• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường
Nội dung tóm tắt

Vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường đã được đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên dưới hình thức là các nguyên tắc, chưa có các quy định cụ thể. Một số nguyên tắc chung để giải quyết khiếu nại, tố cáo áp dụng cho việc giải quyết tố cáo về bảo vệ môi trường chưa sát. Vì vậy, trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả, giúp cho công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp mô trường cơ cơ sở và thuận lợi hơn, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) phối hợp với Viện Nghiên cứu KH Pháp lý, Vụ PL Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. 

Đề tài tập trung nghiên cứu: khái niệm tranh chấp môi trường, kinh nghiệm một số nước về giải quyết tranh chấp môi trường và các kiến nghị áp dụng cho Việt Nam; Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam; Thực trạng tranh chấp môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam; Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở nước ta. 

 

Nội dung toàn văn

PHẦN I

 KHÁI NIỆM VỀ TRANH CHẤP MÔI TRUỜNG, KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

I. Phương pháp luận phân định tranh chấp môi trường và các tranh chấp khác của nước ngoài và Việt Nam

  1. Môi trường là một phạm trù rộng, có tính tự nhiên, có nhiều thành phần hợp thành, từ môi trường đất, môi trường nước, môi trường biển, môi trường khí hậu, không khí, cho đến môi trường đô thị, môi trường nông thôn và các loại môi trường thành phần khác. Có rất nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến môi trường, nhưng tựu chung lại thì có hai nhóm sau đây:
  • Các yếu tố khách quan tác động vào môi trường mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, như bão, lũ lụt, động đất, hạn hán...;
  • Các yếu tố chủ quan do hoạt động của con người tạo ra từ việc khai thác, sử dụng đất, nước, khoáng sản, rừng, nguồn lợi thuỷ sản và từ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác.
  1. Mọi loại tranh chấp, trong đó có tranh chấp môi trường, đều xuất phát từ chỗ tranh chấp giữa ai với ai?, do nguyên nhân nào làm phát sinh tranh chấp đó? Và tranh chấp về mục đích gì?. Xử lý đúng các câu hỏi này mới có cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý.
  2. Liên hệ đến tranh chấp môi trường là vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu, thì phải thấy rằng, tranh chấp môi trường có thể xảy ra do tác động của các yếu tố khách quan, như bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, cháy rừng,..., đối với môi trường đất, nước, không khí,..., nhưng chỉ từ hệ quả xử lý sự cố môi trường hay sự cố ô nhiễm, suy thoái môi trường do các yếu tố khách quan đó gây ra. Bởi lẽ, khi xử lý hậu quả đó có thể chưa dung hoà được lợi ích của các cộng đồng dân cư mà xảy ra tranh chấp về phương diện cân bằng lợi ích.Theo chúng tôi, tranh chấp môi trường xảy ra chủ yếu là do tác động của các yếu tố chủ quan của con người đối với môi trường, vì lợi ích của một cộng đồng dân cư, một quốc gia hay của các nước có liên quan. Ví dụ như tranh chấp về nguồn nước ngọt giữa nhiều nước ở Châu Phi, tranh chấp giữa nhiều quốc gia cùng khai thác, sử dụng một dòng sông như sông Mêcông, sông Đanuýp,....
  3. Nghiên cứu tranh chấp môi trường phải gắn với cơ chế giải quyết tranh chấp đó trong bình diện một quốc gia, cả khu vực và toàn cầu. Nếu tranh chấp môi trường diễn ra trong phạm vi một quốc gia, thì cũng phải xét kỹ loại tranh chấp môi trường, diễn ra ở đâu, giữa ai với ai, và cơ chế giải quyết tranh chấp nào được vận dụng thì hợp lý.
  4. Nghiên cứu tranh chấp môi trường là một vấn đề khá phức tạp, mang tính tổng hợp, đa ngành, xét từ nhiều phương diện khác nhau. Tài liệu nước ngoài nghiên cứu sâu về vấn đề tranh chấp môi trường và cơ chế giải quyết loại tranh chấp này không có nhiều. Ngay Luật môi trường của nhiều nước cũng chỉ mới quy định chung về nguyên tắc, về chế tài phạt tiền và phạt tù đối với các vi phạm về môi trường mà chưa có những quy định chi tiết, cụ thể về cơ chế giải quyết các tranh chấp môi trường . Thực trạng đó gây nhiều điều khó khăn, bất cập khi chúng ta nghiên cứu vấn đề phức tạp này.

Phân định tranh chấp môi trường và các tranh chấp khác:

  1. Nói chung, về nguyên tắc, mọi tranh chấp dân sự, đất đai, lao động, kinh tế, hành chính thương mại,.. . đều phát sinh từ việc vi phạm pháp luật, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bên có tranh chấp, vi phạm đạo đức xã hội, phong tục tập quán đã được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

     Có tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa cá nhân với nhà nước, giữa cộng đồng dân cư, các quốc gia với nhau. Bao giờ cũng có các chủ thể cụ thể của tranh chấp, cũng có đối tượng của tranh chấp, hậu quả của tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp với từng loại tranh chấp. có tranh chấp tập thể và có tranh chấp cá nhân; luôn luôn có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và hậu quả xảy ra của hành vi phạm đó.

     Nếu xem xét cụ thể từng loại tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động, tranh chấp kinh tế .., thì chúng ta thấy rõ những điểm chung của loại tranh chấp và những điểm riêng, đặc thù của mỗi loại tranh chấp.

2.  Từ phương pháp luận chung nói trên, để phân định tranh chấp môi trường với các tranh chấp khác, chúng ta phải nghiên cứu, phân tích để tìm ra cái chung, cái giống nhau của tranh chấp môi trường với tranh chấp khác và cái riêng, cái đạc thù của tranh chấp môi trường.

  • Trước hết, phải thấy rằng, môi trường có tính quốc gia khu vực và toàn cầu. Đặc trưng này của môi trường vừa đòi hỏi sự phối hợp cùng quan tâm và hợp tác của các quốc gia với nhau, vừa có thể gây ra tranh chấp giữa nhiều quốc gia, ví như tranh chấp về sử dụng nguồn nước, tranh chấp về hậu quả ô nhiễm không khí ... do nạn cháy rừng diện rộng ở một quốc gia gây ra cho các nước láng giềng.
  • Đặc trưng thứ hai của môi trường là sự gắn kết hữu cơ của các thành phần môi trường với nhau tác hại của thành phần môi trường này tác động ngay tới thành phần môi trường khác, cho nên bất cứ hoạt động vô thức nào của con người cũng làm tổn hại đến các thành phần môi trường; tranh chấp môi trường có thể diễn ra ở tầm rộng cả nước, vùng, khu vực và tầm hẹp trên một địa bàn cụ thể.
  • Tác hại gây ra cho môi trường vô cùng lớn, vừa có thiệt hại trực tiếp vừa có thiệt hại gián tiếp và có cả thiệt hại lâu dài. Thiệt hại gây ra cho môi trường chủ yếu xẩy ra ngoài quan hệ hợp đồng dân sự, kinh tế,...; cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường chủ yếu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy vậy, vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong trường hợp một hợp đồng cụ thể quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường do việc vi phạm hợp đồng đó gây ra. Ví dụ, trong hợp đồng xây dựng một nhà máy, một khu công nghiệp nào đó có quy định trách nhiệm xử lý các biện pháp bảo vệ môi trường mà bên thi công không thực hiện, do đó, về sau đã gây ra thiệt hại cho môi trường, thì bên đó phải bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường do vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường được thực hiện theo quy định của hợp đồng.
    Thiệt hại trực tiếp gây ra cho môi trường có thể dễ tính toán, tuy có phức tạp và kéo dài thời gian giám định, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định thiệt hại gián tiếp gây ra cho thành phần môi trường khác và việc xác định thiệt hại lâu dài đối với môi trường. Điều  này thể hiện một đặc trưng nữa của tranh chấp môi trường là tính phức tạp và kéo dài của tranh chấp và cả của việc giải quyết tranh chấp môi trường. Việc giải quyết tranh chấp môi trường khá phức tạp, tốn nhiều công sức, chi phí giám định và tố tụng. Do đó, thời hiệu giải quyết tranh chấp môi trường cũng có những điểm khác so với việc giải quyết tranh chấp khác.

3. Những điểm giống nhau của tranh chấp môi trường với các tranh chấp khác, theo chúng tôi, thể hiện ở mấy điểm sau đây:

  • Đều do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền lợi ích hợp pháp của người khác gây ra;
  • Tranh chấp đều có các chủ thể cụ thể;
  • Đều có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xẩy ra;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: vừa có bồi thường thiệt hại trực tiếp vừa có bồi thường thiệt hại gián tiếp;
  • Đều có ảnh hưởng đến trật tự pháp luật;

4. Tranh chấp môi trường khác với các loại tranh chấp khác chủ yếu ở các điểm sau đây:

  • Diện tranh chấp môi trường rộng hơn: tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia, chủ yếu là tranh chấp khu vực giữa các quốc gia láng giềng hoặc cùng khai thác, sử dụng một nguồn nước chung hoặc cùng thiệt hại do sự cố môi trường diễn ra ở tầm rộng;
  • Tranh chấp môi trường thường kéo dài; việc giải quyết tranh chấp phức tạp và tốn kém;

Tranh chấp môi trường có ảnh hưởng đến nhiều thành phần môi trường;

  • Khi giải quyết tranh chấp môi trường thường rất khó xác định chính xác thiệt hại gián tiếp và thiệt hại lâu dài gây cho môi trường;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường phần lớn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể;
  • Biện pháp phòng ngừa tranh chấp môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại gây ra cho môi trường;
  • Đặc điểm riêng của tranh chấp môi trường đòi hỏi cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường phải có những điểm đặc thù, khác biệt với cơ chế giải quyết các loại tranh chấp khác.

II - Khái niệm tranh chấp môi trường

Tranh chấp, như một số từ điển đã định nghĩa:  "Là giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; Đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi của giữa hai bên" (Từ điển Tiếng Việt trang 898, Trung tâm từ điển học, 1994); "Tranh chấp dân sự là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự" (Tạp chí Dân chủ và Pháp luật"; "Tranh chấp là những mâu thuẩn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.." (Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996).

Tố cáo là việc công dân theo các thủ tục do pháp luật quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Luật Khiếu nại, tố cáo).

Khái niệm tranh chấp luôn gắn với quyền lợi vật chất và nghĩa vụ của các bên. Do vậy luôn gắn với việc tố cáo việc vi phạm  pháp luật và yêu cầu  bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại được hiểu là: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết".

Từ những vấn đề chung nêu trên việc tranh chấp, tố cáo luôn song hành với nhau. Tố cáo việc làm vi phạm, gây thiệt hại về vật chất để yêu cầu bồi thường vật chất.

          Khái niệm tranh chấp môi trường được sử dụng trong các tài liệu môi trường từ cuối những năm 1980. Viện Công nghệ Châu Á định nghĩa như sau: “Tranh chấp môi trường là tranh chấp giữa nguồn lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị, là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người gây bất lợi cho nhóm người khác, là kết quả của việc khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên”. Theo định nghĩa này nội hàm của tranh chấp môi trường khá rộng, không bó hẹp nội dung như các loại tranh chấp khác. Định nghĩa này mới mang tính tổng quát, tựu chung là tranh chấp về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nên chưa bao hàm hết các nội dung cụ thể của tranh chấp môi trường.

Tranh chấp về môi trường là thể hiện cụ thể của việc tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sử dụng các thành phần môi trường. Việc tranh chấp được thể hiện thông qua việc tố cáo hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và kèm theo là yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và sức khoẻ. Quyền tố cáo các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường được bảo đảm bằng Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường: "Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan khác của nhà nước những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường" .   

Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường  quy định: "Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật". Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định: "Tổ  chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Uỷ ban Nhân dân địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp  luật". Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường quy định một trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là: "... giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về về bảo vệ môi trường ".

Từ những quy định trên có thể thấy một trong các trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là giải quyết đơn thư tố cáo, tranh chấp về môi truờng, từ đó kết luận  trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. 

III. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp môi trường ở một số nước

1 - Mô hình giải quyết tranh chấp môi trường

  1. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp môi trường theo phân tích của nước ngoài, gồm có 4 nguyên nhân sau đây:
  1. Thiếu thông tin;
  2. Bỏ qua thông tin;
  3. Thiếu sự tham gia đóng góp (công sức và kinh tế);
  4. Các hệ thống giá trị, lợi ích khác nhau.
  1. Mô hình giải quyết tranh chấp môi trường  được Viện Công nghệ Châu Á nghiên cứu gồm có 6 cách giải quyết tranh chấp sau đây:
    1. Dự báo tranh chấp:

Dự báo tranh chấp là cách ngăn ngừa tranh chấp môi trường có hiệu quả nhất. Điển hình của cách thức này là việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã và đang được nhiều nước sử dụng làm công cụ chính để phòng ngừa ô nhiễm môi trường và hạn chế các tranh chấp môi trường có thể xẩy ra.

  1. Cùng giải quyết vấn đề:

Hình thức giải quyết này được sử dụng ở giai đoạn sớm khi các vấn đề còn đang được xác định và được tiếp tục giải quyết trong toàn bộ quá trình ra quyết định. Ví dụ của cách giải quyết này là việc thành lập nhóm chuyên trách về khói mù của ASEAN sau vụ chaý rừng diện rộng năm 1997 tại Indonesia. đến nay nhóm chuyên trách này đã họp được 17 lần và đã thực hiện được nhiều hoạt động đáng kể như xây dựng các dự án quan trắc các điểm nóng, xây dựng chính sách “zero burning”, xây dựng chương trình hành động quốc gia và khu vực về chống cháy rừng và khói mù...

 3.3 Hoà giải môi trường:

Là quá trình đàm phán chính thức giữa các bên có liên quan do một trung gian hoà giải chủ trì. Hình thức này thường được tiến hành sau khi tranh chấp đã xảy ra hoàn toàn và sau khi các bên nhận thấy không thể giải quyết trực tiếp với nhau được. Ví dụ của cách thức giải quyết này là việc giải quyết đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại gây ra. Cục Môi trường và các Sở KHCN&MT Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương đã đóng vai trò trung gian hướng dẫn nhân dân các xã chịu ô nhiễm và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại cùng đàm phán để cùng thống nhất phương án giải quyết.

     3.4 Đối thoại chính sách:

Đây là hình thức giải quyết sự khác biệt về chính sách bằng việc tổ chức các hội nghị không chính thức để thảo luận và cố vấn cho các nhà ra quyết định. Ví dụ như tranh chấp của một số nhà khoa học về việc có cho VEDAN đổ chất thải ra biển không, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc họp giữa các nhà khoa học để giải quyết vấn đề này.

3.5  Phân xử ràng buộc:

Đây là hình thức giải quyết do Toà án tiến hành. Ví dụ, năm 1998, một con tàu của Công ty nhựa Formosa, Đài Loan chở 3000 tấn chất thải độc hại có chứa thuỷ ngân đến đổ bất hợp pháp tại một bãi chôn lấp chất thải ở Sihanoukville, Campuchia, làm một số ngưới dân tiếp xúc với rác tử vong. Campuchia đã mở phiên toà xét xử, phạt tội các chủ tàu 5 năm tù và phạt tiền 0,5 triệu USD. Hình thức phân xử do Toà án tiến hành rất phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ song chưa thật phổ biến ở Châu Á.

3.6 Đàm phán thương lượng:

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp quan trọng nhất. Các cuộc thương lượng giúp các bên xem xét tính đúng đắn của sự việc, hoàn cảnh xẩy ra và các biện pháp giải quyết. Các cuộc thương lượng là cơ hội để thu nhập thêm thông tin và giải quyết những hiểu lầm giữa các bên. Để có kết quả thương lượng, các bên cần nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, cùng cam kết những nguyên tắc nhất định vì mục đích chung. Ví dụ về hình thức giải quyết qua thương lượng là việc đền bù thiệt hại là việc dò rỉ quặng thải ở Mỏ Marinduque, Philipin. Tập đoàn Placer Dome Inc, Canada, công ty có 39% cổ phần ở mỏ Marcopper, đối tượng gây ô nhiễm, và các đối tượng chịu ô nhiễm đã tiến hành thương lượng sau sự cố xẩy ra. Tập đoàn Placer Dome Inc đã cam kết trả tiền đền bù cho tất cả các bên chịu ảnh hưởng, xử lý hoàn toàn lượng quặng thải ra sông và khôi phục nguyên trạng ban đầu.

Tóm lại, các cách thức giải quyết nêu trên thường được sử dụng kết  hợp trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường ở các nước châu Á. Tranh chấp môi trường là một vấn đề phức tạp, chỉ có thể giải quyết được đặt trong mối quan hệ tổng hoà: kinh tế, xã hội và môi trường.

Sau đây là một số  trường hợp giải quyết tranh chấp môi trường của các nước Châu Á:

  • Vấn đề cháy rừng và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới tại các nước ASEAN: Từ năm 1997 sau khi có những vụ cháy rừng quy mô lớn tại 2 đảo Borneo và Sumatra gây ô nhiễm khói mù nghiêm trọng tới các nước có liên quan. Các nước ASEAN đã thành lập một đội công tác đặc biệt về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Đội công tác đặc biệt này đã họp 7 lần, xây dựng kế hoạch hành động quốc gia và khu vực phòng chống cháy rừng và chống ô nhiễm khói mù. Các tổ chức quốc tế cũng đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trạm quan trắc cháy và ô nhiễm khói mù. Hàng năm, Hội nghị các quan chức cao cấp về môi trường họp và thông qua các hoạt động của đội công tác. Các vấn đề cần giải quyết ở cấp cao hơn được đệ trình Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN để quyết định. Nhờ có sự hợp tác chặt chẽ trên ưqui mô khu vực nên đã tránh được những tranh chấp về  vấn đề môi trường có liên quan đến ô nhiễm khói mù giữa các nước ASEAN.
  • Vấn đề sông Mê Kông: sông Mê Kông chảy qua 6 nước, Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên chịu áp lực rất lớn của việc khai thác các tài nguyên nước vùng thượng nguồn. Nhóm công tác Môi trường của Tiểu vùng Mê Kông được thành lập để nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan. Hiện nay Dự án xây dựng Khung chiến lược Môi trường cho các nước tiểu vùng Mê Kông do ADB tài trợ đang được thực hiện nhắm xác định các điểm nóng về môi trường để có các định hướng trong các dự án đầu tư. Dự án Xoá đói giảm nghèo và quản lý  vùng rừng đầu nguồn cũng đưa ra các giải pháp cho các nước trong khu vực sông Mê Kông nhằm quản lý có hiệu quả các vùng rừng đầu nguồn và tạo thu nhập cho dân cư sống bằng các nguồn lợi từ rừng. Uỷ ban sông Mê Kông quốc tế cũng đang xây dựng một Chương trình Môi trường cho giai đoạn 2001-2005 trong đó chú trọng vấn đề đánh giá tác động môi trường chiến lược và quan trắc môi trường khu vực.
  • Vấn đề biển Đông: ô nhiễm biển từ các hoạt động trên đất liền đang là vấn đề nóng của các nước trong khu vực. Rất nhiều dự án khu vực về quản lý vùng ven biển và đới bờ cũng như nâng cao nhận thức đã được thực hiện.
  • Vấn đề mưa a xít: các quan trắc gần đây nhất đã cho thấy có hiện tượng mưa axít tại Việt Nam và Trung Quốc. Hiện đang cần các công trình nghiên cứu làm rõ nguồn gốc của hiện tượng này. Trạm quan trắc Môi trường Lào Cai đã được tăng cường thiết bị để quan trắc hiện tượng này trên vùng biên giới.

 

  • Vấn đề đa dạng sinh học xuyên biên giới: Việt Nam, Lào và Campuchia đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp bảo vệ đa dạng sinh học xuyên biên giới. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Trung tâm đa dạng sinh học khu vực đã được thành lập với trụ sở đóng tại Philipine. Mục tiêu là đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học rất phong phú của khu vực. Tại Việt Nam, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp rất chặt chẽ với Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) và Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế trong công tác này.

2 -  Các qui định về bồi thường thiệt hại môi trường của một số nước trên thế giới

 2.1.  Thái Lan  

Đạo luật chất lượng môi trường của Thái Lan năm 1992 đã đưa ra cơ sở pháp lý để xác định thiệt hại về môi trường. Ví dụ như  Điều 6 quy định: “Những người có quyền nhận bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong trường hợp thiệt hại gây bởi ô nhiễm từ các nhà máy và xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hoặc các dự án do nhà nước hỗ trợ”. Các Điều 96 và 97 của Đạo luật qui định những nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ô nhiễm dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền cho cả những thiệt hại gây bởi ô nhiễm và cho cả các chi phí để giải quyết thiệt hại (Điều 96) và phải trả cho Nhà nước chi phí gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc cho các tài sản công cộng.

2. 2 Malaysia

Các thiệt hại về môi trường có thể được quản lý bằng sự bồi thường thiệt hại hay mất mát tài sản thông qua thực thi các điều khoản khác nhau trong Điều luật quản lý chất lượng môi trường năm 1974 (đã bổ sung, điều chỉnh năm 1996) có hai điều khoản tại phần 46E và phần 47 là áp dụng cho các khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại môi trường. Đồng thời các cơ chế về trách nhiệm và đền bù của quốc tế như Công ước trách nhiệm dân sự 1990 và Quỹ đền bù ô nhiễm do dầu gây nên (1970) đã được Malaysia thông qua vào ngày 6/4/1995 áp dụng cho các khiếu nại đòi chi phí làm sạch.

2.3.  Anh

Đạo luật bảo vệ môi trường, chương 73 Điều 6 nêu rõ là trong trường hợp gây thiệt hại do tích tụ chất thải trên một khu đất nào đó thì người đổ rác hoặc người bị nghi là có đổ rác phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra. Trong trường hợp vi phạm luật, thì bên tư nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại gây ra theo các quy định của Đạo luật bảo vệ môi trường.

2.4.  Inđonexia

Điều 34 Chương 3 của Luật về quản lý môi trường của Indonexia ghi rõ: Tất cả mọi hoạt động vi phạm luật dưới dạng gây ô nhiễm hoặc gây nên những thiệt hại làm tăng tác động xấu đối với người khác hoặc với môi trường thì buộc bên chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động đó phải trả tiền bồi thường và/hoặc thực hiện những hoạt động nhất định nào đó.

Trách nhiệm pháp lý theo quy định của luật hình sự cũng có quy định về các hoạt động hoặc về việc phát thải có khả năng gây hại hoặc ít nhất là có thể đe doạ môi trường. Phạt, buộc phải đền bù thiệt hại hoặc phạt cảnh cáo là các mục tiêu chính của Luật hình sự, nó có thể bao gồm các hình thức phạt tiền, phạt tù hoặc các công cụ khác.

2.5.  Nhật Bản

Ở Nhật từ năm 1974 đã có luật: “Luật bồi thường thiệt hại sức khoẻ do ô nhiễm”.

Ngành công nghiệp phát triển đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới cho xã hội, làm tăng trưởng GDP cao, nhưng cũng chính điều đó đã gây nhiều khó khăn cho Nhật Bản, cụ thể là: trong quá trình sản xuất công nghiệp các nhà máy đã thải một số chất mới ra môi trường xung quanh, ví dụ: vụ nhiễm độc thuỷ ngân do công ty Tritsô sản xuất Asetol mà thủy ngân là dung môi để sản xuất chất đó. Trong nước thải của nhà máy đó có lẫn thuỷ ngân hữu cơ và nước đó thải ra một vịnh. Nước thải này bám vào rong rêu, cá ăn phải và con người ăn cá đó và thủy ngân đã vào não của con người, gây tê liệt não. Qua đó khoảng 11.000 người đã bị nhiễm độc thuỷ ngân. Năm 1956 người dân đầu tiên đã phát bệnh, nhưng đến năm 1959 mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do thuỷ ngân gây ra, nhưng công ty Tritso lúc bấy giờ đã phủ nhận trách nhiệm của mình, vì họ cho rằng trong quá trình sản xuất họ chỉ sử dụng thủy ngân vô cơ, chứ không sử dụng thuỷ ngân hữu cơ. Đến năm 1960 Trường Đại học Kinomto đã tìm ra nguyên nhân và tuyên bố rằng: bệnh này do chính công ty Tritso gây ra. Chính phủ Nhật Bản cũng đã nghiên cứu, khảo sát ở các công ty có sản xuất chất Asetol có liên quan đến thuỷ ngân. Sau hơn 10 năm, năm 1968 Chính phủ mới công nhận rằng: thủy ngân hữu cơ của công ty Tritso là nguyên nhân gây bệnh nhiễm độc thuỷ ngân. Ở Hàn Quốc cũng có vụ nhiễm độc thuỷ ngân ở Minomata và ở Canađa những người dân da đỏ ăn cá sống cũng bị mắc bệnh Minomata, nhưng chưa được Chính phủ công nhận.

          Vấn đề ô nhiễm công nghiệp không phát sinh thiệt hại ngay như tai nạn ô tô mà phải trải qua một thời gian dài, nên việc tìm nguyên nhân gây thiệt hại hết sức khó khăn.

          Ở Nhật Bản các luật sư đứng ra bảo vệ cho những người bị nhiễm bệnh đã áp dụng Điều 709 của Bộ Luật Dân sự, tức là “người vi phạm do lỗi cố ý hoặc do cẩu thả, nếu vi phạm quyền của người khác thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh từ vi phạm đó” nhưng để chứng minh mối quan hệ nhân quả và lỗi vô ý của công ty Tritso là rất khó khăn. Công ty cho rằng do trình độ khoa học kỹ thuật lúc đó họ không thể dự kiến được các thiệt hại xảy ra. Những người bị bệnh đã bắt đầu khởi kiện ra Toà để đánh động cho dân chúng biết về vấn đề này và đẩy mạnh vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Lúc này các công ty lẩn trốn trách nhiệm, Chính phủ thì cũng chưa có đối sách thích hợp, nhưng  dư luận đòi hỏi phải quy định khắt khe hơn trách nhiệm của giới chủ doanh nghiệp.

          Từ năm 1971 đến năm 1973 đã có 4 phán quyết tiêu biểu được đưa ra về vấn đề ô nhiễm môi trường. Các phán quyết của Toà án đã làm thay đổi cả nội dung của pháp luật lúc đó.

          - Năm 1971 phán quyết liên quan đến bệnh Itaiita và bệnh Minomata ở một tỉnh phía Bắc Nhật Bản.

          - Năm 1972 phán quyết liên quan đến bệnh xuyễn.

          - Năm 1973 phán quyết liên quan đến bệnh Minomata ở  một số tỉnh miền Nam Nhật Bản.

          Các luận điểm của Toà án:

a)  Đối với bệnh Itaiita: Do khai thác mỏ kẽm của công ty Mitsuri, nước thải chảy ra sông xuống vùng hạ lưu và dân chúng sinh sống trong làng đó chủ yếu là phụ nữ bị mắc chứng xương giòn, dễ gẫy. Lúc đầu, mọi người  tưởng rằng vùng này ít nắng nên thiếu Vitamin. Nhưng qua nghiên cứu của một Trường Đại học cho thấy, thấy trong nước tiểu của những người dân ở đây có chứa chất cadium, kẽm; khi đo hàm lượng cadium thấy nước ở đầu nguồn có lượng cadium cao hơn ở cuối nguồn; ở lớp đất trên có hàm lượng chất đó cao hơn ở lớp đất dưới, và trong lúa gạo cũng có hàm lượng cadium rất cao cho nên đã suy luận rằng, bệnh phát sinh do người dân đã sử dụng nguồn nước đó. Những người bệnh đã kiện công ty Mitsuri của ngành mỏ.

Theo Luật Mỏ (năm 1933) người bị thiệt hại không phải chứng minh lỗi, nhưng phải chứng minh quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và mức độ thiệt hại. Trong thực tế, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả của các bệnh do ô nhiễm là rất khó khăn. Thông thường, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả phải dựa vào khoa học, nhưng trong trường hợp nêu trên người bị hại không có điều kiện chứng minh về mặt khoa học và cần bảo vệ người bị hại hơn, nên mặc dù y học chưa chứng minh được một cách chính xác vấn đề này, Toà án vẫn quan niệm rằng: việc xem xét mối quan hệ nhân quả về mặt pháp luật là quan trọng, mối quan hệ nhân quả về mặt y học trong trường hợp này không có tính quyết định.

b) Đối với bệnh Minomata (ở phía Bắc Nhật Bản): Toà án cho rằng thuỷ ngân lan tràn ra sông do Công ty Sooadenko gây ra. Nhưng công ty này phản bác với lý do bốn năm trước đó, ở đây có động đất nên một kho hàng bị phá huỷ, trong đó có thuốc sát trùng bằng thuỷ ngân bị phá huỷ, chảy ra biển gây nên ô nhiễm và hơn nữa họ đã ngừng sản xuất từ lâu. Toà án lập luận rằng, kho thuốc sát trùng, nếu đã tràn ra biển, thì không thể chảy ngược vào làng được mà phải do nguồn nước từ sông chảy vào. Trong vấn đề này, người bị hại sẽ phải chứng minh một phần về mối quan hệ nhân quả, phần còn lại phía Công ty phải chứng minh về việc không có mối quan hệ trong việc gây ra thiệt hại thì mới không phải chịu trách nhiệm. Do Pháp luật chưa quy định việc loại trừ lỗi nên người bị hại phải chứng minh lỗi vô ý. Năm 1955 đã có án lệ nên việc chứng minh  không khó khăn lắm.

c) Đối với bệnh xuyễn: Toà án đã phán quyết phải chứng minh về mối quan hệ nhân quả từ khói của nhiều nhà máy gây ra để các nhà máy này cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Mãi đến năm 1972, Luật chống ô nhiễm không khí, nguồn nước được xây dựng và quy định người gây hại phải chịu trách nhiệm dân sự kể cả khi không có lỗi.

 Trách nhiệm về sản phẩm

Luật về trách nhiệm sản phẩm xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ, là nước có nền sản xuất phát triển.

Muốn sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường thì các nhà sản xuất phải thay đổi thiết kế để cho ra những sản phẩm mới trên thị trường, ví dụ: trước đây sàn xe của ô tô thiết kế hình chữ H sau đó được cải tiến thành hình chữ X, làm xe nhẹ như xe đua và bán rất chạy trên thị trường, nhưng chiếc xe ô tô loại này khi bị đâm va, thì dễ bị bẹp hơn. Đã có người viết cuốn sách “unsafe at any speed”, tức là không an toàn trong bất cứ trường hợp nào để khuyến cáo.

Đối với dược phẩm cũng vậy, rất nhiều thuốc được sản xuất, nhưng không an toàn, ví dụ: loại thuốc ngủ của Đức, tuy uống không bị nhức đầu, nhưng lại rất hại cho phụ nữ có thai, làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của đứa trẻ, nên khi đứa trẻ ra đời  tay, chân hay bị co rút. Năm 1960 ở Đức và Anh nhiều đứa trẻ ra đời đã bị ảnh hưởng của loại thuốc ngủ này. Ở Hoa Kỳ sau khi phát hiện ra, đã không cho phép sản xuất loại thuốc ngủ này nên trong thực tế bị ảnh hưởng ít. Ví dụ: loại thuốc Kynofon dùng chữa kiết lỵ rất hiệu quả nhưng những người sử dụng thuốc này thần kinh bị tê liệt, mắt bị hỏng. Năm 1963, người ta đã phát hiện ra bệnh, nhưng mãi đến năm 1973 mới tìm ra nguyên nhân là do thuốc Kynofon gây ra. Ngoài ra, nhiều vụ nhiễm độc thực phẩm khác liên tục xuất hiện, các nhà sản xuất thì nói rằng, do trình độ khoa học kỹ thuật tại thời điểm sản xuất nên họ không chịu trách nhiệm dân sự và người bị thiệt hại không được bảo vệ. Năm 1974, ở Hoa Kỳ các vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về sản phẩm xảy ra nhiều, Toà án cũng buộc các nhà sản xuất dù không có lỗi hay lỗi nhỏ cũng phải bồi thường thiệt hại, nên nhiều công ty phải  rút ra khỏi ngành sản xuất đó hoặc phá sản. Chính phủ Mỹ đã phải nghĩ cách làm giảm trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhưng bị dư luận phản đối là không nên giảm trách nhiệm đối với sản phẩm.

Ở Đức do không tìm được lỗi của vụ sản xuất thuốc ngủ nên đã ngừng xét xử vụ này về hình sự.

Ở Anh do nhập khẩu thuốc về để bán nên không có lỗi, nhưng đã phải lập một quỹ để bồi thường thiệt hại cho người đã sử dụng loại thuốc ngủ đó.

Qua đây thấy rằng, nếu quy định điều kiện về lỗi trong trách nhiệm sản phẩm sẽ không bảo vệ được quyền lợi của người bị thiệt hại.

Năm 1979, Liên minh Châu Âu muốn khẳng định chế độ trách nhiệm sản phẩm thống nhất, nên năm 1980 đã ra Chỉ thị buộc các quốc gia trong liên minh này trong vòng ba năm phải xây dựng Luật về trách nhiệm sản phẩm phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

Nước Anh chấp nhận việc tăng cường trách nhiệm đối với sản phẩm,  nhưng bị các nhà sản xuất phản đối, vì nếu bắt họ phải chịu trách nhiệm khi không có lỗi, thì sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường...

Một số nước không thuộc EU nhưng muốn hội nhập vào thị trường của EU cũng phải xây dựng Luật về trách nhiệm sản phẩm.

Trách nhiệm sản phẩm phát sinh, khi sản phẩm đó có khiếm khuyết và gây nguy hại. Đây chính là lỗi của người sản xuất. Do đó, về phía người bị thiệt hại không phải chứng minh nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, nhưng nếu áp dụng vấn đề rủi ro trong lĩnh vực sản phẩm, thì phải quay lại chứng minh vấn đề lỗi.

Ở Nhật Bản, năm 1964 có một số bệnh như: Vụ  dầu ăn Kanemin làm từ cám. Để sản xuất loại dầu này, người ta đã dùng chất PCV để khử mùi hôi của dầu, nhưng trong quá trình sản xuất đã làm lẫn chất PCV vào dầu. Người tiêu dùng ăn phải đã bị bệnh mủn răng và da bị sạm lại (khoảng 7.000 người đã bị nhiễm bệnh Kanemin). Trước những đòi hỏi của thực tế đó, năm 1991 Nhật Bản cũng đưa ra xem xét Luật về trách nhiệm sản phẩm, nhưng nội dung còn nhiều tranh cãi như : nếu tăng trách nhiệm sản phẩm để bảo vệ người bị thiệt hại, thì ảnh hưởng đến người sản xuất và ngược lại; người bán nguyên vật liệu có phải chịu trách nhiệm không hay người sản xuất chịu hết... Mãi đến ngày 1/1/1994 Luật về trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản mới ra đời trên cơ sở thoả hiệp giữa Nhà nước, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Luật này không áp dụng nguyên tắc suy đoán nhân quả và có sự nhân nhượng khi quy định người sản xuất không phải chịu trách nhiệm về rủi ro trong quá trình sản xuất sản phẩm mới. Khi sản phẩm có khiếm khuyết người bị hại có thể yêu cầu nhà sản xuất bồi thường thiệt hại mà không cần chứng minh lỗi vô ý.

Trong các trường hợp về ô nhiễm công nghiệp và dược phẩm đã có nhiều tranh cãi về quan hệ nhân quả là các bệnh tật đó có phải do ô nhiễm công nghiệp hay dược phẩm gây ra không?

Để giảm bớt vấn đề phải chứng minh về quan hệ nhân quả, Toà án tối cao đã phán quyết rằng, để kết luận về việc có quan hệ nhân quả trong tố tụng hay không, không không cần chứng minh về mặt khoa học tự nhiên một cách nghiêm ngặt, mà chỉ cần chứng minh tính hiển nhiên cao độ trong thực tế có tồn tại các yếu tố gây hại và hậu quả đã xảy ra.

3 - Kinh nghiệm ở một số nước về giải quyết tranh chấp môi trường:

Singapore

a - Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường:

   *Các cơ quan hành chính:

Nước cộng hoà Singapore là một Nhà nước đơn nhất. Quốc hội Singapore là cơ quan lập pháp gồm hai viện có thẩm quyền ban hành luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong mọi lĩnh vực. Đây có thể coi là một thuận lợi tương đối trong việc xây dựng văn bản pháp luật tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ tránh được sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong cùng một lĩnh vực. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện pháp luật thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng. Bộ máy cơ quan hành chính của Singapore là một hệ thống tổ chức hữu hiệu, các cơ quan (bộ, ngành) hoạt động có sự phối hợp chặt chẽ và bổ trợ cho nhau trong tác nghiệp để đạt tới các mục tiêu tổng thể đã được hoạch định trong một chiến lược qui hoạch tổng thể của quốc gia. Có thể coi đây là một yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong việc quản lý bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.

 

Cơ quan chính chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường là Bộ Môi trường (ENV), được thành lập năm 1972 có trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc quản lý, xử lý chất thải và quản lý Nhà nước về môi trường thông qua chức năng kiểm soát môi trường (không khí, nước, tiếng ồn và rác thải) và sức khỏe theo qui đinh của pháp luật. Một trong 4 vụ chức năng của ENV là Vụ Kiểm soát môi trường chịu trách nhiệm kiểm soát xây dựng kế hoạch và phát triển nhà ở, kiểm soát ô nhiễm nguồn nước và không khí, kiểm soát các chất thải nguy hiểm và chất thải độc hại. Vụ này còn chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình chung về ô nhiễm môi trường với các nước láng giềng.

ENV được bổ trợ bởi công việc của Bộ Phát triển quốc gia (MND) và Bộ Công nghiệp và Thương mại. Trong Bộ PTQG (MND) có Cục Tái phát triển đô thị là cơ quan lập kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi và điều chỉnh sự phát triển cơ sở vật chất của quốc gia. Phòng kiểm soát xây dựng nhà của Vụ các công trình công cộng là Cơ quan cấp các giấy chứng nhận đã hoàn thành các thủ tục theo luật định cho các dự án phát triển xây dựng. Chẳng hạn như đối với các nhà máy hay xí nghiệp muốn xây dựng thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan này cấp cho phép triển khai xây dựng và hoạt động sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục luật định. Bằng cách kiểm soát (thông qua cấp phép) như vậy Phòng này sẽ phối hợp với Vụ Kiểm soát môi trường của ENV để đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu hay điều kiện về môi trường đã đáp ứng và sau đó giám sát theo dõi nếu có vi phạm thì xử lý hành chính dối với vi phạm đó.

Các Bộ và ngành khác cũng có các chức năng quản lý môi trường. Bộ Y tế là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Trong Bộ Y tế có Vụ dịch vụ khoa học là cơ quan tiến hành kiểm tra thực phẩm, đồ tiêu dùng (thuốc lá) và các chất độc hại. Vụ còn có cả một Trung tâm thông tin về chất độc và Phòng Môi trường. Thông qua việc kiểm tra nếu phát hiện có những vi phạm  tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cơ quan này có quyền xử lý hành chính đối với các vi phạm.

 

Vụ Y tế lao động trong Bộ Lao động là cơ quan quản lý thi hành Luật Xí nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lao động và môi trường y tế cho người lao động. Theo qui định của đạo luật này thì các nhà máy hay xí nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về điều kiện vệ sinh an toàn trong lao động đảm bảo duy trì một môi trường làm việc tốt cho người lao động. Những vi phạm tiêu chuẩn trên sẽ bị xử lý nghiêm ngặt nhờ công tác giám sát của đội ngũ thanh tra chuyên nghành.

Bộ Giao thông liên lạc quản lý các cơ quan như Cục hàng không dân dụng, Cảng vụ, Cục Hàng hải và cảng biển, và Cục Giao thông đường bộ. Các tiêu chuẩn về phương tiện giao thông và sử dụng phương tiện tham gia giao thông cũng được Bộ giao thông ban hành và kiểm tra giám sát chặt chẽ.

Thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng nói trên việc phát hiện và xử lý tranh chấp hay vi phạm về môi trường được thực hiện rất nghiêm ngặt. Điều quan trọng là thông qua các thủ tục cấp phép của nhiều cơ quan nên các tranh chấp hay vi phạm đã được giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra thông qua hoạt động theo dõi, giám sát của các cơ quan chuyên ngành mà các vi phạm đã sớm được phát hiện và bị xử lý hành chính do vậy số vụ tranh chấp phải đưa ra toà không nhiều.

          * Cơ quan tư pháp:   

Hệ thống toà án bao gồm Toà án tối cao (Toà Cấp cao và Toà phúc thẩm), và các toà án địa phương (các toà án khu vực, các toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp, các toà gia đình, các toà người chưa thành niên, ...).

Thẩm quyền xem xét giải quyết của các toà khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm trong các vụ án hình sự hoặc mức độ tranh chấp trong các vụ án dân sự. Toà án khu vực có quyền xem xét giải quyết các vụ án dân sự mà mức tranh chấp lên tới 100.000$ (tiền Singapore) và các vụ án hình sự có mức hình phạt tù không quá 10 năm. Còn Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp được quyền xem xét giải quyết các vụ án hình sự có mức phạt tù không quá 3 năm và các vụ án dân sự có mức tranh chấp không quá 30.000$.

Toà Cấp cao có thẩm quyền không hạn chế đối với cả án hình sự và án dân sự và tất cả những vụ án hình sự có mức án tử hình đều thuộc thẩm quyền của Toà Cấp cao. Toà Phúc thẩm là toà án có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng trong các vụ xét xử phúc thẩm hình sự và dân sự đối với các bản án sơ thẩm bị kháng nghị hay kháng cáo.

Vì pháp luật về môi trường thường qui định mức phạt không quá 20.000$ và mức phạt tù không quá 2 năm nên những vi phạm về môi trường thường do Toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp xử lý. Tuy nhiên cũng có những vi phạm mà mức phạt có thể lên tới 500.000$ như qui định trong Luật phòng chống ô nhiễm môi trường biển. Theo qui định của Luật thì trong trường hợp có tranh chấp hay vi phạm mà mức phạt cao như vậy Toà Cấp cao sẽ thụ lý xét xử sơ thẩm và nếu có kháng án thì Toà phúc thẩm Toà án tối cao sẽ xét xử phúc thẩm.  Các vụ vi phạm về môi trường như sự cố tràn dầu do tàu dầu gây ra thường do các toà án khu vực hoặc toà sơ thẩm thẩm quyền hẹp xét xử theo qui định của Luật buôn bán bằng đường biển có hiệu lực năm 1985.

Bên cạnh những nỗ lực nhằm đạt tới các mục tiêu của quốc gia, Singapore cũng rất chú ý tới những chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế với các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là những nước trong khu vực.

b - Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về môi trường:

Trong Hiến pháp Singapore không hề có điều khoản trực tiếp nào liên quan tới môi trường mà những qui định về môi trường được qui định trong các văn bản trực tiếp điều chỉnh ở từng lĩnh vực cụ thể.

Trước hết phải nói rằng các qui định chung về  môi trường trong sạch và lành mạnh được qui định trong Luật Y tế Môi trường (EPHA). Luật này điều chỉnh hàng loạt những vấn đề liên quan tới y tế môi trường chẳng hạn như quét dọn đường phố, vận chuyển chất thải, xử lý rác thải, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải của các cơ sở bán thực phẩm, chợ, bán hàng rong, gây ô nhiễm nơi công cộng, kiểm soát tiếng ồn, những yêu cầu về y tế và vệ sinh nơi ở, mậu dịch/thương mại gây khó chịu (buôn bán những đồ hôi hám gây khó chịu cho người khác), các bể bơi, các cơ sở tang lễ và dịch vụ lễ tang, kiểm soát nguồn cung cấp nước sạch. Như vậy trong các văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh ở từng lĩnh vực đều có những qui định cụ thể cho việc bảo vệ môi trường. Do những lý do khác nhau chúng tôi chỉ đề cập tới một vài văn bản làm thí dụ minh hoạ cho phần bài viết của mình.

                 *Pháp luật điều chỉnh sự ô nhiễm:

Vấn đề ô nhiễm không khí được điều chỉnh bởi Luật không khí sạch và Qui định (tiêu chuẩn) về không khí sạch; Qui định về giao thông đường bộ (xây dựng và sử dụng) điều chỉnh về việc sử dụng đường và các phương tiện tham gia giao thông (thải khói do sử dụng động cơ đốt trong); Qui định của Luật Y tế môi trường trong đó đề cập tới việc làm gây ô nhiễm những nơi công cộng và các hành vi vi phạm khác trong Luật bảo vệ trật tự vệ sinh nơi công cộng; Luật xí nghiệp trong đó qui định chất lượng không khí trong các nhà máy xí nghiệp; Qui định về việc hút thuốc (cấm hút thuốc ở một số nơi nhất định);

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước được qui định trong Luật kiểm soát ô nhiễm nước và nước thải cùng với Qui định về kinh doanh có chất thải gây ô nhiễm nước;

Luật phòng chống ô nhiễm biển và Luật buôn bán bằng đường biển điều chỉnh việc kinh doanh buôn bán bằng các phương tiện tàu thuyền có thể gây ô nhiễm cho các nguồn lợi thuỷ sản;

Những qui định về kiểm soát chất thải như thu gom rác, quét rọn vệ sinh nơi công cộng, kiểm soát chất thải độc hại và những biện pháp xử lý buộc lao động công ích;

Mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, thải các chất độc hại, nguy hiểm được điều chỉnh bởi Luật về chất độc hại và Luật bảo về phóng xạ và Luật dầu khí;

Pháp luật kiểm soát tiếng ồn như EPHA và những qui định hướng dẫn thi hành, Luật hàng không, các Qui định về phương tiện giao thông, Luật xí nghiệp và các vi phạm khác trong Luật bảo vệ trật tự và vệ sinh nơi công cộng. Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng qui trình xem xét phê duyệt các dự án phát triển và công tác qui hoạch cũng góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tiếng ồn và các chất gây ô nhiễm để đảm bảo tối đa môi trường trong lành cho các khu dân cư và khu thương mại;

Luật xí nghiệp và Luật bảo vệ phóng xạ đều có những qui định bảo hộ sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.

Trong các văn bản qui phạm pháp luật kể trên đều có những qui định cụ thể về bảo vệ môi trường và đi kèm theo đó là những chế tài cụ thể qui định các mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm môi trường. Ngoài mức phạt nặng đối với vi phạm về môi trường biển (mức phạt có thể tới 500.000$) , còn lại các mức phạt khác tương đối nhẹ dao động từ 500$ (gây ô nhiễm nơi công cộng) đến 20.000$ (những hành vi nghiêm trọng như chôn các chất thải trái pháp luật). Các biện pháp buộc lao động công ích có thể kèm theo phạt tiền nếu tái phạm. Phạt tù có thể áp dụng nhưng thường không quá 1 năm. Tuy nhiên theo luật mới sửa đổi bổ sung gần đây thì phạt tù còn được áp dụng cho những người tái phạm trong việc chôn các chất thải trái pháp luật hoặc cho việc thải các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. Đối với các phương tiện vi phạm thì trước đây sẽ bị Toà án tuyên bố tịch thu sung công quĩ nhưng sau khi có sửa đổi bổ sung của Luật thì pháp nhân còn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của cán bộ nhân viên của cơ quan mình.

           *Tranh chấp cá nhân theo án lệ (Common Law):

Ngoài những qui định trong văn bản pháp luật (điều chỉnh những vi phạm môi trường) thì chúng ta còn phải lưu ý tới hệ thống án lệ của Singapore vì án lệ mới là nguồn chủ yếu của pháp luật nước này. Khi đề cập tới tranh chấp chúng ta không chỉ tìm hiểu các qui định trong văn bản mà còn phải tra cứu trong các bản án của toà án đã tuyên có những vụ án nào liên quan hoặc tương tự không. Chẳng hạn một người nào đó bị tổn hại (về người hoặc tài sản) do hành vi vi phạm  (kể cả vi phạm về môi trường) của người khác gây ra cho mình có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng và yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp tạm thời (injunction) ngăn chặn hành vi vi phạm. Trong  những trường hợp đó thì cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sẽ tiến hành khởi tố và hoàn thành hồ sơ để truy tố ra toà. Người có quyền khởi tố trong các vụ việc như vậy cũng có thể là Thanh tra viên của Vụ kiểm soát ô nhiễm thuộc Bộ môi trường.

Các vụ việc tranh chấp cá nhân thường căn cứ vào những hành vi vi phạm như gây khó chịu cho người khác, do lỗi bất cẩn, xâm phạm sức khỏe hay tài sản của người khác,.... và căn cứ vào nguyên tắc trách nhiệm dân sự trong vụ Ryland kiện Fletcher để kiện người có hành vi vi phạm. Nguyên tắc này có lịch sử hình thành phát triển trong hệ thống án lệ của Anh và Singapore là nước thuộc địa chịu ảnh hưởng của pháp luật của Anh (Common Law). Tuy nhiên, theo cách giải quyết này dưới giác độ môi trường mà nói thì không có hiệu quả nhiều vì vụ kiện được tiến hành trên cơ sở căn cứ dựa vào lỗi và hậu quả do lỗi đem lại chứ không hề có mang tính phòng ngừa hoặc ngăn chặn trước. Hơn nữa việc giải quyết của toà án căn cứ vào lỗi thì chỉ có thể bồi thường cho cá nhân người bị thiệt hại chứ không đạt được mục tiêu chung là đảm bảo tính bền vững mà yếu tố này phải được pháp luật qui định để bảo vệ môi trường chung cho cả cộng đồng.

           * Bảo vệ động vật hoang dã:

Điều 4 Luật bảo vệ các loài chim và động vật hoang dã qui định nghĩa vụ bảo vệ 6 loài chim quí hiếm. Ngoài ra còn phải kể đến các qui định trong các văn bản khác như Luật về vườn quốc gia, Luật về các công trình công cộng; Qui định về việc săn bắn và đánh bắt các loài động vật hoang dã trong các vườn quốc gia. Một điểm cần nhấn mạnh trong văn bản này là nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra một người dù chỉ mang theo dụng cụ săn bắn hoặc bẫy đánh bắt vào những khu vực cấm là đã bị coi là vi phạm. Các loại vi phạm được luật qui định chế tài áp dụng cụ thể. Ngoài những loại vi phạm xảy ra trong khu vực cấm mà hình phạt có thể tới 10.000$ hoặc tù tới 6 tháng hoặc cả hai thì các vi phạm khác đều bị xử lý với phức phạt thấp dao động từ 500$ đến 1.000 $.

Năm 1989 Singapore thông qua Luật bảo về động thực vật quí hiếm (xuất nhập khẩu động thực vật có nguy cơ tiệt chủng) để thực hiện cam kết của mình sau khi tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loại động thực vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES). Mức phạt trong Luật này dao động từ 5.000$ đến 10.000$ (tái phạm).

Ngày 10/3/1993 Singapore đã ký Công ước về đa dạng sinh học và Công ước này đã được phê chuẩn  ngày 21/12/1995 nhưng cho tới nay Singapore vẫn chưa ban hành luật để thực hiện Công ước này.

          *Bảo vệ thực vật hoang dã:

Những qui định tương tự đối với động vật hoang dã đã trình bày ở trên.  Đáng lưu ý là có những qui định cụ thể về việc chặt đốn những cây ở khu vực cấm “Vùng cây bảo tồn” nếu ai vi phạm có thể bị phạt tới 10.000$.

          *Bảo vệ đa dạng thuỷ hải sản:

Hiện tại Singapore chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào bảo vệ đa dạng thuỷ hải sản.

c - Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường:

 

    * Thực trạng giải quyết tranh chấp về môi trường:

Trong công tác kiểm soát ô nhiễm, các biện pháp như cấp giấy phép và thực hiện chế độ ghi chép báo cáo được thực hiện nghiêm ngặt tuỳ thuộc vào các hoạt động công nghiệp cụ thể. Đồng thời, Bộ Môi trường cũng có cán bộ chuyên trách theo dõi giám sát rất chặt chẽ. Thông qua cơ chế giám sát kiểm tra như vậy nếu phát hiện có vi phạm (chưa tới mức xử lý) thì cảnh cáo và nếu biện pháp cảnh cáo không có hiệu quả thì sẽ ra quyết định khởi tố. Tuy nhiên ENV vẫn muốn giải quyết thông qua thương lượng và tìm cách tham khảo ý kiến của cơ quan liên quan và thảo luận trước khi ra quyết định khởi tố. Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể ra quyết định khởi tố khi phát hiện ra những vi phạm nghiêm trọng đang xảy ra.

 

Việc thực thi pháp luật môi trường được các cơ quan chức năng thực hiện thông qua thủ tục như: (i) Cấp giấy phép (như đã trình bày ở trên), (ii) Ghi chép báo cáo (Luật qui định phải có ghi chép theo dõi các tiêu chuẩn cho phép và định kỳ có kiểm tra theo dõi, nhất là các cơ sở có chất thải. Cán bộ thanh tra có thể định kỳ hoặc khi có yêu cầu đến tận hiện trường kiểm tra), (iii) Thanh tra (thanh tra viên tiến hành thanh tra định kỳ hoặc có thể kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu), (iv)biện pháp Cảnh cáo và khởi tố.

Việc xử lý các tranh chấp hoặc vi phạm về môi trường chủ yếu áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Thực trạng này có lẽ do qui định của hệ thống pháp luật hiện hành mà trong văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy lại trao thẩm quyền và trách nhiệm quản lý cho nhiều cơ quan. Về mặt này sẽ có những khó khăn trong quá trình thực hiện bởi lẽ nhiều khi người dân sẽ có cảm tưởng rằng bất cứ hành vi nào cũng bị kiểm soát và luôn luôn phải đề phòng. Thực tế cuộc sống ở Singapore là vậy, nhiều người nước ngoài mới tới Singapore lúc đầu cảm thấy không được thoải mái, đôi khi còn cảm thấy rất khó chịu với sự hà khắc này. Một ví dụ cụ thể là một người nghiện thuốc sẽ cảm thấy rất khổ sở đi tìm nơi hút thuốc. Chỉ cần bị phát hiện hút thuốc trong thang máy, trên phương tiện giao thông công cộng hoặc trong công sở thì sẽ bị phạt 50$ đến 100$ còn ở dưới ga tầu điện ngầm thì còn bị phạt nặng hơn. Hoặc nếu bị phát hiện vứt rác bừa bãi thì cũng sẽ bị phạt tiền và nếu còn tái phạm thì buộc phải lao động công ích. Song có lẽ vì vậy mà Singapore thực hiện thành công được mục tiêu của mình đã đề ra là biến Singapore thành hòn đảo xanh, sạch đẹp trên thế giới.

 

Như đã trình bày ở trên, hình phạt đối với các vi phạm về môi trường ở Singapore tương đối thấp (thấp là so với mức thu nhập của người dân Singapore). Hầu hết các mức xử lý hành chính không quá 10.000$ và thực tế các toà án cũng chưa khi nào áp dụng mức phạt tối đa. Các công ty có vi phạm thì sẵn sàng nộp phạt và coi đó là một phần chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế ít xảy ra bởi vì các công ty không muốn bị phơi bày trên báo chí và nhất là các công ty lớn thì không muốn hình ảnh về công ty của mình bị mất đi chỉ vì những chuyện vớ vẩn liên quan tới môi trường và nếu một khi đã bị mất uy tín thì công ty sẽ phải tốn kém rất nhiều mới có thể lấy lại được uy tín ở thương trường do vậy theo họ cách tốt nhất là tránh những việc như vậy.

 

           * Cách tiếp cận mới:

Bộ Môi trường đã có sáng tạo đáng kể trong việc đa dạng hoá cách thức xử lý để hạn chế các vi phạm. Quyết định buộc người vi phạm phải lao động công ích là một ví dụ. Hình thức xử lý này được áp dụng lần đầu tiên từ năm 1992 yêu cầu người vi phạm phải quét dọn vệ sinh nơi công cộng và đeo một bảng trước ngực cũng như sau lưng để ghi hình đưa lên ti-vi. Biện pháp này tỏ ra hiệu quả hơn biện pháp phạt hành chính đơn thuần. Người nào vi phạm lần đầu còn phải tham gia bắt buộc một lớp tập huấn để qua đó hiểu được việc vứt rác bừa bãi có thể gây ô nhiễm cho môi trường như thế nào qua đó nâng cao nhận thức cho người vi phạm để họ hiểu và không tái phạm.

 

         * Cơ chế giám sát theo dõi:

Trong các bộ và ngành đều có các chuyên viên giám sát theo dõi diễn biến môi trường một cách rất hiệu quả bằng cách sử dụng các công nghệ hiện đại nhất. Những thông tin thu thập được trong quá trình theo dõi giám sát cho phép các cơ quan có thẩm quyền phát hiện sớm được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực môi trường và cho phép sớm đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố ngay từ giai đoạn đầu.

 

d -  Những vấn đề bất cập:

 

         *Pháp luật về môi trường còn tản mạn:

Có thể nói là có quá nhiều loại giấy phép cấp cho một xí nghiệp hay nhà máy trước khi được hoạt động.  Bộ Môi trường đã dự thảo một đạo luật mà theo đó pháp điển hoá các qui định về ô nhiễm môi trường và y tế vào một văn bản thống nhất.

 

        *Vướng mắc trong Đánh giá tác động môi trường:

Theo Điều 14 của Hiệp định ASEAN về thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên năm 1985 yêu cầu tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các dự án hoặc hoạt động có thể ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. Tuyên bố Bangkok về Môi trường ASEAN (1984) cũng đặt việc đánh giá tác động môi trường là một ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách. Trong thực tế Uỷ ban Qui hoạch tổng thể đã yêu cầu tiến hành đánh giá tác động môi trường đối vơí các dự án phát triển có khả năng gây ô nhiễm cao cho môi trường. Tuy nhiên nhiều khi chưa rõ ràng ràng nhất là trong trường hợp giải phóng mặt bằng ở các khu có nhiều cây gỗ để xây dựng sân golf.

 

Tóm lại, kinh nghiệm của Singapore cho thấy quốc gia này thành công trong việc bảo vệ môi trường là do nhiều yếu tố đặc biệt: chẳng hạn như về mặt địa lý đây là một quốc gia nhỏ có vị trí địa lý lý tưởng; Singapore lại có một bộ máy chính quyền hữu hiệu do một ban lãnh đạo năng động và có tầm nhìn xa. Việc quản lý nhà nước và thực thi pháp luật môi trường rất hiệu quả thông qua các bước xử lý của thủ tục hành chính nghiêm ngặt từ khi lập qui hoạch cho tới công tác thanh tra giám sát của mỗi công chức trong việc theo dõi phát hiện kịp thời các vi phạm về môi trường để sớm có giải pháp kịp thời ngăn chặn các sự cố môi trường. Mặt khác thành công của Singapore trong việc quản lý môi trường một phần là do hệ thống pháp luật về môi trường hướng cho việc xây dựng phát triển các ngành công nghiệp dễ gây ô nhiễm  cách xa khu vực dân cư sinh sống và khu thương mại. Bên cạnh đó cũng phải kể tới những biện pháp sáng tạo trong việc ngăn chặn các vi phạm về môi trường. Một trong những sáng tạo đó có thể kể tới là qui trình xem xét cấp giấy phép sở hữu cho người sử dụng phương tiện giao thông. Một người có tiền mua được xe hơi chưa có nghĩa là đã được sử dụng xe ngay mà còn phải hoàn thành các thủ tục xin giấy phép rồi mới được sử dụng và thời hạn sử dụng một chiếc xe hơi là 10 năm sau đó phải bỏ. Chiếc xe hơi dù là sử dụng ít nhưng 10 năm sau không được phép sử dụng nữa buộc người ta muốn sử dụng phải mua xe mới và được Nhà nước hỗ trợ một phần ba giá trị của xe. Để được mua xe mới thì lại phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là chiếc xe cũ của mình đã được huỷ bỏ biến thành sắt vụn.

 

Malaysia

 

Malaysia cũng giống như Singapore đã từng là thuộc địa của Anh nên nước này cũng chịu ảnh hưởng lớn về cách thức tổ chức bộ máy và hệ thống pháp luật của Anh. Tuy nhiên, Malaysia cũng có những bản sắc riêng và vì vậy trong báo cáo này chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu tới những nét khác biệt của nước này trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp về môi trường nói riêng.

 

a -  Hệ thống văn bản pháp luật gồm:

 

- Hiến pháp liên bang;

- Luật do Quốc hội ban hành;

- Văn bản qui phạm do cơ quan hành pháp ban hành (các qui định của các bộ);

- Văn bản qui phạm pháp luật của các bang.

 

Cũng như hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển, những qui định về môi trường đều được qui định rải rác trong các văn bản qui phạm pháp luật đơn hành chứ không có Bộ luật riêng về môi trường.  Do sự tản mạn như vậy nên việc thi hành pháp luật môi trường có những trở ngại đáng kể.

 

b - Những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về môi trường:

 

Malaysia là một nhà nước liên bang. Bên cạnh chính quyền liên bang còn song song tồn tại hệ thống chính quyền của các bang. Ngoài những khó khăn chung về môi trường như các nước đang phát triển trong khu vực và vấn đề ngân sách cũng như nhân lực thì Malaysia còn gặp phải một thách thức lớn nữa là tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về môi trường. Cụ thể là tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và bang; thẩm quyền giữa các cơ quan chức năng ở cấp liên bang và ở bang.

 

c - Tranh chấp về thẩm quyền giữa liên bang và bang:

Giống như các nhà nước liên bang khác trên thế giới, Malaysia có tổ chức bộ máy chính quyền liên bang và bộ máy chính quyền của các bang. Hiến pháp liên bang của Malaysia trao quyền quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên cho chính quyền các bang. Thêm nữa là đảm bảo các quyền và đặc quyền của hai bang Đông Malaysia và Sarawak. Quốc hội liên bang sẽ chỉ có quyền lập pháp thay cho các bang trong những lĩnh vực mà Hiến pháp đã phân định cụ thể. Vì vậy một số vấn đề cơ bản liên quan tới sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên vẫn thuộc thẩm quyền lập pháp của các bang vì vậy Bộ Môi trường chỉ là một cơ quan liên lạc và giữ vai trò điều phối hợp tác của các bang. Đây là một khó khăn trong việc thực hiện các điều ước quốc tế. Trong khi Chính quyền liên bang có quyền gia nhập các công ước quốc tế thì việc thực hiện các điều ước đó lại phụ thuộc vào sự quản lý của các bang nếu việc thực hiện đó lại liên quan tới các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của bang. Cụ thể là vấn đề bảo vệ môi trường như quản lý rừng, sử dụng đất, bảo vệ động thực vật hoang dã, thuỷ điện đều thuộc thẩm quyền của các bang. Chính vì vậy nếu bang nào hiện có những văn bản pháp luật điều chỉnh nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa phù hợp thì cũng không có nghĩa rằng liên bang có thể ban hành văn bản pháp luật áp đặt cho bang đó được. Nghĩa là chỉ có chính quyền bang mới có thẩm quyền lập pháp ở những lĩnh vực đó và nếu liên bang có ban hành luật thì luật đó cũng không phải là luật áp dụng cho bang. Chính vì vậy có thể nói rằng vẫn có sự tranh chấp hay nói cách khác là sự phân định không rõ ràng về thẩm quyền dẫn đến tình trạng có sự lẫn lộn không những về luật áp dụng mà còn có cả sự lẫn lộn về thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh ở một số lĩnh vực liên quan tới môi trường.

 

Trước tình hình đó, các toà án đôi khi phải giải thích văn bản pháp luật của liên bang về mối quan hệ giữa bang và liên bang. Vụ kiện xoay quanh việc xây dựng đập nước Bakun là một ví dụ về tranh chấp thẩm quyền giải quyết giữa liên bang và bang Sarawak. Trong vụ này có sự mâu thuẫn về thẩm quyền quyết định tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện ở Sarawak. Theo qui định của Đạo luật chất lượng môi trường (EQA) năm 1974 của liên bang thì việc tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với dự án này phải lấy ý kiến công chúng và các cơ quan hữu quan. Cụ thể là phải gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Uỷ ban tài nguyên thiên nhiên xem xét cho ý kiến trước khi thông qua trong khi Luật tài nguyên thiên nhiên của bang năm 1949 và Luật sửa đổi năm 1994 lại có những qui định khác về vấn đề này. Trong văn bản pháp luật của bang Sarawak ban hành thì lại không có qui định yêu cầu gửi báo cáo để lấy ý kiến như trên. Kết quả là năm 1995 Bộ trưởng liên bang đã phải ban hành văn bản hướng dẫn thi hành mà trong đó nói rõ qui định trên không áp dụng đối với bang Sarawak và Luật chất lượng môi trường đã phải sửa đổi vào năm 1996. Những người dân ở bang này lại căn cứ vào Luật của liên bang đòi thực hiện quyền được thông tin và tham khảo của mình dẫn đến những khó khăn cho việc thực hiện.

 

Kinh nghiệm của các Nhà nước liên bang khác như Úc, Mỹ, Canađa cho thấy rằng cách giải quyết tốt nhất những tranh chấp về thẩm quyền như kiểu trên là cần thể chế hoá mối quan hệ giữa chính quyền liên bang với chính quyền bang theo một cách thức nào đó để cả hai cùng nhau hợp tác chặt chẽ trong những vấn đề liên quan như việc bảo vệ môi trường chẳng hạn. Một trong những cách thức cho thấy sự phối kết hợp hiệu quả nhất là chính quyền liên bang sẽ cấp kinh phí để cho chính quyền bang tạo lập cơ chế thực thi pháp luật tại bang mình. Bằng cách hợp tác như vậy thì sẽ giải quyết được những tranh chấp về thẩm quyền theo luật định giữa liên bang với bang và cùng nhau nỗ lực tối đa trong việc bảo vệ môi trường.

 

d - Thẩm quyền phân tán, chồng chéo:

 

Những vấn đề về thẩm quyền cho thấy còn có những thách thức trong cơ quan quản lý hành chính ở liên bang và ở các bang trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới môi trường. Ngoài vấn đề tranh chấp về thẩm quyền nói trên Malasia còn gặp một trở ngại nữa là trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên có khá nhiều cơ quan đều có thẩm quyền. Theo Luật chất lượng môi trường thì Cục Môi trường được thành lập để thi hành Luật này nhưng trách nhiệm chủ yếu là kiểm soát ô nhiễm công nghiệp còn những ngành khác như lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp và khai thác mỏ thì lại thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành liên quan và mỗi bộ, ngành như vậy lại có những văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực của mình. Như vậy sẽ có tình trạng chồng chéo, trùng lặp có khi là mâu thuẫn về chức năng quyền hạn trong việc giải quyết những tranh chấp về môi trường bởi lẽ vấn đề môi trường không phải là một lĩnh vực độc lập mà nó đan xen giữa các ngành và nhiều lĩnh vực. Có thể trở lại với ví dụ ở trên về qui trình tiến hành đánh giá tác động môi trường. Chúng ta có thể thấy rất nhiều cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc đánh giá tác động môi trưòng. Trong khi Hội đồng chất lượng môi trường được thành lập theo Luật Chất lượng môi trường bao gồm đại diện của các cơ quan chính phủ (và cơ quan tổ chức phi chính phủ) có liên quan nhưng danh mục các hoạt động phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì giữa các bộ lại khác nhau tuy theo từng ngành hay lĩnh vực, chẳng hạn như các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, sử dụng đất đai, khai thác hải sản, lâm nghiệp,...mỗi ngành lại có những yêu cầu và các thủ tục khác nhau theo thẩm quyền và chức năng của mình. Hiện nay Malaysia đang xây dựng văn bản hướng dẫn và các qui định thống nhất áp dụng cho hệ thống đánh giá tác động môi trường liên ngành. Những nỗ lực này có lẽ cần nghiên cứu sâu thêm để áp dụng vào Việt Nam có như vậy chúng ta mới đảm bảo được rằng các chính sách phát triển được hoạch định nhất quán, thống nhất mà vẫn giải quyết tốt được vấn đề môi trường.

 

g - Những khó khăn trở ngại trong việc áp dụng các chế tài khi giải quyết tranh chấp môi trường:

 

Trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trong đó có pháp luật Malaysia thì việc giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án chỉ đặt ra khi có đơn kiện ra toà mà người đi kiện phải chứng minh được mối liên hệ của mình trong việc tranh chấp hay lợi ích của bản thân mình gắn với sự tranh chấp đó. Thậm chí ngay cả khi nguyên đơn có trực tiếp bị thiệt hại thì theo thủ tục tố tụng vẫn phải chứng minh được hành vi vi phạm của bị đơn dẫn tới thiệt hại cho mình mà những hành vi vi phạm về môi trường thì thường không gây thiệt hại ngay lập tức. Trong thực tế có những hành vi vi phạm nhưng qua một thời gian dài có khi hàng năm sau mới thấy hậu quả của nó. Theo thủ tục tố tụng thì vấn đề thời hiệu lại phải tuân thủ, có nghĩa là có những vi phạm về môi trường đến khi phát hiện ra hậu quả và tổn thất thì thời hiệu khởi kiện lại hết và người bị hại không tìm được giải pháp nào bù đắp lại những tổn thất. Trong những trường hợp như vậy thì toà án cũng đành bó tay và không thể áp dụng chế tài đối với những hành vi vi phạm đã hết thời hiệu khởi kiện.

 

Tóm lại Malaysia cũng như các nước đang phát triển khác đều có những trở ngại và thách thức trong vấn đề cân bằng sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Khái niệm “phát triển bền vững” chưa được hiểu chính xác và có lẽ còn chưa phù hợp với những giá trị đích thực của nó về mặt lý luận. Việc ứng dụng thực tiễn cụ thể nó trong đời sống thực tế để dung hoà những lợi ích của sự phát triển và lợi ích của môi trường chưa đạt được như mong muốn. Trong thực tiễn ở các nước tư bản thì quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định thường chịu sự tác động ở một chừng mực nhất định của các nhà tài phiệt hay công nghiệp  cũng như các doanh nghiệp vì họ có thể lóp –bi các chính khách để có những chính sách phát triển quan tâm tới những lợi ích của họ. Điều đó sẽ đưa tới những thách thức đáng kể cho việc xây dựng các cơ chế bảo vệ hiệu quả môi trường.

 

Thái lan

 

a - Các cơ quan chức năng liên quan tới môi trường:

 

- Các cơ quan hành chính:

 Thái Lan là một nhà nước quân chủ lập hiến. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng điều hành Nội các. Cơ quan chịu trách nhiệm chính về môi trường là Bộ Môi trường (MoE). Các vụ chức năng cơ bản thuộc Bộ Môi trường gồm  Vụ Kế hoạch và hoạch định môi trường, Vụ Kiểm soát ô nhiễm, và Vụ Khuyến khích chất lượng môi trường. Trong các vụ, cục lại được chia ra thành các phòng chức năng chuyên trách từng mảng cụ thể về môi trường.

 

Ngoài các vụ chuyên môn của Bộ Môi trường còn có các cơ quan chức năng khác cũng có chức năng quản lý về môi trường như Cục Khuyến khích và Phát triển năng lượng, Cơ quan Năng lượng hạt nhân, Viện Nghiên cứu khoa học và công nghệ, Cục Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia, Cục Quản lý nước.

 

Bên cạnh đó còn có các cơ quan bộ, ngành khác có chức năng quản lý tài nguyên thiên nhiên như Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã  (Vụ Thuỷ sản, Vụ Lâm nghiệp, Vụ bảo tồn động vật hoang dã, Vụ phát triển đất đai), Bộ Nội vụ (Vụ kiểm soát ô nhiễm giao thông, Vụ Bảo vệ rừng, Vụ Kiểm soát nguồn nước), Bộ Công nghiệp (Vụ Địa chất tài nguyên), và Bộ Giao thông liên lạc (Vụ Kiểm soát môi trường đường thuỷ).

 

Do thẩm quyền được trao cho nhiều cơ quan riêng nên Chính phủ Thái Lan đã thành lập Uỷ ban Môi trường quốc gia do Thủ tướng đứng đầu và thành viên là các bộ trưởng của các bộ, ngành liên quan. Chức năng của Uỷ ban này là điều phối các hoạt động liên ngành trong các hoạt động về môi trường từ việc hoạch định chính sách cho đến việc lập kế hoạch trình lên để Nội các xem  xét quyết định rồi xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường, lập các kế hoạch tổng thể cũng như các chương trình hành động về môi trường cho các địa phương và các ngành; đặc biệt là chức năng giám sát theo dõi việc tuân theo pháp luật về môi trường của các doanh nghiệp nhà nước.

 

- Cơ quan toà án:

      Hệ thống toà án Thái Lan được xây dựng theo mô hình truyền thống gồm Toà sơ thẩm, Toà phúc thẩm và Toà án tối cao. Bên cạnh đó còn có các toà chuyên biệt như toà án thuế, toà án gia đình và người chưa thành niên. Đặc biệt Thái Lan còn có hệ thống toà án hành chính song song tồn tại với hệ thống toà án thường. Đây là mô hình của Pháp ảnh hưởng vào Thái Lan. Toà hành chính tối cao của Thái Lan hay còn gọi là Hội đồng Nhà nước là cơ quan có quyền ra quyết định đối với một tranh chấp và quyết định này có hiệu lực cao nhất. Trong lĩnh vực tranh chấp về môi trường giữa một bên là thể nhân với một bên là cơ quan công quyền thì loại tranh chấp này được toà hành chính xem xét giải quyết. Thủ tục tố tụng và trình tự giải quyết các tranh chấp loại này cũng giống như ở Việt Nam. Các loại tranh chấp khác liên quan tới môi trường giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với pháp nhân thì căn cứ vào các nguyên tắc của Bộ luật dân sự và được toà dân sự giải quyết. Đối với hành vi phạm tội về môi trường thì Toà hình sự căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết. Tuy nhiên, đa số các loại vi phạm về môi trường thường được xử lý hành chính và mức phạt tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm cũng như mức độ vi phạm.

 

b - Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về môi trường;
 

Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật của Thái Lan gồm:

  • Hiến pháp Thái Lan (sửa đổi gần đây nhất vào năm 1997);
  • Các luật do Quốc hội ban hành;
  • Các Qui định và thông tư, chỉ thị của các bộ

 

Thái Lan là một nước có hệ thống  pháp luật tương đối giống Việt Nam vì cùng  thuộc vào truyền thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law). Với đặc điểm này có thể nói việc ban hành văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước không có vấn đề gì trở ngại như các nhà nước liên bang. Như vậy,  nguồn chủ yếu của luật là các văn bản qui phạm pháp luật.

 

Luật chất lượng môi trường thiên nhiên của Thái Lan năm 1992 (EQA) có thể coi là Văn bản pháp luật khung trong đó chứa đựng những qui phạm tiến bộ nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường. Luật này qui định về quyền của cá nhân được thông tin, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm môi trường mà người khác gây ra; việc xử lý vi phạm môi trường; và nghĩa vụ của cá nhân hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường. Luật cũng thừa nhận vai trò của các tổ chức phi chính phủ về môi trường. Theo qui định của luật thì Thủ tướng uỷ quyền cho các chính quyền địa phương trong việc giải quyết những trường hợp khẩn cấp khi sự cố môi trường xảy ra. Đặc biệt Luật còn cho phép thành lập một Uỷ ban liên ngành kiểm soát ô nhiễm để theo dõi giám sát việc tuân theo pháp luật về môi trường. Uỷ ban này có quyền ban hành các văn bản qui phạm về tiêu chuẩn môi trường. Một điều rất đáng nghiên cứu là tất cả những chế tài về dân sự, hình sự và hành chính đều được qui định cụ thể trong luật giúp cho việc xử lý những vi phạm về môi trường có hiệu quả hơn.

 

c - Những bất cập trong việc thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp về môi trường:

 

Những qui định về bảo vệ môi trường được qui định rải rác trong các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể. Chính điều này làm cho Thái Lan lại gặp phải những thách thức tương tự như các nước đang phát triển khác đó là vấn đề tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan ở trung ương cũng như tranh chấp thẩm quyền giữa cơ quan trung ương với các cơ quan ở địa phương. Đây là một trong những mặt hạn chế của hệ thống tổ chức cơ quan hành chính ở các nước đang phát triển.

 Chỉ nói riêng ở lĩnh vực môi trường thì đã có sự chồng chéo có khi là mâu thuẫn về chức năng và thẩm quyền giải quyết các vụ việc. Một trong những bất cập đáng nói là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp hay vi phạm về môi trường. Lý do của việc phối hợp lỏng lẻo này một phần là do vấn đề chính trị. Chính phủ Thái Lan là chính phủ liên minh các Đảng thắng cử do vậy các bộ trưởng là thành viên của các Đảng phái khác nhau do vậy việc phối hợp giữa các bộ, ngành không phải lúc nào cũng xuôn xẻ. Mặt khác các chính sách kể cả các chính sách về môi trường cũng không nhất quán và không mang tính liên tục, kế thừa do có sự thay đổi thường xuyên về bộ máy chính phủ.

Theo qui định của Luật chất lượng môi trường thì có thể khiếu nại và khởi kiện những người vi phạm pháp luật về môi trường và đòi bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc vi phạm (Điều 6, khoản 2 và 3). Tuy nhiên việc khiếu nại hoặc khởi kiện này lại tuỳ thuộc vào niềm tin nội tâm của các cán bộ trong bộ máy công quyền trong khi người dân hay các tổ chức phi chính phủ lại không được thông tin đầy đủ về các sự việc vi phạm pháp luật môi trường.

Một điểm đáng lưu ý nữa tới việc giải quyết tranh chấp môi trường ở Thái Lan là truyền thống văn hoá. Theo truyền thống thì người dân Thái Lan (cũng giống như các nước khác trong khu vực) không thích đưa nhau ra toà, chính vì lẽ đó mà hầu như các vụ tranh chấp về môi trường thường được giải quyết theo con đường thương lượng, hoà giải ngoài toà án mặc dù trong Luật chất lượng môi trường (EQA) không hề có qui định nào điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp môi trường bằng con đường thương lượng hay hoà giải.

 

IV. Các kiến nghị trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật các nước đối với Việt Nam

 

  1. Vận dụng kinh nghiệm nước ngoài trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường.

 

          Qua nghiêm cứu kinh nghiệm của các nước Châu Á trong việc tạo ra cơ chế giải quyết các tranh chấp môi trường, chúng tôi thấy có thể vận dụng một số kinh nghiệm sau đây:

 

 Về mặt xây dựng pháp luật:

 

          Phần lớn pháp luật các nước Châu Á chưa qui định rõ, cụ thể việc giải quyết tranh chấp môi truờng. Pháp luật về môi trường của các nước này thể hiện khá phân tán ở nhiều đạo luật khác nhau trong việc bảo vệ từng loại thành phần môi trường như môi trường biển, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường tiếng ồn,... Cách xây dựng pháp luật phân tán, đơn hành như vậy cũng có mặt tốt, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh cụ thể từng loại môi trường, nhưng hạn chế lớn nhất là mất tính tổng thể và tính hệ thống, và khó gắn kết mối liên hệ hữu cơ giữa các thành phần môi trường với nhau. Cách làm này chỉ có thể tham khảo khi chúng ta đi sâu xử lý vấn đề điều chỉnh việc bảo vệ từng loại thành phần môi trường.

 

Qua nghiên cứu pháp luật môi trường của các nước, chúng ta có thể học kinh nghiệm, có cân nhắc, chọn lọc, về các điểm sau:

 

  1. Pháp luật qui định khá cụ thể các tiêu chuẩn môi trường, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường;

 

  1. Pháp luật qui định biện pháp phạt tiền theo thủ tục hành chính và cả phạt tiền theo tố tụng hình sự, đáng chú ý là mức phạt tiền được qui định khá cao; ngoài ra, Singapore còn áp dụng biện pháp  buộc lao động công ích để làm sạch môi trường. Biện pháp này có tác dụng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức chấp hành pháp luật môi trường;

 

  1. Pháp luật qui định nguyên tắc sử dụng môi trường phải trả tiền, lập quĩ đền bù hoặc quĩ phục hồi môi trường, và nguyên tắc bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường theo qui định của Bộ luật Dân sự. Có nghĩa là phải bồi thường cả  thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Môi trường có thể bị thiệt hại lâu dài, nhưng khía cạnh này chưa thấy các nước đề cập;

 

  1. Về cơ chế xử lý vi phạm pháp luật môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường, đa số các nước đều qui định việc xử lý hành chính đối với đại bộ phận các vi phạm pháp luật môi trường, cơ chế tố tụng tại Toà dân sự để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường, và Toà hình sự xét xử các tội về môi trường. Riêng pháp luật Thái Lan có qui định việc giải quyết tranh chấp môi trường giữa cá nhân và cơ quan nhà nước được thực hiện tại toà hành chính.

 

  1.  Pháp luật các nước đều qui định các tôi phạm về môi trường.

 

 

2.  Về cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật môi trường, phải thấy rằng:

 

          a. Các nước đều có hệ thống cơ quan quản lý môi trường khá mạnh, hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là ở Singapore và Malaysia;

          b. Hệ thống các toà án được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu lực.

          c. Các hiệp hội bảo vệ môi trường được chú ý phát triển và được phát huy vai trò, tác dụng thực tiễn.

 

  • Về cơ chế giải quyết môi trường, Viện nghiên cứu Châu Á đưa ra 6 mô hình giải quyết tranh chấp môi trường, đó là:

 

  • Dự báo trước tranh chấp môi trường thông qua việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được nhiều nước sử dụng để phòng ngừa ô nhiễm môi trường và hạn chế tranh chấp môi trường có thể xảy ra;
  • Cùng giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu mới xuất hiện nguy cơ gây ra tranh chấp môi trường do cháy rừng, khói mù diễn ra trên diện rộng lan ra các nước khác ;
  • Hoà giải tranh chấp môi trường do một bên trung gian chủ trì có sự tham dự của các bên tranh chấp để thống nhất phương án giải quyết việc đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra;
  • Đối thoại về chính sách là phương án giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc về quan điểm, chính sách đối với môi trường;
  • Xét xử tranh chấp môi trường tại toà án. Mô hình giải quyết tranh môi trường này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng chưa thật phổ biến ở Châu Á và Việt Nam;
  • Đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp môi trường là mô hình giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhất, tạo cơ sở thu thập đầy đủ thông tin, giám định thiệt hại và giải quyết vướng mắc giữa các bên. Mô hình này có thể áp dụng để giải quyết cả tranh chấp môi trường quốc tế và tranh chấp môi trường trong nước. Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là thời gian giải quyết tranh chấp môi trường kéo dài và tốn kém.

 

          Ở mức độ khác nhau, cả 6 mô hình giải quyết tranh chấp môi trường nói trên cũng dẫ được vận dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp môi trường ở nước ta.

 

          Trên đây mới là những kiến nghị tổng quát về hoàn thiện pháp luật và cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở nước ta. Có nhiều công việc phải làm khi thực hiện các kiến nghị đó khi nó được chấp nhận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

 

I. Cơ chế giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng

 

  1. - Cơ chế giải quyết các loại tranh chấp nói chung:

 

Xét cả từ phương diện lí luận và thực tiễn, tranh chấp là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kì điều kiện kinh tế - xã hội nào. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội trở nên sống động và phức tạp hơn, các lợi ích cũng đa dạng hơn và là mối quan tâm của nhiều người, vì vậy tranh chấp nảy sinh được xem là hiện tượng xã hội mang tính khách quan.

Theo nghĩa chung nhất, tranh chấp là những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội nào đó, khi họ cho rằng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Tuỳ thuộc vào tính chất của mối các quan hệ xã hội do các chủ thể thiết lập nên mà tranh chấp được chia thành tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai... Để dung hoà được các mâu thuẫn, tranh chấp trong các lĩnh vực nêu trên nhất thiết phải có các cơ chế pháp lí thích hợp.

Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp nói chung được hiểu là một hệ thống thống nhất các công cụ, phương tiện, các cách thức, các qui trình pháp lí mà các cơ quan nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tham gia tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ đồng thời bảo đảm giữ trật tự, bình ổn xã hội. Mặc dù cho rằng tranh chấp là hệ quả tất yếu của quá trình vận động xã hội, song một xã hội sẽ khó phát triển nếu có quá nhiều tranh chấp nảy sinh không được giải quyết thoả đáng, kịp thời.

Do các tranh chấp nảy sinh trong các lĩnh vực khác nhau có những đặc điểm riêng biệt khác nhau nên cơ chế giải quyết tranh chấp thường mang tính đặc thù.

1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là một loại tranh chấp phổ biến nhất trong đời sống kinh tế - xã hội, thể hiện những mâu thuẫn, những bất đồng về các quyền và nghĩa vụ dân sự (các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật dân sự) giữa các chủ thể là công dân với nhau, công dân với pháp nhân, pháp nhân với pháp nhân. Bản thân các đương sự không thể tự giải quyết được nên họ phải khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết.

Cần có sự phân biệt giữa tranh chấp dân sự (vụ kiện dân sự) với việc dân sự. Trong các vụ án về việc dân sự, các đương sự chỉ yêu cầu toà án thừa nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ quan hệ pháp luật giữa các đương sự mà hoàn toàn không có yếu tố kiện tụng như trong các vụ tranh chấp. Ví dụ: Việc hai vợ chồng xin li hôn hoặc việc yêu cầu toà án công nhận một người là đã chết hoặc mất tích.

  • Tranh chấp dân sự có các đặc điểm sau đây:

- Đối tượng của tranh chấp không chỉ là các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản (mang tính vật chất) mà còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ phi vật chất (quyền nhân thân)

- Các tranh chấp không chỉ phát sinh từ các quan hệ hợp đồng mà còn có cả các quan hệ ngoài hợp đồng

- Chủ thể tham gia tranh chấp rất đa dạng

- Các tranh chấp không chỉ gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể và nhiều trường hợp còn gắn với lợi ích chung của cộng đồng, của Nhà nước.

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Theo qui định của Bộ luật dân sự và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, những tranh chấp từ quan hệ pháp luật dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, gồm có:

- Tuyên bố một người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24, 25);

- Các tranh chấp về quyền nhân thân (Điều 26 đến Điều 47);

- Các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu (từ Điều 172 đến Điều 284);

- Các tranh chấp về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự (Điều 285 đến Điều 598);

- Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Điều 609 đến Điều 633);

- Các tranh chấp về quyền thừa kế (Điều 634 đến Điều 689);

- Các tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất (Điều 690 đến Điều 744);

- Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (Điều 745 đến Điều 825)

  • Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Hoà giải ở cơ sở: Theo Điều 8 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1990; Điều 3 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1999 và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 qui định chi tiết Pháp lệnh hoà giải, hoà giải cấp cơ sở được tiến hành đối với tất cả các tranh chấp nhỏ xảy ra trong cộng đồng dân cư trước khi khởi kiện như tranh chấp phát sinh từ quan hệ tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế quyền sử dụng đất, mâu thuẫn giữa các cá nhân trong việc giữ gìn vệ sinh chung.

Tuy nhiên, pháp luật cũng qui định không được áp dụng phương thức hoà giải đối với những tranh chấp phát sinh từ việc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, từ giao dịch trái pháp luật...

Hoà giải tại toà án: Theo Điều 5 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1990 và Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao thì toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về giải quyết vụ án, trừ những trường hợp không hoà giải được (bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng, li hôn với người mất trí) hoặc pháp luật qui định không được hoà giải.

Đối với những vụ án do viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, nếu phải hoà giải thì toà án không hoà giải giữa viện kiểm sát, tổ chức xã hội với bị đơn mà phải hoà giải giữa bị đơn với nguyên đơn (những chủ thể của tranh chấp)

Đối với những vụ án phải hoà giải thì ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết vụ án, nếu thấy có khả năng hoà giải được thì toà án đều tiến hành hoà giải. Việc hoà giải trước khi mở phiên toà là nguyên tắc mang tính bắt buộc. Còn tại phiên toà sơ thẩm, nếu có khả năng hoà giải thành hội đồng xét xử sẽ tiến hành hoà giải (Điều 52 Pháp lệnh). Điều này có nghĩa là tại thời điểm này hoà giải không còn là thủ tục bắt buộc.

Thủ tục xét xử vụ án, gồm thủ tục sơ thẩm dân sự, thủ tục phúc thẩm dân sự, thủ tục xét lại các bản án và quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự)

1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế

Tranh chấp kinh tế (còn gọi là tranh chấp trong kinh doanh) là những mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ, lợi ích kinh tế giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể tham gia kinh doanh. Các quyền và nghĩa vụ này thường gắn liền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản.

Các tranh chấp kinh tế phổ biến có thể kể đến là tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh; tranh chấp trong nội bộ công ty liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp liên quan đến việc mua chứng khoán và các tranh chấp khác (có thể là tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, bảo vệ uy tín kinh doanh...)

  • Tranh chấp kinh tế có các đặc điểm sau:

- Phát sinh trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết tới hoạt động kinh doanh, những hoạt động mang tính đặc thù như tính thời cơ kinh doanh, bí quyết và uy tín của các chủ thể tham gia kinh doanh

- Các bên tranh chấp thường là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Các tranh chấp gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự quyết của họ

- Nhiều tranh chấp liên quan đến giá trị thiệt hại lớn

  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân và Điều 12 Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16/3/1994, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1994, Toà án nhân dân (Toà kinh tế) có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau đây:

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh. Để nhận biết một hợp đồng bất kì nào đó có phải là hợp đồng kinh tế hay không phải dựa vào 3 dấu hiệu: chủ thể của hợp đồng, mục đích của hợp đồng và hình thức của hợp đồng;

- Các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến hoạt động thành lập, hoạt động, giải thể công ty;

- Các tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu;

- Các tranh chấp khác theo qui định của pháp luật Việt Nam.

  • Trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết tranh chấp

Trong cơ chế thị trường có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp kinh tế, trong đó có 4 hình thức chủ yếu sau:

- Thương lượng;

- Trung gian hoà giải

- Trọng tài (phi chính phủ)

- Toà án

Trong các hình thức nêu trên thì thương lượng, hoà giải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và được hình thành từ nguyên tắc tự định đoạt giữa các bên. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải thương lượng, hoà giải với nhau, nếu không thể thương lượng, hoà giải được mới đưa ra Toà án, Trọng tài để giải quyết (người ta gọi hoà giải ở giai đoan này là hoà giải ngoài thủ tục tố tụng hay hoà giải tiền thủ tục tố tụng). Hoà giải trong thủ tục tố tụng được tiến hành khi một trong các bên đã có đơn kiện tới Trọng tài, Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp. Như vậy, việc hoà giải được áp dụng cho mọi tranh chấp kinh tế và có thể diễn ra trong bất kì giai đoạn nào của thủ tục tố tụng. Theo Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, trong tố tụng kinh tế, hoà giải được coi là một thủ tục bắt buộc. Toà án chỉ đưa tranh chấp ra xét xử nếu các bên hoà giải không thành hoặc không thể tiến hành hoà giải giữa các bên.

Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp được áp dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại Việt Nam các qui định về thể thức trọng tài cũng đang hình thành và phát triển. Về mặt tổ chức, hiện tại có Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (TTTTQTVN) và một số Trung tâm Trọng tài kinh tế (TTTTKT) được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ. Tuy nhiên, theo qui định hiện hành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTTQTVN rộng hơn rất nhiều so với bất kì TTTTKT nào được thành lập theo Nghị định 116/CP. Mặt khác, theo qui định tại Điều 31 của Nghị định này thì trong trường hợp quyết định Trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền xét xử  theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Toà án có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp kinh tế trừ trường hợp các bên có thoả thuận đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết. (Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994). Về mặt tổ chức, Toà kinh tế được tổ chức ở Toà án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tại Toà án nhân dân cấp huyện không có tổ chức Toà kinh tế mà chỉ có các thẩm phán kinh tế kiêm nhiệm. Toà án cấp huyện chỉ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế có giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng trừ các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.

1.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động

Theo Khoản 1 Điều 153 Bộ Luật lao động, tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề.

  • Tranh chấp lao động có các dấu hiệu đặc trưng như sau:
  • Tranh chấp lao động phải liên quan đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ lao động. Các mâu thuẫn về quyền và lợi ích của các chủ thể có thể nảy sinh ngay từ giai đoạn thiết lập quan hệ lao động, trong quá trình lao động và khi chấm dứt các quan hệ lao động
  • Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình lao động có thể trên cơ sở sự bất đồng về các quyền và lợi ích đã được xác lập trước hoặc có thể trên cơ sở những yêu sách của các chủ thể. Sự bất đồng hoặc các yêu sách đó phải được một trong các bên đưa ra giải quyết hoặc yêu cầu giải quyết
  • Tính chất của tranh chấp có thể thay đổi tuỳ thuộc vào qui mô chủ thể tham gia tranh chấp hoặc mục đích của các yêu cầu của người lao động hoặc từ cả hai yếu tố này. Tranh chấp lao động cá nhân có thể chuyển hoá thành tranh chấp lao động tập thể. Tương ứng với mỗi loại tranh chấp có cơ chế giải quyết riêng, đó là cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
  • Các qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, gồm:
  • Điều 162, 163, 164, 165, 166, 167 - Mục I - Chương XIV Bộ luật Lao động;
  • Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 11/4/1996, có hiệu lực thi hành từ 1/7/1996;
  • Thông tư số 10/LĐ-TB-XH ngày 25/3/1997 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn việc tổ chức và hoà giải của Hội đồng hoà giải cơ sở, hoà giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử ra;
  • Thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp:

Theo các qui định tại các văn bản pháp luật nêu trên, tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết bằng con đường thương lượng và tự dàn xếp giữa các bên tranh chấp. Nếu vụ việc không được các bên thương lượng (do một hoặc tất cả các bên không muốn thương lượng hoặc được các bên thương lượng nhưng không thành, thì một trong các bên có thể yêu cầu Hội đồng hoà giải (ở những nơi có thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở) hoặc Hoà giải viên lao động giải quyết (trừ những trường hợp không nhất thiết phải qua hoà giải được qui định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật lao động), bao gồm: 1) tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, và 2) tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở sẽ tiến hành giải quyết vụ tranh chấp trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Trong trường hợp hoà giải không thành, các bên có quyền kiện tới Toà án nhân dân giải quyết theo trình tự, thủ tục khởi kiện được qui định tại các Điều 32, 33, 34, 35 Chương VI Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được qui định tại Điều 167 Bộ luật Lao động là: 1) Một năm đối với các tranh chấp về xử lí kỉ luật theo hình thức sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động; 2) Sáu tháng đối với các tranh chấp khác. Thời hiệu trên được tính kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm.

  • Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
  • Qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể, gồm:
  • Điều 168, 169, 170, 171, 172 và 177 - Mục II - Chương XIV Bộ luật lao động;
  • Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động;
  • Nghị định số 51/CP ngày 29/8/1996 về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công;
  • Quyết định 744/TTg ngày 8/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh;
  • Thông tư số 02/LĐ-Tb-XH ngày 7/11/1997 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định 744/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh;
  • Thông tư số 10/LĐ-TB-XH ngày 25/3/1997 của Bộ lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn việc tổ chức và hoà giải của Hội đồng hoà giải cơ sở, hoà giải viên lao động do cơ quan lao động cấp huyện cử ra;
  • Thẩm quyền, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp:

Theo các qui định tại các văn bản pháp luật nêu trên, tranh chấp lao động tập thể được giải quyết theo các bước sau đây: 1) Các bên tổ chức thương lượng trực tiếp để giải quyết tranh chấp; 2) Nếu một trong các bên từ chối thương lượng hoặc thương lượng không thành thì một trong các bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra Hội đồng hoà giải hoặc Hoà giải viên lao động giải quyết. Việc hoà giải cũng được tiến hành trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Trong trường hợp hoà giải không thành, một trong các bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh sẽ tiến hành giải quyết vụ việc trong vòng 7 ngày đối với các tranh chấp trong các doanh nghiệp không được đình công, 10 ngày đối với các tranh chấp trong các doanh nghiệp không thuộc danh mục cấm đình công

Trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh các bên có quyền kiện ra Toà án nhân dân (Toà lao động - Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, tập thể lao động còn có thêm quyền đình công.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể được qui định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động là ba tháng kể từ ngày có quyết định về vụ tranh chấp cuả Hội đồng trọng tài cấp tỉnh mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó.

1.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lí và sử dụng đất.

  • Tranh chấp đất đai có các đặc điểm sau:
  • Tranh chấp đất đai phát sinh trực tiếp từ quá trình chiếm hữu, sử dụng, khai thác và định đoạt quyền sử dụng đất của các bên.
  • Đối tượng của tranh chấp là quyền quản lí và quyền sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
  • Các tranh chấp thường phức tạp và liên quan đến nhiều người
  • Bản chất của tranh chấp đất đai là tranh chấp dân sự
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Điều 38 Luật đất đai 1993 qui định: Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân dân giải quyết theo sự phân cấp như sau:

  • Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức; giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lí của mình.
  • Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lí của mình hoặc của trung ương.
  • Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.

 Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Tòa án giải quyết”.

Các tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Uỷ ban nhân dân các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc tự giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được qui định như sau:

  • Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh thì do Chính phủ quyết định.
  • Nếu việc tranh chấp có liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai còn được qui định cụ thể hơn tại Thông tư Liên tịch số 02 ngày 28/7/1997 giữa Toà án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tổng cục Địa chính, cụ thể:

  • Người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng (bìa đỏ).
  • Người sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì phân biệt 2 trường hợp:

+ Trong trường hợp đương sự đã có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng chưa kịp cấp giấy thì Toà án giải quyết.

+ Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm qui hoạch và thuộc trường hợp có thể xem xét để giao quyền sử dụng đất theo Nghị định 45/CP ngày 3/8/1996 về việc bổ sung Điều 10 Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 qui định về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hoặc theo tinh thần của Công văn số 1427 ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn xem xét các loại giấy tờ để cấp giấy chứng nhận quyền thì Toà án giải quyết tranh chấp về tài sản đồng thời phân định ranh giới tạm giao quyền sử dụng đất cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất cho đương sự theo Luật đất đai và theo Quyết định của Toà án

+ Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, tài sản không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản.

  • Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp: áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự.

1.5. Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính

Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động hành chính, khi công dân, cơ quan, tổ chức có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước áp dụng là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ ([1])

  • Tranh chấp hành chính có các đặc điểm sau đây:
  • Tranh chấp nảy sinh giữa chủ thể được Nhà nước giao quyền quản lí (trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình) với đối tượng bị quản lí.
  • Tranh chấp luôn nảy sinh từ một phía - phía đối tượng bị quản lí.
  • Tại Toà án, mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia tranh chấp trở thành bình đẳng, đó là mối quan hệ giữa người khởi kiện với người bị kiện.
  • Các qui định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo các qui định của Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 và Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo thì phần lớn các tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước. Nguyên tắc chung là cơ quan quản lí trong lĩnh vực nào thì có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đó, cụ thể:

  • Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ: 1) khiếu nại đối với nhân viên mà nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lí của cơ quan; 2) khiếu nại đối với hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính của chính thủ trưởng
  • Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về xử phạt vi phạm hành chính; trong việc áp dụng các biệp pháp tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác; trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lí hành chính với một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản lí hành chính; việc kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng hoặc tương đương trở xuống; trong lĩnh vực quản lí đất đai; trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh; trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản; trong việc thu thuế, truy thu thuế; thu phí, lệ phí và các khiếu kiện khác. (Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính)
  • Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp

Phần lớn các tranh chấp hành chính được giải quyết theo trình tự hành chính. Ngay cả trong những trường hợp cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì trước khi khởi kiện họ phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan nhà nước, của người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền.

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, toà án tạo điều kiện để các bên có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu thoả thuận đó không trái pháp luật.

Thủ tục xét xử tại toà án cũng bao gồm thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (từ Điều 43 đến Điều 72 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).

 

Một số nhận xét về cơ chế giải quyết các tranh chấp nói chung

Các tranh chấp nêu trên đã nảy sinh khá lâu và phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được xã hội coi là những hiện tượng tất yếu mang tính khách quan, được các nhà làm luật quan tâm và đã tìm ra các cơ chế tương đối thích hợp để giải quyết các loại tranh chấp này, cụ thể:

  • Tuyệt đại đa số các tranh chấp đã được giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp (con đường toà án). Tuy vẫn còn một số tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lí hành chính nhà nước (trình tự, thủ tục hành chính hay con đường hành chính) như tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Song, những qui định này được coi là mang tính “quá độ”, tồn tại trong một thời giai ngắn, khi Nhà nước chưa hoàn thành công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho người sử dụng trên phạm vi toàn quốc (một chứng lí pháp lí quan trọng công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất). Khi công việc này được hoàn tất thì điều luật trên đương nhiên không còn hiệu lực trên thực tế.
  • Tương ứng với mỗi loại tranh chấp như tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động, tranh chấp hành chính đã có một hệ thống cơ quan tư pháp chuyên trách giải quyết, đó là Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính (thuộc hệ thống toà án nhân dân các cấp).

- Tương ứng với mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính đã có các văn bản pháp luật có giá trị cao (Luật, Pháp lệnh) qui định các nguyên tắc chung cũng như qui định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết từng loại tranh chấp, đó là:

1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân ngày 28/10/1995

2) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 1/1/1990

3) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994

4) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 1/7/1996

5) Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 1/7/996 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 5/1/2000

  • Có một nguyên tắc chung được áp dụng triệt để khi giải quyết các loại tranh chấp nêu trên là nguyên tắc tôn trọng sự định đoạt giữa các chủ thể tham gia tranh chấp. Đối với tuyệt đại đa số các tranh chấp, hoà giải luôn được coi là thủ tục tố tụng bắt buộc. Điều này không những đảm bảo quyền tự quyết định, định đoạt những lợi ích của mình của các bên đương sự mà còn góp phần bảo đảm cả lợi ích của Nhà nước, tránh những tốn kém không cần thiết về thời gian và nguồn tài chính cho việc xét xử của toà án.

 

  1. - Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

 

Do quan hệ pháp luật môi trường được hình thành chủ yếu từ 2 nhóm quan hệ xã hội có tính chất khác nhau (nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức, cá nhân công dân phát sinh từ hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhóm quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân công dân với nhau nhằm bảo vệ môi trường chung cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình) nên các tranh chấp môi trường nảy sinh từ các mối quan hệ nêu trên có bản chất pháp lí không giống nhau, dẫn đến cơ chế pháp lí để giải quyết các tranh chấp này cũng có nhiều nét khác biệt, cụ thể:

 

Nhóm 1: Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quản lí nhà nước về môi trường. Các tranh chấp thuộc nhóm này thường nảy sinh khi các đương sự cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan quản lí môi trường hoặc cán bộ quản lí nhà nước về môi trường áp dụng đã hoặc sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Về bản chất, các tranh chấp này là một dạng cụ thể của tranh chấp hành chính - tranh chấp hành chính trong lĩnh vực quản lí môi trường.

 

Nhóm 2: Tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức và cá nhân công dân với nhau nhằm bảo vệ môi trường chung cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Các mâu thuẫn thuộc nhóm này nảy sinh khi các đương sự cho rằng hành vi của phía bên kia gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của mình hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Các mâu thuẫn này thường làm phát sinh trách nhiệm phải dừng ngay lập tức hành vi có khả năng gây hại đến môi trường, phải bù đắp những thiệt thòi về quyền lợi môi trường bị ảnh hưởng hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có) của bên có hành vi gây hại. Về bản chất, các mâu thuẫn thuộc nhóm này là một dạng cụ thể của tranh chấp dân sự.

 

Ngoài ra, còn phải kể đến một số tranh chấp kinh tế có nội dung môi trường (đối tượng của hợp đồng kinh tế là các thành phần môi trường được khai thác, sử dụng) như tranh chấp nảy sinh từ hợp đồng khai thác, kinh doanh động, thực vật rừng, hợp đồng khai thác, kinh doanh nguồn lợi thuỷ sản; hợp đồng xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị đã qua sử dụng... Các tranh chấp trong lĩnh vực này thường nảy sinh khi một trong các bên không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường như khai thác các thành phần môi trường một cách quá mức hoặc không đúng phương pháp, qui cách... nên bị cơ quan nhà nước xử lí như tịch thu tang, tài vật, đình chỉ hoạt động... khiến cho hợp đồng kinh tế đã kí kết không thể thực hiện được, từ đó làm nảy sinh tranh chấp.

 

2.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường thuộc nhóm 1.

  • Các qui định về quyền khiếu nại, khiếu kiện của công dân

Như trên đã kết luận, bản chất của các tranh chấp môi trường thuộc nhóm 1 là các tranh chấp hành chính - tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan nhà nước, cán bộ quản lý hành chính nhà nước phát sinh trong lĩnh vực quản lí môi trường. Căn cứ pháp lý quan trọng để người dân có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền là quyền khiếu nại, khiếu kiện của công dân.

Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 qui định: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Trong lĩnh vực quản lí nhà nước nói chung, quản lí môi trường nói riêng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thường ra các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính liên quan đến những nội dung sau:

1) Quyết định cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng cho các công trình có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường;

2) Quyết định cấp Quota xuất khẩu những hàng hoá là các thành phần môi trường như xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản...;

3) Quyết định cấp Quota nhập khẩu các loại hàng hoá có khả năng gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng, các loại hoá chất độc hại...;

4) Quyết định xây dựng và quản lí các công trình liên quan tới môi trường như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hệ thống xử lí chất thải, hệ thống quan trắc môi trường;

5) Quyết định áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường;

6) Quyết định các khoản đóng góp nghĩa vụ tài chính liên quan đến môi trường như thuế, phí, lệ phí môi trường...;

7) Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (làm căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng dự án);

8) Quyết định cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (giấy phép về môi trường);

9) Quyết định thanh tra, xử lí vi phạm pháp luật môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường.

  •   Các qui định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực môi trường

- Thẩm quyền giải quyết theo trình tự hành chính: xem 2.2.5 của phần này.

- Thẩm quyền giải quyết theo trình tự tư pháp: Theo qui định tại Điều 11 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính có liên quan đến môi trường như sau:

1) Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

2) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, về sản xuất, kinh doanh các công trình, các mặt hàng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường;

3) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí bảo vệ môi trường, lệ phí cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, lệ phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...

 

2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường thuộc nhóm 2

2.2.1. Cơ chế giải quyết các đơn thư phản ánh, tố giác hành vi gây ô nhiễm môi trường

  •  Các qui định của pháp luật về quyền tố cáo của công dân khi phát hiện có hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại về môi trường

Như đã phân tích ở trên, tranh chấp môi trường có đặc điểm là nảy sinh rất sớm (ngay từ khi một trong các bên cho rằng hành vi của bên kia có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình). Như vậy, có thể coi những bất đồng, xung đột về môi trường nảy sinh ngay cả khi chưa có thiệt hại thực tế xảy ra. Trong trường hợp này người dân có thể thực hiện quyền tố cáo của mình với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (thông qua các hình thức phát giác, kiến nghị, yêu cầu, phản ánh) các hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật môi trường, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh hoặc ảnh hưởng đến điều kiện sống của họ...

Điều 1 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 qui định “Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Điều 26 Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường qui định: “Công dân có quyền tố cáo với những cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khác”.

  •   Các qui định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết đơn thư phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật môi trường
  • Điều 60 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 qui định: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lí nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết”. Như vậy, trong lĩnh vực này, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quản lí nhà nước về môi trường sẽ có trách nhiệm giải quyết các đơn thư tố cáo.
  • Tại cấp cơ sở, tổ chức thanh tra nhân dân, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của rmình, tiếp nhận thông tin, phản ánh của nhân dân về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị cơ sở; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan đơn vị cơ sở giải quyết kịp thời, đúng pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết đó.
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cơ sở có trách nhiệm thông báo cho tổ chức thanh tra nhân dân biết việc giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và xem xét, giải quyết kiến nghị của tổ chức, thanh tra nhân dân” (Điều 93 Luật Khiếu nại, tố cáo)

Trong quá trình giải quyết các đơn thư tố cáo, nếu phát hiện đúng các hành vi bị tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp xử lí sau:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như sau: 1) Phạt cảnh cáo; 2) Phạt tiền đến 200.000 đồng; 3) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng; 4) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng; 5) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; 6) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất sự yên tĩnh chung; 7) Tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người; 8) Quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (Điều 26 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 1995).
  • Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được qui định tại Điều 27 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường)
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được qui định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép về môi trường do Bộ KH, CN, MT cấp)
  • Chủ tịch UBND các cấp nêu trên có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép về môi trường thu hồi giấy phép.
  • Các qui định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên
  • “Tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo qui định của Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại qui định của pháp luật”. (Các Điều 7, Điều 30, Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường 1993)
  • “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi” (Điều 628 Bộ luật Dân sự 1995).
  • Ngoài các căn cứ pháp lí nêu trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với người có hành vi trái pháp luật còn được qui định trong nhiều văn bản pháp luật khác như Bộ Luật Hàng hải 1990 (Điều 195, 196), Luật Dầu khí 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000, Luật Khoáng sản năm 1996 (Điều 64, 65), Luật Tài nguyên nước năm 1998...

 

Theo lí thuyết chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do làm ô nhiễm môi trường phát sinh khi có các điều kiện sau:

  • Có thiệt hại xảy ra.

Đây là điều kiện mang tính tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bởi mục đích của việc áp dụng loại trách nhiệm này là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại. Thiệt hại nói chung là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên thường là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các thiệt hại này được tính để đòi bồi thường như sau:

1) Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại (Điều 612 BLDS);

2) Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại và người chăm sóc người thiệt hại; (Điều 613 BLDS);

3) Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 614 BLDS).

  • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật được hiểu là hành vi không tuân theo các qui định của pháp luật môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường, xâm phạm các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ như quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Hành vi vi phạm pháp luật môi trường được coi là căn cứ quan trọng thứ hai để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Căn cứ này cho phép chúng ta loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những người có hành vi gây thiệt hại nhưng lại là hành vi hợp pháp hoặc trong trường hợp họ phòng vệ chính đáng, trong trường hợp tình thế cấp thiết...

Trên thực tế, hành vi trái pháp luật môi trường được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau nhưng tồn tại phổ biến một số dạng sau:

1) Vi phạm các qui định về đánh giá tác động môi trường hoặc các yêu cầu ghi tại phiếu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép về môi trường.;

2) Vi phạm các qui định về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như các qui định về bảo vệ rừng, khai thác, kinh doanh động, thực vật quí hiếm; bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất; vi phạm các qui định về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ...;

3) Vi phạm các qui định về xuất, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, chất thải, hoá chất độc hại;

4) Vi phạm các qui định trong việc bảo quản và sử dụng các chất dễ gây ô nhiễm như qui định về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; qui định về hoạt động có liên quan đến chất phóng xạ;

5) Vi phạm các qui định về vệ sinh công cộng như qui định về vận chuyển và xử lí chất thải, rác thải; qui định về tiếng ồn, độ rung...

  • Có lỗi của người gây thiệt hại.

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác do hành vi làm ô nhiễm môi trường chỉ được loại trừ trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra đối với người làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết). Khoản 3 Điều 627 Bộ luật Dân sự qui định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”. Qui định này được triệt để áp dụng khi giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây nên từ các nguồn nguy hiểm cao độ như từ phương tiện giao thông vận tải, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử... làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho người khác. Trên thực tế trong thời gian qua, tranh chấp nảy sinh từ các sự cố môi trường do các nguồn nguy hiểm cao độ gây nên đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là sự cố tràn dầu.

  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Tìm được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây nên là một trong những mắt xích không thể thiếu của quá trình xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

  • Các qui định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sự cố môi trường (sự cố tràn dầu)

Để giải quyết kịp thời các tranh chấp môi trường nảy sinh từ sự cố tràn dầu, ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành Thông tư 2262-TT/MTg hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu, trong đó xác định những khoản chi phí được tính để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:

1) Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, gom dầu, xử lí dầu cặn làm sạch môi trường;

2) Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra (như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, làm muối hay các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác...);

3) Bồi thường do việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc bị huỷ hoại do ô nhiễm;

4) Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.

  •  Các qui định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên

“Việc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.

Đối với những thiệt hại về vật chất có giá trị đến 1 000 000 đồng (1 triệu đồng) mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính có quyền quyết định mức bồi thường.

Đối với những thiệt hại có giá trị từ trên 1.000.000 đồng (1 triệu đồng) được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự” (Điều 2 Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường)

  •  Cơ chế xem xét và giải quyết tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài.

Về nguyên tắc, không có sự phân biệt giữa cơ chế giải quyết các bên tranh chấp môi trường là người Việt Nam hay người nước ngoài nếu hành vi làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 48 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 1993 qui định: “Tranh chấp mà một bên hoặc các bên là người nước ngoài về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam, đồng thời có xem xét đến pháp luật và thông lệ quốc tế”.

- Về pháp luật quốc tế: Quan điểm chung về trách nhiệm phải đánh giá thiệt hại về môi trường và đền bù cho người bị thiệt hại bởi hành vi gây ô nhiễm môi trường đã được thể hiện rất rõ trong các điều ước quốc tế được nêu dưới đây:

+ Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hoà bình gồm có Công ước Pari năm 1960 về trách nhiệm của bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, Công ước Vienna 1963 về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại về hạt nhân.

+ Trong lĩnh vực hoạt động của các tàu hạt nhân và chuyên chở vật liệu hạt nhân trên tàu thuyền gồm có Công ước 1962 về trách nhiệm pháp lí của các tàu hạt nhân; Công ước năm 1971 liên quan đến trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực chuyên chở các vật liệu hạt nhân trên tàu thuyền;

+ Trong lĩnh vực vận chuyển dầu khí gây ô nhiễm gồm có Công ước năm 1969 về trách nhiệm hình sự đối với các thiệt hại gây bởi ô nhiễm dầu và Nghị định thư sửa đổi năm 1992; Công ước quốc tế về việc xây dựng quĩ quốc tế về đền bù thiệt hại gây bởi ô nhiễm dầu và Nghị định thư sửa đổi năm 1992;

+ Trong lĩnh vực chuyên chở các loại hàng hoá nguy hiểm bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt trong đất liền gồm có Công ước năm 1989 về trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại gây bởi các phương tiện đang chuyên chở các loại hàng hoá nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ trong đất liền (thường gọi là CRTD)

Ngoài ra còn phải kể đến Công ước Basel về cấm xuất khẩu các chất thải nguy hại từ các nước phát triển sang các nước không có hệ thống xử lí chất thải phù hợp với môi trường và Nghị định thư năm 1999 qui định về trách nhiệm dân sự và đền bù.

- Về thông lệ quốc tế: Vụ xét xử trọng tài Smelter và Corful Channel Cases - giải quyết tranh chấp môi trường nảy sinh giữa Mỹ và Canada vào những năm đầu thập kỉ 40, khi lò luyện kim của Canada (đặt tại biên giới của hai quốc gia Mỹ và Canada) trong quá trình hoạt động nhiều năm đã thải ra một lượng khí thải rất lớn, với hàm lượng độc hại cao vào bầu khí quyển. Theo chiều gió thổi, khí thải đã bay sang Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và làm thương tổn đến sức khoẻ của đông đảo cư dân khu vực bị ảnh hưởng. Bản phán quyết của Trọng tài quốc tế đã kết luận rằng: “Căn cứ vào thông lệ quốc tế về nghĩa vụ của các quốc gia láng giềng, Canada phải kịp thời ngăn chặn các ảnh hưởng xấu của khí thải tới các quốc gia khác đồng thời phải bồi thường cho Mỹ những thiệt hại do khí thải của lò luyện thép đã gây ra và sẽ gây ra không phụ thuộc vào lỗi của người thực hiện hành vi xả thải”.

Năm 1973, thế giới lại biết đến một vụ kiện đặc biệt do Australia và New Zealand kiện Pháp khi Pháp tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân, làm bụi phóng xạ bay sang các quốc gia khác, gây ảnh hưởng đáng kể đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của công dân các nước láng giềng trong đó có nhân dân thuộc hai quốc gia nói trên. Họ chứng minh được rằng nguyên nhân của những thiệt hại về người và của mà họ phải gánh chịu là do các chất gây ô nhiễm nguy hiểm có nguồn gốc từ bụi phóng xạ. Trong bản ghi nhớ của Australia đối với Toà án quốc tế đã chỉ rõ rằng tất cả các quốc gia có nghĩa vụ không được tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân và khi điều này vẫn xảy ra thì tất cả các quốc gia bị hại nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia gây ô nhiễm đều có địa vị pháp lí để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

 

  1. - Đánh giá, phân tích cơ chế pháp lí giải quyết tranh chấp môi trường

3.1. Đánh giá chung (những nét tổng quan)

Mặc dù trên thực tế các tranh chấp môi trường đang có chiều hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất, song hoạt động giải quyết các tranh chấp môi trường trong thời gian qua chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn. Số các vụ tranh chấp môi trường được giải quyết còn rất ít và chưa triệt để. Các cách thức, qui trình được áp dụng để giải quyết tranh chấp còn mang tính tự phát. Mỗi địa phương khác nhau có các cách thức không giống nhau trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường, dẫn đến hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp không cao. Hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, do các tranh chấp môi trường còn là hiện tượng xã hội mới nảy sinh ở Việt Nam, nên chưa có các qui định và sự giải thích thống nhất về khái niệm tranh chấp môi trường, về các dấu hiệu để nhận biết tranh chấp môi trường... Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang có các ý kiến khác nhau về vấn đề này như sau:

+ Tranh chấp môi trường chỉ được hiểu là tranh chấp trong việc đòi bồi thường những thiệt hại về môi trường do người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, làm ô nhiễm, làm suy thoái các thành phần môi trường, gây thiệt hại cho người khác và gây thiệt hại cho các thành phần môi trường.

+ Tranh chấp môi trường được hiểu là tranh chấp về quyền sở hữu hay quyền khai thác, sử dụng các thành phần môi trường (tương tự như tranh chấp đất đai, đó chính là các xung đột về quyền sử dụng đất giữa những người sử dụng).

+ Tranh chấp môi trường bao gồm 2 dạng chính: 1) tranh chấp nảy sinh giữa cơ quan quản lí nhà nước về môi trường với tổ chức, cá nhân (nảy sinh từ quan hệ quản lí hành chính nhà nước về môi trường) và 2) tranh chấp nảy sinh giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong việc bảo vệ môi trường chung và bảo vệ quyền lợi về môi trường của chính mình.

+ Tranh chấp môi trường không chỉ nảy sinh khi có hành vi làm ô nhiễm môi trường, xâm phạm đến lợi ích của người khác mà phải coi là nảy sinh ngay từ khi các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật môi trường cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình có nguy cơ (đe doạ) bị xâm phạm. Hiểu theo cách khác, tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ giai đoạn tiền hoạt động của dự án (giai đoạn dự án chưa đi vào hoạt động, chưa làm ô nhiễm môi trường và chưa gây nên thiệt hại thực tế cho người khác)

+ Tranh chấp môi trường phải được hiểu bao gồm cả 4 nội dung trên.

Từ những ý kiến khác nhau nêu trên cho thấy, cần phải có sự thống nhất về mặt nhận thức đối với các tranh chấp trong lĩnh vực này. Sự không thống nhất ý kiến như đã nêu trên cho thấy những khó khăn trong việc tiếp cận vấn đề này cũng như trong quá trình xây dựng và áp dụng các thiết chế phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường.

Thứ hai, do tính chất phức tạp của các tranh chấp môi trường khiến cho ngay các chủ thể tham gia tranh chấp cũng chưa hình dung hết được các quyền và lợi ích của mình về mặt môi trường để nảy sinh các đòi hỏi, các yêu cầu hợp pháp cũng như chưa nhận thức được một cách đầy đủ các nghĩa vụ pháp lí cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của phía bên kia, vì vậy mà các đòi hỏi thường rơi vào tình trạng hoặc là thái quá, thiếu căn cứ, trở thành yêu sách hoặc là không phản ánh hết các lợi ích bị xâm hại cần được phục hồi. Ngược lại, nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu của người gây hại cũng không triệt để, chưa phản ánh hết được bản chất của trách nhiệm pháp lí mà người có hành vi gây hại cho môi trường phải gánh chịu. Cụm từ hỗ trợ để khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm được sử dụng phổ biến để thay thế cho trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về môi trường khiến cho tác dụng giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật không cao.

- Do hiểu biết về khoa học môi trường nói chung, pháp luật môi trường nói riêng của những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều hạn chế, khiến cho quan điểm của họ trong việc giải quyết tranh chấp chưa thật thống nhất, các kết luận chưa có sức thuyết phục. Tuyệt đại đa số các thẩm phán chưa có điều kiện học tập và nghiên cứu đầy đủ  các nội dung cơ bản của pháp luật môi trường. Họ cần phải được trang bị đầy đủ hơn về kiến thức khoa học môi trường cũng như kiến thức về pháp luật môi trường thì mới có thể xem xét và giải quyết một cách đúng đắn các tranh chấp môi trường.

- Do cơ chế giải quyết các tranh chấp môi trường còn chưa được thiết lập một cách hoàn chỉnh và đồng bộ. So với cơ chế giải quyết các loại tranh chấp khác thì cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều bất cập. Loại trừ một số qui định tại Thông tư 2262-TT/MTg ngày 29/12/1995 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu, trong đó xác định những khoản chi phí được tính để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, còn lại là các qui định của pháp luật môi trường cũng như pháp luật dân sự mới chỉ mang tính nguyên tắc chung như người nào làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật,  mà chưa có các qui định cụ thể để xác định các loại thiệt hại về môi trường, về qui trình và thủ tục giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại, quyền hạn và chức năng của các cơ quan có liên quan, cách thức tính toán giá trị các thiệt hại về môi trường, cách thức phục hồi các thiệt hại về môi trường bị tổn thất... làm căn cứ pháp lí để giải quyết các tranh chấp cụ thể về môi trường.

- Ngoài ra, luật nội dung chưa hoàn chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp môi trường gặp nhiều khó khăn. Chúng ta đều biết rằng một trong những căn cứ pháp lí quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp lí nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng là hành vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật. Sẽ rất khó khăn trong việc xác định một hành vi có trái pháp luật hay không nếu pháp luật nội dung không được qui định đầy đủ, chặt chẽ. Hiện tại, hệ thống pháp luật môi trường nước ta còn rất nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và chưa thật phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Một số thành phần môi trường quan trọng lại chưa được bảo vệ bằng các văn bản pháp lí có giá trị cao như không khí, âm thanh, nguồn lợi thuỷ sản, cảnh quan.... Nhiều qui định còn chưa rõ ràng, khó thực hiện trên thực tế. Ví dụ, tại Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 1993 qui định: “Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường”. Hiện tại chưa có các qui định của pháp luật về trường hợp nào là cần thiết, mức và phương thức đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường.

3.2. Những đánh giá, phân tích cụ thể

3.2.1. Thiếu căn cứ pháp lí để áp dụng giải quyết các tranh chấp môi trường nảy sinh vào giai đoạn tiền hoạt động của dự án.

Thực tế cho thấy những xung đột về quyền và lợi ích trong lĩnh vực môi trường có thể nảy sinh rất sớm, ngay từ giai đoạn dự án mới hình thành và chưa đi vào hoạt động (giai đoạn tiền hoạt động của dự án) hoặc dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động, chưa gây ra thiệt hại trên thực tế, song những ảnh hưởng xấu của hoạt động đến môi trường xung quanh là không tránh khỏi và về lâu dài chắc chắn sẽ có thiệt hại xảy ra. Nhiều nơi người dân xung quanh khu vực dự án đã tập hợp nhau lại và phản đối, ngăn cản không cho dự án tiếp tục hoạt động. Một số nơi xung đột đã trở nên khá nghiêm trọng, gây nên những hậu quả không tốt về mặt xã hội. Vấn đề đặt ra là những người hàng ngày, hàng giờ phải gánh chịu những ảnh hưởng xấu về môi trường có những quyền gì để bảo vệ lợi ích của mình và ngược lại, những người gây ảnh hưởng xấu cho môi trường phải thực hiện những nghĩa vụ gì để đáp ứng các đòi hỏi chính đáng của phía bên kia. Câu hỏi này hiện vẫn chưa cơ sở pháp lí để trả lời. Hiện tại, các địa phương khác nhau đã giải quyết theo các cách thức khác nhau. Thực tiễn giải quyết vụ việc tại thành phố Hà Nội đã chứng minh khẳng định trên([2]).

Từ vụ việc thực tế nêu trên cho thấy một loạt các vấn đề cụ thể sau đây cần được nghiên cứu giải quyết:

1) Nếu coi đòi hỏi của người dân xung quanh khu vực xử lí rác thải Nam Sơn nói riêng và người dân xung quanh các dự án có ảnh hưởng xấu môi trường nói chung là chính đáng thì các quyền lợi đó phải được ghi nhận về mặt pháp lí.

2) Ai sẽ là người phải đáp ứng các yêu cầu này? Chủ dự án hay cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép dự án đầu tư hoạt động? Nếu là chủ dự án, vì họ là người gây ô nhiễm nên phải trả tiền, thì câu trả lời này sẽ gặp phải những lí lẽ bác bỏ sau đây:

a) Dự án chưa đi vào hoạt động nên trên thực tế chưa có hiện tượng ô nhiễm và vì vậy không thể gọi chủ dự án là người gây ô nhiễm. Họ càng không phải là người có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại vì trên thực tế thiệt hại chưa xảy ra;

b) Chủ dự án đã tiến hành đánh giá tác động môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, như vậy có nghĩa là họ đã tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường;

c) Ngoài ra nếu dự án là loại hình dịch vụ công thì nguồn tài chính sẽ lấy từ đâu để thực hiện nghĩa vụ...

Nếu câu trả lời là trách nhiệm sẽ thuộc về phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định dự án thì lại thiếu cơ sở pháp lí áp dụng và hoàn toàn không thực tế (đặc biệt là đối với các dự án không thuộc sở hữu nhà nước). Ngay cả đối với các dự án phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia thì cũng không thể áp dụng các qui định về trách nhiệm đền bù thiệt hại về môi trường vì trên thực tế thiệt hại chưa xảy ra nên không có căn cứ để tính mức thiệt hại, còn nếu áp dụng các qui định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (theo Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ) thì những người dân nêu trên không phải là đối tượng được đền bù và hưởng chính sách hỗ trợ vì họ không phải là đối tượng phải di rời chỗ ở để giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án hoạt động. Theo qui định hiện hành thì chỉ những người trong diện bị thu hồi đất mới được đền bù giá trị quyền sử dụng đất, được bồi thường thiệt hại về tài sản và hỗ trợ di chuyển địa điểm, còn họ chỉ là những người ở xung quanh khu vực dự án thực hiện và thuộc diện phải gánh chịu ảnh hưởng về môi trường mà thôi. Pháp luật cần có các qui định rõ hơn trong các trường hợp này.

 

3.2.2. Thiếu các qui định cụ thể để áp dụng giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra bởi các tổ chức, cá nhân.

  Mặc dù trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường bởi các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đã được qui định tương đối rõ ràng trong Luật Bảo vệ môi trường 1993, Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản pháp lí khác, song các qui định này mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc chung, việc áp dụng để giải quyết các tranh chấp môi trường còn bộc lộ những bất cập sau:

3.a - Chưa có các qui định cụ thể để xác định tư cách của các bên tham gia tranh chấp.

- Còn có nhiều cách hiểu khác nhau về tư cách chủ thể của các bên tham gia tranh chấp

Do môi trường là đối tượng khai thác, sử dụng của rất nhiều người, vì vậy trên thực tế có những thiệt hại về môi trường có thể do sự tác động đồng thời của nhiều người (nhiều người gây thiệt hại). Ngược lại, cùng một lúc có rất nhiều người chịu ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái (nhiều người bị hại). Rất khó xác định được ngay số lượng người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong các bên, trong khi yêu cầu cơ bản để có thể phục hồi được quyền lợi hợp pháp của người bị hại là phải xác định được một cách chính xác bên nguyên bị hại (căn cứ vào quyền sở hữu của người đó đối với khối tài sản bị thiệt hại).

Tại Việt Nam, do hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... được pháp luật qui định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp 1992), nên khó có thể phân định được một cách rạch ròi giữa quyền sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nhà nước với quyền sử dụng hoặc quản lí chúng của bất kì một tổ chức và cá nhân nào. Việc xác định bên bị hại càng bế tắc khi hành vi vi phạm pháp luật môi trường lại đe dọa gây thiệt hại tới các loài động vật hoang dã, tính đa dạng sinh học, tầng ôzôn, khí nhà kính... Xung quanh việc xác định ai được coi là bên bị hại trong các trường hợp nêu trên hiện đang tồn tại một số quan điểm khác nhau như sau:

1) Nhà nước sẽ đương nhiên là bên bị hại (trong trường hợp không xác định được một cách cụ thể chủ thể quản lí hoặc chủ thể sử dụng hợp pháp các thành phần môi trường);

2) Bên bị hại là tất cả những người sinh sống xung quanh khu vực bị ô nhiễm;

3) Tất cả những người phải gánh chịu những ảnh hưởng, những tác động trực tiếp do nơi cư trú của họ bị ô nhiễm;

4) Chỉ những người có thể chứng minh được là có liên quan đến thiệt hại về môi trường và là người trực tiếp bị tổn thương...

- Chưa có các qui định về trách nhiệm của người đại diện cho quyền lợi chung của cộng đồng, của Nhà nước để đòi bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho các thành phần môi trường thuộc sở hữu của Nhà nước mà Nhà nước chưa giao cho ai quản lí, sử dụng ổn định lâu dài hoặc các thành phần môi trường không thể phân chia như hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, động vật hoang dã…

Theo qui định tại Điều 28 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1990, “đối với việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa… nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiểm sát khởi tố”. Trong lĩnh vực môi trường, chưa có các qui định cụ thể để xác định yếu tố môi trường nào là tài sản xã hội chủ nghĩa. Có coi các thành phần môi trường thuộc quyền hưởng dụng chung của cộng đồng như cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học... là tài sản xã hội chủ nghĩa hay không? Nếu coi các thành phần môi trường không thể phân chia là tài sản xã hội chủ nghĩa thì vấn đề đặt ra là ai sẽ là người có quyền khởi kiện trong trường hợp các thành phần môi trường này bị xâm hại. Nếu pháp luật không qui định cụ thể về vấn đề này thì dễ dẫn đến 2 xu hướng, hoặc là sẽ không có ai thay mặt Nhà nước thực hiện quyền khởi kiện hoặc là cùng một lúc hai hay nhiêù chủ thể tự cho mình là đại diện hợp pháp của Nhà nước để thực hiện quyền khởi kiện đòi bồi thường, khi đó sẽ rất khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp. Theo qui định của pháp luật hiện hành, đối với tài sản xã hội chủ nghĩa, Viện kiểm sát chỉ tiến hành khởi tố vụ án khi người được Nhà nước giao quyền khởi kiện không thực hiện quyền đó, chứ không có nghĩa là về mặt pháp lí quyền đó không biết thuộc về ai.

3.b - Chưa có các qui định cụ thể xác định thiệt hại (các loại thiệt hại, mức độ thiệt hại) để đòi người gây ô nhiễm phải bồi thường.

a -  Về việc xác định các loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên

Theo qui định của Bộ luật Dân sự, các thiệt hại nói chung được tính để đòi bồi thường bao gồm 4 loại (căn cứ vào tính chất của thiệt hại), đó là:

1) Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (bao gồm tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân)

2) Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm;

3) Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại;

4) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. Tuy nhiên, loại thiệt hại này không là hậu quả của hành vi làm ô nhiễm  môi trường.

Trong lĩnh vực môi trường, thực tế cho thấy các thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên thường tập trung vào 2 nhóm chính (căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại) sau đây:

1) Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, trong đó tài sản bị thiệt hại được xác định là thuộc quyền sở hữu hoặc quản lí và sử dụng hợp pháp của tổ chức và cá nhân.([3])

2) Các thiệt hại về môi trường bao gồm hệ sinh thái bị suy giảm, rừng tự nhiên bị tàn phá, nguồn nước bị cạn kiệt, động thực vật quí hiếm bị sát hại, suy giảm đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên bị thu hẹp, di tích lịch sử bị huỷ hoại, danh lam thắng cảnh bị tàn phá, khu du lịch, giải trí bị nhiễm bẩn, ô uế, có mùi hôi thối... Hiện tại, việc xác định các thiệt hại đối với nhóm này mới chỉ được qui định tại Thông tư 2262-TT/MTg ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT, theo đó chi phí cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc bị huỷ hoại do ô nhiễm là một khoản chi phí được phép tính để đòi bồi thường. Tuy nhiên, cần phải có các qui định cụ thể hơn nữa trong việc xác định các loại thiệt hại thuộc nhóm này.

b - Về việc xác định mức độ thiệt hại.

Hiện tại, việc xác định mức độ thiệt hại mới chỉ dừng lại ở các thiệt hại cụ thể, trước mắt có thể tính (đo, đếm) được, chưa có các qui định để xác định mức độ thiệt hại lâu dài. Thực tế cho thấy trở ngại lớn nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường là không thể xác định được ngay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và hậu quả xảy ra. Điều này bắt nguồn từ các lí do sau:

 

  • Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên rất khó được chứng minh một cách chính xác, đầy đủ. Vì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người cũng như của hệ sinh vật nên nó được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố (nhiều thành phần) khác nhau, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động tương hỗ lên nhau và cùng có ảnh hưởng tới con người. Gây nên những thiệt hại cho thành phần môi trường này có thể sẽ đồng thời làm cho một hoặc một số thành phần môi trường khác bị tổn hại và nguy hiểm hơn là gây hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tính mạng, sức khoẻ con người và tài sản của họ. Những tổn thất này thường đan xen vào nhau vì vậy rất khó để phân biệt một cách rạch ròi những thiệt hại chung của cả cộng đồng với những thiệt hại về kinh tế, về tài sản của từng tổ chức, cá nhân;
  • Các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên rất khó chứng minh được ngay. Do các chất gây ô nhiễm khác nhau sẽ tác động đến các thành phần môi trường và sức khỏe con người khác nhau, vì vậy mà có những thiệt hại xảy ra ngay lập tức sau hành vi gây hại, song có không ít trường hợp hậu quả không xảy ra ngay sau khi có hành vi gây ô nhiễm mà phải trải qua một thời gian rất dài mới nảy sinh, xuất hiện. Ví dụ: Các trường hợp người hoặc sinh vật bị nhiễm chất độc hoá học, chất phóng xạ sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc hiện tượng lũ lụt, xạt lở đất là kết quả lâu dài của hành vi chặt phá rừng đầu nguồn... Pháp luật cần phải có các qui định cụ thể về trách nhiệm lâu dài của người gây thiệt hại. Để làm được việc này nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà làm luật với các chuyên gia quản lí môi trường và kinh tế môi trường để có thể xác định được những hành vi nào có khả năng để lại hậu quả lâu dài và cách thức tính các loại thiệt hại này.

 

3.c -  Các qui định về việc sử dụng nguồn kinh phí để khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước) còn chưa rõ ràng, thiếu thống nhất.

Một thực tế nảy sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường là bên gây thiệt hại không biết sử dụng nguồn kinh phí nào để bồi thường cho bên bị hại (đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước). Đại đa số các doanh nghiệp Nhà nước đề nghị cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính cho phép họ hạch toán khoản chi phí trên vào chi phí giá thành. Tuy nhiên, theo các qui định của pháp luật hiện hành, vấn đề này hiện đang nảy sinh một số vướng mắc như sau:

  • Tại Nghị định số 27/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung qui chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ và Thông tư 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ Tài chính về việc quản lí doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp Nhà nước (Điểm 1.6, Mục 1, Phần B, phần quản lí chi phí hoạt động kinh doanh) thì khoản thực chi về bảo vệ môi trường phát sinh trong kì được coi là một trong những khoản chi phí hoạt động kinh doanh (nếu khoản chi lớn có tác dụng cho nhiều năm thì phân bổ dần cho các năm sau) và đương nhiên khoản chi này được tính vào giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
  • Tại điểm 1.7, Mục 1, Phần B văn bản trên qui định không được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật  môi trường. Nếu do tập thể hoặc cá nhân vi phạm pháp luật thì tập thể hoặc cá nhân phải nộp phạt, phần nộp phạt còn lại lấy từ lợi nhuận sau thuế.
  • Cũng tại khoản 3, Mục B Thông tư 64/1999/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lí các quĩ trong các doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp sau khi chuyển lỗ theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế theo luật định, lợi nhuận còn lại được phân phối theo trình tự, trong đó là trả tiền phạt vi phạm pháp luật nhà nước như luật thuế, luật giao thông, luật môi trường, luật thương mại và qui chế hành chính... sau khi đã trừ tiền bồi thường tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có).

Như vậy, cần phải có qui định cụ thể để phân biệt giữa chi phí bảo vệ môi trường (trong đó có chi phí khắc phục môi trường) với khoản bồi thường thiệt hại gây ra bởi ô nhiễm môi trường (trong đó cũng có một phần là chi phí hợp lí cho khắc phục hậu quả) để tránh tình trạng áp dụng tuỳ tiện, có doanh nghiệp thì tính khoản bồi thường thiệt hại vào giá thành sản phẩm, trong khi có doanh nghiệp lại bị trừ vào lợi tức sau thuế.

 

3.d - Còn có nhiều cách hiểu khác nhau về trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm.

Do trong lĩnh vực môi trường, hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hầu hết các trường hợp không những gây thiệt hại tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân cụ thể mà còn gây thiệt hại cho môi trường sinh thái nói chung, vì vậy người gây ô nhiễm vừa phải có trách nhiệm khắc phục (phục hồi, làm sạch, khôi phục) lại tình trạng môi trường như khi chưa bị ô nhiễm hoặc ở trạng thái có thể chấp nhận được đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chính người bị hại. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm là loại trách nhiệm nào? Trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm dân sự? Trả lời câu hỏi này hiện đang còn có các quan điểm khác nhau.

Một số cho rằng, khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm là một biện pháp xử lí hành chính, do cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định. Điểm b, Khoản 3, Điều 11 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính qui định “Ngoài các hình thức xử phạt qui định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp như buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, … do vi phạm hành chính gây nên”. Nếu coi đây là trách nhiệm hành chính thì người gây ô nhiễm phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng các yêu cầu mà cơ quan có thẩm quyền đã quyết định với tư cách là hình thức xử phạt. Quan điểm này hoàn toàn hợp lí nếu hành vi làm ô nhiễm môi trường chưa gây nên bất kì thiệt hại thực tế nào hoặc chỉ gây nên những thiệt hại về môi trường (thiệt hại đối với các thành phần môi trường thuộc sở hữu chung của cộng đồng, của Nhà nước) mà không gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức và cá nhân.

Ý kiến khác lại cho rằng, không thể tách biệt một cách rạnh ròi giữa chi phí hợp lí để khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm với chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên cho các tổ chức và cá nhân. Ví dụ: Người gây ô nhiễm nguồn nước áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như thay nước, làm sạch lại nguồn nước cũng chính là để ngăn chặn, hạn chế và khẵc phục những thiệt hại về tài sản như cá, tôm và các nguồn lợi thuỷ sản khác của người bị thiệt hại đang có nguy cơ bị chết trong nguồn nước bị ô nhiễm đó. Điều 612 Bộ luật dân sự qui định: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”. Vì vậy phải coi trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm (cũng chính là khắc phục thiệt hại về tài sản) là một phần của trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân và khi đó bản chất của loại trách nhiệm này lại là trách nhiệm dân sự. Giữa người gây thiệt hại với bên bị thiệt hại có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức và phương thức bồi thường.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy cần phải có các qui định cụ thể để thống nhất phương thức áp dụng trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm vào từng trường hợp cụ thể của quá trình giải quyết tranh chấp.

 

3.g -  Chưa có cách hiểu thống nhất về việc áp dụng quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp môi trường

Do hành vi gây ô nhiễm môi trường thường ảnh hưởng đến nhiều người nên nhiều người có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Theo nguyên tắc chung của pháp luật tố tụng dân sự - nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 2 Pháp lệnh ngày 29/11/1989), tranh chấp không nảy sinh và trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đặt ra nếu bên bị hại không thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu bên gây hại phải bồi thường cho mình. Nếu bên bị hại có yêu cầu thì toà án chỉ giải quyết những vấn đề thuộc nội dung yêu cầu mà không giải quyết những vấn đề khác. Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp môi trường. Cho dù có cơ sở để khẳng định rằng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản mà một tổ chức, cá nhân bất kì nào đó phải gánh chịu nằm trong số các thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên, song nếu cá nhân, tổ chức đó không thực hiện quyền khởi kiện của mình yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại (thể hiện qua đơn kiện cá nhân hoặc kí tên vào đơn kiện tập thể) thì cơ quan xét xử không xếp họ vào số các đối tượng bị thiệt hại đòi bồi thường. Họ chỉ được hưởng kết quả của việc phục hồi tình trạng môi trường chung của cả cộng đồng (nếu có) mà không được bồi thường thiệt hại về tài sản mà họ phải gánh chịu.

Tuy nhiên, có ý kiến khác lại cho rằng, trong lĩnh vực môi trường phạm vi bị ảnh hưởng rất rộng, nhiều khi cơ sở gây ô nhiễm đặt tại địa phương này nhưng lại gây thiệt hại về người, tài sản cũng như môi trường thuộc địa bàn địa phương khác (có khi tới vài trăm hộ, thậm chí cả nghìn hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng) nên không nhất thiết và không thể tất cả các tổ chức, cá nhân bị hại đều phải trực tiếp đứng đơn khởi kiện đòi bồi thường hoặc kí tên vào đơn tập thể đòi bồi thường thiệt hại mà chỉ cần một đại diện bất kì nào đó của cộng đồng dân cư (đã được khoanh vùng phạm vi bị ảnh hưởng) đứng đơn yêu cầu. Khi có đủ cơ sở kết luận về những thiệt hại mà cộng đồng dân cư phải gánh chịu (trong đó có cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không đứng đơn khởi kiện) thì họ đương nhiên là người được nhận bồi thường. 

 

3.h -  Chưa có các qui định cụ thể về việc thu thập và đánh giá các chứng cứ có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật môi trường cũng như hậu quả do các hành vi này gây nên.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại nói riêng là nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ thuộc về đương sự. Điều 3 Pháp lệnh ngày 29/11/1989 qui định “Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để đảm bảo quyền lợi của mình. Toà án có nhiệm vụ xem xét mọi tình tiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho vụ án được chính xác”. Nếu viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì viện kiểm sát, tổ chức xã hội có trách nhiệm cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực môi trường, để thu thập và đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các chứng cứ có liên quan đến hành vi gây hại môi trường và hậu quả do hành vi này gây nên là việc làm hết sức khó khăn và không phải trong mọi trường hợp đều thu được kết quả như mong muốn. Điều này bắt nguồn từ các lí do sau đây:

1) Phần lớn các thành phần môi trường quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của con người như không khí, nước, âm thanh... lại luôn mang “tính động”, biến đổi một cách bất thường, làm cho hiện trường nơi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thay đổi rất nhanh, nhiều khi mất hẳn đi những dấu vết quan trọng, dẫn đến làm sai lệch kết quả điều tra, thu thập chứng cứ phục vụ việc giải quyết tranh chấp môi trường, trong khi yêu cầu cơ bản của việc thu thập chứng cứ là phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Điều này càng đặc biệt khó khăn hơn khi người gây ô nhiễm cố tình trốn tránh pháp luật bằng các thủ đoạn tinh vi như xả thải vào ban đêm (ngắt điện vào ban đêm để hệ thống lọc khí thải không hoạt động, ban ngày lại đóng điện để hệ thống này hoạt động bình thường), lắp đặt hệ thống cống ngầm để thoát nước thải không qua xử lí ra sông, biển...;

2) Việc thu thập chứng cứ để xác định tính chất và mức độ của hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như xác định các mức độ thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm đòi hỏi phải có các phương tiện, thiết bị chuyên dùng. Chỉ có thể thông qua các thiết bị đặc biệt, hiện đại và trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia trong lĩnh vực này mới có thể tiến hành đo đạc, lẫy mẫu, phân tích và kết luận một cách chính xác, khách quan về các nội dung có liên quan đến các vụ án, bản thân các bên đương sự rất khó có thể tiến hành được công việc này.

Xuất phát từ tính chất của hành vi gây ô nhiễm và hậu quả xảy ra thường rất phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng nên đòi hỏi phải có sự kết hợp với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lí môi trường với các bên đương sự trong việc tiến hành thu thập và đánh giá chứng cứ có liên quan. Việc tiến hành các cách thức này phải tuân theo các qui trình, qui phạm thống nhất, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cao của các kết quả thu được để phục vụ cho hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường. Hiện tại, chưa có cơ chế phối hợp đúng mức giữa các cơ quan nói trên trong công việc này.

 

3.i -  Các qui định về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp chưa rõ ràng

Về nguyên tắc chung, trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp môi trường được áp dụng như trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, do tính chất đặc biệt phức tạp của các tranh chấp môi trường như đã nêu trên cho thấy việc áp dụng qui trình chung để giải quyết tranh chấp hiện đang gặp phải một số khó khăn như sau:

- Mặc dù Điều 3 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 5/1/1999 và Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 qui định chi tiết Pháp lệnh thì hoà giải được tiến hành đối với tất cả các tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, song tranh chấp môi trường không thể tự giải quyết ở cơ sở, nó thường vượt ra ngoài “khả năng” làm trung gian hoà giải của các hoà giải viên cơ sở.

- Thực tế cho thấy tâm lí chung của các bên tranh chấp môi trường là ngại đưa vụ việc ra toà án để giải quyết, vì vậy họ rất cần hình thức trung gian hoà giải để có thể thoả thuận với nhau giải quyết một cách triệt để các tranh chấp ngay từ giai đoạn tranh chấp mới nảy sinh. Song, do hiện tại chưa có những mô hình thích hợp để tiến hành công việc này nên các bên tranh chấp thường “trông cậy” vào vai trò trung gian hoà giải của các cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường (mà cụ thể là thanh tra môi trường). Thanh tra môi trường tham gia vào quá trình này vừa với tư cách là cơ quan chuyên môn xem xét, đánh giá, kết luận về tính chất và mức độ ô nhiễm môi trường, mức độ thiệt hại về môi trường gây nên bởi ô nhiễm, vừa là cơ quan đầu mối trong việc phân tích, đánh giá các chứng cứ pháp lí, nêu các cơ sở giải quyết và phân tích các mối quan hệ xã hội đan xen, để tạo cơ hội cho các bên tranh chấp hiểu nhau, thực hiện việc bồi thường một cách tự nguyện mà không cần đưa vụ việc ra toà để rồi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

Tuy nhiên, xét cả về phương diện lí luận và thực tế thì việc áp dụng mô hình này sẽ khó đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp, bởi lẽ thực tế cho thấy các kết luận của thanh tra môi trường thường rất chính xác và các quyết định xử lí vi phạm đều thể hiện sự công tâm, nhưng thường thì các kết quả này chỉ đạt được khi họ thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lí nhà nước về môi trường mà thôi (khi đó họ phải có trách nhiệm thay mặt Nhà nước để xem xét và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định), còn sự có mặt của cơ quan quản lí hành chính Nhà nước về môi trường trong việc giải quyết tranh chấp môi trường (mặc dù chỉ ở giai đoạn thương lượng, hoà giải) lại thường khó đạt được các yêu cầu về tính khách quan, công minh, đặc biệt là trong trường hợp bên gây thiệt hại lại là người mà trước đó được các cơ quan quản lí môi trường vì rất nhiều lí do khác nhau đã xác nhận về mặt pháp lí sự “tuân thủ nghiêm chỉnh” pháp luật môi trường như họ đã được cơ quan quản lí môi trường có thẩm quyền cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (giấy phép về môi trường) hoặc họ là các doanh nghiệp Nhà nước vi phạm pháp luật môi trường gây nên thiệt hại cho người khác... Pháp luật cần có các qui định cụ thể về cơ chế hoà giải ngoài tố tụng khi giải quyết các tranh chấp môi trường.

 

 

 

 

 

PHẦN III

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

 

I - Các loại tranh chấp về môi trường trên thực tế

 

  1. Tranh chấp quyền sử dụng thành phần môi trường:

 

Quyền sử dụng các thành phần môi trường là quyền của các tổ chức, cá nhân được sử dung các thành phần của môi trường như không khí, nguồn nước, khoáng sản ... theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình sử dụng thành phần môi trường, tổ chức cá nhân không được gây ô nhiễm, suy thoái và huỷ hoại môi trường. Trong thực tế việc sử dụng các dòng sông có thuỷ vực bao gồm nhiều địa phương, có liên quan đến rất nhiều những người cùng sử dụng nguồn nước của dòng sông đó. Nếu các tổ chức, cá nhân ở thượng nguồn không ý thức được việc cùng có trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước và quan tâm đến những người sử dụng ở hạ lưu, họ sẽ thải các nguồn ô nhiễm và dòng sông. Từ đó sẽ xẩy ra tranh chấp giữa những người sử dụng cùng nguồn nước. Ví dụ sông Đồng Nai là một trong nguồn nước chủ yếu cấp nước sinh hoạt cho thành phố Hồ Chí Minh. Tranh chấp trong việc sử dụng nguồn nước sạch sẽ xẩy ra nếu các Khu công nghiệp Đồng Nai thải nưóc thải chưa qua xử  lý đạt yêu cầu xuống dòng sông này. Sông Cầu cũng trong trường hợp tương tự, sáu tỉnh trong khu vực cùng sử dụng nguồn nước của sông Cầu. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp tương tự cũng sẽ diễn ra giữa huyện này với huyện khác trong cùng một tỉnh cùng sử dụng nguồn nước của một dòng sông nếu một trong các chính quyền địa phương huyện không quan tâm bảo vệ môi trường chung.

 

  1. Tranh chấp quyền thụ hưởng môi trường trong lành. "Ai hứng chịu ô nhiễm và thiệt hạ? Ô nhiễm đến mức độ nào?"

 

Khi môi trường bị ô nhiễm, thiệt hại về sức khoẻ dễ nhận biết nhất. Bảo vệ môi trường là nhằm bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng, đảm bảo mọi người đều được quyền  sống trong một môi trường  trong lành, không bị ô nhiễm, không bị đe dọa bở sự suy thoái dần dần của môi trường do con người gây ra,  không bị đe doạ bởi các sự cố môi trường mà  phần lớn là do hoạt động của con người góp phần tạo ra. Chính vì vậy cộng đồng được quyền đòi hỏi các tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái. Trong trường hợp ngược lại, cộng đồng cư dân trong khu vực bị ảnh hưởng sẽ có đơn tố cáo nếu họ không được thụ hưởng một môi trường trong lành. Tranh chấp để giành lại môi trường trong lành sẽ xẩy ra. Tổ chức, cá nhân bị đe doạ, bị tác động xấu do ô nhiễm môi trường sẽ không chấp nhận sống trong môi trường như vậy. Họ sẽ đòi bên gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường phải bồi thường thiệt hại do môi trường ô nhiễm gây ra cho họ, đòi bên gây ô nhiễm và suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

 

Thể hiện dạng tranh chấp này là tranh chấp giữa một bên là tổ chức, cá nhân thải loại ra môi trường sống các chất thải loại ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt. Thải chất thải sau quá trình sản xuất không qua xử lý vào môi trường. Từ các chất thải này làm cho môi trường không đảm bảo trong lành, sạch đẹp, làm mất cân bằng sinh thái. Từ đó làm cho môi trường suy thoái, làm thay đổi chất lượng môi trường, thành phần môi trường tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới cộng đồng dân cư của vùng đó. Thải chất thải các loại rắn, lỏng, khí vượt quá giới hạn cho phép ra môi trường. Gây tiếng ồn độ rung vượt quá giới hạn cho phép vào những thời gian nhất định, làm ảnh hưởng tới cuộc sống. Từ năm 1990 đến 1996 trong quá trình khai thác than ở khu vực Đông Triều đã loại đất,  đá thải, gây bồi lấp lòng hồ Nội Hoàng. Lòng hồ bị bồi lấp, thu hẹp, chia các thành nhiều hồ nhỏ, dung tích chứa bị thu hẹp hơn 20%. Ngoài ra nước hồ bị axít hoá mạnh. Việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho dân cư thuộc ba xã vùng ven hồ bị ảnh hưởng. Hệ thống thuỷ lợi bị giảm chất lượng. Công ty khai thác khoáng sản Quỳ Hợp sử dụng công nghệ tuyển  để khai thác quặng thiếc. Trong quá trình rửa quạng, đất sét đã  tạo nên lớp bồi lắng làm mất lớp đất canh tác của đất trồng lúa. Tại mỏ than Na Dương, do không có biện pháp xử lý nước từ moong và  do hàm lượng lưu huỳnh quá cao trong than đã làm cho nước thải  đọng lại chứa hàm lượng axít cao, làm ô nhiễm sông  Kỳ Cùng, đặc biệt là mùa mưa. Trong thời gian từ 5/1994 đến 4/1999 chỉ riêng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xẩy ra 5 vụ tràn dầu với số lượng dầu các loại được đưa vào môi trường, vụ nhiều nhất là 1680 tấn và  vụ ít nhất là 32 tấn. Những hành vi vi phạm trên là nguyên nhân xẩy ra tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại.

 

3. Tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường giữa hai bên hoặc nhiều bên. Câu hỏi là "Ai phải trả tiền bồi thường thiệt hại?"

 

Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại diễn ra ở hai mối quan hệ:

 

Thứ nhất giữa bên gây ô nhiễm và làm thiệt hại về vật chất, sức khoẻ con người với bên bị ô nhiễm, bị thiệt hại. Tranh chấp này thường được thể hiện qua việc bên bị thiệt hại gửi đơn,  thư  đến các cơ quan có trách nhiệm để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra hậu quả, với yêu cầu đòi bồi thường các thiệt hại. Trong nhiều  trường hợp, thành phần môi trường bị ô nhiễm, suy thoái là thuộc sở hữu của Nhà nước, chưa giao cho tổ chức, cá nhân cụ thể quản lý và sử dụng như  đất rừng, nước trên các dòng sông, nguồn lợi hải sản biển trên biển... Những trường hợp này, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp (Uỷ ban Nhân dân, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường), với tư cách là đại diện cho Nhà nước quản lý các thành phần môi trường là một bên bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường sẽ thực hiện quyền đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là tranh chấp giữa các bên cùng gây ra ô nhiễm. Thông thường là đổ lỗi cho tổ chức, cá nhân khác và từ chối trách nhiệm của mình. Có tình trạng này vì hầu hết các khu công nghiệp, các thị tứ, dọc các sông ngòi do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên có nhiều nhà máy, xí nghiệp cùng được bố trí gần nhau. Vì vậy rất nhiều trường hợp ô nhiễm, suy thoái môi trường xẩy ra đều là do hậu quả kết hợp của nhiều nguồn ô nhiễm gây ra. Vụ ô nhiễm sông Vàm Cỏ Tây tháng 2/1998 không chỉ do nguồn thải của Công ty đường Bourbon,  kèm theo đó là nguồn thải của 9 cơ sở chế biến khoai mỳ cùng thải vào sông Vàm Cỏ Tây. Vụ ô nhiễm năm 1994 làm giảm năng suất lúa bị ô nhiễm do khói  của 100 lò gạch cùng hoạt động ở xã Việt Thắng, huyện Quế Võ. Vụ tràn dầu làm chết hàng loạt cá lồng nuôi ở sông La Ngà vào tháng 3/2000 cũng tương tự. Nguyên nhân gây chết cá không chỉ là do dầu tràn từ Công ty đường La Ngà mà cả từ nước thải của Công ty men Mauri. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ việc nuôi thả cá với mật độ quá dầy.

Vì vậy không chỉ tranh chấp giữa tổ chức, cá nhân người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường mà có cả tranh chấp giữa những cơ sở gây thiệt hại với nhau về trách nhiệm phải bồi thường và khôi phục hiện trạng môi trường

 

II. Những yêu cầu xuất hiện khi xây ra tranh chấp

 

Khi ô nhiễm môi trường dẫn tới hậu quả gây ra thiệt hại vật chất, sức khoẻ và đã có kết luận về nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm, bên bị thiệt hại  đưa ra các yêu cầu sau để tranh chấp, đòi bồi thường dưới dạng:

 

+ Thiệt hại về vật chất: Bên bị thiệt hại đòi bồi thường thông qua việc thống kê số vật chất bị thiệt hại  bao gồm theo lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi; lâm nghiệp; ngư nghiệp (tôm, cá, động, thực  vật); công nghiệp; du lịch cảnh quan và đa dạng sinh học. Có thể điểm qua một số trường hợp cụ thể như năng suất lúa, năng suất cây trồng bị giảm (các vụ ô nhiễm khói lò gạch ở Bắc Ninh. Bắc Giang, Hà Tây, Đồng Tháp); thủy, hải sản bị chết (vụ nước thải của Công ty đường Bourbon - Tây Ninh, vụ tàu Nepture Arcs - Thành phố Hồ Chí Minh, vụ ô nhiễm sông La Ngà - Đồng Nai);  giảm khả năng canh tác của đất (vụ Công ty Kim loại màu Quỳ Hợp - Nghệ An); làm mất khả năng sử dụng, ô nhiếm nguồn nước (vụ nước thải của Công ty dệt nhuộm Thế Hoà - Bình Dương); ô nhiễm không khí gây thiệt hại hại sức khoẻ và ảnh hưởng sinh hoạt  (khói bụi Nhà máy điện Phả Lại - Hải Dương); Tất cả thiệt hại được quy thành tiền để đưa ra  tranh chấp, đòi bồi thường.

+ Thiệt hại về sức khoẻ: Các chất thải độc hại chứa nhiều hợp chất được vận chuyển, chôn lấp không đúng quy định gây tác hại tới sức khoẻ. Công ty dịch vụ môi trường Biên Hoà vận chuyển rác thải chứa nhiều chất độc của thuốc trừ sâu làm ô nhiễm không khí, gây ngộ độc cho nhiều người ở thành phố Biên Hoà. Xí nghiệp thuốc sát trùng Bình Triệu gia công thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm photpho hữu cơ và cácbonate đã sử dụng các hố chôn và tiêu huỷ thuốc không đảm bảo kỹ thuật, đã gâyô nhiễm các giếng nước tại xã Lai Uyên và đã phải tổ chức khám bệnh cho 43 người trong vùng ô nhiễm. Tồn trữ thuốc trừ sâu không đảm bảo điều kiện, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và ô nhiễm nguồn nước (vụ kho thuốc DDT gửi trong nhà  ông N.V.X - Hà Tĩnh).

+ Các bên gây thiệt hại tranh chấp trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại: Đối với những vụ gây ô nhiễm do nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra, cùng chịu trách nhiệm thường diễn ra  tranh chấp về trách nhiệm.  Ai chịu trách nhiệm chính. có cùng chịu trách nhiệm hay không, chịu trách nhiệm đến bao nhiêu phần trong tổng số thiệt hại chung. Đây là những nội dung phức tạp vì liên quan đến hàng loạt câu hỏi phải làm rõ như loại chất thải, tác hại đến môi trường, sự tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay lâu dài, công suất, nguồn thải và tải lượng so sánh giữa các cơ sở khác nhau. Từ đó làm cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp, phân chia trách nhiệm trong việc giải quyết hậu quả, trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân hoặc nhiều tổ chức, cá nhân (vụ xác định trách nhiệm bồi thường của Công ty đường Bourbon và 9 hộ chế biến màu - Tây Ninh, vụ cá chết trên sông La Ngà và trách nhiệm giữa Công ty đường La Ngà, Công ty men Mauri và nguyên nhân chủ quan của hàng trăm hộ nuôi cá lồng, trách nhiệm của từng chủ lò gạch trong các vụ nhiều lò gạch cùng gây ô nhiễm, giảm  năng suât lúa ở Hải Dương, Bắc Giang). Đó là những điển hình của việc tranh chấp giữa các chủ thể gây ô nhiễm khi họ phân chia trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó khi đã xác định được tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khác phục hiện trạng môi trường thì tranh chấp về phương thức bồi thường như trả tiền bồi thường một lần hay trả nhiều lần. Trả cho từng hộ trên cơ sở số thiệt hại của họ hay bình quân. Trả trực tiếp đến từng hộ bị thiệt hai hay thông qua chính quyền hay tổ chức nào khác. Bồi thường trực tiếp bằng tiền hay thông qua việc xây dựng các công trình phức lợi để toàn thể dân cư trong vùng được thụ hưởng chung. Tuy nhiên, điều gây tranh chấp nhiều nhất là phương pháp để xác định giá trị hiện vật (hoa màu, sinh vật, tài sản khác), sức khoẻ, điều kiện lao động bị thiệt hại, giảm sút  do ô nhiễm, suy thoái gây ra.

+ Tranh chấp, đòi hỏi bên gây thiệt hại môi trường phải có các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái, khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Đây là đòi hỏi chính đáng và thiết thực mà bên bị thiệt hại thường đưa ra. Đối với môi trường, nếu chỉ bồi thường thiệt hại thì chưa đủ tác dụng và hiệu lực làm cho những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm nhận thức  đầy đủ về tác hại do hành vi của mình gây ra. Vì trong hầu hết các trường hợp, số tiền bồi thường nhiều nhất cũng chỉ đủ đề bù đáp thiệt hại vật chất trước mắt. Việc môi trường bị  huỷ hoại, hoặc suy thoái không thể phục hồi lại trong thời gian ngắn.  Môi trường đã bị huỷ hoại không được khôi phục thì vấn đề bảo vệ môi truờng sẽ là vô nghĩa. Vì vậy, đòi hỏi phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu rất có ảnh hưởng đối với người gây ô nhiễm. Tổng Công ty than đã phải đóng góp 2 tỷ đồng để cải tạo, khôi phục hiện trang hồ Nội Hoàng, đóng góp 1 tỷ đồng để cải tạo hồ Yên Dũng.

 

 III. Tình hình giải quyết tranh chấp:

 

  1. - Trước khi Luật Bảo vệ môi trường ban hành

 

Việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp về môi trường trước khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành chưa được đặt ra cấp thiết như hiện nay. Có thể do các nguyên nhân sau:

 

Thứ nhất, trước khi có Luật Bảo vệ môi trường, một số luật, pháp lệnh như Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.. đã đề cập đến một số khía cạnh nhất định trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên chỉ đề cập những khía cạnh riêng rẽ, bảo vệ những thành phần nhất định của từng lĩnh vực. Nhận thức chung của xã hội về sự cấp thiết của bảo vệ môi trường chưa cao. Cộng đồng dân cư chưa ý thức được quyền của mình được sống trong một môi trường trong lành. Vì vậy việc tranh chấp về môi trường với góc độ là quyền lợi của mình cần bảo vệ chưa nhiều. Khi bị thiệt hại về môi trường, các tổ chức và cá nhân chưa biết căn cứ vào những quy định nào, tại văn bản nào và chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nên họ chưa biết gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan nào.

 

Thứ hai, những năm trước khi có Luật Bảo vệ môi trường, tốc độ công nghiệp hoá của nước ta chưa cao. Vì vậy tác động của môi trường đến cuộc sống chưa nhiều, chưa mạnh mẽ. Hậu quả của các vi phạm về môi trường, huỷ diệt môi trường chưa thấy hậu quả ngay và chưa được xã hội quan tâm đúng mức.

 

Thứ ba, trước khi Luật Bảo vệ môi trường, những sự cố gây thiệt hại nhiều về môi trường, ví dụ do quá trình khai thác, vận chuyển dầu khí gây ra không phải là không xẩy ra. Những vụ được ghi nhận như  Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro gây ra hai sự cố tràn dầu trong quá trình khai thác tại mỏ Bạch Hổ vào năm 1992. Năm 1993 xẩy ra sự cố phun dầu, khí tại giếng khoan thăm dò tại mỏ Lan Tây của nhà thầu BP. Những vụ tràn dầu trên gây nhiều thiệt hại cho môi trường biển sau khi sự cố xẩy ra. Trong khi những sự cố tràn dầu khi đã xẩy ra thì khả năng thu gom dầu tràn rất khó thành công. Những cơ quan có khả năng xử lý, thu gom chỉ có thể khắc phục một phần hậu quả đã xẩy ra. Tuy nhiên vì chưa có những quy định cụ thể, do thiếu cơ quan quản lý chuyên trách về bảo vệ môi trường nên những sự việc nêu trên không được phát hiện và quy trách nhiệm cho tổ chức gây ra sự cố ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại cho Nhà nước.

 

  1. - Từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực

 

2.1. Nhìn chung, trong giai đoạn 1996-2000, toàn ngành quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã tiến hành thanh tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường  đối với  19.946 lượt cơ sở và đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 7.479 lượt cơ sở, trong đó phạt cảnh cáo 4.306 lượt cơ sở và phạt tiền 3.173 lượt  cơ sở với tổng số tiền phạt là 2.496,73 triệu đồng. Hành vi vi phạm chính là: không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc không thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm chiếm 76%; gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, không xử lý chất thải chiếm 18%; vi phạm trong xử lý chất thải chiếm 3,7%; vi phạm về gây ô nhiễm bởi tiếng ồn, độ rung chiếm 1,2%. Bên cạnh việc xử lý vi phạm, chấm dứt vi phạm, quan trọng hơn là ý thức chấp hành pháp luật và ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và các cơ sở sản xuất- kinh doanh  được nâng lên, hiệu lực quản lý Nhà nước cũng được tăng cường. So với năm 1999, trong 6 tháng đầu năm 2000, tỷ lệ cơ sở có hành vi vi phạm so với cơ sở thanh tra giảm từ 23,3% xuống còn 13,8%. Số tiền phạt giảm 48.4%. Theo quy định của Luật BVMT, Bộ và các sở còn áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong hơn 5 năm qua đã xác định nhiều tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại về môi trường và hoà giải để các bên bồi thường cho nhau.         

 

Căn cứ kết quả khảo sát về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại về môi trường từ 4/1994 đến 4/1999 được thống kê từ 34/61 tỉnh, thành phố bao gồm: Khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Lao Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang); Vùng đồng bằng Bắc Bộ (Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định); Vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên-Huế); Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kom Tom, Ninh Thuận, Quảng Nam); Vùng Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng); Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Đồng Tháp) cho thấy:

Chỉ tính riêng tại các tỉnh, thành phố này, đã thanh tra tại 2.274 cơ sở, đã phát hiện 2.280 hành vi vi phạm quy định của Nghị định 26/CP ngày 26/3/1996 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Căn cứ kết quả thanh tra đã quyết định cảnh cáo 1.033 cơ sở và phạt tiền 1.241 cơ sở. Các cơ sở vi phạm quy định tại các điều sau: Điều 6 chiếm 76%, Điều 9: 18%, Điều10: 0,08%; Điều11: 0,04%; Điều 12: 0,2%; Điều 15: 3,17%; Điều 16: 0,04% và Điều 17:1,18%. Nội dung vi phạm dẫn đến phải bồi thường thiệt hại là tràn dầu gây thiệt hại nguồn lợi thuỷ sản (vụ tàu Nepture Aries , tàu Gemini), tràn dầu ra ruộng lúa gây chết lúa (vụ Nhà thầu Arizol), nước thải gây thiệt hại nguồn lợi thuỷ sản (vụ Công ty Vedan), khí thải gây thiệt hại cây trồng (vụ Công ty Kinh Minh), vận chuyển rác thải độc hại gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khoẻ cho người (vụ Công ty Môi trường đô thị Biên Hoà), chôn lấp rác thải độc hại không đúng quy định, gây ô nhiễm nguồn nước và đất (vụ Công ty thuốc sát trùng Bình Triệu), Khói lò gạch làm chết cây trồng và làm giảm năng suất lúa (vụ Xí nghiệp gạch ngói 22/12 Nghệ An, Xí nghiệp gạch Mộc Bắc, Hà Nam, các lò gạch ở huyện Yên Phong, Thuận Thành Bắc Ninh).

 

Theo quy định của Nghị định 26/CP thì các hành vi vi phạm tại Điều 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, không chỉ bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền, mà còn bị buộc bồi thường thiệt hại, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của môi trường do hành vi làm ô nhiễm môi trường. Thực hiện quy định này, đến nay đã có 10/34 sở được khảo sát đã thực hiện việc buộc cơ sở gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị ô nhiễm. Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền cho bên bị thiệt hại. Bên cạnh đó còn có hình thức bồi thường thiệt hại cho cư dân vùng bị ô nhiễm thông qua việc cơ sở gây ô nhiễm đầu tư xây dựng các cơ sở phúc lợi cho cư dân trong vùng (xây trạm xá, trường học, cải thiện điều kiện sống như làm đường giao thông)

Với phương thức như vậy, đến nay tại 10 tỉnh, thành phố các cơ sở gây ô nhiễm đa bồi thường được 9.184 triệu đồng (chưa  kể vụ tàu Neptunre Aries bồi thường thiệt hại 4,2 triệu đôla Mỹ và Công ty Vêdan "hỗ trợ" 15 tỷ đồng).

 

Sở KH,CN&MT Đồng Nai là sở đã thông qua công tác thanh tra, xác định mức độ thiệt hại và hoà giải để bên gây thiệt hại bồi thường với số tiền là 16,243 tỷ (trong đó công ty Vêdan là 15 tỷ); Sở KHCN&MT Quảng Ninh chủ trì đòi bồi thường 6,3 tỷ đồng; Sở KHCN&MT Nghệ An đã chủ trì hoà giải bồi thường 530 triệu đồng; Sở KHCN&MT Thái Bình giải quyết bồi thường được 336 triệu đồng.

 

Dưới đây là 10 vụ gây ô nhiễm môi trường sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực và phải bồi thường nhiều nhất là:

          1. Tàu Neptunre Aries                                 4,2 triệu đôla Mỹ

          2. Công ty Vêdan                                        15 tỷ đồng

          3. Tàu Gemini                                                 600 ngàn đôla Mỹ

4. Công ty Kim loại màu Nghệ An              508 triệu đồng

          5. Công ty dệt nhuộm Thế Hoà                             430 triệu đồng

          6. Công ty Pouchen                                     360 triệu đồng

          7. Công ty khai thác dầu khí Thái Bình       336 triệu đồng

          8. Tàu Gemini                                             250 triệu đồng

          9. Công ty đường La Ngà                                      186 triệu đồng

10. Công ty đường Bourbon                       50 triệu đồng

 

2.2. Một số vụ điển hình

 

  • Vụ đền bù thiệt hại do tràn dầu: Tàu dầu Neptune Aries (N.A) chở 22.000 tấn dầu DO trong khi cập cầu cảng Cát Lái đã đâm vào cầu cảng và làm tràn dầu ra môi trường 1528 tấn dầu vào lúc 13 giờ 35 ngày 03/10/1994. Ngoài ra còn có 150 tấn xăng tràn ra từ hệ thống ống dẫn của cầu cảng. Đến 22 giờ, váng dầu đã lan tới khu vực Nhà Bè theo hai sông Lòng Tàu và Nhà Bè cách khu vực xẩy ra sự cố khoảng 40- 50 km. Sau đó, do thuỷ triều, váng dầu lại bị đẩy ngược lên thượng lưu theo sông Sài Gòn và Đồng Nai cách nơi xẩy ra sự cố 4-5 km. Sau 15 ngày, diện tích bị ảnh hưởng bao gồm 65.000 ha, trong đó diện tích bị ô nhiễm nặng nhất 40.000 ha. Sự cố trên đã gây ra rối loạn môi trường trên diện rộng thể hiện ở các mặt: làm tăng độ đục của nước; làm giảm lượng oxy hoà tan; làm tăng hàm lượng BOD; làm tăng ni- tơ nên xẩy ra tình trạng phú dưỡng hoá; làm giảm 60% thực vật phiêu sinh và 40% động vật phiêu sinh; thảm thực vật ven sông bị huỷ hoại, rừng ngập mặn bị ảnh hưởng; diện tích trồng lúa bị thiệt hại rõ nét và trầm trọng nhất, lúa chết ngay hoặc thối dần.

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi kiện chủ tàu trước Toà án Nhân dân thành phố. Sau nhiều cuộc thương lượng tại Toà án, với thiện chí và sự hiểu biết của cả hai bên nên đã đi đến nhân nhượng và hoà giải. Uỷ ban nhân dân thành phố rút  đơn khởi kiện và phía chủ tàu bồi thường với tổng số tiền là 4,2 triệu đôla Mỹ bao gồm các chi phí: Đền bù thiệt hại kinh tế trước mắt cho khu dân cư; các chi phí cho hoạt động ứng cứu, nghiên cứu khảo sát, tư vấn kỹ thuật, pháp luật và đánh giá tác động môi trường, tổ chức khôi phục môi trường bị ô nhiễm.   

 

  • Vụ đền bù thiệt hại do ô nhiễm nước, gây chết cá ở Tây Ninh: Ngày 14/02/1998 cá trên rạch Tây Ninh bị chết hàng loạt. Ngày 16/02/1998 Sở KHCN&MT Tây Ninh tổ chức khảo sát dọc rạch và cùng chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận thời điểm cá bị chết nhiều nhất và lấy các mẫu nước tại các vị trí này. Ngày 17/02/1998 cá cảnh nuôi lồng trên sông Vàm Cỏ Tây (là nơi rạch Tây Ninh đổ nước vào) lại bị chết hàng loạt. Ngày 18/02/1998 Sở KHCN&MT, chính quyền địa phương lập biên bản xác định số lượng cá chết cụ thể tại từng điểm. Tiếp tục lấy mẫu nước sông tại nhiều điểm trên khu vực cá bị chết.

 

Sau khi có kết quả phân tích mẫu nước đã tiến thanh tra tình hình kiểm soát ô nhiễm tại Công ty đường Bourbon và 9 cơ sở sản xuất bột mì có nguồn phát thải vào sông Vàm Cỏ Tây. Từ kết quả thanh tra và sau khi đã loại trừ nguyên nhân dịch bệnh của cá đã nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Tây dẫn tới cá chất là do sự cố của Công ty đường gây ra là chính. Cũng qua phân tích thành phần mẫu nước tại các điểm các chết nhận định có thành phần nước thải của 9 cơ sở chế biến bột mì.

 

Thông qua số liệu phân tích thành phần nước thải và tổng sản lượng thải của Công ty, thành phần nước sông Vàm Cỏ Tây, tốc độ dòng chảy và thời gian lan truyền của nước thải, thời điểm xảy ra sự cố của Công ty (sau khi loại trừ các nguyên nhân khác như dịch bệnh) đã buộc Công ty đường Bourbon thừa nhận là bên chủ yếu gây ra ô nhiễm tại các vị trí và các ngày nói trên. Đồng thời 9 cơ sở chế biến bộtmì cũng được mời họp để xem xét các kết quả phân tích và họ cũng thừa nhận có góp phần làm ô nhiễm nước sông, dẫn tới cá chết. Các hộ dân bị thiệt hại đã được thông báo kết quả xác định nguyên nhân ô nhiễm. Họ đã thống kê và đòi bồi thường thiệt hại do cá cảnh nuôi lồng bị chết là 125 triệu đồng. Trên cơ sở hoà giải, dưới sự hướng dẫn của Sở KH,CN&MT, Công ty đường chịu trách nhiệm bồi thường 50 triệu đồng. Các hộ chế biến mì cũng có phần trách nhiệm trong việc làm ô nhiễm sông (căn cứ kết quả phân tích mẫu nước) nên chấp nhận bồi thường 7 triệu đồng. UBND huyện chịu trách nhiệm phân chia số tiền trên đến từng hộ gia đình căn cứ trên mức độ thiệt hại và cân đối giữa các hộ với nhau. Kết quả giải quyết là thoả đáng. Công ty đường và nhân dân đều đồng tình.

 

  • Vụ đền bù thiệt hại do ô nhiễm không khí: Việc xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại, giảm năng suất lúa làm cơ sở cho việc bồi thường thiệt hại do các lò gạch ở xã Đông Xuyên - Yên Phong và xã Song Hồ - Thuận Thành gây ra có phần phức tạp hơn. Trước tiên bằng số liệu về khối lượng than cám sử dụng cho việc sản xuất gạch thủ công phải chứng minh cho các chủ lò gạch nhận thấy hàng ngày các lò gạch đã đưa vào môi trường trong khu vực khối lượng lớn các khí độc hại : CO, CO2, SO2, SO3, H2S. Sau đó, sưu tầm số liệu thống kê của cơ quan thống kê địa phương về năng suất thu hoạch trung bình của những thửa ruộng này trong những năm trước đây khi chưa có các lò gạch. Phải tổ chức gặt đại diện trên những thửa ruộng này để cho thấy năng suất bị giảm ra sao sau khi có các lò gạch hoạt động. Đồng thời gặt đại diện ở những khu vực không bị ảnh hưởng của khói lò gạch để loại trừ nguyên nhân giảm năng suất do thời tiết, sâu bệnh. Từ đó, tính sơ bộ số thiệt hại do năng suất thu hoạch giảm làm cơ sở cho việc thương lượng để bồi thường thiệt hại. Với phương thức như vậy đã làm cơ sở cho các xác định trách nhiệm và mức đền bù thoả đáng. Chủ các lò gạch xã Song Hồ-Thuận Thành chấp nhận bồi thường cho các hộ nông dân bị thiệt hại 199 triệu đồng.

 

  • Vụ đền bù thiệt hại do ô nhiễm đất ở Hà Tĩnh: Tuy nhiên, không phải lúc nào việc xác định thiệt hại và hướng dẫn cho các bên thương lượng cũng gặp thuận lợi. Trường hợp ông N.H.X ở Hà Tĩnh là một trong những trường hợp như vậy. Từ 1965 kho thuốc DDT đã được đặt tại vườn nhà Ông. Trải qua nhiều năm tháng, đã gây ô nhiễm cho vùng đất, hai giếng nước, không khí và ảnh hưởng tới sức khoẻ của gia đình. Đến nay, theo đề nghị của Sở KHCN&MT Hà Tĩnh, cấp có thẩm quyền đồng ý xây bể để chôn, cách ly tất cả số DDT còn lại và phần đất đã bị nhiễm thuốc. Đồng thời cấp đất, di chuyển gia đình Ông X. ra khu vực khác. Nhà nước cấp 400m2 đất, kinh phí di chuyển nhà (tháo dỡ, vận chuyển nhà, bù vật liệu, làm lại các công trình phụ như đào giếng, khu vệ sinh, sân phơi, khu chăn nuôi, đền bù tất cả cây ăn quả, cây lấy gỗ và hỗ trợ chính sách) với tổng số tiền là 19,5 triệu đồng. Tuy nhiên ông X đề nghị kinh phí di chuyển với tổng số tiền là 54,2 triệu đồng. Việc thương lượng diễn ra từ 7/1996 đến nay vẫn chưa thống nhất được mức bồi thường.

 

Trong giai đoạn 1996-2000, chỉ riêng các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đã nhận được trên 4.000 đơn tố cáo hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Trong đó tới 90% đơn có  kèm theo yêu cầu đòi bồi thường tài sản bị thiệt hại và sức khoẻ bị giảm sút. 

 

IV. Thực tế áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp

 

Căn cứ các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường, trong thời gian qua, Thanh tra bảo vệ môi trường các cấp đã thực hiện việc buộc các cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường thiệt hại cho bên bị ô nhiễm, hoặc hoà giải để các bên tự thoả thuận mức bồi thường, phương thức bồi thường.

 

Sau khi xác định và chấp nhận bồi thường thiệt hại về môi trường, có cơ sở thực hiện ngay việc bồi thường như tháng 4/1997 nhà thầu Azoil làm tràn dầu do thử vỉa thì ngay trong tháng đã thực hiện bồi thường 200 triệu đồng, tháng 6/1999 chất thải dàn khoan tràn ra ruộng lúa tại giếng khoan D.14-4 đã thực hiện việc bồi thường ngay trong tháng. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại không phải khi nào cũng thuận. Nhiều cơ sở khác từ khi gây ra ô nhiễm môi trường cho đến khi thực hiện xong việc bồi thường kéo dài hàng năm. Như Công ty Pouchen năm 1995 gây ô nhiễm đến 2/1997 thực hiện bồi thường 290 triệu đồng. Năm 1997 tiếp tục gây ô nhiễm đến 4/1998 thực hiện bồi thường 70 triệu đồng. Công ty dệt nhuộm Thế Hoà năm 1996 gây ô nhiễm, đến 9/1997 thực hiện bồi thường, năm 1997 tiếp tục gây ô nhiễm đến 9/1998 thực hiện việc bồi thường 159 triệu đồng, năm 1998 tiếp tục gây ô nhiễm và đến 6/1999 bồi thường thiệt hại 213 triệu đồng. Mức bồi thường lần sau cao hơn lần trước.

 

Việc bắt buộc, hoặc hoà giải để các cơ sở gây ô nhiễm bồi thường thoả đáng không chỉ đáp ứng đòi hỏi của những người bị thiệt hại do bị ô nhiễm môi trường, mà còn làm tăng trách nhiệm vật chất của các cơ sở gây ô nhiễm. Từ đó làm cho các cơ sở này thận trọng hơn trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, sản xuất phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Công ty Kim loại màu Nghệ An từ năm 1995 đến nay, năm nào cũng phải bồi thường thiệt hại do nước thải sau tuyển khoáng chứa nhiều bùn làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống. Chỉ từ đầu năm 1999, sau khi đầu tư đắp đập, xây dựng hồ lắng bùn nước thải mới chấm dứt việc phải bồi thường thiệt hại.

 

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương không chỉ xác định nguyên nhân ô nhiễm, mức độ thiệt hại vật chất, mà còn buộc các có sở có các biện pháp khắc phục khác để xử lý triệt để nguồn ô nhiễm. Công ty Vạn Huê- Bình Dương, không chỉ phải bồi thường 17,9 triệu đồng cho 32 hộ dân vào tháng 6/1996 mà còn phải chi phí hơn 80 triệu đồng để nạo vét kinh mương, xây dựng hệ thống cống thải ngầm, xây dựng hồ lắng cặn. Công ty Daso- Bình Dương, ngoài việc bồi thường 44,5 triệu đồng cho 50 hộ dân còn phải cải tạo toàn bộ khu chứa dầu, hệ thống xử lý nước thải hiện có.

 

1- Xác định thiệt hại, mức, hình thức, và phương thức bồi thường:

 

  • Xác định mức độ thiệt hại: Đây là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Hiện nay, những phương pháp thường được sử dụng là:

 

Phương pháp thứ nhất là so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản lượng, sức khoẻ trước và sau khi bị ô nhiễm và suy thoái môi trường. Ví dụ như tài sản, được đánh giá thông qua sản lượng tấn/ha/vụ bị giảm so với trước khi môi truờng bị ô nhiễm bởi các loại khí độc hại. Sản lượng giống, loài bị suy giảm do nguồn nước bị ô nhiễm. Lượng khách du lịch bị giảm sút thể hiện qua doanh số khách lưu trú bị giảm. Lượng khách tham quan, du lịch vui chơi giải trí bị giảm sút, nguồn thu giảm so với trước khi bị ô nhiếm. Môi trường tự nhiên bị ảnh hưởng thông qua chỉ tiêu các loài, giống, nguồn gen bị giảm.

 

Để tính thiệt hại do ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước cần:

+ Xác định tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái và chịu trách nhiệm bồi thường, bằng cách: Xem xét công nghệ của các cơ sở có liên quan trong vùng có khả năng tác động đến khu vực môi trường bị ô nhiễm. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường tại từng cơ sở xem có vượt chỉ tiêu cho phép không. Kiểm tra các chỉ tiêu tại nơi bị ô nhiễm xem có vượt mức cho phép không và những chỉ tiêu nào là vượt. Thống kê số cơ sở có chỉ tiêu tại cơ sở và tại nơi bị ô nhiễm, gây ra thiệt hại, vượt mức cho phép

+ Xác định phạm vi, đối tượng bị thiệt hại: Khu vực bị thiệt hại nặng, khu vực bị thiệt hại trung bình và khu vực bị thiệt hại nhẹ. Thống kê lĩnh vực bị thiệt hại: Nông lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, ngư nghiệp, công nghiệp, cảnh quan du lịch, đa dạng sinh học và sức khoẻ con người.

+ Xác định mức thiệt hại đối với từng lĩnh vực bằng cách: Khảo sát, thống kê, đánh giá sản lượng thu hoạch trung bình của mùa, vụ, năm bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác, sản xuất. Khảo sát, thống kê, đánh giá sản lượng thu hoạch trung bình của mùa, vụ, năm  không bị ô nhiễm có cùng điều kiện canh tác. So sánh số liệu, đánh giá bằng tiền mức độ giảm sút  của trước và sau khi bị ô nhiễm, suy thoái môi trường cho từng khu vực bị ô nhiễm nặng, trung bình và nhẹ.

+ Tổng số tiền thiệt hại do giảm năng suất thu hoạch cây trồng, vật nuôi, giảm năng suất lao động và giảm sức khoẻ được sử dụng làm cơ sở để thương lượng đòi bồi thường thiệt hại.

 

Phương pháp thứ hai là đánh giá thiệt hại thông qua chi phí giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. Cơ sở của phương pháp này là thiệt hại gây ra cho môi trưòng được tính bằng tổng chi phí các nguồn gây ô nhiễm đạt tới mức được thải ra môi trường mà không gây ô nhiễm. Khi cơ sở đầu tư để xử lý chất thải của một khu vực sẽ không gây ra ô nhiễm, không có thiệt hại cho cộng đồng. Như vậy, nếu môi trường bị ô nhiễm, số thiệt hại ít nhất sẽ bằng tổng số chi phí để xử lý nguồn ô nhiễm để giữ cho môi trường nguyên trạng ban đầu. Cần nhớ rằng chi phí xử lý, giữ cho môi trường hiệu quả đến đâu cũng không thể khắc phục những hậu quả lâu dài, trở lại hiện trang môi trường ban đầu. Vì vậy, tổng chi phí bỏ ra để bồi thường sẽ thấp hơn tổng thiệt hại gây ra.         

 

Phương pháp thứ ba là đánh giá thông qua theo hiệu quả sử dụng. Phương pháp này dựa trên cơ sở bên gây ô nhiếm môi trường phải đền bù cho bên bị ô nhiễm đúng bằng chi phí mà người bị ô nhiễm phải bỏ ra để xử lý ô nhiễm, để loại bỏ các yếu tố ô nhiễm như: Các chi phí lắp đặt hệ thống xử lý không khí, xử lý nước sinh hoạt và nước sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản. Các chi phí để xử lý đất bị ô nhiễm, chi phí phục hồi lại độ phì nhiêu của đất, các chi phí cho con người buộc phải bỏ ra để chuyển đổi hoạt động của  mình, các chi phí do giá trị sử dụng cơ sở hạ tầng bị giảm sút và các hoạt động dịch vụ bị suy giảm nguồn thu. Tổng chi phí này nhằm triệt tiêu nguồn gốc gây ô nhiễm và bồi đắp lại thiệt hại do môi truờng bị ô nhiễm nên chi phí bỏ ra để khắc phục cao hơn thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. 

 

Phương pháp thứ tư là đánh giá thiệt hại sức khoẻ do bị ô nhiễm môi truờng bao gồm toàn bộ chi phí y tế như chi phí chăm sóc sức khoẻ thường xuyên, khám bệnh định kỳ, chữa bệnh khi đau ốm, chi phí thuốc men  của người bệnh  và thiệt hại về ngày công lao động trong quá trình bị ô nhiễm.

 

Điều cần lưu ý là những phương pháp xác định thiệt hại nêu trên chỉ mới tính đến thiệt hại trực tiếp, trước mắt cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng và thông thường được bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại do ô nhiễm. Trong khi đó tổng số chi phí  bồi thường do người gây thiệt hại cho môi trường trả phải bao gồm: chi phí bồi thường cho người bị thiệt hại trực tiếp, chi phí để xử lý,  khôi phục lại hiện trạng môi trường, chi phí cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết các công việc kỹ thuật và hành chính đối với hành vi vi phạm.gây ra cho môi trường.

 

Hiện nay, phương pháp được áp dụng phổ biến để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại là phương pháp thứ nhất, so sánh năng suất, sản lượng bị giảm sút do bị ô nhiếm kết hợp với phương pháp thứ tư, đánh giá thiệt hại về sức khoẻ.

 

  • Mức bồi thường: Bằng những phương pháp tính giá trị thiệt hại tài sản và sức khoẻ như trên và quy thành tiền, các bên có cơ sở để tiến hành thương lượng, hoà giải và thoả thuận mức bồi thường. Trong hầu hết các trường hợp, bên bị thiệt hại thường thống kê, xác định tổng số thiệt hại cao hơn nhiều so với mức mà bên gây ô nhiễm chấp nhận. Vụ tàu dầu Neptunre Aries số thiệt hại do 1.500 hộ dân thống kê và yêu cầu bồi thường lên đến 20 triệu US$, thực tế sau thương lượng bồi thường 4 triệu US$. Vụ ô nhiễm sông Vàm Cỏ Tây, các hộ bị thiệt hại yêu cầu bồi thường 125 triệu đồng. Sau khi thương lượng, bên gây thiệt hại bồi thường 57 triệu đồng. Vụ ô nhiễm đất tại Hà Tĩnh, hộ dân bị thiệt hại yêu cầu bồi thường 54 triệu đồng, cơ quan có trách nhiệm chỉ đồng ý bồi thường 19 triệu đồng.

 

Tính đến 12/1998 mức bồi thường của  tổng số 41 vụ điển hình như sau:

- Dưới 50 triệu đồng                          26/41  chiếm 63,4%

- Từ 50 triệu đến 100 triệu                          1/41  chiếm   2,44%

- Từ 100 triệu đến 200 triệu                        5/41 chiếm 12,2 %

- Từ 200 triệu đến 500 triệu                        4/41 chiếm 9,76 %

- Từ 500 triệu đến 1000 triệu                      2/41 chiếm 4,88 %

- Trên 1 tỷ                                                   3/41 chiếm 7,32 %. 

  • Hình thức bồi thường: Hình thức bồi thường thiệt hại trong tranh chấp về môi trường hiện nay chủ yếu là quy thiệt hại ra tiền và bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên trong một số trường hợp ô nhiễm tác động trên diện rộng, khó xác định thiệt hại cho từng cá thể sống trong vùng (khói bụi của nhà máy xi măng, nhà máy điện) hoặc môi trường do Nhà nước quản lý (làm mất khả năng tích nước của hồ, suy thoái đất rừng), thì tiền đền bù thiệt hại được sử dụng chung cho cộng đồng. Như đầu tư  xây trạm xá, đường giao thông (bồi thường của Nhà máy điện Phả Lại đối với Bắc Ninh), khôi phục hệ thống hồ chứa nước, kênh mương (bồi thường của Tổng Công ty than đối với Đông Triều- Quãng Ninh).

 

Bên cạnh việc bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại, việc bồi thường gián tiếp thực hiện thông qua việc bên gây thiệt hại cho môi trường phải khắc phục hậu quả chung. Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh, bên cạnh việc đền bù thiệt hại 507 triệu đồng phải đắp đập lắng bùn Bản Hạt để ngăn chặn bùn không trôi vào ruộng lúa của dân. Công ty KD PT Nhà Bình Phước  ngoài việc đền bù thiệt hại trước mắt là 4.9 triệu đồng, phải cày xới  vùng ruộng bị tràn cao lanh, khôi phục lại trạng  thái ban đầu để nông dân có thể canh tác.

  • Phương thức bồi thường: Hầu hết đều thực hiện phương thức bồi thường một lần hết số tiền phải bồi thường (tàu Gemeni tháng 6/1996 gây ô nhiễm, tháng 7/1996  chi trả tiền bồi thường, Công ty cà phê Sơn La tháng 11/1996 gây thiệt hại, tháng12/1996 trả tiền bồi thường, nhà thầu AZOIL 4 lần gây thiệt hại cho môi trường thì  đã bồi thường ngay trong tháng). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp kéo dài thời gian hoặc bồi thừong qua nhiều lần (Công ty Thế Hoà 3 lần gây thiệt hại cho môi truờng, nhưng mỗi lần như vậy phải sau một năn mới chịu bồi thường).

 

 

 

  1. - Các cơ quan giải quyết

 

  • Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Bồi thường thiệt hại về môi trường là thuộc tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng. Đây là tình huống không mong muốn cho người  gây ô nhiễm và người bị thiệt hại  do ô nhiễm. Vì vậy, các cơ quan được phân công quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Uỷ ban Nhân dân các cấp, Bộ và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và tổ chức thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường các cấp) có trách nhiệm thực hiện các công việc để giải quyết việc bồi thường thiệt hại  khi có tranh chấp xẩy ra trong phạm vi quyền hạn của mình.

 

Theo đó, đối với những thiệt hại về môi truờng đến 1 triệu đồng, sau khi hoà giải, thương lượng mà các bên không chấp nhận, thì các cơ quan nêu trên có thẩm quyền quyết định mức bồi thường và các bên chấp nhận. Những thiệt hại trên 1 triệu đồng nếu không tự thoả thuận được thì giải quyết thông qua biện pháp khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án, Tuy nhiên trong hàng trăm vụ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trên 1 triệu đồng đã được giải quyết đều theo phương án là: các bên căn cứ vào tổng số thiệt hại do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khảo sát, tính toán và xác định làm cơ sở để thương lượng, cơ quan quản lý các cấp làm trung gian hoà giải và tổ chức để các bên thương lượng và chứng kiến sự cam kết của các bên để giải quyết các tranh châp. Các bên hầu hết lựa chọn phương án này để giải quyết tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Chỉ có duy nhất là vụ tàu Neptune Aries là khởi kiện ra Toà dân sự -Toà án nhân dân. Nhưng sau đó, cũng bằng con đường hoà giải bởi Toà án, việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường đã được quyết định thông qua thương lượng, Toà án không phải ra phán quyết.

 

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường còn phải có trách nhiệm xác định cụ thể tổ chức, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm và chịu đến bao nhiêu trong trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra ô nhiễm, dẫn đến hậu quả thiệt hại tài sản, sức khoẻ của tổ chức, cá nhân khác.

 

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, vai trò của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường là chủ yếu, mà cụ thể là hoạt động của tổ chức Thanh tra và quản lý Môi trường trực thuộc.  Ngoài ra còn phải kể đến vai trò của Uỷ ban Nhân dân các cấp, đặc biệt là Uỷ ban Nhân dân cấp Quận, Huyện, Phường, Xã.

 

  • Vai trò của Toà án: Theo số liệu khảo sát, đến thời điểm này, Toà án chưa thụ lý vụ kiện nào yêu cầu phán quyết về trách nhiệm dân sự trong tranh chấp, tố cáo yêu cầu bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường gây ra. Có thể do tâm lý các bên có liên quan muốn hoà giải để giải quyết nhanh, không mất án phí dân sự, không mất uy tín trong công việc làm ăn. Vì vậy, các bên không chủ động khởi kiện các vụ án dân sự đòi bồi thường thiệt hại do bị ô nhiễm môi trường trước cơ quan Toà án.

 

Tuy nhiên, trong thời gian tới rất có thể sẽ có những vụ tranh chấp phức tạp hoặc có yếu tố nước ngoài (họ quen con đường giải quyết bồi thường thông qua Toà án), nên lúc đó chắc chắn sẽ có những vụ đòi bồi thường thiệt hại  thông qua phán quyết của Toà án.

 

 V. Những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết tranh chấp về môi trường

 

  1. Thuận lợi:

 

 Những quy định cơ bản có tính nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi trường đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật  và Bộ luật Dân sự; những nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại; những hướng dẫn nghiệp vụ  của các tổ chức thanh tra bảo vệ môi truờng về phương pháp xác định mức độ thiệt hại, kỹ thuật, kỹ năng tổ chức hoà giải trong bồi thường thiệt hại đã được huấn luyện cho tổ chức thanh tra của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong thời gian qua, đã giúp cho họ có những kiến thức nhất định để tổ chức giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp.

 

Sự ủng hộ, cộng tác của các tổ chức quần chúng, chính quyền địa phương trong việc tham gia giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại là những yếu tố giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giải quyết tốt các tranh chấp, tố cáo, để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường.

 

Việc buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải bồi thường trong thời gian qua có tác dụng tốt cho công tác thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Các biện pháp xử phạt tuy có hiệu quả trong việc nhắc nhở các tổ chức, cá nhân vi phạm, nhưng do hạn chế của mức phạt đã được quy định tại Pháp lệnh Xử lý hành chính nên không thể  cao hơn mức hiện nay. Vì vậy áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại đã làm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ môi trường khi hoạt động. Rõ ràng là nếu để xảy ra ô nhiễm thì mức độ đền bù lớn hơn rất nhiều lần tiền phạt và trong rất nhiều trường hợp lớn hơn nhiều lần chi phí đầu tư cho việc xây dựng, lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải. Đó là bài toán mà các nhà doanh nghiệp phải cân nhắc cho cơ sở của mình khi hoạt động. Đối với các cơ sở, cá nhân bị ô nhiễm nhận thức được quyền lợi vật chất của họ được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật.

 

Trong nhiều trường hợp, mức bồi thường chưa tương xứng với mức độ thiệt hại, nhất là thiệt hại về sức khoẻ chưa được bồi thường thoả đáng. Nhưng dù sao thiệt hại của họ được bồi thường một phần nhất định.

 

Những thuận lợi trên đã giúp cho việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại trong thời gian qua đã được triển khai ở nhiều địa phương và có kết quả nhất định, giải quyết được nhiều điểm nóng trong xã hội.

 

  1. Khó khăn:

 

  1. Quy định chưa đầy đủ:  Luật Bảo vệ môi trưòng và Bộ luật Dân sự đã quy định những nguyên tắc chung về quyền tranh chấp, tố cáo về môi trường, quyền của tổ chức, cá nhân bị ô nhiễm được bồi thường thiệt hại, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường và khắc phục ô nhiễm, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp, tố cáo về môi trường. Bên cạnh đó Bộ luật Dân sự cũng quy dịnh những  nguyên tắc về thoả thuận trong giải quyết tranh chấp, về mức bồi thường, phương thức bồi thường. Tuy nhiên trong việc tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại về môi trường  có những nét đặc thù đòi hỏi phải quy định cụ thể hơn.

 

Điều 610 của Bộ luật Dân sự  có quy định cụ về nguyên tắc bồi thường dân sự là  "toàn bộ và kịp thời". Tuy nhiên , "kịp thời" ngay sau thời điểm xẩy ra sự cố, ô nhiễm môi trường thì chưa thể thống kê được "toàn bộ" thiệt hại. Trong rất nhiều trường hợp, hậu quả môi trường phải một thời gian dài sau mới diễn ra. Đặc biệt là những ô nhiễm dẫn đến suy thoái môi trường. Vì vậy, cho dù áp dụng đầy đủ nhất nguyên tắc  "toàn bộ và kịp thời" thì mức độ bồi thường cũng không tương xứng với thiệt hại cho môi trường bị ô nhiễm

 

Điều 628 Bộ luật Dân sự quy định: "... làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi". Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường quy định: "Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật". Từ  hai điều cụ thể quy định về bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường của hai Luật  trực tiếp về quan hệ dân sự và bảo vệ môi trường nêu trên, có thể thấy rằng thực chất là chưa có quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường, ngoài những nguyên tắc chung về thoả thuận.

 

Những đặc thù của tranh chấp về môi trường như thiệt hại trước mắt và lâu dài, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, chủ thể bị thiệt hại là Nhà nước và nhiều nội dung khác chưa được quy định  thành nguyên tắc chỉ đạo trong việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

 

  • Về phương pháp tính toán, đánh giá thiệt hại:  Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, kể cả cơ quan Toà án chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn các phương pháp xác định thiệt hại vật chất do bị ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc xác định thiệt hại mới tính đến thiệt hại trực tiếp của người bị ô nhiễm được thể hiện trực tiếp, có thể nhìn thấy trước mắt, có thể đo đếm được ngay sau đó. Đến nay cũng chỉ áp dụng phương pháp đơn giản nhất là thống kê năng suất, sản lượng và so sánh sự giảm sút và coi đó là thiệt hại. Tuy nhiên cần xây dựng, hướng dẫn các phương pháp đánh giá thiệt hại lâu dài, ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và các đặc thù khắc. Đơn cử một trường thợp tính toán, đánh giá thiệt hại để đền bù về môi trường phải bao gồm:

 

+ Thiệt hại về vật chất bao gồm thiệt hại trước mắt như: diện tích hoa màu, lúa bị giảm năng suất, diện tích nước mặt, trữ lượng nước ngầm bị ô nhiễm, đầm phá bị huỷ hoại và làm giảm năng suất các loài thuỷ sản; diện tích đồng muối bị ô nhiễm phải ngừng sản xuất; gia súc bị chết; khu du lịch phải đóng cửa; kinh phí để thay thế nguồn nước; số người bị nghỉ việc do phải ngừng sản xuất. Thiệt hại lâu dài như thời gian bị ảnh hưởng tiếp theo cho đến khi việc sản xuất và sinh hoạt trở lại bình thường, năng suất trở lại ổn định, hiện trạng môi trường được khôi phục.

+ Thiệt hại về sức khoẻ: Các chi phí cho việc bảo vệ sức khỏe của người dân trong vùng bị ô nhiễm như chi phí khám, chữa bệnh, tiền thuốc. Các thiệt hại lâu dài như  để lại di chứng, bệnh mãn tính được đánh giá qua việc phân loại thương tật.

+ Chi phí phục hồi môi trường: Đây là thiệt hại lâu dài, khó xác định. Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề như đất sẽ được khôi phục sau bao nhiêu năm, tốn bao nhiêu phân bón để phục hồi độ màu mỡ. Nguồn nước sau bao lâu trở lại thành phần ban đầu. Khả năng phục hồi đa dạng sinh học của rừng , của hệ sinh thái.

+ Chi phí cho công tác kỹ thuật và hành chính của cơ quan giải quyết tranh chấp, lập hồ sơ xác định thiệt hại và đòi bồi thường: Chi phí thu thập chứng cứ, lây mẫu phân tích, lập hồ sơ.

+ Chi phí để sử dụng cho việc khắc phục ô nhiễm như  huy động xe, tàu thuyền, thiết bị, dụng cụ để xử lý môi trường, thu dọn chất thải nguy hại và vận chuyển đến nơi an toàn; di chuyển người và động vật ra khỏi khu vực bị ô nhiễm; làm sạch cây, nhà , đất, thay nước các hồ ao đã bị ô nhiễm.

Hiện nay khi  xác định thiệt hại chỉ mới tính thiệt hại trực tiếp trước mắt về vật chất và trong một số trường hợp có tính đến thiệt hại về sức khoẻ. Còn những nội dung phân tích trên chưa được đề cập đầy đủ khi xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra.

 

  • Mức độ đền bù: Mức độ  đền bù thiệt hại do thu nhập bị giảm sút trên cơ sở tính toán giảm sút năng suât, sản lượng. Tuy nhiên phương pháp xác định này còn sai số quá lớn, chứa đựng nhiều nguyên nhân ngoài nguyên nhân ô nhiễm môi trường mà trong một số trường hợp không loại trừ được rạch ròi. Việc quản lý sức khoẻ như hiện nay, tình trạng tự chữa bệnh và quản lý sức khoẻ cộng đồng cho thấy phương pháp xác định ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ thông qua các thông số thuốc chữa bệnh, ngày nghỉ là không thể chính xác. Vì vậy, mức độ thiệt hại làm căn cứ xác định mức độ đèn bù còn thiếu căn cứ. Hoặc là cao và ngược lại thấp hơn mức thiệt hại thực tế.  Do đó, quá trình hoà giải, thương lượng thiếu cơ sở thuyết phục và thường kéo dài.

 

  • Đối tượng được bồi thường: Trong các vụ bồi thường đã được giải quyết, chỉ mới bồi thường cho các đối tượng được tính là những người trực tiếp chịu ô nhiễm và bị thiệt hại. Những người bị ảnh hưởng liên đới chưa được quan tâm. Một vùng bị ô nhiễm, suy thoái thì tất cả mọi người sinh sống trong vùng đều bị thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp phải được bồi thường.  Có thể tham khảo vấn đề này qua vụ rò rỉ quặng thải tại mỏ Marinduque - Philipin.  Do Công ty khai thác khoáng sản làm đất đá thải bít các rãnh thoát nước, nên gần 1,6 tỷ m3 chất quặng thải thoát ra sông và vùng xung quanh sông Boac làm ô nhiễm nghiêm trọng dòng sông này. Đối tượng bị thiệt hại do sự cố trên được xác định bao gồm: Đền bù cho người mà nguồn thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào sông như người kinh doanh nghề giặt quần áo bằng nước sông, các hộ đánh cá, nông dân canh tác dọc theo bò sông, công nhân mỏ đá sử dụng nước sông. Người dân trực tiếp qua sông hàng ngày nay không thể qua sông để làm đồng hoặc bán nông sản, chủ các trang trại bị không thể canh tác vì đất đai bị quặng thải bao phủ. Chủ phương tiện vận chuyển, lái xe, những người không thể kiếm sống được trong thời gian xẩy ra sự cố vì  không thể qua lại trên sông. Những hộ bị ảnh hưởng bởi hệ thống tưới, tiêu từ nước sông. Những người nuôi gia súc không thể sử dụng nước sông. Ngoài ra tính cả chi phí nạo vét sông. 

 

  • Liên quan đến người nước ngoài, vấn dề bồi thường thiệt hại  "xuyên biên giới":

Mặt dù Luật Bảo vệ môi trường có đề cập đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam gây ô nhiễm môi trường cũng chịu sự điều chỉnh của Luật này. Nhưng chưa có những quy định chi tiết để xử lý trong những mối quan hệ pháp nhân ở nước ngoài là chủ sở hữu chất thải, thông qua trung gian chuyển chất thải vào nước ta, gây thiệt hại cho môi trường Việt Nam. Trường hợp vụ việc sau đây xẩy ra tại Campuchia sẽ có thể xẩy ra tại nước ta: Công ty nhựa Formosa - Đài Loan thuê chở 3.000 tấn tro công nghiệp chứa thuỷ ngân độc hại đến cảng Xihanucvil và thuê chôn ở bãi rác cách thành phố khoảng 10 km. Những người nhặt rác đã bị chết vì  tiếp xúc với loại tro này. Công ty không thừa nhận bồi thường thiệt hại, chỉ thừa nhận trách nhiệm làm sạch bãi rác và đưa chất thải ra khỏi nước này. Toà án xử phạt  1/2 triệu riên và 5 tù năm. Nhưng chủ Công ty ở nước ngoài nên không thi hành được.

 

  • Vai trò của Toà án: Hệ thống toà án chưa thụ lý và xét xử bất kỳ một vụ kiện dân sự tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua. Bên cạnh đó do cơ quan bảo vệ môi trường đã giải quyết bước đầu thoả mãn yêu cầu cả hai bên, nên không có trường hợp nào không thoả thuận được, đến mức phải khởi kiện với Toà án.

 

  • Vai trò của Bộ, ngành khác: Do có những quan niệm chưa phù hợp về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, do sự phân công chưa cụ thể  nên  hiện nay các bộ, ngành khác chưa tham gia tích cực để giải quyết các vụ tranh chấp, tố cáo vi phạm về bảo vệ môi trường đến mức gây ô nhiễm dẫn đến thiệt hại về vật chất và sức khoẻ.

 

  • Nguồn tài chính phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp: Chưa có quỹ môi trường do Nhà nước quản lý để có thể sử dụng tạm thời để khắc phục ô nhiễm môi trường, để tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát, xác minh và tính toán thiệt hại, làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp và đòi bồi thường. Cơ chế tài chính các doanh nghiệp của Nhà nước chưa cho phép hạch toán tiền bồi thường thiệt hại vào chi phí được phép hợp lý. Chưa có quy định chung nên khi xử lý phải xin ý kiến của cơ quan chức năng từng vụ, việc cụ thể (vụ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bồi thường thiệt hại cho nhân dân Bắc Ninh, phải có công văn đề nghị Bộ Tài Chính hướng dẫn).

 

  1. Khó khăn về chính sách:

 

  • Việc tranh chấp, bồi thường thiệt hại về bảo vệ môi trường luôn gắn với việc tính thiệt hại vật chất do ô nhiễm môi trường gây ra. Thiệt hại tài sản vật chất luôn kèm theo giá trị của tài sản. Trong những trường hợp việc bồi thường do hai bên là tổ chức, cá nhân thì giá trị tài sản được hai bên đánh giá ngang bằng giá thị trường cùng thời điểm. Điều này dẫn tới dễ đi đến thoả thuận. Trong một số trường hợp khác bên bồi thường thiệt hại là cơ quan nhà nước thì việc định giá tài sản bị thiệt hại ô nhiễm môi trường để đền bù rất khác nhau. Thông thường có sự chênh lệch giá giữa biểu giá quy định cho từng loại tài sản của Nhà nước và giá thị trường. Vì vậy, việc hoà giải để đi đến thoả thuận thường kéo dài, khó đi đến kết quả. Điển hình là trường hợp bồi thường thiệt hại cho ông N.V.X- Hà Tĩnh. Cơ quan Nhà nước tính giá thiệt hại tài sản do ô nhiễm như giá đền bù giải toả khi làm đường giao thông nên bên bị thiệt hại không chấp nhận. Việc tranh chấp kéo dà hơn 3 năm chưa giải quyết xong.

 

PHẦN IV

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

 

I - Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

 

Hoàn thiện cơ chế pháp lí giải quyết các tranh chấp môi trường là một quá trình xây dựng và hoàn chỉnh các công cụ, phương tiện, các cách thức, qui trình pháp lí để áp dụng giải quyết các tranh chấp môi trường, bao gồm các qui định về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp, quyền hạn và chức năng của các cơ quan có liên quan, cách thức xác định và tính toán giá trị các thiệt hại về môi trường. Từ những phân tích ở Phần I và II cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp môi trường luôn gặp phải rất nhiều khó khăn và phức tạp, trong khi cơ chế pháp lí hiện hành lại tỏ ra có rất nhiều bất cập. Để “hoá giải” được sự khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực này, nhất thiết phải có một cơ chế pháp lí thích hợp hơn. Việc thiết lập cơ chế pháp lí thích hợp để giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời, thoả đáng, đúng pháp luật luôn là đòi hỏi đối với tất cả các tranh chấp thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Song trong lĩnh vực môi trường, nhu cầu này dường như cấp thiết hơn và vì vậy mà việc đáp ứng nhu cầu đó sẽ mang lại ý nghĩa đặc biệt hơn.

Trước hết là vì, khác với các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, lao động, đất đai - các tranh chấp thường liên quan đến lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể. Trong lĩnh vực môi trường, các tranh chấp không chỉ gắn liền với lợi ích riêng biệt của từng chủ thể tham gia tranh chấp mà còn gắn với lợi ích chung của cả cộng đồng, của xã hội, vì vậy mà sự chậm trễ, kéo dài việc giải quyết tranh chấp môi trường không những gây nhức nhối cho những người trong cuộc mà còn gây phiền phức cho cả cộng đồng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp phát sinh bằng một cơ chế pháp lí thích hợp không chỉ nhằm đạt được mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích của các bên tranh chấp mà còn hướng tới việc ngăn chặn các tác động xấu tới môi trường, khôi phục lại chất lượng môi trường sống bị ảnh hưởng, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường chung của cả cộng đồng, của xã hội.

Hai là, do các thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm môi trường không chỉ là tài sản mà còn  là tính mạng, sức khỏe của con người, nên việc giải quyết tranh chấp trong những  trường hợp này đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương, đúng pháp luật hơn bao giờ hết. Con người luôn là trung tâm, là mục đích hàng đầu của bảo vệ môi trường. Bất cứ hành vi nào làm thay đổi chất lượng môi trường (dù là rất nhỏ) cũng bị coi là nghiêm trọng nếu nó gây nguy hại đến tính mạng và sức khoẻ của con người và đặc biệt nghiêm trọng nếu  gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng của cộng đồng người. Điều này không cho phép kéo dài tiến trình giải quyết tranh chấp môi trường. Cơ chế pháp lí thích hợp sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các tranh chấp môi trường, góp phần bảo đảm sức khoẻ con người, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành.

Ba là, trong tuyệt đại đa số các vụ tranh chấp môi trường, bản thân các chủ thể tham gia tranh chấp không tự xác định được một cách chính xác mức độ gây hại của hành vi vi phạm cũng như mức thiệt hại gây nên, vì vậy họ không tự quyết định được một cách hoàn toàn các yêu cầu đặt ra trong tranh chấp, không phải trong mọi trường hợp họ đều có thể đưa ra ngay được các bằng chứng về tổn thất, về những khoản lợi bị mất hoặc tình trạng sức khoẻ bị suy giảm (ngay cả khi đó là các thiệt hại trực tiếp, trước mắt có thể tính, đếm được, còn đối với những thiệt hại gián tiếp, lâu dài thì điều này càng khó khăn hơn) mà thông thường họ phải cần đến sự trợ giúp của các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức chuyên môn. Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường thích hợp trong đó chú trọng việc xây dựng các phương pháp xác định một cách nhanh chóng, chính xác tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra là góp phần thiết thực vào việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp - quyền cơ bản của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn, bất hoà trong mọi lĩnh vực.

Bốn là, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường sẽ góp phần vào việc nâng cao ý thức môi trường và ý thức tuân thủ pháp luật môi trường của dân chúng, giúp người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường chung, giúp họ cân đối, tính toán, dành những khoản chi phí hợp lí cho việc phòng chống ô nhiễm môi trường thay vì chi phí cho việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại gây nên. Điều này trực tiếp góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tranh chấp và bảo vệ trật tự, kỉ cương xã hội.

 

Cần có sự thống nhất về mặt nhận thức

1.1.  Về tranh chấp môi trường, các đặc điểm của tranh chấp môi trường, các quyền cơ bản của công dân trong việc bảo vệ lợi ích môi trường và lợi ích chính đáng của mình

- Về khái niệm tranh chấp môi trường.

Hiểu theo nghĩa chung nhất, tranh chấp môi trường là những xung đột, những mâu thuẫn  giữa các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình bị xâm phạm hoặc có nguy cơ (đe doạ) bị xâm phạm. Họ có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong lĩnh vực này thông quan việc áp dụng cơ chế pháp lí thích hợp

- Về các dấu hiệu đặc trưng của tranh chấp môi trường

+ Phát sinh trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết tới hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó bảo vệ môi trường hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả hoạt động quản lí Nhà nước về môi trường.

+ Phát sinh rất sớm (ngay từ khi một trong các bên cho rằng hành vi của bên kia có khả năng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình)

+ Các tranh chấp không chỉ gắn liền với lợi ích riêng của các chủ thể mà còn gắn với lợi ích chung của cả cộng đồng.

+ Bên nguyên đơn bị hại thường gồm nhiều đối tượng khác nhau, có thể là Nhà nước, tổ chức, cá nhân và phần nhiều là các hộ gia đình dân cư.

+ Bên gây thiệt hại phần lớn là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh (thuộc mọi thành phần kinh tế) và chủ sở hữu các nguồn nguy hiểm cao độ

+ Thiệt hại khó xác định, giá trị thiệt hại thường rất lớn.

- Về các quyền cơ bản của công dân trong việc bảo vệ lợi ích môi trường và lợi ích chính đáng của mình

+ Quyền được sống trong môi trường trong lành

+ Quyền được thông tin về tình hình môi trường nơi mình sinh sống, được thông tin về dự báo diễn biến môi trường

+ Quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục đích theo qui định của pháp luật

+ Quyền được tác động đến môi trường trong giới hạn cho phép

+ Quyền được bồi thường thiệt hại do người làm ô nhiễm môi trường gây nên

+ Quyền được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc của chủ dự án khi phải gánh chịu các ảnh hưởng môi trường từ hoạt động phát triển.

 

1.2.  Về việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp môi trường

Để xây dựng và áp dụng các qui trình, cách thức cụ thể vào việc giải quyết các tranh chấp môi trường, cần phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hoà giải ngay tại cấp cơ sở. Đây không chỉ là nguyên tắc được áp dụng để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà được coi là nguyên tắc chung để giải quyết mọi tranh chấp. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng ý kiến và lợi ích của các bên tranh chấp cũng như lợi ích chung của xã hội. Thực tế cho thấy mọi bất đồng, mâu thuẫn nếu được quan tâm giải quyết từ giai đoạn đầu, ngay tại cấp cơ sở sẽ tránh được rất nhiều tổn thất cho các bên tranh chấp về thời gian, tiền của, sự căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng góp phần tạo bình ổn trong trật tự xã hội, hạn chế sự ùn tắc các tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. (Các phương thức cụ thể giúp cho việc thương lượng, hoà giải các tranh chấp sẽ được đề cập ở phần sau)

Thứ hai: Triệt để áp dụng nguyên tắc người gây thiệt hại phải trả giá và mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc này đối với cả những người có khả năng gây thiệt hại.  Điều này có nghĩa là đối với những người đã có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho người khác, họ bắt buộc phải trả hai khoản tiền sau đây:

1) Tiền đền bù các thiệt hại về môi trường (còn được hiểu là mọi chi phí cho việc khắc phục các thiệt hại môi trường, bao gồm các biện pháp làm giảm ô nhiễm, khôi phục lại tình trạng môi trường đến mức có thể chấp nhận được). Khoản tiền này sẽ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện cho lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, của Nhà nước quyết định việc sử dụng vào các cách thức khác nhau để khắc phục các thiệt hại về môi trường;

2) Tiền bồi thường các thiệt hại về người và tài sản đối với từng tổ chức, cá nhân bị hại theo sự thoả thuận giữa hai bên về mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường.

Ngoài ra, nguyên tắc này còn được mở rộng theo hướng người có khả năng gây thiệt hại phải có trách nhiệm hỗ trợ về mặt tài chính cho những người thuộc diện phải gánh chịu những ảnh hưởng môi trường do mình gây nên và trách nhiệm này hoàn toàn không được coi là sự miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi họ để xảy ra thiệt hại đối với những người đã được hưởng khoản hỗ trợ nêu trên.

Thứ ba: Nguyên tắc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khôi phục tình trạng môi trường bị thiệt hại. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở đề cao mục đích bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng. Trong trường hợp một hành vi vừa gây hại môi trường vừa gây thiệt hại cho người khác thì trước hết các giải pháp khắc phục tình trạng môi trường sẽ được ưu tiên áp dụng, đó là các biện pháp ngăn không để xảy ra ô nhiễm nặng hơn và các biện pháp làm sạch lại môi trường. Ví dụ, chất thải độc hại của nhà máy X gây ô nhiễm nguồn nước làm chết hàng loạt nguồn lợi thuỷ sản của HTX nông nghiệp Y, HTX kiện đòi nhà máy bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, trước hết nhà máy X phải tìm mọi biện pháp để ngăn không cho để cho xảy ra ô nhiễm nặng hơn, làm sạch lại nguồn nước, sau đó sẽ tính đến việc bồi thường thiệt hại về nguồn lợi thuỷ sản đối với hợp tác xã Y.

 

1.3. Về quan điểm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

Việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau như sau:

  •   Quan điểm thứ nhất (phương án 1):

- Về hình thức của văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường. Do tính chất đặc thù của các tranh chấp môi trường như đã nêu trên cho thấy cơ chế pháp lí giải quyết tranh chấp môi trường cần phải được thể hiện trong hình thức văn bản là Nghị định do Chính phủ ban hành - Nghị định về việc giải quyết các yêu cầu nảy sinh trong lĩnh vực môi trường (tương tự như Nghị định số 51/CP của Chính phủ ngày 29/8/1996 về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công). Các yêu cầu nảy sinh trong lĩnh vực môi trường rất đa dạng, song chúng có thể bao gồm các nhóm chính sau đây:

1) Yêu cầu xem xét lại các quyết định phát triển có khả năng hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

2) Yêu cầu chấm dứt hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; yêu cầu di rời địa điểm hoạt động của dự án, yêu cầu đóng cửa nhà máy;

3) Yêu cầu xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực môi trường gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân

4) Yêu cầu khắc phục (khôi phục, phục hồi, làm sạch) tình trạng môi trường bị ô nhiễm, bị huỷ hoại; 

5) Yêu cầu hỗ trợ về tài chính đối với những người phải chịu ảnh hưởng môi trường (trong trường hợp chưa có thiệt hại thực tế xảy ra);

6) Yêu cầu bồi thường thiệt hại (về người, tài sản và môi trường) do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên

- Về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu nêu trên: Các yêu cầu nảy sinh trong lĩnh vực môi trường nêu trên cần phải được giải quyết thông qua một hệ thống cơ quan tư pháp chuyên trách đó là Toà Môi trường thuộc hệ thống toà án nhân dân (Qua điều tra ý kiến cộng đồng, 100% ý kiến cho rằng nên thành lập Toà án Môi trường). Toà Môi trường được thiết kế như mô hình Toà kinh tế, Toà lao động ở Việt Nam, đồng thời mô phỏng theo mô hình Toà kế hoạch hoá và môi trường tại một số nước tiến tiến (ở các nước này, Toà môi trường giải quyết các yêu cầu nảy sinh ngay trong giai đoạn lập qui hoạch, kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội). Điều này có nghĩa là Toà môi trường sẽ giải quyết tất cả các yêu cầu có liên quan đến lĩnh vực môi trường, không phân biệt yêu cầu nảy sinh từ mối quan hệ nào, ai là người bị kiện (cơ quan có thẩm quyền quản lí môi trường hay tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường); tranh chấp nảy sinh vào giai đoạn nào (trước, trong hay sau khi dự án đi vào hoạt động); thành phần môi trường bị thiệt hại thuộc quyền sở hữu, quản lí và sử dụng của ai (của Nhà nước, của cộng đồng hay đã giao quyền cho các tổ chức và cá nhân). Những người theo quan điểm này còn cho rằng phải xây dựng một cơ chế pháp lí hoàn toàn mới với một đội ngũ thẩm phán toà môi trường không những am hiểu kiến thức pháp lí mà còn phải hiểu biết các kiến thức về khoa học quản lí môi trường, kinh tế môi trường mới có thể giải quyết có hiệu quả các tranh chấp môi trường đang và sẽ xảy ra.

  •   Quan điểm thứ hai (phương án 2)

- Về hình thức của văn bản. Mặc dù các tranh chấp môi trường có một số nét đặc thù riêng so với các tranh chấp khác, song chúng ta đều biết rằng tính chất của tranh chấp môi trường do tính chất của quan hệ bảo vệ môi trường quyết định, mà quan hệ bảo vệ môi trường (cho dù có nội dung rất rộng) thì tựu trung lại cũng chỉ bao gồm 2 nhóm quan hệ chính: quan hệ giữa một bên là cá nhân, tổ chức với một bên là Nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các bên trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường chung và bảo vệ quyền lợi của chính mình. Vì vậy, với bất kì tranh chấp nào nảy sinh chúng ta cũng có thể qui về các dạng tranh chấp cơ bản thể hiện bản chất pháp lí của các mối quan hệ mà các chủ thể thiết lập nên. Điều này có nghĩa là nếu có đủ cơ sở để nhận diện tính chất của một tranh chấp môi trường thì chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết tranh chấp đó hoặc là theo cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính hoặc là theo cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi sử dụng hoặc tác động quá mức đến các yếu tố môi trường).

Để có cơ sở pháp lí áp dụng giải quyết các loại tranh chấp nói trên, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cần phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp môi trường (tương tự như Thông tư Liên tịch số 02 ngày 28/7/1997 giữa Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất)

- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Những người theo quan điểm này cho rằng, việc thành lập một hệ thống cơ quan tư pháp chuyên trách giải quyết các tranh chấp môi trường như ý kiến nêu trên là không khả thi trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Vì vậy, hướng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp nên tập trung trước hết vào việc xây dựng các tiêu thức cơ bản để nhận biết tính chất của các tranh chấp môi trường, sau đó sẽ qui định chi tiết về trình tự và thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với đặc thù của việc giải quyết tranh chấp môi trường.

 

Chúng tôi cho rằng mỗi phương án đều có những hạt nhân hợp lí và đều nhằm tới mục đích là giải quyết một cách có hiệu quả các tranh chấp môi trường, song ý kiến thứ nhất có thể được xem như mục tiêu lâu dài mà đất nước chúng ta cần hướng tới. Xu hướng chuyên môn hoá đội ngũ thẩm phán để giải quyết các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội mà các nước đi trước tiến hành đang gặt hái được những kết quả đáng kể. Ý kiến thứ hai tỏ ra phù hợp hơn với điều kiện hiện tại của Việt Nam, khi mà các tranh chấp môi trường chưa trở thành phổ biến, ý thức và kiến thức môi trường của các thẩm phán còn nhiều hạn chế, các qui định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc thì nên chăng việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp cần tập trung vào hoạt động cụ thể hoá các qui định của pháp luật hiện hành cho phù hợp hơn với lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội dung cần hoàn thiện (được nêu dưới đây) đều phải nhất thiết được qui định trong Thông tư liên tịch này mà chúng có thể được qui định trong nhiều văn bản pháp lí khác. Thông tư nói trên chủ yếu qui định việc giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm, sự cố môi trường gây nên.

 

1.4. Thống nhất trong việc phân định hai loại trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với các hành vi gây hại môi trường - trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm

  Trước hết cần thống nhất quan điểm chung là bồi thường thiệt hại và khôi phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm là hai loại trách nhiệm pháp lí có bản chất hoàn toàn khác nhau (mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau và người có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại phải đống thời gánh chịu hai loại trách nhiệm này), cụ thể:

  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự - trách nhiệm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Trách nhiệm này được áp dụng khi có đủ các dấu hiệu cấu thành sau đây: 1) xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường; 2) có thiệt hại thực tế xảy ra; 3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và 4) người có hành vi vi phạm có năng lực hành vi dân sự và có lỗi.
  • Trách nhiệm khôi phục môi trường được áp dụng khi chất lượng môi trường sống bị suy giảm do hành vi làm ô nhiễm môi trường hoặc gây sự cố gây nên. Trong trường hợp này, yếu tố thiệt hại không có ý nghĩa quyết định. Hiểu cách khác, người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng môi trường ngay cả khi các hành vi này chưa gây thiệt hại trên thực tế. Chúng ta đều biết rằng số lượng, chất lượng các thành phần môi trường có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng xã hội. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng môi trường sống sao cho phù hợp với đời sống của con người là trách nhiệm của Nhà nước. Khi có hành vi làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp buộc tổ chức, cá nhân có liên quan phải khôi phục lại tình trạng môi trường đến trạng thái có thể chấp nhận được để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng và sinh thái. Tuy nhiên, xuất phát từ sự khác nhau về mục đích và hình thức khai thác, sử dụng các thành phần môi trường nên cần phải có sự phân biệt cách thức áp dụng loại trách nhiệm này.

Căn cứ vào mục đích và hình thức sử dụng các thành phần môi trường, việc sử dụng các thành phần môi trường được chia làm hai trường hợp: 1) Môi trường là đối tượng sử dụng chung của cả cộng đồng hoặc 2) Các thành phần môi trường được Nhà nước giao cho tổ chức cá nhân cụ thể sử dụng.

  • Với hình thức thứ nhất, hành vi làm ảnh hưởng tới lợi ích của cả cộng đồng là nguyên nhân xuất hiện trách nhiệm pháp lý của người có hành vi vi phạm trước cộng đồng, trước Nhà nước.

Ví dụ: A hiện đang nuôi 10 lồng cá trên một đoạn sông tự chảy ngang qua nhà. Doanh nghiệp X đóng ở gần khu vực này đã xả nước thải có hàm lượng hoá chất độc hại cao ra sông và nước thải này chảy qua diện tích nuôi cá của A làm cá chết. Cá chết là thiệt hại về tài sản đối với A và trách nhiệm của X phải bồi thường thiệt hại cho A là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, doanh nghiệp X không chỉ phải chịu một loại trách nhiệm này mà còn phải có trách nhiệm khôi phục chất lượng nước của con sông. Trách nhiệm này được coi là trách nhiệm của X đối với cộng đồng, đối với nguồn tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước sẽ buộc X phải khắc phục lại tình trạng môi trường bị ô nhiễm (theo Điều 11 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính) bằng cách tự mình khôi phục, uỷ quyền cho người khác hoặc thuê người khác thực hiện cho đến lúc chất lượng môi trường nước ở vào trạng thái có thể chấp nhận được. Cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính sẽ quyết định mức phù hợp của việc khôi phục chất lượng môi trường mà doanh nghiệp X tiến hành)

Trường hợp tình trạng môi trường thực tế không thể khôi phục được thì Nhà nước nên qui định người có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền vào Quỹ môi trường hoặc ngân sách nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để Nhà nước đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung.

  • Với hình thức thứ hai, hành vi làm ảnh hưởng xấu tới số lượng, chất lượng thành phần môi trường đã được giao cho tổ chức hoặc cá nhân sử dụng không chỉ ảnh hưởng tới quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân đó (là người bị ảnh hưởng lớn nhất, trực tiếp, thể hiện rõ nhất và nhìn thấy ngay được) mà còn ảnh hưởng tới tài sản và sức khoẻ của cộng đồng bởi các thành phần môi trường có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, trách nhiệm khôi phục lại hiện trạng môi trường của người có hành vi vi phạm không chỉ là trách nhiệm đối với người đang sử dụng thành phần môi trường đó mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với nhà nước. 

 Ví dụ: A được giao một diện tích 2 ha hồ tự tạo để nuôi trồng thuỷ sản (nuôi cá). Doanh nghiệp X xả nước thải có chứa hoá chất độc hại xuống ao cá của A làm cá chết. Cá chết là thiệt hại về tài sản đối với A và trách nhiệm của doanh nghiệp X trong việc bồi thường thiệt hại cho A là loại trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, chất lượng nước ao bị xấu đi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến A mà còn ảnh hưởng đến những người dân sống và lao động, sản xuất ở xung quanh. Họ sử dụng nguồn nước này để phục vụ tưới tiêu và một phần cho sinh hoạt. Trách nhiệm làm sạch nước ao của X là trách nhiệm không chỉ đối với A mà còn đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng cách thức thực hiện trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường. Trong trường hợp này, trách nhiệm khắc phục tình trạng môi trường nước hồ bị ô nhiễm của X cũng đồng thời là việc khắc phục thiệt hại về tài sản đối với A, vì vậỵ mà trách nhiệm hành chính rất dễ bị chuyển hoá thành trách nhiệm dân sự (trong khi hai loại trách nhiệm này có bản chất hoàn toàn khác nhau). Để loại trừ những nguyên nhân có thể phát sinh tranh chấp mới, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp X và A thoả thuận cách thức tiến hành, như ai sẽ là người thực hiện việc khắc phục (có thể giao cho người bị thiệt hại tự tiến hành) và mức chi phí cho việc khắc phục môi trường... nhưng với điều kiện là công việc này phải đặt dưới sự kiểm soát của người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính để quyết định về sự phù hợp của việc khắc phục với yêu cầu về chất lượng môi trường nước mà Nhà nước đề ra.

Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận được với nhau về cách thức tiến hành nói trên thì toà án sẽ quyết định mức chi phí hợp lí cho công việc này trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm và buộc tổ chức có hành vi vi phạm phải tự mình khôi phục hoặc phải thuê người khác thực hiện công việc này.

 

II - Kiến nghị chung:

 

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản nghiệp vụ hướng dẫn thi hành cụ thể trong việc đánh giá để giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thường phải trả lời các câu hỏi: Thế nào là thiệt hại? Thiệt hại lâu dài được tính như thế nào? Các yếu tố gây ô nhiễm khác nhau có gây thiệt hại khác nhau không? Ai gây nên thiệt hại và thiệt hại ở mức độ như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong nhiều người cùng gây thiệt hại? Nên đền bù bao nhiêu cho người bị thiệt hạ là đủ? Và còn nhiều câu hỏi cụ thể, chi tiết hơn nảy sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường cần phải trả lời. Hiện nay, hệ thống văn bản hướng dẫn về vấn đề này còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp. Để việc giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại về môi trường cần  hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường và là một trong những yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo cho pháp luật có hiệu quả cao.

 

Ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong những lĩnh vực ngành quan trọng như các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thương mại, xây dựng..., các văn bản pháp luật về bảo toàn đa dạng sinh học, bảo vệ không khí, bảo vệ môi trường biển. Trong đó quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi truờng do hoạt động của từng ngành gây ra trên cơ sở nghiên cứu đặc trưng gây hại đến môi trường của các chất thải của từng ngành gây thiệt hại cho môi trường.  Các văn bản này cần thể hiện quan điểm: tất cả mọi hoạt động vi phạm Luật Bảo vệ môi trường đã hoặc đang gây ô nhiễm hoặc gây nên những thiệt hại, có tác động xấu đối với người khác, hoặc môi trường chung thì những người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động đó phải chịu bồi thường.  

 

Có cơ chế thông tin để đảm bảo cho nhân dân biết hiện trạng môi trường Việt Nam và nơi mình đang sống, về khu vực bị ô nhiễm, về nguy cơ của các sự cố môi trường. Từ đó có căn cứ để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi quyền lợi về vật chất và sức khoẻ của họ bị đe doạ do ô nhiễm. Có những quy định cần thiết để bảo đảm đại diện của nhân dân địa phương, đại diện các tổ chức xã hội tham gia vào việc thẩm định các báo cáo đánh giá tác động của môi trường và hiện trạng môi trường từng khu vực và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng tham gia giám sát môi trường.

 

Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, có tính đến điều kiện thực thi của việc áp dụng các tiêu chuẩn này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam là chuẩn mực, căn cứ cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và xử lý, kết luận các vụ tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại.

 

Ban hành các văn bản pháp luật nhằm thực hiện các Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Chuẩn bị đội ngũ cán bộ được trang bị các kiến thức về pháp luật quốc tế về môi trường để tham gia các vụ tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại do các chủ thể nước ngoài gây ra cho môi trường Việt Nam.

 

 * Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi truờng.

 

          Chúng ta đang xúc tiến nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 với tầm bao quát rộng, tổng hợp. Nhưng xét riêng về phương diện hoàn thiện cơ sở pháp luật để tạo ra cơ chế giải quyết các tranh chấp môi trường vừa có hiệu lực, vừa có hiệu quả, thì việc sửa đổi, bổ sung luật bảo vệ môi  trường phải xử lý tổng hợp các vấn đề quan trọng sau đây:

 

  • Giải quyết mối tương quan hợp lý giữa Luật Bảo vệ môi trường với các luật khác có liên quan dưới góc độ bảo vệ môi trường, như Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Dầu khí, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng, Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp lệnh Phòng chống chất phóng xạ, Luật Xây dựng (đang xây dựng), Bộ luật Dân sự đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung (phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường và phần trách nhiệm ngoài họp đồng), Bộ luật Hình sự (phần tội phạm về môi trường)... Điều quan trọng phải giải quyết ở đây là: hoặc là qui định tập trung, chi tiết trong Luật Bảo vệ môi trường (luật chung) hoặc là phải cụ thể hoá hơn nữa trong các luật riêng vừa dẫn ở trên (các luật điều chỉnh từng phần môi truờng và luật chung là Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự);

 

  • Phải giải quyết vấn đề mấu chốt là nguyên tắc, căn cứ và cách tính thiệt hại gây ra cho môi trường: vừa có tác dụng chung, vừa có tác dụng riêng về xác định thiệt hại gây ra cho từng thành phần môi trường, để khi giải quyết tranh chấp môi trường mà có thiệt hại xảy ra, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và toà án có đủ cơ sở pháp lý để quyết định việc bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường, có phân biệt các loại thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường, do gây ra sự cố môi trường hoặc do làm suy thoái môi trường. Phải thấy rằng, pháp luật qui định đầy đủ, rõ ràng, chi tiết vấn đề này là một tiền đề quan trọng để hoàn thiện cơ chế giải quyết các tranh chấp môi trường vừa nhanh, vừa đỡ tốn kém, vừa có hiệu lực.
  • Hoàn thiện Luật Bảo vệ luật môi trường và các luật khác có liên quan là bước đi dài hạn, có tính chất cơ bản, nhưng chưa thể thực hiện ngay trong thời gian 1-2 năm tới. Do vậy, để đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn giải quyết các tranh chấp môi trường, theo chúng tôi, cần xúc tiến nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định qui định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật môi trường và giải quyết các tranh chấp môi trường. Thực tiễn hiện nay cho thấy, do tranh chấp môi trường có những đặc thù riêng, việc giải quyết tranh chấp này khá phức tạp, nên toà án, nếu đơn thuần chỉ vận dụng các qui định của pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự, thì rất khó giải quyết thoả đáng các tranh chấp môi trường. Hơn nữa, trong khi pháp luật chưa qui định cụ thể cách tính thiệt hại gây ra cho môi trường, thì cũng không thể thực hiện được công thức: "nếu thiệt hại dưới một triệu đồng, thì cơ quan xử phạt hành chính quyết định luôn việc bồi thường thiệt hại đó; còn nếu thiệt hại trên một triệu đồng, thì khởi kiện ra toà án theo thủ tục tố tụng dân sự" mà hàng loạt các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực khác nhau đang qui định. Cho rằng, có thể tạm chấp nhận công thức đó, nhưng thử hỏi: dựa trên cơ sở nào mà xác định được thiệt hại gây ra cho môi trường để buộc bồi thường thiệt hại trong quá trình tố tụng dân sự?;

 

  • Pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng cần được nghiên cứu bổ sung để bao quát đầy đủ các hành vi vi phạm pháp luật môi trường;

 

  • Pháp luật bảo vệ môi trường cần được bổ sung thêm nhiều qui định mới thuộc hai nhóm qui phạm sau đây:

          Một là, các qui phạm về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Hiệp hội, Hội bảo vệ môi trường. Theo chúng tôi, các Hiệp hội, Hội bảo vệ môi trường cần được trao thêm nhiệm vụ, quyền hạn trong việc tham gia tư vấn giải quyết tranh chấp môi trường, giám định thiệt hại gây ra cho môi trường, đặc biệt là cho phép họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong lĩnh vực mà Hiệp hội và Hội hoạt động;

          Hai là, các qui phạm định hướng việc giải quyết tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài thông qua đàm phán, thương lượng, hoà giải và cùng hợp tác giải quyết tranh chấp. Chúng tôi nghĩ rằng, các qui phạm này sẽ định khung cho việc thoả thuận và ký các Điều ước quốc tế về giải quyết các tranh chấp môi trường ở tầm liên quốc gia.

 

  • Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự ở mức độ thích hợp để vừa tháo gỡ vướng mắc, vừa nâng cao hiệu lực quản lý môi trường và bảo vệ môi trường.

 

* Về cơ chế giải quyêt tranh chấp môi trường

 

          Trong điều kiện và xuất phát từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp môi trường, chúng tôi kiến nghị hình thành rõ nét và có hệ thống 4 mô hình giải quyết tranh chấp môi trường sau đây:

 

  • Mô hình giải quyết tranh chấp thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật môi trường do các cơ quan quản lý môi trường, thanh tra môi trường thực hiện. Để thực hiện tốt hơn mô hình giải quyết tranh chấp này, đòi hỏi: Phải củng cố, tăng cường hệ thống các cơ quan quản lý môi trường và thanh tra môi trường đủ mạnh, hoạt động có hiệu quả và bảo đảm sự phối hợp hoạt động hợp lý, chặt chẽ của các cơ quan này với hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước khác;
  • Nâng cao vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Hiệp hội, Hội bảo vệ môi trường.

 

  • Mở rộng và phát triển mạnh hơn các Trung tâm trọng tài kinh tế phi Chính phủ có chức năng làm trung gian thương lượng, hoà giải các tranh chấp môi trường theo hướng xã hội hoá việc giải quyết tranh chấp môi trường và tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài, kết hợp với nguyên tắc có trả tiền tố tụng;

 

  • Xác định rõ mô hình giải quyết tranh chấp môi trường tại toà án: hoặc là tại Toà dân sự hoặc là tại Toà kinh tế , theo hướng tập trung vào một đầu mối. Đồng thời, phân định rõ phạm vi giải quyết tranh chấp môi trường của Toà hành chính( nếu có) trong trường hợp phát sinh tranh chấp môi trường giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan quản lý Nhà nước các cấp và cơ quan quản lý môi trường. Để làm việc này, cần phải:

 

  1. Hoàn thiện nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường;
  2. Xác định hợp lý thời hiệu tố tụng tương ứng với tính chất phức tạp của tranh chấp môi trường và hậu quả nặng nề của thiệt hại gây ra cho môi trường;
  3. Đào tạo, nâng cao trình độ của thẩm phán và chất lượng của hoạt động xét xử;
  4. Cho phép các Hiệp hội, Hội bảo vệ môi trường tham gia tố tụng tại toà án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên của mình;

 

Định khung mô hình giải quyết tranh chấp môi trường với các nước láng giềng thông qua thương lượng, đàm phán, hoà giải và cùng hợp tác giải quyết tranh chấp môi trường.

           

 

III - Các kiến giải cụ thể:

 

3.1. Cần có các qui định về chính sách hỗ trợ ảnh hưởng môi trường khi các hoạt động phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh

 

Phải coi yêu cầu của người dân trong việc xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính (đặc biệt là quyết định cấp phép xây dựng các dự án đầu tư) khi họ có đầy đủ cơ sở để cho rằng việc thực hiện các quyết định, hành vi đó có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu tới môi trường là một đòi hỏi chính đáng cần được pháp luật bảo vệ, theo các hướng sau đây:

 

1) Trường hợp các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính có biểu hiện trái pháp luật như chủ dự án không tiến hành đánh giá tác động môi trường hoặc có tiến hành thủ tục này nhưng các biện pháp loại trừ, hạn chế các tác động xấu không đảm bảo tính khoa học, không khả thi thì cơ chế được áp dụng để xem xét các yêu cầu này là cơ chế giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính.

2) Trường hợp các quyết định hành chính, hành vi hành chính không có biểu hiện trái pháp luật, chúng được phê chuẩn và tiến hành dựa trên những cơ sở khoa học và pháp lí vững chắc thì chủ dự án phải có bản cam kết với chính quyền và nhân dân địa phương nơi dự án tiến hành hoạt động là sẽ không gây nên bất kì ảnh hưởng xấu nào cho chất lượng môi trường xung quanh và phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra bất cứ điều phiền toái nào cho cư dân xung quanh. Bản cam kết này nhằm ràng buộc về mặt pháp lí trách nhiệm phòng tránh ô nhiễm môi trường của các chủ dự án đối với cư dân xung quanh khu vực dự án tiến hành hoạt động. Mặt khác, nhằm giải toả về mặt tâm lí đối với người dân khi họ cho rằng việc thực hiện dự án ngay sát nơi sinh sống của họ đã làm giảm chất lượng môi trường mà họ đang hưởng dụng.

3) Trường hợp các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính tuy đã tuân thủ các qui định của pháp luật song vẫn không tránh được những ảnh hưởng nhất định cho chất lượng môi trường xung quanh thì các cơ quan quản lí môi trường cùng với chủ dự án phải xác định được phạm vi ảnh hưởng (theo từng phương án khác nhau) để có chính sách hỗ trợ về tài chính đối với các đối tượng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng môi trường. Nếu dự án là các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Nhà nước cần bổ sung vào Nghị định 22/1998/NĐ-CP các qui định về hỗ trợ ảnh hưởng môi trường đối với những người không thuộc diện được Nhà nước đền bù thiệt hại về đất, về tài sản và hỗ trợ di chuyển chỗ ở để giải phóng mặt bằng. Nếu dự án là các công trình sử dụng vào mục đích khác, trách nhiệm này sẽ thuộc về chủ dự án trên cơ sở tham khảo mức hỗ trợ do Nhà nước qui định và có sự thoả thuận với chính quyền và dân cư xung quanh.

4) Trường hợp Nhà nước hoặc chủ dự án đã tiến hành hỗ trợ ảnh hưởng môi trường nhưng người dân vẫn không đồng ý với các mức hỗ trợ, cơ chế giải quyết được áp dụng là cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính.

 

3.2. Cần mở rộng thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lí môi trường

So với các lĩnh vực khác của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước, quản lí môi trường có nội dung rộng hơn và liên quan đến nhiều đối tượng hơn, vì vậy mà khả năng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể cũng nhiều hơn. Mở rộng phạm vi thẩm quyền cho Toà án giải quyết các khiếu kiện liên quan đến quản lí môi trường là góp phần vào việc đáp ứng các yêu cầu mới của hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này có nghĩa là Toà án sẽ giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính có liên quan tới môi trường như sau:

1) Cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng cho các công trình có những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường;

2) Cấp Quota xuất khẩu những hàng hoá là các thành phần môi trường như xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản;

3) Cấp Quota nhập khẩu các loại hàng hoá có khả năng gây ô nhiễm môi trường như máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng, các loại hoá chất độc hại, chất phóng xạ, bức xạ;

4) Quyết định xây dựng và quản lí các công trình liên quan tới môi trường như vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hệ thống xử lí chất thải, hệ thống quan trắc môi trường;

5) Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường - báo cáo ĐTM (làm căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng dự án);

6) Quyết định cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (giấy phép về môi trường);

 

3.3. Cần có các qui định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan đại diện cho Nhà nước đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp Nhà nước chưa giao quyền sử dụng, quyền quản lí các thành phần môi trường cho người khác.

Trong trường hợp các thành phần môi trường như đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển... được pháp luật qui định là của Nhà nước nhưng chưa giao cho ai quản lí, sử dụng ổn định, lâu dài nếu bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường thì pháp luật nên qui định trách nhiệm của người đại diện cho Nhà nước đòi bồi thường thiệt hại môi trường theo các phương án sau đây:

1) Trước mắt, nên qui định trách nhiệm này cho Phòng quản lí môi trường thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Họ sẽ là bên nguyên bị hại, đại diện cho Nhà nước, cho xã hội đòi bồi thường thiệt hại. Số tiền được bồi thường sẽ dùng vào việc khôi phục, làm sạch lại tình trạng môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.

2) Trường hợp thiệt hại về môi trường liên quan đến hai hoặc nhiều tỉnh, trách nhiệm đại diện sẽ thuộc về Sở KH, CN, MT các tỉnh đó với tư cách là đồng nguyên đơn hoặc Cục môi trường thuộc Bộ KH, CN, MT sẽ là cơ quan đại diện

3) Trong tương lai, khi hệ thống cơ quan quản lí môi trường được kiện toàn theo hướng thành lập các Phòng quản lí môi trường tại cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đồng thời đổi tên Phòng quản lí môi trường thuộc Sở KH, CN, MT thành Chi cục Môi trường thì trách nhiệm này sẽ được phân cấp cụ thể hơn cho các cơ quan quản lí môi trường cấp quận, huyện tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, giá trị kinh tế - xã hội và sinh thái của thành phần môi trường bị tổn hại.

4) Trong trường hợp các cơ quan này vì các lí do khác nhau không tiến hành khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường thì Viện kiểm sát sẽ có quyền khởi tố vụ án.

 

3.4. Cần có các qui định về việc hình thành và sử dụng Qũi bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp có tác động đáng kể đến môi trường hoặc các dự án có tính trọng yếu về môi trường

 

Thành lập Quĩ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp lớn hoặc các dự án loại I (theo sự phân loại dự án được qui định tại Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 về trình tự lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường). Quĩ bảo vệ môi trường được hình thành với mức tối thiểu ban đầu là 500 triệu đồng và Quĩ này sẽ được phát triển trên cơ sở hàng năm doanh nghiệp trích nộp một phần lợi tức sau thuế vào quĩ. Việc sử dụng Quĩ phải được lập kế hoạch cụ thể và phục vụ vào các mục đích sau:

1) Hỗ trợ các ảnh hưởng môi trường cho những đối tượng, cộng đồng phải chịu những tác động xấu của dự án;

2) Phục hồi các vùng chịu ảnh hưởng do sự huỷ hoại môi trường và các vùng mà chất lượng môi trường bị xuống cấp do hậu quả của việc xây dựng, hoạt động và sau khi ngừng hoạt động của dự án;

3) Bồi thường các thiệt hại về người và tài sản gây nên cho các tổ chức và cá nhân khác;

4) Tiến hành các nghiên cứu khoa học nhằm ngăn ngừa sự cố hoặc phục hồi khi có sự cố xảy ra hoặc khi môi trường bị huỷ hoại;

5) Các biện pháp làm sạch, cải thiện chất lượng môi trường, các chương trình ngăn ngừa sự huỷ hoại môi trường và các biện pháp công bằng xã hội (cụ thể là các chương trình tạo công ăn việc làm, bảo đảm thu nhập và các chương trình phát triển xã hội khác)

 

3.5. Cần có các qui định về hoà giải tranh chấp môi trường (hoà giải ngoài tố tụng hay còn gọi là hoà giải tiền tố tụng)

 

Xuất phát từ nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng và hoà giải ngay tại cấp cơ sở, mô hình hoà giải tranh chấp môi trường cần được nghiên cứu và xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các đòi hỏi tương đối khác biệt của loại tranh chấp này. Như trên đã phân tích, mặc dù tổ chức hoà giải ở cơ sở đã được thành lập và đang phát huy được vai trò trong việc giải quyết khá nhiều các tranh chấp nảy sinh trong đời sống xã hội, song trên thực tế mô hình này chỉ thích ứng với các tranh chấp đơn giản, phạm vi hẹp, giá trị thiệt hại không lớn mà không thích ứng với việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Mặt khác, tổ chức hoà giải ở cơ sở được tổ chức theo địa giới hành chính xã, phường cho nên sẽ rất khó khăn khi tổ chức hoà giải giữa các đối tượng mà một trong các đối tượng không thuộc địa bàn của mình. Còn đối với thanh tra môi trường cho dù họ đang tiến hành công việc này trên thực tế và trong một chừng mực nhất định các kết quả đạt được là không thể phủ nhận, song từ những vướng mắc có thể nảy sinh như đã dự liệu ở phần trên cho thấy chúng ta không nên thừa nhận về mặt pháp lí hoạt động mang tính tự phát này.

 

Một mô hình phù hợp với việc tổ chức hoà giải tranh chấp về môi trường phải nhất thiết đáp ứng được các yêu cầu sau: 1) Phải có trình độ chuyên môn nhất định trong lĩnh vực khoa học môi trường, kinh tế môi trường, pháp luật môi trường; 2) Phải là một tổ chức không bị ràng buộc bởi hoạt động thanh tra môi trường, xử lí vi phạm pháp luật môi trường; 3) Phải bảo đảm khách quan trong quá trình giải quyết tranh chấp; 4) Có điều kiện tham gia giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng kịp thời. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước trong lĩnh vực này, chúng tôi đề xuất một số phương án cụ thể như sau:

1) Đối với các tranh chấp nảy sinh giữa một tổ chức, cá nhân bị thiệt hại với một tổ chức, cá nhân khác, việc hoà giải tranh chấp môi trường có thể tiến hành thông qua Hoà giải viên môi trường (mô phỏng theo mô hình Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện tiến hành hòa giải đối với các tranh chấp lao động cá nhân và Hội đồng giải quyết tranh chấp môi trường Nhật bản). Trước mắt, Hoà giải viên môi trường sẽ được tổ chức ở Sở KH, CN và MT các tỉnh, độc lập với thanh tra môi trường. Sau này khi hình thành Phòng môi trường thuộc UBND cấp huyện Hoà giải viên môi trường sẽ thuộc Phòng môi trường các quận, huyện. Việc hình thành Hoà giải viên môi trường sẽ hạn chế được những vụ việc phải giải quyết bầng con đường toà án, tránh được căng thẳng giữa các bên và giảm được chi phí tài chính cho việc giải quyết tranh chấp.

2) Đối với các tranh chấp giữa nhiều tổ chức, cá nhân bị thiệt hại với nhiều tổ chức, cá nhân gây hại, việc hoà giải tranh chấp môi trường có thể tiến hành thông qua Hội đồng trọng tài môi trường (tương tự như Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hòa giải đối với các tranh chấp lao động tập thể). Trước mắt, theo mô hình này thì Hoà giải viên môi trường nêu trên sẽ đồng thời là thư kí của Hội đồng trọng tài môi trường cấp tỉnh. Thành phần Hội đồng sẽ gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở KH, CN và MT các tỉnh, Chi hội trưởng Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường các tỉnh, một số chuyên gia kinh tế môi trường, chuyên gia pháp lí về môi trường.

Ngoài ra, hình thức giải quyết tranh chấp môi trường thông qua hoạt động tư vấn của các luật sư cũng cần được quan tâm áp dụng. Khi có tranh chấp xảy ra, luật sư của các bên sẽ trực tiếp hoặc tư vấn cho các bên tiến hành thương lượng với nhau để đi đến thoả thuận chung trước khi đưa vụ việc ra Toà án.

 

3.6. Cần có các qui định về cơ chế giám định tư pháp trong lĩnh vực môi trường

 

- Về thẩm quyền giám định: Như đã phân tích ở Phần II, trong lĩnh vực môi trường để thu thập và đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác các chứng cứ có liên quan đến hành vi gây hại môi trường và hậu quả do hành vi này gây nên là việc làm hết sức khó khăn, song lại điều vô cùng cần thiết trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Công việc này nhất thiết phải được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn. Thực tế trong những năm qua cho thấy ngay lực lượng thanh tra môi trường cũng không có đủ các điều kiện về trình độ chuyên môn cũng như điều kiện về trang thiết bị để tiến hành công việc này. Họ phải thuê các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ và môi trường (trực thuộc Liên hiệp Hội khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) tiến hành việc đo đạc, lấy mẫu, phân tích và kết luận. Điều này cho thấy việc lấy mẫu, phân tích càng đặc biệt khó khăn hơn khi chính các đương sự phải có nghĩa vụ thực hiện công việc này để cung cấp các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Và không phải trong mọi trường hợp các số liệu thu thập được đều thống nhất với nhau. Để có cơ sở khoa học và pháp lí giải quyết các tranh chấp nhất thiết phải cần đến tổ chức giám định tư pháp với tư cách là tổ chức có trách nhiệm đưa ra các kết luận cuối cùng và mang tính pháp lí về kết quả điều tra, thu thập chứng cứ. Điều này làm nảy sinh nhu cầu thành lập cơ quan giám định môi trường thuộc Bộ KHCN&MT (theo mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức giám định chất lượng máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị đã qua sử dụng)

- Về chi phí giám định: Theo qui định của pháp luật hiện hành, khi cơ quan quản lí nhà nước yêu cầu tổ chức giám định tiến hành công việc giám định để thực hiện công tác quản lí nhà nước về môi trường thì chi phí giám định được chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước. Còn trong thủ tục tố tụng dân sự, người có yêu cầu giám định phải tạm ứng trước chi phí giám định. Sau đó phụ thuộc vào yếu tố lỗi của các bên mà toà án sẽ quyết định ai là người phải chịu chi phí giám định.

Trong hoạt động giải quyết tranh chấp môi trường, việc quyết định chính xác và khoa học đối tượng phải chịu chi phí giám định khi các bên đương sự có trưng cầu giám định tư pháp có ý nghĩa rất quan trong, cụ thể: 1) Sẽ tránh được những yêu cầu giám định không cần thiết, gây tốn kém về mặt vật chất và kéo dài về thời gian; 2) Giảm chi phí giám định từ nguồn ngân sách nhà nước; 3) Có tính răn đe, giáo dục đối với tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; 4) Thực hiện triệt để nguyên tắc "Người gây thiệt hại phải trả giá"

Vì kết quả giám định phục vụ cho cả công tác xử lí vi phạm và bồi thường thiệt hại nên pháp luật cần quy định chi tiết chi phí giám định như sau: 1) Khi cơ quan quản lí nhà nước yêu cầu giám định để thực hiện công tác quản lí nhà nước về môi trường, thì kết quả giám định đó sẽ đồng thời là kết quả để xem xét giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên và chi phí giám định được chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước và 2) Khi các bên đương sự trực tiếp trưng cầu giám định, thì kết quả giám định sẽ là cơ sở để quyết định người phải chịu chi phí giám định theo hai hướng sau đây: a) Hành vi xả thải được giám định và kết luận là không vi phạm Tiêu chuẩn môi trường thì ngân sách nhà nước và người có yêu cầu giám định cùng phải chi trả; b) Hành vi xả thải được giám định và kết luận là vi phạm Tiêu chuẩn môi trường thì người có hành vi xả thải phải chịu chi phí giám định.

 

3.7. Cần có các qui định về việc xác định các thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường

 

Như trên đã phân tích, xác định mức độ thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm là công việc hết sức khó khăn song lại có ý nghĩa quyết định trong việc xem xét và giải quyết các tranh chấp môi trường. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác trong công việc này, cần phải có một số qui định chi tiết như sau:

 

3.7.1. Các qui định về phân loại thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên. Thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên cần được chia làm 2 loại:

1) Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các tổ chức và cá nhân (gọi tắt là thiệt hại về kinh tế). Đối tượng bị thiệt hại là các tổ chức và cá nhân cụ thể, được xác định. Cách xác định thiệt hại này được áp dụng theo các qui định chung tại Điều 612, 613, 614 Bộ luật dân sự Việt Nam.

2) Thiệt hại về tài nguyên và môi trường sinh thái (gọi tắt là thiệt hại về môi trường). Đối tượng bị thiệt hại là Nhà nước và cộng đồng dân cư. Thiệt hại do môi trường bị xâm phạm phải được hiểu là bao gồm những thiệt hại do suy giảm các nguồn tài nguyên, phải được tính gồm các khoản sau đây:

  • Chi phí hợp lí cho việc phục hồi lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị huỷ hoại;
  • Những tổn thất do không sử dụng được các thành phần môi trường bị ô nhiễm, bị hư hại;
  • Những tổn thất dưới dạng các thu nhập không nhận được (lợi nhuận bị mất đi)
  • Chi phí hành chính và chi phí kĩ thuật cho việc khảo sát, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trước và sau khi phục hồi...

Trong quá trình xem xét và giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm, hai loại thiệt hại này nhất thiết phải được tính độc lập, riêng rẽ với nhau để thuận tiện cho việc xác định trách nhiệm bồi thường đối với từng đối tượng cụ thể.

3.7.2. Các qui định đối với việc xác định thiệt hại

Ô nhiễm môi trường thường để lại hậu quả lâu dài, vì vậy pháp luật không nên qui định thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Bất cứ thời điểm nào thiệt hại nảy sinh mà người bị hại chứng minh được nó hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường thì người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và khắc phục tình trạng môi trường. Trường hợp có một số thiệt hại chưa xảy ra ngay vào thời điểm nảy sinh tranh chấp nhưng có đủ cơ sở khoa học để kết luận về tính tiềm ẩn, tất yếu sẽ xảy ra thì cũng phải được coi đó là những thiệt hại thực tế và áp dụng cơ chế giải quyết thông qua các chính sách hỗ trợ do Nhà nước ấn định mức hỗ trợ và người gây ô nhiễm phải chi trả.

 

3.8. Cần qui định rõ hơn về thẩm quyền quyết định mức bồi thường thiệt hại (trong trường hợp giá trị thiệt hại dưới một triệu đồng mà các bên đương sự không thể tự thoả thuận được)

 

Điêù 2 Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Đối với những thiệt hại... có giá trị đến 1.000.000 đồng (1triệu đồng) mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường...". Quy định này nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng việc đền bù những thiệt hại có giá trị nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại còn có nhiều cách hiểu khác nhau về quy định này và trong những trường hợp nhất định quy định này không đạt được mục đích đề ra, cụ thể:

 

Thứ nhất, có ý kiến cho rằng khi đã phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường cho các cơ quan xử lí vi phạm hành chính thì người bị thiệt hại nếu có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên thì phải đề nghị chính cơ quan có thẩm quyền mà pháp luật qui định để họ giải quyết tranh chấp mà không có quyền khởi kiện ra toà để đòi bồi thường. Theo quan điểm này, quyền lợi của người bị thiệt hại có được phục hồi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của cơ quan nhà nước và nếu cơ quan nhà nước không quyết định xử lí và buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường thì người bị thiệt hại sẽ hoàn toàn bị động và sẽ không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Xét về mặt lí luận thì quy định này không cấm người bị thiệt hại khởi kiện tại toà án.

Thứ hai, quyết định của cơ quan xử lí vi phạm mặc dù giải quyết tranh chấp có bản chất pháp lí là quan hệ dân sự nhưng là một quyết định hành chính. Trong trường hợp một trong các bên không đồng ý với quyết định này, họ buộc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hành chính -  một trình tự, thủ tục phức tạp hơn rất nhiều so với trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Ngoài ra, ở thời điểm xử lí vi phạm, thiệt hại được xác định là dưới 1 triệu đồng và đã có quyết định mức bồi thường nhưng sau đó thiệt hại lại tiếp tục xảy ra làm cho mức thiệt hại lên đến trên 1 triệu đồng. Như vậy, người bị thiệt hại phải thực hiện hai thủ tục tố tụng, tố tụng hành chính và tố tụng dân sự. Nếu như huỷ được quyết định hành chính ở thủ tục hành chính thì mới có cơ hội bảo vệ được quyền lợi của mình. Trong trường hợp không huỷ được quyết định hành chính, người bị thiệt hại không có khả năng tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ ba, mặc dù tại Điều 20 Nghị định 26 quy định rất nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm nhưng thực tế hiện nay hầu như chỉ có Thanh tra môi trường (Bộ hoặc Sở) thực hiện việc xử lí vi phạm, trong khi lực lượng thanh tra đang còn rất mỏng lại phải thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn rộng. Những người bị thiệt hại nếu ở nơi xa với Sở KH, CN và MT thì hoặc là không có điều kiện để yêu cầu thanh tra môi trường bảo vệ quyền lợi cho mình hoặc là có khả năng yêu  cầu nhưng sẽ tốn kém rất nhiều về mặt tài chính của người bị thiệt hại cũng như của Nhà nước (chi phí đi lại, chi phí giám định...).

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, pháp luật cần quy định rõ hơn thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại theo hướng sau:

1) Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí vi phạm không quyết định hoặc chưa có quyết định hành chính về bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện tại toà án (không phụ thuộc vào mức độ thiệt hại) và khi đó cơ quan nhà nước sẽ không có thẩm quyền quyết định mức bồi thường nữa.

2) Trong trường hợp cơ quan nhà nươc đã ra quyết định hành chính về bồi thường thiệt hại mà sau đó lại tiếp tục phát sinh thiệt hại thì thẩm quyền giải quyết cần được qui định như sau:

  1. Trường hợp tổng thiệt hại dưới 1 triệu đồng thì người bị thiệt hại sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quyết định mức bồi thường còn lại;
  2. Trường hợp tổng thiệt hại trên 1 triệu đồng thì hoặc là người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan ra quyết định ban đầu huỷ quyết định về bồi thường thiệt hại hoặc có quyền khởi kiện ra toà án theo thủ tục tố tụng dân sự;
  3. Trong trường hợp quyết định hành chính về bồi thường thiệt hại chưa tính đúng, tính đủ giá trị thiệt hại mà có kiếu nại của người bị hại và giá trị đề xuất khiếu nại trên 1 triệu đồng thì buộc cơ quan xử lí vi phạm phải huỷ quyết định này.

 

3.9.  Vai trò của chính quyền địa phương trong việc đòi bồi thường thiệt hai đối với thành phần môi trường do Nhà nước quản lý. Đối với những vụ gây ô nhiễm cho thành phần môi trường thuộc Nhà nước quản lý, các cấp chính quyền cần chủ động khởi kiện, buộc bên gây thiệt hại phải bồi thường. Mặc dù đã có quy định về vấn đề này như  trách nhiệm, nội dung, thủ tục khởi kiện nhưng chính quyền các cấp chưa nhận thức đày đủ và chủ động trong việc nhân danh chủ sở hữu các thành phần môi truờng để đòi bồi thường thiệt hại cho Nhà nước. Vì vậy không chỉ giảI quyết bồi thường thiệt hại do gây ra cho tổ chức, cá nhân có địa chỉ cụ thể. Cơ quan chính quyền các cấp cần thay mặt cho Nhà nước đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây cho môi trường và xã hội. Khi áp dụng hình thức xử phạt hành vi vi phạm quy định ở các Điều 8, 9, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 của Nghị định 26/CP cần áp dụng kèm theo biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.

 

3.10. Vai trò của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trong công tác giải quyết các tranh chấp, bồi thường thiệt hại do bị ô nhiễm môi trường là rất quan trọng. Đến thời điểm này, việc giải quyết của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho nhiều bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, trong đó có các văn bản về xác định mức độ thiệt hại và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường.

 

Theo quy định vai trò quyết định mức bồi thường của cơ quan quản lý môi trường (thanh tra về bảo vệ môi trường) hạn chế dưới 1 triệu đồng. Những thiệt hại trên 1 triệu đồng nếu các bên không tự thoả thuận sẽ giải quyết theo tố tụng dân sự. Nhưng thực tế trong toàn bộ các vụ hoà giải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường vừa qua đều do Thanh tra bảo vệ môi trường phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức hoà giải (ngoại trừ vụ tàu dầu Neptune Aries do toà án thụ lý) và hầu hết đã thực hiện việc bồi thường, nhưng hiệu lực thi hành có khả năng thấp. Chủ yếu dựa vào sự tự nguyện thi hành của bên gây ô nhiễm. Tuy nhiên trong thời gian lâu dài vai trò của sở vẫn là chủ yếu trong việc  giải quyết tranh chấp về môi trường  Vì vậy, đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật xác định thiệt hại, kỹ năng tổ chức hoà giải, thương lượng để các bên có thể chấp nhận kết luận của cơ quan quản lý môi trường.

 

Việc xác định nguồn gây ô nhiễm, cơ sở gây ô nhiễm và mức độ thiệt hại phải căn cứ vào kết quả đo đặc, phân tích số liệu và có chứng minh quan hệ nhân quả giữa việc gây ra ô nhiễm và thiệt hại vật chất và môi trường. Tuy nhiên, đối với những vụ ô nhiễm lớn, diện rộng và tác hại trực tiép đến sức khoẻ con người, việc hoà giải để thoả thuận đền bù là khó khăn. Vẵn còn 17/34 sở được khảo sát đã xử phạt các hành vi gây ô nhiễm tới mức cần phải áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại, nhưng chưa mạnh dạn áp dụng biện pháp này. Do đó các cơ sở gây ô nhiễm chưa nhận rõ trách nhiệm của mình và người bị thiệt hại bị thiệt thòi.

 

Thực hiện triệt để hơn việc yêu cầu bồi thường thiệt hại là một nội dung mà các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cần mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện. Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức quần chúng tham gia, tư vấn trong việc hoà giải giữa các bên trong việc bồi thường thiệt hại. Tổ chức tốt công tác hoà giải, buộc bồi thường thiệt hại không chỉ là thực hiện công tác bảo vệ môi trường mà còn có tác dụng giải quyết các khiếu kiện trong xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự để phát triển bền vững.

 

Với những phân tích và đánh giá ở trên, có thể thấy rằng việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, đặc biệt ở góc độ giải quyết tranh chấp, đòi bồi thường thiệt hại về môi trường đã đạt được những kết quả cụ thể. Trong những yếu tố và điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của pháp luật về bảo vệ môi trường, cơ chế điều chỉnh pháp luật có ý nghĩa quyết định nhất. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật và hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các tranh chấp, tố cáo đòi bồi thường thiệt hại tốt hơn sẽ là một trong các nhân tố đảm bảo phát triển bền vững.

 

Tóm lại, tranh chấp môi trường là hiện tượng xã hội mới phát sinh tại Việt Nam nên hiện tại vẫn đang còn có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau về vấn đề này, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc xem xét và giải quyết các tranh chấp môi trường. Để có thể khắc phục tình trạng này cần thiết phải có một cơ chế pháp lí thích hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Văn bản pháp luật (xếp theo thứ tự loại hình văn bản)

1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992

2. Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995

3. Bộ luật lao động, ngày 23/6/1994

4. Bộ luật hàng hải được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990

5. Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân các lần 1, 2 và 3

6. Luật bảo vệ môi trường, ngày 27/12/1993

7. Luật đất đai 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998

8. Luật dầu khí, ngày 6/7/1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí

9. Luật khiếu nại, tố cáo, ngày 2/12/1998

10. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, ngày 29/11/1989

11. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, ngày 16/3/1994

12. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, ngày 11/4/1996

13. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ngày 21/5/1996

14. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, ngày 6/7/1995

15. Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 5/1/1999

16. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường

17. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

18. Nghị định 22/CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ qui định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

19. Nghị định số 27/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung qui chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

20. Nghị định của Chính phủ số 198-CP ngày 31/12/1994 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động

21. Nghị định của Chính phủ số 51-CP ngày 29/8/1996 về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động tại doanh nghiệp không được đình công

22. Nghị định của Chính phủ số 191-HĐBT ngày 18/6/1991 ban hành qui chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra

23. Thông tư số 2433/TT-BKHCNMT ngày 30/10/1996 về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 qui định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

24. Thông tư 490/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 hướng dẫn lập vả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trong và ngoài nước

25. Thông tư số 1485/MTg của Bộ KH, CN và MT ngày 12/12/1994 hướng dẫn tổ chức, quyền hạn và phạm vi hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường

26. Thông tư 3370/TT-BKHCNMT ngày 22/12/1995 hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố nổ xăng dầu.

27. Thông tư 2262/TT-BKHCNMT ngày 29/12/1995 hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu

28. Thông tư 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 của Bộ tài chính về việc quản lí doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp Nhà nước

29. Thông tư 64/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 về hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lí các quĩ trong các doanh nghiệp Nhà nước

30. Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường Song ngữ, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.

  • Các tài liệu chuyên môn

31. Luật môi trường quốc tế - Bài giảng của Giáo sư Gillian Triggs, Khoa luật, Đại học tổng hợp Melbourn - Victoria - Australia tại Dự án TA N0 2853 VIE tháng 3 năm 1999.

32. Kỉ yếu Diễn dàn môi trường ASEAN lần thức nhất tổ chức tại Hà nội, Việt Nam, 20-24/9/1999 - Đền bù và đánh giá thiệt hại môi trường: Một số vấn đề về chính sách và pháp lí đối với khu vực ASEAN. Brady Coleman, J.D., M.A. Trung tâm Luật môi trường châu á - Thái Bình Dương. Đại học tổng hợp Singapore.

33. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Phần Luật hành chính - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân - Hà Nội 1999.

34. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Phần Luật Môi trường - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân - Hà Nội 2000

35. Environmental and City - Sharing Singapore’s experience and Future Challenges, The institute of Policy Studies, Singapore 1995

36. Environmental Law in australia. Gerry Bates, Butterworths 1995.

37. Noise, Vibration and offensive Odor Preventive Measures Taken by Hirosima Prefecture. Japan International Cooperation Agency.

38. Giáo trình Luật Môi trường - Đại học Luật Hà Nội - NXB Công an nhân dân 1999.

39. Giáo trình Luật Dân sự (phần 2), Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 1997

40. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 1997

41. Báo cáo nghiên cứu khoa học “Xây dựng phương pháp xác định mức đền bù thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất, dịch vụ gây ra” do Trung tâm kĩ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, trường Đại học xây dựng Hà Nội thực hiện năm 1999

42. Kỷ yếu Hội nghị Môi trường toàn quốc năm 1998

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

Dự thảo:

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

QUY ĐỊNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27/12/1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thoả thuận với Chánh án Toà án nhân dân tối cao,

 

NGHỊ ĐỊNH

 

Chương 1: Những quy định chung

Điều 1: Nghị định này quy định viẹc giải quyết các tranh chấp môi trường giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức, giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

          Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có tranh chấp môi trường với tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quan lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Điều 2: Nghị định này được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan sau đây có hoạt động liên quan đến tranh chấp môi trường:

  1. Cá nhân, hộ gia đình;
  2. Hợp tác xã, doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;
  3. Cơ quan hành chính - sự nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
  4. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  5. Các cơ quan quản lý môi trường, lưu vực sông.

Điều 2:

  1. Tranh chấp môi trường là những tranh chấp liên quan đến việc khai thác, sử dụng môi truờng hoặc hưởng lợi ích của môi trường mà gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong lĩnh vực môi trường.
  2. Tranh chấp môi trường bao gồm các tranh chấp liên quan đến thành phần môi trường đất, môi trường rừng, môi trường nước, môi trường biển, môi trường không khí và các thành phần môi trường khác.
  3. Tranh chấp môi trường có thể phát từ các hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dất, nước, rừng, khoáng sản, dầu khí, nguồn lợi thuỷ sản, không khí, khoảng không, hoặc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng của con người.

 

 

Điều 4:

  1.  Tranh chấp môi trường được giải quyết theo thủ tục giải quyết kiếu nại, tố cáo hoặc theo thủ tục khởi kiện ra Toà án.
  2. Trong trường hợp tranh chấp môi truờng được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo thì được áp dụng theo các quy định cảu Luật Khiếu nại, tố cáo để giải quyết. Trong truờng hợp khởi kiện ra Toà án để giải quyết tranh chấp môi trường, thì tuỳ theo tính chất và nội dung tranh chấp mà áp dụng thích hợp Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hoặc Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, hoặc Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính để giải quyết.
  3. Nghị định này chỉ quy định việc giải quyết tranh chấp môi trường theo thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án.

Điều 5: Tranh chấp môi trường được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

  1. Bên nào gây ra thiệt hại cho môi trường, cho quyền, lợi ích hợp pháp của người khác trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường thì bên đó phải bồi thường thiệt hại, tuỳ theo mức độ lỗi và hậu quả gây ra;
  2. Tranh chấp môi trường được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hoà giải, hợp tác cùng giải quyết tranh chấp; khuyến khích các bên tranh chấp tự hoà giải, thoả thuận việc giải quyết tranh chấp;
  3. Trong trường hợp thương lượng, hoà giải không thành tranh chấp các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài kinh tế hoặc cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh làm trung gian trọng tài để hoà giải và giải quyết tranh chấp;
  4. Nếu một bên hoặc cả hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp thì có quyền khởi kiện dân sự ra Toà án cấp huyện để giải quyết tranh chấp; Nếu tranh chấp môi truờng có giá trị bồi thường thiệt hại lớn từ 50.000.000đ trở lên và phức tạp, thì khởi kiện ra Toà Dân sự của Toà án nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương;
  5. Bên khởi kiện giải quyết tranh chấp môi trường phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí toà án theo quy định của pháp luật và phải tạm ứng trước chi phí giám định thiệt hại đòi bồi thường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bên thua kiện phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Toà án và chi phí giám định theo quyết định của Toà án khi giải quyết tranh chấp môi trường.

Việc miễn, giảm án phí, lệ phí toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật; việc miễn, giảm chi phí giám định thiệt hại phát sinh từ tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Điều 6:

  1. Thiệt hại phải bồi thường khi giải quyết tranh chấp môi trường bao gồm các thiệt hại sau đây:
  1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trực tiếp gây ra;
  2. Thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đang khai thác, sử dụng môi trường do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của người khác gây ra;
  3. Thiệt hại gián tiếp về quyền, lợi ích hợp pháp cảu những người thứ ba do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của một bên tranh chấp môi trường gây ra.
  1. Bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp do mình gây ra, nhưng không phải bồi thường thiệt hại lâu dài gây ra cho môi trường.

Điều 7: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ tranh chấp môi trường là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định của khoản 2, Điều 6 của Nghị định này.

          Trong trường hợp hợp đồng giữa các bên có quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho môi trường, thì việc bồi thường thiệt hại đó được thực hiện theo quy định của hợp đồng.

Điều 8: Tranh chấp môi trường liên quan đến nước ngoài được giải quyết qua đàm phán, thương lượng, cùng hợp tác giải quyết tranh chấp hoặc thông qua trọng tài quốc tế do các bên lựa chọn đề giải quyết.

          Các tranh chấp môi trường có tầm quốc gia liên quan đến các nước láng giềng do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ hữu quan của Việt Nam và của nước ngoài để cùng đàm phán, thương lượng và hợp tác giải quyết.

Điều 9: Người có tranh chấp môi trường, nếu đã chọn quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không có quyền khởi kiện ra Toà án; Nếu đã khởi kiện ra Toà án thì không có quyền khiếu nại, tố cáo.

 

Chương II: Giải quyết tranh chấp môi trường phát sinh từ

khiếu nại, tố cáo

Điều 10: Việc giải quyết tranh chấp môi trường phát sinh từ khiếu nại, tố cô của tổ chức, cá nhân đối với những hành vi vi phạm pháp luật môi trường của người khác mà gây thiệt hại cho mình hoặc cho lợi ích công cộng được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định này và các pháp luật liên quan khác.

 

Điều 11:

  1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật môi trường của người khác trực tiếp ảnh hưởng cản trở hoặc gây thiệt hại đối với quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong khai thác, sử dụng môi trường đất, nước, rừng, thuỷ sản, không khí thành phần môi trường khác.
  2. Việc khiếu nại được thực hiện trực tiếp bằng miệng hoặc bằng đơn khiếu nại của cá nhân, tập thể, tổ chức.
  3. Việc khiếu nại nói tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này do các cơ quan quy định tại Điều 12 của Nghị định này giải quyết.

Điều 12: Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại về việc vi phạm môi trường:

  1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm có quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của công dân, hộ gia đình hoặc đối với hoạt động bình thường của tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp mà giá trị thiệt hại trực tiếp phải bồi thường do vi phạm pháp luật không quá 1.000.000 đồng và thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình đối với vi phạm đó.

Nếu không đống ý với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì người bị xử phạt và bị buộc bồi thường thiệt hại có quyền khiếu nại với Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Quyết định giải quyết, khiếu nại, tố cáo của Uỷ ban nhân dân cấp này là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành.

  1. Thanh tra môi trường thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo về các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp mà thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình và giá trị thiệt hại trực tiếp phải bồi thường do vi phạm pháp luật không quá 20.000.000đ. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của thanh tra môi trường thì người bị xử phạt và bị buộc phải bồi thường thiệt hại có quyền khiếu nại với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Quyết định khiếu nại, tố cáo của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành.
  2. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường làm phát sinh tranh chấp môi trường sau đây:
  1. Các khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình;
  2. Các khiếu nại, tố cáo có giá trị thiệt hại trực tiếp phải bồi thường dưới 50.000.000 đồng;
  3. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh tranh chấp môi trường có cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia;
  4. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh tranh chấp môi trường liên quan đến nhiều tổ chức, cơ quan thuộc nhiều cấp, nhiều ngành.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi truờng thì người bị xử phạt và bị buộc phải bồi thường thiệt hại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Quyết định khiếu nại, tố cáo của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành.

  1. Cục Môi trường thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo phát sinh tranh chấp môi trường sau đây:
  1. Các khiếu nại, tố cáo về các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình;
  2. Các khiếu nại, tố cáo có giá trị thiệt hại trực tiếp phải bồi thường dưới 50.000.000 đồng;
  3. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh tranh chấp môi trường phức tạp có yếu tố nước ngoài.

Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cục trưởng Môi truờng thì người bị xử phạt và bị buộc phải bồi thường thiệt hại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Quyết định khiếu nại, tố cáo của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành.

  1. Trong các trường hợp quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo, các bên đương sự có quyền khởi kiện ra Toà án hành chính thuộc Toà án nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để xét xử quyết định khiếu nại, tố cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý môi trường nói tại Điều này.

Điều 13:

  1. Khi khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, bên khiếu nại, tố cáo phải làm đơn ghi rõ:
  1. Họ, tên cá nhân, tên gọi tổ chức, địa chỉ, ngày tháng năm làm đơn;
  2. Họ, tên cá nhân, tên gọi tổ chức, địa chỉ của bên bị khiếu nại, tố cáo;
  3. Lý do, nội dung khiếu nại, tố cáo; nội dung tranh chấp phát sinh;
  4. Dự tính thiệt hại đòi bồi thường và căn cứ dự tính;
  5. Giám định thiệt hại;
  6. Các yêu cầu, đòi hỏi khác nếu có;
  7. Các chứng cứ.
  1. Trong trường hợp trực tiếp trình bày bằng miệng trước cơ quan có thẩm quyền, thì ngay sau đó, bên khiếu nại cũng phải làm đơn với nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14: Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo pát sinh tranh chấp môi trường, thời hạn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.

Điều 15: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định tại Chương II của Nghị địnhnày về việc giải quyết tranh chấp môi trường phát sinh từ các khiếu nại, tố cáo việc vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

 

Chương III: Giải quyết tranh chấp môi trường tại Toà án

Điều 16:

  1. Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp trong khai thác, sử dụng môi trường mà bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của người khác gây ra, thì có quyền khởi kiện ra Toà án đẻ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  2. Thanh tra môi trường, cơ quan quản lý môi trường, kể cả các cơ quan quản lý từ thành phần môi trường như cơ quan quản lý đất đai, cơ quan quản lý tài nguyên nước, cơ quan quản lý thuỷ sản, cơ quan quản lý môi trường biển, môi trường đô thị..., thì có quyền khởi kiện ra Toà án để đòi bồi thường thiệt hại do các việc làm ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra cho môi trường công cộng, nếu không có cá nhân, tổ chức khác khởi kiện.

Điều 17: Người khởi kiện        có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp sau đây đối với người vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường:

  1. Ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn vi phạm và phòng ngừa hậu quả xấu hơn có thể xảy ra;
  2. Buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
  3. Buộc khắc phục hậu quả của vi phạm, tự chịu chi phí khắc phục;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp đã gây ra;
  5. Áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18: Ngoài các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, đơn khởi kiện tranh chấp môi trường phải có các nội dung sau:

  1. Lý do khởi kiện;
  2. Nội dung tranh chấp môi trường;
  3. Phạm vi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
  4. Dự tính thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp đòi bồi thường và căn cứ tính toán thiệt hại;
  5. Giám định thiệt hại nếu có;
  6. Quá trình, nội dung thương lượng, hoà giải với bên vi phạm;
  7. Các yêu cầu, đòi hỏi khác nếu có;
  8. Các chứng cứ,tài liệu kèm theo.

Điều 19: Người khởi kiện tranh chấp môi trường có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn vi phạm pháp luật và phòng ngừa hậu quả xấu hơn có thể xảy ra trước khi Toà án thụ lý hồ sơ xét xử, và phải bồi thường mọi tổn thất, chi phí phát sinh trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp đó không đúng hoặc không hợp lý.

Điều 20:

  1. Trước khi khởi kiện ra Toà án, bên khởi kiện tranh chấp môi trường phải tiến hành thương lượng, hoà giải, cùng hợp tác giải quyết tranh chấp với bên cùng có tranh chấp với mình. Kết quả thương lượng, hoà giải, cùng hợp tác giải quyết tranh chấp phải được lập thành biên bản ghi rõ nội dung đã hoà giải thành và nội dung chưa hoà giải được giữa các bên.
  2. Trước khi quyết định đưa vụ án tranh chấp môi truowngf ra xét xử, Toà án tiến hành hoà giải để các bên có điều kiện cùng hợp tác giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải, tập trung hoà giải các nội dung tranh chấp mà các bên chưa được hoà giải trước đó.

Điều 21:

  1. Bên khởi kiện tranh chấp môi trường phải chịu chi phí giám định thiệt hại, chi phí cho người làm chứng, cho người phiên dịch (nếu có), chi phí thương lượng hoà giải và các chi phí hợp lý khác.
  2. Trong trường hợp Toà án chỉ định tổ chức, cá nhân giám định thiệt hại trong quá trình tiến hành tố tụng dân sự, thì bên khởi kiện tranh chấp môi trường cũng phải gánh chịu chi phí đó.
  3. Bên thua kiện chịu chi phí giám định và các chi phí hợp lý phát sinh trong tố tụng và phải hoàn trả các chi phí đó cho bên khởi kiện đã ứng trước.
  4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc miễn, giảm chi phí giám định và các chi phí phát sinh trong giải quyết tranh chấp môi trường tại toà án.

Điều 22: Việc tính thiệt hại phải bồi thường khi giải quyết tranh chấp môi trường tại Toà án được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thiệt hại trực tiếp bao gồn tất cả những tổn thất thực tế xảy ra của bên khởi kiện (bên bị thiệt hại) do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường của bên bị kiện gây ra.

Những tổn thất thực tế đó phải là những tổn thất có thể tính toán được và hợp lý.

  1. Thiệt hại gián tiếp bao gồm:
  1. Chi phí phục hồi nguyên trạng ban đàu;
  2. Khoản lợi bị mất cảu bên bị thiệt hại được tính ở mức bình quân gia quyền;
  3. Thiệt hại của những người có quyền, lợi ích liên quan.
  1. Khi tính thiệt hại phải bồi thường phải loại trừ những rủi ro do các yếu tố khách quan có thể xảy ra.
  2. Trong trường hợp người bị thiệt hại còn bị tổn hại về sức khoẻ thì phải tính cả chi phí điều trị, phục hồi sức khoẻ, thu nhập bị mất và tổn thất khác về tinh thần.

Điều 23: Trong trường hợp hợp đồng giữa các bên có quy định cụ thể mức bồi thường do vi phạm cam kết liên quan đến môi trường thì chỉ phải bồi thường thiệt hại theo mức quy định trong hợp đồng, không được tính các thiệt hại nói tại Điều 22 của Nghị định này.

Điều 24: Việc thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp môi trường, thủ tục xem xét sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án về tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 25: Việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án về giải quyết các tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

 

Chương IV: Điều khoản thi hành

Điều 26: Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 27: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Toà án nhân dân Tối cao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 28: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Phụ lục 2:

TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO DỰ THẢO    

          Dự thảo đã nhận được các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia của Viện NCKH Kiểm sát, Vụ KS xét xử dân sự (Viện KSNDTC), Toà Dân sự (Toà án NDTC), Đại học Luật Hà Nội, Thanh tra Bộ KHCNMT... Nhóm soạn thảo xin tổng hợp một số nét chính như sau:

  1. Nhất trí với đề xuất: Cần thiết phải trình Chính phủ Nghị định giải quyết tranh chấp môi trường.
  2. Dự thảo đã xác định được một số vấn đề chính như phạm vi áp dụng, một số tiêu chí để xác định thiệt hại môi trường, một số nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết tranh chấp môi trường.
  3. Cần viện dẫn thêm một số luật liên quan trong phần căn cứ.
  4. Đề nghị sửa là “tranh chấp về bảo vệ môi trường”.
  5. Nên nghiên cứu lại để tránh sự trùng lắp, mâu thuẫn trong việc áp dụng các thủ tục về tố tụng, khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm hành chính.
  6. Chỉ đề cập giải quyết tranh chấp môi trường theo thủ tục tố tụng dân sự là chưa thoả đáng.
  7. Xác định thế nào là thiệt hại lâu dài cho môi trường.
  8. Nên bỏ một Điều để tránh trung lặp trong Nghị định.
  9. Xem lại mục 4, Điều 5 vì trái với pháp luật và thông lệ quốc tế về trọng tài.
  10. Nên xem xét và sửa lại khái niện về tranh chấp môi trường.
  11. Theo quy định của chwong 3 thì quá khắt khe cho bên bị thiệt hại, như vậy làm tăng thêm trách nhiệm nặng nề của cơ quan hành chính.
  12. Một số câu chữ cần chỉnh, sửa.

 



[1] Về vấn đề có hay không có tranh chấp hành chính hiện vẫn đang có hai loại ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng không có tranh chấp hành chính vì khi nói đến tranh chấp là nói đến sự xung đột giữa các bên, trong khi bản thân quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ bất bình đẳng (quan hệ giữa chủ thể quản lí với đối tượng bị quản lí, trong đó chủ thể quản lí là người đại diện cho Nhà nước, thực hiện quyền lực mà Nhà nước giao phó), tính chẩt của quan hệ luôn mang tính mệnh lệnh, bắt buộc. Nếu có sự phản ứng thì cũng chỉ là sự phản ứng của một bên (bên bị quản lí), vì vậy mà không coi đó là thái độ người tranh chấp. Ý kiến khác lại cho rằng, hành vi khiếu kiện của công dân chính là thể hiện sự xung đột, bất đồng ý kiến giữa họ với người ra quyết định hành chính hoặc người có hành vi hành chính làm ảnh hưởng hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sự xung đột này  cần thiết phải có sự tham gia của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn này (theo trình tự  hành chính và trình tự toà án). Họ cho rằng xung đột và phương thức giải quyết xung đột trong lĩnh vực này hoàn toàn mang bản chất của các tranh chấp nói chung nảy sinh trong đời sống xã hội.                                                                             

 

([2])Ngày 10/8/1998 Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 695/QĐ-TTg về việc thu hồi 130.607m2 đất tại hai xã Nam Sơn và Hồng Kì, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội để giao cho Ban quản lí dự án công trình công cộng Sở giao thông công chính xây dựng khu chôn lấp, xử lí rác thải sinh hoạt (Khu liên hợp xử lí chất thải rắn Nam Sơn). Mặc dù chủ dự án đã lập báo cáo ĐTM và được Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM thông qua ngày 7/1/1999 và UBND thành  phố phê chuẩn tại Quyết định số 677/QĐ-UB ngày 4/2/1999, song nhân dân 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ (những hộ gia đình không thuộc diện di dời để giải phóng mặt bằng) cho rằng khi dự án đi vào hoạt động chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng môi trường như mùi hôi thối, mùi xú uế, bụi... mà họ phải gánh chịu. Họ yêu cầu chủ dự án phải trả trước cho họ một khoản tiền dưới dạng tiền bù đắp chất lượng môi trường sống bị giảm sút (còn gọi là tiền bù đắp những ảnh hưởng về môi trường) do việc triển khai thực hiện dự án đầu tư tại khu vực mà họ đang sinh sống. Khoản tiền này không được hiểu là khoản miễn trừ tiền bồi thường thiệt hại (nếu sau này xảy ra thiệt hại). Nếu yêu cầu của họ không được chấp nhận, họ kiên quyết không cho dự án triển khai hoạt động.

Trước yêu cầu chính đáng của nhân dân, ngày 31/5/1999 Sở KHCN& MT Thành phố Hà Nội đã tiến hành xác định phạm vi ảnh hưởng về môi trường của dự án và gửi Công văn số 1114/KHCNMT-QLMT tới Giám đốc Sở giao thông công chính Hà Nội, trong đó xác nhận 2 nội dung chính như sau:

- Bán kính ảnh hưởng môi trường là 600m tính từ tâm ô chôn lấp (theo qui trình chôn lấp có đầm nén và sau 2m phủ đất một lần).

- Phạm vi ảnh hưởng này sẽ được xem xét và bổ sung nếu kết quả quan trắc môi trường định kì cho thấy thực tế phạm vi ảnh hưởng thay đổi.

Ngày 9/8/1999 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3232/QĐ-UB về việc phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ khi thu hồi đất để thực hiện dự án, theo đó các hộ dân có nhà ở nằm trong phạm vi từ 101m đến 500m không phải di chuyển nhà ở, được xét hỗ trợ ảnh hưởng môi trường một lần trong thời gian 20 năm, theo số nhân khẩu thường trú đã được đăng kí, được xác định trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm lập phương án đền bù thiệt hại, như sau:

- Từ 101m đến 150m: 40.000đồng/người/tháng = 9.600.000đồng/người/20năm.

- Từ 151m đến 300m: 30.000đồng/người/tháng = 7.200.000đồng/người/20năm.

- Từ 301m đến 500m: 25.000đồng/người/tháng = 6.000.000đồng/người/20năm.

Khoản tiền này được người dân dùng vào việc làm giảm thiểu các ảnh hưởng về môi trường tới gia đình mình như trồng cây xanh xung quanh nhà, lắp đạt hệ thống thông gió, hút mùi...

Hiện tại, dự án đã đi vào hoạt động và về cơ bản UBND thành phố Hà Nội đã dung hoà được mâu thuẫn này. Để tránh gây ra những xung đột tiếp theo, Công ty môi trường đô thị Hà Nội vẫn đang tiếp tục tìm ra các giải pháp tích cực để hạn chế các thiệt hại gây nên từ hoạt động của mình.

[3] Tại Thông tư 2262-TT/MTg ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu, các loại thiệt hại này được gọi chung là các thiệt hại về kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân.

 

File đính kèm downloadTải về