- Khẳng định vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, được bắt nguồn từ chính thực tiễn quản lý, điều hành của Chính phủ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đưa ra quan niệm của tác giả về Quy trình lập pháp ở Việt Nam, là cơ sở nền tảng cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo trong toàn luận án.
- Đánh giá, luận giải được những ưu điểm, hạn chế vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam. Những ưu điểm của Chính phủ là đã tham gia vào hầu hết các công đoạn của quy trình lập pháp theo quy định của pháp luật, có sự vào cuộc, phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, hạn chế ở đây là trách nhiệm và sự vào cuộc của người đứng đầu Chính phủ và các bộ, ngành trong hoạt động này còn mờ nhạt; Chính phủ chưa thể hiện được vai trò của mình khi tham gia vào quy trình lập pháp; thiếu công đoạn phân tích và phê chuẩn chính sách trước khi tiến hành soạn thảo dự luật; thiếu kỹ năng soạn thảo chuyên nghiệp vả những hạn chế từ cách thức tổ chức mô hình cơ quan soạn thảo. Bên cạnh đó, sự thiếu rõ ràng giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trong quy trình lập pháp cũng là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất những khuyến nghị khoa học nhằm tăng cường vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: Nên bỏ Chương trình xây dựng luật cửa Quốc hội; Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào công tác xây dựng, hoạch định chính sách và phải phê chuẩn chính sách trước khi tiến hành công đoạn soạn thảo dự án luật; đổi mới mô hình cơ quan soạn thảo dự án luật bằng cách thành lập một cơ quan soạn thảo độc lập.