Tác phẩm này được xuất bản như là cuốn sách giáo khoa về dân chủ cho các trường trung học của nước Cộng hoà Liên bang Nga, nhưng nó đã gây được sự chú ý không chỉ trong giới học sinh, giáo viên và phụ huynh mà được dư luận đánh giá rất cao. Lí do: nước Nga đang “khát” các kiến thức về thực hành dân chủ, đúng như các tác giả đã viết trong lời nói đầu: “khát vọng tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết”.
Khi dịch chúng tôi đã lược bớt những đoạn liên quan đến lịch sử nước Nga, có thể trở thành khó hiểu đối với người đọc Việt Nam, chúng tôi cũng không dịch chương về nhà nước liên bang, phụ lục thứ nhất (Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Nga 1993) và các câu hỏi ôn tập.
MỤC LỤC
Lời người dịch
Lời nói đầu
Chương 1
1. Dân chủ là gì?
2. Nhà nước pháp quyền
3. Lịch sử của nền dân chủ
Chương 2: Xã hội và các giá trị dân chủ
1. Các điều kiện kinh tế xã hội của chế độ dân chủ
2. Xã hội công dân
3. Các giá trị đạo đức của nền dân chủ
Chương 3: Nhân quyền trong xã hội dân chủ
1. Các quyền của con người và nguồn gốc của chúng
2. Các quyền chính trị và quyền dân sự
3. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
4. Quyền và quyền tự do của con người trong Hiến pháp Liên bang Nga
Chương 4: Nhà nước và chính quyền
1. Hệ thống chính trị và nhà nước. Các hình thức quản lí nhà nước và chế độ chính trị
2. Các chế độ dân chủ thường gặp
Chương 5: Bầu cử - cơ chế thực thi dân chủ quan trọng
1. Bầu cử là gì?
2. Hệ thống bầu cử tại Nga
Chương 6: Các đảng chính trị và tổ chức xã hội
1. Các chính đảng trong xã hội dân chủ
2. Các nhóm quyền lợi. Vai trò của giới tinh hoa
Chương 7: Văn hóa và dân chủ
1. Văn hóa chính trị là gì?
2. Dân chủ và giáo dục
3. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong nền dân chủ
4. Văn hóa quyền lực
Chương 8: Nước Nga giữa quá khứ và tương lai
Phụ lục
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền