HIẾN PHÁP NĂM 2013, với rất nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng ở Chương II, đã cho thấy rõ quyết tâm của nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị. Hiến pháp năm 2013 cũng lần đầu tiên quy định rõ, ngoài dân chủ đại diện, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp (Điều 6). Những quy định mới này được người dân trong nước và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Với những sửa đổi như trên, Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết với việc triển khai các hoạt động lập pháp và thực tiễn để hiện thực hóa các quyền con người hiến định và các hình thức dân chủ trực tiếp. Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn của các tầng lớp nhân dân. Để đáp ứng sự quan tâm đó, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số 70/2014/QH13 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 trong đó đặt ra ưu tiên cụ thể hóa bằng luật một số quyền dân sự, chính trị mà hiện đã được hiến định từ lâu nhưng chưa triển khai thực hiện được trên thực tế, bao gồm tự do hội họp, lập hội, biểu tình, tiếp cận thông tin (Điều 25) và quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29).
Theo quy định tại Điều 28 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Quyền này, cùng với các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin nêu ở Điều 25 là cơ sở hiến định trực tiếp mà qua đó mọi tổ chức xã hội và người dân có thể tham gia đóng góp ý kiến vào tiến trình soạn thảo các văn bản pháp luật. Trên nền tảng đó, chúng tôi biên soạn cuốn sách nhỏ này trong đó chứa đựng những thông tin cơ bản về các chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền tự do biểu đạt, thông tin, hội họp, hiệp hội, biểu tình và dân chủ trực tiếp. Cuốn sách được cấu trúc theo hình thức các câu hỏi - đáp nhằm giúp bạn đọc dễ tiếp cận, qua đó góp phần vào việc soạn thảo các đạo luật đã nêu mà đang được tiến hành ở nước ta.
Do những giới hạn về thời gian và khả năng của người biên soạn, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn đọc lượng thứ và góp ý để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.
Cuốn sách được thể hiện dưới dạng các câu hỏi sau:
Phần I
Khái quát về quyền tự do con người
Câu 1: Quyền con người là gì?
Câu 2: Quyền con người có những tính chất gì?
Câu 3: Tự do và quyền con người có gì khác nhau?
Câu 4: Tự do và trật tự xã hội có mâu thuẫn với nhau không?
Câu 5: Quyền con người khác gì với quyền công dân?
Câu 6: Các quyền con người có thể được phân chia thành những nhóm nào?
Câu 7: Nhà nước có những nghĩa vụ gì đối với các quyền con người?
Câu 8: Luật nhân quyền quốc tế được thể hiện trong các văn kiện nào?
Câu 9: Những quyền con người nào có thể bị hạn chế và không thể bị hạn chế?
Câu 10: Luật quốc tế đặt ra những yêu cầu gì đối với việc hạn chế các quyền con người?
Câu 11: Tạm đình chỉ quyền con người là gì?
Câu 12: Luật quốc tế đặt ra những yêu cầu gì đối với việc tạm đình chỉ các quyền con người?
Câu 13: Tiếp cận dựa trên quyền là gì?
Câu 14: Tiếp cận dựa trên quyền mang lại những lợi ích gì cho phát triển?
Câu 15: Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên quyền vào một dự án cụ thể như thế nào?
Câu 16: Có các loại cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nào?
Câu 17: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đề cập đến những nội dung gì?
Câu 18: Có các quyền dân sự và chính trị nào được đề cập đến trong ICCPR?
Câu 19: Liên Hợp Quốc có các cơ quan, cơ chế nào bảo vệ các quyền dân sự và chính trị?
Câu 20: Ủy ban Nhân quyền có những thẩm quyền gì?
Câu 21: Ủy ban Nhân quyền đã thông qua những bình luận chung nào?
Câu 22: Việt Nam đã gia nhập ICCPR từ khi nào?
Câu 23: Hiến pháp Việt Nam 2013 có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo đảm các quyền dân sự và chính trị?
Phần II
Quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin
Câu 24: Con người có những hình thức biểu đạt nào?
Câu 25: Nội dung của tự do biểu đạt là gì?
Câu 26: Tự do quan điểm và tự do biểu đạt có gì khác nhau theo quy đinh của ICCPR?
Câu 27: Tự do biểu đạt có thể phải chịu những giới hạn chính đáng nào?
Câu 28: Có các loại vi phạm quyền tự do biểu đạt nào?
Câu 29: Tự do thông tin là gì?
Câu 30: Quyền tiếp cận thông tin là gì?
Câu 31: Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 32: Tự do thông tin mang lại những lợi ích gì?
Câu 33: Quyền tự do thông tin có mâu thuẫn với quyền bí mật đời tư không?
Câu 34: Pháp luật các nước trên thế giới quy định như thế nào về quyền tiếp cận thông tin?
Câu 35: Những thông tin nào thường được các nước xếp vào loại không được cung cấp cho công chúng?
Câu 36: Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về quyền tiếp cận thông tin như thế nào?
Câu 37: Một đạo luật tốt về tự do thông tin cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Phần III
Quyền tự do hội họp
Câu 38: Có những hình thức hội họp nào?
Câu 39: Quyền tự do hội họp tại sao lại quan trọng?
Câu 40: Biểu tình khác gì với các hình thức hội họp khác?
Câu 41: Quyền hội họp hòa bình được Luật nhân quyền quốc tế bảo vệ như thế nào?
Câu 42: Quyền hội họp có thể bị giới hạn bởi những lý do chính đáng nào?
Câu 43: Nhà nước có những nghĩa vụ gì để bảo đảm quyền tự do hội họp?
Câu 44: Pháp luật các nước trên thế giới quy định như thế nào về quyền tự do hội họp?
Câu 45: Pháp luật Việt Nam trước đây quy đinh như thế nào về quyền hội họp?
Câu 46: Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về quyền hội họp?
Câu 47: Các quy định về hội nghị, hội thảo hiện nay như thế nào?
Câu 48: Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về biểu tình và “tập trung đông người”?
Câu 49: Việc không có các quy định cụ thể hóa quyền biều tình của người dân trong thời gian qua có tác động tiêu cực gì?
Phần IV
Quyền tự do hiệp hội
Câu 50: Thế nào là một “hội“?
Câu 51: Thế nào là một tổ chức xã hội dân sự?
Câu 52: Thế nào là một tổ chức phi chính phủ (NGO)?
Câu 53: Có các loại tổ chức phi chính phủ (NGO) nào?
Câu 54: Thế nào là một tổ chức phi lợi nhuận?
Câu 55: Quyền tự do hiệp hội tại sao lại quan trọng?
Câu 56: Quyền tự do hiệp hội có những nội dung cơ bản gì?
Câu 57: Quyền tự do hiệp hội có thể bị giới hạn bởi những lý do chính đáng nào?
Câu 58: Pháp luật các nước trên thế giới quy định như thế nào về quyền tự do hiệp hội?
Câu 59: Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về hội?
Câu 60: Theo khuôn khổ pháp luật hiện hành, hiện có các hình thức tổ chức xã hội dân sự chủ yếu nào?
Câu 61: Nghị định 45/2010/NĐ-CP và những văn bản hướng dẫn có phạm vi điều chỉnh như thế nào?
Câu 62: Trong hoạt động của mình, các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam thường gặp phải những khó khăn gì về mặt pháp lý?
Câu 63: Việc soạn thảo luật về hội ở Việt Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm qua?
Phần V
Quyền dân chủ và trưng cầu ý dân
Câu 64: Quyền tham gia chính trị là gì?
Câu 65: Quyền của công dân tham gia vào các công việc xã hội là gì?
Câu 66: Có những yêu cầu nào đối với các cuộc bầu cử?
Câu 67: Quyền được tham gia dịch vụ công nghĩa là gì?
Câu 68: Dân chủ quan hệ như thế nào với quyền con người?
Câu 69: Dân chủ có mang tính phổ quát không?
Câu 70: Dân chủ trực tiếp có những hình thức nào?
Câu 71: Dân chủ trực tiếp có những ưu điểm và nhược điểm nào?
Câu 72: Dân chủ trực tiếp có phổ biến trên thế giới không?
Câu 73: Trưng cầu ý dân là gì?
Câu 74: Hiến pháp và pháp luật Việt Nam trước đây quy định như thế nào về trưng cầu ý dân?
Câu 75: Hiến pháp năm 2013 có quy định gì mới liên quan đến trưng cầu ý dân?
CÁC PHỤ LỤC
1. Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, 1948
2. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
3. Các nguyên tắc Siracusa về các quy định giới hạn và đình chỉ trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1985
4. Các nguyên tắc Johanesburg về an ninh quốc gia, tự do biểu đạt về tiếp cậm thông tin 1996.
5. Tuyên ngôn phổ quát về dân chủ 1997