Trang chủ > Đề
tài >
Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay
Tên đề tài
|
Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay
|
Nội dung tóm tắt
|
PHẦN MỞ ĐẦU
-
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật lớn nhất của Việt Nam. Về nguồn lực con người, Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường có năng lực, kinh nghiệm quản lý. Đội ngũ giảng viên hầu hết có học vị từ thạc sĩ trở lên, trong đó có gần 50% giảng viên có học vị tiến sĩ. Về quy mô đào tạo, Trường đã có tất cả các bậc đào tạo: tiến sĩ, thạc sĩ và đại học với quy mô đào tạo tăng hằng năm ở tất cả các bậc đào tạo này. Trường đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhì và Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì và Ba; nhiều năm được nhận cờ thi đua của Chính phủ và ngành Tư pháp cùng các danh hiệu thi đua khác.
Ngày 20/9/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” (sau đây gọi tắt là Đề án 1156) trong đó xác định mục tiêu tổng quát là tiếp tục tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội (và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật; trung tâm nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu trong các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật cả nước, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, Trường Đại học Luật Hà Nội đã và đang chú trọng kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật để đáp ứng các mục tiêu trong Đề án 1156. Bên cạnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nguồn nhân lực pháp luật để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế ngày càng rõ nét. Xu hướng giáo dục đại học hiện đại là xu hướng mở, linh hoạt, do đó để có thể hình thành đội ngũ lao động lành nghề, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm, có kỹ năng sống và kỹ năng làm việc là một đòi hỏi thực tế. Từ chỗ chỉ có một số cơ sở chuyên đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, cho đến nay số lượng các cơ sở tham gia đào tạo luật lên đến hàng trăm cơ sở với nhiều mức độ đào tạo khác nhau và đào tạo các trình độ khác nhau, chưa kể đến các cơ sở đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Do đó, để duy trì và phát triển giá trị cốt lõi “Con người - Chất lượng - Thương hiệu - Hội nhập”, giữ vững vị thế là trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội cần tiếp tục kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật ngày càng tốt hơn so với chính mình và với mặt bằng chung, hướng đến có vị thế trong khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc Trường Đại học Luật Hà Nội được giao chủ trì thực hiện đề tài “Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay” là rất cần thiết để xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn, từ đó hình thành các giải pháp để kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật của cả nước nó chung.
-
Tổng quan tình hình nghiên cứu
-
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Về vấn đề kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung thì có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đối với vấn đề kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật thì có một số công trình nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh nhất định. Qua phân tích các công trình nghiên cứu tiêu biểu về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng, nhất là những nghiên cứu trong thời gian gần đây, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
-
Một là, đã có nhiều công trình các công trình nghiên cứu quốc tế và trong nước nghiên cứu một số vấn đề về lý luận hoặc thực tiễn có liên quan đến đề tài, nhất là các lý thuyết về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học. Trong đề tài này, tập thể tác giả đã tổng hợp và kế thừa một số lý thuyết về đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy bậc đại học.
-
Hai là, có một số công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu về một số khía cạnh về chất lượng đào tạo luật (vấn đề quản trị đại học luật, đào tạo nhân lực ngành tư pháp trong bối cảnh hiện nay, đổi mới giảng dạy và đánh giá kết quả trong đào tạo luật...). Tập thể tác giả đã kế thừa một số nội dung, đồng thời phát triển sâu sắc thêm các luận điểm để gắn với yêu cầu và bối cảnh hiện nay của Trường.
-
Ba là, việc nghiên cứu các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật nói chung và kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng một cách toàn diện để đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc và tổng thể. Do đó, nội dung của đề tài sẽ tập trung theo hướng này.
-
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gồm hoạt động đào tạo thuộc các trình độ (đại học và sau đại học) và các hệ đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học) của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm phạm vi nghiên cứu về không gian và phạm vi nghiên cứu về thời gian. Về không gian, đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học Luật Hà Nội với mối liên hệ bối cảnh đào tạo đại học nói chung và đại học luật nói riêng trên cả nước. Về thời gian, đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực trạng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội thời gian khoảng 5 năm gần đây, từ đó đề xuất các giải pháp với 02 giai đoạn là đến năm 2025 và đến năm 2030.
-
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng được các luận cứ lý luận và thực tiễn thiết kế những giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
Các mục tiêu cụ thể của Đề tài bao gồm:
-
Xây dựng cơ sở lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo đại học nói chung và các đặc thù trong kiểm soát chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam nói riêng.
-
Xây dựng được nguyên tắc, hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo và các công cụ kiểm soát chất lượng đào tạo luật ở Trường Đại học Luật Hà Nội.
-
Đánh giá được thực trạng chất lượng đào tạo luật hiện nay của Trường Đại học Luật Hà Nội.
-
Đề xuất được các giải pháp và lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo theo các chỉ báo kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội
-
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài có cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn. Từ góc độ lý luận, đề tài xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo luật, lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật, nội dung kiểm soát chất lượng đào tạo luật để từ đó xác định các nguyên tắc, cấu trúc kiểm soát và công cụ kiểm soát chất lượng đào tạo luật. Từ góc độ thực tiễn, đề tài tiếp cận thực tế chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay, từ đó sử dụng các nguyên tắc, công cụ kiểm soát để đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo luật. Căn cứ vào thực trạng chất lượng đào tạo luật, đề tài đề xuất các giải pháp để kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật phù hợp với khung lý thuyết đã xây dựng.
Với cách tiếp cận như trên, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-
Phương pháp phân tích được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Phương pháp phân tích sử dụng xuyên suốt nội dung của đề tài và là phương pháp chủ đạo để đi đến kết quả nghiên cứu của đề tài.
-
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để xâu chuỗi các quan điểm, luận điểm, ý kiến, số liệu v.v., từ đó rút ra những kết quả, kết luận phục vụ việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp tổng hợp được sử dụng thường xuyên khi kết hợp với phương pháp phân tích, nhất là khi xây dựng các khái niệm và đánh giá thực tiễn.
-
Phương pháp so sánh được sử dụng khi đặt các khái niệm tương tự bên cạnh nhau, hoặc đánh giá sự thay đổi về các chỉ số, số liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp so sánh được áp dụng đối với quá trình phân tích khái niệm, đánh giá thực trạng kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật.
-
Phương pháp thống kê được áp dụng để phân tích các số liệu từ thực tiễn đào tạo luật của Trường. Phương pháp thống kê phối hợp với phương pháp điều tra xã hội học sẽ giúp đề tài có được những thông tin, số liệu từ thực tiễn.
-
Phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng để có được những thông tin phản hồi từ các bên liên quan trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để lấy ý kiến người học, giảng viên, người sử dụng lao động v.v. về chất lượng đào tạo luật, từ đó giúp đề tài đánh giá chính xác về thực trạng đào tạo luật hiện nay.
-
Những đóng góp mới của đề tài và địa chỉ ứng dụng
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã có thêm những đóng góp mới sau đây:
-
Xây dựng được cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo luật và khung lý thuyết về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
-
Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong từng thành tố như chương trình đào tạo, phương thức và kế hoạch đào tạo, chất lượng giảng dạy, giáo trình học liệu, đánh giá kết quả người học, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ phục vụ người học.
-
Đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể để kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội theo lộ trình phù hợp với mục tiêu của Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng ở các cơ quan, đơn vị sau: (i) Bộ Tư pháp: để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành tư pháp; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội: để phục vụ cho công tác đào tạo luật và thực hiện các mục tiêu xây dựng trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, trường đại học định hướng nghiên cứu; (3) Học viện Tư pháp: để tham khảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp; (4) Các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo luật: để tham khảo nâng cao chất lượng đào tạo luật của mỗi cơ sở.
-
Kết cấu báo cáo tổng hợp đề tài
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp của đề tài được kết cấu thành 03 chương như sau:
-
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật trong bối cảnh hiện nay
-
Chương 2: Thực trang chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay
-
Chương 3: Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT, NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM
ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
-
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT VÀ KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT
-
Lý luận về chất lượng đào tạo luật
Có thể nói, chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục đại học, nhất là trong bối cảnh tự chủ đại học đang được đẩy mạnh. Có quan điểm thẳng thắn cho rằng “đại học Việt Nam [...] vẫn thu mình trong tấm vải hành chính - chính trị của mình trong thế giới mở và toàn cầu hóa hôm nay [...], nó chưa đưa khoa học thẩm thấu vào xã hội và tạo nên động lực phát triển”. Ngoài việc giáo dục đại học Việt Nam tương đối “khép kín”, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế thì hạn chế của giáo dục đại học ở Việt Nam còn thể hiện qua một số vấn đề như xu hướng thương mại hóa giáo dục, thiếu cơ sở vật chất, sự đãi ngộ chưa thỏa đáng đối với những người làm công tác giáo dục đại học. Do đó, vấn đề kiểm soát chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng lại càng phải được các cơ sở giáo dục đại học quan tâm, chú trọng một cách căn cơ, bài bản để từng bước vượt qua những hạn chế nêu trên.
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng đào tạo đại học. Có quan điểm cho rằng, chất lượng đào tạo đại học là sự phù hợp với mục đích giáo dục. Từ đầu thập niên 1990, các nhà hoạch định chính sách ở một số quốc gia phát triển cho rằng các mục tiêu của giáo dục đại học bao gồm việc hướng dẫn các kỹ năng, thúc đẩy năng lực trí tuệ phổ quát, nâng cao trình độ học vấn và truyền bá văn hóa.
Có quan điểm cho rằng để chất lượng đào tạo là việc phát huy hiệu quả trong đáp ứng các mục tiêu đặt ra hay không và bằng cách nào, ngụ ý rằng có những tiêu chuẩn mà dựa vào đó hiệu quả thực hiện có thể được đo lường. Cách tiếp cận này cũng phù hợp với cách tiếp cận Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học (International Network of Quality Assurance Agencies in Higher Education, viết tắt là INQAAHE) đã đưa ra: (i) Tuân theo các chuẩn quy định; hoặc (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra.
Mặc dù khó có thể đưa ra được một định nghĩa nhất quán về chất lượng giáo dục đại học mà mọi người đều thừa nhận, song các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những cách tiếp cận phổ biến nhất. Cơ sở của các cách tiếp cận này xem chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều và với những người ở các cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên khác nhau khi xem xét nó.
Về mặt pháp lý, theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BGD-ĐT ngày 14/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo thì “Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục đại học và của Khung trình độ Quốc gia, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phương, của ngành và xã hội.” Như vậy, khái niệm chất lượng của Bộ Giáo dục và đào tạo là đáp ứng được các tiêu chuẩn có liên quan và phù hợp với nhu cầu xã hội.
Ngoài những tính chất chung trong đào tạo đại học nói chung và trong lĩnh vực khoa học xã hội nói riêng thì đào tạo luật ở bậc đại học có những đặc thù nhất định: Thứ nhất, tính cá biệt về mặt cá nhân trong thực hiện công việc dịch vụ; Thứ hai, tính linh hoạt trong việc thực hiện công việc; Thứ ba, tính cộng đồng cũng là đặc trưng về sản phẩm của ngành luật; Thứ tư, nghề luật thường chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước; Thứ năm, sự đa dạng về cơ quan, đơn vị trong sử dụng người làm nghề luật.
Những đặc trưng của ngành luật có ảnh hưởng đến phương thức, nội dung đào tạo luật, bao gồm kiến thức, kỹ năng trang bị cho người học. Do đó, những đặc trưng của ngành luật cũng sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội. Sự phân tách giữa đào tạo kiến thức và đào tạo kỹ năng thực ra cũng chỉ là tương đối, và nhiều khi khiên cưỡng, nhất là khi chúng ta suy ngẫm kỹ về bản chất thực sự của kiến thức hoặc kỹ năng.
Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, mục tiêu chất lượng đào tạo mà Trường theo đuổi được đúc kết, cô đọng thành triết lý giáo dục, đó là: “Tạo nên những con người ham học hỏi, biết làm việc, sẵn sàng bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc”. Từ những quan điểm về chất lượng đào tạo đại học nói chung, theo người viết, có thể tiếp cận chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội từ những góc độ sau đây:
Một là, đào tạo đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng không phải là một dịch vụ thuần túy dành cho người học mà là một quá trình biến đổi liên tục chính bản thân người học theo các mục tiêu đào tạo.
Hai là, chất lượng là đáp ứng được các tiêu chuẩn được đặt ra. Hệ thống tiêu chuẩn bao gồm những tiêu chuẩn khách quan và hệ thống tiêu chuẩn chủ quan
Ba là, chất lượng đào tạo luật hướng đến sự vượt trội, không chỉ vượt trội so với đa số các cơ sở đào tạo luật khác mà còn từng bước vượt trội so với chính mình. Điều đó đòi hỏi sự cải tiến liên tục từ các thành tố tạo nên chất lượng.
Bốn là, chất lượng đào tạo luật cũng cần quan tâm đến “người tiêu dùng”, bao gồm người học, người sử dụng lao động nói riêng và xã hội nói chung.
Để xác định chất lượng đào tạo, cần nắm được chất lượng đào tạo bao gồm những thành tố gì. Từ những thành tố đó mới có thể kiểm soát chất lượng đào tạo luật, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo luật. Có thể tham khảo các quan điểm:
-
Năm 2000, tại Diễn đàn giáo dục thế giới do UNESCO tổ chức tại Dakar đã đưa ra Tuyên bố về Khung hành động Dakar: Giáo dục cho mọi người. đáp ứng các cam kết tập thể của chúng ta, theo đó có 10 yếu tố hợp thành chất lượng giáo dục tốt.
-
Năm 2005, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã đưa ra khung cơ cấu để hiểu, giám sát cải thiện chất lượng giáo dục bao gồm 5 thành tố: (1) Đặc điểm của người học; (2) Bối cảnh; (3) Yếu tố đầu vào; (4) Quá trình dạy và học; (5) Kết quả.
Từ quan điểm của UNESCO, kết hợp với những tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, có thể xác định các thành tố tạo nên chất lượng trong đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học khối ngành pháp luật nói riêng bao gồm: Một là, cơ chế, chính sách của nhà nước; Hai là, các yếu tố về môi trường xã hội; Ba là, mục tiêu và chương trình đào tạo; Bốn là, đội ngũ giảng viên; Năm là, quy mô đào tạo; Sáu là, cơ sở vật chất, tài liệu và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy; Bảy là, phương pháp giảng dạy; Tám là, lực lượng người học.
-
Lý luận về kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật
Kiểm soát chất lượng là thuật ngữ lâu đời về mặt lịch sử và gắn với hoạt động sản xuất ra sản phẩm nhất định. Theo nghĩa hẹp, kiểm soát chất lượng bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay sản phẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Nói cách khác, kiểm soát chất lượng hiểu theo nghĩa hẹp là việc tập trung vào việc theo dõi, phát hiện các lỗi trong quá khứ để khắc phục cho sản phẩm hiện tại. Khái niệm “kiểm soát chất lượng” theo nghĩa hẹp và khái niệm “đảm bảo chất lượng” không hoàn toàn giống nhau nhưng có mối quan hệ với nhau.
Về những điểm giống nhau, kiểm soát chất lượng theo nghĩa hẹp và đảm bảo chất lượng đều hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho thị trường và xã hội, trong đó đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hoặc theo cam kết của tổ chức, doanh nghiệp đối với xã hội. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng đều đòi hỏi việc xây dựng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ làm căn cứ để thực hiện các biện pháp bảo đảm chất lượng hoặc biện pháp kiểm soát chất lượng.
Bên cạnh những điểm giống nhau, kiểm soát chất lượng theo nghĩa hẹp và bảo đảm chất lượng cũng có những khác biệt nhất định, bao gồm cách tiếp cận, mục đích, thời điểm thực hiện cũng như sự tham gia và trách nhiệm của các bộ phận, kiểm soát chất lượng.
Khái niệm “kiểm soát chất lượng” theo nghĩa rộng được hiểu là tổng hợp các quy trình, hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp. Nguyên lý này nếu mở rộng hơn khi gắn vào từng bối cảnh cụ thể của cơ sở giáo dục đại học thì được gọi là mô hình CIPO (Context, Input, Process, Output - Outcome), do Scheerrens đề xướng từ năm 1990. Như vậy, khái niệm kiểm soát chất lượng đào tạo hiện nay thường được hiểu theo nghĩa rộng, tương đồng với khái niệm bảo đảm chất lượng đào tạo.
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách tiếp cận phương thức kiểm soát chất lượng sản phẩm nói chung và kiểm soát chất lượng đào tạo nói riêng. Phương thức kiểm soát chất lượng được lựa chọn có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo luật.
Theo cách tiếp cận về phạm vi, có thể phân loại thành phương thức kiểm soát chất lượng đầu ra và phương thức kiểm soát chất lượng tổng thể.
Theo cách tiếp cận về quy mô và mức độ khách quan, phương thức kiểm soát chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng bao gồm phương thức kiểm soát chất lượng đào tạo bên trong và phương thức kiểm soát chất lượng đào tại bên ngoài. Kiểm soát chất lượng bên trong là những hoạt động bên trong cơ sở giáo dục đại học để giám sát, đánh giá và cải thiện chất lượng các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục. Kiểm soát chất lượng bên ngoài là các hoạt động đánh giá chất lượng của các bên liên quan bên ngoài cơ sở giáo dục đại học. Kiểm soát chất lượng bên ngoài thường được xem là một công cụ quan trọng trong đảm bảo chất lượng để thực hiện cải tiến chất lượng liên tục. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài thông qua kiểm định chất lượng là phương thức phổ biến nhất đối với các trường đại học trên thế giới hiện nay. Giữa hệ thống kiểm soát chất lượng bên trong và hệ thống kiểm soát chất lượng bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.
Song hành với kiểm soát chất lượng đào tạo là nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo luật là tổng thể các biện pháp tác động đến chất lượng đào tạo luật theo hướng tốt hơn. Khác với kiểm soát chất lượng đào tạo luật là giữ được tiêu chuẩn/mục tiêu chất lượng như cam kết, nâng cao chất lượng đào tạo luật đòi hỏi các tiêu chuẩn/mục tiêu chất lượng phải cao hơn so với hiện tại. Như vậy, giữa nâng cao chất lượng đào tạo luật và kiểm soát chất lượng đào tạo luật có điểm khác biệt nhất định nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể khẳng định, vấn đề kiểm soát chất lượng đào tạo luật và vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo luật có mối quan hệ khăng khít với nhau, cần phải được thực hiện song song, không thể tách rời.
-
SỰ CẦN THIẾT VÀ NỘI DUNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
Sự cần thiết của việc kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Đối với lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng, có quan điểm cho rằng, kiểm soát chất lượng xuất phát từ 04 động cơ chính. Một là xuất phát từ trách nhiệm đạo đức của cơ sở giáo dục đại học đối với người học, gia đình người học và xã hội. Hai là xuất phát từ sự chuyên nghiệp của cơ sở giáo dục đại học trong việc cam kết các chuẩn đầu ra dành cho người học cũng như sự phát triển đối với những lĩnh vực mà trường phát triển. Ba là xuất phát từ môi trường đào tạo ngày càng cạnh tranh đòi hỏi cơ sở giáo dục đại học phải tập trung vào nhu cầu của khách hàng, những giá trị cốt lõi của chất lượng như là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đối mặt với sự cạnh tranh để phát triển. Bốn là nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước khi phải đáp ứng những chuẩn mực, quy định do nhà nước đặt ra, kể cả khi được tự do học thuật vì tự do hơn đồng nghĩa với trách nhiệm hơn.
Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội, từ lâu, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường được quan niệm không chỉ là nhiệm vụ tự thân mà còn là nhiệm vụ chính trị của Trường để thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cụ thể:
Thứ nhất, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đảng;
Thứ hai, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực tư pháp theo yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và Nghị quyết 27-NQ-TW;
Thứ ba, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường để thực hiện các mục tiêu tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật;
Thứ tư, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi những giải pháp mới để kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật trong bối cảnh mới;
Thứ năm, việc tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời gian tới đã là động lực để Trường xác định việc nâng cao chất lượng đào tạo luật là một nhu cầu tự thân.
-
Nội dung kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội
-
Nguyên tắc chung trong kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Nguyên tắc kiểm soát chất lượng đào tạo luật là những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ quá trình đào tạo, nhất là phương thức và kế hoạch đào tạo đòi hỏi các cơ sở đào tạo và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo. Căn cứ vào bản chất và mục tiêu của hoạt động kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật, có thể xác định các nguyên tắc chung trong kiểm soát chất lượng đào tạo luật như sau:
Thứ nhất, vận dụng hợp lý nguyên lý kiểm soát chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với việc kiểm soát chất lượng đào tạo luật;
Thứ hai, hoạt động kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm mục đích đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực pháp luật để phục vụ, xây dựng đất nước trong điều kiện mới;
Thứ ba, hoạt động kiểm soát phải phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tiếp tục xây dựng trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật.
Tóm lại, về nguyên tắc chung trong kiểm soát chất lượng đào tạo khối ngành luật là hoạt động kiểm soát, nâng cao chất lượng phải luôn hướng đến mục tiêu sản phẩm của đào tạo luật là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nghiên cứu, truyền bá và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp và hội nhập quốc tế.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hiện có một số tiếp cận phổ biến trong xây dựng, phát triển chương trình đào tạo bao gồm tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận phát triển, tiếp cận tích hợp hoặc tiếp cận theo chuẩn đầu ra.
Chất lượng chương trình đào tạo chính là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, tầm quan trọng của việc có các quy trình kiểm soát chất lượng đối với chương trình đào tạo cũng không kém phần quan trọng so với việc kiểm soát các thành tố khác của chất lượng đào tạo.
Phát triển chương trình đào tạo được hiểu là quá trình lập kế hoạch và hướng dẫn việc học tập của người học (bao gồm các hoạt động ở trong và ngoài lớp học) do đơn vị đào tạo tiến hành, bao gồm 4 bước: Bước 1. Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo; Bước 2. Thiết kế chương trình đào tạo; Bước 3. Thực thi chương trình đào tạo; Bước 4. Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo.
Như vậy, để kiểm soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo luật, cần bám sát cả 4 bước nêu trên và chú trọng những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kiểm soát chương trình đào tạo luật phải đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể: Một là, đáp ứng chuẩn mục tiêu của chương trình đào tạo, theo đó nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp chương trình đào tạo; Hai là, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, theo đó chuẩn đầu ra phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo; Ba là, đáp ứng chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo, theo đó phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo; Bốn là, đáp ứng khối lượng học tập đối với chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ; Năm là, đáp ứng yêu cầu về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, theo đó cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo; Sáu là, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập,
Thứ hai, kiểm soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo phải bám sát quy định Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học gồm 11 tiêu chuẩn. Thông tư này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kiểm định của AUN-QA. Do đó, việc kiểm định chương trình đào tạo ngành luật được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn giống như đánh giá tất cả các chương trình đào tạo ở các lĩnh vực ngành nghề khác vì bộ tiêu chuẩn AUN-QA có chức năng đánh giá chất lượng (mà không thực hiện kiểm định) các chương trình đào tạo ở nhiều ngành khác nhau và không giới hạn ở các ngành thuộc một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể nào.
Thứ ba, kiểm soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo thông qua việc kiểm soát quá trình phát triển chương trình đào tạo. Thực tế qua khảo sát một số cơ sở giáo dục đại học cho thấy, việc kiểm soát chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào việc thực thi chương trình đào tạo. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, để có thể kiểm soát hiệu quả chất lượng chương trình đào tạo thì cần phải xem xét tổng thể của cả quy trình phát triển chương trình đào tạo chứ không chỉ xem xét một hay một số bước trong một quy trình. Bên cạnh đó, quá trình kiểm soát sự phát triển chất lượng đào tạo cần chú trọng đến sự đóng góp của các bên liên quan.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng về phương thức đào tạo và kế hoạch đào tạo
Hiện nay việc tổ chức đào tạo đại học ở Việt Nam có 02 phương thức là đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quyền áp dụng một trong hai phương thức hoặc đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Có nhiều quan niệm về tín chỉ, nhưng khái quát lại, tín chỉ được hiểu là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (i) học tập trên lớp; (ii) học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng dẫn của giảng viên); và (iii) tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài v.v.. Tín chỉ còn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Chính vì vậy, phương thức đào tạo theo tín chỉ cũng sẽ góp phần thay đổi phương pháp dạy và học, trong đó có thể triển khai phương pháp học theo dự án.
Ở Việt Nam, đào tạo theo tín chỉ được thí điểm thực hiện ở một vài trường đại học từ năm học 1993 - 1994. Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phổ biến trên thế giới và cũng phổ biến tại Việt Nam giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới. Xét từ cội nguồn và bối cảnh ra đời, triết lý sư phạm của phương thức đào tạo theo tín chỉ được khái quát trên một số nội dung sau: Một là, phương thức đào tạo theo tín chỉ là một hình thức dân chủ hóa quá trình đào tạo; Hai là, phương thức đào tạo theo tín chỉ là đào tạo trên cơ sở cá thể hóa người học; Ba là, phương thức đào tạo theo tín chỉ quan tâm tới toàn bộ quá trình đào tạo hơn là chỉ quan tâm tới kết quả học tập cuối cùng; Bốn là, phương thức đào tạo theo tín chỉ còn có lợi cho các nhà quản lí khi thước đo giờ tín chỉ được phát triển và kiện toàn, việc sử dụng nó như là một phương tiện để giám sát bên ngoài, để báo cáo và quản lí hành chính sẽ hữu hiệu hơn.
Để kiểm soát, nâng cao chất lượng phương thức đào tạo theo tín chỉ, cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, kiểm soát và công khai về chương trình đào tạo; Thứ hai, kiểm soát đăng ký học phần của sinh viên; Thứ ba, kiểm soát việc tổ chức lớp học phần; Thứ tư, kiểm soát quá trình đổi mới phương pháp dạy và học; Thứ năm, kiểm soát công tác quản lý người học; Thứ sáu, kiểm soát quy chế đào tạo và việc xét tiến độ học tập cho sinh viên; Thứ bảy, kiểm soát chất lượng cơ sở vật chất phục vụ phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Như trên đã phân tích, để thực hiện chương trình đào tạo, nhất là với phương thức đào tạo theo tín chỉ thì cần kiểm soát tốt về kế hoạch đào tạo. Xét cho cùng, mục tiêu của chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy và trải nghiệm học tập của người học. Trong giáo dục đại học, chức năng quản lý thông qua kế hoạch được xem là bắt buộc. Lập kế hoạch đào tạo được cho là một quá trình thu hẹp khoảng cách giữa năng lực hiện tại của người học và với năng lực của chính họ mong muốn đạt được trong tương lai. Những khía cạnh cần lưu ý khi lập kế hoạch đào tạo là cần bám sát triết lý giáo dục của chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, mục tiêu và kết quả đề ra, cấu trúc chương trình, chiến lược học tập và cũng như cần thường xuyên đánh giá chương trình đào tạo để có những cải tiến phù hợp.
Từ những phân tích nêu trên, việc kiểm soát chất lượng kế hoạch đào tạo đối với chương trình đào tạo luật cần đáp ứng những nội dung cơ bản sau:
Một là, kế hoạch đào tạo phải được dựa trên cơ sở là chương trình đào tạo đã được ban hành; Hai là, kế hoạch đào tạo cần dựa trên cơ sở tiến trình đào tạo chuẩn được xây dựng cho 8 học kỳ, được xác định cho từng học kỳ đối với các chương trình đào tạo ngành; Ba là, xây dựng kế hoạch đào tạo các học phần và môn học đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế mà đội ngũ giảng viên; Bốn là, kế hoạch đào tạo phải thể hiện nguồn lực, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Năm là, chú trọng đến nhu cầu của người học đối với các môn học thuộc khối kiến thức tư chọn, các môn học kỹ năng và thực hành; Sáu là, trên cơ sở bám sát các tiêu chí trên, việc xây dựng Lịch trình giảng dạy, Kế hoạch giảng dạy; Xây dựng Thời khóa biểu cần được thực hiện theo các bước thống nhất.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên
Giảng viên là chức danh nghề nghiệp của nhà giáo làm công tác giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng. Trên thế giới, nhà giáo đại học thường gắn với một chức vụ khoa bảng hoặc do các trường đại học đề bạt hoặc do Chính phủ bổ nhiệm. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Giáo dục 2019, giảng viên là những nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên. Hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những hoạt động cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo bậc đại học và tạo nên uy tín của cơ sở giáo dục đại học.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động tổ chức việc dạy và học để tác động đến nhận thức của người học, hay nói cách khác, hoạt động giảng dạy của giảng viên là sự tổ chức và tối ưu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnh tri thức khoa học, đồng thời hình thành và phát triển nhân cách với tư cách là một chủ thể có nhận thức bậc cao. Hoạt động giảng dạy của giảng viên là một quá trình, bao gồm nhiều công đoạn với các công việc cụ thể như: (i) Chuẩn bị hoạt động giảng dạy, trong đó bao gồm các công việc: xây dựng đề cương chi tiết môn học, soạn giáo án, chuẩn bị tài liệu và phương tiện giảng dạy; (ii) Thực hiện hoạt động giảng dạy, bao gồm các công việc: thực hiện sự phân công giảng dạy trên lớp, thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy trên lớp theo đề cương môn học, hỗ trợ người học trong và ngoài giờ học, thực hiện tuân thủ kỷ luật lao động; (iii) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.
Từ khái niệm kiểm soát chất lượng và và khái niệm hoạt động giảng dạy của giảng viên, có thể hiểu kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên là một quá trình giám sát và kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động giảng dạy của giảng viên đáp ứng các tiêu chuẩn đã theo quy định hoặc theo cam kết của cơ sở giáo dục đại học, đồng thời liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội.
Đặc điểm chung của quá trình kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên bao gồm: (i) Một là, kiểm soát chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên có mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo; (ii) Hai là, kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên là một quá trình liên tục, được tiến hành cả trong và ngoài cơ sở giáo dục để so sánh kết quả đã thực hiện với tiêu chuẩn đã định trước, từ đó xây dựng các giải pháp cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân giảng viên và của cơ sở giáo dục.
Căn cứ vào hoạt động giảng dạy của giảng viên, có thể thấy hoạt động kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên là quá trình thực hiện kiểm soát tất cả các công việc mà giảng viên thực hiện trong hoạt động giảng dạy, bao gồm: kiểm soát chất lượng giáo án, kiểm soát chất lượng giờ dạy trên lớp, kiểm soát chất lượng công tác hỗ trợ người học của giảng viên ngoài giờ lên lớp, kiểm soát chất lượng đánh giá kết quả học tập của người học và kiểm soát chất lượng tuân thủ kỷ luật lao động của giảng viên.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo trình, học liệu
Có nhiều cách tiếp cận về khái niệm giáo trình trong đào tạo đại học, tuy nhiên các nhà giáo dục đại học đều có chung một quan niệm giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất của mỗi môn học (hoặc học phần), được biên soạn một cách khoa học, có hệ thống nhằm đạt những mục tiêu nhất định của chương trình đào tạo, định hướng cho phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá kết quả môn học (học phần) đối chiếu với mục tiêu ấy. Vì vậy, giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được biên soạn theo từng môn học (học phần) để sử dụng chính thức trong các khoa, trường đại học. Soi chiếu từ khái niệm ấy, có thể thấy giáo trình có một số đặc điểm cơ bản như sau: Một là, giáo trình luôn được gắn với nội dung giảng dạy của một học phần trong chương trình đào tạo đại học; Hai là, giáo trình là tài liệu chính thức của cơ sở giáo dục đại học; Ba là, về hình thức, giáo trình được in dưới hình thức trang trọng, có đủ các yếu tố cần thiết của một tài liệu chính thức; Bốn là, giáo trình còn có tính gợi mở và tính định hướng, thể hiện vai trò, kết quả nghiên cứu khoa học của chính cơ sở giáo dục đại học.
Bên cạnh khái niệm giáo trình, trong đào tạo đại học còn có khái niệm học liệu. Theo nghĩa rộng, giáo trình cũng có thể được coi là học liệu, nhưng là loại học liệu đặc thù. Học liệu thường rất phong phú, miễn là có thông tin hữu ích để giảng dạy học phần.
Để đảm bảo chất lượng giáo trình, học liệu, thì cần xác định các nguyên tắc kiểm soát. Các quy tắc này được chia thành các quy tắc về nội dung, hình thức chuẩn của giáo trình và các quy tắc về quy trình, thủ tục biên soạn, lựa chọn, sử dụng giáo trình, bao gồm:
Thứ nhất, bảo đảm tiêu chuẩn về nội dung, hình thức của giáo trình nói chung, bao gồm các tiêu chí cơ bản như sau: (i) Tính học thuật; (ii) Tính thực tiễn của kiến thức; (iii) Tính mở về kiến thức; (iv) Tính liên thông; (v) Tính truyền thống và tính hiện đại; (vi) Tính hấp dẫn. (vii). Tính phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo; (viii). Tính nhất quán.
Thứ hai, ngoài kiểm soát theo tiêu chuẩn chung, giáo trình đào tạo luật trình độ đại học cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: Một là, giáo trình đào tạo đại học luật phải chứa đựng hệ thống các khái niệm và quan điểm, quan niệm được xây dựng trên cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn pháp luật trở thành những khái niệm, quan điểm phổ biến trong khoa học pháp lý; Hai là, giáo trình đào tạo đại học luật luôn gắn liền với những quy định pháp luật và thực tiễn Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với pháp luật và thực tễn nước ngoài; Ba là, đảm bảo sự thống nhất giữa các phần khác nhau của một giáo trình cũng như sự thống nhất giữa các giáo trình của các khoa học pháp lý khác nhau; Bốn là, giáo trình đào tạo đại học luật phải có sự cân đối giữa trang bị kiến thức lý luận và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo quy trình, thủ tục biên soạn, lựa chọn, sử dụng giáo trình, cụ thể: Một là, giáo trình phải là tài liệu giảng dạy chính thức của nhà trường do nhà trường tổ chức biên soạn hoặc phê duyệt thì mới có thể đưa vào sử dụng; Hai là, việc biên soạn giáo trình cần bảo đảm sự tham gia của những giảng viên, nhà khoa học có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy hoặc kinh nghiệm thực tiễn; Ba là, việc biên soạn giáo trình phải tuân thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật và thể chế nội bộ của từng cơ sở đào tạo, qua đó bảo đảm chất lượng đạt yêu cầu.
Nguyên tắc của kiểm soát chất lượng học liệu
Với tư cách là tài liệu phục vụ quá trình giảng dạy, việc tiếp thu kiến thức học phần có đầy đủ, toàn diện hay không phụ thuộc rất lớn vào phạm vi và chất lượng học liệu được giảng viên sử dụng. Chính vì vậy chất lượng học liệu cũng phải được kiểm soát theo những nguyên tắc cả về nội dung, cách thức lựa chọn và quy trình lựa chọn học liệu.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng mà người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của người dạy, cho nhà trường và cho bản thân người học để giúp họ tiến bộ hơn.
Việc kiểm soát đánh giá chất lượng kết quả học tập của người học tại được thể hiện tổng thể thông qua các khía cạnh bao gồm việc lựa chọn và áp dụng các hình thức thi, kiểm tra; chất lượng nội dung thi, kiểm tra; kế hoạch thi, kiểm tra; công bố và lưu giữ kết quả thi, kiểm tra và đảm bảo các nội dung sau: Thứ nhất, kiểm soát chất lượng kết quả học tập của người học phải theo nguyên tắc lấy người học làm trung tâm; Thứ hai, kiểm soát chất lượng đánh giá kết quả người học thông qua đo lường tính chuẩn xác của phương pháp đánh giá và nội dung đánh giá; Thứ ba, kiểm soát tính tin cậy và sự tham gia của các bên trong quá trình đánh giá kết quả học tập; Thứ tư, đảm bảo khách quan và công bằng trong quá trình đánh giá; Thứ năm, đảm bảo việc đánh giá có tính thực tế và hiệu quả; Thứ sáu, kiểm soát chất lượng đánh giá kết quả người học cần đảm bảo tính tác động và cải tiến liên tục.
Như đã phân tích ở trên, để duy trì được một kết quả mang tính tác động, thì bản thân các công cụ kiểm soát chất lượng kết quả học tập phải luôn duy trì được tính ổn định, thống nhất nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cải tiến liên tục. Cải tiến được coi là mục tiêu, đồng thời cũng là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng kết quả học tập của người học.
-
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
-
Nguyên tắc thiết kế hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội
Nguyên tắc 1: Hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật phù hợp với các quy định pháp luật về đào tạo luật và đảm bảo chất lượng đào tạo luật.
Nguyên tắc 2: Hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyên tắc 3: Hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm hệ thống kiểm soát chất lượng bên trong và hệ thống kiểm soát chất lượng bên ngoài.
Nguyên tắc 4: Hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật lấy nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đào tạo là “hạt nhân” kiểm soát chất lượng đào tạo luật.
Nguyên tắc 5: Hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật được phân định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, đơn vị trong hệ thống và sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị.
-
Cấu trúc chung của hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội
Về nguyên tắc, hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật bao gồm các chủ thể thực hiện, nội dung thực hiện, công cụ thực hiện và tiêu chí để kiểm soát và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường. Trước mắt và trong giai đoạn gần từ giờ đến năm 2030, từ thực tiễn đào tạo luật hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội cần sử dụng các tiêu chí kiểm định chất lượng (yêu cầu từ bên ngoài) để làm căn cứ kiểm soát chất lượng bên trong theo hướng đáp ứng được hoặc đáp ứng cao hơn các yêu cầu của tiêu chí. Đồng thời, Trường sẽ sử dụng các kết quả kiểm định chất lượng giáo dục (bao gồm kiểm định cơ sở giáo dục và kiểm định chương trình đào tạo) để điều chỉnh chính các hoạt động bên trong, nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục, đảm bảo sự hài lòng của các bên liên quan đối với sản phẩm giáo dục của mình. Điều này thể hiện tính gắn kết hai chiều của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài cơ sở giáo dục đại học.
Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, mô hình kiểm soát chất lượng cần được thể hiện trong một thể thống nhất, có liên quan chặt chẽ đến nhau và được cụ thể
hóa trong nhiệm vụ của mỗi bộ phận, đơn vị.
Điều kiện cần thiết để bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống kiểm soát chất lượng bên trong của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm:
-
Thành lập bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của đơn vị này; phân định rõ chức năng đảm bảo chất lượng với thanh tra và khảo thí; thiết lập hệ thống quan hệ giữa bộ phận bản đảm chất lượng với tất cả các đơn vị trong nhà trường. Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bộ phận chuyên trách là Phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí.
-
Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác kiểm soát, đảm bảo chất lượng trong tư vấn chính sách, quy trình và cách thức triển khai các hoạt động; đầu tư nguồn lực để thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng;
-
Xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng, đồng thời kiểm soát chất lượng theo quan điểm đảm bảo chất lượng trong tất cả các hoạt động của Trường;
-
Ban hành hệ thống các văn bản quản lý, điều hành, các quy định, thủ tục về đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường;
-
Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng
Với cách tiếp cận trên, Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay cơ bản đang vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo theo mô hình như sau:
Hội đồng Trường là cơ quan kiểm soát chất lượng đào tạo luật ở mức độ cao nhất. Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Khảo thí có chức năng tham mưu, đề xuất chiến lược, kế hoạch về đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ và nâng cao chất lượng đào tạo, về đánh giá chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng của Trường. Phòng Thanh tra là đơn vị có chức năng kiểm soát chung đơn vị chuyên môn thực hiện các quy định, quy chế, báo cáo Hiệu trưởng; Phòng Hành chính - Tổng hợp tiến hành thu thập báo cáo của các đơn vị về kết quả thực hiện và hiệu quả của các quy định, quy chế cụ thể để xây dựng báo cáo tổng hợp trình Hiệu trưởng.
Các đơn vị thuộc trường phân công, giám sát các viên chức trong đơn vị
thực hiện công việc cụ thể, nộp sản phẩm và báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất giải
hiện thông qua bộ công cụ quản lý và kiểm soát chất lượng đối với từng khía cạnh: Tóm lại, hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội được thiết kế như sau:
TT
|
ĐỐI TƯỢNG KIỂM SOÁT
|
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
|
CÔNG CỤ KIỂM SOÁT
|
1.
|
Đội ngũ cán bộ quản lý
|
-
Bộ Tư pháp
-
Đảng ủy
-
Hồi đồng trường
-
Ban Giám hiệu
|
|
2.
|
Đội ngũ giảng viên
|
-
Đảng ủy
-
Hồi đồng trường
-
Ban Giám hiệu
-
Trưởng khoa hoặc tương
|
|
|
|
đương
|
- Quy định của Trường
|
3.
|
Đội ngũ cán bộ hỗ trợ
|
-
Đảng ủy
-
Hồi đồng trường
-
Ban Giám hiệu
-
Trưởng đơn vị
|
-
Luật viên chức
-
Quy định của Bộ Tư pháp
-
Quy định của Trường
|
4.
|
Chương trình đào tạo
|
|
|
5.
|
Chất lượng người học
|
|
|
6.
|
Chất lượng NCKH
|
|
-
Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
-
Quy định của Trường về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ
-
Quy định của Trường về hoạt động quản lý sở hữu trí tuệ
|
7.
|
Chất lượng học liệu
|
-
Đảng ủy
-
Hồi đồng trường
-
Ban Giám hiệu
|
GD&ĐT
|
|
|
|
hoạt động khoa học và công nghệ
|
8.
|
Cơ sở vật chất
|
|
- Quy định của Nhà nước
- Quy định của Trường
|
-
Công cụ kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội
1.3.3.1. Khái niệm, phân loại công cụ kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật
Công cụ kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật (sau đây gọi tắt là công cụ kiểm soát) chính là “phương tiện” để các chủ thể lượng sử dụng trong quá trình kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật.
Công cụ kiểm soát có thể phân loại thành công cụ kiểm soát định tính và công cụ kiểm soát định lượng.
Công cụ kiểm soát cũng có thể được phân loại thành công cụ kiểm soát bên ngoài và công cụ kiểm soát bên trong.
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ kiểm soát, ví dụ như mục đích kiểm soát, đối tượng kiểm soát, trình độ của đội ngũ kiểm soát và cơ sở vật chất phục vụ kiểm soát.
Các công cụ kiểm soát chính được sử dụng để kiểm soát chất lượng đào tạo luật bao gồm công cụ so chuẩn, công cụ đo lường, công cụ thống kê phân tích và công cụ lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan.
Kế hoạch và lộ trình nâng cao chất lượng của Trường Đại học Luật Hà Nội cần thể hiện được một số nội dung như: mục đích của Kế hoạch, lộ trình; Mục tiêu của kế hoạch, lộ trình; Các yêu cầu cần đạt được khi thực hiện Kế hoạch, lộ trình; Xác định được những nhiệm vụ trọng tâm:
Về lộ trình được chia thành 02 giai đoạn là từ nay đến năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Việc chia giai đoạn như vậy sẽ phù hợp với Chiến lược phát triển Trường đến năm 2030 cũng như lộ trình thực hiện Quyết định 1156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo
Khác với giai đoạn trước, hiện nay việc đào tạo luật ở bậc đại học khá phổ biến. Tính trong năm học 2020 - 2021, cả nước có 127 lượt ngành đào tạo cử nhân luật. Số lượt ngành đào tạo cử nhân luật so với năm 2015 tăng lên gấp 02 lần, từ 60 lên 127 lượt ngành. Trong tổng số 96 cơ sở đào tạo cử nhân luật, chỉ có 03 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Trường Đại học Luật Hà Nội (01 chương trình) và Trường Đại học Ngoại thương (02 chương trình). Có 08 trên tổng số 97 cơ sở đào tạo cử nhân luật có chương trình đào tạo chất lượng cao.
Trong bối cảnh các cơ sở đào tạo hiện nay đều được tự chủ trong việc quyết định chương trình đào tạo, sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật sẽ ngày càng lớn kể cả về cấu trúc lẫn nội dung.
Cho tới thời điểm hiện tại, Trường đã xây dựng và triển khai CTĐT ở tất cả các bậc đào tạo: Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có 07 CTĐT tiến sĩ, 07 CTĐT thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và 06 CTĐT thạc sĩ theo định hướng ứng dụng. Đối với bậc đào tạo đại học, hiện Trường đang triển khai 07 CTĐT, gồm: CTĐT đại học ngành Luật được giảng dạy từ khi thành lập Trường đến nay, được rà soát, cập nhiều lần, lần gần nhất vào năm 2021; CTĐT chất lượng cao ngành Luật trình độ đại học được giảng dạy từ năm 2014, rà soát, cập nhật năm 2021; CTĐT đại học ngành Luật Kinh tế được giảng dạy từ năm 2015, rà soát, cập nhật năm 2021; CTĐT đại học ngành Luật thương mại quốc tế được giảng dạy từ năm 2015, rà soát, cập nhật năm 2021; CTĐT đại học ngành Ngôn ngữ Anh - Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý được giảng dạy từ năm 2014, rà soát, cập nhật năm 2021; CTĐT liên kết với Trường Đại học Arizona Hoa Kỳ; CTĐT đại học ngành Luật dành cho cán bộ pháp chế bộ ngành.
Trong các CTĐT của Trường hiện đã có 04 CTĐT trình độ đại học được kiểm định và công nhận chất lượng vào tháng 4 năm 2023; kết quả đánh giá cơ sở giáo dục chu kỳ 3 năm 2023 cũng cho thấy các CTĐT còn lại về cơ bản đã đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí về chất lượng.
Đối với các CTĐT đang thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội, có thể thấy những ưu điểm cơ bản sau: Thứ nhất, về cơ bản các CTĐT trình độ đại học, sau đại học của Trường đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá CTĐT; Thứ hai, mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn đầu ra của các CTĐT trình độ đại học năm 2019 và 2021 được xây dựng, rà soát cập nhật trên cơ sở đối sánh với CĐR của các CTĐT của các trường đại học uy tín trong và ngoài nước; Thứ ba, bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần của các CTĐT đã được xây dựng với cấu trúc và nội dung phù hợp; Thứ tư, cấu trúc và nội dung chương trình dạy học của các CTĐT là phù hợp với mục tiêu, phương thức đào tạo; Thứ năm, phương pháp tiếp cận trong dạy và học đảm bảo hiện thực hóa triết lý giáo dục.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng của CTĐT hiện hành và nguyên nhân
Thứ nhất, về thiết kế và rà soát chương trình dạy học: Chưa ban hành/phê duyệt quy trình ISO về thẩm định, xây dựng và phát triển chương trình dạy học thay thế cho quy trình ISO 2008; Việc khảo sát các bên liên quan được thực hiện chưa thường xuyên; Chưa tổ chức tổng kết để đánh giá tổng thể về mức độ phù hợp của mỗi phương pháp giảng dạy đối với mỗi học phần và đối với các nhóm đối tượng người học khác nhau; Quy trình xây dựng và phát triển CTĐT còn chậm ban hành để thực hiện thống nhất trong tất cả các CTĐT.
Thứ hai, về mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo: Một số CTĐT chưa phân định rõ chuẩn đầu ra chung và chuẩn đầu ra chuyên biệt; Có quá nhiều chuẩn đầu ra, chưa thật sự cô đọng, chưa thể hiện mức độ đo lường, đánh giá theo các cấp độ tư duy, nhận thức; Mô tả đóng góp của các học phần vào việc đạt chuẩn đầu ra của CTĐT chưa rõ ràng; Ma trận về kết nối các học phần với chuẩn đầu ra của CTĐT có sự phân bổ không đồng đều.
Thứ ba, về bản mô tả chương trình đào tạo: Việc đối sánh với các CTĐT bên ngoài Trường tương đối khó khăn; Nội dung tóm tắt một số học phần trong bản mô tả CTĐT chất lượng cao còn chưa phản ánh đầy đủ nội dung cốt lõi của học phần; Đề cương chi tiết của một số ít CTĐT chưa thể hiện rõ công cụ đánh giá các mục tiêu nhận thức đáp ứng theo chuẩn đầu ra của học phần cũng như các thang đánh giá (rubric) cụ thể cho từng phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Thứ tư, về cấu trúc và nội dung chương trình dạy học: Ngoài 04 CTĐT trình độ đại học thì ma trận về kết nối các học phần với chuẩn đầu ra của các CTĐT khác phân bổ không đồng đều; Chương trình dạy học chưa thể hiện rõ mức độ phù hợp giữa phương pháp và tiêu chí kiểm tra, đánh giá đối với một số hình thức dạy học như tình huống, diễn án, soạn thảo, đóng vai, tự nghiên cứu; Nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của một số học phần cốt lõi trong CTĐT Chất lượng cao ngành Luật không có sự khác biệt và không thể hiện các yêu cầu nâng cao về kiến thức và kỹ năng so với CTĐT ngành luật; Bản mô tả các CTĐT trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chưa thể hiện các ma trận mô tả sự đóng góp của các học phần vào việc đáp ứng chuẩn đầu ra;
Thứ năm, phương pháp tiếp cận trong dạy và học: Các CTĐT hiện nay chưa có nhiều phương pháp dạy học mới lấy người học làm trung tâm; Chưa chú trọng tổng kết đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hoạt động dạy và học về mức độ đạt các chuẩn đầu ra của CTĐT để có sự điều chỉnh cho hiệu quả hơn; Chưa chú trọng hơn về việc đào tạo các kỹ năng mềm của người học; Sự hợp tác giữa Trường (hoặc khoa chuyên môn) với nhà tuyển dụng trong đào tạo sinh viên chưa được thiết lập thành hệ thống, hoạt động thực tập của sinh viên tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thực sự được giám sát chặt chẽ; CTĐT về cơ bản còn nặng về lí thuyết hàn lâm và thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp; Việc tổ chức và triển khai các hoạt động thực hành - thực tập còn rất hạn chế; CTĐT luật hiện nay ít chú trọng đến đào tạo kiến thức mới về công nghệ; Nhiều CTĐT chưa có học phần độc lập để đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên nên những kỹ năng này có phát triển ở mức độ nhất định nhưng chưa thật sự rõ nét.
Thực trạng nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:
-
Về khách quan, hệ thống các quy định về đào tạo đại học có sự thay đổi dẫn đến việc phải từng bước cập nhật, điều chỉnh theo các quy định mới.
-
Trường chưa thật sự quyết liệt trong việc đổi mới quy trình quản lý theo ISO nên hiện nay vẫn chưa ban hành được bộ ISO mới để làm cơ sở cho việc kiểm soát quy trình, chất lượng CTĐT.
-
Các đơn vị chuyên môn chưa coi trọng công tác tổng kết, đánh giá, nhất là hoạt động lấy ý kiến các bên liên quan, trong đó quan trọng nhất là ý kiến của người học và của người sử dụng lao động.
-
Kiến thức và kỹ năng về CTĐT của bộ môn, giảng viên tham gia xây dựng CTĐT còn hạn chế;
-
Cách tiếp cận xây dựng CTĐT còn “lối mòn, chưa chú trọng đến việc cập nhật những phương pháp giảng dạy mới.
-
Do yếu tố chuyên ngành luật tương đối hẹp, nên ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa các CTĐT, nhất là đào tạo bậc đại học.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng phương thức, kế hoạch đào tạo
-
Trường hiện đang tuyển sinh các hệ đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ với các hình thức đào tạo và CTĐT khác nhau và ngày càng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh.
-
Trường chú trọng thông tin và phân tích kết quả tuyển sinh của những năm trước để xây dựng đề án/phương án tuyển sinh và thông báo xét tuyển cho các trình độ/hình thức đào tạo.
-
Chính sách tuyển sinh của Trường được công bố công khai.
-
Chú trọng công tác truyền thông, quảng bá tuyển sinh.
-
Chú trọng xây dựng các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho mỗi CTĐT.
-
Trên cơ sở quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy chế tuyển sinh và đào tạo của Trường, Trường xác định các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp giữa sơ tuyển với xét tuyển phù hợp với từng đối tượng người học, trình độ, hình thức đào tạo và bảo đảm tuân thủ các quy định.
-
Ban hành đề án tuyển sinh đúng quy định.
-
Thực hiện tốt việc giám sát chất lượng công tác tuyển sinh và nhập học,
-
Sau quá trình thực hiện tuyển sinh, Trường đều có hoạt động tổng kết công tác tuyển sinh và nhập học trong đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. Việc tổng kết đều có phân tích đối sánh với năm trước, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh, khắc phục những bất cập trong các kỳ tuyển sinh các năm tiếp theo.
-
Trường chú trọng ứng dụng công nghệ trong tuyển sinh/xét tuyển.
-
Công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy được chú trọng và lấy ý kiến các bên liên quan.
-
Chất lượng xây dựng kế hoạch của Trường được nâng cao thông qua thực hiện giám sát hoạt động kế hoạch giảng dạy.
-
Từ năm 2022, để cải tiến phương pháp dạy học, một số môn học/học phần đã tăng cường hình thức diễn án để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho người học. Trường khuyến khích các bộ môn áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá.
-
Trường chủ động thực hiện đa dạng các hình thức dạy và học. Trong bối cảnh Covid - 19, Trường đã chuyển đổi sang dạy - học trực tuyến.
-
Trường đã có sự điều chỉnh các hoạt động dạy và học theo chu kì 2 năm/lần cho từng ngành phù hợp với triết lý giáo dục, xác định rõ mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra trong từng CTĐT, xu hướng chung là giảm thời lượng học lý thuyết, tăng các giờ học thực hành, thực tế; bổ sung các hoạt động thực hành.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát phương thức đào tạo, kế hoạch đào tạo và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong việc thực hiện phương thức đào tạo và kế hoạch đào tạo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
-
Đào tạo theo phương thức tín chỉ được thực hiện đối với tất cả các hệ đào tạo đại học, tuy nhiên, có thể nhận thấy phương thức này thực hiện với văn bằng 1 chính quy của CTĐT ngành luật là đúng nhất với ý nghĩa và tinh thần của đào tạo tín chỉ so với các CTĐT khác.
-
Xây dựng lịch trình các học phần theo phương thức đào tạo tín chỉ chưa đa dạng về thời gian học tập.
-
Hiện nay, số lượng học kỳ trong 01 năm học chỉ là 02 học kỳ. Điều này làm giảm tiến độ học tập của người học.
-
Hiện Kế hoạch năm học được làm thủ công vì chưa có phần mềm nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng hội trường (có thời điểm hội trường trống nhiều nhưng không bố trí được lớp học).
-
Sự phối hợp của bộ môn phụ trách các môn học / học phần còn chưa thật nhuần nhuyễn trong việc đáp ứng nhu cầu của người học.
-
Hiện chưa có chủ trương chính thức của Trường về việc đáp ứng nguyện vọng của sinh viên được đăng ký học nhiều hơn số lượng tín chỉ cần cho CTĐT.
-
Vai trò của cố vấn học tập là quan trọng, tuy nhiên hiện nay còn mờ nhạt trong việc hỗ trợ người học trong quá trình học tập tại Trường.
-
Vấn đề cảnh báo học tập chưa được chú trọng.
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
-
Quy mô sinh viên ảnh hưởng đến việc sắp xếp đơn vị lớp học (đối với các hệ đào tạo vừa học vừa làm văn bằng 1 hoặc hệ văn bằng 2, nếu áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ như văn bằng 1 chính quy không thật sự phát huy hiệu quả).
-
Nhận thức về phương thức đào tạo tín chỉ đôi khi còn cứng nhắc, chú trọng vào quy trình thực hiện hơn là chú trọng đến việc tổ chức dạy và học hiệu quả.
-
Nhận thức, kiến thức của giảng viên đối với phương thức đào tạo tín chỉ còn chưa thật đầy đủ, đặc biệt là công tác cố vấn học tập.
-
Sự phối hợp của các bộ môn, đơn vị chuyên môn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo còn chưa thật nhuần nhuyễn.
-
Cơ sở vật chất như phòng học và đặc biệt là phần mềm quản lý đào tạo, còn chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý và nhu cầu của người học.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên
-
Tại Trường Đại học luật Hà Nội, chất lượng giảng dạy của giảng viên được đo lường thông qua đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Hoạt động đánh giá giảng viên của Trường được thực hiện một cách thực chất, không phải hình thức và được lãnh đạo các khoa chuyên môn, lãnh đạo các bộ môn hết sức chú trọng và hoàn thành theo kết hoạch.
-
Để triển khai đánh giá giảng viên, Trường ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên được thiết kế với 4 nhóm tiêu chuẩn, bao gồm: (i) Tiêu chuẩn chung về kỷ luật giảng dạy ( hoạt động chung về giảng dạy); (ii) Tiêu chuẩn về giáo án; (iii) Tiêu chuẩn về hoạt động giảng dạy; (iv) Tiêu chuẩn về hoạt động đánh giá kết quả học tập.
-
Đội ngũ giảng viên bảo đảm tuân thủ về kỷ luật giờ giảng. Đây có thể coi là một giá trị truyền thống của Trường.
-
Đa số giảng viên có thái độ nhiệt tình, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm trong quá trình giảng dạy.
-
Hoạt động chuẩn bị giáo án của giảng viên đã đi vào nề nếp, nghiêm túc.
-
Chất lượng các hoạt động giảng dạy trên lớp được ghi nhận ở mức khá tốt từ phía người học. Theo khảo sát từ người học, điểm trung bình cho chất lượng hoạt động giảng dạy ở mức 3.8 - 3.9 trên thang đo 5 mức độ (với gần 40 tiêu chí).
-
Hầu hết giảng viên đáp ứng được nội dung giảng dạy theo quy định.
-
Về phương pháp, giảng viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau mang tính đặc thù của ngành luật như thuyết trình, hỏi đáp, tình huống (case- study), đóng vai, thực hiện dự án học tập v.v..
-
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước chuyển đổi số trong giảng dạy.
-
Giảng viên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật tri thức mới để phục vụ hoạt động giảng dạy.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên và nguyên nhân
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, việc kiểm soát chất lượng giảng dạy của giảng viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể:
-
Còn hiện tượng giảng viên chưa sử dụng thật sự hiệu quả thời lượng giờ giảng dạy trên lớp.
-
Nội dung giáo án còn có chất lượng chưa đồng đều giữa các giảng viên, có nội dung được biên soạn có tính chất chiếu lệ.
-
Chất lượng giờ giảng (nhất là giờ lý thuyết) chưa có những thay đổi cơ bản mang tính đột phá để thích hợp với học chế tín chỉ và mục tiêu hình thành năng lực cho người học.
-
Phương pháp giảng dạy trong giờ lý thuyết về cơ bản vẫn là thuyết trình.
-
Việc sử dụng và phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ thuật số và mạng internet còn chưa được thật sự chú trọng trong giảng dạy.
Những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây:
-
Về chính sách, Trường chưa có sự quyết liệt trong đổi mới quy định liên quan đến chất lượng giảng dạy, nhất là giảng dạy trên lớp. Việc sắp xếp thời khóa biểu không hợp lý cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
-
Đội ngũ giảng viên đa số giảng dạy theo thói quen, “an toàn”, ít động lực để tự đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như tương tác với người học.
-
Trường chưa dành nhiều quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao kỹ năng giảng dạy dành cho giảng viên (phải có chính sách bao gồm cả khuyến khích và bắt buộc) để giảng viên nâng cao năng lực giảng dạy.
-
Công tác đánh giá giảng viên còn chưa thực sự hiệu quả, chưa chú trọng đến kiểm tra công tác khắc phục, cải tiến chất lượng giảng dạy theo ý kiến phản hồi của người học.
-
Phân bổ nội dung kiến thức và cách thức tổ chức dạy và học trong đề cương môn học với nhiều học phần còn chưa thật sự hợp lý.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO TRÌNH, HỌC LIỆU
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo trình, học liệu
Ở Việt Nam, chất lượng giảng dạy của một cơ sở giáo dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo trình, học liệu được đưa vào quá trình giảng dạy. Về ý nghĩa, hệ thống giáo trình, học liệu có chất lượng, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên; quảng bá hình ảnh, thương hiệu của cơ sở giáo dục đại học. Thông qua hệ thống giáo trình, học liệu, người học có tài liệu để tham khảo để phát huy khả năng tự học, bên cạnh đó giảng viên có điều kiện để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy.
Qua đánh giá, có thể thấy hệ thống giáo trình, học liệu của Trường Đại học Luật Hà Nội có những ưu điểm sau đây:
-
Trường có hệ thống giáo trình bậc đại học tương đối đầy đủ. Trường có 23 đầu giáo trình dành cho hệ trung cấp (trước đây); 96 đầu giáo trình dành cho hệ đại học, trong đó có 69 đầu giáo trình đã đưa vào phục vụ và 27 đầu giáo trình đang biên soạn và làm thủ tục xuất bản.
-
Nội dung giáo trình hệ đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội về cơ bản mang tính học thuật cao, có tính bao quát và hệ thống, phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra đã ban hành.
-
Kiến thức trong giáo trình được trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý luận và thực tiễn.
-
Nhìn chung, hệ thống kiến thức trong giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội vừa kế thừa được các kiến thức lý thuyết, phương pháp lập luận truyền thống vừa có sự kế thừa các yếu tố hiện đại
-
Giáo trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung để phù hợp với các kiến thức mới cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới được ban hành của Việt Nam và thế giới.
-
Về hình thức, giáo trình của Trường được in dưới hình thức trang trọng, đảm bảo các thông tin của tài liệu chính thức; Bìa giáo trình được thiết kế đơn giản, với màu sắc trang nhã, màu bìa phân chia theo chuyên ngành.
-
Giáo trình bắt đầu đa dạng về ngôn ngữ.
-
Trường ban hành quy trình tổ chức biên soạn giáo trình chặt chẽ, với những điều kiện về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của tác giả.
-
Hệ thống giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn bởi các giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài trường có nhiều kinh nghiệm, thành tựu trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật học và các ngành khoa học khác có liên quan.
-
Một số môn học mới đã được đưa vào CTĐT của Trường với sự hỗ trợ của Unicef, ILO, GIZ, EU, EC và được tài trợ biên soạn, xuất bản giáo trình
-
Trường đã xây dựng được hệ thống học liệu phong phú, các tài liệu có giá trị khoa học, độ tin cậy cao, được xuất bản bởi các nhà xuất bản có uy tín, có sự đa dạng về loại hình và dạng tài liệu.
-
Danh mục học liệu (bao gồm cả giáo trình) được thường xuyên rà soát.
-
Trong những năm trở lại đây, Trường rất chú trọng trong việc bổ sung tài liệu, đặc biệt là tài liệu trong đề cương môn học, số hóa tài liệu, bổ sung sách điện tử, mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến...
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng giáo trình, học liệu và nguyên nhân
-
Đối với hệ đào tạo sau đại học, hiện Trường chưa có giáo trình
-
Một số môn học/học phần Trường cần tiếp tục biên soạn giáo trình bao gồm các môn học/học phần tự chọn và một số môn học mới được xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy.
-
Các giáo trình hiện nay chưa tuyên bố về những yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ cho từng nội dung kiến thức (ví dụ: các chương) của giáo trình để người học tự kiểm tra về mức độ hoàn thành bài học.
-
Về hình thức giáo trình, do trong nhiều năm, Trường chưa có quy định cụ thể nên chưa thật sự thống nhất về cách đánh số chương, mục, cách trình bày nội dung; sắp xếp tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo trong các giáo trình.
-
Việc thực hiện Quy chế xây dựng, rà soát và cập nhật đề cương học phần còn chưa nghiêm túc, đúng quy định.
-
Thông tin về tài liệu trong danh mục học liệu của một số môn học còn chưa chính xác, khó thu thập.
-
Đối với CTĐT sau đại học, vấn đề xây dựng và sử dụng học liệu chưa thực sự được quan tâm đúng mức và chưa trở thành một nhiệm vụ cần phải thực hiện cả về phía các khoa chuyên môn cũng như đơn vị quản lý.
-
Việc lựa chọn giáo trình không do Trường biên soạn để đưa vào giảng dạy học tập hiện nay do Bộ môn tự đưa vào học liệu các môn học mà chưa được quyết định thống nhất từ lãnh đạo Trường.
-
Cơ cấu của từng loại hình tài liệu cũng chưa có sự cân đối, đặc biệt là bài viết tạp chí quá nhiều, trong khi số lượng sách chuyên khảo và học liệu trực tuyến chưa thật sự được chú trọng.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên đây bao gồm:
-
Về chính sách, quy định về biên soạn giáo trình của Trường còn chưa thật cụ thể, nhất là đối với phương pháp biên soạn và hình thức của giáo trình.
-
Các giảng viên, nhà khoa học biên soạn giáo trình chủ yếu theo kinh nghiệm về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, đa số chưa được tập huấn, bồi dưỡng để có đủ kiến thức về biên soạn tài liệu học tập (ví dụ như việc phân định đơn vị kiến thức, chuẩn kiến thức cần đạt được của mỗi bài học, .
-
Quy định biên soạn tài liệu học tập nói chung và giáo trình nói riêng đối với hệ đào tạo sau đại học mới được ban hành.
-
Chưa đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động biên soạn giáo trình, do đó chưa khuyến khích các bộ môn, giảng viên có động lực biên soạn giáo trình cũng như chất lượng in ấn giáo trình còn hạn chế.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của người học
Trường Đại học Luật Hà Nội luôn không ngừng cải tiến hoạt động thi, kiểm tra, từng bước đưa hoạt động này trở nên chính xác, khoa học và hợp lý hơn. Những thành tựu cơ bản trong đánh giá kết quả người học của Trường như sau:
-
Việc đánh giá kết quả người học ngày càng đa dạng và cải tiến để phù hợp với sự đổi với CTĐT.
-
Việc đánh giá trên lớp được thực hiện thường xuyên, bao gồm trong các giờ lý thuyết và thảo luận.
-
Các hình thức kiểm tra cuối kỳ cũng đa dạng, bao gồm tự luận, vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan.
-
Với mục tiêu hướng đến một môi trường học luật năng động, nhiều trải nghiệm và gắn liền với thực tiễn, diễn án là hình thức kiểm tra, đánh giá mới được Nhà trường tiến hành trong thời gian gần đây.
-
Ngoài ra, đối với học phần thực tập chuyên môn, sinh viên được lựa chọn thực tập tại Trung tâm tư vấn pháp luật của Trường hoặc các cơ quan tư pháp, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng khác.
-
Đổi mới việc tổ chức thi đánh giá cuối học phần theo hướng thống nhất về quản lý đối với công tác tổ chức thi do Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo và Khảo thí (Phòng ĐBCLĐT&KT) đảm nhiệm.
-
Nội dung thi, kiểm tra về cơ bản là phù hợp với mục tiêu CTĐT và chuẩn đầu ra.
-
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá được bộ môn xây dựng và quy định tại đề cương học phần.
-
Công bố lịch thi đã cơ bản tuân thủ yêu cầu về thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế thi số 452.
-
Khâu công bố điểm thi kết thúc học phần về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu.
-
Công tác lưu trữ kết quả đánh giá người học được thực hiện bài bản hơn.
-
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhận được sự đánh giá khá tốt từ phía người học. Qua số liệu thống kê, hoạt động đánh giá người học của trường đại học Luật Hà Nội hiện đang được người học đánh giá ở mức chung là Tốt.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng đánh giá kết quả học tập của người học và nguyên nhân
-
Trường chưa thiết kế và ban hành được các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng của các hình thức thi, kiểm tra so với chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo, do đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của phía Bộ môn.
-
Việc đánh giá điểm chuyên cần và thái độ tham gia thảo luận chưa có quy định chung thống nhất, dẫn tới việc cho điểm phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giảng viên và quan điểm của bộ môn chịu trách nhiệm giảng dạy học phần/môn học.
-
Tỷ lệ áp dụng các hình thức thi chưa đồng đều. Hình thức thi tự luận được áp dụng cho hầu hết các học phần, trong khi hình thức thi trắc nghiệm khách quan và thi vấn đáp không được nhiều lựa chọn.
-
Công tác thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá còn thụ động, đôi khi chậm trễ.
-
Vẫn còn tình trạng làm đề thi chưa theo đúng mẫu quy định.
-
Công tác sắp xếp cán bộ coi thi cho từng buổi thi vẫn đang được tiến hành thủ công, rất mất thời gian do chưa có phần mềm chuyên dụng.
-
Một số cán bộ coi thi không tuân thủ đúng quy chế thi, nên vẫn xảy ra sai sót hoặc sai phạm như.
-
Công tác xây dựng lịch thi còn tồn tại những hạn chế sau: (i) Việc xây dựng lịch thi hoàn toàn được thực hiện thủ công, không có phần mềm chuyên dụng dẫn tới tình trạng mất thời gian, khả năng xảy ra sai sót lớn;
-
Còn thủ tục bất cập khi công bố điểm thi.
-
Chưa có quy định/hướng dẫn của Trường về việc phản hồi của Bộ môn/giảng viên đối với kết quả đánh giá người học.
-
Công tác lưu trữ kết quả kiểm tra, đánh giá vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Những hạn chế trên đây trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả người học xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
-
Trường chưa có đầy đủ các quy định cần thiết để đo lường, xác định thủ tục và chất lượng của các phương thức kiểm tra, đánh giá người học.
-
Nhận thức của bộ môn và giảng viên về công tác đánh giá kết quả người học còn chưa đầy đủ; chưa thấy được mối quan hệ giữa hoạt động đánh giá kết quả người học với hoạt động dạy và học.
-
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác kiểm soát hoạt động đánh giá kết quả người học còn hạn chế, nhất là vấn đề công nghệ thông tin và hệ thống lưu trữ.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường
Phát triển đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật và đáp ứng các yêu cầu của đảm bảo và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo và các chương trình đào tạo.
Những thành tựu trong chất lượng đội ngũ nhân lực của Trường có thể kể đến những điểm chính sau:
-
Trong những năm qua, Trường chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giảng viên. Tính đến tháng 9/2023, Trường Đại học Luật Hà Nội có 491 viên chức và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Với số lượng 314 giảng viên, trong đó có 03 giáo sư, 30 phó giáo sư, 102 tiến sĩ, 179 thạc sĩ, về cơ bản đội ngũ giảng viên đáp ứng được nhu cầu đào tạo, trong đó đội ngũ giảng viên được tuyển dụng hoặc tiếp nhận bù đắp được số lượng giảng viên đến tuổi nghỉ hưu.
-
Cơ cấu đội ngũ giảng viên về cơ bản ổn định qua các năm. Về cơ cấu giới tính, số lượng giảng viên nữ chiếm tỷ lệ khoảng 67%; Về cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ đội ngũ giảng viên trẻ từ 25 đến dưới 40 chiếm gần 60%, tỷ lệ đội ngũ giảng viên có tuổi đời dưới 50 là trên 80%; Số lượng giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm chiếm đa số.
-
Trình độ đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng đào tạo.
-
Trường chú trọng công tác phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng các bậc, hệ, chương trình đào tạo với gần 300 người là các thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài...
-
Đội ngũ giảng viên có năng lực ngoại ngữ và tin học tương đối tốt. Hiện Trường có hơn 100 giảng viên đạt trình độ ngoại ngữ từ đại học, sau đại học, tốt nghiệp đại học tại nước ngoài hoặc có các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-
Hầu hết giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội có năng lực thiết kế, xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện chương trình đào tạo.
-
Đội ngũ giảng viên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Việc tham gia viết sách, viết bài tạp chí, hội nghị, hội thảo... được coi là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên để hoàn thành định mức giờ nghiên cứu khoa học hàng năm theo quy định của Trường
-
Trường chú trọng đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên làm cơ sở nền tảng để xây dựng, thực hiện, triển khai và phát triển các CTĐT; Chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực là giảng viên đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp với quy định, kế hoạch phát triển nhân sự chung của Trường.
-
Trường thực hiện công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên được thực hiện dựa trên dự báo về nhu cầu nhân lực của Trường theo từng giai đoạn, đáp ứng nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
-
Trường quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Trong bối cảnh tự chủ đại học và tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nên công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên luôn được lãnh đạo Nhà trường đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để triển khai, xác định là yếu tố then chốt để phát triển chất lượng đào tạo của Trường.
-
Trường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá năng lực, kết quả công việc của đội ngũ giảng viên.
-
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Trường từ năm 2019 đến nay đã được kiện toàn cơ bản đầy đủ theo đúng quy định của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), Luật Viên chức và các văn bản có liên quan; phù hợp với các quy định của Bộ Tư pháp và của Trường.
-
Trường thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ viên chức quản lý.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực của Trường và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, chất lượng nguồn nhân lực của Trường cũng có một số hạn chế, cụ thể:
-
Qua rà soát, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Trường còn cao cho thấy Trường vẫn chưa có đủ đội ngũ giảng viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
-
Mức độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực giảng viên trong hoạt động giảng dạy chưa thật sự đồng đều.
-
Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên còn đang chung chung, mang tính đại trà, chưa chú trọng đến nghiệp vụ giảng dạy và chuyên môn sâu.
-
Số lượng giảng viên có khả năng sử dụng được ngoại ngữ trong công việc chưa cao.
-
Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư chưa mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong công tác kiểm soát chất lượng nguồn nhân lực có thể xác định:
-
Chính sách và quy định của Nhà nước đối với viên chức giảng viên chưa thật sự thỏa đáng nên không thực sự hấp dẫn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối với nguồn nhân lực trẻ.
-
Động lực nâng cao năng lực của bản thân các giảng viên còn chưa cao, thực tế các hồ sơ đăng ký xét công nhận giáo sư, phó giáo sư của Trường trong những năm qua không nhiều; việc sẵn sàng đi học nước ngoài cũng tương đối hạn chế.
-
Công tác tuyển dụng của Trường trong những năm gần đây chưa đạt như mong muốn, nhất là về số lượng giảng viên tuyển dụng mới.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học của Trường để phục vụ đào tạo
Trong gần 45 năm xây dựng và phát triển, cùng với hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các giảng viên và sinh viên của Trường. Nghiên cứu khoa học của Trường có những ưu điểm sau đây:
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường luôn chú trọng gắn kết với hoạt động đào tạo, thông qua nghiên cứu khoa học để phục vụ đào tạo và phục vụ cộng đồng.
-
Trường đã xây dựng được bộ máy quản lý, điều hành thực hiện giám sát và rà soát các hoạt động nghiên cứu.
-
Trường đã ban hành nhiều văn bản nội bộ về chính sách và quy định khuyến khích phát triển hoạt động khoa học và công nghệ.
-
Chất lượng NCKH của giảng viên được thống nhất theo dõi, giám sát và đánh giá theo đúng quy định của pháp luật và của Trường.
-
Kết quả NCKH (đề tài, bài báo, báo cáo hội thảo, sách chuyên khảo, sách tham khảo v.v.) có nội dung liên quan đến hoạt động dạy và học trong CTĐT.
-
Trường đã thúc đẩy khai thác kinh phí từ các nguồn đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố Hà Nội, cấp địa phương được giao cho Trường chủ trì. Trong giai đoạn 2018 - 2023 trường có 26 đề tài/dự án hợp tác quốc tế, 14 đề tài cấp bộ/tỉnh/thành phố đã nghiệm thu hoặc đang thực hiện.
-
Trường chú trọng việc thành lập các nhóm nghiên cứu hướng tới việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh. Trường đã thành lập được 12 nhóm nghiên cứu trong các năm 2021 và 2022 ở nhiều các lĩnh vực đào tạo của Trường.
-
Trường hiện có nhiều thỏa thuận hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trong đó có 47 thoả thuận hợp tác với 43 đối tác đến từ các nước trên thế giới (Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản), 14 thỏa thuận với các đối tác trong nước.
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học được chú trọng. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, người học có được kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực pháp luật và liên ngành.
-
Trường chú trọng đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và người học. Trong giai đoạn 2017 - 2022, trung bình mỗi năm Trường chi cho hoạt động khoa học khoảng 5 tỷ đồng.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng nghiên cứu khoa học và nguyên nhân
-
Tiềm năng nghiên cứu khoa học của Trường chưa được khai thác hiệu quả nhất, mặc dù đã từng bước đa dạng hóa các kênh để nhận đề tài, nhiệm vụ khoa học nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng;
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa hướng nhiều đến công bố quốc tế, đề tài cấp Bộ, cấp tỉnh trở lên;
-
Vai trò định hướng của hội đồng khoa, định hướng của Hội đồng Trường chưa rõ nét; nhiều nghiên cứu chưa bám sát nhu cầu của thực tiễn xây dựng chính sách và pháp luật;
-
Số lượng các công trình nghiên cứu khoa học đủ tầm để hình thành trường phái khoa học pháp lý mang dấu ấn của Trường còn chưa nhiều.
-
Hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở trong nước và hợp tác quốc tế còn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa phát triển về chiều sâu đối với các đối tác truyền thống.
-
Mức độ gia tăng bài báo WoS/Scopus theo các năm chưa thật sự bứt phá; việc phân tích, đối sánh kết quả nghiên cứu, đổi mới sáng tạo chưa được thực hiện có tính hệ thống và đều đặn.
-
Mức chi cho hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trường chưa tương ứng với quy định, phần chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của người học còn khiêm tốn so với tổng mức thu học phí của Trường.
-
Kết quả nghiên cứu khoa học được áp dụng cải tiến hoạt động dạy và học còn hạn chế.
-
Số lượng tham gia của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học mặc dù tăng, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với quy mô sinh viên của Trường.
Những hạn chế trên đây có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
-
Cơ chế đối ứng đối với đề tài khoa học cấp Bộ (của Bộ Tư pháp) chưa nhận được sự đồng thuận nên cơ hội để Trường chủ trì, giảng viên của Trường tham gia đề tài cấp Bộ chưa nhiều.
-
Cơ chế thu hút các nhà khoa học hàng đầu và nhà khoa học nước ngoài tham gia còn chưa rõ nét, nhất là chế độ đãi ngộ về tài chính.
-
Một số giảng viên chưa tích cực trong nghiên cứu khoa học, còn có tâm lý chỉ thực hiện vừa đủ số giờ nghiên cứu khoa học theo quy định hoặc khi kê khai, cũng chỉ kê khai cho đủ số giờ. Nguồn nhân lực NCKH chưa đồng đều về trình độ nghiên cứu, khả năng công bố quốc tế chưa đồng đều.
-
Trình độ ngoại ngữ phục vụ cho NCKH còn hạn chế do mặt bằng ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên chưa cao.
-
Việc hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác với các đơn vị nghiên cứu ngoài Trường còn hạn chế về số lượng và chưa đa dạng về loại hình.
-
Nhiều sinh viên còn chưa thực sự đam mê nghiên cứu khoa học; chưa nhận thức được những kỹ năng nghiên cứu khoa học là cần thiết với nghề luật.
-
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ, PHỤC VỤ NGƯỜI HỌC
-
Những thành tựu trong kiểm soát, nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ, phục vụ người học
Sự thiếu hụt hoặc không đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất là thách thức lớn, hạn chế việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học. Sự cạnh tranh về cơ sở vật chất đang là một xu thế tất yếu của các trường đại học, theo đó trường đại học có cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn của người học, nhất là trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay.
Có thể nhận thấy những thành tựu trong công tác đầu tư, quản lý cơ sở vậy chất của Trường Đại học Luật Hà Nội như sau:
Thứ nhất, nguồn tài chính của Trường từng bước đáp ứng việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ hai, việc bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất được quan tâm thực hiện, đáp ứng được nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Thứ ba, hệ thống thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cơ bản nhu cầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Thứ tư, hệ thống hỗ trợ học tập được từng bước đầu tư, cải tiến, nhất là nguồn học liệu để đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo.
Thứ năm, ngoài hệ thống cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo, Trường còn chú trọng đảm bảo môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt khi học tập và làm việc tại Trường.
Như vậy, đánh giá chung về thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ người học của Trường Đại học Luật Hà Nội được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng cơ bản nhu cầu của người học.
-
Một số hạn chế trong kiểm soát chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ, phục vụ người học và nguyên nhân
-
Về quản lý tài chính, hiện Trường chưa có văn bản kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về việc tăng cường tạo các nguồn tài chính hợp pháp. Chưa có các rà soát, đánh giá, cập nhật hàng năm về kế hoạch tài chính, đánh giá về cơ cấu thu chi, về tỷ lệ thu từ các nguồn.
-
Một số diện tích làm việc chức năng còn hạn chế và chưa được đảm bảo công năng sử dụng.
-
Lĩnh vực công nghệ thông tin còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
-
Trung tâm Thông tin thư viện ở trụ sở chính về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người học, tuy nhiên tại Phân hiệu thì cơ sở vật chất của khu vực thư viện chưa thật sự được sắp xếp hợp lý.
-
Hệ thống học liệu mặc dù tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa thật sự cập nhật, nhất là đối với sách chuyên khảo bằng tiếng nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật. Tài liệu số hóa tuy đã khá nhiều, nhưng vẫn chưa thật đầy đủ.
-
Tại trụ sở chính, theo đánh giá của Đoàn đánh giá ngoài vào tháng 5/2023, có một số phương tiện hoặc khu vực thiết kế chưa thực sự đảm bảo an toàn sức khỏe, đặc biệt là phục vụ người khuyết tật.
-
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế về cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ, hỗ trợ người học trên, bao gồm:
-
Nguồn tài chính của Trường còn hạn chế, nhất là trong bối cảnh thực hiện tự chủ chi thường xuyên từ năm 2019 đến nay; Dự án cơ sở 2 còn vướng mắc về thủ tục và kinh phí, chưa thể hoàn thành đúng tiến độ để phục vụ người học.
-
Chủ trương chung của Trường và lãnh đạo Trường rất quyết tâm thực hiện chuyển đổi số, tuy nhiên khâu phối hợp và năng lực của các đơn vị (bao gồm đơn vị trong Trường và đối tác thực hiện ngoài Trường) còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU XÂY DỰNG TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO
CÁN BỘ PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
-
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
Định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nguồn nhân lực pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện hiện nay, mọi lĩnh vực muốn phát triển đúng hướng, có chất lượng, hiệu quả, bền vững phải có chiến lược tương ứng.
Để xây dựng các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội phải bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nguồn nhân lực pháp luật nói chung và đào tạo luật nói riêng, đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua, cụ thể:
Thứ nhất, các giải pháp cần bám sát tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Thứ hai, các giải pháp cần bám sát chủ trương của các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,
Thứ ba, các giải pháp cần tiếp tục bám sát chủ trương tại Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ tư, các giải pháp cần bám sát yêu cầu của Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/09/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.
Thứ năm, các giải pháp cần đáp ứng “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025” được phê duyệt theo Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ
Thứ sáu, các giải pháp cần đáp ứng các nhiệm vụ và mục tiêu “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023 - 2030” được phê duyệt bởi Quyết định 1056/QĐ-TTg ngày 13/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Định hướng đến năm 2030 của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh xây dựng Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật và trường đại học định hướng nghiên cứu
Ngày 23 tháng 10 năm 2020, Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược). Tinh thần và nội dung của Chiến lược về cơ bản là phù hợp với những yêu cầu của Đề án 1156. Chiến lược đã đưa ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, từ đó xác định những vấn đề cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu trở thành Trường đại học định hướng nghiên cứu vào năm 2030. Do đó, các giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo luật cần phải bám sát những mục tiêu và giải pháp đã được đưa ra trong Chiến lược, từ đó đề xuất thành các giải pháp cụ thể, có tính khả thi trong thời gian tới.
Thứ nhất, các giải pháp phải thực hiện đúng quan điểm phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thứ hai, về đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo, phải giữ vị thế là một trong những cơ sở hàng đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực pháp luật.
Thứ ba, về nghiên cứu khoa học, đảm bảo tăng cường cả về số lượng và chất lượng, chú trọng đến công bố và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kết nối giữa nghiên cứu và đào tạo.
Thứ tư, tăng cường chất lượng đào tạo gắn với phổ biến, giáo dục pháp luật và phục vụ cộng đồng.
Thứ năm, về tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự phải đảm bảo theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản trị đại học hiện đại.
Thứ sáu, lĩnh vực hợp tác quốc tế ngày càng đa dạng, bao gồm hợp tác trong đào tạo và trong nghiên cứu khoa học.
Thứ bảy, tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Thứ tám, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý theo hướng tập trung, hiện đại, hiệu quả đồng bộ và có thể tích hợp.
Xuất phát từ nhu cầu nội tại của Trường Đại học Luật Hà Nội và trong bối cảnh hiện nay, có thể tổng hợp một số định hướng giải pháp tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội thời gian tới:
-
Việc tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật cần bám sát quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng.
-
Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội. Hệ thống kiểm soát bao gồm các chủ thể thực hiện, nội dung thực hiện, công cụ thực hiện và tiêu chí để kiểm soát và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường.
-
Chương trình đào tạo luật cần tăng cường khả năng thích ứng và linh hoạt của người học để ứng phó với sự tiến bộ của công nghệ và khả năng thay đổi nghề nghiệp, trong đó bổ sung việc chú trọng đẩy mạnh hoạt động liên thông đào tạo đại học và sau đại học, liên thông hoặc kết hợp với đào tạo nghề luật tại Học viện Tư pháp.
-
Chú trọng đến các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Đại học Luật Hà Nội theo hướng chú trọng tuyển dụng giảng viên chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tránh trường hợp mất cân bằng chất lượng giảng viên trong từng môn chuyên ngành.
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật hướng đến mục tiêu phát hiện và phát triển nhân tài tư pháp.
-
Đánh giá toàn diện, sâu sắc thực trạng công tác kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật cần dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí của kiểm định chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo.
Tóm lại, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Trường Đại học Luật Hà Nội cần triển khai trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật. Kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo luật vừa là hai nhiệm vụ riêng nhưng đồng thời lại gắn bó chặt chẽ với nhau, được thực hiện thông qua các đơn vị chịu trách nhiệm, công cụ và tiêu chí kiểm soát, bao gồm cả tiêu chí định tính và định lượng. Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà phải coi là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thể hiện vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
-
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LUẬT CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
-
Nghiên cứu ban hành sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục thành văn bản riêng để thuận lợi cho việc truyền thông đến người học và xã hội.
-
Chú trọng, nâng cao chất lượng đối sánh trong hoạt động đào tạo luật một cách thường xuyên và thực chất.
-
Chủ động tiếp thu, học hỏi, cập nhật những nội dung kiến thức thể hiện tính hiện đại, tương thích, liên thông và hội nhập với các chương trình đào tạo luật, chính sách công, hành chính công, quản trị nhà nu'0'c... của những quốc gia có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới.
-
Mục tiêu và CTĐT của Trường cần thay đổi theo hướng phù hợp với sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
-
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi đa dạng các bên liên quan về CTĐT cũng như chất lượng các mặt hoạt động khác của Trường để đánh giá hiệu quả trong đào tạo luật.
-
Nghiên cứu và triển khai hình thức đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên qua học phần độc lập.
-
Nghiên cứu triển khai việc đào tạo kiến thức pháp luật kết hợp với các ngành học khác.
-
Kết nối trong đào tạo để bảo đảm tính liên thông và tương thích giữa các CTĐT với các cơ sở đào tạo nghề luật, mà trước tiên là Học viện Tư pháp.
-
Đổi mới nội dung đào tạo luật để phục vụ mục tiêu xây dựng Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật hướng mở rộng và nâng cao các tiêu chuẩn, về lâu dài, cần xác định đào tạo luật là ngành đào tạo đặc thù, kết nối mạnh mẽ hoạt động đào tạo với hoạt động thực hành nghề luật.
-
Chú trọng đưa kỹ năng học tập suốt đời (lifelong learning) vào CTĐT cũng như các học phần của CTĐT để thực hiện.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng về phương thức đào tạo, kế hoạch đào tạo
-
Trường tiếp tục nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh các hệ đào tạo.
-
Chú trọng thực hiện triệt để phương thức đào tạo tín chỉ đối với các hệ đào tạo đại học theo nguyên tắc mềm dẻo, vừa đảm bảo biên chế theo lớp (đối với văn bằng 2 và hệ vừa học vừa làm) vừa đảm bảo thực hiện thực chất các hoạt động học tập của đào tạo tín chỉ.
-
Nghiên cứu để linh hoạt về thời gian học tập đối với các học phần. Ngoài thời gian học là 5 tuần và 15 tuần, có thể áp dụng các thời gian học tập khác
-
Nghiên cứu tăng số lượng học kỳ trong 01 năm học từ 02 học kỳ như hiện nay thành 03 học kỳ.
-
Nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng được nhu cầu của người học cũng như yêu cầu của việc quản lý người học.
-
Tăng cường trách nhiệm và vai trò của bộ môn và khoa chuyên môn trong việc đáp ứng nhu cầu của người học.
-
Nghiên cứu và chính thức cho phép sinh viên có thể đăng ký học một số môn học/học phần nhiều hơn định mức cần có của CTĐT hoặc ngoài CTĐT khi có nhu cầu.
-
Tăng cường vai trò của cố vấn học tập, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cố vấn học tập cho giảng viên.
-
Tăng cường rà soát để cảnh báo học tập đến người học thông qua nhiều kênh khác nhau.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên
-
Chú trọng triển khai phương pháp dạy và học tích cực (active teaching and active learning) là xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
-
Từng bước triển khai hình thức giảng dạy tích hợp (Blended learning). Giảng dạy tích hợp là một hình thức dạy học trong đó giảng viên tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập tại lớp và qua mạng internet.
-
Thường xuyên thực hiện việc tập huấn cho giảng viên về các phương pháp dạy học chuyên biệt và đổi mới trong giảng dạy luật.
-
Song song với việc nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên, để nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng cần nâng cao “năng lực học luật” của người học.
-
Ứng dụng kỹ năng tư duy pháp lý IRAC trong giảng dạy luật cũng như đánh giá kết quả học tập của người học.
-
Tăng cường cho sinh viên tiếp cận kiến thức và kỹ năng từ những người hành nghề luật.
-
Hỗ trợ sinh viên trực tiếp trải nghiệm và học việc tại văn phòng, công ty luật, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
-
Tăng cường nghiên cứu và phân tích án lệ (bao gồm án lệ trong nước và án lệ nước ngoài) trong đào tạo luật và đào tạo nghề luật tại Trường.
-
Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học kết hợp kiểm tra đánh giá thông qua hình thức giảng dạy và học tập qua dự án (Project-Based Learning).
-
Trường cần ban hành quy định và các yêu cầu để tăng cường các hoạt động học tập ngoại khóa.
-
Trường cần ban hành quy định yêu cầu thiết kế các hoạt động dạy và học theo hướng vận dụng chu trình PDCA, đồng thời định kỳ giảng viên tự rà soát, đánh giá để cải tiến phương pháp dạy và học.
-
Trường cần ban hành quy định các tiêu chí cần đáp ứng trong giảng dạy trực tuyến. Giảng dạy trực tuyến là hình thức giảng dạy tất yếu trong bối cảnh hiện nay, không chỉ trong bối cảnh Covid như những năm vừa qua mà đây là phương thức cần thiết để thực hiện phương thức giảng dạy tích hợp.
-
Trường cần thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan đối với hoạt động giảng dạy, trong đó chú trọng lấy ý kiến của người học.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo trình, học liệu
-
Trường giữ vững nguyên tắc chung về công tác xây dựng hệ thống giáo trình, học liệu là tuân thủ các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, căn cứ theo các nội dung của Đề án 1156 và Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội đến năm 2030.
-
Trường cần nghiên cứu đưa ra những quy định cụ thể hóa yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ thống giáo trình, tài liệu được biên soạn phải đáp ứng tính hiện đại và yêu cầu hội nhập.
-
Có những biện pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy.
-
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu.
-
Tiếp tục hoàn thiện quy trình biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy. Quá trình thực hiện quy trình gồm các nội dung, cách thức, biện pháp tiến hành được tuân thủ theo các bước cụ thể, khoa học, phù hợp với mục đích, yêu cầu quá trình nghiên cứu, biên soạn.
-
Trường tiếp tục nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích các tác giả biên soạn các giáo trình, sách chuyên khảo do trường đặt hàng.
-
Quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức biên soạn giáo trình cho các môn học (học phần) bắt buộc dành cho chương trình đào tạo sau đại học.
-
Khai thác kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học sử dụng cho biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học.
-
Nghiên cứu hoàn thiện, đổi mới hình thức trình bày của giáo trình, học liệu để thu hút người đọc.
-
Thường xuyên rà soát để cập nhật, chỉnh lý những giáo trình đã xuất bản.
-
Đối với các học phần được giảng dạy bằng tiếng nước ngoài hoặc giảng dạy pháp luật nước ngoài, Hiệu trưởng lựa chọn giáo trình, sách tham khảo, học liệu của các cơ sở đào tạo luật và nhà xuất bản có uy tín trong và ngoài nước để làm cơ sở, dữ liệu để tiến hành giảng dạy và học tập.
-
Trường cần chú trọng đến công tác trình bày và in ấn giáo trình, học liệu với mục đích từng bước chuẩn hóa hệ thống giáo trình của Trường nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
-
Cải tiến quy trình xuất bản giáo trình, học liệu sao cho nhanh và thuận tiện.
-
Tiếp tục đa dạng hình thức bổ sung nguồn học liệu là sách chuyên khảo, tham khảo; sách hướng dẫn ôn tập, sách bình luận khoa học; các kỷ yếu hội thảo, bài viết tạp chí chuyên ngành luật; đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của các giảng viên v.v..
-
Xây dựng và thực hiện cơ chế đặt hàng, biên soạn sách chuyên khảo để khuyến khích giảng viên viết sách chuyên khảo phục vụ đào tạo.
-
Tiến hành hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin với các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước; mua bản quyền truy cập cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến, sách điện tử từ các nhà xuất bản uy tín trong và ngoài nước cũng như quyền truy cập tài nguyên học tập của các cơ sở đào tạo khác.
-
Trường cần ban hành Quy định lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình, học liệu sử dụng cho mỗi học phần, môn học để thực hiện thống nhất.
-
Tiếp tục xây dựng, phát triển nguồn học liệu số một cách hiệu quả.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của người học
Thứ nhất, các giải pháp nâng cao chất lượng các hình thức thi, kiểm tra, bao gồm: Linh hoạt lựa chọn, áp dụng hình thức thi, kiểm tra đối với từng học phần; Cụ thể hóa và hướng dẫn phương thức tính điểm thành phần; Trường cần có chủ trương và quy định để tăng cường kiểm tra, đánh giá thông qua việc tổ chức thi kết thúc học phần bằng hình thức thi vấn đáp; Quy định cụ thể các yêu cầu đối với mỗi hình thức thi (vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận, đề án...)
Thứ hai, các giải pháp nâng cao chất lượng nội dung thi, kiểm tra: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, đội ngũ giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của người học; Thường xuyên, định kì cập nhật đổi mới nâng cao chất lượng đề thi, đáp án; Quy định rõ điều kiện, yêu cầu đối với ngân hàng đề thi và từng đề thi.
Thứ ba, các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch thi, kiểm tra: Kế hoạch thi, kiểm tra ban hành, được bố trí hợp lý về thời gian; Xác định được những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu; Rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng bộ phận, xác định thời gian hoàn thành và yêu cầu cụ thể đối với từng nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch thi, kiểm tra; Liên tục rà soát, cập nhật và điều chỉnh; Sớm triển khai lộ trình chuyển đổi số để xây dựng lịch thi bậc đại học và sau đại học trên phần mềm quản lý đào tạo của Trường; Chỉ tổ chức 01 kì thi chính sau khi người học kết thúc toàn bộ chương trình học theo học kì và 01 kì thi lần 2 đối với các người học có đơn hoãn thi theo đúng quy định; Cập nhật nhanh chóng lịch thi và gửi thông báo lại nếu có thay đổi.
Thứ tư, các giải pháp nâng cao chất lượng công bố và lưu giữ kết quả đánh giá người học: Tăng cường sự phối hợp giữa các Khoa chuyên môn, Bộ môn với các đơn vị quản lý đào tạo; Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về thời hạn, hình thức công bố kết quả thi, kiểm tra đối với các trình, hệ đào tạo, các dữ liệu có sự liên thông, kết nối; Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu; Ban hành quy định cụ thể và nâng cao nhận thức, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ và tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị được giao phụ trách công tác văn thư, lưu trữ và quản lý kết quả thi, kiểm tra.
Thứ năm, Trường cần tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá người học; Tích cực thực hiện hoạt động khảo sát hài lòng của các bên liên quan về chất lượng của người học tốt nghiệp, từ đó có thông tin để cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Trường
-
Nghiên cứu ban hành quy định riêng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để làm căn cứ thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho giảng viên.
-
Sắp xếp lại các bộ môn, môn học một cách hợp lý để giảm thiểu tình trạng có những bộ môn đảm nhận quá nhiều giờ giảng, trong khi có những bộ môn quá ít giờ giảng.
-
Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực được đào tạo ở nước ngoài và chính sách chọn cử giảng viên đi đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, đặc biệt là đào tạo ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển tiên tiến trên thế giới.
-
Nghiên cứu thành lập Trung tâm thực hành nghề luật (legal clinic). Đây là mô hình góp phần đào tạo nghề luật rất hiệu quả ở các nước tiên tiến.
-
Từng bước hoàn thiện mô hình quản trị đại học theo hướng tự chủ, đồng thời tham khảo những hạt nhân hợp lý của mô hình quản trị doanh nghiệp.
-
Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Kế hoạch/Đề án dài hạn phát triển nguồn nhân lực của Trường và Đề án nguồn nhân lực chất lượng cao.
-
Tăng cường hợp tác, trao đổi giảng viên trong nước và nước ngoài, nhất là xây dựng cơ chế thu hút, sử dụng giảng viên nước ngoài có chuyên môn cao đến công tác, làm việc trực tiếp tại Trường hoặc làm việc trực tuyến hoặc kết hợp giữa làm việc trực tuyến và trực tiếp.
-
Xây dựng và thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, nhà khoa học; xây dựng môi trường làm việc, phát triển năng động, hiện đại, tạo sự gắn kết, gắn bó với Trường.
-
Ngoài ra Trường cần làm tốt chính sách quy hoạch cán bộ quản lý phải đặc biệt là đội ngũ kế cận đã có kinh nghiệm quản lý đồng thời tăng cường theo từng giai đoạn, đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
-
Nghiên cứu xây dựng quy định để giảng viên đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp để bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề; Tiếp tục phát triển mạnh đội ngũ giảng viên, chuyên gia thỉnh giảng và hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học đến từ các cơ quan thi hành pháp luật, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức hành nghề luật có uy tín.
-
Trường có kế hoạch để trao đổi nguồn nhân lực giảng viên với các cơ sở đào tạo đại học luật trong và ngoài nước.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học
-
Trường cần có chiến lược và kế hoạch thực hiện đa dạng hoá nguồn thu cho hoạt động khoa học và công nghệ; tăng nguồn chi cho hoạt động khoa học và công nghệ để từng bước phù hợp với trường đại học định hướng nghiên cứu;
-
Đổi mới công tác quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học thông qua việc nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
-
Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác nghiên cứu với các bộ ngành, doanh nghiệp, địa phương để thúc đẩy nguồn thu từ các hoạt động hợp tác phát triển.
-
Tiếp tục phát huy thế mạnh nguồn nhân lực, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, hướng nghiên cứu mới, liên ngành, đa ngành và có tính ứng dụng cao.
-
Xác định rõ những yêu cầu cơ bản khi đề xuất các nhiệm vụ khoa học, chú trọng đến những vấn đề pháp lý mới, có tính thực tiễn, đảm bảo sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật và các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
-
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích giảng viên tham gia đấu thầu các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước và tương đương.
-
Tăng cường tổ chức các hội thảo quốc tế, hội thảo quốc gia với sự tham gia phối hợp tổ chức của các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu lớn trong và ngoài nước; Chú trọng việc ký các thỏa thuận hợp tác (MOU) với các cơ sở nghiên cứu hàng đầu về chính sách (think tank) ở Việt Nam.
-
Chú trọng thành lập các nhóm nghiên cứu, trong đó ưu tiên các nhóm nghiên cứu quốc tế và nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu liên ngành. Thường xuyên đánh giá tính hiệu quả của nhóm nghiên cứu để rút kinh nghiệm và có các giải pháp phát triển.
-
Xây dựng cơ chế và quy định để khuyến khích tổ chức các hội thảo quốc tế và trong nước có tài trợ hoặc xã hội hoá một phần. Đổi mới quy trình tổ chức hội thảo khoa học đảm bảo hiệu quả, có khả năng “phản ứng nhanh” với các sự kiện kinh tế xã hội “nóng” của đất nước.
-
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tự chủ đại học và quản trị đại học hiện đại;
-
Kiện toàn Tạp chí Luật học thành đơn vị thuộc Trường, từng bước nâng cao chất lượng Tạp chí Luật học đáp ứng yêu cầu hội nhập, đáp ứng yêu cầu của hệ thống trích dẫn ACI;
-
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hỗ trợ công bố quốc tế để việc hỗ trợ được hiệu quả, phù hợp với chất lượng công bố quốc tế; mở rộng diện được hỗ trợ công bố quốc tế đối với các giảng viên thỉnh giảng, giảng viên trong các nhóm nghiên cứu nhưng không phải giảng viên cơ hữu; có sự phân loại các sản phẩm công bố quốc tế đa dạng, cụ thể hơn.
-
Trường chú trọng đưa vào kế hoạch để tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên, nghiên cứu viên.
-
Tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tham gia các khoá học trong nước, ngoài nước đặc biệt là các khóa học nước ngoài do giảng viên tự tìm kiếm nhưng thời gian làm thủ tục ngắn do điều kiện, yêu cầu từ nơi cung cấp học bổng.
-
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi). Việc học ngoại ngữ để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là đối với các giảng viên trẻ cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc.
-
Tiếp tục đề xuất với Bộ Tư pháp để có cơ chế thực hiện đề tài cấp Bộ (của Bộ Tư pháp) với kinh phí đối ứng từ nguồn kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường.
-
Nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến nghiên cứu khoa học, sửa đổi, bổ sung biểu mẫu, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ khoa học theo nguyên tắc kiểm soát dựa trên chất lượng sản phẩm nghiên cứu, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
-
Tiếp tục tạo điều kiện cho người học các hệ đào tạo tích cực, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học; Tạo điều kiện để sinh viên tham gia viết bài và tham dự các sự kiện khoa học trong và ngoài Trường.
-
Tăng cường áp dụng công nghệ đối với các hoạt động quản lý, giảm tải các công việc hành chính để các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên giữ vị trí quản lý có thể dành nhiều thời gian hơn cho công tác nghiên cứu khoa học.
-
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Viện và Trường cũng như các đơn vị thuộc Bộ;
-
Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển tầm ảnh hưởng của các diễn đàn khoa học của Trường, trước tiên là Diễn đàn Luật học và Phát triển. Trường có thể nghiên cứu và tổ chức thêm những diễn đàn khác, ví dụ như: Diễn đàn luật gia trẻ; Diễn đàn khoa học sinh viên luật v.v.
-
Giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ, phục vụ người học
-
Trường nghiên cứu và ban hành kế hoạch trung hạn về tăng cường tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp. Kế hoạch được phân chia thành 02 giai đoạn là từ nay đến năm 2025 và từ năm 2025 đến 2030.
-
Trường cần nghiên cứu, sắp xếp lại hệ thống phòng làm việc và phòng học và cách thức quản lý để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
-
Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
-
Sắp xếp lại không gian thư viện để tăng cường hiệu năng sử dụng, nhất là khu vực thư viện của Phân hiệu.
-
Cần nghiên cứu, bổ sung hệ thống học liệu bằng tiếng nước ngoài, nhất là sách chuyên khảo;
-
Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang trụ sở chính của Trường để phục vụ người học; Tăng cường tuyên truyền và sự chung tay của người học trong việc đảm bảo môi trường học tập và làm việc xanh, sạch, đẹp.
-
Tiếp tục tăng cường công tác đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất với các cơ quan cấp trên và các cơ quan tổ chức có liên quan tìm giải pháp tháo gỡ, đảm bảo đưa Cơ sở 2 vào hoạt động, giảm tải áp lực về cơ sở vật chất đối với trụ sở chính.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài, có thể rút ra những kết luận cơ bản sau đây:
-
Chất lượng đào tạo đại học luật là một khái niệm mang tính động và đa chiều. Chất lượng đào tạo luật là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội, nhất là trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay. Những đặc trưng của ngành luật có mức độ ảnh hưởng nhất định đến hoạt động đào tạo luật và việc kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường. Có thể tiếp cận chất lượng đào tạo luật của Trường ở góc độ sau: (i) Đào tạo luật nói riêng không phải là một dịch vụ thuần túy dành cho người học mà là một quá trình biến đổi liên tục chính bản thân người học theo các mục tiêu đào tạo; (ii) Chất lượng đào tạo luật, một mặt, được hiểu là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn được đặt ra, nhưng mặt khác, được hiểu là hướng đến sự vượt trội, không chỉ vượt trội so với đa số các cơ sở đào tạo luật khác mà còn từng bước vượt trội so với chính mình. Do đó, các thành tố tạo nên chất lượng đào tạo luật bao gồm: (i) Cơ chế, chính sách của nhà nước; (ii) Các yếu tố về môi trường xã hội; (iii) Mục tiêu, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo; (iv) Đội ngũ giảng viên và phương pháp giảng dạy; (v) Cơ sở vật chất, học liệu và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy; (vi) Người học.
-
Kiểm soát chất lượng đào tạo luật theo nghĩa hẹp được hiểu việc theo dõi, đánh giá quá trình hoặc hoạt động đào tạo luật nhằm ngăn ngừa hiện tượng không đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu đặt ra. Còn theo nghĩa rộng, “kiểm soát chất lượng đào tạo luật” là tổng hợp các quy trình, hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo luật đáp ứng nhu cầu xã hội. Khái niệm kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo theo nghĩa rộng là tương đồng với khái niệm bảo đảm chất lượng đào tạo luật. Phương thức kiểm soát chất lượng được lựa chọn có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo luật, bao gồm các phương thức như: Kiểm soát chất lượng đầu ra; Quản lý chất lượng tổng thể; Kiểm soát chất lượng bên trong, Kiểm soát chất lượng bên ngoài v.v..
-
Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội không chỉ là nhiệm vụ tự thân mà còn là nhiệm vụ chính trị của Trường để thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các nguyên tắc chung trong kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật bao gồm: (i) Vận dụng hợp lý nguyên lý kiểm soát chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với việc kiểm soát chất lượng đào tạo luật; (ii) Mục đích hoạt động kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo là đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực pháp luật để phục vụ, xây dựng đất nước trong điều kiện mới; (iii) Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật phải phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tiếp tục xây dựng trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật. Nội dung kiểm soát chất lượng đào tạo luật hướng đến: (i) Chương trình đào tạo; (ii) Phương thức đào tạo và kế hoạch đào tạo; (iii) Hoạt động giảng dạy của giảng viên; (iv) Chất lượng giáo trình, học liệu; (v) Đánh giá kết quả học tập của người học. Ngoài ra, có thể đánh giá cụ thể hơn khi tách biệt một số nội dung (thực chất có thể đánh giá chung trong các nội dung trên), bao gồm: (vi) Chất lượng nguồn nhân lực của Trường; (vii) Chất lượng hoạt động khoa học; (vii) Chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ, phục vụ người học.
-
Nguyên tắc thiết kế hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm: (i) Phù hợp với các quy định pháp luật về đào tạo luật và đảm bảo chất lượng đào tạo luật; (ii) Phù hợp với cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội; (iii) Bao gồm hệ thống kiểm soát chất lượng bên trong và hệ thống kiểm soát chất lượng bên ngoài; (iv) Lấy nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đào tạo là “hạt nhân” kiểm soát chất lượng đào tạo luật; (v) Phân định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận, đơn vị trong hệ thống và sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị.
-
Cấu trúc chung của hệ thống kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm chủ thể, nội dung, công cụ và tiêu chí để kiểm soát. Mô hình kiểm soát chất lượng cần được thể hiện trong một thể thống nhất, có liên quan chặt chẽ đến nhau và được cụ thể hóa trong nhiệm vụ của mỗi bộ phận, đơn vị. Hoạt động kiểm soát chất lượng của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm các chức năng cơ bản bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và điều chỉnh, cải tiến. Công cụ kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật bao gồm: Công cụ so chuẩn; Công cụ đo lường; Công cụ thống kê - phân tích; Công cụ thu thập ý kiến phản hồi từ các bên liên quan; Nguồn lực về con người và cơ sở vật chất; Kế hoạch và lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo.
-
Đối với các chương trình đào tạo đang thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội, có một số ưu điểm nổi bật sau: Các CTĐT đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí về đánh giá CTĐT; Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu; Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần của các CTĐT đã được xây dựng với cấu trúc và nội dung phù hợp; Chương trình dạy học phù hợp với mục tiêu, phương thức đào tạo; Phương pháp tiếp cận trong dạy và học đảm bảo hiện thực hóa triết lý giáo dục. Bên cạnh đó, CTĐT còn một số hạn chế: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học còn một số bất cập; Chuẩn đầu ra chưa thật sự cô đọng và theo nhóm; Ma trận về kết nối các học phần với chuẩn đầu ra của các CTĐT khác phân bổ không đồng đều; Chưa thể hiện rõ mức độ phù hợp giữa phương pháp và tiêu chí kiểm tra, đánh giá với chuẩn đầu ra; Chưa có nhiều phương pháp dạy học mới.
-
Về phương thức đào tạo về kế hoạch đào tạo có một số ưu điểm sau: Trường đã nhất quán thực hiện đào tạo theo phương thức tín chỉ cho tất cả các CTĐT; Phương án tuyển sinh của Trường được công bố công khai, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh; Có các tiêu chí để lựa chọn người học có chất lượng cho mỗi CTĐT; Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch nhập học và thực hiện nhập học; Kkế hoạch giảng dạy được chú trọng và lấy ý kiến các bên liên quan. Bên cạnh đó, phương thức đào tạo và kế hoạch đào tạo vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Phương thức đào tạo tín chỉ chưa thật sự phát huy đối với một số hệ đào tạo; Chưa đa dạng về thời gian thực hiện đối với các học phần/môn học; Số lượng học kỳ trong 01 năm học chỉ là 02 học kỳ; Kế hoạch năm học được làm thủ công; Chưa có chính sách đáp ứng nguyện vọng của sinh viên được đăng ký học nhiều hơn số tín chỉ cần đạt; Vai trò của cố vấn học tập còn mờ nhạt; Vấn đề cảnh báo học tập chưa được chú trọng.
-
Về chất lượng giảng dạy của giảng viên có những ưu điểm sau: Thường xuyên được đo lường thông qua đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên do Trường ban hành;
Bảo đảm tuân thủ về kỷ luật giờ giảng; Có thái độ nhiệt tình, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm trong quá trình giảng dạy; Hoạt động chuẩn bị giáo án của giảng viên nề nếp, nghiêm túc; Hoạt động giảng dạy trên lớp được ghi nhận ở mức khá tốt từ phía người học; Sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau mang tính đặc thù của ngành luật; Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước chuyển đổi số trong giảng dạy; Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học làm phong phú kiến thức bài giảng. Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy của giảng viên cũng còn một số hạn chế như: Còn hiện tượng chưa sử dụng thật sự hiệu quả thời lượng giờ giảng dạy trên lớp; Nội dung giáo án còn có chất lượng chưa đồng đều; Chưa có sự thay đổi mang tính đột phá về chất lượng bài giảng để thích hợp với học chế tín chỉ và mục tiêu hình thành năng lực cho người học; Việc sử dụng và phát huy hiệu quả các phương tiện kỹ thuật số và mạng internet còn chưa được thật sự chú trọng trong giảng dạy.
-
Hệ thống giáo trình, học liệu của Trường có những ưu điểm sau đây: Có quy trình tổ chức biên soạn giáo trình chặt chẽ, với những điều kiện về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của tác giả; Hệ thống giáo trình bậc đại học tương đối đầy đủ; Nội dung giáo trình phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra đã ban hành; Trình bày khoa học, logic, bảo đảm cân đối giữa lý luận và thực tiễn; Đảm bảo kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại; Thường xuyên được cập nhật, bổ sung; Có một số giáo trình song ngữ hoặc bằng tiếng nước ngoài; Trường đã xây dựng được hệ thống học liệu phong phú, các tài liệu có giá trị khoa học, độ tin cậy cao, tài liệu số hóa, dữ liệu pháp luật trực tuyến... Bên cạnh đó, hệ thống giáo trình, học liệu cũng có một số hạn chế như: Chưa có giáo trình dùng cho hệ sau đại học; Chưa tuyên bố về những yêu cầu kiến thức, kỹ năng và thái độ cho từng nội dung kiến thức; Một số giáo trình có cấu trúc chưa thật khớp với cấu trúc bài học trong đề cương học phần; Số lượng học liệu đưa vào đề cương môn học còn khá lớn, nhiều tài liệu đã cũ và không thể cung cấp phục vụ người học.
-
Đánh giá kết quả người học của Trường có những ưu điểm sau: Việc đánh giá kết quả người học ngày càng đa dạng, luôn cải tiến và được thực hiện thường xuyên; Nội dung đánh giá về cơ bản là phù hợp với mục tiêu CTĐT và chuẩn đầu ra; Công tác kiểm tra, đánh giá nhận được sự đánh giá khá tốt từ phía người học. Bên cạnh đó, công tác đánh giá kết quả học tập còn tồn tại một số hạn chế: Trường chưa thiết kế và ban hành được các tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng của các hình thức thi, kiểm tra so với chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo; Việc đánh giá điểm chuyên cần và thái độ chưa có quy định thống nhất; Tỷ lệ áp dụng các hình thức thi chưa đồng đều; Công tác thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá còn thụ động; Công tác xây dựng lịch thi còn tồn tại một số hạn chế vì không có phần mềm chuyên dụng; Chưa có quy định/hướng dẫn của Trường về việc phản hồi của Bộ môn/giảng viên đối với kết quả đánh giá người học.
-
Chất lượng đội ngũ nhân lực của Trường có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo khi có những ưu điểm sau: Trường chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giảng viên; Cơ cấu giảng viên có nhiều thế mạnh khi số lượng giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm chiếm đa số; Mặt bằng trình độ giảng viên đảm bảo chất lượng đào tạo; Trường chú trọng công tác phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; Hầu hết giảng viên có năng lực thiết kế, xây dựng, thẩm định và triển khai thực hiện chương trình đào tạo, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; Công tác quy hoạch, phát triển và đánh giá năng lực, kết quả công việc của đội ngũ giảng viên luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của Trường còn có một số hạn chế nhất định như: tỷ lệ sinh viên/giảng viên vẫn còn cao, dẫn đến tỷ lệ giảng vượt định mức còn nhiều; Mức độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực giảng viên chưa thật sự đồng đều; Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên còn đang chung chung, chưa có nhiều các khóa bồi dưỡng theo yêu cầu của chương trình đào tạo, theo chuyên ngành, tập trung phát triển năng lực dạy học của giảng viên; Chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ giảng viên có trình độ cao; Khả năng sử dụng được ngoại ngữ trong công việc chưa cao; Số lượng giáo sư, phó giáo sư được dự báo sẽ có xu hướng giảm dần.
-
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường để phục vụ đào tào có những ưu điểm sau: Chú trọng gắn kết với hoạt động đào tạo, thông qua nghiên cứu khoa học để phục vụ đào tạo và phục vụ cộng đồng; Trường đã ban hành nhiều văn bản nội bộ về chính sách và quy định khuyến khích phát triển hoạt động khoa học; Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên thường sát với nội dung chuyên môn trong quá trình dạy và học; Chú trọng việc thành lập các nhóm nghiên cứu hướng tới việc thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm nghiên cứu quốc tế; Trường hiện có nhiều thỏa thuận hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học; Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học được chú trọng, nhiều đề tài tham gia đã đạt giải cao ở những cuộc thi này, đem lại niềm tự hào cho Trường và các sinh viên tham dự; Chú trọng đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và người học. Bên cạnh đó, chất lượng nghiên cứu khoa học còn một số hạn chế sau: Tiềm năng nghiên cứu khoa học của Trường chưa được khai thác hiệu quả nhất; Việc công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và công bố quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng; Vai trò định hướng của hội đồng khoa, định hướng của Hội đồng Trường chưa rõ nét; Chưa nhiều công trình nghiên cứu khoa học đủ tầm để hình thành trường phái khoa học pháp lý mang dấu ấn của Trường; Trường chưa thực sự trở thành “điểm đến” của các nhà khoa học, của sinh viên quốc tế và khu vực; Mức chi cho hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu; Chưa đầu tư đúng mức đến hoạt động nghiên cứu phát triển CTĐT, đổi mới phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả của người học các CTĐT.
-
Công tác đầu tư, quản lý cơ sở vật chất của Trường để phục vụ đào tạo có những ưu điểm sau: Nguồn tài chính của Trường từng bước đáp ứng việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất; Việc bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất được quan tâm thực hiện; Hệ thống thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng cơ bản nhu cầu; Hệ thống hỗ trợ học tập được từng bước đầu tư, cải tiến, nhất là nguồn học liệu; Chú trọng đảm bảo môi trường, sức khỏe, sự an toàn và khả năng tiếp cận của những người có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh những ưu điểm, cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ người học cũng còn một số hạn chế: Trường chưa có văn bản kế hoạch trung hạn, ngắn hạn về việc tăng cường tạo các nguồn tài chính hợp pháp; Một số diện tích làm việc chức năng còn hạn chế và chưa được đảm bảo công năng sử dụng; Lĩnh vực công nghệ thông tin còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay; Hệ thống học liệu mặc dù tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa thật sự cập nhật, nhất là đối với sách chuyên khảo bằng tiếng nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật.
-
Định hướng xây dựng giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội bao gồm định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nguồn nhân lực pháp luật như tinh thần Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chủ trương của các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, yêu cầu, chỉ tiêu trong Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/09/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, đáp ứng “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025” được phê duyệt theo Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ và mục tiêu “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023 - 2030” được phê duyệt bởi Quyết định 1056/QĐ-TTg ngày 13/09/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
-
Việc xây dựng các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng cần bám sát định hướng đến năm 2030 của Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh xây dựng Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật và trường đại học định hướng nghiên cứu và các yêu cầu sau: (i) Các giải pháp phải thực hiện đúng quan điểm phát triển của Trường Đại học Luật Hà Nội; (ii) Về đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo, phải giữ vị thế là một trong những cơ sở hàng đầu trong cả nước về đào tạo nguồn nhân lực pháp luật; (iii) Về nghiên cứu khoa học, đảm bảo tăng cường cả về số lượng và chất lượng, chú trọng đến công bố và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kết nối giữa nghiên cứu và đào tạọ; (iv) Tăng cường chất lượng đào tạo gắn với phổ biến, giáo dục pháp luật và phục vụ cộng đồng; (v) Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự phải đảm bảo theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản trị đại học hiện đại, (vi) Lĩnh vực hợp tác quốc tế ngày càng đa dạng, bao gồm hợp tác trong đào tạo và trong nghiên cứu khoa học; (vii) Tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; (viii) Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý theo hướng tập trung, hiện đại, hiệu quả đồng bộ và có thể tích hợp.
-
Các giải pháp chủ yếu để kiểm soát, nâng cao chất lượng CTĐT: Nghiên cứu ban hành sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục thành một văn bản riêng để thuận lợi cho việc truyền thông đến người học và xã hội; Chú trọng, nâng cao chất lượng đối sánh trong hoạt động đào tạo luật một cách thường xuyên và thực chất; Chủ động tiếp thu, học hỏi, cập nhật với các CTĐT của những quốc gia có nền giáo dục phát triển; Mục tiêu và CTĐT của Trường cần thay đổi theo hướng phù hợp với sự phát triển của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động lấy ý kiến phản hồi đa dạng các bên liên quan về CTĐT; Chú trọng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên; Nghiên cứu triển khai đào tạo pháp luật kết hợp với các ngành học khác; Kết nối trong đào tạo để bảo đảm tính liên thông với các cơ sở đào tạo nghề luật, mà trước tiên là Học viện Tư pháp; Chú trọng đưa kỹ năng học tập suốt đời (lifelong learning) vào CTĐT cũng như các học phần của CTĐT để thực hiện;
-
Các giải pháp chủ yếu để kiểm soát, nâng cao chất lượng phương thức đào tạo và kế hoạch đào tạo: Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh các hệ đào tạo; Chú trọng thực hiện triệt để phương thức đào tạo tín chỉ đối với các hệ đào tạo đại học theo nguyên tắc mềm dẻo; Linh hoạt về thời gian học tập đối với các học phần; Tăng số lượng học kỳ trong năm học từ 02 học kỳ như hiện nay thành 03 học kỳ; Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng được nhu cầu của người học; Cho phép sinh viên có thể đăng ký học một số môn học/học phần nhiều hơn định mức cần có của CTĐT hoặc ngoài CTĐT khi có nhu cầu; Tăng cường vai trò và năng lực của cố vấn học tập; Tăng cường rà soát để cảnh báo học tập đến người học.
-
Các giải pháp chủ yếu để kiểm soát, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên bao gồm: Chú trọng triển khai phương pháp dạy học tích cực (active teaching and active learning) là xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay; Từng bước triển khai hình thức giảng dạy tích hợp (Blended learning); Cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học kết hợp kiểm tra đánh giá thông qua hình thức giảng dạy và học tập qua dự án (Project-Based Learning)Thường xuyên tập huấn cho giảng viên về các phương pháp dạy học chuyên biệt và đổi mới trong giảng dạy luật; Nâng cao “năng lực học luật” của người học thông qua việc đưa học phần “Nghề luật và phương pháp học luật” thành môn học bắt buộc; Ứng dụng kỹ năng tư duy pháp lý IRAC trong giảng dạy luật cũng như đánh giá kết quả học tập của người học; Tăng cường nghiên cứu và phân tích án lệ; Tăng cường cho sinh viên tiếp cận kiến thức và kỹ năng từ những người hành nghề luật, trực tiếp trải nghiệm và học việc tại các đơn vị thực hành luật; Thiết kế các hoạt động dạy và học theo hướng vận dụng chu trình PDCA; Trường cần thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan đối với hoạt động giảng dạy, trong đó chú trọng lấy ý kiến của người học.
-
Các giải pháp chủ yếu kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo trình, học liệu phục vụ đào tạo bao gồm: Trường ban hành quy định cụ thể hóa yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hệ thống giáo trình, tài liệu được biên soạn; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với công tác biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; Hoàn thiện chính sách, quy định, quy trình quản lý công tác biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu; Ban hành chính sách khuyến khích các tác giả biên soạn các giáo trình, sách chuyên khảo do trường đặt hàng; Tổ chức biên soạn giáo trình cho các môn học (học phần) bắt buộc dành cho chương trình đào tạo sau đại học; Khai thác kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học sử dụng cho biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học; Đổi mới hình thức trình bày của giáo trình, học liệu để thu hút người đọc; Thường xuyên rà soát để cập nhật, chỉnh lý những giáo trình đã xuất bản; Lựa chọn giáo trình, sách tham khảo, học liệu của các cơ sở đào tạo luật và nhà xuất bản có uy tín trong và ngoài nước để làm cơ sở, dữ liệu để tiến hành giảng dạy và học tập đối với các môn học chưa có giáo trình của Trường biên soạn; Đa dạng hình thức bổ sung nguồn học liệu là sách chuyên khảo, tham khảo; sách hướng dẫn ôn tập, sách bình luận khoa học; các kỷ yếu hội thảo; Tiến hành hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin với các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước; Tiếp tục xây dựng, phát triển nguồn học liệu số một cách hiệu quả.
-
Các giải pháp chủ yếu để kiểm soát, nâng cao chất lượng đánh giá kết quả học tập của người học: Linh hoạt lựa chọn, áp dụng hình thức thi, kiểm tra đối với từng học phần; Cụ thể hóa và hướng dẫn phương thức tính điểm thành phần; Tăng cường việc tổ chức thi kết thúc học phần bằng hình thức thi vấn đáp; Đầu tư mới, cập nhật hệ thống phần mềm, cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức thi và chấm thi trắc nghiệm; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, đội ngũ giảng viên; Kế hoạch thi, kiểm tra ban hành, được bố trí hợp lý về thời gian; Rà soát, cập nhật, công khai đầy đủ thông tin liên quan đến công tác đánh giá; Tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá người học.
-
Các giải pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức của Trường: Ban hành quy định riêng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; ban hành quy định về đánh giá viên chức trong đó có bộ chỉ số KPIs để đo lường, đánh giá kết quả công tác; Sắp xếp lại các bộ môn, môn học một cách hợp lý; Thực hiện chính sách ưu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực được đào tạo ở nước ngoài và chính sách chọn cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài; Nghiên cứu thành lập Trung tâm thực hành nghề luật (legal clinic); Hoàn thiện mô hình quản trị đại học theo hướng tự chủ, đồng thời tham khảo những hạt nhân hợp lý của mô hình quản trị doanh nghiệp; Kế hoạch/Đề án dài hạn phát triển nguồn nhân lực của Trường và Đề án nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng cường hợp tác, trao đổi giảng viên trong nước và nước ngoài; Nghiên cứu xây dựng quy định để giảng viên đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp; Xây dựng và thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, nhà khoa học; Làm tốt chính sách quy hoạch cán bộ quản lý phải đặc biệt là đội ngũ kế cận đã có kinh nghiệm quản lý đồng thời tăng cường theo từng giai đoạn, đồng thời chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung (cấp phòng, khoa).
-
Các giải pháp chủ yếu kiểm soát, nâng cao chất lượng hoạt động khoa học: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng tự chủ đại học và quản trị đại học hiện đại; Nghiên cứu, ban hành chiến lược và kế hoạch thực hiện đa dạng hoá nguồn thu và tăng nguồn chi cho hoạt động khoa học và công nghệ để từng bước phù hợp với trường đại học định hướng nghiên cứu; Nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác nghiên cứu với các bộ ngành, doanh nghiệp, địa phương; Xác định những yêu cầu cho các nhiệm vụ khoa học được đề xuất để đảm bảo tính ứng dụng và tầm ảnh hưởng của nghiên cứu; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích giảng viên tham gia đấu thầu các đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước và tương đương; Tăng cường tổ chức các hội thảo quốc tế, hội thảo quốc gia với sự tham gia phối hợp tổ chức của các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu lớn trong và ngoài nước; Chú trọng thành lập các nhóm nghiên cứu, trong đó ưu tiên các nhóm nghiên cứu quốc tế và nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu liên ngành; Xây dựng cơ chế và quy định để khuyến khích tổ chức các hội thảo quốc tế và trong nước có tài trợ hoặc xã hội hoá một phần; Từng bước nâng cao chất lượng Tạp chí Luật học đáp ứng yêu cầu hội nhập, đáp ứng yêu cầu của hệ thống trích dẫn ACI; Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định hỗ trợ công bố quốc tế để việc hỗ trợ được hiệu quả, phù hợp với chất lượng công bố quốc tế; Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học; Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên trẻ; Tiếp tục đề xuất với Bộ Tư pháp để có cơ chế thực hiện đề tài cấp Bộ (của Bộ Tư pháp) với kinh phí đối ứng của Trường; Tiếp tục tạo điều kiện cho người học các hệ đào tạo tham gia nghiên cứu khoa học; Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển tầm ảnh hưởng của các diễn đàn khoa học của Trường, trước tiên là Diễn đàn Luật học và Phát triển.
-
Các giải pháp cơ bản để kiểm soát, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ, phục vụ người học: Nghiên cứu và ban hành kế hoạch trung hạn về tăng cường tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp; Nghiên cứu, sắp xếp lại hệ thống phòng làm việc và phòng học để đảm bảo hiệu quả sử dụng; Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số; Sắp xếp lại không gian thư viện, tăng cường đầu tư cho hệ thống thư viện, nhất là khu vực thư viện của Phân hiệu; Nghiên cứu, bổ sung hệ thống học liệu bằng tiếng nước ngoài, nhất là sách chuyên khảo; Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang trụ sở chính của Trường để phục vụ người học, bao gồm cải tạo công năng các khu vực chung; Tiếp tục tăng cường xây dựng và đề xuất các cơ quan chức năng cùng giải quyết khó khăn trong việc triển khai đầu tư Cơ sở 2 tại Thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tóm lại, kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Trường Đại học Luật Hà Nội cần triển khai trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng Trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật. Kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo luật vừa là hai nhiệm vụ riêng nhưng đồng thời lại gắn bó chặt chẽ với nhau, được thực hiện thông qua các đơn vị chịu trách nhiệm, công cụ và tiêu chí kiểm soát, bao gồm cả tiêu chí định tính và định lượng. Kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo luật không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà phải coi là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thể hiện vị thế của Trường Đại học Luật Hà Nội trong việc đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
-
. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2 tập, H.2021.
-
. Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo luật”, Đề án khoa học cấp Bộ, nghiệm thu năm 2021
-
. Hoàng Ly Anh, “Trao đổi nguồn lực phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam: Kinh nghiệm của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Tọa đàm “Phát triển và chia sẻ nguồn lực giữa các cơ sở đào tạo luật Việt Nam", Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật Việt Nam, 2022.
-
. Trần Thị Minh Tuyết (2022), “Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 21/05/2022, https://www.tapchi congsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi//2018/825408/doi-moi-giao-duc- dai-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-giai-phap.aspx#
-
. Nguyễn Thái Bá, Nghiêm Xuân Huy, Vũ Hải Phương, Ngô Minh Ngọc (2021), “Đào tạo trực tuyến dưới góc nhìn của giảng viên và sinh viên: Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội”, Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học - Lý luận và Thực tiễn, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
-
. Nguyễn Ngọc Bích (2015), Tư duy pháp lý của Luật sư, Nxb. Trẻ, TP HCM
-
. Nguyễn Bá Bình (2023), “Án lệ trong hệ thống pháp luật Úc và một số đánh giá về án lệ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Án lệ - Lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và một số nước”, Nxb. Công an nhân dân.
-
. Nguyễn Hòa Bình (2018), Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bài phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Hoàn thiện hệ thống tư pháp trước những thách thức hiện nay” được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, nhằm trao đổi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác về tòa án và tư pháp của các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, 12-14/9/2018
-
. Nguyễn Hòa Bình (2019), “Quyết định tư pháp và đoán định tư pháp của người dân - Phạm trù pháp lý mới cần quan tâm trong thực tiễn pháp lý nước ta”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/quyet- dinh-tu-phap-va-doan-dinh-tu-phap-cua-nguoi-dan-pham-tru-phap-ly- moi-can-quan-tam-trong-thuc-tien-phap-ly-nuoc-ta, truy cập ngày 08/8/2023.
-
.Christopher Winch và John Gingell (2022), Triết lý và chính sách giáo dục, Nxb. Dân trí, Hà Nội
-
.Lê Thị Thùy Dung (2014), “Cải thiện cơ sở vật chất, cảnh quan và không gian kiến trúc góp phần xây dựng môi trường văn hóa thẩm mĩ trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục số 347, tháng 12/2014.
-
.Hoàng Anh Đức, Tô Thị Diễm Quyên (2019), Học tập qua dự án, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
-
.Joseph E.Stiglitz và Bruce C.Greenwald, Xây dựng xã hội học tập - Cách tiếp cận mới cho tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
-
.Joseph E.Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nguyễn Thị Hiền, Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Văn Hưởng biên dịch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
-
.Nguyễn Thị Việt Hà (2011), “Dạy học theo dự án - Phương pháp dạy học hiệu quả trong đào tạo theo tín chỉ ở bậc đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 254, kỳ 2, năm 2011.
-
.Bùi Đăng Hiếu (2018), Đề tài “Đổi mới hoạt động giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của người học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp.
-
.Tạ Thị Thu Hiền và Trần Hữu Lượng, “Nâng cao chất lượng hoạt động hậu kiểm định chất lượng - Bài học từ kết quả kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo”, Kỷ yếu hội thảo kiểm định chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam, Mạng lưới các cơ sở đào tạo luật Việt Nam, 2020.
-
.Chu Thị Hoa (2023), “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Nguyễn Ngọc Hòa (2017), “Chất lượng đào tạo sau đại học về luật học - Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Luật học, số 2/2017.
-
.Đoàn Trung Kiên (2020), Báo cáo tổng hợp đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp.
-
.Nguyễn Văn Mạnh (2016), “Kinh nghiệm đào tạo luật ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, Kỉ yếu hội thảo “Đổi mới hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường luật ở Việt Nam hiện nay”, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 10/2016.
-
.Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1998). Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục.
-
.Nguyễn Việt Phương (2019), “Tăng cường tự chủ chương trình đào tạo - Yếu tố căn bản nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 4/2019.
-
. Nguyễn Văn Tuấn (2011), Chất lượng giáo dục đại học - Nhìn từ góc độ hội nhập, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
-
.Xem Lê Ngọc Trà, “Các ngành khoa học xã hội và nhân văn: gánh nặng đường xa”, http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/khoa-hoc-xa-hoi -va-nhan-van-viet-nam-ganh-nang-111uong-xa
-
.Đào Lệ Thu (2023), “Đổi mới phương pháp dạy học ngành luật góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực tư pháp”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023, tr.153-162
-
.Lê Minh Tâm (2008), Báo cáo tổng hợp đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng Bộ giáo trình chuẩn đào tạo Đại học Luật”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, 2008.
-
.Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07 (đề tài KX-07-08), Hà Nội.
-
.Trần Kim Liễu (2023), “Thực trạng đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam và một số kiến nghị”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 5/2023.
-
.Nguyễn Văn Nam (2005), “Đào tạo luật và nghề luật ở Cộng hoà liên bang Đức”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8, tháng 4/2005.
-
.Dương Tâm - Thanh Hằng, “Hai điểm nghẽn của giáo dục đại học Việt Nam”, Báo điện tử Vnexpress, ngày 15/8/2023, https://vnexpress.net/hai- diem-nghen-cua-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-4642104.html
-
.Nguyễn Tấn Thành (2023), “Tác động của nguồn lực đầu tư vào đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển cơ sở vật chất của trường đại học trong việc thúc đẩy trong quá trình tự chủ hóa”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ”, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2023.
-
.Pamela Katz, Lê Nguyễn Gia Thiện (2013), “Khái quát về đào tạo luật tại Hoa Kỳ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 23 (tháng 12), 2013
-
.Nguyễn Xuân Thu và Lê Thị Thúy Nga (2023), “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp tại Học viện Tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Nguyễn Văn Hiến, Đặng Ánh Hồng, Nguyễn Tuấn Kiệt (2020), “Hình thức dạy học kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo đại học”, Tạp chí Khoa học quản lý giáo dục, số 4(28), 2020.
-
.Đinh Thị Phương Hoa (2022), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình học tập kết hợp (blended learning) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học”, Bộ Tư pháp.
-
.Nguyễn Đức Lam (2011), “Án lệ ở Úc: Lịch sử, khái niệm, nguyên tắc và cơ chế thực hiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13, tháng 7/2011.
-
.Nguyễn Văn Tuyến (2023), “Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp có trình độ cao trước yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Vũ Trọng Rỹ, “Quan niệm về chất lượng và hiệu quả giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Giáo dục phát triển toàn diện - Thực trạng và giải pháp xét từ bình diện Tâm lý học và Giáo dục học”, Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.
-
.Hà Thị Út (2023), “Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực tư pháp”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Đặng Thị Vân (2023), “Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học luật hà nội đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tư pháp”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Hoàng Văn Vân, “Phương thức đào tạo theo tín chỉ: Lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy và học ở bậc đại học”, Nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội, https://vnu.edu.vn/home/?C1635/N4437/ Phuong- thuc-dao-tao-theo-tin-chi:-lich-su,-ban-chat,-va-nhung-ham-y-cho-phuong- phap-giang-day---hoc-o-bac-dai-hoc.htm, truy cập ngày 18/06/2023
-
.Võ Khánh Vinh (2023), “Chiến lược phát triển nhân lực tư pháp quốc gia đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, Kỷ yếu hội thảo trọng điểm “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng 5/2023.
-
.Nguyễn Xuân Xanh (2019), Đại học - Định chế giáo dục thay đổi thế giới từ trung cổ đến hiện đại, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
-
.Nguyễn Xuân Yêm (2023), “Một số ý kiến về đổi mới chương trình đào tạo trình độ đại học luật đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tư pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 5/2023.
-
.Phan Thị Yến, Đặng Vinh (2021), “Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bắt đầu từ việc vận dụng mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)”, sách chuyên khảo “Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học - Lý luận và thực tiễn”, Nghiêm Xuân Huy (chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI
-
.Alvarez, S. (2005), “Blended learning solutions”. In B. Hoffman (Ed.), Encyclopedia of Educational Technology.
-
.Alan Rogers & Peter Taylor (1998), Participatory Curriculum Development in Agricultural Education. A Training Guide, https://www.fao.org/ documents/card/en/c/696ce570-de22-54b7-b522-62737dd8aaa3/
-
.Bryan A. Garner (Editor in Chief), Black’s Law Dictionary.
-
.Barbara Condliffe, et al. (2017), Project-Based Learning A Literature Review, Working Paper, MDRC.
-
. Christian H. Jensen (2000), Legal problem questions: Analyzing rhetorical structures and strategies using “IRAC”, Unpublished master's thesis, City University of Hong Kong, Hong Kong.
-
.Dennis Drinka & Minnie Yi-Miin Yen (2008), “Controlling Curriculum Redesign with a Process Improvement Model”, Journal of Information Systems Education, Vol. 19 (3).
-
.Diana Green editor (1994), What is Quality in Higher Education?, Society for Research into Higher Education & Open University Press, USA.
-
.Doyle, W. (1986), “Classroom organization and management”, In M. C. Wittrock (Hrsg.), Handbook of research on teaching, Macmillan, London
-
. Douglas C. Montgmery (2009), Introduction to Statistical Quality Control, John Wiley & Sons, Inc, p.61
-
.Edward Sallis editor (2002), Total quality Management in Education, Kogan Page
-
.European Education Area, “European Credit Transfer and Accumulation System (ECTS)”, https://education.ec. europa.eu/education-levels/higher- education/inclusive-and-connected-higher-education/european-credit- transfer-and-accumulation-system, truy cập ngày 16/04/2023
-
. INQAAHE (2022), International Standards and Guidelines for Quality Assurance in Tertiary Education, 2022 Edition, Nguồn: https://www.inqaahe.org/international -standards-and-guidelines-quality- assurance-higher-education-isgs
-
. International Labour Organization (2019), Lifelong Learning: Concepts, Issues and Actions.
-
.James Marson, Adam Wilson, Mark Van Hoorebeek (2005), “The Necessity of Clinical Legal Education In University Law Schools: A UK Perspective”, International journal of legal education, Vol.7.
-
.John Hattie (2002), “What are the attributes of excellent teachers? In
Teachers make a difference: What is the research evidence?”, Australian Council for Educational Research
-
.Lee Harvey and Diana Green (1993), “Defining Quality”, Assessment & Evaluation in Higher Education, Vol.18, issue 1.
-
.Leila El Bishry (2022), “Academic credit Systems Worldwide - A Guide for International Students”, https://uni-app.com/academic-credit-systems- worldwide/
-
.Legal education in Autralia, https://cald.asn.au/slia/legaleducation /#:~:text=Degrees%20in%20law,those%20without%20a%20prior%20deg ree, truy cập ngày 22/03/2023.
-
.Mario Pagliero, Edward Timmons (2013), “Occupational regulation in the European legal market”, The European Journal of comparative economics, Vol.10, issue 2.
-
.M. Martin & A. Stell (2007), External quality assurance in higher education: Making choices, UNESCO.
-
.Manzoor Ahmed (2014) "Lifelong Learning in a Learning Society: Are Community Learning Centres the Vehicle?" in Education, Learning, Training : Critical Issues for Development, International Development Policy series No.5, Geneva: Graduate Institute Publications, Boston: Brill- Nijhoff.
-
.Mark Sidel & Phạm Duy Nghĩa (2014), “Building Clinical Legal Education in Viet Nam: Resource Paper Prepared for UNDP Viet Nam”, Final Report, https://procurementnotices.undp.org/view_file.cfm?doc_id=5084
-
.Nelson P. Miller and Bradley J. Charles (2009), “Meeting the Carnegie Report's Challenge to Make Legal Analysis Explicit - Subsidiary Skills to the IRAC Framework”, Journal of Legal Education, Vol. 192.
-
.Omporn Regel (1992), The academic credit system in Higher education: Effectiveness and relevance in developing countries, World Bank.
-
. Philip G.Altbach(2001), “Measuring academic progress: the course-credit system in American higher education”, Higher Education Policy, Vol.14, Issue 1.
-
. Radhika Kapur (2018), “Curriculum and Instructional Planning in Higher Education”, https://www.researchgate.net/publication/323829606 _Curriculum_and_Instructional_Planning_in_Higher_Education
-
.Ralph S.Tyler & Robert S.Catz (1980), “The Contradictions of Clinical Roger Ellis editor (1995), Quality Assurance for University Teaching, Society for Research into Higher Education, Ltd., London.
-
. Ralph S.Tyler & Robert S.Catz (1980), “The Contradictions of Clinical Legal Education”, Legal Education, The Cleveland State Law Review, Vol.29 (4)
-
. Scheerrens, J. (1990), “School effectiveness and the development of process indicatorsof school functioning”, School Effectiveness and School Improvement, Vol. 1.
-
. Shahrooz Farjad (2012), “The Evaluation Effectiveness of training courses in University by Kirkpatrick Model (case study: Islamshahr university)”, Procedia - Social and Behavioral Sciences Journal, Vol.46.
-
.Slameto Uksw (2020), “Evaluation of Higher Education Training Programs towards Excellent Study Programs”, International Journal of Advanced Science and Technology, Vol. 29, No. 6.
-
.Snjezana Nevia Mocinic, “Active teaching strategies in higher education”, Metodicki obzori: casopis za odgojno-obrazovnu teoriju i praksu, Vol.72 No.15.
-
.UNESCO (2022), Making lifelong learning a reality: A handbook”, UNESCO Institute for Lifelong Learning, Feldbrunnenstrasse 58, 20148 Hamburg, Germany.
-
.UNESCO (2000), The Dakar Framework for Action, Education for All: Meeting our Collective Commitments, The World Education Forum (26-28 April 2000), Dakar.
-
.UNESCO (2005), EFA Global Monitoring Report 2005, http://www.unesco.org/education/gmr_ download/chapter1.pdf
-
.UNDP (2014), Assessment of Clinical Legal Education Program in Law Training institution in Vietnam, https://www.babseacle.org/ wordpress/wp- content/uploads/2015/01/2014-UNDP-Assessment-Report-on-CLE- Vietnam-Dec-2-2014.pdf.
-
.Zhizhou Wang, Sida Liu & Xueyao Li, “Internationalizing Chinese Legal Education in the Early Twenty-First Century”, https://www.academia.edu/ 31355564/Internationalizing_Chinese_Legal_Education_in_the_Early_T wenty_First_Century.
|
Nội dung toàn văn
|
|
File đính kèm
|
...
|
|
|