Những nội dung cần sửa đổi trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Qua 6 năm triển khai thi hành, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập đồi hỏi cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Qua bài viết, tác giả phân tích những bất cập trong việc áp dụng các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Qua đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định này.
1. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính: tác giả cho rằng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 mặc dù đã quy định 176 chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước và 9 chức danh thuộc cơ quan tòa án có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính , nhưng vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy một số văn bản dưới luật đã quy định thẩm quyền của các chức danh khác trong cơ quan nhà nước được xử phạt vi phạm hành chính.
2. Về chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính: theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối tương bị xử phạt vi phạm hành chính chỉ có thể là cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên theo một số Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân, tổ chức, mà còn có thể là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể cách tính tuổi để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm, sinh của người vi phạm.
3. Về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: tác giả đã phân tích các quy định chưa hợp lý trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về hình thức phạt tiền; ; hình thức xử phạt tước đoạt quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
. Tác giả: TS. Cao Vũ Minh, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01 (369) 2019, từ trang 3 – 12, trang 21.