• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

 

BỘ TƯ PHÁP

VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 

 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG

 LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

 

 

 

 

 

 

                  CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:   PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI, THÁNG 10 - 2010

 

 

 

MỤC LỤC

trang

    Lời nói đầu

7

I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

10

1.  Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1945 - 1960

10

2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1961 đến 1972

13

3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ 1981 đến nay

17

1.3.1. Từ 1981 đến 1998

17

1.3.2. Từ 1998 đến nay

21

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PBGDPL HIỆN NAY

27

1. Các quy định pháp luật hiện hành về PBGDPL và tác động của chúng đến công tác PBGDPL

27

1.1. Những quy định chung

28

1.2. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

29

1.3. Các văn bản, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành

30

2. Tổ chức quản lý công tác PBGDPL

33

3. Nhân lực làm công tác PBGDPL

35

3.1. Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

35

 3.2. Những người khác tham gia PBGDPL

36

4.  Kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

37

4.1. Về đối tượng được tuyên truyền

37

4.2. Nội dung pháp luật được tuyên truyền.

37

4.3. Các hình thức, biện pháp tuyên truyền

38

4.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL

43

4.5.  Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PBGDPL

44

5. Hạn chế của hoạt động PBGDPL hiện nay

45

III. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PBGDPL Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI  VÀ KHẢ NĂNG  VẬN  DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

47

1. Thái Lan

47

2. Singapore

48

3. Đan Mạch

49

4. Cộng hòa Pháp

51

5. Liên bang Nga

53

6. Ôtrâylia

56

7. Mỹ và Canada

59

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG LUẬT PBGDPL

62

1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật

62

2. Nhiệm vụ của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

64

2.1. H×nh thµnh tri thøc ph¸p luËt vµ thãi quen sèng theo ph¸p luËt

64

2.2. Góp phần  bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật

65

2.3. Lµ c¸ch thøc hiÖu qu¶ nhÊt ®­a ph¸p luËt ®Õn víi ng­êi d©n

65

3. Đặc trưng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

66

3.1. Tính đa dạng của chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

66

3.2. Tính “mở”của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật

68

3.3.  Tính giới hạn của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

68

3.4. Sự đa dạng, phong phú và giàu chất sáng tạo của các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

69

4. Các nguyên tắc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

69

4.1. Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà nước của công dân

69

4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

71

5. Những thuận lợi, khó khăn trong phổ biến, giáo dục pháp luật

73

5.1. Thuận lợi

73

5.2. Hạn chế, khó khăn

74

6. Các tiền đề xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

76

6.1. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật

77

6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền pháp luật - Tiền đề tư tưởng xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

79

7. Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - yếu tố cần tính đến khi xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

84

8. Phạm vi điều chỉnh và những nội dung chủ yếu của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

88

8.1. Sự cần thiết xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

88

8.2. Dự báo tác động của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

90

8.3. Nội dung chủ yếu của Luật

91

Kết luận

95

                                                                                                         

 

 

 

Các chuyên đề

                                                                                                                                   trang

  1.  

Lịch sử công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay

Tô Thị Thu Hà

101

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật

Nguyễn Tất Viễn

118

  1.  

Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật - sự cần thiết ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và dự báo tác động xã hội của việc ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Phạm Hữu Nghị

127

  1.  

Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Việt Nam

Nguyễn Duy Quý

138

  1.  

Thực trạng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay – Tác động của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật

Uông Ngọc Thuẩn

144

  1.  

Cơ chế quản lý và phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật - thực trạng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện

Phạm Thị Hoà

176

  1.  

Quá trình thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Phạm Minh Tuấn

190

  1.  

Vấn đề xã hội hoá đối với công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật - nhu cầu, thực trạng và những định hướng cơ bản

Đinh Ngọc Vượng

204

  1.  

Giáo dục pháp luật trong nhà trường ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Nguyễn Tất Viễn

219

  1.  

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án

Nguyễn Bích Thảo

232

  1.  

Mối tương quan giữa Luật Tiếp cận thông tin và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Nguyễn Thị Hạnh

244

  1.  

Tổ chức và hoạt động thông tin, tuyên truyền và phổ biến pháp luật ở một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay

Quách Dương

254

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

 

- PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, NXB Tư pháp - Chủ nhiệm Đề tài

- ThS. Nguyễn Thị Thạo, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - Thư ký Đề tài

- TS. Nguyễn Văn Quyền, Văn phòng Trung ương Đảng

- GS.VS. Nguyễn Duy Quý, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

- TS. Dương Thị Thanh Mai, Bộ Tư pháp

- TS. Phan Chí Hiếu, Học viện Tư pháp

- CVC. Phạm Thị Hòa, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

- TS. Phạm Minh Tuấn, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh Khu vực II

- PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

- CVC. Uông Ngọc Thuẩn, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

- ThS. Quách Văn Dương, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

- LG. Tô Thị Thu Hà, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

- ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ Pháp luật hình sự- hành chính, Bộ Tư pháp

- ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp

   và các cộng tác viên khác

 

 

 

 

 

 

                                                

Lời nói đầu

       

1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài

Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã xác định phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp của Nhà nước ta (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đòi hỏi một tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội. Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải trở thành hành động thực tế của mỗi thành viên. Quá trình hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế của Việt Nam đòi hỏi pháp luật phải minh bạch, công khai, được thực thi nghiêm chỉnh nhằm bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá chung hiện nay, ý thức pháp luật và thái độ chấp hành pháp luật trong xã hội còn kém. Hiện tượng vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vẫn vi phạm ở một bộ phận cán bộ và nhân dân tiếp tục diễn ra. Một số loại tội phạm có diễn biến phức tạp, chưa bị đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

 Trong 65 năm qua và nhất là từ sau khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, văn bản, nhiều chương trình, kế hoạch hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của xã hội. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm. Cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, làm cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, tạo một cơ chế pháp lý chặt chẽ và hành lang pháp lý cần thiết cho công tác PBGDPL trong tình hình mới.

Trong thông báo kết luận số 74/TB - TW ngày 08/5/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu :“đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn hiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và đồng bộ, tạo điều kiện để mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật...; nghiên cứu, ban hành đạo luật riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật”. Để có căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã cho triển khai đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật”.

2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam.

3.  Nhiệm vụ của Đề tài:

- Xác định nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sự cần thiết ban hành Luật.

- Đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước ta từ 1945 đến nay, tập trung vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ năm 1998 đến nay.

- Đề xuất xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động này.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Đề tài là phương pháp lịch sử cụ thể,  hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.

5. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận để xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, lịch sử của công tác này và thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật từ khi có Chỉ thị 32/CT - TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng đến nay.

 

*Các tài liệu trong tập này gồm:

-  Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

- Các chuyên đề khoa học của đề tài

* Cơ cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài gồm 4 phần:

I. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 19456 đến nay

II. Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay

III. Kinh nghiệm hoạt động  phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng đối với Việt Nam

IV. Những vấn đề đặt ra khi xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn Viện khoa học pháp lý, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ; Sở Tư pháp các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Cần Thơ, Tiền Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nội... và các tổ chức pháp chế Bộ, ngành: Vụ pháp chế Bộ Nội vụ, Vụ pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ pháp chế Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội... cùng nhiều tổ chức, các nhân khác đã tận tình giúp đỡ các thành viên của Nhóm Đề tài trong quá trình triển khai nhiệm vụ nghiên cứu.

                                                                       

                                                                      Hà Nội, tháng 10 năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt 65 năm qua (1945-2010), Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có nhiều chủ trương, định hướng để ngày càng đưa công tác này đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình hiện nay, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã và đang đặt ra như là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, từng bước xây dựng và hình thành lối sống và làm việc pháp luật trong xã hội chính là góp phần đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước ta có thể thấy trong hoàn cảnh nào, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được quan tâm và chú ý, tuy có thể ở các mức độ khác nhau.

1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1945 – 1960

Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, trong Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã công bố Danh sách Nội các thống nhất quốc gia có 13 Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay trong phiên họp của Chính phủ ngày 03 tháng 9 năm 1945, trong số những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền nhân dân còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chống lại những thói xấu mà thực dân Pháp đã đầu độc nhân dân ta sau 80 năm thống trị. 

Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin - Tuyên truyền (năm 1946 đổi thành Bộ Tuyên truyền và cổ động, năm 1954 đổi thành Bộ Tuyên truyền) là những bộ được thành lập ngay từ ngày đầu, có vai trò rất quan trọng trong phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật của nhà nước ta. Ngày 01/12/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 37 về tổ chức Bộ Tư pháp, trong đó quy định nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật. Nghị định này là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Liên quan đến hoạt động tuyên truyền pháp luật, Điều 1 của Nghị định đã quy định một số đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm triển khai hoạt động này như: Phòng sự vụ nội bộ thuộc Phòng Nhất thực hiện nhiệm vụ Thư tín chính trị - Phân phát công văn - Việc xin yết kiến - Việc công bố các đạo luật và sắc lệnh – Đưa các bản đăng công báo – Giao thiệp với Nghị viện và Chính phủ - Triệu tập các uỷ ban…Trông coi thư viện và các báo chí của Bộ - Giữ các kiềm ấn.

Bộ Tư pháp phải đảm đương nhiều công việc khác nhau nhưng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã bắt đầu được quan tâm. Điều này được thể hiện qua việc cho đăng Công báo các văn bản pháp luật, một cách thức xác lập tính pháp lý cho các văn bản, đồng thời để thực hiện việc phổ biến văn bản pháp luật đó cho đội ngũ cán bộ Nhà nước. Bên cạnh đó, còn là hoạt động “huấn thị” các văn bản pháp luật (Nghị định của Nhà nước), thể hiện cách thức tổ chức triển khai các văn bản pháp luật đến đội ngũ cán bộ thực hiện trong những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng. Do những yếu tố khách quan, mặc dù hoạt động phổ biến các văn bản pháp luật chưa xác định mở rộng đối tượng đến nhân dân nhưng đã bước đầu được coi trọng, xác lập các hình thức, cách thức đầu tiên cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước ta. Bộ Tư pháp thời kỳ này quản lý cả cơ quan công tố và các toà án.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 19/12/1946. Bộ Tư pháp gấp rút sơ tán, công việc ngày càng khẩn trương. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật thời kỳ này được thông qua nhiều hình thức, trong dó có hoạt động xét xử của toà án. Theo Hiến pháp năm 1946 và các Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta thì Toà án giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Trong hoạt động xét xử của toà án, công tác hoà giải giữ một vai trò rất quan trọng, có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân bằng cách phân tích, lý giải, thuyết phục…nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Trong cách tổ chức toà án, thẩm quyền của toà án sơ cấp được chú trọng nhằm giải quyết triệt để mọi tranh chấp trong nhân dân một cách đơn giản, nhanh chóng gần giống như một tổ chức làm nhiệm vụ hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân với sự tham gia của Nhà nước (Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946), thông qua đó giáo dục nhân dân ý thức chấp hành pháp luật.

Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, đội ngũ cán bộ Tư pháp rất được coi trọng. Chính phủ đã coi cán bộ tư pháp là “bậc trí thức” có “trách nhiệm nặng nề và vẻ vang”, là phải “làm gương cho dân trong mọi việc”. Cán bộ Tư pháp là “viên chức của Chính phủ cộng hoà”, do đó “phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ”, “là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên phải nêu cao cái gương “phụ công thủ pháp”, “chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”. [1] Cán bộ tư pháp, những người trực tiếp thi hành pháp luật đồng thời là người đưa pháp luật đến với nhân dân, thực hiện công việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trực tiếp nắm bắt tình hình thực tế, từ đó làm cho dân hiểu, dân tin như Bác Hồ đã dạy: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ…, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” .[2]

Năm 1950 đã diễn ra cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất trên 3 phương diện: về luật pháp, về tố tụng và về tổ chức nhằm dân chủ hoá thêm một bước tổ chức và hoạt động tư pháp phù hợp với lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, “đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Cuộc cải cách đã thay đổi nhiều về cơ cấu tổ chức, một trong những sự thay đổi đó tập trung vào việc đẩy mạnh công tác hoà giải: ở cấp huyện cho thành lập Hội đồng hoà giải gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Trong điều kiện kháng chiến khó khăn, gian khổ, hoạt động này đã góp phần tích cực, ghi những dấu ấn đầu tiên trong việc thực hiện đưa pháp luật đến với nhân dân, hướng dẫn nhân dân tuân thủ những quy định của Nhà nước để giữ vững thành quả cuộc cách mạng cũng như ổn định xã hội để bảo vệ đất nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược đến thắng lợi cuối cùng.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Với đặc điểm của thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức lại nền hành chính ở miền Bắc, đồng thời tổ chức lại hệ thống tư pháp. Ngày 20/9/1955, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ V đã thông qua việc đổi tên Bộ Tuyên truyền thành Bộ Văn hóa.[3] (Sau nhiều lần đổi tên và thay đổi chức năng, nhiệm vụ, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Bộ Văn hóa lúc đó có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách và pháp luật.

Ngày 11/2/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 01/CP quy định nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tư pháp là: “Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật”.

Thực hiện các nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được xác định bao gồm các đơn vị: Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Tuyên giáo, Vụ nghiên cứu pháp luật, Trường cán bộ tư pháp, Văn phòng và một số phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Với những quy định này, lần đầu tiên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xác lập là một nhiệm vụ chủ yếu của ngành Tư pháp. Nghị định số 01 tạo lập cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận và đánh giá tầm quan trọng của công tác này, đưa hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật chính thức trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu của ngành tư pháp nói riêng và của Nhà nước nói chung.

2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1961 đến 1972

Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 đã khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân có nhiệm vụ tiến hành công tác giáo dục, tổ chức và hướng dẫn nhân dân thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng và củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ, thi hành đúng Hiến pháp và các luật lệ đã ban hành, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, vǎn hóa của nhân dân”. [4]

Theo Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ được thông qua ngày 14/7/1960, trong Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Các chức năng của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan như Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng (Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng) và một số cơ quan khác. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đó cũng bị phân tán. Tuy nhiên, vào cuối năm 1961, giữa Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng và Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng đã thoả thuận phân công về một số chức năng liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Theo đó, về chức năng tuyên truyền giáo dục pháp luật: Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tất cả các lĩnh vực, Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo các cấp toà án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trước các phiên toà. [5]

Trước đó, Luật tổ chức toà án nhân dân được thông qua vào ngày 14/7/1960 quy định về thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao: “…Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 21).

Tiếp đó, Pháp lệnh về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các toà án nhân dân địa phương ngày 23/3/1961 quy định nhiệm vụ của Chánh án toà án nhân dân tối cao :“…Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp, công tác đào tạo và giáo dục cán bộ toà án và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 6).

Như vậy, trong suốt một thời gian hơn 10 năm (1961-1972), hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế chia tách thành nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị, bộ, ngành cùng triển khai thực hiện. Điều này ít nhiều làm hoạt động này thiếu tập trung, hạn chế về hiệu quả hoạt động. Trước yêu cầu tập trung đẩy mạnh hoạt động pháp chế, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý Nhà nước bằng pháp luật, phục vụ tốt hơn nữa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1972, theo Nghị quyết số 133-NQ/QH/K4 ngày 14/9/1972 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Pháp chế của Hội đồng Chính phủ được thành lập. Đây là cơ quan có trách nhiệm “quản lý thống nhất công tác pháp chế của Hội đồng Chính phủ theo đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, làm cho pháp chế trở thành sức mạnh, uy quyền của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc quản lý kinh tế và các lĩnh vực công tác khác”.

Theo Nghị định số 190/CP ngày 9/10/1972 của Chính phủ, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Pháp chế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung rất cơ bản được quy định như sau:

2. Về thi hành pháp luật:

- Phối hợp với các ngành để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn việc thi hành pháp luật;

- Theo dõi việc thi hành pháp luật ở các ngành, các cấp và trong nhân dân; đề nghị với Hội đồng Chính phủ những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy việc thi hành đó.

Điều 4 của Nghị định quy định trong Uỷ ban pháp chế có Vụ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Triển khai các công việc ban đầu của Uỷ ban pháp chế, hoạt động tuyên truyền đã tập trung vào việc ra tờ Thông tin pháp chế, hình thức báo chí xuất bản đầu tiên để kịp thời thông tin, phổ biến về các hoạt động, sự kiện của ngành và các quy định của pháp luật (sau này Thông tin pháp chế được chuyển thành Tập san pháp chế XHCN năm 1977, tiếp đó được đổi thành thành Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 1992). Năm 1978 Nhà xuất bản Pháp lý được thành lập và hoạt động có hiệu quả cho đến khi sáp nhập với một số nhà xuất bản khác thành Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Từ năm 2003, Nhà xuất bản Tư pháp được thành lập và hoạt động với vị trí là một nhà xuất bản chuyên ngành về pháp luật.

Trong thời kỳ này, tuy về tổ chức có sự thay đổi, nhưng cũng như các hoạt động tư pháp khác, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn triển khai bình thường. Từ sau khi thành lập Uỷ ban pháp chế của Hội đồng Chính phủ thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có chuyển biến hơn. Hàng trăm văn bản pháp luật từ các đạo luật, đến các văn bản dưới luật được ban hành trong thời kỳ này đã được tổ chức triển khai, đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực trong thực tiễn quản lý đất nước. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình, tạo được lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật, vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có đóng góp rất quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt pháp luật và tư pháp, củng cố tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, tạo dựng cơ sở pháp lý quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trước yêu cầu mới xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã chỉ rõ “cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước đi vào khuôn phép và quy chế nghiêm chỉnh, thật sự tôn trọng quyền làm chủ tập thể và bảo đảm quyền lợi của công dân”. [6]

 

3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ 1981 đến nay

3.1. Từ 1981 đến 1998

Sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn này được đánh dấu bởi nhiều sự kiện quan trọng. Tháng 3 năm 1982, Đại hội  Đảng toàn quốc lần thứ V đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội chỉ rõ: “Nhà nước ta phải sử dụng đầy đủ cả quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế để giữ vững kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả chống các hành vi phạm pháp và các tệ nạn xã hội, khắc phục cho được tình hình không bình thường là nhiều luật và pháp lệnh đã ban hành không được thi hành nghiêm chỉnh, thậm chí không được thi hành. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương cần có thái độ kiên quyết và biện pháp cứng rắn ngăn ngừa và loại trừ các hành động vi phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thẳng tay trấn áp bọn phản cách mạng; trừng trị bọn bóc lột không chịu cải tạo, bọn lưu manh, côn đồ, bọn đầu cơ, buôn lậu, tham ô; xử lý nghiêm minh những cán bộ, nhân viên lợi dụng chức quyền để làm trái pháp luật.

Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục về pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. [7]

Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 được ban hành trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 đã quy định rõ nhiệm vụ của Hội đồng Bộ trưởng là: “ Tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, các lực lượng vũ trang và nhân dân” (Điều 15).

Cũng trong thời gian này, Bộ Tư pháp được tái lập. Ngày 22/11/1981, Nghị định số 143/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp được ban hành. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định, là: “Hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân viên Nhà nước và nhân dân” (Điều 2). Một lần nữa, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lại gắn trực tiếp với chức năng của Bộ Tư pháp. Để thực hiện nhiệm vụ, trong tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp tiếp tục có Vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật (trong Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật có Tập san Pháp chế XHCN và Nhà xuất bản pháp lý là hai cơ quan báo chí, xuất bản chuyên ngành pháp luật). Điểm nổi bật của thời kỳ này là cùng với việc tổ chức kiện toàn lại các vụ, đơn vị thành viên, thúc đẩy một bước công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã đặt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác trọng tâm, mũi nhọn của ngành Tư pháp. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bước đầu đã đi vào nền nếp, theo kế hoạch tuyên truyền được ban hành hàng năm. Ngành Tư pháp đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ về phổ biến pháp luật đến nhân dân cơ sở như: đưa cán bộ của Bộ xuống xã làm việc trong thời gian dài; tổ chức tiếp xúc với các đối tượng ở các lứa tuổi, giới, trình độ khác nhau để phổ biến các luật lệ về ruộng đất, hôn nhân và gia đình, trật tự an toàn xã hội…Nhiều địa phương mới thành lập Sở Tư pháp như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cao Bằng…cũng thực hiện theo kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần quản lý nhà nước bằng pháp luật khi ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 315/CT “Về việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, và cũng đánh giá rất cao vai trò của công tác PBGDPL khi khẳng định “Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng. Quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Trong điều kiện đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn trọng pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý "nội bộ". Không làm theo kiểu phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo "lễ" [8]

Ngày 22/10/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Chỉ thị  yêu cầu“Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”.

Các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII đều nhấn mạnh đến công tác tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [9] và “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia và các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”.[10]

Các văn kiện, chủ trương của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời kỳ này đều được định hướng theo quan điểm: phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng, không tách rời công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; và theo phương châm: thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh và thống nhất.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Hiến pháp năm 1992 được thông qua. Luật Tổ chức Chính phủ cũng được ban hành ngay trong năm 1992. Theo Luật  Tổ chức Chính phủ thì một trong những nhiệm vụ của Chính phủ là “Quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; báo cáo với Quốc hội về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm”(Điều 18).

Ngày 04/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp (thay thế Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981). Kế thừa các quy định của Nghị định số 143, Nghị định số 38 đã cụ thể hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là: “Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học…”(Điều 3)

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã từng bước được thể chế trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Để phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống pháp luật của nhà nước ta đã được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra ngày càng cao hơn.

3.2. Từ 1998 đến nay

Thực tiễn đòi hỏi cần có một chương trình, kế hoạch tổng thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhất là từ khi Hiến pháp 1992 được thông qua. Ngày 7/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTG về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 - 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo động lực nguồn quan trọng cho việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó, công tác này trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đó là: Lãnh đạo các cấp, các ngành đã có sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của mình. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai rộng khắp theo cơ chế phối hợp, thông qua hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố. Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tư pháp, đã thu hút được một lực lượng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tham gia. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu pháp luật, đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng Câu lạc bộ pháp luật, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở; thông qua tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động…

Nhìn chung, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần đi vào nền nếp, theo kế hoạch, chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm hơn trước. Nội dung phổ biến pháp luật đã chú trọng gắn với từng nhóm đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, yêu cầu nhiệm vụ của bộ, ngành. Nhiều nội dung pháp luật đã đi vào cuộc sống, đến được với các tầng lớp nhân dân. Qua tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Luật tổ chức Chính phủ đã được ban hành năm 2001 tiếp tục quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (Điều 18). Về cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 vẫn là Bộ Tư pháp:

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

a) Thống nhất quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

b) Thông tin pháp luật, biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học;

…11. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2007 (thay thế Nghị định số 62/2003/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đã giao cho Bộ Tư pháp các nhiệm vụ:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.

 Một số đạo luật cũng đã quy định rõ nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ “tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật”....“tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước”. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định HĐND có nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Còn Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Trong những bước chuyển mạnh của công tác phổ biến giáo dục pháp luật những năm đầu của thế kỷ XXI, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới đặt ra mục tiêu hoạt động của công tác này: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động… nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân”.

Đối với ngành tư pháp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn này vẫn được coi là một trong những mũi nhọn của ngành Tư pháp. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ, tạo đà cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thường xuyên, liên tục, dài hơi hơn, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, trong đó đã đưa ra các đề án cụ thể về phổ biến, giáo dục pháp luật để triển khai thực hiện với từng đối tượng, địa bàn cụ thể.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tạo được sự nhận thức thống nhất và sâu sắc hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong những năm tới, góp phần tích cực vào việc xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của mọi công dân. Phải làm sao để “tinh thần pháp luật phải ngấm, thấm vào từng công việc, hoạt động của nhà nước, của xã hội, và chỉ trong trường hợp đó, các quyền dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền của công dân và của cả cộng đồng mới được đảm bảo” như lời phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp ngày 08/01/2003.

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) ban hành Chỉ thị số 32 - CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”. Có thể coi việc ban hành Chỉ thị số 32 là một bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chỉ thị được ban hành là cơ sở quan trọng tạo nên sự thống nhất trong ý chí và hành động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật, nâng cao văn hoá pháp lý cho nhân dân, phát huy nhân tố con người, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ thị xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị số 32 - CT/TW, ngày 16/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 (gọi tắt là Chương trình 212). Với mục tiêu nhằm tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, trong đó đã đề nhiệm vụ rất quan trọng là "phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn. Hình thành Trung tâm Thông tin pháp luật quốc gia, phát triển mạng lưới thông tin pháp luật". Sau đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” được ban hành cũng thể hiện rõ quan điểm về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của pháp luật và nhiệm vụ đưa pháp luật vào cuộc sống.

 Ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW (diễn ra vào trung tuần tháng 4 năm 2007 tại Hà Nội), Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) ra Thông báo Kết luận số 74-TB/TW "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân".

Trước yêu cầu mới về công tác tư tưởng, ngày 15/10/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 17 - CT/TW về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Chỉ thị này có tác dụng rất lớn trong việc củng cố và đổi mới công tác tuyên truyền miệng về pháp luật.

Thực hiện Thông báo Kết luận số 74-TB/TW, ngày 07/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32 -CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg). Mục tiêu chung của Chương trình là: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hiện nay, chương trình đang được triển khai với 4 Đề án trọng tâm của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tóm lại: Ngay từ những ngày đầu của chính quyền dân chủ nhân dân, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên do điều kiện đất nước phải tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc nên quy mô và mức độ của hoạt động này ở mỗi giai đoạn khác nhau có khác nhau. Thường là trong thời kỳ chiến tranh, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật được lồng ghép với công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng, về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ tổ quốc XHCN, với giáo dục đạo đức cách mạng và xây dựng con người mới XHCN. Đến khi đất nước thống nhất, kinh tế được khôi phục, vết thương chiến tranh được dần dần hàn gắn, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tiến hành ở quy mô và mức độ rộng hơn, trong quá trình tăng cường pháp chế XHCN. Từ khi chủ trương của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN được khẳng định và được thể chế hoá trong Hiến pháp thì công tác này đã được thực hiện ở một tầm cao mới, có chiều sâu hơn. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính tối thượng của luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách mang tính quyết định trong việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trước yêu cầu và tình hình mới. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật.       

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC HIỆN NAY

Trải qua nhiều thử nghiệm với nhiều mô hình và cách thức vận động, triển khai thực hiện khác nhau, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay đang đứng trước yêu cầu nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, toàn diện, khách quan, phát hiện những bất cập nảy sinh để có những điều chỉnh cần thiết, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, công tác PBGDPL hiện nay cần được nhìn nhận và đánh giá ở các khía cạnh sau:

1. Các quy định pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật và tác động của chúng đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Các quy định pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện ở những điều khoản chung của một số đạo luật và ở những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương.

 

1.1. Những quy định trong các đạo luật

  - Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hoá, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới”.

 - Luật tổ chức Chính phủ (được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001) tại Điều 8 quy định nhiệm vụ của Chính phủ là “Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”.

- Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.

- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Còn Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương. 

- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002); Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002), Luật Giáo dục, Luật trợ giúp pháp lý, Luật luật sư và một số đạo luật khác được ban hành trong những năm gần đây đều có những quy định liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

1.2. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm:

 - Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước;

 - Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;

- Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ đã ban hành về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong đó, Chính phủ đã đề ra các chủ trương và giải pháp tổng thể để thực hiện công tác này;

- Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

- Quyết định số 37/2008-QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012;

- Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg  ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật;

- Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo.

Ngoài ra còn rất nhiều văn bản của Bộ Tư pháp, của các bộ ngành, của chính quyền địa phương, của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp được ban hành nhằm triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình.

1.3. Các văn bản, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành gồm:

- Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-TC-TP ngày 28 tháng 01 năm 1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn;

- Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/9/1999 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Hội Nông dân Việt Nam về phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người;

- Chương trình phối hợp số 253/BTP-TSPL ngày 02 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa – Thông tin (trước đây), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) triển khai Quyết định số 1067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình phối hợp số 02/2002/CTPH-TP-ND ngày 01/02/2002 của Bộ Tư pháp và Hội Nông dân Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân;

- Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-HPN ngày 02/10/2002 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

- Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN  ngày 07/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học;

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với cựu chiến binh;

- Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Ngoài ra, nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng đã ký kết các văn bản liên ngành về phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình như Kế hoạch liên ngành, Chương trình phối hợp, Kế hoạch phối hợp…

Nhận xét chung về các quy định pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật:

 Với việc ban hành thể chế như đã nêu ở trên đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay đã có được cơ sở pháp lý tối thiểu. Tuy chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhưng nhìn chung, các quy định, các văn bản pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật đã hình thành khung pháp lý bước đầu làm căn cứ cho việc triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là các hoạt động phối hợp và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Các quy định này được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở với hiệu lực pháp lý khác nhau đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh kịp thời về tổ chức, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và các vấn đề liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở, từ các cơ quan nhà nước đến các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân, từng bước phát huy hiệu lực, tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bước đầu phát huy được vai trò chủ động của các bộ, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh những quy định pháp luật mang tính chuyên sâu về phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn được điều chỉnh và chịu tác động bởi các quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác như trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở, tố tụng tư pháp.

Trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đời sống xã hội, các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực này đã được triển khai thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau với nhiều nhóm chủ thể khác nhau. Nhìn chung, phổ biến, giáo dục pháp luật đã, đang và sẽ được các cấp uỷ đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể xã hội từ trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Tổ chức, đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở từng bước được củng cố và phát triển, đóng góp tích cực cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cũng như việc định hướng nội dung, đổi mới hình thức, tăng cường các nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm thực hiện tốt hơn.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, các văn bản pháp luật nói trên đã tạo đà mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bằng sự điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp luật hiện hành, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được đẩy mạnh hơn, thúc đẩy nhanh hơn việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua đó, nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân sẽ được nâng lên, từng bước giảm vi phạm pháp luật, góp phần lành mạnh hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển đất nước một cách có kỷ cương và bền vững.

2. Tổ chức quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay bao gồm:

- Bộ Tư pháp: là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ quan chuyên môn của Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng xây dựng và "trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học".[11]

- Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành: Tại các Bộ, ngành một trong những nhiệm vụ của các tổ chức pháp chế là thực hiện PBGDPL.[12] Hiện tại các tổ chức pháp chế được thành lập ở tất cả 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ (Vụ, Phòng, Ban pháp chế). Một số bộ đã thành lập tổ chức pháp chế ( Vụ pháp chế) của các đơn vị trực thuộc như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và một số bộ đã bố trí cán bộ trực tiếp theo dõi và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo ngành dọc. Các cơ quan trung ương của các Đoàn thể cũng có các tổ chức pháp chế như một đơn vị cấp vụ ( Ban Dân chủ và pháp luật của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chính sách và luật pháp của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam…)

Ở địa phương, cơ quan tư pháp địa phương là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ở cấp tỉnh, Sở Tư pháp đã kiện toàn cơ bản bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập riêng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật trong Sở Tư pháp. Hầu hết các đơn vị cấp huyện trong cả nước đã thành lập lại Phòng Tư pháp, trong đó có bố trí cán bộ chuyên trách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhiều sở, ban, ngành cấp tỉnh thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí cán bộ pháp chế thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở cấp xã, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công chức tư pháp - hộ tịch. Tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật còn các công chức khác.

2.2. Tổ chức phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với thành viên là đại diện các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội.

Nhiều bộ, ngành, đoàn thể đã thành lập Hội đồng phối hợp hoặc Ban chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiện nay 14 Bộ, ngành ở Trung ương có Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Có nơi Bộ trưởng trực tiếp làm chủ tịch Hội đồng (Bộ Nội vụ). Có Bộ đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các tổ chức, đơn vị của mình (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo...). Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh. Gần 100% huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phối hợp cấp huyện; gần 80% đơn vị cấp xã cũng đã thành lập Hội đồng phối hợp. Đặc biệt, có doanh nghiệp đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên than Na Dương ở Lạng Sơn; huyện U Minh của tỉnh Cà Mau thành lập được 04 Hội đồng tại các Công ty lâm nghiệp...)

Nhìn chung, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp, các ngành đã duy trì hoạt động đều đặn, nâng cao tính chủ động trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tham gia Hội đồng có đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành nên đối với những nơi Hội đồng hoạt động tốt, đã phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú. Trong số những người làm công tác này, có thể phân chủ yếu thành 2 loại: những người làm chuyên trách (hoặc bán chuyên trách) và những người tham gia khác.

3.1. Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

-  Cán bộ tư pháp và cán bộ các tổ chức pháp chế:

Tại Bộ Tư pháp, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật có trên 20 cán bộ, công chức. Ở 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 6 cơ quan thuộc Chính phủ có hơn 500 người làm công tác pháp chế. Ở các Sở Tư pháp thường có từ 3 - 5 cán bộ thuộc biên chế Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh bình quân mỗi cơ quan có từ 1-3 cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm (Hà Nội có 64 cán bộ chuyên trách, 50 cán bộ kiêm nhiệm, Đà Nẵng có 4 cán bộ chuyên trách, 14 cán bộ kiêm nhiệm…). Các Phòng Tư pháp cấp huyện có từ 1 - 2 cán bộ trực tiếp hoặc tham gia làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các doanh nghiệp nhà nước cũng có các bán bộ pháp chế thực hiện kiêm nhiệm công tác này.

- Báo cáo viên pháp luật:

Ở Trung ương, ngày 9/7/1999, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật. (Gần đây nhất, ngày 05 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số18/2010/TT-BTP quy định về Báo cáo viên pháp luật). Theo số liệu của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, tính đến năm 2010, cả nước có trên 200 báo cáo viên pháp luật trung ương, gần báo cáo viên 5000 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, hơn 15.000 báo cáo viên cấp huyện.

3.2. Những người khác tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tuyên truyền viên pháp luật: Nhiều địa phương đã ban hành quy chế về tuyên truyền viên pháp luật và bước  đầu xây dựng lực lượng này ở cơ sở (Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ngãi). Họ là nhóm nòng cốt tại cộng đồng dân cư, là các hoà giải viên, cán bộ đoàn thể ở cơ sở, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, trưởng thôn, bản, già làng, tổ trưởng dân phố, cụm dân cư, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng... Có bộ, ngành tổ chức được mạng lưới cả báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo ngành dọc xuống tận huyện, có nơi đến tận cấp xã.

- Đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường không chuyên luật (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học không chuyên luật) tương đối đông đảo. Thời gian qua, đội ngũ này đã được tăng lên cả về số lượng và chất lượng (trong đó có một bộ phận là giáo viên chuyên trách được đào tạo cơ bản về luật).

- Các phóng viên, biên tập viên chuyên mục, chương trình pháp luật của các cơ quan báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình cũng tham gia rất nhiều vào công tác PBGDPL. Bằng chính các hoạt động nghiệp vụ báo chí của mình, họ đã góp phần chuyển tải các thông tin pháp luật đến mọi vùng, miền, với nhiều đối tượng khác nhau.   

- Đội ngũ báo cáo viên tuyên huấn của Đảng, giáo viên các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cũng  đã có những đóng góp tích cực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn tuyên truyền  đường lối, chủ trương của Đảng với tuyên truyền  pháp luật.

- Các cán bộ, nhân viên các cơ quan pháp luật như tòa án, viện kiểm sát, công an…trong thực thi nhiệm vụ của mình cũng đã tham gia tích cực vào PBGDPL.

Tham gia vào công tác này còn có cả các hòa giải viên, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín trong cộng đồng như già làng, trưởng bản…

4.  Kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

4.1. Về đối tượng được tuyên truyền

Phổ biến, giáo dục pháp luật đã hướng tới tất cả đối tượng. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, điều kiện, thời gian cụ thể mà phạm vi đối tượng có khác nhau: đại trà, hạn chế, phổ thông, chuyên trách, thậm chí cả đối tượng cá biệt. Nhìn chung, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng theo nhóm được thực hiện nhiều hơn. Việc phân nhóm đối tượng dựa trên trình độ, năng lực, điều kiện, tính chất công tác, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước quản lý xã hội. Ví dụ như nông dân, công nhân, hoặc thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, những người khuyết tật…

4.2. Nội dung pháp luật được tuyên truyền

Nội dung pháp luật được tuyên truyền được định hướng trong từng giai đoạn cụ thể đã bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng trong phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương. Nội dung pháp luật được tuyên truyền khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dân sự, kinh tế (như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp...); Quyền dân chủ của công dân (như Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; pháp luật về dân chủ ở cơ sở...); An ninh, trật tự (như Bộ luật Hình sự, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Luật Biên giới quốc gia, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm...); Hội nhập kinh tế quốc tế (như Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, các quy định liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO...); Văn hoá - xã hội (như Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Khoa học và công nghệ, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo...); Phòng chống tham nhũng, lãng phí (Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí). Sự định hướng đúng và phù hợp về nội dung tuyên truyền đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Nội dung pháp luật được lựa chọn để phổ biến đảm bảo được yêu cầu phù hợp, sát thực với từng đối tượng, địa bàn; trong đó chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể để nâng cao tính hướng dẫn thực hiện, phổ biến đồng đều giữa pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, công việc của đối tượng và các văn bản pháp luật mới ban hành đáp ứng cơ bản nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người được tuyên truyền. Đã tập trung cho việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật trong các đợt cao điểm diễn ra sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng (bầu cử đại biểu Quốc hội, lễ hội lớn, hội nghị quốc tế...). Các văn bản pháp luật do chính quyền địa phương ban hành được quan tâm phổ biến nhiều hơn.

4.3. Các hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

Các hình thức, biện pháp tuyên truyền truyền thống được vận dụng linh hoạt, sáng tạo; đã chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại; sáng kiến hình thức tuyên truyền mới phù hợp, có hiệu quả tiếp tục sử dụng và nhân rộng. Cụ thể:

- Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền chiếm ưu thế, hiện được tất cả bộ, ngành, địa phương sử dụng thường xuyên, thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lớp tập huấn và một số hoạt động khác, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền kiến thức pháp luật trong các buổi họp thôn.... Hình thức này tiếp tục được đẩy mạnh theo tinh thần Chỉ thị số 17 - CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Hình thức này ngày càng được cải tiến và sử dụng có hiệu quả qua các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương, các chuyên trang, chuyên mục trên các loại báo chí, hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Hệ thống đài phát thanh hầu hết các huyện, xã đều có chương trình, chuyên mục phát thanh pháp luật. Gần 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước đã có hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Đối với những vùng, miền có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng dân tộc ít người, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua đài phát thanh, truyền hình, chiếu phim lưu động đã phát huy được hiệu quả.

- Thông qua tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn và phát hành khá phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau, từng bước được cải tiến về hình thức, nội dung để hấp dẫn người đọc, người xem. Đó là các Đề cương giới thiệu, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh; Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng (băng tiếng, băng hình) với các nội dung pháp luật đơn giản, ngắn gọn và các cuộc nói chuyện về pháp luật, các tiểu phẩm vui về các tình huống pháp luật bằng cả tiếng phổ thông và tiếng một số dân tộc ít người để phát lại trên loa truyền thanh đã được nhân rộng.

Thông qua các loại bản tin: Tin nội bộ, tin hoạt động tư pháp được xây dựng, phát hành ở nhiều nơi và duy trì đều đặn hơn với số lượng phát hành lớn, chú trọng gắn hoạt động, thời sự của ngành, cơ quan với thông tin, phổ biến pháp luật (giới thiệu văn bản mới, câu chuyện pháp luật, gương điển hình).

 - Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được đổi mới về cách thức và được thực hiện thông qua nhiều phương tiện. Trong 5 năm thực hiện Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2003 - 2007, cả nước đã tổ chức được 44.562 cuộc thi, hội thi và 176.291 cuộc giao lưu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ lồng ghép nội dung pháp luật. Các hình thức thi sân khấu hoá, hái hoa dân chủ, thi theo chủ đề có nội dung phong phú, sát thực được nhân rộng trên cả nước như "Nông dân và pháp luật", "Chủ tịch xã giỏi", "Hoà giải viên giỏi", "Nông dân lái xe an toàn", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Công chức Tư pháp-Hộ tịch giỏi", "Nhà nông đua tài"... Việc tổ chức thi qua mạng, gửi tin nhắn điện thoại với chủ đề tìm hiểu pháp luật trở nên phổ biến hơn. Ngoài việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao trên phạm vi toàn quốc (thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 1999, Luật giao thông đường bộ, Luật cư trú...), nhiều bộ, ngành, địa phương còn chú trọng, chủ động tổ chức thi tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng cụ thể. Các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ lồng ghép nội dung thi pháp luật được tổ chức thường xuyên giúp cán bộ, nhân dân nắm bắt pháp luật thuận tiện, kịp thời.

- Thông qua Tủ sách pháp luật: Tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật, túi sách pháp luật được xây dựng ở gần 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước và ở rất nhiều các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Các điểm bưu điện văn hoá cũng góp phần tích cực trong việc tuyên truyền pháp luật đến nhân dân. Thành phố Hồ Chí Minh có 2.507 tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật đặt tại xã, phường, thị trấn, khu phố, tổ dân phố, trường học, doanh nghiệp với 69.404 đầu sách; 90% cơ quan, đơn vị tại sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện có tủ sách pháp luật (Tiền Giang); 500 giỏ sách pháp luật đặt tại khu nhà trọ của người lao động (Bình Dương... ). Nhiều nơi chủ động sáng kiến đưa ra các biện pháp quản lý tủ sách pháp luật bước đầu đem lại hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng tủ sách: thực hiện luân chuyển sách định kỳ 3-4lần/năm; rà soát và bổ sung đầu sách theo hình thức đầu tư mua sách mới, luân chuyển sách, quyên góp sách, tặng sách; thay đổi vị trí đặt tủ sách pháp luật; áp dụng mô hình "tủ sách pháp luật gia đình"…

- Thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh tư vấn, trợ giúp lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động tiếp tục được tăng cường tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thông qua hoạt động Hoà giải ở cơ sở: Hoạt động hoà giải ở cơ sở giải quyết nhiều mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, nâng cao hiểu biết pháp luật. Có nhiều sáng kiến hay, biện pháp hợp lý để xây dựng và duy trì có hiệu quả tổ hoà giải ở cơ sở như mô hình tổ hoà giải "5 tốt" (thành phố Hà Nội), "Tổ hoà giải-tuyên truyền pháp luật" (Hậu Giang)…

- Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường: Giáo dục công dân trở thành môn học bắt buộc ở cấp giáo dục phổ thông. 100% trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không chuyên luật đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy. Nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn học giáo dục công dân và nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo cử nhân luật được cải tiến phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo của đất nước. Phương pháp giáo dục pháp luật đổi mới theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên, học sinh trong nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật. Bên cạnh đó, các trường học còn coi trọng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong giảng dạy các môn học, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt công dân - học sinh, hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ... Bắt đầu triển khai thí điểm đưa vào cơ sở giáo dục mầm non một số nội dung liên quan đến pháp luật. Nhiều địa phương đã phối hợp đưa chương trình giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội vào trường học (Ninh Bình), thành lập Trung tâm học tập cộng đồng (Thái Bình) để nhân dân mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đến học pháp luật, tổ chức phiên toà "tập sự" xét xử các tội phạm liên quan đến ma tuý, mại dâm, gây rối trật tự công cộng cho sinh viên và thanh niên (Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Thanh đoàn thành phố Hồ Chí Minh).

- Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình câu lạc bộ khác:  Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình câu lạc bộ khác không chỉ tăng nhiều về số lượng mà đã duy trì sinh hoạt đều đặn và có chất lượng hơn, chú trọng nội dung sinh hoạt theo chuyên đề. Có nhiều loại hình câu lạc bộ khác mới thành lập (Câu lạc bộ sau cai nghiện, Câu lạc bộ giáo dục pháp luật ở các trường học, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hoá, Câu lạc bộ bạn trẻ ở khu nhà trọ...) nhưng đã đảm bảo có nội dung pháp luật trong sinh hoạt định kỳ. Nhiều câu lạc bộ chú trọng đến hội nhập quốc tế trong sinh hoạt (Tiền Giang), sáng kiến đưa pháp luật đến với hội viên và nhân dân bằng cách tổ chức cho người dân tự tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng dưới sự hướng dẫn của các thành viên câu lạc bộ (Bắc Giang), tổ chức sinh hoạt định kỳ theo tuần (Hưng Yên), sinh hoạt theo chuyên đề...

- Phổ biến pháp luật qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan Viện kiểm sát, Công an, Toà án... Thông qua xét xử, điều tra, truy tố, các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Công an có điều kiện thuận lợi để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, tạm giam và những người tham dự, theo dõi phiên toà... Các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát, Công an nhiều địa phương thường xuyên tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn của mình. Ngành Toà án đẩy mạnh hoạt động xét xử lưu động các vụ án tại địa điểm xảy ra vụ án hoặc nơi người phạm tội cư trú, có Toà án đã giao chỉ tiêu xét xử lưu động cho Toà án cấp dưới. Toà án quân sự các cấp đưa hàng trăm vụ án điển hình ra xét xử lưu động kết hợp với tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Số vụ án được xét xử lưu động tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã góp phần răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người phạm tội, người tham dự phiên toà. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động thực thi công vụ của cơ quan Thanh tra, kiểm lâm, hải quan, quản lý thị trường, thi hành án, của các Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND... lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới cán bộ, nhân dân cũng đang được các ngành, địa phương tổ chức thực hiện (định kỳ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại - tố cáo, qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội…).

- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, các phong trào vận động, lễ hội truyền thống, văn hoá... Thông qua xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước để phổ biến, giáo dục pháp luật được vận dụng phổ biến hầu hết ở địa phương. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương còn triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với các cuộc vận động lớn mang ý nghĩa chính trị, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá (Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở). Xây dựng các phong trào phù hợp với đối tượng để phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm (phong trào "bốn không" ở Gia Lai: thôn, làng không có người vi phạm pháp luật; không có khiếu kiện trái pháp luật, đông người, kéo dài; không có người vượt biên trái phép; không có người tham gia tổ chức phản động Fulro); phong trào 3 không ở Lâm Đồng ("không tin, không theo, không nghe"); mô hình " điểm sáng vùng cao" (Nghệ An), lồng ghép phổ biến pháp luật trong các lễ hội truyền thống, văn hoá như "lễ hội ăn thề với rừng"  (Gia Lai, Lao Cai), tuyên truyền pháp luật trên thuyền văn hoá (Cần Thơ), "lễ hội văn hoá miền biển" (Bình Định).

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc ứng dụng công nghệ - thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật được các bộ, ngành ở trung ương, sở, ban, ngành tất cả các địa phương sử dụng phổ biến, thường xuyên. Tất cả bộ, cơ quan ngang bộ đã kết nối mạng Internet, xây dựng Website, sử dụng mạng LAN trong PBGDPL, có cổng thông tin điện tử riêng, đưa văn bản pháp luật mới ban hành trên mạng thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài, xây dựng phần mềm giao lưu trực tuyến. 100% UBND cấp tỉnh đã nối mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet, nhiều huyện, xã đã ứng dụng Internet trong PBGDPL, xây dựng trang web về PBGDPL. Việc lấy ý kiến nhân dân về các Dự án Luật, Pháp lệnh, Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương, địa phương cũng phản ánh được thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật đang xây dựng và hoàn thiện, tạo thuận lợi lớn cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Một số hình thức khác đang thử nghiệm áp dụng như Ngày pháp luật (ngành Tư pháp), đối thoại chính quyền với dân, giao lưu giữa lãnh đạo chính quyền với những người vi phạm pháp luật (Ninh Bình, Đà Nẵng).

4.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm hơn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05-8-2005 và vừa qua Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư mới số 73/2010 TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (thay thế Thông tư 63/2005/TT-BTC). Các bộ, ngành đều bố trí kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong kế hoạch ngân sách năm của mình. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết cấp huyện đều phê duyệt kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời phù hợp với tình hình địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định...). Riêng đối với cấp xã, phường, thị trấn, kinh phí PBGDPL chưa có mục chi riêng mà thuộc mục chi chung cho hoạt động nghiệp vụ khác. Nhiều địa phương mức kinh phí tăng so với năm trước. Cũng có nơi đã nhận được hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; huy động được sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc đầu tư, trang bị phương tiện hiện đại (máy chiếu, máy quay, máy chụp ảnh, xe ô tô lưu động...) đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được coi trọng và triển khai một cách thuận lợi hơn trước nhiều.

4.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam đã được sự ủng hộ của một số tổ chức quốc tế và các nước: UNDP, ADB, CIDA, DANIDA, Quỹ Châu Á, Viện KAS của CHLB Đức,  trong đó có một số hoạt động:

- Hỗ trợ thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hỗ trợ việc biên soạn và phát hành các loại tài liệu, cung cấp thông tin;

- Thực hiện một số dự án điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương;

- Tổ chức các Toạ đàm về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Tổ chức khảo sát ở một số nước để học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực phổ biến pháp luật đến công chúng.

Các hoạt động hợp tác với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế và các nước đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ, hợp tác trong lĩnh vực này còn hạn chế, tản mạn, chưa đáng kể. Một số nhà tài trợ đang trong giai đoạn tìm hiểu tình hình về lĩnh vực này. Thông tin hai chiều và đa chiều về lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đầy đủ, chưa kịp thời.

5. Hạn chế của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay

Về thể chế, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình.

Mặc dù đã có được cơ sở pháp lý làm nền móng cho việc triển khai các hoạt động nhưng nhìn chung, các quy định, các văn bản pháp luật hiện hành về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn rất tản mạn, khó thực hiện, chưa đồng bộ, nằm rải rác ở nhiều văn bản, chưa được hệ thống hoá, pháp điển hoá. Các quy định này mới chỉ quy định nội dung, cách thức, biện pháp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, nhiệm vụ của các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật mà chưa quy định trách nhiệm pháp lý ràng buộc đối với các chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều này dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn khá lỏng lẻo. Do vậy, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn thiếu hẳn tính đồng bộ, còn mang tính tình thế, chắp vá, chất lượng, hiệu quả  tuy dần dần được cải thiện nhưng vẫn còn cách quá xa so với  yêu cầu, đòi hỏi của một nền văn hóa pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN.

Cũng do chưa có quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, đặc biệt trong việc bảm đảm ngân sách nhà nước và nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể xã hội và cá nhân nên kinh phí bố trí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn khó khăn. Trong khi đó, việc huy động các nguồn kinh phí khác từ xã hội lại chưa có cơ chế nên càng khó khăn hơn.

Về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế:

- Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, bộ, ngành, địa phương và nhận thức chung của xã hội về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này.

- Trong điều kiện pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, với nội dung đa dạng, phức tạp, điều chỉnh nhiều loại quan hệ của đời sống xã hội phục vụ tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu bức thiết của tình hình mới. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở nhiều nơi vẫn còn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào những nội dung pháp luật mà người dân cần.

- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú, song nhìn chung hiệu quả còn chưa cao. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật còn tản mạn, chưa đồng bộ, chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hay nghị quyết của Quốc hội nên việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp lụat gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xác định và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

- Việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài; việc phổ biến, tuyên truyền về pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước là đối tác, thậm chí là đối tác chiến lược của Việt Nam là một nhu cầu rất lớn và có tính thời sự, nhưng thời gian qua hoạt động này chưa thực hiện được nhiều.

- Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này, nhất là ở địa phương, cơ sở. Do chưa có cơ sở pháp lý đủ mạnh và do thực tế thu ngân sách nên bộ, ngành, địa phương nào quan tâm nhiều đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì kinh phí cho phổ biến, giáo dục pháp luật được bố trí thích hợp. Còn địa phương nào ít quan tâm thì bố trí kinh phí ít, dẫn đến sự không đồng đều trong mặt bằng công tác phổ biến, giáo dục pháp lụat ở các bộ, ngành, địa phương.

III. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI  VÀ KHẢ NĂNG  VẬN  DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên thế giới rất đa dạng. Có thể khái quát 2 mô hình chủ yếu trong tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên thế giới thành mô hình “đẩy” và mô hình “kéo”.

Ở các nước đang phát triển, Nhà nước tập trung đầu tư lớn cho công việc này, coi đó là trách nhiệm chính của Nhà nước (thường gọi là Mô hình đẩy), trong đó:

- Nhà nước tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến cho người dân bằng nhiều hình thức

- Kết hợp với việc người dân tự tìm hiểu nhưng vai trò của nhà nước vẫn là chủ đạo.

   Đối với các nước phát triển, thì vai trò của Nhà nước trong PBGDL không lớn như ở các nước đang phát triển (thường gọi là Mô hình kéo), trong đó:

- Người dân tự tìm hiểu, tự học tập trong công việc và trong cuộc sống thực tế, bằng sự trải nghiệm của mình hoặc khi cần thiết, có thể thuê dịch vụ pháp lý.

- Nhà nước hỗ trợ một phần như trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật không thu phí đối với những đối tượng thiệt thòi hay yếu thế trong xã hội...

Thông tin về hoạt động PBGDPL dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn mô hình ở mỗi quốc gia.

1. Thái Lan

Thái Lan không có cơ quan chuyên trách quản lý và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều cơ quan Nhà nước và các tổ chức tư nhân như: Bộ Tư pháp, Viện Công tố, Toà án, Hiệp hội luật sư, Trường đại học, Công ty luật… (Ví dụ, Hiệp hội luật sư có Văn phòng thông tin chuyên phổ biến, thông tin các văn bản pháp luật mới; đồng thời có riêng kênh 11 trên Đài truyền hình Thái Lan, mỗi tháng phát 2 lần về một số nội dung pháp luật. Khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Thammasat thường có các hoạt động phổ biến pháp luật cho người dân và tổ chức các đợt bồi dưỡng ngắn về kiến thức pháp luật cho đội ngũ lãnh đạo chính quyền cơ sở…).

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thường được sử dụng là giảng, diễn thuyết về pháp luật cho nhân dân ở các khu dân cư thông qua các Công tố viên, giảng viên Khoa luật của Trường Đại học, các luật sư… và xuất bản tài liệu, sách pháp luật. Để công tác tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả, công tác này phải dựa vào cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, với phương châm đáp ứng yêu cầu của người dân chứ không phải áp đặt theo ý chí của các cơ quan Nhà nước.

Trong các trường phổ thông, học sinh được học môn Những vấn đề cơ bản về pháp luật; các trường đại học có môn Pháp luật.

Bộ Tư pháp Thái Lan có Vụ Bảo vệ các quyền tự do của công dân. Một trong những chức năng của Vụ Bảo vệ các quyền tự do của công dân là giáo dục người dân thi hành pháp luật; tạo cơ hội, khuyến khích nhân dân tham gia vào các hoạt động tư pháp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.

Họat động trợ giúp pháp lý chủ yếu do các luật sư tiến hành. Hiệp hội luật sư Thái Lan có Uỷ ban về trợ giúp pháp lý – là bộ phận lớn nhất của Hiệp hội. Hiệp hội thường xuyên cử luật sư tình nguyện đến các Toà án thực hiện tư vấn miễn phí về những quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi công dân cho nhân dân.

Ngoài ra, tham gia vào hoạt động này còn có các giảng viên Khoa luật của một số Trường Đại học. Thông qua đội ngũ giáo viên, sinh viên và cả một số luật sư là cựu sinh viên của trường. Ví dụ Khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Thammasat thực hiện trợ giúp pháp lý bằng 2 hình thức: tư vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư hoặc internet và hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh tụng cho một số đối tượng nhất định (bị thiệt hại chính đáng, người nghèo) trừ tranh tụng về lĩnh vực hôn nhân gia đình.

2. Singapore

Cũng như Thái Lan, Singapore không có cơ quan chuyên trách quản lý và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các cơ quan Nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ của mình đều có trách nhiệm phổ biến, thông tin pháp luật đến nhân dân và các đối tượng thuộc quyền quản lý. Viện Công tố Singapore có nhiệm vụ quan trọng trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

Một trong những nhiệm vụ của Viện Công tố Singapore là giáo dục, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, cả 5 đơn vị thuộc Viện Công tố (Vụ pháp luật dân sự, Vụ pháp luật hình sự, Vụ quốc tế, Vụ soạn thảo văn bản, Vụ cải cách pháp luật) đều có trách nhiệm bồi dưỡng những nội dung pháp luật mà đơn vị đó phụ trách cho cán bộ các cơ quan nhà nước (cán bộ của Viện công tố, cán bộ pháp chế thuộc các Bộ, ngành khác và những đối tượng có nhu cầu) thông qua việc tổ chức các khoá học, các hội thảo. Có 2 phương thức tổ chức giáo dục, bồi dưỡng pháp luật:

- Thứ nhất: Do Viện công tố tổ chức. Nội dung bồi dưỡng thường là các văn bản pháp luật mới hoặc những lĩnh vực pháp luật bức xúc cần tập huấn, bồi dưỡng tại thời điểm đó cho những đối tượng có liên quan (Vụ Soạn thảo văn bản thuộc viện Công tố cứ 1 hoặc 2 năm lại tổ chức một khoá học về soạn thảo văn bản cho cán bộ các cơ quan Nhà nước). Ngoài ra, Viện Công tố còn tổ chức những khoá học với chủ đề rộng về pháp luật và không hạn chế đối tượng tham dự (thường kết hợp với Trường cán bộ Nhà nước và có thu phí đối với những người tham dự nhưng mức thu không đáng kể).

- Thứ hai: theo đề nghị của các Bộ, ngành và Viện Công tố cử báo cáo viên đến trình bày.

Về trợ giúp pháp lý: Nhà nước Singapore không đặt ra yêu cầu bắt buộc trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Hiệp hội luật sư Singapore hiện chỉ thực hiện Trợ giúp pháp lý đối với lĩnh vực hình sự. Có khoảng hơn 400 luật sư đang thực hiện công việc này trên cả nước.

3. Đan Mạch

Điều 22 Hiến pháp Đan Mạch quy định tất cả các văn bản quy phạm pháp luật phải được công bố công khai.

Là một quốc gia nhỏ ở Châu Âu với 5,2 triệu dân, có nền kinh tế phát triển, vì vậy, công tác PBGDPL có nhiều thuận lợi. Từ năm 1985, Đan Mạch đã có hệ thống thông tin pháp luật hoàn chỉnh, đã đưa tất cả các văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu. Và từ năm 1996, ngoài việc truy cập vào cơ sở dữ liệu, cơ quan có trách nhiệm còn in ấn để thông tin cho dân, cơ quan, tổ chức biết.

Hai cơ quan có trách nhiệm chính trong công tác này là Trung tâm thông tin pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nghiên cứu và Công nghệ thông tin.

Trung tâm thông tin pháp luật thuộc Bộ Tư pháp truy cập toàn bộ văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu, đưa lên mạng. Tất cả những văn bản đã được thông qua được truy cập hàng ngày (ít nhất 1 lần/ngày) vào cơ sở dữ liệu. Nguồn văn bản Trung tâm nhận là từ Quốc hội. Bên cạnh các văn bản pháp luật, Trung tâm còn nhận được các dự thảo luật, kể cả những kiến nghị, thắc mắc; các chương trình, nội dung đại biểu Quốc hội thảo luận. Người dân hoặc cơ quan, tổ chức muốn tìm hiểu một văn bản pháp luật nào chỉ cần khai thác trên mạng Internet. Mọi người được khai thác và sử dụng thông tin miễn phí. Bên cạnh việc truy cập văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu, Trung tâm thông tin pháp luật còn đăng văn bản, giới thiệu văn bản trên các tạp chí. Để công chức và nhân dân dễ nhận biết, dễ sử dụng, Trung tâm phân loại văn bản để đăng trên các Tạp chí A, B, C. Tạp chí A đăng văn bản luật và các văn bản của Chính phủ. Tạp chí B đăng văn bản về lĩnh vực ngân sách, tài chính. Tạp chí C đăng văn bản pháp luật Châu Âu. Đối với các đại biểu Quốc hội còn có một tờ tin riêng. Hệ thống thông tin trên Internet gồm đầy đủ nội dung của các Tạp chí A, B, C và tờ tin Quốc hội.

Trung tâm thông tin pháp luật còn phát hành công báo. Công báo phát hàng tuần; ngoài ra có thể phát hành đột xuất khi được Nữ hoàng phê chuẩn.

Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nghiên cứu và Công nghệ thông tin có nhiệm vụ giúp nhân dân hiểu biết pháp luật và giúp các cơ quan của Chính phủ phổ biến pháp luật. Trung tâm thông tin có một bộ phận cung cấp thông tin pháp luật. Tại đây, các cán bộ nghiên cứu văn bản, viết bài giới thiệu ngắn gọn, bình luận những quy định của luật đưa lên mạng Internet và đăng trên tờ tin. Những cán bộ làm việc trong bộ phận cung cấp thông tin pháp luật luôn tự đặt câu hỏi người dân có nhu cầu gì? Người dân cần biết gì? Để có biện pháp làm cho dân dễ hiểu và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của dân. Trung tâm thông tin giới thiệu văn bản pháp luật từ khi dự thảo đến khi ban hành, trung bình có khoảng 40.000 người khai thác trên mạng trong một ngày. Trung tâm có tờ tin từ 1982. Từ năm 1997, các nội dung của tờ tin cũng như các bài giới thiệu văn bản luật được đưa lên mạng Internet. Như vậy, các bài giới thiệu văn bản pháp luật được đồng thời đưa lên mạng và đăng trên tờ tin. Riêng văn bản của Cộng đồng Châu Âu được đưa nguyên văn. Khai thác trên mạng được miễn phí (hơn 80% dân Đan Mạch đã truy cập mạng), còn tờ tin phát hành 2 kỳ/tháng, các cơ quan, cá nhân có nhu cầu sẽ đăng ký mua.

Ngoài 2 Trung tâm trên, Hiệp hội luật sư  cũng thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo. Hiệp hội có 2 tờ tạp chí: “Advokaten” và “Lov and Ret” đều phát hành 10 kỳ/năm, giới thiệu về hoạt động và nghiệp vụ hành nghề của luật sư.

Nhà nước Đan Mạch đảm bảo ngân sách, điều kiện cho việc thực hiện cung cấp thông tin pháp luật.

4. Cộng hòa Pháp

Ngày 10/7/1991, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật về tiếp cận với pháp luật. Đến 18/12/1998, Quốc hội thông qua Luật về tiếp cận với pháp luật (sửa đổi, bổ sung) nhằm đạt tới mục đích: tất cả mọi công dân phải hiểu biết pháp luật, biết quyền, nghĩa vụ của mình, được hưởng mọi phương tiện liên quan đến pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, biết các cơ quan có thẩm quyền có thể giúp dân tư vấn, hướng dẫn đến đúng cơ quan nhà nước, Hiệp hội để nhờ giúp đỡ. Luật quy định các thẩm phán, các Hiệp hội xã hội, cán bộ làm pháp luật trong các cơ quan, xí nghiệp… có nhiệm vụ giúp dân hiểu và thực hiện pháp luật. Công dân có quyền biết tất cả các luật, văn bản dưới luật của các Bộ (trừ văn bản mang tính bí mật). Khi có ý kiến của dân, các cơ quan chức năng phải xem xét, giải quyết.

Để làm tốt công tác phổ biến, thông tin pháp luật và tiếp cận pháp luật, những năm qua, ở Pháp đã thành lập Hội đồng tư vấn tiếp cận pháp luật. Theo Luật về tiếp cận với pháp luật năm 1998, Hội đồng được thành lập ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi hoạt động của Hội đồng cấp tỉnh; đưa ra những yêu cầu về tiếp cận pháp luật, hướng dẫn vận dụng các luật để trợ giúp pháp luật, phổ biến pháp luật; xem xét báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng các địa phương; hướng dẫn Hội đồng từng tỉnh hoạt động phù hợp với những vấn đề quan tâm.

Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ phối hợp  với các cơ quan thành một khối để tư vấn tiếp cận với pháp luật; đưa ra các chương trình, dự án để Hội đồng hoạt động tốt và phát triển, đưa chính sách tiếp cận pháp luật vào hoạt động thường ngày để dân biết, tham gia việc giải quyết các tranh chấp nhỏ.

Hội đồng không được thành lập ở cấp huyện và cấp xã vì ở cấp huyện có Tòa án. Mỗi Tòa án có bộ phận tiếp dân, hướng dẫn dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và những vấn đề cần tư vấn. Hàng tuần, tất cả Tòa án có “ngày mở cửa” để tiếp dân. Dưới khu dân cư có Nhà pháp luật.

Thẩm quyền thành lập Hội đồng: Luật quy định Hội đồng quốc gia do Chính phủ thành lập. Hội đồng cấp tỉnh do chánh án (kiêm tỉnh trưởng) quyết định.

Hàng năm, Hội đồng các tỉnh phải báo cáo cho Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động, đồng thời nêu Kế hoạch năm tới. Hội đồng quốc gia có báo cáo chung gửi Hội đồng các tỉnh.

Kinh phí hoạt động: do ngân sách nhà nước cấp qua Bộ Tư pháp. Căn cứ vào số dân và những vấn đề cần tập trung giải quyết của từng tỉnh mà Bộ Tư pháp phân bố kinh phí. Ngoài ngân sách nhà nước cấp, các cơ quan thành viên Hội đồng đóng góp một phần tài chính (qua tài khoản của Hội đồng), cơ sở vật chất và cử cán bộ tham gia.

Thành viên Hội đồng không có phụ cấp trách nhiệm, vì đã nhận lương công vụ.

Hình thức phổ biến, tiếp cận pháp luật gồm:

- Thông qua các hoạt động phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật của các thành viên Hội đồng;

- Giáo dục pháp luật trong trường học.

Chương trình chính khóa gồm những nội dung rất cơ bản (mang tính giới thiệu) về nhà nước và pháp luật.

Chương trình ngoại khóa: các trường cấp 2, 3 đều tổ chức hoạt động ngoại khóa để phổ biến pháp luật cho học sinh, thanh niên.

- Phổ biến, tiếp cận pháp luật thông qua báo chí.

Báo chí thông tin về văn bản pháp luật mới. Những văn bản liên quan nhiều đến dân thì được báo chí đăng nhiều.

Bộ Tư pháp có Tin nội bộ, thông tin về hoạt động tư pháp về văn bản, phát hành tới Tòa án địa phương. Bộ Tư pháp đã đăng nhập các thông tin về tổ chức, hoạt động và văn bản pháp luật trên Internet; mọi người có thể khai thác, sử dụng không phải trả tiền.

Công báo: là cơ quan thuộc Chính phủ. Công báo gồm Luật, Sắc lệnh, văn bản pháp quy, những thảo luận trong Quốc hội (Thượng viện, Hạ viện); đăng một số bản án, mẫu hợp đồng… Công báo phát hành hàng ngày, trừ ngày cuối tuần. Pháp có Luật về Công báo. Công báo được in (theo cổ truyền) và được đưa vào máy tính (Công báo điện tử). Riêng Công báo in có khoảng 50.000 cơ quan, đơn vị, cá nhân đăng ký mua.

- Nhà pháp luật: được thành lập tại các khu dân cư. Chánh án và Trường Công tố quyết định thành lập, địa điểm đặt Nhà pháp luật và việc tham gia của các luật sư, thẩm phán… Đã có 51 Nhà pháp luật được thành lập ở các tỉnh. Nhà pháp luật giúp nhân dân tiếp cận pháp luật, giúp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thông qua hòa giải.

- Hòa giải: Bộ luật dân sự có nhiều điều nói về công tác hòa giải. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, người bị hại và người gây hại có thể đến Nhà pháp luật để hòa giải hoặc được lãnh đạo Nhà pháp luật mời đến để hòa giải. Thông qua hòa giải, cán bộ pháp luật cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho dân.

5. Liên bang Nga

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Liên Xô cũ (trước năm 1991) được thực hiện theo mô hình tương tự như ở Việt Nam hiện nay: có cơ quan quản lý nhà nước về công tác này (Bộ Tư pháp Liên bang có Vụ Tuyên truyền pháp luật); có Hội đồng phối hợp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm do Viện trưởng Viện Kiểm sát Liên Xô đứng đầu. Các hình thức PBGDPL đa dạng: tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động, biên soạn và phát hành các tài liệu pháp luật, giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện tư vấn pháp luật, thông qua công tác pháp chế trong các xí nghiệp, thông qua các phiên tòa…

Sau khi Liên Xô tan rã, xuất phát từ những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, hoạt động PBGDPL ở Liên bang Nga cũng có những thay đổi đáng kể. Về mô hình tổ chức, không còn tổ chức Hội đồng phối hợp, không có cơ quan quản lý nhà nước về công tác này (như Vụ PBGDPL ở Bộ Tư pháp Việt Nam hiện nay).

Hiện nay, tại Liên bang Nga có Trung tâm thông tin khoa học pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp. Trung tâm này được thành lập từ năm 1975 với nhiệm vụ là làm công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và tạo cơ chế thông tin hiệu quả cho cán bộ và nhân dân về các quy định của pháp luật hiện hành. Cho đến năm 1993, đây là cơ quan nhà nước duy nhất đảm bảo thông tin pháp lý cho tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp các cấp ở Liên bang Nga.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm này là tập hợp và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử thông tin pháp luật, đảm bảo việc cung cấp thông tin pháp luật cho các cơ quan hành pháp Liên bang, các tổ chức và cá nhân.

Về các hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật

- Đăng ký kịp thời, đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật: Theo quy định của luật pháp Liên Bang Nga, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Liên bang (cấp trung ương) phải được đăng tải trên “Toàn tập văn bản pháp luật Liên Bang Nga” (như công báo ở Việt Nam) hoặc trên Báo “Nước Nga”.

- Thông tin bằng các phương tiện thông tin đại chúng: trên các báo, đài phát thanh và các kênh truyền hình đều có các chuyên mục đăng tải thông tin pháp luật (về các văn bản pháp luật mới, về hoạt động xây dựng pháp luật và tình hình thực thi pháp luật). Đặc biệt, trên các kênh truyền hình dành nhiều thời lượng cho việc thông tin về hoạt động của cơ quan lập pháp Liên bang (Duma quốc gia), có các chương trình pháp luật được phát sóng theo định kỳ hàng tuần, hàng ngày (một số chương trình thu hút được đông đảo khán giả như: “Con người và pháp luật” – chương trình thông tin tổng hợp với các phóng sự điều tra về những vụ việc cụ thể; “Một giờ tại tòa án” – chương trình thực hiện về phiên xét xử tại tòa án…).

Hiện nay, ở Liên bang Nga có rất nhiều trang thông tin điện tử và các ấn phẩm thông tin điện tử (đĩa CD Rom) cung cấp thông tin pháp luật, đặc biệt trong việc cung cấp các văn bản QPPL trong mọi lĩnh vực.

- Giáo dục pháp luật trong nhà trường: trước những năm 90 ở Liên Xô thực hiện chương trình giáo dục đại cương nhà nước và pháp luật trong nhà trường. Từ năm 1997, Quỹ cải cách giáo dục ở Liên bang Nga đã thực hiện Dự án “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” với mục đích xây dựng chương trình giáo dục pháp luật khung giảng dạy tại các trường phổ thông. Hiện nay bộ sách giáo khoa “Kiến thức pháp luật phổ thông” đã được biên soạn, gồm sách “Xã hội và tôi” dành cho học sinh lớp 5-6, sách “Kiến thức pháp luật phổ thông. Đối thoại về pháp luật” dành cho học sinh lớp 7, sách “Kiến thức pháp luật phổ thông” dành cho học sinh lớp 8-9, sách “Pháp luật và kinh tế” dành cho học sinh lớp 10-11 và các sách dành cho giáo viên, sách tham khảo, bài tập…

Tại các trường đại học của Liên bang Nga (trong đó có các trường sư phạm) đều giảng dạy môn học pháp luật cho sinh viên.

- Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật của các văn phòng, công ty luật. Theo quy định của Luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Liên bang Nga, trong hoạt động của mình, các luật sư có trách nhiệm trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho một số đối tượng chính sách.

- Một mô hình mới được triển khai từ năm 1998 là việc thành lập các trung tâm thông tin pháp luật tại các thư viện công cộng với cơ sở dữ liệu pháp luật được truy cập miễn phí. Tại đây, nhân viên của trung tâm còn tư vấn giúp bạn đọc tìm kiếm các văn bản và các tài liệu liên quan có tại trung tâm cũng như trong thư viện.

 Ở một số nơi, có sự phối hợp giữa trung tâm và các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các sinh viên luật tham gia cộng tác tại trung tâm, vừa phục vụ bạn đọc tìm kiếm tài liệu, vừa thực hành khả năng tư vấn pháp luật của mình.

- Thông qua hoạt động tham gia xây dựng pháp luật, cụ thể là việc lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo luật (theo quy định của Hiến pháp và Luật trưng cầu dân ý).

 6. Ôxtrâylia

Ở Ôxtrâylia, có nhiều cơ quan, tổ chức cùng tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có vai trò rất quan trọng của Ủy ban nhân quyền của Ôxtrâylia.

Để đưa pháp luật đến với nhiều người dân, Ủy ban nhân quyền của Ôxtrâylia

thực hiện một số hoạt động sau:

- Làm việc với các thầy giáo và sinh viên, để xây dựng chương trình liên kết với nhóm trực tuyến, qua đĩa CD-ROMs và các nguồn băng video.

- Làm việc với người sử dụng lao động, để cung cấp thông tin và nguồn để giảm phân biệt đối xử và quấy rối trong nơi làm việc.

- Làm việc với các nhóm cộng đồng, để cung cấp thông tin và các nguồn để hỗ trợ công việc của họ.

- Làm việc với thành viên hành nghề pháp luật, tổ chức hội thảo và phát hành các tạp chí cập nhật về các vấn đề pháp lý.

- Làm nước chủ nhà tổ chức các hội nghị và sự kiện, như lễ Trao giải và Huân chương về Nhân quyền hàng năm.

Ủy ban có một trang web: http://www.humanright.gov.au khá toàn diện bao gồm các thông tin và nguồn cho các cá nhân, trường học, người sử dụng lao động và các nhóm cộng đồng và xuất bản nhiều ấn phẩm.

Làm việc với các phương tiện truyền thông là một phần chủ yếu trong chức năng giáo dục công cộng của Ủy ban. Ủy ban tham gia vào các cuộc tranh luận công cộng thông qua phương tiện truyền thông điện tử và bản in nhằm cung cấp thông tin cho công chúng, và trực tiếp cho các nhà báo và nhà biên tập.

Ủy ban sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và cả đặc biệt như đài phát thanh, báo Dân tộc thiểu số hoặc bản địa cũng như phương tiện truyền thông khu vực để cung cấp thông tin chung về hệ thống khiếu nại của Ủy ban, khả năng can thiệp về pháp lý của Ủy ban và các lĩnh vực hoạt động khác. Ủy ban thường cử người đến tiếp xúc với các trường học và tổ chức hội thảo. Đồng thời tận dụng đáng kể internet để thực hiện các hoạt động và giáo dục nhân quyền qua mạng. Ủy ban xây dựng các tài liệu giảng dạy để đưa vào chương trình giảng dạy của các trường.

Ủy ban tổ chức một số hội thảo cho sinh viên của các trường. Hội thảo không dưới hình thức bài giảng mà là bài tập thực tiễn để lôi kéo sinh viên tham gia thảo luận và tìm hiểu về nhân quyền. Từ năm 1998, Uỷ ban đề xuất một loạt các hội thảo một ngày về “Thách thức với giới trẻ” trên toàn lãnh thổ Ôxtrâylia. Các hội thảo này quy tụ hàng nghìn giáo viên và học sinh các trường trung học để tìm hiểu các nguyên tắc và thực tiễn về nhân quyền và làm thế nào để họ có thể tác động tới thay đổi xã hội đối với cuộc sống của bản thân họ và của những người khác trong cộng đồng.

Với chương trình “thách thức với giới trẻ”, các học sinh thực hiện một bài tập về hoạch định chính sách có tác động qua lại và xem một băng về tình huống pháp luật phải giải quyết trong một ngày. Các chuyên gia cung cấp thêm đầu vào và sau đó, học sinh được chia thành nhóm hỗn hợp để xây dựng các chiến lược giải quyết tình huống đưa ra. Cuối cùng, mỗi nhóm trình bày giải pháp của mình dưới hình thức một tiểu phẩm hay vở kịch.

Trên cơ sở thành công của các hội thảo này, Uỷ ban đã giới thiệu một phiên bản trên mạng về “Thách thức với giới trẻ” thông qua trang Web năm 2001. Bằng cách này, thay vì phải đưa học sinh tới với chương trình, Ủy ban đã đưa chương trình đến với học sinh, sử dụng công nghệ trực tuyến. Và điều này làm cho chương trình có thể đến với một số lượng học sinh lớn hơn nhiều.

Ngoài tài liệu cho “Thách thức với giới trẻ”, Ủy ban còn xây dựng nhiều nguồn thông tin cho học sinh. Trên thực tế, năm 1998, đã xây dựng cổng thông tin được gọi là “Thông tin cho sinh viên” trong trang web.

Ủy ban cũng thực hiện một số phương pháp khá sáng tạo để thu hút học sinh tham gia vào các vấn đề về nhân quyền ngoài các phương pháp học chuẩn bằng xây dựng giáo trình và ấn phẩm chuẩn. Các phương pháp này bao gồm các cuộc thi viết bài luận và thi nghệ thuật trong đó các trường được mời sử dụng các kỹ năng sáng tạo để xây dựng các tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học về các vấn đề pháp luật và nhân quyền hiện thời. Năm 2002, Ủy ban đã đưa vào sử dụng Cổng thông tin cho giáo viên trên trang web. Phần này giúp các giáo viên có thể truy cập vào hàng loạt các nguồn thông tin về nhân quyền để sử dụng trong các lớp học ở Ôxtrâylia.

Cổng thông tin này được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho giáo viên các tài liệu giáo dục về nhân quyền mới nhất.

Tất cả các tài liệu về pháp luật và nhân quyền trên cổng thông tin dành cho giáo viên được xây dựng dựa trên chương trình giảng dạy. Có nghĩa là nó được thiết kế theo cách để có thể dễ dàng lồng ghép vào chương trình giảng dạy của các trường đã được ban hành theo quyết định của cơ quan giáo dục tại từng Bang hoặc Vùng lãnh thổ của Ôxtraylia. Vì vậy, nói chuyện với các giáo viên và các bộ về giáo dục là rất quan trọng để có được sự phối hợp của họ và để tìm ra chỗ có thể lồng ghép các tài liệu tuyên truyền vào chương trình giảng dạy.

Danh sách địa chỉ thư điện tử cho giáo dục về pháp luật: Danh sách địa chỉ thư điện tử cho giáo dục về pháp luật cung cấp các cập nhật về các sáng kiến giáo dục pháp luật và về nhân quyền do Ủy ban và các cơ quan đầu mối khác thực hiện. Nó cũng bao gồm bản tin hàng tháng và các thông báo đặc biệt.

Phổ biến pháp luật cho người lao động: Quyền của người lao động là công việc nổi bật của Ủy ban bởi vì một phần của các vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử xảy ra ở nơi làm việc. Phần lớn các chương trình giáo dục và tuyên truyền thông tin được thực hiện qua việc trực tiếp cung cấp thông tin cho người lao động về quyền của họ tại nơi làm việc.

Cổng về người lao động trong trang web giải thích sự vận hành của các luật về chống phân biệt của liên bang do Ủy ban của chúng tôi thi hành. Các nguồn thông tin này giải thích cách mà người lao động có thể sử dụng pháp luật để khiếu nại nếu họ bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử có thể bao gồm bị từ chối tuyển dụng, bị đuổi việc một cách không công bằng, bị từ chối thăng chức hoặc các lợi ích khác, bị từ chối tiếp cận tới các cơ hội đào tạo, hoặc bị quấy rối và bị ức hiếp.

Phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động: Thông tin trên trang web của chúng tôi cũng nhằm giúp đỡ người sử dụng lao động hiểu quyền và trách nhiệm của họ theo pháp luật và về nhân quyền và chống phân biệt của Ôxtrâylia.

Phổ biến pháp luật cho các cộng đồng: Ủy ban cố gắng nhằm tới các nhóm mà công việc của họ tác động đến hầu hết các vấn đề nhân quyền mà Ủy ban xử lý. Chiến lược thông tin của Ủy ban bao gồm xây dựng mối quan hệ và đối thoại với các nhóm chính trong toàn xã hội dân sự bao gồm các cơ quan đầu mối như Hội kinh doanh Ôxtrâylia, Liên đoàn, các nhóm bản xứ và các tổ chức phi chính phủ khác đại diện cho hầu hết các nhóm yếu thế của cộng đồng.

7. Mỹ và Canada

- Ở hai quốc gia này, các dự thảo luật phải được công bố trước khi ban hành chính thức, có nghĩa là các phiên họp của Quốc hội tạo cho người dân cơ hội để “đề xuất ý kiến cho các đại biểu quốc hội hoặc tham gia vào phiên họp”. Các cuộc thảo luận trực tiếp đôi khi được thực hiện trên truyền hình và đăng tải trên các tờ báo.

- Các dự thảo văn bản dưới luật phải được công bố trước khi ban hành chính thức trên Công báo của Chính phủ.

- Người dân có cơ hội để đọc dự thảo và cho ý kiến. Sự tham gia và cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật giúp cho người hiểu luật trước khi luật đó được thông qua.

Các ấn phẩm, xuất bản phẩm của Chính phủ:

a. Luật và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác

b. Tờ rơi – ví dụ, các loại tờ rơi của Cơ quan Đăng ký tài sản cá nhân của bang New Brunswick, Canada

c. Sách bỏ túi, ví dụ Cẩm nang hướng dẫn cho người lái xe của bang Califofnia (Hoa Kỳ) do Cơ quan quản lý giao thông của Bang phát hành. California là một bang lớn quan tâm đến việc tuân thủ luật giao thông. Nhiều tai nạn gây chết người hay thương tật làm phát sinh những chi phí nặng nề về mặt xã hội, y tế và kinh tế.

d) Hỗ trợ người tiêu dùng hiểu biết được về hoạt động của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ.

Các xuất bản phẩm do tư nhân phát hành:

Phần lớn hoạt động phố biến và giáo dục pháp luật tới công chúng tại Canada và Hoa kỳ do khu vực tư nhân thực hiện.

a. Có nhiều loại xuất bản phẩm bởi lẽ người dân, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp muốn tuân theo pháp luật hoặc ít ra là tránh không vi phạm pháp luật về những lý do về chi phí thời gian cũng như tiền bạc, tiền phạt, theo đuổi vụ kiện, án phí thường tốn kém hơn nhiều so với khoản phải bỏ ra để tránh những chi phí này.

b. Sách giáo khoa của các trường đại học .

c. Các xuất bản phẩm của các luật gia và các công ty luật. Ví dụ “Cẩm nang tuân thủ luật cạnh tranh cho các nhà doanh nghiệp” do công ty Luật McCarthy – Tetrault ấn hành.

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các đoàn luật sư, hiệp hội thương mại và các công ty tư nhân tổ chức:

Đây là hoạt động lớn, hầu hết là do các tổ chức phi – chính phủ thực hiện, ví dụ khóa học về soạn thảo hợp đồng quốc tế, giải thích cho khách hàng ý nghĩa của WTO, v.v… Giáo dục pháp luật thường xuyên bắt buộc 12 giờ/năm.

a. Các chương trình truyền hình phổ biến: Perry Mason, Pháp luật Los An-giơ-lét (LA Law), Tòa giải quyết các vụ tranh chấp nhỏ (Small Claims Court), Kênh truyền hình chuyên đưa tin về các khóa học của Quốc hội (C-Span), phiên tòa nổi tiếng về OJ Simpson.

b. Các tờ báo thường có chuyên mục pháp luật.

Internet: Hiện nay, ở các nước này, toàn bộ các văn bản luật, văn bản pháp quy đều được công bố trên mạng Internet. Ví dụ, tất cả các văn bản pháp luật đó, cũng như các dự thảo đều có mặt trên trang mạng của Hạ nghị Viện Hoa Kỳ.

Hoạt động  phổ biến và giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc phát hành các tờ rơi, các sách bỏ túi và giới thiệu cho người dân về các đạo luật. Các luật gia, các thẩm phán, công chức và nhân dân cần phải được tiếp cận với các luật hiện hành để có thể sử dụng chúng. Điều này có nghĩa là tất cả các đạo luật đều phải được tập hợp vào một mối duy nhất, nơi công chúng có thể tiếp cận hoặc truy cập, có thể đó là thư viện và/hoặc cơ sở dữ liệu điện tử. Cơ sở dữ liệu gắn với việc truy cập thông tin thông qua mạng internet hoặc intranet sử dụng công nghệ của internet hoặc các tiêu chuẩn của internet nhằm giúp cho việc tiếp cận này được hoặc dễ dàng hơn và rẻ hơn.

Nhưng luật cần được sắp xếp, tổ chức sao cho nhân dân cũng như luật gia có thể tìm thấy được. Không những chỉ dân thường mà thậm chí các luật gia cũng không thể nào nhớ nổi tất cả các đạo luật. Phổ biến và giáo dục pháp luật cung cấp thông tin về một đạo luật nào đó cho người dân và nhờ đó, họ có thể biết được đạo luật này đang hiện hành. Nhưng, một đạo luật chỉ quan trọng đối với người dân khi họ cần vì một vài lý do khẩn cấp nào đó, còn không người dân sẽ quên đi các chi tiết trong luật. Khi họ cần biết về luật, họ hoặc các luật gia của họ phải có thể truy cập được toàn văn luật hiện hành chứ không chỉ là một cuốn tóm tắt. Yêu cầu này không chỉ đối với các văn bản luật mà còn phải áp dụng cho tất cả các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Bộ trưởng, hướng dẫn của Tòa án tối cao. Như vậy là việc sắp xếp, tổ chức các văn bản luật là cần thiết, nhiều nước đã thực hiện công việc này dưới hình thức sắp xếp các đạo luật có liên quan thành từng nhóm chủ đề, ví dụ tổng luật có chủ đề về kinh doanh, về sức khỏe và an toàn, về thuế v.v… Các tập tổng luật này đều có các bảng danh mục chi tiết và toàn diện. Cơ sở dữ liệu được tổ chức sắp xếp sao cho đáp ứng được yêu cầu sử dụng truy cập và tìm kiếm văn bản toàn văn.

Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là người dân phải biết chắc rằng họ có thể tìm thấy tất cả các văn bản luật liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm. Điều này đòi hỏi các văn bản luật cần phải được phát hành tập trung trước khi có hiệu lực. Nói cách khác, luật không thể được ban hành hay công bố khi chưa được đăng trên Công báo. Đối với các văn bản pháp quy cũng vậy, ví dụ tất cả các đạo luật do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng như các quyết định của Chính phủ đều phải được công bố tại cơ quan đăng ký Liên bang chỉ sau khi xảy ra trường hợp nổi tiếng, đó là trường hợp Tòa án tối cao đã ra quyết định đối với một vụ án mà quyết định đó lại dựa vào một văn bản pháp luật đã bị hủy bỏ và hết hiệu lực nhưng không ai được biết về việc hủy bỏ ấy, kể cả các thẩm phán.

Những kinh nghiệm rút ra có thể tham khảo cho Việt Nam:

- Qua một số thông tin của các nước cho thấy, đối với Việt Nam, cho đến năm 2020, việc tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cho công tác này vẫn phải là trách nhiệm chủ yếu của Nhà nước.

- Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, kinh tế, xã hội phát triển, trình độ dân trí tăng lên, nhất là dân trí pháp lý, quá trình xã hội hóa công tác này sẽ diễn ra mạnh mẽ, người dân sẽ tự tìm hiểu pháp luật nhiều hơn nhờ sự giúp đỡ của hệ thống dịch vụ pháp lý đang trên đà phát triển, sự giúp đỡ của Nhà nước trong phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ thu hẹp lại chỉ ở một số đối tượng nhất định.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật dù là thực hiện theo mô hình nào cũng phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đa dạng về hình thức, thiết thực về nội dung, phù hợp với đối tượng và địa bàn.

- Việc huy động tất cả các nguồn lực xã hội vào phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quyết định trong việc thực hiện một chiến lược dài hạn về giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Về khái niệm “phổ biến, giáo dục pháp luật”

 Lý thuyết về thực hiện pháp luật cho thấy, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối quan trọng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và cuộc sống, là phương thức đưa pháp luật vào cuộc sống. Phổ biến, giáo dục pháp luật với quan niệm chung nhất là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đến ý thức của con người. Quá trình này chịu ảnh hưởng của những điều kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, môi trường sống... và của những nhân tố chủ quan như sự tác động tự giác, định hướng của nhân tố con người...

Sự hình thành ý thức của con người là quá trình ảnh hưởng, tác động thống nhất của các điều kiện khách quan lẫn các nhân tố chủ quan. Quá trình nhận thức của con người không tách rời những điều kiện tồn tại của xã hội. Sự thay đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội sẽ tạo ra khả năng phát triển đời sống tinh thần của con người và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) không chỉ đơn thuần là đưa các thông điệp pháp luật đến với mọi người, mà còn là một nghệ thuật, cần thực hiện nó trên cơ sở cách tiếp cận đa ngành, hệ thống, toàn diện và hiệu quả.

Cùng với việc thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện khách quan là to lớn đối với việc hình thành ý thức của cá nhân con người (trong đó có ý thức pháp luật), cần nhấn mạnh tác động cực kỳ quan trọng của nhân tố chủ quan mà hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hướng tới. Sự hình thành ý thức pháp luật của con người là sản phẩm của một quá trình phức tạp, trong đó có nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng và tác động biện chứng với nhau, quy định và chi phối lẫn nhau.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thường được nhìn nhận trên 2 khía cạnh, 1), đó Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho con người, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ; 2) Là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn như định hướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGDPL, áp dụng các hình thức PBGDPL; triển khai chương trình PBGDPL; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, về PBGDPL. [13]

Như đã phân tích ở trên, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm nâng cao ý thức pháp luật của con người. Ý thức pháp luật là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc của tồn tại xã hội, của hệ tư tưởng và nhiều yếu tố khác như hệ thống pháp luật, truyền thống văn hoá pháp luật, lối sống của cộng đồng...

Ý thức pháp luật – nếu không nhìn từ góc độ học thuật, đó là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật, trong đó có cả cán bộ nhân viên Nhà nước, tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là của cán bộ nhân viên các cơ quan có chức năng trực tiếp thi hành, áp dụng và bảo vệ pháp luật. Ý thức pháp luật còn là thái  độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật; đó là thái độ với những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội.

Nói một cách ngắn gọn, ý thức pháp luật gồm 2 bộ phận chủ yếu:

- Tri thức, sự hiểu biết về pháp luật của con người

- Thái độ đối với pháp luật trong cuộc sống hàng ngày

2. Nhiệm vụ của phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện ở những điểm sau:

2.1. Hình thành tri thức pháp luật và thói quen sống theo pháp luật

Sự hình thành, củng cố và phát triển của ý thức pháp luật là một quá trình phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, giáo dục, truyền thống. Vì vậy, cần phải thực hiện nhiều hình thức và biện pháp để tạo các khả năng và điều kiện cho việc hình thành và phát triển toàn diện ý thức pháp luật của con người. Để pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực thực tế, thông qua đó mà nâng cao ý thức pháp luật của công dân thì bên cạnh các yêu cầu về chất lượng và tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật, việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng vì đó là hoạt động  tác động vào ý thức của con người. Trước hết, hoạt động này tạo ra sự quan tâm của con người đối với pháp luật. Từ chỗ không để ý hoặc ít để ý đến pháp luật, khi được phổ biến, giáo dục pháp luật, được lĩnh hội kiến thức pháp luật, thấy rõ ý nghĩa xã hội lớn lao của pháp luật, mỗi công dân sẽ dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật nhiều hơn. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi thành viên trong xã hội nhận thức được những giá trị đích thực của pháp luật, tôn trọng và chấp hành pháp luật; biết sử dụng phương tiện pháp luật trong cuộc sống, tự bảo vệ được mình và bảo vệ lợi ích của xã hội, lợi ích hợp pháp của người khác, tạo cho họ niềm tin vào pháp luật và điều quan trọng hơn là tạo một thói quen ứng xử hàng ngày theo những chuẩn mực của pháp luật. Để mỗi khi con người hành động, họ sẽ luôn suy nghĩ rằng, mình làm như vậy có đúng pháp luật hay không, có phạm vào điều cấm hay không.

Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu hướng vào mục đích lâu dài là tạo ra thói quen chấp hành pháp luật cho mọi thành viên trong xã hộ

2.2. Góp phần  bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật còn làm cho pháp luật được công khai hơn, minh bạch hơn thông qua nhiều kênh truyền dẫn. Đó cũng là đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng, nơi đòi hỏi tính tối cao của luật phải được tôn trọng và bảo đảm.

2.3. Là cách thức hiệu quả nhất đưa pháp luật đến với người dân

Người dân tiếp cận pháp luật bằng hai con đường chủ yếu: a) tự tìm hiểu, tự học tập trong công việc và trong cuộc sống thực tế, bằng sự trải nghiệm của mình; b) Nhà nước tổ chức phổ biến, tuyền pháp luật đến cho người dân bằng nhiều hình thức.

Hiện nay, trong giới nghiên cứu và trong thực tiễn, vẫn chưa có sự thống nhất về các khái niệm: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Để có căn cứ xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, dựa vào việc phân tích trên đây và qua thực tiễn chỉ đạo, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chúng tôi cho rằng trước hết cần thống nhất nội hàm của khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng sau đây:

- Nghĩa thứ nhất: Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho con người, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ.

-  Nghĩa thứ hai: Phổ biến, giáo dục pháp luật là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn như định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, lập chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, áp dụng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm...về phổ biến, giáo dục pháp luật. [14]

Có ý kiến cho rằng, cần phân biệt rõ các thuật ngữ phổ biến pháp luật, tuyên truyền pháp luật và giáo dục pháp luật. Chúng tôi cho rằng, nếu tách từng thuật ngữ ra để giải thích phổ biến pháp luật khác với tuyên truyền pháp luật và cũng khác với giáo dục pháp luật thì có lẽ chỉ đúng ở khía cạnh ngôn ngữ. Còn đối với hoạt động PBGDPL - một hoạt động mang tính chỉnh thể của một cơ chế tổng hợp tác động đến ý thức con người, nếu tách bạch các thuật ngữ này ra có thể sẽ không hợp lý bởi tính chất cơ học của việc phân tách đó.

Từ những phân tích trên có thể khẳng định : Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lụât, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, biện pháp đặc thù.

3. Đặc trưng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xuất phát từ đặc trưng cơ bản, vốn có và đặc thù của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dưới đây:

3.1. Tính đa dạng của chủ thể thực hiện PBGDPL

Chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là tất cả những người đã tham gia thực hiện các mục tiêu đã được xác định của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Căn cứ vào mức độ liên quan giữa mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật và chức năng nhiệm vụ do luật định của công dân và chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật được phân ra: Chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp.

- Chủ thể chuyên nghiệp: Là những người mà nhiệm vụ chủ yếu trực tiếp là thực hiện các mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm:

+ Cán bộ thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và cán bộ Tư pháp cơ sở; cán bộ pháp chế ở các Bộ, ngành;

+ Các cán bộ chuyên gia làm công tác nghiên cứu pháp luật tại các cơ quan, tổ chức, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp pháp luật, các tổ chức xã hội khác.

+ Các báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật ở các hệ thống Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội ở các cấp.

+ Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản phụ trách các nội dung liên quan đến pháp luật hoặc các chuyên mục pháp luật.

+ Các giảng viên giảng dạy pháp luật trong các trường từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường chính chị, trường nghiệp vụ của các bộ, ngành, đoàn thể.

Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện PBGDPL.

- Chủ thể không chuyên nghiệp là những người phải làm nhiều việc với những mục tiêu khác nhau nhưng trong đó có nhiệm vụ là hướng tới việc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm :

+ Đại biểu Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp. Luật tổ chức Quốc hội 2001 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp có ghi đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND có nhiệm vụ "tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật. Động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý Nhà nước[15]”.

+ Các cán bộ thuộc các cơ quan hành pháp, tư pháp.

+ Các cán bộ, thành viên của các tổ chức chính trị, xã hội Đảng, Đoàn, Công đoàn, phụ nữ...

+ Các luật gia đang hành nghề dịch vụ, tư vấn pháp luật, luật sư bào chữa, các cộng tác viên trợ gíúp pháp lý, luật sư tư vấn pháp luật,

+  Những người có uy tín ở cộng đồng dân cư, các chức sắc tôn giáo, các hoà giải viên ở cơ sở…

3.2. Tính “mở” của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân, công dân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận tác động của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mà ý thức pháp luật và hành vi của họ là khách thể của phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối tượng ưu tiên trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay được xác định là: cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, các nhà kinh doanh trong các thành phần kinh tế, thanh thiếu niên, những người sống trong điều kiện khó khăn, được Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo đảm cho sự bình đẳng trước pháp luật của họ (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ em...)

3.3. Tính giới hạn của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm một phạm vi rộng nhưng có nét đặc thù riêng, đó là mỗi đối tượng, ngoài những vấn đề chung, phổ thông nhất về pháp luật, chỉ quan tâm đến những quy định, những vấn đề thiết thực với cuộc sống hàng ngày của họ. Tùy theo mỗi đối tượng mà xác định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể là:

+ Các thông tin chung về pháp luật (gồm cả kiến thức pháp luật căn bản và văn bản quy phạm pháp luật);

+ Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật;

+ Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học, về thực hiện, áp dụng pháp luật, về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật lên từng đối tượng, đồng thời phản ánh những yêu cầu, đề xuất của các tầng lớp dân cư, các chuyên gia pháp luật và các ngành khác trong việc hoàn thiện pháp luật;    

+ Các thông tin định hướng hành động theo pháp luật cụ thể của cá nhân, công dân (quyền nghĩa vụ theo pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp).

3.4. Sự đa dạng, phong phú và giàu chất sáng tạo của các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực tế phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Bộ Tư pháp tổng kết cho thấy, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có thể được chia thành 2 loại chủ yếu sau đây:

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính phổ biến gồm:

+ Tuyên truyền miệng;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua khai thác tủ sách pháp luật;

+ Giáo dục pháp luật trong nhà trường;

+ Thi tìm hiểu pháp luật;

+  Câu lạc bộ pháp luật.

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù gồm:

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm  sát, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành);

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (tổ hoà giải, dịch vụ tư vấn pháp luật).

 Ngoài ra còn các hình thức khác đang được theo dõi để tổng kết và nhân rộng.

4. Các nguyên tắc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

4.1. Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà nước của công dân.

Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay luôn luôn lấy quyền con người làm mục tiêu đấu tranh, phấn đấu, tôn trọng và bảo vệ. Quyền con người, quyền công dân được khẳng định là nguyên tắc hiến định trong mọi hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hơn bao giờ hết quyền con người, quyền công dân được đặc biệt quan tâm. Trong các quyền đó, quyền được thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói quyền được thông tin là phương tiện để công dân thực hiện các quyền của mình. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với những đặc trưng, tính chất của mình góp phần đảm bảo “quyền truyền thông tin và nhận thông tin” của công dân, cụ thể trong lĩnh vực pháp luật, qua đó công dân có những điều kiện cần thiết để tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.

Thông tin pháp luật là thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc tham gia, các tin tức, tri thức, dữ kiện được tạo lập và thu nhận trong quá trình lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật. Thông tin pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thông tin là nguồn nội dung cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động truyền tải các thông tin pháp luật tới mọi đối tượng trong xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật không giới hạn về phạm vi thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin. Thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật là những thông tin toàn diện và chung nhất về những vấn đề liên quan đến pháp luật, trước hết là hệ thống pháp luật hiện hành. Với quyền được thông tin pháp luật, mọi công dân sẽ nắm được hệ thống pháp luật hiện hành từ khâu dự thảo, xây dựng đến khi công bố và đưa vào áp dụng, thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khâu xây dựng pháp luật, để phổ biến nội dung pháp luật đến nhân dân và để pháp luật đi được vào cuộc sống, đồng thời để người dân gián tiếp thực hiện quyền năng của mình trong quản lý nhà nước và xã hội theo quy định tại Hiến pháp. Cụ thể đó là việc tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý được thể hiện trong bốn bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của dự án.

Tuy nhiên, để thực hiện quyền năng tham gia quản lý nhà nước của mình, người dân đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức, hiểu biết, xoá bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti khi tiếp xúc với các cơ quan công quyền để đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của mình được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, đó cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với đất nước, bởi ở bất kỳ xã hội, thời đại nào thì lực lượng là ở nơi dân, nhà nước muốn làm việc gì đều phải dựa vào sức dân, thông qua việc huy động công sức và trí tuệ của nhân dân.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với những hình thức phổ biến, giáo dục phong phú, thiết thực đã trực tiếp và gián tiếp giúp người dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của mình. Khi người dân hiểu biết, nắm vững pháp luật, họ có thể tự tin để “bàn”, để “làm”, và để “kiểm tra”. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, để mỗi cơ quan đơn vị, các cấp, các ngành quan tâm đến pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật một cách có hiệu quả.

4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tính phù hợp với đối tượng

Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải xuất phát từ đối tượng được phổ biến, giáo dục. Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tác động của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục, phổ biến tiến hành nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Mỗi đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí khác nhau trong xã hội, do đó có những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin pháp luật ở những mức độ khác nhau. Vì vậy, để sự tác động phổ biến, giáo dục pháp luật tới các đối tượng có hiệu quả thì việc xác định các nội dung, hình thức, phương thức phù hợp đến đối tượng của các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật là đòi hỏi khách quan.

Trên cơ sở phân loại đối tượng, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn các nội dung, hình thức, phương thức phù hợp nhằm trang bị cho từng đối tượng những thông tin, kiến thức cần thiết để họ có những hành vi xử sự phù hợp với vị trí của mình trong các quan hệ pháp luật. Có thẻ phân loại đối tượng theo năng lực chủ thể, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi…

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để nội dung đó đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng được giáo dục, phổ biến phải thông qua các kênh truyền tải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của từng loại đối tượng. Do đó, hiệu quả pháp luật của quá trình PBGDPL còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hình thức, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có thể sử dụng nhiều phương tiện, phương pháp khác nhau với từng đối tượng, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cần vận dụng sáng tạo việc sử dụng các phương tiện, phương pháp khác nhau nhằm tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới ý thức pháp luật của công dân.

- Tính hiệu quả

Hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là sự so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra trên cơ sở đầu tư các nguồn lực để tiến hành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, kết quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là sản phẩm của toàn bộ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó trước tiên và chủ yếu nhất là được xác định, đo bằng sự thay đổi trong ý thức và hành động của đối tượng (sự thay đổi trong nhận thức pháp luật, thái độ đối với pháp luật và hành vi trong thực hiện, chấp hành, bảo vệ pháp  luật).

 5. Về những thuận lợi và khó khăn trong phổ biến, giáo dục pháp luật  hiện nay

5.1. Thuận lợi

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay đang có những thuận lợi rất cơ bản, đó là:

- Xã hội ngày càng nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, điều đó đã được Đảng ta khẳng định. Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một thuận lợi rất lớn.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là cầu nối quan trọng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và cuộc sống, là phương thức đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho mọi người “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đó cũng là yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN khi luật được đặt ở vị trí tối thượng.

- Nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng đối tượng và địa bàn cụ thể. Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của thông tin pháp luật cũng rất rõ ràng. Đại đa số cho rằng thông tin pháp luật mà họ biết được đem lại lợi ích cho họ trong đời sống hàng ngày. Một trong những thành tựu lớn của công tác PBGDPL chính là việc người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin pháp luật. Tỷ lệ người dân tham gia vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức như nghe đài, đọc báo, tham gia các buổi sinh hoạt, thảo luận đã tăng lên nhiều so với trước đây.

Trong thời gian vừa qua, việc tiếp cận thông tin pháp luật của người dân Việt Nam thông qua cách thức chủ động tìm kiếm, yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin pháp luật đã có sự thay đổi đáng ghi nhận tuy con số đó chưa phải đã nhiều. Có thể khẳng định rằng việc người dân yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin pháp luật trong thời gian qua ở mức tương đối cao. Vì vậy, đại đa số nhân dân ủng hộ chủ trương tăng cường công tác PBGDPL

- Nhà nước đã tập trung tương đối lớn nguồn lực cho hoạt động PBGDPL, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

 5.2. Những hạn chế, khó khăn, trở ngại

Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay đang gặp phải nhiều trở ngại và thách thức, đó là:

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặt trong mối liên hệ với môi trường xã hội đã và đang phải đối mặt với trở ngại không nhỏ từ tâm lý duy trì các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tình cảm, chi phối bởi tình cảm mà ít khi dựa trên cơ sở pháp luật. Việc không sử dụng pháp luật, ngại ngùng, dè dặt trong giao tiếp xã hội bằng pháp luật và thông qua pháp luật đã làm cho pháp luật có lúc, có nơi trở nên xa lạ, khó gần gũi, khó vận dụng.

- Việc thiết chế làng xã tồn tại lâu đời, sự tồn tại và ảnh hưởng của hương ước cũ, luật tục là thách thức không nhỏ trong việc đưa pháp luật đến với nhân dân, nhất là ở cơ sở. Trong điều kiện phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực của hương ước, luật tục là rất quan trọng đối với đời sống nhân dân. Mặc dầu vậy, tâm lý “phép vua thua lệ làng” có lẽ đến giờ vẫn hiện hữu, chi phối khá mạnh đến thái độ, hành động của họ. Nhiều quy định của các hương ước, luật tục lạc hậu vẫn tồn tại trên thực tế, trở thành thói quen được sử dụng trong giao tiếp của người dân.

- Thách thức đến từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Số lượng các văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều nhưng chúng lại chưa được chú ý, chưa được coi trọng tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân. Trong mối tương quan các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, việc phân loại, hệ thống hoá pháp luật chưa được thực hiện, tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu, thì hệ thống tư vấn, trợ giúp pháp luật cho nhân dân còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước cấp dưới làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chậm trễ, khó triển khai. Do vậy, có một nghịch lý là văn bản pháp luật nhiều nhưng cán bộ, nhân dân không biết hoặc biết rất ít để thực hiện. Tình trạng “mù" pháp luật là một thực trạng đáng lo ngại.

- Tình trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà nước - những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là ở cấp cơ sở ít hiểu biết pháp luật hoặc thiếu ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng xấu trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, làm mất lòng tin của nhân dân. Thực tế này là điều không thể chấp nhận được trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ cần phải được quan tâm đặc biệt.

 - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác tư tưởng nên sản phẩm của nó mang tính chất phi vật chất, khó định lượng, kết quả của hoạt động này ảnh hưởng lâu dài đến tư tưởng, nhận thức của con người, đòi hỏi phải có thời gian và chỉ có thể đánh giá qua những diễn tiến, tình huống tâm lý, hành động cụ thể. Vì vậy, sự quan tâm của xã hội nói chung còn hạn chế. Điều này là trở ngại lớn trong việc quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về con người, cơ sở vật chất, kinh phí... phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

 - Trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc phải nắm vững  pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế là nhu cầu bức xúc. Tình trạng ít hiểu biết pháp luật, thiếu thói quen sử dụng pháp luật trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, trong quan hệ với các đối tác nước ngoài là nguyên nhân gây nên những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung. Để có thể hội nhập thành công và đứng vững trong hội nhập thì thực trạng này cần phải được cải thiện nhanh chóng.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm, được coi là một khâu rất quan trọng để nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức pháp luật phục vụ quản lý xã hội, nhưng do chưa có kế hoạch, chương trình cụ thể, chưa huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội nên công tác này còn rất bị động, còn tuỳ thuộc vào mối quan tâm, ý chí chủ quan và điều kiện của từng bộ, ngành, địa phương, từng cơ quan, đơn vị (mạnh ai nấy làm; làm nhiều, làm tốt có thể được khen nhưng làm ít, thậm chí không làm cũng không phải chịu trách nhiệm gì); còn nặng về phổ biến các văn bản mà chưa có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

6. Các tiền đề xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Nói đến việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là nói tới việc pháp điển hóa. Xét từ góc độ lý thuyết hệ thống hoá pháp luật hiểu theo nghĩa truyền thống của Việt Nam hiện nay thì pháp điển hoá các quy định hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật là cấp độ thứ 3 của công tác pháp điển, tức là cấp độ xây dựng luật chuyên ngành (hệ thống hóa - cấp độ thứ 1 và xây dựng luật chung - cấp độ thứ 2). Việc pháp điển hóa sẽ được tiến hành theo một trình tự luật định, mang tính sáng tạo, không chỉ loại bỏ các quy phạm đã lạc hậu mà còn xây dựng, bổ sung những quy phạm mới để tạo ra một đạo luật điều chỉnh lĩnh vực PBGDL.

Để thực hiện pháp điển hoá các quy định về PBGDPL, cần phải có những tiền đề sau đây:      

- Chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Triết lý pháp luật: những quan điểm, tri thức, phương pháp luận khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật, hàm chứa những vấn đề cơ bản như mục đích, nguyên tắc, những giá trị xã hội của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; những mối quan hệ đa chiều của pháp luật với các hiện tượng và quá trình xã hội khác;

- Pháp luật hiện hành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Phương pháp, kinh nghiệm và kỹ thuật pháp lý khi xây dựng Luật.

Trong số các yếu tố trên đây, yếu tố chính sách pháp luật về PBGDPLcó ý nghĩa rất quyết định trong thời điểm hiện nay khi tiến hành soạn thảo Luật  này.

6.1. Chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật

Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể (Đảng cầm quyền, Nhà nước) trước các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của xã hội nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Chính sách còn được hiểu là chiến lược hay sách lược trong một giai đoạn nhất định. Điều kiện tồn tại của một chính sách là tổng hoà những hành động tích cực theo định hướng chính trị của Đảng, nhà nước nhằm tác động, giải quyết những những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển xã hội ở từng giai đoạn.

Trong lĩnh vực pháp luật, chính sách pháp luật là một bộ phận của chính sách  của Nhà nước. Nó được hiểu là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc sử dụng pháp luật với tính cách là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước, quản lý xã hội; là nguyên tắc và khuynh hướng cơ bản mang tính chỉ đạo trong việc xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật; là phương pháp và biện pháp giúp cho việc hình thành ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật của nhân dân và các chủ thể pháp luật khác.

Nội dung cơ bản của chính sách pháp luật của mỗi nhà nước biểu hiện trước hết trong việc xác định các loại quan hệ xã hội cần được pháp luật điều chỉnh; xác định phương pháp điều chỉnh pháp luật đối với các loại quan hệ đó; kế hoạch hóa và dự báo hoạt động xây dựng pháp luật; nghiên cứu và tổ chức hệ thống các cơ quan xây dựng, áp dụng và bảo vệ pháp luật cũng như phương thức giáo dục pháp luật, nâng cao văn hóa pháp luật và phát triển khoa học pháp lí.

 Chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng ta những năm gần đây. Việc hình thành một chính sách đồng bộ, hợp lý, hoàn chỉnh, lâu dài sẽ có ý nghĩa rất lớn góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra của công tác phổ biến, giáo dục hiện nay cũng như thúc đẩy, tăng cường hơn công tác này trong thời gian tới.

Có thể xác định chính sách cơ bản của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm những điểm sau:

- Xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau; xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực cho các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. Cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này trong những năm tới để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời đại hiện nay cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.

- Khẳng định phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của Nhà nước. Đây là một trong những quan điểm nhất quán, thống nhất khi xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện, tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, các tổ chức và cá nhân khác tham gia, hỗ trợ, đóng góp cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính sách này là nền tảng điều chỉnh toàn bộ mọi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nhấn mạnh trách nhiệm, vai trò chủ động của nhà nước trong tổ chức và thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đối với mọi đối tượng, địa bàn, lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, chính sách này là sự tiếp nối, khẳng định những chính sách đã được nhà nước ban hành trong những năm qua để tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự giác tìm hiểu pháp luật; tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân tiếp cận với pháp luật, tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân; có chính sách hỗ trợ cần thiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền pháp luật - Tiền đề tư tưởng cho việc  xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

 Theo nhiều nhà nghiên cứu, tư tưởng về một nhà nước và một nền pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh đã xuất hiện từ rất sớm, khi Người đòi hỏi phải thay chế độ cai trị sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, phải thực hiện một chế độ nhà nước dựa trên nền tảng của Hiến pháp dân chủ, theo lý tưởng dân quyền. Tư tưởng coi trọng pháp luật trong quản lý Nhà nước và xã hội, thấy rõ Nhà nước phải hoạt động trong một môi trường pháp luật là cơ sở rất quan trọng để hình thành những ý tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của ý thức pháp luật và vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ra đời (1945), Hồ Chủ tịch đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục ý thức tiến bộ cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. [16]

V.I. Lênin cũng đã từng chỉ rõ là giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn nhiều. Cái "khó" mà V. I. Lênin nêu ra trong việc giữ chính quyền không chỉ là ở chỗ đánh bại kẻ thù giai cấp đang âm mưu phá hoại mà còn là ở chỗ tạo ra nguồn lực to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, ý thức mới của hàng chục triệu con người để đưa xã hội tiến lên nhờ kỷ luật và lao động tự giác của họ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ yếu tố quyết định trong tính tất yếu xây dựng kinh tế và sự giác ngộ của nhân dân về văn hoá, pháp lý trong điều kiện phương Đông, nơi mà theo V. I. Lênin, nhiệm vụ đấu tranh chống những tàn tích thời Trung cổ có ý nghĩa rất quan trọng [17]. Do đó, Hồ Chí Minh coi việc nâng cao dân trí, trong đó có dân trí pháp luật là một công việc cấp bách của chính quyền mới. Khi xây dựng pháp luật, Hồ Chí Minh đều lấy điểm xuất phát là ý nguyện và lợi ích của nhân dân. Khi luật pháp đã ban hành, Nguời cho rằng cũng phải vì lợi ích của nhân dân mà thực thi. Mỗi công dân phải hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì mà Hiến pháp đã quy định cho họ. Người kêu gọi “mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà”. [18] Như vậy, Hồ Chí Minh quan niệm việc nâng cao văn hoá, việc giáo dục con người là hệ trọng. Việc tìm đến pháp luật, hiểu biết pháp luật vừa là quyền, vừa là bổn phận của công dân, chứ không chỉ là trách nhiệm từ phía Nhà nước phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.  Nhân dân có hiểu biết pháp luật thì mới tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, mới có thể đóng góp vào công cuộc cách mạng. Có như thế mới góp phần giữ vững được nền độc lập, làm cho nước mạnh, dân giàu.

Người coi chấp hành pháp luật là nghĩa vụ cao cả của công dân và đòi hỏi công dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ. Người cũng coi vũ lực của cuộc cách mạng về bình đẳng chính là sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật. Việc giáo dục pháp luật vì vậy rất khó khăn, nặng nề nhưng nhất định thành công vì "phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân".  Bởi lẽ trình độ dân chủ và thực hành dân chủ không chỉ được đánh giá qua cơ chế, thiết chế dân chủ mà còn bằng thực hành dân chủ của nhân dân bằng pháp luật và thông qua pháp luật. Việc tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và nhân dân sẽ góp phần làm cho pháp chế XHCN được thực hiện nghiêm chỉnh.

 Về phương châm và cách thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Hồ Chí Minh, có thể nêu ra một số điểm sau đây:

- Giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng là một việc làm khó khăn, phức tạp, vì vậy cần phải làm kiên trì, sáng tạo, để pháp luật thấm dần vào ý thức con người, từng bước hình thành và củng cố thói quen tuân theo pháp luật, để “mọi người đều hiểu mới vui lòng làm". Hồ Chí Minh có quan điểm thiết thực về tuyên truyền. Người phê phán cách làm tuyên truyền theo lối công chức, bàn giấy, nặng về lý thuyết suông mà nhẹ về giải thích, hướng dẫn cho quần chúng. Người không đồng tình với kiểu thi hành chỉ thị cấp trên một cách máy móc mà không biết cách áp dụng theo hoàn cảnh thực tế của địa phương. Người đòi hỏi tuyên truyền phải có chương trình, kế hoạch thiết thực, đầy đủ, có triển khai, có đôn đốc, có kiểm tra. Người xác định rõ làm tuyên truyền phải có mục đích rõ ràng, cụ thể, làm cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo và dân làm, nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền bị thất bại [19]. Cán bộ đi làm tuyên truyền phải hiểu rõ nội dung tuyên truyền; cách thức tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, tránh dài dòng. Người cũng chia sẻ với những cán bộ làm tuyên truyền về sự chịu đựng gian khổ, khó khăn. Từ sự chịu đựng gian khổ ấy mới hiểu dân, giúp dân. Người nhấn mạnh về cách thức và phương pháp tuyên truyền thiết thực, cán bộ phải xác định rõ tuyên truyền cái gì, tuyên truyền cho ai, để làm gì và cách làm thế nào để có kết quả "nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được".

- Lấy việc chấp hành nghiêm chỉnh làm gương cho những người khác học tập, đó là cách giáo dục pháp luật trực quan, có tác dụng thiết thực. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công dân phải là một tấm gương về chấp hành pháp luật, phải là người tuyên truyền chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục pháp luật bằng việc nêu gương chính là thể hiện sự kết hợp giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức.

- Hồ Chí Minh đòi hỏi rất nhiều ở cán bộ, công chức về chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Bởi lẽ là công dân, cán bộ, công chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Còn với tư cách là cán bộ, công chức, họ phải hiểu biết pháp luật để thi hành công vụ, để hướng dẫn cho nhân dân biết pháp luật và chấp hành pháp luật “Các bạn phải nêu cao gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. Người coi sự biểu biết và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Công chức hiểu biết pháp luật, gần gũi với nhân dân thì không thể “đè đầu dân” như bọn quan lại thời phong kiến. Trình độ dân trí pháp lý chỉ có thể được nâng lên khi sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao. Điều đó hoàn toàn phù hợp với luận điểm của V.I. Lênin khi Nguời yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự gương mẫu “sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”. [20]

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tuyên truyền, giáo dục, trong đó có tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quán triệt tư tưởng đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cũng như những năm tới cần được thực hiện theo các phương hướng sau đây:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là công việc lâu dài, phải làm thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ của toàn hộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần có những bước đi thích hợp, không chạy theo phong trào, thành tích mà cần đi vào chiều sâu, làm cho pháp luật thấm dần vào ý thức người dân, tạo dần thói quen tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Đảng viên, cán bộ phải có nghĩa vụ tìm hiểu, học tập pháp luật để làm gương cho nhân dân trong việc chấp hành pháp luật. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: “Cán bộ, đảng viên, công chức phải tu dưỡng đạo đức, suốt đời gương mẫu chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước”. [21] Như vậy, cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu trong việc đưa khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thành hành động thực tế của mỗi con người, bởi vì sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có văn hóa, kỷ cương, trật tự, là thể hiện trình độ văn minh của một đất nước, một dân tộc và cũng là thước đo mức độ hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền XHCN. Tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-2000), nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh:"Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi” . [22] Như vậy, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đã được đặt ở tầm cao mới, theo các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành theo các chương trình, kế hoạch cụ thể với quyết tâm cao. Không thể làm theo cách "được chăng hay chớ", theo lối hình thức chủ nghĩa, nặng về phong trào mà không quan tâm đến kết quả, hiệu quả, không đúng với phong cách Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, giáo dục. Cùng với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách quan trọng. Các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp năm 1992, các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể, một số đạo luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật đã xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều chương trình, kế hoạch của chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật đã được ban hành và thực hiện có kết quả tốt.

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật không phải chỉ là nhiệm vụ của một ngành nào đó mà phải huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, của nhân dân thì mới có kết quả tốt. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong tuyên truyền được thực hiện thông qua cơ chế Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và bước đầu có kết quả. Tuy nhiên, cần tránh phối hợp hình thức, ỷ lại cho cơ quan, tổ chức khác, bảo đảm tính thiết thực của cơ chế phối hợp, lồng ghép nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được thụ hưởng kết quả của hoạt động này.

- Đa dạng hoá, phổ thông hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gần dân, dễ đi vào lòng dân, dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Ví dụ như hình thức diễn ca, thông qua các làn điệu dân ca; các tiểu phẩm vui và cao hơn nữa là các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu. Đây là những hình thức mà nhân dân ưa thích và có tác dụng thiết thực.

- Tuyên truyền pháp luật phải bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chính xác về mặt tinh thần và nội dung của pháp luật, tránh dùng những từ ngữ quá chuyên môn, làm thế nào để phù hợp với trình độ của từng đối tượng và trên từng địa bàn. Có như vậy, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống.

Những tư tưởng trên đây của chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phổ biến giáo dục pháp luật sẽ được thực thi hiệu quả hơn khi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có môt hành lang và cơ sở pháp lý đầy đủ, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc xây dựng, củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

7. Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật – một yếu tố cần tính đến khi xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Như đã phân tích ở trên, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác tư tưởng nên sản phẩm của nó mang tính chất phi vật chất, khó định lượng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả của nó có những điểm đặc thù, cụ thể là:

- Mỗi tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại không chỉ một mà thường một loại kết quả. Kết quả này biểu hiện ở cả trong ý thức và hành vi của con người, trong tất cả các lĩnh vực của hiện thực mà con người với tư cách là đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật tác động đến.

 - Hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến lĩnh vực tinh thần của con người biểu hiện một cách trực tiếp, còn đối với lĩnh vực kinh tế hoặc chính trị - xã hội thì biểu hiện một cách gián tiếp thông qua kết quả hoạt động của con người trong lĩnh vực pháp luật.

- Khác với lĩnh vực sản xuất vật chất, nơi hiệu quả thể hiện một cách lập tức, trong một thời gian ngắn, trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật kết quả đạt được chỉ thể hiện dần dần, trong một thời gian tương đối dài. Để đánh giá trình độ ý thức giác ngộ, niềm tin... cần có thời gian. Mặt khác, có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chỉ bộc lộ ra bằng hành động trong những điều kiện nhất định (ví dụ: hành vi tham gia tích cực chống tham nhũng, bảo vệ tài sản nhà nước, thái độ chấp hành Luật giao thông…).

 - Trong lĩnh vực PBGDPL, những chỉ số của hiệu quả về số lượng cũng được áp dụng (ví dụ: số sách pháp luật đã đọc, số lần đi xem phim, nghe thời sự về đề tài pháp luật, số lần được tuyên truyền pháp luật...). Tuy nhiên, những chỉ số về số lượng không phải là chủ yếu. Chỉ số chủ yếu của hiệu quả công tác tư tưởng là những chỉ số mang tính chất lượng (sự chuyển hóa của tri thức thành niềm tin, thành động cơ hành động...). Vì vậy, cần xác định phương pháp đánh giá hiệu quả một cách thích hợp.

- Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đánh giá trong sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng, do đó nó được đo lường ở ngay trong ý thức và hành vi của đối tượng.

Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nhìn nhận từ 3 khía cạnh:

- Là sự so sánh giữa tình hình trước khi tiến hành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và kết quả sau khi tiến hành hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Là sự so sánh giữa kết quả và mục đích, là sự trùng hợp một phần hay toàn bộ kết quả với mục đích và nhiệm vụ mà hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đề ra;

- Là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về công sức, tiền bạc để đạt được kết quả.

Tóm lại: Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật được đo bằng tương quan giữa kết quả với cái đặt ra (mục đích) và cái bỏ ra (chi phí) trong phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo V.I. Lênin “Hiệu quả là khả năng thu được kết quả nhiều nhất, vững chắc nhất mà lại ít tốn sức nhất”.

Có thể phân loại hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật thành:

- Hiệu quả chung – Hiệu quả cụ thể;

- Hiệu quả trước mắt – Hiệu quả lâu dài.

- Hiệu quả về tinh thần (nhận thức, thái độ, niềm tin đối với pháp luật…) – Hiệu quả thực tiễn (thay đổi hành vi trong thực tiễn). Đây là cách đánh giá hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật sát thực nhất và thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiêu chí đánh giá cụ thể hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

 Tiêu chí về tinh thần, tư tưởng:

- Về nhận thức: Mức độ thấp nhất của hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật là xuất hiện nhu cầu hiểu biết pháp luật và sự quan tâm của người được phổ biến, giáo dục pháp luật.

 - Về tri thức pháp luật: Củng cố, trau dồi, nâng cao tri thức về pháp luật. Am hiểu hơn các sự kiện pháp lý, các hiện tượng pháp lý xung quanh mình, có được kiến thức mới về pháp luật…

- Niềm tin vào pháp luật: Từ niềm tin cảm tính chuyển sang niềm tin lý tính, nghĩa là có được sự tự đánh giá về hiểu biết pháp luật của mình, khả năng đánh giá đúng các hiện tượng pháp luật, hành động phù hợp với pháp luật.

Tiêu chí về thực tiễn - thay đổi hành vi theo hướng tích cực:

- Sự thay đổi trong hiểu biết, tri thức pháp luật: Từ không biết đến biết; từ biết ít, mơ hồ đến biết rõ ràng cụ thể hơn về một văn bản, một quy định pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến việc được làm, phải làm trong tình huống cụ thể, trong ứng xử đời thường. Từ chỗ chỉ biết một số quy định riêng lẻ cụ thể đến chỗ biết và hiểu được một cách có hệ thống hơn về các quy định pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau và những yêu cầu chung về thực thi các quy định đó, về mối quan hệ pháp luật giữa công dân với chính quyền…

- Sự thay đổi trong thái độ, tình cảm, niềm tin vào pháp luật: Từ chỗ chỉ coi pháp luật là bắt buộc, vì sợ phạt mà phải tuân thủ pháp luật đến chỗ nhận thức được giá trị lợi ích của pháp luật đối với mỗi người nên tự giác tôn trọng và tuân theo pháp luật.

- Sự thay đổi trong hành vi ứng xử theo pháp luật: từ chỗ làm sai pháp luật, cố tình làm trái pháp luật, lợi dụng pháp luật để làm lợi cho bản thân mình đến chỗ tuân thủ, thực hiện theo đúng pháp luật, hành động tích cực trong xây dựng, truyền bá và bảo vệ pháp luật.

Chí phí để thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm những chi phí vật chất và tinh thần, chi phí về nhân lực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với từng hoạt động cụ thể, đó là con người cụ thể, trực tiếp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; là các chi phí tổ chức hội nghị, chi phí in ấn tài liệu, chi phí cho các phương tiện, công cụ hỗ trợ… Ngoài ra, chi phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn phải tính đến các chi phí gián tiếp khác nhau như chi phí cho đội ngũ phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; chi phí đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục… Mức độ chi phí thể hiện tính kinh tế và hữu ích của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong mỗi giai đoạn và điều kiện cụ thể, cần tính toán các chi phí để tổ chức và triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hợp lý và đạt được những kết quả tốt nhất.

8. Phạm vi điều chỉnh và những nội dung chủ yếu của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

8.1. Sự cần thiết xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

 - Trong điều kiện của hệ thống chính trị nhất nguyên có một Đảng duy nhất cầm quyền, pháp luật xét cho cùng là thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng. Phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiệm vụ đưa pháp luật, tức là đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật cũng chính là thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy, việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phổ biến, giáo dục pháp luật theo tinh thần và nội dung được nêu tại các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

- Mỗi nước có một nền văn hóa riêng, trong đó có văn hóa pháp luật. Các nước phát triển có một hệ thống dịch vụ pháp lý đầy đủ, việc tìm hiểu pháp luật chủ yếu do người dân tiến hành thông qua dịch vụ tư vấn pháp luật, Nhà nước chỉ trợ giúp trong những trường hợp đặc biệt. Còn ở Việt Nam, do những điều kiện đặc thù đã phân tích ở trên, người dân chưa có thói quen chấp hành pháp luật một cách tự giác, thái độ “ bất tuân pháp luật” vẫn còn khá phổ biến trong một bộ phận nhân dân. Vì vậy, Nhà nước cần có một chính sách, một động thái pháp luật mang tính lâu dài, bền vững nhằm xây dựng, củng cố ý thức pháp luật và thái độ chấp hành pháp luật trong cả cán bộ và nhân dân.

- Luật ban hành sẽ khắc phục được tình trạng tản mạn, thiếu đồng bộ, chung chung, thiếu tính ràng buộc về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có trách nhiệm trong PBGDPL; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh từ xây dựng pháp luật, đến phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật; xác định rõ phạm vi trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động  phổ biến, giáo dục pháp luật, trách nhiệm pháp lý đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng nguồn nhân lực, bảo đảm các điều kiện hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 - Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành còn thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước ta khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, pháp luật để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật.

- Xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng có nghĩa là đưa cuộc sống vốn dĩ rất sôi động trong lĩnh vực này vào pháp luật. Như vậy, giữa việc xây dựng luật và cuộc sống thực tiễn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ không chỉ là sự ghi nhận hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn, là sự pháp điển hóa các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, mà còn dự liệu những định hướng của lĩnh vực này trong nhiều năm tới. Mongtexkie đã từng nói “Lý do tồn tại của pháp luật là gì nếu không phục vụ cho cuộc sống. Luật pháp...nếu cách xa cuộc sống, nơi các quan hệ xã hội đời thường này tồn tại không vì có luật pháp thì khó lòng đi vào cuộc sống”. [23]

Là sản phẩm của tư duy, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như các đạo luật khác sẽ mang dấu ấn của ý thức pháp luật, năng lực và ý chí của nhà làm luật. Nhưng đạo luật này chỉ có ý nghĩa khi nó đi vào được cuộc sống. Như vậy, có 2 yếu tố mang tính tất yếu khách quan ở đây, đó là: 1) ý chí của nhà làm luật; 2) thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong khi có những quan hệ xã hội ổn định, thì cũng có những quan hệ xã hội thay đổi nhanh chóng. Vì vậy cần xây dựng một đạo luật phù hợp, bảo đảm tính ổn định lâu dài nhưng không “tạo cú sốc bất ngờ”,[24] nghĩa là phải phù hợp với thực tiễn và xu thế vận động và phát triển của lĩnh vực mà luật điều chỉnh.

Trong quá trình xây dựng Luật cần tính đến các yếu tố sau:

 - Thực tế cuộc sống diễn biến khá nhanh trên nhiều lĩnh vực, vì vậy nếu không chú ý, nhiều quy định sẽ bị lạc hậu so với thực tiễn khi Luật được ban hành;

 - Các nước hầu như không xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật nên không có tiền lệ quốc tế. Vì vậy việc xây dựng Luật này đòi hỏi phải kỳ công, xác định đúng những đặc thù của Việt Nam. Luật không phải chỉ điều chỉnh cái đã có và được tổng kết thực tiễn ở trình độ cao mà còn phải dự báo được những vấn đề lâu dài của phổ biến, giáo dục pháp luật trong vài thập niên tới.

- Một vấn đề nữa là nên xây dựng Luật hay văn bản dưới Luật để điều chỉnh lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật ? Về mặt lý thuyết, có hai mức độ điều chỉnh pháp luật: mức độ điều chỉnh chung và mức độ điều chỉnh cụ thể. Việc lựa chọn hình thức văn bản  thích hợp sẽ tùy theo mức độ điều chỉnh. Trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, những năm tới, khi nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mục tiêu đặt ra là tạo chuyển biến căn bản về ý thức chấp hành pháp luật trong xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật bền vững thì việc điều chỉnh pháp luật ở mức độ chung đối với lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật là cần thiết. Do đó, cần lựa chọn hình thức văn bản mà hiệu lực pháp lý ở mức độ cao, đó là một đạo luật.

 - Khi xây dựng Luật, cần chuẩn bị ngay các văn bản hướng dẫn thi hành để kịp ban hành ngay sau khi Luật được thông qua, bảo đảm triển khai nhanh chóng trong cuộc sống các quy định của Luật.

8.2. Dự  báo tác động của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Sau khi được ban hành và có hiệu lực, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ là cơ sở pháp lý tạo ra bước phát triển mới về chất, đồng bộ, rộng khắp trên phạm vi cả nước, tạo ra cơ chế nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho công tác này. Việc xây dựng, thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng,

 

có hiệu lực pháp lý cao để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhiều năm tới.

Luật ra đời sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật. Qua đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ quan tâm đầu tư nhiều mặt cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tương xứng với vị trí, vai trò của công tác này trong tình hình mới.

Thông qua việc quy định rõ trong Luật cơ chế cung cấp thông tin pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật..., các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học sẽ ý thức rõ hơn và từ đó có trách nhiệm hơn đối với công tác này; hoạt động phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được tăng cường; tổ chức, bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được kiện toàn; việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất được quan tâm hơn với những hành động cụ thể từ phía cơ quan nhà nước. Luật được ban hành cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy việc huy động các cơ quan, đơn vị, địa phương, các  tổ chức và cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; tranh thủ sự đóng góp và hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân, tạo tiền đề cần thiết cho việc từng bước xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy sẽ góp phần để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp hơn.

8.3. Nội dung chủ yếu của Luật

 Các vấn đề dự kiến Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ quy định là:

- Vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Những ưu tiên của Nhà nước cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Sự phân công giữa các chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, với cơ chế chặt chẽ được luật hóa để có cơ sở phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phổ biến, giáo dục pháp luât;

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, lâu dài và bền vững;

- Các điều kiện bảo đảm thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật như tổ chức, nhân lực, tài chính;

- Vấn đề xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thu hút sự đóng góp và tham gia của xã hội vào công tác này.

 

PHÁC THẢO MÔ HÌNH KHUNG

CỦA LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

- Phổ biến pháp luật

- Giáo dục pháp luật

- Tuyên truyền pháp luật

và một số thuật ngữ khác

Điều 4. Chính sách của nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

 

Chương II

CHỦ THỂ THỰC HIỆN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Điều 6. Các cơ quan, tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 8. Cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều  9. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật 

Điều 10. Báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật

Điều   11 . Giáo viên dạy môn học giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường

Chương III

HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Điều 12. Yêu cầu đối với nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 13.  Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 14. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 15. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật có thu phí

Điều  16. Khuyến khích đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 17. Giới thiệu dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Điều 18. Thông tin phản hồi của nhân dân về hoạt động xây dựng pháp luật

Điều 19. Phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông

Điều 20. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong sử dụng khai thác, tủ sách pháp luật

Điều 21. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa

Điều 22. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật

Điều 23. Giáo dục pháp luật trong nhà trường

Điều 24. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác

 

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Điều 25. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 26. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Điều 28. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Điều 29. Các bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 30. Giám sát việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

 

ChươngV
 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

             Điều 31 Hiệu lực của Luật

             Điều  32. Tổ chức thực hiện

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là một yêu cầu khách quan của quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và mở rộng, phát huy dân chủ nhằm góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia hùng mạnh toàn diện, một nền trật tự pháp luật với kỷ cương vững chãi.

Từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, công tác PBGDPL đã có những chuyển biến rõ rệt, tác động mạnh đến nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đông đảo nhân dân.

Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém của công tác PBGDPL vẫn đang bộc lộ như hiệu quả còn thấp, chuyển biến chậm về ý thức chấp hành pháp luật, vi phạm pháp luật vẫn xẩy ra nhiều và vẫn có xu hướng gia tăng, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân là cơ sở pháp lý còn thiếu và hiệu lực pháp lý của các qui định về hoạt động PBGDPL còn thấp, chưa đủ khả năng điều chỉnh toàn bộ hoạt động PBGDPL đa dạng về chủ thể, phong phú về hình thức, khó khăn về đánh giá hiệu quả thực tế...

Để góp phần tăng cường công tác PBGDPL theo yêu cầu mới của nhiều năm tới, bên cạnh biện pháp của nhà nước và xã hội, việc xây dựng Luật PBGDPL để tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật, phù hợp với một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tạo một nền ý thức pháp luật và một nền văn hóa pháp lý lành mạnh.

Luật này ban hành sẽ khai thác và tận dụng đến đa năng lực của toàn xã hội trong PBGDPL, và đó cũng chính là huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị vào hoạt động này.

Việc xây dựng Luật PBGDPL có thể còn những ý kiến khác nhau, nhưng qua thực tiễn nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, nhóm nghiên cứu khẳng định rằng tại thời điểm này, việc ban hành luật là cần thiết cho 10- 20 năm tới./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống thông tin pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến năm 2010 của Đề án Đánh giá nhu cầu phát triển toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Bộ Tư pháp, 2002.
  2. Bộ Tư pháp, Báo cáo kết quả kháo sát của các Đoàn công tác tại Pháp, Đan Mạch 2001, Tại Liên Bang Nga 2005, tại Ôxtrâylia 2008.
  3. Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg, Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg và triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2003-2007, Hà Nội 2003
  4. Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Tọa đàm “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn trong tình hình mới”, Hà Nội, 2003
  5.  Bộ Tư pháp,  Kỷ yếu Hội thảo “Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở”, Hà Nội, 2004.
  6. Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số,  Hà  Nội, 2004.
  7. Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo “Tổ chức và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, Cần Thơ, 4/2005.
  8. Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Tọa đàm “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ”, Hà Nội, 2006.
  9. Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Tọa đàm Tổ chức và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội, 2006
  10. Bộ Tư pháp, Tài liệu Tọa đàm “Công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn” tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, Hà Nội, 2007.
  11. Bộ Tư pháp và Văn phòng Trung ương Đảng, Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hà Nội, tháng 4/2007.
  12. Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007 và Tập tham luận tại Hội nghị, Hà Nội,  tháng 4/2008.
  13. Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Tủ sách pháp luật, Hà Nội, 12/2008.
  14.  Bộ Tư pháp, Tài liệu sơ kết giai đoạn 1 Đề án “Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn”, Hà Nội, 12/2008.
  15. Bộ Tư pháp, Tài liệu Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 122/2004/NĐ/CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
  16. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
  17.   Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.
  18. Dương Thị Thanh Mai, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học luật học “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
  19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
  20. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982.
  21. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1986.
  22. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1994.
  23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
  24. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
  25. Đảng Cộng sản Việt Nam, Các Nghi quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
  26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
  27. Đào Trí Úc (Chủ biên), Xây dựng ý thức và lối sống  theo pháp luật, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.
  28. Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (Chủ biên), Đổi mới ở Việt nam, nhớ lại và suy ngẫm, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008.
  29. Đinh Xuân Thảo, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học luật học “Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996.
  30. Hoàng Thế Liên, Cải cách pháp luật và tư pháp vì sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; Tạp chí Cộng sản, số 23 (816) năm 2010.
  31. Hoàng Thị Kim Quế, Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học, số 1/2003, tr. 40-44.
  32. Hoàng Thị Kim Quế, Đưa cuộc sống vào pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống, Số chuyên đề Tạp chí Dân chủ và pháp luật về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, Hà Nội, 2004.
  33. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
  34. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
  35. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ, Đặc san Tuyên truyền pháp luật số chuyên đề về Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003, Hà Nội, 2007
  36. Lê Đình Khiên, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học luật học “Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay”, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 1996.
  37. Lê Hồng Hạnh, Giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trong thực tiễn, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 2/2002.
  38. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
  39. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
  40.  Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
  41. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1997.
  42. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên), Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2010.
  43. Nguyễn Đình Lộc, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam”, Trường Đại học tổng hợp Lômônôxôp, Matxcơva, 1978.
  44. Thông báo Kết luận số 74-TB/TW ngày 11/5/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW
  45. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về PBGDPL, Hà Nội, 2006
  46. Trần Đức Lương, Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, Tạp chí Cộng sản số 1/2002.
  47. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai, Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
  48. Tòa án nhân dân tối cao, Công tác PBGDPL trong hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2008.
  49. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra thực tế về sự hiểu biết pháp luật, Hà Nội , Hà Nội, 1999.
  50. Vụ Phổ biến, giáo dục Pháp luật, Bộ Tư pháp, Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1999.
  51. Bộ Tư pháp, UNDP, Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL, Kỷ yếu Dự án VIE/98/001, Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam, Hà nội, 2002.
  52. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1978.
  53. V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 45, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1978.
  54. Viện Khoa học pháp lý, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa, Từ điển luật học, Hà Nội, 2005.
  55. Vũ Dũng, Tâm lý học dân tộc, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2009.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỊCH SỬ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CỦA NHÀ NƯỚC TA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

                                     Tô Thị Thu Hà,

                                        Chuyên viên Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

 

Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, trong suốt 60 năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có nhiều chủ trương, định hướng để ngày càng đưa công tác này đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình hiện nay, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đã và đang đặt ra như một trong những nhiệm vụ trọng yếu, việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, xây dựng và hình thành niềm tin pháp luật trong nhân dân, đưa pháp luật đến với quần chúng là nội dung có ý nghĩa thiết thực và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

Trong bề dày 60 năm lịch sử của ngành Tư pháp, công tác phổ biến giáo dục pháp luật luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có thời kỳ được xác định là công tác “mũi nhọn” của ngành, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

1. Vài nét về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sau khi chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, ngày 28/8/1945, trong Tuyên cáo công bố Danh sách nội các thống nhất quốc gia với 13 Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ngành Tư pháp của chế độ mới chính thức ra đời từ đó. Ngày 1/12/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 37 về tổ chức Bộ Tư pháp. Nghị định này là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Liên quan đến hoạt động tuyên truyền pháp luật, Điều 1 của Nghị định đã quy định một số phòng sự vụ triển khai các hoạt động sau:

PHÒNG NHẤT

Phòng sự vụ nội bộ

Thư tín chính trị - Phân phát công văn - Việc xin yết kiến - Việc công bố các đạo luật và sắc lệnh – Đưa các bản đăng công báo – Giao thiệp với Nghị viện và Chính phủ - Triệu tập các uỷ ban…Trông coi thư viện và các báo chí của Bộ - Giữ các kiềm ấn.

PHÒNG BA

Phòng giám đốc hộ vụ

Ban pháp chế và cai trị - Việc quản trị các toà án dân sự và thương sự - Việc tổ chức các toà án - Dự án luật và sắc lệnh về dân sự, thương sự và tố tụng thủ tục – Thi hành các đạo luật về dân sự, thương sự - Dự thảo các nghị định và huấn thị.

Chúng ta có thể thấy rõ, trong bộn bề công việc của những ngày đầu cách mạng, trong khi Bộ Tư pháp phải đảm đương một số lượng công việc không nhỏ, hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đã bắt đầu được đề cập, quan tâm. Điều này được khẳng định qua việc cho đăng Công báo các văn bản pháp luật, một cách thức xác lập tính pháp lý cho các văn bản, đồng thời để thực hiện việc phổ biến văn bản pháp luật đó cho đội ngũ cán bộ Nhà nước. Bên cạnh đó, còn là hoạt động “huấn thị” các văn bản pháp luật (Nghị định của Nhà nước), thể hiện cách thức tổ chức triển khai các văn bản pháp luật đến đội ngũ cán bộ thực hiện trong những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng. Do những yếu tố khách quan, mặc dù hoạt động phổ biến các văn bản pháp luật chưa xác định mở rộng đối tượng đến nhân dân nhưng đã bước đầu được coi trọng, xác lập các hình thức, phương cách đầu tiên cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ.

2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1945 – 1960

2.1. Trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 19/12/1946 (khi toàn quốc kháng chiến), trong điều kiện Bộ Tư pháp gấp rút sơ tán, công việc ngày càng khẩn trương, các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp mặc dù đã rút gọn nhưng về cơ bản vẫn được giữ vững. Theo Hiến pháp năm 1946 và các Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân thì Toà án giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Trong hoạt động xét xử của toà án, công tác hoà giải giữ một vai trò rất quan trọng, có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân bằng cách phân tích, lý giải, thuyết phục…nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Vì lẽ đó, Ban tư pháp xã lúc đó tổ chức hoạt động gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký được giao thẩm quyền hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự, phạt các việc vi cảnh, thi hành những mệnh lệnh của toà án cấp trên.

Trong cách tổ chức toà án, thẩm quyền của toà án sơ cấp (cơ sở) hết sức được chú trọng nhằm giải quyết triệt để mọi tranh chấp trong nhân dân một cách đơn giản, nhanh chóng mà hình ảnh của nó như là một tổ chức làm nhiệm vụ hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân với sự tham gia của Nhà nước (theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946).

Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, đội ngũ cán bộ Tư pháp hết sức được coi trọng. Chính phủ đã coi cán bộ tư pháp là “bậc trí thức” có “trách nhiệm nặng nề và vẻ vang”, là phải “làm gương cho dân trong mọi việc”. Cán bộ Tư pháp là “viên chức của Chính phủ cộng hoà”, do đó “phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ”, “là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên phải nêu cao cái gương “phụ công thủ pháp”, “chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”. [25]

Cán bộ tư pháp, những người trực tiếp thi hành pháp luật đồng thời là người đưa pháp luật đến với nhân dân, thực hiện công việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trực tiếp nắm bắt tình hình thực tế, từ đó làm cho dân hiểu, dân tin như Bác Hồ đã dạy: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” (trích thư Bác Hồ gửi cán bộ Tư pháp tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư pháp năm 1950).[26]

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự án Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959, Bác đã viết: “…Công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt”.[27]

Năm 1950 đã diễn ra cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất trên 3 phương diện: về luật pháp, về tố tụng và về tổ chức nhằm dân chủ hoá thêm một bước tổ chức và hoạt động tư pháp phù hợp với lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, “đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Cuộc cải cách đã thay đổi nhiều về cơ cấu tổ chức, một trong những sự thay đổi đó tập trung vào việc đẩy mạnh công tác hoà giải: ở cấp huyện cho thành lập Hội đồng hoà giải gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Mặc dù trong phạm vi tổ chức hoạt động của cơ quan toà án, nhưng rõ ràng mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động hoà giải ngày càng được khẳng định và trở thành một nội dung công việc không thể thiếu của Nhà nước. Điều đó cho thấy, hoà giải với bản chất và mục đích tự thân của hoạt động này đã được xác lập ngay từ những ngày đầu của đất nước, góp phần không nhỏ vào sự thành công trong điều hành các công việc của chính quyền Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong điều kiện kháng chiến khó khăn, gian khổ, hoạt động này đã góp phần tích cực, ghi những dấu ấn đầu tiên trong việc thực hiện đưa pháp luật đến với nhân dân, hướng dẫn nhân dân tuân thủ những quy định của Nhà nước để giữ vững thành quả cuộc cách mạng cũng như ổn định để bảo vệ đất nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược đến thắng lợi cuối cùng.

 

2.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, giải phóng miền Bắc:

Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng năm 1954. Với đặc điểm của thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức lại nền hành chính ở miền Bắc, đồng thời tổ chức lại hệ thống tư pháp sau cuộc Cải cách tư pháp năm 1950. Cùng với việc thành lập Toà án nhân dân tối cao, Viện Công tố Trung ương, Chính phủ đã lập ra Thứ bộ Công an, ngày 11/2/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 01/CP quy định nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tư pháp là:

“Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật”.

Thực hiện các nhiệm vụ được quy định, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được thành lập bao gồm các đơn vị: Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Tuyên giáo, Vụ nghiên cứu pháp luật, Trường cán bộ tư pháp, Văn phòng và một số phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Với những quy định này, lần đầu tiên công tác phổ biến giáo dục pháp luật được xác lập là một nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể của ngành Tư pháp. Nghị định số 01 tạo lập cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận và đánh giá tầm quan trọng của công tác này, đưa hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật chính thức trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu của ngành tư pháp nói riêng và của Nhà nước nói chung.

3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1961 đến 1981

3.1. Thời kỳ 1961 đến 1972

Theo Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ được thông qua ngày 14/7/1960 không có Bộ Tư pháp. Các chức năng của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan như Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng (Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng) và một số cơ quan khác. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đó cũng bị phân chia, gián đoạn. Tuy nhiên, vào cuối năm 1961, giữa Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng và Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng đã thoả thuận phân công về một số chức năng liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Theo đó, về chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tất cả các lĩnh vực, Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo các cấp toà án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trước các phiên toà.[28]

Trước đó, Luật tổ chức toà án nhân dân được thông qua vào ngày 14/7/1960 cũng đã quy định về thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao:

“…Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 21).

Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các toà án nhân dân địa phương ngày 23/3/1961 quy định về nhiệm vụ của Chánh án toà án nhân dân tối cao, trong đó có nhiệm vụ:

“…Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp, công tác đào tạo và giáo dục cán bộ toà án và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 6).

Như vậy, trong suốt một thời gian dài gần 10 năm, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế chia tách thành nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị, bộ, ngành cùng triển khai thực hiện. Điều này ít nhiều làm công tác này thiếu tập trung, gây khó khăn và hạn chế về hiệu quả hoạt động. Trước yêu cầu tập trung đẩy mạnh hoạt động pháp chế, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý Nhà nước bằng pháp luật, phục vụ tốt hơn nữa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1972, theo Nghị quyết số 133-NQ/QH/K4 ngày 14/9/1972 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Pháp chế của Hội đồng Chính phủ được thành lập. Đây là cơ quan có trách nhiệm quản lý thống nhất công tác pháp chế của Hội đồng Chính phủ theo đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, làm cho pháp chế trở thành sức mạnh, uy quyền của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc quản lý kinh tế và các lĩnh vực công tác khác.

Theo Nghị định số 190/CP ngày 9/10/1972 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Pháp chế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung rất cơ bản được quy định như sau:

…Điều 2. Uỷ ban Pháp chế có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

…………………………

2. Về thi hành pháp luật:

- Phối hợp với các ngành để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn việc thi hành pháp luật;

- Theo dõi việc thi hành pháp luật ở các ngành, các cấp và trong nhân dân; đề nghị với Hội đồng Chính phủ những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy việc thi hành đó.

Điều 4 của Nghị định quy định tổ chức bộ máy của Uỷ ban pháp chế trong đó có cơ cấu của Vụ Tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đây là tên gọi được giữ cho đến hiện nay (dù không nguyên văn). Triển khai các công việc ban đầu của Uỷ ban pháp chế, hoạt động tuyên truyền đã tập trung vào việc ra tờ Thông tin pháp chế, hình thức báo chí xuất bản đầu tiên để kịp thời thông tin, phổ biến về các hoạt động, sự kiện của ngành và các quy định của pháp luật (sau này Thông tin pháp chế được chuyển thành Tập san pháp chế XHCN, nay là Tạp chí Dân chủ và Pháp luật).

Trong thời kỳ này, tuy về tổ chức có sự thay đổi, nhưng cũng như các hoạt động tư pháp khác, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn triển khai bình thường. Từ sau khi thành lập Uỷ ban pháp chế của Hội đồng Chính phủ thì công tác tư pháp đã có bước tiến đáng kể. Trong tiến trình đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã có nỗ lực không nhỏ trong việc đưa hàng nghìn văn bản pháp luật như các đạo luật, pháp luật và văn bản dưới luật được ban hành trong thời kỳ này đi vào triển khai thực hiện trong cuộc sống. Bằng cố gắng của mình, cùng với các công tác khác, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần làm cho công tác tư pháp ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong đời sống, bảo đảm quyền dân chủ của công dân, tạo được lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật, vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, công tác tư pháp đã có đóng góp rất quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt pháp luật và tư pháp, củng cố tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, tạo dựng cơ sở pháp lý quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều này có phần đóng góp quan trọng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

4. Thời kỳ 1981 đến nay

4.1. Thời kỳ 1981 đến 1998

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn này được đánh dấu bởi nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến hoạt động của ngành. Tháng 6/1981, Luật về tổ chức Hội đồng Bộ trưởng được thông qua, tái lập lại Bộ Tư pháp. Ngày 22/11/1981, Nghị định số 143/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp được ban hành. Theo Nghị định này, Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước.

Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định, là: “Hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân viên Nhà nước và nhân dân” (Điều 2). Một lần nữa, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lại gắn với chức năng của Bộ Tư pháp. Để thực hiện nhiệm vụ, trong tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp đã xác lập lại Vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật (có Tập san của Bộ và Nhà xuất bản pháp lý). Theo đó, năm 1977 Tập san Pháp chế XHCN ra số đầu tiên, còn Nhà xuất bản Pháp lý được thành lập năm 1978.

Điểm nổi bật của thời kỳ này là cùng với việc tổ chức kiện toàn lại các vụ, thúc đẩy một bước công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã đặt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác trọng tâm của ngành tư pháp, đặc biệt là tại cơ sở. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bước đầu đã đi vào nền nếp, theo kế hoạch tuyên truyền được ban hành hàng năm. Ngành đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ về phổ biến pháp luật đến nhân dân cơ sở như: đưa cán bộ của Bộ xuống xã làm việc trong thời gian dài; tổ chức tiếp xúc với các đối tượng ở các lứa tuổi, giới, trình độ khác nhau để phổ biến các luật lệ về ruộng đất, hôn nhân và gia đình, trật tự an toàn xã hội…Nhiều địa phương đã thành lập Sở Tư pháp như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cao Bằng…cũng thực hiện theo kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ.

Trên cơ sở đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần quản lý nhà nước bằng pháp luật khi ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 315/CT “về việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật”.

Với mục đích nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi cá nhân công dân, nhằm làm cho nhân dân hiểu đúng và đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng và đi lên chủ nghĩa xã hội, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong thời kỳ này luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá cao và tập trung chỉ đạo sâu sát. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được biết đến như một mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển biến nền kinh tế từ cơ chế bao cấp tập trung sang nền kinh tế thị trường, là Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Trong rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm của đất nước trong thời kỳ này, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cũng được Đảng nhấn mạnh như sau:

“Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của nhà nước, kể cả các trường phổ thông, đại học của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có nhiều kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”.[29]

Tiếp đó, đến các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII, công tác phổ biến giáo dục pháp luật vẫn tiếp tục được khẳng định và tập trung nhấn mạnh như sau:

“Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”.[30]

“Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia và các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”.[31]

Các văn kiện, chủ trương của Đảng về công tác phổ biến giáo dục pháp luật đều được định hướng theo quan điểm: phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng, không tách rời công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; và theo phương châm: thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh và thống nhất.

Những đóng góp của ngành Tư pháp trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã được đánh giá cao. Sau khi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, ngày 04/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp (thay thế Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981). Kế thừa các quy định của Nghị định số 143, Nghị định số 38 đã cụ thể hoá công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đó là:

Về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến giáo dục pháp luật: Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học…(Điều 3)

Nhiệm vụ trên được giao cho Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật đảm trách. Một điểm cũng đáng quan tâm là đến Nghị định số 38 đã tách riêng Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thành một đơn vị độc lập trực thuộc Bộ Tư pháp.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã từng bước được thể chế trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Để phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống pháp luật của nhà nước ta đã được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Vì vậy, yêu cầu đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật đặt ra ngày càng cao hơn.

Thực tiễn đòi hỏi cần có một chương trình, kế hoạch tổng thể về công tác phổ biến giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhất là từ khi Hiến pháp 1992 được thông qua. Ngày 7/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTG về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 – 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới.

 

4.2. Thời kỳ 1998 đến nay

Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo động lực nguồn quan trọng cho việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo đó, công tác này trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đó là: Lãnh đạo các cấp, các ngành đã có sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của mình; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai rộng khắp theo cơ chế phối hợp, thông qua hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố. Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tư pháp, đã thu hút được một lực lượng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tham gia; Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, đa dạng và thiết thực với người dân hơn như: tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu pháp luật, đưa pháp luật vào giảng dạy trong trường học, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng Câu lạc bộ pháp luật, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở; thông qua tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; thông qua các phiên toà xét xử công khai, lưu động…

Nhìn chung, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần đi vào nền nếp, theo kế hoạch, chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm hơn trước. Nội dung phổ biến pháp luật đã chú trọng gắn với từng nhóm đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, yêu cầu nhiệm vụ của bộ, ngành. Nhiều nội dung pháp luật đã đi vào cuộc sống, đến được với các tầng lớp nhân dân. Qua tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong hành động chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, tạo dần thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, biết cách sử dụng đúng đắn phương tiện pháp luật trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp, ngày 06/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhiều lĩnh vực công tác mới hình thành, đảm bảo việc triển khai trên phạm vi cả nước được thống nhất, đồng bộ và phù hợp, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được quy định cụ thể như sau:

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp

….

5. Về phổ biến giáo dục pháp luật:

a) Thống nhất quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

b) Thông tin pháp luật, biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học;

…..

11. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Các nhiệm vụ này tiếp tục được giao cho Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong những bước chuyển mình của công tác phổ biến giáo dục pháp luật những năm qua, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định:

“Thực hiện cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường công tác lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá trình ban hành và hướng dẫn thi hành pháp luật”.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới cũng đặt ra mục tiêu hoạt động của công tác này:“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động…nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân”.

Thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật được coi là một trong những mũi nhọn của ngành Tư pháp. Trong nhiều năm qua, công tác này đã có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào việc tạo dần thói quen sử dụng pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân. Đặc biệt, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ, tạo đà cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật được thường xuyên, liên tục, dài hơi hơn, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, trong đó đã đưa ra các đề án cụ thể về phổ biến giáo dục pháp luật để triển khai thực hiện với từng đối tượng, địa bàn cụ thể.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị, nhiệm vụ đặt ra là cần phải tạo được sự nhận thức thống nhất và sâu sắc hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của công tác phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong những năm tới, góp phần tích cực vào việc xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của mọi công dân. Phải làm sao để “tình thần pháp luật phải ngấm, thấm vào từng công việc, hoạt động của nhà nước, của xã hội, và chỉ trong trường hợp đó, các quyền dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền của công dân và của cả cộng đồng mới được đảm bảo” như lời phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp ngày 8/01/2003.

Trên tinh thần đó, ngày 19/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”. Có thể coi việc ban hành Chỉ thị số 32 là một bước ngoặt trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Chỉ thị được ban hành là cơ sở quan trọng tạo nên sự thống nhất trong ý chí và hành động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật, nâng cao văn hoá pháp lý cho nhân dân, phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ thị xác định công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 16/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Với mục tiêu nhằm tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) ra Thông báo Kết luận số 74-TB/TW "Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân",

Ngày 15/10/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 17-CT/TƯ về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Ngày 07/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX). Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ). Mục tiêu chung của Chương trình: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Yêu cầu của chương trình là:

1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho các đối tượng đã được đề ra trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

3. Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn; lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, hiệu quả. Chương trình không chỉ cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật mà còn bao gồm cả vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật.

5. Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá truyền thống và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, nhân dân. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

6. Đầu tư hợp lý, hiệu quả các phương tiện, điều kiện phục vụ và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là ở những địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Huy động các nguồn lực của cộng đồng và sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

Kết luận

Qua 65 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự trưởng thành và đi lên của ngành Tư pháp, trong mỗi thời kỳ cách mạng, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã phát huy và ngày càng chứng tỏ vị trí, tầm quan trọng của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Trải qua nhiều thử thách, nhiều thử nghiệm với nhiều mô hình và cách thức vận động, triển khai thực hiện khác nhau, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đang dần khẳng định vị trí của mình, làm cho pháp luật phát huy được tác dụng tích cực trong cuộc sống, góp phần đắc lực vào việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

 

 

 

 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

                                        PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn

 

Là người sáng lập ra Đảng và Nhà nước ta, suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân, ngay từ lúc còn bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm tiến bộ về nhà nước và pháp luật. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tư tưởng về một nhà nước và một nền pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh đã xuất hiện từ rất sớm, khi Người đòi hỏi phải thay chế độ cai trị sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật, phải thực hiện một chế độ nhà nước dựa trên nền tảng của Hiến pháp dân chủ, theo lý tưởng dân quyền. Tư tưởng coi trọng pháp luật trong quản lý Nhà nước và xã hội, thấy rõ Nhà nước phải hoạt động trong một môi trường pháp luật là cơ sở rất quan trọng để hình thành những ý tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của ý thức pháp luật và vai trò của tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, bị bọn phong kiến áp bức, bóc lột, nhân dân ta đã phải chịu nhiều đau khổ. Bọn thực dân đã thi hành một chính sách ngu dân triệt để, “đóng cửa các trường làng, biến trường học thành chuồng ngựa cho các quan nhà binh”. Nhân dân thất học, mù chữ và "mù" cả pháp luật. Không cam chịu làm nô lệ, với truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại bọn thực dân phong kiến. Nhưng các cuộc đấu tranh đó do chưa có đường lối đúng đắn nên chưa đủ khả năng xoá bỏ được cả một bộ máy trấn áp khổng lồ của thực dân phong kiến. Chỉ đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối đúng đắn lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng thì mới lật đổ được ách thống trị đó, thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân và một nền pháp luật mới.

Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ra đời (1945), Hồ Chủ tịch đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục ý thức tiến bộ cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”.

V.I. Lênin cũng đã từng chỉ rõ là giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn nhiều. Cái "khó" mà V. I. Lênin nêu ra trong việc giữ chính quyền không chỉ là ở chỗ đánh bại kẻ thù giai cấp đang âm mưu phá hoại mà còn là ở chỗ tạo ra nguồn lực to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, ý thức mới của hàng chục triệu con người để đưa xã hội tiến lên nhờ kỷ luật và lao động tự giác của họ. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rõ yếu tố quyết định trong tính tất yếu xây dựng kinh tế và sự giác ngộ của nhân dân về văn hoá, pháp lý trong điều kiện phương Đông, nơi mà theo V. I. Lênin, nhiệm vụ đấu tranh chống những tàn tích thời Trung cổ có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, Hồ Chí Minh coi việc nâng cao dân trí, trong đó có dân trí pháp luật là một công việc cấp bách của chính quyền mới. Khi xây dựng pháp luật, Hồ Chí Minh đều lấy điểm xuất phát là ý nguyện và lợi ích của nhân dân. Khi luật pháp đã ban hành, Nguời cho rằng cũng phải vì lợi ích của nhân dân mà thực thi. Mỗi công dân phải hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì mà Hiến pháp đã quy định cho họ. Người kêu gọi “mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà”. Như vậy, Hồ Chí Minh quan niệm việc nâng cao văn hoá, việc giáo dục con người là hệ trọng. Việc tìm đến pháp luật, hiểu biết pháp luật vừa là quyền, vừa là bổn phận của công dân, chứ không chỉ là trách nhiệm từ phía Nhà nước phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.  Nhân dân có hiểu biết pháp luật thì mới tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, mới có thể đóng góp vào công cuộc cách mạng. Có như thế mới góp phần giữ vững được nền độc lập, làm cho nước mạnh, dân giàu. Khi nói về việc thực hiện quyền bầu cử - một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân, Người đã coi đó là một thứ vũ khí đánh địch. "Về mặt quân sự, các chiến sỹ dùng súng đạn mà chống quân thù, về mặt chính trị thì nhân dân ta dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu có sức lực như một viên đạn". Sức mạnh của nền pháp luật dân chủ chính là ở đó.

Người coi chấp hành pháp luật là nghĩa vụ cao cả của công dân và đòi hỏi công dân phải cùng nhau ra sức giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của Chính phủ. Người coi vũ lực của cuộc cách mạng về bình đẳng chính là sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật. Việc giáo dục pháp luật vì vậy rất khó khăn, nặng nề nhưng nhất định thành công vì "phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân".  Bởi lẽ trình độ dân chủ và thực hành dân chủ không chỉ được đánh giá qua cơ chế, thiết chế dân chủ mà còn bằng thực hành dân chủ của nhân dân bằng pháp luật và thông qua pháp luật. Việc tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ và nhân dân sẽ góp phần làm cho pháp chế XHCN được giữ vững.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng là rất quan trọng, nhưng làm thế nào để công tác này có hiệu quả thực tế? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và cách thức tuyên truyền.

 Về phương châm và cách thức tuyên truyền, giáo dục của Hồ Chí Minh, có thể nêu ra một số điểm sau đây:

1) Giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng là một việc làm khó khăn, phức tạp, vì vậy cần phải làm kiên trì, sáng tạo, để pháp luật thấm dần vào ý thức con người, từng bước hình thành và củng cố thói quen tuân theo pháp luật, để “mọi người đều hiểu mới vui lòng làm". Hồ Chí Minh có quan điểm thiết thực về tuyên truyền. Người phê phán cách làm tuyên truyền theo lối công chức, bàn giấy, nặng về lý thuyết suông mà nhẹ về giải thích, hướng dẫn cho quần chúng. Người không đồng tình với kiểu thi hành chỉ thị cấp trên một cách máy móc mà không biết cách áp dụng theo hoàn cảnh thực tế của địa phương. Người đòi hỏi tuyên truyền phải có chương trình, kế hoạch thiết thực, đầy đủ, có triển khai, có đôn đốc, có kiểm tra. Người xác định rõ là làm tuyên truyền phải có mục đích rõ ràng, cụ thể, làm cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo và dân làm, nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền bị thất bại. Cán bộ đi làm tuyên truyền phải hiểu rõ nội dung tuyên truyền; cách thức tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, tránh dài dòng. Người cũng chia sẻ với những cán bộ làm tuyên truyền về sự chịu đựng gian khổ, khó khăn. Từ sự chịu đựng gian khổ ấy mới hiểu dân, giúp dân. Người nhấn mạnh về cách thức và phương pháp tuyên truyền thiết thực, cán bộ phải xác định rõ tuyên truyền cái gì, tuyên truyền cho ai, để làm gì và cách làm thế nào để có kết quả "nói thế nào cho đồng bào hiểu được, đồng bào làm được". Trong bài nói tại Hội nghị tuyên giáo miền núi tháng 8/1963, Người đã kể lại một câu chuyện có thật để nhắc nhở những cán bộ làm tuyên truyền, đại ý như sau: “Một hôm đi qua xã Hồng Thái, Bác hỏi một đám thanh niên:

- Các anh, các chị đi đâu về đấy?

- Chúng em đi học về.

- Học gì đấy?

- Học chủ nghĩa Mác

- Có hay không?

- Hay lắm!

- Thế có hiểu không?

- Không hiểu gì hết”.

Câu chuyện trên đây là một lời răn rất có ý nghĩa của Bác đối với những người làm công tác tuyên truyền.

2) Lấy việc chấp hành nghiêm chỉnh làm gương cho những người khác học tập, đó là cách giáo dục pháp luật trực quan, có tác dụng thiết thực. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, công dân phải là một tấm gương về chấp hành pháp luật, phải là người tuyên truyền chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục pháp luật bằng việc nêu gương chính là thể hiện sự kết hợp giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức.

3) Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề phối hợp trong giáo dục, tuyên truyền, nhất là đối với thế hệ trẻ. Nhà trường, gia đình và xã hội là những môi trường rất quan trọng để con người thể hiện hành vi của mình. Việc giáo dục ý thức đạo đức, ý thức pháp luật phải dựa vào các môi trường đó. Giữa ba yếu tố này có sự đồng bộ sẽ tạo ra một cơ chế vững chắc giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em bắt đầu bước vào tuổi đi học cho đến khi tốt nghiệp ra trường và đi làm.

4) Hồ Chí Minh đòi hỏi rất nhiều ở cán bộ, công chức về chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Bởi lẽ là công dân, cán bộ, công chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Còn với tư cách là cán bộ, công chức, họ phải hiểu biết pháp luật để thi hành công vụ, để hướng dẫn cho nhân dân biết pháp luật và chấp hành pháp luật “Các bạn phải nêu cao gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”. Người coi sự biểu biết và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Công chức hiểu biết pháp luật, gần gũi với nhân dân thì không thể “đè đầu dân” như bọn quan lại thời phong kiến. Trình độ dân trí pháp lý chỉ có thể được nâng lên khi sự hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao. Điều đó hoàn toàn phù hợp với luận điểm của V.I. Lênin khi ông yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự gương mẫu “sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng. Biết tất cả. Hiểu quần chúng. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tuyên truyền, giáo dục, trong đó có tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, xây dựng lối sống theo pháp luật, góp phần củng cố Nhà nước thống nhất. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  V đã chỉ rõ: “Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội của đường lối đổi mới toàn diện đất nước khẳng định rõ vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước kể cả các trường phổ thông, đại học, của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. Tiếp đó, các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, một số Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới, coi đây là một nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Khi chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được khẳng định và được thể chế hoá trong Hiến pháp  năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được đặt ra ở một tầm cao và yêu cầu mới. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị này đã thể hiện nhiều luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Quán triệt tư tưởng đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay cũng như  những năm tới được thực hiện theo các hướng sau đây:

1. Phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là công việc lâu dài, phải làm thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ của toàn hộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần có những bước đi thích hợp, không chạy theo phong trào, thành tích mà cần đi vào chiều sâu, làm cho pháp luật thấm dần vào ý thức người dân, tạo thói quen tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

2. Đảng viên, cán bộ phải có nghĩa vụ tìm hiểu, học tập pháp luật để làm gương cho nhân dân trong việc chấp hành pháp luật. Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: “Cán bộ, đảng viên, công chức phải tu dưỡng đạo đức, suốt đời gương mẫu chấp hành kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước”[i]. Như vậy, cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu trong việc đưa khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thành hành động thực tế của mỗi con người, bởi vì sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có văn hóa, kỷ cương, trật tự, là thể hiện trình độ văn minh của một đất nước, một dân tộc và cũng là thước đo mức độ hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền XHCN. Tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-2000), nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh:"Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi"[ii]. Như vậy, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật đã được đặt ở tầm cao mới, theo các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.

3. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành theo các chương trình, kế hoạch cụ thể với quyết tâm cao. Không thể làm theo cách "được chăng hay chớ", theo lối hình thức chủ nghĩa, nặng về phong trào mà không quan tâm đến kết quả, hiệu quả, không đúng với phong cách Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, giáo dục. Cùng với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách quan trọng. Các văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp năm 1992, các đạo luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể, một số đạo luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật đã xác định PBGDPL là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiều chương trình, kế hoạch của chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật đã được ban hành và thực hiện có kết quả tốt. Cụ thể như Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007. Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và nhiều kế hoạch khác của các cấp, các ngành về PBGDPL.

4. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật không phải chỉ là nhiệm vụ của một ngành nào đó mà phải huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, của nhân dân thì mới có kết quả tốt. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong tuyên truyền được thực hiện thông qua cơ chế Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp và bước đầu có kết quả. Tuy nhiên, cần tránh phối hợp hình thức, ỷ lại cho cơ quan, tổ chức khác, bảo đảm tính thiết thực của cơ chế phối hợp, lồng ghép nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được thụ hưởng kết quả của hoạt động này.

5. Đa dạng hoá, phổ thông hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gần dân, dễ đi vào lòng dân, dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Ví dụ như hình thức diễn ca, thông qua các làn điệu dân ca; các tiểu phẩm vui và cao hơn nữa là các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu. Đây là những hình thức mà nhân dân ưa thích và có tác dụng thiết thực.

6. Tuyên truyền pháp luật phải bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chính xác về mặt tinh thần và nội dung của pháp luật, tránh dùng những từ ngữ quá chuyên môn, làm thế nào để phù hợp với trình độ của từng đối tượng và trên từng địa bàn. Có như vậy, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống.

Các biện pháp nói trên sẽ phát huy tác dụng, hiệu quả trong cuộc sống và là những yếu tố thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng là "phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn. Hình thành Trung tâm Thông tin pháp luật quốc gia, phát triển mạng lưới thông tin pháp luật". Thực hiện tốt nhiệm vụ này là góp phần tích cực vào vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Qua tổng kết việc thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật 1998 - 2002 và thực tiễn thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật 2003 - 2007 và các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành trên phạm vi cả nước, có thể thấy các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày càng sáng tạo, phong phú, đa dạng.

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khác sẽ tiếp tục được tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng trên phạm vi cả nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, làm cho công tác này ngày càng hiệu quả hơn là góp phần thiết thực vào hình thành, củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.

 

 

Tài liệu tham khảo

1) Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1985.

2) V. I. Lê Nin, toàn tập, tập 39, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva 1977.

3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

4) Trần Đức Lương – Xây dựng nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng trong sạch, vững mạnh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyền của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tạp chí Cộng sản số 1/2002.

5) Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội, năm 1993.

6) Lê Khả Phiêu – Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm xây dựng và trưởng thành, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

7) Báo Pháp luật (Bộ Tư pháp), số Xuân Giáp Thân 2004.

 

 

 

 

NHU CẦU ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI  HOẠT ĐỘNG

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (PBGDPL), SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PBGDPL VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA LUẬT PBGDPL

             

                            PGS. TS. Phạm Hữu Nghị

                                   Viện Nhà nước và pháp luật, Viện KHXH Việt Nam

 

  1. Đặt vấn đề

 PBGDPL là cầu nối quan trọng giữa hoạt động xây dựng pháp luật và cuộc sống, là phương thức đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho mọi người “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Đó cũng là yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN khi luật được đặt ở vị trí tối thượng. PBGDPL làm cho pháp luật được công khai, minh bạch, mọi người đều biết để thực hiện. Phổ biến, giáo dục pháp luật với quan niệm chung nhất là một quá trình tác động có định hướng của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đến ý thức của con người. Quá trình này chịu ảnh hưởng của những điều kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, môi trường sống... và của những nhân tố chủ quan như sự tác động tự giác, định hướng của nhân tố con người...

Sự hình thành ý thức của con người là quá trình ảnh hưởng, tác động thống nhất của các điều kiện khách quan lẫn các nhân tố chủ quan. Quá trình nhận thức của con người không tách rời những điều kiện tồn tại của xã hội như chế độ kinh tế, chính trị với những giai đoạn cụ thể của sự phát triển xã hội ấy. Sự thay đổi các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội sẽ tạo ra khả năng phát triển đời sống tinh thần của con người và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) không chỉ đơn thuần là truyền thông, đưa các thông điệp pháp luật đến với mọi người, mà còn là một nghệ thuật, cần thực hiện nó trên cơ sở cách tiếp cận đa ngành, một cách bài bản, hệ thống, toàn diện và hiệu quả.

Phổ biến, giáo dục pháp luật được nhìn nhận trên 2 khía cạnh, 1), đó Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho con người, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ; 2) Là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn như định hướng công tác PBGDPL, lập chương trình, kế hoạch PBGDPL, áp dụng các hình thức PBGDPL; triển khai chương trình PBGDPL; kiểm tra, sơ kết, tổng kết, về PBGDPL.

Trách nhiệm của Nhà nước được xác định là: xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các ngành, các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội để đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vào nề nếp, có hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị dân cư, gia đình và của mọi công dân trong hoạt động PBGDPL. 

Theo Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 thì Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật thống nhất trong cả nước.

Thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, yêu cầu đặt ra của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đạt được là:

- Tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách, thời sự trước mắt theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng địa phương, trước hết là phổ biến văn bản pháp luật;

- Thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng, trước hết là cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, nhân dân ở thành thị, nông thôn, miền núi nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật nhất là các quy định của pháp luật liên quan một cách thiết yếu đến cuộc sống (những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; những vấn đề cần biết, cần làm; những trình tự, thủ tục pháp lý cơ bản...) để người dân có thể vận dụng trực tiếp trong cuộc sống;

- Nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật của cán bộ, công chức; nâng cao khả năng vận dụng pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của họ để pháp luật thực sự trở thành công cụ thực thi công vụ; nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của người dân; bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân. Đồng thời, tăng cường khả năng của các cơ quan nhà nước tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và nhân dân nói chung phục vụ quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Như vậy có thể khẳng định: công tác phổ biến giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu và không thể tách rời công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; là cầu nối đưa pháp luật vào cuộc sống xã hội để pháp luật thực sự là phương tiện, công cụ quản lý điều hành đất nước.

 Chúng ta đều biết, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Hồ Chủ tịch đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục cho nhân dân. Người chỉ rõ: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà”. Việc tìm đến pháp luật, hiểu biết pháp luật vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của công dân, chứ không chỉ là trách nhiệm từ phía Nhà nước phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Dân có hiểu biết pháp luật thì mới tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, mới có thể đóng góp vào công cuộc cách mạng.

2. Vai trò của PBGDPL

Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được xác định là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Như vậy, phổ biến giáo dục pháp luật với ý nghĩa là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật.

Việc nâng cao ý thức, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân - thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì:

Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ và có sự tác động tương hỗ với việc nâng cao ý thức chính trị. Có thể thấy rằng mỗi một qui phạm pháp luật đều là sự thể chế hóa đường lối của Đảng, là phương tiện để củng cố, ghi nhận một giá trị xã hội, một quy tắc để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã, đang và sẽ nảy sinh nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật tạo ra khả năng cho việc giáo dục chính trị, hình thành ở đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật những quan điểm, tư tưởng chính trị. Pháp luật xét cho cùng là một biện pháp chính trị, là chính trị như V.I. Lênin từng nói. Ngược lại, trong quá trình giáo dục ý thức chính trị có sự đan xen nhất định những nội dung, quan điểm chính trị pháp lý nhất định.

Thứ hai, pháp luật là chỗ dựa, là cơ sở cho việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới được thể chế hóa thành các qui phạm pháp luật. Do đó pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người. Vì vậy, giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, phổ biến, giáo dục pháp luật tạo khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàng ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, ngăn chặn các hành vi trái đạo đức xã hội và trái pháp luật.

Thứ ba, phổ biến, giáo dục pháp luật là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao trình độ dân trí pháp lý. Trình độ dân trí pháp lý là thước đo sự tiến bộ, văn minh hay lạc hậu về pháp luật của một cộng đồng, một dân tộc hay của một quốc gia, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành niềm tin của con người vào pháp luật. Quá trình thực hiện các quy phạm pháp luật là sự tác động qua lại giữa các đòi hỏi của pháp luật đối với ý thức của con người. Trong cơ cấu tâm lý của ý thức con người có một yếu tố rất quan trọng đó là niềm tin. Nếu một người nào đó thiếu niềm tin đối với pháp luật thì hành vi của người đó thường lệch khỏi chuẩn mực mà pháp luật qui định. Niềm tin vững chắc vào pháp luật là niềm tin lý tính, không phải niềm tin cảm tính, và sẽ là cơ sở hình thành động cơ hành vi phù hợp với pháp luật của con người.

3. Đặc trưng của hoạt động PBGDPL

Yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xuất phát từ đặc trưng cơ bản, vốn có và đặc thù của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dưới đây:

  3.1. Tính đa dạng của chủ thể.

Chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật rất đa dạng, bao gồm tất cả những người đã tham gia góp phần thực hiện các mục tiêu đã được xác định của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật như: cán bộ chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy pháp luật trong các nhà trường, trợ giúp viên và các cộng tác viên trợ gíúp pháp lý, luật sư tư vấn pháp luật, hoà giải viên ở cơ sở, những người có uy tín ở cộng đồng dân cư...

3.2. Tính đa dạng, tính “mở”của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân, công dân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận tác động của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật mà ý thức pháp luật và hành vi của họ là khách thể của phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối tượng ưu tiên trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay được xác định là: cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, các nhà kinh doanh trong các thành phần kinh tế, thanh thiếu niên, những người sống trong điều kiện khó khăn, được các Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo đảm cho sự bình đẳng trước pháp luật của họ (phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ em...)

3.3.  Tính giới hạn của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm một phạm vi rộng nhưng có nét đặc thù riêng, đó là mỗi đối tượng, ngoài những vấn đề chung, phổ thông nhất về pháp luật, chỉ quan tâm đến những quy định, những vấn đề thiết thực với cuộc sống hàng ngày của họ như cơm ăn, nước uống. Tùy theo mỗi đối tượng mà xác định nội dung PBGDPL, cụ thể là:

+ Các thông tin về pháp luật (gồm cả kiến thức pháp luật căn bản và văn bản quy phạm pháp luật);

+ Các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp, về việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật;

+ Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học, về thực hiện, áp dụng pháp luật, về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật lên từng đối tượng, đồng thời phản ánh những yêu cầu, đề xuất của các tầng lớp dân cư, các chuyên gia pháp luật và các ngành khác trong việc hoàn thiện pháp luật;    

+ Các thông tin định hướng hành động theo pháp luật cụ thể của cá nhân, công dân (quyền nghĩa vụ theo pháp luật, các quy trình, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp).

3.4. Sự đa dạng, phong phú và giàu chất sáng tạo của các hình thức PBGDPL.

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có thể được chia thành 2 loại chủ yếu sau đây:

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính phổ biến như:

+ Tuyên truyền miệng;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua khai thác tủ sách pháp luật;

+ Giáo dục pháp luật trong nhà trường;

+ Thi tìm hiểu pháp luật;

+  Sinh hoạt của các Câu lạc bộ pháp luật.

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù:

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, toà án, viện kiểm  sát) các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật;

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp pháp luật (tổ hoà giải, dịch vụ tư vấn pháp luật).

Qua phân tích trên cho thấy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ riêng biệt của một cơ quan nào mà nó là một mục tiêu, một định hướng, một bộ phận cấu thành trong hoạt động của từng cơ quan, tổ chức, từng công chức, thành viên của tổ chức...

4. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động PBGDPL

Qua nghiên cứu cho thấy hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực PBGDPL được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở với hiệu lực pháp lý khác nhau, đã tạo được cơ sở pháp lý nhất định, hình thành khung pháp lý bước đầu làm căn cứ cho việc triển khai các hoạt động PBGDPL.

Hệ thống quy định này cũng góp phần tích cực trong việc điều chỉnh kịp thời về tổ chức, hoạt động PBGDPL và các vấn đề liên quan đến PBGDPL từ trung ương đến cơ sở, từ các cơ quan nhà nước đến các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân, từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả, tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đối với công tác PBGDPL, bước đầu phát huy được vai trò chủ động của các bộ, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL. Bên cạnh những quy định pháp luật mang tính chuyên sâu về PBGDPL, hoạt động PBGDPL còn được điều chỉnh và chịu tác động bởi các quy định pháp luật rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật trợ giúp pháp lý, Luật luật sư, Pháp lệnh về hoà giải ở cơ sở…

Tuy nhiên các quy định pháp luật hiện hành về công tác PBGDPL mới chỉ quy định nội dung, cách thức, biện pháp thực hiện PBGDPL, nhiệm vụ của các chủ thể PBGDPL chứ chưa quy định trách nhiệm pháp lý ràng buộc đối với các chủ thể thực hiện PBGDPL. (Ngay cả Điều 31 của Hiến pháp 1992 cũng chỉ mới quy định chung chung, nằm trong khuôn khổ quyền tiếp cận thông tin của công dân chứ chưa có quy định riêng nào về lĩnh vực PBGDPL).

Điều này dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước đối với công tác PBGDPL còn khá lỏng lẻo. Do vậy, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm, đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng công tác PBGDPL vẫn thiếu hẳn tính đồng bộ, còn mang tính tình thế, chắp vá, chất lượng, hiệu quả  tuy dần dần được cải thiện nhưng vẫn còn cách quá xa so với  yêu cầu, đòi hỏi của một nền văn hóa pháp luật trong nhà nước pháp quyền XHCN.

Để tạo cơ sở pháp lý toàn diện và đầy đủ cho hoạt động PBGDPL, Quốc hội Khoá XII (2007-2011) đã đưa Luật phổ biến, giáo dục pháp luật vào Chương trình xây dựng pháp luật. Đựợc sự phân công của Chính phủ, Bộ Tư pháp với tư cách là  cơ quan chủ trì soạn thảo đã triển khai khẩn trương các hoạt động soạn thảo Luật để trình Quốc hội ban hành trong thời gian tới.

Nói đến việc xây dựng Luật PBGDPL là nói tới việc pháp điển hóa. Xét từ góc độ lý thuyết hệ thống hoá pháp luật hiểu theo nghĩa truyền thống của Việt Nam hiện nay thì pháp điển hoá các quy định hiện hành về PBGDPL là cấp độ thứ 3  của công tác pháp điển, tức là cấp độ xây dựng luật chuyên ngành (hệ thống hóa - cấp độ thứ 1 và xây dựng luật chung - cấp độ thứ 2). Việc pháp điển hóa sẽ được tiến hành theo một trình tư luật định, mang tính sáng tạo, không chỉ loại bỏ các quy phạm đã lỗi thời mà còn xây dựng, bổ sung những quy phạm mới để tạo ra một đạo luật điều chỉnh lĩnh vực PBGDPL.

Để thực hiện pháp điển hoá, cần phải có những tiền đề sau đây:       

 - Chính sách pháp luật về PBGDPL;

- Triết lý pháp luật: những quan điểm, tri thức, phương pháp luận khoa học về PBGDPL pháp luật, hàm chứa những vấn đề cơ bản như mục đích, nguyên tắc, những giá trị xã hội của pháp luật và công tác PBGDPL; những mối quan hệ đa chiều của pháp luật với các hiện tượng và quá trình xã hội khác;

- Pháp luật hiện hành trong lĩnh vực PBGDPL;

- Phương pháp, kinh nghiệm và kỹ thuật pháp lý khi xây dựng Luật

 Những yếu tố trên đây hiện nay đã hội tụ đầy đủ để chúng ta có thể tiến hành soạn thảo Luật PBGDPL.

5. Dự báo tác động của Luật PBGDPL

Để xác định mục đích, yêu cầu và định hướng của Luật PBGDPL trước hết phải làm rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản. Cụ thể:

 - Đánh giá trạng thái của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực PBGDPL khi luật chưa điều chỉnh, trong đó cần đánh giá mức độ trật tự và sự ổn định của các quan hệ xã hội; tình trạng pháp chế trong đời sống xã hội; hành vi và ý thức (trong đó có hành vi và ý thức pháp luật) của các tổ chức và cá nhân tham gia quá trình PBGDPL;

- Những lợi ích vật chất và tinh thần được tạo ra trong xã hội như mức độ ổn định về chính trị; sự phát triển của văn hoá, giáo dục và việc giải quyết các vấn đề xã hội;

- Chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân; các giá trị như công bằng, dân chủ, nhân đạo và các loại lợi ích trong xã hội; khả năng bảo vệ các giá trị và lợi ích của xã hội; việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội;

- Các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội và việc xử lý chúng.

Cũng cần phải chú ý là, những biến đổi của các quan hệ xã hội trong thực tế không hoàn toàn chỉ do sự tác động của một đạo luật mà là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, chúng ta phải xác định rõ những kết quả nào là do pháp luật tác động mang lại, những kết quả nào là do các công cụ khác tác động. Nếu những kết quả trong thực tế đạt được hoàn toàn không có sự tác động của pháp luật mà do sự tác động của những yếu tố khác, thì không thể coi đó là cơ sở để đánh giá VBQPPL. Nếu những kết quả tích cực đạt được do sự tác động của pháp luật phản ánh đúng mục đích, yêu cầu, định hướng đề ra khi ban hành Luật PBGDPL thì văn bản có thể được xem là có hiệu quả.

Mục đích, yêu cầu, định hướng khi ban hành văn bản pháp luật và những kết quả do sự tác động của văn bản cần phải được xác định theo cùng một tiêu chuẩn, trong cùng một phạm vi. Có như vậy, việc so sánh tương quan giữa những kết quả thực tế do sự tác động của văn bản pháp luật mang lại với mục đích, yêu cầu và định hướng đề ra mới chính xác.

Khi xem xét những kết quả do sự tác động của văn bản cần tính tới cả những biến đổi tích cực và những biến đổi không tích cực (nếu có). Khi đánh giá những kết quả do sự tác động của pháp luật phải tính đến sự tương quan giữa cái cơ bản (những lợi ích) đạt được với cái không cơ bản (những hạn chế, tiêu cực có thể phát sinh) từ những quy định của  VBQPPL.

Khi xây dựng pháp luật, nhà làm luật phải dự liệu được trước những biến đổi tích cực, tiêu cực (nếu có) sẽ diễn ra do sự tác động của quy định hay VBQPPL để cân nhắc xem nên hay không nên ban hành quy định hay văn bản đó. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những trường hợp nhà làm luật đã không dự kiến được, không lường trước được hết dẫn tới những kết quả không ngờ. Kết quả này có thể tốt hơn, nhiều hơn nhưng cũng có thể xấu hơn, ít hơn, thậm chí là còn trái ngược với dự tính ban đầu của nhà làm luật.

Những kết quả do sự tác động của VBQPPL luôn thay đổi theo không gian, các quy định pháp luật có thể tác động tốt ở phạm vi không gian này của đất nước nhưng lại tác động hạn chế ở phạm vi không gian khác. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm và nhiều yếu tố khác của từng vùng lãnh thổ mà quy định pháp luật tác động. Kết quả thực tế thu được do sự tác động của quy định pháp luật ở mỗi khoảng thời gian khác nhau có thể cũng khác nhau. Thông thường, tác dụng của các quy định pháp luật sẽ giảm dần cùng với những thay đổi của các quan hệ xã hội theo thời gian. Khi tác dụng hữu ích của quy định pháp luật giảm đi đến một mức độ nào đó, nó cần phải được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ cho phù hợp với sự thay đổi của các quan hệ xã hội.

 - Mức chi phí để đạt được các kết quả trong thực tế

Hiệu quả của Luật một mặt thể hiện ở việc đạt được những mục đích, yêu cầu đề ra cho văn bản pháp luật, mặt khác phải tính đến những chi phí để đạt được những mục đích đó. Do vậy, để đánh giá hiệu quả tác động của Luật PBGDPL còn phải xem xét cả mức chi phí để đạt được các kết quả trong thực tế. Những chi phí để đạt được mục đích đề ra cho pháp luật thường bao gồm chi phí về vật chất, tinh thần, về số lượng người tham gia, thời gian tiến hành và những chi phí khác có liên quan tới các hoạt động./.

 

 

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN,

 PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

 

                                                                GS.VS. Nguyễn Duy Quý

                                                             Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

 

I. Đặc điểm của hoạt động thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam

1. Cách thức PBGDPL

Cách thức PBGDPL trên thế giới rất đa dạng.

- Mô hình 1 - Nhà nước tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến cho người dân bằng nhiều hình thức.Kết hợp với việc người dân tự tìm hiểu phấp luật nhưng vai trò của nhà nước là quyết định.

 - Mô hình 2 - Người dân tự tìm hiểu, tự học tập trong công việc và trong cuộc sống thực tế, bằng sự trải nghiệm của mình hoặc khi cần thiết, có thể thuê dịch vụ pháp lý. Nhà nước hỗ trợ một phần như trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật không thu phí...

Ở Việt Nam, Nhà nước hiện đang chịu trách nhiệm chính trong công tác PBGDPL (Mô hình 1). Có một hệ thống thiết chế và một lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách thực hiện công tác này.

2. Thuận lợi, khó khăn của hoạt động thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam

2.1. Thuận lợi

- Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với công tác thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong những năm gần đây, thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch PBGDPL của chính quyền, đoàn thể xã hội các cấp.

- Nhà nước đã tập trung nguồn lực tương đối lớn cho hoạt động PBGDPL.

- Nhân dân đồng tình và ủng hộ cao chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường công tác thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật.

2.2. Những khó khăn

- Những trở ngại về tâm lý pháp luật của con người (ít duy lý, nặng về tình, ảnh hưởng của lệ làng, luật tục…).

- Số lượng văn bản pháp luật ngày càng lớn, việc rà soát, hệ thống hoá, phân loại kết quả còn hạn chế.

- Sự đầu tư nguồn lực cho công tác này chưa đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương.

- Việc thực thi pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật có lúc chưa nghiêm nên niềm tin vào pháp luật bi giảm sút.

 II. Đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

 1. Đặc điểm của việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL

Một là, mỗi tác động của công tác PBGDPL mang lại không chỉ một mà thường một loại kết quả. Kết quả này biểu hiện ở cả trong ý thức và hành vi của con người, trong tất cả các lĩnh vực của hiện thực mà con người với tư cách là đối tượng PBGDPL tác động đến.

 Hai là, hiệu quả tác động của công tác PBGDPL đến lĩnh vực tinh thần của con người biểu hiện một cách trực tiếp, còn đối với lĩnh vực kinh tế hoặc chính trị - xã hội thì biểu hiện một cách gián tiếp thông qua kết quả hoạt động của con người trong lĩnh vực pháp luật.

Ba là, khác với lĩnh vực sản xuất vật chất, nơi hiệu quả thể hiện một cách lập tức, trong một thời gian ngắn, trong lĩnh vực PBGDPL kết quả đạt được chỉ thể hiện dần dần, đến từ từ, trong một thời gian tương đối dài. Để đánh giá trình độ ý thức giác ngộ, niềm tin... cần có thời gian. Mặt khác, có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL chỉ bộc lộ ra bằng hành động trong những điều kiện nhất định (ví dụ: hành vi tham gia tích cực chống tham nhũng, bảo vệ tài sản nhà nước, thái độ chấp hành Luật giao thông…).

Bốn là, trong lĩnh vực PBGDPL, những chỉ số của hiệu quả về số lượng cũng được áp dụng (ví dụ: số sách pháp luât đã đọc, số lần nghe đài, xem truyền hình về đề tài pháp luật, số lần được tuyên truyền pháp luật...). Tuy nhiên, những chỉ số về số lượng không phải là chủ yếu. Chỉ số chủ yếu của hiệu quả công tác tư tưởng là những chỉ số mang tính chất lượng (sự chuyển hóa của tri thức thành niềm tin, thành động cơ hành động...). Vì vậy, cần xác định phương pháp đánh giá hiệu quả một cách thích hợp.

Năm là, hiệu quả công tác PBGDPL được đánh giá trong sự thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng, do đó nó được đo lường ở phía đối tượng, ngay trong ý thức và hành vi của đối tượng.

 Sáu là, khi nói đến hiệu quả người ta nhớ đến lời phân tích của V.I.Lênin về hiệu quả: "có khả năng thu được kết quả nhiều nhất, vững chắc nhất mà lại ít tốn sức nhất". Kết quả cao chưa nhất thiết đưa lại hiệu quả cao. Hiệu quả cao chỉ khi cùng một kết quả nhưng bỏ ra chi phí thấp nhất. Cho nên, trong công tác tư tưởng phấn đấu đạt hiệu quả cao không phải bằng mọi giá, mà phải bằng cách sử dụng những phương pháp công tác tốt nhất, thiết thực nhất.

2.  Các tiêu chí đánh giá

Cách tiếp cận vấn đề

Hiệu quả công tác tác thông tin, PBGDPL được nhìn nhận từ 3 khía cạnh:

- Là sự so sánh giữa tình hình trước khi tiến hành hoạt động PBGDPL và kết quả sau khi tiến hành hoạt động PBGDPL;

- Là sự so sánh giữa kết quả và mục đích, là sự trùng hợp một phần hay toàn bộ kết quả với mục đích và nhiệm vụ mà hoạt động PBGDPL đề ra;

- Là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí về công sức, tiền bạc để đạt được kết quả.

Hiệu quả là khả năng thu được kết quả nhiều nhất, vững chắc nhất mà lại ít tốn sức nhất.

Tóm lại: Hiệu quả PBGDPL=  tương quan giữa kết quả với cái đặt ra (mục đích) và cái bỏ ra (chi phí) trong PBGDPL.

Đặc điểm của việc đánh giá hiệu quả PBGDPL:

- Tác động PBGDPL thường mang lại một loại kết quả thể hiện trong ý thức và hành vi của con người.

- Tác động đến lĩnh vực tinh thân, tư tưởng của con người một cách trực tiếp, còn tác động đến kinh tế - xã hội một cách gián tiếp.

- Sự tác động của PBGDPL không thể hiện ngay bằng sản phẩm vật chất.

- Những chỉ số về số lượng có thể được áp dụng để đánh giá hiệu quả nhưng không phải là cơ bản. Việc đánh giá chất lượng mang tính quyết định (chuyển hoá tri thức pháp luật thành niềm tin, thành động cơ hành động).

 Có thể phân loại hiệu quả PBGDPL thành:

- Hiệu quả chung - Hiệu quả cụ thể;

- Hiệu quả trước mắt - Hiệu quả lâu dài;

- Hiệu quả về tinh thần (nhận thức, thái độ, niềm tin đối với pháp luật…) - Hiệu quả thực tiễn (thay đổi hành vi). Đây là cách đánh giá hiệu quả PBGDPL sát thực nhất và thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL

 

 

3. Tiêu chí đánh giá cụ thể

3.1. Tiêu chí về tinh thần, tư tưởng:

- Về nhận thức: Mức độ thấp nhất của hiệu quả PBGDPL là xuất hiện nhu cầu hiểu biết pháp luật và sự quan tâm của người được PBGDPL

-  Về tri thức pháp luật: Củng cố, trau dồi, nâng cao tri thức về pháp luật. Am hiểu hơn các sự kiện pháp lý, các hiện tượng pháp lý xung quanh mình, có được kiến thức mới về pháp luật…

- Niềm tin vào pháp luật:

+ Có được sự tự đánh giá về hiểu biết pháp luật của mình.

+ Khả năng đánh giá đúng các hiên tượng pháp luật;

+ Hành động phù hợp với pháp luật;

+ Tin vào sự công bằng. Từ niềm tin cảm tính chuyển sang niềm tin lý tính.

3.2. Tiêu chí về thực tiễn - thay đổi hành vi theo hướng tích cực:

- Ý thức chấp hành pháp luật của công dân tốt hơn,củng cố thói quen sử dụng pháp luật, chuyển mạnh theo xu hướng của các hành vi hợp pháp

- Tham gia tự giác vào việc góp ý kiến xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước, đấu tranh chống vi phạm pháp luật.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, PBPL, hoà giải...

III. Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác PBGDPL hiện nay

3.1. Sự đầu tư của nhà nước và xã hội

- Thể chế cho công tác PBGDPL: còn ít và đơn giản, công tác PBGDPL chủ yếu thực hiện theo các chương trình và kế hoạch có thời hạn.

- Bộ máy thực hiện PBGDPL: Có hẳn một hệ thống thiết chế và một lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách đang thực hiện công PBGDP. Ví dụ Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ và ở các cấp. Có số lượng đông đảo báo cáo viên pháp luật trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, các tuyên truyền viên ở cấp xã. Ngoài ra có một lực lượng đông đảo khác tham gia công tác PBGDPL (cán bộ đoàn thể, hòa giải viên, già làng, trưởng bản, cán bộ hưu trí, các chức sắc tôn giáo...)

- Chi phí cho công tác PBGDPL:

Ngân sách do Nhà nước cấp tương đối lớn, xã hội cũng đầu tư một phần cho công tác này. Ví dụ các Đề án trong Chương trình PBGDPL của Chính phủ về PBGDPL giai đoạn 2008-2012: Bộ Lao động, thương binh,và xã hội - 25 tỷ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 75 tỷ…Riêng TP. Hà Nội: bình quân hàng năm UBND thành phố cấp cho Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của thành phố khoảng 600-700 triệu, cho cấp huyện khoảng 2-3 tỷ. TP. Hồ Chí Minh: bình quân 80-100 triệu/huyện/năm…. Các địa phương khác đầu tư cũng khá lớn.

3.2. Hiệu quả

- So sánh tình hình chấp hành pháp luật của xã hội trước và sau khi tiến hành hoạt động PBGDPL(Lấy thời điểm thực hiện chương trình 5 năm PBGDPL của Chính phủ 1998-2002; 2003-2007; 2008- nay làm mốc để đánh giá)

- So sánh: mức độ trùng hợp kết quả với mục đích và nhiệm vụ mà hoạt động PBGDPL đề ra trong các chương trình nói trên;

- So sánh kết quả đạt được và chi phí về công sức, tiền bạc và kết quả.

1. Về nhận thức pháp luật của cán bộ, nhân dân

2. Về sự hiểu biết thêm pháp luật

3. Về niềm tin vào pháp luật( niềm tin cảm tính, niềm tin lý tính)

4. Về sự chuyển hoá nhận thức và niềm tin thành hành vi pháp luật của công dân, thể hiện qua tình hình thực hiện pháp luật trong xã hội.

Việc đánh giá những vấn đề trên đây được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong các đợt sơ kết, tổng kết, qua các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn, Luận án…với nhiều phương pháp đánh giá khác nhau (thống kê, điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp…)./.

 

 

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC  PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

HIỆN NAY, TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT

ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

 
 

 

 

 

                                          Uông Ngọc Thuẩn

                                 Trưởng Phòng nghiệp vụ, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

 

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HIỆN NAY

1. Nhận thức, quan điểm

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được xác định là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ Trung uơng đến cơ sở, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, một số cấp uỷ, tổ chức đảng nhận thức chưa đầy đủ về công tác này, hoặc nhận thức đầy đủ nhưng chưa tích cực hoặc thiếu biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Một số cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội ở trung ương và địa phương chưa dành sự quan tâm đúng mức cho công tác PBGDPL, chưa tạo điều kiện về mọi mặt cho việc triển khai công tác này. Bản thân người dân, do chưa nhận thức đầy đủ được vai trò, ý nghĩa cuả pháp luật là phương tiện giúp họ thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình, tham gia vào mọi mặt đời sống xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình nên chưa chủ động tham gia quá trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

2. Cơ sở chính trị, pháp lý

2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng

Ngày 02 tháng 01 năm 2002 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị Quyết số 08/NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Nghị quyết khẳng định:: ”Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đặc biệt là thông qua các phiên toà xét xử lưu động và bằng những phán quyết công minh để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân” .

Ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị là văn bản đầu tiên đề cập một cách khái quát, toàn diện, cô động quan điểm của Đảng về giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao dân trí, văn hoá pháp lý, xây dựng con người mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai xây dựng Chương trình quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn...Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp luật đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân....Tăng cường trao  đổi thông tin pháp luật với các tổ chức quốc tế và các quốc gia, trước hết là với các quốc gia thành viên ASEAN”.

- Sau Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, ngày 11/5/2007 Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá X đã ra Thông báo kết luận số 74/TB-TW về  tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư (khoá IX) trong thời gian tới bằng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

  - Bên  cạnh đó, Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới cũng là một cơ sở quan trọng cho việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền miệng nói chung và tuyên truyền miệng về pháp luật nói riêng.

  2.2. Pháp luật của Nhà nước

  - Hiến pháp năm 1992

  Điều 31 - Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hoá, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác với các dân tộc trên thế giới”.

- Ngày 7/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật”.

- Ngày 22/10/1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

- Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg  về  việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

- Ngày 01/03/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 69/1998/QĐ -TTg về phát hành công báo tận xã phường, thị trấn;

- Ngày 25/11/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg phê duyệt dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cùng với việc Bộ Tài chính mở thêm tiểu mục 11 (chi phổ biến, giáo dục pháp luật) trong Mục 111 của hệ thống mục chi ngân sách là những cơ sở pháp lý, biện pháp quan trọng tạo điều kiện vật chất, kinh phí cho việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg  phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007.

- Ngày 16/12/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 212//2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010.

Các Chương trình này đã và đang được triển khai thực hiện rộng khắp trên cả nước, đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị -xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện kết luận của Ban Bí thư, ngày 07/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân . Trong đó, Chính phủ đã đề ra các chủ trương và giải pháp tổng thể để thực hiện công tác này. 

- Ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008-QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012.

  - Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 5/8/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (nay được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 73/2010/TT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp).

- Hàng loạt văn bản QPPL của các bộ ngành, chính quyền địa phương, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp, các ngành ban hành nhằm triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quốc hội khoá XII cũng đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh việc xây dựng dự án luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Bộ Tư pháp được Thủ tướng giao chủ trì soạn thảo dự án luật này (tại Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 07/01/2008 Thủ tướng Chính phủ).

- Các quy định, các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác: Bên cạnh các quy định pháp luật quan trọng nói trên, còn có rất nhiều quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác (pháp luật về trợ giúp pháp lý, về luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở, pháp luật về tố tụng tư pháp) cũng góp phần tích cực điều chỉnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Tổ chức, lực lượng

3.1. Tổ chức:

a) Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực PBGDPL:

- Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác PBGDPL, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.

- Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành: Tại các Bộ, ngành một trong những nhiệm vụ của các tổ chức pháp chế là thực hiện PBGDPL. Hiện tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ đều đã thành lập vụ pháp chế và bố trí cán bộ trực tiếp theo dõi và triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo ngành dọc.

Ở địa phương, cơ quan tư pháp địa phương là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp thực hiện PBGDPL.

Ở cấp tỉnh, sở tư pháp đã kiện toàn cơ bản bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Đến hết tháng 5/2008 có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập riêng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật trong sở tư pháp. Từ năm 2005, hầu hết các đơn vị cấp huyện trong cả nước đã thành lập lại phòng tư pháp, trong đó có bố trí cán bộ chuyên trách về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhiều sở, ban ngành cấp tỉnh thành lập phòng pháp chế hoặc bố trí cán bộ pháp chế thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật. Ở cấp xã, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công chức tư pháp - hộ tịch. Tham gia thực hiện PBGDPL còn các công chức khác.

  b) Tổ chức phối hợp công tác PBGDPL: Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg  của Thủ tướng Chính phủ với thành viên là đại diện các bộ, ngành, cơ quan của Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội.

Nhiều bộ, ngành, đoàn thể đã thành lập hội đồng phối hợp hoặc ban chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiện nay 14 Bộ, ngành ở Trung ương có Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đến nay 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh. Gần 100% huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phối hợp cấp huyện; gần 80% đơn vị cấp xã cũng đã thành lập Hội đồng phối hợp.

Nhìn chung, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp các ngành đã duy trì hoạt động đều đặn hơn, bước đầu nâng cao tính chủ động trong công tác PBGDPL và thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu. Tham gia Hội đồng có đại diện nhiều cơ quan, ban, ngành nên đối với những nơi Hội đồng hoạt động tốt, đã phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3.2. Lực lượng 

Cán bộ chuyên trách về công tác PBGDPL bao gồm cán bộ tư pháp và cán bộ các tổ chức pháp chế.

Tại Bộ Tư pháp, Vụ PBGDPL có 19 cán bộ, công chức. Các Sở Tư pháp thường có từ 3 - 5 cán bộ thuộc biên chế Phòng PBGDPL. Các Phòng Tư pháp cấp huyện có từ 1 - 2 cán bộ.

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2003 -2007, ở trung ương có 2.239 cán bộ pháp chế (theo số liệu thống kê của 14 bộ, ngành).

Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật:  Ở trung ương, ngày 9/7/1999 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật. Tính đến cuối tháng 12 năm 2007, cả nước có 232 báo cáo viên pháp luật trung ương, 4.761 báo cáo viên cấp tỉnh, 15.116 báo cáo viên cấp huyện và 73.202 tuyên truyền viên cấp xã, 60.832 người từ các lực lượng khác tham gia công tác PBGDPL. Gần đây nhất, ngày 05 tháng 11 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 18/2010/TT-BTP quy định về Báo cáo viên pháp luật. Nhiều địa phương đã ban hành quy chế về tuyên truyền viên pháp luật và bước  đầu xây dựng lực lượng này ở cơ sở.

Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành phố tiến hành việc xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng  đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Có bộ, ngành tổ chức được mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo ngành dọc xuống tận huyện, có nơi đến tận cấp xã.

Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường không chuyên luật (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học không chuyên luật): Thời gian qua, đội ngũ này đã được tăng lên cả về số lượng và chất lượng (trong đó có một bộ phận là giáo viên chuyên trách được đào tạo cơ bản về luật). Tuy nhiên, Báo cáo của Bộ Giáo dục Đào tạo tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32 cho biêt: đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật, môn giáo dục công dân còn thiếu nhiều; tình trạng dạy không đúng chuyên môn còn phổ biến (48,4% giáo viên giảng dạy pháp luật ở trung cấp chuyên nghiệp chưa qua đào tạo luật; phần lớn giáo viên giáo dục công dân ở trung học cơ sở và không ít giáo viên giáo dục công dân ở trung học phổ thông chưa được dào tạo đúng ngành.

Các phóng viên, biên tập viên chuyên mục, chương trình pháp luật của các báo, đài phát thanh và đài truyền hình cũng tham gia tích cực vào công tác PBGDPL. Bằng chính các hoạt động nghiệp vụ báo chí của mình, họ đã góp phần chuyển tải các thông tin pháp đến mọi vùng, miền, với nhiều đối tượng khác nhau.   

 Đội ngũ báo cáo viên tuyên huấn của Đảng, giáo viên các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện: Thời gian qua, đội ngũ này  có những đóng góp tích cực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn tuyên truyền  đường lối, chủ trương của Đảng với tuyên truyền  pháp luật.

4. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

4.1. Về đối tượng được tuyên truyền.

Phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua hướng tới tất cả đối tượng, không trừ đối tượng nào. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ, điều kiện, thời gian cụ thể mà phạm vi đối tượng có khác nhau: đại trà, hạn chế, phổ thông, chuyên trách, thậm chí cả đối tượng cá biệt. Nhìn chung, PBGDPL cho các đối tượng theo nhóm được thực hiện nhiều và có hiệu quả hơn. Việc phân nhóm đối tượng dựa trên trình độ, năng lực, điều kiện, tính chất công tác, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đối tượng và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước quản lý xã hội.

4.2. Nội dung pháp luật được tuyên truyền.

Nội dung pháp luật được tuyên truyền được định hướng trong từng giai đoạn cụ thể, bám sát các chủ trương, chính sách lớn của Đảng trong phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương. Nội dung pháp luật được tuyên truyền khá đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Dân sự, kinh tế (như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp...); Quyền dân chủ của công dân (như Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 388/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở...), Phòng chống tham nhũng, lãng phí (Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí). Sự định hướng đúng và phù hợp về nội dung tuyên truyền đã phát huy tác dụng, góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Các văn bản pháp luật do chính quyền địa phương ban hành được quan tâm phổ biến hơn nhiều so với trước đây.

4.3. Các hình thức, biện pháp tuyên truyền

Các hình thức, biện pháp tuyên truyền truyền thống được vận dụng linh hoạt, sáng tạo; đã chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại; sáng kiến hình thức tuyên truyền mới phù hợp, có hiệu quả tiếp tục sử dụng và nhân rộng. Cụ thể:

Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền chiếm ưu thế, hiện được tất cả bộ, ngành, địa phương sử dụng thường xuyên, thông qua hội nghị, hội thảo, toạ đàm, lớp tập huấn và một số hoạt động khác, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép tuyên truyền kiến thức pháp luật trong các buổi họp thôn, họp giao ban.... Hình thức này tiếp tục được đẩy mạnh theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Hình thức này ngày càng được cải tiến và sử dụng có hiệu quả qua các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các địa phương, các chuyên trang, chuyên mục trên các loại báo chí, hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Hệ thống đài phát thanh hầu hết các huyện, xã đều có chương trình, chuyên mục phát thanh pháp luật. Gần 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước đã có hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Đối với những vùng, miền có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng dân tộc ít người, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua đài phát thanh, đội chiếu phim lưu động đã phát huy được hiệu quả  như tổ chức phát thanh lưu động (An Giang), chiếu bóng, chiếu phim lưu động (Hậu Giang), chương trình "Gặp gỡ và đối thoại" (Cần Thơ), phân phát báo đến tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc (Hậu Giang), đội kịch lưu động (thành phố Hồ Chí Minh)... Một số chuyên mục mang tính đặc thù được xây dựng mới.

 Thông qua tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật được biên soạn và phát hành khá phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau, từng bước được cải tiến về hình thức, nội dung để hấp dẫn người đọc, người xem. Đó là các Đề cương giới thiệu, phổ biến các văn bản luật, pháp lệnh; Sổ tay nghiệp vụ; Cẩm nang tuyên truyền pháp luật; Sách hỏi - đáp pháp luật; Tờ rơi, tờ gấp pháp luật; Đặc san tuyên truyền pháp luật; Các loại băng (băng tiếng, băng hình) với các nội dung pháp luật đơn giản, ngắn gọn và các cuộc nói chuyện về pháp luật, các tiểu phẩm vui về các tình huống pháp luật bằng cả tiếng phổ thông và tiếng một số dân tộc ít người để phát lại trên loa truyền thanh đã được nhân rộng; đĩa CD, CDROM (được coi như “tủ sách lưu động) chứa văn bản quy phạm pháp luật để ứng dụng máy tính tra cứu pháp luật nhanh chóng, thuận tiện). Một số tài liệu, băng hình, băng tiếng tuyên truyền pháp luật đã được dịch sang một số tiếng dân tộc ít người.

Thông qua các loại bản tin: Tin nội bộ, tin hoạt động tư pháp được xây dựng, phát hành ở nhiều nơi và duy trì đều đặn hơn với số lượng phát hành lớn, chú trọng gắn hoạt động, thời sự của ngành, cơ quan với thông tin, phổ biến pháp luật (giới thiệu văn bản mới, câu chuyện pháp luật, gương điển hình).

Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được đổi mới về cách thức và được thực hiện thông qua nhiều phương tiện. Chỉ tính trong năm năm thực hiện Chương trình PBGDPLcủa Chính phủ giai đoạn 2003 -2007, cả nước đã tổ chức được 44.562 cuộc thi, hội thi và 176.291 cuộc giao lưu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ lồng ghép nội dung pháp luật Các hình thức thi sân khấu hoá, hái hoa dân chủ, thi theo chủ đề có nội dung phong phú, sát thực được nhân rộng trên cả nước như "Nông dân và pháp luật", "Chủ tịch xã giỏi", "Hoà giải viên giỏi", "Nông dân lái xe an toàn", "Tuyên truyền viên pháp luật giỏi", "Công chức Tư pháp-Hộ tịch giỏi", "Nhà nông đua tài"... Việc tổ chức thi qua mạng, gửi tin nhắn điện thoại với chủ đề tìm hiểu pháp luật trở nên phổ biến hơn.

Thông qua Tủ sách pháp luật: Tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật, túi sách pháp luật được xây dựng ở gần 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước và ở rất nhiều các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp. Các điểm bưu điện văn hoá cũng góp phần tích cực trong việc tuyên truyền pháp luật đến nhân dân. (t.p. Hồ Chí Minh có 2.507 tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật đặt tại xã, phường, thị trấn, khu phố, tổ dân phố, trường học, doanh nghiệp với 69.404 đầu sách; 90% cơ quan, đơn vị tại sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện có TSPL (Tiền Giang); 500 giỏ sách pháp luật đặt tại khu nhà trọ của người lao động (Bình Dương... ) trong đó tài liệu chủ yếu là công báo, các loại sách pháp luật, sách nghiệp vụ, các loại báo, tạp chí và tài liệu khác có liên quan. Nhiều nơi chủ động sáng kiến đưa ra các biện pháp quản lý tủ sách pháp luật rất đa dạng, đem lại hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng tủ sách như xây dựng dựng thư viện, phòng đọc xã , nhà thông tin, phòng đọc, phòng cho mượn sách; sáng kiến mô hình "tủ sách pháp luật gia đình"....

 Tăng cường PBGDPL thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; đẩy mạnh tư vấn, trợ giúp lưu động cho đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tiếp tục được nâng cao. Hiện cả nước thành lập được 36.919 tổ chức tư vấn pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, câu lạc bộ pháp luật với 114.565 cuộc tư vấn, trợ giúp; 74.957 trung tâm tư vấn, dịch vụ, giới thiệu việc làm lồng ghép PBGDPL được 26.373 cuộc. Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động tiếp tục được tăng cường tại các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đồng bào dân tộc thiểu số.

 Thông qua hoạt động Hoà giải ở cơ sở: Hoạt động hoà giải ở cơ sở giải quyết nhiều mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, nâng cao hiểu biết pháp luật. Có nhiều sáng kiến hay, biện pháp hợp lý để xây dựng và duy trì có hiệu quả tổ hoà giải ở cơ sở như mô hình tổ hoà giải "5 tốt" (thành phố Hà Nội), "Tổ hoà giải-tuyên truyền pháp luật" (Hậu Giang), chế độ thù lao cho hoà giải viên 100.000 đồng/vụ việc hoà giải thành (An Giang), 70.000 đồng/vụ (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v...

 Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường: Giáo dục công dân trở thành môn học bắt buộc ở cấp giáo dục phổ thông. 100% trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp không chuyên luật đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy. Nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn học giáo dục công dân và nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo cử nhân luật được cải tiến phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo của đất nước. Phương pháp giáo dục pháp luật đổi mới theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên, học sinh trong nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật. Bên cạnh đó, các trường học còn coi trọng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong giảng dạy các môn học, thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt công dân - học sinh, hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ... Bắt đầu triển khai thí điểm đưa vào cơ sở giáo dục mầm non một số nội dung liên quan đến pháp luật. Nhiều địa phương đã phối hợp đưa chương trình giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội vào trường học (Ninh Bình), thành lập Trung tâm học tập cộng đồng (Thái Bình) để nhân dân mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đến học pháp luật, tổ chức phiên toà "tập sự" xét xử các tội phạm liên quan đến ma tuý, mại dâm, gây rối trật tự công cộng cho sinh viên và thanh niên (Trường Đại học  Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật và Thanh đoàn thành phố Hồ Chí Minh).

 Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình câu lạc bộ khác:  Câu lạc bộ pháp luật, các loại hình câu lạc bộ khác không chỉ tăng nhiều về số lượng mà đã duy trì sinh hoạt đều đặn và có chất lượng hơn, chú trọng nội dung sinh hoạt theo chuyên đề. Có nhiều loại hình câu lạc bộ khác mới thành lập (Câu lạc bộ sau cai nghiện, Câu lạc bộ giáo dục pháp luật ở các trường học, Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hoá, Câu lạc bộ bạn trẻ ở khu nhà trọ...) nhưng đã đảm bảo đã có nội dung pháp luật trong sinh hoạt định kỳ. Nhiều câu lạc bộ chú trọng đến hội nhập quốc tế trong sinh hoạt (Tiền Giang), sáng kiến đưa pháp luật đến với hội viên và nhân dân bằng cách tổ chức cho người dân tự tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng dưới sự hướng dẫn của các thành viên câu lạc bộ (Bắc Giang), tổ chức sinh hoạt định kỳ theo tuần (Hưng Yên), sinh hoạt theo chuyên đề...

 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua hoạt của Toà án: Ngành Toà án đã đẩy mạnh hoạt động xét xử lưu động các vụ án tại địa điểm xảy ra vụ án hoặc nơi người phạm tội cư trú, có Toà án đã giao chỉ tiêu xét xử lưu động cho Toà án cấp dưới (Quảng Ninh, Phú Yên, Long An). Số vụ án được xét xử lưu động tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đã góp phần răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người phạm tội, người tham dự phiên toà. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động thực thi công vụ của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Thanh tra, kiểm lâm, hải quan, quản lý thị trường, thi hành án, hoạt động của các Đại biểu dân cử lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới cán bộ, nhân dân cũng đang được các ngành, địa phương  tổ chức thực hiện (định kỳ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại-tố cáo, qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội).

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các biện pháp khác trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc ứng dụng công nghệ-thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật được các bộ, ngành ở trung ương, sở ban, ngành tất cả các địa phương sử dụng phổ biến, thường xuyên.

Thí điểm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua một số biện pháp khác như ký cam kết không vi phạm pháp luật, điều tra thăm dò dư luận xã hội, lấy ý kiến nhân dân. Ký cam kết không vi phạm pháp luật được nhiều địa phương vận dụng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân đối với mọi đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân dân khu dân cư tại các địa bàn khác nhau: tổ dân phố, khu dân cư, cụm dân cư, trường học..., nội dung cam kết phong phú (cam kết bốn không về an toàn giao thông, cam kết không sử dụng ma tuý, không vi phạm trật tự xã hội, cam kết chấp hành pháp luật, cam kết khu dân cư không có tội phạm...). Việc điều tra thăm dò dư luận xã hội nhằm thu thập thông tin phản hồi, nắm bắt được nhu cầu, yêu cầu về pháp luật để từ đó xác định nội dung, biện pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả cũng được một số nơi thử nghiệm bước đầu đem lại tín hiệu khả quan (Bộ Tài nguyên và môi trường...). Lấy ý kiến nhân dân về các Dự án Luật, Pháp lệnh, Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương, địa phương cũng phản ánh được thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật đang xây dựng và hoàn thiện, tạo thuận lợi nhất định cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

5. Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL.

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí cho công tác PBGDPL đã được cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm hơn. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05-8-2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Các bộ, ngành đều bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL trong kế hoạch ngân sách năm của mình. 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết cấp huyện đều phê duyệt kinh phí PBGDPL. Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời phù hợp với tình hình địa phương (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định...). . Riêng đối với cấp xã, phường, thị trấn, kinh phí PBGDPL chưa có mục chi riêng mà thuộc mục chi chung cho hoạt động nghiệp vụ khác. Nhiều địa phương mức kinh phí tăng so với năm trước. Cũng có nơi đã nhận được hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, dự án; huy động được sự đóng góp từ phía doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài. Việc đầu tư, trang bị phương tiện hiện đại (máy chiếu, máy quay, máy chụp ảnh, xe ô tô lưu động...) đảm bảo công tác PBGDPL cũng được coi trọng và triển khai một cách thuận lợi hơn trước nhiều.

 

 

II. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Cho đến nay, chúng ta chưa có được một báo cáo về bức tranh toàn cảnh của công tác PBGDPL trong giai đoạn này. Tuy vậy, qua theo dõi có thể thấy công tác PBGDPL trải qua hai giai đoạn phát triển tương đối rõ ràng, đó là giai đoạn trước năm 1998 và giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Thực tiễn cho thấy, dù là ở giai đoạn nào thì bước phát triển của công tác PBGDL cũng luôn gắn với sự lãnh đạo của Đảng và quá trình Nhà nước thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng thành các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này.

1. Phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn từ trước năm 1998

  a) Giai đoạn 1945 - 1975

Nhận thức rõ, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của PBGDPL trong việc đưa pháp luật đến với các tầng lớp nhân dân, hiện thực hoá các quy định pháp luật trong cuộc sống nên dù phải tập trung trí tuệ cho việc lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lới cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nhưng Đảng ta rất quan tâm đến công tác xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tuy nhiên, giai đoạn này, do yêu cầu tập trung mọi nguồn lực cho hai cuộc kháng chiến: Chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên các văn bản pháp luật được ban hành chưa nhiều. Việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương thành chính sách pháp luật và biến chúng thành hành động cụ thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chưa được thực hiện một cách mạnh mẽ và chưa thực sự hiệu quả. Các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn này cũng rất mờ nhạt, gần như chưa có gì.

  Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn này thường được gắn với việc tuyên truyền, phổ biến quán triệt, học tập đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tất cả nhằm mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan thông tin đại chúng (cũng còn rất hạn chế), hoạt động của các đoàn thể xã hội, của đội ngũ đảng viên và cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân. Giai đoạn này bộ máy chuyên trách quản lý về tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hầu như chưa có.

b) Giai đoạn từ năm 1975 đến đầu năm 1998

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đặc biệt là bước sang những năm tám mươi, chín mươi của thế kỷ XX, thực hiện mục tiêu thống nhất quản lý nhà nước, quản lý các mặt đời sống xã hội bằng hệ thống pháp luật chung trong cả nước, cùng với Hiến pháp năm 1980 và sau đó là Hiến Pháp năm 1992 rất nhiều văn bản pháp luật khác được ban hành và phát huy hiệu quả tích cực trong mọi mặt đời sống xã hội. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng được chú trọng hơn. Nhờ vậy, tình hình nhận thức và thi hành Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, nhân dân từng bước được cải thiện.

Có thể nói, kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song nhìn chung vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế gây trở ngại lớn cho việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân lao động. Về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ: “ Pháp chế xã hội chủ nghĩa chậm được tăng cường; pháp luật, kỷ luật bị buông lỏng. Việc đấu tranh chống những hành vi phạm pháp và tệ nạn xã hội thiếu kiên quyết và triệt để”; Tình hình vi phạm pháp luật còn phổ biến, những hành động xâm phạm, tài sản xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, tài sản và những quyền tự do dân chủ của công dân vẫn xảy ra nghiêm trọng, kỷ cương Nhà nước bị buông lỏng, các hiện tượng tiêu cực phát triển làm cho nhân dân bất bình, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước bị giảm sút.

Trước tình hình đó, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước, hình thành và thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trở thành yêu cầu bức thiết.

Thực hiện nhiệm vụ này ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật”.

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị: “Thủ trưởng các ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp “cần nhận rõ tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của  công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là biện pháp  chủ yếu để xây dựng ý thức pháp chế xã hội chủ nghĩa và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phải có kế hoạch chỉ đạo kiểm tra việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, đưa công tác này đi vào nền nếp thường xuyên...”.

Chỉ thị nêu rõ những nội dung pháp luật cần tập trung tuyên truyền, giáo dục, một số hình thức, biện pháp cần thực hiện như sử dụng báo chí, phát thanh truyền hình, các hình thức văn hoá, nghệ thuật khác; xây dựng đội ngũ cán bộ; xuất bản  và phát hành rộng rãi các sách, tài liệu pháp luật; gắn tuyên truyền giáo dục pháp luật với việc thi hành pháp luật; kiểm tra, đôn đốc việc  thực hiện; rút kinh nghiệm...

Tại Chỉ thị này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cũng giao trách nhiệm cụ thể cho một số bộ, ngành: Tư pháp, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Quốc phòng, Văn hoá, Uỷ ban phát thanh và truyền hình phối hợp với các ban của Đảng, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các đối tượng.

Chỉ thị còn khẳng định: “Tuyên truyền giáo dục pháp luật không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tư pháp mà cũng là trách nhiệm của các cơ quan, trước hết là các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí và các đoàn thể”. Cho đến nay, chưa có tổng kết, đánh giá nào về việc thực hiện Chỉ thị này trong giai đoạn 1982 -1987.

 Ngày 22/10/1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

 Tại Chỉ thị này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:“ Bộ trưởng, thủ trưởng các ngành ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố , đặc khu trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm: Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân theo Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhằm thống nhất ý chí và hành động, nâng cao ý thức pháp luật, tính tự giác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật.....Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Thông tin chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật qua các cơ quan truyền thông đại chúng, qua các báo chí và phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đưa môn học pháp luật vào chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học và Trung học chuyên nghiệp trong cả nước..”

 Triển khai thực hiện Chỉ thị 300/CT ngày 22/10/1987 và Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982, nhiều bộ, ngành: Tư pháp, Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Quốc phòng, Văn hoá, Uỷ ban phát thanh và truyền hình ....đã có những hành động cụ thể như xây dựng, củng cố tổ chức, lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện tuyên truyền giáo dục pháp luật. Giai đoạn này, một số bộ, ngành như Giáo dục và đào tạo, Tư pháp, văn hoá- Thông tin.... và một số địa phương đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản QPPL quan trọng điều chỉnh trực tiếp tổ chức và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, pháp luật. Đặc biệt là hai Ngành Tư pháp và Giáo dục và Đào tạo đã ban hành rất nhiều văn bản đẩy mạnh phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào hệ thống các nhà trường. ( Phối hợp thí điểm đưa giáo dục pháp luật vào một số trường; Phối hợp đưa giáo dục pháp luật thành môn học đại trà bắt buộc trong tất cả các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân). Các Đài phát thanh truyền hình bắt đầu có những chuyên mục về tuyên truyền phổ biến pháp luật với thời lượng nhất định. Một số chuyên mục về tuyên truyền pháp luật đã dần dần xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán thính giả như "Câu chuyên truyền thanh",  " Kể chuyện cảnh giác", " Người tốt, việc tốt". Một số ấn phẩm báo chí cũng đã có cố gắng đưa tin, bài có nội dung tuyên truyền pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật sau khi được ban hành đã được in ấn kịp thời từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu của cán bộ, nhân dân, nhất là phục vụ cho hội nhập khu vực và thế giới; phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa .

Mặc dù những kết quả đạt được trên đây là đáng ghi nhận song có thể thấy, công tác PBGDPL còn xa mới đáp ứng được yêu cầu nâng ý thức pháp luật của  đông đảo cán bộ, nhân dân. PBGDPL đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, đòi hỏi phải có bước đột phá trong tư tưởng và hành động mới có thể tạo nên chuyển biến mới, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc phát triển đất nước. Điều này xuất phát từ các lý do sau đây:

Thứ nhất, để đáp ứng nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật trong điều kiện phát triển cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước số lượng các văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều nhưng chúng lại chưa được chú ý, chưa được coi trọng tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân. Do vậy, có một nghịch lý là văn bản pháp luật nhiều nhưng cán bộ, nhân dân không biết hoặc biết rất ít để thực hiện. Tình trạng mù" pháp luật là một thực trạng đáng lo ngại. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật đến với các đối tượng là yêu cầu cấp thiết.

Thứ hai, tình trạng đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà nước - những người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là ở cấp cơ sở ít hiểu biết pháp luật hoặc thiếu ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật đã, đang và sẽ gây ảnh hưởng xấu trong tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý, làm mất lòng tin của nhân dân. Thực tế đáng buồn này là điều không thể chấp nhận được trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức là nhiệm vụ cần phải được quan tâm đặc biệt.

Thứ ba, trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc phải nắm vững  pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế là nhu cầu bức xúc. Tình trạng ít hiểu biết pháp luật, thiếu thói quen sử dụng pháp luật trong chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, trong quan hệ với các đối tác nước ngoài là nguyên nhân gây nên những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp nói riêng và cho đất nước nói chung. Để có thể hội nhập thành công và đứng vững trong hội nhập thì thực trạng này cần phải được cải thiện nhanh chóng.

Thứ tư, công tác PBGDPL tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm, được coi là một khâu rất quan trọng để nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức pháp luật phục vụ quản lý xã hội, nhưng do chưa có kế hoạch, chương trình cụ thể, chưa huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội nên công tác này còn rất bị động, còn tuỳ thuộc vào mối quan tâm, ý chí chủ quan và điều kiện của từng bộ, ngành, địa phương, từng cơ quan, đơn vị ( mạnh ai nấy làm; làm nhiều, làm tốt có thể được khen nhưng làm ít, thậm chí không làm cũng không phải chịu trách nhiệm gì); còn nặng về phổ biến các văn bản mà chưa có các giải pháp đồng bộ, tổng thể để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân.

2. Phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 1998 đến nay

Khắc phục những nhược điểm, hạn chế trên đây, kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, đổi mới và đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật theo tinh thần Nghị quyết của Đảng đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tế,  ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị tập trung nhấn mạnh các nội dung sau:

- Đề cao trách nhiệm tuân thủ , thi hành nghiêm chỉnh pháp luật của mỗi cán bộ, công chức;

- Xác định rõ việc phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của Chính phủ, càng không phải là trách nhiệm của riêng ngành tư pháp mà còn là nhiệm vụ của toàn thể hệ thống chính trị.

-  Để đảm bảo việc phổ biến giáo dục pháp luật  được tiến hành thường xuyên, liên tục, rộng khắp, đồng bộ và đạt hiệu quả, Chỉ thị nêu rõ trách nhiệm của  Bộ Trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và đồng thời phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trên từng lĩnh vực cho một số Bộ, ngành : Tư pháp, Văn hoá - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ), Tài Chính, Quốc phòng, Công an....và  Uỷ ban nhân dân các cấp.

Cùng với việc ban hành Chỉ thị số 02/1998-CT-TTg, ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 03/1998/QĐ-Ttg ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Kế hoạch xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu cụ thể của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn này là:

- Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng áp dụng pháp luật; phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến đời sống của các tầng lớp nhân dân; thực hiện chương trình giáo dục pháp luật có nề nếp trong các nhà trường.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả sự vi phạm pháp luật; nâng cao dân trí pháp lý, văn hoá pháp luật...

- Thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng, trước hết là cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, nhân dân ở thành thị, nông thôn, miền núi...

 Kế hoạch đã xác định các nội dung pháp luật cần phổ biến cho năm nhóm đối tượng chính; các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng; tiến độ thời gian thực hiện cho từng năm, trước hết tập trung phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, viên chức, các tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên.

Đẩy mạnh công tác PBGDPL theo tinh thần và nội dung của Chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị; xây dựng trình Chính phủ ban hành các kế hoạch, chương trình dài hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật như Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17- 01-2003), Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg. Các Chương trình này đã và đang được triển khai thực hiện rộng khắp trên cả nước, đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị -xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Đa số các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị trong ngành, địa phương, đơn vị mình  dưới các hình thức nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch triển khai (Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC, ngày 05-8-2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT về xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học.

 Ngoài ra, Quyết định số 69/1998/QĐ.Ttg ngày 31/3/1998 và Quyết định số 1067/1998/QĐ.Ttg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát  hành Công báo và phê duyệt dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngày 12/12/1998 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 156/1998/TT-BTC hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Theo thông tư này, Bộ Tài chính đã mở thêm trong mục 111 “Thông tin, tuyên truyền, liên lạc” hai tiểu mục mới là Tiểu mục 11 “Chi tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7-1-1998 của Chính phủ” và Tiểu mục 12 “Chi Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25-11-1998 của Chính phủ”.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện vật chất, kinh phí cho việc đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong quá trình triển khai công tác PBGDPL thực hiện Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chỉ thị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, đoàn thể rất cố gắng đưa vào các văn bản đó các quy định về PBGDPL và tổ chức triển khai thực hiện trong thực tế. Có thể kể đến như:  

Luật Tổ chức Chính phủ (được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001) tại Chương II (Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ) quy định : “Chính phủ có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

“ Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp:

“Quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các Quyết định của Chính phủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật”.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002) quy định tại Điều 1:  “...  Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác”.

 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (được Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002), cũng quy định tại Điều 7 như sau:  “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận , các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;, tuyên truyền giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật”

Các quy định, các văn bản pháp luật trên đây đã góp phần quan trọng tạo nên cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là các hoạt động phối hợp, là những mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

 Đây có thể coi là bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức, tư tưởng và hành động cụ thể của các cấp, các ngành đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bởi trước đó, nói đến PBGDPL là hầu như mọi người đều nghĩ đó công việc của ngành tư pháp, ít ai cho đó là việc của mình. Cũng từ đây, công tác PBGDPL có thêm nhiều chủ thể thực hiện với nội dung, hình thức ngày càng linh hoạt, đa dạng, phù hợp và hiệu quả hơn.

Triển khai thực hiện các văn bản nêu trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có bước phát triển mới về chất, trên tất cả các mặt: từ nhận thức, quan điểm đến tổ chức thực hiện trong thực tế, đạt được những kết quả quan trọng, đã được sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn như đã đề cập trên phân thực trạng trên đây. Có thể khái quát qua mấy nét cơ bản sau:

 - Về tổ chức: Từ chỗ chưa có nay PBGDPL đã có được một tổ thực hiện nhiệm vụ liên kết, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong hoạt động PBGDPL, đó là Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở hoạt động theo quy chế và kế hoạch, chương trình cụ thể.

Ở các bộ, ngành tổ chức pháp chế được hình thành và thường xuyên được củng cố. Pháp chế các bộ ngành, đoàn thể ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trước hết cho cán bộ, công chức trong ngành và tham gia PBGDPL cho các tầng lớp nhân dân.

Trước đây, rất ít tỉnh có Phòng PBGDPL riêng mà đa số thường được ghép chung trong Phòng văn bản - tuyên truyền. Có một thời, phòng Tư pháp bị sáp nhập vào văn phòng UBND cấp huyện. Nhưng đến nay, thực hiện các văn bản pháp luật về PBGDPL nêu trên, thực trạng này đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực, thuận lợi hơn cho công tác PBGDPL.

Cho đến nay, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), các phòng phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp), cán bộ chuyên trách PBGDPL trong các Phòng tư pháp (cấp huyện) và cán bộ tư pháp hộ tịch ở xã phường, thị trấn được củng cố và phát triển, ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo, đầu mối liên kết của mình đối với công tác PBGDPL.

- Về lực lượng: Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL từ trung  ương đến cơ sở phát triển mạnh. Hiện nay, 100% báo cáo viên pháp luật trung ương có trình độ đại học và trên đại học Luật. Phần lớn báo cáo viên pháp luật cấp huyện có trình độ trung cấp pháp lý trở lên. Đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật cơ sở thường xuyên được quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

 - Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL.

Trước khi có Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05-8-2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, việc bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL rất khó khăn, không đồng bộ, chủ yếu phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo và điều kiện, khả năng của từng địa phương, bộ, ngành.

Sau khi có Thông tư 63, tình hình này từng bước được cải thiện rõ rệt. Các bộ, ngành đều bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL trong kế hoạch ngân sách năm của mình, năm sau cao hơn năm trước. Một số địa phương, bộ ngành bước đầu đã huy động được sự đóng góp từ các nguồn khác của xã hội cho công tác này. Tủ sách pháp luật được xây dựng ở gần như toàn bộ trong tổng số 10.897 xã, phường, thị trấn trong cả nước ( chỉ một số ít xã mới thành lập hoặc chia tách là chưa có). Bên cạnh Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn còn có 7.000 điểm bưu điện văn hóa xã có lưu giữ sách pháp luật; hàng trăm Tủ sách pháp luật của Bộ đội biên phòng.

- Hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật được mở rộng và đổi mới. Từ chỗ việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua một số hình thức như hội nghị, qua báo đài với dung lượng, thời lượng rất hạn chế thì nay đã có hàng chục hình thức tuyên truyền, phổ biến được thực hiện với dung lượng, thời lượng, chất lượng ngày càng cao. Công nghệ thông tin hiện đại cũng từng bước được ứng dụng. Từ chỗ sách, tài liệu pháp luật chỉ được in ấn, phát hành bởi số rất ít cơ quan với số lượng hạn chế (chủ yếu in toàn văn các văn bản luật) thì nay được biên soạn, in ấn, phát hành tương đối rộng rãi bởi nhiều cơ quan, đơn vị cá nhân với số lượng ngày càng tăng, nội dung càng phong phú, chất lượng ngày càng tốt, giá thành càng hợp lý, dễ đến hơn với tầng lớp bình dân. Phổ biến giáo dục pháp luật cũng được mềm hoá bằng hình thức sân khấu, thông qua sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, lễ hội truyền thống...nên dễ đi vào lòng người hơn.

3. Đánh giá về ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của các quy định pháp luật về PBGDPL hiện hành

3.1. Ưu điểm

- Có thể nói, công tác PBGDPL đã có được cơ sở pháp lý quan trọng. Tuy chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và còn rất nhiều khiếm khuyết cần phải được bổ sung, hoàn thiện nhưng nhìn chung, các quy định, các văn bản pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật đã hình thành khung pháp lý bước đầu làm nền móng cho việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phối hợp.

- Hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực này được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở với hiệu lực pháp lý khá đa dạng. Hệ thống này góp phần tích cực trong việc điều chỉnh kịp thời về tổ chức, hoạt động PBGDPL và các vấn đề liên quan đến PBGDPL từ trung ương đến cơ sở, từ các cơ quan nhà nước đến các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân, từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả, tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đối với công tác PBGDPL.

- Bên cạnh những quy định pháp luật mang tính chuyên sâu về PBGDPL, hoạt động PBGDPL còn được điều chỉnh và chịu tác động bởi các quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác như trợ giúp pháp lý (Luật trợ giúp pháp lý) tư vấn pháp luật (Luật luật sư), hoà giải ở cơ sở (Pháp luật về hoà giải ở cơ sở), tố tụng tư pháp ( thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan Công an,Kiểm sát, Toà án).

- Trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của PBGDPL đối với đời sống xã hội, các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực này đã, đang và sẽ được triển khai thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau với nhiều nhóm chủ thể khác nhau. Nhìn chung, phổ biến, giáo dục pháp luật đã, đang và sẽ được các cấp uỷ đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể xã hội từ trung ương đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Tổ chức, đội ngũ những người làm công tác PBGDPL từ trung ương đến cơ sở từng bước được củng cố và phát triển, đóng góp tích cực cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, các văn bản pháp luật nói trên đã tạo động lực mới trong công tác PBGDPL; làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết, chấp hành pháp luật ngày một tốt hơn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã, đang và chắc chắn sẽ được đẩy mạnh hơn với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn. Qua đó, nhận thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân sẽ được nâng lên, từng bước giảm vi phạm pháp luật, góp phần lành mạnh hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển đất nước.

3.2. Nhược điểm, hạn chế của các quy định pháp luật về PBGDPL hiện hành

a. Các quy định pháp luật hiện hành về công tác PBGDPL còn tản mạn, chưa tập trung, chưa đồng bộ, nằm rải rác ở nhiều văn bản, lại không được tổ chức thực hiện nghiêm túc, thiếu triệt để, hiệu lực, hiệu quả thấp; chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hay nghị quyết của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực này.

Mặc dù đã có được cơ sở pháp lý làm nền móng cho việc triển khai các hoạt động nhưng nhìn chung, các quy định, các văn bản pháp luật hiện hành về công tác PBGDPL (tiêu biểu như Điều 31- Hiến Pháp 1992, Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật”; Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật; Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về  việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX; Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng giai đoạn và các văn bản QPPL riêng rẽ hoặc liên tịch của các bộ, ngành, đoàn thể về phổ biến, giáo dục pháp luật... ) còn tản mạn, chưa đồng bộ, nằm rải rác ở nhiều văn bản, chưa được hệ thống hoá, pháp điển hoá thành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hay nghị quyết của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về lĩnh vực này. Hiện mới chỉ có Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ là văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực này.

b. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình.

Phổ biến, giáo dục pháp luật đã được xác định là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước ta đã rất cố gắng và đạt được những kết quả quan trọng trong lĩnh vực này; từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí pháp lý, giữ  vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, vượt qua nhiều thách thức, trở ngại, khó khăn, không ngừng tiến lên trên con đường đổi mới và hội nhập.

Tuy nhiên, như trên đã nói, do những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên chủ trương, chính sách của Đảng về PBGDPL chưa được thể chế hoá kịp thời thành các văn bản pháp luật, thành các hành động cụ thể hoặc chỉ được thể hiện ở những mức độ khác nhau và cũng chưa được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, không triệt để và do đó, chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi.

c. Các quy định pháp luật hiện hành về phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính chung chung, thiếu tính ràng buộc; trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể cũng như cơ chế phối hợp, tổ chức, nhân lực trong lĩnh vực PBGDPL  chưa được quy định rõ.

Có thể nói, các văn bản, các quy định pháp luật hiện hành về công tác PBGDPL mới chỉ quy định nội dung, cách thức, biện pháp thực hiện PBGDPL, nhiệm vụ của các chủ thể PBGDPL chứ chưa quy định trách nhiệm pháp lý ràng buộc đối với các chủ thể thực hiện PBGDPL. (Ngay cả Điều 31 của Hiến pháp 1992 cũng chỉ mới quy định chung chung, nằm trong khuôn khổ quyền tiếp cận thông tin của công dân chứ chưa có quy định riêng nào về lĩnh vực PBGDPL).

Điều này dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước đối với công tác PBGDPL( nhất là trong việc đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn, xử lý vi phạm) còn khá lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm; làm nhiều, làm tốt cũng chẳng được ưu đãi gì nhưng làm ít, làm qua loa chiếu lệ hoặc thậm chí không làm cũng không sao, chẳng phải chịu trách nhiệm gì.

 Do vậy, mặc dù đã được quan tâm, đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng công tác PBGDPL vẫn thiếu hẳn tính đồng bộ, còn mang tính tình thế, chắp vá, chất lượng, hiệu quả  tuy dần dần được cải thiện nhưng vẫn còn cách quá xa so với  yêu cầu, đòi hỏi. Việc xác định và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp và chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác này cũng như trong việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, chưa thực sự hiệu quả.

 d. Các quy định về cơ chế tài chính bảo đảm cho công tác PBGDPL chưa cụ thể, chưa sát thực, không phù hợp với tình hình hiện tại và rất khó thực hiện

Cũng do chưa có quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, đặc biệt trong việc bảm đảm ngân sách nhà nước và nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể xã hội và cá nhân nên kinh phí cho công tác PBGDPL hết sức khó khăn. Điều này dẫn đến tính trạng ai mạnh, ai quan tâm đến công tác PBGDPL thì có kinh phí cho công tác này nhiều. Ngược lại, ai không quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng không có điều kiện thì kinh phí không có hoặc có không đáng kể.  ( Hưng Yên năm 2004 cấp 30 triệu đồng, năm 2005: 46 triệu đồng, năm 2007: 46 triệu đồng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp tỉnh; Thái Nguyên từ năm 2005 đến nay cấp mỗi năm cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh 30 triệu đồng. Trong khi đó các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như Hưng Yên và Thái Nguyên là Hà Tĩnh và Tuyên Quang thì lại đầu tư kinh phí hàng năm dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp tỉnh cao hơn nhiều: Hà Tĩnh trong ba năm 2004, 2005, 2006 đầu tư 1.270.000.000 đồng; Tuyên Quang từ năm 2004 đến năm 2006: ngân sách Nhà nước cấp, hỗ trợ trên 1,1 tỷ đồng; trang bị cơ sở vật chất trị giá hơn 400 triệu đồng).

4. Một số đề xuất, kiến nghị

Để có cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài cho công tác PBGDPL trong thời gian tới cần phải xây dựng cho được và đưa vào thực hiện một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh toàn diện, đồng bộ lĩnh vực này. Trước mắt, cần thực hiên tốt một số việc sau đây:

4.1. Tập trung xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó, chú ý tập trung cho các tiêu chí cơ bản sau:

- Mục đích: Luật phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng phải đạt mục đích nâng cao tính hiệu lực của các VBQPPL trong lĩnh vực PBGDPL, tạo ra một cơ chế đồng bộ, hoàn chỉnh từ xây dựng pháp luật, đến PBGDPL và tổ chức thực hiện pháp luật; xác định cho được phạm vi trách nhiệm của Nhà nước, các Bộ, ngành, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động  PBGDPL và thực hiện pháp luật, cơ chế triển khai công tác PBGDPL và thực hiện pháp luật, trách nhiệm pháp lý đối với công tác PBGDPL.

- Phạm vi điều chỉnh: Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật phải điều chỉnh tổng thể các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; pháp điển hóa và phát triển các chế định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; quy định nguyên tắc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ chế cung cấp thông tin pháp luật; cơ chế phối hợp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác trong thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật phải là chế định quan trọng cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể để dễ dàng áp dụng. 

Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng nên là một luật mở. Sau khi được ban hành và có hiệu lực nó sẽ là cơ sở pháp lý tạo ra bước phát triển mới về chất, đồng bộ, rộng khắp trên phạm vi cả nước, tạo ra cơ chế nhằm huy động tối da các nguồn lực xã hội cho công tác này. Việc xây dựng, thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng, có hiệu lực pháp lý cao để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Luật sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật. Qua đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ quan tâm đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tương xứng với vị trí, vai trò của công tác này trong tình hình mới. Vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp sẽ được thể hiện rõ nét hơn; phát huy được vai trò là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong công tác này. Thông qua việc quy định rõ trong Luật cơ chế cung cấp thông tin pháp luật, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, các điều kiện bảo đảm cho công tác PBGDPL...., các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học sẽ ý thức rõ hơn và từ đó có trách nhiệm hơn đối với công tác này; Hoạt động phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được tăng cường; Tổ chức, bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ được kiện toàn; Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất được quan tâm hơn với những hành động cụ thể. Luật được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy việc huy động các cơ quan, đơn vị, địa phương, các  tổ chức và cá nhân tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đặt tiền đề cần thiết cho việc từng bước xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy sẽ góp phần để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, chuyên nghiệp hơn.

4.2. Cùng với việc xây dựng Luật, khẩn trương xây dựng để trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật.

4.3.  Sau khi Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân để tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức và hành động. /.

 

CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT - THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

                                                                              

                                                                                 Phạm Thị Hòa

                                                             Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Một vấn đề mang tính nguyên lý trong tổ chức nhà nước ở nước ta là tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Theo đó, các cơ quan nhà nước đều thực thi quyền lực nhà nước vì lợi ích của nhân dân, đều hướng tới một mục đích chung, chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Để thực hiện các nhiệm vụ được nhân dân giao phó, các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phải đề cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau.

Cũng nằm trong mối quan hệ tương hỗ, phối hợp đó, có thể nói, hoạt động phối hợp đã và đang trở thành thuộc tính tất yếu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điều này càng được khẳng định khi Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, trong đó xác định: "PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”

Như vậy, với việc xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của nhà nước, yêu cầu về phối hợp triển khai các hoạt động trong công tác này ngày càng trở nên hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu, thể chế hoá và có những chỉ đạo định hướng hoạt động phối hợp như thế nào để đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Trong phạm vi chuyên đề này sẽ đi sâu phân tích và tìm hiểu về thực tiễn của hoạt động phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó có những đánh giá cụ thể về những tồn tại, hạn chế trong hoạt động này, đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện ban đầu với mong muốn hoạt động này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, nâng lên một tầm cao mới để phục vụ đắc lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 

II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG NÀY

1. Vai trò của công tác PBGDPL trong đời sống xã hội nói chung và trong quản lý nhà nước nói riêng

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã và đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, là một bộ phận không thể tách rời của quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi tính tối thượng của luật, mọi công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện nhiệm vụ này, PBGDPL được coi là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

Phải khẳng định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật những năm qua đã có những bước phát triển mới, đạt nhiều kết quả trong việc nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng, củng cố và bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, tạo dựng thói quen ứng xử bằng pháp luật của đông đảo nhân dân. Lòng tin của nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đối với công cuộc đổi mới, đối với chế độ và sự đồng thuận trong xã hội tiếp tục được củng cố, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong công tác quản lý nhà nước, thông qua các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trong việc minh bạch hoá mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn hành vi thói quen xử sự theo pháp luật của mỗi cá nhân công dân trong việc đưa pháp luật đến với đông đảo các đối tượng, tầng lớp nhân dân. Nhờ được phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật được hình thành và phát huy, góp phần giữ gìn trật tự an ninh, an toàn trong xã hội. Đó cũng là tiền đề để công tác quản lý nhà nước ngày càng có điều kiện để củng cố và phát triển theo hướng đáp ứng và phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.

2. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cũng như tình hình thực tiễn của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của công tác này như sau:

Một là, phổ biến, giáo dục pháp luật trước hết được xác định là trách nhiệm của nhà nước. Đặc trưng này khẳng định vai trò chủ động của nhà nước cũng như trách nhiệm của nhà nước trong việc bố trí các nguồn lực (vật chất, con người, kinh phí…) cho công tác này. Đồng thời, nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hai là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn liền với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là hoạt động tác động trực tiếp đến nhận thức, để chi phối hành vi xử sự của con người khi tham gia các mối quan hệ trong xã hội.

Ba là, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua những hình thức, biện pháp cụ thể, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trong xã hội.

Bốn là, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động mang lại hiệu quả lâu dài, tác động vào tư tưởng nhận thức nên cần phải có một quá trình kiểm nghiệm. Vì vậy, công tác này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có định hướng.

Năm là, trong tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động phối hợp được coi là một cơ chế hữu hiệu nhằm huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia công tác này, đồng thời tạo ra một sự đồng thuận, thông suốt để triển khai đến tất cả các cấp, các ngành và mọi tầng lớp dân cư.

3. Đánh giá về ảnh hưởng tới công tác quản lý và phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật:

Xuất phát từ việc xác định phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của Nhà nước nên cũng đồng thời đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác này. Yêu cầu này cũng là một trong những đòi hỏi đặt ra trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý và phối hợp là hai phạm trù song song. Quản lý để nhằm đảm bảo các điều kiện giúp công tác này phát triển có định hướng, có chiều sâu, ổn định, lâu dài. Còn phối hợp giúp cho việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật được rộng khắp, đồng đều, tập trung, nhịp nhàng. Quản lý giúp cho hoạt động phối hợp tốt hơn, chặt chẽ hơn. Như vậy, dựa trên mối quan hệ trên, có thể rút ra kết luận những đặc trưng cơ bản của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là yếu tố chi phối bắt buộc cho hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như là yêu cầu tất yếu cần phối hợp trong công tác này. 

III. CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Vị trí, vai trò của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng thời tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể. Như vậy, đây được coi là chủ thể không thể thiếu trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Thực trạng hoạt động quản lý của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Hoạt động quản lý của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy hiệu quả. Có thể đánh giá kết quả của hoạt động này trên một số mặt cụ thể sau:

2.1. Trong công tác ban hành thể chế:

Cùng với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách quan trọng để phát triển. Các văn kiện của Đảng khoá VI, VII, VIII, IX, X, các Nghị quyết của Quốc hội, Hiến pháp năm 1992... đều xác định công tác PBGDPL là một công việc trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan nhà nước, của các cấp, các ngành và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác này trong sự nghiệp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Công tác PBGDPL đã được thực hiện bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể từ cuối những năm 90. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ. Trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác này trong giai đoạn 1998 - 2002, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007. Trước yêu cầu mới của phát triển kinh tế -xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Để tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm hơn ở cơ sở, ngày 16/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền cho các đối tượng đã được đề ra trong Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX), và ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

Tại các bộ, ngành, địa phương cũng đã chủ động, tích cực xây dựng và ban hành nhiều văn bản cụ thể hoá các chủ trương, chính sách, định hướng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở trên.

2.2. Trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai công tác PBGDPL:

Đây là hoạt động được triển khai thường xuyên, đều đặn và có nề nếp. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành, địa phương đã tích cực tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi cả nước, ở nhiều địa bàn dân cư với trình độ, phân bố, nghề nghiệp, tâm lý… khác nhau. Cụ thể hoá phương châm hướng về cơ sở, đơn vị đã sâu sát nắm bắt tình hình, tổ chức rà soát, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, cán bộ, thường xuyên có sự chỉ đạo kịp thời về mặt tổ chức cũng như nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, tham mưu cho các cấp chính quyền cơ sở ban hành những văn bản định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác này

2.3. Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL

Trước hết phải khẳng định trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật rất được quan tâm, chú trọng với nhiều hình thức phong phú. Hàng năm, các đơn vị đều tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật một cách có hệ thống, bài bản và nhận được sự đánh giá cao từ phía các học viên. Nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề, toạ đàm…được tổ chức cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.

2.4. Trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ PBGDPL

Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục. Các cấp, các ngành đã tổ chức các cuộc kiểm tra nắm bắt tình hình về việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp hoặc kết hợp với việc kiểm tra thực hiện các hoạt động cụ thể khác. Những ghi nhận từ kết quả kiểm tra đã giúp các đơn vị chủ động nắm bắt thông tin về phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở một cách sát thực, từ đó có sự đôn đốc, chỉ đạo hoạt động bám sát thực tế, hiệu quả hơn.

2.5. Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng về PBGDPL

Có thể nói, hiện hoạt động này được thực hiện khá đều đặn, không hình thức, phô trương, lãng phí. Kết quả sơ kết, tổng kết có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện những bất cập, kịp thời chỉ đạo hướng dẫn và nhân rộng những cách làm hay, biểu dương, khen thưởng những địa phương đạt kết quả tốt, những cá nhân tiêu biểu.

3. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý của các cơ quan, ban, ngành trung ương và địa phương trong công tác PBGDPL

3.1. Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, hoạt động quản lý trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, đúng đối tượng và phù hợp với nhu cầu của nhân dân.

Thứ hai, hoạt động quản lý về phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu cơ chế đồng bộ, xuyên suốt và nhất quán;

Thứ ba, hoạt động này nhiều nơi, nhiều lúc chưa được chú trọng, tăng cường.

3.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, công tác PBGPL đặt trong mối liên hệ với môi trường xã hội đã và đang phải đối mặt với trở ngại không nhỏ từ tâm lý duy trì các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tình cảm, chi phối bởi tình cảm mà ít khi dựa trên cơ sở pháp luật. Việc không sử dụng pháp luật, ngại ngùng, dè dặt trong giao tiếp xã hội bằng pháp luật và thông qua pháp luật đã làm cho pháp luật có lúc, có nơi trở nên xa lạ, khó gần gũi, khó vận dụng.

Thứ hai, việc thiết chế làng xã bị chi phối bởi hương ước, luật tục cũng là thách thức không nhỏ đối với công tác PBGDPL trong việc đưa pháp luật đến với toàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở. Trong điều kiện phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những yếu tố tích cực của hương ước, luật tục là rất quan trọng đối với đời sống nhân dân. Mặc dầu vậy, tâm lý “phép vua thua lệ làng” có lẽ đến giờ vẫn hiện hữu, chi phối khá mạnh đến thái độ, hành động của họ. Nhiều quy định của các hương ước, luật tục lạc hậu vẫn tồn tại trên thực tế, trở thành thói quen được sử dụng trong giao tiếp của người dân.

Thứ ba, thách thức đến từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Hiện tại, trong mối tương quan các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, việc phân loại, hệ thống hoá pháp luật chưa được thực hiện, tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu, thì hệ thống tư vấn, trợ giúp pháp luật cho nhân dân còn hoạt động rất hạn chế, chưa phát huy hết vai trò hướng dẫn, tư vấn nhân dân áp dụng và thực hiện pháp luật... Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng văn bản của nhà nước cấp trên vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước cấp dưới làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác PBGDPL chậm trễ, khó triển khai.

 Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật là công việc không mang lại kết quả trực tiếp, mà là kết quả ảnh hưởng lâu dài vào tư tưởng, nhận thức của nhân dân, đòi hỏi phải có thời gian và chỉ có thể đánh giá qua những diễn tiến, tình huống tâm lý, hành động cụ thể. Vì vậy, sự quan tâm của cộng đồng xã hội nói chung, một số các cấp chính quyền nói riêng còn hạn chế. Điều này là trở ngại lớn trong việc quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện về con người, cơ sở vật chất, kinh phí... phục vụ hoạt động PBGDPL.

III. CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, BAN, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Hoạt động phối hợp của các cơ quan, ban, ngành của Trung ương và địa phương thông qua Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL:

Thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ,  Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ được thành lập gồm 29 thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội. Hội đồng có 7 Ban được tổ chức theo từng khối trong các cơ quan Nhà nước; trong các trường chính trị, cơ quan Đảng, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân; trong các doanh nghiệp, trường học, các lực lượng vũ trang và các phương tiên thông tin đại chúng. Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng.

Đến nay, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ đã tổ chức được 10 phiên họp toàn thể. Tại các phiên họp, các thành viên Hội đồng đã quan tâm, kịp thời cho ý kiến chỉ đạo về các định hướng, giải pháp tăng cường công tác này. Tuy nhiên, vì tham gia hoạt động kiêm nhiệm, một số thành viên Hội đồng chưa dành được thời gian tham dự các phiên họp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chỉ đạo mang tính liên tục, kịp thời của Hội đồng và của bộ, ngành đó.

Thông qua cơ quan thường trực là Bộ Tư pháp, Hội đồng thường xuyên chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các hoạt động PBGDPL. Trong thời gian qua, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ đã tổ chức được nhiều hoạt động, cụ thể như: chủ trì xây dựng, lấy ý kiến các cơ quan thành viên của Hội đồng và địa phương, trình Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003 – 2007; hướng dẫn kịp thời, xây dựng và ban hành các Đề án trong Chương trình PBGDPL của Chính phủ để các địa phương, bộ, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện trong cả nước; tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Chương trình PBGDPL giai đoạn 2003 – 2007 và Hội nghị tổng kết việc thực hiện Quyết định số 1067 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn và triển khai xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Hội đồng cũng phân công nhiệm vụ cho từng Ban của Hội đồng triển khai trong từng quý và cả năm; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hoạt động và củng cố xây dựng tổ chức của Hội đồng, ban hành và đưa vào thực hiện Quy chế báo cáo viên pháp luật; xây dựng, ký kết và chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 ngày 7/9/1999 giữa các cơ quan Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân về việc phối hợp PBGDPL cho cán bộ và nhân dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; tổ chức Hội nghị báo cáo viên pháp luật Trung ương để đánh giá hoạt động năm 2002, kết hợp giới thiệu những điểm sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 1992 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức việc lấy ý kiến Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Đất đai (sửa đổi) trong thời gian gần đây.

Trong năm qua, Bộ Tư pháp – cơ quan thường trực của Hội đồng đã chủ động, tích cực xây dựng, lấy ý kiến góp ý và trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác PBGDPL.

Để phản ánh kịp thời hoạt động của các Hội đồng PBGDPL, Cơ quan thường trực của Hội đồng đã tổ chức biên soạn và phát hành Bản tin thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03 và từ năm 2003 là Tin thực hiện Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ (1 tháng hai số); biên soạn Sổ tay nghiệp vụ PBGDPL, Sổ tay báo cáo viên pháp luật, đề cương phổ biến giới thiệu các luật và pháp lệnh mới được ban hành, tờ gấp, sách pháp luật bỏ túi, băng cassete về các lĩnh vực pháp luật và nhiều tài liệu khác.

Công tác phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí… để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, PBGDPL được Hội đồng quan tâm chú trọng. Theo đó, đã tập trung triển khai các hoạt động cụ thể như: tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong nhà trường; xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa môn pháp luật; biên soạn tài liệu; tổ chức các lớp tập huấn cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ Hội phụ nữ; tổ chức toạ đàm, hội thảo khoa học về nghiệp vụ PBGDPL; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các hoạt động PBGDPL cụ thể…

Giai đoạn vừa qua đã khẳng định vai trò trung tâm của Hội đồng trong việc phát huy mạnh mẽ tính cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, làm chuyển biến quan niệm cho rằng PBGDPL là công việc riêng của ngành Tư pháp. Điều đó cho thấy sự cố gắng rất lớn của các thành viên Hội đồng, trong khi thực tế còn tồn tại nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó là sự thiếu thốn về lực lượng cán bộ tham gia; việc tổ chức các phiên họp chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục; vai trò đầu mối của Hội đồng trong nhiều trường hợp chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa đủ sức thu hút sự hưởng ứng tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể có liên quan. Việc phổ biến rộng rãi thông tin hoạt động của Hội đồng tới các cấp, các ngành, đặc biệt là tới các thiết chế ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Mặt khác, các điều kiện về trang thiết bị vật chất, kinh phí…phục vụ cho hoạt động của Hội đồng cũng chưa đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra.

2. Quan hệ phối hợp đa phương, song phương (liên ngành) giữa các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương trong hoạt động PBGDPL

Ở Trung ương: Bộ Tư pháp làm đầu mối phối hợp với các Bộ, Ngành; các tổ chức thành viên của mặt trận thực hiện các hoạt động PBGDPL. Trong những năm qua, Bộ tư pháp đã thực hiện các hoạt động phối hợp song phương, đa phương như: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn học pháp luật vào các trường Trung học phổ thông và Trung học chuyên nghiệp; phối hợp với Bộ văn hoá - thông tin xây dựng các chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên báo, đài; phối hợp với nhà xuất bản biên tập, phát hành các sách, tài liệu về pháp luật, phối hợp tổ chức Hội nghị, Hội thi Hoà giải viên, Hộ tịch viên giỏi toàn quốc; các cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự, tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 1999, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống ma tuý… Bên cạnh đó, còn thực hiện phối hợp tuyên truyền, PBGDPL theo từng nhóm chủ đề, đối tượng, địa bàn. Bộ Tư pháp phối hợp ký các Nghị quyết liên tịch, chương trình, kế hoạch liên tịch PBGDPL như Nghị quyết liên tịch số 04/1999/NQLT - TP - TWĐTNCSHCM giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc PBGDPL cho thanh, thiếu niên, Nghị quyết liên tịch số 01/1999 giữa Bộ Tư pháp, Bộ văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (nay là Uỷ ban Dân tộc) và Hội Nông dân Việt Nam về việc phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; Chương trình phối hợp số 02/2002/CTPH - TP - ND ngày 01/2/2002 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội nông dân Việt Nam về PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho nông dân, chương trình phối hợp số 14/2002/ CTPH - TWHLHPVN ngày 02/10/2002 giữa Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong việc PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Kế hoạch phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Đài truyền hình Việt Nam… Trong các hoạt động phối hợp có phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan phối hợp nhất là nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp các cấp trong việc xác định nội dung, hình thức PBGDPL cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Ở địa phương: Sau khi ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch liên tịch, Bộ Tư pháp cùng với cơ quan phối hợp đã chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, cơ quan Tư pháp các cấp ở địa phương tích cực, chủ động phối hợp với báo, đài, đoàn thể các cấp ở địa phương, các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các cấp thực hiện các hoạt động đã thảo thuận.

3. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động phối hợp và nguyên nhân

Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp chưa thực sự tạo được bước đột phá, tạo cơ chế hữu hiệu để các cấp, các ngành có chương trình hoạt động cụ thể, biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác này thành hoạt động cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác PBGDPL; hoạt động của Hội đồng chưa nhạy bén, chưa theo sát được yêu cầu, đòi hỏi của công tác PBGDPL trong từng thời kỳ.

Trong hoạt động còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các Ban và giữa các thành viên Hội đồng. Hội đồng của một số Bộ, ngành, địa phương hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy được vai trò phối hợp các hoạt động để thực hiện công tác PBGDPL.

 Trách nhiệm của từng ban, từng thành viên chưa được phát huy một cách đồng đều, một số thành viên còn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển khai các hoạt động PBGDPL.

Bên cạnh một số tỉnh, thành  phố triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả,  cũng còn có một số tỉnh tổ chức được rất ít hoạt động, đặc biệt là những hoạt động cho nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

Một số Bộ, ngành, do nhiều nguyên nhân khác nhau chưa thực sự quan tâm và đẩy mạnh công tác PBGDPL. Hoạt động PBGDPL ở nhiều Bộ, ngành mới chủ yếu tập trung vào việc tổ chức hội nghị giới thiệu văn bản trong nội bộ cơ quan mà chưa có sự hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành dọc. Một số sở, ban, ngành ở địa phương chưa hoàn toàn coi công tác PBGDPL cũng là nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn của mình, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác này. Một số Bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì các hoạt động PBGDPL tại Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 đã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức  hữu quan đề ra các biện pháp triển khai thực hiện.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1.  Biện pháp mang tính tổ chức

Thực hiện biện pháp này, yêu cầu đặt ra là cần tăng cường năng lực cho cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia và cơ quan đôn đốc, điều phối công tác phối hợp. Về phía các cơ quan chủ trì và cơ quan tham gia cần đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng cơ quan; nâng cao khả năng tổ chức hoạt động phối hợp trong nội bộ các cơ quan; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng, kỹ năng tham mưu, hoạch định chính sách, kiểm tra thực hiện chính sách và tinh thần phối hợp của cán bộ, công chức.

Về phía các cơ quan đôn đốc, điều phối, cần tăng cường năng lực thực hiện chức năng điều phối. 

2. Biện pháp mang tính pháp lý

Hiện nay, cơ chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa có một văn bản nào yêu cầu rõ ràng, cụ thể, trong đó quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan tham gia phối hợp trong hoạt động này, vì vậy thiếu cơ chế thực hiện cũng như thiếu các chế tài tương ứng. Vì vậy, đã đến lúc cần hình thành cơ chế phối hợp mang tính pháp lý chặt chẽ, trong đó quy định rõ các vấn đề cụ thể như trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia, cơ quan đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp, phương thức thực hiện các hình thức phối hợp, điều kiện bảo đảm cho công tác phối hợp, chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác phối hợp.

 

QUÁ TRÌNH THỂ CHẾ HÓA ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG TRONG LĨNH VỰC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

 

                                                    TS. Phạm Minh Tuấn

                                                     Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia

                                         Khu vực II

Thể chế hóa đường lối chính sách của  Đảng thành pháp luật là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước. Thể chế hóa được hiểu là quá trình chuyển tải nghị quyết của Đảng thành các văn bản pháp quy của nhà nước, bảo đảm hệ thống luật pháp trung thực, đầy đủ, sáng tạo, từ đó làm căn cứ cho hoạt động quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội.

Điều này cũng phù hợp với lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận hữu cơ của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của phổ biến, giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến công tác này. Trong nhiều nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ trước đến nay, chủ trương của Đảng ta về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thể hiện nhất quán qua các văn kiện của Đảng, theo quan điểm: phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng, không tách rời công tác giáo dục chính trị - tư tưởng; và theo phương châm: thường xuyên tăng cường tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ, nhân dân, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh và thống nhất.

Từ những ngày đầu của chính quyền dân chủ nhân dân, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, củng cố và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội đã được nhà nước quan tâm. Tuy nhiên do điều kiện đất nước phải tiến hành chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc nên quy mô và mức độ của hoạt động này ở mỗi giai đoạn có khác nhau. Thường là trong thời kỳ chiến tranh, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật được lồng ghép với công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng, về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ Tổ quốc XHCN, với giáo dục đạo đức cách mạng và xây dựng con người mới XHCN. Đến khi đất nước thống nhất, kinh tế được khôi phục, vết thương chiến tranh được dần dần hàn gắn, công tác PBGDPL đã được tiến hành ở quy mô và mức độ rộng hơn, trong quá trình tăng cường pháp chế XHCN. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960, Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân có nhiệm vụ tiến hành công tác giáo dục, tổ chức và hướng dẫn nhân dân thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng và củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ, thi hành đúng Hiến pháp và các luật lệ đã ban hành, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, vǎn hóa của nhân dân”. Sau khi giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã chỉ rõ “cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước đi vào khuôn phép và quy chế nghiêm chỉnh, thật sự tôn trọng quyền làm chủ tập thể và bảo đảm quyền lợi của công dân”. Trong những năm tháng vô cùng khó khăn của những năm 80, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đề ra yêu cầu “Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học. Các cơ quan nhà nước phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước”.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về kinh tế. Văn kiện Đại hội khẳng định: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học, của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. Tiếp đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VII đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường giáo dục pháp luật; nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX tiếp tục đòi hỏi“Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội” và: “Thực hiện cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường công tác lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quá trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật”.

Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều hình thức phong phú, sinh động,… nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân”.

Cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngay sau khi Bộ Tư pháp được thành lập lại (năm 1981), ngày 22/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 143 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp. Ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 315/CT về việc đẩy mạnh công tác PBGDPL, Chỉ thị và Nghị định này là cơ sở pháp lý đầu tiên, đặt nền móng quy định về tổ chức, đội ngũ cán bộ, cơ chế thực hiện công tác PBGDPL. Ngày 22/10/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Chỉ thị  yêu cầu “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”.

Ngày 04/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp (thay thế Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981). Kế thừa các quy định của Nghị định số 143, Nghị định số 38 đã cụ thể hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đó là: “Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học…”(Điều 3)

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã từng bước được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Để phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước, hệ thống pháp luật của nhà nước ta đã được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra ngày càng cao hơn.

Thực tiễn đòi hỏi cần có một kế hoạch, một chương trình tổng thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhất là từ khi Hiến pháp năm 1992 được thông qua. Ngày 7/1/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 - 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới. Trong thời gian này, Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn công tác PBGDPL như Quyết định số 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP ngày 09 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành Quy chế báo cáo viên pháp luật.

Luật tổ chức Chính phủ đã được ban hành năm 2001 tiếp tục quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác PBGDPL (Điều 18). Về cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ đối với công tác PBGDPL, theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 vẫn là Bộ Tư pháp:

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

a) Thống nhất quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

b) Thông tin pháp luật, biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật;

c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học;

…11. Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2007 (thay thế Nghị định 62/2003/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đã giao cho Bộ Tư pháp các nhiệm vụ:

 a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật; làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, xuất bản, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

c) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.

Một số đạo luật cũng đã quy định rõ nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan trong PBGDPL. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ “tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật”....“tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước”. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định HĐND có nhiệm vụ quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương. Còn Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02, Quyết định số 03, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 (ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Đây là chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết số 08-NQ/TW  ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

  Ngay sau khi Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ được ban hành, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Chương trình, đồng thời ban hành Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/3/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của các Bộ, ngành, địa phương (dưới đây gọi chung là Hội đồng phối hợp) đã chỉ đạo các thành viên tổ chức triển khai Chương trình bằng nhiều hình thức; qua đó đảm bảo việc xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch PBGDPL cụ thể trong từng giai đoạn, hàng năm, hàng quý ở từng bộ, ngành, địa phương sát với yêu cầu, nội dung của Chương trình và phù hợp với đặc thù của địa bàn, đặc điểm của đối tượng cần tuyên truyền.

 Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch PBGDPL, Chương trình đã đề ra, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch PBGDPL năm và kế hoạch triển khai công tác PBGDPL ở từng thời gian cụ thể, từng đợt cao điểm. Nhiều Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã phê duyệt Chương trình, Kế hoạch PBGDPL cho cả giai đoạn, hoặc kế hoạch hàng năm, hàng quý, và tuỳ thuộc nhiệm vụ cấp bách về PBGDPL, ban hành cả kế hoạch tháng để chỉ đạo, hướng dẫn trong phạm vi hoạt động của mình.

Riêng các Bộ, ngành được giao chủ trì 04 Đề án là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo của Chính phủ và Bộ Tư pháp đã ban hành các văn bản triển khai Đề án tương đối kịp thời, trong đó tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nội dung, bảo đảm tiến độ thực hiện từng Đề án. Ngoài 04 Đề án của Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng các Đề án riêng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu về pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn như Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao). Nhìn chung, so với giai đoạn 1998 - 2002, các văn bản được ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL giai đoạn 2003-2007 thường xuyên và kịp thời hơn, đã chú trọng bám sát mục tiêu, yêu cầu, mục đích phổ biến, tuyên truyền pháp luật của Chương trình và gắn công tác PBGDPL với nhiệm vụ chính trị cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương, đặc điểm của đối tượng và đặc thù của địa bàn. Đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng thì nhiều cấp uỷ đảng đã ban hành Chỉ thị, Thông tri hoặc đưa nội dung PBGDPL vào Nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác PBGDPL.

Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”. Có thể coi việc ban hành Chỉ thị số 32 là một bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị nói trên, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Trong Chương trình có 4 đề án về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng, lĩnh vực khác nhau, đó là: (1) Đề án đưa thông tin pháp luật đến cán bộ, nhân dân thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế văn hoá thông tin ở xã, phường, thị trấn; (2) Đề án xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư; (3) Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn; (4) Đề án phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Hiện nay, các đề án nói trên đang ở giai đoạn chuẩn bị tổng kết. Các bộ, ngành cũng ban hành các văn bản thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị: Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC, ngày 05-8-2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT ngày 07 tháng 6 năm 2006 về xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học. Đa số các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị trong ngành, địa phương, đơn vị mình dưới các hình thức nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch triển khai...

Cuối năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX), và sau đó không lâu,  ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (ban hành kèm theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ). Mục tiêu chung của Chương trình: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; tổ chức có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quốc, góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.  

 Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến hết năm 2012 là:

a) Từ 80 - 90% người dân trên toàn quốc được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau;

b) Từ 95% cán bộ, công chức, viên chức trở lên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình;

c) 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và người lao động;

d) 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ;

đ) 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này;

e) Từ 95% - 100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp.

Các đề án trọng tâm của Chương trình bao gồm:

a) Đề án thứ nhất: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

b) Đề án thứ hai: củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Ban Tuyên giáo Trung ương.

c) Đề án thứ ba: nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

d) Đề án thứ tư: tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.  

Gần đây nhất, ngày 25 tháng 01 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg  của về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

 Cùng với các chương trình, kế hoạch nói trên, nhiều cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương đã cùng ký các văn bản liên tịch, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ và xác định rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức trong PBGDPL. Cụ thể ở các cơ quan, đoàn thể trung ương là:

- Nghị quyết liên tịch số 04/1985/NQLT-BTP-TNCSHCM ngày 16 tháng 11 năm 1985 của Bộ Tư pháp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về PBGDPL cho thanh thiếu niên.

- Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/9/1999 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc và Hội Nông dân Việt Nam về phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

- Chương trình phối hợp số 253/BTP-TSPL ngày 02 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa – Thông tin (trước đây), Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) triển khai Quyết định số 1067/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chương trình phối hợp số 02/2002/CTPH-TP-ND ngày 01/02/2002 của Bộ Tư pháp và Hội Nông dân Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nông dân

- Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-HPN ngày 02/10/2002 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

- Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BTP-TWHCCBVN ngày 09/6/2008 của Bộ Tư pháp và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với cựu chiến binh;

- Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật (thay thế Thông tư số 63/2005/TT-BTC).

Với việc ban hành thể chế như đã nêu ở trên đây, công tác PBGDPL hiện nay đã có được cơ sở pháp lý tối thiểu. Tuy chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhưng nhìn chung, các quy định, các văn bản pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật đã hình thành khung pháp lý bước đầu làm căn cứ cho việc triển khai hoạt động PBGDPL đặc biệt là các hoạt động phối hợp và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các quy định này được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến cơ sở với hiệu lực pháp lý khác nhau đã góp phần tích cực trong việc điều chỉnh kịp thời về tổ chức, hoạt động PBGDPL và các vấn đề liên quan đến PBGDPL từ trung ương đến cơ sở, từ các cơ quan nhà nước đến các đoàn thể xã hội, các tầng lớp nhân dân, từng bước phát huy hiệu lực, tác động tích cực đến đời sống xã hội, tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức, tư tưởng, quan điểm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đối với công tác PBGDPL, phát huy được vai trò chủ động của các bộ, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia công tác PBGDPL. Bên cạnh những quy định pháp luật mang tính chuyên sâu về PBGDPL, hoạt động PBGDPL còn được điều chỉnh và chịu tác động bởi các quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác như trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở, tố tụng tư pháp.

Mặc dù vậy, thực tế cho thấy công tác PBGDPL còn yếu kém và còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của công tác PBGDPL còn yếu kém như trong Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) đã nêu là “thể chế cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn bất cập. Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động liên quan đến tất cả các ngành, các địa phương và toàn bộ đời sống xã hội, song chưa được điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật, Nghị quyết của Quốc hội nên còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai và phối hợp thực hiện”. Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, có nhiều ý kiến của các bộ, ngành, địa phương đề xuất với Quốc hội xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trong điều kiện Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, và vì vậy, “phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật” “nghiên cứu, ban hành đạo luật riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật” là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn hiện nay. Việc sớm ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất, toàn diện, cơ bản về công tác PBGDPL hết sức cần thiết.

Một trong những yêu cầu để công tác PBGDPL có hiệu quả thì rất cần việc phân loại, xác định, rà soát văn bản và hệ thống hoá văn bản pháp luật, để công tác này được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo các văn bản pháp luật được phổ biến đều còn hiệu lực. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nội dung này không thuộc nội hàm của hoạt động PBGDPL, nếu thực hiện sẽ lấn sang lĩnh vực công tác khác... trong khi đó, thực tế cho thấy để đảm bảo hiệu quả, tính kịp thời của công tác PBGDPL thì không thể ngồi chờ vào kết quả từ các ngành khác. Vậy vấn đề ở đây là sự phối hợp giữa xây dựng pháp luật (tuyên truyền ngay từ khi có dự thảo văn bản quy phạm pháp luật), rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và công tác PBGDPL./.

 

 

   VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT- NHU CẦU, THỰC TRẠNG

VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN

                                           

                                         PGS-TS Đinh Ngọc Vượng

                                            Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam

                                            Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

 

 

I. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HÓA

Thông thường, xét về mặt ngữ nghĩa, xã hội hóa là làm cho cái gì đó của riêng trở thành cái chung của xã hội. Hay nói cách khác, chuyển hóa từ cái tư nhân thành cái xã hội. Xã hội hóa được Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên từ giữa các năm 1980) giải thích là làm cho trở thành của chung của xã hội, với thí dụ xã hội hóa tư liệu sản xuất, tức là, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất. So với nghĩa thông dụng này thì khái niệm xã hội hóa được dùng hiện tại ở Việt Nam có nghĩa hoàn toàn khác. Người ta nói về xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công chứng, v.v..  Cái ý nghĩa mới của xã hội hóa này được ghi nhận trong Từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học - NXB Đà Nẵng 2008): làm cho trở thành sự nghiệp chung của xã hội (trang 1405). Trong nguyên nghĩa, "xã hội hóa" là một thuật ngữ chuyên dùng của ngành xã hội học (socialization trong tiếng Anh, có nghĩa là sự xã hội hóa, có gốc từ social: xã hội, và sociology: xã hội học) nhằm chỉ quá trình con người trở thành con người xã hội khi được nuôi dưỡng trong những thiết chế xã hội, khởi đầu từ gia đình, một thiết chế xã hội đặc thù, và tiếp đó là các thiết chế xã hội khác. Khi thuật ngữ của một ngành khoa học chuyên biệt được sử dụng phổ biến vào đời sống, mà theo nghĩa của "Từ điển tiếng Việt phổ thông" của Viện Ngôn ngữ  là "làm cho trở thành của chung của toàn xã hội" thì cần phải xác định thật rõ. Vì, ngay với định nghĩa nói trên cũng vẫn chưa nói được những biến thái của nó trong cách dùng tràn lan hiện nay. Như vậy, ngay trong tiếng Việt hiện nay khái niệm xã hội hóa cũng đã có nội hàm khác so với nó vốn có. Xã hội hóa, theo quan niệm phổ biến hiện nay, không phải để biến cái gì đó có được tính chất xã hội mà là huy động nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ mà trước đây được xem là thuộc sự quản lý của nhà nước. Thuật ngữ có tính khái niệm "xã hội hóa" mang một nội dung đặc thù, được vận dụng rộ lên trong vài ba năm trở lại đây, cần phải được minh định một cách chính xác và nghiêm cẩn để tránh sự vận dụng một cách tùy tiện và khiên cưỡng của không ít nơi.

Đúng là Nhà nước không thể ôm lấy mọi hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu dân sinh. Chính vì thế, việc xây dựng nhà nước pháp quyền phải đi liền với sự lớn mạnh của xã hội dân sự nhằm huy động được ở mức cao nhất năng lực xã hội, phát huy tốt nhất vốn xã hội từ dân. "Xã hội hóa" cần được hiểu một cách sâu xa, toàn diện như đã trình bày ở trên. Hơn nữa, nếu phân tích kỹ, có thể thấy rằng, cần phải tiến hành "xã hội hóa" đi liền với tiến trình "dân chủ hóa" xã hội, bắt nguồn từ triết lý "sâu rễ bền gốc" của ông cha ta, được nâng lên với tư tưởng Hồ Chí Minh "quyền hành và lực lượng đều nơi dân". Đồng thời phải nhớ lời dặn của ông cha ta: muốn "sâu rễ bền gốc" thì phải biết "khoan thư sức dân".

"Xã hội hóa" nói chung đã thế, thì "xã hội hóa" trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ, để góp phần giảm bớt gánh nặng cho nhà nước vốn phải đảm nhiệm phần chi chủ yếu cho các dịch vụ này thông qua thuế. Vì thế, trong một số dịch vụ công, nhà nước không thể không nắm lấy vai trò chủ thể, ngân sách nhà nước phải dành cho nó, trong đó có phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đấy chính là lý do cần trao đổi kỹ hơn về khái niệm "xã hội hóa" và cách thực thi tiến trình "xã hội hóa" đi liền với "dân chủ hóa" trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền đi liền với phát huy sức mạnh của xã hội dân sự. Người dân hiểu đơn giản (không sai, nhưng có thể chưa đủ ý của nhà nước) xã hội hóa là nhân dân đóng góp thêm nguồn lực cho các hoạt động đó: đóng góp tiền dưới dạng các loại phí, nói nôm na là mua dịch vụ; bỏ tiền, công sức ra cung ứng các dịch vụ pháp lý). 

Theo cách nói trên, người ta hiểu khái niệm xã hội hóa như sau:

"Xã hội hóa là quá trình chuyển giao để khu vực dân sự (ngoài nhà nước) "gánh đỡ" những công việc trước đây do Nhà nước làm hoặc "quán tính" của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng ra Nhà nước phải làm".

Để ca tụng việc xuất hiện cụm từ "xã hội hóa" là sự phát triển sáng tạo về lý luận của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, có người viết:

"Xã hội hóa thực chất bao quát phạm vi rất rộng lớn, cả kinh tế, sự nghiệp, hành chính. Xét về lịch sử, xã hội hóa xuất hiện như một kết quả của đổi mới. Chỉ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang thời kỳ đổi mới, xã hội hóa mới xuất hiện".

Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 7/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân nêu rõ “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn nhằm làm cho cán bộ, nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh tới sự phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong việc vận động, giáo dục quần chúng nhân dân tích cực nghiên cứu tìm hiểu pháp luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta, một mặt, quan tâm tới đổi mới, kiện toàn tổ chức làm nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ, công chức làm nhiệm vụ này; xác định rõ khoản ngân sách hàng năm cho hoạt động này theo hướng tăng thêm để đáp ứng kịp thời, đầy đủ về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; mặt khác hết sức coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tằng lớp dân cư, xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

II. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC THÔNG TIN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI

Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam luôn là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay khi chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, như V.I. Lênin đã nói, từ xây dựng pháp luật đến thực hiện pháp luật là cả một khoảng cách dài. Pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đáp ứng những đòi hỏi của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, pháp luật không phải là những điều khoản trên giấy, pháp luật cần phải đi vào cuộc sống. Muốn pháp luật đi vào cuộc sống thì người dân phải hiểu pháp luật, phải được tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Trong những năm qua các cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng, tăng cường việc phổ biến, giáo dục tới các tầng lớp dân cư. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ở nước ta đã chú trọng tới giảng dạy pháp luật cho các cấp học, các loại hình đào tạo. Các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều hình thức chuyển tải kiến thức pháp luật tới mọi đối tượng trong xã hội.

Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp xây dựng, trình Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, thiết thực cho giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Đồng thời Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cần tiếp tục củng cố, xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật phục vụ cán bộ và nhân dân; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Đài Truyền hình Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng kênh truyền hình đại chúng về pháp luật. Tuy nhiên, việc xã hội hóa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đang được đặt ra như nhiệm vụ tất yếu hiện nay.

Cách đây 26 năm, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có Chỉ thị số 315/CT ngày 07 tháng 12 về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Chỉ thị đã nêu rõ: Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tư pháp, mà cũng là trách nhiệm của các cơ quan, trước hết là các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí và các đoàn thể. Vì vậy Bộ Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Ban tuyên huấn Trung ương, Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Uỷ ban phát thanh và truyền hình, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng công đoàn Việt Nam, để cùng nhau bàn nội dung, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm đưa công tác này vào nề nếp thường xuyên, phổ cập và thích hợp với từng thời gian và từng đối tượng.

Như vậy, pháp luật quy định việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức xã hội. Có  thể coi đây là vấn đề xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

III. CÁC HÌNH THỨC THÔNG TIN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Trước hết chúng ta xem xét khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật. Để có văn hóa pháp luật, cần phải tiến hành phổ biến, giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật là hệ thống các phương pháp, phương tiện tác động nhằm hình thành ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật ở trình độ cao. Mục đích của giáo dục pháp luật là đem đến cho con người những tri thức pháp luật cần thiết, giáo dục con người có ý thức tôn trọng pháp luật. Mục đích này đã xác định nhiệm vụ của giáo dục pháp luật. Đó là:

- Hình thành tri thức, sự hiểu biết về hệ thống pháp luật hiện hành cũng như hiểu đúng những quy định của pháp luật;

- Hình thành niềm tin nội tâm đối với pháp luật, tự thân tôn trọng pháp luật;

- Tạo nếp quen độc lập vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tế;

- Tạo thói quen có hành vi tuân thủ pháp luật;

- Hình thành hành vi hợp pháp và có thái độ phản đối những hành vi vi phạm pháp luật;

Giáo dục pháp luật có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục pháp luật là quá trình nhiều mặt của việc hình thành văn hóa pháp luật và ý thức pháp luật dưới các yếu tố khác nhau. Còn theo nghĩa hẹp, giáo dục pháp luật đó là quá trình có định hướng chủ đích tác động tới ý thức của con người với mục đích hình thành ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật. Phụ thuộc vào các hình thức giáo dục được sử dụng để tác động lên nhân cách có thể chia thành hai loại hình giáo dục pháp luật: Một là, loại hình chung: giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung (tuyên truyền phổ biến pháp luật, các buổi nói chuyện chuyên đề pháp luật, tư vấn pháp luật, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng); Hai là, giáo dục chuyên biệt: giáo dục có định hướng các tri thức pháp luật (chương trình riêng trong các trường phổ thông, đại học), đào tạo chuyên ngành pháp luật ở bậc đại học và trung cấp.

Xét về hình thức, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Đào tạo pháp luật

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật

- Tự giáo dục pháp luật

- Thực tiễn pháp lý

Đào tạo pháp luật có thể được chia thành đào tạo chung và đào tạo chuyên biệt. Đào tạo chung được thực hiện tại các trường phổ thông (giáo dục công dân, tìm hiểu pháp luật) cũng như tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp với các môn học về pháp luật dành cho sinh viên không chuyên luật). Đào tạo chuyên biệt là đào tạo các chuyên gia pháp luật có trình độ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

Giáo dục pháp luật là giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho con người được giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mình, thực hiện những mệnh lệnh pháp luật, hoàn thành không điều kiện những nghĩa vụ pháp lý trong các mối quan hệ pháp luật với chủ thể bên kia. Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm pháp luật là giáo dục ý thức không thể khoan dung đối với những biểu hiện chống đối pháp luật.

Giáo dục pháp luật cũng nhằm mục đích giáo dục tình cảm pháp luật. Đó chính là quá trình giáo dục nhằm hình thành ý thức tôn trọng và tự giác thực hiện pháp luật - nguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và các cơ quan nhà nước. Điều này có ý nghĩa người được giáo dục phải hình thành ý thức: mọi quyết định phải dựa vào cơ sở pháp luật.

Giáo dục pháp luật có mục đích hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. Việc hình thành những thói quen của hành vi hợp pháp do giáo dục pháp luật mà có, thường tồn tại dưới dạng cụ thể như thói quen tuân theo những quy phạm pháp luật, thói quen kiềm chế không thực hiện các hành vi cấm đoán, thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, thói quen của hành vi tích cực pháp luật trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của xã hội và của chính mình.

Giáo dục pháp luật cũng tạo ra thói quen sử dụng các quy phạm pháp luật - thói quen sử dụng các quyền mà pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, của người khác và của xã hội nói chung, thói quen áp dụng các quy phạm pháp luật. Đây là thói quen biết vận dụng một cách thành thạo các tri thức pháp luật trong việc thực hiện công vụ được giao.

Sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật, suy cho cùng, đó là kết quả cuối cùng của giáo dục, nghĩa là phải thể hiện ở hành vi xử sự theo pháp luật của con người. Những mục đích về nhận thức và về tình cảm nói ở trên là để phục vụ cho mục đích hình thành động cơ và hành vi.

Tất cả những điều trình bày trên cho thấy: giáo dục pháp luật, suy cho cùng có mục đích xây dựng văn hóa pháp luật.

Văn hóa pháp luật có thể được xem xét từ hai khía cạnh: văn hóa pháp luật cá nhân và văn hóa pháp luật xã hội. Văn hóa pháp luật cá nhân là sự kết hợp giữa phẩm chất và giá trị cá nhân. Văn hóa pháp luật xã hội là sự vận hành của tổ chức xã hội một cách tổng thể. Trong văn hóa pháp luật cá nhân chúng ta có thể thấy các yếu tố tư duy logic: sự phán xét mang tính quy phạm về sự cho phép và cấm đoán theo quy định của pháp luật. Sự phán xét mang tính quy phạm được hình thành trên cơ sở kiến thức pháp luật, sự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân. Văn hóa pháp luật luôn gắn bó chặt chẽ với ý thức pháp luật vì nó bao gồm không chỉ các yếu tố tư tưởng, tâm lý mà còn bao gồm hành vi pháp luật. Văn hóa pháp luật là môi trường của văn hóa nhân loại và nó cũng là sự định hướng cho đời sống xã hội. Và nói chung văn hóa pháp luật tạo nên các nguyên tắc hành vi pháp luật cho mỗi cá nhân và đối với xã hội nó tạo ra hệ thống các giá trị pháp luật, tư tưởng và các quy phạm pháp luật bảo đảm cho tính thống nhất và sự gắn bó giữa các chế định pháp luật và các thiết chế xã hội.

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, xã hội hóa, theo cách hiểu chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của nước ta, xã hội hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó. Xã hội hóa cũng được hiểu là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động. Và, bên cạnh việc củng cố các tổ chức của Nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc các cá nhân tiến hành.

Xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chính là việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này…

Phổ biến, giáo dục pháp luật thường được các cơ quan nhà nước thực hiện. Có thể nói hoạt động này có tầm quan trọng không kém gì so với hoạt động xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Hiện nay đa số người dân hiểu đơn giản (không sai, nhưng có thể chưa đủ ý của nhà nước) xã hội hóa là nhân dân đóng góp thêm nguồn lực cho các hoạt động đó: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đóng góp tiền dưới dạng các loại phí, nói đơn giản là mua dịch vụ; bỏ tiền, công sức ra cung ứng các dịch vụ, trong đó có dịch vụ pháp lý, dịch vụ phổ biến pháp luật…

Theo chúng tôi, hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng ở nước ta trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

- Đào tạo pháp luật được thực hiện bởi các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật do các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các hội quần chúng thực hiện

  Sau đây là các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật được thực hiện bới các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

  Là bộ phận của hệ thống chính trị nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã và đang thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho các tầng lớp dân cư, cho các hội viên trong tổ chức của mình.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ động phối hợp với Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân các cấp, ngành Tư pháp, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật các cấp tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho các tầng lớp nhân dân học tập, nghiên cứu, thảo luận các văn bản pháp luật mới ban hành. Mặt trận các cấp cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở nhiều chuyên mục hoặc thông qua các hội nghị, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận giới thiệu nội dung các luật được Quốc hội thông qua, các Dự thảo luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, các đại biểu Quốc hội tham gia xây dựng nội dung, chương trình các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp. Sau mỗi kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đã tiến hành phổ biến nghị quyết của kỳ họp tới các tầng lớp dân cư ở địa phương.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã xây dựng cơ chế phối hợp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân với chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn, phối hợp với chính quyền cơ sở tham gia vận động nhân dân chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua các hoạt động nghề nghiệp của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân; thông qua việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tham gia giúp chính quyền giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam – tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân, công chức, viên chức các ngành các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các hội viên của mình. Chẳng hạn, ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 32 - CT/TW 09/12/2003 "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân", Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa phương trên cả nước đã ra các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt ngày 07/7/2006, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra Nghị quyết 5a/NQ-BCH về "Đẩy mạnh công tác pháp luật của Công đoàn trong tình hình mới" đã tạo được bước chuyển rõ nét trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ. Liên đoàn Lao động các cấp đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công nhân, viên chức, lao động.

Hàng năm, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành các kế hoạch chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; coi đây là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục của các cấp Công đoàn; đưa nội dung công tác này vào kế hoạch hoạt động công tác Công đoàn; thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động. Liên đoàn Lao động các tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2003 - 2008 và ký kết các chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh để thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân, viên chức, lao động, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã chỉ đạo các cấp Công đoàn rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động. Để triển khai thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Văn phòng Tư vấn pháp luật của Công đoàn nhằm tư vấn cho công nhân, viên chức, lao động về các luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên Công đoàn và người lao động ở các địa phương.

Ở hầu hết các địa phương trong cả nước, Liên đoàn Lao động đã chỉ đạo tổ chức các Hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Hội thi "Cán bộ Công đoàn giỏi", "Lái xe mô tô an toàn", "Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu pháp luật", "Tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông", "Tuyên truyền viên Bảo hiểm xã hội"; các cuộc thi viết: "Tìm hiểu Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung", "Tìm hiểu Luật phòng, chống ma tuý", "Tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ"… từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh đã góp phần tuyên truyền các văn bản luật đến đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia thi và người cổ vũ.

Hàng năm, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức các cuộc kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp.

Liên đoàn lao động các cấp thường xuyên củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các cấp Công đoàn; nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ báo cáo viên, từng bước nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong hệ thống Công đoàn. Các tổ chức công đoàn đã lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng công nhân lao động và loại hình doanh nghiệp; phát huy tối đa hiệu quả các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền miệng, thi tìm hiểu, phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu.

Bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã phối hợp với hệ thống thông tin đại chúng tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Câu lạc bộ phụ nữ cao tuổi, Câu lạc bộ nữ thanh niên, các Tổ phụ nữ vay vốn… tuyên truyền các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Để thực hiện tốt phong trào thi đua, các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành chuyên môn, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp đưa nội dung thực hiện với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá… đồng thời tổ chức cho chị em học tập và đăng ký thực hiện. Đặc biệt các cấp Hội luôn làm tốt công tác phối hợp với ngành liên quan như Công an, Tư pháp, Ban An toàn giao thông, Trung tâm trợ giúp pháp lý vận động cán bộ, hội viên tham gia cuộc thi tìm hiểu “Luật Cư trú”, tuyên truyền phổ biến Luật đất đai, Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, Nghị định 146/2007/NĐ-CP… từng bước giúp chị em hiểu và chấp hành tốt các nội quy, quy định.

Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ đã đạt được những kết quả nhất định, tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức của từng hội viên, góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước

Trình độ nhận thức pháp luật về lao động nghề nghiệp của thanh niên là kết quả tổng hợp của quá trình tác động bởi các lực lượng giáo dục và các kênh thông tin khác nhau: Nhà trường, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng v.v... Do đó, Đoàn thanh niên với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên chỉ có thể đóng vai trò nòng cốt trong việc phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên.

Kết quả điều tra xã hội học cho biết rằng, tổ chức Đoàn trong đơn vị đóng vai trò quan trọng tương đương với lãnh đạo công ty trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên và tác động của tổ chức Đoàn đối với nhận thức pháp luật của thanh niên chỉ đứng hàng thứ 2 sau ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo các số liệu điều tra thu được cho thấy, nội dung giáo dục pháp luật lao động của Đoàn cơ sở tương đối đa dạng và phong phú, tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho từng nội dung có khác nhau. Năm nội dung đã được đầu tư giáo dục trọng tâm là (xếp theo mức độ đánh giá); hợp đồng lao động (73%), chế độ tiền lương, thưởng (68%); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (67,1%); bảo hộ lao động, an toàn lao động (55,6%); đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn (51,5%). Như vậy, vấn đề chế độ chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã được Đoàn cơ sở xác định là một trong những vấn đề ưu tiên trong nội dung giáo dục pháp luật của Đoàn.

Năm hình thức giáo dục pháp luật đã được các tổ chức Đoàn cơ sở áp dụng trong thời gian qua tương đối phổ biến là: Qua các buổi sinh hoạt Đoàn (79,5%); qua bảng tin (63,2%); qua phát thanh (47,1%); qua tìm hiểu pháp luật (39,8); qua các công trình thanh niên (35,9%).

Chính tác giả của báo cáo này đã cùng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về cải cách hành chính. Cuộc thi đã được tổ chức từ cấp đoàn cơ sở lên trung ương. Qua cuộc thi các cán bộ đoàn đã góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật về cải cách hành chính không chỉ với thanh niên toàn quốc mà còn tới quảng đại quần chúng nhân dân.

Các hình thức khác trong thực tế cũng rất hấp dẫn đối với tuổi trẻ, như mời báo cáo viên, giải đáp pháp luật, Câu lạc bộ pháp luật tuổi trẻ có tỷ lệ đánh giá khá thấp, điều đó cho thấy các hình thức giáo dục pháp luật của Đoàn còn thiên về phổ biến kiến thức pháp luật, mà chưa có những hình thức giáo dục theo chiều sâu và giải đáp kịp thời những tình huống, thắc mắc của thanh niên.

Như vậy, các tổ chức xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trước hết là các thành viên của tổ chức xã hội. Qua tìm hiểu hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức chính trị - xã hội lớn của nước ta - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chúng ta thấy các tầng lớp dân cư ở nước ta về cơ bản là thành viên của các tổ chức xã hội và việc các tổ chức đó làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới các thành viên của mình là sự kết hợp rất tốt với các cơ quan Nhà nước đang thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tần lớp dân cư.

 

IV. KIẾN NGHỊ VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC THÔNG TIN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng thuộc xã hội dân sự đang được hình thành ở nước ta hiện nay có thế mạnh và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, trong đó có vai trò quan trọng trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho quảng đại các tầng lớp cư dân ở nước ta.

Để nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở nước ta trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật chúng tôi kiến nghị:

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác chung. Cho dù mỗi tổ chức xã hội đều có đối tượng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức xã hội với các cơ quan nhà nước. Do vậy, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí  Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân các cấp, Trung ương Hội Luật gia và tổ chức thành viên  khác của Mặt trận  phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 

 - Cần đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: tuyên truyền miệng; nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường; phát huy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; đa dạng hoá các loại tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động các loại hình câu lạc bộ pháp luật, lồng ghép trong sinh hoạt chi đoàn, chi hội, chi đội, các buổi tọa đàm của thanh niên; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống bản tin nội bộ của Đoàn; thông qua các đợt hoạt động cao điểm, chiến dịch truyền thông… để từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên.…

 - Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của các tổ chức xã hội Việc bồi dưỡng kiến thức có thể do Bộ Tư pháp chủ trì với sự tham gia của các báo cáo viên của các tổ chức xã hội.

 - Việc tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức xã hội không nên dàn trải quá nhiều nội dung. Để xác định nội dung, phạm vi của giáo dục pháp luật cần căn cứ vào mục đích của giáo dục pháp luật: Các thông tin về pháp luật (gồm cả ý kiến lý luận cơ bản về pháp luật và các van bản pháp luật thực định); Các thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về điều tra xử lý các vi phạm pháp luật; Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, áp dụng pháp luật: về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống kinh tế -xã hội đối với từng đối tượng; đồng thời phản ánh những nhu cầu, yêu cầu, đề xuất của các tầng lớp dân cư, các chuyên gia pháp luật và các ngành khác về hoàn thiện pháp luật; Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ pháp luật, các quy trình, thủ tục bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp). Các thông tin về pháp luật cần cô đọng, tùy thuộc vào những đòi hỏi khác nhau của mỗi thời kỳ, giai đoạn nhằm mang lại kết quả thiết thực.

                                                                          

 

 

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM,

THỰC TRẠNG VÀ GIẢ PHÁP

 

                                                                     PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn

 

I. Tình hình dạy và học pháp luật trong các nhà trường thời gian qua

Ngành giáo dục hiện có hơn một triệu nhà giáo và 23 triệu người học đang giảng dạy, học tập tại hơn 46.000 cơ sở giáo dục thuộc các cấp học và trình độ đào tạo khác nhau. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là công việc thường xuyên của ngành trong đó việc đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường được thực hiện từ năm học 1986 – 1987. Sau khi có Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; công tác này đã được quan tâm triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể gắn với việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chương trình và kế hoạch PBGDPL.

1. Chủ trương của Đảng và các qui định của Nhà nước về giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xuất phát từ quan điểm đó, nhằm nâng cao trình độ văn hoá pháp lý và tình hình ở lớp người trẻ tuổi ý thức pháp luật, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các nghị quyết của Đảng từ nghị quyết số 14/TƯ (khoá IV) ngày 11 tháng 1 năm 1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IV, V, VI, VII, VIII và IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện nhất quán quan điểm và chủ trương đó.

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã thể chế hoá thành các văn bản pháp luật về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng, đó là: Chỉ thị 315/CT- HĐBT ngày 7 tháng 12 năm 1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; Chỉ thị 300/CT- HĐBT ngày 22 tháng 10 năm 1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật; Chỉ thị 247/CT- TTg ngày 25 tháng 4 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998- QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; Quyết định số 13/2003- QĐ- TTg ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 đều khẳng định yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường và giao nhiệm vụ cho hai ngành Giáo dục đào tạo và Tư pháp tăng cường phối hợp với các ngành hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh và sinh viên. Đó những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai và đẩy mạnh hoạt động dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ năm 1987 đến nay, hai ngành Giáo dục đào tạo và Tư pháp phối hợp với các ngành, các cấp tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa việc giảng dạy và học tập pháp luật vào các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Việc đưa giáo dục công dân, giáo dục pháp luật vào chương trình dạy và học trong các trường đã được triển khai trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần từng bước hình thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong thế hệ trẻ. Giáo dục pháp luật đã và đang trở thành một bộ phận của giáo dục văn hoá không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của môn học được nâng cao. Sự cần thiết của môn học trong việc xây dựng, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên đã được khẳng định.

2. Những kết quả đã đạt được sau hơn 20 năm đưa giáo dục pháp luật vào dạy và học trong nhà trường (1987- 2010).

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều cố gắng trong việc ban hành và phối hợp ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác PBGDPL trong đó có các văn bản quan trọng như: Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục (Chỉ thị số 40/2004/CT- BGD&ĐT ngày 21/12/2004); Công văn số 3450/PC ngày 5/5/2005 hướng dẫn việc thành lập tổ chức làm công tác pháp chế trong ngành giáo dục; Quyết định số 3190/QĐ-BGD&ĐT-PC ngày 15/6/2005 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL của Bộ; Quyết định số 5836/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/10/2006 phê duyệt Chương trình công tác PBGDPL giai đoạn 2006 - 2010 của ngành giáo dục… Từ năm 2004, Bộ đã ban hành kế hoạch công tác PBGDPL hàng năm và theo chuyên đề để chỉ đạo toàn ngành.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành chủ quản và địa phương, việc kế hoạch hoá công tác PBGDPL ở các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đang dần đi vào nề nếp.

Việc đưa môn học Giáo dục công dân và môn học pháp luật vào giảng dạy và học tập trong nhà trường đã được xã hội và nhà trường đón nhận một cách tích cực. Trong 17 năm qua, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Môn học này được triển khai thông qua chương trình chính khoá. Tuy ra đời chậm hơn so với một số bộ môn khác, nhưng chương trình giáo dục công dân (lớp 8, 9, 12) bắt đầu được thực hiện từ năm học 1987- 1988 và môn học pháp luật (giành cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) từ năm 1996- 1997 đã được thống nhất và đi dần vào nền nếp. Nội dung chương trình được xây dựng một cách có hệ thống đảm bảo lượng tri thức pháp luật phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tương đối phù hợp với thời gian và mục tiêu đào tạo của từng đối tượng học sinh, sinh viên, đảm bảo tính liên thông, kế thừa và phát triển về mọi mặt tri thức giữa các cấp học, bậc học.

- Đối với cấp tiểu học: Trong chương trình tuy chưa có bài riêng về pháp luật, nhưng một số kiến thức pháp luật đã được lồng ghép trong môn Đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần một số kiến thức về pháp luật để các em hình thành thái độ, tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân. Trong năm 1987- 1988, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số trường học thuộc 7 tỉnh điểm, phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn giao thông quốc gia biên soạn tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho cấp tiểu học; phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật.

Đối với trung học cơ sở: Giáo dục pháp luật được đưa vào một cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn: Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay, ở cấp học này đã xây dựng được chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giáo viên dạy môn "Giáo dục công dân". Nội dung giáo dục pháp luật được tập trung vào quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Đối với phổ thông trung học: Từ năm học 1992 - 1993, giáo dục công dân, giáo dục pháp luật được dạy theo chương trình thống nhất. Nội dung chương trình được tập trung vào: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có đi sâu vào luật dân sự, luật lao động, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính, hình sự... Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT năm 2006, trong đó Chương trình môn học Giáo dục công dân được xây dựng có tính liên thông từ lớp 1 đến lớp 12

Trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Từ đầu năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy, song chỉ giới hạn một số bài được lồng ghép trong chương trình chính trị hoặc chương trình chuyên ngành. Năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, đảm bảo giảng dạy theo đúng tinh thần, nội dung Hiến pháp, pháp luật. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học và biên soạn tập bài giảng pháp luật giành cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngày 24 tháng 5 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2080/ GD- ĐT về việc tổ chức giảng dạy và học tập môn học pháp luật (phần phổ cập). Nội dung của chương trình gồm những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật và một số ngành luật thiết yếu liên quan trực tiếp đến đối tượng: Hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hình sự...

Năm 2003, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình pháp luật giành riêng cho các trường dạy nghề và tổ chức biên soạn giáo trình cho môn học này. Ngày 11 tháng 9 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 1137/2003/ QĐ - BLĐTBXH về việc ban hành chương trình môn học pháp luật dùng cho các trường, lớp dạy nghề dài hạn và được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước từ năm học 2003- 2004.

Đối với các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật: Từ năm 1992 đến năm 1995, hai Bộ Tư pháp và Giáo dục, Đào tạo tổ chức khảo sát thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật trên cơ sở đó xây dựng chương trình (phần cứng) "Pháp luật Việt Nam đại cương" dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho các trường này. Môn học Pháp luật đại cương với thời gian 45 tiết được nhiều trường đại học, cao đẳng chọn giảng dạy cho tất cả các ngành. Phương pháp giảng dạy các môn giáo dục công dân, pháp luật từng bước được cải tiến với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại và tăng cường trao đổi, thảo luận. Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản với số lượng lớn sách giáo khoa môn Đạo đức, Giáo dục công dânốnách giáo khoa giáo dục pháp luật cho các trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp chuyên nghiệp và nhiều cuốn sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học các kiến thức pháp luật trong nhà trường.

Song song với việc dạy và học trong chương trình chính khoá, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá với các hình thức phong phú và đa dạng, nội dung thiết thực đã được triển khai rộng khắp. Hoạt động ngoại khoá thực sự lôi cuốn được học sinh và sinh viên say mê tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, gắn lý thuyết với thực tiễn. Qua đó, nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh, sinh viên được nâng lên rõ rệt. Học sinh, sinh viên đã trở thành những thành viên tích cực trong phong trào phòng, chống tội phạm, xây dựng làng, xã, khu phố văn hoá.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan biên soạn, phát hành nhiều tài liệu PBGDPL như đề cương giới thiệu văn bản mới; các tập hệ thống hoá pháp luật theo chủ đề, các cuốn cẩm nang pháp luật cho cán bộ, công chức; các câu chuyện tình huống cho giáo viên giáo dục công dân; các tờ rơi, tờ gấp về phòng chống ma tuý, an toàn giao thông... phù hợp với từng đối tượng (giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên; học viên các cơ sở giáo dục thường xuyên...). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã in và phát hành hàng trăm ngàn cuốn Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, cho giáo viên phổ thông và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2006 đã biên soạn và phát hành 10.000 bản cuốn “Các quy định pháp luật cần thiết đối với học viên giáo dục thường xuyên” … (các tài liệu trên đều phát miễn phí). Luật Giáo dục năm 2005 cũng được dịch ra tiếng Anh để gửi đến các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.

Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật là việc hình thành đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật trong các trường và đã từng bước hình thành và củng cố. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục, Đào tạo đã có nhiều hình thức để tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy, toạ đàm, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn pháp luật... nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

3. Những vấn đề đặt ra cho việc dạy và học pháp luật trong nhà trường hiện nay

- Về nhận thức: giáo dục pháp luật trong nhà trường không còn là việc mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội và mọi công dân đều nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và ý nghĩa của việc học tập pháp luật đối với cuộc sống, với sự phát triển của xã hội. Vì vậy sự quan tâm đầu tư cho giảng dạy và học tập pháp luật còn hạn chế.

- Về cơ chế chỉ đạo: chưa có cơ chế chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của từng bộ, ngành, nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo với ngành Tư pháp. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh... trong việc tổ chức dạy và học môn giáo dục công dân, Pháp luật trong nhà trường.

- Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý: một bộ phận cán bộ quản lý, chỉ đạo chưa nhận thức đúng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc học tập pháp luật trong nhà trường nên sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn.

- Về đội ngũ giáo viên: nhìn chung hầu hết các giáo viên bộ môn giáo dục công dân, pháp luật đều nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của môn học, có nhiều cố gắng trong giảng dạy, tâm huyết với bộ môn. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên dạy pháp luật trong các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều chưa qua đào tạo chính qui về giáo dục công dân, pháp luật. Việc đào tạo giáo viên giáo dục công dân đến nay mới chỉ được thực hiện ở Khoa Chính trị thuộc các trường đại học và cao đẳng sư phạm nhằm cung cấp giáo viên cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên ban để dạy triết- giáo dục công dân, song cũng chưa đáp ứng được nhu cầu, có đến gần 80 % giáo viên giáo dục công dân của các trường trung học cơ sở là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo cơ bản kiến thức giáo dục công dân, pháp luật.

Đội ngũ giáo viên bộ môn giáo dục công dân, pháp luật nhìn chung chỉ mới đáp ứng đủ yêu cầu tương đối về số lượng giáo viên đứng lớp. Giáo viên được đào tạo chính qui để giảng dạy bộ môn này rất ít, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, việc đầu tư công sức vào việc nghiên cứu, tra khảo tài liệu còn ít nên giáo viên mới chỉ truyền đạt đủ kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh, chưa khai thác được ưu thế của bộ môn. Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, không sâu, không mở rộng dẫn đến giờ giảng chất lượng chưa cao, học sinh không hứng thú học tập.

Mặt khác, việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chỉ mới tập trung vào cán bộ chủ chốt của bộ môn hoặc ở khu vực thành phố, thị xã. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nên thường gặp những khó khăn khi giảng dạy là thiếu tài liệu, thiếu thời gian dẫn đến chất lượng giảng dạy không cao.

- Về chương trình học: Chương trình chậm đổi mới, đa số đã được biên soạn từ những năm 80, 90 của thế kỷ XX, nên có phần lạc hậu so với tình hình hiện tại. Do vậy, cần có sự nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung toàn diện cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các bậc học, nhất là việc cập nhật các kiến thức pháp luật mới cho phù hợp với sự phát triển của đất nước.

- Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu: nhìn chung sách giáo khoa, giáo trình và các loại tài liệu tham khảo còn thiếu, nội dung chưa phù hợp, còn nặng về lý thuyết, khô khan, ít gây được hứng thú cho cả người dạy và người học, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc ít người. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc biên soạn lại sách giáo khoa nhưng tiến độ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Về thái độ, tình cảm đối với môn học: vẫn còn có tâm lý coi thường hoặc xem nhẹ việc dạy và học môn Giáo dục công dân, pháp luật. Việc thực hiện chương trình theo qui định chưa thật nghiêm túc, có lúc, có nơi còn tuỳ tiện, bị cắt xén hoặc dạy lồng ghép với các môn khác. Đặc biệt môn pháp luật chưa phải là môn thi tính điểm cuối cấp, nên học sinh chưa thực sự đầu tư công sức cho việc học tập như những môn học khác, còn có tình trạng học đối phó.

- Về kinh phí đầu tư trang thiết bị: kinh phí đầu tư cho môn học quá ít, chưa ngang tầm với nhu cầu dạy và học môn pháp luật. Về thiết bị dạy học môn pháp luật như băng hình, bảng biểu, sơ đồ... hầu như không có. Thư viện, tủ sách pháp luật còn nghèo nàn, nhiều nơi chưa có. Giáo viên thiếu các văn bản pháp luật nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học môn pháp luật.

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn pháp luật trong nhà trường trong thời gian tới

Giáo dục pháp luật trong các nhà trường có vai trò rất lớn, có tác dụng tích cực trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức nhân văn, nhà nước và pháp luật, đường lối chính sách của Đảng nhằm kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Đó là việc đào tạo một thế hệ con người Việt Nam có phẩm chất tốt, giầu lòng yêu nước, có ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân với gia đình, làng xã, Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tình nghĩa thuỷ chung với người thân. bạn bè; sự tinh tế trong ứng xử. Có thể nói giáo dục pháp luật có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc những thế hệ công dân, người lao động, góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học từ phổ thông đến đại học là một trong những biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược.

Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã chỉ rõ: "Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu, hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỷ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường học. Cần xác định rõ pháp luật là môn học chính khoá trong mỗi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá vvề rèn luyện tư cách đạo đức học sinh, sinh viên". Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ những nội dung giáo dục pháp luật cần được xác định theo từng đối tượng học sinh, sinh viên cho những năm tiếp theo là:

- Đối với học sinh tiểu học (từ lớp 1- 5), trước mắt tiến hành nghiên cứu, khảo sát xây dựng nội dung pháp luật phù hợp cho giáo dục tiểu học, gắn chặt với việc giáo dục đạo đức, phổ cập một số kiến thức pháp luật sơ đẳng nhất với cuộc sống học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi thường ngày trong gia đình, ngoài đường phố, trong trường học.

- Đối với học sinh trung học cơ sở (từ lớp 6- 9), trước mắt tiếp tục phổ cập kiến thức pháp luật phổ thông đã có trong chương trình. Cần nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung về nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và pháp luật hiện hành.

- Đối với học sinh phổ thông trung học (từ lớp 10- 12), trước mắt phổ cập kiến thức pháp luật phổ thông, cơ bản, thiết thực đã có trong chương trình hiện hành. Chuẩn bị cho việc khảo sát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, trong đó chú trọng trang bị kiến thức cơ bản, tối thiểu về nhà nước và pháp luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về các quan hệ pháp luật trong một số lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống: dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh tế...đồng thời gắn với những vấn đề thời sự về pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...

- Đối với học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: tiếp tục nghiên cứu bổ sung chương trình cho phù hợp, trong đó tập trung trang bị những kiến thức pháp luật phổ cập, có hệ thống hơn so với chương trình của học sinh trung học phổ thông, gắn với lĩnh vực chuyên ngành và ngành nghề mà học sinh được đào tạo để có thể vận dụng vào cuộc sống.

- Đối với sinh viên đại học, cao đẳng: ngoài chương trình đại cương hiện hành, việc biên soạn, bổ sung, hoàn chỉnh giáo trình được thực hiện tuỳ thuộc yêu cầu, nội dung của từng trường học, khối trường như: lý luận cơ bản về nhà nước, những nguyên lý chung về pháp luật mà mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, phần pháp luật chuyên ngành tập trung vào một số ngành luật cơ bản, để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu và áp dụng trong thực tiễn chuyên ngành luật có liên quan đến lĩnh vực công tác, lao động của học sinh, sinh viên.

Ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 32- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã nêu rõ: "Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa về pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Việc đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phải được chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực".

 Một số kiến nghị

1. Xây dựng và sớm ban hành Luật PBGDPL, trong đó có các quy định về giáo dục pháp luật trong hệ thống nhà trường và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác của bộ, ngành, tổ chức đoàn thể.

2. Chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi chương trình giáo dục công dân, giáo dục pháp luật theo hướng tăng tính thực tế, giảm tính lý thuyết, hàn lâm. Biên soạn lại, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục công dân, pháp luật cho từng cấp học:

- Đối với trung học cơ sở: tổ chức xây dựng lại chương trình dạy và học cho phù hợp hơn, biên soạn mới sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo cho môn học Giáo dục công dân.

- Đối với phổ thông trung học: sửa đổi, bổ sung chương trình môn Giáo dục công dân hiện hành cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Đối với các trường đại học không chuyên luật: tổ chức biên soạn giáo trình chuẩn, thống nhất trong các trường đại học, cao đẳng không chuyên luật trên phạm vi cả nước.

Đa dạng hoá chương trình và phương pháp hoạt động ngoại khoá, biến hoạt động ngoại khoá thành hoạt động tự chủ, sáng tạo của học sinh, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú để học sinh, sinh viên tham gia học tập tiếp thu kiến thức một cách chủ động, kết hợp sử dụng phương tiện, giáo cụ trực quan, đồ dùng giảng dạy, bảng biểu, sơ đồ, mô hình thống nhất để giờ giảng sinh động đạt hiệu quả học tập cao nhất.

3. Về đội ngũ giáo viên: từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật. Trước mắt chưa thể thay thế được cần tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật hiện có; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng đào tạo giáo viên bộ môn giáo dục công dân các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học. Chú trọng sử dụng đội ngũ luật gia trong các cơ quan Tư pháp, Toà án, Viện Kiểm sát phục vụ cho việc giảng dạy pháp luật.

Tiến tới cần thành lập một khoa riêng về giáo dục công dân trong các trường sư phạm nhằm đào tạo đủ giáo viên dạy môn giáo dục công dân trong các trường phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu mở các lớp tại chức đào tạo cấp bằng đại học luật và bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật hiện có.

Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để có chính sách cụ thể nhằm bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học luật hoặc có phương án cử một số sinh viên năm cuối của các trường sư phạm đi học thêm kiến thức pháp luật để đảm đương việc giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường. Có chính sách thoả đáng nhằm khuyến khích, động viên giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật an tâm công tác.

4. Thành lập hội đồng liên ngành Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo để chăm lo cho việc biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước. Chấn chỉnh công tác quản lý in ấn, phát hành tài liệu, tránh tình trạng in lậu sách pháp luật, chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến việc dạy và học pháp luật.

Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học giáo dục công dân, pháp luật trong các trường không chuyên luật cần được kế thừa và phát triển những giá trị của sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hiện hành, tham khảo, học tập, chọn lọc đưa vào áp dụng những kinh nghiệm, những giá trị của các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

5. Về cơ chế phối hợp:

- Cần xác định rõ mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp của từng ngành, từng cấp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường; ban hành văn bản liên ngành, trước mắt cần ban hành thông tư liên bộ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm cơ sở pháp lý cho quan hệ phối hợp, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.

- Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan: Công an, Toà án, Viện Kiểm sát, Giao thông vận tải, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ngoại khoá  trong giáo dục pháp luật.

- Phát huy vai trò đầu mối, chủ động của Bộ Giáo dục và Đào tạo (thuộc Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ) trong các hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

- Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cần có văn bản hướng dẫn về việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật trong các trường học nhằm đảm bảo có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học pháp luật ngày càng tốt hơn.

6. Đẩy mạnh phương châm học đi đôi với hành:

Song song với việc học trong chương trình chính khoá, cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá do nhà trường phối hợp với các cơ quan; có các hình thức phù hợp để học sinh, sinh viên được tham gia hoạt động xã hội, được tiếp cận, tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

 

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA
   HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

                                         

                                 ThS.  Nguyễn Bích Thảo

                                   Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Trong hoạt động tư pháp, xét xử được coi là khâu trung tâm có vai trò quyết định; bởi hoạt động xét xử bao giờ cũng gắn với việc Tòa án nhân danh Nhà nước ra một quyết định, một bản án bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giáo dục công dân tuân thủ pháp luật. Tòa án có thể thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) bằng nhiều hình thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là thông qua hoạt động xét xử.

Nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử được nêu trong Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “bằng hoạt động của mình, Tòa án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm”.

1. Đặc thù của tổ chức và hoạt động của Toà án và vấn đề PBGDPL

1.1. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của toà án

- Tòa án là đại diện của quyền lực tư pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội bằng một quyết định của Toà án nhân danh nhà nước. Thông qua quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến xã hội. Đây không phải là phương tiện duy nhất nhưng là phương tiện chủ yếu trong việc giải quyết các trường hợp xẩy ra xung đột giữa các quan hệ pháp luật.

- Những người làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý rất cao, đủ khả năng để giải quyết các vấn đề rất phức tạp như xác định tội phạm và người phạm tội và áp dụng hình phạt, phán quyết các tranh chấp, các sự kiện liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Vì vậy, nếu họ tham gia PBGDPL thì sẽ là một lực lượng rất qua trọng và cần thiết.

-  Hoạt động xét xử luôn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe của pháp luật tố tụng về chứng cứ, về thời hạn, về độ chính xác của bản án, quyết định. Việc xét xử phải tuân theo các nguyên tắc Hiến định cũng như nguyên tắc tố tụng. Vì vậy, nếu người dân được trực tiếp tìm hiểu quá trình thực hiện các quy đinh này, sẽ tạo cho họ ấn tượng rõ nhất về pháp luật trong thực tiễn.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của toà án lại càng được khẳng định. Vì toà án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà nước và việc thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Khi cách mạng Tháng Mười thành công và chính quyền xô viết được thiết lập,  trong tác phẩm "Những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền xô viết" V.I. Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ rất to lớn của Toà án là ngăn chặn và giáo dục, là giáo dục kỷ luật lao động cho nhân dân….” . Và điều đó vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại hiện nay.

1.2. Đặc thù của công tác PBGDPL thông qua xét xử

- PBGDPL thông qua toà án không đơn thuần chỉ là kết quả tự thân của quá trình xét xử. Bởi vì ngoài việc ra một bản án nghiêm minh, đúng pháp luật, công bằng, có tác dụng giáo dục tốt trong xã hội thì các yếu tố khác như thủ tục tién hành phiên toà, văn hoá pháp đình, sự chuẩn bị chu đáo để tạo tính uy nghiêm của phiên toà, việc tranh tụng bình đẳng và dân chủ trước toà...đều có tác động đến ý thức pháp luật và văn hoá pháp luật của mỗi người tham dự phiên toà và những người khác. Đó là chưa nói đến hoạt động xét xử luôn thu hút sự chú ý của công luận, của các phương tiện truyền thông mà sức lan toả của chúng không phải là nhỏ.

 Như vậy, việc giáo dục pháp luật của Toà án là một hướng hoạt động, một nhiệm vụ không tách rời công tác xét xử, là một yêu cầu mang tính khách quan trong hoạt động tư pháp. Nhiệm vụ này được thực hiện dưới hình thức a) PBGDPL ngay trong từng hoạt động tố tụng cụ thể của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng như mộ công việc độc lập nằm tới các đối tượng cần tuyên truyền là những người tham gia tố tụng; b) lồng ghép các hình thức PBGDPL hác như tuyên truyền miệng, chuyên đề, báo chí trong quá trình xét xử hoặc sau khi xét xử với quy mô lớn và có tính lâu dài.

  Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua toà án là việc các cơ quan tư pháp và cán bộ, nhân viên tư pháp bằng hoạt động xét xử mà cung cấp cho công chúng những thông tin về pháp luật liên quan đến vụ việc và cách giải quyết vụ việc theo các thủ tục tố tụng, giúp cho người được phổ biến hiểu biết pháp luật và có cách xử sự đúng trước các tình huống hàng ngày của cuộc sống.

- Mục đích PBGDPL của toà án là góp phần hình thành và nâng cao trình  độ văn hoá pháp lý của mỗi thành viên trong xã hội và của toàn xã hội, trước hết là của những ngươi mà quyền và lợi ích của họ liên quan đến vụ án được giaỉ quyết. Từ đó hình thành lòng tin của họ vào pháp luật và trên cơ sở lòng tin đó, hình thành động cơ, hành vi thói quen xử sự hợp pháp, theo hướng tích cực. Đó cũng chính là kết quả của quá trình nhận thức pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật trong đời sống thực tế.

- Chủ thể thực hiện PBGDPL trong xét xử đồng thời là chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng và rất đa dạng. Đó là cán bộ, nhân viên tư pháp như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên thực hành quyên công tố tại phiên toà, thư ký phiên toà, Luật sư....Đây là những người có trình độ chuyên môn pháp lý vững vàng do được đào tạo cơ bản và có nhiều kinh nghiệm tực tiễn trong xét xử. Họ vừa phải xử lý các vụ án, vừa phải bảo đảm ở mức cao nhất các quyền và lợi ích chính đáng của công dân tham gia tố tụng. Vì không có lợi ích trong vụ án và với vị trí công vụ của mình, những người này thực hiện việc giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật với thái độ khách quan, công bằng.. Họ luôn phải ý thức được rằng mọi hoạt động của họ đều hướng tới đảm bảo cả chức năng giáo dục. Phải tác động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm giác lầm lỗi và mong muốn được sửa chữa lỗi lầm đó. Họ cần phải tác động đến tất cả những người tham dự phiên toà, hình thành cho những người này ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động xét xử, có thể giúp cho những người tham gia tố tụng (bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện) và những người theo dõi phiên toà (trực tiếp tại Tòa án hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng) hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án. Từ đó họ có thể tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật (cụ thể là phù hợp với những bản án, quyết định đúng đắn của hội đồng xét xử), giúp định hướng dư luận xã hội, nhờ đó mà phát huy tác dụng phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hoạt động xét xử cũng như hoạt động giáo dục.

- Còn đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật lại chính là những người mà quyền và nghĩa vụ của họ liên quan đến vụ án. Họ có thể có địa vị pháp lý rất khác nhau như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự. Mỗi một động thái của toà án có tác động rất mạnh đến tâm tư, suy nghĩ, thái độ tiếp cận pháp luật của họ.

- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua xét xử không chỉ dừng lại ở một giai đoạn xét xử nào đó mà ở các giai đoạn xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm và chừng nào đó là giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì vậy, kết quả cuói cùng khong chỉ là sản phẩm của một giai đoạn nào đó mà là sự tổng hợp của các giai đoạn xét xử của toà án.

- Phương thức tiến hành PBGDPL trong xét xử là sự kết hợp hợp lý giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân tích thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể, người thật, việc thật nên tính trực quan rất rõ và có tác dụng nhanh đói với người tham dự phiên toà.

Và cuối cùng, hiệu quả xét xử phản ánh phần nào hiệu quả của PBGDPL thông qua hoạt động của Toà án. Hiệu quả xét xử của Toà án được xác định bởi các tiêu chí số lượng vụ án  đã xét xử và chất lượng xét xử.

- Số lượng vụ án đã xét xử: đây là tiêu chí mang tính chất số học, thể hiện yếu tố định lượng, nhằm đánh giá khả năng giải quyết vụ án hình sự nhanh hay chậm, khả năng của Toà án như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu của hoạt động xét xử hay không, có vi phạm về thời hạn giải quyết vụ án hay không, có để án tồn đọng không, từ đó xác định sức lan toả theo chiều rộng của hoạt động tuyên truyền qua xét xử.

 - Về chất lượng xét xử: đây là tiêu chí mang yếu tố định tính, thể hiện mức độ và chiều sâu của tác động các phiên toà đến ý thức pháp luật của công chúng. Điều đó được thể hiện bằng:

- Sự thể hiện tính công khai và nghiêm minh của phiên toà

Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự hiện hành thì việc xét xử của toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ các trường hợp pháp luật quy định phải xử kín.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.

Như vậy, tiêu chí này đặt ra để đánh giá xem việc xét xử của toà án hiện nay đã được công khai chưa? công khai đến mức độ nào để người dân được biết.

- Sự thể hiện văn hoá pháp đình

Trong số các yếu tố tạo nên văn hoá pháp đình phải kể đến các yếu tố mang tính hình thức (trang phục của thẩm phán, hội thẩm, ngoại hình ) và các yếu tố về nội dung (kỹ năng giao tiếp và thông qua các hành vi cụ thể của thẩm phán, hội thẩm và những người khác). Sự văn minh, yếu tố văn hoá của phiên toà là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả về mặt tinh thần, tư tưởng của một phiên toà.

-  Giá trị và hiệu lực thực tế của các kiến nghị của toà án đối với các cơ quan, tổ  chức về biện pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội và sự kiểm tra của toà án đối với các kiến nghị đó.

- Người trực tiếp dự phiên toà cũng như quần chúng được thông tin về phiên toà đều tiếp nhận được những kiến thức về pháp luật nhất định và có thái độ rõ đối với vụ việc được xét xử.

- Mức độ thực hiện tranh tụng tại phiên toà

Việc tranh tụng tại phiên toà ngày càng được đề cao. Tranh tụng đến đâu, những vấn đề gì? tranh tụng đã thật sự dân chủ hay chưa? Đó là những vấn đề thể hiện rất rõ tính dân chủ, công khai mà mọi người cần nhận thức được giá trị giáo dục của phiên toà.         

 

 

b)  Toà án thực hiện PBGDPL thông qua báo chí

 Với vai trò rất quan trọng của báo chí như V.I. Lênin từng nói đó là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể và người tổ chức tập thể, tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật.  Quá trình giáo dục tại các phiên toà đó là quá trình tác động có tổ chức, có chủ định, có định hướng trước lên ý thức và hành vi không những của những người vi phạm pháp luật và tội phạm mà còn của đông đảo người tham dự phiên toà nhằm hình thành tri thức pháp luật, tình cảm, thói quen và hành vi tích cực của công dân. Do vậy, đánh giá của dư luận xã hội đối với bản án của Toà án phải được coi là một một nguồn thông tin quan trọng từ đó để đánh giá hiệu quả xét xử của toà án. Tuy nhiên, đó phải là sự đánh giá lành mạnh và có tính chất xây dựng làm cho hoạt động của toà án ngày một có hiệu quả hơn, tránh những nhận định, đánh gía thiếu khách quan làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào công lý, và sự nghiêm minh của pháp luật.

Báo chí phản ánh quá trình xét xử, định hướng đúng đắn cho dư luận khi tiếp cận vụ án để tránh gây áp lực cho Toà án khi xét xử. Các bài viết dưới dạng các chuyên mục như phóng sự, ghi chép của phóng viên tại phiên toà, bình luận án trên các báo, các chuyên mục như Toà tuyên án (VTV3) đã có tác dụng giáo dục tốt trong công chúng. Ngoài ra, các xuất bản phẩm của các nhà xuất bản đâng tải các vụ án đã được xét xử với những bình luận mang tính giáo dục đã tạo sự quan tam nhất định đến các quy định pháp luật mà toà án đã áp dụng.

c)  Thông qua việc giải đáp các kiến nghị của toà án về nguyên nhân và điều kiện phạm tội, vi phạm pháp luật được cơ quan, tổ chức, nơi được Toà án yêu cầu thực hiện

d)  Thông qua việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức trong hoạt động tư pháp được giải quyết đầy đủ, đúng đắn và kịp thời.

2. Giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức trong quá trình xét xử  

Có thể nói, những nguyên tắc, phạm trù đạo đức thể hiện ở mọi giai đoạn của tố tụng hình sự, ở hoạt động của mọi chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có Toà án. Xét xử là giai đoạn quyết định của quá trình tố tụng, được tiến hành công khai, có tranh tụng, do đó, chỉ một biểu hiện nhỏ vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức thì rất dễ tạo ra ấn tượng không tốt cho công chúng, từ đó làm giảm niềm tin vào công lý, vào pháp luật.

Thẩm phán, Hội thẩm ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong xét xử còn phải tôn trọng các nguyên tắc và giá trị đạo đức. Giá trị đạo đức là những cái được con người lựa chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đó là các giá trị :

- Công bằng : bản thân khái niệm công bằng đã là hiện thân của Toà án. Sự công bằng, công minh được kết tinh trong các đạo luật, trong các quy phạm pháp luật. Trong việc xét  xử các vụ án hình sự, công bằng là sự đánh giá tương xứng giữa hành vi phạm tội và trách nhiệm trước pháp luật của người phạm tội. Trước hết thể hiện ở việc xác định tội danh đúng, chính xác và đầy đủ. Định tội danh đúng là tiền đề quan trọng của việc quyết định hình phạt công bằng . Quyết định hình phạt công bằng có nghĩa là hình phạt được tuyên đối với bị cáo phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội. Sự tương xứng ấy cũng là thể hiện việc khắc phục những mặc cảm, định kiến, những khuynh hướng cực đoan dễ xảy ra trong tâm lý người xét xử. Công bằng còn đòi hỏi các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và các đương sự khác phải được bảo vệ. Một đòi hỏi nữa của công bằng là người không phạm tội phải được minh oan đầy đủ và được khôi phục mọi quyền lợi của mình nhất là việc bồi thường thiệt hại về những hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng và cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

- Vô tư và khách quan là đòi hỏi về mặt pháp luật cũng như về đạo đức đối với Thẩm phán và Hội thẩm. Sự vô tư của Hội đồng xét xử còn thể hiện qua việc bảo đảm sự bình đẳng của các bên, không nghiêng về bên này mà làm hại lợi ích bên kia. Sự vô tư và khách quan của Thẩm phán còn thể hiện ở chỗ không bị mặc cảm bởi những ấn tượng ban đầu về vụ án hay nhân thân bị cáo cũng như các đương sự khác có lợi ích trong vụ án. Vì nếu những cảm giác hay ấn tượng ban đầu đó mà không dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc thì Thẩm phán rất dễ mắc sai lầm, việc xét xử không còn tác dụng giáo dục.

3. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải các vụ việc dân sự

Khác với việc giải quyết vụ án hình sự hay vụ án hành chính, Bộ luật tố tụng dân sự 2005 quy định, thủ tục hoà giải là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ việc dân sự (Điều 10). Toà án nói chung, Thẩm phán nói riêng có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải theo quy định của Điều 181 và Điều 182- Bộ luật Tố tụng dân sự 2005. Thẩm phán ở Tòa án các cấp đã chấp hành tốt nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc này, Thẩm phán ở Tòa án các cấp đã kiên trì hòa giải, giáo dục, thuyết phục để các bên đương sự có thể hòa giải và thỏa thuận với nhau về những vấn đề đang tranh chấp.

Thông qua việc thực hiện hòa giải theo luật định khi giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán giải thích để các đương sự hiểu đúng pháp luật về vấn đề họ đang tranh chấp. Việc hòa giải thành có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho vụ án sớm được giải quyết; đảm bảo được sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân; tiết kiệm và hạn chế tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp... Giải quyết các vụ việc dân sự đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự công tâm, là cơ quan bảo vệ công lý, giữ đúng trọng trách của người trọng tài cho người dân trông cậy, tuyệt đối không được gây sức ép cho một bên và cũng không được thiên vị hay quá lo lắng cho bên kia. Giải quyết vụ việc dân sự là quá trình tự giải quyết các mâu thuẫn của các bên bằng biện pháp thương lượng, hoà giải nhằm tìm ra một thoả thuận mà hai bên có thể chấp nhận được; nhưng các thoả thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Thẩm phán phải có kỹ năng hòa giải tốt, đó là khả năng nhận thức những đặc điểm tâm lý bên ngoài và bên trong của các bên tham gia hòa giải; cũng như việc đánh giá những tranh chấp, những yêu cầu của họ để có thể điều khiển, điều chỉnh, giúp đỡ các bên đang tranh chấp thỏa thuận, thương lượng để giải quyết vụ án theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật. Cần giải thích cho các bên đương sự để họ tự nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; cũng như giới thiệu các văn bản pháp luật sẽ được áp dụng giải quyết mối quan hệ đang có tranh chấp để các đương sự có cơ sở đề xuất hướng giải quyết tranh chấp.

 Qua hòa giải nếu các đương sự tự nguyện thỏa thuận được mọi vấn đề tranh chấp cần giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành nêu rõ nội dung sự việc tranh chấp và những vấn đề mà các bên đương sự đã thỏa thuận.

Kiên trì hòa giải, giáo dục, thuyết phục là một phương châm công tác của ngành Tòa án nhưng không phải Thẩm phán nào cũng ý thức được vấn đề này trong khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp; khi xét xử, có những Thẩm phán chỉ chú ý đến chất lượng xét xử, còn giáo dục pháp luật cho đương sự và những người tham dự phiên tòa là không cần thiết.

Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, các tòa án đã chú trọng tới công tác hòa giải và đã hòa giải thành được 39% số vụ án đã giải quyết. Nhiều tòa án hòa giải thành đạt tỉ lệ tới 50%, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư  (Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006). Thông qua hoà giải, các đương sự cũng hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, đó là cách thức rất tốt để phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho họ.

4. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động

Xét xử lưu động là việc tòa án tổ chức phiên tòa tại nơi xảy ra tội phạm, nơi người phạm tội cư trú, học tập, lao động hoặc các địa điểm công cộng như nhà hát, sân vận động… Phiên xét xử có thể truyền trực tiếp trên phương tiện truyền hình, phát thanh qua hệ thống loa tới từng thôn, xóm, làng, bản. Chính vì vậy những phiên tòa lưu động thường thu hút sự chú ý, quan tâm của đông đảo nhân dân ở cơ sở. Đây là điều kiện để cho nhân dân tham gia theo dõi, giám sát trực tiếp vào hoạt động xét xử của tòa án, đồng thời nắm được nội dung các quy định của pháp luật và để mọi người dân sống, làm việc theo luật pháp và có những xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

 Một phiên tòa lưu động thể hiện trình độ văn hóa pháp lý cao, tôn nghiêm với phán quyết công bằng là một biện pháp tốt, có tác dụng giáo dục nhân dân tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc xử sự trong đời sống cộng đồng. Thời gian qua, tại các phiên tòa xét xử lưu động ở các huyện, thành phố trong tỉnh cho thấy địa phương nào quan tâm đúng mức đến công tác này thì tình hình chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân ở nơi đó có sự chuyển biến rất tích cực trong việc giữ gìn tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, việc mở phiên tòa xét xử lưu động ở một số địa phương đã có tác dụng rất mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở, những người người không phải lúc nào cũng muốn và có điều kiện tới trụ sở tòa án để tham gia hay theo dõi phiên tòa. Chính vì thế, nhiệm vụ phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong nhân dân được thể hiện rất cụ thể, sinh động tại các phiên tòa này.

- Giáo dục pháp luật là một chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, hoạt động xét xử tại phiên tòa là công khai kể cả các phiên toà lưu động. Vì vậy ngoài hội đồng xét xử còn có đông đảo nhân dân theo dõi phiên tòa, nhất cử nhất động của Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa nói riêng, hội đồng xét xử nói chung đều được những người tham gia tố tụng, đương sự của vụ án và những người tham dự phiên tòa quan sát và đánh giá.

Suy nghĩ về vấn đề này có ý kiến cho rằng, trong công tác xét xử các vụ án hình sự, phải tăng cường đưa một số vụ án điểm xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi xảy ra tranh chấp, vừa mang tính chất tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua việc xét xử để tạo sự công bằng và sự tin tưởng vào pháp luật trong nhân dân, vừa có tác dụng đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc chính sách đại đoàn kết các dân tộc của Đảng và nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số Thẩm phán và một số Tòa án chưa coi trọng vấn đề này; rất ít khi cho tổ chức xét xử lưu động, nguyên nhân thì có nhiều (thiếu kinh phí, sự phối hợp của các cấp, các ngành địa phương) nhưng bản thân Thẩm phán cũng rất ngại xét xử lưu động bởi vì phải chuẩn bị rất nhiều việc ngoài chuyên môn vì họ biết chắc chắn rằng khi xét xử lưu động có rất nhiều người dân sẽ tham gia và sẽ bị giám sát rất chặt chẽ mọi hành vi của Thẩm phán trong quá trình xét xử.

Theo thống kê của toà án nhân dân tối cao cho thấy, năm 2004 có hơn 2000 phiên tòa được xét xử lưu động, năm 2005, có trên 2.500 vụ án hình sự được xét xử lưu động, Năm 2006, Toà án các cấp đã tổ chức trên 3.600 phiên toà xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ án, nhằm nâng cao tính giáo dục chung trong nhân dân, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm cho quần chúng nhân dân.

Năm 2007, 2008, 2009,  mặc dù kinh phí được cấp còn eo hẹp, nhưng trong các Toà án đã tổ chức trên 5.000 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án, thông qua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Các Toà án tổ chức nhiều phiên toà lưu động là các Toà án thuộc ngành Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các tỉnh: Lâm Đồng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Nghệ An, Thanh Hoá, Lai Châu, các tòa án quân sự

- Một yêu cầu rất khắt khe đối với các phiên tòa xét xử lưu động là việc lập kế hoạch xét xử phải được Thẩm phán quan tâm đặc biệt. Trong kế hoạch xét xử phải xác định rõ ràng kế hoạch tri giác và nghiên cứu thông tin; trình tự xem xét các tình tiết, các chứng cứ; đánh giá, kiểm tra nguồn của các thông tin này. Việc dự đoán và lập kế hoạch xét xử có tác dụng: tránh được những tác động tình cảm nhất định do từng loại thông tin gây ra; đảm bảo được tính liên tục, hệ thống, toàn diện và đầy đủ của việc nghiên cứu thông tin, đánh giá chứng cứ. Đồng thời dự đoán được những tình huống có thể xảy ra và chuẩn bị kế hoạch xử lý các tình huống đó một cách chủ động, linh hoạt tại phiên tòa xét xử lưu động.

- Giáo dục thông qua những xử sự, giao tiếp, giữ kỷ luật phiên tòa và cao nhất là ra được bản án đúng người, đúng việc, đúng pháp luật, được dư luận đồng tình ủng hộ. Thực tế khi xét xử có những Thẩm phán chỉ chú ý đến chất lượng xét xử, không chú ý đến giáo dục pháp luật cho đương sự. Thường gặp ở những Thẩm phán mới được bổ nhiệm, họ chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúng túng, chưa thật sự tự tin trước đông người và khi ngồi ở vị trí xét xử của mình họ lo sợ cho kết quả xét xử không tốt sẽ bị sửa, hủy án. Do đó họ phải chú ý đến kết quả, chất lượng xét xử mà không chú ý đến giáo dục pháp luật cho đương sự ...

- Phần lớn Thẩm phán ý thức được ý nghĩa của việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luât thông qua hoạt động xét xử; tuy nhiên vẫn còn một số Thẩm phán chưa ý thức được vấn đề này cho rằng việc giáo dục pháp luật là của nhà trường và xã hội chứ không phải là việc của Thẩm phán. Thực tiễn xét xử của các Tòa án nước ta những năm qua cho thấy, còn những Thẩm phán vi phạm pháp luật; có vụ án việc xét xử không đảm bảo tính khách quan, chất lượng xét xử còn thấp làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; làm cho uy tín của Tòa án bị ảnh hưởng nghiêm trọng; vai trò giáo dục công dân của Tòa án qua hoạt động xét xử không được phát huy.

Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là hình thức giáo dục đặc thù nhất và quan trọng nhất của Tòa án,Thẩm phán luôn làm cho mọi người thấy rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật. Bằng thái độ khách quan, nghiêm túc của Thẩm phán trong quá trình xét hỏi hay trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của các bên trong tranh luận để tìm ra sự thật của vụ án cũng như đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu các nguyên tắc của quá trình xét xử làm cho những người tham gia tố tụng và đông đảo quần chúng tham dự phiên tòa có thái độ đúng đắn với những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục họ ý thức tuân thủ các quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã đề ra, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo từng trường hợp cụ thể mà phiên tòa là một minh chứng cho sự nghiêm minh của pháp luật.

Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử là nhiệm vụ quan trọng của Tòa án nói chung, Thẩm phán nói riêng. Vấn đề này được ghi nhận trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân các thời kì, hơn ai hết các đồng chí lãnh đạo Tòa án các cấp và Thẩm phán là người ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này; đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động xét xử của Tòa án. Giáo dục qua hoạt động xét xử là giáo dục đặc biệt. Thông qua hoạt động này các chủ thể giáo dục cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luật một cách có mục đích, có chủ định, có tổ chức đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ các tri thức pháp luật, cảm xúc và lòng tin vào pháp luật, làm cơ sở cho hành vi và lối sống theo pháp luật của mọi công dân./

 

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

 

ThS. Nguyễn Thị Hạnh

Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp

 

Tiếp cận thông tin đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với mọi công dân bởi thông tin được coi là yếu tố cốt yếu trong mọi hoạt động khi xã hội được quản lý, vận hành theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và xã hội thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức, quyền tự do tiếp cận thông tin cần được Nhà nước bảo đảm bằng cách tạo cơ chế cho các cơ quan, tổ chức, công dân có thể tham gia vào môi trường thông tin mở nhằm bảo đảm tính cạnh tranh, tính hiệu quả và phát triển. Các cơ quan công quyền có trách nhiệm công bố thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước và tạo điều kiện cho việc tiếp cận thông tin, tiếp cận các tài liệu hành chính, công khai và minh bạch hóa hoạt động quản lý của các cơ quan công quyền.

I. QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

1. Khái niệm, nội hàm của “quyền tự do thông tin” và “quyền tiếp cận thông tin”

Khái niệm “quyền được thông tin” được hiểu là quyền cơ bản của con người. Trong hệ thống các quyền con người, quyền tiếp cận thông tin nằm trong nhóm quyền dân sự – chính trị. Lần đầu tiên quyền tiếp cận thông tin được quy định trong pháp luật Thụy Điển từ năm 1776. Sau khi Liên Hợp quốc ra đời, quyền tiếp cận thông tin trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và các công ước khác của Liên Hợp quốc.

Trên thế giới, tính đến thời điểm 7 – 2006 có 69 nước đã ban hành luật về tiếp cận thông tin hoặc luật về tự do thông tin. Thụy Điển là nước đầu tiên (1776), sau đó một số nước như: Mỹ ban hành luật này năm 1966 (đến nay đã sửa đổi 3 lần), Canada năm 1983, Hunggary năm 1992… Chỉ sau một thập niên (1993 – 2003) – giai đoạn công nghệ thông tin phát triển nhanh - đã có 26 quốc gia ban hành và thực hiện những luật về tự do thông tin như: Anh (2000), Nam Phi (2000),… Ở châu Á có Thái Lan (12 – 1997), Hàn Quốc (1 – 1998), Nhật (4 – 2001), Ấn Độ (2005), Trung Quốc…

Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ” (khoản 2 Điều 19). Quy định này trong Tuyên ngôn đã bao quát đầy đủ nội hàm của quyền tiếp cận thông tin.

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những hình thức, phương thức, phương tiện để nhân dân làm chủ đất nước, thật sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Đây vừa là quyền người dân được trực tiếp thụ hưởng, vừa là tiền đề để đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản khác bao gồm các quyền: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…

Quyền được thông tin là một bộ phận hợp thành của quyền tự do thông tin (quyền tự do thông tin bao gồm quyền phổ biến, quyền tìm kiếm, thu thập, tiếp cận hay là quyền được thông tin). Quyền được thông tin được dùng để chỉ quyền của công chúng được biết thông tin của nhà nước, theo các cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp, để thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống của mình cũng như để bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận. Thông qua quyền này, công chúng có thể giám sát sự công khai và minh bạch trong hoạt động của Nhà nước, để từ đó tạo ra sự “cân bằng” giữa quyền lực của nhà nước và quyền lợi của công chúng. Sự công khai trong các hoạt động của nhà nước và việc công chúng tự do tiếp cận các thông tin về hoạt động của nhà nước cũng được nhận diện như là những thành tố không thể tách rời của một nền dân chủ.

Việt Nam đã tham gia hai công ước quốc tế là Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Quyền tiếp cận thông tin được xác định tại Điều 69 Hiến pháp 1992 cảu Việt Nam với quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin… theo quy định của pháp luật”. Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người và cũng là một quyền cơ bản được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận.

Các quy định về quyền tiếp cận thông tin và quyền được thông tin của nước ta hiện nay được thể hiện trong một số văn kiện của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước như: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991); Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; Hiến pháp năm 1992; Luật Báo chí, Luật về Xuất bản, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật doanh nghiệp… và hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.

2. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin

Hiện nay, ở Việt Nam, việc thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan công quyền trong việc công khai thông tin đã dẫn đến tình trạng lợi dụng đặc quyền, đặc lợi của những người có điều kiện, vị trí công tác dễ dàng tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, công bằng trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư.

Việc thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý nhà nước và thiếu cơ chế tiếp cận thông tin đã làm hạn chế sự tham gia của tổ chức, công dân vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giam sát, phản biện nhằm hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước.

Trong việc thi hành pháp luật, do thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý đã làm hạn chế về mặt nhận thức, tư duy của những người thi hành pháp luật, trong đó có cả các công chức thực thi pháp luật, dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, thiếu bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật. Thiếu công khai, minh bạch cũng dẫn đến tình trạng dễ dàng tham nhũng, dễ dàng vi phạm pháp luật và sự tùy tiện của các cơ quan công quyền; làm cho các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân không được bảo đảm. Đối với người dân, do không biết rõ những thông tin về quy hoạch, về giải tỏa, đền bù, về những dự án ưu đãi, hay khoản tiền tài trợ, tiền cứu trợ thiên tai…, nên nhiều khi phải chịu thiệt thòi, không được hưởng đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có những cá nhân có cương vị e ngại việc cung cấp thông tin sẽ có thể ảnh hưởng đến quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của mình, trong đó có những lợi ích cá nhân. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 đã đề cập đến vấn đề tiếp cận thông tin như là một giải pháp chống tham nhũng, lãng phí.

Thực tế cho thấy, tình hình đầu tư nước ngoài tăng mạnh gần đây có một nguyên nhân từ việc tính minh bạch, công khai trong môi trường đầu tư được nâng lên theo lộ trình hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng không thể khai thác nhanh chóng những thông tin về quy hoạch, chính sách thuế, để các doanh nghiệp lập kế hoạch đầu tư dài hạn; điều này gây thiệt hại đáng kể trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Quyền tiếp cận thông tin có vai trò tích cực và tác động mạnh mẽ đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Không những thế, quyền tiếp cận thông tin còn thể hiện ở vai trò trong thời đại cách mạng thông tin toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Quyền tiếp cận thông tin sẽ đóng vai trò tích cực và tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Có thể nêu những ích lợi nổi bật sau đây trong việc thiết lập cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin:

- Về mặt kinh tế, tăng cường và mở rộng thông tin cũng có nghĩa là tăng cường và nâng cao tri thức, đặc biệt với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin hiện đại, có thể đem đến những biến chuyển cơ bản trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Thông tin công khai, minh bạch còn giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng hơn vào các kế hoạch kinh doanh của mình, xây dựng cho mình các kế hoạch đầu tư dài hạn, điều này đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin giúp cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kinh doanh và các rủi ro khi đầu tư.

- Về mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ góp phần làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội công dân. Việc người dân có đầy đủ thông tin sẽ giúp họ đóng vai trò chủ động hơn trong xã hội và đóng góp cho Nhà nước và xã hội. Người dân cũng tin tưởng hơn vào Nhà nước và sẵn sàng, chủ động đóng góp xây dựng, hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cũng đồng thời bảo đảm sự công bằng, tăng lòng tin của người dân đối với Nhà nước và chế độ chính trị, mở rộng các hoạt động chính trị – xã hội và làm cho đất nước ngày  một phồn thịnh, an ninh trật tự. Các nhóm lợi ích trong xã hội được duy trì và cân bằng, hài hòa, cùng giúp nhau phát triển.

- Về góc độ bảo đảm quyền cơ bản của công dân, quyền tiếp cận thông tin vừa là quyền thụ hưởng trực tiếp, vừa là cơ sở để thực hiện các quyền cơ bản khác.

- Về góc độ dân chủ, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin cũng là tạo điều kiện cho người dân tham gia chủ động vào hoạt động quản lý nhà nước và tăng tính trách nhiệm của công dân cũng như các cơ quan công quyền, làm xã hội trở lên năng động và phát triển hơn. Không thể dân chủ hóa, minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và thành công trong việc chống tham nhũng trong tình trạng bưng bít thông tin. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ tạo cơ chế cho người dân giám sát bộ máy công quyền, hạn chế những tiêu cực, tham nhũng.

- Về góc độ quản lý nhà nước, từ cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả từ công chúng tới các hoạt động của cơ quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan hành chính, qua đó, các cơ quan này cũng sẽ hoạt động có hiệu quả và trách nhiệm hơn. Cơ chế thông tin hai chiều giữa nhà nước và công dân sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả hơn, quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân được thực hiện trong thực tế.

- Về mặt lợi ích xã hội, qua tăng cường tiếp cận thông tin, người dân có thể tự mình cải thiện cuộc sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi có điều kiện tiếp cận đầy đủ thông tin.

- Về lợi ích chính sách công, với việc chia sẻ thông tin, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra để tránh lãng phí ngân sách nhà nước, chi phí của tư nhân cũng như chi phí của các tổ chức xã hội khác khi tiến hành điều tra, nghiên cứu, do đó tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết để sử dụng vào các  mục đích hợp lý hơn. Từ đó, khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động trong các cơ quan công quyền, làm tốn kém kinh phí của Nhà nước.

3. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

Khi nói đến trách nhiệm cung cấp thông tin, pháp luật của các nước đều nhấn mạnh đến trách nhiệm của của các cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan tư pháp có vai trò kiểm tra sự tuân thủ pháp luật và bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của công dân, có thể phán xét hành động của các cơ quan hành chính trong việc thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cũng có thể là một kênh giám sát hoạt động và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã đạt nhiều thành tựu trong việc thiết lập cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân. Cụ thể là các dự án luật được đăng tải công khai, kịp thời qua các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận tập thể, công khai những vấn đề quan trọng của đất nước; các phiên chất vấn tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp…;

Đối với Chính phủ, việc thông tin đến người dân về tình hình đất nước, quản lý điều hành của chính phủ là một trong những nhiệm vụ được Luật tổ chức Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ quy định.

Chính phủ đã cố gắng trong việc cung cấp thông tin cho người dân nhưng việc cung cấp thông tin còn hết sức hạn chế, đặc biệt cung cấp thông tin tới người dân vùng sâu, vùng xa; nhiều việc người dân không biết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bưng bít thông tin hay thiếu trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương xuống địa phương cũng một phần do các quy định của pháp luật còn chung chung, chưa rõ ràng để bảo đảm ràng buộc nghĩa vụ cho các cơ quan công quyền (ví dụ: việc xác định loại thông tin nào gọi là “mật”, “tuyệt mật”, “tối mật” cũng thường bị lạm dụng, tùy tiện). Trong thực tế, nếu đụng chạm đến quyền lợi của cán bộ thì việc cung cấp thông tin sẽ bị hạn chế và người cung cấp thông tin thường thông tin vòng vo. Điểm này rõ nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các địa phương như xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm…

Trên thực tế luôn có sự mâu thuẫn giữa cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và người được thông tin. Người dân thì muốn biết thông tin kịp thời nhưng cơ quan công quyền lại chưa đáp ứng được yêu cầu đó, thường đưa thông tin muộn, không kịp thời, không đầy đủ. Nguyên nhân chính là bản thân các cơ quan công quyền chưa thật sự cải tiến để thông tin nhanh chóng, đầy đủ đến người dân. Để xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin thì pháp luật cần quy định rõ những loại thông tin, tài liệu nào cần được công khai; những loại tài liệu, thông tin cần bí mật; quy trình cung cấp thông tin, tiếp cận và khai thác thông tin; chi phí do việc khai thác thông tin và các cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin… 

Quyền tiếp cận thông tin được Nhà nước bảo đảm nhưng quyền tiếp cận thông tin không phải là quyền không giới hạn. Thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải kèm theo nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt với một số hạn chế nhất định. Trong hầu hết các luật tiếp cận thông tin của các quốc gia đều có những quy định về các thông tin, tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, nghề nghiệp… không được công bố công khai hay không được tiếp cận. Quyền tiếp cận thông tin còn có quan hệ chặt chẽ với quyền bí mật riêng tư của các cá nhân. Quyền tiếp cận thông tin không được phép dùng để xâm phạm hay can thiệp đến đời sống riêng tư gia đình, thư tín, danh dự và uy tín người khác. “Tại Anh, Bản quy tắc hành nghề về tiếp cận thông tin của chính quyền có hiệu lực vào 4/4/1994, không áp dụng đối với 15 vấn đề, trong đó có vấn đề thông tin cá nhân mà nếu công bố sẽ dẫn tới xâm hại vô cớ đến đời sống riêng tư” (giáo sư Paul Okojie).

Theo giáo sư Virginia Wise (Đại học Harvard), những thông tin mà nhà nước thu thập thì nhà nước có một quyền loại trừ không tiết lộ như thông tin về an ninh quốc gia hay thông tin về cá nhân công chức nhà nước; nhà nước cũng không được phép tiết lộ những thông tin mà nhà nước thu thập về các cá nhân hoặc các tổ chức kinh odanh theo quy định của luật bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, ví dụ như tên của người chưa thành niên bị giam giữ bởi hệ thống tòa án hay thuế thu nhập cá nhân hay các bí quyết thương mại hoặc việc xác định tôn giáo dân tộc của các cá nhân.

II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỚI VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

1. Theo giáo sư  Virginia Wise ( Hoa Kỳ), cần có hai phương thức cung cấp thông tin là phương thức “push” (đẩy) và phương thức “pull” (kéo). Phương thức “đẩy” là Nhà nước chủ động cung cấp thông tin (ví dụ: Công báo đăng văn bản pháp luật, đưa các thông tin về giới hạn tốc độ lên các biển báo giao thông, một tờ gấp về các yêu cầu pháp lý để trở thành một công dân của Việt Nam, một đoạn video mang tính giáo dục về việc xét xử theo những quy định mới của tố tụng dân sự…). Trường hợp này, nhà nước lựa chọn thông tin, cách cung cấp và chịu chi phí… Trong phương thức “kéo”, nhà nước không chủ động đưa ra thông tin mà được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu (Nhà nước đóng vai trò thụ động) cung cấp thông tin và Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin này hoặc thu một khoản phí hợp lý để cung cấp thông tin cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Có thể nói, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Việt Nam là một phương thức “đẩy” trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, trong đó Nhà nước chủ động cung cấp thông tin pháp luật. Ở một đất nước mà trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế như ở Việt Nam thì  công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ví dụ: đối với đồng bào dân tộc thiểu số, do hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt, ít khi văn bản pháp luật được dịch ra tiếng dân tộc) nên các cán bộ tuyên truyền phải truyền đạt bằng ngôn ngữ của đồng bào dân tộc. Một trong những khó khăn của việc tiếp cận pháp luật của người dân Việt Nam là hệ thống pháp luật phức tạp, nhiều tầng nấc, hay thay đổi, khó hiểu đối với các đối tượng thực thi, không phải lúc nào cũng được hiểu và áp dụng thống nhất; do vậy, sau khi ban hành một văn bản pháp luật, các cơ quan Nhà nước thường phải tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung, tinh thần của các quy định mới ban hành.

3. Quyền tiếp cận thông tin, trong đó có thông tin pháp luật được thực hiện cơ bản thông qua các cơ quan báo chí, thông tin bằng tiếng nói thông qua hệ thống phát thanh của cả nước hàng trăm đài phát sóng; thông tin bằng hình ảnh qua truyền hình với mạng truyền hình từ trung ương đến địa phương với vật chất, kỹ thuật được đổi mới hiện đại hóa phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; thông tin trên mạng Internet; Thông tấn xã là cơ quan thông tấn của Nhà nước trong việc phát hành tin, văn kiện chính thức của nhà nước, cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, thu thập thông tin, phổ biến thông tin bằng các loại hình thích hợp phục vụ các đối tượng có nhu cầu trong và ngoài nước. Thông tin trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện thông qua kiểm toán Nhà nước báo cáo công khai kiểm toán năm 2005 được thực hiện đầu tiên vào ngày 17/8/2006. Các quy định về quy chế dân chủ cơ sở đã nâng cao tinh thần làm chủ, trách nhiệm của nhân dân, cán bộ công chức nhà nước, góp phần ngăn chặn tham nhũng, lãng phí và quy chế dân chủ cơ sở đã tạo nhiều dấu ấn tích cực trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội ở cấp cơ sở tạo sự đồng thuận lớn trong nhân dân…

Cùng với các phương tiện, công cụ giúp người dân tiếp cận thông tin pháp luật nói trên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam còn đói nghèo, kém phát triển. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật không chỉ giúp người dân hiểu, tôn trọng pháp luật mà còn giúp họ biết bảo vệ, sử dụng quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong điều kiện người dân, nhất là người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa chưa biết cách tiếp cận thông tin pháp luật và còn hết sức thụ động trong việc tiếp cận thông tin pháp luật thì các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú tỏ ra hiệu quả. Ví dụ, các phương thức, công cụ sau có thể áp dụng:

- Đối với nông dân: loa truyền thanh cơ sở, truyền hình, truyền thanh và qua tổ hòa giải ở cơ sở;

- Đối với người lao động và người quản lý trong các tổ chức kinh tế: truyền thanh, truyền hình, báo chí in, mạng và truyền thanh, truyền hình;

- Đối với học sinh, sinh viên: tuyên truyền qua môn đạo đức/giáo dục công dân, qua mạng Internet, truyền thanh, truyền hình;

- Đối với lực lượng vũ trang: báo chí in, truyền thanh, truyền hình và qua hội nghị tập huấn;

- Ngoài ra là các hình thức lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật trong các chương trình văn nghệ, câu lạc bộ, vui chơi giải trí, phát miễn phí các tờ rơi, tờ gấp đến từng hộ gia đình, cá nhân, đối tượng được tuyên truyền… Bên cạnh hình thức tuyên truyền, việc giáo dục pháp luật có thể thực hiện dưới các hình thức rất đơn giản bằng các hình ảnh, các sơ đồ, các biển báo…

Tóm lại, cùng với việc chủ động trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thì việc Nhà nước công khai, minh bạch hóa các thông tin pháp luật bằng phương thức “push” (bao gồm dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật,… các phán quyết của Tòa án…) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Với sự ra đời của Tờ Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được hơn 10 năm) – và nay còn có thêm các tờ Công báo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - đã đánh dấu một bước tiến mới của Việt Nam trên con đường minh bạch hóa và hội nhập quốc tế./.

 

THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở MỘT SỐ NƯỚC

 

                                                                       ThS. Quách Văn Dương

                                            Trưởng Phòng Quản lý công tác hoà giải ở cơ sở,

    Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

 

1. Thái Lan

a. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Thái Lan không có cơ quan chuyên trách quản lý và thực hiện công tác PBGDPL. Tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nhiều cơ quan Nhà nước và các tổ chức tư nhân như: Bộ Tư pháp, Viện Công tố, Toà án, Hiệp hội luật sư, Trường đại học, Công ty luật… (Ví dụ, Hiệp hội luật sư có Văn phòng thông tin chuyên phổ biến, thông tin các văn bản pháp luật mới; đồng thời có riêng kênh 11 trên Đài truyền hình Thái Lan, mỗi tháng phát 2 lần về một số nội dung pháp luật. Khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Thammasat thường có các hoạt động phổ biến pháp luật cho người dân và tổ chức các đợt bồi dưỡng ngắn về kiến thức pháp luật cho đội ngũ lãnh đạo chính quyền cơ sở… ).

Hình thức PBGDPL thường được sử dụng là giảng, diễn thuyết về pháp luật cho nhân dân ở các khu dân cư thông qua các Công tố viên, giảng viên Khoa luật của Trường Đại học, các luật sư… và xuất bản tài liệu, sách pháp luật. Để công tác tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả, bạn cho rằng công tác này phải dựa vào cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng, với phương châm đáp ứng yêu cầu của người dân chứ không phải áp đặt theo ý chí của các cơ quan Nhà nước.

Ở Thái Lan, trong các trường phổ thông học sinh được học môn Những vấn đề cơ bản về pháp luật; các trường đại học có môn Pháp luật.

Bộ Tư pháp Thái Lan có Vụ Bảo vệ các quyền tự do của công dân. Một trong những chức năng của Vụ Bảo vệ các quyền tự do của công dân là giáo dục người dân thi hành pháp luật; tạo cơ hội, khuyến khích nhân dân tham gia vào các hoạt động tư pháp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân.

b. Về trợ giúp pháp lý: thực hiện hoạt động này chủ yếu do các luật sư. Hiệp hội luật sư Thái Lan có Uỷ ban về trợ giúp pháp lý – là bộ phận lớn nhất của Hiệp hội. Riêng năm 2001, Uỷ ban này đã được thực hiện trợ giúp pháp lý cho 16 ngàn vụ việc. Hiệp hội thường xuyên cử luật sư tình nguyện đến các Toà án thực hiện tư vấn miễn phí về những quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi công dân cho nhân dân.

Ngoài ra, tham gia vào hoạt động này còn có các giảng viên Khoa luật của một số Trường Đại học. Thông qua đội ngũ giáo viên, sinh viên và cả một số luật sư là cựu sinh viên của trường, Khoa luật Trường Đại học Tổng hợp Thammasat thực hiện trợ giúp pháp lý bằng 2 hình thức: tư vấn trực tiếp, qua điện thoại, thư hoặc internet và hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh tụng cho một số đối tượng nhất định (bị thiệt hại chính đáng, nghèo, không có tiền án tiền sự) trừ tranh tụng về lĩnh vực hôn nhân gia đình.

2. Singapore

a. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: cũng như Thái Lan, Singapore không có cơ quan chuyên trách quản lý và thực hiện công tác PBGDPL. Các cơ quan Nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ của mình đều có trách nhiệm phổ biến, thông tin pháp luật đến nhân dân và các đối tượng thuộc quyền quản lý.

Một trong những nhiệm vụ của Viện Công tố Singapore là Giáo dục, bồi dưỡng phápluật cho cán bộ Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, cả 5 đơn vị thuộc Viện Công tố (Vụ pháp luật dân sự, Vụ pháp luật hình sự, Vụ quốc tế, Vụ soạn thảo văn bản, Vụ cải cách pháp luật) đều có trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng những nội dung pháp luật mà đơn vị đó phụ trách cho cán bộ các cơ quan nhà nước (cán bộ của Viện công tố, cán bộ pháp chế thuộc các Bộ, ngành khác và những đối tượng có nhu cầu) thông qua việc tổ chức các khoá học, các hội thảo. Có 2 phương thức tổ chức giáo dục, bồi dưỡng pháp luật:

- Thứ nhất: Do Viện công tố tổ chức. Nội dung bồi dưỡng thường là các văn bản pháp luật mới hoặc những lĩnh vực pháp luật bức xúc cần tập huấn, bồi dưỡng tại thời điểm đó cho những đối tượng có liên quan (tháng 3/2002, Viện Công tố vừa tổ chức khoá bồi dưỡng về Hiến pháp và pháp luật hành chính cho hơn 400 cán bộ. Vụ Soạn thảo văn bản thuộc viện Công tố cứ 1 hoặc 2 năm lại tổ chức một khoá học về soạn thảo văn bản cho cán bộ các cơ quan Nhà nước). Ngoài ra, Viện Công tố còn tổ chức những khoá học với chủ đề rộng và không hạn chế đối tượng tham dự (thường kết hợp với Trường cán bộ Nhà nước và có thu phí đối với những người tham dự nhưng mức thu không đáng kể).

- Thứ hai: theo đề nghị của các Bộ, ngành và Viện Công tố cử báo cáo viên đến trình bày.

b. Về trợ giúp pháp lý: Nhà nước Singapore không đặt ra yêu cầu bắt buộc trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Hiệp hội luật sư Singapore hiện chỉ thực hiện Trợ giúp pháp lý đối với lĩnh vực hình sự. Có khoảng 400 luật sư đang thực hiện công việc này trên cả nước.

3. Vương quốc Đan Mạch

Điều 22 Hiến pháp Đan Mạch quy định tất cả các văn bản được công bố công khai. Đồng thời, năm 1982, luật quy định tạo điều kiện cho người dân nắm bắt pháp luật và nêu rõ những quy định người dân phải thực hiện.

Là một quốc gia nhỏ ở Châu Âu với 5,2 triệu dân, có nền kinh tế phát triển, vì vậy, công tác PBGDPL có nhiều thuận lợi. Từ năm 1985, Đan Mạch đã có hệ thống thông tin pháp luật, đã đưa tất cả các văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu. Và từ năm 1996, ngoài việc truy cập vào cơ sở dữ liệu, cơ quan có trách nhiệm còn ấn loát để thông tin cho dân, cơ quan, tổ chức biết.

Hai cơ quan có trách nhiệm chính trong công tác này là Trung tâm thông tin pháp luật thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nghiên cứu và công nghệ thông tin.

Trung tâm thông tin pháp luật thuộc Bộ Tư pháp truy cập toàn bộ văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu, đưa lên mạng. Tất cả những văn bản đã được thông qua được truy cập hàng ngày (ít nhất 1 lần/ngày) vào cơ sở dữ liệu. Nguồn văn bản Trung tâm nhận là từ Quốc hội. Bên cạnh các văn bản pháp luật, Trung tâm còn nhận được các dự thảo luật, kể cả những kiến nghị, thắc mắc; các chương trình, nội dung đại biểu Quốc hội thảo luận. Người dân hoặc cơ quan, tổ chức muốn tìm hiểu một văn bản pháp luật nào chỉ cần khai thác trên mạng Internet. Mọi người được khai thác và sử dụng thông tin miễn phí. Bên cạnh việc truy cập văn bản pháp luật vào cơ sở dữ liệu, Trung tâm thông tin pháp luật còn đăng văn bản, giới thiệu văn bản trên các tạp chí. Để công chức và nhân dân dễ nhận biết, dễ sử dụng, Trung tâm phân loại văn bản để đăng trên các Tạp chí A, B, C. Tạp chí A đăng văn bản luật và các văn bản của Chính phủ. Tạp chí B đăng văn bản về lĩnh vực ngân sách, tài chính. Tạp chí C đăng văn bản pháp luật Châu Âu. Đối với các đai biểu Quốc hội còn có một tờt tin riêng. Hệ thống thông tin trên Internet gồm đầy đủ nội dung của các Tạp chí A, B, C và tờ tin Quốc hội.

Trung tâm thông tin pháp luật còn phát hành công báo. Công báo phát hàng tuần; phát hành đột xuất khi Nữ hoàng phê chuẩn.

Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nghiên cứu và công nghệ thông tin có nhiệm vụ giúp nhân dân hiểu biết pháp luật và giúp các cơ quan của Chính phủ phổ biến pháp luật. Trung tâm thông tin có một bộ phận cung cấp thông tin pháp luật. Tại đây, các cán bộ nghiên cứu văn bản, viết bài giới thiệu ngắn gọn, bình luận những quy định của luật đưa lên mạng Internet và đăng trên tờ tin. Trung tâm thông tin giới thiệu văn bản pháp luật từ khi dự thảo đến khi ban hành, trung bình có khoảng 40.000 người khai thác trên mạng trong một ngày. Trung tâm có tờ tin, từ năm 1997 các nội dung của tờ tin cũng như các bài giới thiệu văn bản luật được đưa lên mạng Internet. Như vậy, các bài giới thiệu văn bản pháp luật được đồng thời đưa lên mạng và đăng trên tờ tin. Riêng văn bản của Cộng đồng Châu Âu được đưa nguyên văn. Khai thác trên mạng miễn phí (hơn 80% dân Đan Mạch đã truy cập mạng), còn tờ tin phát hành 2 kỳ/tháng (các cơ quan, cá nhân có nhu cầu thì đăng ký mua).

Ngoài 2 Trung tâm trên, Hiệp hội luật sư  cũng thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo. Hiệp hội có 2 tờ tạp chí: “Advokaten” và “Lov and Ret” đều phát hành 10 kỳ/năm, giới thiệu về hoạt động và nghiệp vụ hành nghề của luật sư.

Nhận xét: Đan Mạch là một nước phát triển, rất coi trọng việc tạo điều kiện cho người dân nắm bắt pháp luật. Hình thức đưa pháp luật đến với người dân chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu được truy cập trên mạng Internet và phát hành các tờ tin, tạp chí. Các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập, phản ánh hoạt động tư pháp, song giới thiệu văn bản pháp luật không nhiều (vì phổ biến pháp luật trên mạng Internet đã quá rộng rãi).

Nhà nước đảm bảo ngân sách, điều kiện cho việc thực hiện cung cấp thông tin pháp luật.

4. Cộng hòa Pháp

a. Quy định của pháp luật về phổ biến, tiếp cận pháp luật:

Ngày 10/7/1991, Quốc hội Cộng hòa Pháp ban hành Luật về tiếp cận với pháp luật. Đến 18/12/1998, Quốc hội thông qua Luật về tiếp cận với pháp luật (sửa đổi, bổ sung) nhằm đạt tới mục đích: tất cả mọi công dân phải hiểu biết pháp luật, biết quyền, nghĩa vụ của mình, được hưởng mọi phương tiện liên quan đến pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, biết các cơ quan có thẩm quyền có thể giúp dân tư vấn, hướng dẫn đến đúng cơ quan nhà nước, Hiệp hội để nhờ giúp đỡ. Luật quy định các thẩm phán, các Hiệp hội xã hội, cán bộ làm pháp luật trong các cơ quan, xí nghiệp… có nhiệm vụ giúp dân hiểu và thực hiện pháp luật. Công dân có quyền biết tất cả các luật, văn bản dưới luật của các Bộ (trừ văn bản mang tính bí mật). Khi có ý kiến của dân, các cơ quan chức năng phải xem xét, giải quyết.

b. Hệ thống tổ chức phổ biến, tiếp cận pháp luật:

Để làm tốt công tác phổ biến, thông tin pháp luật và tiếp cận pháp luật, những năm qua, ở Pháp đã thành lập Hội đồng tư vấn tiếp cận pháp luật. Theo Luật về tiếp cận với pháp luật năm 1998, Hội đồng được thành lập ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Đến tháng 11/2000 ở Pháp có 46/91 tỉnh, thành phố thành lập Hội đồng. Mục tiêu đặt ra hết năm 2001, 100% tỉnh, thành phố có Hội đồng.

Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi hoạt động của Hội đồng cấp tỉnh; đưa ra những yêu cầu về tiếp cận pháp luật, hướng dẫn vận dụng các luật để trợ giúp pháp luật, phổ biến pháp luật; xem xét báo cáo về tổ chức và hoạt động của Hội đồng các địa phương; hướng dẫn Hội đồng từng tỉnh hoạt động phù hợp những vấn đề quan tâm.

Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ phối hợp  với các cơ quan thành một khối để tư vấn tiếp cận với pháp luật; đưa ra các chương trình, dự án để Hội đồng hoạt động tốt và phát triển, đưa chính sách tiếp cận pháp luật vào hoạt động thường ngày để dân biết, tham gia việc giải quyết các tranh chấp nhỏ.

Hội đồng không được thành lập ở cấp huyện và cấp xã vì ở cấp huyện có Tòa án. Mỗi Tòa án có bộ phận tiếp dân, hướng dẫn dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và những vấn đề cần tư vấn. Hàng tuần, tất cả Tòa án có “ngày mở cửa” để tiếp dân. Dưới khu dân cư có Nhà pháp luật.

Thẩm quyền thành lập Hội đồng: Luật quy định Hội đồng quốc gia do Chính phủ thành lập. Hội đồng cấp tỉnh do chánh án (kiêm tỉnh trưởng) quyết định.

Hàng năm, Hội đồng các tỉnh phải báo cáo cho Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động, đồng thời nêu Kế hoạch năm tới. Hội đồng quốc gia có báo cáo chung gửi Hội đồng các tỉnh.

Kinh phí hoạt động: do ngân sách nhà nước cấp qua Bộ Tư pháp, năm 2000 là 18 triệu France. Căn cứ vào số dân và những vấn đề cần tập trung giải quyết của từng tỉnh mà Bộ Tư pháp phân bố kinh phí. Ngoài ngân sách nhà nước cấp, các cơ quan thành viên Hội đồng đóng góp một phần tài chính (qua tài khoản Hội đồng), cơ sở vật chất và cử cán bộ tham gia.

Thành viên Hội đồng không có phụ cấp trách nhiệm, vì đã nhận lương công tác.

c. Hình thức phổ biến, tiếp cận pháp luật:

- Thông qua các hoạt động phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật của các thành viên Hội đồng.

- Giáo dục pháp luật trong trường học:

Chương trình chính khóa gồm những nội dung rất cơ bản (mang tính giới thiệu) về nhà nước và pháp luật.

Chương trình ngoại khóa: các trường cấp 2, 3 đều tổ chức hoạt động ngoại khóa để phổ biến pháp luật cho học sinh, thanh niên.

- Phổ biến, tiếp cận pháp luật thông qua báo chí:

Báo chí thông tin về văn bản pháp luật mới. Những văn bản liên quan nhiều đến dân thì được báo chí đăng nhiều.

Bộ Tư pháp có Tin nội bộ, thông tin về hoạt động tư pháp về văn bản, phát hành tới Tòa án địa phương. Bộ Tư pháp đã đăng nhập các thông tin về tổ chức, hoạt động và văn bản pháp luật trên Internet; mọi người có thể khai thác, sử dụng không phải trả tiền.

Công báo: là cơ quan thuộc Chính phủ. Công báo gồm Luật, Sắc lệnh, văn bản pháp quy, những thảo luận trong Quốc hội (Thượng viện, Hạ viện); đang một số bản án, mẫu hợp đồng… Công báo phát hành hàng ngày, trừ ngày cuối tuần. Pháp có Luật về Công báo. Công báo được in (theo cổ truyền) và được đưa vào máy tính (Công báo điện tử). Riêng Công báo tin được khoảng 50.000 cơ quan, đơn vị, cá nhân đăng ký mua.

- Nhà pháp luật: được thành lập tại các khu dân cư. Chánh án và Trường Công tố quyết định thành lập, địa điểm đặtNhà pháp luật và việc tham gia của các luật sư, thẩm phán… Đã có 51 Nhà pháp luật được thành lập ở các tỉnh. Nhà pháp luật giúp nhân dân tiếp cận pháp luật, giúp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thông qua hòa giải.

- Hòa giải: Bộ luật dân sự có nhiều điều nói về công tác hòa giải. Khi có mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, người bị hại và người gây hại có thể đến Nhà pháp luật để hòa giải hoặc được lãnh đạo Nhà pháp luật mời đến để hòa giải. Thông qua hòa giải, cán bộ pháp luật cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho dân.

Nhận xét: Pháp là một quốc gia có truyền thống về pháp luật. Chính phủ rất coi trọng việc phổ biến, thông tin pháp luật và tạo điều kiện cho dân được tiếp cận với pháp luật. Chính vì thế mà Cộng hòa Pháp có Luật về tiếp cận pháp luật. Đặc biệt, Nhà nước đảm bảo kinh phí cho công tác này. Đồng thời, có sự đóng góp của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

5. Ôxtrâylia

Ở Ôxtrâylia, có nhiều cơ quan, tổ chức cùng tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có vai trò rất lớn của Ủy ban nhân quyền của Ôxtrâylia.

Để đưa pháp luật đến với nhiều người dân, Ủy ban nhân quyền của Ôxtrâylia thực hiện một số hoạt động sau:

- Làm việc với các thầy giáo và sinh viên, để xây dựng chương trình liên kết với nhóm trực tuyến, qua đĩa CD-ROMs và các nguồn băng video.

- Làm việc với người sử dụng lao động, để cung cấp thông tin và nguồn để giảm phân biệt đối xử và quấy rối trong nơi làm việc.

- Làm việc với các nhóm cộng đồng, để cung cấp thông tin và các nguồn để hỗ trợ công việc của họ.

- Làm việc với thành viên hành nghề pháp luật, tổ chức hội thảo và phát hành các tạp chí cập nhật về các vấn đề pháp lý.

- Làm nước chủ nhà tổ chức các hội nghị và sự kiện, như lễ Trao giải và Huân chương về Nhân quyền hàng năm.

Ủy ban có một trang web: http://www.humanright.gov.au khá toàn diện bao gồm các thông tin và nguồn cho các cá nhân, trường học, người sử dụng lao động và các nhóm cộng đồng và xuất bản nhiều ấn phẩm.

Các hình thức phổ biến:

a. Phương tiện truyền thông

Làm việc với các phương tiện truyền thông là một phần chủ yếu trong chức năng giáo dục công cộng của Ủy ban. Ủy ban tham gia vào các cuộc tranh luận công cộng thông qua phương tiện truyền thông điện tử và bản in nhằm cung cấp thông tin cho công chúng, và trực tiếp cho các nhà báo và nhà biên tập.

Ủy ban sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và cả đặc biệt như đài phát thanh và báo Dân tộc thiểu số hoặc bản địa cũng như phương tiện truyền thông khu vực để cung cấp thông tin chung về hệ thống khiếu nại của Ủy ban, khả năng can thiệp về pháp lý của Ủy ban và các lĩnh vực hoạt động khác.

Tổng thống và các Ủy viên sử dụng phương tiện truyền thông để tham gia vào các cuộc tranh luận công cộng về nhân quyền và các vấn đề về phân biệt đối xử bao gồm người tị nạn và tìm kiếm người tị nạn, sự lăng mạ sắc tộc, công lý xã hội bản xứ, quyền bản xứ, phân biệt đối xử và quấy rối về giới tính, nghỉ thai sản được hưởng lương và các vấn đề công bằng khác, phân biệt đối xử với người tàn tật và về những thay đổi của pháp luật có thể ảnh hưởng tới nhân quyền. Đây là những vấn đề đang gây tranh cãi. Vì vậy, tranh luận xung quanh các vấn đề này thường rất dễ bị đưa lên phương tiện truyền thông. Nhiệm vụ của Ủy ban là đảm bảo rằng các thông điệp được đưa lên các phương tiện truyền thông được chuẩn bị kỹ càng và theo cách để người dân sẽ nghe theo, hiểu và hy vọng họ sẽ ủng hộ. Vì vậy, cần phải rất chú ý đến từ ngữ sử dụng trong các bài phát biểu, bài báo hoặc các tài liệu công cộng khác do Ủy ban phat hành. Và đây là lý do tại sao Ủy ban tuyển dụng những người có khả năng chuẩn bị các thông điệp này rất tốt để làm việc với các phương tiện truyền thông.

Ủy ban phát hành khoảng 90 thông cáo báo chí mỗi năm và các Ủy viên phải đưa các đoạn hoặc bài viết về quan điểm để đăng lên các báo quốc gia và khu vực.

b. Các trường học

Công việc với các trường liên quan đến một số yếu tố khác nhau. Trước đây, nhân viên trong Ủy ban của thường đến thăm các trường học và tổ chức hội thảo, tận dụng đáng kể internet để thực hiện các hoạt động và giáo dục nhân quyền qua mạng. Ủy ban xây dựng các tài liệu giảng dạy để đưa vào chương trình giảng dạy của các trường.

Ủy ban tổ chức một số hội thảo cho sinh viên của các trường. Hội thảo không dưới hình thức bài giảng mà là bài tập thực tiễn để lôi kéo sinh viên tham gia thảo luận và tìm hiểu về nhân quyền. Năm 1998, Uỷ ban đề xuất một loạt các hội thảo một ngày về “Thách thức với giới trẻ” trên toàn Australia. Các hội thảo này quy tụ hàng nghìn giáo viên và học sinh  các trường trung học để tìm hiểu các nguyên tắc và thực tiễn về nhân quyền và làm thế nào để họ có thể tác động tới thay đổi xã hội đối với cuộc sống của bản thân họ và của những người khác trong cộng đồng.

Với thách thức với giới trẻ, các học sinh thực hiện một bài tập về hoạch định chính sách có tác động qua lại và xem một băng về tình huống và phải giải quyết trong một ngày. Các chuyên gia cũng cấp thêm đầu vào và sau đó, học sinh được chia thành nhóm hỗn hợp để xây dựng các chiến lược giải quyết tình huống đưa ra. Cuối cùng, mỗi nhóm trình bày giải pháp của mình dưới hình thức một vở kịch.

Trên cơ sở thành công của các hội thảo này, Uỷ ban đã giới thiệu một phiên bản trên mang về “Thách thức với giới trẻ” thông qua trang Web của chúng tôi năm 2001. Bằng cách này, thay vì phải đưa học sinh tới với chương trình, chúng tôi đưa chương trình đến với học sinh, sử dụng công nghệ trực tuyến. Và điều này làm cho chương trình có thể đến với một số lượng học sinh lớn hơn nhiều.

Chương trình “thách thức với giới trẻ” trực tuyến bao gồm 3 phần. Một là ‘Nhân quyền trong lớp học’ giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc của nhân quyền, và giải thích sự liên quan với cuộc sống hàng ngày. Phần thứ hai về một vụ việc liên quan đến một người khuyết tật. Phần này giúp học sinh hiểu được kinh nghiệm của người khuyết tật và tìm hiểu về vấn đề phân biệt đối xử với người khuyết tật. Phần thứ ba gọi là ‘người trẻ tuổi với nơi làm việc’. Phần này đề cập tới vấn đề về phân biệt chủng tộc và giới tính tại nơi làm việc. Mục tiêu của phần này là giúp giới trẻ trong giai đoạn chuyển đổi từ trường học sang môi trường làm việc và đối mặt với những vấn đề phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

Ủy ban đã xây dựng một phần trong chương trình Thách thức với giới trẻ với một tình huống về quấy rối tình dục, một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến quyền của các em gái và phụ nữ. Chương trình này tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của quấy rối tình dục trong trường học.

c. Trang web thông tin cho học sinh

Ngoài tài liệu cho “Thách thức với giới trẻ”, Ủy ban còn xây dựng nhiều nguồn thông tin cho học sinh. Trên thực tế, năm 1998, Ủy ban đã xây dựng Cổng thông tin được gọi là “Thông tin cho sinh viên” trong trang web.

d. Các cuộc thi viết luận và nghệ thuật về pháp luật.

Ủy ban thực hiện một số phương pháp khá sáng tạo để thu hút học sinh tham gia vào các vấn đề về nhân quyền ngoài các phương pháp học chuẩn bằng xây dựng giáo trình và ấn phẩm chuẩn. Các phương pháp này bao gồm các cuộc thi viết bài luận và thi nghệ thuật trong đó các trường được mời sử dụng các kỹ năng sáng tạo để xây dựng các tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học về các vấn đề nhân quyền hiện thời. Ủy ban đã tổ chức các cuộc thi này hàng năm trong những năm trở lại đây với sự giúp đỡ của một tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Đã quảng cáo về cuộc thi trên trang Web và thành lập một Ban giám khảo. Hình thức này đã được khá nhiều người biết đến và cuộc thi năm 2007 có hơn 500 tác phẩm dự thi.

đ. Trang web cho giáo viên

Năm 2002, Ủy ban đã đưa vào sử dụng Cổng thông tin cho giáo viên trên trang web. Phần này giúp các giáo viên có thể truy cập vào hàng loạt các nguồn thông tin về nhân quyền để sử dụng trong các lớp học ở Australia. Cổng thông tin này được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho giáo viên các tài liệu giáo dục về nhân quyền mới nhất. Cổng thông tin này rất thông dụng với các giáo viên và học sinh.

Tất cả các tài liệu về pháp luật và nhân quyền trên cổng thông tin dành cho giáo viên được xây dựng dựa trên chương trình giảng dạy. Có nghĩa là nó được thiết kế theo cách để có thể dễ dàng lồng ghép vào chương trình giảng dạy của các trường đã được ban hành theo quyết định của cơ quan giáo dục tại từng Bang hoặc Vùng lãnh thổ của Australia. Vì vậy, nói chuyện với các giáo viên và các bộ về giáo dục là rất quan trọng để có được sự phối hợp của họ và để tìm ra chỗ có thể lồng ghép các tài liệu của Ủy ban vào chương trình giảng dạy.

e. Hình thức giảng dạy

Đây là các gói thông tin và hoạt động mà giáo viên có thể sử dụng trong lớp học.

g. Đài phát thanh Australia: hình thức giáo dục này tập trung vào các vấn đề phân biệt chủng tộc. Nó bao gồm tập hợp các câu chuyện có thực hiện thời về sự đa dạng và cùng chung sống ở Australia cũng như các thông tin về Đạo luật chống phân biệt chủng tộc. Nhờ hình thức này, các câu chuyện khác nhau về người Australian được kể và ca ngợi. Học sinh sẽ tăng cường hiểu biết của mình về sự đa dạng, phân biệt đối xử, quan hệ chủng tộc, tình hữu nghị và tôn trọng. Hình thức này bao gồm nhiều các bài tập tại lớp, một số dựa trên cơ sở nghiên cứu, một số liên quan đến sự diễn đạt sáng tạo và nghệ thuật và một số liên quan đến các vở kịch có sự tác động qua lại và bài tập nhóm. Các hoạt động học tập và giảng dạy trong hình thức này được xây dựng để chúng có thể dễ dàng được lồng ghép vào chương trình của trường. Các hình thức này cũng có thể áp dụng tại các lớp cuối của tiểu học và lớp đầu của trung học cũng như trong các môn học khác như phát triển cá nhân, nghệ thuật, pháp luật, tiếng Anh và lịch sử.

h. Danh sách địa chỉ thư điện tử cho giáo dục về pháp luật

Danh sách địa chỉ thư điện tử cho giáo dục về pháp luật cung cấp các cập nhật về các sáng kiến giáo dục pháp luật và về nhân quyền do Ủy ban và các cơ quan đầu mối khác thực hiện. Nó cũng bao gồm bản tin hàng tháng và các thông báo đặc biệt.

i. Phổ biến cho người lao động

Quyền của người lao động là công việc nổi bật của Ủy ban bởi vì một phần của các vi phạm nhân quyền và phân biệt đối xử xảy ra ở nơi làm việc. Một phần lớn các chương trình giáo dục và tuyên truyền thông tin được thực hiện qua việc trực tiếp cung cấp thông tin cho người lao động về quyền của họ tại nơi làm việc.

Cổng về người lao động trong trang web của chúng tôi giải thích sự vận hành của các luật về chống phân biệt của liên bang do Ủy ban của chúng tôi thi hành. Các nguồn thông tin này giải thích cách mà người lao động có thể sử dụng pháp luật để khiếu nại với Ủy ban nếu họ bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử có thể bao gồm bị từ chối tuyển dụng, bị đuổi việc một cách không công bằng, bị từ chối thăng chức hoặc các lợi ích khác, bị từ chối tiếp cận tới các cơ hội đào tạo, hoặc bị quấy rối và bị ức hiếp.

k. Phổ biến pháp luật cho người sử dụng lao động

Thông tin trên trang web cũng nhằm giúp đỡ người sử dụng lao động hiểu quyền và trách nhiệm của họ theo pháp luật và về nhân quyền và chống phân biệt của Australia.

l. Phổ biến pháp luật cho các cộng đồng

Do làm việc trực tiếp với các cộng đồng tốn nhiều nguồn lực và thời gian, chi phí đi lại… nên cần phải định hướng công việc này theo hướng chiến lược. Điều này bao gồm cẩn thận lựa chọn những người sẽ tham vấn để sử dụng các nguồn này một cách hiệu quả nhất. Như vậy, một phần lớn việc tham vấn liên quan đến các tổ chức đại diện như các tổ chức đại diện lợi ích của các nhóm cử tri trong cộng đồng phụ nữ, người tàn tật, dân tộc thiểu số… Thường đó là những cơ quan đầu mối quốc gia có mạng lưới và chi nhánh rộng lớn thông qua đó họ có thể phổ biến thông tin.

6. Liên bang Nga

Công tác PBGDPL ở Liên Xô cũ (trước năm 1991) được thực hiện theo mô hình như ở Việt Nam hiện nay: có cơ quan quản lý nhà nước về công tác này (Bộ Tư pháp), có Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL; các hình thức PBGDPL đa dạng: tuyên truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động, biên soạn và phát hành các tài liệu pháp luật, giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện tư vấn pháp luật…

Sau khi Liên Xô tan rã, xuất phát từ những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, hoạt động PBGDPL ở Liên bang Nga cũng có những thay đổi đáng kể.

6.1. Về mô hình tổ chức: không còn tổ chức Hội đồng phối hợp, không có cơ quan quản lý nhà nước về công tác này (như Vụ PBGDPL ở Việt Nam).

Hiện nay, tại Liên bang Nga có Trung tâm thông tin khoa học pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp. Trung tâm này được thành lập từ năm 1975 với nhiệm vụ là làm công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và tạo cơ chế thông tin hiệu quả cho cán bộ và nhân dân về các quy định của pháp luật hiện hành. Cho đến năm 1993 đây là cơ quan nhà nước duy nhất đảm bảo thông tin pháp lý cho tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp các cấp ở Liên bang Nga.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm này là tập hợp và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử thông tin pháp luật, đảm bảo việc cung cấp thông tin pháp luật cho các cơ quan hành pháp Liên bang, các tổ chức và cá nhân.

6.2. Về các hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật

- Đăng ký kịp thời, đầy đủ văn bản QPPL: Theo quy định của luật pháp LB Nga, tất cả các văn bản QPPL của Liên bang (cấp trung ương) phải được đăng tải trên “Toàn tập văn bản pháp luật LB Nga” (như công báo ở Việt Nam) hoặc trên Báo “Nước Nga”.

- Thông tin các phương tiện thông tin đại chúng: trên các báo, đài phát thanh và các kênh truyền hình đều có các chuyên mục đăng tải thông tin pháp luật (về các văn bản pháp luật mới, về hoạt động xây dựng pháp luật và tình hình thực thi pháp luật). Đặc biệt, trên các kênh truyền hình dành nhiều thời lượng cho việc thông tin về hoạt động của cơ quan lập pháp Liên bang (Duma quốc gia), có các chương trình pháp luật được phát sóng theo định kỳ hàng tuần, hàng ngày (một số chương trình thu hút được đông đảo khán giả như: “Con người và pháp luật” – chương trình thông tin tổng hợp với các phóng sự điều tra về những vụ việc cụ thể; “Một giờ tại tòa án” – chương trình thực hiện về phiên xét xử tại tòa án…).

Hiện nay, ở Liên bang Nga có rất nhiều trang thông tin điện tử và các ấn phẩm thông tin điện tử (đĩa CD Rom) cung cấp thông tin pháp luật, đặc biệt trong việc cung cấp các văn bản QPPL trong mọi lĩnh vực.

- Giáo dục pháp luật: trước những năm 90 ở Liên Xô thực hiện chương trình giáo dục đại cương nhà nước và pháp luật trong nhà trường. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, môn học này đã không là một trong những môn học bắt buộc tại trường phổ thông.

Từ năm 1997, Quỹ cải cách giáo dục ở Liên bang Nga đã thực hiện Dự án “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” với mục đích xây dựng chương trình giáo dục pháp luật khung giảng dạy tại các trường phổ thông. Hiện nay bộ sách giáo khoa “Kiến thức pháp luật phổ thông” đã được biên soạn, gồm sách “Xã hội và tôi” dành cho học sinh lớp 5-6, sách “Kiến thức pháp luật phổ thông. Đối thoại về pháp luật” dành cho học sinh lớp 7, “Kiến thức pháp luật phổ thông” dành cho học sinh lớp 8-9, sách “Pháp luật và kinh tế” dành cho học sinh lớp 10 và các sách dành cho giáo viên, sách tham khảo, bài tập…

Tại các trường đại học của Liên bang Nga (trong đó có các trường sư phạm) đều giảng dạy môn học pháp luật cho sinh viên. Riêng đối với đào tạo chuyên ngành luật, ở Liên bang Nga có chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển đào tạo chuyên ngành luật 2001-2005”.

- Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật: các văn phòng, công ty luật. Theo quy định của Luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Liên bang Nga, trong hoạt động của mình, các luật sư có trách nhiệm trợ giúp, tư vấn pháp luật miễn phí cho một số đối tượng chính sách.

- Một mô hình mới được triển khai từ năm 1998 là việc thành lập các trung tâm thông tin pháp luật tại các thư viện công cộng với cơ sở dữ liệu pháp luật được truy cập miễn phí. Tại đây, nhân viên của trung tâm còn tư vấn giúp bạn đọc tìm kiếm các văn bản và các tài liệu liên quan có tại trung tâm cũng như trong thư viện.

 Ở một số nơi, có sự phối hợp giữa trung tâm và các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các sinh viên luật tham gia cộng tác tại trung tâm, vừa phục vụ bạn đọc tìm kiếm tài liệu, vừa thực hành khả năng tư vấn pháp luật của mình.

- Thông qua hoạt động tham gia xây dựng pháp luật, cụ thể là việc lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo luật (theo quy định của Hiến pháp và Luật trưng cầu dân ý).

7. Bang Bắc Sông Ranh – CHLB Đức

Các tòa án có ngày “Mở cửa” để người dân được trực tiếp tham gia vào các phiên tòa xét xử. Tại những ngày này, Tòa án cung cấp một số tài liệu pháp luật cho những người tham dự phiên tòa.

8. Mỹ và Canada

- Ở 2 quốc gia này, các dự thảo luật phải được công bố trước khi ban hành chính thức, có nghĩa là các phiên họp của Quốc hội tạo cho người dân cơ hội để “đề xuất ý kiến cho các đại biểu quốc hội hoặc tham gia vào phiên họp”. Các cuộc thảo luận trực tiếp đôi khi được thực hiện trên truyền hình và đăng tải trên các tờ báo.

- Tất cả các dự thảo luật phải được công bố trước khi ban hành chính thức, có nghĩa là các phiên họp của Quốc hội tạo cho người dân cơ hội để “đề xuất ý kiến cho các đại biểu quốc hội hoặc tham gia vào phiên họp”. Các cuộc thảo luận trực tiếp đôi khi được thực hiện trên truyền hình và đăng tải trên các tờ báo.

- Ở Hoa Kỳ, các dự thảo văn bản dưới luật phải được công bố trước khi ban hành chính thức trên Công báo của Chính phủ.

- Người dân có cơ hội để đọc dự thảo và cho ý kiến. Sự tham gia và cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật giúp cho người hiểu luật trước khi luật đó được thông qua.

2. Các ấn phẩm, xuất bản phẩm của Chính phủ

a. Luật và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác

b. Tờ rơi – ví dụ, các loại tờ rơi của Cơ quan Đăng ký tài sản cá nhân của bang New Brunswick, Canada

c. Sách bỏ túi

(1) Cẩm nang hướng dẫn cho người lái xe của bang Califofnia do Cơ quan quản lý giao thông của Bang phát hành. California là một bang lớn quan tâm đến việc tuân thủ luật giao thông. Nhiều tai nạn gây chết người hay thương tật làm phát sinh những chi phí nặng nề về mặt xã hội, y tế và kinh tế.

(2) Tổ chức, chức năng mối quan hệ của Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ với các cơ quan khác: hỗ trợ người tiêu dùng hiểu biết được về hệ thống cơ quan này.

d. Sách hướng dẫn

Sách hướng dẫn cách thức thành lập doanh nghiệp ở Singapore do Cơ quan đăng ký công ty và doanh nghiệp phát hành. Điều quan trọng là tạo điều kiện để việc thành lập các doanh nghiệp mới được diễn ra dễ dàng, suôn sẻ mà các hoạt động này sẽ mang lại đầu tư mới và làm cho nền kinh tế phát triển.

3. Các xuất bản phẩm do tư nhân phát hành

Phần lớn hoạt động phố biến và giáo dục pháp luật tới công chúng tại Canada và Hoa kỳ đều do khu vực tư nhân thực hiện.

a. Có nhiều loại xuất bản phẩm bởi lẽ người dân, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp muốn tuân theo pháp luật hoặc ít ra là tránh không vi phạm pháp luật về những lý do về chi phí thời gian cũng như tiền bạc, tiền phạt, theo đuổi vụ kiện, án phí thường tốn kém hơn nhiều so với khoản phải bỏ ra để tránh những chi phí này.

  b. Sách giáo khoa của các trường đại học thường do tư nhân ấn hành.

c. Các xuất bản phẩm của các luật gia và các công ty luật. Ví dụ “Cẩm nang tuân thủ luật cạnh tranh cho các nhà doanh nghiệp” do công ty Luật McCarthy – Tetrault ấn hành.

d. Các xuất bản phẩm của các công ty kế toán: “Hướng dẫn kinh doanh tại Singapore”.

4. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các đoàn luật sư, hiệp hội thương mại và các công ty tư nhân tổ chức:

Đây là hoạt động lớn, hầu hết là do các tổ chức phi – chính phủ thực hiện, ví dụ khóa học về soạn thảo hợp đồng quốc tế, giải thích cho khách hàng ý nghĩa của WTO, v.v… Giáo dục pháp luật thường xuyên bắt buộc 12 giờ/năm.

5. Công nghiệp truyền thông đại chúng và giải trí – hoàn toàn do khu vực tư nhân thực hiện.

a. Các chương trình truyền hình phổ biến: Perry Mason, Pháp luật Los An-giơ-lét (LA Law), Tòa giải quyết các vụ tranh chấp nhỏ (Small Claims Court), Kênh truyền hình chuyên đưa tin về các khóa học của Quốc hội (C-Span), phiên tòa nổi tiếng về OJ Simpson.

b. Các tờ báo thường có chuyên mục pháp luật.

6. Phương tiện phổ biến, giáo dục pháp luật quan trọng hiện nay ở Hoa Kỳ, và Canada là Internet.

Hiện nay, ở các nước này, toàn bộ các văn bản luật, văn bản pháp quy đều được công bố trên mạng Internet cũng như được in thành văn bản. Tất cả các văn bản pháp luật đó, cũng như các dự thảo đều có mặt trên trang mạng của Hạ nghị Viện Mỹ.

d. Hạ tầng cơ sở chủ yếu hỗ trợ cho công tác phổ biến và giáo dục pháp luật. Phổ biến và giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc phát hành các tờ rơi, các sách bỏ túi và giới thiệu cho người dân về các đạo luật. Các luật gia, các thẩm phán, công chức và nhân dân cần phải được tiếp cận với các luật hiện hành để có thể sử dụng chúng. Điều này có nghĩa là tất cả các đạo luật đều phải được tập hợp vào một mối duy nhất, nơi công chúng có thể tiếp cận hoặc truy cập, có thể đó là thư viện và/hoặc cơ sở dữ liệu điện tử. Cơ sở dữ liệu gắn với việc truy cập thông tin thông qua mạng internet hoặc intranet sử dụng công nghệ của internet hoặc các tiêu chuẩn của internet nhằm giúp cho việc tiếp cận này được hoặc dễ dàng hơn và rẻ hơn.

Nhưng, luật cần được sắp xếp, tổ chức sao cho nhân dân cũng như luật gia có thể tìm thấy được. Không những chỉ dân thường mà thậm chí các luật gia cũng không thể nào nhớ nổi tất cả các đạo luật. Phổ biến và giáo dục pháp luật cung cấp thông tin về một đạo luật nào đó cho người dân và nhờ đó, họ có thể biết được đạo luật này đang hiện hành. Nhưng, một đạo luật chỉ quan trọng đối với người dân khi họ cần vì một vài lý do khẩn cấp nào đó, còn không người dân sẽ quên đi các chi tiết trong luật. Khi họ cần biết về luật, họ hoặc các luật gia của họ phải có thể truy cập được toàn văn luật hiện hành chứ không chỉ là một cuốn tóm tắt. Yêu cầu này không chỉ đối với các văn bản luật mà còn phải áp dụng cho tất cả các văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Bộ trưởng, hướng dẫn của Tòa án tối cao. Như vậy là việc sắp xếp, tổ chức các văn bản luật là cần thiết, nhiều nước đã thực hiện công việc này dưới hình thức sắp xếp các đạo luật có liên quan thành từng nhóm chủ đề ví dụ tổng luật có chủ đề về kinh doanh, về sức khỏe và an toàn, về thuế v.v… Các tổng luật này đều có các bảng danh mục chi tiết và toàn diện. Cơ sở dữ liệu được tổ chức sắp xếp sao cho đáp ứng được yêu cầu sử dụng truy cập và tìm kiếm văn bản toàn văn.

Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là người dân phải biết chắc rằng họ có thể tìm thấy tất cả các văn bản luật liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm. Điều này đòi hỏi các văn bản luật cần phải được phát hành tập trung trước khi có hiệu lực. Nói cách khác, luật không thể được ban hành hay công bố khi chưa được đăng trên Công báo. Đối với các văn bản pháp quy cũng vậy, ví dụ như các đạo luật do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng như các quyết định của Chính phủ đều phải được công bố tại cơ quan đăng ký Liên bang chỉ sau khi xảy ra trường hợp nổi tiếng, đó là trường hợp Tòa án tối cao đã ra quyết định đối với một vụ án mà quyết định đó lại dựa vào một văn bản pháp luật đã bị hủy bỏ và hết hiệu lực nhưng không ai được biết về việc hủy bỏ ấy, kể cả các thẩm phán.

Qua kinh nghiệm các nước về PBGDPL cho thấy, đối với Việt Nam, cho đến những năm 2010-2020, việc tổ chức công tác PBGDPL, đầu tư nguồn nhân lực và vật lực cho công tác này vẫn phải là trách nhiệm chủ yếu của Nhà nước. Trong giai đoạn tiếp theo, sau khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, kinh tế, xã hội phát triển, trình độ dân trí tăng lên, nhất là dân trí pháp lý, quá trình xã hội hóa công tác này sẽ diễn ra mạnh mẽ, người dân sẽ tự tìm hiểu pháp luật nhiều hơn nhờ sự giúp đỡ của hệ thống dịch vụ pháp lý đang trên đà phát triển, sự giúp đỡ của Nhà nước trong PBGDPL sẽ thu hẹp lại chỉ ở một số đối tượng nhất định. Một vấn đề nữa cần chú ý là hoạt động PBGDPL, dù là thực hiện theo mô hình nào cũng phải tiến hành thường xuyên, liên tục, đa dạng về hình thức, thiết thực về nội dung, phù hợp với đối tượng và địa bàn. Đồng thời, việc huy động tất cả các nguồn lực xã hội vào PBGDPL có ý nghĩa rất quyết định trong việc thực hiện một chiến lược dài hạn về giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân./.

 

 



[1] Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, 1985, tr.240

[2]  Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, 1985, tr.258

[3] Công báo nước Việt nam Dân chủ cộng hoà số 19/55, tr. 192

[4] Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, 1960. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập 2010.

[5] Theo Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp bộ “50 năm ngành Tư pháp Việt Nam”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2002, trang 33

[6] Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37, tr 562 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004

 

[7] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam. Tập I. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 4.1982. tr.114, 115

 

[8] Văn kiện Đảng Toàn tập, tập  47, tr.803 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[9] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991

[10] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1996

[11] Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp.

[12] Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và doanh nghiệp nhà nước.

[13]  Kỷ yếu Dự án VIE 98/001, Bộ Tư pháp-UNDP, Hà Nội, 2002, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp

[14] Kỷ yếu Dự án VIE 98/001, Bộ Tư pháp và UNDP, Hà Nội, 2002

[15] Điều 46 Luật Tổ chức Quốc hội và tinh thần Điều 9 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp năm 2003

[16] Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật, NXB. Pháp lý, Hà Nội, 1985, tr. 129.

[17] V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 39, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1977, tr. 378.

 

[18] Hồ Chí Minh, SĐD, tr. 132-133.

 

[19] Hồ Chí Minh, Toàn tập, , NXB. Chính trị Quốc gia, Tập 5, Hà Nội, 2000, tr. 389-390

[20]  V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tr. 608.

[21] Báo Pháp luật (Bộ Tư pháp), số Xuân Giáp Thân 2004, tr. 2.

[22] Lê Khả Phiêu - Đảng Cộng sản Việt Nam, 70 năm xây dựng và trưởng thành, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 31

 

[23] Mongtexkie, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.43,45

[24] Xem : Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 1/2002

[25] Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Tập I, NXB Sự thật, 1958, trang 235

[26]  Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, 1985

[27] Tuyển tập, Tập II, 1980, trang 110 - 112

[28] Theo Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp bộ “50 năm ngành Tư pháp Việt Nam”, Hà Nội, 2002, trang 33

[29] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, 1987

[30] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, 1991

[31] Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, 1996



 

 

 

File đính kèm ...