• Thuộc tính
Tên đề tài Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định Tương trợ tư pháp với nước ngoài
Nội dung tóm tắt

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước đã được mở rộng. Chính sách "mở cửa" về kinh tế do Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 3 năm 1989) đề ra đã thúc đẩy quá trình giao lưu về kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nước ta và các nước có chế độ xã hội khác nhau làm cho quá trình hợp tác quốc tế của Việt Nam ngày càng ổn định đi vào quỹ đạo chung của cộng đồng thế giới.

Tính đến giữa năm 1990 có khoảng 35 vạn công dân Việt Nam học tập, lao động và công tác tại các nước xã hội chủ nghĩa, gần 2 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phần lớn là ở các nước tư bản chủ nghĩa, hơn 20 vạn người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, 25 cơ quan thông tấn, báo chí và 140 cơ quan nghiệp vụ của nước ngoài về hàng không, hàng hải, kinh tế... đặt đại diện ở nước ta. Đó là chưa kể đến hàng chục vạn người Việt nam đi công tác, du lịch, hoặc đi ra nước ngoài vì việc riêng, cũng như người nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư và hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật...

Tất cả những hoạt động và qua lại đó tất yếu làm nảy sinh nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, có nhân tố quốc tế mà một bên của quan hệ đó là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam. Các quan hệ này cần được điều chỉnh bằng pháp luật và có sự tương hỗ tư pháp giữa các nước hữu quan.

Tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa đã có từ lâu, song cách giải quyết trước đây chủ yếu thụ động, vụ việc, không mang tính thống nhất, tính hệ thống, và tính pháp chế. Thậm chí, trong pháp luật Việt Nam, các chế định thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế chưa đặt vào đúng vị trí của chúng. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế các chế định tư pháp quốc tế, mà đặc biệt là các vấn đề thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp giữa các nước xã hội chủ nghĩa trên thực tế đã đặt ra, song vẫn chưa đạt được những yêu cầu đòi hỏi của tình hình.

Đến năm 1980, khi Nhà nước ta ký các Hiệp định về hợp tác lao động với Bungari, Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, thì vấn đề hợp tác tư pháp với các nước mới thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Trên thực tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã gặp nhiều khó khăn về lý luận trong xử lý các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh giữa các nước hữu quan. Nhiều vụ kiện không giải quyết được, gây cho bên nước ngoài tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng trong hợp tác với Việt Nam, đồng thời cũng không ít trường hợp làm thiệt hại đến lợi ích của công dân, pháp nhân nước ta. Trước tình hình đó, việc định ra những nguyên tắc thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các nước là cần thiết. Để làm việc này, các cơ quan hữu quan Việt Nam và các nước hữu quan đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp - loại điều ước quốc tế chuyên biệt về các vấn đề pháp luật và quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết hữu quan nhằm giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân và pháp nhân các nước ký theo một thể thống nhất. Đến thời điểm này, nước ta đã ký kết 6 Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước sau: Đức (15/12/1980), Liên Xô (10/12/1981), Tiệp Khắc (12/10/1980), Cu Ba (3/11/1981), Hungari (18/11/1985), Bungari (3/10/1986) và ký tắt với Mông Cổ (11/1990).

Việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước xã hội chủ nghĩa anh em có ý nghĩa pháp lý to lớn. Các Hiệp định này là cơ sở pháp lý để giải quyết thống nhất các vấn đề quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự giữa các nước phát sinh ký kết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ta tại nước ký kết cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ký kết với nước ta.

Song việc ký kết và thi hành các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết.

Thứ nhất, khi ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp, Việt Nam thường ở vào vị trí thụ động. Các nước đề xuất, gửi dự thảo và đàm phán với nước ta để ký kết. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước ta chưa thấy rõ tầm quan trọng cũng như vị trí của Hiệp định tương trợ tư pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia, để từ đó có thái độ đúng đắn trong việc nghiên cứu thi hành các cam kết của bạn.

Thứ hai, việc nghiên cứu cơ sở lý luận dùng để xây dựng và nghiên cứu các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như thực tiễn các nước về vấn đề này đã được một số cơ sở giảng dạy nghiên cứu đề cập đến, song việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận thực tiễn của nó thì chưa được tiến hành tại nước ta.

Thứ ba, việc thi hành các Hiệp định tương trợ tư pháp được tiến hành không đồng bộ, gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và chủ quan như vậy, việc triển khai nghiên cứu Đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài" là rất cần thiết.

Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu khoa học, nhóm nghiên cứu đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề có tính phổ biến, tuyên truyền trong tương trợ tư pháp giữa các nước có cùng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội với Việt Nam. Trên cơ sở đó xác định vị trí và vai trò của Hiệp định tương trợ tư pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta, trong quá trình hợp tác với nước ngoài, từ đó có những cơ sở khoa học để kiến nghị về những định hướng mới, những biện pháp cần thiết trong việc xây dựng các Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam và góp phần tăng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung của đề tài đã đạt được các kết quả sau:

1. Tổng hợp tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản về điều ước quốc tế, đặc biệt là các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của Việt Nam về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các Hiệp định tương trợ tư pháp.

2. Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu khoa học chế định tương trợ tư pháp theo điều ước quốc tế dưới góc độ tổng quát về vấn đề lý luận và thực tiễn, về bản chất và ý nghĩa của chế định đó trong thực tiễn quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

3. Lần đầu tiên tổng kết hoá kinh nghiệm của Việt Nam trong việc ký kết và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình, hình sự, cũng như các quan điểm của Việt nam về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế.

4. Đưa ra một quan niệm chung về chiều hướng phát triển hiện nay của chế định tương trợ tư pháp theo điều ước quốc tế để từ đó có định hướng chung về một khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực này.

5. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có tính tổng hợp về lý luận và thực tiễn trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam khi khoa học pháp lý chưa phát triển, tài liệu pháp lý viết về vấn đề này chưa nhiều, thì đây là đóng góp bước đầu vào việc phát triển pháp lý nước nhà trong thời gian tới. Những kiến nghị thực tiễn và kết luận rút ra trong công trình nghiên cứu khoa học sẽ góp phần vào thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng được khẳng định qua các Đại hội, nâng cao ý thức pháp luật và cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong hoạt động thực tiễn tư pháp quốc tế, khắc phục những tư tưởng lệch lạc với pháp luật nói chung và Hiệp định tương trợ tư pháp nói riêng trong giai đoạn này.

I. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP.

Trên cơ sở trình bày các quan điểm chung về pháp luật quốc tế và mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước, các tác giả tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến việc ký kết và thi hành các điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế.

Tư pháp quốc tế là ngành luật liên quan đến nhiều luật như luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự. Những quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quan hệ này thường gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Việc điều chỉnh các quan hệ này khá phức tạp và thường làm phát sinh các xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền. Để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế, người ta phải dựa vào nhiều giải pháp và phương tiện. Thực tiễn tư pháp quốc tế đã khẳng định rằng việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất là biện pháp chủ yếu để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền. Tuy nhiên, quy phạm xung đột không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các đương sự, cũng như thẩm quyền giải quyết vấn đề của các nước hữu quan trong từng trường hợp cụ thể mà chỉ dẫn chiếu đến pháp luật của nước nào được áp dụng hoặc nói rõ cơ quan nước nào có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh. Do vậy để giải quyết các xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền, ngoài việc xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất, các quốc gia còn cùng nhau xây dựng các quy phạm thực chất vấn đề có thể phát sinh. Việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất thông qua ký kết các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên là biện pháp giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thuộc thẩm quyền có hiệu quả nhất.

Trên cơ sở lý luận đó, các tác giả đã nhấn mạnh, các quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm thục chất thống nhất là những bộ phận cần thiết của tư pháp quốc tế vì chúng tạo thêm cơ sở và điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Con đường duy nhất để xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm thực chất thống nhất là các quốc gia thông qua thương lượng đàm phán để ký kết các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về tư pháp quốc tế. Do vậy, việc ký kết điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tư pháp của quốc gia. Đối với Việt Nam, đây là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh đổi mới tư duy pháp luật - kinh tế - chính trị. Vấn đề quan trọng hiện nay là phải làm thế nào để ký kết điều ước quốc tế cần thiết và phải làm thế nào để các điều ước quốc tế đã được ký kết phải phù hợp với pháp luật trong nước thành một hệ thống các nguyên tắc quy phạm đầy đủ hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế đang ngày càng phát triển phức tạp ở Việt Nam.

Việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế về điều ước mà đặc biệt là Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế, do vậy việc ký kết và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam (Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế) còn phải tuân theo các quy định về nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế (Công ước Viên năm 1969).

Điều ước quốc tế là văn bản khác xa so với một đạo luật. Pháp luật quốc tế không có nguyên tắc bắt buộc mọi quốc gia phải định ra những phương thức thống nhất thực hiện điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp trong chính điều ước quốc tế cam kết rõ điều này. Ở đây chỉ tồn tại nguyên tắc quốc gia tự giác nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế của mình, tự mình chọn những biện pháp, phương thức thực hiện thích hợp với ý chí chủ quan của quốc gia mình. Qua phân tích, các tác giả đã nhấn mạnh việc thực hiện các điều ước quốc tế là một quá trình phức tạp, trong đó quốc gia tự bảo đảm dùng tất cả các biện pháp cần thiết để thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của mình. Quá trình này có thể được phân tích làm hai giai đoạn: Giai đoạn lập quy và giai đoạn thực thi. Ở giai đoạn lập quy cần thiết phải có các biện pháp pháp lý hỗ trợ của quốc gia. Đây là giai đoạn tạo ra những điều kiện và cơ sở pháp lý cần thiết cho giai đoạn tiếp theo. Nếu thiếu những điều kiện và cơ sở pháp lý này thì điều ước quốc tế trên thực tế không được thực hiện. Khi phân tích bản chất quá trình thực hiện điều ước quốc tế, các tác giả tập trung vào chế định chuyển hoá các quy phạm pháp luật quốc tế sang quy phạm quốc gia. Các quan điểm khác nhau về vấn đề chuyển hoá này được các tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đã xem xét dưới các góc độ khác nhau và đi đến kết luận, chuyển hoá trước hết là phải hệ thống cấu thành quá trình làm luật, một trong những hình thức lập quy trong quá trình xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia. Chuyển hoá quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước có thể được thực hiện bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các quy phạm pháp luật có nội dung pháp lý phù hợp với nội dung của các quy phạm của điều ước quốc tế tương ứng được chuyển hoá, bổ sung, sửa đổi, hoặc huỷ bỏ những quy phạm pháp luật cũ chồng chéo mâu thuẫn với quy phạm pháp luật mới...

Chuyển hoá quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước cũng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác như phê chuẩn điều ước quốc tế, viện dẫn áp dụng các quy phạm của điều ước quốc tế. Về nguyên tắc, sau khi chuyển hoá, các điều ước quốc tế được chuyển hoá vẫn tiếp tục tồn tại và điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia hữu quan, còn các quy phạm pháp luật trong nước điều chỉnh các quan hệ nội quốc gia với sự tham gia của các chủ thể pháp luật trong nước. Trên thực tế, hai loại quy phạm này song song tồn tại và có thể rất giống nhau về nội dung pháp lý và hình thức thể hiện nhưng bản chất, phạm vi điều chỉnh và hiệu lực của chúng lại rất khác nhau. Chuyển hoá quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước là con đường duy nhất qua đó Nhà nước thể hiện ý chủ quyền của mình trong việc thi hành các cam kết quốc tế. Qua quá trình chuyển hoá, các quy phạm điều ước quốc tế, từ chỗ thể hiện ý chí phối hợp của các quốc gia hữu quan đã trở thành quy phạm pháp luật trong nước thể hiện ý chí chủ quyền của chính quốc gia cụ thể này. Thực tế thực hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam cho thấy, tất cả các hình thức chuyển hoá các quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước đều được vận dụng. Đối với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước vận dụng với nước ngoài thì hình thức phê chuẩn là hình thức phổ biến nhất của việc chuyển hoá các quy phạm của điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước. Tuy vậy, việc phê chuẩn các Hiệp định tương trợ tư pháp trên thực tế, chưa đủ để khẳng định tầm quan trọng của nó trong pháp luật Việt Nam, vị trí và vai trò của nó trong xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như trong quan hệ đối ngoại của các cơ quan nhà nước Việt Nam. Vấn đề đặt ra sau phê chuẩn là công tác cụ thể của các cơ quan nhà nước, chẳng hạn Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và các tổ chức đoàn thể xã hội trong nước trong việc hiểu, nhận thức đúng đắn về các Hiệp định tương trợ tư pháp, tuyên truyền, phổ biến cho mọi công dân và nâng cao ý thức pháp luật về lĩnh vực tương trợ tư pháp theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.

II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Ở phần này, trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về quyền con người, chủ quyền của quốc gia, các tác giả đã nhấn mạnh rằng: Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia đều công nhận nguyên tắc: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" là nguyên tắc cơ bản, phổ biến. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Công ước năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị như sau: "Mỗi một người được coi là có năng lực pháp lý ở khắp mọi nơi" (Điều 16). Như vậy pháp luật quốc tế đã công nhận quyền của mỗi người ngay từ khi mới sinh ra đã được hưởng những quyền trọn vẹn của con người, là chủ thể của quan hệ pháp luật trong nước và là đối tượng được bảo vệ của pháp luật quốc tế; quyền này không bị hạn chế bởi các điều kiện vật chất xã hội hay biên giới quốc gia, ngoài ra, việc xác định các quyền khác của con người còn phải xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Quốc gia căn cứ vào chủ quyền của mình để định ra một chế độ pháp lý nhất định cho những người trên lãnh thổ của mình. Nhưng dù sao đi nữa thì chế độ pháp lý này vẫn không được mâu thuẫn với các chế độ pháp lý tối thiểu đối với con người. Xuất phát từ các cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý đó, các tác giả đã nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng ở nước nơi mà họ cư trú là những quyền và nghĩa vụ không gắn với quy chế quốc tịch của nước này.

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại do họ có quốc tịch của nước khác, hoặc không có quốc tịch. Do pháp luật quốc tế không quy định nghĩa vụ của mỗi quốc gia phải dành cho người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ mình một chế độ pháp lý ngang bằng với chế độ pháp lý của công dân nước sở tại nên chế độ pháp lý của người nước ngoài ở mỗi nước mang nét đặc trưng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và dấu ấn pháp luật của quốc gia chủ thể đó. Thông thường người nước ngoài là công dân của một nước này cư trú trên lãnh thổ một quốc gia khác và chịu sự chi phối của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật nước mà người đó là công dân và pháp luật nước nơi người đó cư trú.

Trên cơ sở phân tích các quan điểm chung về chế độ pháp lý của công dân, các tác giả đã nhấn mạnh rằng muốn thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình ở nước ngoài, việc trước tiên phải làm là xác định chế độ pháp lý của người đó ở nước sở tại. Hiện nay các nước thường dựa vào các cơ sở sau đây để xác định chế độ pháp lý này; (a) chế độ đãi ngộ như công dân, tức là dành cho người nước ngoài một chế độ pháp lý ngang với chế độ pháp lý dành cho công dân nước sở tại với những hạn chế nhất định về các quyền và nghĩa vụ vốn thuộc quốc tịch; (b) Chế độ tối huệ quốc, tức là dành cho công dân nước này một chế độ pháp lý mà nước sở tại đã và đang hoặc sẽ dành cho công dân một nước thứ ba; (c) chế độ pháp lý dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài, theo ý kiến của các tác giả, cần phải hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, việc bảo vệ quyền lợi này bao gồm những việc sau:

Thứ nhất, tạo bầu không khí chính trị thuận lợi cũng như tạo điều kiện để công dân Việt Nam được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại nước sở tại. Vấn đề đặt ra là phải tạo các bảo đảm pháp lý để duy trì các điều kiện thuận lợi cho công dân nước mình tại nước ngoài. Đây là yêu cầu quan trọng cần chú ý trong hoạt động đối ngoại và tương trợ pháp luật.

Thứ hai, Nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm hướng dẫn công dân Việt Nam ở nước ngoài biết rõ họ được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ gì ở nước sở tại. Để làm được việc này, cần phải có sự hợp tác pháp luật giữa Nhà nước ta và Nhà nước hữu quan.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình ở nước ngoài và đề xuất với Chính phủ các biện pháp cần thiết trong quan hệ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở Việt Nam.

Theo nghĩa hẹp, vấn đề bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể được hiểu như sau:

Thứ nhất, trường hợp nhà đương cục nước ngoài sở tại có hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, thì cơ quan đại diện (ngoại giao, lãnh sự) Việt Nam phải thông qua hoạt động của mình ở nước sở tại hữu quan hoặc tại các tổ chức quốc tế phổ biến kiểu Liên hợp quốc để có các biện pháp tích cực tương ứng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng và có tính chất hệ thống, nhà nước Việt Nam cần áp dụng các biện pháp báo phục quốc hoặc trả đũa thích hợp trong quan hệ đối với Nhà nước hữu quan hoặc công dân của nước hữu quan tại nước mình trong phạm vi và mức độ cho phép.

Thứ hai, trường hợp công dân Việt Nam vi phạm pháp luật nước sở tại thì cơ quan của Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép và được Việt Nam và nước hữu quan cùng chấp nhận để xử lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đó. Hoạt động của cơ quan đại diện thông thường phải căn cứ vào các văn bản điều ước quốc tế đã ký kết giữa các bên hữu quan (ví dụ: Hiệp định lãnh sự, Hiệp định tương trợ tư pháp). Do vậy, các điều ước quốc tế mà trong đó các nước ký kết thống nhất quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân các nước hữu quan tại cơ quan tư pháp của các nước ký kết (ví dụ tại các toà án) là cần thiết, là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện việc bảo hộ pháp lý và bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ ba, liên quan đến 2 trường hợp nói trên là vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam bị vi phạm ở nước sở tại nhưng các nhà đương cục biết (và cần được biết) mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hoặc pháp luật nước sở tại không có những quy định nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của người nước ngoài (vi phạm nhân quyền).

Qua phân tích các quan điểm và cơ sở lý luận nêu trên, tập thể tác giả kết luận: hiện nay thực tiễn quốc tế thường áp dụng 2 biện pháp quan trọng và chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài, đó là, a) Biện pháp bảo vệ ngoại giao; b) Biện pháp bảo vệ pháp lý. Thực tiễn Việt Nam cũng áp dụng cả 2 biện pháp nêu trên. Biện pháp bảo vệ ngoại giao thường được áp dụng khi người nước ngoài đã sử dụng hết các phương tiện có thể do các cơ quan nước sở tại dành cho song không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, biện pháp ngoại giao chỉ là tình thế thụ động, bởi vì nó được đặt ra khi việc vi phạm quyền lợi của người nước ngoài là sự vi phạm cố ý trái luật và đã rõ ràng. Các biện pháp pháp lý luôn mang tính chất tích cực, chủ động thông qua việc ký kết các văn bản quốc tế giữa các nước hữu quan về giải quyết các vi phạm có thể phát sinh trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước ký kết bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật các nước ký kết hữu quan.

Bên cạnh các văn bản quốc tế giữa các nước hữu quan về việc bảo vệ quyền lợi của công dân, các nước còn ban hành các văn bản pháp luật và pháp quy riêng biệt về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân.

Công tác quản lý người nước ngoài ở Việt Nam cũng cho thấy: Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định những đối tượng nào là công dân Việt Nam, cũng như đối tượng nào là người nước ngoài ở Việt Nam. Công tác quản lý người nước ngoài vừa qua chủ yếu là quản lý bằng pháp luật của Nhà nước. Chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu phản ánh toàn bộ những lý do, điều kiện, hoàn cảnh có mặt của người nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung những quyền và nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, xã hội và công dân Việt Nam, cũng như trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài có mặt tại Việt Nam, xuất phát từ tình hình thực tiễn ở ta, có thể phân chia người nước ngoài ở nước ta thành 3 nhóm để có thể tiện cho việc nghiên cứu vấn đề và định ra những quy chế pháp lý cụ thể về quản lý con người.

a) Người nước ngoài không thường trú, bao gồm những người nước ngoài thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, kinh doanh, các lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, các khách mời, những người du lịch...

b) Người nước ngoài thường trú (gọi chung là ngoại kiều) bao gồm những người được Nhà nước ta cho phép cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, không hạn định ngày trở về tổ quốc hay ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam.

c) Người tỵ nạn ở Việt Nam, gồm những người nước ngoài vì lý do bị hành hạ, ngược đãi về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc vì lý do chính trị - xã hội nào đó mà phải lánh nạn sang Việt Nam.

Qua nghiên cứu phân tích các văn bản pháp luật, các chính sách cụ thể và thực tiễn quản lý người nước ngoài ở Việt Nam, các tác giả đã đi đến kết luận sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường công tác củng cố, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan tới chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam. Việc ban hành một văn bản luật hoặc pháp lệnh về người nước ngoài ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách cần sớm giải quyết. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho toàn dân, trong đó có người nước ngoài tại Việt Nam, là một đòi hỏi không thể thiếu được trong công tác quản lý người nước ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ tại Việt Nam.

Thứ hai, xử lý kịp thời, nghiêm khắc, đúng pháp luật những người nước ngoài có hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, tăng cường công tác bảo đảm chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chinh trị và trật tự toàn xã hội, phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba, tăng cường công tác lãnh đạo đối với việc quản lý người nước ngoài.

Thứ tư, nhanh chóng tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết đúc rút kinh nghiệm thành lý luận của người Việt Nam về công tác quản lý người nước ngoài.

III. CÁC UỶ THÁC TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ THI HÀNH BẢN ÁN HÌNH SỰ

Ở phần này, các tác giả tập trung giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về uỷ thác tư pháp quốc tế, về các văn bản hình sự có nhân tố nước ngoài, về thực tiễn các nước và thực tiễn Việt Nam trong vấn đề này.

Theo các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế, cơ quan tư pháp một nước có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, hoặc có thể uỷ thác cho cơ quan tư pháp một nước khác trực tiếp thực hiện một hành vi tố tụng riêng biệt theo những thể thức được 2 nước hữu quan hoặc cộng đồng quốc tế chấp nhận. Các ủy thác loại này có dấu hiệu nước ngoài, thường gọi là ủy thác tư pháp quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề giải quyết các vấn đề dân sự quốc tế.

Theo ý kiến các tác giả, có thể phân ủy thác tư pháp quốc tế ra thành 2 loại: a) ủy thác tống đạt giấy tờ; b) ủy thác thực hiện các hành vi riêng biệt khác (lấy lời khai, tiến hành giám định, kiểm tra tại chỗ). Việc liên hệ để thực hiện các ủy thác với các nước có thể thông qua con đường ngoại giao, lãnh sự, đại diện toàn quyền, người đại lý tư pháp đủ quyền (Anh - Mỹ) tức là phương thưc gián tiếp; hoặc bằng cách liên hệ trực tiếp giữa cơ quan tư pháp của các nước hữu quan, cách thức liên hệ này, phụ thuộc vào pháp luật điều ước quốc tế và thực tiễn tư pháp quốc tế của các nước hữu quan.

Qua phân tích thực tiễn thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế của Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, các tác giả kết luận:

Thứ nhất, pháp luật và điều ước quốc tế các nước đều công nhận hình thức và trình tự (cách thức) thực hiện ủy thác. Nhưng trên thực tế, sự vi phạm các quy định này vẫn xảy ra. Theo kinh nghiệm của Liên xô, các ủy thác này sẽ không được thực hiện và phải chuyển cho Bộ Tư pháp Liên xô. Ở Tiệp Khắc, Ba lan các ủy thác này tạm thời không được thực hiện và đồng thời cũng phải chuyển cho Bộ Tư pháp nước mình để xin ý kiến hướng dẫn cụ thể. Mặc dù pháp luật nước này không quy định Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế.

Thứ hai, các Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định nghĩa vụ của cơ quan tư pháp nước được ủy thác phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định đúng địa chỉ của người được tống đạt giấy tờ hoặc đối tượng của hành vi tố tụng riêng biệt được ủy thác.

Thứ ba, cơ quan tư pháp được ủy quyền không được viện dẫn đến thẩm quyền riêng biệt của mình để từ chối việc thực hiện ủy thác theo điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước hữu quan.

Thứ tư, trong thực hiện ủy thác tư pháp quốc tế, về nguyên tắc chung áp dụng pháp luật nước thực hiện uỷ thác. Nhưng điều đó không có nghĩa cơ quan nước được ủy thác không được áp dụng pháp luật nước ngoài hữu quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ủy thác khi thực hiện ủy thác theo điều ước quốc tế. Tuy vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp này không được làm phương hại đến quyền và lợi ích của nước được ủy thác hoặc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước được ủy thác.

Thứ năm, các giấy tờ tống đạt cần dịch ra tiếng nước được ủy thác hoặc một ngôn ngữ khác được 2 bên thoả thuận. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu đó, thì người được ủy thác có thể từ chối nhận các tài liệu nêu trên.

Về việc thi hành bản án hình sự có nhân tố quốc tế, các tác giả tập trung phân tích các quan điểm và thực tiễn các nước và Việt Nam trong việc chuyển giao người bị kết án tước tự do cho nước mà người đó là công dân để thi hành hình phạt.

Qua phân tích, các tác giả nhấn mạnh, việc chuyển giao những người này có thể xảy ra 2 trường hợp: a) đó là người phạm tội đã bị toà án nước mà họ là công dân kết án, nhưng vì một lý do nào đó mà có mặt trên lãnh thổ nước ký kết hữu quan kia, đang là đối tượng truy nã của cơ quan có thẩm quyền nước đã kết án. Trong tương trợ tư pháp về hình sự đây là đối tượng bị dẫn độ để thi hành những hình phạt theo các điều kiện khác nhau; b) đó là những người phạm tội đã bị toà án nước ký kết nơi họ cư trú (không phải là toà án nước mà người đó là công dân) tuyên phạt tước tự do theo những mức độ khác nhau và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn thực hiện tư pháp các nước đã chỉ rõ, vấn đề chuyển giao này phải được thực hiện hoặc trên cơ sở các cam kết quốc tế nhiều bên thực hiện (ví dụ: Công ước Beclin - 1987) hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp hai bên (ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Hungari Phần III, Chương 3). Thực tiễn tương trợ tư pháp quốc tế vừa qua cho thấy trường hợp thứ hai là phổ biến và cần được quan tâm nghiên cứu. Việc chuyển giao những người đã bị kết án trong hai trường hợp nói trên, tuy vậy, vẫn có những điểm khác nhau. Đối với trường hợp đầu (a) việc chuyển giao chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu của nước ký kết mà người bị kết án là công dân, còn đối với trường hợp thứ 2 (b) không những chuyển giao theo đề nghị của nước ký kết như trên, mà còn chuyển giao cả khi có đơn của nước ký kết đang giữ người bị kết án hoặc đã tuyên bản án hình sự tước tự do, hoặc theo đề nghị của chính người bị kết án.

Qua nghiên cứu, phân tích các văn bản điều ước quốc tế đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước cũng như thực tiễn tư pháp quốc tế Việt Nam trong thời gian qua, các tác giả nhấn mạnh:

Thứ nhất, mặc dù các Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự, hôn nhân -gia đình, dân sự giữa nước ta với nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật, đã có văn bản quy định nhiệm vụ của các ngành trong việc thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp nói trên, nhưng việc thực hiện các văn bản đó chưa được triệt để, còn tuỳ tiện, không theo đúng yêu cầu đã định giữa các bên hữu quan.

Thứ hai, việc ký kết các văn bản quốc tế liên quan tới tương trợ tư pháp trong thời gian tới, ngoài những vấn đề nội dung và hình thức văn bản ra, cũng cần chú ý đến các điều kiện cơ sở vật chất cụ thể của Việt Nam để bảo đảm thực hiện những điều đã cam kết.

Thứ ba, cần nhanh chóng biên soạn những tài liệu giải thích, hướng dẫn nội dung các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết để các cơ quan hữu quan hiểu thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp định đã ký kết, tổ chức phổ biến, giáo dục rộng rãi để mọi người dân thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của các văn bản nói trên.

Thứ tư, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cần có những biện pháp nhất quán trong xử lý các vi phạm Hiệp định tương trợ tư pháp từ phía các cơ quan hữu quan của nước ngoài ký kết Hiệp định, làm cho việc thực hiện các cam kết được triệt để, bình đẳng và thống nhất.

IV. PHÂN TÍCH NỘI DUNG, BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP MÀ VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT VỚI NƯỚC NGOÀI  

1. Những vấn đề được Hiệp định tương trợ tư pháp quy định

Ở phần này, các tác giả tập trung phân tích nội dung các vấn đề được Hiệp định tương trợ tư pháp quy định điều chỉnh. Qua so sánh thấy, cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài quy định điều chỉnh 2 nhóm vấn đề lớn sau đây: nhóm những quy định chung và nhóm những quy định chuyên biệt về nội dung.

Nhóm những quy định chung chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

1. Cơ sở để xây dựng và ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp.

2. Mục đích tương trợ tư pháp.

3. Bảo hộ pháp lý.

4. Phạm vi tương trợ tư pháp.

5. Vấn đề liên hệ công tác giữa các nước ký kết với các cơ quan tư pháp.

6. Vấn đề giá trị của các giấy tờ.

7. Vấn đề của hiệu lực Hiệp định tương trợ tư pháp.

Nhóm những quy định chuyên biệt về nội dung chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản về xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền giải quyết các vấn đề về dân sự, hôn nhân - gia đình, lao động và hình sự.

1. Về dân sự, quy định các nguyên tắc cơ bản giải quyết.

- Vấn đề thuộc quy chế nhân thân.

- Vấn đề thuộc thừa kế.

- Vấn đề công nhận và thi hành quy định.

2. Về hôn nhân - gia đình quy định:

- Nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn và kết hôn.

- Những nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật và quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và các con.

- Vấn đề giám hộ, trợ tá, nuôi con nuôi.

3. Về hình sự quy định các vấn đề cơ bản về:

- Phạm vi tương trợ tư pháp trong vấn đề hình sự.

- Vấn đề dẫn độ.

- Vấn đề tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Vấn đề thi hành án hình sự.

4. Về lao động quy định các vấn đề sau:

- Các nguyên tắc cơ bản áp dụng tương trợ điều luật. 

- Các nguyên tắc cơ bản giải quyết tranh chấp lao động.

5. Về thẩm quyền xét xử, quy định:

- Xác định phạm vi các cơ quan được tham gia vấn đề tương trợ tư pháp.

- Những nguyên tắc cơ bản giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử.

2. Các nguyên tắc cơ bản được áp dụng để giải quyết những vấn đề mà Hiệp định tương trợ tư pháp quy định

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quốc tế xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này thể hiện tinh thần tương trợ, hợp tác, tôn trọng chủ quyền của nhau phù hợp với pháp luật mỗi bên, với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Đó là nguyên tắc bao trùm. Ngoài ra, Hiệp định tương trợ tư pháp còn vận dụng những nguyên tắc đặc thù của tư pháp quốc tế:

1. Nguyên tắc quốc tịch (lex patriae) của công dân nước ký kết hữu quan. Nguyên tắc này được áp dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề phát sinh từ quy chế nhân thân; một số vấn đề về hôn nhân - gia đình; vấn đề thừa kế động sản.

2. Nguyên tắc nơi cư trú (lex domicilii) của công dân nước ký kết hữu quan. Nguyên tắc này được áp dụng để giải quyết một số vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình.

3. Nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân (lex societatis): Được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ quy chế pháp lý của các pháp nhân của các nước ký kết hữu quan.

4. Nguyên tắc nơi có vật (lex rei sitae): Được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc sở hữu và thừa kế bất động sản, phân loại tài sản.

5. Nguyên tắc luật tòa án tiến hành xét xử (lex fori): Được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quy định về tố tụng; vấn đề tuyên bố và xác nhận sự kiện chết; vấn đề ly hôn giữa công dân các nước ký kết; vấn đề thủ tục thi hành quyết định do toà án nước ngoài xét xử.

6. Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi pháp luật (lex loci actus): Được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc quy định hình thức các văn bản; nghi thức kết hôn; hình thức truy nhận cha cho con.

7. Nguyên tắc Luật toà án nơi xảy ra hành vi (lex causae): Được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ để thi hành hình phạt.

8. Nguyên tắc nơi xảy ra thiệt hại (lex loci commissi): Được áp dụng giải quyết các vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân của nước ký kết.

9. Nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế (pacta sunt servand): Được áp dụng trong nghĩa vụ hợp tác, giữa các bên ký kết.

Qua phân tích, các tác giả nhấn mạnh:

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn tư pháp quốc tế hiện nay, vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử tranh chấp được giải quyết bằng một trong 2 cách sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật có khả năng cho phép định ra phạm vi áp dụng luật nước mình và luật nước ngoài, trên cơ sở nhất thể hoá luật thực chất và luật xung đột của nước mình,

Thứ hai, xây dựng những quy phạm luật thực chất và luật xung đột thống nhất trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế liên quan.

Hiệp định tương trợ tư pháp cũng là một trong 2 cách giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình và hình sự giữa nước ta với các nước anh em.

Thời gian qua, việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp vẫn được thực hiện nhưng vấn đề cần phải có luận chứng khoa học cụ thể để thống nhất xây dựng một khung Hiệp định tương trợ tư pháp, làm cơ sở tiếp tục ký kết với các nước khác.

3. Nội dung cơ bản của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài

3.1. Về các vấn đề có tính chất thủ tục:

Sau khi tập trung phân tích, so sánh về các vấn đề có tính chất thủ tục như tiêu đề, phần mở đầu cũng như trình tự đàm phán, soạn thảo, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định tương trợ tư pháp, nhóm tác giả nhấn mạnh:

Thứ nhất, Hiệp định tương trợ tư pháp là loại Hiệp định song phương ký kết giữa hai nhà nước xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện tinh thần tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân của mỗi bên ký kết.

Thứ hai, việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp vừa qua là phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế trong lĩnh vực này cũng như phù hợp với pháp luật Việt Nam.

3.2. Về các vấn đề thuộc nội dung thực chất của Hiệp định tương trợ tư pháp.

Các tác giả tập trung phân tích, so sánh những điểm giống, khác nhau trong nội dung của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước (CuBa, Hunggari…, như:

- Những quy định chung (vấn đề bảo hộ pháp lý, tương trợ tư pháp, cách thức liên hệ, ủy thác tư pháp, gọi người làm chứng và giám định viên; giá trị pháp lý của giấy tờ; tống đạt giấy tờ và xác nhận việc tống đạt giấy tờ, tống đạt giấy tờ và xét hỏi công dân của mình; thông tin pháp luật; tiếng nói);

- Về phần tương trợ tư pháp và quan hệ pháp luật về dân sự và gia đình: (Án phí và những ưu đãi trong tố tụng; quy chế nhân thân; những vấn đề gia đình; thừa kế; công nhận và thi hành quyết định).

- Về phần tương trơ tư pháp về hình sự: dẫn độ; tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sư; một số vấn đề khác thuộc tương trợ tư pháp về hình sự; chuyển giao hình phạt tước tự do.

Qua phân tích, so sánh nội dung cơ bản của 6 Hiệp định nêu trên, nhóm tác giả đã rút ra một số kết luận sau:

Thứ  nhất, cả 6 hiệp định đã ký là một loại hình điều ước quốc tế song phương ký giữa hai Nhà nước XHCN. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của công dân và pháp nhân nước ký kết này trên lãnh thổ nước ký kết kia.

Thứ hai, sợi chỉ xuyên suốt các hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam với các nước đó là nguyên tắc quốc tế XHCN, nguyên tắc này thể hiện tinh thần tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau, tôn trọng chủ quyền của nhau.

Thứ ba, nội dung của cả 6 hiệp định phù hợp với luật pháp của mỗi bên ký kết với pháp luật và tập quán quốc tế.

Thứ tư, giá trị của các hiệp định tương trợ tư pháp này là ở chỗ nó nhằm giải quyết những vấn đề lớn (dân sự, lao động, gia đình, hình sự) có nhân tố nước ngoài. Nhiều vấn đề nêu trong hiệp định là cơ sở pháp lý để bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Các hiệp định này sẽ có giá trị lớn khi việc hợp tác với Liên xô và các nước XHCN anh em khác trong thời gian tới đi vào quỹ đạo chung của quốc tế thì Hiệp định tưong trợ tư pháp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng áp dụng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa công dân và pháp nhân các nước ký kết hữu quan và là tiêu chuẩn khách quan để đàm phán, ký kết các hiệp định mới.

Thứ năm, Nội dung của 6 hiệp định đã nêu đều được chia ra làm 2 phần chính.

1. Những quy định chung.

2. Những quy định cụ thể về nội dung

Điều đáng chú ý là cả 6 hiệp định về cơ bản giống nhau về nội dung, cách trình bày, nhất là cách giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.

Tuy vậy vẫn còn những quy định xét thấy phải có luận chứng khoa học cụ thể. Ở đây có thể phân ra 2 loại quy phạm khác nhau đó:

+ Các quy phạm khác nhau do tính đặc thù của mỗi nước định ra. Rõ ràng việc ký các hiệp định có các quy phạm khác nhau như vậy là tất yếu và nên chấp nhận.

+ Các quy phạm khác nhau do cách giải quyết không nhất quán. Đây là vấn đề cần quan tâm lý giải có cơ sở khoa học.

Thứ sáu, việc tiến tới xây dựng một “khung hiệp định” là cần thiết.

Và theo nhóm tác giả, sau khi ký kết, phân tích có so sánh 6 hiệp định đã ký kết và qua thực tiễn thi hành các hiệp định đó cần chú ý:

Phương pháp luận để xây dựng "khung hiệp định" không gì khác ngoài phương pháp luận dùng để xây dựng 6 hiệp định đã ký bởi vì sự giống nhau giữa 6 hiệp định đó mặc nhiên tạo ra một “hình mẫu” tương đối thống nhất. Mặt khác, giá trị pháp lý hiện thời của các hiệp định cũng phần nào chứng minh tính khoa học của phương pháp luận dùng để xây dựng chúng.

- Vấn đề quan trọng là phân tích, đối chiếu rút ra những vấn đề cần nghiên cứu thống nhất giải quyết, có những luận chứng khoa học cụ thể cho từng vấn đề.

Tất nhiên là phải đối chiếu với tình hình thực tiễn thi hành hiệp định thời gian vừa qua, và kể cả lý luận về điều ước quốc tế để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu.

Thứ bảy, việc xây dựng và ký kết hiệp định thời gian vừa qua của chúng ta nặng tính thụ động, thiếu tính khoa học thiếu luận chứng, đặc biệt là xa rời thực tiễn, chưa có cái nhìn tổng quát có tính chiến lược của người làm luật. Nên giữa xây dựng hiệp định và thi hành hiệp định có một khoảng cách xa nhau, đặc biệt là một số vấn đề đến nay ta chưa có chính sách pháp luật để thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chẳng hạn, vấn đề công nhận và thi hành các quyết định của nước ngoài (cả dân sự và hình sự) ta đang có  rất nhiều hồ sơ "xếp lại", chưa được giải quyết, cách hiểu, cách giải thích và cách giải quyết giữa các ngành, các cơ quan ở Trung ương vẫn khác nhau về những vấn đề nêu trong Hiệp định, Thông tư liên tịch số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 hướng dẫn thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, còn có cách hiểu không thống nhất.

Với những vấn đề nêu trên cho thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của việc xây dựng một "khung hiệp định" hoàn chỉnh có luận chứng khoa học để tiếp tục ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, đồng thời làm "tấm gương" phản chiếu, soi xét lại những hiệp định đã ký kết trước đây và giúp cho công tác thi hành hiệp định của chúng ta có nhiều thuận lợi và đồng bộ.

Trên cơ sở những kết luận được rút ra từ việc phân tích đánh giá các cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp, nhóm tác giả đã kiến nghị và đưa ra một khung pháp lý làm cơ sở xây dựng, tiến hành đàm phán và ký với các nước trong tương lai các hiệp định tương trợ tư pháp.

 

Nội dung toàn văn

Phần thứ nhất

 

Báo cáo

kết quả nghiên cứu đề tài "một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài".

 

A. Khái quát đề tài nghiên cứu.

1. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, các quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước đã được mở rộng. Đại hội 4,5,6 của Đảng cộng sản Việt Nam đang dần các bước đổi mới tư duy chính trị. kinh tế, định hình đường lối chiến lược phát triển quan hệ hợp tác quốc tế ở nước ta.

Chính sách "mở cửa" về kinh tế do Hội nghị trung ương lần thứ 6 (tháng 3 năm 1989) đề ra đã thúc đẩy quá trình giao lưu về kinh tế, văn hoá - xã hội, chính trị giữa các nước XHCN anh em với nước ta và các nước có chế độ xã hội khác nhau làm cho quá trình hợp tác quốc tế của Việt nam ngày càng ổn định đi vào quỹ đạo chung của cộng đồng thế giới. Tính đến giữa năm 1990 có khoảng 35 vạn công dân Việt Nam học tập, lao động và công tác tại các nước XHCN, gần 2 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phần lớn là ở các nước tư bản chủ nghĩa, hơn 20 vạn người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, 25 cơ quan thông tấn, báo chí và 140 cơ quan nghiệp vụ của nước ngoài về hàng không, hàng hải, kinh tế... đặt đại diện ở nước ta. Đó là chưa kể đến hàng chục vạn người Việt nam đi công tác, du lịch, hoặc đi ra nước ngoài vì việc riêng, cũng như người nước ngoài đến Việt nam để hợp tác khả năng đầu tư và hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật... với Việt nam.

Tất cả những hoạt động và qua lại đó tất yếu làm nảy sinh nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, có nhân tố quốc tế mà một bên của quan hệ đó là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam. Các quan hệ này cần đuợc điều chỉnh bằng pháp luật và có sự tương hỗ tư pháp giữa các nước hữu quan.

Tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước XHCN đã có từ lâu, song cách giải quyết trước đây chủ yếu thụ động, vụ việc, không mang tính thống nhất, tính hệ thống, và tính pháp chế. Thậm chí trong pháp luật Việt Nam, các chế định thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế chưa đặt vào đúng vị trí của chúng. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế các chế định tư pháp quốc tế, mà đặc biệt là các vấn đề thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp giữa các nước XHCN trên thực tế đó đặt ra song vẫn chưa đạt được những yêu cầu đòi hỏi của tình hình.

Đến năm 1980, khi Nhà nước ta ký các Hiệp định về hợp tác lao động với Bungair (3-10-1980), Đức (11-4-1980) Tiệp khắc (27-11-1980), Liên xô (2-4-1981), thì vấn đề hợp tác tư pháp giữa cơ quan tư pháp với các nước anh em mới thực sự trở thành các vấn đề cấp bách. Các cơ sở lý luận và thực tiễn tương trợ tư pháp giữa cơ quan tư pháp của các nước thực sự trở thành vấn đề đối với cơ quan và cán bộ Nhà nước Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ pháp luật gặp nhiều khó khăn về lý luận trong xử lý các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh giữa các anh em hữu quan. Nhiều vụ kiện không giải quyết được, gây cho bên nước ngoài hữu quan tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng trong hợp tác với Việt nam, đồng thời cũng không ít trường hợp làm thiệt hại đến lợi ích của công dân pháp nhân nước ta. Trước tình hình đó, việc định ra những nguyên tắc thống nhất giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các nước là cần thiết. Để làm việc này, các cơ quan hữu quan Việt Nam và các nước hữu quan đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp - loại điều ước quốc tế chuyên biệt về các vấn đề pháp luật và quan hệ hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền của các nước ký kết hữu quan nhằm giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân và pháp nhân các nước ký theo một thể thống nhất. Đến nay nước ta đã ký kết 6 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước sau: Đức (15-12-1980), Liên xô (10-12-1981), Tiệp khắc (12-10-1980), Cu ba (3-11-1981), Hungari (18-11-1985), Bungari (3-10-1986) và ký tắt với Mông cổ (11-1990).

Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước XHCN anh em có ý nghĩa pháp lý to lớn. Các Hiệp định này là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết thống nhất các vấn đề quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự giữa các nước phát sinh ký kết, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ta tại nước ký kết cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước ký kết với nước ta.

Song việc ký kết và thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước ta với các nước XHCN anh em trong thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần ngiên cứu và giải quyết.

Thứ nhất, khi ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, chúng ta thường ở vào vị trí thụ động: Các nước đề xuất, gửi dự thảo và đàm phán với nước ta để ký kết. Chính vì vậy, nên các cơ quan Nhà nước ta chưa thấy rõ tầm quan trọng cũng như vị trí của hiệp định tương trợ tư pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và quốc nội, để từ đó có thái độ đúng đắn trong việc nghiên cứu thi hành các cam kết của bạn.

Thứ hai, Nghiên cứu cơ sở lý luận dùng để xây dựng và nghiên cứu các hiệp định tương trợ tư pháp cũng như thực tiễn các nước về vấn đề này. Thực tế, việc điều ước quốc tế này thời gian qua được được một số cơ sở giảng dạy nghiên cứu đề cập ở một chừng mực khác nhau, song việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận thực tiễn của nó thì chưa được tiến hành tại nước ta. Đây là trường hợp cần tránh trong thực tiễn quan hệ quốc tế cũng như trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật, khi người ký kết một số điều ước quốc tế loại mới không biết cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đó.

Thứ ba, việc thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp được tiến hành không đồng bộ, gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Thực tiễn này xảy ra với các cơ quan có thẩm quyền của nước ta, xẩy ra cho đến nay, mặc dù ta đã có Thông tư 139/TTLT ngày 12-3-1984 quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ ngoại giao trong việc thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết.

Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và chủ quan như vậy, việc nghiên cứu "một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài" ở cấp độ Nhà nước là một tất yếu, cần tập trung sức lực giải quyết trong thời gian thích hợp.

2. Tình hình nghiên cứu.

ở các nước XHCN, đã có nhiều công trình nghiên cứu. Về cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp dưới các góc độ khác nhau và phục vụ các mục đích khác nhau.

Song ở Viêt Nm đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa được mấy ai nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu của cá nhân và tập thể về vấn đề này trước những năm 1980 mới dừng ở điểm minh hoạ lại hoặc dịch, lược dịch các tài liệu, sách giáo khoa của nước ngoài (chủ yếu là Liên Xô) về các hiệp định tương trợ tư pháp mà các nước Đông Âu đã ký kết với nhau trong những năm 50-70. Ngay trong các tài liệu đó, cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp cũng chỉ mới nêu chung chung, chưa giải quyết được những vấn đề cần nghiên cứu phục vụ cho hoạt động của cơ quan Nhà nước ta trong lĩnh vực này và đặc biệt là trong điều kiện hiện nay.

Sau ngày Việt Nam ký kết hiệp định tương trợ tư pháp đầu tiên (năm 1980), các vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp được các cơ quan trong khối nội chính trung ương, đặc biệt là Bộ tư pháp. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, nhưng cũng chỉ ở mức độ phục vụ cho việc thảo luận phương án đàm phán với bạn để sửa đổi, chỉnh lý dụ thảo hiệp định tương trợ tư pháp do bạn giử đến. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp về thực chất chưa được tiến hành. Hơn thế nữa những đổi mới trong lý luận và thực tiễn tương trợ tư pháp của các nước XHCN anh em trong thời gian gần đây cũng ít được quan tâm đúng mức.

Trước tình hình như vậy, năm 1987, trong phạm vi cho phép việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế đã được nghiên cứu ở các cấp khác nhau. Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các ngành đã có cơ sở lý luận và thực tiễn để trình Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh về ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế của CHXHCN Việt Nam. Việc thông qua Pháp lệnh này năm 1989 là bước tiến trong công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật quốc tế ở Việt Nam. Song vấn đề đạt ra là các cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp vẫn chưa được nghiên cứu trong một mức độ, và phạm vi thích hợp. Mặc dù, thực tiễn đặt ra những đòi hỏi cấp thiết như đã trình bày. Vì vậy, việc chọn đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài" là nhằm tiếp tục làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp của CHXHCN Việt Nam , góp phần xây dựng và tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Trong một mức độ nhất định góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong hợp tác pháp luật giữa CHXHCN Việt Nam và các nước khác trong hoàn cảnh hiện nay. Đương nhiên đây là một Đề tài tương đối rộng, cần đầu tư nhiều sức lực và trí tuệ, cần phải nghiên cứu ở cấp độ và quy mô Nhà nước. Nhưng do điều kiện chưa cho phép chúng tôi chỉ đề cập giải quyết các vấn đề có tính chất phương pháp luận về những định hướng cơ bản trong việc xây dựng khung hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết.

3. Mục đích và nhiệm vụ của công trình nghiên cứu khoa học

Tính định hạn của Đề tài được thể hiện qua mục đích và nhiệm vụ khoa học của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản này. Trong khuôn khổ công trình nghiên cứu khoa học, tập thể tác giả không có tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề được đặt ra về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề trong tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa các nước rên thê giới mà chỉ dừng lại ở những vấn đề có tính phổ biến, tuyên truyền trong tương trợ tư pháp giữa các nước có cùng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội với Việt Nam. Để trên cơ sở đó xác định vị trí và vai trò của hiệp định tương trợ tư pháp trong hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta, trong sự nghiệp hợp tác với nước ngoài, từ đó có những cơ sở khoa học để kiến nghị về những định hướng mới, những biện pháp cần thiết trong việc xây dựng các hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam và góp phần tăng pháp chế XHCN trong giai đoạn hiện nay.

Để đạt được mục đích nói trên, công trình nghiên cứu khoa học cơ bản này có các nhiệm vụ được định như sau:

+ Trình bày các quan điểm chung về Điều ước quốc tế , về vị trí, vai trò và bản chất của Điều ước quốc tế và đặc thù của hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước XHCN về các vấn đề dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình.

+ Xác định vị trí, vai trò của hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình trong hệ thống pháp luật và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

+ Làm sáng tỏ bản chất và nội dung của các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình mà Việt Nam đã ký kết với các nước XHCN từ 1980 đến 1990.

+ Phân tích kinh nghiệm và thực tiễn Việt Nam trong việc xây dựng quan điểm, ký kết và thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự và hôn nhân gia đình với các nước XHCN, qua đó làm rõ những nội dung và hình thức mang tính đặc thù về phương hướng, biện pháp xây dựng quan điểm, ký kết và thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

+ Xây dựng một khung pháp lý của Việt Nam về các hiệp định tương trợ tư pháp, từ đó làm cơ sở để xây dựng và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự với nước ngoài.

+ Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong hiệp định khung làm cơ sở cho việc hiểu và áp dụng đúng loại Điều ước quốc tế này trong điều kiện nước ta chưa có từ điển pháp lý.

4. Cái mới về mặt khoa học của công trình nghiên cứu khoa học

1. Đã tổng hợp tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản về Điều ước quốc tế, đặc biệt là các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, của các nước XHCN anh em và của Việt Nam về ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp.

2. Lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu khoa học chế định tương trợ tư pháp theo Điều ước quốc tế dưới góc độ tổng quát về vấn đề lý luận và thực tiễn, về bản chất và ý nghĩa của chế định đó trong thực tiễn quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

3. Lần đầu tiên tổng kết hoá kinh nghiệm của Việt nam trong việc ký kết và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp về ds-gd-hs cũng như các quan điểm của Việt nam về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế.

4. Đưa ra một quan niệm chung về chiều hướng phát triển hiện nay của chế định TTTP theo điều ước quốc tế để từ đó có định hướng chung về một khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực này.

5. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có tính tổng hợp về lý luận và thực tiễn trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, khoa học pháp lý chưa phát triển tài liệu pháp lý viết về vấn đề này chưa nhiều, thì đây là đóng góp bước đầu vào việc phát triển pháp lý nước nhà trong thời gian tới, những kiến nghị thực tiễn và kết luận rút ra trong công trình nghiên cứu khoa học sẽ góp phần vào thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng được khẳng định qua các Đại hội, nâng cao ý thức pháp luật và cách nhìn nhận đứng đắn hơn trong hoạt động thực tiễn TPQT, khắc phục những tư tưởng lệch lạc với pháp luật nói chung và HĐTTTP nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

- Công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử phương pháp kết hợp lô-gíc và lịch sử, phương pháp so sánh trong quá trình phân tích và luận giải các vấn đề đặt ra.

- Cơ sở lý luận của công trình nghiên cứu khoa học là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin các văn kiện của Đảng cộng sản Việt nam, các công trình ngiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về Điều ước quốc tế và tương trợ tư pháp trong điều ước quốc tế.

- Một phần đáng kể các công trình nghiên cứu khoa học được sử dụng để nghiên cứu sử dụng đề tài là các công trình NCKH của các Luật gia các nước về các vấn đề PLQT liên quan mật thiết đến quá trình TTTP theo điều ước quốc tế.

- Công trình NCKH cũng dùng nhiều tài liệu tham khảo PLQT, HĐTTTP về các vấn đề ds-gd-hs và các báo cáo thực tiễn thực hiện TTTP của Việt Nam.

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Các tài liệu và kết luận trong công trình NCKH này có thể được sử dụng.

- Để góp phần xây dựng các luận chứng khoa học của Việt Nam trong hợp tác tư pháp với các nước về các vấn đề DS-GD-HS .

- Để góp phần xây dựng một khung pháp lý của Việt Nam về TTTP theo điều ước quốc tế làm cơ sở đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật.

- Để góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các văn bản pháp luật liên quan đến nhân tố quốc tế.

- Dùng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở PLQT các trường đại học và tài liệu cho các đồng nghiệp trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan Nhà nước.

B. Nội dung của công trình nghiên cứu khoa học .

Công trình nghiên cứu khoa học này gồm: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, "một số vấn đề lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện hiệp định TTTP với nước ngoài" Phần các chuyên đề và thực tiễn HĐTTTP và lý luận; Phần "phân tích nội dung, bình luận và đánh giá các HĐTTTP của Việt Nam đã ký kết với nước ngoài; Phần tổng thuật các hội thảo khoa học các Hội nghị chuyên đề về HĐTTTP, Phần các kiến nghị hiệp định khung về TTTP.

I. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.

Trong báo cáo chỉ ra tính cấp bách của đề tài, mục đích, nhiệm vụ, cái mới về mặt khoa học của công trình NCKH, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu khoa học.

II. Các chuyên đề về lý luận và thực tiễn HĐTTTP.

Toàn bộ phần này được phân làm 3 phần nhỏ; a) về lý luận và thực tiễn quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, b) về lý luận và thực tiễn của Việt Nam trong việc quy định chế độ tư pháp của công dân trong tư pháp quốc tế; c) Về các uỷ thác tư pháp quốc tế và các vấn đề thi hành bản án hình sự .

Phần (a) tập trung trình bày một cách có hệ thống các quan điểm cơ bản về điều ước quốc tế, về một số vấn đề có liên quan đến việc ký kết và thi hành các điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, các vấn đề và quan hệ qua lại giữa pháp luật quốc tế và quan hệ trong nước. Phần (b) tập trung trình bày các quan điểm về địa vị pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng như chế độ pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ các quyền của công dân Việt Nam ở nước ngoài và quyền của người nước ngoài ở Việt Nam. Phần (c) tập trung giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện các ủy thác tư pháp quốc tế; vấn đề chuyển giao người bị kết án, tước tự do cho nước mà người đó là công dân để thi hành hình phạt...

Phần (a) Lý luận và thực tiễn Điều ước quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.

Trên cơ sở trình bày các qan điểm chung về pháp luật quốc tế và mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước, các tác giả tập trung phân tích một số vấn đề liên quan đến việc ký kết và thi hành các Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế.

Tư pháp quốc tế là ngành luật liên quan đến nhiều luật như Luật dân sự, Hon nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự. Những quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân và quan hệ tố tụng dân sự có nhân tố nước ngoài tham gia, các quan hệ này thường gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Việc điều chỉnh các quan hệ này khá phức tạp và thường làm phát sinh các xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền. Để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế, người ta phải dựa vào nhiều giải pháp và phương tiện. Thực tiễn tư pháp quốc tế đã khẳng định rằng việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột thống nhất là biện pháp chủ yếu để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền. Tuy nhiên, quy phạm xung đột không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các đương sự cũng như thẩm quyền giải quyết vấn đề của các nước hữu quan trong từng trường hợp cụ thể mà chỉ dẫn chứng đến pháp luật của nước nào được áp dụng hoặc nói rõ cơ quan nước nào có thẩm quyền giải quyết những vấn đề phát sinh. Do vậy để giải quyết c xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền, ngoài việc xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất, các quốc gia còn cùng nhau xây dựng các quy phạm thực chất vấn đề có thể phát sinh. Việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất thông qua ký kết các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên là biện pháp giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thuộc thẩm quyền có hiệu quả nhất.

Trên cơ sở lý luận đó, các tác giả đã nhấn mạnh, các quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm thục chất thống nhất là những bộ phận cần thiết của tư pháp quốc tế vì chúng tạo thêm cơ sở và điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế. Con đường duy nhất để xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm thực chất thống nhất là các quốc gia thông qua thương lượng đàm phán để ký kết các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên về tư pháp quốc tế. Do vậy, việc ký kết Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế, đặc biệt là các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tư pháp của quốc gia. Đối với Việt Nam đây là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong công tác xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh đổi mới tư duy pháp luật - kinh tế - chính trị. Vấn đề quan trọng hiên nay là phải làm thế nào để ký kết Điều ước quốc tế cần thiết và phải làm thế nào để các Điều ước quốc tế đã được ký kết phải hợp với pháp luật trong nước thành một hệ thống các nguyên tắc quy phạm đầy đủ hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế đang ngày càng phát triển phức tạp ở Việt Nam.

Việc ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế về Điều ước mà đặc biệt là Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế. Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế, do vậy việc ký kết và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam (Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của CHXHCN Việt Nam) cong phải tuân theo các quy định về nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế (Công ước Viên năm 1969).

Điều ước quốc tế là văn bản khác xa so với một đạo luật. Pháp luật quốc tế không có nguyên tắc bắt buộc mọi quốc gia phải định ra những phương thức thống nhất thực hiện Điều ước quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp trong chính Điều ước quốc tế cam kết rõ điều này. ở chỉ tồn tại nguyên tắc quốc gia tự giác nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế của mình, tự mình chọn những biện pháp phương thức thực hiện thích hợp với ý chí chủ của quốc gia mình. Qua phân tích, các tác giả đã nhấn mạnh việc thực hiện các Điều ước quốc tế là một quá trình phức tạp trong quốc gia tự bảo đảm dùng tất cả các biện pháp cần thiết để thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của mình. Quá trình này có thể được phân tích làm hai giai đoạn: Giai đoạn lập quy và giai đoạn thực thi, ở giai đoạn lập quy cần thiết phải có các biện pháp pháp lý hỗ trợ của quốc gia. Đây là giai đoạn tạo ra những điều kiện và cơ sở pháp lý cần thiết cho giai đoạn tiếp theo. Nếu thiếu những điều kiện và cơ sở pháp lý này thì Điều ước quốc tế trên thực tế không được thực hiện. Khi phân tích bản chất quá trình thực hiện Điều ước quốc tế, các tác giả tập trung vào chế định chuyển hoá các quy phạm pháp luật quốc tế sang quy phạm quốc gia. Các quan điểm khác nhau về vấn đề chuyển hoá này được các tác giả của công trình nghiên cứu khoa học đã xem xét dưới các góc độ khác nhau và đi đến kết luận, chuyển hoá trước hết là phải hệ thống cấu thành quá trình làm luật, một trong những hình thức lập quy trong quá trình xây dựng pháp luật của mỗi quốc gia. Chuyển hoá quy phạm Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước có thể được thực hiện bằng cách ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có các quy phạm pháp luật có nội dung pháp lý phù hợp với nội dung của các quy phạm của Điều ước quốc tế tương ứng được chuyển hoá, bổ sung, sửa đổi, hoặc huỷ bỏ những quy phạm pháp luật cũ chồng chéo mâu thuẫn với quy phạm pháp luật mới...

Chuyển hoá quy phạm Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước cũng có thể được thực hiện dưới các hình thức khác như phê chuẩn Điều ước quốc tế, viện dẫn áp dụng các quy phạm của Điều ước quốc tế (Nhập nội) các quy phạm Điều ước quốc tế quốc tế. Về nguyên tắc, sau khi chuyển hoá, các Điều ước quốc tế được chuyển hoá vẫn tiếp tục tồn tại và điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Còn các quy phạm pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ nội quốc gia với sự tham gia của các chủ thể pháp luật trong nước phù hợp. Trên thự tế, hai loại quy phạm này sông sông tồn tại và có thể rất giống nhau về nội dung pháp lý và hình thức thể hiện những bản chất, phạm vi điều chỉnh và hiệu lực của chúng lại rất khác nhau. Chuyển hoá quy phạm Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước là con đường duy nhất qua đó Nhà nước thể hiện ý chủ quyền của mình trong việc thi hành các cam kết quốc tế. Qua quá trình chuyển hoá, các quy phạm Điều ước quốc tế, từ chỗ thể hiện ý chí phối hợp của các quốc gia hữu quan đã trở thành quy phạm pháp luật trong nước thể hiện ý chí chủ quyền của chính quốc gia cụ thể này. Thực tế thực hiện Điều ước quốc tế ở Việt Nam cho thấy tất cả các hình thức chuyển hoá các quy phạm Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước đều được vận dụng. Đối với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Nhà nước vận dụng với nước ngoài thì hình thức phê chuẩn là hình thức phổ biến nhất của việc chuyển hoá các quy phạm của Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước. Tuy vậy, việc phê chuẩn các Hiệp định tương trợ tư pháp trên thực tế, chưa đủ để khẳng định tầm quan trọng của nó trong pháp luật Việt Nam, vị trí và vai trò của nó trong xây dựng pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như trong quan hệ đối ngoại của các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Vấn đề đặt ra sau phê chuẩn là công tác cụ thể của các cơ quan Nhà nước, chẳng hạn Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và các tổ chức đoàn thể xã hội trong nước trong việc hiểu, nhận thức đúng đắn về các Hiệp định tương trợ tư pháp, tuyên truyền, phổ biến cho mọi công dân và nâng cao ý thức pháp luật về lĩnh vực tương trợ tư pháp theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.

Phần (b) Địa vị pháp lý của công dân trong tư pháp quốc tế.

Phần này trình bày chế độ pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam tại các cơ quan tư pháp nước ngoài, chế độ pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn quyền lợi của người nước ngoài tại Việt Nam.

ở phần này, trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về quyền của con người, chủ quyền của quốc gia, các tác giả đã nhấn mạnh rằng: Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia đều cộng nhận nguyên tắc: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật" là nguyên tắc cơ bản, phổ biến. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Công ước năm 1966 về các quyền dân sự, chính trị như sau: "Mỗi một người được coi là có năng lực pháp lý ở khắp mọi nơi" Điều 16. Như vậy pháp luật quốc tế đã công nhận quyền của mỗi người ngay từ khi mới sinh ra đã được hưởng những quyền trọn vẹn của con người, là chủ thể của quan hệ pháp luật trong nước và là đối tượng được bảo vệ của pháp luật quốc tế; quyền này không bị hạn bởi các điều kiện vật chất xã hội hay biên giới quốc gia, ngoài ra, việc xác định các quyền khác của con người còn phải xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Quốc gia căn cứ vào chủ quyền của mình để định ra một chế độ pháp lý nhất định cho những người trên lãnh thổ của mình. Nhưng dù sao đi nữa thì chế độ pháp lý này vẫn không được mâu thuẫn với các chế độ pháp lý tối thiểu đối với con người. Xuất phát từ các cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý đó, các tác giả đã nhấn mạnh quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng ở nước nơi mà họ cư trú là những quyền và nghĩa vụ không gắn với quy chế quốc tịch của nước này.

Người nước ngoài là người không có quốc tịch của nước sở tại do họ có quốc tịch của nước khác hoặc không có quốc tịch. Do pháp luật quốc tế không quy định nghĩa vụ của mỗi quốc gia phải dành cho người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ mình một chế độ pháp lý ngang bằng với chế độ pháp lý của công dân nước sở tại nên chế độ pháp lý của người nước ngoài ở mỗi nước mang nét đặc trưng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và dấu ấn pháp luật của quốc gia chủ thể đó. Thông thường người nước ngoài là công dân của một nước này cư trú trên lãnh thổ một quốc gia khác và chịu sự chi phối của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật nước mà người đó là công dân và pháp luật nước nơi người đó cư trú do vậy quan hệ giữa hai quốc gia đó không thể không quan hệ hưởng đến điạ vị pháp lý cụ thể của công dân nước này, hoặc trong nhiều trường hợp địa vị pháp lý của người nước ngoài có tác động trở lại quan hệ giữa hai nước.

Trên cơ sở phân tích các quan điểm chung về chế độ pháp lý của công dân, các tác giả đã nhấn mạnh rằng muốn thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của c nước mình ở nước ngoài, việc trước tiên phải làm là xác định chế độ pháp lý của người đó ở nước sở tại. Hiện nay các nước thường dựa vào các cơ sở sau đây để xác định chế độ pháp lý này; (a) chế độ đãi ngộ như công dân, tức là dành cho người nước ngoài một chế độ pháp lý ngang với chế độ pháp lý dành cho công dân nước sở tại với những hạn chế nhất định về các quyền và nghĩa vụ vốn thuộc quốc tịch; (b) Chế đội tối huệ quốc, tức là dành cho công dân nước này một chế độ pháp lý mà nước sở tại đã và đang hoặc sẽ dành cho công dân một nước thứ ba; (c) chế độ pháp lý dựa trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.

Việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài, theo ý kiến của các tác giả, cần phải hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp khác nhau. Theo nghĩa rộng, việc bảo vệ quyền lợi này thường được thực hiện thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, Tạo bầu không khí chính trị thuận lợi cũng như tạo điều kiẹn để công dân Việt nam đước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại nước sở tại. Vấn đề đặt ra là phải tạo các bảo đảm pháp lý để duy trì các bầu không khí thuận lợi và các điều kiện thuận lợi cho công dân nước mình tại nước ngoài. Đây là yêu cầu quan trọng cần chú ý trong hoạt động đối ngoại và tương trợ pháp luật .

 

Thứ hai, Nhà nước Việt Nam phải có trách nhiệm hướng dẫn công dân Việt Nam ở nước ngoài biết rõ họ được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ gì ở nước sở tại để làm cơ sở, cần phải có sự hợp tác pháp luật giữa nước ta và Nhà nước hữu quan.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cần phải có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình ở nước ngoài và đề xuất với Chính phủ các biện pháp hữu hiệu trong quan hệ với công dân Việt Nam ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở Việt Nam.

 

Việc bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể được hiểu như sau:

Thứ nhất, Trường hợp nhà đương cục nước ngoài sở tại có hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, thì cơ quan đại diện (Ngoại giao, lãnh sự) Việt Nam phải thông qua hoạt động của mình ở nước sở tại hữu quan hoặc tại các tổ chức quốc tế phổ biến kiểu liên hợp quốc để có các biện pháp tích cực tương ứng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. Trong trường hợp có vi phạm ngiêm trọng và có tính chất có hệ thống, Nhà nước Việt Nam cần áp dụng các biện pháp báo phục quốc hoặc trả đũa thích hợp với trong quan hệ đối với Nhà nước hữu quan hoặc công dân của nước hữu quan tại nước mình trong mức độ và phạm vi mức độ cho phép.

Thứ hai, trường hợp công dân Việt Nam vi phạm pháp luật nước sở tại thì cơ quan của Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép và được Việt Nam và nước hữu quan cùng chấp nhận để xử lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đó. Hoạt động của cơ quan đại diện thông thường phải căn cứ vào các văn bản Điều ước quốc tế đã ký kết giữa các bên hữu quan (ví dụ: Hiệp định lãnh sự, Hiệp định TTTP). Do vậy, các Điều ước quốc tế mà trong đó các nước ký kết thống nhất quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân các nước hữu quan tại các nước cơ quan tư pháp ký kết (ví dụ tại các toà án) là cần thiết, là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện việc bảo hộ pháp lý và bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

 

Thứ ba, liên quan đến 2 trường hợp nói trên là vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam bị vi phạm ở nước sở tại nhưng các nhà đương cục biết (và cần được biết) mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hoặc pháp luật nước sở tại không có những quy định nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của người nước ngoài (vi phạm nhân quyền).

Qua phân tích các quan điểm và cơ sở lý luận nêu trên, tập thể tác giả kết luận: hiện nay thực tiễn quốc tế thưòng áp dụng 2 biện pháp quan trọng và chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài. Đó là, a) biện pháp bảo vệ ngoại giao; b) biện pháp bảo vệ pháp lý. Thực tiễn Việt Nam cũng áp dụng biến cả 2 biện pháp nêu trên. Biện pháp bảo vê ngoại giao thường được áp dụng khi người nước ngoài đã sử dụng hết các phương tiện có thể do các cơ quan nước sở tại dành cho song không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, biện pháp ngoại giao chỉ là tình thế thụ động, bởi vì nó được đặt ra khi việc vi phạm quyền lợi của người nước ngoài là sự vi phạm cố ý trái Luật và đã rõ ràng. Các biện pháp pháp lý luôn mang tính chất tích cực, chủ động thông qua việc ký kết các văn bản quốc tế giữa các nước hữu quan về giải quyết các vi phạm có thể phát sinh trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân các nước ký kết bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật các nước ký kết hữu quan.

Bên cạnh các văn bản quốc tế giữa các nước hữu quan về việc bảo vệ quyền lợi của công dân, các nước còn ban hành các văn bản pháp luật và pháp quy riêng biệt về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân .

Công tác quản lý người nước ngoài ở Việt Nam cho thấy: Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định rõ ai là công dân Việt Nam và từ đó biết được ai là người nước ngoài ở Việt Nam. Công tác quản lý người nước ngoài vừa qua chủ yếu là quản lý bằng pháp luật của Nhà nước. Chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu phản ánh toàn bộ những lý do, điều kiện, hoàn cảnh có mặt của người nước ngoài ở Việt Nam. Nội dung những quyền và nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, xã hội và công dân Việt Nam, cũng như trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài có mặt tại Việt Nam, xuất phát từ tình hình thực tiễn ở ta, có thể phân chia người nước ngoài ở ta thành 3 nhóm để có thể tiện cho việc nghiên cứu vấn đề và định ra những quy chế pháp lý cụ thể về quản lý con người.

a) Người nước ngoài không thường trú, bao gồm những người nước ngoài thuộc các cơ quan đại diện Ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn, báo chí, kinh doanh, các lưu học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh, các khách mời, những ngườ du lịch...

b) Người nước ngoài thường trú (gọi chung là ngoại kiều) bao gồm những người được Nhà nước ta cho phép cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, không hạn định ngày trở về tổ quốc hay ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam.

c) Người tỵ nạn ở Việt Nam, gồm những người nước ngòai vì lý do bị hành hạ, ngược đãi về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc vì lý do chính trị - xã hội nào đó mà phải lánh nạn sang Việt Nam .

Qua nghiên cứu phân tích các văn bản pháp luật, các chính sách cụ thể và thực tiễn quản lý người nước ngoài ở Việt Nam, các tác giả đã đi đến kết luận sau:

Thứ nhất, cần phải tăng cường công tác quản lý, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan tới chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam. Việc ban hành một văn bản Luật hoặc pháp lệnh về người nước ngoài ở Việt Nam là một yêu cầu cấp bách cần sớm giải quyết, bên cạnh đó, việc tuyên truyền giáo dục cho toàn dân, trong đó có người nước ngoài tại Việt Nam, là đòi hỏi không thể thiếu được trong công tác quản lý người nước ngoài và bảo vệ hợp pháp quyền và lợi ích của họ tại Việt Nam.

 

Thứ hai, xử lý kịp thời, nghiêm khắc, đúng pháp luật những người nước ngoài có hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, tăng cường công tác bảo đảm chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chinh trị và trật tự toàn xã hội, phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ ba, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ huy đối với công tác quản lý người nước ngoài.

 

Thứ tư, nhanh chóng tổ chức công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết đúc rút kinh nghiệm thành lý luận của người Việt Nam về công tác quản lý người nước ngoài.

Phần c. Các uỷ thác TPQT và vấn đề thi hành bản án hình sự .

ở phần này, các tác giả tập trung giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về các uỷ thác tư pháp quốc tế, về các văn bản hình sự có nhân tố nước ngoài, về thực tiễn các nước và thực tiễn Việt Nam trong vấn đề này.

Theo các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế, cơ quan tư pháp một nước có thể trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, hoặc có thể uỷ thác cho cơ quan tư pháp một nước khác trực tiếp thực hiện một hành vi tố tụng riêng biệt theo những thể thức được 2 nước hữu quan hoặc cộng đồng quốc tế chấp nhận. Các uỷ thác loại này có dấu hiệu nước ngoài, thường gọi là uỷ thác tư pháp quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề giải quyết các vấn đề dân sự quốc tế.

Theo ý kiến các tác giả, có thể phân tích uỷ thác tư pháp quốc tế ra thành 2 loại: a) uỷ thác tống đạt giấy tờ ; b) uỷ thác thực hiện các hành vi riêng biệt khác (lấy lời khai, tiến hành giám định, kiểm tra tị chỗ). Việc liên hệ để thực hiện các uỷ thác với các nước có thể thông qua con đường ngoại giao, lãnh sự, đại diện toàn quyền, người đại ý tư pháp đủ quyền (Anh - Mỹ) tức là phương thưc gián tiếp; hoặc bằng cách liên hệ trực tiếp giữa cơ quan tư pháp của các nước hữu quan, cách thức liên hệ này, phụ thuộc vào pháp luật điều ước quốc tế và thực tiễn tư pháp quốc tế của các nước hữu quan.

Qua phân tích thực tiễn thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế của Việt Nam và các nước XHCN các tác giả kết luận:

Thứ nhất, pháp luật và Điều ước quốc tế các nước đều công nhận hình thức và trình tự (cách thức) thực hiện uỷ thác. Nhưng trên thực tế, sự vi phạm các quy định đó vẫn xảy ra. Theo kinh nghiệm của Liên xô, các uỷ thác này sẽ không được thực hiện và phải chuyển cho Bộ tư pháp Liên xô. ở Tiệp Khắc, Ba lan các uỷ thác này tạm thời không đựoc thực hiện và đồng thời cũng phải chuyển cho Bộ tư pháp nước mình để xin ý kiến hướng dẫn cụ thể. Mặc dù pháp luật nước nay không quy định Bộ tư pháp là cơ quan đầu mối thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế.

 

Thứ hai, Các hiệp định TTTP đều quy định nghĩa vụ cơ quan tư pháp được uỷ thác phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định đúng địa chỉ của người được tống đạt giấy tờ hoặc đối tượng của hành vi tống đạt được uỷ thác.

Thứ ba, cơ quan tư pháp được uỷ quyền không được viện dẫn đến thẩm quyền riêng biệt của mình để từ chối việc thực hiện uỷ thác theo Điều ước quốc tế đã được ký kết giữa các nước hữu quan.

 

Thứ tư, trong thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế, về nguyên tắc chung áp dụng nuớc thực hiện uỷ thác. Nhưng điều đó không có nghĩa cơ quan nước được uỷ thác không được áp dụng pháp luật nước ngoài hữu quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước uỷ thác không được thực hiện uỷ thác theo điều ước quốc tế. Tuy vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp này không được làm phương hại đến quyền và lợi ích của nước được uỷ thác hoặc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước được uỷ thác.

Thứ năm, Các giấy tờ tống đạt cần dịch ra tiếng nước được uỷ thác hoặc một ngôn ngữ khác được 2 bên thoả thuận. Trong trường hợp không được thực hiện yêu cầu đó, thì người được uỷ thác có thể từ chối các tài liệu nêu trên.

 

Về việc thi hành bản án hình sự có nhân tố quốc tế, các tác giả tập trung phân tích các quan điểm và thực tiễn các nước và Việt Nam trong việc chuyển giao người bị kết án tước tự do cho nước mà người đó là công dân để thi hành hình phạt.

Qua phân tích, các tác giả nhấn mạnh, việc chuyển giao những người này có thể xảy ra 2 trường hợp ; a) đó là người phạm tội đã bị toà án nước mà họ là công dân đã kết án nhưng vì một lý do nào đó mà có mặt trên lãnh thổ nước ký kết hữu quan kia, đang là đối tượng của cơ quan có thẩm quyền nước đã kết án truy nã. Trong tương trợ tư pháp về hình sự đây là đối tượng bị dẫn độ để thi hành những hình phạt theo các điều kiện khác nhau; b) đó là những người phạm tội đã bị toà án nước ký kết nơi họ cư trú, (không phải là toà án nước mà họ là công dân) tuyên phạt tước tự do theo những mức độ khác nhau và bản án có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn hoạt động tư pháp các nước đã chỉ rõ. Vấn đề chuyển giao này phải được hoặc trên cơ sở các cam kết quốc tế nhiều bên thực hiện (ví dụ Công ước Beclin - 1987) hoặc Hiệp định TTTP hai bên (ví dụ HĐTTTP Việt nam - Hungari Phần 3 Chương 3). Thực tiễn tương trợ tư pháp vừa qua cho thấy trường hợp thứ 2 là phổ biến và cần được quan tâm nghiên cứu. Việc chuyển giao những người đã bị kết án trong 2 trường hợp nói trên, tuy vậy vẫn có những điểm khác nhau. Đối với trường hợp đầu (a) việc chuyển giao chỉ khi có đơn yêu cầu của nước ký kết mà người bị kết án là công dân, còn trường hợp thứ 2 (b) không những chuyển giao theo điều kiện của nước ký kết như trên, mà còn chuyển giao cả khi của nước đang ký kết giữa người bị kết án hoặc đã tuyên bản án hình sự tước tự do, hoặc theo chính đề nghị của người bị kết án.

Qua nghiên cứu, phân tích các văn bản điều ước quốc tế đã được phân tích giữa Việt Nam và nước ngoài cũng như thực tiễn tư pháp quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua các tác giả nhấn mạnh:

Thứ nhất; Mặc dù các Hiệp định TTTP về các vấn đề hình sự, Hôn nhân -gia đình, dân sự giữa nước ta với nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật, đã có văn bản quy định nhiệm vụ của các ngành trong việc thực hiện các Hiệp định TTTP nói trên, nhưng việc thực hiện các văn bản đó chưa được thực hiện, còn tuỳ tiện, không theo đúng yêu cầu đã định giữa các bên hữu quan.

Thứ hai, việc ký kết các văn bản quốc tế liên quan tới TTTP trong thời gian tới ngoài những vấn đề nội dung và hình thức văn bản ra, cũng cần chú ý đến các điều kiện cơ sở vật chất cụ thể của Việt Nam để bảo đảm thực hiện những điều đã cam kết.

 

Thứ ba, cần nhanh chóng biên soạn những tài liệu giải thích, hướng dẫn nội dung các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết để các cơ quan hữu quan hiểu thống nhất và thực hiện ngiêm chỉnh các hiệp định đã ký kết, tổ chức phổ biến, giáo dục rộng rãi để mọi người dân thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của các văn bản nói trên.

Thứ tư, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cần có những biện pháp nhất quán trong xử lý các vi phạm Hiệp định trong TTTP từ phía các cơ quan hữu quan của nước ngoài ký kết Hiệp định làm cho việc thực hiện các cam kết được triệt để, bình đẳng và thống nhất.

 

III. phân tích nội dung, bình luận và đánh giá các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.

Toàn bộ phần này được chia thành 4 phần nhỏ:

a) Về những vấn đề được HĐTTTP quy định.

b) Về các nguyên tắc cơ bản được áp dụng để giải quyết các vấn đề được nêu ở phần (a).

c) Về nội dung cơ bản của 6 HĐTTTP (so sánh có đánh giá giản đơn) mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.

d) Về một số ý kiến kết luận qua phân tích nội dung, bình luận và đánh giá 6 HĐTTTP mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài .

Phần (a) Những vấn đề được HĐTTTP quy định .

ở phần này, các tác giả tập trung phân tích nội dung các vấn đề được HĐTTTP quy định điều chỉnh. Qua so sánh thấy cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài quy định điều chỉnh 2 nhóm vấn đề chính sau: nhóm những quy định chung và nhóm những quy định chuyên biệt về nội dung.

Nhóm những quy định chung chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

1. Cơ sở để xây dựng và ký kết các HĐTTTP.

2. Mục đích tương trợ tư pháp.

3. Bảo hộ pháp lý.

4. Phạm vi tương trợ tư pháp.

5. Vấn đề liên hệ công tác giữa các nước ký kết với các cơ quan tư pháp.

6. Vấn đề giá trị của các giấy tờ.

7. Vấn đề của hiệu lực HĐTTTP.

Nhóm những quy định chuyên biệt về nội dung chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản về xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền giải quyết các vấn đề về dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự và lao động.

1. Về dân sự, quy định các nguyên tắc cơ bản giải quyết.

- Vấn đề thuộc quy chế nhân thân.

- Vấn đề thuộc thừa kế.

- Vấn đề công nhận và thi hành quy định.

2. Về hôn nhân - gia đình quy định những vấn đề sau:

- Nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn và kết hôn.

- Những nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật và quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và các con.

- Vấn đề giám hộ, trợ tá, nuôi con nuôi.

3. Về hình sự quy định các vấn đề cơ bản về.

- Phạm vi tương trợ tư pháp trong vấn đề hình sự.

- Vấn đề dẫn độ.

- Vấn đề tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Vấn đề thi hành án hình sự.

4. Về lao động quy định các vấn đề sau:

- Các nguyên tắc cơ bản quy định áp dụng điều luật.

- Các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề tranh chấp lao động.

5. Về thẩm quyền xét xử quy định các vấn đề sau:

- Xác định phạm vi các cơ quan được tương trợ tư pháp.

- Những nguyên tắc cơ bản giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử.

Phần (b) các nguyên tắc cơ bản được áp dụng để giải quyết những vấn đề được nêu ở phần (a).

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các HĐTTTP đã ký kết giữa nước ta với các nước XHCN. Nguyên tắc này thể hiện tinh thần tương trợ, hợp tác, tôn trọng chủ quyền của nhau phù hợp với pháp luật mỗi bên, với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Đó là nguyên tắc bao trùm. Ngoài ra, HĐTTTP cần vận dụng những nguyên tắc đặc thù của tư pháp quốc tế:

1. Nguyên tắc quốc tịch của công dân nước ký kết hữu quan. Nguyên tắc này được áp dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề phát sinh từ quy chế nhân thân, một số vấn đề về hôn nhân - gia đình, thừa kế động sản.

2. Nguyên tắc nơi cư trú của công dân nước ký kết hữu quan. Nguyên tắc này được áp dụng một số vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình.

3. Nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ cơ chế pháp luật các nhân thân các nước ký kết hữu quan.

4. Nguyên tắc nơi có vật. Được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc giải quyết và thừa kế bất động sản, phân loại tài sản.

5. Nguyên tắc Luật toà án tiến hành xét xử được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ các quy định về tố tụng, vấn đề tuyên bố và xác nhận sự kiện chết, vấn đề ly hôn với công dân nước ký kết, vấn đề thủ tục thi hành quy định do toà án nước ngoài xét xử.

6. Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi pháp luật: được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc quy định hình thức các văn bản, nghi thức kết hôn, hình thức truy nhận cha cho con.

7. Nguyên tắc Luật toà án nơi xảy ra hành vi.

Được áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ để thi hành hình phạt.

8. Nguyên tắc nơi xảy ra thiệt hại: được áp dụng giải quyết các vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công dân nước ký kết.

9. Nguyên tắc tuân thủ cam kết quốc tế được áp dụng trong nhiệm vụ hợp tác giữa các bên ký kết.

Qua phân tích tác giả nhấn mạnh:

Trong lý luận cũng như trong thực tiễn tư pháp quốc tế hiện nay, vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử tranh chấp được giải quyết bằng một trong 2 cách sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ hống các quy phạm pháp luật có khả năng cho phép định ra các phạm vi áp dụng Luật nước mình và Luật nước ngoài, trên cơ sở nhất thể hoá Luật thực chất và Luật xung đột của nước mình,

Thứ hai, xây dựng những quy phạm Luật thực chất và Luật xung đột thống nhất trên cơ sở ký kết các Điều ước quốc tế liên quan.

 

Hiệp định tương trợ tư pháp cũng là một trong 2 cách giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân - gia đình, hình sự giữa nước ta với các nước anh em.

Thời gian qua, việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp vẫn còn nhưng vấn đề phải có luận chứng khoa học cụ thể để thống nhất xây dựng một khung HĐTTTP, làm cơ sở tiếp tục ký kết với các nước khác.

Phần (c) Nội dung cơ bản của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài (phân tích, so sánh có đánh giá)

Tác giả tập trung vào các vấn đề có tính chất truyền thống sau:

Thứ nhất, về các vấn đề có tính thủ tục ký kết và thực hiện;

Thứ hai, về các vấn đề thuộc nội dung thực chất của Hiệp định.

 

Về các vấn đề có tính chất thủ tục, các tác giả tập trung phân tích, so sánh những nội dung sau:

1. Về tiêu đề của các Hiệp định tương trợ tư pháp.

 

STT

HĐTTTP giữa Việt Nam với

Tên tiêu đề của HĐTTTP

Số chương điều

1

2

3

4

1

Liên Xô

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết

4 Chương

2

CHDC Đức

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDC Đức

8 chương

98 điều

3

Tiệp Khắc

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc

4 phần

81 điều

4

Cu Ba

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cu Ba

4 chương

79 điều

5

Hunggari

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHDN Hunggari

4 chương

98 điều

6

Bungari

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề: dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Bungari

11 chương

Qua phân tích và so sánh, các tác giả nhấn mạnh:

Thứ nhất, tên gọi của Hiệp định tương trợ tư pháp mang ý nghĩa pháp lý quan trọng. Nhìn vào đó người ta thấy được những vấn đề lớ được Hiệp định điều chỉnh.

Thứ hai, tiêu đề của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên tương đối giống nhau, đều nêu rõ những vấn đề cần điều chỉnh. Tuy vậy, còn ó những chỗ khác.

 

Có Hiệp định tương trợ tư pháp nêu cả vấn đề lao động như Hiệp định tương trợ tư pháp với Cu Ba, có Hiệp định coi vấn đề hôn nhân nằm trong vấn đề dân sự (với Tiệp Khắc), có tiêu đề nêu cả vấn đề tương trợ về pháp lý (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc).

2. Về phần mở đầu.

Trong sáu Hiệp định tương trợ tư pháp phần mở đầu thường nêu rõ: "Việc ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với lòng mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ anh em giữa hai Nhà nước và nhân dân hai nước, trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và để tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa hai nước".

3. Về phần thủ tục.

Nhìn lại quá trình ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp vừa qua thấy chúng ta đã làm đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

a. Giai đoạn đàm phán: Hai nước có trao đổi thư, công hàm, gặp nhau ở cấp chuyên viên, cấp lãnh đạo (cấp bộ).

b. Giai đoạn soạn thảo Hiệp định tương trợ tư pháp, thường thì phía bạn soạn thảo, phía ta tham khảo, bổ sung (giai đoạn này phía ta thường thụ động, thiếu lý luận và thực tiễn nên còn có sai sót).

c. Giai đoạn ký kết: hai Nhà nước cử đại diện toàn quyền ký Hiệp định tương trợ tư pháp là Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nếu Hiệp định tương trợ tư pháp được ký ở Việt Nam thì trao đổi thư phê chuẩn cho bạn (hoặc ngược lại). Những quy định về vấn đề này được ghi rõ và giống nhau trong cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp (ở lời nói đầu và phần cuối của các Hiệp định).

d. Giai đoạn phê chuẩn và hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp.

 

STT

Nội dung

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp

Cu Ba

Hung

Bun

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Trao đổi

Phê chuẩn

Đ 57

Hà Nội

Đ 98

Béc Lin

Đ 80, 81

Hà Nội

Đ 71

Hà Nội

Đ 98

Buđapét

Đ 79

Hà Nội

2

Hiệu lực

Có hiệu lực sau 30 ngày từ ngày trao đổi thư phê chuẩn

Sau 30 ngày - giá trị trong 5 năm mặc nhiên có giá trị

tương tự như Đức được gia hạn trong 5 năm một

Sau 30 ngày và vô thời hạn

30 ngày và không nêu thời hạn

30 ngày và vô thời hạn

3

Huỷ bỏ Hiệp định

Có hiệu lực thêm một năm

Huỷ bỏ Hiệp định

6 tháng

1 năm

6 tháng

huỷ bỏ Hiệp định

Qua phân tchs các tác giả nhấn mạnh:

Thứ nhất, Hiệp định tương trợ tư pháp là loại Hiệp định song phương ký kết giữa hai Nhà nước XHCN, nó thể hiện tinh thàn tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp tác của công dân và pháp nhân của mỗi bên ký kết.

Thứ hai, việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp vừa qua là phù hợp với pháp luật và tập quán qs trong lĩnh vực này. Đành rằng Việt Nam cũng đã có văn bản pháp luật về ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế. Việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp nói chung là phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Về các vấn đề thuộc nội dung thực chất của Hiệp định tương trợ tư pháp, các tác giả tập trung phân tích, so sánh các phần nhỏ những vấn đề sau:

Về phần những quy định chung

1. Vấn đề bảo hộ pháp lý.

Trong cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều thể rõ nguyên tắc chung là, mỗi bên dành cho công dân của bên kia sống trên lãnh thổ của mình sự bảo hộ theo pháp luật của nước mình đối với các quyền nhân thaan và các quyền tài sản như đối với công dân của mình. Điều đó có nghĩa là vấn đề này được giải quyết theo chế độ đãi ngộ quốc dân.

Về đối tượng được Hiệp định bảo hộ cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định là pháp nhân và công dân của mỗi bên (Điều 1, Khoản 1,2,4 Hiệp định với Liên Xô, Điều 2, Khoản 1 của ba Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức, Điều 1 khoản 1, 2, 3 Hiệp định với Cu Ba, Điều 1 khoản 1, 2, 3 Hiệp định với Hunggari, Điều 1 khoản 1, 2, 3 Hiệp định với Bungari).

3. Tương trợ tư pháp

 

STT

Nội dung so sánh

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp Khắc

Cu Ba

Hunggari

Bungari

1

Đối tượng

Điều 2 khoản 1 về dân sự, hình sự, gia đình, lao động

Điều 8, 67, 96 về dân sự, hình sự, gia đình, lao động

Điều 2 khoản 1 về dân sự, hình sự

Điều 2 khoản 1 về gia đình, hình sự

Điều 2 về dân sự, hình sự và gia đình

Điều 2 khoản 1 về dân sự, hình sự, gia đình, lao động

2

Phạm vi

Điều 4

Điều 9, 68

Đ 5

Đ 5

Đ 5

Đ 5

3

Hình thức

Thực hiện thông qua hình thức ủy thác tư pháp

Qua so sánh các tác giả nhấn mạnh:

Đối tượng và phạm vi tương trợ tư pháp được xác định trong từng Hiệp định còn có chỗ khác nhau do đặc điểm tình hình của hai nước ký kết. Tuy vậy, những điểm cơ bản là giống nhau

Thứ nhất, đối tượng tương trợ bao gồm: các vấn đề về dân sự, gia đình, hình sự và lao động.

Thứ hai, Phạm vi thực hiện những hành vi tố tụng chủ yếu tập trung vào các hành vi sau:

 

- Tống đạt các loại giấy tờ cho các đươg sự.

- Lấy lời khai đương sự, giám định điều tra tại chỗ,

- Xác minh địa chỉ của đương sự.

Thứ ba, hình thức tương trợ tư pháp được tiến hành dưới dạng uỷ thác tư pháp quốc tế.

3. Cách thức liên hệ.

Cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp liên hệ thông qua cơ quan trung ương của mình là Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 3 Hiệp định với Liên Xô, Điều 3 Hiệp định với Tiệp, Điều 3 Hiệp định với Cu Ba, Điều 3 Hiệp định với Hung, Điều 3 Hiệp định với Bun và Điều 11 Hiệp định với CHDC Đức).

Riêng Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức không nêu tên cụ thể của cơ quan trung ương, nhưng đề hiểu là do Bộ Tư pháp và VKSNDTC của mỗi nước.

Qua phân tích, các tác giả nhấn mạnh: Việc liên hệ thông qua các cơ quan trung ương là cần thiết bởi, được Nhà nước giao làm cơ quan đầu mối xây dựng và thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp, cơ quan trung ương sẽ là nơi kiểm tra, xem xét các tài liệu của bạn, nhất là các giấy tờ ủy thác trước khi giao cho các cơ quan địa phương có trách nhiệm thi hành, cũng như cơ quan trung ương sẽ xem xét và hướng dẫn thi hành đồng thời các tài liệu đã hoàn thành gửi sag cho bạn, cơ quan trung ương kiểm tra lại nội dung tài liệu và cả công việc thực hiện xem đã đúng và phù hợp với Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật chưa.

4. Uỷ thác tư pháp: Qua xem xét tác giả nhấn mạnh uỷ thác tư pháp là nghĩa vụ thực hiện một số hành vi pháp luật của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết này theo yêu cầu của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết kia trên lãnh thổ nước mình.

 

Về ủy thác tư pháp quốc tế này, tác giả tập trung phân tích:

Thứ nhất, Nội dung của giấy ủy thác: thì cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định như nhau (Điều 5 của Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Xô...) bao gồm những phần chủ yếu sau:

- Tên cơ sở uỷ thác,

- Tên cơ quan được uỷ thác;

- Tên công việc ủy thác;

- Họ tên, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú của đương sự, bị can, bị cáo và cả những người khác có liên quan.

- Họ tên, địa chỉ của người đại diện trong tố tụng.

- Riêng đối với các vụ án hình sự phải miêu tả hoàn cảnh thực tế của tội phạm và nêu tội danh pháp lý.

Ngoài ra, các giấy uỷ thác phải có chữ ký, đóng dấu, được sử dụng giấy in sẵn bằng tiếng của mỗi bên hữu quan.

Thứ hai, Cách thực hiện uỷ thác: (Được quy định tại Đ6 Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên xô, Đ15, 13, 17 Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức...).

 

Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật: thì cơ quan được yêu cầu thực hiện ủy thác áp dụng pháp luật của nước mình. Tuy vậy, cũng có thể được thực hiện ủy thác theo pháp luật của nước có yêu cầu như đã ghi trong giấy ủy thác, nếu việc áp dụng pháp luật đó không trái với pháp luật nước được yêu cầu.

Theo tác giả, ở đây vừa áp dụng lợi ích Toà án, nghĩa là khi quy phạm xây xung đột đã dẫn chiếu đến pháp luật nước có Toà án thì Toà án nước đó sẽ căn cứ vào pháp luật của nước mình để giải quyết các yêu cầu. Bên cạnh đó, Toà án cũng có thể không áp dụng pháp luật nước mình đối với những vấn đề ttố tụng như trên. Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc áp dụng Luật Toà án và điều này hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế, vẫn bảo đảm nguyên tắc chủ quyền quốc gia và nguyên tắc hợp tác quốc tế, tương trợ lẫn nhau.

5. Gọi người làm chứng và giám định viên.

Tác giả tập trung vào các Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Xô, Điều 70 Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức, Điều Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc, Điều 7 và 8 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hung, Điều 11 Hiệp định tương trợ tư pháp với Cu Ba, Điều 76 Hiệp định tương trợ tư pháp với Bun.

Qua phân tích và so sánh, các tác giả đã nhấn mạnh các điều khoản kể trên nhìn chung quy định tương đối giống nhau về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và giám định. Tuy vậy, có vài điểm quy định khác nhau như sau:

Thứ nhất, Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Xô, với Hungari, với Bungari không quy định "cấm không được có lời đe doạ, dùng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người đó (nhiều làm chứng, nhiều giám định) không thi hành giấy gọi" trong khi đó các Hiệp định tương trợ tư pháp ký với CHDC Đức, với Tiệp Khắc, với Cu Ba lại quy định rất rõ về vấn đề này.

Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức quy định không được dùng biện pháp cưỡng chế khi người làm chứng, giám định không thi hành giấy gọi.

Thứ hai, việc quy định thời hạn (số ngày) mà sau đó người làm chứng, người giám định sẽ bị mất quyền bảo hộ trên lãnh thổ nước ký kết yêu cầu trong Hiệp định tương trợ tư pháp cũng khác nhau.

 

6. Giá trị pháp lý của giấy tờ.

Tác giả tập trung phân tích các điều sau Đ8,9 HD với Liên xô; Đ21,22,23,24,25 HĐ với CHDC Đức; Đ13; HD-với Tiệp; Đ15,16 với Hungari ; Đ13,14,15 HĐ với Cuba ; Đ12 với Bungari. Qua phân tích thấy các điều khoản này đều quy định giống nhau, thể hiện rõ tinh thần hợp tác tương trợ; Mỗi bên sẽ công nhận giá trị pháp lý đối với "giấy tờ" của bên kia mà không phải hợp pháp hoá giấy tờ đó cũng như công nhận hiệu lực chứng cứ đối với các giấy công chứng được lập trên lãnh thổ Việt Nam; hàng năm chuyển giao cho nhau trích lục, các giấy tờ có liên quan tới quyền lợi của công dân bên kia và việc làm này được miễn các khoản tiền.

7. Tống đạt giấy tờ và xác nhận việc tống đạt giấy tờ. Tống đạt giấy tờ và xét hỏi công dân cuả mình. Tác giả tập trung vào 2 vấn đề sau:

Thứ nhất, tống đạt giấy tờ và xác nhận viẹc tống đạt giấy tờ. 6 Hiệp định đã ký kết vấn đề này được giải quyết theo nguyên tắc. áp dụng pháp luật của nước mình để tống đạt giấy tờ hoặc xác nhận việc tống đạt giấy tờ.

 

Về nguyên tắc chỉ tống đạt giấy tờ khi có được viết bằng tiếng của nước được ký kết, được uỷ thác hoặc có kèm theo bản dịch chính thức hay bản dịch được chứng nhận là đúng tiếng của nước này. Trong các trường hợp khác chỉ tống đạt khi người đuợc tống đạt tự nguyện tự nhận. Ngoài ra giấy tờ được tống đạt cần ghi rõ địa chỉ và tên của giấy tờ đó. Không thực hiện tống đạt do địa chỉ không đúng, nếu địa chỉ không đúng thì cần xác minh địa chỉ (Đ10, Đ11 Hiệp định với Liên xô; Đ17 với CHDC Đức; Đ9 Đ10 HĐ với Hung; Đ1, Đ9 với Cu ba; Đ7, HĐ với Tiệp; Đ8, Đ9 HĐ với Bun).

Thực tiễn thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp vừa qua ở Việt Nam cho thấy; việc thực hiện tống đạt giấy tờ (các uỷ thác truy nhận cha) của CHDC Đức, Liên xô, Tiệp khắc phần nhiều các hồ sơ đều không dịch, là vấn đề cần đáng lưu tâm. ở một số HĐ như ở Tiệp đặc biệt là HĐ ký với CHDC Đức dành cả một điều (Đ18) bảo hộ quyền lợi của bị đơn khi tống đạt giấy tờ, cụ thể là.

- Khi tống đạt cho bị đơn thì phải tính toán thời gian cho người đó có đủ điều kiện chuẩn bị tham gia vụ kiện.

- Mỗi khi nhờ bạn tống đạt phải xác định lại xem việc tống đạt đã thực hiện đúng pháp luật chưa.

- Toà án chỉ được xem xét vắng mặt bị đơn sau 9 tháng kể từ khi gửi uỷ thác tống đạt.

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng bảo đảm quyền được ra trước toà án để bảo vệ cho mình.

Thực tiễn vấn đề này, chúng ta chưa làm tốt, đặc biệt chưa có hướng dẫn cụ thể vấn đề này cho các Toà án tỉnh, thành phố thuộc trung ương thực hiện.

Thứ hai, Tống đạt giấy tờ và xét hỏi công dân của mình trên lãnh thổ nước ký kết kia. Công việc này tiến hành thông qua đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của mình, nhưng hai nước ký kết không có quyền dùng các biện pháp cưỡng chế. Vấn đề được quy định trong Điều 19 HĐ ký với CHDC Đức; Điều 10 HĐ với Cu Ba; Điều 8 HĐ ký kết với Tiệp Khắc; Điều 11 HĐ ký với Hung; Điều 10 HĐ ký với Bun. Chỉ riêng HĐ ký với Liên Xô (Điều 12) không quy định như các HĐ nêu trên, theo tác giả đấy là việc cần phải nghiên cứu cơ sở của nó, nếu cần thì bổ sung HĐ ký với Liên Xô cho phù hợp với nguyên tắc các nước đã ký kết trước.

8. Thông tin pháp luật . Qua phân tích của tác giả đã nhấn mạnh 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định giống nhau vấn đề này (Điều 13 HĐ với Liên Xô; Điều 12 HĐ với Tiệp Khắc; Điều 16 HĐ với Cu Ba; Điều 13 HĐ với Hung; Điều 1 HĐ với CHDC Đức; Điều 14 HĐ với Bun).

 

Nội dung thông tin cho nhau các văn bản pháp luật đang có hiệu lực và vấn đề áp dụng các văn bản đó... thực tiễn vấn đề này chưa được các cơ quan Nhà nước ta làm thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể, vấn đề này cần sớm được khắc phục.

9. Tiếng nói:

STT

Tiếng nói được dùng trong tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với

 

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp Khắc

Bun

Hung

Cu Ba

1

2

3

Nga

Việt

Việt

Đức

Pháp

Việt

Tiệp

Nga

Việt

Bun

Nga

Việt

Hung

Pháp

Việt

Cu Ba

Tác giả nhận xét, thực tiễn thi hành các Hiệp định tương trợ tư pháp cho thấy, chúng ta chưa có cơ quan dịch thuật vấn đề này, cần phải khắc phục ngay nhằm bảo đảm tính khoa học trong tương trợ tư pháp.

Việc dùng tiếng nước thứ ba còn có luận chứng khoa học rõ ràng, vấn đề này cho ta chấp thuận soạn thảo của bạn rất thụ động gây khó khăn trong thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp. Có thể vẫn cần tiếng nước thứ ba, song đối với các nước XHCN nên quy định thống nhất là tiếng Nga.

10. Chi phí liên quan đến việc tương trợ tư pháp. Trên tinh thần tương trợ mỗi nước ký kết chịu tất cả các chi phí về tương trợ tư pháp trên lãnh thổ nước mình (Điều 15 HĐ với Liên Xô, Điều 20 HĐ với CHDC Đức; Điều 10 HĐ với Tiệp; Điều 12 HĐ với Cu Ba; Điều 12 HĐ với Hung; Điều 11 HĐ với Bun) đều quy định giống nhau.

Về phần tương trợ tư pháp và quan hệ pháp luật về dân sự và gia đình

1. án phí và những ưu đãi trong tố tụng. Tác giả tập trung giải quyết những vấn đề sau:

 

Thứ nhất, Miễn cước án phí. Theo tác giả, miễn cước án phí là một chế định mà các nước đặt ra thường áp dụng với người nước ngoài là nguyên đơn trong vụ kiện. Do việc người nước ngoài có thể dời khỏi đất nước đó bất kỳ lúc nào nên khi di kiện họ phải nộp một số tiền cược. Mục đích nhằm tránh hiện tượng lạm dụng quyền kiện tụng. ở đây là vì hai nước XHCN, theo tinh thần hợp tác tương trợ quy định người miễn nộp khoản tiền này (Điều 16 HĐ với Liên Xô; Điều 3, 4 HĐ với CHDC Đức; Điều 43 HĐ với Tiệp; Điều 19 HĐ với Hung; Điều 41 HĐ với Cu Ba; Điều 41 HĐ với Bun) đều quy định giống nhau.

Thứ hai, án phí: Qua phân tích tác giả nhấn mạnh, án phí là tiền mà các đương sự hoặc bị cáo phải nộp sau khi vụ án được xử lý bằng một bản án hoặc, một quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đền bù một phần phí tổn của Nhà nước trong quá trình xét xử. Nhưng trong những trường hợp nhất định (Ví dụ túng thiếu) người thu kiện có thể xin được miễn án phí. Muốn được miễn phải làm đơn và có nộp một số giấy tờ cần thiết. Cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định với tinh thần trên (Điều 17, 19 HĐ với Liên Xô; Điều 4, 7 HĐ với CHDC Đức; Điều 43, 44 HĐ với Tiệp; Điều 21, 26 HĐ với Hung; Điều 12, 45 HĐ với Cu Ba; Điều 42, 44 HĐ với Bun).

 

2. Quy chế nhân thân. Tác giả tập trung giải quyết ba vấn đề lớn sau:

Thứ nhất, Năng lực hành vi và năng lực pháp lý, tác giả nhấn mạnh rằng cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp trên đều giống nhau:

 

- Về năng lực hành vi và năng lực pháp lý của một người được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân (nguyên tắc quốc tịch của công dân).

- Năng lực pháp lý của pháp nhân, được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà pháp nhân được thành lập theo pháp luật của nước ký kết đó (Nguyên tắc quốc tịch của pháp nhân).

- Năng lực hành vi của một người khi ký kết giao kèo nhỏ phục vụ sinh hoạt, được thực hiện theo pháp luật của nước ký kết nơi hợp đồng được ký kết (Luật nơi ký kết hợp đồng).

Thứ hai, Công nhận người mất tích hoặc chết và xác nhận sự kiện chết, cách giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền tác giả nhấn mạnh, về vấn đề này trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều giống nhau.

- Về vấn đề thẩm quyền xét xử: được áp dụng theo nguyên tắc quốc tịch của công dân nghĩa là: Toà án các thẩm quyền xét xử mà theo những tin tức cuối cùng mà người đó là công dân khi còn sống.

- Vấn đề áp dụng luật thì được áp dụng theo pháp luật của nước người chết là công dân (nguyên tắc Luật Toà án tiến hành xét xử).

Thứ ba, Một số vấn đề khác liên quan quy chế nhân thân, tác giả chú ý đến:

 

- Trách nhiệm do gây thiệt hại. Chỉ quy định trong HĐ với Hung Điều 30, Liên xô Điều 33, Bun Điều 31, các HĐ khác không nêu vấn đề này.

+ Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật ở đây:

++ Pháp luật của nước ký kết nơi xảy ra hành vi (nguyên tắc nơi xảy ra hành vi pháp lý).

++ áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi đương sự thường trú (Nguyên tắc nơi cư trú của công dân nước ký kết).

+ Nguyên tắc giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử ở đây:

++ Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi đã xảy ra hành vi gây thiệt hại.

++ Ngoài ra, Toà án của nước ký kết nơi người đưa đơn kiện thường trú cũng có thẩm quyền xét xử trong trường hợp bị đơn có tài sản ở nước này.

- Mất và hạn chế năng lực hành vi, tác giả tập trung vào các quy định trong HĐ với CU Ba Điều 20, 21; HĐ với Tiệp Khắc tại Điều 16; HĐ với Bun tại Điều 18, 19. Các Hiệp định tương trợ tư pháp khác không nêu vấn đề này.

+ Cách giải quyết xung đột pháp luật, và xung đột thẩm quyền xét xử ở đây theo nguyên tắc Luật quốc tịch của công dân đó.

+ Nếu cơ quan tư pháp của nước ký kết này thấy cần phải tuyên bố mất năng lực hành vi đối với công dân của nước ký kết kia đang thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của nước mình nhằm bảo vệ các quyền nhân thân về tài sản của người công dân đó thì cơ quan tư pháp của nước ký kết này phải thông báo ngay cho cơ quan tư pháp của nước ký kết kia biết. Nếu trong thời gian ba tháng không thấy trả lời thì cơ quan tư pháp của nước ký kết này tiến hành thủ tục trước hoặc hạn chế năng lực hành vi của người công dân đó. Cũng áp dụng trường hợp này trong việc phụ hồi hoặc thay đổi năng lực hành vi.

3. Những vấn đề gia đình. Tác giả tập trung giải quyết:

Thứ nhất, Kết hôn thì về cách giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn tác giả nhấn mạnh:

 

- Về điều kiện kết hôn: thì cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của công dân, nghĩa là đối với công dân hai nước ký kết muốn kết hôn với nhau, thì điều kiện kết hôn phải theo pháp luật của nước ký kết của người muốn kết hôn là công dân.

- Về hình thức kết hôn, cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều áp dụng nguyên tắc "Nơi xảy ra hành vi pháp lý" (nơi tiến hành kết hôn).

- Về hình thức kết hôn trước cơ quan đại diện, ngoại giao chỉ quy định ở HĐ với CHDC Đức tại Điều 29 khoản 3 và HĐ với Tiệp Khắc Điều 18 khoản 3 "được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết có cơ quan đại diện ngoại giao".

Qua phân tích, tác giả nhấn mạnh HĐ ký với CHDC Đức tại Điều 23 khoản 1 quy định "Công dân hai nước ký kết muốn kết hôn thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của nước mình, đây là vấn đề cũng cần phải xem xét thêm vì điều đó mặc dù chỉ là hình thức nhưng mặc nhiên đã tạo ra sự phân biệt giữa công dân Việt Nam với nhau. Ví dụ một người kết hôn với công dân Liên Xô chẳng hạn, thì cần phải xin phép trong khi đó người khác muốn kết hôn với công dân Đức lại phải xin phép. Mặt khác, Hôn nhân gia đình của Nhà nước ta không quy định chế độ cấp phép.

Thứ hai, Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng.

- Về cách giải quyết xung đột pháp luật với này. Tác giả nhấn mạnh.

+ Trường hợp hai vợ chồng đang cùng sống ở một nước ký kết (có hộ khẩu thường trú chung) được giải quyết theo nguyên tắc nơi cư trú của công dân.

+ Trường hợp hai vợ chồng cùng quốc tịch sống ở hai nước ký kết khác nhau hoặc sống ở cùng một nước ký kết mà họ không cùng quốc tịch thì được giải quyết theo nguyên tắc quốc tịch của công dân.

+ Trường hợp hai vợ chồng không cùng quốc tịch nhưng lại có nơi cư trú chung được giải quyết theo nguyên tắc nơi cư trú chung của công dân.

+ Trường hợp hai vợ chồng không cùng quốc tịch không có cư trú chung và sống ở hai nước ký kết được giải quyết theo nguyên tắc Luật Toà án tiến hành xét xử.

Đó là nội dung cách giải quyết xung đột pháp luật được quy định giống nhau trong cả 6 Hiệp định.

- Về cách giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử, tác giả nhấn mạnh: Phần lớn các HĐ đã ký kết đều quy định Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án ký kết mà pháp luật được áp dụng (Các trường hợp từ mục a đến c nêu trên) còn mục d thẩm quyền xét xử thuộc các Toà án hai nước ký kết (Điều 32 khoản 5, 6 HĐ với Hung; Điều 24 khoản 5 HĐ với Liên Xô, Điều 24 khoản 4 HĐ với Cu Ba, Điều 19 khoản 5, 6 HĐ với Tiệp, Điều 31 khoản 1, 2 HĐ với Đức, Điều 20 khoản 10 HĐ với Bun.

Thú ba, Ly hôn.

 

- Về cách giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột pháp luật, trong vấn đề này tác giả nhấn mạnh.

++ Hai vợ chồng đều là công dân của nước ký kết mà khi ly hôn đều cư trú trên lãnh thổ nước ký kết thì áp dung nguyên tắc Luật quốc tịch của công dân và Toà án hai nước đều có thẩm quyền xét xử.

++ Hai cợ chồng không cùng quốc tịch thường trú ở một nước hoặc hai người sống ở hai nước ký kết, Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án của cả hai nước, Toà án thụ lý vụ án thì sẽ áp dung luật của nước mình (Các Điều 31 khoản 1,2 HĐ với Hung, Điều 25 HĐ với Liên Xô, Điều 20 HĐ với Tiệp, Điều 25 HĐ với Cu Ba, Điều 22 HĐ với Bun) đều quy định giống nhau.

Thứ tư, Hôn nhân vô hiệu: Qua so sánh, phân tích, tác giả nhấn mạnh. Hôn nhân vô hiệu là những nguyên nhân bị Toà án coi là bất hợp pháp do vi phạm điều kiện kết hôn hoặc sống chung tạm bợ giữa nam và nữ mà không nhằm mục đích thành lập gia đình. Trong các Điều 34 HĐ với Đức, Điều 34 HĐ với Hung, Điều 23 HĐ với Bun, Điều 26 HĐ với Liên Xô, Điều 26 HĐ với Cu Ba, Điều 21 HĐ với Tiệp.

Cách giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét xử như sau:

- Vi phạm những điều kiện kết hôn về hình thức áp dụng Luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn (Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi).

- Vi phạm điều kiện kết hôn về nội dung giải quyết theo nguyên tắc quốc tịch.

- Toà án của cả hai nước ký kết đều có thẩm quyền xét xử.

Thứ năm, Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Theo tác giả, nguyên tắc chung là bảo vệ quyền của đứa trẻ, trên cơ sở đó, giải quyết vấn đề này theo nguyên tắc sau:

 

- Việc xác nhận hay khước từ quan hệ cha con phải được giải quyết theo nguyên tắc Luật quốc tịch của đứa trẻ (6 Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định giống nhau).

- Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con cái được giải quyết theo nguyên tắc nơi cư trú của đứa trẻ. HĐ với Liên Xô Điều 27 Khoản 2, HĐ với CHDC Đức tại Điều 36, với Tiệp Điều 22 khoản 3, với Cu Ba Điều 27 khoản 2, với Hung Điều 26 khoản 1, với Bun Điều 29 khoản 2. Vấn đề này được giải quyết theo nguyên tắc quốc tịch của đứa trẻ.

- Về trường hợp cha mẹ của con cái không cư trú cùng nhau, mỗi người sống ở mỗi nước ký kết:

+ HĐ với Liên Xô tại Điều 27 khoản 3 áp dụng nguyên tắc này với đứa trẻ cư trú.

+ HĐ với Hung áp dụng pháp luật nước ký kết nào xét ra có lợi nhất cho đứa trẻ.

Ngoài ra, các HĐ còn lại không nêu vấn đề này.

- Về việc cha mẹ cấp dưỡng nuôi con và con nuôi dưỡng bố mẹ (Thành niên).

+ HĐ với Liên Xô Điều 27 khoản 4 áp dụng nguyên tắc với cư trú của người yêu cầu cấp dưỡng.

+ HĐ với Tiệp Điều 23 khoản 1 quy định tương tự như đối với Liên Xô, các HĐ còn lại không nêu vấn đề này.

- Về việc nhận và huỷ bỏ nuôi con nuôi được giải quyết trong 6 HĐ tương đối giống nhau.

- Luật áp dụng là Luật của nước ký kết mà người nuôi là công dân, nghĩa là áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người nuôi. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc này là cơ quan của nước nào mà người nuôi là công dân; trong trường hợp như vậy, pháp luật áp dụng ở đây là Luật Toà án có thẩm quyền xét xử, áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của đứa trẻ lên pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân quy định.

+ áp dụng nguyên tắc Luật cư trú của cả hai vợ chồng khi họ cùng nhậ nuôi một đứa trẻ mà vợ là công dân nước ký kết này, chồng là công dân của nss ký kết kia; cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan nơi vợ cồng đang hoặc có nơi thường trú chung cuối cùng (Điều 28 HĐ với Liên Xô, Điều 38 với CHDC Đức, Điều 26 với Tiệp, Điều 9 với Cu Ba, Điều 11 với Hung, Điều 25 với Bun).

Qua phân tích tác giả nhấn mạnh. Việc giải quyết vấn đề này ở sau Hiệp định tương trợ tư pháp theo cách áp dụng một hoặc hai nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc Luật quốc tịch của nhiều nuôi nhằm bảo vệ quyền lợi nước ngoài nhận nuôi.

- Nguyên tắc Luật quốc tịch của đứa trẻ khi pháp luật của nước đứa trẻ là công dân yêu cầu, như vậy, vẫn đảm bảo được quyền lợi của đứa trẻ.

Giải quyết xung đột pháp luật như trên là kết hợp hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ giữa người nuôi và người được nhận nuôi.

Thứ sáu; giám hộ và trợ tá. Qua phân tích tác giả nhấn mạnh, vấn đề này hiện nay Việt Nam chưa quy định cụ thể, những quy định về vấn đề này trong 6 HĐ cũng mang một ý nghĩa lớn.

- Giám hộ là hình thức bảo vệ quyền lợi của công dân mà theo đó có người được chỉ định đứng ra bảo hộ quyền lợi ích: (được pháp luật quy định) của vị thành niên, của những người hoàn toàn có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi do mắc bệnh tâm thần vị thành niên dưới 14 tuổi; người mất trí, hoặc cũng có thể chỉ định bảo vệ tài sản cho người mất tích.

- Trợ tá: là hình thức bảo vệ quyền lợi của vị thành niên từ 15 -18 tuổi, nhằm bảo đảm cho vị thành niên được nuôi dưỡng giáo dục, giúp họ bảo vệ những quyền nhân thân và quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật. vấn đề này cũng được đặt ra cho trẻ vị thành niên, vì tình trạng sức khoẻ không cho phép bảo vệ quyền và lợi ích của mình cách giải quyết vấn đề này trong 6 HĐ như sau:

- Nguyên tắc bao trùm là bảo vệ quyền lợi của người giám hộ và trợ tá. Các HĐ quy định cơ quan có thẩm quyền giám hộ hay trợ tá. Việc thi hành nghĩa vụ giám hộ hay trợ tá, về quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ, điều kiện chấm dứt giám hộ hay trợ tá: đều áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người được giám hộ hay trợ tá là công dân (áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người được giám hộ hay trợ tá).

Về nghĩa vụ nhận làm giám hộ hay trợ tá, theo tác giả đó là quyền của người nhận làm giám hộ hay trợ tá. ở đây 6 HĐ đều quy định áp dụng nguyên tắc Luật quốc tịch của người giám hộ hay trợ tá.

Ngoài ra 6 quy định đều quy định cụ thể những trường hợp đặc biệt của việc chỉ định người giám hộ hay trợ tá. Thủ tục chuyển giao việc này giữa 2 nước ký kết (được quy định trong Đ29,31 HĐ với Liên xô; Đ40, 43 với CHDC Đức; Đ28, 30 với Tiệp; Đ29,31 với Cuba; Đ30, 40 với Hung; Đ26,28 với Bun).

Hình thức giao kèo (hợp đồng). Nhìn chung, giao kèo là những hành vi của công dân, pháp nhân nhằm thiết lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự:

Vấn đề này được giải quyết trong 6 HĐ như sau:

- Được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết mà thực hiện giao kèo (nguyên tắc nơi xảy ra hành vi pháp lý).

- Đối với bất động sản theo Luật của nước ký kết nào có bất động sản (nguyên tắc nơi có vật).

4. Thừa kế: Tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

 

Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng.

quyền hưởng thừa kế và quyền để lại di sản thừa kế của công dân nước ký kết này bình đẳng với công dân nước ký kết kia theo những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho mình (Đ34 HĐ với Liên xô; Đ44 HĐ với CHDC Đức; Đ34 HĐ với Tiệp; Đ33 HĐ với Cuba; Đ42 với Hung; Đ32 HĐ với Bun). Theo tác giả, ở đây áp dụng nguyên tắc "chế độ đãi ngộ quốc dân" trong cả 6 HĐ.

Thứ hai, quyền thừa kế. Qua phân tích tác giả nhấn mạnh:

 

- Về động sản, giải quyết theo nguyên tắc Luật quốc tịch của công dân có động sản.

- Bất động sản nơi có nguyên tắc bất động sản.

- Phân loại tài sản (là động sản hay bất động sản) theo nguyên tắc nơi có vật. Nhìn chung cả 6 HĐ ta đã ký kết đều có cách giải quyết như trên (Đ35 HĐ với Liên xô; Đ45 HĐ với CHDC Đức; Đ35 với Tiệp; Đ34 với cuba; Đ43 với Hung; Đ33 với Bun)

Thứ ba, chuyển giao di sản thùa kế cho Nhà nước.

Vấn đề này phát sinh khi theo pháp luật của nước ký kết hữu quan thì di sản không có người nào được thừa kế theo di chúc hoặc theo Luật thì trong trường hợp naỳ di sản thừa kế sẽ được chuyển sang cho Nhà nước theo nguyên tắc sau:

- Động sản: Chuyển giao cho Nhà nước mà người để lại là công dân khi chết (nguyên tắc quốc tịch).

- Bất động sản thuộc nước nơi có bất động sản (nguyên tắc nơi có vật)

(Đ36 với Liên xô; Đ35 với Đức; Đ37 với Tiệp; Đ35 với Cuba; Đ44 với Hung; Đ34 với Bun) cả 6 HĐ đều giải quyết giống nhau về vấn đề này. Duy chỉ có tiền đề vấn đề này được quy định khác nhau:

"tài sản không người thừa kế " (HĐ với Hung, Tiệp; CHDC Đức).

+ Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước (Bun, Liên xô, Cuba)

- Nên dùng khái niệm "chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước "

Thứ tư, Di chúc: Qua phân tích tác giả nhấn mạnh, di chúc là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý định sau cùng của một người trước khi chết về việc định đoạt tài sản của mình, các điều (Đ3 với Liên xô; Đ46 với CHDC Đức; Đ36 HĐ với Tiệp; Đ36 với Cuba; Đ 35 với Bun; Đ45 với Hung) đều quy định rõ cách giải quyết vấn đề này.

 

Năng lực lập hoặc bỏ di chúc và những hậu quả pháp lý của những khuyết nhược điểm về thể hiện ý chí của người để lại di chúc được giải quyết theo nguyên tắc Luật quốc tịch của công dân khi họ lập hoặc huỷ đi di chúc.

Còn về hình thức di chúc được xác định theo.

- Pháp luật của nước ký kết mới lập hoặc huỷ bỏ di chúc (nguyên tắc nơi xảy ra hành vi pháp lý).

- Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân (nguyên tắc Luật quốc tịch).

Tác giả có chú ý tới HĐ với Tiệp Khắc có dùng khái niệm chúc thư.

Thứ năm, Thẩm quyền giải quyết về thừa kế. Qua phân tích tác giả nhấn mạnh, đây thực chất là vấn đề định ra việc cơ quan tư pháp của nước nào có quyền giải quyết vấn đề thừa kế. Theo tác giả, vấn đề này được xác định như sau:

- Về động sản, thuộc cơ quan tư pháp mà người để lại di chúc là công dân trước khi chết (của Toà án).

- Về bất động sản, thuộc cơ quan tư pháp nơi có bất động sản (nguyên tắc nơi có vật). Đối với vấn đề khác có liên quan đến các hành chấp về thừa kế, vấn đề thẩm quyền cũng được giải quyết theo một trong hai cách nêu trên. Tác giả đã tập trung phân tích các Điều 38 HĐ với Liên Xô, Điều 38 HĐ với CHDC Đức, Điều 38 HĐ với Tiệp, Điều 37 HĐ với Cu Ba, Điều 46 HĐ với Hung, Điều 36 HĐ với Bun và kết luận các điều khoản này đều quy định giống nhau nguyên tắc giải quyết vấn đề đặt ra.

Tuy vậy, 5/6 HĐ còn có thêm quy định cơ quan tư pháp của nước ký kết kia cũng có quyền đặt yêu cầu thừa kế tài sản khi tài sản ở nước ký kết đó, và những người được thừa kế cần biết và yêu cầu giải quyết (trừ HĐ với Liên Xô không quy định).

Theo tác giả, việc quy định thêm cách giải quyết như trên là hợp lý và linh hoạt. Tôn trọng ý chí riêng của người lập di chúc vào việc định đoạt tài sản.

Thứ sáu, Biện pháp bảo quản tài sản thừa kế.

 

Cần phải có những biện pháp cần thiết để giữ gìn hoặc quản lý tài sản thừa kế của công dân nước ký kết kia để trên lãnh thổ của mình (theo pháp luật nước mình).

Những biện pháp được áp dụng cần thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nươc ký kết có người để lại thừa kế là công dân biết. Nhưng nguyên tắc này là phù hợp với nội dung của 6 HĐ mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.

Tác giả nhấn mạnh, Qua phân tích các điều (Đ39 HĐ với Liên xô; Đ50,51 với CHDC Đức; Đ39 với Tiệp; Đ39 với Cuba; Đ49 với Hung; Đ39 với Bun)

5. Công nhận và thi hành quy định

Tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công nhận các quy định về các vụ kiện không mang tính chất tài sản. Các quy định không mang tính chất tài sản về vấn đề dân sự, gia đình, lao động của các cơ quan tư pháp hộ tịch, giám hộ và trợ tá của mỗi nước ký kết được công nhận trên lãnh thổ nước ký kết kia mà không cần tiến hanh các thủ tục tố tụng tiếp theo. Vấn đề này được quy định giống nhau trong 5/6 HĐ. (Đ47 HĐ với Cuba; đ41 với Liên xô; Đ19 VớiCHDC Đức; Đ51 K1 với Hung; Đ47 HĐ với Bun).

 

Riêng đối với Tiệp không quy định cụ thể vấn đề này; Đ49 HĐ này có quy định chung về vấn đề hộ tịch.

Trong các HĐ tương trợ tư pháp các quy định này được xét và giải quyết theo một thủ tục tương đối đơn giản.

Thứ hai, công nhận và thi hành những quy định mang tính chất tài sản. Qua so sánh và phân tích tác giả nhấn mạnh; Vấn đề này trong 6 quy định chung và cách giải quyết còn có chỗ khác nhau chẳng hạn HĐ với Liên xô quy định các quy định về lao động nhưng HĐ với Tiệp thì không nói tới vấn đề gia đình, coi quy định đó nằm trong vấn đề dân sự.

Theo tác giả có thể nêu ra một số dạng quyết định mang tính chất tài sản đuợc quy định như sau:

- Các quy định của toà án về dân sự và gia đình (Kể cả các biên bản hoà giải về các tranh chấp dân sự và gia đình).

- Phân xử về bồi thường thiệt hại trong các bản án về hình sự.

- Các quy định của cơ quan trọng tài, gồm cả biên bản hoà giải.

Vấn đề này được quy định trong các Đ57 HĐ với CHDC Đức; Đ42 với Liên xô; Đ66 HĐ với Tiệp; Đ46 HĐ với Cuba; Đ46 HĐ với Bun; Đ51, K2,3 HĐ với Hung.

Thứ ba, Các điều kiện để công nhận và cho thi hành. Về các điều kiện chung đó là.

 

- Bản quy định đã có hiệu lực pháp luật và có hiệu lực thi hành (Đ42 Phần đầu HĐ với Liên xô, Đ58 HĐ với CHDC Đức; Đ47,k1 điểm a HĐ với Tiệp; Đ51,k2 HĐ với Hung; Đ40 HĐ với cuba; Đ49 Ka,b HĐ với Bun.

Toà án đã ra quy định là toà án có thẩm quyền đối với vụ kiện. (Đ58 Kb HĐ với CHDC Đức; Đ47 Kb HĐ với Tiệp; Đ46 K1 HĐ với Liên xô; Đ48 HĐ với CuBa; Đ52 HĐ với Bun; Đ55 K.c HĐ với Hung).

- Về người thua kiện và người thi hành bản án thì:

++ Nếu họ bị xử vắng mặt thì việc tống đạt các giấy tờ cho họ đã được bảo đảm được gọi đúng thủ tục và đúng thời hạn theo pháp luật của nưóc đã ra quyết định.

++ Về cùng một vụ chanh chấp giữa cùng những người đương sự nối trong bản án, ở nước ta mà sẽ cho thi hành án chưa có bản án nào đã có hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực tố tụng, vì nếu trước đây đã có một bản án có hiệu lực pháp luật rồi về vụ đó thì bản án gửi đến sau này không thể được công nhận

(Đ46 HĐ với Liên xô; Đ58 khoản c,d HĐ với CHDC Đức; Đ47 với Tiệp; Đ52 1,2 HĐ với Cuba; Đ54 1,2 HĐ với Hung; Đ54 HĐ với Bun).

Thứ tư, Thủ tục công nhận và cho thi hành.

Vấn đề này được quy định tương đối giống nhau trong 6 HĐ như sau;

- Đương sự muốn xin thi hành bản án thì phải gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền về việc thi hành án và đơn phải kèm theo các giấy tờ quy định (Đ43,44 HĐ với Liên xô; Đ62, K1,2 HĐ với CHDC Đức; Đ52 HĐ với Tiệp; Đ49,45 HĐ với Cuba; Đ52 HĐ với Hung; Đ41,49 HĐ với Bun).

Toà án nào thi hành bản án thì căn cứ vào pháp luật và thủ tục thi hành án của nước mình mà tiến hành việc thi hành, đồng thời toà án nào xét và cho thi hành bản án của nước bên kia sẽ ra quy định công nhận và cho thi hành bản án đó (Đ54 K2; 47K1 HĐ với LIên xô; Đ62K1,2 HĐ với CHDC Đức; Đ52 HĐ với Tiệp; Đ51 HĐ với Bun; Đ50K1, Đ51K1 HĐ với Cuba; Đ54 K1 HĐ với Hung),

- Ngoài ra người bị đơn có quyền phản kháng việc thi hành án căn cứ vào pháp luật của nước đã ra bản án.

(Đ47K2 HĐ với Liên xô; Đ46K3 HĐ với CHDC Đức; Đ51K2 HĐ với Cuba; Đ54K3 HĐ với Hung; Đ53K2 HĐ với Bun). Riêng HĐ với Tiệp không quy định vấn đề này.

Thứ năm, Về một số vấn đề riêng biệt.

 

Qua phân tích tác giả lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Vấn đề cấp dưỡng theo các quy định và nghĩa vụ cấp dưỡng: cần được thi hành nhanh chóng (Đ60 HĐ với CHDC Đức; Đ48 K2 HĐ với Tiệp),

- Các quy định của cơ quan trọng tài: muốn được xét và cho thi hành thì quyết đinh phải được cho thi hành, ban hành trên cơ sở một bản hiệp nghị trọng tài mà các bên đương sự trước đó đã thể hiện viết với nhau về việc đưa chanh chấp ra trước cơ quan trọng tài Đ61 HĐ với CHDC Đức; Đ50 HĐ với Bun.

- Vấn đề chuyển biến và đố vật; áp dụng pháp luật mà nước mà đồ vật mà tiền sẽ chuyển đi Đ55 HĐ với Tiệp; Đ66 HĐ với CHDC Đức; Đ52 HĐ với Liên xô; Đ58 HĐ với Bun; Đ57 HĐ với Cuba; Đ18 HĐ với Hung).

về phần tương trơ tư pháp về hình sự

1. Dẫn độ - Tác giả tập trung giải quyết 12 vấn đề sau:

Thứ nhất, Trách nhiệm dẫn độ. Qua phân tích HĐTTTP tác giả nhấn mạnh mục đích của việc dẫn độ là:

 

+ Để truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết kia.

+ Hoặc để bắt thi hành bản án có hiệu lực pháp luật đã tuyên trên lãnh thổ nước ký kết kia.

- Điều kiện để dẫn độ (xem bảng so sánh)

 

Điều kiện dẫn độ

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp Khắc

Cu Ba

Gung

Bun

Dẫn độ để truy cứu thời gian bị phạt

1 năm trở lên

Đ 53

Trên 1 năm

Đ 77

Trên 1 năm

Đ 62

Trên 1 năm

Đ 58

Trên 1 năm

Đ 58

Trên 1 năm

Đ 59

Dẫn độ để thi hành bản án thời gian phạt tù

Trên 6 tháng

Trên 1 năm

Trên 1 năm

ít nhất là 1 năm

Trên 1 năm

Trên 1 năm

Như vậy, về mục đích và điều kiện dẫn độ "những tội phạm cần dẫn độ" trong 6 HĐ tương đối giống nhau (trừ Liên xô và thời gian thụ hình là 6 tháng). Tuy vậy cần có luận chứng có tính khoa học về thời gian nêu trên.

Thứ hai, Từ chối dẫn độ. Qua phân tích thấy các trường hợp có thể là từ chối dẫn độ là:

- Người bị dẫn độ là công dân nước được yêu cầu dẫn độ.

- Tội phạm xảy ra đã hoàn thành trên lãnh thổ của nước được yêu cầu thì không thể dẫn độ với lý do hết thời hạn hoặc lý do khác.

- Về cùng bản án đó đã có bản án có hiệu lực pháp luật của nước được yêu cầu.

Tác giả đã tập trung phân tích các Điều: Đ54 HĐ với Liên Xô, Đ78 HĐ với CHDC Đức, Đ63 HĐ với Tiệp Khắc, Đ60 HĐ với Bun, Đ59 HĐ với Cu Ba, Đ59 HĐ với Hung và kết luận các quy định nói trên có nội dung tương tự giống nhau.

Thứ ba, về thủ tục yêu cầu dẫn độ, tác giả tập trung phân tích các Đ55, 57 HĐ với Liên Xô, Đ12, 83 HĐ với CHDC Đức, Đ60, 81 HĐ với HĐ với CuBa, Đ64, 65 HĐ với Tiệp, Đ61, 63 HĐ với Hung, Đ 61, 62 HĐ với Bun, và kết luận nội dung các quy định là để dẫn độ cần phai làm đơn yêu cầu dẫn độ và kèm theo các tài liệu cần thiết. Nếu chưa để tài liệu thì bên được yêu cầu sẽ yêu cầu bên kia bổ sung thêm tài liệu.

Thủ ục yêu cầu dẫn độ trong 6 HĐ là giống nhau, duy chỉ có HĐ với Liên Xô, CHDC Đúc là dùng khái niệm văn bản yêu cầu dẫn độ.

Thứ tư, Bắt giữ để dẫn độ thì qua phân tích cho thấy:

 

- Khi nhận được đơn yêu cầu dẫn độ nước ký kết được yêu cầu nhanh chónh tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bắt giữ người bị yêu cầu dẫn độ.

- Sau đó phải thông báo ngay cho phía bên kia biết.

Theo tác giả cần chú ý: Nếu bên này biết có một người phạm tội trên lãnh thổ của nước ký kết bên kia và do bị bên kia yêu cầu dẫn độ, thì mặc dù chưa nhận được đơn yêu cầu dẫn độ, cũng có thể bắt giữ ngay người đó và báo cho bên kia biết, phân tích nội dung các điều (Đ56,58 HĐ với Liên xô; Đ84,85 HĐ với CHDC Đức; Đ96,70 Với Tiệp; Đ63,64,65 HĐ với Hung; Đ63,64,65 HĐ với Bun; Đ62,63 HĐ với Cuba) tác giả đi đến kết luận, nội dung các điều khoản đó cơ bản giống nhau.

Thứ năm, Trả lại tự do cho người bị tạm bắt. Qua phân tích thấy, người này sẽ được trả lại tự do nếu nước bắt không nhận được yêu cầu dẫn độ kể từ ngày nước bắt thôngbáo việc bắt giữ co phía bên kia về thời gian quy định trong 6 HĐ, xin xem bảng tổng hợp sau:

 

Nội dung

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp

Cu Ba

Hung

Bun

Thời gian quy định phải có yêu cầu dẫn độ gửi nước đòi bắt giữ

30 ngày

60 ngày

60 ngày

30 ngày

40 ngày

30 ngày

 

Kể từ ngày đã thông báo việc này cho nước ký kết kia

Về vấn đề này tác giả nhấn mạnh cần có luận chứng khoa học cụ thể.

Thứ sáu, Hoãn dẫn độ và dẫn độ tạm thời. Qua phân tích cho thấy:

- Nếu người bị dẫn độ đang bị truy cứu tráh nhiệm hình sự hoặc đang phải thi hành hình phạt vì một tội phạm khác trên lãnh thổ của nước đang yêu cầu dẫn độ thì hoãn dẫn độ đến khi kết luận tố tụng, hình sự hoặc tha trước thời hạn.

- Việc hoãn dẫn độ nêu trên dẫn tới việc dẫn độ tạm thời để nhằm bảo đảm thời hiện nay hay việc tiến hành tố tụng hình sự thể theo yêu cầu của nước ký kết kia. Nhưng khi tiến hành xong các hành vi tố tụng hình sự phải trả người dẫn độ tạm thời cho nước ký kết đã cho dẫn độ.

Nội dung này được quy định cơ bản giống nhau trong cả 6 HĐ (Đ 60,61 với Liên xô; Đ65, 66 với Bun; Đ64, 65 với Cuba; Đ69, 70 với Tiệp; Đ87 với CHDC Đức) Riêng HĐ với Tiệp Đ70 - K2 HĐ với Đức; Đ87 K2 quy định rõ thời gian phải giao trả chậm nhất là 3 tháng kể từ sau khi tiếp nhận người đó.

Theo tác giả việc quy định cụ thể khoảng thời gian phải trao trả người bị tạm giữ phải hợp lý, tránh hiện tượng kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị dẫn độ.

Thứ bảy, Nhiều nước yêu cầu dẫn độ. Về vấn đề này một số HĐ gọi là xung đột giữa các yêu cầu dẫn độ.

 

Theo tác giả nên dùng khái niệm "Nhiều nước yêu cầu dẫn độ" vừa cụ thể lại vừa dễ hiểu. Qua phân tích thấy nội dung vấn đề này như sau:

Nếu nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ cùng một người thì nước ký kết được yêu cầu dẫn độ sẽ xem xét yêu cầu của từng nước để giải quyết cho có tình, có lý, Nội dung được quy định trong 6 HĐ tại Đ62 HĐ với Liên xô; Đ88 HĐ CHDC Đức; Đ67 HĐ với Bun; Đ66 HĐ với Cuba; Đ71 HĐ với Tiệp; Đ68 với Hung. Điều đáng chú ý là các HĐ (trừ HĐ Liên xô và Hung) đều quy định tiêu chuẩn để căn cứ vào đó chuyển giao người bị dẫn độ bị chuyển giao đến nước nào.

+ Mức độ ngiêm trọng của hành vi phạm tội.

+ Quốc tịch của đối tượng dẫn độ.

+ Vào với phạm pháp.

Theo tác giả, việc nêu tiêu chuẩn như trên là đáng quan tâm, nghiên cứu.

Thứ tám, Giới hạn của việc truy cứu trách nhiệm hình sự, ở đây, tác giả quan tâm nghiên cứu 2 trường hợp về các hạn chế và dẫn độ không cần có yêu cầu của nước ký kết hữu quan. Đối với những quy định hạn chế: Khi không có thoả thuận của nước ký kết đã cho dẫn độ.

+ Không được truy cứu trách nhiệm hình sự không được bắt chịu hình phạt về một tội mà người bị dẫn độ đã bị phạt trước khi bị dẫn độ.

+ Không được dẫn độ người đó cho một nước thứ ba (riêng HĐ với Bun thì điều này không quy định).

Những trường hợp không cần sự thoả thuận của nước đã cho dẫn độ.

+ Trong trường hợp 1 tháng người bị dẫn độ mặc dù có điều kiện đã không dời khỏi lãnh thổ nước yêu cầu dẫn độ. Kể từ ngày kết thúc tố tụng hình sự, kết thúc việc thi hành hình phạt (trừ trường hợp bất khả kháng, không thể dời khỏi lãnh thổ đó được).

+ Người bị dẫn độ tự ý quay lại nước đó.

Các kết luận đó dựa vào phân tích những Đ63 HĐ với Liên Xô, Đ33 HĐ với Bun, Đ71 HĐ với Cu Ba, Đ72 HĐ với Tiệp, Đ69 HĐ với Hung, Đ 89 HĐ với CHDC Đức

Thứ chín, thực hiện dẫn độ, về vấn đề này tác giả nhấn mạnh:

 

- Nước ký kết được yêu cầu dẫn độ có trách nhiệm thông báo kịp thời thơid gian và địa điểm dẫn độ. Theo tác giả luận cứ khoa học cho vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.

 

Nội dung

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp

Cu Ba

Hung

Bun

Thời gian phải nhận

Thời gian gia hạn thêm

15 ngày

 

Không quá 15 ngày

15 ngày

 

thoả thuận lại thời gian

15 ngày

 

Không quá 15 ngày

15 ngày

 

Không quá 15 ngày

15 ngày

 

 

15 ngày

 

Không quá 15 ngày

Thứ mười, Dẫn độ lại, theo tinh thần tương trợ tư pháp người bị dẫn độ lại sẽ không cần làm lại các thủ tục dẫn độ sẽ được dẫn độ lại ngay cho nước đó khi có yêu cầu mới. Nội dung đó được quy định tại Đ66 HĐ với Liên Xô, Đ92 với CHDC Đức, Đ75 với Tiệp, Đ68 HĐ với Cu Ba, Đ71 HĐ với Hung, Đ69 HĐ với Bun. Về cơ bản giống nhau.

Thứ 11, Thông báo kết quả tố tụng hình sự thì nước ký kết sau khi nhận được người bị dẫn độ sẽ thông báo cho nước ký kết kia biết kết quả tố tụng hình sự nếu có yêu cầu thì giử cho nước kia bản sao cuối cùng. Nội dung quy định này mằn ở các Đ66 HĐ với Liên Xô, Đ 90 HĐ với CHDC Đức, Đ33 HĐ với Tiệp, Đ70 HĐ với Cu Ba, Đ73 HĐ với Hung, Đ71 HĐ với Bun, về cơ bản là giống nhau.

Thứ 12, quá cảnh, chi phí cho dẫn độ và quá cảnh, qua phân tích tác giả kết luận mỗi nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp thể theo yêu cầu của nhau ho phép vận chuyển qua lãnh thổ của mình những người mà nước thứ ba chuyển giao cho nước ký kết bên kia, đồng thơid các nước ký kết cũng không nhất thiết phải cho phép vận chuyển qua lãnh thổ của mình những người mà HĐ này không quy định.

 

+ Đơn yêu cầu dẫn độ quá cảnh phải làm và giử đúng thể thức quy định cho bên yêu cầu dẫn độ.

+ Chi phí cho dẫn độ thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết mà nước đó chịu.

+ Chi phí cho quá cảnh do nước yêu cầu quá cảnh chịu, quy định tại các Đ67, 68 HĐ với Liên Xô, Đ94, 95 HĐ với CHDC Đức, Đ76, 77 HĐ với Tiệp, Đ72, 73 HĐ với Cu Ba, Đ73, 74 HĐ với Hung, Đ73, 74 HĐ với Bn, đã thể hiện rõ nội dung này.

Tuy vậy, nội dung vấn đề chi phí cho dẫn độ và quá cảnh ở một số HĐ có điểm khác nhau, chẳng hạn:

- Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức Đ95 quy định: "Chi phí về dẫn độ và quá cảnh trên lãnh thổ nước ký kết nào thì do nước đó chịu".

- Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc Đ77 - K1 còn nói thêm "Từ chi phí về vận chuyển thì do nước ký kết yêu cầu dẫn độ chịu".

- Hay Hiệp định tương trợ tư pháp với Cu Ba Đ73 quy định: "Chi phí cho dẫn độ và quá cảnh thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết nào thì do nước đó chịu, khi nào việc dẫn độ thực hiện bằng phương tiện hàng không thì nước ký kết yêu cầu chịu".

Như vậy, vấn đề chi phí cho quá cảnh và dẫn độ đã có tới 4 cách thúc quy định và giải quyết. Theo tác giả vấn đề này cần được nghiên cứu và có luận chứng khoa học cụ thể, nhất là trong tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay.

2. Tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tác giả tập trung giải quyết hai vấn đề lớn sau:

Thứ nhất, Về bắt người phạm tội phải chịu những biện pháp xử lý về hình sự. Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự là việc người đó thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải theo đúng những quy định của pháp luật mỗi nước ký kết. Tuy nhiên việc truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp còn vượt qua ngoài phạm vi của tội phạm. Đó là vấn đề nghĩa vụ tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi mà theo pháp luật của nước ký kết là tội phạm còn theo pháp luật của nước ký kết kia là lỗi hoặc vi phạm trật tự (Đ69 HĐ với Liên Xô, Đ72 HĐ với CHDC Đức, Đ59 HĐ với Tiệp Khắc). Đây là vấn đề cần xem xét thêm cho có cơ sở khoa học.

Ngoài ra theo tác giả, cần chú ý xét thêm một số từ ngữ sử dụng trong phần này. Trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết có những điểm khác nhau về vấn đề nghĩa vụ thực hiện truy cứu trách nhiệm ở Khoản 1 Đ77 HĐ với Bun, Đ72 Khoản 1 HĐ với CHDC Đức, Đ74 khoản 1 HĐ với Cu Ba, Đ69 khoản 1 HĐ với Liên Xô quy định: truy cứu trách nhiệm hình sự "những công dân của mình bị tình nghi đã phạm tội trên lãnh thổ của nước ký kết kia". Nhưng ở Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc Đ59 khoản 1 hay ở Đ76 khoản 1 Hiệp định tương trợ tư pháp với Hung quy định: Truy cứu trách nhiệm hình sự "của công dân mình đã có hành vi phạm tội ở nước ký kết kia".

- Hai khái niệm nêu trên khoa học hình sự là hoàn toàn khác nhau, vấn đề này cần được xem xét và phải có luận chứng khoa học.

- Phạm vi cam kết truy cứu trách nhiệm hình sự ở Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc cần mở rộng ra cả những hành vi không phải là tội phạm mà chỉ là lỗi hoặc vi phạm trật tự. Trong khi đó các dt còn lại không nêu về vấn đề này.Đây cũng là vấn đề cần được nhiệm vụ thêm để giải quyết thống nhất.

Thứ hai, để ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự theo tác giả cần nhận mạnh các điểm sau:

 

- Nội dung văn bản ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự phải có các điểm:

++ Tên cơ quan yêu cầu.

++ Miêu tả những hành vi đã dẫn tới việc ủy thác truy cứu trách nhiệm hình sự.

++ Nêu rõ thời gian địa điểm xảy ra hành vi phạm tội.

++ Viện dẫn điều luật của nước uỷ thác quy định hành vi đã xảy.

++ Họ tên quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi tạm trú của người bị tình nghi, tài liệu cần thiết về nhân thân người đó.

++ Đơn của người bị hại nếu vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người đó.

++ Mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra nếu có bị cáo sẽ được dẫn độ trở lại nước được uỷ thác theo yêu cầu của những uủy thác.

Trách nhiệm hình sự bị can đang ở mức uỷ thác nước ký kết được uỷ thác có trách nhiệm thông báo quyết định cuối cùng cho nước uỷ thác biết, nếu nước này đề nghị thì gửi bản sao, quyết định cuối cùng cho họ đề nghị.

Qua phân tích các Đ70 HĐ với Liên Xô, Đ73 HĐ với CHDC Đức, Đ60 HĐ với Tiệp, Đ75 HĐ với Cu Ba, Đ77 HĐ với Hung, thấy các HĐ này quy định giống nhau, trong cả 6 Hiệp định tương trợ tư pháp trên thì HĐ với Bun không quy định về vấn đề này.

3. Một số vấn đề khác thuộc tương trợ tư pháp về hình sự, tác giả tập trung một số vấn đề sau:

- Chuyển giao đồ vật liên quan tới vụ án: (Đ72 HĐ với Liên xô, Đ78 HĐ với Tiệp; Đ69 HĐ với Cuba; Đ75 HĐ với Hung; Đ 78 HĐ với Bun.

- Thông báo các bản án và án tính. (Đ78 HĐ với Liên xô; Đ79 HĐ với Tiệp; Đ76 HĐ với Cuba; Đ96 HĐ với Hung; Đ77 HĐ với Bun).

- Cách thức liên hệ và vấn đề dẫn độ và truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua cơ quan công an.

- Bộ tư pháp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao mỗi nước (Đ71 HĐ với Liên xô; Đ58 HĐ với Cuba; Đ78 HĐ với Bun; Đ96 HĐ với Hung).

Qua phân tích cho thấy, nội dung quy định những vấn đề nêu trên trong 6 HĐ cơ bản giống nhau.

4. Chuyển giao hình phạt tước tự do Đây là vấn đề quan trọng và chỉ được nêu lên trong HĐ ký kết với Hungari (từ điều 79-76). Nội dung và tinh thần tương trợ như công ước BécLin năm 1978.

Công ước BécLin, với ý nghĩa pháp lý và tính hiện thực của nó, đã được các nươc XHCN tham gia. Nó đã trở thành một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng trong quan hệ quốc tế, theo tác giả, việc Việt Nam cho đến nay chưa tham gia công ước này là điều chúng ta phải quan tâm. Các quy định trong HĐ với Hungari về vấn đề này là cơ sở pháp lý bước đầu để dẫn tới việc Việt Nam tham gia công ước BécLin mang đầy tính nhân đạo và tinh thần hợp tác quốc tế XHCN.

Qua phân tích, so sánh nội dung cơ bản của 6 HĐ mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài có thể rút ra kết luận sau:

Thứ nhất, cả 6 HĐ đã ký là một loại hình điều ước quốc tế song phương ký giữa 2 Nhà nước XHCN. Nó có nhiệm vụ bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của nhân thân và pháp nhân nước ký kết này trên lãnh thổ nước ký kết kia.

 

Thứ hai, Sợi chỉ xuyên suốt các HĐ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước đó là nguyên tắc quốc tế XHCN, nguyên tắc này thể hiện tinh thần tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau, tôn trọng chủ quyền của nhau.

Thứ ba, nội dung của cả 6 HĐ phù hợp với Luật pháp của mỗi bên ký kết với pháp luật và tập quán quốc tế.

 

Thứ tư, giá trị của các HĐ này là ở chỗ nó nhằm giải quyết những vấn đề lớn (về dân sự kể cả lao động, gia đình, hình sự) có nhân tố nước ngoài, nhiều vấn đề nêu trong HĐ là cơ sở pháp lý để bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Các HĐ này đã có giá trị lớn khi việc hợp tác với Liên xô và các nước XHCN anh em khác trong thời gian tới đi vào quỹ đạo chung của quốc tế thì HĐ tưong trợ tư pháp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa công dân và pháp nhân các nước ký kết hữu quan và là tiêu chuẩn khách quan để đàm phán, ký kết các HĐ mới.

Thứ năm, Nội dung của 6 HĐ đã nêu đều được chia ra làm 2 phần chính.

 

1. Những quy định chung.

2. Những quy định cụ thể về nội dung

Điều đáng chú ý là cả 6 HĐ về cơ bản là giống nhau về nội dung, cách trình bày, nhất là cách giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.

Tuy vậy vẫn còn những quy định xét thấy phải có luận chứng khoa học cụ thể, ở đây có thể phân ra 2 loại quy phạm khác nhau đó.

+ Các quy phạm khác nhau do tính đặc thù của mỗi nước định ra. Rõ ràng việc ký các HĐ có các quy phạm khác nhau như vậy là tất yếu và nên chấp nhận.

+ Các quy phạm khác nhau do cách giải quyết không nhất quán. Đây là vấn đề cần quan tâm, có cơ sở lý giải khoa học

Thứ sáu, việc tiến tới xây dựng một khung HĐ là cần thiết. Theo chúng tôi, sau khi ký kết so sanh 6 Hiệp định đã ký kết và qua thự tiễn thi hành các Hiệp định đó cần chú ý.

- Phương pháp luận để xây dựng "khung Hiệp định" không gì khác ngoài phương pháp luận dùng để xây dựng 6 HĐ đó mặc nhiên tạo ra một hình mẫu tương đối thống nhất. Mặt khác, giá trị phap lý hiện thời của các Hiệp định cũng phần nào chứng minh tính khoa học của phương pháp luận dùng để xây dựng chúng.

Vấn đề quan trọng là phân tích, đối chiếu rút ra những vấn đề cần nghiên cứu thống nhất giải quyết có những luận chứng khoa học cụ thể cho từng vấn đề.

Tất nhiên là phải đối chiếu với tình hình thực tiễn thi hành Hiệp định thời gian vừa qua, và kể cả lý luận về điều ước quốc tế để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu.

Thứ bảy, Việc xây dựng và ký kết Hiệp định thời gian vừa qua chúng ta nặng mang tính thụ động, thiếu tính khoa học thiếu luận chứng, đặc biệt là xa rời thực tiễn, chưa có cái nhìn tổng quát, có tính chiến lược của người làm Luật. Nên giữa xây dựng Hiệp định và thi hành Hiệp định có một khoảng cách xa nhau, đặc biệt là một số vấn đề đến nay ta chưa có chính sách pháp luật để thể chế hoá thành các văn bản pháp luật. Chẳng hạn vấn đề công nhận và cho thi hành các quyết định của Toà án nước ngoài cả dân sự và hình sự ta đang có rất nhiều hồ sơ "xếp lại", chưa được giải quyết, cách hiểu, cách giải quyết của các ngành các cơ quan ở TW vẫn khác nhau về vấn đề nêu trong Hiệp định, thông tư 139 về hướng dẫn thi hành Hiệp định đến nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, còn có cách hiểu chưa thống nhất.

 

Với những vấn đề nêu trên cho thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của việc xây dựng một "khung Hiệp định" hoàn chỉnh có luận chứng khoa học để tiếp tục xây dựng các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, đồng thời làm "tấm gương" phản chiếu, soi xét lại những Hiệp định đã ký kết trước đây và giúp cho công tác thi hành Hiệp định của chúng ta có nhiều thuận lợi và đồng bộ.

IV. Kiến nghị và Hiệp ước khung về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài.

Qua phân tích đánh giá các cơ sở lý luận và thực tiễn ký kết và thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp, tập thể tác giả đã kiến nghị một khung pháp lý làm cơ sở xây dựng tiến hành đàm phán và ký với các nước trong tương lai các Hiệp định tương trợ tư pháp như sau:

 

hiệp ước tương trợ tư pháp và các vấn đề dân sự và hình sự giữa cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và....

Hội đồng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ...(tên cơ quan uỷ quyền và tên quốc gia hữu quan)...

Xuất phát từ ...(lý do mục đích ký kết)...

Đã quy định ký kết Hiệp ước này.

Với mục đích đó, hai nước đã ký kết cử những người uỷ quyền của mình.

Hội đồng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử;...

... (tên cơ quan uỷ quyền và tên quốc gia hữu quan) cử;...

Những người được uỷ quyền sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp pháp và hợp thức, đã thoả thuận những điều dưới đây:

chương các quy định chung

điều... Bảo hộ pháp lý.

1. công dân các nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân của nước mình.

2. Công dân mỗi nước ký kết có quyền tự do liên hệ với toà án, viện kiểm sát cơ quan công chứng, sau đây gọi là cơ quan tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền và có các vấn đề dân sự hình sự của nước ký kết kia. Họ có quyền bày tỏ ý kiến đưa đơn kiện theo cùng những điều kiện hoạt động như công dân nước ký kết kia.

3. Những quy định của Hiệp định này cũng được áp dụng tuơng ứng cho các pháp nhân của 2 nước ký kết .

Điều...: Miễn cuớc án phí.

1. Công dân của nước ký kết này không phải nộp một khoản tiền cước phí nào, nếu họ là nguyên đơn hoặc là người dự sự truớc các toà án của nước ký kết kia khi họ lưu trú trên các lanh thổ của 1 trong 2 nước ký kết .

2. Những quy định khoản 1 điều này được áp dụng tương tự như đối với pháp nhân.

Điều...: Tương trợ tư pháp

1. Các cơ quan tư pháp của các nước ký kết tương trợ nhau về tư pháp với các vấn đề dân sự và hình sự theo những quy định của Hiệp định này.

2. Các cơ quan tư pháp cũng tương trợ về tư pháp cho các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề nói ở khoản trên.

Điều...: Cách thức liên hệ:

1. Khi thực hiện tương trợ tư pháp, các cơ quan tư pháp của mỗi nước ký kết liên hệ với nhau thông qua Bộ tư pháp hoặc viện kiểm sát tối cao của nước mình, trừ trường hợp Hiệp định này quy định khác.

2. Các cơ quan khác có thẩm quyền về dân sự và hình sự gửi sự uỷ thác tư pháp cho nhau qua các cơ quan tư pháp, trừ trường hợp Hiệp định này quy định khác.

Điều....: Phạm vi tương trợ tư pháp

1. Các nước ký kết tương trợ nhau về tư pháp bằng cách thực hiện những hành vi tố tụng riêng biệt: tống đạt giấy tờ, gọi đến, hẹn gặp, lấy lời khai của những người làm chứng, người giám định và những người khác; diễn lại hiện trường; thu giữ và chuyển giao các kết quả giám định, vật chứng, tài liệu, thi hành các quy định, dẫn độ người phạm tội.

2. Tương trợ tư pháp nói trong Hiệp định này được thực hiện thông qua uỷ thác, nếu Hiệp định này không quy định khác.

Điều....: Nội dung và hình thức uỷ thác tư pháp.

1. Uỷ thác tư pháp cần được lập bằng văn bản theo mẫu in sẵn bằng tiếng của nước ký kết và có những điều sau:

a) Tên cơ quan yêu cầu

b) Tên cơ quan được yêu cầu

c) Tên công việc uỷ thác, nội dung yêu cầu và những dữ kiện cần thiết thực hiện cho việc uỷ thác.

d) Họ và tên các đương sự, người làm chứng và những người khác có liên quan đến vụ việc cũng như nơi thường trú, tạm trú, quóc tịch, hộ tịch, chuyên môn hoặc nghề nghiệp của họ nếu như biết được những điều này.

e) Họ, tên và địa chỉ người đại diện của các đương sự.

2. Uỷ thác tư pháp về các vấn đề hình sự cần cho biêt thêm cả các tình tiết thực tế, tội danh pháp lý của hành vi, nơi sinh và ngày sinh của bị can.

3. Văn bản uỷ thác cần được cơ quan yêu cầu và đóng dấu.

Điều...: cách thức thực hiện uỷ thác tư pháp .

1. Khi thực hiện các uỷ thác tư pháp, cơ quan được áp dụng pháp luật của nước mình. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng những quy phạm pháp luật của nước ký kết kia nếu những quy phạm pháp luật đó không mâu thuẫn với pháp luật cuả nước mình.

2.Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản uỷ thác, thì cơ quan được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ của người đó.

3. Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, cơ quan được yêu cầu thôngbáo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện uỷ thác.

4. Để thực hiện uỷ thác, cơ quan đuợc yêu cầu lập giấy tờ uỷ thác nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu. Nếu việc uỷ thác không thực hiện được, thì khi gửi trả lại các giấy tờ cơ quan yêu cầu cần thông báo lý do không thực hiện được.

5. Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện uỷ thác tư pháp, thì cơ quan này chuyển uỷ thác đó cho cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã quy định.

Điều..: Bảo hộ người làm chứng và người giám định

1. Người làm chứng hoặc người giám định không kể là công dân của nước nào khi trình diện trước cơ quan tư pháp của nước ký kết yêu cầu, theo giấy gọi của cơ quan nước có yêu cầu liên quan đến các vấn đề dân sự và hình sự sẽ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị bắt, bị xét hỏi, bị phạt vì những hành vi phạm tội trước khi qua biên giơi của nước ký kết yêu cầu. Những người này cũng không thể bị xét xử hoặc bị bắt giữ vì những lời khai làm chứng, kết luận giám định chuyên môn của họ, cũng như họ đang có liên quan đến những đối tượng đang là tố tụng hình sự .

2. Người làm chứng hoặc người giám định sẽ bị mất quyền bảo hộ kể trên nếu như họ không rời lãnh thổ nước ký kết yêu cầu trong vòng 7 ngày, kể từ ngày được bảo hộ là sự có mặt của họ là không cần thiết nữa sẽ không tính vào thời hạn này thời gian mà người làm chứng và người giám định không thể rời khỏi lãnh thổ của nước ký kết yêu cầu vì lý do không phụ thuộc vào họ.

3. Những người được gọi như vậy có quyền được hoàn lại các phí tổn đi đường, ăn ở cũng như khoản tiền lương không đuợc nhận trong thời gian này. Ngoài ra người giám định còn được hưởng thù lao chuyên môn. Trong giấy gọi cần nói rõ khoản thù lao nào mà những người đó được hưởng. Nếu người đuợc gọi có yêu cầu, thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết trả trước một phần để chi tiêu các khoản cần thiết.

4. Người làm chứng và người giám định được gọi không bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu. Giấy gọi không được quy định biện pháp cưỡng chế khi không được đáp ứng.

5. Nếu người làm chứng hoặc người giám định được gọi đang bị giam giữ trên lãnh thổ của nước ký kết được yêu cầu, thì các cơ quan tư pháp có thẩm quyền tiến hành các biên pháp chuyển giao họ sang nước ký kết yêu cầu, với điều kiện họ vẫn bị giam giữ và phải đươc trao trả lại trong thời gian sớm nhất, ngay sau khi đã thẩm vấn.

Điều...: Tống đạt giấy tờ

1. Cơ quan tư pháp yêu cầu gửi các giấy tờ lập bằng tiếng của nước có cơ quan được yêu cầu hoặc kèm theo bản dịch được xác nhận chính thức của các giấy tờ này, Nếu điều kiện đó không được thực hiện, thì cơ quan đươc yêu cầu chỉ tống đạt các giấy tờ khi người được tống đạt đồng ý nhận.

2. Trong giấy yêu cầu về tống đạt, cần nêu rõ họ, tên, địa chỉ người nhận và tên của giấy tờ được tống đạt.

3. Nếu không tống đạt theo địa chỉ đã ghi trong giấy yêu cầu tống đạt, thì cơ quan được yêu cầu chủ động những biên pháp cần thiết để xác định địa chỉ. Nếu khôn thể tìm thấy địa chỉ, thì phải thông báo cho cơ quan yêu cầu biết, đồng thời gửi trả lại các giấy tờ tống đạt.

Điều; Chứng nhận việc tống đạt giấy tờ

1. Việc chứng nhận tống đạt giấy tờ thực hiện theo pháp luật của nước ký kết được yêu cầu.

2. Giấy chứng nhận tống đạt giấy tờ cần nêu địa điểm, thời gian tống đạt, và họ tên người được tống đạt giấy tờ.

Điều...: Tống đạt giấy tờ cho công dân nước mình.

1. Mỗi nước ký kết có thể tống đạt giấy tờ cho công dân của mình thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của mình trên lãnh thổ nước ký kết kia.

2. Khi tống đạt không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Điều...: Giá trị các giấy tờ.

1. Giấy tờ do các cơ quan có thẩm quyền lập ra hoặc chứng nhận ở nước ký kết này theo đúng thể thức quy định được miễn chứng thực khi đem sử dụng ở nước ký kết kia. Quy định này cũng được áp dụng đối với giấy tờ đã có chữ ký đã được chứng thực theo đúng thể thức của một nước đã được ký kết.

2. Quy định của khoản 1 điều này cũng được áp dụng với các bản sao và các bản dịch được các cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

3. Giấy tờ được coi là chính thức ở nước đã ký kết này cũng có giá trị là giấy tờ chính thức ở nước ký kết kia.

Điều....: Gửi các giấy tờ và hộ tịch

1. Các nước ký kết gửi cho nhau qua đường ngoại giao, không mất tiền những trích lục từ sổ hộ tịch hoặc những bản sao toàn văn và những giấy tờ khác cũng như những ghi chú bổ sung và những điểm sửa đổi có liên quan đến công dân của nước ký kết kia trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày lập văn bản tương ứng.

2. Công dân của nước ký kết này gửi các yêu cầu về chuyển giao các giấy tờ hộ tịch của cơ quan nước ký kết kia bằng đường ngoại giao.

Điều...: Trao đổi thông tin về pháp luật.

Theo yêu cầu của mỗi bên, Các Bộ tư pháp và Viện kiểm sát tối cao của các nước ký kết sẽ trao đổi cho nhau về các văn bản pháp luật đang có hiệu lực hoặc trước đây có hiệu lực trên lãnh thổ của nước mình và việc áp dụng đó của các cơ quan tư pháp.

Điều.....: Ngôn ngữ

Trong quan hệ tương trợ tư pháp với nhau, các cơ quan của các nước ký kết sử dụng ngôn ngữ nước mình hoặc ngôn ngữ của một nước thứ ba theo thoả thuận.

Điều....: Chi phí liên quan đến tương trợ tư pháp

1. Khi thực hiện tương trợ tư pháp, nước ký kết được yêu cầu phải chịu mọi chi phí phát sinh trên lãnh thổ của mình.

2. Cơ quan được yêu cầu thông báo cho cơ quan yêu cầu biết tổng số chi phí. Nếu cơ quan yêu cầu thu những chi phí này từ những ngưòi có nghĩa vụ phải trả thì số tiền thu được sẽ thuộc về nuớc ký kết yêu cầu đã thu.

các quy định về dân sự

quy chế nhân thân

điều....: năng lực hành vi và năng lực pháp luật

1. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của một người đựoc xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân.

2. Năng lực hành vi của một người, khi ký kết những giao kèo nhỏ phục vụ sinh hoạt, được xác nhận theo nước ký kết nơi có giao kèo.

3. Năng lực pháp luật của một pháp nhân được xác nhận theo năng lực nước ký kết đã thành lập pháp nhân.

Điều: Xác nhận công dân mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế.

1. Việc tiến hành xác dịnh một người mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi bị hạn chế được tiến hành theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp nước ký kết mà người đo là công dân .

2. Cơ quan tư pháp của nước ký kết này thông báo cho cơ quan tư pháp của nước ký kết kia sự cần thiết phải xác định công dân nước ký kết kia, đang ư trú trên lãnh thổ nước mình mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế, nếu cơ quan tư pháp của nước ký kết này thấy có đủ căn cứ để xác định.

3. Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của K2 điều này, nếu cơ quan tư pháp của nước ký kết kia thông báo cho cơ quan tư pháp nước ký kết nơi công dân nói trên đang cư trú, có thể tiến hành thủ tụ tố tụng hoặc cơ quan tư pháp nước ký kết kia không bày tỏ ý kiến về việc này, thì cơ quan tư pháp nước ký kết này tiến hành thủ tục xác định công dân nước ký kết kia mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế theo nước ký kết này, nếu cơ sở để xác định có năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi cũng được nước ký kết mà người đó là công dân quy định. Quyết định mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế được gửi cho cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ký kết kia.

4. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan tư pháp của nước ký kết kia, nơi công dân nước ký kết kia cư trú mà được xác định mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế, có thể ra quyết định hoặc tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ công dân hoặc tài sản của công dân đó. Quyết định này được gửi cho cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ký kết mà người đó là công dân. Nếu cơ quan đó lại ra quyết định khác thì quyết định trên sẽ không có hiệu lực.

Điều....: Huỷ quyết định xác định mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế.

Những quy định nói trên cũng được áp dụng huỷ quyết định xác định mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế .

Điều....: Xác định công dân mất tích hoặc đã chết.

1. Việc xác định một người mất tích hoặc đã chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp nước ký kết mà người đó là công dân, theo những tin tức cuối cùng khi người đó còn sống.

2. Theo đơn yêu cầu cả người cư trú trên lãnh thổ nước mình, cơ quan tư pháp của nước ký kết nàycó thể xác định nước ký kết kia mất tích hoặc đã chết, nếu theo pháp luật nước ký kết này, nguyên đơn có lợi ích liên quan đến người đó.

3. Trong những điều nói ở khoản 1,2 điều này cơ quan tư pháp áp dụng Luật của nước mình.

án phí

Điều....: miễn cước án phí

Công dân nước ký kết này đang sống trên lãnh thổ của một trong 2 nước ký kết, không phải nộp cước án phí vì lý do họ là người nước ngoài hoặc họ không cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết nơi họ tham gia tố tụng.

Điều....: Miễn án phí, lệ phí, cấp phí.

1. Công dân nước ký kết này được miễn các khoản lệ phí, án phí và cấp phí khi tham gia tố tụng trên lãnh thổ nước ký kết kia; được hưởng sự giúp đỡ pháp lý không mất tiền theo cùng những điều kiện và mức độ như công dân nước ký kết kia.

2. Những ưu đãi quy định ở k1 điều này được áp dụng với tất cả các hành vi tố tụng kể cả việc thi hành quy định của toà án.

Điều: Thủ tục xin miễn án phí, lệ phí và cấp phí

1. Người muốn hưởng các ưu đãi quy định ở điều phải có giấy chứng nhận về tình trạng nhân thân, gia đình và tài sản do cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nơi người xin ưu đãi cấp.

2. Nếu người xin ưu đãi, không có nơi cư trú ở nước ký kết nào, giấy chứng nhận nói ở k1 điều này sẽ do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nước ký kết mà người đó là công dân cấp.

3. Công dân của một nước ký kết, muốn hưởng ưu đãi quy định ở điều... trên lãnh thổ nước ký kết kia, có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước mình. Cơ quan tư pháp này sẽ chuyển đơn kèm theo các giấy chứng nhận ở k1,2 điều này và những giấy tờ cần thiết khác cho cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ký kết kia.

4. Cùng với đơn xin hưởng các uu đãi quy định ở điều... có thể gửi đơn khởi kiện hoặc các đơn liên quan khác đến vụ kiện

5. Khi xét đơn xin miễn án phí, lệ phí và cấp phí, cơ quan tư pháp có tqfgq đơn xin ưu đãi có thể yêu cầu cơ quan có cấp giấy chứng nhận giải thích hoặc bổ sung tài liệu.

Điều....: Thời hạn nộp án phí, lệ phí và cấp phí

Nếu công dân của nước ký kết này phải nộp 1 khoản án phí, lệ phí, cấp phí cho cơ quan tư pháp của nước ký kết kia mà họ không có nơi cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì họ sẽ được ấn định một thời hạn cần thiết để nộp.

hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

điều....: hình thức hợp đồng.

1. Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước ký kết được áp dụng cho chính loại hợp đồng đó. Song hình thức hợp đồng cũng có thể được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi thực hiện hợp đồng.

2. Hình thức hợp đồng vơi bất động sản được xác định với nước ký kết nơi có bất động sản.

Điều...: Bất động sản

Bất động sản được xác định theo nước đã ký kết, nơi có bất động sản. Cơ quan tư pháp của nước ký kết, nơi có bất động sản có thẩm quyền ra quy định đối với bất động sản đó.

Điều...: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp nước ký kết, nơi xảy ra gây hại.

2. Nếu người gây thiệt hại và người bị hại cùng quốc tịch hoặc cùng cư trú trên lãnh thổ của một nước ký kết thì áp dụng theo Luật của nước ký kết này.

3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cơ quan tư pháp nơi đã xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi bị đơn thường trú. Ngoài ra, cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi nguyên đơn thhường trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn cũng có tài sản ở nước này.

Điều....: Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nếu cơ quan tư pháp của cả 2 nước ký kết đều có thẩm quyền theo Hiệp định này hoặc trong trường họp Hiệp định này không quy định mà các cơ quan tư pháp này có thẩm quyền theo pháp luật nước mình, cùng thụ lý một vụ kiện có cùng các bên đương sự, về cùng một nội dung thì cơ quan tư pháp nào thụ lý sau sẽ phải đình chỉ tố tụng và báo cho các bên đương sự biết.

phần thừa kế

điều... Nguyên tắc bình đẳng

Công dân nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia những quyền giống như công dân kia đối với việc thừa kế theo Luật hoặc theo di chúc các tài sản ở lãnh thổ nước ký kết kia, cũng như vềnăng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc.

Điều...: Pháp luật về thừa kế được áp dụng

1. Đối với thhừa kế động sản pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước ký kết mà người có tài sản là công dân khi chết.

2. Đối với thừa kế bất động sản pháp luật áp dụng là pháp luật của nước ký kết nơi có động sản.

3. Việc phân biệt tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được giải quyết theo ký kết của nước có tài sản đó.

Điều ...: Quyền giao tài sản thừa kế cho Nhà nước

Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế đều không có quyền hưởng tài sản, bị truất quyền hưởng tài sản, khước từ quyền hưởng tài sản mà theo pháp luật của nước ký kết tài sản được chuyển giao cho Nhà nước thì động sản được giao cho nước ký kết nơi có nguời để lại tài sản là công dân khi chết bất động sản được chuyển giao cho nước ký kết nơi có bất động sản.

Điều...: Di chúc

1. Di chúc của công dân một nước ký kết được coi là hợp pháp nếu phù hợp.

a) Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc hoặc

b) Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân ở thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người ấy chết hoặc

c) Pháp luật của nước ký kết nơi mà một trong các thời điểm nói trên ở điểm b người để lại tài sản cư trú hoặc tạm trú

2. Những quy định áp dụng ở K1 điều này cũng áp dụng với việc huỷ bỏ di chúc

3 Về việc xác định năng lực lập di chúc hoặc huỷ bỏ sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.

Điều....: Mở, công bố, và gửi di chúc

Việc mở một di chúc thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền về nước ký kết nơi gửi di chúc. Nếu người lập di chúc trước đây có trú quán trên lãnh thổ nước ký kết kia thì phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết kia một bản sao di chúc và một biên bản về hiện trạng và nội dung di chúc và trong trường hợp này, gửi biên bản về việc mở và công bố di chúc, nếu được yêu cầu thì gửi cả bản chính của di chúc.

Điều...: Thẩm quyền giải quyết thừa kế

1. Thẩm quyền giải quyết thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết.

2. Thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.

3. Những quy định ở khoản 1,2 điều này áp dụng cả cho những chanh chấp tài sản về thừa kế.

Điều...: Bảo quản tài sản thừa kế.

1. Các cơ quan của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế do công dân của nước ký kết kia để lại sau khi chết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ hoặc quản lý tài sản theo quy định của nước mình

2. những biện pháp nói ở khoản trên cần thông báo kịp thời cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nuức ký kết kia để các cơ quan này có thể tham gia thực hiện các biện pháp đó.

3. Theo yêu cầu của cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế, những biện pháp áp dụng nói ở khoản 1điều này có thể được thay đổi hoặc huỷ bỏ.

4. Thời hạn nhận tài sản thừa kế theo pháp luật của các nước ký kết bắt đầu kể từ ngày cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự thông báo người để lại tài sản kia đã chết.

Điều....: Thông báo về việc người để lại tài sản thừa kế đã chết.

1. Nếu công dân của nước ký kết này chết trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì cơ quan địa phương tương ứng sẽ thông báo kịp thời và trực tiếp cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lanh sự của nước ký kết có người chết là công dân. đồng thời thông báo tất cả những gì biết được về người thừa kế, về nơi thường trú và địa chỉ của họ, về tài sản thừa kế và quy định của di chúc(nếu có). Cơ quan địa phương cũng tiến hành việc thông báo này ngay cả khi biết rằng người chết để lại tài sản ở nước thứ ba.

2. Nếu phát hiện tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết và biết rằng những người thừa kế là công dân nước ký kết kia đang sống trên lãnh thổ nước đó, thì cơ quan địa phương thông báo kịp thời và vag trực tiếp cho đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nươc ký kết kia.

Điều...: Chuyển giao tài sản thừa kế.

1. Nếu sau khi giải quyết xong các thủ tục thừa kế trên lãnh thổ của một nước ký kết mà động sản thừa kế hoặc số tiền bán được động sản thừa kế hay bất động sản thừa kế lại phải chuyển giao cho người thừa kế sống trên lãnh thổ của nước ký kết kia nhưng họ hoặc người đại diện của họ không thể nhận trực tiếp được tài sản hay số tiền nói trên, thì số tài sản hoặc số tiền này được chuyển giao cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự nước ký kết tương ứng.

2. Việc chuyển giao tài sản thừa kế theo khoản 1 điều này được thực hiện nếu:

a) Bảo đảm trả hoặc trả hết các món nợ cho chủ nợ theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế quy định.

b) Trả hết hoặc đảm bảo trả hết các khoản lệ phí, thuế, về thừa kế.

c) Các cơ quan tương ứng chấp thuận việc chuyển ra nước ngoài những đồ vật thừa kế hoặc chuyển số tiền bán được những tài sản thừa kế, nếu điều này là cần thiết.

Chương...

công nhận và thi hành các quy định

Điều...: các quy định được công nhận và được thi hành

1. Các nước ký kết và công nhận thi hành trên lãnh thổ của mình, theo quy định của Hiệp định naỳ, những quyết định dưới đây của nước ký kết kia:

a) Các quyết định dân sự gồm cả các vấn đề lao động, hôn nhân gia đình, các quy định khác theo quy định của Hiệp định này;

b) Các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự

c) Các quyết định của cơ quan trọng tài

2. Theo tinh thần quy định ở khoản 1 điều này các quyết định của toà án cũng bao gồm các quy định về thừa kế của cơ quan nước ký kết này có thẩm quyền giải quyết vụ chanh chấp về thừa kế liên quan đến công dân nước ký kết kia.

Điều...: Điều kiện công nhận và thi hành các quyết định.

Các quy định nêu ở điều... Hiệp định này sẽ được công nhận và thi hành trong những điều kiện sau:

a) Quyết định có hiệu lực pháp luật và cần được thi hành theo pháp luật của nước ký kết đã ra quy định đó.

b) Cơ quan đã ra quyết định là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của nước ký kết hoặc của Hiệp định này được yêu cầu công nhận hoặc thi hành quyết định này;

c) Trước đây chưa có một quyết định có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ kiện giữa các bên đương sự của cơ quan tư pháp nước ký kết được yêu cầu công nhận hoặc thi hành quyết định, hoặc trước đây nước ký kết được yêu cầu chưa công nhận một quyết định có hiệu lực pháp luật của nước thứ ba về cùng một vụ kiện đó.

d) Bên thua kiện đã không bị tước khả năng tham gia tố tụng và nếu thuộc trưòng hợp không có năng lực hành vi thì người ấy đã được thay mặt hợp pháp; giấy triệu tập đến phiên toà hoặc đơn khởi kiện đã được tống đạt hợp thức và kịp thời cho người đố.

e) Nước ký kết được yêu cầu thấy rằng việc công nhận hoặc thi hành quyết định không phương hại đến chủ quyền hoặc an ninh, hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của nước mình.

Điều...: điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan trọng tài.

Các quyết định của cơ quan trọng tài sẽ được công nhận và thi hành nếu, ngoài những điều kiện được quy định ở điều... Hiệp định này, còn có đủ những điều kiện sau;

a) Quyết định của trọng tài được ra trong phạm vi thẩm quyền và theo pháp luật được thoả thuận bằng một Hiệp nghị trọng tài hợp pháp.

b) Văn bản hiệp định trọng tài có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước ký kết nơi quyết định cần được công nhận và thi hành theo pháp luật của nước mà các đương sự thoả thuận và lựa chọn.

Điều...: Đơn xin thi hành quyết định và các giấy tờ kèm theo đơn.

1. Đơn xin thi hành quyết định được lập theo quy định của pháp luật nước ký kết đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp hoặc theo pháp luật nước ký kết được yêu cầu công nhận hoặc thi hành quyết định. Đơn được gửi đến toà án đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp. toà án sẽ chuyển đơn và các giấy tờ cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết được yêu cầu theo thể thức được quy định ở điều... Hiệp định này.

2. Kèm theo đơn phải gửi các giấy tờ sau:

a) Bản chính hoặc bản sao có thị thực quyết định kèm giấy xác nhận về việc quyết định đang có hiệu lực pháp luật và cần được thi hành, trừ phi bản thân quyết định đã làm rõ điều này;

b. Giấy xác nhận là bên thua kiện đã vứng mặt tại phiên Toà mặc dù đã được triệu tập kịp thời và hợp thức, và nếu không có năng lực hành vi thì người đó đã được uỷ quyền hợp pháp.

c. Bản dịch được chứng thực là dịch đúng đơn và các giấy tờ nói ở điểm a và b khoản 2 điều này.

3. Nếu là đơn xin thi hành quyết định của trọng tài thì còn phải gửi kèm theo bản dịch được chứng thực văn bản Hiệp nghị trọng tài.

Điều...: Thủ tục công nhận và thi hành quyết định.

1. Toà án nước ký kết được yêu cầu công nhận hoặc thi hành quyết định sẽ áp dụng pháp luật của nước mình để công nhận hoặc thi hành quyết định của nước ký kết yêu cầu.

2. Người thua kiện có thể xin chống việc công nhận và cho thi hành qđ, nếu pháp luật của nước ký kết đã quyết định cho phép thực hiện quyền kháng cáo đó.

3. Nếu việc thi hành quyết định bị chấm dứt trên lãnh thổ nước ký kết đã ra quyết định theo pháp luật của nước ký kết này, thì việc xem xét đơn xin thi hành hoặc các hoạt động thi hành quyết định tại nước ký kết được yêu cầu sẽ chấm dứt.

Điều...: Thi hành các quyết định về án phí

1. Nếu một đương sự được miễn cược án phí theo Điều.... của Hiệp định này lại bị một quyết định có hiệu lực pháp luật buộc phải chịu án phíthì cơ quan tư pháp của nước ký kết kia, theo yêu cầu của bên được hưởng, sẽ cho thi hành quyết định đó mà không thu một khoản nào.

2. Các quy định của Điều.... Hiệp định này về đơn xin thi hành quyết định và các giấy tờ kèm theo sẽ được áp dụng tương tự để thi hành các quyết định nói ở khoản 1 Điều này, Toà án thụ lý đơn xin thi hành quyết định về án phí đã có hiệu lực pháp luật và thi hành hay chưa mà không phải tiến hành các thủ tục tố tụng nào.

Điều....: Chuyển đồ vật và chuyển tiền.

Việc chuyển đò vật và chuyển tiền thi hành quyết định theo Hiệp định này sẽ tuân theo các quy định của pháp lý nước ký kết thực hiện việc chuyển đồ vật và chuyển tiền đó.

Các Điều khoản mẫu về hôn nhân - gia đình

Điều....: Kết hôn.

1. Việc kết hôn giữa công dân nước ký kết này với công dân nước ký kết kia phải tuân theo những điều kiện kết hôn do pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân quy định. Ngoài ra, người kết hôn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành hôn lễ về những trường hợp ngăn cấm kết hôn.

2. Nghi thức kết hôn do pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành việc kết hôn quy định.

Điều...: Quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng.

1. Quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng đnag cùng sống được quy định theo pháp luật của nước ký kết ở đó họ có nơi thường trú.

2. Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch mà người cư trú trên lãnh thổ nước ký kết này, người cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì quan hệ pháp luật về nhân thân và tài sản giữa hai vợ chồng sẽ theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân.

3. Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch mà người cư trú trên lãnh thổ nước ký kết này, người cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa hai vợ chồng sẽ theo pháp luật của nước ký kết mà ở đó họ có nơi cư trú cuối cùng.

4. Nếu hai vợ chồng nói ở khoản 3 Điều này mà không có nơi cư trú chung, thì áp dụng pháp luật của nước ký kết các cơ quan đại diện nhận đơn kiện.

5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng là cơ quan của nước ký kết được phép áp dụng của nước mình theo các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì thẩm quyền giải quyết của cả hai nước ký kết.

Điều...: Ly hôn

1. Nếu 2 vợ chồng cùng quốc tịch thì việc ly hôn sẽ tiến hành theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân khi đưa đơn ly hôn.

2. Nếu 2 vợ chồng không cùng quốc tịch, thì cơ quan tư pháp nhận đơn sẽ tiến hành tố tụng theo pháp luật của nước mình.

3. Trường hợp ly hôn nói tại khoản 1 điều này thì thẩm quyền giải quyết thuộc các cơ quan tư pháp của nước ký kết mà hai vợ chông là công dân khi đưa đơn ly hôn. Nếu khi đưa đơn ly hôn cả 2 vợ chồng cùng sống trên lãnh thổ nước ký kết kia thì các cơ quan tư pháp của nước ký kết kia cũng có thẩm quyền.

4. Trường hợp ly hôn nói tại khoản 2 điều này, cơ quan tư pháp có thẩm quyền là cơ quan tư pháp của nước mà cả 2 vợ chồng đang cư trú. Nếu 2 vợ chồng không cùng sống ở một nước ký kết thì cơ quan tư pháp của cả 2 nước ký kết đều có thẩm quyền .

Điều...: Công nhận hôn nhân vô hiệu.

1. Đối với việc xác định một hôn nhân là vô hiệu thì áp dụng điều... theo tinh thần về kết hôn.

3. Thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc công nhận hôn nhân vô hiệu được xác định theo các khoản 3,4 điều ly hôn... Hiệp định này.

Điều...: Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con.

1. Đối với việc xác nhận hay từ chối quan hệ cha mẹ và con sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân khi sinh ra.

2. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi họ đang cư trú.

3. Nếu cha mẹ hoặc một trong 2 người đang cư trú ở nước ký kết này, còn đứa trẻ lại cư trú ở nước ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái sẽ do pháp luật của nước có đứa trẻ đang cư trú quy định.

4. Cơ quan có thẩm quyền ra quy định về quan hệ pháp lý nói tại khoản 1 điều này là cơ quan tư pháp mà đứa trẻ là công dân, hoặc đang cư trú. Trường hợp nói tại khoản 2,3 điều này thẩm quyền giải quyết thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi nguyên đơn đang cư trú.

Điều...: nghĩa vụ cấp dưỡng.

1 . Đối với nghĩa vụ cấp dưõng giữa cha mẹ và con cái thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người đòi cấp dưỡng là công dân.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện nói tại khoản 1 điều này là cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi người đòi cấp dưỡng thường trú.

3. Hai nước ký kết sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm mọi nghĩa vụ cấp dưỡng và việc thi hành các bản án hoặc quy định khác của cơ quan tư pháp về cấp dưỡng. Hai nước ký kết sẽ làm những biện pháp tạo cho sự chuyển tiền cho trẻ em vị thành niên được ưu tiên và không hạn chế.

4. Trường hợp cơ quan tư pháp của nước ký kết này xét đơn đòi cấp dưỡng ở nước ký kết kia, cơ quan tư pháp nước ký kết kia khi thực hiện yêu cầu sẽ giúp đỡ việc xác định nguồn và số thu nhận của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều...: Nuôi con nuôi

1. Đối với việc nuôi con nuôi thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi là công dân khi nhận nuôi.

2. Việc nuôi con nuôi nhất thiết phải có sự đồng ý của đứa trẻ được nhận nuôi hoặc của người đại diện, nếu pháp luật của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân quy định như vậy.

3. Nếu vợ chồng cùng nhận nuôi đứa trẻ, mà chồng là công dân nước ký kết này, vợ là công dân nước ký kết kia thì áp dụng cả 2 nước ký kết.

4. Cơ quan có thẩm quyền trong việc nuôi con nuôi là cơ quan của nước ký kết mà người nhận nuôi là công dân. Trường hợp nói tại khoản 3 điều này cơ quan có thẩm quyền là cơ quan của nước ký kết nơi vợ chồng đang hoặc đã có nơi thường trú chung cuối cùng. Trường hợp họ không có nơi cư trú chung thì các cơ quan của cả 2 nước ký kết có thẩm quyền.

5. Những quy định nói tại các khoản trên cũng được áp dụng tương tự khi huỷ bỏ việc nuôi con.

Điều...: Giám hộ và trợ tá.

1. Việc đặt giám hộ với công dân của nước ký kết địa phương cơ quan nước ký kết mà người được giám hộ là công dân thực hiện theo pháp luật nước minh nếu hiệp định này không quy định khác.

2. Điều kiện đặt hoặc huỷ bỏ giám hộ được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người được giám hộ là công dân.

3. Quan hệ pháp lý giữa người giám hộ và người được giám hộ được xác định theo pháp luật của nước ký kết có cơ quan đã chỉ định người giám hộ.

4. Nghĩa vụ nhận giám hộ được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người giám hộ là công dân.

5. Công dân nước ký kết này có thể được chỉ định làm người giám hộ cho một người đang cư trú trên lãnh thổ cuả nước ký kết kia nếu công dân đó đang cư trú trên lãnh thổ nước ký kết nơi sẽ thực hiện giám hộ.

6. Những quy định về giám hộ được áp dụng cho người trợ tá.

Điều...: Trường hợp đặc biệt chỉ định người giám hộ.

1. Khi càn chỉ định người giám hộ cho công dân nước ký kết này, nhưng họ lại có nơi thường trú, tạm trú hoặc tài sản để lại trên lãnh thổ của nước ký kết kia, thì cơ quan nước ký kết này thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền nói tại khoản 1 điều...(giám hộ và trợ tá).

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan của nước ký kết kia sẽ áp dụng các biện pháp tạm thời cần thiết theo pháp luật của nước mình và thông báo kịp thời việc này cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định nói tại khoản 1 điều... (chuyển giao việc giám hộ). Những biện pháp này được duy trì cho đến khi cơ quan giám hộ ra quyết định khác.

Điều...: chuyển giao việc giám hộ.

1. Cơ quan của nước ký kết mà người được giám hộ là công dân có thể đề nghị cơ quan của nước ký kết kia đặt áp dụng những biện pháp tạm thời nếu người này đang thuờng trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia, Cơ quan được yêu cầu sẽ thông báo cho cơ quan yêu cầu về việcđặt giám hộ hoặc về những biện pháp ạm thời sẽ được áp dụng.

2. Nếu người giám hộ là công dân nước ký kết này lại thường trú trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì cơ quan đã chỉ định giám hộ có thể yêu cầu cơ quan của nước ký kết kia tiếp tục thực hiện việc giám hộ. Việc chuyển giao giám hộ có hiệu lực khi cơ quan được yêu cầu tiếp nhận giám hộ và yêu cầu việc này và thông báo việc này cho cơ quan yêu cầu.

3. Cơ quan đã tiếp nhận giám hộ thực hiện việc giám hộ theo pháp luật của nước mình, nhưng đối với vấn đề năng lực pháp lý và năng lực hành vi thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà người được giám hộ là công dân. Cơ quan tiếp nhận không có quyền ra quy định về các vấn đề có liên quan đến quy chế nhân thân của người được giám hộ.

Phần tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự .

Chương....: tiến hành truy tố hình sự

Điều...: Nghĩa vụ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Mỗi nước ký kết có nghĩa vụ, thể theo yêu cầu của nước ký kết kia tiến hành việc truy cứu hình sự phù hợp với pháp luật những công dân của mình đã có hành vi phạm tội trên lãnh thổ của nước ký kết kia.

2. Đơn tiến hành yêu cầu truy tố hình sự của người bị hại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền phù hợp với pháp luật và trong thời hạn quy định của nước ký kết này cũng có giá trị trên lãnh thổ của nước ký kết kia.

3. Những người bị thiệt hại do tội phạm đã dẫn đến việc uỷ thác tiến hành truy tố hình sự gây ra sẽ được tham gia vụ án, nếu họ nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều...: Thủ tục uỷ thác tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Văn bản uỷ thác tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải có các điểm sau:

a) Tên cơ quan yêu cầu.

b) Mô tả hành vi dẫn đến uỷ thác tiến hành việc truy cứu hình sự.

c) Nêu càng chính xác càng tốt thời gian và địa điểm phạm tội.

d) Điều khoản Luật hình sự của nước ký kết yêu cầu được áp dụng, cùng những quy định của pháp luật khác có ý nghĩa quan trọng đối với việc xét xử vụ án.

e) Họ tên, quốc tịch nơi thường trú hoặc tạm trú của người đã có hành vi phạm tội cũng như những tin tức khác về nhân thân cuả người đó.

f) Đơn của người bị hại nếu vụ án được khởi tố theo yêu cầu của họ và các đơn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại khác.

g) Tin tức và mức độ thiệt hại, nếu thiệt hại dó do tội phạm gây ra.

Kèm theo văn bản uỷ thác phải gửi hồ sơ truy tố hình sự và những chứng cứ mà nước ký kết yêu cầu đã thu thập được.

2. Nếu vào thời điểm gửi văn bản uỷ thác tiến hành việc truy cứu hình sự mà bị can đang bị tạm giam trên lãnh thổ nước ký kết yêu cầu thì phải dẫn giải người này về nước ký kết được yêu cầu.

3. Nước ký kết được yêu cầu có nghĩa vụ thông báo cho nước ký kết yêu cầu biết và quyết định cuối cùng. Nếu có đề nghị cuả nước ký kết yêu cầu thì nước ký kết được yêu cầu phải gửi bản sao quyết định cuối cùng đó.

Điều...: Hiệu qủa của việc tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu nước ký kết đã gửi văn bản uỷ thác tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều của Hiệp định này thì sau khi cơ quan của nước ký kết được yêu cầu đó ra một bản sao có hiệu lực pháp luật hoặc ra một bản án cuối cùng khác thì cơ quan của nước ký kết yêu cầu không được khởi tố vụ án hình sự nữa còn nếu đã khởi tố thì phải đình chỉ.

Những vấn đề khác thuộc tương trợ tư pháp về hình sự .

Điều...: Chuyển giao vật liên quan đến vụ án.

1. Các nước ký kết thể theo yêu cầu của nhau có nghĩa vụ chuyển giao cho nhau.

a) Những vật hoặc trị giá của những vật do tội phạm mà có.

b) Những vật có ý nghĩa chứng cứ trong vụ án hình sự những vật này có nghĩa vụ chuyển giao cả trong truờng hợp dẫn độ người phạm tội không thể thực hiện được do người này đã chết, đã chạy trốn hoặc vì những hoàn cảnh khác.

2. Nếu những vật yêu cầu chuyển giao lại còn thiếu đối với nước ký kết được yêu cầu với tính cách là chứng cứ trong vụ án hình sự thì những việc chuyển giao có thể được xét lại cho đến khi kết thúc việc xét xử vụ án.

3. Quyền của người thứ ba đối với các vật đã được chuyển giao cho nước yêu cầu đã được bảo đảm. Sau khi kết thúc tố tụng hình sự những vật trên sẽ được trả lại vô điều kiện cho nước ký kết đã chuyển giao. Nếu không bị hại gì cho tố tụng thì trước khi xét xử xong có thể trả cho chủ sở hữu. Nếu người có quyền đối với những vật ấy đang ở nước ký kết yêu cầu thì nước này sau khi được sự thoả thuận của nước ký kết kia, sẽ trả những vật kể trên cho người đó.

Điều...: Thông báo về các bản án buộc tôị và thông tin về án tích.

1. Hàng năm, các nước ký kết sẽ thông báo cho nhau tin tức về những bản án buộc tội đã có bản án hiệu lực mà các toà án của nuức ký kết này đã tuyên đối với công dân của nước ký kết kia.

2. Khi có yêu cầu, các nước ký kết sẽ cung cấp cho nhau những thông tin về án tích của những người trước đây đã bị toà án của nước mình kết án nếu những người đó đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên lãnh thổ của nước ký kết yêu cầu.

Chương...: Dẫn độ

Điều...: Trách nhiệm dẫn độ.

căn cứ vào các điều kiện đã được Hiệp định này quy định nước ký kết có trách nhiệm dẫn độ những người đang có mặt trên lãnh thổ của mình cho nước ký kết yêu cầu để giải quyết việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án hình sự.

Điều...: Điều kiện dẫn độ.

Chỉ dẫn độ những người có hành vi phạm tội mà theo pháp luật cả 2 nước ký kết có thể phạt trên 1 năm tù hoặc hình phạt nặng hơn.

Việc dẫn độ để thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật chỉ được thực hiện với những người phạm tội bị phạt tù 1 năm tù trở lên hoặc bị phạt nặng hơn.

Điều...: Những trường hợp được từ chối dẫn độ.

1. Sẽ không dẫn độ những trường hợp sau:

a) Người bị dẫn độ là công dân của nước ký kết được yêu cầu dẫn độ.

b) Đối với người bị yêu cầu dẫn độ, về cùng một hành vi phạm tội đã có một bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc một quyết định đình chỉ tố tụng hình sự của nước ký kết yêu cầu dẫn độ.

c) Theo pháp luật của nước ký kết được yêu cầu dẫn độ, đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc hết thời hạn thi hành án hình sự.

d) Theo pháp luật của nước ký kết đựoc yêu cầu không thể chấp nhận việc dẫn độ.

2. Trong trường hợp từ chối dẫn độ, nước ký kết được yêu cầu có trách nhiệm thông báo cho nước ký kết yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

Điều...: Văn bản yêu cầu dẫn độ.

1. Văn bản yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự phải kèm bản sao lệnh bắt giữ người phạm tội có thị thực và bản mô tả hành vi phạm tội, đầu điều Luật hình sự dùng làm căn cứ pháp lý cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người bị dẫn độ.

2. Văn bản yêu cầu dẫn độ để thi hành án phải kèm theo một bản sao đã có hiệu lực pháp luật. Nếu người bị dẫn độ dã chấp hành một phần hình phạt thì phải có văn bản xác nhận về việc này của cơ quan thi hành án của nước ký kết yêu cầu dẫn độ.

Điều...: Bổ sung tài liệu về yêu cầu dẫn độ.

Nếu văn bản yêu cầu dẫn độ chưa đủ những việc cần thiết cho việc yêu cầu dẫn độ, nước ký kết được yêu cầu có thể đòi nước ký kết kia bổ sung. Theo đề nghị của nước ký kết yêu cầu, thời hạn này có thể được gia hạn nhưng tối đa không quá... tháng.

Cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết được yêu cầu có thể đình chỉ việc dẫn độ và trả tự do cho người bắt giữ nếu sau thời hạn quy định cho việc bổ sung tài liệu về dẫn độ, không nhận được những tài liệu bổ sun cần thiết.

Điều...: Bắt giữ để dẫn độ.

Sau khi nhận được văn bản yêu cầu dẫn độ, nước ký kết được yêu cầu sẽ tiến hành ngay những biện pháp cần thiết theo pháp luật của nước mình để bắt giữ người bị dẫn độ.

Điều...: Bắt giữ trước khi nhận được yêu cầu dẫn độ.

1. Theo yêu cầu của nước ký kết kia, nước ký kết này có thể bắt giữ người phạm tội trước khi nhận được văn bản yêu cầu dẫn độ, nếu cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu viện dẫn một lệnh bắt hoặc một bản án đã có một hiệu lực pháp luật sẽ được chuyển cho nước được yêu cầu trong thời gian ngắn nhất. yêu cầu bắt giữ có thể chuyển bằng bưu chính, điện thoại, điện tín hoặc các phương tiện khác.

2. Trong trường hợp tuy không có yêu cầu theo khoản 1 điều này cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước ký kết có thể bắt giữ những người đang ở trên lãnh thổ của nước mình, nếu có đủ căn cứ xác đáng để xác nhận người đó đã phạm tội đưa đến việc dẫn độ cho nước ký kết kia theo Hiệp định này.

3. Việc bắt giữ theo các khoản 1, 2 này phải thông báo cho ngay nước ký kết kia biết.

Điều...: Trả tự do cho người bắt giữ.

Người bị bắt giữ theo quy định của điều... Hiệp định này sẽ được trả tự do, nếu nước ký kết đã thực hiện bắt giữ nhưng không nhận được yêu cầu dẫn độ của nước ký kết kia trong vòng 30 ngày kể tù ngày thực hiện lệnh bắt để dẫn độ. Việc trả tự do cho người bắt giữ cần thông báo cho nước ký kết kia biết.

Điều...: Hoãn dẫn độ.

Nếu người bị dẫn độ đang là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự hoặc đã bị kết án vì một tội phạm khác đã thực hiện trên lãnh thổ của nước ký kết được yêu cầu, thì có thể hoãn dẫn độ cho đến khi kết thúc việc xét xử hoặc cho đến khi thi hành xong hình phạt.

Điều...: Dẫn độ tạm thời.

1 . Nếu việc dẫn độ có thể đưa đến hết thời hạn hoặc gây trở ngại lớn cho việc tiến hành tố tụng hình sự của vụ án, thì người bị yêu cầu dẫn độ có thể dẫn độ tạm thời theo yêu cầu của nước ký kết.

2. Người bị dẫn độ tạm thời cần được trao trả lại cho nước ký kết đã được dẫn độ ngay sau khi kết thúc các hoạt động tố tụng hình sự của vụ án đã được nêu trong văn bản dẫn độ.

Điều...: Giao cho người bị dẫn độ.

Nước ký kết được yêu cầu sẽ thông báo cho nước ký kết yêu cầu về địa điểm và thời gian giao người bị dẫn độ. Nếu nước ký kết yêu cầu dẫn độ không tiếp nhận việc người bị dẫn độ trong vòng 15 ngày kể từ ngày ấn định để dẫn độ, thì người bị dẫn độ sẽ được trả tự do. Thời gian giao người bị dẫn độ có thể kéo dài, nhưng tối đa không quá 15 ngày.

Điều...: Dẫn độ lại.

Nếu người bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không chấp hành hình phạt và quay trở lại nước ký kết được yêu cầu , thì người đó sẽ bị dẫn độ lại theo yêu cầu của nước ký kết kia. yêu cầu dẫn độ lại không phải kèm theo những yêu cầu quy định ở Hiệp định này.

Điều...: Giải quyết xung đột giữa các yêu cầu dẫn độ.

Nếu nhiều nước yêu cầu dẫn độ cùng một người thì nước ký kết được yêu cầu sẽ xem xét yêu cầu của từng nước để dẫn độ cho một nước. Việc không thoả mãn yêu cầu của những nước khác cần thông báo và nêu rõ lý do.

Điều...: Giới hạn của việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ.

1. Nếu không có sự đồng ý của nước ký kết đã cho dẫn độ thì không được truy cứu trách nhiệm hình sự, không được bắt chấp hành hình phạt về một tội phạm mà người bị dẫn độ trước khi bị dẫn độ đã thực hiện và không phải là căn cứ để dẫn độ.

2. Nếu không có sự đồng ý của nước ký kết đã cho dẫn độ thì không được giao người bị dẫn độ cho một nước thứ ba.

3. Không cần có sự đồng ý của nước ký kết đã cho dẫn độ những trường hợp sau:

a) Người bị dẫn độ mặc dù không phải là công dân nước ký kết yêu cầu dẫn độ và mặc dù có điều kiện đã không rời khỏi lãnh thổ của nước yêu cầu dẫn độ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày kết thúc tố tụng hình sự hoặc thi hành xong hình phạt.

Không tính vào thời hạn này những ngày người bị dẫn độ không thể rời khỏi nước yêu cầu dẫn độ vì những lý do ngoài ý muốn của họ.

b) Sau khi rời khỏi nước ký kết yêu cầu dẫn độ, người bị dẫn độ đã tự ý trở lại nước này.

Điều...: Thông báo về kết quả tố tụng hình sự.

Nước ký kết có yêu cầu dẫn độ có trách nhiệm thông báo cho nước ký kết kia về kết quả tố tụng hình sự đã tiến hành đối với người bị dẫn độ. Nếu bản án đã có hiệu lực pháp luật thì sẽ gửi cho nước ký kết kia một bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều...: Chuyển giao đồ vật có liên quan đến việc dẫn độ.

1. Những đồ vật thuộc về vật chứng trong vụ án hình sự mà người bị dẫn độ là bị can, bị cáo, đều phải chuyển giao cho nước ký kết yêu cầu. Cũng chuyển giao các đồ vật này cả trong trường hợp không thực hiện việc dẫn độ vì lý do người bị dẫn độ chết, bỏ trốn hoặc vì một lý do khác.

2. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng của nước ký kết được yêu cầu cần những đồ vật cần nêu ở khoản 1 điều này làm vật chứng trong vụ án khác thì có thể hoãn việc chuyển giao đồ vật đó.

3. Các quyền lợi của những người thứ ba đối với các đồ vật kể trên đều được bảo đảm, sau khi kết thúc tố tụng hình sự, nước ký kết yêu cầu sẽ chuyển lại các đồ vật này cho nước ký kết đựoc yêu cầu để trả lại cho những người có quyền lợi đó. Trong trường hợp những người có quyền lợi lại ở nước ký kết được yêu cầu sẽ chuyển giao thẳng cho những người đó.

Chương... điều khoản cuối cùng

điều...: Phê chuẩn, hiệu lực, sửa đổi, bổ sung và huỷ bỏ hiệp ước.

1. Hiệp ước này phải được phê chuẩn phù hợp với thủ tục pháp luật của 2 nước ký kết và bắt đầu có hiệu lực sau... ngày (hoặc vào ngày thứ...), kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Việc tiến hành các văn kiện phê chuẩn sẽ tiến hành tại...

2. Hiệp ước này có giá trị không hạn định, trừ trường hợp một trong 2 nước ký kết gửi cho nước ký kết kia văn bản yêu cầu huỷ bỏ Hiệp ước. Trong trường hợp này hiệp ước sẽ tiếp tục có giá trị trong trường hợp 1 năm hoặc hơn, kể từ ngày nước ký kết kia nhận văn bản yêu cầu huỷ bỏ Hiệp ước.

3. Hiệp ước này có thể được thay đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của mỗi nước ký kết. Việc sửa đổi hoặc bổ sung bằng việc ký kết nghị định thư.

Làm tại..., ngày...tháng...năm...thành 2 bản gốc, mỗi bản được viết bằng tiếng việt và tiếng...(của quốc gia hữu quan), cả 2 văn bản đều có giá trị chính thức như nhau.

Để làm bằng, những người được uỷ quyền của 2 nước ký kết đã ký hiệp ước này.

Thừa uỷ quyền Thừa uỷ quyền ...

Hội đồng Nhà nước (tên cơ quan uỷ quyền

Cộng hoà xã hội chủ và tên quốc gia hữu quan)

nghĩa Việt Nam

 

 

 

Mục II - các chuyên đề về lý luận và thực tiễn hiệp định tương trợ tư pháp

phần i

lý luận và thực tiễn điều ước quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp một số vấn đề liên quan đến việc ký kết và thi hành điều ước về tư pháp quốc tế

Phạm Ngọc Chi - PTS Luật

1. ký kết điều ước quốc tế là hoạt động tạo thêm cơ sở cho điều chỉnh tư pháp quốc tế.

Tư pháp quốc tế là ngành Luật liên quan nhiều tới Luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng. Nhưng quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ tài sản, nhân thân, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có nhân tố nước ngoài. Điều này cho thấy rằng một quan hệ dân sự hay lao động... có nhân tố nước ngoài có liên quan đến ít nhất tới 2 hệ thống Luật quốc gia. Từ đó, để xử lý một quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT, thông thường người ta phải căn cứ vào Luật và tập quán của nước mình của nước ngoài hưũ quan, hoặc căn cứ vào tập quán điều ước quốc tế có liên quan mà nước mình đã ký kết. Nói cách khác, để điều chỉnh những quan hệ tư pháp quốc tế người ta không chỉ căn cứ vào những quan hệ xung đột.

Thực tế cho thấy, quy phạm xung đột là quy phạm được sử dụng chủ yếu để giải quyết những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT bởi vì xung đột Luật là hiện tượng phổ biến trong TPQT. Trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của các nước không đồng đều, tập quán và lịch sử của các nước khác biệt nhau, điều kiện thực tế ở các nước không giống nhau. Tất cả những nhân tố này dẫn đến sự khác nhau về nội dung, cách giải thích và áp dụng Luật ở các nước. Chúng ta đã chứng kiến trường hơp 2 nước cùng áp dụng nguyên vẹn 1 đạo Luật không hề có một sự thay đổi nào về điều khoản cũng như về nội dung điều khoản. Nhưng cách giải quyết và áp dụng các quy phạm của đạo Luật này ở 2 nước lại khác nhau. Điều này đã dẫn đến những kết quả khác nhau giữa 2 nước khi áp dụng các quy phạm đó. Ngay cả trong trường hợp các nước có cùng một chế độ kinh tế - xã hội, nội dung pháp luật của các nước này cũng không thể giống nhau. Từ đó, việc áp dụng quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế rất hạn chế về số lượng quy phạm cũng như về phạm vi điều chỉnh

Quy phạm xung đột bao gồm:

a) Quy phạm xung đột do quốc gia xây dựng và nằm trong quy phạm văn bản của quốc gia.

b) quy phạm xung đột thống nhất do các quốc gia thoả thuận xây dựng nên bằng cách ký kết điều ước quốc tế. Trong trường hợp xung đột Luật là hiên tượng phổ biến thì việc xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất là rất càn thiết, hay nói đúng hơn là không thể tránh khỏi, để có thêm cơ sở pháp lý giải quyết những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Thực tiễn tư pháp quốc tế là khẳng định rằng việc xây dựng và áp dụng pháp luật thống nhất là biện pháp chủ yếu để giải quyết xung đột Luật. Tuy nhiên, quy phạm xung đột không quy định cụ thể quyền và nhiệm vụ của các bên đương sự trong từng quan hệ mà nó chỉ dẫn đến Luật của một nước được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ Luật có liên quan.

Để giải quyết xung đột Luật, ngoài việc các quốc gia cùng nhau xây dựng các xung đột Luật, các quốc gia còn xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất. Việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất cũng được tiến hành bằng cách ký kết điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên. Người ta coi việc xây dựng quy phạm thực chất thống nhất thông qua ký kết điều ước quốc tế là biện pháp giải quyết các xung đột Luật là hiệu quả nhất. Sở dĩ như vậy là khác với quy phạm xung đột, quy phạm thực chất thống nhất trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong những quan hệ tư pháp quốc tế. Chính vì vậy mà đối với cơ quan xét xử, vấn đề chọn Luật để đặt ra, từ đó tránh những điều phức tạp trong việc áp dụng Luật nước ngoài và như vậy thì việc xét xử sẽ nhanh gọn. Cho nên việc xây dựng quy phạm thực chất thống nhất cũng là một yêu cầu của điều chỉnh tư pháp quốc tế. Mặt khác cần phải thấy rằng việc áp dụng quy phạm xung đột thống nhất cuối cùng vẫn dẫn đến việc áp dụng Luật của một nước ngoài với những phiền phức của nó. Trước tình hình này sự lựa chọn thích hợp nhất là đẩy nhanh quá trình xây dựng quy phạm thực chất thống nhất.

Có thể nói quy phạm xung đột thống nhấtlà những bộ phận cần thiết của tư pháp quốc tế vì chúng tạo thêm cơ sở và điều kiện thuận lợi cho sự điều chỉnh tư pháp quốc tế. Con đường duy nhất để xây dựng quy phạm xung đột thống nhất và quy phạm thực chất thống nhất là các quốc gia thông qua đàm phán, thương lượng để ký kết các điều ước quốc tế 2 bên hoặc nhiều bên về tư pháp quốc tế. Do vậy, việc ký kết điều ước về tư pháp quốc tế là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động tư pháp quốc tế. Đối với Việt Nam, việc ký kết các điều ước về tư pháp quốc tế với nước ngoài là một yêu cầu bức thiết được đặt ra trong công tác xây dựng Luật mà chúng ta đang khẩn trương tiến hành, đặc biệt là trong bối cảnh đời sống kinh tế thế giới đang được quốc tế hoá ngày càng mạnh.

2. Các điều ước về tư pháp quốc tế cần ký kết.

 

Xu hướng hiện nay là các quốc gia ngày càng ký kết nhiều điều ước quốc tế để thống nhất cách điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi của TPQT, thống nhất cách giải quyết xung đột trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội này.

Điều ước về tư pháp quốc tế là những điều ước giải quyết những quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng dân sự có nhiều nhân tố nước ngoài. Hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế là sự xung đột Luật. Hơn nữa chúng ta còn chứng kiến trong nhiều trường hợp những quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, dân sự có nhân tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất hay quy phạm xung đột, tức là trong trường hợp của các nước còn thiếu những quy phạm tư pháp quốc tế thích ứng, trong khi đó đièu ước quốc tế chưa được ký kết để điều chỉnh loại quan hệ này. Thực tế đó đặt ra cho công tác ký kết điều ước về tư pháp quốc tế là phải làm thế nào cho điều ước về tư pháp quốc tế được ký với nước ngoài cùng với Luật trong nước tạo ra được một hệ thống nguyên tắc và quy phạm đầy đủ và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh tư pháp quốc tế của nước mình.

Xét về mặt tính chất quy phạm được pháp điện hoá trong điều ước thì điều ước về tư pháp quốc tế có thể chế định những quy phạm thực chất thôngs nhất để điều chỉnh một trong nhiều quan hệ tư pháp quốc tế. Cũng có những điều ước chỉ xây dựng quy phạm xung đột thống nhất, tức là các bên ký kết thống nhất thoả thuận những quy phạm xung đột của nhau. Cũng có những điều ước bao gồm cả những quy phạm thực chất thống nhất và cả quy phạm xung đột thống nhất.

Xét về mặt nội dung của điều ước thì người ta có thể căn cứ vào những loại quan hệ xã hội mà điều ước điều chỉnh để phân biệt điều ước về tư pháp quốc tế thành điều ước về tố tụng, điều ước về thừa kế, hôn nhân gia đình...

Giữa các nước XHCN trước tiên chúng ta phải kể đến điều ước về kinh tế, đặc biệt là điều lệ về của HĐTTTP, trong đó quy định những nguyên tắc làm cơ sở cho hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật cho các nước trong hội viên. Hiệp định thương mại là một bộ phận quan trọng của điều ước về kinh tế giữa các nước XHCN. Nó quy định những cơ sở pháp lý chung để phát triển loại quan hệ kinh tế, thừa nhận quan hệ pháp nhân của các nước ký kết và nghĩa vụ thi hành nghị quyết của trọng tài về những tranh chấp giữa các tổ chức của các bên ký kết. Thuộc hiệp định thương mại chúng ta phải kể đến hiệp định tay đôi về giao hàng, hợp đồng pháp lý dân sự giữa các tổ chức ngoại thương, các loại điều ước về thanh toán tín dụng, ngân hàng... Trong lĩnh vực thương mại chúng ta cần chú ý hiệp định về điều kiện chung giao hàng được ký kết giữa các nuớc thành viên hội đồng tương trợ kinh tế. Các điều ước về vận tải quốc tế cùng những hợp đồng về mậu dịch đối ngoại đó là những điều ước giữ vị trí quan trọng trong điều chỉnh quan hệ trái vụ. Sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế còn được thể hiện trong những điều kiện về viện trợ kỹ thuật, trong đó chứa đựng những quy định về trao đổi thông tin, chuyển giao kỹ thuật, chuyên gia khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ, cung cấp mẫu mã của sản phẩm công nghiệp, quyền phát minh sáng chế... Quan hệ kinh tế phát triển đưa đến việc ký kết ngày càng nhiều điều ước về đầu tư, hợp tác liên doanh trong sản xuất, khoa học - kỹ thuật, và hợp tác lao động. Đó là những điều ước liên quan nhiều tới sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Những điều ước chiếm một vị trí quan trọng trong điều chỉnh tư pháp quốc tế là những điều ước về giải quyết xung đột luật, điều ước về tố tụng dân sự, điều ước về tương trợ tư pháp.

Về vấn đề xung đột Luật nói riêng thì những quy phạm được xung đột được ấn định trong những điều ước về năng lực hành vi, mất tích, quan hệ hôn nhân gia đình về thừa kế. vấn đề "chọn Luật" để áp dụng khi xảy ra xung đột Luật để giải quyết trong các hiệp định này. Để bảo vệ quyền của công dân, các nước thường ký những hiệp định về quốc tịch (đặc biệt là vấn đề của người có 2 quốc tịch) hiệp định lãnh sự. Cần nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hiệp định lãnh sự trong điều chỉnh tư pháp quốc tế, bởi vì trong các hiệp định này người ta thường quy định chức năng tư pháp của các cơ quan lãnh sự, tức là xây dựng những quy phạm về việc lãnh sự đại diện cho công dân nước mình, và thực hiện công tác trước bạ.

Điều ước quốc tế tay đôi về tố tụng có ý nghĩa đặc biệt to lớn vì nó hình thức pháp lý chủ yếu để giải quyết vấn đề tố tụng dân sự quốc tế. Trong điều ước về tổ tụng trước hết phải kể đến hiệp định tương trợ tư pháp trong các vụ viện dân sự hôn nhân gia đình, lao động và hình sự có nhân tố nước ngoài.

Cho đến nay, một loại hiệp định về tố tụng dân sự và tương trợ tư pháp đã được ký kết giữa các nước XHCN. Những hiệp định này tạo thành một hệ thống quy phạm xung đột và thực chất thống nhất trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, củng cố và phát triển sự hợp tác pháp lý nói riêng và quan hệ hợp tác giúp đỡ nói chung giữa các nươc XHCN.

Tất cả các Hiệp định này đều được ký kết trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau cùng giúp đỡ nhau và hợp tác trên tinh thần anh em.

Nghiên cứu những hiệp định này chúng ta thấy chúng bao trùm một phạm vi điều chỉnh rộng lớn những vấn đề hợp tác quốc tế, một phạm vi vượt ra khỏi khuôn khổ tương trợ tư pháp theo nghĩa thông thường, sự thể là những hiệp định này điều chỉnh các vấn đề.

- Địa vị tố tụng dân sự của công dân của các nước ký kết hiệp định.

- Bảo hộ pháp lý cho công dân.

- Thẩm quyền của các cơ quan tư pháp về các loại vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, lao động.

- Uỷ thác tư pháp.

- Công nhận và thi hành quy định của cơ quan tư pháp.

- Trao đổi thông tin về pháp luật hiện hành.

- Chuyển giao hồ sơ.

- Hợp tác pháp lý trong các vụ việc dân sự, hình sự.

- Xung đột Luật.

Cần nhận xét thêm rằng nội dung của các hiệp định nói trên giữa các nước XHCN về cơ bản là giống nhau, nhưng vấn đề được nêu trong hội nghị về nguyên tắc giải quyết theo cùng một phương pháp và các quy phạm riêng có thể nói là trùng khớp.

Cho đến nay Liên xô và một số nước XHCN khác đã ký một số hiệp định tay đôi về tương trợ tư pháp với môt vài nước XHCN. Vấn đề được tất cả các hiệp định này đề cập là vấn đề thực hiện uỷ thác tư pháp. Ngoài ra một số vấn đề khác cũng được đề cập như những vấn đề bảo hộ pháp lý, công nhận và thi hành các bản án, chuyển giao tội phạm, truy cứu hình sự. Từ đó, có thể nói rằng vấn đề uỷ thác tư pháp là vấn đề chủ yêu trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa được ký giữa môt số nước XHCN với một số nước TBCN.

Cho đến nay nhiều công ước về tư pháp quốc tế đã được ký kết. Trong số các công ước này đáng chú ý là công ước LaHay về tố tụng dân sự (ký năm 1986, sửa đổi vào những năm 1905-1954). Sau lần sửa đổi vào những năm 1954 Liên xô, Hungari, Ba Lan, Rumani, Tiệp khắc đã tham gia công ước này. Công ước điều chỉnh các vấn đề: chuyển giao hồ sơ của toà án thực hiện uỷ thác tư pháp về một số hành vi tố tụng riêng lẻ, miễn lệ phí xét xử cho người nước ngoài, tương trợ tư pháp miễn lệ phí... Việc chuyển giao người bị kết án tước quyền tự do cho nước mà người đó là công dân công ước Beclin điều chỉnh.

Những vấn đề về tố tụng dân sự quốc tế còn được điều chỉnh trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961.

Về Toà án trọng tài có Công ước Newyork về công nhận và cho thi hành Nghị quyết của Toà án trọng tài nước ngoài năm 1958 (Liên Xô cũ và một vài nước XHCN đã ký hoặc tham gia) Công ước giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp pháp lý dân sự phát sinh từ quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đã được ký kết giữa các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế.

Như vậy chúng ta thấy rằng Điều ước về tư pháp quốc tế vô cùng đa dạng, trong đó những Điều ước về tố tụng dân sự quốc tế và tương trợ tư pháp đương nhiên chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nếu chỉ nói đến hay chỉ quan tâm Điều ước về tố tụng dân sự và về tương trợ tư pháp trong ký kết Điều ước và tư pháp quốc tế nói riêng và điều chỉnh tư pháp quốc tế nói chung thì chưa đủ cả về lý luận cũng như về thực tiễn. Trong điều kiện ngành tư pháp quốc tế của Việt Nam còn rất non trẻ và những quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và tố tụng giữa Việt Nam với nước ngoài ngày càng phát triển thì việc nghiên cứu để xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật xung đột và thực chất thống nhất hông qua ký kết các Điều ước có liên quan, đặc biệt là thông qua ký kết các Điều ước chuyên về tư pháp quốc tế là việc làm cần thiết, cấp bách đồng thời cũng là việc làm rất hệ trọng vì nó liên quan đến vấn đề bảo vệ tối đa lợi ích của Nhà nước và của công dân, đến giá trị hiệu lực của Điều ước quốc tế.

3. Một số yêu cầu về ký kết và thi hành Điều ước quốc tế cần được đáp ứng.

Việc ký kết và cho thi hành Điều ước quốc tế là thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế và Điều ước, cụ thể là Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. Các Điều ước về tư pháp quốc tế cũng thuộc Điều ước quốc tế. Do vậy, việc ký kết và thi hành Điều ước về tư pháp quốc tế cũng phải tuân theo những quy định của Công ước Viên.

Chúng ta đã từng chứng kiến và xử lý những hậu quả do những việc làm không đúng với Luật quốc tế trong ký kết và thi hành Điều ước. Thực tiễn này đòi hỏi phải làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về ký kết và thi hành Điều ước quốc tế, đặc biệt là thủ tục ký kết.

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận, được thể hiện một cách công khai giữa hai một số chủ thể của Luật quốc tế để điều chỉnh những quan hệ giữa họ bằng cách ấn định các quyền và nghĩa vụ lẫn cho nhau trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - khoa học kỹ thuật - văn hoá...

Trước hết Công ước Viên khẳng định quốc gia có quyền ký kết Điều ước cũng như có thẩm quyền tham gia Điều ước nhiều bên (phổ cập, khu vực - Đ.6). Tuy nhiên, giữa ký kết Điều ước với tham gia Điều ước có khác nhau. Thực hiện chủ quyền của mình, quốc gia có quyền ký kết các Điều ước mà quốc gia xét thấy cần thiết. Còn quyền của quốc gia tham gia Điều ước này hay Điều ước khác lại tuỳ thuộc vào loại Điều ước và vào các lợi ích của quốc gia xét theo đối tượng của Điều ước. Dựa vào số lượng chủ thể tham gia, người ta chia Điều ước thành Điều ước hai bên và Điều ước nhiều bên. Điều ước nhiều bên lại được phân thành Điều ước chung (phổ cập) hay Điều ước khu vực.

Theo định nghĩa được ghi trong văn bản cuối cùng của Hội nghị Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 Điều ước phổ cập nhiều bên là Điều ước liên quan đến pháp điển hoá Luật quốc tế mà đối tượng và mục tiêu của nó là sự quan tâm đối với cả cộng đồng quốc tế. Nhưng Điều ước này cần phải được để ngỏ để tất cả các quốc gia tham gia. Còn Điều ước khu vực là Điều ước giới hạn số lượng quốc gia tham gia (Các ở cùng một khu vực địa lý). Điều này đã được quy định tại Đ.52 Hiến chương của Liên hiệp quốc, ký kết nói về quyền ký kết các Điều ước khu vực.

Bất kỳ quốc gia nào, bất kể công nhận hay không được công nhận, đều có toàn quyền tham gia Điều ước quốc tế. Viện cớ chưa được công nhận để bác bỏ quyền tham gia là trái với Luật quốc tế. Tuy nhiên, khi ký kết hoặc gia nhập Điều ước, quốc gia có quyền bảo lưu về vấn đề công nhận.

Có thể nói rằng một Điều ước quốc tế được ký kết thông thường phải trải qua 4 bước: đàm phán, ký kết, phê chuẩn và đăng ký. Mỗi bước được đòi hỏi phải tiến hành theo đúng những quy định của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969. Mỗi bước đều có những thủ tục riêng mà người thực hiện phải tuên theo. Nếu không tuân theo thì giá trị và hiệu lực của Điều ước quốc tế sẽ bị ảnh hưởng.

Một trong những bước quan trọng của việc ký kết các Điều ước quốc tế là đàm phán để xây dựng văn bản Điều ước. Có thể nói đàm phán là bước hết sức quan trọng, bởi kết quả đàm phán ghi nhận những mục tiêu cần đạt được trong những điều khoản của một Điều ước quy định quyền và nghĩa vụ mà các bên được hưởng và phải gánh vác sau khi Điều ước có hiệu lực. Kết quả đàm phán ghi nhận lợi ích của Nhà nước hoặc công dân được bảo đảm hay không được bảo đảm. Văn bản Điều ước được xây dựng do kết quả đàm phán về nguyên tắc sẽ không được thay đổi sau khi nó được ký kết. Lời văn và câu chữ trong Điều ước nếu không được cân nhắc, lựa chọn chuẩn xác cũng có thể ảnh hưởng đến lợi ích của bên ký kết. Chất lượng của Điều ước do kết quả đàm phán đem lại sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả, vai trò và tác dụng của Điều ước trong điều chỉnh pháp lý quốc tế.

Hơn nữa, đàm phán còn quan trọng vì chính nó là khâu quyết định tạo nên cơ sở pháp lý cho quan hệ giữa các bên ký kết, mỗi loại quan hệ quốc tế được quy tụ trong một hay nhiều hình thức pháp lý quốc tế nhất định và được điều chỉnh bằng một hay nhiều Điều ước quốc tế. Nói cách khác Điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý để củng cố thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển sự pt quan hệ giữa các bên ký kết, là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia, trong đó có lợi ích của công dân. Điều này đã được quy định tại Điều 3 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961. Nếu lợi ích quốc gia không được ghi nhận đầy đủ ở văn bản Điều ước do kết quả đàm phán thì làm sao có được cơ sở pháp lý để đấu tranh bảo vệ những lợi ích ấy trong quá trình thi hành Điều ước.

Ngoài ra đàm phán thoả thuận văn bản Điều ước còn quan trọng là do tính chất ràng buộc của Điều ước quốc tế và nguyên tắc Pacta Sunt Servanda.

Đàm phán được tiến hành bằng nhiều hình thức. Có hai hình thức chủ yếu sau:

a. Đàm phán ngoại giao, tức là đàm phán được tiến hành giữa những nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ...) và

b. Đàm phán thông qua những đại diện được Nhà nước ửy quyền, khác cơ bản giữa hai hình thức này là ở chỗ hình thức thứ nhất không đòi hỏi ủy quyền, còn hình thức thứ hai không thể tiến hành được nếu không có sự ủy quyền Đ.7 Công ước Viên năm 1969 quy định: Người đứng đầu Nhà nước, người đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể đại diện cho quốc gia mình để đàm phán ký kết các Điều ước quốc tế mà không cần sự ủy quyền. Riêng người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao không cần sự ủy quyền chr đối với khâu đàm phán, còn từ khâu ký kết trở đi thì phải có sự ủy quyền.

Giấy ủy quyền cần ấn rx là ủy quyền đến đâu, có thể trao cho người đại diện thẩm quyền từ tiến hành đàm phán, thảo luận văn bản, ký tắt đến ký chính thức Điều ước, cũng có thể trao thẩm quyền tiến hành một trong các khâu của công việc này. Giấy ủy ký kết các Điều ước quốc tế, (bao gồm cả đàm phán) là cơ sở pháp lý cho hoạt động ký kết Điều ước quốc tế của người đại diện. Cần nhấn mạnh rằng việc ký kết Điều ước quốc tế bị coi là hành vi bất hợp pháp, tức là không có giá trị pháp lý nếu vượt hoặc vi phạm thẩm quyền được ấn định trong giấy uỷ quyền. Điều ước quốc tế được ký kết trong trường hợp này sẽ không có giá trị ràng buộc đối với các bên ký kết, trừ khi bản thân quốc gia chính thức chấp nhận hành vi vượt thẩm quyền của người đại diện của mình và công nhận hành vi đó là đúng.

Việc cấp giấy ủy quyền cho đại diện quốc gia đàm phán và ký Điều ước quốc tế do Luật quốc gia điều chỉnh. Mức độ thẩm quyền được ấn định trong giấy ủy quyền có thể khác nhau, cơ quan cấp giấy ủy quyền cũng có thể khác nhau và Điều ước có thể được ký kết theo những danh nghĩa khác nhau. Tuy vậy, cần quán triệt rằng tất các yếu tố không làm thay đổi danh nghĩa duy nhất của Điều ước quốc tế là Điều ước giữa các quốc gia - đó là Điều ước do các quốc gia ký kết. Trong số những Điều ước này có thể có Điều ước liên bộ. Song điều cơ bản là tất cả những Điều ước này đều được ký kết theo ủy quyền do quốc gia cấp. Vào đầu những năm 70, nhiều người đã phạm sai lầm về mătj khoa học là giải thích Bộ và cơ quan ngang bộ là chủ thể bình thường của dân luật. Ngày nay ở các nước XHCN Điều ước liên bộ được coi là Điều ước. Lý giải là do Điều ước quốc tế giữa các bộ về mặt pháp lý thì không thể là văn bản của Nhà nước được ký kết theo thẩm quyền của bộ. Có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này thì mấy thấy hết được tầm quan trọng của việc đàm phán và ký kết Điều ước quốc tế, từ đó trách nhiệm của những người đại diện cho Nhà nước đối với việc đàm phán và ký kết Điều ước quốc tế mới được đề cao.

Việc nắm bắt được những thủ tục paraphe, ký ad referendum và ký chính thức là rất quan trọng. Tuy nhiên việc phân biệt hậu quả pháp lý của các nước ký kết này lại quan trọng hơn. Ký paraphe và ký áp dụng ad referendum rất gàn gũi nhau và có thể gọi chung một tên là ký xác nhận văn bản (authêticate). Chỉ người nào được ủy quyền mới được ký paraphe hay ad referendum. Giá trị pháp lý của việc ký kết này là ở chỗ nó khẳng định một sự thật là văn bản Điều ước đã được thoả thuận là văn bản cuối cùng và sẽ không có bấ kỳ sự thay đổi nào nữa, là văn bản đã được chuẩn bị đầy đủ chờ để ký chính thức. Văn bản được ký paraphe hay ad referendum chưa phải là Điều ước, do đó chưa có giá trị ràng buộc các bên ký kết, chưa đặt ra nghĩa vụ cho các bên ký kết phải thi hành. Đối với văn bản Điều ước nhiều bên người ta xác nhận văn bản đã thoả thuận bằng cách thông qua văn bản kết thúc Hội nghị, nếu văn bản Điều ước được xây dựng tại Hội nghị quốc tế, và bằng cách thông qua Nghị quyết, nếu văn bản Điều ước được xây dựng ở tổ chức quốc tế. Thông thường người ta cố gắng tổ chức ký chính thức ngay sau khi văn bản Điều ước nhiều bên đã được thông qua tạ Hội nghị quốc tế.

Theo Đ.14 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969, thì phê chuẩn một Điều ước quốc tế đặt ra khi:

a. Bản thân Điều ước quy định phải phê chuẩn;

b. Tất cả các quốc gia tham gia đàm phán phải phê chuẩn;

c. Đại diện của quốc gia đã ký Điều ước kèm theo thủ tục phê chuẩn;

d. ý định của quốc gia ký kết Điều ước kèm thủ tục phê chuẩn được ấn định trong giấy ủy quyền.

Thông qua những quy định ở điều 14, công ước Viên 1969 chúng ta thấy rằng suy cho cùng Luật quốc gia mới là Luật quy định những điều ước nào kèm thủ tục phê chuẩn. Vì phê chuẩn điều ước do Luật trong nước quy định cho nên có thể xảy ra trường hợp một trong điều ước sau khi ký kết chính thức thì đối với bên này nó phải được phê chuẩn thì mới có hiệu lực, còn đối với phía bên kia thì nó có hiệu lực ngay cả khi chưa phê chuẩn. Tình trạng này còn phức tạp thêm khi điều ước không được phê chuẩn. Để khắc phục tính trạng này, việc nghiên cứu để nắm chắc pháp luật cũng như yêu cầu cụ thể và phê chuẩn của bên đàm phán ký kết hữu quan là việc làm bắt buộc.

Ngoài phê chuẩn ra, một số loại điều ước quốc tế đòi hỏi thủ tục phê chuẩn (hay gọi là chấp nhận) điều ước. Những điều ước cần phê duyệt là những điều ước không cần phê chuẩn, nhưng cần thủ tục phê duyệt, tức là cần sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền ký kết nó.

Cần nhấn mạnh rằng phê chuẩn và phê duyệt hoàn toàn khác nhau về thhủ tục và hậu quả pháp lý. Hơn nữa, phê chuẩn thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp tối cao còn phê duyệt lại thuộc thẩm quyền của cơ quan hành pháp tối cao, không nhận thức đầy đủ vấn đề này, chẳng hạn điều ước cần phê duyệt lại ghi trong văn bản là phê chuẩn hoặc ngược lại, sẽ gây nên những hậu quả phiền phức, về mặt thủ tục, đặc biệt khi trao đổi văn kiện phê chuẩn về văn kiện hay văn bản. Thực tiễn ký kết và thi hành điều ước quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã chứng kiến không ít những trường hợp này.

Thực tiễn còn chứng kiến những hậu quả rắc rối xử lý do không tiến hành đúng những yêu cầu của việc gia nhập điều ước quốc tế. Gia nhập điều ước là việc quốc gia không tham gia ký kết điều ước biểu thị ý chí trở thành bên tham gia điều ước trong những điều kiện đã được quy định trong điều ước. Quốc gia có thể gia nhập điều ước đang có hiệu lực cũng như điều ước chưa có hiệu lực nhưng đã hết thời hạn ký. Cả 2 trường hợp này không đòi hỏi thủ tục ký, chỉ đòi hỏi thủ tục gia nhập. Khi điều ước còn trong thời gian quy định của quốc gia ký mà quốc gia muốn tham gia thì phải tiến hành thủ tục ký và phê chuẩn. Thủ tục và yêu cầu gia nhập điều ước (không cần phê chuẩn, phê duyệt, cần phê chuẩn, phê duyệt) giống như thủ tục và yêu cầu ký kết (ký, phê chuẩn, phê duyệt) điều ước.

Một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc ký kết và thi hành điều ước quốc tế là điều khoản.

Trong các điều ước quốc tế có một loại điều ước, nhất là những điều ước về tương trợ tư pháp trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự không thể có hiệu lực thực sự trên lãnh thổ của quốc gia tham gia kýkết nếu quốc gia này không ban hành những văn bản pháp quy cần thiết. Chẳng hạn, quy phạm của điều ước quốc tế về việc thi hành án quyết đòi hỏi pháp luật quốc gia phải quy định trình tự và thể thức thi hanh án quyết nước ngoài, phải quy định cơ quan Nhà nước nào có nhiệm vụ lao động hoạt động của các toà án của nước mình trong việc áp dụng quy phạm có liên quan đến điều ước...

Việc phê chuẩn điều ước quốc tế làm cho điều ước trở thành có hiệu lực của đạo Luật đặc biệt. Và như vậy là điều ước quốc tế đã được công bố bằng những lệnh gửi các cơ quan hữu quan có một sự đảm bảo đặc biệt ddể thi hành điều ước.

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, có những điều ước quốc tế sau khi được phê chuẩn và được công bố thì có ngay hiệu lực qua Luật trong nước mà không cần phải ban hành thêm một văn bản có tính lập pháp hay hành pháp. Trong trường hợp này việc phê chuẩn có hiệu lực pháp lý kép: a) nước ký kết chấp nhận nghĩa vụ quốc tế của điều ước. b) nước ký kết thể hiện ý chí áp dụng những quy phạm của điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Những quy phạm này là những quy phạm thường gặp trong các điều ước về thương mại, hàng hải, là những quy phạm thừa nhận tư cách pháp nhân của các bên ký kết, là những quy phạm về quyền của pháp nhân trong việc hoàn thành hợp đồng, là những quy phạm về thừa nhận hiệp định trọng tài, về thi hành nghị quyết của trọng tài, là những quy phạm về dân sự, tố tụng, thừa kế...

Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy Luật dân sự của quốc gia thhường dành điều khoản để quy định việc đưa vào điều khoản những điều ước quốc tế chứa đựng những quy phạm dân sự, tố tụng dân sự trong trường hợp không đòi hỏi phải ban hành thêm những văn bản có tính chất lập pháp hay hành pháp. Đó là điều khoản đưa những quy phạm của điều ước quốc tế vào thành phần của Luật quốc gia

Thực tiễn pháp lý còn chứng kiến trường hợp là một quốc gia ký kết điều ước tay đôi với một quốc gia khác sau đó gia nhập điều ước nhiều bên (công ước) về cùng một lĩnh vực. Vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết xử lý quan hệ giữa điều ước này, tức là xủ lý số phận của điều ước 2 bên. Điều ước 2 bên này ở vào tình trạng là hiệu lực của nó chưa được xác nhận là còn hay hết và cũng không được tuyên bố là huỷ bỏ nó. Trong trường hợp này cách giải quyết hợp lý và có thể coi là điều ước tay đôi, do đó, được ưu tiên hơn so với điều ước nhiều bên (công ước).

Tóm lại, có thể quan niệm việc ký kết và thi hành điều ước quốc tế cũng tương tự như việc xây dựng và thi hành các đạo Luật ở trong một quốc gia. tuy nhiên, việc ký kết và thi hành điều ước thậm chí còn phức tạp và khó khăn gấp nhiều lần so với việc thi hành Luật quốc gia, bởi vì toàn bộ quá trình từ đàm phán, dự thảo văn bản, đấu tranh xây dựng các văn bản, ký tắt, ký chính thức, phê chuẩn, đăng ký đến hiệu lực, và thi hành điều ước đều liên quan đến lợi ích của nước ngoài, của nhiều nhóm nước khác nhau, của các nước thuộc 2 hệ thống kinh tế - xã hội đối lập của các cộng đồng quốc tế. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và hành động như thế nào về ký kết và thi hành điều ước quốc tế để vừa đúng những quy định của Luật quốc tế, Luật của Nhà nước chúng ta lại vừa phải đảm bảo lợi ích quốc gia trong quan hệ với nước ngoài.

 

bàn về vấn đề chuyển hoá quy phạm Luật quốc tế vào Luật quốc hội

Phan Đức Bình

 

Một quy phạm pháp luật bất kỳ chỉ có ý nghĩa khi mà nó được đưa vào cuộc sống, được áp dụng vào thực tế. Bởi vì chỉ có ở đó nó mới hoàn thành được chức năng cơ bản của mình - tác động lên quan hệ xã hội, điều chỉnh chúng. Lênin đã chỉ ra rằng: "Ban hành một sắc lệnh chỉ là khởi đầu của công việc, điều quan trọng là đưa nó vào cuộc sống".

Đưa những quy phạm pháp luật vào cuộc sống tức là thi hành, áp dụng chúng. Vậy các quy phạm Luật quốc tế được thi hành như thế nào, làm thế nào để áp dụng chúng.

Quá trình thi hành những quy phạm Luật quốc tế gồm có 2 mặt : Thi hành chúng do những cơ quan chuyên trách được Liên hợp quốc thành lập, đảm nhiệm, và thi hành chúng trên lãnh thổ các quốc gia

Chúng ta đều biết: "điều ước quốc tế là một văn bản khác xa so với sắc Luật ". Nhưng hiện tượng này hoặc hiện tượng kia đều sinh ra trên ý chí chủ quyền của quốc gia. Trong trường họp thứ nhất đó là ý chí phối hợp của nhiều quốc gia, còn trong trường hợp thứ 2- là ý chí của quốc gia.

Chính vì sự khác nhau cơ bản về ý chí cho nên những quy phạm Luật quốc tế chỉ có hiệu lực trong phạm vi quan hệ giữa các quốc gia. Những quốc gia này xây dựng hoặc thừa nhận chúng trong việc điều chỉnh những quan hệ của họ với nhau cho nên những quy phạm Luật quốc tế chỉ ràng buộc bản thân mỗi quốc gia, không có hiệu lực trực tiếp với các pháp nhân, nhưng không ít trường hợp trong Luật quốc tế có những đòi hỏi điều chỉnh những quan hệ quốc hội. Trong thực tế thì đại đa số trường hợp việc thi hành những cam kết quốc tế nảy sinh cụ thể tự nhiên chứ không phải là bản thân Nhà nước một cách trừu tượng. Do đó, việc thi hành những quy phạm Luật quốc tế trên lãnh thổ các quốc gia có phức tạp hơn so với việc thi hành Luật quốc hội. Quá trình thi hành LQH có những đặc điểm sau:

1. Trong LHQ không có một bộ máy trung ương duy nhất đứng trên Nhà nước để định ra những phương thức thống nhất cho các quốc gia thi hành và giám sát việc thi hành này. Còn trong lĩnh vực LHQ, Nhà nước có thể ban hãnh những văn bản Luật, mang lại hiệu lực bắt buộc và bảo đảm việc thi hành chúng bằng sức manh của bộ máy cưỡng chế Nhà nước. Khi xảy ra vi phạm hoặc không thi hành những quy phạm pháp luật thì Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.

2. thi hành các quy phạm LQT nhất định phải gắn liền với những biện pháp pháp lý hỗ trợ, mà thiếu nó thì những cam kết quốc tế không thể thi hành. Đặc điểm này thì trong Luật quốc tế không phải lúc nào cũng có.

Trong LQT không có một nguyên tắc nào định ra các phương thức thi hành Luật quốc tế định ra trong lãnh thổ các quốc gia (nếu điểm này không ghi trong điều ước), mà các quốc gia chỉ có thể tự giác thi hành, ngiêm chỉnh thực hiện. ở đây các quốc gia được quyền tự chọn những biện pháp, hình thức thi hành hợp với ý chí và tập quán của mình, từ những quy phạm mà họ ký kết lại là những pháp nhân.

Theo quan điểm của chúng tôi, thi hành những quy phạm Luật quốc tế là một quá trình, trong đó Nhà nước tự bảo đảm tất cả những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện những cam kết quốc tế mà mình đã ký kết. Quá trình này chia làm 2 giai đoạn.

1. Giai đoạn tạo Luật.

2. Giai đoạn áp dụng.

Như trên đã đề cập, một trong những đặc điểm của việc thi hành Luật quốc tế là gắn liền với các biện pháp pháp lý hỗ trợ. chính những biện pháp hỗ trợ này nằm ở giai đoạn 1. Đây là cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo. ở giai đoạn này tất cả những điều kiện cần thiết được tạo ra để giai đoạn áp dụng có thể được thực hiện. Nếu thiếu những điều kiện này thì việc thi hành những quy phạm không thể xảy ra. Chính giai đoạn này được gọi là chuyển hoá. Về quá trình thi hành Luật quốc tế Talulave viết: "Do vậy, chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn xây dựng các quy phạm pháp luật mới và quá trình áp dụng" sau đó ông viết tiếp trong giai đoạn 1 xuất hiện cơ sở pháp lý để các cơ quan Xô viết thi hành áp dụng... Còn Nironô viết: "chuyển hoá là 1 bộ phận của giai đoạn thi hành điều ước, nó nằm trong việc bảo đảm các quy phạm pháp lý cần thiết trong việc thi hành các quy phạm pháp lý".

Vậy tại sao quy phạm Luật quốc tế lại phải chuyển hoá vào Luật quốc hội và chuyển hoá gì.

Sự cần thiết phải chuyển hoá, trước đây xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, và sự thừa nhận tính độc lập của 2 hệ thống pháp luật LQT và LQH. Tuy nhiên những quốc gia không thừa nhận tính độc lập của 2 hệ thống pháp luật nói trên, hoặc nguyên tắc khác trong tương quan giữa chúng, khi thi hành Luật quốc tế vẫn được chuyển hoá, mặc dù bằng hình thức này hoặc hình thức khác. Ngay cả những quốc gia công nhận Luật quốc tế là một bộ phận của LQN thì những vấn đề vẫn được đặt ra.

Trong tư liệu LQT phần lớn các Luật gia đều thừa nhận sự cần thiết phải chuyển hoá, có rất nhiều tác giả dày công nghiên cứu vấn đề này, trong số đó có 1 vài tác giả không thừa nhận chuyển hoá về mặt hình thức. Ví dụ như Mesera xuất phát từ điều 192 những cơ sở Luật dân sự Xô viết và điều 64 những cơ sở tố tụng dân sự đã kết luận ưu thế của Luật quốc tế đối với LQN" đã phản đối thuyết chuyển hoá và cuối cùng ông đã thừa nhận hiệu lực của điều ước quốc tế trên lãnh thổ của một quốc gia thể hiện trong hình thức và Luật quốc nội.

Chuyển hoá là một thuật ngữ dùng để chỉ việc mang lại hiệu lực pháp lý cho các quy phạm LQT trên lãnh thổ một quốc gia dưới hình thức lập pháp lập quy. Thuật ngữ này có gốc từ tiếng anh "Tranafomatino" từ này có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong trường hợp này lấy từ "chuyển hoá" là phù hợp hơn cả.

Theo chúng tôi chuyển hoá là một phương thức thi hành những quy phạm LQT, đây là một phương thức đúng đắn nhất. Nó là một giai đoạn trong quá trình thi hành LQT. Phương thức này, thông qua việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy (Luật, văn bản phê chuẩn, công bố các điều ước quốc tế, các nghị định của chính quyền...) nhằm bảo đảm việc thi hành các cam kết quốc tế. Trecnhitrenco coi đây là con đường duy nhất để áp dụng các quy phạm Luật quốc tế.

Khi nghiên cứu về bản chất của chuyển hoá các Luật gia đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Người cho rằng chuyển hoá là quá trình xây dựng lại các quy phạm Luật quốc tế thành những quy phạm LQN (lênin), người khác lại coi đây là quá trình "gia công lại" là " tái tạo lại" những quy phạm của điều ước quốc tế, chuyển hoá được tiến hành bằng những quy định của điều ước quốc tế thành một phạm trù khác quy phạm LQN.

Chúng tôi thấy các thuật ngữ được sử dụng trên không thể hiện được bản chất của vấn đề. chính vì sự không đạt ấy người ta hiểu sự chuyển hoá một cách "cơ học" biến hoá, gia công cái này thành cái kia, cái này mất đi cái khác ra đời như Bukevic Viết:

Về bản chất của chuyển hoá Minovo viết: "chuyển hoá có nghĩa là xây dựng các quy phạm LQN bằng con đường chuyển những quy phạm Luật quốc tế thành quy phạm LQN; đây không chỉ đơn thuần là quá trình kỹ thuật công bố, đưa chúng vào hoạt động trên lãnh thổ của 1 quốc gia" còn Talalaev thì nhấn mạnh "phê chuẩn không có nghĩa là quy phạm điều ước biến thành quy phạm LQN, mà là quy phạm LQN được tạo ra đồng thời với văn bản LQT để điều chỉnh các quan hệ xã hội sự tham gia của các tự nhiên nhân và các pháp nhân".

Như vậy, chuyển hoá trước hết phải là quá trình làm Luật, một hình thức lập quy trong LQN, chuyển hoá được thực hiện bằng con đường ban hành các văn bản pháp quy, trong đó chứa đựng những quy phạm pháp luật mới, phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế được chuyển hoá. Sau khi chuyển hoá điều ước quốc tế vẫn được tồn tại và điều chỉnh các quan hệ quốc tế. còn các quy phạm LQN điều chỉnh các quan hệ quốc nội với sự tham gia củ các chủ thể của mình. Hai loại quy phạm này song song tồn tại và có thể rất giống nhau về hình thức thể hiện. Nhưng bản chất của chúng thì khác xa nhau.

Theo chúng tôi, chuyển hoá là con đường duy nhất qua đó Nhà nước thể hiên chu quyền ý chí của mình trong việc thi hành các cam kết quốc tế. Những quy phạm Luật quốc tế, từ chỗ là ý chí phối hợp của nhiều quốc gia qua chuyển hoá thành ý chí của một quốc gia.

Tuy nhên, trong giới luật gia cũng có những quan điểm khác nhau về các hình thức chuyển hoá. Trecnhitrenco chuyển hoá có hai hình thức chính. hình thức thực tế và hình thức pháp lý. Hình thức thực tế ít được áp dụng hơn so với hình thức pháp lý. Theo ông hình thức được áp dụng ở những nước tuyên bố lợi ích quốc tế là một bộ phận của Luật quốc gia. tài sản là được coi là một quy phạm chuyển hoá, và là điều kiện để tự thông qua những quy phạm Luật quốc gia cần thiết. Theo chúng tôi ý kiến này của Trecnhitrenco là đúng. Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý tiền đề cho việc sinh ra những quy phạm pháp luật mới. Cón hình thức thứ hai ông chia làm 5 loại: hệ thống hoá chung, hệ thống riêng, viện dẫn, nhập nội, sử dụng.

Còn theo Miulerson, khi viết về quá trình thi hành các quy phạm của Điều ước quốc tế đã chia nó làm hai phương thức. Thứ nhất, là việc ban hành các quy phạm pháp luật mới, thay đổi, bãi bỏ x quy phạm luật quốc nội đang tồn tại với mục đích thi hành các Điều ước quốc tế". Thứ hai la viện dẫn phương thức thứ nhất và không gọi tên là gì. Thật ra quá trình ban hành các quy phạm pháp luật, sửa đổi hoặc bãi bỏ x quy phạm LQN là công việc lập pháp, lập quy, là chuyển hoá, chỉ có điều ông không gọi tên nó hư vậy. Còn phương thức viễn dẫn ông viết: "theo quan điểm của chúng tôi, Mironov hoàn toàn đúng, trong viện dẫn quy phạm được viện dẫn không thay đổi bản chất pháp lý và vẫn là quy phạm của hệ thống pháp luật mà từ nó đó sinh ra". Về điểm nà xin bàn sau.

Blisenko thì không thừa nhận chuyển hoá, ông cho rằng thuật ngữ chuyển hoá không đáp ứng, không phù hợp với quá trình làm cho Điều ước quốc tế có hiệu lực trong một quốc gia. Nếu ở khía cạnh dịch thuật, từ tiếng Anh qua tiếng Nga chuyển hoá có nghĩa là thay đổi kiểu, là bién đổi thì trong quá trình này không có gì thay đổi về kiểu Điều ước. Vì vậy ông đề nghị thay thuật ngữ chuyển hoá bằng công bố Điều ước quốc tế.

Công bố Điều ước quốc tế là không có nghĩa là Điều ước. Công bố có thể xảy ra trước cả văn bản phê chuẩn do đó nó không mang lại hiệu lực cho quy phạm LQN cho Điều ước. Chỉ trừ trường hợp công bố Điều ước với ý nghĩa là thừa nhận nội dung của nó bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhưng thật ra phương thức này không thể coi là thoả đáng. Do vậy, mà Butkêvichviet cho rằng Điều ước được công bố vẫn chưa thể rằng buộc được kể cả Nhà nước cũng như pháp luật và tự nhiên nhân".

Thật ra, những quan điểm kể trên về quá trình chuyển hoá chủ yếu là ở phương pháp tiếp cận vấn đề ở quan điểm về tương quan giữa 2 hệ thống pháp luật, đôi khi nó chỉ nằm ở khía cạnh hình thức.

Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Bukêvic cho gồm chuyển hoá ở nhiều hình thức khác nhau, nhưng có 3 hình thức chính: phê chuẩn, viện dẫn và nhập hội.

Trước hết, văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế có phải là quy phạm chuyển hoá không.

Theo chúng tôi đây là một quy phạm chuyển hoá. Nhất trí với Bukêvic và uxenco là văn bản phê chuẩn có 2 ý nghĩa: ý nghĩa quốc tế và quốc nội. ý nghĩa quốc tế là ở chỗ nó mang lại hiệu lực ràng buộc đối với các quốc gia. Còn ý nghĩa thứ 2 đó là một quy phạm chuyển hoá, nó mang lại hiệu lực pháp lý cho điều ước quốc tế trên lãnh thổ của một quốc gia. Chính vì có hiệu lực như vậy nên sau khi phê chuẩn các cơ quan Nhà nước mới ban hành các văn bản dưới Luật nhằm hướng dẫn thi hành.

Nhưng chúng tôi không tán thành quan điểm của ông cho rằng văn bản để phê chuẩn chưa đủ chuyển hoá quy phạm LQT vào LQN. Chưa đủ là ở chỗ, ông lý giải: đối với các điều ước đòi hỏi phải có hành vi của các pháp nhân và tự nhiên nhân thì phê chuẩn chỉ là bước đầu, sau phê chuẩn phải ban hành những văn bản dưới Luật dành cho các đối tượng trên.

Theo chúng tôi, đối với cả 2 loại điều ước - như cách phân loại của Bukêvic- văn bản phê chuẩn có ý nghĩa như nhau. Việc ban hành những văn bản dưới Luật chẳng qua là công việc cụ thể hoá để áp dụng nó thuộc giai đoạn 2.

Còn khái niệm "Điều ước tự thi hành" Cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì một điều ước quốc tế được quốc gia này cho là tự thi hành, còn quốc gia khác lại không. Ngay như ở Mỹ nơi mà khái niệm này phổ biến rất rộng rãi, nhưng việc xác định điều ước đó là "tự thi hành" hay không đó lại là việc của toà án.

Tóm lại, việc đưa một điều ước vào một hiệu lực quốc gia phải phù hợp với trật tự pháp luật của quốc gia ấy.

Còn về nhập nội một trong những hình thức về chuyển hoá, chúng tôi tán thành quan điểm của Bukêvic cho rằng; nếu hiểu nhập nội không như là một sự chuyển hoá bất kỳ vào trong LQN những quy phạm LQT với sự thay đổi ý nghĩa pháp lý của chúng một cách hình thức, nếu tiếp cận với nhập nội khong như là tiếp cận với sự chuyển hoá một cách máy móc với quy phạm LQT và LQN (trên thực tế còn xa mới như vậy) và thấy ở đó sự tái hiện lời văn của điều ước ở mặt hình thức thuần tuý (thực tế là sự thay đổi bản chất, đặc tính của quy phạm và sự cần thiết thoả hiệp với những nguyên tắc và những quy phạm LQN) thì không thể thừa nhận nhập nội như là một hình thức chuyển hoá". Nhận định này của Bunkêvic được Uxenco hoàn toàn ủng hộ.

Nhập nội các quy phạm LQT và LQN, heo chúng tôi có nhiều cách: có thể nhắc lại một cách máy móc những quy phạm Luật quốc tế cũng có thể mô phỏng nội dung, tinh thần của quy định. Ví dụ, trong dự thảo báo cáo của quốc gia của Bộ ngoại giao về việc thực hiện công ước quốc tế về các quyền văn hoá xã hội của chính phủ XHCN Việt Nam có ghi "các quyền ghi trong điều 6-9 của công ước được bảo đảm trong các văn bản pháp luật của Việt Nam".

Như vậy việc thực hiện công ước quốc tế trên bằng cách nhập các văn bản của nó vào trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. ở trong các văn bản pháp luật của nước ta những quyền ghi nhận trong các công ước không được chuyển hoá một cách nhanh chóng lời văn theo cách mô phỏng nội dung của chúng. Hình thức này cũng hay được áp dụng, nhất là ở những nước thuộc hệ thống pháp luật của họ đang phát triển, đang hoàn thiện.

Đối với hình thức viện dẫn trong tư liệu LQT có nhiều ý kiến khác nhau. Một số cho đây là một phương thức thi hành độc lập, số khác lại coi đây là một hình thức của phương pháp chuyển hoá. Mironov Viết: "viện dẫn với những cơ sở chắc chắn có thể coi là 1 hình thức thi hành đơn giản nhất những quy phạm Luật quốc tế trên lãnh thổ 1 quốc gia. Bởi vì nó không định sẵn một hình thức "gia công lại" Những quy phạm được viện dẫn, nó chỉ đơn thuần viện dẫn chúng như một điều chỉnh những quan hệ xã hội này hay quan hệ xã hội khác trong Luật quốc tế". Sau đó ông viết tiếp: viện dẫn không đưa vào Luật quốc nội một quy phạm mới nào cả. Quan điểm này được Mironov hoàn toàn ủng hộ như đã nói trên. Theo chúng tôi quan điểm này của Mironov không đúng. Nếu viện dẫn mà không sinh ra một LQN mới thì làm sao quy phạm Luật quốc tế có thể điều chỉnh được quan hệ quốc nội. Viện dẫn là một hình thức qua đó Nhà nước thể hiện ý chí của mình nhằm chuyển hoá quy phạm được viện dẫn vaò trong LQN nhằm điều chỉnh các quan hệ của quốc gia mình. ở đây người ta không cần quy định lại điều mà đã được đề cập tới trong điều ước mà họ tham gia, không cần nhắc lại lời văn mà chỉ cần ra điều khoản cần áp dụng trong trường hợp này hay trường hơp khác. Bukêvic hoàn toàn đúng khi ông nói rằng: "quy phạm LQN được thông qua hình thành giống hệt như trong Luật quy định điều ước quốc tế và quy phạm LQN cũng gần giống nhu vậy". Trong trường hợp này quy phạm của 2 hệ thống pháp luật có cùng một hình thức thể hiện. Và quy phạm Luật quốc tế không còn là quy phạm riêng nữa mà nó trở thành quy phạm chung của LQN.

Viện dẫn chúng ta thường gặp 2 loại: viện dẫn chung và viện dẫn cụ thể. Viện dẫn chung là hình thức không chỉ ra những quy phạm cụ thể, hoặc một điều ước cụ thể. Ví dụ 129 những cơ sở Luật dân sự Liên xô, điều 54 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. còn khi viện dẫn cụ thể người ta chỉ rõ điều khoản ần áp dụng hoặc điều ước cần được áp dụng trong những điều ước cụ thể. Ví dụ như đoạn 2 điều 3 dự thảo về nghị định kết hôn với người nước ngoài .

Nhân đây chúng tôi muốn bàn thêm về ý kiến của Niulersion về viện dẫn, ông viết: "viện dẫn như là một phương thức thi hành điều ước quốc tế trong LQN chỉ có thể áp dụng nội dung của Điều ước thật đầy đủ và chi tiết" Quan điểm này, không đúng hoàn toàn, hoặc chỉ đúng một nửa,nếu ông nói về viện dẫn cụ thể thì được, còn nói về viện dẫn chung thì không. Ông lấy Đ.9 những cơ sở Luật dân sự Liên xô và điều 64 những cơ sở Luật tố tụng dân sự để minh hoạ cho ý kiến của mình. Nhưng thật ra điều 129 chỉ nói rằng trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Liên xô tham gia có nội dung khác với nội dung của Luật Xô viết thì áp dụng điều ước, hoặc Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng chỉ nói trường hợp có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và nước ngoài thì tuân theo những quy định của hiệp định, chứ không hề nói đến hiệp định tương trợ tư pháp cần phải đầy đủ và chi tiết. Vấn đề khác ở đây cũng giải thích theo nhiều cách có thể là sự mâu thuẫn trực tiếp, cũng có thể là sự biểu hiện ở khía cạnh không đầy đủ... và nếu theo điều 54 Luật hôn nhân và gia đình thì chắc gì hiệp định tương trợ tư pháp đã đầy đủ, cụ thể và chi tiết hơn Luật hôn nhân và gia đình. Việc nêu ý kiến trên của Milerson là không thoả đáng. Việc viện dẫn điều khoản này hoặc điều khoản khác, Điều ước này Điều ước kia chỉ nhằm mục đích thi hành những cam kết quốc tế mà mình đã ký kết.

Qua thực tế thi hành Luật quốc tế ở nước ta, chúng tôi thấy những hình thức vừa trình bày trên đều được áp dụng. Nhưng có lẽ hình thưc phê chuẩn là phổ biến nhất. Ví dụ như việc thi hành của hiệp định hợp tác về lao động với các nước XHCN: Điều khoản cuối cùng của các hiệp định trên đều quy định. Bản hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày thông báo lần cuối cùng về hiệp định đã được phê chuẩn theo những quy định trong hiến pháp của cả 2 bên ký hiệp định.

Đây là một ví dụ điển hình về điều ước quốc tế mà trong đó có các quy định đòi hỏi điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các quốc gia với sự tham gia của pháp nhân và tự nhiên nhân. Trong 1980 Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác về lao động với CHDCC Đức, Tiệp khắc, Bungari, với mục đích thi hành những điều đã cam kết ghi trong các hiệp định, trong năm đó Nhà nước ta đã ban hành 3 văn bản: Nghị quyết 362/CP ngày 11-2-1980 của Hội đồng chính phủ nay thuộc (Hội đông Bộ trưởng) Thông tư 204- TTg ngày 2 9-11-1980 của thủ tướng chính phủ quyết định 46/CP ngày 29-11-1980 của Hội đồng chính phủ thay thế nghị quyết 362 trên. Sau đó Bộ lao động thương binh - xã hội đã ra các Thông tư 25/LĐ-TT và Thông tư 08/LĐ-TT hướng dẫn bổ sung Thông tư 25/LĐ-TT...

Đây là hình thức chuyển hoá phổ biến, thông thường nhất nhằm mang lại hiệu lực cho các quy phạm điều ước quốc tế trên lãnh thổ của các quốc gia .

Hình thức viện dẫn ở ta sử dụng còn ít cho đến nay mới được bắt đầu sử dụng. Có tình trạng như vậy là bởi vì hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh, trong nhiều ngành Luật mới chỉ dừng lại ở những văn bản dưới Luật. Hình thức này chỉ được sử dụng rộng rãi khi mà hệ thống pháp luật đã ở 1 trình độ phát triển nhất định. Mặt khác kỹ thuật lập pháp phải cao, trình độ hiểu biết pháp luật của những nhà lập pháp phải sâu, rộng cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Tóm lại, nghiên cứu thuyết chuyển hoá có một ý nghĩa rất lớn, nó có khả năng đưa ra những phương thức chính xác, những hình thức đúng đắn để áp dụng những quy phạm LQT nói chung và chuyển hoá cho các quốc gia nói riêng thể hiện sự tôn trọng của mình thông qua Luật quốc tế. Và hơn thế nữa qua đó Nhà nước thể hiện mình là người đấu tranh vì một nền hoà bình án ninh và hợp tác quốc tế.

 

một số vấn đề lý luận và thực tiễn phê chuẩn điều ước quốc tế của các nước trên thế giới

Đặng Đình Luyến

I. Thẩm quyền của cơ quan quyền lực Nhà nước và việc phê chuẩn hiệp ước quốc tế

Từ lâu các quốc gia đã đề cao tầm quan trọng của việc phê chuẩn Điều ước quốc tế, mà quốc gia đã tham gia ký hoặc gia nhập. Thẩm quyền của các cơ quan quyền lực Nhà nước về việc phê chuẩn Hiệp ước quốc tế đã được pháp luật của từng nước quy định cụ thể. Mục 2 Khoản 2 Điều 2 Hiệp ước quốc tế Mỹ năm 1787 có quy định "Tổng thống có quyền ký vào các công hàm phê chuẩn chỉ khi có ít nhất 2/3 số thượng nghị sỹ Mỹ tham gia thảo luận, biểu quyết tán thành phê chuẩn hiệp ước quốc tế ". Tiếp theo đó hàng loạt hiến pháp của các nước tư bản trong thế kỷ 19 như hiến pháp của nước áo năm 1867, Hiến pháp của Nauy năm 1814, Hiến pháp của Bỉ năm 1631, Hiến pháp của Hy Lạp năm 1864...) đã quy định "không có sự phê chuẩn của Nghị viện thì Hiệp ước quốc tế không có hiệu lực pháp luật" khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn phát triển chủ nghĩa đế quốc, thì việc phê chuẩn Hiệp định quốc tế thuộc thẩm quyền của Nghị viện. Hiến pháp của Hy ạp 1975, Hiến pháp của AiLen năm 1937... đều quy định các Hiệp ước quốc tế phải được phê chuẩn, nếu không có sự đồng ý phê chuẩn của Nghị viện, thì không có hiệu lực pháp luật.

Trong các nước XHCN thẩm quyền phê chuẩn Điều ước quốc tế thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Pháp luật của mỗi nước đều quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền xem xét phê chuẩn Hiệp ước quốc tế. ở Mục 9 Điều 43 Hiến pháp của Rumani có quy định: "Hội đồng Nhà nước phê chuẩn tất cả các Hiệp ước quốc tế, trừ những Hiệp ước quốc tế làm thay đổi các quy phạm pháp luật trong nước, thì Quốc hội phê chuẩn. ở mục B Điều 78 Hiến pháp Bungari quy định: "thẩm quyền phê chuẩn Hiệp ước quốc tế thuộc Hội đồng Nhà nước và Quốc hội Bungari". Điều 51 Hiến pháp CHDC Đức quy định: Hội đồng Nhà nước CHDC Đức có thẩm quyền phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế, trừ những Hiệp ước làm thay đổi các quy phạm pháp luật do Viện nhân dân ban hành, thì các Hiệp ước này được phê chuẩn khi có sự đồng ý của Viện nhân dân". Điều 36 Hiến pháp Tiệp khắc quy định: thẩm quyền phê chuẩn Hiệp ước quốc tế thuộc Chủ tịch nước, sau đối với những Hiệp ước quốc tế mang tính chất chính trị và kinh tế chung, cũng như các Hiệp ước quốc tế mà khi thực hiện cần phải ban hành đạo luật khác kèm theo, thì cần có sự đồng ý sơ bộ của Quốc hội trước khi Chủ tịch nước phê chuẩn. ở mục 3 Chương XIX, mục 1 Chương XXX Hiến pháp Hungari quy định: Việc phê chuẩn Hiệp ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Cộng hoà nhân dân Hungari. Trong Mục 6 Điều 121 Hiến pháp Liên Xô quy định: việc phê chuẩn hoặc hủy bỏ Hiệp ước quốc tế của Liên Xô thuộc thẩm quyền của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô. Mục 6 Điều 131 Hiến pháp quy định: việc phê chuẩn hoặc huỷ bỏ các Hiệp ước quốc tế liên Chính phủ của Liên Xô thuộc thẩm quyền của Hội đồng Bộ trưởng. Còn ở Việt Nam, Mục 16 Điều 100 Hiến pháp năm 1980 quy định: Việc phê chuẩn Hiệp ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.

Pháp luật của mỗi nước khác nhau quy định thủ tục và các loại Hiệp ước quốc tế cần phải phê chuẩn cũng khác nhau. Luật pháp quốc tế không quy định chung những loại Hiệp ước quốc tế nào cần được phê chuẩn. Tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi loại Hiệp ước quốc tế mà pháp luật của mỗi quốc gia quy định cụ thể những loại Hiệp ước quốc tế cần phải được phê chuẩn. ở một số nước tư bản và các nước đang phát triển theo đường lối kinh tế tư bản chủ nghĩa đã quy định những loại Hiệp ước quốc tế sau đây cần phải được cơ quan quyền lực Nhà nước phê chuẩn:

1. Hiệp ước quốc tế làm thay đổi các quy phạm pháp luật của quốc gia (Hy Lạp, Đan Mạch, Tây Đức, Pháp, Thái Lan, Nauy Miến Điện....).

2. Hiệp ước quốc tế về hoà bình (Pháp, Hahiti...).

3. Hiệp ước quốc tế về thừa nhận trách nhiệm tài chính giữa các quốc gia với nhau (Miến Điện, Bỉ, Ailen...).

4. Hiệp ước quốc tế về thương mại (Hy Lạp, Bỉ, Pháp...).

5. Hiệp ước quốc tế hoạch định biên giới quốc gia hoặc làm thay đổi lãnh thổ quốc gia (Đan Mạch, AiLen, Thái Lan...).

6. Hàng loạt các Hiệp ước quốc tế khác như Hiệp ước quốc tế liên minh (Hy Lạp, Giócđani). Hiệp ước quốc tế về tổ chức quốc tế (Pháp, Hy Lạp). Hiệp ước quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế (Hy Lạp). Hiệp ước quốc tế về trọng tài kinh tế hoặc xét xử (Italia, Giócđani). Hiệp ước quốc tế về thành lập các căn cứ quân sự hoặc chuyển quân đội của nước khác qua lãnh thổ của quốc gia (Oatermana).

Pháp luật của các nước XHCN đều quy định cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có thẩm quyền phê chuẩn mọi Hiệp ước quốc tế mà nước mình tham gia. ở Liên Xô Điều 12 Luật về ký kết, thực hiện và hủy bỏ các Hiệp ước quốc tế của Liên Xô ban hành ngày 6-7-1978 quy định những Hiệp ước quốc tế sau đây phải được Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô phê chuẩn: Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, Hiệp ước không đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Hiệp ước về hoà bình, Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia, Hiệp ước có quy định khác với quy định của pháp luật quốc gia, các Hiệp ước quốc tế khác mà trong đó yêu cầu cần thiết được phê chuẩn... Pháp luật của các nước XHCN khác cũng có õ quy định tương tự. Riêng ở Việt Nam, đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể những loại Hiệp ước quốc tế cần được phê chuẩn. Song trong thực tế cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của ta đã phê chuẩn những loại Hiệp ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia như: Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, Hiệp định lãnh sự, Hiệp định tương trợ tư pháp, một số Công ước và Hiệp ước khác mà Nhà nước ta tham gia hoặc gia nhập.

ở Nhà nước tư bản phát triển, pháp luật không quy định những loại Hiệp ước quốc tế nào cần được phê chuẩn của Nghị viện, ở một số nước khác như Nauy, Thụy sĩ... Chính phủ đã tìm mọi cách hạn chế việc đưa Hiệp ước quốc tế ra Nghị viện xem xét phê chuẩn.

ở các nước như Mỹ, Anh, Nhật... thẩm quyền của Nghị viện luôn luôn bị lấn áp, vai trò của Chính phủ ngày càng được đề cao, thao túng, lũng loạin trong đường lối đối nội cũng như đối ngoại, Chính phủ luôn xem thường hoặc lẫn tránh việc đưa Hiệp ước quốc tế ra Nghị viện phê chuẩn với ý đồ trốn tránh việc kiểm sát của Nghị viện. Ngày nay ở nhiều nước tư bản Chính phủ đã đơn phương, ngấm ngầm đi ký kết nhiều Hiệp ước quốc tế quan trọng mà không hỏi ý kiến của Nghị viện hoặc không đưa ra Nghị viện để xem xét phê chuẩn. Tháng 2-1977, Chính phủ LB Đức đã bí mật ký với Bộ chỉ huy quân sự khối Bắc Đại Tây Dương Hiệp định về hợp tác quân sự. Hiệp định này sẽ có hiệu lực pháp luật khi xuất hiện chiến tranh, tức là khi đó LB Đức đương nhiên bước vào cuộc chiến tranh như các thành viên khác của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Hiệp định này đã bị lực lượng dân chủ, đặc biệt là Đảng Cộng sản LB Đức lên án, việc làm mờ ám của Chính phủ LB Đức đã coi thường vận mệnh dân tộc, coi thường Nghị viện LB Đức.

Ngày nay tất cả các nước trên thế giới đã coi việc tham gia Hiệp ước quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng chủ yếu của đường lối đối ngoại. Pháp luật của các đã quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền thay mặt Nhà nước đi ký kết các Hiệp ước quốc tế và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp ước quốc tế.

II. Sự cần thiết phê chuẩn Hiệp ước quốc tế.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ chiến lược của mỗi quốc gia nhằm phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, củng cố hoà bình, an ninh quốc tế. Trong quá trình hợp tác quốc tế, các quốc gia đã ký kết hàng loạt các Hiệp ước quốc tế đa phương và song phương với nhau, các Hiệp ước quốc tế này đã giằng buộc các quốc gia thành viên bởi các quyền và nghĩa vụ đã được ghi ngay trong chính Hiệp ước quốc tế. Đối với các Hiệp ước quốc tế quan trọng, thì pháp luật của mỗi quốc gia quy định cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của mình thẩm quyền phê chuẩn Hiệp ước quốc tế, nhằm xem xét lại lần cuối cùng mục đích và nội dung của những Hiệp ước quốc tế đã ký.

Ngay sau khi xuất hiện Nhà nước chiếm hữu nô lệ, hàng loạt các Hiệp ước quốc tế đã được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Cũng ngay trong thời gian đó, sự cần thiết phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế đã được đặt ra, và có nhiều quốc gia đã tiến hành phê chuẩn các Hiệp ước quốc tế. Năm 501, hai quốc gia Intinilon và Kxatteron đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước quốc tế, cùng với việc phê chuẩn và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, số lượng Hiệp ước quốc tế được ký kết và phê chuẩn ngày càng tăng lên. Việc ký kết các Hiệp ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong công tác quốc tế, và đã được nhiều tổ chức quốc tế, các chuyên gia pháp lý nổi tiếng của thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong những năm 60 của thế kỷ XX Liên Hiệp quốc đã thành lập một uỷ ban chuyên trách nghiên cứu về quyền ký kết các Hiệp ước quốc tế. Năm 1969, Liên Hiệp quốc triệu tập Hội nghị quốc tế tại thủ đô Viên với sự tham gia của tất cả các quốc gia (là thành viên của Liên hiệp quốc hoặc chưa phải là thành viên của Liên hiệp quốc) và đại diện của nhiều tổ chức quốc tế khác. Hội nghị đa thảo luận về quyền ký kết các Hiệp ước quốc tế của các quốc gia. Trong buổi bế mạc, Hội nghị đã thông báo Công ước Viên về quyền ký kết các Hiệp ước quốc tế của các quốc gia, mà trong đó đề cập tới vấn đề phê chuẩn Hiệp ước quốc tế. Trong quá trình thảo luận, Hội nghị đã nhấn mạnh việc phê chuẩn Hiệp ước quốc tế là một giai đoạn rssdt quan trọng trong quá trình ký kết Hiệp ước quốc tế. Là thể hiện uy tín và trách nhiệm cao nhất của quốc gia đối với các quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp ước quốc tế.

Điều 14 của Công ước Viên 1969 có ghi: "việc đồng ý của quốc gia đối với các quyền và nghĩa vụ xuất phát từ Hiệp ước quốc tế được phản ánh bằng việc phê chuẩn nếu.

a. Hiệp ước quốc tế quy định là sự cam kết ghi trong Hiệp ước quốc tế này được thể hiện bằng việc phê chuẩn.

b. Đại diện của các quốc gia tham gia hội đàm, thảo thuận trước việc cần thiết phải phê chuẩn Hiệp ước quốc tế.

c. Đại diện của quốc gia đi ký kết Hiệp ước quốc tế với điều kiện phê chuẩn.

d. ý định của quốc gia đi kýịhu quốc tế với điều kiện phê chuẩn mà xuất phát từ thẩm quyền đại diện cho quốc gia hoặc thể hiện trong thời gian đàm phán.

Phê chuẩn Hiệp ước quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ quốc tế, nhằm khẳng định lại các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, làm tăng thêm uy tín và tin tưởng lẫn nhau. Nếu quốc gia nào đã tham gia ký kết hoặc gia nhập Hiệp ước quốc tế, song không phê chuẩn đối với một Hiệp ước quy định phải có sự phê chuẩn, vì lý do không chính đáng, sẽ làm cho Hiệp ước không có hiệu lực pháp lý, các quyền và nghĩa vụ bắt nguồn từ Hiệp ước không được thực hiện, và gây tổn hại đến danh dự uy tín của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Ví dụ Mỹ đã phê chuẩn Hiệp ước hạn chế vũ khí ttiến công chiến lược (OSV II) với Liên Xô ngày 18-6-1979 tại gieneve, đã làm cho nhân dân thế giới, các lực lượng dân chủ, hoà binhg lên án, các nước đồng minh của Mỹ hoài nghi.

Trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp ước quốc tế, những nhiều có thẩm quyền hoặc được ủy quyền thường thực hiện nhiệm vụ của mình trong tình trạng khẩn trương, căng thẳng. Do vậy, có thể phạm một số sai lầm, nhược điểm nào đó gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia mình, thì giai đoạn phê chuẩn sẽ tạo thêm thời gian, điều kiện thuận lợi để cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của quốc gia đó xem xét lại mục đích, nội dung cũng như áp dụng các giải pháp cần thiết, khắc phục những sai lầm, nhược điểm nói trên của Hiệp ước quốc tế đã ký kết.

Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thực hiện phê chuẩn Hiệp ước quốc tế còn có nghĩa là thực hiện giám sát các hoạt động của mình. Hiến pháp của mỗi nước quy định cho Chính phủ nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, chính sách đối ngoại của Nhà nước trong quan hệ quốc tế. Chính phủ được ủy quyền đi ký kết các Hiệp ước quốc tế, trong giai đoạn phê chuẩn, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất có nhiệm vụ để kiểm tra lại hoạt động của Chính phủ trong quá trình đi đàm phán ký kết Hiệp ước quốc tế.

Phê chuẩn Hiệp ước quốc tế còn phản ánh bản chất của chế độ xã hội của mỗi nước. Trong các nước XHCN không còn giai cấp, tầng lớp nhân dân đối kháng nhau. Đại diện của các giai cấp, tầng lớp nhân dân này được bầu vào các cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đều có quan điểm, quyền lợi cơ bản thống nhất. Nên khi quyết định các vấn đề trọng đại của quốc gia, cũng như khi xem xét quyết định phê chuẩn Hiệp ước quốc tế nói riêng thường thể hiện sự nhất trí cao. Trong các nước TBCN có những giai cấp, tầng lớp nhân dân đối kháng nhau, do đó các thành viên của Nghị viện hoặc Quốc hội tư sản có quan điểm, lập trường và quyền lợi khác nhau. Nên khi xem xét phê chuẩn Hiệp ước quốc tế thường xảy ra cuộc đấu tranh căng thẳng, gay gắt giữa các nhóm nghị sĩ với nhau. Khi xem xét phê chuẩn Hiệp ước quốc tế giữa CHLB Đức và Liên Xô ký kết năm 1970 trong Nghị viện tư sản CHLB Đức đã diễn ra cuộc đấu tranh găy gắt giữa một bên là lực lượng dân chủ đòi phê chuẩn Hiệp ước quốc tế này, và một bên là lực lượng hiếu chiến đòi huỷ bỏ Hiệp ước quốc tế. Hoặc cuộc đấu tranh căng thẳng trong Nghị viện Mỹ khi xem xét phê chuẩn Hiệp ước quốc tế hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (OSV II) ký kết với Liên Xô tháng 6-1979 mà cuối cùng lực lượng hiếu chiến đã đạt được ý đồ là không phê chuẩn Hiệp ước quốc tế này.

Trong tất cả các văn bản được ký kết giữa các Nhà nước với nhau, hầu hết các văn bản quốc tế đều có hiệu lực ngay sau khi ký, hoặc sau một thời gian ấn định kể từ khi ký. Còn phần lớn các Hiệp ước quốc tế chỉ có hiệu lực sau khi được phê chuẩn. Do đó, việc phê chuẩn Hiệp ước quốc tế là thể hiện sự khác biệt giữa Hiệp ước quốc tế với các văn bản quốc tế khác mà các quốc gia tham gia ký kết với nhau.

Phê chuẩn Hiệp ước quốc tế là một giai đoạn rất quan trọng của quá trình ký kết Hiệp ước quốc tế, song không bắt buộc. Khi xem xét phê chuẩn Hiệp ước quốc tế mỗi quốc gia đều rà soát lại toàn bộ mục đích, nội dung của Hiệp ước quốc tế, nếu thấy có điều khoản nào của Hiệp ước quốc tế mà khi thực hiện sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, hoặc đến nền hoà bình và an ninh quốc tế thì quốc gia đó có quyền áp dụng các giải pháp trong những giai đoạn quan trọng của quá trình ký kết Hiệp ước quốc tế. Nó quyết định hiệu lực của Hiệp ước quốc tế, đồng thời các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên ghi trong Hiệp ước quốc tế, chỉ có thể được thực hiện khi Hiệp ước quốc tế đó được các quốc gia phê chuẩn.

Phần thứ hai

lý luận và thực tiễn Việt Nam trong việc quy định chế độ pháp lý của công dân trong tư pháp quốc tế

 

Đề tài - "chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài, vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam tại cơ quan tư pháp nước ngoài"

Nguyễn Hữu Tráng

 

Phần 1

Chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

1. Pháp luật quốc tế về những vấn đề liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài.

1.1. Khái niệm người nước ngoài trong pháp luật quốc tế.

1.2. Những trường hợp ngoại lệ.

2. Chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

2.1. Những người chỉ có 1 quốc tịch à quốc tịch Việt Nam.

2.2. Những công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam.

Phần 2:

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam tại cơ quan tư pháp nước ngoài.

1. Cơ sở pháp lý quốc tế và trong nước về vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

2. Phạm vi tính chất của việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Kết luận.

 

Phần 1 - Chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

1. Pháp luật quốc tế về những vấn đề liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài.

1.1. Khái niệm người nước ngoài trong pháp luật quốc tế. Chế độ pháp lý của người nước ngoài là một trong những vấn đề được các nước quan tâm trong các quan hệ quốc tế sông phương hoặc đa phương vì vấn đề này một mặt liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của con người với tư cách là chủ thể của các quan hệ pháp lý, mặt khác, lại liên quan đến chủ quyền của mỗi nước - chủ quyền vê dân sự (đối với nước mà ngoại kiều là công dân) và chủ quyền về lãnh thổ và pháp lý (đối với nước ngoại kiều cư trú). Pháp luật các nước không có sự quy định thống nhất đối với khái niệm này vì có sự khác nhau trong mục tiêu chính trị, quan hệ giai cấp, hệ thống pháp luật hay những khác nhau về quyền lợi của giai cấp hay tập đoàn cầm quyền trong từng thời điểm nhất định.

Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thấy nổi lên những điểm giống và khác nhau xung quanh khái niệm người nước ngoài cũng như chế độ pháp lý của họ như sau:

Những điểm giống nhau:

1. Pháp luật quốc tế, cũng như chế độ lập pháp của các nước đều công nhận một trong những nguyên tắc cơ bản là: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Điều này xem ra có vẻ là một vấn đề đương nhiên được các nước thừa nhận trong quan hệ quốc tế. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy nó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài của nhiều thế hệ, để lại đa sống trong cộng đồng con người từ địa vị nô lệ là vật sở hữu của các chủ phong kiến, đối tượng của việc trao đổi mua bán tặng... thành dịa vị của con người được hưởng quyền tự do, bình đẳng, bác ái. Và ngày nay không phải không còn có nước phủ nhận thành quả của cuộc đấu tranh đó, coi bộ phận như nhân dân mình là ngoại lai ngay trên chính đất nước mình, mà nước CH Nam Phi với chính sách phân biệt chủng tộc Aphácthai là một ví dụ điển hình hay như Israel phủ nhận quyền được sống trên quê hương mình của một dân tộc khác - dân tộc Palestin.

Công ước quốc tế vê các quyền dân sự và chính trị ngày 19-12-1966 khẳng định tại Điều 16 "mỗi một người được coi là có năng lực pháp lý ở khắp mọi nơi". Như vậy pháp luật quốc tế thừa nhận quyền của mỗi một người, kh sinh ra được hưởng trọn vẹn các quyền, mà trước hết là quyền được coi là con người, là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật, mà không bị hạn chế bởi các điều kiện khác ngay trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Đó là một nét tiến bộ nổi bật của pháp luật quốc tế hiện đại.

Trong lịch sử với những biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau có hiện tượng người dân nước này sang sinh sống ở các nước khác, một số đã đồng hoá vào cộng đồng dân tộc nơi họ cư trú trở thành một bộ phận cấu thành của dân cư quốc gia đó, có chế độ pháp lý như mọi công dân khác của Nhà nước đó. Nhưng cũng có bộ phận giữ nguyên bản sắc dân tộc của mình, quan hệ pháp lý với Nhà nước nơi họ ra đi là quan hệ Nhà nước - công dân, sống ở nước sở tại theo chế độ ngoại kiều. Nhưng dù ở đâu, theo chế độ công dân hay chế độ ngoại kiều, trướ tiên phải khẳng định họ là con người, có quyền thiêng liêng nhất là được sống, được công nhận có đầy đủ năng lực pháp lý. Nhà nước nơi mà họ cư trú theo chế độ ngoại kiều, thông qua pháp luật của mình quy định cụ thể chế độ pháp lý dành cho họ, có thể nói, như vậy quy định của pháp luật mỗi nước về vấn đề này là sự chuyển giao. Quy phạm pháp luật quốc tế (thí dụ của Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 - vào thời điểm tháng 12-1978 có 56 nước là thành viên) thành quy phạm của nội luật (thí dụ: Luật của Liên xô về địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Liên xô ngày 25-8-1981; Luật về người nước ngoài của CHDC Đức ngày 1-8-1979 hay Quy định số 45/2688 ngày 2-11-1945 của chính phủ Pháp về điều kiện nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài; Luật về người nước ngoài của CHDC Đức ngày 28-4-1965.

Luật của Liên bang CHXNCN Xô viết cũ (25-6-1981) quy định tại Điều 3; ngoại kiều được hưởng quyền... và làm nghĩa vụ như công dân Xô viết, trừ các trường hợp như trong Hiến pháp, Luật này và các văn bản khác. Ngoại kiều được bình đẳng trước pháp luật. Không phải mãi đến năm 1981 liên xô mới thể chế hoá nguyên tắc này trong Luật, mà ngay từ 1961 Xô viết tối cao mới thông qua bản nguyên tắc dân phạm và trình tự dân sự tố tụng của Liên xô, quy định: công dân nước ngoài trên đất nước Liên xô được hưởng năng lực pháp luật ngang với công dân Xô viết (điều 122). Luật nước ngoài của CHDC Đức (1-8-1979) quy định tại Điều 4 "người nước ngoài ở CHDC Đức được hưởng những quyền lợi như công dân CHDC Đức nếu những quyền này không gắn với CHDC Đức". ở một nước tư bản như Pháp thì người nước ngoài được phân ra làm 3 loại, trong đó loại 3 là loại "đặc biệt" hay còn gọi là người lưu trú được quyền ưu đãi, tức là người đã cư trú liên tục ở pháp ít nhất trong 3 năm hoặc có quan hệ về hôn nhân với công dân pháp, là cha, mẹ đứa con pháp (Điều 16 Quyết định số 45- 2658 ngày 2-11-1945); được hưởng đủ quyền lợi như công dân pháp.

Điều 16 về người nước ngoài của CHDC Đức quy định "người nước ngoài được hưởng mọi quyền lợi cơ bản, nếu theo đạo luật cơ bản, những quyền đó không được bảo lưu đối với CHDC Đức.

2. Quyền và nghĩa vụ mà người nước ngoài được hưởng ở nước nơi hoặc đang cư trú là những quyền và nghĩa vụ không gắn liền với quốc tịch của nước đó.

Người nước ngoài là những người cư trú trên lãnh thổ một nước, nhưng không có quốc tịch của nước đó. Điều 1 Luật người nước ngoài của CHDC Đức quyết định người nước ngoài là những người không mang quốc tịch CHDC Đức. Bản thân định nghĩa này đã cho thấy quan hệ pháp lý giữa họ với Nhà nước sở tại không phải là quan hệ Nhà nước - công dân, được phát sinh đồng thời với sự ra đời của một Nhà nước và không bị hạn chế bởi thời gian và không gian, mà là quan hệ được phát sinh do nhiều điều kiện (nhập cảnh, cư trú...) và bị hạn chế trong một phạm vi nhất định (phạm vi lãnh thổ nước đó, trong khoảng thời gian cư trú và hạn chế trong những quyền và nghĩa vụ về dân sự, hình sự...). Một đặc điểm phâ biệt giữa chế độ pháp lý của công dân và chế độ pháp lý của ngoại kiều là ngoại kiều bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị, như quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan Nhà nước và nghĩa vụ quân sự. Trong phạm vi Luật lao động thì họ bị hạn chế làm một số ngành nghề liên quan đến an ninh, chính trị, kinh tế của nước sở tại. Mọt trong những nét đặc trưng là cũng như công dân của một nước thì ngoại kiều hưởng quyền không tách rời việc phải thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật của nước sở tại.

Mức độ, phạm vi các quyền và nghĩa vụ của ngoại kiều được hưởng ở nước sở tại phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên trong của Nhà nước đó như chế đọ chính trị, chế độ lập pháp, thực tiễn pháp lý. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như không khí chính trị chung trên thế giới và trong khu vực, quan hệ giữa nước sở tại và nước ngoại kiều là công dân.... Những yếu tố này có tác động tích cực hay tiêu cực trong việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ r ngoại kiều ở nước sở tại.

3. Ngoại kiều phải là nhiều không có quốc tịch nước sở tại, có quốc tịch thuộc nước khác hoặc không có quốc tịch. Địa vị pháp lý của một người được xác định trên cơ sở quốc tịch của người đó - tứ là xác định mối quan hệ pháp lý cơ bản ràng buộc với Nhà nước nhất định. Đây là việc làm đầu tiên để có thể giải quyết một loại các vấn đề pháp lý khác nẩy sinh hay nói như Francora Riganx "Xác định quốc tịch của tự nhiên nhân là ạ việc trước tiên phải làm so với các vấn đề khác do Luật đặt ra". Một người có hai hay nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch của nước họ đang cư trú thì không thể được Nhà nước đó coi là ngoại kiều. Việc hưởng các quyền và nghĩa vụ của họ ở nước đó dựa trên cơ sở của quan hệ pháp lý cơ bản đó, chứ không phụ thuộc bất kày một yếu tố nào khác, và quyền cũng như nghĩa vụ đó không bị hạn chế, lại càng không bị hạn chế cỉ vì họ có quốc tịch của một nước khác. Điều 3 Công ước Lahaye quy định "... một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ có thể được mỗi nước mà người đó có quốc tịch coi là công dân của mình".

Cũng theo Công ước Lahaye thì mỗi một nước hoàn toàn có thẩm quyền quyết định ai là công dân của mình (Điều 1, 3) và việc can thiệp vào vấn đề này được coi như là một sự can thiệp vào công việc nội bộ vt nước khác, vi phạm nguyên tắc của pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương của Liên hiệp quốc.

Ngoài những điểm giống nhau cơ bản nêu trên, chế độ pháp lý của một người ngoại kiều tuỳ mỗi nước còn có những sự khác nhau sau:

1. Do pháp luật quốc tế không có điều khoản nào quy định nghĩa vụ của mỗi nước, phải dành cho ngoại kiều cư trú trên lãnh thổ nước mình một địa vị pháp lý ngang bằng với địa vị pháp lý của công dân mình, nên ở mỗi nước chế độ pháp lý của ngoại kiều mang những nét đặc trưng của chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nền pháp luật của nước đó.

Đều này được thể hiện trong phạm vi và nội dung những quyền của ngoại kiều được hưởng và những nghĩa vụ ngoại kiều phải thực hiện. Có nước dành cho ngoại kiều quyền sở hữu, trong đó có quyền sở hữu bất động sản, có nước cho phép ngoại kiều tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ, có nước lại hạn chế việc tự do đi lại trong một khu vực nhất định, ngoài khu vực đó thì ngoại kiều phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Có nước yêu cầu phải xuất trình giấy tờ chứng nhận y tế, coi đó là điều kiện được cư trú, có nước yêu cầu ngoại kiều nghĩa vụ lao động, hoặc nêud không muốn hành nghề thì phải chứng minh rõ nguồn tài sản hiện có...

2. Thông thường thì ngoại kiều là những là công dân một nước này nhưng lại sinh sống trên lãnh thổ nước khác. Do vậy, quan hệ giữa hai Nhà nước không thể có ảnh hưởng đến địa vị pháp lý của ngoại kiều, hoặc trong nhiều trường hợp địa vị pháp lý của ngoại kiều ảnh hưởng trở lại đến quan hệ của hai Nhà nước đó.

Trong thế giới ngày nay, quan hệ giữa các quốc gia được dựa trên cơ sở của những nguyên tắc cơ bản được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế, đó là những nguyên tắc chủ quyền bình đẳng, quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các tranh chấp bằng nhiều biện pháp hoà bình... Song cũng có nhiều nước, với một lực lượng công dân đông đảo sinh sống ở ngoài lãnh thổ của mình đã lợi dụng những kiều dân này, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác. Hậ quả là quan hệ giữa hai nncăng thẳng, địa vị pháp lý của công dân nước này sinh sống trên đất nước kia xấu đi. Ngoài ra một đặc trưng của ngoại kiều là chịu sự quản lý của hai Nhà nước, chịu dưới hai quyền tài phán của hai quốc gia nước mà họ là công dân và nước mà họ đang cư trú), mà không phải lúc nào quyền lợi hay chế độ lập pháp của hai nước này cũng giống nhau. Do vậy, xung đột pháp luật, chế độ thẩm quyền thường phát sinh mà việc giải quyết nó được các nước thực hiện thông qua việc ký kết các Hiệp định song phương như Hiệp định điều chỉnh vấn đề hai quốc tịch, Hiệp định kiều dân...

1.2. Những trường hợp ngoại lệ

a. Người tị nạn

Điều 1 Công ước Giơneve năm 1951 về quy chế người bị nạn, quy định điều kiện để một người được coi là nhiều tị nạn, đó là sống ngoài lãnh thổ nước mà họ là công dân, có đủ lý do để họ sợ chính quyền nước này hành hạ, đãi ngược vì lý do chủng tộc, tôn giáo, xã hội hay chính kiến chính trị. Đặc điểm pháp lý nổi bật là những người này không được hưởng quy chế ngoại kiều ở nước họ đang hoặc sẽ cư trú. Quyền lợi của họ do Công ước 1951 và các thoả thuận giữa các uỷ viên Liên hiệp quốc về người tị nạn (HCR) và các nước hữu quan điều chỉnh.

b. Người không quốc tịch.

Không quốc tịch là một thực trạng pháp lý xuất hiện do những nguyên nhân rất khác nhau, nhưng không được dẫn đến hậu quả là một người không được pháp Luật nước nào thừa nhận là công dân và không được Nhà nước nào bảo vệ về mặt pháp lý. Điều này đối với bản thân người không quốc tịch hoàn toàn không có lợi, nhất là một khi họ ở vào hoàn cảnh khó khăn hay bất lợi hay gặp phải hoàn cảnh ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Những lúc như vậy họ cần có sự bảo vệ của 1 quốc gia với danh nghĩa Nhà nước bênh vực, đại diện cho lợi ích của họ. Đối với Nhà nước, nơi họ cư trú, việc này cũng tạo nên nhiều mắc mứu, đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người không quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ nước mình. Để hạn chế được mức thấp nhất số người không quốc tịch, các nứoc đã thảo luận trong Điều ước cuối cùng của Hiệp định Lahay từ 18-3 đến 12-4 năm 1930 là các nước, trong khi thi hành quyền lực của mình để quy định những vấn đề quốc tịch, nên cố gắng làm giảm càng nhiều càng tốt trường hợp không có quốc tịch (Điều 1). Luật quốc tịch của các nước đã có những quy định nhằm cố gắng làm giảm trường hợp này. Tuy nhiên không thể nói những vấn đề này đã được giải quyết trên bình diện quốc tế. Về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của những người không quốc tịch, vấn đề bảo vệ họ... có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau trong lĩnh vực quốc tế và Luật quốc gia của các nước. Theo tinh thần của Công ước New york (28-9-1954) về quy chế của người không quốc tịch, thì việc bảo hộ những đối tượng này trên thực tế gần giống bảo hộ người tỵ nạn. Qua đó có thể suy ra là địa vị pháp lý của người tỵ nạn và người không quốc tịch tương tự nhau. Điều này không được sự nhất trí của các nước, trước hết là của các nước có chế độ chính trị khác nhau. Các nước XHCN trong đó có Việt Nam, Liên xô, CHDC Đức có xu hướng dành cho người không quốc tịch địa vị pháp lý ngang bằng công dân mình, nhưng lại hết sức dè dặt với những người tỵ nạn đặc biệt là tỵ nạn chính trị.

c) Người nhiều quốc tịch

Vấn đề này cũng cần được quan tâm đúng mức, vì nó có liên quan mật thiết tới việc bảo vệ pháp lý của người mang nhiều quốc tịch khác nhau. Nhiều quốc tịch hay song tịch, quốc tịch kép đều được chỉ những người đồng thời mang nhiều quốc tịch của 2 hay nhiều nước khác nhau. pháp luật quốc tế cũng đặt ra vấn đề hạn chế những trường hợp nhiều quốc tịch tương tự- như trường hợp không quốc tịch- vì bản thân việc hai hay nhiều Nhà nước đều dành cho mình quyền bảo hộ 1 người, gây ra không ít khó khăn, nhiều khi nan giải và ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước đó, đấy là chưa kể có những nước lợi dụng công dân mình đồng thời có quốc tịch nước khác để can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó. Điều 4 Công ước Lahaye (12-4-1930) yêu cầu: Một nước không được bảo trợ về ngoại giao cho một công dân của mình chống lại một nước khác mà người này đang có quốc tịch. Theo pháp luật và tập quán quốc tế được công nhận thì một người có hai hay nhiều quốc tịch, sinh sống trên lãnh thổ một nước thì người cũng có quốc tịch thì chỉ được Nhà nước đó coi là công dân của mình, người này không được yêu cầu nước mà họ đang mang quốc tịch đối xử với họ như ngoại kiều. Nhà nước khác mà người đó cũng mang quốc tịch không được quyền yêu cầu bảo hộ về ngoại giao đối với họ. Luật quốc tịch của nhiều nước đã thể chế hoá thực tiễn này. Trong phạm vi nước thứ ba thì Điều 5 Công ước Lahay ghi rõ: Người có nhiều quốc tịch... nước thứ ba chỉ công nhận một quốc tịch trong số các quốc tịch mà người đó cư trú thường xuyên, hoặc quốc tịch của nước mà người đó thực tế có quan hệ chặt chẽ nhất.

2. Chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Để hiểu vấn đề này, trước hết cần làm roc khái niệm chế độ pháp lý của người nước ngoài. Theo tôi vấn đề này có nội dung chính sau đây:

Một. Đó là mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa một số cá nhân (tự nhiên nhân) và một Nhà nước nhất định nào đó, hay đó là việc một con người thuộc về một Nhà nước nào đó, được thể hiện trong quan hệ pháp lý về quốc tịch. Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt, vì quốc tịch là cơ sở pháp lý trước hết để một Nhà nước dành cho một cá nhân hưởng các quyền được Hiến pháp và pháp luật của một Nhà nước đó ghi nhận và đặc biệt, là cơ sở để cá nhân đó yêu cầu Nhà nước cho mình được hưởng quyền và dành cho mình sự bảo hộ khi cần thiết, và để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Nói tóm lại, xác định quốc tịch là điều kiện tiên quyết của việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân, thể hiện mối quan hệ Nhà nước - công dân, Điều 54 Hiến pháp CHXHCN Việt Nam nhấn mạnh "Nhà nước đặc biệt các quyền của công dân, công dân phải làm trọn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội".

 

Hai là, Những điều kiện pháp lý ảnh hưởng đến việc hưởng quyền của công dân.

Vấn đề xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các văn bản pháp lý (từ Hiến pháp đến các văn bản dưới nó) của một nước tự thân nó chưa mang đến cho công dân nước đó việc ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ một cách trọn vẹn. Từ việc xác lập hệ thống các quyền và nghĩa vụ đến thực tế thực hiện các quyền và nghĩa vụ là một loạt những điều kiện về chính trị, kinh tế, pháp lý cần phải được đáp ứng, để người công dân thực sự được hưởng các quyền mà pháp luật dành cho họ và làm các nghĩa vụ là kết quả của sự vận động bên trong của bản thân xã hội đó, kết hợp cả sự phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đương nhiên một điều kiện khác nữa cũng có ảnh hưởng đến vấn đề này, đó là nơi cư trú của công dân. Về lý thuyết, công dân của một nước cư trú ngoài lãnh thổ của nước đó được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như công dân cư trú trong nước tức là chế độ pháp lý như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện điều đó còn bị tác của nhiều yếu tố ngoại cảnh.

Ba là, Chế độ pháp lý của ngoại kiều không chỉ là những quan hệ pháp lý giữa cá nhân người đó với Nhà nước mà họ là công dân, mà còn là mối quan hệ pháp lý giữa ngoại kiều và Nhà nước mà họ đang cư trú. Điều này phù hợp với nguyên tắc chủ quyền lãnh thổ trong pháp luật quốc tế hiện đại. Một Nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình, có quyền thực hiện trọn vẹn, không hạn chế chủ quyền của mình, trong đó có chủ quyền về pháp lý (lập pháp, hành pháp...). Nhà nước đó có thể đưa ra những quy định nhằm mở rộng hay hạn chế các quyền mà ngoại kiều được hưởng trên lãnh thổ nước mình, xử lý ca hành vi vi phạm pháp luật của các ngoại kiều, các nước không được can thiệp vào công việc đó, trừ khi những việc làm của Nhà nước này vi phạm thô bạo pháp luật quốc tế, như phân biệt chủng tộc, kỳ thị màu da, đàn áp dân tộc thiểu số, diệt chủng... mà nghĩa vụ của các quốc gia, các tổ chức như Liên hiệp quóc phải ngăn chặn can thiệp.

 

Bốn là, Ngoài những điều kiện pháp lý nêu trên, khi nghiên cứu chế độ pháp lý của ngoại kiều, không thể không chú ý đến một yếu tố khác như những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và tập quán quốc tế có liên quan đến ngoại kiều, quan hệ giữa Nhà nước và ngoại kiều là công dân nơi nước ngoại kiều sinh sống, các thoả thuận song phương để giải quyết vấn đề ngoại kiều...

Việc nghiên cứu các chế độ pháp lý của công dân Việt Nam ở nước ngoài có thể phân theo hai loại sau:

1. Hướng thứ nhất, căn cú vào tính chất, mục đích của việc lưu trú của công dân Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm:

- Công dân Việt Nam công tác, học tập, lao động hoặc thực hiện những yêu cầu khác của Việt Nam ở nước ngoài (Hay gọi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài).

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (Công dân thường trú ở nước ngoài).

2. Hướng thứ hai, Căn cứ vào tình trạng pháp lý về quốc tịch của những đối tượng công dân Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm:

- Những người chỉ có quốc tịch Việt Nam: là những công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài (Công tác, lao động, học tập...) và công dân thường trú.

- Những người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước khác là những việt kiều định cư ở nước ngoài đã vào quốc tịch nước sở tại nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam như đã phân tích ở phần trên. Chúng tôi rằng quốc tịch của mọt người quyết định trước hết chế độ pháp lý của người đó, dù người đó cư trú ở đâu và nó cũng là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc bảo hộ công dân của Nhà nước có liên quan. Do vậy chúng tôi cũng tiếp cận vấn đề theo hướng phân loại thứ hai, tức là căn cứ vào tình trạng quốc tịch.

2.1. Những chỉ có quốc tịch Việt Nam.

a. Công dân Việt Nam công tác, học tập, lao động... tại các nước XHCN và một số nước khác.

Xác định chế độ pháp lý của đối tượng này đơn giản, họ là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài, được Nhà nước Việt Nam bảo hộ, bao gồm các đối tượng như cán bộ, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước sở tại và thành viên gia đình của họ.

Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963 đã quy định những quyền ưu đãi miễn trừ của những đối tượng này, tuy mức độ của những quyền này của thành viên cơ quan ngoại giao và lãnh sự có khác nhau, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những người này thực hiện chức năng đại diện Nhà nước, đại diện và bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Trong chứng mực nào đó các đối tượng này được hưởng quyền miễn trừ tài phán ở nước sở tại. Ngoài ra còn phải tính đến các hành viên của các cơ quan đại diện của ta bên cạnh các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, khối ASEAN, các tổ chức phi chính phủ...) mà địa vị pháp lý của họ tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý của các tổ chức đó hay do tổ chức dó thoả thuận với nước có trụ sở đóng tại. Ví dụ, Công ước về quyền ưu đãi, miến trừ của Liên hiệp quốc (13-2-1946), Công ước về quyền miễn trừ, uư đãi của các cơ quan chuyên môn...

+ Công dân Việt Nam học tập, lao động, thực tập. chuyên gia ở nước sở tại. Họ là những công dân Việt Nam, quyền và nghĩa vụ được hưởng theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, trong thời gian lưu trú trên lãnh thổ của nước sở tại, họ có quyền tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của nước đó. Trường hợp vi phạm pháp luật của nước sở tại thì nước này có thể thiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ. Trường hợp mà trong Điều ước quốc tế giữa nước này và Việt Nam có quy định khác. Trong các quan hệ pháp lý về dân cư thì họ được bình đẳg với công dân nước sở tại ví dụ như quyền có sở hữu (trừ sở hữu bất động sản), quyền được yêu cầu giải quyết tại Toà án....

b. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong giao lưu quốc tế, việc công dân nước này sang sinh sống ở nước khác, là một việc bình thường. Người Việt Nam ra nước ngoài trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, vấn đề quốc tịch của tầng lớp cũng có nhiều biến động. x người ra đi từ thời kỳ phong kiến thì con cái họ đều mang quốc tịch nước sở tại, còn số rs đi sau năm 1945 bị phân hoá thành hai loại, một là những người vãn giữ quốc tịch Việt Nam và số người đã vào quốc tịch nước sở tại, trỏ thành người hai quốc tịch, sẽ nói ở phần sau.

2. Những công dân Việt Nam, có quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam.

Công dân Việt Nam sống ở nước ngoài phần đông vẫn giữ mối quan hệ với tổ quốc, cả về mặt pháp lý và tình cảm. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ có quốc tịch của nước sở tại. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy về cơ bản có hai trường hợp công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, đó là:

a. Do pháp luật về quốc tịch của các nước quy định khác nhau dẫn đến tình trạng một nhiều có hai hay nhiều quốc tịch, trường hợp này còn được gọi là xung đột pháp luật về quốc tịch.

Các nước thường vận dụng rất khác nhau hai nguyên tắc cơ bản của thực tiễn quốc tế để xác định quốc tịch của công dân mình. Có nước thiên về nguyên tắc huyết thống, ví dụ Điều 19 Luật quốc tịch Pháp nagỳ 19-10-1945 và được bổ sung, sử đổi bằng Luật ngày 9-1-1973 quy định "... nếu một người trong bố mẹ có quốc tịch pháp, mà trẻ em đó sinh ngoài lãnh thổ Pháp... thì có quốc tịch Pháp" hoặc nghiêng về nguyên tắc nơi sinh như phần lớn các nước Châu Mỹ La tinh. Ngoài ra cũng có những nước coi việc kết hôn với công dân mình là điều kiện pháp lý để được có quốc tịch mình như Luật quốc tịch của áo, phụ nữ nước ngoài kết hôn với công dân nước CH áo thì có quốc tịch áo. Như vậy thì nếu một người bị chi phối bởi Luật quốc tịch của hai nước như nếu một nữ công dân Việt Nam kết hôn với một nam công dân áo, hay mộ đứa trẻ sinh ra từ một cặ vợ chồng Việt Pháp... thì đương nhiên có hia hay nhiều quốc tịch không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của đương sự.

b. Do điều kiện sinh sống, nghề nghiệp, học tập... ở nước sở tại nên ngoại kiều phải vào quốc tịch nước sở tại mà vẫn muốn giữ quốc tịch gốc của mình, Luật quốc tịch của một số nước quy định là người nước ngoài muốn vào quốc tịch của nước đóphải thôi quốc tịch gốc như CHLB Đức, hoặc thự nhiên mất quốc tịch gốc như Trung Quốc, hay quy định là công dân mình muốn vào quốc tịch nước ngoài phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của mình ví dụ CHLB Đức, nhưng phần lớn các nước lại không có những quy định như vậy, do đó trong nhiều trường hợp tạo ra những lớp người mang hai quốc tịch hay còn gọi là quốc tịch kép.

Hiện nay số công dân Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài tương đối nhiều, việc nghiên cứu địa vị pháp lý của họ có thể dựa vào những yếu tố sau:

+ Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà người đó cũng mang quốc tịch. Về mặt pháp lý họ là công dân Việt Nam, tuy nhiên Nhà nước Việt Nam bị hạn chế trong việc bảo hộ, giúp đỡ họ vì khi sống ở nước mà họ cũng là công dân thì họ chịu sự chi phối đầy đủ, trọn vẹn của pháp luật nước đó. Mỗi một sự bảo vệ của nước khác đối với công dân này được coi là một sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước đó. Tuy nhiên, nếu được nước sở tại cho phép thì Nhà nước ngoài cũng có thể thực hiện việc bảo hộ công dân đó, trong cừng mực hạn chế do nước sở tại quy định.

+ Công dân Việt Nam có quốc tịch nước ngoài, nhưng thường trú ở nước mà người đó không mang quốc tịch (nước thứ ba). Như đã nêu trong Công ước Lahaye về vấn đề quốc tịch có quy định tại Điều 5: "người có nhiều quốc tịch sẽ chỉ được coi như chỉ có 1 quốc tịch.... nước thứ ba sẽ chỉ công nhận 1 quốc tịch trong số các quốc tịch mà người đó có..." thực tế là nếu một người có hai quốc tịch thường trú tại nước thứ ba thì cả hai Nhà nước mà người đó mang quốc tịch đều có thể thực hiện quyền quản lý bảo hộ của mình. Tuy nhiên do là công dân kép đó lại sống trên lãnh thổ của một nước thứ ba nên nước nà dành cho ai quyền bảo hộ hoặc đại diện là quyền của họ và phụ thuộc vào thái độ, quan hệ giữa nước có liên quan đó. Cơ sở để quyết định dành cho Nhà nước nào sự bảo hộ phụ thuộc vào mối quan hệ thật sự khăng khít giữa công dân và Nhà nước đó. Tuy nhiên không phải không có nhiều trường hợp nước thứ ba dựa trên ý muốn chủ quan của tầng lớp cầm quyền, do những lợi ích trước mắt hay quan hệ giữa hai nước mà không dành cho nước này quyền bảo hộ, trong khi đó lại dành cho nước kia, mà thực tế công dân này ít có quan hệ.

Tóm lại, Muốn thực hiện quyền bảo hộ công dân của Nhà nước mình ở nước ngoài, việc đầu tiên cần phải xác định công dân pháp lý của người đó ở nước sở tại - tức là xác định quan hệ giữa cá nhân công dân đó với Nhà nước mà người đó mang quốc tịch (quan hệ Nhà nước - công dân) về với Nhà nước nơi họ cư trú, (Nhà nước - Ngoại kiều). Mối quan hệ pháp lý Nhà nước - công dân được thê rhiện thông qua những quy định của pháp luật về quốc tịch của nước đó mà hạt nhân của nó là cơ chế hưởng quyền và làm nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước trong việc bảo hộ công dân đó ở nước ngoài.

Hiện nay các nước tường vận dụng những nguyên tắc sau đây để quy định chế độ pháp lý của ngoại kiều.

a. Chế độ đãi ngộ quốc dân túc là dành cho ngoại kiều một chế độ pháp lý như công dân nước mình, tuy nhiên có hạn chế một số quyền và nghĩa vụ liên quan đến quốc tịch (thường những quyền và nghĩa vụ chính trị).

b. Nguyên tắc tối huệ quốc tức là dành cho ngoại kiều nước này chế độ pháp lý như là dành cho nước thứ ba.

c. Nguyên tắc có đi có lại tức là công dân nước này được hưởng ở nước kia những quyền và nghĩa vụ ngang với những quyền và nghĩa vụ mà kiều dân ở nước đó được hưởng trên lãnh thổ nước mình.

 

 

Phần II - vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam tại cơ quan tư pháp nước ngoài

 

1. Cơ quan pháp lý quốc tế và trong nước về vấn đề bảo vệ quyền loẹi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Như đã phân tích ở phần trên, pháp luật quốc tế đã khẳng định trong nhiều tuyên ngôn, Công ước... một trong nước nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế đó là nguyên tắc mọi người, mọi dân tộc đều bình đẳng và mỗi một người được coi là có năng lực pháp lý ở khắp mọi nơi (Điều 16 Công ước vèe các quyền dân sự và chính trị ngày 19-12-1966), Con người có sống trong mối quan hệ phức tạp với miịt hay nhiều nước khác nhau, nhất là họ lại cư trú bên ngoài lãnh thổ nước mà họ là công dân. Nhà nước và một người là công dân có quyền và nghĩa vụ dành cho công dân mình khi họ sinh sống ở nước ngoài sự bảo hộ và ngược lại, công dân có quyền yêu cầu được Nhà nước bảo hộ. Vấn đề bảo hộ công dân được pháp luật quốc tế ghi nhận trong nhiều Công ước khác nhau, nên tính từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tiêu biểu như Hiến chương của Liên hiệp quốc năm 1945 tại Điều 1, 55; Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10-12-1948. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, Công ước về việc thủ tiêu mội hình thức phân biệt chủng tộc năm 1966, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966... Nội dung cơ bản toát lên từ những quy định của các Văn kiện pháp lý quốc tế này là khẳng định con người luôn luôn là chủ thể của các quan hệ pháp lý, và Nhà nước mà con người đó là công dân có quyền cũng như nghĩa vụ bảo hộ.

Công ước Viên về ngoại giao, đề cập ngay tại Điều 3 nhiệm vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, là bảo vệ quyền lợi của Nhà nước mình, cũng như của công dân nước đó ở nước tiếp nhận trong phạm vi mà pháp luật quốc tế cho phép. Điều này đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ ngoại giao của một Nhà nước đối với công dân của mình sinh sống ở ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Việc này nằm trong khuôn khổ những chức năng cơ bản của một Nhà nước "với tư cách là người đại diện chính thống của xã hội..., thực hiện quyền quản lý của mình đối với mọi công dân của đất nước. Tuy nhiên, một đặc điểm của quyền lực Nhà nước là nó hạn chế trong phạm vi lãnh thổ của Nhà nước đó, việc thực hiện quyền quản lý công dân (bao gồm cả quản lý bảo hộ) ở ngoài lãnh thổ của mình, phải được nước sở tại đồng ý và pháp luật quốc tế ghi nhận. Ngay từ khi những tập quán quốc tế thông dụng được hệ thống hoá trong những văn bản pháp lý, thì các nước đã thực hiện công việc quản lý này thông qua việc bảo hộ lãnh sự và ngoại giao. Song bản thân Công ước về ngoại giao năm 1961 không quy định cụ thể thế nào là trong phạm vi mà pháp lý quốc tế cho phép, do đó chỉ có thể tìm hiểu vấn đề này trong những Công ước khác và trong các thoả thuận song phương giữa các nước có liên quan.

Công ước Viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 đề cập trong phạm vi tương đối rộng những chức năng của cơ quan lãnh sự với tư cách là cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích của nước cử lãnh sự, của công dân nước đó ở nước tiếp nhận lãnh sự. Một số chức năng cơ bản của lãnh sự trong vấn đề này được quy định tại Điều 5, bao gồm:

+ Bảo vệ... các quyền lợi của Nhà nước và công dân mình ở nước tiếp nhận lãnh sự - chức năng bao trùm - Khoản a.

+ Bảo vệ giúp đỡ kiều dân trong các trường hợp thừa kế, bảo vệ, giúp đõ thành niên - Khoản e, g, h.

+ Đại diện trước Toà án hay các cơ quan khác của nước sở tại - Khoản i - những chức năng cj. Ngoài ra còn quy định rải rác trong Công ước như Điều 36 Khoản b và đối với cả trường hợp kiều dân nước cử lãnh sự bị bắt, tù và Điều 37 đối với trường hợp có kiều dân chết trong khu vực lãnh sự: việc giám hộ, đỡ đầu.

Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự thực hiện công việc bảo hộ quyền lợi của công dân mình trên cơ sở pháp luật quốc tế và trong phạm vi không trái với pháp luật nới sở tại.

Tuy có những hạn chế nhất định, nhưng cả hai Công ước trên (Việt Nam đã tham gia Công ước ngoại giao còn Công ước lãnh sự ta chưa tham gia, nhưng cũng coi đó là một thực tiễn quốc tế về lãnh sự điều chỉnh các quan hệ lãnh sự giữa nước ta và hai Công ước thủ tiêu mọi hình thức phaan biệt chủng tộc năm 1966, và Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, đã nêu ra được những nguyên tắc cơ bản liên quan đến con người, được coi là cơ sở để thực hiện chức năng bảo hộ kiều dân của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự. Những nguyên tắc đó là:

+ Mọi người đều bình đẳng trước Toà án và tất cả các cơ quan tư pháp khác.

+ Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, được dự bảo vệ pháp lý có hiệu quả, được bảo đảm các quyền khác của công dân.

+ Ngoại kiều được cư trú hợp pháp trên lãnh thổ các nước tham gia Công ước, và chỉ bị trục xuất trên cơ sở một quyết định đưa ra theo một trình tự hợp pháp.

Do tinh chất của hoạt động bảo hộ kiều dân, là một hoạt động của Nhà nước này được thực hiện trên lãnh thổ một Nhà nước có chủ quyền khác, nên ngoài Công ước (thoả thuận đa phương) ra còn phải tính đến các Điều ước quốc tế mà cả hai quốc gia có liên quan ký kết với nhau (thoả luận song phương). Thông thường những thoả thuận này cụ thể hoá các quan hệ giữa hai nước trong những lĩnh vực nhất định và với tính chất hạn chế trong quan hệ song phương mà thôi. Trong những loại thoả thuận này phải kể đến Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự, Hiệp định kiều dân...

Hiệp định lãnh sự là một loại Điều ước quốc tế được ký kết giữa hai Nhà nước, đề cập đến nhiều lĩnh vực của quan hệ song phương và liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau. Nó điều chỉnh chủ yếu những quan hệ về lãnh sự, trong đó có một nội dung cơ bản là bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, công dân và pháp nhân nước cử lãnh sự trên lãnh thổ nước tiếp nhận lãnh sự. Ngày nay xu hướng quốc tế hoá đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của thế giới đã đẩy nhanh và làm sâu sắc thêm quan hệ mọi mặt giữa các quốc gia, trong đó có các quan hệ xã hội. Quá trình này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ đó. Hiệp định lãnh sự Pháp - Mỹ năm 1966 quy định tại Điều 31 việc bảo vệ quyền lợi kiều dân của nước cử lãnh sự, tương tự Điều Hiệp định lãnh sự Liên Xô - Mỹ 1964, quyền đại diện cho công dân nước cử lãnh sự trước Toà án hy nhà chức trách khác (Điều 34 Hiệp định Anh - CHDC Đức 1976), Điều 38 Hiệp định lãnh sự năm Anh - Tiệp 1975, Điều 32 Hiệp định Pháp - Bungari năm 1968, Điều 27 Hiệp định Pháp - Liên Xô năm 1966... những nhiệm vụ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi công dân Việt Nam được ghi nhận trong các Hiệp định lãnh sự của nước ta ký kết với nước ngoài, ví dụ Điều 26, 30, 31, 33, 34, 35 Hiệp định ký kết với Liên Xô năm 1978, Các Điều 31, 32, 36, 38, 40 Hiệp định ký kết với Pháp 1981 và trong các Điều 31, 33, 39, 40, 41, 44 Hiệp định ký kết với Apganixtan năm 1987, là những Hiệp định gần đây nhất mà ta ký kết với nước ngoài.

Có thể nói rằng, bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài là một trong nhiệm vụ quan trọng nằm trong chức năng quản lý công dân của Nhà nước ta, nó có cơ sở pháp lý quốc tế trong các thoả thuận đa phương như Công ước, Tuyên bố... hay những thoả thuận song phương mà Việt Nam ký kết với các nước hữu quan nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến công dân và việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Hiện nay, số lượng công dân Việt Nam định sư ở nước ngoài đã lên đến hàng triệu. Dù cư trú ở đâu, ra đi từ thời gian nào, và không tính đến những lý do ra đi của họ. Nhà nước Việt Nam luôn dành cho họ sự bảo hộ. Hiến pháp năm 1980 dành hẳn một chương (Chương 5) để đề cập đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân (Điều 55). Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 55), công dân có quyền được pháp luật bảo hộ vê tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm (Điều 70) và đặc biệt Điều 75, Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều. Đây là những quy định có giá trị pháp lý cả cho hoạt động bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên bản thân Điều 75 của Hiến pháp đã làm phát sinh hai chiều hướng suy nghĩ: Một là, Điều 75 nói đến khái niệm Việt kiều mà từ Việt kiều thường được hiểu là công dân Việt Nam định cư (thường trú) ỏ nước ngoài; có cả ý kiến còn cho rằng đó chỉ là người Việt Nam ở nước ngoài (cả đối tượng còn quốc tịch Việt Nam và đối tượng không còn quốc tịch Việt Nam); Hai là, suy nghĩ cho rằng toàn bộ chương 5, Điều 70 và 75 là quy định cho việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam nói chung, chứ không chỉ bao hàm công dân thường trú ở nước ngoài. Theo chúng tôi thì hiểu đúng tinh thần của Điều 75 thì phải hiểu khái niệm Việt kiều đồng nghĩa với khái niệm công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có như vậy mới thể hiện được ý chí của mối quan hệ cơ bản Nhà nước - công dân. Điều 107 Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó mục 6 ghi rõ: Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm trọn nghĩa vụ của mình, điều này có nghĩa là đâu có công dân Việt Nam, ở đó có sự bảo hộ của Việt Nam với tư cách Nhà nước, thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước đó. Điều 15 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 4-7-1981 ghi rõ hơn... bảo vệ tính mạng, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi chính đáng khác của công dân. Các cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, với danh nghĩa là cơ quan Nhà nước, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài, trên cơ sở của pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật nước sở tại và pháp luật quốc tế. Những quy định của Nhà nước về các quyền, quyền lợi, nghĩa vụ công dân có thể sơ bộ liệt kê. Hiến pháp (Chương 5); trong đó các quyền về dân sự hư quyền được bảo hộ hôn nhân và gia đình (Điều 64), được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm (Điều 70); quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 71)... trong phạm vi của mình, Bộ Luật hình sự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (Điều 1). Những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã cụ thể hoá Điều 64 Hiến pháp nhằm bảo hộ hôn nhân và gia đình của công dân Việt Nam ngay cả khi công dân Việt Nam thường trú bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra trong những văn bản luật lệ của Việt Nam còn liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của dân luật quy định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền thừa kế,... đều có những chế định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

2. Phạm vi, tính chất của việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Theo suy nghĩ của chúng tôi, vấn đề này có thể hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Hiểu theo nghĩa rộng thì bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam bao gồm những việc sau:

Thứ nhất, Tạo bầu không khí chính trị thuận lợi cũng như tạo điều kiện để công dân Việt Nam được thực hiện quyền và làm nghĩa vụ ở nước sở tại.

 

Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước XHCN, đó là chính sách đối ngoại hoà bình, tạo bầu không khí thuận lợi cho việc hợp tác xây dựng kinh tế của mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới, thúc đẩy mối giao lưu xã hội, văn hoá. Quan hệ giữa hai nước có ảnh hưởng không nhỏ đến địa vị pháp lý, đến cuộc sống của công dân nước này sống trên lãnh thổ của nước kia. Hiện nay ở hầu hết các nước có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, Việt Nam đều có quan hệ ngoại giao (trừ Mỹ là nước còn duy trì chính sách thù địch của Việt Nam). Điều này ảnh hưởng quan trọng đến kiều bào Việt Nam ở những nước đó.

Một yêu cầu đặt ra là những điều kiện thuận lợi dành cho công dân mình phải được bảo đảm trong các văn bản quy phạm của Nhà nước đó. Khi có quy định bất bình đẳng, phân biệt đối xử với công dân mình, so sánh với những ngoại kiều khác sinh sống ở nước đó, hay nhà đương cục địa phương gây khó khăn cho công dân mình, thì trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam là phải đấu tranh với những hiện tượng đó, công việc này được thực hiện chủ yếu thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước đó.

Thứ hai, Trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với công dân mình còn thể hiện ở chỗ là lưu ý công dân mình sinh sống ở nước sở tại, biết những quyền mà họ được hưởng và nghĩa vụ phải thực hiện theo pháp luật sở tại. Trên thực tế, không thiếu những trường hợp mà công dân Việt Nam không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình do thiếu sự hiểu biết pháp luật của nước nơi mà họ sinh sống.

Thứ ba, Theo dõi tình hình thực hiện những vấn đề nêu trên, phát hiện những vi phạm về phía chính quyền sơ tại gây ra đối với công dân Việt Nam, để có kiến nghị khôi phục những quyền và quyền lợi chính đáng của công dân ta đã bị vi phạm.

 

Theo nghĩa hẹp vấn đề bảo vệ quyền lợi của công dân ta có thể được hiểu như sau:

Thứ nhất là: Trong các trường hợp các quyền và lợi ích của công dân ta bị vi phạm do những hành vi vi phạm pháp luật sở tại của cơ quan có thẩm quyền hoặc công dân, tổ chức xã hội của nước sở tại.

Trách nhiệm của Nhà nước, thông qua hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự ở đó can thiệp vào bằng những biện pháp thích hợp của Việt Nam và cơ quan nước sở tại có biện pháp nhằm loại trừ những trường hợp như phân biệt đối xử với công dân ta, gây khó khăn cho việc sinh sống, hành nghề, học tập của họ tại nước sở tại. Nếu những đề nghị đó không được cơ quan có thẩm quyền lưu ý và giải quyết thì có thể phản đối ở những cấp cao hơn, tuỳ tính chất và mức độ phạm vi ảnh hưởng.... mà việc phản đối có thể là không chính thức (trong tiếp xúc, phản đối miệng...) hoặc bằng con đường chính thức (gửi công hàm, tuyên bố của Bộ ngoại giao hoặc của Chính phủ...). Trong một số trường hợp, khi sự vi phạm trở nên nghiêm trọng và có hệ thống và hầu như được coi là chính sách của nước đó đối với công dân mình, thì một số nước áp dụng biện pháp báo phục. Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp tiêu cực vì nó làm căng thẳng quan hệ giữa 2 nước, không phù hợp với xu thế hoà dịu hiện nay trong quan hệ quốc tế.

Đó là trong trường hợp sự vi phạm từ phía nhà đương cục nước sở tại; còn trường hợp thứ hai là khi công dân Việt Nam vi phạm pháp luật nước sở tại; bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại nước đó hoặc bị những hình thức hạn chế quyền tự do cá nhân, như tạm giam, tù, giam giữ.... nhiệm vụ bảo vệ cơ quan chức năng của ta như thế nào, hoặc trong những vụ kiện dân sự mà ta có quyền lợi liên quan, nhưng chưa kịp thời bảo vệ quyền lợi của họ trước toà án hoặc cơ quan chức năng khác của nước sở tại thì việc bảo vệ của ta đều ở mức độ nào. Tất cả những vấn đề này liên quan đến việc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của ta ở nước đó, được pháp luật quốc tế điều chỉnh thông qua các Hiệp ước quốc tế đa phương (công ước ngoại giao năm 1961, công ước lãnh sự năm 1963... ) hoặc từ các Hiệp định song phương (Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự...) ở đây chúng tôi chỉ xin đi sâu vào một trong những nhiệm vụ cụ thể của cơ quan lãnh sự với tư cách là cơ quan Nhà nước có chức năng bảo hộ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Đó là nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân trước cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Khoản 1 Điều 5 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (24-4-1963) quy định: Với điều kiện phải tôn trọng các tập tục và thủ tục hiện hành ở nước tiếp nhận, lãnh sự đại diện hoặc bảo đảm sự đại diện thích ứng cho kiều dân của nước cử lãnh đạo trước toà án và các nhà đương cục khác của nước tiếp nhận lãnh đạo... trong trường hợp vì vắng mặt hoặc vì một lý do nào khác những kiều dân đó không kịp thời đảm nhận việc bảo vệ quyền lợi của họ. Trong các Hiệp định lãnh sự mà nước ta đã ký, chế định này cũng đều được đưa vào, nhưng tuỳ điều kiện từng nước cụ thể mà cách diễn đạt có khác nhau. ở đây có những khía cạnh pháp lý cần lưu ý:

+ Lãnh sự đại diện trước toà án hoặc cơ quan tư pháp khác của nước sở tại không phải với tư cách là một luật sư mà là một bên tham gia tố tụng. Quan hệ giữa lãnh sự và đương sự là công dân Việt Nam (người đại diện) không phải được điều chỉnh theo quan hệ Luật dân sự (như quan hệ Luật sư - thân chủ), mà do Luật hành chính điều chỉnh.

Hoạt động của lãnh sự trong trường hợp này cùng với tư cách là đại diện của từng nước, thực hiện cho chức năng bảo hộ công dân mình ở nước sở tại. Việc đại diện dân sự sẽ gây cho lãnh sự những khó khăn như: phải có giấy tờ uỷ quyền hợp lệ của đương sự và lãnh sự phải chịu trách nhiệm trong những trường hợp có thiệt hại vật chất do vượt qua thẩm quyền và phạm vi đại diện hoặc do không kịp thời mà như vậy thì không phù hợp với tư cách lãnh sự đại diện cho Nhà nước và ảnh hưởng đến quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự.

+ Việc đại diện cho dân Luật phải được thực hiện theo khuôn khổ quy định của Luật dân sự, mà pháp luật của nước dân sự khác nhau, nên có ảnh hưởng đến hoạt động lãnh sự, lãnh sự không chỉ đại diện (hoặc uỷ quyền đại diện) trước toà án, mà có thể trực tiếp liên hệ với cơ quan Nhà nước khác, ở các cấp khác nhau để liên hệ giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của công dân mình, điều mà Luật sư không làm được.

+ Lãnh sự chỉ đại diện trong trường hợp đương sự vì lý do nào đó mà vắng mặt hoặc không kịp thời bảo vệ được quyền lợi của mình và cũng không chỉ định người đại diện cho mình. Việc đại diện của lãnh sự kết thúc khi đương sự tự mình bảo vệ hoặc chỉ định người bảo vệ quyền lợi cho mình trước cơ quan tư pháp nước sở tại.

+ Việc đại diện của lãnh sự có tính chất cấp bách và tạm thời. Những biện pháp mà lãnh sự thực hiện là những biện pháp để giải quyết ngay những vấn đề liên quan đến quyền lợi của công dân Việt Nam.

+ Việc đại diện này không chỉ hạn chế đối với những quyền lợi liên quan đến công dân Việt Nam thường trú ở nước sở tại, mà đối với cả công dân Việt Nam cư trú ở trong nước nhưng có quyền lợi liên quan ở nước sở tại, thí dụ trong một vụ giải quyết về thừa kế mà công dân Việt Nam ở trong nước là người được nhận di sản.

+ Việc đại diện này không hạn chế trong tố tụng hình sự hoặc dân sự... Trước toà án mà trong mọi trường hợp khi quyền lợi của công dân Việt Nam được giải quyết trước cơ quan Nhà nước sở tại, thí dụ trước cơ quan công chứng, trọng tài kinh tế ...

+ Lãnh sự đại diện hoặc bảo đảm, việc bảo đảm này phù hợp với pháp luật nước sở tại.

kết luận

Hiện nay chúng ta đã có Luật quốc tịch làm cơ sở pháp lý xác định những đối tượng nào là công dân Việt Nam được hưởng quyền, trong đó có quyền được Nhà nước bảo vệ ở nước ngoài (Điều 2 Luật quốc tịch), và làm nghĩa vụ công dân Việt Nam. Cơ chế hưỏng quyền và nghĩa vụ là 1 vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Do tình hình kinh tế xã hội vận động không ngừng, đòi hỏi việc nghiên cứu vấn đề này vừa phải bám vào thực tiễn hiện tại, vừa phải dự đoán tương lai, để từ đó có những biện pháp, chính sách cụ thể. Sự vận động, phát triển của nước ta cũng không nằm ngoài quy luật chung và cũng không tách rời sự phát triển chung của toàn thế giới.

Vấn đề bảo vệ hoà bình, vấn đề nhiên, nguyên liệu, vật liệu, liên kết kinh tế thị trường... đã đẩy quan hệ quốc tế lên một bước về chất, cả trong quan hệ xã hội và giao lưu con người. Do những hoàn cảnh thời gian khác nhau, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng lên về số lượng, và ngày càng phức tạp hơn. Bản thân các cơ quan chức năng của ta ở trong nước cũng chưa rõ ràng trong vấn đề pháp lý và đạo lý khi thi hành đánh giá cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Xác định quốc tịch là xác định cơ sở kinh tế quan trọng để Nhà nước ta thực hiện quyền bảo hộ công dân của mình. Tuy nhiên do những điều kiện đặc biệt mà khi nghiên cứu địa vị pháp lý cuả công dân ta ở nhiều nước, việc bảo vệ quyền lợi của họ, chúng ta phải luôn tính đến những yếu tố ngoại cảnh khác, đó là pháp luật nơi công dân ta cư trú, pháp luật quốc tế... chỉ có như vậy chúng ta mới tìm hiểu giải quyết vấn đề này một cách toàn diện đúng đắn.

Một số vấn đề qua nghiên cứu tình hình người Việt Nam ở tiệp khắc và vấn đề thực hiện hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - tiệp khắc

Hoàng phước Hiệp - Chu Tuấn Kiệt

 

I. Tình hình người Việt Nam tại Tiệp khắc từ ngày ký Hiệp ước lao động đến nay (hết 1987).

* Nhận xét chung

a) Đến hết năm 1986 có khoảng 26.060 người Việt Nam đến Tiệp khắc để học tập, công tác và lao động trong đó có :

+ Hơn 11000 người thuộc diện quản lý của Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp.

+ Hơn 15000 người thuộc diện hợp tác lao động.

+ Số còn lại thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao lãnh sự, thương mại và các Bộ phận quản lý lao động của Việt Nam tại Tiệp.

Đó là không kể những người đi công tác ngắn hạn thuộc các ngành, cơ quan khác nhau. Điều đó tất yếu không tránh khỏi nảy sinh những vấn đề dân sự, lao động, gia đình và hình sự giữa công dân Việt Nam với nhau cũng như công dân Việt Nam với công dân Tiệp. Nhưng điểm nổi bật của tình hình người Việt Nam tại Tiệp là độ phức tạp lớn hơn nhiều, tiêu cực xảy ra nhiều, đặc biệt là có trọng án (tội giết người).

b) Hiện nay đã có hàng nghìn người đã hết hạn hợp đồng lao động, chờ đợi về nước nhưng đang tìm cách chạy chọt trở lại, làm phát sinh nhiều tiêu cực (trấn lột, cướp của để có tiền về nước... )

- Công tác quản lý bị buông lỏng quá lâu, các quy định của đại sứ quán và Đảng uỷ bị nhờn, hoặc bị vô hiệu hoá (cấp dưới không thực hiện ngiêm).

- Sự am hiểu pháp luật yếu (kể cả cấp lãnh đạo) do đó quyền lợi của công dân Việt Nam bị vi phạm, ít được bảo vệ và tôn trọng (nhiều vụ phía Tiệp bắt bớ, khám xét thậm chí đánh đập công dân Việt Nam mà phía ta làm ngơ).

II. Một số vấn đề cụ thể.

A. Về dân sự lao động.

1. Về lao động:

Điều cần chú ý là ở Tiệp công dân Việt Nam đã có đình công, tuyệ thực tâp thể, tự ý bỏ việc, đầu năm 1983 có 3 vụ.

a. Nghỉ việc tập thể ở nông trườg trồng cây Idbus xảy ra liên tục, năm 1981 1 lần, năm 1982 ba lần và đến ngày 22, 28-2-1983 là lần thứ 5 với số người tham gia 9 người năm 1981, 108/145 người năm 1983.

b. Vụ nghỉ việc tập thể ở nông trường trồng hoa, cây cảnh xảy ra từ 11 đến 27-3-1983 gần 110 người/130 người tham gia.

c. Vụ nghỉ việc tập thể ở nông trường Semprakadan xảy ra đầu năm 1983.

* Nguyên nhân chủ yếu là do lương thấp, điều kiện ăn ở, làm việc chưa thuận tiện (không đúng hợp đồng lao động), một số ngành nghề không phù hợp như bốc phân, nạo ống khói.

* Cách giải quyết là Đại sứ quán quyết định đưa 14 công dân Việt Nam nam về nước, số còn lại được học tập giải thích, tiếp tục đi làm, phía bạ có cải thiện điều kiện ăn ở, làm việc.

2. Về tai nạn lao động.

Từ năm 1981 đến 4/1986 xảy ra 17 vụ, hiện nay phía Tiệp chưa giải quyết bồi thường, hoặc giải quyết không thoả đáng, quyền lợi của người Việt Nam lao động bị vi phạm.

3. Chết và mất tích.

a. Mất tích - có hai trường hợp.

+ Lê Hoàng ở TP. Hồ Chí Minh lấy trộm hộ chiếu của mình không được cấp trên cho phép và trốn đi đâu không rõ. (hộ chiếu do đơn vị trưởng quản lý).

+ Phạm Huy Thông đã bỏ nhà ra đi 4 - 5 tháng không biết đi đâu.

Việc xác minh, tìm kiếm của ta và bạn chậm hoặc không được tiến hành. Tình trạng làm con dấu giả, hộ chiếu giả xảy ra nhiều.

b. Chết - (số liệu của Bộ lao động cung cấp) tới 6 thág đầu năm 1986 đã có 55 trường hợp chết, cụ thể là tai nạn lao động là 17 người, bệnh 18 người, rủi ro 13 người, giết nhau 7 người.

Đối với những trường hợp chết vì rủi ro, phía bạn tiến hành điều tra chậm, hồ sơ không lập, nguyên nhân không được xác minh cụ thể (Ví dụ trường hợp Nguyễn Hữu Sơn chết, phát hiện trong cống ngầm, phía bạn phát hiện ra nhưng không điều tra).

b. Về hôn nhân và gia đình.

1. Số người Việt Nam ở lại lấy người nước ngoài từ năm 1980 đến 1983 đã có 140 người (Chủ yếu là lấy nữ công dân Tiệp). Năm 1984 có 8 trường hợp, năm 1985 có 23 trường hợp.

2. Về truy nhận cha cho con, đòi tiền cấp dưỡng xảy ra ngày càng nhiều, từ năm 1985 tới nay có 20 vụ, cơ quan có thẩm quyền của bạn yêu cầu tương trợ tư pháp như tống đạt giấy tờ cho đương sự, đòi tiền cấp dưỡng nuôi con, lấy lời khai, cung cấp tình hình về tài sản và nhân thân của đương sự.

Vấn đề này Bộ Tư pháp cùng Toà án nhân dân tỉnh, thành bước đầu đã tiến hành giải quyết có hiệu quả. tuy nhiên vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.

3. Vấn đề thi hành án và quyết định của Toà án Tiệp Khắc. Từ năm 1985 tới nay, Bộ Tư pháp Việt Nam đã nhận được 7 hồ sơ chủ yếu là bản án, quyết định thi hành cấp dưỡng nuôi con: Theo Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc đây là vấn đề cần làm khẩn trương, nhưng đến nay ta chưa giải quyết được, Bộ Tư pháp Séc (Tiệp Khắc cũ) đã 5 lần gửi công hàm hỏi về vấn đề này, ngoài ra còn hỏi một số vấn đề sau:

- Cơ quan nào, cấp nào của CHXHCN Việt Nam có quyền quyết định các đề nghị về công nhận và thực hiện nội dung Điều 46 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc.

- Những trẻ em ngoài giá thú chưa đến tuổi trưởng thành có phải trả các chi phí và lệ phí cho Toà án khi giải quyết việc công nhận và thực hiện nội dung quyết định của các Toà án Tiệp Khắc về trả tiền nuôi con ngoài giá thú theo Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Tiệp không.

- Gửi các quy định pháp lý của Việt Nam cho Tiệp.

+ Về việc công nhận thực hiện quyết định pháp lý của Việt Nam nói đến việc thực hiện quyết định nói chung.

+ Điều kiện chuyển tiền nuôi con ngoài giá thú từ CHXHCN Việt Nam sang CHXHCN Tiệp Khắc.

+ Gửi danh mục Toà án có thẩm quyền của Việt Nam về vấn đề đã nêu.

c. Về hình sự.

1. Các tội về kinh tế. Xảy ra ngày càng nhiều, hàng năm có tới hàng trăm vụ phải xử lý hành chính: Nguyên nhân do buôn bán trái phép. Chỉ tính đến năm 1985 có 11 vụ lớn buôn đồng hồ điện tử với số lượng lớn hàng ngàn chiếc.

2. Các hành vi mang tính côn đồ hung hãn, dùng dao, búa, rìu đánh nhau gây thương tích, giết nhau ngày càng nhiều cụ thể là: giết người 4 vụ, đánh nhau gây thương tích 60 vụ, trốn đi tư bản 7 vụ, Trộm cắp tài sản XHCN 9 vụ, buôn lậu, kể cả buôn bán Đôla, gây rối trật tự công cộng, nói xấu chế độ, quan hệ không lành mạnh, sống sa đoạ, cờ bạc, làm con dấu hộ chiếu giả, cướp dật.

Chú ý: Ngay trong đại sứ quán còn có người xấu chứa chấp người, đầu cơ, tích trữ, buôn bán đô la (Bí thư thứ hai buôn 8.000 lít xăng, thủ quỹ làm mất 38.200 curon...).

Tính riêng năm 1982 đã xảy ra 8 vụ đánh nhau gây thương tích, tử vong làm hai người chết và hàng chục người bị thương (kể cả công dân Việt Nam lẫn người nước ngoài). đặc biệt là Bùi Văn Lợi đâm chết một y tá Tiệp, đâm bị thương một bác sỹ khác; công an Tiệp khắc bắt giữ 12 người vì tội hình sự. Năm 1983 có 38 trường hợp đâm chém nhau bị đuổi về nước, phía Tiệp đã trục xuất về nước 8 người và đã xử tù giam 5 công dân khác từ 7 tháng tù trở lên: năm 1984-1985; 17 vụ với 35 đối tượng, điển hình là 2 vụ giết người: 1 vụ 4 tên người Việt Nam dùng dìu chém chết 1 công dân Việt Nam khác cướp tài sản; 1 vụ giết 1 công dân Tiệp trong 1 rạp hát. Chú ý, năm 1985 hết hạn hợp đồng - tiêu cực xảy ra càng nhiều (bạn trục xuất 11 người Việt Nam về nước; trong thời gian này có 2 trường hợp người Việt Nam bị người địa phương Tiệp giết hại;

1. Nguyễn văn Dũng do can phạm Jaroalav Dorbacsky (người Tiệp) giết hại ngày 24-11-1984, can phạm bị phạt 15 năm tù, án này đã có hiệu lực.

2. Nguyễn thị Hường (sinh năm 1962) bị can phạm Pert Ponm giết hại ngày 19-4-1985 can phạm bị xử lý 13 năm tù, án này đã có hiệu lực.

Chú ý, đêm 27-8-1986 công an phát hiện trong phòng ở của công dân Việt Nam ở xí nghiệp Rarer 3 nạn nhân.

1. Lê Cân (sinh 10-10-1964) làm ở hãng sơn Som prradelin.

2. Một người Tiệp cùng làm nơi trên

3. Phạm hồng Thái (sinh 9-8-1962) cùng làm ở hãng trên.

Ba nạn nhân đã bị đâm chém nhiều nhát bằng rìu. Cân và người Tiệp kia đã chết Thái bị thương rất nặng và khai ra 2 thủ phạm là người Việt Nam.

1. Trần quang Huy sinh 1-2-1964 sang Tiệp 15-11-1982.

2. Nguyễn xuân Minh sinh 31-12-1964 sang Tiệp 15-11-1982.

Hiện nay, ta và bạn đã bắt được thủ phạm phía bạn đã xét xử tử hình 2 tên trên.

Điều đáng lưu ý: Qua vụ này dư luận bạn căm phẫn và xúc động trước thảm hoạ này. Bạn đã đưa lên vô tuyến toàn bộ nội dung vụ án và hình ảnh (trước ngày 2-9-1986).

"Ngoài ra từ năm 1985 đến nay (1987) không kể những vụ án do công dân ta gây ra, phía bạn đã xét xử xong đang thi hành án và những vụ đang tiếp tục điều tra để hoàn chỉnh hồ sơ, hiện có 25 vụ án lập xong hồ sơ gồm 45 bị can đã bị tạm giam chưa đưa ra xét xử. Các tội bao gồm giết ngưòi, trấn lột, cướp của, đánh người trọng thương, ăn cắp tài sản XHCN của Tiệp, buôn bán trái phép, hiếp dâm trẻ vị thành niên... Bạn yêu cầu ta tiếp nhận đưa về Việt Nam xử lý. Đến nay, (từ tháng 2-1987-nay) bạn đã chuyển, truc xuất về Việt Nam 18 bị can trong 25 vụ án nói trên. Đồng thời Bộ tư pháp Việt Nam nhận được 22 bản án từ phía Tiệp thông báo cho phía ta theo Điều 79 HĐTTTP. Trong 2 năm 1986-1987 gồm trộm cắp tài sản XHCN 4 vụ; đánh người thành thương 4 vụ; vi phạm chế độ quản lý tiền tệ 3 vụ; trấn lột 2 vụ; tự ý bỏ việc 1 vụ; tấn công nhân viên Nhà nước 1 vụ ; gây rối trật tự công cộng 1 vụ;

- Tình hình công dân Tiệp vi phạm pháp luật Việt Nam. Chủ yếu là vi phạm Luật giao thông. Thời gian qua xảy ra 3 vụ gây hậu quả ngiêm trọng làm 1 số người chết và bị thương, cách giải quyết chủ yếu là qua đường ngoại giao.

Tóm lại, quan những số liệu nêu trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam tại Tiệp Khắc có xu hướng gia tăng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, việc kết hôn với công dân nước ngoài giảm.

II. Việc tiếp thu nội dung và thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc từ 1982 tới nay.

a. Khái quát tình hình thực hiện hành Hiệp định.

1. Tầm quan trọng của công tác thi hành Hiệp định.

Với tình hình như trên, việc ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp khắc (12-10-1982) là cần thiết và cấp bách. HĐTTTP là cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề phát sinh về dân sự, gia đình và hình sự, điều này nói lên tính chất và tầm quan trọng của vấn đề.

Việc xây dựng Hiệp định đã quan trọng thì công tác thi hành Hiệp định lại quan trọng hơn.

Thế nhưng, thời gian qua chúng ta chưa làm tốt công tác thi hành Hiệp định, có thể nói trên các mặt xây dựng HĐ - tổ chức thực hiện (thể chế hoá các quy phạm Hiệp định thành quy phạm pháp luật trong nước) Kiểm tra giám sát công việc Hiệp định. Đây là 3 mặt của vấn đề lớn là nhận thức về HĐTTTP. Chúng ta mới chỉ chú trọng (thụ động) trong việc xây dựng ký kết Hiệp định, sự hoạt động không đồng bộ, phiến diện này đã gây ra nhiều hậu quả, đặc biệt ảnh hưởng xấu tới quan hệ đối ngoại. Đó là, đặc điểm nổi bật của tình hình thi hành Hiệp định trong thời gian qua.

2. Cơ sở phương pháp luận nhận thức về công tác thi hành HĐTTTP.

Thời gian qua việc thi hành Hiệp định mang tính chất sự vụ; nghĩa là chỉ có vụ việc xảy ra thì giải quyết; thụ động, ỷ lại, không đi sâu nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho công tác thi hành Hiệp định.

Công tác thi hành Hiệp định thực chất không giản đơn như vậy, theo chúng tôi, công tác này phải được tiến hành đồng bộ giữa 3 mặt xây dựng Hiệp định. Tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện Hiệp định, các mặt công việc này bổ trợ và hoàn thiện cho nhau.

Xét nội dung Hiệp định cho thấy; HĐTTTP chỉ có tác dụng điều chỉnh thống nhất các trường hợp:

- Xung đột Luật.

- Xung đột thẩm quyền xét xử .

Nghĩa là, định ra việc áp dụng pháp luật nào và cơ quan có thẩm quyền nước nào xét xử vụ việc cụ thể đã phát sinh hoặc phát sinh. Nó không giải quyết trực tiếp những vụ việc về dân sự, gia đình và hình sự. Do đó các nước ký kết phải định ra việc xét xử lại Luật pháp nước mình đủ để thực hiện các cam kết chưa, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của nước mình về vấn đề đã được thống nhất là cơ quan nào.

Đây là hai vấn đề lớn ảnh hưởng đến công tác thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp.

a. Nói về pháp luật Việt Nam.

Đây là cơ sở, là nền tảng của công tác thi hành Hiệp định. Tình hình thi hành Hiệp định phụ thuộc vào tinhd trạng pháp luật hiện hành. Pháp luật của ta còn nhiều chỗ khiếm khuyết và nhược điểm, đặc biệt là chư xây dựng thành một hệ thống điều chỉnh nhân tố nước ngoài. Việc cụ thể hoá các Hiệp định thành những văn bản mang tính chất hướng dẫn thực hiện còn rất chậm (thậm chí không có). Vì vậy hiệu lực thi hành các Hiệp định bị hạn chế. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho công tác thi hành Hiệp định bị trì trệ, không thông suốt.

Tuy vậy, việc thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp cũng có ít nhiều ưu điểm. Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư quy định nhiệm vụ của công dân ngành trong việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp, cũng như việc xây dựng những quy định pháp luật đơn hành trong một số Luật, Pháp lệnh mới trên tinh thần Hiệp định tương trợ tư pháp.

b. Nói về các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp.

Về nguyên tắc các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định, thực hiện các ủy thác tư pháp trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật và cam kết quốc tế.

Thế nhưng, từ thực tiễn trong thời gian qua chúng tôi nhận thấy.

Các cơ quan hữu trách của Việt Nam chưa làm chức năng của mình đối với công tác này. ý thức coi nhẹ công việc này, cụ thể xây dựng Thông tư 139 nhưng không triển khai, hướg dẫn, giải thích dẫn tới các cấp trực tiếp thi hành Hiệp định lúng túng, hoạt động không thống nhất, và tất nhiên không làm tốt được công tác thi hành Hiệp định.

- Các hồ sơ thi hành án của Tiệp Khắc chủ yếu là những vụ kiến về trợ cấp nuôi con, nghĩa là loại việc mang tính cấp bách đã được ghi rõ trong Hiệp định Điều 23, 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc từ năm 1985 đến nay chưa được giải quyết.

- Nhiều hồ sơ uỷ thác lấy lời khai về truy nhận cha cho con và cấp dưỡng, Toà án địa phương làm chậm do không có hướng dẫn cụ thể....

- Bộ Tư pháp Tiệp Khắc đã nhiều lần có công hàm nhắc nhở về việc này (5 lần).

- Hơn nữa xu hướng lôgíc là số vụ việc ủy thác ngày càng tăng (Số lượng các chủng loại). Nhưng đội ngũ cán bộ chuyên trách trình độ chuyên môn yếu, do chwa được đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu cơ bản và còn thiếu kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn, lại ít người, cùng với sự quan tâm không đúng mức của cấp trên.... Còn tạo nên sức ỳ trong công tác này phải chăng đây là đặc điểm riêng trong cái chung của công tác thi hành pháp luật hiên nay.

Tóm lại, công tác thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp không chỉ thuần tuý giải quyết từng vụ việc như cách nghĩa, cách làm vừa qua. Theo chúng tôi, phải có cách nghĩ, cách làm mới, phải đổi mới tư duy pháp lý mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.

Xây dựng Hiệp định - tổ chức thực hiện - kiểm tra giám sát cong việc Hiệp định, là ba mặt của một vấn đề. Xây dựng Hiệp định tốt, tạo điều kiện thi hành Hiệp định tốt và ngược lại thi hành Hiệp định tốt sẽ bổ sung và hoàn thiện Hiệp định. Song song với công tác này phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát (bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp), phối hợp hành động giữa các cơ quan hữu trách, luôn xem xét kết quả của từng ngành trong công tác này, thường xuyên tổng kết đúc rút kinh nghiệm.

b. Một số kết quả của những việc làm cách làm vừa qua, nhất là từ khi có Thông tư 139 đến nay.

1. Nói về Thông tư 139.

Ngày 12-3-1984 Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư 139 về việc quy định nhiệm vụ của các ngành trong việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp. Bước đầu phân định nhiệm vụ của mỗi ngành khá cụ thể, nhưng thực tế các cơ quan hữu trách không triển khai, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các cơ quan trực thuộc, các cơ quan liên quan thực hiện.

Tuy nhiên, xem xét Thông tư 139 thấy có một số nhược điểm là:

- Sự phân định thẩm quyền giữa các cơ quan chưa hoàn toàn hợp lý, thực tế cho thấy có những tranh chấp, mâu thuẫn giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ Nội vụ về công tác dẫn độ, hay giữa Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp về công tác thi hành án...

- Thông tư quy định chung chung, chưa rõ ràng khó hiểu, khó làm.

Tóm lại, công việc thi hành Hiệp định là mới mẻ tất nhiên không tránh khỏi những sai sót.

Do đó, thiết nghĩ cần xem xét lại Thông tư 139, công việc này đòi hỏi thời gian và liên quan tới nhiều ngành, cần có một kế hoạch cụ thể. Trước mắt theo chúng tôi, nên tập trung giải quyết các vấn đề vưỡng mắc về nhiệm vụ trong thi hành Hiệp định.

Và cần chú ý soạn thảo văn bản hướng dẫn thi hành các ủy thác về thi hành bản án và quyết định do nước ký kết hữu qan gửi đến cho Việt Nam. Song song với việc soạn thảo này, cần soạn thảo văn bản thực hiện ủy thác về tống đạt giấy tờ, trưng cầu giám định, lấy lời khai và cung cấp tài liệu khác liên quan đến các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình và lao động, hình sự...

Như vậy việc đột phá vào những vấn đề cụ thể trên là cách làm tốt nhất để hoàn thiện Thông tư 139.

2. Một vài kết luận rút ra từ những việc làm, cách làm vừa qua.

a. Vấn đề bảo hộ pháp lý.

Đây là vấn đề cơ bản của Hiệp định, quy định trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho đương sự khi họ yêu cầu. Thực tế cho thấy sự am hiểu của công dân Việt Nam về Hiệp định tương trợ tư pháp yếu, thậm chí đa số không biết (đối tượng ra nước ngoài công tác). Ngay cả cán bộ phụ trách cũng không nắm được tinh thần Hiệp định, do đó không bảo vệ được quyền lợi của mình.

(Ví dụ, trong 20 hồ sơ truy nhận cha và cấp dưỡng chúng tôi nhận thấy không có một lá đơn nào xin miễn án phí trong hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn...) Do đó, phải tuyên truyền phổ biến Hiệp định, thới gian qua hầu như vấn đề này chúng ta chưa làm hoặc có nhưng không thường xuyên, đó cũng là nguyên nhân làm cho công tác thi hành Hiệp định không đạt kết quả. Công tác này phải tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ, góp phần nâng cao ý thức pháp luật. Việc tuyên truyền nên tiến hành bằng nhiều hình thức đặc biệt là nên tiến hành in thành sách giới thiệu các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết, kết hợp với giải thích nội dung văn bản dưới dạng hỏi đáp và sách tra cứu chuyên môn dưới dạng giải thích thuật ngữ được dùng trong Hiệp định tương trợ tư pháp. Đồng thời mở các lớp giảng dạy kiến thức cơ bản về Hiệp định tương trợ tư pháp cho những đối tượng ra nước ngoài lao động, công tác, học tập (Công việc này phải được tiến hành có kế hoạch và phải có chiều sâu, phải đưa vào chương trình học tập của các lớp pháp lý nội dung vấn đề này.

b. Cách thức liên hệ.

Trong Hiệp định quy định hai cơ quan Bộ Tư pháp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối thực hiện tương trợ tư pháp. Trong Thông tư 139 lại không quy định cơ quan nào có quyền quản lý chung, do vậy thực tế vừa qua cho thấy công việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp bị chậm trễ. Việc phân định Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hình sự, Bộ Tư pháp về dân sự và gia đình chưa được hợp thức hoá bằng một văn bản pháp luật nào, do đó có sự phối hợp không đồng bộ và đã xảy ra trường hợp:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp số liệu, tình hình thi hành Hiệp định khi Bộ Tư pháp yêu cầu.

+ Không trả lời công văn đề nghị báo cáo tổng hợp tình hình.

+ Bên phía Tiệp Khắc đã có nhiều lần hỏi (thông qua Bộ Tư pháp về việc tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không trả lời, không thông báo tình hình đó cho các c hữu quan như quy định trong Thông tư 139.

c. Việc thực hiện ủy thác theo yêu cầu của bạn.

Công việc này bao gồm nhiều vấn đề; tống đạt giấy tờ, trưng cầu giám định, lấy lời khai... Việc hướng dẫn cụ thể là nhiệm vụ của TANDTC (quy định trong thông tư 139) nhưng đến nay TATC chưa làm. Trong quá trình thi hành Hiệp định chúng tôi thấy còn có những vấn đề sau:

1. Về xác minh địa chỉ:Khi địa chỉ không đúng, cơ quan được yêu cầu tiến hành xác minh địa chỉ, nghĩa là công việc này thuộc toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp tiến hành thực hiện uỷ thác hoặc Bộ nội vụ giải quyết chứ không phải là Bộ tư pháp. Cách làm vừa qua là không logic. (Bộ tư pháp thấy địa chỉ khó hiểu tự động gửi Bộ nội vụ xác minh, hay khi toà án tỉnh thấy địa chỉ không đúng lại gửi cho Bộ tư pháp xác minh), rất lãng phí thời gian. Nhất thiết cần có hướng dẫn thống nhất về công tác này.

2. Về tống đạt giấy tờ: Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng bảo đảm quyền của công dân. Thời gian qua Tiệp khắc các hồ sơ đều dịch ra tiếng Việt (dân sự, hôn nhân gia đình, thi hành án) đúng Hiệp định.

 

Tuy vậy, chúng ta chưa thực hiện dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Tiệp các văn bản, giấy tờ gửi bạn. Theo chúng tôi nghĩ cần tiến hành thành lập một trung tâm hoặc một tổ dịch thuật (Bộ Tư pháp chủ trì) vì thời gian qua cho thấy hồ sơ ủy thác của một số nước đều không dịch. Ví dụ CHDC Đức, Liên Xô) làm sẽ tiết kiệm thời gian kinh phí.

Ngoài ra, còn một số vấn đề khác như: Chứng thực giấy tờ, lấy lời khai của đương sự, đặc biệt những văn bản phía Việt Nam lập gửi cho phía bạn thường không thống nhất về hình thức (có loại giấy tờ chép bằng tay). Không phù hợp với thể thức giao dịch quốc tế. Đây cũng là vấn đề cần chấn chỉnh bằng cách ra những mẫu văn bản và có văn bản hướng dẫn cụ thể.

d. Về thông tin pháp luật. Đây là công việc thuộc chức năng của Bộ Tư pháp, thực tế ta chưa làm hoặc có làm nhưng chưa thường xuyên, chưa thành nếp, thụ động, phải nhanh chónh khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, chú trọng tới nội dung thông tin (thông tin gì yêu cầu bạn thông tin cho ta những gì).

e. Một số vấn đề trong Hiệp định chưa có quy định: Về chế độ giám hộ, trợ tá, và thừa kế... cần đưa vào việc xây dựng các văn bản pháp luật.

 

g. Công nhận và cho thi hành các quyết định, các bản án, quyết định cần công nhận và thi hành theo Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Tiệp đến nay có khoảng 7 hồ sơ (trong hơn 45 hồ sơ về thi hành án của các nước đã ký kết Hiệp định). Vấn đề này đến nay chưa được giải quyết. Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao cầ ra ngay văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này, trong đó cần chú ý tới vấn đề chuyển quyền thi hành bản án và quyết định ra nước ngoài.

II. Các vấn đề về dẫn độ, chuyển giao việc truy tố hình sự, chuyển giao việc thi hành hình phạt tước tự do.

- Là những vấn đề mới trong pháp luật nước ta, có những cách hiểu khác nhau.

- Một điều cần chú ý thời gian qua phía Tiệp liên tiếp yêu cầu phía Việt Nam tiếp nhận và xét xử số công dân Việt Nam đã phạm pháp trên lãnh thổ Tiệp, đây các là vấn đề gây cho chúng ta khó khăn, nhất là vấn đề lập hồ sơ. nhiều trường hợp bạn điều tra không đầy đủ, chưa chặt chẽ, khi bị can phản cung de xác định có tội hay không gặp rất nhiều khó khăn, vì người bị hại, nhân chứng chưa về nước và tài sản của bị can dùng bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại còn ở Tiệp. Tình hình đó dẫn tới nhiều vụ án bị bế tắc, kéo dài mà không xử lý được. Do vậy, thiết nghĩ cần đề nghị phía bạn xét xử các vụ án. Xư xong ta nhận những người đã bị kết án để bắt thi hành án tại Việt Nam. Làm như thế đỡ phức tạp hơn và phù hợp với tình hình hiện nay ở các nước XHCN, nhất là những nước tham gia Công ước Béclin năm 1978 về thi hành án hình sự.

 

vấn đề bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài ở Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài

Nguyễn Trung Tín*******************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************e gây thiệt hại ở nước sở tại do những hành động bất hợp pháp mà những nhà chức trách nước sở tại biết và cần phải biết nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn.

2. Luật pháp nước sở tại không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người nước ngoài.

Theo nguyên tắc chung, người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và vì thế nước sở tại có toàn quyền quy định việc nhập cảnh của người nước ngoài và chế độ pháp lý của họ ở nước đó. Song vấn đề đặt ra là có những hạn chế gì đối với việc tự do quy định chế độ đối với người nước ngoài của nước sở tại.

Trong thế giới hiện đại, việc mở rộng hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế. chính trị, văn hoá... và theo đó, sự phát triển các quan hệ giữa các thể nhân và pháp nhân của các là nhu cầu khách quan không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi nước.

Chính vì thế, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài không những mang ý nghĩa chính trị, nhân đạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các nước.

Một số vấn đề rất phức tạp đặt ra trong việc xác định năng lực hành vi của người nước ngoài. Nước sở tại có thể viện vào chính sách kinh tế trong nước, trật ự công cộng, giá trị đạo đức, vấn đề bảo vệ sức khoẻ và an ninh quốc gia để hạn chế năng lực hành vi pháp lý của người nước ngoài.

Nhiều nhà luật học đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu để các nước quy định chế độ pháp lý của người người. Ví dụ, chuyên viên của Uỷ ban pháp luật quốc tế, đã đưa ra một Dự thảo vê tiêu chuẩn tối thiểu đảm bảo quyền lợi của người nước ngoài như sau:

1. Các quốc gia phải đảm bảo cho người nước ngoài sử dụng những quyền dân sự, những đảm bảo cho cá nhân mà công dân của họ được hưởng. Những quyền và những đảm bảo này, bất luận trong trường hợp nào cũng không được kém hơn những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn bản quốc tế hiện nay.

2. Vì thế, trong trường hợp vi phạm các quyền dân sự của người nước ngoài hoặc những đảm bảo cá nhân cho họ, trách nhiệm quốc tế chỉ đặt ra khi họ có sự vi phạm các quyền cơ bản của con người.

Thực hiện theo những dự kiến trên đây, thì Luật Quốc hội của các nước sẽ phụ thuộc vào rất nhiều trách nhiệm quốc tế. Vì thế nhiều quốc gia không chấp nhận chúng. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng những quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn bản Luật quốc tế, đặc biệt là hai Công ước về các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá (nước ta đã tham gia hai Công ước này) có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm quyền lợi của người nước ngoài ở các nước.

Hiên nay, trên thế giới các nước trên cơ sở Điều ước quốc tế (hoặc trực tiếp về quyền con người như hai Công ước trên, hoặc trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, lãnh sự, buôn bán...) và luật quốc nội tiến hành việc bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài ở nước mình và của công dân mình ở nước ngoài.

Các Điều ước quốc tế trên và Luật quốc nội các nước ghi nhận một số nguyên tắc về chế độ pháp lý của người nước ngoài. Chế độ được nhiều nước áp dụng hơn cả là chế độ dân tộc (hay còn gọi là chế độ ưu đãi như công dân). Theo chế độ này, người nước ngoài trừ một số ngoại lệ do luật định, được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân nước sở tại.

Tuy nhiên, nước sở tại thường áp dụng một số nguyên tắc khác bổ sung đối với người nước ngoài, một số nước cụ thể.

Thực tế pháp luật các nước XHCN và pháp luật nhiều nước tiến bộ trên thế giới cho thấy, người nước ngoài không phân biết chủng tộc, màu da, giới tính, tín ngưỡng... được hưởng chế độ pháp lý như nhau do nước sở tại dành cho trừ nước ngoại lệ mà nước sở tại dựa trên nguyên tắc có đi có lại chỉ dành cho công dân một số nước cụ thể (Bằng cách ký kết Điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật quốc nội). Ví dụ ở nước ta người nước ngoài được hưởng chế độ như nhau (người nước ngoài làm ăn sinh sống ở nước ta). Theo quy định 122/CP ngày 25-4-1977 và các văn bản pháp luật khác đề cập tới người nước ngoài nói chung, song công dân các nước mà ta ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hoặc các thoả thuận quốc tế khác có thể được hưởng những quyền và nghĩa vụ khác so với quy định chung trên.

Như vậy, hiện nay thực tiễn quốc tế có hia biện pháp chủ yếu bảo vệ quyền lợi người nước ngoài: (1) biện pháp bảo vệ ngoại giao; (2) biện pháp bảo vệ pháp lý.

Biện pháp bảo vệ ngoại giao sẽ được áp dụng chỉ khi người nước ngoài đã sử dụng các phương tiện có thể do các cơ quan xét xử của nước sở tại dành cho song không bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Tuy nhiên, biện pháp bảo vệ ngoại giao chỉ mang tính chất thụ động, bởi vì biện pháp này được đặt ra khi công dân nước ngoài gây thiệt hại một cách phi pháp rõ ràng. Thông thường các nước thường áp dụng biện pháp này để bảo vệ công dân mình ở nước ngoài trong những trường hợp thật cần thiết.

Tính phi pháp của hành động gây thiết hại được xác định trên cơ sở luật nước sở tại, các cam kết quốc tế của nước đó và tập quán quốc tế về bảo vệ nhân quyền nói chung và quyền lợi người nước ngoài nói riêng.

Để bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài trong các trường hợp đền bù khi bị gây thiết hại hoặc trong các trường hợp cần bảo đảm tốt hơn quyền lợi hiện có của người nước ngoài, các nước áp dụng biện pháp pháp lý bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản pháp luật quốc nội.

Biện pháp pháp lý hoàn toàn mang tính chất chủ động vì nó có thể không những loại hết các trường hợp gây thiệt hại quyền lợi của người nước ngoài mà còn có thể bảo đảm cho họ điều kiện tốt hơn.

Tuy nhiên, biện pháp pháp lý nếu dừa trên các nguyên tắc của Luật quốc tế hiên tại, nếu dựa trên cơ sở củng cố hoà bình, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa các dân tộc không phân biệt chế độ xã hội, nòi giống, màu da, giới tính, tín ngưỡng... thì mới có thể tạo điều kiện để bảo vệ tốt quyền lợi của người nước ngoài và chính vì thế, làm giảm bớt các trường hợp phải áp dụng biện pháp bảo vệ ngoại giao. Trong trường hợp ngược lại biện pháp đó có thể làm tăng biện pháp bảo vệ ngoại giao.

II. Pháp lý nước ta và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài.

Theo Thông tư số 122/CP ngày 25-4-1977 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài làm ăn sinh sống cư trú ở Việt Nam được hưởng chế độ dân tộc.

Phần III (nghĩa vụ và quyền lợi của ngoại kiều) nêu rõ: Về nghĩa vụ, ngoại kiều phải làm các nghĩa vụ như thực hiện các chính sách cải tạo XHCN, đóng thuế, lao động phục vụ lợi ích công cộng như công dân Việt Nam.

Về quyền lợi ngoại kiều hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu nhập hợp pháp và tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất theo pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 7 của Thông tư trên, ngoại kiều không có quyền sở hữu về bất động sản. Song những Thông tư số 31/BXD ngày 15-10-1977 lại nêu rõ, đối với nhà của của ngoại kiều làm ăn sinh sống ở nước ta do họ mua hoặc tự xây dựng hợp pháp thì ta công nhận quyền sở hữu của họ.

Thông tư này hoàn toàn trái với quyết định 122/CP của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy theo chúng tôi nó không hợp pháp. Song chính quyết định 122/CP cũng phải nên xem xét lại.

Việc cấm ngoại kiều không có quyền sở hữu về bất động sản là không thể giải thích được. Điều này, thứ nhất không bảo đảm quyền lợi của ngoại kiều làm ăn sinh sống ở Việt Nam. Thứ hai, không khuyến khich động viên họ chăm lo tu sửa các loại tài sản thuộc diện bất độnh sản.

Lẽ tất nhiên, không thể quy định cho ngoại kiều có quyền sở hữu với bất cứ tài sản nào (kể cả bất động sản và động sản) vì chế độ của ta là dựa trên sở hữu XHCN đối với tư liệu sản xuất chính và lẽ dĩ nhiên, ai cũng hiểu Nhà nước ta đã quy định một số tài sản thuộc quyền sở hữu của tàon dân thì có nghĩa là những tài sản đó không thể thuộc sở hữu cá nhân của người nước ngoài cũng như của công dân Việt Nam. Vì thế, theo chúng tôi cần dành cho người nước ngoài có quyền sở hữu như công dân Việt Nam với điều kiện sử dụng các tài sản đó theo pháp luật nước Việt Nam.

Hiện nay, nước ta chưa có nước quy định pháp luật đầy đủ về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta, vì pháp luật của ta chưa được hoàn thiện. Song những lĩnh vực pháp luật đã hoàn thiện tương đối như Luật Hôn nhân và gia đình phần liên quan đến người nước ngoài cũng còn để trống (Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình). Các vấn đề như: Đăng ký và quản lý cư trú, quy định về đi lại, hoạt động văn hoá, thông tin, báo chí, về trao đổi tin tức, tài liệu, bản đồ, vật mẫu thuộc phạm vi bí mật quốc gia quy định về thủ tục xuất nhập cảnh được ghi nhận khá đầy đủ trong các văn bản pháp luật do Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao ban hành, song các văn bản đó còn phần nhiều mang tính chất lưu hành nội bộ.

Pháp luật Việt Nam còn thiếu các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề như năng lực pháp lý dân sự, năng lực hành vi dân sự, quyền ký kết các hợp đồng dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quan hệ về hôn nhân gia đình của người nước ngoài hoặc có liên quan tới người nước ngoài.

Đối với ngoại kiều một số nước XHCN Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định tương trợ tư pháp. Song để điều chỉnh những phần không có trong Hiệp định hoặc Hiệp định dẫn chiếu để điều chỉnh các quan hệ có nhân tố nước ngoài khác việc ban hành các quy định chung cho tất cả ngoại kiều là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Việc làm này không những bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngoại kiều ở nước ta mà còn bảo vệ uy tín, trật tự pháp lý của ta. Và chính vì thế, việc làm đó góp phần cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ của chính sách đối nôi và đối ngoại.

Để làm điều đó, trước hết chúng ta canà ban hành Pháp lệnh về địa vị pháp lý của người nước ngoài. Pháp lệnh này sẽ xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài. Việc làm này vừa tạo điều kiện để người nước ngoài tuân thủ tốt pháp luật của ta, đồng thời để không những các cơ quan Nhà nước mà các công dân, tổ chức xã hội của ta trong quan hệ với người nước ngoài tuân thủ pháp lý một cách thuận lợi.

III. vấn  *******************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************ét: Trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có một số rât ít phản động chống lại tổ quốc, nhưng tuyệt đại đa số đều có tinh thần dân tộc ngày càng hướng về tổ quốc rất nhiều người yêu nước thiết tha. Chúng ta có thể xem cộng đồng người Việt Nam ở người là một bộ phận của dân tộc.

Số người Việt Nam ở các nước TBCN có tiềm lực đáng kể về khoa học kỹ thuật. Theo tính toán sơ bộ, hiên nay có khoảng 300.000 tri thức Việt Nam ở các nước TBCN, số này ngày càng tằn lên do bổ sung đông đảo lớp trẻ ra trường.

Như vậy, việc Nhà nước ta bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài không những là việc làm phù hợp với thông lệ và pháp luật quốc tế mà còn góp phần cổ vũ động viên họ đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc giàu mạnh

Một trong các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài là việc bảo vệ ngoại giao của Nhà nước ta dành cho họ.

Ngoài biện pháp trên, Nhà nước ta đã và đang tích cực thực hiện bảo vệ quyền lợi của họ bằng biện pháp pháp lý.

Như đã rõ, người Việt Nam sống ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật nước sở tịa cũng như việc người nước ngoài ở nước ta tuân thủ pháp luật của nước ta. Pháp luật nước sở tại sẽ quy định rõ chế độ của người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng ở nước đó. Song như đã trình bày ở phần 1 chế độ của người Việt Nam ở nước ngoài phụ thuộc chính vào chính sách và sự hợp tácỡp Việt Nam với các nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài. Chính sách và sự hợp tác đó có thể được tiến hành bằng cách ký kết các Điều ước quốc tế hoặc ban hành các văn bản pháp luật quốc nội.

Một ví dụ rõ trong vấn đề này là điều chỉnh các quan hệ mang tính dân sự có nhân tố nước ngoài.

Như đã rõ, để điều chỉnh các quan hệ trên, các nước thường áp dụng biện pháp giải quyết xung đột pháp luật (lựa chọn luật áp dụng cho một quan hệ cụ thể). Các quy phạm xung đột được xây dựng trên cơ sở một số nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc đó là nguyên tắc quốc tịch. Ví dụ Mục 1 Điều 123 cơ sở dân luật Liên Xô nêu rõ: Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài xác định theo Luật của nước mà người đó có quốc tịch". Quốc tịch của một người là phạm trù thường để xác định năng lực hành vi, thừ kế động sản và nhiều vấn đề về hôn nhân gai đình. Xuất phát từ đó chúng tài sản có thể thấy rằng các văn bản pháp luật về các vấn đề trên không những có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các thể nhân và pháp nhân trong nước mà còn có ý nghiã đối với quan hệ về dân sự, hôn nhân gia đình có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Đặc biệt trong việc ban hành các quy phạm pháp luật xung đột và ký kết các Điều ước quốc tế về việc điều chỉnh các quan hệ có nhân tố nước ngoài. Việc cân nhắc thực tế pháp luật các nước có người Việt Nam làm ăn sinh sống với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam là một vấn đề rất cần thiết.

Hơn thế, trong thực tiễn các nước, để điều chỉnh quan hệ có liên quan đến người nước ngoài, nhiều vấn đề quyền lợi của người nước ngoài được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. trong pháp luật Việt Nam cần có sự ghi nhận tính hiệu lực của một số quy phạm pháp luật nước ngoài và một số quy phạm pháp luật của Việt Nam cần phải được áp dụng ở nước ngoài. Vì thế vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không những đối với các quy phạm pháp luật về nội dung mà còn đối với các quy phạm pháp luật xung đột.

Sự quản lý bằng pháp luật chặt chẽ phù hợp với thực tế khách quan của Việt Nam và quan hệ giữa Việt Nam với các nước sẽ tạo điều kiện và đảm bảo tốt cho việc bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở nước ta.

Nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo vệ quyền lợiởc người nước ngoài, đặc biệt thể hiện rõ trong trường hợp khi nước A ra quy định hạn chế quyền hạn của công dân nước B với lý do nước B đã hạn chế quyền lợi của công dân nước A.

Chính vì thế, vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nước ngoài ở Việt Nam cò có ý đối với việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp tay đôi với một số nước XHCN, các Hiệp định thương mại, lãnh sự....

Trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài, việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì thế, theo chúng tôi ở nước ta hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần được tiến hành song song với ký kết các Hiệp định có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài ở nước ta và quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài.

Song trước hết, chúng ta cần phải ban hành không những Pháp lệnh về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta như phần 2 đã nêu mà còn Luật vèe tư pháp quốc tế.

Bởi vì xây dựng các văn bản pháp luật khác và ký kết các Hiệp định có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài ở Việt Nam, chúng ta canà phải có cơ sở pháp lý cụ thể về vấn đề này.

Hai văn bản pháp luật trên, theo chúng tôi, không những có sy nghĩa cơ sở để xây dựng pháp luật và ký kết các Điều ước quốc tế như đã nêu ở trên mà còn có ý nghĩ giúp cơ quan quản lý và xét xử giải quyết tốt các vụ việc mà pháp luật còn chưa đề cập chi tiết.

 

một số vấn đề cơ bản về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam và tình hình thực hiện ở Việt Nam.

 

Lê Anh Tuấn

 

Công tác quản lý người nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy Luật quốc tịch Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng nhất và duy nhất để xác định những ai là công dân Việt Nam, ai là người nước ngoài. Luật quốc tịch Việt Nam công bố ngày 9-7-1988 đã quy định rõ điều kiện để xác định một người có quốc tịch Việt Nam. theo pháp luật của Việt Nam những người không có quốc tịch Việt Nam là người nước ngoài, bao gồm những người có quốc tịch nước khác và không có quốc tịch, người nước ngoài được vào và ra khỏi Việt Nam như thế nào, quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước Việt Nam ra sao,... Cơ sở để định ra chế độ pháp lý về các vấn đề nêu trên là những vấn đề rất quan trọng mà pháp luật Việt Nam đang từng bước xây dựng điều chỉnh cho hoàn thiện, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Như vậy, chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam phản ánh toàn bỗn lý do, hoàn cảnh, điều kiện, mục đích của người nước ngoài có mặt ở Việt Nam, nội dung những quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài đó đối với công dân, và xã hội Việt Nam, và ngược lại trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài ở Việt Nam được quy định bằng văn bản ở nước ta.

Quản lý người nước ngoài chủ yếu là quản lý bằng pháp luật của Nhà nước, pháp luật của nước ta là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam. Cho nên nắm vững chế độ pháp lý của người nước ngoài là một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng ở tất cả các khâu quan trọng trong công tác quản lý người nước ngoài như: quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý cư trú đi lại và hoạt động. Qua đó tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật, gây thương hại đến an ninh, trật tự của nước ta góp phần bảo đảm chủ quyền pháp luật của Nhà nước, phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện cho người nước ngoài giúp ta xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật...

Hiện nay, có gần 50000 người nước ngoài hoạt động, cư trú làm ăn sinh sống ở nước ta (hơn 1000 cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện chuyên môn, hơn 4000 chuyên gia, gần 6000 lưu học sinh, gần 26000 người ngoại kiều và người tị nạn, hơn 1000 khách lâm thời) có chế độ pháp lý rất khác nhau, nhưng có thể chia làm 3 loại chủ yếu là:

- Người nước ngoài tạm trú.

- Người nước ngoài thường trú.

- Người tỵ nạn và người không quốc tịch.

I. Người nước ngoài tạm trú ở nước ta bao gồm những người thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí, nghiệp vụ, chuyên gia, lưu học sinh, thực tập sinh và khách lâm thời ở nước ta một thời gian (có thời hạn). Trong loại người nước ngoài không thường trú có dạng khác nhau và chế độ pháp lý cũng có nhiều điểm khác nhau, thể hiện như:

 

- Những viên chức và nhân viên công tác ở các cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với Công ước Viên-1961 về quan hệ ngoại giao. Nhà nước ta đã chính thức tham gia công ước này từ năm 1980, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài những quyền ưu đãi và miễn trừ phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam gắn liền với chế độ pháp lý của cơ quan đại diện của họ ở nước ta. Nhà của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm và miễn tất cả các thứ thuế và lệ phí. Các cán bộ nhân dân ta nếu không được sự đồng ý hoặc yêu cầu của trưởng đoàn ngoại giao thì không được vào. Các cơ quan đại diện và trưởng đoàn có quyền treo cờ và quốc huy của họ ở trụ sở, kể cả nhà ở và trên các phương tiện giao thông của trưởng đoàn. Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Cơ quan đại diện ngoại giao được tự do liên lạc với các cơ quan khác và các cơ quan đại diện của nước mình ở bất cú nơi nào và có thể sử dụng mọi phương tiện thích hợp, kể cả giao thông viên ngoại giao hoặc điện đài, mật mã (tuy nhiên chỉ được đặt máy phát vô tuyến điện nếu đựoc cơ quan có thẩm quyền của nước ta cho phép và quy định một số điều kiện cụ thể về địa điểm, công suất, tần số...). Thư từ chính thức của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm, va li ngoại giao không được khám hoặc giữ lại. Túi thư ngoại giao có quyền gửi trưởng đoàn phi hành và người đại diện của cơ quan ngoại giao có quyền ra sân bay nhận túi thư ngoại giao do trưởng đoàn phi hành giao.

Riêng về quyền của cơ quan đại diện ngoại giao cho người khác vào trú ngụ trong trụ sở của mình, trong pháp luật quốc tế vẫn chưa********************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************diện ngoại giao không được Liên xô thừa nhận, đây cũng là quan điểm chung của các nước XHCN. Dựa theo quan điểm của Liên xô và các nước XHCN, nước ta quy định người nước ngoài, các cơ quan đại diện của nước ngoài đều không có quyền sở hữu, mua bán, đổi chác đất đai trên lãnh thổ Việt Nam.

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Họ không bị bắt, giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nhà riêng cũng như tài liệu thư từ, tài sản của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm, họ được huỏng quyền miễn xét xử về hình sự, dân sự và hành chính, nhưng trừ 3 trường hợp là: viên chức ngoại giao liên quan đến vụ kiện về bất động sản thuộc quyền sở hữu riêng của mình mà không phải phục vụ cho công việc và nhân dân Nhà nước của họ hoặc 1 vụ kiện về thừa kế tài sản với tư cách cá nhân hay 1 vụ kiện liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hoặc buôn bán của viên chức ngoại giao ngoài nhiệm vụ chính thức của họ. Viên chức ngoại giao cũng được miễn mọi thứ thuế về lệ phí, hành lý cá nhân của họ được miễn khám xét. Tuy nhiên khi ta có lý do vững chắc tin rằng trong hành lý có những thứ hàng không thuộc loại được miễn thuế hoặc bị Nhà nước ta cấm nhập, xuất cảnh, thì ta vẫn có quyền khám và xử lý. Việc khám như vậy chỉ có thể tiến hành trước mặt họ hoặc những người được phép thay mặt họ, phải tiến hành chặt chẽ về phương diện pháp lý. Thành viên gia đình của viên chức ngoại giao ở cùng họ với người đó, cũng như nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và gia đình ở cùng trong hộ đối vấn đề họ nều không phải là công dân Việt Nam cũng được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ nêu trên, trừ quyền miễn xét xử và hình sự, dân sự và hành chính do những hoạt động mà họ thực hiện ngoài chức năng của họ. Công ước quốc tế cũng quy định không có sự phân biệt đối xử của Nhà nước nhận đại diện và các cơ quan đại diện ngoại giao.

- Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự quy định các viên chức, nhân viên lãnh sự nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự của nước nhận cơ quan lãnh sự của nước ngoài. So với đặc quyền về ngoại giao, thì quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự hẹp hơn như sau:

Người đứng đầu cơ quan lãnh sự chỉ được treo cờ nước mình trên phương tiện giao thông của mình khi dùng các công tác lãnh sự; chỉ có trụ sở của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, khi vì những lý do đặc biệt như hoả hoạn hoặc một tai biến gì khẩn cấp có biện pháp bảo vệ khẩn cấp, thì nhà chức trách địa phương có thể mặc nhiên vào cơ quan lãnh sự để thực hiện yêu cầu đó, coi như đã được sự đồng ý của cơ quan lãnh sự. Trụ sở của cơ quan lãnh sự có thể bị trưng dụng vào mục đích quốc phòng hoặc mục đích công cộng, với điều kiện tránh làm cản trở công tác lãnh sự và có sự bồi thường thích đáng. Va li lãnh sự có thể được yêu cầu mở ra khi nhà chức trách nước sở tại có lý do chính đáng để tin rằng trong va li có chứa những thứ ngoài thư từ, vật phẩm và tài liệu dùng trong công tác lãnh sự; viên chức lãnh sự (kể cả người đúng đầu cơ quan lãnh sự) có thể bị bắt, giam giữ để chờ xét xử trong trường hợp phạm tội nặng, họ chỉ đựoc miễn trừ xét xử về các hoạt động của miình trong khi thi hành nhiệm vụ lãnh sự.

Hiện nay, trong quan hệ lãnh sự quốc tế, nhiều nước có xu hướng muốn dành cho nhau quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự gần bằng hoặc bằng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, mở rộng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền miễn xét xử với tất cả các viên chức, nhân viên lãnh sự, và cả thành viên gia đình sống cùng một hộ như đối với viên chức, nhân viên ngoại giao, khi họ thực hiện công vụ cũng như khi ngoài công vụ.

Nhà nước ta chưa chính thức tham gia Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, nhưng tính cho đến nay, Nhà nước ta đã ký Hiệp định lãnh sự với một số nước và đã có một số cơ quan Tổng lãnh sự quán nước ngoài ở nước ta (Liên xô, Bun, Đức; Cu Ba, Tiệp, Ba Lan, Lào, Campuchia, Pháp). Nội dung cơ bản của các Hiệp định lãnh sự mà Nhà nước ta ký với các nước là vận dụng Công ước Viên năm 1963 và cũng dành quyền ưu đãi, miễn trừ cho các cơ quan lãnh sự ngang bằng với cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức lãnh sự cũng như viên chức ngoại giao, riêng nhân viên lãnh sự chỉ được hưởng những quyền đó khi thi hành công vụ (trừ nhân viên là công dân Việt Nam). Bộ Luật hình sự của nước ta đã thể hiện rõ vấn đề này như: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được miễn trừ về lãnh sự, được hưởng các quyền ngoại giao và ưu đãi theo pháp luật Việt Nam. Theo các Hiệp định quốc tế mà phía Việt Nam ký kết hay công nhân tập quán quốc tế. Thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Qua các Hiệp định lãnh sự của Nhà nước ta ký kết với các nước, chúng ta cần chú ý tới nhiệm vụ của cơ quan lãnh sự tới việc bảo hộ kiều dân của họ ở nước ta. Thông thường khi nhà chức trách của Việt Nam bắt giữ người nước ngoài ở nước ta, thì phải báo ngay cho cơ quan lãnh sự của người nước ngoài đó mang quốc tịch biết trong thời gian quy định, ví dụ: khi ta bắt giữ kiều dân Pháp, thì trong vòng 10 ngày sau phải báo cho cơ quan lãnh sự của Pháp ở Việt Nam biết.

Hiện nay, có 8 tổ chức quốc tế đại diện ở nước ta: Cao uỷ liên hợp quốc về người tỵ nạn (NRC), tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc (FAO), chương trình phát triển của liên hợp quốc (PNUD), chương trình lương thực thế giới (PAM), quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEP), Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), tổ chức y tế thế giới (OMS), Hội chữ thập đỏ quốc tế (CICR). Theo Công ước New York về quyền ưu đãi, miễn trừ của liên hợp quốc được liên hợp quốc thông qua năm 1945 (nước ta chính thức tham gia năm 1988), thì về cơ bản cơ quan đại diện của Liên hợp quốc và viên chức, của cơ quan đại diện đó (trừ nhân viên và công dân Việt Nam), cũng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như cơ quan đại diện của nhân viên ngoại giao. Trong thời gian trước khi Nhà nước ta chính thức tham gia Công ước quốc tế này, từ năm 1978 chinh phủ đã cho phép áp dụng đối xử với cơ quan đại diện của liên hợp quốc ở nước ta, kể cả viên chức ở các cơ quan đại diện đó, như nội dung cơ bản của Công ước quốc tế, kể cả tổ chức quốc tế ngoài liên hợp quốc có đại diện thường trú ở nước ta, như CICP và người đúng đầu của cơ quan đại diện đó.

Được sự đồng ý của Nhà nước ta, hiện nay có 21 cơ quan thông tấn, báo chí và 16 cơ quan nghiệp vụ nước ngoài về: hàng không, hàng hải, kinh tế ... có đại diện đặt ở nước ta. Các cơ quan này và những người nước ngoài công tác ở các cơ quan đó không được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ như đã nêu trên, mà họ chỉ được hưởng quy chế riêng theo sự thoả thuận giữa các Bộ, ngành ở nước ta trực tiếp quan hệ với tổ chức và cơ quan Nhà nước của họ, trên cơ sở phù hợp với pháp luật của Nhà nước ta.

- Những người nước ngoài là chuyên gia, lưu học sinh, thực tập sinh, và khách lâm thời khác tới nước ta học tập, công tác, du lịch... theo các Hiệp định về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật...được đối xử theo sự thoả thuận riêng giữa Nhà nước ta với Nhà nước của họ, trên cơ sở phù hợp với pháp luật nước ta cũng như pháp luật và tập quán quốc tế. Cơ quan làm việc, nhà ở, thân thể của họ không phải là bất khả xâm phạm.

- Về nhập cảnh, xuất cảnh: Nhà nước ta chưa có một Bộ Luật chung điều chỉnh vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh nước ta của những người nước ngoài thuộc loại không thường trú, nhưng đã có 1 số văn bản dưới Luật điều chỉnh. Nghị định số 83/CP ngày 10-6-1961 của Hội đồng chính phủ quy định một số nguyên tắc cơ bản, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế như: người nước ngoài muốn nhập cảnh, xuất cảnh, qúa cảnh Việt Nam phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, tiến hành làm đủ các thủ tục theo quy định. Riêng về thời gian giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh thì văn bản này chưa quy định, trong khi người nước ngoài rất quan tâm đến điều đó, và hầu hết các nước đều có những quy định như: Liên Xô, 7 ngày; Pháp 3-4 tuần; Nhật 1 tháng; Thái lan 1-3 Tháng... Để khắc phục những thiếu sót nêu trên trong văn bản pháp luật của nước ta, trong những năm qua, các Bộ, ngành chức năng có liên quan đã thống nhất quy định giải quyết cho người nước ngoài nhập cảnh nước ta là trong 15 ngày kể từ khi làm xong thủ tục nhập cảnh và Bộ nội vụ nhận được yêu cầu, riêng đối với khách xin vào du lịch là 7 ngày...

- Về cư trú, người nước ngoài sau khi đến Việt Nam sau 48 giờ phải đăng ký ở cơ quan Việt Nam có thẩm quyền, những người sau đây và gia đình của họ đăng ký ở Bộ ngoại giao:

+ Những người có thân phận ngoại giao và các nhân viên công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

+ Những người công tác tại các cơ quan lãnh sự.

+ Những người công tác tại các cơ quan đại diện khác được chính phủ Việt Nam đối xử như với người có thân phận ngoại giao.

+Các đại biểu và nhân viên các đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước và của các nước đến Việt Nam để thăm viếng, ký kết, đàm phán với Đảng, Nhà nước ta.

Những người nước ngoài khác đăng ký ở cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.

Khi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo một số thủ tục quy định như: Việc kê khai một số nội dung (theo mẫu in sẵn), nộp ảnh, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu... Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận việc cư trú của họ và ấn định thời hạn lưu trú ở Việt Nam (có thể chứng nhận vào hộ chiếu của người nước ngoài hoặc cấp giấy chứng nhận riêng). Đồng thời khi người nước ngoài đến ở các khách sạn ở nước ta, cũng phải đăng ký với khách sạn đó. Việc đăng ký cư trú đối với người nước ngoài thuộc loại không thường trú, trên thế giới có rất ít nước tiến hành, thông thưòng các nước coi giá trị của thị thực nhập cảnh của người nước ngoài vào nước họ đồng thời có giá trị pháp lý về mặt cư trú tạm thời ở nước họ.

- Về đi lại , hoạt động pháp luật nước ta chia phạm vi đi lại của người nước ngoài ở nước ta thành 2 trường hợp chhủ yếu là: phạm vi (hay trường hợp) đi lại tự do, không phải xin phép và phạm vi phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của nước ta. Trong cả 2 phạm vi đều có những khu vực cấm người nước ngoài lui tới.

+ Người nước ngoài được tự do đi lại trong nội thành, nội thị, nếu cư trú ở thành phố, thị xã; trong nội huyện nếu cư trú ở nông thôn.

+ Người nước ngoài muốn đi lại trong phạm vi nêu trên phải được phép của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam .

Cơ quan nào của Nhà nước ta có thẩm quyền đăng ký cư trú với người nước ngoài, thì cơ quan đó có thẩm quyền xem xét, cấp phép cho loại người nước ngoài ấy đi lại. Riêng trường hợp người nước ngoài là lưu học sinh đi nghiên cứu, học tập do ban giám hiệu trường giới thiệu, người nước ngoài là chuyên gia đi làm việc do cơ quan chủ quản của Việt Nam cấp giấy giới thiệu; phóng viên nước ngoài đi hoạt động nghiệp vụ do Bộ ngoại giao nước ta (trung tâm báo chí) cấp giấy giới thiệu.

Các văn bản quy định các vấn đề nêu trên hầu hết được ban hành trong hoàn cảnh đất nước ta có chiến tranh, nên còn rất hạn chế. Các nước trên thế giới rất ít hạn chế, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở nước họ. Trong thời gian vừa qua, đáp ứng tình hình, yêu cầu thực tế của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, các ngành và địa phương liên quan đã mở rộng việc giải quyết cho người nước ngoài đi lại ở nước ta, mở rộng phạm vi tự do đi lại trong cả tỉnh, thành phố, đặc khu nơi người nước ngoài tạm trú (trừ khu vực cấm), thậm chí trong dự thảo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thực hiện Luật đầu tư của Nhà nước ta đã mở rộng phạm vi tự do đi lại của người nước ngoài đầu tư ở nước ta đến tất cả các địa phương cần thiết cho việc thực hiện công việc đầu tư của nước ta cho phép. Đây là một điểm rất mới trong quy định chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta.

Nói chung, những người nước ngoài là phóng viên, nhà báo, lưu học sinh, chuyên gia, khách lâm thời... đến nước ta đều phải có trách nhiệm tuân theo pháp luật nước ta, họ không đựoc hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ như viên chức ngoại giao hay lãnh sự, nếu họ vi phạm pháp luật nước ta, thì tuỳ theo tính chất mức độ ta có thể xét xử về hình sự, dân sự hoặc hành chính.

II. Người nước ngoài thường trú (gọi tắt là ngoại kiều) ở nước ta là những người nước ngoài được Nhà nước ta cho phép định cư, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ta, không hạn định ngày họ phải trở về tổ quốc họ hay phải xuất cảnh khỏi nước ta (trừ trường hợp đặc biệt phải trục xuất). Theo pháp luật và tập quán quốc tế, ngoại kiều thường phải chịu 2 mối ràng buộc về pháp lý: Một mặt phải tuân theo pháp luật nước ta, đồng thời còn có ý nghĩa vụ pháp lý đối với nước mà họ mang quốc tịch, thông thường, quyền và nghĩa vụ của ngoại kiều hẹp hơn quyền và nghĩa vụ của công dân nước sở tại, như họ không được hưởng một số quyền lợi về chính trị (bầu cử và ứng cử...) về kinh tế thì bị hạn chế hoặc cấm một số ngành nghề không được làm. Tuỳ theo mỗi nước, trên nguyên tắc có đi có lại, sở hữu tài sản..., còn các quyền về dân sự khác (hôn nhân và gia đình), văn hoá, xã hội thường được hưởng theo chế độ đãi ngộ quốc dân.

Quyết định số 122/CP ngày 25-4-1977 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn, sinh sống ở Việt Nam đã quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của ngoại kiều ở nước ta không được làm những nghề; Ngư nghiệp, lâm nghiệp, sửa chữa máy thông tin, vô tuyến truyền thanh và truyền hình, lái xe chở khách, cano chở khách, in, khắc, đúc chữ, đánh máy, in rônêo, photôpy. Về quyền sở hữu tài sản ngoại kiều không có sở hữu về bất động sản, Những ngoại kiều nào vi phạm pháp luật của nước ta thì tuỳ theo tính chất mức độ công việc vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật nước ta, trong đó có thể áp phát sinh dụng biện pháp trục xuất khỏi nước ta .

III. Người tỵ nạn là người cư trú ngoài lãnh thổ nước họ vì lo sợ bị hành hạ, ngược đãi về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc họ tham gia vào một nhóm xã hội hoặc chính kiến chính trị nào đó. Tư cách người tỵ nạn đã được cơ quan cao uỷ liên hợp quốc về người tỵ nạn (HCR) công nhận từ lâu, được nhiều nước thừa nhận hoặc tham gia .

 

Người không quốc tịch là người không được bất cứ nước nào công nhận bằng văn bản pháp luật hoặc bằng chứng từ có giá trị pháp lý là công dân của nước họ. Vấn đề người không quốc tịch là một tình trạng không bình thường, nhưng không thể tránh được trong thực tế của mỗi nước.

Những người tỵ nạn và người không quốc tịch ở nước ta không phải là những người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và cũng không phải là những kiều dân thường, họ có chế độ pháp lý riêng, cơ bản và phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Công ước New York năm 1954 về quy chế người không quốc tịch và Công ước Giơnevơ năm 1951 vê quy chế ngươì tỵ nạn đã quy định rõ chế độ pháp lý của 2 loại người này, theo các công ước nêu trên, các quyền cơ bản dành cho người tỵ nạn và người không quốc tịch như sau:

- Về nhập cảnh: người tị nạn được nhập canh dễ dàng đến một nước khác mà nước sở tại không nhất thiết đòi hỏi phải có thủ tục cần thiết. Trái lại người không quốc tịch không có quyền này.

- Về việc trục xuất; người tỵ nạn và người không quốc tịch được quyền biện hộ trước pháp luật khi bị nước chủ nhà xua đuổi hoặc trục xuất, nhưng người tỵ nạn có quyền cao hơn là ở chỗ họ được bảo hộ nếu việc trục xuất có nguy hại đến cuôc sống hay tự do của họ.

- Ngoài ra, họ còn được hưởng một số quyền về dân sự, quyền sở hữu kinh tế xã hội như kiều dân thường.

Nhà nước ta chưa chính thức tham gia 2 công ước nêu trên, nhưng trong thực tế Nhà nước ta đã đối xử với những người tỵ nạn đến nước ta cơ bản như pháp luật và tập quán quốc tế. Riêng về chế độ pháp lý của người không quốc tịch, về pháp lý Nhà nước ta coi những người không quốc tịch ở nước ta như những kiều dân thường, không phân biệt giữa người nước ngoài thường trú và người không quốc tịch. Đồng thời trong thực tiễn do Luật quốc tịch Việt Nam mới được ban hành, nên trong thời gian trước đó, chúng ta không chú ý tới việc xác định ai là người không quốc tịch, nhất là vấn đề người Hoa do lịch sử quan hệ giữa 2 nước, giữa 2 Đảng cầm quyền của 2 nước để lại.

Trong những năm qua, ca ngành hữu quan: Nội vụ, ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan, các ngành liên quan tiến hành vận dụng chế độ pháp lý của người nước ngoài có hiệu quả, đã tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật, chủ quyền Nhà nước ta, cũng như những hoạt động khác có phương hại đến an ninh, trật tự của nước ta như:

Mấy năm gần đây, ở Hà nội xảy ra một số phần tử xấu chạy vào các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung quốc, Indonexia ở Hà nội xin cư trú chính trị, các cơ quan của Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ, vận dụng chế độ pháp lý của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở nước ta mà pháp luật nước ta đã quy định, nhất là việc nước ta không thừa nhận việc các cơ quan đai diện ngoại giao cho người khác vào trú ngụ trong trụ sở của mình, buộc họ phải trao trả cho ta những phần tử xấu đó, đồng thời ngăn chặn, làm giảm 1 cách đáng kể tình trạng các nhân viên của 1 số cơ quan đại diện ngoại giao của các nước TBCN ở Hà nội lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, nhà ở, phương tiện đi lại để đưa gái làm tiền và người Việt Nam vào hoạt động trong các cơ quan đại diện đó, vì thực chất chúng ta chưa đánh giá được những thiệt hại về an ninh chính trị ẩn sau những hoạt động mang tính chất tiêu cực xã hội đó. Các viên chức nước ta đã biết thực hiện và vận dụng đúng Luật của Nhà nước ta, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế để giải quyết trường hợp 1 số viên chức ngoại giao nước ngoài đã lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, thường gây khó khăn, trở ngại cho cán bộ của ta khi thi hành nhiệm vụ giải quyết những vụ người nước ngoài vi phạm pháp luật nước ta, nhất là những vụ gây tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng. Năm 1984 Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời phát hiện và đấu tranh buộc 1 đoàn chuyên gia của nước ngoài ở tỉnh Lai châu phải chấm dứt việc trao cờ của nước họ trước khu vực nhà ở của họ, vì họ không được quyền trao quốc kỳ của nước họ như cơ quan đại diện ngoại giao hay cơ quan lãnh sự.

Nói chung, trong những năm qua đa số cán bộ nhân dân ta đã nắm vững pháp luật Nhà nước quy định về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta. Từ đó tiến hành công tác quản lý nói chung hay các biện pháp đối xử với người nước ngoài ở nước ta khá tốt, nhất là ở các khâu; nhập, xuất cảnh, cư trú, đi lại hoạt động của người nước ngoài đúng pháp luật nước ta, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, chủ quyền, pháp luật Nhà nước và phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, chúng ta vẫn còn không ít những sơ hở, thiếu sót ở mức độ, tính chất khác nhau, thể hiện trên một số vấn đề chính sau:

- Việc tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo, ngay tại nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 5 của Đảng ta đã ghi rõ: Tăng cường pháp chế XHCN là một yêu cầu cấp bách để nâng cao hiệulực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Để tăng cường quản lý xã hội theo pháp luật Nhà nước ta phải khẩn truơng cụ thể hoá chính sách mới bằng hệ thống pháp luật, chú trọng từng bước xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và các Luật về an ninh xã hội... Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 6 của Đảng, ở nước ta đã đổi mới về tư duy pháp lý, nhưng bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, nghiêm túc nhìn nhận thì không ít mặt hạn chế, nội dung pháp lý của người nước ngoài chưa được quy định đầy đủ chặt chẽ, Nhà nước ta chưa có 1 Bộ Luật chung quy định chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta, hiện tại mới chỉ có một số văn bản dưới Luật quy định 1 số vấn đề thuộc lĩnh vực nhập cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài ở Việt Nam, nên giá trị pháp lý có bị hạn chế, thậm chí có điều, có điểm quy định của văn bản này còn mâu thuẫn trùng lặp với văn bản khác... Tình trạng đó đã gây không ít trở ngại, khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng của ta, đồng thời tạo nên những sơ hở mà người nước ngoài ở nước ta có thể lợi dụng hoạt động phương hại đến nền an ninh trật tự của nước ta.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước ta chưa được chú ý thực hiện đúng mức, không những đối với người nước ngoài mà ngay cả những cán bộ chúng ta cũng chưa nắm vững pháp luật của Nhà nước có liên quan về chế độ pháp lý của nguươì nước ngoài ở Việt Nam để thực hiện, vận dụng trong công tác của mình, ngay cả những khái niệm có liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam cũng nhần lẫn đáng tiếc, cũng chưa phân định rõ người nước ngoài nào mới được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, nội dung những quyền đó như thế nào, họ có nghĩa vụ gì đối với Nhà nước ta... Các khái niệm thường dùng để chỉ loại người ở nước ta như: người thường trú, tạm trú chuyên gia, du lịch ... mới chỉ phản ánh phần nào về tính chất chứ cũng chưa phản ánh được đầy đủ chế độ pháp lý của họ, và các văn bản pháp lý hiện hành của ta cũng còn thiếu sót, nhược điểm, gây nên sự thực hiện thiếu nhất quán.

Từ những thiếu sót trên, dẫn tới việc thực hiện và vận dụng quy định của Nhà nước ta về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam trong công tác phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, phục vụ công tác quản lý người nước ngoài ở nước ta nói riêng còn 1 số thiếu sót, tồn tại như; 1 số người vin vào những văn bản đã ban hành từ lâu mà nội dung không còn phù hợp, vin vào những quy định cứng nhắc trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, mà không phù hợp với cuộc sống sôi động, thực tiễn phong phú, nên không nhạy bén nắm bắt tình hình, đáp ứng kịp thời những vấn đề cấp bách do thực tiễn đặt ra, làm đình trệ, khó khăn cho công tác quản lý, họ không ủng hộ những tìm tòi, sáng tạo có tổ chức, được Đảng và Nhà nước cho phép. Một số người khác lại có khuynh hướng cho rằng phải linh hoạt, họ phê phán gay gắt những cái chưa đầy đủ, chưa hợp lý, họ cường điệu sự đổi mới của họ để không quan tâm pháp luật. Như vậy họ nhầm lẫn giữa những tìm tòi, sáng tạo có tổ chức và chỉ đạo chặt chẽ của Đảng Nhà nước với việc tuỳ tiện trong việc chấp hành pháp luật Nhà nước. Cả 2 khuynh hướng đó đều rất đáng phê phán.

Có địa phương còn nhầm tưởng rằng các khu trại chuyên gia nước ngoài đều bất khả xâm phạm mà không dám vaò kiểm tra, giám sát, nắm tình hình khi có yêu cầu cần thiết. Có trường hợp lại bắt giữ ngoại kiều quá lâu mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không biết để thông báo cho phiá họ biết, dẫn tới việc nước ta vi phạm Hiệp định đã ký kết với nước họ và nước ngoài đã phản ứng, bất lợi cho yêu cầu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với nước đó. ở nước ta , hiện nay có khá nhiều người Campuchia chạy sang sinh sống và lánh nạn từ thời Pônpốt cầm quyền ở Campuchia, thực chất trong số này chia làm 2 loại có chế độ pháp lý khác nhau: Loại sang nước ta vì lý do làm ăn, sinh sống thông thường và loại thứ 2 là chạy sang để tránh sự bắt bớ, đàn áp của ponpot, loại này mới thực chất là người tị nạn. Nhưng những năm qua chúng ta đã gần như coi tất cả những người Campuchia chạy sang nước ta là người tị nạn, từ đó áp dụng những chính sách của Nhà nước ta đối với họ chưa phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, chưa vận dụng triệt để vai trò của cơ quan cao uỷ liên hợp quốc về người tị nạn trong vấn đề nuôi dưỡng và tái định cư của họ sang nước khác, bảo đảm quan hệ đặc biệt giữa 2 Đảng và nhân dân 2 nước ta và bạn trong lúc đất nước ta còn không ít những khó khăn về kinh tế và xã hội. Từ vấn đề này dẫn tới việc hiểu lệch lạc chhủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cho phép những người có lý do chính đáng ra nước ngoài đoàn tụ gia đình hay vì lý do nhân đạo, có người cho rằng số người này ra đi vì tỵ nạn, gây ảnh hưởng xấu về chính trị.

IV. Để khắc phục tình trạng thiếu sót, hạn chế nêu trên, phục vụ công tác quản lý người nước ngoài đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, bảo đảm phát hiện ngăn chặn, đấu tranh, xử lý kịp thời những người nước ngoài có hoạt động vi phạm pháp luật hoặc có hại cho an ninh, trật tự của Nhà nước ta, góp phần bảo vệ chủ quyền của nước ta, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong cả nước, chúng tôi xin nêu suy nghĩ về 1 số vấn đề sau:

1. Tăng cường công tác củng cố, xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam.

Công tác quản lý người nước ngoài là công tác quản lý hành chính của Nhà nước. Hình thức quản lý cơ bản Nhà nước là các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành những văn bản hành chính có quy phạm chung và có những văn bản hành chính có những quy phạmj cá biệt về từng vấn đề. Công tác quản lý người nước ngoài chủ yếu là quản lý bằng pháp luật; vì vậy, việc nước ta ban hành chế độ về người nước ngoài ở Việt Nam là một việc cần thiết. Các cơ quan chức năng, chủ yếu là Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp cần tham mưu, đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước, Quốc hội ban hành Luật này sớm, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng loại người nước ngoài ở nước ta, từ đó các cơ quan hàh pháp quy định biện pháp tổ chức thực hiện. Đồng thời với việc nghiên cứu ban hành các văn bản có tính chất nội luật, chúng ta cũng cần khẩn trương nghiên cứu, đầ xuất Hội đồng Bộ trưởng trình Hội đồng Nhà nước về việc tham gia có chọn lọc các Công ước quốc tế có quy định về một số vấn đề có liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài.

Văn bản pháp luật về vấn đề này cần đảm bảo yêu cầu tập trung, thống nhất các giá trị pháp lý cao. Trong lúc Nhà nước chưa ban hành được lợi ích nêu trên, các văn bản dưới luật của Nhà nước ta lại rất ản mạn, các điểm còn mâu thuẫn, trùng lặp, một số văn bản có nội dung thiếu chặt chẽ, khó vận dụng, thực hiện, chưa chú ý kết hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, thì việc các cơ quan chức năng (Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ ngành) tiến hành hệ thống hoá các văn bản pháp luật về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam là một việc làm cần thiết, có tính chất cần làm ngay.

Hầu hết các địa phương đều lúng túng trong việc thực hiện công tác quản lý người nước ngoài theo pháp luật, nhất là việc xử phạt, đặc biệt là phạt tiền đối với những người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính mà không thuộc diệ được miễn trừ xét xử về hành chính, cũng như về dân sự. Vận dụng điều lệ phạt vi cảnh thì mức độ phạt quá thấp, không đạt được mục đích, yêu cầu người nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước ta, cho nên các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta ban hành văn bản pháp luật về xử phạt hành chính đối với người nước ngoài.

Tuy Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật về chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam, nhưng do công tác tuyên truyền, phổ biến của nước ta còn nhiều hạn chế, trong lĩnh vực này, thông thường việc thể chế hoá phải gắn liền với công việc khai thác, lâu nay ta chưa chú ý thực hiện đầy đủ, nên văn bản ban hành chưa quán triệt sâu sắc, cụ thể đến các cấp các ngành và các đối tượng là người nước ngoài, dẫn tới việc thực hiện thiếu nghiêm chỉnh. Cần nhận thức đầy đủ về vị trí của công tác tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra việc thi hành pháp luật là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta. Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, cần có biện pháp thiết thực xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt, chuyên trách ở các ngành, địa phương, tiến hành nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền về công tác này.

Riêng đối với đội ngũ làm công tác quản lý người nước ngoài chuyên trách, nhất là thuộc ngành công an, thời gian chưa được trang bị những kiến thức tối thiểu cần thiết về lợi ích hành chính cũng như Luật quốc tế (phần công pháp và tư pháp quốc tế), nên ít am hiể pháp luật của nước ta, pháp luật và tập quán quốc tế về lĩnh vực này, cho nên khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cụ thể hoá pháp luật hạn chế, khả năng nhiệm vụ vận dụng, thực hiện thiếu linh hoạt, sáng tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế đòi hỏi, nhất là trong tình hình hiện nay đối với công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy cơ quan chức năng của ngành tư pháp và các ngành có liên quan, cần nghiên cứu để tổ chức trang bị cho đội ngũ làm công tác quản lý người nước ngoài ngày càng thông thạo về kiến thức pháp lý nói chung và chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta nói riêng, mở rộng hình thức học tập, ngoài hệ thống đào tạo tập trung có tính chính quy, còn có thể dùng rộng rãi hình thức bồi dưỡng các khoá chuyên tu, tại chức ngắn hạn kết hợp với các đợt dài hạn, các cơ quan, đơn vị cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ của mình tham gia các lớp đó, nhằm tránh nghiệp vụ đơn thuần. Đồng thời cần biên soạn hoàn chỉnh các giáo trình, tài liệu về môn này, giúp cho những cán bộ nghiên cứu hoặc thực hành của các ngành có thể sử dụng trong khi chưa có điều kiện theo học các lớp học chính quy.

2. Xử lý kịp thời , nghiêm túc, đúng pháp luật những người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam để đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, phục vụ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Thực tiễn công tác quản lý người nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy có nhiều trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật nước ta về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại hoạt động. Đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm rất khác nhau, vì vậy khi tiến hành xử lý người nước ngoài vi phạm, các lực lượng, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phải nắm vững chế độ pháp lý của người nước ngoài ở nước ta, nhưng hầu hết các văn bản pháp luật của nước ta đều không quy định cụ thể phần chế tài, gây nên sự khó khăn, lúng túng cho các cơ quan chức năng khi xử lý, thậm chí dẫn tới sự xử lý tuỳ tiện, thiếu thống nhất. Đó là vấn đề cần sớm được giải quyết trong việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật có liên quan đến chế độ pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam.

Trong thời gian qua, kinh nghiệm vận dụng pháp luật Nhà nước để xử lý từng loại người nước ngoài vi phạm ở nước ta có một số vấn đề cần lưu ý:

- Đối với những người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi , miễn trừ của Nhà nước ta mà có hành vi vi phạm pháp luật, nếu là những vi phạm nhỏ không nghiêm trọng thì chỉ cần nhắc nhở, yêu cầu họ rút khinh nghiệm, cấhp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước ta mà họ có nghĩa vụ thực hiện. Nếu họ có vi phạm nghiêm trọng hoặc phạm pháp quả tang thì viên chức Nhà nước ta nhất là công an đang thừa hành nhiệm vụ cần lập hồ sơ đầy đủ về hành vi vi phạm của họ, chú ý củng cố chứng cứ chặt chẽ, phải báo cáo ngay lên Bộ Nội vụ để thông báo qua Bộ Ngoại giao giải quyết, tuyệt đối không được bắt, giam giữ họ. Đối với những người nước ngoài này cần phải tỏ thái độ bề ngoài rất bình thường, lịch sự, nhưng bên trong lại phải cương quyết. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của họ mà các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao ta xem xét kết hợp với yêu cầu tranh thủ đối ngoại với Nhà nước họ cũng như với cá nhân họ mà quyết định nhắc nhở hay cảnh cáo hoặc trục xuất bằng cách gửi công hàm cho cơ quan đại diện của họ ở Việt Nam tuyên bố họ là người không được chấp nhận hoặc chỉ cần nhẹ nhàng báo nước họ biết là người đó không được nước ta hoan nghênh. Trường hợp đặc biệt, thì ta mới quy định cụ thể thời hạn họ phải rút người đó về nước, nhưng đều phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành liên quan là Nội vụ và Ngoại giao, làm như vậy, vẫn bảo đảm chủ quyền Nhà nước ta đồng thời tranh thủ đối ngoại trong trường hợp cần thiết, tránh được những việc trả đũa hoặc kêu ca, phàn nàn không cần thiết của phía nước ngoài hữu quan.

Trong công tác xử lý người nước ngoài vi phạm, cần chú ý việc thu thập, củng cố vững chắc chứng cứ pháp lý về những hành động vi phạm của người nước ngoài ở nước ta, nhất là đối với những nước có thái độ xấu với nước ta, để áp dụng biện pháp trả đũa đối với những nước trong trường hợp cần thiết kịp thời.

- Đối với những loại người không có thân phận ngoại giao hay không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao, lãnh sự, như chuyên gia, lưu học sinh... vi phạm pháp luật nước ta, ta xử lý họ nình thường, có thể truy tố trước Toà án, phạt tù xong rồi buộc xuất cảnh, nhưng hình thức này thường chỉ áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, còn nói chung chủ yếu ta áp dụng biện pháp hành chính như cảnh cáo, phạt tiền, rút ngắn thời hạn cư trú.

Những năm qua, chúng ta đã dùng biện pháp hành chính bằng cách không gia hạn cư trú, quy định họ phải xuất cảnh trong một thời hạn nhất định để đẩy, đuổi nhiều đối tượng là người nước ngoài phức tạp, nhất là sau giải phòng Miền nam năm 1975, ta đã buộc xuất cảnh nhiều tên tình báo, gián điệp khoác áo nhà báo, nhân vên tổ chức Liên hiệp quốc, Linh mục, tu sĩ là người nước ngoài vào nước ta từ thời nguỵ. Biện pháp này cho thấy đảm bảo được chủ quyền của Nhà nước ta mà không gây tiếng vang, phản ứng lớn và có hại cho ta.

Muốn xử lý đúng đắn, kịp thời, nghiêm khác những người nước ngoài ở nước ta vi phạm pháp luật của Nhà nước, cán bộ xử lý phải nắm vững pháp luật Nhà nước ta cũng như pháp luật và tập quán quốc tế quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của người nước ngoài mà Nhà nước ta đã thừa nhận hay trong, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nước mà họ mang quốc tịch, nắm vững nhân thân cũng như tính chất, mức độ vi phạm của họ. Trong ngành Công an phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ của mình thì mới bảo đảm xử lý kịp thời, nghiêm khắc và đúng pháp luật .

3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ huy đối vấn đề người nước ngoài .

Công tác lãnh đạo chỉ huy luôn gắn chặt với công tác nắm tình hình, nhất là đối với lực lượng công an. Vì vậy các cấp lãnh đạo, chỉ huy cần tăng cường hơn nữa các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành để nắm tình hình người nước ngoài thuộc phạm vi mình phụ trách, quản lý, trong đó có tình hình nhân khẩu, hộ khẩu đối với người nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống ở nước ta, từ đó nắm chắc tình hình người nước ngoài vi phạm pháp luật để kịp thời đánh giá, đề xuất hoặc quyết định biện pháp xử lý đúng đắn, vấn đề quan trọng trong công tác này là đòi hỏi đồng chí lãnh đạo, chỉ huy mà trứoc hết là cấp trưởng phải nắm vững và quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của ngành về công tác quản lý người nước ngoài hoặc có liên quan đến người nước ngoài, từ đó có nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo có tổ chức, chỉ đoạ chặt chẽ các đơn vị của mình, địa phương mình phụ trách. Xây dựng và thực hiện tốt quan hệ trên dưới, ngang dọc giữa các đơn vị trong từng ngành, giữa các ngành liên quan với nhau để quản lý người nước ngoài ở nước ta nói chung và xử lý người vi phạm pháp luật nước ta nói riêng.Cần cải tiến tổ chức quản lý người nước ngoài một cách hợp lý hơn nữa để bộ máy Nhà nước bảo đảm thống nhất, gọn nhẹ và tập trung ở 1 đầu mối chỉ đạo, chống hình thức phô trương, phân tán, chia cắt. Tiếp tục xây dựng, củng cố, và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, bảo đảm chỉ đạo, chỉ huy kịp thời và luôn chủ động.

Chú trọng xây dựng lực lượng làm cho công tác quản lý người nước ngoài, bồi dưỡng các kiến thức về nghiệp vụ, văn hoá, ngoại ngữ và pháp lý một cách toàn diện cho đội ngũ làm công tác này, xây dựng tác phong chiến đấu, làm việc khoa học và có tính cách mạng cao, chống tác phong làm việc qua loa, đại khái, tuỳ tiện, đặc biệt là tư tưởng, tác phong quản lý theo kiều hành chính đơn thuần, chống cả 2 khuynh hướng tả và hữu khuynh khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến người nước ngoài .

4. Nhanh chóng tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết đúc rút kinh nghiệm công tác thành lý luận về công tác quản lý người nước ngoài .

Trên cơ sở tổng kết các chuyên đề, nghiên cứu khoa học, cần sớm đưa lý luận công tác quản lý người nước ngoài vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của ngành an ninh nhằm đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về công tác này trong đội ngũ công an nói chung và lực lượng an ninh nói riêng. Đồng thời công an các cấp, các đơn vị làm công tác quản lý người nước ngoài cần sơ kết, tổng kết, công tác quản lý theo dõi đối tượng; thường trú, chuyên gia, du lịch... hoặc theo từng khâu, quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại hoạt động hay theo từng mặt; nắm tình hình, phòng ngừa, xử lý, đấu tranh...

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng trong công tác quản lý người nước ngoài nói chung và chế độ pháp lý của người nước ngoài nói riêng, nhất định sẽ quản lý người nước ngoài đúng pháp luật, góp phần bảo đảm chủ quyền Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc gia, phục vụ tốt chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.

 

một vài suy nghĩ về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài từ ngày Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam - Cộng hoà dân chủ đức có hiệu lực

 

Hoàng Phước Hiệp

 

I. Vài nét về tình hình công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài từ ngày Hiệp định tương trợ tư pháp với Đức có hiệu lực đến nay - Những vấn đề cơ bản đặt ra.

1. Tóm tắt tình hình.

Từ ngày Hiệp định tương trợ tư pháp với Đức có hiệu lực pháp luật thì theo báo cáo của Bộ Nội vụ, công dân Việt Nam xin đăng ký kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng, trong đó phần lớn là những người đang học tập, lao động, công tác tại các nước XHCN. Số lượng những trường hợp công dân Việt Nam đang ở trong nước (một phần do đi học tập, lao động, công tác ở nước ngoài về, phần khác tuy chưa đi nước ngoài bao giờ nhưng do quen biết trong nước). Xin đăng ký kết hôn với người nước ngoài cũng có xu hướng tăng lên; địa bàn mở rộng không chỉ ở thành phố lớn mà có 21/40 tỉnh, thàn phố, đặc khu trực thuộc trung ương, đối tượng người nước ngoài cả XHCN và TBCN (kể cả Mỹ), cả các nước thứ ba, cả người gốc Việt nhưng đã mang quốc tịch khác; đối tượng Việt Nam cũng đa dạng, bao gồm cả Đảng viên, tri thức, (kể cả phó tiến sỹ khoa học), văn nghệ sỹ, cán bộ nhân viên các cơ quan ngoại giao, quân đội.... Đáng lưu ý là số công dân Việt Nam đang có vợ, có chồng chưa ly hôn, làm đơn xin kết hơn với người nước ngoài, vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng quy định trong Luật Hôn nhân gia đình của nước ta cũng tăng đáng kể.

Trước khi ban hành Luật hôn nhân và gia đình mới (ngày 29-12-1986), Nhà nước ta chưa có văn bản pháp luật cụ thể về điều kiện, nội dung cũng như thủ tục hình thức của việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (Trừ những quy định trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự đã ký kết với CHDC Đức, Liên xô, Cuba; Tiệp khắc, Hung, Bun). Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo những nghị định số 4-CP ngày 16-1-1961 cũng quy định việc kết hôn với ngọai kiều tại Việt Nam. Các cơ quan có chức năng hộ tịch của ta giải quyết viêc kết hôn giữa các công dân Việt Nam với người nước ngoài chhủ yếu dựa vào 1 số văn bản pháp quy ban hành, như chỉ thị số 104- HĐBT ngày 26-3-1982 của HĐBT về việc quản lý học sinh và lao động Việt Nam ở các nước XHCN, chỉ thị 143-VP-NG ngày 9-2-1979 của Bộ ngoại giao về chủ trương việc kết hôn của lưu học sinh và việc lưu học sinh Việt Nam kết hôn với người nước ngoài... Do thiếu những quy định pháp luật cụ thể, các cơ quan có chức năng hộ tịch gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác được giao và việc giải quyết các đơn xin đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài chưa thoe 1 thủ tục thống nhất, thường bị kéo dài gây 1 ấn tượng không tốt trong quan hệ đối ngoại. Có trường hợp chính phủ và đại sứ quán các nước phải can thiệp, yêu cầu các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước ta xem xét giải quyết vấn đề.

2. Những vấn đề cơ bản đặt ra.

a) Trước hết là vấn đề cấp phép

pháp luật hôn nhân gia đình của Nhà nước ta, cũ cũng như mới, đều ghi nhận việc Nhà nước bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện và việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở, miễn là 2 bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo Luật định. Như vậy, trong pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta không có chế độ cấp phép kết hôn. Trừ trường hợp Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDC Đức, các Hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta cũng không quy định điều đó.

Sau khi ký kết Hiệp định ương trợ tư pháp với Đức tại công văn số 2558/V8 ngày 3-7-1982 Hội đồng bộ trưởng đã giao cho việc xét việc công dân Việt Nam kết hôn với công dân CHDC Đức. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi lẽ điều 29 Hiệp định này quy định các cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước ký kết cho phép công dân của mình kết hôn với công dân nước ký kết kia. Nhưng cũng thời điểm đó cũng xuất hiện và tồn tại cho đến nay một thực tiễn là mọi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đều phải xin phép và sau khi có ý kiến tán thành của Bộ nội vụ và Bộ ngoại giao, việc kết hôn được giao cho UBND Quận, huyện, nơi cư trú của đương sự là công dân Việt Nam tiến hành. Cố nhiên cũng như bất cứ trường hợp nào xin đăng ký kết hôn khi nhận được giấy tờ cần thiết giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài, cơ quan hộ tịch có thẩm quyền kiểm tra, xác minh lời khai của các bên đương sự để giải quyết việc công nhận hoặc không công nhận, cơ chế thẩm tra xác minh này cho phép ta loại bỏ những trường hợp xin đăng ký kết hôn không hợp pháp, cũng như những phần tử nước ngoài xét thấy không có lợi cho ta. Nhưng đó là việc làm nội bộ giưã các cơ quan chức năng của ta và sự phối hợp của nội bộ này cần được quy định trong 1 văn bản nội bộ. Thực tiễn giải quyết vấn đề này trong những năm qua gây ra 1 ấn tượng là có chế độ cấp phép kết hôn với người nước ngoài, trái với Luật hôn nhân gia đình. Ngay cả việc cấp phép cho công dân Việt Nam kết hôn với công dân CHDC Đức cũng cần phải xem xét lại, vì điều đó mặc dù chỉ là hình thức tạo ra sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam với nhau. Một người kết hôn với công dân Liên xô chẳng hạn, không cần phải xin cấp phép, trong khi đó người khác kết hôn với công dân Đức lại phải xin cấp phép.

Tuy nhiên, vì lợi ích an ninh quốc gia cần thi hành một chính sách hạn chế kết hôn với người nước ngoài đối với 1 số đối tượng người Việt Nam nhất định, như những công dân đang phục vụ trong lực lượng vũ trang, trong các ngành ngoại giao, nội vụ, cơ yếu hoặc đang thi hành nhiệm vụ của Nhà nước có liên quan đến bí mật quốc gia. Cố nhiên không phải tất cả các đối tượng này, mà chỉ một số người đang thực sự thi hành nhiệm vụ và nắm các bí mật quốc gia mới thuộc những người theo chính sách hạn chế kết hôn với người nước ngoài. Điều này là hoàn toàn hợp ý phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Về vấn đề này, pháp luật nước ta cũng chưa có quy định cụ thể. Cho nên vừa qua mới xảy ra một số trường hợp công dân ta thuộc các ngành nghề nêu trên kết hôn với người nước ngoài, trong khi đó các cơ quan chức năng không có cơ sở pháp lý để hạn chế.

b) Vấn đề cơ quan có thẩm quyền

Cho đến ngày 20-11-1987 pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về việc giao cho cơ quan hộ tịch cấp thẩm quyền việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài tiến hành trước các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1961 quy định ở điều 23 thẩm quyền của UBND cơ sở nơi đương sự đăng ký kết hôn giữa ngoại kiều với ngoại kiều, nếu các đương sự yêu cầu nhưng lại không quy định việc kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Trên thực tế vừa qua đơn xin đăng ký kết hôn của người Việt Nam với người nước ngoài được gửi đồng thời đến 3 cơ quan. Bộ nội vụ, Bộ ngoại giao và UBND cấp tỉnh với những thủ tục giấy tờ khá phiền phức không những đối với người nước ngoài, mà đối với cả công dân Việt Nam, nhất là một số nước có đại sứ quán tại Hà nội. Đối với những trường hợp đương sự cư trú ở các tỉnh phía nam, ở các tình biên giới phía bắc, việc xin đăng ký kết hôn lại càng phức tạp. Trong khi đó việc thẩm tra xác minh lời khai của các đương sự cũng là một vấn đề khó khăn. Giấy tờ đi lại vòng vèo, qua nhiều khâu trung gian nhưng kết quả cũng không khác thực tế. Sau khi xét thấy có thể cho kết hôn, Bộ nội vụ cho phép và chỉ định UBND cấp huyện thích hợp đăng ký và cấp giấy chứng nhận kết hôn. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu là Hội đồng bộ trưởng phải quy định thống nhất cho một cấp cơ quan hộ tịch làm đầu mối giải quyết từ đầu chí cuối việc đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài .

Tại nghị định số 239- HĐBT ngày 20-11-1987 về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ nội vụ sang Bộ tư pháp và UBND các cấp, Hội đồng bộ trưởng đã giao việc đăng kýcấp giấy chứng nhận về hộ tịch (kể cả việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài) cho UBND xã phường thị trấn thực hiện (các điều ,2). Hiện nay công việc bàn giao đang được tiến hành, Nhưng theo chúng tôi, cần phải xem xét thêm kiến nghị với Hội đồng bộ trưởng nên giao việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cũng như việc quản lý sổ sách có liên quan cho UBND cấp tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương.

c. Vấn đề giấy tờ.

Thực tiễn hiện nay đòi hỏi các đương sự phải xuất trình nhiều loại giấy tờ như đơn xin đăng ký kêt hôn có chứng nhận của chính quyền địa phương, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân, sơ yếu lý lịch có chứng nhận của chinh quyền nơi cư trú, giấy khai sinh, giấy chứng nhận hộ khẩu thường trú, công hàm của đại sứ quán với bên nước ngoài (nếu không có đại sứ quán tại Hà nội thì phải qua đại sứ quán đại diện)... Trong số các loại giấy tờ này có những cái không cần thiết, đồng thời lại thiếu một số giấy tờ rất cơ bản bảo đảm việc kết hôn không những hợp pháp mà hợp lệ ở nước ta mà cả ở nước ngoài tương ứng nữa, chẳng hạn trích yếu pháp luật hôn nhân gia đình của Nhà nước là người nước ngoài là công dân hoặc thường trú, giấy chứng nhận của cơ quan y tế về việc mà đương sự không mắc những bệnh truyền nhiễm mà Việt Nam cấm kết hôn... Vấn đề giấy xác nhận của cơ quan y tế nước ngoài về việc không mắc bệnh Sida cũng cần cân nhắc để đưa vào danh mục xuất trình giấy tờ.

d) Về thời hạn giải quyết cũng cần có những quy định cụ thể, đủ để các cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh lời khai về mọi mặt của các đương sự. Như vậy, một mặt tránh được tình trạng dây dưa kéo dài gây ấn tượng không lợi cho ta. Mặt khác cũng tăng cường trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền theo đúng tinh thần nghị định đại hội 6 và các nghị q uyết của Ban chấp hành trung ương Đảng.

II. Những kiến nghị chủ yếu trong lĩnh vực kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

Kiến ngh 1.

1. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 của nước ta lần đầu tiên quy định một chương quan hệ của công dân và gia đình Việt Nam với người nước ngoài (chương 9) gồm 3 điều 52-54. Để thực hiện điều 54 của Luật này và nhằm bảo đảm thi hành thống nhất thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam, chúng tôi kiến nghị xây dựng một văn bản pháp quy quy định thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

Theo chúng tôi, văn bản này không điều chỉnh thủ tục kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và thủ tục kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tiến hành trước cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ngoài đóng tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần gắn vấn đề này với thủ tục xuất cảnh, cố nhiên người xin xuất cảnh để kết hôn phải có đủ điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình. Còn theo pháp luật của nước khác thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài ở mỗi nước có thủ tục khác nhau. Theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế việc kết hôn như vậy phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. Hơn nữa văn bản này chỉ nhằm thực hiện đoạn 2 điều 52 Luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh vấn đề kết hôn trên các tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trên các vùng biển quốc tế , không quy định thủ tục cần thiết về cư trú và đoàn tụ gia đình của các bên đương sự trước và sau kết hôn như cách làm của CHDC Đức thời gian gần đây.

2. Về bồi thường chi phí đào tạo, văn bản này không đề cập đến vấn đề bồi thường chi phí đào tạo đối với công dân Việt Nam xin đăng ký với người nước ngoài có kèm cư trú ở nước ngoài với mục đích đoàn tụ gia đình sau khi kết hôn. Việc bồi thường chi phí đào tạo chỉ nảy sinh khi công dân Việt Nam xin xuất cảnh hoặc định cư ở nước ngoài. Cho nên vấn đề này nên giải quyết trong 1 văn bản khác. Hơn nữa nếu đưa việc bồi hoàn chi phí đào tạo vào văn bản này vô tình chúng ta buộc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài phải ra nước ngoài sinh sống. Đó là điều khó chấp nhận về lý luận và thực tiễn.

Kiến nghị 2:

Quy định về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, nơi thường trú của bên công dân Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước ngoài. Đó là các đầu mối nhận các giấy tờ và chịu trách nhiệm với các cơ quan chức năng nội vụ, ngoại giao, tư pháp để giải quyết việc công nhận và đăng ký kết hôn và cũng là nơi tiến hành lễ công nhận kết hôn. Việc giao cho các UBND cấp xã, phường chức năng hộ tịch có nhân tố quốc tế, cũng như giao việc đó cho UBND cấp huyện, quận là không phù hợp. pháp luật của các nước XHCN(Liên xô- Bộ Luật hôn nhân và gia đình của CHXN chủ nghĩa Xô viết liên bang Nga năm 1961; Balan- Bộ Luật gia đình và giám hộ năm 1964, sửa đổi năm 1975 Bungari- Bộ Luật dân sự và gia đình năm 1985) quy định việc kết hôn giữa công dân nước này với công dân nước khác phải tuân theo những điều khoản chung, tức là thuộc thẩm quyền của các cơ quan họ tịch cơ sở. Nhưng căn cứ vào tình hình cụ thể của nước ta hiện nay chúng tôi kiến nghị giao việc giải quyết kết hôn dạng này cho UBND cấp tỉnh, khi công dân Việt Nam có mặt tại Việt Nam vào thời điểm đưa đơn xin ly hôn. Trong trường hợp vào thời điểm đưa đơn công dân Việt Nam đang có mặt tại nước ngoài thì việc này giao cho cơ quan đại diên ngoại giao hoặc lãnh sự nước ta ở nước ngoài thực hiện trên cơ sơ các quy định chung của Nhà nước, nếu được pháp luật của nước sở tại cũng như Hiệp định về lãnh sự hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp giữa CHXHCN Việt Nam và nước sở tại cho phép.

Kiến nghị 3:

1. Đối với những giấy tờ cần thiết mà mỗi bên đương sự cần phải nộp và xuất trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì nên cân nhắc tình hình thực tế quốc tế về vấn đề này. Song có vấn đề cần chú ý là pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới có quy định việc toà án tuyên bố là người chồng hoặc vợ đã chết dẫn đến hậu quả pháp lý là người chồng hoặc vợ được kết hôn với người khác. Pháp luật của chúng ta chưa quy định điều đó, nhưng trong các Hiệp định tương trợ tư pháp lại có những vấn đề đó. Vậy kiến nghị làm sao thể hiện được tư tưởng này.

2. Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong lực lượng vũ trang (quân đội, nội vụ, an ninh) trong các ngành ngoại giao, cơ yếu hoặc đang thi hành những công việc của Nhà nước có liên quan đến bí mật quốc gia thì cần có quy định riêng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bí mật Nhà nước, chừng nào đương sự có thể còn gây phương hại cho lợi ích đất nước. Việc đưa ra hạn chế này là cần thiết, vừa bảo đảm được lợi ích đất nước, vừa không trái với hôn nhân tự nguyện của Luật. Theo chúng tôi, các ngành nội vụ, ngoại giao, tư pháp, quốc phòng cần quy định chi tiết những đối tượng cụ thể nào, chứ khong phải tất cả, cần xác định của Bộ hoặc ngành mình về việc họ không thuộc đối tượng bị hạn chế kết hôn với người nước ngoài .

Kiến nghị 4:

1. Cần có quy định thời gian tối đa để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc kết hôn. Trong điều kiện của ta hiện nay, theo chúng tôi thời hạn 6 tháng là hợp lý, vừa đủ để cơ quan chức năng của ta kiểm tra, xác minh lời khai của các đương sự và quyết định vấn đề .

2. Cần có quy định việc điều tra thêm khi có đơn khiếu nại hoặc tố cáo việc kết hôn. Quy định này cho phép các cơ quan chức năng của ta khi cần thiết có thể kéo dài thời hạn 6 tháng nói trên để đưa ra xem xét và kết luận chính xác. Tuy nhiên, cũng cần giới hạn thời gian kéo dài.

Tóm lại: qua nghiên cứu tình hình cụ thể của đất nước, xin nêu 4 kiến nghị vậy để các đồng chí tham khảo khi xây dựng các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như thực hiện các Hiệp định đó

 

 

phần iii

các uỷ thác tư pháp quốc tế về vấn đề bản án hình sự của nước ngoài

 

thể thức và thực tiễn uỷ thác tư pháp của các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam

 

Đỗ Mạnh Hồng

 

Theo nguyên tắc, toà án có 2 biện pháp thực hiện các hành vi tố tụng. Thứ nhất là biện pháp thi hành trực tiếp với nội dung: toà án xét và tự mình thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết cho giải quyết vụ kiện. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào toà án cũng có thể thực hiện được các hành vi tố tụng này. Trong trường hợp như vậy, toà án có thể áp dụng biện pháp thứ 2, là tương trợ tư pháp thông qua việc uỷ thác nhờ toà án nước khác thực hiện các hành vi tố tụng, mà nó không có khả năng thi hành vì những việc khác nhau.

Trong tố tụng dân sự quốc tế, vấn đề uỷ thác tư pháp có vị trí quan trọng, khi toà án giải quyết các vụ việc. Thực tiễn đã chỉ ra; khi tiến hành xét xử, toà án có thẩm quyền phải tìm hiểu chứng cứ, vật chứng ở nước ngoài, phải tiến hành lấy lời khai hoặc tống đạt cần thiết cho các đương sự hoặc người làm chứng ở nước ngoài... Về thực tế, toà án không có khả năng thực hiện các hành vi tố tụng này, bởi vị quyền lực tư pháp của mỗi quốc gia bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của mình. Các hành vi tố tụng nêu trên và các hành vi tố tụng khác chỉ có thể được thực hiện theo một trình tự quy định về uỷ thác tư pháp mà thôi. Đây là một thực tế hết sức phổ biến trong hoạt động xét xử của toà án các nước, chính vì vậy trong tố tụng dân sự của từng nước, các quy phạm điều chỉnh vấn đề này ngày càng hoàn thiện và hoàn chỉnh hơn, đồng thời xuất hiện nhiều công trình khoa học nghiên cứu toàn bộ các vấn đề của uỷ thác tư pháp .

Việc nghiên cứu tổng thế vấn đề uỷ thác tư pháp trong tố tụng dân sự quốc tế của các nước, đòi hỏi trước hết phải đưa ra những kết luận khoa học cơ bản dược hình thành trong lý luận và thực tiễn quốc tế về uỷ thác tư pháp sau đây:

+ Dựa trên cơ sở các quy định của tố tụng dân sự quốc tế của từng nước, cũng như các Điều ước quốc tế có liên quan ta có thể kết luận: Chủ thể tham gia quan hệ ủy thác (chủ thể ủy thác và chủ thể thực hiện ủy thác) không chỉ bao gồm Toà án mà còn bao gồm các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực dân sự, gia đình và lao động như Phòng công chứng, Phòng hộ tịch, cơ quan trợ tá và giám hộ.

+ Vấn đề ủy thác tư pháp bao gồm hai nội dung sau:

- Cơ quan tư pháp của nước này yêu cầu cơ quan tư pháp nước khác.

- Cơ quan tư pháp của nước này yêu cầu cơ quan tư pháp nước ngoài thi hành ủy thác của mình.

Trình tự tiến hành các nội dung này thường được ghi nhận trong Luật tố tụng dân sự các nước và Điều ước quốc tế có liên quan.

+ Phạm vi các hành vi tố tụng trong ủy thác tư pháp được quy định có tính chất chung. Theo pháp luật của các nước và các Điều ước quốc tế có thể phân ra: ủy thác tống đạt giấy tờ (giấy mở pjiên toà, bản sao đơn kiện, bản sao các án quyết) và ủy thác thực hiện các hành vi tố tụng khác (lấy lời khai, tiến hành giám định, kiểm tra tại chỗ).

Việc xác định có tính đại thể như vậy đảm bảo khả năng thực hiện ủy thác ở mức độ cao nhất có thể được, đồn thời thể hiện sự tôn trọng thích đáng đối với các sự khác biệt trong pháp luật của các trong vấn đề này.

Thông qua thực tế phong phú về cách thực hiện trong tư pháp quốc tế của tất cả các nước, người ta đã tổng kết được một số trình tự liên hệ phổ biến, thường được áp dụng thống nhất như sau:

- Bằng con đường ngoại giao. Toà án nước A chuyển yêu cầu ủy thác tư pháp cho Bộ Ngoại giao của nước mình, sau đó Bộ ngoại giao thông qua cơ quan lãnh sự ngoại giao chủ yếu ủy thác cho Bộ ngoại giao nước B, Bộ Ngoại giao nước này chuyển tới Toà án có thẩm quyền thi hành ủy thác tư pháp.

- Bằng con đường lãnh sự, Toà án ủy thác yêu cầu cơ quan lãnh sự nước mình tại nước được yêu cầu, chuyển giao ủy thác tư pháp cho Toà án nơi thực hiện ủy thác. Trình tự này ngắ và thuận lợi so với trình tự liên hệ ngoại giao.

- Thủ tục liên hê trực tiếp, Toà án nước này trực tiếp yêu cầu Toà án nước kia thi hành các hành vi tố tụng của mình. Theo nguyên tắc, thủ tục liên hê này phải được quy định trong các Điều ước.

- Trình tự liên hệ ủy thác thông qua các cơ quan tư pháp trung ương. Theo trình tự này, cơ quan tư pháp trung ương (Bộ Tư pháp) của các nước là đầu mối trung tâm của quá trình vào và ra các yêu cầu ủy thác tư pháp.

- Trình tự ủy thác thông qua đại diện toàn quyền của nước yêu cầu. Trình tự này được áp dụng phổ biến ở Anh và Mỹ với nội dung: Toà án ủy thác sau khi thoả thuận với công dân nào đó của nước được ủy thác, thì quyết định người này làm đại diện toàn quyền của mình thực hiện ủy thác tư pháp, và gửi kết quả về tài sản yêu cầu.

Trong thực tế, với các nước sử dụng nhiều kiểu liên hệ ủy thác khác nhau đã gây khó khăn không nhỏ cho quá trình hoạt động của cơ quan tư pháp. Ví dụ đối với Toà án của Anh và Mỹ, các chứng cứ được tập hợp theo trình tự ủy thác của các nước Tây Âu không có giá trị pháp lý, ngược lại đối với các nước Tây Âu thì hoạt động của đại diện toàn quyền trong lĩnh vực thực hiện ủy thác nhiều khi vi phạm chủ quyền và an ninh của quốc gia, nơi thi hành ủy thác.

+ Trong khoa học pháp lý về tố tụng dân sự quốc tế, tồn tại nhiều quan điểm khác nhauvề vấn đề trong trường hợp không có Điều ước quốc tế, việc thực hiện ủy thác tư pháp có phải là nghĩa vụ pháp lý hay không. Hiên nay quan điểm chiếm ưu thế trong vấn đề này cho rằng: việc thực hiện ủy thác của một số quốc gia không phải là nghĩa vụ theo nghĩa pháp lý của thuật ngữ này. Tuy nhiên việc ừ chối thực hiện ủy thác tư pháp của nước nước ngoài mà không có cơ sở, được coi là sự vi phạm các nguyên tắc xã giao quốc tế và là hành vi không hữu nghị trong quan hệ quốc tế.

Dựa trên cơ sở những khẳng định khoa học nêu trên, bài viết sẽ đề cập tới các vấn đề về thê thức và thực tiễn ủy thác tư pháp của các nước XHCN và Việt Nam theo hai nội dung ủy thác. Trong đó sẽ nghiên cứu kỹ hơn nội dung thứ nhất, nhầm góp phần hoàn thện quá trình xây dựng và thực hiện các điều khoản về tương trợ tư pháp (theo nghĩa hẹp), một bộ phận cấu thành cơ bản của Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các XHCN.

I. Thể thức chung về ủy thác tư pháp tại các nước XHCN.

1. Liên Xô.

a, Vấn đề thực hiện ủy thác của Toà án nước ngoài tại Liên Xô, và vấn đề yêu cầu Toà án nước ngoài thực hiện ủy thác của Toà án Liên Xô, được quy định trong bản "Các nguyên tắc tố tụng dân sự Xô viết" và trong các Điều ước quốc tế mà Liên Xô tham gia.

Căn cứ vào Điều 62 của "Các nguyên tắc... " này: Toà án Liên Xô sẽ thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, được chuyển giao theo trình tự quy định, nếu các điều kiện sau đây được đáp ứng:

- Việc ủy thác tư pháp không đe doạ chủ quyền với an ninh của Liên Xô.

- Phạm vi thực hiện ủy thác tư pháp thuộc thẩm quyền của Toà án.

- Uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài phải được chuyển giao theo trình tự quy định.

Luật pháp Liên Xô quy định rất cụ thể các trường hợp từ chối thực hiện ủy thác tư pháp, nhằm mục đích bảo đảm các điều kiện quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này và hình thành cơ sở vững chắc cho các quan hệ pháp lý. Điều kiện có đi có lại không pháp luật Xô viết quy định như là điều kiện tiên quyết để Toà án Liên Xô thực hiện ủy thác tư pháp của Toà án nước ngoài. Trong quan hệ ủy thác, Toà án Liên Xô đương nhiên thi hành mọi ủy thác tư pháp của Toà án nước ngoài, mà không cần viện dẫn tới sự tồn tại của nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ này giữa Liên Xô với nước ngoài hữu quan, Đồng thời việc thực hiện không có Điều ước quốc tế tương ứng cũng không cản trở việc thực hiện ủy thác nước ngoài tại Liên Xô. Trong trường hợp này, các ủy thác tư pháp sẽ được thực hiện nếu được chuyển giao theo trình tự quy định và không vi phạm các điều kiện được quy định trong Điều 62 nêu trên.

ở Liên Xô, trình tự liên hệ ủy thác phải là trình tự bằng con đường ngoại giao. Mọi ủy thác của Toà án nước ngoài phải được chuyển giao theo kênh ngoại giao, thông qua Bộ Ngoại giao Liên Xô, các ủy thác công tác Toà án Xô Viết ra nước ngoài cũng theo quy định cụ thể của trình tự này. Phạm vi các hành vi tố tụng được ủy thác bao gồm việc tống đạt các giấy báo phiên Toà và các giấy tờ khác, lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, đồng thời tiến hành giám định và kiểm tra tại chỗ. Tuy nhiên phạm vi này không có tính chất tuyệt đối, trong nhiều trường hợp the yêu cầu của cơ quan tư pháp nước ngoài các hành vi tố tụng khác nhằm tập hợp chứng cứ cũng được thi hành.

Theo thể thức quy định, Toà án Liên Xô có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp từ nước ngoài là Toà án nơi có hành vi tố tụng được thực hiện, và nêu các thể nhân có liên quan thuộc thẩm quyền tài phán của Toà án này. Ví dụ, ủy thác lấy lời khai của nhân chứng cư trú ở Maxcova sẽ được Toà án quận, thành phố Maxcova thực hiện. Toàn bộ quá trình thực hiện ủy thác nước ngoài được thực hiện trên cơ sở pháp luật Liên Xô, tức là áp dụng Luật tố tụng dân sự của nước CHLB có liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như việc thực hiện ủy thác lấy lời khai các đương sự cư trú trên lãnh thổ Liên Xô sẽ được tiến hành theo các quy định cụ thể của Luật tố tụng dân sự nước cộng hoà này, phải tiến hành lập biên bản lấy lời khai, nội dung và hình thức biên bản phải phù hợp với quy định của Luật tố tụng dân sự nước CHLB Nga. Nội dung của quy định về Luật áp dụng trong việc thực hiện ủy thác chính là nội dung của nguyên tắc lex pori - Một nguyên tắc đặc thù và cơ bản của Luật tố tụng dân sự quốc tế. Điểm đặc biệt là Luật pháp Liên Xô không cho phép ngoại lệ của Lex pori, như pháp luật của một số nước khác cho phép như Ba Lan, Tiệp Khắc, CHDC Đức). Xuất phát từ nội dung của Điều 62 "Các nguyên tắc dân luật Xô viết" ta có thể khẳng định rằng trong trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp nước ngoài tại Liên Xô, việc áp dụng Lex pori là nguyên tắc tuyệt đối, không có ngoại lệ, nếu Điều ước quốc tế qs mà Liên Xô tham gia không có quy định khác.

Theo quy định, việc tống đạt giấy tờ được xác định bằng giấy biên nhận của được tống đạt, giấy biên nhận phải có chữ ký của người tống đạt, ngày và địa điểm tống đạt. Sau khi hoàn thành thực hiện ủy thác, tất cả các loại giấy tờ chứng nhận việc thực hiện này phải được chuyển giao cho cơ quan ủy thác nước ngoài thông qua Bọ Ngoại giao Liên Xô. Trong trường hợp không thực hiện ủy thác tư pháp nước ngoài , thì Toà án Liên Xô có nghĩa vụ chuyển giao các giấy tờ cho Toà án nước ngoài theo trình tự quy định với lời giải thích nguyên nhân không thể thực hiện được ủy thác tư pháp teo yêu cầu.

Toàn bộ quá trình thực hiện ủy thác chịu sư chỉ đạo chung, thống nhất của Bộ tư pháp thông qua các chỉ thị, hướng dẫn chung về tổ chức và thực hiện các ủy thác tư pháp của Toà án nước ngoài.

Nội dung thứ hai của vấn đề này cũng được giải quyết trong "Các nguyên tắc tố tụng dân sự Xô viết". Theo quy định Toà án Liên Xô có thể yêu cầu Toà án nnd thực hiện ủy thác của mình, trong trường hợp cần nghiên cứu các chứng cứ, vật chứng ở nước ngoài hoặc tống đạt giấy tờ cho các thể nhân có liên quan, ủy thác của Toà án Liên Xô với Toà án nhiều không được chuyên đề rõ. Vì vậy đề nghị Toà án nước ngoài thi hành ủy thác của mình hay không là phụ thuộc vào Toà án thụ lý quyết định, dựa trên nội dung cụ thể của vụ kiện. Nhưng trong bất cứ một trường hợp nào coi đương sự và những người dự sự cư trú ở nước ngoài phải tống đạt giấy báo phiên toà đúng thời hạn, đảm bảo cho khả năng thực hiện các quyền tố tụng của mình, đồng thời Toà án phải có nghĩa vụ tống đạt bảm sao đơn kiện, bản sao các án quyết, bản sao kháng cáo hoặc kháng nghị cho các đương sự trong trường hợp pháp luật Liên Xô quy định việc tống đạt các giấy tờ là bắt buộc.

Trình tự Toà án Liên Xô gửi ủy thác ra nước ngoài được quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp ngày 28-2-1972 tất cả các ủy thác gửi ra nước ngoài (không phân biệt nước đã có, hoặc chưa có các Điều ước quốc tế về ủy thác tư pháp với Liên Xô) được chuyển tới Bộ Ngoại giao thông qua Bộ Tư pháp Liên Xô, sau đó Bộ Ngoại giao sẽ chuyển ra nước ngoài theo trình tự quy định, nế Điều ước quốc tế mà Liên Xô tham gia không có quy định khác.

Trong quan hệ tư pháp quốc tế, hoạt động của cơ quan công chứng Liên Xô có ý nghĩa và vai trò ngày càng lớn, do số lượng các giấy tờ cần chúng nhận tại cơ quan này ngày càng tăng lên nhiều. Đồng thời cơ quan công chứng quốc gia còn thực hiện ủy thác về hành vi công chứng của các cơ quan nước ngoài, cơ quan công chứng quốc gia có thể chuyển giấy báo về việc xử lý di sản thừa kế ở nước ngoài, cho người được hưởng thừa kế cư trú ở Liên Xô. Theo Điều 30 Luật Công chứng Nhà nước, các Phòng công chứng Xô viết thi hành các ủy thác của các cơ quan tư pháp nước ngoài được chuyển giao theo trình tự quy định, ngoại trừ các trường hợp hợp sau:

- Việc thực hiện ủy thác mâu thuẫn với chủ quyền hoặc đe dọa nền an ninh quốc gia.

- Việc thực hiện ủy thác không thuộc thẩm quyền của cơ quan công chứng Liên Xô.

Trình tự liên hê trong loại ủy thác này giống như trình tự liên hệ ủy thác giữa các Toà án, nghĩa là các cơ quan có liên quan trao đổi ủy thác thông qua Bộ Ngoại giao của mình.

Trong pháp luật của Liên Xô không quy định rõ các hành vi công chứng nào có thể được thực hiện theo trình tự ủy thác của các Phòng công chứng nước ngoài và các cơ quan tư pháp khác. Đây là vấn đề cần phải xác định rõ. Theo quan điểm của các luật gia Liên Xô thì các cơ quan công chứng Nhà nước (Phòng công chứng Liên Xô) sẽ thực hiện các hành vi công chứng được ủy thác, nếu các hành vi này được pháp luật Liên Xô quy định thuộc thẩm quyền của cơ quan công chứng Nhà nước và việc thực hiện này không đe dọa an ninh và chủ quyền quốc gia.

Việc thực hiện ủy thác trong hoạt động công chứng trên lãnh thổ Liên Xô được tiến hành trên cơ sở pháp luật Liên Xô. Tuy nhiên Điều 71 Luật công chứng Nhà nước lại cho phép các cơ quan công chứng Liên Xô chấp nhận các giấy tờ được lập theo quy định của Luật nước ngoài, đồng thời cho phép các cơ quan công chứng chứng thực theo thủ tục theo pháp luật của nước ngoài quy định, với điều kiện việc làm này không trái với các nguyên tắc của Nhà nước Xô Viết. Từ đây ta có thể cho rằng hình thức các giấy tò được chứng nhận được lập ra trong quá trình ủy thác công chứng có thể được quy định theo Luật nước ngoài và như vậy đây là ngoại lệ của nguyên tắc Lexpori trong tố tụng dân sự quốc tế của Liên Xô.

b. ở Liên Xô, các ủy thác tư pháp còn được giải quyết theo các quy định của các Điều ước quốc tế mà Liên Xô tham gia. Ưu điểm của loại điều chỉnh theo Điều ước quốc tế là rõ ràng, không thể phủ nhận, nó quy định việc thực hiện ủy thác là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các nước cam kết, đồng thời các quyền ưu đãi được quy định hết sức cụ thể đảm bảo mở rộng sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước với nhau.

Trong số các Điều ước quốc tế về vấn đề này, thì Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Liên Xô với các nước XHCN điều chỉnh rộng và chặt chẽ nhất là quan hệ ủy thác tư pháp. Theo nội dung của Hiệp định thì tất cả các cơ quan tư pháp của các nước ký kết có nghĩa vụ tương trợ tư pháp cho nhau bằng con đường thực hiện ủy thác về lập và tống đạt giấy tờ, tiến hành giám định, lấy lời khai đương sự và người làm chứng và các hành vi tố tụng khác. Như vậy, phạm vi tương trợ tư pháp được quy định có tính chất đại thể số lượng các hành vi tố tụng theo ủy thác được xác định một cách khái quát. Đồng thời các cơ quan tư pháp còn tương trợ tư pháp cho các cơ quan khác có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề dân sự và gia đình như cơ quan hộ tịch, cơ quan trợ tá và giám hộ. Như vậy phạm vi chủ thể tham gia quan hệ ủy thác tư pháp được mở rộng hơn trong các Hiệp định này.

Khác với quy định của "Các nguyên tắc tố tụng dân sự Xô Viết" và Điều ước quốc tế khác, các Hiệp định tương trợ tư pháp quy định trình tự liên hệ đơn giản hơn, tất cả các ủy thác được chuyển giao thông qua các cơ quan tư pháp trun ương. ở Liên Xô cơ quan tư pháp trung là Bộ Tư pháp. Như vậy, trung tâm nhận và chuyển ủy thác ra nước ngoài, cũng như nhận và ủy thác vào trong nước là Bộ Tư pháp Liên Xô. Đây chính là đầu vào và đầu ra của quá trình ủy thác tư pháp theo dhj. Ngoài ra, trong Hiệp định với Ba Lan các Bộ Tư pháp Litvs, Biêlarusia và Ucraina có quyền trực tiếp liên hệ với các cơ quan hữu quan của Ba Lan, mà không cần thông qua Bọ Tư pháp Liên Xô. Trong quan hệ với Hungari thì Bộ Tư pháp Ucraina có quyền liên hệ độc lập và Bộ Tư pháp Hungari.

Tất cả các Hiệp định đều ghi nhận nguyên tắc áp dụng Luật Toà án trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp. Luật có thẩm quyền ở đây là Luật tố tụng dân sự của nước được yêu cầu. Tuy nhiên, về vấn đề Luật áp dụng trong ủy thác, các Hiệp định có quy định mở rộng hơn, cho phép ngoại lệ của nguyên tắc áp dụng Luật Toà án với điều kiện có đề nghị của cơ quan tư pháp nước ngoài và việc áp dụng không trái pháp luật của nước được ủy thác. Như vậy Luật tố tụng của nước yêu cầu sẽ được áp dụng trong trường hợp này. Đây là một quy định koàn toàn khác với quy định của các nguyên tắc tố tụng dân sự Xô Viết về cùng một vấn đề. Toà án tối cao Liên Xô là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc áp dụng Luật người, cụ thể xác định nước của nó (các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự cụ thể chứ không phải toàn bộ đạo Luật tố tụng dân sự) có mâu thuẫn với Luật của Liên Xô hay không.

Trong một số Hiệp định với Ba Lan, CHDC Đức, Nam tư có quy định điều kiện tương trợ tư pháp với nội dung chỉ tương trợ tư pháp giữa các nước ký kết nếu việc giúp đỡ không gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh của nước được tương trợ tư pháp. Các Hiệp định còn lại không ghi nhận điều kiện này.

Vấn đề tống đạt giấy tờ được quan tâm đặc biệt trong các Hiệp định, Quá trình tống đạt phải tuân theo pháp luật hiện hành của nước, nơi tống đạt với điều kiện giấy tờ phải được viết bằng ngôn ngữ nước được ủy thác hoặc có bản dịch kèm theo bằng tóng nước này. Trong trường hợp ngược lại, thì giấy tờ chỉ được chuyển giao cho người nhận, nếu họ tự nguyện đồng ý. Nếu do địa chỉ của người nhận không rõ ràng, và việc tống đạt giấy tờ không thể tống đạt được tiến hành cơ quan tư pháp được ủy thác phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định được địa chr thực tế của người nhận. Đây là nghĩa vụ pháp lý của cơ quan tư pháp được yêu cầu theo đúng nghĩa của từ này. Việc không áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ cụ thể của người được tống đạt giầy tờ là vi phạm các điều khoản trong các Hiệp định.

Cơ quan tư pháp các nước ký kết sử dụng ngôn ngữ của nước mình trong quá trình trao đổi. Đối với Liên Xô nếu giấy tờ được soạn thảo bằng ngôn ngữ của một trong các nước CHLB thì khi gửi ra nước ngoài phải có bản dịch bằng tiếng Nga kèm theo. Theo quy định chung của các Hiệp định, trong việc lập giấy tờ ủy thác các như giấy tờ chứng nhận việc thực hiện này phải sử dụng các giấy mẫu đặc biệt được trình bày bằng hai ngôn ngử của hai nước ký kết. Điều khoản này đã đơn hoá rất nhiều các vấn đề thủ tục, gó phần phát triển hơn nữa sự hợp tác pháp lý giữa các nước XHCN.

Trong số vấn đề được điều chỉnh còn có những vấn đề khác như chuyển giao ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền, chuyển giao giấy tờ có liên quan tới lý lịch và tài sản của công dân các nước ký kết, đảm bảo cho người làm chứng và nhân viên giám định, tống đạt giấy tờ cho công dân của nước ký kết thông qua cơ quan lãnh sự ngoại giao của nước này... Về cơ bản, các Hiệp định của Liên Xô với các nước ký kết XHCN đề có quy định thống nhất giải quyết các vấn đề nâu trên.

Liên Xô còn ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước không thuộc khối XHCN như CHLB Đức, Angiêri, Phần Lan, Hy Lạp... Điều khoản các Hiệp định này đều có nội dung giải quyết tương tụ như Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước XHCN về các vấn đề như: phạm vi tương trợ tư pháp, thể thức tống đạt giấy tờ, Luật áp dụng trong thực hiện ủy thác, cùng các vấn đề khác. Trình tự liên hệ ủy thác được quy định theo con đường ngoại giao, đây là quy định khác với quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước XHCN. Theo quy định, các ủy thác giữa cơ quan tư pháp Liên Xô với các cơ quan hữu quan của các nước I rắc, Angiêri... sẽ không được thực hiện, nếu việc tương trợ tư pháp này có thể gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh cũng như mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật s được uỷ quyền.

Vấn đề ủy thác tư pháp cũng được đề cập tới trong các Hiệp định tương trợ tư pháp tay đôi giữa Liên Xô với Mỹ, Pháp, CHLB Đức nhưng với phạm vi điều chỉnh hẹp hơn cụ thể Hiệp định và CHLB Đức chỉ quy định trình tự ủy thác và các quy định chung về lập các giâý tờ ủy thác. Tất cả Hiệp định trên đều có quy định giống nhau về các vấn đề cơ bản c ủy thác tư pháp nhă:

- Trình tự liên hệ tư pháp là trình tự ngoại giao.

- áp dụng Lexpori trong việc thực hiện ủy thác.

- Không thi hành ủy thác khác nếu việc thi hành trái với chủ quyền và an ninh của nước được ủy thác.

Tuy nhiên, trong Hiệp định giữa Liên Xô và Mỹ (ký kết năm 1953 bằng trao đổi công hàm) cần chú ý vè trình tự liên hệ ủy thác tư pháp giữa các cơ quan tư pháp ccr hai nước. trong công hàm Liên Xô gửi cho Mỹ thì quy định việc ủy thác phải được chuyển giao theo con đường ngoại giao, còn trong công hàm Mỹ gửi cho Liên Xô quy định Bộ Ngoại giao hoặc bất cứ cơ quan hành pháp nào của Chính phủ Mỹ không phải là cấp trung ương chuyển uỷ thác tư pháp..., các ủy thác tư pháp của Toà án Liên Xô phải được nhân viên cơ quan lãnh sự Liên Xô ở Mỹ chuyển giao tới Toà án được ủy thác, nơi thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan lãnh sự Liên Xô. Từ nội dung quy định này, ta nhận thấy ủy thác tư pháp của Toà án Liên Xô gửi cho Toà án Mỹ được chuyển giao theo một trình tự rất gần với trình tự liên hệ bằng kênh lãnh sự, ở giai đoạn từ Bộ ngoại giao Liên Xô ủy thác được chuyển thẳng tơid cơ quan lãnh sự Liên Xô ở Mỹ, nơi Toà án Mỹ được ủy thác đóng trụ sở trong khu vực hoạt động của cơ quan lãnh sự này, và từ đây cơ quan lãnh sự Liên Xô sẽ chuyển ủy thác tư pháp cho Toà án Mỹ có thẩm quyền giải quyết, chứ Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như bất cứ một cơ quan hành pháp nào của Mỹ cũng không có chức năng trung gian trong quá trình chuyển giao ủy thác.

2. Ba Lan.

a. Trong tố tụng d quốc tế Ba Lan, các vấn đề tương trợ tư pháp được điều chỉnh heo Luật tố tụng dân sự và các Điều ước quốc tế mà Ba Lan tham gia.

Theo quy định chung, các điều khoản của phần tố tụng dân sự quốc tế ba Lan không được áp dụng, nếu Điều ước quốc tế mà Ba Lan tham gia có quy định khác. Trong khoa học pháp lý của Ba Lan, khái niệm tương trợ tư pháp được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng. Nội dung của Mục IV về ủy thác tư pháp trong phần tố tụng dân sự quốc tế Ba Lan được trình bày theo nghĩa hẹp: Tương trợ tư pháp chỉ bao gồm việc tốg đạt giấy tờ và thực hiện các hành vi tố tụng khá, chứ không bao gồm các vấn đề thi hành án quyết định của nước ngoài, miễn trừ án phí cho người nước ngoài, đảm bảo thông tin pháp lý, bảo hộ pháp lý cho công dân nước ngoài và các vấn đề tương trợ tư pháp khác.

Pháp luật của Ba Lan cho phép các cơ quan Toà án và công chứng tương trợ tư pháp theo yêu cầu ủy thác của Toà án và các cơ quan công chứng nước ngoài khác. Trình tự liên hê ủy thác được thực hiện thông qua Bộ Tư pháp kể cả trong trường hợp thực hiện ủy thác của nước ngoài và yêu cầu của cơ quan nước ngoài thi hành ủy thác của cơ quan Ba Lan. Đây là nguyên tắc liên hệ chủ đạo được tố tụng dân sự quốc tế của Ba Lan thừa nhận, nhưng từ nguyên tắc chủ đạo nàypl Ba Lan cũng như các Điều ước quốc tế mà Ba Lan tham gia cho phép ngoại lệ áp dụng. Điều 1136 Luật tố tụng dân sự ghi: Thông tư liên ngành tư pháp - ngoại giao có thể quy định một trình tự liên hệ ủy thác khác với trình tự được quy định trên. Ngoài ra, một số Hiệp định Ba Lan ký kết với các nước XHCN ghi nhân trình tự liên hệ trực tiếp giữa các cơ quan tư pháp trong quan hệ ủy thác với nhau.

Theo nguyên tắc, Toà án Ba Lan có nghĩa vụ thực hiện ủy thác theo yêu cầu r cơ quan tư pháp nước ngoài, nếu các điều kiện sau được áp dụng:

- Hành vi tố tụng được ủy thác không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp Ba Lan và không đe dọa chủ quyền của Ba Lan.

- Việc thực hiện hành vi được yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án Ba Lan.

- Nước yêu cầu Ba Lan tương trợ tư pháp đã tương trợ tư pháp cho Ba Lan.

Điều kiện thứ ba nêu trên còn được gọi là điều kiện có đi có lại với nội dung cụ thể và được hiể chính xác như sau: Toà án Ba Lan chỉ tương trợ tư pháp co Toà án nước ngoài, nếu Toà án nước này cũng tương trợ tư pháp cho Toà án Ba Lan, Xuất phát từ chính điều kiện trên mà trong khoa học pháp lý các luật gia Ba Lan đã khẳng định: việc Toà án Ba Lan thực hiện tương trợ tư pháp cho Toà án nước là nghĩa vụ pháp lý, chứ không còn là quyền nữa, trong trường hợp Toà án nước ngoài chứng minh được sự tồn tại nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ ủy thác giữa hai nước.

Cũng pháp luật Liên Xô về Luật áp dụng trong thực hiện ủy thác, Luật Ba Lan quy định nguyên tắc Lexpỏi trong tố tụng dân sự quốc tế như là nguyên tắc chủ đạo, đặc thù nhưng không có tính tuyệt đối. Nguyên tắc Lexpori có mối quan hệ gắn bó với nguyên tắc lãnh thổ được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực quy định quy phạm pháp luật tố tụng. Tính tương đối của nguyên tắc này trong tố tụng quốc tế Ba Lan được thể hiện cụ thể trong điều khoản vê ủy thác tư pháp. Toà án Ba Lan có thể áp dụng hình thức khác hình thức được pháp luật Ba Lan quy định trong thực hiện ủy thác, với điều kiện có đề nghị của Toà án nước ủy thác và hình thức này không bị pháp luật Ba Lan cấm, đồng thời không mẫu thuẫn các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Ba Lan. Như vậy, pháp luật Ba Lan cho phép có ngoại lệ của nguyên tắc Luật Toà án trong thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.

Trong vấn đề tống đạt giâý tờ, nếu cơ quan tư pháp nước ngoài yêu cầu Toà án và Phòng công chứng Ba Lan tống đạt giấy tờ cho thể nhân đang ở Ba Lan, mà không kèm theo bản dịch ra tiếng Ba Lan, thì cơ quan tư pháp có thẩm quyền của Ba Lan sẽ tống đạt theo quy định của Luật tố tụng dân sự Ba Lan, nếu người này đồng ý nhận. Trong trường hợp ngược lại, cơ quan tư pháp Ba Lan phải thông báo cho người nhận biết hậu quả pháp lý có thể phát sinh ở nước ngoài, do việc họ không nhạn giấy tờ được tống đạt.

Đối với các thể nhân được hưởng các quyền ưu đãi trên cơ sở của Hiệp định và tập quán quốc tế, việc tống đạt giấy tờ cho họ phải được thi hành thông qua Bộ Ngoại giao Ba Lan.

Trong trường hợp thể nhân ở nước ngoài, mà không chỉ định giải quyết các vấn đề ở Ba Lan, thì pháp luật Ba Lan quy định người này có nghĩa vụ chỉ định người đại diện nhận giấy tờ tống đạt tại lãnh thổ Ban Lan. Trường hợp không chỉ định đại diện ủy quyền nhận tống đạt, thì các giấy tờ sẽ được lưu trữ trong hồ sơ vụ kiện với kết quả pháp lý của việc tống đạt giấy tờ.

Nội dung thứ hai của tương trợ tư pháp cũng được điều chỉnh trong tố tụng dân sự quốc tế của Bộ Luật tố tụng dân sự Ba Lan. ở phần này dã quy định rất cụ thể từng phương án ủy thác đối với từng trường hợp như sau:

- Trường hợp người được lấy lời khai hoặc được tống đạt giấy tờ là công dân Ba Lan ở nước ngoài, là nhan viên cơ quan lãnh sự ngoại giao Ba Lan ở nước ngoài, tiến hành cơ quan tư pháp Ba Lan sẽ áp dụng phương pháp ủy thác trực tiếp , yêu cầu cơ quan lãnh sự ngoại giao Ba Lan thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết.

- Trường hợp thể nhân có liên quan là nước ngoài cũng như trường hợp cơ quan lãnh sự ngoại giao không thể tiến hành các hành vi tống đạt giấy tờ và các hành vi tố tụng khác cho công dân Ba Lan ở nước ngoài, tiến hành cơ quan tư pháp Ba Lan sẽ đề nghị cơ quan tư pháp nước ngoài thực hiện ủy thác của mình.

Trong cả hai trường hợp yêu cầu ủy thác thác nói trên, trình tự liên hệ phải được thực hiện thông qua Bọ Tư pháp Ba Lan, nêu Điều ước quốc tế mà Ba Lan trong không có quy định gì khác.

b. Giống như Liên Xô, trong lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế, Ba Lan đã ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý hai bên với các XHCN trong đó có các vấn đề giúp đỡ pháp lý được giành một số lượng điều khoản tương xứng, có nội dung giải quyết chặt chẽ.

Như phần trên đã trình bày, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Liên Xô với các nước XHCN đều ghi nhận trình tự liên hệ thông qua cơ quan tư pháp trung ương; việc quy định trình tự như vậy được giải thích do phạm vi quá rộng lớn của lãnh thổ Liên xô, vì vậy một sự uỷ thác phải chịu sự quản lý chung của Bộ tư pháp Liên xô, để bảo đảm tính thống nhất trong việc thực hiện. Khác với các Hiệp định này trong một số Hiệp định của Ba Lan với các nước XHCN (như với Tiệp, Hung, CHDC Đức) đã quy định trình tự liên hệ trực tiếp giữa cơ quan tư pháp với các nước ký kết, mà không cần phải thông qua cơ quan tư pháp trung ương. ở các Hiệp định còn lại (Liên xô, Rumani, Bungari, Nam Tư) quy định trình tự liên hệ thông qua cơ quan tư pháp của các nước ký kết. Nghị định thư bổ sung Hiệp định Ba Lan - Liên xô còn quy định uỷ thác của toà án, phòng công chứng các nước Ucraina, Litva, Biêlixôri có thể chuyển giao cho cơ quan tư pháp Ba Lan thông qua Bộ tư pháp các nước cộng hoà liên bang này. Như vậy trong quan hệ uỷ thác giữa cơ quan tư pháp Balan với cơ quan tư pháp các nước XHCN sử dụng 2 trình tự liên hệ chứ không phải 1 trình tự liên hệ như trong quan hệ tư pháp giữa Liên xô với các nước XHCN.

Ngoài toà án ra, các cơ quan tư pháp giải quyết các vấn đề dân sự - gia đình cũng có thể yêu cầu toà án và cơ quan công chứng giúp đỡ về pháp lý trong lĩnh vực uỷ thác được quy định cụ thể trong các Hiệp định.

Điều kiện thực hiện uỷ thác cũng được ghi nhận trong một số Hiệp định với nội dung; Việc tương trợ p không đe doạ chủ quyền và an ninh các nước ký kết được yêu cầu. Trong Hiệp định với Rumani không có điều khoản quy định về Hiệp định này.

Quá trình thực hiện uỷ thác tư pháp phải tuân theo pháp luật của nước ký kết có công chứng và toà án được uỷ thác. Như vậy các Hiệp định này vẫn ấp dụng nguyên tắc Lexpori thông dụng trong TTDS quốc tế. Tuy nhiên cơ quan uỷ thác có thể đề nghị áp dụng Luật tố tụng của nước mình và việc áp dụng này có thể được nếu không mâu thuẫn với Luật của nước có toà án thực hiện uỷ thác. Trong trường hợp không có đề nghị như vậy, thì nguyên tắc Luật toà án có hiệu lực tuyệt đối. Vì vậy các vấn đề tương ứng như: ai có thể là người làm chứng, ai có quyền không cung cấp lời khai, vấn đề giám định bắt buộc... cần phải được giải quyết theo Luật toà án của nước thực hiện uỷ thác.

Một số Hiệp định với các nước XHCN còn quy định quyền của các cơ quan lãnh sự - ngoại giao được lấy lời khai của người làm chứng, các đương sự là công dân của nước mà các cơ quan đại diện này khi những người này đang ở trên lãnh thổ của nước ký kết kia. Ngoài ra các vấn đề có liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp như: hình thức yêu cầu uỷ thác, ngôn ngữ sử dụng, xác nhận việc tống đạt, vấn đề bảo vệ người làm chứng và giám định viên.... cũng được điều chỉnh trong các Hiệp định TTTP của Balan với các nước XHCN.

3. Các nước xã hội chủ nghĩa khác

ở các nước XHCN như; Tiêp, Hung, Bun.... việc tống đạt giấy tờ và thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt nhằm thực hiện mục đích tập hợp chứng cứ cũng đươc hiểu là ương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự quốc tế. Quan điểm như vậy cũng phù hợp với thực tiễn quốc tế về tương trợ tư pháp đã được hình thành.

Cộng hoà dân chủ Đức, Hung, Nam Tư, Anbani đều điều chỉnh vấn đề uỷ thác tư pháp trong các điều khoản tương ứng của Bộ Luật tố tụng dân sự nước mình, và các điều ước quốc tế, mà nước này tham gia. Chỉ riêng Tiệp giải quyết chung các vấn đề về xung đột pháp luật và tố tụng dân sự quốc tế trong một bộ Luật riêng biệt - Luật tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế năm 1963. Vấn đề uỷ thác tư pháp còn được Tiệp giải quyết trong các điều ước quốc tế (trước hết là các Hiệp định TTTP giữa Tiệp với các nước XHCN).

Theo quy định của Bộ Luật TPQT và TTDSQT Tiệp khắc, các cơ quan tư pháp của Tiệp sẽ thực hiện uỷ thác của nước ngoài nếu;

- Việc thực hiện không đe doạ trật tự công cộng của Tiệp.

-Việc thực hiện các hành vi được uỷ thác thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp Tiệp khắc.

- Nguyên tắc có đi có lại đảm bảo trong quan hệ uỷ thác giữa cơ quan tư pháp Tiệp với cơ quan tư pháp nước ngoài.

So sánh điều kiện uỷ thác của Tiệp với của Ba Lan, ta nhận thấy nội dung các điều kiện giống nhau. Như vậy cơ quan tư pháp Tiệp khắc sẽ có nghĩa vụ pháp lý thực hiện uỷ thác nước ngoài, nếu 3 điều kiện trên được cơ quan tư pháp nước ngoài đáp ứng đầy đủ.

Cơ quan tư pháp nước ngoài Tiệp khắc sẽ áp dụng đầy đủ Luật TTDS của nước mình, khi thực hiện uỷ thác; nhưng pháp luật Tiệp bảo đảm việc áp dụng Luật nước ngoài, nếu các điều kiện sau được bảo đảm: có yêu cầu của cơ quan uỷ thác uỷ thác, việc phát sinh dụng Luật nước ngoài không mâu thhuẫn với trật tự công cộng Tiệp khắc. Tính đúng đắn và hợp lý của quy định này là rõ ràng. Bởi vì các kết quả của thực hiện uỷ thác sẽ được toà án uỷ thác đánh giá và xác định cơ sở để làm giá trị giải quyết vụ việc. Nếu như toà án được uỷ thác chỉ tuân theo Luật nước mình, không cho phép ngoại lệ của nguyên tắc lexpori trong quá trình thi hành uỷ thác có thể sẽ không được toà án uỷ thác sử dụng, với lý do không có giá trị theo sự đánh giá của toà án nước này. Xuất phát từ cơ sở lý luận như vậy, nên Luật Ba Lan, CHDC Đức cho phép áp dụng Luật nước ngoài trong thi hành uỷ thác - đây là điểm khác cơ bản so với Luật của Liên xô.

Luật TTDS của CHDC Đức, Hung, Anbani, Nam Tư điều chỉnh các vấn đề thực hiện uỷ thác cũng dựa trên chính các nguyên tắc nêu trên.

Trong quan hệ giữa các nước XHCN, các quan hệ về tư pháp quốc tế cũng được giải quyết bằng các Hiệp định tay đôi. Theo quy định chung, cơ quan tư pháp của nước ký kết tương trợ tư pháp bằng con đường thực hiện lập và chuyển giao giấy tờ, tiến hành giám định, lấy lời khai của các đương sự và người làm chứng, cùng các hành vi tố tụng khác. Đây là khái niệm TTTP theo nghĩa hẹp. Qua nội dung các Hiệp định tương trợ tư pháp và các nước trong cộng đồng XHCN, khái niệm này còn được hiểu theo nghĩa rộng, phạm vi TTTP bao gồm các vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ của uỷ thác tư pháp như: công nhận và thi hành án quyết, miễn án phí cho người nước ngoài, thông tin về pháp luật, bảo hộ pháp lý cho công dân các nước ký kết...

Trình tự liên hệ được quy định không thống nhất theo 1 kiểu. Một số Hiệp định như (Hungari- Rumani, Nam Tư - Ba Lan, Ba Lan- Rumani) quy định trình tự liên hệ thông qua cơ quan tư pháp trung ương, còn các Hiệp định khác (CHDC Đức- Tiệp, Tiệp Khắc - Bugari, Hungari- Ba Lan) lại quy định trình tự trực tiếp giữa cơ quan tư pháp các nước ký kết, không thông qua Bộ tư pháp là cơ quan trung ương trong quá trình uỷ thác.

Nhìn chung, các vấn đề có liên quan tới uỷ thác tư pháp được điều chỉnh trong các Hiệp định uỷ thác tư pháp tay đôi giữa các nước XHCN có số lượng như nhau và các điều khoản giải quyết các vấn đề này rất gần gũi nhau về nội dung điều chỉnh. Các quy phạm được soạn thảo kỹ lưỡng, rất cụ thể và trên thực tiễn đã tỏ ra đúng đắn trong áp dụng. Từ đây ta có thể khẳng định rằng; các quy phạm này có thể là cơ sở vững chắc để thực hiện uỷ thác của công ước nhiều bên về TTTP và các nước XHCN trong tương lai.

4. Công ước Lahay về TTDSQT và vấn đề uỷ thác tư pháp của các nước xã hội chủ nghĩa.

Đây là công ước quốc tế nhiều bên được một số nước XHCN tham gia, vì vậy nó có vai trò quan trọng trong quá trình hợp tác pháp lý giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, nó góp phần củng cố thực tiễn quốc tế đã hình thành trong lĩnh vực tương trợ tư pháp .

Theo công ước, tương trợ tư pháp được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm uỷ thác tống đạt giấy tờ và uỷ thác thực hiện các hành vi tố tụng như; lấy lời khai, tiến hành giám định... phạm vi uỷ thác được quy định có tính chất chung như quy định các Hiệp định TTTP.

Điều kiện thực hiện uỷ thác tư pháp bao gồm:

- Tính nguyên tắc của giấy tờ phải được xác định.

- Việc thực hiện uỷ thác thuộc thẩm quyền cơ quan tư pháp yêu cầu .

- Việc thực hiện uỷ thác không gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh của nước yêu cầu.

Công ước quy định trình tự liên hệ thông qua cơ quan lãnh sự của nước yêu cầu. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ uỷ thác giữa cơ quan các nứoc ký kết công ước có chú ý tới sự đa dạng trong thực tiễn liên hệ uỷ thác, do đó cho phép ap dụng trình tự liên hệ khác theo thoả thuận riêng của các nước thành viên công ưóc, cũng như theo nguyện vọng của từng nước.

Về nguyên tắc, giấy tờ được tống đạt trực tiếp cho người nhận, nếu người này đồng ý nhận. Việc tống đạt giấy tờ đựoc viết bằng tiếng nước được yêu cầu hoặc có bnr dịch ra tiêng nươc này sẽ được thực hiện theo quy định của lexpori hoặc theo Luật nước ngoài không mâu thuẫn với lexpori. Ngoài ra, việc thực hiện các hành vi tố tụng khác (lấy lời khai...) phải tuân theo quy định của Luật toà án, nhưng nếu có yêu cầu thì có thể áp dụng Luật tố tụng dân sự nước ngoài với điều kiện như trên:

Đánh giá về tính linh hoạt, không quá cứng nhắc của công ước Lahay; các nước XHCN như Liên xô, Ba Lan, Tiệp, Hung, Bun, Nam Tư, Rumani đã tham gia công ước này với mục đích điều chỉnh các vấn đề TTDS quốc tế giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, sử dụng nó như một công cụ củng cố và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật. Tính chất linh hoạt của công ước được thể hiện ở một số các điều khoản cụ thể, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu và làm sáng tỏ nội dung các điều khoản này trong quan hệ tương trợ tư pháp giữa các nước XHCN là thành viên công ước (chỉ giữa các nước này mà thôi).

- Trong công ước quy định trình tự liên hệ lãnh sự, đồng thời cho phép các trình tự liên hệ khác dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các nước thành viên và nguyện vọng của họ. Như vậy trong quan hệ giữa các nước Liên xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung; Rumani và Nam Tư vẫn sử dụng trình tự liên hệ theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp - một thoả thuận giữa các nước thành viên, chứ không theo trình tự liên hệ lãnh sự. Mặt khác, theo nguyện vọng của Liên xô (được thể hiện trong tuyên bố) tất cả các uỷ thác được thực hiện thông qua con đường ngoại giao, chứ không theo trình tự lãnh sự. Như vậy, trong quan hệ TTTP giữa Liên xô với các nước khác, có thể liên hệ thông qua con đường ngoại giao của các nước hữu quan, ngoại trừ điều ước quốc tế mà Liên xô tham gia có quy định khác.

- Công ước quy định khả năng thanh toán chi phí uỷ thác với điều kiện giữa các nước thành viên không có thoả thuận riêng nào khác. Trong Hiệp định giữa các nước XHCN là thành viên của công ước Lahay đã có thoả thuận không thu chi phí thực hiện uỷ thác. Như vậy trong quan hệ giữa các nước này vấn đề thu phí sẽ không được đặt ra.

II. Những vấn đề thực tiễn trong uỷ thác tư pháp của các nước xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình tiến hành uỷ thác tư pháp cũng như thực hiện uỷ thác tư pháp; nhìn chung các nội dung cụ thể của vấn đề này được giải quyết tương đối chặt chẽ và cụ thể, dựa trên cơ sở pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà các nước XHCN tham gia. Tuy nhiên trong thực tế uỷ thác nhiều vấn đề quan trọng đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và hợp lý, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật. Trong số các vấn đề thực tiễn này có vấn đề đã được giải quyết chính thức trong Luật pháp các nước, thông qua bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan thông qua việc ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể, cũng như ký kết các Hiệp định thư bổ sung cho các điều ước quốc tế hữu quan; nhưng có vấn đề chưa được giải quyết chính thức về mặt pháp luật, mà chỉ có ý kiến giải quyết và hhướng dẫn giải quyết của cá nhân các học giả, hoặc thực tiễn giải quyết cuả từng nước.

Đề cập tới thực tiễn uỷ thác, bài viết chỉ trình bày có phân tích những vấn đề quan trọng xuất hiện trong quá trình thực hiện uỷ thác tư pháp của các nước XHCN và biện pháp giải quyết chính thức được ghi nhận, cùng quan điểm giải quyết chung dựa trên cơ sở giải quyết giống nhau của thực tiễn uỷ thác của các nước XHCN.

1. Như phần trên đã trình bày, Luật pháp các nước và các điều ước quốc tế đều có quy định trình tự thực hiện uỷ thác cụ thể trong TTDSQT. Nhưng trong thực tiễn không phải trình tự lúc nào cũng được thực hiện, có nhiều uỷ thác nước ngoài được chuyển giao không theo quy định của quốc gia hữu quan và của điều ước quốc tế. Vấn đề đặt ra ở đây là; đối với các uỷ thác quy định trình tự liên hệ có được thực hiện hay không. Đây là một vấn đề thực tiễn đã xuất hiện trong quá trình thực hiện tại các nước XHCN. ở Liên xô, vấn đề này được giải quyết như sau; các uỷ thác của nước ngoài được chuyển giao không theo trình tự quy định, sẽ không được thực hiện và các uỷ thác này được chuyển tới Bộ tư pháp Liên xô. Ví dụ, uỷ thác của toà án Pháp được gửi trực tiếp tới toà án nhân dân thành phố Matxcova, không qua Bộ ngoại giao Liên xô, sẽ không được thực hiện mà sẽ được gửi tới Bộ tư pháp Liên xô.

Cơ sở không thực hiện các uỷ thác này là sự vi phạm một trong các điều kiện thực tiễn uỷ thác tại Liên xô. Cách giải quyết như trên được ghi nhận trong thông tư hướng dẫn của Bộ tư pháp LIên xô ngày 28-2-1972.

ở Balan và Tiệp khắc, các uỷ thác nước ngoài vi phạm trình tự liên hệ tạm thời không được thực hiện, và sẽ chuyển giao uỷ thác này cho Bộ tư pháp xin hướng dẫn cụ thể; khác với Liên xô, việc chuyển giao uỷ thác nước ngoài vào lãnh thổ Tiệp Khắc và Ba Lan không theo trình tự liên hệ quy định, không vi phạm điều kiện thực hiện uỷ thác của 2 nước này, đây chỉ là sự không tuân theo thủ tục hình thức thông thường.

Trong thực tiễn áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp của Liên xô, vấn đề này được giải quyết theo quy định của thông tư trên, nhưng có một vài điểm đáng chú ý như; uỷ thác không đựoc thực hiện trong thời gian chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ tư pháp LIên xô, đồng thời không bắt buộc phải gửi uỷ thác này cho Bộ tư pháp. Về thực tế, các uỷ thác đều được toà án, phòng công chứng Liên xô thực hiện các hướng dẫn, nếu đáp ứng được các điều kiện còn lại của Hiệp định. Theo ý kiến các Luật gia Liên xô, phương pháp giải quyết không hợp thức này hoàn toàn đúng đắn và có thể chấp nhận được, bởi vì nó phù hợp với tư tưởng hợp tác giữa các nước XHCN trong lĩnh vực pháp luật được hình thành trong nguyên tắc đặc thù của quan hệ quốc tế XHCN. Tuy nhiên trong mọi trường hợp. Tất cả giấy tờ chứng nhận thực hiện uỷ thác phải thông qua cơ quan tư pháp trung ương.

2. Các Hiệp định tương trợ tư pháp đều quy định nghĩa vụ của toà án được uỷ thác phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ cần thiết của người được tống đạt giấy tờ. Nhưng trong quan hệ uỷ thác khác, (như lấy lời khai...) thì có một số Hiệp định không quy định nghĩa vụ của toà án áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ là thuộc quyền chủ động của toà án áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định chính xác của người có liên quan. Trong trường hợp này, việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp cần thiết xác định địa chỉ là thuộc quyền chủ động của toà án được uỷ thác. Việc không thực hiện được uỷ thác do địa chỉ không chính xác, không vi phạm các quy phạm của Hiệp định. Trong thực tiễn áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp, các cơ quan thường tiến hành các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ người làm chứng, mặc dù họ không có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp này, ở đây có thể đưa ra 1 ví dụ để chứng minh.

Toà án quận của thành phố Hale (CHDC Đức) gửi uỷ thác cho thành phố Rorxtop (Liên xô) yêu cầu lấy lời khai người làm chứng - công dân Liên xô trong vụ kiện truy nhận cha. Theo thông báo của toà án Đức; người làm chứng này cư trú ở Roxtop, ở chính nơi người cha gia đình đang cư trú. Trong quá trình thực hiện uỷ thác, toà án Roxtop đã xác định rằng; người làm chứng không còn cư trú ở Roxtop nữa và toà án này đã áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ thực tế của người làm chứng. Cuối cùng xác định người này cư trú ở Irơcut. Uỷ thác toà án được gửi tới toà án huyện Nigionhayski thuộc tỉnh trên để thi hành.

Dĩ nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp xác đinh địa chỉ cần thiết, cần phải tuân theo các quy định cuả lexpori. ở ví dụ trên cần áp dụng Luật TTDS của nước CHLB Nga trong khi thực hiện .

3. Trong trường hợp 1 số nước, có quy định về thẩm quyền riêng biệt của toà án nước mình trong 1 số trường hợp cụ thể. Từ đây xuất hiện vấn đề mối quan hệ qua lại giữa uỷ thác tư pháp và thẩm quyền xét xử riêng biệt trong các vụ việc có nhân tố nước ngoài. Đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa cơ bản khi đề cập tới việc giữa các nước không có Hiệp định TTTP với nhau. Giải quyết vấn đề này chính là trả lời câu hỏi; Toà án được uỷ thác có thể từ chối khi thi hành uỷ thác với lý do vụ việc có liên quan tới uỷ thác thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án nước mình không.

Xung quanh vấn đề này, có 2 quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất ủng hộ việc không thực hiện uỷ thác với lý do trên. Quan điểm thứ 2 phản đối việc không thực hiện uỷ thác chỉ các lý do như vậy. Quan điểm này khẳng định; ở đây không có cơ sở để từ chối, bởi vì thẩm quyền của toà án được quy định độc lập theo Luật của từng nước, không phụ thuộc việc nó được giải quyết ở nước ngoài như thế nào, quan điểm này nhấn mạnh, mỗi quốc gia đều có thẩm quyền quy định toà án nước mình có quyền giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế nào, nếu trong nội dung từng vụ việc cụ thể có dấu hiệu xác định thẩm quyền được pháp luật nước nào quy định. Trong lý luận và thực tiễn quốc tế về uỷ thác tư pháp, thì quan điểm thứ hai chiếm ưu thế. Các nước XHCN cũng tán thành và ủng hộ nội dung cụ thể quan điểm này, họ cho rằng; thẩm quyền riêng biệt không phải là ảnh hưởng của TTTP. Thực tiễn của các nước XHCN giải quyết vấn đề này theo quan điểm thứ hai.

4. Trong 1 sô các Hiệp định như Ba Lan - Liên Xô, Nam Tư - Lin Xô có điều khoản quy định; án quyết tại nước ký kết này sẽ không được thi hành tại nước ký kết kia, nếu đây là án quyết về vụ việc đã được khởi tố và xét xử trước đó tại toà án nước được yêu cầu công nhận và thi hành án quyết. Trong quá trình thi hành Hiệp định, đã phát sinh vấn đề ; uỷ thác tư pháp có liên quan tới vụ kiện như trên có thể được thực hiện ở nước uỷ thác (đồng thời là nước sẽ công nhận và thi hành án quyết trong tương lai) hay không. Theo quan điểm của các Luật gia xã hội chủ nghĩa; việc thực hiện uỷ thác trong trường hợp như vậy, không phụ thuộc vào điều kiện công nhận và thi hành án quyết nước ngoài - đây là điều kiện riêng biệt chỉ dành cho vấn đề thi hành án quyết của toà án nước ngoài. Việc không thực hiện uỷ thác chỉ với lý do nêu trên là sự từ chối TTTP dựa trên cơ sở không được các Hiệp định quy định và đây là hành vi vi phạm các nghĩa vụ thực hiện uỷ thác đã được ghi nhận trong các Hiệp định TTTP.

Thực tiễn uỷ thác của Liên xô đi heo xu hướng này, ví dụ; toà án thành phố Cơdanh (Ba Lan) yêu cầu cơ quan tư pháp có thẩm quyền của Litva thực hiện uỷ thác về vụ kiện ly hôn, mặc dù vụ kiện này đã được thực hiện ở toà án Liên xô, trước khi được toà án Balan thụ lý. Theo điểm d điều 53 Hiệp định ký kết với Liên xô - Balan, thì án quyết của toà án Balan sẽ không được công nhận và thi hành tại Liên xô. Mặc dù vậy, uỷ thác tư pháp của toà án Balan về tống đạt giấy tờ vẫn được thi hành theo chỉ thị của toà án tối cao Liên xô.

Một ví dụ khác chứng minh thực tiễn giải quyết của Liên xô trong vấn đề này. Theo điều 60 các nguyên tắc TTDS ở LIên xô quy định; chỉ có thể thi hành án quyết bắt buộc các toà án nước ngoài tại Liên xô trong các trường hợp được điều ước quốc tế mà Liên xô tham gia quy định; Từ nội dung quy phạm này, chúng ta hiểu rằng, án quyết nước ngoài được thi hành bắt buộc trên lãnh thổ Liên xô là án quyết của mỗi quốc gia đã có điều ước quốc tế tương ứng với Liên xô, còn án quyết của nước khác (nước không có điều ước quốc tế với Liên xô) sẽ không được thi hành bắt buộc tại Liên xô. Trong thực tiễn uỷ thác, toà án Liên xô vẫn nhận uỷ thác của các nước này và thực tế thực hiện nó, mặc dù án quyết sau này sẽ không được công nhận và thi hành tại Liên xô theo quy định trên.

Thực tiễn Balan và Tiệp khắc cũng giải quyết như vậy về vấn đề này. Ví dụ, vào năm 1972 tại toà án Praha công dân Tiệp khắc thưa kiện xin lý hôn với công dân Liên xô cư trú tại Matcơva, sau đó không lâu chính công dân Liên xô lại đưa đơn xin ly hôn về chính vụ việc này tại toà án Maxcova. Hai toà án cùng gửi uỷ thác về tống đạt giấy tờ (bản sao các đơn kiện) cho các bị đơn: Mặc dù toà án đã thụ lý, nhưng trong thực tế toà án Tiệp khắc vẫn thực hiện uỷ thác của Liên xô về vấn đề này.

Ví dụ thứ 2; toà án thành phố Leningrat thụ lý vụ kiện xin ly hôn giữa công dân Liên xô và công dân Balan vào năm 1966, mặc dù trước đó vào năm 1952 toà án thành phố Biclôxtoc (Ba Lan) đã xét xử và ra án quyết về chính vụ kiện này, giữa cùng các bên đương sự và theo cùng nội dung vụ kiện (quá trình này chỉ được biết khi toà án Balan thực hiện uỷ thác của toà án Liên xô). Tuy vậy toà án Ba Lan vẫn tiếp tục hoàn thành uỷ thác của toà án Leningrat.

Qua các ví dụ nêu trên ta thấy rõ quan điểm giải quyết chung của toà án các nước XHCN đối với vấn đề mối quan hệ uỷ thác tư pháp với vụ kiện đã được yêu cầu thụ lý và xét xử trước đó.

5. Trong pháp luật Balan, Tiệp khắc, CHDC Đức và các Hiệp định TTTP và các nươc XHCN đều cho phép áp dụng Luật nước ngoài trong thực hiện uỷ thác (cụ thể áp dụng Luật TTDS) với điều kiện có yêu cầu của toà án nước ngoài và bản thân việc áp dụng không mâu thuẫn với Luật pháp các nước có toà án được uỷ thác. Trong trường hợp có mâu thuẫn thì các quy phạm tố tụng nước ngoài sẽ hoàn toàn không được áp dụng. Trong thực tế uỷ thác nói chung đã xuất hiện vấn đề; việc áp dụng quy phạm Luật TTDS nước ngoài như thế nào là mâu thuẫn với Luật toà án và dựa trên cơ sở nào để bảo đảm tính mâu thuẫn đó.

Trong khoa học tư pháp quốc tế, vấn đề này được giải thích như sau; nếu việc áp dụng các quy phạm tố tụng nước ngoài đưa đến tình trạng địa vị pháp lý trong tố tụng của các đương sự, người làm chứng... bị hạn chế và không được bảo đảm, hay các quy định bảo đảm tuyệt đối giành cho các đương sự, người làm chứng bị vi phạm, thhì khi đó sự mâu thuẫn giữa Luật nước ngoài và Luật toà án xuất hiện. ở đây có thể xuất hiện dẫn chứng cụ thể; Luật dân sự tố tụng Balan quy định một số điều kiện tuyệt đối bảo đảm quyền lợi tố tụng của các đương sự như; trong trường hợp tống đạt giấy tờ phải trao tận tay; nếu không trao được tận tay có thể chuyển giao cho các uỷ viên ban quản trị nhà ở, hủ tịch xã... với điều kiện những người này không phải là phía bên kia của người được tống đạt trong vụ kiện. Nếu như có yêu cầu, toà án Ba Lan quyết định áp dụng Luật nước ngoài trong tống đạt giấy tờ, và do việc áp dụng này, các quy định bảo đảm nêu trên của pháp luật Balan không được tôn trọng và bị vi phạm. Trong trường hợp này, ta có thể khẳng định: sự mâu thuẫn giữa Luật nước ngoài và Luật toà án (Ba Lan) đã xuất hiện.

Tính chất mâu thuẫn ở đây không thể đưa vào một định nghĩa cụ thể, bởi vì tính chất này chỉ được xác định chính xác trong từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào nội dung Luật TTDS của từng nước có liên quan. ở Liên xô việc xác định sự mâu thuẫn nói trên thuộc thẩm quyền của toà án tối cao, điều này đòi hỏi tầm quan trọng của vấn đề mà chúng ta đề cập.

6. Theo các Hiệp định TTTP giữa các nước XHCN người nhận có quyền không nhận các giấy tờ được tống đạt viết bằng tiếng nước ngoài và không có bản dịch kèm theo. Trong trường hợp này, việc tống đạt được coi là không có. Đánh giá ở góc độ pháp luật, người nhận không phải gánh chịu hậu quả pháp lý gì do hành vi từ chối của mình gây ra. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng Hiệp định Liên Xô - CHDC Đức đã xuất hiện việc xác định hậu quả pháp lý của việc thể nhân có liên quan không nhận giấy tờ được tống đạt, mặc dù các giấy tờ này được viết bằng tiếng nước được uỷ thác hoặc có bản kèm theo ra tiếng nước này. Trong trường hợp này, việc tống đạt được coi như thế nào (đã hay chưa thực hiện tống đạt). Người nhân có phải chịu hậu quả pháp lý do hành vi từ chối của họ gây ra không.

Thực tế áp dụng Hiệp định đã giải quyết vấn đề này như sau:

- Trong trường hợp như vậy, việc tống đạt được coi là thực hiện đúng thể thức.

- Việc từ chối không nhận các giấy tờ được tống đạt theo thủ tục hợp pháp và hợp thức sẽ phát sinh hiệu quả pháp lý mà người từ chối phải gành chịu do hành vi của họ gây ra (hành vi không nhận giấy tờ), mà không có cơ sở pháp lý và thực tiễn để chứng minh.

7. Như phần trên đã trình bày, trong các nguyên tắc tố tụng Xô Viết và Hiệp định Xô - Mỹ về ủy thác tư pháp không cho phép ngoại lệ của nguyên tắc Lexpori trong quá trình Toà án Liên Xô thực hiện ủy thác của Toà án nước ngoài. Nhưng trong thực tiễn lấy lời khai của người làm chứng theo ủy thác của Toà án Mỹ, thì Toà án Liên Xô không từ chối việc chấp hành theo đúng thể thức lấy lời khai của Toà án Mỹ, mà thể thức này được hình thành có tính chất truyền thống Toà án Toà án nước Mỹ trong việc lấy lời khai trực tiếp và hỏi cung chéo. Như vậy, qua thực tế này có thể khẳng định đây là ngoại lệ của nguyên tắc lexpori mà pháp luật Liên Xô và Hiệp định Xô - Mỹ ghi nhận tuyệt đối hay không.

Đánh giá theo góc độ pháp luật thuần tuý, thì việc Toà án Liên Xô áp dụng thể thức lấy lời khai của Toà án Mỹ cho dù thể thức này tồn tại trên cơ sở truyền thống được hình thành trong hoạt động của Toà án Hoa Kỳ, là sự áp dụng các quy định của pháp luật nước ngoài, chính vì vậy đây là một ngoại lệ hết sức hiếm của nguyên tắc Lexpori. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngoại lệ này không có tính phổ cập rộng rãi, nó có phạm vi áp dụng cụ thể của nó.

8. Trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước XHCN, Hiệp định Liên Xô với Bungari, Tiệp Khắc hay Hiệp định với Ba Lan với Rumani không có điều khoản quy định các nước ký kết sẽ từ chối tương trợ tư pháp, nếu việc tương trợ tư pháp có thể gây thiệt hại cho chủ quyền và an ninh của nước được yêu cầu. Đây là một điều kiện để thực hiện tương trợ tư pháp đồng thời là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Điều ước quốc tế - Nguyên tắc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia của nước ký kết. Việc các nước nói trên không ghi nhận điều khoản về điều kiện tương trợ tư pháp trong Hiệp định của mình phải chăng có nghĩa là trong quan hệ giữa các nước này , việc từ chối giúp đỡ tư pháp được coi là bị cấm, cho việc giúp đỡ đó có thể gây thiệt hại cho chủ quyền và an nih quốc gia của nước được yêu cầu.

Theo qua điểm của các luật gia Ba Lan và Liên Xô, việc không ghi nhận điều khoản nói trên không bao giờ không bao giờ có ý nghĩa pháp lý như vậy, bởi vì nguyên tắc chung bảo đảm chủ quyền và an ninh của các nước ký kết là nguyên tắc cơ bản trong ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế, nó thể hiện xu hướng phát triển tất yếu của Luật quốc tế trong thời gian hiện nay, nó à nguyên tắc đương nhiên được các quốc gia thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn luật Điều ước. Bên cạnh các lý luận này, các luật gia XHCN còn đưa ra cơ sở thực tiễn để chứng minh việc không cần thiết phải ghi nhận nội dung điều kiện thực hiện tương trợ tư pháp và trong các Hiệp định tương trợ tư pháp . Cơ sở này có nguồn gốc từ thực tiễn quan hệ giữa các nước XHCN - một loại hình quan hệ quốc tế kiểu mới, tiến bộ nhất được hình thành trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác giúp đỡ và quốc tế hoá xã hội chủ nghĩa. Trong mối quan hệ quốc tế đặc biệt như vậy sẽ không xuất hiện hiện tượng vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của các nước ký kết trong quá trình thực hiện Hiệp định. Chính vì vậy các luật gia XHCN khẳng định: Trong thực tiễn áp dụng sẽ không có cơ sở sử dụng điều khoản nói trên. Đây là một thử nghiệm độc đáo (có thể nói như vậy) và thực tiễn thử nghiệm này đã thành công trong quá trình thi hành các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa các nước XHCN.

Cần nhấn mạnh rằng vấn đề được đưa ra ở đây không phải là vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thực hiện các Hiệp định, mà chính bản chất của quan hệ quốc tế XHCN được thể hiện trong thực tế là cơ sở để các nhà làm luật đơn giản hoá nội dung của Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên, rút ngắn thời gian soạn thảo trong quá trình xây dựng, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm ính hoàn thiện, hoàn chỉnh và chặt chẽ của nó.

Kết luận.

Vấn đề ủy thác tư pháp ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong tố tụng dân sự quốc tế, chính vì vậy pháp luật các nước như Ba Lan, Hungari, CHDC Đức, Anbani... đã giành một số lượng điều khoản thích đáng của Bộ Luật tố tụng dân sự nước để điều chỉnh vấn đề này. Riêng Tiệp Khắc, vấn đề ủy thác được giải quyết trong Bộ Luật tư pháp quốc tế và tố tụng dân sự quốc tế năm 1963. ở Liên Xô cơ sở giải quyết chng ủy thác tư pháp được ghi nhận trong các nguyên tắc cơ bản tố tụng dân sự quốc tế.

Do đặc điểm lịch sử, dân tộc, phong tục và tập quán... chi phối, mà các quy định có liên quan tới ủy thác tư pháp trong tố tụng dân sự quốc tế các nước XHCN không giống nhau hoàn toàn, chúg có sự khác biệt nhất định về nội dung giải quyết, nhằm mục đích khắc phục trở ngại này, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác pháp luật giữa các nước XHCN , các nước này đã ký kết các Điều ước quốc tế tay đôi (các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý) điều chỉnh tổng thẻ các vấn đề phát sinh trong đời sống dân sự quốc tế. Trong quy định chung, các nước XHCN tương trợ tư pháp bằng việc thực hiện ủy thác cho nhau về lập và chuyển giao giấy tờ, tiến hành giám định, lấy lời khai... và các hành vi tố tụng khác. Các quy định điều chỉnh nội dung của ủy thác tư pháp được soạn thảo rất chặt chẽ và kỹ lưỡng, đã chứng minh hiệu quả sử dụng trong thực tiễn giải quyết, các quy định hoàn toàn xứng đáng là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng phần các điều kiện tương ứng của một số Công ước quốc tế đa phương giữa các nước XHCN trong tương lai.

 

việc chuyển giao người bị kế án tước tự do cho nước mà người đó là công dân để thi hành hình phạt trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết với các nước XHCN - thực tiễn áp dụng việc chuyển giao này ở nước ta.

Bùi Duy Vượng

 

I. Chuyển giao người bị kết án tước tự do cho nước mà người đó là công dân để thi hành hình phạt là một trong những chế định quan trọng được Nhà nước ta chính thức ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký kết với các nước XHCN như CHDC Đức, (15-10-1980); Liên Xô (10-12-1981); Tiệp Khắc (12-10-1982); Cu ba (30-11-1984); Hungari (18-1-1985); Bugari (3-10-1986).

Đó là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết này chuyển giao người phạm tội cho các cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết kia để nước thi hành bản án, hay nói cách khác là để bắt người đó thi hành hình phạt.

Trong các Hiệp định nêu trên, theo chúng tôi có hai loại đối tượng chuyển giao.

Đối tượng thứ nhất: Những người phạm tội là công dân của nước ký kết nơi Toà án có thẩm quyền kết án với mức án tù nhất định, vì lý do nào đó đang có mặt trên lãnh thổ các nước ký kết kia, đang bị nước mà họ là công dân truy tìm để bắt thi hành hình phạt. Cả 6 Hiệp định đều gọi lạo được này là đối tượng bị dẫn độ để thi hành hình phạt (Điều 76 Hiệp định với CHDC Đức, Đ53 Hiệp định với Liên Xô; Đ62 Hiệp định với Tiệp Khắc; Đ58 Hiệp định với Cu Ba, với Hungari và Đ59 Hiệp định với Bungari.

Điểm chung nhất và cũng là điều quan trọng nhất để dẫn độ loại đối tượng này là người đó đã có hành vi phạm tội theo pháp luật của cả hai nước ký kết đèu bị trừng phạt và hình phạt đã tuyên ít nhất tước tự do từ một năm tù trở lên hoặc hình phạt nặng hơn (riêng với Liên Xô là không dưới 6 tháng tù hoặc hình phạt nặng hơn), và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Đối tượng thứ hai, loại đối tượng này chỉ được quy định trong các Hiệp định ký kết với Rumani, đó là những người phạm tội là công dân nước ký kết này bị Toà án nước ký kết kia tuyên xử với hình phạt tước tự do bằng các bản án có hiệu lực pháp luật (Đ79).

Việc chuyển giao này chủ yếu được tiến hành khi có đề nghị của nước ký kết có Toà án đã tuyên án, và nước kia, mà người bị kết án là công dân sẵn sàng tiếp nhận để thi hành hình phạt.

trong hai loại đối tượng chuyển giao nói trên, theo chúng tôi đối tượng thứ hai là phổ biến và chủ yếu. Bởi lẽ trong thực tiễn hiện nay, với sự hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khối các nước XHCN, công dân của nước ký kết sẽ ngày càng các mặt nhiều hơn trên lãnh thổ của nhau để công tác, học tập.. và như vậy, không sao tránh khỏi những hành vi vi phạm pháp luật của nước sở tại và tất nhiên sẽ bị Toà án nước này xét xử.

Điều này, với công dân Việt Nam thực tiễn đã chứng minh, số công dân của ta sang công tác, học tập, lao động tại 6 nước XHCN nêu trên vi phạm pháp luật của nước bạn và đã bị Toà án nước bạn xét xử ngày càng nhiều. Song nước ta mới chỉ ký kết việc chuyển giao đối tượng này và Hungari. Vì vậy, trong thực tiễn gặp nhiều vướng mắc. Nhận thức được vấn đề naynf bộ ngành mà đặc biệt là Bộ tư pháp đã chủ động lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành khác và đã đề nghị Nhà nước ta nhanh chóng gia nhập Công ước BécLin 1978, đã được 8 nước trong khối các nước XHCN ký kết, để giải quyết số công dân nước ta hiện nay đang bị cải tạo trong các trại giam của các nước bạn. Đây cũng là đòi hỏi cấp thiết nhằm mục đích nhân đạo, đáp ứg nguyện vọng của số đông pham nhân của nước ta đang cải tạo ở các trại giam của các nước bạn là muốn được lao động, cải tạo tại Việt Nam.

Các Hiệp định cũng quy định nước trường hợp không được dẫn độ hoặc chuyển giao để thi hành hình phạt:

1. Người bị dẫn độ hoặc chuyển giao là công dân của nước ký kết được yêu cầu hoặc là công dân của nước đề nghị chuyển giao.

2. Không thể thi hành hình phạt ở nước mà người bị kết án là công dân nếu theo pháp luật của nước này đã hết thời hiệu tố tụng theo pháp luật của nước được yêu cầu dẫn độ hoặc vì lý do khác được pháp luật quy định mà có hiệu lực như thời hiệu.

3. Người này đã bị kết án tại nước được yêu cầu dẫn độ về cùng một vụ án đó, hoặc đã được Toà án có thẩm quyền của nước ký kết được yêu cầu tuyên án là không có tội hoặc trắng án vê sự vi phạm đó và bản án ấy đã có hiệu lực pháp luật, hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho miễn trách nhiệm thi hành hình phạt.

4. Hành vi phạm tội không rơi vào thang hình phạt nói trong Hiệp định, tức là không bị tuyên án với thời hạn từ 1 năm trở lên (với Liên Xô là không dưới 6 tháng tù); hoặc hành vi của người bị kết án không phải là tội phạm theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân.

5. Tội phạm đã hoàn thành tại nước được yêu cầu dẫn độ nghĩa là, người bị kết án đã thi hành xong hình phạt ở nước được yêu cầu dẫ độ, hoặc người bị kết án thường trú trên lãnh thổ nước ký kết có Toà án đã xét xử vụ án.

ở đây cũng cần phải bàn thêm đến vấn đề thường trú vì trên thực tiễn hiện nay, nhiều ngành không hiểu thống nhất nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác định địa chỉ người phạm tội cũng như trong việc làm thủ tục kết hôn của công dân nước ta đang công tác, học tập, lao động... ở nước ngoài theo mẫu giấy chứng nhận kết hôn mới. Theo chúng tôi, thường trú được hiểu là nơi định cư, sinh sống lâu dài của một người nào đó.

Để bảo đảm việc dẫn độ và chuyển giao người phạm tội bị tước tự do được thuạn lợi, các Hiệp định đều quy định thống nhất những thủ tục pháp lý rất cụ thể.

Đối với loại đối tượng thứ nhất, như đã nói ở trên, thì trước tiên phải có đơn yêu cầu (của nước có người phạm tội là công dân) và phải kèm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật và văn bản Luật hình sự (Luật của văn bản) đã được áp dụng để kết án và những điều cần biết khác về người phạm tội đó như quốc tịch, nơi cư trú, nhận dạng.. tức là về căn cước, lai lịch người phạm tội. Nếu người đó đã chấp nhận một phần hình phạt thì nước yêu cầu cũng phải thông báo cả điề đó.

Nếu không hoặc thấy chưa đầy đủ tài liệu, thủ tục, nước ký kết được yêu cầu dẫn độ sẽ yêu cầu nước ký kết kia đáp ứng.

Việc bổ sung những tài liệu còn thiếu đó là bắt buộc và có thời hạn nhất định, thông thường là hai tháng. Trường hợp có sự thoả thuận kéo dài thì thời hạn đó cũng không quá hai tháng nữa, nếu quá thời hạn này và không nhận được tài liệu bổ sung thì nước được yêu cầu sẽ trả lại tự do cho người bị bắt giữ để dẫn độ (mặc dù đơn yêu cầu đó là chính đáng).

Nước được yêu cầu dẫn độ, sau khi đã nhận được đơn yêu cầu dẫn độ, nhận thấy chính đáng thì sẽ tiến hành bắt giữ người bị kết án đó và thông báo cho nước ký kết kia về ngaỳ giờ, địa điểm, cũng như thời hạn chuyển giao người bị kết án cho nước nmà họ là công dân để thi hành hình phạt. Trường hợp không bắt giữ được thì cũng phải thông báo cho nước ký kết kia biết. ngược lại, nếu quá thời hạn thoả thuận (thông thường là 15 ngày) nếu nước ký kết mà người bị kết án là công dân không tiếp nhận thì người đó sẽ được trả lại tự do. Tuy nhiên, cũng theo sự thoả thuận của hai nước ký kết, thời hạn đó có thể được kéo dài, nhưng tối đa không quá 15 ngày.

Đối với loại đối tượng chuyển giao thứ hai, khác với loại thứ nhất, loại đối tượng này trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungari không quy định mức thời gian của hình phạt tước tự do - tức là hình phạt tù và chủ yếu được tiến hành chuyển giao, như trên đã nêu, khi có đề nghị của nước ký kết có Toà án đã tuyên án và nước mà người bị kết án là công dân sẵn sàng tiếp nhận để thi hành hình phạt. Tuy nhiên trong Hiệp định này cũng quy định việc chuyển giao người bị kết án tước tự do có thể tiến hành theo đề nghị của nước ký kết mà người đó là công dân hoặc theo đơn xin chuyển giao việc thi hành hình phạt của bản thân người bị kết án hay nhân thân nào của người này đến toà án đã xét xử vụ án hoặc đến cơ quan có thẩm quyền cuả nước mà người đó là công dân (Điều 04).

Như vậy, việc chuyển giao giữa 2 loại đối tượng trên có sự khác nhau; với loại thứ nhất chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu của nước ký kết mà người bị kết án tước tự do là công dân, còn với loại thứ 2 có thể được chuyển giao không chỉ qua đề nghị của nước ký kết có toà án đã tuyên hình phạt mà được tiến hành do có đơn đề nghị của nước ký kết của người bị kết án là công dân hoặc bản thân hay nhân thân của người bị kết án cũng có thể gửi đơn xin chuyển giao.

Đề nghị chuyển giao của nước ký kết có toà án đã tuyên hình phạt cũng phải làm từ văn bản và kèm theo nó là những tài liệu, dữ liệu kèm theo đơn yêu cầu đối với loại đối tượng thứ nhất, tức là văn bản, điều Luật hình sự được áp dụng để tuyên án hình phạt, tài liệu về căn cước, lai lịch người bị kết án. Ngoài ra còn đòi hỏi kèm theo các văn bản, tài liệu khác mà Nhà nước đề nghị (yêu cầu) thấy cần thiết những tài liệu đã thi hành hình phạt (Luật hình nước ta gọi là hình phạt bổ sung), nếu đã tuyên và hình phạt này đã được thi hành, bản dịch được chứng thực đơn đề nghị chuyển giao việc thi hành hình phạt và của những văn bản kèm theo.

Và cũng như loại đối tượng thứ nhất, với loại đối tượng thứ 2 này, nếu thấy cần thiết, nước ký kết được yêu cầu có thể đòi hỏi những văn bản hoặc các giấy tờ khác kèm theo.

Việc liên hệ để chuyển giao đối với loại đối tượng thứ nhất, trừ Hiệp định đã ký với Hung các Hiệp định còn lại đều quy định là viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ tư pháp (với hiệp định mà Bộ tư pháp của 2 quốc gia Cộng hoà Séc và Xlovakia).

Với Hungari, Nhà nước thoả thuận việc dẫn độ cũng như việc chuyển giao người bị kết án do các Bộ trưởng tư pháp của 2 nước liên hệ trực tiếp với nhau. Đồng thời không loại trừ con đường ngoại giao (Điều 60và 85).

Một vấn đề mà chúng tôi thấy cần nêu thêm: Đó là chi phí cho việc dẫn độ và việc chuyển giao người bị kết án tước tự do.

Vấn đề chi phí cho việc dẫn độ người bị kết án trong các Hiệp định hầu hết đều quy định thống nhất là: chi phí về việc dẫn độ trên lãnh thổ của nước ký kết nào thì do nước đó chịu. Riêng với Tiệp Khắc thì quy định thêm: chi phí về vận chuyển thì do nước yêu cầu chịu (Điều 77). Và với Cu Ba quy định việc thực hiện dẫn độ bằng phương tiện hàng không thì nước ký kết yêu cầu chịu (Điều 73).

Còn vấn đề chí phí cho người chuyển giao bị kết án, thường phí tổn trước khi chuyển giao người bị kết án thực hiện trên lãnh thổ của nước ký kết nào thì do nưóc ấy chịu. Những phí tổn khác về người bị kết án, kể cả phí tàu chuyên chở, do nước ký kết được yêu cầu chịu (Điều 95 Hiệp định ký kết với Hungari).

II. Thực tiễn ở nước ta, từ trươc tới nay nói chung, kể từ khi các Hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta đã ký kết với 6 nước XHCN nêu trên nói riêng, qua theo dõi và tìm hiểu của ngành hữu quan (viện kiểm sát và toà án), chúng tôi chưa được biết cụ thể một trường hợp dẫn độ hoặc chuyển giao người bị kết án tước tự do nào. Nói cách khác, kể từ khi các Hiệp định trên có hiệu lực, chế định này chưa được thực hiện. Phải chăng trên thực tế chưa có người Việt Nam nào bị toà án Việt Nam kết án tù, vì lý do nào đó, đã và đang sống tại 1 nước XHCN mà nước ta ký kết Hiệp định. Hay ta biết được nhưng vì lý do, mục đích nào khác mà chưa truy tìm. hoặc việc chuyển giao thông tư liên ngành số 139/TT- LB ngày 12-3-1984 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ không đến nơi đến chốn. Hay việc quy định này không thực tế. Đó là những câu hỏi mà trong suốt thời gian tìm hiểu vấn đề này chúng tôi băn khoăn suy nghĩ.

Với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm dẫn độ người bị kết án tước tự do, theo quy định của thông tư liên ngành nêu trên, chứng tôi chưa biết hoặc chưa làm thủ tục hoặc dẫn độ bất cứ 1 trường hợp nào trong 2 loại đối tượng đã nêu ở phần trên bài viết này, mặc dù thoe chúng tôi loại đối tượng chuyển giao thứ hai là khá phổ biến, nhất là công dân cuả nước ta phạm tội trên lãnh thổ bạn và đã bị bạn xét xử và đang cải tạo trên đất bạn. Ngay trên đất Hungari số phạm nhân là công dân Việt Nam cũng có, nhưng chưa thấy bạn đề nghị chuyển giao cho ta một trường hợp nào.

Trong mấy năm gần đây, chúng tôi có dẫn độ 1 số trường hợp nhưng hoàn toàn không phải là đối tượng chuyển giao để thi hành hình phạt mà là để điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhân đây cũng xin nói thêm về với này, việc dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự với những người đó cũng không đúng quy định đã được thoả thuận trong các Hiệp định. Bởi vì số này không do ta yêu cầu mà do bạn đề nghị hoặc mời thông báo ho ta (chủ yếu là cho đại sứ quán ta ở đó) và ta đã tiến hành đưa những người vi phạm pháp luật nước bạn về nước. Chính vì vậy mà một số đối tượng này, sau khi các cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh thì chưa đến mức phạm tội, tức là chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa có một số bị bạn xử lý về hình sự, khi thông báo cho ta cũng không phải là phạm tội và thực chất chỉ bị xử lý hành chính như (Tiệp Khắc).

Mặt khác, chúng tôi cũng chưa được biết cụ thể 1 trường hợp nào công dân của bạn phạm tội trên đất ta đã bị toà án của ta xét xử và đề nghị bạn đưa về nước để xét xử. Và cũng chưa gặp bất cứ 1 trường hợp nào thuộc loại đối tượng thứ nhất mà là công dân của bạn đang có mặt trên lãnh thổ của ta.

Tóm lại, thực tiễn nước ta trong những năm qua chưa thực hiện triệt để chế độ chuyển giao người bị tước tự do để thi hành hình phạt nếu không muốn nói là nước ta chưa ngiêm túc thực hiện triệt để vấn đề này.

Bởi vì thông tư liên ngành 139/TTLB về việc thi hành các Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước ta đã ký kết với nước XHCN, ban hành đã hơn 4 năm, nhưng chưa 1 ngành nào hướng dẫn cụ thể cho ngành mình thực hiện hoặc lãnh đạo các ngành này chưa triển khai, tập huấn chung.

III. Qua tìm hiểu việc chuyển giao người bị kết án cho nước mà họ là công dân để thi hành hình phạt cho các Hiệp định tương trợ tư pháp, cũng như qua tìm hiểu việc thực hiện chế định này ở nước ta, như đã nêu ở 2 phần trên, chúng tôi xin nêu 1 số vấn đề sau:

1. Nhà nước ta đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước XHCN, và đồng thời đã có thông tư liên ngành số 139/TTLB ngày 12-3-1984 hướng dẫn thi hành. Nhưng gần 15 năm nay, việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công trong thông tư này của mỗi ngành chưa được triển khai đầy đủ, cụ thể. Do đó việc thực hiện dẫn độ người phạm tội trên đất bạn về nước còn sử dụng rất tuỳ tiện không đúng với quy định trong các Hiệp định. Do vậy, việc thi hành Hiệp định không mang lại kết quả cần thiết. Trước mắt theo chúng tôi Nhà nước ta cần sớm tham gia công ước Beclin năm 1978 về việc chuyển giao người bị kết án tước tự do cho nước mà họ là công dân để thi hành hình phạt. Vì như đã nêu ở phần trên, trong 6 Hiệp định mà ta đã ký kết, mới chỉ có trong Hiệp định với Hungari là quy định đầy đủ cả 2 loại đối tượng chuyển giao. Chỉ có tham gia công ước Beclin chúng ta mới có cơ sở pháp lý để đề nghị bạn chuyển giao cho ta số người của ta phạm tội trên đất bạn, đã bị bạn kết án tước tự do, về nước để thi hành hình phạt. Đồng thời cũng cần có sự xem xét việc thi hành các Hiệp định đã ký kết mà chưa được coi trọng đúng mức đến việc thi hành, làm giảm hiệu lực thực tế của loại điều ước này.

2. Cần nhận thức đúng tầm quan trọng cũng như ý nghĩa thực tiễn của các quy định trong Hiệp định nhất là những chế định về hình sự, trong đó có vấn đề chuyển giao người phạm tội để thi hành hình phạt. Có như vậy việc soạn thảo văn bản cũng như việc ký kết các Hiệp định tiếp theo mới đựoc thuận lợi, giúp cho việc chỉ đạo thực hiện của mỗi ngành đựoc sát đúng có hiệu quả.

3. Tới đây, Nhà nước ta sẽ còn ký kết Hiệp định tương trợ với nhiều nước khác, vì vậy ngoài việc quán triệt nguyên tắc thoả thuận, có đi có lại... cần chú ý, quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất của ta để xem xét khả năng thực hiện những điều khoản cam kết có phù hợp không, có thực hiện được không.

Như ở 2 phần trên đã nêu; trong các Hiệp định đều quy định loại đối tượng phạm tội bị toà án ở nước mà họ tuyên xử tước tự do, đang có mặt trên lãnh thổ nước ký kết kia, bị cơ quan có thẩm quyền của nước mà người bị kết án là công dân đó truy tìm để bắt thi hành hình phạt. Nhưng thực tế nước ta chưa gặp 1 trường hợp nào. Do đó, đề nghị xem xét lại vấn đề này. Theo chúng tôi, việc quy định này trước hết và chủ yếu là phải đáp ứng giải quyết được tình hình thực tế. Nhưng hiện tại lại chưa xảy ra. Vì thế, có cần phải quy định ngay không. Mặt khác, thông thường Hiệp định pháp lý của các Hiệp định này là 5 năm. Nếu cần thiết ta vẫn có thể bổ sung, sửa đổi theo đúng quy định trong Hiệp định. Nhân đây, chúng tôi đề nghị xem xét cả việc dẫn độ người phạm tội cho nước mà họ là công dân để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, qua theo dõi thực tế ở nước ta cũng chưa gặp trường hợp nào cả.

Một vấn đề nữa, tuy nhỏ nhưng theo chúng tôi cũng rất quan trọng và nó là cơ sở để giải quyết đúng đắn việc chuyển giao ngươì phạm tội, cần được quy định cụ thể hơn. Đó là việc chuyển giao hồ sơ tài liệu và việc dịch tài liệu ấy ra tiếng mà người mà người phạm tội là công dân. Thực tế, qua việc tiếp nhận và điều tra số người mà bạn bắt giao cho ta, chúng tôi thấy hồ sơ rất thiếu và quá sơ sài, nhiều vụ không có hồ sơ. Hồ sơ hầu hết chưa dịch ra tiếng nước của ta, khi về nước mới tiến hành dịch nên gặp nhiều khó khăn trong điều tra, xử lý.

4. Cần xúc tiến ngay việc biên soạn những tài liệu giải thích, hướng dẫn nội dung các Hiệp định để các Bộ, ngành, nhất là các lực lượng, cơ quan chuyên môn hiểu thống nhất và thực hiện đúng đắn. Qua theo dõi chúng tôi được biết mỗi ngành hiểu từng vấn đề trong các Hiệp định theo cách của mình. Hơn nữa, do công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các Hiệp định chúng tôi chưa làm được bao nhiêu nên trong thực tiễn, những đơn vị được giao thực hiện vấn đề chuyển giao này rất bị động, lúng túng và dẫn đến việc làm không đúng với chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

Chính vì thế việc giúp các cơ quan này phân biệt được đâu là vi phạm hành chính, đâu là vi phạm dân sự để có biện pháp xử lý thoả đáng, theo chúng tôi là điều cần phải làm ngay, càng sớm càng tốt, nhất là đối với các cơ quan đang trực tiếp quản lý, theo dõi, bảo hộ quyền lợi của công dân ta ở nước ngoài, việc phân biệt rành mạch trên là rất cần thiết. Có như vậy mới tránh được những trường hợp với những hậu quả đáng tiếc.

5. Đối với bạn nước ký kết Hiệp định với nước ta, chúng ta cũng phải đề nghị bạn thực hiện đúng với quy định và thoả thuận với ta.

Có như vậy, mới bảo đảm việc thi hành các hợp đồng tương trợ tư pháp ta đã ký kết với các nước được ngiêm túc.

 

mục iii

phân tích nội dung, bình luận và đánh giá các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài

 

bình luận về tiêu đề, lời nói đầu và điều khoản cuối cùng

 

Hà Hùng Cường - Phó tiến sỹ Luật

 

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký kết với nước ngoài là một trong những điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không những thế, nó còn là loại điều ước quốc tế có giá trị pháp lý cao nhất, vì được ký kết với danh nghĩa CHXHCN Việt Nam (Đ.1, K1 pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của CHXHCN Việt Nam, sau đây gọi tắt là pháp lệnh), vì quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp nhân (K1, Đ2 Pháp lệnh).

Thông thường, cơ cấu của 1 điều ước quốc tế gồm có 3 phần chính:

1. Tiêu đề và lời nói đầu;

a) Tiêu đề khái quát đối tượng và phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế.

 

b) Lời nói đầu nêu danh nghĩa ký kết; lý do, mục đích ký kết; những người được uỷ quyền ký; kết quả trao đổi giấy uỷ quyền.

Một số điều ước quốc tế còn nêu căn cứ pháp lý chỉ đạo đối với điều ước.

2. phần nội dung trình bày điều khoản, chương mục, tiết... nội dung các bên đã thoả thuận ký kết .

 

3. Điều khoản cuối cùng quy định hiệu lực, thời hạn hiệu lực, việc sửa đổi bổ sung, việc huỷ bỏ điều ước quốc tế .

Cuối cùng là ghi nhận về địa điểm, thời gian ký kết chính thức, số lượng bản, ngôn ngữ trên mỗi bản, giá trị của các văn bản và chữ ký người được uỷ quyền.

Từ đó ta có thể thấy trong cơ cấu điều ước quốc tế phần nội dung là quan trọng nhất ghi nhận cam kết chính cuả các bên, trình bày bằng các quy phạm pháp lý quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia điều ước. Tuy vậy, phần 1 và 3 vừa là không thể thiếu được đối với 1 điều ước quốc tế thông thường, vừa có ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng, đặc biệt trong việc thể hiện nguyên tắc quan trọng bình đẳng về chủ quyền giữa các bên ký kết - 1 trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại.

Trên cơ sở những nét đại cương nêu trên về lý luận Luật điều ước quốc tế, bài viết này đã cố gắng bước đầu bình luận tiêu đề, lời nói đầu, và điều khoản cuối cùng của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp Nhà nước ta đã ký kết với nước ngoài; từ đó có gợi ý các quy định có tính chất khung cho các điều khoản liên quan của loại Hiệp định này.

I. Bình luận về 6 Hiệp định đã ký kết

1. Tiêu đề của 6 Hiệp định

1.1 Bảng so sánh.

 

TT

Hiệp định

Tiêu đề

1

Việt Nam - CHDC Đức (CHLB Đức)

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHDC Đức.

2

Việt Nam - Liên Xô

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và LB CHXHCN Xô Viết

3

Việt Nam - Tiệp Khắc (Séc và Xlôvakia

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và nước CHXHCN Tiệp Khắc

4

Việt Nam - Cu Ba

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CH Cu Ba

5

Việt Nam - CH Hungari

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Hungari

6

Việt Nam - CH Bungari

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Bungari

1.2 Bình luận.

Từ bảng so sánh nêu trên, theo chúng tôi có 6 vấn đề cần suy nghĩ.

a) Trước hết là thuật ngữ Hiệp định. Cả 6 điều ước đều sử dụng thống nhất thuật ngữ này và do đó trong chứng mực nào đó nó đã tạo nên một tiền lệ trong ngôn ngữ điều ước của nước ta.

Tuy vậy cần phải thấy rằng thuật ngữ Hiệp định sử dụng cho loại điều ước này không phù hợp vì những lý do sau:

- Chưa tương xứng với danh nghĩa ký kết. Loại điều ước về tương trợ tư pháp theo pháp lệnh (Đ3, K2) cũng như theo thực tiễn ký kết của nước ta, các nước ngoài đều được ký kết với danh nghĩa Nhà nước (chứ không phải Chính phủ hoặc các Bộ, ngành), Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và nội dung của chúng. Trong Pháp lệnh, chúng được đặt ngang hàng với các loại Điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, chủ quyền, biên giới và lãnh thổ quốc gia (Đ3, K1), đều do Hội đồng Nhà nước quyết định việc ký kết (Đ4, K1) và cũng đều do Hội đồng Nhà nước hoặc Quốc hội quyết định việc phê chuẩn (Đ7, K2). Các loại Điều ước quốc tế này chẳng hạn các Hiệp ước hữu nghị về hợp tác, Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia... trong thực tiễn nước ta đều có tên gọi là Hiệp ước.

Do vậy, theo chúng tôi, loại Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp cần được đổi tên là Hiệp ước. Như vậy phù hợp với các Điều 83 và 100 Hiến pháp 1980 và Đ1, K1 Pháp lệh (khi liệt kê các loại Điều ước quốc tế, đặt Hiệp định trường được dùng khi ký kết với danh nghĩa Chính phủ.

- Không phù hợp với lý luận và thực tiễn của quốc tế. Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế không nên ra nghĩa vụ bắt buộc về chọn tên gọi của Điều ước. Nhưng học thuyết về Điều ước quốc tế các nước đều cho rằng loại Điều ước quốc tế song phương ký kết với danh nghĩa cao nhất cần được gọi là Hiệp ước, còn Hiệp định thường sử dụng đối với các Điều ước quốc tế với danh nghĩa Chính phủ. Lý luận này được vận dụng tương đối thống nhất trong thực tiễn quốc tế.

Xem nguyên bản bằng tiếng nước ngoài, chúng ta thấy Hiệp định với Liên Xô, tiếng Nga là "..................." (tài liệu làm việc với Bungari, Mông cổ các sử dụng thuật ngữ này; Hiệp định với Hungari tiếng Pháp là traité, tương ứng với "..................." của tiếng Nga (tài liệu làm việc với Ba Lan cũng sử dụng thuật ngữ Traité).

b. Về các tính từ "tư pháp và pháp lý" bổ sung cho danh từ tương trợ.

Trước hết cần khẳng định rằng cụm từ tương trợ tư pháp hoặc tương trợ tư pháp và pháp lý khái quát được đầy đủ đối tượng và phạm vi điều chỉnh của loại Điều ước quốc tế này.

Nhưng so sánh 6 Hiệp định, chúng ta thấy các tính từ bổ sung cho danh từ tương trợ lại khác nhau: 3 Hiệp định ký trước có thêm tính từ pháp lý, trong khi đối tượng , phạm vi điều chỉnh và nội dung của cả 6 Hiệp định về cơ bản là như nhau (riêng Hiệp định với Hungari còn thêm phần "chuyển giao việc thi hành hình phạt tước tự do" - Chương III phần III).

Theo chúnh tôi, ghi tương trợ tư pháp là đủ còn thêm "và pháp lý" vừa thừa, vừa không đúng chính xác. Thừa ở chỗ tương trợ lẫn nhau ở đây là giữa cơ quan tư pháp (theo nghĩa rộng) của các nước ký kết mà thẩm quyền của chúng là giải quyết các vấn đề pháp lý, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình không chính xác ở chỗ tương trợ tư pháp có thể hiểu rộng, từ xây dựng pháp luật đến đào tạo luật gia, nghiên cứu khoa học pháp lý... Do đó, không cần thiế thêm tính từ "và pháp lý" như 3 Hiệp định ký kết sau đã thực hiện.

Hơn nữa cần thấy rằng trong Hiệp định Việt Nam - Liên Xô giữa văn bản tiếng Nga và văn bản tiếng Việt có sự khác nhau tiếg Nga chỉ ghi là tương trợ tư pháp. Cuốn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự. hà xuất bản quan hệ quốc tế, Maxcova, 1988 trang 369) trong khi đó tiếng Việt lại ghi là tương trợ tư pháp và pháp lý. Tài liệu làm việc bằng tiếng Nga, tiếng Pháp với các nước khcs chỉ ghi tương trợ tư pháp.

c. Đối tượng của sự tương trợ tư pháp ở đây là các vấn đề dân sự và hình sự. Cả 6 Hiệp định đều thống nhất với nhau ở điểm cơ bản. Tuy vậy, thể hiện lại có những chỗ không nhất quán chẳng hạn:

- Có Hiệp định thiếu danh từ "các vấn đề" (với Đức với Tiệp Khắc)

- Có Hiệp định ghi thêm tính từ lao động.

- Trừ Hiệp định với Tiệp Khắc, các Hiệp định khác đều có thêm tính từ gia đình.

Quan điểm của chúng tôi là:

Thứ nhất, cần có danh từ các vấn đề, tiếng Nga là "..............." hoặc ".............", vừa để chính xác về ngôn ngữ, vừa đúng với phạm vi điều chỉnh của Điều ước - đó là việc tương trợ thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt, chứ không phải tất cả trong lĩnh vực dân sự và hình sự.

 

Thứ hai, Không cần thiết phải có thêm các tính từ gia đình, lao động. Như vậy, phù hợp hơn với lý luận về tư pháp quốc tế mà đối tượng điều chỉnh của nó là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng, bao gồm cả hôn nhân, gia đình, lao động, trọng tài, sáng chế, phát minh, tố tụng...) có yếu tố nước ngoài.

d. Cuối cùng có Hiệp định ghi thêm chữ nước, có Hiệp định không, cần phải có sự thống nhất. Mặc dù Hiến pháp 1980 có chỗ ghi là nước CHXHCN Việt Nam nhưng theo chúng tôi, không nên ghi chữ nước vào trước tên gọi chính thức của các bên ký kết. Điều đó cũng phù hợp với tiêu đề của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của Cộng hoà XHCN Việt Nam.

2. Lời nói đầu của 6 Hiệp định.

2.1. Bảng so sánh.

 

TT

Hiệp định

Danh nghĩa

Lý do, căn cứ mục đích

Người được uỷ quyền

Trao đổi uỷ quyền

1

Việt Nam - Đức

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đức

- Với lòng mong muốn...

- Trên cơ sở Hiệp ước...

- Đã quyết định ký kết ...

... hai bên đã cử đại diện toàn quyền...

- CHXHCN Việt Nam cử...

- CHDC Đức cử...

...., sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã ....

2

Việt Nam - Liên Xô

Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Xo Viết tối cao Liên Xô

- Xuất phát từ lòng mong muốn...

- Trên cơ sở Hiệ ước....

- cho rằng.... có ý nghĩa quan trọng...

Đã quyết định ký kết....

.... Hai bên đã cử đại diện toàn quyền...

- HĐNN nước CHXHCN Việt Nam cử...

- Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô cử...

...., sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã

3

Việt Nam - Tiệp Khắc

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc

- Với lòng mong muốn...

- Trên cơ sở Hiệp ước...

- Đã quyết định ký kết ...

... hai bên đã chỉ định đại diện toàn quyền...

- Chủ tịch Hội đồng NN CHXHCN VN cử...

- Chủ tịhc NN CHXHCN Tiệp Khắc cử...

...., sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã

4

Việt Nam - Cu Ba

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước CH Cu Ba

- Với lòng mong muốn...

- Với mục đích hoản thiện sự hợp tác.....

- Đã quyết định ký kết ...

... hai bên đã cử đại diện toàn quyền...

- CHXHCN Việt Nam cử...

- CH Cu Ba cử...

(không ghi)

5

Việt Nam Hungari

Hội đồng Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng chủ tịch CHND Bungari

- Với lòng mong muốn.... hợp tác trong lĩnh vực tư pháp.

Đã thoả thuận ký kết HĐTTTP....

..., Hai bên đã cử các đại diện toàn quyền.

- Chủ tịch HĐNN CHXHCN VN cử...

- HĐ Chủ tịch CHND Hungari cử

...., sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức các đai diện toàn quyền đã....

6

Việt Nam - Bungari

Hội đồng Nhà Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng CHND Bungari

- Xuất phát từ...

- Trên cơ sở Hiệp ước..

Đã quyết định ký kết....

..., Hai bên đã cử đại diện toàn quyền.

- HĐNN nước CHXHCN VN cử...

- HĐNN nước CHND Bungari cử....

...., sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức, đã....

2.2. Bình luận.

Về cơ bản, lời nói đầu của 6 Hiệp định có các nội dung và sắ xếp theo một thứ tự giống nhau, phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu của một Điều ước quốc tế; nêu danh ký kết; có lý do; mục đích ký kết; vấn đề ủy quyền và trao đổi giấy tờ ủy quyền; 4/6 Hiệp định nêu cả căn cứ chỉ đạo Hiệp định là các Hiệp định hữu nghị và hợp tác. Thứ tự tên nước đúng quy cách.

Tuy vậy, có một số điểm, theo chúng tôi là chưa chính xác và một số điểm chưa thống nhất.

a. Về danh nghĩa.

Tất cả 6 Hiệp định đều ký kết với danh nghĩa Chủ tịch nước (tập thể hoặc cá nhân) ở Việt Nam là Hội đồng Nhà nước, các Hiệp định với Liên Xô Hungari và Bungari danh nghĩa này được ghi rõ, ba Hiệp định còn lại ghi chung là nước, không chỉ định rõ về mặt pháp lý cơ quan Nhà nước quyết định việc ký kết và do đó ủy quyền việc ký kết.

Tất nhiên, đều có thể hiểu rằng các Hiệp định làm phát sinh trực tiếp quyền và nghĩa vụ cho quốc gia với tư cách chủ thể của pháp luật quốc tế. Nhưng việc chỉ định rõ danh nghĩa ký kết vừa đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, vừa nêu cao ý nghĩa chính trị - pháp lý của loại Điều ước quốc tế này. Điều này còn liên quan đến một số điều khoản sau của Hiệp định như cơ quan ủy quyền.

b. Về thuật ngữ đại diện ủy quyền.

Mặc dù được sử dụng thống nhất trong các Hiệp định, nhưng theo ý kiến của chúng tôi thuật ngữ này ở đây không chính xác bởi các lý do sau:

- Thứ nhất, trong từ điển ngoại giao thuật ngữ thường dùng cho các đại sứ, đúng là người có tư cách toàn quyền đại diện và thay mặt cho quốc gia mình tại nước sở tại. Người được uỷ quyền ký kết các Điều ước quốc tế thường không có tư cách đó.

- Thứ hai, người ký kết loại Hiệp định này, trừ chủ tịch Hội đồng Nhà nước, chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng ngoại giao, bao giờ cũng cần phải có giấy uỷ quyền của Hội đồng Nhà nước (Đ.5, Đ.6 pháp lệnh). Công ước 1969 và pháp lệnh các nước cũng quy định như vậy. Người đó chỉ được uỷ quyền ký hoặc đàm phán và ký, và giấy uỷ quyền chỉ có giá trị 1 lần. Do đó tính từ toàn quyền là không thích hợp.

 

c. Vấn đề trao đổi giấy uỷ quyền.

Theo thông lệ quốc tế, trước khi ký kết Điều ước song phương, những người được uỷ quyền phải trao đổi giấy uỷ quyền cho nhau (Điều ước đa phương thì trao cho uỷ ban kiểm tra tư cách hoặc tổng thư ký, Thư ký tổ chức quốc tế, nếu điều ước được soạn thảo trong khuôn khổ tổ chức quốc tế). Qua việc trao đổi này, các bên kiểm tra thẩm quyền của nhau, nếu thấy hợp pháp và hợp thức thì mới ký. Việc này phải được ghi nhận trong điều ước, coi như 1 trong các điều kiện để điều ước có hiệu lực.

Trừ Hiệp định với Cu Ba, các Hiệp định khác đều ghi rõ điều này, nhưng chỉ đơn giản là... Sau khi trao đổi giấy uỷ quyền hợp pháp và hợp thức... Theo chúng tôi, còn thiếu động từ hoặc tính động từ thấy là. Có thêm động từ này mới rõ được thực chất để kiểm tra thẩm quyền của nhau.

d.Về người uỷ quyền:

Về nguyên tắc, Hiệp định cần ghi rõ, đích danh cơ quan hoặc người đã uỷ quyền ký. Theo pháp lệnh Việt Nam, đó là Hội đồng Nhà nước (đ.5).

Sáu Hiệp định không thống nhất ở Hiệp định này; 2 Hiệp định với (Liên Xô - Bungari ghi đúng; 2 Hiệp định Tiệp Khắc - Hungari) ghi chủ tịch Hội đồng Nhà nước; 2 Hiệp định (Đức - Cu Ba) lại ghi chung là nước.

3. Điều khoản cuối cùng của 6 Hiệp định

3.1. Bảng so sánh.

 

TT

Hiệp định

Hiệu lực

Sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ

Bản và văn bản

Tư cách ký

1

Việt Nam - Đức

-... cần được phê chuẩn...

- Hiệu lực sau 30 ngày từ khi trao đổi thư phê chuẩn và có giá trị 5 năm.

- Mặc nhiên gia hạn từng 5 năm một, nếu không có yêu cầu bãi bỏ trước 6 tháng.

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

Hết hiệu lực sau 1 năm từ khi có văn bản yêu cầu bãi bỏ.

.... Thành 2 bản bằng tiếng Việt và Đức, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

- Thay mặt CHXHCN VN

- Thay mặt CHDC Đức

2

Việt Nam - Liên Xô (1 điều)

-... cần được phê chuẩn...

- Hiệu lực sau 30 ngày

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

Tiếp tục có hiệu lực sau 1 năm từ khi có thông báo ý muốn chấm dứt.

.... Thành 2 bản, một bằng tiếng Nga và một bằng tiến Việt, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau. (chú ý thứ tự).

- Thay mặt Đoàn CXVTC

- Thay mặt HĐNN nước CHXHCN Việt Nam (chú ý thứ tự).

 

3

Việt Nam - Tiệp Khắc (2 Điều)

-... sẽ được phê chuẩn...

-... có hiệu lực kể từ ngày thứ 30... và có hiệu lực trong 5 năm.

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

... được gia hạn từn 5 năm một, trừ khi có yêu cầu huỷ bỏ trước 6 tháng.

- Bản gốc một bằng tiếng Việt, một bừng tiếng Tiệp, hia bản có giá trị như nhau.

- Đại diện toàn quyền của Chủ tịch HĐNN...

- Đại diện toàn quyền của Chủ tịch nước...

 

4

Việt Nam - Cu Ba (1 điều)

-... sẽ được phê chuẩn...

-... có hiệu lực kể sau 30 ngày...

-....Vô thời hạn.

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

Tiếp tục có hiệu lực sau 1 năm sau khi có yêu cầu huỷ bỏ.

(thêm ký kết và đóng dấu tương ứng).

-...Thành hai bản, một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng Tây Ban Nha, cả hai bản đều có giá trị như nhau.

- Thay mặt CHXHCN VN

- Thay mặt CH Cu Ba

5

Việt Nam - Hungari (1 điều)

-... sẽ được phê chuẩn...

-... có hiệu lực kể nào ngày thứ 30...

 

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

Tiếp tục có hiệu lực 6 tháng kể từ ngày có văn bản báo cáo ý định huỷ bỏ

(thêm ký kết và đóng dấu tương ứng).

-...Thành hai bản, một bản bằng 3 thứ tiếng Việt, tiếng Hung và tiền Pháp, cả hai bản bằng 3 thứ tiếng đều có giá trị như nhau.

- Thay mặt HĐNN nước...

- Thay mặt HĐ Chủ tịch nước...

6

Việt Nam Bungari (1 điều)

-... cần được phê chuẩn...

-... có hiệu lực kể sau 30 ngày...

-....Không hạn định.

(Không quy định sửa đổi, bổ sung).

... mỗi nước có thể huỷ bỏ.

....Tiếp tục có hiệu lực 1 năm, sau khi nhận công hàm huỷ bỏ

Thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Bun, cả hai bản đều có giá trị như nhau.

Thừa uỷ quyền HĐNN...

+ Riêng Hiệp định với Đức có thêm điều quy định phạm vi điều chỉnh cả các vấn đề thuộc lao động (Đ.96) các Hiệp định khác đưa vào chương I.

3.2 Bình luận.

Về cơ bản, điều khoản cuối cùng của 6 Hiệp định có nội dung tương tự như nhau. Đó là việc quy định về phê chuẩn; địa điểm trao đổi văn kiện phê chuẩn; thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định; thời hạn Hiệp định (không hạn định hay gọi là vô thời hạn); thủ tục huỷ bỏ Hiệp định; địa điểm ký kết chính thức, số lượng bản và văn bản, cũng như giá trị của các văn bản, cuối cùng là chữ ký của người được uỷ quyền.

Riêng Hiệp định với Đức có thêm 1 điều (96) mở rộng phạm vi điều chỉnh của Hiệp định đối với các quan hệ lao động; Hiệp định với Hungari và Bungari có thêm sự ghi nhận việc ký và đóng dấu để làm bằng.

Những quy định nêu trên là phù hợp với lý luận và thực tiễn quốc tế về điều ước quốc tế. Tuy vậy, có mấy vấn đề sau theo chúng tôi cần cân nhắc thêm.

a) Điểm thiếu chung của cả 6 Hiệp định là chưa quy định vấn đề sửa đổi và bổ sung Hiệp định. Qua thực tiễn thực hiện gần 10 năm qua. Chúng tôi cho rằng vấn đề này là cần thiết. Chẳng hạn Đ.11 Hiệp định với Đức quy định về cách thức liên hệ là thông qua các cơ quan trung ương của 2 nước ký kết, không chỉ định rõ cơ quan trung ương là cơ quan nào của mỗi bên, do lúc đó ở Việt Nam chưa thành lập lại Bộ tư pháp. Sau khi có Bộ tư pháp giá điều này được bổ sung cụ thể, chắc sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện các uỷ thác tư pháp ở mỗi nước, đặc biệt ở Việt Nam. Nhiều điều khoản khác của các Hiệp định cũng có thể được xem xét lại.

b) có sự nhầm lẫn giữa các danh từ bản và văn bản ở một số Hiệp định.

Đây là khái niệm khác nhau trong ngôn ngữ điều ước quốc tế. Bản là khái niệm để chỉ điều ước làm thành trên số lượng bao nhiêu bộ gốc. Thông thường, điều ước song phương được làm thành 2 bản, mỗi bên ký kết giữ 1 bản (các Hiệp định tương trợ tư pháp của ta đều quy định như vậy); còn điều ước đa phương như hiến chương Liên hợp quốc, điều lệ tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế... được làm thành 1 bản, giao cho quốc gia lưu chiểu giữ. Như vậy về mặt pháp lý khẳng định rõ bản gốc còn các bản khác chỉ là sao chụp.

Văn bản là khái niệm để chỉ mỗi bản đó điều ước được trình bày bằng số lượng bao nhiêu ngôn ngữ. Do đó khi điều ước được trình bày bằng 2 từ trở lên thì đều phải có thêm 1 khoản ghi nhận rằng các văn bản đó đều có giá trị chính thức như nhau hoặc ngang nhau.Điều ghi nhận này rất có ý nghĩa khi có sự hiểu và giải thích khác nhau, đặc biệt nếu việc đó lại phải đưa ra trước toà án hoặc trọng tài quốc tế. 5/6 Hiệp định của ta được viết bằng 2 thứ tiếng của 2 bên ngôn ngữ riêng Hiệp định với Hungari có thêm văn bản bằng tiếng pháp và do vậy có quy định thêm là trong trường hợp có sự giải thích khác nhau giữa văn bản tiếng việt và văn bản tiếng Hung thì các bên lấy văn bản tiếng pháp làm bằng.

Từ lý luận đó, ta có thể thấy rằng có 4 Hiệp định (với Liên xô, Tiệp khắc, Cuba, Hungari) có sự nhầm lẫn ít nhiều giữa 2 khái niệm nêu trên. Đối chiếu với bản tiếng nước ngoài, với tài liệu làm việc, chúng tôi thấy rằng sự nhầm lẫn này là do tài liệu dịch thuật. Tuy vậy trong Hiệp định khung cần lưu ý để chỉnh lý.

c) Về tư cách ký, từ suy nghĩ về danh nghĩa và uỷ quyền nêu ở mục 2.2, chúng tôi cho rằng Hiệp định với Bungari viết... Thừa uỷ quyền của... là chính xác. Các Hiệp định khác ghi thay mặt... hoặc đại diện toàn quyền của... đều chưa chặt chẽ về pháp lý.

d) Về vị trí đặt chữ ký, cũng như tên nước, tên cơ quan... có ý nghĩa chính trị - pháp lý ở đây là thể hiện nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Do vậy, đối với điều ước của song phương bản gốc của bên nào thì giữ chữ ký, tên... của bên đó được đặt ở vị trí thứ nhất, tức là theo thông lệ quốc tế thì được đặt ở vị trí trên hoặc bên trái.

 

Trong 5 Hiệp định của ta điều này được tuân thủ triệt để. riêng hiệp định với Liên xô thì ở chương IV "Những điều khoản cuối cùng" có sự sơ xuất (Xem: Hiệp định TTTP về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt nam và nước ngoài, NXB pháp lý, 1990, tr.73).

a) Về thủ tục huỷ bỏ (chứ không phải bãi bỏ)và hiệu lực tiếp tục của hiệp định.

Do đặc điểm của loại điều ước quốc tế này, các hiệp định đều trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hiệp định có hiệu lực vô thời hạn hoặc không hạn định. Chúng chỉ chấm dứt hiệu lực sau khi có một trong các bên ký kết có văn bản chính thức đề nghị huỷ bỏ.

Các quy định trên là hợp lý. Chỉ có 2 vấn đề:

Thứ nhất; cần xác định rõ thời điểm (khi gửi hoặc khi nhân văn bản yêu cầu huỷ bỏ) để tính thời hạn Hiệp định tiếp tục có hiệu lực và như vậy cũng để tính thời điểm chấm dứt hiệu lực.Hơn nữa thời điểm này cần quy định thống nhất và theo chúng tôi ,tính từ ngày bên ký kết kia nhận được văn bản yêu cầu huỷ bỏ.

Thứ hai; do đặc điểm của hiệp định tương trợ tư pháp việc giải quyết các hậu quả pháp lý sau khi có yêu cầu huỷ bỏ đòi hỏi một thời gian vật chất khá dài .Do vậy,cần quy định 1 năm,chứ không phải 6 tháng như hiệp định với Tiệp khắc và Hungari .

 

bình luận phần chung của 6 hiệp định tương trợ tư pháp và Việt nam đã ký kết với nước ngoài

 

Hồ Văn Phú

Chuyên viên Bộ tư pháp

 

Trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự đã được ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và nước ngoài, xét về phần các quy định chung thì hầu hết chúng đều có cấu trúc giống nhau. Chỉ riêng hiệp định với CHDC Đức là có cấu trúc khác hơn, cụ thể không ghi rõ thành phần hoặc chương quy định chung. Nhưng nội dung bên trong của nó từ điều 1 đến điều 25 (của các chương I, II, III , IV )đều giống với nội dung của phần các quy định chung của các hiệp định khác.

1. Về mặt hình thức, điểm từng phần các quy định chung của 6 Hiệp định thấy rằng, những Hiệp định có số lượng điều trung bình của phần này từ 15 điều đến 18 điều với số trang trung bình từ 6 -7 trang gồm có Hiệp định với Liên xô, Cu Ba, Hungari. Phần quy định chung có số điều ước ít nhất (14 điều) có trong Hiệp định với Tiệp khắc; còn số trang thấp nhất (5 trang) trong Hiệp định với Bungari. Chỉ có Hiệp định với CHDC Đức là có số điều nhiều nhất (25 điều) với số trang dài nhất (10 trang). Dưới đây là bảng liệt kê số điều, số trang trong phần các quy định chung của từng Hiệp định cụ thể.

 

TT

Tên Hiệp định (phần chung)

Số điều

Số trang

Ghi chú

1

CHDC Đức

25

10

 

2

Liên Xô

15

6,5

 

3

Tiệp Khắc

14

7

 

4

Cu Ba

17

7

 

5

Hungari

18

6,5

 

6

Bungari

15

5

 

2. Nhìn từ góc độ nội dung chung của phần này thấy tất cả 6 Hiệp định đã ký kết đều nêu các vấn đề chính như; bảo hộ pháp lý, tương trợ tư pháp, cách thức liên hệ, phạm vi tương trợ tư pháp, nội dung và cách thức thực hiện uỷ thác tư pháp, sự hợp lệ của giấy tờ, chuyển giao và tống đạt giấy tờ, ngôn ngữ sử dụng trong tương trợ tư pháp, cung cấp các thông tin pháp luật, chi phí có liên quan đến tương trợ tư pháp.

Nội dung của từng vấn đề đều được quy định thống nhất và hoàn chỉnh. Cụ thể từng vấn đề là:

2.1 Bảo hộ pháp lý; Công dân và pháp nhân của nước ký kết này được hưởng trên lãnh thổ nước ký kết kia sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản như đối với nhân thân và pháp nhân của nước ký kết đó. Họ được tự do liên hệ với các cơ quan tư pháp (toà án, viện kiểm sát, công chứng) và các cơ quan có thẩm quyền khác của nước ký kết kia về các vấn đề dân sự lao động và hình sự. Đồng thời, họ cũng được hưởng các quyền về tố tụng trước các cơ quan trên theo từng những điều kiện mà nước ký kết kia dành cho công dân của họ. Đây thực chất là chế độ đãi ngộ cá nhân.

2.2. Tương trợ tư pháp; Các nước ký kết Hiệp định đều cam kết là các cơ quan tư pháp của họ sẽ tương trợ lẫn nhau và sẽ tương trợ các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự theo những quy định được nêu trong Hiệp định.

2.3. Cách thức liên hệ; tất cả các Hiệp định đều xác định cơ quan tư pháp của các nước ký kết liên hệ với nhau qua cơ quan trung ương của mình. Trừ Hiệp định với CHDC Đức (Đ.11) các Hiệp định khác lại xác định thêm 1 bước rõ hơn - cơ quan trung ương của mình là Bộ tư pháp và viện kiểm sát tối cao. Việc quy định trực tiếp cũng có nhiều mặt lợi. Cụ thể tránh được nhiều mặt vòng vèo, mặt khác còn loại trừ các khâu trung gian không cần thiết trong quy định nội bộ của các bên ký kết.

 

2.4. Phạm vi tương trợ tư pháp; Là những hành vi tố tụng riêng biệt được pháp luật của nước được uỷ thác quy định như; lập, gửi và tống đạt các giấy tờ, tiến hành khám xét, thu giữ và chuyển giao vật chứng, nhận dạng người và đồ vật, tiến hành giám định, lấy lời khai của bị can, của người làm chứng, của các đương sự và người thứ ba, thi hành các quyết định của toà án và các cơ quan tư pháp khác, dẫn độ người đã thực hiện phạm tội, tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự, chhuyển giao người bị kết án tước tự do để thi hành hình phạt...

Phạm vi tương trợ tư pháp phải nói tương đối rộng và được quy định thành điều riêng trong mỗi Hiệp định. Song nó cũng tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình quan hệ giữa các bên ký kết mà Hiệp định nên phạm vi cụ thể cần tương trợ.

2.5. Uỷ thác tư pháp; Các nước ký kết tương trợ lẫn nhau bằng cách thực hiện uỷ thác. Uỷ thác thực chất là văn bản yêu cầu các cơ quan tư pháp nước ký kết này đối với các cơ quan tư pháp của nước ký kết kia thực hiện những hành vi tố tụng riêng biệt trên lãnh thổ của nước ký kết đó được yêu cầu. Các Hiệp định đều quy định nguyên tắc uỷ thác cần được lập thành văn bản, nội dung của văn bản cần ghi rõ, đầy đủ các dữ kiện cần thiết và phải có ký tên đóng dấu của cơ quan yêu cầu uỷ thác. Tuy nhiên Hiệp định cũng có trường hợp quy định khác hư việc bắt người để dẫn độ trước khi nhận được văn bản yêu cầu dẫn độ (Đ8 HĐ với Liên xô).

 

2.6.Cách thức thực hiện uỷ thác; Các Hiệp định đều quy định nguyên tắc thực hiện uỷ thác nước ngoài là các cơ quan tư pháp được yêu cầu để áp dụng pháp luật của nước mình, Ngoại lệ cũng có trường hợp cơ quan được yêu cầu có thể áp dụng quy phạm nước yêu cầu nhưng với điều kiện là các quy phạm đó không trái với pháp luật của nước mình. Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định các vấn đề như gửi trả lại hồ sơ uỷ thác và thông báo lý do, nếu uỷ thác không thực hiện được, tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ đúng, nếu địa chỉ trong hồ sơ không chính xác, cũng lưu ý thêm, mấy vấn đề này không được quy định trong Hiệp định với Bungari.

2.7.Tống đạt giấy tờ; Các Hiệp định đều tập trung vào giải quyết 2 vấn đề của tống đạt giấy tờ là tống đạt và xác nhận tống đạt trên cơ sở tuân theo các quy định hiện hành của nước được yêu cầu tống đạt.

 

Về tống đạt giấy tờ, yêu cầu các giấy tờ tống đạt phải được lập bằng tiếng của nước có cơ quan yêu cầu hoặc có kèm theo 1 bản dịch -tiếng của nước được yêu cầu (được xác định là dịch đúng). Trong trường hợp nếu không thực hiện được như vậy thì chỉ tống đạt khi người tống đạt đồng ý tiếp nhận.

Nước ký kết được yêu cầu xác nhận việc tống đạt và ghi rõ ngày và nơi tống đạt.

2.8.Tống đạt giấy tờ cho công dân nước mình; Các Hiệp định đều thống nhất quy định việc tống đạt giấy tờ cho công dân nước mình thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của mình và không áp dụng biện pháp cưỡng chế.

2.9. Giá trị của các giấy tờ; Các nước ký kết công nhận lẫn nhau là các giấy tờ được coi là chính thức trên lãnh thổ nước ký kết này, khi sử dụng trên lãnh thổ nước ký kết kia cũng có cùng hiệu lực như các giấy tờ chính thức của nước ký kết kia mà không cần phải hợp pháp hoá hoặc chứng thực lại.

 

2.10. Cung cấp các thông tin về pháp luật; Các Hiệp định đều quy định trao đổi các văn bản, tài liệu pháp luật cũng như thông báo cho nhau thông tin về pháp luật hiện hành, đã hết hiệu lực và thực tiễn áp dụng pháp luật .

2.11. Ngôn ngữ sử dụng trong tương trợ tư pháp; Các nước ký kết đến quy định sử dụng tiếng của nước ký kết làm ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp. Trong số trường hợp, tiếng nước ngoài trung gian cũng được sử dụng, ví dụ; Hiệp định với Bungari lấy tiếng Nga làm tiếng trung gian (Điều 15), với Cộng hoà dân chủ Đức lấy tiếng Pháp (Điều 12), với Hungari lấy tiếng Pháp (Điều 14)...

 

2.12: Chi phí liên quan đến tương trợ tư pháp; Các Hiệp định đều quy định loại chi phí này dựa trên nguyên tắc có đi có lại, giúp đỡ lẫn nhau không mất tiền, tức là chi phí trên lãnh thổ nước nào thì nước đó chịu (Hiệp định với Bungari Điều11, Với Hungari Điều 12).

3. Ngoài ra, còn 1 số vấn đề có thể nêu ở Hiệp định này, nhưng lại không được nêu ở Hiệp định khác, hoặc việc nêu cũng không được trực tiếp, hoàn chỉnh chẳng hạn.

 

3.1. Việc bảo hộ người làm chứng và người giám đinh viên được nêu trong 4 Hiệp định với Liên xô (Điều7) Cu Ba (Điều11), Tiệp Khắc (Điều9) Hungari (Điều7) nhưng không được nêu trong 2 Hiệp định với Đức và Bungari.

3.2. Trao đổi các giấy tờ về hộ tịch và các giấy tờ khác chỉ được quy định trong các Hiệp định với CHDC Đức (Điều 23) Liên xô (Điều 9 Khoản 1) Cu Ba (Điều14) Bungari (điều 13) trong khi đó không được thực hiện trong 2 Hiệp định với Hungari và Tiệp Khắc.

3.3. Xác minh địa chỉ chỉ được quy định thành 1 điều độc lập trong 2 Hiệp định với CHDC Đức (Điều 10) Tiệp Khắc (Điều 11) còn với các Hiệp định khác thì vấn đề này được quy định gián tiếp qua việc tống đạt giấy tờ, ví dụ; Hiệp định với Liên xô (K3, Đ10 tống đạt giấy tờ) Cu Ba (K3, Đ8 thủ tục tống đạt giấy tờ ) Hungari (K3 Đ9 thủ tục tống đạt giấy tờ) Bungari (K3 Đ7 cách thức uỷ thác).

3.4 từ chối tương trợ tư pháp được quy định thành 1 điều trong 2 Hiệp định với Hungari (Điều 17) và Tiệp Khắc (Điều 14).

3.5 Vấn đề giao đồ vật và chuyển tiền chỉ được quy định duy nhất trong Hiệp định với Hungari (Điều 18)

4. Trên cơ sở xem xét các mặt hình thức và nội dung thuộc phần chung của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước ngoài, có hể rút ra mấy kết luận sau đây:

4.1. Sự giống nhau giữa các Hiệp định trong phần này hầu hết nằm trong các vấn đề chính thống đối tượng cần thiết phải đề cập. Và đó cũng chính là những nguyên tắc cơ bản cần đươc giải quyết bằng lý luận và áp dụng rộng rãi trong thực tế của tương trợ tư pháp.

4.2. Sự khác nhau thường rơi vào những trường hợp có tính chất cụ thể hoặc đôi khi có trường hợp đó đã trở thành thông lệ quốc tế nên có thể quy định ở Hiệp định này mà không quy định ở Hiệp định khác. Chẳng hạn vấn đề từ chối tương trợ tư pháp (Đ17 Hiệp định Hungari, Đ14 Hiệp định với Tiệp khắc) vấn đề giao đồ vật và chuyển giao trên (Hiệp định Hungari Điều 18).

4.3. Việc xây dựng Hiệp định khung - phần các quy định chung cần dựa vào những vấn đề chính đã được nêu ở phần trên, còn các vấn đề cụ thể trên thì có thể tham khảo để có thể vận dụng khi cần thiết (trường hợp các nước ký kết đề xuất, yêu cầu). Đáng mừng là những vấn đề chính đối với phần này trong Hiệp định tương trợ tư pháp lại giống nhau. Vì vậy có thể đề xuất xây dựng dự thảo không thuận lợi.

4.4. Có thể chọn Hiệp định với Tiệp khắc hoặc Bungari làm cơ sở để dự thảo khung cho phần này, vì các phần này có nội dung tốt, ngắn gọn, đầy đủ.

 

 

bình luận phần các quy định chung về dân sự trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp Nhà nước ta đã ký kết với nước ngoài

 

Nguyễn Bích Ngọc

Chuyên viên Bộ tư pháp

 

Bình luận 1 số vấn đề được định trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp - phần các quy định về quy chế nhân thân, án phí, hợp đồng và trách nhiệm gây thiệt hại ngoài hợp đồng , đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Từ năm 1980 đến năm 1986 Nhà nước ta đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với 6 nước là CHDC Đức (1980), Liên bang CHXHCN Xô viết (1981), CHXHCN Tiệp Khắc (1982); CH Cu Ba (1984), CHDC Hungari (1985) trong 6 Hiệp định trên những nguyên tắc lớn đều có nội dung tương tự. Tuy vậy, ở các Hiệp định khác nhau, do hoàn cảnh và thời gian ký kết khác nhau và cũng do quan hệ pháp luật trong từng trường hợp nhất định ở mỗi nước khác nhau.

Để có thể rút ra kết luận, tạo cơ sở cho việc xây dựng khung những điều của phần những quy định chung về dân sự trong Hiệp định tương trợ tư pháp Nhà nước ta ký kết với nước ngoài, nội dung của phần này sẽ tập trung vào việc so sánh các điều khoản nêu trên trong 6 Hiệp định trên.

A) Quy chế nhân thân: Quy định các vấn đề về năng lực pháp lý và năng lực hành vi, công nhận người mất tích hoặc chết và xác định sự kiện chết; công nhận và huỷ bỏ việc công nhận người mất tích hoặc hạn chế năng lực hành vi.

1/ Những điểm giống nhau.

1. Các Hiệp định đều có những điều khoản (từ 2 đến 5 điều) để giải quyết vấn đề quy chế nhân thân.

2. Các Hiệp định đều có từ 1-2 điều quy định năng lực pháp lý và năng lực hành vi của công dân và pháp nhân; 1 điều quy định về người mất tích hoặc đã chết. Về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của công dân được xác định theo nguyên tắc nơi thành lập Luật quốc tịch, trừ việc ký kết những giao kèo nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày thì theo nguyên tắc nơi ký kết giao kèo. Về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của pháp nhân được xác định theo nguyên tắc nơi thành lập pháp nhân. Về công nhận người mất tích được áp dụng theo nguyên tắc Luật quốc tịch. Thẩm quyền công nhận người mất tích hoặc đã chết thuộc cơ quan tư pháp nước ký kết công dân có quốc tịch (Hiệp định Việt Nam - Đức Điều 24); Hiệp định Việt Nam - Liên Xô Điều 22; Hiệp định Việt - Tiệp: điều 17; Hiệp định Việt Nam - Cuba: điều 19; Hiệp định Việt - Hung: điều 29 và Hiệp định Việt - Bun: điều 17). Tuy nhiên, nước sở tại cũng xó thẩm quuyền xác định công dân nước ký kết mất tích hoặc đã chết, theo yêu cầu của người cư trú trên lãnh thổ nước mình, mà theo pháp luật nước sở tại, người đưa đơn có lợi ích liên quan đến người mất tích hoặc đã chết đó. Khi tiến hành xác định người mất tích hoặc đã chết, pháp luật áp dụng là pháp luật nước có cơ quan giải quyết. Nói chung, về nội dung cơ bản trong 6 Hiệp định đều giống nhau.

2/ Những điểm khác nhau:

1. Số lượng các điều khoản khác nhau.

Hiệp định Việt - Đức : 3 điều (26, 27, 28)

Hiệp định Việt - Xô : 2 điều (21, 22)

Hiệp định Việt - Tiệp : 3 điều (15, 16 ,17)

Hiệp định Việt Nam - Cuba : 5 điều (18, 19, 20, 21, 22)

Hiệp định Việt - Hung : 3 điều (28, 29, 30)

Hiệp định Việt - Bun :4 điều (16, 17, 18, 19)

2. Các điều khoản này được sắp xếp tại các chương, phần khác nhau, số thứ tự khác nhau, với tên gọi các chương, phần và điều cũng khác nhau. Có tên điều không chính xác, chưa nêu đủ nội dung được quy định trong điều. Thí dụ : Điều 19 Hiệp định Việt Nam - Cuba có tiêu đề xác định "Xác nhận việc mất tích", nhưng trong điều này bao hàm cả nội dung xác định một người đã chết. Có điều có tên và có điều không có tên (Hiệp định Việt Nam - Cuba. Thí dụ : điều 18 và điều 20, 21 v.v...) Thứ tự sắp xếp các điều chưa hợp lý. Sau điều quy định về năng lực pháp lý và năng lực hành vi nên tiếp đến điều mất hoặc hạn chế năng lực hành vi để tạo ra sự tiếp nối liên tục nhưng ở Hiệp định Việt nam - Cuba (đ. 19) và Hiệp định Việt Nam - Bun (đ. 17) lại có một điều xen vào giữa hi điều nói trên quy định việc mất tích hoặc chết (xem phụ lục I)

3. Về phạm vi các vấn đề được định cũng có những điểm khác nhau.

Trong 6 Hiệp định thì có 3 Hiệp định quy định việc công nhận và bãi bỏ việc công nhận một người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi.

Hiệp định Việt - Tiệp : điều 16

Hiệp định Việt Nam - Cuba : điều 20, 21

Hiệp định Việt - Bun : điều 18, 19

Phụ lục I: Phần nhân thân trong 6 Hiệp định

 

 

Hiệp định Việt - Đức

Hiệp định Việt - Xô

Hiệp định Việt - Tiệp

Chương V. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật

 

Điều 26: Năng lực hành vi dân sự.

Điều 27: Năng lực pháp lý của pháp nhân

Điều 28: Tuyên bố việc mất tích, việc chết và xác định sự kiện chết.

Chương II. Tương trợ tư pháp và quan hệ pháp luật về dân sự và gia đình

 

Quy chế nhân thân và luật gia đình.

Điều 21: Năng lực hành vi và năng lực pháp lý

Đièu 22: Công nhận người mất tích hoặc chết và xác nhận sự kiện chết.

Phần II. Những vấn đề dân sự

 

Chương I. Những vấn đề thuộc quy chế nhân thân

Điều 15: Năng lực sử dụng quyền và năng lực hành vi.

Điều 15: Mất và hạn chế năng lực hành vi.

Điều 17: Tuyên bố chết.

 

Hiệp định Việt Nam - Cuba

Hiệp định Việt - Hung

Hiệp định Việt - Bun

Phần II: Tương trợ tư pháp về các vấn đề luật dân sự, gia đình và lao động.

 

Chương I. Quy chế nhân thân

Điều 18: Năng lực pháp lý và năng lực hành vi

Điều 19: Xác nhận việc mất tích.

Điều 20:

Điều 21:

Điều 22:

Phần II: Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và gia đình.

 

Chương II. Quyền nhân thân

Điều 28: Năng lực pháp lý và năng lự hành vi.

Điều 29: Tuyên bố mất tích và chết

Chương II. Quy chế nhân thân

 

Điều 16: Năng lực pháp lý và năng lực hành vi

Điều 17: Công nhận người mất tích hoặc chết và xác nhận sự kiện chết.

Điều 18: Mất hoặc hạn chế năng lự hành vi

Điều 19: Bác bỏ việc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi.

Nguyên tắc chung là thẩm quyền và pháp luật áp dụng thuộc và của nước đó là công dân. Nước sở tại có trách nhiệm phải thông báo sự cần thiết đó cho nước có thẩm quyền ra quyết định. Tuy nhiên, tronh thời hạn 3 tháng mà không có trả lời hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì cơ quan tư pháp nước sở tại cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm thời. Pháp luật áp dụng trong trường hợp này là pháp luật của nước có cơ quan tư pháp giải quyết, nếu cơ sở để xác định mất hoặc có năng lực hành vi hạn chế cũng được pháp luật nước ký kết mà người đó là công dânước quy định.

4. Về cơ quan có thẩm quyền công nhận người mất tích hoặc chết được quy định trong 6 Hiệp định khác nhau:

Hiệp định Việt - Đức: là Toà án

Hiệp định Việt - Xô: là các cơ quan tư pháp

Hiệp định Việt - Tiệp: là cơ quan tư pháp

Hiệp định Việt Nam - Cuba: là các cơ quan tư pháp

Hiệp định Việt - Hung: là Toà án

Hiệp định Việt - Bun: là cơ quan tư pháp

3/ Về từ ngữ, văn chương:

1. Từ ngữ: nhìn chung được sử dụng thống nhất, nhưng chưa nhất quán trong các Hiệp định

Thí dụ: năng lực hành vi, năng lực hành vi dân sự.

- Năng lực pháp lý, năng lực sử dụng quyền

- Năng lực hành vi hoàn toàn hoặc từng phần (Hiệp định với Cuba: điều 20), mất hoặc hạn chế năng lực hành vi (Hiệp định Việt - Bun: điều 18 .v.v)

Việc sử dụng từ chưa chính xác: thí dụ có điều quy định thủ tục xác định công dân mất hoặc có năng lực hành vi hạn chế nhưng tiêu đề lại là "Mất và hạn chế năng lực hành vi" (đ.16, Hiệp định Việt - Tiệp) v.v...

2. Văn phong: dịch thuật chưa thoát nghĩa, ngữ pháp sử dụng chưa nhất quán, lúc dùng số ít, khi dùng số nhiều, đôi chỗ dịch chưa chính xác.

Thí dụ: - Theo đơn yêu cầu của những người cư trú trên lãnh thổ nước mình,... nếu theo pháp luật của nước trên đó họ cư trú, những nước đứng đơn có quyền lợi chính đáng... (Hiệp định Việt - Đức: điều 28)

- Theo yêu cầu của nước cư trú..., nếu theo pháp luật của nước họ đang cư trú..., người đứng đơn có quyền và lợi ích. (Hiệp định Việt - Xô : điều 22)

- Cơ quan tư pháp... xác định ngày chết..., theo yêu cầu của những người sống trên lãnh thổ nước ký kết này, khi họ chứng minh là có quyền lợi...(Hiệp định Việt - Tiệp : điều 17)

Qua việc so sánh và phân tích, cho thấy các Hiệp định có những điểm giống nhau cơ bản và một số điểm khác nhau. Trên cơ sở đó xin đề xuất như sau :

1. Tất cả các điều kiện nêu có tiêu đề.

2. Phần này lấy tiêu đề : quy chế nhân thân vì nó bao gồm một số quy định về nhân thân.

3. Phần Quy chế nhân thân bao gồm 4 điều :

- Điều : Năng lực hành vi và năng lực pháp luật ở đây dùng thuật ngữ "năng lực pháp luật" cho phù hợp với bản gốc Hiệp định, đồng thời phù hợp với cách dùng trong cuốn "thuật ngữ pháp lý phổ thông".

- Điều : Xác định công dân mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế.

ở đây dùng thuật ngữ "xác định..." cho phù hợp với luật tố tụng dân sự Việt Nam đồng thời chính xác và phù hợp với nội dung được quy định trong điều.

- Điều : Hủy quyết định xác định mất năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế.

Thuật gữ "huỷ quyết định ..." chính xác hơn là bãi bỏ..."

- Điều : Xác định công dân mất tích hoặc đã chết.

Thuật ngữ "xác định công dân mất tích hoặc đã chết" được dùng ở đây vừa chính xác vừa phù hợp với luật tố tụng dân sự Việt Nam.

B/- án phí : Về nguyên tắc chung, các Hiệp định đều có các điều khoản quy định về miễn cược án phí, miễn án phí và thủ tục xin miễn án phí. Song về phần này, 6 Hiệp định cũng có những điểm khác nhau.

1/ Những điểm giống nhau :

1. Các Hiệp định đều có những điều khoản (từ 4 đến 6 điều) để giải quyết vấn đề này.

2. Các Hiệp định đều có 1 điều về miễn cược án phí (Hiệp định Việt - Đức : điều 3 ; Hiệp định Việt - Xô : điều 16 ; Hiệp định Việt - Tiệp : điều 42 ; Hiệp định Việt Nam - Cuba : điều 41 ; Hiệp định Việt - Hung : điều 19 và Hiệp định Việt - Bun : điều 41), 1 điều về miễn án phí (Hiệp định Việt - Đức : điều 4 ; Hiệp định Việt - Xô : điều 17 ; Hiệp định Việt - Tiệp : điều 43 ; Hiệp định Việt Nam - Cuba: điều 42; Hiệp định Việt - Hung: điều 24 và Hiệp định Việt - Bun: điều 42) và có từ 2 đến 3 điều quy định về thủ tục xin miễn án phí, lệ phí.

Việc cho miễn cược án phí thể hiện sự ưu đãi trong tố tụng đối vơi công dân hai nước ký kết trên lãnh thổ nước ký kết kia. Công dân hai nước ký kết không phải nộp một khoản tiền tạm ứng án phí nào cho cơ quan tư pháp nước ký kết, nơi họ tham gia tố tụng, vì lý do họ là nước ngoài hoặc vì không có nơi cư trú ở nước này. Theo điều tiếp theo, công dân hai nước ký kết được miễn trên lãnh thổ nước ký kết kia án phí liên quan đến việc giải quyết một vụ kiện dân sự hoặc vụ án hình sự, theo cùng những điều kiện và mức độ như đối với công dân nước ký kết kia. Những ưu đãi này được áp dụng đối với tất cả các hành vi tố tụng. Về thủ tục giải quyết đơn xin miễn án phí và lệ phí ở các Hiệp định về cơ bản giống nhau. Người muốn hưởng các ưu đãi nói trên phải có giấy chứng nhận về tình trạng nhân thân, gia đình và tài sản do cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nơi người ưu đãi xin cư trú, cấp. Trong trường hợp người xin ưu đãi không có nơi cư trú ở nước ký kết nào thì cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự nước ký kết mà người xin ưu đãi là công dân cấp giấy chứng nhận nói trên. Người xin ưu đãi có thể gửi đơn kèm theo giấy chứng nhận nói trên đến cơ quan tư pháp nước mình để họ chuyển cho cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước ký kết kia giải quyết. Cơ quan xét đơn có thể yêu cầu cơ quan đã cấp giấy chứng nhận nói trên giải thích hoặc cung cấp tài liệu bổ sung khi xét đơn.

2/ Những điểm khác nhau :

1. Số lượng các điều khoản có khác nhau.

Hiệp định Việt - Đức : 5 điều (điều 3 - điều 7)

Hiệp định Việt - Xô : 4 điều (16 - 19)

Hiệp định Việt - Tiệp : 4 điều (42 - 45)

Hiệp định Việt Nam - Cuba : 5 điều (41 - 45)

Hiệp định Việt - Hung : 5 điều (19, 20, 24 - 26)

Hiệp định Việt - Bun : 5 điều (41 - 45)

2. Các điều khoản này được sắp xếp tại các chương, phần khác nhau theo số thứ tự khác nhau, với tiêu đề các chương, phần khác nhau. Nhiều điều ở các Hiệp định này không có tiêu đề.

Mỗi Hiệp định đều có 2 đến 3 điều không có tiêu đề quy định về thủ tục xin hưởng các ưu đãi về miễn án phí, lệ phí.

(Xem phụ lục II).

3. Về phạm vi các vấn đề được định cũng có những điều khác nhau. Có Hiệp định chỉ quy định việc miễn án phí, xong có Hiệp định quy định thêm việc miễn lệ phí và hưởng các ưu đãi tương trợ pháp lý không mất tiền...

Thí dụ :

Hiệp định Việt - Đức : điều 4: miễn án phí.

Hiệp định Việt - Xô : điều 17: miễn các khoản lệ phí và chi phí liên quan đến việc giải quyết vụ án, cũng như được sự giúp đỡ pháp lý không mất tiền.

Hiệp định Việt - Tiệp : điều 43: miễn án phí, miễn lệ phí công chứng và quyền được thay mặt không mất tièn.

Hiệp định Việt Nam - Cuba : miễn các khoản lệ phí và chi phí về tố tụng, được hưởng các ưu đãi và sự tương trợ pháp lý không mất tiền.

Hiệp định Việt - Hung : miễn án phí, miễn lệ phí công chứng và quyền được thay mặt không mất tiền.

Hiệp định Việt - Bun : miễn lệ phí và các phí tổn khác, được hưởng những ưu đãi và sự giúp đỡ pháp lý không mất tiền.

Phụ lục II: Phần án phí trong 6 Hiệp định

 

 

Hiệp định Việt - Đức

Hiệp định Việt - Xô

Hiệp định Việt - Tiệp

Chương II. Bảo hộ pháp lý, phạm vi bảo hộ pháp lý

 

Điều 3: Miễn cược án phí

Miễn án phí

 

Điều 4:

Điều 5:

Điều 6:

Điều 7:

Chương II. Tương trợ tư pháp và quan hệ pháp luật về dân sự và gia đình

 

Điều 16: Miễn cược án phí

Điều 17: Những ưu đãi trong tố tụng

Điều 18:

Điều 19:

Chương V. án phí

 

Điều 42: Miễn cược án phí

Miễn án phí, lệ phí

 

Điều 43:

Điều 44:

Điều 45:

 

Hiệp định Việt Nam - Cuba

Hiệp định Việt - Hung

Hiệp định Việt - Bun

Chương IV. Về tố tụng dân sự

 

Điều 41: Miễn cược án phí

án phí

 

Điều 42:

Điều 43:

Điều 44:

Điều 45:

Phần II. Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực gia đình

 

Chương I. Quy định về thủ tục tố tụng

Điều 19: Miễn cược án phí

Điều 20:

Điều 24: Miễn án phí

Điều 25:

Điều 26:

Chương VI. án phí

 

Điều 41: Miễn cược án phí

Điều 42: Miễn lệ phí và các phí tổn khác, giúp dỡ pháp lý không mất tiền

Điều 43: Những giấy tờ cần thiết để xin miễn các khoản lệ phí và các phí tổn khác

Điều 44: Trình tự trao giấy tờ

Điều 45: Thời gian nộp lệ phí và các phí tổn khác

Trong 6 Hiệp định thì có hai Hiệp định quy định thêm về vấn đề nộp lệ phí và các phí tổn khác cho cơ quan tư pháp nước ký kết kia mà người nộp là công dân nước ký kết này và không có nơi cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia. Trong trường hợp này các công dân được ấn định thời hạn nộp.

Hiệp định Việt Nam - Cuba : điều 45

Hiệp định Việt - Bun : điều 45

3/ Từ ngữ và Văn phong :

1. Từ ngữ : dùng không chính xác, lẫn lộn, dịch đôi chỗ không đúng : lệ phí, chi phí, phí tổn.

2. Văn phong : dịch chưa nhất quán có câu không thoát nghĩa "không thể bắt buộc công dân của một tronh hai nước ký kết đang sống trên lãnh thổ của một trong hai nước này...

Từ việc phân tích, so sánh trên đây, xin đề xuất như sau :

1. Sẽ có 1 phần quy định về án phí

2. Phần án phí bao gồm 4 điều.

- Điều : Miễn cược án phí

- Điều : Miễn án phí, lệ phí, cấp phí

Điều này cần ghi rõ các khoản tiền được miễn trả để phân biệt phạm vi được miễn. Khái niệm "cấp phí" trước đây được dùng với nghĩa là số tiền cấp phát của Nhà nước cho nước chứng, giám định viên, phiên dịch và nước trông coi vật tranh chấp. Nếu không có thuật ngữ mới thay thế thì sử dụng thuật ngữ này.

Điều : Thủ tục xin miễn án phí, lệ phí và cấp phí.

Nội dung của điều này nêu lên thủ tục xin hưởng ưu đãi và cách thức nộp đơn, nên có thể lấy tiêu đề trên.

- Điều : Thời hạn nộp án phí, lệ phí và cấp phí. Điều này rất cần thiết, để công dân các nước ký kết chủ động và có đủ thời gian chuyển đến cơ quan tư pháp nước ký kết.

C/- Hình thức và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :

Trong 6 Hiệp định thì có 1 Hiệp định (Việt - Bun) quy định hình thức hợp đồng tại điều 29 và 30 và 4 Hiệp định có 1 điều quy định về trách nhiệm do gây thiệt hại.

Hiệp định Việt - Xô : điều 33

Hiệp định Việt - Tiệp : điều 33

Hiệp định Việt - Hung : điều 30

và Hiệp định Việt - Bun : điều 31.

Về nguyên tắc và thông lệ quốc tế, khi có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo pháp luật nước ký kết, nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại và người bị hại có cùng quốc tịch hoặc cùng cư trú trên lãnh thổ một nước ký kết thì áp dụng pháp luật nước này. Thẩm quyền giải quyết các vụ kiện do gây thiệt hại là cơ quan tư pháp nước ký kết nơi xẩy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi bị đơn thường trú. Ngoài ra, cơ quan tư pháp của nước ký kết, nơi nguyên đơn thường trú cũng có thẩm quyền trong trường hợp bị đơn có tài sản ở nước này.

Qua việc phân tích trên đây, thấy các điều khoản của phần này cũng rất cần thiết trong Hiệp định khung, nên xin đề xuất như sau :

1. Phần này có tiêu đề : Hình thức hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Tiêu đề này nêu lên được nội dung và phù hợp với các văn bản quy định về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng.

2. Phần này bao gồm 3 tiêu đề :

- Điều : Hình thức hợp đồng

- Điều : Bất động sản

- Điều : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

D/- Đình chỉ việc giải quyết vụ án :

Trong 6 Hiệp định có 2 Hiệp định có 1 điều nói về đình chỉ vụ kiện :

Hiệp định Việt - Xô : điều 20

Hiệp định Việt - Tiệp : điều 31

Nội dung của điều này là nếu cơ quan tư pháp cả hai nước đều có thẩm quyền theo Hiệp định này hoặc theo pháp luật nước mình, cùng thụ lý một vụ kiện có cùng các bên đương sự và về cùng một nội dung thì cơ quan nào thụ lý sau sẽ phải đình chỉ tố tụng và báo cho các đương sự biết.

Điều này rất cần thiết cho Hiệp định khung. ở hai Hiệp định , có tiêu đề khác nhau đều thể hiện một nội dung như trên. ở Hiệp định Việt - Tiệp, cách dịch chưa thoát. Vì vậy xin đề xuất như sau :

1. Tiêu đề là : Đình chỉ việc giải quyết vụ án. Tiêu đề này phù hợp với luật tố tụng dân sự Việt Nam.

2. Phần này chỉ có 1 điều .

 

bình luận 6 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự gia đình và hình sự của chxhcn việt nam ký với chdc đức, liên xô, tiếp khắc, cuba, hung-ga-ri, bul-ga-ri

------------

Phan Hữu Thư Đại học pháp lý Hà nội

(Phần thừa kế)

I. về hình thức

 

1. Cơ cấu (trình tự các điều về thừa kế trong 6 Hiệp định).

1.1. Hiệp định tương trợ tư pháp ...(HĐTTTP) Việt nam CHDC Đức: gồm 14 điều , từ đ. 44 - đ. 56

Đ.44: Quyền hưởng thừa kế và quyền để lại thừa kế

Đ. 45: Pháp luật về thừa kế được áp dụng

Đ. 46: Di chúc

Thẩm quyền giải quyết các việc thừa kế

(Hai điều : 47, 48)

Đ. 49: Thông báo về các trường hợp chết

Đ. 50, 51: Biện pháp bảo quản di sản

Đ. 52: Mở chúc thư

Đ. 53: Trường hợp không có người thừa kế

Đ. 54: Quyền thay mặt của đại diện ngoại giao, LS

Đ. 55, 56: Chuyển giao tài sản thừa kế.

1.2. HĐTTTP Việt Nam - Liên Xô, gồm 7 điều (từ 34 - 40)

34. Nguyên tắc bình đẳng

35. Quyền thừa kế

36. Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước

37. Di chúc

38. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế

39. Biện pháp bảo quản thừa kế

40. Gửi di chúc

1.3. HĐTTTP Việt Nam - Tiệp Khắc, 8 được (34-41)

34, 35, 36: Nguyên tắc bình đẳng (gồm 3 điều)

37, 38; Không có người thừa kế (hai điều)

39. Bảo quản tài sản thừa kế

40. Công bố chúc thư

41. Chuyển giao tài sản thừa kế

1.4. HĐTTTP Việt Nam - Cuba, gồm 8 đ (từ 33 - 40)

33: Nguyên tắc bình đẳng

34. Quyền thừa kế

35. Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước

36. Các khoản về di chúc

37. Thẩm quyền giải quyết về thừa kế

38. Công bố di chúc

39. Biện pháp bảo quản tài sản thừa kế

40. Chuyển giao tài sản thừa kế

1.5. HĐTTTP Việt Nam - Hung-ga-ri, gồm 9đ (42 - 50)

42. Nguyên tắc đối xử bình đẳng

43. Pháp luật được áp dụng

44. Tài sản không có người thừa kế

45. Di chúc

46. Thẩm quyền giải quyết các việc thừa kế

47-48. Thông báo về các trường hợp chết

49. Bảo quản tài sản thừa kế

50. Chuyển giao tài sản thừa kế

1.6. HĐTTTP Việt Nam - Bun-ga-ri, 9đ (32 - 40)

32. Nguyên tắc bình đẳng

33. Quyền thừa kế

34. Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước

35. Di chúc

36. Thẩm quyền

37. Công bố di chúc

38. Những biện pháp bảo quản tài sản thừa kế

39. Thông báo về việc người để lại tài sản thừa kế đã chết

40. Chuyển giao tài sản thừa kế.

2. Nhận xét về cơ cấu và logic của các điều. Trật tự các điều, về cơ bản, trong cả 6 HĐ đều để nguyên tắc bình đẳng lên hàng đầu, mặc dù ở HĐ ta ký với CHDC Đức nguyên tắc bình đẳng được gọi là quyền hưởng thừa kế và quyền để lại thừa kế và HĐ với Hung-ga-ri được gọi là nguyên tắc đối xử bình đẳng. ở Hiệp định với Tiếp Khắc tiêu đề nguyên tắc bình đẳng bao hàm 3 vấn đề liên quan: nguyên tắc bình đẳng, pháp luật được áp dụng và di chúc.

Điều thứ hai được nói đến trong cả 6 HĐ là điều nói về pháp luật được áp dụng hoặc quyền thừa kế. Trong 3 HĐ gọi điều này là quyền thừa kế. Hiệp định với Đức, Hung-ga-ri gọi là Pháp luật được áp dụng, riêng Hiệp định với Tiệp Khắc cũng nêu vấn đề này thành một điều riêng (đ. 35) nhưng không đặt tên mà nằm trong tiêu đề nguyên tắc bình đẳng như trên đã nêu.

Điều thứ ba được đề cập đến hầu hết các hiệp định (4) là điều nói về việc chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước. ở Hiệp định với CHDC Đức điều này xếp ở vị trí thứ 8 sau các điều nói về di chúc, thẩm quyền giải quyết các việc về thừa kế, biện pháp bảo quản di sản, mở chúc thư. ở Hiệp định với Tiệp Khắc quy định việc chuyển tài sản thừa kế cho Nhà nước trong điều thứ 4 (đ. 37) sau điều nói về di chúc. Theo chúng tôi xếp điều này ở vị trí thứ ba là đúng vì thừa kế bao gồm cả thừa kế theo luật và thừa kế theo di chúc, việc chuyển giao tài sản cho Nhà nước chỉ xảy ra trong trường hợp không có người thừa kế, như vậy, giải quyết vấn đề này ở trên phần di chúc và coi như đây là vấn đề có tính chất chung.

Điều thứ tư được đề cập đến hầu hết trong các hiệp định (4) là điều nói về di chúc (năng lực lập di chúc hoặc huỷ bỏ di chúc, hình thức lập hoặc hủy bỏ di chúc). Điều này xếp ở vị trí thứ tư trong 4 trên 6 HĐ. Riêng Hiệp định ký với CHDC Đức di chúc xếp ở vị trí thứ ba (vì điều nói về chuyển giao tài sản cho Nhà nước xếp ở vị trí thứ 8), Hiệp định ký với Tiếp Khắc đưa di chúc vào điều thứ ba trong phần nguyên tắc bình đẳng.

Điều thứ 5 được đề cập đến trong hầu hết các hiệp định là điều về thẩm quyền giải quyết các việc về thừa kế (Đó là ở Hiệp định với Bungari, Hunggari, Cuba, Liên Xô). ở Hiệp định với CHDC Đức, điều về thẩm quyền được xếp ở vị trí thứ tư do vì điều về chuyển giao tài sản thừa kế co Nhà nước chuyển sang vị trí thứ 8, thay vì vị trí thứ 3 như ở hầu hết các HĐ. ở HĐ với Tiệp Khắc, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế được đề cập đến trong mục không có người thừa kế. Mục này gồm 2 điều đ. 37 nói về những trường hợp không có người thừa kế, đ. 38 nói về thẩm quyền giải quyết về thừa kế động sản, bất động sản và các tranh chấp về thừa kế.

Điều thư 6 được đề cấp đến trong hợp đồng với Bungari, Cuba là điều về công bố di chúc; trong HĐ với Tiếp Khắc và Liên Xô là nói về bảo quản tài sản thừa kế; trong hợp đồng vơi Hungari, CHDC Đức là thông báo về các trường hợp chết. Theo chúng tôi nên xếp 3 điều này theo thứ tự: thứ 6: công bố di chúc; đ. 7: bảo quản tài sản TK; đ. 8: thông báo về các trường hợp chết.

Điều tiếp theo, ngoài ba điều vừa nêu ở vị trí thứ 6 trong trường hợp họ hoán vị nhau, được đề cập đến trong các HĐ là điều nói về chuyển giao tài sản thừa kế. Điều này có ở cả 6 HĐ và đều được xếp ở vị trí cuối cùng.

Như vậy, về mặt cơ cấu cả ở 6 HĐ đều đề cập đến những điều vừa nêu ở trên. Trong số trường hợp vị trí có thể không hoàn toàn phù hợp như đã trình bày ở trên nhưng về cơ bản thứ tự như nêu ở trên là có ở hầu hết các HĐ.

Ngoài những điều nêu ở trên trong một số HĐ còn đề cập đến một số điều khoản nữa, ví dụ: ở Hiệp định với CHDC Đức có điều nói về quyền thay mặt của đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự. Tên gọi của các điều cũng có thể hoàn toàn không giống nhau. Các HĐ ký muộn hơn như ký với Cuba, Hunggari, Bungari về cơ bản là giống nhau. Hiệp định ký với Tiệp Khắc là có nhiều điểm khác về cơ cấu so với các HĐ khác (ngoài CHDC Đức). Ví dụ ở Hiệp định ký với Tiệp Khắc các điều kiện có nội dung gần giống nhau được xếp vào một mục dưới một tên gọi chung ví dụ: Mục nguyên tắc bình đẳng bao gồm 3 điều : điều 34 nói về quyền bình đẳng trong việc hưởng tài sản và quyền lợi khác, điều 35 nói về Pháp luật được áp dụng và đ. 36 nói về di chúc. ở HĐ với CHDC Đức cũng có tình trạng tương tự: ở mục chuyển giao tài sản thừa kế gồm 2 điều : đ. 55 và đ. 56.

Theo chúng tôi, nên chấp nhận cơ cấu của ba HĐ sau, cụ thể là nên chấp nhận cơ cấu của HĐ với Hunggari và mỗi một điều nên co tên gọi riêng. Về số lượng cũng nên chấp nhận số lượng như ở HĐ với Bungari là hợp lý (9đ).

II. Về nội dung

 

Nói chung, ở trong tất cả 6 HĐ đều đề cập đến những nội dung chính sau đây:

II.1: Quyền bình đẳng đối với việc hưởng thừa kế và để lại thừa kế của các công dân ở các nước ký kết. Điều này nên gọi là nguyên tắc bình đẳng (5/6).

II.2: Quyền thừa kế hoặc pháp luật được áp dụng để xác định quyền thừa kế. ở trong tất cả 6 HĐ đều phân biệt quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản thừa kế là công dân khi chết, còn quyền thừa kế bất động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản, trong điều này cũng đề cập đến việc phân biệt một tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết. (trừ CHDC Đức để thành một điều riêng).

ở đây, cần nói luôn, đối với công dân các nước mà chúng ta ký hiệp định với họ nếu pháp luật nước họ chưa có những quy định về động sản và bất động sản thì nên quy định vấn đề đó luôn trong Hiệp định này.

II.3: Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước. Hiểu theo pháp luật của các nước ký kết tài sản thừa kế được chuyển giao cho Nhà nước, thì động sản được chuyển giao cho nước ký kết mà người để lại tài sản thừa kế là công dân khi chết, còn bất động sản được chuyển giao cho nước ký kết nơi có bất động sản.

II.4: Về di chúc: ở điều này ở các HĐ đều nêu 2 vấn đề:

+ Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, khă năng khước từ di chúc do những khuyết tật trong việc thể hiện ý chí của người để lại di chúc hoặc trong từng phần di chúc được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc huỷ bỏ di chúc.

+ Về hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc cũng được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc huỷ bỏ di chúc.

Riêng trong Hiệp định ký với Hung ở điều 45 còn quy định thêm là di chúc của công dân một nước ký kết được coi là có giá trị về mặt hình thức nếu phù hợp với:

- Pháp luật của nước ký kết nơi lập di chúc, hoặc

- Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người ấy chết, hoặc

- Pháp luật của nước ký kết nơi mà vào một trong các thời điểm trên người để lại di sản thường trú hoặc tạm trú.

Quy định như thế này tuy có chi tiết nhưng không cần thiết.

II.5: Về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế .

Trong các hiệp định đề cập đến vấn đề này theo những điểm sau:

a) Thẩm quyền giải quyết về thừa kế động sản (trừ trường hợp ở dưới đây) thuộc cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết mà người có tài sản thừa kế là công dân khi chết.

b) Thẩm quyền giải quyết về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nơi có bất động sản.

c) Trong trường hợp toàn bộ động sản thừa kế của công dân nước ký kết này sau khi chết để lại trên lãnh thổ nước ký kết kia thì cơ quan có thẩm quyền của nước đó sẽ giải quyết các thủ tục pháp luật về tài sản thừa kế đó, theo yêu cầu của người thừa kế.

d) Những quy định trên cũng được áp dụng tương tự đối với các tranh chấp thừa kế khác.

Riêng ở Hiệp định ký với Liên Xô thì không đề cập đến phần nói ở điểm c

II.6: Phần công bố di chúc (hoặc chúc thư) nói trong hầu hết các hiệp định nói rằng việc công bố di chúc do cơ quan của nước ký kết nơi có di chúc tiến hành. Nếu người lập di chúc khi còn sống là công dân của nước ký kết kia thì phải gửi cho cơ quan thẩm quyền về thừa kế của nước ký kết đó một bản sao di chúc và biên bản về việc mở và công bố di chúc, nếu có yêu cầu thì có thể gửi bản chính.

ở Hiệp định ký với Liên Xô không nói đến việc công bố di chúc mà chỉ đề cầp đến vấn đề gửi di chúc.

ở Hiệp định ký với CHDC Đức tuy tên của điều liên quan đến vấn đề này là mở chúc thư nhưng nội dung bao gồm cả mở, công bố và gửi di chúc.

II.7: Biện pháp bảo quản Tài sản thừa kế, cũng được đề cập đến trong tất cả 6 hiệp định, nội dung chủ yếu của điều này là:

a) Cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nơi có tài sản thừa kế có công dân nước ký kết kia để lại sau khi chết sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ hoặc quản lý tài sản theo pháp luật của nước mình.

b) Thông báo về các biện pháp trên cho cơ quan ngoại giao.

c) Có thể thay đổi hoặc huỷ bỏ những biện pháp trên khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết thừa kế.

d) Thời hạn nhận tài sản thừa kế theo pháp luật của các nước ký kết bắt đầu kể từ ngày cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự thông báo việc người để lại taì sản đã chết. (Bul, Cuba, Tiệp, Liên Xô).

Trong HĐ với Đức không thấy nói đến vấn đề thông báo về các biện pháp được áp dụng hoặc thẩm quyền thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp đó. ở Hiệp định với Đức và với Hung không nói về thời hạn nhận tài sản thừa kế trong điều này.

II.8: Thông báo về việc người để lại tài sản thừa kế đã chết, điều này gồm 2 khoản:

a) Nếu công dân của nước ký kết này chết trên lãnh thổ của nước ký kết kia, thì cơ quan địa phương tương ứng sẽ thông báo kịp thời và trực tiếp việc này cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự nước ký kết có người chết là công dân. Đồng thời thông báo tất cả những gì biết được về những người thừa kế, về nơi thường trú và địa chỉ của họ, về tài sản thừa kế cũng như quy định về di chúc, nếu có. Cơ quan địa phương cũng tiến hành việc thông báo này ngay cả khi biết rằng người chết để lại tài sản ở nước thứ ba.

b) Nếu phát hiện ra tài sản thừa kế trên lãnh thổ của một nước ký kết và biết rằng những người thừa kế là công dân của nước ký kết kia đang sống trên lãnh thổ của nước đó, thì cơ quan địa phương thông báo kịp thời và trực tiếp cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ký kết kia.

ở Hiệp định với Cuba, Liên Xô, Tiệp Khắc không có điều nói về việc thông báo người để lại thừa kế đã chết. ở Hiệp định với Hung có điều này nhưng nêu thêm là nếu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự biết đầu tiên việc chết thì có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về thừa kế để cơ quan này có những biện pháp cần thiết bảo đảm sự an toàn của di sản. Trong HĐ với nước này cũng còn đề cập đến trường hợp khi công dân nước ký kết này, tuy không thường trú trên lãnh thổ nước ký kết kia nhưng chết trong thời gian lưu trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì động sản của người chết để lại phải được chuyển giao cho viên chức lãnh sự nước ký kết mà người chết là công dân và không cần thủ tục đặc biệt gì, với điều kiện là thoả mãn hoặc bảo đảm thoả mãn các yêu cầu của những chủ nợ là công dân nước ký kết nơi ng đó chết. Điều này cũng còn quy định thêm là viên chức lãnh sự được quyền chuyển di sản ra nước ngoài nhưng phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi người đã lưu trú.

Trong HĐ với CHDC Đức cũng có quy định thêm phần trách nhiệm thông báo của đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự trong trường hợp họ là người đầu tiên biết được về trường hợp chết.

II.9: Quy định về việc chuyển giao tài sản thừa kế có trong 5 HĐ (trừ Liên Xô) và đều để ở điều cuối cùng và đề cập đến mấy nội dụng như sau:

a) Chuyển giao động san thừa kế của một người khi chết là công dân nước ký kết kia lại để ở nước ký kết này cho đại diện ngoại giao hc lãnh sự sau khi đã nộp thuế và các khoản phụ phí khác hoặc bảo đảm sẽ nộp đủ.

b) Được các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển giao động sản thừa kế và số tiền có được sau khi bán tài sản đó.

Riêng nội dung nêu ở điểm b trên không được đề cập đến trong HĐ với Hung.

Ngoài 9 vấn đề trên trong HĐ với CHDC Đức còn đề cập đến một vấn đề khác: Đó là quyền thay mặt của đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự. Nội dung này thực ra được bao hàm trong quy định về chuyển giao tài sản thừa kế hoặc thông báo về người thừa kế đã chết.

III. Một số thuật ngữ dùng trong các HĐ.

1. Thuật ngữ di chúc và chúc thư : Dùng không thống nhất trong HĐ với CHDC Đức. Đ. 46 nói về di chúc nhưng trong Đ. 58 lại nói ở chúc thư.

Nên dùng thống nhất là di chúc.

2. Di sản và tài sản: ở Hiệp định với CHDC Đức dùng di sản nhưng trong nội dung của điều 50, 51 đều muốn nói đến tài sản. Trong các HĐ khác đều dùng tài sản.

Thống nhất dùng là tài sản.

3. Quyền thừa kế dùng trong HĐ với Liên Xô, Cuba, Bungari nên dùng là Pháp luật được áp dụng như trong HĐ với Hunggari, CHDC Đức.

 

mấy suy nghĩ về các điều khoản quy định việc công nhận và thi hành quyết định trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa việt nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

-----------

Hoàng Hiệp Phước

Chuyên viên Bộ Tư pháp

 

Phần I - Mấy lời bình về các điều khoản quy định việc công nhận và thi hành quyết định trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký.

 

6 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Đức, Việt Nam - Liên Xô, Việt Nam - Tiệp, Việt Nam - Cuba, Việt Nam - Hunggari, Việt Nam - Bungari quy định việc công nhận và thi hành các quyết định có nội dung nhiều điểm giống nhau, song cụ thể cũng có không ít các vấn đề cần nghiên cứu thêm.

I. Cơ sở lý luận để xây dựng các điều khoản này.

Về thực chất, đây là biện pháp để giải quyết xung đột pháp luật về xung đột thẩm quyền trong lĩnh vực công nhận và thi hành các quyết định của Toà án và trọng tài nước ngoài, cũng như xử lý vấn đề hiệu lực theo lãnh thổ của các bản án và quyết định loại đó.

Có nhiều quan điểm và học thuyết khác nhau ở đây. Trước tiên, xin nói đến lý luận và thực tiễn các nước về lĩnh vực này.

1. Các học thuyết về hiệu lực của bản án nước ngoài.

ở đây có 2 nhóm học thuyết quan trọng.

Thứ nhất, đó là học thuyết liên quan đến việc cấp phép thi hành án nước ngoài. Thuyết này áp dụng rộng rãi ở Pháp, Đức, Anh và các nước thuộc hệ thống pháp luật lục địa, các nước XHCN. Theo thuyết đó, án nước ngoài (cũng như các quyết định khác của các nước ngoài) được công nhận và thi hành trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Nước được yêu cầu chỉ cần kiểm tra, chứ không xem xét lại thực chất vụ kiện, xem quyết định nước ngoài có phù hợp với các yêu cầu công nhận và thi hành tại nước mình hay không, chứ không cần mở phiên toà để giải quyết thực chất vấn đề - Nếu quyết định của nước ngoài thoả mãn các yêu cầu được định trong pháp luật nước được yêu cầu, thì quyết định đó được công nhận có hiệu lực của bản án, quyết định trong nước và được thi hành theo luật nước nhận yêu cầu.

Thuyết này xuất phát từ nguyên tắc, hợp tác quốc tế, cùng có lợi, có nội dung gần với nội dung học thuyết về hành vi quốc gia trong công pháp quốc tế.

Thứ hai, đó là học thuyết liên quan đến việc xét lại vụ tranh chấp. Theo thuyết này, bản án nước ngoài được coi là cơ sở pháp lý để mở phiên toà công khai, theo thủ tục rút gọn, để xét lại thực chất vụ kiện mà toà án nước ngoài đã xử. Về thực chất, thuyết này cũng dựa vào nguyên tắc chủ quyền, song đôi khi gây khó khăn cho việc hợp tác và mở rộng quan hệ quốc tế. Thuyết này áp dụng rộng rãi ở Mỹ và một số nước có hệ thống pháp luật gần Mỹ.

Nghiên cứu hai nhóm học thuyết trên ta thấy các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký với nước ngoài đều xuất phát từ thuyết kiểm tra cấp phép, không đặt ra vấn đề xét lại thực chất vụ tranh chấp.

II. Các nguyên tắc giải quyết XĐPL và XĐTQ được áp dụng trong 5 Hiệp định tương trợ tư pháp.

Chủ yếu ở đây là các nguyên tắc và chế độ áp dụng phổ biến trong tư pháp quốc tế.

1. Nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc này được thấy rõ qua quy định cụ thể của các điều khoản thuộc phần này. Các nước ký kết cùng nhau công nhận và thi hành các quyết định do các cơ quan tư pháp của nước ký kết kia đưa ra.

2. Nguyên tắc luật của cơ quan tư pháp tiến hành công nhận và thi hành quyết định (lex fori).

3. Nguyên tắc luật nơi xẩy ra hành vi (lex locisetus).

4. Một số nguyên tắc khác.

III. Về nội dung cụ thể trong 6 Hiệp định.

1. Về các điểm giống nhau.

a) Các Hiệp định tương trợ tư pháp đều đề ra một phần khá lớn các điều khoản (từ 7 đến 13 điều) để giải quyết vấn đề công nhận và thi hành các quyết định.

Nếu so với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Liên Xô ký với 25 nước vừa qua, thì vấn đề CN và TH quyết định cũng giải quyết ở một mức độ lớn như vậy.

b) Trong tất cả các quyết định đưa ra để xét công nhận và TH, các quyết định này đều được phân thành các quyết định mang tính chất tài sản và các quyết định không mang tính chất tài sản. Đối với các quyết định không mang tích chấthiệt hại tài sản, về nguyên tắc, được công nhận mà không cần một thủ tục phức tạp nào. Đối với các quyết định mang tính chất tài sản, trong các Hiệp định tương trợ tư pháp thường có định nghĩa phạm vi của chúng, bao gồm: các quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, phâng quyết định về tài sản trong bản án hình sự.

Để công nhận và thi hành các quyết định loại này, phải thông qua các thủ tục phức tạp. Thủ tục này được tiến hành theo quy định của pháp luật nước sẽ thi hành quyết định đó. Các quyết định sẽ bị từ chối thi hành trong những điều kiện nhất định. Thông thường các điều kiện đó là quyền tố tụng của người phải thi hành án bị vi phạm; vụ án thuộc thẩm quyền quyền riêng là của nước phải thi hành án; nước thi hành án đã tuyên án về vụ đó hoặc án sau trái với án của nước sẽ thi hành v.v...

c) Các thủ tục cần thiết để thi hành các quyết định nói chung giống nhau, đó là:

- Phải có uỷ thác về việc thi hành quyết định. Uỷ thác này được lập theo quy định của pháp luật nước đã ra quyết định, tức là theo nguyên tắc lex loci setus. Uỷ thác phải kèm bản dịch ra tiếng nước phải thi hành quyết định;

- Việc thi hành quyết định sẽ theo pháp luật nước ký kết nơi quyết định cần được thi hành;

- Việc chuyển tiền và đồ vật thi hành án sẽ theo pháp luật của nước ký kết nơi thực hiện việc chuyển tiền và đồ vật đó.

2. Về các điểm khác nhau.

a) Số lượng các điều khoản có khác nhau:

Hiệp định Việt Nam - Đức : 10 điều (57-66)

Hiệp định Việt Nam - Liên Xô : 12 điều (41-52)

Hiệp định Việt Nam - Cuba : 10 điều (46-55)

Hiệp định Việt Nam - Hunggari : 12 điều (46-57)

Hiệp định Việt Nam - Bungari : 13 điều (46-58)

b) Về phạm vi những vấn đề được định cũng có những điểm khác nhau.

- Hiệp định Việt Nam - Đức còn quyết định vấn đề CN và TH các quyết định về thừa kế; các biên bản hoà giải của toà án về quyền tài sản trong tranh chấp dân sự - tài sản; các quyết định của trọng tài, TH các quyết định của các án phí.

- Hiệp định Việt Nam - Liên xô còn quy định về TH và các quyết định về lao động, quyết định hoà giải được toà án công nhận về án phí.

- Hiệp định Việt Nam - Tiệp còn quy định: CN và TH các quyết định về lao động, về án phí, Hiệp định với Bungari còn quy định; CN và TH các quyết định về thừa kế, về hoà giải được toà án công nhận, quyết định của trọng tài về án phí.

3) Về từ dùng và văn phong.

a) Nói chung đa số các từ dùng thống nhất, song cũng có 1 số từ dùng cùng nội dung nhưng không thống nhất tên gọi. Có lẽ đây là vấn đề dịch thuật.

b) Về văn phong, có chỗ chưa việt hoá gây khó hiểu.

IV: Tính hiệu quả của các quy định .

Thời gian qua, ( từ năm 1980- 1990), các quy định về công nhận và thi hành các quyết định đã đi vào thực tế. Hiện nay đang là vấn đề thời sự của tương trợ tư pháp trong Hiệp định .

Các uỷ thác tư pháp quốc tế được gửi đến Bộ tư pháp nói chung đúng thủ tục đã quy định. Song còn quá nhiều khó khăn trong việc thi hành. Thực tế các cơ quan tư pháp chưa có văn bản giải thích đúng dắn cụ thể, chưa định ra các thể thức để thi hành án dân sự theo yêu cầu của đươg sự ngài nước. Đó là những vấn đề cần cân nhắc kỹ khi xây dựng khung Hiệp định tương trợ tư pháp cho Việt Nam.

Phần II - Vài kiến nghị về việc xây dựng phần các quyết định về CN và TH quyết định trong khung Hiệp định tương trợ tư pháp.

Trừ Hiệp định với Liên Xô, cả 5 Hiệp định còn lại đều quyết định các vấn đề về công nhận và thi hành quyết định trong 1 chương độc lập.

Hiệp định Việt Nam - Đức chương VI; Hiệp định Việt Nam - Tiệp chương VI; Hiệp định Việt Nam - Cu Ba chương V; Hiệp định Việt Nam - Hung chương V; Hiệp định Việt Nam - Bun Chương III.

Do vậy, theo tôi chỉ nên đưa các quyết định này thành một chương độc lập. Chương này mằn cuối phần các vấn đề về dân sự (trước phàn hình sự).

2. Về tên gọi của chương.

Trừ Hiệp định với Bungari có tên gọi dài hơn là công nhận và thi hành các quyết định của Toà án và cơ quan trọng tài, 5 Hiệp định còn lại đều có tên gọi của chương này là công nhận và thi hành các quyết định. Xét vê nội dung cũng như thực chất, hình thức tiêu đề, tên gọi như vậy là thống nhất, phù hợp với nội dung các vấn đề được giải quyết.

Do vậy, theo tôi nghĩ, nên dùng tiêu đề của chương này là "công nhận và thi hành quyết định"

3. Về phạm vi vấn đề cần đưa vào khung Hiệp định tương trợ tư pháp.

a. Trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp có cách giải quyết các vấn đề này một cách khác nhau.

Thứ nhất, tất cả 6 Hiệp định đều quyết định việc côg nhận và thi hành quyết định của Toà án. Và đây cũng là nhóm quyết định được quan tâm đầu tiên.

The tôi nghĩ, khung Hiệp định tương trợ tư pháp phải quyết định việc công nhận và thi hành các quyết định của Toà án.

Thứ hai, trong Hiệp định với Đức (Đ.57, K1C; Đ50), Hiệp định với Tiệp (Đ46, K2), với Hiệp định với Bun (Đ46, K1C; Đ50) có nói thêm cả vấn đề công nhận và thi hành (riêng Bungari chỉ nói thi hành nhưng tiêu đề của chúng lại nói công nhận và thi hành) các quyết định của cơ quan trọng tài.

Nếu như rộng ra trong quan hệ với các nước TBCN ví dụ, các Hiệp định mà Liên Xô đã với Irắc, Phần Lan, Hy Lạp,... về vấn đề công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài được quan tâm giải quyết, Hiệp định tương trợ tư pháp với I rắc, Hy Lạp,... quyết định khá chi tiết vấn đề công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài.

Xét về tình hình đổi mới hiện nay, nhất là khi mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với các nước khác nhau và vai trò của trọng tài được nâng cao, xét cả về nội dung các văn bản pháp lý Nhà nước ta đã ban hành liên quan đến kinh tế đều có nhấn mạnh đến vai trò của cơ quan trọng tài trong giải quyết tranh chấp, nên thiết nghĩ, đưa vào khung Hiệp định tương trợ tư pháp các quyết định về công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan trọng tài là cần thiết, góp phần thực hiện các chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế cùng có lợi, góp phần thi hành nghiêm chỉnh hệ thống pháp lý kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta.

Đối với các quyết định của Toà án, trừ Hiệp định với Tiệp, các Hiệp định đều phân ra thành các quyết định có tính chất tài sản và các quyết định không mang tính chất tài sản.

Các quyết định mang tính chất tài sản sẽ theo thủ tục công nhận và thi hành. Cong các quyết định không mang tính chất tài sản sẽ được công nhận (trừ Hiệp định với Đức còn 4 Hiệp định còn lại không nói đến việc thi hành) mà không phải tiến hành các thủ tục tố tụng nào khác, ngoài những yêu cầu về kiểm tra lại theo các điều kiện công nhận và thi hành quyết định.

Trong các Hiệp định đã ký kết với Mông Cổ cũng như vậy.

Nếu xét rộng ra, trong quan hệ với các nước TBCN thì vấn đề có khác. Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Liên Xô đã ký kết với các nước TBCN, trừ Hiệp định với Hy Lạp, còn ất cả các Hiệp định không phân thành quyết định có tính tài sản và quyết định không mang tính tài sản. Các quy định ở đây gọn nhẹ, tổng quát hơn.

Xuất phát từ việc đó, thiết nghĩ không nên nêu ra một khung Hiệp định tương trợ tư pháp có phân định hai loại quyết định của nước ngoài (có tính chất tài sản và không mang tính chất tài sản). Có thể dùng Đ57 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Đức để làm cơ sở điều khoản mẫu ở đây. Đành rằng phải cân nhắc đến các quyết định với Liên Xô, Hungari, Bungari, Tiệp, Cu Ba. Như vậy, nếu ký kết với các nước XHCN thì ta có thể chấp nhận việc phân quyết định ra làm hai loại (có tính tài sản và không có tính tài sản) để giải quyết vấn đề. Còn nếu ký kết với các nước TBCN thì không cần phân định ra như thế.

4. Về điều kiện công nhận và thi hành các quyết định.

Nói chung về nguyên tắc phải đảm bảo quyết định lợi của công dân và pháp nhân Việt Nam, song cũng không được trái với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này.

Qua nghiên cứu thấy, việc phân định ra các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định nước ngoài một cách rõ ràng trong văn bản sẽ có ý nghĩa quan trọng. Trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký, thấy Hiệp định với Tiệp (Đ47 K1) có nhiều điểm cần quan tâm. Các quy định ở đó có thể có tính tổng quát hơn, có thể làm cơ sở để xây dựng điều khoản mẫu về vấn đề này.

Đối với việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài, trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp có nhiều điểm giống nhau. Do đó có thể lấy chúng làm mẫu chung. Song cũng cần chú ý trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Liên Xô với các nước TBCN các quyết định này chặt chẽ hơn. Do vậy, khi đàm phán và ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước TBCN cũng nên nghĩ đến các khía cạnh phức tạp của vấn đề.

5. Về đơn xin thi hành quyết định và các giấy tờ giửu kèm theo đơn thì không các vấn đề gì phức tạp, Các Hiệp định tương trợ tư pháp đều quyết định về cơ bản là thống nhất nhau.

6. Về thủ tục công nhậnn và thi hành các quyết định, Các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký có quy định tương tự nhau. Đó là người thua kiện có thể xin chống lại việc công nhận hoặc thi hành quyết định. Việ này, cũng như thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận và thi hành phải theo pháp lý của nước ký kết được yêu cầu. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến trường hợp khi nước ký kết yêu cầu có văn bản chấm dứt các hoạt động đó.

7. Về việc thi hành các quyết định về án phí. Các Hiệp định tương trợ tư pháp đều có chung tinh thần là cho thi hành mà không thu khoản tiền nào (tiền lệ phí).

8. Về chuyển đồ vật và chuyển tiền, nói chung các Hiệp định đều quyết định thống nhất là theo pháp luật nước ký kết thực hiện công việc đó.

Đó là những tư tưởng chủ yếu của phàn này. Các quy định mẫu của phần này nên làm thành 7 điều, theo thứ tự đã trình bày.

 

Mấy ý kiến nhận xét chung về phần Hôn nhân và gia đình của 6 Hiệp định mà Việt Nam đã ký với các nước XHCN.

Hoa Hữu Long

Vụ PLQT và HTQT - Bộ Tư pháp

 

Trong phần gia đình của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước, CHDC Đức, Liên xô, Cuba, Hungari, Bungari, Tiệp khắc tuy về bố cục có sự xắp xếp khác nhau và chia ra các điều khoản theo các quan hệ cần phải điều chỉnh cũng khác nhau (dài nhất là Hiệp định ký kết với CHDC Đức gồm 85 điều, ngắn hơn là Hiệp định ký kết với Liên xô, Cuba, Bungari gồm 9 điều) nhưng nhìn chung cả 6 Hiệp định có nội dung tương đối thống nhất, chủ yếu là đề cập đến những vấn đề về; kết hôn, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, ly hôn, hôn nhân vô hiệu, quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái, nuôi con nuôi, giám hộ và trợ tá. Những vấn đề nêu trên, theo quan điểm của chúng tôi có thể chia ra thành 2 nhóm quan hệ. Nhóm quan hệ thứ nhất liên quan trực tiếp đến quan hệ hôn nhân, bao gồm; kết hôn, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, ly hôn hôn nhân vô hiệu và quan hệ tài sản , pháp lý giữa cha mẹ và con cái. Nhóm quan hệ thứ hai, không liên quan trực tiếp đến hôn nhân, bao gồm nuôi con nuôi, giám hộ trợ tá.

ở nhóm quan hệ thứ nhất, lại có thể chia ra làm 2 nhóm quan hệ theo nguyên tắc quốc tịch. Đó là những quan hệ với những người cùng quốc tịch và quan hệ giữa những người có quốc tịch khác nhau.

 

1. Đối với những quan hệ của những người có cùng quốc tịch, nhìn chung pháp lý của nước mà họ là công dân sẽ điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa họ.

2. Đối với những quan hệ của những người có quốc tịch khác nhau thì áp dụng các nguyên tắc sau;

a) Nguyên tắc quốc tịch: áp dụng đối với điều kiện kết hôn, xác định hôn nhân vô hiệu, xác định quan hệ cha con.

b) Nguyên tắc nơi cư trú: được áp dụng trong các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giưã vợ và chồng, quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái đang cùng cư trú.

c) Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi; hoặc nơi cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng trong nghị thức kết hôn, xét ly hôn nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

ở nhóm quan hệ thứ hai, cả 6 Hiệp định đều áp dụng nguyên tắc quốc tịch trong trường hợp nuôi con nuôi, giám hộ và trợ tá. Ví dụ tại điều 29; giám hộ và trợ tá của Hiệp định Việt Nam - Liên xô quy định nếu như Hiệp định này không quy định khác, việc đặt giám hộ và trợ tá đối với công dân của nước ký kết do cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người được giám hộ và trợ tá là công dân quyết định. hoặc tại khoản 1 của điều 28 của Hiệp định Việt Nam tiệp khắc viết: về mở đầu và chấm dứt việc giám hộ thì phải tuân theo pháp lý của nước ký kết mà người được giám hộ là công dân .

Như ở trên chúng tôi đã nhận xét, các quan hệ cần được điều chỉnh trong lĩnh vực gia đình trong các Hiệp định về nội dung khá đầy đủ và cũng đã định ra được các nguyên tắc giải quyết khá chặt chẽ. Mặc dù thời gian thi hành các Hiệp định đã ký kết chưa nhiều, nhưng trên thực tế theo sự hiểu biết của chúng tôi, việc thực hiện uỷ thác tư pháp giữa nước ta với các nước có nội dung liên quan nhiều nhất đến các uỷ thác truy nhận cha và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Về vấn đề này, có Hiệp định (ví dụ Việt Nam - Cuba) quy định có tính nguyên tắc như: Các quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con sẽ được áp dụng heo pháp lý của nước ký kết mà đứa trẻ là công dân (các quan hệ pháp lý khác là việc xác nhận hoặc khước từ quan hệ cha con nêu tại khoản 2 điều 27) hoặc có Hiệp định nói cụ thể hơn (ví dụ Hiệp định Việt Nam - Liên xô) về việc cha mẹ cấp dưỡng con cái và con cái đã thành niên cấp dưỡng cha mẹ thì theo pháp lý của nước ký kết nơi người yêu cầu cấp dưỡng đang cư trú nhưng chúng tôi cho rằng quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng được nêu trong Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp khắc là khá chặt chẽ về nội dung pháp lý và cả về thủ tục tố tụng, và trên thực tế, hầu hết các uỷ thác tư pháp về vấn đề này, chúng ta đã áp dụng theo các quy định đó. Ví dụ khoản 2 điều 23 xác định rõ Cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi người đòi cấp dưỡng thường trú, có thẩm quyền để giải quyết các vụ kiện ở khoản 1 điều này( khoản 1 nói về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ và con cái). Đồng thời thể hiện tính nhân đạo và ngiêm minh, cam kết tôn trọng các điều ước quốc tế: Hai nước ký kết sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dương và thi hành bản án hoặc quyết định khác của cơ quan tư pháp về cấp dưỡng. Hai nước ký kết sẽ có những biện pháp, làm cho việc chuyển tiền cấp dưỡng cho trẻ em chưa thành niên được tiến hành và khong hạn chế (điều 24); và trên thực tế ta đã áp dụng quy định nói tại điều 25. Trong trường hợp cơ quan tư pháp của nước ký kết này đòi cấp dưỡng với một người ở nước ký kết kia cơ quan tư pháp của nước ký kết kia khi được yêu cầu sẽ giúp xác định nguồn và số thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong tất cả các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước đến nay, ở phần gia đình chỉ có Hiệp định với Tiệp khắc có 1 điều (điều 31) Hậu quả của việc bắt đầu thủ tục tố tụng về các quan hệ hôn nhân và gia đình quy định nếu đã được tiến hành ở nước ký kết này, thì không được tiến hành các thủ tục tố tụng ở nước ký kết kia để xét cùng 1 vụ kiện. Cơ quan tư pháp nhận đơn kiện sau phải tự động tuyên bố không có thẩm quyền. Chúng tôi cho rằng; quy định này không chỉ liên quan đến vấn đề gia đình nói riêng, mà còn liên quan đến những vấn đề dân sự nói chung, cho nên hợp lý hơn theo chúng tôi nên đưa quy định này thành 1 điều của chương công nhận và thi hành các quyết định .

Như trên chúng tôi đã trình bày nội dung của cả 6 Hiệp định đã được ký kết là tương đối thống nhất, nhưng tên gọi của các điều đề cập đến cùng 1 nội dung và quan hệ cần điều chỉnh không thống nhất.

Nguyên nhân của sự không thống nhất trên, theo chúng tôi chủ yếu là do vấn đề dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt (cả 6 Hiệp định đều do các nươc ký kết của ta soạn thảo) và việc dùng và hiểu thuật ngữ của chúng ta cũng chưa mang tính thống nhất. Hơn nữa, để xây dựng được Hiệp định khung về vấn đề này, chúng tôi cho rằng nên dùng khái niệm, thuật ngữ 1 cách nhất quán và thống nhất trong tất cả các điều khoản. Bởi vậy, trong phần hôn nhân gia đình, ở những nội dung mà tên gọi của chúng không giống nhau, chúng tôi đề nghị như sau:

1. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; dùng như vậy chưa thật chặt chẽ về mặt pháp lý. Về quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì tất cả các Hiệp định đều có tên gọi chung là: quan hệ pháp lý (pháp luật ) giữa cha mẹ và con cái, bởi vậy viết như Hiệp định với Hungari, Bungari quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản giữa vơ và chồng vừa chặt chẽ vừa hợp ý hơn.

2. Hôn nhân vô hiệu: Nội dung này các Hiệp định có tên gọi khác nhau, có Hiệp định ghi: kết hôn vô hiệu (Tiệp khắc) tuyên bố hôn nhân vô hiệu (Hungari) và công nhận hôn nhân vô hiệu (Bungari). Để xác nhận hôn nhân là vô hiệu cần căn cứ vào quy định của điều khoản kết hôn, bao gồm điều kiện kết và điều khoản kết hôn. Trên cơ sở đó cơ quan tư pháp công nhận hôn nhân đó là vô hiệu. Rõ ràng là việc xác định gắn liền với việc công nhận hôn nhân vô hiệu, việc công nhận do cơ quan có thẩm quyền quốc gia thực hiện mới có giá trị pháp lý. Dựa trên những cơ sở như vậy, tên gọi của điều này là: công nhận hôn nhân vô hiệu.

3. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái có Hiệp định ghi là quan hệ pháp lý (Liên xô, Cuba) ngoài vấn đề dịch thuật ra, chúng tôi cho rằng chưa có quyết định chính thức và phân biệt khái niệm rõ ràng giữa các khái niệm pháp lý - pháp lý, luật pháp- pháp luật, nhưng khi dùng phải thống nhất. Trong 6 Hiệp định có sự thống nhất dùng các khái niệm; bảo hộ pháp lý, năng lực pháp lý, quan hệ pháp lý về nhân thân, và tài sản giữa vợ và chồng. Bởi vậy, nên thống nhất dùng các quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái.

4. Giám hộ và trợ tá là 2 nội dung pháp lý khác nhau liên quan đến chủ thể trong các quan hệ này, riêng có Hiệp định với Tiệp khắc là không đề cập đến vấn đề trợ tá, thiết nghĩ rằng, trong nội dung trợ tá trong các Hiệp định tương trợ tư pháp là cần thiết, chúng tôi đề nghị đưa nội dung này vào Hiệp định khung mà chúng ta đang soạn thảo.

 

Một số ý kiến bình luận phần tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXNCN Việt Nam và nước ngoài .

PTS. Uông Chu Lưu

 

Cùng với việc phát triển 5 thành phần kinh tế việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng được khẳng định như 1 quy luật tất yếu của công cuộc đổi mới Đất nước đang thực sự hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Điều đó tất yếu sẽ nảy sinh vấn đề, nhiều quan hệ pháp lý có yếu tố nước ngoài thuộc các lãnh vực dân sự (theo nghĩa rộng) và hình sự; đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp lý và sự tương trợ tư pháp giữa các cơ quan có quyền của nước ta với các nước hữu quan.

Tương trợ tư pháp về hình sự là hoạt động của các cơ quan tư pháp có thẩm quyền tiến hành những Hoạt động tố tụng nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bất chấp hình phạt.

Nước ta đã ký kết 6 Hiệp định vào 6 thời điểm khác nhau đặc biệt vào những năm còn thiếu những văn bản pháp luật. Điều đó ảnh hưởng đến Hiệp định đã được ký kết. Phần tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự trong 6 Hiệp định đã ký kết, bộc lộ nhiều khuyết điểm cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện.

Nhìn chung các Hiệp định được ký kết đều xuất phát từ sự thoả thuận thống nhất giữa 2 quốc gia về phạm vi các vấn đề cần được điều chỉnh trên cơ sở phù hợp với pháp luật của mỗi nước, luật pháp và thông lệ quốc tế. Cũng chính xuất phát từ những đặc điểm của mỗi nước và vào những thời điểm ký kết khác nhau nên phạm vi và hình thức thể hiện của các Hiệp định cũng có phần khác nhau. Trước hết về bố cục, các Hiệp định đều không có sự phân chia thống nhất về các phần, chương, điều, khoản, mục. Chẳng hạn Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp khắc, Việt Nam - Cuba, Việt Nam - Hungari lại có các phần.

2. Ba Hiệp định còn lại giữa Việt Nam với Liên xô, Đức và Bungari lại không có. Về số lượng các điều trong mỗi chương (phần tương trợ tư pháp về hình sự ) cũng không thống nhất. Hiệp định giữa Việt Nam với CHDC Đức có 9 điều. Hiệp định giữa Việt Nam và Liên xô có 6 điều, Hiệp định giữa Việt Nam và Cuba có 5 điều... Các khoản mục trong các điều cũng được xắp xếp không nhất quán.

Sắp xếp các vấn đề thuộc về nội dung cũng không theo 1 trình tự thống nhất. Có Hiệp định để chương truy cứu trách nhiệm hình sự trước, chương về dẫn độ như Hiệp định Việt Nam - Tiệp khắc; Việt Nam - Liên xô; Việt Nam - CHDC Đức còn Hiệp định với các nước Hung, Bun, Cuba thì phần dẫn độ để lên trước. Việc xắp xếp thứ tự các vấn đề này cũng có ý nghĩa về nội dung. Theo chúng tôi nên để phần truy cứu trách nhiệm hình sự lênước trước phần dẫn độ. Bởi lẽ các Hiệp định đều nhằm mục đích cuối cùng là truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội. Các hành vi tố tụng cũng được tiến hành theo 1 trình tự thống nhất từ điều tra, truy tố xét xử tiến hành bản án.

Về tiền đề của chương này, các Hiệp định đều quy định không thống nhất. Chẳng hạn Hiệp định giữa Việt Nam và Tiệp khắc quy định: Những vấn đề hình sự . Hiệp định Việt Nam Cuba lại quy định Luật hình sự. Hiệp định Việt Nam Hungari thì; tương trợ tư pháp về hình sự ...

Tiền đề của các Hiệp định nói trên là không đúng, không chính xác. Bởi lẽ phạm vi và đối tượng điều chỉnh trong việc tương trợ tư pháp về hình sự chưa được xác định. Nói tương trợ tư pháp về hình sự là quá rộng. ở đây chỉ tương trợ 1 số vấn đề về hình sự và tố tụng hình sự chứ không phải tất cả các vấn đề thuộc Luật hình sự và tố tụng hình sự. Chính vì vậy cũng không nên viết là tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự, dẫn độ như trong 1 số Hiệp định đã ký kết mà chỉ cần ghi là Tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự là đủ. Vì dẫn độ cũng là 1 Hoạt động tố tụng thuộc phạm vi tố tụng hình sự .

Về diễn đạt, nhiều câu trong các Hiệp định còn viết lủng củng, chưa rõ ý; Ví dụ, mục 4 điều 69 Hiệp định Việt Nam - Liên xô quy định: người bị thiêt hại do 1 hành vi phạm tội của 1 người bị nước ký kết này yêu cầu nước ký kết kia truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đưọc tham gia tố tụng nếu họ nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về phạm vi nội dung các vấn đề cần điều chỉnh thì theo các Hiệp định đã ký kết là không thống nhất. Có Hiệp định có mục trao đổi thông tin về hình sự có điều riêng về việc gửi các dấu vân tay (Hiệp định Việt Nam Cuba); thể thức tương trợ tư pháp, miễn trừ đối với người làm chứng và người giám định (Hiệp định giữa Việt Nam và CHDC Đức; Việt Nam và Liên xô). Những vấn đề này nên để ở phần những quy định chung không nên đưa vào chương này.

Trong chương tương trợ tư pháp các vấn đề về hình sự chỉ cần giải quyết các vấn đề sau:

- Nghĩa vụ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự

- Thủ tục tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự

- Hậu quả của việc truy cứu trách nhiệm hình sự

- Thông báo về các bản án về buộc tội và thông tin về án tích.

- Những vấn đề khác thuộc tương trợ tư pháp về hình sự

Trong 4 Hiệp định ký kết giữa Việt Nam với Bun, Cuba, Đức, Liên xô dùng khái niệm bị tình nghi phạm pháp. Khái niệm này, hiện nay không chính xác, không bảo đảm nguyên tắc pháp chế, không phù hợp với xã hội công dân với xã hội pháp quyền . Hơn nữa, phạm pháp là 1 khái niệm rộng, để chỉ mọi hành vi vi phạm pháp luật trong đó có cả hành vi phạm tội. Các Hiệp định đã ký kết xác định phạm vi truy cứu trách nhiêm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định là tội phạm. Mà nghĩa vụ chịu trách nhiệm hình sự chỉ đối với người nào đó phạm 1 tội đã được pháp lý quy định (xem điều 2 bộ Luật hình sự Việt Nam ).

Xuất phát từ nguyên tắc này, thì những hành vi theo Luật hình sự Việt Nam không quy định là phạm tội thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam cũng quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu của tội phạm (xem điều 83 BLTTHS) hoặc khi có đủ căn cứ để xác định 1 người có đủ hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (xem điều 53 BLTTHSVN). từ các quy định này ta thấy quy định tại khoản 2 điều trong các Hiệp định quy định phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vi phạm trật tự, vi phạm hành chính là không đúng. Quy định như vậy là trái các những nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự của Luật hình Việt Nam cũng như của các nước. Về vấn đề này đã được Hiệp định ký kết với Hung, Cuba, Bun sau này bãi bỏ.

Trong các Hiệp định còn 1 số vấn đề lớn chưa thống nhất là viêc dùng thuật ngữ truy tố hình sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Nên dùng cụm từ truy cứu trách nhiệm hình sự vì đây là 1 Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm cả các khâu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Khái niệm này rộng hơn khái niệm truy tố hình sự .

 

Bình luận về quy định dẫn độ trong các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự và gia đình giưã CHXHCN Việt Nam và nước ngoài .

Nguyễn Đức Tuấn

 

Trong điều kiện tăng cường giao lưu quốc tế, hợp tác về nhiều mặt giữa các quốc gia trong đó có tương trợ tư pháp, thì dẫn độ ngày càng trở nên cần thiết (không thể thiếu được ). Song xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia mà các nước có thể thoả thuận quy định những điều kiện dẫn độ, yêu cầu dẫn độ...

Các Hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta với Đức, Liên xô, Cuba, Hungari, Tiệp khắc, Bungari đều có 1 phần riêng quy định về dẫn độ. Qua nghiên cứu các Hiệp định kể trên có thể rút ra 1 số nhận xét sau đây:

1. Về hình thức thể hiện:

- số lượng các điều khoản về dẫn độ trong các Hiệp định không giống nhau- nhiều nhất là 20 điều (trong Hiệp định với CHDC Đức, từ điều 76 đến điều 95); ít nhất là 16 điều ( trong Hiệp định với Liên xô, Bungari).

- Bố cục các vấn đề liên quan đến dẫn độ cũng khác nhau.

- phạm vi các vấn đề được thể hiện ở phần về dẫn độ trong các Hiệp định cũng khác nhau. Ví dụ, trong Hiệp định với CHDC Đức có quy định về dẫn độ có điều kiện (đ88) , về cách thức hợp tác (đ.81), trong Hiệp định với Liên xô không để quy định về chuyển giao tài sản (đồ vật) liên quan đến vụ án, ở phần dẫn độ, mà chuyển sang phần những vấn đề khác thuộc tương trợ tư pháp về hình sự (đ.72)...

- Riêng trong Hiệp định với Đức có 1 số điều không có tên gọi, ví dụ như điều 85,86, 79.

- Sử dụng 1 số thuật ngữ pháp lý không nhất quán, ở 1 số điều diễn đạt chưa chính xác và thậm chí dưới ánh sáng của Bộ Luật TTHS hiện hành của nước ta với Đức, tách thi hành án ra khỏi tố tụng hình sự nói chung, theo chúng tôi là không chính xác vấn đề không cần thiết hoặc điều 75 Hiệp định với Tiệp khắc diễn đạt lủng củng có ý chưa rõ

2. Về nội dung các vấn đề cần dẫn độ.

- Dù cơ cấu, bố cục, tên gọi có điểm khác nhau, nhưng có thể thấy rằng trong tất cả 6 Hiệp định được nghiên cứu đề cập tới 18 vấn đề thuộc về dẫn độ và liên quan đến dẫn độ có thể lần lượt kể ra:

+ Trách nhiệm dẫn độ ( nhiệm vụ dẫn độ)

+ điều kiện dẫn độ

+ Từ chối dẫn độ (về trường hợp từ chối dẫn độ )

+ yêu cầu dẫn độ (đơn yêu cầu dẫn độ, văn bản yêu cầu dẫn độ)

+ Bổ sung tài liệu dẫn độ

+ Bắt giữ để dẫn độ

+ Bắt trước khi nhận được yêu cầu dẫn độ

+ Trả tự do cho người bị bắt

+ Thực hiện việc dẫn độ (trao người bị dẫn độ)

+ Hoãn việc dẫn độ

+ Dẫn độ tạm thời

+ Dẫn độ lại

+giải quyết xung đột giữa các yêu cầu dẫn độ

+ Giới hạn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị dẫn độ

+ Thông tin về kết quả TTHS

+ Quá cảnh

+ Chí phí cho việc dẫn độ và quá cảnh

+ chuyển giao đồ vật liên quan đến vụ án

Theo chúng tôi, phạm vi các loại vấn đề về dẫn độ và liên quan đến vấn đề như vậy là đầy đủ, mức độ cụ thể hoá là đầy đủ bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Tuy nhiên, đi vào nội dung từng loại vấn đề cụ thể, có thể cần cân nhắc, hiệu đính lại 1 số điều cụ thể.

Vấn đề thứ nhất; trách nhiệm dẫn độ

 

Một số Hiệp định còn lại gọi là nghĩa vụ dẫn độ (ví dụ Hiệp định với Đức, Tiệp...). Theo chúng tôi nên viết là trách nhiệm dẫn độ vì như vậy rộng hơn và đầy đủ ý nghĩa hơn (có cả quyền và nghĩa vụ dẫn độ).

Vấn đề thứ hai: - điều kiện dẫn độ

Quy định như trong Hiệp định với CHDC Đức, Hiệp định với Tiệp khắc.

Chỉ dẫn độ để tiến hành tố tụng hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật mà theo pháp luậthiệt hại của nước ký kết sẽ bị phạt tước tụ do trên 1 năm (đ.77 Hiệp định với Đức).

Chỉ dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự những người đã có hành vi mà theo pháp luậthiệt hại của cả 2 nước ký kết có thể bị phạt tù trên 1 năm (đ.62 Hiệp định với Tiệp).

hoặc ở các đoạn 2 ở các điều kể trên: ... đã bị kết án tước tự do trên 1 năm; ... bị phạt tù trên 1 năm, thì có nghĩa rằng những trường hợp phạm tội mà có thể bị phạt (theo pháp luậthiệt hại của 2 nước ký kết ) bằng

4. các hình phạt khác nặng hơn ( ví dụ như tù chung thân, tử hình) sẽ không thể yêu cầu dẫn độ hoặc cho dẫn độ. Phải chăng như vậy là đã thu hẹp đối tượng dẫn độ. Từ những suy nghĩ đó, liên hệ với quy định về điều kiện dẫn độ (trường hợp dẫn độ) trong các Hiệp định khác, chúng tôi thấy viết như ở khoản 2 điều 53 Hiệp định với Liên xô, hoặc như ở khoản 2 điều 58 Hiệp định với Hungari... Chính xác hơn và thoả đáng hơn.

Vấn đề thứ ba: từ chối dẫn độ.

 

- Nên chăng được gọi là những trường hợp từ chối dẫn độ.

- Việc quy định 1 trong những trương hợp được từ chối dẫn độ là theo pháp luậthiệt hại của nước ký kết người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo thủ tục truy tố (như khoản 4 đ. 54 Hiệp định với Liên xô) hoặc trường hợp nói ở đ.c khoản 1 đ. 59 Hiệp định với Hungari là cần thiết và phù hợp với tinh thần của chế định khởi tố trong Luật TTHS của nước ta. Tiếc rằng trong 1 số Hiệp định khác đã ký kết chúng ta chưa đưa quy định này vào.

- Trong trường hợp có từ chối dẫn độ, việc nước ký kết được yêu cầu dẫn độ có trách nhiệm thông báo cho nước ký kết kia biết và nói rõ lý do. Quy định này là cần thiết, nhưng chúng tôi xin nêu 2 ý nhỏ: 1. Không cần thiết bố cục là 1 điều riêng trong Hiệp định (như trong Hiệp định với CHDC Đức- Đ.79) vì logic của vấn đề không phải như vậy; 2. Nên quy định thời hiệu phải thông báo để đề cao trách nhiệm tương trợ pháp lý của nước ký kết .

Vấn đề thứ tư: yêu cầu dẫn độ

- Nên gọi là văn bản yêu cầu dẫn độ, cũng không nên chỉ gọi là yêu cầu dẫn độ hoặc gọi là công văn yêu cầu dẫn độ, đơn yêu cầu dẫn độ...

Vấn đề thứ năm: Hoãn dẫn độ

 

Cách thể hiện vấn đề này, trong 1 số Hiệp định của ta chưa chuẩn xác, ví dụ như điều 60 Hiệp định với Liên xô viết; nếu người bị dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải thi hành vì một tội phạm khác trên lãnh thổ... thì có thể hoãn việc dẫn độ... Như vây, có thể hiểu là: Người bị dẫn độ có thể được hoãn khi họ là người đang tham gia tố tụng hình sự trong 1 vụ án khác ở nước được yêu cầu dẫn độ nhưng mới chỉ ở giai đoạn điều tra, chưa có quyết định truy tố họ ra trước toà, nói 1 cách khác là họ chỉ bị hoãn dẫn độ khi họ là bị can, bị cáo trong 1 vụ án hình sự nhưng từ thời điểm có quyết định truy tố của viện kiểm sát. Nếu như vậy thì thiết nghĩ không đúng với quyết định trong điều 60 Hiệp định nêu trên, và xét về mặt logic của sự việc thì phải hiểu rộng hơn lời văn... đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự của điều 60, bao gồm từ khi có khởi tố bị can đến khi người phạm tội có tên gọi tố tụng là người bị án mới đúng.

Mặt khác,nên hiểu... đang thi hành hình phạt... ở đây như thế nào cho đúng. Bởi lẽ, có thể là người bị dẫn độ đang thi hành hình phạt tù (tước tự do), hoặc đang bị cải tạo không giam giữ, hoặc đang trong thời gian thử thách của 1 bản án treo... Vì vậy, nếu tinh thần điều 60 là bao gồm tất cả mọi trường hợp đang thi hành hình phạt là có thể đem lại hậu quả là trường hợp hoãn dẫn độ sẽ rộng, ngược lại nếu giới hạn chỉ trong đang thi hành hình phạt tù thì giới hạn sẽ thu hẹp lại.

từ những suy nghĩ trên, cần phải hiệu đính lại lời văn của điều quy định về hoãn dẫn độ trong 1 số Hiệp định đang nghiên cứu.

Vấn đề thứ sáu: dẫn độ tạm thời

Nội dung cơ bản của quy định về dẫn độ tạm thời trong các Hiệp định là giống nhau, tuy nhiên có 1 điểm cần lưu ý. Đó là trong 1 số Hiệp định viết là: Nếu hoãn dẫn độ... bị thời hiệu hoặc việc tiến hành tố tụng hình sự sẽ gặp... (đ.61 Hiệp định với Liên xô) nếu hoãn dẫn độ sẽ đưa đến thời hiệu hoặc gây trở ngại ngiêm trọng cho việc điều tra vụ án, thì... (đ.70 Hiệp định với Tiệp khắc)... Nên chăng viết rõ là... bị hết thời hiệu... và... cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự .

Vấn đế thứ bảy: chuyển giao đồ vật liên quan đến vụ án.

 

- Khái niệm đồ vật nói ở đây là đồng nghĩa với vật chứng trong TTHS. Do vậy, đề nghị thống nhất gọi là chuyển giao đồ vật là vật chứng trong vụ án cho phù hợp với Bộ Luật TTHS nước ta .

Vấn đề thứ tám; Bắt giữ để dẫn độ

Nên chăng tách quy định về việc bắt và việc giữ người bị dẫn độ ra thành hai khoản trong điều. Hơn nữa, cần cụ thể hoá những quy định về việc bắt giữ người bị dẫn độ (về chế độ giam giữ về thời hiệu, đặc biệt lưu ý thời hiệu giữ người bị dẫn độ phải quy định sao cho phù hợp với Bộ Luật tố tụng hình sự của nước ta, vì nếu giữ qúa thời hiệu Bộ Luật tố tụng hình sự cho phép thì sẽ chuyển thành giam (tạm giam) chứ không còn là giữ nữa. Mà nếu trong thời hạn được giữ thì rất có khả năng chưa thực hiện được việc dẫn độ vì lý do khách quan.

Trên đây là 1 số suy nghĩ ban đầu của chúng tôi qua việc nghiên cứu, bình luận khoa học những quy định về việc dẫn độ trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp của nước ta .

 

 

 

mục iv

tổng thuật các hội thảo khoa học, các hội nghị chuyên đề về Hiệp định tương trợ tư pháp .

 

Chuyên đề

Tình hình thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài

 

Tham gia Hội thảo gồm các đồng chí lãnh đạo cấp vụ và chuyên viên các ngành hữu quan:

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

2. Toà án nhân dân tối cao

3. Bộ nội vụ

4. Bộ ngoại giao

5. Bộ lao động thương binh xã hội

6. Bộ tài chính

7. Bộ đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9. Toà án Hà nội

10. Bộ tư pháp

I. Phần thứ nhất: Khai mạc Hội thảo và nghe báo cáo.

 

1. Đồng chí Hà Hùng Cường ( Q. Vụ trưởng Vụ pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế, Bộ tư pháp ) giới thiệu khai mạc Hội thảo

Chương trình của Hội nghị như sau:

- Báo cáo tổng hợp ý kiến các ngành về tình hình thực hiện các uỷ thác tư pháp quốc tế kể từ sau Hội nghị chuyên viên ngày 30-11-1988.

- Báo cáo tình hình thực hiện HĐTTTP mà ta đã ký kết với các nước XHCN, những tồn đọng lớn trong công tác thực hiện ở các ngành, những giải pháp (kiến nghị) của các ngành .

- Đề xuất nhiệm vụ của mỗi ngành trong việc thực hiện HĐTTTP mà Việt Nam ký kết với nước ngoài .

2. Đồng chí Hà Hùng Cường báo cáo chi tiết tình hình thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp, cơ bản từ sau Hội nghị chuyên viên ngày 30-11-1988 đến nay, về cơ bản các ngành đếu thống nhất các nội dung báo cáo phản ánh khá đầy đủ và chính xác thực tiễn thi hành Hiệp định ở Việt Nam. Báo cáo đề cập đến những thiếu sót, tồn đọng lớn trong việc thực hiện, đồng thời dự kiến những phương hướng tồn đọng đó.

3. Có thể tóm tắt ý kiến 1 số ngành về tình hình thực hiện Hiệp định như sau;

a) ý kiến toà án nhân dân tối cao

Việc thi hành Hiệp định trong những năm qua gặp 1 số trường hợp trong đó là trở ngại về việc chúng ta không (hoặc quá ít) ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Hiệp định đó là những thiếu sót về mặt lập pháp.

Đối với vấn đề thi hành án, ở ta ít có trường hợp nào án được thi hành 1 cách ngiêm túc; bị đơn được tống đạt giấy tờ 1 cách hợp lệ, song không chịu đến toà nhiều khi lẩn tránh lời khai hoặc nhận tống đạt.. đều có biện pháp cưỡng chế nào đó để giải quyết vấn đề này.

đặc biệt đối với uỷ thác thi hành án nước ngoài liên quan đến việc nuôi con, thì cơ quan nào có trách nhiệm chính- ta chưa có văn bản quy định rõ ràng về vấn đề này. Việc thất lạc hồ sơ (chủ yếu ở toà án Hà nội) cũng gây khó khăn cho việc thi hành án, hay thi hành Hiệp định nói chung. hoặc việc dịch thuật 1 số tài liệu văn bản hướng dẫn (từ mãu của nước ngoài ) phục vụ công tác thi hành án ở ta, cũng chưa làm đựoc hoặc làm 1 cách dè dặt.

b) ý kiến của Bộ nội vụ

Có sự vi phạm khi thực hiện Hiệp định (cả phía bạn cả phía ta). Nên chăng rà soát lại các Hiệp định đã ký để tìm ra những sai sót (nếu có), từ đó khắc phục việc thực hiện .

c) ý kiến Bộ lao động thương binh xã hội

Những năm gần đây quyền lợi của người Việt Nam lao động ở nước ngoài bị vi phạm ngày càng nhiều, càng ngiêm trọng. Ta phải có biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho công dân của ta.

Đề nghị cho in và phổ biến rộng rãi các Hiệp định ta đã ký kết với các nước.

d) ý kiến của Bộ tài chính

Nhà nước ta đã cho phép việc chuyển đổi tiền thi hành án theo giá phi mậu dịch, song chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể với này. Có thể ra thông tư về vấn đề này.

Trong Hội thảo này, đề nghị đề cập đến vấn đề thu lệ phí, tiền bồi thường thiệt hại...

e) ý kiến khác

Từ trước đến nay, ta chưa tiếp nhận uỷ thác nào liên quan đến quyết định của trọng tài kinh tế nước ngoài. Song trong tương lai việc mở rộng quan hệ làm ăn với các nước xung quanh vấn đề đầu tư của người Việt Nam và nước ngoài ... sẽ nảy sinh vấn đề thuộc chức năng của cơ quan trọng tài kinh tế. Phương hướng giải quyết sẽ ra sao. Toà án hay trọng tài kinh tế sẽ đứng ra giải quyết những chanh chấp đó.

II. Phần thứ hai: ý kiến các ngành xung quanh công tác thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp trong những năm qua.

1. Đồng chí Trần Phong Thanh (Viện KSNDTC)

Về chức năng thì viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyên về vấn đề hình sự. Trong những năm qua, việc thực hiện chức năng của mình Viện kiểm sát nhân dân tối cao gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn khi giao cho viện kiểm sát giải quyết các vấn đề hình sự lại thiếu những điều kiện cụ thể, như các tài liệu, hồ sơ không đủ, hoặc không chính xác, nên thường xảy ra những trường hợp: hồ sơ đưa về nước và người liên quan đến hồ sơ (như bị can) chưa có mặt ở Việt Nam; hồ sơ về nước song không có đại chỉ của bị can, không có địa chỉ thường trú...

Về phía nước ngoài, khi tiến hành xét xử thì tài liệu hồ sơ của họ rất đầy đủ và khoa học. Nhưng hồ sơ gửi cho ta lại thiếu chính xác, gây khó khăn cho việc thực hiện các cam kết quy định trong Hiệp định. Ví dụ, nhiều khi đại sứ quán ta ở nước ngoài chuyển về nước những vụ án không thể giải quyết được bằng biện pháp hình sự được (như buôn bán, đầu cơ nhẹ, việc sơ ý làm hỏng thiết bị của nhà máy.. ), hoặc các tài sản tặng vật liên quan đến vụ án đó lại bị tịch thu và thu giữ hết sức oan uổng. Vậy là có vấn đề xem nhẹ chủ sở hữu tài sản đó rồi.

Cũng có nhiều trường hợp, sự khám xét rất quá đáng mỗi khi co vấn đề nghi vấn đối vấn đề công dân ta, khám người, khám nhà... không đúng quy định của pháp luật, gây túc giận cho công dân ta, quyền con người bị xem nhẹ.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là bảo vệ quyền của công dân ta ở nước ngoài như thế nào.

Xin có 1 số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần có 1 đội ngũ cán bộ hiểu biết pháp luật, nắm vững các quy định của pháp luật bạn và ta, giúp ở nhà làm sáng tỏ các trường hợp nói trên.

Thứ hai, những uỷ thác mà bạn gửi cho ta, ta đề nghị bạn cung cấp đầy đủ và chính xác những hồ sơ, tài liệu... Những tài liệu này phải được cơ quan điều tra (Bộ nội vụ) thẩm tra kỹ càng và có những kết luận chính xác, để không gây oan uổng cho công dân ta.

2. Đồng chí Dương Văn Bình (TANDTC).

Vấn đề tồn đọng lớn trong việc thực hiện Hiệp định của ta, là việc công nhận và thi hành án nước ngoài (toà án+ quyết định của nước ngoài gửi cho ta chưa được công nhận để thi hành). Đề nghị Bộ tư pháp tiếp thu ý kiến của TATC và cũng phối hợp chặt chẽ để giải quyết tồn đọng này. Có thể xắp tới, chúng tôi phải ban hành 1 văn bản pháp lệnh hướng dẫn thủ tục công nhận và thi hành ra sao đối với các ánước quyết định của nước ngoài .

Còn vấn đề thực hiện uỷ thác (như lấy lời khai, xem vật chứng, tống đạt giấy triệu tập... )mặc dù chúng ta cũng thực hiện tương đối đầy đủ, song không phải là không có khó khăn. Chẳng hạn với các Bị đơn kiên quyết không đến hầu toà theo giấy gọi của toà án tối cao tạm thời có những biện pháp; gọi lần thứ nhất mà người đó không đến, gọi lần thứ hai: nếu người đó có hành vi chống đối, lúc đó có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế (như các biện pháp về hành chính, phạt tiền... )Toà án tối cao đang soạn thảo về các vấn đề áp dụng biện pháp dẫn giải đương sự đến toà .

3. Đồng chí Hạnh (TATC)

Nhìn chung từ khi ta ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài, ta chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện ra sao, nhất là vấn đề công nhận và thi hành án: Nên chăng TATC hoặc Bộ tư pháp phải chù trì soạn thảo 1 pháp lệnh về vấn đề đó. Từ trước đến nay TATC chỉ hướng dẫn về những vụ án phức tạp. Còn nhìn tổng thể, quy định chung nhất về thủ tục quyết định công nhận , thủ tục thi hành án nước ngoài ra sao.. lại không có văn bản pháp luậthiệt hại nào của nước ta quy định. Đó là cái vướng cơ bản trong việc thực hiện Hiệp định từ phía ta.

Đối với vấn đề thi hành án về cấp dưỡng nuôi con cũng có nhiều phức tap. Đương sự về Việt Nam là thay đổi hoàn toàn cuộc sống nên mức bồi thường hoặc mức tiền phải nộp nuôi con, ở Việt Nam so với nước ngoài là hoàn toàn không hợp lý. Đồng tiền của ta đem đổi ra ngoại tệ thì đạt giá quá thấp, hoàn cảnh trượt giá liên tiếp ở ta cũng có tác dụng rất lớn đến việc chuyển đổi. Đề nghị phải có 1 văn bản chính thức hướng dẫn thi hành vấn đề này, thì may ra việc thi hành mới đỡ phần nào khó khăn.

4. Đồng chí Dương Phương Thảo (Bộ đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề)

Khách quan mà nói phía bạn cũng có sự vi phạm Hiệp định TTTP. Trong trường hợp trục xuất công dân ta về nước chẳng hạn, ngoài vấn đề hồ sơ, tài liệu, chứng cứ... không đầy đủ, còn có vấn đề thiếu căn cứ để trục xuất, nên 1 số công dân ta kêu oan. Một số vi phạm giữa công dân ta với nhau, thì bạn xử lý rất nhanh. Nhưng những vụ liên quan đến công dân của họ, thì họ làm chậm chễ, thiếu cơ sở bảo đảm chính xác, có khi kết quả là hoà cả làng.

Trong các Hiệp định đều quy định vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi thường tai nạn (như ở Hiệp định về TTTP và cả Hiệp định về lao động) nhưng qua nhiều trường hơp ta thấy bạn giải quyết vấn đề bồi thường rất không đều, thất thường, không kịp thời. Chẳng hạn 1 vụ công dân ta (ở hải dương) bị tai nạn gẫy chân trong giờ làm việc ở nhà máy. Bạn đề nghị bồi thường song phải chuyển qua ngân hàng ngoại tệ. Phía ta lại đề nghị bạn trả tiền cho thân nhân mua hàng chuyển về. Vậy là bạn không nghe kéo dài bồi thường, trong khi đó ở Việt Nam giá cả lại không ổn định (mà mức bồi thường lại không tính đến trượt giá).

Đề nghị phải báo cho bạn về sự bồi thường kịp thời và đúng đắn trong những trường hợp tai nạn (kể cả tai nạn giao thông); trong trường hợp công dân ta bị trục xuất bạn phải có trách nhiệm thẩm tra kỹ càng để không làm oan; và phía ta phải có trách nhiệm như thế nào về những trường hợp oan sai như kể trên.

5. Đồng chí Trương trọng Thực (Bộ tư pháp )

Việc Nhà nước uỷ quyền cho Bộ tư pháp đi ký kết Hiệp định TTTP, không có nghĩa là cá nhân Bộ tư pháp. Các Hiệp định đều ký kết với danh nghĩa Nhà nước Việt Nam. Cho nên việc thực hiện nó là của tất cả các cơ quan Bộ, ngành .

Đối với vấn đề công nhận và thi hành án, thì công nhận như thế nào, là công việc của toà án. Sau đó mới đặthiệt hại vấn đề thi hành. Thấy rằng việc phải soạn thảo 1 thủ tục công nhận và cho thi hành án nước ngoài, là 1 công việc cấp bách, nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn và tồn đọng hiện nay.

Thứ hai, có thể trước mắt ta cố gắng soạn thảo để thông qua thông tư liên bộ thay thế cho thông tư 139 đã không còn hợp lệ nữa. Thông tư mới này sẽ quy định nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng nhiệm vụ của từng cơ quan, ngành trong việc thực hiện Hiệp định TTTP ra sao, có thể sau này mỗi bộ mỗi cơ quan có 1 văn bản riêng hướng dẫn các cong việc cụ thể của ngành mình.

Đồng chí nêu 1 số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, đề nghị Bộ tư pháp, với danh nghĩa cơ quan được uỷ quyền ký kết các Hiệp định, làm đầu mối và tập hợp theo dõi 3 tháng 1 lần tình hình thực hiện Hiệp định, Nhằm thông tin cho các cơ quan hữu quan cũng như hướng dẫn đề xuất giải quyết những tồn đọng và vướng mắc.

Thứ hai, nhanh chóng hoàn thành thông tư mới thay thế thông tư 139 để xác định rõ nhiệm vụ của từng ngành trong việc thực hiện Hiệp định TTTP.........

III Kết thúc Hội thảo:

Đồng chí Hà hùng Cường, với tư cách người chù trì Hội thảo, phát biểu tóm tắt các ý kiến đã trình bày. Nội dung chính của các ý kiến xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền của công dân ta (nhất là người đi lao động ) như thế nào. Cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vẫn là cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao ta ở nước ngoài. Hiện tai vụ lãnh sự (Bộ ngoại giao) đang soạn thảo pháp lệnh về lãnh sự. Hy vọng rằng khi pháp lệnh này được ban hành, sẽ có những quy định cụ thể cho cơ quan lãnh sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ta ở nước ngoài .

 

Chuyên đề:

cơ sở quy định nhiệm vụ mỗi ngành

trong thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp

 

Tham gia hội thảo gồm các đồng chí lao động các vụ, chuyên viên của các cơ quan sau: Bộ tư pháp (cơ quan chù trì), Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Toà án nhân dân tối cao, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bộ ĐT- THCN và dạy nghề, Bộ lao động thương binh, sở tư pháp Hà nội.

Nội dung hội thảo gồm 2 vấn đề lớn:

1. ý kiến các ngành về tình hình thực hiện thông tư liên ngành 139 năm 1984 về việc quy định nhiệm vụ của các ngành trong thực hiện Hiệp định TTTP.

2. Cơ sở để quy định nhiệm vụ cụ thể của các ngành hữu quan trong việc thực hiện Hiệp định TTTP.

I. Phần thứ nhất: Khai mạc hội thảo và nghe ý kiến của các ngành về tình hình thực hiện thông tư liên ngành số 139.

 

1. ý kiến Bộ tư pháp :

Trong những năm qua, việc thực hiện Hiệp định TTTP của Nhà nước Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đang đi vào nề nếp. Thông tư 139 phần nào góp phần tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong việc quyết định nhiệm vụ cụ thể của các ngành. Tuy nhiên một tồn đọng lớn mà lâu nay ta chưa khắc phục được là vấn đề công nhận và cho thi hành ở Việt Nam các bản án và quyết định của nước ngoài. Toà án nhân dân tối cao từ lâu vẫn hướng dẫn các toà án cấp tỉnh trong việc thi hành án. Song các án nước ngoài muốn được thi hành tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự công nhận với các thủ tục cụ thể, riêng biệt mà ta lại chưa có 1 văn bản nào hướng dẫn vấn đề đó, công nhận đó như thế nào, hướng xắp tới vấn đề lớn là nên sửa thông tư139 như thế nào để giải quyết tồn đọng này

2. ý kiến toà án nhân dân tối cao:

Thông tư liên ngành số 139 đã quy định rõ nhiệm vụ của từng ngành (tư pháp - nội vụ- ngoại giao- toà án- kiểm sát) trong việc thực hiện Hiệp định TTTP. Song riêng Hiệp định của TATC, từ lâu vẫn làm việc hướng dẫn thi hành án cho các toà án địa phương. Còn đối với các bản án và quyết định nước ngoài, phải qua khâu công nhận mới thi hành được, mà thủ tục như thế nào, chúng tôi không rõ. Đấy là cái khó, có lẽ ở dự thảo sửa đổi thông tư 139, nên quy định nhiệm vụ của TATC trong việc hướng dẫn và thống nhất áp dụng đường lối xét xử là khá đầy đủ.

Chúng tôi đề nghị, đối với vấn đề trưng cầu giám định, có thể quy định rõ hơn về hình thức trưng cầu.lĩnh vực nào, cung cấp cái gì... để tránh phải hỏi lại khi thực hiện uỷ thác về trưng cầu giám định.

Có thể từ nay quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của chánh án TA tỉnh trong việc thi hành án; còn riêng toà án huyện có thể giao nhiệm vụ thi hành các án đơn giản, không đòi hỏi thủ tục phức tạp.

3. ý kiến Bộ tài chính

Mặc dù tại thông tư 139 không quy định nhiệm vụ cụ thể của Bộ tài chính, song việc thi hành Hiệp định TTTP về vấn đề thi hành án, cấp dưỡng... lại đòi hỏi đến chức năng của Bộ tài chính. Vậy chúng tôi đề nghị nhanh chóng ra văn bản liên ngành hoặc mỗi ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất trong cả nước các cam kết về dân sự, hình sự ... mà ta ký kết với nước ngoài. Ví dụ, việc bảo vệ quyền làm cha, mẹ. Tiền cấp dưỡng nuôi con, tiền bồi thường thiệt hại...

Từ trước đến nay, việc đổi tiền thi hành án từ trong nước ra ngoài nước và ngượclại, được chuyển đổi theo tỷ giá phi mậu dịch, và như vậy đề nghị cứ chuyển đổi theo tỷ giá này là phù hợp nhất.

4. Một số ý kiến khác.

ý kiến của Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Bộ đại học, THCN và dạy nghề... đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của công dân ta ở nước ngoài (nhất là của anh chị em đi hợp tác lao động ). Trong thông tư số 139 (thông tư sửa đổi), nên quy định thật rõ việc này cho các ngành hữu quan, bởi xét cho cùng, bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia và các cơ quan trong mỗi quốc gia ...

Sau đây là 1 số kiến nghị của các ngành cơ sở để định ra nhiệm vụ từng ngành trong thực hiện các Hiệp định TTTP.

II. Phần thứ hai:

1. Kiến nghị của Bộ ngoại giao.

- Trong thời gian tới cần xúc tiến việc dịch các tài liệu, văn bản pháp luật của nước sở tại ra tiếng việt phục vụ công tác lãnh sự.

- Bộ tư pháp cần phối hợp trong việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp lý ở nước ngoài, để đội ngũ này nắm vững kiến thức pháp luật (của ta và của nước sở tại) phục vụ tốt công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho công dân ta ở nước ngoài .

- Các cơ quan khác cần phối hợp trong việc thường xuyên cung cấp tin tức (về đời sống trong nước, về các văn bản pháp luật mới... )cho cán bộ lãnh sự thực hiện tốt chức năng của mình.

- Đối với việc sửa đổi thông tư 139, Bộ ngoại giao hoàn toàn nhất trí với các dự thảo quy định nhiệm vụ của ngành mình trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân (pháp nhân) ta ở nước sở tại, đặc biệt các quyền về nhân thân, gia đình và tài sản cũng như việc đại diện hoặc đại diện cho công dân ta trước cơ quan có thẩm quyền của nươc sở tại trong các vụ kiện về dân sự, gia đình và hình sự , bảo vệ quyền của những người giam giữ.

Thực hiện việc tống đạt giấy tờ và lấy lời khai của nước sở tại, cấp và cung cấp các giấy tờ khác liên quan đến nhân thân, gia đình và tài sản của công dân, giấy tơ về hộ tịch...

2. Kiến nghị của Bộ nội vụ

Nhất trí với việc quy định nhiệm vụ trong dự thảo thông tư liên ngành số 139. Bộ nội vụ sẽ thực hiện việc xác minh địa chỉ của công dân Việt Nam và công dân nước sở tại có mặt ở Việt Nam; thực hiện việc uỷ thác về điều tra, các thủ tục về dẫn độ và nhận dẫn độ tội phạm cũng như giao nhận hồ sơ và vật chứng có liên quan đến vụ án hình sự .

Hướng dẫn cơ quan công an địa phương thực hiện điều tra những vụ án hình sự xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến công dân của nước ký kết .

3. Kiến nghị của toà án nhân dân tối cao.

- Đảm bảo việc xét xử và hướng dẫn các toà án địa phương áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử các vụ án hình sự, các vụ kiện dân sự, lao động và gia đình liên quan đến công dân (pháp nhân) các nước ký kết Hiệp định .

- Hướng dẫn các toà án địa phương về thực hiện uỷ thác tư pháp (tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, trưng cầu giám định, xem xét lời khai... )

- Hướng dẫn các toà án tỉnh về thủ tuc thi hành và cho công nhận ở Việt Nam các bản án và quyết định của nước ngoài .

4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Kiểm sát viên tuân theo pháp luật trong mọi hoạt động của ngành hữu quan thực hiện các Hiệp định THôNG TIN

- Làm cơ quan đầu mối với các nước ký kết trong việc gửi và nhận trực tiếp mọi uỷ thác về các vấn đề hình sự .

- yêu cầu các cơ quan điều tra trong nước thực hiện uỷ thác về điều tra của các nước ký kết .

- Hướng dẫn các Viện kiểm sat địa phương truy cứu trách nhiệm hình sự (hoặc chuyển cho nước ký kết để truy cưú) đối với công dân nước ký kết phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam; đối với công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ nước ký kết .

- Thực hiện các thủ tục về dẫn độ và nhận dẫn độ về hồ sơ, vật chứng...

- Thông báo kết quả xét xử đối với các loại đối tưọng dẫn độ, kết quả truy cứu hình sự ở nước ký kết .

5. Bộ tư pháp

Để thực hiện tốt chức năng của mình trong việc thi hành các cam kết quốc tế, Bộ tư pháp đã có kiến nghị như sau:

- Phối hợp hoạt động của tất cả các ngành hữu quan trong việc thực hiện các Hiệp định TTTP đã ký kết

- Là cơ quan đầu mối với nước ký kết trong việc gửi và nhận các uỷ thác về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, lao động và bồi thường trong các bản án hình sự .

- Hướng dẫn các tỉnh giải quyết các vấn đề Hôn nhân gia đình có nhân tố nước ngoài

- thực hiện nhận và gửi các giấy tờ khác (về hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp ...)thông qua Bộ ngoại giao ta với nước ký kết

- Trao đổi văn bản pháp luật và thông tin pháp lý với nước ký kết .

- Tuyên truyền (giải thích) các Hiệp định đã ký dịch với các tài liệu khác...

- Hướng dẫn TA địa phương thi hành các bản án quyết định của nước ngoài sau khi được TA có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành theo pháp luật Việt Nam .

 

một số vấn đề cần lưu ý

Qua khảo sát tình hình biên giới Việt - Trung tại Lạng sơn tháng 5- 1989

 

1. Về tình hình chung của việc mở cửa biên giới Lạng sơn

Lạng sơn là 1 tỉnh biên giới phía bắc có đường biên giới chung với Trung quốc là 253 km với 82 cột mốc. Địa bàn dân cư trải dài theo đường biên giới và trong phạm vi của tỉnh có 20 xã thuộc 5 huyện và 1 thị trấnước biên giới. Với số dân là 4 vạn rưõi người gồm 5 dân tộc; tày, nùng, kinh, giao, hoa và 21 đồn biên phòng bảo vệ đường biên của tỉnh.

Thực hiện thông báo số 188/ TB-TW ngày 19-11-1988 của Ban bí thư, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Lạng sơn đã căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và hoàn cảnh cụ thể của địa phương triển khai việc mở cửa 1 cách thận trọng, có nghiên cứu kỹ càng bằng việc chọn mở thí điểm 1 vài địa điểm, sau đó rút kinh nghiệm rồi lại mở tiếp các điểm khác. cụ thể ngày 10-12-1988 hai điểm đầu tiên đựoc mở là 2 xã biên giới Thanh long và Bảo lâm. Ngày 22-12-1988 mở tiếp điểm Tân mỹ. Hiện nay, tất cả 20 xã và 1 thị trấn biên giới đều được mở.

kết quả của việc mở cửa biên giới Việt- Trung thuộc địa bàn Lạng sơn quản lý có những điểm đáng chú ý là:

a) Tình hình biên giới có phần dịu đi nhiều so với trước, bầu không khí hoà bình đang được tái tạo, đáp ứng nhân dân hai bên đi lại thăm hỏi nhau.

b) Về kinh tế, thông qua việc giao dịch qua biên giới đã làm cho nhân dân vùng biên được cải thiện; những hoạt động kinh tế của nhân dân vùng biên đặc biệt Hoạt động của những người tái định cư như xây dựng nhà ở, lao động sản xuất và kinh doanh đang được khôi phục và phát triển. Mặt khác, thông qua việc trao đổi hàng hoá, các xí nghiệp trong nước của ta và Trung quốc đã tiêu thụ được 1 số mặt hàng tồn đọng, phù hợp với nhu cầu của 2 bên.

Tuy nhiên, trên thực tế việc mở cửa ở vùng biên giới Lạng sơn đã vượt ra khỏi chủ trương chính sách của đảng Nhà nước ta. cụ thể theo thông báo số 188/TB-TW của Ban bí thư thì việc mở cửa biên giới Việt Trung chỉ áp dụng cho các xã vùng biên giới. Quy định của UBND tỉnh Lạng sơn cũng chặt chẽ như vậy. Lúc đầu các quy định này còn được tôn trọng, nhưng sau đó đã diễn ra không thể kiểm soát nổi, đối tượng qua lại biên giới có đủ cả 40 tỉnh thành trong cả nước. Mục đích không còn là thăm thân mà là buôn bán

Theo thống kê của Bộ tư lệnh biên phòng lạng sơn và sở công an lạng sơn kể từ ngày 10-12-1988 đến 20-3-1989 số người Việt Nam sang Trung quốc là 206. 920 lượt người, số người Trung quốc sang Việt Nam là 24. 891 lượt người. Như vậy, số lượt người Việt Nam sang trung quốc so với số người Trung quốc sang Việt Nam hơn 10 lần, đặc biệt tập trung vào 1 số điểm như xã Tân mỹ, Tú mịch, Yên khoái, Lộc thanh, Bảo lâm, Đồng đăng...Riêng mốc 16 có ngày từ 3-5 ngàn lượt người Việt Nam sang Trung quốc, bộ đội biên phòng không có điều kiện để kiểm soát nổi, mà theo quy định của trung ương và của tỉnh là chưa được phép.

Về mặt này, Trung quốc có chủ động hơn trước chủ trương, chính sách mở cửa của ta, đồng thời còn lợi dụng vào những sơ hở của ta để thực hiện âm mưu trung quốc xoá đường biên và phá hoại ta về nhiều mặt an ninh, kinh tế, chính trị.

Vì vậy, tình hình giao dịch qua biên giới Việt- Trung đã và đang diễn ra rất phức tạp dưới nhiều dạng, lĩnh vực đối lập khác nhau làm cho khâu quản lý của ta gặp nhiều khó khăn, lúng túng, thậm chí quản lý không xuể, phải thả nổi. Điều đó có thể dẫn tới những hậu quả chưa thể lường hết được cụ thể là.

- Tình hình an ninh chính trị chưa được bảo đảm vì quan hệ giao dịch qua biên giới Việt- Trung ở trạng thái lộn xộn. Hiện tượng cài cấy công an Trung quốc vào địa phương của ta đã xuất hiện và người trung quốc vào sâu trong nội địa của ta khá nhiều.

- Về kinh tế: Trung quốc đã chủ động nắm bắt thông tin về các hoạt động kinh tế của ta, dùng chính sách kinh tế để điều tiết, chi phối ta như chính sách thu hút nguyên vật liệu quý hiếm gồm kim loại màu (đồng, chì) sợi , mủ cao su... và chiến dịch bán hàng thu tiền Việt Nam để dùng tiền Việt Nam thực hiện các mục đích ý đồ khác...

- Về các vấn đề xã hội đã gây ra những vấn đề phức tạp trong mua bán và nam nữ, hôn nhân đặc biệt xuất hiện tội phạm mới là buôn bán phụ nữ, buôn lậu có vũ trang, hàng hoá qua biên giới tự do không được kiểm dịch có thể dễ dàng truyền cấy những bệnh dịch lây lan cho toàn xã hội .

2. Cơ sở pháp luật và việc thực hiện pháp luật vào hoạt động giao dịch qua biên giới Việt - trung ở Lạng sơn.

Một đường biên giới quốc gia hoà bình, hữu nghị ổn định lâu dài là đường biên giới được các quốc gia láng giềng cùng quan tâm xây dựng và bảo vệ trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và đường biên giới đó phải là đường biên giới bất khả xâm phạm. Để có đường biên giới như vậy, theo thông lệ nó được bảo đảm bằng cơ sở pháp lý bao gồm các Hiệp định, thoả thuận đã hoặc song phương và các văn bản trong nước của các quốc gia biên giới phù hợp với nội dung quy định của Hiệp định, thoả thuận đó.

Đối chiếu lại đường biên giới Việt nam- Trung quốc thì thấy, đường biên giới này đã hình thành trong 1 quá trình lịch sử lâu dài và nó có 1 cơ sở pháp lý có giá trị là công ước Pháp- Thanh năm 1890, nhưng việc công nhận lại và sửa đổi, bổ sung công ước này cho phù hợp với thời kỳ đổi mới thì chưa được tiến hành. Do vậy, cơ sở pháp lý chủ yếu để điều chỉnh là các văn bản có tính chất đơn phương của từng nước quy định. Điều này tất yếu không tránh khỏi những khó khăn trong việc quản lý thống nhất đường biên giới một khi quan điểm chung chưa được thống nhất và bất đồng, tranh chấp đang được giải quyết .

Thực hiện chủ trương mở cửa của Đảng, Nhà nước ta có 1 số văn bản pháp lý liên quan đến các giao dịch pháp lý qua biên giới Việt- Trung như sau:

Nghị định của HĐBT số 124 ngày 13-8-1988, ban hành kèm theo quy chế về biên giới VIệt- Trung; chỉ thị số 15/CT ngày 23-1-1989 của HĐBT để giải quyết việc cư trú và nhà cửa của người hoa ở các tỉnh biênước giới phhía bắc; chỉ thị số 32-CT ngày 21-2-1989 của chủ tịch HĐBT về quản lý trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt- Trung; chỉ thị số 84-CT của chủ tịch HĐBT về 1 số biện pháp cấp bách nhằm chấn chỉnh quản lý việc trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt- Trung và 1 số văn bản khác như Luật về thuế xuất nhập khẩu...

Nhìn lại toàn cục mà đánh giá thì trong thời gian mở cửa biên giới Việt- Trung vừa qua ở địa bàn Lạng sơn, những văn bản nói trên chưa được áp dụng triệt để; giữa nội dung các văn bản và thực tiễn áp dụng thực tế còn cách xa nhau. Cụ thể là.

a) Về quy chế biên giới Việt- Trung

 

Nổi bật lên là chế độ cư trú, đi lại ở khu vực biên giới rất lộn xộn. Hàng ngày số lượng người đi lại, có mặt ở khu vực biên giới rất đông gồm người trung quốc, người địa phương và người nội địa thuộc 40 tỉnh thành. Việc quản lý kiểm sát và phân loại từng đối tượng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chế độ cấp phép xuất nhập cảnh được áp dụng thay vì bằng nộp lệ phí. Do có chế độ cấp phép này chưa có điều kiện để tiến hành được.

Vừa qua, tại các điểm cửa khẩu biên giới chế độ cấp phép xuất nhập cảnh được áp dụng thay vì bằng việc nộp lệ phí. Do có chế độ cấp phép này và chế độ quản lý vành đai biên giới chưa chặt chẽ, rõ ràng nên không kiểm soát được các đối tượng cấm của ta cũng như các đối tượng cần theo dõi của Trung quốc. Điều này cũng ảnh hưởng tới an ninh và quốc phòng mà hiện tại chưa có thể lường hết được.

b) Về quản lý việc trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt- Trung

Theo thông báo 188- TBTW của Ban bí thư và các chỉ thị 32,84 của CTHĐBT thì các hàng cấm xuất gồm có; kim loại màu (đồng, chì... )xăng, dầu, thóc, vải, vàng bạc, ngoại tệ, tiền Việt Nam, vũ khí, đạn dược, chất nổ, các loại ma tuý, hoá chất độc... Nhưng thực tế đã diễn ra ở các điểm cửa khẩu biên giới có thể nhiều mặt hàng xuất nhập trái với quy định. Cụ thể vàng và tiền xuất nhập rất bình thường. Đồng của ta xuất sang Trung quốc khá nhiều (riêng một trạm biên giới có ngày tịch thu 300-400 kg đồng. ước tính của hải quan Lạng sơn, một ngày ta mất khoảng 6 tấn đồng; vải sợi được đưa sang Trung quốc khoảng 6-10 tấn.

Hầu hết những mặt hàng xuất sang Trung quốc là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dưới dạng nguyên vật liệu, còn các mặthiệt hại hàng trung quốc nhập vào nước ta chủ yếu là hàng tiêu dùng, trong đó có 1 số mặt hàng a hạn chế nhập thì lại được nhập vào quá nhiều như bia, rượu và 1 số mặt hàng khác.

Về lĩnh vực xuất nhập hàng hoá qua cửa khẩu biên giới Việt- trung, Đồng chí Hoàng giám đốc sở hải quan Lạng sơn đề nghị HĐBT và các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại việc cấm xuấthiệt hại vải thô sang Trung quốc. Theo đồng chí Hoàng việc cấm xuất vải thô là bất hợp lý vì không khuyến khích được sản xuất trong nước, mặt khác việc xuất hàng qua biên giới này có hiệu quả kinh tế cao hơn vì đỡ tốn kém về mặt chi phí, trong khi trong nước ta thừa, xuất khẩu thì kém chất lượng không thực hiện được.

c) Về việc đánh thuế hàng hoá qua biên giới. Việc đánh thuế xuất nhập hàng hoá qua biên giới Việt- Trung trong thời kỳ đầu còn thực hiện được một ít, nhưng về sau số người qua lại biên giới càng đông, việc kiểm sát và quản lý không xuể nên việc thu thuế gặp nhiều khó khăn và do vậy đã thất thu về thuế. Một số mặt hàng theo quy định về thuế xuất nhập khẩu phải thu 100% nhưng thực tế chỉ cần đánh đếnước 10% là gặp phải sự chống đối mãnh liệt của quần chúng vì họ không có lãi, chẳng hạn như mặt hàng bia. Theo ý kiến của hải quan Lạng sơn, không thể áp dụng Luật và biểu thuế xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch được. Hiện nay địa phương chỉ đánh thuế buôn chuyến.

Mặc dù thuế là công cụ điều tiết thể hiện sự khuyến khích hoặc hạn chế hàng xuất nhập khẩu, nhưng trong thời gian mở cửa biên giới ở Lạng sơn vừa qua, công cụ này chưa phát huy được hiệu quả vì điều kiện vật chất cần thiết chưa được chuẩn bị tốt, hơn nữa đội ngũ quản lý cán bộ quản lý cửa khẩu mỏng, chưa phối hợp chặt chẽ được với các ngành .

d) Về quan hệ trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế

UBND tỉnh Lạng sơn cho phép 2 cơ quan của tỉnh được quyền quan hệ với các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật của Trung quốc để ký kết các hợp đồng kinh tế. Hai cơ quan này là; công ty thương nghiệp của tỉnh và công ty xuất nhập khẩu. Còn lại 8 công ty khác nếu muốn hợp tác kinh tế với Trung quốc thì phải thông qua 2 công ty trên. Việc giao quyền của UBND tỉnh là phù hợp với các văn bản pháp luật của Nhà nước. Nhưng thực tế diễn ra lại trái với quy định của UBND tỉnh. Vì ngoài 2 công ty được tỉnh cho phép được quyền quan hệ trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế, các công ty khác như công ty điện lực, mỏ than Na dương (của Trung quốc) đã không những không thông qua 2 công ty trên mà còn tự động mời bạn hàng phía Trung quốc sang trụ sở của mình để đàm phán và ký kết hợp đồng. Qua việc này cho thấy pháp luật trong việc mở cửa biên giới Việt - Trung không được thực hiện ngiêm chỉnh, thậm chí còn bị xâm phạm và xem thường. Cần sớm được coi trọng và triệt để thi hành.

e) Một số vấn đề liên quan khác:

Đáng chú ý là trong thời gian mở cửa biên giới đã xuất hiện 1 số tội phạm hình sự; buôn lậu có vũ trang, buôn bán phụ nữ qua biên giới, người xấu của ta trấn lột người Trung quốc để lấy tiền... Tuy vậy, việc điều tra khởi tố vụ án chưa được tiến hành và cũng vì lẽ đó mà chưa vụ nào bị xét xử .

Quan hệ nam nữ giữa công dân ta với công dân Trung quốc đã có khá nhiều và hậu quả để lại trong quan hệ đó khá nặng nề (phụ nữ có chửa được phía Trung quốc đẩy về). Song quan hệ nam nữ dẫn tới hôn nhân theo nghị định 12 HĐBT về thủ tục kết hon giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì chưa gặp.

 

 

chuyên đề

bình luận sáu Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài

 

Thành phần hội thảo gồm các đồng chí chuyên viên của Bộ tư pháp, viện nghiên cứu khoa học pháp lý, toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, trường đại học pháp lý Hà nội.

Sau đây là nội dung cơ bản của các bài bình luận được trình bày tại hội thảo, cùng các kiến nghị của các đồng chí chuyên viên.

Báo cáo1:

bình luận phần mở đầu và phần kết luận của sáu Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Hà Hùng Cường

- Báo cáo này có liên quan đến pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. ở đây, Hiệp định tương trợ tư pháp là 1 trong những điều ước quốc tế của Việt Nam, có giá trị pháp lý cao nhất vì được ký kết dưới danh nghĩa Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

Trong pháp lệnh về điều ước quốc tế, ở điều 1 điều ước ký kết dưới danh nghĩa Nhà nước CHXHCN Việt Nam - dưới danh nghĩa chính phủ- Dưới danh nghĩa Bộ cơ quan trung ương... Trong đó dưới danh nghĩa CHXHCN Việt Nam là điều ước có giá trị pháp lý cao nhất.

- Thông thường trong điều ước quốc tế có 3 phần chính: phần tên gọi- lời nói đầu, nội dung, kết luận. Phần nội dung là quan trọng nhất. Nhưng phần I-II là không thể thiếu được; nó thể hiện chủ quyền của các bên ký kết .

- Bài bình luận này đề cập đến tiêu đề- lời nói đầu và phần kết của của các Hiệp định tương trợ tư pháp. Từ đó gợi ý đến nội dung của Hiệp định khung.

Phần bình luận:

I. Tiêu đề của 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Khi lập biên bản so sánh, thấy 6 Hiệp định đều nêu được đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Bên cạnh đó còn 1 số vấn đề cần điều chỉnh lại.

1. Thuật ngữ;

- Cả 6 Hiệp định đều dùng Hiệp định: thấy rằng không tương xứng với danh nghĩa ký kết. Trong pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thấy rằng loại Hiệp định này đều được đặt ngang hàng với các điều ước quốc tế về hoà bình, hữ nghị- Hội đồng nước có thẩm quyền ký gọi là hiệp ước. Rõ ràng cùng 1 văn bản điều ước quốc tế - cùng 1 đối tượng mà cái gọi là Hiệp định, cái gọi là hiệp ước không thống nhất .

- Trong thực tiễn không bắt buộc phải chọn tên cho điều ước quốc tế . Song trong học đường về ký kết điều ước quốc tế - các điều ước quốc tế song phương thường được goi là hiệp ước. Cho nên tên Hiệp định tương trợ tư pháp thấy rằng không được ngang tầm với nội dung của Hiệp định. So sánh với Liên xô. ở Liên xô từ norobop có nghĩa, trước hết là hiệp ước; còn trong dân sự có nghĩa là hợp đồng. Từ norobop khác với corauenue: một đằng là hiệp ước- còn đằng kia có thể là Hiệp định thoả thuận.

- Đề nghị: thay từ Hiệp định bằng hiệp ước đúng với thực tiễn quốc tế, đúng với văn dịch và quy định của pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của ta. Từ hiệp định không phù hợp.

2. Phân tích tính từ tư pháp và pháp lý

- Trong 6 Hiệp định ta thấy 3 Hiệp định (Liên xô, Đức, Tiệp) có thêm pháp lý sau từ tư pháp, trong khi phạm vi, đối tượng điều chỉnh của 6 Hiệp định gồm như nhau. Theo chúng tôi cần ghi tương trợ tư pháp là đủ, ghi thêm vì pháp lý là thừa; liên quan đến các cơ quan tư pháp khác (theo nghĩa rộng):Và đây là tương trợ tư pháp với nhau giữa các cơ quan tư pháp theo thẩm quyền giải quyết công việc. Cho nên thêm từ vì pháp lý có thể hiểu theo nghĩa rất rộng. Có thể hiểu, tương trợ giúp đỡ nhau trong việc xây dựng pháp luật, đào tạo cán bộ pháp lý ... không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định .

- Đề nghị: ở Hiệp định khung chỉ cần nêu là tương trợ tư pháp là đủ, Trong Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Liên xô có sự khác nhau: văn bản Liên xô chỉ có onpabobounomoeoyu, nghĩa là tương trợ tư pháp, còn văn bản tiếng việt lại có thêm và pháp lý - rõ ràng là 2 văn bản không khớp nhau.

Trong Hiệp định với Hungari (có bản trung gian bằng tiếng pháp) chỉ ghi là tương trơ tư pháp .

- Từ npabobar của Liên xô được hiểu rất rộng; có thể là tư pháp, có thể là pháp lý ... còn thuật ngữ của pháp thì ghi rõ hơn, ruriciture (nghĩa là tư pháp )

3. Đối tượng của tương trợ tư pháp là dân sự và hình sự .

- Cả 6 Hiệp định đều thống nhất về 2 điểm đó; song thể hiện không đồng nhất- về mặt ngôn ngữ, thiếu danh từ các vấn đề: cho nên không chính xác về mặt ngôn ngữ, lại thiếu phạm vi điều chỉnh. Vì vậy, thêm từ các vấn đề chính xác hơn.

- Có Hiệp định ghi thêm lao động (với Cuba); còn trừ với Tiệp khắc các Hiệp định khác đều ghi gia đình

Chúng tôi thấy cả 2 từ lao động và gia đình đều không nhất thiết. Bởi đối tượng điều chỉnh là dân sự (là đủ) và hình sự. Nếu hiểu theo nghĩa rộng- trong dân sự có cả gia đình và lao động. Cho nên, như Hiệp định với Tiệp khắc; ghi như vậy là đủ.

- Thứ 2, ghi như thế sẽ đầy đủ hơn, vì dân sự là tư pháp quốc tế, còn hình sự là công pháp quốc tế .

4. Phần thêm: có Hiệp định chỉ ghi nước, có Hiệp định thì không ghi; ví dụ Hiệp định Việt Nam với Liên xô (giữa nước và... liên bang)

ở 1 vài Hiệp định chỗ thì ghi nước CHXHCN Việt Nam, có chỗ lại ghi Nhà nước CHXHCN Việt Nam ... Theo chúng tôi chỉ cần ghi CHXHCN Việt Nam là đủ, không cần nuớc.

II. Lời nói đầu:

Tác giả lập bảng so sánh về lời nói đầu.

1. Cơ bản về cách xắp xếp, nội dung có giống nhau. Như trên đã nói, phần lời nói đầu thể hiện chủ quyền của nước ký kết, nên nó có ý nghĩa rất quan trọng.

2. Tuy vậy có 1 số điều không chính xác.

a) Về danh nghĩa ký kết :

- Chỉ có Hiệp định với Tiệp khắc có ghi người được uỷ quyền ký kết là cá nhân, còn lại là tập thể. Với Liên xô, Bun thì ghi rất rõ (ví dụ; đoàn chủ tịch xô viết tối cao).

- 3 Hiệp định với Tiệp, Cuba, Đức; chỉ ghi là nước rất chung chung; danh nghĩa cụ thể là Nhà nước. Ai là người được uỷ quyền để ký không nêu cụ thể.

b) thuật ngữ Đại diện toàn quyền được thể hiện thống nhất ở cả 6 Hiệp định. Nhưng cách dùng này không chính xác; thuật ngữ này chỉ dùng cho đại sứ (về mặt ngoại giao là đại diện đặc mệnh toàn quyền ). Còn người được uỷ quyền , chỉ được uỷ quyền ký kết (đàm phán). Người đó được toàn quyền đại diện về các vấn đề đó thôi.

 

ở liên xô dùng yrorhomorenno không chính xác lắm. Theo công ước 1969 về điều ước quốc tế, hay pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của ta chỉ có chủ tịch nước, Bộ trưởng ngoại giao, Thủ tướng chính phủ được toàn quyền ký hiệp ước quốc tế. Đề nghị dùng thuật ngữ người được uỷ quyền là chính xác hơn cả.

c) Về giấy uỷ quyền : với Cuba không ghi điều đó. Theo thông lệ quốc tế khi ký kết điều ước song phương, người được uỷ quyền trao giấy uỷ quyền cho nhau các bên kiểm tra sự hợp tác, hợp thức với nhau. Các Hiệp định đều ghi về điều đó song còn thiếu 1 vế rất quan trọng, thấy là.... Có như vậy mới thể hiện sự kiểm tra lẫn nhau.

d) Người (cơ quan )uỷ quyền : 3 Hiệp định (nêu phần trên) không chỉ định rõ; ở 6 Hiệp định không có sự thống nhất. Có chỗ ghi nước (với Đức) có chỗ ghi chủ tịch (với Tiệp).

 

III. Phần kết luận của 6 Hiệp định : Tác giả lập bảng so sánh

1. ở cả 6 Hiệp định : đếu có nội dung giống nhau là quy định việc phê chuẩn, thời điểm có hiệu lực của Hiệp định (sau 30 ngày, vào ngày thứ 30) với Hung, không xác định thời hạn hết hiệu lực. Riêng với Đức thêm 1 vấn đề về lao động. Với Tiệp; có 2điều, với Đức; 3 điều, còn với các nước khác 1 điều. 2 Hiệp định ghi; ký và đóng dấu còn các Hiệp định khác không ghi.

 

2. Cụ thể:

- 6 Hiệp định đều không ghi sửa đổi bổ sung; như vậy sẽ thiếu, không hoàn chỉnh.

- Có sự nhầm lẫn giữa bản và văn bản. Trong ngôn ngữ điều ước quốc tế , gọi là bản Hiệp định (song phương có 2 bản). Trong bản đó gồm 2 thứ tiếng của 2 bên ký kết. Từng thứ tiếng đó gọi là văn bản. ở đây dẫn đến sai lầm nữa trong việc quy định cả 2 bản có giá trị như nhau. Với Hung bản trung gian ghi là tiếng pháp còn ghi; cả 3 văn bản đều có giá trị như nhau. Ghi như vậy là nhầm lẫn cần xem xét lại.

- Thay mặt đại diện thừa uỷ quyền , cả 6 Hiệp định dùng không thống nhất. Thuật ngữ thừa uỷ quyền là chính xác nhất

- Thứ tự chữ ký, ngôn ngữ (với Liên xô; trái với thông lệ quốc tế ). Đó là sơ xuất lớn đáng tiếc.

- thời hạn tiếp tục có hiệu lực: cả 6 Hiệp định đều ký vô thời hạn; còn Hiệp định có ghi khác nhau với Tiệp, Hung thì ghi 6 tháng là quá ngắn, nên ghi là 1 năm.

- Huỷ bỏ hay Bãi bỏ; dùng không thống nhất ở 6 Hiệp định. Nên ghi hhuỷ bỏ là đúng nhất, thể hiện quyền bình đẳng của 2 bên ký kết. Còn bãi bỏ chỉ dùng cho cơ quan có quyền lực cao bãi bỏ văn bản nào đó của văn bản cấp dưới.

Báo cáo 2:

bình luận phần các quy định chung trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Hồ văn Phú, chuyên viên Bộ tư pháp

 

+ Nội dung bình luận gồm 4 phần lớn

+ ý kiến tổng quát: cả 6 Hiệp định phần quy định chung hầu như có cấu trúc giống nhau. Riêng với Đức là có khác. Mặc dù cách xắp xếp các chương, phần có khác nhau, song về cơ bản nội dung diễn đạt gần giống nhau.

I. Về hình thức:

1. Về số lượng điều: nhìn chung từ 15-18 điều; số trang từ 6-7 trang ( đó là với Liên xô, Cuba; Hungari) với Tiệp có số điều ít nhất (14 điều); số trang ít nhất; Bun số điều và trang nhiều nhất đã ghi ở bảng liệt kê là với Đức- Liên xô...

2. Bố cục các điều; với Đức, bố trí tương đối phức tạp, còn lại gần giống nhau mặc dù có 1 vài lộn xộn. Tuy nhiên vấn đề bảo hộ pháp lý luôn được nêu lên đầu tiên, sau đó là tiếng nói...

II. Nội dung phần các quy định chung; Đều nêu được các điểm cơ bản như sau:

 

1. Bảo hộ pháp lý

- Đều quy định; chế độ ưu đãi quốc dân dành cho công dân của 2 nước ký kết được thể hiện rõ ở cả 4 lĩnh vực (dân sự - gia đình- hình sự - lao động ).

- Các nước đều cam kết: các cơ quan tư pháp sẽ tương trợ lẫn nhau

2. Cách thức liên hệ:

thủ tục liên hệ đều được quy định ở cả 6 Hiệp định; thông qua cơ quan trung ương của mình (trừ với Đức là chỉ dừng ở đó, còn có 5 Hiệp định là cụ thể hoá cơ quan trung ương là Bộ tư pháp - Viện kiểm sát tối cao).

Đề nghi; nêu quy định các cơ quan liên hệ trực tiếp để khi liên hệ tránh vòng vèo.

3. phạm vi tương trợ tư pháp : đều nêu ở phạm vi rộng, nên mức độ liệt kê khác nhau.

4. Vấn đề uỷ thác tư pháp : thực hiện những hành vi tố tụng riêng biệt

 

5. Cách thức thực hiện uỷ thác tư pháp : áp dụng pháp luật nước mình, hoặc quy phạm pháp luật nước khác, song không được trái với pháp luật nước mình.

6. Tống đạt giấy tờ:

- Giấy tờ được lập bằng tiếng nước được yêu cầu

- Tống đạt thông qua các cơ quan ngoại giao tư pháp ...

- Hiệu lực của giấy tờ miễn hợp pháp giấy tờ được coi là có hiệu lực ở nước này, nếu có hiệu lực ở nước kia.

7. Ngôn ngữ: dùng ngôn ngữ các nước ký kết. Ngoài ra có thể dùng ngôn ngữ trung gian (với Bun là tiếng Nga, Đức là tiếng Pháp)...

 

8. Chi phí liên quan đến tương trợ tư pháp : trên lãnh thổ nước nào nước đó chịu.

III. Những vấn đề khác nhau:

- Đảm bảo người làm chứng không nêu ở 2 Hiệp định với Đức, Hung.

- Trao đổi giấy tờ: chỉ nêu ở Hiệp định với Đức, Cuba... còn với Hung, tiệp không nêu.

- Xác minh địa chỉ: quy định thành 1 điều độc lập (với Đức, Tiệp) hoặc quy định 1 cách gián tiếp với Cuba, Hung, Bun...

- Từ chối tương trợ tư pháp : quy định chính thức trong Hiệp định với Hung, Tiệp còn ở các Hiệp định khác không được quy định.

- Việc giao đồ vật, chuyển quyền thi hành án: chỉ được quy định ở Hiệp định với Bun.

IV: Kết luận phần hình thức và nội dung :

1. Giống nhau (như đã trình bày)

 

2. Khác nhau: ở những vấn đề có tính chất cụ thể, hay thuộc thông lệ quốc tế : có được quy định ở Hiệp định này lại không được quy định ở Hiệp định khác.

3. khi xây dựng Hiệp định khung cần dựa vào các quy định giống nhau như nêu ở phần trên. Ngoài ra căn cứ vào thực tiễn xây dựng pháp luật của ta, nếu bạn đề nghị thì có thể xây dựng tốt hơn.

4. Có thể chọn: Hiệp định với Tiệp khắc, Bun để làm cơ sở cho Hiệp định khung về các quy định chung.

Báo cáo3:

bình luận phần các quy định về dân sự và lao động trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Nguyễn Bích Ngọc, Bộ tư pháp

 

I. Quy chế nhân thân: có những nét lớn giống nhau như sau:

 

1. Các Hiệp định đều có các điều khoản từ 2-5 điều để giải quyết vấn đề này. Năng lực pháp luật của nhân thân được xác định theo luật của nước ký kết có công dân .

- Xác định sự kiện chết, mất tích: áp dụng pháp luật của nước có công dân đó.

2. Những nét khác nhau.

- Các điều khác nhau về số lượng.

- quyền nhân thân, quy chế nhân thân: khác nhau về tên gọi, cấu trúc (nằm ở chương I, II, III... vì vậy/ thống nhất . /không

- Xác định sự kiện chết, mất tích... cũng có khác nhau trong việc quy định cơ quan có thẩm quyền như tư pháp toà án... (với Đức, Hung là cơ quan toà án, Còn với Liên xô, Cuba, Bun là cơ quan tư pháp ). Có thể thống nhất dùng 1 cơ quan là cơ quan tư pháp .

3. Văn phòng quản lý : nhiều chỗ ở các quy định dù không thống nhất: thí dụ, năng lực hành vi và năng lực hành vi dân sự . Hay, những người đứng đơn có quyền lợi chính đáng, những người có quyền hợp pháp...

II. Vấn đề án phí:

1. Đều có các quan điểm về những nguyên tắc chung giống nhau (từ 4-6 điều); có 1 điều (độc lập) về miễn được án phí; thủ tục giải quyết có nhiều điểm giống nhau.

2. Sự khác nhau thể hiện ở; số lượng điều, sắp xếp không thống nhất ở 1 chương nào rải rác ở những chương khác nhau, phạm vi điều chỉnh có khác nhau (lệ phí, án phí, lệ phí công chứng, quyền thay mặt không mất tiền... ); văn phòng pháp lý dùng không thống nhất (lệ phí, phí tổn...)

III. Trách nhiệm do gây thiệt hại:

- Có quy định ở các Hiệp định với Liên xô, Tiệp khắc, Bun có thể đưa vào Hiệp định khung.

- nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại: do pháp luật của nước ký kết nơi xảy ra thiệt hại, hoặc pháp luật của nước có công dân đưa đơn kiện.

- thẩm quyền giải quyết do cơ quan nào nhận đơn và giải quyết trước (nếu cùng 1 vụ kiện).

Báo cáo 4:

Bình luận phần các quy định về hôn nhân và gia đình trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Hoa Hữu Long

I. ý kiến tổng quát:

- Tuy bố cục, sắp xếp, số lượng điều khoản khác nhau, song về nội dung đều thể hiện những tư tưởng giống nhau.

- Nội dung tương đối thống nhất trong việc quy định về kết hôn (điều kiện ); quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, ly hôn.

II. Cụ thể:

1. Tiêu đề:

a) quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ và chồng: tên gọi như vậy là đựoc, hợp lý (trong Hiệp định với Bun, Hung)

 

b) Ly hôn: Tiêu đề phù hợp.

c) Hôn nhân vô hiệu: về nội dung không khác nhau, song tên gọi có khác nhau (kết hôn vô hiệu, tuyên bố hôn nhân vô hiệu... ) Theo tác giả có 2 loại; kết (ly hôn) giữa những người cùng quốc tịch, kết (ly) hôn giữa những người khác quốc tịch .

 

d) kết hôn: Dùng như vậy là chính xác.

e) Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: ở các Hiệp định dùng quan hệ pháp lý (Đức, Tiệp; Hung, Bun); dùng quan hệ pháp luật (Liên xô...)

 

g) Nuôi con nuôi, thống nhất cách dùng ở cả 6 Hiệp định

h) Giám hộ và trợ tá: Tiệp khắc không đưa vấn đề trợ tá, chỉ đề cập đến vấn đề giám hộ. Giám hộ và trợ tá là 2 vấn đề khác nhau, trong pháp luật của ta, khái niệm trợ tá không được đề cập đến.

 

2. Một số điểm khác nhau:

- Trong Hiệp định với Tiệp khắc; quy định vấn đề cấp dưỡng là; nghĩa vụ cấp dưỡng, hậu quả của việc bắt đầu thủ tục tố tụng. ở đây chú ý nguyên tắc. Khi đương sự đưa đơn, nước nào nhận được đơn sau khi thủ tục giải quyết bị huỷ bỏ.

3. Phân biệt 2 nhóm quan hệ :

- Quan hệ hôn nhân

- Nuôi con nuôi, giám hộ, trợ tá.

- ở nhóm 1 (quan hệ hôn nhân): cần phân biệt giữa những người cùng quốc tịch. ở đây áp dụng nguyên tắc quốc tịch, nơi cư trú, nơi giải quyết vụ việc.

- Nhóm quan hệ thứ hai; áp dụng nguyên tắc quốc tịch (về nuôi con nuôi, đỡ đầu, giám hộ, trợ tá).

4. Một số kiến nghị: Khi xây dựng Hiệp định khung, cần chú ý các thuật ngữ, cách dùng sao cho thống nhất, quy định về các vấn đề hôn nhân gia đình- nên cụ thể hoá- đồng bộ. Có như vậy Hiệp định khung mới đạt hiệu quả cao.

Báo cáo 5:

bình luận phần các quy định về thừa kế trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Phan hữu Thư

Báo cáo gồm 2 phần lớn: Hình thức (cơ cấu, tên gọi, sắp xếp điều... ) nội dung (cái hay và chưa hay theo đánh giá cá nhân).

I. Phần hình thức

1. Về cơ cấu

- Số lượng điều không đống nhất; ít nhất (với Liên xô) nhiều nhất (với Đức): trung bình khoảng từ 6-8 điều. Trong Hiệp định với CHDC Đức có những điều đều chung 1 nội dung nên số điều tăng lên.

- Quyền đại diện ngoại giao, lãnh sự chỉ được đề cập đến trong Hiệp định với Đức. còn lại ở 5 Hiệp định không đề cập, quyền chuyển giao tài sản thừa kế không đề cập (với Liên xô) một tiền đề nói về 3 vấn đề (với Tiệp khắc); nguyên tắc bình đẳng ( quyền để lại thừa kế, quyền thừa kế) pháp luật áp dụng năng lực lập huỷ bỏ di chúc...

2. Nội dung thể hiện:

Để nguyên tắc bình đẳng lên hàng đầu trong cả 6 Hiệp định, tuy tên gọi có khác nhau, cách dùng di sản và tài sản thừa kế không đồng nhất.

- Cách dùng quyền thừa kế (Đức-Hung) và pháp luật được áp dụng cho thừa kế; cùng diễn đạt về 1 vấn đề, song dùng thuật ngữ nào hợp lý hơn. Nếu gọi quyền thừa kế thì hiểu theo 1 nghĩa rất rộng (bao gồm quyền thừa kế, quyền để lại thừa kế... )

ở đây, áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết vấn đề thừa kế. Nên chăng dùng pháp luật áp dụng sẽ chính xác hơn.

- Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước. được nói đến ở cả 6 Hiệp định (măc dù cách sắp xếp thứ tự không đồng nhất).

- di chúc: đề cập vấn đề lập huỷ bỏ di chúc tên di chúc và chúc thư dùng thế nào cho chuẩn.

- thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế: với Tiệp những trường hợp không có người thừa kế và thẩm quyền giải quyết là 2 vấn đề khác nhau sắp xếp như vậy không đồng nhất (nội dung ).

- Công bố di chúc: không thể hiện ở cả 6 Hiệp định, mà chỉ ở Hiệp định với Bun, còn với Hung, Đức lại nói về trường hợp chết của người để lại di chúc. ở một số trường hợp, nói cả về vấn đề gửi di chúc (mà tên gọi là công bố di chúc) hoặc mở di chúc. Đề nghị tiêu đề đặt là Mở, công bố, gửi di chúc.

Chuyển giao tài sản thừa kế: đều có ở 6 Hiệp định và xếp ở vị trí cuối cùng trừ Liên xô.

Trong Hiệp định với Đức: Nói về quyền đại diện ngoại giao, lãnh sự: đề nghị bỏ vì thấy không cần thiết.

Đề nghị:

- Về cơ cấu (số lượng điều): chấp nhận Hiệp định với Bun.

Một số vấn đề thuật ngữ:

- Tài sản và di sản: nên dùng tài sản không dùng di sản. khái niệm di sản rất rộng (liên quan đến quyền và nghĩa vụ) còn tài sản chỉ tư liệu sinh hoạt nghã hẹp hơn.

- Giữa quyền thừa kế và pháp luật áp dụng: nên dùng pháp luật áp dụng.

II. Phần nội dung

- Nguyên tắc bình đẳng

- pháp luật áp dụng về vấn đề thừa kế: xác định quyền thừa kế (chẳng hạn liên quan đến bất động sản áp dụng pháp luật của nước nơi có bất động sản. Còn với động sản, áp dụng pháp luật của nước nơi có động sản để lại.

- Nên có chăng một định nghĩa về động sản, bất động sản.

- Chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước ; đối với động sản khác bất động sản.

- Về di chúc: đều nêu khả năng lập- huỷ bỏ di chúc.

Hình thức lập huỷ di chúc: theo Luật quốc tịch của nước mà người để lại di chúc là công dân. Riêng với Hung thêm 1 điểm về thường trú, tạm trú có lẽ như vậy hợp lý hơn, bên cạnh những quyết định về nơi lập di chúc, về Luật quốc tịch

- thẩm quyền giải quyết vấn đề thùa kế: động sản, bất động sản- nơi có bất động sản. Riêng Hiệp định với Liên xô không nói đến vấn đề này.

- Công bố di chúc: ở 6 Hiệp định đều nói đến cơ quan có thẩm quyền là cơ quan tư pháp nơi có di chúc sẽ công bố.

- Biện pháp bảo quản tài sản thừa kế: bảo vệ hoặc quản lý bằng pháp luật nước mình (nơi có tài sản thừa kế). Trong Hiệp định với Đức không nói về việc áp dụng các biện pháp để bảo quản tài sản thừa kế.

- Thông báo về việc chết của người để lại thừa kế, người được thừa kế... có mặt ở lãnh thổ nước kia, thông báo về việc để lại tài sản của người thùa kế có ở nước thứ 3... được đề cập đến owr Hiệp định với 6 nước.

- Quy định về việc chuyển giao tài sản thừa kế (trừ Hiệp định với Liên xô): cuối cùng chuyển giao động sản của công dân nước này (để ở nước kia được quy định ở cả 5 Hiệp định ).

Báo cáo 6:

bình luận các quy định về công nhận và thi hành trong 6 Hiệp định về tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Hoàng Phước Hiệp

 

Báo cáo gồm 2 phần: cơ sở lý luận (1 số học thuyết đã được vận dụng)

Vận dụng lý luận vào 6 Hiệp định như thế nào

I. Cơ sở lý luận: Về thực chất đó là việc giải quyết hiệu lực của bản án nước ngoài như thế nào. Nguyên tắc các bản án chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của nước có cơ quan tuyên bố. Song các bản án liên quan đến công dân nước ngoài việc công nhận hiệu lực của án được giải quyết như thế nào.

 

1. Trong các Hiệp định của Liên xô với 25 nước; giải quyết vấn đề này rất có hiệu quả

2. Chủ yếu tập trung vào 2 học thuyết: công nhận đơn giản và cho thi hành không kiểm tra bản án (đa số với XHCN và pháp); xem xét lại bản án về nội dung

- 2 thuyết này đều dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia song đi theo 2 hướng đối lập

Vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các quyết định của cơ quan trọng tài, ở đây hơi khác một chút có 2 vấn đề

1- thoả thuận về thẩm quyền (và áp dụng Luật ) của trọng tài: vấn đề này được 1 số nước áp dụng chẳng hạn: công ước về thoả thuận trọng tài

2- 2 công ước năm 1963- 1975 là các văn bản lớn: cơ sở cho việc thoả thuận trọng tài.

- Nguyên tắc được áp dụng để xây dựng những quy phạm cụ thể. ở đây tập trung vào các vấn đề như nơi xảy ra hành vi, Luật của cơ quan tiến hành giải quyết .

II. Việc vận dụng các cơ sở lý luận cho 6 Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam :

 

- ở cả 6 Hiệp định -đây là phần quy định khá dài ở Liên xô, Hiệp định Liên xô với các nước (ngoài XHCN) quy định rất dài: trung bình là trên 10 điều.

- Hiệp định của ta: nhiều nhấthiệt hại 13 điều (Bun) ít nhất 7 điều (Hung). Được phân ra 2 nhóm

1- Có tính chất tài sản

2- Có tính chất phi tài sản

Nguyên tắc áp dụng ở pháp cũng rất khác nhau

Các quyết định phi tài sản thường là được công nhận 1 cách nhanh gọn

Còn các quyết định liên quan đến tài sản quy định rất chi tiết cụ thể và đòi hỏi thủ tục phức tạp

- Về thủ tục: các thủ tục phức tạp chặt chẽ qua pháp luật của nước có cơ quan tiến hành. Thuộc học thuyết kiểm tra, chứ không phải xem xét về nội dung bản án.

- điều kiện từ chối việc thi hành quyết định thông thường là:

+ quyền tố tụng dân sự bị vi phạm

+ Vụ án thuộc thẩm quyền riêng của nước được thi hành

+ Nước được yêu cầu thi hành án đã tuyên 1 án về vụ đó, hoặc đang thụ lý vụ án đó, hoặc việc thi hành án trái với lợi ích nước đó (thực ra đây là vấn đề bảo lưu được quy định ở pháp luật của tất cả các nước đó là vấn đề tế nhị trong kinh nghiệm lập pháp của các nước.

- Các điểm giống nhau

+ Thủ tục: có uỷ thác yêu cầu (thuộc pháp luật nước nơi xảy ra hành vi ); thi hành do luật của nước nơi có cơ quan tiến hành chuyển tiền, tài sản thi hành án do pháp luật nơi thi hành quy định

- Một số điểm khác nhau

+ Số lượng điều, khoản khác nhau trung bình từ 10-12 điều.

+ Phạm vi vấn đề được quy định cũng khác nhau(riêng Hiệp định với Đức; vấn đề thừa kế, biên bản hoà giải của toà án, quyết định của trọng tài, các quyết định về án phí). Hiệp định với Liên xô, quyết định về lao động, hoà giải được toà án công nhận, quyết định về án phí. Hiệp định với Tiệp; biên bản hoà giải, quyết định của cơ quan trọng tài, quyết định về án phí; Việt Nam Cuba, quyết định về lao động, án phí...

+ Về cùng 1 khái niệm song từ ngữ cũng khác nhau

+ Về văn phong pháp lý: Các bản Hiệp định ta ký kết không do ta chủ bút, mà do bạn đưa cho ta- ta dịch từ bản của bạn nên văn dịch không thoát, thuật ngữ dùng không thống nhất.

+ Tóm lại: Mỗi Hiệp định đều có chỗ hay riêng, tác giả không nghiêng về một mẫu Hiệp định nào. Tuy nhiên đây là vấn đề rắc rối nhất, vì vấn đề thi hành án rất phức tạp và khó khăn.

Báo cáo 7:

bình luận phần các quy định về hình sự trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Uông Chu Lưu

Một số ý kiến: về phương pháp luận tiến hành tổng kết đánh giá việc thi hành 6 Hiệp định này trong thời gian qua như thế nào cá nhân tác giả chưa làm được. Cho nên phương pháp luận chủ yếu dựa vào 6 Hiệp định là chính.

- Mục đích xây dựng Hiệp định khung: để sau này ký kết tiếp với các nước XHCN và ngoài XHCN: Nên việc vận dụng các quy định như thế nào cho hợp lý (ví dụ: việc quy định các tội như xâm phạm an ninh quốc gia thì rất gần gũi với hệ thống lập pháp XHCN, song đối với lập pháp TBCN- khái niệm này có thể đưa vào được không.

I. về hình thức:

- Hiệp định với Đức: cả về hình thức và nội dung có nhiều khiếm khuyết nhất. Còn với Tiệp quy định rất đơn giản.

- Phân bố các chương mục, điều khoản không theo 1 logic nhất định. có Hiệp định phân ra phần rồi chương điều có Hiệp định lại chỉ có chương, điều...

Cách sắp xếp theo tiêu đề... cũng không theo 1 trình tự nhất định (hoạt động với liên xô, Đức).

- Thuật ngữ; xác định phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự, nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự ... tên gọi không đồng nhất (Đức, Tiệp ghi là: tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự, còn 1 số Hiệp định khác lại ghi là truy cứu trách nhiệm hình sự ). Theo tác giả: nghĩa vụ gắn liền với trách nhiệm công dân theo Luật quốc tịch: như công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài về Việt Nam vẫn chịu trách nhiệm hình sự. ở 1 số Hiệp định (Hung) chỉ nêu vấn đề chứ không đặt điều khoản.

- Khái niệm tình nghi phạm pháp dùng chưa chính xác. Trong Hiệp định nói về truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không nói về hành vi bị tình nghi vi phạm (phạm pháp)- theo nghĩa rất rộng, và phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự lại hẹp).

II. Nội dung

- Có vấn đề xung đột pháp luật trong việc xây dựng phạm vi trách nhiệm hình sự (hoạt động với Liên xô). Trong các Hiệp định quy định cả việc truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi vi phạm kỷ luật hành chính, trật tự công cộng... Như vậy là không chính xác, theo tác giả; chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi mà pháp luật của cả 2 nước ký kết quy định đó là phạm tội. Như vậy mới chặt chẽ và chính xác.

Sẽ áp dụng Luật nước nào. Khi công dân ta vi phạm pháp luật Đức. Trong khi Luật Việt Nam quy định là không vi phạm .

- Thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự, thể hiên rất khác nhau, bố cục lộn xộn, sắp xếp không rõ ràng (hoạt động với Đức); cách diễn đạt (văn phong) không được pháp lý lắm.

Báo cáo 8:

bình luận phần các quy định về dẫn độ trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp

Người báo cáo: Nguyễn Đức Tuấn

Dẫn độ- là 1 chế định bắt buộc phải có trong 1 hiệp ước về tương trợ tư pháp Việt Nam ta đã vận dụng chế định này vào 6 Hiệp định tương trợ tư pháp với nước ngoài. Báo cáo xung quanh những vấn đề được và chưa được về dẫn độ ở 6 Hiệp định

I. Về hình thức:

1. Số lượng không giống nhau

- Có 18 vấn đề được thể hiện trong 6 Hiệp định xung quanh dẫn độ. Tên gọi và thuật ngữ không giống lắm. Ví dụ, nghĩa vụ dẫn độ, trách nhiệm dẫn độ cùng đề cập 1 vấn đề. Song theo tác giả, dùng trách nhiệm dẫn độ đắt hơn, thẻ hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nước ký kết trong việc dẫn độ hay việc dẫn độ, giao người bị dẫn độ, chuyển giao người dẫn độ... cũng nói về vấn đề, song diễn đạt cũng không đồng nhất vè từ ngữ. Theo tác giả, nên dùng thế nào, bản thân dẫn độ bao gồm đầy đủ các vấn đề như bắt, giao, lập giấy tờ...

Trách nhiệm truy cứu hình sự, trách nhiệm truy cứu hình sự giới hạn... giới hạn tố tụng... giới hạn truy tố ... các khái niệm này dùng chưa thống nhất. Cần thảo luận để dùng cho chính xác và thống nhất .

2. Cách đặt tên: không đồng bộ, có chỗ đặt chỗ không. Ví dụ, bắt trước khi có yêu cầu dẫn độ được ghi ở nhiều Hiệp định, song Hiệp định với Đức lại không ghi. Nên chăng mỗi điều, khoản đều có tên của nó để khi vận dụng dễ dàng hơn.

 

3. Có chăng những điều khoản không thống nhất với tiêu đề:

Như Hiệp định với Đức: có 1 điều về cách thức hợp tác. Đó là vấn đề chung nên chăng đưa vào phần những quy định chung hoặc Hiệp định với Liên xô, các đồ vật liên quan đến dẫn độ tội phạm lại không ghi vào phần dẫn độ.

II. Phần nội dung :

1. điều kiện dẫn độ: quy định vấn đề này phụ thuộc ý chí của 2 bên ký kết. Tuy nhiên cần quy định rộng hơn điều kiện dẫn độ (ví dụ, trong Hiệp định với Đức, chỉ dẫn độ vào các trường hợp phạt tù từ 1 năm trở lên, thiếu hẳn vế hoặc nặng hơn. Như vậy có lẽ chặt chẽ hơn chăng.

2. Từ chối dẫn độ:

- Khi người phạm tội có đơn yêu cầu bị dẫn độ thì các thủ tục khác sẽ như thế nào. Nếu không quy định, thì các trường hợp khác có bị dẫn độ không.

3. Bắt, giữ để dẫn độ:

- Đây là 2 khái niệm riêng biệt (bắt và tạm giữ) và phải tuân theo pháp luậthiệt hại nước nào. Chế độ giữ tạm giữ ra sao.

4. Hoãn dẫn độ, dẫn độ tạm thời có thể áp dụng được

5. Nội dung vấn đề yêu cầu dẫn độ

- Cách thể hiện quá chung chưa rõ ràng và cụ thể. Đây là vấn đề ta thiếu thực tế, nên quy định có vẻ khó.

+ Nhận xét chung: 6 Hiệp định quy định về vấn đề dẫn độ có tính chất tuỳ nghi. Riêng vấn đề chuyển giao vật chứng; cách dùng ở đây chưa đạt. Theo tác giả, nên dùng thẳng chuyển giao vật chứng, chứ không phải đồ vật quan trọng như ở 1 số Hiệp định đã nêu.

 

 

hội nghị chuyên viên ngày 25 tháng 10 năm 1990

Chuyên Đề: giải thích một số thuật ngữ dùng trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết

Tham gia hội nghị gồm chuyên viên và cán bộ nghiên cứu của Bộ tư pháp, trường đại học pháp lý Hà Nội, Bộ ngoại giao, Viện kiểm sát tối cao, toà án tối cao.

Nội dung làm việc; giải thích 1 số thuật ngữ pháp lý được dùng trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài, nhằm giúp cho các cơ quan hữu quan, các cán bộ, các cơ quan thi hành pháp luật ở các địa phương có 1 khái niệm thống nhất trong việc thi hành các Hiệp định, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng một khung Hiệp định tương trợ tư pháp hoàn chỉnh để ký kết với các nước trong giai đoạn tới.

Dưới đây là các thuật ngữ được giải thích tại Hội nghị chuyên viên:

1. Tương trợ tư pháp

2. Giấy uỷ quyền (ký kết điều ước quốc tế )

3. Phê chuẩn điều ước quốc tế

4. Văn kiện (thư) phê chuẩn điều ước quốc tế

5. Huỷ bỏ điều ước quốc tế

6. Ký và ký kết điều ước quốc tế

7. Uỷ thác tư pháp

8. Tạm ứng tiền án phí

9. Bảo hộ pháp lý

10. Năng lực hành vi

11. Thừa kế, quyền thừa kế, di sản thừa kế, động sản- bất động sản

12. Hiệp nghị trọng tài

13. Công nhận và thi hành các quyết định

14. Kết hôn và hôn nhân vô hiệu

15. Giám hộ và trợ tá

 

chuyên đề: cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng khung Hiệp định tương trợ tư pháp của Việt Nam

Tham gia Hội thảo gồm có: đồng chí Hà Hùng Cường quyền vụ trưởng vụ PLQT và hợp tác quốc tế, đồng chí Hoàng Phước Hiệp chuyên viên vụ PLQT và HTQT, đồng chí Nguyễn Bích Ngọc- Hoa Hữu Long- Nguyễn Công Khanh- Hồ văn Phú vụ PLQT và HTQT (Bộ tư pháp ), đồng chí Lê Sơn Hải cán bộ VNCKHPL (Bộ tư pháp ), đồng chí Uông Chu Lưu viện NCKHPL (Bộ tư pháp ), Nguyễn văn Hoàn- vụ pháp luật (Bộ tư pháp ), Nguyễn Luật- vụ NCPL- TANDTC, Phan Hữu Thư_ trường DHPL Hà nội.

I. Phần mở đầu:

đồng chí Hoàng PHước Hiệp có ý kiến khai mạc. Tiếp theo Hội thảo ngày 14-10-1990 về bình luận các phần cơ bản trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp ta đã ký kết với các nước. Hội thảo hôm nay nghe các vấn đề về xây dựng một Hiệp định khung hoàn chỉnh, có sự tham dự của 1 số đồng chí thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác (hình sự, dân sự ... )

II. Nghe báo cáo về xây dựng Hiệp định khung

1. Báo cáo thứ nhất về phần mở đầu và các điều khoản cuối cùng ở 1 Hiệp định khung, do đồng chí Hà Hùng Cường trình bày.

2. Về tiêu đề, đồng chí Cường đề nghị sửa từ Hiệp định thành hiệp ước, tiêu đề hoàn chỉnh của HĐ khung sẽ là hiệp ước tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và...

ở lời nói đầu, cũng có một số ý kiến sửa đổi, ví dụ, dùng khái niệm những người được uỷ quyền (chứ không dùng đại diện toàn quyền ) đối với việc ký kết hiệp ước.

ở phần điều khoản cuối cùng, đồng chí diễn đạt theo các ý phê chuẩn, hiệu lực, thời gian- địa điểm phê chuẩn, vấn đề huỷ bỏ hiệu lực của hiệp ước, hay vấn đề sửa đổi, bổ sung như thế nào.

Trên cơ sở các ý kiến như vậy, đồng chí xây dựng một khung hiệp ước về 2 phần mở đầu và điều khoản cuối cùng.

- Đồng chí Hồ văn Phú và đồng chí Hoàn trao đổi thêm về giá trị các bản hiệp ước cũng như bản thứ 3 (bản dịch).

Theo đồng chí cường: bản Hiệp định (Hiệp ước) được làm bằng 2 thứ tiếng: tiếng Việt do ta giữ, tiếng của nước ký kết do chính nước ký kết đó giữ. Về nội dung 2 bản dịch này có giá trị pháp lý như nhau. Đối với trường hợp có sự giải thích khác nhau về 1 vấn đề nào đó, thì sử dụng bản thứ 3 bằng tiếng trung gian, thường là tiếng Anh hoặc Pháp (do 2 nước thoả thuận) để giải thích. Bản trung gian này chỉ làm bằng cho sự giải thích mà thôi.

2. Báo cáo thứ 2 về các phần quy định chung cho 1 Hiệp định khung, do đồng chí Hồ văn Phú trình bày.

Theo ý kiến đồng chí Phú, phần này bao gồm các nguyên tắc chung, cơ bản nhất xuyên suốt 1 Hiệp định. Đồng chí xây dựng Hiệp định khung vấn đề này, gồm 15 điều, dựa vào Hiệp định của ta ký kết với Bun mà theo đồng chí là mẫu mực nhất. nội dung được thể hiện ở 15 điều do đồng chí Phú trình bày, gồm các vấn đề sau: Vấn đề bảo hộ pháp lý cho công dân và pháp nhân; cách thức liên hệ TTTP; phạm vi TTTP; nội dung và hình thức của uỷ thác tư pháp; Cách thức liên hệ UTTP; Tống đạt giấy tờ; chứng nhận việc tống đạt; Giá trị các giấy tờ; Trao đổi thông tin về pháp luật, Phí tổn liên quan đến tương trợ tư pháp ...

Nhìn chung có 1 số sửa đổi với 1 số vấn đề trên mà ta ký kết với 6 nước XHCN, song đồng chí Phú chủ yếu theo khung của Hiệp định với Bun.

- Đồng chí Hà Hùng Cường có ý kiến bổ sung phần đồng chí Phú trình bày như sau:

Trong khi tiến hành so sánh, có 1 số vấn đề tồn tại ở các Hiệp định khác nhưng không thấy đồng chí Phú đề cập đến. Ví dụ, vấn đề gọi người làm chứng (như được quy định trong Hiệp định với Hung) với miễn được án phí (HĐ với Bun có riêng 1 chương về vấn đề này); chuyển giao đồ vật, chuyển tiền thi hành án; có nên để vào chương quy định chung không, hay ở chương công nhận thi hành án.

Riêng vấn đề bảo hộ pháp lý, đề nghị thêm khái niệm dân sự: phạm vi bao gồm những vấn đề gì. Vấn đề cách thức liên hệ được trình bày rất hay trong HĐ với Bun- nên cân nhắc vấn đề đó; Phạm vi TTTP cần quy định một cách đầy đủ các vấn đề mà các bên tương trợ cho nhau, không nên dùng ...

Vấn đề tống đạt và xét hỏi hoàn toàn khác nhau, vì vậy trong uỷ thác cần quy định rõ, tống đạt hay là xét hỏi. Vả lại vấn đề xét hỏi cũng là 1 nội dung tống đạt. Một ý quan trọng nữa là, không nên dùng các biện pháp cưỡng chế khi tống đạt- xét hỏi. Trong Hiệp định với Liên xô không quy định vấn đề này nghĩa là vẫn có thể áp dụng.

Đối với vấn đề trao đổi thông tin pháp luật, cần quy định rõ về các vấn đề gì (cụ thể). Nên là các vấn đề liên quan đến TTTP (thi hành- Thực tế áp dụng)và cần quy định thêm theo yêu cầu của nhau. Thực tiễn mấy nưm qua cho thấy, ta rất tôn trọng việc thực hiện vấn đề này, song phía bạn lại không thực hiện như vậy.

Cuối cùng việc chi phí cho TTTP: nguyên tắc là trên lãnh thổ nước nào, nước đó chịu. Ta cần nghiên cứu kỹ vấn đề này: Bởi nước ta còn nghèo, hai nữa là ta thi hành nhiều hơn. Sau này khi ký kết với các nước không phải XHCN cần cân nhắc vấn đề này.

- ý kiến đồng chí Hiệp

Ta xây dựng khung Hiệp định này không phải dành riêng cho việc ký kết với các nước XHCN. Sau này việc mở rộng ký kết với các nước ngoài XHCN, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Chẳng hạn với miễn cước án phí, để thực hiện 1 vấn đề gì, nghĩa là để yêu cầu nước kia thực hiện yêu cầu của mình, nước này phải đặt vấn đề cước phí, cần cân nhắc xem thế nào.

Về thể thức liên hệ, theo đồng chí Phú, 2 cơ quan trung ương là Bộ tư pháp và viện kiểm sát tối cao (như 6 HĐ đã nêu). Song Bộ tư pháp các nước tư bản (mà sau này ta mở rộng ký kết với họ) không có chức năng này thì sao. Vậy phải liên hệ thông qua con đường nào: ở Liên xô trong các Hiệp định TTTP với TBCN thường quy định thể thức liên hệ thông qua con đường ngoại giao. Như vậy bắt buộc Bộ ngoại giao phải chuyển uỷ thác cho 1 cơ quan nào đó thi hành (theo chức năng) liêụ Việt Nam có làm như vậy không.

- ý kiến đồng chí Luật

Cần nghiên cứu thêm phạm vi vấn đề TTTP. Chẳng hạn ở pháp, họ quy định vấn đề dân sự, thương mại (nghĩa là trong dân sự có cả gia đình và lao động ). Còn ở ta, mảng dân sự lại bị hẹp lại do việc tách các vấn đề lao động và gia đình thành các vấn đề riêng để đáp ứng chức năng tương ứng của từng cơ quan .

Vấn đề phí tổn cho TTTP; cần lưu ý đến việc ta đã xoá bỏ chế độ bao cấp. Việc chi phí cho TTTP mấy năm qua chủ yếu được dựa do tiền Nhà nước cấp, nên rất hạn chế và vì thế tiến độ và chất lượng công việc rất có hạn. Thử bàn kỹ vấn đề này xem thế nào .

Đồng chí Hà Hùng Cường: ở các nước tiến bộ, họ giải quyết công việc theo các quan hệ trực tiếp: các cơ quan công chứng hộ tịch... được tư do liên hệ để giải quyết vấn đề thuộc chức năng của mình. Còn ở ta trước mắt ta chưa thể ra khỏi được cơ chế cũ. Song các toà án cũng chưa đủ năng lực để liên hệ trực tiếp với các toà án nước ngoài. Cho nên cần cân nhắc các điểm đó khi quy định về cách thức liên hệ cho 1 HĐ khung hoàn chỉnh.Sau này ta có thể trình bày trực tiếp như kiểu tôi vừa trình bày.

3. Báo cáo thứ 3 các quy định về dân sự và lao động trong 1 HĐ khung, do đồng chí Nguyễn Bích ngọc trình bày.

Những quy định về dân sự và lao động trong 1 Hiệp định khung, theo đồng chí Ngọc gồm các vấn đề sau:

- Quy chế nhân thân: xác định năng lực hành vi và năng lực pháp luật của công dân và pháp nhân xác định sự kiện chết (hay mất tich của công dân )

- Vấn đề án phí: có liên quan đến báo cáo của đồng chí phú, quy định miễn cước án phí (tiêu đề ) là hợp lý.

- Trách nhiệm do gây thiệt hại, trong hợp đồng cần đưa 1 điều về trách nhiệm do gây thiệt hại (xác định theo pháp luậthiệt hại của nơi ký kết hợp đồng ), đối với động sản và bất động sản như thế nào.

- Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án, theo tác giả, nên đưa vào phần quy định chung (của đồng chí Phú). ở đây cần xác định pháp luật áp dụng, nơi nào thụ lý vụ án sau thì sẽ đình chỉ.

- ý kiến đồng chí Hoa Hữu Long:

Về vấn đề án phí, ta đã quy định ở cả 6 Hiệp định. Đây là thể hiện ý chí của mỗi quốc gia khi ký kết. song đối với vấn đề miễn án phí- có nước không đồng ý thì sao. Cần cân nhắc vấn đề này.

Đồng chí Luật: cần nghiên cứu khái niệm tuyên bố và công nhận đối vấn đề việc mất tích hay chết, theo đồng chí có lẽ dùng xác định có lẽ hợp lý hơn.

Đồng chí Hiệp: khái niệm cư trú, thường trú, trú quán... dùng không thống nhất có thể dùng không chính xác được

ý kiến đồng chí Cường: cách sắp xếp các vấn đề như đồng chí Ngọc trình bày là hợp lý. Đối với vấn đề án phí, chỉ đặt ra khi có quyết định của toà án (lệ phí lại là vấn đề khác). Đối với 1 hợp đồng , thế nào là hợp thức chưa được xác định rõ.

Các khái niệm về cư trú, tạm trú, thường trú... có khác nhau: cư trú là khái niệm trưng lập, chỉ thường trú và tạm trú. Trong dự thảo pháp lệnh về người nước ngoài (Bộ nội vụ chù trì) có phân biệt 2 khái niệm này.

4. Báo cáo thứ 4 do đồng chí Phan Hữu Thư, cán bộ trường đại học pháp lý trình bày, đề cập đến việc xây dựng khung Hiệp định TTTP về thừa kế.

Theo ý kiến đồng chí Thư, vấn đề này được quy định ở 9 điều, bao gồm quyền bình đẳng về thùa kế, pháp luật áp dụng, chuyển giao tài sản thừa kế cho Nhà nước, mở công bố và gửi di chúc, thẩm quyền giải quyết về thừa kế, bảo quản tài sản thừa kế, thông báo về việc người để lại thừa kế đã chết, chuyển giao tài sản thừa kế. Cách sắp xếp các vấn đề chi tiết nêu trên, đồng chí Thư căn cứ vào Hiệp định ta đã ký kết với Bun.

5. Phần công nhận và thi hành các quyết định do đồng chí Hoàng Phước Hiệp trình bày, gồm 1 chương riêng biệt trong khung Hiệp định. Chương này đề cập đễn những vụ việc cụ thể như các quyết định được công nhận và thi hành là quyết định nào; điều kiện công nhận và thi hành ra sao; các quyết định trọng tài; đơn xin thi hành quyết định; pháp luật áp dụng; thi hành các quyết định về án phí; chuyển tiền+ đồ vật để thi hành án phí...

Trong 6 Hiệp định ta đã ký kết với nước ngoài, có chia ra 2 loại quyết định; mang tính chất tài sản và không mang tính chất tài sản. Tham khảo Hiệp định của Liên xô ký kết với các nước, như với Tuynigi, hylạp, Italia... lại không chia như vậy. Các quyết định không mang tính chất tài sản, dường như được công nhận một cách mặc nhiên (không qua một thủ tục phức tạp, bởi có khi nó không phải thi hành); còn các quyết định mang tính chất tài sản (có yêu cầu thi hành)- thủ tục công nhận rất phức tạp.

Theo đồng chí Hiệp, hợp lý nhất khi xây dựng 1 khung Hiệp định về vấn đề này, là không chia ra như vậy.

6. Báo cáo thứ 6 do đồng chí Hoa Hữu Long trình bày, nêu cách xây dựng một khung Hiệp định về phần hôn nhân và gia đình. ở đây có các vấn đề lớn như sau: kết hôn (quy định về điều kiện nơi đăng ký kết hôn, nghi thức kết hôn); quan hệ pháp lý về nhân thân và tài sản của vợ hoặc chồng (quy định pháp luật áp dụng); vấn đề ly hôn, vấn đề công nhận hôn nhân vô hiệu; quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái; nghĩa vụ cấp dưỡng, vấn đề nuôi con nuôi, đỡ đầu, giám hộ và trợ tá...

Tất cả các vấn đề trên được thể hiện trong 10 điều.

ý kiến đồng chí Cường:

Các vấn đề được trình bày là phù hợp. Song trong việc xác định cha con tại sao không đặt vấn đề xác định mẹ cho con (cho nên phải là xác đinh cha mẹ và con). Riêng vấn đề cấp dưỡng nuôi con, đây là trường hợp đặc biệt, cần có những quy định ưu tiên hơn đối với các vấn đề khác. cần cân nhắc kỹ vấn đề này.

7. Báo cáo thứ 7. Phần hình sự trong khung Hiệp định tương trợ tư pháp. Báo cáo do Phó tiến sỹ Uông Chu Lưu trình bày, bao gồm các nội dung cơ bản như: nghĩa vụ truy tố hình sự, thủ tục tiến hành uỷ thác truy tố hình sự, chuyển giao vật chứng liên quan đến tội phạm, thông báo về bản án và án tích...

- ý kiến của đồng chí Hoàn (vụ pháp luật): đồng ý với đồng chí Lưu về quan điểm, chỉ truy tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của nước, nơi xảy ra hành vi đó, quy định là phạm tội. Riêng khái niệm truy tố hình sự có lẽ chỉ dùng cho cơ quan như viện kiểm sát, còn khái niệm truy cứu hình sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự là chức năng thuộc cơ quan khởi tố, điều tra, xét xử ... Nên chăng ta thống nhất dùng truy cứu trách nhiệm hình sự thì hợp lý hơn cả.

Đối với vấn đề khởi tố theo đơn yêu cầu của người bị hại, cần phân biệt rõ khởi tố hay truy tố. Vì nếu khởi tố xong rồi sẽ gọi là công tố.

Trong phần hình sự thông thườngbao gồm 3 mảng vấn đề: truy tố, dẫn độ, thhi hành. Nên chăng có cả phần công nhận và thi hành án (quy định ) và hình sự .

Riêng vấn đề xử lý vật chứng, theo pháp luật của ta là trao lại chủ sở hữu. Nhưng pháp luật các nước có đều quyết định như vậy không.

- ý kiến đồng chí Hà Hùng Cường:

Cần làm rõ thêm 1 số vấn đề: chẳng hạn thuật ngữ truy tố hình sự, có lẽ nên dùng truy cứu cho thống nhất .

Đối với vấn đề truy cứu hình sự, nếu pháp luật của 2 nước có quy định khác nhau... thì nên bỏ nghĩa vụ này.

Riêng vấn đề chuyển giao người bị kết án; các nước XHCN trừ Việt Nam, triều tiên không tham gia đã có công ước Beclin năm 1978, nên họ không đặt vấn đề công nhận bản án hình sự mà chỉ đặt vấn đề thi hành bản án đó ra sao. Ta cần cân nhắc trong tương lai có nên ký kết chương này không (nhất là với các nước khối XHCN, riêng với Lào, Campuchia thì có thể được.

Trong khi xây dựng khung Hiệp định về vấn đề này, đồng chí Lưu có nêu khái niệm bản án buộc tội nên hiểu nó như thế nào.

III: Kết thúc hội thảo:

Đồng chí Hà Hùng Cường Phát biểu kết luận:

1. Hội thảo đã đề cập đến những vấn đề lớn trong 1 hiệp ước (tạm gọi là như vậy) TTTP, bao gồm các báo cáo của các đồng chí. Kết quả, qua bình luận ở hội thảo trước và việc báo cáo xây dựng 1 khung Hiệp định ở buổi hôm nay, có thể tiến hành xây dựng 1 khung HDTTTP hoàn chỉnh.

2. Phần lớn các ý kiến cho thấy, các HĐ ta đã ký kết với các nước XHCN, trên tinh thầnước hữu nghị, anh em, quan hệ chặt chẽ. Ngoài 1 Hiệp định đã ký tắt với Mông cổ không biết trong tương lai có còn ký với nước XHCN nào nữa hay không (riêng HĐTTTP ký với CHDC Đức đến nay vẫn chưa có hiệu lực).

3. Trong tương lai, việc mở rộng ký kết các HDTTTP với các nước ngoài XHCN là yêu cầu cấp bách, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công dân ta và phát triển quan hệ đối ngoại trên tinh thần đổi mới, nhất là ở nước mà có công dân của ta làm ăn sinh sống, học tập, lao động ... Ta có thể chủ động tham gia HĐ song phương, đa phương về vấn đề TTTP. Các HU ký kết sẽ liên quan nhiều vấn đề trong đó có phần quy định các nguyên tắc chung (của đồng chí Phú); phần THA (của đồng chí Hiệp)... Riêng với các nước XHCN thì đã rõ.Song với các nước TBCN thì ta sẽ ký kết với mô hình như thế nào.

Phần hình sự - dẫn độ của đồng chí Lưu và đồng chí Tuấn là tương đối rắc rối. Cần cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề này khi xây dựng 1 hiệp ước khung, có lường trước sẽ ký kết với các nước TBCN (nhất là các quy định về tội phạm của 2 hệ thống TBCN và XHCN có nhiều bất đồng). Vì vậy, mong các đồng chí có sự nhìn nhận rộng hơn, có phương án dự trù cho nhiều tình thế khác nhau.

4. Về cụ thể, sơ bộ đánh giá, qua báo cáo và phát biểu tại hội thảo này, nổi lên 1 vài ý kiến còn chưa thống nhất, chẳng hạn về thuật ngữ (cư trú, thường trú... )công nhận và xác nhận... Xin lưu ý thêm; với vấn đề thường trú (trong báo cáo đồng chí Long) đối với vợ chồng có cùng nơi thường trú, thì pháp luật áp dụng là của cả 2 nước, nếu họ lại không cùng 1 quốc tịch hay dùng ngôn ngữ chứ không dùng tiếng nói trong báo cáo đòng chí Phú; phần hợp đồng (trong báo cáo đồng chí Ngọc)cần tham khảo thêm Pháp luật của tư bản về vấn đề này...

 

 

mục v - phụ lục

i/ quy định chung

 

Nội dung

Liên xô- Bungari (16điều)

Liên xô- Balan (18 điều)

Liên xô Mông cổ (15 điều)

 

Bảo hộ pháp lý và tương trợ tư pháp

- Quyền bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản như nước ký kết kia.

- Có quyền tự do và không bị cản trở khi liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền nước kia về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự theo cùng điều kiện như công dân nước kia.

- Quy định của Hiệp định này cũng áp dụng tương ứng đối với các pháp nhân.( điều 1-2 )

( sau khi bổ sung):

- Quy định như ký với Bun:

- Quyền bảo hộ pháp lý như công dân nước ký kết kia.

- Quyền tự do và không bị cản trở.

- về các lĩnh vực dân sự gia đình và hình sự theo cùng điều kiện (như ký với Bun điều 1-2)

Công dân pháp nhân hưởng quyền bảo hộ pháp lý như công dân các nước kia về vấn đề nhân thân và tài sản.

- Có quyền tự do và không bị cản trở khi liên hệ với toà án, viện kiểm sát, cơ quan công chứng (gọi chung là cơ quan tư pháp) và các cơ quan khác về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự (điều1-2)

2

Trình tự

liên hệ

Các cơ quan tư pháp liên hệ với nhau thông qua các cơ quan trung ương của mình.

- Các cơ quan liên hệ với nhau thông qua các cơ quan trung ương của mình

- Các cơ quan tư pháp liên hệ với nhau thông qua các cơ quan trung ương của mình

3

Phạm vi và hình thức tương trợ

- Thực hiện các uỷ thác về tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt (đ.4)

- yêu cầu ghi rõ trong giấy uỷ thác (6 điểm) (đ. 5)

- Thực hiện các uỷ thác về tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt (đ.2)

- yêu cầu giấy uỷ thác (đ.5,6)

- Thực hiện các uỷ thác về các hành vi tố tụng riêng biệt (đ.4)

- Lập các giấy tờ theo trình tự tương trợ tư pháp (đ.5)

- giấy uỷ thác tương trợ tư pháp cần nêu rõ các yêu cầu cụ thể (đ.6)

4

Trình tự thực hiện uỷ thác

1. áp dụng Pháp luật nước được yêu cầu. Tuy nhiên có thể áp dụng các quy phạm tố tụng của nước kia khi có yêu cầu nếu không trái với Pháp luật của nước mình.

2. Nếu không có thẩm quyền (đ.6) thực hiện uỷ thác thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền

3. áp dụng các biện pháp xác minh địa chỉ

4 Theo yêu cầu thông báo về địa điểm thời gian thực hiện uỷ thác.

5. Thông báo lý do không thực hiện và gửi trả lại các giấy tờ

1. áp dụng Pháp luật nước mình. Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế như khi áp dụng các uỷ thác của cơ quan mình.

2. Theo yêu cầu áp dụng các quy phạm tố tụng của nước uỷ thác nếu không trái với Pháp luật nước mình.

3. Chuyển uỷ thác cho cơ quan có thẩm quyền

4. Thông báo về địa diểm và thời hạn thực hiện các hành vi

5. Như ký với Bun

1-2 quy định như ký với Bun.

3. thông báo thời gian và địa điểm thực hiện uỷ thác

4. Sau khi thực hiện uỷ thác, gửi trả lại giấy tờ cho cơ quan uỷ thác nếu không thực hiện được uỷ thác thì thông báo cả các tình tiết cản trở việc thực hiện uỷ thác (đ.7)

5

Quyền bất khả xâm phạm của người làm chứng và giám định viên

- Người làm chứng và giám định viên không kể mang quốc tịch nước nào.

- Thời hạn 7 ngày kể từ ngày được thông báo, nếu không rời lãnh thổ yêu cầu sẽ mất quyền này (đ.7)

1. Khi cần thiết gọi đến làm chứng và giám định.

2. Giấy mời đến toà không quy định phạt khi vắng mặt.

3. Như ký với Bun

4. Thời hạn 1 tháng

5. Quyền đòi trước các khoản chi phí (có sửa đổi)

Quy định như ký với Bun (đ.8)

6

Tống đạt giấy tờ

1. Tống đạt theo Pháp luật nước được yêu cầu nếu giấy tờ tống đạt lập bằng tiếng nước này hoặc có bản dịch. Ngược lại chỉ tống đạt khi người nhận tự nguyện.

- áp dụng các biện pháp để tìm địa chỉ đúng. Nếu vẫn không tìm cơ quan được yêu cầu thông báo và gửi trả lại giấy tờ (đ.8)

2. Xác nhận tống đạt giấy tờ (đ.9)

3. Tống đạt cho công dân nước mình thông qua đại diện ngoại giao hay lãnh sự

- Không được áp dụng các biện pháp cưỡng chế (đ.10)

(điều 8 quy định như ký với Bun

- Chứng cứ tống đạt giấy tờ

+ giấy xác nhận tống đạt giấy tờ - có chữ ký của người nhận, ngày tháng nhận.

+ hoặc giấy chứng nhận của cơ quan được yêu cầu (đ.9)

- Thẩm quyền của đại diện ngoại giao hay lãnh sự (có sửa đổi điều 10)

- Có quyền tống đạt cho công dân của mình

- Khi tống đạt hay lấy lời khai cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế (đ10)

1. Nước được yêu cầu tống đạt theo Pháp luật nước mình nếu giấy tờ tống đạt được lập bằng tiếng nước được yêu cầu hoặc có bản dịch được chưng thực. Ngược lại chỉ tống đạt khi người nhận tự nguyện.

2. Việc xác nhận bản dịch do người phiên dịch hay cơ quan tiến hành hoặc đại diện ngoại giao hay lãnh sự của 1 nước ký kết .

3. Nếu không thể tống đạt theo địa chỉ trong giấy uỷ thác, cơ quan tư pháp được yêu cầu có biện pháp cần thiết để xác minh.

- Nếu không thấy thì thì thông báo và gửi trả giấy tờ (đ.9)

4. Xác nhận tống đạt giấy tờ (đ.10)

5. Tống đạt cho công dân nuớc mình (đ11) như ký với Bun

7

Chi phí khi thực hiện tương trợ tư pháp

1. Nước nào chi phí khi thực hiện uỷ thác trên lãnh thổ nước mình thì nước ấy chịu, không được yêu cầu đòi nước kia trả.

2. cơ quan được yêu cầu thông báo tổng số chi phí cho cơ quan yêu cầu, nếu đòi được từ người phải trả thì tiền này thuộc về nước đã thu (đ.11)

Tất cả các chi phí về thực hiện uỷ thác tư pháp do nước được yêu cầu chịu (đ.13)

Không quy định

1-2 quy định như ký với Bun (đ.13)

8

Hiệu lực giấy tờ

- Chuyển giấy tờ từ trích lục sổ hộ tịch

1. Giấy tờ được lập hoặc được chúng thực hợp thức trên lãnh thổ nước này có giá trị sử dụng trên lãnh thổ nước kia mà không cần phải hợp pháp hoá cũng có giá trị chính thức (đ.12)

2. Theo yêu cầu của cơ quan nước kia, chuyển các giấy tờ trích lục từ sổ hộ tịch không cần dịch và không cần mất tiền.

- Đối với công dân: chuyển yêu cầu của cơ quan nước họ- Cơ quan này thu tiền chi phí theo Pháp luật nước mình và tiền này thuộc Pháp luật nước đã thu.

- chuyển giấy tờ liên quan đến quyền nhân thân tài sản của công dân theo đường ngoại giao không phải dich và không phải trả tiền song cũng khôg phương hại đến các hiệp ước khác (đ.14)

1. Quy định như ký với Bun (đ.15)

2. Quy định như ở đ15 áp dụng với giấy tờ riêng phù hợp với Pháp luật nơi lập giấy (đ16)

3. Quy định như ký với Bun (đ.18)

4. Các trích lục và bản sao giấy tờ cần phải được cơ quan lập hay ban hành hoặc công chứng Nhà nước chứng thực. Quy định này không áp dụng đối với các giấy tờ sao của toà án về các vấn đề gửi thực hiện uỷ thác (đ.17)

( có sửa đổi- Như giấy tờ chính thức)

1. Việc chứng nhận giấy tờ.

Giấy tờ được lập hợp pháp và hợp thúc, đúng thẩm quyền có đóng dấu quốc huy ở nước này được tiếp nhận trên lãnh thổ nước kia mà không cần chưng nhận nào khác.

2. Giấy tờ được coi là chính thức trên lãnh thổ nước này sẽ có giá trị chính thức trên lãnh thổ nươc kia (đ.12)

(không quy định chi tiết như thế)

mà chỉ quy định:

1. Theo yêu cầu chuyển cho nhau các giấy tờ theo đường ngoại giao.

(không quy định chi tiết như thế (ở phần riêng)

2. Các giấy tờ liên quan đến các quyền và lợi ích cuả công dân nói trên không mất tiền và không phải dịch (đ.34)

9

Tiếng nói

Tiếng Nga hoặc tiếng Bun (đ.16)

Tiếng Nga hoặc tiếng Balan (đ.4)

Tiếng Nga hoặc tiếng Mông cổ (đ.15)

10

Thông tin về Pháp luật

Bộ tư pháp và viện kiểm sát Liên xô và Bộ tư pháp viện trung ương Bun thông báo cho nhau về Pháp luật hiện hành và đã có hiệu lực trên lãnh thổ nước mình (đ.15)

(có sửa đổi)

- Bộ tư pháp viện kiểm sát Liên xô và Bộ tư pháp viện kiểm sát trung ương Balan thông báo cho nhau về Pháp luật hiệnước hành nay đã có hiệu lực ở nước mình và các vấn đề toà án cơ quan áp dụng Pháp luật kiểm sát và công chứng Nhà nước (đ.14)

Bộ tư pháp Liên xô và Bộ tư pháp Mông cổ thông báo cho nhau (theo yêu cầu của nhau) về Pháp luật hiện hành và đã có hiêụ lực ở nước mình (đ.14)

II/ các quy định chung về án dân sự và gia đình

tt

Nội dung

Liên xô Bun (43 điều)

Liên xô Balan (51 điều)

Liên xô Mông cổ (37 điều)

 

Quy chế nhân thân và Luật gia đình

Năng lực hành vi

- Xác định theo pháp Luật của nước mà người đó là công dân .

- Khi ký kết các hợp đồng nhỏ sinh hoạt hàng ngày, năng lực hành vi xác định theo Pháp luật nước nơi thực hiện ký kết hợp đồng (đ.17)

Năng lực pháp lý và năng lực hành vi

1. Của người: xác định theo Pháp luật của nước mà người đó là công dân như ký với Bun

2. Của pháp nhân: theo Pháp luật của nước nơi thành lập pháp nhân (có sửa đổi) (đ.22)

- Xác định theo Pháp luật mà người đó là công dân (đ.24)

(không quy định như ký với Bun)

2

Công nhận mất tích hay chết- xác định sự kiện chết

1. thẩm quyền thuộc về nước mà người đó là công dân vào lúc còn sống.

2. Theo yêu cầu cơ quan nước kia có thể công nhận.

3. Thực hiện theo Pháp luật nước mình

Khoản 1-2-3 quy định như ký với Bun (đ.27)

khoản 4 thêm

- quyết định do nước kia tuyên có thể bị huỷ bỏ hoặc huỷ bỏ nếu ở nước họ cơ quan có thẩm quyền đã công nhận theo Pháp luật nước họ (đ.27)

1.2.3 quy định như khoản 1,2,3 điều 18 của Hiệp định Liên xô Bun (đ.29)

3

Tước mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi

1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng Pháp luật nước mà người đó là công dân (đ.19)

2. Nếu cơ quan nước kia thấy có cơ sở để tước năng lực hành vi công dân nước này thì thông báo cho cơ quan mà họ là công dân biết.

3. Trong thời hạn 3 tháng, nếu cơ quan đó không thực hiện thì cơ quan nước kia sẽ tiến hành thủ tục tước năng lực hành vi đối với người này nếu cơ sở để tước cũng quy định trong pháp Luật của nước mà người bị tước là công dân .

4. Thông báo và có biện pháp bảo vệ người đó và tài sản của họ (đ.22)

- Quy định trên cũng áp dụng đối với việc hạn chế năng lực hành vi (đ.21)

Tước năng lực hành vi (như ký với Bun)

( quy định như ký với Bun đ.24)

Trong trường hợp cấp thiết cơ quan nước nơi người thường trú bị tước thường trú hay tạm trú mà là công dân của nước kia, có thể tự mình áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đó và tài sản của họ (đ.25)

- Quy định trên cũng áp dụng cho việc huỷ bỏ việc tước năng lực hành vi (đ.26)

Không quy định

4

Kết hôn- hình thức kết hôn

- Hình thức kết hôn xác định theo Pháp luật nước ký kết nơi tiến hành kết hôn (đ.22)

(chỉ quy định hình thức kết hôn)

Kết hôn được tiến hành theo Pháp luật của nước nơi kết hôn. Để công nhận kết hôn của công dân nước này trên lãnh thổ nước kia phải tuân theo hình thức đó Pháp luật mà người kết hôn là công dân quy định (đ.28)

Không quy định

5

Quan hệ Pháp luật về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng

1. Cùng quốc tịch cùng có nơi thường trú ở nước khác thì xác định theo pháp Luật của nước nơi họ thường trú.

2. Cùng quốc tịch nhưng mỗi người cư trú ở 1 nước- Xác định theo Pháp luật của nước , mà họ là công dân .

3. Khác quốc tịch khác nơi cư trú- xác định theo pháp Luật của nước nơi mà họ cư trú chung cuối cùng.

4. thẩm quyền: (1,2,3) cơ quan của nước nơi pháp Luật cần áp dụng (đ.23)

Tất cả các khoản 1 và 4 quy định như ký với Bun (đ.29)

Không

6

Ly hôn

1. Vào thời điểm đưa đơn vợ chồng là công dân nước nào thì cơ quan nước đó có thẩm quyền giải quyết. Nếu cùng cư trú ở nước kia thì cơ quan nước kia cũng có thẩm quyền .

(Bổ sung mới 30/A - 30/B)

1. áp dụng Pháp luật của nước mà vợ chồng là công dân khi đưa đơn.

2. áp dụng Pháp luật

công nhận quyết định về việc xin ly hôn và công nhận hôn nhân vô hiệu (đ.25)

- quyết định của nước kia tuyên đã có hiệu lực pháp Luật kể cả

7

quan hệ pháp Luật giữa vợ chồng và con cái

1. Xác định theo pháp Luật của nước nơi họ có nơi cư trú chung

2. Nếu bố mẹ và con có nơi cư trú khác nhau thì xác định theo pháp Luật của nước ký kết nơi đứa trẻ là công dân

3. Về truy nhận cha hoặc mẹ và xác nhận ngày sinh của con họ được giải quyết phù hợp với pháp Luật của nước mà đứa con là công dân khi sinh ra

4. Quan hệ pháp Luật giữa con ngoài giá thú và cha hoặc mẹ nó được xác định theo pháp Luật nước nơi đứa trẻ là công dân

5. Nếu đứa trẻ là công dân nước này nhưng cư trú trên lãnh thổ nước kia thì áp dụng pháp Luật của nước nơi có lợi cho đứa trẻ nhiều nhất.

Trường hợp quy định ở khoản 3 cơ quan ở nước nơi họ có hoặc đã có nơi cư trú hoặc tạm trú chung (đ.26)

Quy định như ký với Bun (đ.31)

Bổ sung thêm 2 khoản (3,4)

- khoản 3 như khoản 5 ký với Bun

- khoản 4 về các vụ đòi cấp dưỡng- áp dụng theo pháp Luật nơi người đòi đang sống (đ.21)

không quy định

quy định như ký với Bun (đ.32)

- Nơi cư trú hoặc tạm trú chung cuối cùng

khoản 3 điều 31

- quy định đ.34-35 cũng áp dụng với việc huỷ bỏ

 

 

1. xác định cha cho con theo đúng pháp Luật của nước mà đứa trẻ là công dân khi sinh ra (đ.26)

2. Đối với con ngoài giá thú- Bố mẹ khác quốc tịch - xác định theo pháp Luật của nước nơi đứa trẻ là công dân (đ.27)

3. thẩm quyền: theo nguyên tắc của điều 26.

Nếu nguyên đơn và bị đơn có cùng nơi cư trú ở một nước kia thì cơ quan tư pháp của nước đó cũng có thẩm quyền (đ.28)

 

9

Giám hộ và trợ tá

1. xác định theo thẩm quyền của nước mà người cần được giám hộ trợ tá là công dân, khi Hiệp định này không quy định khác.

2. điều kiện chỉ định giám hộ và trợ tá và huỷ bỏ chúng xác định theo pháp Luật của nước mà người cần được giám hộ hay trợ tá là công dân .

3. quan hệ Pháp luật giữa người giám hộ trợ tá và người cần được giám hộ, trợ tá xác định theo pháp Luật của nước mà có cơ quan chỉ định giám hộ hay trợ tá

4. Nghĩa vụ tiếp nhận giám hộ hay trợ tá áp dụng pháp Luật của nước mà người giám hộ hay trợ tá là công dân

5. Người giám hộ hay trợ tá là công dân của 1 nước có thể chỉ định công dân nước kia nếu họ đang sống ở nước nơi sẽ thực hiện giám hộ hay trợ tá (đ.27)

6.áp dụng các biện pháp tạm thời cần thiết (đ.28,29)

7. Cơ quan nhận giám hộ hay trợ tá áp dụng pháp Luật nước mình, song vấn đề về năng lực pháp lý và năng lưc hành vi áp dụng pháp Luật nơi người được giám hộ hoặc trợ tá là công dân

- Cơ quan đã nhận giám hộ hay trợ tá không có quyền ra quyết định về các vấn đề liên quan đến các quy chế nhân thân của người được giám hộ hay trợ tá (đ.29)

1. Các vấn đề về giám hộ người chưa thành niên do pháp luật và cơ quan của người chưa thành niên quy định

- Nếu người đó cư trú ở nước kia thì cơ quan nước đó cũng có thẩm quyền căn cứ theo pháp luật nước mình giải quyết khi nước mà họ là công dân chưa thiết lập việc giám hộ (đ.37)

2. có thể yêu cầu tiếp nhận giám hộ để tiếp tục thực hiện giám hộ hoặc chỉ định giám hộ để bảo quản tài sản (đ.38)

3. Cơ quan giám hộ thực hiện giám hộ đối với người và bất động sản của người đó không phụ thuộc người đó ở đâu hay tài sản đó ở đâu (đ.39)

4. quy định của các điều 37-39 áp dụng tương ứng đối với việc trợ tá và giám hộ, đối với người bị mất năng lực hành vi

1. thẩm quyền thuộc nước mà người được giám hộ và trợ tá là công dân

2.3 như (3), (4) ký với Bun (đ.30)

- chuyển giám hộ hay trợ tá cho cơ quan nước ký kết kia trong trường hợp người được giám hộ hay trợ tá thường trú hay tạm trú có tài sản ở nước kia (k2, đ32)

quy định như ký với Bun (d.31)

khoản 2 điều 32 quy định như ký với Bun

10

Các nghĩa vụ nảy sinh do gây thiệt hại

không quy định

1. trách nhiệm về các nghĩa vụ nảy sinh do gây thiệt hại được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi nghĩa vụ đó là cơ sở để bồi thường thiệt hại.

2. Nếu nguyên đơn và bị đơn cùng là công dân của 1 nước ký kết được áp dụng pháp luật của nước này (điều mới bổ sung 41/A

không quy định

11

Thừa kế

1. Nguyên tắc bình đẳng: của công dân 2 nước ký kết đối với việc lập hoặc huỷ bỏ di chúc, các quyền về thừa kế theo cùng những điều kiện (đ.31)

2. Quyền thùa kế:

- Đối với động sản theo pháp luật của nước mà người để lại thùa kế là công dân lúc chết.

- Đối với bất động sản- theo pháp luật của nước nơi có bất động sản (đ.32)

3. chuyển thùa kế cho Nhà nước: động sản

bất động sản

theo nguyên tắc nêu ở điều 32 (đ.33)

4. Di chúc: khả năng lập hoặc huỷ bỏ di chúc xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di chúc là công dân vào lúc thể hiện ý chí.

- hình thức di chúc hoặc theo pháp luật nơi lập di chúc hoặc theo pháp luật nước mà người để lại di chúc là công dân vào thời điểm chết (đ.34)

5. thẩm quyền

- Về động sản: - cơ quan nước mà người để lại thùa kế là công dân .

- Về bất động sản: cơ quan nước nơi có bất động sản.

- Nếu tất cả động sản thừa kế nằm trên nước kia, theo yêu cầu và được tất cả những người thùa kế đồng ý trường hhợpì cơ quan nước này cũng có thẩm quyền (đ.35)

6. Thông báo về việc người để lại thừa kế chết (đ.36)

- Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự của nước mà người để lại thừa kế là công dân

7. thẩm quyền của đại diện ngoại giao về lãnh sự (đ.37)

8. Công bố di chúc.

- do cơ quan của nước nơi có di chúc tiến hành

- Nếu người để lại di chúc là công dân nước kia gửi bản sao về công bố di chúc và gửi biên bản về công bố di chúc cho cơ quan có thẩm quyền của nước đó (đ.38)

9. Các biện pháp bảp quản thừa kế (đ.39)

10. chuyển giao thừa kế thông qua đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự

điều kiện:- Sau khi đảm bảo hay thanh toán tất cả các khoản nợ theo thời hạn quyết định của pháp Luật nước nơi có thừa kế

- Sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu cần thiết) (đ.40)

1. Nguyên tắc bình đẳng:

(như ký với Bun mới bổ sung thêm đ41/B)

2. Quyền thùa kế

(như ký với Bun đ.42)

3. Tài sản không có ngưòi nhận:

quyết định như ký với Bun (đ.43)

4. Hình thức di chúc

- Hình thức di chúc xác định theo pháp Luật của nước mà người để lại di chúc là công dân lúc mới lập di chúc

- Tuy nhiên cũng đủ khi tuân theo pháp Luật của nước nơi lập di chúc (đ.44)

(như ký với Bun)

không quy định

5. thẩm quyền (như ký với Bun)

thêm khoản 4:

quy định của điều này được áp dụng tương ứng với tranh chấp vè thừa kế (đ.45)

( như quy định với Mông cổ)

 

 

(quy định như ký với Bun k2 được 46)

thông qua cơ quan lãnh sự của nước mà người để lại di chúc là công dân (k2, đ46)

đ.48- 49 quyết định như ký với Bun

Mở và công bố di chúc

 

(như ký với Bun)

 

 

 

(như ký với Bun đ.47)

quy định như ký với Bun (đ.46)

khoản 4 đ.36

theo yêu cầu không có điều kiện

chuyển giao thừa kế như ký với Bun kèm theo các điều kiện (đ.50)

Thêm quy định

việc chuyển tiền tiến hành phù hợp với pháp Luật hiện hành về đối thoại trên lãnh thổ các nước ký kết (đ.50)

 

Nguyên tắc bình đẳng:

quy định như ký với Bun (đ.35)

2. Quyền thừa kế: quy định như ký với Bun (đ.36)

3 Tài sản không có người nhận.

Nội dung quy định nhhư chuyển thừa kế cho Nhà nước ký với Bun (đ.37)

chú ý: tên khác

4. Di chúc: quy định như ký với Bun (đ.38)

5. Thẩm quyền : khoản 1,2 và 4 quy định như ký với Bun

Thêm khoản 3: quy định thẩm quyền giải quyết đối với cả các tranh chấp về thừa kế (nguyên tắc áp dụng tương tự nhhư khoản 1 và 2 (đ.39)

6. Thông báo về việc chết: như ký với bun

7. Thẩm quyền của cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự trong việc tố tụng về thừa kế.

quy định như ký với Bun (đ.41)

8.Mở và công bố di chúc

quy định như ký với Bun (đ.42)

9. Các biện pháp bảo quản thừa kế:

- cơ quan của cả 2 nước đều có biện pháp bảo quản thừa kế nằm trên lãnh thổ nước mình, theo pháp Luật nước mình.

- Thông báo cho nhau qua cơ quan ngoại giao hay lãnh sự về các biện pháp thực hiện (đ.43)

10. chuyển giao thừa kế:

điều kiện :- cơ quan ông chứng Nhà nước nếu theo pháp Luật nước nơi có tài sản thừa kế yêu cầu, gọi các chủ nợ của người để lại thừa kế để thông báo trước 3 tháng các yêu cầu của họ.

- Tất cả các khoản thuế thừa kế và các đòi hỏi khác được bảo đảm trả hoặc thanh toán

- Có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (đ.44)

12

án phí

1. Miễn cước án phí (đ.41)

2. ưu đãi trong tố tụng

- miễn án phí và các khoản thuế

- giúp đỡ pháp luật không mất tiền

theo cùng điều kiện và mức độ của công dân nước kia (đ.42)

3. Các thủ tục xin hưởng ưu đãi (đ.43,44,45)

4. Thẩm quyền cấp giấy tờ:

- các cơ quan nơi người muốn xin thường trú hoặc tạm trú đại diện ngoại giao hay lãnh sự

5. không quy định như ký với Balan

1. Miễn cước án phí như ký với Bun (đ.19)

- Thêm quy định (k2) áp dụng đối với cả pháp nhân.

2. Miễn án phí theo từng nguyên tắc và mức độ như công dân nước mình (đ.20)

(cũng không quy định về giúp đỡ pháp luật )

3. Thủ tục xin hưởng ưu đãi: (k1, đ.21)

(k2, đ.21)

4. Thẩm quyền: như quy định ký với Bun (k4, đ20)

5. Đồng thời với đơn xin hưởng miễn án phí có thể gửi đơn kiện khác (k3, đ.21)

1. quy định về miễn cước án phí như ký với Bun (đ.16)

không quy định về giúp đỡ pháp luật

không mất tiền như ký với Bun

2. Miễn án phí và các khoản đặt cọc theo cùng điều kiện như công dân nước mình (đ.21)

5. Giấy tờ, thủ tục xin (đ22,23)

điều 22,23

Thẩm quyền (điều 22)

quy định như ký với Bun

5. không quy định như ký với Balan

13

công nhận và thi hành các quy định về di sản và gia đình

1. Các quyết định đã có hiệu lực không mang tính chất tài sản

đ/k:- Nơi cần công nhận hoặc trước đó đã ra quyết định hoặc đã có hiệu lực

- Nếu theo Hiệp định này vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng của cơ quan nước đó (đ.46)

2. Các quyết định đã có hiệu lực pháp Luật mang tính chất tài sản

điều kiện :

1.- Các quyết định đã tuyên về quan hệ pháp lý này sau khi Hiệp định ký năm 1957 có hiệu lực.

2. Phần các bản án liên quan bồi thường thiệt hại do tội phạm gây nên (đ.47)

3. các thủ tục xin phép cho thi hành cácquyết định

(đ. 48,49)

4. áp dụng pháp Luật :

- pháp Luật của nước nơi thi hành quyết định (đ 50,51)

5. Thông báo: Toà án xem xét yêu cầu cho phép thi hành thông báo cho Bộ tư pháp nước kia về quyết định đã tuyên (đ.50)

6. Từ chối công nhận và thi hành nếu:

a/ Bị đơn vắng mặt trong tố tụng do tống đạt không kịp thời và không phù hợp.

b/ Quy định có mâu thuẫn với quyết định đã tuyên trước đó đã có hiệu lực pháp lý về cùng vụ đó.

c/ Theo Hiệp định vụ việc thuộc thẩm quyền riêng của nước cần công nhận và thi hành (đ.52)

 

(điều cũ)

1. công nhận các quyết định về lập, huỷ bỏ và công nhậ hôn nhân vô hiệu nếu toà án nước kia trước đó chưa tuyên một quyết định về vấn đề đó có hiệu lực Pháp luật (đ.51)

Sau đổi thành nội dung mới.

công nhận về các vấn đề không mang tính chất tài sản

(như ký với Bun)

2. công nhận về vấn đề mang tính chất tài sản

điều kiện :

1. Các quyết định tuyên cũng như hoà giải và quyết định của cơ quan công chứng Nhà nước về các vấn đề nảy sinh sau khi Hiệp định này có hiệu lực

2. Như ký với Bun (đ.52)

3. điều kiện công nhận quyết định

- cơ quan có thẩm quyền xác định quyết định có hiệu lực Pháp luật

- phù hợp với Hiệp định không thuộc thẩm quyền riêng của nước nơi quyết định thi hành

- Một trong 2 bên đương sự không bị mất khả năng bảo vệ khi vắng mặt phải có đại diện hợp pháp.

- Quy định không mâu thuẫn với các quy định trước đó về cùng vụ việc cùng đương sự.

- khi tuyên quyết định áp dụng Pháp luật nước kia trường hợp Pháp luật đó không mâu thuẫn về thực chất với Pháp luật nước này (đ.55)

4. thủ tục giấy tờ trình tự cho phép thi hành (đ54,55)

5. Bổ sung 2 điều mới 56/A, 56/B

- Toà yêu cầu đương sự giải thích thêm.

- Sự thay đổi quyết định từ cơ quan đã ra quyết định

6. quyền bày tỏ phản đối của bị đơn

chú ý : không có điều khoản riêng về từ chối công nhận và thi hành.

1. hai nước ký kết công nhận và thi hành các quyết định về các vấn đề di sản gia đình và hình sự giám hộ trợ tá đã tuyên trên lãnh thổ nước kia về các quan hệ pháp lý nảy sinh sau khi hoạt động có hiệu lực

- Các bản án phần liên quan đến bồi thường thiệt hại đã có hiệu lực Pháp luật (đ.45)

2. Thực hiện các quyết định về các vấn đề di sản và hôn nhân gia đình (thủ tục giấy tờ Đ 46,47,48)

chú ý không quyết định mang tính tài sản hay khôngmang tính tài sản

 

 

 

(đ46,47 như ký với Bun)

 

 

 

 

 

(đ.48 như ký với Bun)

 

 

 

 

 

 

Không quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. pháp lý áp dụng Pháp luật của nước nơi cần thi hành (về trình tự và án phí đ.49,50)

4. Từ chối công nhận và thi hành

a/ như (a) (b) ký với Bun (đ.51)

không Quy định như â ký với Bun

 

 

14

Thi hành quyết định về án phí

1. điều kiện : theo Quy định của điều 41 được miễn cước án phí và các khoản chi phí khác (đ.54)

2. thủ tục các giấy tờ xin phép thi hành (đ.55)

3. Trình tự giải quyết

4.không Quy định như ký với Mông cổ

1. Quy định như ký với Bun (đ.57)

 

 

 

2. Thủ tục như ký với Bun (đ.58)

3. Trình tự giải quyết như ký với Bun (đ.59)

4 Quy định như ký với Mông cổ (k.2 đ. 58, k.2 đ.59)

1. Quy định như ký với Bun (đ.17)

 

 

 

2. Nhu ký với Bun

(đ.18)

3. Trình tự giải quyết như ký với Bun (đ.19)

4. Xác lập chi phí dịch, lập hồ sơ, chứng nhận (đ.20)

 

15

chi phí liên quan đến các quyết định của toà án

- Theo Pháp luật của nước nơi thi hành quyết định (đ.61)

Theo trình tự của nước nơi thi hành quyết định (đ.61)

- Theo Pháp luật của nước nơi thi hành quyết định (đ.50)

16

chuyển đồ vật và chuyển tiền

- áp dụng Pháp luật của nuớc nơi tiến hành chuyển đồ vật và chuyển tiền (đ.59)

tiến hành phù hợp với các Quy định về chuyển đồ vật và chuyển tiền của nước nơi thực hiện quyết định (đ.60)

không Quy định

17

Thoả thuận hoà giải tại toà án

Những Quy định của các điều 46- 52 cũng áp dụng đối với việc thoả thuận tại toà án (đ.53)

Chú ý; không có điều khoản riêng như ký với Bun và mông cổ, chỉ nói đến phần thi hành các thoả thuận hoà giải tại toà án nếu có điều kiện để công nhận (k.2 đ.54)

- Các Quy định của các điều 45-51 Hiệp định này về quyết định của toà án được áp dụng đối với việc thoả thuận hoà giải tại các cơ quan tư pháp (đ.52)

 

Nội dung

Liên xô Bungari (21 điều)

Liên xô Balan (25 điều)

Liên xô Mông cổ (21 điều)

1

nghĩa vụ dẫn độ

- Theo yêu cầu có nghĩa vụ dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án

điều kiện : Theo Pháp luật của cả 2 nước, hành vi phạm tội bị xử tù từ 1 năm trở lên hoặc thi hành án với thời hạn 1 năm trở lên (đ.60)

- Theo yêu cầu dẫn độ cho nhau ... (không có từ nghĩa vụ )

điều kiện : theo Pháp luật của cả 2 nước, hành vi phạm tội bị xử phạt tù từ 1 năm trở lên (không nói về thời hạn thi hành như ký với Bun đ.62)

1. Quy định như ký với Bun

2. điều kiện : Theo Pháp luật của cả 2 nước, hành vi phạm tội bị xử phạt tù từ 1 năm trở lên (đ.53)

(không nói rõ thời hạn thi hành án như Quy định ký với Bun)

2

Từ chối dẫn độ

1. là công dân nước được yêu cầu

2. Theo Pháp luật nước được yêu cầu không thể truy cứu hoặc thi hành án vì lý do thời hiệu hoặc lý do khác.

3. Trên lãnh thổ nước được yêu cầu tội phạm đó đã bị tuyên án, bản án đã có hiệu lực hoặc đã đình chỉ tố tụng.

4. Tội phạm đã hoàn thành trên lãnh thổ nước được yêu cầu

5. Theo Pháp luật của cả 2 nước, tội phạm bị truy cứu theo thủ tục truy tố (đ.61)

điều kiện :

1. là công dân nuớc được yêu cầu (đ.63)

3(b) như Quy định với Bun

4.(c) Như quy định với Bun.

2(a) như quy định với Bun.

3(d) Quy định như ký với Bun (đ.64)

điều kiện :

a,b,c,d, nội dung quy định như khoản 1,2,3,4 điều 61 ký với Bun, khoản 1 quy định:

việc truy tố hình sự thuộc thẩm quyền riêng của cơ quan tư pháp nước ký kết được yêu cầu (đ.54)

không có quy định như khoản 5 điều 61 ký với Bun

3

nghĩa vụ truy cứu hình sự

- Theo yêu cầu của nhau, phù hợp với Pháp luật nước mình có nghĩa vụ khởi tố hình sự đối với công dân mình bị tình nghi phạm tội trên lãnh thổ nước kia.

- Thủ tục yêu cầu giấy tờ, chứng cứ thông báo kết quả .

- Tin tức bổ sung (đ 62,64,66)

(theo điều mới 65)

1. nghĩa vụ thực hiện theo yêu cầu của nhau.

2. điều kiện thực hiện nghĩa vụ.

3. Đơn yêu cầu của người bị hại.

4. Người bị thiệt hại từ hành vi phạm tội có thể tham gia vụ án nếu họ có yêu cầu bồi thường thiệt hại (đ.65)

Bổ sung điều mới 65/A

tiến hành yêu cầu thực hiện điều tra (thủ tục, giấy tờ)

- Giấy tờ bổ sung về dẫn độ (đ.67)

Nội dung như quy định ký với Bun (đ.55)

- yêu cầu về dẫn độ (đ.57)

- tin tức bổ sung (đ.53)

(như ký với Bun)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

hình sự

4

Trình tự liên hệ

Các vấn đề về dẫn độ và khởi tố hình sự do viện kiểm sát hoặc Bộ tư pháp Liên xô, viện kiểm sát trung ương hoặc Bộ tư pháp Bungari liên hệ với nhau (đ.63)

 

(Thay điều 79) Các vấn đề về dẫn độ, thực hiện truy cứu hình sự và quá cảnh do viện kiểm sát tối cao hoặc Bộ tư pháp Liên xô và viện kiểm sát tối cao hoặc Bộ tư pháp Balan liên hệ với nhau (đ.79)

Các vấn đề dẫn độ và khởi tố hình sự do viện kiểm sát Liên xô liên hệ với viện kiểm sát Mông cổ (đ.56)

5

Bắt giữ để dẫn độ

Theo yêu cầu nước được yêu cầu áp dụng ngay các biện pháp bắt giữ để bắt giữ người bị dẫn độ ( đ.65)

2. Bắt giữ trước khi nhận được đơn yêu cầu dẫn độ (đ.67)

1. Như quy định ký với Bun (đ.68)

2. như quy định ký với Bun (đ.69)

1. Như quy định ký với Bun (đ.59)

2. Như quy định ký với Bun (đ.60)

6

Trả lại tự do cho ngưòi dẫn độ tạm thời

sau 30 ngày thông báo mà nước được yêu cầu công nhận (đ.68)

- Sau 2 tháng

- sau 1 tháng

như ký với Mông cổ

1.sau 2 tháng ( có đơn yêu cầu )

2. sau 1 tháng (không có đơn yêu cầu kể cả việc từ ngày thông báo mà không nhận được uỷ thác dẫn độ (đ.61)

7

Hoãn dẫn độ

- Nếu người bị dẫn độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải chấp hành án do phạm tội trên lãnh thổ nước đưọc yêu cầu - hoãn dẫn độ cho đến khi kết thúc tố tụng thi hành xong án hoặc tha trước thời hạn (đ.69)

quy định như ký với Bun

... Hoãn dẫn độ cho đến khi kết thúc tố tụng hoặc thi hành xong án hoặc trường hợp được ân xá (đ.71)

quy định như ký với Bun (đ.62)

 

 

như ký với Bun

8

Dẫn độ tạm thời

- lý do:- có thể mất thời hiệu điều tra hình sự hoặc gây khó khăn ngiêm trọng đối với điều tra hình sự

- Trả lại ngay người bị dẫn độ tạm thời sau khi tiến hành xong tố tụng (đ.70)

1. lý do:- có thể gây thiệt hại cho tiến hành điều tra hình sự

(không quy định nội dung có thể làm mất hiệu lực)

2. Trả lại ngay người bị dẫn độ tạm thời sau khi kết thúc điều tra sơ bộ hoặc điều tra tại phiên toà (đ.72)

Quy định như ký với Bun (đ.63)

 

 

 

2. Người bị dẫn độ tạm thời có thể trả lại sau khi tiến hành hành vi vụ án hình sự (đ.63)

9

Xung đột các yêu cầu dẫn độ

- Nước được yêu cầu quy định thoả mãn yêu cầu của nước nào (đ.71)

Quy định như ký với Bun (đ.75)

Quy định như ký với Bun (đ.64)

10

Giới hạn truy tố hình sự đối với người bị dẫn độ

1. Không có sự đồng ý của nước được yêu cầu trường hhợpì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị phạt vì tội khác không nói trong yêu cầu dẫn độ.

- Không được chuyển cho nước thứ ba.

2. Không cần sự đồng ý nói trên nếu:

-một tháng trước khi kết thúc truy cứu (điều 79) hình sự chấp hành xong hình phạt hoặc được tha trước thời hạn mà không rời lãnh thổ nước đó.

- Tự ý quay lại nước đó (đ.72)

Quy định như ký với Bun (đ.76)

 

 

 

không có quy định này

1. Quy định như ký với Bun

 

 

 

 

Quy định như ký với Bun (đ.65)

11

Dẫn độ

1. Nước được yêu cầu thông báo ch nước kia thời gian và địa điểm dẫn độ.

- Nếu 15 ngày sau ngày ấn định, nước yêu cầu không nhận người bị dẫn độ được trả tự do. Thời hạn trên có thể được kéo dài thêm 15 ngày nữa (đ.73)

2. Dẫn độ lại

1. Như quy định ký với Bun

 

- Nếu 1 tháng như ký với mông cổ (đ.73)

 

 

 

 

 

dẫn độ lại (đ.74)

1. Như ký với Bun

 

- Nếu 1 tháng sau ngày ấn định nước yêu cầu không nhận được người bị dẫn độ được trả lại tự do (đ.66)

 

 

2. Dẫn độ lại (đ.67)

12

Thông báo kết quả trợ truy tố hình sự

Thông báo cho nhau kết quả truy tố hình sự đối với người bị dẫn độ. Nếu bản án đã có hiệu lực Pháp luật thì gửi bản sao (đ.75)

1. Nước nhận dẫn độ thông báo cho nước dẫn độ về kết quả tiến hành tố tụng hình sự người bị dẫn độ. Trong trường hợp bị tuyên án thì gưỉ bản sao, bản án (đ.75)

Như quy định với Bun (đ.68)

13

Quá cảnh và chi phí cho Dẫn độ quá cảnh

1. Theo yêu cầu cho phép quá cảnh trên lãnh thổ nước mình đối với người bị Dẫn độ cho nước thứ ba. Không có nghĩa vụ cho phép quá cảnh đối với người bị dẫn độ bị từ chối theo quy định này (đ.76)

2. chi phí dẫn độ trên lãnh thổ nước nào nước ấy chịu chi phí quá cảnh do nước yêu cầu chịu (đ.77)

Bổ sung điều mới 77/A

 

quy định như ký với Bun (đ.77)

 

quy định như ký với Bun (đ.77/A)

1. quy định như ký với Bun (đ.69)

14

Dẫn độ người bị giam giữ để lấy lời với tư cách người làm chứng

- Theo đề nghị có thể Dẫn độ tạm thời cho người yêu cầu, nước yêu cầu phải gam giữ người này và sau khi lấy lời khai cần trả ngay người này cho nước được yêu cầu (đ. 78)

(tên gọi khác: chuyển giao tạm thời những người bị bắt giữ)

Nội dung như quy định ký với Bun (đ.81)

1. Quy định như ký với Bun (tên gọi khác)

2. Nếu nggười cần lấy lời khai đang bị giam giữ ở nước thứ ba thì cho phép quá cảnh qua lãnh thổ nước mình tuân theo quy định ở điều 8 (đ.70)

15

Chuyển giao đồ vật liên quan đến tội phạm

 

Theo yêu cầu có nghĩa vụ chuyển:

1. Đồ vật có được bằng con đường tội phạm hoặc trị giá đồ vật đó.

2. Đồ vật có ý nghĩa chứng cứ. Nếu đồ vật yêu cầu mà nước được yêu cầu cũng cần trong vụ án hình sự thì việc chuyển giao đồ vật đó có thể hoãn cho đến khi kết thúc vụ án hình sự .

- Quyền của người thứ ba đối với đồ vật chuyển giao được bảo đảm. Sau khi kết thúc tiến hành vụ án đồ vật này cần phải hoàn trả lại cho nước đã chuyển giao (đ.79)

1. Quy định như (1) (2) ký với Bun.

2. Chuyển giao đồ vật này tiến hành đồng thời với Dẫn độ tội phạm theo phạm vi có thể, tuy nhiên, việc chuyển giao này tiến hành cả khi việc Dẫn độ tội phạm không thể thực hiện được vì chết, chạy trốn hay vì nguyên nhân khác.

3. Nước được yêu cầu có thể giữ tạm thời các đồ vật hay nói trước sự cần thiết trả lại trong thời gian ngắn nếu chúng cần thiết cho tố tụng hình sự khác.

4. Quyền của người thứ ba quy định như ký với Bun (đ. 83)

Quy định nghĩa vụ chuyển giao đồ vật cho nhau như ký với Bun (nội dung của từng điều khoản cơ cấu như ký với Bun (đ.71)

- Quy định như ký với Bun (đ.71)

16

Thông báo về các bản án buộc tội

1. Theo yêu cầu thông báo cho nhau những bản án buộc tội đã có hiệu lực Pháp luật của toà án nước mình đã tuyên với công dân nước kia.

2. Thông báo cho nhau những tin tức buộc tội những người trước đây sống trên lãnh thổ nước được yêu cầu nếu ngươì này bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước được yêu cầu .

3.Theo yêu cầu và có khả năng chuyển cho nhau những ản vân tay của những người nói ở k1 đ2 (đ.80)

1. Hàng năm thông báo cho nhau tin tức về các bản án buộc tội đã có hiệu lực Pháp luật do toà án nước mình tuyên đối với công dân nưóc kia.

2. Theo yêu cầu sẽ chuyển cho nhau tin tức buộc tội đối với người trước đây sống trên lãnh thổ của 1 nước ký kết nếu người này bị truy cứu trách nhiện hình sự trên lãnh thổ nước ký kết kia (đ.84)

không quy định

điều kiện :

a) Theo Pháp luật của nước được yêu cầu hành vi đó không phải xử phạt hình sự .

b) Hành vi phạm tội đó không dẫn đến việc Dẫn độ (đ.72)

nước mình tuyên đối với công dân nước kia. Đồng thời có biện pháp giữ cả bản dấu vân tay của người bị kết án (đ.73)

17

Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự

Không quy định

(Bổ sung sửa đổi điều 80)

Ngoài những trường hợp nói ở điều 12 việc tương trợ tư pháp về hình sự có thể bị từ chối nếu việc tương trợ tư pháp được yêu cầu đối với các hành vi không bị phạt hình sự hay hành chính theo pháp luật của nước được yêu cầu (đ.80)

đk:

a)Theo Pháp luật của nước được yêu cầu hành vi đó không phải xử phạt hình sự .

b) Hành vi phạm tội đó không dẫn đến việc Dẫn độ (đ.72)

 

18

Quá cảnh của những người làm chứng

Không quy định

Nếu 1 ngưòi bị bắt giữ ở 1 nước thứ ba sẽ được gọi đến cơ quan yêu cầu thẩm tra với tư cách người làm chứng các cơ quan nói ở điều 79 của nước được yêu cầu cho phép người đó quá cảnh qua lãnh thổ nước mình tuân theo các quy định của điểm 11 (đ.82)

Nói ở khoản 2 điều 70

IV/ QUY ĐINH CUốI CUNG

 

Nội dung

Liên xô Bungari (3 điều)

Liên xô Balan (1 điều)

Liên xô Mông cổ (3 điều)

1

Phê chuẩn và hiệu lực

1. hoạt động cần phê chuẩn (đ.80)

2. hoạt động có hiệu lực 10 ngày sau ngày trao đổi thư phê chuẩn (k2. đ82)

3. Có hiệu lực 1 năm nữa kể từ ngày 1 trong 2 nước ký kết muốn huỷ bỏ hiệp ước (k2.đ82)

4. Huỷ bỏ hoạt động tương trợ tư pháp ký ngày 12-12-1957 (đ.83)

1. Hiệp định cần phê chuẩn và có hiệu lực sau 30 ngày sau ngày trao đổi thu phê chuẩn, việc trao đổi thưphê chuẩn thực hiện ở Mookba (bổ sung ở Vácava)

2. Biên bản có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày trao đổi thu phê chuẩn.

3. Hiệp định có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày có hiệu lực và mặc nhiên công nhận kéo dài mỗi lần thêm 5 năm nữa nếu 1 trong 2 nước ký kết không thông báo huỷ bỏ Hiệp định trong thời hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn tuương ứng.

4. Biên bản là một phần không thể tách khỏi Hiệp định ký ngày 28-12-87

1. Hiệp định cần phê chuẩn việc trao đổi thu phê chuẩn sẽ được tiến hành trong thời hạn gần đây tại Mook ba (đ.74)

2. Hiệp định có hiệu lực 1 tháng kể từ ngày trao đổi thu phê chuẩn.

- Hiệp định có hiệu lực 1 năm kể từ ngày có hiệu lực (k1. đ75)

3. Nếu 6 tháng trước khi đến thời hạn 5 năm không có nước ký kết nào muốn huỷ bỏ Hiệp định Hiệp định hiệu lực vô thời hạn. Hiệp định sẽ chấm dứt hiệu lực khi 1 trong 2 nước ký kết thông báo trước 1 năm (k2 đ75)

2

Tiếng sử dụng lập văn bản

Tiếng Nga Bun gari

Nga Balan

Nga Mông cổ

 

So sánh các Hiệp địnhtương trợ tư pháp liên xô ký với các nước TBCN

i/ phần các quy định chung

 

Nội dung So sánh

Liên xô Phần lan (20 điều)

Liên xô ý (18 điều)

 

1

Bảo hộ pháp lý và phạm vi tương trợ tư pháp

Thực hiện quyền bình đẳng tự do không bị cản trở của công dân và pháp nhân mỗi nước ký kết để bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của mình về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự (đ 1-2)

Thực hiện quyền bình đẳng tự do và không bị cản trở của công dân và pháp nhân mỗi nước ký kết để bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của mình về các vấn đề dân sự (bao gồm cả gia đình ) (đ1-2)

2

Trình tụ liên hệ

Liên hệ với nhau theo trình tự ngoại giao (đ.4)

Liên hệ với nhau theo trình tự ngoại giao (đ.4)

3

Giấy ửy thác tương trợ tư pháp và trình tự thực hiện

Trong đơn yêu cầu tương trợ tư pháp có 8 nội dung cần ghi rõ (điểm 5) thêm về vấn đề hình sự và tống đạt giấy tờ.

- Khi thực hiện uỷ thác: - áp dụng Pháp luật nước mình. hoặc áp dụng Pháp luật nước yêu cầu (khi có đề nghị) nhưng không trái với Pháp luật nước mình.

+ Thẩm quyền thực hiện

+ Thông báo địa điểm thời gian

+ Thông báo kết quả (đ.6)

Trong giấy uỷ thác tương trợ tư pháp có 6 nội dung cần ghi rõ (đ.5) chỉ uỷ thác tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt

 

Nguyên tắc về nội dung như ký với Phần lan (đ.6)

4

Tống đạt giấy tờ

1. Giấy tờ được tống đạt cần lập bằng tiếng nước được yêu cầu có bản dịch (nếu không chỉ tống đạt khi người nhận tự nguyện nhận)

2. Giấy gọi phải chuyển cho nước được yêu cầu không chậm quá 90 ngày

3. Các giấy tờ cần tống đạt làm 2 bản.

4. Không có biện pháp phạt khi không có mặt.

Liên xô Phần lan không quy định ở k4 đ10.

- Không quy định tống đạt cho công dân mình

1. Giấy tờ được tống đạt cần lập bằng tiếng nước được yêu cầu hoặc bản dịch (nếu không chỉ tống đạt khi ngươì nhận tự nguyện.

2. Ghi chính xác địa chỉ, nếu không tìm thấy cơ quan yêu cầu áp dụng mọi biện pháp theo Pháp luật nước mình để tìm địa chỉ đúng.

3. Trong giấy uỷ thác tống đạt cần ghi rõ tổng số tiền phải trả cho người làm chứng.

giám định viên và các khoản chi phí khác (đ.9)

không quy định 2,3,4 như Liên xô Phần lan

- Quy định tống đạt cho công dân mình theo trình tự ngoại giao (đ.12)

5

Quyền từ chối cung cấp lời khai

Nếu người khai với tư cách là người làm chứng giám định viên, họ có quyền từ chối không khai nếu Pháp luật nước được yêu cầu quy định (đ.9)

không quy định

 

6

Quyền bất khả xâm phạm của người làm chứng, người bị hại , bị đơn và bị can.

đối tượng: - Người làm chứng, giám định viên, người bị hại bị đơn và bị can không thể mang quốc tịch nước nào.

- Trong giấy uỷ thác tống đạt giấy tờ nói rõ ràng tổng số tiền phải trả cho người làm chứng và giám định viên (đ.10)

đối tượng: Người làm chứng và giám định viên không thể mang quốc tịch nước nào (đ.8)

7

Chuyển giấy tờ trích lục sổ hộ tịch và giấy tờ khác.

- Mỗi nước ký kết phù hợp với Pháp luật nước mình, chuyển cho nhau những tin tức trích từ sổ hộ tịch các giấy tờ về trình độ văn hoá, công việc... có liên quan đến các quyền và lợi ích cá nhân không phải dịch và không mất tiền (đ.12)

- cũng nội dung như ký với Phần lan nhưng không quy định rõ áp dụng luật nước nào.

+ Quy định cụ thể chuyển giấy tờ theo trình tự ngoại giao (đ.17)

8

Hợp pháp hoá giấy tờ

các giấy tờ được chuyển cho nhau theo uỷ thác tư pháp không phải hợp pháp hoá (đ.11)

- Quy định như ký với Phần lan

- Quy định thêm về công nhận giấy tờ chính thức của nước này có giá trị chính thức trên lãnh thổ nước kia (đ.76)

9

Từ chối tương trợ tư pháp

Nếu việc tương trợ tư pháp có thể gây ra thiệt hại đến án ninh hoặc chủ quyền hoặc trái với Pháp luật nước mình (đ.13)

Nội dung và nguyên tắc như ký với Phần lan (đ.13)

10

Tiếng nói

Bằng tiếng Nga hoặc tiếng Phần lan hoặc kèm theo bản dịch có chứng thực ra 1 trong các tiếng đó. Do

- cơ quan công chứng.

- Phiên dịch chính thức hoặc đại diện ngoại giao hay lãnh sự thực hiện (đ.14)

yêu cầu tương trợ tư pháp lập bằng tiếng nước yêu cầu có kèm theo các bản dịch hoặc bằng tiếng nước được yêu cầu :

- Bản dịch do người phiên dịch hoặc đại diện ngoại giao hay lãnh sự chứng thực (đ.12)

11

Thông tin về Pháp luật

Bộ tư pháp các nước ký kết trao đổi với nhau về Pháp luật hiện hành, đang có hiệu lực và thực tiễn xét xử của toà án về các vấn đề dân sự gia đình và hình sự (đ.15)

Bộ tư pháp các nước ký kết trao đổi với nhau theo trình tự ngoại giao về Pháp luật hiện hành đang có hiệu lực trong lĩnh vực gia đình (bao gồm cả gia đình )đ.15

 

12

Chi phí về tương trợ tư pháp

- Không đòi nhau về tiền chi phí, thực hiện tương trợ tư pháp (đ.16)

- Miễn đòi tiền cược án phí đối các công dân của nhau (đ.17)

- Giúp đỡ pháp luật không mất tiền (đ.18)

- Không đòi nhau tiền thực hiện tương trợ tư pháp (đ.14)

- Miễn tiền đặt cọc và các tiền án phí khác đối với công dân của nhau (đ.18)

- Giúp đỡ pháp luật không mất tiền (đ.18) phù hợp với đ. 17, 20,24 công ước 1-1-1954

 

Nội dung

Liên xô Phần lan (5 điều)

 

Liên xô ý (11 điều )

1

Thông báo mất tích hoặc chết và xác định sự kiện chết.

Quy định của toà án của 1 nước tuyên về mất tích hoặc chết đối với công dân nước kia được công nhận nếu:

a) Là công dân nước có toà án tuyên vào thời điểm người đó còn sống.

b) Có nơi cư trú trên lãnh thổ nước có toà án tuyên hoặc theo yêu cầu của người có lợi ích theo Pháp luật của nức này (đ.21)

1. công nhận các quyết định

Công nhận quyết định có hiệu lực về các vấn đề dân sự bao gồm cả gia đình và phần bản án liên quan đến bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

- Công nhận các quyết định về công nhận cha, giám hộ trợ tá và nuôi con nuôi do các cơ quan có thẩm quyền của 2 nước tuyên (đ.19)

 

2

Kết hôn

1. hình thức kết hôn theo Pháp luật nơi tiến hành kết hôn.

2. điều kiện kết hôn theo Pháp luật nơi tiến hành kết hôn nếu 1 trong 2 người là công dân ở nước này hoặc có nơi cư trú ở nước naỳ.

3. kết hôn phù hợp với Pháp luật hoặc phù hợp với quyết định khoản 1 ,2 nơi tiến hành kết hôn quy định sẽ được công nhận hợp pháp ở cả 2 nước.

4. Có thể từ chối công nhận hôn nhân nói ở khoản 3 nếu việc công nhận đó trái với Pháp luật của nước mình.

5. Quy định của điều này không cản trở đến việc hôn nhân hợp pháp trong các trường hợp không nói ở điều này (đ.22)

2. Đơn kiện công nhận

 

 

3. Thi hành các quy định

- Quy định các hình thức thủ tục xin công nhận (đ.20)

- Các giấy tờ kèm theo

đơn xin thi hành (đ.21)

- Cần thi hành án quyết định được công nhận trên lãnh thổ nước mình nếu nó cũng cần thi hành trên lãnh thổ nước đã tuyên (đ.22)

- Thủ tục:- Thi hành theo Pháp luật của nước được yêu cầu

3

Quyết định ly hôn- phân nơi ở giữa vợ chồng- hôn nhân vô hiệu.

1. quyết định được công nhận trên lãnh thổ nước khác nếu:

a) vợ chồng đều là công dân nước có toà án tuyên hoặc

b) vợ chồng đều có nơi cư trú ở nước có toà án tuyên hoặc

c) vợ chồng khác quốc tịch và 1 trong 2 người có nơi thường trú ở nước có toà án tuyên.

4. Thẩm quyền của toà án

Công nhận toà án ra quyết định có thẩm quyền với điều kiện :

1. Vào ngày nộp đơn kiện bị đơn có thường trú hay tạm trú ở nước yêu cầu .

2. Tranh chấp liên quan đến bảo đảm xí nghiệp thương mại, công nghiệp... mà bị đơn có xí nghiệp đó trên lãnh thổ nước yêu cầu .

3. Nghĩa vụ hợp đồng là đối tượng tranh chấp cần thi hành trên lãnh thổ nước yêu cầu

4. yếu tố là cơ sở để trách nhiệm có trên lãnh thổ nước được yêu cầu .

5. Về các vụ đòi tiền cấp dưỡng mà người cha có nơi thường trú hoặc tạm trú ở nước yêu cầu vào ngày nộp đơn kiện.

Trừ trường hợp quy định thuộc thẩm quyền riêng của nước yêu cầu (đ.24)

4

Chế định quốc gia về thừa kế

- Nguyên tắc bình đẳng giữa công dân 2 nước ký kết về các quyền thừa kế (đ.24)

5. Từ chối thi hành

Quy định 4 trường hợp có quyền từ chối thi hành:

- Bị đơn không tham gia tố tụng

- Trước đó toà án được yêu cầu đã ra quyết định có hiệu lực Pháp luật .

- Toà án được yêu cầu xét xử trước.

- Quy định thuộc thẩm quyền riêng của toà án được yêu cầu

5

Hình thức di chúc

1. di chúc được công nhận hợp pháp nếu:

a) Tuân thủ Pháp luật nơi lập di chúc hoặc

b) Tuân thủ Pháp luật nước mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập di chúc hoặc vào thời điểm chết, hoặc Pháp luật nước nơi người đó vào thời điểm nói trên có nơi cư trú. Đối với bất động sản, di chúc phải tuân theo Pháp luật nơi có bất động sản.

2. Quy định ở khoản 1 cũng áp dụng đối với việc huỷ bỏ di chúc (đ.25)

 

Ngoài ra còn quy định các vấn đề

- Hoà giải và văn bản công chứng (đ.26)

Chuyển ra nước ngoài các tài sản nghệ thuật và văn hoá quý (đ.27)

- Công nhận các quyết định mà không cần xử tiếp (đ.28)

- công nhận và thi hành các quyết định về án phí

Chú ý: các vấn đề dân sự và gia đình mà LIên xô ký với Phần lan và Italy mang 1 nội dung hoàn toàn khác nhau.

 

   

PHÂN III: HiNH SƯ (chỉ đối với Hiệp định Liên xô Phần lan)

   
 

Nội dung

Liên xô Phần lan (3 điều)

 

Nội dung

Liên xô Phần lan (3 điều)

1

yêu cầu khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự

- Theo yêu cầu của nhau, thực hiện khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật nước mình đối với công dân mình bị tình nghi phạm tội trên lãnh thổ nước khác.

- Nội dung đơn yêu cầu

- Thông báo kết quả (đ.26)

3

Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự

1. không giúp đỡ: (2 trường hợp)

- theo pháp luật của nước yêu cầu hành vi không thể khởi tố hình sự không coi là tội phạm.

- Theo Pháp luật nước yêu cầu hành vi không thể khởi tố hình sự vì hết thời hiệu, ân xá hoặc lý do khác.

2. Từ chối (2 trường hợp)

- Trên lãnh thổ nước được yêu cầu hành vi đó đã có quyết định từ chối khởi tố hình sự hoặc đình chỉ vụ án hoặc đã tuyên bản án.

- Trên lãnh thổ nước được yêu cầu đã có điều tra sơ bộ hoặc xét xử vụ án đối với tội phạm (đ.28)

2

Thông báo các bản án hình sự

Theo yêu cầu các nước ký kết thông báo về các bản án đã có hiệu lực Pháp luật của toà án nước được yêu cầu đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên lãnh thổ nước yêu cầu (đ.27)

 

Chú ý: Liên xô- ý không ký kết tương trợ tư pháp về hình sự

 

biên bản bổ sung phần hình sư trong Hiệp định giữa liên xô phần lan (11-8-1978)

 

 

Nội dung

Liên xô Phần lan

 

Nội dung

Liên xô Phần lan

1

Tống đạt giấy tờ về hình sự

Chỉ gửi cho toà án và viện kiểm sát Liên xô và cộng hoà Phần lan

4

yêu cầu tống đạt về hình sự và khởi tố truy cứu hình sự

Được gửi theo đường ngoại giao

2

đề nghị khởi tố hình sự

Chỉ thông báo cho nhau đối với viện kiểm sát Liên xô và người buộc tội chính thức của cộng hoà Phần lan

     

3

Truy tố hình sự

Cộng hoà Phần lan: truy tố hình sự đối với các tội phạm xảy ra ở nước ngoài được khởi tố theo quy định của Bộ tư pháp

     

 

phần Iv: quy định cuối cùng

 

 

Nội dung

Liên xô Phần lan (3 điều)

Liên xô ý (điều)

1

Quan hệ đối với các hiệp ước quốc tế

hoạt động này không phương hại đến các quyền và lợi ích của các nước ký kết đối với các hiệp ước quốc tế khác mà mỗi nưóc ký kết tham gia (đ.28)

giải quyết tranh chấp: (đ.30)

- ý kiến bất đồng có thể nảy sinh khi giải thích và áp dụng Hiệp định sẽ được giải thích theo đường ngoại giao (đ.30) liên xô phần lan không ký kết Hiệp định này

2

Hiệu lực của Hiệp định

- Cần phê chuẩn

- Có hiệu lực 30 ngày sau khi trao đổi trường hhợpư phê chuẩn (đ.29)

- Cần phê chuẩn

- Có hiệu lực 30 ngày sau khi trao đổi trường hhợpư phê chuẩn (đ.31)

3

Thời hạn hiệu lực của Hiệp định

- 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực kéo dài mỗi lần 5 năm nữa nếu mỗi bên không huỷ bỏ Hiệp định trong thời hạn 6 tháng trước khi Hiệp định hết hiệu lực (đ.30)

 

phân tích một số nét cơ bản của nội dung Hiệp định tương trợ tư pháp giữa liên xô và irăc (ký kết năm 1973)

 

Nội dung

I. Quy định chung

1. Bảo hộ pháp luật và tương trợ tư pháp

1. Quyền được bảo hộ pháp lý (của công dân, pháp nhân) về nhân thân và tài sản như công dân (pháp nhân) nước kia, cũng như quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự theo cùng điều kiện như công dân (pháp nhân) nước kia.

- Được miễn tiền án phí và tiền cược phí theo cùng điều kiện và mức độ như công dân (pháp nhân) nước kia (đ.1)

2. Thủ tục đơn xin tương trợ tư pháp và miễn án phí (cước phí) (đ.2)

2. Tống đạt giấy tờ và thực hiện uỷ thác về các vấn đề dân sự gia đình.

1. Thực hiện sự hợp tác pháp lý giữa các cơ quan tư pháp thông qua đường ngoại giao (đ3,4).

2. Thực hiện uỷ thác về tống đạt giấy tờ, lấy lời khai và các hành vi tố tụng riêng biệt khác (đ.3)

3. Nội dung giấy uỷ thác (đ6,7)

4. Tống đạt cho công dân nước mình thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự (đ.8)

5. Khi thực hiện uỷ thác áp dụng pháp luật nước mình, hoặc theo đề nghị áp dụng hình thức khác nếu hình thức đó không trái với quy định nước yêu cầu

6. Thông báo thời gian địa điểm hoặc kết quả tống đạt (đ.9)

3. Hình thức giấy tờ pháp lý

Nghĩa vụ lập các giấy tờ pháp lý theo pháp lý nước mình, có bản dịch ra tiếng nước kia hoặc tiếng Anh (đ.5)

4. Từ chối tương trợ tư pháp

Có thể từ chối, nếu việc thực hiện tương trợ tư pháp có thể gây thiệt hại đến chủ quyền an ninh hoặc trái với pháp lý nước yêu cầu (đ.11)

5. Quyền bất khả xâm phạm của người làm chứng, giám định viên

1. Ngưòi làm chứng, giám định viên hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể (không kể người đó mang quốc tịch nước nào) (đ.12)

2. Đối với việc gọi người làm chứng đang bị giam giữ trên lãnh thổ nước được yêu cầu cần thoả mãn điều kiện là người đó vẫn sẽ bị giam giữ và trả lại ngay nơi bị giam giữ (nơi giam giữ) sau khi đã lấy lời khai xong (đ.12)

6. Chí phí tương trợ tư pháp

Mỗi nước chịu chi phí về tương trợ tư pháp nảy sinh trên lãnh thổ nước mình về các vấn đề dân sự và gia đình (đ.13)

 

ii.quy định về dân sự

1. quy định về thừa kế

1. giải quyết các vấn đề về thừa kế thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước có công dân yêu cầu nếu không có giấy uỷ quyền (đ 37,38)

- Không có giấy uỷ quyền đặc biệt.

2. Chuyển tài sản thừa kế cho người thừa kế thông qua cơ quan đại diện ngoại giao hay lãnh sự (đ.39)

2. Giá trị của các giấy tờ

Giấy tờ chính thúc nước này được dùng trên lãnh thổ nước kia và cũng được coi là giá trị chính thúc như giấy tờ nước kia (đ.40)

3. Trao đổi thông tin, trao đổi các đoàn

Bộ tư pháp các nước ký kết trao đổi với nhau về pháp luật hiện hành (cũng như các bản án, quyết định đã có hiệu lực Pháp luật)trao đổi các đoàn, kinh nghiệm về các vấn đề Pháp luật (đ.41)

4. Công nhận thi hành các quyết định .

các quyết định vê dân sự và gia đình đã có hiệu lực Pháp luật và cần được thi hành, bao gồm cả phần liên quan đến bồi thuờng thiệt hại trong các bản án hình sự (đ.14)

5. Từ chối công nhận và thi hành của toà án

Điều kiện từ chối (đ.15)

1. Không đúng thẩm quyền nơi đã ra quy định .

2. Các bên đương sự khong được thông báo tới dự phiên toà theo trình tự bắt buộc.

3. Việc công nhận và thi hành quy định trái với trật tự cong cộng nước được yêu cầu .

4. Nước được yêu cầu trước đó đã được khởi tố về vụ việc, cùng đối tượng cùng cơ sở.

giới thiệu vài nét

về một số văn bản pháp luật của liên xô hướng dẫn thi

hành Hiệp định tương trợ tư pháp ký kết với các nước XHCN

Ngay sau khi Liên xô ký Hiệp định ương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với một số nước XHCN. Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô đã ban hành 1 số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Hiệp định như sau:

1. Pháp lệnh ngày 12-9-1958 về trình tự thi hành các quyết định của toà án nước ngoài đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên xô

2. Pháp lệnh ngày 20-12-1958 về trình tự thi hành ở Liên xô các quyết định của nước CHND Anbani, Hungari và Mông cổ.

3. Pháp lệnh ngày 9-7-1965 về trình tự thi hành ở Liên xô các quyết định của nước CHLB Nam tư

Liên quan đến việc hướng dẫn thi hành các Hiệp định TTTP mà Liên xô đã ký kết với các Nước XHCN còn có.

1. Thư của Bộ trưởng tư pháp Liên xô ngày 9-3-1972 gửi các Bộ trưởng các nước cộng hoà liên bang và các nước cộng hoà tự trị; các chánh án của các nước cộng hoà liên bang tối cao và các nước cộng hoà tự trị; các giám đốc sở tư pháp thuộc các uỷ ban chấp hành thuộc các Xô viết đại biểu nhân dân khu, tỉnh thành phố, các chánh án của toà án khu, tỉnh thành phố, quận huyện và các viện trưởng, công chứng viên các phòng công chứng Nhà nước .

2. Thông tư hướng dẫn các toà án và cơ quan công chứng Liên xô về trình tự thực hiện tương trợ tư pháp đối với các cơ quan tư pháp nước ngoài và về trình tự đề nghị các cơ quan này tương trợ tư pháp (ngày 28-2-72) có kèm theo các phụ lục.

3. Nghị quyết số 2 ngày 19-6-1959 của Hội đồng thẩm phán toà án tối cao Liên xô về các vấn đề liên quan đến việc các toà án thực hiện Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký kết với nước ngoài .

Sau đây xin giới thiệu tóm tắt nội dung cơ bản của các văn bản trên.

I. Pháp lệnh ngày 12-9-1958 của đoàn chủ tịch xô viết tối cao liên xô

1. Nguyên tắc giải quyết : Các đơn yêu cầu thi hành các quyết định cưỡng chế của toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của các toà án tỉnh, vùng toà án các tỉnh tự trị; toà án tối cao các nước cộng hoà tự trị và toà án tối cao các nước cộng hoà liên bang nơi không có phân giới cấp tỉnh, theo nơi cư trú của người thi hành án.

2. Một số nội dung trong đơn yêu cầu thi hành cưỡng chế:

- Họ tên, địa chỉ nguyên đơn

- Họ tên, địa chỉ bị đơn

- yêu cầu cụ thể của nguyên đơn

- Các giấy tờ khác do địa chỉ quy định

3. Thủ tục tiến hành theo các bước: xem xét đơn yêu cầu thi hành cưỡng chế tại phiên toà xét xử công khai với sự có mặt của bị đơn (người phải tha).

Tuy nhiên nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng (dù toà đã tống đạt giấy tờ) thì việc vắng mặt đó không cản trở việc xem xét đơn yêu cầu thi hành cưỡng chế quyết định; đại diện toà án trình bày qua sự việc, sau khi nghe bị đơn (nếu có mặt) toà ra quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận căn cứ theo các điều kiện quy định trong Hiệp định về việc cho phép thi hành quyết định của toà án nước ngoài .

+ Bản sao quyết định của toà án công nhận hoặc từ chối công nhận chp phép thi hành cưỡng chế quyết định của toà án nước ngoài, được gửi cho bị đơn, nguyên đơn (hoặc đại diện của nguyên đơn) trong thời hạn 3 tuần, kể từ ngày ra quyết định hay từ chối công nhận cho phép thi hành.

+ quyền khiếu nại về quyết định công nhận hay từ chối công nhận cho phép thi hành cưỡng chế quyết định của toà án nước ngoài, được thực hiện tại toà án cấp trên theo quyết định trình tự và tự do pháp luật Liên xô và các nước cộng hoà liên bang tương ứng khác quy định.

4. Khi quyết định cho phép thi hành cưỡng chế quyết định có hiệu lực pháp luật thì toà án nhân dân nơi thi hành quyết định sẽ được nhận lệnh thi hành án. Chấp hành viên tiến hành các hành vi cưỡng chế thi hành căn cứ theo pháp luật Liên xô và nước cộng hoà liên bang tương ứng.

5. Đối với quyết định của toà án nước ngoài không thuộc diện thi hành cưỡng chế:

- Được công nhận trên lãnh thổ Liên xô mà không cần mở phiên toà, không cần tiến hành hành vi tố tụng nào nếu bên đương sự liên quan không phản đối việc công nhận đó.

Ngược lại, nếu người liên quan phản đối, thì trong thời hạn 1 tháng kể từ khi họ biết rõ là có các quyết định của toà án nước ngoài, họ gửi đơn phản đối việc công nhận quyết định đó cho toà án tỉnh, khu, vùng, toà án các tỉnh tự trị, toà án tối cao các nước cộng hoà tự trị và các toà án tối cao của các toà án các nước cộng hoà liên bang, (nơi không có phân giới cấp tỉnh) theo nơi cư trú của mình.

- Đơn của người liên quan phản đối việc công nhận quyết định của toà án nước ngoài được các toà án nói trên xem xét tại phiên toà xét xử công khai với sự có mặt của người liên quan. Nếu họ vắng mặt tại phiên toà không có lý do chính đáng, dù toà đã tống đạt giấy gọi hợp lệ, thì sự vắng mặt đó không cản trở việc xem xét sự việc.

6. Theo các quy định trong Hiệp định tương trợ tư pháp về điều kiện từ chối công nhận quyết định của toà án nước ngoài, nếu toà án có cơ sở để từ chối, thì ra quyết định không công nhận.

- Bản sao các quyết định không công nhận quyết định của toà án nước ngoài, được gửi cho người có đơn yêu cầu, hoặc người đại diện cho họ trong thời hạn 3 tuần, kể từ ngày ra quyết định không công nhận đó.

- Các khiếu nại về quyết định không công nhận của toà án được xem xét giải quyết tại toà án cấp trên theo thời hạn và trình tự do pháp luật Liên xô và các nước cọng hoà liên bang tương ứng quyết định .

7. Nếu Hiệp định tương trợ tư pháp có quy định khác với quy định trong 1 pháp lệnh này về trình tự công nhận và thi hành quyết định của toà án nước ngoài, thì áp dụng các nguyên tắc quyết định trong Hiệp định mà Liên xô đã ký với nước có toà án ra quyết định .

- Pháp lệnh ngày 20-12-1958 và pháp lệnh ngày 9-7 1965 của đoàn chủ tịch xô viết tối cao Liên xô cũng quy định việc công nhận và thi hành các quyết định của toà án nước ngoài trên lãnh thổ Liên xô theo các quy tắc nói trong pháp lệnh ngày 12-9-1958.

Ii. thông tư của bộ tư pháp liên xô ngày 28-12-1972 hướng dẫn các toà án và cơ quan công chứng Liên xô trình tụ thực hiện tương trợ tư pháp với các cơ quan tư pháp nước ngoài

1. Nguyên tắc áp dụng pháp luật:

- Pháp luật Liên xô

- Các điều ước quốc tế của Liên xô (có phụ lục kèm theo)

Nếu các điều ước quốc tế của Liên xô có các quy định khác với quy định của pháp luật Liên xô thì áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế .

2. Trình tự thực hiện các uỷ thác của các cơ quan tư pháp nước ngoài

+ Nguyên tắc cơ bản :

- Chỉ thực hiện các uỷ thác gửi qua Bộ tư pháp Liên xô.

+ Cá biệt: Đối với Balan và Hungari có thể các uỷ thác của Balan được gửi thẳng cho Bộ tư pháp các nước cộng hoà ucraina, Bêlôrutxia và Lítva; các uỷ thác của Hungari có thể được gửi thẳng cho Bộ tư pháp nước cộng hoà ucraina thực hiện theo sự chỉ thị tư pháp của các nước này.

+ Uỷ thác của các nước tư bản, các nước tham gia công ước Lahay: ngày 1-3-1954 về các vấn đề tố tụng dân sự - nhất thiết phải gửi lên Bộ tư pháp Liên xô mà không cần thực hiện, dù họ có gửi lên toà án và cơ quan công chứng.

+ thẩm quyền : thuộc các toà án hay phòng công chứng Nhà nước nơi cần thi hành các uỷ thác

+ Thực hiện tống đạt giấy tờ: theo địa chỉ ghi trong giấy uỷ thác. Ngoài ra khi địa chỉ thay đổi, toà án hoặc phòng công chứng phải chuyển uỷ thác cho toà án hoặc phòng công chứng theo địa chỉ mới, đồng thời thông báo cho Bộ tư pháp - nơi đã chuyển uỷ thác, biết việc này (chứ không phải chuyển lại uỷ thác cho Bộ tư pháp ).

- Việc tống đạt giấy tờ theo uỷ thác được thực hiện khi các giấy tờ cần tống đạt chưa được trình bày bằng tiếng Nga hoặc có kèm theo bản dịch được chứng thực bằng tiếng Nga, nếu không thì chỉ tống đạt khi người nhận đồng ý nhận.

- Giấy xác nhận việc tống đạt sẽ gửi trả cho cơ quan yêu cầu, phải có chữ ký của người nhận, có xác nhận và chữ ký của người tống đạt, trên giấy tống đạt cần ghi rõ ngày, tháng, năm và địa điểm tống đạt. Nếu không thể tống đạt đựoc theo địa chỉ ghi trong giấy uỷ thác, toà án hoặc phòng công chứng Nhà nước tiến hành những biện pháp để xác minh địa chỉ chính xác của người cần được tống đạt.

Trường hợp không thể tống đạt được và 1 lý do khác (người nhận tống đạt đã chết... ), toà án hoặc phòng công chứng phải thông báo cho cơ quan yêu cầu uỷ thác biết lý do không thực hiện được và trả lại cho cơ quan các giấy tờ cần tống đạt.

+ Thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt: (lấy lời khai, khám xét hiện trường... )

 

Toà án phải thông báo kịp thời về thời gian và mở phiên toà cho những người tham gia tố tụng. Khi tống đạt hợp lệ giấy báo mà họ vẫn không có mặt, thì sự vắng mặt đó không cản trở việc tiến hành tố tụng.

Biên bản về từng hành vi tố tụng được lập theo pháp luật hiện hành, có chữ ký của những người có thẩm quyền .

3. Trình tự uỷ thác của các toà án nước ngoài

+ yêu cầu đối với giấy uỷ thác

Theo mẫu thống nhất với các điểm cụ thể phải có

- Tên cơ quan uỷ thác

- tên cơ quan được uỷ thác: họ tên, địa chỉ của người nhận uỷ thác

- Nội dung yêu cầu ký thác

- Các thông tin cần thiết khác

- Kèm theo giấy uỷ thác phải gửi các giấy tờ khác, như giấy báo mở phiên toà, bản sao đơn kiện...

+ Cách thức gửi: đơn của công dân nếu có và giấy uỷ thác cho toà án và cơ quan công chứng nước ngoài được gửi đến sở tư pháp, Bộ tư pháp các nước cộng hoà tự trị hoặc Bộ tư pháp các nước cộng hoà liên bang (không có phân giới cấp tỉnh). Sau khi kiểm tra tính hợp lệ giấy uỷ thác, các sở tư pháp (và Bộ tư pháp ) gửi giấy uỷ thác đó lên Bộ tư pháp Liên xô (trừ nước cộng hoà được quyền gửi thẳng cho TA nước ngoài).

+ Thời hạn: Giấy uỷ thác gửi cho toà án và cơ quan công chứng nước ngoài được gửi không chậm quá 4 tháng. Trước ngày xét xử vụ việc: nếu gửi cho cơ quan tư pháp các nước không ký Hiệp định không chậm quá 6 tháng.

 

+ Vấn đề nuôi con nuôi, giám hộ, trợ tá và người được nuôi, giám hộ, trợ tá là trẻ em Liên xô.

- Do vụ đối ngoại Bộ tư pháp Liên xô gửi đến các cơ quan có thẩm quyền của nước cộng hoà liên bang nơi đứa trẻ cư trú.

(hoặc Bộ giáo dục, Hội đồng bộ trưởng, đoàn chỉ tịch xô viết tối cao, uỷ ban chấp hành xô viết, các đại biểu nhân dân cấp tỉnh- phụ thuộc vào mỗi cộng hoà liên bang quy định).

+ Vấn đề chuyển giao các uỷ thác ra nước ngoài sẽ do

vụ đối ngoại Bộ tư pháp Liên xô thực hiện

4. Đơn yêu cầu thi hành trên lãnh thổ Liên xô các quyết định của toà án nước ngoài (với các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp ) đuực giải quyết theo pháp lệnh của đoàn chủ tịch xô viết tối cao Liên xô ngày 12-9-1958.

Việc thu các khoản án phí cũng được tiến hành theo các trình tự nêu trong Hiệp định này.

Còn việc chuyển tiền thi hành án ra nước ngoài được tiến hành theo những quy định phù hợp về giao dịch tiền tệ.

5. Ngôn ngữ:

+ Các văn bản trao đổi của toà án và các phòng công chứng đều phải làm bằng tiếng Nga (hoặc kèm theo bản dịch ra tiếng Nga đã được quy định).

+ Khi phải dịch các giấy tờ để chuyển ra nước ngoài thì việc dịch đó phải được tiến hành tại Bộ tư pháp Liên xô (hoặc tại Bộ tư pháp các nước cộng hoà liên bang ucraina, biêlôrutxia, litva).

Bản dịch phải được công chứng

6. Hình thức các giấy tờ uỷ thác:

Tất cả các giấy tờ mà toà án hay phòng công chứng gửi đi theo trình tự tương trợ tư pháp đều phải được ddống dấu.

Giấy tờ đó được lập theo thể thức quy định, viết bằng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.

7. Thông tin pháp luật:

Vấn đề thông tin pháp luật với nước ngoài do Bộ tư pháp Liên xô thực hiện các toà án và cơ quan tư pháp khác muốn biết thông tin về pháp luật hiện hành hoặc các vấn đề khác của nước ngoài, phải liên hệ qua Bộ tư pháp Liên xô.

III. thư của bộ trưởng tư pháp liên xô ngày 9-3-1972

1. Đối tượng và trình tự thực hiện tương trợ tư pháp với cơ quan tư pháp nước ngoài được quy định trong các :

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự - với các nước XHCN; Hiệp định 2 bên về tương trợ tư pháp - với các nước TBCN, công ước Lahay về các vấn đề tố tụng dân sự - với các nước tham gia công ước.

2. Các cơ quan ở Liên xô được liên hệ trực tiếp với cơ quan tư pháp nước ngoài là:

Bộ tư pháp Liên xô- về tất cả các vấn đề liên quan đến chức năng của toà án cơ quan công chứng, như nuôi con nuôi, giám hộ và trợ tá, cũng như vấn đề thông tin pháp luật về các trường hợp khác do Hiệp định quy định.

Viện kiểm sát tối cao Liên xô- Liên hệ về các vấn đề liên quan đến hình sự như khởi tố vụ án, tiến hành điều tra và điều tra sơ bộ, dẫn độ và dẫn giải những người bị dẫn độ, thông tin về kết quả điều tra hình sự cũng như về vấn đề liên quan đến chức năng của Viện kiểm sát, cơ quan an ninh quốc gia, Bộ nội vụ cũng như các vấn đề khác do Hiệp định quy định.

Bộ ngoại giao Liên xô liên hệ về các vấn đề yêu cầu và chuyển giao các giấy tờ về nhân thân của công dân, cũng như các trường hợp khác do Hiệp định quy định.

Ngoài ra trong thư của Bộ trưởng tư pháp Liên xô còn lưu ý toà án về 1 số khái niệm dân sự, về việc chuyển đổi tiền thi hành án, lưu ý phòng công chứng Nhà nước với các vấn đề thừa kế, 1 số vấn đề khác như thực hiện công ước Lahay....

iv. nghị quyết số 2 của hội đồng thẩm quyền toà án tối cao liên xô ngày 19-6-1959:

1. Phạm vi tương trợ tư pháp : bao gồm các vấn đề như lập và gửi các giấy tờ, tiến hành khám xét, gửi và cung cấp các vật chứng, lấy lời khai của bị can, người làm chứng, giám định viên, thẩm vấn các bên và những người khác, khám xét tư pháp, thực hiện uỷ thác về việc tống đạt giấy tờ...

2. Một số vấn đề khi toà án thực hiện các uỷ thác hoặc tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt:

a) Công dân và pháp nhân các nước ký kết, được sử dụng trên lãnh thổ Liên xô quyền bảo hộ pháp lý và các quyền nhân thân và tài sản của mình như công dân và pháp nhân Liên xô.

Họ có quyền tự do và không bị cản trở trong việc liên hệ với toà án Liên xô theo cùng 1 trình tự và cùng các điều kiện như công dân và pháp nhân Liên xô.

b) Ngược lại, trên lãnh thổ các nước ký kết đó, công dân và pháp nhân Liên xô cũng được hưởng các quyền như vậy.

3. các tòa án Liên xô có quyền đề nghị các toà án nước ngoài thực hiện các uỷ thác về tương trợ tư pháp theo từng yêu cầu cụ thể cuả mình.

các toà án nước ngoài cũng có quyền đề nghị như vậy với toà án Liên xô

4. Pháp luật áp dụng:

Khi thực hiện uỷ thác của toà án nước ngoài được áp dụng pháp luật tố tụng Liên xô.

Theo đề nghị của toà án nước ngoài có thể áp dụng pháp luật nước họ nếu như việc đó không trái với pháp luật Liên xô. Toà án tối cao Liên xô quy định với áp dụng Luật nước ngoài đó.

5. Trình tự thực hiện :

Cùng 1 lúc có thể thực hiện nhiều hành vi tố tụng riêng biệt theo uỷ thác.

Phần miêu tả và kết quả của việc thực hiện các uỷ thác được ghi vào biên bản do chủ toạ và thư ký phiên toà ký tên.

- Các toà án Liên xô có quyền liên hệ với các toà án nước ngoài yêu cầu cung cấp các đồ vật có ý nghĩa chứng cú trong việc các vụ án hình sự (và ngược lại, khi yêu cầu toà án cũng sẽ đáp ứng các yêu cầu tương tự của người nước ngoài ).

6. Giá trị của các giấy tờ:

Các giấy từ được lập, được chứng nhận theo đúng thẩm quyền, đúng thể thức tương ứng, được chứng nhận trên lãnh thổ Liên xô mà không cần phải hợp pháp hoá có giá tgrị như các giấy tờ được cấp ở Liên xô.

7. giá trị xin miễn án phí:

Khi công dân Liên xô nộp đơn xin miễn án phí ở nước ký kết, toà án ghi lời yêu cầu này vào văn bản, sau đó gửi cùng các giấy tờ khác mà họ yêu cầu theo trình tự do Bộ tư pháp Liên xô quy định.

8. Về việc xin ly hôn:

- Toà án giải quyết theo trình tự chung do pháp luật Liên xô quy định.

- Riêng đối với các vụ xin ly hôn của vợ chồng đều là công dân CHDC Đức hoặc Balan các toà án áp dụng pháp luật tương ứng của CHDC Đức hoặc Balan.

9. Các vấn đề thừa kế: Được giải quyết theo quy định trong các Hiệp định là: quyền thừa kế động sản theo pháp Luật của nước ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết; quyền thừa kế bất động sản- theo pháp Luật của nước ký kết nơi có bất động sản.

 

ở Liên xô nguyên tắc pháp Luật đối với bất động sản thừa kế được áp dụng đến mọi tài sản gắn với việc xây dựng .

10. Công nhận và thi hành các quyết định đã có hiệu lực pháp Luật :

- Các quyết định không mang tính chất tài sản được công nhận ở Liên xô mà không cần xét xử tiếp, nếu không có các căn cứ từ chối công nhận do pháp Luật Liên xô công nhận.

Các quyết định mang tính chất tài sản được công nhận và thi hành ở Liên xô theo những điều kiện quy định trong từng Hiệp định tương trợ tư pháp đối với mỗi nước.

Điều mà các toà án địa phương lưu ý là việc xác định nảy sinh các quan hệ pháp Luật sau khi các Hiệp định có hiệu lực, ví dụ:

- Quan hệ pháp Luật giữa đứa trẻ (trong vụ kiện đòi tiền cấp dưỡng), với bố mẹ đứa trẻ đó: nảy sinh từ khi đứa trẻ sinh ra.

- Quan hệ pháp Luật giữa người gây thiệt hại và người bị hại- từ khi có thiệt hại.....

+ Đối với các Hiệp định không có yêu cầu thi hành ở Liên xô: chỉ đặt vấn đề thi hành các quyết định đó khi có sự thoả thuận riêng về việc này với nước tương ứng.

11. Thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của toà án nước ngoài trên lãnh thổ Liên xô:

- Được thực hiện theo trình tự quy định trong các pháp lệnh của đoàn chỉ tịch xô viết tối cao của Liên xô ngày12-9-1958; ngày20-12-1958và ngày 9-7-1965.

12. Khi thi hành quyết định về án phí:

Cũng được áp dụng trình tự nói trong các pháp lệnh trên.

13. Việc thi hành cưỡng chế các quyết định đã có hiệu lực pháp Luật của các toà án Liên xô trên lãnh thổ nước ngoài được thực hiện :

Theo Hiệp định quy định trong từng Hiệp định tương trợ tư pháp với mỗi nước.

Các toà án Liên xô không thụ lý để xử các vụ mà không cần thi hành cưỡng chế trên lãnh thổ nước ngoài .

Các toà án Liên xô từ chối việc thụ lý về xử các đơn kiện thuộc các vấn đề thẩm quyền riêng của toà án nước ngoài, cũng như các vụ việc mà toà án nước ngoài đã ra quyết định cần thi hành ở Liên xô.

14. Thủ tục thi hành cưỡng chế các quyết định của toà án Liên xô trên lãnh thổ nước ngoài :

Nguyên đơn có thể liên hệ với toà án Liên xô, nơi ra quyết định với yêu cầu thi hành quyết định đó trên lãnh thổ nước ngoài .

Toà án Liên xô gửi cho toà án nước ngoài kèm theo đơn yêu cầu của nguyên đơn.

a) Bản sao hợp pháp quyết định của toà án hay phần bản án liên quan tới việc bồi thường thiệt hại vật chất, quyết định về sửa đổi số tiền phải nộp (nếu có), các giấy tờ thi hành tiếp (nếu trước đó đã được thi hành ở Liên xô).

b) Giấy tờ xác nhận bị đơn đã được tống đạt giấy gọi ra toà kịp thời và hợp thức với trường hợp bị đơn không tham gia tố tụng.

Riêng đối với Hungari và nam tư đơn yêu cầu thi hành quyết định của toà án Liên xô có thể gửi trực tiếp tới toà án tương ứng của Hungari và nam tư, nơi người liên quan thường trú.

15. Đối với việc thi hành quyết định về án phí: được thực hiện theo quy định đối với đơn yêu cầu thi hành các quyết định khác của toà án Liên xô.

 

 

tổng thuật

Hiệp định tương trợ tư pháp và các vấn đề dân sự - gia đình và hình sự giữa cộng hoà liên bang sec- slovakia và cộng hoà hungari

Ký ngày 28-3-1989 có hiệu lực ngày 12-2-1990

Quan hệ hợp tác về pháp Luật giữa cộng hoà liên bang Sec- Slovakia và cộng hoà Hungari nói chung và quan hệ trong cơ quan tư pháp cộng hoà liên bang Sec- Slovakia với các cơ quan toà án, công chứng Nhà nước và công tố Hungari nằm trong lĩnh vực hợp tác tay đôi của cộng hoà liên bang Sec- Slovakia với các nước khu vực.

Phạm vi với mức độ của các quan hệ hợp tác này được đặt ra truớc hết do vị trí địa lý và sự phát triển chung về lịch sử và nhất là sự hợp tác toàn diện giữa 2 Nhà nước. Những trường hợp sau đây là những trường hợp thường gặp giữa quan hệ công dân của các quốc gia với giữa các quốc gia với nhau: kết hôn, ly hôn, truy nhận cha, yêu cầu cấp dưỡng nuôi con, những vấn đề về lao động, tài sản, thùa kế và cả những vấn đề hình sự

Hiệp định tương trợ tư pháp giữa 2 Nhà nước ký ngày 2-11-1961 với nội dung quy định của nó nhằm điều chỉnh các vấn đề đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó. Ngày nay nhìn lại nó đã bộc lộ những thiếu sót không thể bù đắp , chính vì vậy nó không thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của thực tiễn trong quan hệ tư pháp giữa 2 Nhà nước đặt ra. Hiệp định 1961 có thể nói đã lỗi thời, bởi vậy nó đã được thay thế bằng 1 Hiệp định mới hiện đại hơn- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự ký ngày 28-3-1969 tại Bratislava có hiệu lực từ ngày 12-2-1990.

những quy định trong Hiệp định mới tiếp tục làm sâu sắc thêm và hoàn thiện thêm các lãnh vực tương trợ tư pháp giữa 2 Nhà nước, năng sự hợp tác và tương trợ tư pháp nói chung lên 1 trình độ cao hơn và chất lượng cao hơn.

Hiệp định tháng 2-1990 ngoài lời nói đầu bao hàm 4 chương 95 điều với nội dung với các chế định cụ thể về 2 bên có nhu cầu tương trợ.

- Chương I Những quy định chung

- Chương II Những vấn đề dân sự và gia đình

- Chương III Những vấn đề hình sự

-Chương IV Điều khoản cuối cùng

Chương I ( từ điều 1 đến điều 19) quy định những nguyên tắc cơ bản vè quyền tự do liên hệ với các cơ quan tư pháp, xác lập sự bình đẳng giữa công dân các nước ký kết Hiệp định trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ trên lãnh thổ nước thứ hai, xác định quyền được giúp đỡ và bảo vệ về mặt pháp lý của các cơ quan tư pháp của công dân nước này trên lãnh thổ nước kia với tư cách thành viên Hiệp định. Các cơ quan tư pháp đó là: Toà án, Viện công tố, cơ quan công chứng Nhà nước. Quy định về phương thức liên hệ của các cơ quan tư pháp của nước ký kết Hiệp định sẽ được tiếp tục thực hiện bằng những hình thức hiệu quả nhất- Hình thức quan hệ trực tiếp, ngôn ngữ trong quan hệ là ngôn ngữ chính thống của mỗi nước hoặc tiếng Nga. Sự khác biệt so với Hiệp định năm 1961 thể hiện ở chỗ đã thể hiện một cách nhất quán vấn đề dân sự bao gồm cả những vấn đề về lao động và những vấn đề liên quan đến quan hệ của hợp tác xã.

Từ cách nhìn thực tế Hiệp định mới còn có 1 số vấn đề có ý nghĩa như; xác định phạm vi tương trợ tư pháp, chế độ cách thức giảm án phí, những điều kiện về đề nghị tương trợ tư pháp và biện pháp giải quyết, giá trị của hồ sơ, giấy tờ chuyển bằng phương tiện thông tin liên lạc đại chúng và việc chuyển các xuất bản phẩm về pháp luật .

Điểm mới trong Hiệp định này còn là những quy định về việc bòi thường những chi phí, phí tổn đi lại ăn ở cũng như thù lao cho người làm chứng và điều tra viên theo Luật định.

Xuất phát từ quan điểm đảm bảo 1 cách có hiệu quả hơn quyền được nuôi dưỡng, các cơ quan tư pháp của các bên Hiệp định có thể bằng các cam kết mới có thể tiến hành xác định địa chỉ và thủ trưởng cơ quan của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như xác định mức thu nhập thực tế của người đó.

Chương II: (từ điều 20 đến điều 67) bao gồm nghiên cứu chế định cụ thể về vấn đề xung đột pháp Luật và tố tụng, vấn đề sử dụng các quy phạm Luật vật chất và thẩm quyền xét xử. Hoạt động mới đã giải quyết hầu như tất cả những vấn đề cơ bản của quan hệ pháp Luật song phương. Quy định về 2 vấn đề thuộc Luật nội dung và tố tụng rất rộng lớn, bao hàm các vấn đề về năng lực pháp lý, năng lực hành vi, việc mất tích và việc tuyên bố chết, vấn đề kết hôn, xác định hôn nhân không có giá trị và hôn nhân không hàm chứa quan hệ vợ chồng, vấn đề ly hôn, xác định hôn nhân không có giá trị và hôn nhân không hàm chứa quan hệ vợ chồng, hôn nhân bất hợp pháp, việc nuôi con nuôi, người nuôi dưỡng, người đỡ đầu, quan hệ tài sản, thừa kế và lao động. Việc quy định nghiên cứu nội dung về xung đột pháp Luật và tố tụng ở những vấn đề trên đã thể hiện 1 cách nhất quán địa vị pháp luật của công dân và việc bảo vệ quyền lợi của họ ở nước thứ hai thành viên Hiệp định, đồng thời tạo điều kiện đảm bảo khả năng thực hiện hoá 1 cách nhanh chóng và hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp này.

Nhìn từ góc độ tố tụng, một vấn đề mới và rất quan trọng trong vấn đề tiếp cần với những vấn đề cần giải quyết là thẩm quyền quy định ở điều 20 về những trở ngại khi bắt đầu tiến hành tố tụng và xem xét sự việc. Theo tinh thần quy định ở Hiệp định này, nếu Hiệp định quy định thẩm quyền tố tụng là của các cơ quan tư pháp của cả 2 nước ký kết Hiệp định, nhưng nếu cơ quan tư pháp của 1nước ký kết Hiệp định đã bắt đầu tiến hành tố tụng trước bằng chính vấn đề này và về chính các bên tham gia tố tụng này đã ra quyết định có hiệu lực, thì cơ quan tư pháp của nước thứ hai căn cứ vào pháp Luật nước mình có thể đình chỉ tố tụngvà đưa đề nghị phủ nhậnước quyết định. Thẩm quyền các cơ quan tư pháp các nước ký kết Hiệp định với việc áp dụng nguyên tắc Hiệp định mới đặt ra trước tiên trong việc tố tụng về quan hệ nhân thân và tài sản vợ chồng, trong ly hôn hôn nhân bất hợp pháp, trong cam kết hợp đồng, trong đến bù thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và các quan hệ lao động .

Một thiếu sót nữa mà cho đến Hiệp định mới mới được bổ sung, hoàn thiện đó là: quy định thẩm quyền tố tụng trong việc hạn chế, không công nhận và phục hồi năng lực hành vi, đã được quy định đồng bộ để giải quyết các vấn đề pháp lý nêu trên.

Nhu cầu thực tiễn pháp lý đặt ra sự cần thiết phải hoàn thiện những quy định sử dụng Luật vật chất trong tố tụng về những vấn đề quan hệ nhân thân và tài sản vợ chồng, trong trường hợp 1 trong 2 người (vợ hoặc chồng) có quốc tịch của 1 nước thành viên Hiệp định, người còn lại mang quốc tịch thứ hai và trường hợp cả 2 vợ chồng đều không có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ 2 nước thành viên Hiệp định. Trong trường hợp này khi thẩm quyền tố tụng thuộc về toà án của cả 2nước thành viên Hiệp định. Toà án nước nào tiến hành tố tụng thì vận dụng chính toà án nước đó.

Trong những quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã có những thay đổi cơ bản về hệ thuộc xung đột pháp Luật cho việc xác định Luật vật chất để quyết định đánh giá những quan hệ này.

Trong việc xác định, công nhận và phủ nhận quyền làm cha, mẹ nổi lên 1 vấn đề khó khăn, đó là việc không nhất quán trong việc định ra những tiêu chuẩn vê quốc tịch, ở đây vấn đề này được thoả thuận bằng địa điểm nơi đúa trẻ sinh ra, còn ở những quan hệ khác lấy nơi cư trú của đứa trẻ. Giải pháp mới để giải quyết vấn đề xung đột pháp Luật đã chú ý đến việc bảo vệ 1 cách có hiệu quả và thiết thực quyền trẻ em trên cơ sở pháp Luật 2 nước và các công ước quốc tế về vấn đề này. Giải pháp được chọn đáp ứng được xu thế của thời đại ngày nay về việc di chuyển nơi ở như 1 phạm trù xung đột trong những quan hệ pháp Luật này.

Quy định mới đã khắc phục được những trở ngại tồn tại từ Hiệp định năm 1961, đó là quy định việc sử dụng quyền hạn và thẩm quyền của toà án các nước ký kết Hiệp định giải quyết những quan hệ hợp đồng trong việc bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng. Đây là trường hợp đặc biệt mà cộng hoà liên bang Sec - Slovakia đã ký kết từ trước đến nay trong các Hiệp định tương trợ tư pháp, lần đầu tiên trong Hiệp định này áp dụng giải pháp đòi bồi thường thiệt hại và hình phạt đối với việc xâm hại sức khoẻ và tính mạng của người khác.

Về những quy định áp dụng quyền thừa kế, Hiệp định mới đã vượt qua được những quy định phiến diện của Hiệp định năm 1961 và thay bằng những quy định hiện đại hơn. Theo quy định này thì nếu tài sản là động sản sẽ áp dụng Luật pháp của nước ký kết Hiệp định mà người thừa kế mangười quốc tịch vào thời điểm người đó chết, di sản thùa kế là bất động sản sẽ áp dụng Luật pháp nơi có bất động sản.

Sự hoàn thiện còn thể hiện ở chỗ quy định quyền quyết định, việc đánh giá năng lực và hình thức chia tài sản thùa kế, giải quyết 1 cách đồng bộ về năng lực lập và huỷ bỏ di chúc, cũng như hình thức lập và huỷ bỏ di chúc.

Theo Hiệp định 1990, quan hệ lao động là điều kiện vật chất cũng như hợp đồng lao động, hậu quả do hợp đồng không hiệu lực, nội dung và chấm dứt quan hệ lao động nếu có những người tham gia không thoả thuận khác thì sẽ áp dụng pháp Luật của nước thành viên Hiệp định nơi mà người lao động thực hiện công việc.

Trường hợp hãn hữu có thể xảy ra xung đột pháp Luật, nếu công dân của 1 nước ký kết Hiệp định làm việc trên lãnh thổ của nước thú hai nhưng không có nơi ở trên nước này thì trường hợp này sẽ áp dụng pháp Luật của nước thành viên Hiệp định nơi có trụ sở của cơ quan hoặc tổ chức có ngươì làm việc đó. thẩm quyền tố tụng trong những vấn đề lao động này thuộc về toà án nước thành viên mà người phát đơn kiện có nơi thường trú, cũng như cả toà án nước thành viên nơi người lao động thực hiện công việc.

Việc quy định về án phí trong Hiệp định 1990 dựa trên nguyên tắc cơ bản sau; không được ấn định trước một khoản cước phí co công dân một nước ký kết Hiệp định với lý do họ là người nước ngoài hoặc không có nơi thường trú trên lãnh thổ nước thứ hai, và nguyên tắc không được công nhận giảm án phí cũng như các khoản lệ phí khác (như lệ phí công chứng và lệ phí hành chính) cho công dân một nước thành viên Hiệp định ngang với mức đối với công dân của chính quốc.

Đối chiếu với Hiệp định 1961, Hiệp định 1990 đã đưa ra một cách chính xác hơn các điều kiện về công nhận và thi hành quyết định trong những vấn đề về tài sản của nuức thứ hai.

Cơ quan của nước ra quyết định phải có đủ thẩm quyền quyết định về các vấn đề theo quy định của Hiệp định. Trong trường hợp Hiệp định không quy định thì áp dụng pháp Luật của nước được yêu cầu công nhận hoặc thi hành quyết định. Đây là việc các cơ quan tư pháp của nước ký kết đưa ra những vấn đề không được quy định trong Hiệp định, nếu có thể tiến hành tố tụng để xác định thẩm quyền họ có thể sử dụng những yêu cầu của nước được công nhận hoặc thi hành quyết định .

Trong mối liên hệ công nhận hay thi hành quyết định, quy định mới đã xác định rõ những giấy tờ, chứng chỉ cần thiết kèm theo với đề nghị công nhân hay thi hành quyết định .

Theo quy định mới ngoài các quyết định cùng với chứng nhận hiệu lực pháp Luật của nó và những điều khoản thi hành, còn phải kèm theo cả những chứng nhận rằng; quyết định đã được ghi đến cho đương sự mà họ không có mặt tại phiên toà, chứng nhận về tính chính thức và thời gian gửi giấy tờ triệu tập phiên toà sơ thẩm, đề nghị tố tụng cũng như quyết định về bản thân sự việc.

Quy định công nhận hiệu lực pháp Luật và thi hành những quyết định về những vấn đề phi tài sản so với Hiệp định năm 1961 không có sự thay đổi nào. Những quyết định này vẫn sẽ được công nhận mà không cần thủ tục tố tụng tiếp theo.

Nhìn từ góc độ thực tế, việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện chương III- Những vấn đề hình sự (từ điều 68-92) có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong mối liên hệ tới việc dẫn độ phạm tội hình sự và việc thi hành hình phạt tù.

Trong việc dẫn độ tội phạm hình sự, mỗi nước ký kết bắt đầu xúc tiến điều tra tội phạm theo đề nghị của nước thứ 2 thành viên Hiệp định, không chỉ đối với công dân của nước mình, mà cả với công dân của nước thứ 3 nếu thể nhân này có nơi thường trú trên lãnh thổ được yêu cầu, cũng như việc thông báo về mức độ phạm tội trên lãnh thổ nước thứ 2.

Điều này có giá trị ngay cả khi có một hành vi vi phạm pháp Luật của nước yêu cầu dẫn độ được coi là tội phạm hình sự nhưng theo pháp Luật của nước được yêu cầu thì đó là những vi phạm pháp Luật thông thường chưa phải tội phạm hình sự .

Trong vấn đề dẫn độ tội phạm hình sự, có điều mới so với Hiệp định 1961. Đó là những quy định cụ thể về những trường hợp dẫn độ, chuyển giao tội phạm giữa 2 nước ký kết; tuy vậy trong vấn đề dẫn độ tội phạm hình sự vẫn còn thiếu những quy định liên quan đến hậu quả xảy ra do dẫn độ.

Về thi hành hình phạt tù cũng có điểm khác với Hiệp định năm 1961. Có sự phân biệt những tội phạm đặc biệt tức là sự giới hạn chuyển giao thể nhân để thi hành hình phạt tù theo mức độ phạm tội .

Chương IV (từ điều 93-95) gồm nghiên cứu quy định thông thường về các bước để Hiệp định mới đi vào hiệu lực; về thời gian hiệu lực và huỷ bỏ; một quyết định quan trọng khác là giải quyết mỗi quan hệ giữa Hiệp định mới 1990 với Hiệp định cũ 1961.

Hiệp định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12-2-1990 cũng từ ngày đó hiệu lực cũ mất hiệu lực.

Chúng ta có thể dễ dàng nhân thấy rằng, đời sống quốc tế hàng ngày luôn có sự thay đổi đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp Luật. Một Hiệp định được ký kết dù có nỗ lực đến đâu cũng chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu của 1 thời điểm lịch sử cụ thể và 1 trình độ cụ thể của mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia .

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa cộng hoà liên bang Sec- Slovakia và cộng hoà Hungari ký kết ngày 28-3-1989 nhằm đáp ứng những đòi hỏi tất yếu của thực tiễn hợp tác giữa 2 Nhà nước và làm sáng tỏ thêm logic nói trên

 

 

giải thích một số thuật ngữ được dùng trong 6 Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với nước ngoài

 

án dân sự và quyết định trọng tài nước ngoài (theo HĐTTTP).

án dân sự của nước ngoài là từ thường dùng để chỉ các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, các quyết định khác của nước ngoài được quy định trong pháp Luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.

Trong các Hiệp định tương trợ tư pháp có xác định rõ phạm vi các án dân sự, thường bao gồm: các quyết định, bản án của toà án nước hữu quan về dân sự, gia đình; các quyết định liên quan đến phí tổn, chi phí tư pháp; các biên bản hoà giải của toà án về quyền lợi tài sản trong các vụ chanh chấp về dân sự và gia đình, các bản thoả thuận qua các việc hoà giải đã được toà án công nhận; các quy định về tài sản trong các bản án hình sự và các quyết định khác theo sự thoả thuận giữa các bên ký kết. Phạm vi các án dân sự này phải được các bên ký kết định rõ trong Hiệp định tương trợ tư pháp .

Quy định trọng tài nước ngoài nói trong HĐTTTP bao gồm các quyết định do cơ quan trọng tài của nước ký kết này tuyên (ngoài lãnh thổ Việt Nam ) về các tranh chấp thuộc lĩnh vực pháp Luật dân sự và thương mại nhằm chống lại công dân và pháp nhân Việt Nam .

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký kết với Đức (đ57k1c,61) với Tiệp khắc (đ46, k2), với Bungari (đ46,k1c, 50), có quy định các điều kiện cần thiết công nhận và thi hành các quyết định của cơ quan trọng tài nước ngoài. Thông thường các quyết định của cơ quan trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành các điều kiện thỏa mãn công nhận và thi hành các bản án quyết định về dân sự của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài đó phải được đề ra trên cơ sở phù hợp với Hiệp định trọng tài cụ thể.

án phí, lệ phí, cấp phí

án phí là một số tiền đương sự hay bị cáo phải nộp cho công quỹ khi vụ kiện dân sự hoặc vụ án hình sự đã được giải quyết bằng các hình thức như sau; Toà án đã xét xử và bản án về dân sự hoặc hình sự đã có hiệu lực pháp Luật .

Lệ phí: Là số tiền mà đương sự hay bị cáo phải nộp cho công quỹ khi toà án tiến hành một số thủ tục ngoài việc giải quyết vụ kiện như: lệ phí cấp phát giấy tờ (bản sao hay quyết định, bản trích lục án hay quyết định ), lệ phí thi hành án khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành.

Lệ phí bao gồm, lệ phí thi hành án, và lệ phí cấp phát giấy tờ, lệ phí xoá án, lệ phí công chứng....

Cấp phí: Là số tiền trợ cấp cho người làm chứng, giám định viên, người phiên dịch, người trông coi vật tranh chấp dự trù trong dự toán hàng năm của mình để trả cho những người đó sau khi họ làm xong nhiệm vụ .

Miễn án phí, lệ phí và cấp phí: Là không phải nộp các khoản chi phí nào khi công dân của 1 trong 2 nước ký kết tham gia tố tụng trên lãnh thổ nước ký kết kia.

 

bản án và quyết định có hiệu lực của pháp Luật

đ58 Hiệp định Việt Đức; đ41 Hiệp định Việt Xô; đ47 Hiệp định Việt Tiệp; đ49 Hiệp định Việt Cuba; đ51 Hiệp định Việt Hung; đ46 Hiệp định Việt Bun.

Bản án và quyết định có hiệu lực pháp Luật là các bản án, quyết định của toà án đã trở thành bắt buộc đối với mọi cơ quan tổ chức, công nhân viên chức và mọi công dân mà phải được thi hành trên toàn lãnh thổ của nước đã ra bản án, quyết định đó. Các bản án quyết định này của toà án loại trừ khả năng tuyên hoặc ra một bản án, quyết định mới về cùng 1 đối tượng, đối với cùng những đương sự trên cùng cơ sở bản án, quyết định đã có hiệu lực chỉ có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ theo một trình tự riêng được quy định trong pháp Luật toó tụng của nước đã ra chúng (theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm). Bản án quyết định sau khi tuyên, nếu hết hạn kháng cáo, kháng nghị theo pháp Luật quy định mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp Luật, thì sẽ có hiệu lực pháp Luật. Các bản án quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và các bản án, các bản án của toà cấp sơ thẩm Việt Nam sẽ có hiệu lực pháp Luật trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị được định ở điều 59 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nếu trong thời hạn nói trên không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định. Các bản án quyết định đó sẽ được thi hành trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo pháp lệnh thi hành án dân sự .

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết với nước ngoài, bản án quyết định có hiệu lực pháp Luật theo pháp Luật nước đã tuyên chúng được coi là một trong nghiên cứu điều kiện cần thiết để công nhận và cho thi hành, bản án quyết định đó.

bảo hộ pháp lý

Là việc bảo đảm bằng pháp Luật đối với các quyền nhân thân và tài sản của công dân nước ký kết này trên lãnh thổ nước ký kết kia theo cùng những điều kiện mà pháp Luật của nước ký kết kia dành cho công dân của mình. Việc bảo đảm này cũng được áp dụng tương ứng cho cả các pháp nhân của các nước ký kết theo thoả thuận riêngười của các bên ký kết .

Trên cơ sở pháp Luật của các nước ký kết, công dân của nước ký kết này có quyền tự do liên hệ với các cơ quan tư pháp (Bao gồm toà án, viện kiểm sát, các cơ quan công chứng) và các cơ quan khác có thẩm quyền về dân sự và hình sự của nước ký kết kia để bày tỏ ý kiến, đưa đơn kiện và thực hiện những hành vi tố tụng khác nhằm bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của mình.

Vấn đề bảo hộ pháp lý được quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với nước ngoài như Hiệp định với CHDC Đức (điều 2), Hiệp định với Liên xô (điều 1), Hiệp định với Tiệp khắc (điều 1), Hiệp định với Cuba (điều 1), Hiệp định với Hung (điều 1); Hiệp định với Bun (điều 1)...

Việc bảo đảm các quyền nhân thân và quyền tài sản trong hệ thống pháp Luật của Việt Nam được nói rõ trong hiến pháp 1980 tại chương V- quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (điều 54,55,57,58,,59, 60,61,...73,...01) Được quy định trong các văn bản pháp Luật khác (như Luật tố tụng hình sự, pháp lệnh giải quyết các vụ án hình sự và nhiều văn bản khác).

Theo tinh thần các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài và các văn bản pháp Luật của Việt Nam thì công dân của các nước ký kết như Liên xô, Cuba, Tiệp, Hung, Bun, Đức khi ở trên lãnh thổ của Việt Nam đều được pháp Luật của Việt Nam bảo đảm các quyền nhân thân và quyền tài sản của họ và ngưọc lại, họ cũng được sử dụng các quyền đó để bảo đảm lợi ích của mình trước các cơ quan tư pháp của Việt Nam, trừ 1 số quyền (chủ yếu là quyền chính trị) mà họ không được hưởng. Theo pháp Luật các quyền này thường gắn với quy chế quốc tịch Việt Nam .

 

công nhận bản án và quyết định của toà án nước ngoài

(Theo Hiệp định TTTP)

Công nhận bản án và quyết định của toà án nước ngoài ký kết hữu quan là việc công nhận các quyết định của toà án hữu quan có hiệu lực pháp Luật như của bản án, quyết định của toà án trong nước. Công nhận bản án, quyết định của toà án nước ngoài là tiền đề cần thiết để thi hành án, quyết định đó tại nước công nhận chúng.

Trong các Hiệp định TTTP giữa Việt Nam với Đức (đ57-64) Việt Nam với Liên xô (đ41,42,46), Việt Nam với Tiệp (đ46-48, 50-52), Việt Nam Cuba (đ46,47,52), đều quy định rõ các loại bản án, quyết định của toà án, cơ quan tư pháp các nước hữu quan sẽ được công nhận quy định rõ về thủ tục điều kiện công nhận, cũng như điều kiện từ chối công nhận chúng.

 

cước án phí

Cước án phí là khoản tiền dự phí do bên nguyên đơn nước ngoài nộp trước cho toà án nơi bị đơn cư trú cùng lúc với đơn kiện để đảm bảo cho toà án này thụ lý vụ kiện và tiến hành các vụ kiện làm sáng tỏ vấn đề .

Tuỳ theo pháp Luật của mỗi nước, cước án phí có thể được nộp bằng tiền mặt hoặc bằng các hiện vật có giá trị tương đương với khoản tiền đó.

Tiền cước án phí khác với tiền án phí ở chỗ là tiền cước án phí bao giờ cũng phải nộp cùng với đơn kiện còn án phí là tổng khoản chi phí liên quan đến việc giải quyết trong vụ tranh chấp mà liên quan đến bản án.

Nếu cước án phí ít hơn án phí thì phải nộp thêm còn nhiều hơn thì hoàn trả. Trong trường hợp nếu toà án nhận được án phí mà không thực hiện nghĩa vụ của mình về Hiệp định tố tụng thì toà án đó phải bồi thường cho đương sự.

Trong các Hiệp định TTTP giữa CHXHCN Việt Nam với CHDC Đức, Tiệp, Bun, Hung, Liên xô, Cuba khoản tiền cước án phí nói trên được miễn đối với công dân và pháp nhân của nước ký kết này khi tham gia tố tụng ở nước ký kết kia.

dẫn độ tội phạm

Dẫn độ tội phạm theo pháp Luật quốc tế là một quốc gia này chuyển giao cho quốc gia kia người đang bị truy nã về phạm tội đã hoàn thành để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bản án đối với người đó. Vấn đề dẫn độ đựoc giải quyết trong phạm vi pháp Luật của từng nước hoặc các điều ước quốc tế tay đôi hoặc nhiều bên.

Thông thường người bị dẫn độ là những người phạm tội hình sự và tội ác chống loài người. Đối với những người bị truy đuổi theo những lý do đặc biệt thường không thuộc đối tượng bị dẫn độ. Những người này thường được hưởng quyền tỵ nạn. Nước được yêu cầu dẫn độ cũng không được áp dụng dẫn độ dể chuyển giao công dân nước mình cho người yêu cầu dẫn độ. Việc dẫn độ các phạm nhân hình sự chỉ được thực hiện khi giữa các nước hữu quan có 1 điều ước quốc tế có hiệu lực về vấn đề dẫn độ. Thông thường việc dẫn độ được đặt ra với những người phạm trọng tội và chỉ trong trường hợp nghiên cứu hành vi phạm pháp phải là những hành vi phải bị trừng phạt về mặt hình sự ở cả nước yêu cầu và cả nướ được yêu cầu dẫn độ. Người bị dẫn độ chỉ có thể bị tuyên án và chịu về hình phạt mà theo đó nước ký kết đã gửi yêu cầu dẫn độ.

Việc dẫn độ có thể từ chối nếu theo pháp Luật nước được yêu cầu bản án hình sự không thể thi hành được do hết thời hiệu tố tụng hoặc do 1 lý do Luật định khác, hoặc tại lãnh thổ nước được yêu cầu đã tuyên một bản án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền nước này đã ra 1 quyết định chấm dứt vụ án và bản án hoặc quyết định nói trên đã có hiệu lực pháp Luật .

Nước mà người phạm tội có quốc tịch, nước có quyền lợi bị xâm hại hoặc nước nơi tội phạm đã hoàn thành đều có quyền yyc dẫn độ. Trong trường hợp có nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người thì nước được yêu cầu căn cứ vaò pháp Luật nước mình, điều ước quốc tế liên quan và tình hình phạm tội cụ thể để quyết định đáp ứng yêu cầu cụ thể của nước nào trong số các nước có yêu cầu nói trên.

Việt Nam đã ký kết 6 Hiệp định TTTP với nước ngoài, trong đó có quy định các điều kiện và thể thức dẫn độ. Trong các Hiệp định này đều quy định việc dẫn độ sẽ tiến hành nếu theo pháp Luật của cả 2 nước ký kết hữu quan thì người có hành vi phạm tội có thể bị phạt tước tự do không dưới 1 năm (đ47 Hiệp định Việt Nam Đức; đ53 Hiệp định Việt Nam Liên xô; đ62 Hiệp định Việt Nam Tiệp; đ58 Hiệp định Việt Nam Cuba; đ58 Hiệp định Việt Nam Hung; đ59 Hiệp định Việt Nam Bun). Trong trường hợp dẫn độ để thi hành bản án thì mức độ hình phạt này có thể thấp hơn nguyên tắc nói trên nhưng không dưới 6 tháng tù (đ53 k2 Hiệp định Việt Nam Liên xô).

Việt Nam chưa tham gia công ước Beclin năm 1978 về chuyển giao người bị kết án tước tự do cho nước mà người đó có quốc tịch để thi hành hình phạt. Song nội dung công thức này cũng được Nhà nước ta chấp thuận qua ký kết chương III Hiệp định TTTP với Hung năm 1985. Việc chuyển giao người bị kết án tước tự do ở đây chỉ được thực hiện khi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp Luật và thoả mãn 1 số yêu cầu khác.

 

di chúc

di chúc là một hình thức định đoạt di sản của một người khi người đó còn sống nhằm chuyển di sản này cho người khác khi người đó chết.

Di chúc có thể là di chúc viết hoặc di chúc miệng.

Di chúc viết: được cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân chứng thực.

Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc UBND phường, xã, thị trấn chứng thực bản di chúc.

Người lập di chúc có thể tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn.

Trong trường hợp người lập di chúc khong đọc bản di chúc được, không ký hoặc điểm chỉ được thì phải nhờ người chứng kiến. Người chứng kiến đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào bản di chúc trước mặt ngươì chứng thực của cơ quan công chứng hoặc UBND xã phường, thị trấn.

Người có trách nhiệm của cơ quan công chứng hoặc UBND chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc người chứng kiến.

Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài, có thể yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chứng thực di chúc theo thủ tục như trên .

Di chúc miệng: được lập ra trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc đang bị đe doạ ngiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được.

 

pháp Luật Việt Nam quy định sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống và minh mẫn thhì coi như di chúc đó bị huỷ bỏ.

ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước tư bản phát triển, không thùa nhận hành vi di chúc miệng.

Tuy vậy, trong các Hiệp định đều có quy định là hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp Luật của nước ký kết mà người để lại di chúc là công dân khi lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Do đó, trong trường hợp được ký với một nước mà theo pháp Luật nước đó di chúc miệng không có giá trị thì di chúc miệng do công dân Việt Nam lập vẫn có giá trị.

Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc là khả năng tự mình định đoạt di sản thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp Luật .

Trong các Hiệp định đều quy định năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp Luật của nước ký kết mà người lập di chúc là công dân khi lập hoặc huỷ bỏ di chúc.

Pháp luật Việt Nam quy định chỉ có những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy vậy di chúc của người 18 tuổi trở lên lập cũng được coi là là hợp pháp nếu người đó tự nguyện trong khi minh mẫn. Không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp Luật .

Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi tự lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của Pháp luật .

Pháp luật Việt Nam cũng quy định là người nào có đủ khả năng sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc.

 

di sản

di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản khác của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại

Phụ thuộc vào chế độ sở hữu nên di sản thừa kế có thể quy định khác nhau ở từng nước khác nhau.

ở nước ta hiện nay, phạm vi những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân đã được mở rộng hơn trước. Vì vậy, di sản thừa kế ngoài những đồ dùng hàng ngày: nhà ở, tư liệu sinh hoạt khác; của cải để dành; những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ... còn bao gồm cả những máy móc, nhà xưởng, kho tàng, nguyên vật liệu...;vốn bằng tiền, vàng,ngoại tệ...với số lượng không hạn chế; cổ phiếu v.v...Do đó, tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của một người sẽ trở thành di sản khi người đó chết.

ở một số nước, nhất là các nước tư bản chủ nghĩa, đất đai thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, do đó, ở đó, đất đai được xem là bất động sản có thể chuyển quyền sở hữu từ người này sang người khác. ở nước ta, theo hiến pháp 1980 đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Người dân chỉ được phép sử dụng đất để khai thác của đất nhằm đáp ứng của sinh hoạt xã hội chứ không được phép chuyển giao quyền sở hữu đất từ người này sang người khác. Do đó đất đai không thể là di sản của công dân khi chết.

Di sản còn là những quyền về tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng như quyền nhận tài sản mà người chết lúc còn sống đã cho vay, gửi giữ...; quyền nhận tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền bán hoặc cho sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tiền gửi tiết kiệm..., quyền của người chết được bồi thường thiệt hại về tài sản...

Tài sản thừa kế phần quan trọng nhất trong di sản thừa kế do người chết để lại.

Tài sản thừa kế gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp khác được thể hiện dưới dạng các vật, cổ phiếu hoặc tiền Việt Nam hay tiền nước ngoài.

Trong các Hiệp định phần lớn đều dùng thuật ngữ tài sản thừa kế, bởi vì các Hiệp định quy định những thủ tục cần thiết trong việc chuyển giao, bảo quản các tài sản cụ thể chứ không phải các quyền về tài sản.

Người để di sản, cùng với việc để lại các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, các quyền về tài sản, còn có thể để lại các nghĩa vụ về tài sản cho người thừa kế.Do đó, mặc dầu pháp luật Việt Nam không nêu cụ thể di sản thừa kế còn gồm cả các nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại hay không, chúng tôi vẫn cho rằng nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế.

 

 

động sản và bất động sản

bất động sản là đất đai thuộc bất cứ hình thức nào như (đất để ở, để canh tác, vườn tược, ao hồ... ) cũng như nhà ở, nhà kho, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ... và những tài sản khác gắn liền với đất đai mà khi tách chúng khỏi đất thì làm thay đổi giá trị và công dụng ban đầu của chúng.

Động sản là tất cả những tài sản ... không mang đặc tính của bất động sản. Động sản thông thường có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, hoặc được chủ sở hữu mang theo mình, có giá trị và công dụng khác với bất động sản không gắn liền với vị trí cố định. Tuy nhiên pháp Luật có thể quy định 1 vật là bất động sản hoặc động sản phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị tại quốc gia đó.

Trong các Hiệp định TTTP việc xác định 1 vật là động sản hoặc bất động sản hay giải quyết theo Pháp luật của nước ký kết nơi có di sản thừa kế. Việc giải quyết bất động sản theo Pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản, còn thừa kế động sản giải quyết theo Pháp luật của nước ký kết mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết.

giám hộ và trợ tá : là một trong nghiên cứu hình thức bảo vệ các quyền lợi về nhân thân và tài sản của công dân. Pháp luật liên xô quy định những người được giám hộ là trẻ em vị thành niên dưới 15 tuổi và những người mất naưng lực hành vi do hậu quả của bệnh tâm thần, còn đối với hình thức trợ tá thì người được trợ tá là trẻ em vị thành niên, có năng lực hành vi do hậu quả của bệnh tâm thần, còn đối với hình thức trợ tá thì người được trợ tá là trẻ em vị thành niên có năng lực hành vi nhưng do tình trạng sức khoẻ không tự bảo vệ được mình. Người giám hộ và người trợ tá phải là người có đủ 18 tuổi trở lên. Pháp luật không cho phép người dưới 18 tuổi, người bị tước quyền làm cha hoặc làm mẹ, người không có năng lực hành vi làm người trợ tá hoặc giám hộ. Người giám hộ hoặc trợ tá phải tạo điều kiện sinh hoat cho người được giám hộ hoặc người trợ tá như thành viên trong gia đình của mình và phải sống chung với họ (trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép người trợ tấ ddược sống riêng). Người giám hộ hoặc người trợ tá là người đại diện hợp pháp của người được giám hộ, hoặc người được đại diện là trẻ vị thành niên. Sự khác biệt cơ bản giữa người giám hộ và người trợ tá đối với người được trợ tá có năng lực hành vi có năng lực hành vi nhưng không tự bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình ở chỗ người trợ tá không phải là đaị diện hợp pháp mà họ chỉ là người giúp được người trợ tá thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo vệ được người trợ tá khỏi sự lạm dụng của người khác, việc giám hộ và trợ tá chấm dứt khi người được giám hộ tròn 15 tuổi, người được trợ tá tròn 18 tuổi, hoặc trẻ vị thành niên được trả lại cho bố mẹ chúng, hoặc cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc giám hộ và trợ tá, nếu xét thấy người giám hộ hoặc trợ tá vi phạm các quy định của Pháp luật về giám hộ và trợ tá.

Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam có quy định về chế độ đỡ đầu. Người đỡ đầu phải là người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế để làm người đỡ đầu. Người được đỡ đầu là trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Người đỡ đầu có nhiệm vụ và quyền hạn: chăm sóc giáo dục người được đỡ đầu trước Pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.

Việc đỡ đầu chấm dứt khi người chưa thành niên được giao lại cho cha mẹ, hoặc người nhận làm con nuôi, hoặc người đỡ đầu không làm tròn nhiệm vụ gây thiệt hại ngiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.

giấy uỷ quyền và ký kết điều ước quốc tế là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước hoặc tổ chức quốc tế cấp cho một người, thông thưòng là trưởng đoàn, được gọi là người uỷ quyền, để thực hiện việc ký kết điều ước quốc tế. Trong giấy uỷ quyền phải ghi rõ uỷ quyền việc gì, có thể là cả đàm phán và ký kết, có thể chỉ đàm phán hoặc ký kết .

Việc cấp và thủ tục cấp giấy uỷ quyền do Pháp luật trong nước của mỗi quốc gia quy định, căn cứ vào Pháp luật và thực tiễn quốc tế. ở nước ta vấn đề này được quy định trong pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của CHXHCN Việt Nam công bố ngày 25 -10-1989 (sau đây gọi tắt là pháp lệnh). Điều 5 pháp lệnh ghi: trưởng đoàn đàm phán và ký kết điều ước quốc tế phải đựoc uỷ quyền: a) của Hội đồng Nhà nước khi đàm phán và ký kết với danh nghĩa Nhà nước: b) của Hội đồng bộ trưởng, khi đàm phán và ký kết với danh nghĩa chính phủ: c) của thủ trưởng cơ quan cấp bộ, ngành khi đàm phán và ký kết với danh nghĩa bộ ngành. Bộ ngoại giao làm thủ tục uỷ quyền của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, và hướng dẫn việc cấp giấy uỷ quyền của các bộ ngành.

Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế và Pháp luật của các nước đều có quy định những trường hợp ký kết điều ước quốc tế không cần giấy uỷ quyền. ở nước ta, theo điều 6 pháp lệnh, chủ tịch Hội đồng Nhà nước, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng ngoại giao không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán và ký kết điều ước quốc tế; thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, ngành không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán ký kết điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ, ngành mình; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài hoặc bên cạnh tổ chức quốc tế không cần giấy uỷ quyền khi đàm phán với nước sở tại hoặc với tổ chức quốc tế hữu quan về văn bản điều ước (nhưng khi ký kết thì phải có giấy uỷ quyền ).

 

Hiệp định trọng tài

Hiệp nghị trọng tài là văn kiện thoả thuận giữa các pháp nhân hoặc thể nhân về việc đưa các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh trong lĩnh vực quan hệ đến Luật trọng tài giải quyết. Hiêp nghị trọng tài có thể được các bên ký kết để giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp này, hiệp nghị trọng tài được gọi là thoả hiệp trọng tài. Hiệp nghị trọng tài cũng có thể được áp dụng dưới dạng 1 điều khoản của hợp đồng dân Luật, nhằm định ra những điều kiện cần thiết để đưa các tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai, trong quá trình thực hiện hợp đồng cho trọng tài giải quyết. Trong trường hợp này, hiệp nghị trọng tài có tên gọi là điều bảo lưu về trọng tài.

Theo quy định của đ. II công ước Newyork năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, thì hiệp nghị trọng tài là hiệp nghị viết mà theo đó các bên tranh chấp phải đưa cho trọng tài giải quyết tất cả hoặc 1 số nhất định các tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa họ, tranh chấp này có thể liên quan tới quan hệ Pháp luật hợp đồng cụ thể hoặc quan hệ Pháp luật khác mà khách thể của chúng có thể là đối tượngười của việc giải quyết tại trọng tài.

Trong Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và Đức (đ.61), Việt Nam và Tiệp (đ. 46 k2), Việt Nam và Bun (đ.46 k1 và đ.50) có quy định: sự tồn tại 1 hiệp nghị trọng tài viết giữa các bên đương sự về chấp nhận thẩm quyền của trọng tài đối với vụ tranh chấp cụ thể là của đối tượng quyết định trọng tài và trọng tài đã giải quyết vụ tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền được các đương sự thoả thuận là 1 trong các điều kiện cần thiết để công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ký kết hữu quan.

hôn nhân: là sự liên kết tự nguyện giữa 2 người khác giới tính. Việc kết hôn giữa công dân nước ký kết này với công dân nước ký kết kia phải tuân theo những điều kiện Pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân quy định. Ngoài ra, Hiệp định TTTP giữa CHXHCN Việt Nam và CHDC Đức (nay là 1 phần của CHLB Đức) còn quy định, công dân 2 nước ký kết Hiệp định muốn kết hôn với nhau phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước mà mỗi người là công dân .

Pháp luật Việt Nam quy định việc kết hôn phải có những điều kiện : có sự tự nguyện giữa 2 bên Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, Luật không cho phép kết hôn giữa 2 người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình hoặc mắc bệnh hoa liễu, giữa những người cùng dòng máu, có vợ có chồng kết hôn với người khác và người đang nhận cha mẹ nuôi, con nuôi. Người nước ngoài kết hon với người Việt Nam và làm thủ tục kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải nộp và xuất trình; đơn xin đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận của chính quyền cơ sở nơi thường trú, xác nhận là chưa có chồng có vợ hoặc đã có nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, bản sao giấy khai sinh, giấy của cơ quan y tế chứng nhận hiện tại không bị tâm thần mà không có khả năng nhận thức được hành vi cuả mình và không bị các bệnh hoa liễu, sida, giấy chứng minh, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Ngoài ra người nước ngoài còn phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà người đó là công dân hoặc của nước mà người đó thường trú vào thời điểm xin đang ký kết hôn (đối với người không quốc tịch ) xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân Việt Nam không bị cản trở và được thùa nhận ở nước họ là hợp pháp và hợp thức, giấy cho phép kết hôn với công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền ở nước mà người đó là công dân cấp, nếu Pháp luật của nước đó hoặc Hiệp định TTTP giữa Việt Nam với nước ngoài tương ứng quy định việc cấp phép đó. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên xô, Việt Nam Tiệp còn quy định; vì những trường hợp ngăn cấm tuyệt đối việc kết hôn, ngoài việc tuân theo Pháp luật của nước mình, công dân còn phải tuân theo Pháp luật của nơi tiến hành kết hôn. cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nước ngoài là UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương nơi thường trú của công dân Việt Nam. trường hợp công dân Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài , nếu việc công nhận không trái với Pháp luật của nước sở tại hoặc Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nước sở tại.

Trường hợp kết hôn không theo những điều kiện kết hôn theo Luật định thì có thể bị coi là hôn nhân vô hiệu. Hôn nhân bị coi là vô hiệu sẽ không làm phát sinh bất kỳ quyền và nghĩa vụ vợ chồng nào giữa những ngưòi kết hôn. Tuy nhiên hôn nhân vô hiệu không ảnh hưởng đến các quyền của đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân đó. Hôn nhân được coi là vô hiệu từ khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau. Nhưng nếu trước khi việc đưa ra xem xét tại toà án, những tình tiết cản trở việc kết hôn đã mất đi thì hôn nhân có thể coi là hợp pháp từ lúc tình tiết đó không còn nữa.

Hôn nhân chấm dứt trong truờng hợp vợ hoặc chồng bị chết hoặc tuyên bố đã chết. Ly hôn cũng là 1 căn cứ chấm dứt hôn nhân.

huỷ bỏ điều ước quốc tế là một trong những phương thưc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế song phương hoặc điều ước quốc tế đa phương theo trình tự và thời han được quy định trong điều ước đó.

điều kiện chung để huỷ bỏ điều ước quốc tế thông thường là việc 1 trong các quốc gia ký kết tuyên bố ý định chấm dứt hiệu lực của điều ước đó đối với quốc gia của mình. Do vậy ở đây cần phân biệt huỷ bỏ với bãi bỏ điều ước đó.

Đối với điều ước quốc tế song phương, việc 1 quốc gia ký kết tuyên bố huỷ bỏ thì nói chung điều ước vẫn có hiệu lực, chỉ chấm dứt với quốc gia tuyên bố huỷ bỏ.

6 Hiệp định TTTP đã ký kết cần quy định quyền của các quốc gia tuyên bố huỷ bỏ chúng.

Pháp luật trong nước của các nước quy định thẩm quyền huỷ bỏ điều ước quốc tế. ở nước ta theo điều 14 pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thẩm quyền đó thuộc : a)Hội đồng Nhà nước đối với điều ước ký kết với danh nghĩa Nhà nước hoặc do hội đồng Nhà nước quyết định việc ký, phê chuẩn hoặc gia nhập; b) Hội đồng bộ trưởng đối với điều ước ký kết với danh nghĩa chính phủ và với danh nghĩa cơ quan cấp Bộ, ngành.

ký điều ước quốc tế là 1 trong các giai đoạn ký kết điều ước quốc tế; giai đoạn này ký kết giai đoạn đàm phán và có ý nghĩa là các quốc gia chấp nhận sự ràng buộc của điều ước đối với mình, nếu điều ước đó quy định bắt đầu có dấu hiệu từ thời điểm ký kết, hoặc nhất trí với văn bản điều ước đã được thoả thuận, nếu điều ước quy định cần phải phê chuẩn hay phê duyệt.

Ký điều ước quốc tế có thể ký chính thức và cũng có thể ký chưa chính thức hay ký tắt. Ký tắt được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn quốc tế. Đây là cách thức để các quốc gia ký kết xác định tính chính thức của văn bản điều ước đã được thoả thuận xong. Do vậy ký tắt phải ký trên từng trang của văn bản điều ước. Sau ký tắt, thông thường phải có ký chính thức.

Điều ước quốc tế song phương được ký cùng một lúc và theo nguyên tắc luân phiên. lễ ký phải được tổ chức theo nguyên tắc lễ tân ngoại giao.

Điều ước quốc tế đa phương được ký có thể cùng 1 lúc và cũng có thể trong 1 thời hạn quy định mà điều mở ký.

ký kết điều ước quốc tế là khái niệm chung chỉ quá trình xác lập quy phạm điều ước của Pháp luật quốc tế và hình thành sự thoả thuận giưa các quốc gia ký kết. quá trình này được thể hiện trên nhiều giai đoạn kế tiếp nhau và nhiều hành vi pháp lý mà nội dung của chúng tuỳ thuộc vào lợi ích cùng quan tâm, ý định lập trường, Pháp luật và thực tiễn của các quốc gia ký kết; vào nội dung đối tượng mục đích của nước ký kết .

Quá trình ký kết điều ước quốc tế bao gồm nhiều giai đoạn, như đề xuất sáng kiến điều ước, đàm phán soạn thảo và thông qua văn bản điều ước ký, phê chuẩn, phê duyệt trao đổi văn kiện phê chuẩn phê duyêt...

năng lực hành vi là khả năng của 1 người bằng hành vi của mình có đựoc các quyền và tạo ra cho mình các nghĩa vụ pháp lý, cũng như khả năng của người đó chịu trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi do chính mình gây ra.

Năng lực hành vi của công dân bắt đầu khi họ đạt đến 1 độ tuổi nhất định theo Pháp luật quy định .

Không một ai có thể bị hạn chế năng lực hành vi ngoài trường hợp và thể thức do Pháp luật quy định. Việc hạn chế năng lực hành vi chỉ tiến hành theo quyết định của toà án với tính chất là biện pháp cơ bản hoặc biện pháp bổ sung của hình phạt. Toà án cũng có quyền hạn chế năng lực hành vi của các công dân nghiện rượu hoặc các chất kích thích, ma tuý... Những người này có thể thực hiện các giao dịch nhưng phải đựoc sự đồng ý của người trợ tá, trừ những trường hợp thực hiện các giao kèo như phục vụ sinh hoạt thường ngày.

Toà án có quyền phục hồi năng lực hành vi của những người bị hạn chế nănglực hành vi nói trên khi không còn cơ sở để hạn chế năng lực hành vi theo Luật định. Đối với những người bị bệnh tâm thần, không hiểu ý nghĩa các Hoạt động của mình hoặc không tự chủ được bản thân thì toà án có thể công nhận người không đủ năng lực hành vi và quyết định đặt chế độ giám họ đối với họ. Việc giám hộ sẽ được toà án quyết định bãi bỏ khi người đó bình phục sức khoẻ.

Năng lực hành vi của những người chưa đủ tuổi thành niên bị hạn chế theo Luật định. Những người này được thực hiện các giao dịch với sự thoả thuận của Bố mẹ, người đỡ đầu, người giám hộ hoặc trợ tá, trừ một số giao dịch như phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đều quy định: năng lực hành vi của 1 người do Pháp luật của nước ký kết mà người đó là công dân quy định. Đối với các giao dịch nhỏ, phục vụ sinh hoạt thường ngày thì năng lực hành vi của 1 người được xác nhận theo Pháp luật nước ký kết nơi thực hiện giao dịch hoặc nơi ký kết hợp đồng .

năng lực Pháp luật :

là khả năng của 1 người có các quyền và nghĩa vụ được Pháp luật quy định hoặc cho phép. Năng lực Pháp luật của 1 công dân thể hiện ở chỗ họ được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Pháp luật cho mọi công dân của mình.

Năng lực Pháp luật của 1 công dân xuất hiện cùng với sự ra đời của công dân đó và chấm dứt khi người đó chết.

Năng lực Pháp luật chỉ có thể bị hạn chế trong những trường hợp và theo trình tự do Luật định.

Đối với các pháp nhân, năng lực Pháp luật xuất hiện khi thành lập pháp nhân đó. Phạm vi năng lực Pháp luật của pháp nhân được quy định trong các văn bản thành lập pháp nhân đó và phù hợp với các mục đích Hoạt động của pháp nhân.

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài có quy định: năng lực Pháp luật của pháp nhân được xác định theo Pháp luật của nước ký kết đã thành lập ra pháp nhân đó và phù hợp với mục đích Hoạt động của pháp nhân.

phê chuẩn điều ước quốc tế là hành vi của 1 trong các cơ quan Nhà nước cao nhất thông qua điều ước quốc tế trước đó đã được đại diện quốc gia mình ký. Bằng hành vi này, cơ quan phê chuẩn chấp nhận hiệu lực Pháp luật của điều ước đối với quốc gia mình, chấp nhận các quyền và nghĩa vụ ghi trong điều ước.

Pháp luật các nước đều có quy định 1 số loại điều ước bắt buộc phải được phê chuẩn và ấn định thẩm quyền của cơ quan phê chuẩn.

Pháp luật quốc tế coi việc phê chuẩn là 1 trong các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế .

ở nước ta, theo điều 7 pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước và điều ước quốc tế có điều khoản và pháp lệnh trái với pháp lý Việt Nam là bắt buộc phải được phê chuẩn. Ngoài ra các điều ước khác, nếu các bên ký kết thoả thuận quy định việc phê chuẩn thì cũng phải được phê chuẩn.

Các điều 83 và 100 Hiến pháp năm 1980 và điều 7 pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế quy định thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc Hội đồng Nhà nước hoặc quốc hội (trong trường hợp Hội đồng Nhà nước thấy cần trình quốc hội). Trong thực tiễn, Hội đồng Nhà nước ta đã phê chuẩn nhiều điều ước quốc tế , còn quốc hội thì chưa lần nào.

thi hành các bản án và quyết định của toà án nước ngoài (theo Hiệp định tương trợ tư pháp )

là giai đoạn kết thúc của tố tụng dân sự quốc tế, trong đó các quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết định của nước ngoài đã được nước ký kết công nhận sẽ được đưa ra thi hành theo Luật lệ của nước ký kết được yêu cầu .

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam ký kết với Đức, Liên xô, Tiệp, Cuba, Hung, Bun có quy định rõ phạm vi các bản án, quyết định của cơ quan tư pháp nước ký kết hữu quan này tại nước hữu quan kia, thủ tục xin thi hành và điều kiện cho thi hành chúng. Các Hiệp định cũng quy định thủ tục thi hành các bản án, quyết định nói trên. Theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự được Hội đồng Nhà nước Việt Nam thông qua tháng 8-1989, các bản án quyết định của toà án nước ngoài đã được toà án nước Việt Nam công nhận sẽ được thi hành theo pháp lệnh noí trên (đ.3 k1. đ). Để được công nhận và được phép thi hành, các đương sự phải có đơn xin thi hành và các giấy tờ cần thiết kèm theo đơn gửi cho toà án nhân dân tỉnh nơi người có thi hành án cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án. Các bản án quyết định của cơ quan tư pháp nước ngoài có thể bị từ chối công nhận và cho phép thi hành nếu bản án quyết định chưa có hiệu lực Pháp luật hoặc hết thời hiệu cho thi hành theo Pháp luật nước có toà án đã tuyên bản án đó; cơ quan tư pháp đã tuyên là cơ quan tư pháp không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cụ thể đó, các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự sẽ được bảo đảm đúng Pháp luật bản án quyết định đó là bản án quyết định được đưa ra lần đầu ở nước được yêu cầu thi hành và cần được thi hành ở đó; các quyết định trong bản án quyết định không trái với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam trật tự công cộng của nước phải thi hành...

thừa kế

thừa kế là việc chuyển di sản của người đã chết cho những người khác còn sống hoặc cho Nhà nước, cho cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế hoặc tỏ chức xã hội .

Thừa kế bao gồm thừa kế theo Luật và thùa kế theo di chúc.

Thừa kế theo Luật là việc chuyển di sản theo những quy định của Pháp luật .

Thừa kế theo Luật được thực hiện trong các trường hợp: người để lại thừa kế không định đoạt di sản của mình bằng di chúc hoặc có làm di chúc nhưng toàn bộ hoặc 1 phần của di chúc không có giá trị pháp lý hoặc chỉ định đoạt bằng 1 phần di sản hoặc người thùa kế được chỉ định trong di chúc chết trước người lập di chúc hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối không nhận di sản. Toàn bộ di sản không có di chúc hoặc phần di sản nằm ngoài di chúc hợp pháp sẽ được chuyển cho các người thùa kế theo quy định của Pháp luật .

Theo Pháp luật Việt Nam, cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo Luật là quan hệ hôn nhân quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Do đó những người thùa kế theo Pháp luật được phân ra làm 3 hàng thùa kế.

Hàng thú nhất: vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi con đẻ con nuôi của người đã chết.

Hàng thứ 2: ông nội bà nội, ông ngoại, bà ngoại anh chị em ruột của người đã chết.

Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác chú cậu dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, cậu, dì chú Ruột.

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản thùa kế của 1 người đã chết cho người khác, cho Nhà nước cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế hoặc tổ chức xã hội theo sự định đoạt của người đó khi còn sống.

Theo Pháp luật Việt Nam khi lập di chúc người có tài sản có quyền :

- Chỉ định người thùa kế

- Phân định tài sản cho người thùa kế

- Giao nghĩa vụ cho người thùa kế

- truất quyền hưởng di sản của 1 hoặc nhiều người thùa kế theo Pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.

Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, huỷ bỏ di chúc

tương trợ tư pháp (theo điều ước quốc tế) là sự hợp tác giữa cơ quan tư pháp theo nghĩa rộng (bao gồm toà án, viện kiểm sát, công chứng Nhà nước ... ) của các quốc gia trong việc tương trợ nhau thực hiện các hành vi tố tụng dân sự và hình sự trên cơ sở ký kết hiệp ước tương trợ tư pháp. CHXHCN Việt Nam đã ký kết hiệp ước này với CHDC Đức (nay là 5 bang của CHLB Đức), LBCHXN chủ nghĩa Xô viết, CHXHCN Tiệp khắc, (nay là CHLB Sec- Slovakia), cộng hoà Cuba, CHND Hungari, CHND Bungari. Ngoài ra đã ký tắt hiệp ước với CHND Mông cổ.

Mục đích của hiệp ước là nhằm bảo hộ quyền nhân thân và tài sản của công dân và pháp nhân quốc gia ký kết này trên lãnh thổ quốc gia ký kết kia, tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia ký kết trong lĩnh vực Hoạt động tương trợ tư pháp , giải quyết các vấn đề xung đột về Pháp luật và thẩm quyền trong các quan hệ Pháp luật có liên quan đến các quốc gia ký kết; công nhận và thi hành lẫn nhau các bản án và quyết định dân sự, phần liên quan đến các bản án hình sự hợp tác đấu tranh chống tội phạm...

Theo hiệp ước TTTP công dân và pháp nhân của quốc gia ký kết này được hưởng trên lãnh thổ quốc gia ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và tài sản của mình như công dân và pháp nhân ký kết kia.

cơ quan tư pháp của các quốc gia ký kết tương trợ nhau bằng cách thực hiện các uỷ thác tư pháp được gửi trực tiếp cho nhau thông qua cơ quan trung ương của mỗi quốc gia ký kết. Cơ quan tư pháp được yêu cầu khi thực hiện uỷ thác tư pháp về nguyên tắc chỉ áp dụng Pháp luật nước mình.

Đối tượng thực hiện uỷ thác tư pháp là các hành vi tố tụng riêng biệt được Pháp luật của quốc gia ký kết được yêu cầu quy định, chẳng hạn như việc lập và gửi các giấy từ, khám xét, thu giữ và chuyển giao các vật chứng, giám định viên, dẫn độ người phạm tội, tiếp tục truy cứu trách nhiệm người phạm tội ... Hiệp ước tương trợ tư pháp quy định việc công nhận lẫn nhau các bản án, quyết định về dân sự gia đình và lao động đã có hiệu lực Pháp luật ở các quốc gia ký kết kia. Việc công nhận ở đây có nghĩa là công nhận bản án, quyết định của nước ngoài có gía trị pháp lý trên lãnh thổ nước mình như các bản án, quyết định do toà án hoặc cơ quan tư pháp khác của nước mình tuyên. Hiệp ước TTTP cũng quy định việc thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế các bản án, quyết định nói trên của các quốc gia ký kết trên cơ sở có đơn yêu cầu của người được thi hành án. Khi xem xét đơn yêu cầu này toà án hoặc cơ quan tư pháp khác không xem xét lại về nội dung bản án quyết định của nước ngoài .

Riêng hiệp ước với CH Hungari còn có thêm 1 chương về chuyển giao người đã bị kết án tước tự do cho quốc gia mà người đó là công dân để chấp hành hình phạt.

uỷ thác tư pháp

là yêu cầu của cơ quan tư pháp nước ký kết này (nước uỷ thác), đối với cơ quan tư pháp của nước ký kết kia (nước được uỷ thác) tiến hành các hành vi tố tụng riêng biệt theo Pháp luật được uỷ thác hoặc theo các quyết định trong các Hiệp định trên lãnh thổ của nước ký kết kia như: tống đạt giấy tờ, khám xét, thu giữ, chuyển giao các vật chứng tiến hành giám định, lấy lời khai của các bị cáo, người làm chứng, người giám định, các bên đương sự, thi hành các quyết định dẫn độ người phạm tội ...

CHXHCN Việt Nam đã ký kết Hiệp định TTTP với CHDC Đức (1980), Liên xô (1981), Tiệp (1982), Cuba (1984), Hung (1983), Bun (1986). Việc thực hiện uỷ thác tư pháp đều được quy định rõ trong các Hiệp định cụ thể với CHDC Đức (đ. 13 14 15 16) Liên xô (đ.5 ,6) Tiệp (đ. 5,6) Cuba (đ. 6,7) Hung (đ. 5,6) Bun (đ 6,7). Theo tinh thần của các Hiệp định trên thì việc liên hệ để thực hiện uỷ thác tư pháp giữa các nước ký kết đều phải thông qua các cơ quan trung ương của mình là Bộ tư pháp và viện kiểm sát trung ương.

Uỷ thác tư pháp cần được lập bằng văn bản và trong văn bản đó cần ghi rõ: tên cơ quan yêu cầu tên công việc uỷ thác, họ tên các đương sự, người làm chứng và các người khác có liên quan đến vụ việc cũng như nơi thường trú, tạm trú quốc tịch hộ tịch chuyên môn hoặc nghề nghiệp của người đó, họ và tên địa chỉ của người đại diện của các đương sự (mẹ đại diện cho con uỷ thác về tư pháp truy nhận cha và trả tiền cấp dưỡng nuôi con). Trong nội dung các văn bảnước uỷ thác tư pháp về các vấn đề hình sự còn chú ý nói rõ các tình tiết thực tế, tội danh pháp lý, nơi sinh và ngày sinh của bị can. Đối với mỗi văn bản uỷ thác cần được cơ quan tư pháp của nước yêu cầu ký tên đóng dấu thì mới có giá trị pháp lý. Thẩm quyền của cơ quan được uỷ thác tư pháp trong quan hệ đối với người nhận uỷ thác được quy định rõ trong các Hiệp định TTTP, cơ quan thực hiện uỷ thác tư pháp phải trực tiếp thực hiện uỷ thác tư pháp và làm đúng những yêu cầu cụ thể của cơ quan nước uỷ thác.

Để đảm bảo việc thực hiện uỷ thác có kết quả thông thường các Hiệp định TTTP đều định rõ quyền của cơ quan được yêu cầu áp dụng Pháp luật của nước mình. Song nếu có đề nghị của cơ quan yêu cầu uỷ thác thì có thể áp dụng các quy phạm Pháp luật của nước ký kết có cơ quan yêu cầu, miễn là các quy phạm đó không mâu thuẫn với Pháp luật của nước mình.

Cơ quan được yêu cầu uỷ thác có nghĩa vụ thông báo kịp thời và đầy đủ chi tiết cho bên cơ quan uỷ thác yêu cầu biết mọi kết quả của việc thực hiện uỷ thác tư pháp, kể cả việc gửi trả tài liệu hoặc hồ sơ uỷ thác trong trường hợp uỷ thác không thực hiện được.

văn kiện phê chuẩn (điều ước quốc tế ) là văn bản xác nhận việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã phê chuẩn điều ước quốc tế. Thông thường văn kiện phê chuẩn do người đứng đầu cơ quan Nhà nước (hoặc chính phủ) ký và Bộ trưởng ngoại giao tiếp ký. Đối với điều ước quốc tế song phương thì 2 quốc gia ký kết tiến hành trao đổi cho nhau văn kiện phê chuẩn tại 1 buổi lễ chính thức. Còn đối với điều ước quốc tế đa phương thì văn kiện phê chuẩn được gửi cho quốc gia lưu chiểu điều ước bảo quản.

ở nước ta văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế do chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký. Bộ ngoại giao làm thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn điều ước quốc tế .

xác định công dân mất tích

mất tích - đó là sự kiện được xác định theo thể thức tư pháp về việc 1 người vắng mặt lâu dài tại nơi người đó thường trú. Theo Pháp luật Việt Nam việc xác định 1 người mất tích thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp huyện nơi thường trú của người khởi kiện hoặc nơi thường trú cuối cùng của người mà người khởi kiện yêu cầu cho toà án xác định là mất tích. Toà án có thể xác định một người là mất tích, nếu đã quá 2 năm mà ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cuối cùng (và ở nơi tạm trú thường xuyên cuối cùng nếu có) của người đó không có tin tức gì về người đó.

Về công nhận (hoặc xác định) công dân mất tích sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định: việc giám hộ đối với tài sản của người mất tích được định lập, việc cấp dưỡng cho người mà người mất tích có trách nhiệm cấp dưỡng sẽ được thực hiện trên cơ sở tài sản cuả người mất tích, việc thanh toán nợ cũng theo quy định đó...

Nếu người đã được xác lập (công nhận )mất tích lại xuất hiện (trở về) ở nơi thường trú của mình hoặc đã tìm ra nơi ở của người đó, thì toà án sẽ giải quyết lại với theo thủ tục tái thẩm. Tài sản của người mất tích được trả lại cho họ theo yêu cầu của họ.

Trường hợp đã quá 5 năm mà không có tin tức gì về 1người ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cuối cùng (và ở nơi tạm trú thường xuyên cuối cùng nếu có) của người đó thì toà án có thể xác định (hoặc tuyên bố là người đó đã chết)

Trong các Hiệp định TTTP mà Việt Nam đã ký với nước ngoài có quy định việc xác lập 1 người đã mất tích thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp nưóc ký kết mà người đó là công dân khi đang sống. Cơ quan tư pháp này áp dụng Pháp luật nước mình để tiến hành các thủ tục cần thiết.

 

 

File đính kèm downloadTải về