• Thuộc tính
Tên đề tài Một số vấn đề bảo đảm thực hiện Bộ luật Dân sự
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

PHẦN THỨ NHẤT

TÍNH CẤP THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI

I.                                        Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Bộ luật dân sự ra đời đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là Bộ luật dân sự đầu tiên của Việt nam kể từ Cách mạng Tháng 8 đến nay.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển đã tạo ra xung quanh nó hàng loạt giao dịch liên quan đến dân sự, kinh tế. Pháp luật dân sự chính là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bộ luật dân sự ra đời tạo cơ sở pháp lý cho nhân dân yên tâm thực hiện giao lưu dân sự trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch dân sự trong nhân dân. Bộ luật dân sự góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng. Bộ luật là chuẩn mực pháp lý trong các quan hệ dân sự, góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tuy nhiên, giá trị đích thực của Bộ luật chỉ đạt được khi các chuẩn mực mà Bộ luật dân sự đưa ra được các chủ thể tôn trọng, tuân thủ triệt để trong thực tiễn. Muốn vậy, cần có biện pháp cụ thể để bảo đảm thi hành Bộ luật dân sự. Đây là một yêu cầu bức xúc đặt ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu.

Các biện pháp bảo đảm thi hành Bộ luật dân sự rất đa dạng, gồm các khâu, các mắt xích đảm bảo các quy định của Bộ luật được thực thi trong thực tế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo các quy định về nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự được tuân thủ một cách triệt để, các hành vi xâm phạm nghĩa vụ mà Bộ luật dân sự quy định phải được xử lý nghiêm và kịp thời. Bộ luật dân sự điều chỉnh hành vi của các chủ thể dưới nhiều giác độ, vừa quy định quyền, vừa quy định nghĩa vụ, vừa điều chỉnh các hành vi xử sự tích cực, vừa quy định các chế tài đối với những hành vi xử sự tiêu cực của các chủ thể. Vì thế, biện pháp đảm bảo thi hành Bộ luật rất phức tạp. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề ra các biện pháp cơ bản mang tính đột phá, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ luật đi vào đời sống xã hội để phát huy hiệu lực.

Để đảm bảo thi hành được Bộ luật dân sự trong thực tế, bản thân quy định của Bộ luật quyết định một phần rất lớn chất lượng thi hành. Nếu Bộ luật thiếu tính khả thi, nếu ngay chính các chuẩn mực xử sự Bộ luật quy định lại mâu thuẫn với nhau thì không thể nói tới việc xây dựng một cơ chế bảo đảm thi hành hữu hiệu bởi bản thân các quy định của Bộ luật đã phủ định khả năng bảo đảm thi hành của nó. Để xây dựng và hoàn thiện được cơ chế bảo đảm thi hành hữu hiệu của Bộ luật, cần tiến hành việc rà soát các quy định liên quan đến Bộ luật dân sự nhằm xác định nhu cầu đồng bộ hoá, cụ thể hoá các quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật cần được tiến hành khẩn trương và đầy đủ.

Mục tiêu chung mà cả xã hội hướng tới là xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân. Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ khi ban hành Bộ luật dân sự, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết riêng về việc thi hành Bộ luật dân sự nhằm xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự, đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn việc thi hành và đảm bảo thực hiện Bộ luật dân sự. Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật dân sự.

Với những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ vấn đề bảo đảm cho công tác thi hành Bộ luật dân sự đang trở thành một nhiệm vụ rất khó khăn, bức xúc mang tính thời sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Công tác này đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các ngành, các cấp trên mọi lĩnh vực. Việc triển khai nghiên cứu đề tài: "Một số vấn đề bảo đảm thực hiện Bộ luật dân sự" góp phần thiết thực đưa Bộ luật dân sự vào cuộc sống. Mặt khác, nghiên cứu vấn đề đảm bảo thi hành Bộ luật dân sự còn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện Bộ luật dân sự, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong các quan hệ dân sự, ổn định kinh tế. Đây cũng chính là yếu tố hết sức quan trọng góp phần vào công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, góp phần vào sự thành công của chiến lược ổn định kinh tế của Nhà nước ta.

II.                                           Nội dung và phạm vi nghiên cứu.

-                                 Tiến hành rà soát, nghiên cứu tổng thể các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm xác định các biện pháp góp phần đưa Bộ luật dân sự vào cuộc sống.

-                             Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và điều tra xã hội học về thực trạng thi hành Bộ luật dân sự, trên cơ sở đó phát hiện các quy định bất cập của Bộ luật dân sự, kiến nghị hệ thống các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật dân sự đồng thời đề xuất các kiến nghị cụ thể đối với việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức theo quy định của Bộ luật dân sự.

III.  Phương pháp nghiên cứu

- Hệ thống hoá rà soát văn bản, nghiên cứu dữ liệu;

-       Phương pháp nghiên cứu lôgic, nghiên cứu tổng hợp và phân tích;

-                              Phương pháp điều tra xã hội học;

-                     Phương pháp toạ đàm và khảo sát thực địa;

-                              Phương pháp nghiên cứu so sánh;

IV. Các hoạt động chính để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.                  Rà soát thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước được quy định trong Bộ luật dân sự.

2.                  Rà soát các văn bản liên quan đến việc thi hành BLDS.

3.                  Xây dựng chỉ dẫn áp dụng các quy định của BLDS và các bài tập tình huống áp dụng BLDS phục vụ cho công tác giảng dạy BLDS trong các trường đại học.

4.                 Đánh giá thực trạng hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

5.                  Tiến hành điều tra xã hội học về thực tiễn thi hành BLDS.

6.                  Tổ chức các hội thảo đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của BLDS.

7.                 Tập hợp các kiến nghị trong các công trình khoa học đã công bố nhằm sửa đổi, bổ sung BLDS.


PHẦN THỨ HAI

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI

I.                   KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT THẨM QUYỀN CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ

1.      Ý nghĩa của việc rà soát thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước được quy định trong Bộ luật dân sự.

Để có cơ sở cho việc rà soát, đánh giá đúng các quy định pháp luật về thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong BLDS, việc làm rõ về mặt lý luận về vai trò của Nhà nước trong giao lưu dân sự là công việc rất có ý nghĩa.

Trong giao lưu dân sự, các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, tự do, tự nguyện trong giao lưu dân sự, trên cơ sở cân nhắc lợi ích của mình thúc đẩy. Vì vậy, có quan điểm cho rằng sự can thiệp, tác động của Nhà nước vào giao lưu dân sự là không cần thiết và là một sự lãng phí nguồn lực. Khẩu hiệu nổi tiếng của quan điểm này là Nhà nước tốt nhất là Nhà nước ít nhất. Khi tư tưởng này được tuyệt đối hoá, tất yếu dẫn đến sự xem nhẹ vai trò của Nhà nước trong giao lưu dân sự.

Ngày nay, lý luận và thực tiễn pháp luật dân sự đã khẳng định sự cần thiết của sự can thiệp, hỗ trợ Nhà nước (thông qua các cơ quan Nhà nước) vào đời sống dân sự và cố gắng tìm ra giới hạn thích hợp của quyền tự do ý chí cho các chủ thể tham gia giao lưu dân sự.

Sự cần thiết phải có sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước vào giao lưu dân sự (thông qua pháp luật và hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) được lập luận xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tuy pháp luật quy định, thừa nhận sự bình đẳng của các chủ thể trong giao lưu dân sự, nhưng trong thực tế, các bên tham gia các quan hệ giao dịch dân sự không hoàn toàn có sự bình đẳng về mặt thực tế (mỗi chủ thể có một địa vị rất khác nhau). Với động cơ phổ biến là mong muốn giành lấy lợi ích tối đa cho mình thì không có lý do gì đảm bảo rằng các chủ thể này không lợi dụng những ưu thế của mình để đưa bên kia vào trạng thái bất lợi khi tham gia vào các quan hệ dân sự. Sự điều chỉnh của pháp luật trong đó có sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước đối với các giao dịch dân sự là nhằm cải thiện tình trạng bất bình đẳng về mặt thực tế cho các bên tham gia quan hệ dân sự theo hướng nâng cao mức bình đẳng về mặt thực tế cho các bên. Tuy nhiên, nếu chỉ bằng công cụ pháp luật mà thiếu cơ chế giám sát sự chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm thì không có lý do gì khiến cho các bên tham gia quan hệ chịu khuôn hành vi của mình theo những chuẩn mực mà pháp luật quy định. Như vậy, sự có mặt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong đời sống dân sự là do đòi hỏi của chính nhu cầu đảm bảo sự công bằng, an toàn, bình đẳng trong giao lưu dân sự. Mục đích của hoạt động mà các cơ quan này tiến hành trong lĩnh vực dân sự không gì khác là quản lý, giám sát các chủ thể nhằm đảm bảo sự tuân thủ một cách triệt để Bộ luật dân sự. Thông qua đó cải thiện tình trạng bất bình đẳng về mặt thực tế giữa các bên, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao lưu dân sự, duy trì tính trật tự, ổn định của đời sống dân sự.

Thứ hai, lý do để Nhà nước, người đại diện của toàn dân, can thiệp vào nhiều giao lưu dân sự nhằm hạn chế ý chí và hành vi của các chủ thể còn xuất phát từ tình hình kinh tế, chính trị đặc thù của Nhà nước ta. Ở nước ta, Nhà nước là đại diện và là người thực hiện quyền chủ sở hữu khối tài sản lớn nhất trong xã hội, Nhà nước (thông qua các cơ quan Nhà nước) là chủ thể đặc biệt và quan trọng trong nhiều quan hệ dân sự. Giao lưu dân sự trong nhiều trường hợp liên quan trực tiếp tới việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước. Để bảo vệ tài sản và danh dự, uy tín của Nhà nước đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp vào các giao dịch dân sự. Thêm nữa, Nhà nước, với tư cách là người duy trì trật tự xã hội phải giám sát các giao dịch dân sự nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm trật tự, lợi ích của xã hội (xử lý kịp thời các giao dịch dân sự có nội dung trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội).

Theo quan điểm lập pháp của Việt nam, nhiều cơ quan trong bộ máy Nhà nước có vai trò quan trọng trong giao lưu dân sự. Tuy nhiên, vị trí, vai trò và chức năng của mỗi cơ quan là không hoàn toàn giống nhau. Trước kia, chức năng, thẩm quyền của nhiều cơ quan kể trên về dân sự đã được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, nay được BLDS cụ thể hoá. Bên cạnh đó, để phục vụ giao lưu dân sự đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực dân sự, BLDS cũng quy định việc thành lập thêm một số cơ quan, tổ chức hoặc trao thêm các thẩm quyền mới cho các cơ quan đã có từ trước ngày ban hành Bộ luật dân sự. Để đánh giá vai trò thực tiễn của các cơ quan Nhà nước trong giao lưu dân sự, việc rà soát các điều khoản trong Bộ luật dân sự quy định thẩm quyền và hình thức can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước vào giao lưu dân sự rất có ý nghĩa. Qua thực tiễn rà soát toàn bộ 838 Điều của Bộ Luật dân sự, có hàng trăm điều nhắc tới vai trò của các cơ quan Nhà nước trong giao lưu dân sự. Có cơ quan được trực tiếp nhắc đến tên như Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBND xã, phường, thị trấn; cơ quan Công an cơ sở; cơ quan lao động, thương binh, xã hội; cơ quan, tổ chức bán đấu giá; UBND các cấp nhưng cũng không ít trường hợp Bộ luật chỉ gọi chung là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuy đây là vấn đề kỹ thuật lập pháp, song việc áp dụng kỹ thuật này có lý do của nó. Về bản chất, việc bộ luật ghi nhận sự có mặt của cơ quan nhà nước trong một sự kiện hoặc một giao lưu dân sự nào đó chính là sự phân quyền của Quốc hội cho cơ quan Nhà nước nào đó. Tuy nhiên, đối với mỗi trường hợp cần có sự có mặt (can thiệp hoặc hỗ trợ) của Nhà nước thì vấn đề tiếp theo là cơ quan nào (cơ quan hành chính hay tư pháp, cơ quan cấp cơ sở hay cấp cao hơn) sẽ thực hiện sự can thiệp, hỗ trợ đó không hẳn là câu hỏi dễ trả lời. Nhất là trong điều kiện bộ máy Nhà nước của chúng ta đang trong quá trình cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong một vài năm qua. Sự thận trọng trong việc trao quyền cho một cơ quan cụ thể thể hiện trong Bộ luật dân sự như vậy là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho Bộ luật tương thích với quá trình cải cách, đổi mới bộ máy Nhà nước (nhất là cải cách, đổi mới nền hành chính và nền tư pháp).

2.      Các kết quả rà soát cụ thể

Dưới đây là kết quả rà soát các hình thức can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước trong giao lưu dân sự được quy định trong Bộ Luật dân sự.

2.1.           Kết quả rà soát thẩm quyền của các cơ quan đã tồn tại từ trước khi có Bộ luật dân sự.

2.1.1.     Chính phủ.

Ngoài thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành[1], tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật[2] (cụ thể là Bộ luật dân sự), vốn là các thẩm quyền truyền thống, Chính phủ được Bộ luật trao cho những thẩm quyền cụ thể ở các Điều luật sau đây:

Điều 206. “…

2- Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân”.

Điều 213. “Tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý. Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác”.

Bằng các quy định này, một lần nữa pháp luật khẳng định tư tưởng nhất quán của Nhà nước ta, rằng tài sản công không phải là vô chủ mà người chủ chịu trách nhiệm quản lý tài sản công không ai khác mà chính là Chính phủ. Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản và đã thi hành nhiều biện pháp quản lý công sản, nhưng tình trạng tham nhũng, sử dụng lãng phí công sản vẫn còn phổ biến, chứng tỏ công tác quản lý tài sản công của Chính phủ vẫn còn nhiều bất cập.

Bước đầu thể hiện kỹ thuật lập pháp với nội dung là nếu điều luật nào cần được cụ thể hoá thì tại điều luật đó phải ghi rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản cụ thể hoá[3], một số điều luật trong Bộ Luật dân sự đã chỉ rõ những quy định cần được cụ thể hoá bởi Chính phủ. Cụ thể:

Điều 376. “Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội.

Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”.

Điều 454. “Thực hiện việc bán đấu giá

... Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá.”

Điều 694. “Giá chuyển quyền sử dụng đất

Các bên thoả thuận về giá chuyển quyền sử dụng đất trên cơ sở bảng giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ quy định”.

Điều 715. “Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất

Thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận nhưng không được quá ba năm; trong trường hợp đặc biệt khó khăn, thì thời hạn cho thuê có thể kéo dài theo quy định của Chính phủ”.

Thực ra, đối với thẩm quyền của Chính phủ quy định tại Điều 694 kể trên trước đây trong Luật đất đai đã ghi nhận và trước ngày ban hành Bộ Luật dân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định về khung giá chuyển quyền sử dụng đất[4]. Đối với các thẩm quyền ghi nhận tại các Điều 376, 454, 715 kể trên, đến nay, Chính phủ đã ban hành được các Nghị định hướng dẫn thi hành[5].

2.1.2.     Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng là cơ quan cùa Chính phủ có trách nhiệm quản lý tiền tệ, lãi suất, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Tuy Bộ luật dân sự không trực tiếp quy định thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước song Bộ luật thừa nhận các quy định của Ngân hàng Nhà nước là cơ sở pháp lý để xử lý một số tình huống của giao lưu dân sự. Trong Bộ luật dân sự, có 7 Điều luật đề cập tới thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước đó là các Điều 295, 313, 429, 471, 473, 580 và 722. Trong 7 điều luật đó, có 3 thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước được đề cập tới đó là: (1) công bố tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam làm cơ sở quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt nam khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán[6]; (2) quy định lãi suất nợ quá hạn làm cơ sở tính lãi suất trong các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền[7], giải quyết trách nhiệm do giao vật không đồng bộ[8], giải quyết việc tính lãi với khoản nợ chậm trả trong trường hợp cho vay có lãi[9]; và (3) quy định lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn làm cơ sở giải quyết việc tính lãi với khoản nợ chậm trả trong trường hợp cho vay không có lãi[10], làm cơ sở giải quyết hạn chế mức lãi suất cho vay trong quan hệ dân sự[11].

Phải khẳng định rằng đây là các thẩm quyền truyền thống của Ngân hàng Nhà nước đã được quy định trong các văn bản trước ngày BLDS được ban hành. Tuy nhiên, cùng với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta mà gắn liền với nó là việc tự do hoá lãi suất, tự do hoá tỷ giá, các thẩm quyền kể trên của Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ bị thay đổi. Đây là điều mà BLDS cần tính tới. Thực tiễn thi hành các quy định kể trên trong thời gian qua đã cho thấy những ý kiến khác nhau về cơ sở để tính lãi suất trong các quan hệ liên quan đến việc thanh toán. Hiện tại, ngân hàng Nhà nước không quy định mức cụ thể về lãi suất tiền gửi tiết kiệm mà chỉ quy định lãi suất cơ bản, vậy khi giải quyết tranh chấp, toà án dựa vào đâu để giải quyết các quan hệ đã nêu? đây là bất cập cần được khắc phục sớm.

2.1.3.     UBND các cấp.

Bộ Luật dân sự đã có hàng chục điều ghi nhận trực tiếp thẩm quyền của UBND chứng tỏ tầm quan trọng của loại cơ quan có thẩm quyền chung này đối với giao lưu dân sự. Do sự chưa ổn định của quá trình cải cách hành chính tại thời điểm ban hành Bộ luật dân sự nên mặc dù Bộ luật dân sự đã ghi nhận rõ UBND là cơ quan có thẩm quyền nhất định trong nhiều trường hợp phát sinh trong giao lưu dân sự, chỉ một số trường hợp cụ thể Bộ luật chỉ rõ UBND nào (cấp xã, huyện hay tỉnh) là cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp được tiên liệu ấy. Cụ thể:

Điều 295 BLDS. “Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

2- Tiền phải trả là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3- Trong trường hợp cần quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả tiền, nếu không có thoả thuận khác”.

2.1.31.Các quy định cụ thể về thẩm quyên của UBND xã, phường, thị trấn:

Trong BLDS có 26 Điều luật12 nhắc tới thẩm quyền của UBND cấp xã (UBND xã, phường, thị trấn). Trong đó, có thẩm quyền chỉ là sự ghi nhận hoặc cụ thể hoá các thẩm quyền của UBND cấp xã trước đây đã được các văn bản pháp luật khác ghi nhận, song cũng có thẩm quyền là hoàn toàn mới.

Cụ thể:

 

           
   

UBND xã, phường, thị trấn

 
 

Thẩm quyền truyền thống:

1.      Trong lĩnh vực hộ tịch

-         Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh (Điều 56);

-         Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra người chết không rõ tung tích, người chết trên phương tiện giao thông (Điều 61,62);

-         Đăng ký khai tử cho người bị toà án tuyên là đã chết (Điều 63).

2.      Trong việc bảo vệ tài sản công dân hoặc của Nhà nước:

-         Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm, đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc trực tiếp thu nhận những tài sản này từ người phát hiện (Điều 194).

-         Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra vật không xác định được ai là chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên hoặc trực tiếp tiếp nhận vật này từ người phát hiện, thông báo công khai để người là chủ sở hữu biết mà nhận lại, thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu (Điều 247, 249).

-         Tiếp nhận thông báo về việc bắt được gia súc bị thất lạc và tiến hành việc thông báo công khai để chủ sở hữu biết đến nhận (Điều 250).

 

 

Thẩm quyền mới:

1. Công tác giám hộ:

-         Đăng ký việc giám hộ (Điều 58);

-         Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, khiếu nại của người được giám hộ liên quan đến việc giám hộ (Điều 68);

-         Cùng tổ chức xã hội nơi người được giám hộ cư trú thực hiện việc cử người giám hộ (Điều 72);

-         Công nhận việc cử người giám hộ (Điều 74);

-         Xem xét đồng ý hoặc không đồng ý việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ (Điều 79);

-         Chứng kiến, công nhận việc chuyển giao người giám hộ (Điều 81);

-         Tiếp nhận thông báo và giám sát việc thanh toán tài sản của người được giám hộ cho những người thừa kế cuả người này (Điều 83).

2.      Giám sát việc quản lý tài sản của người vắng mặt khỏi nơi cư trú (Điều 85).

3. Chứng thực hợp đồng hợp tác giữa các thành viên trong tổ hợp tác, tiếp nhận báo cáo về việc chấm dứt tổ hợp tác mà mình đã chứng thực hợp đồng hợp tác (Điều 120, 129).

4. Trong lĩnh vực thực hiện quyền thừa kế của công dân: Chứng thực việc từ chối nhận di sản (Điều 645); chứng thực văn bản di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ (Điều 655); chứng thực văn bản di chúc theo yêu cầu của người lập di chúc (Điều 653,660, 661, 662, 663); chứng thực bản sao di chúc (Điều 675).

 

 

 

 

 

 

 



Nói chung việc pháp luật quy định các thẩm quyền kể trên cho UBND cấp xã là phù hợp với tính chất và năng lực hoạt động của UBND cấp xã. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, do ít cán bộ chuyên trách, nên hầu hết các UBND cấp xã đều gặp nhiều lúng túng trong việc bố trí cán bộ thường trực giải quyết công việc cho dân. Điều này dẫn tới tình trạng mỗi UBND bố trí một kiểu và nhiều khi công việc cho dân không được giải quyết kịp thời. Thêm nữa, do pháp luật không quy định chế tài đảm bảo thực hiện các thẩm quyền này một cách rõ ràng nên nhiều nơi, việc thực hiện các thẩm quyền này chưa được kịp thời. Thực trạng này, đòi hỏi Nhà nước cần sớm tổng kết kinh nghiệm thi hành của các địa phương và ban hành cơ chế khắc phục một cách hiệu quả tình trạng nêu trên.

2.1.3.2. UBND cấp có thẩm quyền

Có 19 Điều luật13 trong BLDS có nhắc tới cụm từ "UBND cấp có thẩm quyền". Đó cũng chính là 19 điều luật thể hiện sự trao quyền của Quốc hội đối với hệ thống UBND thực hiện vai trò trong giao lưu dân sự. Tuy nhiên, do Bộ luật chưa chỉ rõ trong từng điều luật kể trên UBND cấp có thẩm quyền là UBND cấp nào, xã hay huyện hay tỉnh nên việc xác định xem UBND cấp nào là UBND cấp có thẩm quyền trong từng trường hợp đó phải dựa vào các văn bản pháp luật hưổng dẫn thi hành của Chính phủ hoặc các văn bản pháp luật khác có liên quan. Rà soát điều luật này, có thể thấy YBND được trao các thẩm quyền cụ thể như sau:

 

 

 

           
   

Thẩm quyền mới: chứng thực các giao dịch dân sự sau:

-         Chứng thực việc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ trong trường hợp pháp luật quy định (Điều 316, 322).

-         Chứng thực văn bản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong trường hợp các bên có yêu cầu hoặc pháp luật có quy định (Điều 330, 347, 367).

-         Chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 443)

-         Chứng thực hợp đồng trao đổi tài sản trong trường hợp pháp luật có quy định (Điều 459).

-         Chứng thực hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 463);

-         Chứng thực hợp đồng thuê tài sản nếu pháp luật có quy định và các bên có yêu cầu (Điều 477);

-         Chứng thực hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ 6 tháng trở lên (Điều 489);

-         Chứng thực hợp đồng thuê khoán tài sản nếu pháp luật có quy định (Điều 506);

-         Chứng thực hợp đồng ủy quyền theo yêu cầu hoặc pháp luật có quy định (Điều 586).

 

UBND cấp có thẩm quyền

 
   

Thẩm quyền truyền thống: Chứng thực, đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất:

-   Chứng thực các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (Điều 691): làm thủ tục và đăng ký việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 701, 707, 712, 716, 731)

-   Đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất cho các bên chuyển quyền sử dụng đất (Điều 696, 701, 707, 712)

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


       Việc pháp luật mở rộng thẩm quyền chứng thực cho UBND cấp có thẩm quyền có tác dụng rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng ngày càng tăng cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, nơi không có phòng công chứng. Tuy vậy, thực tiễn tổ chức thực hiện các thẩm quyền này của UBND cấp có thẩm quyền nảy sinh rất nhiều điểm bất cập:

Thứ nhất, do trình độ chuyên môn về công chứng của cán bộ phòng Tư pháp phụ trách công tác công chứng, thêm nữa, hoạt động công chứng lại là hoạt động mang tính kiêm nhiệm của UBND, vì vậy, trong thực tế việc thực hiện thẩm quyền công chứng chưa đạt được kết quả như mong muốn của người dân.

Thứ hai, do pháp luật quy định không rõ phạm vi địa hạt thẩm quyền công chứng nên có sự chồng chéo và thiếu nhất quán trong thực hiện các quy định pháp luật về công chúng. Chẳng hạn, hầu hết các quy định về công chứng hợp đồng dân sự trong BLDS đều cho phép cả Công chứng Nhà nước và UBND cấp huyện có thẩm quyền công chứng, vì vậy, nhiều trường hợp, công chứng Nhà nước không cho công chứng nhưng UBND lại cho phép công chứng.

Thực tiễn này đòi hỏi Nhà nước phải sớm có giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng chứng thực cho nhân dân.

2.1.4.     Cơ quan Công an.

Trong BLDS có 7 Điều luật[12] đề cập tới thẩm quyền của cơ quan công an. Các thẩm quyền này thể hiện rõ vai trò của cơ quan công an trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có thể thấy, các thẩm quyền của Cơ quan công an đã được Bộ luật ghi nhận cho UBND xã, phường, thị trấn. Cụ thể, các thẩm quyền này được biểu diễn trong sơ đồ sau đây:

 

 

 

 

1.Trong lĩnh vực hộ tịch:

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và tìm người, tổ chức nhận nuôi dưỡng (Điều 56). (Xem Điều 4 Nghị định về hộ tịch năm 1961).

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra người chết không rõ tung tích (Điều 61).

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra người bị chết trên phương tiện giao thông , làm thủ tục cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết biết (Điều 62).

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện người chết có nghi vấn (Điều 64).

2. Trong lĩnh vực bảo vệ tài sản và quyền sở hữu:

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu hoặc tiếp nhận sự giao nộp các tài sản này (Điều 194).

- Tiếp nhận thông báo về việc phát hiện ra vật không xác định dược ai là chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên hoặc trực tiếp tiếp nhận vật này từ người phát hiệu, thông báo công khai để người là chủ sở hữu biết mà nhận lại, thông báo cho người phát hiện về kết qủa xác định chủ sở hữu (Điều 247, 249).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trong thực tế, số vụ việc xảy ra trong thẩm quyền kể trên của cơ quan Công an không nhiều lắm, nên các thẩm quyền này được các cơ quan Công an thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, riêng đối với thẩm quyền lưu giữ và bảo quản tài sản đánh rơi, bỏ quên... của cơ quan Công an, nhiều cơ quan Công an không có nơi lưu giữ và bảo quản tài sản, pháp luật lại không quy định về thủ tục và chi phí của việc gửi giữ tài sản này, nên việc thực thi trách nhiệm này của cơ quan Công an chưa được nhất quán, nhiều khi làm giảm đáng kể giá trị tài sản lưu giữ. Đây là một bất cập của pháp luật mà Nhà nước cần sớm có cơ chế khắc phục.

2.1.5.Cơ quan công chứng.

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khối lượng và cường độ giao dịch dân sự ngày càng lớn, chính vì vậy, nhu cầu công chứng giao dịch cũng không ngừng tăng lên. Nắm bắt được yêu cầu này, nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các giao dịch dân sự, BLDS đã dành tới 29 Điều[13] luật quy định thẩm quyền của cơ quan công chứng làm cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan này phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế. Cụ thể:

 

Các thẩm quyền:                         Cơ quan công chứng

-         Chứng nhận giao dịch dân sự nếu phap luật có quy định (Điều 130). Khi đó, việc chứng nhận sẽ trở thành điều kiện có hiệu lực của giao dịch (Điều 139).

-         Chứng nhận việc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 316, 322).

-         Chứng nhận văn bản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 330, 347, 367).

-         Chứng nhận hợp đồng dân sự nếu pháp luật quy định hợp đồng phải được chứng nhận (Điều 400). Khi dó, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm chứng nhận hợp đồng (Điều 403).

-         Chứng nhận việc sửa đổi hợp đồng dân sự có chứng nhận của công chứng Nhà nước trước đó (Điều 417).

-         Chứng nhận hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 443).

-         Chứng nhận việc mua bán bất động sản bán đấu giá (Điều 455).

-         Chứng nhận hợp đồng trao đổi tài sản nếu pháp luật có quy định (Điều 459).

-         Chứng nhận văn bản tặng cho bất động sản (Điều 463).

-         Chứng nhận hợp đồng thuê tài sản nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 477). Chứng nhận hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên (Điều 489). Chứng nhận hợp đồng thuê khoán tài sản nếu pháp luật có quy định (Điều 506).

-         Chứng nhận hợp đồng gửi giữ tài sản nếu pháp luật có quy định (Điều 563).

-         Chứng nhận hợp đồng ủy quyền nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 586).

-         Tiếp nhận thông báo về việc từ chối nhận di sản của người được thừa kế (Điều 645).

-         Chứng nhận di chúc theo yêu cầu, chứng nhận di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ (Điều 653, 655, 660, 661, 662, 663, 664).

-         Gửi giữ di chúc theo yêu cầu (Điều 668).

-         Công bố di chúc (Điều 675).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khi quá trình cải cách, đổi mới nền kinh tế nước ta càng đi vào chiều sâu, nhu cầu công chứng giao dịch dân sự càng lớn và phức tạp, dẫn tới khối lượng việc công chứng ngày càng tăng. Điều này lại càng đúng với các thành phố có điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển. Trong quá trình triển khai các quy định về công chứng trong BLDS, nhìn chung các cơ quan công chứng đều có nhiều cố gắng và đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên, trải qua gần 4 năm thực hiện, trong công tác công chứng cũng có nhiều điểm bất cập sau đây:

Thứ nhất, chất lượng dịch vụ công chứng về cơ bản còn thấp. Do số lượng phòng công chứng và số lượng cán bộ công chứng có hạn, nên hầu hết các phòng công chứng ở thành phố đều quá tải. Nhiều nơi, hiện tượng cán bộ công chứng tự ý nghỉ giữa giờ càng làm cho tốc độ công chứng bị chậm trễ. Đặc biệt là kể từ khi thời giờ làm việc chỉ còn 5 ngày/1 tuần thì sự ách tắc trong công chứng lại càng bức xúc. Sự' ách tắc kể trên khiến cho người dân phải chờ đợi mất thời gian, làm tiền đề cho các hiện tượng tiêu cực xuất hiện. Chẳng hạn, hiện nay, cả thành phố Hà Nội chỉ có 2 phòng công chứng, do số lượng nhân viên và trụ sở làm việc có hạn, mỗi ngày 1 phòng chỉ công chứng tối đa được 260 trường hợp, trong khi đó, nhu cầu công chứng của người dân cao hơn con số đó rất nhiều nên hiện tượng “cò” công chứng lại xuất hiện[14].

Thứ hai, ngay bản thân quy định của pháp luật công chứng cũng còn có những điểm chưa hợp lý. Mặc dù sau 2 lần cải cách quan trọng bằng Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 và Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 tổ chức và hoạt động công chứng đã có nhiều cải tiến quan trọng nhưng một vấn đề mấu chốt là xác định rõ công chứng Nhà nước là loại công chứng về nội dung hay công chứng về mặt hình thức, cơ chế quản lý theo kiểu hành chính hay dịch vụ thì vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ công chứng, không ít công chứng viên còn e ngại về phạm vi trách nhiệm của mình khi thực hiện việc công chứng. Đồng thời việc duy trì cơ cấu tổ chức hoạt động công chứng mang nặng tính hành chính, chưa phản ánh hết bản chất dịch vụ của hoạt động này đã không khuyến khích được các phòng công chứng và các công chứng viên phát huy hết năng lực hoạt động của mình, cản trở tính hiệu quả của hoạt động công chúng.

Rõ ràng, những bất cập kể trên đòi hỏi Nhà nước cần sớm có giải pháp khắc phục.

2.1.6.Toà án.

Với chức năng là cơ quan xét xử và giải quyết các tranh chấp, Toà án được BLDS trao nhiều thẩm quyền quan trọng. Cụ thể, trong BLDS có 46 Điều luật[15] nhắc tới vai trò của Toà án. Những thẩm quyền cụ thể mà BLDS trao cho toà án được biểu diễn trong sơ đồ sau:

 

           
   

Tòa án

 
 

Các thẩm quyền truyền thống:

1. Bảo vệ quyền dân sự (cả quyền nhân thân và quyền tài sản) cho chủ thể có quyền dân sự bị xâm phạm theo yêu cầu bằng các biện pháp sau: (1) công nhận quyền dân sự; (2) buộc chấm dứt hành vi vi phạm; (3) buộc xin lỗi, cải chính công khai; (4) buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (5) buộc bồi thường thiệt hại; (6) phạt vi phạm (Điều 12, 27, 263, 265, 800, 816). Vì thế quyết định của Toà án là một trong những căn cứ xác lập, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 13, 254, 259, 262). Tuy nhiên, việc yêu cầu toà án bảo vệ quyền dân sự phải đáp ứng quy định về thời hiệu (Điều 164)

2. Cho ly hôn (Điều 38, 88, 683); hạn chế quyền của cha mẹ đối với con (Điều 67, 70); chia tài sản chung của vợ, chồng (Điều 233).

 

 

Các thẩm quyền mới:

1.             Tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuyên bố hủy các quyết định tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24, 25). Khi đó, các tuyên bố này sẽ là cơ sở giải quyết các vấn đề về giám hộ (80, 81, 82), đại diện (Điều 150, 156), ủy quyền (Điều 594). (Trước ngày ban hành Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ có quyền chỉ định người đại diện cho người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần khi tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 21 khoản 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989).

2.                  Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt bằng cách giao tài sản của người này cho người khác quản lý (Điều 84, 85, 86); Tuyên bố chết, mất tích, hủy bỏ việc tuyên bố chết, mất tích (Điều 63, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 156, 594, 636). (Trước đây, thẩm quyền này chỉ được thực hiện theo hướng dẫn cùa HĐTP TANDTC, chưa được Luật hoá).

3.   Buộc người xâm phạm quyền nhân thân phải bồi thường thiệt hại về tinh thần bất kể chủ thể xâm phạm là ai (Điều 27). Cụ thể, Toà án có thẩm quyền ấn định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 613, 614, 615). (Trước đây, theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự các hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm chỉ bị xử lý rất hạn chế. Toà án chỉ giải quyết khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính các thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc quy định rộng rãi quyền nhân thân và các biện pháp bảo vệ thoả đáng chung trong Bộ luật dân sự là sự mở rộng thẩm quyền rất lớn cho Toà án, đáp ứng được đòi hỏi trong công tác bảo vệ quyền dân sự cho nhân dân).

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bằng yiệc quy định Toà án là cơ quan giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự của các cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác (Điều 12, 27, 263, 800, 812, 816), Toà án trở thành một kênh sử dụng quyền lực Nhà nước của các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cũng thông qua đó mà trật tự kỷ cương do BLDS thiết lập được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Bên cạnh đó, những thẩm quyền được mở rộng hơn của toà án càng làm cho cơ quan này có vai trò to lớn trong giao lưu dân sự. Toà án đang trở thành trung tâm quyền lực đảm bảo thực thi các quy phạm của luật tư.

Cùng với sự phát triển của giao lưu dân sự, số vụ tranh chấp dân sự (cả trong và ngoài hợp đồng) ngày càng lớn, tính chất của các tranh chấp ngày càng phức tạp, vì vậy đòi hỏi trình độ xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngày càng cao. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù thời gian qua, đội ngũ cán bộ xét xử có nhiều cố gắng, song tình trạng nhiều vụ án bị dây dưa, kéo dài, qua nhiều cấp xét xử, mỗi cấp lại có một ý kiến khác nhau chứng tỏ đội ngũ cán bộ xét xử (nhất là trình độ của hội thẩm nhân dân) còn chưa đáp ứng được đòi hỏi cùa công tác xét xử dân sự. Ngoài ra, tình trạng thiếu trầm trọng thẩm phán[16] ở nhiều nơi cũng là nguyên nhân quan trọng của việc chất lượng xét xử thấp và kém hiệu quả. Trong bối cảnh đó, việc mở rộng thẩm quyền cho Toà án thực sự là một gánh nặng lớn cho ngành Toà án. Trong khi đó bản thân pháp luật quy định nhiều thẩm quyền chưa phù hợp. Đơn cử hai ví dụ tiêu biểu: Một là, hiện nay, Nhà nước ta chưa có quy chế về bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần một cách thoả đáng, vì vậy việc xét xử bồi thường thiệt hại về tinh thần cho công dân của các Toà án rất tùy tiện, không thoả đáng. Hai là, hiện tại, việc chưa quy định rõ ràng Toà nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả cũng gây nhiều lúng túng trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Những bất cập kể trên đã làm giảm hiệu lực tác động của BLDS trong thực tế, giảm niềm tin của nhân dân vào pháp luật, khuyến khích các hành vi trái pháp luật phát sinh, vì vậy, Nhà nước cần sớm có giải pháp khắc phục.

2.1.7. Các cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản và đăng ký giao dịch dân sự liên quan đến tài sản.

Bộ luật dân sự thừa nhận có loại tài sản phải được đăng ký quyền sở hữu[17]. Tuy nhiên, trừ các quy định nhắc tới việc đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ, Bộ luật không quy định cụ thể tài sản nào phải đăng ký mà để cho các văn bản pháp luật khác (như Bộ luật hàng hải, Luật hàng không dân dụng hoặc một số văn bản dưới luật) quy định.

Bộ luật cũng quy định khi tài sản là đối tượng bảo đảm nghĩa vụ (cầm cố hoặc thế chấp) thuộc loại phải đăng ký thì các giao dịch bảo đảm (cầm cố, thế chấp)[18] liên quan đến tài sản ấy cũng phải được đăng ký.

Tùy theo loại tài sản khác nhau mà Nhà nước quy định các cơ quan đăng ký cũng khác nhau, về nguyên tắc, tài sản phải đăng ký ở cơ quan nào thì việc giao dịch liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản cũng phải được đăng ký tại cơ quan đó. Vấn đề thực tiễn thi hành các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu công nghiệp đã được giải quyết ở những mục trước. Vì vậy, ở đây, chỉ đánh giá về thực trạng thi hành việc đăng ký quyền sở hữu tài sản của một số cơ quan khác. Hiện tại, ngoài quyền sử dụng đất và các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của pháp luật nước ta, các tài sản phải đăng ký gồm: (1) Nhà ở tại đô thị, (2) Máy bay (chỉ xét máy bay dân dụng), (3) Tàu biển, bao gồm cả tàu vận tải và đánh cá (không xét tầu quân sự), (4) Các phương tiện giao thông đường bộ (xe cơ giới) hoặc đường thủy nội địa. Trong đó, việc đăng ký nhà ở tại đô thị được thực hiện tại sở địa chính-nhà đất; việc đăng ký máy bay được thực hiện tại Cục hàng không dân dụng; việc đăng ký tàu biển thực hiện tại Cơ quan đăng kiểm tàu biển quốc gia (Bộ Giao thông Vận tải) (đối với tầu vận tải hàng hải) hoặc Phòng đăng kiểm (Bộ Thuỷ sản) (đối với tàu đánh cá); việc đăng ký các phương tiện giao thông đường bộ, nói chung, được đăng ký tại Cơ quan cảnh sát giao thông tỉnh.

Do pháp luật quy định mức lệ phí đăng ký quyền sở hữu và lệ phí trước bạ khá cao (ngay bản thân các mức lệ phí trước bạ quy định trong Nghị định 176/1999/NĐ-CP về lệ phí trước bạ vẫn được đánh giá là quá cao), đồng thời do thủ tục hành chính khi đăng ký còn phức tạp nên trong thực tế, việc đăng ký quyền sở hữu cũng như đăng ký các giao dịch liên quan tới việc chuyển dịch quyền sở hữu các tài sản này chưa được các chủ thể thực hiện nghiêm túc. Thực trạng này càng bức xúc đối với việc đăng ký nhà ở và đăng ký phương tiện giao thông. Hiện tượng “cò” đăng ký các phương tiện giao thông vẫn còn tồn tại, nhất là ở các thành phố lớn. Trong thực tế, việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và phương tiện giao thông không đăng ký khá phổ biến. Vì yậy, Nhà nước cần sớm có giải pháp khắc phục.

Đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm có tài sản bảo đảm là tài sản phải đăng ký, ngoại trừ việc đăng ký tàu biển và tàu bay được thực hiện khá tốt, các loại tài sản khác, việc đăng ký hầu như chưa được thực hiện hoặc nếu có được thực hiện (chẳng hạn như đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến quyền sử dụng đất đai) thì cơ quan đăng ký mới chỉ thiên vào mục đích theo dõi, quản lý sự biến động của tài sản đăng ký chứ chưa chú trọng tới mục đích quan trọng hơn nhiều đó là công khai hoá giao dịch bảo đảm thông qua việc cung cấp thông tin về lịch sử tài sản đăng ký cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu nhằm giúp họ tránh rủi ro khi tham gia giao dịch.

Ngoài ra, do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giao dịch, nên hệ thống thông tin về giao dịch bảo đảm hiện nay còn mang tính tản mạn, chia cắt, tính thống nhất hầu như không có, gây nhiều bất tiện cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu các thông tin này. Chính vì thế, tính hiệu quả của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã chấp nhận thực hiện giải pháp là thành lập Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm quốc gia theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, mô hình cơ quan này mới chỉ tồn tại trên văn bản.

Thực tiễn đó đòi hỏi Nhà nước cần sớm có đưa cơ quan đăng ký giao dịch này vào vận hành trong thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.

2.1.8. Một số cơ quan, tổ chức khác.

Ngoài các cơ quan kể trên, BLDS cũng quy định trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức khác trong việc đảm bảo quyền dân sự cho các chủ thể. Cụ thể:

- Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có người chết có trách nhiệm cấp giấy báo tử và thông báo cho ngươi thân thích của người chết (Điều 62).

- Trại giam, cơ quan đã thi hành bản án tử hình cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết biết (Điều 62).

- Tổ chức giám định có trách nhiệm giám định để kết luận tình trạng mất năng lực hành vi của một người (Điều 24).

- Các cơ quan hoặc tổ chức khác có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản (Điều 633): Thủ trưởng đơn vị cấp đại đội trở lên đối với di chúc của quân nhân tại ngũ; Người chỉ huy phương tiện tầu biển, máy bay; Người phụ trách bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng; Người phụ trách đơn vị khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo; Người phụ trách các cơ sở tạm giam, nhà tù; Cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

Nói chung đây là những thẩm quyền mang tính chất thông lệ, nhiều thẩm quyền còn là nghĩa vụ đạo đức, thêm nữa số vụ việc kể trên cũng không nhiều do vậy, việc thi hành các thẩm quyền này không gặp phải những khó khăn nào đáng kể.

2.2. Những cơ quan được trao thẩm quyền mới.

2.2.1.Các cơ quan Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo Điều 623 và 624 BLDS, các cơ quan này chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thi hành công vụ.

Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, quan điểm về cơ chế bồi thường, mức bồi thường thiệt hại do các cơ quan này gây ra vẫn gặp nhiều bất cập, đặc biệt là khi phải bồi thường về tinh thần cho người bị thiệt hại. Đây đang là vấn đề tranh cãi trong giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách. Để đi tới kết luận chung cuộc về vấn đề này, cần phải có cách thức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và giới khoa học để sớm ban hành được văn bản có nội dung hợp lý. Thêm nữa, Nhà nước cần sớm có cơ chế tài chính đảm bảo việc bồi thường cho những người bị thiệt hại được đầy đủ và kịp thời.

2.2.2. Cơ quan lao động thương binh xã hội nơi cư trú của người được giám hộ:

Cơ quan này có trách nhiệm đảm nhận việc giám hộ trong trường hợp không có người nhận giám hộ (Điều 73)

2.3.Những cơ quan cần được tổ chức mới theo quy định của Bộ luật dân sự

Theo quy định của Bộ luật dân sự và từ thực tiễn đảm bảo thi hành Bộ luật dân sự, các cơ quan sau đây cần được tổ chức mới: (1) Cơ quan bán đấu giá tài sản; (2) Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; (3) Cơ quan gửi giữ tài sản.

Đến thời điểm này, trong 3 loại cơ quan đó, chỉ mới có cơ quan bán đấu giá là đã bước đầu được thành lập và đi vào hoạt động ở 39/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm mới được quy định trong pháp luật[19]. Còn cơ quan gửi giữ tài sản vẫn chưa ra đời. Cụ thể:

1.1.1.     Đối với cơ quan bán đấu giá tài sản.

Hiện nay đã có 39/61 tỉnh, thành phố thành lập được Trung tâm bán đấu giá tài sản và chưa có doanh nghiệp nào kinh doanh dịch vụ bán đấu giá. Như vậy có thể thấy, chủ trương xã hội hoá hoạt động bán đấu giá tài sản chưa được thực thi trên thực tiễn. Đối với các Trung tâm bán đấu giá của Nhà nước, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tình hình hoạt động của các Trung tâm này có một số bất cập như sau:

Thứ nhất, về số lượng khách hàng: ở những thành phố và các tỉnh có trình độ phát triển kinh tế lớn thì số lượng khách hàng đến với Trung tâm khá lớn. Thu nhập từ phí dịch vụ cho Trung tâm khá cao. Tuy vậy, ở các tỉnh khác, tình trạng hoàn toàn ngược lại. Trung tâm hầu như có rất ít việc, nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ, công chức phụ thuộc vào nguồn ngân sách là chính. Vì vậy, ở các Trung tâm này, tình trạng hoạt động không khả quan lắm.

Thứ hai, về lệ phí: Lệ phí bán đấu giá còn khá cao do thủ tục hành chính phiền phức, vì vậy, nhiều khách hàng không muốn bán tài sản của mình thông qua hình thức bán đấu giá. Để hình thức bán đấu giá hấp dẫn hơn nữa cần rà soát lại quy trình, thủ tục, lệ phí bán đấu giá nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch cho khách hàng muốn mua, bán tài sản của mình theo hình thức bán đấu giá tài sản.

Thứ ba, về quy trình làm việc: Để bán đấu giá tài sản, thủ tục thực hiện theo ý kiến của các khách hàng còn rất phiền hà, mất thời gian, công sức. Do vậy, quy trình, thủ tục bán đấu giá còn phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

Thứ tư, về đội ngũ chuyên môn: vẫn còn nhiều chênh lệch giữa đội ngũ chuyên môn của Trung tâm bán đấu giá ở các Thành phố lớn và các tỉnh có trình độ kinh tế phát triển với các tỉnh có kinh tế chưa phát triển.

2.3.2.Việc thành lập cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm[20]

Hiện nay, Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định về thành lập cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (Nghị định số 10/2000/NĐ-CP). Song hiện tại, cơ quan này chưa hoạt động trong thực tiễn.

2.3.3.Việc thành lập cơ quan gửi giữ tài sản

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến về mô hình và cơ cấu hoạt động của loại cơ quan này. Chẳng hạn, có nên để Nhà nước thành lập loại cơ quan này hay để cho các doanh nghiệp thực hiện. Nếu để Nhà nước thực hiện thì cơ chế tổ chức và hoạt động của cơ quan này như thế nào. Nếu để doanh nghiệp thực hiện thì Nhà nước cần có những biện pháp gì để khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này...

Những vấn đề kể trên cần sớm được giải quyết nhằm đưa ra mô hình tổ chức của các cơ quan này được hợp lý phục vụ cho nhu cầu gửi giữ tài sản phục vụ cho quá trình tố tụng và các hoạt động khác của Nhà nước và của nhân dân.

II.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HOÁ CÁC VÃN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BỘ LUẬT DÂN SỰ.

1.Ý nghĩa của việc rà soát các văn bản pháp ỉuậí liên quan đến Bộ luật dân sự.

Các văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân sự chính là các văn bản pháp luật có chứa quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự (quan hệ nhân thân hoặc quan hệ tài sản phát sinh trong giao lưu dân sự).

Sở dĩ phải đặt ra vấn đề rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự là có 3 lý do cơ bản. Một là, Bộ luật dân sự ra đời, với việc xây dựng nhiều chuẩn mực pháp lý mới, làm lạc hậu nhiều chuẩn mực pháp lý đang tồn tại tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật. Hai là, Bộ luật dân sự là Bộ luật lớn đầu tiên của nước ta, điều chỉnh 1 lĩnh vực rộng lớn. Do vậy Bộ luật dân sự chỉ quy định những vấn đề chung, mang tính nguyên tắc. Việc thực thi Bộ luật dân sự trong cuộc sống đòi hỏi một quá trình lâu dài. Nhưng các quan hệ dân sự diễn ra trong đời sống xã hội biến đổi không ngừng. Do vậy, những quy định chung trong Bộ luật dân sự có phần chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Ba là, Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự chưa thể liệt kê hết các văn bản pháp luật cần bãi bỏ khi Bộ luật dân sự được ban hành.

Thực tiễn cho thấy, các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực dân sự được xây dựng ở những thời điểm hết sức khác nhau và do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Điều đó tất yếu dẫn tới hiện tượng nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực dân sự chưa thể hiện được đầy đủ và nhất quán tinh thần và nội dung của BLDS. Thực trạng này càng làm cho việc rà soát các văn bản liên quan đến BLDS trở nên cần thiết và quan trọng bởi lẽ thông qua hoạt động rà soát, các vấn đề nêu trên được nhận thức một cách rõ ràng hơn và có thể đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao hơn để giải quyết.

Việc rà soát các văn bản có liên quan đến Bộ luật dân sự nhằm 3 mục đích sau đây:

-Phát hiện những văn bản hiện đang còn hiệu lực có nội dung mâu thuẫn với Bộ luật dân sự. Từ đó, kiến nghị sửa đổi các văn bản đó để đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung của hệ thống pháp luật và đảm bảo cho các nội dung của Bộ luật dân sự được tôn trọng thực hiện từ trong khâu xây dựng văn bản pháp luật.

- Phát hiện những văn bản hiện đang còn hiệu lực có nội dung chồng chéo với nội dung của Bộ luật dân sự. Từ đó, kiến nghị sửa đổi các văn bản này nhằm đơn giản hoá hệ thống pháp luật, giúp cho công tác thực thi và áp dụng pháp luật được thuận lợi và hiệu quả.

- Phát hiện ra những nội dung còn chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc những nội dung có tính khái quát cao của Bộ luật dân sự còn chưa có văn bản pháp luật cụ thể hoá. Từ đó, kiến nghị xây dựng mới các văn bản pháp luật cần thiết làm công cụ quản lý lĩnh vực dân sự một cách hữu hiệu.

Bám sát vào những mục đích cơ bản kể trên, kết quả rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự của đề tài nghiên cứu thu được như sau:

-Xây dựng được danh mục các văn bản pháp luật hiện đang còn hiệu lực có nội dung liên quan đến Bộ luật dân sự.

- Xác định được danh mục các văn bản pháp luật có nội dung mâu thuẫn với Bộ luật dân sự, chỉ ra những nội dung mẫu thuẫn cụ thể, từ đó kiến nghị sửa đổi.

- Xác định được danh mục các văn bản pháp luật cần xây dựng mới để lấp các lỗ hổng trong pháp luật dân sự mà Bộ luật dân sự chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực dân sự.

2. Kết quả của việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự.

Đề tài đã rà soát và liệt kê được hơn 200 văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành có liên quan đến Bộ luật dân sự, được chia theo các phần của BLDS (xem danh mục văn bản ở phần Phụ lục 1). Trong đó, có hàng chục luật và pháp lệnh, hàng trăm Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ.

Đồng thời, đề tài đã trả lời được đầy đủ 3 câu hỏi mà phần sự cần thiết của việc rà soát các quy định trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự như sau:

2.3.1. Danh mục các văn bản pháp luật có liên quan đến BLDS cần bãi bỏ.

 

TT

Tên văn bản

Nội dung và do đề nghị hủy bỏ

Ghi chú

1

Nghị định số 258/TTg ngày 14/6/1957

- Quy định chi tiết thi hành luật về quyền lập hội. (Vì còn thiếu nhiều quy định và có quy định không còn phù hợp).

Xây dựng mới Luật lập hội (Đã có trong chương trình XDPL của QH đến 2002).

2

Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994

- Quy định khung giá các loại đất (Đề nghị hủy bỏ toàn bộ vì không phù hợp với thực tế).

 

3

Nghị định số 19/CP ngày 29/6/1960.

Của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà của tư nhân ở các thành phố và thị xã. (Bãi bỏ để áp dụng Bộ luật dân sự từ Điều 489 đến Điều 502).

 

4

Nghị định 24/CP ngày 13/2/1961

Nghị định bổ sung của Hội đồng Chính phủ về chính sách quản lý thống nhất nhà cho thuê ở các TP và thị xã. (Bãi bỏ để áp dụng Bộ luật dân sự từ Điều 489 đến Điều 502).

Bộ Xây dựng đang soạn thảo

5

Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977.

Ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị và các tỉnh phía Nam. (Hủy bỏ và xây dựng Nghị định mới giải quyết vấn đề tồn đọng nhà về sau cải tạo XHCN).

 

6

Quyết định số 305/CP ngày 17/11/1977.

Về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 111/CP của Hội đồng Chính phủ (Hủy bỏ và xây dựng Nghị định mới giải quyết vấn đề tồn đọng nhà về sau cải tạo XHCN).

 


 

2.3.2.Danh mục các văn bản pháp luật có liên quan đến BLDS cần sửa đổi, bổ sung.

STT

Tên văn bản

Đề nghị sửa đổi, bổ sung

Ghi chú

1

Bộ luật hàng hải ngày 30/6/1990

Cần sửa đổi, quy định về thế chấp, cầm cố tầu thủy tại Điều 29, vì theo Điều 329 và Điều 346 Bộ luật dân sự thì chỉ có thế chấp bất động sản, cầm cố động sản. Ngoài ra, chưa có văn bản nào quy định tầu thủy là bất động sản. Do đó, chiếu theo pháp luật hiện hành thì chỉ có thể cầm cố tàu thủy.

Cũng có ý kiến đề nghị giữ nguyên Điều 29 trong Bộ luật hàng hải, vì đây là một lĩnh vực chú trọng nhiều đến tập quán và thông lệ quốc tế, có liên quan đến nhiều nước. Hơn nữa, các bên có thể thảo thuận thế chấp hoặc cầm cố tầu thủy; nếu là thế chấp thì áp dụng các quy định về thế chấp trong Bộ luật dân sự; nếu là cầm cố thì áp dụng các quy định về cầm cố trong Bộ luật dân sự. Do đó, cũng không có gì là mâu thuẫn và khó khăn trong việc áp dụng những quy định có liên quan.

2

Luật Báo chí ngày

28/12/1989

- Đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm trường hợp “không được thông tin trên báo chí về hình ảnh, bí mật đời tư của cá nhân, nếu không được người đó (hoặc thân nhân, người giám hộ) đồng ý hoặc áp dụng bổ sung quy định của Bộ luật dân sự

- Có ý kiến đề nghị giữ nguyên luật và văn bản hướng dẫn, khi cần thì áp dụng bổ sung Bộ luật dân sự.

3

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày

18/6/1991.

- Điều 28, Điểu 29, Điều 30, Điều 31 cần sửa đổi cho phù hợp với quy định tại Điều 32 của Bộ luật dân sự, cụ thể là: Điều 28, Điều 29 khái niệm “mắc bệnh tâm thần” nên sửa thành “mất năng lực hành vi dân sự”. Điều 30 bổ sung thêm trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự. Điều 31 cần bổ sung thêm: “việc mổ tử thi chỉ được thực hiện khi đã có sự đồng ý của người quá cố được thể hiện rõ ràng trước khi người đó chết; trong trường hợp không có ý kiến của người quá cố, thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người thân thích của người đó.

Lưu ý: Cần bổ sung cả về thủ tục.

4

Luật phổ cập giáo dục tiểu học ngày 12/8/1991

-                                       -Sửa khái niệm “đỡ đầu - “giám hộ”

- Cần bổ sung thêm một điều về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ trong trường hợp trường học không có lỗi trong việc quản lý.

 

5

Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 4/1/1992

Cần sửa đổi quy định về thế chấp, cầm cố tàu bay tại Điều 19 với lý do tương tự như đối với vấn đề này trong Bộ luật Hàng hải.

Cũng có ý kiến đề nghị giữ nguyên Điều 19 trong Luật này với lý do tương tự như ở mục ghi chú đối với Bộ luật Hàng hải.

6

Pháp lệnh về bảo vệ di tích danh lam, thắng cảnh ngày 4/4/1984

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và Bộ luật dân sự. Cụ thể là ghi rõ về mức tiền thưởng cho người phát hiện, tìm thấy cổ vật.

Đề nghị ban hành Luật bảo vệ di sản văn hóa dân tộc để thay thế Pháp lệnh này.

7

Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987.

- Đề nghị quy định rõ trách nhiệm dân sự của luật sư đối với khách hàng.

 

8

Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày 25/4/1989

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật dân sự và Luật đất đai.

 

9

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 19/9/1989

- Cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và Bộ luật dân sự, nhằm thống nhất pháp luật về hợp đồng.

Toà án nhân dân tối cao đang dự thảo.

10

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 1/1/1990.

Điều 21 của Pháp lệnh này quy định “....người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động”. Đề nghị sửa về chế độ tuổi thành từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cho phù hợp với khoản 2 Điều 22 của Bộ luật dân sự và Bộ luật lao động.

Điều 10 của Pháp lệnh quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự loại trừ trường hợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến trường thuộc trách nhiệm giải quyết của các cơ quan hữu quan. Đối chiếu với Bộ luật dân sự thì nhận thấy Bộ luật chỉ quy định thẩm quyền của Tòa án mà không quy định quyền của các cơ quan hữu quan. Vì vậy đề nghị sửa Điều này cho phù hợp với Bộ luật dân sự.

Bộ Tư pháp đang dự thảo Pháp lệnh thủ tục giải quuyết các vụ án dân sự (sửa đổi), dự kiến thông qua năm 2000.

11

Nghị định số 29/HĐBT Ngày 9/3/1988 Ban hành Bản Quy định về chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất

- Đề nghị xem lại tư cách pháp nhân của chủ thể được quy định tại Nghị định này cho phù hợp với Bộ luật dân sự (Chương IV về hộ gia đình và Tổ hợp tác).

 

12

Nghị định số 59/HĐBT ngày 5/6/1989 Về chế độ nhuận bút đối với các tác phẩm chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.

- Đề nghị cần sửa mức nhuận bút cho phù hợp với thực tế.

 

13

Nghị định số 03/HĐBT (1991) hướng dẫn thi hành Luật phổ cập giáo dục tiểu học.

- Khi Luật có bổ sung, sửa đổi thì văn bản hướng dẫn cũng sửa đổi cho phù hợp.

 

14

Nghị định số 374/HĐBT Ngày 14/11/1991 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Khi Luật có bổ sung, sửa đổi thì văn bản hướng dẫn cũng cần sửa đổi cho phù hợp.

Nghị định.

15

Nghị định số 133/ HĐBT ngày 20/4/1992 hướng dẫn thi hành Luật báo chí.

- Cần sửa đổi cho phù hợp khi Luật được sửa đổi, bổ sung.

 

16

Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Đề nghị sửa đổi Điều 4 thời hạn giao đất đuợc mặc nhiên kéo dài thêm một thời hạn nếu chủ cũ tiếp tục sản xuất hay thừa kế cho con cháu tiếp tục sản xuất; Điều 16: Phải bồi hoàn thiệt hại (nếu có) đối với diện tích đất bị thu hồi.

Đề nghị bổ sung việc: Được hưởng các quyền lợi quy định trong luật đất đai và Bộ luât dân sự, Hộ đươc giao đất phải đóng thuế theo quy định.

 

17

Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

Bổ sung vào Điều 16 nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với diện tích đất bị thu hồi.

Điều 15 bổ sung quyền về tưới tiêu nước theo Điều 283 Bộ luật dân sự.

 

18

Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

- Sửa đổi, bổ sung về hình thức sở hữu nhà ở, về đăng ký sở hữu nhà ở cho phù hợp với Điều 174 của Bộ luật dân sự.

Đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung.

19

Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự.

Đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung.

20

Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

- Đề nghị sửa đổi Điều 10 cho phù hợp với Bộ luật dân sự.

 

21

Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 quy định vấn đề giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 4: Tách riêng căn cứ giao khoán và nhận khoán; cụ thể có đất, có mục đích yêu cầu, bên nhận khoán có lao động, có vốn, ở tại địa phương.

Đề nghị bổ sung: Chi phí về việc khoán do bên giao khoán chịu toàn bộ, nếu các bên không có thỏa thuận. Thời hạn giao khoán không quá thời hạn được Nhà nước cho phép sừ dụng đối với doanh nghiệp đó.

 

22

Nghị định số 69/CP ngày 16/10/1993 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự.

Đề nghị huỷ Điều 17 về chuộc lại tài sản bán đấu giá, vì mâu thuẫn với NĐ Số 86/CP của Chính Phủ ngày 19/12/1996 ban hành Quy chế về bán đấu giá tài sản.

Đang được sửa đổi trong Dự thảo Pháp lệnh thi hành án dân sự (Bô Tư pháp chủ trì)

2.3.3.Danh mục các văn bản pháp luật về dân sự cần được ban hành mới.

2.3.3.1.Luật về đăng quyền sở hữu tài sản

Theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật dân sự thì những tài sản mà pháp luật quy dịnh phải đăng ký quyền sở hữu phải đăng ký. Nhưng cho đến nay, pháp luật mới quy định nhà ở, tàu biển, tàu bay thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, trong khi đó có rất nhiều bất động sản gắn liền với đất như khách sạn, kho hàng, cửa hàng, nhà xưởng..., các quyền gắn liền với bất động sản cần được đăng ký quyền sở hữu để một mặt quản lý các biến động đối với các tài sản quan trọng, mặt khác nhằm công khai hoá quyền sở hữu.

Việc pháp luật còn có các mảng trống nêu trên đã hạn chế rất nhiều đến việc đẩy mạnh giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại và bảo vệ các quyền, lợi ích có liên quan.

Trước đây, trong Chương trình xây dựng pháp luật của Chính Phủ đã có dự kiến ban hành Nghị định về đăng ký quyền sở hữu. Bộ Tư pháp đã ký trình Chính Phủ nhưng Chính Phủ không ban hành, vì Nghị định này chưa giải quyết triệt để các yêu cầu đặt ra do vướng nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Do đó, việc ban hành Luật về đăng ký quyền sở hữu là rất cần thiết, nhưng hiện nay vẫn chưa có trong chương trình Xây dựng pháp luật của Quốc hội khoá X.

2.3.3.2.Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt nam chưa được điều chỉnh đầy đủ. Trong khi khoản 4 Điều 15 Bộ luật dân sự quy định BLDS cũng được áp dụng với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Nhưng vấn đề nêu trên chưa được quy định cụ thể trong BLDS. Ví dụ: quyền sở hữu bất động sản, quyền thừa kế bất động sản của người nước ngoài tại Việt nam. Do đó, trong thực tế xét xử, Tòa án gặp rất nhiều khó khăn. Nếu áp dụng Điều 15 khoản 4 của BLDS thì người nước ngoài có địa vị pháp lý như công dân Việt nam. Nhưng chủ trương, chính sách của Nhà nước ta không hoàn toàn như vậy.

Do đó, cần có Pháp lệnh nêu trên nhưng cũng chưa đưa vào chương trình Xây dựng pháp luật từ nay đến năm 2002.

2.3.3.3. Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ dân sự của người Việt nam nước ngoài

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 BLDS, BLDS được áp dụng đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài tham gia quan hệ dân sự tại Việt nam trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định riêng. Nhưng cho đến nay, vấn đề này chưa được cụ thể hoá, đã và đang tiếp tục gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật đối với chủ thể này, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, thừa kế.

2.3.3.4.Nghị định của Chính Phủ ban hành Quy chế nhận giữ tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

Trong thực tế có không ít trường hợp người có quyền nhận tài sản nhưng không nhận tài sản đó gây khó khăn cho việc thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời cần cụ thể hoá quy định tại Điều 293 BLDS.

2.3.3.5.Nghị định ban hành Quy chế mua bán, cho thuê nhà sử dụng vào mục đích khác không phải để ở.

Nghị định này rất cần thiết nhằm cụ thể hoá Điều 451 và Điều 502 của BLDS. Hiện nay đây còn là mảng trống trong pháp luật về dân sự, thương mại, trong khi Việt nam đang mở rộng các loại chợ địa ốc. Do đó, nếu không có Nghị định để điều chỉnh thì tranh chấp rất có thể sẽ phát sinh mà không có cơ sở để giải quyết.

2.3.3.6. Nghị định về quản lý nhà ở và sở hữu nhà .

Từ năm 1996 đến nay, hai lĩnh vực này chưa có pháp luật điều chỉnh đầy đủ do Pháp lệnh về nhà ở bị huỷ bỏ. Trong Nghị định này sẽ điều chỉnh luôn cả vấn đề đăng ký hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ 6 tháng trở lên (có thể áp dụng tương tự đối với thuê khoán các nhà để sử dụng vào mục đích khác nhằm thực hiện Điều 489 và Điều 506 BLDS).

2.3.3.7.Nghị định về bồi thường thiệt hại tinh thần.

Theo quy định tại Điều 310 và các điều khoản khác có liên quan trong BLDS thì người gây thiệt hại ngoài việc bồi thường thiệt hại vật chất, còn phải bồi thường thiệt hại về tinh thần.

Nhưng cho đến nay, chưa có văn bản nào quy định bồi thường thiệt hại tinh thần, cách tính toán bồi thường thiệt hại tinh thần, phương thức...Do đó, trong thực tế xét xử, Toà án không áp dụng việc bồi thường thiệt hại tinh thần cho người bị thiệt hại hoặc có nơi, có lúc có áp dụng nhưng không thống nhất và tuỳ tiện. Từ đó không đảm bảo được quyền lợi cho người bị thiệt hại.

III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỂU TRA XÃ HỘI HỌC VỂ THỰC TIỄN THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ

Để có cơ sở đánh giá về hiệu lực thực tế của BLDS, việc nghiên cứu, khảo sát thực địa (điều tra xã hội học) về tình hình thực hiện BLDS là vô cùng cần thiết. Phương pháp tiến hành được áp dụng trong cuộc điều tra này là phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu hỏi. Đối tượng phỏng vấn của cuộc điều tra xã hội học này bao gồm các cán bộ UBND của các tỉnh, thành phố: Thanh Hoá, Lào Cai, Đà Lạt, Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Tây, Sơn La. Cuộc điều tra đã được tiến hành vào năm 1997 và năm 1998. Số phiếu phát ra là 1160 phiếu, số phiếu thu về là 1160 phiếu. Kết quả và nhận xét của Ban chủ nhiệm Đề tài sau khi đã xử lý kết quả điều tra thu được như sau:

1.      Hiểu biết của nhân dân về Bộ Luật Dân sự.

Trong số những người được phỏng vấn trực tiếp, có 98,27% người trả lời đã được đọc, được nghe phổ biến về BLDS, trong đó:

+ Biết kỹ: 64,65%.

+ Biết chung chung: 33,62%.

Còn 1,73% chưa được đọc, được nghe phổ biến về BLDS, vì chưa được phổ biến, chưa có tài liệu để đọc.

Tuy tỷ lệ những người chưa biết về BLDS là thấp nhưng điều đáng nói ở đây là đối tượng trả lời phỏng vấn là những người đang công tác trong các cơ quan Nhà nước, ít nhỉều phải có hiểu biết về các văn bản pháp luật. Hơn nữa BLDS là một bộ luật lớn và là BLDS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam nên mọi người dân cần phải biết.

Nếu đến những người cán bộ kể trên mà vẫn có người chưa biết về BLDS, thì có thể khẳng định rằng, đối với người dân nói chung, chắc chắn mức độ hiểu biết của người dân về BLDS còn hết sức hạn chế. Kết luận này thể hiện một đòi hỏi rất cấp bách hiện nay là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự trong cán bộ và trong nhân dân. Trong số những người trả lời có biết về BLDS, vẫn có tới 33,62% dừng lại ở mức độ biết chung chung, đại khái. Đó là do công tác tuyên tryền, phổ biến hiện nay chủ yếu là bằng các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện này có ưu thế ở việc phổ biến tin tức, nhưng khó giúp cho người dân hiểu sâu, biết kỹ. Vì vậy, cần phải có những hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đi vào chiều sâu hơn nữa.

2.      Tác dụng của Bộ Luật Dân sự đối với các giao dịch dân sự.

Có thể nói rằng, đối tượng điều chỉnh quan trọng nhất của BLDS là các giao dịch dân sự. Vì vậy, khi ban hành BLDS, mục tiêu cơ bản của các nhà làm luật là xây dựng được hệ thống các quy phạm điều chỉnh có hiệu quả các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, kết quả điều tra khảo sát ý kiến của nhân dân về tác dụng của BLDS đối với các giao dịch dân sự đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ.

Khi được hỏi về tác dụng thiết thực của Bộ luật dân sự đối với các giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày của nhân dân, có 88,40 % số người được hỏi trả lời là có tác dụng. Trong đó:

-Có tác dụng rất lớn, tích cực: 34,78%;

-Có tác dụng chưa lớn lắm: 21,01%;

- Còn hạn chế vì:

+ Có nhiều vướng mắc: 15,21%;

+ Bộ luật dân sự còn chung chung, không được cụ thể hoá kịp thời: 17,40%.

Có 11,60% số người được hỏi trả lời là không có tác dụng thiết thực, trong đó có 5,07% trả là không có tác dụng thiết thực là do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa tốt; 6,53% trả lời là do chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện hữu hiệu.

Những số liệu thu được như trên chứng tỏ rằng:

Thứ nhất, Mức độ tín tưởng của nhân dân vào các quy định trong BLDS về giao dịch dân sự còn chưa cao: Tuy có tới 88,40% người được hỏi cho rằng BLDS là có tác dụng thiết thực trong đời sống song chỉ có 34,78% số người được hỏi tin rằng BLDS có tác dụng tích cực; 21,01% số người được hỏi cho rằng tác dụng chưa lớn lắm; 15,21% cho rằng tác dụng còn hạn chế. Bức xúc trên lại càng đáng chú ý: Bởi lẽ hầu hết các đối tượng được hỏi đều là cán bộ quản lý, cán bộ toà án ít nhiều trong hoạt động của mình có liên quan trực tiếp tới việc thực thi BLDS.

Thứ hai, Nhiều cản trở trong việc đưa BLDS vào cuộc sống: Trong số những người được hỏi về tác dụng thiết thực của Bộ luật dân sự đối với các giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày của nhân dân, có 15,21% số người được hỏi trả lời là còn hạn chế vì có nhiều vướng mắc; 17,40% do Bộ luật dân sự còn chung chung, không được cụ thể hoá kịp thời. Như vậy, có thể thấy là mặc dù BLDS đã ra đời từ năm 1995 và Nhà nước ta cũng đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, nhưng vẫn còn tồn tại những rào cản trong việc đưa BLDS vào cuộc sống, chưa phải là mọi người dân đã có hiểu sâu biết kỹ về bộ luật này, để thấy được những tác dụng của nó. Có tới 11,60% số người được hỏi trả lời là không có tác dụng thiết thực, trong đó có 5,07% trả lời không có tác dụng thiết thực là do công tác tuyên truyền, phổ biến chưa tốt; 6,53% trả lời là do chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện hữu hiệu. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn trực tiếp còn nhận thấy có một nguyên nhân nổi cộm-một trong những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận của nhân dân tới BLDS, đó là, hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu những văn bản hướng dẫn thi hành BLDS, văn bản giải thích những thuật ngữ khó hiểu trong BLDS. Có một số kiến nghị cụ thể mà chúng tôi thu thập được trong quá trình phỏng vấn trực tiếp như (1) Bộ luật Dân sự chỉ có khái niệm sự vô hiệu của hành vi mà không có khái niệm hành vi vô hiệu nên cần bổ sung khái niệm này; (2) Thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (1 năm) là quá ngắn, nên chăng quy định dài hơn.

3.Sự phù hợp của các quy định trong BLDS về quyền sở hữu

BLDS có 113 điều trực tiếp quy định về quyền sở hữu, trong đó đề cập một cách toàn diện các hình thức của quyền sở hữu, các nội dung quyền sở hữu của tất cả các loại chủ thể trong giao lưu dân sự, cả cá nhân, pháp nhân và nhà nước. Có thể nói các quy định về quyền sở hữu trong BLDS có phạm vi điều chỉnh rất rộng và bao quát.

Khi được hỏi về sự phù hợp của các quy định trong BLDS về quyền sở hữu đã phù hợp với thực tế chưa, ý kiến các câu trả lời như sau:

Có tới 72,41% số người được hỏi cho rằng các quy phạm này về cơ bản là phù hợp. Đây là một tín hiệu đáng mừng về chất lượng của BLDS trong con mắt của người dân. Tuy nhiên, một tỷ lệ 72,41% với một nhận định khá chung chung rằng các quy phạm này về cơ bản là phù hợp một lần nữa nói rằng, các quy phạm này còn nhiều chỗ đáng phải nghiên cứu sửa đổi.

Số lượng người được hỏi nhận định về sự phù hợp hoàn toàn của các quy phạm này đối với đời sống thực tiễn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (9,48%). Điều này thể hiện, các quy phạm về nội dung này trong BLDS theo ý kiến của những người được hỏi còn cần phải hoàn thiện.

Với loại ý kiến cho rằng BLDS chưa thật phù hợp, tuy chỉ chiếm 2,59% (một tỷ lệ khá khiêm tốn) nhưng cũng chứng tỏ rằng, các quy phạm quy định về quyền sở hữu cũng còn những chỗ, những điểm cần xem lại.

Với loại ý kiến cho rằng BLDS cần phải cụ thể hoá hơn nữa, tuy chỉ chiếm 15,52%, nhưng đây cũng là một tỷ lệ đáng kể, và ý kiến này cũng đáng lưu ý.

Như vậy, các số liệu kể trên đều thống nhất phản ánh mong muốn rằng các quy phạm về quyền sở hữu trong BLDS cần phải hoàn thiện hơn nữa. Các kiến nghị của họ đưa ra gồm hai loại ý kiến cơ bản:

+ Loại ý kiến thứ nhất là các ý kiến đề nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm của BLDS về quyền sở hữu. Các ý kiến này bao gồm:

Một là, cần đưa ra khái niệm rõ ràng về sở hữu, cần thừa nhận quyền chủ sở hữu về tài sản của doanh nghiệp Nhà nước. Khái niệm và nội dung của sở hữu toàn dân cần được phân tích rõ hơn nữa. Các Điều 207, 209 còn đơn giản, khó thực hiện nếu không thừa nhận quyền sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước thì có nguy cơ bị lợi dụng.

Hai là, cần xem lại chế độ sở hữu hỗn hợp, cần phân biệt các căn cứ để xác định sở hữu chung, sở hữu riêng khi phát sinh các tranh chấp về sở hữu. Khi chế độ sở hữu HTX tan vỡ, cần có hướng dẫn cụ thể khi có kiện đòi nợ.

Điều 207. Quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

Điều 209. Quyền quản lý của DNNN đối với tài sân được Nhà nước giao. DNNN có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, bổ sung quyền hưởng lợi tách riêng khỏi quyền sử dụng.

Bốn là, cần quy định rõ hơn về quyền sở hữu đối với tài sản nhặt được, đào được trong lòng đất nhất là về định lượng.

Năm là, đối với bất động sản: Cần quy định rõ các vật kiến trúc kiên cố gắn liền với quyền sử dụng đất. Quy định cụ thể về đăng ký quyền sở hữu bất động sản và động sản cần đăng ký, cần cụ thể động sản, bất động sản, quyền tài sản, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản (quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt). Đặc biệt chú ý về quyền sở hữu bất động sản vì có những quy định của Luật đất đai, quy định về chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất mà có công trình kiến trúc ở trên đó.

+ Loại ý kiến thứ hai là các ý kiến về những giải pháp nhằm đưa các quy phạm của BLDS về sở hữu sớm đưa vào đời sống thực tiễn. Bao gồm:

-Nên có sách “Hỏi đáp các điều quy định của BLDS” về chế độ sở hữu nói riêng.

- Những nội dung trong BLDS khi xây dựng cần có tính dự liệu và khái quát hơn nữa bởi lẽ nếu không thì BLDS ban hành chưa lâu đã bị lạc hậu so với đời sống thực tiễn.

- Cần có các Nghị định hướng dẫn thi hành phần các quy định về quyền sở hữu. Cần có hướng dẫn cụ thể về các giao lưu dân sự có liên quan đến bất động sản về thực hiện quyền nhân thân.

- Cần có kinh phí để tuyên truyền, phổ biến bộ luật. Người dân cần phải được nghe và giải thích chu đáo. Đề nghị Chính phủ đầu tư vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhất là BLDS.

- Cần nhanh chóng có Bộ luật tố tụng dân sự để Bộ luật dân sự phát huy hiệu lực, giải quyết các tranh chấp dân sự kịp thời, đúng thủ tục, khắc phục tình trạng tồn đọng án dân sự.

4. Mức độ phù hợp của các quy định trong BLDS về 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng.

Khi được hỏi về mức độ phù hợp của các quy định trong BLDS về 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng, có 66,67% số người được trả lời cho rằng các quy định này là “phù hợp”, còn 33,33% số người còn lại cho rằng “chưa thật phù hợp”. Đồng thời, trong quá trình phỏng vấn, những người được phỏng vấn cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể như sau:

-Đề nghị huỷ bỏ chế độ phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, thống nhất coi Toà án nhân dân các cấp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng. Nên để việc phân toà kinh tế, toà dân sự, toà hàng hải, toà thương mại chỉ là công việc thuộc nội bộ của Toà án, nhằm tránh tình trạng thoái thác, nhầm lẫn trong việc giải quyết các tranh chấp của các Toà.

- Cần phân nhỏ từng loại hợp đồng dân sự thông dụng hơn nữa, tránh việc áp dụng pháp luật dễ bị nhầm lẫn, khó xác định.

- Cần quy định rõ hơn về điểm xuất phát trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Hướng dẫn cụ thể việc các hợp đồng dân sự phải công chứng hoặc chứng thực. Đưa thêm loại hợp đồng dịch vụ bán đấu giá ký giữa công dân, tổ chức và trung tâm.

- Sớm có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.

- Cần quy định thêm các loại hơp đồng dân sự khác.

- Không nên quy định quá cụ thể tên các loại hợp đồng vì không quy định hết, nên quy định mang tính tổng hợp để dễ vận dụng và tăng tính khả thi (trừ những loại hợp đồng cụ thể Nhà nước cần quản lý).

- Cần tuyên truyền phổ biến và bảo đảm thực hiện. Tuy phù hợp song còn nhiều nội dung nhiều người chưa hiểu rõ, nhận thức hạn chế, do vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

- Hợp đồng vay nợ ngân hàng khi không đòi được cần có hướng dẫn cụ thể vì có trường hợp thanh lý tài sản của con nợ, nếu con nợ trốn lại không thanh lý được.

5. Mức độ phù hợp của các quy định trong BLDS về BTTH ngoài hợp đồng.

Chỉ có 41,38% trên tổng số 1160 người được hỏi trả lời các quy định trong BLDS về BTTH ngoài hợp đồng là thoả đáng; 18,10% trả lời là chưa thoả đáng; và có tới 40,52% tổng số người được trả lời là còn thiếu cụ thể. Những kết quả kể trên chứng tỏ rằng: các quy định của BLDS về hợp đồng theo những người được phỏng vấn cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế hơn. Qua phỏng vấn trực tiếp cũng thu được một số kiến nghị cụ thể:

-Áp dụng phương pháp diễn giải trong các Điều 609 - 633 thiếu thực tế. Khái niệm bất khả kháng cần được quy định chi tiết. Một số nước chỉ coi bất khả kháng nếu do thiên nhiên gây ra.

- Thực tế phát sinh nhiều loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà các quy định từ điều 617 đến 633 chưa bao hàm hết, và thiếu cụ thể, cần có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Cần tính toán cả thiệt hại do phải tham gia tranh tụng trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại mà bên thắng kiện phải chịu.

- Cần sớm ban hành ra văn bản hướng dẫn cách tính thiệt hại trong các vụ án về bồi thường thiệt hại về tinh thần, hoặc do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đối với các cán bộ trong các cơ quan, đối tượng vi phạm cần nêu cụ thể nhất là trách nhiệm vật chất. Bồi thường thiệt hại về đau đớn về mặt tinh thần rất trừu tượng, cần cụ thể hoá, nếu không thẩm phán sẽ rất tuỳ tiện vận dụng. Việc ấn định mức bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần. Cần ghi nhận trong Luật hoặc hướng dẫn các trường hợp dứt khoát phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quy định cụ thể quy trình bồi thường. Cần quy định cụ thể về vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, ít ra cũng cần quy định ở mức tối thiểu hoặc mức tối đa. Điều 623, 624 rất khó thực hiện trong thực tế.

- Cần bổ sung một số hành vi vi phạm cũng như các chế tài tương xứng.

- Bồi thường đối với bên phải bồi thường là người nước ngoài rất khó thực hiện thậm chí nhiều trường hợp là không thể thực hiện được.

- Cần có hướng dẫn về mức bổi thường tối thiểu và tối đa cho các trường hợp quy định tại điều 614, 615, 633.

- Cần có Nghị định hướng dẫn rõ hơn về các nội dung của chế định để các địa phương dễ hiểu, dễ áp dụng và thực hiện một cách thống nhất. Nhiều nội dung, lý luận thì không có vấn đề gì nhưng khi thực hiện thì lại gặp nhiều vướng mắc.

- Vấn đề thời gian bồi thường một lần hay nhiều lần cần quy định rõ.

- Xác định cơ quan nào (toà dân sự, toà kinh tế...) đứng ra xét xử tranh chấp về bồi thường rất thiếu rõ ràng.

- Cần bỏ khoản 3 Điều 627 vì làm như vậy sẽ tạo nên một sự không công bằng, trừ điểm a, b của khoản này.

- Đối với bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại cần quy định mức bồi thường tỷ lệ với mức % sức khoẻ bị xâm hại theo kiểu:

+ Gây thiệt hại dưới 10%, bồi thường là:

+ Gây thiệt hại từ 10% đến 30%, bồi thường là:

+ Gây thiệt hại từ 30% đến 61%, bồi thường là:

+ Gây thiệt hại từ 61% đến dưới 100%, bổi thường là:

+ Gây cố tật, bồi thường là:

-Nên chăng quy định nếu trong trường hợp người bị hại chết mà còn vợ, con, cha mẹ đang phải nuôi dưỡng thì bên gây hại cũng phải nuôi dưỡng.

- Nên quy định cụ thể về bồi thường đối với cây lưu niên.

6. Mức độ phù hợp của các quy định trong BLDS về thừa kế.

Về vấn đề thừa kế, kết quả điều tra thu được cho thấy, phần đa người được phỏng vấn có nhận định rằng “các quy phạm về thừa kế của BLDS phù hợp với thực tế”. Tỷ lệ người được phỏng vấn đồng ý với ý kiến này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với những ý kiến khác. Đây là một điều đáng mừng về chất lượng của các quy định kể trên trong BLDS dưới con mắt của người dân, Tuy nhiên, cũng cần lưu ý có một tỷ lệ không nhỏ (17,40%) số người được phỏng vấn trả lời là “chưa thật phù hợp”; 10,40% số người trả lời phỏng vấn cho rằng các quy định về thừa kế nói trên còn “rườm rà”; và 16,50% số người được phỏng vấn cho rằng các quy định này còn “thiếu cụ thể”. Những kết quả này cũng khiến cho người đọc nhiều điều đáng suy nghĩ.

Cuộc điều tra xã hội học cũng đã thu thập được ý kiến của nhiều đối tượng được phỏng vấn về việc hoàn thiện các quy định về thừa kế trong BLDS như sau:

-Tại sao phải buộc người lập di chúc bằng văn bản viết tay, không có người làm chứng, nếu họ bị tàn tật.

- Điều 658 quy định viết, và di chúc viết phải được rõ ràng. Chữ viết ở đây được hiểu như thế nào? Nên quy định những người ở Điều 661 chỉ nên có quyền xác nhận sự kiện “lập di chúc” mà không xác nhận nội dung di chúc bởi khó có thể xác định tính chân thực của nội dung.

- Nên đề cập đến vấn đề thực tế vợ chồng không ly hôn nhưng ly thân.

- Còn vướng mắc về thừa kế quyền sử dụng đất. Khó phân biệt trường hợp nào thừa kế theo hộ, trường hợp nào thừa kế theo đúng cá nhân được hường thừa kế.

- Sớm có văn bản hướng dẫn thi hành, việc thực hiện chưa nhiều nên chưa có điều kiện kiểm nghiệm.

- Cần quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về thừa kế quyền sử dụng đất. Luật thừa kế chưa quy định về thừa kế sở hữu.

- Trường hợp chia thừa kế 2 lần của một khối tài sản chưa có. Ví dụ, người thừa kế là cháu (bố mẹ đã chết) đòi chia tài sản với anh em trong một nhà. Trong khi tài sản ông bà nội chết trước chưa được chia với các cô, chú, gì khác, người cháu đó là đích tôn vẫn phải ở nhà đó đến khi đòi chia di sản thừa kế với cháu ruột vẫn ở chung nhà ấy cùng với anh em một người nữa.

7. Mức độ phù hợp của các quy định trong BIDS về quyền sử dụng đất.

Khi được hỏi về việc các quy định trong BLDS về quyền sử dụng đất đã đáp úng yêu cầu của cuộc sống hay chưa, chỉ có 8,7% số người được hỏi cho rằng các quy định này đã hoàn toàn đáp ứng. Đa số ý kiến (69,56% số người được hỏi) thì cho rằng các quy định này chỉ đáp ứng ở mức cơ bản. Còn một con số tương đối đáng kể (21,74% số người được hỏi) thì cho rằng các quy định này chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Nguyên nhân của sự chưa đáp ứng này là vì (1) các quy định còn chung chung (16,5% số người được hỏi); (2) các quy định còn khắt khe quá (3,48% số người được hỏi); (3) các quy định còn lỏng lẻo quá (1,74% số người được hỏi).

Qua các con số thu thập được trong quá trình điều tra kể trên có thể thấy, trong con mắt của người dân, các quy định về quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự mặc dù về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống và của người dân nhưng vẫn còn không ít bất cập hoặc chưa hoàn thiện khiến không ít người dân còn chưa thực sự hài lòng về các quy định này.

8.      Những biện pháp cần thiết để đưa BLDS vào cuộc sống.

Cuộc điều tra cũng đặt ra câu hỏi với người dân về các biện pháp cần thực hiện để đưa BLDS vào cuộc sống một cách hiệu quả, kết quả cho thấy biện pháp "đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến BLDS" được nhiều người dân chọn lựa nhất (27,80% số người được hỏi), biện pháp "hệ thống và rà soát các VBPL về dân sự để có biện pháp sửa đổi, bổ sung" đứng vị trí thứ hai (25,24% số người được hỏi), thứ ba là biện pháp "khẩn trương đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan mà BLDS quy định có vai trò trong việc bảo đảm và thúc đẩy giao dịch dân sự (công chứng, hộ tịch, đăng ký tài sản...)" (22,36% số người được hỏi), tiếp đến là biện pháp "cải cách các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp dân sự" (12,46% số người được hỏi), và biện pháp "đẩy mạnh hoạt động giải thích pháp luật (cả giải thích chính thức của ủy ban Thường vụ Quốc hội và giải thích khoa học)" đứng ở vị trí cuối cùng với 12,14% số người được hỏi chọn lựa.

Các số liệu kể trên cho thấy, trong các giải pháp được nêu, hầu hết các giải pháp đều được người dân đánh giá ở mức độ tương đối giống nhau. Chính vì thế, để đưa BLDS vào cuộc sống một cách hiệu quả, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa nêu là phương án phù hợp nhất.

IV. KẾT QUẢ XÂY DỰNG THƯ MỤC TRA CỨU CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHÁC MÀ BLDS DẪN CHIỀU VÀ XÂY DỰNG CÁC TÌNH HUỐNG ÁP DỤNG BỘ LUẬT DÂN SỰ.

1.Về việc xây dựng thư mục tra cứu các quy định pháp luật khác mà Bộ luật dân sự dẫn chiếu đến.

Trong bảy phần, với tổng số 838 Điều của Bộ luật dân sự, có 262 Điều dẫn chiếu áp dụng các quy định trong các văn bản pháp luật khác. Điều này có nghĩa, việc áp dụng các điều luật có sự dẫn chiếu này không thể chỉ dựa vào quy định của bản thân Bộ luật dân sự mà còn cần xem xét, nghiên cứu các quy định nằm trong các văn bản pháp luật khác mà điều luật này dẫn chiếu tới. Thực tiễn cho thấy, để áp dụng được các điều khoản này, bộ luật đã dẫn chiếu tới hàng trăm văn bản với nhiều tầm, cấp và hiệu lực pháp lý khác nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho các cán bộ áp dụng pháp luật, các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, sinh viên và người dân nói chung. Chính vì thế, để giúp cho các cán bộ áp dụng pháp luật, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên luật, người dân thuận tiện, dễ dàng trong việc tra cứu, tìm hiểu, từ đó hiểu đúng, đầy đủ để áp dụng chính xác các quy định của BLDS vào thực tiễn cuộc sống, việc xây dựng thư mục tra cứu các quy định mà bộ luật dân sự dẫn chiếu đến là công việc rất có ý nghĩa.

Do hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta luôn có sự thay đổi, vì vậy, thư mục này cũng cần được cập nhật liên tục mới đảm bảo tính chính xác của mình. Tuy nhiên, do thời gian và nguồn lực của đề tài có hạn, Ban chủ nhiệm chỉ xây dựng thư mục cập nhật đến thời điểm ngày 30/12/1999.

Kết quả này được phản ánh cụ thể trong phần phụ lục của Báo cáo phúc trình này[21].

2.Về việc xây dựng các tình huống áp dụng BLDS.

Với ý nghĩa là một trong những ngành luật lớn và quan trọng bậc nhất của hệ thống pháp luật, trong chương trình giảng dạy tại đại học chuyên ngành về luật, luật dân sự là một trong những môn học cơ bản, quan trọng, có tính chất như là môn khoa học làm nền kiến thức về pháp luật của các sinh viên. Chính vì vậy, việc dạy và học luật dân sự là điều luôn được các trường đại học chuyên ngành về luật, các sinh viên luật hết sức quan tâm. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, từ trước tới nay, khi dạy luật dân sự cho sinh viên, hầu hết các giảng viên đều áp dụng phương pháp độc thoại, tức là giảng dạy lý thuyết, diễn giải quy phạm cho sinh viên, coi sinh viên là đối tượng thụ động tiếp thu kiến thức về luật dân sự, coi thầy giáo là nhân vật trung tâm của quá trình giảng dạy. Việc áp dụng phương pháp tình huống (case study), một trong những phương pháp dạy luật cơ bản, phổ biến và phù hợp ở các trường đại học luật trên thế giới lại chưa được thực hiện ở Việt Nam. Điều này làm mất tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình tiếp thu kiến thức về luật dân sự, một điều rất bất cập trong việc rèn luyện các kỹ năng hành nghề cho sinh viên về sau này. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản là giáo viên dạy luật không có những thông tin cần thiết và hệ thống về những tình huống thường gặp trong cuộc sống liên quan đến luật dân sự. Để khắc phục nguyên nhân này, việc xây dựng những tình huống cuộc sống có tính chất điển hình, phổ biến làm cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tình huống trong dạy và học luật dân sự là một việc làm rất có ý nghĩa. Thông qua các tình huống này, người dạy và người học có thêm một cách tiếp cận mới, gần gũi, thú vị hơn về luật dân sự. Đáp ứng yêu cầu đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Ban chủ nhiệm đã xây dựng được 500 tình huống áp dụng luật dân sự. Đây là những tình huống giả định song được khái quát trên cơ sở hiện thực cuộc sống, trên cơ sở thực tiễn áp dụng luật dân sự tại các toà án trong thời gian qua, vì thế, các tình huống này rất gần gũi đối với người dạy và học luật dân sự. Với 500 tình huống, trải gần như toàn bộ các chế định cơ bản nhất của luật dân sự từ phần các quy định chung đến phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đây là nội dung nghiên cứu mới, từ trước tới nay chưa có nhà nghiên cứu nào thực hiện và là một đóng góp rất lớn của đề tài.

Tuy nhiên, do thời gian và nguồn lực nghiên cứu có hạn, mặc dù việc xây dựng lời giải đáp đầy đủ cho các tình huống trong phần nghiên cứu này còn chưa được thực hiện, Ban chủ nhiệm cũng mạnh dạn ghi nhận kết quả nghiên cứu có ý nghĩa này[22].

V.KẾT QUẢ TÌM KIẾM NHŨNG QUY ĐỊNH BẤT HỢP LÝ CỦA BLDS ĐÃ ĐƯỢC PHÁT HIỆN QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG.

Sau khi tập hơp và xử lý các thông tin điều tra từ cuộc điều tra khảo sát đối với việc thi hành Bộ luật dân sự, rà soát và hệ thống hoá các công trình nghiên cứu khoa học về Bộ luật dân sự, tiếp cận dư luận xã hội,... Ban chủ nhiệm đề tài đã phát hiện không ít quy định của BLDS chưa hợp lý. Các quy định này trải gần như toàn bộ các chương, mục của Bộ luật dân sự. Dưới đây là một số quy định bất cập cơ bản:

1. Một số quy định chưa hợp lý thuộc phần 1 BLDS (những quy định chung).

1.1.Chương II: Cá nhân.

Vấn đề năng lực chủ thể của cá nhân: Chưa có quy định giải thích cụm từ "phù hợp với lứa tuổi'' trong Điều 22 BLDS về năng lực hành vi dân sự của cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi dẫn tới việc hiểu và áp dụng hết sức khác nhau.

1.2. Chương IV: Hộ gia đình, Tổ hợp tác: vấn đề công nhận Hộ gia đình là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.

Theo khoản 1, 2 Điều 116 BLDS, "hộ gia đình" là một chủ thể hạn chế của quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, việc công nhận "hộ gia đình" là chủ thể của quyền và nghĩa vụ dân sự đã làm phát sinh những vấn đề rất khó giải quyết như sau:

Một là, vấn đề xác định tư cách thành viên của "hộ gia đình". Theo quy định tại Điều luật này, "hộ gia đình" được hiểu là một nhóm người có tài sản chung, có hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất hoặc trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên trong thực tế "hộ gia đình" thường được hiểu là nhóm người có cùng hộ khẩu và/hoặc có quan hệ hôn nhân.

Thứ hai, vấn đề sử dụng, định đoạt tài sản của "hộ gia đình".

Theo quy định tại khoản 2, Điều 119, BLDS, người đứng đầu "hộ gia đình" có thể sử dụng tài sản của "hộ gia đình" nếu thấy rằng nó phù hợp với lợi ích chung của cả hộ. Tuy nhiên, theo Công văn số 565/CV-1999 (14/1/1999) của Uỷ ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và một số tài liệu khác trong trường hợp tài sản của "hộ gia đình" được sử dụng hoặc trong trường hợp chuyển dịch quyền sử dụng đất cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ tặng phần đất đai được giao cho con gái khi đi lấy chồng và chuyển đi ở chỗ khác ..(coi như của hồi môn đi lấy chồng) không có sự đồng ý của các thành viên hoặc không làm biên bản đồng ý của các thành viên nếu đất đai được giao riêng cho cha, mẹ. Trong thực tế điều này đã gây ra những tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình hoặc với người mua trong lương lai. Theo quan điểm do người mua tài sản của “hộ gia đình” đưa ra thì hiệu lực của giao dịch về tài sản của “hộ gia đình” không chắc chắn vì điều kiện có hiệu lực của giao dịch này chưa được pháp luật hiện hành quy định rõ ràng. Tình trạng này đã cản trở các chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự, gây ra các tranh chấp rất khó giải quyết trong thực tế. Nói một cách tổng quát, đây là một trong những yếu tố cản trở nền kinh tế phát triển.

Việc sử dụng tài sản của "hộ gia đình" cần có sự đồng ý của các thành viên "hộ gia đình" hay do người đứng đầu "hộ gia đình" tự quyết định? Việc xác định rõ ràng vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng vì yếu tố này bị tác động rất lớn bởi truyền thống đạo đức và phong tục tập quán của người phương đông nói chung và người Việt nam nói riêng.

Việc lạm dụng thẩm quyền của người đứng đầu "hộ gia đình".

Theo quy định tại khoản 2 Điều 117, các giao dịch dân sự được xác lập vì lợi ích chung có hiệu lực đối với tất cả các thành viên "hộ gia đình". Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hành vi của người đứng đầu có hiệu lực hay không?.

Nếu vô hiệu, nó sẽ gây rủi ro rất lớn đối với sự an toàn của giao dịch bởi vì tình trạng thể chất của người đứng đầu với tư cách đại diện cho lợi ích của toàn thể các thành viên rất khó nhận ra nếu chỉ căn cứ vào giao dịch được xác lập. Điều này pháp luật cần thiết phải quy định rõ ràng.

Thứ ba, vấn đề xác định hình thức sở hữu chung của "hộ gia đình".

Theo quy định tại Điều 116 BLDS điều tiên quyết để hình thành một "hộ gia đình" là phải có tài sản chung. Tài sản chung ở đây được hiểu là tài sản cùng thuộc sở hữu của các thành viên. Có ba hình thức sở hữu chung mà BLDS quy định là sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu chung cộng đồng, vậy sở hữu chung của "hộ gia đình" thuộc hình thức nào?

Theo lý giải của một số tài liệu, sở hữu chung của "hộ gia đình" thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất vì phần tài sản của mỗi người không xác định cụ thể được. Theo Điều 743 quy định, mỗi thành viên của "hộ gia đình" đều có phần tài sản cụ thể trong tài sản chung và người thừa kế có thể thừa kế nó. Như vậy nếu sở hữu đối với tài sản của "hộ gia đình" thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất thì mỗi thành viên "hộ gia đình" sẽ không có một phần tài sản xác định (không xác định được phần di sản thừa kế khi mở thừa kế) và khi họ chết việc thừa kế phẩn tài sản không xác định đó sẽ không xảy ra như quy định tại Điềụ 744.

Thứ tư, vấn đề xác định thủ tục thanh lý tài sản của "hộ gia đình".

Cũng từ Điều 116 phát sinh vấn đề tài sản chung của "hộ gia đình" sẽ xử lý thế nào nếu hoạt động kinh tế bị ngừng trệ trong khi các khoản nợ của "hộ gia đình" chưa được thanh toán. Ví dụ: trong trường hợp một "hộ gia đình" bỏ nhà cửa ra đi thì nhà cửa và công cụ lao động của họ sẽ xử lý như thế nào?. Đối với đất nông nghiệp tại Điều 743 đã quy định, tuy nhiên đối với các tài sản khác như nhà cửa, các công cụ lao động khác sẽ xử lý như thế nào? Điều này cũng liên quan đến câu hỏi mỗi thành viên của "hộ gia đình" sẽ sở hữu như thế nào đối với tài sản chung của "hộ gia đình"?

Nếu mỗi thành viên có một phần vốn góp thì sẽ xử lý như quy định tại khoản 3 Điều 129 về thủ tục thanh lý đối với tổ hợp tác. Trong trường hợp quyền sử dụng đất được giao cho "hộ gia đình", nếu không có người thừa kế đất đai sẽ được trả lại cho Nhà nước đối với quyền sử dụng đất ngắn hạn nhưng điều này không rõ ràng đối với các loại tài sản khác của "hộ gia đình".

Thứ năm, vấn đề phân biệt giữa tài sản của "hộ gia đình" và tài sản các cá nhân thuộc "hộ gia đình".

1.3.Chương V: Giao dịch dân sự: vấn đề bảo vệ lợi ích của người thứ ba ngay tình[23].

Theo Điều 147 BLDS, nếu một hành vi dân sự vô hiệu nhưng tài sản của giao dịch đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thông qua một giao dịch khác thì giao dịch sau cùng vẫn có hiệu lực dân sự, tuy vậy người thứ ba ngay tình đó vẫn không được coi là một chủ sở hữu theo pháp luật Việt Nam. Người thứ ba ngay tình chỉ được phép yêu cầu bồi thường thiệt hại và không thể đòi bất kỳ một quyền lợi nào khác từ phía chủ sở hữu ban đầu của tài sản.

Tham khảo Luật Dân sự Nhật bản, họ đã phân biệt rạch ròi giữa hiệu lực của hợp đồng và việc chuyển đổi quyền sở hữu. Ví dụ trong trường hợp: A bán một vật cho B tiếp đó B bán cho C nhưng hợp đồng giữa B và C là vô hiệu do nhầm lẫn. Tình huống này sẽ được xem xét như sau:

-                                                            Phân biệt giữa hiệu lực của hợp đồng và việc chuyển quyền sở hữu:

Tại Nhật bản, không giống như quy định tại điều 147 BLDS Việt Nam, thậm chí nếu hợp đồng giữa A và B vô hiệu, nó không hề ảnh hưởng tới hợp đồng mua bán giữa B và C. Thậm chí khi C biết sự nhầm lẫn của A, hợp đồng mua bán giữa B và C vẫn có hiệu lực. Kết quả này liên quan tới hiệu lực của hợp đồng mua bán với mục đích nhằm bán một vật thuộc về một người khác hơn là việc xác định tài sản đó có thuộc về người bán hay không. Ở Nhật Bản, các hợp đồng mua bán loại này vẫn có hiệu lực, đơn giản vì người bán có nghĩa vụ chuyển đổi quyền sở hữu sang người mua. Tuy nhiên mặc dù hợp đồng mua bán giữa B và C có hiệu lực, C vẫn không được công nhận là chủ sở hữu vật vì giao dịch giữa B và A là vô hiệu. Chỉ trong trường hợp đối tượng của hơp đồng giữa B và C là động sản và sự ngay tình của C không do cẩu thả, C sẽ được nhận quyền sở hữu đối với động sản từ A theo quy định tại Điều 192 Bộ Luật Dân sự Nhật bản.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật dân sự Việt nam trong mọi trường hợp người mua ngay tình đều không trở thành chủ sở hữu của tài sản.

Qua những phân tích trên chứng tỏ, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Bộ Luật Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu nhằm bảo về quyền lợi của người thứ ba ngay tình.

2.Một số quy định chưa phù hợp thuộc phần 2 Bộ luật dân sự “Tài sản và quyền sở hữu".

2.1. Chương 2: Các loại tài sản: Quan niệm về bất động sản và động sản.

Theo Điều 181 BLDS quy định: "Bất động sản là tài sản không di dời được, bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định." Như vậy, đặc tính quan trọng của bất động sản là: không di dời được,và luôn gắn liền với đất đai. Về mặt pháp lý, chỉ bất động sản mới là đối tượng của việc thế chấp tài sản.

Công văn số 698-TCDN/TH ngày 30/8/1996 của Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn thủ tục thế chấp, cầm cố vay vốn Ngân hàng nêu: "...2. Tài sản thế chấp để vay vốn Ngân hàng là bất động sản, bao gồm: nhà cửa, kho tàng, khách sạn, các công trình, vật kiến trúc có giá trị, quyền sử dụng đất hợp pháp, vườn cây ăn quả, vườn cây công nghiệp, ao hồ thả cá và nuôi trồng thủy sản...".

So với quy định của Bộ luật Dân sự thì văn bản đã dẫn ở trên đã mở rộng phạm vi đối tượng được coi là bất động sản bao gồm cả công cụ máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển hay máy bay.  Chúng ta vẫn biết rằng: tàu biển, máy bay không mang đặc tính của bất động sản là: “không di dời được”. Phải chăng tại quy định này, tàu biển, máy bay mặc nhiên trở thành bất động sản.

Một điểm chung là cả BLDS và Quy chế đã dẫn đều bỏ ngỏ để một số tài sản khác có khả năng trở thành bất động sản nếu pháp luật có quy định. Vậy pháp luật ở đây cần được giải thích là pháp luật nào, tồn tại trong văn bản do cấp nào quy định? Liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ thẩm quyền quy định một tài sản nào đó là động sản hay bất động sản hay không?

Những vấn đề kể trên vẫn đang là đối tượng của các cuộc tranh luận chưa ngã ngũ dẫn tới việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất. Chính vì vậy, cần có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

2.2.Chương V: Xác lập, chấm dứt quyền sở hữu.

- Hiện tại pháp luật chỉ mới quy định các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với các căn cứ riêng lẻ mà chưa đưa ra trường hợp xác lập quyền sở hữu khi cùng một lúc có nhiều căn cứ xác lập. Ví dụ: trong trường hợp vừa có trộn lẫn vừa có sáp nhập. Vì vậy, nếu xảy ra đồng thời các căn cứ trên thì sẽ áp dụng quy phạm nào? Đây là vấn đề cần được làm rõ.

- Ngoài ra theo quy định tại Điều 247 về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu quy định: Nếu vật được phát hiện là bất động sản, thì thuộc Nhà nước. Trong Phần 4 của BLDS cũng quy định, trong trường hợp không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối hưởng di sản thừa kế thì di sản thừa kế đó thuộc Nhà nước. Tuy nhiên, cho tới nay, Bộ Luật Dân sự đã có hiệu lực được hơn 4 năm nhưng chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, thuộc Nhà nước tức là thuộc ai, cơ quan nào quản lý và quản lý như thế nào?. Bởi lẽ đó, để các quy định trên của Bộ Luật Dân sự thực sự đi vào cuộc sống cần có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề trên.

3.Một số quy định chưa hợp lý thuộc phần 3 Bộ luật dân sự "Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự”.

3.1.Chương I: Những quy định chung:

Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

-Điều 328 BLDS có quy định việc dùng các quyền tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, song lại không có một quy định nào liệt kê rõ các quyền tài sản này bao gồm những gì? Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

- Hiện nay, trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam, việc thế chấp nhiều tài sản cho một khoản nợ là rất quan trọng. Song, xem toàn bộ các điều khoản của Bộ luật dân sự Việt Nam chúng ta chưa tìm thấy ý tưởng này trong đó. Điều 346 của Bộ luật dân sự Việt Nam chỉ nêu ra nguyên tắc accesorium sequitur principale (phụ tòng chính). Việc thiếu đặc điểm này trong Bộ luật dân sự Việt Nam làm hạn chế khả năng vay nợ lớn của Việt Nam từ nước ngoài.

- Trong quan hệ cầm cố tài sản là vật có thật thì người nhận cầm cố được coi là chủ nợ, được ưu tiên thoả mãn quyền của mình so với những người khác trên tài sản đó. Nhưng nếu cầm cố trên quyền tài sản, thì người nhận cầm cố có được ưu tiên so với các chủ nợ khác hay không BLDS vẫn còn bỏ ngỏ?.

- Theo Khoản 1 Điều 329 chỉ những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các bên mới có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Trên thực tế rất ít động sản có đăng ký quyền sở hữu (hiện nay mới chỉ có đăng ký ô tô, xe máy, máy bay, tàu biển, tàu đánh cá...). Trong khi đó tài sản là động sản dùng để cầm cố trong giao dịch dân sự rất đa dạng (có thể là hàng hoá, vật tư, máy móc, thiết bị...không đăng ký sở hữu) và bên cầm cố lại có nhu cầu khai thác, sử dụng tạo ra lợi nhuận để thanh toán nợ. Mặt khác nếu những tài sản này do bên nhận cầm cố giữ thì vừa tốn kém về việc bảo quản, chỗ để và lại không tận dụng được tính năng sử dụng của tài sản. Rõ ràng, BLDS quy định như vậy là hơi cứng nhắc.

- Theo quy định của Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu tài sản (bất động sản) có trên đất ví dụ nhà ở có thể mang thế chấp, tuy nhiên những tài sản khác như nhà máy, kho tàng có thể mang thế chấp hay không. Vì hiện tại không có hệ thống đăng ký bất động sản có trên đất ngoài nhà ở ra, nên đã gây ra những khó khăn trong việc đăng ký thế chấp đối với những loại tài sản này.

- Về đăng ký tài sản thế chấp: Khoản 2 Điều 347 BLDS quy định: "việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu". Như vậy phải chăng chỉ những bất động sản có đăng ký quyền sở hữu thì mới phải đăng ký thế chấp khi tham gia quan hệ thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Việc đăng ký tài sản thế chấp góp phần xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ, đồng thời là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với tài sản quốc gia trong đó có các bất động sản. Tuy vậy, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định việc đăng ký thế chấp tàu biển (Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997), tàu bay (Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28/12/1996), đăng ký quyền sử dụng đất (Điều 713 BLDS) và đăng ký nhà ở (Điều 444 BLDS). Ngoài ra, pháp luật chưa có quy định cụ thể các trường hợp khác nhau như: công trình xây dựng, máy móc, thiết bị, kho tàng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp thì đăng ký như thế nào? ở đâu? các cơ quan đang lúng túng trong việc tiến hành đăng ký các loại tài sản mà do chính họ đang quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Việc đăng ký thế chấp còn xác định được tài sản đem thế chấp có bị hạn chế gì bởi pháp luật không. Các quy định này góp phần làm đơn giản và ổn định các quan hệ xã hội. Việc đăng ký này hoàn toàn nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, do đó chính các chủ nợ phải thẩm tra tình trạng tài sản thế chấp tại các nơi đăng ký thế chấp công khai và tự mình đăng ký thế chấp, bởi việc đăng ký này giúp chủ nợ nhanh chóng xác lập ngay thứ tự được ưu tiên trả nợ của mình. Trái lại, các quy định của Điều 351 và Điều 733 của Bộ luật dân sự buộc bên thế chấp phải đi đăng ký thế chấp đối với tài sản thế chấp và quyền sử dụng đất được thế chấp. Các quy định này đã tỏ ra không thích hợp và chưa bảo vệ được quyền lợi của chủ nợ.

-                                                                 Về hình thức hợp đồng thế chấp: Điều 347 BLDS quy định "thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định". Nhưng theo Nghị định số 31-CP ngày 18/5/1996 về tổ chức và hoạt động của công chứng nhà nước thì nhiệm vụ của Công chứng nhà nước hiện nay chỉ thực hiện việc công chứng văn bản, có nghĩa là thu hẹp nhiệm vụ của công chứng, do vậy quy định này của Bộ luật dân sự cũng chưa được thực hiện.

Theo quy định tại Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996) thì: "một tài sản được thế chấp để vay nhiều lần tại một bên cho vay, mối lần thế chấp phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các lần vay sau phải lập hợp đồng bổ sung, hợp đồng bổ sung phải có chứng thực của cơ quan Công chứng nhà nước".  Nội dung cơ bản của hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản là phải ghi rõ số tiền vay, thời hạn thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Nhưng theo Quy định 1700/NHN0 – 03 ngày 14/11/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thì ''các lần vay tiếp theo không phải làm lại thủ tục công chứng" và , trong mẫu hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành lại không có mục ghi số tiền vay và thời hạn thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản. Vì vậy chúng tôi cho rằng, cần có sự hướng đẫn đồng bộ về vấn đề này, để tránh những khó khăn, vướng mắc xảy ra trong thực tế đã nêu ở trên.

-           Về thứ tự ưu tiên thanh toán cho một số chủ nợ đặc biệt (đặc quyền): Không ít trường hợp pháp luật quy định cho chủ nợ được ưu tiên lấy nợ trước các chủ nợ khác, kể cả chủ nợ có cầm cố, thế chấp. Chủ nợ như vậy gọi là chủ nợ có đặc quyền. Giữa các chủ nợ có đặc quyền cũng đươc ưu tiên lấy nợ theo thứ tự do pháp luật quy định. Do tính chất đặc biệt của trái quyền của những người này nên pháp luật buộc phải quy định như vậy.

Trong việc cứu hộ hàng không, cũng như hàng hải, những người tiến hành cứu hộ có đặc quyền được lấy nợ trước đối với tàu bay hoặc tàu biển, vì nếu không có công cứu hộ đó thì tài sản không còn nữa để mà phân chia.

Điều 20 và Điều 22 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Điều 31 của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, Điều 66 của Bộ luật lao động Việt Nam đều có các quy định về đặc quyền. Trong khi đó, trái lại, Luật phá sản Việt Nam, tại Điều 38 và 39 quy định chủ nợ có cầm cố, thế chấp được trả nợ trước tiên trên các khoản nợ có tính chất đặc quyền như án phí, chi phí thi hành án, nợ thuế hoặc lương công nhân, cứu hộ...Điều đáng quan tâm hơn là Bộ luật dân sự Việt Nam ra đời sau, nhưng tại Điều 314 và Điều 359 lại quy định sau khi trừ đi chi phí bảo quản, bán đấu giá tài sản (ý nói các đặc quyền) bên nhận cầm cố, thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam không có quy định nào (một chương hoặc một mục riêng) cho các đặc quyền, lại còn quy định thiếu sót như trên nên càng phức tạp thêm khi Tòa án giải quyết các vụ kiện có liên quan đến tài sản.

- Vấn đề xử lý tài sản thế chấp: Điều 359 BLDS quy định "Trong trường hợp đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam cho phép các bên tự ý thoả thuận xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là một điều quá phức tạp. Các quy định này thực chất là bỏ mặc các bên hành động tuỳ thích, không được pháp luật che chở và chỉ có lợi cho kẻ có thế mạnh về tiền của. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên cũng như bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

- Bảo lãnh: Theo quy định tại Điều 366 BLDS thì bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến hạn người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Như vậy bảo lãnh là một hợp đồng giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người có quyền). Hợp đồng này có hiệu lực khi người bảo lãnh chấp nhận tuyên bố cam kết bảo lãnh của người bảo lãnh.

Nghĩa vụ bảo lãnh phụ thuộc vào nghĩa vụ chính của con nợ (người được bảo lãnh) đối với chủ nợ (người nhận bảo lãnh). Điều này có nghĩa là nếu nghĩa vụ chính không tồn tại nữa thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng kết thúc. Một vấn đề chưa được đề cập tới trong BLDS là liệu nghĩa vụ bảo lãnh có được giảm đi hoặc mở rộng tương ứng với việc giảm hoặc mở rộng nghĩa vụ chính hay không. Điều này cần thiết phải được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn của Chính phủ hoặc phải được giải thích rõ thông qua đường lối xét xử của Toà án. Trường hợp nghĩa vụ chính giảm đi thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng cần được đương nhiên giảm đi một cách tương ứng. Trường hợp con nợ và chủ nợ thoả thuận về việc mở rộng nghĩa vụ chính thì nên quy định nghĩa vụ bảo lãnh được mở rộng tương ứng, nếu người bảo lãnh đồng ý. Trong trường hợp này, không được phép đẩy người bảo lãnh vào những rủi ro mà người này không biết trước.

Một vấn đề khác nữa xuất phát từ tính phụ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh vào nghĩa vụ chính cũng cần được làm rõ về mặt lý luận là liệu khi nghĩa vụ chính được huỷ bỏ hoặc bị vô hiệu thì người bảo lãnh có phải bảo lãnh cho các nghĩa vụ phát sinh do hợp đổng bị huỷ bỏ, bị vô hiệu như: nghĩa vụ hoàn trả những tài sản đã nhận hoặc nghĩa vụ hoàn trả những lợi ích do đắc lợi vô căn hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hay không? Điều này chưa được quy định trong Bộ luật, cần thiết phải được hướng dẫn hoặc có quan điểm thống nhất từ thực tiễn xét xử.

Điều 366 BLDS quy định, về nguyên tắc người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ chính. Tuy nhiên, BLDS không có định nghĩa thế nào là không thực hiện nghĩa vụ.

Cũng theo quy định tại Điều 366, nếu các bên có thỏa thuận là người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi người được bảo lãnh không cỏ khả năng thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là hiểu khái niệm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ như thế nào? Ai là người có thể khẳng định con nợ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ? Phải chăng chỉ sau khi đã có một bản án có hiệu lực của Toà án và chủ nợ (người nhận bảo lãnh) đã tìm kiếm các biện pháp cưỡng chế thi hành nhưng vẫn không có kết quả thì chủ nợ mới được yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

Điều 372 BLDS quy định: "khi đã hoàn thành nghĩa vụ với người nhận bảo lãnh, người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình, nếu không có thỏa thuận khác". Như vậy ở đây có sự chuyển giao quyền yêu cầu từ người nhận bảo lãnh sang người bảo lãnh. Sự chuyển giao này là sự chuyển giao theo luật định. Vấn đề đặt ra là có thể áp dụng tương tự các Điều 317, 318, và 319 BLDS. Tuy nhiên, có một vấn đề chưa được làm rõ là liệu người được bảo lãnh có thể phản tố lại người bảo lãnh bằng những lý do xuất phát từ quan hệ với người nhận bảo lãnh không. Trong trường hợp này, liệu người được bảo lãnh có thể lấy lý do là nghĩa vụ chính đã hết thời hiệu mà từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người bảo lãnh không và nếu có thì bằng cách nào có thể bảo vệ lợi ích của người bảo lãnh.

Về hợp đồng dân sự[24]

Điều 394 BLDS đưa ra khái niệm hợp đồng dân sự là: "Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự". Trong thực tế, việc áp dụng các quy định của BLDS nhằm giải quyết các tranh chấp về hợp đồng không chỉ áp dụng riêng chế định về Hợp đồng từ Điều 394 tới Điều 589 mà còn phải áp dụng các quy định về nghĩa vụ dân sự, về giao dịch dân sự, thậm chí các quy định khác hay các nguyên tắc của BLDS. Trên tinh thần đó, nếu so sánh với quy định tại Điều 130, hợp đồng là một trong hai hình thức của giao dịch dân sự. Do vậy, về nguyên tắc, theo đúng trật tự lôgíc phải định nghĩa: "Hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự do ít nhất là hai chủ thể xác lập thông qua sự thoả thuận giữa họ với nhau nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự." Phải quy định như vậy mới bảo đảm tính lôgíc trong quá trình dẫn chiếu giữa các phần khác nhau của BLDS.

Ngoài ra, việc áp dụng các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS còn gặp một số vướng mắc sau:

Thứ nhất, áp dụng các quy định trong việc tuyên bố và giải quyết hậu quả pháp lý đối với hợp đồng dân sự vô hiệu:

Trong khoa học pháp lý thường phân biệt hai trường hợp hợp đồng vô hiệu, đó là:

-           Hợp đồng dân sự đương nhiên vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối, ai cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu);

-           Hợp đồng dân sự vô hiệu tương đối (chỉ vô hiệu khi có ít nhất một trong các bên tham gia giao kết hợp đồng yêu cầu Toà án tuyên bố);

Theo đó hợp đồng đương nhiên vô hiệu được hiểu là các trường hợp mà pháp luật quy định cấm tuyệt đối, không cho phép các bên những điều kiện cần thiết để khắc phục vi phạm nhằm mục đích thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của họ theo thoả thuận trong hợp đồng và bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố vô hiệu. Căn cứ vào các quy định của BLDS, hợp đồng có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 137, BLDS). Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản nào giải thích thế nào là nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội? Tuy nhiên, phạm trù đạo đức xã hội không phải là một phạm trù bất biến vì vậy, việc xác định hợp đồng nào là hợp đồng vô hiệu là một việc làm rất khó và dễ gây sự tuỳ tiện trong hoạt động xét xử của toà án. Như vậy, để quy định của điều luật thực sự phù hợp với thực tiễn cũng như phù hợp với môi trường pháp luật chung, nhằm tránh những nhầm lẫn không cần thiết cho những người thi hành và áp dụng pháp luật còn phải có quy định mang tính chất loại trừ những trường hợp nếu hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật trái đạo đức xã hội bị xử lý theo pháp luật hình sự hay theo pháp luật hành chính..., thỉ không xem xét về việc tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu nữa.

Ngoài ra, trong thực tế cũng thường gặp trường hợp mà, tại thời điểm giao kết, hợp đồng thoả mãn tất cả các điều kiện quy định tại Điều 131 nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng trở nên vô hiệu và thuộc vào trường hợp vô hiệu tuyệt đối thì khi đó hậu quả pháp lý đối vói hợp đồng này sẽ như thế nào. Trong thực tiễn xét xử, Toà án vẫn buộc phải công bố hợp đồng này vô hiệu mặc dù nó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Theo chúng tôi nên coi việc thay đổi về chính sách của Nhà nước mà dẫn đến việc đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng là tài sản mà pháp luật cấm không được đem giao dịch là căn cứ để các bên chấm dứt hợp đồng dân sự tại thời điểm mà điều cấm của pháp luật, các bên phải thanh lý hợp đồng (nếu hợp đồng đã được thực hiện một phần); kể từ thời điểm đó mà các bên tiếp tục thực hiện thì hợp đồng đó mới được coi là vô hiệu tuyệt đối.

Còn trong việc áp dụng pháp luật hiện hành nên coi đây là trường hợp vô hiệu từng phần theo quy định tại Điều 144 BLDS (được hiểu theo nghĩa phần còn lại của hợp đồng mà các bên vẫn tiếp tục thực hiện sau thời điểm điều cấm của pháp luật có hiệu lực) để tuyên bố phần đó là vô hiệu.

Trong thực tế có trường hợp tại thời điểm giao kết hợp đồng, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng hoàn toàn không vô hiệu, tuy nhiên, trong thời gian thực hiện có văn bản hướng dẫn quy định của một văn bản khác có quy định đã làm cho hợp đồng trên vô hiệu thì khi đó hợp đồng này sẽ giải quyết như thế nào, đây là một vấn đề vướng mắc.

Như vậy nếu áp dụng quy định tại Điều 137 và Điều 146 để giải quyết đối với hợp đồng trên thì Toà án không thể tìm ra đáp số của bài toàn một cách công bằng.

Ngoài ra trong trường hợp sau:

Khi các bên tham gia xác lập hợp đồng dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác, thì hợp đồng giả tạo vô hiệu (thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối), còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật. Ví dụ: trong trường hợp một người kinh doanh việc cho thuê nhà nhưng lại dưới hình thức cho mượn, cho ở nhờ nhà nhằm trốn thuế nhưng vẫn thu tiền thuê. Như vậy trong trường hợp này hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà bị coi là vô hiệu, còn hợp đồng cho thuê nhà vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này nếu áp dụng quy định tại khoản 2, Điều 146 để giải quyết thì không thể buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu bởi vì thực chất đây là hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà và theo hợp đồng đó thì các bên hoàn toàn không phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ dân sự nào.

Tương tự như vậy, trong trường hợp, một người xác lập giao dịch dân sự mua bán nhà nhằm mục đích tẩu tán tài sản, thì rõ ràng hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Tuy nhiên, việc quy định hậu quả pháp lý như vậy hoàn toàn không giải quyết vấn đề gì vì trên thực tế các bên hoàn toàn không phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ dân sự nào.

Việc quy định như Điều 136 và Điều 139 là hoàn toàn thiếu công bằng trong nhiều trường hợp và việc áp dụng quy định tại Điều 139 để giải quyết các giao dịch vô hiệu theo quy định tại Điều 136 chỉ công bằng khi các bên tham gia hợp đồng có lỗi như nhau trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu. Trong nhiều trường hợp, một trong các yếu tố làm nên việc vô hiệu của hợp đồng là do các yếu tố khách quan như thủ tục hành chính rườm rà và trong thời gian hoàn thành thủ tục, các bên phát sinh tranh chấp. Việc quy định như Điều 139 làm cho hiệu quả điều chỉnh của điều luật không cao và gây khó khăn trong hoạt động xét xử.

Như vậy, xuất phát từ bản chất của hợp đồng là tự do ý chí, pháp luật không nên quy định trong mọi trường hợp hợp đồng không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức là vô hiệu mà nên giao thẩm quyền xem xét vấn đề này cho các thẩm phán khi xét xử. Tuy vào các tình tiết cụ thể, các thẩm phán sẽ căn cứ vào pháp luật để tuyên bố hợp đồng là vô hiệu hay không.

b. Hợp đồng dân sự chỉ được xem xét có vô hiệu hay không nếu một trong các bên tham gia có yêu cầu tuyên bố vô hiệu.

Theo quy định tại các Điều 140, 141, 142, 143, hợp đồng dân sự sẽ vô hiệu khi một trong các bên yêu cầu tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp sau:

1.Hợp đồng dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

2.Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

3.Hợp đồng dân sự xác lập do bị lừa dối, đe doạ;

4.Hợp đồng dân sự được xác lập tại thời điểm không nhận thức và điều khiển được hành vi.

Về cơ bản, các trường hợp trên đây đều không bảo đảm được các điều kiện để một hợp đồng dân sự có hiệu lực theo quy định tại Điều 131. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xác định các yếu tố: nhầm lẫn, không nhận thức và điều khiển được năng lực hành vi dân sự là rất khó vì đây là các yếu tố liên quan tới ý thức chủ quan của con người, điều đó đòi hỏi các quy định của pháp luật phải rất chính xác và cụ thể. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn về các yếu tố trên.

Tuy nhiên, không thể nói rằng bên chủ động trong việc tham gia giao kết hợp đồng là người bị nhầm lẫn lừa dối hoặc không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, trừ một số trường hợp nhất định, ví dụ: Trường hợp một người chủ động đi mua một hàng hoá và đã bị chủ cửa hàng lừa dối các khuyết tật ẩn dấu bên trong của hàng hoá hoặc trong trường hợp người đi mua hàng tại thời điểm không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Ngoài ra, nói chung, trong các trường hợp thông thường, người bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc người không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình ở trong trạng thái bị động. Vì vậy, cần thiết phải ban hành các văn bản hướng dẫn về vấn đề này và theo hướng loại trừ các trường hợp như trên.

+ Vấn đề giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS:

Theo quy định tại Điều 146, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm giao dịch đó được xác lập.

Theo quy định tại khoản 2, các bên tham gia hợp đồng phải khôi phục tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Tùy từng trường hợp, xét theo tính chất của hợp đồng vô hiệu mà tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Một số vướng mắc thường gặp trong việc áp dụng các quy định tại Điều 146:

-                                                           Về việc áp dụng chế tài: “… các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền".

Trong thực tiễn xét xử, việc xác định được như thế nào là khôi phục lại tình trạng ban đầu là một vấn đề rất khó khăn. Ví dụ: A đem chiếc mini Nhật mà bố mẹ mới mua để đối lấy một chiếc máy ảnh du lịch và một chiếc xe mini Trung quốc của B. Hợp đồng đổi tài sản giữa A và B là vô hiệu vì A mới có 14 tuổi. Vì số tài sản trao đổi giữa A và B vẫn nguyên vẹn, nên buộc A và B khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (A trả cho B chiếc xe đạp mini Trung quốc và chiếc máy ảnh còn B phải trả lại chiếc xe đạp mini Nhật cho A) là việc thực hiện được.

Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này không phải lúc nào cũng dễ áp dụng. Ví dụ trong trường hợp nếu A đã làm hỏng chiếc xe đạp mini Trung quốc và chiếc máy ảnh du lịch thì việc khôi phục lại tình trạng ban đầu là vô cùng khó khăn. Nếu trong trường hợp hoàn trả bằng tiền cũng rất khó bảo đảm công bằng bởi vì tại thời điểm A và B trao đổi cho nhau tài sản thì mặc dù các tài sản đều mới nhưng không ai có thể xác định được tài sản đó trị giá là bao nhiêu.

Tuy nhiên, đây là trường hợp mà đối tượng của hợp đồng là động sản, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản thì điều này là vô cùng khó khăn. Ví dụ:

Hợp đồng mua bán nhà cấp 4 giữa M và T bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm về hình thức. Vào thời điểm tuyên bố vô hiệu thì M đã phá bỏ ngôi nhà cấp 4 đó và xây dựng thành nhà kiên cố 3 tầng. Giả sử M và T có lỗi như nhau trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu, nếu áp dụng chỉ đơn thuần các quy định tại Điều 146 khoản 2 để giải quyết thì quyền lợi của M không được bảo đảm. Bởi vì, Toà án không thể buộc T bồi thường cho M khoản tiền đã bỏ ra để xây ngôi nhà 3 tầng và Toà án cũng không thể buộc T phải dỡ bỏ ngôi nhà đã xây dựng. Trong thực tiễn công tác xét xử, Toà án thường áp dụng đồng thời cả Điều 146 và biện pháp bổ sung để buộc T phải hoàn trả cho M khoản tiền đã bỏ ra để xây dựng ngôi nhà ba tầng, nếu căn nhà đó không bị dỡ bỏ theo quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy, việc áp dụng quy định của BLDS hiện hành để giải quyết hậu quả pháp lý của các hơp đồng vô hiệu là vô cùng khó khăn và vẫn thiếu căn cứ pháp lý, trong một số trường hợp không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có các văn bản hướng dẫn thi hành.

-           Về việc áp dụng chế tài: "Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường"

Để áp dụng các quy định tại Khoản 2, Điều 146 này, cần xác định rõ ràng yếu tố lỗi và xác định thiệt hại xảy ra do hợp đồng vô hiệu.

Tuy nhiên hiện nay trong BLDS không có quy định riêng nào làm căn cứ cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do lỗi của các bên làm cho hợp đồng vô hiệu. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 310 BLDS lại chỉ áp dụng cho trường hợp khi có bên vi phạm nghĩa vụ gây ra. Quy định này không thể nào áp dụng cho trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của các bên làm cho hợp đồng dân sự vô hiệu, bởi vì hợp đồng dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập do đó không có việc vi phạm nghĩa vụ dân sự khi mà nghĩa vụ đó không có. Như vậy, việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại do có lỗi trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu phải áp dụng theo trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người có hành vi trái pháp luật (vì người có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu được coi như người có hành vi trái pháp luật). Vì vậy, việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại cũng như các căn cứ xác định bồi thường cần căn cứ vào các yếu tố sau:

-                                                           Phải có thiệt hại xảy ra;

-                                                           Phải có hành vi trái pháp luật được coi là hành vi của bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu;

-                                                           Phải có quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật;

-                                                           Phải có lỗi của người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.

Khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được chấp nhận đo đã xác định được đầy đủ bốn điều kiện nêu trên, thì thiệt hại phải được bồi thường theo quy định tại Điều 610 BLDS với các nguyên tắc chung là:

Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời;

Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại, về hình thức bồi thường, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Người gây thiệt hại có thể được xét giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài.

Từ khi BLDS có hiệu lực chưa có văn bản hướng dẫn nào về việc xác định mức thiệt hại do bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu gây ra, trong thực tiễn công tác xét xử, Toà án thường căn cứ vào mức trượt giá của tài sản giao dịch để xác định mức thiệt hại. Tuy nhiên việc xác định theo cách thức trên thực sự chưa bảo đảm, đặc biệt đối với các hợp đồng vô hiệu.

+ Về việc áp dụng chế tài: "Xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật." (Quy định tại khoản 2, Điều 146 BLDS).

Tuy nhiên, các nhà làm luật đã không quy định cụ thể tính chất của loại hợp đồng thuộc trường hợp này hay ít ra chỉ là các tiêu chí xác định cách thức xử lý này.

Trong thực tiễn công tác xét xử, thông thường các trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội theo quy định tại Điều 137 mới áp dụng chế tài này, ngoài ra trong trường hợp hợp đồng có đối tượng là hàng giả, hàng không bảo đảm về chất lượng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng mà chưa đến mức xử lý hình sự hay hành chính mới áp dụng chế tài này.

Trong các trường hợp liệt kê trên mà chưa đến mức xử lý hình sự hoặc hành chính thì Toà án mói tuyên bố tịch thu toàn bộ tài sản cũng như hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, còn trong những trường hợp thông thường thì Toà án chỉ áp dụng chế tài là tịch thu hoa lợi, lợi tức phát sinh một cách bất hợp pháp từ tài sản còn tài sản có nguồn gốc hợp pháp thì sẽ không áp dụng biện pháp tịch thu tài sản của các bên. Cách giải quyết như vậy có phần hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bền tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tạm thời của Toà án mà chưa cố văn bản chính thức nào quy định.

Theo Điều 412 BLDS quy định: "Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bảo lãnh".

Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trước có thể được hiểu theo hai cách như sau:

+ Thứ nhất, chỉ được hoãn thực hiện chứ không được ngừng thực hiện, mặc dù có thể xảy ra trường hợp hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà bên kia vẫn trong tình trạng tài sản bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết và cũng không có người bảo lãnh;

+ Thứ hai, được hoãn thực hiện nghĩa vụ trước và sau đó được ngừng thực hiện nghĩa vụ hoặc tuyên bố đơn phương đình chỉ thực hiện hay huỷ bỏ hợp đồng, nếu hết thời hạn thực hiện hợp đồng mà bên kia vẫn trong tình trạng tài sản bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết và cũng không có người bảo lãnh.

Hai cách hiểu như trên hoàn toàn khác nhau và rõ ràng với hai cách hiểu đó thì khi áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.

Không chỉ hiểu theo hai cách khác nhau mà các nhà làm luật cũng không đưa   được ra thế nào là tình trạng tài sản bị giảm sút tới mức nghiêm trọng đến mứcText Box: ự-:ịịi không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết. Ngoài ra, nhà làm luật không lường trước được hậu quả của việc hoãn thực hiện nghĩa vụ đối với cả hai phía, phía hoãn và phía bị hoãn, nhất là hậu quả đối với hiệu lực của hợp đồng.

Theo Luật Hợp đồng Trung Quốc (có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01.10.1999) thì vấn đề này đã được điều chỉnh như sau:

Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước cố quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu có chứng cứ xác thực có thể chứng minh bên kia lâm vào các tình trạng sau:

-                                                           Tình hình kinh doanh xấu đi nghiêm trọng;

-                                                           Di chuyển tài sản, rút vốn nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ;

-                                                           Mất uy tín kinh doanh;

-                                                            Có các tình trạng khác như mất khả năng hoặc cố khả năng mất khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nếu bên phải thực hiện nghĩa vụ trước không chứng tỏ được những dấu hiệu trên thì sẽ bị xử lý theo trường hợp do vi phạm thoả thuận (Điều 68, Luật Hợp đồng Trung Quốc).

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 69, Luật Hợp đồng Trung Quốc, hậu quả của việc hoãn thực hiện nghĩa vụ đối với cả hai phía, nhất là đối với hiệu lực của hợp đồng là:

-                                                           Khi bên kia đưa ra bảo đảm thích đáng, thì bên đã hoãn cần khôi phục thực hiện nghĩa vụ;

-                                                           Sau khi hoãn thực hiện nghĩa vụ một thời gian họp lý mà bên kia vẫn chưa khôi phục được khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc chưa đưa ra được bảo đảm hợp lý, thì bên hoãn thực hiện nghĩa vụ có thể hủy bỏ hợp đồng.

Đây là một biện pháp hợp lý giống như trường hợp phá sản đối với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho bên gặp những hoàn cảnh khó khăn có thể khắc phục và có thể thực hiện hợp đồng.

Có vấn đề cùng một nội dung nhưng ở các điều luật khác nhau lại quy định không khớp nhau hoặc thậm chí có những trường hợp mâu thuẫn -nhau, dẫn đến tình trạng không biết áp dụng điều luật nào cho đúng. Ví dụ: Khoản 5, Điều 405 BLDS quy định: "Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên tham gia giao kết đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó". Tuy nhiên, nếu dùng sơ đồ có thể minh hoạ các mối quan hệ trên như sau:

+ A và B có mối quan hệ qua lại và cũng nhằm thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba.

+ A có nghĩa vụ đối với B và B tiếp tục có nghĩa vụ đối với người thứ ba.

Theo các mô hình trên, thì cả A và B đều là các chủ thể không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 414 khoản 2: "Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì quyền lợi của người thứ ba", Nếu áp dụng quy định này để thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba như đã được quy định tại khoản 5 Điều 405 BLDS Việt Nam, thì hoàn toàn không thể xác định được bên A hay bên B là người có quyền, còn áp dụng quy định này để thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo các hợp đồng thông thường (khi giao kết hợp đồng các bên không thoả thuận vì lợi ích của người thứ ba) thì sẽ không thể bảo đảm được rằng, bên có nghĩa yụ sẽ có thiện chí thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba hay không? Bởi vì, trong trường hợp này, nếu bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người thứ ba, thì các bên phải thoả thuận với nhau về việc chuyển quyền yêu cầu theo quy định tại Điều 315 BLDS. Rõ ràng các quy định tại hai điều khoản này cũng gây trở ngại cho việc thi hành và áp dụng pháp luật.

Mặc dù điều luật của BLDS đã quy định rõ ràng, nhưng khi áp dụng trong môi trường có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật khác, thì có trường hơp gặp phải sự không đồng nhất và cũng có trường hợp gặp phải sự mâu thuẫn giữa các quy định cụ thể của hai lĩnh vực pháp luật này, do đó người áp dụng pháp luật không biết lựa chọn áp dụng quy phạm pháp luật nào cho đúng. Điển hình là sự khác nhau giữa Chế định Hợp đồng mua bán tài sản của BLDS và Chế định Hợp đồng mua bán của Luật Thương mại. Điều 421 BLDS và Điều 46 Luật Thương mại đều quy định: Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản (hàng), chuyển quyền sở hữu tài sản (hàng hoá) cho bên mua và nhận tiền; Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận tài sản (hàng). Tuy nhiên, các quy định liên quan đến việc mua bán này lại không giống nhau. Ví dụ, việc mua bán xe máy giữa một bên thương nhân và một bên là người tiêu dùng, vừa có thể áp dụng BLDS hoặc Luật Thương mại. Khi xảy ra tranh chấp, theo quy định tại khoản 2 Điều 436 BLDS: "...nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán, thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.” Trong khi đó, Điều 69 Luật Thương mại lại quy định: uNếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sẩn mua bán, bên mua không có quyền huỷ bỏ hợp đồng và cũng không có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại”. Như vậy, khi giải quyết tranh chấp này Toà án sẽ không biết áp dụng luật nào để giải quyết khi bên người mua yêu cầu áp dụng BLDS còn bên bán thì yêu cầu áp dụng các quy định của Luật Thương mại.

3.2.Chương II: Hợp đồng dân sự thông dụng

Mục 4. Hợp đồng vay tài sản.

a.Về lãi suất.

Một trong những nghĩa vụ của bên vay tiền ngoài việc phải trả phần gốc thì vấn đề vướng mắc đầu tiên là vấn đề xác định lãi suất như thế nào cho đúng trong hợp đồng vay tiền có thoả thuận về lãi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 473 BLDS thì "lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng". Theo tinh thần điều luật trên hiện nay còn có 2 cách hiểu chưa thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu hai bên thoả thuận mức lãi suất mà cao hơn mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm đó, nếu có tranh chấp thì Toà án chỉ được quyền cho phép áp dụng mức lãi suất từ 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng quy định; còn nếu các bên đương sự thoả thuận mức lãi suất thấp hơn 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định thì Toà án chấp nhận sự thoả thuận đó. Chẳng hạn, nếu lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm mà hai bên đương sự vay tiền của nhau là 1% mà các đương sự lại thỏa thuận với nhau mức lãi suất là 2% thì Tòa án chỉ chấp nhận mức lãi suất là 5% (50% của 1%). Còn nếu các đương sự thỏa thuận mức lãi suất đối với nhau là 4% thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Quan điểm thứ hai cho rằng, cũng với ví dụ nêu trên thì Toà án cần phải áp dụng mức lãi suất không được vượt quá 150%, tức là ngoài 1% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì theo điều luật nêu trên Toà án được phép áp dụng không được vượt quá 50% của mức lãi suất 1% nữa (tức là gấp rưỡi so vói quy định của Ngân hàng mới là thực tế).

Với quan điểm này chúng tôi cho rằng: mặc dù không phù hợp với cách giải thích về câu chữ, ngôn ngữ như quan điểm trên, nhưng nó lại phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận của đương sự cũng như phù hợp với thực tế như đã phân tích ở trên. Ngoài ra nó còn phù hợp với khoản 2 Điều 473: "trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi trong việc vay, nhưng không xác định mức lãi suất, hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ". Điều này càng khẳng định mức lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định là chuẩn mực chung khi các đương sự có tranh chấp với nhau về lãi suất.

Như vậy cần phải có hướng dẫn hoặc cần thiết phải sửa đổi khoản 1 Điều 473 BLDS sao cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống tạo cơ sở thống nhất cho các toà án khi giải quyết các tranh chấp có liên quan tới hợp đồng vay tài sản.

b.Về nghĩa vụ của bên vay[25].

B1. Tại Khoản 4 Điều 471 quy định: "Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất tiết kiệm cố kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời điểm chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận".

Theo quy định trên thì thông thường, trong thực tế các bên cho vay có kỳ hạn đã không tính lãi thì không bao giờ thoả thuận về khoản lãi chậm trả. Khoản 4 Điều 471 nêu trên chỉ quy định mức lãi suất chậm trả để buộc bên vay phải thanh toán cho bên cho vay khi có thoả thuận. Như vậy, nếu các đương sự không thoả thuận với nhau về vấn đề đó thì phải chăng Toà án không phải giải quyết về khoản lãi suất trả chậm đó? Rõ ràng, đây là một điều hoàn toàn bất hợp lý gây không ít khó khăn cho các cấp Toà án trong việc giải quyết các vụ án. Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, giả thiết các bên đương sự mà có thoả thuận với nhau về mức lãi suất chậm trả cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định thì Toà án sẽ áp dụng theo khoản 4 Điều 471 Bộ luật dân sự vẫn là theo "lãi suất tiết kiệm, có kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước" hay theo quy định tại khoản 1 Điều 437 BLDS như đã nêu ở trên để khống chế mức lãi suất chậm trả do các đương sự thoả thuận với nhau quá cao.

b2. Đối với nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp vay có lãi khi đến hạn người vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì theo quy định tại khoản 5 Điều 471 "thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng nhà nước tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ". Theo quy định này, cũng so với khoản 4 Điều 471 thì theo chúng tôi là chưa thống nhất với nhau ở chỗ: cùng là khoản gốc cho vay chậm trả, ngoài việc có thỏa thuận về lãi suất của khoản 5 (so với quy định không tính lãi suất ở khoản 4) thì thời hạn chậm trả của hai điều khoản là khác nhau. Thời hạn chậm trả tiền gốc cho vay được tính lãi tại khoản 4 là đến thời điểm trả nó, còn thời hạn chậm trả ở khoản 5 chỉ tương ứng với thời hạn vay. Mâu thuẫn này là vô lý ở chỗ việc chậm trả là do lỗi của người vay, do đó người vay phải chịu lãi suất chậm trả theo quy định của Ngân hàng nhà nước từ khi đến hạn trả mà không trả hoặc trả không đầy đủ cho đến thòi điểm người vay trả nợ thì mới là thực tế.

b3. Trong cả hai trường hợp vay không có lãi và vay có lãi là đều vào "tại thời điểm trả nợ". Vậy, thời điểm này là thời điểm nào? Thời điểm thi hành án hay thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Đây là một vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể.

3.3.Chương V: trách lìhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[26]

Trong quá trình áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vẫn còn có tình trạng hiểu và áp dụng chưa thống nhất; nhiều quy định của BLDS là quy định mới mà chưa có hướng dẫn cụ thể, nên thực tiễn áp dụng còn nhiều lúng túng, trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại chưa được bảo đảm kịp thời, ngược lại, trong nhiều trường hợp người đã gây thiệt hại cũng chưa thỏa mãn với phán quyết của cơ quan xét xử.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan hệ pháp luật phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật (do lỗi cố ý hoặc vô ý) xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của các tổ chức và các chủ thể khác (Điều 609).

Việc xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại dựa trên 4 yếu tố sau:

+ Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần hoặc cả hai.

+ Phải có hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại;

+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật;

+ Người có hành vi trái pháp luật phải có lỗi (cố ý hoặc vô ý).

Ngoài ra theo quy định tại Điều 610, thiệt hại phải được bồi thường theo nguyên tắc sau:

-                                                           Bồi thường toàn bộ và kịp thời;

-                                                            Các bên thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

-                                                           Người gây thiệt hại có thể được xét giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình;

-                                                            Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Việc đưa ra các nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS đã rất rõ ràng. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức hồi thường thiệt hại đó là việc xác định thiệt hại và ấn định mức bồi thường thì BLDS chưa quy định cụ thể, đồng thời các văn bản hướng dẫn cũng chưa xác định một cách rõ ràng và tổng quát.

Về vấn đề xác định thiệt hại:

+ Xác định thiệt hại về vật chất:

Theo quy định tại Điều 310 BLDS thì thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế tính được bằng tiền, bao gồm thiệt hại sau:

++ Do tài sản bị xâm phạm (Điều 612 BLDS);

++ Do sức khoẻ bị xâm phạm (Điều 613 BLDS) bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí hơp lý cho việc chăm sóc chính người bị thiệt hại, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc trong thời gian điều trị, người bị thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu có;

++ Do tính mạng bị xâm phạm (Điều 614 BLDS) bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có nghĩa vụ cấp dưỡng;

++ Do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của pháp nhân bị xâm phạm (Điều 615 BLDS), bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Qua thực tiễn áp đụng các quy định trên, cho thấy, để xác định thiệt hại về vật chất cần phải xem xét các yếu tố sau:

1.                                                            Xác định thiệt hại về vật chất do tài sản bị xâm phạm: Thiệt hại này bao gồm:

-                                                           Thiệt hại do tài sản bị mất;

-                                                           Thiệt hại do tài sản bị hư hỏng;

-                                                           Thiệt hại do tài sản bị huỷ hoại;

-                                                           Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Đối với thiệt hại do tài sản bị mất, bị huỷ hoại, thông thường căn cứ vào giá của tài sản cùng loại trên thị trường có tính đến giá trị sử dụng còn lại của tài sản bị xâm phạm để xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Đối với thiệt hại do tài sản bị hư hỏng thường xem xét mức độ hư hỏng đó có thể khắc phục được hay không? Nếu không khắc phục được thì giải quyết như hai trường hợp trên, còn nếu khắc phục được thì buộc bên gây thiệt hại khôi phục hoặc chịu mọi chi phí nhằm khôi phục lại tài sản đó.

Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, chẳng hạn như khi công cụ sản xuất bị mất, bị huỷ hoại, chủ sở hữu phải mua phụ tùng để thay thế hoặc phải thuê ngay công cụ tương ứng khác để duy trì sản xuất (Tiền bỏ ra để mua hay thuê công cụ sản xuất này được gọi là chi phí hợp lý để ngăn chặn thiệt hại.)

Việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ít gặp khó khăn nếu khâu xác định thiệt hại được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, khâu này thường gặp vướng mắc lớn.

Ví dụ: việc làm hư hại công trình xây dựng liền kề trong trường hợp chủ đất bên cạnh xây dựng công trình của họ hay chất lượng công trình kém xảy ra lún, nứt.... Việc xác định thiệt hại trong các trường hợp này thông thường phải sử dụng kết quả của các cơ quan chức năng kỹ thuật xây dựng hoặc về chất lượng vật liệu...., tuy nhiên, để có kết quả này thì chi phí cho việc giám định là không nhỏ, trong nhiều trường hợp, các cơ quan chuyên môn cũng không đủ khả năng để giám định những vấn đề phức tạp.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc giám định kỹ thuật và chi phí cho việc giám định kỹ thuật phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án. Điều này đã cản trở rất lớn tới hoạt động xét xử của Toà án, trong nhiều trường hợp không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại hay của chính bên đã gây ra thiệt hại, bởi vì chi phí giám định trong nhiều trường hợp là rất lớn.

Theo chúng tôi, Nhà nước cần có can thiệp trong trường hợp này. Nếu coi việc giám định để phục vụ cho việc giải quyết các vụ kiện dân sự cũng quan trọng như việc giám định phục vụ cho việc xét xử các vụ án hình sự thì cổ thể sử dụng một trong hai phương thức sau: hoặc hỗ trợ một phần chi phí giám định hay cho các Toà án được ứng vào ngân sách Nhà nước số tiền tạm ứng cho các chi phí giám định, hoặc quy định để các cơ quan được Toà án trưng cầu giám định tạm ứng trước kinh phí cần thiết để thực hiện việc giám định và sau khi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật hay được đưa ra thi hành thì khoản tiền này được được hoàn trả bằng chính nghĩa vụ thi hành án của các đương sự.

Ngoài các thiệt hại trực tiếp phát sinh đối với tài sản phải bồi thường như đã nêu trên, các thiệt hại phát sinh gắn liền với việc không còn được sử dụng, khai thác tài sản cũng phải xem xét để tính vào thiệt hại được bồi thường. Các thiệt hại này ví dụ như: khi tài sản bị mất, bị huỷ hoại hay bị hư hỏng làm sản xuất bị ngừng lại nên bị mất thu nhập; do ngừng sản xuất nhưng vẫn phải trả lương cho công nhân hoặc bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng... Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các thiệt hại gián tiếp này không phải lúc nào cũng được tính đến trong quá trình xét yêu cầu bồi thường thiệt hại. Và hiện tại các quy định của Bộ Luật Dân sự chưa có quy định chi tiết hướng dẫn xác định các trường hợp bồi thường đối với các thiệt hại gián tiếp.

2.      Thiệt hại về vật chất do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, việc xác định mức bổi thường dựa trên các chi phí sau:

-                                                            Chi phí hợp lý cho việc cún chữa, bồi dưỡng nhằm phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

-                                                            Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu gặp trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

-                                                            Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

-                                                           Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với trường hợp nạn nhân bị chết;

-                                                             Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Các chi phí làm căn cứ cho việc xác định bồi thường "thiệt hại cổ thể tính được. Tuy nhiên, theo quy định của điều luật, thế nào là chi phí hợp lý. Đây là một khái niệm mang tính chất định tính mà không phải là định lượng. Vì vậy, việc xác định mức bồi thường thiệt hại cụ thể hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thẩm phán, họ cho thế nào là hợp lý và thế nào là không hợp lý.

Ngoài ra, trong trường hợp cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: đây là khoản tiền cấp dưỡng, mà khi nạn nhân còn sống đã cấp dưỡng thường xuyên cho các đối tượng như bố, mẹ, vợ, con..., nay do nạn nhân bị chết nên dẫn đến số tiền cấp dưỡng này không còn. Vì vậy, cần buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản cấp dưỡng này. Trong trường hợp người bị thiệt hại vẫn còn sống và trong trường hợp người bị thiệt hại chỉ bị xâm phạm về sức khoẻ, thì việc quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền cấp dưỡng này có hai quan điểm khác nhau:

-                                                            Thứ nhất: Khi người bị thiệt hại vẫn còn sống thì các khoản tiền cấp dưỡng này đã nằm trong khoản bồi thường về thu nhập bị mất, bị giảm sút cho chính người bị thiệt hại, bởi vì trước khi có hành vi gây thiệt hại, người bị thiệt hại cũng chỉ trích một phần thu nhập của mình để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, vì vậy, khi đã buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản thu nhập bị mất, bị giảm sút cho chính người bị thiệt hại là đã cân bằng được khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho họ như trước khi xảy ra hành vi gây thiệt hại.

-                                                            Thứ hai: Khi người bị thiệt hại vẫn còn sống thì các khoản tiền bồi thường thiệt hại chỉ mới xác định bằng thu nhập thực tế trước khi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Người bị gây thiệt hại cũng có thể có các thu nhập khác hoặc có khả năng có được các thu nhập khác nữa, do đó để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình, người bị thiệt hại không những vừa phải trích trong thu nhập chính của mình, vừa phải tìm các nguồn thu nhập khác mới thực hiện đủ được nghĩa vụ cấp dưỡng..., vì thế khi đã buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút cho chính người bị thiệt hại thì vẫn phải xét đến khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người bị thiệt hại như trước khi xảy ra hành vi gây thiệt hại.

Tuy nhiên, hiện tại, Bộ Luật Dân sự chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Nghiên cứu về hai cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng cách hiểu thứ nhất có phần hợp lý hơn nhưng phải tính đến một số yếu tố trong cách hiểu thứ hai. Ví dụ xảy ra tình huống như đã đặt ra trong trường hợp hai, nghĩa là số tiền cấp dưỡng này khá lớn, chiếm khoảng từ 50% thu nhập thực tế trở lên thì Toà án cần áp dụng thêm cả quy định tại Khoản 3, Điều 613, Bộ Luật Dân sự để sao cho sau khi đã cấp dưỡng, người bị thiệt hại vẫn còn khoảng 75% tổng thu nhập chính thức.

-                                                           Xác định thiệt hại về tinh thần:

Nếu như các thiệt hại vật chất là những thiệt hại cụ thể có thể đo đếm, tính toán và về lý thuyết hoàn toàn có khả năng thực hiện được bằng biện pháp xác định thiệt hại được bồi thường, thì các thiệt hại tinh thần là thiệt hại phi vật chất, không mang tính chất kinh tế tài sản, không thể cân đong đo đếm được và không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nói cách khác là không thể khắc phục được toàn bộ thiệt hại về tinh thần.

Thiệt hại về tinh thần để lại những vết hằn tâm lý rất sâu sắc, khó phai mờ trong ký ức người bị hại. Nó có thể gây nên những đảo lộn tâm lý, đời sống hay hoạt động của người bị hại, do đó không thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khôi phục được thiệt hại về tinh thần. Muốn khắc phục, hạn chế được thiệt hại về tinh thần phải dùng nhiều biện pháp (Theo tinh thần khoản 3, Điều 310 Bộ luật dân sự), trong đó bồi thường thiệt hại bằng một khoản tiền chỉ là một biện pháp.

Từ những phân tích trên chứng tỏ, không thể nào bồi thường toàn bộ thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng, do đó cần cụ thể hoá nguyên tắc chung là:

Tuỳ từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Theo hướng dẫn tại Công văn số 16/1999/KHXX ngày 1.2.1999, Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn công tác xét xử đối với vấn đề xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần như sau:

Những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không có thể có công thức chung để quy ra bằng tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc giải quyết bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cũng chỉ tuỳ vào từng trường hợp nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện thêm để có thể khắc phục khó khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân hay cho thân nhân trong gia đình họ.

Đây là một vấn đề khó vì mỗi vụ việc có đặc thù riêng, không có vụ nào giống vụ nào, thiệt hại cũng hết sức khác nhau, vì vậy, tuỳ từng trường hợp cụ thể, Toà án quyết định mức bồi thường phù hợp và thoả đáng. Trên thực tế, các vụ án này, Toà án thường để cho các bên đương sự tự thương lượng thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần và theo dõi thái độ của các bên trong quá trình thương lượng để khi họ không thể tự thoả thuận thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét đến điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế cụ thể của bên phải bổi thường đồng thời xem xét yêu cầu của người bị thiệt hại của nhân thân của người bị thiệt hại mà quyết định.. Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, trong đã số các trường hơp, Toà án thường quyết định mức bồi thường thiệt hại từ 5 triệu tới 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc xác định mức độ thiệt hại cũng như mức bồi thường thiệt hại về tinh thần.

Qua thực tiễn công tác xét xử của Toà án trong thời gian qua kể từ khi Bộ Luật Dân sự có hiệu lực thi hành cho thấy: Trong số các trường hợp mà Toà án quyết định cho người bị thiệt hại được hưởng bồi thường thiệt hại về tinh thần, thì mức bồi thường cũng rất khác nhau, nhiều khi chênh lệch nhau khá lớn ngay cả trong cùng một loại việc. Các phán quyết của Toà án các cấp chưa thể hiện rõ cơ sở và cách tính bồi thường loại thiệt hại này, thực tế tùy thuộc hoàn toàn vào người thẩm phán giải quyết vụ án.

Trong các bản án chưa phân tích rõ các yếu tố mà Thẩm phán cho rằng nó có thể là cơ sở ấn định mức bồi thường thiệt hại về tinh thần, ví dụ như:

+ Về phía người vi phạm: mức độ lỗi, hoàn cảnh kinh tế, hậu quả mà họ gây ra cho người bị thiệt hại....;

+ Về phía người bị thiệt hại: tuổi tác, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp, tình trạng hậu quả mà họ phải gánh chịu, hậu quả tác động đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với người thân thích của họ...;

+ Các đối tượng bị xâm hại và người bị thiệt hại rất khác nhau: có trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp, có trường hợp gián tiếp; có những người chưa thành niên, người lớn tuổi, người già, người không nghề nghiệp, người có nghề nghiệp, người lao động trí óc, người lao động chân tay; người có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em; người không có... mức độ lỗi, hậu quả, tác hại... là khác nhau.

+ Các trường hợp được giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần do có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác, thì Toà án chỉ tuyên trong bản án là bồi thường tổn thất về tinh thần chung một khoản tiền cho người bị hại hoặc cho những người thân gần gũi của họ mà không xác định rõ những người thân gần gũi đó gồm những ai.

Cũng từ những hạn chế nêu trên, Toà án trong rất nhiều trường hợp đã bỏ sót các trường hợp bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần, đặc biệt trong các vụ án hiếp dâm, bởi vì các vụ án này không chỉ gây ra những hậu quả xấu đối với sức khoẻ mà còn gây ra những tác động nghiêm trọng về mặt tâm lý làm cho người bị hại luôn hoảng sợ, lo lắng, tâm lý kém ổn định, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, người bị hại còn cùng quẫn và dẫn tới quyết định tự vẫn.

Hiện nay, Bộ Luật Dân sự của nước ta chưa đưa ra được một khái niệm chính xác và đầy đủ nội hàm của khái niệm thiệt hại về tinh thần, qua những phân tích trên đây, cùng tham khảo pháp luật của các nước cho thấy, việc đưa ra một định nghĩa chứa đựng đầy đủ nội hàm của khái niệm thiệt hại về tinh thần là điều hết sức cần thiết, nhưng cũng rất phức tạp. Theo Đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Viện NCKH xét xử, Toà án nhân dân tối cao tiến hành, khái niệm thiệt hại về tinh thần có thể được hiểu:

Thiệt hại về tinh thần là những tổn thương trong tình cảm, tâm lý của cá nhân do bị đau đớn về thân thể, đau đớn về tinh thần hoặc là những tổn thất về uy tín của tổ chức phát sinh trong các trường hợp do sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm;thiệt hại về tinh thần không mang tính chất tài sản, không thể tính được thành tiền, nhưng có thế được bồi thường bằng một khoản tiền để răn đe đối với những người có hành vi gây ra thiệt hại và an ủi người bị thiệt hại trong việc khắc phục hậu quả những tổn thương tinh thần mà họ phải gánh chịu.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Luật Dân sự chưa quy định rõ khi nào phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cũng như chưa quy định các yếu tố làm cơ sở cho việc xác định mức tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần, theo chúng tôi, cần phân biệt thành hai loại thiệt hại tinh thần đó là:

+ Thiệt hại về tinh thần vì bị đau đớn về thân thể, đau đớn về tinh thần phát sinh trong các trường hợp do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm (trường hợp mà những thiệt hại về tinh thần gián tiếp sinh ra do thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng);

+ Thiệt hại về tinh thần trực tiếp phát sinh do những đau đớn về tinh thần phát sinh trong các trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

Hơn thế, hiện nay, việc xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần phát sinh trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức bị xâm phạm đối với pháp luật cũng như hoạt động xét xử của nước ta còn rất mới mẻ cần phải tiến hành nghiên cứu, làm rõ bản chất pháp lý, từ đó ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để việc áp dụng các quy định này được thống nhất và đạt hiệu quả cao. Để giúp cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này, theo chúng tôi, có thể xảy ra các trường hợp:

+ Trong trường hợp vì quá lo lắng, trăn trở, suy nghĩ do danh dự, uy tín trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình bị xâm phạm dẫn đến việc người sản xuất kinh doanh bị ốm đau..., thì khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người sản xuất, kinh doanh có thể được xác định là khoản chi phí bồi dưỡng, thuốc men cho người sản xuất kinh doanh phục hồi sức khoẻ.

+ Trong những trường hợp khác, khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người sản xuất, kinh doanh được xác định tuỳ thuộc vào áp lực về tinh thần mà họ phải gánh chịu, áp lực này được đánh giá căn cứ vào mức độ thiệt hại vật chất thực tế, khoảng thời gian diễn ra hành vi gây thiệt hại, quy mô, hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của người sản xuất, kinh doanh, tình hình kinh tế, xã hội tại thời điểm mà hành vi xâm phạm danh dự, uy tín của người sản xuất, kinh doanh được thực hiện...

Theo chúng tôi, sau khi thụ lý vụ án, Toà án có thể tiến hành thành lập Hội đồng xác định thiệt hại với sự tham gia của các cơ quan thương mại, tài chính - vật giá và các cơ quan chuyên môn có liên quan khác nhằm đánh giá và xác định mức độ thiệt hại về tinh thần cho chính xác.

Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành Bộ Luật Dân sự, Toà án tối cao có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác giải quyết việc bồi thường thiệt hại về tinh thẩn, trên cơ sở đó ban hành văn bản hướng dẫn Toà án các cấp trong việc xét xử các vụ kiện liên quan tới xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần.

3.3.2.Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Tại Điều 611 BLDS đã xác định rõ năng lực chịu trách việm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Trong đó có phân biệt năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người đã thành niên và người chưa thành niên, trách nhiệm của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gây thiệt hại, trách nhiệm của người giám hộ và người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi gây thiệt hại. Căn cứ để phân biệt năng lực chịu trách nhiệm bổi thường thiệt hại của cá nhân là độ tuổi, năng lực hành vi và khả năng kinh tế. Chính vì vậy người từ đủ mười tám tuổi trở lên (trừ người mất năng lực hành vi), được coi là người có năng lực hành vi đầy đủ, nếu gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Việc suy diễn một người có khả năng bằng hành vi của mình để thực hiện các quyền thì cũng phải có khả năng bằng hành vi của mình để tự gánh vác nghĩa vụ trong bồi thường là đúng về mặt lý thuyết. Song về thực tế, muốn thực hiện được nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì cá nhân là người đã thành niên phải có tài sản. Muốn có tài sản phải là người đã có công ăn việc làm, có thu nhập. Nhưng hiển nhiên là không phải ai khi đủ mười tám tuổi cũng có công ăn việc làm, có thu nhập mà trái lại, có một tỷ lệ rất lớn những người đã thành niên nhưng lêu lổng, vô công rồi nghề, thất nghiệp, sống dựa vào gia đình. Chính những người này lại thường phạm pháp nhiều nhất và là đối tượng gây thiệt hại cao nhất, nhưng khả năng bồi thường lại thấp nhất, thậm chí không có khả năng bồi thường.

Vậy vấn đề đã rõ là năng lực hành vi và khả năng kinh tế là hai vấn đề không đồng nhất, mà muốn thực hiện được trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì khả năng kinh tế có ý nghĩa quyết định. Khi một người đã thành niên gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường, nhưng bản thân họ không có bất cứ một khoản thu nhập nào để bồi thường thì sẽ giải quyết như thế nào? Đây là một vấn đề bế tắc cho cơ quan thi hành án về bồi thường thiệt hại. Thông thường trường hợp này cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử lý hành chính trong đó có áp dụng việc bồi thường thiệt hại ở dưới mức một triệu đồng theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (năm 1995), chỉ còn cách động viên cha, mẹ, gia đình bồi thường thay cho con em họ. Có nhiều gia đình hiểu rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đã thành niên, họ biết dù không tự nguyện bồi thường thay cho con em mình thì cơ quan có thẩm quyền cũng không có cơ sở pháp lý để cưỡng chế họ. Vì vậy họ kiên quyết không bồi thường cho con em mình, và như vậy người bị hại không được bảo vệ quyền lợi.

Một trường hợp phổ biến nữa là con đã thành niên có việc làm, có thu nhập nhưng không xác định được khả năng kinh tế của họ để thực hiện trách nhiệm bồi thường nếu họ không tự nguyện. Đó là những người có lao động, có thu nhập nhưng vì vẫn sống chung với cha, mẹ, anh, em. mọi thu nhập đều do cha, mẹ quản lý, sử dụng chung cho gia đình nên không có tài sản riêng để bồi thường. Tình hình này phổ biến do tính đặc thù của gia đình truyền thống Việt Nam, con cái dù đã thành niên hay chưa thành niên, nếu còn sống chung với cha, mẹ thì đều làm chung, hưởng chung, không có phân chia tách bạch về tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Chính đặc điểm này đã dẫn đến những khó khăn, phức tạp khi phải cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với cá nhân trong gia đình. Có những trường hợp thực tế con đã thành niên có thu nhập rất cao, nhưng khi phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường, họ đã nại cớ không có tài sản để chây ỳ, và cha mẹ họ đã đứng ra nhận hết tài sản về mình, nên cơ quan có thẩm quyền không thực hiện việc cưỡng chế được.

Thực trạng trên dẫn đến kết quả thực hiện nghĩa vụ bồi thường thấp, nhiều người bị thiệt hại không được bù đắp. Xin được đề xuất một số ý kiến như sau:

-                                                            Đối với trường hợp không có tài sản để bồi thường mà người phải bồi thường là người có khả năng lao động, theo chúng tôi thì phải có biện pháp hữu hiệu như buộc lao động bắt buộc để có tài sản bồi thường, hoặc phải ấn định thời gian phải bồi thường cụ thể, nếu quá thời hạn đó phải bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế thích hợp, hoặc có thể xác định thêm nguyên tắc khi áp dụng biện pháp hành chính, hình sự có xem xét đến việc sớm bồi thường thiệt hại của người vi phạm để áp dụng mức xử phạt hình sự, hay hành chính thích hợp.

-                                                             Đối với trường hợp không xác định được tài sản vì sống chung, nhập chung thu nhập với gia đình. Theo chúng tôi, phải coi là tài sản trong khối tài sản chung hợp nhất của gia đình và cần có hướng dẫn cụ thể về biện pháp cưỡng chế, kê biên phần tài sản chung để thực hiện trách nhiệm bồi thường.

3.3.3.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đo người chưa thành niên gây ra

Qua thực tiễn xét xử các vụ án có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra trong hơn một năm qua cho thấy việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về người giám hộ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra còn có nhiều vướng mắc, đặc biệt là đối vói các trường hợp người chưa thành niên là học sịnh của các trường nội trú (như trường phổ thông dân tộc nội trú, trường thiếu sinh quân...) là những nơi chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục học sinh 24/24 giờ. Trong trường hợp, học sinh của các trường này gây thiệt hại cho người khác trong thời gian nhà trường chịu trách nhiệm quản lý thì bố mẹ học sinh hay nhà trường là người giám hộ của người chưa thành niên và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.  Đây là một vấn đề đang có những ý kiến và quan điểm rất khác nhau giữa các nhà khoa học và cán bộ thực tiễn.

Một vấn đề nữa trong việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra là: trong trường hợp cụ thể như A dưới 15 tuổi làm chết B. B phải nuôi dưỡng 2 con là C mới 2 tuổi và D đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì bố mẹ A sẽ là người phải bồi thường thiệt hại cho gia đình B và phải cấp dưỡng cho C (đến khi C 18 tuổi) và D (cho đến khi D chết). Tuy nhiên, đối với khoản tiền cấp dưỡng thì Tòa án không thể tính tổng số tiền để buộc bố mẹ A phải cấp dưỡng cho c và D một lần được, vì thời hạn bồi thường là không xác định trước. Do đó, Toà án chỉ có thể xác định được số lượng cấp dưỡng theo từng tháng hoặc từng quý và buộc bố mẹ A phải cấp dưỡng cho C và D đến khi hết thời hạn.

Do vậy nếu xác định như trên thì sẽ có thể dẫn đến trường hợp: đến một thời điểm nào đó khi A đã thành niên và có tài sản trong khi thời hạn cấp dưỡng cho C và D vẫn còn, thì A có phải cấp dưỡng thay cho cha mẹ mình đối với C và D không? Hiện còn nhiều ý kiến khác nhau.

Ý kiến thứ nhất cho rằng: A phải thay nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ mình cho C và D vì: ngay những nguyên tắc chung về bồi thường trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại tại khoản 2 Điều 611 BLDS đã quy định: "... nếu tài sản của cha mẹ không đủ đêt bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó bồi thường phần còn thiếu...". Như vậy, ngay từ khi gây thiệt hại, tinh thần của nguyên tắc chung đã quy định nếu người chưa thành niên có tài sản đã phải bồi thường phần còn thiếu của cha mẹ mình, thì khi đã thành niên và có tài sản thì đương nhiên họ phải bồi thường thay cho cha mẹ mình đối với sự việc mà trước đây mình gây ra. Mặt khác pháp luật quy định cha mẹ phải bồi thường cho con chưa thành niên gây thiệt hại là một quan hệ đặc biệt, xuất phát từ hai yếu tố: tính cấp thiết của việc bồi thường kịp thời; và trách nhiệm giáo dục của cha mẹ đối với con cái chưa thành niên.

Trong hai yếu tố trên, tính cấp thiết của việc bồi thường kịp thời là yếu tố cơ bản quyết định việc pháp luật quy định cha mẹ phải bồi thường cho con chưa thành niên gây thiệt hại. Do đó khi nào tính cấp thiết của việc bồi thường thiệt hại kịp thời không còn nữa, tức là khi các khoản thiệt hại khác như mai táng phí, thuốc men... v.v đã được xác định và bồi thường, còn khoản bồi thường mất thu nhập hay cấp dưỡng sau khi giải quyết vụ kiện vẫn được bồi thường đều đặn theo từng tháng hoặc từng quý, với thời hạn không xác định, đến một lúc nào đó, người gây thiệt hại khi chưa thành niên hay nay đã thành niên và có tài sản trong khi thời hạn bồi thường vẫn còn, thì họ phải thay cha mẹ mình thực hiện nghĩa vụ bồi thường trong thời hạn còn lại.

Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng: Tuy rằng yếu tố cấp thiết của việc bồi thường kịp thời là một yếu tố cơ bản trong hai yếu tố mà pháp luật quy định cha mẹ phải bồi thường cho con chưà thành niên gây thiệt hại, nhưng vào thời điểm gây thiệt hại, A chưa thành niên, nên pháp luật quy định A không có năng lực trách nhiệm dân sự, do đó pháp luật quy định cha mẹ A là bị đơn trong vụ kiện và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trong đó gồm thiệt hại về mất thu nhập và cấp dưỡng, cho nên vào thời điểm giải quyết vụ kiện, nếu A là người chưa thành niên thì Toà án chỉ có thể xác định cha mẹ A là chủ thể bồi thường và bồi thường toàn bộ. Do vậy, mặc dù đến thời điểm nào đó tuy A (chưa thành niên) gây thiệt hại nhưng nay đã thành niên và có tài sản thì cũng không có căn cứ pháp lý nào buộc A phải bồi thường thay cho cha mẹ mình đối với C và D. Mặt khác giả thiết A có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho C và D thay cho cha mẹ mình, thì sẽ áp dụng thủ tục tố tụng dân sự nào để chuyển nghĩa vụ đó cho A (vì khi giải quyết vụ kiện Toà án xác định cha mẹ A là chủ thể bồi thường). Vấn đề này pháp luặt tố tụng dân sự hiện hành cũng chưa quy định. Do vậy A không phải bồi thường thay cho cha mẹ mình đối với C và D phần thời hạn còn lại.

Chính những ý kiến trên còn chưa thống nhất, do đó đã gây nhiều khó khăn cho Toà án khi giải quyết các loại việc này. Toà án có tuyên cha mẹ A và A đến khi thành niên phải bồi thường hay chỉ bố mẹ A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại?

Theo chúng tôi thì ý kiến thứ nhất là có căn cứ, vì có như vậy thì pháp luật mới thực sự phù hợp với thực tế và đạo lý. Tuy nhiên, điều này cần được hướng dẫn cụ thể.

3.3.4.Bồi thường thiệt hại đo hoạt động tố tụng gây ra.

Điều 624 quy định về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra mới chỉ đề cập ở mức độ: "Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người cố thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án", chứ chưa đề cập đến mức bồi thường cho loại việc này. Tuy nhiên, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm bồi thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định ở Điều 610 Bộ luật dân sự là:

a.Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

b.Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Đối với trường hợp bồi thường thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng thì không thể viện dẫn khoản 2 Điều 610 Bộ luật dân sự là "thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" được. Vậy phải chăng các cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường kịp thời và toàn bộ các thiệt hại do phạm vi trong hoạt động tố tụng gây ra? Chúng tôi cho rằng không phải hoàn toàn như vậy, bởi các lý do sau:

-                                                             Các trường gây thiệt hại do vi phạm tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng nhiều khi không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn gây ra các thiệt hại về tinh thần. Đây là loại thiệt hại mà khó khôi phục lại như trạng thái ban đầu. Không thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất là có thể khôi phục được thiệt hại tinh thần. Muốn khắc phục, hạn chế thiệt hại tinh thần phải dùng nhiều biện pháp, trong đó bồi thường thiệt hại chỉ là một biện pháp. Với các phân tích trên cho thấy bồi thường toàn bộ thiệt hại do vi phạm trong hoạt động tố tụng. Do đó cần cụ thể hoá nguyên tắc chung quy định ở Điều 610 Bộ luật dân sự, để xác định mức bồi thường do vi phạm trong hoạt động tố tụng là:

1.Phải bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại vật chất đã xảỵ ra.

2.Phải bù đắp một phần tổn thất tinh thần bằng một lượng giá trị vật chất nhất định.

3.Hình thức bồi thường thiệt hại: Có thể áp dụng nhiều hình thức bồi thường sau:

- Bồi thường bằng tiền;

- Bồi thường bằng hiện vật;

- Bồi thường bằng cách thực hiện một công việc.

Nguồn kinh phí để thực hiện sự đền bù. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự về việc bồi thường do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra thì "cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án". Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan này đều chỉ được cấp phát tài chính theo ngạch cơ quan hành chính sự nghiệp để thực hiện chức năng nghiệp vụ của ngành. Số lượng kinh phí được cấp rất eo hẹp, chưa đủ để thoả mãn các hoạt động chuyên môn. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng không biết lấy tiền đâu để bồi thường trong các trường hợp pháp luật quy định. Đối với một số vụ do cơ quan tiến hành tố tụng xin được tiền ở uỷ ban nhân dân cùng cấp nên đã thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho công dân, còn lại phần lớn số vụ bắt giam, truy tố, xét xử oan sai chưa được giải quyết bồi thường thoả đáng.

Để giải quyết khó khăn này, theo chúng tôi, cần kiến nghị với Quốc hội quyết định một khoản kinh phí trong ngân sách Nhà nước để dùng vào việc bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính một quốc gia, do đó Bộ Tài chính trực tiếp cấp nguồn kinh phí này cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Nghị định 47/CP ngày 3-5-1997 của Chính phủ mới chỉ quy định về thủ tục bồi thường. Nếu thiệt hại chỉ do một cơ quan tiến hành tố tụng gây nên thì việc áp dụng thủ tục đó còn thuận lợi, nhưng nếu thiệt hại gây ra cho công dân do sai lầm của 3 cơ quan: cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử, thì cơ quan nào đứng ra bồi thường, thành phần nội dung xét duyệt bồi thường như thế nào là hợp lý?

Theo chúng tôi, trường hợp này nên thành lập hội đồng liên ngành để xem xét và cơ quan đứng ra trực tiếp thực hiện việc bồi thường là Viện kiểm sát nhân dân, chứ không nên để 3 cơ quan cùng bồi thường.Viện kiểm sát là cơ quan kiểm sát việc điều tra, trực tiếp truy tố và kiểm sát việc xét xử. Dù sai sót ở cơ quan nào, về mặt pháp lý, họ đều có một phần trách nhiệm vì đã không làm tròn chức năng kiểm sát việc điều tra và kiểm sát việc xét xử, nên để xảy ra sai sót. Đồng thời chính cơ quan này đã trực tiếp góp phần vào sai sót là đã truy tố oan nạn nhân hoặc phê chuẩn lệnh bắt giam sai. Kinh phí bồi thường trong các trường hợp này sẽ được chuyển về cho Viện kiểm sát, để Viện kiểm sát thực hiện việc bồi thường là hợp lý và thuận tiện cho cả đương sự.

4.Một số quy định chưa hợp lý thuộc phần IV “Thừa kế” trong Bộ luật dân sự.

4.1.Vấn đề xác định địa điểm mở thừa kế trong Bộ luật dân sự

Khoản 2 điều 636 quy định địa điểm mở thừa kế dựa vào hai căn cứ địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Trong thực tế một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi nhưng nơi thường trú cuối cùng thường là nơi người đó chết và có nhiều tài sản của người đó và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có nhiều tài liệu về người để lại di sản. Vấn đề đặt ra ở đây là "Nơi cư trú cuối cùng" được hiểu như thế nào? "Nơi cư trú" và "nơi ở" cũng như "Nơi cư trú" và "Nơi cư trú cuối cùng" khác nhau như thế nào? Để xác định nơi cư trú có thể căn cứ vào các cơ sở sau:

Cơ sở pháp lý: có 3 trường hợp:

-                                                            Là nơi cư trú đầu tiên- nơi cá nhân có đăng ký hộ khẩu thường trú.

-                                                            Nơi người đó đăng ký tạm trú và tạm sống ở đó.

-                                                            Nơi người đó thường xuyên sinh sống.

Cơ sở thực định: Trong trường hợp nơi cư trú của một người không được xác định theo các cơ sở trên thì nơi nào họ sống và chết ở đó thì coi là nơi cử trú cuối cùng. Đối với người sống không ổn định thì nơi cư trú của người đó là nơi người đó đăng ký các phương tiện sinh sống. Đồng thời "nơi cư trú cuối cùng " cũng khác với "nơi cư trú", có thể trùng nhau, hoặc không trùng nhau nếu một người có nhiều nơi cư trú.

Theo chúng tôi, việc quy định địa điểm mở thừa kế căn cứ vào nơi để lại phần lớn hoặc toàn bộ tài sản vẫn có ý nghĩa thực tiễn hơn, nhất là đối với việc quản lý, phân chia di sản. Trên thực tế thông thường, thì một người thường cư trú ở nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Việc hiểu thống nhất quy định này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn. Do đó cần có những quy định hướng dẫn cụ thể, hoàn thiện vấn đề này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, tạo cơ sở pháp lý thuận tiện cho việc giải quyết tranh chấp thừa kế của các cơ quan tư pháp.

4.2.Xác định thời điểm mở thừa kế.

Tại Điều 636 khoản 1 đã xác định thời điểm mở thừa kế như sau: "thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 điều 91 của Bộ luật này".

Chúng ta đều biết, thời điểm mở thừa kế là mốc thời gian xác định phát sinh mối quan hệ pháp lý về thừa kế. Trong thực tế việc xác định mốc thời gian này có nhiều trường hợp rất khó khăn và phức tạp. Vậy theo Điều 636 nói trên thì thời điểm mở thừa kế nói trên được tính theo ngày hay theo phút.

Sự khác nhau về thời điểm mở thừa kế tính theo ngày hay theo phút có một ý nghĩa quan trọng liên quan đến việc xác định người thừa kế, khối di sản, hiệu lực của di chúc, thời hiệu khởi kiện, liên quan đến cả nội dung về đăng ký khai sinh và khai tử. Nếu thời điểm mở thừa kế tính theo phút, thì trong giấy chứng sinh, giấy đăng ký khai sinh phải ghi rõ phút, giờ, ngày, tháng, năm sinh của đứa trẻ; giấy chứng tử, giấy đăng ký khai tử phải ghi rõ phút, giờ, ngày, tháng, năm chết của người chết.

Một vấn đề nữa cần đặt ra là nếu quy định thời điểm, mở thừa kế là ngày và trong trường hợp một người chết do suy đoán pháp lý, thì đó là ngày nào?. Điều 91 BLDS quy định: "Tùy từng trường hợp Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết, nếu không xác định được ngày đó thì ngày mà Quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết". Tuy nhiên, hiểu như thế nào về: "Tuỳ từng trường hợp Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết". Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đó là những trường hợp:

-                                                            Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức chứng tỏ người đó còn sống;

-                                                           Biệt tích sau 5 năm và không có tin tức là còn sống hoặc đã chết;

-                                                            Sau 1 năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa thiên tai đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức là còn sống trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn;

-                                                           Sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà không có tin tức là còn sống.

Đối với trường hợp 2, thời điểm nào được coi là thời điểm bắt đầu có sự biệt tích. Đối với trường hợp thứ 4, phải hiểu như thế nào là một cuộc chiến tranh kết thúc, ngày ký Hiệp định ngừng bắn hay ngày tuyên bố chiến tranh kết thúc...

4.3.Thừa kế theo di chúc.

Theo Điều 676 BLDS chỉ có người công bố di chúc và những người thừa kế theo di chúc mới được quyền giải thích nội dung di chúc. Vấn đề khó hiểu là ở chỗ họ là ai mà pháp luật lại trao cho họ những thẩm quyền lớn lao và quan trọng như vậy?. Như chúng ta đều biết, người công bố di chúc cũng có thể là người không thuộc những người thừa kế theo di chúc và cũng có thể là một người trong những người thừa kế được người lập di chúc chỉ định, hoặc được những người thừa kế cử ra; còn người thừa kế thì có thể là bất kỳ cá nhân nào. Pháp luật giao cho họ quyền hành lớn lao, quan trọng như vậy, nhưng không đòi hỏi họ một điều kiện, một tiêu chuẩn, một trách nhiệm nào cả. Đáng lẽ ra người được quyền giải thích nội dung di chúc ít nhất phải là người đã đạt tuổi trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi, am hiểu pháp luật, có trình độ học vấn và có phẩm chất đạo đức nhất định. Chúng tôi khẳng định rằng không có trình độ học vấn, kiến thức pháp luật thì không thể giải thích được nội dung di chúc.

1.Về cơ sở pháp lý để giải thích nội dung di chúc.

Cũng theo Điều 676 nói trên, để giải thích, kết luận nội dung di chúc rõ ràng hay không rõ ràng, những người được pháp luật giao quyền giải thích nội dung di chúc không phải căn cứ vào pháp luật mà chỉ "dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc".

Chúng ta đều biết, khi di chúc được công bố thì người lập di chúc đã chết, nếu người lập di chúc và người thừa kế lại sống ở hai địa phương, hai nước khác nhau, thì làm thế nào để biết được ý nguyện đích thực trước đây của người đã chết? Còn việc xem xét mối quan hệ của người chết với người thừa kế để giải thích nội dung di chúc, thì đó không phải là căn cứ pháp lý, vì không nhất thiết có quan hệ tốt, gần gũi, huyết thống với người lập di chúc thì được hưởng di sản theo di chúc. Phải nói rằng, những căn cứ để giải thích nội dung di chúc theo Điều 676 nói trên là rất trừu tượng, đó không phải là những căn cứ pháp lý, mà đó chỉ là những suy đoán, biện bạch tầm thường. Thiết nghĩ, không căn cứ vào pháp luật mà chỉ "dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết" để giải thích nội dung di chúc thì không thể tránh khỏi sự sai lệch, tuỳ tiện, tiêu cực...

Hơn nữa, một trong những nguyên nhân làrn cho nội dung di chúc không rõ ràng là còn do những quy định về quyền thừa kế trong pháp luật nước ta không rõ ràng, thiếu chính xác... Điều này nói lên rằng, việc giải thích nội dung di chúc là không đơn giản, rất khó khăn và phức tạp. Thiết nghĩ, người công bố di chúc, người thừa kế không đủ khả năng, trình độ để giải thích nội dung di chúc, mà thẩm quyền này, theo chúng tôi, phải thuộc về Toà án.

2.Về nguyên tắc làm căn cứ để kết luận di chúc không có hiệu lực.

Theo Điều 676 BLDS thì:

-                                                            Khi mở di chúc có sự nghi ngờ về nội dung di chúc không rõ ràng, mà người công bố di chúc và người thừa kế theo di chúc nhất trí coi nội dung di chúc này là rõ ràng, thì di chúc này mặc nhiên được coi là có hiệu lực.

-                                                            Khi mở di chúc có sự nghi ngờ nội dung di chúc không được rõ ràng, mà người công bố di chúc hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc coi di chúc này có nội dung không rõ ràng, thì di chúc này mặc nhiên được coi là không có hiệu lực.

-                                                            Khi mở di chúc có sự nghi ngờ là một phần nội dung di chúc không được rõ ràng, mà người công bố di chúc hoặc những người thừa kế theo di chúc đều nhất trí như vậy hoặc chỉ một người trong số họ có ý kiến như vậy, thì phần di chúc này mặc nhiên được coi là không có hiệu lực.

Qua dẫn chứng kể trên có thể thấy rằng, để xác định một di chúc có hiệu lực hay không có hiệu lực, Điều 676 BLDS không lấy nguyên tắc "thiểu số phục tùng đa số" mà lấy nguyên tắc "phủ định" làm cơ sở, có nghĩa là, chỉ một người công bố di chúc hoặc chỉ một trong những người thừa kế phủ định, thì di chúc đó mặc nhiên được coi là không hiệu lực.

Những phức tạp sẽ phát sinh do pháp luật giao cho người công bố di chúc và người thừa kế quyền giải thích nội dung di chúc.

Nội dung di chúc không rõ ràng là do nhiều nguyên nhân: do người lập di chúc thể hiện ý chí không rõ ràng; do những quy định về quyền thừa kế thiếu chính xác và do những người được quyền giải thích nội dung di chúc không am hiểu pháp luật. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi người hiểu nội dung di chúc một cách khác nhau. Xin được nêu một vài ví dụ dưới đây làm dẫn chứng:

Điều 649 BLDS quy định rằng: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Trong điều 649 có 3 thuật ngữ là "tài sản", "tài sản của mình", "người khác". Vậy hiểu như thế nào về nội dung của mỗi thuật ngữ này cho đúng với ý nghĩa pháp lý của nói. Có thể nói rằng, đối với 3 thuật ngữ này sẽ có những cách hiểu khác nhau dẫn đến cách giải thích nội dung di chúc khác nhau. Cụ thể là:

-                                                             Về thuật ngữ "tài sản": Người lập di chúc, người công bố di chúc và cả người thừa kế có thể hiểu một cách đơn giản là những vật, những cái cụ thể nhìn thấy, sờ thấy, cân, đong, đo đếm được. Nhưng người làm công tác pháp luật lại hiểu nội dung thuật ngữ này theo một ý nghĩa khác là tổng hoà các quyền và trách nhiệm tài sản thuộc về một cá nhân nhất định. Đây là hai nhận thức khác nhau về một thuật ngữ. Chính sự nhận thức khác nhau đó làm cho di chúc có nội dung rõ ràng trở thành di chúc có nội dung không rõ ràng hoặc ngược lại.

-                                                           Về thuật ngữ "tài sản của mình": Cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau. Người làm công tác pháp luật hiểu rằng, "tài sản của mình" là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Nhưng người lập di chúc lại hiểu rằng, "tài sản của mình" là tất cả của cải của mình mà không phải là của người khác. Vì hiểu như vậy, nên họ di chúc cho người thừa kế được hưởng cả huân chương, huy chương, tư liệu sản xuất đã đóng góp vào công tư hợp doanh, vào hợp tác xã, tiền đóng góp xây dựng các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà cửa tại các thành phố mà Nhà nước đang quản lý...

Sau khi mở thừa kế, người công bố di chúc cho rằng, những tài sản kể trên không phải là di sản, nhưng những người thừa kế lại cho rằng những tài sản kể trên là của cải của người chết, nên phải coi là di sản thừa kế. Qua ví dụ trên ta thấy rằng, người công bố di chúc, người thừa kế theo di chúc không đủ tư cách để giải thích nội dung di chúc, mà phải là một cơ quan có thẩm quyền.

Về thuật ngữ "người khác". Phải nói rằng, thuật ngữ "người khác" trong Điều 649 nói trên là rất khó hiểu, mỗi người có thể hiểu một cách khác nhau.

+ Có ý kiến cho rằng, thuật ngữ "người khác" có nghĩa là cá nhân khác, con người khác. Như vậy là, pháp nhân, Nhà nước, cơ quan, tổ chức... không phải là người thừa kế theo di chúc.

+ Có ý kiến khác lại cho rằng, thuật ngữ "người khác" là bao gồm cá nhân khác, kể cả pháp nhân, Nhà nước, cơ quan, tổ chức. Như vậy, pháp nhân, Nhà nước, cơ quan, tổ chức... cũng là người thừa kế theo di chúc.

Theo chúng tôi thì người thừa kế theo di chúc là bất kỳ cá nhân thuộc quốc tịch nào. Tuy nhiên, theo Điều 656 Bộ luật Dân sự, thì nội dung thuật ngữ "người khác" bao gồm cả cá nhân, cơ quan, tổ chức; còn Nhà nước không phải là người thừa kế theo di chúc. Trong Bộ luật Dân sự không có một điều khoản nào nói về Nhà nước là người thừa kế theo di chúc, Nhà nước chỉ là người nhận di sản không có người thừa kế. Chúng tôi được biết, theo pháp luật các nước, Nhà nướe là người thừa kế theo di chúc được ghi rõ trong điều luật.

Như vậy, Điều 649 nói trên được thể hiện quá cô đọng và có những nhược điểm về kỹ thuật văn bản, gây khó khăn cho người lập di chúc và người thực hiện di chúc. Vậy nên sửa đổi điều luật trên với nội dung sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác, cho Nhà nước, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Điều 656 BLDS quy định rằng, "di chúc phải ghi rõ họ tên cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc để lại một phần di sản cho Nhà nước". Nhưng trong Bộ luật dân sự không có một điều khoản nào nói về cơ quan, tổ chức, Nhà nước là người thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc để lại tài sản của mình cho cơ quan, tổ chức, hoặc Nhà nước thì di chúc này là hợp pháp hay bất hợp pháp? Người công bố di chúc cho rằng, căn cứ Điều 656 BLDS thì di chúc này là có nội dung rõ ràng. Nhưng những người thừa kế lại cho rằng, căn cứ vào Điều 649 BLDS thì di chúc này có nội dung không rõ ràng. Căn cứ vào Điều 676 BLDS, do thiếu sự nhất trí giữa người công bố di chúc và những người thừa kế theo di chúc, nên họ được quyền coi như không có di chúc, tài sản được thừa kế theo pháp luật. Qua trường hợp này cũng thấy rằng việc pháp luật giao cho người công bố di chúc và người thừa kế được quyền giải thích nội dung di chúc, được quyền huỷ bỏ di chúc là không hợp lý.

Khoản 1 Điều 656 BLDS quy định rằng trong di chúc phải ghi rõ "di sản để lại và nơi có di sản". Quy định này cũng có thể dẫn đến tình trạng, nội dung di chúc được coi là không rõ ràng, vì sẽ có nhiều ý kiến giải thích khác nhau giữa người công bố di chúc và những người thừa kế theo di chúc. Ví dụ: trong một di chúc có nội dung "Tôi di chúc tất cả tài sản của tôi cho người con trai của tôi là Nguyễn Văn B". Với di chúc này, người công bố di chúc coi di chúc này là không rõ ràng về nội dung, vì trong di chúc không ghi rõ di sản và nơi có di sản. Những người thừa kế lại cho rằng, di chúc này được thể hiện như vậy là đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Vậy di chúc này được coi là có hiệu lực hay không có hiệu lực? Căn cứ vào Điều 676 BLDS thì trong trường hợp này được coi như không có di chúc, vì trong việc giải thích nội dung di chúc, thiếu sự nhất trí giữa người công bố di chúc và người thừa kế theo di chúc.

Về trường hợp người lập di chúc để lạỉ tài sản của mình cho công dân Việt Nam ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài, cho người nước ngoài ở nước ngoài. Khi mở di chúc loại này, người công bố di chúc phát hiện rằng, nội dung di chúc này là không rõ ràng. Như vậy là phải mời tất cả những người thừa kế ở trong nước và ngoài nước về Việt Nam để cùng nhau giải thích nội dung di chúc mà Điều 676 nói trên đã quy định. Với trường hợp này, những người thừa kế là người nước ngoài, là công dân Việt Nam ở nước ngoài không dám giải thích nội dung di chúc, bởi lẽ họ không thể biết được ý nguyên đích thực của người lập di chúc đã chết, họ cũng không nắm được pháp luật Việt Nam về quyền thừa kế.

3.Về vấn đề di sản không có người thừa kế thuộc Nhà nước

Theo Điều 647 thì trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, hoặc có nhưng không có quyền hưửng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản, thì di sản này thuộc Nhà nước. Vậy hiểu như thế nào về nội dung cụm từ "thuộc Nhà nước", về nội dung Điều 647 có thể có hai cách hiểu khác nhau.

Cách hiểu thứ nhất cho rằng theo lời văn của Điều 647 thì Nhà nước nhận di sản và coi đây là tài sản vô chủ, có nghĩa là Nhà nước chỉ nhận di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản.

Cách hiểu thứ hai cho rằng, theo bản chất pháp luật dân sự nước ta, theo nguyên tắc tôn trọng quyền sở hữu của công dân, quyền được bồi thường thiệt hại, nội dung cụm từ "thuộc Nhà nước" có nghĩa là di sản này được chuyển vào kho bạc Nhà nước là người thừa kế. Đã là người thừa kế thì kho bạc Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản (nếu có).

Hai ý kiến khác nhau trên đây đều xuất phát từ suy luận chủ quan, do đó cần phải có sự hướng dẫn rõ ràng, cụ thể của cơ quan có thẩm quyền. Theo quan điểm của chúng tôi, Nhà nước đã nhận di sản theo di chúc cũng như di sản không có người thừa kế, thì Nhà nước phải chịu nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Có như vậy mới đảm bảo quyền cho người bị hại và nếu Nhà nước có quyền được hưởng di sản thừa kế thì phải chỉ rõ trong các trường hợp khác nhau thì cơ quan nào thực hiện quyền đó, việc sử dụng và bảo quản các tài sản đó như thế nào.

Ngoài ra, sau khi Nhà nước đã nhận di sản không có người thừa kế hợp pháp thì Nhà nước có trả lại di sản này cho người thừa kế hay không? Điều 647 nói trên cũng như các điều luật khác trong Bộ luật dân sự không đề cập đến trường hợp này. Theo chúng tôi, Nhà nước nên trả lại di sản cho người thừa kế, nhưng pháp luật phải quy định trong phạm vi thời hạn nhất định.

4.Di chúc hợp pháp.

Theo Điều 655 thì nội dung di chúc phải không trái với pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, mới được coi là di chúc hợp pháp. Vậy hiểu như thế nào là không trái với đạo đức xã hội (đây là vấn đề cần được làm rõ hoặc sửa đổi đối với phần thừa kế nói riêng và đối với phần giao dịch dân sự nói riêng) và cơ quan nào được quyền coi di chúc đó là trái với đạo đức xã hội và kết luận di chúc đó là bất hợp pháp?

Như chúng ta đã biết, di chúc bị coi là bất hợp pháp có nghĩa là phủ nhận sự thể hiện ý chí của người lập di chúc, hủy bỏ danh sách những người thừa kế được chỉ định trong di chúc, di sản được thừa kế theo pháp luật.Theo như chúng tôi, kết luận một di chúc trái với đạo đức xã hội phải căn cứ vào pháp luật. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy một dẫn chứng nào để chứng minh một di chúc trái với đạo đức xã hội. Về lý luận cũng như thực tiễn, có di chúc được coi là hợp pháp, có di chúc được coi là bất hợp pháp và không có loại di chúc trái với đạo đức xã hội. Nếu di chúc được xác lập trái pháp luật thì cũng không vì thế mà coi là trái với đạo đức xã hội. Giả sử có người coi một di chúc nào đó là trái với đạo đức xã hội và đề nghị Toà án huỷ bỏ di chúc thì Toà án phải căn cứ vào pháp luật, có nghĩa là xem xét di chúc đó là hợp pháp hay không hợp pháp. Trong việc thực hiện điều luật này, nếu không được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn sẽ gây ra những hậu quả phức tạp. (Vấn đề đặt ra là, trong trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ thể để lại di sản thừa kế thì những di chúc trong trường hợp này có bị coi là bất hợp pháp hay không, vì nó trái với đạo đức xã hội. Ví dụ, người cha mất nhưng không để lại di sản thừa kế cho vợ và các con mà để lại cho người khác.)

Nội dung di chúc bằng văn bản. Theo Điều 656 thì di chúc bằng văn bản phải ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản. Vậy gặp trường hợp trong di chúc không ghi rõ di sản để lại, không ghi rõ nơi có di sản, thì di chúc này được coi là hợp pháp hay bất hợp pháp? Có thể có ba cách hiểu như sau:

-                                                           Cách hiểu thứ nhất: pháp luật đã quy định trong di chúc phải ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản, nhưng người lập di chúc đã không tuân theo thì di chúc này bị coi là bất hơp pháp;

-                                                           Cách hiểu thứ hai: Theo Điều 676 BLDS về giải thích nội dung di chúc thì di chúc nói trên bị coi là di chúc có nội dung không rõ ràng, coi như không có di chúc;

-                                                            Cách hiểu thứ ba: chúng tôi cho rằng đối với di chúc bằng văn bản không ghi rõ di sản, nơi có di sản, chưa thể kết luận di chúc đó là hợp pháp hay bất hợp pháp. Bởi lẽ:

Ngày nay ở nước ta, tài sản thừa kế không chỉ là tư liệu sinh hoạt mà cả tư liệu sản xuất, tài sản đó không những ở nước ta mà còn ở nước ngoài. Hơn nữa, có những loại tài sản như máy bay, tầu thuỷ, ô tô, hàng hóa đang vận chuyển, tiền gửi ở ngân hàng...hôm nay ở điểm này, ngày mai ở điểm khác.

Có những trường hợp, tính mạng, sức khoẻ của người lập di chúc bị đe doạ do vậy họ không thể ghi được danh mục tài sản, nơi ở của di sản. Trong thực tế đã có những di chúc chỉ được thể hiện với nội dung tóm tắt, ví dụ "Tôi di chúc tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi cho con trai duy nhất của tôi là Nguyễn Văn A"; hoặc "Tôi di chúc tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Hai di chúc trên đây tuy không ghi rõ di sản để lại và nơi có di sản, nhưng theo quan điểm của chúng tôi di chúc này phải được coi là hợp pháp. Nếu không có sự hướng dẫn rõ ràng, người công bố di chúc và những người thừa kế theo di chúc căn cứ vào Điều 676 Bộ luật dân sự có quyền kết luận nội dung di chúc nói trên là không rõ ràng và coi như không có di chúc.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo Điều 672 BLDS quy định đối với con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà người lập di chúc truất quyền hưởng di sản, thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba một suất thừa kế, tính theo cách tính chia di sản thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ từ chối nhận di sản, hoặc họ là người không được quyền hưởng di sản. Vậy đối với những người được hưởng hai phần ba di sản này pháp luật có coi họ là người thừa kế không? Theo lời văn và nội dung Điều 672 nói trên thì họ là người thừa kế. Theo chúng tôi, họ không phải là người thừa kế mà là người thừa hưởng. Nếu pháp luật coi họ là người thừa kế khác và họ phải đóng thuế. Nếu pháp luật coi họ là người thừa hưởng thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản, không phải đóng thuế. Chúng tôi cho rằng đây là sự sơ suất về kỹ thuật văn bản dẫn đến sự không rõ ràng về nội dung của Điều 672 nói trên.

Theo chúng tôi Điều 672 nên thể hiện như sau: "Điều 672. Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc".

5.Liên quan tới phần thừa kế thế vị và thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm:

Điều 644 BLDS quy định "trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước, thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng".

Điều 680 BLDS lại quy định về thừa kế thế vị "trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

Quy định trên của Điều 644 và 680 BLDS phần nào chưa phù hợp với thực tế. Giả sử có một vụ kiện xảy ra như sau: ông A và bà B sinh được hai người con là C và D, sau đó C lấy chồng sinh được một con gái là G, sau đó C lâm bệnh chết. D cũng lấy vợ sinh được một con trai là I. Tháng 12/1996 ông A, bà B và D cùng chết trong một tai nạn. Khi đó ông A và bà B để lại một khối di sản lớn chưa định đoạt bằng di chúc cho ai. Một thời gian sau chị G có làm đơn yêu cầu được hưởng phần thừa kế của mẹ mình là C được thừa kế của ông bà ngoại.

Xem xét nội dung vụ kiện trên ta thấy nếu áp dụng Điều 680 BLDS thì chị G là người thừa kế thế vị phần thừa kế của mẹ chị là C được thừa kế của ông A và bà B.

Riêng đối với trường hợp I thì lại không thuộc diện thừa kế thế vị phần thừa kế của bố mình (D) thừa kế của ông bà ngoại (A và B). Bởi nếu áp dụng Điều 680 BLDS thì chỉ áp dụng đối với "những trường hợp chết trước người để lại di sản", nên I không thược hưởng thừa kế thế vị mà chỉ được hưởng thừa kế di sản của D để lại. Nhưng D lại sống với ông bà (A,B), chưa có gì đóng góp đáng kể vào khối di sản của ông bà A, B để lại. Vậy nếu áp dụng Điều 644 thì D không được thừa kế phần di sản của ông bà A, B bởi lẽ A, B, D chết trong cùng một thời điểm.

Từ trường hợp trên nếu áp dụng BLDS để chia thừa kế thì chị G sẽ được nhận toàn bộ khối di sản của ông bà A, B. Về phía I sẽ không được pháp luật bảo vệ và sẽ không công bằng hơn nếu như I còn ở độ tuổi chưa thành niên.

Qua phân tích trên chúng tôi thấy nên bổ sung 2 điều luật trên như sau:

-                                                          Điều 644 BLDS: "... trừ trường hợp quy định tại Điều 680 Bộ luật này".

-                                                            Điều 680 BLDS "trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước, chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

6.Về quyền lợi của người sống nương nhờ

Đây là vấn đề chưa được quy định trong BLDS song lại được quy định tại Thông tư 81/TANDTC ngày 24.7.1981. Thông tư này quy định rằng, tuy người này không thuộc diện được hưởng thừa kế di sản song được trích một phần ở khối di sản để giúp đỡ họ, khoản này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời gian người đó đã sống chung và khối di sản.

Cần có quy định căn cứ vào thực tế không có khả năng lao động, không có người nuôi dưỡng, phải sống nương nhờ để giải quyết vấn đề thừa kế mới thể hiện đầy đủ tính nhân đạo, tương thân tương ái trong gia đình.

7.Vấn đề thừa kế đối với con nuôi

Trường hợp con nuôi chết trước bố nuôi, mẹ nuôi thì con nuôi của người con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Trước đây, Nghị quyết 02/HĐTP (19.10.1990) đã hướng dẫn là có được hưởng. Nay chưa có quy định nào nêu rõ. Tuy vậy nên quy định như nghị quyết kể trên (theo đúng tinh thần của Luật Hôn nhân và gia đình về việc không phân biệt đối xử giữa các con).

8.Vấn đề người thừa kế thế vị bị truất quyền hưởng thừa kế thì các con của người này có được hưởng thừa kế thế vị hay không? (điều 646). Pháp luật của các chế độ cũ của ta đều quy định là có, kể cả của Nhật bản và một số nước khác. Vậy nên chăng ta nên quy định vấn đề này?

9.Vấn đề xác định nhân suất và kỷ phần bắt buộc

Tại Điều 646 quy định các trường hợp không được hưởng di sản bao gồm 4 trường hợp và tại Điều 672 quy định các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (kỷ phần bắt buộc). Tuy nhiên hiện tại chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này. Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh việc xác định nhân suất. Các đối tượng thuộc Điều 645 (từ chối nhận di sản thừa kế), Điều 645 (các đối tượng không được hưởng di sản thừa kế) có được tính là một nhân suất để xác định kỷ phần bắt buộc khi chia thừa kế hay không?. Tuy vậy, pháp luật cần có quy định riêng, cụ thể về vấn đề này, đặc biệt là cần giải thích rõ ràng khái niệm "một người thừa kế theo pháp luật" (Tại điều 672).

5.Những quy định chưa hợp lý phuộc phần: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

5.1.Chương 1: quyền tác giả

Các quy định của Bộ luật dân sự còn có những phân biệt bất hợp lý giữa các sáng tạo của các tác giả Việt Nam với các tác giả nước ngoài. Theo các văn bản cũ, quyền tác giả được bảo vệ đối với tất cả các tác phẩm cho dù có xuất bản ở Việt Nam hay không. Trong khi đó, BLDS chỉ bảo hộ các tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam hoặc xuất bản ở Việt Nam trong vòng 30 ngày sau khi phát hành ở nước ngoài.

Hiện tại pháp luật còn thiếu các quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả do vậy tình trạng sao chép lậu; biểu diễn hoặc ghi hình, ghi âm không xin phép và trả thù lao cho tác giả vẫn còn rất phổ biến.

* Theo quy định của Điều 746 Bộ luật Dân sự các trường hợp xác định chủ sở hữu tác phẩm nhưng không đưa ra khái niệm “chủ sở hữu tác phẩm Nên chăng cần bổ sung quy định này trong Bộ Luật Dân sự. Cũng liên quan tới điều luật này, trong pháp luật của nhiều nước thường sử dụng thuật ngữ "chủ sở hữu quyền tác giả" và khái niệm này cũng phản ánh chính xác và đầy đủ hơn bản chất của tư cách các chủ thể này và phù hợp hơn với đặc trưng của đối tượng quyền tác giả mang tính chất vô hình.

* Tại Điều 747 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ mang tính liệt kê nên có sự chồng chéo. Theo thông lệ quốc tế các loại hình tác phẩm được khoản 1 Điều 747 liệt kê sau đây đều được bảo hộ nằm trong phạm trù viết và thuộc về tác phẩm viết, do đó có thể lược bỏ để làm gọn cấu trúc mà vẫn đảm bảo tính chính xác của điều luật, tác phẩm viết có thể bao gồm các loại hình sau: bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí; công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình; tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển.

*  Tại Điều 748 có nêu ba loại hình tác phẩm, văn bản, tài liệu được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật. Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này.

Tại điểm c, d Khoản 1 Điều 751 quy định, tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân là quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm và quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm. Tiếp đó, Điều 8 Nghị định 76/CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 2, khoản 3 như sau:

"2. Quyền của tác giả về việc công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 751 của Bộ luật được thực hiện đối với các hình thức sau:

a.Xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm.

b.Biểu diễn hoặc trưng bày tác phẩm trước công chúng.

c.Truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào.

d.Phân phối tác phẩm hoặc bản sao bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác.

e.Nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài vào Việt nam.

Quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 751 được thực hiện đối với các hình thức sau đây:

f.Sao chép lại tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

g.Dịch, phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể".

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì quyền công bố, phổ biến hoặc cho phép người khác công bố, phổ biến tác phẩm và quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm là quyền nhân thân, nhưng thực chất đây là quyền tài sản vì khi thực hiện các quyền này thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm luôn thu được lợi ích vật chất nhất định (như hướng dẫn tại khoản 2, 3 của Nghị định 76/CP trên).

Điều này cũng phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Vì vậy, BLDS nên sửa đổi lại quy định này cho hợp lý hơn.

Tại khoản 4 Điều 766 quy định thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên, đối với các loại hình tác phẩm có đặc thù riêng (không thể áp dụng thời hạn bảo hộ theo cuộc đời cá nhân tác giả) bao gồm tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh, truyền hình, video, tác phẩm di cảo. Cần bổ sung thêm vào quy định này một loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số nước quy định thời hạn bảo hộ đối với phần mềm máy tính là 25 năm, kết thúc thời hạn này, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể nộp đơn xin gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 25 năm nữa, nhưng thời hạn bảo hộ không vượt quá 50 năm.

5.2.Chương 2: Quyền sở hữu công nghiệp

- Cần có quy định các hình thức xử phạt đối với những hành vi làm lộ bí mật sáng chế, tuỳ tiện thiếu trách nhiệm cần quy định hình thức xử lý đặc biệt, đối với các trường hợp cán bộ phụ trách việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Trình tự xét nghiệm sáng chế nên chuyển từ chế độ xét nghiệm nội dung bắt buộc đối với tất cả các đơn sáng chế sang chế độ xét nghiệm theo yêu cầu để giảm bớt tải trọng và chi phí xét nghiệm.

- Cần quy định rõ và chặt chẽ hơn nữa điều kiện để chuyển nhượng lixăng cưỡng bức để tránh ấn tượng cho rằng không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Nhằm phục vụ cho tiến trình hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự cần mở rộng các đối tượng sở hữu công nghiệp cần được bảo hộ...Các đối tượng đó có thể là: Thông tin bí mật, Giống cây trồng, Chỉ dẫn địa lý, Thiết kế bố trí mạch tích hợp, Tên thương mại.

Một yếu tố nữa cũng rất quan trọng trong việc đảm bảo thi hành Bộ Luật Dân sự đó là hệ thống cơ quan thực thi pháp luật. Hiện tại trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong hệ thống cơ quan đăng ký cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp rất yếu kém. Vì vậy, trong nhiều trường hợp đã làm cản trở việc bảo hộ đúng thời hạn cho người nắm giữ các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như trong việc giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm phạm và nhằm xử lý các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Hiện tại, tại quy định của Bộ luật Dân sự quy định các trường hợp huỷ bỏ và đình chỉ văn bằng bảo hộ song lại không quy định trường hợp phục hồi hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Bởi vì bản chất của trường hợp đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ là việc chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ vì lý do khách quan từ phía chủ sở hữu văn bằng, tuyệt nhiên không do hành vi vi phạm của họ. Vì vậy, pháp luật nên quy định trường hợp phục hồi hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhằm tạo điều kiện cho chủ sở hữu văn bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

5.3.Chương III: Hợp đồng chuyển giao công nghệ

5.3.1.Về các đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Điều 806 Khoản 1, BLDS quy định các đối tượng chuyển giao công nghệ. Theo quy định này chuyển giao công nghệ bao gồm:

-Chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa);

-Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua việc cấp Li - xăng (bao gồm nhiều loại Li - xăng khác nhau);

- Chuyển giao quyền sử dụng bí quyết sản xuất kinh doanh (cấp Li - xăng sử dụng bí quyết); và các tri thức khác không phải là bí quyết;

- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, cung cấp thông tin, quy trình, giải pháp).

Các hoạt động chuyển giao có thể thuần túy liên quan đến các tài sản vô hình nêu trên hoặc phối hợp chuyển giao chúng và các tài sản khác như thiết bị, máy móc. Như vậy, khái niệm này vừa rộng vừa không mang tính xác định, như khái niệm cấp Li - xăng được hiểu là cấp quyền sử dụng sở hữu công nghiệp hoặc bí quyết sản xuất kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động thương mại liên quan đến chuyển giao tri thức khoa học kỹ thuật, và thông qua một định nghĩa như vậy, luật đặt tất cả các giao dịch đó dưới sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật liên quan. Mục đích đảm bảo sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này đã quá rõ ràng, song một phạm vi điều chỉnh nếu quá rộng sẽ kéo theo những hậu quả sau:

Phạm vi điều chỉnh của một chế định pháp luật cần có tính xác định, bao hàm các quan hệ xã hội có những đặc điểm chung về mặt nội dung. Có như vậy các quy phạm pháp luật mới phù hợp được với các điểm đặc thù này, và chỉ có như vậy chúng mới trở thành các quy phạm có hiệu lực.

Việc tập trung quá mức cần thiết các giao dịch được gọi là chuyển giao công nghệ dưới sự kiểm soát của một cơ quan Nhà nước duy nhất sẽ dẫn đến tập quyền và hậu quả của nó là quan liêu, điều mà công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia không mong muốn.

Điều 806 Khoản 1 BLDS nhấn mạnh các dấu hiệu nội dung của chuyển giao công nghệ, mà không quan tâm đến chủ thể cũng như hình thức chuyển giao.

5.3.2.V ề chủ thể của Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Điều 806 đến 825 BLDS và các quy định cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành chúng không đề cập chi tiết đến chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Như vậy khác với cách xây dựng pháp luật trước đây (ví dụ Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế) và Bộ luật Thương mại các quy định ở đây không tuân thủ nguyên tắc phân định theo chủ thể, mà được phân định theo đối tượng của các giao dịch cần điều chỉnh. Về nguyên tắc chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm tất cả cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước có khả năng tham gia với khả năng là bên giao và bên nhận công nghệ một cách hợp pháp. Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền tự định đoạt của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc bí quyết, kiến thức kỹ thuật. Cụ thể hơn bên giao có thể là:

Chủ văn bằng bảo hộ:

+ Người có bí quyết sản xuất, kinh doanh;

+ Người được chuyển giao Li-Xăng độc quyền và được phép chuyển giao li- xăng thứ cấp đối với sở hữu công nghiệp bí quyết tương ứng.

+ Người cung cấp các dịch vụ thông tin khoa học kỹ thuật.

Bên nhận cũng có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu được chuyển giao công nghệ. Trong trường họp chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, Bên nhận phải có giấy phép kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Mặc dù không tồn tại một hạn chế nào nữa trong Điều 806 đến 825 BLDS và các quy định cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành chúng, song đa phần các giao dịch chuyển giao công nghệ đều nhằm mục đích kinh doanh, sinh lợi, được thực hiện bởi các chủ thể.

5.3.3.Về hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản. Mọi thỏa thuận miệng, công văn, thư từ, điện báo và giao dịch thực tế đều không được coi là hợp đồng chuyển iao công nghệ và không có giá trị pháp lý (khoản 1 Điều 809 BLDS, Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 63-CP). Ngoài ra tất cả các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp. Một số hợp đồng chuyển giao công nghệ nhất định trước khi đăng ký cần phải được Bộ trưởng Bộ KHCNMT phê duyệt.

Trên phương diện phương pháp luận, cần bàn luận thêm, liệu đối với những vấn đề mà các quy định của điều 806 đến 825 BLDS và các quy định cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành chúng không đề cập đến, có được áp dụng các điều khoản tương tự liên quan đến hợp đồng mua bán tài sản (chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp), hoặc hợp đồng thuê khoán tài sản (chuyển giao quyền sử dụng), hoặc hợp đồng dịch vụ (dịch vụ khoa học kỹ thuật). Khác với các nước khác, ở Việt Nam kinh nghiệm xét xử của Toà án trong các tranh chấp liên quan đến chuyển giao công nghệ chưa nhiều và cũng không được công bố công khai, cho nên ít có cơ sở để xây dựng các luận thuyết khoa học liên quan đến các vấn đề trên.

Cũng như vậy đối với việc xem xét các giao dịch chuyển giao công nghệ nào là các giao dịch thương mại và giao dịch nào là giao dịch dân sự thuần tuý. Câu hỏi này chỉ được đặt ra và có ý nghĩa đối với những vấn đề mà điều 806 đến 825 BLDS và các quy định liên quan đến các giao dịch thương mại của thương nhân có thể được áp dụng với tính chất là luật chung? (Đặc biệt, với sự phát triển của hình thức giao dịch thương mại điện tử).

5.3.4. Chất lượng và bảo hành.

Chất lượng là tổng hợp những đặc tính mà qua đó mức độ phù hợp của hàng hóa so với mục đích sử dụng chúng được xác định. Đối với công nghệ, một loại hàng hóa hết sức đặc thù bởi tính vô hình và đặc định, việc tìm kiếm các tiêu chí để xác định chất lượng của chúng là phức tạp. Không thể áp dụng các quy định tại Điều 294 khoản 2 và 423 BLD, bởi vì đối với công nghệ chẳng những không thể tồn tại bất cứ một tiêu chuẩn nào, mà cũng không có chất lượng trung bình.

5.3.5.Thời hạn của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Quy định trong điều 10 Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam liên quan đến thời hạn của các hợp đồng chuyển giao công nghệ, được nhiều Luật sư nước ngoài phê phán là bất hợp lý đã không được BLDS, Điều 810 thay đổi một cách đáng kể. Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thời hạn không quá 7 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Khoản 2 Điều 810 cho phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp cần thiết kéo dài thời hạn hợp đồng, song tối đa không quá 10 năm. Trong các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định này, không cắt nghĩa những trường hợp nào là cần thiết. Việc quy định thời hạn chuyển giao công nghệ là 7 năm (Điều 810 BLDS) có thể hợp lý với bí quyết hoặc dịch vụ kỹ thuật, song không cắt nghĩa được với Văn bằng sáng chế có thời hạn hiệu lực là 20 năm, hoặc với nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm với khả năng được gia hạn liên tiếp nhiều lần. Quy định như vậy sẽ không khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến, vì nếu sau 7 năm, bên nhận được tiếp tục sử dụng công nghệ, rủi ro cho bên giao là quá lớn, hơn nữa khả năng thu hồi vốn đã đầu tư cho nghiên cứu và phát triển phục vụ vào từng dự án, mà thời hạn 7 năm chưa luôn luôn là thời hạn hợp lý. Thông lệ thương mại quốc tế liên quan đến các hợp đồng Li - xăng cũng không dẫn đến một kết quả như vậy.

5.3.6. Một số vấn đề khác

Hiện tại Bộ luật Dân sự chưa quy định loại hình hợp đồng hợp tác triển khai khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh (theo thuật ngữ chuyên ngành, Luật Dân sự Việt nam chưa tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào loại hình chuyển giao công nghệ theo chiều dọc mà mới cho phép các chủ thể tham gia vào loại hình chuyển giao cồng nghệ theo chiều ngang).

Tại khoản 1, Điều 808 Bộ luật Dân sự quy định: Không được chuyển giao công nghệ trong các trường hợp: Công nghệ không đáp ứng các công nghệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Những trường hợp khác do pháp luật quy định. Qua đó chúng tỏ, hiện tại các loại hình công nghệ chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà mới thành công trong phòng thí nghiệm (chuyển giao dọc) không là đối tượng của hợp đồng li xăng. Việc thiếu các quy định trong lĩnh vực này đã cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai khoa học và công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, BLDS cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp.

Hiện tại Bộ luật Dân sự cũng chưa đưa ra các quy định nhằm hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng li xăng định giá công nghệ, việc phân chia rủi ro giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Tại Điều 809-BLDS quy định hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản và phải đăng ký hoặc xin phép cơ quan có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định. Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định cụ thể trong trường hợp nào hợp đồng li xăng phải đăng ký hoặc xin phép cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy việc úng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất-kinh doanh phát luật (Bộ luật Dân sự hoặc trong các văn bản pháp luật không nên coi việc đăng ký hợp đồng li xăng là nghĩa vụ của các bên tham gia mà nên quy định đây là quyền của các bên. Và nên coi đó là một biện pháp bảo hộ các bên tham gia khi có tranh chấp xảy ra).

Về thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ:

Theo tinh thần của khoản 2, Điều 810, BLDS thời hạn của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là không rõ ràng. Quy định này đã gây rất nhiều kó khăn cho các chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ: Vì ngày đăng ký và ngày cấp giấy phép là khác nhau, nên việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là rất khó. (Điều 811)

6.Những quy định chưa hợp lý thuộc phần 7: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong Bộ luật dân sự.

Cùng với tiến trình hội nhập ngày một mạnh mẽ của Việt Nam vào cộng đồng thế giới việc xây dựng khuôn khổ pháp lý ổn định và đầy đủ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là rất cần thiết. Phần bảy Bộ luật Dân sự đã phần nào đáp ứng yêu cầu này. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy, Phần bảy của BLDS còn có những thiếu sót nhất định. Chẳng hạn, phần này chưa quy định các quy phạm xung đột làm cơ sở giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài...Thiếu sót này khiến cho hiệu quả điều chỉnh của BLDS bị giảm sút.

VI. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ BLDS.

Để BLDS đi vào đời sống thực tiễn, vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS là không thể phủ nhận. Bởi lẽ, muốn vận dụng được đúng một quy phạm pháp luật vào đời sống, người áp dụng pháp luật trước hết phải hiểu thấu đáo nó.

1.Những kết quả đạt được của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BLDS trong thời gian qua.

1.1.Về công tác xây dựng thể chế phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp ỉuật về BLDS.

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giao dục pháp luật, Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật dân sự, trong đó giao trách nhiệm cho Chính phủ, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi BLDS nhằm phát huy vai trò, tác dụng của Bộ luật này trong quản lý Nhà nước, trong giao lưu dân sự, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Tiếp đó ngày 19/12/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 833/TTg giao nhiệm vụ cho các cơ quan, các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết tổ chức thi hành BLDS. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp:

-Phối hợp với Bộ Văn hoá-Thông tin và các cơ quan, tổ chức hữu quan, UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến rộng rãi BLDS trong cán bộ và nhân dân bằng các hình thức thiết thực, có hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức biên soạn các tài liệu, tổ chức tập huấn về BLDS cho đội ngũ cán bộ có liên quan đến việc thực hiện BLDS.

- Phối hợp với Bộ KHCN&MT triển khai nghiên cứu một số đề tài khoa học cần thiết để làm rõ căn cứ khoa học, thực tiễn trong việc tổ chức thi hành BLDS.

Để thực hiện chỉ thị kể trên của Thủ tướng, Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch về việc triển khai các công việc chuẩn bị thi hành BLDS trong nội bộ ngành kèm theo công văn số 48/CVBT ngày 10 tháng 1 năm 1996. Chỉ thị nêu rõ:

-Đối với các đơn vị thuộc Bộ

+ Vụ phổ biến giáo dục pháp luật chủ trì phối hợp với Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Báo pháp luật, cùng các cơ quan hữu quan tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến BLDS, bằng các hình thức đa dạng trên các phương diện thông tin đại chúng (mở các chuyên mục giới thiệu BLDS trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tổ chức trao đổi, toạ đàm, tổ chức cuộc thi tìm hiểu BLDS...). Phát hành các ấn phẩm tìm hiểu thường thức như hỏi đáp, bình luận khoa học ,v.v.

+ Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo chủ trì phối hợp với Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Trường đại học luật Hà nội, Viện NCKH Pháp lý, Vụ kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ và các cơ quan hữu quan tổ chức tập huấn về BLDS cho Thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên, kiểm sát viên, cán bộ tư pháp cấp tỉnh (mỗi tỉnh từ 5 đến 7 người) và pháp chế ngành (mỗi cơ quan từ 2 đến 3 người). Dự kiến thời gian tổ chức tập huấn trong quý I và đầu quý II năm 1996. Lớp tập huấn đầu tiên cho Chánh, Phó Toà dân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh và một số đối tượng khác tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng 2 năm 1996.

+ Trường Đại học Luật Hà nội chủ trì phối hợp với Hội đồng khoa học của Bộ và các đơn vị hữu quan biên soạn giáo dục luật dân sự và các giáo trình có liên quan đến BLDS để kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy trong năm học 1996 - 1997.

+ Viện NCKHPL chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan hữu quan triển khai một số đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ làm rõ căn cứ khoa học, thực tiễn trong việc tổ chức thi hành BLDS (trong đó có cuốn bình luận khoa học BLDS, từ điển pháp luật dân sự..)

-Ở địa phương:

+ Sở Tư pháp phối hợp các Ban, ngành, Vụ pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức việc biên soạn các bài giới thiệu, hỏi - đáp để phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến BLDS trong cán bộ, nhân dân đến các cụm dân cư.

+ Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với TAND, VKSND, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, báo cáo UBND xin chủ trương và có kế hoạch tập huấn cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, cán bộ tư pháp ở địa phương. Để kịp thời phục vụ cho việc xét xử dân sự, các đợt tập huấn được tổ chức trước hết nên dành cho các thẩm phán dân sự, kiểm sát viên và luật sư.

1.2.Xây dựng bộ máy, chuẩn bị các nguồn lực cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BLDS.

Để các cơ quan kể trên có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao, các cơ quan đã xúc tiến việc kiện toàn bộ máy hoạt động, để cải thiện hiệu quả hoạt động, chuẩn bị nguồn kinh phí cần thiết cho các hoạt động.

1.3.Thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phù hợp

Một là, công tác biên soạn các loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS:

-Về việc biên soạn giáo trình:

Trường Đại học luật Hà nội chủ trì phối hợp biên soạn giáo trình luật dân sự và các giáo trình có liên quan đến BLDS.

- Về việc nghiên cứu khoa học về BLDS:

Viện NCKHPL chủ trì phối hợp bỉên soạn biên soạn cuốn bình luận khoa học BLDS, từ điển pháp luật dân sự.

- Về việc biên soạn các tài liệu về hỏi đáp, giới thiệu về BLDS:

Sở Tư pháp phối hợp tổ chức việc biên soạn các bài giới thiệu, hỏi - đáp để phục vụ cho việc tuyên truyền phổ biến BLDS trong cán bộ, nhân dân đến các cụm dân cư.

- Ấn phẩm về toàn văn BLDS:

Một số cơ quan, nhà xuất bản Trung ương và địa phương phát hành như: Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp (dày 282 trang, in 10.000 cuốn với giá 21.000 đồng/cuốn); Nhà xuất bản chính tri quốc gia (giá 23.000 đồng); Cuốn tìm hiểu BLDS Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1996, do tập thể các luật gia - chuyên viên Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp biên soạn, (dày 551 trang, in 1500 bản, giá 43.000 đồng/cuốn); Cuốn các thuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam của luật gia Ngô Văn Thâu, năm 1996, dày 209 trang, in 2.000 cuốn, giá 16.000 đồng/cuốn...

Những cuốn sách, ấn phẩm nói trên là tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu, quán triệt tinh thần, nội dung của Bộ luật dân sự. Nó đã được phát hành, sử dụng rộng rãi và được nhiều người hoan nghênh.

Hai là, công tác đào tạo chuyên sâu về BLDS tại các trường đại học:

Trường đại học Luật Hà nội và nhiều trường đại học có khoa luật đã đào tạo hàng ngàn sinh viên pháp lý mỗi năm và hàng vạn cán bộ được đi học tại chức luật. Vì vậy, đội ngũ các sinh viên và học viên này đã góp phần đáng kể trong việc đưa BLDS vào thực tiễn cuộc sống với trình độ chuyên môn khá cao.

Ba là, tập huấn các kiến thức về BLDS cho các cán bộ đương chức thường xuyên sử dụng BLDS vào công việc hàng ngày của mình.

Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn quan trọng tại các địa phương trọng điểm. Cụ thể là tại Hà nội vào đầu tháng 2 năm 1996 cho lãnh đạo các sở Tư pháp,Chánh, phó toà dân sự TAND cấp tỉnh; mở 3 lớp tập huấn tại 2 miền cho 385 thẩm phán dân sự để kịp thời phục vụ cho việc xét xử dân sự, đồng thời một số Thẩm phán cũng được dự các lớp tập huấn tổ chức tại địa phương.

Bộ cũng đã cử nhiều lượt cán bộ cấp vụ, chuyên viên của Bộ đi các địa phương giúp đỡ UBND cấp tỉnh và các cơ quan trung ương giới thiệu BLDS. Điển hình là Bộ đã phối hợp với Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26), Bộ Nội vụ với Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp mở lớp tập huấn BLDS cho cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật ở các trại, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng. Đã tổ chức thành hai lớp: tại Hà nội với hơn 100 người tham dự và tại TP Hồ Chí Minh với 200 người tham dự. Mỗi lớp tập huấn trong 4 ngày, tập trung giới thiệu sâu 6 chuyên đề tương ứng với 6 phần cơ bản đầu tiên của BLDS. Sau hai lớp tập huấn nói trên, Cục V26 đã triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về BLDS cho 100% các đối tượng, trại viên trong cả nước thuộc quản lý của Bộ nội vụ.

Tại 53 tỉnh, thành trong cả nước các Sở Tư pháp đã phối hợp với các Ban, Ngành ở địa phương và các Vụ chức năng của Bộ Tư pháp tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến BLDS đến mọi đối tượng cán bộ, nhân dân thông qua các hình thức như mở lớp tập huấn chuyên đề, lớp tập huấn báo cáo viên, lớp bồi dưỡng các buổi nói chuyện về BLDS cho cán bộ chủ chốt, cán bộ tư pháp cơ sở. Điển hình là Sở Tư pháp tỉnh Đắc Lăk.Sở đã cử cán bộ giúp 41/72 đơn vị trong tỉnh và 17/18 huyện, thành phố thuộc tỉnh triển khai nghiên cứu học tập BLDS. Tại Tiền Giang có 159/163 xã, Thái Bình 100% số xã, Quảng Trị 114/136 xã.v.v.. tổ chức học tập huấn BLDS.

Bốn là, tuyên truyền các kiến thức có tính chất phổ cập về BLDS thông qua các hình thức như: Thi tìm hiểu về BLDS; giải đáp pháp luật về BLDS trên các phương tiện thông tin đại chúng; Chương trình phổ biến kiến thức pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng:

Ngành Tư pháp đã phối hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương xây dựng các chuyên mục giới thiệu BLDS, giải đáp những nội dung của BLDS cho nhân dân. Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật đã chủ trì phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Báo pháp luật, Tin tư pháp, Viện NCKHPL cùng các cơ quan hữu quan tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến BLDS bằng các hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói, các bài giới thiệu về BLDS đăng tải trên báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh của Trung ương và địa phương, đặc biệt là hệ thống truyền thanh ở các huyện, xã đã cung cấp thông tin về Bộ luật cho mọi đối tượng với số lượng đông đảo nhất (so với sách và tập huấn). Nó đến tận các xã, phường, thị trấn, làng, bản, xóm, thôn, đến các vùng sâu, vừng xa, miền núi, hải đảo, đến các Cơ quan, doanh nghiêp, đến tận từng người dân. Nguồn thông tin này thường mang tính phổ thông đại chúng, dễ hiểu, dễ tiếp thu, nó đan xen lẫn nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên nên làm cho người nghe, người đọc, người xem tiếp thu được. Hình thức này nhìn chung là hấp dẫn thu hút sự chú ý theo dõi và có thể vận dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày, đó là các chuyên mục hỏi - đáp Bộ luật về thừa kế, về sử dụng đất đai và ký kết hợp đồng...

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - thông tin tổ chức phát động cuộc thi “tìm hiểu Bộ luật dân sự” trong toàn quốc, nhằm khuyến khích cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân tự tìm hiểu BLDS, nhanh chóng nắm bắt nội dung cơ bản của Bộ luật để vận dụng vào cuộc sống.

Ngay sau lễ phát động cuộc thi ở Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 30/5/1996, chính thức công bố thể lệ và câu hỏi cuộc thi, 53/53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban tổ chức cuộc thi ở địa phương, hầu hết do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng Ban, Giám đốc sở Tư pháp làm Phó trưởng Ban thường trực. Đến ngày 31/12/1996 khoá sổ nhận bài dự thi, ở địa phương, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được trên 3 triệu bài dự thi.

Có thể khẳng định rằng đây là cuộc thi có quy mô rộng lớn nhất và có số người tham gia dự thi đông nhất từ trước tới nay, thu hút được rất nhiều người thuộc mọi thành phần tham gia. Đó là một thắng lợi lớn ban dầu. Cho dù có nơi nào đó, cách làm còn hình thức, còn hời hợt, chạy theo phong trào khi làm bài dự thi, thì vẫn có tác dụng trong việc tuyên truyền Bộ luật. Bởi vì, cuộc thi này đã gắn với các hình thức tuyên truyền, phổ biến Bộ luật như mở lớp tập huấn, tuyên truyền miệng, trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua hệ thống lao đài truyền thanh của huyện, xã đến tận người dân trong các cụm dân cư, trong các cơ quan doanh nghiệp. Nhiều nơi đã kết hợp tuyền truyền Bộ luật gắn với gợi ý trả lời 10 câu hỏi dự thi, nên được nhiều người quan tâm, chú ý theo dõi. Là cuộc thi nên tự nó đã gây ra sự kích thích, ganh đua lẫn nhau giữa các cá nhân, đơn vị, địa phương. Đã lôi kéo, tập hợp được các lực lượng xã hội về các đầu mối như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Học sinh....để tham gia cuộc thi này. Có địa phương đã “khoán” số lượng bài thi cho các đầu mối nên đã nêu cao trách nhiệm tổ chức cuộc thi trong đó có hoạt động tuyên truyền, phổ biến BLDS và thực sự đã gây được một phong trào rầm rộ, tạo khí thế động viên mọi người tích cực tìm hiểu Bộ luật.

2.Những tồn tại, hạn chế của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS và nguyên nhân của chúng.

2.1.Về công tác xây dựng thể chế

Vẫn còn một số hạn chế trong việc quy định các điều kiện đảm bảo thực thi công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật. Chẳng hạn như nguồn kinh phí cho hoạt động này lấy từ đâu, được chi bao nhiêu...không được nêu ra cụ thể nên trong thực tế đã gặp khó khăn;

Hay vai trò của UBND các cấp chưa được quy định rõ ràng dứt khoát, nêu nhiều nơi coi việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự là công việc của riêng ngành tư pháp vì vậy kém hiệu quả trong hoạt động phối hợp.

Một hạn chế nữa về mặt văn bản chỉ đạo là chưa có một văn bản của Đảng chỉ thị cho các cấp Uỷ Đảng trong việc lãnh đạo, phối hợp tổ chức thi hành Bộ luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân (như đã làm đối với Hiến pháp năm 1992). Trên thực tế, ở địa phương nào mà cấp tỉnh uỷ Đảng chủ động, tích cực tham gia cùng chính quyền và các tổ chức khác trong việc tuyên truyền, phổ biến BLDS thì ở nơi đó được kết quả cao. Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta chưa thể thoả mãn về những văn bản thể chế có liên quan trực tiếp và gián tiếp trong việc tổ chức thi hành BLDS nói chung và tuyên truyền, phổ biến Bộ luật nói riêng mà phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung đầy đủ, phù hợp. Có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quá trình triển khai thi hành BLDS trong thực tiễn giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

2.2.Về tổ chức bộ máy:

Hiện tại pháp luật chưa quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan Tư pháp và UBND các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Pháp luật cũng chưa quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan trong UBND, vì thế, hầu hết các địa phương phó mặc công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các cơ quan tư pháp.

2.3.Về thực thi các hình thức hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS:

Về công tác biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn chưa đáp ứng hoàn hảo cả về số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức và giá cả. Tổng số ấn phẩm các loại tối đa mới chỉ có khoảng 50.000 (5 vạn) cuốn; Cuốn mỏng nhất là 200 trang, cuốn dày nhất hơn 500 trang, cuốn rẻ nhất là 16.000 đồng, cuốn đắt nhất là 43.000 đồng....Như vậy, những tài liệu chủ yếu phục vụ cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ pháp lý, chứ chưa mang tính phổ thông, thông dụng cho mọi người dân. Loại bài giới thiệu về nội dung Bộ luật để phục vụ sát hợp với từng loại đối tượng chưa có nhiều, chưa cơ quan, đơn vị nào chủ trì việc này, chủ yếu do một số chuyên gia về luật dân sự chuẩn bị, biên soạn khi được mời đi giới thiệu Bộ luật cho từng loại đối tượng. Việc chuẩn bị này do chưa được nghiên cứu nghiên cứu khảo sát kỹ về đối tượng cả về khả năng tiếp thu cũng như nhu cầu thực tế của họ. Loại sách hỏi - đáp về Bộ luật dân sự chưa nhiều, chưa phong phú, đầy đủ trên các lĩnh vực giao lưu dân sự, tranh chấp dân sự. Loại tờ rời, tờ gấp sổ tay về Bộ luật dân sự đã có dự định nhưng vẫn chưa làm được. Giáo trình luật dân sự mới chỉ tiến hành biên soạn cho trường chuyên luật, cho các lớp đào tạo chuyên ngành pháp lý, còn đối vcá các Trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp luật và các trường phổ thông chưa được đề cập và xúc tiến biên soạn để đưa vào chương trình giảng dạy, giáo dục thường xuyên, lâu dài.

Tình hình trên cho thấy, công tác biên soạn tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự cần được quan tâm hơn cả về tổ chức, chỉ đạo, điều hành quản lý thống nhất, phân công rạch ròi. Việc phát hành có thu để bù chi nhưng lấy phục vụ nhân dân là chính, chứ không vì mục đích kinh doanh mà chạy theo lợi nhuận, về phía Nhà nước cần có trợ giá để tạo điều kiện cung cấp rộng rãi tài liệu cho nhân dân đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo, vùng đồng bào dân tộc.

-Về công tác tổ chức các lớp tập huấn:

+ Lực lượng báo cáo viên còn quá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn khả năng giảng giải cho các loại đối tượng.

+ Thiếu các tài liệu phục vụ cho các lớp tập huấn, đặc biệt là tài liệu phổ thông cho giảng dạy quần chúng và tài liệu chuyên đề cho các loại đối tượng.

+ Một số cán bộ đảng viên, nhân dân chưa nhận thức được vai trò của BLDS nên chưa tích cực, tự giác tham gia học tập. Có nơi, ban tổ chức phải chi tiền bồi dưỡng cho nhân dân thì nhân dân mới đi.

+ Việc mở lớp tập huấn tập trung thường khó khăn về mặt thời gian phù hợp cho các đối tượng nên mang nặng tính hình thức.

+ Kinh phí cho hoạt động này không được ấn định cụ thể, thống nhất từ Trung ương mà tuỳ thuộc các địa phương, do đó ở nhiều nơi gặp khó khăn.

-Công tác tuyên truyền kiến thức phổ cập về BLDS:

+ Hình thức tuyên truyền, phổ biến BLDS trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhược điểm như: Thông tin tản mạn, không có hệ thống, gây khó khăn cho việc tiếp thu, khó khăn trong việc lưu giữ, khai thác sử dụng lâu dài, đôi khi tiếp nhận tin thiếu chính xác, đầy đủ cũng gây thắc mắc hoặc hiểu sai lệch cho người nghe, người đọc, người xem chuyên mục này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đội ngũ tuyên truyền viên, biên tập viên cho chuyên mục này cũng còn hạn chế, chưa có đủ đội ngũ chuyên trách, chưa thu hút, tập hợp được nhiều chuyên gia, chuyên sâu lĩnh vực này tham gia. Chưa có một cơ chế phối hợp tuyên truyền hữu hiệu nhất để vừa tiết kiệm về công sức tiền bạc, vừa đạt hiệu quả cao nhất, trái lại thường làm theo kiểu đơn phương, tự phát nên có chỗ thì trùng lặp nhau, có chỗ bỏ trống không đáp ứng yêu cầu, vừa lãng phí vừa kém hiệu quả. Đó là những vấn đề đạt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm hình thức tuyên truyền, giáo dục này để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa BLDS vào cuộc sống. Đây là một hình thức phong phú, hấp dẫn, sát hợp mọi đối tượng nên phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.

+ Qua cuộc thi này, cũng hình thành được cơ chế phối hợp, các thành phần phối hợp từ Trung ương xuống địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ở đây thấy rõ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương đối với địa phương, vai trò của UBND trong việc thống nhất lãnh đạo, điều phối các ngành trực thuộc, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với tổ chức khác và đối với cán bộ, đảng viên, vai trò chủ trì phối hợp của ngành tư pháp...Nơi nào sử dụng tốt các mối quan hệ và sử dụng đúng vị trí vai trò của các chủ thể nói trên thì phát huy tốt hoạt động, tháo gỡ được mọi khó khăn, vướng mắc và đạt được mục tiêu mong muốn, còn nơi nào làm trái “quy luật” thì sẽ vướng mắc và kém hiệu quả, nếu không muốn nói là thất bại. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật là một hình thức hấp dẫn, sinh động, song cùng nhiều khó khăn, phức tạp trong tổ chức thực hiện và tốn kém nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Đồng thời nếu làm không tốt thì sẽ phản tác dụng. Vì vậy, để tiếp tục sử dụng hình thức này trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Bộ luật dân sự nói riêng và pháp luật nói chung phải có tổng kết rút kinh nghiệm một cách đầy đủ về cuộc thi ‘Tìm hiểu Bộ luật dân sự” lần này.

Mục tiêu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BLDS còn chưa được định ra một cách rõ ràng. Đến nay, còn nhiều ý kiến khác nhau trong vấn đề mức độ hiểu biết của nhân dân về BLDS đến đâu là phù hợp. Khi vấn đề này chưa được giải quyết một cách thấu đáo thì chắc chắn sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BLDS sẽ không thể đảm bảo, từ đó hạn chế đáng kể đến vai trò của BLDS trong cuộc sống.

VIII. CÁC KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI.

1.    Các kiến nghị liên quan đến cơ quan Nhà nước.

1.1.Về các nguyên tắc chung chỉ đạo việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước để đảm bảo thi hành Bộ luật luật dân sự

Để việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức nhằm góp phần đảm bảo thi hành BLDS một cách đồng bộ, hiệu quả, cần quán triệt một số nguyên tắc sau đây:

-Giảm bớt chi phí giao dịch dân sự tới mức tối thiểu. Thực hiện nguyên tắc này tức là Nhà nước cần quy định rõ ràng, cụ thể ranh giới các giao dịch mà Nhà nước cần can thiệp, quản lý. Mức phí đăng ký giao dịch dân sự phải được điều chỉnh một cách hợp lý. Giảm tới mức tối đa sự can thiệp không cần thiết của Nhà nước vào các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo quyền tự do ý chí của các chủ thể, quy định rõ ranh giới của quyền tự do ý chí trong các giao dịch dân sự phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Cần đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức không có quyền lực Nhà nước được làm tất cả những gì pháp luật không cấm.

- Nâng cao hiệu lực hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Tuy Bộ luật dân sự chỉ là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lĩnh vực dân sự chỉ là một bộ phận của đời sống xã hội, nhưng việc đảm bảo thi hành triệt để Bộ luật có liên quan tới toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước. Vì thế, kiện toàn cơ chế đảm bảo thi hành Bộ luật cũng là một bộ phận cấu thành của tiến trình cải cách Bộ máy Nhà nước. Đây là vấn đề rất lớn và rất phức tạp. Giải quyết vấn đề này cần phải thực thi các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tăng lương hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước để khuyến khích sự gắn kết của cán bộ, công chức Nhà nước với Bộ máy Nhà nước. Đồng thời tăng cường kỷ luật đối với viên chức Nhà nước. Áp dụng các tư tưởng, tinh thần, công nghệ quản lý tiên tiến và hiệu quả nhằm nâng cao năng suất làm việc của bộ máy nhà nước, tinh giảm biên chế. Xây dựng cơ chế thi đua, cạnh tranh trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thưỏng phạt nghiêm minh, kịp thời.

Thứ hai, rà soát việc phân công, phân nhiệm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, củng cố và phân định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân, tập thể nhằm tránh hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cán bộ, công chức có thẩm quyền.

Thứ ba, phân định rõ công việc mà Nhà nước cần thực hiện, công việc nào cần xã hội hoá (giao cho các cá nhân, tổ chức không có quyền lực Nhà nước đảm trách), nhằm giảm nhẹ gánh nặng quản lý của Nhà nước.

1.2.Những kiến nghị cụ thể.

1.2.1Cơ quan hành chính:

-Phân định rõ thẩm quyền của các cấp, ban ngành với nhau: Cụ thể là giữa Chính phủ với UBND, giữa UBNĐ các cấp với nhau, giữa các Bộ quản lý ngành với các UBND, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đó.

- Nhanh chóng xúc tiến việc thành lập các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và cơ quan gửi giữ tài sản theo mô hình phù hợp.

- Kiện toàn cơ quan bán đấu giá tài sản, tổng kết kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của cơ quan bán đấu giá tài sản trong thời gian vừa qua, nhanh chóng khắc phục những bất cập trong việc tổ chức cơ quan bán đấu giá tài sản. Có cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, đất đai để xã hội hoá dịch vụ bán đấu giá tài sản, khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Xây dựng các cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động một cách hiệu quả giữa các ngành trong công tác bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Cần xây dựng cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp hiệu quả hơn nữa, để đưa công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đi vào nề nếp. Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật của người dân về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

-Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng. Việc công chứng chỉ nên giới hạn ở việc xác nhận một sự kiện có thật, không bắt công chứng viên phải có trách nhiệm chứng nhận tính hợp pháp của nội dung công chứng. Ở các thành phố, tỉnh có nhu cầu công chứng cao, cần bố trí đầy đủ số biên chế và số phòng công chứng đầy đủ. Nên chăng, riêng với hoạt động công chứng, Nhà nước bắt buộc các cơ quan công chứng phải hoạt động cả ngày thứ Bảy, để đáp ứng nhu cầu công chứng ngày càng tăng của người dân. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho cán bộ UBND thực hiện việc công chứng.

Củng cố hơn nữa bộ máy chính quyền ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tăng cường hoạt động giải quyết các công việc cho dân theo kiểu lưu động (tức là cán bộ chính quyền đến tận nhà người dân vận động và giải quyết công việc cho dân).

1.2.2.Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân:

Tổ chức bộ máy làm việc đủ nhân lực (trình độ chuyên môn), kinh phí theo kịp với khối lượng công việc được giao trong tất cả các cơ quan Nhà nước đặc biệt là trong đội ngũ làm công tác xét xử.

Hoàn thiện hơn nữa thẩm quyền của Toà án: quy định rõ hơn thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự của Toà án nhân dân với các cơ quan giải quyết khiếu tố trong Bộ máy hành chính, nhất là các vụ án về đất đai. Phân định rõ thẩm quyền của Toà dân sự với Toà kinh tế trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Nên quy định, chỉ có Toà án cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự liên quan tới quyền tác giả. Hoàn thiện hơn nữa chế độ hội thẩm nhân dân theo hướng trong xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, chỉ nên quy định một hội thẩm nhân dân tham dự.

Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử các tranh chấp về quyền tác giả ở Toà án. Trong tương lai, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm ở một số nước trong việc thành lập các Toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ nói chung và trong lĩnh vực quyền tác giả nói riêng nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn. Đặc biệt cần quy định vấn đề thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan tới quyền tác giả trong các văn bản luật mang tính ổn định, ví dụ: Pháp lệnh, Luật, Bộ Luật bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Vì hiện tại, việc xác định thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp được quy định rõ ràng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, tuy nhiên thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền tác giả thì mói được quy định trong Công văn hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao số 97/KHXX. Nên thực hiện xã hội hoá công tác bảo hộ quyền tác giả thông qua thành lập các hiệp hội quản lý tập thể về quyền tác giả. Hiệp hội này sẽ đóng vai trò làm người trung gian giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với những người có nhu cầu sử dụng tác phẩm trong việc ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm, mức thù lao cho tác giả và các vấn đề khác có liên quan.

Hoàn thiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân: trao cho Viện kiểm sát thẩm quyền khởi tố các vụ án dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do có nội dung trái pháp luật và đạo đức xã hội, khởi tố các vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, người hạn chế năng lực hành vi khi những người đại diện của những đối tượng kể trên không khởi kiện hoặc khi chính người đại diện xâm hại lợi ích của người được giám hộ, người bị hạn chế năng lực hành vi. Nên quy định trách nhiệm tham gia tố tụng dân sự của Viện kiểm sát trong tất cả các giai đoạn nhằm góp phần đảm bảo chất lượng xét xử dân sự của Toà án.

1.2.3.Cơ quan thi hành án dân sự:

Hoàn thiện thẩm quyền của cơ quan thi hành án theo hướng: quy định rõ cơ chế và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan công an, UBND và cơ quan thi hành án trong việc xác minh tài sản của đối tượng phải thi hành án, trong việc cưỡng chế thi hành án, để các bên không đùn đẩy nhau đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án.

1.2.4.Tổ hoà giải

Kiện toàn các tổ hoà giải và tăng cường công tác hoà giải trong nhân dân. Khuyến khích các hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng chính sách, hoạt động dịch vụ tư vấn pháp luật.

Thực hiện được các giải pháp kể trên chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng áp dụng BLDS, nâng cao hiệu lực tác động và vai trò của BLDS đối với đời sống xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

2.Các kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện phổ biến, giáo dục Bộ luật dân sự thống nhất, sâu rộng trong mọi đối tượng, mọi địa bàn dân cư. Trong khi xây dựng các Dự án Luật, cần ấn định cả phần kinh phí tương xứng cho việc phổ biến giáo dục pháp luật tạo điều kiện thiết yếu để hoạt động này có hiệu quả. Ngoài ra, nên quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp và UBND các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế đã khẳng định rằng việc phổ biến giáo dục pháp luật phải là nhiệm vụ của UBND các cấp, của các Bộ, Ngành chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp do các cơ quan này không có đủ thế và lực để đảm tránh nhiệm vụ nặng nề và phức tạp ấy. Để có một thể chế chuẩn trong phổ biến giáo dục pháp luật thì những quy định trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và của các Bộ, Ngành liên quan đòi hỏi phải có các điều kiện đảm bảo cụ thể. Thêm nữa, cần phát huy vai trò, tác dụng và vị trí của Ban tuyên giáo cấp tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một văn bản của Bộ Chính trị hay của Thường vụ Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện Bộ luật như một số văn bản trước đây của Đảng đối với việc thi hành Bộ luật Hình sự (Chỉ thị 84 của Ban bí thư) hay với việc thi hành Hiến pháp 1992...

Thứ hai, phải có tài liệu phổ biến giáo dục Bộ luật một cách thống nhất, phù hợp cho các đối tượng cần phổ biến giáo dục, phù hợp với đặc thù vùng, miền. Thống nhất đầu mối điều hành và quản lý về mặt Nhà nước đối với các tài liệu, ấn phẩm phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật một cách thống nhất.

Thứ ba, tiếp tục tổ chức tập huấn những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự cho các đối tượng như:

-Các chủ Doanh nghiệp, có thể đưa vào các câu lạc bộ của các nhà doanh nghiệp để phổ biến giáo dục Bộ luật có hiệu quả hơn (hình thức này sinh động và thu hút được các nhà doanh nghiệp).

- Các báo cáo viên các bộ hoà giải cơ sở, thông tin viên, tuyên truyền viên về pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương...chứ không thể chỉ dựa vào báo cáo viên, chuyên gia của Bộ Tư pháp hay một số ngành Nội chính như đã tiến hành phổ biến giáo dục Bộ luật dân sự trong thời gian vừa qua.

Thứ tư, cần có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và thống nhất giữa các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chung về công tác tư tưởng, thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng như Ban tư tưởng văn hoá Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hoá - thông tin, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan Nội chính, ngành giáo dục - đào tạo.v.v.. để thống nhất chương trình, nội dung phổ biến giáo dục Bộ luật hàng năm hoặc trong một thời gian ngắn với từng đối tượng cụ thể; Có sự phân phối chặt chẽ trong việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm từng khâu,từng giai đoạn một để có những giải pháp, những nội dung, hình thức giáo dục mới thích hợp và có chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Thứ năm, duy trì thường xuyên, ổn định việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục Bộ luật dân sự trên các Báo, đài ở Trung ương, địa phương với sự tham gia của nhiều cơ quan như hình thức mở chuyên mục pháp luật, giải đáp của chuyên gia, luật sư, tư vấn pháp luật trên báo, đài, vv… Với thời lượng phát sóng và nội dung pháp luật phù hợp hơn. Tăng cường thể loại phóng sự phản ánh việc tổ chức thực hiện Bộ luật, đưa tin Toà án về các Vụ dân sự điển hình và có tác dụng giáo dục tốt.

Thứ sáu, trên cơ sở kinh nghiệm cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự vừa qua, sớm tổng kết rút kinh nghiệm để có thể tiếp tục mở một số cuộc thi có đề tài pháp luật khác với hình thức khác như chương trình SV96 hay bảy sắc cầu vồng mà đài truyền hình Trung ương đã làm hoặc mở các cuộc để đố vui pháp luật có thưởng ở các câu lạc bộ sinh viên, câu lạc bộ, các nhà Doanh nghiệp, trong các trường học, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc ít người.v.v..., chọn lựa những nội dung cơ bản, thiết yếu của Bộ luật dân sự có liên quan đến một số đối tượng, công chức Nhà nước, thành viên học sinh, các chủ doanh nghiệp....để in các tờ giấy, sách pháp luật bỏ túi nhằm phổ biến giáo dục rộng rãi có hiệu quả Bộ luật dân sự.

Thứ bảy, xác định rõ mục tiêu của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS, trong đó, cần phải nhận thức rõ rằng, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BLDS hoàn toàn không có tham vọng biến tất cả các công dân thành các chuyên gia về luật dân sự mà thực ra chỉ nên giúp họ hiểu được những vấn đề cốt yếu và thiết thân nhất đối với bản thân cuộc sống hàng ngày của họ.

Thứ tám, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của thị trường dịch vụ pháp lý và tăng cường công tác trợ giúp pháp lý.

3.Các kiến nghị về xây dựng pháp luật

Đã đến lúc đặt ra vấn đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự đồng thời xây dựng các văn bản pháp luật như đã nêu ở phần trước như:

-                                                                 Luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản.

-                                                                 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại Việt nam.

-                                                                 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ dân sự của người Việt nam ở nước ngoài

-                                                                 Nghị định của Chính Phủ ban hành Quy chế nhận giữ tài sản để thực hiện nghĩa vụ.

-                                                                 Nghị định ban hành Quy chế mua bán, cho thuê nhà sử dụng vào mục đích khác không phải để ở.

-                                                                  Nghị định về quản lý nhà ở và sở hữu nhà ở.

-                                                                  Nghị định về bồi thường thiệt hại tinh thần.

……………….

Qua nghiên cứu một cách toàn diện các biện pháp góp phần đưa Bộ luật dân sự vào thực tiễn cuộc sống kể trên chúng ta có thể thấy rằng:

1.Bộ luật dân sự là một bộ luật lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam và nhìn chung được người dân đánh giá là một bộ luật có vai trò quan trọng và mật thiết với đời sống của người dân. Từ khi ra đời, Bộ luật đã được đông đảo người dân tiếp nhận.

2. Trong quá trình Bộ luật đi vào đời sống thời gian qua, Bộ luật đã bước đầu phát huy được vai trò quan trọng của mình đối với giao lưu dân sự và cuộc sống mỗi người dân là “góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc...”[27] góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vàn minh.

3. Qua việc nghiên cứu, đánh giá các biện pháp cần thực hiện để đưa Bộ luật dân sự vào thực tiễn đời sống, cho thấy rằng, việc đưa Bộ luật đến với người dân thời gian vừa qua đã được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tương đối tích cực. Tuy nhiên, để Bộ luật tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình,trở thành cẩm nang cho các ứng xử của người dân trong đời sống, việc đưa Bộ luật dân sự đến với người dân cần được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa. Làm được điều này đòi hỏi sự cố gắng lán từ phía các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và cả người dân.

4. Qua hơn 5 năm thi hành Bộ luật dân sự, với những chuyển biến mới trong điều kiện kinh tế, xã hội của quá trình đổi mới toàn diện đất nước, Bộ luật cũng đã bắt đầu bộc lộ những bất cập, gây cản trở giao lưu dân sự, kinh tế, đòi hỏi việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật là cần thiết và nên sớm được thực hiện.


Phần thứ hai

CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỂ TÀI

Chuyên đề 1

VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM

THỰC HIỆN BỘ LUẬT DÂN SỰ.

Nguyễn Văn Hoan

Trường Đào tạo các chức danh tư pháp - Bộ Tư pháp

 

Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, nhiều cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm thực hiện Bộ luật dân sự.

I. UBND

UBND là một chính phủ ở địa phương. Với tư cách là một cơ quan thẩm quyền chung, UBND có chức năng quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương. Địa vị pháp lý của UBND được xác định tại Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND. Với chức năng quản lý mọi mặt trong đời sống xã hội ở địa phương, nhiệm vụ của UBND bao trùm nhiều lĩnh vực do Bộ luật dân sự điều chỉnh. Điều đó cũng có nghĩa là những nhiệm vụ của UBND được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND được cụ thể hoá và chi tiết hoá rất nhiều trong Bộ luật dân sự theo yêu cầu của Luật dân sự.

Bộ luật dân sự mở rộng quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND về nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong việc thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương về đất đai, hộ tịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1. Về hộ tịch.

Theo điều 56 Bộ luật dân sự, người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải bảo vệ trẻ sơ sinh cùng với quần áo, đồ vật thấy ở trẻ sơ sinh và báo ngay cho UBND xã phường thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất. UBND có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Khi được thông báo về người chết không rõ tung tích, UBND cấp xã, tuỳ theo trường hợp người chết có hay không có địa chỉ mang theo người mà làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật. Khi nhận được thông báo về người chết trên phương tiện giao thông, UBND cấp xã cũng phải làm thủ tục cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết. Đối với người bị Toà án tuyên bố là đã chết mà còn sống, UBND cấp xã căn cứ vào quyết định của Toà án hủy bỏ việc đăng ký khai tử và xóa tên trong sổ khai tử.

2. Về giám hộ.

UBND cấp xã nơi cư trú của người giám hộ có chức năng đăng ký việc giám hộ. Nếu người thân thích không cử được người giám hộ, thì UBND cấp xã có trách nhiệm cùng các tổ chức xã hội tại cơ sở cử người giám hộ hoặc đề nghị tổ chức từ thiện đảm nhận việc giám hộ. UBND cấp xã có trách nhiệm công nhận việc cử người giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của UBND cấp xã nơi người giám hộ cư trú. Khi cần chuyển giao người giám hộ, đại diện UBND cấp xã phải có mặt để chứng kiến. Trường hợp người được giám hộ chết, UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông báo về việc này.

3.Về tài sản vắng chủ

UBND cấp xã nơi có tài sản vắng chủ thực hiện giám sát việc quản lý tài sản vắng chủ.

Một nhóm thẩm quyền của UBND đáng lưu ý qua nghiên cứu các chế định của Bộ luật dân sự là chứng nhận giao dịch dân sự và chứng nhận quyền sở hữu. Quyền hạn này có ý nghĩa đặc biệt bởi lẽ, chính trên cơ sở giao dịch dân sự mà các quyền, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể được phát sinh, thay đổi hay chấm dứt.

Có thể kể hàng loạt các hành vi pháp lý đơn phương hoặc các hợp đồng dân sự cần phải lập thành văn bản, làm thủ tục và đăng ký tại Công chứng Nhà nước hoặc UBND cấp có thẩm quyền: chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, hợp đồng thế chấp tài sản, bảo lãnh, một số hợp đồng dân sự khác, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng ủy quyền, từ chối nhận di sản, lập di chúc, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản.

Khi được thông tin về tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm mà người phát hiện không biết ai là chủ sở hữu, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo để tìm chủ sở hữu, quyết định giao cho người phát hiện, hay giao cho cơ quan nào giữ gìn bảo quản?

5.Tổ hợp tác.

UBND cấp xã có nhiệm vụ chứng thực hợp đồng hợp tác của những tổ hợp tác được thành lập ở địa phương và xoá khỏi danh sách khi được thông báo về việc chấm dứt các tổ hợp tác đó.

6.Thừa kế.

UBND cấp xã có nhiệm vụ chứng thực văn bản di chúc, chứng thực bản sao di chúc.

II. Toà án nhân dân

1.Nhiệm vụ chung của toà án nhân dân.

Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 1992 quy định nhiệm vụ chung của TAND. TAND có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 12 Bộ luật dân sự cũng quy định trách nhiệm của Toà án trong việc bảo vệ quyền dân sự. Theo quy định này, tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Các quyền dân sự bao gồm và quyền nhân thân và quyền tài sản. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác:

a. Công nhận quyền dân sự của mình

b.Buộc chấm dứt hành vi vi phạm

c.Buộc xin lỗi, cải chính công khai

d.Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

e.Buộc bồi thường thiệt hại

f.Phạt vi phạm.

Điều 27 Bộ luật dân sự nhấn mạnh vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân đó có quyền: 1. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 2. Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

Đồng bộ với việc quy định Toà án có nhiệm vụ bảo vệ quyền dân sự, điều 13 Bộ luật dân sự quy định bản án, quyết định của Toà án là căn cứ để xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Vấn đề tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Theo điều 19 Bộ luật dân sự thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, để thực hiện được các quyền kể trên, cá nhân phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Chỉ có Toà án mới có quyền tuyên bố một cá nhân bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 24 Bộ luật dân sự quy định: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 25 Bộ luật dân sự quy định: người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật do Toà án chỉ định, trừ giao dịch nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày (điều 25). Đây là những quy định mới so với pháp luật dân sự hiện hành. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng chưa có quy định việc tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án.

3.Thẩm quyền trong lĩnh vực hộ tịch.

Những vấn đề liên quan đến hộ tịch như khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, quyền thay đổi họ tên... Pháp luật hành chính quy định về đăng ký hộ tịch nhưng đối với pháp luật dân sự thì những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch rất quan trọng về thừa kế, nuôi con nuôi... Bộ luật dân sự quy định về hộ tịch từ điều 54 đến điều 66 trong đó có một số điểm mới trong việc đăng ký hộ tịch so với pháp luật hiện hành như đăng ký việc giám hộ, xác định dân tộc, mất tích....Một khi cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch thì đương sự có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

4.Vấn đề tuyên bố mất tích hoặc chết.

Như đã trình bày ở trên, một trong những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là xác định công dân mất tích hoặc đã chết. Bộ luật dân sự với tư cách là luật nội dung đã quy định đầy đủ chế định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, về thời gian được coi một người đã chết hoặc mất tích, về quản lý tài sản của người đã chết hoặc mất tích...Những vấn đề đó được quy định từ Điều 84 đến điều 93 Bộ luật dân sự. Toà án có vai trò đặc biệt trong việc tuyên bố hoặc huỷ quyết định tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích. Việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích do Toà án giao.

5.Trong lĩnh vực giao dịch dân sự.

Bộ luật dân sự quy định Toà án có quyền tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Điều 136 Bộ luật dân sự quy định, giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại điều 131 của Bộ luật này thì vô hiệu. Với tư cách là hình thức chủ yếu của giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự cũng bị áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu. Bộ luật dân sự quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức (điều 137), giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (điều 138), giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (điều 139), giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ (điều 142), giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không có nhận thức được hành vi của mình(điều 443), giap dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (điều 140). Theo quy định tại điều 145 Bộ luật dân sự, trong các trường hợp quy định tại các điều 140, điều 141, điều 143 thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự là 1 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với giao dịch dân sự được quy định tại các điều 137,138 và 139 thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là không bị hạn chế. Theo quy định tại điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Toà án còn có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp về ký kết và thực hiện các hợp đồng dân sự. Pháp lệnh này chưa quy định cho Toà án có thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Đối với hợp đồng thuê nhà, khoản 3 Điều 490 Bộ luật dân sự quy định: “ Đối với hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ 2 năm trở lên, nếu bên cho thuê nhà đã cải tạo, nâng cấp, thì có quyền tăng giá thuê nhà nhưng phải báo cho bên thuê nhà biết trước ít nhất là 3 tháng, kể từ thời điểm hoàn thành việc cải tạo nâng cấp. Khi người thuê không đồng ý với sự tăng giá thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp. Giá thuê nhà mới sẽ do Toà án quyết định căn cứ vào sự tăng lên của giá trị sử dụng sau khi sửa chữa, cải tạo”. Một trong những vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự là người đại diện theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự, một trong những người đại diện theo pháp luật là người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

6.Trong lĩnh vực về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ Điều 606 đến Điều 624. Bộ luật dân sự quy định những vấn đề thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 612 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, điều 614 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, điều 615 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm...Trong các trường hợp trên, Bộ luật dân sự quy định, trong từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người xâm phạm đến tài sản, tính mạng, danh dự, uy tín của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất. Ngoài biện pháp trên, đối với những trường hợp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì Toà án buộc người xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai (Điều 615 Bộ luật dân sự).

7. Trong vấn đề xác lập và bảo vệ quyền sở hữu.

Trong lĩnh vực này, tòa án giữ vai trò rất quan trọng. Điều 154 Bộ luật dân sự quy định bản án, quyết định của Toà án là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu, ví dụ: quyết định chia tài sản của Toà án ... Bộ luật dân sự còn quy định những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu. Một trong những căn cứ đó là tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định cuả Toà án (Điều 259) hoặc tài sản bị tịch thu sung công quỹ theo quyết định của Toà án khi chủ sở hữu phạm tội (điều 262 Bộ luật dân sự).

Toà án nhân dân có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu. Bảo vệ quyền sở hữu là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước. Quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật hình Sự. Toà án nhân dân - cơ quan của Nhà nước có một trong những nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân. Điều 265 Bộ luật dân sự quy định: “ Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự tự nguyện chấm dứt thì có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”. Trong hoạt động xét xử, Toà án áp dụng các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp dân sự, buộc người đó phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đổng hoặc Toà án có thể áp dụng chế tài hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm tội xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân...

8. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.

Trong lĩnh vực này, Toà án có nhiệm vụ xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp (Các Điều 796, 800, 804, 816 Bộ luật dân sự).

III. Những vấn đề liên quan đến thẩm quyển của Viện kiểm sát Nhân dân được quy định trong Bộ luật dân sự.

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định. Đối với các vụ án dân sự, pháp luật quy định Toà án vừa có quyền thụ lý, điều tra vừa có quyền giải quyết vụ án. Do đó, để có một bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật thì kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khi giải quyết vụ án dân sự là một đòi hỏi vừa cấp thiết vừa là một tất yếu khách quan. Là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án, pháp luật giao cho Viện kiểm sát nhân dân quyền khởi tố vụ án dân sự. Do đặc điểm của tố tụng dân sự là đương sự có quyền tự định đoạt rất cao, nênViện kiểm sát nhân dân chỉ khởi tố một số loại việc theo quy định cũa pháp luật như: huỷ hôn nhân trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú...Khi Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân gửi cho Toà án quyết định khởi tố vụ án và các tài liệu làm căn cứ khởi tố để Toà án thụ lý vụ án. Trên cơ sở đó, Toà án còn điều tra, xác minh thêm để làm sáng tỏ vụ án. Khi Toà án đưa vụ án ra xét xử thì Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tham gia xét xử theo khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Trong thực tế, do còn nhiều hạn chế nên hoạt động trên của Viện kiểm sát nhân dân đạt hiệu quả còn thấp. Do đó để đảm bảo việc thi hành Bộ luật dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cần tăng cường hoạt động này; cần thiết có thể tăng thêm biên chế để đưa hoạt động đó đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài quyền khởi tố vụ án dân sự trên đây, Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền kiểm sát việc thụ lý, điều tra, lập hồ sơ, quyền tham gia tố tụng tại phiên toà, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án khi phát hiện có vi phạm pháp luật theo các quy định của thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm...Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các Điều 58, 59, 60 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Bản kháng nghị là căn cứ pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử mới, làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tố tụng dân sự. Như vậy, thực tiễn đã chứng minh được vai trò rất quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Thiết nghĩ việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân không chỉ là quyền tham gia bất kỳ giai đoạn tố tụng nào nếu xét thấy cần thiết như quy định hiện hành mà cần phải là trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do tính chất đặc thù của việc giải quyết các vụ án dân sự, trong đó Toà án vừa “Đá bóng vừa thổi còi”.

IV.Cơ quan Công an

Cơ quan Công an có chức năng bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân. Vì vậy, cơ quan Công an được bổ sung nhiều thẩm quyền quan trọng trong Bộ luật dân sự.

Khi được thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, Công an có trách nhiệm lập biên bản về tình trạng của đứa trẻ, những tình tiết liên quan đến đứa trẻ bị bỏ rơi, như địa điểm, không gian, thời gian phát hiện đứa trẻ bị bỏ rơi, quần áo, đồ vật thấy ở đưa trẻ. Công an sẽ tham gia với UBND cấp xã tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

Khi nhận được tin người chết không rõ tung tích, Công an có nhiệm vụ điều tra, khám nghiệm, và tham gia với UBND về việc làm thủ tục khai tử.

Khi nhận được tin người chết trên phương tiện giao thông, cơ quan Công an phải tiến hành nghiệp vụ điều tra, khám nghiệm, phối hợp với UBND địa phương liên hệ với chính quyền nơi ở của nạn nhân để làm các thủ tục khai tử.

Khi được tin nghi vấn về nguyên nhân chết của một người, cơ quan Công an có nhiệm vụ khám nghiệm, điều tra và cho kết luận giám định.

Đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bỏ quên, khi được thông báo, cơ quan công an có trách nhiệm lập biên bản, nhận giữ hoặc giao cho người phát hiện gìn giữ, thông báo công khai để trả cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

V.Cơ quan bán đấu giá tài sản.

Trong Bộ luật dân sự có một số điều quy định về việc bán đấu giá tài sản. Ngày 19/12/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. Người bán đấu giá còn bỏ ngỏ tại khoản 2 điều 452 Bộ luật dân sự, nay được quy chế xác định là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do sở tư pháp trực tiếp quản lý hoặc các tổ chức kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp do Sở tư pháp quản lý về nghiệp vụ”

Cơ quan bán đấu giá tài sản có trách nhiệm tổ chức việc bán đấu giá tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố hoặc thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận thì theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, cơ quan bán đấu giá tài sản sẽ ký hợp đổng với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp và tổ chức việc bán đấu giá tài sản cầm cố hoặc thế chấp đó.

VI. Cơ quan Công chứng Nhà nước.

Cơ quan Công chứng Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm thi hành Bộ luật dân sự trong cuộc sống.

Trong giao dịch dân sự nói chung và trong việc chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, giao kết hợp đồng (hợp đồng gửi giữ, hợp đồng ủy quyền...) nếu pháp luật quy định phải thể hiện bằng văn bản và phải được Công chứng Nhà nước thì phải được công chứng. Nếu các bên không tuân theo, thì giao dịch dân sự đó là giao dịch dân sự vi phạm về hình thức luật định và sẽ bị coi là vô hiệu.

Thời điểm giao kết hợp đồng được tính từ thời điểm công chứng. Trong trường hợp hợp đổng được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng Nhà nước, thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức ấy.

Bộ luật dân sự đã quy định các giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn bản và phải có công chứng Nhà nước đó là: việc cầm cố tài sản (Điều 330), bảo lãnh (Điều 367), hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán bất động sản, bán đấu giá bất động sản (Điều 455), hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 454), hợp đồng tặng cho bất động sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ 6 tháng trở lên, hợp đồng thuê khoán tài sản.

Công chứng Nhà nước có vai trò đặc biệt lớn lao trong lĩnh vực thừa kế.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và người từ chối nhận di sản phải báo cho Cơ quan Công chứng Nhà nước nơi có địa điểm mở thừa kế. Cơ quan Công chứng Nhà nước có trách nhiệm chứng nhận văn bản di chúc, lưu giữ văn bản di chúc và công bố di chúc.

VII. Việc gửi giữ tài sản

Việc gửi giữ tài sản có thể chia làm 2 loại là (1) gửi giữ có tính chuyên nghiệp và (2) gửi giữ không có tính chuyên nghiệp.

Gửi giữ không có tính chuyên nghiệp thường là gửi giữ trong trường hợp cầm cố hoặc thế chấp. Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản cầm cố như nghĩa vụ của người nhận cầm cố tài sản. Cụ thể là:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản như tài sản của chính mình

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác.

- Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý.

- Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

- Bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố, nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố.

Quyền của người thứ ba giữ tài sản cầm cố.

- Được nhận thù lao và thanh toán chi phí bảo quản tài sản theo thoả thuận.

- Được khai thác công dụng và hưởng hoa lọi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận.      

Với trường hợp thế chấp tài sản: Thông thường bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Nhưng nếu hai bên thoả thuận thì giao tài sản cho người thứ ba giữ.

Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sẩn thế chấp gồm:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp như tài sản của chính mình, nếu làm mất hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì phải bồi thường.

- Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp.

- Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp như đã thoả thuận.

Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp:

- Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi từ tài sản thế chấp nếu có thoả thuận.

- Được trả thù lao và được thanh toán các chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Gửi giữ có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có giấy phép, có đăng ký về hoạt động gửi giữ tài sản. Đương nhiên, nếu hai bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên cầm cố, bên nhận cầm cố thoả thuận thì cũng có thể hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi giữ chuyên nghiệp để gửi giữ tài sản cầm cố hoặc tài sản thế chấp.

Nghĩa vụ của bên giữ tài sản:

- Bảo quản tài sản như đã thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

- Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi;

- Báo kịp thời bằng văn bản cho bên gưi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu huỷ tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi phải thanh toán chi phí;

- Phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Quyền của bên giữ tài sản:

- Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận;

- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi giữ không trả tiền công;

- Có thể yêu cầu bên gửi tài sản nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không thời hạn;

- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu do bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.

VIII. Trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với thiệt hại do họ gây ra trong khi thi hành công vụ.

Điều 78 Hiến pháp 1992 quy định: “ các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân” và Điều 74 Hiến pháp cũng quy định: “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”.

Bộ luật dân sự đã đề cao quyền con người - một nguyên tắc trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thể hiện vị trí trung tâm của con người trong xã hội. Bộ luật dân sự không nhũng tạo khung pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình mà còn đưa ra những khả năng khôi phục quyền dân sự bị xâm phạm bằng cách quy định các chế tài có tính chất bắt buộc có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa vi phạm. Để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự đã quy định việc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 632, 633).

Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng được hiểu là biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong các chế tài của trách nhiệm dân sự. Bộ luật dân sự kế thừa những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Thông tư số 173/UBTP ngày 23.3.1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh giữa giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã giao kết.

Trách nhiệm dân sự là một chế định truyền thống trong luật dân sự. Tuy vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là vấn đề mới mẻ và chưa từng được luật hoá do quan niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín là vô giá, không thể định lượng và bù đắp bằng giá trị vật chất. Bộ luật dân sự, ngoài việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, còn đưa ra chế tài bồi thường thiệt hại về tinh thần (Điều310). Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vật chất và tinh thần cho người khác phải chịu trách nhiệm dân sự (trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) tức là phải khắc phục các hậu quả xấu xẩy ra bằng tài sản của mình. Điều 615 Bộ luật dân sự quy định về việc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: “ Tuỳ từng trường hợp, ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Toà án quyết định người gây thiệt hại do xâm phạm danh dự, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm”.

Bộ luật dân sự dành hàng loạt điều khoản (từ Điều 615 đến Điều 633) quy định về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, trong đó có bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (Điều 623, 624).

Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là những biện pháp cưỡng chế và cùng dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật là bù đắp tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại. Nhưng trách nhiệm dân sự có xuất phát điểm từ nghĩa vụ dân sự và chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền” (Điều 308 Bộ luật dân sự ). Trong khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra là hậu quả của hành vi vi phạm quy chế công vụ. Nếu như ở trách nhiệm dân sự chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật là “người có nghĩa vụ” phải trực tiếp bồi thường thiệt hại, thì theo Điều 623 Bộ luật dân sự, cơ quan Nhà nước phải bồi thường thiệt hại thay cho công chức, viên chức đã gây ra. Trách nhiệm dân sự là quan hệ pháp luật được khái quát hoá bởi sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra được đặc trưng bởi mối quan hệ bất bình đẳng giữa Nhà nước và công dân.

Hoạt động của Nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật công và chức năng của Nhà nước được bảo đảm bởi hàng loạt các cơ quan Nhà nước, mà cụ thể hơn là đội ngũ công chức, viên chức. Các quyết định hành chính và các hành vi hành chính chỉ xuất hiện khi Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công, khi các cơ quan Nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình với tư cách là những pháp nhân công pháp. Thực tế người dân nhìn nhận pháp luật qua lăng kính người áp dụng các quy phạm cụ thể, thông qua các quyết định và hành vi của mỗi công chức, viên chức. Bởi lẽ, khi thực hiện chức trách, người công chức hoạt động không phải với tư cách cá nhân, mà nhân danh một cơ quan nhất định và rộng hơn nữa là đại diện cho Nhà nước.

Việc phân biệt trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra theo tiêu chí tính chất quan hệ giữa các chủ thể sẽ thực sự có ý nghĩa đối với nhũng quốc gia mà pháp luật chia làm hai mảng luật công và luật tư. Điều này chi phối thẩm quyền xét xử của các cơ quan Tư pháp và dẫn đến một tư tưởng thống trị: nếu tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực tư thì Toà án dân sự giải quyết và nếu trong lĩnh vực công thì Toà án hành chính giải quyết.

Bộ luật dân sự đã quy định 6 phương thức bảo vệ quyền dân sự, trong đó có buộc bồi thường thiệt hại (Điều 12). Khi quyền của một chủ thể bị xâm phạm, thì chủ thể đó có thể tự mình yêu cầu Toà án hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ mình khỏi bị xâm phạm.

Đối chiếu với quy định của Điều 13 Bộ luật dân sự, nghĩa vụ dân sự của cơ quan nhà nước quản lý người công chức có hành vi sai trái nói trên sẽ phát sinh trong 2 trường hợp: - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; - Có quyết định của Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác.

Điều 610 Bộ luật dân sự quy định: các bên có thể thoả thuận về mức, hình thức và phương thức bồi thường ... Như vậy, nghĩa vụ dân sự của cơ quan Nhà nước có người công chức, viên chức gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật thông qua đàm phán và thoả thuận với bên bị thiệt hại mà không cần có sự can thiệp của mang tính quyền lực Nhà nước. Theo chúng tôi, hoàn toàn hợp lý và xác đáng khi đề ra nguyên tắc hoà giải trong giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra - một nguyên tắc được đề cao trong quan hệ dân sự.

3. Trong các trường hợp khác, khi các bên không đạt được thoả thuận, thì áp dụng nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Có nghĩa là, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của cơ quan nói trên được xác lập từ quyết định của Toà án hay cơ quan Nhà có thẩm quyền khác và có thể bị cưỡng chế thực hiện.

4. Những nguyên tắc trên đây là cần, nhưng có lẽ chưa đủ đối với bồi thường thiệt hại trong trường hợp hết sức đặc biệt quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự. Sẽ là phù hợp và trung thành với tinh thần điều luật nếu quy định nguyên tắc trách nhiệm của công chức, viên chức có lỗi trong khi thi hành công vụ hoàn trả khoản tiền mà cơ quan Nhà nước đã bồi thường cho người bị hại.

5. Nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”, có lẽ, chỉ nên áp dụng với cơ quan Nhà nước, mà không phải từng công chức cụ thể. Bằng quyết định của mình, cơ quan Nhà nước có thể miễn, giảm trách nhiệm hoàn trả cho công chức trên cơ sở xét tính chất, mức độ và điều kiện phạm lỗi công vụ, nhân thân, hoàn cảnh, khả năng kinh tế và thành tích công tác của người đó. Từ đây, nên tạo dựng một nguyên tắc như tính cho việc hoàn trả dựa trên ý tưởng: mức hoàn trả không nhất thiết phải tương đương với thiệt hại thực tế mà người công chức gây ra. Đây là vấn đề cần hết sức tế nhị, bởi lẽ việc quy định chế độ trách nhiệm của công chức, tựu trung lại, là nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ công chức mạnh, năng động và dám quyết định trong mọi trường hợp, không thụ động chờ mệnh lệnh cấp trên.

Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước gây ra, về ý tưởng, phải được xây dựng trên tinh thần hướng tới lẽ công bằng và sự họp lý. Do vậy, không thể không tính đến hoặc bỏ qua những yếu tố mang tính bổ trợ góp phần tạo dựng một khung pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp xung quanh việc bồi thường này, đó là ấn định các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả.

Xuất phát từ quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình” và đảm bảo tính khả thi của quyết định về bồi thường, theo chúng tôi, nên quy định hai tình huống dẫn tới khả năng giảm mức bồi thường cho cơ quan Nhà nước: - Gây thiệt hại quá lớn do lỗi vô ý; - Người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý.

Đối với việc bồi hoàn, có thể quy định trường hợp miễn trách nhiệm của người công chức trực tiếp gây thiệt hại nhưng đã hành động theo mệnh lệnh của cấp trên. Pháp lệnh cán bộ, công chức đề cập tới quyền của cán bộ, công chức từ chối thi hành mệnh lệnh khi có căn cứ rõ ràng mệnh lệnh đó là trái pháp luật với điều kiện phải báo cáo ngay với người ra lệnh. “Nến người ra lệnh vẫn giữ nguyên quyết định thì cán bộ, công chức phải chấp hành nhưng có quyền báo cáo với cấp trên của người ra lệnh và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó”. (Điều 8 Pháp lệnh cán bộ, công chức).

IX. Một số kiến nghị.

Bộ luật dân sự điều chỉnh một phạm vi rất rộng lớn các quan hệ xã hội – với tính chất hết sức phức tạp- các quan hệ dân sự. Chúng ta đang dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật dân sự. Do đó, việc nghiên cứu, đóng góp những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Bộ luật dân sự trong cuộc sống không phải là một việc dễ dàng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau:

1. Về việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của UBND

Để Bộ luật dân sự đi vào cuộc sống và để UBND phát huy một cách tích cực vai trò của mình trong việc đảm bảo thi hành văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng này, cần nghiên cứu, tiến hành các công việc sau đây:

- Hoàn thành các thể chế hành chính, xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất và đồng bộ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của UBND.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ luật dân sự theo ủy quyền lập quy.

- Củng cố mô hình UBND hoạt động ở tất cả các loại hình đơn vị hành chính- lãnh thổ, chú trọng xây dựng bộ máy UBND cấp xã.

- Cải tiến thủ tục cung cấp dịch vụ từ phía UBND theo mô hình “một dấu, một cửa”.

- Tăng cường chế độ trách nhiệm của chủ tịch UBND và cá nhân mỗi thành viên UB trong việc cung cấp các dịch vụ cho người dân.

- Xã hội hoá một số công việc qua thử nghiệm nhằm giảm gánh nặng quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Hướng dẫn UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách xuất bản sách dưới dạng cẩm nang công tác chính quyền địa phương.

2. Về hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Toà án

Bộ luật dân sự là một văn bản pháp luật quan trọng của Nhà nước ta. Nó giữ một vị trí rất đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để Bộ luật dân sự phát huy hết tác dụng của mình, trước hết Nhà nước cần sớm ban hành Bộ luật tố tụng dân sự bởi vì Bộ luật dân sự được coi như luật về nội dung do đó cần phải có văn bản tương ứng về hình thức, đó là Bộ luật tố tụng dân sự. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29.11.1989 tuy vẫn còn có hiệu lực thi hành nhưng đã tỏ ra không còn phù hợp với thực tế hiện nay của nước ta. Điều đó được thể hiện ở một số điểm sau đây:

a. Bộ luật dân sự quy định thêm nhiều loại vụ, việc mới cho Toà án mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự trước đây chưa quy định: ví dụ thẩm quyền tuyên bố một cá nhân là bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi. Lần đầu tiên Bộ luật dân sự quy định đầy đủ về chế định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, trong đó có những quy định về việc yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt và áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt khỏi nơi cư trú (Từ Điều 84 đến Điều 87 Bộ luật dân sự). Đây là nhiệm vụ mới mà Bộ luật dân sự đã quy định cho Toà án.

b. Ngay những việc mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định thuộc thẩm quyền của Toà án, đến nay cũng cần phải xem xét lại và phải sửa đổi cho phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Ví dụ, những tranh chấp về lao động tuy vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân nói chung nhưng hiện nay nước ta đã ban hành Bộ luật lao động, đã có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động thì những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của Toà lao động, một phân toà trong Toà án nhân dân, giải quyết theo thủ tục riêng do Pháp lệnh kể trên quy định.

Mặt khác, một số vụ việc như: việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về quản lý hộ tịch, những việc khiếu nại danh sách cử tri...có nên được tiếp tục giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hay nên giao cho Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính? bởi vì đây là việc khiếu kiện giữa cơ quan công quyền với công dân; hơn nữa, những vụ việc trên nếu được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì sẽ đảm bảo nhanh gọn hơn. Hiện nay, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa giao các vụ việc trên cho Toà hành chính giải quyết. Nhưng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên nghiên cứu giao cho Toà hành chính giải quyết các vụ việc kể trên.

c. Về vấn đề hộ tịch, Điều 54 Bộ luật dân sự quy định: “ Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quỵền xác nhận các sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ tên, quốc tịch, xác nhận dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Ngày 10.10.1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch. Khoản 2 Điều 92 Nghị định này quy định: “Việc giải quyết khiếu nại về hộ tịch được thực hiện theo thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại”. Do đó nếu người khiếu nại về hộ tịch không khiếu nại tiếp lên cơ quan hành chính cấp trên thì việc giải quyết sẽ giao cho Toà hành chính”.

d. Trong Nghị quyết của Quốc hội ngày 28.10.1995 về việc thi hành Bộ luật dân sự quy định Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.1996 vì một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh đã được đưa vào Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, có một số quy định của Pháp lệnh kể trên không được nêu trong Bộ luật dân sự: các loại tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, nhất là các khiếu nại về xâm phạm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại đó và thẩm quyền của Toà án về giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 thì tranh chấp liên quan tới việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính; Toà án chỉ giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp cho người không có thẩm quyền sở hữu công nghiệp hoặc bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp không đúng tác giả và những tranh chấp về tiền thù lao về chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp. Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc trên là Toà án cấp tỉnh. Những vấn đề trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự, nhưng hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự chưa được ban hành, do vậy đã xuất hiện một khoảng trống vì Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 đã hết hiệu lực từ 1.7.1996. Do đó nếu những tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp xuất hiện thì toà án nào có thẩm quyền giải quyết?

Đặt trong bối cảnh của cải cách tư pháp, chúng tôi xin có một vài ý kiến nhỏ về vấn đề tổ chức Toà án. Toà án vẫn được tổ chức theo cấp hành chính như hiện nay hay nên thành lập, tổ chức Toà án theo khu vực? Toà án ở các nước khác được thiết lập không theo nguyên tắc hành chính-lãnh thổ như ở nước ta; để tránh trình trạng mỗi địa phương là một “Nhà nước con” và đề đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, nên chăng nước ta không nên tổ chức Toà án theo nguyên tắc hành chính-lãnh thổ như hiện nay.

Trong khi nghiên cứu, soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự thì vấn đề thẩm quyền của Toà án cũng nên xem xét lại về thẩm quyền nội dung cũng như thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi cấp Toà án. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì phần lớn các vụ án sự sơ thẩm do Toà án nhân đâncấp huyện đảm nhiệm, Toà án cấp tỉnh chỉ giải quyết những vụ việc khi có đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, các việc về tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp và những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nhưng được Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Toà án cấp tỉnh còn có nhiệm vụ giải quyết theo trình tự phúc thẩm nhiều vụ án dân sự. Do đó theo chúng tôi, nên chăng cần tăng cường thẩm quyền xét xử dân sự cho Toà án cấp huyện vì trong điều kiện mở cửa, hợp tác, hội nhập với nước ngoài thì các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, các vụ án dân sự về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ngày càng nhiều. Nếu cứ giao vụ việc đó cho Toà án cấp tỉnh thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng quá tải đối với Toà án cấp tỉnh.

Để đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, nước ta đã thay chế độ bầu bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán theo nhiệm kỳ 5 năm. Đó là một bước tiến lớn, tuy nhiên để cho thẩm phán yên tâm công tác, tạo điều kiện cho họ học hỏi, trau dồi nghiệp vụ, nên chăng cần thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời.

Một vấn đề nữa cũng cần phải xem xét là chế độ Hội thẩm nhân dân. Điều 16 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: “Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân”. Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, do dân, vì dân từ trong bản chất. Do vậy có cần thiết phải duy trì chế độ hội thẩm nhân dân? Và nếu duy trì thì tỷ lệ một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân như quy định trên đã hợp lý? Trong khi chức năng xét xử được pháp luật quy định là chức năng riêng biệt của Toà án thì tỷ lệ một thẩm phán hai hội thẩm và nhất là quy định khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán theo chúng tôi là không hợp lý bởi vì:

1. Hội thẩm nhân dân không phải là những người chuyên làm công tác xét xử, rất ít người trong số họ có trình độ pháp lý ở bậc đại học, do vậy khi tham gia xét xử bản thân hội thẩm nhân dân gặp không ít khó khăn, thường lúng túng, bị động.

2. Điều 16 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định phiên toà sơ thẩm, sơ chung thẩm phải có một thẩm phán và hai hội thẩm; do trình độ chuyên môn của hội thẩm nhân dân bị hạn chế, nên thẩm phán cũng gặp không ít khó khăn khi phải bàn bạc, thảo luận những vấn đề có tính chất chuyên môn với hội thẩm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng các bản án và quyết định của Toà án.

3. Trong thực tế, một số hội thẩm do không có điều kiện tham gia xét xử thường xuyên do đó còn gây khó khăn cho Toà án khi mở phiên toà.

Từ những điều đã được phân tích trên đây, chúng ta thấy một vấn đề đặt ra là có nên duy trì chế độ hội thẩm và nếu duy trì thì tỷ lệ hội thẩm là bao nhiêu cho thích hợp? Việc bầu, việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chế độ đãi ngộ cho hội thẩm cần phải như thế nào...để nâng cao vai trò đích thực của hội thẩm, bớt tính hình thức để đảm bảo chất lượng các phán quyết của Toà án. Do vậy, cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngày 14.5.1993.

3. Về các giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Hiện nay trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm tồn tại một số vướng mắc sau đây:

- Thủ tục cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản còn phiền hà. Trong những trường hợp phải có chứng nhận của UBND cấp huyện thì đối với cá nhân, tổ chức ở vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành thủ tục.

- Nhiều loại tài sản không được dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vì không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Khi cầm cố những tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, bên cầm cố không thể sử dụng, khai thác tài sản, vì phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ. Ngoài ra, không ít tài sản sẽ được hình thành trong tương lai như các công trình xây dựng, tàu thuyền đang đóng... không được dùng để bảo đảm nên đã hạn chế các cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, một số trường hợp đặc biệt phải có quy định của Tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng. Ngược lại đã xảy ra không ít trường hợp dùng một tài sản để cầm cố, thế chấp nhiều nơi, nâng giá trị tài sản quá cao so với thực tế để được vay nhiều vốn.

- Nhiều trường hợp bên cầm cố, thế chấp bán tài sản cầm cố, thế chấp trong khi pháp luật không cho phép.

- Việc xử lý tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do bên bảo đảm chây ỳ, trốn tránh, không chịu giao tài sản đã bán cho người mua, mặt khác pháp luật chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm, (chẳng hạn thiếu thủ tục buộc bên bảo đảm phải thi hành nghĩa vụ của mình một cách nhanh chóng như cưỡng chế không qua tố tụng tư pháp, thiếu quy định về việc bảo vệ bên thứ ba ngay tình là bên nhận bảo đảm...). Cho nên một khối lượng lớn tài sản cầm cố, thế chấp không xử lý được đã gây nên tình trạng nợ quá hạn, đóng băng trong tín dụng ngày một gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đầu tư vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Từ thực trạng trên, đề tài kiến nghị Chính phủ cần sớm ban hành một văn bản về giao dịch bảo đảm nhằm hướng dẫn thi hành các quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự nói riêng và trong pháp luật dân sự nói chung; xây dựng cơ sở pháp lý thống nhất, đầy đủ và phù hợp với lĩnh vực giao dịch bảo đảm nhằm tạo ra sự an toàn, độ ổn định cho sự phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, tín dụng, ngân hàng đặc biệt là các hợp đồng cho vay, đầu tư vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân, trực tiếp góp phần phát triển thị trường tín dụng lành mạnh.

4. Về việc bảo đảm bồi thường thiệt hại cho công dân do cán bộ, công chức Nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ.

Để cụ thể hoá Điều 623, 624 Bộ luật dân sự, ngày 3.5.1997, Chính phủ đã ra Nghị định 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra. Bộ tài chính cũng đã ra thông tư số 38/TT-BTC ngày 30.3.1998 và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ đã ban hành thông tư số 54/TT-TCCP ngày 4.6.1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định 47/CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc áp dụng các văn bản này vẫn còn có những khó khăn vì:

a. Nghị định 47/CP chưa phân biệt rõ việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra vi phạm quy tắc quản lý hành chính với việc giải quyết bồi thường thiệt hại do những vi phạm trong hoạt động tố tụng dân sự, hình sự (bắt giữ người, tạm giữ, tạm giam, truy tố xét xử oan sai...).

b. Chưa có tiêu chí và cách thức tính mức độ thiệt hại (ví dụ một người bị tạm giam oan sai thì thiệt hại được tính như thế nào trong các trường hợp là cán bộ, công chức, người làm nghề tự do....).

c. Chưa tạo ra cơ chế bình đẳng mang tính chất dân sự để người bị thiệt hại tham gia tích cực vào quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại và thủ tục bồi thường.

d. Ngân sách bồi thường thiệt hại chưa được xác định rõ ràng. Việc lập dự toán ngân sách về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra theo từng cấp tài chính chưa đủ sức thuyết phục.

Theo chúng tôi, để giải quyết triệt để vấn đề bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ cần:

- Nghiên cứu để làm rõ thủ tục bồi thường thiệt hại khắc phục các điểm a, b, c trên đây.

- Lập một ngạch bảo hiểm: “ Bồi thường thiệt do cán bộ, công chức gây ra” để có kinh phí bồi thường thiệt hại. Có như vậy mới bảo hộ được toàn diện và triệt để cho người dân khi họ là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật do ngưòi thỉ hành công vụ gây ra.


Chuyên đề 2:

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ.

TS. Hoàng Thị Ngân

Vụ Pháp luật hành chính – hình sự - Bộ Tư pháp

I. Chế định UBND trong lịch sử lập pháp Việt Nam.

Chế định chính quyền địa phương nói chung và UBND nói riêng là một nhóm quy phạm thường trực và truyền thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tạo dựng cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống các cơ quan chính quyền Nhà nước ở địa phương. Thể theo đó, "ủy ban hành chính do các Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan hành chính vừa thay mặt cho dân vừa đại diện cho Chính phủ" (Điều 1).

Ủy ban hành chính, theo quy định của Hiến pháp năm 1946, được thiết lập ở tất cả các loại hình đơn vị hành chính-lãnh thổ (khác với Hội đồng nhân dân chỉ được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã và xã) và có trách nhiệm:

- Thi hành các mệnh lệnh của Gấp trên;

- Thi hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y;

- Chỉ huy công việc hành chính trong địa phương (Điều 58, 59 Hiến pháp 1946).

Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 cho đến nay, UBND được xác định là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Điều 87 Hiến pháp 1959, Điều 121 Hiến pháp 1980, Điều 123 Hiến pháp 1992).

Trải qua bốn Hiến pháp, chế định UBND chịu những thay đổi nhất định nhưng tựu chung lại, Quốc hội lập hiến khi quy định về UBND đều xuất phát và kế thừa một số quan điểm chỉ đạo sau đây:

- Xác định địa vị pháp lý của UBND là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân do Hội đổng nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước cơ quan này.

- Thừa nhận tư cách hoạt động của UBND là một cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Tiêu chí để thiết lập hệ thống UBND là việc phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ.

 - Đề cao vai trò quản lý hành chính - nhà nước của UBND trong địa bàn lãnh thổ và trao cho các cơ quan này quyền quyết định những vấn đề có ý nghĩa địa phương.

Cũng chính trên cơ sở những nguyên tắc Hiến định trên đây mà Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 1962, 1983, 1989 và 1994 đã quy định thẩm quyền của UBND theo hướng phân định chức năng và hai mảng hoạt động chính:

1. Chấp hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và đảm bảo thi hành hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn độc lập với tư cách là một cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung.

Tiếp theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi), ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo ủy quyền lập pháp đã ban hành Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và UBND ở mỗi cấp. Sẽ là cần nhưng chưa đủ nếu nghiên cứu chế định UBND theo hướng đổi mói tổ chức, kiện toàn bộ máy chính quyền địa phương mà Đại hội Đảng VIII đề ra chỉ dựa trên các nguồn văn bản kể trên.

Ngày 28/10/1995 đã ghi nhận một sự kiện pháp lý quan trọng: Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua một đạo luật đồ sộ và có ý nghĩa đặc biệt - Bộ luật dân sự. Mặc dù văn bản quy phạm pháp luật này không hướng phạm vi điều chỉnh tới hoạt động quản lý Nhà nước nhưng cũng dành hàng loạt điều khoản quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo và thúc đẩy giao lưu dân sự. Một trong những loại hình cơ quan Nhà nước nói trên chính là UBND các cấp.

II. Vai trò của UBND trong việc đảm bảo thi hành Bộ luật dân sự.

1. Khái quát chung.

Trong số các tư tưởng và nguyên tắc chủ đạo làm cơ sở cho việc xây dựng Bộ luật dân sự phải kể đến: Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước, tăng cường quản lý các sinh hoạt xã hội bằng pháp luật theo định hướng XHCN; phát huy dân chủ, công bằng xã hội bằng việc công nhận và bảo vệ quyền của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

Là một văn bản có tính pháp điển hoá cao, Bộ Luật dân sự đã thu hút và quy tụ trong nó hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung liên quan tới vấn đề quản lý Nhà nước đối với các giao dịch dân sự đồng thời cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực dân sự.

Cần phải nhấn mạnh rằng, hơn bốn mươi điều khoản của Bộ luật dân sự có chứa quy định về UBND được chuẩn bị trên tinh thần tôn trọng và đảm bảo sự thống nhất với văn bản pháp luật chuyên ngành. Điều này có ý nghĩa rằng Bộ luật dân sự không làm thay đổi địa vị pháp lý, thẩm quyền cũng như phạm vi hoạt động của UBND mà ngược lại chi cụ thể hoá những nhiệm vụ của cơ quan này trong một số lĩnh vực quản lý. Ý nghĩa của các quy định này là ở chỗ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật khẳng định ưu thế, tính trội của văn bản có cùng hiệu lực pháp lý nhưng ban hành sau: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà cơ quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau" (Điều 80 Khoản 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Từ việc nghiên cứu chế định chính quyền địa phương trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cùng với kinh nghiệm nước ngoài, có thể tổng kết một số lĩnh vực hoạt động đặc trưng và mang tính truyền thống của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương như sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Quản lý hoạt động kinh doanh

- Quản lý trật tự trị an

- Quản lý con người

- Cung cấp các dịch vụ công.

Đối chiếu với những mảng công tác này, Bộ luật dân sự có phần nghiêng về những nhiệm vụ của UBND trong việc thực hiện chức năng quản lý con người và cung cấp các dịch vụ công.

Phân cấp quản lý hành chính và xác định nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể ở mỗi cấp là việc làm phù hợp với lợi ích và yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Tuy vậy, do tuân thủ một số nguyên tắc trong kỹ thuật lập pháp, do mục đích và đối tượng điều chỉnh, Bộ luật dân sự đã có sự cân nhắc trong cách thể hiện, sử dụng các cụm từ khác nhau khi nhắc tới chủ thể quản lý này. Một số điều khoản nói tới "uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn", một số khác "UBND cấp có thẩm quyền" hoặc "cơ quan Nhà nước có thẩm quyền". Do vậy, lấy cấp ủy ban làm tiêu chí phân định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này trong việc đảm bảo thi hành Bộ luật dân sự là phương án khó có thể được chấp nhận.

Theo chúng tôi sẽ là hợp lý và logic nếu lấy phạm vi điều chỉnh, bố cục của Bộ luật dân sự làm cơ sở nghiên cứu các nhóm nghiên cứu các nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định của chính văn bản này.

2. Vai trò của UBND trong việc xác nhận tình trạng nhân thân và bảo vệ quyền của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

Cá nhân là một chủ thể phổ biến nhất trong giao lưu dân sự. Để tham gia quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự" (Điều 16 Bộ luật dân sự). Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gắn liền với những sự kiện pháp lý mà về phần mình là căn cứ để xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền, nghĩa vụ. Bộ luật dân sự đặc biệt nhấn mạnh hai sự kiện pháp lý có liên quan tới năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là "sinh ra" và "chết" (Điều 16 Khoản 3): "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết".

Bên cạnh đó, Bộ luật còn liệt kê hàng loạt các sự kiện quan trọng khác mà việc xác nhận chúng theo thủ tục đăng ký hộ tịch là quyền và nghĩa vụ của mỗi người. "Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác đinh dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch" (Điều 54 Bộ luật dân sự).

Nếu so sánh giữa chế định hộ tịch của Bộ luật dân sự (Điều 54, Điều 66) và Điều lệ đăng ký hộ tịch được ban hành trước đó (Nghị định 04/CP năm 1961) có thể phát hiện một số điểm khác biệt như sau:

-           Về phạm vi điều chỉnh:

Bộ luật dân sự

Điều lệ đăng ký hộ tịch

Sinh, tử, kết hôn

Ly hôn

Không

Giám hộ

Không

Nuôi con nuôi

Không

Nhận con ngoài giá thú, nhận cha, mẹ đẻ

Thay đổi họ, tên, quốc tịch

Xác định dân tộc

Không

Không

Cải chính ngày, tháng, năm sinh

Các sự kiện khác

 

 

- Về thẩm quyền xác nhận

Nếu như Điều lệ đăng ký hộ tịch coi ủy ban hành chính cơ sở là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xác nhận những sự kiện kể trên thì ở Bộ luật dân sự, UBND cấp xã chỉ đăng ký việc giám hộ (Điều 58) và khai tử cho người bị Toà án tuyên bố là đã chết (Điều 63 Khoản 2 Bộ luật dân sự). Nếu như Điều lệ đăng ký hộ tịch quy định "ủy ban hành chính đứng khai sinh" cho trẻ bị bỏ rơi (Điều 4) thì ở Bộ luật dân sự, UBND cấp xã tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và cá nhân, tổ chức này phải khai sinh cho trẻ em đó (Điều 56).

Hay nói cách khác, Bộ luật dân sự chỉ dự định một số sự kiện pháp lý mà đích danh UBND cấp xã có thẩm quyền xác nhận. Trong những trường hợp còn lại như đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh (Điều 55), đăng ký kết hôn (Điều 57), đăng ký nhận nuôi con nuôi (Điều 59), khai tử (Điều 60), đăng ký việc thay đổi họ, tên, quốc tịch (Điều 65), cải chính hộ tịch (Điều 66), Bộ luật dân sự không khẳng định rõ cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận mà nhường chỗ cho các văn bản pháp luật về hộ tịch, hôn nhân và gia đình.

Hiện nay, bằng việc ban hành Nghị định số 83/1998/NĐ'CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch[28] và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, các vấn đề kể trên đã được giải quyết một cách cơ bản. Việc xác định những cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký hộ tịch tại các văn bản này được tiến hành trên cơ sở tôn trọng những quy định về phân cấp quản lý hộ tịch của Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và UBND ở mỗi cấp (năm 1996), đặc biệt là UBND xã, phường, thị trấn "tổ chức việc đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật" (Điều 75 Khoản 5 Pháp lệnh vừa nêu).

Chương II Nghị định 83/1998/NĐ-CP đã quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của UBND ở mỗi cấp trong việc đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương. Theo đó, UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý hộ tịch trong địa phương thông qua các hoạt động như chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch đối với UBND các cấp, xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương, trực tiếp đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh ở địa phương cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. UBND cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch. UBND cấp xã có vai trò đặc biệt trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương, cụ thể là đăng ký sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, khai tử quá hạn, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi. Đồng thời, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND cấp xã ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên... (Điều 11 Nghị định 83/1998/NĐ-CP). Nghị định này cũng xác định cụ thể thủ tục, trình tự, trách nhiệm của UBND mỗi cấp, Chủ tịch UBND trong việc xác định các sự kiện hộ tịch.

Vai trò của UBND trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự được thể hiện một cách rõ nét qua chế định giám hộ. Tại đây, UBND cấp xã được xác định là cơ quan có thẩm quyền giám sát việc giám hộ (Điều 68), cử người giám hộ (Điều 72), công nhận việc cử người giám hộ (Điều 74), quản lý tài sản của người được giám hộ (Điều 81), giám sát việc thanh toán tài sản của người được giám hộ (Điều 83).

Ngoài công tác quản lý hộ tịch, đảm bảo thực hiện quyền nhân thân của cá nhân, UBND góp phần xác nhận tư cách pháp lý của một chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự - đó là tổ hợp tác. UBND cấp xã chứng thực hợp đồng hợp tác (Điều 120) và "Trong trường hợp chấm dứt tổ hợp tác phải báo cho UBND cấp xã đã chứng thực hợp đồng hợp tấc" (Điều 129).

Tựu trung lại, cùng với các cơ quan Nhà nước khác, UBND góp phần đáng kể trong việc bảo vệ quyền, lọi ích hợp pháp của cá nhân, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự. Bằng hoạt động quản lý với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND đảm bảo thi hành, đưa một quy định mang tính nguyên tắc và là thành tựu quan trọng mà Bộ luật dân sự đã đạt được sự thể chế hoá "Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau".

3. Nhiệm vụ của UBND trong việc chứng thực các hợp đồng dân sự.

Hợp đồng, theo phần lớn quan niêm của cac nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, là chế định có tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ pháp luật dân sự. Bởi lẽ về mặt pháp lý, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia và hậu qủa của nó làm phát sinh nghĩa vụ. Cần phải nhấn mạnh rằng, ý chí của các bên giao kết hợp đồng thường là đối lập nhau. Việc dung hoà và đi tới thoả hiệp giữa đề nghị và chấp nhận ở đây chỉ đạt được sự thống nhất về mặt hình thức. Cũng chính vì vậy, mà ngay trong sự thoả thuận khi giao kết hợp đồng đã tiềm ẩn khả năng xảy ra những tranh chấp sau đó.

Lường trước được vấn đề này, Bộ luật dân sự chỉ công nhận nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, còn hình thức hợp đồng là tự do tương đối và hạn chế. 'Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của công chứng nhà nước, chứng thực, đăng kỷ hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định này" (Điều 400).

Thể theo Bộ luật dân sự (Điều 9), trong quan hệ dân sự, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực thì phải có chứng cứ. Như vậy, khi phát sinh tranh chấp, việc chứng minh về việc có hợp đồng hay không hoặc về nội dung của hợp đồng bằng hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bản là một điều kiện cần nhưng chưa đủ. Quyền dân sự của các chủ thể chỉ được pháp luật bảo vệ nếu nó được xác lập từ giao dịch dân sự hợp pháp. Trong ngữ cảnh này, hợp đồng dưới dạng văn bản sẽ có giá trị chứng cứ nếu được xác nhận theo đúng các quy định của pháp luật.

Phần thứ ba của Bộ luật dân sự liệt kê hàng loạt các hợp đồng dân sự cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện: được thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Đó là hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 443), trao đổi tài sản (Điều 459), tặng cho bất động sản (Điều 463), thuê tài sản (Điều 477), thuê nhà ỏ (Điều 489), thuê khoán (Điều 506), ủy quyền (Điều 586).

Đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự thì hầu hết các hợp đồng trên đây là những hợp đồng song vụ và phải được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 409 và Điều 411. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là một vấn để có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng bởi lẽ một trong những căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự chính là hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự, thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như cầm cố tài sản (Điều 330), thế chấp tài sản (Điều 347), bảo lãnh (Điều 367) phải được lập thành văn bản có chứng nhận, của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND.

Như vậy, có thể rút ra rằng, chứng thực là một chức năng, một mảng công tác của UBND hướng tới việc đảm bảo tính hợp pháp của một số loại giao dịch dân sự. Trong điều kiện Nghị định 45/HĐBT đã lỗi thời và mô hình tổ chức công chứng Nhà nước chưa hình thành, Bộ luật dân sự đã lựa chọn cách thể hiện chung nhất, mềm dẻo và ước lệ đối với yêu cầu "phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền".

Sau khi Bộ luật dân sự được thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 và Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 1411/TC-CC hướng dẫn Nghị định 31/CP này. Nghị định 31/CP đã đưa vào phạm vi điều chỉnh của mình việc chứng thực của UBND và khẳng định giá trị pháp lý của hành vi này. Qua quá trình thực hiện, các văn bản này cũng đã bộc lộ những bất cập và ngày 8/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP thay thế Nghị định 31/CP nhưng vẫn kế thừa những quy định hợp lý của Nghị định này và phù hợp với Bộ luật dân sự.

Liên quan đến chức năng chứng thực của UBND, cần phải đề cập tới một số quy định về chuyển quyền sử dụng đất của Bộ luật dân sự. Cụ thể hoá một trong những nội dung quan trọng của Luật đất đai "hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất1' (Điều 3), Bộ luật dân sự đã tạo cho các chủ thể này một số khả năng định đoạt quyền sử dụng đất của mình.

Xuất phát từ nhu cầu quản lý Nhà nước và đặc thù của giao dịch dân sự xung quanh quyền sử dụng đất, Bộ luật dân sự đề ra những điều kiện khắt khe và nghiêm ngặt khi giao kết hợp đồng và coi việc chứng thực các hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất (Điều 701), chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điều 707), thuê quyền sử dụng đất (Điều 716), thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 731) là đặc quyền của UBND. Theo quy định của Luật đất đai (Điều 31), thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND xã, ở đô thị làm tại UBND cấp huyện và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nông thôn làm tại UBND cấp huyện, ở đô thị làm tại ƯBND cấp tỉnh.

3. Nhiệm vụ của UBND trong việc chứng thực di chúc.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Chế định thừa kế theo di chúc đảm bảo quyền của cá nhân định đoạt tài sản của mình ngay cả sau khi chết. Xuất phát từ hiệu lực pháp lý của di chúc là làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế, Bộ luật dân sự đề ra một số điều kiện về tính hợp pháp của di chúc. "Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn" (Điều 655 Khoản 3).

Trong các trường hợp khác, UBND cấp xã chứng thực bản di chúc nếu có yêu cầu từ phía người lập di chúc (Điều 660).

Một điều đáng lưu ý là, tuy Bộ luật dân sự không hướng phạm vi điều chỉnh tới hoạt động quản lý Nhà nước nhưng tại Điều 661, thủ tục lập di chúc tại UBND cấp xã được quy định tương đối chi tiết và cụ thể.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định thẩm quyền của UBND trong việc chúng thực bản sao di chúc sau khi văn bản này được công bố (Điều 675).

III. Kết luận.

Qua việc nghiên cứu trên đây, có thể rút ra rằng: hầu hết các nhiệm vụ của UBND được nhận từ Bộ luật dân sự đều mang nội dung chung nhất - cung cấp dịch vụ chứng thực theo quy định của pháp luật. Phần lớn những công việc này theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm hiện hành khác do UBND cấp xã và cấp huyện đảm nhiệm.

Xây dựng và đảm nhiệm hệ thống chính quyền địa phương ở các quốc gia khác được tiến hành theo xu thế chuyển một số dịch vụ công ra khu vực ngoài, tạo ra sự cạnh tranh và đòn bẩy trong việc nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trong điều kiện nước ta, phương án này khó có thể được chấp nhận và chưa có cơ hội thực sự chín muồi để thử nghiệm nó. Do vậy, việc xác nhận những sự kiện pháp lý quan trọng và chứng thực có giá trị chứng cứ là độc quyền của các cơ quan Nhà nước.

Theo tư duy này, nếu như chủ thể có thẩm quyền cung cấp dịch vụ là vấn đề mang tính nguyên tắc thì thể chế hành chính, thủ tục và trách nhiệm cá nhân cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và quy định một cách chặt chẽ.

Chúng tôi ủng hộ quan điểm: không chấp nhận thị trường tự do, không thả nổi giao dịch dân sự. Tuy vậy, cần dung hòa giữa sự tăng cường quản lý với nhu cầu thúc đẩy giao lưu dân sự sao cho hạn chế đến mức tối đa tác dụng ngược lại của quản lý là phá tính linh hoạt, kịp thời và uyển chuyển của giao dịch dân sự. Giải pháp tối ưu là rút ngắn thời gian giải quyết và quy định một thủ tục cung cấp các dịch vụ công thuận tiện, đơn gĩân. Điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia đang được triển khai một cách sâu rộng trong toàn bộ bộ máy hành chính Nhà nước.

Tựu chung lại, theo chúng tôi, để Bộ luật dân sự đi vào cuộc sống và đề UBND phát huy một cách tích cực vai trò của mình trong việc đảm bảo thi hành văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng này, cần nghiên cứu tiến hành những công việc sau đây:

- Hoàn thiện thể chế hành chính, xây dựng một hệ thống vãn bản thống nhất và đồng bộ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của UBND.

- Ban hành Quy chế hoạt động chung cho UBND và quy chế hoạt động nội bộ của mỗi cấp ủy ban.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Bộ luật dân sự theo ủy quyền lập quy.

- Củng cố mô hình UBND hoạt động ở tất cả các loại hình đơn vị hành chính lãnh thổ, chú trọng xây bộ máy UBND cấp xã.

- Cải tiến thủ tục cung cấp dịch vụ từ phía UBND theo mô hình "một cửa, một dấu".

- Tăng cường chế độ trách nhiệm của Chủ tịch UBND và cá nhân mỗi thành viên ủy ban trong việc cung cấp các dịch vụ cho người dân.

- Xã hội hoá một số công việc thông qua thử nghiệm nhằm giảm gánh nặng quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

- Hướng dẫn UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách xuất bản sách dưới dạng cẩm nang công tác chính quyền địa phương.

 


Chuyên đề 3

VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Lưu Tiến Dũng

Toà án nhân dân tối cao

 

Theo Hiến pháp CHXHCN Việt Nam và Luật tổ chức Toà án nhân dân thì Toà án là cơ quan xét xử, có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Nói đến chức năng của cơ quan xét xử trước hết là phải nói đến việc giải quyết tranh chấp, phân định ai đúng ai sai, xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng đương sự trong vụ án. Điều đó cho thấy các Toà án đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống giao lưu dân sự, trong việc điều chỉnh các quan hệ thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch dân sự.

I. Vai trò của Toà án trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Vai trò của Toà án trong việc xác định nghĩa vụ dân sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng dân sự thì Toà án có thẩm quyền giải quyết các việc sau đây :

1.      Những tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ  theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa  công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức khác.

2.      Những việc về hôn nhân và gia đình.

3.      Những việc tranh chấp lao động.

4.      Những việc xác định công dân mất tích, đã chết.

5.      Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ hộ tịch.

6.      Những việc khiếu nại danh sách cử tri.

7.      Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.

8.        Những việc khác do pháp luật quy định.

Phần lớn những loại việc trên đây là những tranh chấp giữa các bên đương sự về việc phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên đương sự. Trong nhiều trường hợp do nhiều lý do khác nhau, đương sự không tự xác định được nghĩa vụ của mình. Họ không hiểu mình có những nghĩa vụ gì và ở mức độ nào đối với bên kia, từ đó dẫn đến tranh chấp, một hoặc các bên đành phải yêu cầu Toà án giải quyết.

2. Vai trò của Toà án trong việc giải thích cho đương sự về các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ cũng như các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên theo pháp luật nội dung.

Về vấn đề này, cần phải phân định rõ 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, Toà án có nghĩa vụ giải thích đầy đủ cho đương sự về các quyền, nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng. Ví dụ, quyền được xuất trình chứng cứ, quyền được kháng cáo bản án sơ thẩm...nghĩa vụ có mặt tại Toà khi có giấy triệu tập, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, nghĩa vụ thi hành các quyết định của Tòa án…

Trường hợp thứ hai, Toà án không nhất thiết phải giải thích cho đương sự về những quy định của pháp luật vật chất liên quan đến tranh chấp, tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, vì Toà án có nghĩa vụ phải tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự, và muốn việc hoà giải thành công thì một yếu tố đóng vai trò quan trọng là làm thế nào để mỗi bên hiểu được quyền lợi của mình được đến đâu và nghĩa vụ của mình như thế nào. Dó đó, để làm được công việc này, Toà án phải giải thích cho đương sự các quy định của pháp luật vật chất hiện hành liên quan đến tranh chấp mà Toà án đang xử lý. Tuy nhiên không thể nói thẳng cho đương sự rằng, ví dụ trong vụ án này nguyên đơn khởi kiện đúng, bị đơn phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nguyên đơn vật đang chiếm giữ. Bởi lẽ, nếu làm như vậy thì đương sự có thể hiểu rằng Thẩm phán đã có quyết định đối với vấn đề tranh chấp, do đó việc tiếp tụe giải quyết vụ án là không có ý nghĩa, phán quyết của Tòa coi như đã có rồi! Chính vì vậy, việc giải thích các quy định các quy phạm pháp luật vật chất cho đương sự cần phải được thực hiện khá cẩn thận và đặc biệt là phải rất đúng tinh thần của điều luật quy định và phải trung thực, khách quan. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ của Thẩm phán, cán bộ Toà án. Thông qua việc giải thích này đương sự có thể hiểu ra quyền lợi và nghĩa vụ của mình có thể tự rút đơn khỏi kiện hoặc các bên có thể hoà giải thành vói nhau trước sự chứng kiến của Toà án, và khi đó bên có nghĩa vụ dân sự đã thừa nhận nghĩa vụ của mình và chắc rằng sẽ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ.

 

Tại các nước có nền kinh tế phát triển hơn ta thì luật sư đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình tham gia tố tụng. Họ có thể đại diện cho đương sự trước Toà, và như vậy vấn đề giải thích luật cho đương sự sẽ không còn phải đặt ra nữa. Tuy nhiên, vấn đề giải thích các quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng vẫn là việc phải làm.

3. Vai trò của Toà án trong việc bằng mọi biện pháp luật cho phép để tìm ra sự thật vụ án, để từ đó xác định đúng nghĩa vụ của từng bên đương sự

Trong nhiều trường hợp chính các đương sự không biết được sự thật vụ án, không biết được quyền và nghĩa vụ của mình không phải do không hiểu biết pháp luật hoặc hiểu pháp luật một cách khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp người để lại di sản cùng một lúc để lại vài bản di chúc nhưng đều không ghi ngày, tháng lập di chúc, và tất nhiên nội dung của các bản di chúc này khác nhau, do đó các đồng thừa kế không biết được thực hiện theo di chúc nào. Họ yêu cầu Toà án giải quyết việc thừa kế. Toà án cần phải được điều tra xác minh để xác định bản di chúc nào được lập sau cùng. Khi đã xác định dược bản di chúc lập sau cùng có nghĩa đã xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của từng người trong quan hệ đối với di sản để lại.

Theo quy định hiện hành của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án có thể tìm ra sự thật của vụ án thông qua các biện pháp sau đây :

- Lấy lời khai đương sự, người làm chứng về những vấn đề cần thiết liên quan trực tiếp đến vụ án;

- Yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hữu quan hoặc công dân cung cấp bằng chứng có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án;

- Xem xét tại chỗ;

- Trưng cầu giám định;

- Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập Hội đổng định giá tài sản có tranh chấp.

Một điểm khác biệt trong tố tụng dân sự của ta so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống Common Law là Toà án Việt Nam có vai trò rất tích cực trong việc tìm ra sự thật của vụ án (chủ động điều tra, lấy lời khai của nhân chứng, trưng cầu giám định...) trong khi ở các nước khác thì Toà án chỉ nghe các bên đương sự hoặc thông qua luật sư trình bày các chứng cứ thu thập được, luật sư chủ động hỏi các nhân chứng..., sau đó Toà án xem xét và đánh giá toàn bộ chứng cứ hai bên cung cấp và đi đến phán quyết. Vì nhiều lý do khách quan, ở ta đương sự có thể tự mình thu thập được chứng cứ nếu như không có sự giúp đỡ của cơ quan bảo vệ pháp luật (Toà án, Viện kiểm sát), ví dụ đương sự khó có thể được Nhà nước tài liệu liên quan đến vụ án hoặc khó có thể tự mình trưng cầu giám định hoặc lập Hội đồng định giá. Vấn đề này có thể giải quyết được khi Bộ luật tố tụng dân sự và các đạo luật sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành liên quan đến quyền lợi và chức năng của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội....Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận mặt tiêu cực (ít nhất là xét về mặt lý thuyết) trong việc giao cho Toà án chức năng chủ động trong việc tìm ra sự thật vụ án. Đó là nếu thẩm phán không khách quan và vô tư khi thi hành nhiệm vụ điều tra xác minh chứng cứ thì có thể “hướng” hồ sơ thiên về phía mà mình muốn bảo vệ thông qua việc thu thập và khai thác các chứng cứ có lợi cho một bên đương sự. Có thể đây là giả thuyết mà thôi nhưng nếu xét về khía canh khách quan của sư việc thì nếu ta giao cho đương sư trách nhiêm cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lơi của mình và tao cho đương sư moi điều kiên thu thâp đươc càng nhiều càng tốt chứng cứ để trình Tòa, khi không còn khả năng thu thập chứng cứ nữa thì đó là do lỗi của đương sự chứ không phải là do Toà “không khách quan”, hơn thế nữa việc các bên đương sự tự thu thập chứng cứ sẽ giúp cho Toà có nhiều chứng cứ cần thiết và khách quan hơn là tự Tòa đi tìm. Và như vậy, thì với vai trò xem xét đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp để đi đến phán quyết khách quan, công bằng, Toà đã xác định cho đương sự nghĩa vụ của mình để mà thực hiện nó với bên kia. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì đòi hỏi phải nhiều yếu tố khách quan và đồng bộ, ví dụ trình độ dân trí phải được nâng cao, điều kiện vật chất kinh tế - xã hội phải được nâng cao hơn, việc đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán phải được đánh giá và xem xét lại cho phù hợp.

4. Vai trò của Toà án trong việc giúp đỡ đương sự hoà giải để thừa nhận hoặc xác lập nghĩa vụ của mình.

Theo quy định hiện hành của pháp luật tố tụng thì việc tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự là một khâu bắt buộc, không thể thiếu được trong quá trình giải quyết tranh chấp, trừ một số loại việc không được hoà giải như hủy việc kết hôn trái pháp luật, đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản Nhà nước, những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật.v.v...Theo kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy việc hoà giải có ý nghĩa rất quan trọng đối với đương sự trong việc thương lượng thừa nhận nghĩa vụ. Khác với việc thừa nhận nghĩa vụ nêu ở điểm 1.1.1. nêu trên, ở đây thông qua việc hoà giải các bên có thể đi đến thỏa hiệp (chứ không chỉ giới hạn ở việc thừa nhận nghĩa vụ như nêu ở điểm 1.1.1), điều đó có nghĩa trên thực tế có khi họ không có nghĩa vụ đó, hoặc có thể nếu có thì không ở mức như vậy, nhưng sau khi hoà giải các bên đã chấp nhận nghĩa vụ mới phát sinh từ sự tự thoả thuận giữa các bên (thông qua hoà giải) và từ đó các bên phải có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ mới này. Vấn đề là ở chỗ việc hoà giải phải được tiến hành một cách khách quan, vô tư, đúng pháp luật và bảo đảm việc kết quả của việc hoà giải là từ sự tự nguyện thực sự của các bên. Theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì sau 15 ngày kể từ ngày các đương sự hoà giải được với nhau mà không có sự thay đổi ý kiến hoặc không có sự phản đối của Viện Kiểm sát thì Toà án sẽ ra Quyết định công nhận hoặc giải thành. Cần thiết phải thay đổi quy định này, bởi lẽ không nên để cho đương sự tự nguyện hoà giải, và càng không thể để Viện Kiểm sát can thiệp quá sâu đối với quyền tự định đoạt của đương sự. Có thể chỉ cho phép đương sự khiếu nại hoặc Viện Kiểm sát kháng nghị đối với quyết định hoà giải được tiến hành không đúng thủ tục cần thiết mà pháp luật quy định, thẩm phán đã không trung thực hoặc không vô tư, khách quan khi tiến hành hoà giải hoặc việc hoà giải thành đạt được là do cưỡng ép, lừa dối hoặc đe doạ...tức là trái với ý trí tự nguyện của đương sự. Trong mọi trường hợp khi xét thấy việc hoà giải thành không có vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và được dựa trên sự tự nguyện thoả thuận của các bên tham gia hoà giải thì Toà án phải ra Quyết định công nhận hoà giải thành ngay chứ không cần đợi 15 ngày nêu trên.

5. Vai trò của Toà án trong việc kiến nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân không tham gia tố tụng thực hiện các nghĩa vụ dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ án nếu phát hiện thấy cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác không tham gia tố tụng có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự nào đó nhưng chưa thực hiện mà việc thực hiện đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích hoặc trật tự công thì Toà án có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó thực hiện nghĩa vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu hoặc có biện pháp buộc những đối tượng nêu trên thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, trong quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa A và B Toà án phát hiện việc sử dụng đất không đúng mục đích giao đất ở địa phương, Toà án có thể kiến nghị cơ quan quản lý ruộng đất địa phương yêu cầu những đối tượng được giao đất thực hiện đúng các nghĩa vụ của người được giao đất.

6. Vai trò của Toà án trong việc kiến nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân không tham gia tố tụng thực hiện các nghĩa vụ dân sự

Thông qua các văn bản, quyết định của mình, Toà án góp phần không nhỏ trong việc giáo dục, tuyên truyền cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác không tham gia tố tụng tự nhận thức được nghĩa vụ dân sự của mình và từ đó tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Để vai trò này thực sự có hiệu quả trên thực tế, cần phải lưu ý những yếu tố sau:

- Các quyết định, bản án của Toà án phải mang tính thuyết phục cao;

- Đạt được tính thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự. Chúng ta chưa có án lệ, đó là điều hạn chế trong hoạt động của Toà án dẫn đến việc không đảm bảo một cách khá tuyệt đối trong khả năng có thể, tính thống nhất trong việc giải quyết các vụ án có nội dung tương tự. Để khắc phục khuyết điểm này, Toà án nhân dân tối cao thường xuyên (ít nhất mỗi năm một lần) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xét xử hoặc những Hội nghị chuyên đề để tổng kết công tác. Tuy nhiên, công tác này vẫn có những hạn chế nhất định do tính chất Hội nghị cũng như những điều kiện khách quan không cho phép đưa ra đường lối thống nhất áp dụng cho tất cả các loại việc mà chỉ giới hạn ở những loại việc nhất định và tính pháp lý không cao, việc áp dụng không rộng rãi trong tầng lớp nhân dân.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần chú ý nhiều hơn trong công tác giáo dục, tuyên truyền thi hành pháp luật bằng cách phổ biến rộng rãi những quyết định, bản án của Toà án các hình thức phổ thông, đơn giản, dễ hiểu.

II. Vai trò của Toà án trong việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự

Trước hết cần phải nhấn mạnh rằng Toà án không phải là cơ quan cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự. Do đó, Toà án chỉ đóng vai trò là cơ quan bổ trợ cho việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ mà thôi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trong đại đa số các trường hợp người có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì nếu không có sự phối hợp của Toà án thì không thể cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ được.

1. Vai trò của Toà án trong việc tạo cơ sở pháp lý để cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Trong trường hợp đương sự không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có quyền không tự mình dùng các biện pháp vũ lực để cưỡng chế người có nghĩa vụ phải thựchiện nghĩa vụ. Người có quyền chỉ có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, sau khi thời hạn cho thuê nhà đã hết nhưng bên thuê không tự nguyện trả lại nhà cho bên thuê thì bên thuê không thể tự mình cưỡng bức bên thuê trả nhà cho bên thuê được mà chỉ có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc bên thuê phải trả nhà cho mình. Bằng bản án chấp nhận yêu cầu đòi nhà của bên cho thuê và buộc bên thuê phải trả nhà cho bên cho thuê, Toà án đã tạo cơ sở pháp lý để cho cơ quan thi hành án dùng các biện pháp cưỡng chế bên thuê nhà phải trả nhà cho bên cho thuê.

Có thể nêu một ví dụ khác để minh hoạ vai trò của Toà án trong việc tạo cơ sở pháp lý để cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ, đổng thời cũng thấy sự tồn tại những bất hợp lý trong quá trình yêu cầu thực hiện và cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự. Như đã phân tích ở trên, theo Điều 11 Bộ luật dân sự thì không ai được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, do đó mọi tranh chấp cũng như việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mặc dù nghĩa vụ đã rõ ràng đều phải thông qua cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp cho thuê nhà nêu trên mà giữa bên cho thuê và bên thuê không có tranh chấp gì về việc có hay không có hợp đồng cũng như không có tranh chấp gì về các điều khoản của hơp đồng và thời hạn thuê nhà cũng đã hết nhưng do chây ỳ, bên thuê không trả nhà; hay trong ví dụ khác khi A vay của B một khoản tiền có thời hạn nhưng đến hạn A không trả khoản nợ đó, A thừa nhận nợ nhưng hoặc do không có tiền để trả hoặc do chây ỳ không chịu trả, thì người cho thuê nhà trong ví dụ thứ nhất và B trong ví dụ thứ hai thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết vụ án mặc dù hoàn toàn không có tranh chấp về nội dung. Với hợp đồng thuê nhà đã rõ ràng (hoặc hợp đồng vay nợ cụ thể nêu trên) bên có quyền không có yêu cầu cơ quan thi hành án hoặc cơ quan chính quyền cưỡng chế người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ vì các cơ quan đó chưa được giao nhiệm vụ này. Vấn đề là ở chỗ Toà án chẳng cần phải điều tra, xác minh hoặc lấy lời khai nhân chứng hoặc trưng cầu giám định gì (vì nghĩa vụ đã được thừa nhận) nhưng Toà án vẫn phải thực hiện các bước tố tụng bắt tiến hành hoà giải giữa các bên, ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, tống đạt quyết định này cho đương sự không đến thì phải hoãn cho đến lần sau (nếu cũng đã triê tập hợp lệ mà không đến mới có quyền xử lý vắng mặt) và mở phiên toà xét xử với sự tham gia của hai hội thẩm nữa. Hơn thế nữa, nếu bên có nghĩa vụ lại cố tình không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bằng cách kháng cáo bản án sơ thẩm thì nghi, vụ cũng chưa được thực hiện thông qua việc cưỡng chế mà không phải đợi bản án phúc thẩm - một bản án về nội dung không thể có gì khác là y án sơ thẩm. Tại giai đoạn phúc thẩm này, Toà cũng vẫn phải mở phiên toà xét xử với sự tham gia của hai thẩm phán khác. Giả sử tại phiên toà phúc thẩm, Hội đồng xét thấy rằng ở giai đoạn sơ thẩm Toà mới triệu tập bị đơn một cách hợp lệ một lần mà đã đưa ra xử vắng mặt bị đơn (pháp luật tố tụng yêu cầu phải triệu tập hợp lệ ít nhất 2 lần), có nghĩa là cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng, do đó Toà phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại, trong khi trong hồ sơ thể hiện rõ ràng bởi cách chứng cứ khác có hồ sơ trong vụ án....và như thế việc yêu cầu thực hiện và cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự “được kéo dài một cách hợp pháp” bởi quy trình tố tụng hiện hành. Ở một số nước khác, nếu không muốn nói là ở hầu hết các nước phát triển, thì pháp luật đều quy định trình tự giản đơn hơn nhiều trong việc giải quyết các vụ án không có tranh chấp ví dụ như khi bị đơn đã thừa nhận nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp đó có thể chỉ cần một thẩm phán ra quyết định buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành nghĩa vụ (quyết định này có hiệu lực ngay, không bên nào có quyền kháng cáo, không ai có quyền kháng nghị), hay nói cách khác là thẩm phán chỉ “hợp pháp hoá” nghĩa vụ của người có nghĩa vụ thông qua quyết định của mình để tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ.

2. Vai trò của Toà án trong việc cưỡng chế thực hiện những nghĩa vụ dân sự khẩn cấp.

Trong quá trình giải quyết vụ án, theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì Toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ ngay mặc dù nghĩa vụ đó chưa được xác định bằng quyết định hoặc bản án mang tính nội dung về việc xác định nghĩa vụ, bao gồm nhũng biện pháp sau đây:

2.1. Buộc một bên phải thực hiện việc cấp dưỡng

Trong quá trình giải quyết vụ án xin ly hôn hoặc vụ án yêu cầu cấp dưỡng nuôi con của Tòa án có thể ra quyết định khẩn cấp tạm thời buộc một bên (chồng hoặc vợ) phải thực hiện ngay nghĩa vụ nộp cho bên đang nuôi con một khoản tiền cấp dưỡng nhất định để đảm bảo cuộc sống của đứa trẻ. Khoản tiền này được ấn định tạm thời và tương đối cho đến khi Toà án ra quyết định hoặc bản án chính thức phán quyết về nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng.

2.2. Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức chăm non.

Thực chất đây là việc tạm thời giao cho cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nào đó thực hiện nghĩa vụ giám hộ trong thời gian chưa xác định được cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và chưa cử được người giám hộ theo trình tự pháp luật quy định. Người được giao nhiệm vụ này phải thực hiện ngay các nghĩa vụ dân sự quy định tại Chương II mục 5 (giám hộ) của Bộ luật dân sự. Mặc dù pháp luật chưa quy định rõ ràng về nghĩa vụ này nhưng từ mục đích của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời này mà cần phải tìm hiểu nghĩa vụ của người được giao chăm nom tạm thời người chưa thành niên chính là nghĩa vụ giám hộ.

2.3. Trả tiền lương hoặc tiền lao động

Nghĩa vụ trả lương hoặc trả công lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa đó là nghĩa vụ lao động chứ không phải nghĩa vụ dân sự mà ngược lại cần phải hiểu rằng thực chất đó cũng chỉ là nghĩa vụ dân sự mà thôi. Xuất phát từ việc nguồn sống của người lao động là khoản tiền công lao động hoặc tiền lương lao động, nếu khoản tiền này không được trả kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người lao động, cho nên trong vụ án tranh chấp tiền công lao động hoặc tiền lương Toà án có nghĩa vụ ra quyết định khẩn cấp tạm thời buộc người sử dụng lao động phải trả ngay một khoản tiền công lao động hoặc khoản tiền lương hoặc khoản tiền lương nhất định để ổn định cuộc sống trước mắt của người lao động, tính tương đối tương ứng với thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động. Như vậy người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện ngay nghĩa vụ này một cách tự nguyện hoặc bị cưỡng chế thực hiện nếu không tự nguyện, mặc dù nghĩa vụ đích thực của mình trong việc trả công lao động hoặc trả lương cho người lao động và ờ mức độ nào thì còn phải đợi sự phán xét của Toà án sau này:

2.4. Kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán.

Thực chất đây là biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ không được làm công việc nhất định (không chuyển dịch tài sản đang tranh chấp). Ví dụ, giữa A và B đang tranh chấp quyền sở hữu chiếc đồng hồ, trong khi Toà án đang điều tra, giải quyết vụ án, Toà án có thể ra quyết định kê biên chiếc đồng hồ này để tránh việc chuyển dịch quyền sở hữu hoặc tẩu tán chiếc đồng hồ này cho người thứ ba. Nếu Toà án chỉ ra quyết định cấm chuyển dịch chiếc đồng hồ đó thì trong trường hợp người có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ sẽ dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp kê biên tài sản thì tài sản bị kê biên thông thường được giao cho người, cơ quan hoặc tổ chức khác quản lý chứ ít khi giao cho người có nghĩa vụ cấm chuyển dịch tài sản giữ, điều đó có nghĩa, nghĩa vụ không được chuyển dịch tài sản đang tranh chấp thông qua biện pháp kê biên tài sản được thực hiện một cách cưỡng chế. Cũng cần lưu ý rằng trong thực tiễn xét xử, Toà án không chỉ kê biên tài sản đang tranh chấp mà còn kê biên tài sản khác để đảm bảo việc thi hành án sau này. Ví dụ, A kiện B khoản nợ 1 tỷ đồng, B không có tài sản nào khác có thể giá trị tương ứng khoản nợ này ngoài ngôi nhà B đang ở. Toà án có thể ra quyết định kê biên nhà này (mặc dù tài sản tranh chấp không phải là ngôi nhà) và có thể giao cho B tiếp tục quản lý sử dụng đồng thời thông báo với chính quyền địa phương, cơ quan công chứng Nhà nước và cơ quan quản lý nhà đất địa phương về việc kê biên đó để tránh việc chuyển dịch quyền sở hữu ngôi nhà đó cho người thứ ba, với mục đích nếu sau này B không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quyết định tại bản án của Tòa thì cơ quan thi hành án có thể bán đấu giá ngôi nhà này để cưỡng chế B thực hiện nghĩa vụ của mình.

2.5. Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp

Đây là biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc chủ sở hữu không được thực hiện một số công việc nhất định như chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng, quyền chiếm hữu hoặc thay đổi trạng thái vật lý của vật, hay nói cách khác là phải giữ nguyên hiện trạng của vật. Biện pháp này đòi hỏi chủ sở hữu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên cũng có thể kiểm soát hành vi tự nguyện thực hiện của chủ sở hữu, do đó không cần thiết phải áp dụng hình thức kê biên tài sản như nêu ở điểm 4 ở trên. Mặc khác, do đặc tính kinh tế trong việc khai thác, sử dụng của vật không cho phép áp dụng biện pháp kê biên, ví dụ : không thể kê biên tàu bay hoặc tàu thuỷ khi chúng đang bay hoặc đang hành trình trên biển và cũng không cần thiết kê biên chúng khi ta có thể áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch (theo nghĩa rộng) và thông báo lệnh này cho cơ quan đăng ký chúng là đủ.

2.6. Cho thu hoạch và bảo quản vật có liên quan đến việc tranh chấp

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp tài sản mà có tài sản khác phát sinh từ tài sản tranh chấp (sản vật) thì Toà án có thẩm quyền quyết định tạm thời việc xử lý sản vật đó nhằm đảm bảo giá trị kinh tế của sản vật. Ví dụ, A và B tranh chấp vườn cây ăn trái (ví dụ nhãn), trong lúc Toà án chưa có phán quyết về chủ sở hữu vườn cây thì đến mùa thu hoạch nhãn. Toà án ra quyết định tạm thời cho một hoặc hai bên cùng thu hoạch nhãn và bán nhãn. Đây không chỉ đơn thuần là quyền của một hoặc hai bên trong việc thu hoạch và bảo quản sản vật mà thực chất đó là nghĩa vụ dân sự phải thu hoạch và bảo quản sản vật để đảm bảo giá trị kinh tế của sản vật. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ này thì cơ quan thi hành án có biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ và mọi tổn thất do việc không thực hiện nghĩa vụ sẽ do bên không thực hiện nghĩa vụ gánh chịu và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có).

2.7. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện một số hành vi nhất định

Đây là biện pháp khẩn cấp tạm thời mang tính bao quát nhất buộc đương sự phải thực hiện nghĩa vụ dân sự ở hình thức phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định, ở đây vai trò của Toà án trong việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự lại được thể hiện rõ nét. Chỉ thông qua quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án mới có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ nhất định. Ví dụ, trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá, theo yêu cầu của nguyên đơn, Toà án có thể ra ngay quyết định khẩn cấp buộc bên đang bị cho là vi phạm không được đưa vào lưu thông những sản phẩm đang bị coi là vi phạm nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên cũng có những nghĩa vụ mà không thể cưỡng chế thực hiện được, ví dụ nghĩa vụ xin lỗi hoặc những nghĩa vụ do chính bản thân người có nghĩa vụ trực tiếp thực hiện.

3.      Vai trò của Toà án trong việc tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Toà án có vai trò tích cực trong việc tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự, thể hiện ở quyền hạn của một số người có vai trò quan trọng trong việc xem xét lại việc xét xử của Toà án các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, đó là Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những người nêu trên có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự của đương sự theo bản án đã có hiệu lực pháp luật trong thời gian 3 tháng để có thời gian xem xét lại hồ sơ vụ án. Trong trường hợp những người nêu trên ra quyết định kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật thì những người này cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, tức tạm đình chỉ việc cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự cho đến khi có quyết định khác của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trong trường hợp ra quyết định yêu cầ hoãn thi hành án nêu trên thì cơ quan thi hành án có nghĩa vụ phải ra ngay quyết định tạm hoãn thi hành án. Trong cả hai trường hợp hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi hành án, nghĩa vụ dân sự phải được tạm dừng thi hành để một lần nữa xem xét lại tính pháp lý của việc xác định nghĩa vụ dân sự.

Tóm lại: Toà án là một trong những cơ quan bảo vệ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện và cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vai trò này ngày càng nâng cao trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngày nay, khi đã có Bộ luật dân sự, các giao dịch dân sự được đi vào nền nếp hơn và các nghĩa vụ dân sự cũng được xác định một cách rõ ràng hơn. Chính vì vậy cũng cần xem xét sửa đổi những quy định của pháp luật tố tụng hiện hành không còn phù hợp. Cần thiết phải sớm hoàn thiện dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự để sớm được ban hành để đáp ứng yêu cầu của đời sống giao lưu dân sự, nhất là trong việc thực hiện và cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ dân sự.


Chuyên đề 4

VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN TRONG VIỆC THỰC HIỆN VÀ CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN BỘ LUẬT DÂN SỰ

Lê Thị Kim Dung

Cục quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp

 

Bộ luật dân sự được Quốc hội khóa IX Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28.10.1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.07.1996. Đây là một sự kiện pháp lý cực kỳ quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hoạt động lập pháp của nước ta. Bộ luật dân sự là một công cụ hữu hiệu, nơi ghi nhận đầy đủ về quyền và nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cơ quan tập thể và cá nhân trong xã hội. Với Bộ luật dân sự, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các cá nhân đều đã có một cẩm nang chắc chắn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bộ luật dân sự đã tạo hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động, các giao dịch dân sự trong xã hội.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chỉ Bộ luật dân sự là đủ để cho các giao dịch dân sự diễn ra an toàn tuyệt đối. Vì vậy, trong đời sống xã hội vẫn xảy ra những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia các giao dịch dân sự. Một trong những công cụ hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp dân sự là Tòa án nhân dân các cấp. Bộ luật dân sự chính là thước đo cơ bản để Tòa án nhân dân cấp căn cứ vào đó xác định, công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên có tranh chấp. Bằng việc ra các bản án, quyết định, về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác định một cách rõ ràng.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để các quyền và nghĩa vụ đó đi vào cuộc sống, trở thành hiện thực, có thể “sờ nắm” được. Đó chính là nhiệm vụ của giai đoạn tổ chức thi hành án, của các cơ quan thi hành án dân sự. Cùng với Bộ luật dân sự, vấn đề thi hành án các phán quyết của Tòa án càng có ý nghĩa thiết thực trong việc lập lại trật tự kỷ cương, góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, an toàn, làm cho mọi người an cư, lạc nghiệp, hăng hái công tác, phát minh sáng tạo. Bằng hoạt động tổ chức thi hành các bản án của Tòa án theo các quy định của pháp luật, các cơ quan thi hành án dân sự đã góp phần vào việc giải quyết tốt các mối quan hệ trong hành lang pháp luật. Các cơ quan thi hành án dân sự đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện và cưỡng chế thực hiện Bộ luật dân sự bằng hoạt động tổ chức thi hành án, bằng việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự.

1. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án dân sự trong giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật dân sự.

Hoạt động tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trên cơ sở sắc lệnh ngày 10. 10.1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam bộ với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt nam và chính thể cộng hoà", hoạt động của Thừa phát lại[29] tiếp tục được duy trì cho đến năm 1950, có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án về dân sự. Như vậy, với hình thức là Thừa phát lại, ngay từ những ngày đầu, cơ quan thi hành án đã tham gia trực tiếp vào việc tổ chức thi hành các quy tắc sơ khai của pháp luật dân sự Việt nam.

Bên cạnh đó, theo sắc lệnh số 13 ngày 24.1.1946, Ban Tư pháp xã cũng có quyền thi hành những mệnh lệnh của Thẩm phán cấp trên, bao gồm cả bản án, quyết định của Toà án.

Vào cuối năm 1950, tổ chức thi hành án đã có những thay đổi mới. Theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22. 5.1950 "về cải cách bộ máy Tư pháp và tố tụng", công tác thi hành án dân sự được giao cho Thẩm phán Toà án cấp huyện đảm nhiệm.

Cho đến năm 1960, trên cơ sở Luật tổ chức Toà án nhân dân mới được Quốc hội ban hành, tại các Toà án nhân dân địa phương, có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành các bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết định hình sự. Để cụ thể hoá hoạt động tổ chức thi hành án, ngày 13.10 1972, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên. Theo quyết định này, Chấp hành viên được bổ nhiệm tại các Thi án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, huyện, thị xã, và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của toà án dưới sự chỉ đạo của Chánh án, giúp Chánh án kiểm tra công tác thi hành án tại các Toà án nhân dân cấp dưới và Tư pháp xã, tổng kết rút kinh nghiệm về thi hành án tại địa phương.

Nhìn chung giai đoạn này, tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt động của thi hành án chưa được chú trọng, là một hoạt động khép kín trong toà án và tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo của Chánh án toà án địa phương. Toà án nhân dân tối cao (và sau đó là Bộ tư pháp từ năm 1981 đến năm 1992) trong việc quản lý Toà án địa phương mới dừng lại ở vai trò quản lý chung, còn thực tế, việc quản lý đội ngũ cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc thi hành án là do chính quyền địa phương thực hiện. Nhiều năm liền, Toà án chỉ tập trung vào công tác xét xử , còn công tác thi hành án không được quan tâm đúng mức. Như vậy, có thể nói rằng, tuy đã đóng vai trò là cơ quan tổ chức thi hành các phán quyết về dân sự, cơ quan thi hành án chưa thể đảm bảo thực hiện đúng đắn các nguyên tắc của pháp luật dân sự trong cuộc sống.

Ngày 28.8.1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự đầu tiên đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cừờng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động, tạo một bước phát triển mới trong hoạt động thi hành án dân sự. Từ chỗ thẩm phán vừa kiêm nhiệm công tác xét xử và thi hành án, nay đội ngũ cán bộ thi hành án đã được chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các phán quyết của Toà án. Cơ chế mới cho phép kết hợp giữa quyền tự định đoạt của đương sự và tính chủ động của chấp hành viên, tuy nhiên sự chỉ đạo điều hành của cơ chế này vẫn chưa phù hợp. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên vẫn thuộc Toà án, do Toà án trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về kết quả thi hành án. Là "người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án", Chấp hành viên lại chỉ là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, không có quyền năng thực sự để đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình . Mọi quyết định quan trọng trong quá trình thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án. Số cán bộ giỏi thường được bổ sung làm thẩm phán, không được quy hoạch đào tạo thường xuyên, chế độ chính sách thường không được chú ý, quản lý Nhà nước bị buông lỏng. Vì vậy, có lúc , có nơi, công tác thi hành án chưa nghiêm, ảnh hưởng xấu đến việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, gây nên sự bất bình trong xã hội.

Với việc ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 thì các Tòa án nhân dân đảm nhận nhiệm vụ này bên cạnh chức năng xét xử. Tuy vậy, phải đến năm 1989, văn bản pháp lý quan trọng có tính hiệu lực cao trong lĩnh vực thi hành án mới được ban hành – Pháp lệnh thi hành án dân sự được Hội đồng Nhà nước[30] Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28.8.1989. Theo Điều 9 Pháp lệnh thi hành án dân sự thì tại các Tòa án nhân dân địa phương có Chấp hành viên “là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án”. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân. Chấp hành viên được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ Chấp hành viên để sử dụng khi làm nhiệm vụ và được hưởng thang bậc lương riêng theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.[31]

Vào thời điểm tháng 6 năm 1993, tại các Tòaa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong cả nước có hơn 1200 Chấp hành viên và cán bộ thi hành án. Đội ngũ cán bộ thi hành án với hơn 700 Chấp hành viên đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hàng chục ngàn vụ án dân sự đã được tổ chức thi hành có hiệu quả, khẳng định vai trò của giai đoạn thi hành án trong việc thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng.

Tuy nhiên, tổ chức hoạt động thi hành án dân sự cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém điểm. Hoạt động thi hành án chưa được quan tâm đúng mức, chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác thi hành án, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nói chung chưa được chú ý. Đội ngũ cán bộ thi hành án còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, dẫn đến tình trạng số lượng án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tổ chức thi hành ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng xấu đến việc giữ gìn kỷ cương phép nước.

Vì vậy, ngày 6 tháng 10 năm 1992, kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa 9 đã thông qua Nghị quyết về việc ban giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ vào tháng 6 năm 1993, tạo một bước ngoặt quan trọng trong việc hình thành và phát triển hoạt động tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án.

Thực hiện Nghị quyết trên, một số các văn bản cần thiết đã được ban hành, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho việc chuyển đổi hoạt động thi hành án theo cơ chế mới. Pháp lệnh thi hành án dân sự được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21.4.1993. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 30/CP ngày 2.6.1993 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên; Nghị định số 69/CP ngày 18.10.1993 về quy định thủ tục thi hành án dân sự...

Theo quy định của Nghị định số 30/CP ngày 02.06.1993 thì cơ quan thi hành án có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án. Hệ thống các cơ quan thi hành án được hình thành theo mô hình dưới đây:

1.      Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) thành lập Phòng thi hành án tỉnh, thành phố thuộc Sở Tư pháp.

2.      Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi cho là cấp huyện) thành lập Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp.

Ngoài ra, trong hệ thống quân đội, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định của các Tòa án quân sự gồm các Phòng thi hành án được thành lập ở cấp quân khu.

Nghị định số 30/CP cũng quy định rõ hệ thống các cơ quan quản lý công tác thi hành án, bao gồm :

1. Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

2. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, vào thời điểm tháng 6 năm 1993, các Tòa án nhân dân địa phương đã tiến hành bàn giao bộ phận thi hành án sang các cơ quan Tư pháp.

II. Vai trò của các cơ quan thi hành án trong việc thực hiện Bộ luật dân sự.

Qua 7 năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự, và qua 4 năm thi hành Bộ luật dân sự, các cơ quan thi hành án đã được thành lập và củng cố nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Nếu ở thời điểm 1993, chỉ có bộ phận làm công tác thi hành án tại Toà án, thì nay, hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đã được thành lập với 61 Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 9 Phòng thi hành án quân khu và quân chủng Hải quân, 610 Đội thi hành án trong số 613 đơn vị hành chính cấp huyện[32]*. Một số Đội thi hành án chưa được thành lập do có số lượng công việc quá ít, là huyện đảo Hoàng Sa, Trường sa, Bạch Long Vĩ. Thẩm quyền tổ chức thi hành án ở những đơn vị này thuộc Phòng thi hành án cấp tỉnh.

Số lượng cán bộ thi hành án cũng tăng lên rõ rệt. Ở thời điểm tháng 6/1993, khi nhận bàn giao từ Toà án chuyển sang, toàn quốc chỉ có 1126 cán bộ, trong đó có 700 Chấp hành viên, 100 chuyên viên còn lại là các chức danh khác. Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác thi hành án đã tăng lên đến 4257 người với hơn 1686 Chấp hành viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Chấp hành viên nói riêng và đội ngũ cán bộ thi hành án nói chung cũng được nâng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đây. Phân tích số liệu về trình độ chuyên môn của một cuộc khảo sát về 1442 cán bộ thi hành án cho thấy:

- Số có trình độ đại học luật: 807 người, chiếm 56%;

- Số có trình độ cao đẳng : 31 người, chiếm 2,1%;

- Số có trình độ luân huấn : 239 người, chiếm 16,5%;

- Số có trình độ trung cấp pháp lý : 312% người, chiếm 21,7%;

- Số có trình độ sơ cấp pháp lý : 53 người, chiếm 3,7%.

Hiện nay, trong số 1686 Chấp hành viên, đã có 1029 Chấp hành viên có trình độ Đại học pháp lý, đã có 107 Chấp hành viên mới được bổ nhiệm được tham gia khoá học về nghiệp vụ thi hành án do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ.

Như vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án nhìn chung đủ mạnh, đủ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tổ chức thi hành án.

Để phù hợp với nhiệm vụ mới được giao, ngoài việc xây dựng một hệ thống cơ quan thi hành án thống nhất trong toàn quốc, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động và kinh phí cần thiết, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thi hành án, bổ nhiệm những người có đủ tiêu chuẩn chức danh Chấp hành viên...thì việc xây dựng pháp luật quy định trình tự thủ tục thi hành án là rất cần thiết để tiến hành hoạt động thi hành án.

Điều 6 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21.4.1993 đã quy định : “Khi bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành thì người phải thi hành án có nghĩa vụ tự nguyện thi hành; nếu không tự nguyện thi hành, thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành”. Đồng thời, tại Điều 12 Pháp lệnh thi hành án

Bước đầu nghiên cứu, có thể khái quát rằng cơ quan thi hành án có ba nhiệm vụ chính trong việc thực hiện Bộ luật dân sự, như tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án về dân sự, tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc của Bộ luật dân sự trong quá trình tổ chức thi hành án, góp phần giáo dục, tuyên truyền Bộ luật dân sự thông qua hoạt động tổ chức thi hành án.

1. Nhiệm vụ tổ chức thi hành các phán quyết của Toà án liên quan đến trách nhiệm dân sự và quyền lợi dân sự.

Về cơ bản, có thể nói rằng, là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định củaToà án về dân sự, vì vậy, cơ quan thi hành án dân sự gắn liền với việc thực hiện các nguyên tắc, các quy định của Bộ luật dân sự.

Nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan thi hành án dân sự là thi hành các bản án dân sự. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 thì cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự và bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.

Sau khi một số văn bản mới như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994, Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài ngày 17.4.1993, Pháp lệnh thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.... được ban hành thì cơ quan thi hành án dân sự còn có nhiệm vụ thi hành các bản án kinh tế, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận, các quyết định của Trọng tài kinh tế Nhà nước trước đây còn tồn đọng chưa được thi hành, các quyết định của Tòa án hành chính, và các quyết định khác do pháp luật quy định.

Theo thống kê chưa đầy đủ[33], tính từ kbi bàn giao công tác thi hành án từ toà án cho đến nay, số lượng các vụ việc mà các cơ quan thi hành án thụ lý và giải quyết ngày càng tăng (lấy tròn số):

- Sáu tháng cuối năm 1993, số án phải đưa ra thi hành là 139.398 vụ. Cơ quan thi hành án đã đưa thi hành 129.646 vụ, đã thi hành xong 48.742 vụ, đạt tỷ lệ 37,6 %.

- Năm 1994, số án phải đưa ra thi hành là 181.613 vụ, đã thi hành xong 59.789 vụ, đạt 41,62 %.

- Năm 1995, tổng số việc các cơ quan thi hành án phải thụ lý thi hành là 132.000 việc, trong đó có 104.000 việc có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ 79%, đã thi hành được 91.000 việc đạt tỷ lệ 90%.

- Năm 1996, tổng số việc phải thi hành là 153.000, đã thi hành được 100.000 việc đạt tỷ lệ 92%.

- Năm 1997, tổng số việc phải thi hành là 245.000, trong đó có 183.000 việc có điều kiện thi hành chiếm tỷ lệ 76%, đã được thi hành 165.000 việc, đạt tỷ lệ 90%.

- Năm 1998, tổng số việc phải thi hành là 252.000, trong đó có 182.000 việc có điều kiện thi hành, đã giải quyết được 160.000 việc, đạt tỷ lệ 90%. về tiền đã thu được hơn 417 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 1997 là 148 tỷ đồng.

Sáu tháng đầu năm năm 1999, tổng số việc phải thi hành là 459.593 việc, trong đó có 360.647 việc có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 78,47%, đã giải quyết xong 326.126 việc, đạt 90,43 %, về tiền đã thu được hơn 915 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cả năm năm 1998.

Số liệu thi hành án trên đây cho thấy, so với giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự được ban hành, số án mà cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành sau khi Bộ luật dân sự có hiệu lực có số lượng lớn hơn. Trong những năm gần đây, số vụ việc phải thi hành tăng lên nhanh chóng, đồng thời kết quả mà cơ quan thi hành án thu được cũng ngày càng cao hơn. So với thời kỳ trước khi bàn giao (1/7/1993) thì đây thực sự là một cố gắng vượt bậc của đội ngũ cán bộ thi hành án toàn quốc.

Nếu không làm tốt nhiệm vụ tổ chức thi hành các phán quyết của Toà án liên quan đến trách nhiệm dân sự và quyền lợi dân sự, thì mọi nỗ lực của các cơ quan tiến hành tố tụng đều không có ý nghĩa, phán quyết của Toà án chỉ là lời hứa suông mà thôi. Bằng việc tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án trực tiếp đưa các nguyên tắc của pháp luật dân sự đi vào cuộc sống, đưa các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trở thành hiện thực. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trong một số trường hợp cả những bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cơ quant hi hành án phải áp dụng các nguyên tắc, thủ tục thi hành án về tự nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

1.1.           Thủ tục tự nguyện thi hành án

Pháp lệnh thi hành án dân sự quy định sau khi có quyết định thi hành án, đương sự có thời hạn không quá 30 ngày để tự nguyện thi hành án. Pháp luật không quy định một thời hạn nhất định để đương sự tự nguyện thi hành. Điều đó được lý giải bởi các nghĩa vụ mà người phải thi hành án theo các bản án là rất khác nhau. Có loại nghĩa vụ đương sự cần có thời gian dài như nghĩa vụ trả một số tiền rất lớn, trả tiền cấp dưỡng, trả nhà. Cũng có những nghĩa vụ chỉ cần một khoảng thời gian tương đối ngắn như xây một bức tường ngăn, kẻ mốc giới...Do đó, tùy thuộc vào tính chất của nghĩa vụ phải thi hành án, điều kiện thi hành án, thái độ của người phải thi hành án mà Chấp hành viên ấn định một thời gian nhất định đến 30 ngày để đương sự tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện đương sự tẩu tán, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì đương sự có thể không còn quyền này. Chấp hành viên có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục đương sự, Chấp hành viên được sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nơi người phải thi hành án sinh sống, làm việc, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh....Qua theo dõi cho thấy, ở nơi nào, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên làm tốt công tác giáo dục thuyết phục đương sự, thì ở nơi đó việc thi hành án đạt hiệu quả cao, không phải thường xuyên áp dụng biện pháp cưỡng chế, tiết kiệm được nhiều công sức, tiền của Nhà nước và của đương sự, được đông đảo nhân dân địa phương và chính quyền đồng tình, ủng hộ.

Tuy nhiên còn một thực tế khác mà Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa thể hiện được. Đó là quyền tự quyết, tính chủ động của người phải thi hành án. Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ rằng, đã nói đến người phải thi hành án là nói đến việc cưỡng chế thì hành án, việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án là bắt buộc. Thế nhưng, thực tế cho thấy vì những lý do khác nhau, nhiều người phải thi hành án muốn được tự nguyện thi hành nghĩa vụ kể cả khi việc thi hành án chưa bắt đầu, người được thi hành án chưa có đơn yêu cầu thi hành án. Trong những trường hợp này, cần có cơ hội cũng như khuyến khích để tự nguyện thi hành án. Ví dụ, trước khi tiến hành đưa tài sản đã kê biên ra bán đấu giá, mà đương sự bằng cách này hay cách khác nộp đủ tiền để thi hành án thì cơ quan thi hành án cần chấp nhận yêu cầu của đương sự, giải toả tài sản đã kê biên và trả lại tài sản cho họ.

1.2. Lựa chọn biện pháp cưỡng chế thì hành án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án, mặc dù đã được giáo dục thuyết phục mà đương sự vẫn không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Tùy theo tính chất của nghĩa vụ phải thi hành mà Chấp hành viên lựa chọn biện pháp cưỡng chế thích hợp.

Theo quy định tại chương IV Pháp lệnh thi hành án dân sự thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau đây để bảo đảm thi hành bản án cụ thể nói riêng và Bộ luật dân sự nói chung.

1. Kê biên, bán đấu giá tài sản.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ.

4. Cưỡng chế giao đồ vật.

5. Cưỡng chế trả nhà.

6. Cưỡng chế chấm dứt vi trái pháp luật

Nhìn chung, thực tiễn tổ chức thi hành án những năm qua cho thấy việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là tính chất của nghĩa vụ thi hành án. Ví dụ, với nghĩa vụ thi hành án cấp dưỡng nuôi con thì thông thường Chấp hành viên áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người thi hành án. Trong trường hợp buộc người phải thi hành án làm một việc hoặc không làm một việc đã được ghi nhận trong bản án thì áp dụng biện pháp cưỡng chế chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy biện pháp cưỡng chế kê biên và bán đấu giá tài sản được áp dụng nhiều hơn cả. Điều đó được giải thích bởi phần lớn các nghĩa vụ bằng cách này hay cách khác đều liên quan đến tài sản. Ví dụ, trả một khoản nợ, trả tiền chênh lệch tài sản, tiền bồi thường thiệt hại đến tính mạng sức khỏe, trả tiền công lao động, hoặc phải thực hiện nghĩa vụ bằng một hành vi nhất định như xây tường ngăn, phân chia ranh giới nhưng người phải thi hành án đã không chấp hành. Trường hợp này, nếu người được thi hành án hoặc người khác đã thực hiện hành vi đó thì người phải thi hành án phải chịu chi phí bằng tiền, nếu họ không có tiền thì Chấp hành viên kê biên bán đấu giá tài sản để trừ vào chi phí cưỡng chế.

Như vậy, bằng việc tổ chức thi hành án, qua việc mở rộng nhiệm vụ và các loại việc được tổ chức thi hành theo Pháp lệnh thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự đang góp phần đưa các chuẩn mực của Bộ Luật dân sự đi vào cuộc sống.

2. Áp dụng các quy định, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự vào quá trình thi hành án.

Nếu không làm tốt nhiệm vụ này thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan thi hành án vi phạm quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức đơn vị và cá nhân có liên quan.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tổ chức thi hành án, có thể khái quát một số nguyên tắc sau đây của Bộ luật dân sự đã được cơ quan thi hành án tuân thủ trong quá trình hoạt động thi hành án như sau:

2.1. Nguyên tắc tự định đoạt của pháp luật dân sự thể hiện trong giai đoạn thi hành án.

Pháp lệnh thi hành án dân sự phân biệt hai loại án cơ bản trong những bản án quyết định được đưa ra thi hành:

- Loại án được đưa ra thi hành theo yêu cầu của đương sự;

- Loại án do cơ quan thi hành án dân sự chủ động đưa ra thi hành.

Những bản án, quyết định sau đây được cơ quan thi hành án chủ động đưa ra thi hành: bản án, quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại tài sản xã dân sự theo hướng quy định về những loại án do cơ quan thi hành án chủ động đưa ra thi hành trên nguyên tắc : Cơ quan thi hành án chỉ chủ động đưa ra thi hành đối với các khoản :

1. Phạt tiền;

2. Tịch thu tài sản;

3. Thu, hoàn trả án phí, lệ phí Tòa án;

4. Các quyết định khẩn cấp tạm thời;

5. Các quyết định về xử lý vật chứng, trả lại tài sản;

6. Các quyết định khác mà Toà án tuyên tài sản thuộc diện sung công.

Theo hướng này, các tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao quyền quản lý tài sản là người được thi hành án cũng phải làm đơn yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án chỉ chủ động đưa ra thi hành những bản án quyết định mà tài sản được thi hành án nhằm nộp vào Ngân sách Nhà nước. Điều này sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan tổ chức được Nhà nước giao tài sản trong việc giao dịch và định đoạt các tài sản này, thiết thực đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các cơ quan tổ chức và công dân trong giao dịch dân sự mà Bộ luật dân sự đã quy định.

Ngoài những bản án, quyết định trên đây thì các bản án, quyết định khác chỉ được đưa ra thi hành án nếu đương sự có đơn yêu cầu thi hành án. Sau khi có phán quyết của Tòa án về các vấn đề dân sự, người có quyền lợi theo bản án (gọi là người được thi hành án) có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ (gọi là người phải thi hành án) thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cổ thẩm quyền thi hành. Đơn yêu cầu thi hành án phải kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án. Trong trường hợp chủ động thi hành thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao, cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án.

Như vậy, nguyên tắc tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đã được phần nào thể hiện trong Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993. Đương sự không những có quyền tự định đoạt ở giai đoạn xét xử mà ngay cả ở giai đoạn thi hành án các đương sự vẫn có quyền thể hiện ý chí của mình. Sau khi có bản án, quyết định của Toà án, người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án. Trên cơ sở nguyên tắc tự định đoạt của pháp luật dân sự, suy rộng ra, các đương sự có quyền thoả thuận với nhau về phương thức, địa điểm, thời gian thi hành án.

Ví dụ: Bản án buộc A phải chịu chi phí vật liệu, công xây dựng để hoàn thành một bức tường ngăn. Khi thi hành án, A và B có thể thỏa thuận rằng B cho A một khoản tiền nhất định để xây ngăn. Thậm chí B có thể đồng ý chịu trách nhiệm xây ngăn mà A không phải chịu chi phí nào...

Người được thi hành án hoàn toàn có quyền từ bỏ quyền lợi được hưởng theo bản án bằng việc không làm đơn yêu cầu thi hành án hoặc rút đơn yêu cầu thi hành án hoặc quyết định tặng cho người khác. Trong thực tế cho thấy có đương sự đã yêu cầu cơ quan thi hành án chuyển 10 cây vàng mà họ được thi hành án theo quyết định của Toà án cho một Trại nuôi dưỡng người tàn tật.

2.2. Áp dụng nguyên tắc của Bộ luật dân sự trong việc xác định tài sản của người phải thi hành án.

Chấp hành viên luôn luôn phải vận dụng các quy định của Bộ luật dân sự trong quá trình kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án. Việc xác định tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung của người phải thi hành án với người khác có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khi đã xác định tài sản kê biên thuộc sở hữu riêng của người thi hành án, thì việc xử lý tài sản phải tuân theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự về định giá, bán đấu giá.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của người thi hành án với người khác thì Chấp hành viên có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của  người thứ ba có liên quan, bằng cách tuân theo quy định của Bộ luật dân sự về quyền của đồng sở hữu trong việc định đoạt tài sản chung, mặc dù Pháp lệnh thi hành án dân sự không quy định về vấn đề này.

Rõ ràng rằng, theo Điều 238 Bộ luật dân sự, khi có một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được thông báo và được ưu tiên mua trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản và một tháng đối với tài sản chung là động sản. Mặc dù Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 không có quy định về vấn đề này nhưng trong thực tế, cơ quan thi hành án vẫn phải tôn trọng quy định của Bộ luật dân sự về quyền của các chủ sở hữu chung. Trong trường hợp chủ sở hữu chung có nguyện vọng được mua lại phần quyền sở hữu của người phải thi hành án, Chấp hành viên đều phải chấp nhận.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có sự khập khiễng về thời hạn thực hiện quyền này. Như trên đã nói, thủ tục thi hành án quy định thời hạn từ lúc kê biên đến lúc bán đấu giá tài sản là rất ngắn và ngắn hơn thời hạn mua phần quyền sở hữu chung. Vậy, nếu cơ quan thi hành án thực hiện thời hạn theo quy định của Bộ luật dân sự thì vi phạm thủ tục thi hành án theo Pháp lệnh thi hành án dân sự . Bên cạnh đó, giá cả để mua lại phần quyền sở hữu cũng chưa được xác định rõ ràng: giá để sở hữu chung mua là giá do các sở hữu chung thống nhất hay giá mà người được thi hành án và người phải thi hành án thoả thuận hay giá mà Hội đồng định giá đã định? Và câu hỏi thứ ba phát sinh là các sở hữu chung mua phần quyền sở hữu bằng cách nào: họ nộp tiền để mua bằng giá trị của phần quyền sở hữu, hay bắt buộc phải tham gia đấu giá như những người khác? Và nếu phải tham gia đấu giá thì liệu có vi phạm nguyên tắc ưu tiên của Bộ luật dân sự không?

Vấn đề thứ hai mà cơ quan thi hành án cần tuân thủ Bộ luật dân sự trong quá trình thi hành án là việc xác định quyền sở hữu. Ở đây có hai vướng mắc cơ bản .

Vướng mắc thứ nhất liên quan đến việc xác định tài sản nào thuộc sở hữu của người phải thi hành án để thi hành án. Điều 432 của Bộ luật dân sự có quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng mua bán đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Nhưng trong thực tế giao dịch dân sự, rất nhiều trường hợp các bên chỉ làm giấy tờ mua bán trao tay, hoặc chỉ có xác nhận của chính quyền cấp xã, mà không làm thủ tục chụỵển quyền sở hữu theo quy định. Vì vậy, có nhiều trường hợp, rõ ràng, người phải thi hành án đã mua tài sản, và đã sử dụng tài sản lâu dài, thậm chí hàng chục năm, và là tài sản có giá trị lớn nhưng không hề bận tâm đến việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, nên trên giấy tờ, tài sản đó vẫn thuộc người khác, cơ quan thi hành án không thể tổ chức thi hành, và như vậy, không bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án.

Vướng mắc thứ hai liên quan đến tài sản của người phải thi hành án đã bán cho người khác trước khi tổ chức thi hành án. Rõ ràng rằng, thực tế là có sự mua bán, người thứ ba đã mua, và đã nhận tài sản, đã sử dụng ổn định, nhưng do không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, nên trên giấy tờ, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Cơ quan thi hành án vẫn tiến hành kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án và hướng dẫn cho người đã mua tài sản khởi kiện. Nếu Toà án công nhận hợp đồng giữa người phải thi hành án và người mua tài sản thì quyền lợi của người được thi hành án lại không được đảm bảo. Còn trong trường hợp Toà án không công nhận hợp đồng thì mặc dù quyền lợi của người được thi hành án được đảm bảo nhưng lại phát sinh một bản án mới, một người được thi hành án mới và có nguy cơ bản án này sẽ không có điều kiện thi hành. Đó là chưa kể tài sản đã được bán qua nhiều người khác.

2.3. Tuân thủ nguyên tắc của Bộ luật dân sự trong việc phân chia tiền thi hành án cho người được thi hành án.

Theo quy định tại Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự, số tiền thu được để thi hành án sau khi đã trả các chi phí thi hành án, được phân chia cho người được thi hành án theo thứ tự sau đây:

- Tiền cấp dưỡng;

- Tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;

- Tiền công lao động;

- Các khoản phải trả Nhà nước;

- Các khoản phải trả khác;

Nhìn chung, các cơ quan thi hành án đã tuân thủ thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự để thực hiện việc chi trả cho người được thi hành án.

Sau khi Bộ luật dân sự được ban hành, việc thực hiện thứ tự này và nguyên tắc ưu tiên thế chấp trong quá trình thi hành án đã có những vướng mắc nhất định.

Vướng mắc thứ nhất liên quan đến các tài sản cua ngườỉ phải thi hành án đã thế chấp. Như Điều 37 đã viện dẫn, trong thủ tục thi hành án không hề đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nghĩa vụ đã được bảo đảm bằng thế chấp. Còn theo Điều 359 Bộ luật dân sự thì khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản đã thế chấp để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp.

Khi gặp những trường hợp tài sản của người phải thi hành án đã thế chấp, nếu người được thế chấp đã khởi kiện dân sự, và việc thế chấp đã được Toà án công nhận, thì cơ quan thi hành án áp dụng nguyên tắc ưu tiên theo Điều 359 Bộ luật dân sự.

Nhưng nếu việc thế chấp không được xem xét tại bản án, Toà án không tuyên xử lý tài sản đã thế chấp để thi hành án thì khi cơ quan thi hành án tiến hành phân chia tài sản của người phải thi hành án cho người được thi hành án, trong đó có người nhận thế chấp thì câu hỏi đặt ra là: Ai là người được ưu tiên? Thứ tự ưu tiên thực hiện theo Điều 39 Pháp lệnh thi hành án dân sự hay theo Điều 359 Bộ luật dân sự ?

Cũng liên quan đến vấn đề thế chấp, cần có quy định rõ ràng về việc xử lý tài sản của người phải thi hành án đang thế chấp cầm cố cho người khác mà người nhận thế chấp cầm cố chưa trở thành người được thi hành án, nghĩa là chưa đến hạn hoặc đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên nhận cầm cố thế chấp chưa có yêu cầu về xử lý tài sản để thi hành án. Trong những trường hợp này, vướng mắc chung là, cơ quan thi hành án có được kê biên tài sản đã cầm cố thế chấp hay không? Nếu được, cơ quan thi hành án chờ khi hết hạn thế chấp thì phối hợp với người nhận thế chấp để xử lý tài sản, và ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đã được thế chấp. Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp, việc xử lý tài sản của người phải thi hành án đã thế chấp cho người khác có những khó khăn nhất định. Có trường hợp, đã hết hạn, mà người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ nhưng bên nhận thế chấp cũng không xử lý tài sản thế chấp, tuy nghĩa vụ thế chấp hoàn toàn nhỏ so với nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải thi hành theo bản án quyết định của Toà án.

2.4. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án

Pháp lệnh thi hành án dân sự đã có những quy định nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các đương sự trong quá trình thi hành án. Trong giai đoạn thi hành án, các cơ quan tể chức được thi hành án cũng có ngang quyền và nghĩa vụ với cá nhân là người được thi hành án. Pháp luật cũng không hề có sự phân biệt nào giữa những người được thi hành án là cá nhân với nhau.

Đối với những người có quyền và nghĩa vụ có liên quan đã được xác định trong bản án, tại Điều 8 Pháp lệnh thi hành án dân sự đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bằng việc quy định những người này có quyền tham gia vào việc thi hành án.

Người có liên quan đến việc thi hành án có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, được thông báo chứng kiến việc kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản, khấu trừ tài sản của người phải thi hành án, được khiếu nại hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án, được khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong trường hợp có tranh chấp tài sản liên quan đến việc thi hành án.

Tuy nhiên, qua thực tế tổ chức thi hành án, cho thấy còn có những vấn đề cần được làm rõ. Đó là việc bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên quan đến việc thi hành án phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án. Ví dụ: người phải thi hành án là vợ ( chồng ) của họ có chung khối tài sản nhưng bị cơ quan thi hành án kê biên toàn bộ để thi hành án; người phải thi hành án là con dâu ( con trai) ở cùng, sinh hoạt chung với cha mẹ chồng( cha mẹ vợ). Trong những trường hợp này, rõ ràng họ là người có quyền và lợi ích liên quan nhưng Pháp lệnh thi hành án dân sự không có quy định rõ ràng về vấn đề này. Mặc dù trong quá trình tổ chức thi hành án, các cơ quan thi hành án đã có những vận dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo tinh thần cuả Bộ luật dân sự, nhưng chúng tôi cho rằng cần có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của những ngươi này trong quá trình thi hành án. Những người này cũng cần được hưởng những quyền đã được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993.

Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự được thể hiện tương đối rõ trong trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định dân sự và luôn được cơ quan thi hành án vận dụng trong thực tế tổ chức thi hành án.

3. Góp phần tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn thực hiện Bộ luật dân sự thông qua hoạt động thi hành án.

Như trên đã nói, bằng việc tổ chức thi hành án, và bằng việc áp dụng, tuân thủ các quy định, các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án đã và đang góp phần vào việc giáo dục công dân hiểu biết và tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự.

Trong quá trình thi hành án, có nhiều đối tượng tham gia hoặc liên quan đến hoạt động thi hành án như người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cho đến người liên quan đến tài sản của người phải thi hành án như người có tranh chấp về tài sản, người có tài sản chung với người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án cũng như người láng giềng chứng kiến, nhân dân nói chung hoặc những người tham gia vào quá trình định giá, đăng ký và tham gia đấu giá tài sản để thi hành án. Trong từng trường hợp khi có các vấn đề phát sinh, Chấp hành viên đều giải thích hoặc hướng dẫn cho những người có liên quan đến việc thi hành án hiểu biết và thực hiện, tuân theo những quy định của Bộ luật dân sự .Ví dụ, khi người vợ là người phải thi hành án có tài sản chung với người chồng, thì Chấp hành viên giải thích cho người chồng về quyền của sở hữu chung theo quy định tại Điều 238 Bộ luật dân sự, để họ có thể tình nguyện dùng tài sản chung để thi hành án cho nghĩa vụ mà người vợ phải thi hành, hay họ có thể nộp tiền mua lại phần tài sản của vợ thay vì phải bán toàn bộ tài sản...

Chấp hành viên cũng có trách nhiệm hướng dẫn cho những người có liên quan đến việc thi hành án thực hiện quyền của họ. Ví dụ, trong trường hợp có người thứ ba đứng ra tranh chấp tài sản của người phải thi hành án đã được Chấp hành viên kê biên thì Chấp hành viên hướng dẫn cho họ về quyền khởi kiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Chấp hành viên cũng có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia vào quá trình thi hành án các điều kiện để họ thực hiện các quyền của mình. Ví dụ, Chấp hành viên không được xử lý tài sản đã kê biên mà có tranh chấp, nếu như chưa hết thời hạn 3 tháng là thời hạn mà pháp luật quy định để người đó khởi kiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Cũng qua hoạt động thi hành án, cơ quan thi hành án góp phần vào việc giáo dục cho nhân dân về sự cần thiết của việc xác lập giao dịch dân sự một cách đúng đắn trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự và các đạo luật khác. Như trên đã nói, đối với những người trước đó đã thực sự mua bán tài sản với người phải thi hành án nhưng không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, đến giai đoạn người phải thi hành án có nghĩa vụ thi hành án, tài sản của người phải thi hành án đã bán cho người này vẫn có thể bị cơ quan thi hành án kê biên để thi hành án. Khi họ xuất trình lý căn cứ chứng minh họ là người thực tế đang sử dụng tài sản, Chấp hành viên giải thích cho họ về thời điểm phát sinh quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự. Như vậy, qua việc liên quan vào quá trình xử lý tài sản của người phải thi hành án, những người này được hiểu thêm về các quy định của Bộ luật dân sự để thực hiện một cách đúng đắn hơn.

IV. Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án tronq việc thi hành Bộ luât dân sự.

Qua việc phân tích pháp luật về thi hành án dân sự trên đây cũng như thông qua thực tế tổ chức thi hành án trong những năm qua, chúng ta thấy rằng Bộ luật dân sự ra đời đã làm tăng thêm trách nhiệm, cũng là đồng nghĩa với việc nâng cao vai trò của cơ quan thi hành án. Và cũng chính Bộ luật dân sự là một thước đo để cơ quan thi hành án tuân theo trong quá trình thi hành các bản án dân sự liên quan đến các quyền tài sản, và các quyền khác mà pháp luật dân sự đã quy định. Nếu trong quá trình thi hành án mà cơ quan thi hành án không vận đúng tinh thần của Bộ luật dân sự, thì có nghĩa là việc thi hành án đã có sai sót, cần được khắc phục.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án nói chung và vai trò cuả cơ quan thi hành án nói riêng trong việc thi hành Bộ luật dân sự, chúng tôi cho rằng cần có những giải pháp sau đây:

1. Tăng cường năng lực của các cơ quan thi hành án dân sự.

Đây được xem như một trong những giải pháp hàng đầu. Số lượng công việc mà cơ quan thi hành án được giao ngày càng tăng so với những năm đầu thành lập, vì vậy cần bổ sung đủ nguồn cán bộ có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ để thi hành án. Kiến thức của Chấp hành viên cũng cần được bổ sung thêm thông qua các khoá học ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án, các chương trình trao đổi kinh nghiệm, tập huấn ngắn ngày... Bên cạnh đó, cần đảm bảo các điều kiện cần thiết cho cơ quan thi hành án để hoạt động thi hành án được tiến hành có hiệu quả.

2.  Quyền hạn của Chấp hành viên cũng cần được nghiên cứu để bổ sung nhằm đạt tới mục đích là mọi bản án, quyết định của Toà án đều được thi hành trên thực tế. Ví dụ cần quy định người phải thi hành án phải tự mình kê khai những tài sản mà mình có, chịu trách nhiệm đối với việc không kê khai đúng, hoặc nghiên cứu khả năng cho phép Chấp hành viên được quyền kê biên không chỉ tài sản nhìn thấy được mà kể cả tài sản được cất giấu, như tiền, ngoại tệ, vàng bạc nến có căn cứ cho thấy người phải thi hành án có tài sản thông qua quy định về thẩm quyền của họ được khám xét, được yêu cầu mở khoá...

3. Việc xây dựng văn bản về trình tự, thủ tục thi hành án cũng cần được quan tâm đặc biệt.

Cần tiến hành việc sửa đổi một cách cơ bản Pháp lệnh thi hành án dân sự hiện hành trên nguyên tắc phù hợp với tinh thần pháp luật dân sự với một số nội dung cơ bản sau đây:

3.1. Bổ sung quy định về lệ phí thi hành án.

Xuất phát từ mục đích bổ sung một phần kinh phí cho cơ quan thi hành án, đỡ một phần gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan thi hành án, phù hợp với cơ chế kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi cho rằng cần có qui định về việc người được thi hành án phải chịu một khoản lệ phí thi hành án. Qua tham khảo kinh nghiệm thi hành án ở một số nước (Đức, Pháp, Singapore...), cho thấy việc bổ sung quy định về thu lệ phí thi hành án là hợp lý. Tuy nhiên, cần quy định rõ những trường hợp được miễn, giảm lệ phí thi hành án ( ví dụ, cần miễn, giảm lệ phí thi hành án đối với khoản tiền cấp dưỡng, tiền công lao động, tiền bồi thường tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần...), nguyên tắc thu ( ví dụ chỉ thu khi việc thi hành án đạt kết quả, người được thi hành án chỉ phải nộp lệ phí trên số tiền thực sự được nhận), mức thu ( ví dụ, tính theo tỷ lệ phần trăm:5%-10%, hoặc tính theo giá ngạch...), cũng như cần quy định về nguyên tắc sử dụng lệ phí thi hành án.

-  Bổ sung quyền kê biên quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án.

Theo Điều 172 của Bộ luật Dân sự, thì tài sản bao gồm cả các quyền tài sản và trên thực tế, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất là tài sản có giá trị lớn, có thể được bảo đảm thi hành án; Bộ luật dân sự cũng đã quy định về thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất. Luật đất đai cũng cho phép thế chấp, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất. Thế nhưng, Pháp lệnh thi hành án dân sự không có quy định về quyền của Chấp hành viên xử lý quyền sử dụng đất để thi hành án. Vì vậy, để cụ thể hoá Phần thứ năm của Bộ luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất trong lĩnh vực thi hành án, cần bổ sung quy định về thẩm quyền kê biên, thủ tục xử lý quyền sử dụng đất của người được thi hành án để đảm bảo thi hành án.

-  Cần quy định về biện pháp giải quyết khiếu nại về thi hành án

Pháp lệnh thi hành án dân sự hiện hành chỉ mới có quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, mà chưa có quy định về thủ tục và biện pháp giải quyết. Do đó, cần bổ sung quy định về biện pháp giải quyết khiếu nại về thi hành án. Bên cạnh đó, cần cân nhắc bổ sung qui định về quyền ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án để xem xét việc khiếu nại, tránh hậu quả xấu có thể xảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự. Quyền này cũng phù hợp với qui định tại Điều 35 và Điều 42 của Luật khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tạm đình chỉ thi hành án tuỳ tiện, Pháp lệnh thi hành án sửa đổi chỉ nên qui định quyền này thuộc Thủ trưởng Cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, và thời hạn tạm đình chỉ không quá 3 tháng,

Hiện nay, trong thực tế, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thường chỉ trả lời người khiếu nại bằng công văn, nếu thấy việc khiếu nại là có cơ sở, thì yêu cầu cơ quan thi hành án cấp dưới tự rút quyết định thi hành án trái pháp luật. Quy định như trên đã làm cho văn bản giải quyết khiếu nại hầu như không có hiệu lực thi hành. Vì vậy, cần bổ sung quy định người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Điều 44 của Pháp lệnh có quyền ra quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định, chấm dứt hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp dưới.

- Sửa đổi quy định về thời hiệu thi hành án

Thời hiệu thi hành án quy định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21. 4.1993 là quá dài, và không thống nhất giữa các đối tượng thi hành án. Quy định trên cần được sửa đổi theo hướng rút ngắn thời hiệu thi hành án từ ba năm xuống còn một năm, và quy định một thời hiệu thống nhất chung cho cả cá nhân và cơ quan, tổ chức. Có như vậy mới thực sự đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của pháp luật dân sự quy định tại Điều 8 của Bộ luật dân sự.

Về thời hiệu thi hành án đối với các bản án, quyết định thi hành theo định kỳ, Pháp lệnh 1993 qui định thời hiệu là 3 năm, tính từ ngày "việc thi hành bị ngừng”. Quy định như vậy là chưa rõ, và không phù hợp với thực tế, không đảm bảo quyền lại cho người được thi hành án, là vi phạm quyền dân sự của người được thi hành án. Do vậy, cần sửa đổi theo hướng tính thời hiệu thi hành án cho từng định kỳ.

- Các vấn đề khác đã được đề cập ở phần đầu của bài viết này về một số nguyên tắc của Bộ luật dân sự chưa được cụ thể hoá trong Pháp lệnh thi hành án dân sự như các vướng mắc, những điều bất cập về xử lý tài sản chung quy định tại Điều 238 Bộ luật dân sự, tài sản của người phải thi hành án đã và đang thế chấp theo quy định tại Điều 354 và 359 Bộ luật dân sự, quyền tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án theo tinh thần Điều 10 Bộ luật dân sự, quyền của người có tài sản thuộc sở hữu chung với người phải thi hành án... cũng cần được quy định cụ thể theo hướng như đã phân tích trên đây.

Một số Điều khác của Bộ luật dân sự có liên quan đến công tác thi hành án cũng cần được cụ thể hoá vào pháp luật về thi hành án như quy định tại Điều 86, 87 về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, Điều 89 về quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, các Điều 102, 103,104,105,106,107 và 108 về trách nhiệm dân sự của pháp nhân, về tiếp tục quyền nghĩa vụ của pháp nhân phải thi hành án trong trường hợp hợp nhất, chia tách, sáp nhập, giải thể pháp nhân, Điều 150 và 151 về đại diện theo pháp luật, theo uỷ quyền, Điều 233 về sở hữu chung của vợ, chồng, Điều 304 về thực hiện nghĩa vụ liên đới, Điều 366 về bảo lãnh, Điều 624 về bồi thường thiệt hại gây ra trong quá trình tổ chức thi hành án, Điều 640 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, Điều 737 về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp...

Những quy định của Bộ luật dân sự nêu trên đây cần được quy định cụ thể vào pháp luật thi hành án dân sự, tránh việc áp dụng không thống nhất, tránh việc vi phạm quyền lợi của đương sự trong quá trình thi hành án.

3.2. Song song với việc nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh thỉ hành án dân sự, cũng cần tiến hành việc xây dựng và ban hành Luật thi hành án.

Mục đích cơ bản của việc xây dựng Luật thi hành án[34] là tạo căn cứ pháp lý cho mô hình tổ chức thi hành án mới với định hướng quản lý thống nhất các công tác thi hành án khác như thi hành án hình sự, quản lý trại giam, thi hành án quản chế, án treo... về một đầu mối là Bộ tư pháp theo Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 khoá VII và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII.

Về tổ chức, ngoài việc xây dựng mô hình quản lý thống nhất các lĩnh vực thi hành án như thi hành án hình sự, dân sự, quản chế, án treo về một đầu mối, Luật thi hành án cần xem xét cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bổ nhiệm Chấp hành viên tại Cục quản lý thi hành án dân sự, làm rõ và tăng cường trách nhiệm quyền hạn của Cục quản lý thi hành án dân sự trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án .

Về trình tự, thủ tục thi hành án, cần tiến hành xây dựng một cách khoa học và đầy đủ hơn. Cần nghiên cứu về quy trình thủ tục thi hành án cho các lĩnh vực như thủ tục thi hành án kinh tế, thủ tục thi hành án cấp dưỡng, thủ tục thi hành án lao động.. .Trong thủ tục thi hành án lao động, ví dụ, sẽ phải quy định chi tiết thủ tục thi hành án đối với quyết định của Toà án về nhận người lao động trở lại làm việc, về khôi phục quyền lợi vật chất cho người lao động. Trong thủ tục thi hành án có yếu tố nước ngoài chẳng hạn, cần quy định thủ tục tống đạt, thủ tục uỷ thác, thủ tục chuyển tài sản thi hành án được ra nước ngoài...

Ngoài ra, cũng cần tính đến phương án xây dựng thủ tục thi hành án căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án mà Toà án đã tuyên. Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết này, thì dù là loại án nào, thuộc quyền của toà dân sự hay kinh tế... thì cũng chỉ tập trung vào phán quyết thi hành án về tài sản, hay thi hành án bằng hành vi nhất định. Như vậy,ví dụ, để thi hành các phán quyết của toà án về buộc đương sự phải thanh toán bằng tiền, cần quy định thủ tục thanh toán trực tiếp bằng tiền, trừ vào thu nhập, hoặc phong toả tài khoản, hoặc do không thanh toán được bằng tiền, thì kê biên xử lý tài sản để thanh toán bằng tiền, thu hồi tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.... Để thi hành án hành vi nhất định mà Toà án đã tuyên buộc đương sự phải thực hiện hoặc cấm đương sự thực hiện, cần có quy định về thủ tục cưỡng chế buộc hoặc cấm thực hiện hành vi, nhất là xử lý trong trường hợp người phải thi hành án không tự mình thực hiện.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, trong đó có Bộ luật dân sự nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, cũng như cần giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân. Trong giai đoạn thi hành án, cần thuyết phục đương sự tự nguyện chấp hành, chỉ tiến hành cưỡng chế trong trường hợp thực sự cần thiết.

5. Đảm bảo cơ chế kiểm soát tài sản hữu hiệu.

Các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự về các vấn đề như đăng ký tài sản, đăng ký tài sản thế chấp, gửi giữ tài sản... cần sớm được nghiên cứu và ban hành. Đối với những văn bản đã được ban hành thì cần có các thông tư hướng dẫn chi tiết, đồng thời nhanh chóng triển khai thực hiện. Điều này rất có ý nghĩa đối với giai đoạn thi hành án, bởi hầu như phần lớn các phán quyết của Toà án về dân sự đều có liên quan đến tài sản. Khi có một cơ chế kiểm soát tài sản hữu hiệu thì chắc chắn việc thi hành án sẽ đạt hiệu quả cao hơn./.

 


Chuyên đề 5

TUYÊN TRUYỂN, PHỔ BIẾN BỘ LUẬT DÂN SỰ TRONG CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN

Nguyễn Duy Lãm- Đinh Xuân Thảo - Nguyễn Đắc Bình

Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp

I. Đặt vấn đề

Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 9 tháng 11 năm 1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Đây là Bộ luật dân sự đầu tiên của Nhà nước ta và có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, nó mang tính pháp điển hoá cao, tập hợp hầu hết các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực dân sự, thống nhất và tiêu chuẩn hoá các khái niệm, thuật ngữ, các phạm trù pháp lý dân sự, định ra các chuẩn mực pháp lý về cách xử sự của các chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác khi tham gia các giao lưu dân sự. Mặt khác, nó quy định những vấn đề thiết thân của mỗi con người, đó là nhân thân và tài sản. Mọi người, từ lúc sinh ra đến khi qua đời, đều có vô vàn quan hệ do luật dân sự điều chỉnh (có các quyền dân sự, phải làm nghĩa vụ dân sự và phải chịu trách nhiệm dân sự...). Đồng thời, Bộ luật cũng quy định các biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự.

Do đó, việc ban hành Bộ luật dân sự có ý nghĩa rất quan trọng đáp ứng yêu cầu bức xúc của giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta hiện nay.

Để Bộ luật dân sự sớm đi vào cuộc sống, phát huy hết vai trò, giá tri đích thực của nó cần phải làm tốt việc tổ chức, hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự mà việc đầu tiên là tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật dân sự, làm cho mọi người từ cán bộ đến nhân dân có sự hiểu biết cần thiết về Bộ luật dân sự, quán triệt tinh thần, nội dung các nguyên tắc, các chế định và các quy định của Bộ luật này. Đây là một công việc không đơn giản, không thể làm trong một chiều, trái lại nó là một công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài. Vì vậy, phải nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể về công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự cho cán bộ và nhân dân.

Đó là một vấn đề rộng lớn vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn phong phú và đa dạng. Song, trong khuôn khổ chuyên đề này chỉ đề cập đến thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự và một số đề xuất kiến nghị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự để Bộ luật sớm đi vào cuộc sống và bảo đảm thực hiện có hiệu quả.

II. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự từ ngày Quốc hội thông qua.

Bộ luật dân sự được ban hành sau 15 năm soạn thảo, xây dựng. Các Dự thảo luật đã được công bố rộng rãi để toàn dân tham gia, đóng góp ý kiến. Đặc biệt có đợt lấy ý kiến nhân dân kéo dài trong 8 tháng đối với Dự án luật, đã huy động được sự tham gia ý kiến rộng rãi của các tầng lớp dân cư, các giới đồng bào, các ngành, các cấp trong cả nước. Thực chất đó là những đợt tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự cho cán bộ và nhân dân. Ngoài ra, trong suốt 50 năm qua cùng với sự tồn tại, trưởng thành, phát triển của Nhà nước ta, các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam đã được tổ chức thực hiện, trong đó có hoạt động tuyên truyền, phổ biến luật lệ dân sự góp phần thực hiện tốt giao lưu dân sự cũng như giải quyết ổn thoả các tranh chấp dân sự nảy sinh trong cuộc sống công dân.

Trong chuyên đề này chỉ tập trung phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự từ ngày Quốc hội thông qua (28/10/1995) và Chủ tịch nước ký lệnh công bố (9/11/1995).

Việc xác định và đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự trong thời gian qua có thể xuất phát từ các phương diện: thể chế, tổ chức thực hiện và hoạt động thực tiễn.

1. Về thể chế

Trước hết, cùng với việc thông qua Bộ luật, ngày 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghi quyết về việc thi hành Bô luật dân sư.

Nghị quyết của Quốc hội đã xác định rõ hiệu lực của Bộ luật dân sự.

- Về mặt thời gian : Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 và hướng dẫn áp dụng đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực.

- Về văn bản quy phạm pháp luật : Huỷ bỏ một số pháp lệnh từ ngày 1/7/1996, tổ chức việc rà soát các quy định của pháp luật về dân sự hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự.

Đồng thời, Nghị quyết xác định trách nhiệm của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Bộ luật dân sự.

Quốc hội còn giao cho Chính phủ phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật dân sự nhằm phát huy vai trò, tác dụng của Bộ luật dân sự trong quản lý Nhà nước, trong giao lưu dân sự, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác.

Tiếp theo, thi hành Nghị quyết của Quốc hội, để tổ chức đưa Bộ luật vào cuộc sống, ngày 19/12/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 833/TTg giao nhiệm vụ cho các cơ quan, các ngành, các cấp khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết tổ chức thi hành Bộ luật dân sự. Trong chỉ thị này, ngoài yêu cầu rà soát các quy định của pháp luật dân sự hiện hành để huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự và xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiêm vu cho Bô Tư pháp.

Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Uỷ ban Nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ luật dân sự trong cán bộ và nhân dân bằng các hình thức thiết thực, có hiệu quả.

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức biên soạn các tài liệu, tổ chức tập huấn về Bộ luật dân sự cho đội ngũ cán bộ có liên quan đến việc thực hiện Bộ luật dân sự.

Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường triển khai nghiên cứu một số đề tài khoa học cần thiết để làm rõ căn cứ khoa học, thực tiễn trong việc tổ chức thi hành Bộ luật dân sự.

Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tư pháp đã ban hành kế hoạch về việc triển khai các công việc chuẩn bị thi hành Bộ luật dân sự trong nội bộ ngành kèm theo Công văn số 48/CVBT ngày 10 tháng 1 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Trong bản “kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Bộ luật dân sự (trong ngành tư pháp)” tại điểm 3 quy định “về việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự” xác định rõ :

Text Box: %)- Đối với các đơn vị thuộc Bộ

+ Phổ biến giáo dục pháp luật chủ trì phối hợp với Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Báo pháp luật, cùng các cơ quan hữu quan tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự, bằng các hình thức đa dạng trên các phương diện thông tin đại chúng (mở các chuyên mục giới thiệu Bộ luật dân sự trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, tổ chức trao đổi, toạ đàm, tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự...). Phát hành các ấn phẩm tìm hiểu thường thức như hỏi đáp, bình luận khoa học .v.v…

+ Vụ tổ chức cán bộ và Đào tạo chỉ trì phối hợp với Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Trường đại học luật Hà Nội, Viện NCKH Pháp lý, Vụ kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ và các cơ quan hữu quan tổ chức tập huấn về Bộ luật dân sự cho Thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên, kiểm sát viên, cán bộ tư pháp cấp tỉnh (mỗi tỉnh từ 5 đến 7 người) và pháp chế ngành (mỗi cơ quan từ 2 đến 3 người). Dự kiến thời gian tổ chức tập huấn trong quý I và đầu quý II năm 1996. Lớp tập huấn đầu tiên cho Chánh, Phó Toà dân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh và một số đối tượng khác tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng 2 năm 1996.

+ Trường Đại học Luật Hà nội chủ trì phối hợp với Hội đồng khoa học của Bộ và các đơn vị hữu quan biên soạn giáo dục luật dân sự và các giáo trình có liên quan đến Bộ luật dân sự để kịp thời phục vụ cho công tác giảng dạy trong năm học 1996 - 1997.

+ Viện nghiên cứu khoa học pháp lý chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan hữu quan triển khai một số đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ làm rõ căn cứ khoa học, thực tiễn trong việc tổ chức thi hành Bộ luật dân sự (trong đó có cuốn bình luận khoa học Bộ luật dân sự, từ điển pháp luật dân sự..)

- Ở địa phương :

+ Sở Tư pháp phối hợp các Ban, ngành, Vụ pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức việc biên soạn các bài giới thiệu, hỏi - đáp để phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự trong cán bộ, nhân dân đến các cụm dân cư.

+ Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân xin chủ trương và có kế hoạch tập huấn cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, cán bộ tư pháp ở địa phương. Để kịp thời phục vụ cho việc xét xử dân sự, các đợt tập huấn được tổ chức trước hết nên dành cho các thẩm phán dân sự, kiểm sát viên và luật sư

Trên đây là những căn cứ, cơ sở về mặt pháp lý chỉ đạo về mặt pháp lý chỉ đạo tổ chức thi hành Bộ luật dân sự. Những văn bản đó cho thấy việc đánh giá đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của Bộ luật dân sự và sự chỉ đạo kịp thời việc triển khai thi hành Bộ luật của Quốc hội và Chính phủ. Các quy định hướng dẫn chỉ đạo trong văn bản khá đầy đủ và cụ thể tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc quy định các điều kiện đảm bảo thực thi các hoạt động mà trước hết là công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật. Chẳng hạn như nguồn kinh phí cho hoạt động này lấy từ đâu, được chi bao nhiêu...không được nêu ra cụ thể nên trong thực tế đã gặp khó khăn; Hay vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp chưa được quy định rõ ràng dứt khoát, nêu nhiều nơi coi việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự là công việc của riêng ngành tư pháp vì vậy kém hiệu quả trong hoạt động phối hợp.

Một hạn chế nữa về mặt văn bản chỉ đạo là chưa có một văn bản của Đảng chỉ thị cho các cấp Uỷ Đảng trong việc lãnh đạo, phối hợp tổ chức thi hành Bộ luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân (như đã làm đối với Hiến pháp năm 1992). Trên thực tế, ở địa phương nào mà cấp tỉnh uỷ Đảng chủ động, tích cực tham gia cùng chính quyền và các tổ chức khác trong việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự thì ở nơi đó được kết quả cao. Điều này đặt ra vấn đề là chúng ta chưa thể thoả mãn về những văn bản thể chế có liên quan trực tiếp và gián tiếp trong việc tổ chức thi hành Bộ luật dân sự nói chung và tuyên truyền, phổ biến Bộ luật nói riêng mà phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung đầy đủ, phù hợp. Có như vậy mới góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quá trình triển khai thi hành Bộ luật dân sự trong thực tiễn giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

2. Về tổ chức thực hiện và hoạt động thực tiễn

Thực hiện Chỉ thị số 833/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật dân sự với tinh thần như đã nêu trên, các cơ quan chức năng đã phối hợp tiến hành các biện pháp cụ thể như : Biên soạn tài liệu; mở lớp tập huấn; giới thiệu, hướng dẫn trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức cuộc thi “tìm hiểu Bộ luật dân sự”;

2.1. Việc biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự

Để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự, việc đầu tiên là biên soạn tài liệu. Trong kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Bộ luật dân sự kèm theo công văn số 48/CVBT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 10 tháng 1 năm 1996 mới quy định : Trường Đại học luật Hà Nội chủ trì phối hợp biên soạn giáo trình luật dân sự và các giáo trình có liên quan đến Bộ luật dân sự ; Viện nghiên cứu khoa học pháp lý chủ trì phối hợp biên soạn cuốn bình luận khoa học Bộ luật dân sự, từ điển pháp luật dân sự; Sở Tư pháp phối hợp tổ chức việc biên soạn các bài giới thiệu, hỏi - đáp để phục vụ cho việc tuyên truyền phổ biến Bộ luật dân sự trong cán bộ, nhân dân đến các cụm dân cư. Trên thực tế, tài liệu đăng tải nội dung (toàn văn) Bộ luật dân sự do một số cơ quan, nhà xuất bản Trung ương và địa phương phát hành như : Tạp chí dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp có số chuyên đề (tháng 11/1995) về Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dày 282 trang, in 10.000 cuốn với giá 21.000 đồng/cuốn; Cuốn Bộ luật dân sự của nhà xuất bản chính trị quốc gia (giá 23.000 đồng); Cuốn những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tài liệu nghiên cứu) của Bộ Tư pháp, Hà Nội ngày 20/3/1996, dày 267 trang, in 4.000 bản, giá 23.000 đồng/cuốn, biên soạn theo 10 chuyên đề; Cuốn tìm hiểu Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996, do tập thể các luật gia - chuyên viên Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp biên soạn, dày 551 trang gồm 2 phần: phần đầu cuốn sách tập trang phân tích những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự, phần hai là phụ lục, in lại Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự và toàn văn Bộ luật, in 1500 bản, giá 43.000 đồng/cuốn; Cuốn các thuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam của luật gia Ngô Văn Thâu, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội 1996, dày 209 trang, in 2.000 cuốn, giá 16.000 đồng/cuốn; Cuốn giải đáp pháp luật - Những khái niệm chủ yếu của pháp luật dân sự Việt Nam, cuốn 100 câu hỏi về thừa kế theo Bộ luật dân sự.

Những cuốn sách, ấn phẩm nói trên là tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu, quán triệt tinh thần, nội dung của Bộ luật dân sự . Nó đã được phát hành, sử dụng rộng rãi và được nhiều người hoan nghênh. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế vẫn chưa đáp ứng hoàn hảo cả về số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức và giá cả. Tổng số ấn phẩm các loại tối đa mới chỉ có khoảng 50.000 (5 vạn) cuốn; Cuốn mỏng nhất là 200 trang, cuốn dày nhất hơn 500 trang, cuốn rẻ nhất là 16.000 đồng, cuốn đắt nhất là 43.000 đồng....Như vậy, những tài liệu chủ yếu phục vụ cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ pháp lý, chứ chưa mang tính phổ thông, thông dụng cho mọi người dân. Loại bài giới thiệu về nội dung Bộ luật để phục vụ sát hợp với từng loại đối tượng chưa có nhiều, chưa cơ quan, đơn vị nào chủ trì việc này, chủ yếu do một số chuyên gia về luật dân sự chuẩn bị, biên soạn khi được mời đi giới thiệu Bộ luật cho từng loại đối tượng. Việc chuẩn bị này do chưa được nghiên cứu khảo sát kỹ về đối tượng cả về khả năng tiếp thu cũng như nhu cầu thực tế của họ. Loại sách hỏi - đáp về Bộ luật dân sự chưa nhiều, chưa phong phú, đầy đủ trên các lĩnh vực giao lưu dân sự, tranh chấp dân sự. Loại tờ rời, tờ gấp sổ tay về Bộ luật dân sự đã có dự định nhưng vẫn chưa làm được. Giáo trình luật dân sự mới chỉ tiến hành biên soạn cho trường chuyên luật, cho các lớp đào tạo chuyên ngành pháp lý, còn đối với các Trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp luật và các trường phổ thông chưa được đề cập và xúc tiến biên soạn để đưa vào chương trình giảng dạy, giáo dục thường xuyên, lâu dài.

Tình hình trên cho thấy, công tác biên soạn tài liệu phục vụ tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự cần được quan tâm hơn cả về tổ chức, chỉ đạo, điều hành quản lý thống nhất, phân công rạch ròi. Việc phát hành có thu để bù chi nhưng lấy phục vụ nhân dân là chính, chứ không vì mục đích kinh doanh mà chạy theo lợi nhuận, về phía Nhà nước cần có trợ giá để tạo điều kiện cung cấp rộng rãi tài liệu cho nhân dân đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nghèo, vùng đồng bào dân tộc.

2.2. Việc mở lớp tập huấn về Bộ luật dân sự

Thực hiện kế hoạch chung về việc triển khai thi hành Bộ luật dân sự, Bộ Tư pháp đã khẩn trương tổ chức tại Hà nội vào đầu tháng 2 năm 1996 cho lãnh đạo các Sở Tư pháp, Chánh, phó Toà dân sự Toà án nhân dân cấp tỉnh và một số đối tượng khác. Đã mở 3 lớp tập huấn tại 2 miền cho 385 thẩm phán dân sự để kịp thời phục vụ cho việc xét xử dân sự, đồng thời số Thẩm phán dự các lớp tập huấn tổ chức tại địa phương. Ngoài ra Bộ đã cử nhiều lượt cán bộ cấp vụ, chuyên viên của Bộ đi các địa phương giúp đỡ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan trung ương giới thiệu Bộ luật dân sự. Chẳng hạn như Bộ Nội vụ, ngoài mở lớp bồi dưỡng chung về Bộ luật dân sự cho cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan Bộ, còn tổ chức các đợt tập huấn chuyên đề, chuyên sâu cho một số đơn vị trong ngành. Điển hình là sự phối hợp giữa Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26). Bộ Nội vụ với Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp mở lớp tập huấn Bộ luật dân sự cho cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật ở các trại, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng. Đã tổ chức thành hai lớp. Lớp thứ nhất cho khu vực các tỉnh phía Bắc, tổ chức tại Hà Nội, hơn 100 người tham dự. Lớp thứ hai cho các tỉnh phía Nam, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, gồm 200 người tham dự. Mỗi lớp tập huấn trong 4 ngày, tập trung giới thiệu sâu 6 chuyên đề: (xem phụ luc số ).!

- Những quy định chung của Bộ luật dân sự

- Tài sản và quyền sở hữu tài sản

- Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự

- Thừa kế

- Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất

- Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Ngoài việc trang bị những kiến thức chung, cơ bản của Bộ luật cho các sĩ quan, cán bộ V26 để vận dụng, thi hành Bộ luật, còn phải tạo điều kiện thuận lợi để những sĩ quan, cán bộ này giáo dục phạm nhân đang thi hành án phạt tù và các đối tượng đang tập trung giáo dục, cải tạo, các báo cáo viên (của Bộ Tư pháp) đã lưu ý giới thiệu sâu cho lớp tập huấn cán bộ Cục V26 về những vấn đề sau :

- Về những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự (phần I), tập trung vào: chế định “đại diện” và vấn đề “thời hạn”, “thời hiệu”.

- Về tài sản và quyền sở hữu (phần II), tập trung vào “nội dung quyền sở hữu”, đặc biệt lưu ý: quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đai (phần V Bộ luật).

- Một vài nội dung về “nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” (phần III). Trọng tâm là “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” (chương V, phần III), chú ý vấn đề “bồi thường trong vụ án kinh tế”.

- Về thừa kế (phần IV), tập trung vào: thừa kế tài sản nói chung (theo di chúc, theo luật) và thừa kế quyền sử dụng đất (phẩn V của Bộ luật).

- Những quy định về hôn nhân và gia đình (quan hệ vợ chồng, ly hôn, chia tài sản, con cái...).

Sau hai lớp tập huấn nói trên, Cục V26 Bộ Nội vụ đã triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Bộ luật dân sự cho 100% các đối tượng, trại viên trong cả nước thuộc quản lý của Bộ nội vụ. Tại 53 tỉnh, thành trong cả nước các Sở Tư pháp đã phối hợp với các Ban, Ngành ở địa phương và các Vụ chức năng của Bộ Tư pháp tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự đến mọi đối tượng cán bộ, nhân dân thông qua các hình thức như mở lớp tập huấn chuyên đề, lớp tập huấn báo cáo viên, lớp bồi dưỡng các buổi nói chuyện về Bộ luật dân sự cho cán bộ chu chốt, cán bộ tư pháp cơ sở.

Sở Tư pháp tỉnh Đắc Lăk đã cử cán bộ giúp 41/72 đơn vị trong tỉnh và 17/18 huyện, thành phố thuộc tỉnh triển khai nghiên cứu học tập Bộ luật dân sự. Một số huyện Đăk R’Lắp, Cujút, M’ Đrắk, Krông buks....đã tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự đến xã, phường, thị trấn. Tỉnh Tiền Giang có 159/163 xã, Thái Bình 100% số xã, Quảng Trị 114/136 xã.v.v.. tổ chức học tập Bộ luật dân sự.

Việc mở các lớp tập huấn để tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự đã làm như nêu trên có thể nói là khẩn trương, kịp thời, có bài bản. Đây là một hình thức cơ bản giúp cho việc tuyên truyền đạt được cả bề rộng lẫn chiều sâu, cần phải được tiếp tục sử dụng, phát huy và mở rộng. Bên cạnh ưu điểm, hình thức hoạt động tuyên truyền này có những khó khăn, hạn chế như sau :

Lực lượng báo cáo viên còn quá mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn khả năng giảng giải, báo cáo phù hợp với các loại đối tượng. Số báo cáo viên được tập huấn vẫn chưa vững tâm để giới thiệu lại trong các lớp tập huấn ở cơ sở. Những tỉnh, thành phố gần Trung ương, chủ yếu phải mời báo cáo viên của Bộ Tư pháp thì yên tâm về khả năng truyền thụ nội dung Bộ luật, nhưng đôi khi lại bị động về mặt thời gian. Các tỉnh khác, người báo cáo viên chủ yếu là cán bộ của Sở Tư pháp, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hội luật gia nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, phân công rõ ràng nên chưa phát huy tốt thế mạnh, thậm chí còn kìm hãm nhau.

Tài liệu phục vụ cho các lớp tập huấn, đặc biệt là tài liệu phổ thông cho giảng dạy quần chúng và tài liệu chuyên đề cho các loại đối tượng chưa đáp ứng được.

Một số cán bộ đảng viên, nhân dân chưa nhận thức được vai trò của Bộ luật dân sự nên chưa tích cực, tự giác tham gia học tập. Có nơi vận động đi học tập Bộ luật phải chi tiền mới đi. Thí dụ, ở xã cổ Loa thuộc huyện Đông Anh - Hà nội tổ chức 3 đợt giới thiệu về Bộ luật cho tận mỗi người dân, xã phải chi cho mỗi người dân 3000đ/lượt tham dự.

Việc mở lớp tập huấn tập trung thường khó khăn về mặt thời gian, thời điểm. Thời gian dài thì khó bố trí, sắp xếp vì còn bao công việc khác cuốn hút các đối tượng học tập, còn thời gian ngắn quá thì khó nói hết những điều cần nói về Bộ luật, do đó đôi khi tập huấn mới chỉ là hình thức chưa thật sự có chất lượng về nội dung, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.

Kinh phí cho hoạt động này không được ấn định cụ thể, thống nhất từ Trung ương mà tuỳ thuộc các địa phương, do đó ở nhiều nơi gặp khó khăn.

Thực trạng trên nói lên ưu, nhược điểm của hình thức mở lớp tập huấn Bộ luật dân sự và đặt ra cho chúng ta phải có những giải pháp thích hợp để tăng cường, phát huy hiệu quả của hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật này.

2.3. Giới thiệu, hướng dẫn về Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngành Tư pháp đã phối hợp với các báo, đài Trang ương và địa phương xây dựng các chuyên mục giới thiệu Bộ luật dân sự, giải đáp những nội dung của Bộ luật dân sự cho nhân dân.

Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật đã chủ trì phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Báo pháp luật, Tin tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý cùng các cơ quan hữu quan tổ chức đợt tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự bằng các hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Có thể nói, các bài giới thiệu về Bộ luật dân sự đăng tải trên báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh của Trung ương và địa phương, đặc biệt là hệ thống truyền thanh ở các huyện, xã đã cung cấp thông tin về Bộ luật cho mọi đối tượng với số lượng đông đảo nhất (so với sách và tập huấn). Nó đến tận các xã, phường, thị trấn, làng, bản, xóm, thôn, đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, đến các cơ quan, doanh nghiệp, đến tận từng người dân. Nguồn thông tin này thường mang tính phổ thông đại chúng, dễ hiểu, dễ tiếp thu, nó đem xen lẫn nhau và lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên nên làm cho người nghe, người đọc, người xem tiếp thu được. Hình thức này nhìn chung là hấp dẫn thu hút sự chú ý theo dõi và có thể vận dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày, đó là các chuyên mục hỏi - đáp Bộ luật về thừa kế, về sử dụng đất đai và ký kết hợp đồng   Bên cạnh những ưu điểm, mặt mạnh như nói trên, hình thức tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhược điểm như : Thông tin tản mạn, không có hệ thống gây khó khăn cho việc tiếp thu, khó khăn trong việc lưu giữ, khai thác sử dụng lâu dài, đôi khi tiếp nhận tin thiếu chính xác, đầy đủ cũng gây thắc mắc hoặc hiểu sai lệch cho người nghe, người đọc, người xem chuyên mục này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đội ngũ tuyên truyền viên, biên tập viên cho chuyên mục này cũng còn hạn chế, chưa có đủ đội ngũ chuyên trách, chưa thu hút, tập hợp được nhiều chuyên gia, chuyên sâu lĩnh vực này tham gia. Chưa có một cơ chế phối hợp tuyên truyền hữu hiệu nhất để vừa tiết kiệm về công sức tiền bạc, vừa đạt hiệu quả cao nhất, trái lại thường làm theo kiểu đơn phương, tự phát nên có chỗ thì trùng lặp nhau, có chỗ bỏ trống            không đáp ứng yêu cầu, vừa lãng phí vừa kém hiệu quả. Đó là những vấn đề đạt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm hình thức tuyên truyền, giáo dục này để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa Bộ luật dân sự vào cuộc sống. Đây là một hình thức phong phú, hấp dẫn, sát hợp mọi đối tượng nên phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.

2.4.           Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự”

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự bằng các hình thức khác, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - thông tin tổ chức phát động cuộc thi “tìm hiểu Bộ luật dân sự” trong toàn quốc, nhằm khuyến khích cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân tự tìm hiểu Bộ luật dân sự, nhanh chóng nắm bắt nội dung cơ bản của Bộ luật để vận dụng vào cuộc sống.

Cuộc thi cán bộ, nhân dân cả nước hưởng ứng phong trào tham gia tích cực. Ngay sau lễ phát động cuộc thi ở Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 30/5/1996, chính thức công bố thể lệ và câu hỏi cuộc thi, 53/53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban tổ chức cuộc thi ở địa phương, hầu hết do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân làm Trưởng Ban, Giám đốc Sở Tư pháp làm Phó trưởng Ban thường trực. Đến ngày 31/12/1996 khoá sổ nhận bài dự thi, ở địa phương, Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được trên 3 triệu bài dự thi. (Xem các phụ lục số....)[35]

Theo thể lệ, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm và chọn 100 bài được điểm cao nhất gửi về dự thi ở Trung ương. Kết quả cuối cùng của cuộc thi còn đang chờ đợi vì chưa kết thúc. Tuy nhiên, đến nay có thể khẳng định rằng đây là cuộc thi có quy mô rộng lớn nhất và có số người tham gia dự thi đông nhất từ trước tới nay. Cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự” là một hình thức tuyên truyền, giáo dục Bộ luật sinh động vì vậy, đã thu hút được rất nhiều người thuộc mọi thành phần tham gia. Đó là một thắng lợi lớn ban đầu. Cho dù có nơi nào đó, cách làm còn hình thức, còn hời hợt, chạy theo phong trào khi làm bài dự thi, thì vẫn có tác dụng trong việc tuyên truyền Bộ luật. Bởi vì, cuộc thi này đã gắn với các hình thức tuyên truyền, phổ biến Bộ luật như mở lớp tập huấn, tuyên truyền miệng, trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua hệ thống loa đài truyền thanh của huyện, xã đến tận người dân trong các cụm dân cư, trong các cơ quan doanh nghiệp. Nhiều nơi đã kết hợp tuyền truyền Bộ luật gắn với gợi ý trả lời 10 câu hỏi dự thi, nên được nhiều người quan tâm, chú ý theo dõi. Là cuộc thi nên tự nó đã gây ra sự kích thích, ganh đua lẫn nhau giữa các cá nhân, đơn vị, địa phương. Đã lôi kéo, tập hợp được các lực lượng xã hội về các đầu mối như : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Học sinh....để tham gia cuộc thi này. Có địa phương đã “khoán” số lượng bài thi cho các đầu mối nên đã nêu cao trách nhiệm tổ chức cuộc thi trong đó có hoạt động tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự và thực sự đã gây được một phong trào rầm rộ, tạo khí thế động viên mọi người tích cực tìm hiểu Bộ luật.

Qua cuộc thi này, cũng hình thành được cơ chế phối hợp, các thành phần phối hợp từ Trung ương xuống địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Ở đây thấy rõ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương đối với địa phương, vai trò của chính quyền (của Uỷ ban Nhân dân) trong việc thống nhất lãnh đạo, điều phối các ngành trực thuộc, vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với tổ chức khác và đối với cán bộ, đảng viên, vai trò chủ trì phối hợp của ngành tư pháp...Nơi nào sử dụng tốt các mối quan hệ và sử dụng đúng vị trí vai trò của các chủ thể nói trên thì phát huy tốt hoạt động, tháo gỡ được mọi khó khăn, vướng mắc và đạt được mục tiêu mong muốn, còn nơi nào làm trái “quy luật” thì sẽ vướng mắc và kém hiệu quả, nếu không muốn nói là thất bại.

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật là một hình thức hấp dẫn, sinh động, song cũng nhiều khó khăn, phức tạp trong tổ chức thực hiện và tốn kém nhiều thời gian, công sức và kinh phí. Đồng thời nếu làm không tốt thì sẽ phản tác dụng. Vì vậy, để tiếp tục sử dụng hình thức này trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Bộ luật dân sự nói riêng và pháp luật nói chung phải có tổng kết rút kinh nghiệm một cách đầy đủ về cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự” lần này.

Trên đây là một số nét cơ bản của thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự từ thể chế đến tổ chức thực hiện và hoạt động thực tiễn. Đó là căn cứ, cơ sở để kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự có hiệu quả để sớm đưa Bộ luật vào cuộc sống góp phần làm ổn định các giao lưu dân sự và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

III. Một số đề xuất, kiến nghị tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự, đảm bảo Bộ luật đi vào cuộc sống có hiệu quả.

Xuất phát từ thực trạng phổ biến, giáo dục và tuyên truyền Bộ luật dân sự trong thời gian qua. Để Bộ luật thực sự đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả ngày càng cao, chúng tôi có một số kiến nghị đề xuất có thể coi đó là những giải pháp cơ bản không những trước mắt mà còn là những giải pháp có tính lâu dài trong phổ biến giáo dục Bộ luật dân sự của Nhà nước ta.

1. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện phổ biến, giáo dục Bộ luật dân sự thống nhất, sâu rộng trong mọi đối tượng, mọi địa bàn dân cư

Sau khi Bộ luật dân sự được ban hành, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của Bộ luật. Quốc hội đã có một Nghị quyết quan trọng về việc tổ chức thực hiện Bộ luật, Chính phủ cũng có những Chỉ thị 833 để thực hiện Nghị quyết Quốc hội. Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch hướng dẫn các Sở Tư pháp, các địa phương tổ chức thực hiện và phổ biến giáo dục Bộ luật. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng trong chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục Bộ luật một cách khá kịp thời trong cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên, những quy định trong các văn bản nói trên chưa có những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện - ví dụ như về kinh phí phổ biến giáo dục Bộ luật ở các địa phương. Cho nên việc tổ chức triển khai phổ biến giáo dục Bộ luật chưa phải là rộng khắp. Ngay ở cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự do Bộ Tư pháp chủ trì phát động là một hình thức giáo dục Bộ luật rất có hiệu quả song còn nhiều tỉnh triển khai chậm và số lượng bài dự thi thấp (có tỉnh chỉ có 41 bài). Nguyên nhân chính cũng là về kinh phí. Chính vì vậy, theo chúng tôi, trong khi Dự án Luật khi xây dưng cần có ấn định cả phần kinh phí tương xứng cho việc phổ biến giáo dục pháp luật tạo điều kiện thiết yếu để hoạt động này có hiệu quả.

Mặt khác, trong các văn bản trên cũng quy định chưa rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp và Uỷ ban Nhân dân các cấp trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế đã khẳng định rằng việc phổ biến giáo dục pháp luật phải là nhiệm vụ của UBND các cấp, của các Bộ, Ngành, ... rõ ràng, đây không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp, bởi vì Tư pháp là cơ quan giúp việc, là tham mưu cho UBND, là đầu mối để tổ chức phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về thế tư pháp không thể làm thay các cơ quan khác và lại càng không thể chỉ có cơ quan Tư pháp mới có nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Do đó, để có một thể chế chuẩn trong phổ biến giáo dục pháp luật thì những quy định trong các văn bản của Quốc hội, Chính phủ và của các Bộ, Ngành liên quan đòi hỏi phải rõ ràng, cụ thể và đặc biệt là phải có các điều kiện đảm bảo để thực hiện các quy định đó một cách có hiệu quả.

Một vấn đề rất có ý nghĩa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến giáo dục pháp luật Bộ luật dân sự nói riêng cho thấy phải phát huy vai trò, tác dụng và vị trí của Ban tuyên giáo cấp tỉnh ở mức cao nhất chứ không nên để như trong thời gian vừa qua, cần phải có một văn bản của Bộ Chính trị hay của Thường vụ Bộ Chính trị về việc tổ chức thực hiện Bộ luật như một số văn bản trước đây của Đảng đối với việc thi hành Bộ luật Hình sự (Chỉ thị 84 của Ban bí thư) hay với việc thi hành Hiến pháp 1992...Có các văn bản này thì vai trò và nhiệm vụ của các Ban tuyên giáo Đảng, các cơ quan chức năng... sẽ được khẳng định có nhiều việc tổ chức thực hiện Bộ luật cũng tốt hơn nhiều.

2. Phải có tài liệu phổ biến giáo dục Bộ luật một cách thống nhất, phù hợp cho các đối tượng cần phổ biến giáo dục, phù hợp vói đặc thù vùng, miền.

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một đầu mối điều hành và quản lý về mặt Nhà nước đối với các tài liệu, ấn phẩm phục vụ phổ biến giáo dục pháp luật một cách thống nhất. Khi Bộ luật dân sự được ban hành, để phục vụ kịp thời việc phổ biến giáo dục những nội dung cơ bản của Bộ luật đến với cán bộ, nhân dân. Nhiều cấp, ngành đã cố gắng biên soạn, in ấn các tài liệu để phổ biến giáo dục Bộ luật. Xong có thực trạng là tài liêu khá nhiều nhưng tác dụng chưa cao, đặc biệt là chưa phù hợp với đông đảo cán bộ, nhân dân, nhất là nhân dân nói chung và nhân dân các vùng cao, vùng sâu, vùng xa...chưa có những tài liệu phổ thông ngắn gọn dưới dạng tờ gấp, sách pháp luật phổ thông.v.v...các tài liệu trên chỉ mới đáp ứng được cho số các chuyên trách, chuyên gia pháp lý mà thôi. Ngay cả với đối tượng học sinh, sinh viên các trường không chuyên luật là đối tượng rất quan trọng cần phổ biến giáo dục nhưng đến nay vẫn chưa có tài liệu để phổ biến giáo dục, đây là việc phải làm ngay và phải được biên soạn kịp thời. Theo chúng tôi - Bộ nên giao cho Trường Đại học Luật và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức biên soạn, in ấn với số lượng lớn để phổ biến giáo dục Bộ luật thường xuyên, sâu rộng hơn.

3. Tiếp tục tổ chức tập huấn những nội dung cơ bản của Bộ luật dân sự cho các đối tượng như:

Các chủ Doanh nghiệp của các thành phần kinh tế nắm vững pháp luật, vận dụng pháp luật vào sản xuất, kinh doanh ngoài việc tổ chức tập huấn, có thể đưa vào các câu lạc bộ của các nhà doanh nghiệp để phổ biến giáo dục Bộ luật có hiệu quả hơn (hình thức này sinh động và thu hút được các nhà doanh nghiệp).

Các báo cáo viên, cán bộ hoà giải cơ sở, thông tin viên, tuyên truyền viên về pháp luật của các Bộ, ngành, địa phương...cũng là đối tượng cần đươc thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục nội dung Bộ luật dân sự, đây là những hạt nhân quan trong và rất có tác dụng ở cơ sở. Chứ không thể dựa vào báo cáo viên, chuyên gia của Bộ Tư pháp hay một số Ngành Nội chính như đã tiến hành phổ biến giáo dục Bộ luật dân sự trong thời gian vừa qua.

4. Cần có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và thống nhất giữa các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo chung về công tác tư tưởng, thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng như Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thông tin, Mặt trận tổ quốc, các cơ quan Nội chính, ngành giáo dục – đào tạo,… để thống nhất chương trình, nội dung phổ biến giáo dục Bộ luật hàng năm hoặc trong một thời gian ngắn với từng đối tượng cụ thể; Có sự phối chặt chẽ trong việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm từng khâu, từng giai đoạn một để có những giải pháp, những nội dung, hình thức giáo dục mới thích hợp và có chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Với chức năng được giao, Bộ Tư pháp nên sớm có đề án đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đề xuất của nhiều Bộ, Ngành và địa phương về việc thành lập một Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Quốc gia do chính Thủ tướng hoặc một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là Phó Chủ tịch thường trực với sự tham gia của một số Bộ, Ngành hữu quan.

5. Duy trì thường xuyên, ổn định việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục Bộ luật dân sự trên các Báo, đài ở Trung ương, địa phương với sự tham gia của nhiều cơ quan như hình thức mở chuyên mục pháp luật, giải đáp của chuyên gia, luật sư, tư vấn pháp luật trên báo, đài, v.v… Với thời lượng phát sóng và nội dung pháp luật phù hợp hơn. Tăng cường thể loại phóng sự phản ánh việc tổ chức thực hiện Bộ luật, đưa tin Toà án về các Vụ dân sự điển hình và có tác dụng giáo dục tốt.

6. Trên cơ sở kinh nghiệm cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự vừa qua, sớm tổng kết rút kinh nghiệm để có thể tiếp tục mở một số cuộc thi có đề tài pháp luật khác với hình thức khác như chương trình sinh viên 96 hay bảy sắc cầu vồng mà đài truyền hình Trung ương đã làm hoặc mở các cuộc để đố vui pháp luật có thưởng ở các câu lạc bộ sinh viên, câu lạc bộ, các nhà Doanh nghiệp, trong các trường học, các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc ít người. VV..., chon lưa những nội dung cơ bản, thiết yếu của Bộ luât dân sự có liên quan đến một số đối tượng, công chức Nhà nước, thành viên học sinh, các chủ doanh nghiệp… để in các tờ giấy, sách pháp luật bỏ túi nhằm phổ biến giáo dục rộng rãi có hiệu quả Bộ luật dân sự.


Chuyên đề 6:

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TRONG HỢP ĐỒNG DÂN SỰ Ở VIỆT NAM: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Đinh Mai Phương

Viện NCKH pháp lý- Bộ Tư pháp

 

1.    Cơ sở pháp lý quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự Việt Nam.

1. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định 17/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "các bên ký kết hợp đồng kinh tế có quyền thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế: Thế chấp, cầm cố tài sản, và bảo lãnh theo quy định của pháp luật".

2. Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 (có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1996) quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vị dân sự là: Cầm cố, Thế chấp tài sản, Bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ và phạt vi phạm.

3. Các văn bản pháp luật khác quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các biệ pháp bảo đảm vay vốn ngân hàng.

-Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính quy định là TCTD phải đảm bảo nguyên tắc tránh rủi ro (khoản 1), TCTD phải lưu giữ hồ sơ tín dụng, gồm: Khế ước vay và tài liệu ghi rõ việc vay vốn, căn cứ pháp lý và giá trị của vật bảo đảm tiền vay (điểm A, khoản 2).

-Luật các tổ chức tín dụng được Chủ tịch nước công bố ngày 27/12/1997 ( hiệu lực thi hành ngày 01/10/1998).

-Luật Đất đai ngày 14/7/1993 quy định 5 quyền trong đó có quyền thế chấp quyền sử dụng đất;

-Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất ngày 14/10/1994 và Pháp lệnh sửa đổi ngày 27/8/1996; Nghị định 85/CP ngày 17/12/1996 quy định việc thi hành hai Pháp lệnh (thay thê Nghị định 18/CP ngay 13/12/1995);

-Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt nam được Nhà nước cho thuê đất và Nghị định 11/CP hướng dẫn thì hành Pháp lệnh này;

-Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995.

- Luật phá sản doanh nghiệp.

- Các luật khác như: Luật hàng không, Luật hàng hải... đều quy định doanh nghiệp Nhà nước được quyền dùng các tài sản thuộc quyền quản lý, thế chấp, cầm cố vay vốn ngân hàng.

Quyết định 199/QĐ-NH1 ngày 28/6/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thẻ tín dụng ngắn hạn và Quyết định 200/QĐ-NH1 (cùng ngày) về việc sửa đổi bổ sung một số điều của thẻ tín dụng trung và dài hạn quy định: "bên vay phải áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, nợ lãi và lãi phạt quá hạn), trừ trường họp pháp luật có quy định khác"

-Quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh và Thông tư liên bộ: Ngân hàng Nhà nước-Bộ Tư pháp- Bộ tài chính số 01/TT-LB ngày 3/7/1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp Nhà nước và thủ tục về thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

II. Mục đích, ý nghĩa của các biện pháp bảo đảm trong hợp đồng dân sự

Quan hệ nghĩa vụ được hình thành trên cơ sở hợp đồng hoặc pháp luật, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc (gọi là bên có nghĩa vụ) cho một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền).

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ là vấn đề mấu chốt trong quan hệ hợp đồng, trong việc đảm bảo hiệu qủa và mục đích của hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên. Việc các chủ thể được tạo điều kiện lựa chọn các quan hệ mà họ tham gia, cách thức và nội dung các quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn không loại trừ trách nhiệm khi các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Trong thực tế, không phải bao giờ khi có vi phạm nghĩa vụ, thì các bên bị vi phạm cũng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hơn nữa, các biện pháp cưỡng chế không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Như vậy khi nghĩa vụ không được bảo đảm bằng tài sản thì người có nghĩa vụ rất dễ lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời việc thực hiện lợi ích của người có quyền rất mong manh.

Để khắc phục những bất lợi trên, bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ, ổn định giao lưu dân sự, Bộ luật dân sự đã quy định 7 biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đó là: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm.

III. Các loại biện pháp bảo đảm

Có thể phân loại các biện pháp bảo đảm thành 3 nhóm sau đây:

Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại ở Việt nam, có 7 biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự và thương mại. Các biện pháp này có thể phân loại thành các nhóm sau đây:

a. Biện pháp bảo đảm bằng tài sản với tính chất là vật bảo đảm gồm có: cầm cố và thế chấp tài sản;

b. Biện pháp bảo đảm bằng tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ trị giá được bằng tiền hoặc vật có giá trị khác gồm cố: đặt cọc, ký cược, ký quỹ;

c. Biện pháp bảo đảm bằng việc thực thi một nghĩa vụ của một chủ thể khác, đó là bảo lãnh hoặc thực thi một nghĩa vụ khác của một chủ thể có nghĩa vụ hợp đồng, đó là phạt vi phạm;

IV. Căn cứ và phạm vĩ bảo đảm thực hiện hợp đồng

Căn cứ: Theo thoả thuận của các bên hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm.

Phạm vi: Tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên hoặc quy định của pháp luật về phạm vi bảo đảm. Nếu không có thoả thuận hoặc pháp luật quy định về phạm vi bảo đảm thì coi như nghĩa vụ được bảo đảm toàn bộ (kể cả nghĩa vụ phái sinh như trả lãi và bồi thường thiệt hại).

V. Các biện pháp bảo đảm cụ thể.

(Lưu ý những điểm mới về các quy định các biện pháp bảo đảm trong Bộ luật dân sự so với Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991)

Một trong những điểm mới mang lại sức sống mới cho BLDS đáp ứng kịp thời các đòi hỏi các giao lưu dân sự và kinh tế là việc Bộ luật dân sự chú trọng đến các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong nền kinh tế thị, trường, sự ổn định của các quan hệ đã là cơ sở cho việc hình thành các quan hệ kinh tế thương mại. Nếu các giao dịch dân sự không được đảm bảo thực hiện sẽ kéo theo sự bất ổn của các quan hệ thương mại, kinh tế khác. Bộ luật dân sự đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện hợp đồng, coi đó là một trong các nhân tố của sự ổn định các quan hệ kinh tế xã hội. Những biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự được áp dụng chung cho các giao dịch dân sự. So với pháp luật về hợp đồng dân sự trước đây, Bộ luật dân sự quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chặt chẽ và đầy đủ hơn nhiều. Có 7 biện pháp bảo đảm đó là: Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm. Bảng so sánh các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng giữa Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 và Bộ luật dân sự 1995 dưới đây có thể chứng minh cho nhận định này[36].

 

LOẠI BIỆN PHÁP

BỘ LUẬT DÂN SỰ

PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ 1989

PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1991

Có/Không

Số điều

Có/Không

Số điều

CÓ/Không

Số điều

Thế chấp

16

1

5

Cầm cố

16

1

5

Bảo lãnh

9

1

2

Ký cược

1

Không

 

 

Đặt cọc

2

Không

 

Không

 

Ký quỹ

1

Không

 

Không

 

Tín chấp

1

Không

 

Không

 

Phạt vi phạm

3

 

 

 

Trong nền kinh tế thị trường, Bộ luật dân sự sẽ thúc đẩy các giao lưu dân sự, góp phần tạo nên một thị trường hàng hoá thống nhất cả nước. Vai trò của Bộ luật dân sự là tạo điều kiện pháp lý cho các giao dịch về quan hệ hàng hoá đó, vì đặc điểm lớn nhất của sự điều chỉnh bằng pháp luật dân sự là vấn đề khả năng chịu trách nhiệm về tài sản. Pháp luật dân sự trong mọi phương diện của chủ thể: đối với người tiêu dùng, đối với người sản xuất, kinh doanh độc lập hay là tài sản đối với pháp nhân, đều xuất phát từ nhiệm vụ tạo cho các chủ thể đó thể hiện khả năng tài sản của mình. Mặt khác, pháp luật dân sự dựa trên nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận theo ý nguyện của các bên vì lợi ích của chính họ. Đó là một đặc trưng rất quan trọng của pháp luật dân sự. Việc quy định và thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ tạo nên sự ràng buộc các bên trong quan hệ nghĩa vụ: bên có nghĩa vụ phải tôn trọng những lợi ích hợp pháp của bên có quyền và ngược lại. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là cơ sở để áp dung các chế tài về tài sản khi có hành vi vi phạm.

1. Cầm cố tài sản (Điều 329 đến Điều 345): Quy định khái niệm, đối tượng, nguyên tắc, việc cầm cố, quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên cầm cố và bên nhận cầm cố, việc xử lý tài sản cầm cố. Điều 329 BLDS quy định: Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ tài sản đem cầm cố phải thuộc sở hữu của mình và phải là động sản hoặc các quyền về tài sản.

Lần đầu tiên sự phân chia tài sản thành động sản và bất động sản được quy định trong pháp luật Việt nam (Điều 181 BLDS). Điều 236 quy định: "vật bảo đảm thực hiện nghĩa yụ dân sự phải thuộc sở hữu của người bảo đảm và được phép giao dịch". Đây là một quy định rất đặc biệt của Bộ luật dân sự, của pháp luật dân sự Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Việc phân tích quy định này có ý nghĩa không chỉ về lý luận mà còn quan trọng trong việc giải quyết những hậu quả trong thực tiễn.

Điều 329 Bộ luật dân sự quy định quyền tài sản cũng là đối tượng cầm cố. Điều này là cơ sở quan trọng cho các giao dịch dân sự có liên quan đến các loại chứng khoán, giấy tờ có giá trị mà sự hiện diện của chúng đang trở nên phổ biến ở nước ta. Quy định này của Bộ luật dân sự sẽ bước đầu tạo điều kiện cho việc cầm cố các loại chứng khoán, giấy tờ có giá trị. Như vậy các tài sản, với tư cách là đối tượng cầm cố tham gia trực tiếp vào các giao dịch dân sự trở nên đa dạng hơn.

Trường hợp tài sản cầm cố không đăng ký quyền sở hữu, người nhận cầm cố phải chịu trách nhiệm trước tiên nếu tài sản cầm cố bị chủ sở hữu không phải là bên cầm cố kiện đòi theo quy định của Điều 264 Bộ luật dân sự. Quy định này của Bộ luật dân sự khác với pháp luật trước đây cũng như pháp luật của nhiều nước trên thế giới: Điều 1323 Bộ luật dân sự Bắc kỳ, Điều 336 Bộ luật dân sự Nga, Điều 747 Bộ luật dân sự Thái Lan, Điều 342 Bộ luật dân sự Nhật Bản...theo đó vật cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố, nghĩa vụ kiểm tra xem tài sản cầm cố có thuộc sở hữu của bên cầm cố hay không . Bên nhận cầm cố luôn được đảm bảo trong mọi trường hợp, họ có quyền ưu tiên so với các chủ nợ khác, kể cả trong trường hợp tài sản cầm cố không thuộc sở hữu của bên cầm cố.

Điều 329 Bộ luật dân sự quy định tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên cầm cố là xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của Việt nam hiện nay. Quy định này buộc các chủ cửa hàng cầm cố phải thận trọng khi xem xét đồ vật cầm cố và như vậy hạn chế tiêu cực xảy ra trong giao lưu dân sự.

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, khoản 2 Điều 329 BLDS có quy định cho phép tài sản đó có thể được đem cầm cố để đảm có biết (khoản 2 Điều 332 BLDS). Nếu theo sự thoả thuận tài sản cầm cố vẫn do bên cầm cố giữ thì phải giao cho bên nhận cầm cố bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố. Bên cầm cố phải đăng ký việc cầm cố tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định (khoản 3 Điều 332). Các quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện một cách chắc chắn, an toàn, nhất là việc đăng ký tài sản cầm cố. Đối với các tài sản cầm cố có giá trị lớn thì đây là một quy định rất cần thiết để đảm bảo lợi ích của các bên, hạn chế tranh chấp và nhầm lẫn cho các bên tham gia giao dịch.

Việc xử lý tài sản cầm cố được đặt ra khi người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên thoả thuận (Điều 314 BLDS). Quy định này thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt đem bán để thanh toán nợ hoặc chuyển thành sở hữu của người nhận cầm cố và người nhận cầm cố phải thanh toán chênh lệch dôi ra cho người cầm cố. Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định tài sản cầm cố có thể được đem bán đấu giá. Người nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán so với các chủ nợ khác từ số tiền bán tài sản cầm cố. Trong trường hợp bán tài sản cầm cố để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn mà tài sản đó cũng được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn và được ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký việc cầm cố, người nhận cầm cố trước được ưu tiên so với người nhận cầm cố sau (Điều 342 BLDS). Nếu tài sản cầm cố đã bán nhưng không đủ để thanh toán nợ cho bên nhận cầm cố thì bên cầm cố phải dùng tài sản khác của mình để thanh toán nợ. Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, đảm bảo hợp đồng được thực hiện trang thực, đúng cam kết.

2. Thế chấp tài sản: Được quy định từ Điều 346 đến Điều 362 về đối tượng, nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp, hình thức thế chấp..

Điểm đáng lưu ý đầu tiên về biện pháp thế chấp được quy định trong Bộ luật các tranh chấp, tránh tình trạng tuỳ tiện, bảo vệ khả năng thanh toán của bên thế chấp.

Pháp luật có quy định nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc thế chấp cũng phải đăng ký. Trong nền kinh tế thị trường, khi mà hiện nay biện pháp thế chấp được áp dụng phổ biến thì quy định này góp phần vào bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên nhận thế chấp đồng thời cũng để theo dõi một cách chặt chẽ sự luân chuyển của các tài sản có giá trị.

Về việc một tài sản có thể đem thế chấp cho nhiều nghĩa vụ, Bộ luật dân sự quy định rõ bên thế chấp có nhiệm vụ thông báo cho bên nhận thế chấp tất cả các lần thế chấp trước đó. Việc giao giấy tờ về tài sản thế chấp không được Bộ luật dân sự quy định rõ song phải hiểu là giấy tờ gốc sở hữu đối với bất động sản đem thế chấp (để người thế chấp không thể dùng tài sản để thế chấp cho nhiều người mà không thông báo cho họ biết về việc tài sản đã thế chấp), về thế chấp tài sản được bảo hiểm, thế chấp quyền sở hữu đất, Bộ luật dân sự cũng có những quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp trong giao lưu dân sự hiện nay.

Bộ luật dân sự còn quy định một biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng rất đặc biệt đó là tín chấp (Điều 376 BLDS). Tín chấp là biện pháp trước hết nhằm tạo điều kiện cho các gia đình nghèo tham gia các hợp đồng tín dụng. Quan điểm của Bộ luật dân sự về việc lấy một đảm bảo phi vật chất để đảm bảo một nghĩa vụ vật chất cũng nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế, không thể không lôi cuốn các hộ nông dân nghèo tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể không xoá đói giảm nghèo.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc vay vốn của các hộ dân nghèo để phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống không thể thực hiện được nếu không có đảm bảo mà trên thực tế các hộ dân nghèo, ngoài bàn tay khối óc và sức lao động họ chẳng có tài sản gì để đem ra bảo đảm. Tín chấp là quy định mới đặc thù của Bộ luật dân sự đối với vấn đề các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nó đặc biệt có ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN.

3. Bên cạnh các biện pháp bảo đảm truyền thống như: cầm cố, thế chấp,

Tóm lại, quy định các biện pháp bảo đảm trong BLDS đã mang lại một nét mới đặc thù của Bộ luật dân sự. Những nét mới này mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo đảm lơị ích của người có quyền trong giao lưu dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng. So với các quy định về biện pháp bảo dảm trong các văn bản pháp luật trước đây, các quy định về biện pháp bảo đảm trong BLDS đã đạt một bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các quy định. Pháp lệnh hợp đồng dân sự trước đây quy định còn đơn giản sơ sài, cứng nhắc (thể hiện một số biện pháp và một số điều của từng biện pháp). Các quy định lại thiếu chặt chẽ, khái quát và kế thừa các văn bản pháp luật trước đó. Bộ luật dân sự đưa ra một hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chặt chẽ hơn, chuẩn xác hơn, hoàn chỉnh hơn với phạm vi rộng hơn tạo điều kiện cho các bên tham gia giao dịch có thể chọn biện pháp bảo đảm thích hợp. Các quy định đó không những quy định cụ thể về cả hình thức, thủ tục mà còn quy định chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản bảo đảm. Những nét mới nhất phải kể đến là những quy định về một tài sản được cầm cố, thế chấp cho nhiều nghĩa vụ; việc cầm cố các quyền tài sản, việc bảo lãnh bằng tín chấp, những biện pháp mới ...Các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một bước hoàn thiện mới trong chế định về hợp đồng dân sự của Việt nam, phù hợp với nền kinh tế thị trường, mang lại hiệu quả cho các giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng.

VI. Các vướng mắc khí áp dụng các quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm và một sô kiến nghị

Khi áp dụng thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc.

1. Vấn đề áp dụng các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng là bắt buộc hay thoả thuận giữa các bên

- Điều 5 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định: "các bên ký kết hợp đồng kinh tế có quyền thỏa thuận áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế: thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh theo quy định của pháp luật”.

- Điều 324 BLDS: “trong trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp đảm bảo đó”.

Nhưng Điều 376 BLDS quy định: “Tổ chức chính trị - xã hội  tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”.

(Nếu là bắt buộc phải thực hiện các biện pháp đảm bảo trong quan hệ tín dụng thì sẽ cứng nhắc và rất khó khăn trong quá trình thực hiện quan hệ tín dụng).

2. Hầu hết các bên vay vốn thiếu tài sản để thực hiện các biện pháp bảo đảm vay vốn, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước và hộ sản xuất. Một số doanh nghiệp có tài sản nhưng không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu để làm đảm bảo. Dùng tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo nợ vay thì tài sản đó chưa thể có giấy tờ sở hữu hợp pháp được vì pháp luật quy định là tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải có giấy tờ sở hữu hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Về đăng ký thế chấp cầm cố

Pháp luật đăng ký giao dịch có bảo đảm đã hình thành được một số loại cầm cố, thế chấp đối với máy bay, tàu biển, nhà ở, quyền sử dụng đất...Việc đăng ký này giúp cho cá nhân, tổ chức có thông tin cần thiết đề quyết định có cho vay vốn hay không? Mặt khác nó cũng làm cơ sở cho việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Thông qua việc đăng ký tài sản, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài sản và các bất động sản quan trọng như nhà, đất...

Song qua 2 năm thực hiện, chúng tôi thấy pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt nam còn thiếu. Các văn bản này mới chỉ là các quy định chung, mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể. Trình tự, thủ tục đăng ký, hiệu lực của việc đăng ký còn chưa được quy định. Các vấn đề về cơ quan đăng ký, loại tài sản đăng ký còn chưa được quy định. Pháp luật về đăng ký cầm cố, thế chấp của ta còn thiếu hoàn thiện, chưa đề cập hết các vấn đề cần điều chỉnh thuộc phạm vi đăng ký cầm cố, thế chấp (BLDS quy định tại khoản 2 Điều 330 ).

Hiện nay theo quy định của một số văn bản pháp luật hiện hành thì các loại tài sản sau đây phải đăng ký quyền sở hữu:

-Nhà ở

- Máy bay

- Tàu biển (bao gồm tàu vận tải và tàu đánh cá)

Các phương tiện giao thông đường bộ (xe cơ giới, tàu thuyền vận tải nội địa)

- Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Lưu ý: Quyền sử dụng đất được đăng ký theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm khẳng định quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức và làm cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo dõi quản lý các đất đai. Việc thế chấp quyền sử dụng đất không áp dụng các nguyên tắc về đăng ký thế chấp bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 347 BLDS mà áp dụng Điều 731 BLDS. Vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện tại ngân hàng Việt Nam:

- Chưa có văn bản pháp luật nào làm rõ Ngân hàng Việt Nam là những ngân hàng nào?

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động theo pháp luật Việt Nam: nếu không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thì sẽ hạn chế việc vay vốn của các doanh nghiệp Việt nam và họ sẽ nhận thế chấp tài sản gắn liền với đất - vấn đề đặt ra khi xử lý tài sản thế chấp như thế nào?

Đối với tài sản có đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu được đem cầm cố thế chấp cho nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần cầm cố, thế chấp đề phải được đăng ký theo khoản 1 Điều 360 BLDS.

Trong thực tế phát sinh nhu cầu cầm cố, thế chấp theo cơ chế tự nguyện, pháp luật không quy định phải đăng ký nhưng hiện nay pháp luật chưa quy định vấn đề này (như công trình xây dựng, nhà ở, máy móc, thiết bị, kho hàng và tài sản sẽ có trong tương lai).

Như vậy sẽ phát sinh vấn đề nếu bên có nhiệm vụ đăng ký không đăng ký việc cầm cố, thế chấp trong trường hợp một tài sản đem cầm cố, thế chấp bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố, thế chấp không được đăng ký sẽ không được có mặt trong danh sách thứ tự ưu tiên thanh toán.

Hiện nay qua khảo sát thực tế ở một số thành phố (Hà nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh) việc đăng ký thế chấp diễn ra chậm chạp, không đầy đủ và kịp thời, có phần tuỳ tiện. Các sở nhà đất chỉ nắm được việc đăng ký thông qua việc ngân hàng đến hỏi hồ sơ các nhà thế chấp; Sở địa chính có nơi chưa có bộ phận đăng ký quyền sử dụng đất. (Ví dụ Sở địa chính Hà nội). Các cơ quan quản lý tài sản ở địa phương lúng túng trong việc xác định rõ thẩm quyền đăng ký, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trongviệc đăng ký tài sản và đăng ký giao dịch có bảo đảm còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, thông tin khó cập nhật.

4. Thủ tục công chứng

* Việc thực hiện công chứng là bắt buộc hay thoả thuận: Nghị định 17/HĐBT quy định: Có công chứng; Bộ luật dân sự quy định: Các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

* Theo quy định của Nghị định 31/CP thì hiện nay đang có một số vướng mắc là:

- Lệ phí công chứng: 0,2% trên số tiền vay (quy định từ khi có nghị định 45/CP năm 1992, lúc đó lãi suất cho vay đang ở mức 3,5% - 4,0%/tháng) là quá cao đối với người vay.

- Mẫu hợp đồng thế chấp, cầm cố.

- Giấy tờ sở hữu hợp pháp về tài sản: các loại tài sản không có giấy tờ sỏ hữu thì cơ quan công chứng không chứng nhận hợp đồng.

5. Vướng mắc về việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để thu nợ khi bên vay không trả được nợ.

- Chưa có văn bản nào quy định trình tự, thủ tục và phương thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh ngoài Nghị định 86/CP.

- Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996 về quy chế bán đấu giá tài sản chỉ mới là một biện pháp trong thực tế chưa được thực hiện phổ biến.

- Hiện nay tồn đọng nợ khó đòi của các NHTM khá lớn do không xử lý được tài sản thế chấp, cầm cố.

Đây cũng là một vấn đề khó khăn. Chúng ta biết rằng hai bên giao kết hợp đồng và đến hạn trả nợ mà không trả được thì tài sản đưa ra đề bảo đảm đó phải được xử lý tức là phải đấu giá hoặc bán, hoặc gán nợ...để ngân hàng thu nợ. Nhưng trong thực tế vấn đề này rất khó mà không riêng ở ta, tất cả ngân hàng các nước nhận thế chấp tài sản, khi khách hàng đến vay họ có tài sản đủ điều kiện thế chấp, cầm cố thì dứt khoát ngân hàng phải "cho vay", ở các nước thì ngân hàng có quyền định đoạt tài sản thế chấp, cầm cố đó nhưng ở nước ta, theo pháp luật thì ngân hàng chưa có quyền đó mà ngân hàng mới chỉ có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản này. Hiện nay vấn đề này cũng đang mênh mông, mới chỉ có Nghị định 86 nhưng Nghị định 86 mới chỉ có một số trung tâm để bán đấu giá nhưng thật ra cả hai bên đều không thoải mái nhất là người có tài sản không muốn đấu giá vì thủ tục rườm rà, chi phí tốn kém, biện pháp này không thiết thực lắm. Ngân hàng thì hoạt động khắp nơi, tài sản nằm khắp nơi, trung tâm đấu giá nằm rải rác các nơi, đấu giá rất hay nhưng mới chỉ là một biện pháp, còn nhiều biện pháp để xử lý tài sản. Hiện nay chưa có văn bản nào định hướng giải quyết nên các ngân hàng tìm mọi cách thoả thuận với nhau bán hoặc gán nợ hoặc khi con nợ trốn hoặc "ỳ ra" thì ngân hàng nhờ công an, nhờ cơ quan pháp luật hỗ trợ để tịch thu tài sản đó mà người ta gọi là "xiết nợ". Thực ra điều này không đúng pháp luật mà ngân hàng một số nơi phải mua tài sản đó, mua cũng có hạn, ngân hàng chỉ mua ở mộ mức độ nhất định cho nên ngân hàng ở vào tình trạng vốn cho vay không quay vòng được vì đụng vào tài sản này, "chết ngập vào bất động sản". Hiện nay ở các nước cũng như Việt nam, tái sản đưa ra thế chấp, cầm cố, tức là bảo đảm nợ vay nóng thì 70% là bất động sản mà đã là bất động sản thì biện pháp xử lý rất khó, có khi phải kéo dài tới 2-3 năm mới xử lý được một tài sản như vậy.

Vậy khi chưa thu được nợ của người vay thì vẫn cứ tính và trở thành "bóc ngắn cắn dài", tức là lãi sẽ nhiều hơn gốc và khả năng trả nợ ngày càng xấu đi.

Hiện nay hệ thống ngân hàng quốc doanh ở Việt nam thống kê tại 9 ngân hàng có nợ có thế chấp thì nợ quá hạn khoảng 3000 tỷ nhưng trong đó nợ quá hạn nằm trong iài sản thế chấp, cầm cố này đã hơn 1000 tỷ, đó là con số "khiêm tốn". Nếu giải phóng tài sản thì vốn đó được đưa vào quay vòng được, nếu vốn này lại nằm "chết" tại chỗ nên nợ quá hạn của ngân hàng cao thì không xử lý được tài sản. Ta lấy ví dụ hiện nay ở một số thành phố nhỏ như Vinh, Thanh Hoá thì riêng nhà tư nhân mà ngân hàng thành phố Vinh đang giữ lấy hiện nay là 500 ngôi nhà. Vậy thử hỏi nhu cầu thành phố Vinh có mua được 500 ngôi nhà này cho ngân hàng để ngân hàng thu nợ? (đấy là chưa nói đến nhu cầu về tiền chứ chưa phải là thủ tục pháp lý là rất khó khăn). Cho nên nhận tài sản thế chấp cũng chưa phải là chắc chắn nên nếu cứ nhận tài sản thế chấp để cho vay thì ngân hàng bị đọng vốn không quay vòng được vốn và trở thành ngân hàng mua đắt tài sản của họ. Chúng ta có dự kiến các phương thức xử lý tài sản thế chấp có thể áp dụng được ngoài đấu giá tài sản. Nghị định 86 phải dùng các phương thức rất linh hoạt thể hiện ở một văn bản hướng dẫn của nhà nước là bên có tài sản phải tự động bán hoặc hai bên thoả thuận bán hoặc ngân hàng nhận gán nợ tài sản đó, hoặc nếu họ "chơi lỳ" thì phải dùng biện pháp cưỡng chế hoặc khởi kiện ra Toà. Ngân hàng cũng có phản ánh rằng: hiện nay nhiều ngân hàng kiện tới Toà nhưng chưa giải quyết được cái nào vì thực ra Toà án thấy cũng "bí" (chưa nói đến những con nợ hiện nay khi ngân hàng đến đòi nợ, họ nói: "ở đây có cả búa, cả đinh, cứ việc niêm phong, tôi sẵn sàng giao tài sản"). Có những nơi UBND chưa ủng hộ vì họ nói "ngân hàng lấy nhà của họ (con nợ) thì tôi xử lý, xếp cho họ ở đâu".

Sau khi đăng ký có một thủ tục nữa là xoá đăng ký, tức là đăng ký ở cơ quan nào thì cả hai bên phải đến cơ quan đó xoá đăng ký. Tôi điểm lại tình hình thủ tục này để chúng ta thấy: nếu một hợp đồng tín dụng mà hai bên giao kết với nhau mà khi áp dụng biện pháp bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) thì thủ tục rất phức tạp nên người ta nói: "ngân hàng cho vay nhiều phiền phức, rườm rà, thủ tục không đơn giản", nếu phải áp dụng biện pháp bảo đảm thì kéo dài ra khoảng hơn mười "cửa" là ít, hơn mười "cửa" là nhiều con dấu và cứ qua mỗi cửa là phải nộp lệ phí. Vì riêng giai đoạn thảo luận với nhau ký kết hợp đồng thì đối với doanh nghiệp Nhà nước là phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý vốn phải lập bảng kê, phải có xin phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép đi thế chấp, phải qua công chứng, qua đăng ký, chưa nói đến bán tài sản phải qua nhiều loại nữa. Đối với hộ nông dân thì chúng ta biết là chưa nói đến là có tài sản, tôi là hộ nông dân tôi có đày đủ tài sản để thế chấp cầm cố nhưng nhà ở của nông dân thì cứ nói đến nhà ở của miền Bắc là có giá trị còn miền Nam thì coi như không có nhà vì Nam Bộ lúa giầu nhất cả nước nhưng nhà lại nghèo nhất cả nước. Vậy bây giờ họ thế chấp gì?, chỉ có mỗi mảnh đất nhà nước giao. Nhận "bảo đảm" thì ngân hàng cũng muốn nhận làm hình thức còn ngân hàng sau này phát mại đất đó thì ngân hàng giữ lại cũng không giữ được đất đó mà bán cũng không ai mua, nếu bắt người ta thế chấp đấy là hình thức, mà để thế chấp phải đi 40-50 km lên UBND huyện để chứng nhận.Vậy mùa vụ cả huyện bát ngát như vậy cứ tới mùa lúa khi người ta cần tiền, đến xếp hàng tại văn phòng Uỷ ban mà chỉ có hai người cán bộ làm thủ tục chứng nhận, cứ xếp hàng vào là họ ký kết, không ai biết nội dung đó chứng nhận như thế nào?

Theo quy định của Nghị định 31, việc cấp chứng nhận là UBND huyện, ở Miền Nam họ "kêu" rất ghê cái này nhưng sau đó có một tỉnh giao cho UBND huyện, huyện uỷ quyền cho UBND xã cứ xác nhận hợp đồng thế chấp cho hộ nông dân của họ (hầu hết các tỉnh như Bến Tre, An Giang đã có văn bản gửi cho Vụ công chứng - Bộ Tư pháp). Trong thực tế nếu quy định như vậy thì xác nhận hợp đồng lại trở thành xác nhận hình thức hợp đồng. Công chứng phải hợp lệ. Chúng ta thấy những thủ tục quy định hiện nay rất rườm rà tuy cũng là cần thiết. Hiện bây giờ ngân hàng không thể hướng dẫn trái với pháp luật về những vấn đề này.

Để tháo gỡ vấn đề này, hiện nay việc nhận thức văn bản pháp luật quy định việc thế chấp, cầm cố và bảo lãnh này thì giữa các bên được thoả thuận hay là bắt buộc thì vẫn tồn tại hai quan điểm: một là bắt buộc, đối với ngân hàng cho vay là phải bắt buộc có biện pháp bảo đảm; hai là hiểu theo Bộ luật dân sự và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là thoả thuận. Nếu bắt buộc phải bảo đảm, bắt buộc đẻ ra nhiều thủ tục như vậy thì rất phức tạp và dân sẽ "ngán", chẳng thà tới vay ở ngoài nhanh hơn, mặc dù lãi suất cao nhưng vay nhanh gọn, vay khi nào trả khi nào cũng được. Quy định pháp luật của Nhà nước quá nhũng nhiễu mà lệ phí thu lại cao thì làm sao người ta có thể làm được? Thực tế là như vậy nên vừa qua ngân hàng đề nghị tháo gỡ khó khăn này trong hoạt động ngân hàng thì Chính Phủ có Quyết định 49/CP quy định: Doanh nghiệp Nhà nước vay tại ngân hàng quốc doanh thì không phải thế chấp "văn bản chỉ nói mới có một biện pháp thế chấp nên coi như chúng tôi cứ hiểu rằng đó là tất cả các biện pháp bảo đảm"[37] Như vậy các ngân hàng cũng hoan nghênh, các doanh nghiệp cũng hoan nghênh đó là việc tháo gỡ nhưng chỉ trong phạm vi ngân hàng quốc doanh.

6. Vấn đề bảo lãnh.

Vấn đề bảo lãnh còn được áp dụng trong quản lý vay vốn nước ngoài của Doanh nghiệp. Theo Nghị định 58/CP về quản lý vay và trả nợ nước ngoài là theo phương thức tự vay, tự trả và giao cho ngân hàng Nhà nước quản lý hạn mức vay cũng như các ngân hàng thương mại (NHTM) được giao dịch ngoại tệ, ngoại hối thì được bảo lãnh cho các doanh nghiệp đi vay vốn nước ngoài mà nếu như bên nước ngoài (bên cho vay) có yêu cầu phải bảo lãnh. Đây là nghiệp vụ ngân hàng trong thời gian vừa qua và có thể nói là mới và nó cũng đã xảy ra những tồn đọng rất lớn. Nợ thực chất mà nói chúng ta đã nghe đến nợ quá hạn ở ngân hàng, nợ quá hạn khó đòi ở của Ngân hàng Việt nam vừa qua tồn tại thực chất là trong hoạt động tín dụng chiếm một phần nhỏ hơn là phần nợ bảo lãnh này. Hình thức bảo lãnh này thực chất là đi vay vốn nước ngoài, thực chất là ngân hàng phát hành một loại tín dụng gọi là "tín dụng bằng chữ ký" tức là dùng uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng để đảm bảo với nước ngoài rằng doanh nghiệp này nếu không trả được nợ nước ngoài thì ngân hàng đứng ra bảo lãnh sẽ thanh toán. Trong thực tế đã xuất hiện như vậy hầu hết các doanh nghiệp vay vốn được ngân hàng bảo lãnh đã không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng phải đứng ra trả và theo quy định thì doanh nhiệp phải đứng ra nhận nợ với ngân hàng theo lãi suất nợ quá hạn và các tổ chức tín dụng đã hạch toán nợ trả thay này vào nợ quá hạn cho nên làm cho nợ quá hạn của ngân hàng thời gian qua chiếm hơn 50% là nợ quá hạn trả thay cho nước ngoài để chuyển nợ vay nước ngoài thành nợ vay trong nước. Vậy hình thức là như vậy thì cái này vừa qua tồn tại rất lớn mà nhiều tổ chức tín dụng thực hiện không đúng cho nên các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng cổ phần đang lung lay vì thiếu nợ vì bảo lãnh quá mức và khả năng thanh toán của họ. Lĩnh vực dịch vụ bảo lãnh này thực hiện theo Quyết định 196 của Ngân hàng Việt nam, tức là giữa các bên giao kết với ngau hợp đồng, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thanh toán hoặc ví dụ nhận thầu, hợp đồng vay nợ..Giữa các bên nếu có thoả thuận với nhau và yêu cầu cần phải có bảo lãnh của một ngân hàng thì ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng trong việc thanh toán nợ giữa các bên, hoặc đấu thầu giữa các bên, thông qua việc bảo lãnh này, bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng một "phí bảo lãnh" nhất định mà quy định của ngân hàng là 1% trên số tiền bảo lãnh. Các ngân hàng thấy rằng vừa qua các NHTM đã có nhận thức chưa đúng trong vấn đề này cho nên đã bảo lãnh vượt quá khả năng của mình vì thấy rằng chỉ cần một chữ ký bảo lãnh mà lại thu được 1%, như vậy hợp đồng không cần phải bỏ vốn cho nên ngân hàng nhiều lúc sơ hở cúng ký bảo lãnh và phải trả thay cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trả không đủ thì ngân hàng bảo lãnh phải trả thay và một số ngân hàng cũng đã lâm vào tình trạng này và một số nơi cũng đã xảy ra là một số ngân hàng thực hiện bảo lãnh không đúng chức năng của mình nên xảy ra vi phạm pháp luật. Quyền bảo lãnh là của NHTM chứ không phải của NHNN nhưng trong thời gian qua đã có những giám đốc chi nhánh NHNN đứng ra bảo lãnh cho Ngân hàng Đầu tư phát triển nên đã xảy ra việc không có chức năng bảo lãnh nhưng đứng ra bảo lãnh, bên vay thu tiền và chuồn luôn vì NHNN theo Pháp lệnh quy định không có chức năng kinh doanh theo kiểu trực tiếp với các tổ chức kinh tế mà chỉ có chức năng quản lý Nhà nước và làm chức năng giám đốc ngân hàng Trung ương nhưng ông ta đã nhận bảo lãnh và hậu quả là giám đốc đang ngồi trong tù.

7. Về các biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ

Về đặt cọc: Có nghĩa là một bên giao một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, đây là yêu cầu của luật, ở đây có một điểm là đặt cọc dường như chúng ta có thể nghĩ tới về một phương diện nào đó nó gần giống như cầm cố tài sản, nhưng có một điểm khác là hậu quả pháp lý của nó, đó là: nếu nghĩa vụ được thực hiện thì tài sản phải được hoàn trả, tức là nếu trong việc ký kết hợp đồng tài sản sẽ được hoàn trả cho bên đặt cọc, còn nếu bên đặt cọc từ chối ngỏ sẽ dẫn đến nhiều cách giải quyết khác nhau. Tôi nói rằng cách giải thích của tôi là một cách nhưng có người khác sẽ giải thích khác và thường thường những trường hợp đặt cọc, ký cược, ký quỹ, người ta đều cần một “người thứ ba” làm đại lý đảm bảo người thứ ba giữ hộ tài sản đặt cọc.

Còn ký cược: Được quy định tại Điều 364 “là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê. Hậu quả của nó là trong trường hợp bên thuê trả lại (tài sản thuê được trả lại) thì bên cho thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền thuê và nếu bên thuê không trả lại được tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê, nếu tài sản không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê. Thông thường vấn đề này đặt ra trong trường hợp “thuê tài sản” nhưng vấn đề đặt ra trên thực tế là mượn thì sao? chắc là vẫn áp dụng được! Ví dụ: mua một thùng bia Heyniken cược vỏ, đó là mượn hay thuê? Điều 364 quy định: “Ký cược là việc bên thuê tài sản” Vậy trường hợp mượn ở trên thì sao?

Còn ký quỹ: Ký quý sẽ được dùng kết hợp với bảo lãnh và đặc biệt trong những trường hợp đấu thầu, trong quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng thông qua đấu thầu sẽ được sử dụng rất nhiều. Việc ký hợp đồng chỉ khác một chút, ở đây là bằng tiền, nhưng sẽ được lưu giữ ở tài khoản của một ngân hàng làm “đại lý bảo đảm” và ở đây chúng ta lưu ý là nếu trong trường họp nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì bên có quyền được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán bồi thường thiệt hại cho bên có nhiệm vụ gây ra sau khi trừ đi chi phí. Vậy các bên có thể thoả thuận chi tiết được nữa hay không? ít nhất ở đây, thoả thuận đó là thoả thuận tay ba giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền và bên nhận làm đại lý bảo đảm, tức là ngân hàng, tức là mở tài khoản ký qũy. Người ta có thể thoả thuận chi tiết việc thực hiện gửi thanh toán vì đối với những phần ký quỹ tương đối lớn thì người ta phải nghĩ đến việc sinh lời ở những lĩnh vực có thể sử dụng tương đối an toàn số tiền đó. Ở đây chúng ta dùng chữ “tài khoản phong toả”, có nghĩa tiền vào đó nằm “chết”, nằm “ỳ” nhưng nếu các bên có thoả thuận với nhau rằng: Trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như mặc dù tôi ký quỹ một số tiền nhất định ở đó (ngân hàng), nghĩa vụ thì chưa đến hạn nhưng có thể sử dụng sổ tiền đó là “tay ba”, nói cách khác, ở đó một cái két mà ba người giữ chìa khoá: đại lý bảo đảm, ngân hàng, người có quyền.

Đây là một bước phát triển mới đòi hỏi nhất là trong thương mại, trong lĩnh vực tài chính, lĩnh vực vay nợ, cấp các khoản tín dụng lớn rất cần cái này. Có lẽ ở đây trước mắt chúng ta tuân thủ BLDS tức là tuân thủ các thủ tục thanh toán do pháp luật quy định về hoạt động ngân hàng và trong một chừng mực cũng có thể nghiên cứu để mở nội dung ra rằng: Cũng rất có thể cho phép người ta (các bên) được thoả thuận chi tiết.

VII. Một số kiến nghị nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người có quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi xin nêu một số kiến nghị nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người có quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

Kiện toàn hệ thống pháp luật dân sự nói chung, kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật nhằm cụ thể hoá BLDS nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người có quyền yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự. Cụ thể ở những điểm sau:

Cần quy định thêm nhiệm vụ cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản là cơ quan tiến hành đăng ký việc cầm cố thế chấp tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Cơ quan này ngoài việc xác nhận việc cầm cố, thế chấp tài sản còn phải thực hiện được chức năng cung cấp những thông tin cần thiết về tài sản cho những người có liên quan. Có như vậy việc theo dõi sự luân chuyển tài sản trong giao lưu dân sự trở nên dễ dàng hơn.

Mỗi một tài sản có đăng ký quyền sở hữu cần có một bộ hồ sơ riêng trong đó ghi rõ:

- Tên chủ sỏ hữu Tài sản

- Ngày tháng năm đăng ký quyền sở hữu

- Ngày tháng năm đăng ký thế chấp, cầm cố

- Thế chấp lần thứ mấy

- Ngày tháng năm đăng ký giải trừ cầm cố, thế chấp.

Có như vậy mới xác định được trật tự ưu tiên khi thanh toán đối với tài sản thế chấp, cầm cố trong trường hợp bên nhân thế chấp, cầm cố không còn khả năng thanh toán.

- Để tài sản có giá trị lớn có thể cầm cố, thế chấp bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự nên chăng cần quy định thêm trên bản gốc của giấy tờ sở hữu có ký hiệu nào đó có thể thể hiện được tài sản này đã được cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự nào đó. Từ đó bất kỳ người nào khi tham gia quan hệ dân sự với người có tài sản đó có thể đến cơ quan có thẩm quyền để xem những thông tin cần thiết về tài sản.   

- Cần có quy định thêm nhiệm vụ chứng nhận tính xác thực của các văn bản về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh cho cơ quan công chứng Nhà nước. Ngoài ra cần tăng cường cơ sở vật chất, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ để cơ quan công chứng có thể thực hiện chức năng cung cấp những thông tin đó cho những người cần quan tâm.

- Đối với việc bảo lãnh bằng tín chấp, các tổ chức chính trị xã hội cần có những quy định cụ thể nhằm theo dõi và giúp cá nhân hộ gia đình nghèo trong việc vay vốn, đầu tư một cách hợp lý vốn để sản xuất kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cho người vay trả nợ và lãi suất (nếu có) đúng thời hạn.

Đối với việc bảo vệ quyền nhân thân cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về cách tính bồi thường thiệt hại khi quyền nhân thân bị xâm hại.

- Cần ban hành các loại hợp đồng mẫu về cầm cố, thế chấp tài sản có giá trị có lớn, hợp đồng bảo lãnh

- Tăng cường việc tuyên truyền pháp luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản những cuốn sách nhằm hướng dẫn việc giao kết hợp đồng dân sự, hướng dẫn việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, nhằm hạn chế các tranh chấp dân sự trong lĩnh vực này.

-  Nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư cách và trình độ chuyên môn của các cán bộ ở cơ quan có liên quan đến quá trình thi hành tranh chấp dân sự như: UBND, cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản., bằng các biện pháp như tổ chức các lớp tập huấn về BLDS, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.


Chuyên đề 7:

VẤN ĐỂ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO HỌ GÂY RA

TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Hoàng Thị Ngân

Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế - Bộ Tư pháp

 

Ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã ghi nhận một sự kiện pháp lý quan trọng: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật dân sự. Là một văn bản có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống pháp luật nước nhà, Bộ luật Dân sự bao quát một khái niệm rộng lớn của đời sống xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự.

Bộ luật dân sự đã quán triệt và thể chế hoá cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 và thể hiện tư tưởng quản lý nhà nước bằng pháp luật. Mọi chủ thể của quan hệ dân sự không phân biệt đó là cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật.

Thể theo Hiến pháp năm 1992, "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân" ( Điều 8) và " Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý kịp thời nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự" ( Điều 74).

Với quan điểm tạo tiền đề cho pháp luật Việt Nam tiến gần với pháp luật của các nước khác trên thế giới, Bộ luật dân sự đã đề cao quyền con người - một nguyên tắc được công nhận chung trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện vị trí trang tâm của con người trong xã hội; Bộ luật dân sự không những tạo khung pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình, mà còn đưa ra những khả năng khôi phục quyền dân sự bị vi phạm bằng cách quy định các chế tài có tính chất bắt buộc, có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa vi phạm. Để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và bảo vệ quyền, các lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, Bộ luật dân sự đã quy định về việc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước và người có thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền tố tụng gây ra ( Điều 623 và 624)

I. Một số quy định pháp luật về công chức - công vụ và vấn để trách nhiệm của công chức.

1. Vấn đề bồi thường thiệt hại đo công chức, viên chức Nhà nước gây ra trong Bộ luật dân sự.

Trách nhiệm dân sự theo nghĩa rộng được hiểu là biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong các chế tài của trách nhiệm dân sự. Bộ luật dân sự kế thừa những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Thông tư số 173/UBTH ngày 23 tháng 3 năm 1972 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 609 Bộ luật dân sự quy định:"Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng , sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường" .

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đổng là một dạng trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ chấp hành hợp đồng đã ký kết.

Trách nhiệm dân sự là một chế định truyền thống trong luật dân sự. Tuy vậy, bồi thường thiệt hại về tinh thần là một vấn đề mới mẻ và chưa từng được luật hoá do quan niệm danh dự, nhân phẩm, uy tín là vô giá, không thể định lượng bằng giá trị vật chất. Bộ luật dân sự, ngoài việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, đưa ra chế định bồi thường thiệt hại về tinh thần ( Điều 310 ). Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại vật chất và tinh thần cho người khác phải chịu trách nhiệm dân sự (trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) tức là phải khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình      Điều 615 Bộ luật dân sự quy địnhvề việc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Tuỳ từng trường hơp, ngoài việc buộc chấm dút hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Toà án quyết định người gây thệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm".

Bộ luật dân sự dành hàng loạt điều khoản (từ Điều 615 đến Điều 633) quy định về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể, trong đó có bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra ( Điều 623, Điều 624 ).

Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là biện pháp cưỡng chế và cùng dẫn dến hậu quả pháp lý bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật là bù đắp tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại. Nhưng trách nhiệm dân sự có xuất phát điểm từ nghĩa vụ dân sự và chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền ( Điều 308 Bộ luật dân sự ). Trong khi đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra là hậu quả của hành vi vi phạm quy chế công vụ. Nếu như ở trách nhiệm dân sự chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật là người có nghĩa vụ" phải trực tiếp bồi thường thiệt hại, thì theo Điều 623 Bộ luật dân sự, cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại thay cho người công chức, viên chức đã gây ra. Trách nhiệm dân sự là quan hệ pháp luật được khái quát hoá bởi sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra được đặc trưng bởi mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân.

Hoạt động của nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật công và chức năng của Nhà nước được đảm bảo bởi hàng loạt các cơ quan nhà nước, mà cụ thể hơn là đội ngũ công chức, viên chức. Các quyết định hành chính và hành vi vi phạm hành chính chỉ xuất hiện khi nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công, khi các cơ quan nhà nước thực hiện thẩm quyền cuủa mình với tư cách là những pháp nhân công pháp. Thực tế người dân nhìn nhận pháp luật qua lăng kính người áp dụng các quy phạm cụ thể, thông qua các quyết định và hành vi của mỗi công chức, viên chức. Bởi lẽ, khi thực hiện chức trách, người công chức thực hiện không phải với tư cách cá nhân, mà nhân danh một cơ quan nhất định và rộng hơn, đại diện cho nhà nước theo ủy quyền.

Việc phân biệt trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức viên chức nhà nước gây ra theo tiêu chí tính chất quan hệ giữa các chủ thể sẽ thực sự có ý nghĩa đối với những quốc gia mà pháp luật chia thành hai mảng luật công và luật tư. Điều này chi phối thẩm quyền xét xử của các cơ quan tư pháp và dẫn đến một tư tưởng thống trị: nếu tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực tư thì Toà án dân sự giải quyết và nếu trong lĩnh vực công thì Toà hành chính giải quyết.

2. Chế độ trách nhiệm của công chức, viên chức nhà nước.

Hoạt động lập pháp và lập quy của Việt nam, cũng như hầu hết các quốc gia khác đều hướng tới việc quy định chế độ nhân sự mà nội dung không thể thiếu được trong đó là chế độ trách nhiệm của công chức. Việc nghiên cứu vấn đề trách nhiệm của công chức, viên chức đối với thiệt hại do họ gây ra trong khi thi hành công vụ được tiến hành trong điều kiện nhà nước có chủ trương ban hành Pháp lệnh về cán bộ, công chức và quy chế công vụ, đồng thời, Chính phủ đang triển khai chuẩn bị đề án xây dựng và phát triển đội ngũ công chức đến năm 2000.

Trong khi chế định pháp luật về công chức - công vụ đang ở giai đoạn định hình, việc làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản như " công vụ" , "công chức" có ý nghĩa thiết thực trong việc bình luận và tìm hiểu Điều 623 Điều 624 của Bộ luật dân sự.

Pháp luật một số nước đã tiến hành chuẩn hoá và theo xu hướng quốc tế thuật ngữ " công chức", "công vụ". Công vụ được hiểu là hoạt động nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc thực hiện những thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Công dân của một nước thực hiện theo một thủ tục được pháp luật quy định những nghĩa vụ công vụ, phù hợp với chức vụ nhà nước và được trả lương từ ngân sách nhà nước được coi là công chức nhà nước.

Có thể nói rằng, các văn bản pháp luật của Việt nam chưa thật nhất quán khi đề cập tới chủ thể này. Hiến pháp năm 1992 sử dụng khái niệm "cán bộ, viên chức" tại Điều 8 và "viên chức nhà nước" tại Điều 56, Điều 112 khoản 1. Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm của "công chức viên chức" (Điều 623); Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính lại nhắc tới" cán bộ, viên chức" (Điều 4); Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng dành quy định về công chức nhà nước.

Tại thông báo số 124/TB - TƯ ngày 25/8/1995 về việc cho ý kiến đối với dự án pháp lệnh công chức, Bộ chính trị kết luận: " Cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn thể hệ thống chính trị, bao gồm: các công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh...) , cán bộ làm việc chuyên trách ở các cơ quan Đảng, đoàn thể". Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo này theo chúng tôi, hoàn toàn có thể tiến hành hướng dẫn áp dụng áp dụng Điều 623 Bộ luật dân sự mặc dù Pháp lệnh về cán bộ, công chức chưa ra đời và các khái niệm "cán bộ","công chức"....còn chưa được sử dụng một cách thống nhất.

Đội ngũ công chức Việt nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và phát triển qua các giai đoạn 1945- 1975, 1976- 1986 và từ năm 1986 đến nay. Quyền và nghĩa vụ của công chức, chế độ trách nhiệm của họ được quy định một cách rải rác và tản mạn trong một số văn bản pháp luật, chủ yếu được ban hành theo thẩm quyền lập quy của Chính phủ. Trong số văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề chế độ trách nhiệm của công chức phải kể đến: Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1964 cua Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo "Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí ghiệp, cơ quan nhà nước" ; Nghị định Số 49/CP ngày9/4/1968 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản nhà nước; Nghị định số 217/CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ nhân viên và cơ quan nhà nước.

Việc nghiên cứu các văn bản nói trên cho thấy, chúng đều đề cập tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật của công nhân, viên chức làm việc trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước ở cả hai khu vực sản xuất và không sản xuất đối với tài sản nhà nước. Điều đáng lưu ý là Nghị định 49/CP nói trên đã một bước phân định ranh giới giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo chế độ trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm kỷ luật lao động do cố ý hoặc vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước, những phần tử tham ô, những người gây ra thiệt hại không phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ lao động (Điều 7) với việc bồi thường thiệt hại cho công quỹ theo chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản nhà nước (Điều 5).

Nhìn chung ,các văn bản liệt kê trên đây chỉ dừng lại ở việc quy định bồi thường vì thiếu hụt công quỹ, mất mát tài sản xã hội chủ nghĩa....mà chưa đề cập một cách đầy đủ tới toàn bộ trách nhiệm vật chất của cán bộ, viên chức. Những nguyên tắc chug về các vấn đề: từ cơ sở trách nhiệm đến thủ tục xử lý chưa được điều chỉnh một cách toàn diện.

Tinh thần và mục đích cơ bản của chế độ bồi thường thiệt hại là đề cao ý thức, trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước cũng như công chức, viên chức, đồng thời đền bù thiệt hại do họ gây ra cho các chủ thể khác.

Với tính chất là biện pháp bảo hộ pháp lý đối với người dân, cơ quan, tổ chức tạo cho họ khả năng chống lại hành vi trái pháp luật của công chức,viên chức nhà nước, các quy định tại Điều 623 và 624 của Bộ luật dân sự đã đề cao nguyên tắc pháp chế trong hoạt động công vụ và tìm thấy sự hưởng ứng nhất định trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý và trong công luận. Đã có kiến nghị về việc nâng bồi thường thiệt hại cho những người bị oan sai thành một nguyên tắc tố tụng hình sự. Theo chúng tôi, đã đến lúc phải ban hành văn bản dưới hình thức Pháp lệnh hoặc Nghị định đề ra các nguyên tắc chung về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước và người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra nhằm cụ thể hoá Điều 623 và Điều 624 của Bộ luật dân sự và để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Việc một số ngành ra các văn bản có tính chất điều lệ quy định chế độ bồi thường để áp dụng riêng trong ngành ở những năm 60 là một thực tế không thể chấp nhận hiện nay.

II. Một số vấn đề về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra

1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra.

a. Chương V phần thứ ba của Bộ luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Ngoài các quy định chung và các điều khoản xác định thiệt hại, một phần lớn các quy định của chương này dành cho việc điều chỉnh bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (từ Điều 617 đến Điều 633 ). Như vậy, có thể khẳng định rằng , bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, việc bồi thường (theo Điều 623) phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc có tính chất chung được đề ra trong các Điều 609, 610,611 của Bộ luật dân sự.

Cách hiểu và bình luận đúng đắn ý chí của nhà làm luật được quy tụ trong điều 623 của Bộ luật dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đề ra các nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong ngữ cảnh này. Thể theo khoản đó cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra khi thi hành công vụ".

Là một bộ phận công dân có quan hệ đặc biệt với nhà nước, công chức, viên chức có nghĩa vụ trang thành với nhà nước và thực thi công vụ nhằm đảm bảo cho sự vận hành của cơ quan nhà nước theo nguyên tắc phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Trong trường hợp công chức có những quyết định hay hành vi sai trái dẫn đến thiệt hại vật chất cho người thứ ba thì chủ thể gánh chịu trách nhiệm bổi thường này là cơ quan quản lý công chức đó. Bởi lẽ, công chức, viên chức thực hiện công vụ nhân danh cơ quan nhà nước xét về mặt pháp lý, theo bản chất của vấn đề, chính cơ quan này đã có hành vi sai trái nói trên.

Theo một bình diện khác, là một pháp nhân với đầy đủ năng lực dân sự, cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình thay cho thành viên của cơ quan đối với các nghĩa vụ dân sự do thành viên đó xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Đối với việc bồi hoàn, có thể quy định trường hợp miễn trách nhiệm của công chức trực tiếp gây thiệt hại nhưng đã hành động theo mệnh lệnh cấp trên. Dự thảo Pháp lệnh cán bộ, công chức (tháng 6 năm 1996 ) đề cập tới quyền của cán bộ, công chức từ chối thi hành mệnh lệnh khi có căn cứ rõ ràng mệnh lệnh đó là trái pháp luật với điều kiện phải báo cáo ngay với người ra lệnh. "Nếu người ra lệnh vẫn giữ nguyên quyết định thì cán bộ, công chức phải chấp hành nhưng có quyền báo cáo lên cấp trên của người ra lệnh và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó”. ( Điều 7 )

Trên cơ sở tất cả những lập luận trên đây, có thể kết luận: chủ thể bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra trong khi thi hành công vụ là cơ quan nhà nước quản lý người đó và việc bồi thường phải được tiến hành theo một nguyên tắc tiên quyết: Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, không phụ thuộc vào việc người bị thiệt hại là cá nhân hay pháp nhân.

b. Bộ luật dân sự đã quy định sáu phương thức bảo vệ quyền dân sự, trong đó có bồi thường thiệt hại ( Điều 12 ). Khi quyền của một chủ thể bị xâm phạm, thì chủ thể có thể tự mình yêu cầu người xâm phạm khắc phục hậu quả, hoặc yêu cầu toà án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ mình khỏi bị xâm phạm.

Đối chiếu với quy định của Điều 13 Bộ luật, nghĩa vụ dân sự của cơ quan nhà nước quản lý người công chức có hành vi sai trái nói trên sẽ phát sinh trong hai trường hợp: - gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; - có quyết định của toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Điều 610 Bộ luật dân sự quy định: các bên có thể thoả thuận về mức, hình thức và phương thức bồi thường....Như vậy, nghĩa vụ dân sự của cơ quan nhà nước có người công chức gây thiệt hại được xác lập từ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật thông qua đàm phán và thoả thuận với bên bị hại mà không cần có sự can thiệp mang tính quyền lực nhà nước. Theo chúng tôi, hoàn toàn hợp lý và xác đáng khi đề ra nguyên tắc hoà giải trong giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra - một nguyên tắc được đề cao trong quan hệ dân sự.

c. Trong các trường hợp khác, khi các bên không đạt được thoả thuận thì áp dụng nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự. Có nghĩa là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của cơ quan nói trên đựợc xác lập từ quyết định của toà án hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác và có thể bị cưỡng chế thực hiện.

d. Những nguyên tắc được đề đạt trên đây là cần nhưng có lẽ chưa đủ đối với bồi thường thiệt hại trong trường hợp hết sức đặc thù được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự. Sẽ là phù hợp và trung thành với tinh thần điều luật nếu quy định nguyên tắc trách nhiệm của công chức, viên chức có lỗi trong khi thi hành công vụ hoàn trả khoản tiền mà cơ quan nhà nước đã bồi thường cho người bị hại.

e. Nguyên tắc "thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời", có lẽ, chỉ nên áp dụng với cơ quan nhà nước, mà không phải với từng công chức cụ thể. Bằng quyết định của mình, cơ quan nhà nước có thể miễn, giảm trách nhiệm hoàn trả cho công chức trên cơ sở xét tính chất, mức độ, điều kiện phạm lỗi công vụ, nhân thân, hoàn cảnh, khả năng kinh tế và thành tích công tác của người đó. Từ đây, nên tạo dựng một nguyên tắc như tính cho việc hoàn trả dựa trên ý tưởng: mức hoàn trả không cần thiết phải tương đương với thiệt hại thực tế mà người công chức gây ra. Đây là vấn đề hết sức tế nhị, bởi lẽ việc quy định chế độ trách nhiệm của công chức tựu trung lại, là nhằm góp phần xây dựng một đội ngũ công chức mạnh, năng động và dám quyết định trong mọi trường hợp, không thụ động chờ mệnh lệnh cấp trên.

Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra, về ý tưởng, phải được xây dựng trên tinh thần hướng tới lẽ công bằng và sự hợp lý. Do vậy, không thể không tính đến hoặc bỏ qua những yếu tố mang tính bổ trợ góp phần xây dựng một khung pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp xung quanh việc bồi thường này, đó là ấn định các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm bồi thường hoặc hoàn trả.

Xuất phát từ quy định tại điều 610 Bộ luật dân sự: "Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" và để đảm bảo tính khả thi của quyết định về bồi thường, theo chúng tôi, nên quy định hai tình huống dẫn tới khả năng giảm mức bồi thường cho cơ quan nhà nước: - gây thiệt hại quá lớn do lỗi vô ý; - người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý.

Ở đây, hoàn toàn xác đáng nếu như có câu hỏi đặt ra, một văn bản dưới luật có thể quy định việc miễn giảm trách nhiệm dân sự không? về nguyên tắc, văn bản dưới luật được ban hành nhằm mục đích cụ thể hoá luật và hướng tới việc điều chỉnh các vấn đề không thuộc quyền lập pháp. Tuy vậy, trong điều kiện chưa có những quy định gốc về địa vị pháp lý của công chức và quy tắc công vụ, văn bản dưới luật có thể điều chỉnh một cách độc lập những lĩnh vực quan hệ mà lẽ ra phải là đối tượng của hoạt động lập pháp. Ở đây có thể loại trừ mọi e ngại về sự cạnh tranh giữa luật và văn bản dưới luật, cũng như về sự chi phối của lập pháp bởi hành pháp, bởi lẽ là cơ quan quyền lực tối cao, cơ quan lập pháp có dầy đủ khả năng đánh giá và xử lý những văn bản dưới luật có dấu hiệu vi hiến bằng quyền giám sát của mình.

2. Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra.

Như đã trình bày trên đây, công chức, viên chức nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước hoặc cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường. Như vậy, nhà làm luật mới dừng lại ở việc quy định một nguyên tắc có tính chất chung nhất mà chưa đưa ra khái niệm cụ thể về "cơ quan nhà nước" "cơ quan tiến hành tố tụng", cũng như " công chức, viên chức" và "người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng".

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra đặc thù bởi mối quan hệ giữa chủ thể gây thiệt hại và chủ thể bồi thường. Tính đặc biệt trong quan hệ này thể hiện ở các điểm:

Thứ nhất, công chức, viên chức là đối tượng sử dụng và quản lý của cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự phân công, lãnh đạo của các cơ quan này trong khi thi hành công vụ.

Thứ hai, việc bồi thường thiệt hại cho người thứ ba được tiến hành thông qua đại diện có thẩm quyền của cơ quan nhà nước có người công chức đã gây thiệt hại. Có thể nói rằng, trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp về bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức gây ra vì vi phạm quy chế công vụ, cơ quan nhà nước đều là bên "bị đơn".

Do vậy, theo cách hiểu của chúng tôi, cơ quan nhà nước được nhắc tới trong Điều 623 Bộ luật dân sự là cơ quan trực tiếp sử dụng và quản lý người công chức, viên chức.

Việc xác định các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền của các cơ quan này có thể được tiến hành bằng phương pháp liệt kê trên cơ sở tìm hiểu những điều khoản cụ thể của các văn bản pháp luật tố tụng. Theo Điều 27 của Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: - Cơ quan điều tra; - Viện kiểm sát; - Toà án. Như vậy, theo quan niệm của nhà làm luật, trước khi Bộ luật dân sự ra đời và chính kiến của một số nhà nghiên cứu khoa học pháp lý thì hiện nay thi hành án không phải là một công đoạn trong thủ tục tố tụng và cơ quan thi hành án không phải là cơ quan tiến hành tố tụng. Bằng quy định tại Điều 624, Bộ luật ân sự đã bổ sung cơ quan thi hành án vào danh mục những cơ quan tiến hành tố tụng. Cũng từ đó, điều tra viên, kiểm sát viên, hội thẩm nhân dân, thư ký phiên toà và chấp hành viên có thể được coi là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng.

Khoa học pháp lý xác định các điều kiện làm phát sịnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng cho cả trường hợp đang được nghiên cứu:

Thứ nhất, có thiệt hại - Bộ luật dân sự dành hàng loạt điều khoản để quy định việc xác định thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Thứ hai, có hành vi trái pháp luật. Hành động hoặc không hành động của công chức, viên chức gây thiệt hại không những là hành vi vi phạm, mà còn vi phạm quy chế công vụ và chế độ kỷ luật của công chức, viên chức nhà nước.

Thứ ba, có lỗi của người gây thiệt hại. Lỗi là trạng thái tâm lý của người công chức nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó.

Thứ tư, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra.

Những điều kiện nói trên là cơ sở chủ yếu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một cơ quan nhà nước cụ thể. Tuy vậy, ở đây xuất hiện một vấn đề được đúc rút từ thực tế: sẽ như thế nào nếu một số công chức của các cơ quan khác nhau cùng gây thiệt hại ? hay nói một cách khác, thiệt hại xảy ra không phải là kết quả của một hành vi riêng rẽ mà tất cả các hành vi của một số chủ thể thuộc nhiều đơn vị quản lý. Thực tế công tác của một số cơ quan nhà nước cho thấy đây là một vấn đề nhức nhối và thể hiện một cách rõ nét trong hoạt động có tính kế tiếp và phối hợp là điều tra, truy tố, xét xử. "Một khi có cơ quan điều tra lập hồ sơ đầy đủ về tội phạm, lại có Viện kiểm sát kiểm tra, xác minh lại xem có đủ chứng cứ kết tội hay không rồi mới đưa ra truy tố trước Toà án. Khi ra toà, Viện kiểm sát lại luận tội một cách toàn diện cả về mặt tăng nặng hoặc giảm nhẹ, hội đồng xét xử lại cân nhắc kỹ mọi khía cạnh của tội phạm rồi mới biểu quyết hình phạt". Đặt ra câu hỏi: làm như thế là đủ bảo đảm công lý chưa và ai sẽ chịu trách nhiệm nếu sai sót bị phát hiện ra ở một trong những giai đoạn cuối ?.

Theo chúng tôi, vấn đề này tuy nan giải nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu khai thác những quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự : Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại, thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại... nếu không xác định được mức dộ lỗi, thì họ phải bồi hường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Xác định trách nhiệm liên đới giữa các cơ quan nhà nước và lường trước những tình huống đa dạng là một việc hết sức phức tạp. Tuy vậy, hoạt động xét xử của toà án là một hoạt động sáng tạo của thẩm phán và hội thẩm. Do vậy, khi nhà lập pháp hay lập quy không dự kiến hết mọi tình tiết và hoàn cảnh thì Hội đồng xét xử có thể nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết tối ưu phù hợp với các quy định của văn bản pháp luật.

3. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra.

Việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cồng chức, viên chức nhà nước gây ra với tình chất là quyền hạn, nhiệm vụ và lĩnh vực công tác của cơ quan có thẩm quyền phải được tiến hành theo một thủ tục, có nghĩa là theo một trình tự kế tiếp nhất định nhằm xác định giải pháp bồi thường, về nguyên tắc, thủ tục này phải được mô tả và thể hiện một cách rõ ràng trong văn bản hướng dẫn thi hành các điều khoản tương ứng của Bộ luật dân sự.

Theo tinh thần Điều 623 của Bộ luật dân sự, nhà làm luật phân biệt thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại với thủ tục giải quyết việc hoàn trả khoản tiền này.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan nhà nước quản lý người công chức gây thiệt hại có xuất phát điểm hết sức khác nhau. Việc giải quyết vấn đề này có thể thể hiện bằng một bản án dân sự, một quyết định dân sự trong một bản án hình sự hay một quyết định dân sự trong bản án về vụ án hành chính. "Người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi hỏi bồi thường thiệt hại; trong trường hợp này các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự cũng được áp dụng để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại " ( Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ).

Như vậy, khi quyền dân sự của một chủ thể bị vi phạm thì chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án buộc bồi thường thiệt hại và trong những trường hợp này Toà án là cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án và ra quyết định về mức bồi thường được đảm bảo thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.

Trong trường hợp việc bồi thường được giải quỵết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước quản lý người công chức có lỗi có thể thoả thuận với người bị thiệt hại về mức, hình thức và phương thức bồi thường. Vấn đề này được đề cập một cách gián tiếp tại Điều 610 (khoản 3) của Bộ luật dân sự: “Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.

Tuy vậy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xác định thiệt hại do quyền nhân thân của một chủ thể bị xâm phạm lại không được nhắc đến ở các điều khoản tiếp theo. Có nghĩa là, việc giải quyết bồi thường thiệt hại do sức khoẻ ( Điều 613 ), tính mạng ( Điều 614 ), danh dự, nhân phẩm, uy tín ( Điều 615 ) bị xâm phạm là đặc quyền của Toà án và không được phép tiến hành thông qua con đường đàm phán và thoả thuận giữa các bên.

Cũng từ đây, có thể xác định thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại của cơ quan nhà nước quản lý người công chức có lỗi theo tiêu chí vụ việc bằng cách loại trừ những trường hợp nhất thiết có sự phán quyết của toà án. Và thủ tục giải quyết bổi thường thiệt hại được bắt đầu từ khi người bị thiệt hại yêu cầu cơ quan nhà nước quản lý người công chức có lỗi khôi phục quyền hoặc từ khi người có đơn tới Toà án yêu cầu bảo vệ lợi ích của mình.

Những lập luận trên đây phủ nhận và phản bác ý kiến cho rằng việc giải quyết bồi thường thiệt hại của chính cơ quan nhà nước đóng vai trò như một thủ tục "tiền tố tụng" và có ý nghĩa như một điều kiện bắt buộc để vụ án có thể được xem xét tại Toà án.

Sự độc lập của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại là vấn đề cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng. Điều này, có lẽ sẽ có tính thuyết phục hơn nếu đề cập tới cơ chế thực hiện quyết định của cơ quan quản lý người công chức về mặt tài chính và tổ chức.

Bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những nội dung chi của ngân sách quốc gia. Vấn đề đặt ra là việc bồi thường thiệt hại được bàn trong bài viết này có nằm rong nội dung chi của ngân sách nhà nước không, hay nói một cách khác, cơ quan nhà nước có được sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ để khắc phục thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra hay không ? Theo chúng tôi, đây là điểm cốt lõi và có ý nghĩa quyết định trong việc thẩm định và đánh giá tính khả thi của văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 623, 624 của Bộ luật dân sự. Bởi lẽ Luật ngân sách (Điều 10) quy định : “Việc ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật mới làm tăng chi hoặc giảm thu ngân sách trong năm phải có nguồn tài chính bảo đảm".

Các Bộ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của Bộ Tài chính. Trên thực tế, định mức chi cho việc bồi thường thiệt hại không gắn với kế hoạch tài chính của mỗi cơ quan nhà nước. Các đơn vị dự toán ngân sách không thể lường trước những vi phạm của các thành viên của mình cũng như hậu quả của các vi phạm này. Mặt khác, việc xét đoán và dự kiến các khoản kinh phí bồi thường theo "linh cảm" là việc làm phản khoa học, bất lợi và bất hợp lý, xét từ góc độ tâm lý quản lý.

Trong khi đó, các cơ quan nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách phải đảm bảo đúng dự toán ngân sách được phân bổ và không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt, không đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật.

Để Điều 623, 624 của Bộ luật dân sự đi vào cuộc sống phải tìm ra giải pháp dung hoà giữa nguyên tắc chấp hành ngân sách nhà nước và kỷ luật tài chính với ý định tìm kiếm một nguồn ngân sách, kinh phí hợp lý cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hay một nhóm người, tạo cho họ khả năng khôi phục quyền của mình bị xâm hại bởi hành vi vi phạm quy chế công vụ là một chính sách pháp lý quan trọng. Nếu không có ngân sách thì việc thực hiện chính sách đề ra là vô vọng, cho dù nó mang một ý nghĩa xã hội to lớn.

Theo Luật ngân sách, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách nhà nước và quản lý dự trữ tài chính (Điều 20) và Bộ Tài chính quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của nhà nước (Điều 21).

Những quy định này gợi mở một khả năng lập quỹ bồi thường thiệt hại hoặc quỹ hỗ trợ tư pháp nằm trong khoản dự phòng ngân sách nhà nước và do Bộ Tài chính quản lý theo uỷ quyền của Chính phủ. Cơ chế quản lý sử dụng quỹ và mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với các cơ quan nhà nước có nhu cầu chi cho việc bồi thường thiệt hại là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở tham khảo thực tế của một số nước như Canada, Pháp, Thuỵ Điển và Nhật, nơi mà hoạt động của các quỹ này đã được thử nghiệm một cách hiệu quả.

Theo sự mường tượng của chúng tôi, một ủy ban (tạm gọi) quản lý quỹ có nghĩa vụ thanh toán khoản bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của toà án với tinh thần đảm bảo sự nhanh gọn và đơn giản của thủ tục hành chính. Sẽ là khác đi nếu việc bồi thường được giải quyết bằng con đường hoà giải giữa cơ quan nhà nước với người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có người công chức gây thiệt hại thành lập Hội đồng giám định bao gồm đại diện của mình theo uỷ quyền, đại diện cơ quan tư pháp, tài chính và các chuyên gia về lĩnh vực tương ứng. Thoả thuận giữa cơ quan nhà nước với người khiếu nại trên cơ sở ý kiến của Hội đồng giám định sẽ có giá trị pháp lý đối với Uỷ ban quản lý quỹ, có nghĩa là, bằng quyết định này, người bị thiệt hại sẽ nhận được khoản bồi thường có thể thấp hơn nhưng không vượt quá mức mà Hội đồng đã định.

Ngoài giải quyết bồi thường thiệt hại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc hoàn trả khoản tiền đã chi trả cho người bị thiệt hại. ở đây dường như có sự mâu thuẫn giữa việc bồi thường được thực hiện bằng cách trích từ quỹ hỗ trợ của nhà nước và quyền quyết định hoàn trả toàn bộ hay một phần khoản chi phí này của cơ quan nhà nước. Vấn đề này đã được giải toả ở phần trên đây khi nói về mối quan hệ giữa người công chức - cơ quan nhà nước và nhà nước. Khi một đại diện nhân danh nhà nước thực hiện một hành vi mang tính công quyền mà gây thiệt hại thì Nhà nước gánh chịu phí tổn cho sự khắc phục hậu quả. Điều này sẽ được khẳng định nếu quỹ bồi thường thiệt hại sẽ được thành lập.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm yêu cầu người công chức hoàn trả khoản tiền nói trên. Theo chúng tôi, thông qua một Hội đồng kỷ luật do chính cơ quan thành lập. Hội đồng này bao gồm Thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức và đại diện đoàn thể xã hội mà người công chức tham gia. Hội đồng có quyền xem xét và đánh giá lỗi của người vi phạm trong khi thực hiện công vụ và ra quyết định buộc người này hoàn trả toàn bộ hay một phần khoản tiền bồi thường, đồng thời ra các chế tài kỷ luật đối với người công chức đã vi phạm quy chế công vụ.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra theo tinh thần của Bộ luật dân sự là vấn đề hết sức phức tạp và mới mẻ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đề cập tới mọi vấn đề có liên quan. Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ của người quan tâm tìm hiểu hệ thống pháp luật về công chức - công vụ.

Thiết nghĩ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước gây ra phải được đặt và giải quyết trong mối quan hệ tổng thể, có tính xúc tác với các quy định khác về công chức - công vụ như địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của công chức, quy chế công vụ và chế độ khen thưởng, đãi ngộ công chức. Có như vậy mới tạo ra một cơ chế phòng ngừa vi phạm và thực hiện giải quyết bồi thường thiệt hại hợp lý và mang tính khả thi.

Để cụ thể hoá Điều 623 Điều 624 BLDS, ngày 3 tháng 5 năm 1997, Chính phủ đã ban hành NĐ 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Để hướng dẫn thực hiện Nghi định nói trên, Bộ tài chính đã ra Thông tư số 38/ TT - BTC ngày 30/3/1998 và Ban TC - CBCP cũng đã ban hành Thông tư số 54/ TT - TCCP ngày 4/6/1998.

Tuy nhiên cho dến nay, việc áp dụng các văn bản này vẫn còn có những khó khăn do những lý do sau đây:

Thứ nhất, NĐ 47/CP chưa phân biệt được việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức gây ra khi vi phạm nguyên tắc quản lý hành chính với việc giải quyết bồi thường thiệt hại do những vi phạm trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hình sự (như bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử oan sai).

Thứ hai, chưa rõ tiêu chí và cách thức tính mức độ thiệt hại ( ví dụ một người bị tạm giam một cách oan sai thì thiệt hại sẽ được tính như thế nào nếu người này là công chức nhà nước hay làm nghề tự do....)

Thứ ba, ngân sách bồi thường thiệt hại chưa được giải quyết triệt để, chưa rõ nguồn thu. Việc lập dự toán cho phần bồi thường thiệt hại đo công chức gây ra ở mỗi cấp tài chính là chưa thuyết phục.

Thứ tư, chưa tạo ra cơ chế thật sự dân chủ và rõ ràng để người bị hại tham gia tích cực vào quy trình giải quyết bồi thường thiệt hại và có thể nhận khoản tiền bồi thường theo một thủ tục rõ ràng cụ thể.

Vì những lẽ trên đây, để giải quyết triệt để vấn đề trách nhiệm của công chức viên chức đối với thiệt hại do họ gây ra trong khi thi hành công vụ, cần phải xem xét kỹ lưỡng nội dung của NĐ 47/CP và đưa vào những sửa đổi tương ứng. Việc làm này góp phần, một mặt xây dựng và củng cố đội ngũ công chức trong sạch, mặt khác, tạo ra cơ chế bảo hộ toàn diện và đầy đủ cho người dân khi họ là những nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật do người thi hành công vụ gây ra.

 


Chuyên đề 8

VAI TRÒ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT DÂN SỰ

Trương Khánh Hòa

Vụ pháp luật hành chính - hình chính - Bộ Tư pháp

 

Bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Đây là một Bộ luật rất quan trọng của nước ta vì nó đề cập đến một lĩnh vực rất quan trọng và rộng lớn : lĩnh vực dân sự. Việc thi hành Bộ luật dân sự là trách nhiệm rất nặng nề của các cơ quan nhà nước và toàn xã hội. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc thi hành Bộ luật dân sự. Nội dung của bài này gồm ba phần sau. 1. Sơ qua mấy nét về vị trí pháp lý và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thi hành Bộ luật dân sự; 2. Vị trí pháp lý và vai trò của Toà án nhân dân; 3. Một số kiến nghị.

I. Vị trí pháp lý của viện kiếm sát nhân dân trong hệ thống các cơ quan nhà nước và vai trò của cơ quan này trong giám sát việc thi hành pháp luật

Trong nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, Viện kiểm sát nhân dân giữ một vai trò rất quan trọng. Điều 137 Hiến pháp 1992 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân,thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định”. Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 7-10-1992 khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố theo quy dịnh của hiến pháp và pháp luật”. Chức năng đó của Viện kiểm sát nhân dân xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và được tập trung ở Quốc hội. Quốc hội cần phải có cơ quan giúp Quốc hội thực hiện quyền giám sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước. Đó là những hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của Viện kiểm sát. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội quy định trong Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 137, 138, 139, 140 và trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tại chương II, III, IV, V, VI. Theo các quy định đó, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và công dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, Viện kiểm sát trong phạm vi quyền hạn của mình, kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các văn bản pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản đó đối với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật (thường gọi là kiểm sát chung) đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức đơn vị vũ trang cùng cấp và cấp dưới, các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương, thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân về hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và kết quả xử lý; cung cấp các văn bản pháp quy, tài liệu cần thiết cho việc xác định vi phạm pháp luật; yêu cầu viên chức nhà nước, nhân viên tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, quân nhân và công dân trả lời và cung cấp tài liệu về việc làm vi phạm pháp luật có liên quan; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại cơ quan, tổ chức khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc khi các yêu cầu của Yiện kiếm sát không được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Khi kết luận có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát kháng nghị với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang cùng cấp và cấp dưới, các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ các văn bản, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luât, loại trừ nguyên nhân gây ra vi phạm, yêu cầu xử lý kỷ luật, xử lý hành chính đối với người vi phạm. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì Viện kiểm sát khởi tố hình sự, trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự và áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu hồi tài sản và bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra.

Hiện nay chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và công dân của Viện kiểm sát nhân dân với chức năng thanh tra của tổ chức thanh tra nhà nước có sự trùng lắp, chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức kinh tế. Điều 8 Pháp lệnh thanh tra ngày 29-3-1990 quy định cho các tổ chức thanh tra nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn chung sau đây: "Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân”. Do đó, cần phải nghiên cứu, phân định rõ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát nhân dân với chức năng của tổ chức thanh tra nhà nước.

2. Công tác điều tra.

Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát điều tra nhằm làm cho công tác điều tra của các cơ quan điều tra (công an, an ninh) đúng với pháp luật, đảm bảo những hành vi vi phạm pháp luật phải được điều tra để xử lý, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát phải đảm bảo để việc khởi tố, điều tra được kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, phải làm rõ những tình tiết chứng cứ để truy tố, xét xử đúng ngưừi và kịp thời. Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra; yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm trong hoạt động điều tra; yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi, xử lý nghiêm minh điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; nếu hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra.

3. Công tác kiểm sát xét xử.

Trong việc kiểm sát xét xử hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hướng vào việc xét xử của các Toà án nhân dân theo đúng những quy định của pháp luật. Trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, theo quy định tại Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 7-10- 1992 và Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: kiểm sát việc lập hồ sơ, tự mình hoặc yêu cầu Toà án nhân dân trưng cầu giám định, kiểm tra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án. Viện kiểm sát có quyền kiện đối với những vụ việc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa, quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động, kết hôn trái pháp luật, xác minh cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú, xâm phạm nhiêm trọng quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm hồn, nếu không có ai khởi kiện thì Viện kiếm sát có quyền khởi tố. Viện kiểm sát khởi tố thì có quyền tham gia tố tụng, nhưng ngoài việc tham gia tố tụng khi khởi tố, Viện kiểm sát còn có quyền tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào trong những trường hợp Viện kiểm sát không khởi tố nhưng xét thấy cần thiết tham gia tố tụng. Đó là những trường hợp: vụ án có tính chất phức tạp hoặc được dư luận chú ý nhiều; vụ án liên quan đến người nước ngoài hoặc người Việt nam ở nước ngoài...

Đối với những vụ việc do Viện kiểm sát khởi tố hoặc kháng nghị thì phải có kiểm sát viên tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu kiểm sát viên vắng mặt thì toà án phải hoãn phiên toà. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các quyết định, bản án của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Khi thực hiện công tác xét xử, Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị với Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục các vi phạm pháp luật trong việc xét xử; kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng áp biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

4. Công tác kiểm sát thi hành án.

Kiểm sát việc thi hành án được quy định từ Điều 19 đến Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. Theo các quy định trên, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đương sự, Toà án, cơ quan nhà nước khác, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án. Khi hực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

l. Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án.

a) Tự kiểm tra việc thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân.

b) Cung cấp tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án.

c) Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân.

Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, của chấp hành viên trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án.

Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưcd, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án, yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật; yêu cầu xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính người vi phạm pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm, thì khởi tố về hình sự. Trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.

Điều 45 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 17-4-1993 cũng quy định: ”Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kháng nghị với cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, với chấp hành viên trong việc thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên cố trách nhiệm trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị, theo quy định tại Điều 21 của Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân".

5. Công tác kiểm sát việc giam giữ, cải tạo.

Công tác kiểm sát việc giam giữ, cải tạo được quy định từ Điều 22 đến Điều 24 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. Trong công tác này, Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giam giữ, cải tạo nhằm đảm bảo cho việc giam giữ, cải tạo theo đúng pháp luật và có căn cứ, các chế độ giam giữ, cải tạo được chấp hành nghiêm chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền khác của đương sự không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

II. Vị trí pháp lý và vai trò của toà án nhân dân.

Từ xa xưa các nhà luật học đã khẳng định: ở đâu có pháp luật thì ở đó phải có Toà án để bảo vệ pháp luật. Ở nước ta, Toà án nhân dân cũng; không nằm ngoài quy luật đó. Điều đó đã được Điều 126 Hiến pháp 1992 khẳng định: "Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân". Do đó, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân là những cơ quan trực tiếp thể hiện bản chất của nhà nước và là bộ phận không thể thiếu của nhà nước ta. Ở nước ta bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền. Quyền lực nhà nước là được thống nhất và tập trung ở Quốc hội, nhưng có sự phân công công việc giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được nhà nước phân công trực tiếp thực hiện quyền tư pháp.

Nói đến Toà án trước hết phải nói đến chức năng xét xử. Điều 127 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 6-10-1992 (được sửa đổi, bổ sung ngày 28-12-1993 và ngày 28-10-1995) quy định: "Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việ khác theo quy định của pháp luật". Hoạt động xét xử của Toà án là hoạt động đặc thù và khác biệt so với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoạt động của Toà án nhằm bảo vệ và giữ gìn pháp luật bằng cách áp dụng những quy định của pháp luật để giải quyết các vụ vi phạm pháp luật, các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Do đó, có thể nói, thông qua hoạt động xét xử, Toà án đã trực tiếp đưa những quy định của pháp luật vào cuộc sống. Như trên đã nêu, xét xử là hoạt động đặc thù của Tòa án vì ngoài Toà án không một cơ quan nào khác của Nhà nước được giao chức năng xét xử vì xét xử là nhân danh Nhà nước để đưa ra các phán quyết và quyết định cuối cùng nhằm xác lập lại trật tự pháp luật, công bằng xã hội mà hành vi vi phạm pháp luật đã phá vỡ. Do vậy, phán quyết của Toà án đã thể hiện trực tiếp thái độ của nhà nước đối với những vi phạm cụ thể. Thái độ đó căn cứ vào pháp luật, áp dụng đối với từng vụ án cụ thể và xác định trách nhiệm pháp lý đối từng đối tượng cụ thể. Phán quyết, quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng, dứt khoát về những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền tự do cơ bản của công dân, đến tài sản, tính mạng của con người. Hoạt động xét xử của Toà án khác với xử lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước; sự khác biệt ở chỗ: chỉ có Toà án mới có quyền áp dụng các chế tài cao nhất, chỉ có Toà án mới có quyền xét xử các vụ án hình sự mà các cơ quan khác của nhà nước không có quyền giải quyết. Do đó chỉ có Toà án mới có quyền phán quyết một công dân có tội hay không có tội. "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Chính vì vậy, hoạt động xét xử của Toà án phải tuân theo một trình tự rất nghiêm ngặt. Trình tự đó được quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng như: "Bộ luật tố tụng hình sự", "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự", "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động'", "Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính"...

Hoạt động xét xử của Toà án có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương của xã hội, bảo vệ tự do, danh dự, tính mạng của con người. Thông qua việc xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật và áp dụng chế tài đối với đối tượng vi phạm pháp luật, toà án đã góp phần vào việc cải tạo, giáo dục những phần tử phạm tội trở thành người công dân có ích cho xã hội. Hoạt động xét xử của Toà án còn có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa chung.

1. Thẩm quyền của toà án nhân dân theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và một số văn bản pháp luật khác.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989 quy định thẩm quyền chung về dân sự của Toà án nhân dân tại Điều 10. Điều 10 đã liệt kê những việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân như sau:

1. Những việc tranh chấp về quyền sỡ hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác;

2. Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình;

3. Những việc tranh chấp về lao động;

4. Những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết, trừ trường hợp quân nhân, cán bộ mất tích hoặc chết trong chiến trường thuộc trách nhiệm giải quyết của các cơ quan hữu quan;

5. Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch;

6. Những việc khiếu nại về danh sách cử tri;

7. Những việc khiếu nại cơ quan báo chí về việc không cải chính thông tin có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

8. Những việc khác do pháp luật quy định.

Theo những quy định trên, Toà án giải quyết những việc kiện giữa công dân với công dân về quyền sở hữu tài sản, về ký kết thi hành các hợp đồng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về thừa kế...Nếu có tranh chấp giữa công dân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với nhau thì Toà án giải quyết những việc không thuộc hợp đồng kinh tế. Nếu có tranh chấp về hợp đồng kinh tế thì tranh chấp này trước kia thuộc Trọng tài kinh tế giải quyết, nay là Toà kinh tế thuộc Toà án nhân dân giải quyết.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai ngày 14-7-1993 thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đó thì do Toà án giải quyết.

Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình, Toà án giải quyết những việc cần huỷ hôn trái pháp luật, ly hôn, chia tài sản của vợ chồng trong khi còn hôn nhân hoặc khi ly hôn, giao con cho một bên nuôi dưỡng khi ly hôn, việc cấp dưỡng cho những người trong gia đình, việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú, việc huỷ việc nuôi con nuôi, việc thay đổi người đỡ đầu cho người chưa thành niên.

Toà án có thẩm quyền giải quyết những việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết. Việc xác định một công dân mất tích hoặc đã chết là vấn đề thuộc pháp luật dân sự nhưng trước đây các Toà án chỉ xác nhận trong thực tế kết hợp với việc giải quyết những tranh chấp tài sản có liên quan đến phần tài sản của người mất tích hoặc coi như đã chết. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989 quy định việc xác định một công dân mất tích hoặc đã chết là một việc được giải quyết riêng mà không nhất thiết phải có tranh chấp thì mới giải quyết. Toà án nhân dân không có nhiệm vụ xác định quân nhân hoặc cán bộ mất tích hoặc đã chết trong chiến tranh vì việc đó thuộc nhiệm vụ của các cơ quan khác. Toà án chỉ giải quyết các trường hợp:

- Một người đi đâu không rõ mà không có tin tức gì của người đó trong một thời gian dài. Pháp lệnh thủ tục các vụ án dân sự không quy định thời gian đó là bao lâu.

- Một người đã chết trong hoàn cảnh đặc biệt như: nhiều người đã chết trong một ngôi nhà bị cháy nhưng không tìm được xác một người mà có thể tin là đã ở trong ngôi nhà đó hoặc một người biết là đã đi trên tàu thuỷ, tàu bị đắm, có nhiều người chết không tìm được xác của người đó...Trong những trường hợp đó, cơ quan hộ tịch chưa có căn cứ chắc chắn để khai tử nên nhân thân phải yêu cầu Toà án xác định người đó đã chết.

Toà án xem xét khiếu nại cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch. Giấy tờ về hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thân trạng của công dân: tên, tuổi, quốc tịch...Đối với pháp luật dân sự, những vấn đề liên quan đến hộ tịch có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thừa kế, con nuôi, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra...Do đó pháp luật dân sự giao cho Toà án xem xét những khiếu nại cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch là để đảm bảo quyền và nghĩa vụ dân sự của công dân. Đối với việc sinh, tử, kết hôn... nhân dân phải đăng ký, kê khai, nếu chưa đăng ký kê khai thì phải đăng ký kê khai quá hạn. Cơ quan hộ tịch có trách nhiệm giải quyết, nhưng nếu cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận đăng ký quá hạn thì đương sự có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Nếu có người yêu cầu sửa đổi họ, tên, quốc tịch, cải chính hộ tịch thì cơ quan hộ tịch có trách nhiệm giải quyết. Nếu cơ quan hộ tịch từ chối việc thay đổi, cải chính thì đương sự có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự còn giao cho Toà án giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri. Điều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân. Do dó bất cứ ai cũng có quyền khiếu nại về một người không đủ điều kiện mà lại được ghi trong danh sách hoặc một người đủ điều kiện mà không được ghi vào danh sách. Đối với loại khiếu nại này, Toà án chỉ xem xét, giải quyết sau khi Hội đồng bầu cử dã xem xét nhưng đương sự không đồng ý và kiện ra toà.

Toà án còn xem xét những khiếu nại mà báo chí không cải chính những thông tin có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Điều 9 Luật báo chí ngày 28-12-1989 (được sửa đổi, bổ sung ngày 12-6-1999 quy định: "Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan nhà nước, thì cơ quan báo chí phải đăng, phát sống lời kết luận đó". Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử. Điều 28 Luật báo chí còn quy định: "Cơ quan báo chí, công dân thông tin gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự”.

Trên đây là những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và một số văn bản pháp luật khác.

2. Những vấn đề liên quan đến thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân dược quy định trong Bộ luật dân sự.

Bảo vệ quyền dân sự: Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 quy định nhiệm vụ chung của Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Điều 12 Bộ luật dân sự cũng quy định về việc bảo vệ quyền dân sự. Theo quy định tại điều này, tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Các quyền dân sự bao gồm các quyền nhân thần và quyền tài sản. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác:

a) Công nhận quyền dân sự của mình.

b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

e) Phạt vi phạm.

Điều 27 Bộ luật dân sự nhấn mạnh vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền nhân thân. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người dó có quyền: "1. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; 2. Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần".

Trong khi quy định Toà án có nhiệm vụ bảo vệ quyền dân sự, Điều 13 Bộ luật dân sự xác định bản án, quyết định của Toà án là căn cứ để xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự

Vấn đề mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Theo Điều 19 Bộ luật dân sự thì năng lực dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, để thực hiện các quyền trên, cá nhân phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình. Chỉ có Toà án mới có quyền tuyên bố một cá nhân bi hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Điều 24 Bộ luật dân sự quy định:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Điều 25 Bộ luật dân sự quy định: Người nghiện ma tuý hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Chỉ có Toà án mới có quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật do Toà án chỉ định, trừ giao dịch nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (Điều 25 BLDS). Đây là những quy định mới so với pháp luật dân sự trước khi ban hành Bộ luật dân sự. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự cũng chưa có quy định tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án.

Những vấn đề liên quan đến hộ tịch như khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, quyền thay đổi họ tên... Pháp luật hành chính quy định về đăng ký hộ tịch nhưng đối với pháp luật dân sự thì những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch rất quan trọng đối với quyền dân sự của công dân, bởi vì chính từ những giấy tờ về hộ tịch mà cơ quan đăng ký hộ tịch cấp sẽ làm cơ sở phát sinh khác quan hệ pháp luật dân sự khác như quan hệ thừa kế, nuôi con nuôi... Bộ luật dân sự quy định về hộ tịch từ Điều 54 đến Điều 66 trong đó một số điểm mới về việc đăng ký hộ tịch so với pháp luật hiện hành như đăng ký việc giám hộ, xác dịnh dân tộc, mất tích...Một khi cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trơng giấy tờ về hộ tịch thì đương sự có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

Xác định công dân mất tích hoặc đã chết. Như đã trình bày ở trên, một trong những vệc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là xác định công dân mất tích hoặc đã chết. Bộ luật dân sự với tư cách là luật nội dung đã quy định đầy đủ chế định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết, về thời gian được coi một người mất tích "Khi một người biệt tích đã hai năm mà không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các bện phấp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời, hạn hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng, thì thời hạn được tính từ ngày đầu của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng" (Điều 88), hoặc thời hạn tuyên bố một người là đã chết "a) Sau ba năm, kể từ ngày tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là còn sống, b) Mất tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức là còn sống, c) Bị tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ đó chấm dứt mà vẫn không có tin tức là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định về thời hạn. d) Biệt tích đã năm năm mà không có tin tức là còn sống hoặc đã chết, thời hạn năm năm được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Bộ luật này" (Điều 91), về quản lý tài sản của người mất tích hoặc đã chết... Toà án có vai trò đặc biệt trong việc tuyên bố hoặc huỷ quyết định tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích; quyết định việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, của người bị tuyên bố mất tích.

Trong lĩnh vực giao dịch dân sự, Bộ luật dân sự quy định Toà án có quyền tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Điều 136 Bộ luật dân sự quy định không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 131 của Bộ luật này thì vô hiệu. Với tư cách là hình thức chủ yếu của giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự áp dụng các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu. Bộ luật dân sự quy định các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức (Điều 137), giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 138), giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 139), giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 140). Theo quy định tại Điêu 145 Bộ luật dân sự, trong các trường hợp quy định tại các Điều 140, 141, 143 thì thời hạn yêu cầu Toà án tyên bố hợp đồng vô hiệu là 1 năm, kể từ ngày các giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại các Điều 137, 138, 139 thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì Toà án còn có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp về ký kết và thực hiện các hợp đồng dân sự. Pháp lệnh này chưa quy định cho Toà án có thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Đối với hợp đồng thuê nhà, khoản 3 Điều 490 Bộ luật dân sự quy định: "Đối với hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ hai năm trở lên, nếu bên cho thuê nhà đã cải tạo, nâng cấp, thì có quyền tăng giá thuê nhà nhưng phải báo cho bên thuê nhà biết trước ít nhất là ba tháng, kể từ thời điểm hoàn thành việc cải tạo nâng cấp. Giá thuê nhà mới sẽ do Toà án quyết định căn cứ vào sự tăng lên của giá trị sử dụng sau khi sửa chữa, cải tạo". Một trong những vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự là người đại diện theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự thì một trong những người đại diện theo pháp luật là người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự.

Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bộ luật dân sự quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng từ Điều 606 đến Điều 633. Bộ luật quy định những vấn đề thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân và những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 612 thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Điều 614 thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, Điều 615 thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm... Trong các trường hợp trên, Bộ luật dân sự quy định trong từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người xâm phạm đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất. Ngoài biện pháp trên, đối với trường hợp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì Toà án buộc người xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải hình công khai (Điều 615 Bộ luật dân sự).

Trong vấn đề xác lập và bảo vệ quyền sở hữu, Toà án giữ vai trò rất quan trọng. Điều 254 Bộ luật dân sự quy định bản án, quyết định của Toà án là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu, ví dụ: quyết định chia tài sản của Toà án... Bộ luật dân sự còn quy định những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu. Một trong những căn cứ đó là tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sỏ' hữu theo quyết định của Toà án (Điều 259) hoặc tài sản bị tịch thu sung công quỹ theo quyết định của Toà án khi chủ sở hữu phạm tội (Điều 262).

Toà án nhân dân có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu. Bảo vệ quyền sở hữu là một trong những nhiệm vụ của nhà nước. Quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật hành chính, pháp luật dân sự, pháp luật hình sự. Toà án nhân dân - cơ quan của nhà nước có một trong những nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân. Điều 265 Bộ luật dân sự quy định: "Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm'". Trong hoạt động xét xử, Toà án áp dụng các quy định của pháp luật dân sự để giải quyết các tranh chấp dân sự, buộc người đó phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc Toà án có thể áp dụng chế tài hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự đối với người phạm tội xâm phạm tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân.

Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ, vai trò của Toà án thể hiện ở chỗ: Toà án có nhiệm vụ xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp (các Điều 796, 800, 804, 816 Bộ luật dân sự).

III. Một số kiến nghị.

1. Những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

Bộ luật dân sự là một văn bản pháp luật rất quan trọng của Nhà nước ta. Nó giữ một vị trí rất đặc biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để Bộ luật dân sự phát huy hết tác dụng của mình, trước hết nhà nước sớm ban hành Bộ luật tố tụng dân sự bởi vì Bộ luật dân sự được coi như luật về nội dung do đó cần phải có văn bản pháp luật tương ứng về hình thức, đó là Bộ luật tố tụng dân sự. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29-11-1989 tuy vẫn còn hiệu lực thi hành nhưng tỏ ra không còn phù hợp với thực tế hiện nay của nước ta. Điều đó được thể hiện ở một số điểm sau:

a. Bộ luật dân sự quy định thêm nhiều nhiệm vu mới cho Toà án mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây chưa quy định: ví dụ quy định cho Toà án có quyền tuyên bố một người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Lần đầu tiên Bộ luật dân sự quy định đầy đủ về chế định tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích, trong đó có những quy định về việc yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt và áp dụng các biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (từ Điều 84 đến Điều 87 Bộ luật dân sự). Đây là những nhiệm vụ mới mà Bộ luật dân sự quy dịnh cho Toà án....

b. Ngay những việc mà Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, đến nay cần phải xem xét lại và phải sửa đổi cho phù hợp với hệ thống của pháp luật hiện hành. Ví dụ: những tranh chấp về lao động tuy vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân nói chung nhưng hiện nay nước ta đã ban hành Bộ luật lao động do Toà lao động thuộc Toà án nhân dân giải quyết theo trình tự liêng do Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11-4-1996 quy định. Mặt khác một số vụ việc: việc khiếu nại cơ quan hộ tịch về việc từ chối đăng ký hoặc không chấp nhận yêu cầu sửa đổi những điều ghi trong giấy tờ về hộ tịch, những việc khiếu nại danh sách cử tri... có nên tiếp tục giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự hay nên giao cho Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính? Bởi vì đây là việc khiếu kiện giữa cơ quan công quyền với công dân; hơn nữa một số vụ việc trên nếu được giải quyết theo thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sẽ đảm bảo nhanh gọn hơn. Hiện nay Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa giao cho Toà hành chính giải quyết một số vụ việc trên, nhưng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thiết nghĩ cũng nên giao cho Toà hành chính giải quyết một số vụ việc đó.

Vấn đề hộ tịch, Điều 54 Bộ luật dân sự quy định: đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc giải quyết khiếu kiện cơ quan hộ tịch cần giao cho Toà hành chính thực hiện để phù hợp với Luật khiếu nại, tố cáo. Do vậy, một vấn đề cấp thiết đang đặt ra là cần phân định rõ thẩm quyền của Toà dân sự, Toà lao động, Toà hành chính trong tổ chức Toà án nhân dân do có sự xuất hiện của một số Toà chuyên trách theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân 1992 và 1995.

Trong Nghị quyết của Quốc hội ngày 28-10-1995 về việc thi hành Bộ luật dân sự quy định Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-1996 vì một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh đó đã được đưa vào Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, có một số quy định của Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1989 không được nêu trong Bộ luật dân sự: các tranh chấp về sở hữu công nghiệp, nhất là các khiếu kiện về xâm phạm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại đó và thẩm quyền của Toà án giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1989 thì tranh chấp liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính; Toà án chỉ giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp cho người không có quyền hưởng sở hữu công nghiệp hoặc bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp không đúng tác giả và những tranh chấp về trả tiền thù lao, về chuyển quyền sở hữu công nhiệp. Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc trên là Toà án Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Những vấn đề trên thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ luật tố tụng dân sự, nhưng hiện nay Bộ luật tố tụng dân sự chưa được ban hành, do vậy đã xuất hiện một khoảng trống nho nhỏ vì Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp hết hiệu lực thi hành từ 1-7-1996. Do đó nếu những tranh chấp trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp xuất hiện thì Toà án nào sẽ có thẩm quyền giải quyết?.

Đặt trong bối cảnh của cải cách tư pháp, chúng tôi xin có một vài ý kiến nhỏ về tổ chức của Tòa án. Tòa án vẫn được tổ chức theo cấp hành chính như hiện nay hay nên thành lập, tổ chức Toà án theo khu vực? Toà án ở các nước khác được thiết lập không theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ như ở nước ta; để tránh tình trạng mỗi địa phương là một “nhà nước con” và để đảm bảo nguyên tắc độc lập khi xét xử của thẩm phán nên chăng nước ta không nên tổ chức Toà án theo nguyên tắc hành chính - lãnh thổ như hiện nay.

Trong khi nghiên cứu, soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự thì vấn đề thẩm quyền của Toà án cũng nên xem xét lại về thẩm quyền nội dung cũng như thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi cấp Toà án. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì phần lớn các vụ án dân sự sơ thẩm do Toà án nhân dân cấp huyện đảm nhiệm, Toà án cấp tỉnh cấp tỉnh giải quyết các vụ việc khi có đương sự là người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài, các việc về tranh chấp sở hữu công nghiệp và những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện nhưng Toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Toà án cấp tỉnh còn có nhiệm vụ giải quyết theo trình tự phúc thẩm nhiều vụ án dân sự. Do đó theo chúng tôi nên chăng cần tăng cường thẩm quyền xét xử dân sự cho Toà án cấp huyện vì trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, các tranh chấp về sở hữu công nghiệp sẽ tăng... Nếu cứ giao các vụ việc đó cho Toà án cấp tỉnh thì có thể dẫn đến tình trạng quá tải đối với Toà án cấp tỉnh.

Để đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán, nước ta đã thay chế độ bầu bằng chế độ thẩm phán theo nhiệm kỳ 5 năm. Đó là một bước tiến lớn, tuy nhiên để cho thẩm phán yên tâm công tác, tạo điều kiện cho họ học hỏi, trau dồi nghiệp vụ, nên chăng cần thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời.

Một vấn đề nữa theo chúng tôi cũng cần phải xem xét là chế độ Hội thẩm nhân dân. Điều 16 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định: "Họi đồng xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân". Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, do dân, vì dân từ trong bản chất. Do vậy có cần thiết phải duy trì chế độ hội thẩm nhân dân? Và nếu duy trì thì chế độ một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân như quy định trên đã hợp lý chưa? Trong khi chức năng xét xử được pháp luạt quy định là chức năng riêng biệt của Toà án thì tỷ lệ một thẩm phán hai hội thẩm nhân dân và nhất là quy định khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán theo chúng tôi là không hợp lý bởi vì:

a) Hội thẩm nhân dân không phải là những người chuyên làm công tác xét xử, rất ít người trong số họ có trình độ pháp lý ở bậc đại học, do vậy khi tham gia xét xử bản thân hội thẩm nhân dân gặp không ít khó khăn, thường lúng túng, bị động.

b) Điều 16 khoản 1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định phiên toà sơ thẩm, sơ chung thẩm phải có một thẩm phán và hai hội thẩm; do trình độ chuyên môn của hội thẩm bị hạn chế nên thẩm phán cũng gặp không ít khó khăn khi phải bàn bạc, thảo luận những vấn đề có tính chuyên môn với hội thẩm. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng của các quyết định của Toà án.

c) Trong thực tế, một số hội thẩm do không có điều kiện tham gia xét xử thường xuyên do đó cũng gây khó khăn cho Toà án khi mở phiên toà.

Từ những điều đã được phân tích ở trên, chúng ta thấy một vấn đề đặt ra là có nên duy trì chế độ hội thẩm và nếu duy trì thì tỷ lệ là bao nhiêu cho thích hợp? Việc bầu, việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chế độ đãi ngộ cho hội thẩm phải như thế nào... để nâng cao vai trò đích thực của hội thẩm, bớt tính hình thức để đảm bảo chất lượng các phán quyết của Toà án. Do vậy cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngày 14-5- 1993.

2. Những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân.

Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định. Đối với các vụ án dân sự, pháp luật quy định Toà án vừa có quyền thụ lý, điều tra vừa có quyền giải quyết vụ án. Do đó, để có một bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật thì kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi giải quyết vụ án dân sự là một đòi hỏi vừa cấp thiết vừa là một tất yếu khách quan. Là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của Toà án, pháp luật giao cho Viện kiểm sát khởi tố vụ án dân sự gây thiệt hại cho tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động và một số loại vụ việc về hôn nhân và gia đình mà không có người khởi kiện. Do đặc điểm của tố tụng dân sự là đương sự tự định đoạt nên viện kiểm sát chỉ khởi tố đối với một số việc theo quy định của pháp luật như: kết hôn trái pháp luật, xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú... Khi Viện kiểm sát khởi tố vụ án dân sự thì Viện kiểm sát gửi cho Toà án quyết định khởi tố và các tài liệu làm căn cứ khởi tố để Toà án thụ lý vụ án. Trên cơ sở đó, Toà án còn điều tra, xác minh thêm để làm sáng tỏ vụ án. Khi Toà án đưa vụ án ra xét xử thì Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia xét xử theo khoản 2 Điều 28 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Trong thực tế, do còn nhiều hạn chế nên hoạt động trên của Viện kiểm sát đạt hiệu quả còn thấp. Do đó để đảm bảo việc thi hành Bộ luật dân sự, Viện kiểm sát cần tăng cường hoạt động này; cần thiết có thể tăng thêm biên chế để đưa hoạt động đó đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài quyền khởi tố vụ án dân sự trên đây, Viện kiểm sát còn có quyền kiểm sát việc thụ lý, điều tra, lập hồ sơ, quyền tham gia tố tụng tại phiên toà, kháng nghị bản án quyết định cả Toà án khi phát hiện có vi phạm pháp luật theo các quy định của thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm... Kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 và các Điều 58, 59, 60 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Bản kháng nghị là căn cứ pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử mới, làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tố tụng dân sự. Như vậy thực tiễn xét xử đã chứng minh được vai trò rất quan trọng của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết án dân sự. Thiết nghĩ, việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát không chỉ là quyền tham gia bất cứ giai đoạn nào của tố tụng nếu xét thấy cần thiết như quy định hiện hành mà cần phải là trách nhiệm của Viện kiểm sát do tính đặc thù của việc giải quyết các vụ án dân sự, trong đó Toà án "vừa đá bóng vừa thổi còi".


Phần thứ tư

CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

Phụ lục 1.

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BLDS CẦN RÀ SOÁT

I. Những vấn đề chung

TT

Tên văn bản cần rà soát

1

Hiến pháp nuớc CHXHCN Việt Nam 1992.

2

Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8.

3

Chỉ thị số 833/TTg ngày 19/12/1995 của Thủ tưáng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật Dân sự.

4

Thông tư Liên ngành số 03-TTLN ngày 10/8/1996 của TANDTC- VKSNDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bô luật dân sư.

5

Luật quy định quyền lập hội (1957).

6

Nghị định số 8/1998/NĐ-CP ngày 22/1/1998 ban hành quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam.

7

Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989)

8

Luật báo chí ngày 28/12/1989.

9

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12/6/1999.

10

Luật phổ cập giáo dục tiểu học ngày 12/8/1991.

11

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991.

12

Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg ngày 2/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý.

13

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 12/11/1996.

14

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 9/6/2000.

15

Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

16

Thông tư số 22/2000/TT-BTM ngày 15/12/2000 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

17

Nghị định số 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 ban hành Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng chuyển giao cho đầu tư nước ngoài tai Viêt nam.

18

Nghị định số 02/1999/ND-CP ngắy 27/1/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao cho đầu tư nước ngoài tại Việt nam.

19

Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999.

20

Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

21

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

22

Luật khuyến khích Đầu tư trong nước ngày 20/5/1998.

23

Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khuyên khích Đầu tư trong nước (sửa đổi).

24

Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTDNN tại Việt nam.

25

Luật hợp tác xã ngày 20/3/1996.

26

Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995.

27

Luật thương mại ngày 10/5/1997.

28

Luật Quốc tịch Việt Nam số 07/1998/QH10 ngày 20/5/1998.

29

Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

30

Nghị định số 55/2000/NĐ-CP ngày 11/10/2000 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

31

Thông tư số 09/1999/TT-BTP ngày 7/4/1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy xác nhận không có quốc tịch Việt Nam.

32

Luật giáo dục ngày 2/12/1998.

33

Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giáo dục.

34

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam ngày 21/12/1999.

35

Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998.

36

Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

37

Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.

38

Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998.

39

Nghị định 64/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng.

40

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28/4/2000.

41

Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày 20/8/1998.

42

Pháp lệnh số 09/1998/PL - UBTVQH về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở

43

Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

44

Pháp lệnh du lịch ngày 20/2/1999.

45

Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt nam ở trong nước, ở nước ngoài.

46

Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp dụ lịch nước ngoài tại Việt Nam

47

Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BTM-TCDL ngày 20/10/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Viêt Nam.

48

Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích

49

Pháp lệnh về người tàn tật ngày 8/8/1998.

50

Pháp lệnh thương phiếu ngày 24/12/1999.

51

Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày24/12/1999.

52

Nghị định số 05/2000/NĐ-CP về xuất nhập cảnh của công dân Viêt nam

53

Thông tư số 04/2000/TT-BNG ngày 8/11/2000 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và quản lý hộ chiếu công vụ ở trong nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

54

Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.

55

Thông tư số 12/1999/TT-BTP ngày 25/6/1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.

56

Thông tư số 112/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký hộ tịch.

57

Nghị định 06/1999/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 7 NĐ của CP số 79/CP ngày 6/11/93 quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản

58

Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.

59

Thông tư số 6/TT-BNV (C13) ngày 20/6/1997 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu.

60

Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997.

61

Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

62

Luật ngân hàng Nhà nước ngày 12/12/1997.

63

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 về công chứng, chứng thực.

64

Luật hôn nhân và gia đình ngày 9/6/2000.

65

Pháp lệnh người cao tuổi ngày 28/4/2000.

66

Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 của UBTVQH về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991.

67

Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Qũy xã hội, Qũy từ thiện.

68

Thông tư số 35/1999/TT-BTC ngày 2/4/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính và sử dụng qũy bảo trợ nạn nhân chất độc da cam.

69

Thông tư số 15/1998/TT-BTC ngày 6/2/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng qũy bảo trợ trẻ em.

70

Thông tư số 97/1998/TT-BTC ngày 11/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Qũy tín dụng đào tạo

71

Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 9/11/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ xây dựng và quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa

72

Quyết định số 47/QĐ-NH21 ngày 28/2/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Qũy phát triển nông thôn.

73

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989.

II.               Tài sản và quyền sở hữu

TT

Tên văn bản cần rà soát

1

Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996.

2

Nghị định số 76/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/12/2000 quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản (sửa đổi).

3

Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991).

4

Luật phá sản Doanh nghiệp (1993).

5

Luật Dầu khí (1993).

6

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí ngày 9/6/2000.

7

Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí.

8

Quyết định số 395/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành “Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan

9

Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995.

10

Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác.

11

Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 về việc quản lý vốn và tài sản trong Doanh nghiệp

12

Nghị định của Chính phủ số 56/CP ngày 2/10/1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích

13

Thông tư số 25/TC-TCDN của Bộ Tài chính ngày 15/5/1997 hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước

14

Thông tư số 68/TC-TCDN của Bộ Tài chính ngày 25/9/1997 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng một số khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước

15

Thông tư số 62/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước

16

Thông tư số 130/1998/TT-BTC ngày 30/9/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bàn giao, tiếp nhận và xử lý các tồn tại về tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước khi sáp nhập, hợp nhất

17

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

18

Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước.

19

Thông tư số 122/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/10/1999 hướng dẫn việc kê khai, đăng ký trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

20

Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiêp.

21

Quyết định số 1163/TC-QLCS ngày 21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế xử lý tài sản không cần dùng, không còn sử dụng được trong các cơ quan hành chính sư nghiêp.

22

Quyết định số 100/TC-QLCS ngày 23/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung qũy Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước.

23

Công văn số 537/TC-QLCS ngày 28/2/1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung qũy Nhà nước và được xác lập sở hữu Nhà nước.

24

Quyết định số 100/TC-QLCS của Bộ Tài chính ngày 23/1/1997 ban hành Quy chế và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung qũy Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước.

25

Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

26

Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/4/1999 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

27

Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 8/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam”

28

Quyết định số 468/2000/QĐ-NHNN7 ngày 8/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc bán ngoại tệ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

29

Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

30

Luật hợp tác xã ngày 20/3/1996.

31

Luật tài nguyên nước ngày 20/5/1998.

32

Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật tài nguyên nước.

33

Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (1989).

34

Luật doanh nghiệp ngày 12/6/1999.

35

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp

36

Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị

37

Nghị định số 45/CP ngày ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung Điều 10 của Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tai đô thi.

38

Quyết định số 1127/BXD-QLN ngày 16/8/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhà ở chung tại đô thị.

39

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 191/TTg ngày 3/4/1996 đẩy mạnh việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

40

Thông tư số 57/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 23/9/1996 hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung Điều 10 của Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

41

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 245/TTg ngày 22/4/1996 về tổ chức thực hiện một số viêc cấp bách trong quản lý, sử dung đất của các tổ chức trong nước đươc Nhà nước giao đất, cho thuê đất

42

Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

43

Thông tư số 1691/TT-QP ngày 8/7/1997 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

44

Chỉ thị số 25/2000/CT-TTg ngày 6/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng súng của lực lượng kiểm lâm và các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại trong khi thi hành công vụ

45

Quyết định 248/CT ngày 2/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xác định quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam.

46

Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990.

47

Nghị định số 99/1998/NĐ-CP về quản lý, mua, bán tàu biển ngày 28/11/1998.

48

Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tầu biển và thuyền viên.

49

Thông tư số 259/1998/TT-BGTVT ngày 18/8/1998 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng ký tầu biển và thuyền viên.

50

Luât hàng không dân dụng ngày 26/12/1991.

51

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng ngày 20/4/1995

52

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 971/TTg ngày 28/12/1996 Ban hành Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tầu bay dân dụng

53

Nghị định số 25/2000/NĐ-CP ngày 1/8/2000 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.

54

Thông tư số 92/CAAV của Tổng cục hàng không dân dụng ngày 13/1/1997 về việc hướng dẫn thực hiện “Quy chế đăng ký tầu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay và đăng ký thế chấp tầu bay dân dụng” (Ban hành kèm theo Quyết định số 971/TTg ngày 28/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ)

55

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đến bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích Quốc gia

56

Nghị định của Chính phủ số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 về lệ phí trước bạ

57

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 397/TTg ngày 7/7/1995 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp

58

Thông tư của Bộ Nội vụ số 03/TT-BNV ngày 24/7/1995 hướng dẫn việc đăng ký, cấp biển số các loại phương tiện có giới đường bộ, kiểm tra và quản lý người điều khiển phương tiện thuộc ngành công an

59

Quyết định số 2056/QĐ-PC ngày 6/8/1996 của Bộ trường Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa.

60

Nghị định số 168/1999/NĐ-CP ngày 29/11/1999 của Chính phủ quy định Danh mục và chế độ, thủ tục đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật thuộc diện huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.

61

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải số 2491/QĐ/PC-VT ngày 8/12/1993 về việc ban hành “Bản thể lệ đăng ký hành chính tầu sông”

62

Thông tư sô 33/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 13/6/1997 hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước

63

Luật phòng, chống ma túy ngày 9/12/2000.

64

Luật bảo vệ môi trường ngày 10/1/1994.

65

Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

66

Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

67

Pháp lệnh bảo vệ và sử dung di tích lich sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ngày 31/3/1984.

68

Nghị định số 288/HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

69

Thông tư số 206/VH-TT ngày 22/7/1986 của Bộ Văn hoá hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

70

Thông tư liên tịch số 10/1998/TTLT-BGTVT-BQP-BNV ngày 13/1/1998 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điểm Nghị định số 40/CP về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với lực lượng vũ trang.

71

Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dung chất nổ, xung điện, chất độc hại để khai thác thủy sản

72

Nghị định số 39/1998/NĐ-CP ngày 10/6/1998 của Chính phủ về xử lý tài sản bị chìm đắm ở biển

73

Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy.

74

Thông tư liên tịch số 158/1998/TTLT-BTC-BCA ngày 14/12/1998 của Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách và quản lý tài sản Nhà nước trong lĩnh vực an ninh

75

Nghị định số 39/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng động viên

76

Thông tư liên bộ số 2880/KHCNMT-TM ngày 19/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Thương mại quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu

77

Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phù về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp

78

Thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 17/10/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp

79

Nghị định số 120/1999/NĐ-CP ngày 727/12/1999 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh

80

Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý dự trự Quốc gia.

81

Thông tư số 01/BXD-QLN ngày 4/3/1996 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc chuyển giao nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thuộc diện được bán từ các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội các doanh nghiệp Nhà nước cho bên bán nhà

82

Quyết định số 114/2000/QĐ-BNN-TCCB ngày 9/11/2000 về việc giao nhiệm vụ chỉ đạo xoá bỏ, thay thế cây thuốc phiện.

III.            NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Mục 1: Những vấn đề chung

TT

Tên văn bản

1

Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng tổ quốc ngày 27/4/1999.

2

Pháp lệnh du lịch ngày 8/2/1999.

3

Pháp lệnh đo lường ngày 6/10/1999.

4

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27/4/1999.

5

Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

6

Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ.

7

Chỉ thị số 28/2000/CT-TTg ngày 27/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999

8

Thông tư số 34/1999/TT'BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhâp khẩu.

9

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thủy sản.

10

Thông tư số 03/2000/TT-TCBĐ ngày 26/7/2000 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu.

11

Thông tư số 05/2000/TT-TCBĐ ngày 11/9/2000 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2000/TT-TCBĐ ngày 26/7/2000 về việc ghi nhãn hàng hoá đối với thiết bị viễn thông đầu cuối thuê bao sản xuất trong nước và nhập khẩu.

12

Thông tư số 06/2000AT-BXD ngày 4/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng.

13

Thông tư số 13/2000/TT-BXD ngày 1/11/2000 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 06/2000/TT-BXD ngày 4/7/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng.

14

Pháp lệnh chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999.

15

Quyết định số 17/2000/QĐ-BXĐ ngày 2/8/2000 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

16

Pháp lệnh đo lường ngày 6/10/1999.

17

Nghị định số 11/1999/NĐ -CP ngày 03/3/1999 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kính doanh có điều kiện.

18

Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM ngày 18/1/2000 của Bộ Thương mại ban hành Danh mục chi tiết hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

19

Quyết định số 1108/2000/QĐ-BTM ngày 8/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại điều chỉnh Danh mục chi tiết hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM ngày 18/1/2000.

20

Thông tư số 06/2000/TT-BTM ngày 20/3/2000 của Bộ Thương mại về quản lý chất lượng dầu nhờn động cơ trong kinh doanh.

21

Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về kính doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ

22

Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

23

Thông tư số 33/1999/TT-BTM ngày 18/11/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.

24

Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước

25

Quyết định số 55/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy quyền quyết định bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có vốn Nhà nước từ 01 tỷ đến dưới 05 tỷ.

26

Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại.

27

Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

28

Thông tư số 04/2000/TT-BVGCP ngày 15/11/2000 của Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả

29

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực

30

Luật thương mại ngày 10/5/1997.

31

Nghị định số 57/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài

32

Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ ngày 2/11/2000 hướng dẫn thi hành Chưang 3 Nghị định số 57/1999/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại ỉý mua bán hàng hoá với nước ngoài

33

Thông tư số 06/2000/TT-TCHQ ngày 31/10/2000 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

34

Quyết định số 521/2000/QĐ-TCHQ ngày 3/11/2000 của Tổng cục Hải quan về việc bổ sung giá tối thiểu các mặt hàng không thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá

35

Pháp lênh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996.

36

Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

37

Thông tư liên tịch số 2237/1999/TTLT-BKHCNMT-BYT hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.

38

Pháp lệnh về thuế nhà, đất ngày 31/7/1992

39

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994

40

Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất.

41

Quyết định số 105/2000/QĐ-TTg về việc miễn nộp nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà, đất.

42

Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.

43

Thông tư số 50/TT-PC ngày 1/3/1997 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.

44

Thông tư liên tịch số 17/1998/TTLT-BQP-BGTVT ngày 23/1/1998 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với quân đội.

45

Nghị định số 76/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ.

46

Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

47

Nghị định số 77/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ.

48

Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

49

Nghị định số 75/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

50

Nghị định số 167/1999/NĐ-CP ngày 26/11/1999 của Chính phủ về tổ chức quản lý đường bộ.

51

Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2/12/1994.

52

Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông.

53

Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.

54

Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển

55

Thông tư số 05/1998/TT-BTS ngày 29/12/1998 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

56

Thông tư liên tịch số 600/1999/TTLT-BGTVT-BTS ngày 9/12/1999 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

57

Nghị định số 17/CP ngày 6/2/1995 của Chính phủ ban hành tiêu chuẩn hành lý miễn thuế cho khách xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam

58

Nghị định số 79/1998/NĐ-CP ngày 29/9/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu Viêt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 17/CP ngày 6/2/1995

59

Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

60

Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tu pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử thi hành án về tài sản.

61

Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TDTT-CA ngày 26/12/1998 của ủy ban thể dục thể thao, Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý, trang bị, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, sửa chữa, mang vào và mang ra khỏi nước Việt Nam và thanh lý, tiêu hủy các loại vũ khí thể thao.

62

Quyết định số 3542/2000/QĐ-BYT ngày 9/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định về vệ sinh an toàn đối với bia hơi và rượu lên men độ cồn thấp.

63

Quyết định số 4198/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục các vắc xin, sinh phẩm miễn dịch sản xuất ỏ nước ngoài được Bộ Y tế xem xét để cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam năm 2000

64

Quyết định số 65/2000/QĐ-BYT ngày 13/1/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng, cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tai Viêt Nam năm 2000.

65

Thông tư số 02/2000/TT-BYT ngày 21/2/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn kinh doanh thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho người.

66

Quyết định số 1010/2000/QĐ-BYT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục hàng hoá thực phẩm phải đăng ký chất lượng.

67

Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành Nghị đinh số 73/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

68

Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 của Bộ Y tế hưứng dẫn chăm sóc sức khoẻ người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

69

Nghị định số 20/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

70

Nghị định số 22/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

71

Nghị định số 44/2000/NĐ-CP ngày 1/9/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.

72

Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế phát hành trái phiếu.

73

Quyết định số 59/2000/QĐ-UBCK ngày 12/7/2000 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

74

Nghi đinh số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của CMnh phủ về quản lý họat động kinh doanh vàng.

75

Nghị định số 30/CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế phát hành và sử dụng sec.

76

Nghị định số 173/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ sửa đổi Điều 5 Nghị định số 30/CP ngày 09/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế phát hành và sử dụng sec.

77

Nghị định số 11/2000/NĐ-CP ngày 3/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế bảo đảm an ninh hàng không dân dụng.

78

Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch.

79

Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tưởng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

80

Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 22/4/2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tưởng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

81

Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

82

Thông tư liên tịch số 09/1999/ITLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

83

Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25/5/2000 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/ITLT-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng.

84

Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở.

85

Thông tư số 05/2000/TT-BXD ngày 27/6/2000 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ người tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cải thiện nhà ở theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

86

Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

87

Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thi.

88

Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu.

89

Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ.

90

Quyết định số 03/1999/QĐ-CDTQG ngày 12/1/1999 của Tổng cục trường Tổng cục Dự trữ quốc gia về việc ban hành Quy chế đấu thầu mua, bán lương thực dư trữ quốc gia.

91

Quyết định số 06/1999/QĐ-CDTQG ngày 20/2/1999 của Tổng cục trưỏng Tổng cục Dự trữ quốc gia về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế đấu thầu mua, bán lương thực dự trữ quốc gia.

92

Quyết định số 08/1999/QĐ-CDTQG ngày 25/3/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ quốc gia về việc ban hành Quy chế đấu thầu mua, bán vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia.

 

Mục 2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

2

Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm

3

Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

4

Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 4/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

5

Thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP-BTC-TCĐC ngày 22/11/2000 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn thực hiện một số giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dung theo quy định tại Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31/7/2000.

6

Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21 ngày 19/2/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về cầm cố tài sản của các tổ chức tín dụng vay vốn từ qũy phát triển nông thôn do WB tài trợ

7

Quyết định số 141/1998/QĐ-NHNN21 ngày 20/4/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21 ngày 19/2/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về cầm cố tài sản của các tổ chức tín dụng vay vốn từ qũy phát triển nông thôn do WB tài trợ.

8

Thông tư số 05/1998/TT-BTC ngày 9/1/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục nộp, quản lý tiền đặt cọc, ký qũy đối với giấy phép thám dò khoáng sản

 

Mục 3. Một số hợp đồng dân sự cụ thể

TT

Tên văn bản

I

Mua bán, bán đấu giá tài sản.

1

Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản

2

Thông tư số 399/PL-DS-KT ngày 7/4/1997 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản

3

Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

4

Nghị định số 21/CP ngày 16/4/1996 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

5

Quyết định số 64/1998/QĐ-TTg ngày 21/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền mua nhà ở cho một số đối tượng khi mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu Nhà nước

6

Thông tư liên tịch số 01/TTLT-CN-NV ngày 13/1/1998 của Bộ Công nghiệp - Bộ Nội vụ hướng dẫn về quản lý kinh doanh cung ứng vật liệu nổ công nghiêp.

7

Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối

8

Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.

9

Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý Quỹ.

10

Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước ban hành Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.

11

Quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước ban hành Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán.

12

Quyết định số 31/1999/QĐ-UBCK6 ngày ??? của Chủ tịch UBCK Nhà nước ban hành Quy chế giám sát, thanh tra hoạt động chúng khoán và thị trường chứng khoán.

13

Thông tư số 01/1998/TT-UBCK của UBCK Nhà nước ngày 13/10/1998 hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.

14

Quyết định số 39/1999/QĐ-ƯBCK3 ngày 26/11/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc chấp thuận Ngân hàng chỉ định thanh toán.

15

Quyết định số 04/1999/QĐ-ƯBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước ban hành Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.

16

Quyết định số 42/2000/QĐ-UBCK1 ngày 12/6/2000 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết đinh số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước.

17

Quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước ban hành Quy chế Lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán.

18

Quyết định số 43/2000/QĐ-UBCK3 ngày 14/6/2000 của Chủ tịch UBCK Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 05/1999/QĐ-UBCK3 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBCK Nhà nước.

19

Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

20

Thông tư số 07/2000/TT-NHNN7 hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

21

Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 về việc ban hành Quy chế Nghiệp vụ thị trường mở.

22

Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ về lệ phí xăng dầu

II

Hợp đồng vay tài sản

1

Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997.

2

Luật ngân hàng Nhà nước ngày 12/12/1997.

3

Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

4

Quyết định số 418/2000/QĐ-NHNN7 ngày 21/9/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về đối tượng cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.

5

Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 3/10/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các tổ chức tín dụng.

6

Quyết định số 39/2000/QĐ-NHNN7 ngày 24/1/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ tiết kiệm bằng ngoại tệ.

7

Thông tư liên tịch số 13/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 8/5/1999 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cho vay Qũy quốc gia hỗ trợ việc làm và lập qũy giải quyết việc làm địa phương.

8

Thông tư số 13/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn kinh doanh dịch vu cầm đồ.

9

Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

III

Hợp đồng vận chuyển

1

Bộ luật hàng hải ngày 30/6/1990.

2

Quyết định số 85/2000/QĐ-BVGCP ngày 10/11/2000 về giá dịch vụ cảng biển

3

Quyết định số 86/2000/QĐ-BVGCP ngày 10/11/2000 về giá dịch vụ hoa tiêu đối với tàu biển vận chuyển hàng hoá giữa các cảng biển Việt Nam

4

Quyết định số 87/2000/QĐ-BVGCP ngày 10/11/2000 về giá dịch vụ cảng biển một số trường hợp đặc biệt

5

Thể lệ vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa đường thuỷ nội địa (Ban hành kèm theo Quyết định số 1865/1999/QĐ/BGTVT ngày 30/7/1999 của Bộ Giao thông Vận tải)

6

Thể lệ vận chuyển hành khách đường thủy nội địa (Ban hành kèm theo Quyết định số 1866/1999/QĐ-BGTVT ngày 30/7/1999 của Bộ Giao thông Vận tải)

7

Thể lệ vận chuyển hành khách công cộng bằng ô tô (Ban hành kèm theo Quyết định số 1691/QĐ-VT ngày 15/9/1990 của Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện)

8

Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 về cước vận tải hàng hoá bằng ô tô

9

Thông tư liên tịch số 09/2000/TT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 của Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan hướng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá.

10

Thể lệ chuyên chở hàng khách, hành lý và bao gửi bằng đường sắt Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 719/QĐ/VT ngày 25/4/1990 của Bộ Giao thông Vận tải và Bưu diện)

11

Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26/12/1991

12

Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Viêt Nam ngày 20/4/1995.

13

Nghị định số 01/2001/NĐ-CP ngày 4/1/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

IV

Hợp đồng bảo hiểm.

1

Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000.

2

Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm

3

Nghị định sửa đổi

4

Quyết định số 01/TC-QĐ-BH ngày 1/2/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của Qũy tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi.

5

Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

6

Quyết định số 145/2000/QĐ-TTg ngày 19/12/2000 về việc ban hành “Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”

7

Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

8

Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi.

9

Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

10

Quyết định số 299/1998/QĐ-BTC ngày 16/3/1998 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, biểu phí, mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sư của chủ xe cơ giới.

11

Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm y tế

12

Thông tư liên tịch số 15/1998/TTLT ngày 5/12/1998 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buôc.

13

Thông tư liên tịch số 04/1999/ITLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/3/1999 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội bổ sung Thông tư liên tịch số 15/1998/TTLT ngày 5/12/1998 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc.

14

Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 18/7/1998 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh.

15

Thông tư liên bộ số 35/TT-LB ngày 25/4/1995 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về bảo hiểm toàn diện đối với học sinh, sinh viên.

16

Quyết định số 663/TC-QĐ-TCNH ngày 24/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng, về lắp đặt.

17

Quyết định số 107/QĐ-TC ngày 24/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 663/TC-QĐ-TCNH ngày 24/6/1995 của Bộ Tài chính.

18

Thông tư số 65/TC-ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng.

19

Quyết định số 06/TC-BH ngày 2/1/1993 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc bảo hiểm khách du lịch.

20

Quyết định số 09/QĐ-TCBH ngày 9/1/1992 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc triển khai bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.

21

Quyết định số 06/TC-BH ngày 17/1/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn.

22

Quyết định số 325/TC-BH ngày 27/10/1987 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện bảo hiểm vật nuôi.

23

Quyết định số 365/PT-HK91 ngày 8/3/1991 của Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm hàng không (QTHK91)

24

Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hôi

25

Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ).

26

Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.

 

Mục 4. Giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991

TT

Tên văn bản

1

Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ỏ' được xác lập trước ngày 1/7/1991

2

Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở đươc quy đinh tai Nghi quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH

3

Thông tư Liên tịch số 01/1999/TTLT-TA-NDTC-VKSNDTC ngày 25/1/1999 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 của ủy ban Thường vụ Quốc hội

4

Thông tư số 02/1999/TT-BXD ngày 3/5/1999 hướng dẫn quản lý nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân quy định tại Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 của ủy ban Thường vụ Quốc hội

 

Mục 5. Bồi thường thiệt hại

 

 

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

2

Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước cho bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.

3

Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngỳa 4/6/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 47/CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

IV.             THỪA KẾ (KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN VIỆC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT)

TT

Tên văn bản

1

Hiến pháp 1992.

2

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng tám năm 1945 cải thiện nhà ở

3

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

4

Thông tư số 03/2001/TT-BTP ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

 

V.                CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TT

Tên văn bản

1

Luật đất đai ngày 14/7/1993

2

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai ngày 02/12/1998.

3

Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 22/6/1994.

4

Luât sửa đổi, bổ sung môt số điều của Luât thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 21/12/1999.

5

Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 8/6/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế chuyền quyền sử dụng đất .

6

Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14/10/1994.

7

Nghị định số của Chính phủ số 11/CP ngày 24/1/1995 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

8

Quyết định số 179/1998/QĐ-BTC ngày 24/2/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Bản quy định về tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

9

Nghị định số 9/CP Ngày 12/2/1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

10

Nghị định số 69/2000/NĐ-CP ngày 20/11/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 9/CP Ngày 12/2/1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

11

Thông tư liên tịch số 2708/TT-LT ngày 14/10/1997 của Bộ quốc phòng, Bộ Nội vụ, Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 9/CP Ngày 12/2/1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

12

Nghị định số 44/CP ngày 3/8/1996 về việc bổ sung Điều 1 của Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính

13

Nghị định của Chính phủ số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

14

Thông tư số 1417/1999/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

15

Thông tư số 1248/2000/TT-TCĐC ngày 21/8/2000 của Tổng cục Địa chính sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục I của Thông tư số 1417/1999/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

16

Thông tư số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/9/1999 của Tổng cục Địa chính, Bộ Tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 18/1999/CT- TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

17

Nghị định của Chính phủ số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài

18

Nghị định của Chính phủ số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

19

Thông tư liên tịch số 62/2000/rrLT/BNN-TCĐC ngày 6/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

20

Nghị định của Chính phủ số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai

21

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất nông nghiêp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000

22

Thông tư Liên tịch số 1442/1999/1TLT - TCDDC -BTC của Tổng cục địa chính, Bộ Tài chính ngày 21/9/1999 hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ

23

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 10/1998/CT-TTg ngày 20/2/1998 về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiêp

24

Thông tư Liên tịch số 270/TT-LT của Quốc phòng - Nội vụ - Tổng cục địa chính ngày 14/10/1997 hướng dẫn thi hành Nghị định số 9/CP ngày 12/2/1996 của Chính phủ về che độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh

25

Thông tư số 59/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 1/9/1997 hướng dẫn bổ sung về tính giảm, miễn thuế sử dụng dất nông nghiệp khi có thiên tai, địch họa

26

Thông tư 278/TT-ĐC của Tổng cục địa chính ngày 7/3/1997 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 4/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai

27

Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính ngày 16/3/1998 hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

28

Thông tư số 117/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/9/1999 hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động thu thuế sử dụng đất nông nghiệp

29

Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.

30

Nghị định số 44/CP ngày 3/8/1996 của Chính phủ về việc bổ sung Điều 1 của Nghị định số 89/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.

31

Thông tư số 42-TC/TCT ngày 1/6/1995 của Bộ Tài chính về lệ phí trước bạ.

32

Thông tư số 34/1998/TT-BTC ngày 21/3/1998 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 42- TC/TCT ngày 1/6/1995 của Bộ Tài chính về lệ phí trước bạ.

33

Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

34

Thông tư số 28/2000/IT-BTC ngày 18/4/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lê phí trước bạ.

35

Quyết định số 1357/TC-QĐ-TCT ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định khung giá cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất.

36

Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dung đất

37

Thông tư số 115/2000/1T-BTC ngày 11/12/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất

38

Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các lọai đất.

39

Nghị định số 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất.

40

Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ tưứng Chính phủ về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.

41

Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

42

Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

43

Thông tư số 278/TT-ĐC ngày 7/3/1997 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/CP ngày 10/1/1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực quản lý, sử dụng đất đai.

44

Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về việc ban hành bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

45

Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dung đất đô thị.

46

Thông tư liên tịch số 1646/2000/TT'LT-TCĐC-TGCP ngày 30/10/2000 hướng dẫn cấp GCNQSD đất trên diện tích cơ sở tôn giáo đang sử dụng.

 

VI. QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Mục I. Quyền tác giả

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự

2

Quyết định số 2524/QĐ-TC ngày 29/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Bản quyền tác giả.

3

Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.

4

Thông tư số 05/TT-PC ngày 08/10/1996 của Bộ Văn hóa - thông tin hướng dẫn thực hiện Quy chế “Lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình băng đĩa nhạc, bán, cho thuê xuất bản phẩm, hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng, quảng cáo, viết, đặt biểu hiện (ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 21/12/1995 của Chính phủ)

5

Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phòng chống một số tệ nạn xã hội

6

Nghị định số 36/CP ngày 19/6/1996 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995, Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 và Nghị định 194/CP ngày 31/12/1994.

7

Chỉ thị số 09/2000/CT-TTg về việc tiến hành kiểm tra hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh văn hoá phẩm.

8

Công văn số 97/KHXX ngày 21/8/1997 của TANDTC xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp

9

Bộ luật hình sự (1999)

10

Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 5/12/2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài

11

Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh.

12

Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 3/8/2000 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 về tổ chức và hoạt động điện ảnh.

13

Thông tư liên bộ số 25/TT-LB ngày 19/4/1997 của Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách đặt hàng, tài trợ đối với điện ảnh theo Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ!

14

Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 1/10/1996 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện môt số quy định của Nghị định số 48/CP ngàv 17/7/1995 của Chính phÍLvề-tổ chức và hoạt động điện ảnh

15

Quyết định số 524/QĐ-ĐA ngày 9/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành Quy chế phổ biến tác phẩm diện ảnh.

16

Quyết định số 2332/QĐ-ĐA ngày 2/8/1997 của Bộ trường Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành quy đinh về tổ chức và hoat đông của Hôi đồng duyêt phim cấp tỉnh.

17

Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 của Bộ trường Bộ Vãn hoá-Thông tin về việc ban hành Quy chế duyệt phim.

18

Thông tư số 64/TT-ĐA ngày 19/8/1997 của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn bổ sung để thực hiện Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 và Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995 về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và quản lý bản quyền băng hình.

19

Quyết định số 1709/QĐ-VH ngày 11/10/1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá về việc ban hành quy chế tạm thời về quản lý hoạt động âm nhạc.

20

Luật xuất bản ngày 7/7/1993

21

Nghị định số 79/CP ngày 6/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản.

22

Nghị định số 59/HĐBT ngày 5/6/1989 của Hội đồng bộ trưởng về chế độ nhuận bút đối với tác phẩm chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, văn học nghệ thuật, khoa học, kỹ thuât.

23

Thông tư liên bộ số 28/TT-LB ngày 16/4/1990 của liên Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Lao động, Thương binh xã hội, hướng dẫn thực hiện chế độ nhuận bút đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật.

24

Thông tư liên bộ số 1025/TT-LB ngày 26/1/1991 của Bộ Văn hoá-Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành chế độ nhuận bút đối với tác phẩm chính trị, xã hội, văn hoá, giáo dục, văn học-nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật.

 

Mục 2. Quyền sở hữu công nghiệp

 

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

2

Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ khoa học - Công nghệ và Môi trưòng hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

3

Thông tư số 23/TC-TCT ngày 9/5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp

4

Quy định số 308/ĐK ngày 11/6/1997 của Cục SHCN về hình thức, nội dung các loại đơn về sở hữu công nghiệp.

5

Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

6

Bộ luật hình sự (1999)

7

Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

8

Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

 

Mục 3. Chuyển giao công nghệ

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ

2

Thông tư số

3

Luật khoa học và công nghệ

4

Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ

5

Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của Bộ KHCNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

6

Thông tư liên tịch số 139/1998/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 23/10/1998 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghê.

7

Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10/5/2000 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ.

 

VII. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Mục 1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

TT

Tên văn bản

1

Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

2

Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

3

Quyết định số 233/1999/QĐ-TTg ngày 20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

4

Thông tư số 03/1999/TT-NHNN7 ngày 12/8/1999 hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp

5

Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam và nước ngoài.

6

Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-TCHQ-BNG ngày 6/6/2000 của Tổng cục Hải quan, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Điều 4 Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

7

Thông tư liên tịch số 10/2000/1TLT-BKH-BTP-BNG-BCA ngày 15/8/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn việc người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

8

Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

9

Thông tư số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

10

Quyết định số 57/2000/QĐ-BTC ngày /2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi và công nhận việc nuôi con giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

11

Thông tư số 337/PLQT ngày 23/8/1995 hướng dẫn thi hành một số quy đinh của Thông tư số 503/TT-LB ngày 25/5/1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ quy định chi tiết về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

12

Nghị định số 56/CP ngày 18/9/1995 ban hành Quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam

13

Quyết định số 62/BXD-QLN ngày 1/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế về việc cho Đoàn ngoại giao thuê nhà tại Việt Nam.

14

Thông tư số 2240/TTLB ngày 6/12/1991 của liên bộ Xây dựng-Lao động, Thương binh xã hội-Nội vụ-Tài chính-Ngoại giao hướng dẫn việc cho thuê nhà, thuê lao động đối với đoàn ngoại giao.

15

Pháp lênh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000.

16

Quyết định số 1447/1999/QĐ-BTM ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành Quy chế về thuê máy móc, thiết bị của nước ngoài.

17

Thông tư số 26/1999/TT-BTM ngày 19/8/1999 của Bộ Thương mại về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.

18

Thông tư số 01/2000/TT-BTM ngày 17/1/2000 của Bộ Thương mại bổ sung Thông tư số 26/1999/TT-BTM ngày 19/8/1999 của Bộ Thương mại về đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.

19

Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước.

20

Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Viêt nam.

21

Thông tư số 09/2000/TT-BCA (A18) ngày 7/6/2000 hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định của Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam.

 

Mục 2. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

 

TT

Tên văn bản

1

Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày 20/8/1998.

2

Chỉ thị số 4/1998/CT-TTg về các biện pháp thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả

3

Thông tư số 1413/TT-NG ngày 31/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định thể lệ hợp pháp hóa lãnh sự

4

Thông tư số 163/HTQT ngày 25/3/1993 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài

5

Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (hiện nay Liên bang Nga đang kế thừa).

6

Hiệp định TTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa các nước CHXHCN Việt Nam và nước CHXHCN Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlovakia kế thừa)

7

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Cu Ba ngày 30/11/1984.

8

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa các nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Hung-ga-ri

9

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Bun-ga-ri

10

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan ngày 22/3/1993.

11

Thông tư Liên bộ số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 về việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

12

Hiêp định TTTP về dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Viêt Nam và nước CHDCND Lào ngày 6/7/1998.

13

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp ngày 24/2/1999.

14

Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa ngày 19/10/1998.

15

Quyết định số 142/2000/QĐ-TTg ngày 11/12/2000 ban hành Quy chế thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp

16

Thông tư số 01/TTLN ngày 8/9/1988 của liên ngành Kiểm sát-Nội vụ-Tư pháp-Ngoại giao hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra.

17

Thông tư số 29/TTLB ngày 6/5/1995 của liên bộ Tài chính-Ngoại giao-Nội vụ hướng dẫn bổ sung Thông tư số 71/TTLB ngày 5/12/1991.

 

 

Phụ lục 2

CHỈ DẪN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHÁC ĐƯỢC BỘ LUẬT DÂN

SỰ DẪN CHIẾU ĐẾN PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

CHƯƠNG I

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

 

Điều 3. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Quyền, nghĩa vụ dân sự phải được xác lập, thực hiện theo các căn cứ, trình tự, thủ tục do Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác quy định nếu pháp luật không quy định, thì các bên có thể cam kết, thoả thuận về việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ bản quỵ định trong Bộ luật nàỵ.

Xem Phần thứ ba Bộ luật dân sự

 

Điều 5. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân

Quyền nhân thân trong quan hệ dân sự do pháp luật quy định được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

 

- Điều 60, 61, 64, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 Hiến pháp 1992.

- Luật hôn nhân và gia đình 29/12/1986.

- Khoản 2 Điều 5 Bộ luật lao động 23/6/1994.

- Từ Điều 101-128 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 93-125 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Điều 27 Bộ luật dân sự.

- Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch

Điều 6. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu

Quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Việc khai thác tài sản hợp pháp để hưởng lợi được khuyến khích.

Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản thuôc sở hữu toàn dân.

- Điều 22, 57, 58 Hiến pháp 1992.

- Điều 129 - 142, 151 - 163 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 129-142,151-163 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Điều 4 Luật Doanh nghiệp (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 năm 1999 áp dụng từ ngày 1/1/2000).

- Nghị định số 14/1998/NĐ-CP 6/3/1998 về quản lý tài sản Nhà nước.

- Điều 36, 37, 38, 39, 40 Luật Hợp tác xã 20/3/1996

Điều 10. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; nếu không tự nguyện thực hiện, thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Xem từ Điều 308 - 314, Điều 609 - 633 Bộ luật dân sự

Điều 11. Nguyên tác hoà giải

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Không ai được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

- Điều 5, 43, 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 29/11/1989.

- Pháp lệnh về tổ chức và họat động hòa giải ở cơ sở số 9/1998/PL-UBTVQH10 25/12/1998

- Công văn số 86/KHKS 14/12/1996 của Tòa án nhân dân tối cao trả lời về thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự.

- Thông tư của Bộ LĐTB&XH số 10-LĐTBXH/ TT ngày 25/3/1997 hướng dẫn việc tổ chức, hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thành phố, thị xã, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 12. Bảo vệ quyền dân sự

1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, thì chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác:

a. Công nhận quyền dân sự của mình;

b. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

c. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

d. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại;

e. Phạt vi phạm.

Xem: Điều 6, 175 BLDS (Bảo vệ quyền sở hữu)

Điều 5, 27 BLDS (Bảo vệ quyền nhân thân)

Điều 377 - 379 (Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự)

Điều 609 - 633 (Bồi thường thiệt hại).

Điều 759 (Bảo vệ quyền tác giả)

Điều 804, 805 (Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp)

Điều 13. Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự

Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ:

1-     Giao dịch dân sự hợp pháp;

2-     Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

3-     Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;

4-     Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

5-     Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật;

6-     Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

7-     Thực hiện công việc không có ủy quyền;

8-     Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

9-     Các căn cứ khác do pháp luật quy định

 

 

 

 

 

- Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

 

 

 

 

 

 

- Không có căn cứ khác

Điều 15. Hiệu lực của Bộ luật dân sự

1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, nếu được luật, nghị quyết của Quốc hội quy định.

2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, trừ một số quan hệ dân sự mà pháp luật có quy định riêng.

4. Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ tracing hơp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

- Nghị quyết của Quốc hội 28/10/1995 về việc thi hành Bộ luật dân sự.

- Nghị quyết của UBTVQH số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991.

- Nghị định số 56-CP 18/9/1995 ban hành quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam.

- Nghị định số 9/CP 30/1/1997 sửa đổi Điều 7 Quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam.

- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 4/CP 18/1/1993 quy định chi tiết Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghị định số 17/CP 30/3/1993 về việc sửa đổi một số điều khoản của Nghị đinh số 4/CP 18/1/1993 quy định chi tiết Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Thông tư số 769-NG/TT 17/4/1993 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 4/CP 18/1/1993 quy định chi tiết Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, và cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

- Nghị định số 11/CP 24/1/1995 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, và cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

- Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa người Việt Nam và người nước ngoài.

- Nghị định số 184/CP 30/11/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

- Quyết định số 20/TCHQ-GSQL 20/3/1996 về việc ban hành quy trình làm thủ tục hải quan, chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 

CHƯƠNG II

CÁ NHÂN

Mục 1

NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ,

NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

 

Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

- Từ Điều 28 -31, 35, 36 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa dổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 29, 36-39 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Từ Điều 20-25 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 6/7/1995.

- Quy chế quản chế hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP 14/4/1997).

- Quy chế về cơ sở giáo due (ban hành kèm Nghị định theo số 32-CP 14/4/1997).

- Quy chế về trường giáo dưỡng (ban hành kèm theo Nghị định số 33-CP 14/4/1997).

- Quy chế giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người vi phạm pháp luật (ban hành Nghi đinh số 19/CP 6/4/1996).

Điều 22. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có điều luật quy định cụ thể

 

Mục 2

QUYỀN NHÂN THÂN

 

20/3/1996

 

Điều 26. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người lchác.

Điểm c, d khoản 1 Điều 751 BLDS (quyền nhân thân đối với tác phẩm của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được phép chuyển giao)

Điều 29. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a. Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

b. Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt;

c. Theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d. Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ. Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc từ nhỏ mà tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Không có quy định khác

Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điều 33. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Không ai được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

- Điều 71 Hiến pháp 1992.

- Từ Điều 111-117 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 110-122 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Đoạn 2 Điều 3 Quy chế quản chế hành chính (ban hành kèm theo Nghị định 31/CP 14/4/1997).

- Đoạn 2 Điều 3 Quy chế về cơ sở giáo dục (ban theo Nghị định sổ 32/CP 14/4/1997)

- Điều 6 Bộ luật tố tụng hình sự 28/6/1988 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992).

- Điểm d khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 49/CP ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Điều 34. Quyền đối với bí mật đời tư

1. Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện túi, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác.

Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân.

- Điều 73 Hiến pháp 1992.

- Điều 121 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đển tháng 6/2000. Từ Điều 93-125 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Điều 119,122, 123, 124 Bộ luật tố tụng hình sự 28/6/1988 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992).

Điều 35. Quyền kết hôn

Hôn nhân được xây dựng theo nguyên tắc một vợ, một chồng.

Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép kết hôn.

Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo được tôn trọng và được pháp luât bảo vệ.

- Điều 5, 6, 7 Luật Hôn nhân và gia đình 29/12/1986.

- Điều 6 Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân việt Nam và người nước ngoài (2/12/1993).

- Điều 64 Hiến pháp 1992

- Điều 1 Luật hôn nhân và gia đình 29/12/1986

Điều 39. Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con

1. Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch.

2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định_mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch.

- Từ Điều 28-33 Luật hôn nhân và gia đình 29/12/1986.

Từ Điều 47-51 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

Từ Điều 13-15 Nghị định số 184/CP 30/12/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhân đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 40. Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của mỗi người được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch quy định.

- Từ Điều 34-39 Luật Hôn nhân và gia đình 1986.

- Từ Điều 35-39 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

- Điều 16,17 Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân việt Nam với người nước ngoài (21/12/1993).

- Từ Điều 16-25 Nghị định số 184/CP 30/12/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhân đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 41. Quyền đối với quốc tịch

Mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo điều kiện, trình tự, thủ tục do pháp luật về quốc tịch quy định.

- Từ Điều 14 - Điều 30 Luật quốc tịch số 07/1998/ QH10 ngày 20/5/1998.

- Nghị định số 104/1998/NĐ-CP 31/12/1998 quy định chi tiết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam.

Điều 42. Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Không ai được vào chỗ ở của người khác trái với ý muốn của người đó. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở cua một người; việc khám xét phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Điều 115, 116, 118 Bộ luật tố tụng hình sự (28/6/1988)

Điều 44. Quyền tự do đi lại, cư trú

Cá nhãn có quyền tự do đi lại, tự do cư trú theo quy định của pháp luật. Việc đi lại, lựa chọn nơi cư trú do cá nhân quyết định phù hợp với nhu cầu, khả năng, hoàn cảnh của mình.

Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ _có thể bi han chế theo guỵết đinh

- Điều 68 Hiến pháp 1992

- Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 28/6/1988 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992)

- Điều 29, 30 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992,1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 37, 38 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực ngày 01/7/2000.

- Quy chế giáo dục tại xã, phương, thị trấn đối với những người vi phạm pháp luật (ban hành kèm theo Nghị định số 19/CP 6/4/1996).

- Quy chế quản chế hành chính (Nghị định số 31/CP 14/4/1997)

- Quy chế về cơ sở giáo dục (Nghị định số 32/CP 14/4/1997)

- Điều 8 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại, của người nước ngoài tại Việt Nam 21/2/1992.

- Điều 12 Nghị định số 4-CP 18/1/1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đi lại, của người nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 46. Quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hơp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.

- Điều 57 Hiến pháp 1992.

- Điều 4, 6, 7 Luật Doanh nghiệp (được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 5 năm 1999, ngày 1/1/2000).

- Điều 1,12 Luật khuyến khích đầu tư trong nước 22/6/1994.

- Điều 22 Luật hợp tác xã 20/3/1996.

- Điều 6, 7 Luật thương mại 10/5/1997.

- Điều 14 Luật đầu tư nước ngoài 12/11/1996.

Điều 47. Quyền tự do sáng tạo

1. Cá nhân có quyền tự do sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; có quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác nhằm phát huy tài năng sáng tạo phù hợp với khả năng, sở trường của mình.

2. Quyền tự do sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai có quyền cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân.

3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu đối với sản phẩm trí tuệ.

- Điều 60 Hiến pháp 1992

- Điều 126 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 131 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000.

- Phần thứ sáu Bộ luật dân sự.

Mục 3

NƠI CƯ TRÚ

 

Điều 48. Nơi cư trú

1. Nơi cư trú của một cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú.

Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú.

2. Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản, nếu tài sản của người đó có ở nhiều nơi.

3. Cá nhân có thể lựa chọn một nơi khác với nơi cư trú của mình để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Quy chế quản chế hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 31-CP ngày 14/4/1997).

- Quy chế về cơ sở giáo dục (ban hành kèm theo Nghị định số 32-CP ngày 14/4/1997).

- Quy chế về Trường giáo dưỡng (ban hành kèm theo Nghị định số 33-CP ngày 14/4/1997).

 

Điều 49. Nơi cư trú của người chưa thành niên

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ, nếu được cha, mẹ đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy chế về Trường giáo dưỡng (ban hành kèm theo Nghị định số 33-CP ngày 14/4/1997).

 

Điều 50. Nơi cư trú của người được giám hộ

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quy chế về Trường giáo dưỡng (ban hành kèm theo Nghị định số 33-CP ngày 14/4/1997

 

Mục 4

HỘ TỊCH

Điều 54. Đăng ký hộ tịch

1. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Việc đăng ký hộ tịch là quyền, nghĩa vụ của mỗi người.

3. Việc đăng ký hộ tịch được thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật về hộ tịch quy định.

Nghị định của Chính phủ số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch

 

Điều 55. Khai sinh

1. Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ.

2. Cha, mẹ hoặc người thân thích phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Từ Điều 17-20 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

 

1. Điều 56. Khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải bảo vệ trẻ sơ sinh cùng với quần áo, đồ vật thấy ở trẻ sơ sinh và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất để tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.

2. Cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

3. Ngày sinh của trẻ sơ sinh là ngày phát hiện trẻ sơ sinh, nếu không có bằng chứng chứng tỏ ngày sinh của trẻ sơ sinh đó.

Điều 21 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

 

Điều 57. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đãng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật quy định, mọi nghi thức khác đều không có giá trị pháp lý.

2. Trong trường hợp một trong hai bên nam, nữ hoăc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối việc đăng ký kết hôn và phải giải thích rõ lý do; nếu người bị từ chối đăng ký kết hôn không đồng ý với việc từ chối đó, thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.Vợ chồng đã ly hôn mà kết hôn lại cũng phải đăng ký kết hôn.

- Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 29/12/1986

- Điều 25 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

- Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Viêt Nam và người nước ngoài (2/12/1993).

- Điều 7-12 Nghị định 184/CP 30/11/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

- Điều 5, 6, 7 Luật hôn nhân và gia đình 29/12/1986.

- Điều 6 Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài (2/12/1993).

Điều 59. Đăng ký nhận nuôi con nuôi

Việc nhận nuôi con nuôi phải được đăng ký và làm thủ tục giao nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về hộ tịch.

- Điều 35-39 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

- Điều 34-39 Luật hôn nhân và gia đình 29/12/1986

- Điều 17 Pháp lệnh về hôn nhân và gia đình giữa công dân Viêt Nam và người nước ngoài (2/12/1993).

- Điều 16-25 Nghị định 184/CP 30/11/1994 quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 60. Khai tử

1. Khi có người chết, thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó.

2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh, thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay, thì không phải khai sinh và khai tử.

3- Việc đăng kỷ khai tử được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

• Điều 27 - 34 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

Điều 62. Khai tử cho người chết tại bệnh viện, trên phương tiện giao thông, trong trại giam hoặc bị thi hành án tử hình

1. Khi có người chết tại bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế khác, thì bệnh viện hoặc cơ sở y tế đó cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết.

2. Khi có người chết trên phương tiện giao người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện giao thông đó phải báo ngay cho uỷ ban nhân dân xã, phưòng, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất để làm thủ tục cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết.

3. Trong trường hơp có người chết trong trại giam hoặc bị thi hành án tử hình, thì trại giam, cơ quan đã thi hành bản án tử hình cấp giấy báo tử và thông báo cho người thân thích của người chết.

4. Việc đăng ký khai tử được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

• Điều 27, 31 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

Điều 65. Đăng ký việc thay đổi họ, tên, quốc tịch

Việc thay đổi họ, tên, quốc tịch phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

• Điều 52-55 Nghị định 83/1998/NĐ-CP 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch.

 

Mục 5

GIÁM HỘ

Điều 67. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc dược cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ).

2. Người được giám hộ gồm:

a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha  mẹ có yêu cầu;

b. Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

3. Người dưới mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì phải có người giám hộ.

4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 70 hoặc khoản 3 Điều 71 của Bộ luật này.

• Xem Điều 71, 73 Bộ luật dân sự.

Điều 75. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người dưới mười lăm tuổi

Người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định người dưới mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

• Đoạn 1 Điều 22 Bộ luật dân sự.

Điều 76. Nghĩa vụ của ngưòi giám hộ đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

1. Quản lý tài sản của người được giám hộ;

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

• Đoạn 2 Điều 22 Bộ luật dân sự

Điều 83. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Khi việc giám hộ chấm dứt, thì trong Q thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh  toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ của người được giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ chết, thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản với người thừa kế của người chết; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế, thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú. Việc thanh toán tài sản được thực hiện với sự giám sát của người cử người giám hộ và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú.

2. Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được chuyển cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc chuyển cho người thừa kế của người được giám hộ khi người được giám hộ chết.

Phần thứ tư Bộ luật dân sự

 

Mục 6

TUYÊN BỐ MẤT TÍCH, TUYÊN BỐ CHẾT

ĐIỀU 84. THÔNG BÁO TÌM KIẾM NGƯỜI VẮNG MẶT TẠI NƠI CƯ TRÚ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐÓ

Khi một người biệt tích trong sáu tháng liền, thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này.

• Điểm 4, mục III Nghị quyết số 03/HĐTP 19/10/ 1990 của hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng môt số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

Điều 88. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích đã hai năm mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng, thi thời hạn hai năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn, thì Toà án giải quyết cho ly hôn

• Điểm 4 mục III Nghị quyết số 03/HĐTP 19/10/ 1990 của hội đồng thẩm phán TANDTC hưởng dân áp dung môt số quỵ đinh của Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

Điều 92. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật, thì các quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ khác về nhân thân của người đó được giải quyết như đối với một người đã chết.

2. Tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.

Phần thứ tư Bộ luật dân sự.

 

CHƯƠNG III

PHÁP NHÂN

Mục 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÁP NHÂN

Điều 95. Thành lập pháp nhân

Pháp nhân có thể được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc thành lập pháp nhân phải tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.

- Điều 3-10 Nghị định số 258-TTg 14/6/1957 quy định chi tiết thi hành Luật số 102/L004 20/5/1997 về quyền lập hội.

-  Điều 6 Luật đầu tư nước ngoài (12/11/1996)

- Điều 12 Luật Doanh nghiệp (được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 5 năm 1999 thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000).

- Điều 13-19 Luật doanh nghiệp nhà nước (20/4/1995)

- Điều 12 - 21 Luật hợp tác xã (20/3/1996)

- Điều 1 Điều 1-11 Nghị định của Chính phủ số 50/CP 28/8/1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước.

- Nghị định của Chính phủ số 38/CP 28/4/1997 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/CP 28/8/1996.

- Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp – Bộ Kế hoạch và đầu tư số 05/1998/TTLT- KH&ĐT- TP ngày 10/7/1998 hướng dẫn thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty.

Điều 97. Tên gọi của pháp nhân

1. Pháp nhân phải có tên gọi riêng bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.

3. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.

• Điều 10 Luật hợp tác xã (20/3/1996)

Điều 99. Điều lệ của pháp nhân

1. Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ, thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; nếu pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì điều lệ của pháp nhân do cơ quan nhà nước đã thành lập chuẩn y.

2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên gọi của pháp nhân;

b) Mục đích và phạm vi hoạt động;

c) Trụ sở;

d) Vốn điều lệ, nếu có;

đ) Cơ cấu tổ chức, thể thức cử và miễn nhiệm; nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;

e) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên;

g) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ;

h) Điều kiện chấm dứt pháp nhân.

3- Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của pháp nhân phải được chuẩn y hoặc đăng ký

- Điều 6 Nghị định số 258-TTg 14/6/1957 quy định chi tiết thi hành Luật số 102/L004 20/5/1997 về quyền lập hội.

- Điều 10 Luật công ty 21/12/1990. Từ 1/1/2000 áp dụng theo Điều 15 Luật Doanh nghiệp (được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 5 năm 1999 thông qua).

- Điều 14 Luật doanh nghiệp nhà nước 20/4/1995.

- Điều 4 Luật hợp tác xã (20/3/1996).

Điều 104. Hợp nhất pháp nhân

1. Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất với nhau thành một pháp nhân mới theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thoả thuận của các pháp nhân đó.

Việc hợp nhất pháp nhân phải tuân theo thủ tục thành lập và đăng ký pháp nhân do pháp luật quy định.

2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự được chuyển giao cho pháp nhân mới.

- Xem Điều 95 BLDS

- Điều 44-45 Luật hợp tác xã (20/3/1996)

- Điều 12 Nghị định số 50/CP 28/8/1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước.

- Nghị định của Chính phủ số 38/CP 28/4/1997 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 50/CP 28/8/1996.

Điều 108. Chấm dứt pháp nhân

1.      Pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân theo quy định tại Điều 104, Điều 105 và Điều 106 của Bộ luật này;

b) Giải thể theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này;

c) Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Pháp nhân chấm dứt, kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân.

- Luật phá sản doanh nghiệp (10/1/1994)

- Nghị định số 189/CP 23/12/1994 hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

Mục 2

CÁC LOẠI PHÁP NHÂN

Điều 110. Các loại pháp nhân

1. Pháp nhân bao gồm các loại sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang;

b) Tổ chức chính tri, tổ chức chính trị - xã hội;

c) Tổ chức kinh tế;

d) Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

đ) Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

e) Các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 của Bộ luật này.

2- Quy chế tổ chức và hoạt động của các loại pháp nhân do pháp luật quy định tuỳ thuộc vào mục đích hoạt động của mỗi loại pháp nhân.

- Từ 1/1/2000 áp dụng theo Điều 34- 45,49, 50, 69-94 Luật Doanh nghiệp (được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 5 năm 1999 thông qua).

- Điều 28-48 Luât doanh nghiêp nhà nước (20/4/1995)

- Điều 26-43 Luật hợp tác xã (20/3/1996)

Điều 111. Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang được Nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hoạt động văn hoá, xã hội và thực hiện các chức năng khác không nhằm mục đích kinh doanh, là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng kinh phí được cấp nhà nước.

3. Trong trường hợp cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang thực hiện các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, thì phải chịu trách nhiệm dân sự liên quan đến hoạt động có thu bằng tài sản có được từ hoạt động này.

Điều 2, 7 Nghị định số 56/CP 2/10/1996 về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.

Điều 112. Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội theo điều lệ, là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tài sản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không thể phân chia cho các thành viên.

3. Tổ chức chính trị - xã hội chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình, trừ tài sản mà theo quy định của pháp luật không được sử dụng để chịu trách nhiệm dân sự.

chính trị,

Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính số 119-TT/LT 4/6/1997 hướng dẫn kê biên tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án.

 

Điều 114. Pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

1. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, chuẩn y điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ nhu cầu chung của hội viên và mục đích của hội là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

3. Hội viên không chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản riêng về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

4. Trong trường hợp tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chấm dứt hoạt động, thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Điều 115. Pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện

1. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, chuẩn y điều lệ, hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển văn hoá, khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội nhân đạo khác không nhằm mục đích thu lợi nhuận là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quản lý, sử dụng và định đoạt theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ do điều lệ quy định.

3. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện chỉ được phép tiến hành các hoạt động quy định trong điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuẩn y và trong phạm vi tài sản của quỹ và phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.

4. Tổ chức đã lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản thuộc sở hữu của mình về các hoạt động của quỹ và không được phân chia tài sản của quỹ trong quá trình quỹ hoạt động. Trong trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động, thì tài sản của quỹ không được phân chia cho các sáng lập viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Thông tư số 73/TC-TCNH hưởng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân Việt Nam.

- Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ phát triển nông thôn (ban hành kèm theo Quyết định số 47/QĐ- NH2 28/2/1997)

- Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương (ban hành kèm theo Nghị định số 50-CP 10/5/1997).

- Thông tư số 35/TC-NSNN 1/8/1997 hướng dẫn về việc phát hành, quản lý sử dụng chứng từ thu tiền đóng góp, ủng hộ để lập các quỹ nhà nước phục vụ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố an ninh quốc phòng, cơ sở hoạt động xã hội

- Điều lệ xây dựng và quản lý quỹ đền ơn đáp nghĩa (ban hành kèm theo Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 9/11/1998).

- Thông tư số 97/1998/TT-BTC ngày 11/7/1998 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ tín dụng đào tạo.

- Thông tư số 15/1999/TT-BTC 6/2/1999 hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em.

- Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ Tài chính số 2/1999/TTLT-BYT-BTC ngày 23/1/1999 hướng dẫn sử dụng nguồn vốn viện trợ để lập quỹ quay vòng vốn thiết yếu.

- Thông tư số 87/1997/TT-BTC 3/12/1997 hướng dẫn tạm thời về việc quản lý vầ sử dụng quỹ khuyên học.

- Thông tư số 35/1999/IT-BTC ngày 2/4/1999 hướng dẫn quản lý tài chính và sử dụng quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam.

CHƯƠNG IV

HỘ GIA ĐÌNH, TỔ HỢP TÁC

Điều 116. Hộ gia đình

1. Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.

2. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đó.

- Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định trong Nghị định số 221-HĐBT ngày 23/7/1991.

- Luật đất đai 1993

- Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

 

Điều 120. Tổ hợp tác

1. Những tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.

Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật, thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.      Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây:

a)     Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;

b)     Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên;

c)Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;

d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên;

đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ họp tác;

e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;

g) Các thoả thuận khác.   

Luật Hợp tác xã (20/3/1996).

Điều 129. Chấm dứt tổ hợp tác

1.      Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

b) Mục đích của viêc hợp tác đã đạt được;

c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác.

Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực họp đồng hợp tác.

2. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy I định.

3. Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán; các khoản nợ của tổ; nếu tài sản chung  không đủ để trả nợ, thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này. Trong trường hợp các khoản nợ đã được  thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn, thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi  người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

CHƯƠNG V

GIAO DỊCH DÂN SỰ

Điều 131. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

4. Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 133 Bộ luật dân sự

Điều 133. Hình thức giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được Công chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép, thì phải tuân theo các quy định đó.

- Xem Điều 330 (cầm cố)

- Điều 347 (thế chấp)

- Điều 443 (mua bán nhà)

- Điều 463 (tặng cho bất động sản)

- Điều 462 (tặng cho động sản đôi với tài sản đăng ký quyền sở hữu)

- Điều 574 (hợp đồng bảo hiểm).

- Điều 586 (hợp đồng ủy quyền)

- Điều 652, 654 (di chúc).

- Điều 691 (hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất).

Điều 139. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.

Xem Điều 133, 136BLDS

 

Điều 146. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Tùy từng trường hợp, xét theo tính chất của giao dịch vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Điều 137 (giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội).

Điều 142 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, bị đe dọa).

 

CHƯƠNG VI

ĐẠI DIỆN

Điều 150. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

3. Người đươc Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy; định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

7. Những người khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 153. Phạm thẩm quyền đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ  trường hợp pháp luật có quy định khác  hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có  quyết định khác

2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo văn bản uỷ quyền.

3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.                 

4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi thẩm quyền đại diện của mình.

5. Người đại diện không được thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

Khoản 2, 3 Điều 79 BLDS (quyền đại diện của người giám hộ)

Điều 156. Chấm dứt đại diện của cá nhân

1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

b. Người đại diện hoặc người được đại diện chết;

c. Người đại diện mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

d. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

b. Người ủy quyền huỷ bỏ việc ủy quyền người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;

c) Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.

 

CHƯƠNG VII
THỜI HẠN

 

Điều 159. Áp dụng cách tính thời hạn

1. Cách tính thời hạn được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về cách tính thời hạn.

2.Thời hạn được tính theo dương lịch.

 

CHƯƠNG III

THỜI HIỆU

Điều 163. Thời hiệu

Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vu dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.

- Điều 145 BLDS (yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu).

- Điều 255 BLDS (xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu).

- Điều 648 (thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế).

- Điều 654 (di chúc miệng).

- Điều 766 (thời hạn bảo hộ quyền tác giả).

- Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63 –CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Điều 166. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Khi pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu, thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a. Chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật;

b. Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.

3. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với Nhà nước

- Xem Điều 163 BLDS

Điều 168. Bắt đầu thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điều 169. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu toàn dân;

2. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

3. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Điều 766 BLDS (bảo hộ quyền tác giả).

PHẦN THỨ HAI

TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 174. Đăng ký quyền sở hữu tài sản

Những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì phải được đăng ký.

- Điều 12 Bộ luật hàng hải.

- Điều 10 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (26/12/1991).

- Điều 3,8 Nghị định số 60-CP 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

- Quyết định số 1127-BXD/QLN 16/8/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhà ở chung tại đô thị.

- Thông tư số 03-TT/BNV 24/7/1995 về việc đăng ký cấp biển số các loại phương tiện cơ giới đường bộ, kiểm tra và quản lý người điều khiển phương tiện thuộc ngành công an.

- Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên (ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP 23/8/1997)

- Bản quy định đăng ký phương tiện thủy nội địa (ban hành kèm theo Quyết định số 2056-QĐ/ PCVT 6/8/1996 của Bộ Giao thông vận tải.

- Công văn của Bộ Giao thông vận tải số 3446/PCVT 7/11/1996 về việc hướng dẫn đăng ký đối với phương tiện nhỏ thiếu hồ sơ gốc.

- Thông tư liên tịch Bộ Giao thông vận tải - Quốc phòng - Nội vụ số 10/1998/TTLT-GTVT-BQP- BNV 13/1/1998 hướng dẫn thực hiện một số điểm Nghị định 40/CP về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với lực lượng vũ trang.

- Quy chế đăng ký tàu bay, đãng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay ban hành kèm theo Quyết định số 971-TTg 28/12/1996.

- Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47-CP 12/8/1996)

- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC 16/3/1998 hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Thông tư liên tịch số 2708-TT/LT 14/10/1997 của Bộ Quốc phòng - Nội vụ- Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 9-CP 12/2/1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh.

- Thông tư của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam số 92-CAAV ngày 13/1/1997 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đăng ký tàu bay, đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay và đăng ký thế chấp tàu bay dân dụng.

- Thông tư của Bộ Giao thông vận tải số 259/1998/ TT-BGTVT 18/8/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/CP 23/8/1997 của Chính phủ về Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên.

- Quy chế quản lý và sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/12/1999).

- Xem Điều 762, 789 BLDS.

Điều 175. Bảo vệ quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3.Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

 

- Điều 23 Hiến pháp 1992

- Từ Điều 129- 142, 151 -163 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 135-145 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực ngày 1/7/2000.

- Điều 21 Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (trưng dụng, trưng mua di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức).

- Khoản 2 Điều 6 Luật khuyến khích đầu tư trong nước (20/5/1998) (trưng dụng, trưng mua tài sản thuộc sở hữu của chủ đầu tư).

- Điều 19, 20, 21, 26 Nghị định của Chính phủ số 39/CP 28/4/1997 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh lực lượng động viên (huy động phương tiện).

- Khoản 5 Điều 21 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (23/8/1993).

Điều 176. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

2. Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Thu hoa lợi, lợi tức;

4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;

5. Được thừa kế tài sản;

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyên tự nhiên.

7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này;

8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Xem từ Điều 247 đến 252 BLDS

- Không có trường hợp khác

Điều 180. Quyền của người không phải chủ sở hữu đối vi tài sản

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyên sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoăc theo quy định của pháp luật.

Điều 194 (quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu), Điều 195 (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình), Điều 200 (quyền sử dụng tài sản của người không phải là chủ sở hữu), từ Điều 247 - 252 BLDS.

CHƯƠNG II

CÁC LOẠI TÀI SẢN

Điều 181. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản là các tài sản không di, dời được bao gồm:

a. Đất đai;

b. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó;

c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d. Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Điều 5 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 17/8/1996 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

CHƯƠNG III

NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU

Mục 1

QUYỀN CHIẾM HỮU

Điều 189. Quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định.

• Điều 194 BLDS (quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu), Điều 195 BLDS (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật những ngay tình),

• Từ Điều 247 đến Điều 252 BLDS

Điều 190. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu;

4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định,

5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

- Từ Điều 247 đến Điều 252 BLDS

- Điều 4, 5, 8 Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu Nhà nước (ban hành kèm theo Quyết định số 100/TC/QLCS 23/1/1997).

- Công văn của Bộ Tài chính số 537-TC/QLCS 28/2/1996 về việc hướng dẫn Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu 6, 7 Quy chế xử lý tài sản không cần dùng và không còn sử dụng được tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (ban hành kèm theo Quyết định số 1163-TC/QLCS 21/12/1996)

- Công văn số 3705-TC/QLCS 13/10/1997 về việc hướng dẫn Quy chế xử lý tài sản không cần dùng và không còn sử dụng được tại các cơ quan hành chính sự nghiệp.

- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 6/7/1995.

Điều 191. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình, thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 194. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu, thì phải thông báo hoặc giao nộp cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất hoăc cơguan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định số 39/1998/NĐ/CP 10/6/1998 về xử lý tài sản bị chìm đắm ở biển

 

Mục 2

QUYỀN SỬ DỤNG

Điều 198. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định.

- Luật đất đai 1993.

- Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Xem Điều 209 - 212 BLDS (quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân)

 

 

Điều 200. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu

1- Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Người không phải là chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản đúng tính năng, công dụng, đúng phương thức.

2- Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình quy định tại Điều 195 của Bộ luật này cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật.

- Luật đất đai 1993.

- Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Xem Điều 209 - 212 BLDS (quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân)

 

 

 

Mục 3

QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT

Điều 202. Điều kiện định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản, thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

- Điều 19 -24 BLDS

- Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

- Thông tư của Bộ Xây dựng số 01/BXD-QLN ngày 4/3/1996 hướng dẫn việc chuyển giao nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán từ các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nước cho bên bán nhà.

Điều 204. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt bị hạn chế đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế chấp và trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá, thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật, thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân đó.

- Điều 446 BLDS (quyền ưu tiên mua nhà của người thuê)

- Khoản 3 Điều 237 BLDS (quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung)

- Điều 3 Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (chủ sở hữu muốn bán di tích lịch sử, văn hóa thuộc sở hữu của mình thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua).

CHƯƠNG IV

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

Mục 1

SỞ HỮU TOÀN DÂN

Điều 205. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

- Quy chế quản lý dư trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 10-CP 22/4/1996.

- Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu, sung quỹ Nhà nước (ban hành kèm theo quyết định số 100-TC/QLCS 23/1/1997)

Điều 207. Quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

- Nghị định số 14/1998/NĐ-CP 6/3/1998 về quản lý tài sản Nhà nước

- Luật đất đai 1993, Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Luật doanh nghiệp Nhà nước (20/4/1995)

- Luật khoáng sản (20/3/1996)

- Luật Tài nguyên nước (20/5/1998)

- Luật hợp tác xã (20/3/1996)

- Nghị định số 120/1997/NĐ-CP 27/12/1997 quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tầi sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

- Thông tư liên tịch tài chính - Công số 158/1998/ TTLT-BTC-BCA ngày 14/12/1998 hướng dẫn lập, chấp hành quyết toán ngân sách nhà nước và quản lý tài sản nhà nước trong lĩnh vực an ninh.

- Thông tư liên tịch ủy ban thể dục thể thao - Bộ Công an số 09/1998/TTLT-TDTT-CA ngày 26/12/1998 hướng dẫn việc quản lý, trang bị sử dụng, bảo quản, vận chuyển sửa chữa, mang vào, mang ra khỏi nước Việt Nam và thanh lý, tiêu hủy các loại vũ khí thể thao.

Điều 208. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp nhà nước

Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh  nghiệp nhà nước, thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

- Luật doanh nghiệp Nhà nước (20/4/1995)

- Nghị định số 34/CP 27/5/1995 về Tổng cục quản lý vốn và tài sản.

 

Điều 209. Quyền quản lý của doanh nghiệp nhà nước đối với tài sản được Nhà nước giao

Doanh nghiệp nhà nước có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

- Điều 6 Luật doanh nghiệp Nhà nước (20/4/1995).

- Thông tư số 130/1998/TT-BTC ngày 30/9/1998 hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận và xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp nhà nước khi sáp nhập, hợp nhất.

Điều 210. Thực hiện quyền sở hữu tòa dân đối với tài sản được giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang có quyền quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài

sản được Nhà nước giao.

Điều 8-16 Nghị định số 14/1998/NĐ-CP 3/6/1998 về quản lý tài sản của Nhà nước.

 

Điều 211. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

Điều 8-16 Nghị định số 14/1998/NĐ-CP 3/6/1998 về quản lý tài sản của Nhà nước.

 

Điều 212. Quyền của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân đối với việc sử dụng, khai thác các tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Trong trường hợp pháp luật có quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thuỷ sản và các tài nguyên khác thuộc sở hữu toàn dân và phải sử dụng, khai thác đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Điều 1, 79 Luật đất đai 1993, Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (25/4/1994)

- Luật khoáng sản (20/3/1996).

- Luật Tài nguyên nước (20/5/1998)

 

Điều 215. Tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

2. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó.

3. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý và sử dụng, thì không thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đó.

- Điều 176 BLDS (phù hợp với ọác căn cứ xác lập quyền sở hữu).

- Điều 2 Quyết định 248-CT ngày 2/7/1992 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc xác định quyền sở hữu và quản lý tài sản của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 216. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm thực hiện chức năng của tổ chức đó.

2. Việc quản lý, khai thác công đụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải tuân theo pháp luật và phù hợp vói mục đích hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quy định trong điều lệ.

- Điều 191 BLDS (quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu)

- Điều 199 BLDS (quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu)

- Điều 201-204 BLDS (quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu)

Điều 218. Tài sản thuộc sở hữu tập thể

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tập thể đó.

Điều 37, 38, 40 Luật hợp tác xã (20/3/1996) (vốn huy động: vay vốn của xã viên, của ngân hàng, của tổ chức)

Điều 219. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể

1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thê phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.

2. Tài sản thuộc sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.

3. Thành viên của tập thể có quyền được ưa tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc sở hữu tập thể.

Luật hợp tác xã (20/3/1996)

Điều 221. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân

1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.

2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân.

- Điều 17 Hiến pháp 1992

- Điều 205 BLDS

Điều 222. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tư nhân

1. Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Việc chiếm hữu, sử dựng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu tư nhân không dược gây thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

- Luật Doanh nghiêp số 13/1999/QH10 ngày 12/6/1999.

- Điều 57, 58, 60, 62 78, 80 Hiến pháp 1992.

Điều 224. Tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật, là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đó.

Xem Điều 176 BLDS (căn cứ xác lập quyền sở hữu)

Điều 225. Chiếm hữu, sử đụng, đỉnh đoạt tài sản thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

 Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức đó được quy định trong điều lệ.

- Điều 191 BLDS (quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu)

- Điều 199 BLDS (quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu)

- Điều 201-204 BLĐS (quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu)

Điều 227. Tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp

 Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp vói quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp.

Xem Điều 176 BLDS (căn cứ xác lập quyền sở hữu)

Điều 228. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu hỗn hợp phải tuân theo các quy định của Bộ luật này về sở hữu chung và các quy định pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoại động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành. trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

Xem Điều 228 - 240 BLDS

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu chung

Quyên sở hữu chung được xác lập theo thoả thuận của các chủ sở hữu, theo quy đinh của pháp luật hoăc theo tập quán.

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 1986

Điều 235. Chiếm hữu tài sản chung

Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 236. Sử dụng tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau, nếu không có thỏa thuận khác.

 

Điều 237. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình, thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua, thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế, thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước.

Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 1986

 

Điều 238. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia, thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn, thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật, thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Khi có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán, thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

• Không có quy định khác

Điều 239. Sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không thể phân chia.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng phần diện tích và thiết bị chung.

3. Trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ, thì chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền sử dụng diện tích mặt đất của nhà chung cư theo quy định của pháp luật.

Không có quy định

Điều 240. Chấm dứt sở hữu chung

Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Tài sản chung đã được chia;

2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

3. Tài sản chung không còn;

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Xem từ Điều 247 - 252 BLDS, Điều 254, Điều 255 BLDS

Điều 242. Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

- Khoản 2 Điều 432 BLDS (thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu)

- Điều 444 BLDS (thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở)

- Khoản 2 Điều 463 BLDS (thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho là bất động sản)

Điều 243. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức

Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thoả thuận hoăc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điếm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Điều 503, 512 BLDS (hưởng hoa lợi, lợi tức trong hợp đồng thuê khoán tài sản).

Điều 247. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu

1. Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó.

Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản, thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật, nếu vật được phát hiện là bất động sản, thì thuộc Nhà nước.

2. Người phát hiện vật không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhân lai.

 

 

Điều 248. Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy

Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu, thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:

1. Vật được tìm thấy là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hoá, thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

2. Vật được tìm thấy không phải là cổ vật, di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị lớn, thì người tìm thấy được hưởng 50% giá trị của vật, phần còn lại thuộc Nhà nước và nếu vật có giá trị nhỏ, thì thuộc sở hữu của người tìm thấy vật đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điều 259. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.

2. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối vói tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

3. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

4. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Phần thứ năm của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

- Điều 30 Pháp lệnh thi hành án dân sự (21/4/1993)

- Thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính số 119/TT:LT ngày 4/6/1997 hướng dẫn kê biên tài sản của doanh nghiệp để đảm bảo thi hành án.

- Xem Phần thứ năm BLDS.

Điều 263. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.

- Xem Điều 264, 265, 266 BLDS.

- Nghị định của Chính phủ số 48-CP ngày 5/5/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.

Điều 268. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường

Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường, thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại.

- Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993.

- Nghị định số 175/CP 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

- Thông tư của Bộ KHCNMT số 276/TT-Mtg 6/3/1997 hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ KHCNMT số 395/1998-QĐ-BKHCNMT ngày 10/4/1998).

- Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 29/1998/CT- TTg 25/8/1998 về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ, gây ô nhiễm, khó phân hủy.

- Thông tư liên bộ KHCNMT -TM số 2880/KHCN MT-TM ngày 19/12/1996 quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu.

- Chỉ thị số 199/TTg 3/4/1997 về biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Thông tư liên tịch Bộ KHCNMT-XD số 1590/1997/TTLT-BKHCMMT BXD ngày 17/10/1997 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 199-TTg.

- Quy định về việc bảo vệ tài nguyên đá quý và môi trường có liên quan (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng so 71/QĐ-QLTN 24/12/1994).

- Quyết định số 299-QĐ/TĐC ngày 25/3/1995 của Bộ khoa học và công nghệ môi trường về ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.

Điều 272. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của các chủ sở hữu các bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường.

3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách, vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu liền kề và xung quanh.

Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

 

Điều 273. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề

Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh, thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh, thi phải bồi thường.

- Pháp lệnh về đê điều.

- Nghị định 429/HĐBT của Hội đổng Bộ trưởng ngày 15/12/1990 về thi hành Pháp lệnh đê điều.

Điều 276. Hạn chế quyền trổ cửa

1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5m trở lên.

 

Điều 279. Xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chê bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất, thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó.

Xem Điều 280 - 283 BLDS

PHẦN THỨ BA

NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

MỤC 1

NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Điều 286. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ:

1. Hợp đồng dân sự;

2. Hành vi dân sự đơn phương;

3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

5. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.

- Hiến pháp 1992.

- Luật Hôn nhân và gia đình 1986.

- Luật đất đai 1993, Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai.

- Luật Bảo vệ môi trường (27/12/1993).

Điều 290. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn, khi có sự đồng ý của người có quyền; nếu người có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và người có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ được xem như đã hoàn thành đúng thời hạn.

Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý.

 

Điều 295. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Tiền phải trả là Đồng Việt Nam, trừ trường họp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp cần quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngoại tệ với Đồng Việt Nam do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm trả tiền, nếu không có thoả thuận khác.

4. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Điều 17 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998)

- Điều 5, 6, 7 Nghị định số 63/1998/NĐ-CP 17/8/1998 về quản lý ngoại hối.

- Khoản 2 Điều 431 BLDS

- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998)

Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - TADNTC số 01/TT'LT ngày 19/6/1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

 

Điều 297. Thực hiện nghĩa vụ dân sự theo định kỳ

Nghĩa vụ dân sự được thực hiện theo định kỳ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.

 

Điều 300. Thực hiện nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn

Nghĩa vụ dân sự có đối tượng tuỳ ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và người có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho người có quyền.

Trong trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc, thì người có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.

 

Điều 302. Thực hiện nghĩa vụ dân sự kèm theo phạt vi phạm

Nghĩa vụ dân sự kèm theo phạt vi phạm là nghĩa vụ mà các bên có thể thoả thuận về việc người có nghĩa vụ phải nộp cho người có quyền một khoản tiền phạt, nếu nghĩa vụ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

Người đã nộp tiền phạt vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 304. Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới

1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.                                                

2. Nghĩa vụ liên đới phát sinh do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

3. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán phần nghĩa vụ liên  đới của họ đối với mình.

4. Trong trường hợp người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó, thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

5. Trong trường hợp người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của riêng mình, thì nhũng người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Xem Điều 496 BLDS (nghĩa vụ liên đới của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà).

Điều 305. Thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhiều người có quyền liên đới

1. Quyền liên đới phát sinh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Mỗi người trong số những người có quyền liên đới đều có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự.

3. Người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.

4. Trong trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ lchông phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình, thì người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

 

Điều 308. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

1. Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền.

 

Điều 313. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiên, thì người có quyền có thể gia hạn để người có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành, thì theo yêu cầu của người có quyền, người có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với người có quyền, thì người này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì người đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 314. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Người có quyền mà chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì phải bồi thường thiệt hại cho người có nghĩa vụ và phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Khoản 2 Điều 433 BLDS

 

Điều 315. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người khác (gọi là người thế quyền) thông qua hợp đồng, trừ những trường hợp sau đây:

a. Quyền yêu cầu gắn liền với nhân thân người có quyền, kể cả yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b. Các bên có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu;

c. Những trường hợp khác mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi người có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền, thì người thế quyền trở thành người có quyền yêu cầu.

Người chuyển giao quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Điều 316. Hình thức chuyển giao quyền yêu cầu

Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước cổ thẩm quyền, thì phải tuân theo các quy định đó.

 

Điều 321. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Người có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ), nếu được người có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của người có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi người có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ, thì người thế nghĩa vụ trở thành người có nghĩa vụ.

 

Điều 322. Hình thức chuyến giao nghĩa vụ

Việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản. Trong trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì phải tuân theo hình thức đó.

 

Điều 324. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:

a. Cầm cố tài sản;

b. Thế chấp tài sản;

c. Đặt cọc;

d. Ký cược;

đ. Ký quỹ;

e.Bảo lãnh;

g. Phạt vi phạm.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm, thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp

- Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

- Thông tư liên bộ NHNN-TC-TP số 01/TT-LB ngày 3/7/1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với NHNN và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng.

- Điều 7 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 30/9/1998 của thong đốc ngân hàng Nhà nước).

 

Điều 325. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm, thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

 

Điều 327. Tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

1. Tiền được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và cấc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được phép giao dịch có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

 

- Điều 3 Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng từ quỹ phát triển nông thôn do WB tài trợ (ban hành kèm theo Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21 ngày 19/2/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

- Quyết định số 14/1998/QH-NHNN1 ngày 20/4/ 1998 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21 ngày 19/2/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng từ quỹ phát triển nông thôn do WB tài trợ.

Điều 328. Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Các quyền tài sản thuộc sở hữu của người bảo đảm đều có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, nếu các quyền này trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép giao dịch.

Quyền sử dụng đất có thể được dùng để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

Điều 329. Cầm cố tài sản

1. Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài hoặc giao cho người thứ ba giữ.

Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố.

2. Một tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, có thể được cầm cố để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Xem Điều 174 BLDS (tài sản có đăng ký quyền sở hữu)

Điều 330. Hình thức cầm cố tài sản

1. Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, trong đó quy định rõ chủng loại, số lượng, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn cầm cố và phương thức xử lý tài sản cầm cố.

2. Văn bản cầm cố phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả luật hoặc pháp luật có quy định. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì việc cầm cố tài sản đó cũng phải được đăng ký.

- Thông tư liên Bộ NHNN - Tài chính - Tư pháp số 01/TT-LB 3/7/1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

- Điểm a. b khoản 4 Điều 11 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng) ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996).

 

Điều 332. Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản

Bên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận; nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì phải giao cho bên nhận cầm cố bản gốc giấy tờ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;

3. Đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;

4. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

5. Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn và chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên nhận cầm cố; nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì bên cầm cố không được tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của bên nhận cầm cố.

Xem Điều 174 BLDS.

 

Điều 335. Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

Bên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó;

2. Yêu cầu bên cầm cố thực hiện đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;

3. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

4. Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận;

5. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

- Xem Điều 174 BLDS

- Xem Điều 341 BLDS

- Điều 13 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 17/8/1996.

- Quy chế bán đấu giá tài sản Ban hành kèm theo nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996.

- Thông tư của Bộ Tư pháp số 399/PLDSKT ngày 7/4/1997 hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản.

Điều 345. Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ

Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 329 đến Điều 344 cua Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.

 

 

- Thông tư liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Thương mại số 02/TT-LB ngày 3/10/1995 hướng dẫn dịch vụ kinh doanh cầm đồ.

- Công văn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 118-CV-ĐC ngày 18/4/1996 về việc hướng dẫn một số điểm còn vướng mắc để thi hành thông tư liên Bộ số 02-TT/LB về kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Điều 346. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận.

2. Bất động sản thế chấp do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận giao cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ.

3. Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu có thể được thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả khác hoặc pháp luật có quy định khác.

4. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại các điều từ Điều 727 đến Điều 737 của Bộ luật nàỵ.

Không có quy định khác

Không có quy định khác

 

Điều 347. Hình thức thế chấp tài sn

1. Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc BI.

2. Việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu.

Điểm a, b khoản 4 Điều 14 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996.

 

Điều 349. Thế chấp tài sản đang cho thuê

Tài sản đang cho thuê cũng có thể được đem thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy đinh.

Không có quy định khác

 

Điều 352. Quyền của bên thế chấp tài sản

Bên thế chấp tài sản có các quyền sau đây:

1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp;

2. Được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

3. Nhận lại tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ chấm dứt hoặc nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp khác.

- Điều 12 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 17/8/1996.

- Xem Điều 349 BLDS (thế chấp tài sản đang cho thuê).

Điều 361. Huỷ bỏ việc thế chấp tài sản

Việc thế chấp tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Mục II Quyết định số 69/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách túi dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Mục IV Thông tư liên Bộ Tài chính - Tổng cục hải quan số 56/TT-LB ngày 17/9/1996 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 575-TTg ngày 24/8/1996 về các biện pháp đôn đốc chống nợ thuế.

Điều 365. Ký quỹ

1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền được Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.

3. Các thủ tục gửi và thanh toán do pháp luật về hoạt động ngân hàng quy định.

- Thông tư của Bộ Tài chính số 5/1998/TT-BTC ngày 9/1/1998 hướng dẫn thủ tục nộp, quản lý tiền đặt cọc, ký quỹ đối với giấy phép thăm dò khoáng sản.

- Công văn của Ngân hàng Nhà nước số515/CV- NH 7/7/1997 về hạn mức vay ngắn hạn của ngân hàng và mức ký quỹ tối thiểu mở LC trả chậm.

- Quyết định số 135/1998/QĐ-NHNN1 11/4/1998 về tỷ lệ và cơ cấu dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Điều 367. Hình thức bảo lãnh

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điểm c khoản 1 Điều 14 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 217/QĐ-NH1 ngày 17/8/1996.                                                   

Điều 369. Thù lao

Người bảo lãnh được hưởng thù lao, nếu người bảo lãnh và người được bảo lãnh có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Công văn của Ngân hàng Nhà nước số 18/CV- TD5 ngày 18/1/1997 về việc chấn chỉnh việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh (trong nước) của các ngân hàng.

- Điều 19 Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998)

Điều 370. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ, thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh, thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

 

Điều 373. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

1-     Trong trường hợp người nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho người bảo lãnh, thì người được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiên nghĩa vụ bảo lãnh.

2- Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình, thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.

 

Điều 374. Huỷ bỏ việc bảo lãnh

Việc bảo lãnh có thể được huỷ bỏ, nếu được bên nhận bảo lãnh đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Điều 376. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

1. Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đinh nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

2. Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.

 

Điều 377. Phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên có quyền bị vi phạm.

2. Thoả thuận về phạt vi phạm phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hơp đồng chính.

 

Điều 380. Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được hoàn thành;

2. Theo thoả thuận của các bên;

3. Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ;

4. Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác;

5. Nghĩa vụ được bù trừ;

6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một;

7. Thời hiệu khởi kiện đã hết;

8. Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

9. Bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt mà quyền  yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác;

10- Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác.

Nghĩa vụ cũng chấm dứt trong các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

 

Điều 384. Chấm dứt nghĩa yụ dân sự do được miễn thực hiện nghĩa vụ

1. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt, khi người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn, thì việc bảo đảm cũng chấm dứt.

• Xem Điều 645 BLDS (không được miễn thực hiện nghĩa vụ nhằm trốn tránh nghĩa vụ dân sự với người khác)

Điều 386. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự do bù trừ nghĩa vụ

1. Trong trường hợp hai người cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau, thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau, thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch.

3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền.

• Xem điều 387 BLDS

Điều 387. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ dân sự

Nghĩa vụ dân sự không được bù trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Các nghĩa vụ khác do pháp luật quy định.

Điều 60,69 Bộ luật lao động 23/6/1994 (không được bù trừ quá 30% tiền lương, tiền công hàng tháng trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp).

Điều 393. Chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong trường hợp phá sản

Trong trường hợp phá sản, thì nghĩa vụ dân sự chấm dứt theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 22, 39 Luật phá sản doanh nghiệp

 

 

Mục 7

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Điều 400.  Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

Khi các bên thoả thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tuân theo hình thức đó.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, phải được chứng nhận của Công chứng nhà nước, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép, thì phải tuân theo các quy định này.

 

Điều 443 BLDS (hợp đồng mua bán nhà ở)

Điều 489 BLDS (Hợp đồng thuê nhà ở).

Khoản 3 Điều 455 (Bán đấu giá tài sản)

Điều 404. Hiệu lực của hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên.

2. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

3. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điểm a khoản 2 Điều 428 BLDS

Điểm a khoản 1 Điều 429 BLDS

Khoản 1 Điều 430 BLDS

Điều 435 BLDS

Khoản 3 Điều 553 BLDS

Khoản 2 Điều 456 BLDS

Điều 481 BLDS

Điều 417. Sửa đổi hợp đồng dân sự

1. Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước, được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì việc sửa đổi họp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.

 

Điều 418. Chấm dứt hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thoả thuận của các bên;

3: Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

 

Điều 419. Huỷ bỏ hợp đồng

1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền.

4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.

 

Điểm a khoản 2 Điều 428 BLDS

Điểm a khoản 1 Điều 429 BLDS

Khoản 1 Điều 430 BLDS

Điều 435 BLDS

Khoản 2 Điều 456 BLDS Điều 481 BLDS.

Khoản 3 Điều 553 BLDS

Điều 420. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng

1. Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

2. Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

Điểm c khoản 2 Điều 482 BLDS

Điều 483 BLDS

Khoản 2 Điều 486 BLDS

Điều 497 BLDS

Điều 510 BLDS

Điều 524 BLDS

Điều 528 BLDS

Điều 537 BLDS

Điều 558 BLDS

Điều 559 BLDS

Khoản 2 Điều 553 BLDS

 

CHƯƠNG II

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG

Mục 1

HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Điều 424. Giá cả và phương thức thanh toán

1. Giá cả do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.

Đối với tài sản mà Nhà nước có quy định về khung giá, thì các bên thoả thuận giá trong phạm vi khung giá đó.

Trong trường hợp các bên thoả thuận thanh toán theo giá thị trường, thì giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.

2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá.

3. Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

 

Điều 431. Nghĩa vụ trả tiền

1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả thuận.

2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều 313 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Không có quy định khác.

Điều 432. Thời điểm chuyển quyền sở hữu

1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm bên mua nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu, thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.

- Khoản 1 Điều 444 BLDS.

 

 

 

- Xem Điều 174 BLDS.

Điều 433. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán, kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăngký quyền sở hữu, thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro, kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác.

 

 

 

 

 

• Xem Điều 174 BLDS

Điều 438. Nghĩa vụ bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

 

Điều 442. Mua bán quyền tài sản

1. Trong trường hợp mua bán quyền tài sản, thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ, thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với quvền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền về tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoản 3 Điều 37 Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 quy đinh chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Điều 447. Nghĩa vụ của bên bán nhà ở

Bên bán nhà ở có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền sở hữu đối với nhà mua bán, nếu có;

2. Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho bên mua;

3. Giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà cho bên mua.

4. Thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định tại Điều 444 của Bộ luật dân sự.

5. Nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Pháp lệnh về thuế nhà đất ngày 31/7/1992.

- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh về thuế nhà đất ngày 19/5/1994.

- Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 quy định chi tiết Pháp lệnh về thuế nhà đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số Điều của Pháp lệnh về thuế nhà đất.

Điều 452. Bán đấu giá

1. Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định.

Tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Người bán đấu giá là cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định.

 

Điều 341 BLDS (xử lý tài sản cầm cố) (Kl)

Điều 359 (xử lý tài sản thế chấp) (Kl)

Nghị định số 86/CP 19/12/1996 ban hành quy chế bán đấu giá tài sản.

Thông tư của Bộ Tư pháp số 399/PLDSKT 7/4/1997 hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản

Điều 52 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (6/7/1995)

Khoản 10 Điều 3 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 100/TC/QLCS 23/1/1997)

Điều 31, 34, 36 Pháp lệnh thi hành án dân sự (17/4/1993)

Điều 453. Thông báo bán đấu giá

1. Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Chủ sở hữu và những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

 

 

 

 

Mục 2

HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN

 

 

Điều 459. Hợp đồng trao đổi tài sản

1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định.

3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền, thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 421 đến Điều 430 và từ Điều 432 đến Điều 441 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

 

 

 

 

- Xem Điều 174 BLDS (tài sản phải đăng ký quyền sở hữu).

- Xem Điều 443 BLDS (trao đổi nhà ở).

Điều 460. Thanh toán giá trị chênh lệch

Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị, thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

- Không có quy định khác.

 

Mục 3

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

 

Điều 462. Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyển sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký.

Xem Điều 174 BLDS

 

Điều 463.  Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký;

nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản.

Xem Điều 174 BLDS

 

 

Mục 4

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

 

Điều 467. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền hoặc vật; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

• Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Điều 468. Hình thức của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản; nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng vay phải được lập thành văn bản, thì phải tuân theo hình thức đó.

Điều 18 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

Mục 5

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

 

Điều 477. Hình thức hợp đồng thuê

Hợp đồng thuê tài sản phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

 Việc thuê quyền sử dụng đất được áp dụng theo quy định tại các điều từ Điều 714 đến Điều 726 của Bộ luật này.

 

Xem Điều 489 BLDS (hình thức hợp đồng thuê nhà ở)

Xem Điều 716 BLDS (hình thức hợp đồng thuê quyền sử dụng đất)

Điều 478. Giá thuê

Giá thuê tài sản do các bên thoả thuận.

Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê, thì các bên chỉ được thoả thuận về giá thuê trong phạm vi khung

giá đó.

 

 

Xem Điều 490 BLDS (giá thuê nhà ở)

Điều 486. Trả tiền thuê

1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê, thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định dược thời hạn theo tập quán, thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê,

Trong trường hợp các bên thoả thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn, thì bên cho thuê có quyền đơn đình chỉ thực hiện hợp đồng thuê, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

 

 

 

 

Khoản 2 Điều 513 BLDS (đơn phương đình chỉ hợp đồng thuê khoán)

 

Điều 490. Giá thuê nhà

1. Giá thuê nhà ở do các bên thoả thuận. Trong trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê nhà ở, thì giá thuê không được vượt khung giá đó.

2. Đối với hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ hai năm trở lên, nếu có sự thay đổi về khung giá thuê nhà ở do Nhà nước ban hành, thì giá thuê nhà cũng được thay đổi theo khung giá đó.

3. Đối với hợp đồng thuê nhà ở có thời hạn từ hai năm trở lên, nếu bên cho thuê đã cải tạo, nâng cấp, thì có quyền tăng giá thuê nhà nhưng phải báo cho bên thuê nhà biết trước ít nhất ba tháng, kể từ thời điểm hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp.

Khi người thuê không đồng ý với sự tăng giá, thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Giá thuê nhà mới sẽ do Tòa án quyết định căn cứ vào sự tăng lên của giá trị sử dụng sau khi sửa chữa, cải tạo.

Phụ lục số 2 Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

Quyết định của ủy ban nhân dân TP. Hà Nội số 2972-QĐ-UB ngày 4/8/1997 về giá thuê nhà ở.

Nghị định số 25/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 về phương thức trả nhà ở, giá cho thuê nhà ở khi chưa trả lại nhà và thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở được Quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của UBTVQH về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 (phụ lục số 1,2).

 

Điều 504. Đối tượng của Hợp đồng thuê khoán

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

 

 

Không có quy định khác

Điều 506. Hình thức hợp đồng thuê khoán

Hợp đồng thuê khoán phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định.

 

Mục 7

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

 

Điều 525. Nghĩa vụ của bên làm dịch vụ

Bên làm dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác;                                                                        i

2. Không được giao người khác làm thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ;

3. Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê; dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao đểi thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;    

4. Báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;       

5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian làm dịch vụ, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định;

6. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

 

Mục 8

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN

 

Điều 532. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm đến đúng giờ, văn minh, lịch sự và bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình và với cước phí hợp lý theo loại phương tiện của lộ trình đó; bảo đảm đủ chỗ ngồi cho khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải;

2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật;

3. Bảo đảm thời gian xuất phát dã được quy định hoặc theo thoả thuận;

4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;

5. Hoàn trả lại cho hành khách cước phí vận chuyển, nếu hành khách đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và trả lại vé đúng thời hạn theo điều lệ vận chuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 

 

 

Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Quyết định của Tổng Giám đốc Công ty bảo hiểm Việt Nam số 365/PT-HK91 ngày 8/3/1991 về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm hàng không (QTHK91)

Điều 72 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (26/12/1991)

Bộ luật hàng hải

 

Điều 535. Quyền của hành khách

Hành khách có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị loại vé với lộ trình đã thoả thuận;

2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật,

3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận;

4. Được nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 533 của Bộ luật này và những trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận;

5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đứng thèi gian, lộ trình;

6. Tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do điều lệ vận chuyển quy định.

 

 

 

 

Công văn của Tổng cục Hải quan số 99/TCHQ- GSQL ngày 16/1/1996 về việc quy định tiêu chuẩn hành lý của hành khách xuất nhập khẩu thường xuyên.

Nghị định số 79/1998/NĐ-CP ngày 29/9/1998 về việc sửa đổi tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 17/CP 6/2/1995

 

Điều 536. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Trong trường hợp tính mạng, sức khoẻ của hành khách bị thiệt hại, thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của Bộ luật này.

2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, các quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba, thì phải bồi thường.

 

 

 

 

Không có quy định khác

 

Điều 539. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản

1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản, thì phải tuân theo hình thức đó.

2. Trong trường hợp vận chuyển tài sản có vận đơn, thì vận đơn là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.

 

Điều 60 Luật hàng không dân dụng Việt Nam (26/12/1991)

Điều 541. Cước phí vận chuyển

1. Mức cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển, thì áp dụng mức cước phí đó.

2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản dược chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

 

Quyết định của Ban Vật giá Chính phủ số 128/VGCP-NCTD.DV ngày 28/10/1997 về cước, phí hàng hải đối với tàu biển vận chuyển hàng hóa giữa các cảng biển Việt Nam

Quyết định của Ban Vật giá Chính phủ số 36/VGCP-CNTĐV ngày 8/5/1997 về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô.

 

Điều 542. Nghĩa vụ của bên vận chuyển

Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm trả tài sản đã định theo đúng thời hạn;

2. Trả tài sản cho người có quyền nhận;

3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tài sản theo quy định của pháp luật,

5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

Quyết định của Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm Nam số 365/PT-HK91 ngày 8/3/1991 về việc ban hành quy tắc bảo hiểm hàng không.

Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 09/QĐ-TCBH ngày 9/1/1992 về việc triển khai bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Điều 549. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển, nếu để tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 544 của Bộ luật này.

2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản được thuê vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

3. Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc bị huỷ hoại trong quá trình vận chuyển, thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có quy định khác.

 

Mục 9

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Điều 551. Đối tượng của hợp đồng gia công

Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

 

 

 

 

 

Mục 10

HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN

Điều 563. Hình thức hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; nếu pháp luật có quy định hợp đồng gửi giữ phải bằng văn bản, có chứng nhận của Công chứng nhà nước, thì phải tuân theo hình thức đó.

Giấy biên nhận giữ, phiếu nhận giữ tài sản là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng.

 

Mục 11

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 572. Các loại hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm gồm hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc.

Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thoả thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm bắt buộc là hợp đồng do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.

Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của chính phủ.

Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân (ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995)

Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/12/1997 của chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Thông tư của Bộ Tài chính số 65/TC/ĐTPT ngày 2/11/1996 hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng.

Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998.

Điều 573. Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm bao gồm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 575. Sự kiện bảo hiểm

 Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra, thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.

Điều 2, 4, 6 Quy tắc bảo hiểm hàng không Ban hành kèm theo Quyết định của Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam số 365/PT-HK91 8/3/1991

Mục II Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT- BGDĐT- BYT 18/7/1998 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh.

Điều 2 Điều lệ bảo hiểm xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP 26/1/1995)

Điều 2 Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và cồng an nhân dân (ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995)

Điều 3 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn (ban hành kèm theo Quyết định số 06-TC/QĐ 17/1/1990).

Điều 3 Quy tắc bảo hiểm vật nuôi (Ban hành kèm theo Quyết định số 325-TC/BH 27/10/87)

Điều 5 Nghị định số 115/1997  NĐ-CP 17/12/1997 về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Điều 3 Quy tắc bảo hiểm khách du lịch trong nước (ban hành kèm theo Quyết định của bộ trưởng Bộ Tài chính số 06-TC/BH 2/1/1993).

Điều 3 Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của Quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi (ban hành kèm theo Quyết định số 01- TCQĐ/BH 1/2/1994).

Mục V Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 663- TC/QĐ-TCNH ngày 24/6/1995).

Điều 3 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ- TCBH 9/1/1992).

Điều 6 Điều lệ bảo hiểm y tế (ban hành kèm theo Nghị định của chính phủ số 58/1998/NĐ- CP 13/8/1998).

Điều 576. Phí bảo hiểm

1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.

Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.

2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kỳ, thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm, thì hợp đồng chấm dứt.

 

Khoản 2 Điều 5 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn (ban hành kèm theo Quyết định số 06-TC/QĐ 17/1/1990).

Điều 8 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCBH 9/1/1992).

Điều 8 Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của Quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi (ban hành kèm theo Quyết định số 01- TCQĐ/BH 1/2/1994).

Điều 13 Điều lệ bảo hiểm y tế (ban hành kèm theo Nghị định của chính phủ CP 13/8/1998).

Điều 37 Điều lệ bảo hiểm xã hội (ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP 26/1/1995)

Điều 35 Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân (ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995).

Điều 578. Nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại

1. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.

2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng, thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện, thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.

 

 

Điều 14, 16 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn (ban hành kèm theo Quyết định số 06-TC/QĐ 17/1/1990).

Điều 12 Quy tắc bảo hiểm vật nuôi  (Ban hành kèm theo Quyết định số 325-TC/BH 27/10/87)

Khoản 2 Điều 8 Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 299/1998/QĐ-BTC 16/3/1998)

Điều 12 Quy tắc bảo hiểm hàng không Ban hành kèm theo Quyết định của tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam số 365/PT-HK91 8/3/1991

Điều 12 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCBH 9/1/1992).

Điều 583. Bảo hiểm tài sản

1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác, thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản; nếu là bảo hiểm tự nguyện, thì chủ sở hữu mới có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

 

Điều 16, 17, 18 Quy tắc bảo hiểm vật nuôi (Ban hành kèm theo Quyết định số 325-TC/BH 27/10/87)

Điều 9-12 Quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn (ban hành kèm theo Quyết định số 06-TC/QĐ 17/1/1990).

Điều 11 Quy tắc bảo hiểm hàng không Ban hành kèm theo Quyết định của tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam số 365/PT-HK91 8/3/1991

Điều 11 Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 09/QĐ-TCBH 9/1/1992).

Khoản 2, 3 Điều 11 Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 299/1998/QĐ-BTC 16/3/1998)

Điểm 1 mục V Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 663-TC/QĐ-TCNH ngày 24/6/1995.

Điều 584. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, thì bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trả trực tiếp cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm số thiệt hại do bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba, thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải bồi hoàn khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.

Điều 11 Quy tắc bảo hiểm hàng không Ban hành kèm theo Quyết định của tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam số 365/PT-HK91 8/3/1991

Khoản 1 Điều 11 Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 299/1998/QĐ-BTC 16/3/1998)

Điểm 2, mục V Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro (ban hành kèm theo Quyết định số 663-TC/QD-TCNH ngày 24/6/1995).

 

Mục 12

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

 

Điều 585. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

 

Điều 586. Hình thức hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền phải được lập thành văn bản; nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

 

Khoản 4 Điều 2 Nghị đinh của chính phủ số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp góp vốn bằng giá trị sử dụng đất.

Điều 587. Thời hạn uỷ quyền

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

 

Điều 588. Uỷ quyền lại

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho ngữờỉ thử ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức hợp đổng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.

Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

 

Điều 589. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện uỷ quyền;

5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật,

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2 ,3 ,4 và 5 Điều này.

 

CHƯƠNG V

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

 

Điều 610. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

 

Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại, thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do công chức,viên chức nhà nước gây ra

Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ,

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu công chức, viên chức có lỗi tro ngkhi thi hành công vụ.

 

 

 

 

Điều 12 -18 Nghị định số 47-CP ngày 3/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

 

Điếu 624. Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền đó có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

Điều 12-18 Nghị định số 47-CP ngày 3/5/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

 

Điều 626. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chấy độc, chất phóng xạ, thù dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

 

- Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

- Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16/7/1998 quy định chi tiết về Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ.

- Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. (1/1/1997)

- Chỉ thị số l/1998/CT-TTg 2/1/1998 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.

- Thông tư liên tịch Công nghiệp - Nội vụ số 1/199 8/TTLT-CN-NV 13/1/1998 hướng dẫn quản lý kinh doanh, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp.

- Thông tư liên tịch Giao thông vận tải - Quốc phòng - Nội vụ số 10/TTLT-BGTVT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điểm của Nghị định số 40/CP về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa đối với lực lượng vũ trang.

- Thông tư liên tịch số 17/1998/ITLT-BQP- BGTVT ngày 23/1/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt đối với quân đội.

- Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP 29/5/1995).

- Nghị định số 39/CP 5/7/1996 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.

- Nghị định số 40/CP 5/7/1996 về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

- Nghị định số 47/CP 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Thông tư của Bộ Quốc phòng số 1691/TT-QP 8/7/1997 hướng dẫn Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Điều 628. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.

 

Nghị định số 26/CP 26/4/1996 của chính phủ quy định xuử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường:

- Điểm b khoản 4 Điều 7 (vi phạm về bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên);

- Điểm b khoản 4 Điều 8 (vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật qúy hiếm)

- Điểm b khoản 8 Điều 9 (vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bậnh viện, khách sạn, nhà hàng);

- Khoản 4 Điều 11 (vi phạm nhập khẩu, xuất khẩu chất thải);

- Khoản  5 Điều 12 vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí);

- Điểm b khoản 4 Điều 13 (vi phạm quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với chất phóng xạ).

- Điểm b khoản 3 Điều 14 (vi phạm quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi sử dụng nguồn phát bức xạ)

- Điểm b khoản 4 Điều 15 (vi phạm về vận chuyển và xử lý nước thải, rác thải);

- Khoản 3 Điều 16 (vi phạm quy định về ô nhiễm đất);

- Khoản 3 Điều 17 (vi phạm quy định về tiếng ồn, độ rung quá giới hạn cho phép làm tổn hại đến sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân).

PHẦN THỨ TƯ

THỪA KẾ

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 642. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 641 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a. Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác,

b. Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.

c. Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d. Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ. Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản được quy định tại khoản 2 Điều 641 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a. Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

b. Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c. Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d. Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

 

 

 

CHƯƠNG II

THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Điều 668. Gửi giữ di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng nhà nước lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trong trường hợp Công chứng nhà nước lưu giữ bản di chúc, thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về Công chứng nhà nước.

3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây:

a. Giữ bí mật nội dung di chúc;

b. Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất  hại, thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c. Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc Bgười có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng.

 

 

 

Điều 30 Nghị đinh số 31-CP 20/5/1996 về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước.

 

 

 

 

CHƯƠNG III

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 677. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, theo điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

 

Xem Chương III Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự.

PHẦN THỨ NĂM

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 690. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất

1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được xác lập do Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất.

3. Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình cũng được xác lập do người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

Khoản 3 Điều 73, Điều 75 Luật Đất đai 1993.

Điểm b khoản 2 Điều 78a Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

Điều 691. Hình thức chuyển quyền sử dụng đất

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai được thực hiện thông qua hợp đồng.

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 783 đến Điều 744 của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

 

- Điều 3 Luật số 10/1998/ QH10 ngày 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai

- Điểm e khoản 1 Điều 8 Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước (ban hành kèm theo Nghị dịnh số 01 -CP ngày 4/1/1995).

- Từ Điều 23-33 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh vay vốn ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định 217-QĐ/NH1 17/8/1996).

- Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 693. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển quyền sử dụng đất cho người khác khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Trong thời hạn còn được sử dụng đất;

3. Được phép chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật vê' đất đai;

 

- Điều 36 Luật Đất đai 1993.

- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Điều 1 khoản 12 Nghị định số 85/1999/NĐ- CP ngày 28/8/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

- Điều 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Khoản 3 Điều 73, 74, 75, 76 Luật Đất đai.

- Điều 78a Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Điều 3, 5, 8, 15, 16, 22 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

- Xem Điều 690 BLDS.

Điều 694. Giá chuyển quyền sử dụng đất

Các bên thỏa thuận giá chuyển quyền sử dụng đất trên cơ sở bảng giá do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ quy định.

 

- Nghị định số 87-CP ngày 17/8/1994 quy định khung giá các loại đất.

- Quyết định số 302-TTg 13/5/1996 về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành theo Nghị định số 87-CP ngày 17/8/1994.

- Nghị định số 1357-TC/QĐ-TCT của Bộ trưởng Bộ Tài chính 30/12/1995 về quy định khung giá cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất.

- Bản quy định về tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 179/1998/ QD-BTC24/2/1998).

Điều 695. Nguyên tác chuyển quyền sử dụng đất

1. Chỉ người sử dụng đất mà pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất.

2. Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có thể thỏa thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

3. Bên nhân chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với quy hoạch tại địa phương đó; phải có diện tích đất đang sử dụng dưới hạn mức; phải bảo vệ, cải tạo, bồi bổ làm tăng khả năng sinh lợi của đất; phải bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất liền kề và xung quanh.

- Khoản 3 Điều 73, Điều 74, 75, 76 Luật Đất đai

- Điều 78a Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Xem Điều 702, 708, 717, 727, 738 BLDS.

 

Điều 697. Hậu quả của việc chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật

Trong trường hợp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất vi phạm các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất do pháp luật về đất đai và Bộ luật này quy định thì hợp đồng đó vô hiệu: người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đất có thể bị thu hồi tài sản giao dịch và hoa lợi thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

- Xem Điều 691, 692, 693 BLDS

- Điều 30 và Chương IV- Xử lý vi phạm của Luật Đất đai 1993.

- Nghị định số 4-CP ngày 10/1/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

- Thông tư số 278/TT-ĐC 7/3/1997 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04-CP 10/1/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

 

Điều 698. Căn cứ chấm dứt quyền sử dụng đất

1. Quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Thời hạn sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đã hết;

b. Thời hạn sử dụng đất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đã hết;

c. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;

d. Người sử dụng đất chết mà khooổng có người thừa kế;

đ. Có quyết định thu hồi quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

e. Diện tích đất sử dụng không còn do thiên tai;

g. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Đất mà Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị lấn chiếm, đất được giao không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai đều bị thu hồi.

Người có thẩm quyền mà cấp đất trái pháp luật, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều 23, 24, 80 Luật Đất đai 1993

- Điều 11 Luật bảo vệ và phát triển rừng 12/8/1991.

 

- Điều 86, 87 Luật đất đai 1993

-  Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 4-CP 10/1/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

 

 

 

 

CHƯƠNG II

HỢP ĐỒNG CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 699. Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định.

 

- Xem Điều 691, 693 Bộ luật dân sự

- Điều 5, 6 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 701. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất phải làm thủ tục và đăng kỷ tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Khoản 1 Điều 31, Điều 33 Luât Đất đai 1993

- Điều 37 Nghị định 88-CP ngày 17/8/1994 về quản lý và sử dụng đất đô thị.

- Điều 7 Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 703. Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, đúng loại đất, đúng vị trí, đúng tình trạng như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

2. Sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn;

3. Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất, đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;

4. Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

5. Bên được thanh toán số tiền chênh lệch do giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi cao hơn phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với phần chênh lệch cao hơn theo quy định của pháp luật về thuế chuyển quyền sử dụng đất.

- Điều 79 Luật đất đai 1993

 

- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất được 22/6/1994.

- Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 89-CP ngày 17/8/1994 v/v thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.

- Thông tư số 2-TC/TCT ngày 4/5/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 89-CP 17/8/1994 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.

- Nghị định của Chính phủ số 44/CP 3/8/1996 bổ sung Điều 1 của nghị định số 89/CP 17/8/1994 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính.

- Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 về lệ phí trước bạ.

- Xem thêm Điều 694 BLDS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 705. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định, theo đó người sử dụng đất (gọi là bên chuyển quyền sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng (gọi là bên nhận quyền sử dụng đất), còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng.

 

- Xem Điều 691, 693 Bộ luật dân sự

- Điều 8, 9, 10 Nghị định số 17/1999/ NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 707. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và được đăng ký tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Khoản 2 Điều 31, Điều 33 Luật Đất đai.

- Điều 37 Nghị định 88-CP của Chính phủ ngày 17/8/1994 về quản lý và sử dụng đất đô thị.

- Điều 11 Nghị định số 17/1999/ NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 709. Nghĩa vụ của bên chuyển quyền sử dụng đất

Bên chuyển quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Xin phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

2. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao;

3. Chuyển giao đất cho bên nhận quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng hạng đất, đúng vị trí, đúng tình trạng như đã thỏa thuận trong hợp đồng và các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất;

4. Báo cho bên nhận quyền sử dụng đất về quyền của người thứ ba đối với quyền sử dụng đất được chuyển nhượng, nếu có;

5. Nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có quy định khác.

 

 

- Điều 31 Luật đất đai 1993

- Điều 37 Nghị định 88-CP 17/8/ 1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị.

 

 

 

- Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 22/6/1994.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất số 17/1999/QH10 ngày 21/12/1999.

Điều 711. Điều kiện của người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải có các điều kiện sau đây:

1. Có nhu cầu sử dụng đất

Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai và nếu sau khi nhận quyền sử dụng đất, thì đất sử dụng không vượt quá hạn mức đối với từng loại đất.

 

- Điều 44, 45 Luật đất đai.

- Điều 1 khoản 5 Nghị định số 85/1999/NĐ-CP 28/8/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về việc giao đất nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài.

 

 

CHƯƠNG IV

HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 714. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê.

 

- Xem Điều 691, 693 BLDS

- Điều 15, 16, 17 Nghị định số 17/1999/ NĐ- CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 715. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản có quyền cho thuê quyền sử dụng đất, thì được cho thuê quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a. Hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn do thiếu lao động, thiếu vốn;

b. Chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định.

2. Thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận nhưng không được quá ba năm; trong trường hợp đặc biệt khó khăn thì thời hạn cho thuê có thể kéo dài theo quy định của Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 17/1999/ NĐ-QP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp   vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 716. Hình thức hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

Hơp đồng thuê quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản.

Việc thuê quyền sử dụng đất phải được làm thủ tục và đăng ký tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Điều 33 Luật Đất đai 1993.

- Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Điều 18 Nghị định số 17/1999/ NĐ-CP ngày 29/3 /1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 720. Nghĩa vụ của bên thuê quyền sử dụng đất

Bên thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê;

2. Không được hủy hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;

3. Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thỏa thuận; nếu việc sử dụng đất không sinh lợi, thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;

5. Trả lại đất đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết hạn thuê quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác về tình trạng đất được trả lại; Không được cho người khác thuê lại quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993.

 

 

- Điều 16 Nghị định số 17/1999/ NĐ-CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 723. Bồi thường thiệt hại do đất bị thu hồi

1. Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất, thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

2. Trong trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực nhưng do nhu cầu về an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trước thời hạn.

Trong trường hợp bên thuê đã trả tiền trước, thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê phần tiền còn lại tương ứng  thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất.

3. Bên cho thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại do thu hồi đất theo quy định của pháp luật, còn bên thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghị định số 22/1998/NĐ-CPO-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

 

Điều 726. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê tiếp;

b. Theo thỏa thuận của các bên;

c. Nhà nước thu hồi đất;

d. Một trong các bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

đ. Bên thuê quyền sử dụng đất chết mà trong hộ gia đình của người đó không cón thành viên nào khác hoặc không có người thừa kế, hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê.

3. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật về đất đai có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.

 

 

 

 

 

 

- Xem Điều 420, 722 BLDS.

 

 

 

- Chưa có quy định khác.

Điều 726. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất

1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê tiếp;

b. Theo thỏa thuận của các bên;

c. Nhà nước thu hồi đất;

d. Một trong các bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

đ. Bên thuê quyền sử dụng đất chết mà trong hộ gia đình của người đó không cón thành viên nào khác hoặc không có người thừa kế, hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê.

3. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật về đất đai có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.

 

 

 

 

 

 

- Xem Điều 420, 722 BLDS.

 

 

 

- Chưa có quy định khác.

 

CHƯƠNG V

HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 727. Thế chấp quyền sử dụng đất

Hơp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được Bộ luật này và pháp luật về đất đai quy định, theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

 

- Xem Điều 691, 693 BLDS

- Điều 24, 25 Nghị định số 17/1999/ NĐ- CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 728. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

- Điều 23, 24, 36  Luật đất đai 1993, điểm a khoản 2 Điều 78a Luật số 10/1998/QH10 2/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

- Điều 3, 24, 25 Nghị định số 17/1999/ NĐ- CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

- Điều 14 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Điều 1 khoản 12 Nghị định số 85/1999/ NĐ-CP 28/8/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

- Thông tư liên Bộ NHNN-TC-TP số 01- TT/LB ngày 3/7/1996 hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với DNNN và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, vay vốn Ngân hàng.

- Từ Điều 23 - 33 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và cầm cố vay vốn Ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ- NH1 17/8/ 1996 cua Thống đốc NHNN).

Điều 731. Hình thức hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được lập thành văn bản.

Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải làm thủ tục và đăng ký tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

- Thông tư liên Bộ NHNN-TC-TP số 01- TT/LB hướng dẫn thủ tục về thế chấp, cầm cố tài sản đối với DNNN và thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố, vay vốn Ngân hàng.

- Điều 27.2 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và cầm cố vay vốn Ngân hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ- NH1 17/8/ 1996 của Thống đốc NHNN).

- Điều 24, 25 Nghị định số 17/1999/ NĐ- CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn .bằng giá trị quyền sử dụng.

Điều 737. Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý như sau:

1. Trong trường hợp quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng đã thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, tổ chức tín dụng Việt Nam, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi;

2. Trong trường hợp quyền sử dụng đất đã thế chấp với tổ chức kinh tế, cá nhân việt Nam ở trong nước, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu hồi vốn và lãi;

Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại Điều này phải phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

 

 

 

 

- Quy chế bán đấu giá tài sản ban hành kèm theo Nghị định số 86-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ.

- Điều 33 Quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ-NH1 ngày 17/8/1996 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 

 

CHƯƠNG VI

THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 738. Thừa kế quyền sử đụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp vói quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

- Điều 76 Luật Đất đai 1993

- Điều 3 Luật số 10/1998/QH10 ngày 2/12/1998 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993.

- Điều 22, 23 Nghị định số 17/1999/NĐ- CP ngày 29/3/1999 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng.

Điều 739. Người được để thừa kế quyền sử dụng đất

Những người sau đây được để thừa kế quyền sử dụng đất:

1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản;

2. Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở;

Cá nhân có quyền sử dụng đất do người khác chuyển quyền quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

 

 

 

 

 

 

- Điều 3 Luật số 10/1998/ QH10 ngày 2/12/1998 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấí đai 1993.

- Xem Điều 693 BLDS

 

Điều 740. Điều kiện được thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản

Người có đủ các điều kiện sau đây được thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật đối vói đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản;

1. Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích;

Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

- Điều 44 Luật Đất đai 1993.

- Điều 1 khoản 5 Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

 

PHẦN THỨ SÁU

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG I

QUYỀN TÁC GIẢ

MỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 747. Các loại hình tác phẩm

1. Tác phẩm nghệ thuật khoa học được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả giả bao gồm:

a. Tác phẩm viết;

b. Các bài giảng, bài phát biểu;

c. Tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác;

d. Tác phẩm điện ảnh, video;

đ. Tác phẩm phát thanh, truyền hình;

e. Tác phẩm báo chí;

f. Tác phẩm âm nhạc;

g. Tác phẩm kiến trúc;

h. Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

i. Tác phẩm nhiếp ảnh;

j. Công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình;

k. Các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l. Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển;

m. Phần mềm máy tính;

n. Tác phẩm khác do pháp luật quy định.

2. Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc.

3. Nhà nước bảo hộ các tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không có quy định khác.

Điều 748. Các đối tượng được pháp luật bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật

Các tác phẩm, văn bản, tài liệu sau đây được Nhà nước bảo hộ theo quy định riêng:

1. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;

2. Văn bản của cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;

3. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

 

 

 Chưa có quy định.

Điều 749. Tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ

1. Nhà nước không bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm có nội dung sau đây:

a. Chống lại Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

c. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quan sự, an ninh, kinh tế đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác do pháp luật quy định;

d. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

2. Mọi giao dịch về việc lưu hành, sử dụng và hưởng lợi đối với tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này là bất hợp pháp và vô hiệu; người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Không có quy định về bí mật khác

- Nghị định của Chính phủ số 88-CP ngày 14/12/ 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt dộng văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội.

- Nghị định số 36-CP 19/6/1996 vê việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87-CP (12/12/1995); Nghị định số 88- CP (14/12/1995) và Nghị định số 194-CP (31/12/1994) của Chính phủ.

- Điều 74, 81, 82, 93 Bộ luật hình sự 27/6/1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) có hiệu lực đến tháng 6/2000. Từ Điều 131 Bộ luật hình sự ngày 21/12/1999 có hiệu lực từ ngày 1/9/2000.

 

 

 

Mục 2

CÁC QUYỀN CỦA TÁC GIẢ, QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM

Điều 763. Chuyển giao quyền tác giả

1. Các quyền nhân thân của tác giả không được chuyển giao cho người khác, trừ các quyền nhân thân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu được quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 của Bộ luật này.

2. Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản đối với tác phẩm quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 hoặc khoản 2 Điều 753 của Bộ luật này cho rtgườị khác theo hơỊ) đồng hoăc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 

 

 

 

 

- Điều 13 Nghị định của Chính phủ số 76- CP 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự.

- Xem phần thứ tư của BLDS.

 

 

 

Mục 3

HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM

Điều 767. Hợp đồng sử dụng tác phẩm

1. Hợp đồng sử dụng tác phẩm là sự thoả thuận giữa tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm về việc chuyển giao tác phẩm thuộc sở hữu của mình cho cá nhân, tổ chức khác (gọi là bên sử dụng tác phẩm) sử dụng tác phẩm.

2. Hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

 

 

 

 

 

Không có quy định khác.

 

 

 

 

CHƯƠNG II

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

MỤC 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 780. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác được pháp luật quy định.

 

 

 

Không có đối tượng khác.

Điều 781. Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ

Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiêp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác được pháp luật quy định, trừ các đối tượng được quy định tại Điều 787 của Bộ luật này.

 

 

 

Không có đối tượng khác.

Điều 787. Các đối tượng sở hữu công nghiệp không được Nhà nước bảo hộ

Nhà nước không bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ.

Khoản 4 Điều 4, Khoản 3 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Khoản 2 Điều 7 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

 

 

 

 

MỤC 2

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 788. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo văn bằng bảo hộ

Quyền sở hữu đối vói sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác cũng được xác lập theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

Chưa có quy định.

Điều 789. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ

1. Những người sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp:

a. Tác giả, các đồng tác giả tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí riêng của mình;

b. Người sử dụng lao động đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp do người lao động tạo ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu không có thỏa thuận khác:

c. Cá nhân, pháp nhân giao kết hợp đồng thuê nghiên cứu, triển khai khoa học - kỹ thuật với tác giả, nếu không có thỏa thuận khác;

d. Cá nhân, pháp nhân được chuyển giao sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, pháp nnhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của mình.

3. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc biệt tại địa phương có những yếu tố đặc trưng theo quy định tại Điều 786 của Bộ luật này có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm của mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Điều 37, 38, 39 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Chương III "Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp" Thông tư số 3055-TT/SHCN ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi nh các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 790. Quyền ưu tiên

1. Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định được xác lập do ngày ưu tiên.

2. Ngày ưu tiên là ngày đơn yêu cầu cấp văn bàng bảo hộ tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

3. Trong trường hợp muốn hưởng quyền ưu tiên theo các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì phải nêu rõ trong đơn về việc hưởng quyền đó. Người nộp đơn phải chứng minh về quyền nộp đơn của mình.

 

 

 

 

Pháp luật chưa có quy định.

Điều 791. Thời hạn bảo hộ

Quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực và có thể được gia hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 30 Nghị định của Chính phủ số 63- CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Điều 792. Hủy bỏ văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:

a. Vào thời điểm cấp văn bằng bảo hộ đối tượng nêu trong văn bằng bảo hộ không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;

b. Văn bằng bảo hộ được cấp cho người không có quyền nộp đơn;

c. Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Trong trường hợp văn bằng bị hủy bỏ thì không làm phát sinh quyền sở hữu công nghiệp.

 

 

 

- Điều 4, 5, 6, 7 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

 

- Điểm b, c khoản 2 Điều 29 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

Điều 793. Đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ

1. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

a. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ đúng thời hạn;

b. Chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, người sử dụng tên gọi, xuất xứ hàng hóa chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh;

c. Chủ sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa không sử dụng hoặc không chuyển giao quyền sử dụng trong thời hạn do pháp luật quy định, kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực;

d. Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Trong trường hợp văn bẳng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực, thì quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt, kể từ thời điểm hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị đình chỉ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khoản 2 điểm c Điều 28 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

 

 

- Điểm a, e, f khoản 2 Điều 28 Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

CHƯƠNG III

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

MỤC 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 806. Đối tượng chuyển giao công nghệ

1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm:

a. Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không có máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao;

b. Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao.

c. Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có kèm hoặc không kèm máy móc thiết bị;

d. Các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao;

đ. Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất.

2. Trong trường hợp đối tượng chuyển giao công nghệ đã được pháp luật bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu nghiệp, thì việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng đó phải được thực hiện theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành việc chuyển giao công nghệ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các Điều 37, 38, 39 Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Chương III "Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp" Thông tư số 3055-TT/SHCN ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định số 63-CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

 

Điều 808. Những trường hợp không được chuyển giao công nghệ

1. Công nghệ không đáp ứng các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;

2. Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

 

 

Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

PHẦN THỨ BẢY

QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

 

Điều 827. Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài

1. Các quy định của pháp luật dân sự cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sụ có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

3. Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận trog hợp đồng, nếu sự thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa XHCN Việt Nam.

4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa XHCN Việt Nam, điều ước quốc tế Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh, thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

Điều 3, 4, 5 Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

 

Điều 828. Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế

Trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 827 của Bộ luật này, thì pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế cũng chỉ được áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

Từ Điều 1 đến Điều 14 Bộ luật dân sự.

Điều 830. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài

Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt nam như công dân Việt nam, trừ trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa XHCN Việt Nam có quy định khác.

 

- Điều 7, 12 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 21/2/1992.

- Điều 12, 13 Nghị định số 04-CP ngày 18/1/1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.

- Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Điều 831. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

1. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của một nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa XHCN việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

 

Không có quy định khác.

Điều 832. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài.

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam có quy định khác.

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

 

 

Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

 

Điều 833. Quyền sở hữu tài sản

1. Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam có quy định khác.

2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến nếu không có thỏa thuận khác.

3. Việc phân biệt tài sản là động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có động sản đó.

 

 

- Điều 9 Nghị định của Chính phủ số 60-CP ngày 6/6/1997 dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Khoản 1 Điều 5 Bộ luật hàng hải ngày 30/6/1990.

- Điều 5 Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 28/12/1991.

Điều 834. Hợp đồng dân sự

1. Hình thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài ngoài mà vi phạm hình thức hợp đồng thì vẫn có hiệu lực về hình thức hợp đồng tại Việt nam, nếu hình thức hợp đồng đó không trái với quy định của pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.

Hợp đồng dân sự được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt nam, thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện, thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản ở Việt nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam.

 

 

 

- Điều 3, 4 Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt nam 14/1-0/ 1994.

- Điều 7-12 Nghị định số 11-CP ngày 24/1/1995 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt nam.

- Điều 7. 17, 18, 19 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (26/12/1991) và Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 20/4/1995.

- Điều 61 - 107, 116 - 130, 131 - 142, 143 - 149, 200 - 209 Bộ luật hàng hải 30/6/1990.

- Nghị định của Chính phủ số 60- CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

 

Điều 835. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.

2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng hải, pháp luật về hàng không của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.

3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

 

 

- Điều 72 - 93 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 26/12/1991 và Điều 93a Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 20/4/1995.

- Khoản 4 Điều 5 Bộ luật hàng hải 30/6/1990.

- Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 60- CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

 

Điều 836. Quyền tác giả.

Quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo hoặc thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và tham gia.

- Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 60- CP ngày hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nghị định của Chính phủ số 76-CP ngày 29/11/1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự.

 

Điều 837. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đã được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ, thì được bảo hộ theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 

- Điều 13 Nghị định của Chính phủ số 60- CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Thông tư số 3055-TT/SHCN ngày 31/12/1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định của Chính phủ số 63-CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

- Nghị định của Chính phủ số 12/1999/NĐ- CP 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Điều 838. Chuyển giao công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, việc chuyển giao nghệ từ nước ngoài vào việc Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, phải tuân theo quy định của Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chuyển giao công nghệ và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

 

- Điều 14 Nghị định của Chính phủ số 60- CP ngày 6/6/1997 hướng dẫn thi hành các quy đinh của Bô luật dân sư về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nghị định của Chính phủ số 45/1998/NĐ- CP 1/7/1998 quuy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

- Thông tư liên tịch số 139/1998/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 23/10/1998 hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

 

 

 



[1] Thực hiện những thẩm quyền này, trải qua hơn 4 năm thi hành BLDS, Chính phủ đã ban hành khoảng 30 Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của BLDS. Cụ thể trong năm 1996, Chính phủ ban hành các Nghị định về bấn đấu giá tài sản\ về công chứng\ về quyền tác giả\ về quyền sở hữu công nghiệp. Năm 1997, Chính phủ ban hành các Nghị định về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; về bồi thường thiệt hại của cán bộ công chức nhà nước, người của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong khi thi hành công vụ; về quan hệ dân sự cổ yếu tố nước ngoài. Năm 1998, Chính phủ ban hành các Nghị định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng; về giá chuyển quyền sử dụng đất (sửa đổi, bổ sung Nghị định 87/CP năm 1994); về chuyển giao công nghệ; về hộ tịch. Năm 1999, Chính phủ ban hành các Nghị định về xác lập sở hữu đối với vật chìm đắm ở biển; về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất', về quản lý công sản; về giao dịch bảo đảm,', về bảo đảm tiền vay của cấc tổ chức tín dụng; về lệ phí trước bạ. Gần đây, Chính phủ mói ban hành Nghị định về cơ quan đăng ký tài sản...Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành một số Nghị định về xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm thủ tục hành chính do BLDS quy định như Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghệ, về chuyển giao công nghệ...Tuy nhiên, căn cứ vào thời điểm ban hành các văn bản hướng dẫn kể trên so với thời điểm có hiệu lực của BLDS, rõ ràng công tác ban hành văn bản của Chính phủ còn chậm so với đòi hỏi của thực tiễn. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn cần ban hành thêm Nghị định hướng dẫn chẳng hạn Nghị định về tổ chức gửi giữ tài sản... vẫn chưa được ban hành.

2 Đánh giá về kết quả và những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Bộ luật dân sự sẽ được trình bày chi tiết trong Mục VI trang 99 của bản Báo cáo phúc trình này.

 

 

 

5 Tinh thần này về sau được ghi nhận trong Điều 7 khoản 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996

[4] Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất. Hiện nay, Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/1998/NĐ-CP ngày 21/3/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất.

[5]  Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản; Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa

kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

[7] Điều 313 BLDS

[8] Điều 429, 580, 722 BLDS

[9] Điều 471 BLDS.

[10] Điều 471 BLDS

[11] Điều 473 BLDS.

[12] Đó là các Điều: 56, 61, 62, 64, 194, 247, 249 BLDS.

[13] Đó là các Điều: 133, 139, 316, 322, 330, 347, 367,400. 403, 417,443, 455, 459,463, 477, 489, 506, 563, 586, 645, 653, 655, 660, 661, 662, 663, 664, 668, 675 BLDS.

[14] Theo báo Lao động xã hội ngày 24.5.2000,

n Đó là các Điều: 12° 13, 24, 25, 27, 38, 63, 67, 79, 80, 81, 82, 84, 85, 86, 88, 89, 90, 91, 92. 93, 139, 140, 141, 142, 143, 145, 150, 156, 164, 233, 254, 259, 262, 263, 265, 490, 594, 610, 613, 614, 615, 636, 683, 800, 816 BLDS.

[16] Theo báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh số 36 ngày 17.5.2000, cả nước hiện tại còn thiếu tới 1571 thẩm phán.

[17] Theo Điều 174 BLDS, những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì phải được đăng ký.

[18] Điều 329, 330, 346, 347 BLDS.

-   Tổ chức giám định có trách nhiệm giám định để kết luận tình trạng mất năng lực hành vi của một người (Điều 24).

-         Các cơ quan hoặc tổ chức khác có thẩm quyền xác nhận tính hợp pháp của di chúc bằng văn bản bao gồm (Điều 663): Thủ trưởng đơn vị cấp đại đội trở lên đối với di chúc của quân nhân tại ngũ; Người chỉ huy phương tiện tầu biển, máy bay; Người phụ trách bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng; Người phụ trách đơn vị khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo; Người phụ trách các cơ sở tạm giam, nhà tù; Cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.

23. Những cơ quan cần được tổ chức mới theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo quy định của Bộ luật dân sự và từ thực tiễn đảm bảo thi hành Bộ luật dân sự, các cơ quan sau đây cần được tổ chức mới: (1) Cơ quan bán đấu giá tài sản; (2) Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; (3) Cơ quan gửi giữ tài sản.

Đến thời điểm này, trong 3 loại cơ quan đó, chỉ mới có cơ quan bán đấu giá là đã bước đầu được thành lập và đi vào hoạt động ở 39/61 tỉnh, thành phố trực

[19] Như đã nói ở phần 2.1.7..

[20] Xem thèm mục 2.1.7.

[21] Xem Phụ lục số 2.

[22] Nội dung chi tiết của 500 tình huống áp dụng Bộ luật dan sự được phản ánh tại Phụ lục số 3

của hồi môn khi đi lấy chồng) không có sự đồng ý của các thành viên hoặc không làm biên bản đồng ý cuả các thành viên nếu đất đai được giao cho riêng cha, mẹ. Trong thực tế điều này đã gây ra những tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình hoặc với người mua trong tương lai. Theo quan điểm do người mua tài sản của "hộ gia đình" đưa ra thì hiệu lực của giao dịch về tài sản của "hộ gia đình" không chắc chắn vì điều kiện có hiệu lực của giao dịch này chưa được pháp luật hiện hành quy định rõ ràng. Tình trạng này đã cản trỏ’ các chủ thể tham gia vào các giao dịch dân sự, gây ra các tranh chấp rất khó giải quyết trong thực tế. Nói một cách tổng quát, đây là một trong những yếu tố cản trở nền kinh tế phát triển.

[23] Trong phần này chúng tôi có trích dẫn một số kiến nghị trong Đè tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ cùa Tòa án nhân dân tối cao về Vấn đề áp dụng một số chế định của Bộ luật dân sự trong thực tiễn xér xử của Tòa án năm 1999.

gắn liền vói nhà máy, tàu biển hay máy bay. Chúng ta vẫn biết rằng: tàu biển, máy bay không mang đặc tính của bất động sản là: "không di dời được". Phải chăng tại quy định này, tàu biển, máy bay mặc nhiên trở thành bất động sản.

Một điểm chung là cả BLDS và Quy chế đã dẫn đều bỏ ngỏ để một số tài sản khác có khả năng trở thành bất động sản nếu pháp luật có quy định. Vậy pháp luật ở đây cần được giải thích là pháp luật nào, tồn tại trong văn bản do cấp nào quy định. Liệu Ngân hàng Nhà nước có đủ thẩm quyền quy định một tài sản nào đó là động sản hoặc bất động sản hay không?

[24] Trong phần này chúng tôi có trích dẫn một số kiến nghị trong Đè tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao về Vấn đề áp dụng một số chế định của Bộ luật dân sự trong thực tiễn xét xử của Tòa án năm 1999.

[25] Trong phần này chúng tôi có trích dẫn một số kiến nghị trong Đè tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao về Vấn đề áp dụng một số chế định của Bộ luật dân sự trong thực tiễn xét xử của Tòa án năm 1999.

[26] Trong phần này chúng tôi có trích dẫn một số kiến nghị trong Đè tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án nhân dân tối cao về Vấn đề áp dụng một số chế định của Bộ luật dân sự trong thực tiẽn xét xử cùa Tòa án năm 1999.

[27] Lời nói đầu Bộ luật dân sự Việt Nam 1995.

[28] Đó là Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đanưg ký hộ [ịch. Văn bản này thay thế Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1961.

[29]             Được thành lập từ năm 1910.

[30]             Nay là ửy ban Thường vụ Quốc hội

[31]             Nay là Chính phủ

[32]      ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) thành lập Phòng thi hành án tỉnh, thành phố thuộc sở Tư pháp.

[33] Theo Báo cáo thống kê kết quả thi hành án năm 1993,1994,1995,1996,1997,1998, và 1999 của Cục quản lý thi hành án dân sự.

suông mà thỏi. Bằng việc tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án trực tiếp dưa các nguyên tắc của pháp luật dân sự đi vào cuộc sống, đưa các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trở thành hiện thực. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trong một số trường hợp cả những bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Để thực hiện nhiệm vụ trên, cơ quan thi hành án phải áp dụng các nguyên tắc, thủ tục thi hành án về tự nguyện thi hành án và cưỡng chế thi hành án quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

cơ quan thi hành án không có căn cứ để raquyết định thi hành án. Như vậy, vỗ hình chung, chúng ta đã cản trỏ' người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ một cách rất tự nguyện, rất dân sự.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong quá trình sửa đổi và xây dựng pháp luật về thi hành án cần bổ sung quy định về việc người phải thi hành án cũng có quyền làm đơn tự nguyện thi hành án và phải coi đây là một căn cứ để ra quyết định thi hành án. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án xác nhận đã thi hành xong nghĩa vụ.

Mặt khác, chúng tôi cho rằng, kể cả khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, kể cả khi đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án, người phải thi hành án vẫn chất của nghĩa vụ phải thi hành án. Ví dụ, với nghĩa vụ thi hành án Gấp dưỡng nuôi con thì thông thường Chấp hành viên áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Trong trường hợp buộc người phải thi hành án làm một việc hoặc không làm một việc đã được ghi nhận trong bản án thì áp dụng biện pháp cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật. Thực tế cũng cho thấy biện pháp cưỡng chế kê biên và bán đấu giá tài sản được áp dụng nhiều hơn cả. Điều đó được giải thích bởi phần lớn các nghĩa vụ bằng cách này hay cách khác đều liên quan đến tài sản. Ví dụ: trả một khoản nợ, trả tiền chên lệch tài sản, tiền bồi thường thiệt hại đến tính mạng sức khỏe, trả tiền công lao động, hoặc phải thực hiện nghĩa vụ bằng một hành vi nhất định như xây tường ngăn, phân chia ranh giới nhưng người phải thi hành án đã không chấp hành. Trong trường hợp này, nếu người được thì hành án

hệi ehả nghĩa; phạt tiền; tịch thu tài s ản và án pỉiícác quyết định ỉđìẩn cấp tạm thời để bảo đảm lợi ích cấp thiết của đương sự, bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án.

Qua quy định này, ta thấy rằng, do Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành trước khi có Bộ luật dân sự, nên, ngay cả trong quy định về các loại án do cơ quan thi hành án chủ động đưa ra thi hành cũng vẫn còn mang nặng tư tưỗng ôm đồm, bao cấp của cơ chế cũ, cơ chế làm thay và không phát huy được tính chủ động cũng như quyền tự quyết của các đương sự trong giao dịch dân sự cũng như trong giai đoạn thi hành án.

Để giải quyết tình trạng này, nhằm phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và tự định đoạt của Bộ luật dân Sự, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Pháp ỉệnh thi hành án

[34] Luật thi hành án cũng đang được tiến hành soạn thảo, dự kiến ban hành trong năm 2002.

[35] Sẽ đưa vào phần sản phẩm của chuyên đề

[36] Bảng so sánh có tham khảo chuyên đềBLDS nhìn dưới góc độ nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. PGS- PTS Lê Hồng Hạnh - Tạp chí Luật học số chuyên đề về BLDS 1996 trang 26.

bảo thựe hiện nhiều íighĩa vụ dânsự, nếu. eố giá trị lán hơn tổng giá trị eửa eáe nghĩa vụ được bảo đảm. Quy định này của BLDS cũng rất mới, có tính năng động mềm dẻo áp dụng sự năng động của quan hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường. Quy định này tạo ra khả năng thiết lập đa dạng các giao lưu dân sự, huy động triệt để mọi tiềm năng kinh tế cá nhân, tổ chức vào lưu thông dân sự - một việc làm rất cần thiết của để nâng cao sức sống của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên quy định này cũng cần phải đòi hỏi có một cơ chế hành chính pháp lý để tránh tình trạng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức. Những vưỡng mắc về quy định này chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở phần sau.

Thông thường, bên cầm cố giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Nếu tài sản cầm cố bị hạn chế bởi quyền của người thứ ba thì phải báo cáo cho bên nhận cầm

"đần sự lằ đôì Tữợrĩg thế chấp (Điều 364 BLĐS). Bộ luật dân sự đã quy định đối tượng thế chấp cụ thể là tài sản (bất động sản) và quyền sử dụng đất, có thể là toàn bộ hay một phần bất động sản đề bảo đảm cho một hoặc nhiều nghĩa vụ. Việc quy định như vậy góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh có thể huy động mọi tài sản tiềm năng của mình, tạo nguồn vốn phục vụ cho việc kinh donh. về hình thức thế chấp tài sản, Điều 347 BLDS quy định : Về nguyên tắc thế chấp chỉ được thể hiện qua hình thức văn bản hoặc ghi trong hợp đồng chính là có hiệu lực. Ngoài ra bên thế chấp và bên nhận thế chấp có thể thoả thuận hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định còn phải được công chứng Nhà nước chứng nhận hoặc UBND các cấp có thẩm quyền chứng thực việc thế chấp. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn xét xử, giải quyết đặt CỌC, bảo ĩãnli ữiĩ vĩệc đưa văõ Bọ lũp cỉânsự ba biện pháp Mõ đảm thực hiện nghĩa vụ mới : Ký cược, ký quỹ, phạt vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các quan hệ dân sự ngày càng mở rộng thì việc tạo cơ chế thông suốt, an toàn trong giao lưu dân sự là một điều hết sức cần thiết. Các chủ thể có thể lựa chọn biện pháp bảo đảm an toàn nhất cho mình, biện pháp ký cược rất có ý nghĩa trong quan hệ thuê mượn, ký quỹ có tính an toàn pháp lý cao trong các quan hệ tín dụng, việc xử lý tài sản ký quỹ không phức tạp như tài sản cầm cố, thế chấp. Độ an toàn pháp lý của ký quỹ cao hơn nhiều so với biện pháp bảo đảm khác. Phạt vi phạm cũng là biện pháp có nhiều ưu điểm. Nó nâng cao ý thức tôn trọng quyền lợi của người yêu cầu là quan hệ dân sự.

kinh tế cổ quyền thoả thuận áp dụng các biện pháp bảo dám thực hiện hợp đồng kỉnh tế: thế chap, cam cổ tẵi sẫn vẵ bao lẵnh theo quy định cua pháp luật"

1.                 Điều 324 BLDS: "trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo dam đó"

Nhưng Điều 376 BLDS quy định: "Tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính Phủ"

(Nếu là bắt buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm trong quan hệ tín dụng thì sẽ cứng nhắc và rất khó khăn trong quá trình thực hiện quan hệ tín dụng)

1.                 Gấe đối tượng qtỉyền sử hữu công nghiệp

Lưu ý: Quyền sử dụng đất được đăng ký theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm khẳng định quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức và làm cơ sở cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo dõi quản lý các đất đai. Việc thế chấp quyền sử dụng đất không áp dụng các nguyên tắc về đăng ký thế chấp bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 347 BLDS mà áp dụng Điều 731 BLDS. Vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện tại Ngân hàng Việt nam:

2.                 Chưa có văn bản pháp luật nào làm rõ Ngân hàng Việt nam là những ngân hàng nào?

3.                 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động theo pháp luật Việt nam: nếu không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất thì sẽ hạn

[37] Theo ông Nguyễn Danh Trọng - Trợ lý Thống dốc NHNNVN

giao kỂLthực hiện hợp dồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên đặt GỌG và nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một số tiền tương đương với giá trị của tài sản đặt cọc. Vậy ở đây sẽ dẫn đến một điều mà chúng ta có thể suy luận là nếu như cầm cố một tài sản, thoả thuận phương thức xử lý tài sản là nếu nghĩa vụ không được thực hiện thì tài sản cầm cố thuộc về bên nhận cầm cố (chuyển sở hữu). Vậy rất có thể tôi suy luận ra đây không phải bản chất của thoả thuận như vậy, bản chất của đặt cọc khác với cầm cố, thế còn nếu cầm cố mà lại thoả thuận một phương thức giải quyết theo cách của đặt cọc, tôi không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ thì tài sản cầm cố của tôi thuộc về bên nhận cầm cố (bên kia), vậy thì không khác gì đặt cọc. Đó là vấn đề gây ra tranh luận, nên phương thức xử lý tài sản cầm cố mà để

 

File đính kèm downloadTải về