• Thuộc tính
Tên đề tài Bình luận và phân tích những điểm mới trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

  1. Khái niệm tội phạm kinh tế

Thuật ngữ tội phạm kinh tế thường được sử dụng nhưng ít khi được định nghĩa. Tuy nhiên, khái niệm tội phạm nói chung được quy định rất cụ thể trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999:"tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa" (Điều 8 Bộ luật hình sự).

Việc đưa ra khái niệm tội phạm kinh tế là điều khó nhưng cũng có thể rút ra được một số điểm chính của nó như sau:

  • Tội phạm kinh tế mang tính kỹ thuật cao và phức tạp;
  • Không xác định được nạn nhân cụ thể;
  • Do loại tội này không có nạn nhân cụ thể cho nên không có người tố cáo với tư cách là người bị hại.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau tranh luận về khái niệm tội phạm kinh tế: tội phạm kinh tế là tội phạm chứ không đơn thuần là một loại hoạt động nào đó bị coi là tội phạm chỉ vì một số nhà lập pháp muốn trừng trị loại hoạt động này mà xây dựng các chế tài hình sự với mục đích nhằm xử lý thích đáng các hành vi vi phạm của người phạm tội. Trong khi thuật ngữ “tội phạm kỉnh tế” khó có thể được định nghĩa một cách rõ ràng, và nếu ai đó tìm cách định nghĩa nó, thì định nghĩa này chắcchắn sẽ bị thay đổi vì trong tương lai có thể sẽ xuất hiện nhiều loại tội phạm mới mà chúng ta chưa thể dự đoán được một cách chính xác. Chính vì vậy, bất kỳ định nghĩa nào đều phải căn cứvào tính chất vi phạm pháp luật của hành vi phạm tội chứ không căn cứ vào đặc tính kinh tế hoặc xã hội của người phạm tội.

Tuy nhiên, có quan điểm khác lại cho rằng''tộiphạm kinh tế là hoạt động phi bạo lực, trái pháp luật và chủ yếu gồm hành vi mang tính lừa đảo, gian dối, dấu giếm, thao túng, trốn tránh nghĩa vụ và bội tín"[1]. Như vậy, có thể nhận thức được rất rõ ràng về tội phạm kinh tế là loại tội phạm phát sinh trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để có thể kiếm được lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh đã dùng mọi thủ đoạn và được thực hiện bằng cách này hoặc cách khác để lẩn tránh pháp luật, lừa dối lẫn nhau với mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận từ các hành vi, thủ đoạn đó.

Theo quan niệm chung của một số nước thì chưa có một khái niệm chính thức về tội phạm kinh tế, cụ thể ở Nhật Bản cho rằng "tội phạm kinh tế"không phải là một thuật ngữ pháp lý, mà chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối khi nói về tội phạm phát sinh trong các giao dịch kinh tế và trong lĩnh vực kinh tế.

Mặc dù, chưa có sự thống nhất về khái niệm tội phạm kinh tế song tùy thuộc vào bối cảnh sử dụng, thuật ngữ "tội phạm kinh tế" có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp, cụ thể:

Theo nghĩa rộng, tội phạm kinh tế bao gồm nhóm các tội phạm không chỉ liên quan đến các giá tri kinh tế nói chung (hệ thống tiền tệ, chứng khoán, tài chínhv.v..). Còn theo nghĩa hẹp, khái niêm tội phạm kinh tế không bao hàm các tội phạm liên quan đến chức năng hoạt động của thể chế kinh tế nói chung. Giữa các tội liên quan đến tài sản và các tội liên quan đến thể chế kinh tế nói chung có một sự khác biệt. Ví dụ: Tội trộm, cướp..., là những tội có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế thị trường mà gây hại trực tiếp cho một số người cụ thể nào đó. Khi xét xử các tội phạm này, Toà án có thể xác định khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại cụ thể mà tội phạm đã gây ra cho nguời bị hại đó. Vì vậy, các tội phạm này được gọi là các tội liên quan đến tài sản. Còn tội hối lộ trong kinh doanh thì không có tài sản nào bị thiệt hại, thiệt hại ở đây chính là sự mất lòng tin đối với các cán bộ Nhà nước.

Một ví dụ khác là tội phạm được quy định trong các văn bản pháp luậtvề chứng khoán và giao dịch chứng khoán, hầu hết các tội phạm quy định trong các văn bản này đều không xác định rõ người bị hại là một người cụ thể nào, thiệt hại ở đây chính là làm ảnh hưởng hoặc lũng đoạn đối với hoạt động bình thường của thị trường. Hay các tội phạm liên quan đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong luật chống độc quyền của một số nước cũng không xác định rõ một đối tượng bị hại cụ thể nào mà thiệt hại ở đây cũng chính là hệ thống kinh tế thị trường và việc xác định một cách trung thực giá cả hàng hoá. Có thể nói rằng, trong các tội phạm này, người bị thiệt hại chính là công chúng và các nhà đầu tư. Giữa các tội phạm này và những tội phạm liên quan đến tài sản có một sự khác biệt. Song hiểu theo nghĩa hẹp, thì tội phạm kinh tế không bao hàm các tội liên quan đến tài sản mà chỉ bao gồm những tội phạm gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế thị trường và thể chế kinh tế nói chung. Đặc biệt khi giới học giả sử dụng thuật ngữ tội phạm kinh tế thì họ sử dụng với nghĩ hẹp, tức là các tội phạm có ảnh hưởng đến thị trường, đến nền kinh tế nói chung[2].

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, tội phạm kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tội phạm kinh tế được hiểu theo nghĩa như đã trình bày ở phần trên và được quy định không chỉ trong chương các tội phạm về kinh tế mà cả trong các chương khác của Bộ luật hình sự. Còn theo nghĩa hẹp, các tội phạm được quy định ở chương VIIBộ luật hình sự năm 1985 và chương XVI Bộ luật hình sự năm 1999, chỉ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, còn các tội phạm khác xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm về môi trường v.v.., đã được quy định ở các chương riêng khác. Như vậy, khách thể loại của các tội phạm này chỉ là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước ta. Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 sử dụng tên chương là "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" thay cho tên gọi "Các tội phạm vềkinh tế" trong Bộ luật hình sự năm 1985 để tránh gây hiểu lầm và thể hiện chính xác hơn khách thể được bảo vệ[3].

Với cách hiểu như trên, chúng ta tạm đưa ra khái niệm về tội phạm kinhtế theo pháp luật Việt Nam như sau: "Tội phạm kinh tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự năm 1999, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vồ ý xâm phạm trật tự quản lý kinh tế."

Với định nghĩa như trên, chúng ta có thể hiểu ngay rằng Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung và chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng phải sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản mới đáp ứng được yêu cầu và tình hình trong điều kiện mới.

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

2.1. Cơ sở lý luận

a) Cơ sở kinh tế xã hội.

Bộ luật hình sự năm 1985 được xây dựng trong những năm 70 - 80. Là Bộ luật lớn được ban hành trên cơ sở pháp điển hóa các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước được ban hành từ năm 1945 đến những năm 80 dựa trên cơ sở nền tảng của Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo qui định của Hiến pháp này, Nhà nước xây dựng nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.

Sự nghiệp đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng đã và đang mang lại những thành quả rất to lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Đất nước đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tạo được những tiền đề và điều kiện cần thiết để chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, ở giai đoạn này, các quan hệ kinh tế phát triển nhanh, phức tạp, tự do cạnh tranh có thể gây cản trở đến sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Nhà nước thay mặt xã hội thực hiện sự điều chỉnh xã hội mà công cụ cơ bản là pháp luật. Có thể nói, điều kiện mới xây dựng một nhà nước biết quản lý trong cơ chế thị trường, tổ chức bộ máy cũng như sự vận hành của nó phù hợp với trình độ phát triển của cơ chế thị trường và tạo ra hành lang pháp luật, sự hướng dẫn,điều chỉnh của Nhà nước bằng pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường một cách lành mạnh có hiệu quả[4].

Nói tới kinh tế thị trường là nói tới một nền kinh tế mở, ở đó tồn tại những mối quan hệ kinh tế địa phương, đa chiều với sự tham gia của nhiều loại chủ thể sản xuất, kinh doanh từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Chính vì thế, có thể nói cạnh tranh là một trong những đặc trưng rất quan trọng của nền kinh tế thị trường và chính nó kích thích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động và nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường có nhiều hàng hoá và dịch vụ nên xã hội có đủ những điều kiện vật chất để thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần của con người.

Mặc dù có những ưu thế nêu trên nhưng kinh tế thị trường cũng có những hạn chế mà bản thân nó không thể tự khắc phục được. Trong kinh tế thị trường, lực lượng sản xuất phát triển tới một mức độ nào đó cùng với sự cạnh tranh tự do sẽ dẫn tới khủng hoảng thừa. Hàng hoá sản xuất ra quá nhiều, cung vượt cầu sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp và nhiều tệ nạn xã hội khác trong đó có tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng[5].

Chính vì vậy, tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng đều chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Tác động đó được thể hiện trên các mặt sau đây:

  • Kinh tế thị trường làm mất đi hoặc giảm tính chất nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi, nghĩa là do chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế thay đổi cho nên một số tội phạm đã không còn chỗ đứng vì hành vi mất đi hoặc giảm đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội;
  • Kinh tế thị trường làm phát sinh các quan hệ xã hội mới cần được pháp luật bảo vệ, làm phát sinh các hành vi mới nguy hiểm cho xã hội cần phải phòng và tránh bằng các biện pháp hình sự;
  • Do đường lối kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thay đổi nên dấu hiệu đặc trưng của một số tội phạm cũng cần được thay đổi thể hiện tính nguy hiểm của hành vi và yêu cầu đấu tranh chống các hành vi đó;
  • Kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của công tác phòng và đấu tranh đối với các tội phạm kinh tế.

b) Cơ sở pháp lý.

Hiến pháp 1992 được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 11 thông quạ ngày 15 tháng 4 năm 1992 đã sửa đổi một cách căn bản những quy định về chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1980, quy định mới những nội dung phù hợp với các quan hệ mới trong lĩnh vực phát triển và quản lý nền kinh tế.

Theo Điều 15 Hiến pháp 1992, Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Hiến pháp đã quy định một loạt nguyên tắc mới như: cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (Điều 15); phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức (Điều 16); kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh (Điều 19); kinh tế tập thể được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi (Điều 20); kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân có quyền tự do kinh doanh dưới mọi hình thức và không hạn chế về quy mô cũng như địa bàn hoạt động, kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển (Điều 21); doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh liên kết với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước (Điều 22); Nhà nước khuyến khích nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (Điều 25); tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước không bị quốc hữu hoá (Điều 23 và Điều 25); các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền hợp tác và cạnh tranh vói nhau một cách lành mạnh.

Hiến pháp cũng quy định một loạt nguyên tắc tương ứng. Bên cạnh việc phát triển mọi thành phần kinh tế, chúng ta chủ trương sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15); kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (Điều 19); Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch chính sách (Điều 26); xử lý nghiêm mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng (Điều 28).

Ngoài Hiến pháp năm 1992, trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau liên quan đến tội phạm kinh tế cũng đã được ban hành như: Luật công ty có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1991 tại Điều 44 quy định: Người thành lập công ty mà không có giấy phép; kinh doanh không đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép; khai man phần vốn góp khi thành lập công ty; khai man số người mua cổ phiếu; lừa dối người khác để bán cổ phiếu; phát hành trái phiếu, cổ phiếu mới mà không có giấy phép... thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Luật đất đai có hiệu lực ngày 15 tháng 10 năm 1993 quy định: ‘‘Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 85). Luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 1994 quy định những chế tài đối với những ai có những hành vi vi phạm pháp luật (Điều 49, 50). Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 1998 quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt động ngân hàng không có giấy phép hoặc hoạt động ngoài phạm vi được quy định trong giấy phép; cản trở, gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước; vi phạm các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước có hành vi thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật...” (Điều 59).

2.2. Cơ sở thực tiễn

a) Thực tiễn vi phạm pháp luật trong những năm gần đây xảy ra nhiều với hành vi tính chất và mức độ khác nhau, cụ thể:

  • Buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại tệ qua biên giới.

Theo số liệu thống kê, từ năm 1990 đến nay đã phát hiện 45 vụ buôn lậu gắn liền với đầu tư nước ngoài, thu giữ tài sản trị giá 4,6 triệu USD và 25,9 tỷ đồng Việt Nam. Thủ đoạn chính là phía nước ngoài và đối tác Việt Nam thông đồng đưa vật tư thiết bị cho liên doanh được miễn thuế nhập khẩu theo chính sách ưu đãi, lớn hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư, nhằm mục đích thương mại. Ví dụ như nhiều công ty đưa xe ô tô du lịch vào liên doanh, được miễn thuế nhập khẩu nhưng sau đó bán kiếm lời. Nhiều trường hợp nhân viên người nước ngoài còn buôn bán hàng lậu như: ngoại tệ, đá quý, hàng điện tử...

  • Lừa đảo.

Cho đến năm 1995, tổng số vụ lừa đảo trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là 60 vụ, gây thiệt hại 9,6 triệu USD và 10 tỷ đồng. Thủ đoạn lừa đảo vô cùng đa dạng: lập văn phòng đại diện ma, ký kết các hợp đồng kinh tế "dởm": sửa chữa chứng từ, tạo ra hồ sơ vận chuyển giả (Bill, Manifes, Invoic...), làm sai lệch hồ sơ thanh toán (L/C), chuyển tiền qua trung gian, đánh tráo hàng hoá, nhập hàng kém phẩm chất... Điển hình là vụ Trần Triệu Quân, quốc tịch Canada, thông qua việc ký kết bán 800 tấn bông đã lừa của công ty Dệt may Textimex 1.026.000 USD. Đối tượng tham gia lừa đảo bên cạnh là người nước ngoài còn phải đặc biệt lưu ý số Việt Kiều lợi dụng thời mở cửa và tình trạng thiếu thông tin trong nước để "chụp dựt kiếm chác". Chúng lừa phía Việt Nam và lừa cả nhau. Mới đây Tô Gia Dũng, giám đốc công ty TNHH Đại Thắng đã làm giả giấy phép đầu tư và quyết định của UBND quận 5 thành phố Hồ Chí Minh bán sân vận động Lam Sơn và 2 rạp hát để lừa các thương nhân của Đài Loan 2,2 triệu USD[6].

  • Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Điển hình là vụ liên doanh Austinh đã có hàng loạt sai phạm kéo dài gây ra những thất thoát lớn về tài sản của liên doanh. Trụ sở liên doanh trong Hà Tĩnh, tài khoản chính lại mở ở Hà Nội, thành viên Hội đồng quản trị tự ý rút hàng triệu USD...

  • Kinh doanh trái phép và trốn thuế.

Từ năm 1990 lại đây, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện được 85 vụ. Chắc chắn đây chưa phải là thống kê đầy đủ. Chủ đầu tư thường lợi dụng giấy phép đầu tư, mở văn phòng đại diện tại địa phương khác để kinh doanh trái phép và trốn thuế. Ví dụ vụ liên doanh ô tô Mê Kông nhập 200 bộ linh kiện xe ô tô trên dạng SKD để trốn thuế 17 tỷ đồng. Năm 1994, công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 400 văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam, phát hiện 170 văn phòng lợi dụng kinh doanh trái phép và trốn thuế.

  • Rửa tiền.

Rửa tiền là hành vi thông qua đầu tư hợp thức hoá các khoản tiền kiếm được bằng tội lỗi. Thực tế 7 năm qua chúng ta chưa phát hiện được vụ nào, nhưng những kinh nghiệm thế giới luôn nhắc nhở chúng ta cảnh giác với những tổ chức tội phạm quốc tế. Theo các tổ chức tội phạm, Việt Nam đang là "môi trường rửa tiền hấp dẫn”. Bởi lẽ, trong khi chúng ta cần vốn, cần đầu tư nước ngoài, mà khả năng kiểm soát các hoạt động tài chính của ta rất hạn chế. Hiểu biết về thủ đoạn rửa tiền không nhiều nên chúng ta thiếu kinh nghiệm đấu tranh với chúng. Đặc biệt, cho đến nay, trong Bộ luật hình sự, hành vi này vẫn chưa được quy định là tội phạm. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến "luật hoá" vấn đề rửa tiền.

• Làm hàng giả.

Thực tiễn các vụ làm hàng giả, buôn bán hàng giả xảy ra hết sức nghiêm trọng nhưng số vụ xử lý hình sự còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 3% số vụ đã phát hiện (chẳng hạn năm 1997 cả nước xảy ra hơn 4500 vụ làm hàng giả và buôn bán hàng giả nhưng chỉ xét xử được 122 vụ về hình sự). Ước tính số vụ hàng giả phát hiện được là 10% -20% số vụ thực tế đã xảy ra. Trong số đó, số vụ xử lý về hình sự chỉ chiếm 0,3% - 0,6% số vụ hàng giả trên thực tế. Số vụ xét xử về hình sự đã quá ít, mức án nhiều vụ còn xử nhẹ và tỷ lệ cho hưởng án treo còn nhiều (37,69%). Vì vậy, pháp luật chưa có tác dụng, chưa thành công cụ quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm này. Vì lợi nhuận cao, kẻ phạm tội lại coi thường pháp luật là nguyên nhân quan trọng của tình trạng hành giả phát triển như hiện nay.

b) Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử những năm qua cho thấy việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm kinh tế gặp không ít những vướng mắc. Theo số liệu thống kê từ năm 1991-1995 trên phạm vi toàn quốc cho thấy:

  • Có những tội danh không xét xử lần nào như tội chiếm đoạt tem phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối (Điều 172 BLHS 1985); tội vi phạm những nguyên tắc, chính sách, chế độ về phân phối (Điều 178 BLHS 1985); tội sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép (Điều 183 BLHS 1985);
  • Một số tội có xét xử nhưng rất ít như: tội lạm sát gia súc (Điều 184 BLHS 1985): một vụ với hai bị cáo; tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa (Điều 164 BLHS 1985): bốn vụ với năm bị cáo và đó là những vụ án nhỏ do toà án huyện xét xử;
  • Có những tội trước đây xét xử rất nhiều, rất phổ biến thì gần đây tỷ lệ xét xử giảm dần và không xét xử như: tội đầu cơ (Điều 165 BLHS 1985);
  • Bên cạnh đó, đường lối xử lý các tội phạm kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng có những khuyết điểm nhất định làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hình phạt, đặc biệt là khi tính nguy hiểm của các tội phạm đã thay đổi.
  1. Các quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

3.1. Các quy định về tội phạm kinh tế phải phù hợp với chính sách đổi mới kinh tế của Nhà nước ta

Chính sách đổi mới kinh tế cho phép các thành phần kinh tế song song tồn tại và phát triển, công dân có quyền tự do kinh doanh. Do vậy, cần phải loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự một số tội mà việc áp dụng chúng không còn phù hợp, hay một số tội phạm cần sửa đổi, bổ sung các yếu tố cấu thành cho phù hợp. Cụ thể là:

- Tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa (Điều 164 BLHS 1985) quy định "người nào huỷ hoại, phân tán tài sản hoặc cố hành vỉ khác cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa thì bị phạt...". Điều luật này được quy định trong Bộ luật hình sự ngay từ năm 1985, nó được xác lập trên cơ sở kế thừa tư tưởng trừng tri các hành vi vì tham lam tư lợi hoặc vì mục đích phá hoại mà làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch, kinh tế và văn hoá Nhà nước của Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956. Nếu như Sắc lệnh số 267/SL nhằm trừng trị các hành vi cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hoá của Nhà nước bằng bất cứ cách nào, thủ đoạn nào thì Điều 164 Bộ luật hình sự chỉ giới hạn trừng phạt các hành vi chủ yếu là hủy hoại, phân tán tài sản, cản trở các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tại thời điểm năm 1985, các nhà làm luật đưa nội dung Điều 164 vào Bộ luật hình sự chủ yếu nhằm trừng phạt bọn tư sản, địa chủ, các phần tử bóc lột chống lại các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa như các chính sách về công hữu hoá, hợp tác hoá, trưng thu, trưng mua, trưng dụng tài sản trong quá trình cải tạo xã hội ở miền Nam nước ta là chủ yếu.

Trong những năm gần đây, điều luật này hầu như không được vận dụng trong thực tế điều tra, truy tố và xét xử. Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, yêu cầu công hữu hoá, tập thể hoá, trưng thu, trưng mua tài sản của giai cấp bóc lột không còn nữa thì sự tồn tại của Điều 164 trong Bộ luật hình sự rõ ràng là không cần thiết. Mặt khác, việc xoá bỏ điều luật này trong Bộ luật hình sự còn tạo điều kiện và môi trường tư tưởng tốt để các nhà doanh nghiệp đầu tư lớn yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đất nước không sợ bị "vỗ béo" để rồi lại đưa vào "cải tạo xã hội chủ nghĩa"[7].

  • Tội đầu cơ (Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1985). Tội đầu cơ trong Bộ luật hình sự được đặt ra trong bối cảnh Nhà nước thống nhất quản lý giá phân phối toàn bộ vật tư, hàng hoá do các xí nghiệp quốc doanh sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch với sự song song tồn tại hai giá (giá trong kế hoạch - giá bao cấp và giá thị trường), thực hiện chủ trương xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân, cải tạo người buôn bán nhỏ chuyển họ sang sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách "ngăn sông, cấm chợ" đã làm cho hàng hoá không được lưu thông, gây khan hiếm giả tạo. Với tội đầu cơ lúc ban hành Bộ luật hình sự (6/1985) thì bất cứ người nào mua một lượng hàng hoá, vật tư vượt quá phạm vi nhu cầu tiêu dùng, rồi đem bán lại nhằm thu lợi là có thể bị coi là phạm tội đầu cơ. Nhưng từ sau khi có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì quy định về tội đầu cơ như vậy đã thực sự trở thành nguy cơ kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đến tháng 12/1989, điều luật này đã được sửa đổi, bổ sung thêm một điều kiện quan trọng là phải có yếu tố "lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo" mua vét hàng hoá nhằm bán lại thu lợi bất chính[8].

Qua hơn mười năm thực hiện, việc quy định các yếu tố cấu thành trong tội này đã bộc lộ những nhược điểm của nó. Do vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi một cách cơ bản về các yếu tố cấu thành tội phạm. Hành vi chỉ cấu thành tội đầu cơ khi có các dấu hiệu cần và đủ sau đây:

  • Lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo;
  • Trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh (kể cả các khu vực có xung đột vũ trang);
  • Mua vét hàng hoá với số lượng lớn nhằm bán lại thu lời bất chính;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

 

3.2. Phi hình sự hoá đối với một số hành vi, chuyển sang xử lý bằng các biện pháp khác.

Trong sửa đổi lần này, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung và chương các tội phạm về kinh tế nói riêng đều loại ra khỏi những hành vi vốn đã được hình sự hoá thành các tội danh trong Bộ luật hình sự năm 1985 và hiện diện trong pháp luật hình sự nước ta trong suốt thời gian qua, nhưng nay không còn được tiếp tục đưa vào Bộ luật hình sự mới. Những loại hành vi này bao gồm nhiều loại và rất đa dạng. Tuy nhiên, do điều kiện, hoàn cảnh mới những hành vi này vẫn diễn ra trong đời sống xã hội nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội đã thay đổi. Do đó, không nhất thiết phải xử lý bằng biện pháp hình sự và khi cần thiết có thể xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật.

Những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự 1985: hành vi sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép (Điều 183), hành vi lạm sát gia súc (Điều 184), hành vi lưu hành sản phẩm kém phẩm chất (Điều 177) thì đến nay không còn xem là tội phạm, do đó sự cần thiết phải loại bỏ khỏi Bộ luật hình sự năm 1999. Ngoài ra, trong các hành vi cần phải phi hình sự hoá lần này còn có những hành vi mà theo khách quan thì không tồn tại trong cơ chế kinh tế mới và do đó không còn nguy hiểm cho xã hội và không còn là tội phạm nữa.

  • Hành vi chiếm đoạt tem, phiếu, lưu hành tem, phiếu, giấy tờ dùng vào việc phân phối (Điều 172 BLHS 1985).
  • Hành vi cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa (Điều 164 BLHS 1985).
  • Hành vi vi phạm những nguyên tắc, chính sách, chế độ về phân phối (Điều 178 BLHS 1985).
  • Hành vi phá huỷ tiền tệ (Điều 98 BLHS 1985).

3.3. Áp dụng rộng rãi hỉnh phạt tiền với tính cách là hình phạt chính đối với một số tội phạm kỉnh tế.

Trong chương các tội phạm về kinh tế (chương VII Bộ luật hình sự năm 1985) chỉ có một tội phạm duy nhất: tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam (Điều 179) quy định hình phạt tiền là hình phạt chính.

Trong tình hình hiện nay, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính cũng là biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì các tội phạm kinh tế chủ yếu nhằm mục đích kiếm lời bất chính, do đó áp dụng hình phạt tiền, tức là tước đoạt một khoản tiền của người phạm tội là hoàn toàn hợp lý, vừa bảo đảm mục đích trừng trị của hình phạt, vừa khiến cho người phạm tội không có cơ hội tiếp tục hoạt động kinh doanh. Việc áp dụng hình phạt tù đối với người lãnh đạo doanh nghiệp có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp hoặc những hậu quả khác, trong khi đó có thể khắc phục được nếu như áp dụng hình phạt tiền. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến những hành vi phạm tội kinh tế ít nghiêm trọng, còn đối với những hành vi nghiêm trọng nhất thiết phải cách ly họ ra khỏi xã hội.

3.4. Các quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải phản ánh đầy đủ diễn biến tình hình của các loại tội này trong giai đoạn hiện nay

Bộ luật hình sự năm 1999 đã phản ánh đầy đủ diễn biến của tình hình tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Sự phản ánh này thể hiện trên hai mặt sau đây:

a) Nhiều tội phạm được quy định ở chương VII Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn được giữ lại nhưng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội mới, với yêu cầu phòng và đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới. Những sửa đổi, bổ sung đó là:

- Một số tội phạm được tách thành nhiều tội có chế tài khác nhau để thực hiện nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự, xử lý có phân biệt trong Luật hình sự nước ta. Ví dụ: Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 97 Bộ luật hình sự 1985) được tách thành hai tội: tội buôn lậu (có chính sách xử lý nghiêm khắc) (Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) và tội vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật hình sự 1999); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 167 Bộ luật hình sự 1985) được tách thành thành 3 tội có chế tài khác nhau tuỳ theo đối tượng là hàng giả thông thường (Điều 156 Bộ luật hình sự 1999), hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa và phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật hình sự 1999) và hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự 1999) v.v...

  • Thay đổi dấu hiệu của một số cấu thành cơ bản để phân biệt cụ thể hơn tội phạm và vi phạm pháp luật khác; thể hiện quan điểm của Nhà nước ta đối với vi phạm pháp luật, trước hết phải là giáo dục hoặc xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác rồi mới đến các biện pháp hình sự. Đặc biệt yếu tố tái phạm kỷ luật, tái phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc của nhiều cấu thành tội phạm.
  • Thực hiện việc định lượng cụ thể để phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác; phân biệt các khung hình phạt. Mức định lượng được quy định khác nhau tuỳ theo tính chất từng hành vi phạm tội. Cụ thể là:

+ Đối với các tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, tội kinh doanh trái phép, tội cố ý làm trái... thì cố tình trốn thuế 100 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm nếu không có tái phạm hành chính, kỷ luật, tái phạm hình sự;

+ Đối với các tội trốn thuế, tội lập quỹ trái phép thì giá trị hàng hoá trốn thuế hoặc quỹ trái phép phải từ 50 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm nếu không có tái phạm hành chính, kỷ luật, tái phạm hình sự;

+ Đối vói các tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì tương đương với số lượng hàng thật có giá tri từ 30 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm nếu không có tái phạm hành chính, kỷ luật, tái phạm hình sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đối với cho vay lãi nặng (Điều 163 Bộ luật hình sự 1999) thì mức lãi suất phải cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định (tức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ) từ 10 lần trở lên và có tính chất chuyên bóc lột.

  • Đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng có nhiều thay đổi theo hướng giảm bớt các hình phạt nghiêm khắc như tử hình, tù chung thân, phạt tù; chia nhỏ khung hình phạt để thực hiện việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự tốt hơn[9].

b) Quy định một số tội phạm mới đã và đang phát sinh trong nền kinh tế thị trường mà Bộ luật hình sự 1985 chưa quy định. Đó là các tội sau đây:

  • Tội quảng cáo gian dối (Điều 168).
  • Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170).
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
  • Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178).

- Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Điều 179).


 

II. NHỮNG TỘI DANH MỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

Cùng với việc chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung các tội danh đã có việc quy định những tội danh mới nhằm xác định cơ sở pháp lý để trừng trị những hành vi mới xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 1999 là hoàn toàn cần thiết. Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu một mặt phải xây dựng một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh nhằm phát huy mạnh mẽ những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế; mặt khác, phải định rõ những “vùng cấm” và dự kiến những biện pháp chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn từ đầu, và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm. Việc nghiên cứu phát hiện những “vùng cấm” mới xuất hiện trên “sân chơi” kinh tế thị trường của Nhà nước ta để đặt ra các “rào cản” hình sự cần thiết nhằm ngăn chặn các hậu quả nguy hiểm cho xã hội, góp phần tích cực tăng cường pháp chế kinh tế của Nhà nước ta là một trong những yêu cầu rất quan trọng, cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1999.

Những hành vi mới, cần được phòng và chống bằng các chế tài hình sự trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm:

  • Tội quảng cáo gian dối (Điều 168);
  • Tội cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169);
  • Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170);              .
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171);
  • Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178);

- Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Điều 179).

2.1. Tội quảng cáo gian dối (Điều 168).

  1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vỉ này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc giới thiệu, quảng cáo chất lượng, mẫu mã sản phẩm của mình, cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng, thì việc quảng cáo các sản phẩm của mình là rất cần thiết. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động quảng cáo, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật này. Tuy nhiên, trong những năm trước đây hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo mới chỉ được xử lý bằng các biện pháp hành chính, do đó, việc xử lý này chưa đủ nghiêm khắc để răn đe, trừng tri người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Chính vì vậy, mà trong những năm gần đây đã xuất hiện một hành vi vi phạm pháp luật mới về quảng cáo, đó là hành vi quảng cáo gian dối. Hành vi này đã được hình sự hoá trong Bộ luật hình sự năm 1999. Việc quy định này nhằm bảo đảm cho việc quảng cáo về hàng hoá và dịch vụ đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi, tính mạng, sức khoẻ của người tiêu dùng.

Theo quy định của điều luật thì tội phạm này thực hiện hành vi quảng cáo các hàng hoá, dịch vụ rõ ràng là gian dối, không đúng với nội dung của hàng hoá, dịch vụ đó.

  • Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở chỗ:
  • Người phạm tội đã thực hiện hành vi quảng cáo gian dối gây hậu quả nghiệm trọng;
  • Đã bị xử phạt hành chính về tội này mà còn vi phạm;
  • Bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
  • Về mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý và vì vụ lợi.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi quảng cáo gian dối của mình là trái quy định của pháp luật, thấy trước hậu quả xảy ra, nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội đến cùng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là hậu quả vật chất có thể tính toán được hoặc phi vật chất không thể tính toán được. Ví dụ: quảng cáo thuốc chữa bệnh sai chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng. Như vậy, thiệt hại về sức khoẻ của người sử dụng còn có thể tính toán được nhưng còn dư luận xã hội, nhân dân mất lòng tin hay ảnh hưởng đến chính tri thì hậu quả phi vật chất ở đây khó có thể tính toán được.

  • Chủ thể của tội phạm được xác định là người nhận quảng cáo gian dối hàng hoá, dịch vụ và người có hàng hoá, dịch vụ cần quảng cáo. Như vậy, chỉ có thể là người có hàng hoá, dich vụ cần quảng cáo và người nhận quảng cáo hàng hoá dịch vụ mới được coi là chủ thể của tội phạm này.
  • Chế tài hình sự: chỉ có một khung hình phạt và có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính (từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng) để lựa chọn với hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Công việc nhất định có thể là công việc quảng cáo hoặc công việc có liên quan đến việc quảng cáo.

2.2. Tội cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169)

  1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
  1. Có tổ chức;
  2. Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, là một loại tội phạm mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Người thực hiện tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn vì mục đích vụ lợi, tư lợi cá nhân cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật vi phạm những quy định của Nhà nước về phân phối tiền hàng cứu trợ. Chính vì vậy, hành vi phạm tội này đã được hình sự hoá trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm và trừng trị kẻ phạm tội.

  • Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở chỗ: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiền, hàng cứu trợ được hiểu là loại tiền, hàng được các nhà hảo tâm, cơ quan, tổ chức đoàn thể, cá nhân trong nước và ngoài nước quyên góp để dùng cứu trợ cho những đối tượng chính sách, những người gặp hoàn cảnh khó khăn do bị thiên tai, hoả hoạn, bệnh hiểm nghèo v.v..

Tiền, hàng cứu trợ ở đây có thể được hiểu là tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), hàng hoá ở đây có thể được hiểu hàng hoá thông dụng, không thuộc các loại hàng hoá cấm lưu hành.

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là vật chất có thể tính toán được, hoặc hậu quả phi vật chất không thể tính toán được như: hậu quả về chính trị v.v..

  • Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện phân phối tiền, hàng cứu trợ.
  • Về mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình thực hiện sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội của mình đến cùng bất chấp hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Như vậy, trong trường hợp người phạm tội không gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị áp dụng biện pháp xử lý khác

  • Chế tài hình sự: tội này có hai khung hình phạt và mức hình phạt cao nhất là đến năm năm tù. Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

2.3. Tội vỉ phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170).

  1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm đến bảy năm:

  1. Có tổ chức;
  2. Phạm tội nhiều lần;
  3. Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định nhằm bảo đảm đúng đắn pháp luật về bảo hộ sở hữu công nghiệp của Nhà nước ta.

Theo quy định của điều luật, thì người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm trong việc cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý về hình sự khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Còn trong trường hợp, mặc dù người có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm vi phạm nhiều lần nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, thì không cấu thành tội phạm mà chỉ bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà thôi.

  • Về mặt khách quan của tôi phạm thể hiện: thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cụ thể: cấp không đúng đối tượng, cấp chậm trễ theo quy định của pháp luật hoặc không cấp khi có đủ điều kiện cấp v.v..
  • Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, người có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, tức là người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Chế tài hình sự: theo điều luật, thì tội này có hai khung hình phạt và mức phạt cao nhất là bị phạt tù đến bảy năm. Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

2.4. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171)

  1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mười triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
  1. Có tổ chức;
  2. Phạm tội nhiều lần;
  3. Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đây là tội phạm mới được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, một nhân tố quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Theo quy định của điều luật thì tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các hành vi như: chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

  • Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện như: hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ ở Việt Nam trái với quy định của pháp luật.

• Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai, có năng lực trách nhiệm hình sự.

• Về mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người thực hiện thấy rõ tính nguy hiểm của hành vi và mong muốn đạt được mục đích tư lợi của mình.

Chế tài hình sự: Theo quy định của điều luật, thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính để lựa chọn với hình phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. Hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm chỉ đặt ra trong trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng.

Trong trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều 178).
  1. Người nào có trách nhiệm mà sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đám nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường đầy sôi động đã phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước ta, cụ thể là hành vi sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng chia lợi tức cổ phần. Hành vi này đã được hình sự hoá trong Bộ luật hình sự năm 1999 nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn và trừng trị loại tội phạm này.

  • Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện như:
  • Bằng hành vi trái pháp luật của mình người tội phạm đã sử dụng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng để chia lợi tức cổ phần gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Đã bị kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn phạm tội;

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Hành vi trái pháp luật, này được thực hiện bởi người có thẩm quyền quản lý quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Gây hậu quả nghiêm trọng có thể là: làm mất khả năng thanh toán tiền gửi cho công dân, bị vỡ nợ v.v..

  • Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, người có thẩm quyền trong việc quản lý quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
  • Về mặt chủ quan, tội phạm thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện biết rõ tính nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện.
  • Chế tài hình sự đối với tội phạm này: hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính (từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng) để lựa chọn với hình phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Trong trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2.6. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều 179).

  1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
  1. Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
  2. Cho vay quá giới hạn;
  3. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
  1. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Theo điều luật thì tội phạm này xâm phạm những quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách trái pháp luật. Tổ chức tín dụng được quy định trong điều luật này bao gồm không chỉ tổ chức tín dụng của Nhà nước mà cả tổ chức tín dụng của tư nhân.

  • Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện như: cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật; cho vay quá giới hạn quy định; hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
  • Chủ thể của tội phạm: là người có quyền hạn trong việc quyết định cho vay của tổ chức tín dụng.
  • Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý vì mục đích vụ lợi, tức là:
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về cho vay trong các tổ chức tín dụng.
  • Vụ lợi được xác định là chỉ chăm lo đến lợi ích riêng, trái phép của cá nhân người phạm tội, của một nhóm người, của một cơ sở v.v.. gây hại cho lợi ích chung.
  • Chế tài hình sự: theo quy định của điều luật thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính (từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng) để lựa chọn với hình phạt tù từ một năm đếm bảy năm.
  • Hình phạt tù từ năm năm đến mười hai năm chỉ đặt ra trong trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  • Và hình phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm chỉ đặt ra trong trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

 

III. NHŨNG TỘI DANH MỚI ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ TÁCH RA TỪ CÁC TỘI DANH ĐÃ CÓ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985 VÀ NHŨNG TỘI KHÁC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỂ TỘI DANH.

1. Tội buôn lậu và Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 97 BLHS 1985; Điều 153 và 154 BLHS 1999).

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tích cực để chống lại nạn buôn lậu qua biên giới và buôn bán hàng cấm, như việc dán tem nhiều mặt hàng nhập khẩu, việc điều chỉnh thuế suất, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý thị trường, xử lý nghiêm khắc về mặt hành chính đối với hàng hoá nhập lậu, chấn chỉnh và tăng cường kiểm soát tuyến biên giới với Trung Quốc, Lào, Cămpuchia nên đã thu được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào ổn định giá cả thị trường, bảo vệ được sản xuất hàng trong nước... Tuy nhiên, tình hình buôn lậu qua biên giới và buôn bán hàng cấm vẫn không thuyên giảm, nhiều đường dây buôn lậu qua biên giới đã được hình thành rất chặt chẽ, hàng hoá của nước ngoài được vận chuyển qua các tuyến giao thông đường sắt, đường biển, đường bộ để đưa vào trong nước những khối lượng hàng hoá lớn.

Tình hình tội phạm buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới gia tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân do các quy định của pháp luật về xử lý các hành vi buôn lậu chưa phù hợp. Bộ luật hình sự 1985 (được sửa đổi bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997) quy định tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới tại Điều 97 Chương I: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Quy định này có một số điểm không còn phù hợp vói tình hình đấu tranh phòng chống loại tội phạm hiện nay, cụ thể là:

- Buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới xâm phạm đến trật tự quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước. Đây là một phần quan trọng của quản lý kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hội nhập kinh tế trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới thì việc nâng các quan hệ kinh tế này lên mức an ninh quốc gia là không phù hợp. Trên cơ sở xác định khách thể loại không phù hợp này dẫn đến việc lựa chọn và áp dụng các biện pháp xử lý không phù hợp và ít có hiệu quả. Chẳng hạn Bộ luật hình sự 1985 quy định những người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới ngoài các hình phạt chính còn phải bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm (Điều 100 BLHS 1985).

  • Bộ luật hình sự 1985 quy định hai hành vi phạm tội là buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới trong cùng một điều luật với những tình tiết tăng nặng như nhau và cùng một chế tài xử lý là phản ánh chưa đúng tính chất và mức độ nguy hiểm của từng loại tội phạm. Điều này đã làm cho việc xử lý các tội phạm này chưa bảo đảm nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự.
  • Bộ luật hình sự 1985 quy định các dấu hiệu cấu thành tội phạm, tình tiết tăng nặng, khung hình phạt chưa cụ thể, chưa có sự phân hoá và cá thể hoá trách nhiệm hình sự phù hợp với các hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, Bộ luật hình sự 1999 đã có những sửa đổi kịp thời phù hợp với tình hình thực tế trên quan điểm vừa xử lý nghiêm minh loại tội phạm này vừa đạt hiệu quả trong áp dụng pháp luật, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung.

Cụ thể Bộ luật hình sự 1999 quy định về hai tội phạm này có những điểm mới sau:

• Xác định khách thể trực tiếp của tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới là các quan hệ trong lĩnh vực quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Bộ luận hình sự 1985 xác định khách thể trực tiếp của các tội này là xâm phạm đến hai nhóm quan hệ: chế độ an ninh đối nội và đối ngoại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các quy định của nhà nước Việt Nam về xuất nhập khẩu hàng hoá). Do vậy, Bộ luật hình sự 1999 đã chuyển hai tội này vào chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

  • Bộ luật hình sự 1999 đã loại trừ một số "hàng hoá" là đối tượng phạm tội của các tội phạm khác như: ma tuý, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy... thì không phải là đối tượng phạm tội của tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Nghĩa là nếu người nào buôn bán hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới các "hàng hoá" kể trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng chứ không bị truy cứu về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Đồng thời, BLHS 1999 cũng xác định rõ hàng cấm cũng là đối tượng của hành vi phạm tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
  • Bộ luật hình sự 1999 tách tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới thành hai điều luật (Điều 153 và 154) với cấu thành tội phạm, định lượng hàng hoá phạm tội, tình tiết tăng nặng định khung, khung hình phạt khác nhau phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội. Cụ thể là:

1.1. Tội buôn lậu.

  • Bộ luật hình sự 1999 xác định tương đối cụ thể thế nào là buôn lậu. Đó là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm. Như vậy, so với Bộ luật hình sự 1985 trong cấu thành cơ bản của tội buôn lậu có quy định rõ "hàng cấm" là đối tượng của hành vi phạm tội. Hàng cấm ở đây được hiểu là những loại hàng hoá được quy định tại Điều 155. Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới ở đây được hiểu là các hành vi trao đổi hàng hoá, tiền tệ... kể trên qua biên giói trái với quy định của nhà nước như: không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan...
  • Bộ luật hình sự 1999 đã định lượng tương đối rõ ràng mức độ vi phạm của hành vi đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Nếu là buôn bán trái phép hành hoá, tiền tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi được quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154 - 161 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195,196, 230, 232, 233, 236, 238 của BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Nếu là hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi được quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 154 – 161 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, 238 của BLHS thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hình phạt chính và hình phạt bổ sung được quy định trong Bộ luật hình sự 1999 đã có những thay đổi linh hoạt hơn so với BLHS 1985. về hình phạt chính: ngoài các hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình, Bộ luật hình sự 1999 còn quy định thêm hình phạt tiền cũng là hình phạt chính. Về hình phạt bổ sung: bên cạnh việc giữ lại các hình phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, BLHS 1999 đã bỏ hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, đồng thời thay vào đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định. Đây là đường lối xử lý rất phù hợp vói các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sự thay đổi này xuất phát từ sự xác định lại khách thể trực tiếp của tội phạm.
  • So với Bộ luật hình sự 1985 thì Bộ luật hình sự 1999 đã có quy định tương đối cụ thể về khung hình phạt và trách nhiệm hình sự của từng loại hành vi phạm tội. Điều 97 của BLHS 1985 chỉ có 3 hình phạt, khung cơ bản với mức hình phạt từ 2 - 7 năm tù; khung 2 có 5 tình tiết tăng nặng vói mức hình phạt từ 5 - 12 năm tù; khung 3 là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với mức hình phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Điều 153 BLHS 1999 quy định 4 khung hình phạt chính và một khung hình phạt bổ sung với các mức hình phạt được phân hoá cụ thể:

Người nào phạm tội buôn lậu mà không có các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2, 3, 4 thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (BLHS 1985 quy định là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm).

  • Nếu phạm tội buôn lậu với một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; Vật phạm pháp có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; hàng cấm có số lượng rất lớn; thu lợi bất chính lớn; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác; lợi dụng chức vụ quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm.

  • Người nào phạm tội với một trong các tình tiết tăng nặng sau đây: vật phạm pháp có giá tri từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn; thu lợi bất chính lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 -15 năm.
  • Người nào phạm tội với một trong các tình tiết tăng nặng sau đây: vật phạm pháp có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính đặc biệt lớn; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

1.2. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

  • Khác với BLHS 1985, BLHS 1999 xác định tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới có tính chất và mức độ nguy hiểm ít nghiêm trọng hơn so với tội buôn lậu. Do vậy, tội phạm này được tách ra và quy định riêng tại Điều 154 với các dấu hiệu cấu thành tội phạm, tình tiết tăng nặng định khung, mức hình phạt phù hợp. Đối tượng của hành vi phạm tội này cũng là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm.

Điều luật có 4 khoản với mức hình phạt chính gồm có phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và các hình phạt bổ sung gồm có phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định. Như vậy, so với BLHS 1985 thì hình phạt chính giảm nhẹ hơn (không có tù chung thân hoặc tử hình, đồng thời quy định thêm hai hình phạt chính nhẹ hơn là phạt tiền và cải tạo không giam giữ), hình phạt bổ sung cũng được điều chỉnh phù hợp hơn bằng cách bỏ các hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú. Đồng thời thay vào đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định.  .

• Mức hình phạt cho từng hành vi phạm tội và các tình tiết tăng nặng định khung cũng được điều chỉnh tương ứng. Cụ thể là:

- Người nào phạm tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới mà không có các tình tiết tăng nặng ở khoản 2 và 3 thì bị phạt tiền từ 5 - 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

  • Người nào phạm tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới mà có một trong các tình tiết tăng nặng sau: Vật phạm pháp có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; hàng cấm có số lượng rất lớn; lợi dụng chức vụ quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; phạm tội nhiều lần; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
  • Người nào phạm tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lón thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

2. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 166 BLHS 1985; Điều 155 BLHS 1999).

Điều 166 của BLHS 1985 quy định tội buôn bán hàng cấm với 3 khung hình phạt chính (một khung cơ bản và 2 khung cấu thành tăng nặng) với hình phạt chính là tù có thời hạn từ 6 tháng đến 20 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể phải chịu các hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 10 lần trị giá hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ 2 - 5 năm.

Các quy định này đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, cũng như tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, trong thời gian qua tội buôn bán hàng cấm diễn biến rất phức tạp. Theo báo cáo cáo của Toà án nhân dân tối cao thì các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới có liên quan chặt chẽ với nhau. Trên thực tế các hành vi phạm tội này xảy ra nhiều nhưng việc truy tố và xét xử lại rất thấp, cả năm 1999, các toà án địa phương chỉ thụ lý 523 vụ với 1.129 bị cáo và đã xét xử 493 vụ với 1060 bị cáo. Thực tế này có nhiều nguyên nhân, nhưng xét trên phương diện xây dựng pháp luật thì có một số lý do sau:

  • Phạm vi hàng cấm trọng thời gian qua có sự thay đổi đáng kể về danh mục các hàng hoá, ngành nghề cấm kinh doanh theo hướng thu hẹp phạm vi các hàng hoá, ngành nghề cấm kinh doanh, mà điển hình là việc Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp 1999, Nghị định số 03/2000/NĐ - CP ngày 03-02- 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp...
  • Các quy định tại Điều 166 của BLHS 1985 về tội buôn bán hàng cấm có một số điểm không còn phù hợp vói tình hình thực tế. Cụ thể là:

+ BLHS 1985 chỉ quy định hành vi buôn bán hàng cấm mà không quy định các hành vi sản xuất, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là hành vi phạm tội. Đây là lỗ hổng rất lớn trong BLHS 1985, tạo điều kiện cho gian thương lẩn trốn pháp luật. Chẳng hạn, đối với hành vi buôn bán đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em bị truy cứu trách nhiện hình sự về tội buôn bán hàng cấm, nhưng hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển các hàng hoá trên lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

+ Trong cấu thành của tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 166 BLHS 1985 không xác định rõ đối tượng của hành vi phạm tội, điều này làm cho việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Chẳng hạn, ma tuý, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ... cũng là hàng cấm. Nếu người nào buôn bán các hàng hoá này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng hay còn phải chịu trách nhiệm hình sự cả về tội buôn bán hàng cấm. Vấn đề này chỉ được hướng dẫn trong các văn bản của Toà án nhân dân tối cao mà không được quy định trong BLHS 1985.

+ Điều 166 BLHS 1985 quy định mức hình phạt, khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có một số điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế, chưa cụ thể.

Để khắc phục những hạn chế này, cùng vói việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, BLHS 1999 đã sửa đổi tội buôn bán hàng cấm thành tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155). Trong điều luật này có một sô điểm mới cơ bản sau:

  • Bên cạnh việc quy định hành vi buôn bán hàng cấm, Điều 155 BLHS 1999 còn quy định thêm các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm cũng là tội phạm, sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng cấm. Người phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình sản xuất. Hành vi tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ trái phép hàng cấm trong người, trong một địa điểm nào đó không giới hạn về thời gian là bao lâu. Hành vi vận chụyển hàng cấm là hành vi đưa hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác mà không có giấy phép vận chuyển bằng nhiều hình thức khác nhau như mang theo người, chuyển qua phương tiện giao thông, đường bưu điện... Hành vi buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm nhằm thu lợi nhuận.
  • Điều 155 BLHS 1999 đã giới hạn đối tượng của hành vi phạm tội so với Điều 166 của BLHS 1985. Không phải là tất cả các hàng hoá mà nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán đều là đối tượng của hành vi phạm tội được quy định tại điều này, mà chỉ những hàng hoá mà nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán không phải là đối tượng phạm tội được quy định tại Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, 238 (tức là các chất ma tuý, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc). Theo Nghị định số 11/2000/NĐ-CP ngày 03-03-2000 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịnh vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì 10 loại hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện là:

“1- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng cho các lực lượng vũ trang;

2- Các chất ma tuý;

3- Một số hoá chất có tính chất độc mạnh;

4- Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;

5- Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách;

  1. Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài;
  2. Các loại pháo;
  3. Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và cấc loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
  4. Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
  5. Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

• Ngoài một số thay đổi về cấu thành tội phạm như đã nêu trên, BLHS 1999 còn sửa đổi, bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung, loại hình phạt, mức hình phạt theo hướng linh hoạt và cụ thể hơn so với BLHS 1985:

- Về hình phạt, BLHS 1999 quy định mức hình phạt cao nhất của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là phạt tù đến 15 năm. Mức hình phạt này nhẹ hơn so với BLHS 1985 (BLHS 1985 quy định mức hình phạt cao nhất của tội này là 20 nărn tù). Bên cạnh đó, BLHS 1999 còn bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính, về hình phạt bổ sung, BLHS 1999 bỏ hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội.

Khoản 2 Điều 185 BLHS 1985 quy định về hình phạt bổ sung tại khoản 2 có quy định: người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 10 lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính. Trên thực tế, quy định này có điểm không hợp lý ở chỗ, trong một số trường hợp toà án tuyên hình phạt bổ sung lại nặng hơn hình phạt chính. Do vậy, BLHS 1999 đã sửa đổi lại hình phạt bổ sung là hình phạt tiền theo hướng quy định số tiền phạt cụ thể từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng thay cho hình phạt tiền “ thể bị phạt tiền đến mười lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính” trước đây (hình phạt bổ sung này trọng BLHS 1985 quá nặng - nhiều trường hợp nặng hơn hình phạt chính - và không thực hiện được trong thực tế).

- Về khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng được thiết kế lại rõ ràng hơn. Điều 155 BLHS 1999 có 3 khung hình phạt chính:

+ Người phạm tội mà không có các tình tiết tăng nặng định khung tại khoản 2 và 3 thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm;.

+ Người phạm tội mà có một trong các tình tiết tăng nặng sau đây: có tổ chức; lợi dụng chức vụ quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 3 -10 năm;

+ Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn thì bị phạt tù từ 8 -15 năm;

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 3 - 30 triệu đổng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

BLHS 1999 đã bỏ tình tiết tăng nặng định khung :"lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh" để phạm tội.

3. Nhóm tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 167 BLHS 1985; Điều 156, 157, 158 BLHS 1999).

Theo BLHS 1985 thì tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 167. Điều luật quy định hai hành vi phạm tội là làm hàng giả và buôn bán hàng giả với 3 khung hình phạt, mức hình phạt thấp nhất là 1 năm tù và cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, ngoài ra người phạm tội còn có thể phải chịu các hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 10 lần trị giá hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ 2 - 5 năm.

Cũng như Điều 166 của BLHS 1985, các quy định này có một số điểm chưa hợp lý sau:

  • Khái niệm hàng giả trong Điều 167 BLHS 1985 chưa được xác định rõ ràng trong điều luật. Qua thực tế xét xử các cơ quan áp dụng pháp luật đều hướng dẫn hàng giả ở đây bao gồm cả giả về nội dung (tức là hàng giả về chất lượng và công dụng) và giả về hình thức (tức là hàng hoá giả về nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xử, kiểu dáng công nghiệp...). Quy định này không còn phù hợp với tình hình thực tế và cũng không phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Mặt khác, hàng giả ở đây cũng chưa có sự phân biệt với hàng kém phẩm chất.
  • Thực tế xét xử cho thấy cũng cùng là hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả nhưng tuỳ thuộc vào mức độ giả, loại hàng hoá mà tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội có sự khác biệt khá lớn. Những hàng hoá giả về hình thức thực chất ít gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà chủ yếu là xâm phạm tới quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất khác đã được bảo hộ. Những hàng hoá giả về nội dung lại gây thiệt hại chủ yếu cho người tiêu dùng. Thiệt hại ở đây không chỉ là thiệt hại về tài sản mà còn có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Đặc biệt những loại hàng hoá như thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ động, thực vật... thì tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn nhiều so với các hàng hoá thông thường khác.

Do vậy, Điều 167 BLHS 1985 quy định tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả chưa bảo đảm được nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm hình sự.

Để khằc phục một số hạn chế trên, BLHS 1999 đã có những sửa đổi, bổ sung cơ bản sau:

• Bộ luật hình sự 1999 đã tách tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả thành ba điều luật là: Điều 156 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 158 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Trong đó, Điều 156 là quy định về tội sản xuất và buôn bán hàng giả nói chung, còn các Điều 157, 158 đối tượng của hành vi phạm tội hẹp hơn và được coi là quan trọng hơn.

• Về cấu thành tội phạm: BLHS 1999 đã sửa đổi hành vi "làm hàng giả" thành "sản xuất hàng giả" cho chính xác hơn. Mặt khác, "hàng giả" ở đây cũng được hiểu hẹp hơn so với khái niệm hàng giả được quy định tại Điều 167 BLHS 1985. Hàng giả ở đây chỉ là giả về nội dung, tức là hàng hoá có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

Hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng hoá chỉ giả về hình thức, tức mang nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất khác, mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký... thì không phải là hành vi phạm tội của tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156, 157, 158 mà xử lý về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 171 BLHS 1999.    -

Nếu một người sản xuất hoặc buôn bán hàng hoá giả cả về nội dung, giả cả về hình thức thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội sản xuất, buôn bán hàng giả tương ứng và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Theo Mục II Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT ngày 24-04-2000 của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công an và Bộ khoa học công nghệ và môi trường thì hàng giả gồm có:

"1 - Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.

1.1- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bẩn chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.

1.2- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.

1.3- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sẩn xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

  1. Hàng hoá thuộc danh mục Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
  2. Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tieehoi phải dựng nó lên vậy, cứ để ở bàn lại động vào
  3. u chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).

2- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá :

  1. Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầmLusc lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
  2. Hàng hoấ có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẩn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
  3. Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
  4. Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

3- Giả về nhãn hàng hoá

Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.

  1. Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
  2. Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng .

4- Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:

  1. Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
  2. Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác".

Như vậy, theo văn bản này thì chỉ những người nào sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điểml (gồm 1.1; 1.2; 1.3; 1.4; 1.5), điểm 2.4, điểm điểm 3.3, điểm 4.2 của Mục II Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại các điều 156, 157,158 BLHS 1999. Còn phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở các điểm còn lại của Mục II Thông tư trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

• Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng có sự sửa đổi tương ứng. Bên cạnh việc bổ sung và tách các tình tiết tăng nặng sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ động, thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thành các tội độc lập, BLHS 1999 không quy định tình tiết sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng là tình tiết tăng nặng định khung. Vì trong điều kiện hiện nay tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi này không cao như trước. Vì vậy, nếu sản xuất, buôn bán hàng giả là vật liệu xây dựng thì cũng như các loại hàng giả thông thường khác, tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng mà truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, 2 hoặc 3 của Điều 156 BLHS 1999.

Bên cạnh đó các tình tiết tăng nặng khác vẫn được giữ lại nhưng có sự điều chỉnh và sắp xếp vào các khung hình phạt phù hợp. Riêng tình tiết hàng giả có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn được định lượng cụ thể hơn, chẳng hạn: người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng thì bị truy cứu theo khoản 1 Điều 156, nếu hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đổng thì bị truy cứu theo khoản 2 Điều 156...

• Khung hình phat và mức hình phạt cũng có sự điều chỉnh tương ứng vớt từng loại hành vi phạm tội:

  • Hình phạt chính: nếu người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng là tái phạm hành chính, kỷ luật, tái phạm hình sự... không thuộc trường hợp quy định tại các điều 157, 158 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 156 với mức thấp nhất là 6 tháng tù và mức cao nhất là 15 năm tù.

Nếu người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì không cần căn cứ vào số lượng và giá trị hàng phạm pháp, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 157 BLHS 1999 với mức hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi", phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ động thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm hành chính, tái phạm hình sự, chưa được xoá án hình sự về các tội phạm kinh tế, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 158 vói mức hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 triêu đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù với mức hình phạt thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 15 năm tù.

  • Hình phạt bổ sung: cả 3 điều luật đều quy định 3 hình phạt bổ sung là: phạt tiền với mức hình phạt là 5 - 10 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
  1. Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 173 BLHS 1985; Điều 164 BLHS 1999).

BLHS 1985 quy định tội làm vé giả, tội buôn bán vé giả tại Điều 173 với hai khung hình phạt chính, mức thấp nhất là phạt tù 6 tháng và mức cao nhất là phạt tù 12 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung: phạt tiền đến 10 lần giá trị hành phạm pháp hoặc số lợi bất chính; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Loại tội phạm này trong thời gian gần đây xảy ra không nhiều, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự quản lý nhà nước đối với các loại tem, vé lưu thông trên thị trường. Các quy định tại Điều 173 BLHS 1985 về cơ bản vẫn còn phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên, do Điều luật quy định khái niệm tội phạm mang tính liệt kê "Người nào làm ra hoặc buôn bán các loại vé giả như vé tàu, xe, vé xổ số, tem bưu chính..." làm cho khái niệm vừa thiếu đầy đủ vừa không chính xác. Do vậy, BLHS 1999 đã có một số sửa đổi, bổ sung tội phạm này và quy định tại Điều 164 với tội danh là: “Tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả”, về cơ bản, tội phạm này không có sửa đổi lớn, trừ một số sửa đổi sau:

  • Khái niệm tội phạm: Điều 164 BLHS 1999 dùng khái niệm khái quát là "tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả" thay cho việc liệt kê các loại tem giả, vé giả quy định tại Điều 173 BLHS 1985.
  • Mức truy cứu trách nhiệm hình sự: BLHS 1999 ngoài việc quy định như BLHS 1985: người nào làm hoặc buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lương lớn hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn quy định thêm một trường hợp nữa là người nào làm hoặc buôn bán các loại tem giả, vé giả tuy không phải là số lượng lớn nhưng là tái phạm hình sự (tức là đã bị kết án về tội này) thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 164.
  • Các tình tiết tăng nặng định khung: ngoài hai tình tiết tăng nặng định khung như BLHS 1985 (thu lợi bất chính lớn, tái phạm nguy hiểm) thì BLHS 1999 còn bổ sung thêm hai tình tiết tăng nặng định khung nữa là: phạm tội có tổ chức và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Thực tế cho thấy những vụ án mà người phạm tội làm tem giả, vé giả vói số lượng lớn thường là những vụ án có tổ chức chặt chẽ, và cũng không ít trường hợp là người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
  • Về hình phạt chính: BLHS 1999 cũng quy định hai khung hình phạt như BLHS 1985 nhưng mức tối đa của khung hình phạt tù giảm nhẹ hơn trước, bên cạnh đó BLHS còn bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính. Cụ thể là:
  • Người nào làm hoặc buôn bán tem giả, vé giả nếu không có tình tiết tăng nặng định khung thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Phạm tội có các tình tiết tăng nặng: có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lán, tái phạm nguy hiển thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
  • Về hình phạt bổ sung: cũng như các tội phạm kinh tế khác, BLHS 1999 sửa đổi lại hình phạt tiền: thay hình phạt “có thể bị phạt tiền đến mười lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính lớn” bằng hình phạt ấn định giá trị tuyệt đối từ 3 - 30 triệu đồng. BLHS bỏ hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản và thay vào đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1- 5 năm.
  1. Nhóm tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác và bảo vệ rừng (Điều 180, 181 BLHS 1985; Điều 173, 174, 175, 176 BLHS 1999).

BLHS 1985 quy định tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai tại Điều 180 và tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng tại Điều 181. Các quy định này được xây dựng khi chúng ta chưa có Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế, chính sách quản lý, sử dụng đất đai, quản lý và phát triển rừng của nhà nước ta có nhiều thay đổi so với trước đây. Theo Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự 1995, Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998), Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 thì nhà nước giao đất, rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước. Đối vói mỗi loại đất, rừng lại có quy định chế độ quản lý, sử dụng và phát triển cụ thể. Người sử dụng đất có các quyền năng: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất... Bên cạnh đó, Nhà nước còn ban hành nhiều đạo luật liên quan như Luật bảo vệ môi trường, các văn bản quy định chính sách bảo vệ, bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm... Những quy định này có ảnh hưởng lớn đến chính sách hình sự của Nhà nước trong việc phòng chống các tội phạm trong lĩnh vực này. Do vậy, các quy định tại các Điều 180 và 181 BLHS 1985 có nhiều điểm chưa cụ thể và không phù hợp với chính sách chung của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và sử dụng đất đai, quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, như:                          .

  • Các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, sử dụng và phát triển rừng rất khác so với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quản lý rừng. Những người làm công tác quản lý đất đai, quản lý rừng là những người có chức vụ, quyền hạn. Do đó, những hành vi vi phạm của họ là những hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm. Còn những người sử dụng đất, khai thác rừng... là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào ờ đây không đòi hỏi phải có chức vụ quyền hạn. Do vây, việc xử lý về hình sự vói hai đối tượng này cũng phải khác nhau với chính sách và biện pháp khác nhau.

Điều 181 quy định: “Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắn trái phép chim, thú hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng...”, quy định này bao gồm rất nhiều hành vi vi phạm với các tính chất và mức độ vi phạm khác nhau, xâm phạm đến nhiều quan hệ khác nhau, như: vi phạm các quy định về quản lý rừng, vi phạm các quy định về khai thác, phát triển rừng, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, về bảo vệ động thực vật quý hiếm... Do vậy, các quy định của điều luật này không còn phù hợp với các quy định của các pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành.

- Các quy định về tình tiết tăng nặng định khung, về hình phạt cũng chưa phù hợp, như: điều luật chưa quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung, chưa quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng đất, phát triển rừng... mặc dù vẫn xác định đây là những tội phạm kinh tế mang tính vụ lợi...

Để phù hợp với các quy định của pháp luật chuyên ngành, BLHS 1999 đã có những sửa đổi căn bản về các điều luật trên. Cụ thể là:

5.1. Bộ luật hình sự 1999 đã tách Điều 180 thành 2 tội được quy định ở 2 điều luật độc lập: Điều 173: Tội vi phạm các quy định về sử đụng đất đai và Điều 174: Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai vói các chính sách xử lý khác nhau. '

a) Điều 173 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất xác định rõ các hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, hành vi vi phạm các quy định về sử dụng đất ở đây rất rộng bao gồm cả hành vi lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của Luật đất đai, sử dụng đất không tuân theo quy định của pháp luật... Theo luật đất đai thì người sử dụng đất có các nghĩa vụ sau: sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật; Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi (Điều 79 Luật đất đai).

Riêng đối với người có hành vi huỷ hoạt đất như: chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép thì không bị xử lý về tội này mà bị xử lý về tội gây ô nhiễm đất quy định tại Điều 184 BLHS 1999.

Về trách nhiệm hình sự của người vi phạm các quy định về sử dụng đất, Điều 173 quy định phạt tiền là hình phạt chính và chủ yếu đối với các hành vi này:

  • Nếu người phạm tội không có các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 thì bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
  • Nếu người phạm tội có các tình tiết tăng nặng: có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

Ngoài ra, BLHS cũng quy định hình phạt bổ sung đối với tội này chỉ là hình phạt tiền với mức hình phạt từ 5 - 20 triệu đồng.

b) Điều 174 quy định cụ thể các hành vi phạm tội vì phạm các quy định về quản lý đất đai bao gồm: Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật (như giao đất trái thẩm quyền, thu hồi đất trái với quy định tại Điều 26, 27 Luật đất đai, cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái vói quy định tại Điều 6 Luật đất đai...), đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều này.

Như vậy, so vói Điều 180 BLHS 1985 thì chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được xác định rõ là chủ thể đặc biệt. Đó là người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Theo Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung 1998) thì đó là những người được quy định tại Điều 23, 24, 28, 31, 32... của luật này.

Về hình phạt và tình tiết tăng nặng cũng có một số sửa đổi so với BLHS 1985: Người phạm tội quy định tại khoản 1 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm; phạm tội với các tình tiết tăng nặng: đất có diện tích lớn hoặc giá trị lớn; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2- 7 năm. về hình phạt bổ sung so với BLHS 1985 chỉ có một thay đổi nhỏ là quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là 5 triệu đồng.

5.2. Bộ luật hình sự 1999 tách Điều 181 của BLHS 1985 thành các tội: Điều 175: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Điều 176: Tội vỉ phạm các quy định về quản lý rừng; Điều 189: Tội huỷ hoại rừng; Điều 190: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Trong đó, Điều 189 và 190 được quy định tại Chương XVII: các tội phạm về môi trường.

a) Về Điều 175: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

  • Điều 175 quy định rõ các hành vi phạm tội bao gồm:
  • Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng như việc khai thác rừng phải tuân theo các quy định về số lượng khai thác, thời hạn khai thác đối với từng loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất... theo Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và các văn bản liên quan.
  • Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép.
  • Như vậy so với Điều 181 BLHS 1985 thì các hành vi sau sẽ không truy cứu về tội này mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác:
  • Các hành vi huỷ hoại rừng như: đốt phá rừng trái phép... thì bị truy cứu trách nhiệm về tội huỷ hoại rừng theo Điều 189;
  • Hành vi buôn bán hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới thì bị truy cứu về tội buôn lậu hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giói theo điều 153 và 154;

Hành vi săn, bắn, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, quý hiếm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm theo điều 190.

  • Về mức hình phạt: So với Điều 181 BLHS 1985 thì Điều 175 BLHS 1999 bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính, về hình phạt bổ sung những người phạt tội này có thể bị phạt tiền từ 5-20 triệu đồng. Như vậy, những người phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, về khai thác và quản lý rừng chỉ phải chịu hình phạt bổ sung là hình phạt tiền mà không phải chịu thêm hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định như quy định tại các Điều 180 và 181 BLHS 1985.

b) Về Điều 176: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

  • Về cấu thành tội phạm: cũng như tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, BLHS xác định chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ quyền hạn mà lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi phạm tội sau đây:
  • Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật (như vi phạm các quy định về căn cứ giao rừng, đất rừng... vi phạm các quy định về thẩm quyền giao, thu hồi đất rừng, rừng... được quy định tại Chương II Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và các văn bản hướng dẫn thi hành...);
  • Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật (như cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái với quy định tại Điều 13 Luật đất đai...);

- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Những người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi kể trên mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu phạm tội có các tình tiết tăng nặng: có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 - 12 năm. Về hình phạt bổ sung cũng tương tự như tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Như vậy, chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quản lý rừng được xác đinh cụ thể là chủ thể đặc biệt. Do vậy, trong cấu thành tội phạm của các tội này cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể đặc biệt, đó là: lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội; tái phạm kỷ luật là một dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt bổ sung đối với họ cũng được xác định rõ là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định. Đây là những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm chức vụ mà ở các tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173) và tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175) không có.

6. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện (Điều 182 BLHS 1985; Điều 177 BLHS 1999).

Điều 182 BLHS 1985 quy định hai tội phạm: tội sử dụng điện trái phép và tội phân phối điện trái phép. Quy định này có một số điểm chưa hợp lý:

  • Hành vi sử dụng điện trái phép thực chất cũng là một loại hành vi chiếm đoạt tài sản, vì điện cũng được coi là một tài sản như các tài sản khác. Do vậy, BLHS 1985 quy định tội này trong chương các tội phạm kinh tế là chưa phù hợp.       - Trong cấu thành tội phân phối điện trái phép chưa cụ thể do vậy việc định tội đối với các hành vi vi phạm các quy định về phân phối điện rất khó khăn.

Để khắc phục các vấn đề trên, BLHS 1999 đã sửa đổi Điều 182 BLHS 1985 như sau:

• Chỉ quy định tội vi phạm các quy định về cung ứng điện tại Điều 177, không quy định thành một tội độc lập đối với hành vi sử dụng điện trái phép. Đối với hành vi sử dụng điện trái phép xử lý về tội chiếm đoạt tài sản tương ứng trong chương các tội xâm phạm sở hữu. Khi xử lý hành vi này, người áp dụng pháp luật phải căn cứ vào mức điện năng bị sử dụng trái phép, thực tế sử dụng điện vào mục đích gì của người vi phạm và giá điện tương ứng vái mục đích sử dụng đó để xử lý theo mức định lượng về tài sản đối với các hành vi xâm phạm sở hữu đã quy định.

  • Xác định rõ tội vi phạm các quy định về cung ứng điện là tội phạm có chù thể đặc biệt. Những người phạm tội này là những người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện và đã thực hiện một trong các hành vi sau đây:
  • Cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo theo quy định;
  • Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;
  • Trì hoãn việc xử lý sự cố điệm không có lý do chính đáng.

Các hành vi này sẽ cấu thành tội phạm nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

  • Về mức hình phạt thì có một số thay đổi so với BLHS 1985. Hành vi vi phạm các quy định về cung ứng điện sẽ bị phạt tiền từ 5 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2- 7 năm. Ngoài ra, có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 2 - 20 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

7. Nhóm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (Điều 98 BLHS 1985; Điều 180, 181 BLHS 1999).

Điều 98 BLHS 1985 quy định các tội phạm: Tội làm tiền giả, tội lưu hành tiền giả, tội tàng trữ tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ. BLHS 1985 xác định đây là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Do vậy, chính sách xử lý đối với các tội phạm này rất nặng. Người nào phạm vào 1 trong 4 tội trên thì có thể bị phạt tù với mức thấp nhất là 5 năm, mức cao nhất là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị áp dụng hình phạt bổ sung sau (nếu không bị áp dụng hình phạt tử hình): phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1- 5 năm. Và có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thực tế các quy định trên hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế:

  • Trong điều kiện hiên nay, việc xác định các tội trên là tội xâm phạm an ninh quốc gia với chính sách xử lý như trên là không còn phù hợp.
  • Các tội phạm trên có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng lại xếp chung trong cùng một điều luật với chính sách xử lý như nhau là chưa hợp lý.
  • Trong điều kiện hiện nay, ngoài tiền và séc, phiếu công trái thì còn rất nhiều loại giấy tờ có giá khác như: thẻ thanh toán, hối phiếu, trái phiếu chính phủ... Do vậy, Điều 98 quy định đối tượng của hành vi phạm tội bằng cách liệt kê tiền và một số ít giấy tờ có giá như trên là không đầy đủ và bỏ lọt tội phạm.

Khắc phục những hạn chế này, BLHS 1999 đã có những sửa đổi cơ bản:

  • BLHS 1999 xác định các tội phạm này là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Do vậy, các nhà làm luật đã chuyển các tội này vào chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
  • BLHS 1999 đã tách Điều 98 BLHS 1985 thành 2 điều độc lập Điều 180: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; Điều 181: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác. Trong đó các hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả được đánh giá là nguy hiểm hơn so với các hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác (trong trường hợp các điều kiện phạm tội khác như nhau). Do vậy, mức hình phạt cao nhất trong Điều 180 là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, mức hình phạt cao nhất trong Điều 181 là phạt tù đến 20 năm.
  • Các Điều 180 và 181 chỉ quy định hình phạt tiền và hình phạt tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản là hình phạt bổ sung. So với BLHS 1985 thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong BLHS 1999 được quy định nặng hơn (từ 300 nghìn đồng đến 3 triệu đồng được tăng lên là từ 10 - 100 triệu đồng). Mặt khác, BLHS 1999 đã bỏ các hình phạt bổ sung: tước một số quyền công dân từ 1 - 5 năm; quản chế hoặc cấm cư trú từ 1- 5 năm.Như vậy, các hình phạt này mang tính "kinh tế" hơn so với các hình phạt bổ sung đối với các tội phạm loại này trong BLHS 1985.
  • BLHS 1999 không quy định hành vi phá huỷ tiền tệ là tội phạm độc lập.

 

IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NHÓM TỘI CÓ TÊN (TỘI DANH) NHƯ QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH sự 1985.

Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật hình sự 1999 quy định 28 tội danh thì tới 8 tội có tội danh (tên gọi) vẫn giữ nguyên như quy định tại Chương các tội phạm về kinh tế của Bộ luật hình sự 1985. Đó là các tội : Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội đầu cơ (Điều 160); Tội trốn thuế (Điều 161); Tội lừa dối khách hàng (Điều 162); Tội cho vay lãi nặng (Điều 163); Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165); Tội lập quỹ trái phép (Điều 166); Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 167) chiếm 28,57% so với tổng số tội được quy định tại Chương XVI: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (8/28 tội danh).

Trong Bộ luật hình sự 1999, các tội danh này về tên tội được giữ lại như quy định trong Bộ luật hình sự 1985 nhưng bên trong (nội dung) đã có những quy định rất mới, có tội danh về dấu hiệu cấu thành cơ bản đã thay đổi hoàn toàn cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, với yêu cầu phòng và đấu tranh chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Những sửa đổi, bổ sung đối với nhóm tội phạm này được thể hiện tập trung vào 3 vấn đề sau :

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm. Chiếm tới 87,5% các tội danh này được sửa đổi, bổ sung về mặt cấu thành cơ bản, thay đổi dấu hiệu của cấu thành cơ bản để phân biệt cụ thể hơn tội phạm và vi phạm pháp luật khác. Dấu hiệu bổ sung phổ biến trong cấu thành cơ bản của tội phạm ở đây là dấu hiệu "đã bị xử lý hành chính"; "đã bị xử lý kỷ luật"; "đã bị kết án mà còn tái phạm". Yếu tố tái phạm trở thành bắt buộc trong hầu hết các tội phạm này (chiếm 75%). Nghĩa là việc xử lý hình sự chỉ đặt ra khi thật cần thiết tức là khi các cơ quan pháp luật đã áp dụng các biện pháp như giáo dục, các biện pháp pháp lý khác như hành chính, kỷ luật mà không đạt hiệu quả, việc vi phạm vẫn tái diễn. Quy định này là xuất phát từ "tính chất kinh tế" của nhóm tội phạm đồng thời vẫn đáp ứng được mục đích của hình phạt đã đặt ra.

Thứ hai, nhóm tội phạm này đã được sửa đổi, bổ sung về mặt định lượng. Nhà làm luật đã thực hiện việc định lượng tối đa những gì có thể định lượng được như số lượng lớn, rất lớn. Việc định lượng này không chỉ được thực hiện trong cấu thành cơ bản của tội phạm mà còn được thực hiện trong các cấu thành tăng nặng của tội phạm. Các tội phạm trong nhóm này được định lượng hoá chiếm tới 62,5% như Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội trốn thuế (Điều 161); Tội cho vay lãi nặng (Điều 163); Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165); Tội lập quỹ trái phép (Điều 166). Mức định lượng được quy định khác nhau tuỳ theo tính chất từng hành vi phạm tội. Định lượng cụ thể ở đây có thể bằng tiền như "từ 100 triệu trở lên" hoặc bằng số lần vượt quá mức mà Nhà nước quy định như cho vay lãi suất cao hơn mức quy định "10 lần trở lên"...

Việc định lượng này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn, một mặt giúp các cơ quan áp dụng pháp luật tránh xử lý hình sự tràn lan, khắc phục tình trạng hình sự hoá các giao dịch dân sự, mặt khác quy định này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phát triển. Định lượng đã giúp cho việc phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, góp phần thực hiện tốt hơn việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, hình phạt tù được thu hẹp, mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính cũng như các hình phạt khác không phải tù. Quy định này xuất phát từ thực tiễn lập pháp hình sự của Nhà nước ta từ trước tới nay và cũng phù hợp thực tiễn lập pháp các nước trên thế giới; đồng thời, với quy định này đã mở rộng khả năng cho Toà án có điều kiện cân nhắc, xem xét từng trường hợp cụ thể để đưa ra một hình phạt chính xác. Hình phạt tiền được quy định phổ biến trong nhóm tội này (62,5%) đã thể hiện một bước việc thể chế hoá các quan điểm của Đảng, của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là cùng các biện pháp như giáo dục, xử lý hành chính cần áp dụng thích hợp các biện pháp kinh tế, hình phạt tù chỉ áp dụng khi thật cần thiết. Cũng vì vậy, mà trong nhiều cấu thành cơ bản của nhóm tội phạm này (khoản 1) không quy định hình phạt tù như: Tội kinh doanh trái phép (Điều 159); Tội trốn thuế (Điều 161)... (theo Bộ luật hình sự 1985 thì 100% cấu thành cơ bản của các tội phạm đều quy định có hình phạt tù).

Sau đây là những điểm mới trong từng tội phạm cụ thể của nhóm tội danh này:

1. Tội kinh doanh trái phép (Điều 168 Bộ luật hình sự 1985, Điều 159 Bộ luật hình sự 1999).

Theo Điều 159 Bộ luật hình sự 1999 hành vi phạm tội không phải là kinh doanh không có giấy phép hoặc kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép như quy định trước đây tại Điều 168 Bộ luật hình sự 1985, mà chỉ quy định kinh doanh không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký. Nghĩa là hành vi bị coi là phạm tội kinh doanh ngày nay đã khác trước. Vấn đề vi phạm giấy phép (có phép, đúng nội dung giấy phép) chỉ còn tồn tại trong một số ít ngành, nghề nhất định. Tội kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật hình sự 1999 một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, nhưng mặt khác phạm vi xử lý hình sự đối với tội phạm này lại được mở rộng hơn quy định trước đây để thu hút mọi trường hợp kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký cũng như trường hợp kinh doanh không có giấy phép riêng khi pháp luật quy định phải có giấy phép riêng.

Quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự 1999 đã khắc phục được khó khăn trong việc phân biệt hành vi kinh doanh trái phép khi nào thì bị xử lý về mặt hình sự, khi nào thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Hành vi kinh doanh trái phép chỉ bị xử lý về hình sự trong những trường hợp sau đây:

  • Người kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký mà hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu hành vi phạm pháp có giá trị dưới 100 triệu đồng thì chỉ xử lý về hình sự trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép (cảnh cáo, phạt tiền) mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 chưa được xoá án mà còn vi phạm.
  • Khi người kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép riêng (như giấy phép sửa chữa súng săn, giấy phép hành nghề y dược tư nhân...) thì chỉ bị xử lý về hình sự khi hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng phạm pháp dưới 100 triệu đồng nhưng trước đây đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Ngành, nghề yêu cầu có giấy phép riêng, hiện nay, tinh thần chung chỉ giữ lại một số ngành nghề thật cần thiết, nghĩa là chúng chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với trước đây. Với Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật doanh nghiệp và Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ về bãi bỏ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh đã có 111 loại giấy phép bị bãi bỏ và 34 loại giấy phép chuyển thành điều kiện kinh doanh.

Về hình phạt, Tội kinh doanh trái phép theo Bộ luật hình sự 1999 so với quy định trước đây về tội phạm này cũng có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung:

Khoản 1, bỏ quy định hình phạt tù, quy định thêm hình phạt tiền là hình phạt chính (phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng).

Khoản 2, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm thay cho trước đây quy định từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

  1. Tội đầu cơ (Điều 165 Bộ luật hình sự 1985, Điều 160 Bộ luật hình sự 1999).

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1985 chỉ cần có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm một mặt hàng nào đó để mua vét và bán lại nhằm thu lợi bất chính là thoả mãn các dấu hiệu cơ bản của tội đầu cơ. Còn theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì cấu thành cơ bản của tội đầu cơ đã có sự thay đổi cơ bản. Hành vi chỉ cấu thành tội đầu cơ khi có đủ các dấu hiệu cần và đủ sau đây :

  • Lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo;

- Trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;

  • Mua vét hàng hoá với số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

Như vậy, hành vi đầu cơ sẽ bị xử lý về mặt hình sự khi thật cần thiết, đúng với bản chất tội phạm này trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nghĩa là phải thoả mãn 4 dấu hiệu nêu trên. Việc quy định đó đã tránh được tình trạng xét xử tràn lan gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí đã kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, quy định này cũng tránh được tình hình một số địa phương bỏ mặc, không xét xử loại tội phạm này, gây ra tâm lý coi thường pháp luật, cho là pháp luật không nghiêm minh, không đi vào thực tế cuộc sống do không còn phù hợp nữa. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung trên đây của tội đầu cơ đã khắc phục được những hạn chế đó.

Cùng với hình phạt tù, trong cấu thành cơ bản của tội đầu cơ, theo Bộ luật hình sự 1999 đã quy định thêm hình phạt tiền là hình phạt chính.

Khoản 2 và khoản 3 của tội đầu cơ theo Bộ luật hình sự 1999 cũng có những sửa đổi, bổ sung đáng kể. Ngoài việc tách các điểm b, c của Điều 165 Bộ luật hình sự 1985 thành các điểm b, c, d, đ còn thêm tình tiết "gây hậu quả rất nghiêm trọng" (điểm e) và dấu hiệu "rất lớn" vào cuối các điểm d, đ (hàng đầu cơ có số lượng rất lớn; thu lợi bất chính rất lớn); bỏ tình tiết lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh (đã chuyển lên khoản 1 thành một dấu hiệu trong cấu thành cơ bản của tội phạm). Quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm thay cho tù từ 3 năm đến 12 năm, khoản 3 không còn hình phạt chung thân, hình phạt tù chỉ đến 15 năm thay cho 20 năm như quy định trước đây. Các tình tiết quy định trong khoản 3 là hoàn toàn mới, như hàng đầu cơ có số lượng đặc biệt lớn, thu lợi bất chính đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, để các tình tiết này được áp dụng thống nhất, các cơ quan chức năng phải khẩn trương trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn (thế nào là đặc biệt lớn,...)

Người phạm tội đầu cơ theo Bộ luật hình sự 1999 còn có thể bị phạt tiền (từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng) và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định (từ 1 năm đến 5 năm).

  1. Tội trốn thuế (Điều 169 Bộ luật hình sự 1985, Điều 161 Bộ luật hình sự 1999).

Tội trốn thuế theo quy định của Bộ luật hình sự 1985 và Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20 tháng 11 năm 1990 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ hướng dẫn xử lý một số loại tội phạm, thì hành vi trốn thuế sẽ cấu thành tội trốn thuế khi số tiền trốn thuế tương đương giá trị 5 tấn gạo trở lên hoặc tương đương số tiền dưới 5 tấn gạo nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm.

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, về tội phạm này, một mặt điều chỉnh mức cần xử lý bằng biện pháp hình sự cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay, mặt khác phạm vi xử lý bằng biện pháp hình sự đối với hành vi trốn thuế mở rộng thêm trường hợp “trốn thuế dưới mức... nhưng đã bị kết án,...chưa được xoá án” lại vi phạm. Quy định này xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong 15 năm qua, đây là một trong các tội phạm thuộc chương các tội phạm về kinh tế (Chương VII, Bộ luật hình sự năm 1985) khá phổ biến và ngày càng gia tăng, xâm phạm nghiêm trọng tới chính sách thuế công thương nghiệp trong hoạt động sản xuất, buôn bán và dịch vụ, cũng như mọi thứ thuế khác do Nhà nước quy định, làm sút kém nguồn thu của Nhà nước. Vì thuế là một khoản đóng góp bằng tài sản cho Nhà nước (do luật định) đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Do đó, trong Bộ luật hình sự năm 1999 quy định có 3 trường hợp trốn thuế cụ thể sau đây sẽ bị xử lý về hình sự:

  • Trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên;
  • Trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;

. - Trốn thuế dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc một số tội khác (như tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hằng hoá, tiền tệ qua biên giới....) mà chưa được xoá án.

Trong cấu thành cơ bản không quy định hình phạt tù như trước đây mà chỉ quy định hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ.

Hình phạt tù cao nhất tới 7 năm thay cho 12 năm như quy định trước đây.

Tuỳ trường hợp người trốn thuế còn bị phạt tiền từ 1 lần đến 3 lần số tiền trốn thuế.

  1. Tội lừa dối khách hàng (Điều 170 Bộ luật hình sự 1985, Điều 162 Bộ luật hình sự 1999).

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1985 người có hành vi lừa dối khách hàng chỉ bị xử lý về hình sự khi họ có hành vi lừa dối (cân, đong, đo, đếm gian dối; tính gian...) và đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm. Nếu người có hành vi lừa dối khách hàng chưa bị xử lý hành chính hoặc đã qua thời hiệu xử phạt hành chính thì hành vi lừa dối khách hàng dù có tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 vẫn không cấu thành tội phạm. Để khắc phục kẽ hở đó, cũng như qua tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, Bộ luật hình sự 1999 đã có những quy định phù hợp. Hành vi lừa dối khách hàng sẽ bị xử lý bằng biện pháp hình sự khi có một trong ba trường hợp sau đây :

  • Có hành vi lừa dối khách hàng (cân, đong, đo, đếm gian) gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng...
  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;
  • Đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích.

Theo Bộ luật hình sự 1999, trong cấu thành cơ bản của tội phạm này ngoài 02 hình phạt như quy định trước đây (Hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù) còn quy định thêm hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền là hình phạt chính (từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng). Hình phạt cải tạo không giam giữ nâng lên 3 năm thay cho 1 năm trước đây.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

  1. Tội cho vay lãi nặng (Điều 171 Bộ luật hình sự 1985, Điều 163 Bộ luật hình sự 1999).

Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 hành vi chỉ cấu thành tội cho vay lãi nặng khi có các dấu hiệu cần và đủ sau đây:

  • Cho vay lãi suất cao hơn lãi suất mà ngân hàng nhà nước quy định vào thời điểm có hành vi phạm tội 10 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên bóc lột (cho vay nhiều lần; lấy việc cho vay làm thu nhập thường xuyên; có tính chất bắt chẹt người vay).

Bản chất của việc cho vay mượn là giao dịch dân sự nên nếu có tranh chấp thì trước hết cần giải quyết bằng biện pháp dân sự, việc xử lý về hình sự chỉ đặt ra trong trường hợp thật cần thiết tức là khi hội đủ các dấu hiệu cần và đủ trên đây.

Tội cho vay lãi nặng, theo Bộ luật hình sự 1999 trong cấu thành cơ bản không quy định hình phạt tù và hình phạt cải tạo không giam giữ như trước đây nhưng thêm hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền. Người phạm tội có thể bị phạt tù đến 3 năm thay cho 5 năm trước đây. Họ có thể bị phạt tiền (từ 1 đến 5 lần số lợi bất chính) cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định (từ 1 năm đến 5 năm).

  1. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tê gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 174 Bộ luật hình sự 1985, Điều 165 Bộ luật hình sự 1999).

Có thể nói đây là một tội phạm có nhiều ý kiến nhất và cũng thảo luận mất nhiều thời gian nhất, tuy nhiên các ý kiến đều tập trung chủ yếu vào hai loại sau:

  • Một loại ý kiến cho rằng cần thay thế tội danh này bằng các tội danh cụ thể, trong từng lĩnh vực quản lý kinh tế tránh việc quy định quá chung tội danh này, trái với yêu cầu mà Bộ luật hình sự mới (1999) đặt ra là tội danh và hình phạt phải được quy định cụ thể.

- Một loại ý kiến khác lại cho rằng, cần giữ lại tội danh này, việc bỏ tội danh này “đã chín muồi chưa” trong tình hình hiện nay, có bỏ sót tội phạm không? Qua nhiều phiên họp, cuối cùng Ban soạn thảo đã nhất trí giữ lại tội danh này nhưng nội dung có quy định chặt chẽ, chính xác hơn. Đồng thời, cùng với việc giữ tội danh này thì các nhà làm luật đã xây dựng nhiều tội danh cụ thể trong nhiều lĩnh vực cụ thể về hành vi cố ý làm trái để cụ thể hoá trách nhiệm hình sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luật, góp phần tạo khung pháp lý rõ ràng, an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh gây tâm lý lo ngại cho các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không giám phát huy tính năng động, sáng tạo của mình để đem lại lợi ích chính đáng cho cá nhân và xã hội. Với tinh thần đó, tội phạm này đã được định lượng hoá cụ thể về mức độ thiệt hại vật chất của hành vi cố ý làm trái. Người có hành vi cố ý làm trái sẽ bị xử lý về mặt hình sự khi thiệt hại mà họ gây ra vượt quá một mức cụ thể nào đó hoặc dưới một mức cụ thể nào đó nhưng đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, như: thiệt hại từ 100 triệu đổng đến dưới 300 triệu đồng thì xử lý về hình sự. Trường hợp thiệt hại dưới 100 triệu đồng chỉ bị xử lý về hình sự khi đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

Về hình phạt, trong cấu thành cơ bản có thêm hình phạt cải tạo không giam giữ (đến 3 năm) còn hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm thay cho tù từ 1 năm đến 7 năm.

Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định (từ 1 năm đến 5 năm).

  1. Tội lập quỹ trái phép (Điều 175 Bộ luật hình sự 1985, Điều 166 Bộ luật hình sự 1999).

Tội lập quỹ trái phép theo Bộ luật hình sự 1999, có dấu hiệu cấu thành cơ bản giống quy định trước đây tại Bộ luật hình sự 1985. Nghĩa là đều quy định : "người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá tri từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị....".

Tội lập quỹ trái phép trong Bộ luật hình sự 1999 có quy định thêm hình phạt cải tạo không giam giữ (đến 3 năm), hình phạt tù đến 15 năm thay cho 20 năm trước đây; bỏ tình tiết chuyển khung (ở khoản 2, 3 trước đây): "có nhiều tình tiết quy định tại....".

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (từ 1 năm đến 5 năm) có thể bị phạt tiền (từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng).

  1. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều 176 Bộ luật hình sự 1985, Điều 167 Bộ luật hình sự 1999).

Phạm vi áp dụng đối với tội phạm này theo Bộ luật hình sự 1999 được mở rộng. Nếu trước đây, theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1985 mặt khách quan của tội phạm chỉ thể hiện ở 2 dấu hiệu:

  • Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước.
  • Hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, mặt khách quan của tội phạm còn thể hiện thêm 2 trường hợp khác:

  • Đã bị xử lý kỷ luật;
  • Hoặc đã bị kết án về tội này.

Người phạm tội ngoài vụ lợi (dấu hiệu về mặt chủ quan) trong cấu thành cơ bản của tội phạm còn quy định thêm "hoặc vì động cơ cá nhân khác".

Hình phạt với tội này cũng như quy định trước đây là cải tạo không giam giữ và tù.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (từ 1 năm đến 5 năm).

V. NHŨNG TỘI DANH ĐƯỢC LOẠI BỎ KHỎI CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ.

So với Bộ luật hình sự 1985, trong Bộ luật hình sự 1999, chương về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là chương có sự thay đổi nhiều nhất, trong Chương này đã loại bỏ một số tội phạm kinh tế cụ thể: Tội cản trở việc thực hiện các qui định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa (Điều 164); Tội chiếm đoạt tem phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối (Điều 172); Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất (Điều 177); Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép (Điều 183); và Tội lạm sát gia súc (Điều 184).

Việc loại bỏ một số tội phạm kinh tế quy định tại các điều trên xuất phát từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận vững chắc. Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng". Như vậy chính từ sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã dẫn đến việc phi tội phạm hoá (không coi là tội phạm) đối với một số hành vi tại các điều luật nói trên là cần thiết và phù hợp dựa trên những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do các hành vi này không còn tồn tại trong cơ chế kinh tế mới, cụ thể như hành vi quy định tại Điều 164: "Người nào huỷ hoại, phân tán tài sản hoặc có hành vi khác cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa thì bị phạt...". Hành vi huỷ hoại, phân tán tài sản có thể là để hư hỏng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, tiêu huỷ chứng từ, sổ sách kế toán, kê khai tài sản kiểm kê một cách gian dối... hành vi khác có thể là phao tin đồn bịa gây sự nghi ngờ hoang mang trong quần chúng, không làm hoặc làm sai công việc mình phụ trách, làm gián đoạn công việc thường xuyên, gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ công nhân viên với cán bộ quản lý gây khó khăn cho việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên các mặt công thương nghiệp tư doanh, tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải...Tại thời điểm ban hành Bộ luật năm 1985 ở nước ta đang trong quá trình cải tạo xã hội nền kinh tế như thực hiện chính sách công hữu hoá, hợp tác hoá, trưng thu, trưng mua, trưng dụng tài sản, "những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường"[10], vì vậy việc ban hành điều luật này chủ yếu nhằm trừng phạt bọn tư sản, địa chủ, các phần tử bóc lột chống lại các chính sách cải tạo của Nhà nước. Hiện nay, trong cơ chế mới cho phép mọi thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, tự do kinh doanh, những vấn đề về công hữu hoá, tập thể hoá, trưng thu, trưng dụng tài sản của giai cấp bóc lột không còn nữa, do vậy sự tồn tại của Điều 164 trong Bộ luật hình sự rõ ràng là không cần thiết. Đây chính là điều kiện tạo tâm lý ổn định để các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn vốn phát triển kinh tế góp phần xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hành vi chiếm đoạt tem, phiếu, làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối quy định tại Điều 172 đến nay cũng không coi là tội phạm. Những hành vi nói trên thực chất là hành vi chiếm đoạt tem, phiếu như cướp, cưỡng đoạt, trộm cắp, lừa đảo..tem, phiếu dùng vào việc phân phối chưa cấp phát cho người tiêu dùng; hoặc đó là hành vi sản xuất tem giả, phiếu giả, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối như in, vẽ, sửa chữa, làm sai lệch tem, phiếu, giấy tờ thật đã hết giá trị; hoặc hành vi lưu hành tem giả, phiếu giả, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối như mua bán, đổi, cho, tặng, sử dụng các loại tem, phiếu giấy tờ giả đó. Đây là những hành vi xâm phạm quyền quản lý về phát hành tem, phiếu giấy tờ của Nhà nước. Trong những năm trước đây, hàng hoá trên thị trường rất khan hiếm chỉ được phân phối theo định lượng, tem phiếu vì vậy nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý thị trường xảy ra phổ biến, việc quy định tội phạm này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phòng và đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực phân phối lưu thông hàng hoá. Nhưng từ khi nền kinh tế hiện vật của nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hàng hoá bao gồm tư liệu tiêu dùng dịch vụ, tư liệu sản xuất, vật tư thiết bị, tài sản... được trao đổi trên thị trường theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, mua bán theo hợp đồng, chế độ tem, phiếu, chế độ phân phối hàng hoá vật tư nói chung không còn tồn tại nữa cho nên vấn đề xử lỷ hình sự đối với loại tội này từ lâu đã không được đặt ra. Vì vậy, theo chúng tôi Bộ luật hình sự 1999 loại bỏ tội phạm này là phù hợp.

Thứ hai, do các hành vi này có thể vẫn tồn tại nhưng đã mất đi tính nguy hiểm cho xã hội hoặc tính nguy hiểm không cao, không cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hình sự. Cụ thể như hành vi lưu hành sản phẩm kém phẩm chất qui định tại Điều 177: Việc xử lý hình sự chỉ áp dụng đối với người nào có trách nhiệm trong chỉ đạo sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối, lưu thông vì vụ lợi mà cho lưu hành nhiều lần hoặc với số lượng lớn những sản phẩm khổng đúng tiêu chuẩn chất lượng đã định, gây hậu quả nghiêm trọng. Những sản phẩm kém phẩm chất này đã được ấn định trước khi sản phẩm được làm ra mà người sản xuất biết rõ phải đạt được, đây là những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn chất lượng cho phép, tiêu chuẩn này đã được cơ quan có thẩm quyền quy định về chất lượng, hình thức, thời gian sử dụng... Cấu thành của tội phạm này là hành vi lưu hành sản phẩm kém phẩm chất gây hậu quả nghiêm trọng, "thường là thiệt hại về vật chất mà trước hết là đối với người tiêu dùng (dùng sản phẩm chóng hỏng, không dùng được nữa hoặc phải tốn phí vào việc sửa chữa mới dùng được..) mặt khác là thiệt hại đối với người sản xuất (sản phẩm kém phẩm chất đem lưu hành được hoàn lại để sửa chữa hoặc phải huỷ bỏ do không đủ tiêu chuẩn đem lưu hành...) và đối với người phân phối lưu thông (nhận lại sản phẩm kém phẩm chất đã lưu hành để huỷ bỏ hoặc phải hạ giá...). Cá biệt có trường hợp người tiêu dùng do dùng sản phẩm kém phẩm chất mà bị tai nạn, thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ (như: thiết bị, máy móc xe cơ giới không đảm bảo chất lượng, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên sử dụng gây ra tai nạn). Ngoài ra còn có hậu quả là người tiêu dùng giảm hoặc không còn tín nhiệm đối với nhãn hiệu sản phẩm"[11]. Nội dung của điều luật này chỉ phù hợp với điều kiện nền kinh tế cũ, đó là nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể với cơ chế quản lý kinh tế hành chính, tập trung, bao cấp; các thành phần kinh tế chưa bình đẳng trước pháp luật. Còn hiện nay, Nhà nước đã thừa nhận 5 thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, cùng tự do cạnh tranh, sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường, với phương châm "khách hàng là thượng đế" các chủ thể kinh doanh phải luôn năng động, tích cực, sáng tạo, nắm bắt xu thế của thị trường để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm cả về nội dung lẫn hình thức. Muốn thu được nhiều lợi nhuận bắt buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh và trong quá trình cạnh tranh sẽ tất yếu loại trừ những sản phẩm kém phẩm chất. Thực tế cũng cho thấy mức sống của người dân Việt nam hiện nay cao hơn nhiều so với những năm trước đây, họ tin và dùng những sản phẩm trong nước có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, nhận thức được điều đó tự bản thân các chủ thể phải nắm vững quy luật đào thải tự nhiên, kinh doanh hợp pháp vừa có lợi cho mình vừa có lợi cho người tiêu dùng. Chính vì thế, việc loại bỏ Điều 177 ra khỏi Bộ luật hình sự 1999 là cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.

Tội lạm sát gia súc (Điều 184) quy định: "Người nào giết trâu, bò hoặc các súc vật khác trái với quy định của Nhà nước về bảo vệ sức kéo gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt...". Trong những năm trước đây, trâu, bò và những súc vật khác như ngựa, lừa, voi là sức kéo không thể thiếu phục vụ cho nhà nông, nhà lâm. Ngày 17/11/1950 Nhà nước ta đã ra Sắc lệnh số 163 quy định việc hạn chế mổ thịt trâu, bò trong toàn quốc. Việc mổ thịt trâu, bò phải đảm bảo cho việc chăn nuôi được phát triển hợp lý, lợi cho tăng gia sản xuất và hợp với chính sách tiết kiệm chung. Hành vi lạm sát gia súc là hành vi mổ thịt trâu, bò hoặc các súc vật khác thuộc loại cấm mổ thịt, mổ thịt nhiều con một lúc... gây khó khăn cho sức kéo ở địa phương. Những năm trước đây việc làm này là cần thiết và quan trọng, nhưng hiện nay công nghiệp khoa học kỹ thuật phát triển, với việc cơ giới hoá, hiện đại hoá bằng máy móc trong sản xuất nông nghiệp, sức kéo bằng trâu bò đã không còn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Những vi phạm các qui định về giết trâu bò làm sức kéo của Nhà nước không còn tính nguy hiểm cho xã hội đến mức cấu thành tội phạm nữa. Vì vậy không cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hình sự.

Như vậy, xét theo nguyên nhân thứ hai, nếu đặt những hành vi này trong bối cảnh nền kinh tế tự cung tự cấp với chế độ quản lý, các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối thì các hành vi qui định tại các Điều 164, Điều 172, Điều 177, Điều 183, Điều 184 đều có tính nguy hiểm cho xã hội nghĩa là các hành vi này gây ra hoăc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Các hành vi này chống lại chế độ kinh tế, chống lại sự hoạch định của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế chỉ có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã (kinh tế tập thể). Mức độ nguy hiểm ở đây là khá đáng kể, nó nhằm gây cản trở, phá hoại chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật thời kỳ đó, ảnh hưởng đến tiến trình công hữu hoá, tập thể hoá. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế tự cung tự cấp đã bị xoá bỏ chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế thì bản chất nền kinh tế mới đã không hề bị ảnh hưởng, bị đe doạ bởi các hành vi qui định tại các điều luật trên, do các hành vi này tự thân nó đã mất đi tính chất nguy hiểm và không hề gây cho xã hội một sự thiệt hại nhất định. Vì vậy các qui định trên không cần thiết phải giữ lại trong Bộ luật hình sự 1999.

Nền kinh tế chỉ phát triển đúng hướng và ổn định trong một môi trường pháp lý ổn định và phù hợp. Pháp luật hình sự có nghĩa vụ phải tạo ra hành lang pháp lý an toàn không những đảm bảo mà còn khuyến khích cho những hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế mới. Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước ta là giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng kinh tế của các thành phần kinh tế. Vì vậy khó có thể chấp nhận việc giữ lại trong Bộ luật hình sự 1999 những tội phạm tuy đã lạc hậu không còn được áp dụng để “phòng ngừa, để “dự phòng".

Thứ ba, do cơ cấu xắp xếp các chương, điều của Bộ luật hình sự 1999 có sự thay đổi. Bộ luật sử dụng tên chương là "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thay cho tên gọi “Các tội phạm về kinh tế" trong Bộ luật hình sự 1985 để khẳng định một cách rõ ràng, chính xác khách thể được bảo vệ. Các tội phạm kinh tế được qui định trong Bộ luật hình sự 1985 để bảo vệ trật tự quản lý kinh tế cũ không thể là công cụ pháp lý phù hợp và hiệu quả nếu không có sự hoàn thiện khi mà chính khách thể bảo vệ của chúng đã có sự thay đổi về chất. Đồng thời, với việc chuyển hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thành tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, chuyển hành vi săn bắt trái phép chim, thú thành tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, hành vi sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép quy định tại Điều 183 cũng đã được loại bỏ. Hành vi sản xuất, tàng trữ, chuyên chở, mua bán các loại rượu và men rượu làm từ gạo, ngô, khoai, đường, sắn, mật đường hoặc sản xuất, tàng trữ, chuyên chở, mua bán thuốc lá không có giấy phép hoặc khồng đúng nội dung của giấy phép với số lượng nhất định nhằm kinh doanh, buôn bán. Đây thực chất là hành vi kinh doanh trái phép quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 1985 và nay là Điều 159 Bộ luật hình sự 1999: "Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép...". Hành vi sản xuất, buôn bán rượu, thuốc lá trái phép quy định tại Điều 183 còn có thể bị xử lý theo Điều 167 Bộ luật hình sự 1985 và nay là Điều 156 Bộ luật hình sự 1999 với tội danh buôn bán hàng giả và hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá trái phép còn có thể bị xử lý theo Điều 166 Bộ luật hình sự 1985 nay là Điều 155 Bộ luật hình sự 1999 với tội danh sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm vì theo Danh mục hàng hoá cấm lưu thông quy định tại Nghị định số 11 ngày 3/3/1999 thì thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài là một trong mười loại hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện. Đây chính là hành vi xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước về hàng hoá nói chung, chính vì vậy Bộ luật hình sự 1999 bỏ tội danh quy định tại Điều 183 nhằm tránh được sự trùng lặp ở nội dung các điều luật.

Việc loại bỏ một số tội phạm kinh tế quy định tại các điều luật trên còn xuất phát từ cơ sở thực tiễn, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiếh hành tố tụng chính là cơ sở quan trọng lý giải cho tính cần thiết và phù hợp của các điều luật.

Thực tế những năm qua cho thấy, có nhiều hành vi phạm tội được thực hiện nhưng hầu như không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như hành vi lạm sát gia súc; hành vi buôn bán rượu, thuốc lá trái phép; hành vi lưu hành sản phẩm kém phẩm chất. Có những tội được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng thực tế hơn mười năm qua không còn tồn tại như Tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa; Tội chiếm đoạt tem phiếu, Tội làm hoặc lưu hành tem phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối... Điều này chứng tỏ tính phổ biến của các hành vi này trong xã hội là không còn. Thực tiễn của hoạt động kinh tế hiện nay là kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với thị trường thế giới vì vậy các quy định trên không còn đáp ứng được các yêu cầu đấu tranh chống các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mới. Hiến pháp 1992 quy định quyền tự do kinh doanh của các chủ thể, các chủ thể có quyền lợi như nhau, độc lập và tự chủ, nếu vẫn còn những quy định pháp luật trên thì sẽ dẫn đến việc hạn chế quyền tự do sản xuất, kinh doanh đồng thời làm mất đi sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Như vậy, Bộ luật hình sự 1999 loại bỏ một số tội phạm kinh tế xuất phát từ cơ sở pháp lý đúng đắn và các yếu tố kinh tế, xã hội phù hợp. sở dĩ có sự thay đổi này là do đường lối đổi mới toàn diện các mặt của đời sống xã hội và phát triển kinh tế đã làm biến đổi căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của kinh tế xã hội. Vì vậy, tất yếu kéo theo nó là sự điều chỉnh các qui định trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cho hợp lý và phù hợp nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách đang và đã đặt ra: Đó là yêu cầu của một thời kỳ kinh tế mới với các quan hệ kinh tế mới vô cùng phức tạp. Đồng thời, với sự xuất hiện của các qui phạm mới tất yếu sẽ có sự mất đi của một số qui phạm không còn phù hợp và không còn cần thiết. Sự thay đổi này là hoàn toàn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, bởi lẽ chỉ có xuất phát từ thực tiễn thì các qui định của pháp luật mới được đảm bảo thực hiện và khi đó chúng mới có hiệu quả cao và có tác dụng rõ rệt nhất. Nền kinh tế nào cũng phải có pháp luật điều chỉnh phù hợp mới có khả năng phát triển. Trong cơ chế mới hiện nay quan hệ cung - cầu, và sự cạnh tranh hàng ngày, hàng giờ của các thành phần kinh tế nảy sinh rất nhiều quan hệ xã hội mới buộc Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, nhiều qui định pháp luật hình sự mới điều chỉnh nhanh chóng, năng động và phù hợp. Mối quan hệ giữa kinh tế (cơ sở hạ tầng) và pháp luật (kiến trúc thượng tầng) là mối quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau. Có thể nói các Điều 164, Điều 172, Điều 177, Điều 183, Điều 184 được bỏ hẳn và không qui định trong Bộ luật hình sự 1999 là xuất phát từ ý kiến và quyết định của nhân dân, của các cơ quan thực thi pháp luật. Các quy phạm pháp luật này mất đi là phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hay bỏ hẳn một qui định pháp luật nào đó, Nhà nước ta đều phải tiến hành trưng cầu ý kiến của nhân dân, thể theo nguyện vọng của quần chúng nhân dân và đặc biệt là xuất phát từ lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân. Việc bỏ hẳn các qui định trên nhằm phá bỏ bức tường ngăn cách và cản trở các công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng, thông qua tổng kết thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử... Bởi lẽ đây là chủ thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trực tiếp tiến hành áp dụng các qui định của pháp luật. Nếu áp dụng sai hoặc áp dụng khồng có tính khả thi thì hoạt động của các cơ quan này không thu được hiệu quả và mất đi tính năng tư pháp của mình. Thực tiễn xét xử càng khẳng định việc bỏ hẳn các qui định trên tại Bộ luật hình sự 1985, không qui định tại Bộ luật hình sự 1999 là hoàn toàn xác đáng, giữ lại chúng một mặt không hề có tác dụng tích cực mặt khác lại có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của đời sống xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng.

VI. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐƯA CÁC QUY ĐỊNH CỦA CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TÊ VÀO ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN

Ban hành kịp thời một Bộ luật là điều kiện rất cơ bản của pháp chế, nhưng việc đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiệu quả của việc thực thi pháp luật có tính quyết định của nền pháp chế. Vì vậy, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống thì cần phải có một cơ chế thực hiện về mặt tổ chức, thủ tục, pháp luật và nhiều biện pháp thực tiễn khác. Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH ngày 2/12/1999 của Quốc hội, Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH 10 ngày 28/1/2000 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, về việc thi hành Bộ luật hình sự, Chỉ thị số 04/2000/CT-TTg ngày 17/2/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự là những văn bản quan trọng tạo cơ sở cần thiết cho việc xúc tiến xây dựng một hệ thống các bảo đảm đó.

Đặc biệt bằng Chỉ thị số 04/2000/CT-TTg ngày 17/02/2000 Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ trưởng, thủ trưởng các đơn vị cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành những việc sau:

  • Phổ biến tuyên truyền , giáo dục pháp luật hình sự, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm;
  • Rà soát các văn bản hiện hành, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự;
  • Tổ chức thi hành Bộ luật hình sự phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

1. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm một cách đặc biệt. Ngay trong các văn kiện của Đảng và nhất là trong các Nghị quyết của Quốc hội đều xác định cồng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một công việc trọng tâm thường xuyên của các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành.

Khi trong mỗi người dân ngày càng ý thức được việc "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, thì nhu cầu hiểu biết pháp luật ngày càng rộng lớn ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, khả năng cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ dân trí, yêu cầu nghề nghiệp, địa bàn sinh sống...

Theo đánh giá "Kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế về sự hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân tại 6 vùng có dự án điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật" cho thấy nhu cầu nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân là rất cao 83,85% người được hỏi cho rằng cần phải thường xuyên nâng cao sự hiểu biết pháp luật cho bản thân để thực thi pháp luật cho đúng.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của mọi tầng lớp và chính sách phổ biến giáo dục pháp luật của Nhà nước ta được phản ánh cụ thể qua nội dung của Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ chúng ta có thể thấy rõ những nét tương đồng. Tuy nhiên, thực trạng hiểu biết pháp luật của cán bộ và nhân dân vẫn còn nhiều bất cập, việc tuân thủ pháp luật chưa nghiêm. Vì vậy, vấn đề đặt ra chúng ta cần phải có một cách thức, phương thức phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Đây là một biện pháp không thể thiếu được của việc thi hành Bộ luật hình sự.

Vì vậy, để kịp thời triển khai việc tổ chức thi hành Bộ luật hình sự Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban nội chính Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban khoa giáo Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Hội luật gia Việt Nam, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi Bộ luật hình sự.

Để làm tốt công tác này một số công việc đã được tiến hành như sau:

1.1. Tập huấn báo cáo viên

 

Theo kết quả khảo sát về hiểu biết pháp luật trong khuôn khổ Dự án VIE/98/001, thì có đến 84,61 % đối tượng người dân tộc thiểu số được hỏi trả lời rất thích nghe cán bộ đến nói chuyện với dân làng về pháp luật. Do vậy, việc phổ biến pháp luật đến người dân hiệu quả nhất ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa là được nghe cán bộ đến phổ biến, giải thích pháp luật một cách trực tiếp. Hơn nữa, hoạt động này góp phần quan trọng nâng cao hiểu biết pháp luật và tinh thần gương mẫu thực hiện pháp luật trong đội ngũ cán bộ hoạt động với tư cách các tuyên truyền viên pháp luật.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Bộ luật hình sự năm 1999 sau khi được ban hành, đã kịp thời tổ chức triển khai thi hành. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức việc tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và nhân viên tư pháp khác, nhằm trang bị cho cán bộ trực tiếp làm công tác bảo vệ pháp luật những kiến thức về Bộ luật hình sự, đặc biệt là những kiến thức cụ thể, chi tiết liên quan liên quan đến những điều khoản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc điều khoản mới so với Bộ luật hình sự hiện hành, để giúp cho các cán bộ bảo vệ pháp luật áp dụng một cách đúng đắn và thống nhất Bộ luật hình sự, bảo đảm việc xử lý về hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan sai người vô tội, qua đó góp phần nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của toàn thể cán bộ nhân dân.

Việc tổ chức tập huấn đã được chia làm nhiều đợt. Đối tượng tham gia dự tập huấn chuyên sâu là các cán bộ chủ chốt trực tiếp làm công tác bảo vệ pháp luật ở Trung ương và cấp tỉnh thuộc ba cơ quan Công an, Kiểm sát và Toà án. Ngoài ra, có mời đại diện lãnh đạo của các đoàn luật sư tham dự tập huấn. Sau khi được tập huấn, các cán bộ này có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan mình, đồng thời có thể chủ động tổ chức tập huấn cho các tuyên truyền viên ở địa bàn của mình, để các cán bộ tuyên viên pháp luật này có được những thông tin và kiến thức pháp luật mới phổ biến cho nhân dân. Bởi, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở Việt Nam được tổ chức theo các đơn vị hành chính, bao gồm: các báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành ở Trung ương; báo cáo viên pháp luật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; báo cáo viên pháp luật của quận, huyện , thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và lực lượng tuyên truyền viên ở xã, phường, thị trấn. Hiện nay theo số lượng thống kê mới nhất, thì số báo cáo viên pháp luật ở Trung ương là trên 100 người; số báo cáo viên pháp luật ở địa phương của trên 30 tỉnh (trong tổng số 61 tỉnh) là 6.500 người[12].

Có thể nói, cơ chế này một mặt cho phép đưa pháp luật về tới tận người dân trên một phạm vi rộng một cách nhanh nhất, mặt khác đó cũng là một hình thức rẩt phù hợp cho những người dân ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này trong giai đoạn hiện nay chưa được rộng khắp các vùng miền, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Do vậy, để đạt được hiệu quả trong thời gian tới và nhất là đưa Bộ luật hình sự vào cuộc sống cho phù hợp trình độ, tập quán, lối sống thì trong thời gian tới Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho công tác này, đặc biệt là cần đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, sự hiểu biết pháp luật cho mọi cán bộ, công chức, nhất là cán bộ ngành tư pháp ở cơ sở để qua họ tuyên truyền, phổ biến pháp luật và làm gương cho tầng lớp nhân dân.

1.2. Thi tìm hiểu pháp luật

Song song với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác, việc giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đưa nội dung pháp luật vào phòng chống tệ nạn xã hội, cũng là những hoạt động bổ ích và phong phú, hấp dẫn lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia.

Để thực hiện tốt việc tổ chức cuộc thi, Bộ Tư pháp đã thành lập ban tổ chức cuộc thi gồm: Đại diện lãnh đạo của Bộ Tư pháp, Ban nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Hội luật gia, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc, Báo pháp luật, Báo tiền phong:

- Xây dựng thể lệ cuộc thi.

- Xây dựng bộ câu hỏi

- Tổ chức lễ phát động cuộc thi

- Chuẩn bị đáp án.

- Tổ chức chấm thi ở Trang ương và địa phương.

- Tổng kết trao giải.

Cuộc thi đã được tổ chức triển khai với hơn 6 triệu bài thi của tất cả Bộ, ngành và địa phương tham dự. Việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật là nhằm trang bị kiến thức pháp luật trong Bộ luật hình sự, nhất là những điểm mới của Bộ luật này rộng rãi cho mọi đối tượng trong tầng lớp nhân dân, để tránh cho họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật chỉ do thiếu hiểu biết những quy định cuả pháp luật có liên quan là điều rất cần thiết.

13. Phối hợp phổ biến pháp luật với Đài truyền hình Việt Nam và báo chí Trung ương.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 449 tờ báo, tạp chí, trong đó báo chí của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở Trung ương có 256 tờ, báo chí ở địa phương có 163 tờ. Trong số 449 tờ báo trên có hàng trăm tờ ra thêm từ một đến bốn, năm loại phụ trương, phụ bản, số chuyên đề. Nếu tính gộp lại, tổng số ấn phẩm báo chí Việt Nam hiện nay lên tới gần 600 loại. Riêng báo, tạp chí ngành Tư pháp và các cơ quan bảo vệ pháp luật có: Báo pháp luật (Bộ Tư pháp); Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh (Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh). Bản tin tư pháp của 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tin pháp lý; Báo an ninh thủ đô, Báo Công án nhân dân (Bộ Công an); Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí dân chủ pháp luật (Bộ Tư Pháp); tập chí luật học (Trường Đại học Luật Hà Nội); Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện Nhà nước và Pháp luật); Tạp chí Toà án nhân dân (Toà án nhân dân tối cao); Tạp chí kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao); Tạp chí Thanh tra (Tổng thanh tra Nhà nước). Thông tin khoa học pháp lý (Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp). Với một đội quân hùng hậu kể trên báo chí đã góp phần tích cực và quan trọng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật đến tận người dân[13].

Trong số các báo chí được phát hành thường xuyên, báo Nhân dân được phát hành tới mọi địa phương và cơ sở trong cả nước. Đây là tờ báo chính thức của Nhà nước Việt Nam nên các thông tin pháp luật được đăng tải khá đây đủ.

Bên cạnh một lượng báo và tạp chí đáng kể như vậy, còn có một hệ thống báo nói và báo hình bao gồm: Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và 3 Đài truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ), 61 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố. Trong các chương trình của Đài truyền hình Trung ương (VTV1 - VTV2 - VTV3), đều có chuyên mục trả lời thư bạn xem truyền hình, mà đa số nội dung đều là giải đáp thắc mắc về pháp luật. Riêng chương trình "Pháp luật và đời sống " trên VTV2 được phát vào thứ 5 hàng tuần.

Hơn nữa, qua nghiên cứu, khảo sát trong khuôn khổ Dự án VIE/98/001 về việc tìm hiểu pháp luật thông qua các phương tiện thông tin thì có 789/904 chiếm 87,27% người được trả lời thông qua việc xem truyền hình; 621/904 chiếm 67,70% người được trả lời thông qua việc nghe đài phát thanh (Trung ương và địa phương); 628/904 chiếm 69,50% người được trả lời là thông qua việc tìm đọc sách, báo, tài liệu pháp lý.

Điều này cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng là những phương tiện thông tin kịp thời, hiệu quả những nội dung pháp luật và chủ trương, chính sách quản lý xã hội của Nhà nước đến đông đảo nhân dân ở mọi vùng đất nước. Do vậy, để đưa Bộ luật hình sự năm 1999 nói chung, một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng vào đời sống xã hội, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đặt ra và là vấn đề hết sức được chú trọng. Chính vì vậy, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng có kế hoạch ưu tiên cho việc phổ biến tuyên truyền Bộ luật hình sự.

Báo nhân dân, đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở Trung ương thường xuyên có chương trình, chuyên mục giới thiệu, giải thích nội dung Bộ luật hình sự, nhất là những điểm mới của Bộ luật này.

Những điều nói trên cho thấy việc tiến hành sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức cho đông đảo cán bộ nhân dân, giúp cho họ có những hiểu biết chung, cơ bản và những hiểu biết cụ thể, không thể thiếu của Bộ luật hình sự là điều vô cùng cần thiết vừa trực tiếp góp phần làm giảm tình trạng phạm tội đang có những diễn biến phức tạp; vừa góp phần làm cho mọi người dân sử dụng đầy đủ, đúng đắn quyền công dân, quyền tự do, dân chủ.

2. Rà soát các văn bản hiện hành, sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành mới văn bản để thi hành Bộ luật hình sự năm 1999.

Song song vói việc phổ biến, tuyên truyền Bộ luật hình sự cho toàn thể cán bộ, nhân dân, cần phải khẩn trương rà soát lại các quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành.

Để các quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thực sự được đi vào cuộc sống tránh được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thì cần phải rà soát lại, thay đổi, bổ sung kịp thời những văn bản, những quy định hết hiệu lực, kịp thời có những văn bản hướng dẫn thi hành thật rõ ràng, tránh tuỳ tiện trong khi thi hành. Lấy ví dụ như:

Điều 153, 154, 155 sẽ áp dụng như thế nào khi đối tượng là hàng cấm. Bởi hình phạt được quy định đối với hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới (Điều 153), vận chuyển trái phép hàng cấm qua biên giới (Điều 154), lại nhẹ hơn đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155).

Để giải quyết nhũng bất hợp lý này thì các cơ quan có thẩm quyền nên có hướng dẫn đối với tội được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự. Nếu bị cáo chỉ có hành vi buôn bán hàng cấm thì hình phạt được quyết định không được vượt quá mức hình phạt được quy định tại Điều 153; nếu bị cáo chỉ có hành vi vận chuyển hàng cấm thì hình phạt được quyêt định không được vượt quá mức hình phạt được quy định tại Điều 154; Mà chỉ khi nào bị cáo có đồng thời những hành vi được quy định tại Điều 155 thì mới được áp dụng chế tài được quy định tại Điều 155 để xử phạt.

Bộ luật hình sự năm 1999 tuy đã cố gắng định lượng giá trị tài sản trong một số tội phạm về kinh tế làm cơ sở phân định trường hợp nào là tội phạm, trường hợp nào là vi phạm hành chính, tránh tình trạng xử lý tuỳ tiện như tội buôn lậu (Điều 153), tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, qua biên giới (Điều 154), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội trốn thuế (Điều 161).

Cùng với việc định lượng cụ thể, thì trong các điều luật về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế vẫn còn sử dụng các khái niệm như một số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn, hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, do việc định lượng các điều luật đã có sự khác nhau so với các hướng dẫn trước đây cho nên để tương ứng với các điều đó các khái niệm (ngoài hậu quả về tính mạng, sức khoẻ) cũng cần được hiểu khác hơn trước theo hướng mở rộng hơn mức mà trước đây các cơ quan đã hướng dẫn. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện việc hướng dẫn các khái niệm này.

- Khái niệm về hàng giả theo quy định ở các điều 156, 157, 158 BLHS là hàng hoá có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng nguồn gốc, bản chất tự nhiên và công dụng của nó. Các hành vi được quy định chung thuộc 3 điều nói trên là hành vi “làm giả về nội dung”, còn hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng hoá chỉ giả về hình thức, tức mang nhãn mác sản phẩm của cơ sở sản xuất khác, mang nhãn không đúng với nhãn đã đăng ký... thì sẽ không bị xử lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156, 157, 158 mà chuyển sang tội khác (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Điều 171).

Để đảm bảo việc áp dụng thống nhất các điều luật nói trên, các cơ quan chức năng cần phải có sự giải thích chính thức...

3. Tổ chức thi hành Bộ luật hình sự phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân là do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong việc quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Chúng ta chưa đánh giá đúng tính chất phức tạp nghiêm trọng của sự phát triển tội phạm trong thời kỳ mới để đề ra những chủ trương biện pháp đấu tranh cho phù hợp. Vì vậy, trong khi triển khai thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, cần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ- CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trật tự, an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

Ngay sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội đã tiến hành phổ biến, tuyên truyền sâu rộng vầ Bộ luật hình sự nhằm một mặt, nâng cao hiểu biết pháp luật cho các cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật, mặt khác, giáo dục công dân có ý thức tuân thủ pháp luật. Các cơ quan Toà án, Kiểm sát, Công an, Tư pháp, cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo áp dụng thống nhất các quy định Bộ luật hình sự trong ngành mình, đồng thời chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ ngành mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các cơ quan thuộc bốn ngành phải phối hợp chặt chẽ, đấu tranh kiên quyết chống các loại tội phạm, đặc biệt là các tội buôn lậu, tội ma tuý, tội tham nhũng... Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, các cơ quan nói trên cần phải có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế, nhưng cũng cần tránh dân sự hoá, hành chính hoá các quan hệ hình sự. Từ những cố gắng đó, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh, chính trị và ổn định trật tự an toàn xã hội.

Mặt khác, cần tiếp tục phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tổ chức quản lý, giáo dục, cảm hoá những người phạm tội tại cộng đồng dân cư. Tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản tại các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang.

 

VII. PHỤ LỤC

CHƯƠNG CÁC TỘI VỀ KINH TẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NÃM 1985 VÀ CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

BỘ LUẬT HÌNH SỰ NÃM 1985

(Sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992 và 1997)

Chương VII

Các tội phạm kinh tế

BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999

(Có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2000)

Chương XVI

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Điều 164. Tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa.

(BLHS1999 không quy định nữa)

1- Người nào huỷ hoại, phân tán tài sản hoặc có hành vi khác cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải tạo xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Điêu 97(*), (***). Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

(Điều này được chuyển thành các điều 153, 154 BLHS1999)

1- Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, thì bị phạt tiền đến năm lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền đến mười lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;

c) Lợi dụng chiến tranh;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

đ) Phạm tội nhiều lần hoặc tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 153. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm  đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất  lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù  từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính  đặc biệt  lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điêu 97(*), (***). Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

(Điều này được chuyển thành các điều 153, 154 BLHS1999)

1- Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, thì bị phạt tiền đến năm lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền đến mười lần giá trị vật phạm pháp hoặc bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;

c) Lợi dụng chiến tranh;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

đ) Phạm tội nhiều lần hoặc tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng,  cấm đảm nhiệm chức vụ,  cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 166(*) Tội buôn bán hàng cấm.

1- Người nào buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

d) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 155. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm

1.  Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán  hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn  hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại  các Điều  193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236  và 238 của Bộ luật này, thì  bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3.  Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn  hoặc thu lợi bất chính  đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ  tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 167(*), (***). Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.

(Điều này được chuyển thành các điều 156, 157, 158  BLHS 1999)

1- Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;

b) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;

d) Hàng giả có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

 1.   Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị  phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 2.   Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a)  Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d)  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4.  Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 167(*), (***). Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả.

(Điều này được chuyển thành các điều 156, 157, 158  BLHS 1999)

1- Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;

b) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội;

d) Hàng giả có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng giả có số lượng rất lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Điều 168(***). Tội kỉnh doanh trái phép.

1- Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, đã bị xử lý hành chính về việc kỉnh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quỵ định ở cấc điều 185b, 185c, 185d và 185đ, 97,165,166,167,169,173 và 183 mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn.

Điều 159. Tội kinh doanh trái phép

1.  Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 165.(*). Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo mua vét hàng hoá nhằm bán lại thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội;

c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn;

d) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Điều 160. Tội đầu cơ

1.  Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm  hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm  năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;

đ) Thu lợi bất chính rất lớn;

e)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Hàng đầu cơ  có số lượng đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 169 (**). (***) Tội trốn thuế.

1. Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Người nào trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án về tội trốn thuế hoặc về một số tội quy định ở các điều 185b, 185c, 185d, 185đ, 97, 165, 166, 167, 168, 173, và 183 hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

Điều 161. Tội trốn thuế

1.  Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng  hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2.  Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng  hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Điều 170. Tội lừa dối khách hàng.

1- Người nào trong việc mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại cho khách hàng, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 162. Tội lừa dối khách hàng

1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 171. Tội cho vay lãi nặng.

1- Người nào cho vay lãi nặng có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tội trong trường hợp sử dụng công quỹ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội  thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng  đến ba năm.

3. Người phạm tội  còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 172. Tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối.

(BLHS 1999 không quy định nữa).

1- Người nào có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Chiếm đoạt tem, phiếu dùng vào việc phân phối;

b) Làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính lớn;

c) Gây hiệu quả nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 

Điều 173. Tội làm vé giả, tội buôn bán vé giả.

1- Người nào làm ra hoặc buôn bán các loại vé giả như vé tàu, xe, vé xổ số, tem bưu chính, tem lệ phí hoặc các loại vé giả khác với số lượng lớn đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn vi phạm, thì bị phạm tù từ sáu tháng đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Thu lợi bất chính lớn;

b) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 164. Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả

1.  Người nào làm, buôn bán các loại tem giả, vé giả với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Thu lợi bất chính lớn;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội  còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 174(*), (***). Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

1- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2- Phạm tội thuộc trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Phạm tội vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Phạm tội có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tu từ mười năm đến hai mươi năm.

Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước  về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm  đến năm  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;

b) Có tổ chức;

c)  Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ  một  năm đến năm năm.

Điều 175 (***). Tội lập quỹ trái phép

1- Ngưă nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưối hai trăm triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vỉ phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b) Để thực hiện tội phạm khác;

c) Quỹ trái phép cố giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm;

a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đông trở lên;

b) Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 166. Tội lập quỹ trái phép

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng  và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát;

b)  Để thực hiện tội phạm khác;

c) Quỹ trái phép có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

d) Gây hậu quả rất  nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười năm:

a) Quỹ trái phép có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Phạm tội trong trường hợp quỹ trái phép có giá trị từ một tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm  chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 176. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế.

Người nào vì vụ lợi mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 167. Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế

1. Người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những số liệu, tài liệu rõ ràng không đúng sự thật gây hậu quả nghiêm trọng cho việc xây dựng hay thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Nhà nước hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 177. Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất.

(BLHS 1999 không quy định nữa)

Người nào có trách nhiệm trong chỉ đạo sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối, lưu thông vì vụ lợi mà cho lưu hành nhiều lần hoặc với số lượng lớn những sản phẩm không đúng tiêu chuẩn chất lượng đã định gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

BLHS 1985 không quy định Tội quảng cáo gian dối.

Điều 168. Tội quảng cáo gian dối

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 178. Tội vi phạm những nguyên tắc, chính sách, chế độ về phân phối.

Người nào vì vụ lợi mà làm trái nhứng nguyên tắc, chính sách, chế độ về phân phối vật tư, lương thực, thực phẩm hoặc hàng hoá khác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Điều 169. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

1.  Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a)  Có tổ chức;

b)  Phạm tội nhiều lần;

c)  Gây hậu quả  rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

BLHS 1985 không quy định Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Điều 170. Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.  Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

BLHS 1985 không quy định Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 179 (*). Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong lòng đất, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục đại của Việt Nam, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền đến một tỉ đồng (1.000.000.000 đồng) hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Những dụng cụ, phương tiện để phạm tội có thể bị tịch thu. Những vật do phạm tội mà có đều bị tịch thu.

Điều 172. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất  liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất và bảo vệ đất đai.

(Điều này được chuyển thành các điều  173, 174 BLHS 1999).

1- Người nào mua bán, lấn chiếm đất hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất và bảo vệ đất đai.

(Điều này được chuyển thành các điều  173, 174 BLHS 1999).

1- Người nào mua bán, lấn chiếm đất hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Điều 174. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

1.  Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

b)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 181. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng.

(Điều này được chuyển thành các điều  175, 176 BLHS 1999).

1- Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc có những hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bi xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.

2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 181. Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng.

(Điều này được chuyển thành các điều  175, 176 BLHS 1999).

1- Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắt trái phép chim, thú hoặc có những hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bi xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 176. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng

1.   Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

b) Cho phép chuyển  mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

 2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 182. (**) Tội sử dụng hoặc phân phối điện trái phép

(Hành vi sử dụng điện trái phép được coi là hành vi trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS 1999; Còn hành vỉ phân phối điện trái phép được quy định tại Điều 177 BLHS 1999).

1 - Người nào sử dụng hoặc phân phối điện trái phép gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2- Phạm tội trong trường hợp sử dụng điện vào việc kinh doanh trái phép hoặc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

Điều 177. Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

1. Người nào có trách nhiệm mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến  năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Cắt điện không có căn cứ hoặc không  thông báo theo quy định;

b) Từ chối cung cấp điện không có căn cứ;

c) Trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc  đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

BLHS 1985 không quy định Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

Điều 178. Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng

1. Người nào có trách nhiệm mà dùng quỹ  dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật,  xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

BLHS 1985 không quy định Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

1.  Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật;

b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động  tín dụng.

2.  Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.

Điều 98. Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ.

(Điều này được chuyển thành các điều 180, 181 BLHS 1999; Riêng tội phá huỷ tiền tệ BLHS 1999 không quy định nữa)

1- Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 98. Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá huỷ tiền tệ.

(Điều này được chuyển thành các điều 180, 181 BLHS 1999; Riêng tội phá huỷ tiền tệ BLHS 1999 không quy định nữa)

1- Người nào làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, séc giả, phiếu công trái giả hoặc phá huỷ tiền tệ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

2- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 183. Tội sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái phép.

(BLHS 1999 không quy định nữa)

Người nào sản xuất hoặc buôn bán rượu, thuốc lá trái với các quy định của Nhà nước, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Điều 184. Tội lạm sát gia súc.

(BLHS 1999 không quy định nữa)

Người nào giết trâu, bò hoặc các súc vật khác trái với các quy định của Nhà nước về bảo vệ sức kéo gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 

Điều 185. (*) (***) Hình phạt bổ sung

(Hình phạt bổ sung được đưa vào các điều luật cụ thể của Chương XVIBLHS 1999).

1- Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều 164, 177, 178 và từ 180 đến 184, thì có thể bị phạt tiền đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).

Phạm tội quy định ở Điều 179 trong trường hợp bị xử phạt tù thì có thể bị phạt tiên đến một tỷ đồng (1.000.000.000 đồng).

2- Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 165 đến 169, từ 171 đến 173 và ở Điều 183, thì tuỳ trường hợp mà có thể bị phạt tiền đến mười lần giá trị hàng phạm pháp hoặc số lợi bất chính.

3- Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 164 đến 168, ở Điều 172 và Điều 173, thì có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4- Người nào phạm một trong các tội quy định ở các Điều từ 164 đến 168, Điêu 170 và Điều 171, các Điều từ 174 đến 178 và ở các Điều 180, 181 182, thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc những công việc nhất định từ hai năm đến năm năm.

 



[1]Tài liệu của Dự án VIE/98-001

[2]               Tạp chí Dân chù và Pháp luật - Số chuyên đề tháng 3/1999, Tr. 49.

[3]               Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự năm 1999 - TS. Trần Văn Độ- Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số

6/2000, Tr. 3.

[4]               Đại hội VIII - Những tìm tòi và đổi mới - Thông tin chuyên đề, Tr. 89.

[5]               Tội phạm kình tế và vấn đề dấu tranh với nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta - TS . Phạm Hồng Hải - Tạp chí Luật học - Tr. 21

[6] Nguyễn Hoà Bình, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/1996 - Trang 44-46.

[7] Nguyẻn Vẫn Hiện - Tạp chí Toà án nhân dân số 10/1996, trang 1.

[8]               Nguyễn Quốc Việt - Tạp chí Nhà nước vồ pháp luật số 1/19977 trang 34.

[9]               Tài liệu tâp huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999. Hà Nội, tháng 6-2000, trang 185,186.

[10] Điều 25 Hiến pháp 1980

[11] Nghị quyết 04-HĐTP ngày 29/11/1986 cùa HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS 1985.

[12] Nghiên cứu pháp luật phục vụ quản lý.

[13] Nghiên cứu hiểu biết pháp luật phục vụ quản lý

 

File đính kèm downloadTải về