• Thuộc tính
Tên đề tài Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
Nội dung tóm tắt

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua ngày 2/7/2002 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2002. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định những vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính, thể hiện tập trung thống nhất chính sách xử lý vi phạm hành chính của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm đau tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính. Việc tìm hiểu và nắm vững các quy định của Pháp lệnh là một yêu cầu thực tế đặt ra có tính bức thiết hiện nay không chỉ đối với các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để tuyền truyền, phổ biến và áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính được chính xác, thống nhất mà còn đối với những cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và đông đảo quần chúng nhân dân.

'Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là Pháp lệnh "khung", quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc, làm cơ sở pháp lý cho việc xây đựng mới và sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng và ban' hành trên cơ sở quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Việc' nghiên cứu để ~ nắm vững, hiểu sâu, hiểu đúng, đầy đủ và toàn diện các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngày 1/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2002/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Việc tiến hành triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp bộ 1, Bình luận khoa học pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính" cũng là góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.

Từ những lý do chủ yếu nêu trên, việc nghiên cứu bình luận khoa học các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ nội dung các quy phạm của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành gồm có 10 chương, 124 điều, quy định tất cả những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất về xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở các chương, điều của Pháp lệnh, Đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu và bình luận có tính khoa học nội dung các quy phạm của từng chương, điều trong Pháp lệnh. Những nội dung bình luận này cần bảo đảm tính khoa học, khách quan, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn với mục đích để người đọc hiểu đúng, đáy đủ, chính xác tinh thần và nội dung của các quy phạm quy định trong Pháp lệnh.

III PHUƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Vì Đề tài nghiên cứu là bình luận khoa học một văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành dưới hình thức một Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nên việc nghiên cứu, thực hiện Đề tài chủ yếu thông qua các tài liệu xây dựng Pháp lệnh và báo cáo về thực hiện và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính thời gian qua.

Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp đặc thù khác là  phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải nhằm giúp cho việc bình luận các quy phạm trong Pháp lệnh đạt các yêu cầu, mục tiêu đặt ra.

IV. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nội dung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, phạm vi nghiên cứu của Đề tài bao gồm toàn bộ các chương điều của Pháp lệnh.

Lời nói đầu và căn cứ pháp lý để ban hành Pháp lệnh, các quy phạm từ Điều 1 "Xử lý vi phạm hành chính" đến Điều I24 " Hướng dẫn thi hành" của Pháp lệnh đều được lần lượt bình luận đầy đủ. Cụ thể, nội dung bình luận của Đề tài bao gồm các phần sau đây:

Giới thiệu khái quát tinh thần và những điểm mới của Pháp lệnh.

1. Chương I. Những quy định chung (11 điều, từ Điều 01 đến Điều 11

2. Chương II. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả (1 0 điều, t Điều 12 đến Điều 21).

3. Chương III. Các biện pháp xử lý hành chính khác (06 điều, từ Điều 22 đến Điều 27).

4. Chương IV. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (15 điều, từ Điển 2(8 đen Điều 42).

5. Chương V. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (10 điều, từ Điều 43 đến Điều 52).

6. Chương VI. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (17 điều, từ Điều 53 đến Điều 69).

7. Chương VII. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (44 điều, từ Điều 70 đến Điều 113).

8. Chương VIII. Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính (04 điều, từ Điều 114 đến Điều 117)

9. Chương IX. Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm (05 điều từ Điều 11 đến Điều 122).

 10. Chương X. Điều khoản thi hành (02 điều, từ điều 123 đến Điều 124). .

Tại mỗi chương của Pháp lệnh đều có phần giới thiệu khái quát toàn bộ chương đó, tiếp đến là phần nêu nguyên văn nội dung túng điều của Pháp lệnh nằm trong chương đó tiếp liền với phần bình luận về nội dung của điều.

V. YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC BÌNH LUẬN KHOA HỌC NỘI DUNG PHÁP LỆNH

Để nội dung của bình luận khoa học Pháp lệnh đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, Ban Chủ nhiệm Đề tài đã đặt ra những yêu cầu chung cho việc bình luận Pháp lệnh:

- Bình luận phải bao gồm những phân tích, bình luận có tính chất lý luận về tất cả các điều, khoản của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Bình luận phải ngắn gọn, súc tích, bảo đảm tính khoa học, có lập luận và diễn giải lô lúc toàn diện và đầy đủ những nội dung của từng quy phạm;

- Bình luận phải gắn với thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và bảo đảm tính thống nhất với lý luận chung hiện hành về nhà nước và pháp luật.

VI. NHU CẦU THỰC TẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được ban hành là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các cơ quan, tổ chức; nội dung của Pháp lệnh có rất nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính hiện nay. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu và nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện nội dung Pháp lệnh trong thực tế là rất lớn.

Việc nghiên cứu biên soạn Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nhằm đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính trên phạm vi toàn quốc và của cả những người làm công tác xây dựng pháp luật. Đề tài cũng sẽ là nguồn tham khảo rất hữu ích đối với mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu sâu về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để: phục vụ cho cóng tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các mục đích khác. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo quí đối với những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại các trường đại học về pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

 

Nội dung toàn văn

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Những quy định chung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 bao gồm những quy định có tính chất chung nhất, có ý nghĩa chỉ đạo cho việc thể hiện các chế định cụ thể trong các chương. điều tiếp theo của Pháp lệnh, đề ra phương châm đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính, các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, xác định những đối lượng bị xử phạt hành chính cũng như bị áp dụng các biện pháp hành chính khác.

So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, "Những quy định chung" của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có nhiều quy định mới thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết chống các vi phạm hành chính, đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động xử lý vi phạm hành chính. Trước hết, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính mỗi khi phát hiện thấy vi phạm hành chính, không được làm ngơ hoặc đùn đẩy việc xử lý cho người khác (khoản 2, Điều 4). Hai là, Pháp lệnh thể hiện thái độ kiên quyết xử lý hậu quả của vi phạm hành chính khi quy định dù đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, trong một số trường hợp vẫn phải khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra như phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, phải khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra (Điều 10). Ba là, khẳng định vai trò giám sát, kiểm tra của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính, khi mà hệ thống Viện kiểm sát nhân dân không còn thực hiện chức năng kiểm sát chung trong đó có kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính (Điều 5). Bốn là, quy định nhân đạo hơn đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính: không phạt tiền người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; đối với người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền bằng nửa mức phạt đối với người đã thành niên (Điều 6). Năm là, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính cũng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn xử lý vi phạm hành chính hiện nay, đó là : bổ sung thêm hai tình tiết giảm nhẹ - người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi và vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần (Điều 8); bổ sung tình tiết tăng nặng "tiếp tục thực hiện hành vi 'vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó" (Điều 9), tình tiết vi phạm nhiều lần và tái phạm cũng được xác định rõ là vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực và lái phạm trong cùng lĩnh vực.

 

Điều 1. Xử lý vi phạm hành chính

1. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

2. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

3. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Xử lý vỉ phạm hành chính là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì xử lý vi phạm hành chính bao gồm : xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

2. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Ở đây, Pháp lệnh đã làm rõ bản chất của vi phạm hành chính, đó là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước do cá nhân, tổ chức thực hiện và vi phạm này không phải là tội phạm, tức là chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó yếu tố có tính chất quyết định là mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Vi phạm hành chính cũng như tội phạm đều là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và thường là các điều mà pháp luật ngăn cấm, song tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính thấp hơn lội phạm, chẳng hạn : cũng ]à vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như phóng nhanh, vượt ẩu, nhưng nếu chưa gây thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ hoặc tài sản của người khác thì chỉ bị xử phạt hành chính, còn dã gây ra hậu quả nói trên thì cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một điểm quan trọng nữa là hành vi vi phạm hành chính phải được pháp luật quy định. Nói khác đi, không có pháp luật quy định thì không bị coi là vi phạm hành chính. Hiện nay, Chính phủ đã quy định trong các Nghị định hàng nghìn hành vi vi phạm hành chính trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3. Các biện pháp xử lý hành chính khác được Pháp lệnh xác định gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 23), đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 24), đưa vào cơ sở giáo dục (Điều 25), đưa vào cơ sở chữa bệnh (Điều 26) và quản chế hành chính (Điều 27). Đây là những biện pháp được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính không áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật trong khi thi hành công vụ. Chẳng hạn, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà nhận hối lộ rồi không xử lý người vi phạm hành chính thì không bị xử phạt hành chính mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (nếu của hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu của hối lộ có giá trị từ 500.000 đồng trở lên, hoặc tuy của hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng người vi phạm trước đây đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ).

 

Điều 2. Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác

Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.

*        *

*

1. Pháp lệnh lần này tuy được sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện, song vẫn là Pháp lệnh khung, quy định những vấn đề có tính chất nguyên tắc cơ bản nhất, sau đó giao Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể đối với từng vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quy định chế độ áp đụng các biện pháp giáo dục lại xã phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính.

2. Hiện nay, trên cơ sở Pháp lệnh năm 2002 Chính phủ dã và đang ban hành các Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với từng hành vi vi phạm đều xác định hình thức xử phạt chính (cảnh cáo hoặc phạt liền với một khung phạt nhất định); căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm cũng như yêu cầu phòng ngừa mà có quy định hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả thích hợp. Các quy định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được đặt ra các vi phạm hành chính cũng như các biện pháp xử phạt mà chỉ có tính hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

3. Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như giáo dục lại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh và quản chế hành chính được quy định cụ thể trong các Nghị định của Chính phủ, trong đó xác định rõ đối tượng, thời hạn, thủ tục áp dụng, chế độ quản lý, quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng cũng như trách nhiệm của cơ quan áp dụng các biện pháp này. Cho đến thời điểm này[1], Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định quy định cụ thể chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là Nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Nghị định số 163/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức và hoạt động của cơ sở chữa bệnh, chế độ đối với người chưa thành niên và người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

 

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

*        *

*

1 . Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là những tư tưởng chỉ đạo việc tiến hành xử lý vi phạm hành chính được kiên quyết, triệt để, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính của Pháp lệnh mới về cơ bản được giữ như Pháp lệnh năm 1995, theo đó, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay, việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc pháp chế trong xử lý vi phạm hành chính vẫn được nhấn mạnh: việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; không có pháp luật quy định thì không có vi phạm hành chính và không thể bị xử phạt. Nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần được giữ lại để khẳng định không thể xử phạt hai lần một vi phạm hành chính; trường hợp đã xử phạt hành chính rồi mà sau này phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính để khởi tố về hình sự Các hành vi được thực hiện trong lĩnh thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc thực hiện trong khi đang mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không bị xử lý vi phạm hành chính.

2. Một trong những tư tưởng chỉ đạo trong xử lý vi phạm hành chính là mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực và chủ động trong thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để phát hiện kịp thời vi phạm hành chính. Và một khi đã phát hiện vi phạm hành chính thì phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, công minh và triệt để, hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục vì lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội, bảo đảm lập lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm, góp phần thiết lập kỷ cương, phép nước.

Phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết, triệt để mọi vi phạm hành chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước, có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc của cuộc sống cộng đồng, khắc phục một tâm lý trong dân chúng hiện nay là “vi phạm pháp luật mà không bị xử lý".

3. “Không có luật định - không có tội; không có luật định - không có hình phạt". Đây là một trong những tư tưởng quan trọng bậc nhất khi xây dựng Nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng là một bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền con người đối với mỗi người dân trong xã hội. Quán triệt tình thần này, Pháp lệnh đặt ra nguyên tắc "cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định", và cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh... nếu thuộc đối tượng bị áp dụng các biện pháp này theo quy định của pháp luật.

4. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một nguyên tắc pháp chế trong xử lý vi phạm hành chính, theo đó, chỉ những chức danh được Pháp lệnh quy định mới có thẩm quyền xử lý vỉ phạm hành chính, và việc xử lý phải tuân theo các quy định của pháp luật.

Pháp lệnh (chương IV) quy định 74 chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Ngoài các chức danh này, không một người nào khác có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Các Nghị định của Chính phủ khi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực cụ thể cũng không được quy định thêm những chức danh mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Các văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành để tổ chức thực hiện Pháp lệnh và Nghị định của Chính phủ, tuyệt đối không được quy định các chức danh mới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (như đội viên, đội trưởng Đội thanh niên xung kích hay đội viên, đội trưởng Đội quy tắc xây dựng...). Pháp lệnh cũng quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành xử phạt, cũng như thẩm quyền cụ thể của một chức danh có thẩm quyền xử phạt, việc uỷ quyền xử phạt...; đặc biệt là đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, Pháp lệnh quy định rất rõ, rất cụ thể thẩm quyền và thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp này. Do đó, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác khi tiến hành việc xử lý vi phạm hành chính không được tuỳ tiện mà nhất thiết phải tuân theo các quy định của pháp luật.

5. Điều luật quy định có tính nguyên tắc là “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần". Điều này có nghĩa là (a) một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lán thứ hai đối với chính hành vi vi phạm đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử phạt lần thứ hai đối với một hành vi vi phạm với trường hợp tái phạm. Thí dụ : một người vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ 50.000 đồng, đến một ngã tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi vượt đèn đỏ (hành vi vi phạm mới), chứ không phải là xử phạt hai lần đối với một hành vi vi phạm; (b) một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người thực hiện hành vi này. Thí dụ  một người có hành vi bán số đề bị xử phạt hành chính về đánh bạc thì không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sở giáo dục (biện pháp xử lý hành chính khác); (c) Một hành vì vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào lính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của lừng người vi phạm, cũng như các tình tiết lăng nặng, giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích dáng đối với từng người vi phạm. thí dụ : năm người cùng thực hiện hành vi đua xe trái phép. Khi quyết định xử phạt đối với trường hợp này, trước hết phải xác định mức phạt đối với hành vi này (giả sử là 3 triệu đồng) và quyết định đối với từng người vi phạm. Trong số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ (chẳng hạn như đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi) thì được xem xét hạ bớt mức phạt tiền (có thể phạt 2 triệu đồng), hoặc có người có tình tiết tăng nặng (chẳng hạn như vi phạm nhiều lần - trước đây đã tham gia một số cuộc đua xe trái phép) thì mức tiền phạt được tăng lên (có thể là 5 triệu đồng). Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người vi phạm.

7. Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung. Hình thức phạt cảnh cáo được thu hút vào hình thức phạt tiền. Thí dụ : một người điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại di động và không đi đúng phần đường. Người này cùng một lúc có ba hành vi vi phạm. Giả sử đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt 50.000 đồng và hành vi thứ ba cũng bị phạt 50.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 100.000 đồng.

8. Các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính gồm những hành vi mà xét về bản chất thì không phải là vi phạm hành chính như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, do đó không xử lý hành chính; và hành vi vi phạm hành chính nhưng do người bị bệnh tâm thần thực hiện, nên cũng không xử lý hành chính.

Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe ô tô buộc phải đánh lay lái để xe đâm vào gốc cây bên đường để tránh không đâm vào người bất ngờ chạy vụt qua đường, xe Ô tô - tài sản của nhà nước có bị hỏng nhưng đã cứu được một sinh mạng. Hành vi lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây được thực hiện trong tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính.

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Chẳng hạn, hành động chống trả và gây thiệt hại về sức khoẻ cho người đang tiến công mình hay tấn công người khác.

Phòng vệ chính đáng không phải là vi phạm hành chính.

Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành ví đó, thì không phải là vi phạm hành chính.

Chẳng hạn, người lái xe ô tô trên đường không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng lái xe, trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường  ..), bất ngờ có người bên dường chạy ra đâm vào xe, bị xe hất ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ, không do người lái xe gây ra. Hành vi làm người khác bị thương do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cũng không xử lý hành chính.

 

Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính

1. Cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc cơ quan, tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong cơ quan, tổ chức mình.

2. Khi phát hiện có vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm đó theo đúng quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính.

3. Công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

*        *

*

1. Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính được Pháp lệnh xác định trước hết thuộc về các cơ quan tổ chức. Các cơ quan, tổ chức phải giáo dục thành viên cơ quan, tổ chức mình ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong cơ quan, tổ chức mình.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật một khi phát hiện thấy vi phạm hành chính. Đây là một điểm mới trong Pháp lệnh năm 2002 nhằm đề cao trách nhiệm của người được Nhà nước giao trách nhiệm xử lý vi phạm, tránh đùn đẩy việc xử lý vi phạm cho người khác hoặc làm ngơ, dung túng cho người ví phạm. Quy định này góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong đời sống xã hội. Mặt khác, Pháp lệnh nghiêm cấm việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính. Người vi phạm những điều cấm này thì tuỳ tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Về phía công dân phải có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội, đồng thời có quyền và nghĩa vụ tố cáo các vi phạm pháp luật của người có thảm quyền xử lý vi phạm hành chính với cơ quan nhà nước có thảm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính. Đây cũng là một biện pháp để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 5. Giám sát, kiểm tra trong xử lý vi phạm hành chính

1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1. Đây là một điều mới trong Pháp lệnh khi mà theo Hiến pháp 1992 sửa đổi, Viện kiểm sát nhân dân không thực hiện chức năng kiểm sát chung, trong đó có kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính. Công tác giám sát việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính được giao cho Hội đồng dân tộc các Uỷ ban của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công tác kiếm tra việc xử lý vi phạm hành chính được giao cho Thủ trưởng cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình.

2. Việc giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động :

Tổ chức các đoàn giám sát việc xử lý vi phạm hành chính.

- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân hữu quan báo cáo tình hình xử lý vi phạm hành chính.

- Xem xét các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính mà mình nhận được, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết.

- Yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm đứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.

3. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc xử lý vi phạm hành chính thòng qua việc định kỳ xem xét các báo cáo của Uỷ ban nhân dân cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính ở địa phương; xem xét các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính của mình nhận được, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo cho Hội ngực nhân dân; yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.

4. Việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính được giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ lịch Uỷ ban nhân dân các cấp. Đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, có nghĩa vụ thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách, xử lý kỷ luật đối với người sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình. Về phía Uỷ ban nhân dân các cấp, có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính lại địa phương, xử lý kỷ luật đối với người sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính ở địa phương.

 

Điều 6. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷ luật;

b) Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

2. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là những người được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

Các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Pháp lệnh này không áp dụng đối với người nước ngoài.

*        *

*

1 . Pháp lệnh phân làm 2 loại : đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Theo Điều 6 Pháp lệnh thì các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm : công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam, cá nhân và tổ chức nước ngoài.

Các đối tượng bị áp dụng biện pháp hành chính khác bao gồm những người được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, và 27 của Pháp lệnh. Các biện pháp xử lý hành chính khác không áp dụng đối với người nước ngoài.

2. Đối với công dân Việt Nam, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. Hình thức xử phạt đối với họ chỉ là phạt cảnh cáo. Đây là điểm mới trong chính sách xử lý hành chính của Nhà nước ta, theo đó những người này chỉ bị phạt cảnh cáo về những hành vi vi phạm hành chính do cố ý. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

3. Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với còng dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh, thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷ luật.

Chẳng hạn, xe lội nước vi phạm an toàn giao thông đường bộ, thì người có thẩm quyền chỉ xử phạt tiền người vi phạm, còn việc xem xét có tước giấy phép lái xe hay không thì do Thủ trưởng cơ quan quân đội quyết định theo Điều lệnh kỷ luật của quân đội.

4. Tổ chức Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Đây là nét đặc thù của xử phạt vi phạm hành chính, khác với xử lý hình sự, trách nhiệm hành chính được xem xét không chỉ đối với những cá nhân có vi phạm, mà còn áp dụng đối với cả pháp nhân. Điều này xuất phát lừ yêu cầu quản lý hành chính là phải nhanh chóng lập lại trật tự bị xâm hại.

Do đó, khi tổ chức vi phạm thì phải nộp phạt, sau đó xác định cá nhân có lỗi trong việc để tổ chức bị xử phạt để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó.

5. Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác. Những trường hợp mà người nước ngoài được miễn trừ trách nhiệm hành chính đối với vi phạm hành chính gây ra được quy định trong các Điều ước quốc tế, đặc biệt là -- Công ước Viên về miễn trừ ngoại giao năm 1961.

6. Các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác là những người được quy định tại các Điều 23 (giáo dục tại xã, phường, thị t,ấn), Điều 24 (Đưa vào trường giáo dưỡng), Điều 25 (Đưa vào cơ sở giáo dục), Điều 26 (Đưa vào cơ sở chữa bệnh) và Điều 27 (Quản chế hành chính).

Các biện pháp này không áp dụng đối với người nước ngoài. Khái niệm người nước ngoài ở đây được hiểu là người không có quốc tịch Việt nam, người mang hộ chiếu nước ngoài[2].

 

Điều 7. Xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó.

3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Đây là điểm mới so với Pháp lệnh năm 1995. Điểm mới này xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với các em khi phạm tội Đối với các em ở lứa tuổi này, có phạm tội thì cũng không phạt tiền, bởi vì ở lứa tuổi từ 14 đến dưới 16 tuyệt đại đa số chưa đi làm, không có thu nhập, hơn nữa, các em có phạm tội chủ yếu là do gia đình và xã hội đưa đẩy Từ đó, về chính sách xử lý hành chính, cũng không đặt ra vấn đề phạt tiền đối với những trường hợp này.

Còn người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì áp dụng các hình thức xử phạt. Đối với phạt tiền, mức tiền phạt đối với các em này không dược quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên. Như vậy, khi phạt người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì người có thẩm quyền xử phạt phải tạo ra một khung ảo. Thí dụ : hành vì mà người này phạm có mức phạt từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng, đây là mức phạt đối với người thành niên. Đối với người chưa thành niên sẽ là 25.000 đồng đến 100.000 đồng. Với khung ảo này người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xử phạt người vi phạm theo nguyên tắc chung. Nếu họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.

2. Người chưa thành niên mà có hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều 23, Khoản 2 Điều 24, điểm b Khoản 2 Điều 26 thì bị xử lý theo các điều khoản đó. Thí dụ : người từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng đã cố ý thì sẽ bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hay người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà lrước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định thì bị đưa vào trường giáo dưỡng.

3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình và các khoản 2, 3 Điều 611 Bộ luật dân sự.

 

Điều 8. Tình tiết giảm nhẹ

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;

c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;

d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

  g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.

2. Ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ có thể quy định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

*        *

*

1. Điều 8 Pháp lệnh quy định rõ các tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính. Khi có tình tiết giảm nhẹ người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức tiền phạt giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt hoặc chỉ phạt cảnh cáo, nếu chế tài đối với hành vi đó có cảnh cáo. Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Nó bảo đảm thực hiện lốt hơn nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hành chính và hình thức phạt có tác động tích cực đối với việc giáo dục người vi phạm.

2. Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại là trường hợp người vi phạm sau khi đã thực hiện xong vi phạm đã có những hành vi trực tiếp ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Điều này nói lên ý thức tự giác, chủ động khắc phục hậu quả của người vi phạm. Thí dụ: Người điều khiển xe máy chẳng may đâm vào một người đi đường, vội vàng bế người đó đi bệnh viện, sau đó đã trả mọi chi phí thuốc .men cho người bị nạn.

3. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi là một tình tiết giảm nhẹ mới được quy định trong Pháp lệnh năm 2002, có ý nghĩa khuyến khích người vi phạm thật thà khai báo. Đó là trường hợp sau khi vi phạm bị phát hiện, người vi phạm đã tự nguyện khai báo thành khẩn về hành vi vi phạm của mình và của đồng bọn, thật sự ăn năn, hối lỗi.

Thí dụ : người trộm cắp chiếc xe đạp, sau khi vi phạm đã tự nguyện đến đơn công an khai báo hết sự việc và tỏ ra ăn năn, hối lỗi. Đối với trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng mức thấp trong khung phạt.

4. Vi phạm trong tình trạng bị kích động mạnh về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Đây là trường hợp người vi phạm vì bị cơn xúc động bột phát mà có phản ứng tức thời đối với người có hành vi trái pháp luật. Trong trường hợp này, người vi phạm không hoàn toàn chủ động mà bị hạn chế trong việc điều khiển hành vi của mình. Thí dụ: Do bị chửi bới thậm tệ, người vi phạm nổi cáu đã đấm cho người kia bị thương.

5. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần đây là một tình tiết giảm nhẹ mới được bổ sung vào Pháp lệnh, nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hành chính cho người vi phạm vì bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hay tinh thần, vì suy cho cùng thì người thực hiện hành vi vi phạm là do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần chứ thâm tâm không muốn thực hiện hành vi đó.

6. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình cũng được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính. Việc giảm nhẹ khi xử lý hành vi vi phạm của phụ nữ có thai là xuất phát từ chỗ, trong thời gian mang thai ở người phụ nữ thường diễn ra sự thay đổi quan trọng về tâm sinh lý dễ dẫn đến tình trạng bị kích động, hạn chế khả năng kiểm soát hành vi.

Việc giảm nhẹ này còn bắt nguồn từ chính sách xử lý nhân đạo của Nhà nước ta là bảo vệ thai nhi. Người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng điều khiển hành vi của mình được xem như một tình tiết giảm nhẹ khi xử lý, vì đây là những đối tượng mà khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình bị hạn chế khi vi phạm hành chính.

7. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra là một tình tiết giảm nhẹ khi xử lý hành chính, vì đây là do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà người vi phạm không vượt qua được. Đây có thể là đời sống quá khó khăn do thiên tai, tai nạn ..do hoàn cảnh khách quan mang lại.

8. Vi phạm do trình độ lạc hậu là một tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính. Sự lạc hậu do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là lừ hoàn cảnh địa phương như sống ở vùng xa xôi, hẻo lánh, chậm phát triển, dân là thấp.... Trình độ lạc hậu ảnh hưởng đến sự hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật, do đó, được coi là tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm.

9. Các tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước rất đa dạng, phong phú, do đó Pháp lệnh chỉ quy định những tình tiết giảm nhẹ có tính chất điển hình, còn để cho Chính phủ quy định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đây là một điểm mới trong chính sách xử lý hành chính của Nhà nước ta, tạo điều kiện cho việc xác định các tình tiết giảm nhẹ có lợi cho công dân khi vi phạm hành chính.

 

Điều 9. Tình tiết tăng nặng

Chỉ những tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng:

1. Vi phạm có tổ chức;

2. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;

3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;

4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;

8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

*        *

*

1. Khác với tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định chặt chẽ, không ai có thể đặt ra một tình tiết tăng nặng nào ngoài những tình tiết được quy định trong Pháp lệnh để xử phạt nặng thêm công dân. Điều này cũng xuất phát từ tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta. Không được căn cứ vào những tình tiết không dược quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để lăng nặng hình phạt đối với người vi phạm.

2. Vi phạm có tổ chức là trường hợp có hai người trở lên câu kết chặt chẽ, cố ý cùng thực hiện vi phạm hành chính. Vi phạm có tổ chức làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, do đó nó trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính, vì trong vụ vi phạm có tổ chức, người vi phạm thường liều lĩnh hơn, nếu có một mình thì chưa chắc đã hành động, nhưng vì có đông người hỗ trợ cho nhau trong việc xoá dấu vết vi phạm, cản trở người thi hành công vụ...

Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp thực hiện vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực mà trước đó đã vi phạm nhưng chưa bị xử phạt và chưa hết thời hạn xử phạt. Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm kể lừ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong cùng lĩnh vực đã bị xử phạt.

Lĩnh vực quy định ở đây được hiểu là các lĩnh vực được quy định tại từng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính. Thí dụ: lần trước đã vi phạm Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, lần này lại vi phạm trong cùng lĩnh vực đó.

4. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm là trường hợp người vi phạm có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện vi phạm hành chính hoặc cưỡng bức người lệ thuộc về vật chất, tinh thần thực hiện vi phạm hàm những người bị khống chế bởi các mối quan hệ phụ thuộc nói trên không dám chống lại một cách mạnh mẽ đối với người vi phạm).

5. Vi phạm trong trường hợp say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác được xem như là một tình tiết tăng nặng, bởi vì trong nhiều trường hợp say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích ljlác (như các chất ma tuý) làm cho người vi phạm không tỉnh táo, không làm chủ được hành động của mình, nhất là trong lĩnh vực giao thông hay trật lự, an toàn xã hội.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm là một tình tiết tăng nặng, bởi vì người vi phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vi phạm, gây bất bình trong dư luận quần chúng, gây thiệt hại đến uy tín của cán bộ, công chức, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước.

7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm là một tình tiết tăng nặng bởi vì nó làm cho tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tăng lên, khi mà người vi phạm đã dựa vào các hoàn cảnh nói trên để vi phạm.

Thí dụ: lợi dụng lũ lụt để trộm cắp...

8. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính là một tình tiết tăng nặng bởi vì nói nói lên tính nguy hiểm cho xã hội của người vi phạm. Lẽ ra, trong thời gian chấp hành bản án hình sự (cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù) hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính (giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh đưa vào cơ sở giáo dục...) người đó phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trại, tích cực lao động, học tập để trở thành công dân có ích cho xã hội nhưng người đó lại thực hiện vi phạm hành chính thong thời gian nói trên (như gây gổ đánh nhau, trộm cắp...).

9. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó là một tình tiết tăng nặng mới được đưa vào Pháp lệnh năm 2002 đề xử phạt nặng cá nhân, tổ chức không chấp hành lệnh của người có thẩm quyền chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật Thí dụ, người xây nhà trái phép, đã bị lập biên bản vi phạm và có lệnh đình chỉ việc tiếp tục xây, song vẫn cố tình xây tiếp, người đua xe trái phép vẫn tiếp tục đua mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm đứt hành vi đua xe.

10. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính được xem là một tình tiết tăng nặng, bởi vì nó gây khó khăn cho việc phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 10. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác được quy định tại các điều 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Thời hiệu là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để làm một việc gì đó. Thời hiệu xử phạt hành chính là khoảng thời gian có hiệu lực để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Nếu quá thời gian này thì không được xử phạt nữa. Đặt ra thời hiệu xử phạt hành chính, Nhà nước ta nhằm hai mục đích: một là, về phía người có thẩm quyền xử phạt, phải tích cực phát hiện vi phạm hành chính để xử lý trong thời hiệu đã định; và hai là, về phía người vi phạm hành chính, sau khi thực hiện hành vi vi phạm, nếu không trốn tránh, thì phải bị xử phạt hoặc đến một lúc nào đó được tuyên bố không bị xử phạt nữa.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Điều này có nghĩa là, nếu đã qua một năm kể lừ ngày vi phạm hành chính dược thực hiện, thì hành vi đó không bị xử phạt nữa. Riêng đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đê điều, đất đai, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm. Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nói chung đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước là một năm, chỉ có một số lĩnh vực, do lính chất phức tạp, khó phát hiện của hành vi vi phạm, thì thời hiệu mới kéo dài hai năm.

Một điểm mới của Pháp lệnh thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết và triệt để đối với các vi phạm hành chính, đó là dù đã quá thời hiệu, không xử phạt hành vi vi phạm, nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, cây trồng và vật nuôi...

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với trường hợp cá nhân đã bị cơ quan điều tra khởi tố bị can, bị Viện Kiểm sát truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử, nhưng sau đó được đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì vụ việc được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt hành chính nếu vụ việc đó có dấu hiệu vi phạm hành chính. Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc gửi quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm, Pháp lệnh quy định chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi cho người có thẩm quyền xử phạt quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm để kịp thời xử lý.

 

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là 3 tháng kể lừ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.

4. Trong thời hạn một năm (hoặc 2 năm đối với một số lĩnh vực đã nêu lại khoản 2 Điều này) và thời hạn 3 tháng đối với trường hợp đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và trả về để xử phạt hành chính, nếu người vi phạm lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước dây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt, thì không áp dụng các thời hiệu nói trên; thời hiệu xử phạt hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

5. Thời hiệu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở chữa bệnh; đưa vào cơ sở giáo dục được quy định tại các điều 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh. Đây cũng là điểm mới được bổ sung vào Pháp lệnh 2002 so với Pháp lệnh 1995.

 

Điều 11. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu qua hai năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không thực hiện hành vi được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.

*        *

*

1 . Tại đây có 2 trường hợp: a) Cá nhân vi phạm hành chính hoặc tổ chức vi phạm, đã bị xử phạt và chấp hành xong quyết định xử phạt, thì qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. b) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, nếu qua một năm kể từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực thi hành mà không tái phạm thì cũng được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt là trường hợp người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt nhưng sau đó lại không thi hành quyết định đó vì một lý do nào đó, hay để quên) thì quyết định đó hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định theo quy định lại Điều 69 Pháp lệnh.

2. Đối với người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (giáo dục tại xã, phường, thị trấn. đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính) thì phải sau 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định quy định tại các Điều 73, 82, 91, 100 và 108 của Pháp lệnh mà không thực hiện các hành vi vi phạm thuộc đối tượng bị áp dụng một trong các biện pháp được quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26 và 27 Pháp lệnh thì được coi như chưa bị áp dụng các biện pháp đó.

 

CHƯƠNG II
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm và răn đe, trừng phạt, các quy định này còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước, qua đó bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính mang tính cưỡng chế nhà nước, được áp dụng nhằm khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng và hoạt động bình thường của xã hội.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 gồm 10 điều, trong đó có 01 điều quy định chung về các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 12), 05 điều quy định cụ thể về các hình thức xử phạt (từ Điều 13 đến Điều 17) và 04 điều quy định cụ thể về các biện pháp khắc phục hậu quả (từ Điều 18 đến Điều 21).

Với tinh thần là một "Pháp lệnh khung", tại Chương II của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002, các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ quy định có tính chất chung, mang tính nguyên tắc mà không quy định một cách cụ thể, chi tiết việc áp đụng đối với từng vi phạm hành chính. Việc áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính, mà cụ thể là các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước[3]. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại các văn bản này, với hình thức, mức phạt tương ứng với hành vi đó, đồng thời bị buộc thực hiện những biện pháp khắc phục hậu quả, nếu biện pháp đó được quy định.

 

Điều 12. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;

d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;

đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

*        *

*

Đây là điều quy định chung về các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả được áp đụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

1. Trong xử phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt gồm hai loại: Hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

- Hình thức xử phạt chính gồm: cảnh cáo và phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu lang vật; phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài hai nhóm hình thức xử phạt trên, đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn có thể bị xử phạt trục xuất. Hình thức xử phạt trục xuất vừa là hình thức xử phạt chính, vừa là hình thức xử phạt bổ sung và chỉ áp dụng đối với người nước ngoài.

2. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc cả hai hình thức xử phạt bổ sung.

Khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, mọi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt với một trong hai hình thức xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền. Về nguyên tắc, mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ bí xử phạt bằng một hình thức xử phạt chính duy nhất. Pháp luật quy định xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất và mức độ xâm hại của hành vi đó đối với các quy tắc quản lý nhà nước (xem thêm bình luận điều về cảnh cáo và điều về phạt tiền). Dựa trên tiêu chí này, các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền đối với mỗi vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt bổ sung được quy định nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp đụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với một số vi phạm hành chính nhất định chứ không phải tất cả mọi vi phạm hành chính. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính, các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định có hay không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng hình thức nào, những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị áp dụng cả hai. Khi xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ được áp đụng hình thức xử phạt bổ sung khi các nghị định này có quy định việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính cụ thể đó.

Như vậy, có hai điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Điểm thứ nhất là khả năng áp dụng độc lập của hình thức xử phạt. Hình thức xử phạt chính luôn được áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào việc có hay không có việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, trong khi đó, hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp đụng kèm theo hình thức xử phạt chính, hỗ trợ thêm cho hình thức xử phạt chính.

Điểm khác biệt thứ hai là phạm vi áp dụng của hình thức xử phạt. Hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với tất cả các vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định. Trong khi đó, hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng đối với một số vi phạm hành chính nhất định, tuỳ theo tính chất, mức độ của vi phạm hành chính đó.

Nội dung các hình thức xử phạt cụ thể được bình luận tại các điều từ Điều 13 đến Điều 17 của Pháp lệnh.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nếu việc áp đụng các hình thức xử phạt nhằm mục đích trong phải đối với người vi phạm, giáo dục họ và những người khác trong xã hội, khôi phục lại trật tự quản lý nhà nước đã bị xâm hại, ngăn ngừa khả năng tái phạm vi phạm hành chính thì việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm khắc phục triệt để những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra vì lợi ích của cộng đồng bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội đồng thời thể hiện tính kiên quyết và triệt để trong xử lý vi phạm hành chính.

Các biện pháp khắc phục hậu quả không phải được áp dụng đối với tất cả mọi vi phạm hành chính. Cũng giống như việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp này chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính và chỉ khi tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định việc áp đụng đối với vi phạm hành chính cụ thể. Pháp luật quy định áp dụng biện pháp nào để khắc phục hậu quả căn cứ vào khả năng gây hậu quả của vi phạm hành chính, tính chất, đặc điểm và khả năng có thể khắc phục của hậu quả đó

Các biện pháp khắc phục hậu quả được người có thẩm quyền xử phạt quyết định cùng với hình thức xử phạt chính. Việc xác định một người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hay không phải bảo đảm có đầy đủ hai điều kiện: thứ nhất, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quy định chức danh đó có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và thứ hai, nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lừng lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể mà người đó có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính.

Ví dụ, khoản 5 Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này nếu trong nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tối đa của khung tiền phạt dưới 500.000 đồng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trên đối với những hành vi có mức phạt tiền cao hơn mặc dù nghị định có quy định áp đụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính đó.

Một ví dụ khác, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định cho ba chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện gồm: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan và Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.

Không phải bất cứ người có thẩm quyền xử phạt nào cũng có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này. Trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp này, nếu người có thẩm quyền xử phạt không phải là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan thì phải chuyền hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho ba chức danh nêu trên để ra quyết định xử phạt (bao gồm quyết định xử phạt bằng một hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có) và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện).

Về nguyên tắc, các biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính và được ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, để bảo đảm việc khắc phục triệt để những hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và hoạt động bình thường của xã hội, Pháp lệnh quy định hai trường hợp các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp đụng độc lập mà không cần có quyết định xử phạt, gồm: Trường hợp hết thời hiệu xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và trường hợp không ra quyết định xử phạt theo quy định lại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (xem thêm bình luận Điều 10- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và Điều 56 - Quyết định xử phạt).

Các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể được bình luận tại các điều từ Điều 17 đến Điều 21.

4. Ngoài những biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 12, Chính phủ có thể quy định những biện pháp khắc phục hậu quả khác mà Pháp lệnh chưa quy định. Sở dĩ như vậy vì Pháp lệnh chỉ quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả chung, áp dụng cho đa số các lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số lĩnh vực quản lý nhà nước khác mang tính chuyên ngành cao, có những biện pháp khắc phục hậu quả mang tính riêng biệt, đặc thù, và một số những biện pháp khắc phục hậu quả khác có thề chưa được dự liệu hoặc chưa dự liệu hết... Trong những trường hợp này, để bảo đảm sự linh hoạt và tính hợp lý đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước, việc Pháp lệnh giao thẩm quyền quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác cho Chính phủ là hợp lý và phù hợp với thực tế hiện nay.

 

Điều 13. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

*        *

*

1. Hình thức phạt cánh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính. So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, do đó, vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần.

2. Với ý nghĩa giáo dục nhiều hơn trừng phạt, cảnh cáo được áp đụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

Vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo là những vi phạm hành chính nhỏ, chưa gây thiệt hại vật chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước không lớn hoặc vi phạm hành chính lần đầu, do sơ suất hoặc tác động của nguyên nhân khách quan, hoặc thuộc trường hợp có tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh.

Một điểm đáng chú ý là cảnh cáo được áp dụng đối với mọi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Đây là quy định mới của Pháp lệnh 2002 do chính sách xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính tại Pháp lệnh 2002 đã được sửa đổi (xem thêm bình luận Điều 7 của Pháp lệnh về xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính). Việc sửa đổi này phù hợp và đồng bộ với chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999, đó là hình phạt tiền không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Ngoài những đối tượng nêu trên, hình thức phạt cảnh cáo không được áp đụng đối với bất kỳ vi phạm hành chính nào khác. Đồng thời, khi vi phạm hành chính có những đặc điểm quy định tại Điều 13 thì chỉ được áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Quy định này có thề coi là điều kiện áp dụng hình thức phạt cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính và là điểm cần chú ý trong quá trình xây dựng các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quyết định và được thể hiện bằng văn bản, tức là bằng hình thức viết. Những hành vi vi phạm hành chính bị người có thẩm quyền xử phạt nhắc nhở bằng lời nói không được coi là hình thức phạt cảnh cáo. Ví dụ: không coi là phạt cảnh cáo khi chiến sĩ cảnh sát giao thông nhắc nhở người điều khiển xe máy đội mũ bảo hiểm khi đi vào đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Trước đây, ngoài quy định cảnh cáo được quyết định bằng văn bản, Pháp lệnh 1995 quy định hình thức phạt cảnh cáo còn được thể hiện bằng những hình thức khác do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong thực tế những hình thức khác này hầu như không được quy định và thực hiện. Việc bỏ quy định cảnh cáo được thể hiện bằng những hình thức khác là hợp lý và phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật.

Phạt cảnh cáo thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (xem thêm bình luận về thủ tục đơn giản tại Điều 54 của Pháp lệnh).

 

Điều 14. Phạt tiền

1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 5.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:

a) Phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi; lao động; đo lường và chất lượng hàng hóa; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội;

b) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; văn hóa - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đất đai; đê điều và phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thú y; quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản; quốc phòng; an ninh;

c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; hải quan; bảo vệ môi trường; an toàn và kiểm soát bức xạ; trật tự, an toàn giao thông đường sắt; xây dựng; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chứng khoán; ngân hàng; chuyển giao công nghệ;

d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: khoáng sản; sở hữu trí tuệ; hàng hải; hàng không dân dụng; thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác);

đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác.

3. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.

*        *

*

1. Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt hành chính, được coi là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong hai hình thức xử phạt, phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn, với đa số vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Phạt tiền là việc tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định dể sung quỹ nhà nước. Phạt tiền tác động trực tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Vì lý do này, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn đến việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

2. Mức phạt tiền tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính là 5000 đồng, tối đa là 500.000.000 đồng.

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ xâm hại của vi phạm hành chính đối với trật tự quản lý nhà nước, đồng thời, còn được quy định dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng hình thức phạt tiền và tính hiệu quả của nó trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Nếu quy định mức tiền phạt cao sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế chung của toàn xã hội, nếu quy đình mức tiền phạt thấp sẽ không phát huy được tác dụng hữu hiệu của việc phạt tiền, khiến .cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thái độ "khinh nhờn" pháp luật. Từ khi Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989 được ban hành, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đã liên tục được sửa đổi để bảo đảm tinh thần này[4].

Để phù hợp với sự phát triển của kinh tế và sự đa dạng hoá của các vi phạm hành chính trong nền kinh tế thị trường, mức phạt tiền tối đa tại Pháp lệnh 2002 được nâng lên 500.000.000 đồng, còn mức phạt tối thiểu vẫn được giữ ở mức 5.000 đồng. Quy định mức phạt tiền tối đa và tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính có khoảng cách lớn vì vi phạm hành chính đa dạng trong mọi lĩnh vực, đa dạng về tính chất và mức độ vi phạm. Vì vậy, cần thiết có mức phạt thấp để áp dụng đối với những vi phạm hành chính nhỏ, và mức phạt cao đối với những vi phạm hành chính có tính chất nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, mức phạt tối đa tới 500.000.000 đồng là mức phạt đặc biệt, chỉ được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: điều kiện thứ nhất là, cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hái, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và điều kiện thứ hai là, hành vi có mục đích nghiên cứu, thăm đò, khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác. Thực chất, với hai điều kiện trên, mức phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài.

3. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, Pháp lệnh quy định mức phạt tiền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo 5 mức: tối đa đến 20.000.000 đồng; tối đa đến 30.000.000 đồng; tối đa đến 70.000.000 đồng; tối đa đến 100.000.000 đồng và tối đa đến 500.000.000 đồng.

Đây là một điểm thay đổi cơ bán trong quy định về hình thức phạt tiền tại Pháp lệnh 2002 so với quy định về phạt tiền tại Pháp lệnh 1995. Điểm sửa đổi này được đánh giá là một trong những thay đổi có tính tiến bộ vượt trội.

Thứ nhất, Pháp lệnh xác định rõ mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Vi phạm hành chính đa dạng trong nhiều lĩnh vực, trong mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng, có nhiều vi phạm hành chính với tính chất và mức độ khác nhau. Không thể quy định một mức phạt tối đa chung cho tất cả các lĩnh vực vì mức phạt có thể phù hợp với lĩnh vực này mà không phù hợp với lĩnh vực khác. Do vậy, cần thiết phải xác định mức phạt cho từng lĩnh vực hoặc từng nhóm lĩnh vực. Pháp lệnh 1995 chưa đáp ứng dược yêu cầu này[5]. Đa số các nghị định xử phạt vi phạm hành chính ban hành theo Pháp lệnh 1995 đều có mức phạt tối đa đến 100.000.000 đồng, dẫn đến tình trạng mức phạt tiền trong hành chính quá cao, thậm chí có quy định mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính cao hơn cả mức phạt tiền đối với hành vi phạm tội tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự. Quy định này của Pháp lệnh 2002 đã khắc phục được hạn chế của Pháp lệnh 1995 đồng thời bảo đảm sự đồng bộ với hình phạt tiền quy định tại Bộ luật Hình sự 1999. Mức phạt tiền tối đa trong mỗi lĩnh vực quản lý nhà nước về cơ bản thấp hơn mức phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với hành vi phạm tội trong lĩnh vực tương ứng quy định tại Bộ luật Hình sự.

Thứ hai, Pháp lệnh chỉ quy định mức phạt tiền tối đa mà không ~ac định mức phạt tối thiểu cụ thể cho từng lĩnh vực. Trong mỗi một lĩnh vực quản lý nhà nước, có nhiều vi phạm hành chính khác nhau, có những vi phạm hành chính nhỏ, chỉ cần áp dụng mức phạt thấp đã bảo đảm được việc răn đe, trừng phạt và giáo dục, nhưng cũng có những vi phạm hành chính nghiêm trọng hơn, phải áp dụng mức phạt cao mới bảo đảm ý nghĩa của việc xử phạt. Tuy nhiên, Pháp lệnh phải quy định mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực là để bảo đảm các nghị đình của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong những lĩnh vực đã quy định mức phạt tiền ở mức tối đa cũng không vượt quá khung mức phạt tiền trong Bộ luật Hình sự quy định đối với tội phạm tương ứng quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật

Với tính chất là quy định của một "Pháp lệnh khung", trên cơ sở quy định về mức phạt tiền được giới hạn ở mức tối đa, được phân theo tính chất, phạm vi của từng lĩnh vực, Chính phủ sẽ quy định mức tiền phạt cụ thể đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước[6]. Mức tiền phạt thể hiện sự cưỡng chế của nhà nước đối với từng vi phạm hành chính.

Mức độ xâm hại của vi phạm hành chính đối với trật tự quản lý nhà nước là cơ sở để pháp luật quy định mức phạt tiền cao hay thấp. Tại các nghị định này, mức tiền phạt được quy định dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước của từng hành vi vi phạm hành chính. Các vi phạm hành chính có tính chất nghiêm trọng hơn, pháp luật sẽ quy định mức phạt tiền lớn hơn, thể hiện sự nghiêm khắc hơn.

Ví dụ: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm trên đường quy định phải đội mũ bảo hiểm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng (căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ), trong khi đó người điều khiển mô tô, xe gắn máy sử dụng lượn, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm b khoản 6 Điều 10 Nghị định nêu trên). Cùng là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, cùng là người điều khiển mô tô, xe gắn máy, song trong hai trường hợp trên, mức cưỡng chế của nhà nước đối với hành vi sử dụng rượu, bia, chất kích thích trong khi điều khiển xe nghiêm khắc hơn do hành vi này có tính chất nguy hiểm hơn.

4. Đối với những lĩnh vực chưa được Pháp lệnh quy định, chưa được dự liệu, Chính phủ có thẩm quyền quy định mức phạt, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.

Trong điều kiện kình tế xã hội đang phát triển như hiện nay, Pháp lệnh không thể dự liệu và bao quát hết được tất cả những vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Mặt khác, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, đòi hỏi phải có chế tài xử phạt hành chính đối với những vi phạm hành chính mới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác. Việc Pháp lệnh giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định mức phạt tiền nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng nhằm đáp ứng yêu cầu này và bảo đảm sự đầy đủ, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Sau khi Pháp lệnh 2002 được thông qua, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong những lĩnh vực chưa được Pháp lệnh dự liệu, Chính phủ đã ban hành một số nghị định về xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt dưới 100.000.000 đồng như lĩnh vực đăng ký kinh doanh, phí, lệ phí, điện lực v v...

 

 

Điều 15. Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ quy định thủ tục trục xuất.

*        *

*

1. Trục xuất là hình thức xử phạt mới, lần đầu liên được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Hình thức xử phạt này có tính chất "thu hút", “tập trung" biện pháp trục xuất đã được quy định tại Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quy định hình thức phạt trục xuất tại Pháp lệnh 2002 bảo đảm được việc thực hiện đồng bộ giữa Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, mặt khác, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn áp dụng biện pháp này trong thời gian qua.

2. Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, ngoài mục đích của việc áp dụng hình thức phạt này là trừng phạt, răn đe người nước ngoài vi phạm pháp luật, trục xuất còn có tác dụng ngăn ngừa một cách triệt để khả năng vi phạm pháp luật mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Hình thức xử phạt trục xuất chỉ được áp dụng đối với người nước ngoài. Khái niệm người nước ngoài được xác định theo quy định của Luật Quốc tịch, trong Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định. tại những văn bản này thì người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam". Từ khái niệm này, có thể hiểu người nước ngoài gồm người mang quốc tịch của một hay nhiều nước khác ngoài Việt Nam và người không mang quốc tịch của bất cứ một quốc gia nào hay còn gọi là người không quốc tịch. Như vậy, trục xuất chỉ có thể được áp đụng đối với người nước ngoài mang quốc tịch của một nước khác ngoài Việt Nam mà không thể áp dụng được đối với người không quốc tịch thường trú trên lãnh thổ Việt Nam vì không địa chỉ để trục xuất.

Trục xuất được quy định để có thể áp dụng linh hoạt trong thực tiễn, tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể được áp được là hình thức xử phạt chính, có thể là hình thức xử phạt bổ sung áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, đồng thời bị trục xuất, trong trường hợp này trục xuất là hình thức phạt bổ sung. Cũng có thể họ bị trực xuất mà không bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trường hợp này trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính.

4. Pháp lệnh giao Chính phủ quy định cụ thể về thủ tục trục xuất và giao thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trực xuất cho Bộ trưởng Bộ Công an. Trục xuất là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có thể có ảnh hưởng đến quan hệ giữa các quốc gia, thủ tục trục xuất đòi hỏi phải được quy định cụ thể, chặt chẽ, nếu quy định ngay tại Pháp lệnh sẽ không phù hợp với cơ cấu và tính chất của một pháp lệnh khung". Vì lý do này, Pháp lệnh giao Chính phủ quy định cụ thể thủ tục trục xuất. Đồng thời, thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt này được giao cho Bộ trưởng Bộ Công an, thống nhất với quy định tại Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

 

Điều 16. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

*        *

*

1 . Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung. Đây là sự tước bỏ có thời hạn hoặc không thời hạn đối với việc sử dụng một quyền mà pháp luật đã trao cho cá nhân, tổ chức. Trong thời hạn bị tước, cá nhân, tổ chức mất quyền được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Mặc dù là hình thức xử phạt bổ sung, song hình thức xử phạt này là một hình thức xử phạt rất nghiêm khắc và có hiệu quả rất lớn trong xử phạt và ngăn ngừa vi phạm hành chính, đặc biệt là trong những lĩnh vực liên quan đến kinh tế.

2. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hoặc sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất đình Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.

Trước đây, tại Pháp lệnh 1995, hình thức này chỉ áp dụng đối với giấy phép. Để bảo đảm sự đồng bộ với các quy định khác của pháp luật về điều kiện kinh doanh (một số ngành đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề), khi có vi phạm nghiêm trọng liên quan đến chứng chỉ hành nghề, cần có chế tài để xử phạt, Pháp lệnh 2002 bổ sung thêm phạm vi áp dụng của hình thức xử phạt này bao gồm cả chứng chỉ hành nghề". Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định[7]. Pháp luật không quy định có chứng chỉ hành nghề cho tổ chức. Do đó, việc tước chứng chỉ hành nghề chỉ áp dụng đối với cá nhân.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là một trong hai hình thức xử phạt bổ sung, chỉ được áp dụng đối với một số vi phạm hành chính mà không phải với tất cả mọi vi phạm hành chính. Việc áp dụng hình thức phạt này có ảnh hưởng rất lớn đối với quyền của cá nhân, tổ chức vi phạm, do đó, chỉ được áp dụng khi có đủ những điều kiện sau: - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định việc áp dụng hình thức phạt này đối với vi phạm hành chính đó. Căn cứ vào tính chất, mức độ liên quan trực tiếp của vi phạm hành chính đến việc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, Chính phủ quy định các trường hợp cụ thể bị áp dụng hình thức xử phạt này và thời hạn tước. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không bị tước quyền sử đụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nếu pháp luật không quy định bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi thực hiện vi phạm hành chính cụ thể đó.

- Chỉ áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với những vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến quy định về sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Đây là hình thức xử phạt bổ sung, phải được áp dụng cùng hình thức xử phạt chính, được ghi trong quyết định xử phạt và do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được xác định căn cứ vào Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đối với hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm; trường hợp luật có quy định khác thì theo quy định của luật. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Về thủ tục tước quyền xử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề xin xem bình luận Điều 59 của Pháp lệnh.

Điều 17. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

2. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.

*        *

*

1. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vì phạm hành chính là việc sung vào quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Đây thực chất là tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm và chuyển sang quyền sở hữu của nhà nước. Những vật không có giá trị hoặc không sử dụng được, hoặc là vật phẩm gây hại sau khi tịch thu, người có thẩm quyền sẽ tiến hành tiêu huỷ. Ngoài ý nghĩa là một hình thức phạt, việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để ví phạm hành chính còn có ý nghĩa nhằm loại bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức.

2. Hình thức phạt tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không áp dụng đối với tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp.

Việc chiếm đoạt, sử dụng trái phép được hiểu là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chiếm đoạt tài sản, sau đó sử dụng tài sản đó để vì phạm hành chính hoặc việc sử dụng được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý nhưng lại sử dụng trái với mục đích đã thoả thuận khi được những - người này giao vật, tiền, hàng hoá, phương tiện.

Ví dụ: Một người không được sự đồng ý của chủ sở hữu đã lấy xe máy sử dụng để buôn hàng lậu với số lượng lớn. Trong trường hợp này, chiếc xe máy là phương tiện để thực hiện vi phạm hành chính hành chính, song không bị tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu.

Một ví dụ khác: Một người mượn xe máy của người khác với lý do để đi làm thăm bạn của anh ta nhưng sau đó lại dùng xe để đua xe trái phép.

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 15/2003/NĐ-CP người vi phạm sẽ bị tịch thu xe, tuy nhiên, vì đây là trường hợp sử dụng trái phép nên chiếc xe sẽ được trả về cho người chủ sở hữu mà không bị tịch thu.

So với Pháp lệnh 1995, phạm vi những trường hợp không tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính tại Pháp lệnh 2002 được mở rộng hơn[8], bao gồm cả trường hợp tang vật, phương tiên bị cá nhân, tổ chức vi phạm sử dụng trái phép. Việc sửa đổi này có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản cho người chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp vì họ không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về việc tài sản đang thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình bị chiếm đoạt và sử đụng để vi phạm hành chính ngoài ý muốn? Có một điểm đáng chú ý là, mặc dù có sự chiếm đoạt, sử dụng trái phép tang vật, phương tiện, song nếu đó là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người hoặc những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành sẽ bị tịch thu để tiêu huỷ theo quy định của pháp luật, không kể chúng là sở hữu của ai (trường hợp này được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).

Trường hợp không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận, tang vật, phương tiện sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật (xem thêm bình luận Điều 61 của Pháp lệnh về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là hình thức xử phạt bổ sung, do đó, cũng giống như việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác, hình thức này chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện sau:

- Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp dụng hình thức phạt này đối với vi phạm hành chính cụ thể. Căn cứ vào tính chất, mức độ của các vi phạm hành chính, Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt này. Nếu pháp luật không quy định việc tịch thu tang vật, phương tiện đối với vi phạm hành chính cụ thể, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính sẽ không bị áp dụng hình thức phạt này.

- Việc tịch thu tang vật, phương tiện chỉ được áp dụng đối với tang vật phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

- Đây là hình thức xử phạt bổ sung, phải được áp dụng cùng hình thức xử phạt chính, được ghi trong quyết định xử phạt và do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Thẩm quyền áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định căn cứ vào nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước quy định cho chức danh' có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp Pháp lệnh quy định thẩm quyền tịch thu theo trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm thì phải căn cứ vào giá' trị thực tế của tang vật, phương tiện vi phạm để xác định thẩm quyền. Việc xác định giá trị thực tế của tang vật, phương tiện dược thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định l34/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002.

Về thủ tục lịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và việc xử lý lang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị lịch thu (xin xem thêm bình luận Điều 60 của Pháp lệnh về thủ tục tịch thu lang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

 

Điều 18. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Cá nhân, tổ chức phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra hoặc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

*        *

*

1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính. Hậu quả cần khắc phục trong trường hợp này là sự thay đổi so với tình trạng ban đầu và sự tồn tại của công trình xây dựng trái phép. Biện pháp này được pháp luật quy định nhằm khôi phục lại nguyên trạng những thay đổi do tác động của vi phạm hành chính.

2. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu được hiểu là cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính dẫn đến những thay đổi so với tình trạng ban đầu của sự vật, sự vật bị thay đổi do sự tác động trực tiếp của vi phạm hành chính, thì phải tự mình bằng mọi cách đưa sự vật nói trên trở lại trạng thái ban đầu như trước khi thực hiện vi phạm. Ví dụ: cá nhân, tổ chức có hành vi tự ý tháo, mở nắp cống trên đường giao thông vi phạm điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 15/2003/NĐ-CP ngày 29/2/2003, phải tự mình khôi phục lại tình trạng ban đầu là đặt nắp cống lại nguyên vị trí cũ.

Việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép chủ yếu được áp dụng để khắc phục hậu quả những vi phạm hành chính vi phạm trật tự quản lý nhà nước về xây dựng, ví dụ xây dựng trên đất lấn chiếm, xây dựng công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, đê điều v.v.... Nhằm khôi phục lại trật tự quản lý nhà nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải tự mình tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, trả lại hiện trạng ban đầu như trước khi có vi phạm hành chính. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chỉ buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép mà không nhất thiết phải buộc trả lại hiện trạng ban đầu như trước khi có vi phạm hành chính. Ví dụ, trường hợp một người lấn chiếm và lấp hố rác để xây nhà lầu phép, khi bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, không nhất thiết phải khôi phục nguyên trạng hố rác nếu đó không thuộc đất quy hoạch để làm hố rác công cộng. Hoặc một ví dụ khác: một người lán chiếm ao và lấp ao để xây nhà trái phép. Trong quy hoạch khu vực ao đó là đường giao thông. Khi xử phạt, người đó bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, không nhất thiết phải đào diện tích đất đó trở lại thành ao như nguyên hiện trạng lúc chưa vi phạm.

3. Mặc dù được quy định là một biện pháp khắc phục hậu quả, song trong một số trường hợp, có sự tách biệt giữa buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc tháo đỡ công trình xây dựng trái phép và có sự phân biệt trong thẩm quyền áp dụng hai biện pháp này. Phạm vi áp dụng của buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu rộng hơn rất nhiều so với buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép cũng có mục đích khôi phục nguyên hiện trạng ban đầu như lúc chưa có vi phạm hành chính, song việc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép được áp dụng trong phạm vi hẹp hơn do khái niệm "công trình xây dựng" đã không bao hàm các trường hợp vi phạm trong xây dựng như cơi nới, làm nhà tạm... mà nó phải đáp ứng yêu cầu về quy mô, kết cấu, độ bền vững, ổn định của công trình xây đựng và thẩm quyền được áp dụng biện pháp này cũng hạn chế hơn, không phải người có thẩm quyền xử phạt nào cũng có thẩm quyền áp dụng đầy đủ các nôi dung biện pháp này. Chủ tịch Uỷ ban nhàn dân cấp xã chỉ có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu mà không được áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Thẩm quyền áp đụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép được quy định cho các chức danh có thẩm quyền lớn hơn, như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh... Ví dụ: trường hợp dỡ lều, quán, chòi làm tạm bằng tre nứa lá để bán hàng nước, trông hoa màu... lấn chiếm đất công, có thể áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, có thể do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định nếu hành vi vi phạm hành chính đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trong trường hợp công trình được xây dựng có tính kiên cố, không thể áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu mà phải áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Việc áp dụng biện pháp này sẽ do các chức danh khác có thẩm quyền cao hơn được quy định trong Pháp lệnh thực hiện.

4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình xây đựng trái phép chỉ áp đụng để khắc phục hậu quả của một số vi phạm hành chính, khi có các điều kiện sau:

- Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp đụng biện pháp này đối với vi phạm hành chính cụ thể. Căn cứ vào tính chất của vi phạm hành chính, hậu quả có thể có là sự thay đổi so với tình trạng ban đầu của sự vật hoặc có công trình xây dựng trái phép, Chính phủ quy định vi phạm hành chính nào sẽ phải áp đụng biện pháp này để khắc phục hậu quả nếu pháp luật không quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không phải thực hiện.

Có mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi so với tình trạng ban đầu, công trình xây dựng trái phép với hành vi vi phạm hành chính.

Được người có thẩm quyền quyết định áp dụng cùng hình thức xử phạt chính. Việc xác định người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này căn cứ vào quy định về thẩm quyền đối với từng chức danh được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quy định áp dụng biện pháp này đối với hành vi vi phạm hành chính mà người đó có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính trong nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước (xem thêm bình luận Điều 12 của Pháp lệnh về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả).

Việc áp dụng biện pháp này được người có thẩm quyền xử phạt ghi trong quyết định xử phạt. Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt, việc áp dụng biện pháp này phải được người có thẩm quyền quyết định bằng một quyết định buộc khắc phục hậu quả độc lập.

5. Khi nhận được quyết định xử phạt có nội dung buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc quyết định buộc áp dụng biện pháp này để khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm phải tự mình và tự nguyện thực hiện. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Quy định này của pháp luật nhằm bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh (xem thêm bình luận Điều 66 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

 

Điều 19. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

*        *

*

1. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính. Tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh có tính chất nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống cộng đồng và môi trường sinh thái chung. Mặt khác, nó có phạm vi ảnh hưởng lớn, khả năng lây lan nhanh và rộng, nếu không có biện pháp ngăn chặn và khắc phục kịp thời, tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Pháp luật quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh buộc phải thực hiện biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái chung.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục.

Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính là việc đầu tiên và là bắt buộc trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Để bảo vệ và khôi phục trật tự quản lý nhà nước bị vi phạm, pháp luật quy định đây là bước đầu tiên của quá trình xử phạt vi phạm hành chính (xem thêm bình luận Điều 53 - Đình chỉ vi phạm hành chính). Tuy nhiên, do tính chất lây lan nhanh và nguy hiểm của hậu quả do hành vi gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh gây ra, Pháp lệnh quy định có tính chất nhấn mạnh: cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính gây ra hậu quả này phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục. Pháp lệnh không quy định cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm phải thực hiện biện pháp gì đề khắc phục trình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình áp dụng. Tuỳ trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền sẽ quyết định biện pháp thích hợp và có hiệu quả nhất.

3. Cũng giống như việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác, việc áp dụng biện pháp này cần tuân thủ các điều kiện sau: - Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp dụng biện pháp này đối với vi phạm hành chính cụ thề. Căn cứ vào tính chất của vi phạm hành chính, hậu quả có thể có là tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, Chính phủ quy định vi phạm hành chính nào sẽ phải áp dụng biện pháp này để khắc phục hậu quả, nếu không có quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không phải thực hiện.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức.

Được người có thẩm quyền quyết định áp dụng cùng hình thức xử phạt chính. Việc xác định người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này căn cứ vào quy định về thẩm quyền đối với từng chức danh được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quy định áp dụng biện pháp này đối với hành vi vi phạm hành chính mà người đó có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính trong nghị định của Chính phủ về xử phạt vỉ phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước (xem thêm bình luận Điều 12 của Pháp lệnh về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả).

- Việc áp đụng biện pháp này được người có thẩm quyền xử phạt ghi trong quyết định xử phạt. Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt, việc áp dụng biện pháp này phải được người có thẩm quyền quyết định bằng một quyết định buộc khắc phục hậu quả độc lập.

4. Khi nhận được quyết định xử phạt có nội dung buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh hoặc quyết định buộc áp dụng biện pháp này để khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm phải tự mình và tự nguyện thực hiện. Nhằm bảo đám tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, pháp luật quy định nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh (xem thêm bình luận Điều 66 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

 

Điều 20. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện

Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực hiện biện pháp này.

*        *

*

1. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện là biện pháp khắc phục hậu quả mới được quy định tại Pháp lệnh 2002. Biện pháp này được áp đụng chủ yếu trong quá trình xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc các lĩnh vực có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hoặc có hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam, ví dụ như kiểm dịch thực vật, thuỷ sản... Trước đây, tuy chưa được quy định tại Pháp lệnh 1995, song do yêu cầu của thực tế, biện pháp "buộc đưa ra khỏi Việt Nam" đã được quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và được áp dụng một cách có hiệu quả[9]. Việc quy định đây là biện pháp khắc phục hậu quả tại Pháp lệnh 2002 đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đồng thời bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa Pháp lệnh quy định chung về xử lý vi phạm hành chính với các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể.

2. Đối tượng áp dụng của biện pháp khắc phục hậu quả này có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm hàng hoá, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật và nhóm thứ hai là hàng tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được hiểu là áp dụng đối với nhóm đối tượng thứ nhất và buộc tái xuất được áp dựng đối với nhóm đối tượng thứ hai. Tuy nhiên, trong đa số các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp này được quy định chung, không có sự tách biệt giữa hai nội dung buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và buộc tái xuất

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất được áp dụng .trong trường hợp chưa đến mức hoặc không cần thiết phải tịch thu những hàng hoá, vật phẩm, phương tiện này. ~

3. Một điểm cần chú ý là Pháp lệnh chỉ quy định cho ba chức danh có thẩm quyền áp dụng biện pháp này, gồm: Chủ lịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan và Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hái quan. Ngoài các chức danh này, không ai có thẩm quyền buộc áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện. Vì vậy, trong những trường hợp xử phạt có áp dụng biện pháp này, nếu người có thẩm quyền xử phạt không phải là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho ba chức danh nêu trên để xử lý.

4. Việc áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện cần tuân thủ các điều kiện sau: Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp dụng biện pháp này đối với vi phạm hành chính cụ thể (biện pháp này chỉ áp dụng hạn chế trong một số lĩnh vực). Căn cứ vào tính chất của vi phạm hành chính, Chính phủ quy định vi phạm hành chính nào sẽ phải áp dụng biện pháp nào để khắc phục hậu quả, nếu không có quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không phải thực hiện.

- Do người có thẩm quyền là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan và Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan quyết định áp dụng cùng hình thức xử phạt chính.

Việc áp dụng biện pháp này được người có thẩm quyền xử phạt ghi trong quyết định xử phạt. Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt, việc áp dụng biện pháp này phải được người có thẩm quyền quyết định bằng một quyết định buộc khắc phục hậu quả độc lập.

4. Khi nhận được quyết định xử phạt có nội dung buộc đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hoặc quyết định buộc áp dụng biện pháp này để khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm phải tự mình và tự nguyện thực hiện trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh (xem thêm bình luận Điều 66 - Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

 

Điều 21. Buộc tiêu thủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại

Vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại là tang vật vi phạm hành chính phải bị tiêu hủy. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

*        *

*

1 . Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại là biện pháp khắc phục hậu quả được pháp luật quy định nhằm bảo vệ những giá trị về sức khoẻ, cuộc sống vật chất và những giá trị về mặt tinh thần chung của cộng đồng. Biện pháp này chủ yếu được áp dụng để khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến việc kinh doanh những sản phẩm liên quan đến con người như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, văn hoá..v.v...

2. Vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng được hiểu là những vật có trong tự nhiên, sản phẩm do con người tạo ra có tính chất độc hại, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng không tết tới môi trường sống, tới sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng. Những vật, sản phẩm này gây độc hại, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc làm cho con người, vật nuôi, cây trồng bị bệnh hoặc chết. Để bảo vệ con người, vật nuôi và cây trồng khỏi những tác động nguy hại của những vật, sản phẩm là tang vật của vi phạm hành chính, Pháp lệnh quy định những tang vật này phải bị tiêu huỷ.

Văn hoá phẩm độc hại được hiểu là những sản phẩm hàng hoá mang ý nghĩa văn hoá, phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần của con người như các sản phẩm văn hoá dưới dạng in ấn (tranh, ảnh, sách báo, tạp chí...) hoặc . dưới dạng sản phẩm của các loại hình nghệ thuật khác như tranh, tượng, ~ phim, ấn phẩm ca nhạc... có nội dung hoặc hình thức thể hiện trái với thuần phong mỹ lục hoặc mang tính chất phản động, dồi truỵ, có hại đến đời sống văn hoá tính thần của cộng đồng. Với tính chất này, văn hoá phẩm độc hại là tang vật của vi phạm hành chính bị buộc tiêu huỷ.

- Việc áp đụng biện pháp buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khéo con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại cần tuân thủ các điều kiện sau:

- Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định việc áp dụng biện pháp này đối với vi phạm hành chính cụ thể. Căn cứ vào tính chất của vi phạm hành chính, tang vật có thể là những vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng hay văn hoá phẩm độc hại, Chính phủ quy định vi phạm hành chính nào sẽ phải áp dụng biện pháp này để khắc phục hậu quả, nếu không có quy định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không phải thực hiện.

- Được người có thẩm quyền quyết định áp dụng cùng hình thức xử phạt chính. Việc xác định người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này căn cứ vào quy định về thẩm quyền đối với từng chức danh được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào quy định áp dụng biện pháp này đối với hành vi vi phạm hành chính mà người đó có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt chính trong nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước (xem thêm bình luận Điều 12 của Pháp lệnh về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả).

Việc áp dụng biện pháp này được người có thẩm quyền xử phạt ghi trong quyết định xử phạt. Trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt, việc áp dụng biện pháp này phải được người có thẩm quyền quyết định bằng một quyết định buộc khắc phục hậu quả độc lập.

4. Về nguyên lắc, để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, những vật phẩm gây hại, văn hoá phẩm độc hại nêu trên phải bị tiêu huỷ. Tuỳ theo tính chất của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là vật phẩm gây hại, văn hoá phẩm độc hại có thể do cá nhân, tổ chức vi phạm tự tổ chức tiêu huỷ hoặc người có thẩm quyền lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ theo quy định tại khoán 2 Điều 61 Pháp lệnh 2002.

Khi nhận được quyết định xử phạt có nội dung buộc liêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại hoặc quyết định buộc áp đụng hiện pháp này để khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm phải là mình và tự nguyện thực hiện. Nêu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh (xem thêm bình luận Điều 66 về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác cùng với xử phạt vi phạm hành chính hợp thành một hệ thống các biện pháp hoàn chỉnh nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với tất cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính, còn các biện pháp xử lý hành chính khác chỉ được áp dụng đối với cá nhân là người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định tại Chương III của Pháp lệnh. Đây là một trong những chương rất quan trọng, bởi nó bao hàm các quy định cụ thể về thẩm quyền áp dụng, điều kiện và thời hạn áp dụng, đối tượng bị áp dụng của từng biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác Với tư cách là một chương độc lập nhưng nằm trong tổng thể của Pháp lệnh, những quy định thuộc Chương này có mối quan hệ mật thiết và có sự hỗ trợ lẫn nhau đối với các nội dung của các chương khác, tạo thành cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất trong việc xử lý triệt để các vi phạm hành chính, phát huy vai trò tích cực của pháp luật trong đời sống xã hội.

Chương các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác" gồm có 5 điều, từ Điều 22 đến Điều 27.

 

Điều 22. Các biện pháp xử lý hành chính khác

Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:

1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

2. Đưa vào trường giáo dưỡng;

3. Đưa vào cơ sở giáo dục;

4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh;

5. Quản chế hành chính.

*        *

*

1. Như vậy, theo quy định của Pháp lệnh năm 2002 thì chỉ có 5 biện pháp nêu trên là các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác. Đây là những biện pháp xử lý hành chính được Uỷ ban nhân dân các cấp áp dụng đối với những đối tượng thường xuyên vi phạm pháp luật, nhưng xét về tính chất, mức độ vi phạm chưa cần thiết phải xử lý bằng các chế tài hình sự và theo quy định thì phải xử lý hành chính.

Các biện pháp xử lý hành chính khác trên đây được Nhà nước ta đặt ra dựa trên tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa nhằm ngăn chặn những đối tượng thuộc diện áp dụng các biện pháp này tiếp tục vi phạm pháp luật, đồng thời tổ chức quản lý, giáo dục họ thành những công dân có ích cho xã hội.

2. Ngoài biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có lịch sử phát triển dưới 10 năm, kể từ khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 07 năm 1995 (Pháp lệnh 1995) và được Chính phủ cụ thể hoá bằng Nghị định số 19/CP ngày 06 tháng 04 năm 1996. Còn lại 4 biện pháp khác đã có lịch sử phát triển lâu dài, được quy định cụ thể tại các văn bản như : Sắc lệnh số 175/SL ngày 18 tháng 08 năm 1953 của Chủ tịch nước về quản chế hành chính; Nghị quyết số 49/NQ-TVQH ngày 20 tháng 06 năm 1961 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tập trưng cải tạo những phần tử có hành vi nguy hại cho xã hội; Quyết định số 12/CP ngày 08 tháng 07 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ về cấm cư trú ở những khu vực quan trọng, xung yếu về chính trị, kinh tế và quốc phòng; Quyết định số 217/TTg ngày 18 tháng 12 năm 1967 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại các Trường giáo dục thiếu niên hư; Quyết định số 201/CP ngày 20 tháng 08 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ về việc sắp xếp việc làm cho những người có khả năng làm việc nhưng không chịu lao động.

3. Lần đầu tiên các biện pháp hành chính quản lý tập trung nhằm giáo đục những đối lượng thường xuyên vi phạm pháp luật được quy định thống nhất tại Pháp lệnh xử ]ý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 07 năm 1995 với tư cách là "các biện pháp xử lý hành chính khác" để phân biệt với biện pháp xử phạt hành chính. Kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh 1995, Pháp lệnh năm 2002 một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của các biện pháp xử lý hành chính khác trong việc giáo dục người vi phạm pháp luật.

 

Điều 23. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định đối với những người được quy định tại khoản 2 Điều này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ ba tháng đến sáu tháng.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:

a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự;

b) Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;

c) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định;

d) Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.

3. Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là sáu tháng, kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này; thời hiệu nói trên cũng được áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này.

5. Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

*        *

*

1. Như đã nêu ở trên, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng với tư cách là một biện pháp xử lý hành chính độc lập, kể từ khi Pháp lệnh năm 1995 và Nghị định số 19/CP ngày 6/4/1996 của Chính phủ được ban hành. Qua gần 8 năm thực hiện cho thấy đây là một biện pháp giáo dục có hiệu quả thiết thực đối với người vi phạm pháp luật, không cần thiết phải tách họ khỏi môi trường gia đình nhưng vẫn giúp họ biết tôn trọng pháp luật và các quy tắc sống trong cộng đồng và trở thành công dân có ích cho xã hội. Đồng thời, biện pháp này lạo điều kiện để cấp chính quyền cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc phối hợp với các cơ quan tổ chức, gia đình để giáo dục người vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư trên tinh thần tình thương và trách nhiệm, nâng cao tính truyền thống của văn hoá Việt Nam "thường yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau”.

2. Điều 23 của Pháp lệnh năm 2002, quy định về giáo dục tại xã, phường, thị trấn được cấu trúc làm 5 khoản, sắp xếp một cách khoa học, lôgíc.

Khoản 1 quy định về thẩm quyền và thời hạn áp dụng biện pháp này : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng. Đây là quy định có tính thực tiễn cao, bởi vì : thứ nhất, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã' là người đứng đầu của một đơn vị hành chính, 'vì vậy quyết dinh của Chủ tịch có đủ điều kiện để thực hiện nghiêm chỉnh; thứ hai, Chủ tịch là người trực tiếp quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn, có đầy đủ thông tin về đối tượng vi phạm pháp luật, hiểu rõ hoàn cảnh của người vi phạm và gia đình họ, có điều kiện lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương pháp đó; thứ ba, ' khoảng thời gian từ ba tháng đến sáu tháng qua thực tiễn đủ để chính quyền, cộng đồng dân cư và gia đình phối hợp giáo dục những đối tượng vi phạm pháp luật. Chính vì vậy mà lần này Pháp lệnh vấn phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã áp dụng và tổ chức thực hiện biện pháp này (Khoản 1 và Khoản 4).

3. Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Khoản 2 Điều 23 trên cơ sở phân loại cụ thể, rõ ràng 4 loại đối tượng mà Pháp lệnh cũ quy định rất chung tại Điều 21. Đó là: người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một lội phạm nghiêm trọng đã cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự. Đây là một quy định thể hiện chính sách nhất quán giữa pháp luật hình sự và pháp luật hành chính của Nhà nước ta đối với những người vi phạm pháp luật ở độ tuổi dưới 16. Bởi vì, theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự thì chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi lội phạm. Còn nhúng người dưới 16 tuổi phạm tội thì tuỳ theo tính chất, mức độ tội phạm và nhân thân người phạm tội để áp đụng các biện pháp xử lý khác phù hợp và có hiệu quả hơn. Quy định này đặt ra không ngoài mục đích đó.

Đối tượng thứ hai là người đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây loi trật tự công cộng. Xét về tính chất và mức độ nguy hại của hành vi quy định ở điềm này, thì những vi phạm đó không nghiêm trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là ở tính chất thường xuyên của vi phạm và nhân thân của chủ thể thực hiện các hành vi đó. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các vi phạm hành chính trong thời gian qua đã chứng minh hiệu quả của việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cộng đồng (xã, phường) đối với những đối tượng nêu trên. Vì vậy, Pháp lệnh năm 2002 đã đưa các quy định của Nghị định 19/CP thành quy định của Pháp lệnh nhằm nâng cao hiệu lực của các quy định này.

- Người nghiện ma tuý từ 18 tuổi trở lên: người bán đâm có tính chất thường xuyên từ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định là loại đối tượng thứ ba được giáo dục ở xã, phường, thị trấn. Quy định này của Pháp lệnh nhằm đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng, chống tệ nạn mại dâm ngày càng được "trẻ hoá" trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với quy định của Luật Phòng chống ma túy.

Đối với những người trên 55 tuổi dối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thường xuyên thực hiện các vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 25 rất cần được giúp đỡ để họ sửa chữa sai phạm, trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, họ không thuộc đối tượng xử lý theo Điều 25 của Pháp lệnh (đưa vào cơ sở giáo dục). Vì vậy, Pháp lệnh đã bổ sung đối tượng này vào Điều 23 nhằm giáo dục họ tại nơi cư trú là xã, phường, thị trấn.

4. Tại Khoản 3 quy định thời hiệu áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đây là quy định thể hiện tính minh bạch của pháp luật, đồng thời buộc những người có thầm quyền áp dụng các biện pháp này phải thực hiện nhiệm vụ của mình trong một khoảng thời gian quy định (Pháp lệnh cũ không quy định về thời hiệu). Theo Khoản 3 thì người có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong khoảng thời gian là sáu tháng kể từ khi người vi phạm thực hiện lần cuối hành vi quy định ở Khoản 2 Điều 23. Hết thời hạn nêu trên, nếu người có thẩm quyền không ra quyết định áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phương, thị trấn thì họ không được ra các du ất định đó nữa và theo quy định họ phải chịu trách nhiệm pháp luật đối với việc này.

5. Nhằm đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đánh giá hiệu quả, hiệu lực của các quy định này trong thực tiễn áp dụng, Pháp lệnh đã giao nhiệm vụ này cho Bộ Công an.

 

Điều 24. Đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;

b) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như sau:

a) Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Sáu tháng kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công an thành lập các trường giáo dưỡng theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị Bộ Công an thành lập Trường giáo dưỡng tại địa phương mình.

Bộ Công an thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức, quản lý các trường giáo dưỡng phù hợp với lứa tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

*        *

*

1. Trước hết đây là biện pháp xử lý hành chính chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (những người vi phạm pháp luật ở lứa tuổi từ đủ 12 tuổi dấn dưới 18 tuổi.

Thứ hai, quy định tại Điều này mang tính cải cách rõ rệt, phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền cơ sở, giảm bớt những phiền hà không đáng có trong quá thực hiện biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc áp dụng biện pháp này.

Thứ ba, Pháp lệnh quy định chặt chẽ, rõ ràng về đối tượng, thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, về thành lập trường và tổ chức quản lý trường, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan và thực tiễn hiện nay.

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thay vì thẩm quyền này trước đây thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ vào tính chất, mức độ và nhân thân người vi phạm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền ra quyết định đưa người vi phạm vào trường giáo dưỡng từ sáu tháng đến hai năm để họ được học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường, cách ly họ khỏi môi trường vi phạm pháp luật, giúp họ sửa chữa sai phạm.

 

3. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật. Đây là quy định không mới so với Pháp lệnh cũ khi xét về tổng thể. Tuy nhiên, Pháp lệnh 2002 đã căn cứ vào việc phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên được quy định tại Bộ luật Hình sự mới và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các biện pháp xử lý hành chính để phân ra ba nhóm đối tượng (thay vì hai nhóm đối tượng tại Pháp lệnh cũ) bị áp dụng biện pháp này, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, sự đồng bộ của các quy định hình sự cũng như hành chính; Khoản 2 Điều 24 quy định cụ thể chặt chẽ như sau: Đối với những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự thì người chưa đủ 14 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm về hai loại tội nêu trên.

Loại đối tượng thứ hai là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một tội ử nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự và chỉ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong hai trường hợp sau đây:

Một là, nếu người thực hiện tội phạm có nơi cư trú ở một xã, phường, thị xã nào đó, mà họ đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đó do có những hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh 2002 mà không chịu sửa chữa sai phạm.

Hai là, những người thuộc lứa tuổi nêu trên không có nơi cư trứ nhất định đang thang sống nay đây mai đó) mà phạm tội quy định ở điểm b Khoản 2 Điều này.

- Còn đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 1 8 tuổi nhiều lần vi phạm các quy định về quản lý trật tự công cộng, tuy tính chất và mức độ vi phạm không nguy hại, nhưng căn cứ vào nhân thân người vi phạm và tính chất thường xuyên của vi phạm, Pháp lệnh đã quy định việc áp dụng biện pháp giáo dưỡng đối với họ, nếu các đối tượng này đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa được áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

4. Cũng như Điều 23 về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại Khoản 3 Điều 24 cũng quy định thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Theo quy định của Khoản này có hai loại thời hạn mà người có thẩm quyền phải tuân thủ khi áp dụng biện pháp này đối với các đối tượng cụ thể như sau:

- Trong thời hạn một năm, kể lừ khi hành vi vi phạm quy định tại điểm a Điều này được thực hiện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải ra quyết định việc áp dụng biện pháp này đối với đối tượng vi phạm.

~ Và thời hạn là 6 tháng đối với những hành vi vi phạm quy định tại điểm b hoặc điểm c, kề từ khi đối tượng thực hiện hành vi quy định tại các điểm này.

Hết thời hạn nêu trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện không được ra quyết định nữa và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm trễ này.

5. Nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương trong việc nghiên cứu tình hình, điều kiện của từng địa phương hoặc của cả khu vực để quyết định quy quán lý, địa điềm xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý trực tiếp các Trường giáo dưỡng, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các địa phương, nhất là những thành phố, đô thị lớn, nơi có nhiều đối tượng thuộc diện đưa vào trường giáo dưỡng, tại Khoản 4 Điều 24 Pháp lệnh đã giao cho Bộ Công an thành lập hệ thống trường giáo dưỡng theo khu vực trong phạm vi cả nước và ở các địa phương khi có đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở địa phương đó.

6. Bộ Công an cũng chịu trách nhiệm thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng và là đầu mối phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành có liên quan (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em...) trong việc tổ chức quản lý các trường giáo dưỡng, đảm bảo để việc học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt và quản lý trong các trường phù hợp với các lứa tuổi quy định.

 

Điều 25. Đưa vào cơ sở giáo dục

1. Đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.

3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công an thành lập các cơ sở giáo dục theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Công an thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình.

Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.

*        *

*

1. So với Điều 23 Pháp lệnh năm 1995 thì Điều 25 Pháp lệnh năm 2002 về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được quy định cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng và theo nội lôgíc khoa học hơn, nội dung của các quy định phù hợp với thực tiễn hơn, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng một cách hiệu quả biện pháp xử lý hành chính này trong đời sống xã hội.

Về nội dung của biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, Pháp lệnh 2002 đã kế thừa và phát triển thêm một bước so với các quy đình cũ và bổ sung nhiều nội dung mời phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, tăng cường mối quan hệ của các biện pháp xử lý hành chính, lạo điều kiện phát huy hiệu lực đồng bộ của các biện pháp này. Đây là những quy định phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật, đóng góp đáng kề vào việc giáo dục những đối tượng bị áp dụng biện pháp này.

2. Khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh giao thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cho Chủ lịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh  đối với người thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp này với thời hạn từ sáu tháng đến hai năm để họ lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở. Quy định này gồm ba nội đung sau:

Thứ nhất, Pháp lệnh vẫn phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng biện pháp này, bởi vì biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục có liên quan trực liếp đến quyền tự do, dân chủ của công dân, cho nên phải tuân theo một thủ tục chặt chẽ, có sự tư vấn của nhiều cấp, nhiều ngành, tránh sự tuỳ tiện.

Thứ hai, mục đích áp dụng biện pháp này trước hết là nhằm giáo dục người vi phạm thông qua việc tổ chức lao động, họe văn hoá, họe nghề, sinh hoạt cho đối tượng vi phạm pháp luật dưới sự kiểm soát, quản lý của cơ sở giáo dục. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn. Bởi các đối tượng thuộc diện đưa vào cơ sở giáo dục là những người trong độ tuổi lao động (từ 18 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ 18 tuổi đến 60 tuổi đối với nam), nhưng họ không chịu lao động, sống buông thả, không chấp hành pháp luật và các quy tắc của cộng đồng, nên quy định như Pháp lệnh là thiết thực đối với họ.

Thứ ba, thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục từ sáu tháng đến hai năm là thời hạn thích hợp để giáo dục các đối tượng thực hiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Thực tiễn đã chứng minh hiệu quả của quy định này trong việc giáo dục các đối tượng trong các cơ sở giáo dục trong thời gian qua.

3. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 2 Điều 25. Về cơ bản các quy định này chỉ làm rõ thêm nội dung của các Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh năm 1995 Cụ thể: Đối tượng: là những người từ đủ 1 8 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam.

- Hành vi vi phạm: xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tính chất vi phạm: vi phạm thường xuyên tức là có ít nhất từ 2 lần vi phạm trở lên trong một năm[10], đã bí áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Nhìn chung đây là những quy định rất rõ ràng, cụ thể, có tác dụng giáo dục, phòng ngừa đối với người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

4. Pháp lệnh năm 2002 bổ sung quy định về thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm kể từ khi đối tượng thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này. Đây là quy định mang tính đồng bộ của các biện pháp xử lý hành chính và tính rõ ràng, minh bạch của pháp luật.

5. Cũng như Khoản 4 Điều 24 đã được bình luận ở trên, tại Khoản 4 của Điều này Pháp lệnh phân cấp cho Bộ Công an thẩm quyền thành lập hệ thống cơ sở giáo dục theo khu vực trong phạm vi toàn quốc, đồng thời xem xét thành lập cơ sở này tại những địa phương nơi có nhu cầu theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Pháp lệnh cũng giao Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sờ giáo dục, phối hợp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt cho các đối tượng bị giáo dục trong các cơ sở. Những quy định này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ nêu trên, đảm bảo phát huy hiệu lực của biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.

 

Điều 26. Đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hóa, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh.

Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi.
Cơ sở chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.

Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy là từ một năm đến hai năm, đối với người bán dâm là từ ba tháng đến mười tám tháng.

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm:

a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

b) Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.

Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.

3. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là sáu tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.

Nếu sau ba tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm mà người vi phạm có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thì không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và quản lý cơ sở chữa bệnh theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong việc xây dựng chương trình học tập, lao động, chữa bệnh phù hợp với từng loại đối tượng trong các cơ sở chữa bệnh.

*        *

*

1. Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh là một biện pháp thể hiện tính ưu việt của chế độ và tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa - tạo điều kiện cho người nghiện ma túy, người bán dâm được chữa bệnh, lao động; họe tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, Pháp lệnh năm 2002 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá về biện pháp này so với Pháp lệnh năm 1995.

2. Tại Khoản 1, Pháp lệnh phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh với thời hạn từ một năm đến hai năm đối với người nghiện ma tuý và từ ba tháng đến mười tám tháng đối với người bán dâm. Việc sửa đổi, bổ sung này là xuất phát từ đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp này trong thời gian qua, nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian xem xét ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh đồng thời đảm bảo một thời gian thích hợp đủ để các đối tượng nghiện ma tuý, bán dâm có tính chất thường xuyên lao động, học văn hoá, họe nghề và lao động một cách có hiệu quả.

Cũng vì mục đích đó, tại Khoản 1 Điều này Pháp lệnh còn bổ sung quy định cụ thể về việc tổ chức khu vực riêng dành cho các đối tượng dưới 18 tuổi và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác cho các đối tượng tại cơ sở chữa bệnh.

3. So với Điều 24 Pháp lệnh cũ, tại Khoản 2 của Điều 26 Pháp lệnh 2002 đã quy định rõ hơn về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh và có một số bổ sung, sửa đổi đáng lưu ý:

Một là, đối với người nghiện ma tuý, Pháp lệnh quy định độ tuổi tối thiểu là đủ 18 tuổi để phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống ma tuý và không khống chế độ tuổi tối đa.

Hai là, Pháp lệnh quy định rõ đối tượng "người bán dâm" thay vì "người mại dâm" như quy định trước đây, tránh sự hiểu nhầm trong thực tiễn áp dụng biện pháp này.

Ba là, mức tuổi tối thiểu của người bán dâm bị dưa vào cơ sở chữa bệnh đã được hạ từ 18 tuổi xuống 16 tuổi để một mặt kiên quyết đấu tranh với tệ nạn mại dâm ngày càng gia tăng và đối tượng bán đâm ngày càng được trẻ hoá" hiện nay, mặt khác tạo điều kiện để những người bán dâm từ 16 tuổi đến 18 tuổi tách khỏi môi trường mà họ có thể tiếp tục vi phạm pháp luật và được chữa bệnh, học văn hoá, học nghề dưới sự quản lý của các cơ sở.

4. Cũng như Khoản 3 của các Điều đã bình luận ở trên, tại Khoản 3 Điều này Pháp lệnh cũng bổ sung quy định về thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là sáu tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 trên đây. Tuy nhiên, cũng tại Khoản này, Pháp lệnh đã mở ra một hướng để người vi phạm pháp luật xem xét lại hành vi của mình, tự tu dưỡng, rèn luyện, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đã mắc phải trong việc thực hiện pháp luật mà không cần phải áp dụng biện pháp này bằng một quy định: "nếu sau ba tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm mà người vi phạm có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thì không áp đụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh".

5. So với Pháp lệnh năm 1995, Pháp lệnh mới đã bổ sung Khoản 4 Điều 26 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thành lập và tổ chức quản lý cơ sở chữa bệnh trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, Pháp lệnh mới đã trực tiếp phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào đặc điểm, tình hình của địa phương mình, số lượng người nghiện ma tuý, người bán dâm mà quyết định thành lập và quản lý các cơ sở chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của mình, chỉ đạo chính quyền cấp dưới và các đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện có hiệu quả biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đồng thời Pháp lệnh cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (Uỷ ban Dân số, Gia đình và - Trẻ em) trong việc xây dựng Chương trình học tập, lao động, chữa bệnh phù hợp với từng loại đối tượng trong các cơ sở chữa bệnh (Khoản 5). Đây là những quy định mang tính phân cấp cụ thể cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả biện pháp này trong thực tiễn. Tại đây, có một điểm cần lưu ý là các cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định của Pháp lệnh này và các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng chống ma túy nay được gọi thống nhất là "Trưng tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội" (theo hướng dẫn của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ).

 

Điều 27. Quản chế hành chính

1. Quản chế hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương.

Thời hạn quản chế hành chính là từ sáu tháng đến hai năm.

2. Không áp dụng quản chế hành chính đối với người dưới 18 tuổi.

3. Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc quản chế hành chính.

*        *

*

1. Đối với biện pháp quản chế hành chính, Pháp lệnh lần này sửa đổi không nhiều so với Pháp lệnh năm 1995

Khoản 1 Điều 27 là sự tổng hợp của 2 khoản 1 và 2 Điều 25 Pháp lệnh cũ và được cấu trúc theo một trật tự mới thống nhất với các điều quy định các biện pháp trước đó. Nghĩa là Khoản 1 quy định các nội dung: thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đối tượng bị quản chế, nội dung quản chế và thời hạn quản chế. Còn Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 được giữ nguyên như Khoản 3 và Khoản 4 của Điều 25 Pháp lệnh năm 1995.

2. Đối tượng bị quản chế hành chính là người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia - nghĩa là có mục đích làm suy yếu hoặc đe doạ trực tiếp dấn sự tồn vong của chế độ, của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất là loàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Những người bị quản chế phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa phương nhất định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương nơi bị quản chế.

3. Cũng như Pháp lệnh cũ, Pháp lệnh năm 2002 không quy định thời hiệu áp dụng biện pháp quản chế hành chính. Bởi vì, hành vi vi phạm pháp luật của những người thuộc diện bị quản chế hành chính là rất nguy hiểm.

Theo quy định những người thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính bất cứ lúc nào, khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm của họ.

CHƯƠNG IV

THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Chương IV của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Đây là một trong những chương có vị trí quan trọng trong Pháp lệnh vì nội dung của chương này quy định trực tiếp những vấn đề cơ bản về thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác của các chức danh cụ thể , quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và vấn đề uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì mặc dù nội dung quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vẫn được kết cấu tại Chương IV với lên chương giữ nguyên như vậy nhưng nội dung của chương này đã được bổ sung rất nhiều quy định mới nhằm khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy định thuộc nội dung của Chương này trong Pháp lệnh cũ và cũng là để nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống vi phạm hành chính trong tình hình mới. Với 74 chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chương IV của Pháp lệnh (từ Điều 2 8 đến Điều 42) đã quy định cụ thể thẩm quyền của từng chức danh nói trên. Ngoài các chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh có quyền áp dụng đối với lừng biện pháp xử lý hành chính cụ thể, các chức danh còn lại đều chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.Vì vậy, mặc dù tên của các điều đều quy định là "thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của..." nhưng thực tế chỉ có Điều 28, 29, 30 quy định cả thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện, tỉnh; các điều còn lại (từ Điều 31 đến Điều 40) chỉ quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh nêu cụ thể tại các điều đó mà thôi. Một điểm chung về quy định thẩm quyền xử phạt trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là quy định tăng thẩm quyền phạt tiền cho các chức danh ở cơ sở và các chức danh thuộc cơ quan chuyên ngành nhằm khắc phục tình trạng vụ việc bị dồn đẩy lên tiên và chuyển sang Uỷ ban nhân dân các cấp quá nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải và ùn tắc trong xử phạt vi phạm hành chính những năm qua. Việc quy định thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thay cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dán cấp tỉnh như quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 cũng vì mục đích như vậy. Pháp lệnh không chỉ tăng thẩm quyền phạt tiền cho các chức danh mà còn quy định thêm một số chức danh có thẩm quyền xử phạt như Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Cảnh sát biển, Giám đốc cảng vụ...

Việc quy định thẩm quyền xử phạt (hình thức xử phạt, mức tiền phạt và việc áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung cũng như che biện pháp khắc phục hậu quả) được dựa trên một số nguyên tắc sau:

a) Trong cùng một lĩnh vực, chức danh lãnh đạo được quy định thẩm quyền xử phạt cao hơn công chức bình thường, do vậy, thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ được phạt đến 200.000 đồng, trong khi đó, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở được phạt đến 20.000.000 đồng...

b) Việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không chỉ căn cứ vào chức vụ của người thi hành công vụ mà còn căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể mà pháp luật cần bảo vệ, do đó, có những lĩnh vực được Pháp lệnh (Điều 14) quy định được phạt tiền với mức tối đa (đến 30.000.000 đồng, 70.000.000 đồng, 100.000.000 đồng...), do vậy, theo quy định tại khoản 3, Điều 38 Pháp lệnh, cùng là Chánh thanh tra, nhưng Chánh thanh tra bộ, ngành được phạt tiền với mức phạt tối đa khác nhau phụ thuộc vào từng bộ, ngành cụ thể.

c) Những chức danh có quyền xử phạt được Pháp lệnh quy định cho những người trực tiếp thi hành công vụ và lãnh đạo những người đó trong các lĩnh vực quản lý nhà nước như chiến sĩ công an nhân dân, kiềm lâm viên, nhân viên thuế vụ. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp cũng được quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vì đây là chức danh lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ở địa phương, còn lãnh đạo các các bộ quản lý nhà nước chuyên ngành (cụ thể là Bộ trưởng) không được Pháp lệnh trao quyền xử phạt vi phạm hành chính vì cấp bộ là cấp quản lý vĩ mô, cấp nghiên cứu và đề ra các chính sách quản lý nhà nước. Đối với các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành thì Pháp lệnh quy định thẩm quyền xử phạt cho thanh tra viên, Chánh thanh tra cấp sở và cấp Bộ.

 

Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 500.000 đồng;

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

4. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

6. Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;

7. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

*        *

*

1 . Việc quy định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã như tên của Điều này đã nêu cần được hiểu quy định về nội dung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cũng được áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn, thị tứ và các đơn vị tương đương với cấp xã trong tổ chức hành chính phân cấp theo địa bàn lãnh thổ của Nhà nước ta.

2. Về cơ bản, nội dung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã vẫn bao gồm các nội dung như quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995.

Tức là, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã vấn có quyền áp dụng hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, áp dụng một số biện pháp khác phục hậu quả, áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3. Tuy nhiên, quy định cụ thể về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có một số thay đổi. Trước tiên, tên của Điều nêu đích danh "thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã" nhằm mục đích để phù hợp với nguyên tắc xác định chế độ trách nhiệm hành chính đối với người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cũng như để phù hợp với thực tế nội dung của Điều là quy định thẩm quyền cụ thể, đích danh cho Chủ lịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Về hình thức xử phạt chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã vẫn có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền như Pháp lệnh năm 1995 quy định nhưng thẩm quyền phạt tiền đã được nâng lên 500.000 đồng thay cho quy định trước kia là 200.000 đồng. Về hình thức xử phạt bổ sung, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền áp dụng hình thức phạt tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính cũng với giá trị là 500.000 đ như điểm c của Điều 26 Pháp lệnh năm 1995 (khoản 3 Điều 28 của Pháp lệnh mới. Về các biện pháp khắc phục hậu quả có một số thay đổi, đó là bỏ biện pháp "Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đ" để phù hợp với quy định tại Điều 12 khoản 3 của Pháp lệnh năm 2002 đã bỏ biện pháp này. Bên cạnh đó, khoản 5 của Điều 28 Pháp lệnh năm 2002 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp "buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra" thay cho quy định của điểm e Điều 26 Pháp lệnh năm 1995 về thẩm quyền "đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tỉnh chung" của Chủ tịch Uỷ ban nhan dân cấp xã. Sở dĩ quy định này được sửa đổi như vậy vì quy định như điểm e Điều 26 của Pháp lệnh năm 1995 nêu trên thì nội dung này chỉ là việc thực hiện theo trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính, đó là " khi phát hiện vì phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay vi phạm hành chính" mà không phải là nội dung thuộc thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của chức danh này.

 

Điều 29. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;

6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

7. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

*        *

*

1..Tương tự như đã nêu khi bình luận về tên của Điều 28 về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều này áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh và Chủ tịch các đơn vị hành chính tương đương huyện.

2. Nếu như Điều 27 của Pháp lệnh năm 1995 quy định về "thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh" rất chung chung thì ngược lại, Điều 29 của Pháp lệnh năm 2002 quy định rất cụ thể thẩm quyền này: từ tên gọi đến thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác. Về hình thức xử phạt chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ngoài việc được áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì còn được áp dụng hình thức phạt tiền đến 20.000.000 đồng (gấp đôi mức tiền quy định cho chức danh này trong Pháp lệnh năm 1995). Thẩm quyền áp dụng hình thức phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vẫn giữ nguyên tương tự như quy định tại Pháp lệnh năm 1995. Tuy nhiên nếu nghiên cứu chi tiết sẽ thấy rằng đối với thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép quy định cho chức danh này trong Pháp lệnh năm 1995 bị giới hạn không được áp dụng đối với loại giấy phép đo cơ quan nhà nước cấp trên cấp thì thấm quyền này trong Pháp lệnh năm 2002 ngoài việc mở rộng áp dụng cả đối với chứng chỉ hành nghề (phù hợp với quy định chung tại Điều 12 khoản 2 của Pháp lệnh) còn quy định chức danh này có quyền áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền. Quy định .này nhằm để Nghị định của Chính phủ quy định mở rộng phạm vi cụ thể thẩm quyền tước giấy phép của các chức danh như vậy trong Pháp lệnh.

3. Đặc biệt, Pháp lệnh năm 2002 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đây là hai trong số năm biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Pháp lệnh. Cả hai biện pháp này trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 đều quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền áp dụng.

Có thể nói việc quy định thẩm quyền này cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là một điểm rất mới trong Pháp lệnh năm 2002, thể hiện tinh thần phân cấp mạnh về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cho cơ sở đi đôi với việc quy định một trình tự, thủ tục xét duyệt chặt chẽ, khoa học, hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống vi phạm hành chính trong tình hình mới.

 

Điều 30. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này;

6. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

7. Quyết định áp dụng biện pháp quản chế hành chính.

*        *

*

1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều này cũng được áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Khoản 2 Điều này quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ngoài việc được xử phạt cảnh cáo còn được phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại khoản 2 và 3 của Điều 14 Pháp lệnh Như vậy, theo quy định này, tất cả các vi phạm hành chính bị xử phạt ở mức phạt cao nhất ở tất cả mọi lĩnh vực thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều có thẩm quyền xử phạt.. Sở dĩ quy định như vậy vì Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp tỉnh là cấp cao nhất trong hệ thống các cơ quan thẩm quyền chung có quyền xử phạt vi phạm hành chính, nên cần quy định có thẩm quyền xử phạt tối đa. Bên cạnh đó, do Uỷ ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chung, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong phạm vi địa phương mình nên có thẩm quyền xử phạt đối với mọi lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 của Điều này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có quyền tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính mà không quy định giới hạn giá trị của tang vật, phương tiện và phạm hành chính bị tịch thu; có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Việc xác định nhũng loại giấy phép, chứng chỉ hành gnhề thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ do văn bản của Chính phủ quy định cụ thể. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng có quyền áp dụng tất cả che biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 12 khoản 3 của Pháp lệnh (xem bình luận Điều này).

 

4. Khoản 5 và 6 Điều này quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, quản chế hành chính. Sở dĩ quyền quyết định áp dụng hai biện pháp xử lý hành chính này vẫn quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mới có quyền áp đụng là xuất phát từ tính chất, đối tượng áp dụng của hai biện pháp này, đó là những đối tượng lưu manh, côn đồ, có hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội thường xuyên đã bị áp dụng biện pháp giáo đục tại xã, phường thị trấn hoặc không có nơi cư .trú nhất định hoặc đối tượng có hành vi phương hại đến an ninh quốc gia, việc áp dụng các biện pháp này rất nhạy cảm đối với an ninh chính trị xã hội, có ảnh hưởng lớn đến quyền tự do cá nhân của đối tượng, thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với đối tượng bị áp dụng nên cần thiết phải quy định thẩm quyền áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Hai biện còn lại trước đây trong Pháp lệnh năm 1995 quy định quyền áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh, thì nay Pháp lệnh năm 2002 đã quy định quyền áp dụng cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

 

Điều 31. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này, trừ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và  khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và dkhoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

8. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

*        *

*

1. Điều này quy định các chức danh cụ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của một cơ quan có vị trí rất quan trọng và chủ yếu của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đó là lực lượng Công an nhân dân.

Theo quy định tại Điều này thì lực lượng Công an nhân dân có 23 chức danh có thẩm quyền xử phạt (trong Pháp lệnh năm 1995 thì số lượng chức danh có thẩm quyền xử phạt của lực lượng này 21). Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ Điều này thấy rằng chức danh Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở trung ương quy định ở khoản 5 Điều 29 Pháp lệnh năm 1995 đã được bỏ; chức đanh Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống ma túy, Trạm trưởng Trạm Công an khu chế xuất đã được bổ sung vào khoản 5 Điều 31 Pháp lệnh năm 2002. Bên cạnh đó, chức danh Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự đã được sửa thành Trưởng phòng cảnh sát giao thông để bảo đảm tính chính xác. Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung che chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân thể hiện tại Điều 3 1 của Pháp lệnh là kết quả của việc tổng kết, rút kinh nghiệm thực tế triển khai công tác xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát nhân dân trong những năm qua và thực tế tổ chức bộ máy của lực lương này. Tuy nhiên, về các chức danh có thẩm quyền xử phạt, vừa qua chức danh "Trưởng phòng cảnh sát quản lý trật tự hành chính" đã không được quy định trong Pháp lệnh trong khi thực tế thì chức danh này lại thật sự cần thiết phải trao thẩm quyền xử phạt xuất phát từ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là một bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

2. Thẩm quyền phạt tiền của che chức danh có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân được quy định tăng lên trung bình gấp 5 lần so với chức danh tương ứng quy định trao Pháp lệnh năm 1995, trừ thẩm quyền của chiến sĩ Công an nhân dân, của Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân và của giám đốc Công an cấp tỉnh thì vẫn được giữ nguyên. Lý do của của việc quy định tăng thẩm quyền phạt tiền của nhiều chức danh nhưng lại giữ nguyên thẩm quyền phạt tiền của một số chức danh khác là căn cứ vào yêu cầu thực tế xử phạt vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thuận tiện và. phù hợp yêu cầu thực tế của công tác xử phạt vi phạm hành chính. Ví dụ, việc giữ nguyên thẩm quyền phạt tiễn của chiến sĩ Công an nhân dân đến 100.000 đồng vì quy định về xử phạt theo thủ tục đơn giản (không còn lập biên bản) được áp dụng dối với trường hợp phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng và như vậy chiến sĩ Công an nhân dân trong khi thi hành công vụ có quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ đối với những vi phạm hành chính đơn giản, rõ ràng, lần đầu hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà hành vi đó được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật pháp luật cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 100.000 đồng mà không phải lập biên bản hoặc chuyển lên cấp trên.

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao nhất được Pháp lệnh trao cho Cục trưởng một số cục thuộc Bộ Công an (khoản 7 Điều này). Các Cục trưởng có thẩm quyền phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh. Ví dụ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống ta phạm ma tuý có quyền phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng vì điểm b khoản 2 Điều 14 quy định mức phạt tiền tối đã quy định trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội là 30.000.000 đồng. Cục trưởng các cục thuộc lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt được quyền áp dụng tất cả các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 12 khoản 2, 3 của Pháp lệnh mà không có bất kỳ giới hạn nào vì đây là cấp cao nhất trong hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính.

4. Đối với hình thức xử phạt trục xuất thì thẩm quyền áp dụng được trao cho Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là hình thức xử phạt mới được quy định trong Pháp lệnh năm 2002. Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính phải rời khỏi nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam theo thủ tục do Chính phủ quy định.

 

Điều 32. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng trong Pháp lệnh năm 1995 được quy định chung với thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân tại Điều 29, nay được tách thành một điều riêng trong Pháp lệnh năm 2002 vì trước kia Bộ đội biên phòng thuộc Bộ Công an, nay thuộc Bộ Quốc phòng, hơn nữa, me lượng này hoạt động tương đối độc lập: thường ở biên giới, hải đảo... nên cần thiết tách thành một điều riêng quy định thẩm quyền xử phạt cho Bộ đội biên phòng để đảm bảo tính đặc thù.

Theo quy định tại Điều này thì có 7 chức danh của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhiều hơn 2 chức danh so với quy định tại Pháp lệnh năm 1995 đối với lực lượng này. Trừ chức danh chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Đội trưởng của chiến sĩ. Bộ đội biên phòng vẫn quy định giữ nguyên thẩm quyền phạt tiền, còn các chức đanh khác như Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng đều quy định thẩm quyền phạt tiền là 10.000.000 đồng, tương đương với các chức danh Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát giao thông, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy... và gấp 5 lần so với quy định về thẩm quyền phạt tiền của các chức danh này trong Pháp lệnh năm 1995. Các chức danh Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh, Bộ đội biên phòng là những chức danh cao nhất của lực lượng này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền của họ về phạt tiền được phạt đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý, tức là mức tối đa tại các điểm a, b, c, d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh năm 2002.

Xuất phát từ đặc điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động của lực lượng Bộ đội biên phòng nên Điều 32 quy định các chức danh của lực lượng này không áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Đối với một số chức danh từ cấp Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng trở lên đều có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 12 khoản 3 trừ biện pháp và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc lái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vì biện pháp này chủ yếu quy định cho một số chức đanh có thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan hải quan và Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

 

Điều 33. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và dkhoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực thuộc quyền quản lý củamình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển được quy định tại Điều này với 7 chức danh. Đây là lực lượng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mới được bổ sung vào Pháp lệnh năm 2002 vì Pháp lệnh năm 1995 không quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng này. Cơ sở pháp lý để quy định Cảnh sát biển là lực lượng có thẩm quyền xử phạt và được quy định độc lập thành một điều riêng trong Pháp lệnh là căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng này được quy định tại Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28/3/1998. Nghị định số 53/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/7/1998 về tổ chức và hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Nghị định số 36/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/6/1999 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là những căn cứ chủ yếu để quy định về thẩm quyền xử phạt của lực lượng Cảnh sát biển tại Điều này.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển được quy định cụ thể cho 07 chức danh từ Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ cảnh sát biển đến Cục trưởng Cục cảnh sát biển. Mức thấp nhất về thẩm quyền phạt tiền quy định cho Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển là 200.000 đồng, mức cao nhất về thẩm quyền phạt tiền quy định cho Cục trưởng Cục Cảnh sát biển là mức tối đa đối vời lĩnh vực thuộc quyền quản lý của lực lượng Cảnh sát biển quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh năm 2002.

Ngoài thẩm quyền áp dụng phạt tiền, các chức đanh từ Hại đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển trở lên còn có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh. Các chức danh từ Hải đoàn trưởng Hải đoàn cảnh sát biển trở lên có thêm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển còn có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

 

Điều 34. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Hải quan

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan), Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.

3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực hải quan, thuế quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Điều này quy định có 07 chức danh của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhc hính, nhiều hơn 03 chức danh so với quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan tại Điều 30 Pháp lệnh năm 1995. Hải quan là lực lượng có vị trí và vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, nhất là trong hoạt động chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá qua biên giới.

2. Trong số các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định cho lực lượng Hải quan tại Điều này có chức danh Đội trưởng Đội nghiệp vụ Hải quan thuộc Chi Cục Hải quan là chức danh được quy định cụ thể thay cho cụm từ "Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan" để chỉ chức danh này tại khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh năm 1995 và tăng thẩm quyền phạt tiền từ 200.000 đồng lên 500.000 đồng. Bên cạnh đó, một số chức danh có thẩm quyền xử phạt mới của lực lượng Hải quan được bổ sung vào Điều này, đồng thời một số chức danh đã quy định trong Pháp lệnh năm 1995 nay được sửa lại cho phù hợp với quy định của Luật Hải quan và IST bị định quy định chi tiết thi hành Luật này, đó là: Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiềm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.

Các chức danh này đều quy định tăng mức phạt tiền 5 lằn so với quy định tại Pháp lệnh năm 1995. Quy định tăng thẩm quyền phạt tiền đối với các chức đanh này là căn cứ vào thực tế nhu cầu đấu tranh chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và bảo đảm tính đồng bộ về thẩm quyền xử phạt giữa các chức -danh có thẩm quyền xử phạt trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

3. Đặc biệt lưu ý chức danh Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan là một chức danh cũng mới được bổ sung vào khoản 4 Điều này với thẩm quyền phạt tiền Ở mức tối đa đối với lĩnh vực hải quan, thuế, tức là từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong hai chức danh (chức danh kia là Cục trưởng Cục Hải quan) có quyền áp dụng biện pháp buộc dưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm phương tiện; biện pháp buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. Cả hai chức danh này đều có quyền áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền mà không có quyền tước giấy chứng chỉ hành nghề. Quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên là do những từ đặc điểm đặc thù về chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động của lực lượng Hải quan.

 

Điều 35. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

Lực lượng Kiểm lâm cũng là một trong những lực lượng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, nhất là trong bối cảnh tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản đang diễn biến phức tạp và gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường sống trong khi nguồn tài nguyên rừng quí giá đang bị tàn phá đến cạn kiệt. So với quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (Điều 31) thì Pháp lệnh năm 2002 vẫn quy định cụ thể 07 chức danh của lực lượng này có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, thẩm quyền xử phạt của các chức danh này có sự thay đổi để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế đấu tranh chống vi phạm hành chính.

Thứ nhất, chỉ có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm viên( trước gọi là nhân viên kiểm lâm) là vẫn giữ nguyên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền Ờ mức 100.000 đồng, các chức danh còn lại đều quy định tăng thẩm quyền phạt tiền ít nhất là 02 lần (từ 1.000.000 đồng lên 2.000.000 đồng đối với Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm), nhiều nhất là 05 lần (từ 2.000.000 đồng lên 10 000.000 đồng đối với Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiềm lâm sản). Đặc biệt chức danh Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động trước đây quy định thẩm quyền phạt tiền là 1 .000.000 đồng thì nay xếp cùng thẩm quyền xử phạt với các chức danh Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản với thẩm quyền phạt tiền là_10.000.000 đồng (gấp 10 lần so với quy định trong Pháp lệnh năm 1995).

Thứ hai, quy định bổ sung thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả " buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra" cho các chức danh Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động và thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả .quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 cho Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm mà Pháp lệnh năm 1995) không quy định nhằm tạo quyền chủ động cho các chức danh này xử lý triệt để hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ lừng, quản lý lâm sản.

Thứ ba, chức danh cao nhất có thẩm quyền xử phạt trong lực lượng Kiểm lâm là Cục trưởng Cục Kiềm lâm. Chức danh này có quyền phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản, tức là phạt tiền đến 30.000.000 đồng (gấp 1,5 lần so với quy định thẩm quyền phạt tiền cho chức danh này tại Pháp lệnh năm 1995). Bên cạnh những điểm mới đáng lưu ý như trên, thẩm quyền áp dụng các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả của các chức danh khác thuộc lực lượng Kiểm lâm quy định lại Điều này vẫn quy định như Pháp lệnh năm 1995, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quy định thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

 

Điều 36. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế

Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền:

1. Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

*        *

*

1 Tương tự như quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh năm 1995, Điều này mở đầu bằng quy định: "Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền...". Quy định này phản ánh một thực tế là khác với các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt được quy định trong Pháp lệnh, thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc cơ quan Thuế được quy định trong nhiều luật thuế. với mức phạt quy định khác nhau đối với từng chức danh. Nhằm bảo đảm sự thống nhất thực hiện nguyên tắc áp dụng pháp luật đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 80 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 là " Trong trường hợp hai văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực quy định về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy .phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn. Điều 36 và Điều 123 của Pháp lệnh năm 2002 cũng khẳng định trường hợp luật có quy định khác với Pháp lệnh thì áp dụng quy đình của Luật để bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật.

2. So với quy định tại Điều. 32 của Pháp lệnh năm 1995 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế, thì Điều này quy định số chức danh có thẩm quyền xử phạt nhiều hơn 01 chức danh. (Pháp lệnh năm 1995 chỉ quy định 04 chức danh có thẩm quyền xử phạt).

Cũng tương tự như các chức đanh có thẩm quyền xử phạt của các cơ quán, lực lượng khác quy định trong Pháp lệnh, thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc cơ quan Thuế được quy tăng lên từ 05 lần ( từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Chi cục trưởng Chi cục Thuê), đến 10 lần (từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Trạm trướng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế). Riêng đối với thẩm quyền của nhân viên Thuế vụ vẫn được giữ nguyên như quy định của Pháp lệnh 1995, tức là 100.000 đồng. Đối với Cục trưởng Cụe Thuế, nếu như Pháp lệnh năm 1995 quy định thẩm quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng thì nay quy định phạt đến mức tối đa đối với lĩnh vực Thuế quy định lại điểm d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh, tức là phạt đến 100.000.000 đồng (Tức là cũng gấp 05 lần).

Khác với các lực lượng khác có thẩm quyền xử phạt, các chức danh thuộc cơ quan Thuế chủ yếu áp dụng hình thức phạt tiền đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế . Đối với hình thức xử phạt bổ sung thì một số chức danh thuộc cơ quan Thuế (Chi cục trưởng, Cụe trưởng) có quyền áp dụng hình thức phạt tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế không có quyền áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; không có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh năm 2002. Điều khác biệt này xuất phát từ đặc điểm chức năng quản lý nhà nước của cơ quan Thuế và những vi phạm hành chính xẩy ra trong lĩnh vực Thuế.

 

Điều 37. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thương mại quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.

*        *

*

1. Lực lượng Quản lý thị trường là cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Các chức đanh của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt quy định lại Điều này cũng vẫn là 04 chức danh như quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh năm 1995 về thẩm quyền xử phạt của lực lượng này.

2. Trừ chức danh Kiểm soát viên thị trường vẫn quy định giữ nguyên thẩm quyền xử phạt như Pháp lệnh năm 1995, tức là phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, còn các chức danh khác đều quy định tăng thẩm quyền phạt tiền mặc dù mức tăng không đều nhau. Cụ thể, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có thẩm quyền phạt tiền tăng 05 lần so với quy định trong Pháp lệnh năm 1995 (từ 1.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng). Thẩm quyền phạt tiền quy định cho Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tăng 02 lần (từ 10.000.000 đồng lên 20.000.000 đồng), trong khi thẩm quyền phạt tiền quy định cho Cục trưởng Cục quản lý thị trường tăng 3,5 lần (từ 20.000.000 đồng lên đến mức tối đa quy định đối với lĩnh vực thương mại quy định tại điểm e khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh năm 2002, tức là 70.000.000 đồng).

3. Bên cạnh quy định về tăng thẩm quyền phạt tiền đối với 3/4 chức danh có thẩm quyền xử phạt, Điều này còn quy định tăng giá trị tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính mà Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền tịch thu từ 20.000.000 đồng lên 30.00.000 đồng. Có thể nói, việc quy định tăng thẩm quyền phạt tiền và thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là xuất phát từ thực tế yêu cầu đấu tranh chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường đang diễn ra gay go, quyết liệt hiện nay và để phù hợp với sự thay đổi chung về thẩm quyền xử phạt đối với các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Pháp lệnh năm 2002.

 

Điều 38. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Có thể nói thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành là một vấn đề phức tạp hiện nay cả về lý luận và thực tiến. Tuy nhiên, theo tinh thần của Điều này quy định thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc các cơ quan thanh tra chuyên ngành không có thay đối nhiều so với quy định của Điều 34 Pháp lệnh năm 1995 . SỞ dĩ Pháp lệnh năm 2002 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành trên tinh thần cơ bản vẫn giữ nguyên như quy định của Pháp lệnh trước đó bởi dây không phải là Pháp lệnh quy định về tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan Thanh tra chuyên ngành. thẹn nay, Luật Thanh tra đã được Quốc hội thông qua. MÔ hình tổ chức của thanh tra Bộ, ngành được Luật khẳng định như quy định lại Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, cụ thể: mỗi Bộ, ngành chỉ thành lập một tổ ' chức thanh tra để thực hiện hai chức năng là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; cấp Sở cũng thành lập tổ chức thanh tra đề thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

2. Căn cứ vào nội dung của Điều 38 khoản 2, 3 Pháp lệnh năm 2002 nêu trên thì chức danh "Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Sở (khoản 2), cấp Bộ (khoản 3) của Điều 34 Pháp lệnh năm 1995" đã bị bỏ. Sở dĩ như vậy vì trong thời gian hơn 07 năm thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, quy định này đã gây ra sự thắc mắc và hiểu chưa đúng về chức danh nêu trên. Nhiều ý kiến cho rằng chức danh này chính chính là để chỉ Giám đốc Sở (vì là Thủ trưởng của Thanh tra chuyên ngành cấp Sở) hoặc Cục trưởng, Bộ trưởng (vì là Thủ trưởng của cơ quan Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ) trong khi đó thực ra quy định này chỉ dùng để áp dụng đối vời những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công nhưng tại thời điểm đó chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành riêng biệt như bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đê điều, bảo vệ và kiềm dịch thực vật... Trong trường hợp đó thì Giám đốc Sở, Cục trưởng có quyền xử phạt như Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Sở, cấp Bộ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các cơ quan nói trên đều đã tổ chức lực lượng Thanh tra chuyên ngành độc lập nên việc bỏ các chức danh này là cần thiết. Bên cạnh đó đối với các tổ chức Thanh tra chuyên ngành ở Trưng ương thì khoản 3 Điều này quy định rõ thẩm quyền của " Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phải là cần thiết vì bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch và chính xác của quy phạm dưới giác độ quản lý hành chính nhà nước vì nếu dùng khái niệm "cấp bộ" để chỉ cả cơ quan thuộc Chính phủ là chưa chính xác.

3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc Thanh tra chuyên ngành, trừ Thanh tra viên chuyên ngành vẫn giữ nguyên mức phạt tiền như cũ là 200.000 đồng (mặc dù thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được sử dụng để vi phạm hành chính của chức danh này được nâng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng), thì các chức danh còn lại đều quy định tăng thẩm quyền phạt tiền: đối với Chánh Thanh tra chuyên ngành cấp Sở là gấp 2 lần (từ 10.000.000 đồng lên 20.000.000 đồng). Đối với Chánh Thanh tra chuyên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì mức lăng tuỳ thuộc vào lĩnh vực quản lý nhà nước mà Thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đó quan lý vì khoản 3 Điều này quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh này là "mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định lại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh này" tức là 20.000.000 đồng; 30.000.000 đồng; 70.000.000 đồng; 100.000.000 đồng và 500.000.000 đồng). Sở dĩ quy định về thẩm quyền phạt tiền của các chức danh Chánh thanh tra chuyên ngành cấp Sở, cấp Bộ tăng như vậy là nhằm khắc phục tình trạng trước đây nhiều vụ vi phạm hành chính mặc dù thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên ngành nhưng do vượt quá thẩm quyền xử phạt nên phải chuyển sang Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để xử phạt dẫn đến tình trạng ùn tắc và kéo dài việc xử phạt do có quá nhiều vụ việc phải chuyển sang cơ quan này, thêm nữa nhiều trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra quyết định xử phạt mang nặng tính hình thức bồi tất cả đều do cơ quan chuyên ngành tham mưu, đề xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

 

Điều 39. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền:

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.

*        *

*

Có thể nói đây là một Điều mới được bổ sung trong Pháp lệnh năm 2002 quy định về các chức danh có thẩm quyền xử phạt của các loại Cảng vụ hàng hải, thuỷ nội địa và hàng .không. Căn cứ pháp lý để quy định các chức danh này có thẩm quyền xử phạt trong Điều này xuất phát từ là Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt nam. Các văn bản luật này đều có điều, khoản quy định về chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền xử lý vi phạm của Giám đốc các Cảng vụ nói trên. Đối với Càng vụ thuỷ nội địa, mặc dù chưa có văn bản Luật quy định về thẩm quyền quản lý và xử lý của chức danh này nhưng Nghị định của Chính phủ hiện đang quy định về thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa. Thực tế trong những năm qua, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc cảng vụ thuỷ nội địa cũng được thực hiện và đã chứng tỏ sự cần thiết và hiệu quả trong thực tế đấu tranh chống vi phạm hành chính tại các cảng thuỷ nội địa.

2. Nội dung của Điều 39 của Pháp lệnh năm 2002 nêu trên quy đính chung thẩm quyền của các Giám đốc Cảng vụ thuỷ nội địa, hàng hải, hàng không là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh năm 2002.

3. Giám đốc các Cảng vụ nêu trên có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của Cảng vụ.

 

Điều 40. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội thi hành án dân sự có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

4. Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

*        *

*

So với quy định của Điều 35 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì các chức danh có thẩm quyền xử phạt của Toà án nhân dân và cơ quan Thi hành án dân sự quy định tại Điều 40 Pháp lệnh này không có sự thay đổi, vẫn quy định 05 chức danh có thẩm quyền xử phạt là : thẩm phán chủ tọa phiên toà, chấp hành viên thi hành án dân sự, Đội trưởng Đội thi hành án dân sự, Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương. Tuy nhiên, thẩm quyền phạt tiền của một số chức danh quy định tại Điều này đều được quy định tăng lên nhằm bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế phòng chống vi phạm hành chính trong các hoạt động này: Thẩm phán chủ tọa phiên toà phạt tiền đến 1.000.000 đồng (tăng 10 lần), Chấp hành viên Thì hành án dân sự phạt đến 200.000 đồng (tăng 02 lần), Trưởng phòng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Tlưởng phòng Thi hành án quẩn khu và cấp tương dương phạt tiền đến 1.000.000 đồng (tăng 02 lần).

Tuy nhiên, thẩm quyền phạt tiền của Đội trưởng Đội Thi hành án dân sự không thay đổi, vẫn quy định ở mức phạt tiền đến 500.000 đồng.

 

Điều 41. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2 và 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3 và 4 Điều 40 của Pháp lệnh này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

*        *

*

1. Các điều khoản hệt kê tại Điều 41 nêu trên quy định người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có quyền được uỷ quyền là những chức danh lãnh đạo, có quyền quản lý trong công tác xử lý vi phạm hành chính và đều là cấp trưởng vì theo nguyên tắc hành chính thì cấp trưởng là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của cơ quan, đơn vị mà mình phụ trách. (Tất cả có 63/74 chức danh có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương IV Pháp lệnh này có quyền uỷ quyền cho cấp phó của mình theo quy định tại Điều này).

2. Theo tinh thần của Điều này quy định thì những chức danh nêu trên chỉ được uỷ quyền cho cấp phó của mình khi bản thân vắng mặt. Quy định này khác với quy định về uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính tại Điều 36 Pháp lệnh năm 1995 là cho phép uỷ quyền cả trong trường hợp mà bản thân người uỷ quyền có mặt. Sở dĩ quy định như vậy nhằm tránh tình trạng người có thẩm quyền được pháp luật quy định lại không thực hiện quyền của mình mà giao hẳn cho cấp phó của mình thực hiện trong khi bản thân mình hoàn toàn có điều kiện thực hiện quyền đó nhưng không làm.

3. Việc uỷ quyền của những chức đanh liệt kê tại Điều này chỉ đối với cấp phó của người đó mà không được uỷ quyền cho ai khác ngoài cấp  phó. Cấp phó được cấp trưởng ủy quyền có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền của cấp trưởng mà mình được ủy quyền. Tuy nhiên, cấp phó tuyệt đối không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác thực hiện xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về việc xử lý vi phạm hành chính do mình thực hiện theo sự ủy quyền đó.

 

Điều 42. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31 đến Điều 40 của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

2. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều 28 đến Điều 40 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

*        *

*

1. Đây là điều quy định vềmộtvấn đề  hết sức quan trọng trong xử lý vi phạm hành chính, đó là việc phan định thẩm quyền xử phạt được dựa trên những nguyên tắc nào, vì như chúng ta thấy thực tế vi phạm hành chính xảy ra rất đa dạng và phức tạp trên tất cả lĩnh vực quản lý nhà nước trong khi các lực lượng có thẩm quyền xử phạt cũng rất nhiều về số lượng và ở các ngành, các cấp khác nhau. Rõ ràng quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để áp dụng trong thực tế công tác xử lý vi phạm hành chính là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn không thể thiếu nhằm bảo đảm hiệu quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính.

2. Khoản 1 Điều này quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo chức năng quản lý nhà nước theo lãnh thổ (của Uỷ ban nhân dân) và chức năng quản lý nhà nước theo ngành (của các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác ngoài Uỷ ban nhân dân các cấp).

Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng ở chỗ: tất cả mọi vi phạm hành chính xẩy ra trên đỉa bàn lãnh thổ cấp xã, huyện hay tỉnh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp đó đều có thẩm quyền xử phạt. Nguyên tắc này bảo đảm thống nhất với nguyên tắc quy định tại khoản 3 điểm c Điều này: trong trường hợp các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc nhiều ngành khác nhau thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp  có thẩm quyền nơi xẩy ra vi phạm có quyền xử phạt. Khoản 1 Điều này cũng đưa ra nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt thuộc về người đầu tiên thụ lý vụ việc nếu vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người. Nguyên tắc này nhằm giải quyết tình huống thường xẩy ra trong xử phạt hành chính vì thực tế có những vi phạm hành chính xẩy ra thuộc quyền xử phạt của nhiều chức danh vì các lĩnh vực quản lý nhà nước nhiều khi có những vùng chồng lấn nhau. Ví dụ, đối với hành vi kinh doanh dịch vụ văn hoá nơi công cộng gây ồn ào quá mức cho phép thì cảnh sát nhân dân, Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương đều có quyền xử phạt hoặc đối với hành vi xả rác thải nơi công cộng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thanh tra chuyến ngành Y tế, thanh tra chuyên ngành Bảo vệ môi trường, Cảnh sát nhân dân đều có quyền xử phạt...

3. Khoản 2 Điều này quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của che chức danh có thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể trong chương IV là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. và quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt của các chức danh được quy định cụ thể tại Chương này trong trường hợp phạt tiền là căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt đô í với từng vi phạm hành chính cụ thể.

Nguyên tắc này rất quan trọng bởi nó chấm dứt sự tranh cãi và hiểu không thống nhất về thẩm quyền xử phạt, nhất là thẩm quyền phạt tiền đối với các chức danh nêu trên, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định tổng hợp về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh trong các trường hợp cụ thể.

Có thể khái quát thẩm quyền xử phạt của các chức danh cụ thể quy định trong Pháp lệnh được xác định trên cơ sở tất cả các căn cứ sau:

a) Dôi với thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tiền: được căn cứ vào mức phạt tối đa của khung phạt tiền quy định cho vi phạm hành chính cụ thể và mức phạt tiền quy định cho chức danh đó trong Pháp lệnh năm 2002.

Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm mà các hành vi đã đều quy định phạt tiền với khung tiền phạt tối đa đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền về phạt tiền vẫn thuộc người đó Ví dụ, một người có bằng lái xe ô tô đã hết hạn sử dụng điều khiển ô tô đi vào đường cấm khi xe ô tô trong tình trạng còi, đèn không hoạt động được Trường hợp này người lái xe đã thực hiện 03 vi phạm hành chính cùng một lúc. Giả sử đối với hành vi điều khiển xe trong khi bằng lái hết hạn thì mức phạt tối đa quy định là 1.500.000 đồng; đối với hành vi điều khiển xe ô tô đi vào đường cấm thì mức phạt tối đa là 200.000 đồng; đối với vi phạm xe ô tô còi đèn không hoạt động thì mức phạt tối đa quy định là 100.000 đồng. Trong khi đó thẩm quyền của Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ cảnh sát nhân dân được phạt tiền đến 200.000 đồng thì chức danh này có quyền phạt đối với cả ba vi phạm hành chính trên.

b) Dôi với thẩm quyền áp đụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang trật phương tiện được sử dụng đểu phạm hành chính: được căn cứ vào quy định của văn bản về xử phạt vi phạm hành chính có quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi cụ thể đó hay không; Pháp lệnh quy định chức danh đó có được áp dụng hình thức phạt tịch thu tang vật, phương tiện hay không, nếu có thì trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm quy định cho chức danh đó được áp dụng và thực tế trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm của vụ vi phạm hành chính.

c) Dối với thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. được căn cứ vào quy định của văn bản về xử phạt vi phạm hành chính có quy định tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi cụ thể đó hay không; Pháp lệnh có quy định chức danh đó được áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép hay không và quy định của pháp luật có liên quan đối với loại giấy phép cụ thể cần phải áp dụng hình thức phạt này trong vụ vi phạm hành chính cụ thể.

d) Dối với thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: được căn cứ vào quy định của vãn bản về xừ phạt vi phạm hành chính có quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi cụ thể đó hay không, nếu có thì đó là biện pháp gì; Pháp lệnh có quy định chức danh đó được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó hay không.

Việc xem xét thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cụ thể được xác định sau khi đã tính đến tất cả các căn cứ nêu trên. Trường hợp không thoả mãn được các căn cứ đã được ~ pháp lý hoá" đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể thì phải chuyển vụ vi phạm đến chức danh đáp ứng đủ các căn cứ xử phạt nêu trên đề quyết định xử phạt.

 

CHƯƠNG V
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ BẢO ĐẢM VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, hạn chế hậu quả do vi phạm hành chính gây ra hoặc đề thu thập chứng cứ, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ quyết định xử lý cũng như để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người' có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Cằn lưu ý đây không phải là các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hay biện pháp xử lý hành chính khác mà là những biện pháp được áp dụng trước khi có quyết định xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là khi thụ lý vụ vi phạm hành chính và trong quá trình xem xét vụ việc để quyết định xử lý thừ biện pháp "Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn" thì được áp dụng sau khi đã có quyết định xử lý hành chính). Không phải trong mọi trường hợp xử lý vi phạm hành chính đều cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý này mà chỉ khi thật cần thiết, theo đánh giá của người có thẩm quyền xử lý, và có những căn cứ nhất định được pháp luật quy định. Không phải tất cả những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đều có quyền quyết định áp dụng các biện pháp này mà chỉ một số chức danh nhất định được Pháp lệnh quy định cụ thể đối với từng biện pháp và việc áp dụng các biện pháp này cũng phải tuân thủ trình tự, thủ tục được quy định tại chương này.

 

Điều 43. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

a) Tạm giữ người;

b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Khám người;

d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

e) Bảo lãnh hành chính;

g) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

h) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

2. Khi áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh này; nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Pháp lệnh năm 1995 quy định năm biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật: khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Pháp lệnh năm 2002 quy định bổ sung ba biện pháp mới là bảo lãnh hành chính; quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất; truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

2. Một số biện pháp có tên gọi gần giống với các biện pháp ngăn chặn và khám xét trong tố tụng hình sự như tạm giữ, bảo lĩnh (bảo lãnh), khám người, khám chỗ ở, địa điểm,... Tuy nhiên, căn cứ, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp này hoàn toàn khác nhau. Điều luật quy định tám biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính nói trên được áp dụng theo thủ tục hành chính. Thủ tục này được quy định cụ thề trong các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh.

3. Điều luật cũng quy định khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh.

Điều khoản này thể hiện thái độ thận trọng của nhà lập pháp khi cho phép áp dụng các biện pháp này, đòi hỏi người có thẩm quyền phải cân nhắc kỹ, xem xét mọi khía cạnh cũng như căn cứ đã được pháp luật quy định khi quyết định và chỉ trong trường hợp thực sự cần thiết mới áp dụng, vì 7/8 biện pháp này được áp dụng trước khi có quyết định cuối cùng về hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức vi phạm (quyết định xử lý vi phạm hành chính) và trực tiếp liên quan đến các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. Việc người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh bao gồm không chỉ quy định về thủ tục mà cả căn cứ, thẩm quyền, thời hạn áp dụng và các quy định có liên quan khác.

 

Điều 44. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.

2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.

Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.

6. Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

*        *

*

1. Theo diều luật, biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong hai trường hợp:

(1) Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gẩy rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Ví dụ, có một nhóm người đến gây rối trật tự công cộng tại trụ sở một cơ quan nhà nước, sau khi đã được giải thích mà không giải tán, vẫn có hành vi hoặc lời nói làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đó thì người có thẩm quyền có thể quyết định tạm giữ những người đó; hoặc

(2) Cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ, khi kiểm tra phương tiện nhập cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phát hiện có người trốn trong phương tiện mà không khai báo và không có giấy tờ hợp lệ thì có thể ra quyết định tạm giữ người đó để xác minh, làm rõ hành vi nhập cảnh trái phép của người đó.

2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh năm 2002 được quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ người bằng văn bản và giao cho người bị tạm giữ một bản. Mẫu Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Quyết định số 01).

3. Theo quy định tại Thông lư số 01/TT-BNV(C12) ngày 20 tháng 1 năm 1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), thì trước khi quyết định tạm giữ phải kiểm tra người bị tạm giữ xem có khí trong người hay không, phải kiểm tra tình trạng sức khoẻ, thương tích. Nếu có bệnh cấp tính, bệnh lý khác thì phải lập biên bản, thể hiện cụ thể trong biên bản. Nếu có thương tích thì phải đề nghị cho khám chứng thương.

4. So với Pháp lệnh năm 1995, các quy định về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong Pháp lệnh năm 2002 không có sửa đổi lớn, trừ thẩm quyền áp dụng và một số điểm nhỏ về thủ tục áp dụng như quy định rõ thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; đối với trường hợp tạm giữ người chưa thành niên lào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Cần lưu ý là theo tinh thần của điều luật thì đối với người đã thành niên, việc thông báo được thực hiện theo yêu cầu của người bị tạm giữ. Đối với người chưa thành niên thì trong mọi trường hợp, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ nếu việc tạm giữ được thực hiện vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ. Người chưa thành niên ở đây được hiểu là người chưa tròn 18 tuổi. Ban đêm là thời gian tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Theo quy định tại Thông tư số 01/TT BNV(C12), trong thời gian bị tạm giữ, mọi sinh hoạt cần thiết cho cá nhân do người bị tạm giữ hoặc gia đình họ đảm nhiệm. Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không thề giải quyết được thì cơ quan ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm giải quyết những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho họ.

5. Điều luật nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ. Theo quy định tại Thông tư số 01/TT- BNV(C12), có thể bố trí một diện. tích nhất định lại phòng trực ban của Công an, nơi làm việc của Uỷ ban nhân dán xã, phường, Đồn biên phòng để tạm giữ. Phải bố trí người canh gác không để người bị tạm giữ đi lại tự do ở nơi làm việc. Nếu trong thời gian bị lạm giữ, người bị tạm giữ tiếp tục có hành vi phạm pháp như chồng người thi hành công cụ, phá phách, gây rối trật tự thì phải áp đụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.

6. Các quy định cụ thể trực tiếp liên quan đến tạm giữ người thực hiện theo Quy chế ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ.

 

Điều 45. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;

d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;

e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;

k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.

2. Trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

*        *

*

1. Theo điều luật, chỉ những người quy định tại khoản 1 có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trừ các chức danh được quy định tại điểm k, các chức danh khác đều có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính nói ở Chương IV đều có quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Riêng đối với người chỉ huy tàu bay, tàu biển mặc dù không có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (xem Điều 55 khoản 1 Pháp lệnh) nhưng có quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

2. So với Pháp lệnh năm 1995, Pháp lệnh năm 2002 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính bớt một chức danh (thủ trưởng đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương), đổi tên hai chức danh (Chỉ huy trưởng Trạm Công an cửa khẩu được đổi tên thành Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu và Trưởng Hải quan cửa khẩu thành Chi cục trưởng Hải quan). Ở đây cần lưu ý.là theo quy đính của Luật Hải quan năm 2001, Hải quan cửa khẩu được đổi tên thành Chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra còn có Chi cục Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu là đơn vị tương đương với Chi cục Hải quan cửa khẩu. Chức đanh '!Chi cục trưởng Hải quan" do đó bao gồm không chỉ Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu (Trưởng Hải quan cửa khẩu theo Pháp lệnh năm 1995) mà còn Chi cục trưởng Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu tức là ở đây không đơn thuần là đổi tên mà có bổ sung một chức danh mới. Ngoài ra, Pháp lệnh năm 2002 bổ sung tám chức danh mới có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nâng tổng số các chức danh có quyền quyết định áp dụng biện pháp này thành 27 chức danh.

Những chức danh mới được bổ sung là: Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Hải đội trưởng và Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển.

3. Theo quy định của Pháp lệnh năm 2002, 27 chức danh nêu trên cũng đồng thời là những người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp: tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4. Theo tinh thần của điều luật, việc ủy quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được thực hiện đối với cấp phó trực tiếp của những người quy định tại khoản 1. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và chỉ trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định lạm giữ người theo thủ tục hành chính do mình thực hiện. Người được uỷ quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.

 

Điều 46. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.

Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hóa, phương tiện đã bị tạm giữ.

3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

4- Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma túy và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh này.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.

6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.

*        *

*

1 . Theo điều luật, biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong hai trường hợp:

(1) Cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hành chính; hoặc

(2) Cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.

2. Về thẩm quyền, 27 chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh có quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (bổ sung 8 chức danh so với Pháp lệnh năm 1995). Ngoài ra, Điều 46 khoản 1 quy định bổ sung thêm hai chức danh nữa là Chánh thanh tra chuyên ngành cấp Sở và Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Việc uỷ quyền cho cấp phó quyết định trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt cũng được áp dụng đối với biện pháp này (xem thêm điểm 4 nội dung bình luận Điều 45).

3. So với Pháp lệnh năm 1995, các quy định về quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp khẩn cấp cũng được sửa đổi theo hướng chặt chẽ và chi tiết hơn. Cụ thể, khái niệm trường hợp cần thiếu trước đây nay được quy định rõ là "trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thề bị tẩu tán, tiêu huỷ" và bổ sung quy định về trường hợp đã quyết định tạm giữ như trên mà sau khi báo cáo không được thủ trưởng đồng ý thì "người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ" (khoản 2 Điều 46). Thủ trưởng trực liếp của chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm Viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được hiểu là Trạm trưởng, Đội trưởng (đối với Công an), Đội trưởng BỘ đội biên phòng, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan hoặc Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội quản lý thị trường, Chánh Thanh tra chuyên ngành các cấp.

4. Về thủ tục, Pháp lệnh năm 2002 bổ sung thêm một quy đỉnh quan trọng mà trước đây chưa có là lập biên bản về việc tạm giữ, cũng như quy định về việc tiến hành niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm khi người vi phạm vắng mặt (khoản 3 Điều 46). Mẫu biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Nghị đỉnh số l34/2003~Đ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết l/11 hành một số điều của Pháp lệnh xử Iý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Biên bản số 02).

5. Người ra quyết định lạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Nếu sau đó, theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật, phương tiện đó bị tịch thu thì chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện. Nêu chủ tang vật, phương tiện được xác định không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ thì không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ (khoản 6 Điều 61 Pháp lệnh).

6. Đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản Iý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan về việc bảo quản các vật đó.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng (ví dụ hoa quả tươi, một số loại sản phẩm của động vật, v.v...) thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Cần lưu ý là khoản 3 Điều 62 của Pháp lệnh giao việc này cho người có thẩm quyền tịch thu, do đó nếu người ra quyết định tạm giữ không đồng thời là người có thẩm quyền tịch thu theo quy định của Pháp lệnh thì họ phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tịch thu những hàng hoá, vật phẩm đó để quyết định. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

7. Về thời hạn tạm giữ trước đây quy định là 15 ngày, nay được sửa đổi lại là 10 ngày và "có thể được kẻo dài đối với những vụ việc phức tạp cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện vi phanh, (khoản 5 Điều 46). Vụ việc phức tạp là những vụ việc có nhiều tình tiết cần được xác minh, làm rõ, số lượng tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ lớn, đa dạng hoặc tang vật, phương tiện cần được giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc có những tình tiết phức tạp khác. Thời hạn tạm giữ này phù hợp với quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Điều 56). Cần lưu ý là việc kéo dài thời hạn tạm giữ nói trên phải do những người quy định tại khoản 1 Điều 46 quyết định.

8. Việe tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản. Mẫu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi 1 phạm được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Quyết định số 02).

 

Điều 47. Khám người theo thủ tục hành chính

1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.

3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.

4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.

*        *

*

1. Khám người là việc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lục soát, tìm trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật mang theo của người bị khám nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm hành chính. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giữ trong người vật, tài liệu, phương tiện vi phạm. Căn cứ đề người có thẩm quyền quyết định khám là những tài liệu, lời khai của những người có liên quan hoặc lin báo về vi phạm mà qua đó có cơ sở để nhận định rằng trong người bị khám có cất giấu những vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm hành chính.

2. Về thẩm quyền, 27 chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính. Việc uỷ quyền cho cấp phó quyết định trong trường hợp cấp trường vắng mặt cũng được áp dụng đối với biện pháp này (xem thêm điểm 4 nội dung bình luận Điều 45 Pháp lệnh). Tuy nhiên, trong trường hợp có căn cứ đề cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, liêu huỷ, thì điều luật cho phép cả chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người dược quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh.

So với Pháp lệnh năm 1995 thì thẩm quyền khám người trong trường hợp không thể trì hoãn này được bổ sung thêm chức danh Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển và bỏ chức danh nhân viên hải .quan (do Điều 66 Luật Hải quan năm 2001 không cho phép nhân viên hái quan quyết định khám người).

3. Về thủ tục, điều luật yêu cầu việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay nói trên và mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Mẫu Quyết định khám người theo thủ tục hành chính và mẫu Biên bản khám người theo thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Biên bản số 03 và Mâu Quyết định số 03).

4. Điều luật cũng quy định trước khi tiến hành khám, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Quy định này nhằm bảo đảm cho người bị khám biết rõ lý do khám cũng như việc khám người được tiến hành hợp pháp. Theo điều luật, khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến nhằm bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho người bị khám.

 

Điều 48. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

1.Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật trong phạm vi thẩm quyền của mình.

3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải một bản.

*        *

*

1 . Khám phương tiện vận tải, đồ vật là việc người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật lục soát, tìm trên phương tiện vận tải và đồ vật được chở trên phương tiện đó nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu vật, tài liệu, phương tiện là tang vật vi phạm. Căn cứ để người có thẩm quyền quyết định khám là những tài liệu, lời khai của những người có liên quan hoặc tin báo về vi phạm mà qua đó có cơ sở để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đổ vật có cất giấu những vật, tài liệu, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phương tiện vận tải là nơi cư trú thường xuyên có đăng ký của cá nhân, hộ gia đình thì việc khám phương tiện vận tải đó được tiến hành theo quy định tại Điêu 49 của Pháp lệnh.

2. Về thẩm quyền, 27 chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh có quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Việc uỷ quyền cho cấp phó quyết định trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt cũng được áp dụng đối với biện pháp này (xem thêm điểm 4 nội dung bình luận Điều 45 của Pháp lệnh). Ngoài ra, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đổ vật trong phạm vi thẩm quyền của mình. So với Pháp lệnh năm 1995, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được sửa đổi: bỏ chức danh nhân viên hải quan (do Điều 66 Luật Hải quan năm 2001 không cho phép nhân viên hải quan quyết định khám phương tiện vận tải), đồng thời bổ sung những người quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh và cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển.

3. Điều luật xác định rõ những người có thẩm quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được thực hiện quyền này trong phạm vi thẩm quyền của mình". Quy định này mới được Pháp lệnh năm 2002 bổ sung nhằm phòng ngừa khả năng lạm quyền của người thi hành công vụ hoặc việc lợi dụng quy định này để đe doạ, sách nhiễu chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải. Theo đó, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ chỉ được khám phương tiện vận tải, đồ vật khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực và trong phạm vi địa bàn mình được giao quản lý (ví dụ, kiểm lâm viên chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng thong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu gỗ, lâm sản khai thác trái phép hoặc kiểm soát viên thị trường chỉ được khám khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu hàng hoá trốn thuế,...).

4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải được tiến hành với sự có mặt của chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Điều luật cũng cho phép tiến hành khám khi chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt (ví dụ họ đã bỏ trốn khi bị phát hiện) nhưng trong trường hợp này phải có hai người chứng kiến. Quy định này nhằm bảo đảm việc khám và thu giữ tang vật vi phạm (nếu có) được tiến hành khách quan.

5. Theo điều luật, người có thẩm quyền không cần ra quyết định bằng văn bản khi khám phương tiện vận tải, đồ vật nhưng phải lập biên bản về việc khám đó. Mẫu Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật được ban hành kèm theo Nghỉ định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Biên bản số 04).

 

Điều 49. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.

3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.

4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.

*        *

*

1. Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là địa điểm mà tại đó, người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính. Địa điểm này có thể là nơi ở - là nơi dùng để cư trú thường xuyên cho cá nhân hoặc hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú (như nhà riêng hoặc buồng, khu vực trong cơ quan, xí nghiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng, buồng nghỉ ở nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở); có đăng ký phương tiện, nêu phương tiện là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, hộ gia đình (Điều 15 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002). Địa điểm cũng có thể là nhà kho, nơi khác không dùng để ở, vườn, ruộng thuộc quyền quản lý, sở hữu của cá nhân, hộ gia đình. Nếu người vi phạm cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong người thì áp dụng biện pháp khám người theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh; nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được cất giấu trong phương tiện vận tải (trừ trường hợp phương tiện vận tải đó dùng thời là nơi ở nói trên) thì áp dụng biện pháp khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh.

2. Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Căn cứ để người có thẩm quyền quyết định khám là những tài liệu, lời khai của những người có liên quan hoặc tin báo về vi phạm mà qua đó có cơ sở để nhận định rằng tại địa điểm đó có cất giấu những hiện vật, tiền, hàng hoá, tài liệu, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm hành chính.

3. Về thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Pháp lệnh năm 2002 sửa .đổi cơ bán quy định của Pháp lệnh năm 1995 với việc giao quyền quyết định cho tất cả các chức danh được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh, không phân biệt khám thông thường hay trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì để bảo đảm sự chặt chế, tránh việc lạm dụng biện pháp này làm ảnh' hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, điều luật quy định quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có tang vật, phương tiện được cất giấu trước khi tiến hành.

 

4. Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được tiến hành với sự có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp không thể trì hoãn, điều luật cũng cho phép tiến hành khám khi người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ vắng mặt nhưng trong trường hợp này phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến. Quy định này nhằm bảo đảm việc khám và thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) được tiến hành khách quan. Trường hợp không thể trì hoãn là những trường hợp cần thu giữ kịp thời tang vật, phươn.- tiện vi phạm hoặc có cơ sở để tin rằng nếu không khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ.

5. Về nguyên tắc, việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không được tiến hành vào ban đêm. Ban đêm được hiểu là khoảng thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, điều luật cũng cho phép tiến hành khám vào ban đêm, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Trường hợp khẩn cấp ở đây được hiểu tương tự trường hợp không thể trì hoãn đã nói ở điểm trên.

6. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản và đều phải lập biên bản.

Mẫu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện và mẫu Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Mẫu Quyết định số 04 Và Mẫu Biên bản số 05).

 

Điều 50. Bảo lãnh hành chính

1. Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người đó có nơi cư trú nhất định.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú. Trong trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ.

Gia đình, tổ chức xã hội, người được giao trách nhiệm bảo lãnh hành chính có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.

Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn bảo lãnh ghi trong quyết định giao bảo lãnh hoặc khi đối tượng được đưa đi chấp hành biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể về bảo lãnh hành chính.

*        *

*

1 . Bảo lãnh hành chính là biện pháp mới được Pháp lệnh năm 2002 quy định bổ sung nhằm mục đích ngăn chặn đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm thi hành các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh. Khác với bảo lãnh dân sự và bảo lĩnh hình sự, bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người đó có nơi cư trú nhất định. Nếu đối tượng là người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ. Ở đây có ba điểm cần chú ý. Thứ nhất, không giống như việc bảo lãnh (bảo lĩnh) trong dân sự và hình sự có tính chất tự nguyện, là sự thoả thuận giữa các bên liên quan, bảo lãnh hành chính được thực hiện thông qua việc cơ quan hành chính giao trách nhiệm quản lý, giám sát đối tượng cho gia đình, tổ chức xã hội. Việc giao trách nhiệm này phải được thực hiện bằng một quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện - là người theo quy định của Pháp lệnh có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo lãnh hành chính. Thứ hai, việc bảo lãnh hành chính được thực hiện trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem .rét, quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sờ chữa bệnh đối với đối tượng. Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn bảo lãnh được ghi trong quyết định giao bảo lãnh hoặc khi đối tượng được cơ quan công an đưa đi chấp hành biện pháp xử lý hành chính. Như vậy, thời hạn bảo lãnh về nguyên tắc không được vượt quá thời hạn pháp luật quy định cho việc xem xét, làm thủ tục, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tương ứng và đưa đối tượng đi thi hành quyết định (tối đa là 35 ngày đối với trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh và 50 ngày đối với trường hợp áp dụng biện pháp đưa vàn cơ sở giáo dục theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 chương VII của Pháp lệnh) Thứ ba, biện pháp bảo lãnh hành chính chỉ có thể được áp dụng trong trường. hợp đối tượng có nơi cư trú nhất định, do việc thực hiện biện pháp này gắn với nơi cư trú của đối tượng và trách nhiệm quản lý, giám sát đối tượng trong thời gian bảo lãnh được giao cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú.

2. Theo điều luật này và khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy đỉnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm 'hành chính năm 2002, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đề việc giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú; trong quyết định phải ghi rõ: ngày, tháng, năm quyết định; họ, tên, chức vụ của người quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giao báo lãnh hoặc tên, địa chỉ của tổ chức xã hội được giao bảo lãnh; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được bảo lãnh; lý do của việc giao bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh; trách nhiệm của người được bảo lãnh, trách nhiệm của người hoặc tổ chức nhận bảo' lãnh và trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú; chữ ký của người quyết định giao bảo lãnh. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định giao bảo lãnh được gửi cho người hoặc tổ chức nhận bảo lãnh, người được bảo lãnh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú để tổ chức thực hiện.

3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP nói trên, trong thời gian bảo lãnh hành chính, gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh hành chính có trách nhiệm: giám sát, quản lý không để người được bảo lãnh tiếp tục vi phạm pháp luật; bảo đảm sự có mặt của người được bảo lãnh tại nơi cư trú khi có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sô giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giao bảo lãnh để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp người được bảo lãnh bỏ trốn hoặc có các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian bảo lãnh. .

4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 7 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP nói trên, trong thời gian bảo lãnh hành chính, người được bảo lãnh hành chính có trách nhiệm: chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng. Khi đi ra khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn phải thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh biết về địa chỉ nơi đến, thời gian tạm trú tại đó; có mặt kịp !hời tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu.

5. Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định số I34/2003/NĐ-CP nói trên, trong thời gian bảo lãnh hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh hành chính cư trú có trách nhiệm thông báo cho gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh và người được bảo lãnh về quyền và nghĩa vụ của họ trong thời gian bảo lãnh; thực hiện các biện pháp hỗ trợ gia đình, tổ chức xã hội được giao bảo lãnh trong việc quản lý, giám sát người được bảo lãnh tại nơi cư trú; khi được thông báo về việc người được bảo lãnh bỏ trốn khỏi nơi cư trú hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định bảo lãnh để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

 

Điều 51. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất

Việc quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất do Chính phủ quy định.

*        *

*

1 . Trục xuất là hình thức xử phạt vi phạm hành chính mới được Pháp lệnh năm 2002 quy định bổ sung, có thể áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể (khoản 4 Điều 12). Hình thức này được áp dụng đối với những hành vi vi phạm nào của người nước ngoài sẽ được quy định trong các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định (khoản 8 Điều 31).

2. Việc lập hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, ra quyết định trực xuất đòi hỏi có một thời hạn nhất định mà trong thời gian đó cần có biện pháp thích hợp quản lý người vi phạm để họ không tiếp tục vi phạm cũng như để bảo đảm thi hành việc trực xuất sau khi được quyết định.

Chính vì lẽ đó, Pháp lệnh năm 2002 đã quy định bổ sung biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vị phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

3. Các vấn đề như cơ quan có trách nhiệm quản lý, hình thức quản lý, thời hạn áp dụng biện pháp quản l.ý, chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp quản lý này và các quy định có liên quan khác sẽ do Chính phủ quy định cụ thể bằng một văn bản do Chính phủ ban hành.

 

Điều 52. Truy tìm đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn

1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi người đó cư trú ra quyết định truy tìm đối tượng.

Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.

2. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi bị bắt lại mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hủy quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.

*        *

*

1. Người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang chấp hành quyết định tại những nơi đó mà bỏ trốn thì bị áp dụng biện pháp truy tìm đề bảo đảm thi hành quyết định xử lý Đây là biện pháp ngăn chặn vi phạm và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính mới được Pháp lệnh năm 2002 quy đính bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ những vướng mắc bấy lâu nay trong quá trình thi hành các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

2. Theo điều luật, nếu đối tượng bỏ trốn trước khi được đưa đi thi hành quyết định thì cơ quan công an cấp huyện nơi đối tượng cư trú ra quyết định truy tìm. Nếu đối tượng bỏ trốn trong thời gian đang chấp hành quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh ra quyết định truy tìm. Cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp với trường hoặc cơ sờ trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại nơi thi hành quyết định.

3. Riêng đối với đối tượng có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng mà bỏ trốn thì có một vấn đề cần giải quyết trong thực tế là khi bị bắt lại mà người đó đã đủ 18 tuổi thì xử lý thế nào, vi về nguyên tắc chỉ đưa vào trường giáo dưỡng người dưới 18 tuổi. Theo điều luật, nếu khi bị bắt lại mà người đó đã dự 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện huỷ quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục. Điều cần lưu ý là người bỏ trốn bị bắt lại công đương nhiên bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục mà Trưởng Công an cấp huyện phải lập hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục xem xét, nếu đủ điều kiện do pháp luật quy định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh mới quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với người đó. Ngược lại, nếu điều kiện để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục không còn hoặc không đủ theo quy định của pháp luật thì không được áp dụng biện pháp này với người đó.

 

CHƯƠNG VI
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo từ điển tiếng Việt, thủ tục là những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định đề tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Với ý nghĩa đó, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là một trong những Chương quan trọng của Pháp lệnh vì những quy định của Chương này và việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó đảm bảo cho việc xử phạt được khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ pháp chế, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Chính vì vậy Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không chỉ quy định về nội dung (về nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt...) mà còn quy định cả về thủ lục xử phạt.

Cũng như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hành năm 1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 vẫn duy trì hai loại thủ tục: thủ tục đơn giản và thủ tục xử phạt có lập biên bản. ý nghĩa của việc chia thủ tục xử phạt thành hai loại là ở chỗ  đối với vụ việc đơn giản, rõ ràng như điều khiển xe vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều... thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt' ngay; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, đơn giản. Điều đó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước và người thi hành công vụ mà còn cho cả cá nhân, tổ chức vi phạm. Nhưng đối với những vụ việc phức tạp, đòi hỏi phải xác minh, làm rõ những tình tiết vi phạm thì việc lập biên bản là rất cần thiết để đảm bảo việc xử phạt được khách quan, chính xác, không phạt “oan" cá nhân, tổ chức.

Tuy vẫn duy trì hai loại thủ tục xử phạt nhưng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng để đảm bảo tính cụ thề, rõ ràng, chặt chẽ, vừa không "bó tay" cơ quan nhà nước vừa không gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chước vi phạm (như quy định tại Điều -'6, Điều 58...); hay nói một cách khác những quy định của Chương Thủ tục xử phạt đã thể hiện rõ tính minh bạch của pháp luật, thể hiện những quan điểm của Nhà nước ta về cải cách thủ tục hành chính.

 

Điều 53. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

*        *

*

1. Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính là bảo vệ và khôi phục trật tự quản lý nhà nước bị vi phạm, do đó Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quy định "Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay". Đình chỉ hành vi vi phạm là khâu đầu tiên và khâu bắt buộc của thủ tục đơn giản cũng như thủ tục có lập biên bản, vì vậy đình chỉ hành vi vi phạm hành chính không được quy định là hình thức xử phạt. Các hình thức xử phạt được áp dụng tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể, còn việc đình chỉ này được áp dụng trong mọi trường hợp vi phạm, do đó việc "đình chỉ" được quy định như bước đầu tiên của quá trình xử phạt vi phạm hành chính.

Trong thực tế, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, việc phạt cho tồn tại là không đúng với tinh thần của Pháp lệnh.

2. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là Pháp lệnh khung. Hơn nữa để phù hợp với sự đa dạng, phong phú của cuộc sống và tạo điều kiện để người thi hành công vụ phát huy tính sáng tạo, chủ động, Điều 53 Pháp lệnh không quy định cụ thể hình thức của Lệnh mà người có thẩm quyền xử phạt phải ban hành để đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Mặc dù vậy lệnh đình chỉ ở đây được hiểu là lệnh viết, lệnh miệng, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp cụ thể.

 

Điều 54. Thủ tục đơn giản

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.

*        *

*

1. Thủ tục đơn giản là thủ tục được áp dụng trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đổng. Thông thường thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng không có tình tiết phức tạp cần phải xác minh thêm như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều... Để giải quyết nhanh chóng đối với những vụ vi phạm loại này và khắc phục tình trạng nhiều vụ vi phạm nhỏ cũng phải chuyến lên cấp trên đế xử phạt. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã nâng mức phạt tiền được xử phạt theo thủ tục đơn giản từ 20.000 đồng lên 100.000 đồng. Đây là một trong những điểm mới của Pháp lệnh.

2. Trên thực tế xảy ra trường hợp một người trong cùng một thời điểm đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính như vượt đèn đỏ điều khiển xe máy không có bằng lái hoặc điều khiển xe máy không có bằng lái và không đội mũ bảo hiểm trên đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Những vi phạm này theo Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, đều có mức phạt dưới 100.000 đồng. Như vậy trường hợp này vẫn được xử phạt theo thủ tục đơn giản vì Pháp lệnh quy định "trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng" là hình thức xử phạt đối với mỗi vi phạm hành chính, do đó trong trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi này là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì vẫn xử phạt theo thủ tục đơn giản, nghĩa là người có thẩm quyền không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định. Để đảm bảo tính ehặt chẽ, Pháp lệnh (Điều 54) đã bổ sung thêm một số nội dung mới của quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản như: ngày tháng năm ra quyết định, địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản văn bản được áp dụng... Như vậy, mặc dù phạt theo thủ tục đơn giản nhưng nội dung quyết định xử phạt cũng rất chặt chẽ.

3. Pháp lệnh bổ sung một điểm mới về việc nộp tiền phạt theo thủ tục đơn giản, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm được lựa chọn nơi nộp tiền phạt nếu không có điều kiện nộp phạt tại chỗ hoặc không muốn nộp phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt thì họ có thể nộp phạt tại kho bạc nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Pháp lệnh.

 

Điều 55. Lập biên bản về vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.

2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

*        *

*

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm đồng thời lập biên bản về xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy lập biên bản là một trong những khâu của cả quá trình xử phạt có lập biên bản (quá trình xử phạt bao gồm: phát hiện và đình chì hành vi vi phạm, lập biên bản; xem xét, quyết định xử phạt; thi hành quyết định xử phạt; ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đám bảo xử phạt; xử lý tang vật, phương tiện vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo...). Biên bản trong xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng vì biên bán làm cơ sở cho việc xử phạt và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc khởi kiện ra Toà án hành chính (nếu có). Do đó, Điều 55 Pháp lệnh quy định rất cụ thể về việc lập biên bản, từ vấn đề người có thẩm quyền lập đến nội dung chi tiết của biên bản...

2. Về người có thẩm quyền lập biên bản, theo Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh, thì người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ mới có quyền lập biên bán thuộc lĩnh vực quản lý của mình; ví dụ: người có thẩm quyền trong lĩnh vực hải quan, đang thi hành công vụ thì có quyền lập biên bản vi phạm trong lĩnh vực hải quan; người có thẩm quyền trong lĩnh vực lâm nghiệp mới có quyền lập biên bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực quả lý và bảo vệ rừng... Quy định này không “bó tay" cán bộ, công chức mà còn rất cần thiết để khắc phục sự tuỳ tiện, lạm dụng hoặc tình trạng chồng chéo trong việc lập biên bản vi phạm hành chính. Mặt khác, chỉ những người có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình mới có điều kiện phát hiện và lập biên bản về vi phạm thuộc lĩnh vực mình phụ trách, do vậy quy định này là hợp lý và cần thiết. Tuy nhiên, quy định này cũng bộc lộ điểm chưa phù hợp với thực tế vì một số lĩnh vực như hải quan, cảng vụ hàng hải, hàng không... thì người có thẩm quyền xử phạt thường là người lãnh đạo các đơn vị đó (trưởng hải quan cửa khẩu, giám đốc cảng vụ..), còn nhân viên (là người trực tiếp phát hiện vi phạm) lại không có thẩm quyền xử phạt và do đó không có quyền lập biên bản. Để khắc phục vướng mắc này, Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định như sau: người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm mà mình phát hiện và chuyển tới ngay người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Biên bản phải có chữ ký của người lập, người có thẩm quyền xử phạt và của người, tổ chức vi phạm nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì Thủ trưởng người đó là người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản, trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh lại trước khi ký).

Để phù hợp với thực tế, Pháp lệnh bổ sung thêm trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biền có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.

3. Khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh quy định cụ thể những nội dung cần phải có của biên bản vi phạm hành chính như ngày, tháng, năm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm... Nhìn chung, biên bản giữ vai trò rất quan trọng trong việc quyết định xử phạt nên những tình tiết liên quan đến vụ vi phạm cần được thể hiện cụ thể trong biên bản vi phạm. Biên bản phải được người lập biên bản, người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cùng ký vào biên bán. Trong trường hợp những người vừa nêu trên từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản được lập thành ít nhất là 2 bản và phái dược giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt thẩm quyền của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt. Để đảm bảo tính khách quan, chính xác, chặt chẽ của việc lập biên bản, Pháp lệnh còn quy định: trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ thì người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm phải ký vào từng tờ biên bản.

 

Điều 56. Quyết định xử phạt

1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.

2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.

3. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.

Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

*        *

*

1. Đây là một trong những điều được sửa đổi, bổ sung cơ bản theo quan điểm tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định xử phạt những cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức; cụ thể như sau: thời hạn ra quyết định xử phạt trong những trường hợp bình thường là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Đối với vụ vi phạm có nhiều tìnht iết phức tạp như tang vật, phương tiện vi phạm cần giám định cần xác định rõ đối tượng vi phạm hoặc xác định những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Đối với những vụ việc vừa nêu, nếu cần có thêm thời gian để xác minh thu thập thêm chứng cứ thì người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn cũng phải bằng vãn bản, thời gian gia hạn không được quá 30 ngày. Trong trường hợp, thủ trưởng trực tiếp không gia hạn thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn 30 ngày. Quá các thời hạn (10 ngày, 30 ngày, 60 ngày) thì người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất, nhưng vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh (như buộc phá dỡ công trình xây dựng lấn chiếm đất công, buộc san lấp đoạn đường bị đào trái phép...) và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành như tài liệu phản động, đồi truỵ. Việc quy định thời hạn ra quyết định xử phạt là rất cần thiết vì trong quản lý hành chính nói chung, việc xử phạt vi phạm hành chính nói riêng cần phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời, những vi phạm trật tự quản lý nhà nước cần được nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt, hậu quả gây ra (nếu có) cần được khắc phục ngay để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Quy định này cũng nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân vì việc quyết định xử phạt không thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức mà phải trong thời hạn do Pháp lệnh quy định. Quy định này còn nâng cao tính tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vì cũng tại Khoản 2 Điều này, Pháp lệnh quy định: "Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 Pháp lệnh". Nghĩa là tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cửu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh quy định ra quyết định xử phạt trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính. Đối với trường hợp này, chỉ cần ra một quyết định xử phạt; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Mức phạt chung này vượt quá mức phạt tiền mà Pháp lệnh quy định thuộc thẩm quyền của người đó thì vẫn không ảnh hưởng đến việc ra quyết định vì theo Khoản 2 Điều 42 Pháp lệnh, thẩm quyền xử phạt được xác định đối với mỗi hành vi vi phạm. Tiếp đó Khoản 3 Điều 56 quy định cụ thể nội dung của quyết định xử phạt như ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, địa chỉ của người hoặc tổ chức vi phạm... Đây là những nội dung cần phải có của quyết định xử phạt để đảm bảo tính chặt chẽ của quyết định. Quyết định xử phạt phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt (Kho bạc Nhà nước) để thi hành trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt có thể được gửi trực tiếp hoặc thông qua bưu điện cho cá nhàn, tổ chức bị xử phạt.

 

Điều 57. Thủ tục phạt tiền

1. Việc phạt tiền trên 100.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Pháp lệnh này.

2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

3. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

4. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

5. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

6. Chính phủ quy định việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.

*        *

*

 

1 Phạt tiền là một trong hai hình thức phạt chính. Phạt tiền thường được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính vì hình thức phạt này có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Khoản 1 Điêu 57 Pháp lệnh, việc phạt tiền trên 100.000 đổng phải theo đúng quy định tại Điều 55, Điều 56 của Pháp lệnh, nghĩa là phải lập biên bản, quyết định xử phạt trong thời hạn do Pháp lệnh quy định... Việc phạt tiền trên 100.Ooođồng (có vụ vi phạm phạt đến 20-30 triệu động... ) gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn về vật chất đối với người vi phạm, do đó Pháp lệnh quy định việc phạt tiền trên 100.000 đồng phải theo thủ tục xử phạt có lập biên bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác.

Biên bản và quyết định xử phạt trong trường hợp này còn là tài liệu để giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện ra Toà (nếu có).

2. Để đảm bảo tính thống nhất trong việc quyết định mức tiền phạt, Pháp lệnh bổ sung một khoản mới (Khoản 2 Điều 57) về cách tính mức phạt, theo đó mức tiền phạt cụ thể dối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng với mức tối đa. Trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức của khung tiền phạt có thể; ngược lại, nếu có tính tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng nhưng không được vượt quá mức cao nhất (tối đa) của khung tiền phạt.

3. Khoản 3 Điều 57 bổ sung thêm trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác (như chứng minh thư nhân dân...) có liên quan đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Một điều cần lưu ý là chỉ được giữ một trong các giấy tờ vừa nêu, chứ không được giữ tất cả các loại giấy tờ đó. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm vì phương tiện cần thiết để phục vụ việc đi lại; trong nhiều trường hợp, phương tiện như xe máy chở khách (xe ôm) là phương tiện duy nhất để duy trì cuộc sống của người dân, do đó Pháp lệnh quy định người có thẩm quyền xử phạt chỉ có thể tạm giữ phương tiện nếu người vi phạm không có một trong các giấy tờ có liên quan đến phương tiện hoặc đến người vi phạm. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt tại kho bạc (được ghi trong quyết định trừ trường hợp tại Khoản 2 Điều 58 Pháp lệnh).

 

Điều 58. Nơi nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ và những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn, thì người thu tiền phạt tại chỗ có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn không quá bảy ngày, kể từ ngày thu tiền phạt; đối với các trường hợp khác thì thời hạn trên là không quá hai ngày. Trong trường hợp thu tiền phạt trên sông, trên biển, người thu tiền phạt phải nộp tại Kho bạc nhà nước trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày vào đến bờ.

*        *

*

1. Đây là một điều hoàn toàn mới so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995). Thực tế 7 năm thi hành Pháp lệnh cho thấy: việc nghiêm cấm thu tiền phạt tại chỗ không những không hạn chế được tiêu cực mà còn gây rất nhiều phiền hà cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Do đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã có sự “điều chỉnh" quan trọng theo hướng: cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước (được ghi trong quyết định xử phạt), trừ những trường hợp sau đây :

a) Đã nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh (thủ tục đơn giản).

b) Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển hoặc những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tồ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thấm quyền xử phạt. Ở đây vùng xa xôi, hẻo lánh được hiểu là những vùng thuộc miền núi, hải đảo và những nơi khác không có kho bạc hoặc cách xa kho bạc nhà nước. Hiện nay hệ thống kho bạc nhà nước ở nhiều nơi mới được thành lập Ở cấp huyện và cũng chỉ hoạt động trong giờ hành chính, trong khi đó vi phạm hành chính có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi, do đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi theo hướng vừa nêu để khắc phục tình trạng ách tắc trong khâu nộp tiền phạt, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, qua đó giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ có thể nhanh chóng được trả lại cho chủ sở hữu để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong sản xuất kinh doanh... Đây là một trong những Điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

2. Khoản 3 Điều 58 quy định cụ thể thời hạn .mà người có thẩm quyền xử phạt hành chính thu tiền phạt tại chỗ có trách nhiệm nộp tiền phạt thu được vào kho bạc nhà nước; các thời hạn đó là: không quá 7 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt, đối với việc thu tiền nộp phạt tại vùng xa xôi, hẻo lánh và tại những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn; hai ngày, kể từ ngày người.thu tiền phạt vào đến bờ đối với trường hợp thu tiền phạt trên sông, trên biển; các trường hợp khác còn lại là 2 ngày, kể từ ngày thu tiền nộp phạt.

 

Điều 59. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề

1. Khi tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt thu giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề được ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.

2. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

3. Khi phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

*        *

*

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thực chất là tước một quyền mà pháp luật đã trao cho cá nhân, tổ chức, do đó tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề mặc dù là một hình thức xử phạt bổ sung nhưng rất nghiêm khắc. Theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (xem bình luận Điều 16). Điều đó có nghĩa là không phải cứ vi phạm hành chính là bị tước quyền sử dụng giấy phép mà chỉ tước đối với vi phạm nào được Nghị định của Chính phủ quy định phải tước, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Thủ tục tước quyền xử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 59 Pháp lệnh, theo đó trong trường hợp xử phạt có áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó. Khi hết thời hạn tước được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức được cấp.

2. Khoản  Điều 59 quy định trường hợp thu hồi giấy phép. Theo quy định này, khi phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết. Như vậy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã phân biệt hai trường hợp: trường hợp tước liên quan đến việc vi phạm nghiêm trọng giấy phép đó và trường hợp giấy phép bị thu hồi.

 

Điều 60. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

Trong trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.

*        *

*

Thực chất của việc tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính là tước quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với phương tiện, tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính. (Xem bình luận Điều 17 của Pháp lệnh về tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính). Một trong những mục đích của việc tước là để cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện tiếp tục vi phạm hành chính. Theo quy định của Điều 60 Pháp lệnh, khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về việc tịch thu liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tang vật, phương tiện và liên quan đến cả khiếu nại, tố cáo (nếu có). Để đảm bảo tính chặt chẽ của việc tịch thu, Pháp lệnh quy định biên bản phải có các nội dung sau : tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện bị tích thu. Biên bản phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, của người bị xử phạt và đại diện tổ chức bị xử phạt, của người chứng kiến. Để đảm bảo nguyên trạng về số lượng cũng như chất lượng tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, tránh bị thất thoát hoặc bị đánh tráo... Điều 60 Pháp lệnh còn quy định trường hợp cần niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm thì người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải tiến hành ngay trước mặt người bị xử phạt hoặc đại điện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; nếu người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chước xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến việc niêm phong.

 

Điều 61. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì người quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện.

Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện bị tịch thu. Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người quyết định tịch thu phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện tổ chức bán đấu giá. Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hóa phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu hủy thì người có thẩm quyền phải lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy. Tùy thuộc vào tính chất của tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.

Đối với hàng hóa, vật phẩm, phương tiện bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc bị buộc tái xuất, thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo được niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

6. Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các khoản chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.

*        *

*

1. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được coi như việc giải quyết "hậu quả" của xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp có phương tiện, tang vật bị tịch thu. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm đảm bảo cho việc xử lý được đúng pháp luật, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn, khách quan hơn nhằm khắc phục một số tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình. xử lý như việc hạ thấp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu để sau đó giải quyết nội bộ"...

Căn cứ vào tính chất, giá trị sử dụng của từng loại phương tiện, tang vật Điều 61 Pháp lệnh đã phân loại tang vật, phương tiện vi phạm ra 5 loại với 5 "cơ chế” xử lý khác nhau, cụ thể là:

a) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu thì người quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và tiến hành ngay thủ tục để bán đấu giá theo quy định: nếu tang vật, phương tiện của vụ vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì cơ quan người tịch thu phải giao cho Trung tâm bán đấu giá cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện bị tịch thu để tổ chức bán đấu giá. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá được thành lập theo Nghị định số 86/CP ngày 19/02/1996 của Chính phủ. Nếu giá trị tang vật, phương tiện có giá trị dưới 10 triệu đồng thì người quyết định tịch thu phải giao cho cơ quan tài chính cấp huyện bán đấu giá.

Một vấn đề mà người có thẩm quyền xử phạt quan tâm (kể từ khi Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được thông qua và có hiệu lực thi hành) là làm thế nào xác định dược giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá. Theo tinh thần của Pháp lệnh, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm thuộc người có thẩm quyền xử phạt và được quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Tuy nhiên để giải quyết vướng mắc này, Điều 31 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định như sau: sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, xét thấy cần áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm mà không xác định được rõ ràng giá trị tang vật, phương tiện đó thì người đã ra quyết định tạm giữ phải mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, định giá tang vật, phương tiện vi phạm. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm thuộc loại khó xác định hoặc chưa có ý kiến thống nhất giữa người có thẩm quyền tịch thu và đại diện cơ quan tài chính thì người có thẩm quyền quyết định tịch thu lập Hội đồng định giá tang vật, phương tiện vi phạm với sự tham gia của đại diện Trung tâm dịch vụ bán dấu giá cấp tỉnh và đại diện cơ quan có liên quan để định giá. Nếu trị giá tang vật, phương tiện vi phạm thuộc thẩm quyền tịch thu của người đã ra quyết định tạm giữ thì người đó tiến hành xử phạt theo quy định; nếu trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vượt quá thẩm quyền tịch thu của người đó thì phải chuyền vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt. Trị giá tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác định là căn cứ để xem xét, quyết định việc chuyển giao tang vật, phương tiện cho Trung tâm bán đấu giá tài sản cấp tỉnh hoặc chuyền cho cơ quan tài chính cấp huyện bán đấu giá. Việc chuyển giao này phải lập thành biên bản bàn giao với những nội dung như : ngày, tháng, năm bàn giao, người bàn giao, người nhận, số lượng, tình trạng tang vật bị tịch thu... Khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì trình tự, thủ tục bán đấu giá... được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

b) Đối với tang vật, phương tiện vi phạm là văn hoá phẩm độc hại (văn hoá phẩm đồi truỵ, khiêu dâm, tài liệu phản động), hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng (như thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng, các loại hoá chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường...) bị buộc tiêu huỷ thì người có thẩm quyền phải lập Hội đồng để xử lý tiêu huỷ.

c) Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hòng (như các loại rau quả tươi, tôm, cá...) thì người có thẩm quyền tịch thu phải lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi tại Kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước (nếu theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu) hoặc để trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp (nếu hàng hoá đó không bị tịch thu).

d) Loại trừ các loại tang vật, phương tiện vừa nêu trên đối với tang vật, phương tiện vi phạm mà không biết chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền cần xử lý theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

đ) Đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thì phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp (xem thêm Bình luận Điều 17 Khoản 2 của Pháp lệnh).

2. Một vấn đề liên quan đến việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm là chi phí lưu kho, phí bến bãi. Những chi phí này được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm. Tuỵ nhiên, Pháp lệnh (Khoản 6 Điều 61) bổ sung một nội dung quan trọng là không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ nếu chủ tang vật không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc trường hợp không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Quy định này góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức và ngăn chặn tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ tuỳ tiện, tràn lan; không đúng với quy định của pháp luật.

 

Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

2. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

*        *

*

1. Nội dung Điều này có hai khoản: khoản 1 là nội dung của Điều 53 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định việc xử lý đối với vụ vi phạm trước khi ra quyết định xử phạt; theo đó, nếu xét thấy vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hổ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Khoản 2 quy định việc xử lý đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt nhưng trong quá trình kiểm tra, thanh tra sau đó của cơ quan. có thẩm quyền của Nhà nước mà phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm và còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (được quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999) thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đã ban hành và trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.

Nội dung của điều này góp phần vào việc khắc phục tình trạng hành chính hoá hình sự (tức là tình trạng vụ vi phạm pháp luật phải bị xử lý về hình sự nhưng do nhiều lý do khác nhau đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

Trong trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

*        *

*

Đây là một điều mới được bổ sung để giải quyết trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cơ quan tố tụng có thẩm quyền và hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hành chính (dấu hiệu vi phạm hành chính trong khoa học pháp lý được hiểu là các yếu lố cấu thành vi phạm hành chính, bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể của vi phạm hành chính) thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng phải chuyển quyết định đình chỉ kèm theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm chính đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trong trường hợp này, hồ sơ vụ vi phạm bao gồm biến bản vi phạm, tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm (nếu có) các tài liệu khác liên quan đến đối tượng vi phạm và vụ vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn là 3 ngày (xem bình luận Khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh) kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất trong trường hợp này là hành vi đó phải có dấu hiệu vi phạm hành chính, nhất là hành vi đó có bị coi là hành vi vi phạm hành chính và bị xử phạt, được quy định trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định.

 

Điều 64. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Quá thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

*        *

*

1. So với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 thì thời hạn mà cá nhân, tổ chức tự nguyện thi hành quyết định xử phạt đã được tăng từ 5 ngày lên 10 ngày. Nhìn chung quy định này tạo điều kiện thuận lợi về thời chín để cá nhân, tổ chức bị xử phạt tự nguyện thi hành quyết định xử phạt. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (về xử phạt vi phạm hành chính) cho thay trong rất nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt ở ngoài địa bàn cư trú hoặc địa bàn đóng trụ sở hoặc bị phạt với một khoản tiền rất lớn; do vậy cần có thời' gian để cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể chuẩn bị tiền để nộp phạt, không bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp mạnh và kiên quyết. Do đó thời gian để cá nhân, tổ chức tự nguyện thi hành quyết định đã được tăng lên gấp đôi so với trước.

12. Một vấn đề quan trọng là thời điểm để tính thời hạn tự nguyện chấp hành. Thời điểm quy định trong Pháp lệnh là thời điểm cá nhân, tổ chức bị xử phạt được giao quyết định xử phạt, vì vậy sau khi ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải giao quyết định cho đối tượng bị xử phạt hoặc thông báo để họ đến nhận (thời điểm họ đến nhận quyết định được coi là thời điểm được giao quyết định).

3. Khoản 2 Điều này quy định quá thời hạn quy định mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Quy định này thể hiện tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật.

 

Điều 65. Hoãn chấp hành quyết định phạt tiền

1. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận.

2. Thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định hoãn.

3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó.

4. Người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh này.

*        *

*

1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm phạt cảnh cáo và phạt tiền (trục xuất người nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể). Ngoài hai hình thức này còn có các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quá (xem bình luận Điều 12 Pháp lệnh). Tuy nhiên, hình thức phạt tiền ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người vi phạm, do đó Pháp lệnh quy định hoãn thi hành quyết định phạt tiền chỉ đối với cá nhân vi phạm hành chính. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 vì thực tiễn thi hành Pháp lệnh cho thấy: trong một số trường hợp cá nhân chưa thể thi hành quyết định xử phạt không phải do họ chây ỳ mà chưa có điều kiện để thi hành. Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi để người vi phạm tự nguyện thi hành quyết định xử phạt, không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành. Đây cũng thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Điều kiện để được hoãn thi hành quyết định xử phạt là người bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên và đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế. Những khó khăn này có thể do thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh hoặc do gia đình có người đang ốm nặng... gây nên. Thủ tục hoãn chấp hành quyết định là người bị xử phạt phải làm đơn đề nghị, được Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, gửi người đã ra quyết định xử phạt vì theo quy định tại Khoản 3 Điều này, người ra quyết định xử phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền. Tuy nhiên, quyết định hoãn thi hành việc phạt tiền lại liên quan đến việc đóng dấu, do đó trong trường hợp này, tốt nhất là người bị xử phạt làm đơn đề nghị người có thẩm quyền xử phạt có quyền đóng dấu trên chữ ký của mình như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Trưởng công an cấp xã... để những người này ra quyết định hoãn sau khi có ý kiến của người ra quyết định xử phạt vì người ra quyết định xử phạt có thể là người được xử phạt mà không có quyền được đóng dấu chính thức trên chữ ký của mình. Thời hạn được tạm hoãn là không quá 3 tháng kể từ khi có quyết định hoãn. Trong trường hợp này, người được tạm hoãn được nhận lại giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Pháp lệnh vì giấy tờ, phương tiện này là phương tiện liên quan trực tiếp đến việc đi lại, sinh hoạt hoặc kiếm sống của người vi phạm. Mặt khác, theo quy định giấy tờ, phương tiện, tang vật này không phải là vật bị tịch thu xung công quỹ mà là để đảm bảo việc thi hành quyết định phạt tiền, do đó khi người bị xử phạt được tạm hoãn thì họ được nhận lại giấy tờ, phương tiện, tang vật và người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm trả lại cho người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền.

 

Điều 66. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.

2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

4. Việc cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải được thông báo bằng văn bản trước khi thi hành cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

5. Các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

6. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan khác của Nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu.

7. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế do Chính phủ quy định.

*        *

*

Pháp lệnh quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định, vì vậy việc cưỡng chế được coi là hậu quả tất yếu đề đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật. Điểm a và b Khoản 1 Điều này quy định hai biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định phạt tiền là khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng và kê biên tài sản có giá tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Điểm c Khoản 1 quy định các biện pháp khác để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện giao nộp) buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. . . Các biện pháp này phụ thuộc vào đối tượng vi phạm và hậu quả xảy ra; ví dụ : nếu cá nhân nhập khẩu vật phẩm gây hại cho sức khóc con người như thuốc và thực phẩm quá hạn sử dụng mà không tự nguyện tiêu huỷ vật phẩm đó thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt buộc người vi phạm tự tiêu huỷ, nếu người đó không tự tiêu huỷ thì cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức tiêu huỷ (vì sức khoẻ của cộng riêng) và buộc người đó chịu chi phí cho việc tiêu huỷ... Đây chính là nội dung của Khoản 3 Điều này. Khoản 4 quy định việc cưỡng chế bằng các biện pháp được quy định tại điểm b và điềm c Khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản trước khi thi hành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện vì các biện pháp này liên quan đến các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã (ví dụ: việc kê biên tài sản liên quan đến đối tượng cư trú tại địa bàn cấp xã...), Khoản 5, Điều này quy định cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, theo hướng vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực được phân cấp quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm thi hành; ví dụ: vi phạm liên quan đến xây dựng thì do cơ quan quản lý xây dựng cùng cấp thực hiện, liên quan đến trật tự, an toàn giao thông công cộng thì do cơ quan đảm bảo trật tự giao thông thi hành. Lực lượng cảnh sát có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và quyết định của cơ quan khác khi được yêu cầu. Quy định này là điểm mới so với Khoản 3 Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Quy định này thể hiện tính khoa học hơn, hợp lý hơn vì phù hợp với nguyên tắc quản lý nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực ở nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế vẫn còn gặp nhiều khó khăn do trình tự, thủ tục trách nhiệm của các cơ quan thi hành và phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế chưa được quy định cụ thể như trách nhiệm của ngân hàng hay của các cơ quan, tổ chức trong việc khấu trù lương, khấu trừ tiền tại Ngân hàng... vì vậy, theo quy định của Khoản 6 Điều này Chính phủ phải ban hành một Nghị định riêng về các vấn đề nêu trên.

 

Điều 67. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;

2. Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh;

3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;

4. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan;

5. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

6. Cục trưởng Cục Thuế;

7. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

8. Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

9. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án Quân khu và cấp tương đương.

*        *

*

Điều này quy định vê thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, được tách ra từ Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh năm 1995 quy định người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh cho thấy quy định này chưa phù hợp vì việc kê biên tài sản hoặc khấu trừ lương, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng... liên quan đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức liên quan đến ngân hàng, nơi có tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế còn phải huy động phương tiện và lực lượng để cưỡng chế, do đó quyết định cưỡng chế thi hành phải do người có chức vụ, quyền hạn nhất định ký tên và đóng dấu của cơ quan, như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Chính vì vậy việc Pháp lệnh (1995) quy định cho người có thẩm quyền xử phạt (bao gồm cả nhân viên đang thi hành công vụ) có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế là quá rộng và chưa phù hợp với thực tế Khắc phục điểm hạn chế này, Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định việc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế cho Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt, bao gồm các chức danh sau:

1 . Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;

2. Thủ trưởng cơ quan công an các cấp như Trưởng công an cấp huyện, giám đốc công an cấp tỉnh...

3. Trưởng đồn biên phòng, chỉ huy trưởng BỘ đội biên phòng cấp tỉnh, cục trưởng Cục cảnh sát biển.

4. Cục trưởng Cục hải quan cấp tỉnh...

 

Điều 68. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa phương khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để chấp hành theo quy định của Chính phủ.

*        *

*

Vi phạm hành chính có thể xảy ra ở nhiều nơi, do nhiều đối tượng thực hiện; người ở địa phương này có thể vi phạm hành chính ở địa phương khác Do đó Pháp lệnh bổ sung Điều 68 để giải quyết thực tế này. Theo quy định tại Điều này thì phải có hai căn cứ để chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng lại cư trú hoặc đóng trụ sở ở tỉnh, thành phố khác như trường hợp doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội nhưng lại vi phạm các quy định pháp luật về hải quan khi tiến hành xuất, nhập khẩu hàng hoá ở cảng Hải Phòng. Như vậy, yếu tố đầu tiên là vấn đề về địa lý (vi phạm xảy ra ở cách xa nơi ở, nơi có trụ sở làm việc).

2. Căn cứ thứ hai có tính chất quyết định là cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện thực hiện quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt như trường hợp vừa nêu trên, doanh nghiệp bị phạt với số tiền lớn (có thể từ vài chục triệu trở lên) nhưng chưa có tiền để nộp phạt. Sở dĩ căn cứ này không những quan trọng mà còn có tính quyết định bởi lẽ, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có điều kiện thi hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì đương nhiên quyết định xử phạt không cần thiết phải chuyển đến nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để thi hành. Như vậy chỉ được chuyển quyết định xử phạt để thi hành khi có 2 căn cứ trên vì về nguyên tắc đối tượng vi phạm ở đâu thì bị xử phạt và có nghĩa vụ chấp hành quyết định ở đó, do đó Điều 68 Pháp lệnh thể hiện rõ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vi phạm trong việc chấp hành quyết định xử phạt.

Theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp vi phạm xảy ra ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và đốt tượng vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt cũng được chuyển để thi hành.

Một vấn đề quan trọng khác là quyết định dược chuyển đến cơ quan nào để thi hành. Về vấn đề này, Nghị định vừa nêu quy định: Quyết định được chuyến đui cơ quan cùng cấp, nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp (như không cơ quan kiểm lâm... vì không địa bàn nào cũng có cơ quan này) thì quyết định xử phạt được chuyển đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.

 

Điều 69. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

*        *

*

Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vì theo quy định doanh nghiệp là đối tượng bị xử phạt. Mặt khác, việc xử phạt, nhất là phạt tiền không phải đề thu cho ngân sách mà là để khôi phục thiết lập lại trật tự đã bị vi phạm, đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Đó là mặt tích cực của xử phạt vi phạm hành chính nói riêng và của các biện pháp xử lý về pháp luật nói chung. Tuy nhiên, việc xử lý chưa phát huy tính tích cực khi các vi phạm không bị xử lý triệt để, kịp thời và đúng pháp luật. Nhằm khắc phục yếu tố này, Điều 69 Pháp lệnh quy định thời hiệu thi hành quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính, tức là Pháp lệnh quy định một khoảng thời gian nhất định (theo Pháp lệnh là 1 năm kể từ ngày ra quyết định xử phạt) mà quá thời hạn này, quyết định xử phạt không được thi hành, nếu cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt có lỗi như không tích cực tổ chức thi hành hoặc hãn hữu có trường hợp để quên, không thi hành quyết định...). Theo quy định tại Điều này, nếu quá thời hiệu thì quyết định không được thi hành nhưng các biện pháp khắc phục hậu quả do Pháp lệnh quy định tại Khoản 3 Điều 12 và được ghi trong quyết định xử phạt, vẫn phải được thi hành (như nhà hoặc công trình khác xây dựng trên đất lấn chiếm đất công...) để đảm bảo lợi ích của cộng đồng của xã hội.

Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thi hành quyết định xử phạt, vì theo quy định tại Điều 121 Pháp lệnh, người có thẩm quyền xử lý mà không xử lý kịp thời thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bì xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mặt khác. quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức vì các dối tượng này cũng cần được" thi hành quyết định xử phạt để đảm bảo hoạt động bình thường của đời sống, của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành thì thời hiệu trên được tính lại từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn chấm dứt.

 

Chương VII
THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Mục I
THỦ TỤC GIÁO DỤC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Chương này qui định thủ tục, thẩm quyền, điều kiện ban hành, thời hiệu thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được qui định tại các Điều 23, 24, 25, 26 và 27 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Chương này có những qui định mới về thẩm quyền ban hành các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, thời hiệu áp đụng và việc chấm dứt thực hiện các quyết định đó. Ngoài ra, Chương này còn có các qui định khác liên quan đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác như trích xuất người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính; xử lý trường hợp một người thuộc đối tượng áp dụng của hai biện pháp xử lý hành chính v.v... Đây cũng là những điểm mới so với Pháp lệnh năm 1995.

 

Điều 70. Quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình hoặc theo đề nghị của một trong các cơ quan, tổ chức sau đây quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

a) Trưởng Công an cấp xã;

b) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cũng có thể quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên cơ sở hồ sơ, biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp.

2. Trước khi quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này.

3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Tùy theo từng đối tượng mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục.

4. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

*        *

*

1. Điều này qui định về thẩm quyền, thủ tục ban hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật qui định tại khoản 2 Diều 23 Pháp lệnh.

Thẩm quyền quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã. Căn cứ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn là do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tự quyết định hoặc theo đề nghị của: Trưởng Công an cấp xã; Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư Ở cơ sở hoặc căn cứ vào hồ sơ, biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp.

So với Pháp lệnh năm 1995, thì việc qui định những căn cứ cho việc ban hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn là những qui định mới, đặc biệt là, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật, Pháp lệnh lần này đã bổ sung quy định về việc Công an cấp huyện, cấp tỉnh trong quá trình điều tra vụ án hình sự phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thế giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp giáo dục nêu trên.

2. Trước khi quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Uỷ ban nhàn dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Ủy ban Mặt tràn Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở (tổ dân phố, thôn, làng, bản...), gia đình của người được đề nghị giáo dục. Việc tổ chức cuộc họp nhằm tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm của người bị đề nghị áp dụng biện pháp này, xác định sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người đó.

3. Sau ba ngày, kể từ khi kết thúc cuộc họp nói trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm.

4. Đây là quyết định cá biệt nên có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Quyết định được giao cho người bị áp dụng biện pháp này, đồng thời cũng được giao cho các cơ quan, tổ chức có liên quan để giám sát, theo dõi việc thực hiện.

 

Điều 71. Nội dung quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

*        *

*

Điều này qui định về hình thức, nội dung của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành. Quyết định phải bằng văn bản và bao gồm đầy đủ các nội dung đã qui định.

Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải có đầy đủ các nội dung nêu trên để đảm bảo thi hành biện pháp giáo dục được đúng pháp luật; đồng thời, đó cũng là yêu cầu đảm bảo cho quyết định này hợp pháp (lưu ý rằng: quyết định phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký, đóng dấu mới có giá trị pháp lý, mặc dù điều luật không qui định việc này). Nếu thiếu một trong các hình thức, nội dung dã qui định thì quytlt định có thể trở thành không hợp pháp, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành hoặc bị khiếu kiện ra toà hành chính. So với Pháp lệnh năm 1995 thì Pháp lệnh năm 2002 qui định trong quyết định giáo đục tại xã. phường, thị trấn phải ghi rõ: “mình hành vi vi pháp pháp luật của người vi phạm. ... thời han áp dụng, ngày thi hành quyết định; tránh nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật ".

Qui định chặt chẽ như vậy để đảm hảo tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm, đảm bảo trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan và tính khả thi của quyết định. Thông thường, những quyết đỉnh như thế này đã có mẫu in sẵn, các cơ quan chức năng chỉ điền thêm nội dung cho đúng với từng trường hợp cụ thể.

 

Điều 72. Thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được giáo dục. Tùy từng đối tượng được giáo dục mà cuộc họp có sự tham gia của đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Công an, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên ở cơ sở, nhà trường và gia đình người được giáo dục.

Sau cuộc họp, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ, động viên người được giáo dục trong cuộc sống, giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, tìm kiếm việc làm cho người được giáo dục.

Mỗi tháng một lần, cơ quan, tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thi hành quyết định; nếu người được giáo dục có tiến bộ rõ rệt thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

*        *

*

1 . Điều này qui định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Sau khi ban hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, phải tổ chức thực hiện quyết định trong thời hạn bảy ngày. Tuỳ dối tượng giáo dục qui định tại khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh mà cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp có sự tham gia của dại diện của các cơ quan, tổ chức đã nêu trên và gia đình người được giáo dục. Mục đích của cuộc họp là để thống nhất các biện pháp và nội dung giáo dục mà một trong những biện pháp đó là giúp đỡ, động viên người được giáo dục trong cuộc sống, giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, tìm kiếm việc làm cho người được giáo dục.

2. Vì thời hạn áp dụng biện pháp này tương đối ngắn, chỉ từ ba đến sáu tháng, mặt khác, việc giáo dục đối tượng phải được tiến hành thường xuyên nên điều luật quy định hàng tháng, cơ quan, tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc thi hành quyết định; trường hợp người được giáo dục có tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

 

Điều 73. Thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn hết thời hiệu thi hành sau sáu tháng, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

*        *

*

Điều này qui đỉnh về thời hiệu của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn để đảm bảo cho quyết định phải được thi hành trong một thời gian nhất định, nếu quá thời hiệu sáu tháng đã qui định vì một lý do nào đó mà không tổ chức thi hành thì không được thi hành quyết định đó nữa.

Đây là điều qui định mới so với Pháp lệnh năm 1995. Trường hợp người được áp dụng biện pháp này có hành vi vi phạm pháp luật mới thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà áp dụng các biện pháp xử lý, nhưng không áp dụng quyết định đã hết thời hiệu thi hành.

Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt. Điều luật không quy định việc truy nã người trốn tránh thực hiện quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà chỉ qui định việc người vi phạm chấm dứt hành vi trốn tránh, tức là người vi phạm tự nguyện không trốn tránh nữa và trình diện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thi hành quyết định giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu sáu tháng nói trên.

 

Điều 74. Hết hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Khi người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành xong quyết định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp giấy chứng nhận cho người đó.

*        *

*

Điều này qui định về việc xử lý đối với các trường hợp chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Đây cũng là một qui định mới so với Pháp lệnh năm 1995. Thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ ba đến sáu tháng theo qui định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh hoặc có thể ít hơn nếu thời hạn chấp hành được giảm theo qui định tại Điều 72 Pháp lệnh. Sau khi hết thời hạn chấp hành quyết định, người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Qui định về việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là căn cứ để tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo qui định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh.

 

Mục 2
THỦ TỤC ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 75. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của nhà trường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ.

2. Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bản trích lục tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).

3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng Công an cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.

*        *

*

1 . Điều này qui định về thẩm quyền, thủ tục lập hồ sơ đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật cần đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, gửi lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện để chuyển cho các thành viên Hội đồng tư vấn.

Đối với người chưa thành niên có nơi cư trú nhất định thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh thì Chủ tịch .Uỷ ban nhân dân cấp xã - nơi người đó cư trú lập hồ sơ để gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dàn cấp huyện.

Hồ sơ gồm: bản tóm tắt. lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người vi phạm, biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu ở trên. Tại đây có điểm cần lưu ý là việc xác định độ tuổi của đối tượng theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh. Theo hướng dẫn của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP thì căn cứ pháp lý để xác định độ tuổi là giấy khai sinh. Nếu không có giấy khai sinh thì căn cứ vào chứng minh thư nhân dân hoặc sổ hộ khẩu. Độ tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh là độ tuổi khi đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (chứ không phải độ tuổi khi tập hồ sơ). Nếu vào thời điểm ký quyết định mà người bị đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng đã đủ 18 tuổi thì không đưa vào trường giáo dưỡng mà lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục nếu đủ điều kiện áp dụng biện pháp này.

2. Trường hợp người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định (sống lang thang, nay đây mai đó) thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong quá trình điều tra, xử lý các vụ vi phạm pháp luật, nếu cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện các hành vi vi phạm của người chưa thành niên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà cần phái đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bán trích me tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).

3. Hồ sơ để xem xét, xử lý đưa các đối tượng vi phạm pháp luật là chưa thành niên vào các trường giáo dưỡng cần phải đúng đắn, đầy đủ, khách quan. Vì vậy, Pháp lệnh giao cho cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

4. Việc qui định thời hạn giải quyết hồ sơ tại khoản 4 Điều này nhằm làm cho việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của những người chưa thành niên được nhanh chóng, đúng pháp luật. Trong những thời hạn đã qui định, cơ quan công an có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ để chuyển cho các thành viên Hội đồng tư vấn.

Việc Pháp lệnh qui định về việc chuyển thẳng hồ sơ sang các thành viên Hội đồng tư vấn là một qui định mới được bổ sung so với Pháp lệnh năm 1995, trên cơ sở nâng các quy định của Nghị định số 33/CP của Chính phủ ban hành Quy chế trường giáo đường lên thành quy định của Pháp lệnh. So với quy định trước đây, quy định này có bước phân cấp trách nhiệm từ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cho Công an cùng cấp, thể hiện tinh thần cải cách và đổi mới trong thủ tục áp dụng biện pháp này.

 

Điều 76. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng

1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm Trưởng Công an, Trưởng phòng Tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện; Trưởng Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

*        *

*

1 Điều này qui định về thẩm quyền thành lập Hội đồng tư vấn, thành viên của Hội đồng và chế độ làm việc của Hội đồng.

Pháp lệnh 2002 qui định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng (Pháp lệnh năm 1995 qui định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền này). Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Tư pháp, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện là thành viên Hội đồng, trong đó, Trưởng Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn bảy ngày (Pháp lệnh năm 1995 qui định là 20 ngày), kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau của các thành viên Hội đồng phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Khác với Pháp lệnh năm 1995, Pháp lệnh năm 2002 không qui định đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham dự cuộc họp của Hội đồng tư vấn, vì theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi) thì Viện Kiểm sát không còn thực hiện chức năng kiểm sát chung (trong đó có kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính). Theo quy định của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thì đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện được mời tham dự phiên họp của Hội đồng tư vấn. Đây cũng là điểm mới so với quy định của Pháp lệnh 1995.

 

Điều 77. Quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

*        *

*

1. Đây là một điều mới được tách từ khoản 1 và khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh năm 1995. Điều này qui định về thẩm quyền, thủ tục ban hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Pháp lệnh năm 2002 qui định thẩm quyền xem xét, quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Pháp lệnh năm 1995 qui định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền này). Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật vào trường giáo dưỡng. Như vậy, thời hạn xem xét, ra quyết định đã được rút ngân một nửa so với trước đây (Pháp lệnh 1995 quy định là 10 ngày). Việc rút ngắn này một mặt nhằm tăng cường trách nhiệm của cơ quan công quyền trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, mặt khác, hạn chế việc để vụ việc kéo dài, khó quản lý, giám sát đối tượng tại đỉa phương trước khi đưa đi trường giáo dưỡng

2. Đây là quyết định cá biệt nên có hiệu lực kế từ ngày ký và được gửi ngay cho người dược đưa vào trường giáo dưỡng cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp huyên. Hội đồng nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú dự tổ chức thi hành.

Quy định về việc gửi quyết định cho Hội đồng nhân dân cũng là quy định mới, nhằm tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc áp dụng biện pháp này.

 

Điều 78. Nội dung quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1. Điều này qui định về hình thức, nội dung của quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải tuân thủ đầy đủ các qui định về hình thức và nội dung như: ngày ban hành quyết định, người có thẩm quyền ban hành quyết định, người bị áp dụng quyết định, hành vi vi phạm pháp luật của người bị áp dụng quyết định, thời hạn áp dụng và quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

2. So với Pháp lệnh năm 1995 Pháp lệnh 2002 qui định trong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ hành vi vi phạm pháp luật của người được đưa vào trường giáo dưỡng và quyền khởi kiện đối quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo qui định của pháp luật. Hành vi vi phạm hành chính này được qui định tại Điều 24 của Pháp lệnh và được cụ thể hóa tại Nghị định số 142/2003/NĐ-CP của Chính phù, theo đó người thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính là đưa vào trường giáo dưỡng. Cần lưu ý rằng, quyết định phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (hoặc Phó Chủ tịch được uỷ quyền) ký và đóng dấu mới có giá trị pháp lý. Quyết định phái tuân thủ các nội dung, hình thức đã quy định, nếu không sẽ trở thành không hợp pháp, bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, bãi bỏ hoặc có thể bị khiếu kiện ra Toà hành chính.

 

Điều 79. Thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

1. Trong thời hạn năm này, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định được đưa đi trường giáo dưỡng.

*        *

*

1 . Điều này qui định về việc tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và thời điểm bắt đầu tính vào thời gian chấp hành quyết định này.

Vì quyết định có hiệu lực ngay sau khi ký nên trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng là người chưa thành niên nên điều luật qui định khi tổ chức thi hành quyết định, công an cấp huyện phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên không có cha mẹ, chỉ có người giám hộ theo qui định của pháp luật.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định được đưa đi trường giáo dưỡng. Đây là một qui.định mới về thời hạn chấp hành quyết định, vì Pháp lệnh năm 199.' qui định thời hạn chấp hành quyết định dưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người được giáo dưỡng bắt đầu chấp hành tại trường giáo dưỡng. Có những xã, phường, thị trấn ở xa trung tâm thành phố, thị xã, xa trường giáo dưỡng, phải mất một vài ngày mới tới trường giáo dưỡng, do đó, thời điểm bắt đầu tính vào thời gian chấp hành quyết định là ngày người được giáo dưỡng được đưa đi trường giáo dưỡng chứ không phải ngày bắt đầu vào trường giáo dưỡng là quy định có lợi cho người bị áp đụng biện pháp này.

 

Điều 80. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.

2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng Công an cùng cấp thẩm tra trước khi quyết định.

*        *

*

1 . Điều này qui định về diều kiện, thủ tục hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Điều kiện để người được đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng là:

- Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

- Gia đình đang có khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Đây là một qui định thể hiện tính nhân đạo. của Nhà nước ta khi người vi phạm pháp luật bị ốm đau (phải có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên) hoặc gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Tuy nhiên, khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trộm-. thời gian dược hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công. thì có thể được miễn chấp hành quyết định. Quy định này nhằm động viên, khuyến khích người vi phạm có hành vi phục thiện, cải tà qui chính.

2. Điều kiện để người được đưa vào trường giáo dưỡng được miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng là:

Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Đây là những trường hợp không cần thiết thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng (trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo) hoặc vì lợi ích của bà mẹ, trẻ em mà không thi hành quyết định (trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn xin miễn chấp hành quyết định và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận). Qui định này thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người vi phạm nhưng bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.

3. Thẩm quyền xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể giao cho Trưởng Công an cùng cấp thẩm tra về tính đúng đắn, trung thực của nội dung đơn của người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trước khi ban hành quyết định.

So với Pháp lệnh năm 1995 thì qui định về thẩm quyền quyết định hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trong Pháp lệnh 2002 có sự phân cấp từ cấp tỉnh cho cấp huyện, phù hợp với sự phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 24 Pháp lệnh.

 

Điều 81. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng

1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời gian thi hành quyết định; nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ sáu tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễm chấp hành phần thời gian còn lại.

3. Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Quyết định này được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

*        *

*

1. Điều này qui định về thủ tục, điều kiện, thẩm quyền quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.

Điều kiện để quyết định xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho người đã dược đưa vào trường giáo dưỡng là: đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công. Trường hợp chưa chấp hành được một nửa thời hạn mà có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì cũng không được xem xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Qui định như vậy là để người phải chấp hành biện pháp này có tương đối đủ thời gian tu dưỡng, học tập rèn luyện trong trường giáo dưỡng, tạo được thói quen và nếp sống mới, tiến bộ hơn so với trước khi vào trường.

2. Trong thời gian chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, người đang chấp hành quyết định bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời gian thi hành quyết định. Tuy nhiên, nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ sáu tháng trở lên thì người đó vẫn phải tiếp tục chấp hành tại trường giao dưỡng. Người mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đây cũng là quy định mới dược bổ sung so với Pháp lệnh 1995, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách xử lý hành chính của Nhà nước ta, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của Pháp lệnh 1995.

3. Thẩm quyền quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản lvà khoản 2 Điều này là Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Quyết định này được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Theo Pháp lệnh 1995, chỉ Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tức Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay) mới có thẩm quyền quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này.

 

Điều 82. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng

Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

*        *

*

1. Đây là một điều mới so với Pháp lệnh năm 1995, qui định về thời hiệu của quyết định đưa vào trường giáo dưỡng để đảm bảo cho quyết định phải được tổ chức thi hành trong một thời hạn nhất định.

2. Quyết đình đưa vào trường giáo dưỡng phải được tổ chức thi hành trong thời hạn là một năm kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện ký ban hành. Nếu hết thời gian đã qui định, vì một lý do khách quan nào đó, quyết định không dược tổ chức thực hiện thì không được thi hành quyết định đó nữa, tức là quyết định đã hết hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt. Khi nào người trốn tránh bị cơ quan có thẩm quyền bắt được hoặc tự nguyện trình diện cơ quan nhà nước để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì lúc ấy được coi là chấm dứt hành vi trốn tránh. Thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu một năm đã nêu trên.

 

Điều 83. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Khi người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận cho Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho gia đình người đó.

*        *

*

Điều này qui định về việc chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải được chứng nhận của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Giấy chứng nhận được gửi cho người đó và gửi bản sao tới Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho gia đình người đó.

Qui định về việc cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng cho người vi phạm để làm căn cứ tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo qui định tại khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh năm 2002.

 

Mục 3
THỦ TỤC ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC

Đưa vào cơ sở giáo đục là biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền nhân thân của côn(. dân, do vậy, thủ tục áp dụng biện pháp này được pháp luật quy định theo một quy trình chặt chế gồm các bước: lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục, thẩm tra hồ sơ, xét duyệt hồ sơ tại Hội đồng tư vấn và tỉ mít Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng. So với Pháp lệnh năm 1995 thì các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này về cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng được quy định cụ thể hơn, từ giai đoạn lập hồ sơ về đối tượng đến việc thẩm tra hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, ra quyết định và tổ chức thi hành quyết định theo tinh thần cải cách hành chính và tăng cường bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

 

Điều 84. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.

1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này cần đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.

2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bản trích lục tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).

3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.

4. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn. Trong trường hợp cơ quan Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.

*        *

*

1. Là giai đoạn rất quan trọng trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục là việc tập hợp các thông tin, tài liệu, nhận xét về đối tượng theo đúng các quy định của pháp luật để trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp này. Việc lập hồ sơ phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện theo đúng trình tự, thời hạn quy định tại Điều 84 Pháp lệnh.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ. Khi lập hồ sơ cần xác định đúng đối tượng theo các tiêu chí quy định tại Điều 25 Pháp lệnh và Điều 3 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP[11]. Khi xác định hành vi vi phạm để đưa vào hồ sơ phải kèm theo căn cứ pháp lý, ví dụ như phải có biên bản về vi phạm hoặc quyết định xử lý vi phạm, không thể suy diễn chủ quan hoặc đưa theo các căn cứ không rõ ràng. Nếu khi xem xét lập hồ sơ mà phát hiện thấy hành vi vi phạm của đối tượng có dấu hiệu tội phạm thì không được lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dục mà phải chuyển vụ việc cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của đối tượng như biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ hành chính, bản trích lục tiền án, tiền sự (nếu có), quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nhận xét của cơ quan Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận TỔ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... Việc điều luật quy định phải lấy ý kiến rộng rãi về đối tượng đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục, không chỉ từ phía các cơ quan Nhà nước mà cả từ các tổ chức xã hội là nhằm có được sự đánh giá một cách toàn diện về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng, bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp này đúng đối tượng, có tính giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.

2. Điều luật quy định đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục không có nơi cư trú nhất định (sống lang thang, nay đây mai đó) thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Các biên bản do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến là căn cứ để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, tổng hợp và lập hồ sơ về đối tượng.

Trong quá trình thụ lý các vụ phạm pháp hình sự, nếu cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện phát hiện thấy đối tượng trong vụ án hoặc liên quan ~ đến vụ án thuộc diện áp dụng biện pháp dưa vào cơ sở giáo dục thì phải xác minh, thu thập lài liệu và lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp .

Đây cũng là điểm mới trong thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, vì theo quy định trước đây thì kể cả khi Công an cấp huyện, cấp tỉnh đã lập hồ sơ về đối tượng, vẫn phải đưa về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú để cấp xã lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, làm kéo dài thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục một cách không cần thiết trong khi mọi căn cứ chứng minh hành vi của đối tượng cũng như việc xác minh nhân thân của đối tượng đã rõ ràng.

Hồ sơ do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh lập trong trường hợp này gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bản trích lục tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục dã áp dụng (nếu có).

Trong hồ sơ này không bắt buộc phải có tài liệu về việc người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và nhận xét của đoàn thể, tổ chức xã hội nơi cư trú. Các điều kiện nói trên sở dĩ không được điều luật quy định đối với trường hợp này vì không có điều kiện để thực hiện trên thực tế.

 

3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ. Việc "thu thập tài liệu” bao gồm xác minh hành vi vi phạm pháp luật (ngày, giờ, địa điểm, hành vi vi phạm), thu thập, thống kê số liệu về các lần vi phạm pháp luật của đối tượng và đối chiếu với quy định của pháp luật để xác định xem người đó có thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục hay không.

4. Theo tinh thần điều luật thì chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Điều luật không quy định tách bạch thời hạn thẩm tra và thời hạn gửi hồ sơ mà quy định chung là trong vòng hai mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ ngày nhận được hồ sơ được hiểu là ngày hồ sơ đến và được vào sổ công văn của cơ quan), tuy nhiên tinh thần chung là việc thẩm tra cần được tiến hành chặt chẽ, khẩn trương, khi hoàn tất thủ tục thẩm tra thì phải gửi ngay hồ sơ đến cấp có thẩm quyền. Sau khi nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn. Trong trường hợp cơ quan Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ về đối tượng thì do hồ sơ đã được xác minh, thẩm tra đầy đủ, nên cơ quan Công an cấp tỉnh chỉ cần báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh biết và sau đó gửi hồ sơ trực tiếp đến các thành viên Hội đồng tư vấn để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Đây cũng là điểm sửa đổi trong Pháp lệnh 2002 so với Pháp lệnh cũ theo hướng cải cách hành chính, lược bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết.

 

Điều 85. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục

1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

*        *

*

1 . Hội đồng tư vấn về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là tổ chức do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch xem xét các trường hợp cần đưa vào cơ sở giáo dục.

 

Theo quy định của điều luật thì thành viên Hội đồng tư vấn phải là người đứng đầu các cơ quan Công an, Tư pháp, Lao động, thương binh, xã hội và Mặt trận TỔ quốc cấp tỉnh. Về mặt nguyên lắc hành chính, các chức danh này có thể uỷ quyền cho cấp phó của mình tham gia Hội đồng tư vấn song phải chịu trách nhiệm về việc uỷ quyền đó. Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn, có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ in các cuộc họp của Hội đồng. Cần chú ý rằng, thường trực Hội đồng không phải là Chủ tịch Hội đồng, không quyết định thay các thành viên Hội đồng mà ý kiến của môi thành viên Hội đồng có tính độc lập riêng.

2. Theo quy định của điều luật thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ chuẩn bị và triệu tập phiên họp Hội đồng. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Trong phiên họp, các thành viên Hội đồng đều có quyền phát biểu ý kiến của mình về đối tượng và biểu quyết về việc có áp dụng hay không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo đục đối với đối tượng. Căn cứ vào kết quả biểu quyết, Hội đồng kết luận theo đa số phiếu biểu quyết. Điều luật không quy định cụ thể việc xử lý khi số phiếu thuận và chống bằng nhau (2-2), nhưng theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP thì trong trường hợp này Hội đồng tư vấn kết luận theo phía có ý kiến của thường trực Hội đồng. Việc kết luận trong trường hợp này thực chất chỉ mang tính thủ lục phiên họp, các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là người có quyền quyết định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

 

Điều 86. Quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

*        *

*

1. Việc quyết định đưa vào cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu cũng như báo cáo của Hội đồng tư vấn về đối tượng.

Theo tinh thần điều luật thì trong thời hạn 7 ngày kế từ ngày nhận được báo cáo của Hội dồn tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhàn dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định có áp dụng hay không áp dụng biện pháp này đối với đối tượng được đề nghị. Khi xem xét, quyết định, người có thẩm quyền căn cứ vào Điều 25 của Pháp lệnh và Điều 3 Nghị định 76/2003/NĐ-CP về các tiêu chí áp dụng biện pháp này như độ tuổi, nhân thân, hành vi vi phạm, quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng; thời hiệu áp dụng biện pháp. Cần lưu ý rằng, không nhất thiết mọi trường hợp do Hội đồng tư vấn trình lên hoặc Hội đồng tư vấn đã biểu quyết nhất trí đều được quyết định đưa vào cơ sở giáo dục mà trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.

2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Không giống như bản án của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực thi hành, đây là quyết định hành chính nên có hiệu lực thi hành ngay mặc dù có khiếu nại. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc áp dụng biện pháp này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhưng việc khiếu nại không làm đình chỉ việc thi hành quyết định cho đến khi quyết định được cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thi hành hoặc huỷ bỏ.

Theo tinh thần điều luật thì quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được gửi ngay cho người được đưa vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an cấp lỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú để tổ chức thi hành, gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để giám sát. Tuy vậy, điều luật không quy định chính xác mốc thời điểm phải giao quyết định cho người được đưa vào cơ sở giáo dục, nên trên thực tế, quyết định thường được giao cho đối tượng khi cơ quan Công an tổ chức đưa người đó vào cơ sở giáo dục. So với Pháp lệnh năm 1995 thì Pháp lệnh 2002 bổ sung thêm quy định về việc gửi quyết định đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để giám sát. Tuy nhiên, cơ chế giám sát đối với các quyết định loại này chưa được điều luật quy định cụ thể. Đây có lẽ sẽ là một trong những điểm vướng mắc khi thi hành Pháp lệnh. Để giải quyết vướng mắc này cần có những văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để điều luật này phát huy hiệu lực thực tiễn.

 

Điều 87. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

*        *

*

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là căn cứ pháp lý cho việc tổ chức thi hành và chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, do đó, trong quyết định phải bao gồm đầy đủ những nội dung quy định tại Điều 87 Pháp lệnh.

Theo quy định của Điều 87 thì trong quyết định phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; các dữ kiện này được xác định trên cơ sở giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì được xác định trên cơ sở sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ nhân thân khác; hành vi vi phạm pháp luật của người đó phải được ghi đầy đủ theo thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm, quá trình vi phạm; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng (ghi rõ biện pháp này được áp dụng theo điều, khoản nào của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bán liên quan); thời hạn người đó phải chấp hành quyết định (từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào); nơi thi hành quyết định là cơ sở giáo dục đóng tại địa phương nào (xã, huyện, tỉnh)[12]; quyền khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh những nội dung trên, điều luật cũng yêu cầu trong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định (tức là ngày ký quyết định); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; quyết định - phải được người ra quyết định ký tên và đóng dấu. Các yêu cầu về nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hầu như không có gì thay đổi so với quy định trước đây của Pháp lệnh 1995. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được xây dựng theo mẫu chung, thống nhất do Bộ Công an ban hành, áp dụng trong phạm vi cả nước.

 

Điều 88. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp này được đưa đi cơ sở giáo dục.

*        *

*

1. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức đưa người có quyết định áp dụng biện pháp này vào cơ sở giáo dục.

Cơ quan Công an cấp tỉnh nơi ra quyết định có trách nhiệm tổ chức việc đưa người có quyết định vào cơ sở giáo dục trong thời hạn 5 ngày kể từ 12 ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng biện pháp này. Để tổ chức thi hành quyết định có hiệu quả, cơ quan Công an cấp tỉnh phải xem xét, bố trí lực lượng, phối hợp với Uỷ ban nhân dân và Công an cấp xã nơi đối tượng cư trú để thực hiện việc đưa đối tượng đi cơ sở giáo dục được thuận lợi, đúng thời hạn quy định.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là thời hạn pháp luật quy định đối tượng phải chịu sự quản lý, giáo dục tại cơ sở giáo dục, được ghi trong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Thời hạn này được tính từ ngày người đó được đưa đi cơ sở giáo dục, tức là từ thời điểm người đó được cơ quan Công an đưa ra khỏi nơi cư trú hoặc tạm trú. Đây là một trong những điểm sửa đổi của Pháp lệnh có lợi cho đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; theo quy định cũ thì thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở giáo dục (không tính thời gian lưu cư trên đường). Trong trường hợp cần phải có thời gian để tiến hành các thủ tục trước khi đưa người có quyết định vào cơ sở giáo dục như lập danh chỉ bản hoặc bố trí phương tiện đưa họ đi v.v... thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP, Công an cấp tỉnh ra quyết định quản lý họ tại Công an cấp tỉnh không quá 5 ngày để tiến hành các thủ tục cần thiết. Thời hạn quản lý tại Công an cấp tỉnh được tính vào thời hạn chấp hành tại cơ sở giáo dục.

 

Điều 89. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

1. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;

c) Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi điều kiện hoãn chấp hành không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

2. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội;

b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Giám đốc Công an cùng cấp thẩm tra các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.

*        *

*

1. Việc điều luật quy định các trường hợp miễn hoặc hoãn thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục thể hiện chính sách nhân đạo trong xử lý vi phạm hành chính. Chế định về hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có nhiều điểm mới, tiến bộ so với quy định cũ, theo hướng mở rộng và bổ sung các trường hợp được hoãn hoặc miễn cũng như quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục miễn hoặc hoãn thi hành quyết định.

Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là việc cho người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tiếp tục sinh sống và làm việc ngoài xã hội, chưa buộc họ phải chấp hành quyết định. Có 4 trường hợp được tạm hoãn chấp hành quyết định. Thứ nhất là đối với người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên. Theo Nghị định số 76 /2003/NĐ-CP thì người đang ốm nặng là người đang ở trong tình trạng bị bệnh nặng đến mức không còn khả năng lao động và sinh hoạt bình thường hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và theo chỉ định của bác sĩ phải điều trị trong một thời gian nhất định mới có thể bình phục trở lại. Việc tạm hoãn thi hành quyết định cũng được áp dụng trong trường hợp gia đình người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục đang gặp khó khăn đặc biệt tức là trường hợp người đó là lao động duy nhất để bảo đảm cuộc sống gia đình; gia đình bị thiên tai, hoả hoạn lớn hoặc có thân nhân bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà ngoài người đó ra không còn ai khác để khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh. Trong trường hợp này, người xin tạm hoãn thi hành quyết định phải làm đơn đề nghị có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Trường hợp thứ ba được tạm hoãn thi hành quyết định là đối với phụ nữ có thai; căn cứ để chứng minh tình trạng có thai là giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên. Trường hợp thứ lư được tạm hoãn chấp hành quyết định là đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; việc xác nhận độ tuổi của đứa trẻ phái căn cứ vào giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc các căn cứ hợp pháp khác.

Việc tạm hoãn chấm dứt khi điều kiện tạm hoãn không còn, tức là trường hợp người dược tạm hoãn đã thoát khỏi tình trạng ốm nặng và bình phục trở lại; không còn trong tình trạng có thai; tình trạng khó khăn đặc biệt của gia đình đã chấm dứt hoặc con dã đủ 36 tháng tuổi. Khi đó, quyết định sẽ được tiếp tục thi hành theo thủ tục chung quy định tại Điều 88.

2. Điều kiện để được xem xét miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là người đã có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, nhưng bị mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc trong thời gian được hoãn chấp hành quyết định người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công. Trong trường hợp thứ nhất người được xem xét miễn chấp hành quyết định phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện tức là đang mắc bệnh hiểm nghèo và bản thân không còn nguy hiềm cho xã hội. Theo quy định của Nghị định 76/2003/NĐ-CP thì trong trường hợp này, người mắc bệnh hiểm nghèo được hiểu. là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo. Việc đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của đối tượng trong trường hợp này phải được xem xét một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan để kết luận rằng người đó không còn nguy hiểm. cho xã hội nữa để đánh giá việc "người đó không còn nguy hiểm cho xã hội" cần dựa trên tiêu chí là tình trạng sức khoẻ của người bị bệnh nguy hiểm như trường hợp người bị nhiễm HIV. Mặc dù bị nhiễm HIV nhưng mới ở giai đoạn đầu, người đó vẫn có khả năng thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng đến giai đoạn cuối (giai đoạn chuyển sang AIDS, người bị mắc bệnh này chắc chắn không còn sức khoẻ để phạm tội, do vậy, cần miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục cho đối tượng này.

3. Nếu trong thời gian được tạm hoãn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 mà người được tạm hoãn có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thì cũng được miễn ch(ấp hành quyết định. Tinh thần điều luật ở đây là, nếu trong thời gian được tạm hoãn mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thể hiện qua việc tích cực lao động, học tập, rèn luyện, tu dưỡng thì việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục trở nên không thực sự cần thiết, do đó, có thể xem xét, miễn thi hành biện pháp này đối với họ. Trong trường hợp người được tạm hoãn chấp hành quyết định lập công như có công cứu người, cứu tài sản, truy bắt tội phạm không kể hiểm nguy đến tính mạng hoặc có sáng kiến cái tiến kỹ thuật đem lại lợi ích lớn trong lao động, sản xuất v.v... thì cũng được xem xét miễn chấp hành quyết định. Trong các trường hợp nêu trên, người thuộc diện miễn chấp hành phải có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Nếu thấy cần xác minh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Công an cùng cấp thẩm tra trước khi ra quyết định đối với từng trường hợp cụ thể, bảo đảm tính chính xác khi áp dụng pháp luật.

 

Điều 90. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục

1. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ ba tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

3. Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

*        *

*

1 Điều 90 của Pháp lệnh quy định các trường hợp tạm đình chỉ thi hành quyết định và miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục đối với người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục. Đây là điều luật có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiến bộ hơn so với quy định trước đây

Điều luật quy định người đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáp dục, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn ghi trong quyết định mà có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xem xét, giảm chấp hành một phần thời hạn còn lại hoặc được miễn chấp hành toàn bộ thời hạn còn lại, nghĩa là người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục có thể được miễn chấp hành tối đa tới một nửa thời hạn ghi trong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. Quy định này có tính khuyến khích, giáo dục và cảm hóa đối tượng đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, động viên họ tích cực sửa chữa sai lầm để hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước.

2. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là việc tạm dừng thi hành quyết định đối với người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục. Việc tạm đình chỉ thi hành quyết định chỉ được áp dụng trong các trường hợp :

a) Người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục bị ốm nặng được quyết định cho về gia đình điều trị. Thời gian điều trị bệnh tại cơ sở giáo dục cũng như thời gian đưa về điều trị lại gia đình được tính vào thời hạn chấp hành quyết định. Đây cũng là quy định thể hiện tính nhân đạo trong chính sách xử lý hành chính, ít nghiêm khắc hơn nhiều so với các chế định của Bộ luật Hình sự (theo quy định của Bộ luật Hình sự thì thời gian tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù vì lý do tương tự không được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt). Điều luật quy định nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời gian chấp hành còn lại từ 3 tháng trở lên (sau khi đã trừ cả thời gian điều trị) thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở giáo dục, còn nếu ít hơn 3 tháng thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại đó.

b) Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định để về gia đình sinh con và nuôi dưỡng con cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi mới phải tiếp tục chấp hành quyết định. Quy định này mang nội dung hết sức tiến bộ và nhân đạo, vì lợi ích của các trẻ em không may bị sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt.

Ngoài trường hợp được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở giáo dục nói tại điểm a trên đây, người đang chấp hành tại cơ sở giáo dục còn được miễn chấp hành trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hoặc nếu trong thời gian tạm đình chỉ thi hành quyết định nói tại điểm a, b trên đây mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc thi hành pháp luật hoặc lập công .Về khái niệm bệnh hiểm nghèo và cách đánh giá thế nào là "có tiến bộ rõ rệt trong việc thi hành pháp luật" hoặc lập công" đề nghị xem bình luận ở Điều 89.

3. Khi xét thấy người đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục thuộc đối tượng được giám thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại ghi trong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải làm văn bản đề nghị đến cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Người có thẩm quyền quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là Cục trưởng Cục quản lý trại giam - cơ sở giáo dục - trường giáo dưỡng. Cục quản lý trại giam - cơ sở giáo dục - trường giáo dưỡng là cơ quan thuộc Bộ Công an, có chức năng giúp Bộ trong việc quản lý các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước. Quyết định về việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải. được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định để phục vụ công tác quản lý đối tượng trên địa bàn.

 

Điều 91. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục

Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người bị đưa vào cơ sở giáo dục cố tình trốn tránh việc thi hành thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

*        *

*

1 . Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục là khoảng thời gian mà pháp luật quy định đề cơ quan (người) có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Theo tinh thần điều luật thì thời hiệu thi hành quyết định là một năm, kể từ ngày ra quyết định. Đây là quy định thể hiện tính công bằng và "sòng phẳng" của pháp luật, theo tinh thần đó, nếu quyết định không được thi hành trong một khoảng thời gian quy định do lỗi của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền sao lãng, thiếu trách nhiệm, "bỏ quên"...thì quyết định đó hết hiệu lực thi hành (tức là không được thi hành quyết định đối với đối tượng nữa).

2. Thời hiệu 01 năm kể từ ngày ra quyết định nói trên sẽ không được áp dụng trong trường hợp người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục cố tình trốn tránh việc thi hành. Hành vi cố tình trốn tránh được hiểu là hành vi bỏ trốn hoặc không đến trình điện tại cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu hoặc các hành vi khác của đối tượng cố ý gây khó khăn, cản trở việc thi hành quyết định. Trong trường hợp này, thời hiệu thi hành quyết định sẽ là một năm tính từ ngày hành vi trốn tránh chấm dứt ngày đối tượng ra đầu thú, bị bắt giữ...).

 

Điều 92. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

*        *

*

1. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là việc chấm dứt thời hạn mà người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải chịu sự quản lý tại cơ sở giáo dục.

Thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục đã được ghi rõ trong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, do vậy, nếu người bị đưa vào cơ sở giáo dục không được giảm thời hạn chấp hành theo quy định tại Điều 90 của Pháp lệnh thì ngày hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là ngày được ghi trong quyết định. Khi hết thời hạn chấp hành, cơ sở giáo dục phải trá lại tự do cho đối tượng và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người đó; cấp tiền tàu xe, tiền ăn đường để họ trở về địa phương. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày về đến địa phương, người đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải đến trình diện tại Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú[13].

2. Khi cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cho đối tượng, Giám đốc cơ sở giáo dục phải gửi bản sao đến Cục trưởng Cục quản lý trại giam - cơ sở giáo dục - trường giáo dưỡng thuộc BỘ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để các cơ quan này có biện pháp theo dõi, quản lý, tạo điều kiện cho đối tượng hòa nhập cộng đồng.

 

Mục 4
THỦ TỤC ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH

Thủ tục đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm các bước lập hồ sơ, thẩm tra hồ sơ, xét duyệt hồ sơ, ra quyết định và tổ chức thi hành quyết định. So với Pháp lệnh năm 1995 thì các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này về cơ bản vẫn giữ nguyên, nhưng được rứt ngắn về thời hạn thực hiện. Tại đây có một điểm đáng chú ý là sự thay đổi về mặt thẩm quyền, biện pháp này trước đây do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, nay được phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

 

Điều 93. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này cần áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án (nếu có), tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.

2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án (nếu có), tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).

3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng tư vấn.

*        *

*

1 . Lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh là việc tập hợp che thông tin, tài liệu, nhận xét về đối tượng theo đúng các quy định cửa pháp luật để trình lên cơ quan có thẩm quyền. Đây là một trong những bước cơ bản trong quy trình áp dụng biện pháp dưa vào cơ sở chữa bệnh. Việc lập hố sơ phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện theo đúng trình tự, thời hạn quy định tại Điều 93.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ. Khi lập hồ sơ cần xác định đúng đối tượng áp dụng biện pháp này theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh. Khi xác định hành vi vi phạm của đối tượng để đưa vào hồ sơ phải kèm theo căn cứ có tính pháp lý, ví dụ: phải có biên bản về vi phạm hoặc quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền, bản tường trình của đối tượng về hành vi vi phạm, quá trình vi phạm v.v...

3. Theo quy định thì trong hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lích, bệnh án (nếu có), tài liệu về các vi phạm pháp luật của đối tượng như biên bán vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ hành chính, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nhận xét của cơ quan Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan... Theo điều luật này thì trong hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh không nhất thiết phải có bệnh án của đối tượng như quy định trước đây. Việc Pháp lệnh cũ (1995) quy định bắt buộc phải có bệnh án của đối tượng trong hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh qua một thời gian thực hiện cho thấy không có tính khả thi và phần nào mang tính máy móc.

4. Điều luật quy định đối với người thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh không có nơi cư trú nhất định (sống lang thang, nay đây mai đó) thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tận cơ sở các biên bản này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dãn cấp huyện sẽ tổng hợp, lập hồ sơ về đối tượng.

Theo điều luật này thì trong quá trình thụ lý các vụ phạm .pháp hình sự, nếu cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện phát hiện thấy đối tượng trong vụ án hoặc liên quan đến vụ án thuộc diện áp đụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thì phải xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mà không phải chuyển hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú như quy định của Pháp lệnh 1995. Đây cũng là điểm mới trong thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, nhằm lược bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, vì trong trường hợp này, mọi căn cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng cũng như việc xác minh nhân thân của đối tượng đã rõ ràng.

Hồ sơ do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh lập trong trường hợp này gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có). Trong hồ sơ này không nhất thiết phải có tài liệu về việc người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và nhận xét của đoàn thể, tổ chức xã hội nơi cư trứ.

5. Điều luật quy định cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc xác minh tình tiết, thu thập tài liệu để lập hồ sơ. Việc là xác minh tình tiết, thu thập tài liệu bao gồm xác minh hành vi vi phạm pháp luật (ngày, giờ, địa điểm, hành vi vi phạm), thu thập, thống kê số liệu về các lần vi phạm pháp luật của đối lượng và đối chiếu với quy định của pháp luật để xác định xem người đó có thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hay không. Mặc dù điều luật không phân định cụ thể trách nhiệm của Công an cấp xã và cấp huyện, nhưng theo tinh thần chung của Điều này thì cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong toàn bộ khâu lập hồ sơ, còn cơ quan Công an cấp huyện thì chỉ có trách nhiệm phối hợp với Trưởng phòng Lao động, thương binh và xã hội theo quy định tại Khoản 4 trong việc xác minh tình tiết, thu thập tài liệu để lập hồ sơ đối với đối tượng không có nơi cư trứ nhất định.

6. Chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi đến, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giao cho Trưởng phòng Lao động, thương binh và xã hội phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra hồ sơ (đối với hồ sơ do cấp xã lập) và lập hoàn chỉnh hồ sơ (đối với trường hợp cấp xã chỉ gửi các biên bản vi phạm pháp luật của đối tượng không có nơi cư trú nhất định). Thời hạn cho việc thẩm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hổ sơ đến Hội đồng tư vấn chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Thời hạn này cũng được rút ngắn so với quy định của Pháp lệnh 1995 nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc áp dụng biện pháp này.

 

Điều 94. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng Công an, Chủ tịch Hội phụ nữ cấp huyện. Trong trường hợp đối tượng được đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Hội đồng tư vấn phải có sự tham gia của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện. Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

*        *

*

1. Hội đồng tư vấn về biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là tổ chức do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập, có chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét các trường hợp đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

2. Theo điều luật thì thành viên Hội đồng tư vấn là người đứng đầu các cơ quan Công an, Tư pháp, Lao động, thương binh, xã hội và Hội Phụ nữ cấp huyện. Trưởng phòng Lao động, thương binh và xã hội là Thường trực Hội đồng tư vấn, có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng. Cần lưu ý rằng, thường trực Hộì đồng không có vai trò như Chủ tịch Hội đồng, không quyết định thay các thành viên Hội đồng.

Trong đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có cả người chưa thành niên nên đối với trường hợp này, ngoài các chức danh kể trên, trong Hội đồng tư vấn phải có sự tham gia của Chủ tịch Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện. Đây là cơ quan có nhiệm vụ chuyên trách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nên sự tham gia là hết sức cần thiết khi các cơ quan có thẩm quyền xem xét những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên.

3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và tổ chức họp để xét duyệt hồ sơ.

Thường trực Hội đồng có trách nhiệm triệu tập cuộc họp Hội đồng. Hộì đồng làm việc theo chế độ tập thể. Các thành viên Hội đồng đều có quyền phát biểu ý kiến của mình về đối tượng và biểu quyết về việc có áp dụng này không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với đối tượng.

Căn cứ vào kết quả biếu quyết, Hội đồng tư vấn kết luận theo đa số phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số phiếu thuận và chống ngang nhau thì ý kiến của Thường trực Hội đồng Tư vấn là ý kiến quyết định. Điều này được quy định tại Điều 11 Khoản 3 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/06/2004. Trong mọi trường hợp, các ý kiến tham gia và số phiếu biểu quyết đều phải được ghi vào biên bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là người có quyền quyết định về việc áp dụng biện pháp này.

 

Điều 95. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

*        *

*

1 . Việc quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trước đây, thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đây là một trong những điều sửa đổi đáng lưu ý trong Pháp lệnh mới, theo hướng phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương trên tinh thần cải cách hành chính, kết hợp phân cấp thẩm quyền với việc nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. Mặt khác, đây là biện pháp xử lý nhưng cũng mang tính nhân đạo là “chữa bệnh" cho các đối tượng ma tuý, mại dâm.

Hơn nữa, việc quy định cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định nhằm giảm thời gian, thủ tục để người nghiện ma tuý, mại dâm được nhanh chóng đưa vào cơ sở chữa bệnh. Mặt khác, Luật Phòng chống ma tuý năm 2000 cũng giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên Pháp lệnh quy định cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm quyền này để đảm bảo tính pháp chế.

2. Theo tinh thần điều luật thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, quyết định việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp này đối với đối tượng. Thời hạn này cũng được rút ngắn so với thời hạn quy định trong Pháp lệnh năm 1995. Không nhất thiết mọi trường hợp do Hội đồng tư vấn trình lên hoặc Hội đồng tư vấn đã biểu quyết nhất trí đều được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mà biên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí áp dụng biện pháp này quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh.

3. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đây là quyết định hành chính nên có hiệu lực thi hành ngay mặc dù có khiếu nại. Điều này khác biệt với bản án của Toà án cấp sơ thẩm khi bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực thi hành. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc áp dụng biện pháp này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhưng việc khiếu nại không làm đình chỉ việc thi hành quyết định cho đến khi quyết định được cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thi hành hoặc huỷ bỏ.

Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi ngay cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trứ để tổ chức thi hành. Điều luật không quy định chính xác mốc thời điểm phải giao quyết định cho người dược đưa vào cơ sở chữa bệnh, nên trên thực tế, quyết định thường được giao cho đối tượng khi cơ quan Công an cấp huyện tổ chức đưa người đó vào cơ sở chữa bệnh. Pháp lệnh không quy định biện pháp lưu giữ hành chính đối với đối tượng trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hổ sơ nên trên thực tế, việc thi hành quyết định đối với đối tượng, đặc biệt là đối với người không có nơi cư trú nhất định gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, công tác quản lý, giám sát đối tượng tại địa bàn trong thời gian chờ quyết định là rất quan trọng. Tại đây, so với Pháp lệnh năm 1995 thì Pháp lệnh 2002 bổ sung thêm quy định về việc gửi quyết định đến Hội đồng nhân dân cấp huyện để giám sát. Tuy nhiên, cơ chế giám sát đối với các quyết định loại này chưa được điều luật quy định cụ thể. Đây có lẽ sẽ là một trong những điểm vướng mắc khi thi hành Pháp lệnh. Để giải quyết vướng mắc này cần có những văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

 

Điều 96. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1 Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là căn cứ pháp lý cho việc tổ chức thi hành và chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, do đó, trong quyết định phải bao gồm đầy đủ những nội dung quy định tại Điều 96 Pháp lệnh.

2. Theo quy định của Điều 96 thì trong quyết định phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; các dữ kiện này được xác định trên cơ sở giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì được xác định trên cơ sở sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ nhân thân khác; hành vi vi phạm pháp luật của người đó phải được ghi đầy đủ theo thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm, quá trình vi phạm; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng (ghi rõ biện pháp này được áp dụng theo điều, khoản nào của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản liên quan); thời hạn người đó phải chấp hành quyết định (từ ngày, tháng, năm nào đến ngày, tháng, năm nào); nơi thi hành quyết định là cơ sở chữa bệnh đóng tại địa chỉ nào; quyền khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo Bên cạnh những nội dung trên, điều luật cũng yêu cầu trong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định que là ngày ký quyết định); họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; quyết định phải được người ra quyết định ký tên và đóng dấu. Các yêu cầu về nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh hầu như không có gì thay đổi so với quy định trước đây của Pháp lệnh 1995.

 

Điều 97. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.

2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định được đưa đi cơ sở chữa bệnh.

*        *

*

1 Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức đưa người có quyết định chấp hành biện pháp này đến cơ sở chữa bệnh ghi trong quyết định.

2. Cơ quan Công an cấp huyện nơi ra quyết định có trách nhiệm tổ chức đưa người có quyết định đến cơ sở chữa bệnh trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp này. Để có đủ thời gian cho việc chuẩn bị thi hành quyết định thì quyết định phải được gửi ngay cho Công an cấp huyện theo đúng quy định của Điều 95 Pháp lệnh. Trong khoảng thời gian này, cơ quan Công an cấp huyện phải xem xét. bố trí lực lượng, phối hợp với chính quyền cấp xã nơi đối tượng cư trú để thực hiện việc đưa đối tượng đi cơ sở chữa bệnh được thuận lợi, đúng thời hạn và địa chỉ quy định.

3. Thời hạn chấp hành quyết đỉnh đưa vào cơ sở chữa bệnh là thời hạn đối tượng phải chịu sự quản lý, giáo dục và chữa thị tại cơ sở chữa bệnh, được ghi cụ thể trong quyết định. Thời hạn này được tính từ ngày người đó được đưa đi cơ sở chữa bệnh,. tức là từ thời điểm người đó được cơ quan Công an đưa ra khỏi nơi cư trú hoặc tạm trú. Đây là một trong những điểm sửa đổi của Pháp lệnh có lợi cho đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; theo quy định cũ thì thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người đó bắt đầu chấp hành tại cơ sở chữa bệnh không tính thời gian lưu cư trên đường).

 

Điều 98. Hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

1. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Khi điều kiện hoãn chấp hành không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.

2. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:

a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;

b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.

*        *

*

1. Điều luật quy định về các trường hợp được hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người có quyết định nhưng chưa được đưa đi cơ sở. Đây là chế định mới được bổ sung vào Pháp lệnh 2002, tận cơ sở tổng kết thi hành Pháp lệnh 1995 thấy rằng, trong thực tiễn phát sinh những trường hợp mà việc hoãn hoặc miễn thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh cho đối tượng là cần thiết và mang tính nhân đạo

2. Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là việc cho người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh được tiếp tục sinh sống ngoài xã hội, chưa buộc họ phải vào cơ sở để chấp hành quyết đình. Có ba trường hợp được tạm hoãn thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh: trường hợp thứ nhất là người có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên. Điều luật không quy định cụ thể trường hợp nào được coi là đang ốm nặng và cho đến thời điểm nàyi4 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp này, tuy nhiên, khi áp dụng quy định này của Pháp lệnh có thể vận dụng quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là quy định của Nghị định 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp dưa vào cơ sở giáo dục đề nghị tham khảo bình luận tại Điều 89). Trường hợp thứ hai được hoãn thi hành quyết định là đối với phụ nữ đang có thai có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên và trường hợp thứ ba là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Chế định về hoãn thi hành quyết định đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi là quy định hết sức tiến bộ và nhân đạo, vì lợi ích của các trẻ em không may bị sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt.

Điều luật quy định việc tạm hoãn thi hành quyết định chấm dứt khi điều kiện tạm hoãn không còn, tức là trường hợp người được tạm hoãn đã thoát khỏi tình trạng ốm nặng và bình phục trở lại; không còn trong tình trạng có thai; hoặc con đã đủ 36 tháng tuổi. Khi đó, quyết định sẽ được tiếp tục thi hành theo thủ tục chung quy định tại Điều 97.

3. Việc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh chỉ được áp dụng trong 2 trường hợp: người có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc trong thời gian được tạm hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công. Về khái niệm bệnh hiểm nghèo hoặc cách đánh giá sự "tiến bộ rõ rệt trong thi hành pháp luật" hoặc "lập công" xin xem bình luận tại Điều 89.

4. Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định có thẩm quyền quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người thuộc diện được hoãn hoặc miễn chấp hành phải làm đơn đề nghị gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét; đơn đề nghị phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trong trường hợp xin tạm hoãn đối với phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Mặc dù điều luật không quy định nhưng đối với trường hợp người thuộc điện miễn chấp hành quyết định do có sự tiến bộ rõ rệt trong chấp hành pháp luật hoặc lập công thì việc xin xác nhận của chính quyền cơ sở hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là cần thiết, vì điều này có lợi cho đối tượng khi cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tạm hoãn hoặc miễn chấp hành. Trong trường hợp cần xác minh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra trước khi ra quyết định.

 

Điều 99. Giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở chữa bệnh

1. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ ba tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn việc chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở chữa bệnh.

*        *

*

1 Điều luật này quy định về các trường hợp được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở chữa bệnh đối với người đang chấp hành tại cơ sở. Đây cũng là chế định mới được bổ sung vào Pháp lệnh 2002. Cần chú ý rằng, ngoài các trường hợp quy định tại Điều này, không được quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành trong bất kỳ trường hợp nào khác.

2. Nhìn chung, nguyên tác xét giảm thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh cũng tương tự như đối với biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 90 Pháp lệnh. Theo điều luật thì người đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn ghi trong quyết định mà có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì dược xem xét, giảm chấp hành một phần thời hạn còn lại hoặc được miễn chấp hành toàn bộ thời hạn còn lại, nghĩa là người đang chấp hành tại cơ sở chữa bệnh có thể được miễn chấp hành tối đa tới một nửa thời hạn ghi trong quyết định. Quy định này có tính khuyến khích, giáo dục và cảm hóa đối tượng đang chấp hành biện pháp tại cơ sở chữa bệnh, động viên họ tích cực sửa chữa sai lầm để hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước.

3. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị của cơ sở chữa bệnh sẽ được tạm đình chỉ chấp hành quyết định để đưa về gia đình điều trị. Việc xác định tình trạng ốm nặng phải căn cứ vào kết luận của cơ quan y tế. Thời gian điều trị tại gia đình cũng được tính vào thời hạn chấp hành quyết định. Nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ ba tháng trở lên (sau khi đã trừ thời gian điều trị) thì người đó phải vào cơ sở để tiếp tục chấp hành quyết định; nếu thời hạn chấp hành còn lại dưới ba tháng thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại đó.

Phụ nữ có thai được tạm đình chỉ chấp hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi đề về gia đình sinh con và nuôi dưỡng con; đây là quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các trẻ em không may bị sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt. Nếu trong thời gian tạm đình chỉ chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong chấp hành pháp luật hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Tinh thần chung trong áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là miễn thi hành quyết định đối với người mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy, tại đây điều luật cũng quy định nếu người đang chấp hành tại cơ sở mà mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đây là các trường hợp bị bệnh nan y, nguy hiểm đến tính mạng nên việc miễn chấp hành quyết định đối với họ mang tính nhân đạo. Mặt khác, trong các trường hợp này thì việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với họ trở nên không cần thiết.

4. Chỉ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh mới có quyền quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quyết định. Khi xét thấy người đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh thuộc điện được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

 

Điều 100. Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

*        *

*

1 Thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là khoảng thời gian mà pháp luật quy định để cơ quan (người) có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Theo tinh thần điều luật thì thời hiệu thi hành quyết định là một năm, kể từ ngày ra quyết định. Đây là quy định thể hiện tính công bằng và "sòng phẳng" của pháp luật, theo tinh thần đó, nếu quyết định không được thi hành trong một khoảng thời gian quy định do lỗi của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền sao lãng, thiếu trách nhiệm, "bỏ quên"... thì quyết đính đó hết hiệu lực thi hành (tức là không được thi hành quyết định đối với đối tượng nữa).

2. Thời hiệu 01 năm kề từ ngày ra quyết định nói trên sẽ không được áp dụng trong trường hợp người có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh cố tình trốn tránh việc thi hành. Hành vi cố tình trốn tránh được hiểu là hành vi bỏ trốn hoặc không đến trình diện tại cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu hoặc các hành vi khác của đối tượng cố ý gây khó khăn, cản trở việc thi hành quyết định. Trong trường hợp này, thời hiệu thi hành quyết định sẽ là một năm tính từ ngày hành vi trốn tránh chấm dứt (ngày đối tượng ra trình diện hoặc trở về nơi cư trú...).

 

Điều 101. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

Khi người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho gia đình người đó.

*        *

*

1. Hết hạn chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là việc chấm dứt thời hạn mà người có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải chịu sự quản lý, chữa bệnh, giáo dục tại cơ sở chữa bệnh.

2. Thời hạn đưa vào cơ sở chữa bệnh được ghi rõ trong quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, do vậy, nếu người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh không được giảm thời hạn chấp hành theo quy định tại Điều 99 của Pháp lệnh thì ngày hết hạn thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh là ngày đã được ghi trong quyết định. Khi hết thời hạn chấp hành, cơ sở chữa bệnh phải trả lại tự do cho đối tượng và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong cho người đó.

Khi cấp giấy chứng nhận dã chấp hành xong biện pháp cho đối tượng, Giám đốc cơ sở chữa bệnh phải gửi bản sao đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và gia đình người đó để có biện pháp theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng hoà nhập cộng đồng.

 

Mục 5
THỦ TỤC ÁP DỤNG QUẢN CHẾ HÀNH CHÍNH

 

Điều 102. Lập hồ sơ đề nghị quản chế hành chính

1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này cần quản chế hành chính, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, nhận xét của cơ quan Công an cấp huyện, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

3. Cơ quan Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hồ sơ cho Giám đốc Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.

*        *

*

1. Đối tượng để lập hồ sơ đề nghị quản chế hành chính là người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thực chất, đây là những trường hợp có dấu hiệu của các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhưng đưa ra xét xử thì không có lợi về mặt chính trị, do vậy, cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có người thuộc đối tượng quản chế hành chính xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc quản chế hành chính. Hồ sơ đề nghị quản chế hành chính gồm (a) Tóm tắt lý lịch của người cần áp dụng biện pháp quản chế hành chính; (b) Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người này; (c) ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; (d) ý kiến của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện; (d) nhận xét của cơ quan công an cấp huyện và (e) Đề nghị cửa Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

3. Cơ quan cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đối tượng quản chế hành chính có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu để tập hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan công an cấp huyện chuyền đến, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, đề nghị bằng văn bản và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ của đối tượng đề nghị quản chế hành chính trước khi đưa ra hội đồng tư vấn. Khi nhận được hổ sơ do Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi đến, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vòng 3 ngày phải giao hồ sơ cho Giám đốc công an cùng cấp để thẩm tra hồ sơ, và trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc công an phải thẩm tra xong hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng tư vấn. Đây cũng là quy định mới được bổ sung vào Pháp lệnh 2002, nhằm tăng cường và xác định rõ trách nhiệm của Công an cấp tỉnh trong khâu thẩm tra hồ sơ, bảo đảm cho hồ sơ về đối tượng bị đề nghị quản chế hành chính được chính xác, đầy đủ và khách quan trước khi đưa ra Hội đồng tư vấn.

 

Điều 103. Hội đồng tư vấn về việc quản chế hành chính

1. Hội đồng tư vấn về việc quản chế hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.

Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

*        *

*

1. Hội đồng tư vấn về quản chế hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập gồm Giám đốc công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, trong đó Giám đốc Công an là thường trực. Thường trực Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tổ chức, chuẩn bị các tài liệu cần thiết, chủ in cuộc họp, lập biên bản cuộc họp của Hội đồng và thay mặt Hội đồng làm văn bản đề nghị quản chế hành chính trình..Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

2. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp do Giám đốc công an triệu tập và chủ trì để xét duyệt hồ sơ về những đối tượng bị đề nghị quản chế. Sau cuộc họp, Hội đồng tư vấn làm Báo cáo bằng văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Bản báo cáo phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp và tóm tắt tài liệu về các vi phạm pháp luật của người cần quản chế hành chính, các ý kiến tham gia và kết luận của Hội đồng tư vấn; thời hạn và nơi thi hành quyết định quản chế.

Trong trường hợp cần thiết, cuộc họp của Hội đồng tư vấn có thể được hoãn để xác minh, làm rõ thêm hồ sơ của người cần quản chế hành chính.

3. Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số.

Tuy Giám đốc Công an là Thường trực Hội đồng nhưng chỉ có vai trò tổ chức và mỗi thành viên Hội đồng tư vấn đều có quyền độc lập riêng. Cuộc họp phải được lập biên bản ghi rõ ý kiến của các thành viên Hội đồng và biên bản phải gửi kèm hổ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

 

Điều 104. Quyết định quản chế hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc quản chế hành chính trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.

2. Quyết định quản chế hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị quản chế hành chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.

*        *

*

1 Sau khi nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn gửi lên, chậm nhất là 7 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định việc quản chế hành chính dối với những đối lượng có trong danh sách. Đối với những đối tượng mà Hội đồng tư vấn còn có ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thể mời Thường trực Hội đồng tư vấn hoặc một thành viên mà có ý kiến khác với ý kiến của Hội đồng để nghe báo cáo thêm trước khi quyết định việc quản chế.

2. Quyết định quản chế hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị quản chế để chấp hành. Quyết định quản chế hành chính cũng được gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ để biết những đối tượng nào đã bị quản chế, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thực hiện việc giám sát, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế cư trú và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế để quản lý, giáo dục người đó.

 

Điều 105. Nội dung quyết định quản chế hành chính

Quyết định quản chế hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản chế hành chính; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định quản chế hành chính theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1. Quyết định quản chế phải ghi đầy đủ các nội dung về nhân thân người bị quán chế, về các hành vi vi phạm pháp luật và điều, khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng, đặc biệt là thời hạn và nơi thi hành quyết định để nơi tiếp nhận được biết và tính thời hạn quản chế hành chính cho từng đối tượng cụ thể. Trong quyết định quản chế cũng phải nói rõ người bị quản chế có quyền khiếu nại quyết định quản chế và quyền khởi kiện ra Toà án đối với quyết định mà mình cho là không đúng pháp luật.

2. Quyết định quản chế hành chính là một quyết định cá biệt, do đó phải ghi rõ tên tuổi và nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị áp dụng để phân biệt với những người khác trong quá trình quản lý hổ sơ cũng như quản lý và giáo dục người đó. Quyết định quản chế còn phải ghi rõ họ, tên, chức vụ của người ra quyết định để trong trường hợp có khiếu nại người bị quản chế còn biết khiếu nại đến ai, về việc gì và khi xảy ra oan, sai thì mới có cơ sở xác định ai phải chịu trách nhiệm về việc này.

 

Điều 106. Thi hành quyết định quản chế hành chính

1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định quản chế hành chính.

2. Thời hạn chấp hành quyết định quản chế hành chính được tính từ ngày người bị áp dụng quản chế hành chính bắt đầu chấp hành quyết định. Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị quản chế phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền cấp xã và nhân dân địa phương nơi chấp hành quyết định quản chế hành chính.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế chấp hành quyết định có trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị quản chế; định kỳ ba tháng một lần báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

*        *

*

1 . Công an cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định quản chế hành chính. Vì vậy, quyết định quản chế hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được chuyển đến Công an cấp tỉnh để tổ chức thi hành và chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, Công an cấp tỉnh phải tổ chức thi hành.

2. Thời hạn chấp hành quyết định quản chế hành chính được tính từ ngày người bí áp dụng quản chế hành chính bắt đầu- chấp hành quyết định, tức là từ khi người bị quản chế thực sự chịu sự quản lý và giáo dục của chính quyền cấp xã và nhân dân địa phương nơi chấp hành quyết định quản chế hành chính.

Sự quản lý của chính quyền cấp xã thể hiện ở chỗ, trong thời gian chấp hành quản chế, người bị quản chế phải cư trú, làm ăn sinh sống tại một địa phương nhất định - đó là xã, phường, thị trấn nơi thi hành quyết định.

Việc đi lại của người bị quản chế chỉ được trong phạm vi xã, phường, thị trấn đó. Nếu muốn đi ra khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn thì phải xin phép, cụ thể là:

- Đi trong phạm vi cùng một quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp giấy phép.

- Đi trong phạm vi cùng một tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương thì do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép.

- Đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.

3. Cứ ba tháng một lần, Chủ tịch Uỷ ban nhàn dân cấp xã báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về tình hình người bị quản chế chấp hành quyết định ở địa phương mình để trên cơ sở đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

 

Điều 107. Giảm thời hạn quản chế hành chính

1. Người bị quản chế hành chính đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thể được xét giảm thời hạn quản chế.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định quản chế hành chính xem xét, quyết định giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó đang chấp hành quyết định quản chế.

*        *

*

1. Người bị quản chế được coi là có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật khi tỏ ra thành thật hối lỗi, tích cực lao động, học lập, nghiêm chỉnh chấp hành quy chế quản chế hành chính và pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian chấp hành quyết định quản chế, người bị quản chế được coi là lập công khi có một trong những việc như: tố cáo hành vi phạm pháp của người khác, giúp đỡ cơ quan công an phát hiện, điều tra tội phạm, cứu được tính mạng người khác trong tình thế hiểm nghèo...

Người bị quản chế đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế mà có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thẻ được xét giảm thời hạn quản chế.

2. Người có thấm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn quản chế là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định quản chế hành chính.

Khi có đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người bị quản chế đang chấp hành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cụ thể từng trường hợp được đề nghị xét giảm thời hạn, đối chiếu với các tiêu chuẩn về sự tiến bộ rõ rệt hoặc lập công của người bị quản chế rồi mới quyết định có giảm thời hạn quản chế hay không.

 

Điều 108. Thời hiệu thi hành quyết định quản chế hành chính

Quyết định quản chế hành chính hết thời hiệu thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp người bị quản chế hành chính cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.

*        *

*

1 . Như trên đã nói, trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định quản chế hành chính. Nếu quyết định đó không được đưa ra thi hành và đã để quá một năm, kể từ ngày ra quyết định, thì quyết định quản chế hành chính không được thi hành nữa và người có quyết định quản chế không phải chấp hành quyết định đó nữa. Người có trách nhiệm trong việc thi hành quyết định quản chế mà để quá thời hiệu thi hành quyết định đó, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Nếu người bị quản chế cố tình trốn tránh không chấp hành quyết định quản chế, thì thời hiệu thi hành quyết không hết mà được tính lại từ thời điểm hành vi trốn tránh đã chấm dứt (chẳng hạn người bị quản chế tự ra trình diện, bị bắt lại...).

 

Điều 109. Hết hạn quản chế hành chính

Khi người bị quản chế hành chính đã chấp hành xong quyết định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ.

*        *

*

Khi chấp hành xong quyết định quản chế, người đó được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận, với giấy chứng nhận này, người đó được trở lại cuộc sống bình thường như những công dân khác, và sau hai năm, nếu không thực hiện hành vi được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì họ dược coi như chưa bị quản chế hành chính. Bản sao Giấy chứng nhận này cũng được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ để phục vụ công tác thống kê, theo dõi tình hình thực hiện quản chế hành chính trên địa bàn.

 

Mục 6
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC LIÊN

QUAN ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

Điều 110. Tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở chữa bệnh quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành các biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.

2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó.

*        *

*

1. Đây là một mục mới được bổ sung vào Pháp lệnh, nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Và điều đầu tiên trong mục này liên quan đến việc tạm thời đưa ra khỏi trường hoặc cơ sở, tức là việc trích xuất những người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Những người này được trích xuất ra khỏi cơ sở hoặc trường để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan .đến người đó như: làm chứng cho một vụ án, là người có nghĩa vụ hay quyền lợi liên quan... sau đó lại được đưa lại về trường hoặc cơ sở.

2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành tại trường hoặc tại cơ sở để tham gia tố tụng là hiệu trưởng trường giáo dưỡng hoặc giám đốc cơ sở giáo dục, giám đốc cơ sở chữa bệnh theo yêu cầu bằng văn bán của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó.

 

Điều 111. Chuyển hồ sơ của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Trong trường hợp bị Tòa án xử phạt tù thì thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù.

*        *

*

1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, người có thẩm quyền ' (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã? Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nếu phát hiện hành vi vi phạm của các đối tượng có dấu hiệu tội phạm thì khôn(' ra quyết định áp dụng biện pháp xứ lý hành chính khác mà phải kịp thời chuyển ngay hổ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý. Trong trường hợp cơ quan điều tra qua xác minh thấy hành vi không cấu thành tội phạm thì trả lại hồ sơ cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để xử lý hành chính.

2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, đối tượng đang chấp hành quyết định, nhưng sau đó mới phát hiện hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục,. cơ sở chữa bệnh ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét, xử lý về hình sự. Thời hạn chuyển hồ sơ không qua 3 ngày, kế từ ngày phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm.

Trong trường hợp người đó thật sự có tội, bị Toà án xử phạt tù, thì Toà án thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính để họ huỷ quyết định. Thời gian đối tượng đã chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cứ 2 ngày chấp hành tại trường giáo dưỡng, tại cơ sở giáo dục và cơ sở chữa bệnh được tính bằng một ngày tù. Còn nếu người đó không phạm tội thì căn cứ vào quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà nhận lại vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

 

Điều 112. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội được thực hiện trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính khác

Trong trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, người đã ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, quản chế hành chính hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở chữa bệnh phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Tòa án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác.

*        *

*

 

1 Đây là điều mới được đưa vào trong Pháp lệnh lần này để giải quyết vấn đề tội phạm được thực hiện trước hoặc trong khi đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính khác. Theo đó, nếu phát hiện người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính trước đó có phạm tội hoặc phạm tội trong thời gian chấp hành quyết định (chẳng hạn đánh người gây thương tích, trong khi đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục), thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, người đã ra quyết định (Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) hoặc người trực tiếp quản lý người đó (Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng) phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

2. Trong trường hợp bị Toà án kết tội và xử phạt tù thì người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định; nếu Toà án không xử phạt tù (cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền), thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác.

 

Điều 113. Xử lý trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh

Trong trường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Cơ quan đã thụ lý hồ sơ có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ về người đó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1 . Trên thực tế khi xem xét các đối tượng để áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đôi khi gặp trường hợp một người vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo đục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh (ví dụ: người có hành vi trộm cắp có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đáng lẽ phải đưa vào cơ sở giáo đục, nhưng lại là người nghiện ma tuý, thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh) hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh (ví dụ: người 17 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo đáng lẽ phái đưa vào trường giáo dưỡng, nhưng người này lại là gái bán dâm có tính chất thường xuyên, thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh), thì xuất phát từ quan điểm nhân đạo mà đưa họ vào cơ sở chữa bệnh để chữa bệnh và dạy nghề cho họ.

2. Trong trường hợp này, cơ quan đã thụ lý hồ sơ có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ về người đó cho Hội đồng tư vấn về việc dưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành làm các thủ tục cần thiết, đưa họ vào cơ sở chữa bệnh.

 

Chương VIII
GIÁM SÁT, KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH

PHÁP LUẬT TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là một trong vấn đề rất quan trọng của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Chính vì vậy, pháp luật luôn giao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm sát hoặc giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trước năm 2001 pháp luật giao cho Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đến nay pháp luật đã giao cho các cơ quan chức năng khác giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể là: Lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính là một trong lĩnh vực quan trọng liên quan đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân và liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 đã giao cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp kiểm sát trong việc tuân theo pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định này Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát các quyết định phạt tiền từ 2 triệu đồng trở lên (khoản 4, Điều 49); kiểm sát việc khám nơi e ất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nhà ở, khám nơi cấp giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm (Điều 44); kiểm sát việc tạm giữ người; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình lập hồ sơ, ra quyết định và thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (khoản 1, Điều 85) v.v... Nay theo quỵ định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mới năm 2002 thì các việc trên không giao cho Viện kiểm sát nhân dân mà giao cho các cơ quan chức năng khác. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã dành 1 chương (Chương VIII) để quy định về giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính. So với pháp lệnh năm 1995 thì Chương VIII là một chương mới được bổ sung vào Pháp lệnh. Đây là một chương rất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo cho pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan. tổ chức, cá nhân, nhằm ngăn ngừa và hạn chế việc người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vi phạm pháp luật.

 

Điều 114. Giám sát của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội

Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Giám sát việc xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan báo cáo tình hình xử lý vi phạm hành chính;

2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó; trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết thì kiến nghị với thủ trưởng cấp trên của người đó để yêu cầu giải quyết.

3. Trong khi tiến hành giám sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.

*        *

*

1 . Quy định của Điều này được bắt nguồn và căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, trong đó có quy định là Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ; giám sát việc thi hành luật, pháp lệnh; có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý các khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách; khi tiến hành hoạt động giám sát mà phát hiện có vi phạm pháp luật thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt hành vi vi phạm,pháp luật, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị vi phạm, xử lý người vi phạm v.v... Quy định của Điều này là nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trước nhân dân, bảo' đảm cho pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội được thể hiện ở 4 nội dung cơ bản sau đây:

2. Khoản 1, Điều 114 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm giám sát các bộ, ngành trong việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, giám sát những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các bộ. ngành trong việc xử lý vi phạm hành chính, như giám sát việc xứ phạt hành chính, giám sát việc tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính v.v... Trong trường hợp cần thiết Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có thể tổ chức các đoàn giám sát tại cơ quan, địa phương. Khỉ thực hiện hoạt động giám sát, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật và việc xử lý vi phạm hành chính. Ví dụ Uỷ ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn' giám sát Bộ công an thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, giám sát những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ Công an xem họ thực hiện có đúng các quy định của Pháp lệnh xử lý ví phạm hành chính không xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm pháp luật không có bao che dung túng cho người vi phạm không? v.v...

Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban quốc phòng và an ninh có thể tổ chức các đoàn giám sát đến các cơ quan, đơn vi thuộc Bộ công an ở trung ương và địa phương để giám sát việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Tuỳ theo tình hình cụ thề uỷ ban quốc phòng và an ninh có thể yêu cầu đại diện Bộ Công an báo cáo về tình hình vi phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền xừ lý vi phạm hành chính của Bộ Công an.

3. Khoản 2, Điều 114 quy định Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốè hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội phụ trách, hay nói một cách khác là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốè hội về quyết định xử lý vi phạm hành chính (quyết định phạt tiền, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác, quyết định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và báo đảm xử lý vi phạm hành chính) hoặc về hành vi hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; công dân có quyền tố cáo với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền mà gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, căn cứ vào lĩnh vực được phân công phụ trách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý các khiếu nại, tố cáo đó để xem việc thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có nghiêm chỉnh, thống nhất không? những người được giao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có thực hiện đúng quy định của pháp luật không'~ Trong trường hợp cần thiết Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốè hội có thể gửi khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết đó cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội biết.

4. Khi nghiên cứu và xử lý các khiếu nại, tố cáo mà phát hiện..có vi phạm pháp luật, như xử phạt không đúng người, không đúng hành vi vi phạm, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trái với quy định của pháp luật hoặc việc lập hồ sơ, xét duyệt, ra quyết định và thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác không đúng với thẩm quyền, trình tự, thủ tục v.v... hoặc có thể phát hiện thêm hành vi vi phạm pháp luật do đương sự hoặc người thứ 3 gây ra mà chưa được xử lý thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu người có thẩm quyền xem xét giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội biết. Khi nhận được kết quả giải quyết mà thấy rằng việc giải quyết đó vẫn còn vi phạm pháp luật thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu, kiên nghị với thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xem xét giải quyết lại vụ việc mà Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội yêu cầu.

Ví dụ qua việc nghiên cứu và xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân, Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phát hiện Chủ tịch Uỷ ban hỗn dân huyện X quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh không đúng trình tự, thủ tục thì Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốè hội yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X xem xét lại quyết định đó. Sau khi nhận được kết quả giải quyết mà Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thấy rằng quyết định đó vẫn chưa đúng với trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền yêu cầu, kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (cấp trên trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện XI xem xét lại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện X về việc đưa người vào cơ sở chữa bệnh và báo cáo kết quả giải quyết cho Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội biết .

5. Khoản 3 Điều 114 quy định Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi tiến hành giám sát việc thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, như giám sát việc xử phạt vi phạt hành chính, tạm giữ người vi phạm, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; giám sát việc lập hồ sơ, xét duyệt, ra quyết định và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác; nghe các bộ, ngành báo cáo về tình hình xử lý vi phạm hành chính hoặc qua nghiên cứu,xử lý các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính v.v... mà phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốè hội có quyền yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết đế kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.

6. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm pháp luật cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phái xem xét trách nhiệm của người vi phạm. Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử lý bằng một trong các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức buộc thôi việc, trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu người vi phạm pháp luật đó là công dân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bí xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người vi phạm pháp luật gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải đền bù theo quy định của pháp luật.

Đồng thời cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lơi ích của tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 115. Giám sát của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Giám sát việc xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương;

2. Định kỳ xem xét các báo cáo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

3. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và báo cáo về việc giải quyết đó;

4. Trong khi tiến hành giám sát việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt vi phạm và xem xét trách nhiệm của người vi phạm.

*        *

*

1 Quy định về thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc xử lý vi phạm hành chính ở địa phương được bắt nguồn và căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, trong đó đã quy định là Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Hột đồng nhân dân có thẩm quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân ở địa phương; có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý các khiếu nại, tố cáo của công dân. Quy định của Điều này còn thể hiện linh thần trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp đối với nhân dân địa phương, có trách nhiệm giám sát nhằm bảo đảm pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền hạn, chức vụ, việc vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Việc quy định của Điều này còn thể nhiệm sự phân còng, phấn cấp giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương và giữa Hội đồng nhân dân các cấp với nhau. Nghĩa là Hội đồng nhân dân chỉ thực hiện giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở địa phương mình, chứ không thể thực hiện giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở địa phương khác và không thề thực hiện giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở đơn vị hành chính cấp trên hoặc ở các cơ quan trung ương.

2. Thẩm quyền giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện ở 4 nội dung cơ bản sau đây:

a) Khoản 1 Điều 115 quy định Hội đồng nhân dân eh~ có trách nhiệm giám sát việc xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương có nghĩa là Hội đồng nhân dân chỉ giám sát các cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, tổ chức cùng cấp thực hiện các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính ở địa phương, bao gồm các hoạt động xử phạt hành chính, tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính; việc lập, xét duyệt, ra quyết định và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác cũng như giám sát việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của mọi cơ quan, tổ chức và công dân ở địa phương. Ví dụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giám sát việc xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và việc chấp hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.

b) Khoản 2 Điều 115 quy định định kỳ 6 tháng, hàng năm thì Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính tại địa phương. Để có báo cáo trình Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban nhân dân phải tổng hợp báo cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các ngành về việc xử lý vi phạm hành chính và việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, tổ chức và công dân Ở địa phương. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân về tình hình xử lý vi phạm hành chính có thể được trình bày trước Hội đồng nhân dân hoặc có thể gửi cho các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp tuỳ theo chương trình, nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân, tuỳ theo tính bức xúc của việc thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân về tình hình xử lý vi phạm hành chính phải được Hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận, cho ý kiến. Khi xét thấy cần thiết Hội đồng nhân dân sẽ ra nghị quyết về báo cáo này.

c) Khoản 3, Điều 115 quy định về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc tiếp công dân, tiếp nhận, nghiên cứ và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Nghĩa là công dân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại với Hội đồng nhân dân; hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đó mà gây thiệt hại lới ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đó với Hội đồng nhân dân. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính thì Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc chuyển cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân cử đoàn giám sát đến cơ quan, địa phương để giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính ở cơ quan, địa phương, Khi xem xét nghiên cứu, xử lý và giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính mà phát hiện có vi phạm pháp luật. căn cứ vào tính chất, mức độ vỉ phạm mà Hội đồng nhân dân yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết hành vi vi phạm pháp luật đó (như áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm của người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức bị vi phạm và báo cáo kết quả giải quyết với Hội đồng nhân dân trong thời hạn quy định.

d) Khoản 4 Điều 115 quy định về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân khi tiến hành giám sát việc thực hiện 'pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát việc xử lý vi phạm hành chính bằng các hoạt động như xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân cùng cập về tình hình xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, cử đoàn giám sát về địa phương, cơ quan, tổ chức để giám sát việc thi hành pháp luật, nghiên cứu, xử lý các khiếu nại, tố cáo; về xử lý vi phạm hành chính và giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính v.v... khi tiến hành các hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nêu trên nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp của công dân, cơ quan, tổ chức thì Hội đồng nhân dân yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và xem xét trách nhiệm của người vi phạm. Việc xử lý người vi phạm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện tương tự như ở khoản 3 Điều 114 nêu ở phần trên.

 

Điều 116. Kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

1. Thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;

2. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách theo quy định của pháp luật;

3. Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;

4. Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình vi phạm hành chính trong ngành; lĩnh vực mình phụ trách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

*        *

*

1. Điều 116 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của BỘ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc kiểm tra việc xử lý vì phạm hành chính của những người thuộc phạm vi quản lý của mình; việc xử lý kỷ luật đối với những người này có sai phạm trong việc xử lý vi phạm hành chính; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính v.v . . . Quy định của Điều này được bắt nguồn và căn cứ vào quy định của Hiến pháp, của Luật tổ chức Chính phủ, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, trong đó có quy định là Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước; tổ chức bộ máy quản lý ngành, lĩnh vực; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình; giải quyết khiếu nại, tố cáo mà cấp dưới trực tiếp đã giải quyết xong vẫn còn khiếu nại, tố cáo v.v... Việc quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thống nhất và nghiêm chỉnh, ngăn chặn việc lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong việc xử lý vi phạm hành chính, hạn chế những sai sót, vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính; tăng cường tính pháp chế, ý thức pháp luật trong các cơ quan thi hành pháp luật; bảo đảm cho pháp luật được thực thi trên thực tế. Việc quy định của Điều này còn nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

2. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được thể hiện ở 4 nội dung cơ bản sau đây:

a) Khoản 1 Điều 116 quy định Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo cấp cục, vụ được giao nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình xem họ thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có đúng không; có trách nhiệm kiểm tra xem việc áp dụng các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt, các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính v.v... có đúng với quy định của pháp luật không. Việc kiểm tra này phải được tiến hành một cách thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi đối với những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình .

b) Khoản 2 Điều 116 quy định Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính do cấp dưới trực tiếp của mình đã giải quyết xong người khiếu nại, tố cáo vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết mà đã tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời căn cứ vào phạm vi chuyên môn quản lý của các bộ, ngành Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu và các khiếu nại, tố cáo mà giám đốc sở hoặc cấp tương đương đã giải - quyết nhưng người khiếu, tố cáo không đồng ý với kết quả giải quyết mà vẫn còn khiếu nại, tố cáo. Thời hạn giải quyết khiếu nại không được quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn. giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

c) Khoản 3 Điều 116 quy đính Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xử lý kỷ luật đối với mọi cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của bộ, ngành mình mà có sai phạm trong việc xử ý vi phạm hành chính. Khi cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có sai phạm như xử lý không đúng người, không đúng hành vi vi phạm pháp luật, không đúng thẩm quyền; tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm không đúng với quy định của pháp luật hoặc dung túng gao che người vi phạm pháp luật, v. v... thì tuỳ theo mức độ tính chất vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường họp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực hiện, còn gây thiệt hại về vật chất sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật để bồi thường cho nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại. Đối với việc xử lý kỷ luật thì căn cứ vào thẩm quyền được giao, BỘ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sẽ kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình bằng một trong các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Sau khi có quyết định kỷ luật thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết đinh kỷ luật, cán bộ, công chức có quyền làm đơn khiếu nại với người đã ra quyết định lý luật. Trong thời hạn 10 ngày kề từ ngày nhận được đơn khiếu nại người đã ra quyết định kỷ luật phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người đã khiếu nại biết. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.

Thời hạn giải quyết khiếu nại cũng tương tự như giải quyết khiếu nại lần đầu và quyết định giải quyết khiếu nại lần này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Riêng đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại đó thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về tố tụng hành chính.

d) Khoản 4 Điều 116 quy định Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm báo cáo về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính trong bộ ngành, lĩnh vực mình phụ trách trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ theo yêu cầu của các cơ quan này. Tuy nhiên, định kỳ hàng năm hoặc nửa năm các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính trong bộ ngành, lĩnh vực mình .phụ trách để Chính phủ tổng hợp tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước để báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong báo cáo cần phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, nêu lên những mặt được, chưa dược, việc vi phạm các quy định xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính, nêu lên nhưng biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật.

 

Điều 117. Kiểm tra của Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

1. Thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;

2. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính tại địa phương theo quy định của pháp luật;

3. Xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình;

4. Định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình xử lý vi phạm hành chính ở địa phương.

*        *

*

1. Điều 117 quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính v.v... Quy định của Điều này được bắt nguồn và căn cứ vào Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó có quy định là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân; đôn dốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tổ chức việc tiếp dân; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhân dân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật cán bộ, công chức theo sự phân cấp quản lý. Việc quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật xử lý vi phạm hành chính được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất ở địa phương; nhằm ngăn chặn, hạn chế sai sót, vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính; đồng thời, kịp thời giải quyết các khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính; xử lý kỷ luật những cán bô, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà mắc phải sai phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mìn.h. Việc quy định Điều 117 cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước. quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, kịp thời ngăn chặn và chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân bị vi phạm và xử lý người vi phạm.

2. Trách nhiệm kiểm tra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được thể hiện ở 4 nội dung cơ bản sau đây:

a) Khoản 1 Điều 117 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, xem họ có thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không? Việc kiểm tra này được tiến hành đối với áp dụng hình thức xử phạt, mức phạt tiền, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như việc tạm giữ người, tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm hành chính, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm v.v ... và kiềm tra việc lập hồ sơ, xét duyệt, ra quyết định và thực hiện quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác. Việc kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân khác với việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân kiểm tra mọi hoạt động xử lý vi phạm hành chính, bao gồm việc xử phạt hành chính và việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác ở trong phạm vi địa phương mình. Còn Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thì chỉ kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình. Mức độ kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp cũng rất khác nhau, đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền một cách toàn diện hơn, bao trùm hơn đối với nhiều cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Nhưng đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của một số ít người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, như trưởng công an xã và một số cơ quan, tổ chức khác tham gia việc lập hồ sơ để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác. Việc kiểm tra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đối với việc xử lý vi phạm hành chính của cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi.

b) Khoản 2 Điều 118 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính Ở địa phương mình. Trước hết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan tới trách nhiệm, thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, đó là những quyết định xử lý vi phạm hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Uý ban nhân dân mà bị cơ quan, tổ chức, công dân khiếu nại hoặc bí công dân tố cáo là có hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các khiếu nại, tố cáo khác mà cán bộ, công chức cấp dưới trực tiếp đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại, tố cáo. Ví dụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và các khiếu nại, tố cáo do Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp đã giải quyết hoặc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại, tố cáo. Thời hạn giải quyết khiếu nại không được' quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày kề từ ngày thụ lý để giải quyết. Đối với việc giải quyết khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài tới 70 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết

c) Khoản 3 Điều 117 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình mà có sai phạm. Khi xử lý vi phạm hành chính mà cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi tưởng theo quy định của pháp luật (đề nghị xem việc bình luận Ở khoản 3 Điều 116). Tuy nhiên, để việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà có sai phạm phải căn cứ vào việc phân cấp quản lý cán bộ.

d) Khoản 4 Điều 117 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân cung cấp về tình hình thực hiện pháp luật về xử lý.vi phạm hành chính Ở địa phương. Định kỳ hàng năm, nửa năm hoặc có thể theo yêu cầu của Hội đồng nhân dânội đồng nhân dân thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân báo cáo bằng văn bản với Hội đồng nhân dân về tình hình xử lý vi phạm hành chính Ở địa phương. Việc báo cáo được thực hiện bằng hình thức Chủ tịch báo cáo trước Hội đồng nhân dân hoặc gửi báo cáo cho các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp Hội đồng nhân dân để xem xét cho ý kiến. Trước khi có báo cáo để trình Hội đồng nhân dân thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải yêu cầu các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về tình hình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính ở ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Sau đó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổng hợp, làm báo cáo chung về tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính ở địa phương để báo cáo Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm trả lời chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân về tình hình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính ở địa phương khi bị đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn. Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

 

Chương IX
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Với mục đích đề cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của người được trao thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm pháp luật hành chính cùng với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của mọi công dân, tổ chức trong xã hội. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ngoài việc đặt ra cơ chế kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước đối với việc việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền (quy định tại Chương VIII) còn đặt ra cơ chế giám sát (từ chính phía cá nhân, tổ chức vi phạm) thông qua việc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo và cơ chế xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm cũng như đối với người có thẩm xử lý vi phạm quyền trong xử lý vi phạm hành chính.

Trước đây, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm thành hai chương khác nhau thì đến Pháp lệnh 2002 nội dung của hai Chương này được dồn vào thành một chương, đồng thời bổ sung thêm quy định về khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức có thành tích (Điều 120) và quy định về khởi kiện hành chính đối với các quyết định xử lý vi phạm hành chính (Điều 119). Các quy định này đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi các quy định của Pháp lệnh một cách nghiêm túc và có hiệu quả trên thực tế, tránh sự tuỳ tiện trong xử lý các hành vi vi phạm hành chính.

 

Điều 118. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

2. Người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp đó.

3. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

4. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

*        *

*

1. Pháp lệnh năm 1995 quy định khiếu nại và tố cáo thành hai điều tiếng. Trong đó vấn đề khiếu nại đối với các quyết định xử lý vi phạm hành chính được quy định thành từng điều về từng đối tượng bị khiếu nại' phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo. So với Pháp lệnh năm 1995 thì Pháp lệnh lần này quy định khiếu nại và tố cáo thành một điều chung, sửa đổi cơ bản các quy định về khiếu nại, tố cáo theo hướng viện dẫn các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

2. Chủ thể khiếu nại trong xử lý vi phạm hành chính là những chá nhân (đủ 16 tuổi trở lên), tổ chức bị xử phạt, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (bao gồm cả cá nhân,tổ chức, nước ngoài có hành vi vi phạm bị xử phạt), cũng như người bị áp dụng các. biện pháp xừ lý hành chính khác chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định đó.

Những trường hợp này, khi không thể tự mình khiếu nại hoặc theo quy định của pháp luật thì có thể thông qua người đại diện hợp pháp của mình để thực hiện quyền khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là cơ quan, tổ chức (bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức trình trị - xã hội, tổ chức kinh tế...), việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của mình.

3. Đối tượng bị khiếu nại trong xử lý vi phạm hành chính là các quyết định hành chính của người có thẩm quyền xử lý áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính bao gồm: quyết định xử phạt (như quyết định áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả ); quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý (như quyết định tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. . . ); và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với các đối tượng do pháp luật quy định (như quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng...).

4. Tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính là việc báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt .hại tới lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Chủ thể thực hiện quyền tố cáo là mọi công dân, kể cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam khi phát hiện có hành vi vi phạm trong xử lý vi phạm hành chính đều có thể báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết.

Đối tượng bị tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính là các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy tắc quản lý hành chính như hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức hoặc các hành vi vi phạm khác của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Người giải quyết tố cáo là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong thực tế, hành vi bị tố cáo rất đa dạng, thuộc nhiều đối tượng khác nhau, tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi bị tố cáo cũng khác nhau. Do vậy, để xử lý vấn đề này, Luật khiếu nại, tố cáo quy định nguyên tắc chung như sau: việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính mà nội dung bên quan đến chức năng quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của phấp luật khiếu nại, tố cáo.

 

Điều 119. Khởi kiện hành chính

Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

*        *

*

1. Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét,giải quyết quyết định xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà họ cho là trái pháp luật để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mặc dù Pháp lệnh năm 1995 không quy định về khởi kiện hành chính, nhưng trên thực tế từ khi Toà án hành chính được ra đời (1997) thì một trong những thẩm quyền chính của toà là giải quyết các khiếu kiện hành chính liên quan tới các quyết định xử lý vi phạm hành chính (bao gồm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và báo đám việc xử lý vi phạm hành chính; quyết định xử lý vi phạm hành chính khác) thì các khiếu kiện về quyết định xử lý vi phạm hành chính vẫn được thụ lý và giải quyết theo quy định chung của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

2. Người khởi kiện vụ án hành chính là cá nhân, tổ chức sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý cũng như người bị áp đụng các biện pháp xử lý hành chính khác mà họ không đồng ý hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết thì họ có quyền khởi kiện tới toà án để yêu cầu họ giải quyết. Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì người đại điện theo pháp luật của họ thực hiện quyền khởi kiện. Đối với tổ chức thì việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của mình.

3. Đối tượng khởi kiện là các quyết định và các quyết định này phải là quyết định xử lý vi phạm hành chính lần đầu do người có thẩm quyền xử lý ban hành bằng văn bản, chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Người yêu cầu khởi kiện phải thực hiện một thủ tục bắt buộc là gửi đơn khiếu nại đối với các quyết định xử lý vi phạm hành chính đến cơ quan nhà nước, người đã ra các quyết định. Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành mà họ không đồng ý hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết thì người khiếu nại phải khởi kiện ra Toà hành chính chứ không tiếp tục khiếu nạt đến cấp có thẩm quyền giải quyết tiếp theo .

4. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính đối với các quyết định xử lý vi phạm hành chính là 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa thì thời hạn có thể là 45 ngày), kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều .'8 Luật khiếu nại, tố cáo mà người khiếu nại vẫn chưa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền hoặc kể từ ngày nhận được giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý.

5 . Người khởi kiện phải gửi đơn khởi kiện theo đúng mẫu quy định đến Toà án có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Như trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ thực hiện thì người khởi kiện phải gửi đơn đến Toà án nhân dân tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc nơi người có thẩm quyền ra quyết định có trụ sở trên cùng địa bàn lãnh thổ.

6. Sau khi Toà án thụ lý, việc xem xét, giải quyết khiếu kiện hành chính được thực hiện thông qua nhiều giai đoạn tố tụng kế tiếp nhau, việc xét xử các khiếu kiện hành chính này dựa trên các nguyên tắc dân chủ, công khai, bình đẳng... Với thủ tục tố tụng riêng của mình Toà hành chính sẽ ra các phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 120. Khen thưởng

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.

*        *

*

1. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong việc đấu tranh việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính. Việc pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 bổ sung mới quy định này một mặt khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống vi phạm hành chính, mặt khác còn nhằm hạn chế tiêu cực trong xử phạt vi phạm hành chính.

2. Đối tượng được khen thưởng, theo quy định của Pháp lệnh là những cá nhân, tổ chức có thành tích bao gồm cả cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính như Kiểm lâm viên, Thanh tra viên chuyên ngành... và cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền xử lý vi phạm, kề cả cá nhân, tổ chức nước ngoài nếu có thành tích đấu tranh chống vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức lập thành tích như là phát huy sáng kiến, tìm ra phương án mới có tác dụng rõ rệt làm giảm vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính, có thành tích trong phát hiện hành vi vi phạm và kiên quyết đấu tranh chống hành vi vi phạm... Các thành tích này có thể là đột xuất hoặc thông qua một cuộc vận động phòng chống hành vi vi phạm hành chính hoặc là xét khen thưởng mỗi năm một lần đối với các cá nhân, tổ chức có thành tích.

3. Việc xem xét, quyết định khen thưởng phải tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, từ khâu lập Hồ sơ đến khâu xét duyệt, ra quyết định và phải đảm bảo tính dân chủ, chính xác, kịp thời.

Theo Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì các hình thức khen thưởng gồm có:

1. Huân chương;

2. Huy chương;

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh", “giải thưởng nhà nước";

5. Kỷ niệm chương, huy hiệu;

6. Bằng khen;

7. Giấy khen.

Tuỳ từng hình thức khen thưởng cá nhân, tập thế được khen thưởng được tặng hiện vật khen thưởng và hưởng các lợi ích khác theo quy định.

Việc xét mục các hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích phái căn cứ vào tiêu chuẩn khen thưởng, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích, trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể của người lập thành tích để xét tặng.

4. Quy định nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ ban tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng là một quy định mới nhằm chấm dịu tình trạng sử dụng tiền phạt không đúng mục đích, đồng thời phát huy hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.

Hành vi sử dụng tiền phạt và tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu rất đa dạng như là trích lập quỹ khen thưởng tại những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt; trích thưởng phần trăm trực tiếp cho người xử phạt trên số tiền thu được...

Tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sau khi nộp vào Kho bạc nhà nước sẽ được trích cho các đối tượng có liên quan đến việc ngăn chăn và hạn chế vi phạm hành chính như: đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc xử lý vi phạm hành chính, chi chế độ cho đối tượng trực tiếp thực hiện xử lý và các đối tượng liên quan tới việc xử lý Việc chi tiêu này phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước.

Quy định này ngoài việc hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng tiền thu phạt, tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu, quy định này nhằm bảo đảm thực hiện việc hoàn trả lại số tiền tạm nộp vào Kho bạc cho các đối tượng bị xử lý trong trường hợp để xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhưng sau đó có quyết định không tịch thu mà hoàn trả lại đương sự.

 

Điều 121. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1 Kế thừa từ Pháp lệnh 1995, nội quy định này tiếp tục được quy định trong Pháp lệnh năm 2002 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng quy định các hình thức xử lý tương ứng đối với hành vi do người thực thi pháp luật gây ra.

Theo quy định này thì đối tượng bị áp dụng ở đây là những cán bộ công chức, người được trao thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Những người này đã có hành vi xâm phạm sự hoạt động đúng đắn các quy lắc quản lý hành chính nhà nước làm ảnh hưởng đến việc xử lý các vi phạm hành chính.

2. Các hành vi của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính xâm hại tới các quy tắc quản lý hành chính trong quá trình giải quyết vi phạm thể hiện ở các hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che...

Sách nhiễu được hiểu là trường hợp người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, trong quá trình giải quyết vụ vi phạm đã có hành vi gây khó khăn, đòi hỏi ở người vi phạm để nhằm mục đích trục lợi.

Dung túng, bao che là hành vi của người có thẩm quyền xử lý vi phạm được thực hiện một cách cố ý vi phạm các quy tắc quản lý hành chính nhằm mục đích tư lợi. Hành vi dung túng, bao che được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khi phát hiện hành vi vi phạm đã lờ gì, phát hiện nhưng che dấu, không báo cáo hoặc phát hiện nhưng không xử lý để cho đối tượng vi phạm tự do vi phạm mặc dù hành vi đó thuộc thẩm quyền xử lý của mình... Ví dụ, do có quan hệ họ hàng khi phát hiện hành vi xây dựng nhà trái phép, người có thẩm quyền xử lý đã không đình chỉ ngay hành vi vi phạm mà đã để cho đối tượng vi phạm tiếp tục xây dựng nhà trái phép mà không có biện pháp thích hợp để xử lý.

Không xử lý là trường hợp người có thẩm quyền xử lý khi phát hiện vi phạm đã không xem xét, giải quyết đúng tính chất, mức độ của vụ vi phạm theo quy định của pháp luật dẫn tới bỏ lọt vụ vi phạm. Hành vi này được thực hiện một cách cố ý, việc không xử lý có thể vì mục đích vụ lợi hoặc vì thiếu trách nhiệm trong khi thi hành công vụ. Ví dụ như khi phát hiện có hành vi gian lân trong việc kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu nhưng đã không tiến hành đình chỉ, làm rõ hành vi vi phạm xảy ra mà vẫn tiếp tục làm thủ tục cho hàng hoá được thông quan; chiến sĩ cảnh sát nhân dân về trật tự xã hội đang thi hành công vụ nhìn thấy vi phạm lấn chiếm, bày bán hàng hoá trên vỉa hè, làm mất vệ sinh nơi công cộng nhưng đã bỏ qua, không xử ý theo quy định...

Xử lý không kịp thời là trường hợp khi phát hiện vi phạm đã không tiến hành xem xét, giải quyết ngay gây chậm chế trong việc xử lý làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ vi phạm. Các hành vi này thể hiện ở các hành vi như phát hiện vi phạm nhưng không tiến hành đình chỉ ngay hành vi vi phạm; không ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kịp thời để cho đối tượng vi phạm tẩu tán tang vật làm ảnh hưởng đến việc ra quyết định xử lý...

Xử lý không đúng mục là trường hợp người có thẩm quyền xử lý ví phạm trong quá trình giải quyết vụ vi phạm dã không xem xét, giải quyết vụ việc một cách hợp lý giữa tính chất, mức độ vi phạm và quy định chế tài hiện hành về vụ việc đó hoặc giải quyết không phù hợp với các quy định của pháp luật dẫn tới việc xử lý cao hơn hoặc thấp hơn mức chế tài mà người vi phạm bị áp dụng. Việc xử lý không đúng mức có thể là do cố ý, do trình độ hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm.

Xử lý vượt thẩm quyền là trường hợp người có thẩm quyền xử lý đã xem xét, giải quyết vụ vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của mình mà thuộc thẩm quyền của cấp trên. Hành vi này có thể thực hiện với lỗi cố ý hoặc do không nắm vững các quy định của pháp luật như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá từ 1.000.000 đồng trong khi theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Pháp lệnh 2002 thì chức danh này chỉ có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi có giá trị đến 500.000 đồng.

3. Theo quy định của Pháp lệnh, khi có một trong các hành vi nêu trên làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ vi phạm hành chính thì tuỳ theo mức độ nguy hiểm của hành vi, tính chất khách thể bị xâm hại mà Pháp lệnh quy định các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm như trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm vật chất.

Trách nhiệm kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ. Hành vi của người có thẩm quyền xử lý vi phạm nhưng đã dung túng, không đôn đốc người vi phạm thực hiện các biện pháp quy định trong quyết định xử lý... chưa gây hậu quả tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tinh chất, mức độ vi phạm của hành vi thì có thể bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

Trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp người có thẩm quyền xử lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà hành vi đó cấu thành tội phạm hình sự được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 1999.

Ví dụ, Tội nhận hối lộ (Điều 279); Tội làm quyền khi thi hành công vụ (Điều 282). Theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức thì trường hợp người có thẩm quyền xử lý phạm tội, bị Toà án tuyên phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo thì có thể bị buộc thôi việc.

4. Nếu trong quá trình xử lý hoặc ra quyết định xử lý trái quy định của pháp luật mà gây thiệt hại cho người vi phạm thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự thì người xử lý vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu cơ quan nơi quản lý, sử dụng công chức bồi thường thiệt hại thì thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo Nghị định 47/1997/NĐ-CP ngày 3/5/1997 về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra. Sau khi đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, công chức phải có trách nhiệm hoàn trá khoản tiền mà cơ quan đã bồi thường cho họ theo quy định.

Trường hợp hai bên không thoả thuận được mức bồi thường, thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Việc giải quyết phần bồi thường này sẽ được xem xét cùng với việc giải quyết vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính hoặc được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, tuỳ từng trường hợp cụ thể.

 

Điều 122. Xử lý vi phạm đối với người bị xử lý vi phạm hành chính

Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

*        *

*

1 . Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh 1995, quy định này tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với những ví phạm do người bị xử lý gây ra, nhằm bảo đảm cho việc thực thí Pháp lệnh một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Khác với Điều 121 - xử lý đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Điều 122 quy định đối tượng bị áp dụng ở đây là người bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm các cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Người bị xử lý vi phạm hành chính trong quá trình giải quyết, thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đã có các hành vi như: chống người thi hành công vụ, trốn tránh, trì hoãn việc thực hiện các quyết định xử lý thì sẽ bị xử lý theo quy định chung tại Điềư này.

3. Chống người thi hành công vụ là hành vi của người bị xử lý đã dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể người đang làm công vụ như đấm, đá hoặc đe doạ sẽ đùng sức mạnh về thể chất chống lại nếu người thi hành công vụ cứ thực hiện nhiệm vụ vữa mình.

Trì hoãn là việc người bị xử lý có hành vi trây ỳ, viện các lý do không chính đáng hoặc không tạo điều kiện cho người có thẩm quyền giải quyết vi phạm để cố ý làm kéo dài thời gian phải thực hiện... nhằm mục đích vụ lợi.

Hành vi trốn tránh được hiểu là hành vi cố ý của người bị xử lý vi phạm hành chính, theo quy định phải thực hiện một quyết định xử lý hoặc một nghĩa vụ bắt buộc nhưng đã lẩn tránh hoặc tìm cách không thi hành các quyết định xử lý.

Ngoài ra Pháp lệnh còn quy định người bị xử lý vi phạm hành chính mà có các hành vi vi phạm khác có tính chất giống các hành vi nói trên thì cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. Các hành vi vi phạm khác quy định ở đây có thể là hành vi vu khống, đưa hối lộ, ngăn cản không cho người thi hành công vụ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, làm nhục người có thẩm quyền xử lý vi phạm...

3. Các hình thức xử lý mà người bị xử lý phải chịu trách nhiệm khi thực hiện các hành vi vi phạm đó là:

Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với trường hợp người bị xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết vi phạm đã thực hiện các hành vi như cản trở, không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý, xúc phạm danh dự, đe doạ dùng vũ lực chống lại người thỉ hành công vụ... Theo quy định, những hành vi này cấu thành một vi phạm hành chính khác và người bị xử lý sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính về những hành vi này do mình gây ra.

Trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp người bị xử lý vi phạm trong quá trình giải quyết vi phạm đã thực hiện các hành vi như chống người thi hành công vụ, đưa hối lộ, vụ khống người có thẩm quyền xử lý xâm phạm tới các quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Trường hợp này, người bị xử lý phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi do mình gây ra.

4. Nếu trong quá trình giải quyết vụ vi phạm mà không tuân theo các yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền xử lý mà gây thiệt hại tới tài sản nhà nước, tài sản của công dân thì việc giải quyết bồi thường thiệt hại này hoặc sẽ được xem xét cùng với việc giải quyết vụ án hình sự hoặc sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, tuỳ từng trường hợp cụ thể. Ví dụ hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích trên 30%, thì ngoài việc xem xét, giải quyết hình sự đối với người vi phạm thì cơ quan xét xử có trách nhiệm xem xét, giải quyết phần thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra trong cùng vụ án.

 

Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Gồm hai điều Điều 123 và Điều 124 về Hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. Chương này quy định về thời điểm có hiệu lực cho việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh, cùng với việc quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành và đảm bảo thực hiện thống nhất Pháp lệnh trong cả nước. Các quy định này đóng một vai trò quan trọng đảm bảo hiệu lực cho việc thi hành các quy định của Pháp lệnh trên thực tế.

 

Điều 123. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2002.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Những quy định về xử lý vi phạm hành chính trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ. Trong trường hợp luật có quy định khác thì áp dụng theo quy định của luật.

*        *

*

1. Là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý trong phạm vi cả nước, áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức. Việc quy định rõ thời điểm có hiệu lực rất có ý nghĩa trong việc thực thi Pháp lệnh.

Pháp lệnh quy định thời điểm có hiệu lực là ngày 01 tháng 10 năm 2002, kể từ 0 giờ cùng ngày, các hành vi vi phạm thực hiện nếu bị phát hiện sẽ được xử lý theo Pháp lệnh 2002 và để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc áp dụng các quy định của Pháp lệnh trên thực tế để giải quyết vi phạm, Pháp lệnh đã quy định rõ, kể từ ngày Pháp lệnh 2002 có hiệu lực, Pháp lệnh 1995 không còn giá trị thi hành.

2. Đối với các Nghị định xử phạt trong từng lĩnh vực cụ thể ban hành trên cơ sở Pháp lệnh 1995, trong khi chưa ban hành văn bản mới để thay thế, thì vẫn được áp dụng để giải quyết các hành vi vi phạm xảy ra sau' ngày thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực. Trường hợp các Nghị định này có quy định về xử lý vì phạm hành chính trái với Pháp lệnh thì nghiêm cấm không được áp đụng các quy định đó để giải quyết. Ví dụ, Pháp lệnh 1995 quy định biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng, nhưng đến Pháp lệnh 2002, đây không còn được coi là biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Do vậy, khi xử lý vi phạm nếu có hành vi gây thiệt hại đến 1.000.000 đồng thì không được áp dụng biện pháp này để giải quyết mặc dù Nghị định căn cứ vào để giải quyết hành vi vi phạm đó có quy định.

3. Một trong những nguyên tắc áp dụng pháp luật mà Pháp lệnh quy định tại điều này chính là nguyên tắc áp dụng Luật trong trường hợp Luật có quy định cùng một vấn đề trong xử lý vi phạm hành chính. Theo Điều 2 Pháp lệnh thì thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nhưng trên thực tế, để nâng cao hiệu lực của văn bản và có tính răn đe, giáo dục, trong quá trình xây dựng và ban hành văn bán quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, một số văn bản Luật, Pháp lệnh như các Luật về thuế, Luật Hàng không dân dụng, Pháp lệnh Thi hành án dân sự ... có dành một một chương quy định về xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra thì các Luật, Pháp lệnh được áp dụng để xử lý theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2, Điều 50 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thi áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

 

Điều 124. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

*        *

*

 

Hướng dẫn thi hành là việc đưa ra những nội dung, cách thức thực hiện một cách chi tiết các vấn đề cần được làm sáng tỏ trong nội dung quy phạm. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là Pháp lệnh khung, chỉ quy định một cách chung nhất về nguyên tắc, các hình thức xử lý vi phạm hành chính.... Do vậy, một số điều, khoản đòi hỏi phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn một số nội dung nhằm đảm bảo cho việc thực thi và áp dụng pháp luật một cách đầy đủ, chính xác, đúng với tinh thần mà quy phạm đưa ra.

Với vai trò là cơ quan chấp hành và tổ chức thực hiện thực hiện các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước trên thực tế, Chính phủ có trách nhiệm ra văn bản quy phạm pháp luật với hình thức là Nghị định để quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để đảm bảo các quy định được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước.

 



[1] Tháng 8/2004

[2] Phần giải thích này vận dụng hướng dẫn của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

[3] Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh 1995 và 2002, Chính phủ có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng vi phạm hành chính. Vì vậy, việc áp dụng cụ thể chủ yếu dược quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, một số Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định khác cũng có quy định xử phạt vi phạm hành chính.

[4] Trước đây, tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chánh năm 1989, mức phạt tiền tối thiểu là 1000 đồng, ngoại trừ vi phạm hành chính trong các lĩnh các lĩnh vực an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường mức phạt có thể trên 50.000 đồng, còn đa số vi phạm hành chinh bị xử phạt với mức phạt từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng; Tại Pháp lệnh 1995 mức phạt tiền tối thiểu trong xử phạt vi phạm hành chính được nâng lên 5.000 đồng và mức phạt tiền tối da dược nâng lên 100.000.000 đồng.

[5] Điều 13 Pháp lệnh 1995 quy định thành ba mức phạt tiền cán cứ vào tính chất của hình vi, từ 5.000 đồng đến 200.000 đồng dối với vi phạm hành chính nhỏ, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản, từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng dối với vi phạm hành chính có nhiều tình tiết tăng nặng trong một số lĩnh vực và từ 200.000 đóng đến 20.0000.000 đối với các vi phạm hành chính còn lại.

[6] Riêng trong lĩnh vực thuế, nếu các luật về thuế có quy định mức phạt khác thì áp dụng theo quy định của luật thuế.

[7] Điều 6 Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dần thi hành một số diều của Luật Doanh nghiệp.

[8] Pháp lệnh là chỉ quy định không tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt.

[9] Khoản 3 Điều 9a, điểm c khoản 6 Điều 12a Nghị định số 16/CP ngáy 20/3/1996 (được sửa đổi tại khoản 4, khoản 7 Điều 3, Nghị định 54/CP ngày 21/7/1998).

[10] Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

[11] Nghị định số 76/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/6/2003 quy định cụ thế và hướng dẫn thi hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.

[12] Hiện nay. trên cả nước có 4 cơ sớ giáo dục được tổ chức theo khu vực. Theo quỵ định tại Điều 13 Nghị định 76/2003/NĐ-CP.thì Bộ Công an sẽ hướng dẫn cụ thế về nơi thi hành quyết dinh đưa vào cơ sở giáo dục phù hợp với từng địa bàn.

[13] Xem quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 76/2003/NĐ-CP

 

File đính kèm downloadTải về