Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối lần đầu tiên được quy định tại Điều 241 Bộ luật Hình sự năm 1985, sau đó được ghi nhận lần lượt tại Điều 307 Bộ luật Hình sự năm 1999, Điều 382 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bài viết làm rõ cấu thành tội phạm của Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo tác giả, quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối còn có những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, Bộ luật còn bỏ sót trách nhiệm hình sự của một số chủ thể tham gia tố tụng.
Thứ hai, thiếu yêu cầu về sự nhận thức của chủ thể về khả năng chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, chưa phân biệt sự khác biệt giữa việc phạm tội tại phiên tòa với việc phạm tội trong các giai đoạn trước phiên tòa.
Thứ tư, thiếu yêu cầu về khả năng tác động của hành vi đối với thủ tục tố tụng giải quyết vụ án.
Từ việc phân tích những hạn chế nêu trên tác giả đưa ra kiến nghị:
- Cần thay đổi cách quy định chủ thể tội phạm.
- Cần bổ sung thủ tục cam kết khai hoặc cung cấp chứng cứ trung thực là một yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm.
- Bổ sung quy định lời khai hoặc chứng cứ sai có khả năng ảnh hưởng đến vấn đề cần chứng minh của vụ án
- Bổ sung tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều 382 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tác giả: ThS. Võ Minh Kỳ, Viện kiểm át nhân dân quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
ThS. Nguyễn Phương Anh, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01 (369) 2019, từ trang 22 - 29.