Trọng tâm nghiên cứu của luận án là pháp luật vật chất về chế tài hành chính. Và mục đính của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận xung quanh chế tài hành chính, đồng thời với việc nghiên cứu, đề xuất các vấn đề liên quan đến thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật nhằm nâng cao khả năng tác động của chế tài hành chính. Với mục đích này, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài là:
1. Xác định quan niệm tổng quát về chế tài hành chính, tạo cơ sở lý luận cho việc giải quyết các vấn đề tiếp theo.
2. Đánh giá hệ thống chế tài hành chính hiện hành trong mối liên hệ với lý luận và thực tiễn đấu tranh với các vi phạm hành chính.
3. Từ đó, kiến nghị việc hoàn thiện hệ thống chế tài hành chính đồng thời xem xét vấn đề đối tượng tác động của nó là vi phạm hành chính.
Ở một mức độ nhất định, luận án cũng đề cập một số biện pháp pháp lý nhằm tăng cường khả năng tác động của chế tài hành chính.
Những đóng góp chỉnh của luận án.
Cái mới của luận án thể hiện trước hết ở chỗ đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hành chính nước ta đề cập khá toàn diện và chế tài hành chính. Trong luận án, tác giả đã giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ quan niệm về chế tài hành chính trong mối quan hệ với bản chất, mục đích, giá trị xã hội, nội dung và vị trí của nó trong hệ thống pháp luật hành chính.
Thứ hai, trình bày quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chế tài hành chính qua các giai đoạn. Nhận xét, đánh giá hệ thống chế tài hành chính ở mỗi giai đoạn, đặc biệt là chế tài hành chính hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận về chế tài hành chính thực trạng hệ thống chế tài hành chính và thực tiễn xử lý vi phạm hành chính, tác giả đã lập luận cho việc nâng cao khả năng tác động của chế tài hành chính trên các vấn đề pháp lý sau:
1) Trình bày quan điểm về việc xác lập hệ thống chế tài hành chính thích ứng với tình hình, đặc điểm của vi phạm hành chính diễn ra trong các điều kiện mới.
2) Nghiên cứu, đề xuất kiến nghị xung quanh việc quy định về vi phạm hành chính với tư cách tà đối tượng tác động của chế tài hành chính.
3) Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục hành chính, trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn chỉnh trình tự – thủ tục vi phạm hành chính.
4) Phân tích về mặt lý luận việc tổ chức các cơ quan xử lý hành chính và trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các cơ quan này, trình bảy các quan điểm về việc xác lập hệ thống các cơ quan xử lý hành chính, thẩm quyền xử lý và vấn đề cán bộ xử lý.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án: Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụnglàm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính.
Kết cấu của luận án: Luận án được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chế tài hành chính
Chương 2: Hệ thống chế tài hành chính theo pháp luật hiện hành
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống chế tài hành chính góp phần giữ vững và cũng cố trật tự pháp luật trong điều kiện đổi mới toàn diện đất nước.