạm pháp luật hành chính là phổ biến và tiếp tục phát triển. Nhưng tình hình không chỉ dừng lại ở vi phạm của cá nhân công dân, và cá nhân các cán bộ nhân viên mà tình hình phức tạp còn biểu hiện ở các hoạt động từ quy định về vi phạm pháp luật hành chính, từ thực hiện công tác xử phạt, đến việc khiếu nại quyết định xử phạt và ái xét chúng. Có nhiều bài viết về tình hình vi phạm nói chung, nhưng còn ít viết về vi phạm pháp luật hành chính. Theo chúng tôi với tình hình vi phạm có phạm vi rộng lớn, có tác hại về vật chất và gây hậu quản tinh thần không nhỏ cần phải được nghiên cứu sâu sắc về lý luận, cần tổng kết thựểtiễn và từ đó đưa ra các phương án để góp phàn vào việc ban hành các văn bản pháp luật về vi phạm hành chính đồng thời hình thành một khoa học nghiên cứu riêng về vi phạm pháp luật hành chính và được gọi là vi phạm học.

Trong bài viết này, với tinh thần như vậy, chúng tôi chỉ dừng lại ở một số vấn đề quy định về vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và khiếu nại các quyết định xử phạt cùng với tái xét chúng. Giải quyết tốt ba vấn đề đó trên cơ sở lý luận đã góp phần nhỏ cho việc khôi phục trật tự xã hội.

* Quy định về vi phạm pháp luật hành chính

Thẩm quyền quy định về vi phạm pháp luật hành chính bao gồm các quyền: quyền quy định (xác định) hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhưng không phải chịu trách nhiệm hành chính mà chịu một trách nhiệm khác và ai phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm về các hành vi vi phạm pháp luật hành chính của trẻ chưa thành niên và những người không có đủ nặng lực pháp lý hành chính; quyền quy định cấp chình quyền nào, các bộ ngành nào được ban hành các văn bản về vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm các quy định trong các văn bản đó đến đâu; quyền quy định cấp chính quyền nào, bộ ngành nào được xử phạt hành chính và thẩm quyền xử phạt đến đâu; quyền quy định các trường hợp khác (quyền quy định này tất nhiên không thể vượt quá khuôn khổ thẩm quyền mà pháp luật địn cho từng cơ quan nhà nước.

Quyền quy định các hành vi xử phạt pháp luật hành chính về nguyên tắc thuộc các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà nước khác được cơ quan quyền lực uỷ quyền. ở các nước XHCN như Liên Xô, Xô viết tối cao ban hành cơ sở pháp lý về vi phạm hành chính và Xô viết các nước cộng hào ban hành các Bộ Luật vê vi phạm hành chính. Việt Nam lâu nay quyền này do Hội đồng nhà nước, các Bọ, cơ quan ngang Bộ, ngành và chính quyền địa phương thực hiện. Chưa có văn bản pháp luật nào của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao điều chỉnh. Có tình hình đó, một mặt là do tình hình xã hội chưa ổn định và sự quan tâm về làm luật chưa được tốt đưa đến, mặt khác do sự phân chia thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan nhà nước chưa được quy định rõ.

Bằng hình thức văn bản dưới luật, việc quy định về vi phạm hành chính có ưu thế là giải quyết mau lẹ, kịp thời với biến độg xã hội, nhưng có một nhược điểm lớn là dễ sinh tuỳ tiện trong quy định, thiếu căn cứ thống nhất có tính luật. Do vậy, chúng ta năng động kịp thời được những vi phạm, nhưng bên cạch đó xuất hện huynh hướng thiếu tôn trọng pháp chế làm cho tình hình xã hội thêm phức tạp. Cho nên, việc ban hành văn bản pháp luật hoặc Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính là cấp thiết đòi hỏi khách quan. Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản, khái niệm về vi phạm pháp luật hành chính, về tư nhân hành chính, về các biện pháp xử phạt, hệ thống cơ quan có thẩm quyền, quy định và thẩm quyền xử phạt, về quyết định xử phạt và chế độ tang tài vật, về nguyên tắc khiếu nại quyết định... Đó là những vấn đề chung làm khuôn mẫu cho việc áp dụng hoạt động xử phạt. Nhưng Pháp lệnh không thể giải quyết được vấn đề lớn là quy định hành vi vi phạm hành chính. Mặc dù, Pháp lệnh có đưa ra những hành động và không hành động xâm phạm đến các đối tượng được liệt kê mới chỉ nói được nguyên tắc, trong khi đó người áp dụng đòi hỏi hành động và không hành động đó phải được gọi là, phải cụ thể ra, Bộ Luật hình sự quy định trên 200 tội danh, vậy vi phạm hành chính cần phải quy định bao nhiêu hành vi vi phạm là đủ. Một câu hỏi rất phưc tạp nhưng cần được trả lời kinh nghiệm cho thấy điều lệ phạt vi cảnh đã liệt kê được các hành vi vi phạm. Các Nghị định về xử lý các hành vi về đầu cơ, buôn lậu hàng giả, kinh doanh trái phép và các văn bản khác đã nêu được các hành vi vi phạm. Rõ ràng pháp luật nước ta căn cứ vào các nhiệm vụ thực tế của từng giai đoạn đã quy định cụ thể về vấn đề này một cách rộng khắp ở nhiều lĩnh vực hoạt động. Bây giờ là vấn đề hệ thống chúng lại theo các ngành kinh tế, sự nghiệp. Trên cơ sở hệ thống đó có chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Thêm vào đó là là phải tiến hành hệ thống hoá các văn bản về vi phạm hành chính của địa phương, vì lâu nay nhiều địa phương đã ban hành loại văn bản này. Có hệ thống thì mới xác định được tính thống nhất và sự phân tán tuỳ tiện đến đâu mà sửa chữa theo trật tự mong muốn. Như vậy để lập lại trật tự là ra soát các văn bản và hệ thống háo chúng theo ngành và theo địa phương, đồng thời với việc ban hành văn bản mới điều chỉnh các mặt còn bỏ sót hoặc mới xuất hiện.

Quyền quy định cấp, ngành nào được ban hành văn bản về vi phạm pháp luật hành chính và thẩm quyền của họ đến đâu thuộc cơ quan quyền lực nhà nước tối cao và các cơ quan của nó. Nước ta chưa có ý đồ ban hành Luật về vấn đề này, nhưng đã chín muồi về việc ban hành Pháp lệnh. Điều này phải quy định cụ thể trong pháp lệnh sẽ ban hành. Lâu nay việc phân cấp thẩm quyền chưa rõ, Hộ đồng Bộ trường, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp uỳ theo tình hình mà ra văn bản riêng về vi phạm hành chính và ban hành nhiều văn bản có chế tài hành chính. Cấp nào, ngành nào cũng đều ban hành văn bản và chế tài hành chính, các văn bản thiếu căn cứ không phải là ít. Các chế tài cũng rất đa dạng và phức tạp, tuỳ tiện. Theo chúng tôi cần phải khôi phục trật tự ngay nếu chăng Hội đồng Bộ trưởng ra những quy định chung và các văn bản cụ thể có ý nghĩa nóng bỏng cho toàn quốc. Các bộ ngành rs văn bản chỉ thuộc lĩnh vực mình quản lý, còn các UBND tỉnh có ý nghĩa địa phương. UBND huyện và xã và các cấp tương đương không được giao thẩm quyền quy định. Vì thực chất trong 1 huyện, xã khác trong 1 tỉnh về lĩnh vực vi phạm pháp luật hành chính không lớn. Cho nên chỉ cần cấp tỉnh quy định là đủ.

Các cơ quan chuyên trách của Bộ, ngàng và UBND các cấp có thẩm quyền thực hiện công tác xử phạt hành chính. ĐÃ là điều hầu như dễ đi đến thống nhất. Các băn khoăn chỉ còn ở chỗ: Các ngàng như công an thuế vụ kiểm lâm... đều có nhiều lớp. Nhưng dù sao cũng có bộ phận kiêm trách nhiệm này, như các ban phòng tư pháp hoặc ban thanh tra của UBND .

Phân chia thẩm quyền xử phạt cho Bộ, ngành và các cấp chính quyền là 1 đòi hỏi cấp thiết. Các Bộ ngành quản lý các ngành kinh tế, văn hoá, sự nghiệp và các lĩnh vực công tác, tuy còn có yêu cầu phải xắp xếp lại tổ chức và phạm vi quản lý, nhưng việc phân chia tưong đối rõ ràng hơn. Ví dụ, ngành tài chính nhất định sẽ có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động tài chính, Ngành kiểm lâm trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của rừng, mỏ... Ngành quản lý đất đai xem xét và quản lý các vụ vi phạm chế độ quản lý đất, nước... Phân định thẩm quyền xử lý cho các cấp chính quyền còn là vấn đề có nhiều lộn xộn. ĐáNg chú ý nhất là ở cấp phhường, xã và các trạm kiểm soát. Tình hình vi phạm quyền dân chủ của công dân còn xảy ra khá phổ biến ở cấp phưòng xã đã dẫn đến tình trạng bắt giữ, bắt giam không cần thiết, bắt oan, sai, nhục hình vẫn còn xảy ra không ít. Các trạm kiểm soát có kết hợp các lực lượng công an, thuế vụ, kiểm lâm... bên cạnh việc làm tốt còn nhiều hiện tưọng tiêu cực. Biểu hiện rõ nét nhất là ở chỗ việc phạt tiền không theo 1 quy định nào. ở đây có cả các quy luật vật chất và cả qy phạm tố tụng của Luật hành chính. Vì lẽ đó, việc cấp thiết hiện nay là các cấp, bộ, ngành phải khẩn trưong quy định thẩm quyền cho các trạm đó, đồng thời phải có quy định liên tịch, hoặc những hướng dẫn kết hợp với địa phưong để khôi phục trật tự kiểm soát.

Đối với xã, phường phải quy định rõ; xã phưòng chỉ đươc xử phạt các vụ vi phạm nhỏ có ý nghĩa trong phạm vi xã, phường với hình thức mức phạt thấp nhất.

Quyền lực của nhà nước về nguyên tắc là không phân chia. Việc quy định thẩm quyền cho các cấp có ý nghĩa không phải là phân tán lực lượng mà phân tán quyền hạn. Từ đó khi nhà nước phân cấp thẩm quyền xử phạt hành chính có nghĩa là nhà nước giao 1 bộ phận quyền lực của các cấp phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn cụ thể. Cho nên việc tăng cưòng thẩm quyền của ngành khác là hợp lý. Thể hiện tính tập quyền của nước ta. Trên tinh thần đó phải loại trừ quan niệm nhà nước cấp, cấp huyện, xã tỉnh như lâu nay chúng ta quen nói. Cách nói và cách viết như vậy, về một mặt nào đó, phản ánh nhận thức chung chưa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ mà chính nguyên tắc đó phải được quán triệt trong hoạt động xử phạt hành chính .

xử phạt hành chính - quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật về vi phạm pháp luật hành chính .

Ban hành pháp lệnh xử phạt hành chính, hệ thống hoá có chỉnh lý, bổ sung các văn bản có liên quan đến xử phạt hành chính, phân chia thẩm quyền ra văn bản và thẩm quyền xử phạt là những vấn đề đang còn tranh luận, nhưng đến khi đã hình thành 1 cách cơ bản các chế định đó thì việc áp dụng chúng lại là vấn đề cấp bách. áp dụng các quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính là vấn đề cốt lõi của xử phạt hành chính. áp dụng pháp luật xử phạt hành chính là thực hiện 1 đưòng lối thống nhất trong đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trên cơ sở các văn bản quy phạm tổng hợp. Đâ là 1 vấn đề phức tạp. Tính phức tạp thể hiện ở chỗ việc áp dụng các quy phạm xử phạt hành chính nhìn chung không phải do các cán bộ có trình độ pháp luật và lại thiếu 1 trung tâm tông kết thực tiễn xử phạt và chỉ đạo các cơ quan và người có chức trách xử phạt. Từ thực tế đó chúng ta phải nghiên cứu ngiêm túc nội dung xử phạt và chỉ đạo các cơ quan và người có chức trách xử phạt. Thông thường áp dụng xử phạt hành chính diễn ra theo 3 bước cơ bản : a) Xác định các sự kiện vi phạm pháp luật hành chính , b) Xác định cơ sở pháp luật để áp dụng, c) Ra quyết định xử phạt. Ba giai đoạn hợp thành thể thống nhất, có tính độc lập tương đối.

áp dụng quy phạm bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định các sự kiện gây ra hậu quả pháp lý. Cho nên khi áp dụng pháp luật xử phạt hành chính điều đầu tiên phải hiểu được ý đồ của người làm Luật quy định thế naò là vi phạm pháp luật hành chính và cấu thành của nó, để tránh tình trạng đánh giá theo nhiều cách 1 hành vi trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Nhiều tài liệu cũng như bài viết định nghĩa vi phạm pháp luật hành chính là hành vi chống đối pháp luật (hành động hoặc không hành động) vì thực hiện hành vi mà pháp luật cấm đoán đó nên phải chịu trách nhiệm hành chính. Đồng thời định nghĩa này cũng chỉ ra rằng các hành vi đó xâm phạm đến các khách thể. Khách thể bị xâm hại được quy định khá rộng, nhìn chung trùng hợp với khách thể của phạm tội. Các quy phạm pháp luật hành chính chưa xác định các dấu hiệu thực tế của hành vi với góc nhìn nguy hại hay 1 cách nhìn khác để phân biệt rõ ràng hành vi vi phạm hành chính với tội phạm. Và các vi phạm khác. Hiện tại khoa học pháp lý vẫn chưa trả lời 1 cách thống nhất về dấu hiệu thể hiện nội dung của vi phạm pháp luật hành chính. Căn cứ vào mức độ của nguy hại vi phạm người áp dụng vẫn chưa phân biệt rõ ràng cho rằng khách thể vi phạm pháp luật hành chính là trật tự nhà nước xã hội, trật tự quản lý, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền và tự do của công dân cũng chưa nói được đặc thù của vi phạm hành chính. Cho dù sau đây có hệ thống hoá các quy định cụ thể thì sự phân biệt đó vẫn chưa thể rành mạch được. Điều đó đòi hỏi người áp dụng phải phân tích khách quan khách thể của vi phạm nghĩa là hành vi đó được thể hiện như thế nào. Từ đó mới xác định được sự kiện vi phạm .

Xác định sự kiện vi phạm phải tuân theo nguyên tắc pháp lý hình thức. Một số hành vi vi phạm ngiêm trọng thực tế rất gần với tội phạm. Cho nên chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính khi hành vi đó không dẫn đến trách nhiệm hình sự. Nghia là hành vi không phải là tội phạm mà không quy định trong Bộ Luật hình sự. Căn cứ vào đó, sẽ tìm ra được vi phạm pháp luật hành chính. Vì vậy đòi hỏi người áp dụng phải phân tích khách quan, đối chiếu Bộ Luật hình sự và các quy định về xử phạt để kết luận.

Chừng mực nào đó cần phải quy định những hành vi hành động hoặc không hành động) nào là hành vi vi phạm pháp luật hành chính để hạn chế thực hiện việc xử phạt theo nguyên tắc tưong tự mà thưòng gọi là vận dụng đường lối chính sách nhằm ngăn chặn hiện tưọng tuỳ tiện xử phạt mà hiện nay là phổ biến (Tuỳ tiện định ra hình thức xử phạt, định thẩm quyền trong trình tự xét xử ...) và chỉ nhờ đó mới bảo đảm pháp chế, trật tự pháp luật quyền và tự do chính đáng của công dân. Tất nhiên phạm vi xâm hại của các vi phạm hành chính rất lớn, cho nên việc quy định hành vi vi phạm hành chính có khó khăn hơn tội phạm. Nhưng vì các hạn chế đó mà cho phép áp dụng tưong tự trong truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con người. Để khắc phục vấn đề này cần quy định rõ thẩm quyền chho các ngành các cấp chính quyền trong việc ra văn bản và xử phạt cho phù hợp với tình hình của ngành mình, địa phương mình. Trung ương quy định hành vi vi phạm hành chính chung cho cả nước, các ngành, địa phương căn cứ vào tình hình vi phạm mà quy định cụ thể nhưng không được trái nguyên tắc pháp chế.

Cần phải đánh giá các hành vi vi phạm thực hiện trong điều kiện phòng thủ cần thiết, tình trạng khẩn cấp và hành vi của người không đủ năng lực pháp lý hành chính. Pháp lệnh về xử phạt phải có quy định không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trưòng hợp kể trên.

Nghiên cứu cấu thành vi phạm hành chính, 1 vấn đề đặt ra là các hành vi chuẩn bị để vi phạm có phải chịu trách nhiệm hành chính không. Theo tôi, khẳng định rứt khoát như vậy phù hợp với ý đồ của pháp luật là làm cho vi phạm hành chính có đặc thù khác hẳn tội phạm.

Về chủ thể vi phạm hành chính người áp dụng cần phải hiểu. Theo tôi chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá thể- và chủ thể, chủ thể - tập thể. Chủ thể có thể là các cá nhân vi phạm hành chính. Riêng đối các cán bộ chức trách và những người thực hiện hành vi do điều lệ kỷ luật chỉ xem xét trách nhiệm hành chính trong các trưòng hợp được pháp luật vê xử phạt hành chính quy định cụ thể. Binh sỹ, sỹ quan quân đội, chiến sỹ, sỹ quan công an là chủ thể của vi phạm pháp luật hành chính, nhưng theo tôi họ chịu trách nhiệm kỷ Luật thay thế cho trách nhiệm hành chính, trừ các trưòng hợp vi cảnh và 1 số trừơng hợp khác được quy định cụ thể. Tập thể cũng có thể là chủ thể của vi phạm hành chính. Trong bảo vệ môi trưòng, phòng hoả, hoạt động giá, lưu thông phân phối... những năm qua cho thấy không ít tập thể vi phạm pháp luật. Nhưng ở đây cần phân biệt rạch ròi vi phạm hành chính với vi phạm dân sự, vi phạm kỷ Luật và tội phạm. Tập thể vi phạm hành chính nhưng trách nhiệm thuộc về cá nhân phụ trách tập thể đó. Vì trách nhiệm hành chính không phải là trách nhiệm bồi thưòng, là trách nhiệm kỷ Luật nội bộ, mà là trách nhiệm với nhà nước thủ trưỏng 1 đơn vị nào đó bị xử phạt hành chính vì vi phạm nguyên tắc phòng hoả, mà chịu trách nhiệm trước nhà nước. Đồng chí công an giao thông phạt vi cảnh là thay mặt cho nhà nước để thực hiện thẩm quyền nhà nước quy định về vi phạm pháp luật hành chính và giao quyền xem xét và xử lý cho các cơ quan cụ thể. Tập thể vi phạm hành chính và cá nhân chịu trách nhiệm hành chính theo tôi đó là phù hợp với tư tưỏng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm .

Nhận thức của người vi phạm hành chính trong thời điểm vi phạm hay quan hệ của họ đối với hành vi và hậu quả do hành vi của mình gây ra có ý nghĩa nhất định. Trong lựa chọn các biện pháp xử phạt. Nhưng khác với Bộ Luật hình sự các văn bản có liên quan đến xử phạt hành chính không có các quy phạm quy định trách nhiệm vì thực hiện hành vi cố ý hoặc vô ý. Vì vậy chỉ người áp dụng pháp luật căn cứ vào phạm vi chế tài chung có thể và cần phải tính toán với tính chất của vi phạm. Vì vậy cần có 1 khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu cấu thành của các hành vi vi phạm Luật hành chính .

Một giai đoạn rất quan trọng trong áp dụng quy phạm pháp luật và xác định cơ sở pháp lý để áp dụng. Ban hành pháp lệnh về xử phạt hành chính là tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan áp dụng có căn cứ thực hiện xử phạt, nhưng chưa phải đã đáp ứng mọi yêu cầu. Trước hết phải hiểu biết về Bộ Luật hình sự để phân biệt và loại trừ các hành vi phạm tội. Tiếp đó phải nghiên cứu các quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực phức tạp của đời sống do các cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương ban hành. ở đây cần phân biệt giữa trách nhiệm kỷ Luật và trách nhiệm hành chính. Trong hoạt động quản lý kỷ Luật nhà nước, tức là kỷ Luật trong nội bộ cơ quan nhà nước. Còn trách nhiệm hành chính phải chịu trách nhiệm khhi vi phạm hành chính, do cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền xử phạt đối với bất kỳ công dân nào, bất kỳ nhà chức trách nào thuộc thẩm quyền xử lý của họ. Mặt khác, chỉ áp dụng xử phạt phải căn cứ vào các văn bản giải thích quy phạm xử phạt hành chính ... Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật phải hướng dẫn cụ thể đối với các văn bản xử phạt hành chính. Hướng dẫn này là căn cứ quan trọng để áp dụng. Khi áp dụng các quy phạm hình sự có hệ thống cơ quan giải thích gồm toà án, kiểm soát và nội vụ là cơ quan chính, còn áp dụng quy phạm sử dụng thiếu trung tâm hướng dẫn như vậy. Tuy nhiên có thể tìm thấy các văn bản giải thích do HĐBT, do thông tư liên tịch tư pháp, nội vụ, các ngành, các cấp chính quyền ban hành. Nhưng điều căn bản vẫn đòi hỏi người áp dụng nắm được phương pháp giải thích quy phạm theo nội dung,theo logíc, trình tự, lịch sử và hệ thống.

Từ các căn cứ kể trên, người áp dụng tìm thấy cơ sở pháp lý cần thiết, căn cứ vào đó để soi vào hành vi vi phạm mà ra quyết định xử phạt. quyết định xử phạt là giai đoạn cơ bản cuối cùng của hoạt động xử phạt. Thực hiện các quyết định cuối cùng của xử phạt hành chính nhiều trường hợp thuộc nghĩa vụ của cơ quan áp dụng pháp luật xử phạt. Trong pháp lệnh về xử phạt cũng có quy định về điều này. Nhưng xét thuần tuý về quá trình tố tụng hành chính thì thực hiện các quyết định xử phạt không thuộc 1 giai đoạn của quá trình tố tụng này. Bởi vì 3 lẽ sau: a) đối tưọng của áp dụng pháp luật và thực hiện các văn bản áp dụng pháp luật khác nhau; b) Thực hiện các văn bản xử phạt thưòng do các cơ quan khác tiến hành; c) thủ tục các hoạt động áp dụng pháp luật và thi hành các văn bản pháp luật áp dụng khác nhau.

Khiếu nại các quyết định xử phạt và thẩm quyền tái xét.

Các quyết định xử phạt hành chính về nguyên tắc có thể bị khiếu nại khi người bị xử phạt hoặc người quan tâm đến vụ việc cho rằng quyết định đó không hợp pháp và thiếu căn cứ. Người khiếu nại có quyền đề đạt ý kiến của mình với các cấp trên đã ra quyết định xử phạt với bất kỳ cơ quan nhà nước naò.

Mặc dù chưa có nhiều số liệu công bố chính thức về tình hình khiếu nại tố cáo của nhân dân gửi đến các cơ quan Đảng và nhà nước, nhưng qua đợt phê bình và tự phê bình, góp ý kiến của đại hội Đảng lần thứ 6, và qua tin tức phản ánh của các báo đài chúng ta thấy kiến nghị của quần chúng ngày càng tăng. Tính tích cực của nhân dân không cần phải tranh cãi, đã thể hiện quần chúng ngày càng tham gia đông đảo hơn vào công việc của nhà nước xã hội, quần chúng càng giác ngộ hơn và không muốn dung thứ các hiện tượng vi phạm pháp luật. Nhưng đồng thời còn phản ánh tình hình thiếu sót, nhược điểm trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân, sự thiếu hoàn thiện của pháp luật và áp dụng chúng.

Có tình hình là khiếu nại tố cáo đang được gửi đến nhiều cơ quan của Đảng, nhất là các cơ quan trung ương; các khiếu nại tố cáo bị kính chuyển từ cơ quan nọ sang cơ quan kia và đôi khi cuối cùng lại trở về cơ quan bị khiếu nại, việc giải quyết khiếu nại kéo dài từ tháng này sang tháng khác thậm chí năm này qua năm khác. Tình hình khiếu nại các quyết định xử phạt hành chính chắc chắn cũng nằm trong tình trạng chung như vậy.

Thực tiễn đó đòi hỏi cần hoàn thiện pháp luật về quyền khiếu nại tố cáo và phải quy định lại trật tự khiếu nại tố cáo các quyết định xử phạt hành chính nói riêng.

Lâu nayviệc xét khiếu nại các quyết định xử phạt hành chính do cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan của cơ quan quyết định xử phạt thực hiện và quyết định của cơ quan đó là quyết định cuối cùng. Trình tự này có ưu điểm, một là quyết định tái xét có hiệu lực đối với cấp dưới và mặt khác làm cho quá trình tái xét được tập trụng vào các cơ quan chuyên môn, trình tụ xem xét cũng giảm bớt nhiều phiền hà, giải quyết được nhanh chóng hơn. Bên cạnh ưu thế đó, vẫn nhận ra những nhược điểm của nó. Thứ nhất, quyết định khiếu nại xử phạt hành chính không phải lúc nào cũng được gửi đến cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đã ra quyết định xử phạt. Bởi lẽ công dân có thể chưa nắm được quy định này, mặt khác do tính cục bộ ngành mà việc tái xét đôi khi không được thận trọng và công minh nên làm cho nhân dân thiếu tin tưỏng. Từ đó, họ sẽ gửi đến cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật như Viện KIểm sát, toà án, thanh tra hoặc các cơ quan Đảng và chính quyền nhà nước. Thứ hai, việc khiếu nại quyết định xử phạt về tính pháp lý hình thức tức là có sự tranh chấp giữa công dân với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. Việc tranh chấp giữa 2 bên, mặc dù trong Luật hành chính thì có 1 bên mang quyền lực nhà nước, cũng không thể giải quyết theo nguyên tắc quyền lực trực thuộc .

Vì vậy, theo chúng tôi quan điểm giải quyết khiếu nại tô cáo các quyết định xử phạt hành chính cần tuân theo 1 trật tự mới là: Các cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính có quyền xét và giải quyết các khiếu nại quyết định xử phạt cấp dưới, trừ các tranh chấp chỉ thuộc thẩm quyền của toà án. Từ đó, có nghĩa là toà án cũng có quyền xét xử các quyết định xử phạt hành chính. Quy định như vậy tránh được tình trạng luân chuyển giấy tờ từ cấp nọ đến cấp kia, từ địa phương đến trung ương, hạn chế trì trệ trong giải quyết công việc và khách quan hơn.

Chỉ có vấn đề là xác định những loại vụ việc nào và quyết định của cơ quan (người có chức trách) nào do toà án xem xét và giải quyết các khiếu nại. Vì chúng, chính là lao động cải tạo hành chính là 2 hình thức rất gần với biện pháp hình sự. Vì vậy, tất cả các biện pháp hình sự đó, nếu có khiếu nại nên chuyển sang toà án giải quyết, tức là nhà nước trao thêm thẩm quyền tái xét các quyết định xử phạt. Mà còn có quyền xử phạt các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật nước ta. ở nước ta, trong điều kiện hiện tại, chưa thể dân chủ hoá toàn bộ quá trình xét xử, cho nên việc giao 1 số vụ việc cho toà án xét là hợp lý, là phù hợp với tăng cưòng dân chủ hoá xã hội .

Tóm lại, việc khiếu nại các quyết định xử phạt còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu như thời hạn hiệu lực... Nhưng ở đây chúng tôi chỉ có ý kiến về thẩm quyền xét khiếu nại mà thôi.

 

Một số vấn đề sau 1 năm thực hiện pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính .

Tạ Minh Lý

Chuyên viên Bộ tư pháp

Sau 1 năm thi hành pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, nhìn 1 cách tổng thể thấy còn nhiều vấn đề cần phải đặt ra để nghiên cứu và có biện pháp giải quyết cụ thể, có trong xây dựng pháp luật và thực hiện văn bản pháp luật về xử phạt hành chính .

Về công tác xây dựng văn bản pháp luật sau pháp lệnh xử phạt hành chính là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước và quản lý hành chính. Pháp lệnh thống nhất về nguyên tắc những vấn đề đã đựoc quy định tản mạn và chống chéo, mâu thuẫn khó thực hiện ở các cấp. Pháp lệnh ra đời đánh dấu 1 bước tiến mới nhằm củng cố trật tự và kỷ cương trong lĩnh vực quản lý hành chính, góp phần đưa hoạt động hành chính vào khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên pháp lệnh mới chỉ nêu được những vấn đề thuộc về nguyên tắc xử lý. Quy định các hình thức phạt và biện pháp hành chính, xác định các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt. Muốn pháp luật thật sự đi vào đời sống phải có văn bản quy định cụ thể và chi tiết: Các nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính (trật tự an toàn xã hội, văn hoá, giáo dục ... )

Từng hành vi cụ thể với từng hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp hành chính, thủ tục xử phạt cụ thể... do HĐBT ban hành, ở địa phương HĐND cấp tỉnh căn cứ vào pháp lệnh và các nghị định, xuất phát từ đặc điểm cụ thể của địa phương quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phưong, hình thức xử phạt và biện pháp hành chính khác đối với các hành vi đó. Trừ các trưòng hợp đã được quy định trong văn bản pháp luật của trung ương. Ngay sau khi pháp lệnh được công bố 30.11.1989 HĐBT đã ban hành chỉ thị số 74/CT ngày 13.3.1990 về việc tổ chức thi hành pháp lệnh. Trong chỉ thị đã quy định cụ thể các ngành, các cấp cần làm gì để phục vụ việc thi hành pháp lệnh.

Nhưng đã hơn 1 năm pháp lệnh có hiệu lực thi hành, trong số hơn 2 chục (24) nghị định cần xây dựng thì mới có 10 dự thảo đang được xây dựng ở mức độ cơ bản trong các linh vực:

1- Trật tự an toàn xã hội

2- Quản lý và bảo vệ rừng

3- Hải quan

4- Kế toán- thống kê

5- Quản lý đất đai

6- Phát triển và bảo vệ nguồn lơi thuỷ sản

7- Văn hoá- thông tin- thể thao- du lịch

8- Xây dựng và nhà cửa, công trình đô thị

9- Bảo vệ đê điều và công trình thuỷ lợi

10- Quản lý nhà nước về y tế

Còn 14 nghị định về các lĩnh vực khác cho đến nay vẫn chưa được tiến hành soạn thảo. Đặc biệt 1 số nghị định quy định chi tiết thi hành pháp lệnh như: chế độ quản lý tiền phạt và biên lai phạt, phạt bằng ngoại tệ, thủ tục cưõng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, chế độ khen thưỏng...

Thực tế trong quá trình xây dựng các dự thảo nghị định thấy trong pháp lệnh có 1 số quy định chưa hợp lý, chặt chẽ trong nhiều điểm. Ngay khái niệm vi phạm hành chính, cho đến nay vẫn còn tranh luận chưa phân biệt rõ ràng vi phạm hành chính và vi phạm hình sự, việc quyết định vi phạm hành chính với các yếu tố cấu thành không rõ ràng dẫn đến việc quy định các hành vi vi phạm hành chính trong nghị định cũng không chặt chẽ. Trong các tình tiết tăng nặng có quy định (vi phạm gây thiệt hại lớn về tài sản ) điểm 3,9 mức độ nào là lớn. Mức độ khống chế, giới hạn hoặc dấu hiệu để đánh giá đều không có.

3- Về vấn đề thời hiệu thực tế hiện nay rất khó áp dụng, khó theo dõi để tính thời hiệu. Đặc biệt thời hiệu đã được xoá (tiền sự) việc lưu giữ hồ sơ, thẻ cá nhân... Không được quy định trong các văn bản khác nên những vấn đề này coi như không thực hiện được.

4- Về hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khác.

Hình thức cảnh cáo là không thực tế và không có áp dụng.

- Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đang bị vận dụng bừa bãi và dẫn đến tình trạng kiện cáo, gây hoang mang. Nhất là văn bản quy định về vấn đề này vẫn chưa được ban hành, vẫn vận dụng nghị định 46- HĐBT năm 1983.

Hình thức phạt tiền thực tế được sử dụng chính nhưng lại không khống chế mức tối đa, không lấy mức thiệt hại làm căn cứ tình phạt. Biện pháp bồi thưòng thiệt hại chỉ quy định đến 100000 là tối đa, trong khi ấy mức thiệt hại có thể gấp nhiều lần. Biện pháp khác thì lại thiếu như đình chỉ hành vi mất an toàn lao động, tiêu huỷ các giấy tờ là tang vật vi phạm hành chính không có giá trị pháp lý .

Về thẩm quyền xử phạt.

Thực tế hiện nay trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đang có xu hưóng hình thành tổ chức thanh tra chuyên ngành để làm chức năng thanh tra đồng thời xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng trong pháp lệnh chỉ quy định với thanh tra viên (điểm 3 điều 19) làm chức năng chuyên ngành được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100000 tước quyền sử dụng giấy phép và áp dụng các biện pháp cưõng chế khác trong điều 12 của pháp lệnh trừ biện pháp buộc bồi thưòng thiệt hại. Như vậy là pháp lệnh chỉ quy định 1 mức phạt tiền 100000 đồng mà không quy định các mức cao hơn, cũng như không quy định cho thủ trửơng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt, và không quy định thanh tra viên ở các cấp.

Đối với lực lượng kiểm lâm nhân dân, cũng chỉ quy định đến hạt trưởng hạt kiểm lâm cấp huyện còn ở cấp chi cục (tỉnh) cục kiểm lâm thì không quy định .

Pháp lệnh cũng không quy định thẩm quyền của chi cục thuế, hải quan cấp tỉnh trong xử phạt hành chính .

Việc xử lý vi phạm hành chính trong tài kinh tế các cấp thực tế hiện nay cũng phải được xem xét lại. Có quy định cho trọng tài kinh tế xử vi phạm hành chính không.

B) Về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt.

Các thủ tục khám người, phương tiện cũng như thẩm quyền khám trong pháp lệnh quy định rất chặt chẽ, phải lập biên bản... việc tạm giữ người phải có quyết định nhưng thực tế khi làm nhiệm vụ, các lực lượng hải quan, kiểm lâm cảnh sát không lập biên bản trừ trưòng hợp có vi phạm lớn cần chuyển cấp thủ trưởng quản lý .

Pháp lệnh quy định : khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được tiến hành kh có lệnh viết của thủ trưỏng cơ quan công an cấp huyện và lệnh này phải được Viện trửơng Viện KIểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn, nên việc khám này thực tế khó thực hiện. Quy định quá chặt chẽ quá tập trung nên các cấp khó thực hiện nhất là thanh tra viên.

7- Vấn đề khen thưỏng: trong pháp lệnh quy định người thi hành công vụ (tức là người có thẩm quyền khám xét và phạt hành chính ) được khen thưỏng theo quy định chung của nhà nước nếu có thành tích, nhưng thực tế các ngành các cấp vẫn duy trì hình thức thửong tiền theo tỷ lệ tiền phạt và giá trị hàng phạm pháp. Vừa qua trong đợt chống buôn lậu HĐBT đã ban hành quyết định 366-CT ngày 15.10.90 và quyết định 38-CT về thành lập các đội đặc nhiệm chống buôn lậu.

Trong đó có quy định về mức tiền thưỏng trái với pháp lệnh hơn nữa các văn bản mới của nhà nước về vấn đề khen thưỏng chưa được ban hành, các ngành vẫn duy trì văn bản cũ. Tiến độ xây dựng các văn bản của HĐBT sau pháp lệnh là rất chậm và không đồng bộ nên hiệu quả của pháp lệnh trong thực tế bị xem nhẹ, các ngành vẫn duy trì văn bản cũ trái với tinh thần pháp lệnh, nếu thấy thực tế những ngành nàovẫn có văn bản cũ thì vẫn xử phạt như lâm nghiệp (1 năm tới hơn 50.000 vụ) y tế, văn hoá... còn những ngành chưa làm được văn bản mới vẫn chưa tiến hành xử lý được như thưong nghiệp (phạt ngoại tệ) quản lý tiền tệ...

ở các địa phưong sau khi pháp lệnh xử vi phạm hành chính có hiệu lực, thực hiện chỉ thị 74/CT ngày 13.3.1990 của chủ tịch HĐBT, UBND cấp tỉnh đều ra quyết định về việc rà soát xét văn bản và vấn đề thực hiện pháp lệnh. Hầu hết các tỉnh đều ra quyết định huy văn bản quy định xử phạt hành chính của cấp huyện và giao sở tư pháp giúp đỡ các sở ra văn bản của cấp tỉnh trình HĐND tỉnh phê chuẩn (Lạng sơn, Hà nội, TPHCM, Lai châu, Gia lai, ...) có tỉnh đã dự thảo hẳn 1 văn bản quy định các hành vi vi phạm hành chính trong tỉnh (thái bình). Nhưng trong thực trạng HĐBT chưa ban hành các nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính và các mức phạt tưong ứng dẫn đến việc các địa phương chưa có cơ sở để ra văn bản trong tỉnh. Đứng trước tình trạng trên xuất phát từ yêu cầu thực tế của địa phương, nhiều tỉnh đã ban hành quy định tạm thời (Hà nội, phú yên...) hoặc vẫn sử dụng những văn bản cũ của UBND cấp tỉnh. ở Hà nội, sở y tế cũng ra quyết định 438/QĐ-QLTT ngày 6.6.1990 quy định việc xử phạt các vi phạm hành chính trong nghề y tế tư nhân và kinh doanh thương mại về thuế, vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản đã quy định .

Việc chậm ban hành các văn bản của HĐBT trong thực tế còn dẫn đến việc sử dụng tuỳ tiện, cố tình làm trái pháp luật trong nhiều ngành, nhiều cấp (thưòng xảy ra ở các trạm kiểm soát, quản lý thị trường, đất đai, kiểm soát qua biên giới.

Việc áp dụng pháp lệnh trong thực tế. Vì chưa kịp thời ban hành các văn bản của HĐBT, các ngành, các cấp vẫn sử dụng những văn bản cũ truớc pháp lệnh, bởi vì việc tiến hành tổng kết 1 năm thi hành pháp lệnh rất khó khăn, không thực tế.

Vừa qua theo số liệu báo cáo không đầy đủ thì kiểm lâm hàng năm xử lý hơn 50000 vụ. Hải quan xử lý nhiều hơn, còn các ngành hầu như không tổng kết được (cả đối với xử lý vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản và xử lý theo thủ tục có quyết định bằng văn bản ).

Qua đây thấy được rằng chưa có văn bản cụ thể về thủ tục, về việc quản lý và cấp biên lai phạt... việc xử lý vẫn là ngành nào, cấp nào biết cấp đó...

ở địa phương chúng ta hãy điểm qua việc áp dụng pháp luật ở Lạng sơn 1 tỉnh miền núi đã có tiến hành tổng kết 1 năm thực hiện pháp lệnh.

Cảnh sát Lạng sơn từ tháng 1 năm 1990 đến 8.90 trong lĩnh vực trật tụ xã hội xử lý 90 hộ vi phạm điều lệ hộ khẩu thu 1.151.000 đồng, 150 đồng nhân dân tệ, phạt 17 khách sạn không chấp hành nội quy về đăng ký, về quy chế an ninh trật tự phạt 264 ngàn đồng, phạt 4 quán trọ thu 153 ngàn xử lý 22 đối tưọng đánh bạc thu 260 ngàn (đặc biệt vẫn sử dụng phạt lao động công íchtừ 1 ngày công), phạt 2 đối tưọng tàng trữ vũ khí thu 100000, xử lý hành chính 110 vụ vi phạm nhỏ (vi cảnh) giao cho địa phương quản lý .

Trên lĩnh vực an toàn giao thông đã phạt 2.123 lượt xe môtô, ô tô thu 900 phiếu kiểm soát, tạm giữ 17 xe ô tô chở kim loại cấm, giữ 111 xe mô tô chở đồng không có giấy tờ. Tổng số tiền phạt thu được 28.487.470 đồng, lập biên bản xử lý 25 trưòng hợp vi phạm nội quy an toàn phòng cháy nhưng chưa phạt vì chưa có văn bản hưong dẫn mức phạt...

Sở giao thông vận tải Lạng sơn xử lý 6 xe ô tô của xí nghiệp Sông đà vi phạm an toàn giao thông đưòng bộ phạt 1.200000 đồng.

Chi cục kiểm lâm Lạng sơn trong 1988-1989, 1990 đã xử phạt 800 vụ, cảnh cáo 20%, 80% phạt tiền, thu hồi giấy phép, tịch thu tang vật (thu hàng nghìn m3 gỗ các loại). Ngoài ra trong 1 số vụ còn bắt thu bồi thưòng thiệt hại.

ở huyện Hữu Lũng đã phạt tiền 4 đối tưọng là người trung quốc đi sâu vào nội địa, 9 đối tưọng trộm cắp, 6 đối tưọng gây thưong tích, 2 đối tưọng gây rối trật tự, 4 đối tưọng chống ngưòi thi hành công vụ, 11 đối tưọng nghiện hút, buôn bán thuốc phiện, 27 đối tưọng cờ bạc, ở huyện còn áp dụng các biện pháp tập trung cải tạo từ 1-6 tháng, tập trung lao động để lấy tiền nộp phạt.

ở huyện Chi lăng đã áp dụng xử phạt hành chính đối với 1 số vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Tuy nhiên ở đây ngoài phat tiền còn phạt công ích tới 10 ngày.

ĐIểm qua tình hình áp dụng pháp lệnh trong đời sống thực tế của chúng ta thấy 1 yêu cầu cấp bách là phải ban hành kịp thời các quy định của trung ương ( các nghị định của HĐBT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quy định cụ thể các hành vi vi phạm và mức phạt, quản lý biên lai phạt, xử lý tang tài vật vi phạm hành chính ... Cần có sự tập trung chỉ đạo và có các đoàn kiểm tra về việc thực hiện pháp lệnh, việc xử phạt đang có xu hứớng tăng nhất là trong lĩnh vực quản lý thị trường nhất là trong lĩnh vực thuế... nhưng cũng là nơi việc xử phạt dễ tuỳ tiện, vi phạm quyền và lợi ích công dân. Nhất là hiện nay thị trường đang bung ra, việc xử lý không theo 1 thủ tục nào, mức phạt không thống nhất còn ảnh hưỏng nhiều đến việc kinh doanh của công dân và giảm hiệu lực của pháp luật .

giới thiệu lịch sử pháp luật về xử phạt hành chính ở Việt Nam

Xử phạt hành chính là biện pháp cưõng chế nhà nước quan trọng và phổ biến do cơ quan quản lý nhà nước sử dụng trong hoạt động chấp hành và điều hành của mình nhằm xử lý các hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước, gây khó khăn hoặc làm giảm hiệu lực hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm mất trật tự, an toàn xã hội hoặc cản trở những biện pháp bảo đảm trật tự quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội. Các vi phạm này có tính chất ít ngiêm trọng hơn So sánh với tội phạm nhưng lại chiếm 1 số lượng lớn trong cơ cấu vi phạm pháp luật và gây thiệt hại không nhỏ với lơi ích của nhà nước và của xã hội ảnh hưỏng trực tiếp tới trật tự quản lý nhà nước vi phạm quyền tự do dân chủ, quyền và lợi ích của công dân .

Ngay từ khi mới ra đời, nhà nước Việt Nam dân chủ đã ban hành nhiều văn bản quy định xử phạt hành chính nhằm bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trên 1 số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, sắc lệnh số 57 của chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 10.11.1945 cấm không được sản xuất, tàng trữ, tiêu thụ rượu chế tạo bằng cốc đã giao cho UNND các địa phương, các nhân viên sở lâm phong, sở cảnh sát, sở thuế quan và thuế gián quan được phạt từ 200-2000 đồng đối với người sản xuất các thứ rượu chế tạo bằng ngũ cốc, phạt 100-1000 đồng đối với người bán , tàng trữ hay đài tải các loại rượu nói trên, phạt 10-200 đồng đối với người mua hay tiêu thụ vì nếu tái phạm thì phạt gấp đôi ngoài ra còn đươc áp dụng hình phạt tịch thu rượu, các khí cụ dùng để sản xuất, tàng trữ hay đài tải. Nghị định của Bộ quốc dân kinh tế ngày 30.10.1945 cấm hẳn trên địa hạt bắc bộ trong thời hạn 3 tháng việc khai trương và khuyếch trưong những cơ quan thương mại hay kỹ nghệ dùng làm thóc gạo làm vật liệu chính quy định UBND bắc bộ được ra lệnh đóng cửa hàng, tịch thu các vật liệu dùng trong hàng kỹ nghệ hay thương mại bị cấm...

Số lượng các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính ở trung ương ban hành ngày càng nhiều, nhất là trong những năm gần đây vi phạm hành chính không những không giảm mà còn có chiều hưóng gia tăng trong mọi linh vực của đời sống xã hội buộc các cơ quan nhà nước phải ban hành 1 khối lượng lớn các văn bản để điều chỉnh. Tính đến năm 1988, nhà nước ta đã ban hành hơn 250 văn bản về xử phạt vi phạm hành chính do nhiều cơ quan khác nhau trong hệ thống các cơ quan quyền lực và quản lý ban hành như Quốc hội, Hội đồng nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, các Bộ, cơ quan ngang bộ... (các văn bản địa phương do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành cũng rất lớn nhưng không thống kê vào con số này).

Trong số đó có 4 Luật của Quốc hội, 4 Nghị quyết của Uỷ ban thưởng vụ Quốc hội, 9 Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước, 97 văn bản của Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch HĐBT (Thủ tướng Chính phủ trước đây), còn lại là các văn bản của các ngành. Các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính được ban hành để xử lý các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội như quản lý thị trường, thuế, vệ sinh phòng dịch, quản lý văn hoá phẩm... Đặc biệt là các văn bản về quản lý thị trường, về vi phạm hải quan chiếm một số lượng lớn trong tổng số các văn bản pháp luật về ử phạt vi phạm hành chính.

Nghiên cứu các văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành ở nước ta, chúng tôi bước đầu có nhận xét về một số vấn đề sau:

1. Về chủ thể phạt hành chính

Đặc trưng của phạt hành chính là không do Toà án nhân dân mà do các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều có thẩm quyền do pháp luật quy định tiến hành. Phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nếu như hoạt động xét xử của Toà án thì ngược lại việc áp dụng chế tài hành chính (xử phạt hành chính) có tính nhiều chủ thể. Hoạt động xét xử hành chính chỉ là một mặt trong các hoạt động quản lý khác của cơ quan quản lý do đó nó không mang đặc tính là cơ quan chuyên trách chuyên lo việc xét xử . Đối với cùng một loại hành vi vi phạm, có thể có nhiều cơ quan khác nhau cùng có quyền áp dụng biện pháp xử phạt. ĐIểm này chúng ta có thể thấy trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, Ví dụ như Nghị định 111/CP về việc ban hành Điều lệ phòng và chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đối với những hành vi vi phạm điều lệ thì các cơ quan thú y, công an, hải quan, UBND xã có quyền áp dụng biện pháp xử phạt hay như Nghị định 203 ngày 19-12-1967 quy định về vi phạm giao thông đường biển,...

Việc nhiều cơ quan, nhiều người có thẩm quyền khác nhau cũng có quyền xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính có ưu điểm là bảo đảm xử lý nhanh và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Thường các cơ quan này có chức năng kiểm tra, giám sát quản lý các hành vi mà các hành vi vi phạm này xâm phạm tới. Do vậy việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của cơ quan này nhằm ngăn ngừa các vi phạm, bảo đảm sự hoạt động bình thưòng và phù hơp với chức năng quản lý của ngành mình, địa phương mình.

Tuy nhiên, trước tình hình đó, cũng cần chú ý sao cho mỗi 1 hành vi vi phạm chỉ bị xử lý 1 lần do 1 cơ quan có thẩm quyền xử phạt nhằm bảo đảm tính pháp chế XHCN trong việc xử phạt hành chính và bảo đảm quyền cho người vi phạm. Pháp luật hiện hành của chúng ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong từng văn bản cụ thể mặc dù có quy định nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt nhưng văn bản lại không phân biệt rõ thẩm quyền của từng cơ quan. Do đó hiện tưọng có nhiều sự lộn xộn về thẩm quyền xử phạt trên thực tế không tránh khỏi.

Tính chất nhiều chủ thể của xử phạt hành chính được thể hiện rõ rệt nhất đó là trong các văn bản pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền (chủ thể xử phạt) được quy định có tính hệ thống xây dựng theo chiều dọc và có sự phân quyền xử phạt ở mỗi cấp tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm hay áp lực tuỳ theo các biện pháp xử lý, Ví dụ; Nghị quyết 487-NQ/QHK4 của uỷ ban thưòng vụ quốc hội ngày 26.9.1974 ban hành điều lệ thuế hàng hoá quy định với hành vi vi phạm điều lệ thì trưỏng trạm thuế phạt đến 50 đồng, trưỏng phòng tài chính huyện, thi xã, khu phố phạt đến 1000 đồng và tịch thu hàng hoá đến 100 đồng.

Giám đốc sở, trưỏng ty tài chính phạt trên 1000 đ và tịch thu hàng trên 100 đ hay Nghị định 293-CP của hội đồng chính phủ này 4.7.81 về việc thi hành pháp lệnh ngày 14.11.79 về việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em quy định UBND quận, huyện và cấp tưong đương được cảnh cáo phạt tiền từ 1-50 đ, phạt lao động công ích từ 1-3 ngày. UBND xã, phường được cảnh cáo, phạt tiền từ 1-5 đ hoặc phạt lao động công ích đến 1 ngày đối với các hành vi vi phạm pháp lệnh và nghị định.

Do tính chất đa dạng và phức tạp của các hành vi vi phạm hành chính, chúng tôi thấy rằng việc quy định các hành vi vi phạm, hệ thống các cơ quan người có thẩm quyền xử phạt trực tiếp và cụ thể trong từng văn bản pháp lệnh theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và có dựa theo trình tự xử phạt tưong ứng với quyền của cấp chủ thể (tất nhiên là phù hợp với các quy định chung của pháp luật hiện hành) là cần thiết và thiết thực trong điều kiện có nhiều chủ thể phạt hành chính, nó bảo đảm để thi hành, tránh sự tuỳ tiện của các cơ quan .

Nhìn vào các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính chúng tôi cũng rễ dàng kết luận là trong hệ thống các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính, UBND các cấp có vị trí đặc biệt quan trọng, pháp luật quy định UBND các cấp có quyền xử lý đối với loại vi phạm về; quản lý thị trường, các quy định về bảo vệ môi trưòng, các quy định về đê điều, thuỷ nông và vi phạm các quy định khai thác tài nguyên, khoáng sản, các quy định bảo vệ đất đai, vi phạm quy định, quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam .

Gần đây, xu hưóng tập trung quyền xử lý đối với các vụ vi phạm hành chính cho UBND ngày càng tăng. ĐâY là 1 cơ quan xử lý vi phạm hành chính có hiệu quả, có tác dụng giáo dục và cải tạo người vi phạm cao, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân .

Ngoài UBND các cấp là cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính theo lãnh thổ còn có các cơ quan xử phạt theo ngành gồm; các cơ quan công an, hải quan, tài chính, ngân hàng...

2. Về đối tưọng xử phạt hành chính :

Trong các văn bản pháp lệnh hành chính, đối tưọng thưòng bị xử phạt thưòng được quy định như sau; cá nhân hoặc đơn vị có hành vi vi phạm ... thì bị xử phạt... người nào..., có văn bản lại không ghi rõ đối tưọng mà chỉ quy định một cách chung chung các hành vi vi phạm .

Như vậy, là theo pháp luật hiện hành của ta từ trước đến nay, các tổ chức cũng là đối tưọng xử phạt hành chính Ví dụ; sắc lệnh số 033-SL quy định chế độ tự do xuất bản ngày 18.6.57 quy định xử phạt hành chính đối với các nhà xuất bản nếu vi phạm chế độ xuất bản hay Nghị định số 519 (29.10.57) của thủ tướng chính phủ quy định thể lệ về bảo tồn cổ tích quy định cả tư nhân, cán bộ, cơ quan đoàn thể, các ban bảo vệ di tích hay các văn bản về quản lý thị trường (thuế công thưong nghiệp, thuế môn bài... ) quy định xử phạt cả tổ chức kinh doanh ...

ở đây, khi xác định đối tưọng xử phạt hành chính có liên quan đến 1 số vấn đề lý luận về đối tưọng xử phạt hành chính, lý luận về trách nhiệm hành chính cho thấy rằng phạt hành chính chỉ áp dụng đối với vi phạm hành chính tức là các hành vi thực hiện do lỗi của người vi phạm (lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý). Không được áp dụng 1 chế tài nào đối với người không có lỗi. Nhưng 1 vấn đề đặt ra là, đối với vi phạm hành chính thì không chỉ có cá nhân (thể nhân) mà còn do cả tập thể vi phạm. Do đó cần xác định lỗi của tập thể như thế nào để có cơ sở áp dụng chế tài hành chính đối với tập thể có nhiều quan điểm rằng, không xác định được lỗi đối với 1 tập thể do không áp dụng chế tài xử phạt cả tập thể, phạt như thế không có giá trị giáo dục, thuyết phục đối với tập thể vi phạm. Ngược lại có ý kiến cho rằng vi phạm của tập thể là do các thể nhân đại diện của tập thể đó tiến hành. Do vậy khi một tổ chức vi phạm vẫn cần xử phạt hành chính đối với tập thể đó (ví dụ, nếu phạt tiền thì đánh vào công quỹ hoặc vẫn áp dụng các biện pháp tịch thu, đóng cửa cấm kinh doanh ... ) còn đối với những người trực tiếp gây ra vi phạm và những người có trách nhiệm tổ chức đó thì phải tiến hành xác định lôĩ của họ trong khi thi hành phận sự để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật .

Đối với hiện tưọng chịu trách nhiệm hành chính là cá nhân, hiện nay trong các văn bản Luật hiện hành chưa có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hành chính ngoài điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo nghị định 143 - CP ngày 27.5.77 vì vậy trong thực tiễn xử lý các vụ vi phạm hành chính thưòng, có khó khăn lúng túng. Ngoài ra các văn bản pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định chung về trách nhiệm hành chính của các đối tưọng là người nước ngoài , người không có quốc tịch và quân nhân. Theo chúng tôi được biết dự thảo pháp lệnh về xử phạt hành chính đã có cố gắng khắc phục những thiếu sót trên đây trong phần quy định về đối tưọng xử phạt hành chính

3- Về hình thức xử phạt.

Từ trước đến nay, các hình thức xử phạt trong các văn bản pháp luật hiện hành rất phong phú và đa dạng, có thể liệt kê ra các hình thức khác nhau; phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu hàng hoá, tang vật, phưong tiện hành nghề kinh doanh, đình chỉ hoặc làm nghề có thời hạn hoặc vĩnh viễn, không cho phép ra vào lãnh thổ Việt Nam, phạt lao động công ích, khiển trách, kiểm điểm công khai trước phưòng, xã, cơ quan nơi người vi phạm sinh sống công tác ... Ngoài ra các hình thức xử phạt pháp luật còn quy định nhiều hình thức phòng ngừa khác có tính chất cưỡng chế hành chính (biện pháp kèm theo như; trưng mua hàng hoá phạm pháp, buộc tháo dỡ các công trình trái phép, khôi phục lại nguyên trạng, huỷ bỏ các vật phẩm không có giá trị sử dụng, đình chỉ tạm thời những hoạt động gây ô nhiễm, lây lan dịch bệnh và đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, buộc bồi thưòng thiệt hại do vi phạm gây ra... Nếu thống kê số lượng các hình thức xử phạt, ngăn ngừa, phòng ngừa của pháp luật hiện hành ở nước ta cũng phải kể trên 100 hình thức cụ thể khác nhau.

Một hệ thống các biện pháp xử phạt phong phú và đa dạng như vậy, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền xử lý có thể lựa chọn các biện pháp thích hợp khi xử lý các hành vi vi phạm nhằm đấu tranh có hiệu quả chống lại các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các cơ quan trên có thể tuỳ tiện chọn bất cứ 1 hình thức phạt nào mà đối với mỗi loại hành vi vi phạm chỉ áp dụng một loại phạt nhất định được pháp luật quy định. Do vậy để bảo đảm pháp chế trong công tác xử phạt hành chính, cần quy định 1 cách thống nhất các biện pháp xử phạt hành chính, phải định rõ nội dung của mỗi loại và có giới hạn hợp lý giữa các loại, phải quy định đầy đủ mức độ và giới hạn của các biện pháp phạt và phòng ngừa, xác định mối quan hệ thống nhất giữa các loại phạt hành chính cũng như tính chất độc lập của mỗi loại phạt...

Một thực tế chúng tôi nhận thấy qua các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính hiện hành là bên cạnh các văn bản có quy định hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt tưong ứng vẫn còn nhiều văn bản quy định 1 cách chung chung là đối với hành vi vi phạm như trên thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo pháp luật hành chính hiện hành. Quy định như vậy dễ làm cho người thực hiện dễ lúng túng dẫn đến xử lý sai phạm các hành vi phạm tội nhất là trong tinh trạng trình độ hiểu biết pháp luật trong cán bộ và nhân dân chưa cao như hiện nay thì việc quy định như trên cũng phải nhanh chóng được chấm dứt. Đặc biệt cần phải có quy định 1 cách chặt chẽ là đối với cơ quan nào thì chỉ được áp dụng các hình thức phạt 1 cách tưong ứng như thế nào. Ví dụ ngoài cơ quan công an không 1 cơ quan nào có quyền áp dụng biện pháp giam hành chính, không phải bất cứ cơ quan nào cũng có quyền áp dụng tất cả các biện pháp trong hệ thống xử phạt hành chính nói trên.

4- Về ranh giới phân biệt trách nhiệm hành chính với trách nhiệm hình sự .

Như trên đã nói, cơ sở để áp dụng trách nhiệm hành chính là các hành vi vi phạm hành chính, chỉ áp dụng chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm ,là pháp luật quy định là phải chịu trách nhiệm hành chính. Còn cơ sở của trách nhiệm hình sự là tội phạm. Tội phạm hình sự là các hành vi phạm pháp được quy định trong Bộ Luật hình sự .

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trưòng hợp khó phân biệt hành vi vi phạm pháp luật hành chính và tội phạm hình sự, gây khó khăn cho việc lựa chọn chế tài hành chính hay áp dụng hình phạt đã được quy định trong Bộ Luật hình sự đối với hành vi vi phạm trong Bộ Luật hình sự . Bởi vì vi phạm hành chính cũng là 1 tội phạm vì (có lỗi) của con người và đều nguy hiểm cho xã hội. Nhưng điều chủ yếu và quan trọng nhất là để phân biệt tội phạm hình sự với vi phạm hành chính những hành vi nguy hiểm đe doạ xâm phạm những lợi ích căn bản của xã hội và con người, còn vi phạm hành chính thì ít nguy hiểm, gây thiệt hại ở mức độ thấp hơn. Khi đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì căn cứ vào yếu tố; mức độ tái phạm của vi phạm, sự tái phạm, phưong tiện gây ra vi phạm, tính chất với vi phạm, hình thức lỗi của người vi phạm ... Đối với tội phạm thì hình thức của lỗi (cố ý hay vô ý) là 1 dấu hiệu quan trọng của yếu tố cấu thành tội phạm, còn đối với hành vi vi phạm hành chính thì với cố ý hay vô ý nói chung không có nghĩa lớn, tuy trong 1 số trưòng hợp cũng được cân nhắc mức độ trách nhiệm .

Nói chung, ranh giới để phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự rất cơ động, trong các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta chưa có 1 văn bản nào quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề này. Thực tế của công tác đấu tranh phòng chống phạm tội cũng có nhiều trưòng hợp; 1 hành vi có đủ yếu tố hình thức của tội phạm, nhưng căn cứ vào lý do thực tiễn (tình hình kinh tế, xã hội ) lại được xử lý như 1 vi phạm hành chính, hoặc ngược lại sự tái phạm nhiều lần 1 vi phạm hành chính lại nhất định là coi lần vi phạm cuối cùng là phạm tội hình sự. Xu hưóng xử lý các tội phạm hình sự nhỏ (phi hình sự hoá) ngày càng gia tăng. Do vậy cơ sở của trách nhiệm hành chính không chỉ là các hành vi vi phạm hành chính mà còn có cả tội phạm hình sự nhỏ và ngược lại, các vi phạm hành chính nhiều lần (tái phạm) cũng có thể là cơ sở của trách nhiệm hình sự .

Về vấn đề phân biệt trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, trong các văn bản pháp luật hiện hành về xử phạt hành chính của ta thưòng ngoài việc quy định các biện pháp xử lý hành chính của các hành vi vi phạm còn đối với các hành vi phạm pháp ngiêm trọng (gây hậu quả ngiêm trọng) hoặc tái phạm nhiều lần thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. ở 1 số văn bản quy định chi tiết các hành vi vi phạm ở mức độ nào thì bị xử lý hình sự, phân biệt rõ ranh giới áp dụng chế tài đối với loại hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, phạm vi điều chỉnh của các văn bản đó.VD thông tư liên bộ số 1- TT/LB hướng dẫn thi hành nghị định 46HĐBT ngày 10.5.83 quy định xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả kinh doanh trái phép đã quy định đối với các hành vi vi phạm trị giá từ 20000 đ trở lên thì bị xử lý hình sự, dứoi 20000 đ thì xử phạt hành chính ... Tuy nhiên có nhiều văn bản chỉ quy định 1 cách chung chung, do đó việc lựa chọn chế tài hình sự hay chế tài hành chính nhiều khi phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người có thẩm quyền, vì vậy việc xử phạt không tránh khỏi những sai lầm, thiếu chủ quan.

5. Về thủ tục xử lý các vi phạm .

Xử phạt hành chính, như chúng ta đã biết do nhiều cơ quan có thẩm quyền tiến hành, do đó việc quy định 1 trình tự xử phạt chặt chẽ, thống nhất là 1 yêu cầu vô cùng cần thiết để bảo đảm pháp chế XHCN trong khi áp dụng hình phạt hành chính .

Đáng tiếc là ở ta chưa có 1 văn bản hoàn chỉnh nào quy định về thủ tục xử phạt hành chính. Các quy định về tố tụng hình sự chỉ nằm rải rác trong 1 số văn bản pháp luật ví dụ; thông tư số 9 Thương gia ngày 1.2.63 quy định về thủ tục, thời hạn kháng nghị của Viện KIểm sát nhân dân tối cao với các quyết định của cơ quan hành chính. Nghị định 143-Cp ngày 27.5.77 ban hành điều lệ xử phạt vi cảnh có quy định về thủ tục khiếu nại các quyết định xử phạt hành chính, nghị định 46 HĐBT ngày 10.5.83 và thông tư 1-LB ngày 25.1.84 của Bộ tư pháp và Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 46 HĐBT quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép có quy định 1 số vấn đề thủ tục xử phạt như; lập biên bản, biên lai thu tiền phạt, khiếu nại các quyết định xử phạt... Pháp lệnh ngày 27.1.81 của HĐNN về giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc tiếp nhận, quyền hạn, thời hạn xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo cũng như việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo... quyết định 275-TC/PC của Bộ tài chính quy định việc thống nhất phát hành, quản lý và sử dụng vé phạt tiền, biên lai thu tiền phạt trong việc xử phạt bằng biện pháp hành chính các vi phạm pháp luật ... Nhìn chung, các quy định lẻ tẻ về tố tụng hành chính trong các văn bản này phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của công tác xử phạt hành chính trong 1 phạm vi cụ thể nhưng nó chưa phải là toàn bộ các vi phạm về thủ tục xử phạt và nhiều khi giữa các văn bản này còn có các quy định chồng chéo không thống nhất với nhau.

Theo chúng tôi thủ tục xử phạt hành chính ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi cấp tuy có những nét khác nhau, nhưng về căn bản đều bao gồm những bước sau:

1. Phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản chứng thực sự vi phạm .

2. Xét biên bản và ra quyết định về việc mở thủ tục xử phạt hay xếp lại việc không phạt.

3. Thi hành quyết định xử phạt.

4. Khiếu nại quyết định xử phạt.

5. Kháng nghị quyết định xử phạt.

6.Giải quyết khiếu nại.

Hiện nay, trong dự thảo pháp lệnh về xử phạt hành chính để khắc phuc tình trạng thiếu thống nhất trong các quy định về tố tụng hành chính trên đây, đã dành 1 chưong quy định về thủ tục xử phạt hành chính gồm các chưong sau: Biên bản về vi phạm hành chính gồm các nội dung sau: Biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự, thi hành quyết định xử phạt, thủ tục đơn giản, tiền phạt và biên lai thu tiền phạt, thủ tục và biện pháp phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm hành chính, giữ người theo thủ tục hành chính, kiểm tra người hoặc đồ vật phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính xử lý tang vật, phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính, khiếu nại quyết định xử phạt, tố cáo...

Trên đây là 1 số kiến nghị bước đầu của chúng tôi rút ra đựoc khi nghiên cứu lịch sử pháp luật về xử phạt hành chính. Nhìn chung có thể nói rằng trách nhiệm hành chính có 1 quy mô, số lượng khá rộng lớn, 1 hệ thống phức tạp gồm nhiều văn bản khác nhau với 1 đối tưọng điều chỉnh vượt ra ngoài phạm vi các quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh, do nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định cũng như nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt, với nhiều hình thức xử phạt đa dạng phong phú, các quy phạm nội dung và quy phạm hình thức liên kết, quyện chặt với nhau trong 1 văn bản pháp luật cụ thể thủ tục xử lý cũng rất đặc biệt So sánh với các ngành luật khác. Với đặc điểm đa dạng, phức tạp như vậy hệ thống pháp luật này không tránh khỏi sự thiếu sót, không thống nhất, chồng chéo lẫn nhâu trong việc điều chỉnh những vấn đề giống nhau, thậm chí có sự mâu thuẫn trái ngược nhau. Trong số những văn bản hiện hành không hiếm những văn bản có nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế , chứa đựng những biệt lệ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi tán thành việc nhà nước đặt ra yêu cầu xây dựng Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định những nguyên tắc chung về xử phạt vi phạm hành chính nhằm tiến tới xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất trong lĩnh vực này. Đây là một việc làm thiết thực nhưng cũng rất phức tạp. Cần có sự đầu tư, phân tích, tìm tòi, đánh giá kỹ không chỉ về mặt lý luận mà cả thực tiễn lâu dài của công tác phòng chống vi phạm hành chính đồng thời cần tìm hiểu kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhên, theo yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính không chr đặt toàn bộ vào việc xây dựng Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính mà điều quan trọng hơn cả vẫn phải là thường xuyên rà soát, đổi mới các văn bản pháp luật hiện hành, để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trên tất cả mọi lĩnh vực quản lý của đời sống kinh tế xã hội. Tiến tới cũng cần đặt vấn đề pháp điển hóa pháp luật về trách nhiệm hành chính trong tương lai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật./.

 

File đính kèm downloadTải về