Với việc xác định đề tài nghiên cứu, tác giả không có tham vọng làm sáng tỏ mọi vấn đề thuộc lĩnh vực công chứng, mà chỉ nhằm giải quyết một cách tổng thể, toàn diện, có hệ thống những vấn đề lí luận về việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng, phân tích đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật của nước ta trong luật này, từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp về những vấn đề hoàn thiện pháp luật công chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng
Với mục đích trên, tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lí luận những vấn đề về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành của nước ta về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Phân tích đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật cơ sở ở nước ta hiện nay trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Xây dựng phương hướng, nội dung và các biện pháp hòa thiện pháp luật về côgn chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng hiện nay.
Những vấn đề tác giả đặt ra và giải quyết luận án này những điểm mới và là những đón góp cho tổ chức và hoạt động cơ sở ở nước ta hiện nay, cụ thể;
- Góp phần làm sáng tỏ về khái niệm công chứng cũng như bản chất của nó;
- Xây dựng khái niệm hành vi công chứng, xác định trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi công chứng;
- Xây dựng khái niệm văn bản công chứng và xác định giá trị pháp lí của văn bản công chứng;
- Mặt khác, luận án đã đề xuất một só vấn đề hoàn thiện pháp luật về phạm vi công chứng, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lí của văn bản công chứng cũng như tổ chức hệ thống cơ quan công chứng, quy chế công chứng viên, đào tạo, bồ dưỡng đội ngũ công chứng viên ở nước ta hiện nay.