• Thuộc tính
Tên đề tài Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Nội dung tóm tắt
 
 
 
 
Nội dung toàn văn

Trường hành chính quốc gia

 

 

 

 

 

Đề tài khoa học

Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước

 

Mã số: 89-96-013

 

Ngày: 10-05-1989

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội – 1990

Chủ nhiệm đề tài : Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia

 

Các thành viên : Phó giáo sư – Phó tiến sĩ Vũ Bá Đường – Chủ nhiệm khoa Quản lý Hành chính Nhà nước

: Phó giáo sư – Phó tiến sĩ Lương Trọng Yêm – Trưởng ban Giáo vụ

: Giảng viên chính Bùi Quang Hoan – Phó chủ nhiệm khoa Quản lý Hành chính Nhà nước

: Phó tiến sĩ – Giảng viên chính Nguyễn Hữu Tri

: Giảng viên Bùi Xuân Lự

: Trợ lý giảng viên Chu Xuân Khánh

 

 

Đề tài được thực hiện từ tháng 05-1989 đến tháng 9-1990. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các cơ quan Trung ương các địa phương, các Khoa và Tổ bộ môn của trường Hành chính Quốc gia đã cộng tác và góp nhiều ý kiến cho đề tài.

 

Mục lục

Đặt vấn đề 1

Phần thứ nhất

Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của

bộ máy hành chính Nhà ưnớc

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành bộ máy quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam 5

1.1. Nhận thức về hệ thống hành chính Nhà nước 5

1.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống hành chính Nhà nước 7

1.3. Nhận xét tổng quát về hệ thống hành chính Nhà nước 10

Một số vấn đề chủ yếu cần quán triệt để xác định tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước 17

2.1. Phải xuất phát từ cơ sở và trình độ phát triển kinh tế – xã hội – chính trị để hình thành bộ máy hành chính Nhà nước thích hợp 18

2.2. Phải vận dụng thích hợp, sáng tạo và thực hiện đúng đắn nguyên tắc tâp trung dân chủ trong quản lý Nhà nước 19

2.3. Vận dụng và thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước theo ngành và quản lý Nhà nước theo lãnh thổ hành chính 21

2.4. Phân định rõ sự lãnh đạo của Đảng với quản lý Nhà nước, phân định và kết hợp tốt sự quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh 24

2.5. Nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước 28

2.6. Bảo đảm tính liên tục trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước 29

Kiến nghị và thiết kế mô hình hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước 31

3.1. Bộ máy hành chính Nhà nước Trung ương 31

3.2. Thiết kế mô hình bộ máy chính quyền địa phương 37

Phần thứ hai

Xây dựng và nâng cao chất lượng

Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

Đánh giá tổng quát về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 55

1.1. Những quan niệm về công chức hành chính Nhà nước 55

1.1.1. Quan niệm về công chức quan lại trong nền hành chính phong kiến 55

1.1.2. Quan niệm về công chức trong nền hành chính tư sản 56

1.1.3. Quan niệm về công chức trong nền hành chính các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn vừa qua 58

1.1.4. Các tiêu chuẩn xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ta 59

1.2. Đánh giá tổng quát về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước nước ta 62

1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 62

1.2.2. Đánh giá tổng quát đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 63

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 68

2.1. Phân ngạch công chức hành chính Nhà nước 68

2.2. Tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước 70

2.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của công chức hành chính Nhà nước 73

2.3.1. Nghĩa vụ 73

2.3.2. Quyền lợi 76

2.4. Quản lý công chức hành chính Nhà nước 80

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 81

3.1. Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 83

3.2. Thực hiện quy chế thi tuyển, quy chế ra trường và đào tạo chính quy đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 84

3.2.1. Hệ thống và chương trình đào tạo chính quy đội ngũ công chức hành chính Nhà nước 84

3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển sinh hệ đào tạo 86

3.2.3. Xây dựng và thực hiện quy chế ra trường, giao phó nhiệm vụ 88

3.3. Củng cố và cỉa cách hệ thống tổ chức, chương trình, nội dung và xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên 89

3.3.1. Cải cách căn bản hệ thống trường Hành chính 89

3.3.2. Đối với Trường Hành chính quốc gia 90

3.3.3. Phát triển từng bước các trung tâm bồi dưỡng và đào tạo 92

Những kiến nghị và kết luận 92

4.1. Một số kiến nghị 92

4.2. Kết luận 96

Phần thứ ba

Những vấn đề nghiên cứu cụ thể

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy gia: "Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ngày càng chính quy, hiện đại, có năng lực thực sự để quản lý đất nước bằng pháp luật" 100

Phó giáo sư – Phó tiến sĩ Vũ Bá Đường: "Tổng quát tình hình về bộ máy hành chính Nhà nước ở một số nước (Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Pháp, Thụy Điển)" 130

Bùi Quang Hoan: "Tổng quát tình hình công chức Nhà nước ở nước ta" 151

Phó Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri: "Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học" 176

Phần thứ tư

Danh mục tài liệu tham khảo

Phần thứ nhất

Tài liệu nước ngoài 180

Tài liệu trong nước 181

Phần thứ hai

Tài liệu nước ngoài 189

Tài liệu trong nước 190

 

Đặt vấn đề

Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển hệ thống hành chính Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng cải tiến, củng cố và tiếp tục hoàn thiện, để bộ máy đó đáp ứng được yêu cầu quản lý nền kinh tế – xã hội qua các giai đoạn phát triển lịch sử của đất nước. Hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực sự là một công cụ đắc lực, cải tạo và xây dựng từng bước chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

Song, cho đến nay, nhất là những năm gần đây, bộ máy đó đã bộc lộ nhiều khuyết tật, không đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng và các nghị quyết tiếp sau của Ban Chấp hành Trung ương của Hội đồng Bộ trưởng.

Để góp phần tìm ra một mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước thích hợp trong điều kiện đất nước ta hiện nay, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và đào tạo có hệ thống đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, khắc phục những khuyết điểm của bộ máy hiện tại, đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi đặt ra nhằm đạt tới mục đích đó.

Nội dung nghiên cứu bao gồm 2 phần, có những vấn đề chính sau đây:

Phần thứ nhất: Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam.

Phân tích và đánh giá quá trình vận dụng lý luận và thực tiễn để tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước ta và tổng kết kinh nghiệm hoạt động của bộ máy đó trong 45 năm qua.

Xác định những vấn đề chủ yếu cần quán triệt trong việc hoàn thiện hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Thiết kế mô hình tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước thích hợp trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Phần thứ hai: Xây dựng đội ngũ và nâng cao chất lượng bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Đánh giá tổng quát đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước chính quy.

Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

 

Đề tài được xác định và đăng ký từ tháng 5-1989, và tổ chức thực hiện nghiên cứu qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xây dựng đề cương và sưu tập tư liệu, danh mục tham khảo cho đề tài. Danh mục tham khảo có 161 tài liệu gồm các phần lý luận, kinh nghiệm cua các nước: Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Pháp, Thuỵ Điển... tham khảo tư liệu của chính quyền Sài Gòn cũ và các văn bản luật và pháp quy của Nhà nước ta.

 

Giai đoạn 2: Nghiên cứu các văn bản của Nhà nước ta và nghiên cứu thực tế ở một số Bộ , tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Đắc Lắc, Vũng Tàu – Côn Đảo, Tây Ninh,...) Trên cơ sở đó, tổng lược quá trình hình thành tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước ta từ 1945 đến nay.

Tổ chức thu thập ý kiến qua điều tra xã hội học, đã thực hiện 500 phiếu điều tra của cán bộ Cao-trung cấp thuộc hệ thống chính quyền cấp tỉnh, huyện, với 13 câu hỏi, xung quanh các kiến nghị về tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước và bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Giai đoạn 3: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đưa ra những kiến nghị và tổ chức trao đổi khoa học trên các bản thảo, đã được 4 lần bổ sung và hoàn thiện.

 

 

Tham gia nghiên cứu và chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm đề tài là giáp sư-tiến sĩ Nguyễn Duy Gia; lực lượng nghiên cứu viên chủ yếu là các giáo sư và giảng viên của khoa Quản lý Hành chính Nhà nước và ban Giáo vụ của trường Hành chính Quốc gia.

Đồng thời có sự cộng tác, trao đổi của nhiều giáo sư, Phó giáo sư và giảng viên của trường; sự đóng góp ý kiến của các giáo sư, giảng viên và cán bộ giảng dạy ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các cán bộ nghiên cứu ở ban Tổ chức Trung ương, ban Tổ chức và cán bộ của Chính phủ, viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, bộ Tư pháp, bộ Lao động, bộ Giáo dục và Đào tạo, ủy ban Khoa học Nhà nước – và hơn 500 cán bộ đương chức là Chủ tịch, Phó chủ tịch tỉnh, thành phố và quận, huyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ nhất

Cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động

của bộ máy hành chính Nhà nước

Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

1. Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành bộ máy quản lý hành chính Nhà nước Việt Nam

1.1. Nhận thức về hệ thống hành chính Nhà nước

 

ở nước ta, Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tất cả quyền lực thuộc về nhân dân" (Điều 6, Hiến pháp năm 1980). Có nghĩa là: Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Trong đó, cơ quan hành pháp – cơ quan quản lý Nhà nước, là các cơ quan hành chính Nhà nước, được tổ chức thành một hệ thống hành chính quốc gai thống nhất từ trung ương đến cơ sở.

Theo Hiến pháp nước ta (1980), hệ thống hành chính Nhà nước được chia thành 4 cấp quản lý theo lãnh thổ hành chính.

ở Trung ương có Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ, ủy ban Nhà nước, các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng.

ở địa phương (bao gồm 3 cấp), có: ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ủy ban nhân dân xã, phường và các sở, phòng, bộ phận trực thuộc ủy ban nhân dân các cấp tương ứng.

Các cơ quan nói trên, có chức năng tổ chức chấp hành pháp luật và các nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (đối với ủy ban nhân dân các cấp), thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với xã hội.

Việc tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội, theo nghiên cứu của chúng tôi, có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

Cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập theo Hiến pháp hoặc theo nghị định, quyết định, có thẩm quyền sử dụng quyền lực của Nhà nước để tổ chức và điều chỉnh mọi quá trình xã hội và hành vi hoạt động của mọi công dân theo pháp luật trên tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội.

Cơ quan hành chính Nhà nước có quyền ra các văn bản pháp quy để thực hiện Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Hội đồng nhân dân địa phương (đối với cơ quan hành chính địa phương). Sử dụng chủ yếu bằng pháp luật và các văn bản pháp quy để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của các ngành, các cấp, các đơn vị thuộc thẩm quyền mình.

Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc giải thể cơ quan trực thuộc trong hệ thống theo luật định, tổ chức điều chỉnh các quan hệ quản lý và đối tượng quản lý. Đó chính là những căn cứ quan trọng để phân biệt cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước với các cơ quan khác.

Theo Hiến pháp 1980 ở nước ta, các cơ quan hành chính Nhà nước theo thẩm quyền, được phân chia thành 2 loại:

a) Cơ quan thẩm quyền chung. Đó là một tập thể lãnh đạo do dân bầu ra (thông qua Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân), có chức năng quản lý Nhà nước tổng hợp trên phạm vi cả nước hoặc lãnh thổ nhất định, theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo (như Hội đồng Bộ trưởng, ủy ban nhân dân các cấp).

b) Cơ quan thẩm quyền riêng. Đó là các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành hoặc lĩnh vực nhất định, theo nguyên tắc một thủ trưởng, chịu trách nhiệm cá nhân và do Nhà nước bổ nhiệm (như các Bộ, ủy ban Nhà nước, và Sở ở địa phương).

Các đơn vị kinh tế và tổ chức sự nghiệp hoặc công sở (như xí nghiệp quốc doanh, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, trung tâm dịch vụ...), do Nhà nước thành lập, có ban quản trị được bổ nhiệm hoặc bầu, thực hiện việc sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và dịch vụ cho xã hội. Nhưng nó không phải là cơ quan hành chính Nhà nước, do không được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các hành vi và quan hệ trong xã hội.

1.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống hành chính Nhà nước

 

Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống hành chính Nhà nước ta trong 45 năm qua, một bước ngoặt quan trọng, bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước. Với những thành công và thắng bại, những ưu điểu và thiếu sót, kể cả những sai lầm đã làm phong phú thêm những căn cứ lý luận và thực tiễn có sức thuyết phục cho công cuộc cải cách lớn bộ máy Nhà nước theo tinh thần Đại hội VI của Đảng.

Hệ thống hành chính Nhà nước ta được hình thành và phát triển theo Hiến pháp 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980. Trải qua 45 năm, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng cải tiến, củng cố và tiếp tục hoàn thiện, để bộ máy đó đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội qua các giai đoạn cách mạng và lịch sử của đất nước. Hệ thống hành chính Nhà nước đó đã thực sự là một công cụ đắt lực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cải tạo và xây dựng từng bước chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

Song, cho đến những năm gần đây, bộ máy đó đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, trì trệ, không đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI của Đảng và các nghị quyết tiếp sau của Ban Chấp hành Trung ương và của Hội đồng Bộ trưởng. Có thể tổng quát thực trạng của bộ máy đó, qua các thời kỳ lịch sử sau:

1 - Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: Hệ thống hành chính Nhà nước cao nhất là Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng và trong nội các có 11 Bộ, Thứ trưởng. Trong thời kỳ này, có một vài sự cải tiến, thay đổi tên Bộ hoặc thành lập Bộ mới. Chẳng hạn, năm 1947 thành lập Bộ Thương binh và cựu binh, bãi bỏ Bộ cứu tế xã hội; năm 1951 đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương và thành lập ngân hàng quốc gia; năm 1953 thành lập Bộ Công an.

ở địa phương, tổ chức các ủy ban kháng chiến hành chính khu, tỉnh, huyện và xã, ở một số vùng có cấp thôn. Nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ này là: đánh đuổi giặc ngoại xâm Nhật, Pháp và bè lũ tay sai Việt gian bán nước; đồng thời thực hiện công tác giảm tô, cải cách ruộng đất (phản phong) ở một số vùng nhằm mục đích đem lại ruộng đất và quyền lợi cho nông dân để động viên nông dân tích cực tham gia kháng chiến cứu nước. Lúc bấy giờ, về kinh tế chủ yếu là tổ chức thu thuế nông nghiệp, giáo dục toàn dân tăng gia sản xuất, bảo đảm lương thực và thực phẩm cho tiền tuyến. Chưa có các tổ chức quốc doanh trong các ngành công nghiệp, lâm, ngư nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp phát triển chậm. ủy ban kháng chiến hành chính thực hiện 2 nhiệm vụ chủ yếu: quản lý về mặt hành chính và điều phối quá trình kính tế – xã hội chủ yếu bằng tài chính, viện trợ không hoàn lại của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Việc quản lý điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước, năng về chính trị, dân vận, quân sự và đấu tranh ngoại giao. Số công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, phần lớn do Đảng bố trí từ các nguồn: cán bộ Đảng, quân đội, các đoàn thể quần chúng... Hệ thống hành chính Nhà nước lúc bấy giờ, ít số lượng, nhiệt tình cách mạng cao, đã tỏ ra là một công cụ đắc lực phục vụ và góp phần hoàn chỉnh thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

2 - Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: Đất nước tạm thời chia hai miền, nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ lịch sử này, khi xem xét hệ thống hành chính Nhà nước, có thể chia thành 2 giai đoạn:

Từ năm 1955 đến năm 1960: Khôi phục và cải tạo kinh tế ở miền Bắc. Hệ thống hành chính Nhà nước đã phát triển đến 19 Bộ, 8 ủy ban Nhà nước và 5 Tổng cục trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống hành chính Nhà nước là phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, hàn gắn các vết thương chiến tranh.

Từ năm 1961 đến năm 1975: Phát triển kinh tế ở miền Bắc, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tiếp tục sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Hệ thống hành chính Nhà nước phát triển có cơ cấu phức tạp hơn. Hội đồng Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, 21 Bộ, 10 ủy ban và 10 Tổng cục.

Do xu hướng chuyên môn hóa và theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước phải nắm hết các hoạt động xã hội, đặc biệt trên lĩnh vức kinh tế, sản xuất – kinh doanh, do đó, hệ thống đó bắt đầu phình ra, bằng cách tách Bộ hoặc lập thêm Bộ mới.

3 - Thời kỳ từ 1975 đến nay: thời kỳ thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ của Nhà nước hết sức nặng nề, và phải lo toan tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội sau những năm dài chiến tranh ác liệt với điều kiện không còn "viện trợ kinh tế không hoàn lại"; vừa phải phát triển các mối quan hệ bang giao với các nước trên thế giới trong điều kiện chính trị phức tạp.

Trong thời kỳ này, hệ thống hành chính Nhà nước ca nhiều thay đổi.

Theo Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Chính phủ được thay đổi thành Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Với mục tiêu tìm kiếm con đường quản lý hành chính tốt nhất, bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh tế – xã hội trong điều kiện ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, và vẫn theo hướng chuyên môn hóa sâu hơn trong quản lý, nên các Bộ, ủy ban Nhà nước và Tổng cục có sự tách nhập, thành lập thêm Bộ mới, nâng cấp... Cho đến nay (chưa kể việc mới nhập mấy Bộ trong năm 1990), Hội đồng Bộ trưởng có 60 cơ quan trực thuộc, trong đó có 24 Bộ, 9 ủy ban Nhà nước, 27 Tổng cục và cơ quan trực thuộc (với hơn 800 Vụ, Viện và 691 liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty của Nhà nước) Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Về các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, hiện nay không có cấp khu; song có 44 tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, 500 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, và gần 2 vạn ủy ban nhân dân xã, phường.

Ngoài hệ thống hành chính Nhà nước trên, ngân sách Nhà nước phải cấp phát và bao cấp; Nhà nước còn bảo trợ 20 trong số 80 tổ chức xã hội khác.

1.3. Nhận xét tổng quát về hệ thống hành chính Nhà nước

 

Để hiểu sâu sắc quá trình hình thành và phát triển của hệ thống hành chính Nhà nước, cần phân tích và đánh giá tổng hợp trên hai nội dung chủ yếu sau đây:

1 - Hệ thống hành chính Nhà nước ta, nhiều năm mang nặng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triển quá mức cần thiết, trở thành cồng kềnh, kém hiệu lực.

Các cơ quan hành chính Trung ương đã từ 11 Bộ năm 1945 lên đến 60 Bộ và các cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. ở tỉnh có từ 30 – 35 Sở, Ty. Mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có từ 20 – 25 phòng, ban. Trong lúc chức năng, thẩm quyền chưa rõ ràng, quy chế hoạt động chưa đầy đủ, dẫn đến hoạt động quản lý Nhà nước trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn và có lúc vô hiệu hóa, triệt tiêu lẫn nhau. Trong khi đó, ở một số nước có nền hành chính hiện đại như Pháp, Thuỵ Điển... chỉ có khoảng trên 10 Bộ ở Trung ương và khoảng 7 Sở ở các tỉnh, thành phố lớn, với bộ máy gọn nhẹ, ít về số lượng, tinh về chất lượng công chức phát huy hiệu lực và hiệu quả cao.

Nền hành chính ở nước ta bộ lộ nhiều yếu kém, sự yếu kém về hiệu lực, hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước, với những nguyên nhân chủ yếu của nó như sau:

Trước hết, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, kế hoạch hóa cứng nhắc tràn lan, áp đặt, không đề cao được trách nhiệm và quyền chủ động của địa phương, cơ sở. Trong khi đó, lại không tạp trung thích đáng những vấn đề mấu chốt, quan trọng mà Trung ương cần phải quản lý. Không phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế, và chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở. Đã không kịp thời thay đổi một số chính sách lỗi thời, cản trở tính sáng tạo, tích cực tham gia quản lý Nhà nước của cơ quan cấp dưới và của quần chúng lao động.

Trong kinh tế, thì vừa chủ quan, nóng vội, vừa bảo thủ, trì trệ trong việc đề ra các chủ trương lớn về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ hoặc duy ý chí, mong muốn phát triển quá cao và quá nhanh về kinh tế – xã hội, không sát hợp với tình hình cụ thể của đất nước và con người.

Thứ hai, trong mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý chưa được phân định rõ ràng, đặc biệt chồng chéo và Đảng can thiệp quá sâu vào các công việc cụ thể trong quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước; dẫn đến, một mặt, làm hạ thấp và không phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, mặt khác làm suy yếu, kém hiệu lực quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước.

 

Thứ ba, mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước, thì hoặc thiếu hợp tác, phối hợp; hoặc có thể không ăn khớp, thiếu chặt chẽ, mâu thuẫn nhau, vừa cồng kềnh, vừa kém hiệu lực. Mặt khác, sự phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính Nhà nước chưa thích hợp. Điều này có nguyên nhân cơ bản là do không nhân thức và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc và phương pháp phân chia chức năng hợp lý cho các cơ quan khác nhau trong việc thực hiện chức năng của hệ thống hành chính Nhà nước và quan lý quy chế cụ thể. Khi phân chia chức năng quản lý, cần chú ý 3 điểm sau đây:

Mỗi một chức năng hoạt động quản lý của hệ thống hành chính Nhà nước cần phải ổn định. Ngược lại, một chức năng quản lý, lúc thì do cơ quan này, lúc do cơ quan khác thực hiện, lúc do cơ quan cấp trên, lúc lại giao cho cơ quan cấp dưới... đã đưa lại hiệu quả không tốt.

Mỗi một chức năng quản lý phải có đối tượng tác động cụ thể; một chức năng quản lý không thể do nhiều cơ quan cùng làm, hoặc ngược lại, có chức năng bị thả nổi, không có cơ quan nào đảm trách.

Số lượng và sự phong phú của các chức năng phải phù hợp với số lượng và sự phong phú của các mối quan hệ quản lý.

Thứ tư, tính pháp luật, pháp chế bị buông lỏng, kỷ luật và kỷ cương Nhà nước không được chấp hành nghiêm minh, phân tán và tuỳ tiện. Điều này có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng đầu tiêu là do việc xây dựng luật pháp, bổ sung và điều chỉnh pháp luật chưa đủ và chưa kịp thời, công tác bồi dưỡng, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận thoái hóa, biến chất, tham nhũng phổ biến và yếu kém về năng lực công tác. Một số công chức lãnh đạo ở cơ quan chính quyền các cấp thiếu kiến thức, năng lực, thiếu tính nêu gương, nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo, đã làm cho một số mệnh lệnh của cấp trên đối với cấp dưới không có tác dụng. Một số khác ở cơ quan hành chính địa phương do năng lực, trình độ hạn chế, nhận thức lệch lạc về tính dân chủ, cục bộ địa phương, đã nảy sinh tính tự do, vô chính phủ. Nặng công thần và ý thức trách nhiệm kém, coi thường mệnh lệnh cấp trên, không thi hành, thậm chí cá biệt, có địa phương còn làm trái.

 

Trên cơ sở đó, chúng ta có thể kết luận rằng: hệ thống hành chính Nhà nước ta hiện nay mang nhiều khuyết tật và nhược điểm, nếu không cải cách thì không thực hiện được nhiệm vụ cách mạng theo yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

2 - Sự phân cấp trong hệ thống hành chính Nhà nước chưa phù hợp với nhiệm vụ kinh tế xã hội phát triển và những đòi hỏi thực tiễn khách quan của đất nước

 

Phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp hành chính – một sự thống nhất quyền lực Nhà nước thích hợp với nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý – là một yêu cầu tất yếu và là một nguyên tắc quản lý vĩ mô đặc biệt quan trọng của Nhà nước.

Phân cấp quản lý Nhà nước được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống các cấp dưới trực thuộc, nhằm đạt mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phân công lao động của cả hệ thống quản lý hành chính Nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp có quyền hành động tự chủ nhất định (antonomie) để phát huy tính năng động và sáng tạo của mình.

Mục tiêu của phân cấp quản lý Nhà nước là tạo ra một cơ cấu hệ thống quản lý có hiệu quả; trong đó, mỗi cấp (hay phân hệ) có mục tiêu bộ phận, có nhiệm vụ của phân hệ, có thẩm quyền và phương tiện cần thiết để thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu và nhiệm vụ của cấp hoặc phân hệ; qua đó, đóng góp vào việc thực hiện đồng bộ mục tiêu cảu toàn hệ thống quản lý xã hội.

Dó đó, việc phân cấp quản lý Nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Một là, quyền quyết định tập trung của Trung ương đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược để bảo đảm sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn bộ xã hôi; bảo đảm sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

Hai là, phát huy tính chủ động của các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mỗi cấp.

 

Ba là, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế co sở và vai trò làm chủ của các tập thể lao động.

Việc phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền hết sức phức tạp, đòi hỏi phải xem xét từ nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như: cơ sở kinh tế – xã hội, trình độ phát triển và đồng đều về kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc; các yếu tố về dân tộc, trình độ dân trí, trình độ khoa học quản lý, địa lý, lịch sử và tập quán, sự ổn định về chính trị – xã hội; đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước ở địa phương; đặc biệt ở các vùng dân tộc ít người.

Muốn thực hiện phân cấp đúng đắn, cần lưu ý những vấn đề chính sau đây:

Một là, sự phân cấp quản lý Nhà nước càng mạnh thì khả năng tham gia quản lý Nhà nước của người lao động và cán bộ quản lý cấp dưới vào công việc của toàn bộ hệ thống (kể cả quyết định của cấp trên) càng lớn. Quá trình phân cấp quản lý phù hợp, gắn chắt với quá trình đấu tranh chống tập trung quan liêu và mở rộng dân chủ, thực hiện công bằng xã hội.

 

Hai là, khi thực hiện phân cấp, nhất thiết phải có một giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị cần thiết cho đội ngũ cán bộ được phân giao công vụ. Đó là vấn đề có tính quyết định và hết sức quan trọng. Nếu không, thì việc giao nhiệm vụ to lớn cho cán bộ yếu kém sẽ dẫn đến sự đổ vỡ nghiêm trọng công việc quản lý, làm cho sự phân cấp quản lý không thành công. Một đúc kết kinh nghiệm cho tính quy luật là "nếu trình độ cán bộ quản lý không ngang tầm nhiệm vụ, kỷ luật lại không nghiêm, thì việc phân cấp có thể dẫn đến phân tán và kém hiệu quả hơn quản lý tập trung".

Ba là, trong thực tế, có nhiều người hiểu khái niệm phân cấp tương đương với khái niệm phi tập trung hoá. Theo chúng tôi, nồi dung phi tập trung hóa (decentralisatoin) rộng hơn là phân cấp, vì trong khi phi tập trung hóa, có thể bao gồm sự phi tập trung của bản thân các chủ thể quản lý trong hệ thống; còn trong phân cấp thì chỉ giới hạn ở mục tiêu, thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của các phân hệ trong một hệ thống thống nhất, không có sự thay đổi về nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý, trong đó nguyên tắc "tập trung dân chủ" là nguyên tắc cơ bản và bao trung nhất.

 

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc, Lào...) và tư bản chủ nghĩa (Pháp, Thuỵ Điển...), việc phân cấp quản lý Nhà nước có xu hướng tăng lên (xem phụ lục).

ở một số nước, mức độ phân cấp đạt được khá cao và ổn định. Mỗi cấp tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của mình trong khuôn khổ luật pháp hoàn chỉnh, kỷ luật và kỷ cương khá cao, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước được đào tạo và bồi dưỡng. Qui chế hành chính và qui chế công chức chặt chẽ. Đồng thời, với quá trình mở rộng phân cấp, các nước đều bảo đảm quyền chủ đạo, chi phối kiểm tra của Nhà nước trung ương bằng cách có đại diện của Nhà nước Trung ương tại địa phương. Xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, khách quan để năm tình hình và báo cáo kịp thời, đầy đủ về Trung ương. Việc sai phạm trong quá trình quản lý được xử lý trên cơ sở luật pháp do Quốc hội hoặc nghị quyết của Hội đồng địa phương; ở một số nước do Toà án hành chính thực hiện một cách độc lập.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, ở một số nước xã hội chủ nghĩa, chưa phân định rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh; chưa xác định rõ sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề ra nhiệm vụ phân cấp quản lý, mở rộng nhiệm vụ, quyền hạn, cho các cơ quan ở Trung ương và các cấp chính quyền Nhà nước ở địa phương. Chủ trương phân cấp đặt ra nhằm thực hiện và hoàn thiện từng bước nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước (xem trong luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 27-6-1960, nghị định 150/CP ngày 29-9-1961, nghị định 158/CP ngày 9-10-1961, nghị định 94/CP ngày 27-8-1962...

Nhà nước ta đã thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước trong nhiều đợt: 1962, 1968, 1983, 1984 và 1989-1990. Trong đó, các đợt phân cấp từ năm 1983 đến nay đã đem lại nhiều kết quả, đặc biệt đã nâng cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương, cơ sở, giảm bớt sự tập trung quan liêu ở Trung ương. Điều này biểu hiện:

Giảm rõ rệt số lượng chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh do Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp quyết định đối với các Bộ, tỉnh, thành phố (1987: 16 chỉ tiêu; năm 1989 còn 4 chỉ tiêu); do ủy ban Kế hoạch Nhà nước giao 30 chỉ tiêu năm 1987 còn lại 4 chỉ tiêu năm 1989. Tổng số danh mục do Hội đồng Bộ trưởng quản lý trực tiếp từ 291 năm 1987 còn 91 danh mục năm 1989...

Cơ cấu thống tin từ trên xuống có nội dung chỉ thị, có địa chỉ giảm đi, tăng thông tin có nội dung phương pháp và không ràng buộc địa chỉ giao nhận. Các kênh thông tin ngang, quan hệ liên doanh, liên kết tăng lên rõ rệt.

Nội dung các quyết định ngày càng ít chi tiết hơn, chủ yếu là xác định phương hương, mục tiêu, các định mức.

Qua phân cấp quản lý Nhà nước, bước đầu đã làm cho đội ngũ công chức hành chính Nhà nước trưởng thành hơn, những cũng bộc lộc rõ yêu cầu phải bồi dưỡng, đào tạo là một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước có hệ thống, có qui chế và chính quy.

Mặt khác, quá trình đó cũng đã thể hiện những thiếu sót, nhược điểm, và những nguyên nhân chủ yếu cần khắc phục trong tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý Nhà nước. Đó là:

Chúng ta tiến hành phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy như một bộ phận riêng lẻ, không gắn với công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, không xem xét và đặt nó thích hớp với thực trạng tình hình kinh tế – xã hội của đất nước.

Trong khi chưa xác định được thống nhất và đầy đủ cơ chế quản lý mới xã hội chủ nghĩa, luật pháp vừa thiếu, vừa không thích hợp, chưa kịp thời bổ sung, đội ngũ công chức hành chính Nhà nước chưa được bồi dưỡng, đào tạo và qui chế tổ chức và hoạt động, phân công, phân nhiệm chưa có hoặc chưa rõ ràng... đã đưa đến sự nóng vội, thiếu tính toán thận trọng trong phân cấp, nhất là việc nhập và tách tỉnh, việc xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện thành một cấp quản lý toàn diện (kế hoạch, ngân sách, tổ chức sản xuất, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp huyện)...

Việc thực hiện quản lý kinh tế bị chia cắt theo cấp, theo ngành, theo địa giới hành chính dẫn đến địa phương cục bộ; hệ thống thông tin thì không chính xác, khách quan đối với hoạt động quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp.

Sự giảm sút hiệu lực và tính thống nhất chỉ đạo trong quản lý Nhà nước của Trung ương đối với các địa phương. Sự bê trễ trong việc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước, nặng hoạt động kinh tế, chạy theo kinh doanh và thị trường.

2. Một số vấn đề chủ yếu cần quán triệt để xác định tổ chức và hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính Nhà nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, gắn liền với công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Do đó, để làm cơ sở cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy, cần xác định và quán triệt những vấn đề sau đây:

2.1. Phải xuất phát từ cơ sở và trình độ phát triển kinh tế – xã hội – chính trị để hình thành bộ máy hành chính Nhà nước thích hợp

 

Nội dung này bao gồm:

1 - Trình độ phát triển và mức độ đồng đều về kinh tế; điều kiện và các yếu tố về địa lý; dân tộc và truyền thống lịch sử; kết cấu hạ tầng, nhất là vận tải, thông tin liên lạc...

2 - Sự phân công lao động xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội, để sản xuất nhiều hàng hóa, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội.

3 - Thực hiện công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với nền kinh tế hàng hóa phát triển có kế hoạch, nhiều thành phần, trên cơ sở giải quyết đúng đắn những vấn đề chủ yếu như Nhà nước sở hữu, kinh tế vĩ mô và vi mô, kế hoạch và thị trường, vận dụng quy luật giá trị, hàng hoá - tiền tệ, mở rộng kinh tế đối ngoại...

Triệt để xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong quản lý kinh tế chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và nghiêm túc thực hiện tính pháp chế, kỷ luật, kỷ cương Nhà nước trong kinh doanh và dịch vụ.

4 - Sự cải cách từng bước về hệ thống chính trị, về hình thức tổ chức, bộ máy Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao, quốc phòng và an ninh của đất nước.

2.2. Phải vận dụng thích hợp, sáng tạo và thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước

 

Trong đó, cần đặc biệt coi trọng những nội dung chủ yếu có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc sau đây:

1 - Chủ nghĩa xã hội tạo điều kiện và đòi hỏi phải thực hiện tập trung trên cơ sở dân chủ. Nó thể hiện qua "mục đích chung", qua "luật pháp thống nhất trong cả nước"; qua việc "các cơ quan địa phương bắt buộc phải thi hành nghiêm chỉnh chính sách của cơ quan trung ương"; qua việc "đấu tranh chống đầu óc địa phương và chống thói quen tư hữu nhỏ".

Trong hoạt động và quản lý Nhà nước, V. I. Lênin thường nhất mạnh đến "sự thống nhất trong những vấn đề cơ bản, chủ yếu" và cũng đặc biệt chú ý đến sự cần thiết đối với chúng ta là tập trung tài chính, tập trung lực lượng...

Người khẳng định chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ nền sản xuất lớn trong cả nước. Vì vậy, cần phải tuyệt đối trao cho một trung tâm toàn quyền chi phối trực tiếp tất cả các xí nghiệp thuộc ngành hữu quan.

Chính vì vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi phải từ bỏ những lợi ích thuần tuý địa phương, những lợi ích rõ ràng đã làm cho người ta chống lại chế độ tập trung, đòi hỏi phải thống nhất lợi ích giữa Nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

2 - Nguyên tắc tập trung dân chủ không mảy may loại trừ chế độ tự trị, tự quản trong khuôn khổ luật định; trái lại nó còn bao hàm sự cần thiết phải có chế độ tự trị, tự quản đó, nhằm phát huy một cách rộng rãi, đầy đủ, năng động trong việc khai thác và tận dụng các đặc điểm của địa phương và những chủ động sáng tạo, sáng kiến của địa phương để thực hiện đường lối, cụ thể hoá chính sách, mở rộng thực hiện các phương pháp và phương tiện để đạt mục đích chung.

V. I. Lênin đã phê phán và chỉ rõ, không có gì sai lầm bằng việc lẫn lộn chế độ tập trung dân chủ với chủ nghĩa quan liêu và với lối rập khuôn máy móc.

"Trong 2, 3 năm sắp tới, bảo đảm chuyển từ chế độ quản lý tập trung quá mức, có tính chất mệnh lệnh sang chế độ dân chủ, chủ yếu dựa trên những phương pháp kinh tế, trên sự kết hợp tối ưu chế độ tập trung với chế độ tự quản" (diễn văn kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 10, đồng chí M. X. Goócbachốp)

Nếu chỉ nhấn mạnh mặt dân chủ tự quản, tự trị và phi tập trung hóa trong mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương, hoặc sự tập trung cao độ ở cấp trung ương về mặt hành chính thì xuất hiện và phát triển chủ nghĩa quan liêu, áp đặt ở cấp trung ương, làm mất tính tự chịu trách nhiệm, chủ động, sáng tạo ở cấp dưới và của người lao động; hoặc sẽ dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo quản lý tập trung của trung ương, sẽ sinh ra tình trạng tuỳ tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. Do đó, trong quản lý Nhà nước phải thực hiện đúng đắn việc tập trung đúng mức ở cấp trung ương thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thống nhất trong cả nước; định hướng thực hiện tập trung trên cơ sở áp dụng thích hợp các chính sách, biện pháp kinh tế vĩ mô và vi mô, chính sách tài chính quốc gia và ngân sách Nhà nước...; bảo đảm sự điều hòa phối hợp cần thiết và sự điều tiết, kiểm tra, thành tra của Nhà nước; đi đôi với việc tổ chức thông tin 2 chiều; bảo đảm nâng cao quyền tự chủ của các địa phương và các đơn vị kinh tế theo luật định.

Phân cấp đồng bộ, hợp lý cho chính quyền địa phương, nhất là cấp tỉnh và thành phố (trực thuộc trung ương) và cơ sở, với nguyên tắc thực hiện chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm của địa phương sẽ không làm giảm và suy yếu sự tập trung thống nhất; trái lại bảo đảm thực hiện toàn diện và có hiệu quả các mặt đời sống kinh tế – xã hội, thực hiện đúng đắn lợi ích của Nhà nước và của địa phương.

3 - Cần tập trung vào những cân đối quan trọng, những vấn đề then chốt có tính quyết định và chi phối chung, đi đôi với việc phân cấp mạnh và sâu rộng hơn cho các chính quyền địa phương và cơ sở, nhưng phải bảo đảm sự tập trung cần thiết, hợp lý và phù hợp với khả năng và trình độ (kể cả phương tiện kỹ thuật cho phép) về lãnh đạp quản lý điều hành. Các cơ quan hành chính Nhà nước ta phải thực hiện một cách nghiêm túc "tập trung đúng đắn trên cơ sở dân chủ rộng rãi" thông qua luật pháp của Nhà nước và nghiêm chỉnh chấp hành pháp chế, chính sách. Dân chủ phải đi đôi với kỷ luật và có lãnh đạo. Đấu tranh chống các biểu hiện tuỳ tiện, phân tán và tập trung quan liêu. Cần bảo đảm thực hiện đúng đắn chế độ trực thuộc thẳng, trực thuộc 2 chiều (song trùng), tập thể lãnh đạo và trách nhiệm cá nhân (thủ trưởng) cấp dưới phục tùng cấp trên, nhân viên phục tùng thủ trưởng, cả nước phục tùng trung ương.

4 - Thực hiện tập trung dân chủ phải gắn liền với việc thừa nhận và giải quyết đúng đắn các lợi ích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích của người lao động; kết hợp các lợi ích đó, loại trừ các biểu hiện quan liêu và xác định lợi ích của người lao động là động lực trực tiếp.

2.3. Vận dụng và thực hiện nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước theo ngành và quản lý Nhà nước theo lãnh thổ hành chính

 

Các tổ chức và các đơn vị của các ngành kinh tế – kỹ thuật đều được hình thành và hoạt động trên các đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định. Việc phân định quản lý Nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương và các ngành kinh tế – kỹ thuật là một chính sách quản lý Nhà nước vĩ mô quan trọng.

1 - Quan hệ quản lý Nhà nước về kinh tế trung ương và kinh tế địa phương là một quan hệ phức tạp, bao gồm nhiều mặt, gắn liền với nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Cần phải thể chế hóa các chế độ, chính sách một cách cụ thể, hợp lý, sát thực tế như: chế độ kế hoạch hóa, chế độ thu chi ngân sách, chế độ tiền lương, tiền thưởng, giá cả, tín dụng, chế độ phân phối lợi nhuận...

Quan hệ giữa trung ương và địa phương là quan hệ chỉ huy (cấp trên và cấp dưới).

Quan hệ giữa các địa phương cùng cấp với nhau là quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các bộ phận trong một hệ thống phân công lao động xã hội bao trùm cả nước.

2 - Phân cấp cho các địa phương nhằm ra sức phát triển kinh tế ở địa phương, hoàn toàn không có nghĩa là biến mỗi địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện) thành một đơn vị kinh tế độc lập, tách khỏi sự quản lý tập trung và thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân của Nhà nước. Chính quyền Nhà nước ở mỗi địa phương, phải dựa trên đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phương hướng và kế hoạch chung của trung ương mà chủ động tổ chức xây dựng quản lý và kinh tế ở địa phương mình.

Kinh tế ở mỗi địa phương là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế đất nước; đồng thời, nó phản ánh những sáng kiến và tính sáng tạo của các địa phương trong việc vận dụng và thực hiện đường lối, chính sách kinh tế chúng vào đặc điểm và sắc thái riêng của từng địa phương.

3 - ở nước ta, vấn đề phân cấp quản lý được đặt ra từ năm 1962 (nghị định số 94/CP), năm 1968 (nghị quyết 29/CP), năm 1982 (nghị quyết 50/HĐBT và 56/HĐBT) và các văn bản tiếp sau của chính phủ.

Đại hội lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh và chỉ rõ thêm "tình trạng tập trung quan liêu trong công tác quản lý điều hành còn nặng, tình trạng phân tán, vô tổ chức trong hoạt động kinh tế còn phổ biến" và đề ra nhiệm vụ "phải kiên quyết thực hiện phân cấp quản lý kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

4 - Để cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, vấn đề hết sức quan trọng là Nhà nước phải có luật pháp hoàn chỉnh, quy định rõ ràng và cụ thể, bảo đảm quyền quản lý Nhà nước của chính quyền 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, nhằm bảo đảm việc quản lý của Trung ương đối với các lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, xây dựng và thực hiện các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô, bảo đảm sự phát triển cân đối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện quyền quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước về kinh tế – xã hội trong cả nước; bảo đảm quyền chủ động và tự quản của các chính quyền địa phương trong việc quản lý kinh tế – xã hội trên lãnh thổ; đồng thời tôn trọng quyền tự chủ của các đơn vị kinh doanh và vai trò làm chủ của các tập thể lao động.

Do đó, phải quy định rõ thẩm quyền quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp:

Hồi đồng Bộ trưởng, các Bộ, các ủy ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng.

ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường...

Mối quan hệ trực thuộc – quan hệ ngang theo cơ chế quản lý hành chính Nhà nước.

Mặt khác, phải quy định rõ nghĩa vụ, quyền lơi gắn liền với lợi ích của các cấp chính quyền trong phân công, phân cấp về quản lý hành chính Nhà nước.

2.4. Phân định rõ sự lãnh đạo của Đảng với quản lý Nhà nước, phân định và kết hợp tốt sự quản lý Nhà nước với quán lý sản xuất – kinh doanh

 

1 - Phân định sự lãnh đạo của Đảng với quản lý Nhà nước.

ở nước ta hiện nay, quyền lãnh đạo và quyết định là thuộc về Đảng cộng sản Việt Nam đã được khẳng định. Nhưng về phía Đảng, chúng ta còn thiếu các nghị quyết, chỉ thị cụ thể để phân định rõ ràng "Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý", thực hiện sự lãnh đạo tập trung, trên những vấn đề lớn, quan trọng về đường lối, chính sách, quy hoạch cán bộ... của các cấp ủy Đảng tương ứng với nhiệm vụ, quyền hạn và phân cấp quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Nhà nước theo luật định và phù hợp với xu thế phát triển của nó. Vì vậy, không ít trường hợp, không ít địa phương vẫn còn tình trạng cấp ủy Đảng can thiệp quá sâu, làm thay chức năng của cơ quan chính quyền; thực chất làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và dẫn đến làm suy yếu vai trò điều hành và hiệu lực của cơ quan chính quyền, vừa trong chờ, ỷ lại, vừa đùn đẩy và thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Để tiến tới sự phân định rõ ràng giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, vấn đề có tính nguyên tắc là, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phải phân định (thể chế hóa thành văn bản có hiệu lực pháp lý) một cách cụ thể các phương hương và biện pháp mà nghị quyết Trung ương 5 (khóa VI) đã chỉ rõ: Đảng và chính quyền phải đổi mới phong cách làm việc, lề lối lãnh đạo, cách thức điều hành... thì Đảng mới phát huy và làm tròn chức năng lãnh đạo; cơ quan chính quyền mới phát huy hiệu lực quản lý Nhà nước đối với xã hội.

Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VI) nhấn mạnh "làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng..." Các cấp ủy Đảng không làm thay cơ quan Nhà nước trong việc quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội; phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.

2 - Phân định và kết hợp tốt sự quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất – kinh doanh.

Trong thời gian khá dài (từ trước Đại hội Đảng lần thứ VI), trong công tác quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương), nhất là các cơ quan chủ quản lý đã can thiệp quá sâu, kể cả các mặt tác nghiệp vào tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Tình trạng đó đã làm mất tính chủ động, sống ỷ lại vào Nhà nước theo cơ chế tập trung, bao cấp, không cần tính toán chi phí, kết quả và hách toán kinh tế, dẫn đến nhiều biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ, pháp luật... trong cơ quan hành chính Nhà nước cũng như trong đơn vị kinh doanh.

Triển khai nghị quyết của Đại hội lần thứ VI của Đảng, nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 (khóa VI) đã nhấn mạnh "để đảm bảo thực hiện chế độ tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, cơ quan chính quyền các cấp phải đổi mới một cách căn bản phương thức quản lý, thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, giao hẳn chức năng quản lý sản xuất kinh doanh cho các tổ chức và đơn vị kinh tế cơ sở". Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ban hành quyết định 217/HĐBT và các quyết định tiếp theo để thực hiện nội dung quản lý mới.

Những nội dung chủ yếu để phân định rõ giữa 2 chức năng đó là:

a) Thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các xí nghiệp:

5 - Ra quyết định thành lập, tách, sát nhập, chuyển sở hữu hoặc giải thể.

6 - Phê chuẩn phương án phát triển sản xuất, phương án sản phẩm chủ yếu và những thay đổi lớn về công nghệ.

7 - Giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất, tổ chức đánh giá tài sản, giao vốn và bảo toàn vốn. Định kỳ kiểm tra, kiểm soát, cùng với cơ quan tài chính kiểm tra thường xuyên và định lỳ việc chấp hành chính sách chế độ và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

8 - Cung cấp các thống tinh kinh tế – kỹ thuật của trong nước và trên thị trường quốc tế.

9 - Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc xí nghiệp, phê duyệt những người được bầu làm đứng đầu các Hội đồng quản trị, các Hiệp hội, các tổ chức theo quy định của Nhà nước.

10 - Kiểm tra việc thực hiện đúng điều lệ xí nghiệp và điều lệ liên hiệp xí nghiệp.

11 - Các cơ quan chủ quản quản lý cấp trên của xí nghiệp đóng tại địa phương phải thông báo cho ủy ban nhân dân địa phương biết về những nhiệm vụ quan trọng của xí nghiệp. ủy ban nhân dân địa phương có trách nhiệm giúp đỡ và thực hiện kiểm tra những quy định thuộc quyền quản lý Nhà nước trên lãnh thổ.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của các xí nghiệp.

12 - Nhiệm vụ:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất, tái sản xuất mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần thực hiện kế hoạch Nhà nước theo đúng chính sách và luật pháp Nhà nước.

Thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, tự trang trải tài chính, tự bù đắp chi phí và có lãi, bảo toàn vốn và mở rộng đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao sản xuất và phát triển sản phẩm mới, làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Thực hiện phân phố theo lao động, căn cứ kết quả và thành quả sản xuất cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm thu nhập xí nghiệp, thu nhập hợp lý, chính đáng của người lao động, thực hiện công bằng xã hội. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ, công nhân về vật chất văn hóa tinh thần, và quan tâm đến việc nâng cao tay nghề và trình độ nghề nghiệp.

Mở rộng liên kết kinh tế và hợp tác kinh tế có hiệu quả (trong và ngoài nước).

Bảo vệ môi trường, bảo vệ xí nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, làm nghĩa vụ quốc phòng, phát triển xã hội ở địa phương, tuân thủ pháp luật Nhà nước.

13 - Quyền hạn:

Mở rộng và thực hiện quyền tự chủ kinh doanh, bao gồm:

Quyền tự chủ quản lý và sử dụng tài sản của xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước được giao để trực tiếp quản lý và sử dụng có hiệu quả trong kinh doanh.

Quyền tự chủ về tổ chức sản xuất – kinh doanh và tổ chức quản lý xí nghiệp.

Căn cứ vào phương hướng và mục tiêu của Nhà nước, quy hoạch và kế hoạch của ngành, của định phương, nhu cầu thị trường, xí nghiệp chủ động xác định phương án sản phẩm, sử dụng thiết bị máy móc và phương tiện, quy trình công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thành lập hoặc giải thể các bộ phận hoạt động kinh doanh... nhằm mục đích phát triển kinh doanh có hiệu quả lớn.

Giám đốc xí nghiệp, vừa đại diện cho Nhà nước, do Hội đồng xí nghiệp và Đại hội công nhân viên chức bầu ra, vừa đại diện cho công nhân viên chức chịu trách nhiệm trước tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm cá nhân để điều hành xí nghiệp hoạt động đúng pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước và nghị quyết của Hội nghị công nhân viên chức.

Giám đốc do cấp trên chủ quản bổ nhiệm, đại diên tư cách pháp nhân của xí nghiệp, có quyền tổ chức bộ máy của xí nghiệp, tuyển dụng công nhân, cho thôi việc, tinh giản bộ máy... thực hiện nguyên tắc làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có 1 đến 2 phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc.

Quyền tự chủ về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:

Công tác kế hoạch hóa xí nghiệp

Công tác phát triển khoa học – kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới

Cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm

Lao động, tiền lương và chính sách xã hội

Về tài chính, ngân hàng, giá cả

Về liên kết kinh tế

Về hạch toán, thống kê, kiểm tra, kiểm soát

2.5. Nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước

 

Hệ thống hành chính Nhà nước có hiệu quả là bộ máy hoàn thành được các mục tiêu, kế hoạch phát triển các mạt đời sống xã hội.

Hiệu quả quản lý của hệ thống hành chính Nhà nước được xét trên phương diện hiệu quả xã hội. Thước đo hiệu quả này, các sản phẩm của nó – quyết định quản lý được xã hội tiêu thụ thực hiện 1 cách đúng đắn, có hiệu quả. Hiệu quả xã hội chung, bắt nguồn từ hiệu quả cụ thể (từng người), hiệu quả riêng (từng bộ phận, từng cơ quan) trong hệ thống hành chính Nhà nước.

Quyết định đúng, phụ thuộc vào:

Ra quyết bảo đảm được các yêu cầu trong đó yêu cầu tính khoa học và thiết thực là quan trọng, có tính quyết định.

Phải tôn trọng quy trình khoa học ban hành và tổ chức thực hiện quyết định.

Muốn có hiệu quả, bộ máy đó phải có hiệu lực. Hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước thể hiện ở tính quyền uy của Nhà nước và pháp luật quy định. Các cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là thủ trưởng phải cải tiến phương pháp hoạt động, đổi mới phong cách lãnh đạo và làm việc, làm cho hoạt động quản lý hành chính có tính quy chế, kỷ cương, và quyền lực, đồng thời phải thể hiện tính chiến đấu, sắc bén, dứt khoát và thiết thực, tránh lối gia trưởng, nể nang, phải chỉ đạo công việc một cách chắt chẽ, theo đúng quy trình, sử dụng đúng thẩm quyền, quyết đoán công việc thông minh, đúng nguyên tắc, đúng quy chế. Tránh bệnh giấy tờ, hội họp quá nhiều, ra nhiều nghị quyết, chỉ thị mà không tổ chức thực hiện và kiểm tra chấp hành đến nơi đến chốn.

Ban hành và thực hiện đầy đủ từng loại chức trách, từng chức danh và tiêu chuẩn hóa chức danh, chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, thực hiện đầy đủ chế độ một thủ trưởng.

Một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng của việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước là vấn đề cán bộ (công chức hành chính Nhà nước). Phải bồi dưỡng, đào tạo có hệ thống, đồng bộ, theo nhiều hình thức thích hợp để có một đội ngũ công chức hành chính có đủ năng lực và phẩm chất, đảm đương nhiệm vụ và trách nhiệm trong các cơ quan hành chính Nhà nước.

2.6. Bảo đảm tính liên tục trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước

 

Tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước có những đặc điểm riêng có, trong đó tính liên tục là một đặc điểm rất quan trọng, do:

Một là, các cơ quan hành chính Nhà nước được hình thành, tồn tại và phát triển không phải vì bản thân bộ máy Nhà nước, mà do nhu cầu xã hội – nhu cầu phục vụ con người; nếu không, thì bộ máy ấy tồn tại không có mục đích. Cho nên, các cơ quan hành chính Nhà nước phải có nghĩa vụ chăm lo cho sự phát triển của con người toàn diện. Cho dù, một cơ quan nào có bị thay đổi hoặc giải thể, người lãnh đạo thay đổi, nhưng công việc của dân, của xã hội, lúc nào cũng là sự nối tiếp liên tục.

Chính vì vậy, các cơ quan hành chính Nhà nước, các công chức hành chính, phải được bố trí tương đối ổn định lâu dài (có công chức làm một việc suốt cả đời người trong một cơ quan hành chính Nhà nước). Có sự biến động về cơ quan, về con người lãnh đạo, nhưng công việc chăm lo cho đời sống xã hội vẫn phải tiến hành và cần phải có con người ổn định để thực thi liên tục công việc đó. Vì vậy, trong các cơ quan hành chính Nhà nước, có bộ phận chăm lo công văn giấy tờ, hồ sơ, lưu trữ trên cơ sở hoạt động và đã giải quyết theo luật định. Các giấy tờ ấy, được giữ gìn, lưu trữ ngắn hạn, lưu trữ dài hạn và lưu trữ vĩnh viễn. Điều này, không chỉ bảo đảm truyền thống lịch sử nền hành chính quốc gia của một nước, mà còn mang tính kế thừa để học tập, nghiên cứu cũng như để truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động xã hội của con người.

Hai là, các cơ quan hành chính Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật là công cụ chủ yếu. Tính liên tục trong quản lý hành chính, đòi hỏi một quyết định quản lý Nhà nước được ban hành là phải tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng kết, ra quyết định mới phù hợp với tình hình thay đổi và phát triển mới. Quá trình quản lý hành chính Nhà nước là một quá trình liên tục có hệ thống và đồng bộ. Việc đánh trống bỏ dùi, ra quyết định, thực hiện tuỳ tiện, người làm người không làm hoặc làm ồ ạt ban đầu, sau đó giảm dần và lãng quên... Hoạt động theo kiểu "chiến dịch" là điều rất tối kỵ trong tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tính liên tục trong quản lý hành chính Nhà nước, dễ phát sinh và dẫn đến tình trạng rối loạn, kém hiệu lực trong quản lý Nhà nước.

 

3. Kiến nghị và thiết kế mô hình hệ thống tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước

3.1. Bộ máy hành chính Nhà nước Trung ương

 

1 - Chính phủ.

Chức năng của Nhà nước là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân để điều chỉnh và quản lý tất cả các mặt hoạt động của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước.

Bộ máy Nhà nước bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước với chức năng hành pháp. Nó là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội bằng luật pháp và các văn bản pháp quy để tổ chức, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, bảo vệ và duy trì trật tự pháp luật, thúc đẩy tiến bộ xã hội phù hợp với ý chí của Nhà nước và ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Có thể có 2 phương án:

Phương án I: Chủ tịch nước và Hội đồng Chính phủ hợp thành Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, là người đứng đầu cao nhất đại diện Nhà nước, thực hiện chức năng hành pháp. Chủ tịch nước không phải là Tổng thống. Chủ tịch nước cũng khác với Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, vì Chủ tịch nước có quyền ban bố luật do Quốc hội quyết định, quyền ban hành pháp lệnh, văn bản pháp quy và trực tiếp quản lý điều hành thực hiện quyền lực Nhà nước về hành pháp và tư pháp trong cả nước. (Hiện nay, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước không trực tiếp làm chức năng hành pháp)

 

Chủ tịch nước đề cử Thủ tướng và thông qua Quốc hội phê chuẩn. (Chủ tịch nước và Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội)

Thủ tướng lập Hội đồng Chính phủ (tức là nội các) theo phương thức: với sự nhất trí của Chủ tịch nước, Thủ tướng giới thiệu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng để Quốc hội phê chuẩn từng người.

Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước. Phó Thủ tướng giúp việc cho Thủ tướng.

Các Bộ trưởng có 2 tư cách: một là, thành viên Hội đồng Chính phủ; hai là, thủ trưởng của một Bộ, chịu trách nhiệm về quản lý hành chính Nhà nước trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch nước và Thủ tướng.

Các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Nhưng, Bộ trưởng phải có trách nhiệm điều trần trước Quốc hội, khi Quốc hội chất vấn và có quyền trình bày những vấn đề cần thiết để Quốc hội xem xét.

Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Hội đồng Chính phủ và có quyền bãi miễn cá nhân Bộ trưởng nào không còn đủ tín nhiệm.

Theo phương án này, Chủ tịch nước là nguyên thủ (đứng đầu) quốc gia cùng với Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng lập thành Chính phủ, cơ quan cao nhất của quyền hành pháp trong cả nước (chỉ có Quốc hội là cơ quan lập hiến và lập pháp). Thủ tướng là nhân vật thứ hai, đứng đầu Hội đồng Chính phủ, là người cao nhất về điều hành hành chính Nhà nước trong cả nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chủ tịch nước, đồng thời là người tham mưu chủ yếu trong việc đề ra các dự án luật.

Phương án II: Hội đồng Bộ trưởng hoặc đổi tên thành Hội đồng Chính phủ là Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ – cơ quan quyền lực Nhà nước – với chức năng hành pháp. Đó là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng toàn diện trong việc tổ chức chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Chủ tịch nước.

Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan thẩm quyền chung, có quyền ra văn bản dưới luật (văn bản pháp quy) để tổ chức và điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người bằng quyền lực của Nhà nước trong cả nước; còn quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, trong đó Chủ tịch nước là người đại diện cao nhất của cơ quan lập pháp.

Tổ chức của Chính phủ theo phương án này, không có nghĩa là tách biệt quyền lập pháp và quyền hành pháp, mà là tăng cường và nâng cao hơn hiệu lực hệ thống hành pháp nhằm khắc phục có hiệu quả tình trạng yếu kém của các cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là của các cấp chính quyền địa phương.

Việc thành lập Chính phủ được tiến hành theo phương thức Chủ tịch nước chọn và giới thiệu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để Quốc hội bầu. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chọn và đề cử các Phó Chủ tịch, các Bộ trưởng để Quốc hội phê chuẩn. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch, các Bộ trưởng hợp thành Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Không có cấp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan thẩm quyền chung. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, vừa là người đứng đầu của cơ quan thẩm quyền chung, vừa là Thủ trưởng quyết định cuối cùng. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (có từ 2-3 người), giúp việc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Các Bộ trưởng, vừa là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, có trách nhiệm chăm lo công việc chung của cả nước, vừa là thủ trưởng quản lý, điều hành một Bộ của mình phụ trách.

Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng chịu sự kiểm tra của Chủ tịch nước và phải báo cáo việc thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội giữa 2 kỳ họp Quốc hội.

Từ sự phân tích trên, và trước hết cần quán triệt yêu cầu, nội dung công cuộc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước ở nước ta, chúng tôi thấy phương án I về mô hình Chính phủ là phù hợp, vì nó đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước, tạo cơ sở và điều kiện để xây dựng một nền hành chính quốc gia hiện đại.

2 - Bộ:

Bộ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ – bộ máy Nhà nước ở Trung ương – có chức năng quản lý hành chính Nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước, không phân biệt thành phần kinh tế và tầng lớp xã hội.

Bộ là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, mang tính quyền lực Nhà nước và thuộc thẩm quyền riêng. Bộ hoạt động theo chế độ một thủ trưởng.

Trong tình hình hiện nay, để giảm bớt sự cồng kềnh, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước, chúng ta nên thu gọn các Bộ ở Trung ương. Thực hiện vấn đề đó, không phải chỉ việc nhập các Bộ lại, mà quan trọng hơn, phải xuất phát từ tình hình thực tế, khả năng và trình độ quản lý và việc vận dụng hợp lý quy tắc tổ chức bộ máy, để xem xét nó theo các hướng sau đây:

Một số ngành có chức năng riêng biệt nhau, tổ chức đương nhiên không thể ghép lại mà phải tổ chức thành Bộ riêng, chẳng hạn: Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao...

Sắp xếp lại các Bộ thuộc các ngành kinh tế – kỹ thuật, theo nguyên tắc, Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về kinh tế và giao mạnh quyền quản lý sản xuất – kinh doanh cho các đơn vị cơ sở. Do đó nên tổ chức Bộ quản lý nhiều ngành kinh tế ký thuật có đặc điểm tương tự như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, thương mại...

Sắp xếp lại các Bộ thuộc lĩnh vực văn hóa – xã hội thì nên tổ chức Bộ quản lý hành chính Nhà nước với nhiều ngành có liên quan với nhau, như văn hóa – thông tin, y tế – thể dục thể thao...

Đối với các công tác có liên quan đến nhiều Bộ, thì không nên tổ chức thành đầu mối riêng trực thuộc Hội đồng Chính phủ mà nên giao cho một Bộ liên quan nhất đảm nhiệm. Chẳng hạn: Ban chống lụt chống bão Trung ương giao về Bộ Thuỷ lợi; ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình giao về Bộ Lao động – xã hội;Hội đồng xét phong học vị và chức danh khoa học nên giao về Bộ Giáo dục và đào tạo...

Các tổ chức mang tính kỹ thuật, hoặc sự nghiệp thì nên thành lập hãng, công ty, hoặc nha và trực thuộc vào Bộ có liên quan. Chẳng hạn: khí tượng thuỷ văn đưa về Bộ Thuỷ lợi; Cục đo đạc bản đồ đưa về Bộ Nội vụ; Du lịch thì có thể hãng hoặc công ty trực thuộc Bộ Tương mại...

Các viện nghiên cứu khoa học nên tổ chức lại thành các viện hàn lâm khoa học, trong đó có nhiều viện.

Tên chung nên gọi là Bộ (bỏ tên các ủy ban Nhà nước hiện nay).

 

Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị ở nước ta hiện nay nên tổ chức bộ máy của Hội đồng Chính phủ gồm 22 Bộ và 4 cơ quan trực thuộc:

c) Hai mươi hai Bộ:

Quốc phòng

Nội chính

An ninh quốc gia

Công an

Ngoại giao

Kinh tế kế hoạch

Tài chính

Ngân hàng Nhà nước

Khoa học Nhà nước

Hợp tác và đầu tư quốc gia

Lao động – Xã hội

Công nghiệp nặng

Công nghiệp nhẹ

Giao thông vận tại và bưu điện

Xây dựng – Kiến trúc

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Thuỷ lợi – môi trường

Thương mại

Giáo dục và đào tạo

Văn hóa – Thông tin

Y tế – Thể dục thể thao

Tư pháp

d) Bốn cơ quan trực thuộc:

Thanh tra Nhà nước

Tổng cục thống kê

Viện hàn lâm khoa học quốc gia

Học viện Hành chính quốc gia

e) Ghi chú:

Gồm Tài chính – Vật giá

Gồm Lao động thương binh và Xã hội

Gồm Thuỷ lợi – Môi trường – Khí tượng thuỷ văn

Gồm Thương nghiệp – Du lịch

3.2. Chính quyền Nhà nước địa phương

 

1 - Một vài quan niệm:

f) Việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các cấp quản lý Nhà nước và mỗi cấp phải được sử dụng quyền lực pháp lý quy định và thống nhất là một trong những đặc trưng cơ bản của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước.

Để đảm bảo nguyên tắc "quyền lực tập trung" và bảo đảm sự thống nhất trong quản lý của Nhà nước trong cả nước, Nhà nước Trung ương đặt tại các đơn vị hành chính lãnh thổ một cơ quan Nhà nước thực hiện quyền hành pháp, thực hiện chức năng chấp hành và hành chính - đó là chính quyền địa phương.

ở nước ta hiện nay, chính quyền địa phương có 3 cấp:

Tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương.

Huyện, quận và các cấp tương đương.

Xã, phường và các cấp tương đương.

Các cơ quan chính quyền địa phương chịu sự quản lý, chỉ huy, trực thuộc: xã trực thuộc huyện, huyện trực thuộc tỉnh, tỉnh trực thuộc Trung ương. Các cơ quan chính quyền trong cả nước phải phục tung cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất là Chính phủ.

g) Chính quyền địa phương thực hiện 2 chức năng: một là, chức năng đại diện quyền hành pháp, tiến hành việc quản lý Nhà nước ở địa phương để bảo đảm lợi ích quốc gia và duy trì trật tự pháp luật chung của Nhà nước; hai là, chính quyền địa phương thực hiện chức năng "tự quản" ở địa phương để bảo đảm các nhu cầu và lợi ích của nhân dân địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương trong khuôn khổ luật pháp và chính sách của Nhà nước.

Hai chức năng đó thống nhất và phải được phân định rõ ràng, nhằm bảo đảm quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất trong cả nước, vừa nâng cao trách nhiệm tự chủ, tự quản, sáng tạo của chính quyền đại phương giải quyết đúng đắn các quan hệ xã hội, quan hệ lợi ích và điều chỉnh các hành vi, quan hệ xã hội theo luật định.

h) Nghiên cứu, xác định và hoàn chỉnh tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương là một mặt quan trọng để bảo đảm tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, nâng cao trách nhiệm tự quản của chính quyền địa phương và thực hiện quản lý Nhà nước có hiệu quả. Do các địa phương có khác nhau về quy mô lãnh thổ: diện tích, số lượng và cơ cấu dân cư; về trình độ dân trí, kinh tế, văn hóa, xã hội... Hơn nữa, tiềm năng, nhu cầu và lợi ích của các địa phương cũng không giống nhau. Cho nên việc tổ chức bộ máy chính quyền ở địa phương cũng khác nhau: số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên trong ủy ban nhân dân, số lượng và kết cấu viên chức lãnh đạo; bộ máy giúp việc (sở, ban, phòng, văn phòng),... không nên tổ chức rập khuôn: Trung ương có cái gì tỉnh phải có cái ấy; tỉnh bạn tổ chức như thế nào, ta tổ chức như vậy!

i) Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền cấp tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương – thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển cụ thể - đặc khu la cấp trên, cao nhất trong các hệ cơ quan chính quyền địa phương.

Hiện nay, ở nước ta, nhiều tỉnh có quy mô rất lớn về diện tích, về dân cư, và có tiềm năng phong phú, đa dạng, nhưng trình độ quản lý và các điều kiện, phương tiện để quản lý của chính quyền tỉnh thì còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, cần nghiên cứu lại quy mô phù hợp – một vấn đề lớn và hết sực phức tạp – có liên quan đến việc bảo đảm thực hiện thống nhất của Nhà nước trung ương; đồng thời tác động trực tiếp đến quản lý, điều hành và kiểm tra chính quyền cấp dưới, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của hệ thống hành chính Nhà nước.

j) Phát triển đồng đều, hợp lý các vùng kinh tế, các lãnh thổ của đất nước; coi trọng và có kế hoạch phát triển các thành phố, các khu công nghiệp; tạo chuyển biến nhanh chóng cơ cấu kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật, dân trí và văn minh.

Trên lãnh thổ đất nước với hơn 66 triện người dân mà chỉ có 3 thành phố lớn (cấp tỉnh). Thành phố là trung tâm kinh tế – kỹ thuật, trung tâm văn hoá và khoa học, là đầu mối giao thông, là tụ điểm giao lưu và phục vụ các vùng nông thôn rộng lớn, đưa thông tin chính trị, khoa học hiện đại và văn minh cho tất cả các vùng nông thôn và miền núi, đặc biệt là các vùng xa xôi hẻo lánh, tạo điều kiện từng bước đo thị hóa nông thôn.

Với ý nghĩa trên, nên xem xét để tạo điều kiện phát triển thêm một số thành phố trực thuộc trung ương và một số lớn thành phố trực thuộc tỉnh một cách hợp lý và cân đối trên toàn lãnh thổ, nhằm khắc phục trước hết tình trạng cách biệt quá lớn giữa đô thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi... mà nhân dân thường kêu ca "xã Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh – xã mặt trời, xã ánh sáng văn hoá, văn minh và thiếu hàng hóa..."

2 - Thiết kế mô hình bộ máy chính quyền địa phương.

k) Các cấp chính quyến địa phương:

Có 2 phương án:

Phương án 1: Phân ba cấp đơn vị hành chính như hiện nay, có điều chỉnh:

Tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương, có Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính

Huyện, quận và cấp tương đương, theo phương thức thay đổi chức năng, nhiệm vụ, thu hẹp bộ máy hành chính, rút gọn biên chế. Không nên thành lập Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận mà chỉ có ủy ban hành chính

Xã, phường: Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính hỗn hợp là chính quyền xã.

Phương án 2: PHân thành 2 cấp đơn vị hành chính:

 

Thu hẹp quy mô tỉnh, thành phố (số lượng đơn vị hành chính nhiều hơn). Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính là chính quyền tỉnh

Mở rộng quy mô thích hợp của xã, thêm tổ chức thôn, nhưng thôn không phải là cấp đơn vị hành chính. Bỏ cấp phường ở các thành phố, chia quận nhỏ lại và tổ chức thành nhiều tiểu khu (không phải là cấp đơn vị hành chính). Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính là chính quyền xã

Tiến tới bỏ cấp huyện, hoặc giảm đơn vị cấp huyện – chỉ là hành chính điều hành

Hiện nay và 1 số năm tiếp theo nên thực thi theo phương án 1. Trong tương lai, khi bộ máy hành chính tỉnh và xã mạnh và có đủ điều kiện thì thực hiện phương án 2.

l) Việc thành lập ban lãnh đạo của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương)

Để kết hợp và thực hiện tốt giữa 2 chức năng: một là, đại diện quyền hành pháp của Trung ương tại địa phương; hai là, quyền xây dựng, phát triển và bảo đảm nhu cầu và lợi ích của nhân dân địa phương – có thể nghiên cứu 2 phương thức thành lập ban lãnh đạo chính quyền địa phương.

Phương thức 1: Kết hợp bầu và cấp trên phê chuẩn bổ nhiệm.

Theo phương thức này: Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch; Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch cấp trên trực tiếp phê chuẩn, bổ nhiệm theo trật tự thẩm quyền.

Phương thức 2: Chỉ chế độ bổ nhiệm

 

Theo phương thức này: Thủ tướng Chính phủ (hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) trực tiếp tiếp bổ nhiệm các Chủ tịch và Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương. Các Chủ tịch và Phó Chủ tịch huyện, quận thì do Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm. Chu tịch huyện bổ nhiệm cấp xã.

 

Hiện nay và 1 số năm tiếp theo, nên thực hiện theo phương thức 1. Trong tương lai, khi đội ngũ viên chức hành chính Nhà nước được bồi dưỡng và đào tạo chính quy và Nhà nước có quy chế viên chức thì thực hiện theo phương thức 2.

m) Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và đặc khu.

Có 2 phương án tổ chức bộ máy chính quyền Nhà nước cấp tỉnh, thành phố và đặc khu:

Phương án 1: Hỗn hợp như hiện nay.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và ủy ban hành chính (thay từ ủy ban nhân dân) hợp thành chính quyền Nhà nước tỉnh, thành phố.

Hội đồng nhân dân bầu Thường trực Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính.

Theo luật hiện hành, Hội đồng nhân dân làm công việc hành pháp. Điều đó, phát sinh mâu thuẫn: có quyền, nắm quyền quản lý điều hành, mà không có bộ máy và phương tiện, điều kiện là Hội đồng nhân dân; có bộ máy, có điều kiện, phương tiện, mà không có thực quyền quản lý điều hành là ủy ban nhân dân. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cần nên nghiên cứu lại.

Phương án 2: Phân định và kết hợp giữa quyền "tự quản địa phương" và quyền hành pháp của Trung ương.

Phương án này có hai cách tổ chức:

Cách 1: Quyền hành pháp thuộc về ủy ban hành chính tỉnh, thành phố

 

 

A. Chức năng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố

B. Chức năng của ủy ban hành chính tỉnh

-1 Bảo đảm quyền tự quản của địa phương.

-2 Bảo đảm quyền hành pháp thống nhất của Nhà nước và quản lý điều hành công việc của địa phương.

-3 Ra các nghị quyết về chủ trương xây dựng và phát triển địa phương

-4 Chỉ đạo và kiểm tra ủy ban hành chính và Chủ tịch tỉnh, thành phố trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

-5 Không có chức năng quản lý điều hành

-6 Không có bộ máy (chỉ có văn phòng làm việc)

-7 Không có ngân sách riêng (mà kinh phí hoạt động do ủy ban nhân dân cấp)

-8 Có bộ máy hoàn chỉnh

-9 Thực hiện luật, pháp lệnh và văn bản của Hội đồng Chính phủ

-10 Tổ chức thực hiện các nghị quyết hợp pháp của Hội đồng nhân dân địa phương

-11 Đình chỉ hoặc bãi bỏ các nghị quyết bất hợp pháp (sai luật, mặc dù nghị quyết đó hợp lý)

-12 Sửa đổi, bổ sung các nghị quyết bất hợp lý của Hội đồng nhân dân

-13 Cung cấp kinh phí, tạo điều kiện, phương tiện để Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Hội đồng nhân làm việc

-14 Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hoạt động sai trái pháp luật của tất cả đơn vị và cá nhân làm việc và sống trên lãnh thổ địa phương, kể cả các tổ chức

 

 

 

 

Cách 2: Giao quyền quản lý Nhà nước ở địa phương cho Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, dưới sự giám sát của Chủ tịch tỉnh, thành phố.

 

 

A. Chức năng của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố

B. Chức năng của ủy ban hành chính tỉnh

-15 Chức năng, thẩm quyền của bộ máy Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố

-16 Chức năng và thẩm quyền Chủ tịch tỉnh, thành phố.

-17 Cấp trên của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố là Chủ tịch nước

-18 Có bộ máy quản lý điều hành hoàn chỉnh

-19 Chức năng: quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về xây dựng và phát triển địa phương thi hành luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của Chính phủ, bảo đảm quyền hành pháp thống nhất của Nhà nước

-20 Cấp trên: Chủ tịch nước

-21 Đại diện hành pháp Nhà nước tại đại phương

-22 Chức năng: giám sát việc thi hành luật, pháp lệnh và văn bản pháp quy của Chính phủ, của các Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ quan Trung ương khác.

-23 Quản lý hành chính trực tiếp các cơ quan: thuế, kho bạc, thống kê, công an, quân sự, ngân hàng và các đơn vị sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ của Trung ương nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố

 

 

Theo 2 phương án, thì trước mắt có khả năng thực thi phương án 2 (cách 1) là phương án hợp lý hơn, vì nó bảo đảm được quyền hành pháp Nhà nước thống nhất, đồng thời bảo đảm quyền lợi của địa phương.

Nếu theo phương án 2 (cách 2), trong khi luật lệ chưa hoàn chỉnh, pháp chế chưa nghiêm, kỷ luật, kỷ cương của Nhà nước bị buông lỏng, thì sẽ dẫn đến cục bộ địa phương, phân tán,... mỗi tỉnh, thành phố sẽ là một Nhà nước riêng.

3 - Về các cơ quan chuyên môn của ủy ban hành chính tỉnh, thành phố.

Do các tỉnh có khác nhau về quy mô lãnh thổ, về đặc điểm kinh tế – xã hội, về đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông liên lạc, thông tin... có thể phân thành nhiều loại hình: tỉnh đồng bằng, tỉnh trung du, tỉnh miền núi và thành phố. Việc tổ chức bộ máy chính quyền tỉnh, thành phố phải tôn trọng các đặc điểm ấy. Do đó, có nhưng cơ quan chuyên môn (sở) trong hệ thống trực thuộc thẳng, trực thuộc song trùng, và có những sở do tỉnh, thành lập và giải thể.

Phương châm tổ chức bộ máy là phải gọn nhẹ, có hiệu lực và có hiệu quả. Một ủy ban hành chính không nhất thiết phải nhiều người, nhưng cần phải bảo đảm tính liên tục, tính hệ thống và tính thiết thực.

Không nhất thiết mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải lập ra tổ chức riêng, mà có thẻ giao một cơ quan chuyên môn ở tỉnh, thành phố (sở) để quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có tính chất công việc tương tự gần nhau.

Một số mặt công tác nên tổ chức thành 1 bộ phận tỏng văn phòng ủy ban.

Những công tác tuy về lâu dài thì rất cần, nhưng trước mắt, do điều kiện cụ thể của địa phương, khối lượng công việc chưa nhiều... thì có thể chưa nên lập ra mà nên giao cho 1 tổ chức hiện có thích hợp kiêm nhiệm.

Các sở ở tỉnh, thành phố có 2 loại:

Các sở do ủy ban hành chính tỉnh, thành phố thành lập hoặc giải thể, nhưng phải đúng theo quy định của Chính phủ và song trùng trực thuộc.

Các sở (trực thuộc thẳng) theo ngành dọc của Trung ương như: Công an, Quân sự, Kho bạc, Thống kê, Ngân hàng... không phải là các cơ quan chuyên môn của ủy ban hành chính tỉnh, thành phố.

Mô hình các sở:

Phương án I:

Sở Kế hoạch (quy hoạch, phân vùng, kế hoạch)

Sở Tài chính – Vật giá

Sở Lao động và Xã hội

Sở Nông nghiệp (Nồng nghiệp – lâm nghiệp – ngư nghiệp – quản lý đất đai)

Sơ Công nghiệp

Sở Thương nghiệp (nội, ngoại thương, du lịch)

Sở Giao thông – Bưu điện

Sở Xây dựng, Nhà đất và Quản lý đô thị

Sở Thuỷ lợi và Môi trường

Sở Giáo dục

Sở Văn hoá - Thông tin

Sở Y tế – Thể dục thể thao

Văn phòng ủy ban hành chính

ở thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,... có thể tổ chức thêm Sở Ngoại vụ; các tỉnh công nghiệp chưa phát triển hoặc các thành phố nông nghiệp bé nhỏ, có thể tổ chức Sở Công – Nông nghiệp hoặc Sở Nông – Công nghiệp.

Thanh tra, trọng tài kinh tế, tổ chức chính quyền, tư pháp, ngoại vụ, thi đua khen thưởng, dân tộc, tôn giáo (nơi nào có) thì đưa vào Văn phòng ủy ban.

Phương án II: Bố trí theo Sở tổng hợp hơn

 

Do điều kiện phát triển kinh tế, trình độ quản lý của cán bộ và cải tiến phương thức lãnh đạo, điều hành, có thể tiến đến tổ chức bộ máy gọn nhẹ hơn, theo hướng: Sở Kinh tế (gồm công – nông – thương nghiệp), Sở Kế hoạch – Tài chính, Sở Giao thông – Xây dựng, Sở Văn hóa – Xã hội,...

 

Hiện tại và 1 số năm trước mắt, nên thực thi phương án I.

4 - Về bộ máy ủy ban hành chính huyện, quận.

ở đơn vị hành chính huyện, quận không thành lập Hội đồng nhân dân.

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp này là ủy ban hành chính huyện, quận và cấp tương đương. Thẩm quyền của nó là giúp ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quản lý hành chính, điều hành và kiểm tra chấp hành.

Có 2 phương án tổ chức bộ máy:

Phương án I: gần giống như hiện nay, nhưng có cải cách và thu gọn bộ máy.

Chủ tịch ủy ban hành chính huyện và cấp tương đương, do Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh, thành phố lựa chọn, đề cử và thông qua sự tín nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, và phải được thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp (Chủ tịch tỉnh, thành phố) bổ nhiệm.

Phó Chủ tịch nên chỉ từ 1-2 do Chủ tịch ủy ban hành chính huyện, quận đề cử và phải được Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh, thành phố bổ nhiệm.

Các ủy viên, nhiều nhất từ 4-6 người, do Chủ tịch ủy ban hành chính huyện, quận tuyển bổ những người đã tốt nghiệp (đào tạo) hoặc đã qua bồi dưỡng tại Trường Hành chính quốc gia hoặc Trường Hành chính tỉnh để làm trưởng phòng, ban giúp việc cho ủy ban và do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch phụ trách theo từng khối chỉ đạo (như phương án II). Các phòng chuyên môn có con dấu riêng (như hiện nay) và bao gồm:

Phòng Kế hoạch và Khoa học – Kỹ thuật

Phòng Tài chính và Thương nghiệp

Phòng Nông nghiệp, Vận tải (huyện) hoặc Công nghiệp, Xây dựng, Vận tải (quận)

Phòng Lao động, Xã hội, Y tế

Phòng Văn giáo (văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao)

Phòng Quản lý đô thị (quận)

Các bộ phận công tác còn lại, thì đưa vào Văn phòng ủy ban.

Phương án II:

Chủ tịch ủy ban hành chính huyện được thay thành Chủ tịch huyện (hoặc huyện trưởng) do Chủ tịch tỉnh (hoặc tỉnh trưởng) bổ nhiệm.

2 Phó Chủ tịch theo sự tiến cử của Chủ tịch huyện, do Chủ tịch tỉnh (hoặc tỉnh trưởng) bổ nhiệm.

Ba chức danh này, phải qua đào tạo hoặc bồi dưỡng tại Trường Hành chính quốc gia vào loại ưu.

Một chánh văn phòng đã qua đào tạo tại Trường Hành chính quốc gia do Chủ tịch huyện bổ nhiệm.

Hình thành ủy ban hành chính huyện gồm:

Chủ tịch, chịu trách nhiệm chung và phụ trách nội chính

1 Phó Chủ tịch, phụ trách hành chính kinh tế

1 Phó Chủ tịch, phụ trách hành chính xã hội

Chánh văn phòng, chuyên lo công văn giấy tờ, thông tin, quản trị, hậu cần.

ủy ban hành chính huyện không tổ chức các phòng, ban chuyên môn trực thuộc. Chỉ tổ chức văn phòng ủy ban hành chính huyện, gồm các bộ phận công tác, hoặc 1 số chuyên viên theo rõi các mạt công tác chuyên môn, giúp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch điều hành các mặt công tác được phân công.

Các cơ quan như: kho bạc, ngân hàng, thống kê,... thì theo sự quản lý ngành dọc. ủy ban hành chính huyện có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện luật pháp, chính sách chế độ của Nhà nước và việc thực hiện các quy định ở địa phương (như hộ khẩu, sử dụng kết cấu hạ tầng, trật tự trị an, bảo vệ môi trường...)

Chỉ dùng một con dấu của ủy ban hành chính. Các bộ phận nói trên không có con dấu riêng.

Hiện tại và một số năm trước mặt, nên thực thi phương án I. Khi đội ngũ công chức hành chính Nhà nước được bồi dưỡng và đào tạo, có quy chế công chức, thì mới có điều kiện để thực hiện phương án II.

Riêng đối với ủy ban hành chính quận ở các thành phố trực thuộc Trung ương, do đặc điểm riêng của thành phố:

Trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa xã hội, trung tâm thương nghiệp và dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật, trung tâm thông tin...

Đất hẹp, người đông, tuy không nhiều quan hệ dòng họ, nhưng quan hệ xã hội rất gần gũi.

Do không còn chế độ bao cấp, kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế... nên việc tổ chức vành đai lương thực, thực phẩm, rau xanh,... không còn cần thiết.

Vì vậy, trước mặt có thể nghiên cứu nên bớt hoặc bỏ các huyện ngoại thành để có điều kiện tập trung sức giải quyết tốt vấn đề đô thi, dân cư, việc làm và đời sống; đồng thời nên thu hẹp quy mô quận (tách thành nhiều quận) và bỏ cấp phường (tổ chức các tiểu khu, nhưng không phải cấp chính quyền cơ sở).

ủy ban hành chính quận, đại diện ủy ban hành chính thành phố trực tiếp điều hành hành chính Nhà nước, trật tự trị an, đô thị và quản lý kiến trúc đố thị, văn hoá, giáo dục, khoa học – kỹ thuật và thực hiện các chính sách xã hội, chăm lo đời sống dân cư theo sự phân công và thẩm quyền.

5 - Về bộ máy ủy ban hành chính cấp xã.

Trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền xã có vị trí đặc biệt quan trọng, là cấp cơ sở.

Chính quyền xã, bao gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, đại diện Nhà nước truyền đạt chính sách, pháp luật và giáo dục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước; đồng thời xã là nới trực tiếp phản ánh nguyện vọng, kiến nghị và khiếu nại của nhân dân lên cấp trên.

Chức năng và nhiệm vụ chính quyền xã đã được Hội đồng Bộ trưởng quy định.

Trong tình hình hiện nay, các nhiệm vụ đó vẫn thích hợp, như thi hành luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy; giữ gìn trật tự an ninh, quản lý nông thôn và công dân; quản lý đất đai và sở hữu công cộng; quản lý văn hóa, giáo dục và 1 số vấn đề khác. Cần củng cố Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính xã đủ sức thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ nói trên.

Mặt khác, cần nghiên cứu, xem xét rút bớt chức năng, nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch, tổ chức quản lý kinh tế của ủy ban xã. Theo chúng tôi, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, chính quyền xã chỉ nên giao trách nhiệm giúp ủy ban hành chính tỉnh và huyện đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, luật pháp của các đơn vị kinh tế, dịch vụ nằm trên địa bàn xã; đôn đốc và giúp cấp trên thi hành chính sách tài chính, thu thuế, thu nợ, và kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.

Để làm được các nhiệm vụ trên, Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính xã cần phải được đổi mới theo hướng:

Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính là chính quyền xã không nên tổ chức thành 2 bộ máy.

Phương thức tiến hành:

Hội đồng nhân dân xã bầu ra ủy ban hành chính xã, gồm có: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và 5 hoặc 7 ủy viên.

Chủ tịch ủy ban hành chính xã, chịu trách nhiệm chung và kiêm công tác nội chính.

1 Phó Chủ tịch, phụ trách kinh tế, quản lý thông tin, đất đai, sở hữu công cộng, kết cấu hạ tầng.

1 Phó Chủ tịch, phụ trách văn xã.

ủy viên thư ký chuyên lo công văn giấy tờ, công chứng, thống kê...

Các ủy viên có thể phân công phụ trách các phần việc còn lại của xã và có thể phân công phụ trách các thôn (nếu xã rộng) và thôn không phải là đơn vị hành chính.

Tách các cán bộ phụ trách các ngành: thanh niên, phụ nữ, nông hội... ra khỏi biên chế bộ máy hành chính Nhà nước cấp xã.

Các cán bộ chủ yếu: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên thư ký, phải qua đào tạo tại hệ thống Trường Hành chính; được xếp ngạch công chức Nhà nước; được hưởng các chế độ lương, phụ cấp và các chính sách khác của công chức hành chính Nhà nước.

Bỏ chế độ phụ cấp và làm việc 1/2 ngày như hiện nay đối với các chức danh này.

Các ủy viên khác, thì chế độ làm việc theo 1/2 ngày và hưởng chế độ phụ cấp như hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ hai

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ

Công chức hành chính Nhà nước

 

 

 

 

 

 

Để xây dựng một nền hành chính quốc gia vững chắc và ổn định, bên cạnh việc xác định một cách hợp lý các đơn vị hành chính, tổ chức một cách khoa học bộ máy Nhà nước, một vấn đề nổi bật lên là xây dựng một đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình.

Xét về mặt quan điểm, Đảng ta cũng luôn luôn xem "cán bộ là quyết định hết thảy". Hồ Chủ tịch đã chỉ ra: có cán bọ tốt, việc gì cũng xong, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Chính vì vậy, tại Đại hội lần thứ VI của Đảng, sau khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội đã rút ra kết luận: nguyên nhân của mọi nguyên nhân là vấn đề tổ chức và cán bộ.

Song, cán bộ là một khái niệm rất chung, được hiểu theo những ý nghĩa không đồng nhất. Nó vừa có ý nghĩa là chỉ toàn bộ những người làm công ăn lương trong tất cả mọi lĩnh vực thuộc sở hữu Nhà nước, vừa có nghĩa là chỉ những người lãnh đạo, điều hành, quản lý của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như cơ quan Đảng, đoàn thể. Rộng hơn nữa, khái niệm này còn dùng để chỉ một chủ trương, một chính sách của Đảng về xây dựng bộ máy quản lý kinh tế – xã hội.

Trong phạm vi của đề tài, sẽ không xem xét vấn đề cán bộ nói cung, mà chỉ nghiên cứu đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, tức là nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ những người phục vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước, bao gồm những người làm việc trong cơ quan chính quyền các cấp và ở những cơ quan chức năng của nó từ trung ương đến địa phương.

1. Đánh giá tổng quát về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

1.1. Những quan niệm về công chức hành chính Nhà nước.

 

Trước khi đi vào việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước của ta hiện nay, chúng ta cần xem xét một số quan niệm về công chức trong quan niệm về hành chính Nhà nước nói chung.

Xuất phát từ tính lịch sử truyền thống dân tộc và thời đại khác nhau, đã hình thành những quan niệm khác nhau về nền hành chính quốc gia nói chung và chế độ công chức nói riêng. Có thể khái quát lại một số nội dung trong quan niệm về công chức hành chính sau đây:

1.1.1. Quan niệm về công chức – quan lại trong nền hành chính phong kiến:

Khi nói đến nền hành chính phong kiến, cũng cần thấy rõ là có sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông. Tuy đều là chế độ phong kiến, nhưng những luật lệ của phong kiến phương Tây có tiến bộ hơn. Còn nên hành chính của vua chúa phương Đông hà khắc và chật hẹp hơn. Đặc điểm của nền hành chính này là:

Bộ máy Nhà nước hoàn toàn độc tài, không có dân chủ, phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của vua chúa và hoàn toàn đối lập với quyền lợi của dân.

Đứng đầu bọ máy là vua. Vua là người bất khả xâm phạm và có đủ mọi quyền lực. Nhà nước là Vua. Vua là kẻ "thế Thiên hành đạo"

Dưới Vua là quan lại. Quan là người điều khiển, lại là chức vụ thừa hành. Vua phong các chức quan lại và hình thành nên bộ máy Nhà nước, là "cha mẹ dân". Quan lại phải trung với Vua, báo đền ơn Vua.

Việc lựa chọn quan lại trong bộ máy hành chính Nhà nước đều nằm trong hàng ngũ những kẻ giàu có, có quyền thế trong xã hội, những người thi cử, đỗ đạt qua các kỳ thi của Triều đình, tinh thông lễ, nhạc, ngự, thư, số.

Công vụ được xem như là một sứ mệnh cao cả, cũng vừa là chỗ để chiếm đoạt những quyền lợi vật chất, là nơi án ngự tinh thần, bắt dân phải thuần phục.

Quan niệm này xuất phát từ trình độ sản xuất xã hội thấp kém của chế độ phong kiến. Mặc dù, cơ sở xã hội của nó nay không còn nữa, nhưng ảnh hưởng trong xã hội, có mặt vẫn còn tồn tại, trong khi chúng ta nhìn nhận đến nền hành chính và đặc biệt là đối với đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, không thể không nhìn nhận những ảnh hương đó trong quan niệm mới.

1.1.2. Quan niệm về công chức trong nền hành chính tư sản:

Từ sau cách mạng Tư sản Pháp 1789, nền Cộng hòa ra đời thay thế cho chế độ quân chủ, đã xuất hiện một nền hành chính và chế độ công vụ mới. Đó là nền hành chính tư sản, đặc trưng là nền hành chính Pháp.

Chế độ công chức trong nền hành chính tư bản có thể chia làm 2 loại quan niệm:

Thứ nhất, là dựa vào quan niệm nền hành chính có tính truyền thống. Theo quan niệm nay, việc tuyển dung công chức thiên về học vấn, bằng cấp. ở những cương vị nhất định, các công chức phải có những văn bằng nhất định. Sau khi đã được tuyển dụng vào một ngạch công chức, nếu không có sự thay đổi về bằng cấp, thì hầu như không có sự chuyển ngạch. Điều đó, đã hạn chế sự phát huy tài năng cá biệt đối với những người thiếu những bằng cấp cần thiết. Ngược lại, có những người tuy đỗ đạt, có văn bằng, nhưng tài năng hoạt động thực tiễn hạn chế, thì lại đương nhiên đứng vào những vị trí cao trong hàng ngũ công chức, giữ những chức vụ quan trọng trong điều hành công việc Nhà nước. Điều đó, đã không phát huy được một cách đầy đủ năng lực của con người.

Với quan niệm truyền thống, tính đẳng cấp trong việc thực thi công vụ bộc lộ rất rõ rệt và dần dần làm cho bộ máy trì trệ, không thích nghi kịp với sự phát triển của thời đại. Cái cảnh "sớm vác ô đi, tối vác ô về" chính là hình ảnh thể hiện của nền hành chính theo quan niệm truyền thống này.

Mặc dù với quan niệm đó, song nền hành chính vẫn giữ được tính ổn định và trật tự xã hội, dường như không bị xáo trộn. Dù cho có những cơn sóng gió chính trị diễn ra, thì nền hành chính vẫn không hề bị đảo lộn. Chính trị có thể thăng trầm, nhưng hành chính vẫn "bình chân như vại". Người Pháp có câu: "Lesministres partent les bureaux restent" chính là phản ánh nền hành chính đó.

Từ năm 1982, sau khi thực hiện cuộc cải cách hành chính, ở Pháp đã có nhiều thay đổi về tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Và quy chế công vụ thích ứng với nền hành chính phát triển. Song những quan niệm về công chức hành chính Nhà nước vẫn còn ảnh hưởng lớn tính truyền thống.

Thứ hai, là quan niệm về công chức trong nền hành chính tư sản phát triển. Khác với nền hành chính truyền thốn, với quan niệm của nền hành chính này, việc sử dụng công chức tuy có dựa trên cơ sở học vấn, nhưng không thiên về bằng cấp, mà nặng về chú ý đến tài năng, năng lực thực tế của bản thân mỗi người. Việc sắp xếp các công chức vào những vị trí khác nhau không chỉ dựa vào văn bằng chứng chỉ, mà quan trọng hơn là căn cứ vào khả năng, tính sáng tạo của họ đối với công việc. Nói cách khác, quan niệm này mang tính thực dụng hơn so với quan niệm truyền thống.

Chính vì vậy, bộ máy và công chức trong nền hành chính này năng động hơn, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng về kỹ thuật, phù hợp với sự cạnh tranh, sự kinh doanh thương mại trên phạm vi thế giới và có tác động làm cho đất nước chóng giàu có hơn. Nhưng đồng thời, trong nội bộ quốc gia, lại nhiều biến động hơn và không được ổn định như nền hành chính theo quan niệm trên. Điển hình cho quan niệm này là nền hành chính Nhật Bản, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của nó.

1.1.3. Quan niệm về công chức trong nền hành chính các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn vừa qua:

Chủ nghĩa xã hội – xét trên quan điểm lịch sử và quá trình phát triển của nó, mỗi quá trình lâu dài, lần mò, định hướng và tìm ra cách đi, tìm mô hình thích hợp. Điều đó nói lên, những gì chưa thật phù hợp, chưa thật hiệu quả, cũng là điều không có gì lạ với một nền hành chính quốc gia mà các xã hội trước nó chưa có. Vấn đề là ở chỗ, từ trong thực tế sinh động đó, đúc kết lại và rút ra được những điều cần thiết.

Xuất phát từ nhận thức Đảng là người lãnh đạo toàn diện và xuyên suốt mọi khâu, mọi quá trình của hoạt động xã hội, vấn đề công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước cũng hoàn toàn do Đảng bố trí sắp xếp và điều hành. Việc tuyển dụng các công chức vào phục vụ cho bộ máy hành chính Nhà nước có thiên hước nặng về bản chất chính trị. Tiêu chuẩn tuyển chọn trước hết là chính trị, chẳng hạn cán bộ phải xuất thân từ công – nông hay công – nông hóa, có quá trình công tác được học tập, nghiên cứu qua chủ nghĩa Mác – Lênin, được thử thách trong sản xuất và chiến đấu, có lập trường quan điểm vững vàng... Nói chung, việc tuyển bổ công chức nặng về tinh thần, đạo đức, ít chú trọng tài năng chuyên môn, nhất là những tri thức về Nhà nước và pháp luật. Nói cách khác, là thiên về lý thuyết hơn là hiệu quả công việc, nặng về trách nhiệm của tập thể hơn là trách nhiệm cá nhân.

 

Bên cạnh quan niệm đó, một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp rất nặng nề và kéo dài, đã dẫn đến hậu quả là đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước cứ ngày càng phình ra. Việc tuyển dụng công chức hành chính không chặt chẽ, yếu về năng lực và kém về kỷ luật; cơ chế hoạt động chồng chéo, dựa dẫm vào Đảng, thiếu tính độc lập, chủ động sáng tạo của bộ máy hành chính Nhà nước, can thiệp quá sâu vào sản xuất – kinh doanh, điều hành công việc nặng về đạo lý, coi thường pháp luật, không theo một khuôn mẫu hành chính. Từ đó, làm nảy sinh ra hiện tượng độc đoán, thiếu trách nhiệm thiếu dân chủ và tham nhũng, tình trạng đó cứ kéo dài mãi đến nay vẫn chưa khắc phục được, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

ở nước ta, ngoài những nét đặc trưng có tính cố hữu trên, còn phải chịu đựng hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh kéo dài gần nửa thế kỷ. Hoạt động Nhà nước tập trung chủ yếu về chỉ đạo chiến tranh, bộ máy hành chính ít được quan tâm, nên đội ngũ công chứ vừa đông, lại vừa chắp vá, chưa được bồi dưỡng, đào tạo những kiến thức về pháp luật, về quản lý hành chính Nhà nước. Nói chung, ta chưa xác định một quan niệm thật rõ ràng về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, nên chưa giành nhiều công sức để xây dựng và phát triển đội ngũ đó.

 

1.1.4. Các tiêu chuẩn xây dựng đội ngũ hành chính Nhà nước nước ta.

Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vấn đề cán bộ được xử lý trong quan niệm chung về đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, không phân biệt những người phục vụ trong bộ máy Nhà nước và những người hoạt động trên các lĩnh vức khác. Tất cả những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức và các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu toàn dân đều được điều chỉnh theo pháp luật lao động (bằng những văn bản dưới luật).

Do sự không phân biệt đó, tất cả những người thuộc diện là cán bộ công nhân viên Nhà nước, nếu có nhu cầu và nguyện vọng, đều có thể di chuyển công tác từ khu vực này sang khu vực khác, không phân biệt là cơ quan hành chính Nhà nước hay đơn vị sản xuất kinh doanh, nếu được cơ quan quản lý cho phép và thu nhận. Trên thực tế không có đội ngũ công chức chuyên phục vụ trong bộ máy hành chính Nhà nước một cách ổn định. Xu hướng chung là người ta muốn rời bỏ những nơi làm việc không thuật lợi, tiền lương thấp để đến những nơi có thu nhập cao hơn và điều kiện sinh hoạt thuật lợi hơn. Bình thường, nếu điều đó xảy ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì có thể chấp nhận được. Vì ở đó, điều quan tâm trước hết là năng xuất và hiệu quả. Song, đối với lĩnh vực hành chính Nhà nước, là lĩnh vực quản lý, điều hành và thực hiện công việc của cả một quốc gia, vừa bảo đảm thi hành những chủ trương của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, lại vừa phải bảo đảm chấp hành những đạo luật, những nguyên tắc Nhà nước thống nhất trong toàn xã hội, thì cần phải có một đội ngũ ổn định, một lòng một dạ phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân. Đó là đội ngũ công chức hành chính Nhà nước (sau đây gọi là công chức).

Như vậy, công chức hành chính Nhà nước là một đội ngũ riêng, được đào tạo, bổ nhiệm theo một hệ thống riêng và mang tính ổn định. Đội ngũ đó, cần phải là những người có các tiêu chuẩn sau đây:

Một là, những người được tuyển bổ vào làm việc thường xuyên, tương đối ổn định trong bộ máy hành chính Nhà nước, bao gồm cả những người chỉ huy, điều hành, làm công việc chuyên môn về hành chính và những nhân việc phục vụ trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Hai là, những người được xếp vào một ngạch bậc nhất định phù hợp với khả năng, trình độ của từng người. Hệ thống ngạch bậc được phân ra theo các chức danh công chức do Nhà nước quy định. Các công chức hành chính Nhà nước phải những người được ghi trong danh sách biên chế của một cơ quan hành chính Nhà nước nhất định và được quản lý theo quy chế Nhà nước.

Ba là, những người được trả lương và phụ cấp bảo đảm những quyền lợi vật chất và tinh thần để làm tròn bổn phận phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân. Nguồn kinh phí để trả lương cho công chức hành chính Nhà nước hoàn toàn do ngân sách Nhà nước đài thọ.

 

Bốn là, sự thuyên chuyển, chuyển ngạch, đề bạt, nghỉ việc, thôi việc, hưu trí đối với công chức do Nhà nước quy định theo một quy chế riêng. Cơ quan quản lý công chức loại nào, được phép xử lý đối với công chức loại đó, tạo mọi điều kiện cho họ có sự bảo đảm và ổn định để thực hiện các công vụ Nhà nước giao phó.

Năm là, những người làm công việc có tính chất nghề nghiệp, cho nên công chức hành chính Nhà nước phải được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn và theo trình độ chuyên môn đó, mà sắp xếp, thi tuyển vào các ngạch bậc tương ứng.

 

Không thuộc phạm vi công chức hành chính Nhà nước đối với những người tạm tuyển vào làm công tác tạm thời trong cơ quan hành chính Nhà nước. Họ không được ghi nhận vào trong ngạch bậc và danh sách chính thức của cơ quan. Tiền lương của học được trả do ngân sách cấp riêng cho cơ quan đó.

Công chức Nhà nước có đặc thù riêng của nó. Đó là đội ngũ thực hiện chức năng hành chính Nhà nước, có tính ổn định. Nhiệm vụ mà nó thực thi là những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cơ sở bảo đảm cho sự hoạt động đó là luật pháp, cho nên nó có tính ổn định.

Để xây dựng đội ngũ công chức, cần có quy chế công chức hành chính Nhà nước. Quy chế công chức là một văn bản luật, có đầy đủ giá trị pháp lý bảo đảm tính khả thi. Quy chế viên chức do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo sắc lệnh sô 76/SL ngày 22/7/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phản ánh tính chính quy trong quá trình xây dựng công chức Nhà nước; nhưng trên thực tế, do hoàn cảnh kháng chiến, nhiều công việc phải xử lý và bị tác động chủ yếu do quy luật của chiến tranh, nên những quy định trong quy chế trên không được thực hiện và dần bị lãng quên. Chính vì vậy, mà từ khâu tuyển dụng đến sử dụng cũng như bồi dưỡng, đào tạo không theo một quy trình nào cả. Muốn cải cách lớn bộ máy Nhà nước, nhất định phải xây dựng quy chế công chức hành chính hoàn chỉnh trên cơ sở kế thừa những văn bản trước đây và căn cứ vào thực tiễn đòi hỏi hiện nay. Đến nay, chưa có văn bản nào phủ định sắc lệnh 76/SL. Hơn nữa, cho đến ngày nay, quy chế đó nhiều điểm cơ bản vẫn phù hợp với thực tế của ta. Cho nên, chúng tôi kiến nghị: cần nghiên cứu bổ sung thêm những điều phù hợp với điều kiện mới, nhiệm vụ hiện tại và lấy văn bản đó làm gốc để xây dựng một quy chế công chức trong tình hình mới.

1.2. Đánh giá tổng quát về đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ta

 

1.2.5. Những đặc trưng cơ bản của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta đã hình thành một đội ngũ công chức hành chính phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống chính quyền phù hợp với tính chất và yêu cầu của các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đội ngũ đó ngày càng phát triển và mang những đặc trưng cơ bản là:

a) ở thời kỳ đầu của cách mạng, đội ngũ công chức còn ít ỏi. Nòng cốt đội ngũ này là những người giác ngộ cách mạng, trung thành với sự nghiệp chống đế quốc, phong kiến, xây dựng nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta đã sử dụng có chọn lọc độ ngũ công chức được đào tạo và làm việc trong chính quyền cũ sang phục vụ chế độ mới.

b) ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp, do đòi hỏi của công cuộc kháng chiến, đội ngũ công chức ngày càng đông đảo thêm. Gia nhập vào hàng ngũ công chức, nòng cốt là những người xuất thân từ công nông, có quá trình thử thách trong chiến đấu. Nhìn chung, khi tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước chưa chú ý xem xét về tiêu chuẩn chuyên môn, nhất là sự hiểu biết về pháp luật và những kiến thức quản lý Nhà nước, mà nặng về sự giác ngộ chính trị và quá trình cống hiến của từng người. Trong quá trình phát triển, đội ngũ kế cận lần lượt thay thế cho lớp trước và trưởng thành chủ yếu bằng những kinh nghiệm quản lý.

c) ở thời kỳ từ năm 1945 đến nay, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng, những yêu cầu khách quan đòi hỏi khả năng, trình đọ quản lý ngày càng cao. Mặt khác, trải qua quá trình lịch sử kháng chiến lâu dài, đội ngũ viên chức đã được đào tạo, bồi dưỡng và trưởng thành. Thêm vào đó, những nhẫn thức mới về Nhà nước và pháp quyền, về quản lý hành chính cũng ngày càng được nâng dần lên, nên đội ngũ công chức Nhà nước càng về sau càng được nâng cao dần trình độ, phục vụ tốt hơn những đòi hỏi của công việc. Đặc biệt là từ sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, sự quan tâm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng được quan tâm hơn. Đại hội Đảng lần thứ IV, V và nhất là lần thứ VI, đã thể hiện rõ điều đó. Song trên thực tế vấn đề vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

Một Nhà nước chính quy, có hiệu lực, cần phải có một quy chế về công vụ rõ ràng, khoa học, chặt chẽ và trong đó quy định rõ quy chế công chức.

Ngay từ năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh ban hành quy chế công chức (sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950) gồm 7 chương, 92 điều, quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, tổ chức quản lý, sử dụng và các quy định cụ thể đối với công chức Nhà nước. Đó là văn kiện rất quan trọng đối với việc xây dựng nền hành chính quốc gia. Nhưng trong một quá trình lâu dài, chúng ta tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc, không xem xét, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; nhiều văn bản pháp quy được ban hành, nhưng rời rạc, chắp vá, không theo một quan niệm thống nhất và nhất quán; trên thực tế, hầu như không được quan tâm thực hiện. Về sau, có thể nói, Nhà nước ta đã xử lý vấn đề công chức theo quan niệm chung về vấn đề cán bộ Đảng, đoàn thể.

 

1.2.6. Đánh giá tổng quát đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Cuộc cách mạng của chúng ta, chuyển từ giai đoạn cách mạng dân tọc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì vấn đề cán bộ nói chung, kể cả cán bộ trong bộ máy Nhà nước cũng như bộ máy Đảng và đoàn thể, đều do Đảng trực tiếp chỉ đạo, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo thì do Đảng phân công.

Từ sau đại hội lần thứ III của Đảng (1960), nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác cán bộ của Đảng đã đề ra những yêu cầu cấp bách phải chấn chỉnh bộ máy và cán bộ, và nêu lên những tiêu chuẩn rất cơ bản về phẩm chất và năng lực. Tiếp đó, đại hội lần thứ IV, V của Đảng, vấn đề cán bộ cũng được đề cập đến một cách đậm nét. Đặc biệt là trong nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng đã chỉ rõ: "Bộ máy Nhà nước ta còn cồng kềnh và kém hiệu lực. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp là nguyên nhân trực tiếp làm cho bộ máy nặng nề, nhiều tầng, nhiều nấc. Chức năng, nhiệm vụ cảu tổ chức và chức năng, tiêu chuẩn của cán bộ chưa được xác định rõ ràng. Một số ngành ở Trung ương và địa phương đang có xu hướng chia tách thành nhiều cơ quan và đơn vị chuyên môn hóa theo lối khép kín; nhiều tổ chức trùng lặp, chồng chéo, nhiều trường hợp bố trí cán bộ, nhân viên không tương xứng với nhiệm vụ. Chế độ trách nhiệm không rõ ràng. Phong cách làm việc nặng về hình thức, giấy tờ, song hội họp quá nhiều mà quyết định thì chậm, thiếu cơ sở khoa học, nhiều khi không dứt khoát, việc tổ chức thực hiện lại yếu"

Tuy nhiên, những chủ trương của Đảng chưa được thể chế hóa một cách cụ thể và được thực thi trong co quan hành pháp. Cho nên, dẫn đến tình trạng vận dụng khá tuỳ tiện và chưa làm chuyển biến được một cách cơ bản tình hình cán bộ trong bộ máy hành chính Nhà nước. Tất cả những điều đó đã dẫn đến thực trạng tình hình là:

a) Đội ngũ công chức tỏng bộ máy hành chính Nhà nước của ta hiện nay quá đông, chức năng nhiệm vụ không rõ ràng, công việc chồng chéo dẫm đạp lên nhau, đồng thời cũng rất nhiều nơi bỏ trống trận đại. Đặc biệt là trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc tính toán hiệu quả ít được xem xét một cách đầy đủ nên bộ máy và cán bộ ngày cứ phình ra.

Mặc dù, chúng ta đã nhiều lần tiến hành việc giảm nhẹ biên chế hành chính, nhưng số lượng công chức không ngừng tăng lên. Sau đợt chấn chỉnh tổ chức và giảm biên chế gần đây nhất, tuy đã giảm được khá nhiều số lượng công chức hành chính, nhưng đội ngũ đó vẫn còn nhiều khoảng 170.000 người, chiếm hơn 0,3% dân số cả nước (nhiều nước, tỷ trọng đó chỉ khoảng 0,1 – 0,2% dân số). Đó là một con số lớn. Rõ ràng là chúng ta đã phải nuôi một bộ máy hành chính Nhà nước quá nhiều người, vượt quá khả năng chịu đựng của ngân sách Nhà nước và trong khi của cải do sản xuất xã hội làm ra còn hạn chế.

b) Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ta, kể cả những người làm công tác lãnh đạo, quản lý, phần lớn chưa được bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn quản lý Nhà nước và pháp luật. Với cơ chế bầu cử như hiện nay, một quy hoạch cán bộ chắp vá, thêm vào đó là không có một quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo và bồi dưỡng theo một quy chế bắt buộc, đội ngũ công chức hành chính Nhà nước được hình thành không tuân thủ những đòi hỏi nhất định. Đội ngũ công chức đó thiếu những kiến thức rất cần thiết và rất cơ bản về quản lý Nhà nước, về luật pháp và về tổ chức một nền hành chính quốc gia có nề nếp. Theo thống kê của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thì, tính đến cuối năm 1987, chỉ mới có trên 20% cán bộ chủ chốt trong ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, 40% của huyện, quận và 60% xã, phường dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn ở Trường Hành chính Trung ương và các địa phương. Đại bộ phận công chức hành chính Nhà nước – nhất là công chức giữ các cương vị quản lý, lãnh đạo – được chuyển từ công tác Đảng, đoàn thể, quân đội... sang, mà chưa được bồi dưỡng, đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước, hiểu biết về pháp luật rất hạn chế. Thêm vào đó, chúng ta chưa xây dựng được một thể chế nền nếp, một kỷ cương hành chính cần thiết, dẫn đến sự tuỳ tiện, thiếu thống nhất trong hoạt động và điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước.

c) Việc xác định thẩm quyền và trách nhiệm của công chức trong quá trình thực thi công vụ không rõ rệt, làm cho trách nhiệm cá nhân thấp, hiệu quả công tác kém. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, xác định trách nhiệm, quyền lợi và bổn phận của người công chức hành chính Nhà nước nói chung không rõ ràng và không có một quy trình pháp định. Thực tế của chúng ta hiện nay, không ít công chức chưa nhận thức đầy đủ chức trách và phận sự của mình đối với việc phục vụ Nhà nước. ý thức trách nhiệm kém, kỷ luật lỏng lẻo. Nhận xét cán bộ không theo tài năng, sống lâu lên lão làng, không cần trau dồi, tu nghiệp... cũng lên cấp, lên lương... Đó là điều đáng lo ngại cho sự phát triển của một quốc gia.

d) Tiền lương của công chức hành chính Nhà nước thấpkhông ổn định so với mức sinh hoạt trung bình của những người làm công ăn lương; càng thấp so với những người hoạt động trong khu vực sản xuất kinh doanh. Mức chênh lệch đó càng lớn hơn, khi chúng ta áp dụng cơ chế mở rộng quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở. Trong nội bộ khu vực công chức, tiền lương lại mang tính bình quân rất nặng, trong khi đó, phần thu nhập ngoài lương hầu như không có, dẫn đến tình hình là thu nhập của một công chức hành chính cao cấp trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước không bằng thu nhập của viên bán hàng hay phục vụ ở một công ty dịch vụ, nhất là so với nhân viên làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu. Đó là một thực tế phũ phàng, dẫn đến tinh thần trách nhiệm trong phục vụ Nhà nước giảm dần. Không ít công chức hành chính Nhà nước phải đi làm thêm – kể cả những công việc mà lẽ ra công chức hành chính Nhà nước không được phép làm, như mở của hàng kinh doanh, làm môi giới trung gian cho các dịch vụ mua bán hàng hóa, làm công thêm cho các xí nghiệp, hãng buôn..., thậm chí phải đi làm thêm cả những công việc lao động cực nhọc như đạp xích lô, bơm xe đạp, phục vụ các tiệm ăn...

Hơn thế nữa, trong điều kiện tình hình kinh tế đang biến động, lợi dụng quy chế viên chức không rõ ràng, một số cán bộ đã tham ô, lợi dụng của công, lợi dụng chức quyền làm giàu bằng cách móc ngoặc, chiếm đoạt tài sản Nhà nước, tham nhũng đã trở thành căn bệnh trầm trọng trong bộ máy Nhà nước, phải chống tham nhũng, làm trong sách bộ máy và nâng cao hiệu lực của quản lý Nhà nước.

Tình trạng hình thành đội ngũ công chức hành chính ở nước ta như trên, theo chúng tôi có thể có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chúng ta không có quan niệm đúng và xây dựng một hệ thống hành chính quốc gia, mà nặng về chính trị. Trải qua một thời kỳ dài cho đến ngày nay, Đảng làm thay Nhà nước trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực cán bộ do Đảng sắp xếp, bố trí và chưa hình thành được một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Thứ hai, một quan niệm khá phổ biến trong điều hành và chỉ đạo của chúng ta là: quản lý hành chính Nhà nước dường như là một hoạt động mang tính chất chính trị thuần tuý, hoạt động chỉ theo mệnh lệnh hành chính, không phải là một công việc có tính chất nghề nghiệp chuyên môn nên không đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn về trình độ kiến thức riêng của nó như hành chính, luật pháp, quản lý, tổ chức, văn phòng... Từ đó, chúng ta xem nhẹ quy trình tuyển dung, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đào tạo viên chức Nhà nước một cách chính quy và theo luật định.

Thứ ba, Chủ nghĩa quan liêu đã nhiễm vào cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị, bộ máy Nhà nước ta; có nguồn gốc kinh tế – xã hội – văn hoá sâu xa đã ảnh hưởng không ít đến phẩm chất đạo đức của công chức Nhà nước, làm xuất hiện không ít cán bộ sử dụng quyền lực Nhà nước như một sức mạnh tách rời, đứng trên xã hội và đứng trên tổ chức. Tình trạng cửa quyền, hách dịch tăng lên, bệnh giấy tờ, hội họp làm cho Nhà nước xa rời quần chúng, không lắng nghe và tiếp thu ý kiến nguyện vọng của dân ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, tình trạng tham nhũng của một bộ phận viên chức Nhà nước tăng lên làm thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước, làm giảm lòng tin nhân dân, càng làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước.

 

Thêm vào đó là tình trạng bao cấp kéo dài trong cơ chế quản lý kinh tế đã làm cho những người chỉ đạo điều hành công việc hành chính Nhà nước không quan tâm đến hiệu quả, hiệu suất công tác, làm cho đội ngũ chỉ phình ra, nhưng công việc thì trì trệ lại.

Thứ tư, những pháp luật, những quy tắc quản lý điều hành Nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đòi hỏi sự đổi mới nhanh chóng về trình độ, kiến thức công chức quản lý hành chính Nhà nước. Hơn nữa, những quy tắc đã có cũng không được thực thi một cách nghiêm túc, dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, phổ biến ở nhiều ngành nhiều cấp, dần dà trở thành một thói quen ngay trong suy nghĩ của công chức hành chính Nhà nước.

Thứ năm, chúng ta không có một quy chế đầy đủ về viên chức, tuỳ tiện trong việc tổ chức, tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ.

 

2. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

2.1. Phân ngạch công chức hành chính Nhà nước

 

Chỉ vài năm sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh 188/SL ngày 29/5/1948 qui định về chức danh viên chức Nhà nước gồm 5 hạng: tá sự, cán sự, tham sự, kiểm sự và giám sự thay thế cho những chức danh của chế độ cũ. Tuy nhiên, trong bước đầu xây dựng và phù hợp với tính chất công tác lúc bấy giờ, các chức danh viên chức và nội dung của nó chưa thoát khỏi ảnh hưởng nảy nở của nền hành chính thực dân và Nam triều trước đây.

Tiếp theo sắc lệnh 76/SL ngày 22/7/1950, Chính phủ đã giao cho Bộ Nội vụ tổ chức những kỳ thi cán sự và tham sự hành chính với những yêu cầu khá chặt chẽ, đòi hỏi trình độ chuyên môn về hành chính khá cao.

Nhưng trong thực tế, những tiêu chuẩn quy định đó không được thực hiện đầy đủ. Sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề cán bộ ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng những chức danh của cán bộ viên chức nói chung. Gần đây nhất, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định 36/CP ngày 2/2/1980 về xây dựng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức và giao cho Bộ Lao động tiến hành thí điểm ở một số Bộ, nhưng chưa hoàn chỉnh và chưa chính thức đưa ra một quy định thống nhất có tính pháp lý để thực hiện.

Vấn đề cán bộ nói chung bao gồm nhiều lĩnh vực có những đặc điểm riêng. Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống chức danh phù hợp với tính chất công việc của nó. Bất kỳ một nền hành chính nào cũng phải có hệ thống chức danh công chức đó. Có thẻ nêu lên đây vài thí dụ:

Chính quyền Sài Gòn trước đây chia công chức hành chính ra thành 5 ngạch: Tuỳ phái, thư ký đánh mày, thư ký hành chính, tham sự và đốc sự (tình từ thấp đến cao).

Công chức trong hệ thống hành chính Pháp chia ra 6 ngạch: Agent, Commis, Rédacteur, Atlaché, Directeur và Administrateur.

Trong tình hình của ta hiện nay, trên cơ sở kế thừa cái cũ, có chọn lọc, theo sự nghiên cứu của chúng tôi, có thể xếp 6 ngạch công chức hành chính Nhà nước sau đây:

14 - Tùy phái: là những người được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước để làm công tác phục vụ như bảo dưỡng công sở (vệ sinh, lao công...) liên lạc giấy tờ, thường trực cơ quan... Ngạch này không đòi hỏi trình độ văn hóa và chuyên môn cao, mà chỉ cần vừa đủ để bảo đảm thực hiện các chỉ thị của người chỉ huy, song lại đòi hỏi một sự mẫn cán, sự tận tâm làm việc theo bổn phận rất cao.

15 - Tá sự: là những người có một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định, với trình độ trung học, làm việc có tính chất thực hành dưới sự chỉ đạo của người chỉ huy. Gia nhập vào ngạch này đòi hỏi phải có những văn bản chứng chỉ về một nghề nhất định. Đó là các nhân viên làm nghề thư ký, kế toán...

16 - Cán sự: là những người có văn bằng trung học hành chính được tuyển dụng vào cơ quan làm việc chủ yếu là công tác văn phòng. Trong công tác, có khả năng triển khai những chỉ thị của cấp trên và chủ động tìm biện pháp hoàn thành nhiệm vụ.

17 - Tham sự: là những người có văn bằng đại học, được tuyển dụng vào bộ máy Nhà nước, được tu nghiệp thêm về chuyên môn quản lý hành chính Nhà nước tại Trường Hành chính quốc gia hoặc các trung tâm bồi dưỡng, đào tạo về hành chính Nhà nước. Hạng công chức này có thể làm nhiệm vụ chấp hành, thừa hành do người lãnh đạo cấp cao giao phó; đồng thời, có thể làm công tác chỉ đạo, điều hành ở những cơ quan hành chính cấp thấp (địa phương).

18 - Kiểm sự: là những người được đào tạo có hệ thống, sau khi tốt nghiệp hạng ưu ở các trường đại học chính quy ra, hoặc đã qua công tác có trình độ tham sự, được bồi dưỡng, đào tạo thêm về quản lý hành chính Nhà nước tại Trường Hành chính quốc gia. Đây là đội ngũ cốt cán về chuyên môn trong bộ máy hành chính Nhà nước, năm vững về luật pháp và quy trình tổ chức thực hiện công việc hành chính của một đất nước. Đồng thời, đây cũng đội ngũ giữ những chức vụ trợ lý cho những người lãnh đạo như Bộ, Thứ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, hoặc các nhà ngoại giao. Họ có thể giữ những chức vụ chỉ huy điều hành công việc Nhà nước. Tất nhiên, họ phải những người thực sự có trình độ và năng lực quản lý.

19 - Giám sự: là những kiểm sự có thâm niên công tác cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm về quản lý hành chính Nhà nước, năm vững luật pháp, chế độ chính sách, do đó có khả năng làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp hoặc nghiên cứu cải tiến nền hành chính quốc gia. Những người này đã tốt nghiệp Trường Hành chính quốc gia và từng làm kiểm sự nhiều năm, phải được bồi dưỡng thêm những kiến mới, cao hơn và chuyền từ ngạch kiểm sự lên.

Sáu ngạch viên chức trên đây, ứng với sự phân loại hiện tại của ta là các chức danh: nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và cố vấn. Chúng tôi cho rằng, không nên để những chức danh đó, vì không phản ánh đầy đủ tính chất, chức năng và vị trí của công chức hành chính Nhà nước. Việc đưa ra những chức danh: tùy phái, cán sự, tham sự, kiểm sự và giám sự cũng không phải là mới mà chỉ là sự kế thừa và bổ sung thêm sắc lệnh 188/SL ngày 29/5/1948 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký.

Trong sáu ngạch viên chức nói trên, mỗi ngạch cần được phân ra thành bậc theo nguyên tắc: ngạch càng thấp thì càng được chia ra thành nhiều bậc và thời gian công tác ở mỗi bậc càng ngắn. Ngược lại, ngạch càng cao thì bậc càng ít và thời gian mỗi bậc dài hơn. Thí dụ: ngạch tuỳ phái và cán sự có thể chia ra khoảng 16 bậc, mỗi bậc là 2 năm; nhưng ngạch kiểm sự và giám sự có thể chỉ chia ra 4 đến 6 bậc và mỗi bậc là 4 năm.

Cách phân chia trên có ý nghĩa là, nếu trong quá trình công tác, công chức không được chuyển ngạch thì họ có thể suốt đời làm việc ở ngạch đó mà vẫn được lên bậc không bị hạn chế, làm cho công chức yên tâm phục vụ, không suy bì đãi ngộ. Mặt khác, khuyến khích công chức học tập, nâng cao trình độ để được thi chuyển ngạch cao hơn.

Các ngạch công chức gắn liền với chế độ tiền lương và đãi ngộ của Nhà nước. Vấn đề này cần có sự nghiên cứu tính toán và cân đối trong đội ngũ viên chức nói chung của đất nước. ở đây chỉ nêu lên một số phương hướng mà chưa đi sâu giải quyến những vấn đề cụ thể.

2.2. Tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước

 

Tuyển dụng công chức vào bộ máy hành chính Nhà nước là phương cách để lựa chọn những người có đủ trình độ, kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc, có sự ham thích và tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, làm việc lâu dài và ổn định trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Do tính chất của từng công việc trong bộ máy hành chính Nhà nước khác nhau, nên yêu cầu đối với từng loại công chức cũng không đồng nhất. Để tuyển dụng công chức, thông thường có 2 phương thức:

20 - Tuyển người vào các trường để đào tạo, huấn luyện chủ yếu về nghiệp vụ hành chính Nhà nước ở các trình độ khác nhau (phần này sẽ trình bày trong mục III dưới đây).

21 - Tuyển người vào làm việc ngay. Cách làm của chúng ta lâu nay là, đối với các công chức giữ trách nhiệm chỉ huy, điều hành (lãnh đạo), thì căn cứ vào tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực, các cấp ủy Đảng và thủ trưởng cơ quan xem xét đề bạt. Đối với những vị trí quan trọng hơn, thì do Ban Tổ chức của Đảng dự kiến bố trí sắp xếp là chính. Còn đối với công chức chuyên môn, thì dựa vào định mức biên chế để sắp xếp người vào bộ máy. Nói chung, chưa có một quy chế tuyển bổ rõ ràng và cũng ít xem xét đến khả năng, nguyện vọng của đương sự.

Để xây dựng một bộ máy hành chính Nhà nước có hiệu quả, việc tuyển dụng công chức có một vị trí rất quan trọng. Muốn đạt yêu cầu đó, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống Trường Hành chính (sẽ nói ở phần sau) ra, đối với những công chức chuyên môn, kỹ thuật được tuyển dụng vào làm việc ngay cần theo một quy trình thật rõ ràng:

Thứ nhất, cần thông báo công khai và sớm (khoảng 2 tháng trước khi tuyển dụng) những yêu cầu về công việc, điều kiện phục vụ, chế độ chính sách, các quy chế công chức do luật định, trình độ khả năng cần thiết thể hiện trên các văn bằng đòi hỏi để tất cả mọi công dân, ai hợp nhu cầu, có nguyện vọng và tự nguyện phục vụ trong lĩnh vực này đều có thể ứng tuyển và làm kịp các hồ sơ cần thiết.

Lâu nay, việc tuyển dụng của chúng ta thường không làm công khai, mà chỉ sắp xếp, bố trí trong bộ phận tổ chức cơ quan, nên thường xảy ra 2 khuynh hướng: hoặc bản thân người được bố trí công việc không có nguyện vọng, không muốn làm công việc hành chính, nhưng tổ chức sắp xếp thì phải tuân theo nên không có hào hứng, say mê và thường hay bê trễ công việc; hoặc những người có quan hệ quen biết, bà con với những người có chức quyền, dù không đủ tiêu chuẩn về khả năng, trình độ vẫn được nhận vào, nên công việc trì trệ và năng suất công tác thấp.

Điều đó đã làm ảnh hưởng đến công vụ Nhà nước. Cho nên, việc công khai hoá quá trình tuyển dụng là hết sức cần thiết.

Thứ hai, có Hội đồng tuyển dụng gồm các thành phần quy định về chuyên môn, về tổ chức để xem xét và tuyển dụng chính xác.

 

Việc tuyển dụng nên làm 2 bước:

Sơ tuyển: xét hồ sơ văn bằng, sức khoẻ, hoàn cảnh, khả năng...

 

Thi tuyển: những người được xét trong kỳ sơ tuyển, được thông báo để vào thi tuyển. Trong kỳ thi tuyển, nên kết hợp cả hình thức thi viết và thi vấn đáp, thực hành để có thể xem xét cách ứng xử của người dự tuyển trước những công việc cụ thể.

Thứ ba, công bố công khai về kết quả thi tuyển và ra quyết định tuyển dụng.

Các công chức được tuyển dụng vào bộ máy hành chính Nhà nước cần trải qua 1 thời kỳ tập sự từ 6 tháng đến 1 năm, để thử thách khả năng và nhất là tinh thần trách nhiệm, sau đó mới chính thức xếp vào ngạch bậc thích hợp.

Trên thực tế của ta hiện nay, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước quá đông, quá thừa, nhưng trình độ, năng lực không đồng đều. Có người năng lực thấp lại ở ngạch cao hơn, giữ những cương vị chủ chốt hơn và ngược lại.

Để khắc phục tình trạng đó, cần tổ chức những Hội đồng xem xét đánh giá lại, tổ chức các kỳ thi để xếp lại ngạch cho tất cả công chức hành chính. Đồng thời, trên cơ sở đó cần định tiêu chuẩn, có chương trình huấn luyện, bồi dưỡng (trong thời hạn 5 năm) rồi thi lại (sát hạch), nếu không đủ trình độ thì thôi.

2.3. Nghĩa vụ và quyền lợi của công chức hành chính Nhà nước

 

2.3.7. Nghĩa vụ.

Nghĩa vụ là bổn phận, trách nhiệm của công chức phải thực hiện trước công vụ Nhà nước. Nghĩa vụ công chức gắn với thẩm quyền được Nhà nước giao phó. Công chức có thẩm quyền thì mới thực thi được công vụ, đồng thời thẩm quyền cũng là một yếu tố của nghĩa vụ.

a) Thẩm quyền:

Để thi hành nhiệm vụ, công chức hành chính Nhà nước phải có thẩm quyền. Thẩm quyền là khả năng pháp định của một nhân viên hành động trong khuôn khổ pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ. Thẩm quyền được trao cho một người là do chức vụ, chứ không phải do cá nhân. Cần phân biệt và định rõ vấn đề này để tránh sự lạm dụng, vì trên thực tế không ít trường hợp gắn thẩm quyền cá nhân, tự cho mình có quyền mà quên rằng thẩm quyền là do chức vụ quy định, dẫn đến chỗ nhiều người lạm dụng thẩm quyền để ức hiếp nhân dân và làm điều tư lợi. Từ đó, suy cho cùng, thẩm quyền cũng chính là nghĩa vụ của công chức.

Khi xác định thẩm quyền của công chức, cần dựa vào những nguyên tắc cơ bản:

Công chức Nhà nước phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân, và luôn luôn thực hiện hoàn hảo công vụ Nhà nước giao phó trên cơ sở tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân.

Công chức Nhà nước không có quyền vĩnh viễn đối với chức vụ được giao. Bất cứ lúc nào, bất cứ chức vụ nào, nếu không làm tròn nhiệm vụ hoặc làm sai trái, đều có thể bị miễn nhiệm hay bãi nhiệm bởi cơ quan quản lý mình.

Đối với công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ phải bảo đảm nguyên tắc: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Sự đãi ngộ đối với công chức là do luật định, không có một đặt quyền, đặc lợi riêng. Công chức không được lợi dụng chức quyền để vụ lợi, hà hiếp nhân dân.

Đây là một vấn đề rất cơ bản, phải giải quyết triệt để bằng luật pháp để bảo đảm dân chủ, thức hiện bản chất Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.

b) Nghĩa vụ:

Điều 2 quy chế công chức Việt Nam ban hành kèm theo sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước đã ghi rõ: "Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

Văn bản trên ban hành đến nay đã tròn 40 năm, nhưng nội dung của nó vẫn giữ nguyên vẹn giá trị.

Là công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước, trước hết phải nhận rõ bổn phận của mình là phục vụ nhân dân, và do đó, phải tận tâm với chức nghiệp. Trên thực tế hiện nay, điều đó chưa trở thành tâm huyết trong mỗi một con người. Tình trạng làm việc qua loa, tắc trách, được chăng hay chớ, dường như không cảm thấy băn khoăn khi mình chưa hoàn thành nhiệm vụ là phổ biến trong tâm trạng của công chức hành chính Nhà nước ta hiện nay. Đó là điều đáng lo ngại. Cho nên, cần cụ thể hóa thêm những vấn đề nói trên, để có cơ sở đánh giá và xử lý những trường hợp cụ thể.

Xác định rõ và quy định bổn phận của công chức là:

Phải trung thành với Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Phải tận tâm phục vụ lợi ích của nhân dân, không được lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân và làm phương hại đến lợi ích của nhân dân, lợi ích quốc gia.

Không được tự ý nghỉ việc hoặc bê trễ công việc, phải luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Bất cứ một công việc gì, cấp trên phân công đều phải thi hành, không được viện lý do từ chối và phải chịu trách nhiệm trước công việc được giao.

Phải tôn trọng và giữ gìn bí mật quốc gia, tuyệt đối không được đưa các tài liệu mật cho người khác không liên quan xem.

Không được làm bất cứ điều gì có hại cho Nhà nước và thanh danh của công chức hành chính Nhà nước.

Không được thực hiện các hoạt động riêng tư có tính chất chuyên nghiệp sinh lợi như kinh doanh, buôn bán, hùn vốn đầu tư... vì nó sẽ làm thiên lệch hoạt động công vụ và dẫn đến lợi dung (trừ những hoạt động sáng tác văn học, mỹ thuật và tham gia giảng dạy với tư cách là nhà khoa học).

Những nghĩa vụ đó, ràng buộc người công chức vào khuôn khổ của một con người toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Đương nhiên, họ phải được bảo đảm những quyền lợi thoả đáng.

2.3.8. Quyền lợi.

Để bảo đảm cho công chức hành chính Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ, nhất thiết Nhà nước phải quan tâm đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của học. Quy luật tất yếu của sự đãi ngộ thấp kém đối với công chức hành chính trong bộ máy hành chính Nhà nước là tiền lương thấp, hiệu suất kém, phải tuyển thêm người; biên chế tăng lên. Cứ thế sẽ nằm mãi trong vòng luẩn quẩn và hậu quả là Nhà nước cứ phải duy trì một bộ máy và đội ngũ làm việc kém hiệu quả, nhưng lại rất công kềnh, chi phí rất lớn. Do đó, cần có một chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với công chức hành chính Nhà nước, trên cơ sở có sự tuyển bổ những người thực sự có khả năng, tinh thần trách nhiệm vào làm việc.

a) Quyền lợi vật chất:

Chế độ đãi ngộ vật chất đối với công chức hành chính Nhà nước phải bao gồm:

Tiền lương:

 

Mức lương khởi điểm của tiền lương đối với một công chức hành chính Nhà nước thông thường được tính bằng mức sống thực tế trung bình của xã hội nhân với một tỷ lệ thích ứng (có thể từ 20 đến 50%). Sở dĩ như vậy là vì, với mức đó, người công chức mới có điều kiện toàn tâm toàn ý để lo tròn bổn phận với Nhà nước. Trong tình hình giá cả biến động, cần định kỳ điều chỉnh theo sự biến động giá cả, để bảo đảm tiền lương thực tế cho công chức.

Hệ số chênh lệch giữa mức tiền lương tối thiểu và mức tiền lương tối đa của công chức thấp nhất đến cao nhất ở một số nước là: Mỹ – 10 lần, Bỉ – 12 lần, Anh – 25 lần, Ngụy quyền Sài Gòn cũ – 9 lần; trong khi đó mức chênh tiền lương danh nghĩa của bậc khởi điểm đến bậc cao nhất của ta trước đây là 7 lần, nay chỉ còn 3,5 lần. Tình bình quân của ta rất cao, ít có khả năng kích thích sự vươn lên của công chức (cũng cần nói thêm rằng, hệ số 3,5 lần của ta chỉ là hệ số công khai danh nghĩa, nếu tính cả những chế độ khác nữa, thì mức chênh lệch đó còn lớn hơn nhiều).

Để bảo đảm công bằng xã hội và kích thích công chức làm việc với năng suất cao, cần tiến hành 1 cách cơ bản việc cải cách chế độ tiền lương, theo các hướng:

Xoá bỏ mọi bao cấp, đưa tất cả vào tiền lương.

Mức lương tối thiểu của công chức hành chính Nhà nước phải cao hơn mức sống trung bình xã hội (chỉ 20 – 50%). Mức chênh lệch (hệ số) giữa tiền lương tối thiểu và tối đa của công chức hành chính Nhà nước khoảng 8 – 10 lần.

ở ta, chế độ tiền lương hiện tại còn nhiều nhược điểm, bất hợp lý và đang trong quá trình cải tiến, thay đổi cho phù hợp kể cả hệ số tối thiểu so với tối đa (chỉ còn 3,5 lần). Nếu nhận xét sự sai lệch về trả công lao động ngoài xã hội thì ta thấy cần như quy luật: mức chênh lệch giữa người cao nhất và thấp nhất trong cùng một công việc thông thường là từ 7 đến 8 lần. Đó cũng là điều gợi ý cho sự suy nghĩ của chúng ta, vì ngoài xã hội, trong thị trường tự do ấy, thường phản ánh tương đối chính xác, và do đó, trả công khá phù hợp với lao động của mỗi người.

Phụ cấp: Là khoản tiền ngoài lương trả cho công chức hành chính Nhà nước khi đảm đương những chức trách chỉ huy, điều hành; khi được điều động đến công tác ở vùng xa xôi, có nhiều khó khăn; khi thi hành công vụ; khi có quá trình công tác lâu năm và phụ cấp để bảo đảm cuộc sống gia đình họ.

Tiền lương, nói chung chỉ bảo đảm cho bản thân công chức, mà chưa đáp ứng được nhu cầu khác trong khi họ thi hành công vụ nên cần có phụ cấp. Do đó, công chức cần được hưởng các khoản cần thiết.

Hưu bổng: Người công chức phục vụ cho Nhà nước, cho nhân dân nên họ phải được bảo đảm quyền lợi suốt đời. Khi họ không còn điều kiện phục vụ nữa, phải được bảo đảm bằng lương hưu. Trong chế độ tiền lương của ta hiện nay, cần xác định rõ những vấn đề:

 

Hưu bổng là sự bảo đảm của Nhà nước đối với công chức trong bộ máy của mình, vì họ đã cống hiến tất cả cho công vụ, mà không hoạt động kinh doanh gì khác, nên khi về hưu họ phải được trả lương. Lương và hưu bổng phải bảo đảm sao cho khi về hưu, người công chức có một cuộc sống dễ chịu. Phải xem về hưu là một trạng thái của công chức và do đó, họ có quyền được hưởng hưu bổng (công chức có các trạng thái: tại chức, nghỉ phép, nghỉ ốm... và hưu trí).

Người công chức khi về hưu vẫn phải chịu sự ràng buộc của quy chế công chức như không hoạt động kiếm lời, tổ chức kinh doanh, phạm pháp... thì mới được quyền hưu bổng.

Để bảo đảm quyền lợi cho Nhà nước và cho công chức, khi về hưu nên tính toán kết hợp cả 2 yếu tố: hết tuổi công tác (hiện nay, nam 60, nữ 55) và số năm công tác (hiện nay năm 30, nữ 25). Song, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu xem xét một cách đồng bộ để đảm bảo quyền lợi cho công chức.

b) Quyền lợi tinh thần:

Bên cạnh việc bảo đảm các quyền lợi vật chất, Nhà nước cũng phải bảo đảm các quyền lợi tinh thần cho công chức hành chính Nhà nước:

Phải có những quy định bằng luật pháp nêu cao giá trị của công chức để mọi người tôn trọng họ và bản thân họ có niềm tự hào, vinh quang đối với việc phục vụ Nhà nước.

Có sự bảo đảm và bảo vệ thân thể, danh dự... của người công chức khi thi hành công vụ.

Khen thưởng, động viên công chức khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tự do hoạt động chính trị trong khuôn khổ luật chuyên môn.

Đó cũng là những điều bảo đảm cho công chức có chỗ dựa vững chắc về tinh thần để hết lòng phục vụ.

2.4. Quản lý công chức hành chính Nhà nước

 

Công chức hành chính là đội ngũ có đặc điểm và vị trí riêng của nó, cần có sự quản lý chặt chẽ và điều phối thống nhất. Cần rà soát, hệ thống hóa lại và bổ sung những quy chế hiện hành, bao gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi chức, thăng bậc, giáng bậc, thuyên chuyển, nghỉ việc, cho thôi việc, hưu trí, kỷ luật và trách nhiệm...

Hiện nay, chúng ta chưa có sự quản lý riêng đội ngũ này, mà còn năm trong công tác quản lý cán bộ chung của Đảng.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức hành chính, cần tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu, thống nhất việc quản lý công chức vào một Bộ. Cơ quan này có nhiệm vụ:

Xây dựng quy chế công chức hành chính Nhà nước thống nhất trong cả nước để trình Chính phủ ban hành chính thức như một văn bản dưới luật co giá trị pháp lý. Nếu ở một mức độ cao hơn, có thể xây dựng trở thành luật công chức hành chính Nhà nước.

Cùng các Bộ, các ủy ban nhân dân địa phương phân công quản lý công chức hành chính Nhà nước.

Trực tiếp quản lý những công chức thuộc ngạch kiểm sự (chuyên viên cấp cao) và giám sự (cố vấn hành chính).

Theo dõi, kiểm tra sự quản lý của các Bộ, các địa phương đối với các ngạch công chức khác.

Nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước.

Tiềm hiểu và ứng dụng những thành tựu của các nước – nhất là các nước có nền hành chính tiên tiến - để ứng dụng và cải tiến việc quản lý, sử dụng công chức nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Lưu trữ hồ sơ công chức và đôn đốc việc thực hiện quy chế công chức, bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của công chức một cách đầy đủ.

Trong quá trình cải cách bộ máy Nhà nước của ta hiện nay, Ban Tổ chức và cán bộ của Chính phủ cần được củng cố và tổ chức lại để đảm đương nhiệm vụ đó; đồng thời cần làm rõ sự lãnh đạo của Đảng về vấn đề cán bộ và sự quản lý và điều hành của Nhà nước đối với lĩnh vực này.

3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

Thực trạng của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước của ta hiện nay là số lượng quá đông, nhưng chưa được bồi dưỡng, đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn quản lý Nhà nước. Điểm yếu nhất của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước là:

Thiếu những kiến thức có hệ thống và cơ bản về Nhà nước và pháp quyền.

Không năm được luật lệ, ngay cả những luật lệ liên quan đến công tác chỉ đạo điều hành của mình.

Chưa có một quan niệm đầy đủ và rõ ràng về hành chính, về nền hành chính quốc gia, đồng thời lại thường có ấn tượng xấu về hành chính, coi thường quản lý hành chính, xem nó chỉ là công văn giấy tờ, văn thư phục vụ, mà không thấy nội dung cơ bản của nó là tổ chức và điều chỉnh các hành vi và hoạt động của toàn xã hội và của nhân dân.

Cho rằng, ai cũng có thể làm được quản lý Nhà nước. Đối với cán bộ lãnh đạo thì chỉ cần học ở trường Đảng ra, năm được lý luận Mác – Lênin là có thể làm được bất cứ việc gì, còn cán bộ nhân viên thì bố trí ai làm công tác hành chính cũng được, không xem đó là một nghề nghiệp đòi hỏi phải được đào tạo, bồi dưỡng.

Xuất phát từ đó, trong những năm qua, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bọ thuộc chệ thống hành chính các cấp không được xem trọng đúng mức.

Trường Hành chính quốc gia là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước có trình độ cao, trong gần 10 năm qua, kể từ 1981 đến nay, chủ yếu mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày cho cán bộ lãnh đạo thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tổng số bồi dưỡng được 6135 cán bộ, trong đó gồm 4334 cán bộ lãnh đạo và 1081 cán bộ văn phòng ủy ban nhân dân huyện, quận trong cả nước, mới chiếm hơn 20% số lượng cán bộ phải bồi dưỡng. Về đào tạo, Nhà trường chỉ mới mở được 1 khóa chuyên tu 18 tháng cho 82 học viên là cán bộ do ủy ban nhân dân các huyện, quận cử đi học và hiện nay đang có 95 học viên theo học lớp Cao đẳng hành chính Nhà nước 2 năm.

Mỗi địa phương có 1 trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước cấp cơ sở, nhưng nằm dưới những dạng khác nhau: Trường Hành chính, Trường Hành chính pháp lý, Trường Quản lý Nhà nước, Trường Hành chính và kinh tế, Trường Đảng... Việc quản lý các Trường cũng không thống nhất. Có nơi trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, có nơi trường năm trong Ban Tổ chức chính quyền, có nơi trường là một bộ phận trong trường Đảng.

Đáng giá một cách nghiêm túc là hệ thống trường Hành chính từ trung ương đến trường tỉnh, thành phố; với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và giảng viên – yếu về chất lượng, thiếu về số lượng, không ổn định về tư tưởng và tổ chức, không thể đảm nhiệm được yêu cầu bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chính quyền các cấp mà chúng ta mong muốn.

Để giải quyết tình hình thực tế đó, yêu cầu về xây dựng một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ngày càng chính quy, cần xem xét phương án có tính chất nguyên tắc sau đây:

3.1. Đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

 

ở nước ta, vì đặc thù của đội ngũ cán bộ hành chính Nhà nước từ nhiều nguồn và nhiều trình độ khác nhau, nên cần phải có một hình thức bồi dưỡng phù hợp, thích nghi với hoàn cảnh đó; nhưng đồng thời phải đi ngay vào chính quy và hiện đại hóa dần. Kinh nghiệm thực tế của nhiều năm cho thấy:

1 - Phải xác định tiêu chuẩn và đủ tiêu chuẩn mới được bầu vào ủy ban nhân dân, Chính phủ hoặc chính quyền cấp trên phê chuẩn; không đủ tiêu chuẩn, thì không phê chuẩn (nếu còn bầu).

2 - Đối tượng cần bồi dưỡng ngay là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền Trung ương và địa phương.

3 - Chương trình bồi dưỡng, cần tập trung vào 5 nội dung cơ bản nhất là:

Nhà nước và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ta.

Pháp luật, pháp chế và hệ thống pháp luật (trong đó sẽ đi sâu vào luật hành chính).

Quyết định quản lý và văn bản quản lý Nhà nước.

Quản lý Nhà nước về các mặt (trong đó kinh tế, ngân sách và thuế khoá, tiền tệ – tín dụng được xem là một vấn đề quan trọng).

Công tác hành chính, văn phòng trong cơ quan Nhà nước và quy chế làm việc của công chức hành chính Nhà nước.

4 - Về thời gian, trước đây là 2 tháng rưỡi đến 3 tháng, nay rút xuống 4 tuần. Với quỹ thời gian đó, chưa đủ để trang bị tương đối có hệ thống về những vấn đề cơ bản nói trên, cho nên cần đưa thời gian các khóa bồi dưỡng lên ít nhất là hai tháng để bảo đảm chất lượng hoặc phải tiếp tục bồi dưỡng theo chuyên đề.

5 - Về phương pháp giảng dạy, học tập, trong hoàn cảnh cụ thể của ta cần kết hợp cả 2 mặt: phải trang bị cho học viên những kiến thức rất cơ bản về Nhà nước, pháp luật và hành chính Nhà nước cũng như phương thức quản lý; đồng thời phải gắn thật chặt với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho chương trình nội dung mang tính thực tiễn cao, người học có thể liên hệ vận dụng vào công việc cụ thể của mình để nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành công tác.

ở những cấp độ thấp hơn như cán bộ chủ chốt của chính quyền cơ sở thì đòi hỏi tính thực tiễn càng cao hơn.

3.2. Thực hiện quy chế thi tuyển, quy chế ra trường và đào tạo chính quy đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

 

Đi đôi với bồi dưỡng, cần đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước theo nguyên tắc, có tổ chức thi tuyển nghiêm túc, thi vào và thi ra theo quy định của Chính phủ, và theo mức độ và trình độ được đào tạo để ra trường xếp vào các ngạch bậc nhất định.

3.2.9. Hệ thống và chương trình đào tạo chính quy đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Chương trình đào tạo chính quy cho đối tượng này cần được Nhà nước xem xét đào tạo một cách đồng bộ các ngạch viên chức khác nhau và quy định thống nhất theo một sô hướng sau đây:

a) Hệ cao học hành chính, đào tạo ra những công chức hành chính cao cấp trong bộ máy hành chính Nhà nước. Đối tượng tuyển chọn là những người đã tốt nghiệp đại học – chủ yếu là ngành luật, kinh tế, các ngành xã hội khác và có năng khiếu về hành chính – vào học ở Trường Hành chín quốc gia trong thời gian 3 năm. Quá trình tuyển sinh và đào tạo là quá trình lựa chọn rất cẩn thận. Sau khi tốt nghiệp ra trường được bổ nhiệm vào ngạch kiểm sự trong bộ máy hành chính Nhà nước.

Hệ đào tạo này sẽ chia ra 2 chuyên môn lớn là quản lý hành chính chung và quản lý Nhà nước về kinh tế.

b) Hệ đại học hành chính: Tuyển những cán bộ, học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có năng khiếu và nguyện vọng phục vụ lâu dài trong bộ máy Nhà nước. Thời gian đào tạo là 4 năm. Hệ đại học hành chính đào tạo ra những công chức hành chính có khả năng độc lập giải quyết những công việc được giao; thành thạo các quy trình và nghiệp vụ hành chính và năm vững pháp luật Nhà nước để xử lý các ông việc về quản lý Nhà nước. Học viên tốt nghiệp đại học hành chính Nhà nước theo hai hệ: quản lý hành chính chung và quản lý Nhà nước về kinh tế, và được xếp vào ngạch cán sự hành chính, nếu xuất sắc sẽ xếp tham sự hành chính.

Hai hệ cao học và đại học nói trên do Trường Hành chính quốc gia đảm nhiệm.

c) Hệ trung học hành chính: đào tạo ra những công chức hành chính trung cấp. Hệ này tuyển những cán bộ và học sinh đã tốt nghiệp phổ thống trung học, thời gian đào tạo là 2 năm rưỡi hoặc 3 năm. Ra trường học viên có khả năng thực hiện các nhiệm vụ do người phụ trách phân công, được xếp vào bậc tá sự hành chính, nếu xuất sắc sẽ xếp cán sự hành chính.

Hệ trung học hành chính do một số trường Hành chính địa phương có đủ điều kiện thực hiện. Về lâu dài, hệ này sẽ do các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước thực hiện dưới sự chỉ đạo của trường Hành chính quốc gia.

Nội dung chương trình đào tạo các công chức hành chính Nhà nước, phải theo hướng cơ bản, có hệ thống, chính quy, có lý luận nhưng phải rất chú trọng thực hành. Muốn thế cần có 3 điều kiện:

Một là, nền hành chính quốc gia phải được cải cách, phải có một quy chế công chức hành chính Nhà nước rõ ràng để bảo đảm những quyền lợi cho người được đào tạo, tuyển dụng.

Hai là, những vấn đề về văn hóa, chuyên môn đã đạt một trình độ nhất định trước khi vào trường. Nhà trường chỉ giảng dạy chủ yếu về quản lý hành chính Nhà nước và thực hành những vấn đề đó.

 

Ba là, phải có một đội ngũ giảng viên có năng lực, trình độ thông thạo cả lý thuyết và thực hành về quản lý Nhà nước. Đội ngũ này bao gồm cả giảng viên chuyên nghiệp của trường và giảng viên kiêm chức từ các Bộ, cơ quan thực tế.

3.2.10. Xây dựng và thực hiện quy chế tuyển sinh hệ đào tạo.

Trước hết, cần thống nhất quan điểm: tuyển sinh vào trường Hành chính quốc gia và các trung tâm đào tạo để học các hệ đào tạo là khâu đầu tiên để tuyển dụng công chức Nhà nước. Quá trình đào tạo là quá trình trang bị những kiến thức cần thiết đối với yêu cầu của một công chức hành chính, nhất là những kiến thức cơ bản và coi trọng khâu thực hành để họ có thể ra làm việc ngay một cách có hiệu quả. Người ta gọi đó là giai đoạn "tiền công vụ".

Như vậy, một người được tuyển vào trường Hành chính quốc gia hoặc các trung tâm đào tạo, nếu đạt kết quả quy định trong quá trình học tập, được công nhân tốt nghiệp thì khi ra trường, đương nhiên được tuyển bổ vào một ngạch thích hợp trong hệ thống công chức hành chính Nhà nước.

Cần phải có một quy chế chặt chẽ trong tuyển sinh. Chúng tôi xen kiến nghị một số vấn đề sau:

a) Học viên được tuyển vào học ở trường Hành chính quốc gia, hoặc các trung tâm đào tạo, có thể là những người đang công tác trong một cơ quan Nhà nước (trong thời gian đầu, số này là chủ yếu) hoặc chưa làm việc trong cơ quan Nhà nước, nhưng tất cả phải có điều kiện là:

Có các văn bằng chính thức về trình độ văn hoá phù hợp với yêu cầu của trình độ như trung học, đại học hoặc cao học hành chính.

Những người được tuyển chọn vào trường phải là người có trình độ học lực từ loại khá trở lên, có sức khoẻ, có năng khiếu hoạt động hành chính, nghiêm túc trong sinh hoạt, sáng tạo trong công việc, tận tâm trong phục vụ Nhà nước, luôn luôn làm tròn bổn phận của mình trước công vụ Nhà nước.

Học viên vào trường phải qua quá trình sơ tuyển và thi tuyển chính thức. Quá trình sơ tuyển, ngoài việc xem xét những yêu cầu về trình độ ra, còn phải phân bổ tương đối đồng đều giữa các vùng trong nước để tạo điều kiện ra công tác sau này, nhất là đối với các vùng núi, biên giới và hải đảo cũng cần có sự chiếu cố nhất định.

Sau khi sơ tuyển, nhà trường thông báo danh sách thi tuyển chính thức cho học viên, kỳ thi tuyển này chia ra thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, thi viết để tuyển chọn những người có khả năng trình độ cao và chọn một số lượng gấp đôi hoặc gấp rưỡi số dự tuyển.

 

Giai đoạn thứ hai, thi vấn đáp để một mặt khẳng định thêm kiến thức học viên, song mặt quan trọng hơn là xem xét khả năng ứng xử của học viên trước những tình huống đặt ra, đồng thời, đánh giá về tác phong, thái độ, sự linh lợi, ngoại hình và sự trung thực của học viên có phù hợp với phong cách của người công chức hành chính Nhà nước không

Những nội dung thi, bao gồm: chính trị – xã hội, luật pháp, kinh tế, lịch sử, địa lý và ngoại ngữ. Ngoài ra, còn xem xét sức khỏe và tuổi tác thích hợp.

b) Sau khi học viên được tuyển chọn vào học, Nhà nước cần có một chế độ sinh hoạt phí thoả đáng, bảo đảm cho những nhu cầu cơ bản của học viên để học tập và nhất là thực tập. Khác với các loại sinh viên đại học và học sinh trung học khác, cần được chăm sóc thích đáng để tạo ra những con người tận tâm phục vụ lâu dài trong bộ máy Nhà nước, trung thành với quốc gia và làm việc có hiệu quả.

3.2.11. Xây dựng và thực hiện quy chế ra trường, giao phó nhiệm vụ.

Tuyển sinh vào trường Hành chính quốc gia là khâu tuyển chọn đầu tiên, sau đó trong quá trình đào tạo, trường lại tiếp tục sàng lọc để chọn lấy những người có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn vào đội ngũ công chức. Sau khi hoàn thành chương trình, học viên đạt yêu cầu trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ được phân công công tác ngay. Để cho việc ra trường đi nhận công tác của học viên được công bằng, khách quan, Nhà trường cần:

a) Thực hiện thật nghiêm túc quá trình đào tạo, có đánh giá kết quả và xếp hạng theo 3 tiêu chuẩn:

Xếp hạng kết quả các kỳ thi trong quá trình đào tạo.

Xếp hạng kết quả các kỳ thực tập.

Xếp hạng kết quả thi tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Tổng hợp 3 kết quả trên, Nhà trường sẽ xếp hạng theo thứ tự kết quả chung của toàn khoá.

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng và những nơi có nhu cầu về công chức Nhà nước, lập danh sách những nơi sẽ phân công học viên tốt nghiệp làm việc.

c) Những người đạt kết quả cao nhất được ưu tiên chọn chỗ làm việc theo danh sách các nới có yêu cầu. Sau đó, lần lượt theo thứ tự cho đến người cuối cùng.

d) Học viên tốt nghiệp ra trường được xếp ngay vào ngạch bậc công chức hành chính Nhà nước theo quy chế công chức.

Điều đó sẽ bảo đảm cho sự công bằng và khuyến khích học viên ra sức học tập đạt kết quả tốt. Cần loại trừ tất cả mọi sự can thiệp của cá nhân, vì những lý do riêng tư, bảo đảm nguyên tắc mọi người bình đẳng trước công vụ.

3.3. Củng cố và cải cách hệ thống tổ chức, chương trình, nội dung và xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên

 

Đây là vấn đề cốt tử của một Nhà trường. Đồng thời cũng là vấn đề khó khăn nhất hiện nay, kể cả ở trường Hành chính quốc gia cũng như các trường Hành chính địa phương.

3.3.12. Cải cách căn bản hệ thống trường Hành chính.

Hiện nay, hệ thống trường Hành chính bao gồm: trường Hành chính quốc gia trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng và các trường Hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Vũng tàu – Côn đảo, và một số tỉnh vừa tách ra chưa xây dựng trường) trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc năm trong Ban Tổ chức chính quyền.

Cơ cấu tổ chức đó, cần được xác định như sau:

1 - Trường Hành chính quốc gia trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, được hưởng quy chế như một Bộ.

2 - Trường Hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc ủy ban nhân dân.

Việc cải cách tổ chức hệ thống Nhà trường đặt ra như một yêu cầu khách quan và rất cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước ổn định và có hệ thống (xem sơ đồ).

Ghi chú:

Quan hệ trực thuộc

Quan hệ chỉ đạo chuyên môn

3.3.13. Đối với trường Hành chính quốc gia.

Trường Hành chính quốc gia, với chức năng vừa đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước cao cấp và trung cấp, vừa nghiên cứu khoa học về hành chính, vừa quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng về hành chính, là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng và hưởng quy chế như một Bộ.

a) Xây dựng một quy chế phối hợp chặt chẽ giữa trường Hành chính quốc gia với Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ (hoặc một Bộ quản lý công chức và cải cách hành chính) để thực hiện một quy trình liên tục trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước.

b) Lập một Hội đồng quản trị Nhà trường, do một Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm Chủ tịch, Hiệu trưởng trường Hành chính quốc gia làm Phó Chủ tịch và các thành viên là đại diện một số Bộ có liên quan như Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, ủy ban Khoa học Nhà nước, cùng với một số giáo sư lâu năm, có kinh nghiệm trong và ngoài trường. Hội đồng quản trị có chức năng chủ yếu là:

Xét duyệt các chương trình nội dung giảng dạy.

Duyệt các chương trình nghiên cứu về cải cách hành chính Nhà nước.

Thông qua những quy chế giảng dạy, học tập và sự thay đổi về tổ chức bộ máy của Trường.

Xem xét kinh phí đào tạo.

Hội đồng quản trị là cơ quan tư vấn của Hội đồng Bộ trưởng về các vấn đề của Trường, không trực tiếp điều hành công tác cụ thể của Trường.

c) Lãnh đạo Trường là một Hiệu trưởng và từ 2 đến 3 Hiệu phó trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và công tác tổ chức nội bộ. Hiệu trưởng và Hiệu phó là những giáo sư, các nhà khoa học đã qua hoạt động thực tiễn, có kinh nghiệm chỉ đạo Nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học về hành chính Nhà nước.

d) Xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và kiêm chức của Trường theo hướng:

Điều động ngay một số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và các cán bộ cấp vụ, chuyên viên có năng lực đang công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là thuộc các ngành: luật pháp, kinh tế, xã hội, tin học sang làm giảng viên chuyên nghiệp của Trường. Cần có một chế độ đãi ngộ thoả đáng để tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên làm việc có hiệu quả.

Chỉ định một số cán bộ đương chức có trình độ chuyên môn của các lĩnh vực liên quan làm giảng viên kiêm chức của Trường. Số giảng viên này phải sinh hoạt với các bộ môn, khoa của Trường và chịu sự phân công của Trường trong lĩnh vực giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học.

e) Mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác với các Trường, các Viện Hành chính quốc tế, tham gia vào Hiệp hội hành chính quốc tế... để trao đổi khoa học và tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn cũng như những kinh nghiệm tiên tiến về khoa học hành chính.

3.3.14. Phát triển từng bước các trung tâm bồi dưỡng và đào tạo.

Việc đào tạo công chức hành chính Nhà nước cần được tiến hành có quy mô thích hợp và một cách chính quy thì mới bảo đảm được nhu cầu và chất lượng của đội ngũ phục vụ cho bộ máy hành chính Nhà nước. Trong tình hình hiện nay, với khả năng của các trường Hành chính tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương chưa bảo đảm được. Hơn nữa, để tạo lập một mẫu mực quản lý hành chính Nhà nước thống nhất trong cả nước, cần chuẩn bị để thành lập 1 số trung tâm ở những nơi cần thiết trực thuộc trường Hành chính quốc gia.

4. Những kiến nghị và kết luận

4.1. Một số kiến nghị

 

Vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng, cải cách lớn bộ máy Nhà nước và phát triển một nền hành chính quốc gia ổn định và vững chắc.

Tuy nhiên, trong tình hình thực tế của ta hiện nay, kết hợp với kết quả điều tra xã hội học của hơn 500 cán bộ cao-trung cấp thuộc hệ thống chính quyền các cấp, đội ngũ công chức đó đã hình thành với những đặc thù của nó, và đã hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử vĩ đại; đồng thời cũng tồn tại nhiều sự bất cập với hoàn cảnh mới như đã nêu trên đây. Chính vì vậy khi đề cập đến vấn đề nay, phải luôn luôn chú ý 2 mặt:

Một là, phải kiên quyết xây dựng và thực hiện quy chế công chức hành chính Nhà nước hoàn chỉnh, chính quy phù hợp với yêu cầu cải cách lớn bộ máy Nhà nước, xây dựng một Nhà nước pháp quyền, có một nền hành chính quốc gia sơm ổn định và vững chắc.

 

Hai là, phải có kế hoạch tổng thể, toàn diện với các bước đi thích hợp để không làm suy yếu hoặc đảo lộn hệ thống bộ máy, ảnh hưởng đến việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế – xã hội.

Trên cơ sở đó, chúng tôi nêu lên những kiến nghị sau đây:

1 - Trước hết, cần xác định rõ, công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước có đặc thù riêng của nó, thể hiện trên chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ. Nó khác về tính chất với những người hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và cũng phân biệt với những viên chức chuyên môn hoạt động trong các tổ chức sự nghiệp khác.

Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước phải được tuyển bổ theo một quy trình, do luật định; phải tuyệt đối trung thành với công vụ; phải hết sức mẫn cán, lo tròn phận sự, không tuỳ tiện, không thiên vị, không tham nhũng.

2 - Cần xây dựng và thực hiện một quy chế về công chức hành chính Nhà nước. Quy chế này xác định các chức danh, tiêu chuẩn; ngạch bậc của công chức, đi đôi với bảo đảm chế độ đãi ngộ thích đáng và được điều chỉnh bằng luật hành chính, khác với quy chế đối với những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, được điều chỉnh bằng luật lao động.

Nội dung quy chế phải xác định rõ thẩm quyền, nghĩa vụ và quyền lợi của công chức như phần trên đã trình bày.

3 - Xác định rõ các chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch; bậc công chức hành chính Nhà nước. Theo chúng tôi, hoặc sử dụng chức danh chung hiện tại như nhân viên, cán sự, chuyên viên, cố vấn, hoặc dùng những chức danh riêng cho bộ máy hành chính Nhà nước như tùy phái, tá sự... cụ thể là có 6 ngạch như sau:

Phương án I

1 – Nhân viên

2 – Cán sự

3 – Chuyên viên

4 – Chuyên viên chính

5 – Chuyên viên cao cấp

6 – Cố vấn

Phương án II

1 – Tùy phái

2 – Tá sự

3 – Cán sự

4 – Tham sự

5 – Kiểm sự

6 – Giám sự

Trong 2 phương án đó, chúng tôi cho rằng, phương án II, với các chức danh đó, thể hiện ngạch bậc của hệ thống hành chính Nhà nước rõ ràng hơn.

Trên cơ sở đó, tiến hành việc sắp xếp lại đội ngũ công chức hiện có và có kế hoạch tuyển bổ đội ngũ công chức hành chính mới.

Đối với đội ngũ hiện có, nên tập trung bồi dưỡng theo kế hoạch với các phương thức thích hợp, trên cơ sở kết quả thi cử, kiểm tra, kết hợp với sự đánh giá của lãnh đạo cấp trên để sắp xếp lại, đưa vào ngạch bậc chính quy theo quy chế công chức mới.

Nhanh chóng đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước một cách chính quy và có hệ thống, từ những cán bộ đã công tác trong cơ quan Nhà nước và những học sinh có trình độ, phẩm chất tốt và có năng khiếu hành chính.

4 - Thực hiện việc tuyển bổ công chức hành chính Nhà nước ngày càng chính quy, đi đôi với bồi dưỡng đội ngũ hiện có, cần xem trọng việc thi tuyển bằng một quy chế mới để chọn vào học trường Hành chính. Trong quá trình học tập, có sự sàng lọc qua thi cử và những người đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp ra trường, đương nhiên được tuyển bổ theo quy chế Nhà nước vào bộ máy hành chính Nhà nước và được sắp xếp vào các ngạch bậc thích hợp theo quy chế công chức mới.

5 - Việc chuyển ngạch công chức, trên cơ sở các tiêu chuẩn quy định, nhất thiết phải qua kỳ thi sát hạch, có hội đồng giám định và kết quả phải công bố công khai.

Chuyển ngạch bậc phải đi liền với tính chất công việc, chế độ đãi ngộ và tiền lương thích đáng.

Cần sớm có chế độ tiền lương thoả đáng đối với công chức, bảo đảm cho đời sống cần thiết của họ nhằm:

Hết lòng vì bổn phận phục vụ Nhà nước.

Không làm bất cứ một việc gì để sinh lợi.

Gắn bó với công vụ Nhà nước.

6 - Thống nhất việc quản lý công chức hành chính Nhà nước vào một Bộ để xây dựng và thực hiện quy chế công chức hành chính Nhà nước; điều hành, chỉ đạo và quản lý công chức theo sự phân cấp của Nhà nước.

Cơ quan này sẽ phối hợp với trường Hành chính quốc gia để đào tạo, tu nghiệp, cải cách, nâng cao không ngừng trình độ của công chức hành chính Nhà nước, phấn đấu trong vòng 5 – 10 năm tới sẽ tạo lập được một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước chính quy, thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố và xây dựng nền hành chính quốc gia hiện đại.

7 - Củng cố và phát triển trường Hành chính quốc gia, làm nhiệm vụ đào tạo và tu nghiệp công chức hành chính với trình độ cao học hành chính, đại học hành chính và trung học hành chính.

Củng cố và phát triển các trường Hành chính tỉnh, thành phố, đào tạo công chức hành chính trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng cán bộ đương chức cho cấp xã, phục vụ cho các địa phương.

8 - Cuối cùng chúng tôi xin kiến nghị: Vấn đề xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước gắn liền với cải cách bộ máy Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, muốn làm được việc đó, cần có sự đầu tư nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước và tiến tới xây dựng một quy chế Nhà nước thật cụ thể. Do đó, sau đây cần tiếp tục triển khai nghiên cứu những đề tài cụ thể:

Về quy chế công chức hành chính.

Về chế độ đãi ngộ đối với công chức hành chính

Về cơ quan quản lý công chức và phân cấp quản lý công chức

Về hệ thống đào tạo, tu nghiệp công chức

...

Đề nghị Nhà nước xem xét và chỉ đạo thực hiện

4.2. Kết luận

 

Công cuộc đổi mới toàn diện và cải cách lớn bộ máy Nhà nước theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đang triển khai và đã thu được những kết quả quan trọng, bước đầu. Sự nghiệp đó, hết sức cấp thiết, đang khẩn trương thực hiện và được xác định như một mắt xích trọng yếu để thúc đẩy toàn bộ sự nghiệp đổi mới tiếp tục tiến lên 1 cách nhanh chóng, vững chắc phù hợp với tình hình, nhiệm vụ đất nước và những thay đổi quốc tế có tình thời đại.

Vấn đề cải cách hệ thống tổ chức, hoạt động bộ máy hành chính Nhà nước và xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm đường lối, chính sách của Đảng ta, những kinh nghiệm có chọn lọc và tiếp thu có phê phán lý luận thực tiễn của các nước và thực tiễn đời sống của quá trình xây dựng và phát triển hệ thống hành chính Nhà nước của nước ta. Quá trình phát triển lịch sử đó được phân kỳ, xác định những điều kiện, kế quả và thằng lợi đạt được; cũng như những khuyết điểm, tồn tại, yếu kém để tiếp tục đổi mới.

Những định hướng và kết quả đạt được

Tổ chức một hệ thống hành chính Nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở theo luật định, có thẩm quyền sử dụng quyền lực Nhà nước, quản lý và điều chỉnh các hành vi xã hội, các quá trình xã hội bằng pháp luật. Công dân tôn trọng và được bảo đảm của pháp luật; đồng thời, pháp luật là công cụ của Nhà nước, bảo đảm cho công dân chấp hành quyền lực của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xác định các nguyên tắc, nội dung chủ yếu để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống hành chính Nhà nước – một tổ chức có mục địch bảo đảm thoả mãn nhu cầu, lợi ích chung của nhân dân. Quản lý hành chính Nhà nước tuân thủ quyền lực Nhà nước, phục vụ cho Nhà nước và phục vụ nhân dân, bảo đảm tính liên tục trong hoạt động quản lý hành chính, từng bước nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.

Nghiên cứu và xác định mô hình tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở – từ chính phủ đến chính quyền các cấp và tỉnh, huyện, xã - với nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, có phân giao trách nhiệm, quyền hạn và mở rộng chế độ tự điều chỉnh, tự chịu trách nhiệm đi đôi với việc thực hiện nguyên tắc tự quản thích hợp theo luật định và chịu sự kiểm soạt của Nhà nước Trung ương.

Trên cơ sở đó, có thể xem xét và lựa chọn các phương án có khả năng thực thi trong tổ chức hệ thống hành chính Nhà nước các cấp của chúng ta hiện nay.

Xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước – những người làm việc có tính chất nghề nghiệp, được đào tạo và tu nghiệp về chuyên môn, thực hiện thẩm quyền khi thực thi công vụ một cách nghiêm chỉnh theo luật định – với những nguyên tắc chủ yếu làm cơ sở để có thể xác định các ngạch bậc công chức, tuyển bổ công chức và quy định thẩm quyền, nghĩa vụ và quyền lợi của công chức hành chính Nhà nước. Xây dựng và thực hiện quy chế công chức hành chính Nhà nước; thống nhất và phân cấp quản lý đội ngũ công chức hành chính Nhà nước một cách thích hợp và theo quy định của Nhà nước.

Khẩn trương bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ công chức hành chính Nhà nước một cách chính quy, xây dựng nền hành chính quốc gia ngày càng hiện đại, vấn đề cực kỳ quan trọng trong công cuộc cải cách lơn bộ máy Nhà nước – cần phải coi trọng việc trang bị kiến thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật, quản lý Nhà nước và nghiệp vụ hành chính Nhà nước, đồng thời gắn chặt với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao tính lý luận và thực tiễn. Coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo chính quy với các trình độ khác nhau: cao học, đại học, trung học hành chính; củng cố và phát triển trường Hành chính quốc gia và trung tâm bồi dưỡng, đào tạo ở các khu vực cũng như các trường Hành chính địa phương... để đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia và cải cách lớn bộ máy Nhà nước.

Đồng thời, chính đó cũng là những vấn đề phức tạp, hết sức rộng lớn – với kết quả đã đạt được – chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức nghiên cứu sâu hơn, hoàn chỉnh về lý luận và thực tiễn để đóng góp thiết thực hơn trong quá trình cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

 

Hà Nội, ngày 28.10.199

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ ba

Những vấn đền nghiên cứu cụ thể

Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước ngày càng chính quy, hiện đại, có năng lực thực sự để quản lý đất nước bằng pháp luật

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Gia

1. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức quản lý hành chính Nhà nước

1.1 Để thực hiện nhiệm vụ Đại hội Đảng VI đã đề ra là phải tiến hành một cuộc cải cách lớn bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm cho bộ máy đó được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Vấn đề cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn hóa các chức danh công chức hành chính Nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, trở thành nhiệm vụ rất trọng yếu và cấp bách, nhưng đồng thời lại rất cơ bản, thiết thực, đòi hỏi tính khoa học và có hệ thống.

1 - Công chuộc cải tổ, đổi mới đang đặt ra ở các Đảng và Nhà nước XHCN – phù hợp với điều kiện cụ thể trong nước và hoàn cảnh quốc tế ngày nay – những nhiệm vụ to lớn và có tính thời đại. ở nước ta, trong một thời gian dài, chúng ta không nhận thức đầy đủ để phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế XHCN, nặng về số lượng, tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, nặng về kế hoạch pháp lệnh... mà coi nhẹ về chất lượng sản phẩm, lợi nhuận, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, điều tiết thị trường..., trên nhiều mặt không làm theo quy luật kinh tế khách quan và thực hiện thể chế kinh tế tập trung cao, xí nghiệp không bị sức ép, không có động lực và không có những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.

2 - Chúng ta đã xây dựng một Nhà nước, mà Nhà nước đó đã hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng và lịch sử trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên chúng ta đã để kéo dài tình trạng Nhà nước hóa quá mức mọi mặt hoạt động đời sống xã hội, tập trung quan liêu, thiếu dân chủ, cửa quyền khá nặng, can thiệp quá sâu vào quản lý sản xuất – kinh doanh. Nhà nước không sử dụng đầy đủ quyền lực, pháp chế XHCN bị suy yếu, bình đẳng và công bằng xã hội, có mặt không được thực hiện tốt. Ngược lại, có khi sử dụng Nhà nước biến thành cơ quan đứng trên nhân dân, trên pháp luật, nhiều biểu hiện vi phạm quyền con người. Những yếu kém và khuyết tật của việc xây dựng và thực hiện thể chế Nhà nước, của hệ thống kinh tế, của việc điều hành và quản lý Nhà nước đã không đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Trong lý luận và trong thực tiễn – giai đoạn lịch sử phát triển đã qua - đã có những hiểu biết và thực hiện không đúng làm biến dạng về CNXH, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, cả về Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng và tập thể những người lao động.

3 - Xây dựng Nhà nước – pháp quyền XHCN, thực hiện ý chí của nhân dân thống qua pháp luật là một nhiệm vụ bức bách hiện nay và rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải xác định, phân định hợp lý và bảo đảm sự thống nhất giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước phải được tổ chức theo nguyên tắc tôn trọng các quyền con người và quyền công dân, quyền lực và chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và Nhà nước đó phải được hoạt động trên cơ sở pháp luật, mở rộng hệ thống các quyền và nghĩa vụ của công dân, và cuối cùng là xây dựng một cơ chế đúng đắn để thực hiện, bảo vệ và phát triển các quyền và nghĩa vụ đó, thực hiện nền dân chủ XHCN. Quản lý đất nước bằng phát luật "đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật. Từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để bảo đảm cho bộ máy Nhà nước được tô chức và hoạt động theo pháp luật" (Văn kiện đại hội Đảng VI, trang 121). Như vậy, Nhà nước chỉ thực sự là Nhà nước – pháp quyền khi rất xem trọng và thực hiện tốt việc lập pháp và lập quy; khi đặt pháp luật cao hơn, khi tất cả mọi cơ cấu của xã hội, mọi quan hệ xã hội, mọi hanh vi hoạt động trong xã hội, đều được quy định thành luật pháp; chỉ trên cơ sở luật pháp và phải có một hệ thống các cơ quan bảo đảm kiểm tra, giám sát, kiểm sát về pháp chế rất chặt chẽ, tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt. Chính vì thế, pháp luật phải đứng trên Nhà nước – và do đó, Nhà nước không chỉ coi pháp luật là công cụ cưỡng chế duy nhất của mình – trái với bản chất thực sự của Nhà nước – pháp quyền, là Nhà nước tuân theo pháp luật và pháp luật là sự tự hạn chế quyền lực của Nhà nước

 

4 - Chủ nghĩa xã hội, với bản chất sáng tạo và ưu việt của nó, là quyền lực thuộc về nhân dân. Quản lý Nhà nước, trước hết bằng pháp luật và điều quan trọng là phải phù hợp với mức độ, trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; phù hợp với đặc điểm quan hệ sản xuất xã hội nhiều thành phần; đổi mới tổ chức, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, trên cơ sở định hướng và ngày càng phát huy, nâng cao tính ưu việt của CNXH.

Nhà nước phải tạo khả năng, điều kiện cho sự thể hiện những lợi ích khác nhau trong khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh, thống nhất biện chứng để tạo thành một Nhà nước phải tạo khả năng, điều kiện cho sự thể hiện những lợi ích khác nhau trong khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh, thống nhất biện chứng để tạo thành một ý chí chính trị, tinh thần kinh tế và sức mạnh của toàn xã hội. Do đó, quản lý Nhà nước phải tiến hành trên cơ sở thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố và không ngừng hoàn thiện chế độ sở hữu công hữu XHCN về tư liệu sản xuất chủ yếu và nâng cao tính hiệu quả của nó; phát triển kinh tế hàng hóa, sử dụng các hình thức sở hữu khác nhau, các thành phần kinh tế khác nhau và tổ chức điều hành, quản lý nên kinh tế hàng hóa phát triển có kế hoạch. Một trong những vấn đề quan trọng, cần quan tâm đầy đủ là phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường; sản xuất và thị trường; giữa tập trung thống nhất và tự chủ, phân cấp; giữa kinh doanh XHCN, cạnh tranh và độc quyền; sử dụng cơ chế quản lý gián tiếp thông qua hệ thống cơ chế điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước; giữa động lực và các lợi ích phát triển kinh tế – xã hội...

5 - Một chiến lược quản lý thích hợp với một hệ thống quản lý kinh tế – xã hội hoàn chỉnh, đồng bộ là cả một quá trình xác lập quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh của đơn vị cơ sở, mở rộng dân chủ cho bên dưới, đông thời giữ vững sự tập trung đúng đắn của bên trên, phù hợp với trạng thái kinh tế – xã hội nhằm thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn và chương trình chống lạm phát. Đó là trạng thái và phương thức quản lý nền kinh tế quá độ, song hành, xen kẽ vừa yếu tố mới, vừa yếu tố cũ, "không chỉ thể hiện trên toàn bộ nền kinh tế, mà còn trong mỗi quá trình, mỗi tổ chức kinh tế và cả ở trong mỗi con người làm kinh tế" (Phát biểu của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI), xuất phát từ định hướng của CNXH, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế về hiệu quả kinh tế; thống nhất giữa hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, giữa sản xuất và lưu thông, tiêu dùng giữa số lượng và chất lượng; giữa phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng và tiến bộ kỹ thuật; giữa phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm... trên cơ sở xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả cao và một cơ chế quản lý thích hợp.

1.2 Cải tổ bộ máy Nhà nước và đổi mới có chế quản lý kinh tế là vấn đề phức tạp, có nội dung phong phú, rộng lớn và có nhiều khó khăn – mà trong đó chủ yếu là cải tổ cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước

 

Nó gắn liền với đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, cơ chế quản lý kinh tế và nền dân chủ XHCN – từ hệ thống tổ chức và hoạt động các cơ quan quyền lực của cơ quan hành chính Nhà nước (Hội đồng Bộ trưởng, UBND các cấp), các cơ quan kiểm sát và toà án đến hệ thống các cơ quan chuyên môn của Chính phủ trung ương và của chính quyền địa phương; cải tổ nội dung quản lý Nhà nước về các mặt: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá - xã hội, quốc phòng – an ninh... mà đặc biệt quan trọng là quản lý Nhà nước về kinh tế, phải được thể chế hóa thành phát luật Nhà nước; đổi mới tư duy, tổ chức, cán bộ và phong cách làm việc của người cán bộ quản lý Nhà nước trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.

1 - Nhà nước phải có nhiệm vụ "xây dựng các kế hoạch kinh tế – xã hội, các chương trình tiến bộ khoa học – kỹ thuật, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ, phải nâng cao năng lực quản lý hành chính, bảo đảm pháp chế XHCN, thực hiện đầy đủ quyền lực Nhà nước, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý kinh tế theo cơ chế quản lý mới, phát huy quyền chủ động sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở" (Văn kiện Đại hội Đảng VI, trang 119)

2 - Đổi mới toàn diện trên lĩnh vực này, trước hết phải xác định: Nhà nước XHCN là tổ chức tập trung quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước phải thực hiện đúng đắn quyền lực của mình, quản lý mọi mặt hoạt động xã hội bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng (Nghị quyết lần 6 khoá VI của Ban chấp hành Trung ương). Do đó, phải hiểu biết và nắm vững những kiến thức lý luận khoa học và thực tiễn về Nhà nước và pháp quyền, về quản lý Nhà nước XHCN, về tổ chức hoạt động và điều hành bộ máy hành chính Nhà nước... trên cơ sở thực hiện đổi mới thể chế kinh tế và phát triển kinh tế hàng hóa XHCN nhằm phát triển sản xuất nâng cao tích tụ và tập trung, chuyên môn hóa, liên kết, liên doanh và xã hội hóa, làm cho nền kinh tế phát triển năng động và dồi dào sinh lực, tăng cường quản lý vĩ mô, giảm bớt kiểm soát trực tiếp, tăng quyền hạn trách nhiệm của cấp dưới và chuẩn xác hóa mức độ, chính sách, biện pháp về quản lý vĩ mô, bảo đảm tiến trình thích ứng giữa đổi mới cơ chế kinh tế, cải cách lớn bộ máy hành chính Nhà nước và dân chủ hóa chính trị – xã hội.

3 - Hiệu lực hoạt động thực tiễn của các cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, mà điều quan trọng là tuỳ thuộc năng lực tổ chức hoạt động và điều hành của đội ngũ cán bộ, giữ các chức vụ Nhà nước quan trọng trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước quyết định. Tất nhiên vấn lập pháp là công cụ mạnh mẽ và phương tiện quyết định cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Nhà nước phải được cải tổ một cách toàn diện để có điều kiện thực hiện đúng chức năng là quản lý đất nước bằng pháp luật. Các tổ chức Đảng không làm thay chức năng quản lý của Nhà nước, phân định sự lãnh đạo của Đảng với vai trò quản lý của Nhà nước, khắc phục tình trạng phổ biến là Đảng bao biện, làm thay, can thiệp c\quá sâu, làm suy yếu và giảm thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời làm suy yếu và giảm thấp quyền lực Nhà nước và hiệu lực quản lý Nhà nước, dẫn đến dẫm đạp, đùn đẩy, chồng chéo, vô hiệu hóa lẫn nhau và bộ máy Nhà nước quan liêu hóa nặng nề, làm suy yếu cơ chế tổng thể: "Đảng lãnh đạo, nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước quản lý".

1.3 Đất nước xây dựng CNXH. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên trì đường lối tiến lên CNXH và thực hiện công cuộc cải cách lớn bộ máy Nhà nước.

1 - Từ một đất nước mang tích sản xuất nhỏ, phân tán là chủ yếu và đã phải trải qua cuộc chiến tranh chống xâm lược dài ngày, chúng ta đã giành được những thành tựu và thắng lợi quan trọng. Mặt khác, chúng ta cũng đã phạm phải những khuyết điểm, sai lầm nhất định như:

Quan niệm giản đơn và chủ nghĩa xã hội và kinh tế XHCN, coi nhẹ tính hàng hóa, quá nhấn mạnh tính kế hoạch tập trung, nguyên tắc tập trung thống nhất cao, chế độ sở hữu XHCN thuần khiết..., thực hiện giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng, lại không coi trọng đúng mức phát triển theo chiều sâu, không chú trọng giải phòng mọi năng lực sản xuất, coi nhẹ sản xuất hàng hóa, nhất là hàng tiêu dung, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả.

Điều hành bằng phương pháp hành chính – mệnh lệnh là chủ yếu trong quản lý; duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan, hạn chế và không sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quy luật giá trị;

Thực hiện cơ cấu kinh tế và cơ cấu các thành phần kinh tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ không hợp lý, hạn chế sức sản xuất phát triển;

Vài năm lại đây, thì diễn ra phân tán nặng nề, buông lỏng kỷ luật, kỷ cương và pháp luật Nhà nước, vai trò và tác dụng quản lý, kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước bị buông lỏng và thu hẹp nghiệm trọng...;

Do đó, bên cạnh những thành tích, thắng lợi và kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế – xã hội vẫn không bình thường, dẫn đến những rối loạn, tiêu cực phát triển, có mặt trì trệ, khó khăn nghiêm trọng hơn, thoái hóa và tham nhung khá phổ biến, sẽ một bộ phận tan rã dần trong hỗn loạn, nếu không kịp thời chấn chỉnh một cách nhiệm túc, kiên quyết, đồng bộ và toàn diện. Trong lãnh đạo, với điều kiện không bình thường, cần phải kiên quyết chấn chỉnh cho kỳ được bộ máy quản lý Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực; phải thường xuyên coi trọng việc kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta đã và đang thực hiện – hàng ngày, hàng giờ biến nó vào thực tiễn cuộc sống – kiểm tra tính đúng đắn và những yêu câu mới của cuộc sống đặt ra. Đúng như lời dạy của V. I. Lênin, "Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp. Điều tai hại nhất là tưởng rằng húng ta đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy XHCN, bộ máy Xô-viết..." (Lênin, toàn tập, tập 45, trang 443) – bộ máy đó và đội ngũ công chức đó, với hiện tại có nhiều khuyết tật và yếu kém – phải kiên quyết đổi mới và vươn lên.

2 - Nhà nước XHCN, với bản chất là quyền lực thống nhất, không thể phân chia, mà chỉ có một chính quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế, xây dựng Nhà nước – pháp quyền XHCN, với nguyên tắc xây dựng cơ chế và tổ chức một Nhà nước theo nội dung mới là thực hiện ý chí của nhân dân thông qua pháp luật. Nhà nước đó, chỉ thực sự là Nhà nước – pháp quyền, khi xã hội tôn trọng và chấp hành pháp luật - đặt pháp luật đúng vị trí của nó - điều chỉnh mọi hoạt động xã hội, với một cơ cấu xã hội hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, các bộ luật và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt, thực hiện nguyên tắc "cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm".

3 - Mục tiêu tổng quát là phấn đấu ổn định tình hình kinh tế – xã hội và tạo điều kiện để phát triển công nghiệp hóa đất nước trong thời kỳ tiếp theo. Cải tổ bộ máy hành chính Nhà nước, trước mặt tập trung tiến hành bổ sung, sửa đổi một số điều khoản Hiến pháp, sửa đổi luật tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đi đôi với việc khẳng định bồi dưỡng, đào tạo ngày càng chính quy đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Mặt khác, khẩn trương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện chế độ tự chủ trong xí nghiệp quốc doanh, chế độ khoán trong nông nghiệp, tôn trọng quy luật giá trị và quy luật cung – cầu, khuyến khích các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa, sử dụng linh hoạt các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế đa sở hữu, đan xen, liên kết và nâng cao vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế XHCN, sử dụng và phát triển rộng rãi các quan hệ hàng hóa – tiền tệ và quan hệ thị trường bằng một cơ chế và phương thức kinh doanh đúng đắn, tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế; cải tổ bộ máy Nhà nước và độ ngũ cán bộ quản lý hành chính Nhà nước; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, thực hành chính sách mở cửa và hợp tác quốc tế; tăng trưởng kinh tế; thực hiện dân chủ chính trị, công bằng xã hội, phát huy các nhân con người và sức sản xuất xã hội.

4 - Những điều kiện của đời sống kinh tế – xã hội nước ta, đòi hỏi phải thay đổi về nhận thức và phương thức hoạt động thực tiễn của bộ máy hành chính Nhà nước – Một là, do sự thay đổi về sức sản xuất và trình độ phát triển khoa học – kỹ thuật hiện nay đã làm thay đổi phương thức quản lý Nhà nước; Hai là, phân định quyền sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất chủ yếu và quyền quản lý, sử dụng nó trong các đơn vị cơ sở, mà Nhà nước đại diện cho sở hữu toàn dân, và lợi ích của toàn xã hội, không thể và không cần thiết, nhất là trong thời kỳ quá độ, nắm toàn bộ mà chỉ nắm những tư liệu sản xuất quan trọng nhất, trực tiếp chi phối các ngành kinh tế then chốt, và trên cơ sở đó, thực hiện quản lý thống nhất đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt khác, Nhà nước tổ chức ra các xí nghiệp quốc doanh để kinh doanh; Ba là, xác định và phân biệt chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh; Bốn là, đổi mới tổ chức, bộ máy cán bộ và quy hoạch cán bộ và Năm là, hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện và tổ chức xử lý công tác thông tin hai chiều trong quản lý.

5 - Trong một thời gian dài, thực tế không có sự thay đổi hoặc không chú ý đúng mức đến việc thay đổi, củng cố thượng tầng kiến trúc, giải pháp và phát huy triệt để nhân tố con người, trên cơ sở tạo ra một khung cảnh xã hội (thể chế chính trị, luật pháp, đạo đức, tập quán, dư luận xã hội...) thuận lợi cho sự phát triển nhân cách và bản lĩnh các thành viên trong xã hội và các cơ quan phục vụ nó; do đó, đã cản trở việc thúc đẩy toàn diện cuộc cách mạng XHCN, nhất là nền dân chủ XHCN, cản trở sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội.

Với kinh nghiệm lịch sử qua các giai đoạn phát triển của CNXH ở nhiều nước XHCN – sự "biến dạng" về CNXH đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và tổ chức hệ thống chính trị, ngăn cản và thiếu động lực thúc đẩy việc thực hiện triệt để công cuộc cải tổ đổi mới kinh tế, tăng cường vai trò quản lý hành chính Nhà nước, chống chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa hình thức khá trầm trọng các tổ chức Nhà nước và xã hội. Vì thế, càng xác định và đòi hỏi tính cấp bách phải đổi mới và củng cố thượng tầng kiến trúc phù hợp với hạ tầng cơ sở và lực lượng sản xuất; phát triển dân chủ hóa toàn diện, thực hiện quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, những người lao động chân chính.

6 - Theo tinh thần nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa VI), phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hoạt động năng động, có hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước, phải thực sự đổi mới một cách cơ bản tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử, thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân, hoạt động có hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước các cấp, đổi mới tổ chức và cách làm việc của Hội đồng Bộ trưởng, sắp xếp lại các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, phân biệt rõ cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức kinh tế – kỹ thuật, nâng cao tầm quản lý vĩ mô, thực hiện sự thanh tra, kiểm sát của Nhà nước; sửa đổi cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và chế độ làm việc của Uỷ ban nhân dân các cấp. Vì vậy, phải đổi mới đồng bộ cơ chế và thể chế kinh tế đi đôi với đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị – xã hội thích hợp với giai đoạn phát triển mới. Nhiệm vụ đó rất cấp bách và là một quá trình, vừa tránh chủ quan, giản đơn, nóng vội, vừa chống bảo thủ, trì trệ, "về mặt tổ chức đã để cho bộ máy Nhà nước, bộ máy Đảng và các đoàn thể phình ra quá lớn, chồng chéo và phân tán" (Đại hội Đảng VI, trang 28).

1.4 Trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyển hướng chiến lược cách mạng mới, vấn đề có tính chất quyết định và tuỳ thuộc ở khâu quyết định là tổ chức cán bộ.

1 - Sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế – xã hội, cơ cấu giai cấp, đổi mới cơ chế quản lý, sự thay đổi và hoàn chỉnh về pháp luật, đề cao tính quyền lực và quản lý Nhà nước bằng pháp luật... phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới, quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, tầm vóc, khối lượng và chất lượng của công việc – hơn lúc nào hết – càng đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và ngày càng đòi hỏi cấp bách việc nâng cao phẩm chất và tài năng cảu cán bộ quản lý hành chính Nhà nước.

Không ít cán bộ, không chỉ thiếu hiểu biết, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn công tác mà còn có những khuyết điểm, sai lầm tron khi thi hành công cụ: quan liêu, mệnh lênh, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, chấp hành pháp luật Nhà nước, phục tùng kỷ luật hành chính và kỷ cương Nhà nước không nghiêm, cục bộ bản vị, địa phương chủ nghĩa, không tôn trọng lợi ích chung của Nhà nước, và một bộ phận cán bộ tham những, lãnh phí của công, tác hại lớn về nhiều mặt. Do đó, trước mắt, càng phải khẩn trương làm ngay và làm tốt việc "đánh giá, lựa chọn, bố trí lại, đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ có đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ" (Văn kiện Đại hội Đảng VI, trang 132).

2 - Để làm được việc đó, phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ những người làm công tác cán bộ, đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có phẩm chất chính trị đã được thủ thách, thông suốt và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, năng động, sáng tạo, có kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, có tính tổ chức và kỳ luật cao. Chính vì vậy, phải có một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước được đào tạo có hệ thống, có lý luận và năng lực thực tiễn, hiểu biết nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính, hiểu biết pháp luật và hiểu biết chuyên môn, để giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra hiện nay trong quản lý kinh tế – xã hội. Phải xác định nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong đó là, nội dung và phân định quản lý Nhà nước trên lĩnh vực vĩ mô và vi mô, phân định chức năng trực tiếp quản lý sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở và chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, vừa nâng cao, phát huy tính năng động, sáng tạo của người sản xuất hàng hóa, của địa phương, vừa bảo đảm sự tập trung đúng mức và vai trò điều hành, kiểm sát chặt chẽ của Nhà nước trung ương trên cơ sở khuyến khích và giải quyết đúng đắn, hài hòa về mối quan hệ giữa ba lợi ích, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và toàn thể, và chế độ trách nhiệm hành chính – pháp lý của các cấp quản lý hành chính Nhà nước.

3 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực của hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, nhất là của Hội đồng Bộ trưởng, với tư cách là cơ quan hành chính và quản lý cao nhất, có trách nhiệm báo cáo trước cơ quan Nhà nước cao nhất về việc thực hiện mọi chính sách, kế hoạch. Đan chủ hóa quản lý Nhà nước, vừa bảo đảm và tăng cường chức năng tập trung của Trung ương, vừa mở rộng quyền tự chủ XHCN, phân cấp nhiều hơn cho cấp dưới, dân chủ hóa công tác cán bộ, thực hiện chế độ thi tuyển, bổ nhiệm theo tiêu chuẩn , chức danh và theo quy hoạch, kế hoạch.

Nhà nước không biến thành một tổ chức kinh doanh, mà phải tập trung năng lực vào những khâu và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi sâu sắc quan hệ sản xuất về kiến trúc thượng tầng, thực hiện chính sách đối nội làm sống động kinh tế, đối ngoại và mở cửa, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, năng động theo quỹ đạo kinh tế hàng hóa có kế hoạch; kết hợp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường; sản xuất, cung ứng và tiêu thụ; xí nghiệp, kế hoạch và thị trường; quy luật giá trị; quan hệ giữa các hình thức sản xuất, phương thức kinh doanh và các thành phần kinh tế... giải phòng sức sản xuất, phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, theo định hướng của CNXH.

4 - Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước hiện tại chưa được chuẩn bị đầy đủ để thích ứng và vươn lên làm tốt nhiệm vụ tất yếu của lịch sử và của xã hội; phải vươn lên trên thực trạng kinh tế – xã hội để thức đẩy, cải tạo các quan hệ ấy theo hướng tiến bộ của xã hội, của Nhà nước XHCN và do nhân dân lao động làm chủ, trên cơ sở một quy hoạch, kế hoạch đổi mới thực sự hệ thống tổ chức Nhà nước và nâng cao rõ rệt nặng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước. Quyết định sự nghiệp đó, là đổi mới cán bộ và độ ngũ công chức hành chính Nhà nước, đủ khả năng làm tốt vai trò và chức năng quản lý Nhà nước, và phải được bồi dưỡng, đào tạo có hệ thống một cách cơ bản những tri thức khoa học về quản lý Nhà nước, về pháp luật, về hành chính Nhà nước... trên cơ sở quy hoạch cán bộ và tiêu chuẩn hóa chức danh công chức quản lý hành chính Nhà nước. Trong thời kỳ chuyển tiếp cực kỳ quan trọng giữa các thế hệ cán bộ, từ nay cần phải có sự chuẩn bị, chọn lọc chu đáo để có một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước trung thành với lý tưởng XHCN, năm vững đường lối cách mạng của Đảng; vững vàng, đủ phẩm chất, bản lĩnh chính trị; năng lực về lý luận pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ hành chính và thực tiễn để thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VI. Trước mắt, còn nhiều khó khăn về tư tưởng, trình độ, tổ chức bộ máy và con người; đặc biệt về tri thức khoa học vf thực tiễn tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành công việc Nhà nước, kể cả những quy tắc hành chính, tâm lý học quản lý, phong cách làm việc khoa học và cách màng – phải có thời gian, nhưng nhất thiết phải làm đồng bộ, không để chậm trễ và kéo dài. "Cán bộ quyết định tất cả... Cán bộ là cái gốc của mọi công việc..., công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (Hồ Chí Minh, về xây dựng Đảng, NXB Sự thật, 1980, trang 40).

5 - Trên lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước, đội ngũ cán bộ thiếu chiều sân, về cơ bản chưa được bồi dưỡng, một số ít có bồi dưỡng cũng đã thay đổi công tác; nhìn chung, yếu về chất lượng, thiếu hiểu biết về Nhà nước, Nhà nước pháp quyền, pháp luật, quản lý Nhà nước... mộ bộ phận lại non kém, sa sút phẩm chất, lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, thoái hóa biến chất, năng lực tổ chức thực hiện kém, tư duy và phong cách làm việc cũ kỹ, bảo thủ, quan liên, xã rời quần chúng, xa rời cuộc sống..., do thiếu quy hoạch, kế hoạch, và những thiếu sót trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo sử dụng và đề bạt cán bộ.

6 - Phải thực hiện bồi dưỡng, đào tạo công chức hành chính Nhà nước theo nhu cầu, học để năm vững lý luận và ứng dụng có hiệu quả, lựa chọn người ưu tú đẻ bồi dưỡng và đinh hướng đào tạo, bồi dưỡng, đi đôi với việc thực hiện một thể chế quản lý nhân tài có lợi cho sự phát triển trí lực: "Phân định rõ cán bộ lanh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn. Cán bộ lãnh đạo và quản lý có thể thay đổi vị trí công tác tuỳ theo sự tính nhiệm. Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ phải được đào tạo có hệ thống và phải được ổn định, bảo đảm hoạt động chuyên sâu, có hiệu suất cao" (Nghị quyết lần thức VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng). Bởi vậy, công tác cán bộ phải được thực hiện và điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật, thể hiện tỏng các quy phạm pháp luật, có tính chất pháp lý, buộc chúng ta phải tuân thủ.

Phải tiến đến thực hiện quy chế tuyển dụng công khai công chức hành chính Nhà nước băng hình thức sơ tuyển, thi tuyển với ccs tiêu chuẩn cụ thể và phải qua một thời kỳ tập sự, rèn luyện và thử thách khả năng và tinh thần trách nhiệm đẻ xếp chính thức ngạch bậc; đồng thời có chương trình huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo để sát hạch trình độ đảm đương được nhiệm ụ được giao hoặc chuyển ngạch cao hơn.

Phải xác đinh thẩm quyền, nghĩa vụ và quyền lợi của công chức hành chính Nhà nước – do chức vụ được giao – tạo điều kiện hoàn thành công vụ Nhà nước; tôn trọng kỷ luật, bao đảm thành danh công chức và sự hoạt đọng có hiệu quả của Nhà nước; có sự đãi ngộ thích đáng do luật định; và bất cứ chức vụ nào không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm sai trái đều bị xử lý theo pháp luật quy định.

Phải xây dựng quy chế quản lý và phân cấp quản lý công chức hành chính Nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp, ứng dụng và cải tiến việc quản lý, sử dụng công chức đi đôi với việc cải cách nền hành chính quốc gia để không ngừng nâng cao hiệu quả của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước.

Thực hiện sự bình đẳng về năng lực và khả năng làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước; tuyển chọn và bổ nhiệm theo các phẩm chất chính trị, chuyên môn và cá nhân; đề cao trách nhiệm và chủ nghĩa nhân đạo trong mọi hành vi và hoạt động của moi công chức hành chính Nhà nước; không được sử dụng bất kỳ một đặc quyền kinh tế – xã hội; sự thống nhất của pháp chế là tính chung nhất đối với mọi công chức Nhà nước, chịu trách nhiệm theo pháp luật chung, không có pháp luật riêng để bảo đảm dân chủ, bảo đảm nguyên lý Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

7 - Phải đổi mới đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ, căn cứ từ lợi ích chung của cách mạng, từ chính sách cán bộ thống nhất, từ nhu cầu công tác, tính chất, nhiệm vụ của từng tổ chức, từ phẩm chất, năng lực của từng bộ, từng cấp để sắp xếp, bố trí lại cán bộ, đặc biệt phân nhiệm rõ trách nhiệm nhiệm của mình là phục vụ nhân dân và do đó, phải tận tâm với chức nghiệp. Đổi mới đội ngũ cán bộ và trẻ hóa cán bộ trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực, thực hiện dân chủ hóa công tác cán bộ (lựa chọn, đào tạo, đề bạt...) và cơ chế quản lý cán bộ. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: "Muốn nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực, có kinh nhiệm, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng. Cán bộ quản lý hành chính Nhà nước (từ Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch các cấp, Vụ, Cục trưởng...) đều phải là những người hiểu biết nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính, hiểu biết pháp luật, hiểu biết chuyên môn".

1.5 Trước mặt, để tăng cường công tác tổ chức, xây dựng độ ngũ công chức hành chính Nhà nước, phải khẩn trương bồi dưỡng, đào tạo trên cơ sở quy hoạch và tiêu chuẩn hóa các chức danh quản lý Nhà nước.

1 - Nhiệm vụ và yêu cầu đó, đáp ứng công cuộc đổi mới, theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng VI và nghị quyết Trung ương 5 và 6 là: phải làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế và đoàn thể quần chúng; Thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng từ trung ương đến cơ sở; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; mở rộng tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật Đảng và Nhà nước; xây dựng phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mới; tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ Đảng và bảo vệ CNXH.

Do đó, một là, công tác cán bộ và bồi dưỡng cán bộ phải chú trọng thường xuyên nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của cán bộ phù hợp yêu cầu mới; trung thành với Nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN, tận tâm phục vụ nhân dân, bảo vệ lợi ích nhân dân, lợi ích quốc gia; xúc tiến xây dựng quy hoạch cán bộ, điều chỉnh, bố trí lại cán bộ một cách hợp lý; từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa, trọng dụng tài năng và nhân tài là cái gốc làm nên sự nghiệp, khuyến khích làm việc có hiệu quả; đổi mới công tác quản lý cán bộ thực hiện nguyên tắc tập thể, dân chủ và trách nhiệm của thủ trưởng; kiện toàn cơ quan tổ chức các cấp, đổi mới đội ngũ những người làm công tác cán bộ. Hai là, phải coi trọng và khẩn trương bồi dưỡng, đào tạo cán bộ đương chức và cán bộ kế cận, kết hợp việc học tập ở trường lớp với việc rèn luyện, học tập trong công tác thực tế theo một quy trình chặt chẽ, mạnh dạn bố trí cán bộ vào những cương vị đòi hỏi sự phấn đấu cao trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, tạo điều kiện cho họ trưởng thành, ngang tầm nhiệm vụ.

2 - Những vấn đề trên đối với hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước càng đặt ra cấp bách. Đại bộ phận cán bộ chủ chốt (trên 70%) của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và quận, huyện và hầu hết cán bộ lãnh đạo chủ chốt (từ Vụ trưởng trở lên) của các Bộ, Ngành ở Trung ương chưa được học về quản lý hành chính Nhà nước phải lần lượt đi dự các lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước.

3 - Chúng ta phải bồi dưỡng, đào tạo theo chức danh quản lý hành chính Nhà nước và theo cấp quản lý trong bộ máy hành chính Nhà nước, với yêu cầu là cán bộ quản lý phải đảm đương được chức trách và phải được đào tạo, có năng lực điều hành công tác, có khả năng phát triển trong 5-10 năm tới. Do đó, phải đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý hành chính Nhà nước một cách toàn diện và đồng bộ theo hướng tinh giảm lý luận, nâng cao tính chính xác của khoa học, tăng cường tính thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, vừa bảo đảm tính thiết thực, vừa có tính hệ thống, kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, phải tiến hành một cách khẩn trương, có chất lượng, tránh nóng vội và có bước đi vững chắc, bám sát quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để tạo ra được sự ổn định tương đối. Đồng thời, coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo của người học, nâng cao tính thực tiễn và thực hành, xử lý tình huống, kết hợp việc bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện phẩm chất với việc bồi dưỡng tạo ra phong cách, tư chất cán bộ quản lý hành chính Nhà nước có bản lĩnh, có năng lực tư duy quản lý Nhà nước một cách khoa học, có năng lực hoạt động thực tiễn, quản lý cụ thể, khắc phục tệ quan liêu, nâng cao hiệu suất công tác, xây dựng phong cách hành chính Nhà nước, dám quyết đoán, biết phát huy và đề cao vai trò con người và nền dân chủ XHCN.

2. Đổi mới công tác bồi dưỡng, đào tạo công chức hành chính Nhà nước, xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước ngày càng chính quy, hiện đại

Những năm vừa qua, nhất là từ sau Đại hội Đảng VI, chúng ta đã xây dựng và từng bước xác định mục tiêu cải tiến nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng và đào tạo công chức hành chính Nhà nước cho hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước các cấp từ trung ương đến cơ sở.

2.6 Nội dung bồi dưỡng và đào tạo công chức hành chính Nhà nước, về cơ bản là dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin về Nhà nước – pháp quyền, quản lý Nhà nước XHCN; về đường lối, chính sách của Đảng; về đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; về xây dựng nền dân chủ XHCN, tăng cường sức mạnh và hiệu lực về tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo pháp luật, về phân bố quyền lực và những kinh nghiệm xây dựng Nhà nước, chính quyền Nhà nước và những văn bản pháp luật của Nhà nước ta.

Quản lý Nhà nước và tăng cường hiệu lực của quản lý Nhà nước gắn liền với sự nghiệp cải tạo và xây dựng CNXH và sự đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội – sự đổi mới toàn diện và tiến hành đồng bộ – lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời tích cực đổi mới về chính trị, xã hội một cách vững chắc; nó không thể chỉ đo bằng nhiệt tình cách mạng hay chỉ bằng kinh nghiệm chắp vá quyết định. Nó quyết bởi nhiều yếu tố, trong đó năng lực tư duy quản lý khoa học, những kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý Nhà nước và năng lực hoạt động thực tiễn quản lý của người cán bộ quản lý hành chính Nhà nước, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò tích cực và năng lực sáng tạo của nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả chủ nghĩa quan liêu, tạo ra động lực tổng hợp của xã hội, nhằm giải quyết những vấn đề sôi động trong thực tiễn, vừa động chạm đến các vấn đề tổng thể, vừa đòi hỏi các vấn đề chuyên sâu, chuyên môn hóa từng mặt, và trong điều kiện cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, cán bộ chưa ổn định, có ý nghĩa quan trọng nhất. Phải xây dựng và hoàn chỉnh từng bước hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN; đạc biệt bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, trên cơ sở nhận thức đung đắn về bản chất của Nhà nước chuyên chính vô sản, dân chủ XHCN, vai trò và chức năng của Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, những nguyên tắc tổ chức và quản lý của một Nhà nước XHCN. Vì vậy, cần nhận rõ, để điều hành mộ sự nghiệp trọng đại là sự nghiệp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH – một xã hội mới với đầy đủ các thiết chế của nó – không chỉ bằng sự thông hiểu về lý luận, về quan điểm tư tưởng, mà còn phải biết quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, với một cơ cấu giai cấp – xã hội, lợi ích của các tầng lớp và các tập đoàn xã hội khác nhau, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò tích cực và năng lực sáng tạo của nhân dân, ngăn chặn có hiệu quả chủ nghĩa quan liêu, biết hành động thực tiễn, biết tổ chức và điều chỉnh các quá trình vận động của xã hội và các quan hệ xã hội theo đúng quy luật khách quan và pháp luật Nhà nước, là "điều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân" (nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 – khoá VI).

2.7 Xét trên giác độ quản lý Nhà nước hiện tại và trên ý nghĩa ngày càng hoàn thiện, nó đã đáp ứng một bước yêu cầu trước mặt và kiến thức bồi dưỡng và đào tạo công chức hành chính Nhà nước.

Tính chính xác về lý luận và khoa học để xây dựng một Nhà nước của chế độ dân chủ XHCN là đòi hỏi cao nhằm tạo điều kiện để đổi mới tư duy, củng cố và phát triển tư duy lý luận và có phương pháp luận đúng để vận dụng lý luận vào thực tiễn, tạo nên sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước ta, tránh chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí. Xác định chính xác những mâu thuẫn và con đường giải quyết nó mộ cách có hiệu quả trong thời kỳ quá độ, xác định đúng động lực thúc đẩy sự nghiệp cải tạo và xây dựng CNXH, vai trò quản lý hành chính Nhà nước, mở rộng quyền tự chủ cho đơn vị cơ sở, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ đúng đắn, xác lập nền dân chủ XHCN và vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng để Đảng không làm thay công việc của Nhà nước, làm biến dạng Nhà nước, trái lại xây dựng Nhà nước thành một thiết chế quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Điều cực kỳ quan trọng là quán triệt được tinh thần Đại hội Đảng VI, từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, bảo đảm cho bộ máy hành chính Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý bằng pháp luật, từ đó có sự thống nhất hành động trên nền tảng quan điểm, tư tưởng cua Đảng và trên cơ sở tư tưởng – pháp luật của Nhà nước ta – thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân và do nhân dân làm chủ.

Từ Đại hội VI đến nay, chúng đã bước đầu cải tiến theo hướng trên. Nhưng kết quả đó là bước đầu, con đường trước mắt còn dài, nhiều vấn đề còn đang ở phía trước; cuộc sống, thực tiễn sôi động và trí thức đang thôi thúc chúng ta phải gắn lý luận với thực tiễn và nghiên cứu khoa học quản lý Nhà nước, vừa nâng cao chất lượng và có hiệu quả thiết thực trong công tác bồi dưỡng, đào tạo, vừa đóng góp thiết thực vào công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước – thể hiện trên các mặt:

1 - Với tinh thần đổi mới, quản lý là hành động có lý luận, có tư duy sáng tạo và mang tính thực tiễn cao, cần phải chống bảo thủ, trì trệ, đồng thời chống chủ quan, nóng vội và giản đơn, chúng ta đã tập trung sức cải tiến một bước nội dung bồi dương, đào tạo thích ứng với trình độ kiến thức, với điều kiện công tác, với quy thời gian cho phép và tương đối phù hợp với yêu cầu mới của từng đối tượng và từng cấp quản lý Nhà nước.

2 - Trên cơ sở đó, chúng ta đã thực hiện phương châm tinh giản lý luận, chính xác hóa khoa học và tăng cường tính thực tiễn. Bởi lẽ, những yêu cầu của thực tiễn đặt ra rất bức bách; hơn nữa, tính thời đại đã buộc chúng ta phải suy nghĩ, đổi mới trên mọi lĩnh vực quản lý của đất nước, nhất là về Nhà nước, pháp luật và hành chính Nhà nước.

3 - Cải tiến nội dung, phương pháp bồi dưỡng, đào tạo gắn liền lý luận, đường lối và thực tiễn, có tác dụng đổi mới tư duy và nâng cao năng lực thực tiễn, có trí thức khoa học và năng lực tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, có phân biệt rành mạch chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh, có khả năng góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trước mặt.

4 - Mở rộng bồi dưỡng, đào tạo công chức hành chính Nhà nước, nhanh chóng tiêu chuẩn hóa cán bộ và xây dựng một đội ngũ công chức có đủ trí thức và năng lực cần thiết làm việc trong hệ thống hành chính Nhà nước các cấp từ các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Uỷ ban nhân dân, các Sở, Phòng trực thuộc... tạo dần đội ngũ công chức hành chính Nhà nước đi vào chính quy, có đủ năng lực quản lý kinh tế – xã hội với hiệu quả cao.

2.8 Xét về tính hiệu quả thiết thực của việc bồi dưỡng con người quản lý có năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn quản lý Nhà nước như tinh thần nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI) và dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới (tư duy lý luận, quan điểm, chính sách, tổ chức, cán bộ...) thì còn nhiều điều chưa phù hợp và phải tiếp tục đổi mới.

1 - Đối chiếu với những quan điểm mới của Đảng, về lý luận, cũng như về đường lối, chính sách, pháp luật và đối chiếu với thực tế đang diễn biến rất phong phú và sinh động hiện nay, thì trình độ, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước tỏ ra lạc hậu, thiếu toàn diện và hoàn chỉnh, không theo kịp yêu cầu và nội dung công cuộc đổi mới, phải chấn chỉnh, xây dựng một bộ máy hành chính Nhà nước dân chủ, pháp quyền, đề cao kỷ luật, trong sách, gọn nhẹ và có hiệu lực.

Còn nặng lý thuyết, nhiều nội dung còn thiếu chính xác, sáng tỏ, chưa theo kịp những thay đổi mới về chỉ đạo và thực tiễn.

2 - Tính tư tưởng và tính chiến đấu không cao, tính thực tiễn còn nghèo, thiều liên hệ thực tế, hoặc liên hệ một cách miễn cưỡng, rời rạc, nông cạn, không xuất phát từ cuộc sống sôi động, phong phú, đa dạng và những thực tế tồn tại về nhận thức, vè hoạt động thực tiễn để làm rõ những vấn đề cải tiến, cải cách quản lý hành chính Nhà nước, trên cơ sở đó, phê phán những sai lầm khuyết điểm hiện có, xác định cái đúng một cách vững chắc.

2.9 Đổi mới tư duy lý luận để từng bước cải cách nội dung bồi dưỡng và đào tạo công chức hành chính Nhà nước là yêu cầu cơ bản và cấp bách hiện nay.

Trước hết, phải làm sáng tỏ nội dung cơ bản của cải tổ bộ máy Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, làm cơ sở cho việc bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý hành chính Nhà nước.

Nội dung cải tổ bộ máy Nhà nước và cơ chế quản lý Nhà nước, bao gồm phạm vi rộng lớn, phức tạp; trong đó chủ yếu là:

1 - Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước – hệ thống các cơ quan quyền lực, hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước (Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn của chính phủ trung ương và của chính quyền đại phương), và hệ thống các cơ quan tư pháp, toà án, kiểm sát theo hướng Nhà nước phải thực hiện đúng đắn quyền lực của mình, quản lý mọi mặt hoạt động xã hội bằng pháp luật theo đường lối, chính sách của Đảng; thực hiện đầy đủ nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân và đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, tạo bước chuyển biến thực sự về năng lực quản lý, điều hành, hoạt động năng động và có hiệu quả.

2 - Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, của hệ thống quản lý hành chính các cấp; thực hiện đúng đắn bản chất Nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân; nâng cao nhận thức lý luận, quan điểm và tổ chức trong thực tiễn một cách đúng đắn về nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, bảo đảm tập trung đúng mức và đề cao tự quản của địa phương và quản lý Nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất – kinh doanh, về kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, và về tổ chức, hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và công chức hành chính Nhà nước; cải tổ nội dung quản lý Nhà nước về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh... (trọng tâm là quản lý Nhà nước về kinh tế) được thể chế hóa thành pháp luật Nhà nước.

3 - Xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Nhà nước và đặc biệt là tăng cường pháp chế XHCN, giữ vững kỷ luật, kỷ cương Nhà nước và tôn trọng pháp luật.

4 - Đổi mới tư duy, tổ chức, cán bộ, phong cách làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và công chức Nhà nước.

Do đó, đối tượng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước (hay cơ quan quản lý Nhà nước) và đội ngũ cán bộ dân cử, viên chức làm việc quản lý Nhà nước trong hệ thống quản lý hành chính các cấp. Nó thực hiện chức năng của cơ quan chấp hành và điều hành của quyền lực Nhà nước, được phân định thêm thẩm quyền chung (Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân) hoặc thẩm quyền riêng (Bộ, Sở). Vì thế, trước hết và chủ yếu là phải bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý hành chính Nhà nước gắn liền với nội dung cải tổ bộ máy Nhà nước và cơ chế quản lý Nhà nước theo pháp luật, chủ trương, chính sách đang thực hiện, đó là sự nghiệp đổi mới hệ thống pháp luật và pháp chế, sự quản lý của Nhà nước về mọi mặt bằng sức mạnh tổng hợp và bằng mọi biện pháp giáo dục, hành chính, kinh tế, xã hội... của hệ thống chính trị và của Nhà nước, đến việc coi trọng phần thực hành, sát với chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của các chức hanh cán bộ quản lý Nhà nước.

2.10 Tinh thần cơ bản và những yêu cầu đạt tới trong việc đổi mới tư duy, thực hiện cải cách từng bước nội dung bồi dưỡng va đào tạo công chức hành chính Nhà nước là:

1 - Nắm vững mục tiêu là bồi dưỡng và đào tạo những công chức hành chính Nhà nước theo các ngạch bậc khác nhau, vừa có năng lực tư duy quản lý một cách khoa học, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn quản lý hai mặt đó, tạo nên những cán bộ thực hành, hành động có kiến thức lý luận, với tư duy mới (có năng lực trí tuệ và năng lực thực tiễn), có trình độ lý luận, có phân biệt rõ đối tượng cán bộ cao – trung cấp, sơ cấp, cơ sở.

2 - Quán triệt đường lối, chính sách, quan điểm mới của Đảng (Đại hội VI, các nghị quyết Trung ương...) về mọi mặt, đặc biệt là về cải cách bộ máy Nhà nước và quản lý Nhà nước, và tiếp thu kịp thời những quan điểm mới như nền dân chủ XHCN, tập trung dân chủ, chế độ và quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền quản lý, kế hoạch, thị trường và kinh doanh XHCN, quy luật giá trị và quan hệ hàng hóa – tiền tệ, tự chủ xí nghiệp và quản lý vĩ mô của Nhà nước, chính sách nông nghiệp và nông dân, chính sách nhiều thành phần... mà cải cách nội dung bồi dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học về quản lý hành chính Nhà nước và chính sách cán bộ đối với công chức hành chính Nhà nước.

3 - Thực hiện kịp thời và đúng đắn những quy định pháp luật mới của Nhà nước, những quyết định quản lý mới của các cấp chính quyền để đưa vào thực tiễn hành động và quản ý Nhà nước, phù hợp theo pháp luật, nhưng không tự gò bó một cách thụ động vào những quy định của pháp luật hiện hành đã tỏ ra lạc hậu, chưa kịp sửa đổi, bổ sung theo quy định mới, mà thực chất là chưa đổi mới kịp với quan điểm, chủ trương của Đảng.

4 - Xuất phát từ cuộc sống sinh động, đa dạng, đòi hỏi xác định khối lượng kiến thức và xây dựng hệ thống kiến thức cần có của đội ngũ công chức hành chính Nhà nước. Coi trọng hơn nữa nội dung quản lý Nhà nước, Nhà nước – pháp quyền XHCN, pháp luật, và nghiệp vụ hành chính Nhà nước; nâng cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, cũng như nâng cao tính thực tiễn bằng cách liên hệ có phê phán đúng, sai, trên cơ sở lý luận, đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

5 - Có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, khả năng nhận thức và điều hành thực tiễn, phương pháp nghiên cứu khoa học và chỉ đạo thực tiễn quản lý Nhà nước, đòi hỏi phải gắn liền với việc bồi dưỡng từ thực tiễn và từ trường lớp với các phương thức thích hợp cho đội ngũ công chức hành chính Nhà nước. Sớm hoàn chỉnh cơ cấu kiến thức, chú trọng củng cố và nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước, pháp luật và nghiệp vụ hành chính Nhà nước.

6 - Khẩn trưởng xây dựng và sớm hoàn chỉnh một bộ máy hành chính Nhà nước chính quy, hiện đại với đội ngũ công chức hành chính Nhà nước được bồi dưỡng, đào tạo có hệ thống, có năng lực thực sự, theo một quy chế tuyển sinh, sát hạch thi tốt nghiệp chặt chẽ, đi đôi với việc thực hiện quy chế Nhà nước về tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước. "Các cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cương vị chủ chốt từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, từ tổng giám đốc, đến cán bộ quản lý ở cơ sở, đều phải qua các lớp bồi dưỡng định kỳ có sát hạch, theo chương trình thiết thực và có hệ thống về đường lối, chính sách, cơ chế quản lý và kiến thức quản lý mới về chuyên môn, nghiệp vụ và về pháp luật" (Văn kiện Đại hội Đảng VI).

2.11 Xuất phát từ quan điểm và nội dung trên, do đặc điểm của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước ta trong những năm tới, phương hướng, nội dung chủ yếu về bồi dưỡng, đào tạo trước mặt là:

1 - Bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý hành chính Nhà nước đương chức các cấp, các ngành vẫn là nhiệm vụ trung tâm. Phải phát triển các hình thức bồi dưỡng linh hoạt và thiết thực, lấy chất lượng và hiệu quả làm chính.

2 - Nhanh chóng thực hiện thi tuyển mang tính quốc gia và đào tạo chính quy một đội ngũ công chức hành chính Nhà nước có trình độ trung cấp và cao cấp hành chính Nhà nước đã và đang trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách để nâng cao vai trò của hệ thống quản lý hành chính Nhà nước các cấp, do đó, phải xác đinh nội dung chương trình, khối lượng tri thức và thời gian đào tạo thích hợp; mặt khác, phải đào tạo một cách đồng bộ các ngạch công chức khác nhau.

3 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn về quản lý Nhà nước, vừa phục vụ công tác bồi dưỡng, đào tạo công chức hành chính Nhà nước, và chỉ đạo, điều hành trước mặt, vừa phục vụ công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Hướng cải tiến cần kết hợp cả hai mặt: trang bị những kiến thức cơ bản về Nhà nước – pháp luật và phương pháp quản lý; nâng cao tính lý luận, tính thiết thực, tính đồng bộ và tính có hệ thống về lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin; quan điểm, đường lối của Đảng ta; kiến thức về khoa học tự nhiên, các khoa học nay đã mở ra để phát triển xã hội; những vấn đè có liên quan tới lý luận về cá nhân con người, những yếu tố xã hội – tâm lý của việc hình thành và phát triển cá nhân; xây dựng phẩm chất, đạo đức của cán bộ quản lý hành chính Nhà nước; kiến thức và hiểu biết về luật pháp; và học tập các kinh nghiệm tiên tiến, các phương thức công tác mới, nâng cao tính thực tiễn, tạo điều kiện nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp.

Chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu và thiết thực trước mặt: Nhà nước và tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước; pháp luật, pháp chế, và hệ thống pháp luật; quyết định quản lý Nhà nước và văn bản quản lý Nhà nước; quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là cơ chế kinh tế, ngân sách, tài chính, tiền tệ – tín dụng, kinh tế đối ngoại; công tác hành chính, văn phòng trong cơ quan Nhà nước và quy chế làm việc của công chức hành chính Nhà nước.

Những vấn đề cần quán triệt trong nội dung bồi dưỡng và đạo tạo về Nhà nước và quản lý Nhà nước; chế độ dân chủ XHCN; nhà nước – pháp quyền; Nhà nước quản lý bằng pháp luật; phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ; tập trung và dân chủ, phân cấp hạnh dạn nhưng giữ vững tính tập trung thống nhất; xem trọng công tác hành chính Nhà nước, từng bước chính quy hóa và hiện đại hóa công tác tổ chức và kỹ thuật cảu văn phòng; tổ chức lao động khoa học, tâm lý quản lý và phong cách công chức hành chính Nhà nước.

Tất cả các vấn đề trên, chỉ được giải quyết một cách thoả đáng với các điều kiện cần có là: phải cải cách một nền hành chính quốc gia, có quy chế công chức hành chính Nhà nước, đội ngũ công chứ đó có hiểu biết nhất định về chuyên môn và phải được bồi dưỡng chủ yếu về quản lý hành chính Nhà nước và thực hành quản lý theo chức danh; có độ ngũ giảng viên chuyên nghiệp và kiêm chức có năng lực, trình độ, thành thạo cả lý thuyết và thực hành về quản lý Nhà nước.

2.12 Nhiệm vụ trước mặt và các biện pháp chính.

1 - Hiện nay, đại bộ phận cán bộ đang giữ các chức vụ chốt của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các cấp, và các cơ quan chuyên môn của nó, nhất là cấp xã, phường và quận, huyện; các vung miền núi, Tây nguyên, miền tây Nam bộ cũ... chưa được bồi dưỡng, đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước.

Đại hội Đảng VI đã chỉ rõ: "Từ nay chấm dứt tình trạng bổ nhiệm cán bộ không có hiểu biết hoặc kém chuyên môn vào các cương vị lãnh đạo và quản lý các cơ quan chuyên môn".

Từ nay trở đi, tất cả các thành viên UBND các cấp, nhất là Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, và các cán bộ chủ chốt từ Vụ trưởng, Thứ trưởng và Bộ trưởng trong các cơ quan hành chính Nhà nước trung ương, nhất thiết phải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước tại trường Hành chính quốc gia hoặc trường Hành chính các tỉnh, thành phố.

2 - Trước mắt, bồi dương kiến thức quản lý Nhà nước cho cán bộ đương chức trong hệ thống các cơ quan chính quyền là mộ trong những nhiệm vụ trung tâm và cấp bách. Bằng sự nỗ lực rất lớn, năng động, sáng tạo; kết hợp tỉnh và trung ương cùng lo, huyện và tỉnh cùng làm với nhiều phương thức bồi dưỡng thích hợp thì mới hoàn thành được nhiệm vụ. Các chức danh trên phải lần lượt đi dự các lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước trong 1-2 năm đầu của nhiệm kỳ công tác.

Những cán bộ giữ một chức trách quản lý hành chính Nhà nước, phải tiến đến bồi dưỡng theo từng định kỳ 5 năm, đào tạo lại hay đào tạo chính quy về hành chính Nhà nước và có những chứng chỉ cần thiết ghi nhận về trình độ và khả năng thực hiện chức trách được giao.

3 - Khẩn trương tạo điều kiện cần thiết về định hướng cải cách nền hành chính Quốc gia, xác định quy chế công chức hành chính Nhà nước, điều kiện văn hóa chuyên môn khi tuyển sinh và phải có một đội ngũ giảng viên có năng lực trình độ, thành thạo cả về lý thuyết và thực hành quản lý hành chính Nhà nước, kể cả đội ngũ giảng viên kiêm chức, để sớm có cơ sở tổ chức và mở rộng công tác đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo hệ sơ cấp, hệ trung cấp hành chính Nhà nước ở các trường Hành chính tỉnh, thành phố với cơ cấu tri thức và quỹ thời gian thích hợp; cùng với hệ thống đào tạo hệ cao cấp hành chính Nhà nước của trường Hành chính quốc gia, có thể được bổ nhiệm vào các chức vụ nhất định hoặc làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước trong các cơ quan đó.

4 - Chuẩn bị và thực hiện ngay những công việc tối cần thiết để có thể tiến đến xác định tiêu chuẩn hóa các chức danh và sắp xếp lại cán bộ theo đúng chức danh, tiêu chuẩn quy định, và phải qua bồi dưỡng hoặc đào tạo về quản lý Nhà nước, theo các quy chế tuyển sinh, ra trường, sử dụng và bổ nhiệm một cách quy củ. Đó là một đòi hỏi cần thiết và có tính bắt buộc, trước khi cán bộ đó được bầu, được bổ nhiệm giữ một chức vụ hành chính Nhà nước hoặc được tiếp tục giữ chức vụ đó hay được bầu hoặc bổ sung lên chức vụ cao hơn.

5 - Thực hiện từng bước cải cách nội dung, tiếp tục nghiên cứu cải tiến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, phù hợp với phương hướng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị và của bộ máy hành chính Nhà nước, đối với cơ chế quản lý, đặc biệt là Nhà nước quản lý về kinh tế, nghiên cứu khoa học gắn liền chính sách – pháp luật – quản lý – thực tiễn, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước; tham gia xây dựng những dự án, quyết định của Hội đồng Bộ trưởng về quản lý Nhà nước, về nền hành chính quốc gia; có điều kiện tổ chức chấp hành nghiêm túc chính sách và pháp luật Nhà nước, vận dụng kiến thức vào cải tiến chỉ đạo, điều hành công tác, nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước.

Coi trọng việc xây dựng và bồi dưỡng hệ thống kiến thức và cơ cấu kiến thức hợp lý, nhất là về Nhà nước – pháp quyền XHCN, quản lý Nhà nước và pháp luật, và đặc biệt về dân chủ hóa XHCN, về hành chính Nhà nước và kiến thức thực tiễn quản lý Nhà nước.

6 - Thực hiện và phát triển các hình thức bồi dưỡng, đào tạo thích hợp để tạo điều kiện cho những đối tượng quy định, về nguyên tắc, phải được học hết. Cần kết hợp vừa mở các lớp tập trung tại trường, vừa mở lớp tại địa phương và tại từng cụm; vừa mở chính quy, vừa mở tại chức, đa dạng và thích hợp với từng vùng, từng miền. Dù mở lớp bằng hình thức nào cũng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình và nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước.

7 - Căn cứ vào tình hình cụ thể của các địa phương, có kế hoạch củng cố và phát triển hệ thống các trường Hành chính từ trường Hành chính quốc gia đến các trường Hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (theo quyết định số 34/CT ngày 23/2/1989 của Chủ tịnh Hội đồng Bộ trưởng) để có đủ điều kiện vươn lên thực hiện tốt sự nghiệp to lớn về bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý hành chính Nhà nước phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.

8 - Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước phải được đổi mới, tăng cường và phải được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo một cách có hệ thống, với chất lượng ngày càng cao. Vì sự phát triển kinh tế – xã hội, tính đa dạng và phức tạp của nó trong quá trình phát sinh và điều chỉnh các hành vi, quan hệ xã hội của nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Yêu cầu đó, đòi hỏi phải cải tổ, tăng cường hệ thống của trường Hành chính quốc gia và các trường địa phương, được sự chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đẩy mạnh hoạt động của nhà trường tiến lên ổn định vững chắc, thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về quản lý Nhà nước, tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn mới, nhằm đáp ứng nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

3. Kết luận

Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước, đòi hỏi một mặt những cán bộ giữ một chức trách quản lý hành chính Nhà nước, nhất thiết phải trải qua những khóa bồi dưỡng hoặc đào tạo nhất định về quản lý Nhà nước để xác định trình độ và khả năng cụ thể, thực hiện chức trách được giao; mặt khác, phải xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước đương chức và kế cận, có quy chế chiêu sinh, tuyển dụng, bộ nhiệm và chế độ đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý hành chính Nhà nước. Đó là điều kiện bặt buộc trước khi người cán bộ được giữ một chức vụ quản lý hành chính Nhà nước trong sự nghiệp cải cách lớn bộ máy Nhà nước.

Chính vì những lẽ đó, muốn thực hiện tốt cải cách bộ máy Nhà nước, phải coi trọng và thực hiện đồng thời việc đổi mới toàn diện công tác bồi dưỡng và đào tạo công chức hành chính Nhà nước, đi đôi với việc làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, hiệu lực của bộ máy Nhà nước, nâng cao tư tưởng, nhận thức và tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức, đổi mới tổ chức và cán bộ... thích ứng với sự nghiệp đổi mới toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới.

 

Tổng quát tình hình về bộ máy hành chính Nhà nước ở một số nước

Sưu tầm biên soạn

Phó giáo sư – Phó tiến sĩ Vũ Bá Đường

1. Một vài kinh nghiệm của Liên Xô và phân cấp quản lý Nhà nước

Tài liệu tham khảo:

 

Luật về những thẩm quyền cơ bản của Xô-viết đại biểu nhân dân các tỉnh, khu; các tỉnh và khu tự trị (ban hành 25/6/1980)

Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết huyện (ban hành 19/3/1971)

Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết quận, huyện thuộc các thành phố (ban hành 19/3/1971)

Sắc lệnh của Đoàn Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết xã, thị trấn

(Điều đáng chú ý là ở Liên Xô quy định riêng bằng văn bản luật về quyền hạn và nghĩa vụ của Xô-viết quận, huyện ở thành phố chứ không quy định chung trong văn bản nói về quận, huyện nông thôn)

Nội dung:

f) (Theo luật và các sắc lệnh nói trên): cấp tỉnh được giao những quyền hạn rộng rãi. Cấp tỉnh có quyền điều chinh kinh phí giữa các ngành, các cơ quan kể cả điều chỉnh kinh phí tiền lương phù hợp với nhiệm vụ được giao, có quyền quyết định các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng kết dư ngân sách.

Cấp tỉnh được quyền "áp dụng các biện pháp để thực hiện một chính sách giá thống nhất trong phạm vi tỉnh, khu". Các cấp huyện, xã chỉ có nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về giá. "Năm 1982 ở Liên Xô có 150 cơ quan giá địa phương hoạt động. Uỷ ban Vật giá Nhà nước Liên Xô lập kế hoạch, phối hợp và chỉ đạo hoạt động của tất cả các cơ quan định giá. Uỷ ban này xét duyệt 85% giá bán buôn sản phẩm công nghiệp nặng; 65% giá bán buôn và giá bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dung; trên 70% giá nông sản. Giá sản phẩm còn lại được phân cấp cho các nước cộng hóa và tỉnh định giá".

Cấp huyện được giao những quyền hạn trực tiếp xét duyệt kế hoạch hàng năm và 5 năm của các nông trường, nông trang và các xí nghiệp trực thuộc; điều hòa phố hợp những yêu cầu có liên quan đến lãnh thổ như: sử dụng đất đai, nguyên liệu địa phương.

Xô-viết các nước Cộng hòa giao cho tỉnh mức thuế trung bình của tỉnh, khu. Trên cơ sở đó Xô-viết tỉnh, xác định thuế xuất đối với từng quận, huyện trong tỉnh.

Sắc lệnh (2) quy định cấp huyện chỉ có quyền hoãn nộp thuế trong thời hạn nhất định đối với các nông trường, nông trang gặp nhiều thiên tai và đề nghị lên cấp trên giảm hoặc miễn thuế.

Cấp xã và thị trấn được giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về kinh tế – xã hội trên lãnh thổ, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước của các nông trường, nông trang, đơn vị kinh tế trên địa bàn.

g) Nghị quyết số 292 ngày 19/3/1981 liên tịch Uỷ ban Trung ương Đảng cộng sản, Chủ tịch Đoàn Xô-viết tối cao và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô về:

"Tiếp tục nâng cao vai trò của các Xô-viết đại biểu nhân dân các cấp trong xây dựng kinh tế".

Nghị quyết này có 14 điều, yêu cầu các đơn vị kinh tế trên lãnh thổ phải trình dự thảo kế hoạch 5 năm và hàng năm để các Xô-viết địa phương góp ý kiến. Những phần có liên quan đến địa phương như sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường, xây dựng, sử dụng lao động, sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ cho dân cư, nhất thiết phải tô trọng các ý kiến của các Xô-viết địa phương.

Điều 4 của nghị quyết cũng dự kiến chuyển giao những xí nghiệp sản xuất ra sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của dân cư địa phương để các nước cộng hòa, khu, tỉnh hoặc huyện trực tiếp quản lý. 50% số hàng tiêu dùng sản xuất vượt kế hoạch của những xí nghiệp trên lãnh thổ được giao cho địa phương bán lẻ cho dân cư.

Điều 6 của nghị quyết quy định: tất cả các công trình nhà ở, kết cấu hạ tầng, văn hóa – xã hội không phân biệt trực thuộc cơ quan nào đều phải được sự thoả thuận với chính quyền địa phương nhằm mục đích phối hợp sử dụng chung (địa phương và cơ sở sản xuất).

Điều 9 của nghị quyết quy định: để mở rộng khả năng tài chính của các Xô-viết địa phương, những nguồn thu bô sung cho ngân sách địa phương có các khoản như sau: 50% tiền thu về nước của các xí nghiệp công nghiệp, 10% lợi nhuận bổ sung do các xí nghiệp của liên ban và các nước cộng hòa quản lý thu được những sản phẩm mới có hiệu quả cao và những sản phẩm có cấp dấu chất lượng đem lại.

"Nghị quyết đã mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của các địa phương song chưa xác định rõ nội dung công việc và thẩm quyền cho từng cấp. Việc phân giao cơ sở, đến nay chưa thấy nói đến kết quả. Vấn đề này chưa thấy công bố" (Người sưu tầm và biên soạn).

h) Liên hiệp liên ngành lãnh thổ.

Trong việc thực hiện nghị quyết liên tịch 292 nói trên, trong thông báo tháng 12/1983 của Uỷ bản Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã nêu những kinh nghiệm tốt trong đó có 2 cơ sở làm thí điểm:

Thành phố cảng Poti

Quận Zavodski của thành phố Tbilisi thuộc nước Cộng hòa Xô-viết Grugia.

ở 2 nơi, bên cạnh Uỷ ban chấp hành của Xô-viết thành phố Poti cũng như Xô-viết quận, còn thành lập mộ cơ quan điều hòa phối hợp liên ngành trên phạm vi lãnh thổ để tăng cường các chức năng tổ chức điều hành của các Xô-viết, thúc đẩy sự phát triển tổng hợp của lãnh thổ, tận dụng các tiềm năng tại chỗ, cải thiện đời sống nhân dân.

Trong cuộc khảo sát tại chỗ tháng 10/1984, tại 2 cơ sở thí điểm trên, có thể xác nhận nội dung và kết quả như sau:

Đã thành lập một liên hiệp liên ngành lãnh thổ TMO (liên hiệp liên ngành lãnh thổ) bên cạnh Uỷ ban kế hoạch của quận hay thành phố. Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch đồng thời là giám đốc liên hiệp liên ngành lãnh thổ.

Tham gia liên hiệp này gồm có tất cả các xí nghiệp trực thuộc liên bang, nước cộng hòa hay quận hoặc thành phố.

ở Poti có 110 xí nghiệp lớn nhỏ. ở quận Zavodski có 127 xí nghiệp tham gia trong đó có 52 xí nghiệp công nghiệp, 40 xí nghiệp giao thông vận tải, 35 xí nghiệp xây dựng.

Việc tham gia của các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học đang được xem xét thêm. Giám đốc các xí nghiệp tham gia liên hiệp đều ở trong Chủ tịch đoàn của liên hiệp. Chủ tịch đoàn quyết định các chủ trương, biện pháp lớn cua liên hiệp, xét duyệt thu, chi tài chính và sử dụng lợi nhuận của liên hiệp.

Liên hiệp là một tổ chức hạch toán kinh tế độc lập. Các xí nghiệp tham gia phải góp cho liên hiệp 10% lợi nhuận trong kế hoạch và 50% lợi nhuận vượt kế hoạch nhờ tác động tổ chức của liên hiệp mà có.

Trên cơ sở sử dụng máy tính điện từ, liên hiệp đã thiết lập một hệ thống thông tin và báo cáo về kinh tế bao gồm khoảng 100 loại chỉ tiêu về hoạt động của liên hiệp.

Điều hòa phối hợp về vận tải, vật tư dịch vụ kỹ thuật... nhằm tận dụng sự hiệp tác, giúp đỡ toàn lãnh thổ trong khi vẫn đảm bảo nhiệm vụ của xí nghiệp do cấp trên giao.

Hợp lý hóa đầu tư cho sản xuất và kết cấu hạ tầng của ccs cơ sở trên lãnh thổ.

Tổ chức những hoạt động dịch vụ, phúc lợi chung cho nhiều xí nghiệp trên lãnh thổ.

Liên hiệp tự đầu tư mới trên cơ sở vốn tự có vào những khâu yếu nhất của địa phương để đáp ứng kịp thời những nhu cầu về thực phẩm, đời sống của dân cư.

Kết quả đạt được là rất tịch cực: các xí nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch cao hơn trước, thu nộp vào ngân sách địa phương tăng rất cao.

Đã xây dựng được một số công trình phúc lợi và dịch vụ. Liên hiệp ở Zavodski đã kỳ hợp đồng nghiên cứu khoa học trong và ngoài quận, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đem tại hiệu quả rõ rệt.

"Các kết quả bước đầu đó chứng minh tiềm năng to lớn của khả năng hiệp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật... trên phạm vi lãnh thổ"

Mặt khác trên giác độ quản lý Nhà nước, hình thức TMO nói trên cần đi sâu nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề sau đây:

Liên hiệp vừa có chức năng quản lý Nhà nước vừa có chức năng kinh doanh; sự tham gia là bắt buộc (cưỡng chế); các chỉ thị hoặc quyết định của liên hiệp có hiệu lực hành chính Nhà nước (vì giám đốc liên hiệp là chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch và Phó chủ tịch Xô-viết địa phương).

Liên hiệp vừa là bộ máy mở rộng của Uỷ ban kế hoạch vừa thực hiện chức năng kinh doanh trên cơ sở làm dịch vụ, điều hòa, phối hợp. Với 2 tính chất này, vị trí pháp lý của liên hiệp cụ thể là thế nào? (rất đặc biệt).

Hoạt động của liên hiệp chủ yếu vào việc điều hòa, phối hợp những kế hoạch của xí nghiệp được xây dựng riêng rẽ. Vậy thì việc thực hiện kinh tế thị trường và kế hoạch hóa của Nhà nước ở tầm vĩ mô sẽ giải quyết như thế nào?

Liên hiệp không có quyền tham gia trong quá trình xây dựng kế hoạch của các xí nghiệp trung ương thì đúng hay không? (Lời bình của người sưu tầm)

Nghị quyết hội nghị toàn Liên bang lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô dự kiến sẽ "tổ chức lại công việc ở địa phương theo nhưng nguyên tắc tự quản, tự cấp vốn, tự bảo đảm tài chính, kết hợp lợi ích của khu vực, địa phương với lợi ích chung của quốc gia". Song cho đến nay chưa thấy công bố cụ thể những quyết định (văn bản luật) nhằm cụ thể theo hướng đã đề ra.

Chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để có cơ sở lý luận về "quyền tự quản của chính quyền địa phương trong phân cấp quản lý Nhà nước" (người sưu tầm).

2. Một số vấn đề phân cấp quản lý Nhà nước ở Trung Quốc

Tài liệu tham khảo (xuất xứ để biên soạn)

 

Bằng Tùng và Hàn Cương: "Cải cách thể chế lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc", Tạp chí khoa học xã hội Trung Quốc, tháng 6/1987 (Tài liệu tham khảo đặc biệt 5/2/1988, trang 1-12)

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3, khóa XII (Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, trang 32)

Hội nghị Trung ương 3 khoá XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (Tư liệu tham khảo đặc biệt 7/10/1988, trang 9)

Th. Pairrault: "La reforme de la gestion do L’éconnomie en Chine" (Cuộc cải cách quản lý kinh tế ở Trung Quốc). Revue d’études comparatives est – deast, tháng 12/1981, số 1, trang 25 (tiếng Pháp).

Hue Mu Quiao: Cải cách quản lý kinh tế ở Trung Quốc. Tạp chí kinh tế Trung Quốc. (Renue économique de Chine, số 5, 1979)

Cheng Xi Luo: Cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Tạp chí kinh tế 28/1/1988, trang 72, 73 (tiếng Anh)

Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (khoá XI) họp từ ngày 18 tháng 12 đến ngày 22/12/1978 đã quyết định chính sách điều chỉnh kinh tế và cải cách quản lý, trong đó có đề ra phương hướng phi tập trung hóa quyền hành ở cấp Trung ương.

Theo Th. Pairrault trong bài "Cuộc cải cách quản lý kinh tế ở Trung Quốc" đăng trong Tạp chí nghiên cứu so sánh Đông-Tây tháng 6/1979, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật mới về tổ chức các chính quyền (chính phủ) địa phương theo đó, chính quyền địa phương có quyền lãnh đạo, cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ đạo. Chính quyền địa phương có nguồn thu riêng của địa phương, quyền hạn kế hoạch hóa được mở rộng. Với số vốn có thêm và quyền hạn về đầu tư, các chính quyền địa phương đã mở rộng đầu tư quá mức, chiếm mất 50% tổng số vốn đầu tư của cả nước, gây mất cân đối lớn. Nguồn thu tài chính của chính phủ Trung ương chỉ còn 15% tổng số thu ngân sách trong khi tổng số chi lên đến 45% tổng số chi ngân sách cả nước.

Trong tình hình "nửa vô chính phủ, nửa kế hoạch hóa" đó, chính phủ Trung ương đã quyết định chuyển giao trở lại cho Trung ương một số xí nghiệp công nghiệp lớn như: xí nghiệp thép An Sơn (Anshan) và mỏ dầu Đại Khánh (Daquing) đã được giao cho cấp tỉnh quản lý từ những năm 70.

Theo Cheng Xi Luo (trong tài liệu nói trên), thực hiện nghị quyết hội nghị 3 an chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (khóa XII) tháng 10/1984; tháng 12/1984 chính phủ Trung Quốc đã quyết định chính sách phi tập trung hóa trong khuôn khổ "tinh giản hành chính và giảm bớt quyền lực hành chính" chính phủ Trung ương đã chuyển giao nhiều xí nghiệp quốc doanh tỉnh và thành phố. Đồng thời sự kiểm tra về giá cả, đầu tư, tín dụng, phân phối vật tư, ngoại thương cũng được chuyển giao từng phần cho chính quyền địa phương. Thay cho một trung tâm duy nhất trong chính phủ Trung ương chịu trách nhiệm kiểm soạt về một lĩnh vực, nay xuất hiện nhiều trung tâm có quyền quyết định ở cấp trung ương (Bộ tổng hợp và Bộ quản lý ngành) và ở cấp địa phương.

Kết quả là, bên cạnh sự năng động hơn trong kinh doanh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương, "tình trạng rối ren và hỗn loạn trong nền kinh tế quốc dân tăng lên, chính quyền các tỉnh đã đặt lợi ích địa phương lên trên lợi ích Nhà nước Trung ương". Tình trạng nâng giá, ngăn cản sự lưu thông hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác hay tỉnh khác vào tỉnh này trở nên phổ biến nhằm bảo đảm cân đối hay bảo vệ kinh tế địa phương mình.

Quý IV năm 1984, tín dụng gia tăng ở mức kỷ lục. Đầu tư địa phương tăng vượt khỏi sự kiểm soát của Trung ương, góp phần làm tăng lạm phát. Nếu cuối năm 1979, Trung Quốc có gần 170 công ty ngoại thương thì đến cuối năm 1987, con số này lên 1100 đến 1300 công ty (E. Pleskernowki trong bài "Cải cách ngoại thương ở Trung Quốc", Tạp chí ngoại thương 7/8/1988, trang 22-25)

Uy tín và hiệu lực của các chỉ thị và nghị quyết của chính phủ Trung ương bị giảm sút, điển hình là những vi phạm về kỷ luật giá cả.

Đặc quyền, đặc lợi và tham nhung tràn lan, hoạt động của những công ty địa phương với đặc quyền đặc lợi đem lại lợi nhuận rất cao, gây bất mãn lớn trong tập thể lao động.

Theo Chung Xi Lue (tài liệu đã dẫn trên) thì "sai lầm của đợt phi tập trung hóa năm 1984 là rõ ràng, đã tạo ra nhiều trung tâm quyết định và kiểm soát với những lợi ích nhiều khi mâu thuẫn với nhau".

Nhận xét của người sưu tầm: Sự phân cấp là cần thiết, phương hướng phi tập trung hóa ở Trung ương là đúng đắn, nó sẽ đem lại sự phát triển năng động hơn về phát triển kinh tế ở địa phương (công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư...) nhưng nếu sự năng động đó vượt quá sự cân đối vĩ mô (tài chính, vật tư, lương thực...) sẽ sinh rối loạn trong việc Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân thống nhất. (người biên soạn).

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần từ 3 (khóa XIII) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10/1988) đã quyết định "cải thiện môi trường kinh tế, chấn chỉnh trật tự kinh tế chủ yếu là giảm tổng nhu cầu xã hội, không chế lạm phát, chấn chỉnh hỗn loạn kinh tế nhất là trong lưu thông" (tư liệu tham khảo đặc biệt 7/10/1988)

Lời nhận xét: (của người biên soạn)

1 - Đợt phân cấp quản lý năm 1979 tiến hành cùng với đợt "cải tổ nông thôn" trong đó chỉ chuyển giao một số cơ sở kinh tế và một số quyền hạn về kế hoạch hóa và tài chính là chủ yếu. Các thể chế quản lý Nhà nước vĩ mô chưa được thay đổi.

Đợt phân cấp quản lý năm 1984 tiến hành cùng với "cải cách thành thị" cùng với việc phân giao một số cơ sở kinh tế đã phân giao một loạt các quyền hạn về quản lý vĩ mô chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, điều tiết thông qua thị trường và đã gây ra biến động lớn, có tác dụng xấu với sự phát triển xã hội.

Qua 2 đợt phân cấp ở Trung Quốc có thể thấy: yếu tố gây nhiễu loạn chủ yếu trong đợt phân cấp năm 1984 là việc nới lỏng và phi tập trung hóa các quyết định quản lý Nhà nước nhất là trên lĩnh vực lưu thông (giá, tín dụng, ngoại thương)

Việc chuyển giao cho chính quyền địa phương trực tiếp quản lý một số cơ sở kinh tế trong khuôn khổ thể chế quản lý tập trung như năm 1978 chỉ làm tăng thêm ở mức độ có giới hạn nguồn thu tài chính của địa phương trong khi đó khả năng của địa phương chưa được mở rộng do chưa thay đổi chức năng quản lý Nhà nước vĩ mô.

Việc mở rộng các quyền quyết định về quản lý Nhà nước vĩ mô trong năm 1984 trên các lĩnh vực giá, tín dụng, ngoại thương, đầu tư... đã làm tăng đáng kể và khó kiểm soát lực lượng tài chính, vật chất của địa phương. Chính các quyết định này đã tạo khả năng bà điều kiện vật chất để các địa phương thực hiện được những lợi ích riêng của mình. Tình hình đó đã làm xuất hiện một hệ thống nhiều trung tâm ra quyết định và tất yếu là dẫn đến rối loạn.

2 - Việc phân cấp quản lý ở Trung Quốc năm 1979 và 1984 tiến hành trong khi việc cải cách kinh tế đang được tiến hành, cơ chế quản lý còn biến động, chưa phân định rõ trong thực tế chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất kinh doanh, cho nên đã tạo ra nhiều trung tâm ra quyết định vừa có quyền lực hành chính Nhà nước vừa có sức mạnh về kinh tế.

Mặc dầu trong nghị quyết hội nghị Trung ương 3 (khoá XIII) của Ban chấp hành Trung ương đã nói và đòi hỏi phân định rõ chức trách của chính quyềnxí nghiệp, giảm bớt khâu hành chính không cần thiết; nhưng trong thực tế đã dẫn đến nhiều hoạt động kinh tế phi pháp. Những tổ chức có đặc quyền đặc lợi đã gây ra rối loạn rất nghiêm trọng. Những mặt tiêu cực đó đã bộc lộ rất gay gắt đối với xã hội và cho đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Kinh nghiệm rút ra là:

Phải đạt sự phân định thật rõ trong hành động thực tế chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh trong cơ chế quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý. Và chính từ sự phân định rõ rệt này sẽ dẫn đến việc tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền... của Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Sở, các Phòng... và các mối quan hệ chỉ đạo giữa các cơ quan này đối với các liên hiệp xí nghiệp, các xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ khác.

Phân cấp quản lý trong khi chưa có một định hương quản lý có hiệu lực ràng buộc (thể chế hóa bằng văn bản có tính pháp lý) sẽ làm cho việc phân cấp bị hạn chế và gây ra rối loạn.

Việc tạo ra nhiều trung tâm ra quyết định trong việc quản lý nền kinh tế quốc dân thống nhất sẽ một mặt xuất hiện nhiều vấn đề mới trong quản lý mặt khác cũng tạo ra sự vô kỷ cương Nhà nước, tuỳ tiện trong quản lý.

Vì vậy việc mở rộng phân cấp phải đi đôi với tính quyền uy Nhà nước nghĩa là phải bảo đảm hiệu lực chỉ huy của Nhà nước. Nếu không sẽ sinh ra rối loạn trong bản thân hệ thống quản lý.

3. Về phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý kinh tế giữa trung ương và địa phương ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

(Giới thiệu quyết định số 30 ngày 9/1/1984 của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)

1 - Nguyên tắc và yêu cầu của quy định số 30 ngày 9/1/1984 của Hội đồng Bộ trưởng Lào.

i) Nguyên tắc:

Bảo đảm "sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương về đường lối, mục tiêu chung, về chế độ, chính sách và những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân".

Mạnh dạn giao trách nhiệm, quyền hạn cho địa phương chủ động tìm tòi khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, đáp ứng kịp thời các nhu cầu sản xuất, đời sống của địa phương và làm tròn nghĩa vụ với Trung ương.

j) Yêu cầu:

Phân giao trách nhiệm quản lý các cơ sở sản xuất (nông, lâm, công nghiệp); xây dựng; giao thông vận tải và bưu điện; giữa Trung ương và tỉnh. Việc phân giao trách nhiệm giữa tỉnh và huyện thì Trung ương giao cho tỉnh quyết định, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng tỉnh và các huyện trong tỉnh đó.

2 - Nội dung của quy định 30/HĐBT. Quy định này xác định cơ chế kế hoạch hóa, quản lý ngân sách, nội thương, ngoại thương, vật tư, giá cả, tiền lương.

Bản quy định cũng xác định cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ.

a) Về kế hoạch:

Hội đồng Bộ trưởng giao cho các tỉnh các loại chỉ tiêu:

3 - Sản phẩm chủ yếu của các ngành, địa phương giao nộp cho Trung ương và Trung ương cấp cho địa phương (gồm hiện vật và giá trị).

4 - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn, vật tư, thiết bị Trung ương cấp cho địa phương, kể cả công trình Trung ương trực tiếp đầu tư và công trình của địa phương.

5 - Cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý của Trung ương điều về địa phương và số lượng lao động của địa phương cấp cho Trung ương.

6 - Số tiền địa phương nộp vào ngân sách Trung ương và số tiến của ngân sách Trung ương cấp cho địa phương.

7 - Tổng mức quỹ lương hành chính sự nghiệp của địa phương.

8 - Những danh mục hàng hóa, vật tư.

Một vài nhận xét:

So với trình độ phát triển của đất nước Lào thì bản quy định này (về phần kế hoạch hóa) được thiết kế tương đối chặt chẽ, bảo đảm được sự quản lý thống nhất cần thiết của Chính phủ (Trung ương).

Sự phân cấp quản lý diễn ra chủ yếu giữa Trung ương và tỉnh. Còn giữa tỉnh và huyện do tỉnh quyết định thì còn ít: chỉ theo một vài hướng dẫn chung của Trung ương.

Điều đáng chú ý là trong quy định 30 này chưa đề cập đến chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh.

b) Về ngân sách:

Thực hiện khoán thu theo tỷ lệ phần trăm thu được của các loại thuế, có phân biệt giữa các địa phương có nguồn thu lớn và những địa phương có nguồn thu thấp hơn.

Trung ương quản lý toàn bộ nguồn thu từ người nước (kể cả nguồn thu của các tỉnh kết nghĩa) để phân phối lại cho các tỉnh.

Các chế độ chi được quy định chặt chẽ, nhất là chi xây dựng cơ bản.

c) Về ngoại thương:

Cho phép các địa phương được quyền xuất khẩu và quyền sử dụng ngoại tệ theo quy định và chế độ của Trung ương.

d) Về giá cả:

Việc phân cấp diễn ra chủ yếu giữa Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ.

Các tỉnh chỉ được quyết định những mặt hàng ngoài danh mục sản phẩm trung ương quản lý.

e) Về tiền lương:

Trong khu vực Nhà nước, do Trung ương quy định thống nhất.

Tỉnh chỉ quy định tiền công dịch vụ ở địa phương.

4. Luật về phi tập trung hóa ở nước Cộng hòa Pháp

Tài liệu nghiên cứu:

 

Démoeratie locale "Bu lletin de la direction générale des collectivités locales. No 1-30.

Báo cáo về phân cấp cho địa phương và quản lý xí nghiệp ở Cộng hòa Pháp (1984)

Nội dung:

Nước cộng hòa Pháp là một nước tư bản chủ nghĩa phát triển, quản lý hành chính Nhà nước có truyền thống tập trung trong khuôn khổ một nền dân chủ đại nghị gồm nhiều đảng phái chính trị.

Với thời điểm cao nhất của mức quốc hữu hóa năm 1982, kinh tế thuộc Nhà nước sở hữu chiếm khoảng 25%, kinh tế tư nhân là 75%. Các xí nghiệp tư nhân hoàn toàn tự chủ. Quản lý Nhà nước về các xí nghiệp được luật pháp quy định rõ ràng. Khi lập chính phủ mới (năm 1981), Tổng thống Cộng hòa Pháp Prancois Mitterand coi chủ trương phi tập trung là chủ trương rất quan trọng đã đưa dự thảo luật phi tập trung ra trình Quốc hội thảo luận ngày 27/7/1981 và đã được thông qua ngày 2/3/1982 về "quyền hạn và quyền tự do của xã, tỉnh và khu".

Bộ Nội vụ được đổi thành Bộ Nội vụ và phi tập trung (Miuistère de l’intérieur et de la décentralisation). Trong Bộ này lập Tổng cục về các tập thể địa phương, hàng tháng ra một bản hướng dẫn lấy tên là "dân chủ địa phương" (Démecratie locale).

Để thi hành luật này, từ 1982 đến 1984 đã ban hành 22 luật khác, 120 sắc lệnh và một số nhiều thông tri, chỉ thị.

Phi tập trung trở thành một trong những cải cách lớn của nền cộng hòa thứ bảy của nước Pháp. Cuộc cải cách tiến hành theo nhiều bước trong nhiều năm và bao gồm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động trong mối quan hệ giữa Nhà nước Trung ương (l’Etaf ở Pháp, Etaf chỉ dùng cho Nhà nước Trung ương) và các "tập thể địa phương" (Collectinités locales).

Chủ trương phi tập trung đã được tiến hành trên bốn vấn đề chủ yếu:

9 - Các thể chế và quy định hoạt động của các cơ quan (của chính quyền địa phương).

10 - Quyền hạn và sự phân định quyền hạn của các cơ quan đó.

11 - Những người quản lý các tập thể địa phương (chính quyền địa phương) và quy chế hoạt động của các họ.

12 - Những điều kiện phương tiện tài chính mà những người (trong chính quyền địa phương) được sử dụng để hoạt động, sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ giữa Trung ương và địa phương.

Nội dung chính là:

a) Mỗi cấp chính quyền địa phương (xã, tỉnh, khu) có quyền tự do thực hiện ngay các quyết định của mình. Bãi bỏ mọi hình thức "giám hộ" hoặc kiểm tra, xét duyệt trước. Quyết định cần được công bố và chuyển giao cho vị đại diện Nhà nước Trung ương cấp tỉnh hay cấp khu trong vòng 15 ngày.

b) Thiết lập sự kiểm tra về mặt pháp chế đối với các nghị quyết của các cấp. Sự kiểm tra này do đại diện Nhà nước và Toà án hành chính đảm nhận. Nếu đại diện Nhà nước cho là quyết định ấy không phù hợp với luật pháp thì chuyển cho Toà án hành chính xét. Chỉ có Toà án hành chính mới có quyền ra quyết định huỷ bỏ quyết định. Nếu quyết định vi phạm quyền tự do công cộng hay tự do cá nhân thì Toà án xét xử theo thủ tục khẩn cấp.

c) Sự kiểm tra về ngân sách do đại diện Nhà nước thực hiện với sự trợ giúp về chuyên môn của một tổ chức mới là phòng thẩm tra kế toán cấp khu (Chambre régimele des Comptes, hay còn gọi là thẩm kế viện). Sự kiểm tra này chỉ giới hạn vào những trường hợp vi phạm pháp luật.

d) Quan hệ giữa người chuẩn chi và người kế toán. Thủ trưởng đơn vị hành chính (thị trưởng, Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh hay khu) có thể ra lệnh bắt buộc kế toán thi hành. Kế toán có quyền dựa theo pháp luật để đòi những chứng từ cần thiết hay để từ chối chi.

e) Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh:

Chủ tịch Hội đồng tỉnh do dân bầu ra là người nắm quyền hành pháp ở tỉnh, đảm nhiệm quyền điều hành quản lý. Các cơ quan cần thiết ở tỉnh được đặt dưới quyền chủ tịch hay giao cho chủ tịch sử dụng.

f) Thiết lập đơn vị lãnh thổ mới là cấp khu (Région).

g) Quyền hạn và trách nhiệm của cấp khu. Có quyền hạn rộng rãi về kinh tế, văn hoá, xã hội, tài chính.

Chủ tịch Hội đồng cấp khu chịu trách nhiệm hành pháp ở khu (giống như điều 5 đối với tỉnh).

h) Những khả năng hành động mới trong kinh tế.

Quy định những hình thức và điều kiện hành động về kinh tế của các cấp (xã, tỉnh và khu) như: tiền thưởng cho các xí nghiệp mới lập, hay trợ cấp tạp thêm việc làm, trợ cấp cho các xí nghiệp gặp khó khăn...

i) Nhà nước Trung ương (L’Etat) chỉ có một đại diện duy nhất ở tỉnh hay cấp khu.

Đại diện Nhà nước ở tỉnh hay khu đồng thời là đại diện cho các Bộ trưởng và điều hành các tổ chức địa phương của Nhà nước, đại diện là người duy nhất được nhân danh Nhà nước phát biểu ý kiến và ra các quyết định đối với địa phương. Đại diện chịu trách nhiệm về quyền lợi quốc gia, về thẩm tra hành chính và tuân thủ luật pháp.

j) Tinh giản sự "giám hộ" kỹ thuật

Thành lập một uỷ ban nghiên cứu việc tinh giản những thủ tục và quy định sự giám hộ về kỹ thuật.

k) Phân cấp tài chính, giảm nhẹ sự đóng góp của địa phương, trên cơ sở các quan điểm:

Xác định mỗi địa phương (khu, tỉnh, thành phố, xã) là một bộ phận hợp thành của nước Pháp thống nhất, chứ không phải là một nước Pháp thu nhỏ. Do đó, mỗi cấp chỉ có trách nhiệm và quyền hạn nhất định do Hiến pháp và luật pháp quy định.

Luật pháp quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của mỗi cấp, không có sự giám hộ (tutelle) của bất kỳ cấp nào đối với một cấp khác, bất kể về hành chính, tài chính hay kỹ thuật.

Việc phân cấp về trách nhiệm quản lý phải kèm theo là sự bù đắp đủ và đúng về tài chính cho các cấp nhận phân cấp. Sự bù đắp phải thực hiện bằng cách giao quyền thu về thuế và trợ cấp của ngân sách trung ương và không ít hơn tổng kinh phí của Nhà nước trung ương dùng trước khi phân cấp để thực hiện các nhiệm vụ này được phân giao.

Nhà nước trung ương lãnh đạo thống nhất về luật lệ tài chính, chế độ chu chi bằng một hệ thống riêng trực thuộc Bộ Tài chính.

Việc thực hiện các nhiệm vụ phân cấp được công bố trước thường là một năm và thực hiện đồng thời trong cả nước. Việc phân cấp đòi hỏi những người lãnh đạo các địa phương nhận nhiều trách nhiệm mới, thoạt tiên, nhiều người không muốn nhận.

Sau khi có luật và tiến hành bồi dưỡng huấn luyện việc thực hiện mới có hiệu quả.

Từ sự nghiên cứu trên ta có thể rút ra vài nhận xét sau:

Trong thể chế chính trị đại nghị, nhiều đảng phái, đảng này nắm quyền lãnh đạo cấp này, đảng khác lại năm quyền lãnh đạo cấp khác, chế độ phi tập trung ở Pháp đã tìm cách xác định rành mạch điều tối đa trách nhiệm độc lập của mỗi cấp, không dựa dẫm, đùn đẩy hay lẩn tránh trách nhiệm. Đồng thời vẫn bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của Nhà nước Trung ương qua luật pháp và qua đại diện Nhà nước.

Quá trình phân cấp trên các lĩnh vực là quá trình tổ chức khoa học và thực tiễn phải làm từng bước, nhiều năm, chuẩn bị điều kiện tiền đề trong thời gian thích hợp.

Đối với một số địa phương đặc biệt (như Paris, Marseille...) thì có quy chế riêng, không quy định nhất loạt như nhau.

Trong khi chuyển giao nhiệm vụ, ngân sách Trung ương phải chuyển giao cho ngân sách địa phương những nguồn thu và khoản tiền rất lớn (theo tài liệu năm 1984 chuyển giao 230.25 tỷ Franc).

Theo kinh nghiệm của Pháp: phân cấp không đem lại tăng thu ngân sách Trung ương.

5. Một số ý kiến về chính phủ địa phương ở Thuỵ Điển

Tài liệu tham khảo:

 

"Local Goverment in Swoden". 4/1987 (Chính phủ địa phương ở Thụy Điển).

Địa phương tự quản là truyền thống lâu đời ở Thụy Điển. Luật về chính phủ địa phương hiện đại có từ năm 1962.

Luật hiện hành ban hành từ năm 1977, hiện nay đang nghiên cứu và thí điểm để đến cuối năm 1990 có thể ban hành luật mới.

Năm 1986, ở Thụy Điển có 284 chính quyền xã - đơn vị hành chính nhỏ nhất và 23 Hội đồng tỉnh.

Theo luật, mỗi một cấp địa phương "tự tiến hành công việc của mình".

Nhiệm vụ của chính quyền địa phương được quy định thông qua hai loại luật: Luật chung về chính quyền địa phương và luật về nhiệm vụ riêng biệt. Sự phân định nhiệm vụ cho cấp xã và tỉnh được xác định chủ yếu trên cơ sở: nhiệm vụ nào đòi hỏi một số dân cư lớn thì dành cho cấp tỉnh tiến hành. Ví dụ: nhiệm vụ chăm sóc y tế, luật chung quy định những nhiệm vụ: văn hóa, nghỉ ngơi và giải trí, đường sá vườn hoa, thông tin, nước và nước thải, cung cấp điện... Nhiệm vụ đó có tính chất bắt buộc được quy định trong luật riêng: trường học, dịch vụ xã hội, y tế và chăm sóc sức khỏe, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ, phòng hỏa...

Chính quyền xã chỉ chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông, chăm sóc trẻ em và người già, vệ sinh công cộng, giải trí, xây dựng và duy tu đường sá và vườn hoa, cung ứng điện nước. Các xã lập các công ty Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ này.

Tỉnh, chịu trách nhiệm về các trung tâm y tế, đào tạo nghề và cán bộ chuyên môn, các trường chuyên nghiệp cho nông nghiệp và các nhiệm vụ khác vượt qua phạm vi xã.

Trong năm 1985, chính phủ Trung ương sử dụng 9,6 %, chính phủ địa phương sử dụng 22,5% tổng sản phẩm trong nước. Trong số chi của chính phủ địa phương: cấp xã sử dụng 67%, cấp tỉnh 33%.

Nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương là các loại thuế địa phương.

Hội đồng xã và tỉnh hàng năm quyết định tỷ lệ thuế thu nhập trên đầu người dân sống trong địa phương.

Năm 1986, thuế thu nhập nộp cho xã cao nhất là 18%, thấp nhất là 11,5%; trong khi thuế nộp cho Hội đồng tỉnh là 12% đến 14,5% tuỳ theo địa phương.

Bình quân tổng số thuế thu nhập nộp cho xã và tỉnh là 29,24%. (tăng dần năm 1955 = 12,24%, 1964 = 17,25%, 1975 = 25,23%).

Ngân sách Trung ương trợ cấp cho tỉnh và xã theo 2 kênh:

Một kênh có ràng buộc mục tiêu sử dụng

Một kênh không ràng buộc mục tiên sử dụng (trợ cấp)

Năm 1981 có 252/284 xã và 21/23 tỉnh nhận trợ cấp. Phần trợ cấp chiếm 26% thu nhập của xã và 18% của tỉnh.

Phần còn lại xã và tỉnh thu từ các nguồn như: bệnh viện phí...

Trong trợ cấp có mục đích xã dành 87% cho trường học, nhà ở và phúc lợi xã hội.

ở Thụy Điển.

Cấp xã, tỉnh có thể ký kết các hợp đồng dân luật để tiến hành công việc chung như cấp nước, cứu trợ tai nạn.

Hội những chính quyền địa phương và liên hiệp các Hội đồng tỉnh đại diện cho 284 xã và 23 tỉnh, cung cấp thông tin, cố vấn, dịch vụ và bồi dưỡng cán bộ mới được bầu.

Quốc hội và chính phủ Trung ương quyết định thông qua luật pháp khuôn khổ tự do của chính phủ địa phương.

Chính phủ Trung ương có cơ quan hành chính đại diện cho chính phủ Trung ương ở mỗi tỉnh nhằm bảo đảm sự thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, cung cấp kịp thời thông tin độc lập cho chính phủ Trung ương, giúp điều hòa phối hợp giữa chính phủ địa phương và các tổ chức khác.

Chính phủ Trung ương cũng tác động trực tiếp đến xã thông qua trợ cấp tài chính có mục tiêu.

Toà án hành chính xem xét và quyết định về tính hợp pháp của các chính phủ địa phương.

Sự phân cấp ở Thụy Điển cho ta thấy những giải pháp phân cấp rất đáng chú ý:

ở địa phương chỉ có 2 cấp: tỉnh và xã.

Để cho chính quyền địa phương tự quyết định mức thuế được thu đối với công dân trên lãnh thổ của mình. Nếu thu quá cao, dân sẽ không đồng tình và không bầu thị trưởng (tỉnh trưởng) này nữa. Nếu thu quá ít thì chính quyền không có tiền và không làm được việc gì.

Cơ chế đó đòi hỏi chính quyền địa phương phải hoạt động tiết kiệm có hiệu quả và tự bố trí cân đối thu, chi.

Cấp xã ở Thụy Điển cũng được giao nhiều nhiệm vụ và sử dụng nhiều tài chính hơn so với cấp tỉnh.

Giống như ở Pháp, ở Thụy Điển mỗi cấp chính quyền đều tự quyết định lấy công việc của mình trong khuôn khổ luật pháp và quyền tập trung của trung ương vẫn được bảo đảm là do:

Trước hết là thông qua pháp luật, quy chế.

Thông qua nhiều biện pháp khác nhau: luật cụ thể về từng lĩnh vực, thuế, trợ cấp có mục tiêu.

Cho phép trung ương tác động trực tiếp đến xã.

ở đây cũng thấy rõ sự phân biệt quản lý Nhà nước với sự quản lý kinh tế xã hội và thấy rõ vai trò quản lý Nhà nước.

 

Tổng quát tình hình công chức Nhà nước ở ta

Biên soạn

Bùi Quang Hoan

1. Về "Qui chế công chức Việt Nam" của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày 1/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Quy chế công chức, định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của công chức cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dung các ngạch công chức trong toàn quốc và giao cho Bộ Nội vụ phụ trách theo dõi sự áp dụng quy chế công chức đó.

Ngày 14/3/1950, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 97/NV-2 và Nghị định số 98/NV-2 về "Chương trình kỳ thi cán sự hành chính và tham sự hành chính".

Sau đây là những nội dung tổng quát của các văn bản nói trên.

1.1. Khái niệm "công chức"

 

Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định (điều 1). Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư (điều 2).

Công chức có quyền:

Hưởng lương, các thứ phụ cấp và hưu bổng;

Nghỉ hàng năm có lương, được săn sóc về sức khỏe và trợ cấp khi bị tai nạn;

Hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội;

Gia nhập công đoàn (điều 3).

Nếu không có gì trở ngại cho công việc, hai vợ chồng cùng là công chức được cùng làm việc một nơi.

1.2. Ngạch công chức

 

Các ngạch công chức đều theo một thang lương chung gồm 30 bậc. Mỗi ngạch chia ra nhiều trật. Những trật liền nhâu trong một ngạch phải đối chiếu với những bậc liền nhau trong thang lương chung (điều 6).

Công chức thuộc Bộ nào do Bộ trưởng Bộ ấy quản trị. Bộ trưởng có quyền:

Tuyển dụng;

Bổ vào ngạch, cho thực thu, bãi chức;

Định chức vụ, nơi và cơ quan làm việc; thuyên chuyển;

Cho điểm, đánh giá;

Khen và thăng thưởng;

Huyền chức;

Thi hành kỷ luật;

Cho nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh, nghỉ bệnh dài hạn, nghỉ dài hạn không lương;

Cho nư công chức nghỉ trước và sau khi đẻ;

đặt ra ngoài ngạch, cho đổi ngạch;

Cho về hưu.

Các Bộ có thể phát một số công chức thuộc Bộ mình sang giúp việc Bộ khác trong một thời gian.

1.3. Tuyển dụng

 

Việc tuyển bổ công chức căn cứ vào năng lực (thành tích, kinh nghiệm, trình độ văn hóa) theo ba cách sau đây:

l) Qua kỳ thi;

m) Theo học bạ hay văn bằng;

n) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch (điều 14)

Ngoài điều kiền năng lực do quy tắc ấn định, những người muốn được tuyển vào một ngạch công chức phải đủ những điều kiện dưới đây:

13 - Có quốc tịch Việt Nam;

14 - Đủ 18 tuổi. Đối với một vài ngạch đặc biêt, quy tắc có thể ấn định một hạn tuổi cao hơn;

15 - Hạnh kiểm tốt;

16 - Có quyền công dân;

17 - Có đủ sức khỏe theo giấy chứng nhận của một y sĩ công...

Đồng bào thiểu số, cựu binh, thương binh, quân nhân có chiến công sẽ được ưu đãi trong việc tuyển bổ.

Tuỳ nhu cầu công việc, cấp quản trị công chức sẽ mở những kỳ thi tuyển nhân viên. Kỳ thi phải công bố trước ngày thi ít nhất là 2 tháng.

Những người trúng tuyển sẽ được bổ dụng theo thứ tự trên dưới.

Ngoài những công chức chính ngạch tuyển bổ theo những thể lệ kể trên, các cơ quan tuỳ theo nhu cầu công việc, có thể tuyển một số nhân viên theo hợp đồng trong những trường hợp sau đây:

1 - Đương sự không muốn vào chính ngạch;

2 - Để làm những công việc có tính chất tạm thời (điều 21);

1.4. Nhậm chức

 

Trong hạn 13 ngày, sau khi tiếp được lệnh, công chức phải đi nhận việc, trừ khi có lý do chính đáng. Công chức mỗi Bộ được hưởng lương kể từ ngày lên đường đi nhận việc.

Công chức mới được bổ bào ngạch bất cứ ở trật nào đều phải qua mộ thời kỳ tập sự, trừ những người được thăng bổ lên ngạch trên. Thời kỳ tập sự ít nhất là một năm và có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 6 tháng.

Đối với những công chức tuyển tạm, sau được vào ngạch, thời gian làm việc tạm có thể tính vào hạn tập sự, nếu công chức vẫn phụ trách công việc của ngạch đó. Công chức hết tập sự sẽ được thực thụ, gia hạn tập sự hay bị bãi chức. Công chức tập sự có thể bị bãi chức bất cứ lúc nào vì hành kiểm xấu, bất lực, lỗi về kỷ luật hay về hình luật.

Công chức được thực thụ sẽ xếp lên trật liền trên và được hưởng lương theo trật mới kể từ ngày hết hạn tập sự.

Công chức bị bãi chức hay phải thôi việc vì thiếu sức khỏe được hoàn lại số hưu liễm đã đóng góp vào quỹ hưu bổng.

Công chức tập sự phải thôi việc vì thiếu sức khoẻ được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính bằng một tháng lương (kể cả phụ cấp gia đình) nếu đã làm việc được một năm và bằng 2 tháng lương (kể cả phụ cấp gia đình) nếu đã làm việc được trên 1 năm.

1.5. Chuyển ngạch, ra ngạch

 

Công chức có thể dự những kỳ thi chuyển ngạch để bổ lên ngạch trên, nếu trung tuyển sẽ được bổ vào trật bắt đầu của ngạch mới. Nhưng nếu trong ngạch cũ đã ở một bậc lương bằng hay cao hơn trật đó, công chức sẽ được đặt vào trật liền trên bậc lương cũ.

Công chức không đủ năng lực để làm những công việc của ngạch mình, sẽ theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch bị xếp xuống ngạch dưới, hoặc phải thôi việc.

Công chức được cử vào Chính phủ, Ban Thường vụ, Ban Thường trực Quốc hội hay làm uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến hành chính từ cấp huyện trở lên, được coi như để ra ngoài ngạch trong thời kỳ giữ những chức vụ ấy (điều 38).

Công chức ra khỏi ngạch trong những trường hợp sau đây:

3 - Từ chức;

4 - Thôi việc vì thiếu sức khỏe hay thiếu năng lực;

5 - Từ chức bắt buộc;

6 - Cách chức;

7 - Chết hay mất tích trong khi tại chức;

8 - Về hưu;

Công chức phạm lỗi, đang bị truy tố trước toà án không được phép từ chức trước khi toà án quyết định. Sau khi làm việc được 30 năm hoặc đủ 55 tuổi, công chức các ngạch thuộc hạng thường trú được về hưu. Đối với công chức các ngạch thuộc hạng lưu động thì hạn về hưu là 50 tuổi hoặc đã có 25 năm làm việc. Trong trường hợp đặc biệt, tuy công chức đã đến hạn về hưu, có thể được giữ lại làm việc do quyết định của cấp quản lý.

1.6. Quyền lợi

 

Mỗi năm, công chức được nghỉ 15 ngày, lĩnh cả lương và các khoản phụ cấp.

Công chức nào trong 3 năm liên tiếp không hưởng lễ nghỉ hàng năm thì được nghỉ 45 ngày liền, được lĩnh cả lương và các khoản phụ cấp. Một thông tư Bộ Nội vụ sẽ ấn định chi tiết việc cho công chức nghỉ phép.

Nếu không có gì cản trở cho việc, công chức có thể xin nghỉ dài hạn không lương một lần hay nhiều lần liên tiếp, nhưng không được quá 3 năm. Sau 3 năm, công chức phải ra làm việc hay xin từ chức. Trong thời gian nghỉ dài hạn không lương, công chức không được làm việc tại một cơ quan khác của Chính phủ. Thời gian nghỉ dài hạn không lương không được tính vào thâm niên về phương diện thăng lương và hưu bổng.

Nghị định Liên bộ Nội vụ – Tài chính – Y tế sẽ quy định việc cho công chức năm điều trị tại bệnh viện, cho nghỉ dưỡng bệnh, cho nghỉ vì bệnh lao hay bệnh phong và cho nữ công chức nghỉ trước và sau khi đẻ.

1.7. Thi tuyển cán sự hành chính

 

Những điều kiện cần có của thí sinh:

9 - Là công dân Việt Nam trai hay gái từ 18 tuổi trở lên;

10 - Có bằng trung học phổ thông hay văn bằng tương đương;

11 - Hoặc là cán sự chính ngạch dưới bậc 7B;

12 - Hoặc là cán sự tạm thời đã làm việc được 1 năm trở lên đến ngày thi;

13 - Hoặc là tá sự chính ngạch đã làm việc được 3 năm;

14 - Hoặc là tá sự tạm thời đã làm việc liên tục từ ngày kháng chiến toàn quốc đến nay, được cấp chỉ huy trực tiếp nhận thực là có năng lực xứng đáng. Những nhân viên thuộc các Bộ khác cũng được phép dự thi nếu đủ điều kiện như trên và được Bộ trưởng Bộ sở quan cho phép.

Chương trình dự thi:

 

1 - Một bài luận về văn chương, công dân giáo dục hay chính trị thường thức: 2 giờ, hệ số 3.

2 - Một bài địa lý và sử ký (chương trình trung học phổ thông): 1 giờ 30, hệ số 2.

3 - Một bài về tổ chức bộ máy chính quyền: 3 giờ, hệ số 3.

4 - Một bài đánh máy chữ: 30 phút, hệ số 3.

5 - Một bài tốc ký: (nếu thí sinh tình nguyện): 10 viết và 1 giờ dịch ra tiếng, hệ số 2.

Chỉ được tính khi có điểm số 10/20 trở lên.

Chương trình hạn định:

a) Văn chương. Viết thư, tự sự, nghị luận về luân lý, văn chương hay về cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

b) Công dân giáo dục.

Nghĩa vụ của người công dân, tuân theo pháp luật, tận tâm với việc công ích, đi học, bầu cử, đóng thuế, tòng quân.

Nghĩa vụ của người công dân trong thời kỳ kháng chiến.

Quyền lợi của công dân, nhất là các quyền tự do dân chủ.

c) Chính trị, thường thức.

Các chính thể trên thế giới, sự tiến triển của nền dân chủ thế giới sự tiến triển của nền dân chủ Việt Nam. Mặt trận dân tộc thống nhất.

Địa vị của nước Việt Nam ở á Đông và hoàn cầu.

d) Địa lý.

Địa lý châu á. Đại cương về địa lý Trung hoa, ấn độ, Báo đảo Đông Dương.

Địa lý nước Việt Nam. Sự quan hệ của địa điểm Việt Nam ở Đông á. Địa thế, núi sông, cao nguyên, bình nguyên, bờ biển, khí hậu, dân số, mật độ – canh nông – thương mại – công nghệ – khoáng sản.

e) Sử ký.

Việt Nam. Nhà Nguyễn – Sự xâm lăng của Pháp và việc thành lập chế độ bảo hệ Pháp ở Trung, Bắc kỳ và thuộc địa ở Nam kỳ.

Lịch sử cách mạng Việt Nam – Sự thành lập nền dân chủ Việt nam – Cuộc kháng chiến toàn quốc của Việt Nam.

Trung hoa. Cách mạng Trung hoa – Sự phát triển nền dân chủ. Đại cương về lịch sử các nước lân bang Việt Nam: Cao Miên, Ai Lao, Xiêm, Diến Điện.

f) Tổ chức bộ máy chính quyền.

Quốc hội – Chính phủ.

Tổ chức và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh, xã.

Tổ chức, nhiệm vụ của Uỷ ban kháng chiến hành chính kỳ, liên khu, tỉnh, thành phố, huyện, thị xã và xã.

g) Một bài đánh máy chữ, đánh công văn, kẻ bảng có nhiều con số.

h) Một bài tốc ký 10 phút.

1.8. Thi tuyển tham sự hành chính

 

Trong năm 1950 tại các liên khu Việt Bắc, khu 4, và miền Nam Trung bộ mở kỳ thi tuyển tham sự hành chính.

Những thí sinh phải có những điều kiện sau đây:

6 - Là công dâng Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;

7 - Có bằng tú tài hay trung học chuyên khoa trở lên;

8 - Hoặc là cán sự chính ngạch hay tạm thời từ bậc 6B trở lên và đã làm việc ít nhất 4 năm.

Những cán sự bậc dưới 6B nhưng đã làm việc liên tục từ ngày kháng chiến toàn quốc đến nay mà cấp chỉ huy trực tiếp nhận thấy có năng lực cũng được phép dự thi.

Chương trình thi

1 - Một bài luận thuyết về văn chương, kinh tế, chính trị hay triết học (theo chương trình trung học chuyên khoa): 3 giờ, hệ số 4.

2 - Một bài sử ký và địa lý: 2 giờ, hệ số 2.

3 - Một bài về hiến pháp nước Việt Nam: 4 giờ, hệ số 5.

4 - Một bài ngoại ngữ (Anh, Trung, Pháp): 3 giờ, hệ số 2.

Các thí sinh phải được điểm trung bình 12/20 mới được trúng tuyển.

Chương trình hạn định.

 

a) Văn chương. Văn chương cách mạng và văn chương kháng chiến.

Trích các tác phẩm có giá trị của các văn gia và thi gia hiện đại.

Những lời tuyên bố và những lời hiệu triệu của Hồ Chủ tịch và của các yếu nhân hiện đại.

Những tác phẩm do các cơ quan kháng chiến và văn hóa xuất bản.

b) Kinh tế.

So sánh kinh tế tư bản và kinh tế XHCN.

Kinh tế Việt Nam: Hình thái kinh tế Việt Nam trước và sau cuộc tổng khởi nghĩa. Tình hình kinh tế địch. Chính sách kinh tế Việt Nam. Các vấn đề hiện đại, doanh nghiệp quốc gia. Các vấn đề rừng đất, hợp tác xã - nội thương – ngoại thương – sản xuất công nghê, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi – bao vây kinh tế địch.

c) Chính trị.

Đại cương về hiến pháp và cách tổ chức chính quyền ở mấy nước đế quốc Anh, Mỹ, Pháp và mấy nước dân chủ mới: Liên Xô, Trung Hoa, Hung...

Chính sách của nước Việt Nam: nội trị, ngoại giao. Địa vị của nước Việt Nam ở á Đông và toàn cầu.

d) Triết học.

Triết học duy tâm luận.

Duy vật luận: Biện chứng pháp và duy vật lịch sử.

e) Địa lý.

Sự quan hệ của địa điểm Việt Nam ở Đông á. Đại thế núi sông – cao nguyên – bình nguyên – bờ biển – thảo mộc. Khí hậu. Địa lý nhân dân – chủng tộc.

Canh nông, lâm sản, chăn nuôi, chài lưới, thương mại, giao thông, kỹ nghệ, khoáng sản.

Địa lý các nước lân cận: Ai Lao, Cao Mên, Diến Điện, Xiêm.

Địa lý các nước lớn Châu á: Trung Hoa, Nhật, ấn Độ.

f) Sử ký.

Nhà Nguyễn – Sự xâm lăng của Pháp và việc thành lập chế độ bảo hộ Pháp.

Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến ngày Tuyên ngôn độc lập. Phong trào xã hội, tư tưởng, học thuật.

Sự thành lập nền dân chủ Việt Nam.

Những vấn đề tranh thủ độc lập của các dân tộc nhược tiểu ở Đông Nam á và cuộc kháng chiến toàn dân của Việt Nam (1946-1950).

g) Tổ chức chính quyền.

Hiến pháp nước Việt Nam.

Quốc hội – Chính phủ.

Tổ chức cán bộ.

Các Hội đồng nhân dân tỉnh, xã.

Các uỷ ban Kỳ, Liên khu, tỉnh, thành phố, huyện, thị xã.

Tổ chức Toà án – Toà án quân sự.

h) Thuế khoá, ngân sách và kế toán.

Chế độ thuế trực thu mới. Các thứ thuế trực thu và đặc điểm của chế độ thuế khoá mới.

Ngân sách, thể thức lập ngân sách – duyệt y – thi hành, kiểm sát.

Thể lệ thu chi, chuẩn chi, trả tiền, thành toán lập quỹ ứng trước và quy dự trữ.

i) Ngoại ngữ.

Anh văn: Dịch một bài tiếng Anh hay một vấn đề thường thức ra tiếng Việt (theo trình độ trung học chuyên khoa).

Hoa văn: Dịch một bài tiếng Trung về một vấn đề xã hội, chính trị ra tiếng Việt.

Pháp văn: Tự sự hay bình luận một vấn đề thời sự bằng tiếng Pháp – Viết thư tiếng Pháp.

1.9. Khen thưởng, kỷ luật

 

Khen thưởng.

Công chức tận tuỵ với chức vụ hay có công trọng có thể được khen thưởng bằng:

Thư khen;

Bằng khen;

Huân chương;

Tùy trường hợp công chức thuộc một ngạch hành chính hay chuyên môn, thư khen sẽ do Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh hay Giám đốc liên khu trở lên cấp theo đề nghị của cấp điều khiển trực tiếp...

Việc cấp bằng khen sẽ do cấp điều khiển trực tiếp đề nghị lên những cấp sau đây xét định tuỳ cơ quan công chức làm việc và tuỳ sự quan trọng của việc khen thưởng:

Chủ tịch UBKCHC kỳ hay liên khu;

Bộ trưởng;

Huân chương chương sẽ cấp theo thể lệ hiện hành hàng năm vào 2 kỳ nhất định: lễ lao động 1/5 và lễ quốc khánh 2/9. Gặp trường hợp đặc biệt có thể cấp ngoài kỳ hạn. Một bản sao thư khen, nghị định cấp bằng khen hoặc thưởng huân chương sẽ để vào hồ sơ lý lịch công chức.

Việc tăng thưởng cho công chức chỉ căn cứ vào tinh thần phục vụ và theo cách lựa chọn... Theo thường lệ, công chức ở một trật nào trong một ngạch chỉ có thể được thăng lên trật liền trong ngạch ấy. Hàng năm, Chính phủ ấn định chung cho các Bộ tỉ lệ công chức có thể được thăng đối với số công chức đủ điều kiện dự kỳ thăng thưởng. Trong giới hạn tỷ lệ đó, các Bộ sẽ căn cứ vào sự quan trọng của mỗi ngành và thành tích hoạt động của công chức mỗi ngành mỗi địa phương mà ấn định số công chức có thể được thăng thưởng trong mỗi ngạch, trật.

Việc thăng thưởng cho côn gchwcs sẽ xét mỗi năm một kỳ vào tháng 12 dương lịch. Được dự thăng thưởng là những công chức đủ 2 năm thâm niên trong trật của mình tính đến ngày 31 tháng 12 dương lịch. Thời gian làm việc ở vung khí hậu xấu được tính một thành một rưỡi về phương diện thâm niên để thăng trật.

Hàng năm, cơ quan quản trị công chức phải lập cho mỗi ngạch một danh sách những công chức đủ niên hạn tối thiểu 2 năm theo thứ tự thâm niên để giao cho Hội đồng thăng thưởng xét.

Những công chức có công trạng đặc biệt có thể được thăng một hay nhiều trật. Việc thăng thưởng ngoại lệ sẽ do cấp quản trị công chức quyết định sau khi thoả thuận với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Kỷ luật

Công chức chịu trách nhiệm trước cấp trên về cách thừa hành chức vụ của mình.

Tùy theo lỗi nặng hay nhẹ, công chức phạm lỗi sẽ phải chịu một trong những trừng phạt sau đây:

Khiển trách;

Cảnh cáo;

Hoãn dự thăng thương trong hạn một hay hai năm;

Xoá tên trong bảng thăng thưởng;

Giáng một hay hai trật;

Từ chức bắt buộc;

Cách chức.

Cấp điều khiển trực tiếp có quyền cảnh cáo một công chức thuộc quyền nhưng phải trình ngay lên cấp trên biết. Việc khiển trách do cấp sử dụng công chức quyết định. Cấp điều khiển trực tiếp khi đề nghị lên cấp trên phải báo cho công chức phạm lỗi biết. Việc hoãn dự thăng thưởng, xoá tên trong bảng thăng thưởng, giáng trật, từ chức bắt buộc, cách chức do cấp quản trị quyết định theo đề nghị của Hội đồng kỷ luật. Công chức bị cáo được xem hồ sơ ít nhất 1 tuần lễ trước khi Hội đồng họp. Trước Hội đồng, công chức bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ một người khác bào chữa. Trong trường hợp đặc biệt, công chức phạm lỗi có thể bị huyền chức trước khi đưa ra Hộ đồng kỷ luật. Trong khi bị huyền chức, công chức được hưởng một nửa tiền lương và phụ cấp gia đình. Thời hạn huyền chức không được quá ba tháng.

Công chức phạm pháp sẽ bị truy tố trước Toà án.

2. Về "Quy chế công chức" của Ngụy quyền Sài Gòn

Nội dung "Quy chế công chức" của Ngụy quyền Sài Gòn được đề cập trong nhiều văn bản pháp quy:

Hiến pháp II Cộng hòa ban hành ngày 1/4/1969;

Dụ số 9 ngày 14/7/1950 của Quốc trưởng Bảo Đại;

Nghị định số 1900/UBHP-CT của Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp ngày 5/11/1965;

Sắc lệnh số 6 ngày 17/11/1967, số 109a và 109b ngày 1/4/1968, số 17 ngày 6/3/1971 của Chính phủ;

Thông tư số 35/TT-CV ngày 21/2/1970 của Nha Tổng giám đốc công vụ.

Quy chế công chức Việt Nam còn được luận bàn trong các ấn phẩm do Học viện Hành chính quốc gia xuất bản như:

Hành chính học của giáo sư Nghiêm Bằng và Vũ Văn Uyển;

Cải thiện nền công vụ quốc gia của giáo sư Tô Tiến Nghĩa;

Quản trị hành chính căn bản của giáo sư Lê Công Tuyền;

Chế định hành chính của giáo sư Lê Văn Thà;

Quy chế công vụ của giáo sư Nguyễn Văn Tường;

Quy chế công chức tại Việt Nam của Đỗ Thị Cẩm Vân.

Sau đây là những điểm tổng quát về quy chế công chức của các văn bản đã nêu trên:

2.1. Định nghĩa danh từ "công chức", "công vụ"

 

Danh từ "công chức" được định nghĩa ở điều I (Dụ số 9 ngày 14/7/1950) như sau: "Quy chế này thi hành cho tất cả những người nào đã được bổ nhiệm vào một chức vụ thường hữu trong công sở dân chánh của chính phủ Việt Nam và được thực thụ trong một ngạch tổ chức do một sắc lệnh của Quốc trưởng hay một nghị định của nhà chức trách hành chánh được Quốc trưởng uỷ nhiệm quyền tổ chức ấy"

Như vậy, các yếu tốt định nghĩa công chức là:

Được bổ nhiệm vào một chức vụ thường hữu;

Thuộc một công sở của chánh phủ Việt Nam;

Thực thụ trong một ngạch tổ chức bằng sắc lệnh hay nghị định.

Điều 5, dụ số 9 còn ấn định: "Đối với chánh phủ, người công chức trong mộ địa vị do pháp quy ấn định, nên người công chức không thể được xem là một công nhân thường. Công việc do người công chức đảm nhiệm là một công vụ".

2.2. Trách nhiệm, bổn phận người công chức

 

Trách nhiệm: "Người công chức, dù ở cấp bậc nào cũng phải chịu trách snhiệm về những công việc mà sở giao phó cho mình. Họ phải tôn trọng bí mật nghề nghiệp đối với những việc và những tin tức được biết hay nhận lãnh khi thừa hành những nhiệm vụ của mình" (điều 9).

Công chức không được tham dự một hoạt động tự sinh lợi dưới một hình thức nào, trừ khi sáng tác những tác phẩm khoa học, văn chương hay mỹ thuật. Tuy nhiên, họ cũng có thể dạy học nếu được phép. Họ cũng bị cấm đoán không được có những quyền lợi cá nhân bằng cách dùng tên mình hoặc qua trung gian một xí nghiệp thuộc quyền kiểm soát của sở mình vì do đó có thể mất tư cách tự chủ của mình. Nếu vợ hay chồng người công chức gia nhập một nghề nghiệp hay một hoạt động tự sinh lợi thì người công chức phải báo cho sở mình biết.

Bổn phận: Công chức không có quyền tự ý chấm dứt công vụ mà không có sự chuẩn y của cấp trên, trừ trường họp chính đáng, ví dụ ốm nặng hay bất lực.

Công chức được hưởng sự giúp đỡ của chính phủ đối với sự công kích vô cớ trong khi thừa hành nhiệm vụ. Công chức có bổn phận bồi thường về những thiệt hại có thể xẩy ra trong tất cả các trường hợp do luật định. Khi bị đệ tam nhân truy tố về một lỗi trong phận sự đảm nhận, người công chức phải phục tùng nếu Toà tuyên phán là mình có lỗi.

2.3. Phân loại công chức

 

Người công chức được bổ nhiệm vào các ngạch và trật nhất định:

Về ngạch:

 

Ngạch đốc sự hạng A

Ngạch giám sự hạng A

Ngạch tham sự hạng B

Ngạch thư ký hạng B

Ngạch thư ký đánh máy hạng B

Ngạch tuỳ phái hạng C

Thông tư số 15/TT-CV ngày 21/2/1970 lại ấn định như sau:

 

Chức vụ

Ngạch

Trật

-24 Tổng giám đốc, Phó tổng giám niên

Đốc sự

Thượng hạng hạng A trở lên và có ít nhất 2 năm thâm niên trong chức vụ giám đốc

-25 Giám đốc, Phó giám đốc

Đốc sự

Hạng 3 trở lên và ít nhất 2 năm thâm niên trong chức vụ chánh sự vụ

-26 Chính sự vụ, Quyền chánh sự vụ

Tham sự

Thượng hạng trở lên và có ít nhất 2 năm thâm niên trong chức vụ của sự phòng

-27 Chủ sự phòng, Quyền chủ sự phòng

Tham sự

Thực thụ hoặc thượng hạng trở lên

 

 

Điều 24 Dụ số 9 ấn định: "Các ngạch chia ra làm ba hạng, theo thứ tự cao thấp, A, B, C tương đương với ba trình độ học lực: Đại học, Trung học, Tiểu học.

Nhân viên công sở thì được phân làm 2 loại:

Nhân viên chánh ngạch;

Nhân viên ngoại ngạch.

Theo thống kê ngân sách năm 1972, tổng số nhân viên ngoại ngạch là 226.055 người, chiếm 69% tổng số nhân viên công sở.

Nhân viên ngoại ngạch đều được coi là nhân viên tạm bổ. Tuy nhiên, trong thực tế do sự nới rộng những nguyên tắc của quy chế công chức, các kỳ thi nhập ngạch không được tổ chức thường xuyên nên số nhân viên ngoại ngạch tăng đến một mức đáng ngại.

Nhân viên các xí nghiệp công hoàn toàn thoạt khỏi quy chế công chức, không được tính vào ngạch công chức.

ứng cử dân chính, nếu không được bổ nhiệm cũng không ở ngạch công chức.

Về trật:

Trong 6 ngạch công chức (tùy phái, thư ký đánh máy, thư ký, tham sự, giám sự, đốc sự) lại chia ra nhiều trật.

VD: Ngạch thư ký đánh máy có 6 trật,

Ngạch tham sự có 5 trật,

Ngạch giám sự có 4 trật...

Từ 2 đến 3 năm được xét để chuyển trật, song người công chức muốn chuyển ngạch thì nhất thiết phải qua một kỳ thi tuyển do Nha Tổng giám đốc công vụ ấn định.

2.4. Huấn luyện, tu nghiệp

 

Công chức trong guồng máy hành chính đều phải qua huấn luyện tại Học viện hành chính quốc gia.

Học viện Hành chính quốc gia có các khoá: Cao học, Đốc sự, Tham sự. Ngoài ra học viện Hành chính quốc gia hàng năm đều có tổ chức các buổi hội thảo khoa học về hành chánh, mở các lớp chuyên đề cho các loại công chức đang giữ những trọng trách trong guồng máy. Có những chuyên đề thì do các giáo sư Học viện Hành chánh quốc gia đảm nhiệm có những chuyên đề lại do chính công chức tốt nghiệp ở Học viện Hành chánh quốc gia đã ra công tác từ 5 năm trở lên đến trình bày.

Đối với ngạch thư ký, tuỳ phái thì chương trình được giản lược, tổng quát, đi sâu vào vấn đề thực hành nhiều hơn.

Có 2 hình thức tu nghiệp:

5 - Tu nghiệp trong nước: Các cấp chỉ huy được dự các khoá tu nghiệp về quản trị hành chánh căn bản, về tài chính thuế vụ, về quản lý đất đai, đô thị...

6 - Tu nghiệp tại ngoại quốc: Hành năm Chánh phủ cộng hòa, căn cứ vào đề nghị của Nha tổng giám đốc công vụ và Học viện Hành chánh quốc gia, cử những người công chức sang Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc, Phi luật tân, Ma-lai-á tu nghiệp những vấn đề quản lý hành chính.

2.5. Tuyển dụng

 

Đối với nhân viên chính ngạch, trên nguyên tắc họ phải qua một kỳ thi tuyển, nếu chấm đậu mới được thu nhận vào ngạch và tạp sự một thời gian xem kết quả việc làm mới chính thức bổ dụng.

Đề thi thường là những bài viết và bài vấn đáp về lý thuyết và nguyên tắc hành chánh có gắn với chức năng nhiệm vụ của công việc giao phó.

Hội đồng tuyển chọn căn cứ vào kết quả các bài viết, bài vấn đáp, căn cứ vào văn bằng và căn cứ vào tư cách đạo đức của thí sinh mà quyết định tuyển dụng. Người đạt điểm cao thì được ưu tên chọn địa điểm công sở mà mình thích. Những cựu quân nhân, cô nhi quả phụ, những người có huy chương hay bằng tưởng lệ về thành tích chống cộng, những vợ, chồng, cha, mẹ, anh chị em ruột bị Việt cộng sát hại vì hoạt động cho chánh quyền quốc gia, cũng được ưu tiên tuyển dụng.

Đối với nhân viên ngoại ngạch được tuyển dễ dàng hơn, có khi không phải qua một kỳ thi. Tuy nhiên, vẫn bảo đảm tiêu chuẩn như tính thích ứng với công việc, tính giao tiếp cởi mở, nhanh nhẹn, tính phục tùng cao...

Vấn đề tuyển dụng nhân viên ngoại ngạch không được quy định đầy đủ trong các văn bản pháp quy của chánh phủ quốc gia, nên số nhân viên ngoại ngạch càng ngày càng gia tăng.

2.6. Lương bổng

 

Lương cơ bản: Lương cơ bản công chức ở bậc thấp nhất không được kém 120% số tiền sinh hoạt tối thiểu, nghĩa là số tiền vừa đủ một mức sống bình thường. Số lương tối thiểu ấy sẽ được ấn định 6 tháng một lần bằng một sắc lệnh của Hội đồng Tổng trưởng và sau khi hỏi ý kiến của Hội đồng tối cao công vụ. Sắc lệnh số 132/SL-TC ngày 9/9/1972 ấn định số tiền sinh hoạt tối thiểu là 2.660 đồng.

Các loại phụ cấp.

7 - Phụ cấp đắt đỏ: Phụ cấp đắt đỏ gồm 2 phần:

Phần 1 là phụ khoản cho chính người công chức đương sự dựa trên giá cả sinh hoạt tại khu vực họ làm việc

Phần 2 là một khoản phụ cấp đắt đỏ cho gia đình họ được lãnh.

8 - Phụ cấp gia đình.

Người công chức chủ gia đình được lãnh về phần vợ và các con phải nuôi dưỡng một phụ cấp gia đình được ấn định bằng sắc lệnh. Công chức chỉ được lãnh phụ cấp gia đình về phần các con chưa đến tuổi 16. Nữ công chức mà chông không phải là công chức thì người chồng cũng được hưởng phụ cấp.

9 - Các khoản phụ cấp khác:

Phụ cấp giao tế và kinh lý phí, phụ cấp trách nhiệm tư pháp, phụ cấp độc hại, phụ cấp quản thủ thư viện và lưu trữ công văn, phụ cấp Anh ngữ, phụ cấp các phụ khoản đặc biệt khác...

Hưu bổng thâm niên, hưu bổng tàn phế, hưu bổng quả phụ, hưu bổng cô nhi...

2.7. Thăng thưởng, kỷ luật

 

Thăng thưởng

10 - Phê điểm công chức: Mỗi năm công chức phải cập nhật hóa hồ sơ cá nhân bằng cách ghi trong phiếu điểm mọi sự biến đổi liên quan đến tình trạng công vụ và gia đình. Trong phiếu điểm, các cấp chỉ huy sẽ ghi những lời phê tổng quát về tư cách phục vụ. Đối với công chức hạng A, những phiếu điểm được chỉ huy công sở phê xong sẽ đệ trình lên Tổng trưởng Bộ hữu quan. Đối với nhân viên ngoại ngạch sẽ dùng phiếu đề nghị thăng thưởng thay thế phiếu phê điểm.

11 - Thăng thưởng. Muốn được thăng lên trật trên công chức phải có đủ thâm niên ít nhất là 2 năm trong trật hiện tại. Các công chức phục vụ tại các vùng nước độc nguy hiểm sẽ được hưởng sự gia tăng thâm niêm bằng 1/2 số thời gian phục vụ trong vùng này. Công chức có nhiều năng lực hành chính được hưởng sự gia tăng thâm niên 1 năm.

Mỗi năm đến ngày 15/12 là cùng, bảng thăng thưởng phải lập xong để có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng giêng năm sau. Bảng thăng thưởng lập cho năm nào thì hết năm ấy không có giá trị nữa.

Kỷ luật

1 - Khiển trách phải ghi vào lý lịch;

2 - Cảnh cáo;

3 - Thuyên chuyển vì kỷ luật;

4 - Chậm thăng thưởng 1, 2 năm và có thể bị xoá tên trong bảng thang lương đã lập;

5 - Giáng một hay hai trật;

6 - Tạm cách chức 3 tháng đến 6 tháng không được hưởng lương bổng;

7 - Cách chức, mất quyền lợi hưu bổng.

2.8. Các cơ quan quản lý công vụ

 

Điều 67 của Hiến pháp II Cộng hòa ngày 1/4/1969 quy định:

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia;

Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chánh sách hành chính quốc gia trước Tổng thống.

1 - Hội đồng tối cao công vụ: Thành phần:

Thủ tướng hoặc Bộ trưởng công vụ: Chủ tịch

Bộ trưởng các Bộ: Hội viên

Giám đốc công vụ: Thuyết trình viên (không có quyền biểu quyết).

2 - Uỷ ban quản trị viên chức (điều 21): Thành phần

Tổng trưởng, Bộ trưởng các Bộ: Chủ tịch

Chỉ huy công sở sở quan: Hội viên

3 - Nha tổng giám đốc công vụ

 

Dụ số 9 ngày 14/9/1950 đã ấn định một chánh sách quản trị duy nhất là Bộ công vụ hay Nha công vụ.

Bộ công vụ hay Nha công vụ có chức năng:

Theo dõi việc thi hành quy chế công chức và hướng dẫn các công sở thực hiện đúng quy tắc, nội dung đã ấn định trong quy chế;

Bàn bạc với các Bộ trưởng về việc tuyển dụng công chức vào đúng các ngạch, trật;

Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc trả lương cho công chức;

Thu thập tài liệu và lập bảng thống kê và công vụ;

Phối hợp với các Tổng trưởng, Bộ trưởng đẻ tổ chức, cải tổ các công sở và cải thiện phương pháp làm việc.

4 - Uỷ ban công vụ

 

Uỷ ban công vụ được thành lập do sắc lệnh số 011/SL-Tht/CV ngày 26/1/1970 và được sửa đổi thêm bởi sắc lệnh 20/SL-tht/CV ngày 24/2/1970.

Thành phần:

Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Chủ tịch

Tổng giám đốc công vụ Hội viên

Tổng giám đốc ngân sách và ngoại viên Hội viên

Nhiệm vụ:

Kiện toàn thể thức cử nhiệm công chức, nhân viên vào các chức vụ điều khiển;

Nghiên cứu biện pháp thống nhất việc quản lý công chức, nhân viên;

Nghiên cứu và đệ trình các đề nghị liên quan đến việc định tiêu chuẩn hóa tổ chức các Bộ và các cơ quan hành chính trung ương và địa phương;

ấn định cấp số công chức, nhân viên cho guồng máy hành chính quốc gia ở trung ương và địa phương, quyết định về sự tăng, giảm nhân số công chức.

5 - Duyệt kế hoạch đào tạo và tu nghiệp công chức, xét cấp học bổng cho công chức để xuất ngoại học tập, tu nghiệp hoặc quan sát.

2.9. Cách tân hóa các ngạch công chức

 

8 - Duyệt xét lại những huấn thị áp dung cho các ngạch hành chánh, kỹ thuật văn phòng để thích ứng hóa các văn kiện với cách tuyển dụng và sự phục vụ của công chức trong những điều kiện hữu hiệu cùng những sự thay đổi về sau, nhưng có thể dự đoán ngay từ bây giờ;

9 - Nghiên cứu hoàn thiện lại các ngạch hoặc sát nhập lại những ngạch hữu hiệu, sửa đổi, bổ sung lại quy chế công chức cho tích ứng với tời cuộc;

10 - Nghiên cứu sửa đổi bảng chỉ số lương ban cấp cho các ngạch, trật hành chính khi có sự đãi ngộ không tương xứng;

11 - Soạn thảo tài liệu mô tả những phần vụ căn bản mà Chính phủ đòi hỏi mỗi ngạch, trật phải thi hành cùng với các điều kiện cần thiết để gia nhập các ngạch ấy. Phổ biến tài liệu hướng dẫn về phần vụ của từng ngạch cho các công chức;

12 - Đào tạo, huấn luyện công chức để mọi người hiểu được phận sự và không ngừng nâng cao kiến thức hành chính quốc gia. Nghiên cứu đưa dần tin học và những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công vụ.

 

Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học

Người thực hiện

Phó tiến sĩ Nguyễn Hữu Tri

Số phiếu điều tra đã thu được là 500 phiếu. Đối tượng được hỏi là các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành, và quận, huyện trong toàn quốc, một số cấp vụ, chuyên viên của Hội đồng Bộ trưởng và một số chánh, phó giám đốc Sở của một số thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh...

Kết quả điều tra được tổng hợp như sau:

1 - Đối với tổ chức bộ máy hành chính ở trung ương

 

15% ý kiến đề nghị để nguyên như hiện nay.

6% ý kiến đề tách thành những đơn vị nhỏ hơn.

79% ý kiến đề nghị nên nhập các Bộ thành những Bộ quản lý các lĩnh vực lớn hơn.

2 - Đối với tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.

24% ý kiến đề nghị để nguyên như hiện nay.

16% ý kiến đề nghị tách thành những đơn vị nhỏ hơn.

60% ý kiến đề nghị nhập thành những đơn vị lớn hơn.

3 - Về nguyên nhân làm cho bộ máy hành chính Nhà nước kém hiệu lực:

Bộ máy cồng kềnh 15%

Cơ chế quản lý 50%

Trình độ, năng lực cán bộ không được đào tạo và bồi dưỡng 20%

Luật pháp chưa nghiêm 7%

Tiền lương thấp, thiếu động lực 3%

Không có quy chế viên chức 5%

4 - Đối với cán bộ chủ chốt trong chính quyền địa phương cần bồi dưỡng (theo thứ tự ưu tiên)

Về chính trị 3%

Về chuyên môn kỹ thuật 7%

Về luật pháp 30%

Về quản lý hành chính Nhà nước 60%

(vì đã bồi dưỡng xong về chính trị qua trường Đảng)

5 - Thời gian bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong chính quyền địa phương

Như hiện nay (khoảng 1 tháng) 60%

Nên dài ngày hơn (2 tháng) 38%

Nên ngắn hơn (3 tuần) 2%

6 - Phương thúc bồi dưỡng.

Tập trung 80%

Tại chức 17%

Vừa tập trung vừa tại chức 3%

7 - Nhu cầu đào tạo chính quy.

Chưa cần 3%

Cần 58%

Rất cần 39%

8 - Đào tạo chính quy cán bộ có trình độ chuyên môn cao học và đại học về quản lý Nhà nước cho các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương:

Trình độ cao học (2-3 năm)

Chỉ chọn cử từ các cơ quan đi học 27%

Nên thi tuyển từ các cơ quan và từ học sinh tốt nghiệp đại học 18%

Kết hợp cả hải cách trên 55%

9 - Tuyển dụng và quyền lợi sau tốt nghiệp:

Có thi vào, thi ra thì xếp theo ngạch, bậc 77%

Theo nhận xét của tổ chức và thủ trưởng 23%

10 - Đối với viên chức hiện nay trong bộ máy quản lý Nhà nước, nên sắp xếp như thế nào để nâng cao hiệu quả:

Định tiêu chuẩn, thời hạn bồi dưỡng và kiểm tra trình độ sắp xếp lại 81%

Lãnh đạo đánh giá, xem xét để sắp xếp lại 19%

11 - Tinh giản bộ máy ở tỉnh

Chỉ nên để mấy sở chính (như Tài chính, Giao thông công chính, Giáo dục, Công an...) còn sắp xếp lại thành phòng năm trong Uỷ ban nhân dân 73%

Để như hiện nay (khoang 25 Sở) 27%

12 - Vị trí, chức năng của Sở:

Là cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành, lãnh vực ở địa phương (có tư cách pháp nhân, có con dấu, có quyền quyết định) 61%

Là cơ quan tham mưu của Uỷ ban nhân dân 24%

Số phiếu còn lại không trả lời.

13 - Tổ chức bộ máy quyền ở các thành phố nên:

Để cấp phường và quận như hiện nay 60%

Bỏ phường và để quận như hiện nay 12%

Bỏ phường và chia nhỏ quận 28%

 

Ngày 20/10/1990

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ tư

tài liệu tham khảo

 

Danh mục tài liệu tham khảo

 

Phần thư nhất

Tổ chức, hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước

Tài liệu nước ngoài

Luật về những thẩm quyền cơ bản của Xô-viết đại biểu nhân dân các tỉnh, khu; các tỉnh và khu tự trị (ban hành 25/6/1980)

Sắc lệnh của Đoàn Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết huyện (ban hành 19/3/1971)

Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết quận, huyện thuộc các thành phố (ban hành 19/3/1971)

Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô về quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của Xô-viết xã, thị trấn...

Bằng Tùng và Hàn Cương – "Cải cách thể chế lãnh đạo Đàng và Nhà nước Trung Quốc" (Tạp chí khoa học xã hội Trung Quốc tháng 6/1987) (Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 25/2/1988, trang 1-12, tiếng Việt)

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 (Khoá XII). (Viện thông tin khoa học xã hội – Hà Nội, 1988, trang 32)

Hội nghị Trung ương 3 (Khoá XIII) Đảng Cộng sản Trung Quốc (Tư liệu tham khảo đặc biệt 7/10/1988, trang 9)

Th. Pairrauel "La refonue de la gertion de l’économie en Chine" (cuộc cải cách quản lý kinh tế ở Trung Quốc) trong "Revne d’etudes Comparatives est – duest tháng 12/1981, số 1, trang 25 (tiếng Pháp)

Hue Mu Quiao – Cải cách quản lý kinh tế ở Trung Quốc – Tạp chí kinh tế Trung Quốc (số 5-1979)

Cheng Xi Luo – Cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Tạp chí kinh tế 28/1/1988, trang 72, 73 (tiếng Anh)

Quyết định số 30 ngày 9/1/1984 của Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Démocratie lorale "Bulleton de la direction genérale des collectivités localés, số 1-30

Báo cáo về phân cấp cho địa phương và quản lý xí nghiệp ở Cộng hòa Pháp (1984)

"Local Government in Sweden" 4/1987 (Chính phủ địa phương ở Thụy Điển)

Tài liệu trong nước (theo năm ban hành)

Nghị định số 42/TTg của Thủ tướng Phủ ra ngày 13/12/1954, sát nhập khu vực phố Gia Lâm vào Hà Nội.

Thông tri số 12/HX-TT của Bộ Nội vụ ngày 16/1/1954 về chỉnh đốn chính quyền cấp huyện – Số 12 năm 1954, trang 168

Quyết định số 91/BCN-QĐ của Bộ Công nghiệp ngày 23/3/1956 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Công nghiệp – Số 7 năm 1956, trang 77

Quyết định số 726/TTg của Thủ tướng Phủ ngày 5/4/1956 về cách làm việc giữa Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các văn phòng Phủ Thủ tướng – Số 9 năm 1956, trang 83

Thông tri số 1155/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 1/12/1956 về việc kiện toàn tổ chức, sắp xếp cán bộ các cấp tỉnh huyện ở những nơi đã qua cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức – Số 40 năm 1956, trang 405

Báo cáo bổ sung tại khóa học thứ 6 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc sửa đổi Hiến pháp – Số 15 năm 1957, trang 175

Báo cáo bổ sung về việc kiện toàn tổ chức Quốc hội tại khóa họp lần thứ 6 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Số 15 năm 1957, trang 178.

Thuyết trình của tiểu ban sửa đổi Hiến pháp đọc tại khóa họp thứ 6 Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Số 21 năm 1957, trang 367.

Nghị định số 209/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 17/5/1957 ấn định nhiệm vụ Văn phòng các Bộ – Số 25, năm 1957, trang 461.

Thông tri số 274/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 26/6/1957 về tổ chức Văn phòng cán bộ – Số 27 năm 1957, trang 472

Sắc luật số 004/SLt ngày 20/7/1957 về bầu cử HĐND và UBHC các cấp – Số 30, năm 1957, trong 519

Nghị định số 432/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 25/3/1957 quy định chi tiết thi hành sắc luật số 004/SLt ngày 20/7/1957 về bầu cử HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp – Số 41, năm 1957, trang 693

Nghị định số 499/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 3/10/1957 về việc thành lập Uỷ ban điều chỉnh biên chế Trung ương – Số 43, năm 1957, trang 726

Thông tri số 532/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 9/12/1957 quy định sự phối hợp trong việc phân cấp quản lý chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và chỉ tiêu tài chính – Số 54, năm 1957, trang 993

Thông tri số 634/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 28/12/1957 về tổ chức chính quyền thành phố – Số 56 năm 1957, trang 1014

Sắc lệnh số 110/SL-L.12 của Chủ tịch nước ngày 31/5/1958 ban bố luật tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ VIII – Số 23, năm 1958, trang 280

Thông tri số 289/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 10/61958 về kiện toàn chính quyền địa phương – Số 23, năm 1958, trang 285

Nghị định số 270/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 31/5/1958 quy định chế độ lương cho khu vực hành chính sự nghiệp – Số 28, năm 1958, trang 472

Thông tri số 46/NV-CB của Bộ Nội vụ ngày 3/7/1958 hướng dẫn việc sắp xếp cấp bậc cho cán bộ, nhân viên công nhân cơ quan thuộc khu vực hành chính sự nghiệp – Số 28, năm 1957, trang 477

Thông tri số 76/NV-DC của Bộ Nội vụ ngày 29/11/1958 về việc áp dụng thể lệ bầu cử HĐND các cấp – Số 42, năm 1958, trang 772

Thông tri số 535/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 12/12/1958 về việc lãnh đạo bầu cử HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp – Số 44, năm 1958, trang 766

Thông tri số 1216/PC của Phủ Thủ tướng ngày 10/3/1959 về việc kiện toàn tổ chức pháp chế ở các Bộ và cơ quan trung ương – Số 10 năm 1959, trang 154

Thông tri số 32/NV-CB của Bộ Nội cụ ngày 1/7/1959 hướng dẫn việc tuyển dụng vào biên chế – Số 37, năm 1959, trang 642

Thông tư số 49/NV-DC của Bộ Nội vụ ngày 13/10/1959 về việc kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của chính quyến cấp xã - Số 42, năm 1959, trang 713

Thông tư số 8031/DC-CQĐP của Bộ Nội vụ ngày 29/12/1959 về tổ chức chính quyền thị xã - Số 51b, năm 1959, trang 872

Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được công bố theo sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH ngày 1/1/1960 – Số 1, năm 1960, trang 3

Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam DCCH được công bố theo sắc lệnh số 3/SL ngày 13/1/1960 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH – Số 4, năm 1960, trang 57

Nghị định số 1/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 12/2/1960, quy định nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư pháp – Số 7, năm 1960, trang 97

Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam DCCH được công bố theo lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH số 17/LCT ngày 27/6/1960 – Số 32, năm 1960, trang 546

Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam DCCH được công bố theo lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH số 18/LCT ngày 27/6/1960 – Số 32, năm 1960, trang 562

Pháp lệnh về việc bầu cử HĐND các cấp được công bố theo lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH số 1/LCT ngày 23/1/1961 – Số 3, năm 1961, trang 29

Nghị định 130/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ

Nghị định 131/CP cảu Hộ đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê

Nghị định 134/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông trường

Nghị định 135/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa

Nghị định 136/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thanh tra

Nghị định 138/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ lợi và Điện lực

Nghị định 139/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao

Nghị định 140/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/9/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục lâm nghiệp

Nghị định số 152/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 6/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp

Nghị định số 153/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 6/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế

Nghị định số 156/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Thuỷ sản

Nghị định số 157/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại giao

Nghị định số 158/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước

Nghị định số 159/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chất

Nghị định số 165/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 18/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Vật tư

Nghị định số 166/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 18/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kiến trúc

Nghị định số 167/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 18/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Lương thực

Nghị định số 171/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 26/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nghị định số 172/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 26/10/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động

(Từ nghị định số 130/CP đến 172/CP có trong công báo số 44 năm 1961. Từ trang 654 đến 676)

Nghị định số 182/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 2/11/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nhẹ – Số 45, năm 1961, trang 630

Nghị định số 183/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 2/11/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp nặng – Số 45, năm 1961, trang 691

Nghị định số 197/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 7/11/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính – Số 45, năm 1961, trang 692

Nghị định số 198/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 7/11/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục – Số 45, năm 1961, trang 693

Nghị định số 203/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 23/11/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại thương – Số 47, năm 1961, trang 718

Quyết định số 213/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 18/12/1961về việc tổ chức quản lý công nghiệp địa phương – Số 51, năm 1961, trang 792

Nghị định của Hội đồng Chính phủ quy định về phân cấp quản lý cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số 94/CP ngày 27/8/1962 – Công báo 1962, trang 515

Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp. Ban hành ngày 27/10/1962

Quyết định số 87/NQ-TVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội – Số 1, năm 1962, trang 7

Nghị định số 43/CP của Hội đồng Chính phủ 4/4/1962 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học Nhà nước – Số 13, năm 1962, trang 189

Quyết định số 31/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 20/3/9163 về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ giữa Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Bộ Công an, Bộ Y tế, Tổng công đoàn Việt Nam – Số 8, năm 1963, trang 35

Quyết định số 22/BT của Phủ Thủ tướng ngày 23/3/1963 về việc quy định nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Lưu trữ – Số 9, năm 1963, trang 109

Nghị định số 24/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 13/3/1963 ban hành điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân viên chức Nhà nước – Số 16, năm 1963, trang 243

Nghị định số 78/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 31/5/1963 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Số 13, năm 1963, trang 305

Nghị định số 82/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 3/6/1963 về việc phân chia các ngành trong nền kinh tế quốc dân – Số 19, năm 1963, trang 312

Thông tri số 51/TTg của Phủ Thủ tướng ngày 3/6/1963 giải thích nghị định số 82/CP ngày 3/6/1963 của Hội đồng Chính phủ – Số 20, năm 1963, trang 319

Thông tri số 15/NV của Bộ Nội vụ ngày 3/6/1963 về việc chấn chỉnh tổ chức bộ máy làm công tác do Bộ Nội vụ chỉ đạo ở địa phương – Số 21, năm 1963, trang 355

Nghị định số 121/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 20/8/1963 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh – Số 30, năm 1963, trang 488

Quyết định số 166/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 2/11/1963 về việc thành lập Cục Công nghiệp địa phương và Thủ công nghiệp – Số 39, năm 1963, trang 682

Nghị định số 187/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 20/12/1963 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Số 46, năm 1963, trang 797

Quyết định 12/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 15/1/1964 về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp – Số 2, năm 1964, trang 28

Quyết định 46/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9/3/1964 về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước – Số 6, năm 1964, trang 111

Nghị định số 190/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 29/12/1964 quy định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương – Số 46, năm 1964, trang 890

Nghị định số 195/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 31/12/1964 ban hành điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước – Số 49, năm 1964, trang 976

Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về vị trí kinh tế của cấp tỉnh, thành phố và những nguyên tắc, nội dung chính của việc phân cấp quản lý kinh tế cho cấp ấy, số 29/CP tháng 1/1968 – Công báo 1968, trang 22-56

Nghị định ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế, số 172/CP ngày 1/11/1973 – Công báo 1973

Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam DCCH về cải tiến các đơn vị hành chính và việc hợp nhất một số tỉnh. Công báo 1976, trang 66-67

Nghị định của Hội đồng Chính phủ về quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố, số 24/CP ngày 2/2/1976

Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/12/1976

Chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, số 33/CT-TU ngày 24/4/1978

Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về xây dựng huyện và kiện toàn cấp huyện, số 33/CP ngày 4/2/1978 – Công báo 1978

Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về trách nhiệm, quyền hạn quản lý tài chính và ngân sách của các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện, số 108/CP ngày 13/5/1978 – Công báo 1978, trang 129

Nghị định của Hội đồng Chính phủ về chế độ kế hoạch hóa của cấp huyện, số 135/CP ngày 8/6/1978 – Công báo 1978, trang 158

Quyết định của Hội đồng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của UBND huyện, số 139/CP ngày 14/6/1978 – Công báo 1978, trang 170

Thông tư của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc tổ chức lưu thông, phân phối trên địa bàn huyện, số 418/TTg ngày 16/8/1978 – Công báo 1978, trang 218

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện chỉ thị 33/CT-TU của Bộ Chính trị và nghị quyết 33/CP của Hội đồng Chính phủ, số 277/TTg ngày 13/5/1978 – Phụ lục công báo 1978, trang 35

Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác tổ chức, số 32/NQ-TU ngày 20/11/1980

Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam 27/3/1982 – Văn kiện Địa hội Đảng toàn quốc lần thứ V

Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa V). Phần xây dựng huyện, kiện toàn cấp huyện và phân cấp cấp quản lý kinh tế (tháng 11/1982)

Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, số 50/HĐBT ngày 17/5/1983

Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về những nhiệm vụ cấp bách trong phân cấp quản lý kinh tế, số 56/HĐBT ngày 7/6/1983 – Công báo 1983

Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức thực hiện nghị quyết 56/HĐBT, số 159/CT ngày 7/6/1983

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ban hành ngày 30/6/1983 – Công báo 1983

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thức 7 (khóa V) về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, số 23/NQ-TU ngày 20/12/1984

Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện, số 63/CT ngày 13/2/1985

Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12/1986

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thức 3 (khóa VI), số 03/NQ-TU ngày 28/8/1987

Nghị quyết hội nghị BCHTW (khóa VI) lần thứ 4, số 04/NQ-TU ngày 17/12/1987

Thông báo của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng về phiên họp ngày 20/11/1987 hướng dẫn về tổ chức bộ máy các tỉnh, thành phố, quận huyện và cấp tương đương, số 46/TB-TU ngày 12/12/1987

Quyết định 217/HĐBT

Chỉ thị 90/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 30/3/1988 về bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước

Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh – Báo nhân dân 25/10/1987

Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ngày 24/2/1988 sau chuyến đi làm việc ở các địa phương

Nghị quyết BCHTW lần thứ 7, 8 và 9 khóa VI (1989-1990)

Luật tổ chức HĐND và UBND được công bố theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 19/LCT-HĐNN ngày 11/7/1989 – Số 4, năm 1990, trang 58

Pháp lệnh Trọng tài kinh tế: được công bố theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 31/LCT-HĐNN ngày 12/1/1990 – Số 6, năm 1990, trang 98

Nghị định số 130/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 30/9/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy của Bộ Công nghiệp năng – Số 9, năm 1990, trang 156

Quyết định số 132/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 5/5/1990 về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị – Số 9, năm 1990, trang 157

Nghị định số 135/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 7/5/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ – Số 9, năm 1990, trang 159

Nghị định số 138/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 8/5/1990 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Số 9, năm 1990, trang 160

Nghị định số 151/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12/5/1990, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện – Số 9, năm 1990, trang 162

Phần thứ hai

Công chức hành chính Nhà nước

Tài liệu nước ngoài

В. И. Яегич – Лчпше Меніше gа Луіше – Иолп. Соор. Сог., Т. 45

Соgермание и мегоgіп иоgzогоьиц Каgроь уираьгение. (Поg: реg. В. Ю. Озирн), M. 1997

Ю. А. Розжбаум – Формироьание уираьцигескщ Каgреь. М, наука. 1982

Tài liệu trong nước (theo năm ban hành)

Sắc lệnh 188/SL ngày 29/5/1948 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH để ban hành thang lương công chức Nhà nước

Nghị định 97/NV-2 ngày 14/3/1950 của Bộ trưởng Nội vụ về ban hành quy chế mở kỳ thi tuyển ngạch cán sự hành chính

Nghị định 98/NV-2 ngày 14/3/1950 của Bộ trưởng Nội vụ về ban hành quy chế mở kỳ thi tuyển ngạch tham sự hành chính

Sắc lệnh 76/Sl ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH về ban hành quy chế công chức

Nghị định 23/CP ngày 30/6/1960 về phân loại tổ chức, chức vụ của cán bộ và viên chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp – Công báo 26, 1960

Nghị định 24/CP ngày 1/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ lương CBCNV thuộc khu vực sản xuất – Công báo số 36, 1960

Nghị định 25/CP ngày 5/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ lương CBCNV thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp – Công báo 36, 1960

Thông tư 13/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/1/1960 quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công nhân viên thôi việc vì già yếu, mất sức lao động – Công báo số 1/1960

Thông tư 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/10/1960 quy định cách trả lương cho cán bộ công nhân viên chức và bộ đội – Công báo số 43, 1960

Thông tư 13/NV ngày 4/9/1972 của Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước – Công báo số 16, 1972

Quyết định số 292/CP ngày 31/12/1974 của Hội đồng Chính phủ bổ sung một số chế độ, sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng cán bộ, công nhân viên chức qua chấn chỉnh tổ chức sản xuất và thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý trong khu vực Nhà nước – Công báo 24, 1974

Nghị định của Quốc hội ngày 27/12/1975 về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính – Công báo 23, 1975

Quyết định 198/CP ngày 8/8/1978 của Hội đồng Chính phủ sửa đổi một số điểm về chế độ hưu trí và nghỉ việc vì mất sức lao động đối với công nhân viên chức Nhà nước và nhân dân – Công báo 16, 1978

Quyết định 36/CP ngày 2/2/1980 về xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các viên chức trong bộ máy Nhà nước mới – Công báo 1, 1980

Nghị định 35/CP ngày 9/2/1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước – Công báo số 1, 1984

Quyết định 202/CP ngày 26/5/1981 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức làm việc của bộ máy chính quyền thành phố thuộc tỉnh, thị xã – Công báo số 3, 1981

Quyết định 91/HĐBT ngày 26/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường Hành chính Trung ương – Công báo 5, 1981

Quyết định số 3/CP về việc thống nhất tên gọi các đơn vị hành chính ở nội thành, nội thị – Công báo 1, 1989

Quyết định 152/CP về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của các ban chuyên môn thuộc UBND huyện – Công báo 6, 1981

Chỉ thị 110/HĐBT ngày 13/10/1981 về việc tăng cường cho cán bộ cấp huyện và cơ sở – Công báo 18, 1981

Quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với xã, phường – Công báo 18, 1981

Quyết định 112/HĐBT ngày 15/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã – Công báo 18, 1981

Nghị quyết 16/HĐBT ngày 8/2/1982 về việc tinh giảm biên chế hành chính – Công báo số 3, 1982

Quyết định 94/HĐBT ngày 26/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy chính quyền cấp phường – Công báo số 8, 1982

Quyết định 134/HĐBT ngày 17/8/1982 của HĐBT về một số chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức Nhà nước – Công báo số 16, 1982

Chỉ thị 214/CT ngày 5/8/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp huyện và cơ sở – Công báo 14, 1983

Chỉ thị 162/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 3/5/1985 về tăng cường công tác bảo hiểm đối với công nhân viên chức – Công báo 10, 1985

Chỉ thị 63/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 13/2/1985 về đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện – Công báo 4, 1985

Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang – Công báo 18, 1985

Quyết định số 203/HĐBT ngày 28/12/1989 về tiền lương công nhân viên chức hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng hưởng chính sách xã hội – Công báo 1, 1989

Thông tư 154/HĐBT ngày 25/9/1989 của HĐBT hướng dẫn tổ chức UBND các cấp – Công báo 9, 1989

File đính kèm downloadTải về