KHÁI QUÁT CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1. MỤC TIÊU
Đề tài hệ thống, tổng hợp một cách toàn diện các đề xuất, kiến nghị khoa học (sau đây gọi chung là kiến nghị khoa học) chính trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và giáo dục đào tạo từ các nhiệm vụ khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước của Bộ Tư pháp được triển khai từ năm 2001 đến nay, qua đó khẳng định các đóng góp của Viện cho Bộ, ngành và nền khoa học pháp lý.
2. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luật quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc điều hòa các quan hệ quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì vai trò đó ngày càng được khẳng định. Vai trò của luật quốc tế đã ngày càng được mở rộng hơn không chỉ nằm gói gọn trong những vấn đề thuộc về truyền thống trong lĩnh vực công pháp như quyền con người, hòa bình an ninh khu vực… mà phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế đã vượt ra khỏi tính truyền thống đó đến các quy định về pháp luật tư như thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp… Đó cũng là quy luật tất yếu của quá trình lịch sử, bởi các hiện tượng, thực trạng luôn thay đổi và Luật quốc tế cũng phải thay đổi theo để phù hợp với xu hướng đó.
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở hơn hai thập kỷ và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và tăng cường. Nước ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và đã đóng góp tích cực vào những thành công của các tổ chức này trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động khác nhau, đặc biệt là trong tổ chức Liên Hợp Quốc và ASEAN. Một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới: nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Cùng với đó là việc tham gia vào một loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng như các hiệp định song phương, đa phương quan trọng khác. Trong vòng năm năm sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã xây dựng mới và hoàn thiện trên 30 bộ luật; rà soát, đánh giá trên 400 văn bản pháp luật có liên quan đến 300 loại giấy phép kinh doanh và nghiêm túc thực hiện lộ trình mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ theo cam kết của WTO. Phiên rà soát chính sách thương mại lần đầu tiên trong WTO đã được Việt Nam hoàn thành vào năm 2013. Cho đến đầu năm 2018, Việt Nam đã tham gia đàm phán 16 FTA, trong đó có 10 FTA đã ký kết và đi vào thực thi bao gồm 6 FTA trong khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối; 4 FTA song phương (với Nhật Bản, Chi Lê, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu).
Về tư pháp quốc tế, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế năm 2013 là bước ngoặt đánh dấu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Phát triển pháp luật quốc tế trong đó có tư pháp quốc tế là nội dung quan trọng trong đổi mới về mặt thể chế, phục vụ hội nhập sâu và rộng, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Nghị quyết xác định đổi mới về thể chế, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy là một trong những định hướng chủ yếu về hội nhập quốc tế. Nghị quyết cũng khẳng định sự thống nhất trong chính sách xây dựng pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế được thể hiện qua chiến lược của Đảng nêu trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Có lẽ chính vì vậy mà trong vòng 10 năm các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tư pháp quốc tế được thực hiện là 10 nhiệm vụ/29 nhiệm vụ nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Các nội dung chủ yếu xoay quanh việc gia nhập các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Các văn bản giải thích nội dung các Công ước thuộc Hội nghị đã cung cấp các thông tin, kinh nghiệm về hoàn thiện thể chế, thực tiễn thực thi các quy định cụ thể của Công ước, cũng như những lưu ý khi áp dụng các quy định đó. Ngoài ra, các tài liệu do Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế chính thức phát hành và được cập nhật định kỳ đã giải thích và hỗ trợ quốc gia hiểu đúng, đầy đủ và thống nhất về các yêu cầu của Công ước. Đây cũng là các tài liệu hữu ích cho Việt Nam tham khảo để nghiên cứu, học tập đối với việc tổ chức thực thi các yêu cầu mà Công ước đặt ra.
Việc tích cực tham gia các Điều ước quốc tế và gia nhập vào sân chơi chung quốc tế đã đặt ra nhu cầu về việc nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu, rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật chuẩn bị cho gia nhập các công ước quốc tế dần được triển khai và mỗi công trình nghiên cứu đều đưa ra những hệ thống kiến nghị cụ thể. Hệ thống các kiến nghị được đề xuất trong các nhiệm vụ khoa học của Bộ, ngành Tư pháp cũng đồ sộ và đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đến nay, chưa có một công trình khoa học nào tổng hợp lại những kiến nghị đã được công bố và bước đầu đánh giá ý nghĩa của những kiến nghị này trong thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Phần lớn các kiến nghị khoa học này vẫn được nằm rải rác ở các sản phẩm nghiên cứu trung gian, các báo cáo phúc trình kết quả đề tài mà chưa được tập hợp, hệ thống hoá một cách tổng thể.
Với những lý do nêu trên, việc tiếp tục rà soát, tổng hợp các kiến nghị khoa học từ năm 2001 đến nay (2021) trong lĩnh vực pháp luật quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nghiên cứu tổng hợp các kiến nghị này không chỉ góp phần đánh giá mức độ đóng góp của công tác nghiên cứu khoa học vào quá trình xây dựng, thực thi, phát triển pháp luật quốc tế; mà còn nhận diện những kiến nghị khoa học trọng tâm, có tính ứng dụng cao, tạo ra những giá trị thặng dư cho Bộ, ngành Tư pháp cũng như toàn xã hội.
Kết quả triển khai đề tài này sẽ góp phần khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như những đóng góp của cá nhân các nhà nghiên cứu nói riêng trong công tác hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật và phát triển pháp luật quốc tế và đào tạo luật trong thời gian qua. Bên cạnh đó, kết quả của đề tài cũng sẽ là một tài liệu có ý nghĩa, hướng tới ngày kỷ niệm 40 năm xây dựng và trưởng thành của Viện Khoa học pháp lý (1983-2023).
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Từ năm 2001 đến nay, Bộ Tư pháp đều đưa ra những định hướng nghiên cứu cho từng giai đoạn. Chính vì vậy, các nghiên cứu pháp luật quốc tế và giáo dục đào tạo vì thế mà cũng có những định hướng và thay đổi nhất định. Để triển khai các định hướng nghiên cứu khoa học này, Bộ Tư pháp đã thực hiện tổng cộng 34 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp Bộ trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và 04 nhiệm vụ liên quan đến đào tạo luật. Tuy nhiên, chưa có nhiệm vụ cấp nhà nước nào được thực hiện.
Kết quả các công trình nghiên cứu này đã được Viện Khoa học pháp lý tổng hợp và biên soạn thành các số thông tin khoa học pháp lý chuyên đề. Ví dụ: Số thông tin khoa học pháp lý chuyên đề “Tổng hợp các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp” đã hệ thống hóa các đề xuất, kiến nghị khoa học (do Bộ Tư pháp triển khai thực hiện từ năm 1990 đến năm 2000). Qua đó, giá trị khoa học và thực tiễn của các nhiệm vụ khoa học mà Bộ Tư pháp đã thực hiện thời kỳ này đã được được đông đảo cán bộ, công chức trong toàn ngành cũng như những cán bộ, công chức và học sinh sinh viên chuyên ngành luật đón nhận và đánh giá cao. Thêm vào đó số thông tin định kỳ về “Nội dung tóm tắt các đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp” đã được nghiệm thu (từ năm 2007 đến nay) do Trung tâm Thông tin - Thư viện biên tập và công bố đã tóm tắt nội dung và trích đăng lại các kiến nghị của từng đề tài theo trình tự thời gian. Tuy nhiên, do giới hạn về dung lượng và kinh phí, các số này đều chỉ dừng lại ở việc tóm tắt nội dung và trích đăng lại các kiến nghị của từng đề tài theo trình tự thời gian và cũng chỉ chọn lọc đề tài khoa học đã bảo vệ, nghiệm thu để tóm tắt.
3.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Có thể nói rằng, trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và đào tạo luật nói chung, các chủ đề được đặt ra nghiên cứu khá rộng và bao quát. Học giả đến từ các quốc gia trên thế giới cũng quan tâm nghiên cứu mọi mặt, mọi khía cạnh với các cách tiếp cận nghiên cứu đa ngành, liên ngành... Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chưa có bất kì một công trình nghiên cứu khoa học nào tổng kết lại những nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật quốc tế và giáo dục đào tạo trước đó. Có chăng các nhà khoa học chỉ đưa ra những xu hướng nghiên cứu nổi bật trong từng lĩnh vực chuyên ngành của pháp luật quốc tế như: công pháp quốc tế thông qua việc đánh giá tình hình gia nhập các Công ước quốc tế song phương, đa phương của các quốc gia; tư pháp quốc tế thông qua việc đánh giá tình hình gia nhập các công ước của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; luật thương mại quốc tế; pháp luật so sánh...
PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN 2001-2020
Căn cứ vào tình hình thực tiễn triển khai, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật quốc tế của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2001-2020 có thể được chia thành 2 phân đoạn nhỏ là giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020 với các bối cảnh và định hướng nghiên cứu cụ thể như sau:
1. BỐI CẢNH CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1.1 Giai đoạn 2001 - 2010
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn có ý nghĩa lịch sử trọng đại, loài người đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI, giai đoạn này cũng chứng kiến nhiều sự kiện lớn của thế giới và của đất nước Việt Nam, đặc biệt là các lần đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính sách tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mọi mặt đời sống xã hội.
Tháng 4/2001, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức thành công. Đại hội đã tập trung thảo luận, đánh giá chặng đường hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000), rút ra bài học của công cuộc đổi mới. Đại hội đi sâu phân tích những đặc điểm của thế kỷ XX, một thế kỷ ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn sâu sắc và dự báo tình hình thế giới những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đại hội khẳng định những thắng lợi to lớn mà nhân dân ta đã giành được trong hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa nước ta “từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhất định nhân dân ta sẽ xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá, đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải nhanh chóng xây dựng cho được một chương trình cải cách hành chính có tính chiến lược, dài hạn của Chính phủ. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010.
Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.
Đến tháng 4 năm 2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam được diễn ra. Đại hội thông qua nhiều quyết sách quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên. Đại hội khẳng định: “Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ”[1]. Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương. “Xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm”[2]. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đất nước, được thảo luận kỹ qua nhiều đại hội và hội nghị Trung ương, thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức từ ngày 12 đến 19/1/2011. Đại hội thảo luận và thông qua nhiều quyết sách quan trọng trên tất cả các lĩnh vực cơ bản và trọng yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tới. Đại hội chỉ rõ, mục tiêu tổng quát trong 5 năm là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Một sự kiện cũng diễn ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam là việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2001). Cương lĩnh đánh giá khái quát, cô đọng quá trình cách mạng Việt Nam, nêu rõ những đặc điểm nổi bật của thời đại trong giai đoạn lúc bấy giờ.
Cương lĩnh xác định: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để thực hiện mục tiêu to lớn đó, Cương lĩnh vạch rõ phải quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Cương lĩnh chỉ rõ những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, về bản chất và vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng.
Bên cạnh những định hướng lớn về việc phát triển kinh tế, trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta cũng có những đường lối, chính sách mới về cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã đưa ra những định hướng lớn trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể, Nghị quyết đã đề ra sáu định hướng: (i) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; (ii) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; (iii) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (iv) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội; (v) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; (iv) Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định mục tiêu chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ Nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến lược cải cách tư pháp được triển khai theo 4 định hướng cơ bản: Hoàn thiện thể chế hình sự, dân sự, thủ tục tư pháp; Cải cách tổ chức các cơ quan tư pháp và các thiết chế bổ trợ tư pháp mà trung tâm là Tòa án và khâu đột phá là tăng cường tranh tụng dân chủ; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp; Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tăng cường hội nhập quốc tế tại Việt Nam. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam đã dần mở cửa thị trường, tăng cường gia nhập các thiết chế trong khu vực và trên thế giới. Tháng 7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á); Năm 1996 là thành viên của APEC (Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương); Năm 2000, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ; Tháng 1/2007 là thành viên chính thức của WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) v.v... Trong thời gian này, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, như cùng với các nước ASEAN ký FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (2004), ASEAN - Hàn Quốc (2006), ASEAN - Nhật Bản (2008)... Ký FTA song phương Việt Nam - Nhật Bản (2008), Việt Nam - Chi Lê (2011),….
Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư và viện trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin, Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng, đáp ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác.
Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý..., thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần đào tạo cho Việt Nam những nhà quản lý, các doanh nhân, đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý. Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế thị trường ngày một thông thoáng, tương thích, tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế thị trường thực sự.
Cùng với việc tham gia các thiết chế quốc tế, Việt Nam cũng đã thực hiện nghĩa vụ thành viên của mình bằng việc xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế, công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đến năm 2005, Việt Nam đã chính thức ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Đây là văn bản Luật đầu tiên quy định về việc ký kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực pháp luật quốc tế tại Việt Nam. Văn bản đã tạo ra hành lang pháp lý cho tiến trình hội nhập quốc tế về pháp luật cũng như trong các lĩnh vực khác, tạo cơ sở pháp lý cho việc gia nhập các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới và các liên kết khu vực của Việt Nam sau này.
1.1.2 Định hướng nghiên cứu pháp luật quốc tế
Đối với định hướng nghiên cứu pháp luật quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật trong giai đoạn này gắn liền với hoạt động xây dựng, cải cách và hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Ngay tại quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết số 48-NQ/TW đã đặt ra vấn đề việc hoàn thiện pháp luật phải “phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa” và phải “tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật”.
Từ những quan điểm chỉ đạo như vậy, Nghị quyết 48 cũng đặt ra những định hướng lớn trong việc hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tiếp thu và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.
Thứ nhất, đối với định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ phải tiến hành thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội.
Thứ hai, đối với định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc nghiên cứu pháp luật quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể:
-
Trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, phải tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế.
-
Trong hoạt động hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ phải đi theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ ba, đối với định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 48 xác định những vấn đề trọng tâm sau:
Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; khẩn trương rà soát, hoàn thiện pháp luật theo yêu cầu gia nhập WTO; thực hiện các cam kết với ASEAN, tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006, tiến tới cộng đồng kinh tế châu Á vào năm 2020.
Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế (trọng tài, hoà giải) phù hợp với tập quán thương mại quốc tế. Tham gia các điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của toà án, quyết định trọng tài thương mại.
Ký kết và gia nhập các công ước quốc tế về chống khủng bố quốc tế, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống rửa tiền, chống tham nhũng, các hiệp định tương trợ tư pháp. Chú trọng việc nội luật hoá những điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù.
Ngoài ra, tại Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách tư pháp là phải tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp: (i) Tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia. Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống; (ii) Tăng cường sự phối hợp chung trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có yếu tố quốc tế và khủng bố quốc tế với các tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL,… với cảnh sát các nước láng giềng và khu vực, với cảnh sát một số quốc gia có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, lao động, học tập; (iii) Đào tạo đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Như vậy, định hướng nghiên cứu pháp luật quốc tế trong giai đoạn này chủ yếu được chiết xuất từ các đường lối chính sách chung của Đảng và Nhà nước và có nội dung tập trung đi sâu vào việc tiếp cận các thiết chế quốc tế, tổ chức quốc tế, làm quen với các vấn đề và yêu cầu cơ bản của pháp luật quốc tế như các nguồn luật mới (tập quán quốc tế, thông lệ quốc tế), và vấn để chuyển hoá một cách hiệu quả các quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật nội địa. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu cũng gắn liền công tác hoàn thiện pháp luật đặc biệt là pháp luật tư (dân sự, thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ,…) và tổ chức thực thi pháp luật. Có thể thấy, công tác nghiên cứu pháp luật quốc tế trong giai đoạn này là hoạt động nền tảng nhằm đưa ra những đường lối, chủ trương đúng đắn, những giải pháp pháp lý phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ của đất nước. Từ đó, góp phần vào quá trình phát triển của nước ta, thu hẹp được khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
1.2 Giai đoạn 2011-2020
1.2.1 Bối cảnh nghiên cứu
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của Việt Nam. Những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa vào trong cuộc sống, được triển khai một cách nghiêm túc và hiệu quả. Đất nước càng ngày phát triển, tình hình kinh tế - xã hội đất nước tiếp tục có những chuyển biến sâu sắc. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được chú trọng. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm. Chính trị - xã hội ổn định, an ninh - quốc phòng được tăng cường. Thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Quan hệ đối ngoại rộng mở, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và quốc tế. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng cường. Tháng 1 năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được diễn ra trong thời điểm hết sức quan trọng của đất nước khi toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và toàn thể nhân dân cùng nhau nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới. Nhìn lại quá trình đổi mới, Đại hội nêu rõ: “qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”[3].
Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; nhìn lại 30 năm đổi mới; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Đại hội thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Giai đoạn này cũng diễn ra nhiều sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Năm 2012, tròn 20 năm thực thi Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội, 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến, trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Bên cạnh đó, Việt Nam trong giai đoạn này đã chủ động hội nhập quốc tế, là đối tác tin cậy của bạn bè quốc tế, đẩy mạnh tăng cường gia nhập các thiết chế quốc tế, các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế. Vào ngày 28/9/2012, trên cơ sở Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 17/9/2012 của Chính phủ về việc gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký và trình văn bản xin gia nhập Hội nghị La Hay tại Thủ đô hành chính La Hay của Hà Lan. Tại Phiên thứ 5 của cuộc họp toàn thể các nước thành viên Hội nghị La Hay, Việt Nam đã nhận thông báo được công nhận chính thức là thành viên đầy đủ thứ 73 của Tổ chức này kể từ ngày 10/4/2013. Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế có sứ mệnh là diễn đàn để các thành viên quốc tế xây dựng và thực hiện những quy tắc chung của tư pháp quốc tế; thúc đẩy hợp tác tư pháp và hành chính trong lĩnh vực bảo vệ gia đình và trẻ em, thủ tục tố tụng dân sự và pháp luật thương mại; cung cấp dịch vụ pháp lý đạt tiêu chuẩn cao, trợ giúp kỹ thuật và cung cấp thông tin cho các quốc gia thành viên và các quốc gia ký kết các Công ước La Hay, cán bộ chính phủ, ngành tư pháp và những người hành nghề luật và công chúng.
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc. Đặc biệt, việc Việt Nam ký kết hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là EVFTA và CPTPP đã mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trong việc phát triển thương mại quốc tế, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết vào 4/2/2016, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019. CPTPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có tác động rất lớn tới hầu hết các lĩnh vực, đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chỉ tính riêng về hoạt động nhập khẩu, ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%, ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất này. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là những yếu tố sẽ tác động rất lớn đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như nước ta.
Ngày 30/06/2019, Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Trong giai đoạn này, vấn đề biển đảo cũng là chủ đề “nóng” không chỉ của Việt Nam mà của rất nhiều các quốc gia trên thế giới khi mà các nước ven biển, nhất là các cường quốc đều có xu hướng “tiến ra biển”, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và sử dụng biển. Xu hướng “tiến ra biển” của các quốc gia đã dẫn đến nhiều tranh chấp về thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển. Trước bối cảnh này, năm 2012, Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập vùng biển của Việt Nam. Việc thiết lập các vùng biển của Việt Nam được đánh giá là phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982; đồng thời Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong hoạt động pháp điển hóa luật biển quốc tế. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, Việt Nam đã phải đối diện với nhiều tranh chấp liên quan đến các quốc gia khác nhau như Trung quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan và Campuchia. Để giải quyết những tranh chấp này, đã đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi Việt Nam và các quốc gia sử dụng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau và phù hợp với các quy định của luật quốc tế.
Một vấn đề nữa nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân trong giai đoạn này là quyền con người, quyền công dân. Bảo vệ quyền con người và quyền công dân luôn là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nước đặt ra trong các Văn kiện, Cương lĩnh và Nghị quyết của mình. Để đẩy mạnh hơn nữa thực hiện nhiệm vụ này, Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một Chương riêng để quy định, chi tiết cụ thể về quyền con người và quyền công dân. Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, Hiến pháp 2013 đã quy định rõ, tách bạch giữa quyền con người với quyền và nghĩa vụ của công dân. Con người, Nhân dân được đặt vào trung tâm của Hiến pháp, khẳng định “nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”.
Hiến pháp 2013 khẳng định các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. (Điều 14 Hiến pháp 2013).
Đặc biệt trong bối cảnh bùng phát đại dịch COVID-19 vừa qua, với quan điểm nhất quán “chống dịch như chống giặc”, “quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là quan trọng nhất, là trên hết và trước hết”, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo đảm quyền con người, quyền công dân: thực hiện các cam kết quốc tế về nội luật hóa quyền con người trong tình trạng khẩn cấp, thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, cấp bách, sáng tạo, thiết thực, tạo sức mạnh đoàn kết, đồng thuận để bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19. Sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19 là không thể phủ nhận; là bằng chứng phủ định, phản bác quan điểm sai trái, âm mưu đen tối của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc để chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
1.2.2 Định hướng nghiên cứu pháp luật quốc tế
Hoạt động nghiên cứu pháp luật quốc tế trong giai đoạn tiếp tục được tăng cường triển khai nhằm phục vụ cho công tác hoàn thiện pháp luật và công tác đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ, Ngành Tư pháp. Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn này, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế đã được Bộ Tư pháp, với sự tư vấn của Viện Khoa học pháp lý, xây dựng thành một định hướng cụ thể với các nội dung rõ ràng.
Tại Báo cáo định hướng và các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 7/8/2009 đã nêu rõ định hướng lớn về nghiên cứu pháp luật trong hội nhập quốc tế và các chủ đề trọng tâm, bao gồm:
-
Nghiên cứu các thể chể, thiết chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố nhằm đảm bảo môi trường ổn định cho họat động đầu tư và thương mại.
-
Nghiên cứu cơ chế pháp lý đảm bảo thực thi pháp luật tương trợ tư pháp của Việt Nam nhằm đảm bảo tốt hơn những nhu cầu về pháp luật và tư pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện hội nhập quốc tế.
-
Nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế và việc gia nhập WTO đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam.
-
Nghiên cứu những điều kiện, những chế định pháp luật, những lĩnh vực pháp luật cần ưu tiên phát triển và hoàn thiện hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2015.
-
Hoàn thiện pháp luật và các thiết chế bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam.
-
Nghiên cứu, đánh giá quá trình nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
-
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trên cơ sở thực thi các hiệp định về khu mậu dịch tự do, khuyến khích, bảo hộ đầu tư song phương.
-
Đánh giá tác động của việc thực hiện các hiệp định khu thương mại tự do đến các chế định pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam.
Đến giai đoạn 2016-2020, tại Quyết định số 2549/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tư pháp về phê duyệt định hướng trọng tâm trong hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2020 của Bộ Tư pháp cũng đã đề ra một trong những định hướng trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn này là: “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác tư pháp và pháp luật với các nước trong khu vực và thế giới, phát huy vai trò của Bộ, Ngành Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập, nhất là các vấn đề pháp lý phát sinh trong Cộng đồng ASEAN, WTO và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về tư pháp quốc tế”.
Có thể thấy, trong giai đoạn 2011-2020, việc nghiên cứu đã chú trọng hơn vào các vấn đề thực tiễn cụ thể gắn liền với các yêu cầu phát triển của giai đoạn này.
2. Tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật quốc tế tại Viện Khoa học pháp lý từ năm 2001 đến 2020
Có thể thấy, 20 năm phát triển đất nước cũng là 20 năm phát triển của lĩnh vực pháp luật quốc tế. Để đạt được thành tựu này, công tác nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực pháp luật quốc tế luôn được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện, định hướng triển khai trong tất cả các đơn vị thuộc Bộ, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu. Điều này được minh chứng bằng việc trong suốt giai đoạn 20 năm, đã có 40 nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về pháp luật quốc tế và các vấn đề khác được triển khai, đều là các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Các kết quả của các nhiệm vụ không chỉ góp phần làm rõ những vấn đề mang tính lý luận mà còn giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam phù hợp và tương thích với hệ thống pháp luật quốc tế.
Các đề tài trên có thể được chia thành 6 chủ đề chính, bao gồm:
-
Chủ đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật quốc tế;
-
Chủ đề bảo vệ quyền con người trong pháp luật quốc tế;
-
Chủ đề công pháp quốc tế;
-
Chủ đề tư pháp quốc tế;
-
Chủ đề vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác pháp luật quốc tế;
-
Chủ đề tổ chức thi hành pháp luật;
-
Chủ đề về đào tạo.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ trong mỗi chủ đề đều ít nhiều đề cập tới các nhóm vấn đề khác nhau, nên việc phân loại chỉ có tính chất tương đối.
Dưới đây là bảng phân loại các đề tài trong các chủ đề nghiên cứu cụ thể (các đề tài được sắp xếp theo thứ tự năm thực hiện).
BẢNG 1:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2001
|
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;
|
TS. Vũ Đức Long
|
2
|
2003
|
Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến các Hiệp định đa biên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và giải pháp nội luật hoá của Việt Nam;
|
TS. Hoàng Phước Hiệp
|
3
|
2004
|
Nội luật hoá các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế
|
TS. Hoàng Phước Hiệp
|
4
|
2009
|
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng Luật tiếp cận thông tin
|
PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng
|
5
|
2013
|
Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực chứng thực
|
TS. Nguyễn Công Khanh
|
6
|
2014
|
Hoàn thiện pháp luật chứng thực nhằm thúc đẩy các quyền của công dân
|
TS. Nguyễn Công Khanh
|
7
|
2015
|
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị
|
GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
|
8
|
2015
|
Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
|
ThS. Cao Xuân Phong
|
9
|
2016
|
Xác định những định hướng chính sách lớn phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp
|
ThS. Hoàng Quốc Hùng
|
10
|
2018
|
Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế: giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế, thực tiễn nội luật hóa và áp dụng tại các quốc gia thành viên
|
ThS. Cao Xuân Phong
|
11
|
2021
|
Đề tài: “Khung pháp luật theo mô hình EU: những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
|
GS.TS Lê Hồng Hạnh
|
BẢNG 2:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2004
|
Vấn đề hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay 1993 về hợp tác nuôi con nuôi quốc tế
|
TS. Vũ Đức Long
|
2
|
2015
|
Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam
|
TS. Đặng Vũ Huân
|
3
|
2018
|
Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam
|
ThS. Bạch Quốc An
|
4
|
2020
|
Công ước La Hay về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996: nội dung và khả năng gia nhập
|
TS. Nguyễn Minh Khuê
|
BẢNG 3:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2010
|
Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN.
|
TS. Tô Văn Hòa
|
2
|
2014
|
Phân định các vùng biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực
|
TS. Nguyễn Toàn Thắng
|
3
|
2017
|
Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam
|
ThS. Cao Xuân Phong
|
BẢNG 4:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2002
|
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài - thực trạng và giải pháp hoàn thiện trước yêu cầu hội nhập quốc tế;
|
TS. Vũ Đức Long
|
2
|
2004
|
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập
|
TS. Hoàng Phước Hiệp
|
3
|
2007
|
Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam.
|
TS. Bùi Xuân Nhự
|
4
|
2012
|
Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song. Kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
|
TS. Nguyễn Thanh Tú
|
5
|
2013
|
Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc
|
GS.TS. Lê Hồng Hạnh
|
6
|
2014
|
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tư pháp quốc tế
|
ThS. Nguyễn Khánh Ngọc
|
7
|
2019
|
Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam
|
ThS. Phạm Hồ Hương
|
8
|
2019
|
Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007
|
ThS. Bạch Quốc An
|
9
|
2019
|
Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam
|
ThS. Cao Xuân Phong
|
10
|
2020
|
Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam
|
ThS. Cao Xuân Phong
|
11
|
2021
|
Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải: nội dung và khả năng gia nhập của Việt Nam
|
ThS. Bạch Quốc An
|
BẢNG 5:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2006
|
Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc ký kết, gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế.
|
TS. Lê Thành Long
|
2
|
2010
|
Nghiên cứu vai trò của Bộ tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi các cam kết WTO
|
TS.Hoàng Phước Hiệp
|
3
|
2015
|
Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013
|
TS.Nguyễn Văn Hiển
|
BẢNG 6:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm/Chủ trì
|
1
|
2012
|
Nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp
|
ThS.Cao Xuân Phong
|
2
|
2013
|
Các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và các nước
|
ThS. Nguyễn Khánh Ngọc
|
3
|
2013
|
Xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
|
ThS. Đặng Thanh Sơn
|
4
|
2014
|
Kinh nghiệm thi hành án hành chính của một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam
|
ThS. Vũ Thị Hằng
|
5
|
2015
|
Nghiên cứu mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam
|
TS. Nguyễn Văn Hiển
|
BẢNG 7:
TT
|
Năm
|
Tên nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm
|
1
|
2017
|
Các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
|
PGS TS. Vũ Thị Lan Anh
|
2
|
2019
|
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
|
TS. Đoàn Trung Kiên
|
3
|
2019
|
Đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học
|
PGS.TS Vũ Thị Lan Anh
|
Báo cáo này sẽ sắp xếp các đề xuất, kiến nghị từ các nhiệm vụ nêu trên vào các nhóm cụ thể. Tuy nhiên, do các đề tài mang tính tổng hợp cao nên không tránh khỏi sẽ có những điểm trùng lặp. Cụ thể là:
-
Các kiến nghị về hoàn thiện Hiến pháp trong 1 đề tài thuộc chủ đề công pháp được đưa vào nội dung về hoàn thiện pháp luật;
-
Các kiến nghị về xây dựng luật tư pháp quốc tế trong 3 đề tài khác nhau cũng được đưa vào nội dung về hoàn thiện pháp luật;
-
Các kiến nghị về quyền con người có mặt trong nhiều đề tài, trong đó các phần kiên nghị cụ thể về hoàn thiện pháp luật, về xây dựng cơ chế, về vai trò của Bộ Tư pháp sẽ được đưa vào các nội dung tương ứng;
-
Các kiến nghị về hợp đồng có trong ít nhất 3 đề tài, sẽ được đưa vào cùng 1 nhóm trong chủ đề về tư pháp quốc tế.
PHẦN II: NỘI DUNG CÁC KIẾN NGHỊ
CHƯƠNG I
CÁC KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT[4]
1.1. Các kiến nghị về Hiến pháp
1.1.1 Nhóm kiến nghị về nội dung các quy định trong hiến pháp[5]
[1] Kiến nghị về nội dung các quy định trong Hiến pháp. Các nội dung liên quan đến các chế độ và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của hiến pháp không nên chỉ mang tính chất ghi nhận thành quả của cách mạng mà cần phải được quy định để mang tính pháp lý và bảo đảm sự thực thi.
Trong hiến pháp một số quốc gia ASEAN như Thái Lan và Singapore, phần các quy định về chính sách của nhà nước trong các lĩnh vực được xác định rõ ràng là những chính sách định hướng mà nhà nước phải tuân thủ, có giá trị ràng buộc đối với các cơ quan nhà nước khi ban hành chính sách của mình. Trong hầu hết các hiến pháp ASEAN, các quy định về quyền cơ bản đều mang tính chất ràng buộc đối với các cơ quan nhà nước theo nghĩa đó là các nghĩa vụ tương ứng của các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, cách thức quy định đối với các vấn đề này cũng cần mang tính quy phạm nhiều hơn để có tính ràng buộc và có giá trị thực thi cao hơn đối với các cơ quan nhà nước. Ở Hiến pháp 2013, quy định về chính sách của nhà nước không được tách ra là một phần riêng mà được quy định rải rác trong những vấn đề liên quan.
1.1.2 Nhóm kiến nghị về bộ máy nhà nước trong hiến pháp[6]
[2] Kiến nghị áp dụng linh hoạt các học thuyết trong thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước
Khi thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước ở các quốc gia đang phát triển, hoàn toàn có thể áp dụng học thuyết [tam quyền phân lập[7]] một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia mà không nhất nhất bị gò bó bởi nội hàm truyền thống của một khái niệm nào đó.
Sự đa dạng trong việc áp dụng các hình thức chính thể là một đặc điểm nổi bật trong các hiến pháp ASEAN. Về mặt nguyên tắc, hiến pháp các quốc gia ASEAN được nghiên cứu đều áp dụng học thuyết phân chia quyền lực nhà nước ở mức độ này hay mức độ khác và điều đó được thể hiện qua các hình thức chính thể đa dạng được áp dụng ở các quốc gia trong khối. Điểm đặc biệt là ngay cả khi áp dụng cùng một hình thức chính thể thì phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của từng nhánh quyền lực nhà nước ở một số hiến pháp cũng có sự khác biệt đáng kể. Campuchia và Thái Lan đều áp dụng chính thể quân chủ lập hiến. Song, quốc vương Thái Lan có khá nhiều quyền hạn thực chất trong khi đó quốc vương Campuchia lại chỉ có thể “trị vì” mà không “cai trị” và chỉ có các quyền hạn mang tính thủ tục. Sự gia tăng vai trò thực chất của quốc vương Thái Lan là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của quốc gia này bởi vì nó tạo ra một cơ chế giải quyết có thể tin tưởng được khi xảy ra bế tắc chính trị. Tương tự như vậy, Indonesia và Philippines đều theo chính thể cộng hòa tổng thống song tổng thống Indonesia có phạm vi quyền hạn rộng hơn khá nhiều so với người đồng nhiệm Philippines. Quyền hạn được tăng cường của tổng thống Indonesia cũng có thể được coi là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia này bởi vì nó tạo ra sự tập trung quyền lực nhất định bảo đảm điều hành một quốc gia quần đảo một cách hiệu quả. Ở một khía cạnh khác, Singapore theo chính thể cộng hòa lưỡng tính về mặt hình thức song trên thực tế chính phủ chứ không phải tổng thống là người chi phối quyền hành pháp.
Trên đây là những minh họa điển hình cho thấy sự áp dụng một cách linh hoạt học thuyết tam quyền phân lập vào tổ chức bộ máy nhà nước các quốc gia ASEAN. Dường như không có sự máy móc y nguyên một mô hình chính thể truyền thống nào đó, có nghĩa rằng không phải là cứ mô hình cộng hòa tổng thống là phải giống với Hoa Kỳ, cộng hòa lưỡng tính là phải giống Pháp hay quân chủ lập hiến là nhà vua chỉ được giữ vai trò tượng trưng. Đương nhiên, cho dù có sự khác nhau nhất định thì tổ chức bộ máy nhà nước thuộc cùng một hình thức chính thể bao giờ cũng mang nét đặc trưng cơ bản nhất của hình thức chính thể đó.
[3] Kiến nghị về cách tiếp cận hệ thống đối với vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua những thiết chế nhà nước độc lập
Việt Nam có thể tham khảo cách tiếp cận hệ thống đối với vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua những thiết chế nhà nước độc lập, được trao quyền hạn đủ lớn và phù hợp để thực hiện chức năng của chúng một cách hiệu quả.
Có thể nói hầu hết các quốc gia ASEAN đều có nhu cầu chống tham nhũng và ngăn ngừa lạm quyền rất lớn nên trong bộ máy nhà nước của họ mới hình thành nên cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước toàn diện đến như vậy. Cũng không cần phải có một cơ quan duy nhất để kiểm soát quyền lực nhà nước của tất cả các nhánh quyền lực nhà nước khác bởi lẽ cấu trúc như vậy sẽ dẫn dắt vấn đề vào chỗ tranh cãi không dứt về việc ai sẽ là người có quyền kiểm soát cuối cùng. Trên thực tế có thể hình thành một vài thiết chế hiến định độc lập để phụ trách một số mảng công việc nào đó nhằm mục đích trực tiếp hoặc gián tiếp bảo đảm quyền lực nhà nước không bị tha hóa. Mô hình các thiết chế hiến pháp độc lập như ủy ban chống tham nhũng, ủy ban nhân sự, ủy ban bầu cử, thanh tra nghị viện, thiết chế bảo hiến ở hiến pháp các quốc gia ASEAN rất đáng được tham khảo trong quá trình sửa đổi hiến pháp 1992 của Việt Nam.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 không quy định thiết chế nhà nước độc lập có chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước.
[4] Kiến nghị tham khảo vai trò của nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp các quốc gia ASEAN
Có thể tham khảo trong hiến pháp các quốc gia ASEAN về vai trò của nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước được thực hiện một cách đúng đắn.
Trong các quốc gia ASEAN, một số quốc gia áp dụng các hình thức chính thể trong đó vai trò truyền thống của nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính hình thức như Campuchia, Thái Lan, Lào, Singapore. Tuy nhiên, ở Thái Lan, Lào và Singapore, vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia đã có một số sự thay đổi nhất định. Chẳng hạn ở Thái Lan, quốc vương không còn chỉ giữ vai trò biểu tượng mà đã có những quyền hạn thực chất như quyền giải tán nghị viện hay phủ quyết các đạo luật mà nghị viện đã thông qua. Quốc vương Thái Lan cũng là người bảo đảm sự độc lập của các thẩm phán. Ở Singapore, tuy chính phủ mới thực sự là cơ quan điều hành đất nước song tổng thống lại có một số quyền kiểm tra nhất định đối với chính phủ và nghị viện trong lĩnh vực sử dụng nguồn dự trữ quốc gia, bảo đảm chính phủ không lạm tiêu vào phần tích lũy từ những năm trước. Ở Lào, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chính thể cộng hòa đại nghị, chủ tịch nước do quốc hội bầu; song chủ tịch nước không chỉ thực hiện những quyền mang tính lễ nghi mà còn có quyền phủ quyết đối với những đạo luật được quốc hội thông qua và quyền triệu tập và chủ tọa các phiên họp đặc biệt của chính phủ.
Cũng tương tự như vậy, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định được vai trò của Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ (khoản 2 Điều 95). Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã làm sáng tỏ và nổi bật hơn vị trí của người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước bằng một quy định có tính khái quát cao: Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia” (khoản 2 Điều 98). Quy định mới này đã thực sự nâng cao vị thế, vai trò của Thủ tướng Chính phủ.
[5] Kiến nghị tham khảo cách quy định về chính quyền địa phương trong các bản hiến pháp ASEAN
Cần xem xét, tham khảo quy định về chính quyền địa phương trong các bản hiến pháp ASEAN.
Không phải hiến pháp ASEAN nào khi đề cập đến chính quyền địa phương cũng đều quy định chi tiết về các cấp hành chính lãnh thổ cũng như cơ cấu tổ chức chính quyền ở mỗi cấp. Trong khi đó, hầu hết các hiến pháp ASEAN có quy định về chính quyền địa phương đều quy định về tự quản địa phương và trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cơ bản của người dân địa phương. Bên cạnh đó, liên quan tới tổ chức chính quyền ở mỗi cấp, một số bản hiến pháp chỉ quy định về nguyên tắc rằng các quyết định của chính quyền tự quản địa phương phải thuộc thẩm quyền của một cơ quan đại diện và phải được thực thi bởi một cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện này. Cách thức quy định như vậy cho phép xác định chính xác vai trò của chính quyền địa phương một cách đúng đắn đồng thời cho phép sự linh hoạt trong quy định về tổ chức chính quyền ở từng cấp.
Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 không quy định cứng là chính quyền địa phương chỉ có ba cấp gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã mà còn có các đơn vị hành chính đặc biệt do Quốc hội thành lập. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 không quy định về trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cơ bản của người dân địa phương.
1.1.3 Nhóm kiến nghị các vấn đề khác trong hiến pháp[8]
[6] Kiến nghị tham khảo những quy định trao quyền cho người dân trực tiếp tham gia vào chính trị trong Hiến pháp một số nước
Cần tham khảo những quy định trao quyền cho người dân trực tiếp tham gia vào chính trị của hiến pháp Thái Lan trong quá trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992 của Việt Nam.
Hiến pháp Thái Lan có những quy định khá thiết thực cho phép người dân tham gia trực tiếp vào chính trị, ví dụ như quy định quyền sáng kiến lập pháp của một nhóm công dân đạt được số lượng nhất định[9]; quyền khởi kiện một vụ việc chống tham nhũng chống lại một quan chức nào đó hay quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bãi nhiệm những chức vụ cao nhất của nhà nước như Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, chánh án tòa án tối cao[10], v.v.
Hiến pháp Việt Nam 2013 không quy định trao quyền cho người dân trực tiếp tham gia vào chính trị, ngoại trừ quyền bầu cử và ứng cử.
[7] Kiến nghị quy định về tính độc lập của tòa án trong Hiến pháp
Cần tham khảo quan điểm coi độc lập của tòa án là một quyền thay vì là nghĩa vụ của tòa án, thẩm phán và sự chú trọng tới các biện pháp bảo đảm cho quyền này của tòa án, thẩm phán trong hiến pháp các quốc gia ASEAN.
Hầu hết các hiến pháp ASEAN khi quy định về hệ thống tòa án đều nhấn mạnh tới nguyên tắc tòa án độc lập. Một số bản hiến pháp như hiến pháp Thái Lan, Singapore, Philippines còn quy định về một số biện pháp khá thiết thực nhằm bảo đảm tính độc lập của tòa án và thẩm phán. Hiến pháp Philippines quy định ngân sách của hệ thống tòa án do Tòa án tối cao quyết định và được giải ngân tự động; lương của các thẩm phán không bị giảm trong suốt nhiệm kỳ; các thẩm phán đều có nhiệm kỳ suốt đời cho đến năm 70 tuổi; và các thẩm phán chỉ có thể bị bãi nhiệm bởi một hội đồng gồm các thành viên là thẩm phán đồng nghiệp. Theo hiến pháp Singapore, thẩm phán cũng có nhiệm kỳ suốt đời cho đến độ tuổi về hưu là 65 tuổi. Trong suốt quá trình đó, thẩm phán Singapore cũng không thể bị cách chức theo con đường hành chính. Để cách chức một thẩm phán Singapore bắt buộc phải theo thủ tục tư pháp tại một tòa án riêng. Cả lương khi đang làm việc và lương hưu của thẩm phán Singapore không thể bị giảm theo hướng bất lợi hơn kể từ khi thẩm phán được bổ nhiệm. Để bảo đảm tính độc lập của các thẩm phán Tòa án tối cao Singapore, ngay cả Nghị viện Singapore cũng không có quyền bàn luận gì về tư cách đạo đức của thẩm phán Tòa án tối cao trừ khi có một bản kiến nghị riêng biệt của không ít hơn một phần tư tổng số Nghị sĩ. Để bảo đảm tính độc lập của các thẩm phán Thái Lan, hiến pháp Thái Lan quy định các thẩm phán không được nắm giữ các chức vụ chính trị; không được phép thuyên chuyển thẩm phán mà không có đồng thuận trước của thẩm phán đó trừ các trường hợp thuyên chuyển có thời hạn hay bị kỷ luật; không được thành lập các tòa án đặc biệt chỉ để xét xử những vụ việc cụ thể đã xảy ra; các thẩm phán do Quốc vương bổ nhiệm và cách chức; tiền lương, tiền công của thẩm phán áp dụng theo hệ thống thang, bảng lương riêng độc lập với khối hành chính. Như vậy, nhận thức về nguyên tắc tòa án độc lập ở các hiến pháp ASEAN đã bắt đầu theo xu hướng hiện đại của thế giới.
Hiến pháp Việt Nam 2013 mới chỉ ghi nhận việc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập (khoản 2 Điều 103) chứ chưa ghi nhận tính độc lập của Tòa án.
[8] Kiến nghị về kỹ thuật xây dựng hiến pháp
Trong đa số các bản hiến pháp hiến pháp ASEAN có phần quy định các điều khoản chuyển tiếp. Mỗi khi hiến pháp được sửa đổi bổ sung, đương nhiên sẽ có các quy phạm mới được ban hành và một số quy phạm cũ bị mất hiệu lực. Đôi khi, cần phải có thời gian để các quan hệ xã hội vận động theo các quy định mới. Các điều khoản chuyển tiếp sẽ quy định quá trình thích ứng với các quy định mới đó. Cách làm ở Việt Nam từ trước đến nay là ban hành nghị quyết về việc thực hiện hiến pháp sửa đổi bổ sung. Nghị quyết này được ban hành theo thủ tục thông thường song lại có tác động tới tính hiệu lực của các quy định của hiến pháp. Nếu đưa một nội dung về các điều khoản chuyển tiếp vào hiến pháp sửa đổi bổ sung thay cho nghị quyết về việc thi hành hiến pháp sửa đổi, bổ sung hiến pháp thì hiệu lực tối cao của hiến pháp cũng như tính khoa học trong việc thực thi hiến pháp sẽ có thể được bảo đảm hơn.
1.2. Các kiến nghị về nội luật hóa pháp luật[11]
Các kiến nghị về nội luật hoá pháp luật được đưa ra trong 3 đề tài khác nhau, được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau là 2003-2004 và 2018. Về cơ bản, các kiến nghị của nhóm 2 đề tài thực hiện trong các năm 2003-2004 là giai đoạn Việt Nam còn mới chuyển từ quan điểm nhị nguyên của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây sang quan điểm linh hoạt hơn về nội luật hoá, nên có nội dung đề cập tới các vấn đề chung, có tính nguyên lý của việc nội luật hoá. Các kiến nghị này được thể hiện trong các tiểu mục 1.2.1 và 1.2.2. Các kiến nghị trong tiểu mục 1.2.3 thảo luận về các khía cạnh cụ thể hơn của nội luật hoá, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, nên liên quan nhiều tới việc nội luật hoá các quy định của các điều ước quốc tế của Hội nghị này.
1.2.1. Nhóm kiến nghị về sự cần thiết thống nhất quan điểm về nội luật hóa
[8] Kiến nghị lựa chọn quan điểm dung hoà về nội luật hoá. Các quan điểm, ý kiến khoa học ở Việt Nam về nội luật hóa các điều ước quốc tế được thể hiện qua các tọa đàm, hội thảo, tài liệu, bài viết. Vấn đề nội luật hóa ở Việt Nam từ lâu vẫn dựa trên quan điểm nhị nguyên luận như các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy vậy, trong những năm gần đây, vấn đề nội luật hóa hóa điều ước quốc tế được bàn luận khá nhiều giữa những người làm công tác thực tiễn, các nhà lập pháp, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu. Tựu chung lại có ba loại ý kiến như sau:
-
ý kiến phản đối việc nội luật hóa;
-
ý kiến cho rằng cần phải nội luật hóa; và
-
ý kiến dung hòa giữa hai quan điểm này.
Các ý kiến phản đối việc nội luật hóa cho rằng không nên đặt vấn đề nội luật hóa điều ước quốc tế vì nếu làm như vậy sẽ có thể ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia, đến việc xác định bản chất của hệ thống pháp luật hoặc làm phát sinh gánh nặng không thể thực thi được của các cơ quan nhà nước trong quá trình rà soát, ban hành văn bản để chuyển hoá điều ước quốc tế thành luật trong nước.
Các ý kiến phản đổi việc nội luật hoá này cho rằng, pháp luật của mỗi nước là thể hiện chủ quyền quốc gia của nước đó và có không ít điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam gia nhập chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ của nước ta với nước ký kết, nên nếu yêu cầu phải nội luật hoá hay điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta (có tính áp dụng chung) phải phù hợp với các điều ước quốc tế đó là không thích hợp. Đây cũng là vấn đề mà Quốc hội đã thảo luận khi xem xét, thông qua Dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Các ý kiến phản đối này cũng cho rằng “đặt ra vấn đề chuyển hoá các quy phạm điều ước quốc tế thành quy phạm của pháp luật quốc gia là không thể chấp nhận được cả về mặt lý luận và thực tiễn”. Thêm vào đó, quy định hiện hành của pháp luật nước ta về việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế trong trường hợp có quy định khác nhau giữa quy phạm pháp luật quốc gia với quy định của điều ước quốc tế (xung đột nội luật) thì vấn đề đã được giải quyết rồi và chúng ta không cần chuyển hoá các điều ước quốc tế.
Các ý kiến đồng ý việc nội luật hóa dựa trên quan điểm về sự cần thiết phải chuyển hóa điều ước quốc tế thành những quy định của pháp luật quốc gia bắt nguồn từ việc phải thi hành các cam kết nhiều bên đặc biệt là các cam kết của Việt Nam với WTO trong tương lai. Đồng tình với quan điểm nên chuyển hoá điều ước quốc tế vào luật quốc gia, các nhà nghiên cứu đã lập luận rõ thêm ý nghĩa của vấn đề là ở chỗ điều ước quốc tế nhiều bên đã ký kết hoặc gia nhập thì phải thực thi các cam kết của mình trên cơ sở pháp luật trong nước. Trường hợp không nội luật hóa thì sẽ gặp nhiều hạn chế trong hội nhập quốc tế. Nhóm tác giả đề tài thuộc nhóm chuyên gia ủng hộ quan điểm nội luật hóa. Vấn đề nội luật hóa điều ước quốc tế còn xuất phát từ thực tế hiện nay là không rõ địa vị pháp lý của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có những luật gia cho rằng nhất thiết Việt Nam phải chuyển hoá điều ước quốc tế bởi vì “luật quốc tế không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ các quốc gia độc lập, có chủ quyền”.
Xuất phát từ quan điểm lý luận về chủ thể điều ước quốc tế (cũng là chủ thể của Luật quốc tế) chủ yếu là quốc gia cho nên điều ước chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với quốc gia. Cá nhân, pháp nhân thông thường – chủ thể pháp luật trong nước – không là chủ thể của điều ước quốc tế nên không có trách nhiệm phải thi hành điều ước. Như vậy, muốn cho các quy phạm của điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc đối với cá nhân, pháp nhân thì phải nội luật hóa điều ước, tức là đưa nội dung pháp lý của các quy phạm của điều ước đó vào nội dung pháp lý hoặc chuyển hóa thành nội dung pháp lý của các quy phạm pháp luật trong nước.
Quan niệm khác lập luận: “trong trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật trong nước thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Điều đó còn có nghĩa là để không có sự khác nhau giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong nước thì tốt nhất là điều chỉnh pháp luật trong nước cho phù hợp với điều ước quốc tế. Tuy vậy, trong tình hình ký kết nhiều điều ước quốc tế đa phương có liên quan đến nhiều ngành, thì việc nội luật hóa cũng có lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc thống nhất quản lý các hoạt động liên quan. Việc thi hành điều ước quốc tế là cả một vấn đề lớn đòi hỏi những nhà làm luật và Quốc hội phải căn cứ vào điều ước quốc tế, đối chiếu với văn bản pháp luật trong nước để xem xét, đưa ra những quy định thích hợp, từ đó đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích công dân của mình trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Có ý kiến cho rằng văn bản pháp luật trong nước quy định theo hướng ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế xét về nguyên tắc là đúng nhưng chưa có căn cứ để áp dụng cụ thể vì chưa có sự hiểu thống nhất nội dung của quy định điều ước quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế nhiều bên, chính vì thế mà tính thực thi của quy định này trên thực tế là chưa cao, gây khó khăn, tùy tiện trong thực hiện không chỉ cho cơ quan nhà nước mà còn cho cả cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế có thể là nguyên tắc dựa vào đó để xác định trật tự thứ bậc của hệ thống pháp luật. Cũng có ý kiến cho rằng trước khi ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã có sự cân nhắc những sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để tham gia vào điều ước ấy là cần thiết để không xảy ra tình trạng trong một quốc gia có hai hệ thống văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia có hiệu lực mà cái này có thể triệt tiêu cái kia.
Một lập luận khác nữa về sự cần thiết phải chuyển hóa điều ước quốc tế là căn cứ vào số lượng lớn các điều ước quốc tế đã được ký kết hoặc gia nhập và tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận các điều ước đó. Việc hợp tác kinh tế - quốc tế với nước ngoài đòi hỏi phải biết áp dụng điều ước quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nhằm khai thác tối đa những thoả thuận có lợi nhất là cho các doanh nghiệp. Do đó, chuyển hoá điều ước quốc tế thành nội luật cũng có nghĩa cơ quan soạn thảo phải nghiên cứu kỹ nội dung của các điều ước quốc tế để đề xuất các nội dung, kiến nghị giải pháp để áp dụng. Như vậy, chuyển hoá không phải là một nghĩa vụ pháp lý mà là cửa ngõ để thực hiện điều ước quốc tế trên thực tế. Cùng với ý kiến đồng tình về việc chuyển hóa điều ước quốc tế, có ý kiến cho rằng cách làm này sẽ tạo nên một sự áp dụng thống nhất, tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức áp dụng điều ước quốc tế. Cách làm này đòi hỏi cơ quan lập pháp phải thực hiện một khối lượng rất lớn công tác chuyển hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Bên cạnh các ý kiến trên, có quan điểm được quan tâm nhiều là coi việc phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế là hành vi nội luật hoá. Như vậy, bằng hành vi phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế mà gánh nặng của công tác lập pháp và lập quy rất lớn của các cơ quan nhà nước được xử lý. Nhưng mặt khác, điều này lại gây ra những khó khăn nhất định cho những chủ thể thực thi, khiến cho các đối tượng này phải mò mẫm để hiểu đúng nội dung của các quy định của điều ước quốc tế mà không phải điều ước quốc tế nào cũng dễ hiểu và dễ áp dụng. Hơn nữa, nếu coi các hành vi trên là nội luật hóa điều ước quốc tế thì còn dẫn đến một số vướng mắc trong việc xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia.
Các ý kiến dung hòa cho rằng không nên quá nhấn mạnh đến việc chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia mà vấn đề thi hành điều ước quốc tế là hoàn toàn xuất phát từ ý chí của quốc gia, là công việc nội bộ của quốc gia nhằm thi hành điều ước, chứ không phải là một quy định có tính chất bắt buộc của quá trình thi hành điều ước quốc tế theo luật điều ước quốc tế, trừ trường hợp khi điều ước cụ thể nào đó yêu cầu phải có nội luật hoá.
Như vậy, nội luật hóa hay không là cách làm của mỗi quốc gia và việc ký kết điều ước quốc tế và việc nội luật hóa điều ước là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Dung hoà hai loại ý kiến phản đối và đồng ý với việc nội luật hóa điều ước là xu hướng được chú ý nhằm tạo ra một cơ chế mềm dẻo, linh hoạt trong việc thực thi các điều ước quốc tế đã ký kết. Có nhiều ý kiến cho rằng nên nội luật hóa hoá có chọn lọc, theo đó, chỉ tiến hành nội luật hoá một số điều ước quốc tế nhất định còn những điều ước quốc tế có thể áp dụng trực tiếp được thì áp dụng trực tiếp. Nhiều ý kiến cho rằng nên chăng cần phân loại điều ước quốc tế theo nội dung, cấp độ để từ đó tìm ra một cơ chế thực hiện cho phù hợp.
Chẳng hạn đối với điều ước quốc tế về tránh đánh thuế hai lần, về mã hoá hàng hoá, về điều kiện giao hàng…có nội dung rõ về các quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia ký kết thì sẽ áp dụng trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, sau khi đã hoàn thiện đầy đủ thủ tục để đưa điều ước quốc tế vào hiệu lực. Còn các điều ước quốc tế khác thì cần nội luật hóa mới thực hiện được. Nhóm tác giả Đề tài không phản đối các ý kiến nói trên nhưng cũng nhận thấy sự khó khăn trong việc áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế. WTO tồn tại mới hơn 10 năm nhưng đã xảy ra hơn 350 vụ tranh chấp là do có cách hiểu khác nhau về các quy định của các Hiệp định của WTO. Ưu điểm của quan điểm dung hoà này đó là làm giảm gánh nặng lập pháp, lập quy cho các cơ quan nhà nước vốn đã quá tải. Bên cạnh đó còn tạo ra một cơ chế dễ thực hiện cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế đã được Quốc hội thông qua vào năm 2005 đã chọn giải pháp dung hòa, đó là áp dụng trực tiếp và chuyển hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Điều này được thể hiện rõ qua quy định của Điều 6 của Luật nói trên. Thực tiễn công tác lập pháp của Quốc hội đã và đang phát triển theo hướng có sự lựa chọn nội dung để chuyển hóa. Ví dụ thứ nhất là tại kỳ họp thứ 5, tháng 6 năm 1994, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của LHQ về luật biển năm 1982, mà một trong những biện pháp đó là phải “có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước...bảo đảm lợi ích của Việt nam.” Tuy không dùng thuật ngữ “chuyển hoá” nhưng rõ ràng tinh thần và lời văn của Nghị quyết này là cần biến những nội dung của Công ước về luật biển thành nội dung của pháp luật quốc gia thông qua việc sửa đổi, bổ sung pháp luật Việt nam cho phù hợp với Công ước. Ví dụ thứ hai là trường hợp Quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa kỳ. Nghị quyết nêu rõ: “Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ...khẩn trương xây dựng chương trình hành động cụ thể, đồng bộ, tiến hành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo lộ trình của Hiệp định”. Như vậy, nghiên cứu các Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn các điều ước quốc tế cho thấy trong nhiều trường hợp, ý chí của nhà làm luật khẳng định cần phải có những biện pháp mềm dẻo, có thể chuyển hóa quy định của điều ước quốc tế thành quy định pháp luật trong nước hoặc áp dụng trực tiếp tùy từng trường hợp cụ thể.
1.2.2 Nhóm kiến nghị về phạm vi nội luật hóa pháp luật
[9] Kiến nghị về phạm vi nội luật hoá. Bàn về phạm vi chuyển hóa, có ý kiến cho rằng chỉ cần chuyển hóa các điều ước quốc tế đa phương bởi nó thể hiện được nhu cầu và xu thế chung của các nước; còn những điều ước song phương và khu vực không nhất thiết phải chuyển hoá.
Quan điểm khác cho rằng chỉ cần nội luật hoá những điều ước quốc tế có nội dung chung chung, phức tạp, có thể dẫn tới các cách hiểu không thống nhất; còn các điều ước quốc tế có nội dung đơn giản, cụ thể hoặc trực tiếp thì có thể lựa chọn cách thức áp dụng trực tiếp. Tuy nhiên quan điểm này cũng có những hạn chế riêng đó là việc xác định điều ước quốc tế thế nào được coi là điều ước quốc tế có nội dung chung chung, phức tạp cần phải nội luật hóa hay điều ước nào có nội dung đơn giản hoặc đủ cụ thể để có thể áp dụng trực tiếp. Đồng tình với cách tiếp cận nói trên, có ý kiến đề xuất nghiên cứu khả năng áp dụng trực tiếp các điều khoản điều ước quốc tế chuyên ngành đó vào hệ thống pháp luật chuyên ngành của quốc gia hoặc có những quy định tương tự để đảm bảo sự hài hoà và thống nhất giữa luật quốc gia và điều ước quốc tế.
Nhóm nghiên cứu đề tài dừng lại ở quan điểm cho rằng việc nội luật hoá cần căn cứ vào mức độ phức tạp của điều ước quốc tế và kiến nghị việc đánh giá mức độ phức tạp có thể được trao cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất, đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
1.2.3 Nhóm kiến nghị về nội luật hóa các Điều ước quốc tế thuộc Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế
[10] Kiến nghị về sự cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm nội luật hóa của các quốc gia thành viên Hội nghị La Hay
Việt Nam đã nhận được thông báo công nhận là thành viên đầy đủ thứ 73 của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HCCH) kể từ ngày 10/4/2013, 06 tháng sau khi ký và trình văn bản xin gia nhập Hội nghị La Hay tại thủ đô hành chính La Hay.
Theo quy định của Quy chế thành lập HCCH, với tư cách là thành viên, Việt Nam sẽ được tham gia quyết định chính sách, xây dựng các Công ước hợp tác về các vấn đề tư pháp quốc tế và phương hướng tương lai của Hội nghị La Hay; có quyền bỏ phiếu hàng năm trong Hội đồng Thường vụ và chính sách của Hội nghị La Hay; được mời tham dự mọi hoạt động, phiên họp ngoại giao, ủy ban đặc biệt (có thể gửi chuyên gia) và nhận thông tin cập nhật về tất cả các công việc đang diễn ra tại Hội nghị La Hay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ được hưởng các dịch vụ hậu gia nhập gồm hỗ trợ và xây dựng mạng lưới quốc tế các cơ quan Trung ương, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, được hưởng các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ được đặt dưới sự bảo trợ của Trung tâm quốc tế về nghiên cứu tư pháp và hỗ trợ kỹ thuật (do Hội nghị La Hay thành lập). Việt Nam cũng sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các nền tảng pháp lý quốc tế đa phương trong lĩnh vực tư pháp quốc tế đang ngày càng phát triển. Việt Nam sẽ được tiếp xúc và khai thác một cách trực tiếp những thành tựu của pháp luật quốc tế, giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tư pháp quốc tế[12]. Trên thực tế, việc gia nhập HCCH và trở thành thành viên của các điều ước quốc tế của tổ chức này sẽ giúp Việt Nam và các quốc gia thành viên khác giảm tải việc ký kết các điều ước quốc tế song phương về các vấn đề liên quan.
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của HCCH đến nay, Việt Nam đã gia nhập 2 Công ước của tổ chức này là Công ước La Hay ngày 15/11/1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại và Công ước La Hay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế[13]. Ngoài ra, ngày 11/1/2018, Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 49/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị gia nhập Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em quốc tế giai đoạn 2018 - 2021[14]. Sự tham gia của Việt Nam vào các công ước này một mặt thể hiện chủ trương và mối quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề hợp tác tư pháp, mặt khác giúp Việt Nam chính thức bước vào một thị trường chung, rộng lớn về các vấn đề dân sự, thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chung của HCCH là tạo ra một diễn đàn có sự hài hòa về pháp luật và lợi ích giữa các thành viên về các khía cạnh tư pháp quốc tế.
Theo quy định tại Điều 26 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, các bên tham gia điều ước có nghĩa vụ phải tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế, không được viện dẫn đến những quy định khác biệt của pháp luật trong nước để từ chối thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Điều này có nghĩa là, sau khi đã trở thành thành viên, các quốc gia sẽ phải tiến hành thực hiện các điều ước quốc tế theo cách thức phù hợp mà pháp luật trong nước quy định, đó có thể là áp dụng trực tiếp hoặc tiến hành nội luật hóa. Nhìn chung, việc thực hiện các điều ước này tại Việt Nam được tiến hành theo con đường thứ hai, đó là nội luật hóa vào hệ thống pháp luật quốc gia.
Việc Việt Nam gia nhập các Công ước La Hay sẽ đảm bảo điều kiện hội nhập của đất nước. Chẳng hạn như về vấn đề miễn hợp pháp hóa lãnh sự, việc tham gia Công ước La Hay về miễn yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc thúc đẩy các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức Việt Nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài, đảm bảo cơ chế bảo hộ quyền lợi của cá nhân, tổ chức Việt Nam. Ngoài ra, việc gia nhập Công ước sẽ đơn giản hóa thủ tục đối với cá nhân, tổ chức có yêu cầu cũng như hạn chế tình trạng giả mạo văn bản do Nhà nước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế chung bằng việc thực hiện cấp “Giấy chứng nhận” (còn gọi là “Apostille”). Bên cạnh đó, việc tham gia Công ước cũng không ảnh hưởng tới các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý mà Việt Nam đã ký với một nước, trong đó quy định việc xem xét công nhận các văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết.[15]
Tương tự, việc tham gia Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ cũng đánh dấu mốc quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế chung về tương trợ tư pháp sẽ đưa hệ thống pháp luật về tố tụng của Việt Nam tiệm cận với hệ thống pháp luật tư pháp quốc tế. Mặt khác, việc tham gia Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ cũng đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại tòa án Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công dân, pháp nhân Việt Nam và nước ngoài.[16]
Từ thực tiễn nội luật hóa các điều ước trong khuôn khổ HCCH của các quốc gia EU có thể thấy, các quốc gia hầu như đều chưa có quy định cụ thể, chi tiết về quy trình, thủ tục nội luật hóa điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. Quy trình, thủ tục nội luật hóa điều ước quốc tế đều được các quốc gia lồng ghép vào quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù riêng của quy trình, thủ tục nội luật hóa điều ước quốc tế, nên trên thực tế, quy trình, thủ tục nội luật hóa điều ước quốc tế của các quốc gia có một số điểm khác biệt so với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật quốc gia thông thường. Qua kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia, chúng ta có thể thấy một số điểm cần lưu ý như sau:
[11] Kiến nghị về việc rà soát, đối chiếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia để đánh giá mức độ tương thích giữa nội dung của điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia phục vụ nội luật hóa
Đây là thủ tục thường được các quốc gia thực hiện trước khi quyết định nội luật hóa điều ước quốc tế, thậm chí trong một số trường hợp có thể sớm hơn ngay khi quốc gia chuẩn bị đàm phán. Điều này rất có ý nghĩa bởi quốc gia sẽ phải quyết định lựa chọn giữa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quốc gia mới hay chỉ sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một số quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế thậm chí để quyết định có ràng buộc với một điều ước quốc tế hay không.
(i) Về vấn đề tống đạt giấy tờ, một số quy định pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến các kênh tống đạt, các mẫu yêu cầu tống đạt, Giấy xác nhận kết quả tống đạt và bổ sung cơ chế thu phí thực hiện tống đạt phù hợp với Văn kiện gia nhập của Việt Nam.[17]
Về vấn đề miễn hợp pháp hóa lãnh sự, Việt Nam cũng cần phải sửa đổi các quy định pháp luật để phân định rõ các loại văn bản được coi là “văn bản của nhà nước” phù hợp với việc phân loại trong Công ước La Hay về miễn hợp pháp hóa lãnh sự để tránh xung đột pháp luật.[18] Ngoài ra, Giấy chứng nhận hay còn gọi là “Apostille” sẽ do Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp. Các nước đều đặt ra các quy định về việc cấp “Apostille”. Theo đó, để Bộ Ngoại giao cấp “Apostille” cần có cơ chế hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng để giới thiệu chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản, con dấu của cơ quan có thẩm quyền đóng trong văn bản đó. Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật Việt Nam, việc giới thiệu chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan nhà nước cấp hoặc lập ra văn bản vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Vì vậy, khi tham gia Công ước này, Chính phủ cần phải xem xét ban hành một văn bản cụ thể hóa nội dung Công ước, trong đó quy định các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc lập ra văn bản và có yêu cầu sử dụng văn bản đó ở nước ngoài, phải có trách nhiệm giới thiệu chữ ký của người có thẩm quyền ký và con dấu mà cơ quan đó sử dụng tới Bộ Ngoại giao.[19]
Bên cạnh đó, về vấn đề tiếp cận công lý, đây là vấn đề nhân quyền nên cho dù có sự bất cân xứng (nước đang phát triển được hưởng lợi nhiều hơn) thì các nước vẫn phải đảm bảo cung cấp trợ giúp pháp lý tương đương như mức dành cho công dân của mình với công dân của nước ngoài. Công lý ở đây được hiểu là yêu cầu xử lý các vụ việc bằng các thủ tục tố tụng công bằng, hợp pháp nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội và bảo vệ các quyền con người một cách nghiêm minh.
Công lý và bảo vệ công lý được xác định là một trong những mục tiêu cơ bản của Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam đến năm 2020, thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Vai trò của cơ quan tư pháp rất quan trọng trong việc bảo vệ công lý và quyền con người. Hoạt động tư pháp mà trong đó toà án được xác định giữ vị trí trung tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm cần phải được tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng, bảo đảm có hiệu lực và hiệu quả cao. Thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp cần tiếp tục được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý. Các thủ tục, quy trình tố tụng cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện nhằm tạo một cơ chế tiếp cận công lý hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.[20]
[12] Kiến nghị về phân công trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quy trình nội luật hóa
Theo kinh nghiệm của Đức, để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ trì đề xuất gia nhập và thực thi các công ước La Hay về tư pháp quốc tế, cần:
-
Phải có sự đồng thuận của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao;
-
Thảo luận về thành phần tham dự Hội nghị, trong đó phải có đại diện Bộ Tư pháp, Đại sứ quán Đức tại Amsterdam;
-
Tuyên truyền về lợi ích của việc gia nhập HCCH cho các bộ, ngành[21].
Thẩm quyền nội luật hóa điều ước quốc tế thường được các quốc gia trao cho các cơ quan lập pháp; trong một số trường hợp, vài quốc gia trao thẩm quyền bổ sung cho các cơ quan hành pháp. Sự phân định thẩm quyền còn được xác định rõ trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ví dụ như trường hợp của Đức, trước khi gia nhập Hội nghị, Bộ Tư pháp Liên bang Đức là cơ quan chủ trì đề xuất gia nhập Hội nghị La Hay, đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao trong việc xây dựng đề xuất gia nhập.
[13] Kiến nghị về bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ phục vụ nội luật hóa
Cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ trực tiếp tham gia vào quy trình nội luật hóa và thực thi Công ước cũng như các nghĩa vụ chung được ra trong khuôn khổ HCCH.
Cũng theo chia sẻ của Bộ Tư Pháp Đức, Sau khi gia nhập Hội nghị, bên cạnh các quyền lợi được hưởng, các quốc gia thành viên còn đối mặt với các thách thức như:
-
Cần góp sức thường xuyên với Hội nghị bằng cách gửi chuyên viên tham gia Hội nghị, tham gia xây dựng, soạn thảo, sửa đổi bổ sung các công ước. Nhằm nâng cao năng lực tham gia Hội nghị của các thành viên, Hội nghị La Hay cũng cho phép quốc gia thành viên cử cán bộ đến thực tập tại văn phòng Hội nghị tại La Hay, đây là cơ hội tốt để tạo lập quan hệ với đội ngũ chuyên gia, các nước. Tuy nhiên, người được cử đến phải có trình độ ngoại ngữ tốt;
-
Các quốc gia thành viên của Hội nghị phải cố gắng để phê chuẩn các Hiệp định;
-
Ngôn ngữ chính thức của Hội nghị là tiếng Anh, tiếng Pháp nên nhiều quốc gia không sử dụng hai thứ tiếng này gặp khó khăn khi tham gia các cuộc họp của HCCH.
[14] Kiến nghị sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ phù hợp hỗ trợ nội luật hoá
Các vấn đề cụ thể khác Việt Nam cũng cần lưu ý trong việc áp dụng thực hiện một số Công ước La Hay như:
Về việc thực hiện Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ, Việt Nam cần lưu ý các vấn đề dịch thuật làm phát sinh chi phí lớn, cũng như vấn đề dịch thuật không chính xác có thể làm ảnh hưởng tới việc thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp do trong nhiều trường hợp không thể thực hiện do tên, địa chỉ, các nội dung khác bị dịch sai.
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và cải cách số hóa các thủ tục hành chính nhà nước, Việt Nam cũng cần áp dụng công nghệ nhiều hơn trong các hoạt động hợp tác pháp luật như có thể xây dựng một Nghị định thư về tống đạt điện tử, hướng dẫn đối với tố tụng điện tử tương tự như chương trình i-sSUPPORT (hệ thống quản lý và thông tin liên lạc về thu hồi các khoản cấp dưỡng) hoặc áp dụng các công nghệ mới như khóa chuỗi (blockchain).[22]
Đối với việc thực hiện Công ước La Hay về thu thập chứng cứ, Việt Nam cần nâng cao tiêu chuẩn đối với đường dẫn truyền hình thông qua ban hành văn bản hướng dẫn và thử nghiệm việc thu thập chứng cứ thông qua các hệ thống đăng ký để giảm bớt gánh nặng cho cơ quan tố tụng, cải thiện hệ thống để người sử dụng chi trả.
1.3. Các kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật[23]
1.3.1 Nhóm kiến nghị về lựa chọn cách thức hài hòa hóa
[15] Kiến nghị không thực hiện “cấy ghép” pháp luật trong hài hoà hoá.
Hiện chưa có một điều khoản chính thức nào trong các thoả thuận của ASEAN về mô hình và cách thức hài hoà hoá pháp luật, mặc dù trong những năm ASEAN cũng đã có nhiều nỗ lực trong hài hoà hoá pháp luật tự nguyện thông qua Nhóm công tác kiểm tra các vấn đề hài hoà hoá pháp luật thương mại quốc tế của ASEAN. Vấn đề đặt ra là việc lựa chọn mô hình và cách thức hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN sẽ như thế nào? Điều này sẽ quyết định đến vấn đề hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trong các hình thức “hài hòa hóa pháp luật”, chúng tôi cho rằng hình thức “cấy ghép” pháp luật trong ASEAN nói chung và đối với Việt Nam nói riêng trong bối cảnh ASEAN là không khả thi. Điều này được lý giải bởi các lý do sau đây:
(i) Xuất phát từ thực tiễn hiện nay là “môi trường” chính trị, văn hóa, xã hội và truyền thống pháp luật của các quốc gia thành viên ASEAN vẫn còn đa dạng và tương đối khác nhau, việc giảm thiểu sự khác biệt nói trên đòi hỏi thời gian và nỗ lực rất lớn trong hành động của các quốc gia thành viên;
(ii) Hiện cũng chưa một quốc gia nào trong 10 quốc gia thành viên ASEAN có truyền thống pháp luật lâu đời với cả một hệ thống pháp luật hay ít nhất một ngành luật, chế định luật hoàn thiện, tiêu biểu để có thể làm đầu tàu trong ASEAN;
(iii) Bên cạnh đó, nếu xét về mức độ hội nhập, so với EU ngày nay hay Cộng đồng châu Âu (EC) và thậm chí là Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) trước đây, hội nhập ASEAN nói chung còn giới hạn, mặc dù ASEAN đang tiến tới liên kết cộng đồng với cả 3 trụ cột, gồm: kinh tế, an ninh - chính trị và văn hóa - xã hội. Khác với EU, Cộng đồng ASEAN vẫn chủ yếu dựa vào các nguyên tắc truyền thống như nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong việc ra các quyết định,[24] đây là những khó khăn về mặt thể chế.[25] Về mặt khuôn khổ pháp lý, ASEAN chưa thiết lập được trật tự pháp lý (legal order) riêng của Cộng đồng hay ít nhất là hình thành được nguyên tắc ảnh hưởng/áp dụng trực tiếp (direct effect) và quyền tối cao (supremacy) của pháp luật cộng đồng.[26] Do đó, việc nhất thể hóa pháp luật trong ASEAN, trong đó có nhất thể hóa pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là chưa thể thực hiện ngay được.
(iv) Các quốc gia thành viên ASEAN có khuynh hướng theo đuổi sự tự chủ và chủ động bằng việc xây dựng các cơ chế quốc gia (governmental mechanism) cho việc thông qua các quyết định, thực thi và điều chỉnh các cam kết. Điều này dẫn đến khó khăn và thách thức to lớn cho các quốc gia thành viên trong việc hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN là việc đảm bảo thực thi đúng đắn ở phạm vi quốc gia, xóa bỏ tình trạng triển khai chậm hoặc không tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận.
(v) Cuối cùng, nếu như hệ thống pháp luật EU đã tương đối hoàn thiện và vận hành bên cạnh pháp luật quốc gia với mức độ áp đặt các tiêu chuẩn chung thống nhất của cả liên minh vào các lĩnh lực pháp luật thì ASEAN vẫn chưa đạt tới điều đó. Trong bối cảnh đó, vai trò của các cơ quan lãnh đạo ASEAN trong việc hoạch định chính sách và điều phối hành động là quan trọng hơn là thực hiện các hành vi lập pháp của cả khối.
[16] Kiến nghị thực hiện hài hoà hoá theo lộ trình với những bước đi thích hợp.
Từ những phân tích trên, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần chủ động đề xuất hài hòa hóa pháp luật đối với pháp luật tư (như lĩnh vực pháp luật về thương mại, hợp đồng) theo lộ trình với những bước đi thích hợp gắn với sự đồng bộ và mức độ hài hòa hóa pháp luật ở từng quốc gia thành viên. Cụ thể như sau:
Một là, một trong những yếu tố tác động và cản trở quá trình hài hòa hóa pháp luật ASEAN nói chung cũng như thực hiện thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN là vấn đề thể chế mà cụ thể là nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng”. Để khắc phục vấn đề này, các quốc gia ASEAN có thể tham khảo cơ chế thông qua quyết định theo mô hình của châu Âu, cụ thể là việc bỏ phiếu tại Hội đồng AEC nên theo nguyên tắc đồng thuận (consensus), còn ở các cơ quan khác bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số với các mức độ tùy theo công việc.[27] Điều này sẽ giúp thông qua các quyết định có tính chất ảnh hưởng đến quá trình hài hòa hóa pháp luật và có khả năng ràng buộc các quốc gia thành viên có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo quá trình hài hòa hóa pháp luật một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
Hai là, sự thiếu vắng của một thiết chế Tòa án ASEAN (ASEAN Court) là một khó khăn trong việc giải thích và áp dụng thống nhất luật trong khuôn khổ ASEAN và có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN. Hệ thống Tòa án châu Âu là một thể chế đặc thù của EU, thông qua việc giám sát giải thích “luật cộng đồng”, hoạt động lập pháp của các quốc gia thành viên và đảm bảo việc tôn trọng “luật cộng đồng” của các quốc gia thành viên. Đây cũng là bài học cho các quốc gia ASEAN trên con đường hoàn thiện thể chế không những góp phần vào sự thành công của Cộng đồng kinh tế ASEAN mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính thống nhất, tính minh bạch, tính nhất quán và tính thực thi là những yêu cầu cần thiết của quá trình hài hòa hóa pháp luật. Để hạn chế những khác biệt và xung đột, cơ chế giải thích pháp luật thống nhất và có tính bắt buộc là hết sức cần thiết.
Ba là, quá trình hài hòa nên được tiến hành theo mô hình xây dựng hệ thống các cam kết mang tính bắt buộc trong ASEAN (trên cơ sở những cam kết, kế hoạch hành động, thống nhất chung giữa các quốc gia) kết hợp với quá trình hợp tác tự nguyện giữa các quốc gia thành viên. Điều này cũng sẽ đảm bảo được tinh thần “thống nhất trong đa dạng” của ASEAN. Tuy nhiên, hầu hết các cam kết, quyết định đã ký kết của ASEAN thường chỉ vạch ra phương hướng hành động hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc về mặt pháp lý.[28] Thêm nữa, các quốc gia sẽ phải tiến hành việc thực thi chúng bằng pháp luật quốc gia trong khi thiếu vắng một cơ chế giám sát có hiệu quả cho việc thực thi. Do đó, việc cải cách cơ chế giám sát thực thi là một tiền đề quan trọng.
Bốn là, quá trình hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực luật tư nên được tiến hành trong một số lĩnh vực cụ thể mà ở đó có các quy định pháp luật có sự gần gũi giữa các quốc gia như hợp đồng, mua bán hàng hóa quốc tế, thông qua việc thống nhất áp dụng các quy tắc chung như các quy tắc hợp đồng theo UNCITRAL, Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc trong lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên cơ sở những lĩnh vực này có thể mở rộng hài hòa hóa pháp luật trong những lĩnh vực tư khác, và từ thành quả của việc hài hòa hóa pháp luật tư sẽ tiến đến hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực luật công.
Năm là, các quốc gia thành viên nên chuẩn hóa các quy tắc của mình điều chỉnh các lĩnh vực luật tư bằng cách gia nhập các điều ước quốc tế liên quan, cùng với việc ký kết các điều ước quốc tế khu vực điều chỉnh các lĩnh vực pháp luật tư. Quá trình chuẩn hóa và hoàn thiện quy tắc luật tư trong pháp luật quốc gia cũng nên được thực hiện theo hướng liên thông và công nhận lẫn nhau về mặt pháp lý. Trong hướng tiếp cận này, việc xây dựng cơ chế liên thông và công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, giấy tờ, chứng chỉ, thủ tục là những yếu tố quan trọng.
1.3.2 Nhóm kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật về quyền con người[29]
[17] Kiến nghị về mức độ ưu tiên của vấn đề quyền con người.
Pháp luật về quyền con người là lĩnh vực mà ASEAN đã có nhiều cố gắng để hài hòa hóa. Tuy nhiên, như đã phân tích, ASEAN gặp phải nhiều thách thức rất lớn trong việc hài hòa hóa pháp luật. Việc xây dựng và ban hành các công cụ pháp lý của Cộng đồng ASEAN về quyền con người về cơ bản là tái khẳng định các giá trị toàn cầu của quyền con người và trao quyền đảm bảo thi hành quyền con người cho các quốc gia thành viên. Việc đảm bảo quyền con người ở ASEAN trong nhiều thập kỷ trước bị đặt ở vị trí phụ thuộc so với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ASEAN trong thời kỳ này bị chỉ trích nhiều vì những vi phạm nhân quyền. Ngay thiết chế AICHR của ASEAN vẫn chưa phát huy tác dụng và những thay đổi trong tổ chức, hoạt động của AICHR để chuyển từ vai trò thúc đẩy đến giám sát thực hiện quyền con người khó xảy ra. Các quốc gia ASEAN vẫn chưa trao cho AIHCR hay ACWC quyền hạn rộng rãi hơn. Không cơ quan nào trong số này có quyền giám sát hoặc điều tra. ASEAN dường như dị ứng với thuật ngữ và khái niệm “giám sát”. Các quốc gia thành viên ASEAN dự kiến sẽ tập trung vào khía cạnh thúc đẩy các nhiệm vụ của các thiết chế khu vực đã lập ra chứ không phải để bảo vệ, mặc dù nhìn chung có thể nói rằng chúng cần vừa thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người dân ASEAN.[30]
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam khó có thể đề xuất được những giải pháp hài hòa hóa pháp luật về quyền con người được đón nhận nhiệt tình với sự đánh giá cao từ các quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế. Bên cạnh những thách thức chung đối với việc đảm bảo quyền con người theo “phương thức ASEAN”, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều chỉ trích về những vi phạm quyền con người. Những vi phạm này diễn ra ngoài mong muốn của Đảng và Nhà nước song do hệ thống chính trị nhất nguyên của đất nước với chỉ đạo nền tảng là “Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” nên những vi phạm này bị các thế lực thù địch, thậm chí các tổ chức quốc tế gắn với thể chế chính thức của Việt Nam.
[18] Kiến nghị về sự cần thiết thành lập cơ quan quốc gia về quyền con người.[31]
Một thực tế đáng chú ý là Việt Nam hiện chưa có cơ quan quốc gia về quyền con người được thành lập theo các nguyên tắc Paris và đây là điều mà nhiều nhà khoa học nhấn mạnh như là một hạn chế của thể chế Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền con người đồng thời kiến nghị thành lập cơ quan quyền con người Việt Nam.[32]
Theo Vũ Công Giao và Nguyễn Thị Thúy Chung, Việt Nam chỉ mới có một vài cơ quan đang thực hiện một số chức năng của NHRIs, cụ thể như: Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ; Ủy ban Dân tộc (của Chính phủ); Hội đồng Dân tộc (của Quốc hội), Ủy ban Dân nguyện (của Quốc hội). Mỗi thiết chế này đều có một số chức năng của NHRIs[33]. Sự thiếu vắng của cơ quan quốc gia về quyền con người ảnh hưởng không ít đến việc đảm bảo quyền con người và dĩ nhiên là hình ảnh của Việt Nam. Bất cập dễ nhìn thấy là việc chuẩn bị các báo cáo về quyền con người của Việt Nam. Do thiếu cơ quan quốc gia về quyền con người nên việc chuẩn bị báo cáo này gần như là một bản tổng hợp các đánh giá của các cơ quan nhà nước từ các khía cạnh khác nhau phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ quản lý. Do thiếu cơ quan chuyên trách và hệ thống dữ liệu tập trung về quyền con người, các báo cáo quyền con người hàng năm của Việt Nam chưa phản ánh được hết các vi phạm quyền con người và vì thế chịu không ít các nghi ngờ, định kiến từ các tổ chức quốc tế. Sự thiếu vắng NHRI ở Việt Nam đang ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Việt Nam.
Trong bối cảnh hài hòa hóa pháp luật trong khuôn khổ AC chưa thể dẫn đến việc hình thành các công cụ pháp lý ràng buộc các quốc gia cả trong việc thúc đẩy nhận thức lẫn trong bảo vệ quyền con người, việc thành lập các cơ quan quốc gia về quyền con người là giải pháp có hiệu quả trong việc lấp khoảng trống về thi hành pháp luật trong lĩnh vực này. Dù khác nhau về mô hình tổ chức, hiến định hay luật định, việc thành lập NHRI được rất nhiều các nhà khoa học, chuyên gia ủng hộ[34].
Ở lĩnh vực pháp luật về quyền con người, thay vì đề xuất các công cụ mới cho hài hòa hóa pháp luật, Việt Nam cần thành lập NHRI và biến thiết chế này thành một công cụ đảm bảo thực hiện quyền con người hiệu quả và tương đối độc lập so với các thiết chế chính thức khác của quốc gia. Việt Nam cần giảm thiểu và xóa được những ấn tượng không tốt, thậm chí là chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền mà họ gắn với thể chế chính thức của Việt Nam.
1.3.3 Nhóm kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
[19] Kiến nghị xây dựng “Luật mẫu” bảo vệ người tiêu dùng của ASEAN.
Xuất phát từ những phân tích liên quan đến khả năng hài hòa hóa pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở góc độ luật tư, mức độ tương đồng giữa pháp luật các quốc gia thành viên cũng như tìm hiểu tiến trình hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực này kể từ 2018 đến nay, bảo vệ người tiêu dùng là lĩnh vực điểm thích hợp để Việt Nam đề xuất hài hòa hóa pháp luật của các quốc gia thành viên hướng tới pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của AC.
Đây là những lĩnh vực mà qua khảo sát pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia ASEAN cho thấy có mức độ tương đồng khá cao, thể hiện ở việc hầu hết các quy định pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này đều đề cập và điều chỉnh những nội dung cơ bản khá giống nhau. Thêm vào đó, đây là những lĩnh vực được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chịu tác động của xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng và do kết quả của việc mở rộng thị trường, xóa bỏ các rào cản trong thương mại và di chuyển con người, hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới.
Để đạt được mức độ hài hòa hóa pháp luật của ASEAN trong lĩnh vực này, vai trò và chức năng của các cơ quan điều hành ASEAN cần phải phát huy tối đa thẩm quyền định hướng và điều phối hoạt động và khả năng tác động đến vấn đề chuyển hóa và thực thi pháp luật quốc gia, chủ yếu thông qua các dạng “luật mềm”. Chúng tôi cho rằng việc xây dựng bộ luật chung (aquis) về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng có khả năng áp dụng chung cho toàn bộ các quốc gia thành viên ASEAN là cần thiết, tuy nhiên ở giai đoạn đầu tiên thì trước hết nên xây dựng một “Bộ luật mẫu”, cụ thể là Luật Mẫu ASEAN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong hướng đi này, hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng sẽ rất hữu dụng để tham khảo.
[20] Kiến nghị về sự cần thiết xây dựng nguyên tắc xử lý các tình huống xung đột pháp luật trong bảo vệ người tiêu dùng.
Cuối cùng, trong khi cần có thời gian để đạt tới mức độ hài hòa hóa pháp luật ASEAN trong lĩnh vực luật tư, cụ thể là lĩnh vực pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng tôi cho rằng cần thiết phải có sự thống nhất về quy tắc xử lý và chọn luật áp dụng trong trường hợp có sự “xung đột pháp luật” giữa các quốc gia ASEAN trong vấn đề này, áp dụng trong trường hợp các giao dịch tiêu dùng xuyên biên giới. Những quy tắc này góp phần giải quyết các vấn đề do sự khác biệt của pháp luật quốc gia tạo ra trong khi chưa có bộ luật chung thống nhất trong ASEAN trong lĩnh vực này. Cùng với xây dựng cơ chế liên thông và công nhận lẫn nhau, các quy tắc này góp phần hiện thực hóa mục tiêu hài hòa hóa pháp luật và là “khuôn mẫu” cho việc tiếp tục hài hòa hóa pháp luật tư trong các lĩnh vực khác.
Hài hòa hóa pháp luật, đặc biệt là hài hòa hóa pháp luật tư chính là một xu thế chủ đạo hiện thời của hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN. Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, nhu cầu về việc tạo ra một khung pháp luật chung để tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại nội khối ASEAN là rất cần thiết. Với bối cảnh và điều kiện hiện nay, hài hòa hóa pháp luật tư trong khu vực ASEAN tỏ ra khả thi và có thể thực hiện được ngay từ giai đoạn này. Để Cộng đồng ASEAN thực sự vận hành có hiệu quả, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, việc hài hòa pháp luật này cần phải được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa thông qua cơ chế bắt buộc (chính thức) và cơ chế tự nguyện (không chính thức).[35] Nói cách khác, hài hòa hóa pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong ASEAN có thể là một lựa chọn cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Quá trình này đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ chính mỗi quốc gia ASEAN.
1.3.4 Nhóm kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực thuế
Từ những phân tích mang tính lý thuyết về thuế trực thu, nhất là thuế TNCN và pháp luật thuế TNCN ở EU, nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng Việt Nam cần cân nhắc các giải pháp sau đây:
[21] Kiến nghị chưa ban hành khung pháp luật thuế thu nhập cá nhân ASEAN
Tuyệt đối chưa đề xuất ban hành khung pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở ASEAN. Thuế TNCN liên quan đến yếu tố văn hóa, điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia; thêm nữa, là loại thuế trực thu, cá nhân người nộp thuế mong muốn thể hiện trách nhiệm của mình với quốc gia mà họ mang quốc tịch. Với mục tiêu xem xét hệ thống pháp luật của EU để tìm đến cơ sở cho việc ban hành hệ thống pháp luật chung, nhưng EU không tồn tại khung pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Vì vậy, ý kiến hình thành một khung pháp luật về thuế TNCN cho các quốc gia ASEAN là không khả thi về cả ở góc độ lý thuyết và thực tiễn kinh nghiệm pháp luật.
[22] Kiến nghị xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về thuế trong ASEAN
Sẽ hợp lý và khả thi trong sự đón nhận và ủng hộ của các quốc gia thành viên ASEAN nếu Việt Nam đề xuất xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên ASEAN về thuế TNCN có sự chuyển dịch qua biên giới. Hiện nay Việt Nam và các quốc gia đã hòa chung cơ chế một cửa nhưng điều đó không có nghĩa các thông tin liên quan đến người nộp thuế, thông tin về dân cư và chuyển dịch dân cư được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên của ASEAN. Trong giai đoạn này, công nghệ số thâm nhập mọi hoạt động của chính phủ các quốc gia thành viên thì việc chia sẻ thông tin để đảm bảo quản lý thuế có hiệu quả hoàn toàn có khả năng thực hiện. Ở khía cạnh này Việt Nam đã có những kinh nghiệm và thành tựu đáng kể. Năm 2018, các bộ, ngành đã triển khai mới được 106 thủ tục qua NSW và tính đến ngày 30/01/2019, đã có 173 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với gần 1,9 triệu hồ sơ của khoảng 27 ngàn doanh nghiệp. Về triển khai ASW, Việt Nam là một trong 5 nước ASEAN đầu tiên trao đổi C/O điện tử mẫu D (hiện đang trao đổi C/O điện tử mẫu D với 4 quốc gia trong khu vực gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan).
[23] Kiến nghị xây dựng các tiêu chuẩn nội khối về thuế.
Việt Nam có thể đề xuất xây dựng những tiêu chuẩn cho nội khối để hướng tới lợi ích của mỗi quốc gia thành viên và của chung ASEAN dựa trên các nguyên tắc của Công ước về chống xói mòn cơ sở. Từ kinh nghiệm của EU cần đưa các khoản nộp mang tính bắt buộc vào hệ thống các khoản thu nộp bắt buộc của cá nhân. Các khoản thu mang tính bắt buộc gắn với cá nhân vào hệ thống nghĩa vụ tài chính của công dân (như bảo hiểm xã hội + bảo hiểm y tế + các nghĩa vụ tài chính). Triết lý đằng sau giải pháp này là cơ quan thuế nội địa - là cơ quan thu các khoản thu bắt buộc phục vụ cho công tác an sinh của chính người nộp thuế. Tính quyền uy của cơ quan thuế giúp việc thu/nộp các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đúng thời hạn, đủ căn cứ và rất hiệu quả.
1.3.5 Nhóm kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực an sinh xã hội
[24] Kiến nghị về sự cần thiết phải hài hoà hoá pháp luật trong lĩnh vực ASXH.
Theo Tổ chức Lao động thế giới ILO, vấn đề ASXH trên thế giới vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt ở châu Á khi nơi đây có hơn 1 tỷ lao động (vào năm 2006) làm việc trong môi trường dễ bị tổn thương như nông dân, lao động tự do, những người lao động trong các xí nghiệp nhỏ không ổn định và không được kí hợp đồng lao động, lao động bán thời gian… nên những đối tượng này thường không được hưởng các chính sách ASXH đầy đủ[36]. Báo cáo ASXH thế giới năm 2017 - 2019 của ILO cho thấy, chỉ có 29% dân số thế giới được bảo đảm về ASXH nói chung, trong đó khu vực châu Á chỉ đạt 38,9% tổng dân số[37]. Theo thống kê từ năm 2010 đến ước tính năm 2035, dân số của ASEAN còn tiếp tục tăng lên, trong đó, dân số già (trên 65 tuổi) ở các quốc gia thành viên ASEAN có tỉ lệ ngày càng tăng, chiếm khoảng hơn 10% dân số cả nước[38] trong khi đó, mức đầu tư công vào ASXH tại ASEAN không lớn. Vì vậy, ASEAN cần có kế hoạch và sự thống nhất chung trong việc tăng cường các chính sách về ASXH ngay từ bây giờ để có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong tương lai.
An sinh xã hội (ASXH) là lĩnh vực có khá nhiều tiềm năng để hài hòa hóa do nó gắn với sự quan tâm và cam kết chính trị của các quốc gia thành viên ASEAN đối với phá triển bền vững, không để ai rơi lại phía sau. Thực tiễn cho thấy Cộng đồng ASEAN đã thúc đẩy hợp tác nội khối lên tầm cao mới, tạo thể chế và địa vị pháp lý cho quan hệ hợp tác của ASEAN với bên ngoài[39]. Trong bối cảnh đó, ASEAN cần có những khung pháp lý chung cho ASXH. Hài hòa hóa pháp luật về ASXH ở ASEAN có những tiền đề thuận lợi và thực tế AEC đã có những bước đi tích cực. Trong đó, các vấn đề liên quan đến ASXH, bảo đảm đời sống người dân ASEAN do ASCC chịu trách nhiệm thực hiện theo các công cụ pháp lý mang tính khu vực. ASEAN đã thông qua hai văn kiện quyết định sự ra đời và định hướng phát triển của ASCC gồm: (1) Bản kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa – xã hội năm 2009 (ASCC Blueprint 2009) và (2) Bản kế hoạch tổng thể Cộng đồng văn hóa – xã hội năm 2015 (ASCC Blueprint 2015).
ASCC Blueprint 2009 đưa ra một cách cụ thể và rõ ràng nhất mục tiêu của ASCC với 06 lĩnh vực hợp tác trọng tâm gồm: (i) Phát triển con người; (ii) Bảo trợ và phúc lợi xã hội; (iii) Các quyền và công bằng xã hội; (iv) Đảm bảo môi trường bền vững; (v) Tạo dựng bản sắc ASEAN và (vi) Thu hẹp khoảng cách phát triển. Theo đó, ASCC Blueprint 2009 quy định một phần riêng cho vấn đề ASXH, xác định bảo trợ và phúc lợi xã hội là một trong những đặc điểm chính của Bản kế hoạch tổng thể. Tuy nhiên, những hành động đề ra trong ASCC Blueprint 2009 mới chỉ dừng lại ở cấp độ quốc gia. Kế hoạch chứa đựng chủ yếu các giải pháp khuyến khích các quốc gia liên kết với nhau trong thực hiện các vấn đề ASXH.
ASCC Blueprint 2015 tái khẳng định nhưng tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong khu vực và nâng cao năng lực thể chế trong việc thực hiện các chính sách ASXH. Theo đó, ASCC hướng tới một cộng đồng hòa nhập hơn, tạo cơ hội tiếp cận cho người dân ASEAN và bảo vệ các quyền con người, đặc biệt là quyền phụ nữ, quyền trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật, người nhập cư, nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Một trong những biện pháp chiến lược là thực hiện và phát huy các khuôn khổ pháp lý trong khu vực.
Những chương trình hành động, những công cụ pháp lý của Cộng đồng về ASXH cho thấy nhu cầu và triển vọng của hài hòa hóa pháp luật về lĩnh vực này.
Xuất phát từ cấu trúc nội dung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong đó có mục tiêu “Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề”[40]. AEC hướng tới việc cho phép người lao động được tự do lưu chuyển trong ASEAN. Trong khi đó, “nguyên tắc lãnh thổ” vẫn là nguyên tắc chi phối quá trình hưởng ASXH ở các quốc gia thành viên tương tự như trường hợp ở EU trước đây. Vì vậy, nguyên tắc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhất định đến quyền được hưởng ASXH của nhóm lao động di cư vốn rất lớn ở ASEAN[41]. Theo Ben Harkins, “Có nhiều nhóm lao động di cư phải chịu sự khác biệt lớn trong việc áp dụng các quy định luật pháp”[42]. Nếu những nhóm lao động di cư này[43] không được đảm bảo quyền ASXH trong quá trình lao động ở quốc gia sở tại, việc tự do lưu chuyển lao động sẽ bị ảnh hưởng vì họ e ngại sẽ phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình di cư để lao động mà không được bảo vệ về quyền lợi. Để khắc phục, ông Ben Harkins kết luận: “Điều quan trọng nhất để cải thiện kết quả là đảm bảo rằng tất cả người di cư đều được hưởng các quyền lao động và an sinh cơ bản…”[44]. Như vậy, quá trình hài hòa hoá pháp luật của các quốc gia thành viên sẽ là chìa khoá cho việc thực hiện kiến nghị trên.
[25] Kiến nghị về xây dựng khung pháp lý chung về ASXH.
Việc quy định khung pháp lý chung về ASXH là vấn đề cần thiết, vừa mang tính hội nhập, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân ASEAN, góp phần củng cố và phát triển ASCC trên thực tế. Nếu có khung pháp lý chung, các khía cạnh ASXH sẽ được quy định ở tất cả các quốc gia thành viên và người dân ASEAN sẽ được hưởng chế độ phúc lợi cơ bản tương đồng. Ví dụ: công dân A của Việt Nam sinh sống và làm việc tại Malaysia vẫn sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm y tế ở Malaysia tương tự như khi người đó sống và làm việc tại Việt Nam. Điều này EU đã làm được và làm rất tốt. Thiết nghĩ ASEAN cần nhanh chóng tiến hành xây dựng một khung pháp lý ASXH chung cho khối để tạo nên sự tương đồng về chính sách ASXH giữa các thành viên, rút ngắn khoảng cách phát triển cũng như bảo đảm đời sống ấm no, ổn định cho người dân.
Dưới góc độ pháp luật quốc gia, chính vì thiếu đi một khung pháp lý về ASXH như EU mà cho đến nay, chính sách, pháp luật về ASXH của các quốc gia thành viên ASEAN có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước. Không phải quốc gia nào cũng xây dựng cho mình một nền ASXH toàn diện. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, mỗi quốc gia lại ưu tiên áp dụng khía cạnh ASXH nhất định. Theo ILO, rất ít quốc gia trên thế giới cam kết đảm bảo mức ASXH cơ bản và phổ quát, đặc biệt là cho người nghèo và người đến từ khu vực nông thôn[45]. Chẳng hạn, ASXH của Myanmar chủ yếu hướng tới chăm sóc sức khỏe, chế độ phúc lợi cho người lao động, trợ cấp tử tuất và phúc lợi khác. Hay trường hợp của Campuchia, ASXH của quốc gia này chú trọng vào trợ cấp ốm đau và thai sản, trợ cấp cho người lao động, chế độ tử tuất và các hỗ trợ xã hội khác. Trong đó, vấn đề trợ cấp cho người lao động không đặt ra với người lao động tự do, lao động trong gia đình, các nhà ngoại giao, nhân viên của các tổ chức quốc tế, và nhân viên vận tải hàng không và hàng hải[46]. Ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn như Singapore, Thái Lan, Malayxia… chế độ ASXH cho người nghèo được quan tâm hơn. Cụ thể, ASXH Singapore tập trung chủ yếu vào ba khía cạnh: hưu trí, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội của Singapore quan tâm đến vấn đề bảo đảm mức sống tối thiểu, cung cấp nhà ở, dịch vụ y tế, giảm thuế và các hình thức cứu trợ khác cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp[47].
[26] Kiến nghị về thống nhất các khái niệm liên quan tới ASXH trong ASEAN.
Từ kinh nghiệm của EU, việc hài hoà pháp luật ASXH nên được hiểu theo nghĩa rộng, là sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc tạo điều kiện cho công dân nội khối được quyền hưởng ASXH dù họ sinh sống, làm việc ở bất kỳ quốc gia nào trong khối. Việc nhất thể hoá quy định về ASXH ở EU vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi mặc dù Liên minh đã hội nhập sâu[48]. Trong bối cảnh ASEAN, hài hoà hoá pháp luật ASXH, thậm chí chỉ ở mức độ tạo khung pháp lý là mục tiêu không dễ dàng thực hiện trong tương lai gần. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho mục tiêu đó, trước hết, mỗi quốc gia thành viên cần đảm bảo thiết lập hệ thống các khái niệm căn bản về an sinh, xây dựng một hệ thống ASXH ở mức tối thiểu (có thể dựa theo Công ước 102/1952 ILO) và xúc tiến việc ký kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia liên quan đến lĩnh vực ASXH.
Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia được thi hành phụ thuộc rất nhiều ở sự rõ ràng của các khái niệm cơ bản. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác chủ thể được thụ hưởng, các quyền cũng như bản chất của các chế độ ASXH ở mỗi quốc gia. Kinh nghiệm của EU cho thấy dù Liên minh này có nhiều quy định cụ thể về cách xác định đối tượng thụ hưởng các quyền và các chế độ bảo hiểm thuộc phạm vi ASXH song Toà án EU (European Court of Justice - ECJ) cũng phải thông qua các án lệ để giải thích các thuật ngữ căn bản như: “người lao động” - (employee) hay “chế độ bảo hiểm” (social security scheme). Lý do là vì chúng được nhận diện khác nhau tại mỗi quốc gia nên một số khoảng trống pháp luật, gây khó khăn trong quá trình tương tác giữa các hệ thống pháp luật.
Tuyên bố ASEAN 2013 về ASXH tái khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên về việc xây dựng một Cộng đồng có trách nhiệm về mặt xã hội và hướng tới con người bằng cách xây dựng sàn ASXH của các quốc gia thành viên trong khu vực và công nhận quyền của lao động di cư cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác. Mục tiêu của sàn ASXH là người lao động “tiếp cận bình đẳng với ASXH vốn là quyền con người cơ bản và dựa trên cách tiếp cận theo quyền/nhu cầu và theo vòng đời”[49]. Trên cơ sở này, tất cả các quốc gia thành viên Cộng đồng cần cân nhắc đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ASXH đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về ASXH được công nhận ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới thể hiện trong sàn ASXH mà ILO đưa ra theo Kiến nghị R.202 năm 2012 (số 202). Sàn ASXH theo Kiến nghị R.202 gắn với nội dung gồm (i) tiếp cận chăm sóc y tế thiết yếu (ii) an sinh thu nhập cho trẻ em bao gồm dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc và nhu cầu sống thiết yếu (iii) an sinh thu nhập cho người trong độ tuổi lao động và (iv) an sinh thu nhập cho người già. Đây là cách tiếp cận bảo vệ theo vòng đời và khá dễ dàng cho các quốc gia tổ chức thực hiện[50]. Dựa trên sàn ASXH, việc hài hoà hoá những quy định về ASXH trong khu vực sẽ trở nên thuận lợi và có tính khả thi hơn.
[27] Kiến nghị về đẩy mạnh ký kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau và giảm thiểu xung đột pháp luật trong lĩnh vực ASXH
Các quốc gia thành viên ASEAN nên có những quy định hài hoà nhằm giảm thiểu xung đột pháp luật về an sinh xã hội giữa các quốc gia. Ví dụ, các quốc gia thành viên ASEAN đều coi người lao động là đối tượng trung tâm của hệ thống ASXH quốc gia, đều san sẻ trách nhiệm đóng góp cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Dù vẫn có những khác biệt nhất định nhưng các quốc gia hoàn toàn có khả năng điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ những cam kết, thoả thuận chung. Rõ ràng là, quá trình hài hoà hoá pháp luật khu vực với kết quả là những cam kết, quy định chung hoàn toàn có thể đưa khu vực ASEAN đạt mục tiêu giảm thiểu xung đột, hạn chế tranh chấp trong lĩnh vực ASXH. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên ASEAN nên có các quy định chung ràng buộc quyền và nghĩa vụ nhằm nâng cao nhận thức của các quốc gia thành viên trong việc tuân thủ các nội dung hài hoà hoá từ đó hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh, và khi xảy ra xung đột sẽ có căn cứ pháp luật để giải quyết.
Các quốc gia thành viên cần đẩy mạnh việc ký kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements – MRAs) trong các lĩnh vực liên quan đến ASXH như lao động và y tế. Tuy đây chỉ là một biện pháp thứ cấp, bổ trợ, nhưng nó lại có quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hài hoà hoá các tiêu chuẩn này. Việc mở rộng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng và bằng cấp sẽ có lợi cho sự hiểu biết rộng trong ASEAN và việc quản lý lao động di cư[51]. Khi đã quản lý được chặt chẽ lao động di cư trong khu vực ASEAN, giảm thiểu lao động di cư không chính ngạch, Cộng đồng sẽ có căn cứ bước đầu để áp dụng các chính sách ASXH chung cho các đối tượng này. Ban đầu, đó có thể là công nhận lẫn nhau trong các vị trí kỹ năng trung bình có nhu cầu tiềm năng cao, nhằm tăng cường khả năng huy động lao động trong dài hạn hơn. Để đạt được điều đó, các chính phủ có thể hoàn thiện Khung tham chiếu trình độ ASEAN để tăng cường và làm mốc chuẩn cho khung bằng cấp trong nước, đồng thời xây dựng những tiêu chuẩn năng lực mẫu trong khu vực đối với những ngành then chốt như lao động, y tế.
1.3.6 Nhóm kiến nghị về hài hòa hóa pháp luật về giải quyết tranh chấp
[28] Kiến nghị về sự cần thiết và lộ trình xây dựng thiết chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN.
Về thiết chế giải quyết tranh chấp, EU có CJEU để đảm bảo sự thống nhất trong giải thích và áp dụng pháp luật EU. Tuy nhiên, đối với tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp vẫn thuộc về các tòa án quốc gia. Với những lý do liên quan đến chủ quyền quốc gia, EU vẫn chưa có thiết chế khu vực để giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, EU đang tích cực đổi mới, khắc phục những hạn chế liên quan như đề xuất thành lập tòa án chuyên biệt giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, xây dựng thủ tục tố tụng giải quyết nhanh các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài. Về nguyên tắc, việc xây dựng một thiết chế giải quyết tranh chấp khu vực có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hài hòa hóa pháp luật, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một thiết chế tương tự trong khuôn khổ ASEAN sẽ là thách thức lớn và chưa mang tính khả thi trong giai đoạn trước mắt.
Về lộ trình thực hiện, ASEAN có thể tham khảo EU để xây dựng các văn bản khu vực điều chỉnh một số lĩnh vực nhất định, bao gồm “hard law” và “soft law” trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên. Nhiều nhà nghiên cứu đã đặt vấn đề rằng: xây dựng “hard law” có phù hợp với ASEAN khi còn tồn tại sự đa dạng về văn hóa, chính trị và sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Sự khác biệt giữa nhóm nước CLMV với ASEAN 6 có thể là rào cản cho việc triển khai “hard law” trên thực tế?[52] Tuy nhiên, cũng phải thấy một điều rằng: ASEAN phát triển theo nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” và đã có lộ trình để quyết tâm thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia thành viên. Hiện nay, khoảng cách giữa nhóm CLMV với các thành viên khác đã thu hẹp đáng kể; cùng với đó, sự gia tăng hội nhập quốc tế và việc thành lập AEC tạo cho ASEAN cơ hội và tiền đề để thúc đẩy hài hòa hóa pháp luật, tiến tới xây dựng khung pháp lý cho khu vực. Vì vậy, ASEAN có thể kết hợp “hard law” và “soft law” trong xây dựng Tư pháp quốc tế ASEAN. Tư pháp quốc tế ASEAN có thể bao gồm các văn bản điều chỉnh luật hình thức (nguyên tắc xác định thẩm quyền của tòa án, lựa chọn luật áp dụng và công nhận thi hành bản án, quyết định) và điều chỉnh luật nội dung.
[29] Kiến nghị tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của EU trong xây dựng thiết chế chung về giải quyết tranh chấp.
Từ kinh nghiệm của EU, lưu ý một số bước sau:
-
Đánh giá thực trạng và nhu cầu ở các quốc gia trong lĩnh vực thương mại;
-
Rà soát, xác định các khoảng trống, sự khác biệt về khung pháp lý (việc xác định này có thể thực hiện kết hợp theo hai cách: rà soát hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia và thỏa thuận khu vực để so sánh, tìm ra sự khác biệt; thực hiện các nghiên cứu về tư pháp quốc tế trên cơ sở các nghiên cứu quốc gia, pháp điển hóa ở các nước thành viên). Việc rà soát sẽ giúp xác định được các nhóm vấn đề như: giới hạn về áp dụng pháp luật theo không gian lãnh thổ; một số lĩnh vực pháp lý sẽ thuộc nhóm loại trừ với những lý do nhất định; và những lĩnh vực pháp lý còn tồn tại khoảng trống, sự khác biệt trong áp dụng.[53]
-
Trên cơ sở xác định lĩnh vực, những khoảng trống và sự khác biệt pháp lý cần được giải quyết, việc xây dựng Tư pháp quốc tế ASEAN sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ vào thiện chí và quyết tâm của các nước ASEAN.
Hiện nay, EU đang nghiên cứu xây dựng Bộ luật Tư pháp quốc tế EU. Trong trường hợp ban hành được Bộ luật này, EU sẽ có thêm một bước tiến lớn để đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Đối với ASEAN, đề cập điều này có lẽ là quá sớm khi đánh giá lộ trình hài hòa hóa pháp luật của ASEAN. ASEAN đã có những tiền đề thuận lợi để thúc đẩy tiến trình hài hòa hóa pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại; tuy nhiên, nhiều khó khăn, thách thức vẫn tồn tại và “cản trở” quá trình trên của ASEAN, cụ thể:
-
Sự khác biệt về lợi ích và phát triển kinh tế giữa các nước thành viên; tuy nhiên, ASEAN đang thúc đẩy việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên.
-
Sự khác biệt về văn hóa pháp lý và truyền thống pháp luật của các nước ASEAN. ASEAN có 10 nước thành viên, nhưng một số nước chịu ảnh hưởng của Common law (Singapore, Malaysia, Brunei), một số nước chịu ảnh hưởng của Civil law (Thái Lan, Philippines, Indonesia), có nước chịu ảnh hưởng một phần của Civil law và ảnh hưởng của pháp luật xã hội chủ nghĩa (Việt Nam). Sự khác biệt này chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho ASEAN khi muốn xây dựng Tư pháp quốc tế ASEAN.
-
Sự không rõ ràng trong tiếp cận hài hòa hóa pháp luật của AEC. Hiện nay, tiếp cận trong khuôn khổ AEC vẫn là liên chính phủ, thực hiện kế hoạch AEC thông qua các cuộc họp. Hài hòa hóa pháp luật nên được lồng ghép, đưa vào kế hoạch và chương trình hành động của AEC.
Tóm lại, ASEAN có nhiều điều kiện để xây dựng mô hình khung pháp lý khu vực. Dù bộc lộ những hạn chế nhất định, “Phương thức ASEAN” vẫn có thể được sử dụng trong quá trình hài hòa hóa pháp luật. Thiện chí của các nước ASEAN và sự phát triển mạnh mẽ của AEC sẽ là động lực thúc đẩy quá trình hài hòa hóa pháp luật của ASEAN.
1.4. Các kiến nghị về xây dựng Luật tư pháp quốc tế
1.4.1 Nhóm kiến nghị về sự cần thiết xây dựng Luật Tư pháp quốc tế
[30] Kiến nghị về sự cần thiết xây dựng Luật Tư pháp quốc tế
Lợi ích chung của pháp điển hóa đã được khẳng định nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Có thể thấy rất rõ hiệu quả của việc pháp điển hóa ở mức cao, hình thành một đạo luật riêng tại Việt Nam qua quá trình hình thành Bộ luật dân sự năm 1995, thống nhất được nhiều nguyên tắc, định hướng của ngành luật dân sự rải rác trong nhiều văn bản khác nhau: Pháp lệnh về hợp đồng dân sự năm 1991, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế năm 1989, Pháp lệnh về thừa kế năm 1990…
Tại Việt Nam, do tính thứ bậc của các văn bản quy phạm pháp luật, những lợi ích của pháp điển hóa sẽ được phát huy tối đa khi các quy định được thống nhất trong một đạo luật có giá trị pháp lý cao, việc thi hành, theo dõi thi hành sẽ được quan tâm hơn, cơ quan đầu mối về quản lý nhà nước được xác định rõ, nhờ đó đảm bảo việc thi hành trên thực tế đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiều vấn đề là nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay như năng lực chuyên môn của cán bộ cũng có thể được giải quyết chính trong quá trình pháp điển hóa.
Thực trạng hệ thống pháp luật và việc áp dụng các quy phạm về TPQT cho thấy ba nguyên nhân cơ bản của những vướng mắc hiện nay là: nhận thức, trình độ và công tác phối hợp. Việc hình thành một đạo luật về TPQT sẽ có tác dụng to lớn trong việc nâng cao nhận thức của những người áp dụng pháp luật và toàn thể xã hội. Thông qua quá trình xây dựng, áp dụng luật này có thể dần dần cải thiện trình độ của cán bộ. Việc xây dựng một đạo luật riêng cũng tạo cơ hội để các bộ 84 ngành liên quan “ngồi lại với nhau” cùng bàn luận đi đến thống nhất về chính sách và cách tiếp cận đối với các vấn đề của TPQT.
Mặc dù pháp điển hóa cũng có những hạn chế nhưng những hạn chế đó hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua những kỹ thuật lập pháp phù hợp. Những kỹ thuật lập pháp như quy định cụ thể về điều khoản chuyển tiếp hoặc cho phép áp dụng các điều khoản ngoại lệ … cũng đang được áp dụng trong quá trình xây dựng các đạo luật khác nhau và hoàn toàn có thể thực hiện được tại Việt Nam.
Việc định ra các nguyên tắc chung để hướng dẫn các thẩm phán tự quyết định tùy từng trường hợp cụ thể, cho phép áp dụng án lệ cũng đã được tạo tiền đề trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ và các quy định trong BLDS 2015 (Điều 5) và BLTTDS 2015 (Điều 45, 264, 266).
Hệ thống pháp luật về TPQT đang rơi vào tình trạng phân tán và không rõ một chủ thuyết chung. Việc áp dụng rất ít trên thực tế, nếu được áp dụng cũng không thống nhất, tình hình áp dụng không được theo dõi, tổng kết để đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thực thi. Pháp điển hóa các quy định vào trong một đạo luật sẽ cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả hơn so với những giải pháp khác. Nếu chỉ sửa đổi về nội dung và giữ nguyên tình trạng phân tán trong quy định pháp luật như hiện nay thì hệ thống các quy định về TPQT vẫn phát triển theo hướng tự phát. Tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” mâu thuẫn, chồng chéo vẫn tiếp tục tồn tại. Nếu dựa vào điều ước quốc tế trong lĩnh vực này, Việt Nam sẽ phải chờ đợi trong một khoảng thời gian không xác định vì điều ước là sự nhượng bộ giữa các quốc gia và chừng nào các quốc gia còn chưa thống nhất được về toàn bộ các vấn đề liên quan của TPQT thì tham vọng về một hoặc một số điều ước giúp điều chỉnh được toàn bộ các QHDSYTNN còn rất “xa vời”. Trình độ của thẩm phán cũng là rào cản không nhỏ trong việc viện dẫn và áp dụng các điều ước quốc tế trực tiếp trong giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN. Một giải pháp khác là sử dụng án lệ để điều chỉnh toàn diện các QHDSYTNN. Giải pháp này đòi hỏi thời gian dài, nền tảng văn hóa pháp lý phù hợp và trình độ cao của thẩm phán. Mặc dù hiện nay, tại Việt Nam đã có những án lệ đầu tiên được công bố nhưng để có được hệ thống án lệ phong phú như các nước thuộc hệ thống Common Law thì không phải câu chuyện “một sớm một chiều”.
Trong 6 án lệ này, án lệ số 02/2016/AL và 05/2016/AL đều là những vụ án dân sự có YTNN theo định nghĩa của BLDS năm 2005 và BLTTDS năm 2004 (đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài) nhưng vấn đề pháp lý mà các án lệ này bàn đến lại là quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên có liên quan nên nội dung án lệ được công bố không có thông tin, phân tích hay nhận định về căn cứ xác định thẩm quyền 85 hay pháp luật áp dụng trong những vụ án này. Do đó, chỉ có giải pháp tập hợp lại các quy định về TPQT, nâng lên thành một đạo luật mới là giải pháp thích hợp để giải quyết triệt để phần lớn những bất cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật về TPQT của Việt Nam.
Thứ hai, đạo luật về TPQT đáp ứng yêu cầu của cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam. Đạo luật về TPQT là một đạo luật chuyên sâu, đáp ứng tính minh bạch, thống nhất, thể hiện sự chủ động dự báo và xử lý linh hoạt các QHDSYTNN đúng theo định hướng của Đảng và nhà nước. Trong một thể chế pháp luật toàn diện, tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa và bền vững của các quan hệ xã hội, không thể thiếu hành lang pháp lý an toàn cho các QHDSYTNN đang phát sinh ngày càng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Sự ra đời của đạo luật về TPQT theo kịp xu hướng chung của thế giới sẽ đánh dấu bước tiến trong trình độ lập pháp, thể hiện thành tựu của quá trình cải cách pháp luật, đóng góp cho quá trình cải cách tư pháp theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn cho đời sống của nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà các nước khi muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình đều chú ý đến việc xây dựng những đạo luật “mới”, tiên phong như đạo luật về TPQT. Yếu tố mới là đặc trưng của cải cách khiến cho đạo luật này không chỉ nhận được nhiều sự chú ý mà còn là “nam châm” thu hút hàng loạt những thay đổi tiếp theo. Đạo luật về TPQT không chỉ tạo cơ hội cho việc áp dụng pháp luật phù hợp nhất với QHDSYTNN mà còn hạn chế tình trạng lẩn tránh pháp luật, đảm bảo công bằng công lý là những mục tiêu mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn hướng đến. Việt Nam có thể học hỏi từ Trung Quốc, các nhà lập pháp của quốc gia này đã khẳng định sự ra đời của đạo luật về TPQT là cần thiết và gấp rút xây dựng đạo luật này nhằm “đảm bảo việc thiết lập hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc theo đúng kế hoạch”.
Thứ ba, đạo luật về TPQT đáp ứng đòi hỏi của quá trình mở cửa và hội nhập Mở cửa và hội nhập khiến cho các QHDS theo nghĩa rộng phát triển với tốc độ cao, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Năm 2013, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.52 Đến năm 2015, số lượng các quốc gia mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao đã lên đến 186 quốc gia. Đến năm 2012, có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ. Hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó có nhiều chuyên gia, trí thức về làm việc và nhiều người về tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh. Ước tính có khoảng hơn 100.000 trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó nhiều nhất là Lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Pháp… Số lượng người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài và số lượng người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, lao động… cũng tăng cao (ví dụ: riêng lượng khách quốc tế đến Việt Nam tính chung 12 tháng năm 2013 đạt 7.572.352 lượt; năm 2014 là 7.874.312 lượt; năm 2015 là 7.943.651 lượt.56 Số lượng người Việt Nam đi lao động tại nước ngoài trong năm 2015 tăng mạnh đưa tổng số người Việt Nam đang lao động tại nước ngoài lên đến trên 500.000 người 57) Những số liệu này gián tiếp cho thấy các quan hệ hợp đồng, hôn nhân gia đình, lao động… có YTNN tăng nhanh về số lượng, có thể đan xen nhiều YTNN phức tạp: không chỉ về chủ thể, đối tượng của quan hệ mà còn về nơi thực hiện hành vi, phương thức thực hiện hành vi… Những năm trước đây chúng ta còn xa lạ với các phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, mua bán hàng trực tuyến trên các trang điện tử ở nước ngoài, hay tiêu dùng ở nước ngoài thì bây giờ những hoạt động này đã trở nên phổ biến, quen thuộc với đa số. Các tranh chấp từ những quan hệ này là mặt trái không thể tránh được mà việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong mọi trường hợp không thể đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên trong QHDSYTNN. Đồng thời khi các vụ việc phát sinh từ các QHDSYTNN được giải quyết ở nước ngoài thì đòi hỏi về công nhận và cho thi hành ở Việt Nam các phán quyết cũng tăng lên. Ví dụ: chỉ tính riêng số lượng các yêu cầu ủy thác của Việt Nam ra nước ngoài phục vụ giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN: nếu trong giai đoạn từ năm 2008 - 2011, trung bình mỗi năm Việt Nam gửi đi khoảng gần 1800 yêu cầu ủy thác tư pháp (UTTP) thì đến giai đoạn năm 2012-2014 con số này đã tăng lên đến gần 3000 yêu cầu. Sự tăng nhanh về số lượng và phức tạp về nội dung trong các vụ việc dân sự có YTNN (bao gồm cả loại việc công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán của nước ngoài) đòi hỏi cần có một thể chế pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ này. Hơn nữa, kinh nghiệm xây dựng Luật TPQT của nhiều nước cho thấy các nước thường đưa ra quyết định xây dựng Luật TPQT khi quyết định chính sách mở cửa, chào đón các đối tác nước ngoài.
Mở cửa, hội nhập đòi hỏi chúng ta phải tuân theo những “luật chơi” chung, tham gia vào các điều ước quốc tế, mở rộng hoạt động hợp tác giao lưu với các quốc gia, tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ về TPQT như Hội nghị La Hay về TPQT (HCCH), Viện Nhất thể hóa luật tư UNIDROIT, hoặc các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội châu Mỹ về TPQT (ASADIP) ra đời có tác động không nhỏ đến việc hình thành các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này.
Ảnh hưởng của việc hình thành các cơ chế liên quốc gia, siêu quốc gia: hình thành các cộng đồng chung như Cộng đồng châu Âu đòi hỏi một hệ thống pháp luật chung tạo nền tảng cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng chung đó. Việc tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế cũng khiến pháp luật quốc gia hoặc bị thay thế hoàn toàn hoặc phải chỉnh sửa để đảm bảo tương thích với các nội dung trong những điều ước quốc tế này. Việt Nam cùng các quốc gia Đông Nam Á đã vượt qua mốc thời gian cuối năm 2015, hoàn thành mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN với một thị trường nội khối tự do theo kiểu mẫu của Liên minh châu Âu. Những bước tiến theo kinh nghiệm của những người đi trước- các nước thành viên Liên minh châu Âu là việc nên làm. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của các nước trong khu vực rất khác nhau nên việc hình thành các văn bản chung của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á như các Quy tắc Rome và Brussels của châu Âu về pháp luật áp dụng, thẩm quyền xét xử, công nhận và cho thi hành các phán quyết trong lĩnh vực dân sự là ít tính khả thi trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này trở thành nước “tiên phong” về TPQT trong khu vực, đặt nền móng và kiến tạo “luật chơi”, hình thành nên các quy định của ASEAN trong lĩnh vực này. Đối với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP nhằm tiếp cận thị trường một cách toàn diện và bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại, kể cả các khía cạnh pháp lý và giải quyết tranh chấp. Như vậy, việc xây dựng một luật riêng về TPQT với mục tiêu hài hòa hóa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, tạo cơ hội tiếp cận và áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam, tạo môi trường pháp lý an toàn và thuận lợi cho các QHDSYTNN bao gồm cả quan hệ kinh doanh, thương mại, đầu tư, lao động… sẽ có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và tự do hóa quan hệ luật tư trên quy mô toàn cầu là không thể bàn cãi. Thiếu cây cầu nối về TPQT, các QHDSYTNN không có hành lang an toàn tin cậy và dự đoán trước được để phát triển một cách hài hòa lành mạnh. Trên thế giới, các quy phạm về TPQT cho dù đã tiến tới cấp độ hình thành một luật riêng về TPQT hay chưa cũng dần được tập hợp và pháp điển hóa trong các đạo luật, ít nhất là các quy phạm về xác định pháp luật áp dụng đối với các QHDSYTNN trong pháp luật nhiều nước đã được xâu chuỗi và tập hợp trong các BLDS… Vì vậy, xây dựng, hoàn thiện TPQT Việt Nam theo hướng hình thành một đạo luật về TPQT thực sự trở thành một yêu cầu phải đáp ứng của quá trình hội nhập.
1.4.2 Nhóm kiến nghị về chuẩn bị các điều kiện cần thiết xây dựng Luật tư pháp quốc tế
[31] Kiến nghị về chuẩn bị các điều kiện cần thiết xây dựng Luật TPQT.
Hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật thành văn. Từ khi giành độc lập, nhà nước vẫn duy trì, phát huy việc điều chỉnh xã hội bằng pháp luật. Như vậy, trong ba điều kiện để đi đến pháp điển hóa (sự quan tâm đặc biệt đến pháp luật thành văn, ổn định về chính trị và sự ủng hộ pháp điển hóa), Việt Nam chỉ còn chưa chắc chắn về điều kiện cuối cùng là sự ủng hộ việc pháp điển hóa các quy phạm TPQT của các nhà lập pháp. Tại Việt Nam cũng có sẵn 2/5 yếu tố thúc đẩy quá trình pháp điển hóa các quy phạm của TPQT: (1) Pháp luật hiện hành ở trong trạng thái chồng chéo hoặc khó xác định chắc chắn (2) Pháp luật hiện hành về cơ bản đã bị lạc hậu. Như vậy, trong điều kiện hiện nay, với sự tham gia tích cực của các học giả, những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này, việc hình thành một đạo luật về TPQT đang có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Sự ra đời của các đạo luật về TPQT trên thế giới đều gắn với những thay đổi quan trọng trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp điển hóa, sửa đổi BLDS và các đạo luật có liên quan. Trong giai đoạn hiện nay, các Bộ luật như BLDS, BLTTDS và các Luật về kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình đang đồng loạt được sửa đổi, bổ sung ban hành mới. BLDS và BLTTDS mới được thông qua năm 2015 đã có nhiều cải tiến giúp cho các quy định của TPQT gần hơn với quốc tế. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo hai đạo luật này là hai cơ quan khác nhau, việc thống nhất các ý tưởng, định hướng vẫn chưa thực hiện được một cách toàn diện. Do đó, TPQT Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục tồn tại những vướng mắc, bất cập không thể giải quyết triệt để nếu không có một đạo luật về TPQT theo nghĩa rộng điều chỉnh toàn diện những vấn đề cốt lõi của TPQT.
Trong hoàn cảnh đã có nhiều yếu tố khả quan cho sự ra đời của đạo luật về TPQT như vậy, đã đến thời điểm để xem xét việc xây dựng đạo luật này và vạch ra những bước đi thích hợp trong thời gian tới.
Việc xây dựng đạo luật về TPQT sẽ có nhiều thuận lợi nhờ điều kiện để tiếp cận thông tin, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài tại Việt Nam tốt hơn nhiều so với trước đây. Các QHDSYTNN phát triển mạnh mẽ cũng là “mảnh đất màu mỡ” để phát triển các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Từ khi Việt Nam tham gia Hội nghị La Hay về TPQT, nhận thức về lĩnh vực này của người dân và những người áp dụng pháp luật dù còn hạn chế nhưng cũng có bước chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Tuy nhiên, việc xây dựng một đạo luật về TPQT của Việt Nam cần nhiều thời gian nghiên cứu trong khi nhận thức, quan điểm về hoàn thiện pháp luật về TPQT còn hạn chế, chưa hoàn toàn thống nhất; thể chế hiện hành còn tản mạn, nhiều khoảng trống và thuộc thẩm quyền của nhiều Bộ, ngành khác nhau mà hệ quả là tư duy cục bộ trong ngành, lĩnh vực khá rõ, nguồn lực về con người và tài chính còn hạn hẹp.
Mặt khác, BLDS và BLTTDS tập trung các quy định của TPQT vừa mới được sửa đổi, bổ sung. Mặc dù các văn bản này vẫn còn những khiếm khuyết, nhưng cần có thời gian kiểm nghiệm thực tiễn để tìm ra những giải pháp tốt hơn hiện nay để đưa vào đạo luật về TPQT. Những khó khăn này cần được tháo gỡ từng bước và công việc xây dựng một đạo luật về TPQT nên được tiến hành theo lộ trình phù hợp.
Khi ban hành Luật TPQT sẽ có tác động không nhỏ đến các quy định hiện hành của pháp luật trong nước. Theo ước tính ít nhất khoảng 30 luật sẽ chịu sự ảnh hưởng của đạo luật về TPQT. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề không thể khắc phục được. Kinh nghiệm của các nước đã có luật TPQT, đặc biệt là luật TPQT theo nghĩa rộng cho chúng ta thấy xây dựng luật TPQT là một quá trình tốn nhiều thời gian, công sức nhưng thành quả và đóng góp của luật này cho tiến trình hội nhập của quốc gia là xứng đáng với công sức bỏ ra. Hơn nữa, các quy định của TPQT hiện nay mặc dù nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng nội dung quy định lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Các quy phạm này có tính chất rất khác biệt, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong QHDSYTNN mà chỉ dẫn đến hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng. Do đó, việc xây dựng một đạo luật riêng về TPQT không hề “đảo lộn” hệ thống pháp luật mà ngược lại sẽ “thổi luồng gió mới” làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa rõ trong TPQT Việt Nam hiện nay.
1.4.3 Nhóm kiến nghị về những định hướng lớn trong xây dựng Luật TPQT Việt Nam
[32] Kiến nghị các định hướng cụ thể xây dựng Luật TPQT.
Việc xây dựng Luật TPQT của Việt Nam phải đảm bảo:
i) Quán triệt và thể chế hoá chính sách, tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Đại hội biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập. Việc xây dựng Luật cần đóng góp vào những nỗ lực của Quốc hội và Chính phủ trong tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi với tính ổn định pháp lý cao cho các bên, thu hút đầu tư nước ngoài; thúc đẩy giao lưu dân sự, lao động, thương mại, đầu tư, du lịch… có YTNN, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
ii) Tạo khuôn khổ pháp lý về TPQT đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, hiệu lực, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các QHDSYTNN và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp phát sinh từ các quan hệ này; tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ tư. Đảm bảo hài hòa nguyên tắc giao dịch dân sự của luật tư và yêu cầu bảo lưu trật tự công. Đã có những nghiên cứu về khía cạnh nhân quyền của TPQT, trong đó khẳng định TPQT có đóng góp quan trọng trong bảo vệ những quyền con người cơ bản trong bối cảnh giao lưu dân sự quốc tế. Luật TPQT sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh từ các QHDSYTNN, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên tham gia, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
iii) Các quy định của Luật phải kế thừa, pháp điển hóa các quy định đã được thực thi tốt trong thực tiễn của hệ thống pháp luật hiện hành; bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, phải xử lý cơ bản các vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TPQT cũng như bổ sung quy định về các vấn đề mới phát sinh từ các QHDSYTNN; những vấn đề đã có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn thì phải quy định chi tiết ngay trong nội dung của Luật; rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi.
iv) Đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tiếp thu và thể hiện những tư tưởng, xu hướng mới của thế giới trong lĩnh vực TPQT, đảm bảo Luật TPQT thực sự là “cầu nối” cho hội nhập toàn diện của Việt Nam vào đời sống dân sự quốc tế. Cần hiểu đúng tính chất của Luật TPQT vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn vừa để “đón đầu”, mở đường cho hội nhập ở mức độ cao hơn so với hiện nay. Vì vậy, cần sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nghiên cứu, hình thành từng bước các chế định cơ bản của đạo luật này để có thể hình thành một đạo luật đầy đủ trong tương lai không xa.
1.4.4 Nhóm kiến nghị về phạm vi của Luật TPQT
[33] Kiến nghị về phạm vi cụ thể của Luật TPQT.
Luật TPQT Việt Nam nên được xây dựng với phạm vi rộng điều chỉnh cả ba vấn đề lớn của TPQT: xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền, công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài bởi vì luật TPQT theo phạm vi hẹp sẽ tiếp tục để lại những hạn chế trong hệ thống pháp luật và khó khăn trong áp dụng pháp luật trên thực tế. Việc xây dựng một đạo luật về TPQT với phạm vi điều chỉnh rộng sẽ giúp các quy định về TPQT Việt Nam dễ tiếp cận, rõ ràng và thống nhất về cả cấu trúc, định hướng chính sách và kỹ thuật lập pháp; tránh chồng chéo, mâu thuẫn, rời rạc giữa các nội dung về thẩm quyền và các nội dung về pháp luật áp dụng, công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; giảm bớt độ phức tạp.60 Pháp luật TPQT hiện hành đang ở trong trạng thái tản mạn, rải rác do nhiều đạo luật điều chỉnh, vì vậy nếu chỉ ban hành đạo luật TPQT theo nghĩa hẹp điều chỉnh lĩnh vực xung đột pháp luật thì hiệu quả của quá trình pháp điển hóa không cao. Ngay cả các nước có Luật TPQT theo nghĩa hẹp cũng đang đẩy mạnh những nghiên cứu hướng đến việc mở rộng các đạo luật này để có một đạo luật về TPQT toàn diện. (Ví dụ: Nhật Bản đang tài trợ cho nhóm các chuyên gia của khu vực châu Á nghiên cứu toàn diện các quy định về TPQT trên cả ba lĩnh vực: xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền, công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài). Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng một đạo luật TPQT có phạm vi điều chỉnh rộng ngay từ đầu sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
1.4.5 Nhóm kiến nghị về cách thức tổ chức thực hiện
[34] Kiến nghị về các cơ quan và cơ chế phối hợp xây dựng và thực thi luật
Để xây dựng được một đạo luật về TPQT, trước hết, cần có định hướng, quyết định về chủ trương của các cơ quan liên quan. Tại các nước có Luật về TPQT, cơ quan chủ trì xây dựng thường là Bộ Tư pháp. Tại Việt Nam, Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì xây dựng nhiều đạo luật có nội dung về TPQT, như BLDS, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trọng tài thương mại, Luật Hộ tịch…Bộ Tư pháp cũng là cơ quan đầu mối quốc gia trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về TPQT, có điều kiện thuận lợi và luôn chủ động, tích cực nghiên cứu, thúc đẩy phát triển TPQT tại Việt Nam. Như vậy, việc xây dựng đạo luật này tại Việt Nam cũng nên được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu, xây dựng. Quá trình này cần sự ủng hộ của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và sự chủ động tích cực của Bộ Tư pháp, cần có sự quyết tâm, kiên trì chuẩn bị và đầu tư nghiên cứu, thu hút sự tham gia ngay từ đầu của nhiều nhóm chủ thể có liên quan từ các học giả đến luật sư, chuyên gia và các nhà làm luật. Quá trình chuẩn bị từng bước có ý nghĩa quan trọng để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và thuận lợi cho quá trình thực thi đạo luật sau này. Kinh nghiệm của các nước cho thấy quá trình chuẩn bị xây dựng đạo luật về TPQT từ khi có chủ trương đến khi ban hành được văn bản thường mất hàng thập kỷ.Trong khoảng thời gian đó, các nước tập trung đánh giá tổng kết về toàn bộ các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực TPQT, đánh giá toàn diện về thực trạng áp dụng các quy định về TPQT để xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế: các đạo luật về TPQT của các nước, điều ước quốc tế trong lĩnh vực TPQT và phổ biến, nâng cao nhận thức, tuyên truyền sâu rộng về tác động tích cực của đạo luật về TPQT. Các công việc này thường do một nhóm chuyên gia đảm nhiệm. Nhóm chuyên gia cũng là những người trực tiếp soạn thảo dự thảo đầu tiên của đạo luật và theo sát quá trình đạo luật được trình ra các cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp, Chính phủ, Nghị viện. Khi dự thảo được đưa ra xem xét, thảo luận tại Chính phủ và Nghị viện, hai cơ quan này cũng có những nhóm công tác đặc biệt hoặc ủy ban được thành lập riêng để góp ý, rà soát đối với dự thảo. Theo đó, giai đoạn từ nay đến năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần thực hiện một số hoạt động sau đây: - Bộ Tư pháp cần có kế hoạch theo sát quá trình thi hành và tổng kết thi hành BLDS và BLTTDS năm 2015, quá trình sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan và ban hành các đạo luật mới trong lĩnh vực TPQT để từng bước tiến hành rà soát, tổ chức nghiên cứu theo nhóm các vấn đề của TPQT, thành lập nhóm chuyên gia đánh giá và xây dựng chính sách cũng như dự thảo văn bản, tham khảo ý kiến của nhiều nhóm đối tượng khác nhau, thu thập thông tin về kinh nghiệm xây dựng đạo luật TPQT của nước ngoài và thông tin về các điều ước quốc tế có liên quan. Các hoạt động chuẩn bị cần được kết hợp với tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân, huy động sự ủng hộ của Bộ, ngành liên quan với đạo luật này thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm, xuất bản, đăng tải các ấn phẩm, tài liệu nghiên cứu có liên quan, lồng ghép trong các hoạt động tập huấn chuyên sâu, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ và các hoạt động phối hợp công tác hàng ngày của đơn vị. - Tòa án cần thống kê, tổng hợp số liệu các vụ việc dân sự có YTNN và thông tin về những vướng mắc phát sinh, quan tâm đến việc hình thành án lệ trong lĩnh vực TPQT, phối hợp với Bộ Tư pháp trong nghiên cứu và xây dựng đạo luật này. - Các Bộ, ngành có liên quan cần quan tâm, tổng kết các vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của TPQT trong lĩnh vực do Bộ, ngành mình quản lý, phối hợp với Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao trong nghiên cứu và xây dựng đạo luật này.
1.5. Các kiến nghị về hoàn thiện Luật tương trợ tư pháp[54]
1.5.1 Nhóm kiến nghị về phạm vi quy định của Luật TTTP
[35] Kiến nghị về phân định các lĩnh vực tương trợ tư pháp, trong đó tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự cần được xây dựng thành luật riêng.
Cần tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong việc nội luật hóa các quy định ĐƯQT vào pháp luật TTTP để việc áp dụng pháp luật thống nhất và thuận lợi cho cơ quan trực tiếp thực hiện TTTP tại địa phương.
Các nghiên cứu về vấn đề này đưa ra những phân tích về việc đề xuất sửa đổi Luật TTTP. Theo đó, khi sửa đổi tổng thể và toàn diện Luật ở cả bốn lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, có hai nhóm quan điểm về phương án sửa đổi: i) sửa đổi Luật TTTP trên cơ sở giữ nguyên cơ cấu hiện hành và ii) sửa đổi toàn diện theo hướng tách thành các đạo luật TTTP về từng lĩnh vực. Đối với quan điểm chưa cần tách ra thành một đạo luật mới mà chỉ cần sửa đổi các quy định về phần dân sự tại Luật TTTP hiện hành, thì chỉ cần tập trung sửa các quy định cụ thể để giải quyết những bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật TTTP đối với đối với từng lĩnh vực. Điều này cũng không gây ra nhiều xáo trộn trong việc quản lý nhà nước đối với cả hoạt động TTTP và không phát sinh thêm nhiều chi phí. Tuy nhiên, về giải pháp trên chỉ là giải pháp mang tính căn cơ, về lâu dài, lĩnh vực TTTP về dân sự nên được tách thành một đạo luật độc lập để có thể khắc phục triệt để những bất cập của Luật TTTP hiện hành đồng thời thể hiện tính chuyên biệt về phạm vi điều chỉnh của đạo luật đó.
Thứ nhất, việc tách mỗi lĩnh vực TTTP thành một luật độc lập nói chung và tách dân sự thành một luật độc lập nói riêng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện pháp luật chuyên ngành của từng lĩnh vực TTTP về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; khẳng định vị trí và vai trò của từng lĩnh vực TTTP nhưng trong quá trình thực hiện vẫn đảm bảo sự gắn kết, phối hợp giữa các cơ quan đầu mối thực hiện TTTP. Ngoài ra, việc tách thành các luật riêng về TTTP cũng có tính khả thi cao. Việc tổ chức thực hiện các luật riêng về TTTP trong lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù cũng sẽ không gặp khó khăn, vướng mắc gì trên thực tế, bởi vì các cơ quan đầu mối TTTP đều độc lập thực hiện với cơ cấu tổ chức và nhân sự độc lập đã được thiết lập và hoạt động trên cơ sở quy định của Luật TTTP hiện hành.
Thứ hai, việc ban hành Luật TTTP theo từng lĩnh vực sẽ có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội; góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bởi vì, đối với từng đối tượng và phạm vi điều chỉnh riêng, Luật TTTP theo từng lĩnh vực sẽ gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành đầu mối khi thực hiện hoạt động TTTP. Hiến pháp năm 2013 quy định các Bộ, ngành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Việc gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành vào từng hoạt động TTTP sẽ giúp cho việc chỉ đạo, bố trí nguồn lực và tránh chồng chéo trong công tác quản lý hoạt động TTTP; đảm bảo việc thực hiện công tác TTTP hiệu quả, và góp phần vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và của nhà nước trong các giao dịch dân sự, thương mại.
Thứ ba, việc ban hành Luật TTTP theo từng lĩnh vực sẽ tạo cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành chủ động và quy định rõ vai trò của các cơ quan này trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT về TTTP.
Kể từ sau năm 2008, Việt Nam đã đàm phán và ký mới 24 Hiệp định TTTP song phương, gia nhập tám Công ước quốc tế đa phương về TTTP, trong đó có nhiều nội dung mới so với quy định của Luật TTTP hiện hành. Các Hiệp định TTTP song phương được đàm phán và ký thời gian gần đây cũng theo hướng hiện đại, tách thành các hiệp định TTTP trong từng lĩnh vực riêng chứ không gộp như trước đây. Ví dụ, hiện nay việc sửa đổi các hiệp định với Lào, Hung-ga-ri và Séc hoặc đàm phán và ký kết các hiệp định với Cadắc-xtan, An-giê-ri được thực hiện theo hướng tách thành các hiệp định TTTP trong từng lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Ngoài ra, phạm vi và nội dung TTTP theo quy định của Luật TTTP năm 2007 hẹp hơn so với yêu cầu và xu hướng đàm phán, ký kết các Hiệp định TTTP trong thời gian gần đây. Do phạm vi hẹp và thiếu cơ sở pháp lý nên sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán và ký kết các Hiệp định TTTP. Ngoài ra, việc xây dựng Luật TTTP theo từng lĩnh vực cũng phù hợp với xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, hầu hết các nước không điều chỉnh TTTP trong lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trong một luật chung. Một số quốc gia lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a đều đã xây dựng và ban hành các luật riêng về TTTP trong lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Trong phạm vi toàn cầu, Liên hợp quốc cũng đã ban hành Luật mẫu về dẫn độ năm 2004 và Luật mẫu về TTTP hình sự năm 2007 để làm cơ sở cho các quốc gia tham khảo, đàm phán và xây dựng pháp luật trong nước. Trong phạm vi khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua Công ước về TTTP hình sự, đang đàm phán xây dựng Hiệp định mẫu về dẫn độ và Hiệp định mẫu về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Thứ tư, việc xây dựng những đạo luật TTTP riêng trong từng lĩnh vực cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nghị Quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đã xác định một nhiệm vụ trong định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế là “sớm ban hành Luật dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt tù”.
Thứ năm, riêng đối với lĩnh vực TTTP về dân sự, như thực tiễn thực thi Luật TTTP đã cho thấy, nhu cầu và khối lượng yêu cầu TTTP về dân sự rất lớn gấp rất nhiều lần ba lĩnh vực còn lại. Bên cạnh đó, do đặc thù của quan hệ dân sự, thương mại phát triển mạnh mẽ, đa dạng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và các thành tựu khoa học kỹ thuật nên TTTP trong lĩnh vực dân sự cũng có nhiều sự biến động, đòi hỏi sự thay đổi và phát triển khác so với lĩnh vực hình sự. Vì vậy, việc sửa đổi các quy định về TTTP về dân sự trong Luật TTTP hiện hành cũng cần được đặt ra một cách tổng thể, bài bản và có tính chiến lược lâu dài, phù hợp với xu thế phát triển của mảng nội dung này. Theo đó, một phương án cần tính đến là hoàn thiện các quy định TTTP về dân sự theo hướng xây dựng thành một đạo luật riêng.
[36] Kiến nghị về cách định hướng chính sách xây dựng Luật TTTP về dân sự.
Về các định hướng chính sách lớn xây dựng luật TTTP về dân sự, cụ thể như sau:
-
Chính sách 1: Xây dựng một đạo luật chuyên biệt về TTTP trong lĩnh vực dân sự, có phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh riêng, có nội dung đồng bộ, đầy đủ và toàn diện; mở rộng phạm vi TTTP trong lĩnh vực dân sự;
-
Chính sách 2: quy định rõ về áp dụng nguyên tắc có đi có lại, áp dụng pháp luật nước ngoài trong thực hiện TTTP trong lĩnh vực dân sự;
-
Chính sách 3: nội luật hóa các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế về TTTP trong lĩnh vực dân sự, hoàn thiện quy trình, thủ tục tạo thuận lợi cho việc thực hiện các điều ước quốc tế;
-
Chính sách 4: Tạo cơ chế để từng bước xã hội hóa hoạt động tống đạt giấy tờ của nước ngoài;
-
Chính sách 5: Tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện TTTP theo phương thức điện tử, đơn giản hóa quy trình, hồ sơ uỷ thác tư pháp.
Trong năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và kiến nghị các bộ, ngành thực hiện tổng kết Luật TTTP và lập đề nghị xây dựng Luật tương trợ tư pháp về dân sự, Luật tương trợ tư pháp về hình sự, Luật dẫn độ và Luật chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.[55]
1.5.2 Nhóm kiến nghị về tái định nghĩa khái niệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
[37} Kiến nghị về nội hàm khái niệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
Để tách bạch giữa khái niệm và phạm vi TTTP, cân nhắc đưa ra khái niệm chung, mang tính nguyên tắc như Trung Quốc. Cùng với đó, thuật ngữ “dân sự” trong TTTP cần mở rộng theo cách tiếp cận của HCCH theo đó dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động mà cả hành chính.
1.5.3 Nhóm kiến nghị về mở rộng phạm vi TTTP về dân sự
[38] Kiến nghị cụ thể về phạm vi quy định của Luật TTTP về dân sự.
Quy định pháp luật một số quốc gia cho thấy phạm vi TTTP không chỉ có tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ mà còn mở rộng cả cung cấp thông tin và công nhận cho thi hành bản án, quyết định. Hiện các hiệp định TTTP song phương Việt Nam đã ký với quốc gia cũng có phạm vi điều chỉnh tương tự. Đây cũng chính là điểm Việt Nam có thể học tập để quy định phạm vi khi xây dựng luật. Tuy nhiên, cần cân nhắc hiện quy định tại Phần thứ VII Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về công nhận và cho thi hành khá chi tiết và đầy đủ gắn với thẩm quyền của tòa án nhân dân trong lĩnh vực này.
1.5.4 Nhóm kiến nghị về mô hình tiếp nhận và chuyển yêu cầu TTTP
[39] Kiến nghị về tiếp nhận và chuyển yêu cầu TTTP.
Hiện tại, mô hình trao cho một cơ quan trung ương đảm nhiệm tiếp nhận cả TTTP đi và đến sẽ phù hợp hơn cho Việt Nam. Về cơ quan Trung ương, một số quốc gia không trao quyền cho cơ quan trung ương thực hiện vai trò đầu mối tiếp nhận và chuyển yêu cầu TTTP đi mà quy định quy trình các cơ quan lập hồ sơ TTTP (tòa án, thừa phát lại) gửi thẳng hồ sơ ra nước ngoài. Cách thức này tuy cắt giảm được một công đoạn, có thể giảm tải khối lượng công việc cho cơ quan đầu mối về TTTP nhưng có lẽ chỉ phù hợp với những nước mà các cơ quan lập hồ sơ TTTP có nhiều kinh nghiệm về thực hiện TTTP, nắm rõ các quy định của điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài về TTTP thì mới có thể chủ động lập hồ sơ TTTP đảm bảo đúng để gửi thẳng ra nước ngoài mà không cần qua cơ quan đầu mối để kiểm tra, rà soát và theo dõi. Mô hình này có lẽ chưa phù hợp với bối cảnh và điều kiện của Việt Nam khi các cơ quan lập hồ sơ TTTP là tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương còn gặp khó khăn về nhân sự thực hiện TTTP, trình độ năng lực đặc biệt là về ngoại ngữ, pháp luật quốc tế còn ở mức độ. Do đó, trước mắt mô hình trao cho một cơ quan trung ương đảm nhiệm tiếp nhận cả TTTP đi và đến một mặt để thuận lợi cho việc quản lý, mặt khác kịp thời kiểm soát hoạt động TTTP đúng quy định pháp luật và ĐƯQT có liên quan sẽ phù hợp hơn cho Việt Nam.
1.5.5 Nhóm kiến nghị về ứng dụng công nghệ thông tin trong TTTP
[40] Kiến nghị về ứng dụng công nghệ thông tin trong TTTP.
Cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ trong việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, cũng như xây dựng các quy định pháp luật để có cơ sở pháp lý triển khai thực tiễn.
Trước bối cảnh số lượng hồ sơ yêu cầu TTTP cơ quan Trung ương xử lý gia tăng hàng năm cũng như việc triển khai chương trình Chính phủ điện tử hiện nay, cần đưa công nghệ thông tin vào hoạt động TTTP.
1.6 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp 2013[56]
1.6.1 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định
[41] Kiến nghị hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn chung trên cơ sở những bất cập hiện hành
Đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người, đặc biệt trong lĩnh vực các quyền dân sự, chính trị[57]. Về cơ bản, Hiến pháp năm 2013 và pháp luật Việt Nam tương thích với Luật nhân quyền quốc tế (LNQQT). Tuy nhiên, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn có một số hạn chế. Cụ thể, trong lĩnh vực các quyền dân sự, chính trị, Hiến pháp năm 2013, pháp luật hiện hành[58] có những điểm tiến bộ, cũng như bất cập, hạn chế như sau[59] :
-
Quyền sống: còn nhiều tội danh có hình phạt tử hình; thủ tục tố tụng có oan sai, giam giữ tử tù quá lâu; bồi thường thiệt hại với những tổn thất vô hình trong trường hợp xâm phạm quyền sống chưa hiệu quả.
-
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm: vẫn còn nhiều quy định bất cập (trong BLTTHS), dẫn đến những vi phạm nhân quyền, như vấn đề tạm giam, tạm giữ, ép cung, dùng nhục hình…
-
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, tự do biểu tình và giữ quan điểm: Quyền này chưa thực sự được đảm bảo do thiếu vắng một số luật quan trọng (luật biểu tình); cũng như chưa có quy định quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp; hạn chế về tự do ngôn luận; hạn chế về quyền tự do báo chí, xuất bản…
-
Quyền tự do hội họp hòa bình: Khuôn khổ pháp luật về quyền này còn thiếu, hiện chỉ có một số quy định liên quan đến quyền này. Hơn nữa, chưa có luật về biểu tình và luật về hội, cho nên quyền này chưa được thực hiện đầy đủ.
-
Quyền tự do lập hội: chưa có luật về hội và những giới hạn về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, nên quyền này chưa được thực hiện đầy đủ.
-
Quyền kết hôn và lập gia đình: như giới hạn trong khái niệm gia đình; chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới; chưa đảm bảo quyền tự do ly hôn…
-
Quyền bầu cử và tham gia quản lý nhà nước: chưa thừa nhận nguyên tắc bầu cử tự do; bầu cử còn mang tính hình thức…
Đáp ứng yêu cầu giải quyết, khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành so với Hiến pháp năm 2013. Có thể khẳng định rằng, các quy định của Chương 2 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được cho là có nhiều điểm mới nhất trong Hiến pháp 2013. Sự chuyển vị trí từ Chương 5 lên Chương 2 thể hiện sự coi trọng của các nhà lập hiến trong việc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp mới có những tiến bộ lớn trong việc bổ sung, hoàn thiện các quyền con người, quyền công dân theo xu hướng tiến bộ chung của Hiến pháp các nước cũng như pháp luật quốc tế. Hiến pháp mới đã bổ sung một số quyền mới mà chưa từng được đề cập như: Quyền không bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Điều 17); Quyền sống (Điều 19); Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác (Điều 20.3); Quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22.1); Quyền được xét xử kịp thời, công bằng (Điều 31.2); Quyền không bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 31.3)...[60] Hiến pháp năm 2013 cũng đã củng cố hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 bằng cách quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng, bao gồm: Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 16.1); Quyền không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hoặc các hình thức đối xử tàn ác khác (Điều 20.1); Quyền được bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, Điều 22.2); Quyền tiếp cận thông tin (Điều 25); Quyền bình đẳng giữa nam và nữ (Điều 26); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Quyền biểu quyết; Các quyền trong tố tụng (Điều 31); Quyền sở hữu (Điều 32). Ngoài các quy định trực tiếp liên quan đến các quyền dân sự, chính trị, Hiến pháp năm 2013 cũng có những điểm mới quan trọng, bao gồm:
-
Phân biệt biệt rõ quyền con người, quyền công dân.
-
Xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
-
Lược bỏ quy định theo quy định của pháp luật hầu hết các điều khoản về quyền để tránh sự lạm dụng, vi phạm các quyền công dân. So với các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, hiện nay Việt nam chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ để bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện ở các mặt cơ bản sau:
-
Nhiều luật nền tảng về các quyền dân sự - chính trị chưa được ban hành như luật về hội, luật về biểu tình (các luật này đã được đưa vào kế hoạch ban hành). Việc thiếu vắng các luật về quyền là rào cản lớn (đặc biệt khi Hiến pháp không quy định hiệu lực trực tiếp các quyền hiến định) đối với việc bảo đảm các quyền chính trị - dân sự trong Hiến pháp năm 2013.
-
Nhiều luật về (hoặc liên quan) đến quyền con người, quyền công dân được ban hành trong cơ chế cũ chủ yếu đề cao mục tiêu đảm bảo pháp chế, mà chưa dựa trên cách tiếp cận dựa trên quyền.
-
Một số quy định pháp luật hiện hành còn có những hạn chế trong việc thực hiện các quyền dân sự - chính trị trong Hiến pháp năm 2013 cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung (như luật báo chí; luật trợ giúp pháp lý…).
Đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013. Ở Việt Nam, hiện chưa có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được hiến định, mà việc này được xem là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị. Hiến pháp năm 2013 đã tăng cường cơ chế bảo vệ các quyền được hiến định thông qua việc ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước trong lĩnh vực nhân quyền, đó là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (Điều 3, Điều 14(1)). Cùng với đó, Hiến pháp đã ấn định nhiệm vụ mới là bảo vệ quyền con người, quyền công dân cho Chính phủ (Điều 96(6)), Tòa án (Điều 102(3)), và Viện kiểm sát (Điều 107(3)). Đây là những cơ sở hiến định quan trọng nhằm ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền trên thực tế, đặc biệt là nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc giới hạn quyền (Điều 14(2)) và cũng lần đầu tiên đề cập đến cụm từ cơ chế bảo vệ hiến pháp (Điều 119(2)). Đây là những cơ sở quan trọng nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước dẫn tới những vi phạm nhân quyền; đồng thời cũng là tiền đề cho việc bảo vệ nhân quyền ở cấp cao nhất, bởi xét đến cùng, bảo vệ hiến pháp chính là bảo vệ các quyền được hiến định.
1.6.2 Nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự
Ngày 24/11/2015 Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự (BLDS) sửa đổi, gồm 27 chương, 689 điều, đánh dấu một bước phát triển trong hệ thống pháp luật dân sự cũng như phát huy hơn nữa vai trò bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự của con người, quyền công dân ở Việt Nam. BLDS 2015 đã thể hiện có sự đổi mới nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự hiệu quả hơn so với BLDS năm 2005. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa các quyền dân sự thông qua các luật chuyên ngành thì vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần phải được hoàn thiện; cụ thể là:
[42] Kiến nghị thể chế hoá đầy đủ nội hàm một số quyền dân sự.
Cần phải hoàn thiện một số luật chưa thể chế hóa đầy đủ nội hàm một số quyền dân sự của con người và của công dân. Luật Báo chí năm 2016, mặc dù đã có Điều 10 thể chế hóa quyền tự do báo chí của công dân và Điều 11 thể chế hóa quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, nhưng so với tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp cũng như nội hàm của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong Luật quốc tế về nhân quyền thì việc thể chế hóa ở hai Điều 10 và Điều 11 là chưa đủ. Hay Luật tiếp cận thông tin năm 2016 không có điều luật nào quy định quyền tiếp cận thông tin bao gồm những quyền gì mà chỉ có điều giải thích thế nào là tiếp cận thông tin và quyền, nghĩa vụ của công dân trong tiếp cận thông tin (Điều 8). Luật tiếp cận thông tin năm 2016 mới chỉ tập trung thể chế hóa quyền được thông tin mà chưa có quy định về quyền được chia sẻ, phổ biến thông tin. Điều này chưa phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 khi quy định công dân có quyền tiếp cận thông tin thay vì quyền được tiếp cận thông tin như Hiến pháp 1992[61].
[43] Kiến nghị luật hoá một số quyền dân sự.
Một số quyền dân sự của công dân, của con người cần phải sớm được cụ thể hóa thành luật để đảm bảo việc thực hiện. Một số quyền dân sự, chính trị mặc dù đã được đề cập rất nhiều lần trong chương trình lập pháp của Quốc hội như quyền lập hội, biểu tình; hay quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhưng đến nay các luật cụ thể hóa các quyền này vẫn chưa có, điều này dẫn đến tình trạng trên thực tế quyền lập hội, quyền biểu tình của công dân bị hạn chế, rất nhiều hành vi xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của công dân như: đăng tải các hình ảnh, clip về đời tư của người khác trên các mạng xã hội không được sự đồng ý của người đó nhưng thiếu các chế tài hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm… Quyền lập hội là một trong những quyền dân sự rất quan trọng của con người theo Công ước quốc tế[62], tuy nhiên, ở Việt Nam quyền lập hội mới chỉ được ghi nhận cho công dân và quyền này vẫn chưa được cụ thể hóa bằng luật. Dự thảo luật về hội đã được thảo luận trong thời gian khá dài, đến nay đã trình Dự thảo lần thứ 5 nhưng có thể thấy vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét: về cấu trúc của Dự thảo Luật có 7 chương và 43 điều[63], so với Luật năm 1957 đã tăng lên 33 điều, trong đó, có rất nhiều điều khoản quy định chi tiết và can thiệp sâu vào tổ chức hoạt động của hội như Điều 15 Dự luật quy định về nội dung điều lệ hội. Quy định này là không cần thiết vì nội dung điều lệ của hội phải do các thành viên của hội tự thỏa thuận sáng lập… Theo chúng tôi, mặc dù quyền lập hội theo Hiến pháp 2013 mới chỉ xác định đây là quyền của công dân, nhưng bản chất quyền lập hội là quyền con người, do đó, việc quy định luật về hội cần phải dựa trên nguyên tắc Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, có nghĩa là Luật về hội không nên quy định quá rườm rà, mang nặng tính quản lý mà chỉ nên đặt ra khung pháp lý cơ bản để mọi người có thể thực hiện quyền lập hội một cách thuận lợi, phù hợp. Theo chúng tôi, Luật về hội chỉ cần những nội dung cơ bản sau: 1. Định nghĩa về hội; 2. Mọi người đều có quyền lập hội; 3. Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hội; 4. Phân loại hội; 5. Các hội không có tư cách pháp nhân; Điều 6. Các hội có tư cách pháp nhân; Điều 7. Cách thức thành lập hội có tư cách pháp nhân; Điều 8. Điều lệ hội; Điều 9. Cơ quan lãnh đạo hội; Điều 10. Những điều cấm đối với các hội; Điều 11. Quản lý nhà nước về hội; Điều 12. Hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể hội; Điều 13. Tài sản, tài chính của hội; Điều 14. Giải thích luật; Điều 15. Hiệu lực thi hành[64]. Quốc hội cần khẩn trương ban hành Luật biểu tình để đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Ở nước ta sau sự kiện, Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam và Công ty Formosa xả chất thải độc ra biển làm cá 4 tỉnh miền Trung bị chết, nhiều cuộc biểu tình đã thường xuyên nổ ra. Nhiều cuộc biểu tình có quy mô lớn, số người tham dự lên đến hàng nghìn người. Xu hướng biểu tình ngày càng có quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn vì vậy nếu cơ quan lập pháp không kịp thời ban hành luật này, việc bảo vệ và duy trì trật tự xã hội đồng thời việc đảm bảo quyền biểu tình hiến định của công dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Đối với quyền riêng tư (Right of privacy) của công dân Hiến pháp đã ghi nhận tại Điều 21, tuy nhiên để hạn chế các hành vi xâm phạm bí mật đời tư cơ quan lập pháp cần phải tăng cường các chế tài hành chính, dân sự, kể cả chế tài hình sự để bảo vệ quyền riêng tư.
[44] Kiến nghị coi điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện quyền cũng là giới hạn quyền và cần được quy định trong luật
Thứ ba, các luật chuyên ngành mới chỉ đảm bảo một phần nguyên tắc giới hạn quyền được quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013. Hầu hết các luật chuyên ngành áp dụng nguyên tắc giới hạn quyền chủ yếu chú trọng đến các hành vi bị cấm mà chưa nhận thức được việc giới hạn quyền còn có thể thông qua các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện quyền. Một số văn bản luật quy định ủy quyền cho Chính phủ hoặc các cơ quan hành chính nhà nước quy định chi tiết, điều này vô tình dẫn đến việc hạn chế quyền có thể lại do các chủ thể khác quy định thông qua những hình thức văn bản dưới luật nếu như các quy định về thủ tục đó gây khó khăn trong việc thực hiện quyền của công dân hay mọi người. Ví dụ: Luật Báo chí năm 2016 quy định: Thủ tục cho phép tổ chức họp báo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Điểm đ Khoản 10 Điều 56), như vậy, quy định trên đã cho phép Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông có thể giới hạn quyền của công dân, mọi người thông qua quy định điều kiện cho phép tổ chức họp báo. Có thể thấy, việc cụ thể hóa thủ tục cần phải giao cho cơ quan quản lý hành chính (Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ) vì xuất phát từ chức năng của các cơ quan nhà nước này có thể nắm bắt các vấn đề đời sống xã hội, tuy nhiên, Quốc hội cần phải tăng cường hình thức giám sát các văn bản pháp luật của Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ để đảm bảo khả năng kiểm soát vấn đề này.
1.6.3 Nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
[45] Kiến nghị đảm bảo hơn nữa quyền bình đẳng và tự định đoạt của các bên và sự tham gia của Viện kiểm sát
Bảo vệ quyền con người được thể hiện trong tố tụng dân sự chính là bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các chủ thể tham gia tố tụng (bên kiện và bên bị kiện), và việc tiếp cận này phải xuyên suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn khởi kiện cho đến giai đoạn thi hành án. Với đặc trưng của một văn bản pháp luật quy định thủ tục, việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân chính là pháp luật tố tụng dân sự tạo ra một cơ chế thuận lợi để tiếp cận công lý, hay nói cách khác là thủ tục tố tụng phải tuân thủ theo những nguyên tắc: thủ tục tố tụng rõ ràng, dễ thực hiện, hoạt động tố tụng phải đảm bảo tính công bằng, công khai và độc lập.
Nhìn vào pháp luật tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay có thể thấy chúng ta đang dần hướng tới hoàn thiện pháp luật với cách tiếp cận dựa trên quyền nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự nói riêng và quyền con người, quyền công dân nói chung. Vừa qua, Quốc hội trong kỳ họp Khóa 10 đã đã chính thức thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 số 92/2015/QH13 vào ngày 25/11/2015, Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (trừ các quy định cụ thể hóa các quy định mới có liên quan của BLTTDS 2015 thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). BLTTDS 2015 bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật thay cho BLTTDS 2004, sửa đổi năm 2011, nội dung của Bộ luật tố tụng mới đã thể hiện tư duy lập pháp mới, đảm bảo nguyên tắc tiếp cận dựa trên quyền, giúp quyền dân sự của con người và của công dân được bảo vệ tốt hơn.
Bên cạnh những điểm đạt được, có thể thấy, một số vấn đề trong pháp luật tố tụng dân sự vẫn phải tiếp tục xem xét để hoàn thiện xét trên phương diện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, cụ thể là BLTTDS 2015 cần phải đảm bảo hơn nữa quyền bình đẳng và tự định đoạt của các bên đương sự. Để đảm bảo nguyên tắc này, thực chất, Tòa án xét xử các vụ án dân sự là để hai bên đương sự có thể đi đến giải quyết được vấn đề tranh chấp trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật. Quy trình tố tụng cần phải đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng được bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ và hưởng các quyền. Với quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng việc tham gia của viện kiểm sát trong tố tụng dân sự cần phải được xem xét, xác định lại vị trí, vai trò một cách phù hợp. Theo chúng tôi sự tham gia của Viện kiểm sát trong hoạt động tố tụng dân sự chỉ nhằm đảm bảo kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, đảm bảo các thủ tục tố tụng được tuân thủ chứ không nên can thiệp quá sâu về nội dung giải quyết tranh chấp của các bên đương sự. Hay nói cách khác, BLTTDS 2015 vẫn quy định Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, kiểm sát viên được quyền: 3. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật này. 4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này là chưa phù hợp. Thực tế cho thấy, Viện kiểm sát tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ để nhận định về tố tụng xem tòa xử đúng hay sai thì không có ý nghĩa. Bởi bản chất lời phát biểu đó là nói với chính người vi phạm để họ tự kiểm tra và kết luận mình có vi phạm hay không thì cũng chẳng có hệ quả pháp lý gì. Như vậy, mặc dù Bộ luật mới được thông qua nhưng việc hoàn thiện vẫn cần phải đặt ra để hoạt động tố tụng dân sự ở Việt Nam ngày càng thúc đẩy và bảo vệ tốt hơn nữa quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự.
1.6.4 Nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự
Theo chúng tôi, hướng hoàn thiện pháp luật hình sự là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, trong Nghị quyết của Bộ chính trị, Đảng ta đã chỉ rõ cần phải coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng[65]. Như vậy có thể hiểu việc hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam sẽ theo các hướng cơ bản sau:
[46] Kiến nghị về áp dụng hình phạt tù
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo hướng giảm khả năng áp dụng hình phạt tù; đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, tù chung thân và tù có thời hạn đều là hình phạt rất nghiêm khắc. Nó tước đi tự do của người bị kết án, cách ly họ khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm. Trong khi đó, việc áp dụng hình phạt tù hiện nay cho thấy cũng chưa thực sự phát huy được hiệu quả: Công tác quản lý trại giam có nơi còn lỏng lẻo, tổ chức biên chế và quyền hạn của cơ quan quản lý và tổ chức chấp hành hình phạt tù còn chưa tương xứng với trách nhiệm, một cán bộ quản giáo phải quản lý rất nhiều phạm nhân so với quy định. Một số chiến sĩ thiếu gương mẫu dẫn đến hạn chế công tác giáo dục, cảm hóa phạm nhân, một số cán bộ chiến sĩ vi phạm chế độ quản lý và chính sách với phạm nhân và bị kỉ luật. Đặc biệt là các quyền con người của phạm nhân chưa được bảo đảm triệt để. Do chất lượng công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân vẫn còn rất nhiều khó khăn do trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế và đặc điểm đối tượng giáo dục là phạm nhân khác nhau về mức án, tính chất phạm tội, trình độ văn hóa, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú, nhất là xây dựng các chương trình, nội dung giáo dục, dạy nghề phù hợp với từng loại phạm nhân. Hiện nay, việc tổ chức giáo dục dạy nghề cho phạm nhân vẫn chủ yếu là các trại giam thực hiện, ngân sách đầu tư cho công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân còn rất hạn chế[66].
Có thể thấy, hình phạt tù không phải lúc nào cũng là biện pháp hiệu quả nhất để áp dụng cho người có hành vi phạm tội. Việc mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ như: Phạt tiền, cải tạo không giam giữ là một hướng cần thiết. Theo chúng tôi, chỉ nên áp dụng hình phạt tù khi xét thấy nếu để người phạm tội ở ngoài xã hội sẽ còn gây hại cho xã hội; đối với những trường hợp còn lại thì xem xét áp dụng các hình phạt không phải là tước tự do. Pháp luật hình sự cũng cần quy định theo hướng mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, đối với các nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội xâm phạm sở hữu.
[47] Kiến nghị về áp dụng hình phạt tử hình
Bảo đảm quyền con người theo hướng hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, theo hướng hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với một số ít trường hợp. Theo chúng tôi, việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự gắn với bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hoá các biện pháp trừng trị phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và đạo lý của dân tộc, phù hợp yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chủ trương từng bước hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình được thực hiện ở cả hai khía cạnh là giảm tối đa quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm và hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình. Theo đó hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số trường hợp phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất dã man, tàn bạo xâm phạm tính mạng của con người; đe doạ sự tồn vong của Nhà nước (một số tội xâm phạm an ninh quốc gia, một số tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân); đe dọa nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển giống nòi (một số tội phạm về ma tuý); các tội phạm mang tính toàn cầu, đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế (khủng bố, tham nhũng, các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh). Trên cơ sở đó, nghiên cứu giảm bớt số lượng các điều khoản của BLHS về từng tội phạm cụ thể có quy định hình phạt tử hình, đồng thời, nghiên cứu khả năng áp dụng chế định hoãn thi hành án tử hình để góp phần giảm việc thi hành hình phạt tử hình trên thực tế là một trong những vấn đề trọng tâm của việc bảo đảm quyền con người trong pháp luật hình sự.
[48] Kiến nghị về chế định tha tù
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo hướng bổ sung chế định tha tù có điều kiện và cần khẩn trương có những hướng dẫn cụ thể về chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện để đưa vào thực tiễn áp dụng sau khi Bộ luật hình sự sửa đổi có hiệu lực: Đây là một giải pháp cho phép đưa người phạm tội bị xử phạt tù quay trở về với cộng đồng sớm hơn để phục thiện, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, các cơ quan, đoàn thể xã hội. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng biện pháp này dưới các tên gọi như phóng thích có điều kiện hay trả tự do có điều kiện. Về bản chất, biện pháp này tương tự như quy định về án treo, chỉ khác nhau về thời điểm áp dụng. Việc áp dụng biện pháp này còn góp phần đáp ứng được mục tiêu cải cách tư pháp về nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý nếu biện pháp này được thể chế hóa và đưa vào thực tiễn áp dụng, pháp luật hình sự cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về vấn đề này như: về điều kiện áp dụng; thời hạn xem xét áp dụng, loại tội không áp dụng, nhân thân người phạm tội, cơ chế giám sát, điều kiện thử thách, thời gian thử thách, cơ quan giám sát... để biện pháp này thực sự đạt được ý nghĩa và hiệu quả như mong muốn.
[49] Kiến nghị về quyền của người chưa thành niên
Bảo đảm quyền của người chưa thành niên theo hướng hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên phù hợp với tinh thần Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Để nâng cao tính phòng ngừa, tính minh bạch của BLHS, góp phần thực hiện nguyên tắc những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu theo Điều 3 Công ước Liên hợp Quốc về quyền của trẻ em thì việc quy định rõ trong BLHS những tội phạm mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm phải giúp các em nhận thức tốt hơn về những điều pháp luật ngăn cấm để từ đó mà tránh không thực hiện đồng thời, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội thông qua việc chỉ ra cho các em những điều pháp luật ngăn cấm, khuyên bảo các em không thực hiện những hành vi và giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ thuận lợi hơn, dễ phân biệt trường hợp phạm tội và không phạm tội, đặc biệt là trường hợp cùng tham gia phạm tội với người đã thành viên (có đồng phạm hay không). Do đó cần hoàn thiện các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em, và cần có cơ chế bảo vệ tốt hơn người chưa thành niên bị tội phạm xâm hại.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu khả năng hạn chế phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng chỉ coi là tội phạm khi người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một số tội phạm cụ thể và được quy định trực tiếp trong phần các tội phạm; Ngoài ra cần nghiên cứu hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù trên cơ sở qui định chặt chẽ hơn điều kiện áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên; tăng cường áp dụng các hình phạt không tước tự do đối với người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng; người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng và bổ sung quy định áp dụng biện pháp xử lý thay thế biện pháp hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
1.6.5 Nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
[50] Kiến nghị đảm bảo tốt hơn quyền con người trong tố tụng hình sự.
Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 qui định: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Với qui định mới này, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải cân bằng và khách quan trong việc tìm ra chứng cứ, coi trọng cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, thay vào việc chỉ tập trung tìm chứng cứ để chứng minh bị can có tội, nếu không tìm được chứng cứ như vậy thì bị can được coi là vô tội. Hoặc qui định về chủ thể của quyền đòi bồi thường oan sai trong tố tụng hình sự không chỉ là người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật mà còn có cả người bị thi hành án trái pháp luật. Về nội hàm của quyền được bồi thường, nếu như Hiến pháp năm 1992 chỉ đề cập đến những thiệt hại về vật chất thì Hiến pháp năm 2013 qui định cả thiệt hại về tinh thần[67]… Có thể nói những yếu tố mở rộng nêu trên làm tăng thêm đáng kể sự tương thích của pháp luật Việt Nam với qui định về quyền được tố tụng công bằng trong luật nhân quyền quốc tế. Nó phù hợp với thực tế tố tụng hình sự của nước ta và những yêu cầu, mục tiêu về bảo vệ quyền con người trong chiến lược cải cách tư pháp.[68] Trên cơ sở đó BLTTHS sửa đổi đã có những sửa đổi, bổ sung kịp thời và phù hợp với các qui định trong Hiến pháp năm 2013. Mặc dù lần sửa đổi này đã có những tiến bộ rất lớn về cả nội dung và kỹ thuật lập pháp, bảo đảm hơn nữa được các quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự, tuy nhiên cũng cần có những đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong Bộ luật này, và phải có những cơ chế hữu hiệu để bảo đảm thực thi, cụ thể:
Thứ nhất, bên cạnh các quyền của nhóm người bị buộc tội được bổ sung trong BLTTHS sửa đổi, một số các quyền khác của nhóm người này cũng cần được nghiên cứu xem xét. Ví dụ, quyền của bị can được trợ giúp miễn phí về người phiên dịch khi dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trong quá trình tố tụng, mở rộng quyền của bị can được yêu cầu thay đổi không chỉ người tiến hành tố tụng mà cả người phiên dịch, người giám định.
Thứ hai, về người bào chữa, một số quy định trong BLTTHS vẫn chưa thực sự đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Bên cạnh đó BLTTHS cần mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của người bào chữa như người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
Thứ ba, BLTTHS cũng cần hoàn thiện theo hướng tăng cường những bảo đảm cho tính công khai của hoạt động điều tra, tăng cường giám sát hoạt động điều tra theo hướng gắn công tố với điều tra.
Thứ tư, để bảo đảm được tốt các quyền của người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự BLTTHS cũng cần có những qui định về chế tài đối với các chủ thể tiến hành tố tụng khi họ có những hành vi vi phạm các quyền của người tham gia tố tụng, nhất là vi phạm các quyền của những người bị buộc tội.
1.6.6 Nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính
[51] Kiến nghị hoàn thiện qui định về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Tố tụng hành chính là giải quyết tranh chấp hành chính do Tòa án thực hiện. Đây được coi là cách thức tư pháp kiểm soát hoạt động quản lí hành chính - vốn là hoạt động thường xuyên ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỉ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; quyết định giải quyết khiếu nại về vụ việc cạnh tranh; khiếu kiện danh sách cử tri[69]. Trong số 4 nhóm đối tượng khởi kiện nói trên, nhóm quyết định hành chính, hành vi hành chính khó xác định và gây nhiều tranh luận bởi lẽ thế nào là quyết định hành chính, hành vi hành chính hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau kể cả trong các qui định của pháp luật cũng như trong khoa học pháp lí[70]. Nếu không xác định rõ khái niệm này thì có nghĩa là không xác định rõ đối tượng khởi kiện và cũng đồng nghĩa với việc không xác định được quyền con người, quyền công dân trong trường hợp nào thì có thể được Tòa án bảo vệ thông qua hoạt động tố tụng hành chính.
Điều 3 Luật này định nghĩa Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể và Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Mặc dù vậy, không phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được khởi kiện tại Tòa án. Theo Điều 30 của Luật, Tòa án không giải quyết khiếu kiện đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Điều này rất dễ hiểu vì chỉ một số lượng hạn chế cá nhân, tổ chức được tiếp cận các thông tin bí mật nhà nước, đồng thời Tòa án không nên và không được phép can thiệp quá sâu vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác. Tuy nhiên, việc qui định Tòa án không giải quyết khiếu kiện quyết định, hành vi hành chính của Tòa án trong việc xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng thì cần được xem xét lại. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên tòa có thể cấu thành vi phạm hành chính, có thể cấu thành tội phạm. Trong trường hợp hành vi này cấu thành vi phạm hành chính thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Chánh án tòa án có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng là quyết định hành chính. Trong trường hợp người bị xử phạt có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính này là trái pháp luật thì người bị xử phạt chỉ có thể khiếu nại quyết định đó theo qui định của Luật Khiếu nại mà không thể khởi kiện vụ án hành chính.
Có thể cách qui định này dựa trên lập luận là dù khiếu nại hay khởi kiện thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết đều là Tòa án nên không cần thiết phức tạp hóa hoạt động giải quyết tranh chấp bằng việc qui định có thể giải quyết theo cả phương thức hành chính và phương thức tố tụng. Lập luận này có điểm không hợp lí là mặc dù cơ quan giải quyết đều là Tòa án nhưng thực chất vẫn có sự khác nhau đáng kể giữa hai phương thức này. Đó là, về thẩm quyền giải quyết: nếu giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết thuộc về một người (Chánh án), trong khi đó, giải quyết vụ án hành chính thì thẩm quyền thuộc về một tập thể (Hội đồng xét xử); về thủ tục giải quyết: thủ tục giải quyết vụ án hành chính chặt chẽ và công khai, dễ tiếp cận hơn thủ tục giải quyết khiếu nại. Điều đó có nghĩa là khả năng bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị xử phạt bằng phương thức tố tụng tốt hơn. Hơn nữa, hoạt động quản lí hành chính nhà nước trong trường hợp này không gắn với nghiệp vụ, chuyên môn sâu của quản lí hành chính như nhiều hoạt động quản lí hành chính khác nên không thể cho rằng hoạt động giải quyết khiếu nại có ưu thế hơn hoạt động xét xử. Vì vậy, Luật Tố tụng hành chính cần xác định cả quyết định, hành vi hành chính xử lí hành vi cản trở hoạt động tố tụng cũng được coi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
[52] Kiến nghị hoàn thiện quy định về thời hiệu khiếu nại, khởi kiện
Điều 9 Luật Khiếu nại qui định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Điều 116 Luật Tố tụng hành chính qui định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với hành vi hành chính, việc người khiếu nại, người khởi kiện biết hay không biết có hành vi hành chính là vấn đề thuộc nhận thức của họ và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Qui định này làm cho người giải quyết khiếu nại, tòa án rất khó xác định khi nào người khiếu nại, người khởi kiện biết có hành vi hành chính và người khiếu nại, người khởi kiện cũng có thể không chấp nhận thời điểm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hay tòa án xác định là họ biết có hành vi hành chính, đặc biệt trong trường hợp hành vi hành chính được thực hiện bằng không hành động. Nếu thời điểm này không xác định được một cách rõ ràng thì cũng không thể xác định được thời hiệu khiếu nại, thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết. Điều này liên quan trực tiếp đến khả năng quyền, lợi ích của người khiếu nại, người khởi kiện có thể được bảo vệ hay không. Do vậy, cả hai Luật cần qui định cách tính thời hiệu khách quan hơn. Chẳng hạn, qui định thời hiệu khiếu nại/khởi kiện là… kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, hoặc có căn cứ để xác định là người khiếu nại/ người khởi kiện biết được có hành vi hành chính.
Căn cứ để xác định người khiếu nại, người khởi kiện biết được có hành vi hành chính rất đa dạng, tùy từng trường hợp cụ thể nên không thể liệt kê hết trong luật nhưng đó phải là những căn cứ có thể chứng minh được và có sức thuyết phục đối với cả người khiếu nại/ người khởi kiện và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại/ tòa án. Đó phải là thời điểm rõ ràng người khiếu nại, người khởi kiện hoặc theo qui định của pháp luật là họ biết được có hành vi hành chính. Thời điểm rõ ràng người khiếu nại/ người khởi kiện biết là thời điểm hành vi hành chính xảy ra với sự chứng kiến của người khiếu nại/ người khởi kiện, ví dụ, cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp từ chối yêu cầu của họ, hay kê biên tài sản của người vi phạm hành chính để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiển nhiên là vượt quá mức cần thiết. Thời điểm theo qui định của pháp luật họ được biết là thời điểm hết thời hạn pháp luật qui định mà cơ quan, người có thẩm quyền không thực hiện hành vi hành chính mà theo yêu cầu hợp pháp của họ. Ví dụ, cơ quan nhà nước đã nhận đủ hồ sơ về việc xin cấp phép xây dựng nhà ở nhưng hết thời hạn pháp luật qui định mà cơ quan đó vẫn không cấp phép cho người yêu cầu.
[53] Kiến nghị hoàn thiện quy định về xem xét, xử lí văn bản qui phạm pháp luật có liên quan trong vụ án hành chính
LTTHC 2015 so với pháp luật tố tụng hành chính trước đó có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, tuy nhiên pháp luật tố tụng hành chính cần quan tâm tới hai vấn đề nữa: Thứ nhất, luật nên bổ sung qui định người khởi kiện có quyền đề nghị Hội đồng xét xử, Chánh án tòa án xem xét văn bản qui phạm pháp luật có liên quan khi có căn cứ cho rằng văn bản qui phạm pháp luật đó trái pháp luật. Bởi lẽ, Xét về khả năng am hiểu, đánh giá chất lượng văn bản qui phạm pháp luật thì có thể người khởi kiện không bằng thẩm phán là người chuyên nghiệp, có chuyên môn cao, nhưng lợi thế của người khởi kiện là tha thiết bảo vệ quyền, lợi ích của mình, không những thế, người khởi kiện còn có thể có được sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn của luật sư cũng là người rất am hiểu pháp luật.
Thứ hai, theo Luật, khi phát hiện văn bản qui phạm pháp luật có liên quan có dấu hiệu trái pháp luật thì Chánh án là người có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản qui phạm. Khi Chánh án kiến nghị thì có hai trường hợp xảy ra: một là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời bằng văn bản; hai là, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không trả lời trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị thì Tòa án áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn để giải quyết vụ án. Trong hai trường hợp trên, trường hợp thứ hai thì rất rõ ràng nhưng trường hợp thứ nhất thì văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có nội dung gì và có giá trị như thế nào? Nếu văn bản trả lời khẳng định văn bản qui phạm có liên quan không trái pháp luật trong khi thực chất văn bản đó là trái pháp luật (điều này hoàn toàn có thể xảy ra) thì tòa án vẫn áp dụng văn bản đó để giải quyết vụ án hành chính cho đến khi vì một lí do nào đó văn bản kia được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ. Như vậy, nguy cơ không bảo đảm được quyền con người, quyền công dân của tòa án trong vụ án hành chính vẫn tồn tại. Nếu văn bản trả lời cho rằng văn bản qui phạm pháp luật có liên quan là trái pháp luật thì tòa án có phải chờ đến khi văn bản đó được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ mới giải quyết vụ án không. Lưu ý một sự thật hiển nhiên là qui trình sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản qui phạm pháp luật không hề đơn giản và mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, quyền, lợi ích của người khởi kiện chắc chắn không được bảo vệ kịp thời. Do đó, Luật nên quy định trong mọi trường hợp khi thấy văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có dấu hiệu trái pháp luật và có qui định ở văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn có quy định khác thì tòa án áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn để giải quyết vụ án. Lẽ dĩ nhiên, ở đây phải đề cao hơn nữa vai trò của Tòa án trong việc lập luận và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn cơ sở pháp lí để giải quyết vụ án. Việc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản đó không nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết vụ án hiện tại mà để tạo sự thống nhất của pháp luật, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước về sau.
[54] Kiến nghị hoàn thiện quy định về cơ chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân đối với văn bản qui phạm pháp luật không hợp pháp, không hợp lí
Để hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân đối với văn bản qui phạm pháp luật khiếm khuyết, nhà nước cần qui định trực tiếp, đầy đủ, cụ thể về quyền kiến nghị và thủ tục giải quyết kiến nghị. Trong đó phải thể hiện được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, người có quyền kiến nghị: pháp luật không nên hạn chế phạm vi người có quyền kiến nghị bởi bất kì điều kiện nào, ngoại trừ điều kiện về năng lực hành vi của cá nhân. Nói cách khác, mọi công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền kiến nghị đối với văn bản qui phạm pháp luật khiếm khuyết. Có như vậy, các văn bản khiếm khuyết mới được phát hiện nhanh chóng, kịp thời.
Thứ hai, thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết kiến nghị: do văn bản bị kiến nghị có thể là văn bản của trung ương hoặc địa phương ban hành nên để thuận tiện cho người kiến nghị, cơ quan tiếp nhận kiến nghị không nhất thiết phải là cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định bị kiến nghị. Cơ quan tiếp nhận kiến nghị có trách nhiệm xem xét kiến nghị. Nếu nhận thấy kiến nghị không có cơ sở thì phải trả lời cho người kiến nghị, nói rõ lí do. Trong trường hợp cơ quan tiếp nhận kiến nghị không phải là cơ quan có thẩm quyền xử lí văn bản thì cơ quan đó phải chuyển kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lí và thông báo cho người kiến nghị biết về việc chuyển kiến nghị đó.
Thứ ba, công khai hóa việc giải quyết kiến nghị: do người có quyền kiến nghị không phải lúc nào cũng là người có quyền, lợi ích liên quan nên mặc dù mức độ tha thiết đối với kết quả giải quyết kiến nghị không bằng trường hợp khiếu nại, hoặc khởi kiện quyết định hành chính cá biệt, nhưng người trực tiếp kiến nghị và những người khác sẽ hài lòng và được khích lệ nếu kiến nghị của họ được trả lời sau một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, công khai hóa kết quả giải quyết kiến nghị cũng đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn trong việc tiếp nhận, giải quyết kiến nghị.
Ngoài ra, các vấn đề cụ thể về thủ tục giải quyết kiến nghị; quyền, nghĩa vụ của người kiến nghị; trách nhiệm của các cơ quan giải quyết kiến nghị; trách nhiệm của cá nhân, cơ quan không tiếp nhận, xử lí kiến nghị kịp thời, đúng pháp luật cũng cần được qui định rõ ràng. Đồng thời nên qui định tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân đối với văn bản qui phạm pháp luật khiếm khuyết là nội dung bắt buộc và phải được coi trọng trong báo cáo công tác thường kì của các cơ quan; coi tiếp nhận và giải quyết kiến nghị là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu lực, hiệu quả hoạt động các cơ quan nhà nước.
1.6.7 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân[71]
[55] Kiến nghị về cân nhắc các mô hình thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Có thể thấy, việc thành lập thiết chế nhân quyền là xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng ở khu vực Đông Nam Á đã có 6/11 nước thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, trong đó có 5/6 cơ quan được đánh giá rất cao về tính độc lập và hiệu quả hoạt động (trừ Myanmar)[72]. Đối với Việt Nam, mặc dù Hiến pháp 2013 vẫn chưa hiến định cơ quan nhân quyền quốc gia, tuy nhiên, khi Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế về quyền con người thì vấn đề xây dựng cơ quan bảo vệ nhân quyền để đảm bảo thực hiện những cam kết về quyền con người đang trở nên cấp thiết. Thời gian qua, nhiều học giả đã gợi ý một số mô hình cơ quan nhân quyền có thể thành lập ở Việt Nam, cụ thể:
-
Mô hình Ủy ban nhân quyền quốc gia: Ủy ban nhân quyền quốc gia có thể thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ nhưng có tính độc lập tương đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công việc của Ủy ban nhân quyền hoặc theo kiểu ban tư vấn: giám sát, tham vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, triển khai các chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân quyền hoặc kiểu Ủy ban nhân quyền với vai trò điều tra vi phạm nhân quyền, công tác giáo dục và quan hệ công chúng, cũng như tham gia các thủ tục pháp lý[73]. Ủy viên của các Ủy ban nhân quyền quốc gia có thể có chuyên môn khác nhau, tuy nhiên đều phải có uy tín, kinh nghiệm, được bầu ra trên cơ sở tính đến tính đại diện cho vùng, miền, nhóm người, đảng phái…của quốc gia[74].
-
Mô hình Thanh tra quốc hội (Ombudsman): Thanh tra quốc hội thông thường thuộc nhánh lập pháp, được nghị viện thành lập nhưng có tính độc lập tương đối với nghị viện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Công việc của thanh tra quốc hội dưới góc độ là cơ quan nhân quyền thường là điều tra các vụ việc xâm phạm đến quyền con người nhất là trong lĩnh vực hành chính công, thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân hoặc tự mình khởi xướng theo thẩm quyền. Kết quả của việc điều tra là một bản báo cáo trong đó, đề xuất kiến nghị nhưng không mang tính bắt buộc được gửi đến nghị viện.
Ngoài hai mô hình phổ biến trên thì cơ quan nhân quyền còn có thể được thành lập dưới dạng ủy ban chuyên trách một vấn đề cụ thể như Ủy ban quốc gia về người thiểu số, người bản địa, phụ nữ, trẻ em… Như vậy, dù mô hình được thiết kế khác nhau, nhưng vẫn chứa đựng những điểm chung về yêu cầu cơ quan nhân quyền quốc gia như: Tính độc lập để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động. Dù cơ quan nhân quyền quốc gia có được thành lập bởi quốc hội hay chính phủ thì khi thực hiện nhiệm vụ cũng phải đảm bảo tính độc lập tương đối, không phụ thuộc vào cơ quan đã thành lập ra. Điều này là điểm hết sức lưu ý khi thành lập cơ quan nhân quyền ở Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, với đặc thù tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta, thường các cơ quan nhà nước được thành lập bởi một cơ quan nhà nước khác hay có tính lệ thuộc trong hoạt động. Do đó, pháp luật cần phải quy định rõ ràng, chặt chẽ để đảm bảo được nguyên tắc độc lập cho cơ quan nhân quyền. Tính linh hoạt và dễ tiếp cận. Có thể thấy các mô hình cơ quan nhân quyền có hình thức hoạt động khá đa dạng, cơ chế hoạt động thường theo hình thức cung cấp dịch vụ với chi phí không cao, thủ tục đơn giản do đó, người dân thường dễ tiếp cận hơn so với việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua cơ chế tòa án.
Bên cạnh đó, thường kết quả công việc của cơ quan nhân quyền là đưa ra các kiến nghị, tham mưu cho quốc hội hoặc chính phủ về hoàn thiện pháp luật, chính sách để thực hiện tốt hơn quyền con người mà không đưa ra những quyết định mang tính bắt buộc, điều này cũng giúp các cơ quan nhà nước có thiện chí hợp tác với cơ quan nhân quyền hơn đồng thời cũng giúp cơ quan nhà nước phát hiện và khắc phục được những hạn chế của mình. Ở Việt Nam, việc người dân bảo vệ quyền lợi của mình qua con đường khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện ra tòa vẫn còn rất nhiều khó khăn thì việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia với đặc tính như trên sẽ là một giải pháp hiệu quả để người dân có cơ hội được tiếp cận cơ chế bảo vệ quyền của mình.
1.7 Nhóm kiến nghị về quốc tịch[75]
1.7.1 Bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề đặt ra
Việc lựa chọn nguyên tắc quốc tịch nào trước hết căn cứ vào đặc thù kinh tế-xã hội, văn hóa-truyền thống và vào nhu cầu phát triển cụ thể của quốc gia ở một giai đoạn phát triển cụ thể nào đó. Biểu hiện của xu hướng này là sự thay đổi, cập nhật liên tục của luật quốc tịch của nhiều quốc gia khác nhau, kể các các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển.
Trên thế giới hiện nay, nguyên tắc quốc tịch đang được áp dụng với hai cách tiếp cận khác nhau, đó là áp dụng nguyên tắc một quốc tịch (cả một quốc tịch triệt để và một quốc tịch không triệt để), và thừa nhận, áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch, trong đó một quốc tịch không triệt để được coi là sự chuyển biến trung gian giữa nguyên tắc một quốc tịch triệt để và nguyên tắc đa quốc tịch. Thống kê cho thấy, số lượng quốc gia thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch (chính thức hoặc không chính thức) đang chiếm đa số. Có 66 trên 101 quốc gia và vùng lãnh thổ được nghiên cứu đang thi hành chính sách thừa nhận đa quốc tịch, trong đó có 20 quốc gia là các nước phát triển (Mỹ, Anh, Pháp…) hoặc đang phát triển ở mức độ cao (Thổ Nhĩ Kỳ…). Trên thực tế, hầu hết các quốc gia phát triển đều cho phép công dân mang nhiều quốc tịch; rất nhiều nước đang phát triển cũng đang hoặc sẽ chuyển sang thực hiện chính sách công nhận đa quốc tịch nhằm thu hút cộng đồng kiều dân. Hàng năm có thêm các quốc gia khác đi theo xu hướng này (Bỉ - 2010, Hàn Quốc - 2011, Niger - 2012, Czech - 2014, Sri Lanka - 2015, Đan Mạch - 2016 v.v.)[76].
Có nhiều nhân tố tác động tới xu thế hai/đa quốc tịch trên thế giới như quá trình tự do hoá, hợp tác kinh tế toàn cầu cùng với sự phát triển khoa học - công nghệ dẫn đến việc các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Môi trường quốc tế tương đối hoà bình, ổn định từ sau Thế chiến thứ hai cũng như những biến động chính trị-lãnh thổ vào thập niên 1990 đã tạo điều kiện để công dân các quốc gia di chuyển, làm việc tại các nước khác nhau, đồng thời định cư, kết hôn với người nước ngoài, từ đó gia tăng xu hướng công dân hai hoặc đa quốc tịch. Thông thường, pháp luật của các quốc gia này quy định một cách khá rõ ràng về cách thức đối xử của quốc gia đó đối với những cá nhân đa quốc tịch, cũng như những giới hạn về quyền và nghĩa vụ của nhóm đối tượng này.
Các quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch triệt để có luật quốc tịch tương đối ngắn gọn, hầu hết là các quy định về quy trình thủ tục và các giới hạn. Luật quốc tịch của các quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch không triệt để và đa quốc tịch thường có nội dung dài hơn, vì chứa đựng nhiều quy định về điều kiện, về thủ tục, về cách thức đối xử đối với các nhóm đối tượng khác nhau.
Ở Việt Nam, trước đây, tại Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Như vậy, tại Điều 3 của cả Luật Quốc tịch năm 1988 và Luật Quốc tịch năm 1998 đều ghi nhận Nhà nước chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (nguyên tắc một quốc tịch). Tuy nhiên, trong các Luật Quốc tịch nêu trên không quy định các biện pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc một quốc tịch. Trên thực tế rất nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài do sinh ra (xung đột pháp luật), hoặc do được nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, nguyên tắc một quốc tịch không được bảo đảm, chỉ mang tính chất tuyên ngôn. Vì vậy, nếu theo nguyên tắc một quốc tịch, pháp luật cần có các quy định bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc này, như:
-
Đối với công dân Việt Nam: nếu nhập quốc tịch nước ngoài thì đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam (không phải làm thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam). Quy định này không phụ thuộc vào việc pháp luật của nước ngoài có yêu cầu công dân Việt Nam thôi quốc tịch gốc khi được nhập quốc tịch nước ngoài hay không. Ví dụ như quy định của pháp luật Trung Quốc, Đức...
-
Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, nếu pháp luật quốc tịch nước đó không quy định việc đương nhiên mất quốc tịch gốc khi nhập quốc tịch nước ngoài (không có quy định ngoại lệ cho giữ quốc tịch).
-
Người gốc Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam cũng phải thôi quốc tịch nước ngoài (không có quy định ngoại lệ cho giữ quốc tịch)... Về ưu điểm, quy định này sẽ giúp Nhà nước bảo đảm thực hiện nguyên tắc một quốc tịch triệt để, tránh những hệ quả phức tạp xảy ra đối với tình trạng công dân Việt Nam có hai hay nhiều quốc tịch. Tuy có ưu điểm như vậy nhưng quy định này có điểm hạn chế là, những biện pháp bảo đảm thực hiện nguyên tắc một quốc tịch triệt để sẽ làm cho hàng triệu công dân Việt Nam ở nước ngoài mất quốc tịch Việt Nam, điều này không phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vấn đề này cũng đã được đặt ra tại thời điểm xây dựng dự thảo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, tuy nhiên, quy định này đã không được Quốc hội thông qua (mặc dù đã có ý kiến đồng ý của Bộ Chính trị).
Chính vì những hạn chế này mà trên thế giới hiện nay rất ít nước theo nguyên tắc một quốc tịch triệt để. Đối với việc thừa nhận hai hoặc nhiều quốc tịch, về ưu điểm, lợi ích của người có hai hoặc nhiều quốc tịch là được hưởng tất cả các ưu đãi, quyền lợi về kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà họ là công dân. Ví dụ như họ sẽ được sống, làm việc, được học tập, được chăm sóc sức khỏe, được đứng tên và sở hữu công ty, được sở hữu và mua bán bất động sản, được bảo lãnh người thân, được quyền ứng cử, bầu cử… Đặc biệt, những người hai quốc tịch sẽ thuận tiện hơn trong việc xuất - nhập cảnh bởi họ không cần xin visa hoặc thẻ thường trú vào nước mà họ đang giữ quốc tịch. Vì thế, nếu công dân Việt Nam có hai hoặc nhiều quốc tịch, cũng sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong học tập, lao động, sở hữu tài sản… Tuy nhiên, điểm hạn chế của quy định hai quốc tịch là: mặc dù, song tịch mang lại nhiều lợi ích cho người dân nhưng sẽ gây ra khó khăn cho quản lý nhà nước. Các khó khăn này cụ thể là:
- Thứ nhất, hiện nay, số lượng người Việt Nam sống ở nước ngoài sống ở nước ngoài và mang quốc tịch nước ngoài là tương đối lớn. Một số lượng không nhỏ người Việt Nam sống ở nước ngoài thể hiện nguyện vọng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và đã được Nhà nước chấp thuận. Tuy nhiên, do quy định của chúng ta về đối xử với người đa quốc tịch còn chưa rõ ràng và đầy đủ, đặc biệt quy định về một số quyền và nghĩa vụ quan trọng như quyền bầu cử, nghĩa vụ quân sự, nên khi những Người Việt Nam sống ở nước ngoài này về nước, việc các cơ quan nhà nước sẽ đối xử với họ như công dân Việt Nam hay như công dân nước ngoài là một vấn đề tương đối vướng. Các vấn đề liên quan bao gồm vấn đề visa, vấn đề đi lại và cư trú, vấn đề thực hiện quyền tài sản, vấn đề thừa kế, v.v..
- Thứ hai, thừa nhận công dân mang cả quốc tịch nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong vấn đề bảo hộ công dân trong trường hợp họ cần tới sự hỗ trợ của Nhà nước. Khó khăn này hiện diện đối với cả công dân Việt Nam mang quốc tịch khác đang sống ở nước ngoài (khi họ lấy tư cách công dân Việt Nam yêu cầu có sự bảo hộ và hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam) và đang sống ở Việt Nam (khi họ lấy tư cách công dân nước ngoài yêu cầu Nhà nước Việt Nam không can thiệp hoặc/và yêu cầu Nhà nước nước ngoài bảo hộ và hỗ trợ). Đây không chỉ là khó khăn về kinh tế, mà còn là khó khăn về chính trị, ngoại giao, khi thực lực phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như khi vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế còn chưa thực sự chưa cao.
- Thứ ba, việc cho phép hai quốc tịch mở cũng sẽ tạo cơ hội cho nhiều trẻ em, người đang trong độ tuổi lao động… vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài lựa chọn về Việt Nam học tập, lao động… việc này sẽ tạo ra nhiều áp lực cho giáo dục, y tế… làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đối với nguyên tắc một quốc tịch không triệt để. Đây là nguyên tắc đang được áp dụng tại nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, sau nhiều năm thực hiện nguyên tắc một quốc tịch, quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, không những không khả thi, mà còn gò bó trong giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra. Do đó, quy định theo hướng một quốc tịch “mềm dẻo” là phù hợp với tình hình chung của đất nước. Việc quy định theo hướng này không đồng nghĩa với việc từ bỏ nguyên tắc một quốc tịch, nguyên tắc này vẫn được bảo đảm với tuyệt đại đa số công dân Việt Nam đang cư trú trong nước và một bộ phận công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nhưng cần có cơ chế cụ thể, rõ ràng hơn cho việc quản lý.
Đối với Việt Nam, cũng như với bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, quốc tịch là cơ sở để xác lập địa vị pháp lý của một cá nhân. Quốc tịch có ý nghĩa ràng buộc giữa cá nhân và quốc gia mà người đó mang quốc tịch và là căn cứ thể hiện sự quy thuộc của một cá nhân về một Nhà nước nhất định[77]. Sự quy thuộc này đối với cá nhân đồng nghĩa với việc người đó sẽ được nhận các quyền lợi mà Nhà nước và pháp luật nước này đảm bảo, đồng thời xác định trách nhiệm Nhà nước của quốc gia đối với cá nhân trong mối quan hệ giữa pháp luật trong nước và trong quan hệ quốc tế mà người đó tham gia. Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Để huy động được hết mọi tiềm năng của người Việt Nam ở nước ngoài, Nghị quyết số 36/NQ-TW còn nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nâng cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, đoàn kết, đùm bọc yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc”.
Về mặt quan điểm, việc nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của nước ngoài có thể rút ra được nhiều điều bổ ích, tuy nhiên, do thực tiễn điều kiện chính trị-văn hóa-xã hội-kinh tế-phát triển của mỗi quốc gia rất khác nhau, nên việc đề xuất các kiến nghị sẽ phải dựa trên tính khả thi của kiến nghị đó đối với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
1.7.2 Nhóm kiến nghị về lựa chọn nguyên tắc quốc tịch
[56] Kiến nghị lựa chọn nguyên tắc một quốc tịch không triệt để
Phân tích kinh nghiệm của các nước cho thấy tuy xu hướng thực tiễn chung hiện nay là thừa nhận tình trạng đa quốc tịch, thể hiện ở chỗ đa số quốc gia trên thế giới hoặc lựa chọn nguyên tắc một quốc tịch có ngoại lệ, hoặc lựa chọn nguyên tắc đa quốc tịch, nhưng hầu như tất cả các quốc gia đã nghiên cứu đều thực hiện lựa chọn nguyên tắc quốc tịch của mình trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu của quốc gia, trong đó có nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu bảo vệ bản sắc, các truyền thống trong điều kiện hội nhập.
Vì vậy, việc Việt Nam quyết định lựa chọn nguyên tắc quốc tịch nào không nhất thiết dựa trên xu hướng trên thế giới, mà phải dựa đầu tiên và trước hết vào hoàn cảnh, nhu cầu của chính quốc gia mình. Chẳng hạn nước Đức cũng là quốc gia đang áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để tương tự như Việt Nam hiện nay, nhưng lý do cho sự lựa chọn nguyên tắc này của Đức khác hẳn với lý do lựa chọn của Việt Nam. Trong khi Việt Nam áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để với lý do quan trọng là giải quyết mối quan hệ liên quan đến cộng đồng hơn 3,5 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài hiện nay, thì lựa chọn của Đức lại liên quan đến 6,7 triệu người nước ngoài hiện đang sinh sống ở Đức. Nói cách khác, đối với Việt Nam, vấn đề lựa chọn nguyên tắc quốc tịch nghiêng nhiều về khía cạnh đối ngoại, còn đối với Đức, đó thực sự là vấn đề xã hội nội bộ phức tạp.[78]
Vấn đề đặt ra là theo kinh nghiệm đã đúc kết được sau nghiên cứu, Việt Nam nên quay trở lại với nguyên tắc một quốc tịch triệt để, nên duy trì nguyên tắc một quốc tịch không triệt để, hay nên áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch? Việc quay trở lại với nguyên tắc một quốc tịch triệt để rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai của Việt Nam. Quá trình đổi mới đất nước đã biến Việt Nam thành một điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư và phần nào đó là các lao động nước ngoài. Việc người mang quốc tịch nước ngoài mong muốn mang quốc tịch Việt Nam để cống hiến và việc huy động người Việt Nam sống ở nước ngoài đóng góp cho quá trình phát triển đất nước là lựa chọn của Việt Nam sau một thời gian dài áp dụng nguyên tắc một quốc tịch triệt để. Cho tới nay, dù về trình tự thủ tục thực hiện có thể còn có một số vướng mắc, nhưng lựa chọn trên chưa bộc lộ bất cập nghiêm trọng nào.
Trong số các quốc gia đã nghiên cứu, Ba Lan là nước có một số điều kiện thực tế tương đồng với Việt Nam. Cũng như Việt Nam, Ba Lan là quốc gia đã từng nằm trong số các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng thực hiện các bước đổi mới, cải cách ở thời hiện tại (mặc dù con đường cải cách không hoàn toàn giống nhau). Ba Lan có bản sắc dân tộc độc đáo, có truyền thống phát triển tương đối lâu đời so với các quốc gia khác ở khu vực Đông Âu và có cư dân gần như thuần chủng gốc Ba Lan. Đây cũng là nước có nhiều kiều dân sinh sống ở nước ngoài và chính sách của nhà nước hiện nay là thu hút những đối tượng này hỗ trợ, đóng góp cho quá trình phát triển đất nước. Về mặt vị trí địa lý, Ba Lan nằm trên ranh giới giữa Liên bang Nga và EU, cũng gần giống như vị trí địa lý mang tính chiến lược của Việt Nam trên bản đồ địa-chính trị châu Á. Lựa chọn của Ba Lan là áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch (chính thức thừa nhận tình trạng đa quốc tịch trong Luật quốc tịch). Nhưng liên quan tới lựa chọn nguyên tắc quốc tịch, Ba Lan cũng có một số khác biệt căn bản so với Việt Nam. Khác biệt thứ nhất là số lượng kiều dân Ba Lan chiếm tỷ lệ khá lớn so với số lượng người Ba Lan sống trong nước (21 triệu so với 38 triệu). Do đó, việc thu hút người Ba Lan sống ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển đất nước có ý nghĩa sống còn hơn nhiều so với ở Việt Nam. Khác biệt thứ hai là về vị thế của quốc gia trong khu vực. Là một quốc gia thành viên của EU, Ba Lan phải chịu nhiều ràng buộc hơn đối với cộng đồng này, bao gồm cả ràng buộc về vấn đề quy định quốc tịch. Hơn nữa, mặc dù được coi là một quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt nhất châu Âu trong vài thập kỷ gần đây, Ba Lan dường như dần dần trở nên một nền kinh tế sân sau của Đức nên vị thế và tiếng nói của quốc gia này ở châu Âu không những không được cải thiện mà còn có xu hướng suy giảm.[79]
Căn cứ vào thực tiễn của đất nước và kinh nghiệm một số nước như trên, việc tiếp tục áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để (hay còn gọi là nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”) ở Việt Nam hiện nay là một lựa chọn phù hợp. Ưu điểm lớn nhất của lựa chọn này là giúp Việt Nam vừa có thể cho phép tồn tại tình trạng đa quốc tịch, vừa giới hạn được tình trạng này không phát triển tràn lan (vì chỉ được coi là ngoại lệ, không phải phổ biến như trường hợp áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch). Trở ngại của việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để chính là việc phải có các quy định rất rõ ràng, chi tiết về các ngoại lệ để không thể có các cách hiểu khác nhau đối với cùng một quy định. Đây là điều Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc và đang nỗ lực xử lý. Ngoài ra, còn có vấn đề tiêu chuẩn được hưởng chế độ đa quốc tịch và cách thức đối xử với người đa quốc tịch.
1.7.3 Nhóm kiến nghị về cách thức thực hiện nguyên tắc quốc tịch trong Luật quốc tịch
[57] Kiến nghị áp dụng cách thực hiện nguyên tắc một cáhc mềm dẻo
Rất nhiều quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch không triệt để và nguyên tắc đa quốc tịch không quy định nguyên tắc quốc tịch trong luật quốc tịch của họ. Trong số ba quốc gia đang áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để đã nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài là Đài Loan, Đức và Liên bang Nga, cũng không có quốc gia nào đưa điều khoản quy định về nguyên tắc quốc tịch vào luật quốc tịch. Việc một quốc gia đang áp dụng nguyên tắc quốc tịch nào, như vậy, phần lớn là do suy luận từ nội dung các điều khoản quy định trong luật, mà không nhất thiết là một “tuyên bố có tính nguyên tắc” ở đầu văn bản như vẫn đang áp dụng trong Luật quốc tịch của Việt Nam. Xét từ góc độ lý thuyết, có thể thấy việc quy định nguyên tắc một quốc tịch, đồng thời quy định về các trường hợp cho phép đa quốc tịch (dù chỉ là các trường hợp ngoại lệ) trong luật đã tạo ra mâu thuẫn nội tại trong chính văn bản luật đó. Đây là điều đã được nhiều nghiên cứu trong nước đề cập tới.[80] Nghiên cứu các tư liệu nước ngoài cũng cho thấy “nguyên tắc quốc tịch” thực chất là một khái niệm pháp lý, thể hiện nguyên lý về thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với các công dân. Chẳng hạn từ điển Britanica định nghĩa: “Nguyên tắc quốc tịch [nationality principle] cho phép một quốc gia thực thi thẩm quyền xét xử hình sự đối với những người mang quốc tịch của quốc gia đó thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài”.[81] Các tư liệu nước ngoài cũng đề cập tới các nguyên tắc xác định quốc tịch (chẳng hạn jus sanguinis, jus soli). Tuy nhiên, các quốc gia theo nguyên tắc một quốc tịch triệt để lại thường quy định về điều này trong luật. Chẳng hạn đó là trường hợp của Trung Quốc và của Lào. Nhưng đây cũng không phải là một quy luật. Quốc gia theo quan điểm khá cứng rắn về việc áp dụng nguyên tắc một quốc tịch triệt để là Campuchia cũng không có điều luật trực tiếp thể hiện việc áp dụng nguyên tắc này. Việt Nam có xuất phát điểm là áp dụng nguyên tắc một quốc tịch triệt để, và đưa lựa chọn này vào thành một quy định trong luật quốc tịch. Hiện nay, những tranh luận trong cả giới học thuật và giới hoạt động thực tiễn cũng chủ yếu xoay quanh việc Việt Nam sẽ theo nguyên tắc quốc tịch nào mà ít thảo luận về vấn đề nguyên tắc quốc tịch đó sẽ được thể hiện như thế nào trong luật quốc tịch. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng khi sửa đổi hoặc ban hành mới Luật quốc tịch 2008, nếu vẫn tiếp tục áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để, hoặc chuyển sang áp dụng nguyên tắc hai quốc tịch, chúng ta có thể bỏ quy định tại điều 4 và chuyển hóa tinh thần của điều luật này vào các điều khoản cụ thể khác của Luật. Khó khăn trở ngại lớn nhất của việc thực hiện kiến nghị này là việc quy định nguyên tắc quốc tịch trong luật quốc tịch đã trở thành thói quen trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam.
1.7.4 Nhóm kiến nghị về điều kiện được hưởng chế độ đa quốc tịch
[58] Kiến nghị làm rõ các điều kiện quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch.
Điều kiện được hưởng chế độ đa quốc tịch hiện nay được quy định tại Điều 19 của Luật quốc tịch 2008. Như trên đã đề cập, do kinh nghiệm quốc tế cho thấy quốc tịch là vấn đề liên quan tới chủ quyền quốc gia nên quy định điều kiện nào hoàn toàn là vấn đề thuộc quyền lựa chọn của quốc gia. Về cơ bản, nội dung Điều 19 đã quy định rõ và thống nhất cách hiểu Điều 19 là một người nhập quốc tịch Việt Nam chỉ được giữ quốc tịch nước ngoài nếu thỏa mãn tất cả 5 điều kiện cụ thể được quy định tại Điều này. Quy định rõ ràng như vậy sẽ giúp giải quyết được tình trạng hiểu không thống nhất ngay giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời giúp tất cả các đối tượng liên quan (bao gồm cả người muốn có 2 quốc tịch) nhận thức được một cách rõ ràng rằng các trường hợp đa quốc tịch chỉ là ngoại lệ, chứ không phải trường hợp phổ biến theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời, cũng phải làm rõ hơn các điều kiện cụ thể của Điều 19. Chẳng hạn điều kiện “có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ 119 Tổ quốc Việt Nam” sẽ phải được hiểu là các đóng góp với tính chất như thế nào, ở thời điểm nào (trước khi được nhập quốc tịch hay sau khi nhập quốc tịch), v.v.. Cũng tương tự như vậy, nội hàm của quy định “trong trường hợp đặc biệt” (khoản 3) cũng cần được giải thích cụ thể: đó là những trường hợp nào, được quy định ở đâu? Và cuối cùng, điều kiện “nếu được Chủ tịch nước cho phép” cũng phải được hiểu là một điều kiện độc lập. Điều kiện cuối cùng “được Chủ tịch nước cho phép” dường như chỉ mang tính thủ tục, nhưng thực ra lại có ý nghĩa chính trị, pháp lý rất quan trọng. Bởi vì như đã phân tích nhiều lần ở bên trên, vấn đề quốc tịch liên quan tới chủ quyền - tức là quyền tự quyết của quốc gia. Vì vậy, việc có cho phép một công dân nước ngoài đồng thời mang quốc tịch Việt Nam hay không là vấn đề liên quan tới chủ quyền, phải do Chủ tịch nước quyết định, ngay cả khi người đề nghị đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp luật. Xét từ góc độ chủ quyền quốc gia, quyết định của Chủ tịch nước cần được coi là quyết định cuối cùng, không thể bị yêu cầu xem xét lại. Riêng đối với trẻ em sinh sống thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam, để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ, cần cho phép đối tượng này được đương nhiên có quốc tịch Việt Nam hoặc hưởng quy chế của công dân có hai hay nhiều quốc tịch, tùy trường hợp cụ thể. Đồng thời, cần có quy định yêu cầu đến một độ tuổi nhất định (ví dụ 18 tuổi) trẻ em phải cam kết và lựa chọn tư cách công dân (theo 1 quốc tịch do trẻ em lựa chọn). Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo pháp luật nước ngoài, để bảo đảm quyền quốc tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi, và xử lý những hệ quả phát sinh, đề nghị bổ sung quy định cho phép công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được lựa chọn quốc tịch khi đến tuổi trưởng thành. Điểm tiến bộ của quy định này là cho phép đứa trẻ, khi có đầy đủ nhận thức và kinh nghiệm sống ở độ tuổi trưởng thành, có quyền tự quyết định về quốc tịch của mình, thay vì phụ thuộc vào quyết định của người khác (bố mẹ hoặc người giám hộ). Đây là kinh nghiệm về cho hưởng quốc tịch của nước Pháp.
1.7.5 Nhóm kiến nghị về đối xử với người đa quốc tịch
[59] Kiến nghị bổ sung quy định về đối xử với người đa quốc tịch.
Vấn đề lớn nhất mà các quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để và hai quốc tịch là cách thức đối xử với người đa quốc tịch. Về vấn đề này, đa số quốc gia áp dụng nguyên tắc một quốc tịch không triệt để và các quốc gia áp dụng nguyên tắc đa quốc tịch đều thực hiện nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu: đó là chỉ coi người đa quốc tịch đang sinh sống hoặc cư trú dài hạn trên lãnh thổ quốc gia mình là người mang quốc tịch quốc gia mình. Hoa Kỳ là một trường hợp điển hình của cách tiếp cận này. Do chúng ta chưa có quy định về cách thức đối xử với người đa quốc tịch nên thực tiễn hiện nay còn nhiều lúng túng và không thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung quy định về vấn đề này. Về mặt lập pháp, có thể có 2 cách tiếp cận như sau:
-
Cần sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, trong trường hợp việc đối xử có liên quan tới hạn chế quyền và nghĩa vụ của người đa quốc tịch (quyền bầu cử, nghĩa vụ quân sự, các quyền liên quan tới bất động sản và các quyền khác mà trong pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định chế độ pháp lý khác nhau đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài);
-
Chỉ cần bổ sung quy định vào văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, trong trường hợp thống nhất quan điểm: những người đa quốc tịch, khi thường trú ở Việt Nam với thời hạn tối thiểu nhất định (căn cứu vào nguyện vọng, hồ sơ của người đó) sẽ luôn luôn được đối xử như một công dân Việt Nam, bất kể người đó nhập cảnh Việt Nam bằng quốc tịch (hộ chiếu) nào. Trước mắt, chúng ta có thể áp dụng phương án 2, nhưng về lâu dài, cần chuyển sang phương án 1 để đảm bảo hiệu lực thi hành của quy định.
1.7.6 Các kiến nghị khác
[60] Kiến nghị về kỹ thuật lập pháp đối với Luật Quốc tịch
Về mặt kỹ thuật lập pháp, trên cơ sở các kinh nghiệm từ một số nước, cần cân nhắc một số vấn đề như sau:
-
Cần có quy định rõ ràng về các trường hợp liệt kê: sẽ áp dụng toàn bộ hay chỉ một trong số các nội dung đã liệt kê, theo trật tự nào;
-
Cân nhắc việc quy định cụ thể hơn về các trường hợp ủy quyền lập pháp, phân biệt với quy định chi tiết. Ngoài ra, để xử lý các vấn đề kỹ thuật, thủ tục, cần có quy định và cơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với giấy tờ xác nhận nhân thân của những người đa quốc tịch theo hướng vô hiệu hóa những giấy tờ vẫn còn hiệu lực của những người không còn mang quốc tịch Việt Nam và phù hợp với hướng đối xử với người đa quốc tịch thể hiện trong kiến nghị thứ ba bên trên. Mở rộng phạm vi của vấn đề, cũng cần cân nhắc bổ sung các quy định về bảo hộ công dân Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Đồng thời, cân nhắc việc gia nhập một số công ước quốc tế về quốc tịch (người không quốc tịch, người tị nạn) hoặc đàm phán và ký kết các hiệp định song phương, đa phương về quốc tịch, trong đó cần giải quyết vấn đề bảo hộ công dân nói chung và bảo hộ đối với người đa quốc tịch (trong đó có cả quốc tịch của Việt Nam và của quốc gia cùng ký hiệp định).
1.8 Nhóm kiến nghị về luật biển[82]
1.8.1 Nhóm kiến nghị về giải quyết tranh chấp biển
[61] Kiến nghị về giải quyết tranh chấp biển thông qua cơ quan tài phán
Mặc dù không là công cụ giúp các quốc gia đi đến kết luận cuối cùng trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, Công ước Luật biển năm 1982 là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên làm rõ các tuyên bố và yêu sách của mình tại biển Đông. Cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước đã được nhiều quốc gia vận dụng, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Malaysia và Singapore. Đây là cơ sở để Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp với các nước trong khu vực.
Khả năng giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế: Bên cạnh biện pháp ngoại giao, Việt Nam có thể cùng các quốc gia Ma-lai-xi-a, Inđônêsia và Phi-líp-pin – các quốc gia đã và đang sử dụng biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp - thỏa thuận để giải quyết theo con đường tài phán. Tuy nhiên, trong quan hệ với Trung Quốc, khả năng giải quyết tranh chấp tại Tòa án Luật biển quốc tế và Tòa án Công lý quốc tế không có tính khả thi cao vì Trung Quốc không chấp nhận giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán.
[62] Kiến nghị về khả năng giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS:
Trong quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa (Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei) và tranh chấp về phân định biển với Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Inđônêsia. Các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ không thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp của UNCLOS nên chỉ có thể đưa ra Tòa trọng tài theo thỏa thuận của các bên. Đối với các tranh chấp về phân định biển, Thái Lan có tuyên bố áp dụng ngoại lệ tại điều 298 nên chỉ có thể giải quyết tại Tòa trọng tài trên cơ sở thỏa thuận của các bên hữu quan. Ma-lai-xi-a và Inđônêsia không có tuyên bố về lựa chọn cơ quan tài phán và áp dụng ngoại lệ; vì vậy tranh chấp có thể được giải quyết tại Tòa trọng tài theo yêu cầu của một bên tranh chấp.
Đối với Trung Quốc, quốc gia này không có tuyên bố lựa chọn cơ quan tài phán nên tranh chấp có thể giải quyết tại Tòa trọng tài. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố áp dụng các ngoại lệ; vì vậy, trong trường hợp giải quyết tranh chấp với Trung Quốc theo quy định tại Phụ lục VII, cần lưu ý tránh các trường hợp ngoại lệ mà Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố. Trong trường hợp áp dụng Phụ lục VII để giải quyết tranh chấp, cần đặc biệt lưu ý hai nội dung: i) Yêu cầu Tòa tuyên bố các quyền Trung Quốc yêu sách thiết lập ở biển Đông phải tuân thủ UNCLOS; vì vậy yêu sách “đường lưỡi bò” là vi phạm các quy định của Công ước (Phần III, V, VI về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); ii) Yêu cầu Tòa xác định quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã vi phạm khi đơn phương thực hiện các hành vi thay đổi hiện trạng những cấu trúc địa chất này. Những yêu cầu trên không thuộc các trường hợp ngoại lệ trong tuyên bố của Trung Quốc và liên quan trực tiếp đến giải thích, áp dụng các quy định của UNCLOS.
Khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS, cần lưu ý hai nội dung quan trọng: i) vấn đề phải liên quan trực tiếp đến việc giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS và ii) không thuộc các trường hợp ngoại lệ được quy định tại điều 297, 298.
[63] Kiến nghị về áp dụng Công ước Luật biển năm 1982 vào giải quyết tranh chấp trên biển theo kinh nghiệm của Philippines
Trên cơ sở vụ Philippines kiện Trung Quốc, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm ở hai nội dung: thứ nhất, cách thức Philippines áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển năm 1982 để khởi kiện Trung Quốc: khởi kiện theo thủ tục trọng tài quy định tại Phụ lục VII của Công ước Luật biển năm 1982; thứ hai, nội dung khởi kiện của Philippines: tập trung vào những hành vi Trung Quốc vi phạm quy định của Công ước Luật biển năm 1982.
Ngày 22/1/2013, Philippines chính thức triệu tập và gửi Thông báo và tuyên bố khởi kiện cho Đại sứ quán Trung Quốc về quyết định đưa tranh chấp trên biển với Trung Quốc ra giải quyết tại Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982. Trên cơ sở những cố gắng không thành về chính trị, ngoại giao, Philippines mong muốn tìm kiếm một giải pháp pháp lý bền vững nhằm giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước mà cả Philippines và Trung Quốc đều là thành viên. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định không chấp nhận thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế và quyết định không tham gia vụ kiện.
Yêu cầu của Philippines: Philippines đã nêu cụ thể những vấn đề yêu cầu Tòa trọng tài xem xét giải quyết, bao gồm:
1. Các vùng biển do Trung Quốc tuyên bố ở biển Đông không được vượt quá giới hạn do Công ước quy định;
2. Việc Trung Quốc yêu sách quyền chủ quyền, quyền tài phán và “quyền lịch sử” (historic rights) trong phạm vi “đường 9 đoạn” là vi phạm các quy định của Công ước;
3. Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng;
4. Mischief Reef (đá Vành khăn), Second Thomas Shoal ( bãi Cỏ mây) and Subi Reef (đá Subi) là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa riêng và không là đối tượng thụ đắc lãnh thổ;
5. Mischief Reef (đá Vành khăn) và Second Thomas Shoal ( bãi Cỏ mây) thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines; 6. Gaven Reef and McKennan Reef (bao gồm Hughes Reef – Tư nghĩa) là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa riêng;
7. Johnson Reef (đá Gạc ma), Cuarteron Reef (đá Châu viên) và Fiery Cross Reef (đá Chữ thập) không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng;
8. Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines;
9. Trung Quốc vi phạm khi cho phép công dân và tàu thuyền khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines;
10. Trung Quốc vi phạm khi cản trở ngư dân của Philippines đánh bắt cá truyền thống tại Scarborough Shoal (bãi cạn Scarborough);
11. Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển tại Scarborough Shoal và Second Thomas Shoal (bãi Cỏ mây);
12. Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép tại Mischief Reef (đá Vành khăn);
13. Trung Quốc vi phạm quy định của Công ước khi thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật có nguy cơ gây đâm va tại khu vực gần Scarborough Shoal (bãi cạn Scarborough);
14. Từ tháng 1/2013, Trung Quốc tăng cường hành vi vi phạm tại Second Thomas Shoal (bãi Cỏ mây);
15. Trung Quốc phải dừng các yêu sách và hành vi vi phạm khác. Về cơ bản, yêu cầu của Philippines tập trung chủ yếu vào một số nội dung:
- Việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập đường "đứt khúc 9 đoạn" là hành vi vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 và Trung Quốc không có quyền yêu sách “quyền lịch sử” vượt quá giới hạn do Công ước quy định;
- Một số cấu trúc địa chất trên biển Đông mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp không có quy chế pháp lý của đảo (khoản 1 điều 121 Công ước Luật biển năm 1982), mà chỉ được xác định là đảo đá (khoản 3 điều 121 Công ước Luật biển năm 1982) và bãi cạn lúc chìm lúc nổi, cụ thể: Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi bao gồm: bãi Vành khăn (Mischief), bãi Mc Kennan, bãi (đá) Gaven, bãi Cỏ mây (Second Thomas Shoal) và Xubi. Theo quan điểm của Philippines, các bãi cạn này sẽ thuộc bộ phận của thềm lục địa của quốc gia ven biển hoặc là một phần của đáy đại dương và không thể là đối tượng để các quốc gia xác lập chủ quyền lãnh thổ. Theo đó, bãi Vành khăn (Mischief), bãi Cỏ mây (Second Thomas Shoal), bãi Mc Kennan là một phần thềm lục địa của Philippines; các bãi Gaven và Xubi không thuộc thềm lục địa của Trung Quốc. Các đảo đá bao gồm: đá Gạc Ma (Johnson Reef), đá Châu Viên (Cuarteron Reef), đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Scarborough Shoal. Philippines cho rằng những đảo đá này chỉ có lãnh hải rộng không quá 12 hải lý bao quanh, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
- Trung Quốc vi phạm UNCLOS khi thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm môi trường biển và xâm phạm quyền của Philippines trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Philippines.
- Trên cơ sở nội dung đơn kiện của Philippines, có thể lưu ý hai điểm sau:
- Đối với yêu sách đường “đứt khúc chín đoạn” của Trung Quốc, Philippines yêu cầu Tòa trọng tài đưa ra kết luận về việc Trung Quốc thiết lập đường “đứt khúc chín đoạn” là không phù hợp với các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 và Trung Quốc không có cơ sở pháp lý khi yêu sách về “quyền lịch sử” ở biển Đông;
- Về quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất trên biển, Philippines không yêu cầu Tòa trọng tài xác định vấn đề chủ quyền đối với những cấu trúc đó (tranh chấp về xác lập chủ quyền đối với một hòn đảo sẽ không thuộc thẩm quyền của Tòa trọng tài). Philippines chỉ yêu cầu Tòa áp dụng các quy định của Công ước Luật biển năm 1982, đặc biệt là điều 13 và 121, để xác định những cấu trúc địa chất có quy chế pháp lý của đảo, đảo đá hay bãi cạn lúc chìm lúc nổi và khả năng những cấu trúc này có vùng biển rộng 12 hải lý.
Đây là những điểm mạnh trong lập luận của Philippines để Tòa trọng tài xem xét và ra phán quyết cuối cùng[83].
Quan điểm của Trung Quốc: Trước yêu cầu khởi kiện của Philippines, ngày 19/2/2013 Trung Quốc gửi thông báo (Note Verbale) cho Bộ Ngoại giao Philippines, khẳng định quan điểm cho rằng: tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông là tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo; hai quốc gia đồng thời có các vùng biển chồng lấn cần phân định và đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán[84].
Ngày 7/12/2014, Trung Quốc cho xuất bản tài liệu về lập trường của Trung Quốc đối với thẩm quyền của Tòa trọng tài, trong đó khẳng định ba luận điểm cơ bản: thứ nhất, Trung Quốc cho rằng nội dung vụ kiện liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS; thứ hai, Trung Quốc và Philippines, thông qua các văn kiện song phương và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán. Do đó, việc Philippines đơn phương khởi kiện là hành vi vi phạm Luật quốc tế; thứ ba, giả sử trong trường hợp tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS, nội dung vụ việc là về phân định biển thuộc phạm vi điều chỉnh của điều 298 UNCLOS cho phép loại trừ thẩm quyền của Tòa trọng tài.
Trên thực tế, ngày 25/8/2006, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về việc áp dụng các ngoại lệ quy định trong UNCLOS, với nội dung cụ thể như sau "Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ thủ tục nào quy định tại Mục 2, Phần XV của Công ước liên quan đến các tranh chấp được nêu tại khoản 1 (a) (b) (c), điều 298 của Công ước". Như vậy, đối với những tranh chấp quy định tại khoản 1 (a) (b) (c) điều 298 UNCLOS, Trung Quốc không bắt buộc phải áp dụng thủ tục bắt buộc trong cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS.
Với những lập luận trên, Trung Quốc giữ quan điểm cho rằng Tòa trọng tài không có thẩm quyền và Trung Quốc sẽ không tham gia vụ kiện. Trình tự, thủ tục: Trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc, Philippines đã lựa chọn Rudiger Wolfrum (Đức) là thành viên của Tòa trọng tài. Ngày 22/2/2013, Philippines yêu cầu Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế chỉ định trọng tài viên. Trên cơ sở tham vấn ý kiến của các bên liên quan, phù hợp với khoản c, e của điều 3 Phụ lục VII, Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế đã chỉ định Stanislaw Pawlak (Ba Lan) là thành viên của Tòa trọng tài. Ngày 25/3/2013, trên cơ sở điều 3.d-e Phụ lục VII, Philippines yêu cầu Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế lựa chọn 3 thành viên còn lại của Tòa trọng tài, đồng thời chỉ định Chánh tòa của Tòa trọng tài trong số những thành viên này. Trên cơ sở tham vấn các bên tranh chấp, Chánh án Tòa án Luật biển quốc tế chỉ định Thomas A. Ménah (Ghana) là Chánh Tòa của Tòa trọng tài và hai thành viên khác của Tòa trọng tài là Jean-Pierre Cot (Pháp) và Alfred Soons (Hà Lan). Như vậy, Tòa trọng tài gồm 5 thành viên đã được thành lập.
Ngày 30/3/2014, Philippines nộp bản lập luận cho Tòa trọng tài. Tòa đồng thời ấn định ngày 15/12/2014 là thời hạn cuối cùng để Trung Quốc nộp bản luận luận phản biện lại Philippines.
Ngày 17/12/2014, Tòa trọng tài ra thông báo về trình tự, thủ tục vụ việc theo quy định tại điều 9 Phụ lục VII và điều 25 (2) của Quy chế Tòa trọng tài, theo đó Philippines có thêm một khoảng thời gian đến ngày 15/3/2015 để nộp bản lập luận bổ sung và Trung Quốc có thời gian trả lời đến ngày 16/6/2015.
Phiên tòa về thẩm quyền của Tòa trọng tài diễn ra trong các ngày 7, 8 và 13/7/2015. Tòa cho phép một số quốc gia tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên, bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Thai Lan, Malaysia, Nhật Bản, Singapore và Australia.
Phiên tòa về xét xử nội dung và các vấn đề về thẩm quyền còn tồn tại diễn ra trong các ngày từ 24/11/2015 đến 30/11/2015, với sự tham gia của các nước (quan sát viên): Việt Nam, Indonesia, Thai Lan, Malaysia và Nhật Bản.
Philippines có thời gian đến ngày 18/12/2015 để trả lời các câu hỏi của Tòa và cung cấp các tư liệu liên quan.
Phù hợp với điều 5 của Phụ lục VII,Tòa cho phép Trung Quốc nộp cho Tòa các lập luận phản biện lại lập luận của Philippines, với thời hạn nộp là tháng 1/2016. Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài ra phán quyết cuối cùng giải quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Các quyết định của Tòa trọng tài: Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài ra quyết định về thẩm quyền giải quyết vụ việc, trong đó khẳng định:
- Tòa có thẩm quyền để xem xét các yêu cầu của Philippines liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất theo quy định Công ước Luật biển năm 1982.
- Đối với yêu cầu của Philippines về đường “đứt khúc chín đoạn” và về yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc, Tòa cho rằng cần làm rõ bản chất yêu sách của Trung Quốc; do đó Tòa sẽ giải quyết vấn đề trên trong phiên tòa xét xử về nội dung vụ việc.
- Đối với yêu cầu của Philippines về các hành vi vi phạm của Trung Quốc trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Philippines, Tòa cho rằng cần xác định quy chế pháp lý của các cấu trúc địa chất, từ đó xem xét nếu xuất hiện các vùng biển chồng lấn; do đó Tòa sẽ giải quyết vấn đề trên trong phiên tòa xét xử về nội dung vụ việc.
Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường đứt khúc chín đoạn, đồng thời bác bỏ yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc trong phạm vi đường đứt khúc chín đoạn ở biển Đông. Theo quan điểm của Tòa, tất cả các tuyên bố xác định vùng biển cần tuân thủ nguyên tắc đất thống trị biển và không được vượt quá giới hạn do UNCLOS quy định. Vì vậy, yêu sách trên của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý khi vượt quá các giới hạn về vùng biển mà UNCLOS cho phép thiết lập.
Trong phán quyết, Tòa xác định cụ thể quy chế pháp lý của các cấu trúc trên biển, phân biệt đảo, đảo đá và bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Đây là lần đầu tiên Tòa có những giải thích cụ thể điều 121 khoản 3 của UNCLOS, từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định đảo và đảo đá.
Tòa cũng khẳng định Trung Quốc đã vi phạm các quy định của UNCLOS khi thực hiện nhiều hoạt động xâm phạm quyền chủ quyền của Philippines và tiến hành xây dựng, cải tạo các cấu trúc thuộc Trường Sa trên quy mô lớn, phá hủy môi trường, làm tổn hại nghiêm trọng hệ sinh thái biển.
Tác động và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: Vụ Philippines kiện Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt ở hai khía cạnh là đường “đứt khúc chín đoạn” và quy chế pháp lý các cấu trúc địa chất trên biển.
Đối với yêu cầu của Philippines về tính bất hợp pháp của yêu sách đường “đứt khúc chín đoạn”: tuyên bố của Tòa có lợi cho Việt Nam, làm sáng tỏ yêu sách mập mờ của Trung Quốc về đường “đứt khúc chín đoạn”.
Đối với yêu cầu của Philippines về giải thích điều 121 Công ước Luật biển năm 1982, có liên quan đến Việt Nam ở một số khía cạnh sau: ngoài bãi Hoàng Nham (Scarborough), các cấu trúc địa chất đề cập trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện của Philippines đều thuộc quần đảo Trường Sa – thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kết luận của Tòa không ảnh hưởng đến việc xác lập chủ quyền lãnh thổ, nhưng có thể có ảnh hưởng đến những vấn đề khác trong giải quyết tranh chấp. Quyết định của Tòa sẽ giúp các bên định hướng để điều chỉnh hành vi cho phù hợp, xác định rõ ràng khu vực tranh chấp, từ đó ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột, tiến tới giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền
[64] Kiến nghị về việc hướng tới khuôn khổ hợp tác khu vực về luật biển
Một trong những giải pháp được coi là khả thi có thể dàn xếp các mâu thuẫn dường như đang có chiều hướng ngày càng phức tạp hiện nay tại biển Đông là thiết lập các thoả thuận khai thác chung song phương hoặc đa phương giữa các bên tranh chấp. Đến nay đã có một số ý tưởng về mô hình khai thác chung được đưa ra cho biển Đông, bao gồm:
-
Thứ nhất là phương án “chia sẻ tài nguyên biển Đông” do nhóm Mark J. Valencia của Đại học Hawaii đã đưa ra năm 1997 cho việc chia sẻ tài nguyên trong khu vực quần đảo Trường Sa. Nhóm học giả này cho rằng các nỗ lực giải quyết tranh chấp hiện tại đã lảng tránh hai vấn đề quan trọng, đó là chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó, chưa ngăn chặn được các hoạt động đơn phương của các quốc gia liên quan[85]. Để khắc phục tình trạng này, nhóm Mark J. Valencia khuyến cáo nên đưa ra một cơ chế hợp tác đa phương tại khu vực tranh chấp với nguyên tắc các tuyên bố về chủ quyền Biển Đông đều được công nhận; giải pháp tạm thời không ảnh hưởng đến giải pháp cuối cùng; không có các hoạt động quân sự; tài nguyên thiên nhiên được khai thác và chia sẻ theo nguyên tắc bình đẳng và công bằng. Các bên trong tranh chấp sẽ thiết lập một thể chế quản lý tài nguyên biển trong khu vực để tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá về tiềm năng dầu khí. Qua đó, các bên sẽ xác định khu vực và phương thức hợp tác chung thông qua một cơ chế đa phương điều hành hoạt động khai thác chung và phân chia các nguồn lợi. Nhóm Mark J. Valencia cũng đưa ra 5 kịch bản cho việc chia sẻ trong việc khai thác tài nguyên tại Biển Đông, bao gồm (1) Toàn bộ Biển Đông sẽ được chia dựa trên đường cách đều từ các đường cơ sở của các bên, bỏ qua sự hiện diện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; (2) Phân chia Biển Đông dựa trên đường cách đều tính từ các đường cơ sở, bỏ qua sự hiện diện của Trường Sa, nhưng trao cho Hoàng Sa toàn bộ hiệu lực như là lãnh thổ của Trung Quốc; (3) Phân chia Biển Đông dựa trên “sự công bằng tương đối” và những mối quan ngại về địa chính trị, trong đó, thực chất là sự phân chia dựa trên sức nặng của các tuyên bố chủ quyền, vị trí chiếm đóng các đảo và yêu sách về các thềm lục địa; (4) Các nước tự xác định ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở (với các đường cơ sở phải được xây dựng một cách hợp lý), ở những nơi có vùng chồng lấn thì sẽ chia theo đường cách đều các ranh giới 200 hải lý đó, bỏ qua sự hiện diện của Hoàng Sa và Trường Sa; và tương tự như kịch bản (4) nhưng Hoàng Sa có đầy đủ hiệu lực và thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc[86]. Điểm chung của tất cả các kịch bản phân chia nói trên là đều bỏ qua một phần hoặc toàn bộ sự hiện diện của hai quần đảo đang bị tranh chấp và giành nhiều lợi thế cho Trung Quốc cũng như “đụng chạm” đến yêu sách chủ quyền của các bên.
-
Thứ hai, phương án “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc[87]. Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc đã đưa ra ý tưởng “chủ quyền của Trung Quốc, gác lại tranh chấp và tiến hành khai thác chung”. Về mặt hình thức, đề nghị này của Trung Quốc dường như là hợp lý khi nó phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cấm sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, đồng thời phù hợp với xu thế chung của quan hệ quốc tế là hợp tác, đối thoại thay cho đối đầu. Tuy nhiên, điểm không hợp lý nhất của phương án này ở chỗ cơ sở để Trung Quốc tham gia cùng khai thác tại biển Đông là dựa vào yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như yêu sách về “đường lưỡi bò” vốn bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nói cách khác, bản chất đề nghị này của Trung Quốc là sự khẳng định chủ quyền của quốc gia này đối với các vùng lãnh thổ còn tranh chấp và biến các vùng lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác thành phần lãnh thổ của mình khi phần lớn các khu vực mà Trung Quốc đề nghị khai thác chung đều nằm trên khu vực thềm lục địa hiển nhiên thuộc quyền chủ quyền của nước khác.
-
Thứ ba là phương án “hợp tác cùng phát triển” của Việt Nam. Đề xuất “hợp tác cùng phát triển” được Việt Nam đưa ra lần đầu tiên tại Tuyên bố 4 điểm trong chuyến thăm chính thức Thái Lan năm 1993 và đang được áp dụng cũng như hoàn thiện trên cơ sở các quy định của luật quốc tế hiện hành. Nội dung của phương án này là các bên sẽ tiến hành hợp tác cùng phát triển tại khu vực tranh chấp thực sự với các nội dung không chỉ thăm dò, khai thác tài nguyên mà còn bao gồm các lĩnh vực khác như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn an toàn và an ninh hàng hải, chống cướp biển… và các lĩnh vực khác phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Khu vực có tranh chấp thực sự là khu vực chồng lấn bởi những đòi hỏi chủ quyền của các bên liên quan có căn cứ pháp lý và lịch sử vững chắc, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 và được các bên thừa nhận là vùng có tranh chấp. Hợp tác cùng phát triển trong khu vực biển Đông nhằm mục đích đảm bảo và phục vụ lợi ích của các bên liên quan, biến biển Đông thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững. Các bên tranh chấp phải tuân thủ các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế. Bản chất của khai thác chung chỉ là các quốc gia có liên quan, trên cơ sở thoả thuận để thiết lập một cơ chế thích hợp nhằm cùng nhau khai thác tại một khu vực biển nhất định. Do đó, khai thác chung sẽ không “đụng chạm” đến các yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền mà các bên vẫn chưa thể tìm được một tiếng nói tương đồng, đồng thời cũng “không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng” (Khoản 3 Điều 74 và Điều 83 Công ước luật biển 1982) trong khi vẫn tạo cho các bên cơ hội được khai thác nguồn tài nguyên giàu có tại vùng biển này. Với ý nghĩa như vậy, khai thác chung sẽ là một giải pháp hợp lý và phù hợp đối với một vùng biển giàu tài nguyên nhưng cũng đầy tranh chấp như biển Đông. Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, một số ý tưởng khai thác chung đã được các quốc gia đưa ra tại các khu vực đang tranh chấp như đề xuất khai thác chung tại khu vực gần quần đảo Trường Sa của Philippines và Indonesia nêu ra đầu năm 2011 nhân chuyến thăm chính thức của tổng thống Philippines tới đất nước quần đảo này.
1.9 Các kiến nghị về chế định quyền sở hữu trong BLDS[88]
1.9.1 Nhóm kiến nghị về tài sản
[65] Kiến nghị về khái niệm và phân loại tài sản
Tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 chỉ mới quy định tài sản “bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Chúng tôi nhận thấy quy định nêu trên còn chưa cụ thể, dễ làm phát sinh các cách hiểu khác nhau, do đó kiến nghị việc sửa đổi như sau: Quy định tài sản bao gồm bất động sản và động sản, có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác. Bất động sản là các tài sản bao gồm, đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng, vật quyền được xác lập đối với bất động sản, tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể là đối tượng trong quan hệ dân sự, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền khác, trong đó, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật này và pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ luật này và pháp luật về đất đai. Việc quy định như vậy để bảo đảm vừa đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự liên quan đến quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ và quyền tài sản là quyền sử dụng đất trong giao lưu dân sự vừa để đáp ứng được các yêu cầu thực tế đa dạng và biến động về các đối tượng đặc thù này. (Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự 1015 đã mở rộng quy định về tài sản bao gồm "Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.")
[66] Kiến nghị về đăng ký tài sản
Đăng ký tài sản, đặc biệt là đăng ký bất động sản có ý nghĩa xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó đã được triển khai ở Việt Nam nhiều năm qua. Điều 167 BLDS 2005 quy định: “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, pháp luật về đăng ký tài sản còn phân tán ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa phù hợp. BLDS 2005 cũng chưa quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài sản dẫn đến những khó khăn khi triển khai trên thực tế, ảnh hưởng đến quyền được Hiến pháp quy định của tổ chức, cá nhân, công dân là được Nhà nước công nhận và bảo hộ tài sản hợp pháp.
Thực tiễn hiện nay, việc đăng ký tài sản nói chung và đăng ký bất động sản nói riêng ở Việt Nam được đánh giá là thiếu minh bạch. Trong bảng xếp hạng về minh bạch bất động sản được thực hiện bởi tổ chức Jones Lang LaSalle, Việt Nam xếp hạng cuối cùng (56/56). Sự thiếu minh bạch trước hết thể hiện ở việc giá bất động sản ở Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có giá cao nhất thế giới trong khi Việt Nam lại là một quốc gia nghèo so với thế giới. Hoạt động giao dịch bất động sản ở Việt Nam thường diễn ra thông qua các giao dịch ngầm, cùng với sự bất cập trong quản lý nhà nước về lĩnh vực này là điều kiện cho tham nhũng nảy sinh và phát triển, đồng thời nhà nước bị thất thu thuế đối với các giao dịch. Những bất cập về thực trạng pháp luật về đăng ký tài sản và thực trạng đăng ký tài sản ở Việt Nam trong những năm qua đã phản ánh nhu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản nhằm mang lại các lợi ích thiết thực cho người dân thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp đã được Hiến pháp 2013 ghi nhận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Việc xây dựng Luật đăng ký tài sản hướng tới một trong những mục tiêu là góp phần hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, khả thi trong các văn bản pháp luật có liên quan. Qua nghiên cứu so sánh với pháp luật dân sự Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy Trung Quốc đã có những bước tiến, phát triển mạnh mẽ trong công tác lập pháp về lĩnh vực này. Quyền sở hữu tài sản của công dân đã được Nhà nước bảo hộ bằng các quy định cụ thể trong Luật Quyền tài sản 2007.
Trên cơ sở thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Trung Quốc, để quy định có tính khái quát, dự báo, minh bạch và công khai về tài sản, chúng tôi cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định về tài sản trong BLDS 2005. Theo đó, để bảo đảm cơ chế công khai, minh bạch trong giao lưu dân sự nói chung, trong thực thi quyền sở hữu, các vật quyền khác, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế nói riêng, cần bổ sung quy định về đăng ký và công khai việc đăng ký tài sản, theo đó, bất động sản phải được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và Luật đăng ký tài sản. Động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp Luật đăng ký tài sản có quy định khác. Các thông tin về tài sản đã đăng ký phải được công khai.
1.9.2 Nhóm kiến nghị về quyền sở hữu
[67] Kiến nghị về nội dung quyền sở hữu
Theo quy định hiện hành, thì nội dung quyền sở hữu bao gồm 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Các định nghĩa mang tính chất liệt kê khép kín của Bộ luật đã dẫn đến tình trạng có nhiều quyền khác của chủ sở hữu hoặc những người khác đối với tài sản nhưng khó có thể xếp các quyền năng đó vào nội dung của quyền nào trong ba quyền năng được ghi nhận. Ví dụ như BLDS ghi nhận chủ sở hữu có quyền thế chấp, cầm cố… tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ; có quyền cho thuê, cho mượn đối với tài sản; có quyền gửi giữ… Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị rằng Bộ luật cần quy định về nội dung của quyền sở hữu theo hướng mở để có thể bao quát được hết các quyền năng của chủ sở hữu như: “Nội dung quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và các quyền khác do pháp luật quy định”. (Điều 164 BLDS 2015 đã ghi nhận " Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.")
Bên cạnh đó, với cách quy định như trong Bộ luật thì quyền chiếm hữu được hiểu là kết quả của quyền sở hữu. Tuy nhiên xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì nhiều chủ thể khác có thể xác lập tình trạng chiếm hữu đối với tài sản và trong nhiều trường hợp họ cũng cần được pháp luật bảo vệ. Do đó, quyền chiếm hữu nên được ghi nhận là một chế định riêng trong Bộ luật thay vì chỉ được coi là một nội dung của quyền sở hữu như hiện nay. (Quyền chiếm hữu đã được ghi nhận là một chế định riêng trong BLDS 2015)
[68] Kiến nghị về căn cứ xác lập quyền sở hữu
Về căn cứ xác lập quyền sở hữu, chúng tôi cho rằng các quy định của BLDS hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định. Có thể nói, quyền sở hữu có thể được phát sinh dựa trên hai căn cứ là theo ý chí của chủ sở hữu thông qua giao dịch dân sự hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật chưa bao quát được hết các trường hợp nảy sinh trên thực tế. Ví dụ như các quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239); xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy (Điều 240), xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm thất lạc (Điều 242, 243), xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244)…. mới chỉ dừng lại đối với quy định đối tượng là vật mà chưa có quy định đối với tài sản khác như tiền, giấy tờ có giá… hoặc mới chỉ quy định đối với gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước mà chưa quy định đối với các loại động vật khác như bò sát, động vật lưỡng cư… Hoặc trong Bộ luật cũng chưa làm rõ được vật đánh rơi với bỏ quên với vật được chôn giấu…. Chính vì vậy việc giải quyết các trường hợp xác lập quyền sở hữu trên thực tế liên quan đến các loại tài sản này không thống nhất và có nhiều tranh cãi trên thực tiễn như vụ xác lập quyền sở hữu đối với 5 triệu Yên Nhật vừa qua. Do đó, chúng tôi kiến nghị, trong thời gian tới Bộ luật sửa đổi cần hoàn thiện và làm rõ những quy định này.
[69] Kiến nghị sửa đổi quy định về hình thức sở hữu.
Để cụ thể hóa và để bảo đảm sự thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013, trên cơ sở vận dụng nguyên tắc việc xác định các hình thức sở hữu cần phải dựa vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, BLDS 2005 cần thiết phải sửa đổi các quy định về hình thức sở hữu cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hình thức sở hữu được quy định trong BLDS được liệt kê theo chủ thể. Theo đó, có 6 hình thức sở hữu được thừa nhận (Điều 200 - Điều 232).
Cách quy định này còn có những bất cập, hạn chế sau:
(i) Việc phân loại hình thức sở hữu căn cứ vào các loại hình tổ chức (như sở hữu của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội...) là không có căn cứ khoa học. Khi xác định một hình thức sở hữu nào đó thì phải xuất phát từ sự khác biệt về nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), về phương thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Qua nghiên cứu cho thấy, nội dung của quyền sở hữu được quy định trong BLDS hiện hành là không có gì khác đối với các hình thức sở hữu khác nhau, không có ý nghĩa về mặt pháp lý khi không chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức sở hữu này, ngoại trừ việc phân loại sở hữu riêng (một chủ) và sở hữu chung (sở hữu nhiều chủ). Trong sở hữu chung thì khi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cần phải có sự thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; không đồng chủ sở hữu nào được tự ý quyết định vấn đề gì. Đây là điểm khác biệt cơ bản của hình thức sở hữu chung so với trường hợp tài sản là sở hữu riêng của một chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) vì các chủ thể này có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản của mình mà không phải tính đến ý chí của người khác.
(ii) Về sở hữu tập thể (Điều 208 và Điều 209): theo quy định hiện hành thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã. Nếu đã có quy định về sở hữu riêng là sở hữu của cá nhân và pháp nhân thì không cần quy định một hình thức sở hữu độc lập là sở hữu tập thể nữa vì hợp tác xã cũng là một loại hình cụ thể của pháp nhân.
(iii) Về sở hữu tư nhân: theo Điều 211 thì sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Như vậy, quy định sở hữu tư nhân thực chất là sở hữu của cá nhân là chưa đầy đủ, vì chưa bao quát được sở hữu của một loại chủ thể pháp lý khác là pháp nhân. Về nguyên lý, sở hữu tư nhân phải được quy định như là "sở hữu riêng" để bao quát được sở hữu của cả cá nhân lẫn của pháp nhân.
(iv) Về sở hữu chung: việc quy định về sở hữu chung hỗn hợp tại Điều 218 là không có ý nghĩa pháp lý, vì bản chất nó là một loại sở hữu chung theo phần. Tại Điều 218 BLDS, qui định về sở hữu chung hỗn hợp: “1. Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận”. Theo qui định tại khoản 1 Điều 218 nói trên, có thể được xem như một qui định về căn cứ xác định một hình thức sở hữu:
-
Sở hữu hỗn hợp. Nếu dựa vào qui định tại Điều 218 BLDS, thì những yếu tố tạo thành quan hệ sở hữu hỗn hợp gồm: Chủ thể, sự thể hiện ý chí của chủ thể và mục đích tham gia quan hệ của chủ thể.
-
Về chủ thể: Các chủ sở hữu tài sản thuộc các thành phần kinh tế khác nhau như các doanh nghiệp của Nhà nước, các doanh nghiệp của tư nhân, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất cá thể, sở hữu của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài…
-
Về ý chí: Sự thể hiện ý chí của các chủ sở hữu tài sản bằng việc cùng góp vốn – tài sản được sử dụng dưới hình thức góp vốn.
-
Về mục đích: Góp vốn nhằm sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận. Điều 218 BLDS qui định mang nặng tính hình thức và áp đặt trong việc xác định chủ thể tham gia sở hữu chung hỗn hợp. Nếu chỉ dựa vào chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng góp vốn để sản xuất, kinh doanh để xác định hình thức sở hữu là chưa đầy đủ. Vì rằng tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự cho dù người đó là cá nhân, là tổ chức, là nhà nước khi đã tham gia quan hệ về tài sản nói riêng và quan hệ pháp luật dân sự nói chung thì đều có quyền bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ. Tính chất của chủ thể góp vốn sản xuất, kinh doanh không thể được xem là tiêu chí trong việc xác định hình thức sở hữu. Nếu qui định như Điều 218 BLDS thì sẽ có rất nhiều quan hệ dân sự khác cũng được gọi là quan hệ hỗn hợp. Vì chỉ cần dựa vào địa vị pháp lý của chủ thể trong một quan hệ tài sản nhất định làm tiêu chí xác định hình thức của quan hệ, mà không dựa vào tính chất, đặc điểm của quan hệ do các chủ thể xác lập, thực hiện thì hình thức của quan hệ đó phải có một tên chung là: Hỗn hợp.
Theo chúng tôi, vấn đề cốt lõi trong việc xác định hình thức của một quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng không phải ở chỗ chủ thể của quan hệ đó là ai, mà cần phải căn cứ vào nội dung của quan hệ đó nhằm mục đích gì, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được biểu hiện như thế nào, bình đẳng hay không bình đẳng. Việc xác định một quan hệ để đặt tên cho quan hệ đó chỉ mong sao cho thật sát nghĩa là chưa thật đầy đủ, mà vấn đề quan trọng hơn là giải quyết hậu quả pháp lý theo một trật tự và nguyên tắc nào mới là mục đích điều chỉnh của pháp luật. Hình thức sở hữu chung hỗn hợp được qui định tại Điều 218 BLDS năm 2005 là không cần thiết vì tính chất của sở hữu hỗn hợp là theo phần, mà sở hữu chung theo phần đã được qui tại Điều 216 BLDS.
Theo thông tin thu được từ kết quả khảo sát của Bộ Tư pháp bằng phiếu hỏi đối với 309 thẩm phán, thư ký các Tòa án tại 4 tỉnh/thành phố (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đăk Lăk) thì đại đa số người được hỏi đều thông tin rằng họ không gặp khó khăn khi xét xử những vụ việc liên quan đến các hình thức sở hữu quy định tại Điều 172 BLDS (chiếm 72.5% trong tổng số người trả lời). Đặc biệt, tại Đà Nẵng và Đăk Lăk đều có trên 80% trong tổng số người trả lời cho rằng họ không gặp khó khăn khi xét xử những vụ việc liên quan đến các hình thức sở hữu. Thực tiễn thi hành cho thấy, việc phân loại các hình thức sở hữu không có ảnh hưởng nhiều trong quá trình giải quyết tranh chấp ở Tòa án. Các Tòa án thường không đi vào phân định cụ thể tranh chấp thuộc loại hình sở hữu nào. Điều mà các Tòa án quan tâm khi giải quyết tranh chấp là các quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể trong tranh chấp, cụ thể hơn, đó là quyền năng thực tế của chủ sở hữu trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Ví dụ, trường hợp tuy trên giấy tờ đăng ký xe máy chỉ đứng tên 1 người, nhưng nếu đó là tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân thì tòa án không coi tài sản đó đương nhiên là tài sản riêng của người đứng tên, hoặc trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên 1 người nhưng thực tế quyền sử dụng mảnh đất đó do nhiều người chung tiền mà có được (có giấy tờ viết tay chứng minh điều đó) thì tòa án cũng không mặc nhiên công nhận một mình người đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất có quyền sử dụng mảnh đất đó. Các Toà án thường xét đến.
Việc quy định hình thức sở hữu dựa trên sự phân loại chủ thể cơ bản mang tính chất công quyền (quản lý nhà nước về tổ chức và cá nhân) dễ dẫn tới quan niệm không có bình đẳng nhất quán trong thực hiện quyền sở hữu của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Mặt khác, cách phân loại này cũng dẫn tới những quan niệm không đúng về bản chất sở hữu của một số chủ thể, ví dụ: hình thức sở hữu tập thể có bản chất là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã; sở hữu của pháp nhân không thể đồng nhất với hình thức sở hữu chung hỗn hợp. Trong quy định về hình thức sở hữu, nhà làm luật đã căn cứ vào các dạng thức tài sản thuộc các tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước của mình để quy định về hình thức sở hữu dẫn tới không phù hợp với bản chất của hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự nhưng có thể phù hợp với cách thức quản lý về sở hữu trong quản lý nhà nước. Mặt khác, khi quy định về hình thức sở hữu trong BLDS, nhà làm luật dường như chưa đặt ra mục đích điều chỉnh cao nhất là tìm ra những phương thức khác biệt giữa các chủ sở hữu trong thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình.
Với những lập luận trên đây, khi BLDS năm 2005 được sửa đổi, bổ sung thì cần có những qui định về các hình thức sở hữu là: Sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung. Sở hữu toàn dân là sở hữu đối với tài sản công, bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý. Sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với một tài sản. Còn đối với các hình thức: Sở hữu tập thể, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, sở hữu của tổ chức xã hội, sở hữu của tổ chức xã hội - nghề nghiệp, sở hữu chung hỗn hợp, theo chúng tôi nên loại bỏ. Tránh liệt kê, cá biệt hoá như qui định trong BLDS hiện hành về một số hình thức sở hữu liên quan đến tổ chức mà thiếu tính khái quát. nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng, đăng ký, kê khai, ý kiến của chính quyền địa phương, tập quán, thỏa thuận của đương sự cũng như các vấn đề khác có liên quan để giải quyết toàn bộ vụ án[89].
Cũng có ý kiến cho rằng nên quy định trong BLDS sửa đổi chỉ có 2 hình thức sở hữu là: Sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với một tài sản; sở hữu toàn dân thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Chúng tôi cho rằng, mặc dù đây là phương án phù hợp với thông lệ quốc tế về sơ hữu trong pháp luật dân sự nhưng nó không phản ánh hết tính chất đặc thù, riêng có về chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và Trung Quốc, là hai nước theo chế độ XHCN với nền tảng lý luận công hữu về tư liệu sản xuất, sở hữu toàn dân về đất đai. (Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định chi tiết về các hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, và sở hữu chung)
1.9.3 Nhóm kiến nghị về quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song[90]
Cơ sở lý luận của nhóm kiến nghị
Quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng của Việt Nam ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng. Trong quá trình này, Việt Nam đã, đang và sẽ phải nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có các cam kết về bảo vệ quyền SHTT, trong đó tiêu biểu là Hiệp định TRIPS và các chương về SHTT trong Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-EU. Hệ quả là tiêu chuẩn bảo vệ quyền SHTT trong hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở các tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS mà chắc chắn sẽ cao hơn (TRIPS+).
Để cân bằng giữa việc bảo vệ quyền SHTT với tiêu chuẩn ngày càng cao như vậy và quyền tiếp cận đối tượng SHTT của công chúng nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và phúc lợi xã hội, Việt Nam cần vận dụng các quy định linh hoạt các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền SHTT. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế, theo đó Việt Nam cần phải “chủ động, tích cực… tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế” bên cạnh việc nghiêm chỉnh tuân thủ cam kết quốc tế. Một trong những quy định linh hoạt của các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền SHTT mà Việt Nam có thể vận dụng là vấn đề hết quyền SHTT và xác định tính hợp pháp của nhập khẩu song song.
Như đã phân tích, Hiệp định TRIPS và nhiều điều ước quốc tế về SHTT hiện nay đang dành cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, quyền lựa chọn cơ chế hết quyền SHTT trong phạm vi quốc gia, khu vực hay quốc tế. Trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP cũng như FTA Việt Nam-EU, các nước phát triển có xu hướng không thừa nhận (hay ít nhất là không khuyến khích) việc áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế đối với các đối tượng SHTT. Tuy nhiên, các nước này rất khó có thể áp đặt các nước tham gia đàm phán phải chấp nhận cơ chế hết quyền quốc gia hay khu vực. Trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao, việc lựa chọn cơ chế hết quyền quốc tế đối với quyền SHTT, qua đó công nhận tính hợp pháp của nhập khẩu song song, là tất yếu và cần được quy định rõ ràng, cụ thể, đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bao gồm pháp luật SHTT, pháp luật hợp đồng cũng như pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, việc quy định và thực thi cơ chế hết quyền quốc tế và công nhận tính hợp pháp của nhập khẩu song song không thể hình thức, cứng nhắc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể khác có liên quan, không khuyến khích và thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.
Dưới góc độ kinh tế, việc giới hạn phạm vi địa lý trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT giữa chủ sở hữu quyền và bên nhận chuyển giao độc lập là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích của hai bên, khuyến khích hoạt động chuyển giao này, qua đó giúp công chúng có thể tiếp cận được đối tượng SHTT dễ dàng hơn và đa dạng hơn. Luật Chuyển giao công nghệ của Việt Nam hiện hành cũng đã thừa nhận việc giới hạn phạm vi địa lý như vậy trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Do đó, việc giới hạn nhập khẩu song song gián tiếp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT và hợp đồng (hay các hợp đồng) mua bán sản phẩm chứa đựng
quyền SHTT được sản xuất trên cơ sở hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng như vậy cần được tôn trọng và bảo đảm.
Vi phạm giới hạn nhập khẩu song song gián tiếp đó của nhà nhập khẩu theo kinh nghiệm các nước có thể được xử lý theo một trong hai phương án sau: (i) vi phạm đó là vi phạm quyền SHTT và phải được xử lý theo pháp luật SHTT; hoặc (ii) vi phạm đó chỉ được xem xét đơn thuần là vi phạm theo hợp đồng và được xử lý theo pháp luật hợp đồng. Các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền SHTT hiện nay của Việt Nam không đề cập đến vấn đề này nên Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai phương án nêu trên. Phương án (ii) dễ thực hiện và ít chi phí thực thi vì chuyển hẳn việc xử lý vi phạm hạn chế nhập khẩu song song sang pháp luật hợp đồng. Tuy nhiên, phương án này nhìn chung chỉ khuyến khích tiêu dùng sản phẩm chứa đựng quyền SHTT mà không bảo vệ tốt quyền của chủ sở hữu quyền SHTT cũng như các bên nhận chuyển giao, từ đó không khuyến khích và thúc đẩy chuyển chuyển giao công nghệ vào Việt Nam để phát triển sản xuất, hấp thụ, phát triển công nghệ. Phương án (i) mặc dù chi phí thực thi có thể cao nhưng khắc phục được các hạn chế cơ bản của phương án (ii), nhất là vẫn thúc đẩy được việc chuyển giao công nghệ (chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT) vào Việt Nam. Do đó, nhìn về tổng thể, phương án (i) cần được ưu tiên áp dụng.
Cần lưu ý là đối với giới hạn nhập khẩu song song trực tiếp áp dụng bởi chủ sở hữu quyền SHTT, có nghĩa là chủ sở hữu quyền SHTT trực tiếp sản xuất sản phẩm chứa đựng quyền SHTT của mình và phân phối cho khách hàng trong đó có giới hạn việc nhập khẩu song song (qua việc giới hạn địa lý sử dụng sản phẩm), kinh nghiệm Hoa Kỳ và EU cho thấy hành vi vi phạm giới hạn nhập khẩu như vậy không thể bị xử lý theo pháp luật SHTT mà chỉ có thể bị xử lý theo pháp luật hợp đồng. Trong bất cứ trường hợp nào, để bảo đảm cạnh tranh công bằng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước, pháp luật cạnh tranh cần phải được sử dụng nhằm ngăn chặn các hành vi lạm dụng để “lách” việc hết quyền SHTT, qua đó ngăn chặn nhập khẩu song song. Tuy nhiên, để có thể hạn chế các hành vi hạn chế cạnh tranh như vậy, pháp luật cạnh tranh phải áp dụng ngoài lãnh thổ, tức điều chỉnh các hành vi dù diễn ra bất kỳ nơi nào trên thế giới nhưng có ảnh hưởng (tác động) hạn chế cạnh tranh trên thị trường trong nước, vì thỏa thuận hạn chế nhập khẩu song song thường diễn ra ở nước ngoài.
Ngoài hệ thống pháp luật SHTT, pháp luật hợp đồng và pháp luật cạnh tranh, Việt Nam cũng cần phải hoàn thiện các hệ thống pháp luật có liên quan, như: pháp luật về chất lượng sản phẩm, trách nhiệm sản phẩm (product liability), pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật hải quan… để có thể kiểm soát tốt hành vi nhập khẩu song song. Trước mắt, Việt Nam cần tập trung ưu tiên vào các nhóm sản phẩm đang có giá cao so với thị trường khu vực hoặc thế giới, có tác động lớn đến công chúng như: dược phẩm, sữa… để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
[70] Kiến nghị về nguyên tắc hết quyền quốc tế
Luật SHTT 2005/2009 hiện chưa có quy định chính xác, rõ ràng và nhất quán về vấn đề hết quyền SHTT nói chung, đặc biệt là vấn đề hết quyền tác giả. Điểm b khoản 2 Điều 125 Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Điểm này về cơ bản công nhận cơ chế hết quyền quốc tế đối với đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng có xu hướng (cả trong thực tiễn) tập trung quá nhiều vào nhãn hiệu thay vì các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (như sáng chế). Trong khi đó, Luật SHTT 2005/2009 hầu như bỏ ngỏ vấn đề hết quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan. Việt Nam cần chính thức xác định rõ cơ chế hết quyền quốc tế đối với quyền SHTT nói chung trong Luật SHTT (sửa đổi), nhất là khi Hoa Kỳ đã chính thức thừa nhận nguyên tắc hết quyền quốc tế đối với quyền tác giả sau phán quyết Kirtsaeng. Mặc dù các quá trình đàm phán chưa kết thúc, dự kiến Chương SHTT trong Hiệp định TPP và FTA Việt Nam-EU tất yếu sẽ đưa ra các tiêu chuẩn bảo vệ quyền SHTT cao hơn so với Hiệp định TRIPS và Luật SHTT 2005/2009. Việt Nam sẽ phải sửa đổi Luật SHTT 2005/2009 để thực hiện các cam kết TRIPS+ này. Đây là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện chế định về hết quyền SHTT. Theo đó, việc quy định nguyên tắc hết quyền quốc tế đối với quyền SHTT sau lần bán đầu tiên (dù ở thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài) với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền SHTT cần được thể hiện trong phần các quy định chung của Luật SHTT (sửa đổi).
Trong trường hợp này, các quy định về hết quyền SHTT tại các chế định về các đối tượng SHTT cụ thể (như tại điểm b khoản 2 Điều 125 hay khoản 2 Điều 190 Luật SHTT 2005/2009) là không cần thiết, có thể bỏ.
Luật SHTT sửa đổi cần viện dẫn đến nguyên tắc hết quyền quốc tế được quy định ở nguyên tắc chung về giới hạn quyền SHTT khi đề cập đến quyền độc quyền nhập khẩu, phân phối liên quan đến từng đối tượng SHTT cụ thể. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần lựa chọn phương án xử lý vi phạm giới hạn gián tiếp về nhập khẩu song song (thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền SHTT và hợp đồng mua bán sản phẩm chứa đựng quyền SHTT).
Để cân bằng quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan, thúc đẩy đổi mới-sáng tạo và chuyển giao, phổ biến công nghệ, Việt Nam nên lựa chọn phương án xử lý hành vi vi phạm giới hạn gián tiếp về nhập khẩu song song bằng pháp luật SHTT. Đối với giới hạn trực tiếp nhập khẩu song song được áp đặt bởi chủ sở hữu quyền SHTT với người mua, hành vi vi phạm giới hạn này chỉ nên xử lý theo pháp luật hợp đồng. Quy định như vậy cũng cần được đưa vào Luật SHTT sửa đổi sau quy định chung về nguyên tắc hết quyền quốc tế. Bên cạnh đó, trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP cũng như FTA Việt Nam-EU, Hoa Kỳ và EU đang yêu cầu các nước trong đó có Việt Nam cho phép nhập khẩu hàng tân trang (re-manufactured goods). Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu này, để bảo vệ quyền của chủ sở hữu quyền SHTT và các chủ thể liên quan và bảo đảm tính minh bạch, dự đoán trước của pháp luật, Luật SHTT sửa đổi của Việt Nam cần có quy định về ranh giới giữa sửa chữa (repair) và tái tạo (reconstruction) trong việc tân trang hàng hóa nhằm xác định giới hạn của việc hết quyền SHTT liên quan đến hoạt động tân trang. Theo đó, việc tân trang nhằm sửa chữa sản phẩm chứa đựng quyền SHTT để khôi phục tình trạng bình thường của sản phẩm là được phép, không vi phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, nếu việc tân trang đó dẫn đến tái cấu trúc lại sản phẩm thì sẽ vi phạm quyền sử dụng đối tượng SHTT của chủ sở hữu quyền. Phải thừa nhận rằng việc xác định tồn tại hay không việc hết quyền SHTT trong phạm vi quốc tế sau lần bán đầu tiên với sự cho phép của chủ sở hữu quyền SHTT rất phức tạp, nhất là khi có giới hạn nhập khẩu song song (đặc biệt là giới hạn gián tiếp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT), việc xác định hết quyền SHTT quốc tế để qua đó xác định tính hợp pháp của nhập khẩu song song cần được quy định có tính nguyên tắc trong Luật Quản lý ngoại thương dự kiến sẽ được trình Quốc hội thông qua trong giai đoạn 2015-2020. (Đến thời điểm hiện tại, trong Luật Quản lý ngoại thương 2022, kiến nghị này đã không được ghi nhận ở mức nguyên tắc) Đồng thời, quy định nguyên tắc đó về nhập khẩu song song cần được hướng dẫn chi tiết bằng một nghị định về nhập khẩu song song của Chính phủ. Việc này sẽ tránh được các bất cập hiện nay liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật về nhập khẩu song song được các bộ, ngành ban hành, như: Quyết định 1906/2004/QĐ-BYT của Bộ Y tế về nhập khẩu song song thuốc phòng, chữa bệnh cho người hay Thông tư số 44/2011/TT- BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan.
[71] Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về hợp đồng[91].
Việc xác định tính hợp pháp của một hoạt động nhập khẩu song song cụ thể thường không dễ dàng, không chỉ đơn thuần chịu sự điều chỉnh của pháp luật SHTT mà còn chịu sự điều chỉnh của các chế định pháp luật khác, trong đó có pháp luật hợp đồng và pháp luật cạnh tranh. Điều này càng tất yếu khi chủ sở hữu quyền SHTT áp đặt các hạn chế nhập khẩu song song một cách trực tiếp thông qua hợp đồng mua bán sản phẩm chứa đựng quyền SHTT giữa chủ sở hữu quyền (hay công ty mẹ/con của chủ sở hữu quyền) với bên mua (bao gồm cả người nhập khẩu) hay gián tiếp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT và hợp đồng mua bán sản phẩm chứa đựng quyền SHTT. Dù việc xử lý hành vi vi phạm hạn chế nhập khẩu song song như vậy của người nhập khẩu theo pháp luật SHTT hay pháp luật hợp đồng, vấn đề quan trọng trước tiên là phải xác định có tồn tại sự đồng ý (hay phải biết) về hạn chế đó của người nhập khẩu.
Các quy định của pháp luật dân sự và thương mại của Việt Nam hiện hành (cụ thể là các nguyên tắc chung về xác lập giao dịch dân sự, thương mại được quy định tại các Điều 2-11 BLDS 2005 và các Điều 10-15 Luật Thương mại năm 2005) về cơ bản đã bảo đảm quyền tự do giao kết hợp đồng của các bên liên quan. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn có thể gặp khó khăn, nhất là khi giới hạn nhập khẩu song song đó thường không được thể hiện trong hợp đồng mà chỉ qua ghi chú gắn liền với sản phẩm. Việc xử lý hành vi của người nhập khẩu vi phạm giới hạn nhập khẩu song song (giới hạn địa lý) rất quan trọng, nhất là khi người này không biết hoặc không thể biết giới hạn đó. Trong trường hợp này, các cơ quan nhà nước cần phải sử dụng (và người nhập khẩu song song phải viện dẫn) chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự để bảo vệ người nhập khẩu nếu người này chứng minh được mình thực sự là người thứ ba ngay tình. Điều 138 BLDS 2005 quy định “trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực...”. Do đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thừa nhận hiệu lực của hành vi nhập khẩu song song có vi phạm hạn chế nhập khẩu song song theo cả pháp luật SHTT và pháp luật hợp đồng nếu người nhập khẩu không biết hoặc không thể biết giới hạn đó. Tuy nhiên, để đảm bảo rõ ràng trong áp dụng pháp luật, vấn đề này cần được hướng dẫn trong một nghị định của Chính phủ về nhập khẩu song song như đã đề xuất ở trên.
[72] Kiến nghị về cạnh tranh và hoàn thiện Luật cạnh tranh liên quan tới SHTT
Đối với vấn đề xử lý hành vi hạn chế nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật cạnh tranh qua đó đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường, việc này chỉ có thể làm được khi và chỉ khi Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam được sửa đổi toàn diện. Cụ thể:
Về phạm vi của Luật Cạnh tranh
Cần sửa đổi Điều 2 Luật Cạnh tranh 2004 để có thể áp dụng Luật này đối với các hành vi diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có ảnh hưởng/tác động hạn chế cạnh tranh trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh sửa đổi không chỉ giới hạn ở tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam mà phải là các doanh nghiệp, hiệp hội có hành vi hạn chế cạnh tranh ảnh hưởng/tác động đến thị trường Việt Nam. Khi đó, việc áp đặt hạn chế nhập khẩu song song của các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra ở nước ngoài mới có thể chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh sửa đổi. (Khoản 3 Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 đã sửa đổi để luật có thể được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan)
Về chế định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Chế định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh 2004 (Điều 8 đến Điều 11) cần được sửa đổi theo hướng:
(i) Làm rõ không chỉ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang (giữa các đối thủ cạnh tranh) mà cả thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dọc (giữa các doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường sản phẩm liên quan khác nhau trong quá trình thương mại hóa) cũng chịu sự điều chỉnh của chế định này, vì thỏa thuận hạn chế nhập khẩu song song chủ yếu thuộc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc (Khoản 4 Điều 12 Luật canh tranh 2018 đã có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dọc);
(ii) Đảm bảo một thoả thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm theo nguyên tắc lập luận hợp lý chứ không phải nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se); nói cách khác thỏa thuận đó chỉ bị cấm khi và chỉ khi thỏa thuận đó không đáp ứng một trong bốn điều kiện sau (như pháp luật EU): (a) góp phần nâng cao năng lực sản xuất hoặc phân phối hàng hóa, hoặc thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật, kinh tế; (b) chia sẻ lợi ích đạt được cho người tiêu dùng; (c) không áp đặt cho các doanh nghiệp có liên quan các hạn chế không cần thiết để đạt được các mục tiêu trên; và (d) không tạo cho các doanh nghiệp này khả năng loại trừ cạnh tranh đáng kể đối với các sản phẩm liên quan. Điều này có thể tạo ra gánh nặng cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh nhưng sẽ góp phần bảo đảm và cân bằng tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, phù hợp với xu hướng chung cũng như chuẩn mực quốc tế trong áp dụng pháp luật cạnh tranh.
Về chế định lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Chế định lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường (và trong chừng mực nhất định cả lạm dụng vị trí độc quyền) trong Luật Cạnh tranh 2004 cần được sửa đổi theo hướng:
(i) Vị trí thống lĩnh thị trường của một doanh nghiệp trên thị trường liên quan cần được xác định căn cứ vào nhiều yếu tố như: (a) vị trí trên thị trường của doanh nghiệp này và các đối thủ cạnh tranh của nó; (b) các rào cản gia nhập và mở rộng thị trường; (c) sức mạnh đối trọng của người mua (người tiêu dùng)… chứ không thể thuần dựa vào mức thị phần trên thị trường liên quan như hiện nay (ngoài thị phần trên thị trường, Luật Cạnh tranh 2004 đã bổ sung quy định Xác định sức mạnh thị trường đáng kể nhằm đánh giá vị trí của doanh nghiệp trên thị trường).
(ii) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cần được xem xét cân bằng giữa tác động tiêu cực hạn chế cạnh tranh và tác động tích cực khuyến khích cạnh tranh mà hành vi mang lại. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với hạn chế nhập khẩu song song nói riêng và đối với hành vi liên quan đến quyền SHTT nói chung thường phức tạp vì tác động bổ sung lẫn nhau giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT trong việc thúc đẩy đổi mới-sáng tạo. Chính vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện Luật Cạnh tranh 2004, Chính phủ cũng cần ban hành một nghị định (hay ít nhất là Bộ Công Thương ban hành một Thông tư) hướng dẫn việc áp dụng Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trong lĩnh vực SHTT nói chung, trong đó có nhập khẩu song song. Các văn bản hướng dẫn về vấn đề này của các cơ quan quản lý cạnh tranh Hoa Kỳ, EU và Singapore sẽ là kinh nghiệm quý và cơ sở để xây dựng văn bản tương tự ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng việc hoàn thiện pháp luật SHTT, hợp đồng và cạnh tranh là rất quan trọng nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ, công khai, minh bạch và có khả năng dự đoán được để bảo vệ cũng như cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan đến hoạt động nhập khẩu song song, bao gồm: chủ sở hữu quyền SHTT, nhà nhập khẩu song song và người tiêu dùng. Tuy nhiên việc thực thi các quy định pháp luật này còn quan trọng hơn. Để đảm bảo việc thực thi này, năng lực, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ thực thi trong các cơ quan quản lý nhà nước và của luật sư, thẩm phán cần được coi trọng, nâng cao. Việc nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm nước ngoài qua các vụ việc cụ thể liên quan đến nhập khẩu song song là hết sức cần thiết.
1.10 Các kiến nghị về chế định hợp đồng trong BLDS[92]
1.10.1 Nhóm kiến nghị về khái niệm hợp đồng
[73] Kiến nghị thay thế thuật ngữ “hợp đồng dân sự” bằng “hợp đồng”.
Trên cơ sở so sánh, phân tích khái niệm về hợp đồng trong pháp luật dân sự Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, về cơ bản khái niệm hợp đồng của hai nước là tương đồng. Tuy nhiên có một điểm khác biệt là quy định về tên gọi. Luật hợp đồng Trung Quốc chỉ dùng thuật ngữ “hợp đồng” trong khi đó Bộ luật dân sự Việt Nam lại dùng thuật ngữ “hợp đồng dân sự”. Chúng tôi cho rằng, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam cần sử dụng thống nhất thuật ngữ “hợp đồng” thay cho thuật ngữ “hợp đồng dân sự”, đây là điểm mà pháp luật Việt Nam có thể tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của Trung Quốc. Việc BLDS sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” đã dẫn đến cách hiểu cho rằng các quy định về hợp đồng của BLDS chỉ áp dụng đối với hợp đồng dân sự mà không áp dụng đối với hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm… Thực tế, một số luật chuyên ngành như Luật thương mại, Luật đầu tư… có những quy định về hợp đồng nhưng không quy định về khái niệm hợp đồng, giao kết và thực hiện hợp đồng, vì thế, những vấn đề này phải được hiểu, thực hiện theo quy định của BLDS. Để khẳng định vai trò của các quy định về hợp đồng trong BLDS là quy định chung về các dạng hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhật au, chúng tôi kiến nghị sửa đổi tên gọi hợp đồng dân sự trong BLDS 2005 theo hướng bỏ từ “dân sự” trong khái niệm hợp đồng và khi quy định về các vấn đề của hợp đồng sẽ không có từ “dân sự” đi kèm như trong quy định của BLDS hiện hành. Theo tinh thần chung về đảm bảo vai trò của BLDS là luật chung của hệ thống luật tư, các quy định chung về hợp đồng trong BLDS phải là luật chung của các luật khác khi quy định về hợp đồng, theo đó, các luật này không thể đưa ra quy định trái với quy định chung của BLDS. Do đó, chúng tôi kiến nghị bổ sung Điều khoản quy định về “Khái niệm hợp đồng và áp dụng pháp luật”, trong đó bổ sung quy định: “Hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan phải tuân theo những quy định chung về hợp đồng quy định tại Bộ luật này”. (BLDS 2015 đã bỏ từ “dân sự” trong khái niệm hợp đồng, tuy nhiên không có điều khoản quy định đảm bảo vai trò của BLDS là luật chung)
1.10.2 Nhóm kiến nghị về các nguyên tắc của hợp đồng.
[74] Kiến nghị bỏ một số nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng vì đã nằm trong tinh thần các nguyên tắc chung của BLDS
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Trung Quốc và những bất cập của BLDS 2005, chúng tôi cho rằng nên bãi bỏ các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự tại Điều 389, nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự quy định tai Điều 412 BLDS 2005. Theo quy định tại Điều 389, các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự bao gồm: “1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”. Các nguyên tắc nêu trên đã được ghi nhận tại phần đầu của BLDS về các nguyên tắc cơ bản (Điều 4 và tiếp theo), do đó, việc nhắc lại một số nguyên tắc ở phần này có hai nhược điểm: Thứ nhất, có sự trùng lặp với các nguyên tắc cơ bản là thừa và không cần thiết. Thứ hai, đa phần các luật gia cho rằng các nguyên tắc điều chỉnh giao kết hợp đồng chỉ tập trung ở điều luật nêu trên mà không khai thác các nguyên tắc cơ bản trong phần đầu của BLDS. Ngoài ra, điều luật này còn đưa ra một yêu cầu trái với Điều 4 là: Điều 4 đưa ra hạn chế tự do hợp đồng là “điều cấm của pháp luật” trong khi đó Điều 389 đưa ra hạn chế rộng hơn là “không được trái pháp luật”. Tương tự như vậy, về nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự quy định tại Điều 412: “1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác; 2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; 3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Đây là nguyên tắc cơ bản có tính khái quát cao của việc thực hiện hợp đồng mà các bên phải tuân theo. Tuy nhiên, các điều luật tiếp theo không qui định cụ thể về từng nội dung của nguyên tắc này như thế nào là đúng đối tượng, đúng phương thức… trong khi đó tài sản, công việc là đối tượng của hợp đồng rất đa dạng, phức tạp. Qui định có tính khái quát cao, cho nên khi vận dụng giải quyết tranh chấp về hợp đồng, tòa án có thể áp dụng một cách tùy tiện, không đúng bản chất của nguyên tắc. Hơn nữa các nguyên tắc này đã được ghi nhận tại phần thực hiện nghĩa vụ. Mà quan hệ hợp đồng cũng được hiểu là một quan hệ nghĩa vụ và được áp dụng các quy định của chế định nghĩa vụ để giải quyết. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi cũng cần bãi bỏ quy định nêu trên vì trùng lắp với các nguyên tắc cơ bản quy định tại chương II và các quy định về thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2005. (BLDS 2015 không ghi nhận các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự hay nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự)
1.10.3 Nhóm kiến nghị về hình thức của hợp đồng
[75] Kiến nghị áp dụng linh hoạt quy định về hình thức của hợp đồng
Hình thức hợp đồng là một trong những vấn đề mang tính lý luận phức tạp của chế định hợp đồng. Tầm quan trọng của chúng không chỉ dừng lại ở giá trị chứng cứ khi nảy sinh tranh chấp mà còn liên quan đến việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu về hình thức. Mặc dù BLDS 2005 đã có những quy định về hình thức hợp đồng, trong đó ghi nhận rõ ràng các hình thức, nhưng nhìn chung, toàn bộ quy định liên quan về hình thức của hợp đồng chưa thể hiện được quan điểm pháp lý mang tính toàn diện và hệ thống dẫn đến nhiều tranh chấp đã không được giải quyết thoả đáng, kịp thời, gây khiếu kiện kéo dài. Việc hoàn thiện những quy định về hình thức hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, sự quản lý của nhà nước, lợi ích của các bên tham gia hợp đồng cũng như lợi ích của người khác. Pháp luật cần quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới một dạng hình thức nhất định.
BLDS 2005 quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký (khoản 2 Điều 122, khoản 2 Điều 124, Điều 401 BLDS 2005). Trong trường hợp vi phạm quy định về hình thức hợp đồng, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện nghĩa vụ này thì giao dịch bị vô hiệu (Điều 134). Quy định này có nội dung tiến bộ hơn so với trước đây nhưng chưa thực sự bảo đảm nguyên tắc tự do ý chí và tự do thỏa thuận trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, gây khó khăn không đáng có cho các bên trong hợp đồng. Việc tuyên vô hiệu trong trường hợp này có thể không bảo đảm quyền, lợi ích của các bên, làm mất ổn định trong giao lưu dân sự. Vấn đề ở đây là BLDS 2005 chưa có quy định nào khẳng định một cách rõ ràng một hoặc một số loại hợp đồng nhất định bị coi là vô hiệu nếu không tuân thủ điều kiện về hình thức; khoản 2 Điều 124, khoản 2 Điều 401 mới chỉ dừng lại ở quy định trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo hình thức đó. Cách quy định này làm các bên giao kết, các chủ thể có liên quan không hiểu được hệ quả pháp lý là hợp đồng sẽ có hiệu lực hay vô hiệu nếu không tuân thủ quy định về hình thức. Bởi vậy nhiều ý kiến cho rằng BLDS 2005 cần có quy định rõ ràng một số loại hợp đồng phải tuân thủ yêu cầu về hình thức mới được coi là có hiệu lực.
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật hiện hành, hầu hết các hợp đồng liên quan đến đối tượng là bất động sản đều phải thể hiện thành văn bản, được công chứng/ chứng thực, đăng ký. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng quy định này của pháp luật chưa thể hiện được mục đích là phục vụ công tác quản lý nhà nước hay là điều kiện có hiệu lực hợp đồng. Từ đó dẫn đến tình trạng khi có tranh chấp, hầu hết các hợp đồng liên quan đến bất động sản sẽ bị vô hiệu nếu không đảm bảo yêu cầu về hình thức. Quy định tại Điều 134, Điều 136 BLDS năm 2005 còn được đánh giá là vô tình ủng hộ sự bội ước trong quan hệ hợp đồng khi bên thiếu thiện chí trong quan hệ hợp đồng chỉ cần trì hoãn, phớt lờ việc thực hiện các công việc để hoàn thiện hình thức của hợp đồng đã giao kết, sau một thời hạn nhất định, hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu[93]. Và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được Điều 136 BLDS năm 2005 quy định rằng “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Như vậy, sự tồn tại Điều 134 BLDS và xa hơn là khoản 2 Điều 122 BLDS cũng như khoản 2 Điều 124 BLDS, khoản 2 Điều 401 BLDS không có nhiều ý nghĩa.
Quy định tại Điều 134 BLDS, đoạn 2 khoản 2 Điều 401 tưởng chừng sẽ hạn chế các giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức, đảm bảo sự ổn định trong giao lưu dân sự nhưng thực tế đã không phát huy hiệu lực vì những lý do sau: Thứ nhất, trên thực tế việc khắc phục về mặt hình thức các giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải công chứng không thực hiện được, vì các bên không thể yêu cầu công chứng viên bổ sung lời chứng, chứng nhận vào hợp đồng đã được ký kết trước đó mà các bên chỉ có thể ký kết lại hợp đồng mới trước mặt công chứng viên[94] . Thứ hai, với những hợp đồng không đảm bảo yêu cầu về hình thức, theo hướng dẫn của TAND tối cao, các Tòa án địa phương thường ra quyết định buộc các bên phải đi công chứng hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, quá thời hạn đó mà không thực hiện mới xét xử và tuyên hợp đồng vô hiệu. Trên thực tế, các tranh chấp đã đến mức độ cần Tòa án giải quyết thường là trường hợp xung đột ở mức độ cao, lợi ích của các bên trái ngược nhau, một bên mong muốn hoàn tất điều kiện về hình thức, ngược lại một bên chẳng những không mong muốn hoàn tất điều kiện về hình thức mà mong muốn tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bởi vậy, việc yêu cầu khắc phục vi phạm về hình thức hợp đồng làm kéo dài việc giải quyết vụ án và không khả thi vì hầu hết trường hợp các bên không chịu ký kết bằng văn bản hoặc không công chứng hợp đồng (dù Tòa án có yêu cầu). Thứ ba, theo số liệu thu được từ Báo cáo số liệu của Tòa án các tỉnh, thành phố trực thuộc thì có không ít vụ việc Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Đặc biệt là tại các tỉnh thành mà giao dịch dân sự diễn ra sôi động như tỉnh Long An, TP Đà Nẵng, TP Hà Nội. Ví dụ, năm 2007 tại tỉnh Long An, có tới 75 vụ việc Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức, năm 2008, con số này tại Long An là 65 vụ việc. Đáng chú ý là trong 2 năm 2010 và 2011, số vụ việc Tòa án tuyên vô hiệu tại 4 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng, Hà Nội, Long An và Phú Yên) đều có xu hướng tăng lên. Thứ tư, từ sự thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật dẫn đến trên thực tế Tòa án chưa chú trọng đến ý chí đích thực của các bên trong hợp đồng mà thường vận dụng pháp luật tương đối cứng nhắc, đánh đồng quy định về hình thức hợp đồng chính là “điều kiện có hiệu lực của hợp đồng” và tuyên vô hiệu với các hợp đồng không tuân thủ về quy định về hình thức (lập văn bản, công chứng, xin phép hoặc đăng ký). Hơn nữa, thực tiễn khảo sát cho thấy, không ít trường hợp kết quả giải quyết của Tòa án có xu hướng có lợi cho bên “bội ước”, bên thiếu thiện chí trong giao dịch.
Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất trong đó hai bên đã thống nhất các nội dung cơ bản của hợp đồng, đã viết giấy tay và bên mua đã đặt cọc, trả tiền đợt đầu. Với các tài sản có giá trị lớn như nhà, đất, thông thường bên mua phải thu xếp và thanh toán làm nhiều đợt với thời gian khá dài. Các bên chưa làm thủ tục công chứng vì bên mua chưa thanh toán xong cho bên bán. Sau đó, bên bán không muốn bán nữa vì giá nhà đất tăng so với thời điểm giao kết hợp đồng và yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ điều kiện về hình thức. Như vậy, có thể nhận thấy quy định về hình thức của giao dịch dân sự và hậu quả của giao dịch dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức đã trở thành một “công cụ pháp lý” để cho bên không thiện chí lạm dụng để bội ước, gây thiệt hại cho bên đối tác, gây mất ổn định trong quan hệ dân sự nói chung và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng. Mặt khác, cũng tạo ra sự cứng nhắc trong giải quyết các vụ việc có liên quan của cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới tình trạng tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm hình thức một cách tùy tiện, nhất là đối với trường hợp sự sai sót về hình thức chỉ là vấn đề kỹ thuật hợp đồng hoặc các bên đã thực hiện xong và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba.
Chúng tôi cho rằng, việc sửa đổi quy định về hình thức của giao dịch và giải quyết hậu quả của giao dịch vi phạm hình thức hướng tới mục tiêu khắc phục sự cứng nhắc trong quy định hiện hành, phù hợp hơn, linh hoạt hơn với thực tiễn, hạn chế tối đa việc tuyên bố vô hiệu đối với những giao dịch có khiếm khuyết về hình thức mà những khiếm khuyết này hoàn toàn có thể khắc phục được. Bảo đảm hài hòa giữa quyền, lợi ích của các bên trong giao dịch với quyền, lợi ích của người thứ ba và xã hội. Tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Trung Quốc cho thấy pháp luật hợp đồng tương đối linh hoạt với thực tiễn, theo đó hợp đồng có hiệu lực kể khi giao kết, trừ trường hợp pháp luật hành chính qui định hợp đồng phải thực hiện dưới hình thức công chứng, đăng ký, phê duyệt (Điều 44 Luật hợp đồng Trung Quốc).
Xuất phát từ sự phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị nên sửa đổi, bổ sung BLDS 2005 theo hướng: Trong trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức này không được tuân theo thì về nguyên tắc giao dịch đó vô hiệu nhưng cần giải quyết linh hoạt hơn đối với hai trường hợp sau: Thứ nhất, trường hợp không tuân thủ quy định về hình thức mà không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể hành vi pháp lý đã chuyển giao vật, tiền hoặc đã thực hiện công việc thì hành vi pháp lý vẫn có hiệu lực; trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với hành vi pháp lý đó; Thứ hai, trong trường hợp chủ thể chưa chuyển giao vật, tiền hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án cho phép thực hiện quy định về hình thức của hành vi pháp lý trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hành vi pháp lý đó bị vô hiệu.
1.10.4 Nhóm kiến nghị về giao kết hợp đồng
[76] Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp có sự im lặng.
Pháp luật về hợp đồng của Trung Quốc không có quy định nào đối với trường hợp này, có thể đó là điểm hạn chế của pháp luật hợp đồng Trung Quốc, nguyên nhân có lẽ là các học giả Trung Quốc không muốn làm phức tạp thêm quan hệ hợp đồng hoặc có thể là chưa dự liệu được hết các tình huống phát sinh trong thực tiễn giao kết hợp đồng để có thể đưa ra các quy định pháp lý giải quyết yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng của Việt Nam đã có quy định tại Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 là “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Chúng tôi cho rằng quy định nêu trên đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng, nhưng vẫn cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, dự liệu một số tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn như:
- Bổ sung quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa họ”. Việc đưa ra quy định này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tiễn giao kết hợp đồng mà có những trường hợp cần coi sự im lặng của bên được đề nghị là chấp nhận giao kết hợp đồng. Về nguyên tắc, sự chấp nhận giao kết hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, nhưng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận nếu bên được đề nghị im lặng thì được coi là đồng ý giao kết hợp đồng hoặc theo thói quen mà các bên đã coi sự im lặng là đồng ý thì cần thừa nhận hình thức chấp nhận giao kết này. (Quy định này đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 393 BLDS 2015)
- Sửa đổi quy định hiện hành về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp có sự im lặng. Thực tế, có trường hợp bên nhận được đề nghị im lặng nhưng sự im lặng đó không do ý chí của họ mà do một nguyên nhân khách quan, ví dụ do các trường hợp bất khả kháng mà họ không thể trả lời cho bên kia được: sự im lặng này không có nghĩa là họ đã đồng ý giao kết. Mặt khác, thực tế rất ít khi các bên thoả thuận về việc im lặng là đồng ý. Như vậy, nguyên tắc chính (im lặng không phải là đồng ý) cần phải được ưu tiên và quy định trước rồi sau đó mới quy định các trường hợp loại trừ khác (các bên có thoả thuận im lặng là đồng ý). Vì thế, dự thảo Bộ luật cần sửa quy định này thành “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng được tính từ thời điểm cuối cùng của thời hạn trả lời giao kết”. Quy định như dự thảo Bộ luật cũng phù hợp với quy định của CISG 1980 (Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế). (Quy định này đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 400 BLDS 2015)
[77] Kiến nghị về đề nghị giao kết hợp đồng.
Hiện nay, BLDS 2005 chỉ ghi nhận đề nghị giao kết hợp đồng khi được gửi tới chủ thể “được xác định cụ thể”, tức là không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng gửi đến công chúng. Hướng quy định này không được ưa chuộng trên thế giới và cũng khác biệt với pháp luật hợp đồng của Trung Quốc, trong Luật Hợp đồng Trung Quốc qui định một số trường hợp cụ thể được coi là đề nghị giao kết hợp đồng đó là: Bảng báo giá, thông báo đấu thầu, thông báo gọi thầu, giấy giới thiệu mua cổ phiếu, quảng cáo thương mại đều là mời giao kết hợp đồng (Điều 15 Luật hợp đồng Trung Quốc). Để pháp luật của Việt Nam không quá xa lạ với thế giới, chúng tôi kiến nghị nên bổ sung đề nghị gửi tới công chúng. Tuy nhiên, so với một số hệ thống luật như Pháp, Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, thì có phạm vi rộng hơn. Chúng tôi cho rằng, xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chỉ nên chấp nhận theo hướng chấp nhận đề nghị công cộng trong trường hợp đó là lời đề nghị của nhà cung cấp chuyên nghiệp (không áp dụng cho người đề nghị khác như cá nhân không chuyên nghiệp) và chỉ chấp nhận khi đề nghị nêu trong quảng cáo, catalogue và triển lãm. Chúng ta có thể ghi nhận dần dần đề nghị công cộng và tạm thời nên giới hạn ở những hoàn cảnh vừa nêu. Khi nào quen với khái niệm đề nghị tới công chúng thì sẽ mở rộng phạm vi áp dụng cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi đề xuất phương án các thông tin quảng cáo, catolog, triển lãm của nhà cung cấp chuyên nghiệp hàng hóa, dịch vụ cũng là đề nghị giao kết hợp đồng cho đến khi hết hàng hóa. (Đề nghị gửi tới công chúng đã được bổ sung tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015)
[78] Kiến nghị về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Kiến nghị bổ sung quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng với nội dung: “Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Sự bổ sung quy định này là cần thiết để xác định rõ sự ràng buộc giữa các bên khi hợp đồng đã có hiệu lực, tránh những trường hợp trong thực tế các bên đã ký kết hợp đồng nhưng lại không tôn trọng cam kết của mình. (Quy định này đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 404 BLDS 2015)
1.10.5 Nhóm kiến nghị về nội dung hợp đồng.
[79] Kiến nghị về tính không bắt buộc của các nội dung cơ bản trong hợp đồng
Mặc dù về nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng trong pháp luật dân sự Trung Quốc và Việt Nam cơ bản là tương đồng, tuy nhiên có thể nhận thấy trong kỹ thuật lập pháp của Trung Quốc nguyên tắc tự do hợp đồng, tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch đã được ghi nhận. Trong khi đó, vấn đề này trong BLDS 2005 vẫn còn khá là mơ hồ khi các bên tham gia giao kết vẫn có cảm giác phải tuân thủ các điều khoản cơ bản quy định tại Điều 402. Chúng tôi kiến nghị để tránh cứng nhắc trong thực hiện và giải quyết tranh chấp về hợp đồng, nhất là tránh việc Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do thiếu điều khoản nào đó. Điều 402 BLDS 2005 nên quy định theo hướng: các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng và đưa ra những nội dung có tính gợi ý cho các bên lựa chọn thỏa thuận. (Điều 308 BLDS 2015 đã ghi nhận quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng của các bên, cũng như gợi ý nội dung hợp đồng)
1.10.6 Nhóm kiến nghị về thực hiện hợp đồng
[80] Kiến nghị bổ sung quy định về hoàn cảnh khó khăn khi thực hiện hợp đồng.
Bổ sung quy định về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong hợp đồng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thực tế nảy sinh nhiều trường hợp mà trong quá trình thực hiện hợp đồng thì hoàn cảnh thay đổi, dẫn đến quyền lợi của một bên bị thiệt hại nặng nề, thậm chí không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề này không được quy định trong BLDS nhưng đã được quy định trong một số luật chuyên ngành, chẳng hạn Luật đấu thầu. Để đảm bảo lẽ công bằng cho các bên trong hợp đồng, BLDS với tư cách là luật chung của hệ thống luật tư, cần bổ sung quy định về điều chỉnh hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi. Theo đó, trong những trường hợp mà hoàn cảnh thay đổi dẫn đến sự thay đổi cơ bản sự cân bằng lợi ích giữa các bên thì các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng; nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định. Đối chiếu với Luật Hợp đồng Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy vấn đề này cũng chưa được quy định, pháp luật hợp đồng Trung Quốc mới chỉ quy định về sửa đổi hợp đồng tại Điều 77 Luật Hợp đồng, trong đó quy định hợp đồng có thể được sửa đổi nếu các bên có thỏa thuận mà không có điều khoản về điều chỉnh hợp đồng khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi kinh tế Việt Nam phải hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì quy định về vấn đề này là cần thiết.
Trong cuốn Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của Viện thống nhất tư pháp quốc tế Roma - Italia (PICC) đã đưa ra quy định gọi là “điều khoản về hoàn cảnh khó khăn - hardship”, theo đó, trong những trường hợp này cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng hoặc không thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, Điều 6.2.1 của PICC quy định: “Khi việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hơn cho một bên, bên này vẫn phải thực hiện nghiã vụ của mình, trừ những trường hợp liên quan đến các điều khoản về hoàn cảnh khó khăn được quy định dưới đây”. Điều 6.2.2 quy định: “Một hoàn cảnh được gọi là khó khăn, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho chi phí thực hiện quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp...”.
Từ phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị bổ sung điều khoản điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn như sau: “1. Trong trường hợp có sự thay đổi hoàn cảnh mà các bên không thể lường trước được ở thời điểm giao kết và việc thay đổi này làm cho việc thực hiện hợp đồng quá tốn kém so với cam kết ban đầu, các bên có trách nhiệm thương lượng lại hợp đồng. 2. Trong trường hợp bên được yêu cầu từ chối thương lượng lại hợp đồng hay việc thương lượng lại không có kết quả và theo yêu cầu của một bên, Tòa án, Trọng tài điều chỉnh lại hợp đồng một cách hợp lý trên cơ sở những tổn thất, lợi nhuận mà việc thay đổi hoàn cảnh mang lại. Trong trường hợp không thể điều chỉnh lại hợp đồng theo quy định trên, Tòa án, Trọng tài cho chấm dứt hợp đồng”. (BLDS 2015 đã bổ sung quy định này tại Điều 420)
1.10.7 Nhóm kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, chuyển giao hợp đồng
[81] Kiến nghị bổ sung quy định về chuyển giao hợp đồng.
Vấn đề chuyển giao hợp đồng rất phổ biến trong đời sống nhưng BLDS 2005 chỉ có quy định tản mạn về chuyển giao đương nhiên (như thay đổi chủ sở hữu tài sản đang cho thuê) hoặc chuyển quyền, chuyển nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ mà chưa có quy định cụ thể về chuyển giao hợp đồng. Bộ nguyên tắc Châu Âu có cả một mục riêng về chủ đề này, Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng dành cả chương V quy định về vấn đề chuyển nhượng hợp đồng. Chẳng hạn Điều 79 quy định “Bên có quyền có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền của mình trong một hợp đồng cho người thứ ba, trừ trường hợp chuyển nhượng như vậy bị cấm: (i) theo quy định tự nhiên của hợp đồng; (ii) theo thỏa thuận giữa các bên; (iii) theo quy định của pháp luật” hay Điều 89 quy định “Trường hợp một bên đồng thời chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình, thì phải tuân thủ các quy định tại Điều 79, Điều 81-83, và các Điều 85-87 của luật này”. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định về chuyển giao hợp đồng theo hướng một bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận với người thứ ba để người thứ ba thế vào vị trí của mình nếu được bên kia đồng ý. Bên được thay thế không bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ dân sự phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao hợp đồng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
[82] Kiến nghị sửa đổi quy định về hủy bỏ hợp đồng
Điều 425 BLDS 2005 chỉ đưa ra hai căn cứ để hủy bỏ (chấm dứt) hợp đồng là khi có thỏa thuận và khi có quy định. Với mục tiêu bảo đảm công bằng hơn, tránh lạm dụng việc hủy bỏ hợp đồng gây bất lợi cho bên thiện chí, đồng thời bảo đảm sự ổn định của các giao dịch, cần sửa đổi quy định về hủy bỏ hợp đồng. Việc sửa đổi quy định một bên chỉ có thể hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Vi phạm nghiêm trọng là việc một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến bên kia không đạt được mục đích của mình. Bổ sung các quy định về hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tiễn thực hiện hợp đồng, như, hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện hợp đồng có thời hạn, do không có khả năng thực hiện, do tài sản bị mất. Bổ sung quy định về hậu quả của hủy hợp đồng theo hướng quy định cụ thể để đủ cơ sở giải quyết trong thực tế. (BLDS 2015 đã bổ sung quy định về quyền hủy bỏ hợp đồng.) Bỏ Điều 426 BLDS 2005 về đơn phương chấm dứt hợp đồng vì thực chất đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng. Thực tế, trong các hội thảo quốc tế, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng không có lý do gì để vừa quy định về hủy hợp đồng vừa quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng.
1.10.8 Nhóm kiến nghị về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
[83] Kiến nghị bổ sung quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Trong phần trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ (Điều 302 và tiếp theo) của BLDS 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại nhưng rất tản mạn, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại không rõ ràng đối với vi phạm hợp đồng, ví dụ như: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”.
Chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định trên theo hướng quy định cụ thể các yếu tố được xác định là căn cứ để bồi thường thiệt hại và giá trị bồi thường thiệt hại. Quy định này đảm bảo lẽ công bằng, theo đó bên trong hợp đồng không được hưởng lợi ích mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng từ hợp đồng có quyền yêu bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường, phải chi trả những chi phí phát sinh. Quyền yêu cầu bồi thường toàn bộ thiệt hại đã được quy định trong PICC (Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT) và CISG (Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế). Chẳng hạn, Điều 7.4.2 PICC quy định: “Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường toàn bộ những tổn thất gây ra do việc không thực hiện hợp đồng. Những tổn thất này bao gồm những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ phải có từ việc thực hiện hợp đồng, có tính đến những chi phí tổn thất mà bên vi phạm tránh được”. Về vấn đề này, Luật hợp đồng Trung Quốc quy định chi tiết từ Điều 107 đến Điều 122, về tinh thần chung cũng tương thích với các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế.
1.10.9 Nhóm kiến nghị về các hợp đồng cụ thể
[84] Kiến nghị điều chỉnh danh mục các hợp đồng cụ thể trong BLDS.
Luật hợp đồng Trung Quốc và BLDS 2005 cũng quy định về các hợp đồng cụ thể, tuy nhiên qua so sánh có thể nhận thấy một số đặc trưng của pháp luật hợp đồng Trung Quốc về vấn đề này. Cụ thể như: Trong các hợp đồng cụ thể của Luật Hợp đồng Trung Quốc không qui định về hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng làm một công việc có nội dung tương tự như hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ của Việt Nam. Luật Hợp đồng Trung Quốc qui định về nội dung của các hợp đồng theo nguyên tắc sau: căn vào những yếu tố cơ bản của hợp đồng như đối tượng, giá cả, thời hạn, phương thức thanh toán…, pháp luật qui định chi tiết về nghĩa vụ của các bên tương ứng với từng nội dung trên. Bên cạnh đó, trong các hợp đồng cụ thể, hầu như không qui định về quyền của các bên mà qui định về trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.
Về pháp luật hợp đồng Việt Nam, từ thực tiễn áp dụng quy định của BLDS năm 2005 về các loại hợp đồng dân sự thông dụng, chúng tôi cho rằng, quy định của Bộ luật dân sự vừa thừa vừa thiếu, thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, BLDS chưa bao quát được sự đa dạng của các hợp đồng thông dụng trên thực tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều quan hệ hợp đồng mới đã hình thành, nhiều biến thể của các hợp đồng thông dụng đã xuất hiện, ngoài 12 hợp đồng thông dụng đã được quy định trong BLDS, còn có nhiều hợp đồng thông dụng khác chưa được BLDS đề cập đến, có thể nêu một số dạng hợp đồng phổ biến như Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hoặc hợp đồng góp vốn làm ăn chung), Hợp đồng thi công xây dựng, Hợp đồng vận chuyển bưu phẩm; Hợp đồng ủy thác hoặc ký thác, Hợp đồng đại lý; Hợp đồng môi giới; Hợp đồng cho thuê tài chính; Hợp đồng đại diện cho thương nhân… Thứ hai, một số loại hợp đồng thông dụng sau đây được quy định tại BLDS đã được quy định trong đạo luật khác dẫn đến sự trùng lặp: hợp đồng bảo hiểm (Luật Bảo hiểm); hợp đồng về nhà ở (mua bán, thuê nhà,…) (Luật Nhà ở)… Bởi vậy, lược bỏ các hợp đồng này trong BLDS năm 2005 là điều cần thiết.
Trên cơ sở kế thừa quy định của BLDS năm 2005, việc sửa đổi, bổ sung quy định về hợp đồng thông dụng, theo hướng Bộ luật dân sự chỉ quy định về những hợp đồng mang tính đặc trưng và đại diện. Do đó, BLDS không quy định về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, mua bán có chuộc lại, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, dự thảo Bộ luật cũng bổ sung một loại hợp đồng mới là hợp đồng hợp tác để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hợp tác trong sản xuất, kinh doanh. Đối với một số hợp đồng cơ bản như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản... đã được bổ sung nhiều quy định để bảo đảm các quy định này có thể áp dụng cho các hợp đồng có liên quan và cũng bao quát được những dạng thức hợp đồng phái sinh, đặc thù có thể phát sinh trong thời gian tới.
1.10.10 Nhóm kiến nghị về lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế[95]
[85] Kiến nghị về công nhận quyền lựa chọn luật áp dụng của các bên cho từng phần trong hợp đồng.
Theo tác giả Đỗ Văn Đại, quy định về công nhận quyền lựa chọn luật áp dụng của các bên cho từng phần hợp đồng có thể được vận dụng tại Việt Nam[96].
Luật Việt Nam hiện chưa rõ ràng về quy định quyền lựa chọn luật áp dụng của các bên cho từng phần trong hợp đồng và có thể dẫn tới các cách hiểu khác nhau[97]. Bởi vì Việt Nam là một thành viên tích cực của Hội nghị La Hay, Điều 2 trong Bộ nguyên tắc La Hay hoàn toàn có thể là một nguồn hữu ích cho các nhà lập pháp tại Việt Nam tham khảo. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng quy định này nếu đưa vào luật Việt Nam sẽ không gây khó khăn cho việc vận dụng trên thực tế, đồng thời thể hiện rõ hơn nữa sự tôn trọng quyền tự do giao kết của các bên.
[86] Kiến nghị về điều kiện hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng
Nhóm tác giả kiến nghị nên bổ sung quy định về hình thức của thoả thuận vào luật để tăng cường tính minh bạch trong quy định về thỏa thuận chọn luật áp dụng trong hợp đồng.
- Các điều kiện về năng lực thỏa thuận của các bên
Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, năng lực của cá nhân, pháp nhân được xác định theo luật của nước mà cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch (điều 673 và 674). Lưu ý là khi giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện tại Việt Nam thì năng lực các bên được xác định theo luật Việt Nam. Quy định này có điểm không rõ ràng. Trong cụm từ “xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam”, dấu phẩy cần được hiểu là “và” hay “hoặc”. Cách hiểu khác nhau sẽ dẫn đến hệ lụy khác nhau: “xác lập và thực hiện tại Việt Nam” (cần cả hai điều kiện) khác với “xác lập hoặc thực hiện tại Việt Nam” (chỉ cần một trong hai điều kiện). Do đó, cần chỉnh lại câu chữ trong khoản này cho rõ ràng hơn.
- Các điều kiện về hình thức
Luật Việt Nam không có quy định riêng về hình thức của thỏa thuận. Do đó, điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 nhìn chung được áp dụng. Tuy nhiên, áp dụng quy định chung đối với thỏa thuận chọn luật áp dụng sẽ là hơi rộng. Ngược lại, theo điều 27 Luật Thương mại 2005, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là văn bản. Nếu suy luận rằng thỏa thuận chọn luật áp dụng phải tuân theo yêu cầu về hình thức như đối với hợp đồng chứa đựng thỏa thuận đó, thì quy định này lại tỏ ra quá khắt khe[98].
[87] Kiến nghị các giới hạn riêng về chọn luật áp dụng
Việt Nam nên cân nhắc chỉnh sửa lại điều khoản về giới hạn lựa chọn luật áp dụng cho rõ ràng hơn, có thể cân nhắc lựa chọn đi theo giải pháp rộng của Thụy Sĩ hoặc giải pháp hẹp của EU.
Giải pháp của Thụy Sĩ giúp bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba hơn vì thỏa thuận chọn luật áp dụng của các bên hoàn toàn có thể gây phương hại tới một bên thứ ba. Thêm vào đó, theo quy định của các nước, sự phương hại tới quyền lợi của bên thứ ba không cản trở các bên chọn luật áp dụng hoặc thay đổi lựa chọn. Quy định hiện hành của Việt Nam dường như đưa đến cách hiểu: nếu quyền lợi bên thứ ba bị phương hại do thay đổi luật áp dụng, các bên sẽ không thể thay đổi luật áp dụng nếu bên thứ ba không đồng ý. Quy định như vậy quá khắt khe với quyền tự do giao kết của các bên.
[88] Kiến nghị về bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng
Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng giải pháp của EU về bảo vệ bên yếu thế trong hợp đồng: so sánh giữa luật do các bên lựa chọn và luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc mối liên hệ gắn bó nhất.
Hiện tại, những thay đổi trong Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép hoàn thiện các quy định tư pháp quốc tế về vấn đề này tại khoản 5 Điều 683 BLDS 2015. Tuy nhiên điều khoản này đặt ra một vấn đề là: nếu luật do các bên lựa chọn rơi vào trường hợp của khoản 5 thì pháp luật thay thế là luật Việt Nam, quy định này liệu có vênh với nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó được ghi nhận tại khoản 2 (d) và (đ) (luật có mối liên hệ gắn bó với hai loại hợp đồng này là luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú hoặc nước nơi người lao động thực hiện công việc thường xuyên, chứ không phải lex fori).
[89] Kiến nghị về cách thức xử lý các hợp đồng có hoặc không có lựa chọn luật áp dụng
Trường hợp các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có thỏa thuận chọn pháp luật nước ngoài áp dụng cho hợp đồng của mình thì khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án Việt Nam, các bên có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đó cho Tòa án và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp. Ngoài ra, Tòa án cũng cần xem xét đến các căn cứ không được áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại Điều 670 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó phải hết sức thận trọng khi áp dụng các căn cứ này theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo các Công ước quốc tế, thực tiễn các nước.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận chọn pháp luật nước ngoài áp dụng cho hợp đồng, Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế[99] nên khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì Thẩm phán cần xem xét áp dụng Công ước này. Ngoài ra, khi xem xét áp dụng pháp luật đối với hợp đồng thương mại quốc tế thì việc xác định yếu tố “nước có mối quan hệ gắn bó nhất” cũng cần thận trọng, đặc biệt trong trường hợp vừa có nội dung về mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ mà hai nội dung này có thể dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của hai nước khác nhau quy định tại khoản 2 Điều 683 Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015.
[90] Kiến nghị về điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài trong quan hệ hợp đồng
Cần bổ sung quy định về điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp các bên có thoả thuận lựa chọn luật áp dụng.
Việc pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền tự do chọn luật của các bên để áp dụng cho một số các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện công việc không theo uỷ quyền là cách quy định phù hợp với xu hướng chung và với pháp luật của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm tác giả, để quyền chọn luật của các bên thực sự phát huy hiệu lực trên thực tế và để pháp luật nước ngoài có khả năng cao được các thẩm phán Việt Nam áp dụng thì cần phải xây dựng các quy định chi tiết về điều kiện chọn luật đối với các bên trong quan hệ hợp đồng. Với sự hiện diện của các quy định chi tiết này, Toà án sẽ có cơ sở để áp dụng pháp luật nước ngoài trong những trường hợp đáp ứng được các điều kiện đặt ra, cũng như có thể từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài một cách minh bạch và hợp lý nếu pháp luật được lựa chọn không đáp ứng được điều kiện chọn luật. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng đa số thẩm phán đều tránh né việc xem xét các tình tiết thể hiện yếu tố nước ngoài trong vụ việc cũng như bỏ qua việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi xét xử như hiện nay.
Các điều kiện liên quan đến việc chọn luật nước ngoài để áp dụng cho hợp đồng pháp luật EU quy định khá rõ ràng và cụ thể. Pháp luật Việt Nam có thể học tập những mô hình này để xây dựng những quy định tương tự. Có thể điểm qua một số điều kiện phổ biến như sau:
(i) Về hình thức của thoả thuận chọn luật: Đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì cho phép các bên thể hiện sự thoả thuận của mình bằng một điều khoản rõ ràng trong hợp đồng hoặc thoả thuận ngầm với nhau theo từng trường hợp cụ thể. Toà án khi xét xử vụ việc sẽ có thể chấp nhận sự thoả thuận ngầm này nếu như các đương sự có thể chứng minh được sự thoả thuận này. Đối với lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật Việt Nam cũng nên quy định rõ ràng về hình thức của thoả thuận chọn luật phải được thể hiện một cách rõ ràng để tạo thống nhất cho việc áp dụng trên thực tiễn.
(ii) Về phạm vi áp dụng pháp luật được chọn: Đối với hợp đồng thì các bên trong hợp đồng có thể thoả thuận lựa chọn luật để điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Tức là một hợp đồng có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều nước khác nhau, phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia hợp đồng. Pháp luật Việt Nam chưa quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, những trường hợp hạn chế quyền thoả thuận chọn luật của các bên, chẳng hạn như đối với các lĩnh vực đặc thù như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lĩnh vực môi trường.
(iii) Pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về việc tuân thủ quy phạm pháp luật bắt buộc trong những trường hợp có liên quan. Việc thoả thuận chọn luật của các bên không được ảnh hưởng đến việc áp dụng các “quy phạm bắt buộc”. Các học giả Việt Nam đã từng tìm hiểu và đề cập trong những công trình nghiên cứu trước đây. “Đây là quy phạm điều chỉnh trực tiếp một số quan hệ có yếu tố nước ngoài. Mục đích chính của quy phạm áp dụng bắt buộc là để bảo vệ cơ cấu tổ chức hoạt động xã hội, kinh tế, chính trị của nước mà nó được thiết lập. Trong thực tế, quy phạm áp dụng bắt buộc là những quy phạm quốc nội mà vai trò tự nhiên của nó là điều chỉnh các quan hệ trong nước, nhưng chúng được áp dụng bắt buộc để điều chỉnh trực tiếp một vài chi tiết của quan hệ có yếu tố nước ngoài, đồng thời làm vô hiệu hoá các quy phạm xung đột đáng lẽ được áp dụng” . Cũng theo các tác giả này, những quy định về ngoại hối của Việt Nam cũng có thể được coi là một loại quy phạm pháp luật bắt buộc. Như vậy, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về vấn đề này.
[91] Kiến nghị về hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự 2015 về xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng
Cần xây dựng các quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự 2015 về xác định pháp luật áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận chọn luật áp dụng.
Đối với lĩnh vực hợp đồng, Bộ luật dân sự 2015 xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng trong trường hợp các bên không chọn luật, dựa vào nguyên tắc nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Khoản 2 Điều 683 đã đưa ra dấu hiệu xác định mối quan hệ gắn bó nhất bằng cách liệt kê các nguyên tắc phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể như: hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Đây là các nguyên tắc tương đồng với cách quy định trong pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc liệt kê như vậy chắc chắn sẽ không bao trùm được hết các quan hệ hợp đồng trên thực tế, như hợp đồng phân phối chẳng hạn. Vì thế tác giả đề xuất quy định bổ sung quy định về vấn đề này, theo mô hình của pháp luật Liên minh Châu Âu, cụ thể là theo Quy định Rome I như sau:
“Trong trường hợp không xác định được nơi có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng theo khoản 2 Điều 683 hoặc hợp đồng trùng khớp với nhiều hơn một dấu hiệu được liệt kê ở khoản này thì pháp luật áp dụng cho hợp đồng là pháp luật của nước nơi bên thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng cư trú”.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 683 là một điều khoản khá hay nhằm để mở cho các chủ thể áp dụng pháp luật trong trường hợp “chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó”. Cách quy định này có ý nghĩa hướng hợp đồng đến một hệ thống pháp luật có mối liên hệ rõ ràng, thực chất, đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Tuy nhiên, để quy định này có thể triển khai trên thực tế cần có sự hướng dẫn rõ ràng hơn. Cụ thể, ai sẽ là chủ thể chứng minh pháp luật của một nước có mối liên hệ gắn bó hơn so với quy định của pháp luật? Và tính chất “gắn bó hơn” cần được hiểu và nhận diện như thế nào? Nếu chỉ quy định một cách khái quát như hiện nay thì e rằng quy định này sẽ khó được các thẩm phán áp dụng trong thực tiễn xét xử. Theo quan điểm của tác giả, nên quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự. Nếu đương sự muốn áp dụng một hệ thống pháp luật có sự gắn bó chặt chẽ hơn với quan hệ mà mình tham gia, đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh sự gắn bó đó. Toà án sẽ dựa vào những tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đối với lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chúng tôi cho rằng pháp luật Việt Nam cần bổ sung thêm các quy phạm xung đột quy định về việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với một số lĩnh vực đặc thù như đối với lĩnh vực môi trường, trách nhiệm đối với sản phẩm…
1.11. Các kiến nghị hoàn thiện Luật tiếp cận thông tin[100]
1.11.1 Nhóm kiến nghị về cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin
[92] Kiến nghị mở rộng diện đối tượng có trách nhiệm cung cấp thông tin
Dự thảo (Điều 4) quy định 14 loại cơ quan khá cụ thể[101], tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của luật áp dụng cho các cơ quan, tổ chức theo điều 4 là khá hạn hẹp, trong khi ở nước ta số lượng các cơ quan nhà nước lớn hơn rất nhiều, hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp là những tổ chức cũng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin. Vì thế cần thiết phải quy định tất cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin. Ngoài ra cần quy định thêm các tổ chức tư nhân nếu nắm giữ các thông tin cần thiết cho việc thực hiện hoặc bảo vệ một quyền lợi cuả một chủ thể pháp luật nhất định cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin khi chủ thể đó yêu cầu.
1.11.2 Nhóm kiến nghị về công khai tài chính
[93] Kiến nghị về các đối tượng cần công khai tài chính
Việc công khai tài chính, nhất là sử dụng ngân sách và các khoản do nhân dân đóng góp cần quy định cụ thể, áp dụng thống nhất với mọi đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước, với cả tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; việc công khai và cung cấp thông tin khác do tổ chức đó tự quy định hoặc theo các văn bản pháp luật khác. Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có sử dụng ngân sách nhà nước hay nhà nước nắm cổ phần như nêu trên thì thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ như đối với doanh nghiệp nhà nước và tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. Phần quy định các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin không nên dùng phương pháp liệt kê vì không thể tránh khỏi sự bỏ sót và điều luật sẽ rất dài dòng. Phương pháp tốt nhất là quy định một cách khái quát hơn, ví dụ, Điều 6 Luật mẫu về tự do thông tin do nhóm Article 19 của Liên hiệp quốc xây dựng:
“Cơ quan nhà nước bao gồm bất cứ cơ quan nào:
(a) được thành lập bởi hoặc theo quy định của Hiến pháp;
(b) được thành lập theo quy định của luật;
(c) là bộ phận ở bất cứ cấp nào của Chính phủ;
(d) được sở hữu, điều khiển hoặc tài trợ chủ yếu bởi ngân sách nhà nước;
(e) thực hiện chức năng nhà nước do pháp luật quy định.”
c) Về mối quan hệ với các luật khác
Nên có quy định các luật khác quy định hẹp hơn đối với tiếp cận thông tin hay trình tự, thủ tục tiếp cận không thuận lợi như luật tiếp cận thông tin mà ban hành trước luật này thì phải áp dụng theo quy định luật này và phải sửa đổi, bổ sung các luật đó. Mặc dù Điều 33 có quy định cụ thể phải rà soát loại bỏ những văn bản không phù hợp và quy định nếu có mâu thuẫn giữa các luật thì quy định của luật sau được áp dụng nhưng trên thực tế việc thực thi sẽ khó khăn nếu không có quy định rõ ràng.
1.11.3 Nhóm kiến nghị về thông tin công khai
[94] Kiến nghị về phạm vi công khai thông tin
Cần quy định rộng hơn về công khai tài chính, sử dụng ngân sách, việc phê duyệt các dự án, việc đền bù trưng dụng thu hồi đất, phân phối tiền trợ cấp… và bắt buộc (chứ không chỉ khuyến khích) công khai trên trang thông tin điện tử về các nội dung từ điểm e đến điểm l khoản 1 Điều 9 như trong dự thảo luật; nên quy định cụ thể hơn về thời hạn phải công khai như buộc phải công khai trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày tạo thông tin. Cần quy định cụ thể hơn thông tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Cần quy định thời hạn gia hạn trường hợp công khai rộng rãi thông tin vì lợi ích cộng đồng. Hình thức công khai cần quy định rõ công khai rộng rãi bảo đảm mọi cá nhân, tổ chức có thể tiếp cận được bằng các hình thức. Các thông tin buộc phải công khai trên trang thông tin điện tử không loại trừ công khai bằng các hình thức khác.
[95] Kiến nghị về thời hạn công bố thông tin
Luật hoặc nghị định hướng dẫn thi hành cần quy định cụ thể về thời hạn các cơ quan phải công bố thông tin rộng rãi, và trách nhiệm của các cơ quan không thực hiện đúng thời hạn theo quy định không có lý do hợp pháp, hợp lý.
1.11.4. Nhóm kiến nghị về thông tin được cung cấp theo yêu cầu
[96] Kiến nghị về các chi tiết của việc cung cấp thông tin theo yêu cầu
Cần mở rộng quy định thông tin do cơ quan nhà nước nhận được để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ cơ quan, thuộc sở hữu của cơ quan chứ không chỉ thông tin do cơ quan nhà nước ban hành. Dự thảo trong điểm b khoản 2 hơn cho người yêu cầu.
-
Kiến nghị về khả năng tiếp cận
Quy định tại khoản 2 Điều 14 cần mở rộng với các đối tượng không có khả năng tiếp cận với các hình thức công khai rộng rãi.
-
Kiến nghị về lý do yêu cầu
Cần quy định rõ người yêu cầu không cần phải nêu lý do, trừ một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Quy định như vậy nhằm tránh trường hợp cán bộ thông tin gây khó khăn cho người yêu cầu hay hạch sách họ. Cần quy định trong trường hợp người yêu cầu có khó khăn khách quan trong việc thể hiện yêu cầu bằng văn bản, cán bộ thông tin phải hướng dẫn họ.
-
Kiến nghị về thời hạn cung cấp thông tin
Thời hạn để cung cấp thông tin cần ngắn hơn quy định trong dự thảo tại điểm b khoản 2 Điều 22, hiện quy định 15 ngày từ ngày thông báo chấp nhận cung cấp thông tin trong trường hợp miễn phí hoặc kể từ ngày người yêu cầu thanh toán đủ chi phí là quá lâu, nên quy định tối đa 10 ngày.
Trường hợp yêu cầu với số lượng thông tin lớn thì cần quy định rõ là thời gian gia hạn thêm tối đa 15 ngày kể từ ngày thông báo chấp nhận cung cấp thông tin. Liên quan đến Điều 20, đối với thông tin được yêu cầu quá lớn không thể đáp ứng, cần quy định một cách cụ thể, nếu như cơ quan có thể đáp ứng cung cấp thông tin một phần theo yêu cầu thì phải cung cấp theo yêu cầu của người yêu cầu.
-
Kiến nghị về nguyên tắc tính phí
Cần quy định cụ thể về nguyên tắc tính phí, như mức phí không thể cao hơn giá thị trường hay quá cao so với giá thị trường cho việc sao, chụp, in ấn; đối với việc cung cấp một số lượng nhỏ thông tin đơn giản nên có quy định miễn phí. Cần quy định cụ thể không tính phí cho công sức của cán bộ thông tin bỏ ra để đáp ứng yêu cầu của người yêu cầu. Các quy định miễn phí cần quy định một cách cụ thể, tránh trường hợp lợi dụng quy định chưa rõ để không phải nộp phí. Cần quy định cụ thể thời hạn đóng phí.
đ) Kiến nghị về nơi tiếp nhận thông tin
Cần quy định cụ thể tạo điều kiện cho người yêu cầu có thể tiếp nhận thông tin tại cơ quan thuận lợi nhất cho họ, như gần địa chỉ của họ nhất, điều này là cần thiết, nhất là trong trường hợp có thể có nhiều cơ quan nắm thông tin mà trách nhiệm cung cấp thông tin đều thuộc về các cơ quan đó nhưng đùn đẩy trách nhiệm. Cũng quy định cụ thể trách nhiệm cán bộ thông tin tiếp người yêu cầu khi đến để thực hiện yêu cầu.
-
Kiến nghị về thông tin liên quan đến người thứ ba
Luật cần quy định vấn đề thông tin liên quan đến người thứ ba. Hiện trong dự thảo chưa quy định.
-
Kiến nghị về từ chối yêu cầu
Các quy định liên quan đến việc từ chối yêu cầu tại Điều 20 còn chung chung, chưa cụ thể. Phần lớn các nước đã ban hành luật này đều quy định cụ thể các trường hợp từ chối cung cấp thông tin. Nên có quy định phân tách thông tin trong một tài liệu, nếu một tài liệu có cả thông tin không thể cung cấp và thông tin phải cung cấp, thì phần thông tin phải cung cấp cơ quan có trách nhiệm cung cấp cho người yêu cầu.
1.11.5 Nhóm kiến nghị về quyền khiếu nại
[97] Kiến nghị việc từ chối yêu cầu cung cấp thông tin phải có cơ sở pháp lý
Việc từ chối yêu cầu cần quy định rõ trong văn bản từ chối là người yêu cầu có quyền khiếu nại, khiếu kiện đến cơ quan có thẩm quyền, ghi rõ cơ quan giải quyết; lý do từ chối cần viện dẫn quy định của pháp luật cụ thể; trong trường hợp cơ quan không có thông tin theo yêu cầu hoặc thông tin nhận được nhưng không có trách nhiệm phải cung cấp thông tin dựa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 thì cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận yêu cầu phải hướng dẫn người yêu cầu đến nơi mà có thể có thông tin mà người yêu cầu có thể tiếp cận hoặc chuyển yêu cầu đến cơ quan đó nếu có thể thực hiện được. Thông tin được cung cấp hai lần dưới hình thức trả lời bằng lời nói không nên đưa vào diện từ chối nếu có yêu cầu bằng văn bản hay hình thức khác, trừ khi yêu cầu lần thứ ba bằng lời nói. Trường hợp thông tin được công khai theo quy định tại Điều 9 mà không phải dưới hình thức công khai trên trang điện tử thì cơ quan nhận yêu cầu cũng phải hướng dẫn người yêu cầu để có thể tiếp cận thông tin, trường hợp người yêu cầu không thể tiếp cận được thì cũng phải cung cấp thông tin theo yêu cầu.
[98] Kiến nghị cụ thể hoá quyền khiếu nại do bị từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
Quy định về khiếu nại, khiếu kiện còn quá sơ sài. Cần quy định thêm quyền khiếu nại đối với trường hợp không tiếp nhận yêu cầu. Nên mở rộng quy định người yêu cầu có quyền yêu cầu bồi thường nếu thông tin cung cấp không theo đúng quy định của pháp luật (có tính chất cố ý), hay yêu cầu của họ không được đáp ứng trái pháp luật, gây thiệt hại. Đồng thời cũng mở rộng quy định người thứ ba có liên quan có quyền khiếu nại, khiếu kiện.
Nên quy định hai cấp giải quyết khiếu nại là giải quyết khiếu nại trong nội bộ, và sau đó là khiếu nại lên cơ quan chuyên môn có trách nhiệm trong giám sát thực thi quyền tiếp cận thông tin (không trực thuộc bộ máy hành chính). Đồng thời quy định về quyền khiếu kiện theo hướng người yêu cầu hay người thứ ba có quyền kiện ra cơ quan Toà án kể cả trong trường hợp đã thực hiện quyền khiếu nại. Hiện nhiều quốc gia nhất là các quốc gia ban hành luật trong những năm gần đây đã xây dựng thiết chế giám sát thông tin độc lập (thậm chí cả cấp địa phương), bao gồm cả giải quyết khiếu nại, tại Việt Nam có thể nghiên cứu nâng cấp Ban Dân nguyện thuộc Quốc hội thành Uỷ ban Dân nguyện, một Uỷ ban của Quốc hội để thực thi giải quyết khiếu nại và giám sát. Cơ chế giải quyết khiếu kiện tại nhiều nước theo quy định pháp luật tố tụng hành chính, một số nước thiết lập cơ quan bán Toà án giải quyết khiếu kiện gần giống cơ chế trọng tài thương mại. Việt Nam có thể nghiên cứu để áp dụng.
1.11.6 Nhóm kiến nghị về xử lý vi phạm
[99] Kiến nghị cụ thể hoá quy định xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm quy định còn quá chung chung, chế tài không đủ mạnh. Nên quy định cụ thể cơ quan giám sát thông tin có quyền kiến nghị áp dụng chế tài xử lý đối với cán bộ, công chức nếu xét thấy sai phạm. Quy định rõ ràng xử lý vi phạm cơ quan không công khai thông tin cần công khai rộng rãi theo quy định của pháp luật. Quy định xử lý cả cơ quan tự ý nâng phí tiếp cận thông tin không theo quy định của luật.
1.11.7 Nhóm kiến nghị về bảo vệ người tố cáo vi phạm
[100] Kiến nghị cụ thể hoá cơ chế bảo vệ người tố cáo
Cần quy định cụ thể cơ chế bảo vệ người tố cáo vi phạm, không nên quy định chung chung và không rõ ràng bao hàm cung cấp thông tin có tính tố cáo như trong dự thảo tại Điều 5.
1.11.8 Nhóm kiến nghị về cơ chế quản lý
[101] Kiến nghị cụ thể về cơ chế quản lý việc cung cấp thông tin
a) Kiến nghị về cơ quan quản lý
Cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác bảo đảm quyền tiếp cận thông tin nên giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên đây là cơ quan thuộc bộ máy hành pháp vì vậy cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thuộc cơ quan lập pháp thực hiện chức năng giám sát, giải quyết khiếu nại. Tránh sự chồng chéo thẩm quyền cơ quan giám sát thuộc cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp.
b) Kiến nghị về trách nhiệm của cán bộ đầu mối cung cấp thông tin
Việc bố trí cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin là cần thiết, nhưng quy định rõ trách nhiệm của họ đặc biệt là nên bao gồm cả trách nhiệm liên quan việc quản lý hồ sơ tài liệu của cơ quan và liên quan việc quản lý thông tin được công bố rộng rãi.
c) Kiến nghị về thẩm quyền ban hành quy định
Cần quy định rõ việc Chính phủ ban hành quy định công khai thông tin của chính quyền cấp xã trên trang thông tin điện tử phù hợp quy định của luật, không quá 1 năm (ở đô thị) và 2 năm (các địa bàn khác ) sau khi luật có hiệu lực.
1.12 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chứng thực[102]
1.12.1 Nhóm kiến nghị về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật chứng thực
[102] Kiến nghị về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật chứng thực.
Để khắc phục sự tản mát, chắp vá, thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về chứng thực, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện chứng thực, cũng như xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước (UBND cấp huyện/Phòng Tư pháp, UBND cấp xã) trong lĩnh vực chứng thực, thì việc xây dựng để trình Quốc hội thông qua Luật chứng thực là rất cần thiết.
Theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, dự án Luật chứng thực đã được đưa vào chương trình dự bị của toàn khóa. Tuy nhiên, sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp mới năm 2013 và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, thì yêu cầu hoàn thiện các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, bảo đảm quyền công dân cũng như phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước được ưu tiên bố trí trong chương trình của Quốc hội. Mặt khác, có quá nhiều dự án luật được các bộ, ngành đề xuất đưa vào chương trình, do đó, tạm thời Ủy ban thường vụ Quốc hội c hưa đưa dự án Luật chứng thực (cùng một số dự án luật khác) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2014 - 2015.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ công tác soạn thảo dự án Luật chứng thực vẫn rất cần thiết. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cho việc xây dựng dự án Luật chứng thực như sau:
1.12.2 Nhóm kiến nghị về khái niệm chứng thực và tên gọi của Luật
[103] Kiến nghị về định nghĩa lại khái niệm chứng thực.
Với mục đích phân biệt với khái niệm công chứng, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện, thấy rằng cần quy định rõ trong dự án Luật chứng thực khái niệm “chứng thực” là gì (bên cạnh một số khái niệm khác). Qua nghiên cứu pháp luật và thực tiễn của một số nước, đặc biệt từ thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về chứng thực ở nước ta từ trước đến nay, ban chủ nhiệm đã đưa ra khái niệm về chứng thực như sau:
“Chứng thực là việc cơ quan quản lý hành chính nhà nước xác nhận tính có thực, tính chính xác của giấy tờ, văn bản cũng như các sự kiện pháp lý, thông tin cá nhân nhằm phục vụ các quan hệ/giao dịch dân sự, kinh tế, hành chính và giao dịch khác của cá nhân, cơ quan/tổ chức”.
Đồng thời, trên cơ sở xác định rõ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng (như dưới đây), có thể xác định tên gọi của luật là “Luật Chứng thực”.
1.12.3 Nhóm kiến nghị về phạm vi điều chỉnh của Luật chứng thực
[104] Kiến nghị về phạm vi điều chỉnh của luật chứng thực (có tính đến việc áp dụng công nghệ và mối tương quan tới Luật lưu trữ).
Về phạm vi điều chỉnh của Luật chứng thực, đề xuất 2 phương án như sau:
Phương án 1: Nâng cấp các quy định về chứng thực đã qua thực tiễn kiểm nghiệm tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP cũng như một số quy định tại các Thông tư hướng dẫn thành quy định của Luật, đồng thời mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với một số việc mà lâu nay người dân vẫn yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện, như xác nhận một số hồ sơ, đơn thư, giấy tờ theo yêu cầu của người dân (ví dụ, xác nhận hồ sơ vay vốn, sơ yếu lý lịch, lời khai, kê khai thu nhập, có mặt tại nơi cư trú...).
Ưu điểm của phương án này là không gây nên sự xáo trộn lớn trong hoạt động chứng thực; đồng thời, đáng ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan/tổ chức/cá nhân, phù hợp với mục tiêu của cải cách thủ tục hành chính.
Phương án 2: Luật chứng thực quy định cụ thể những loại việc chứng thực, những loại việc không được chứng thực, cũng như trình tự, thủ tục thực hiện các việc chứng thực. Theo đó, Luật Chứng thực sẽ phân biệt và quy định cụ thể những loại việc chứng thực bắt buộc, chứng thực theo yêu cầu, cũng như theo sự lựa chọn của người dân để bảo đảm thuận lợi cho các quan hệ/giao dịch và quyền lợi của người dân.
Ưu điểm của phương án này là sẽ hạn chế được tình trạng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực một cách tràn lan hiện nay. Tuy nhiên, sẽ làm cho pháp luật trở lên cứng nhắc, khó đáp ứng kịp thời yêu cầu, nguyện vọng của các cơ quan/tổ chức/cá nhân.
Đồng thời, đối với cả hai phương án, dự thảo Luật cần có quy định về các biện pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng, sử dụng tràn lan văn bản chứng thực, giảm phiền hà cho người dân và chi phí xã hội. Theo đó, cần quy định có tính nguyên tắc để ràng buộc trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc so sánh, đối chiếu bản chính khi tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, giảm thiểu yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.
Ngoài phạm vi điều chỉnh nêu trên, dự thảo Luật cũng cần có quy định về việc áp dụng thủ tục chứng thực chữ ký số, chứng thực lưu trữ, bảo đảm sự kết nối, liên thông với các lĩnh vực đều có liên quan đến chứng thực. Thực tế cho thấy, Luật Giao dịch điện tử đã điều chỉnh vấn đề chứng thực chữ ký điện tử (theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Luật Giao dịch điện tử thì “chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử”) mà xét về bản chất, thì đây cũng chính là việc chứng thực chữ ký. Nhưng hiện nay giữa Nghị định 79/2009/NĐ-CP và Luật giao diện điện tử chưa có sự kết nối, liên thông với nhau khi cùng điều chỉnh về một hành vi (chứng thực).
Bên cạnh đó, Luật lưu trữ cũng điều chỉnh vấn đề chứng thực lưu trữ (do cơ quan lưu trữ và lưu trữ lịch sử thực hiện). Tại khoản 2 Điều 33 Luật Lưu trữ quy định “Chứng thực lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang quản lý” và “bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ giao dịch” (khoản 4 Điều 33). Như vậy, xét về bản chất, thì đây cũng chính là việc chứng thực bản sao từ bản chính.
Do đó, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống các quy phạm pháp luật về chứng thực, thì cần xây dựng Luật chứng thực theo hướng có thể kết nối, liên thông với các luật có liên quan, cũng như quy định cơ chế phối/kết hợp về trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành chủ quản (Bộ Tư pháp đối với lĩnh vực chứng thực nói chung, Bộ Thông tin truyền thông đối với chứng thực chữ ký điện tử và Bộ Nội vụ đối với chứng thực lưu trữ, lịch sử nói riêng).
1.12.4 Nhóm kiến nghị về thẩm quyền chứng thực
[105] Kiến nghị về thảm quyền chứng thực.
Xuất phát từ thực tiễn của hoạt động công chứng, chứng thực hiện nay, ban chủ nhiệm đã đề xuất 2 phương án liên quan đến thẩm quyền chứng thực như sau:
Phương án 1: Đề nghị giữ nguyên mô hình tổ chức các cơ quan quản lý, thực hiện chứng thực như hiện nay. Trong đó, Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý Trung ương ở cấp vĩ mô, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật; UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra; Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã là các cơ quan trực tiếp thực hiện các việc chứng thực; việc chứng thực ở nước ngoài do Cơ quan đại diện thực hiện. Ưu điểm của mô hình này là giữ nguyên bộ máy tổ chức, không tăng thêm đầu mối, biên chế, không gây xáo trộn. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là cứng nhắc, không năng động, chưa thích nghi với điều kiện phát triển mới của đất nước trong thời gian tới.
Phương án 2: Bên cạnh việc giữ nguyên bộ máy tổ chức như hiện nay, cần nghiên cứu mở rộng mô hình để cho phép các cơ quan, tổ chức khác cũng có chức năng, thẩm quyền chứng thực, nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu chứng thực của người dân. Theo đó, các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ, văn bản thì cũng có thẩm quyền cấp bản sao, cũng như chứng thực bản sao. Đồng thời, có thể xem xét (có lộ trình) cho phép một số tổ chức hành nghề độc lập, có tư cách pháp nhân (như Công ty luật, Văn phòng công chứng...) cũng được sao chứng thực trong một số trường hợp để tiện lợi cho người dân, giảm áp lực cho Phòng Tư pháp và UBND cấp xã. Ưu điểm của phương án này là mở rộng mô hình các cơ quan có chức năng chứng thực, tạo sự năng động để đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội. Nhưng hạn chế của nó là khó quản lý đối với yêu cầu tăng cường hơn nữa biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát để bảo đảm hoạt động chứng thực của các chủ thể phải theo đúng hành lang pháp lý, không gây “nhiễu loạn” đối với hoạt động chứng thực, cũng như xu hướng chạy theo lợi nhuận của một số tổ chức hành nghề độc lập (công chứng, luật sư).
1.12.5 Nhóm kiến nghị về trình tự, thủ tục thực hiện chứng thực
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, dự thảo Luật chứng thực cần xây dựng trình tự, thủ tục chứng thực theo hướng hiện đại, nhằm giảm bớt các công đoạn, giấy tờ, thời gian và chi phí, bảo đảm nhanh chóng, tiện lợi cho người dân, cũng như giúp cho cơ quan quản lý có khả năng theo dõi, báo cáo, thống kê... một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
Trong giai đoạn hiện nay, khi chưa có Luật chứng thực, cần tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, Nghị định số 04/2012/NĐ CP theo hướng ban hành Nghị định mới để thay thế các văn bản này về chứng thực. Việc sửa đổi Nghị định đã được đưa vào chương trình làm việc của Chính phủ (dự kiến tháng 9/2014 sẽ trình Chính phủ). Trên tinh thần đó, đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động chứng thực như sau:
[106] Kiến nghị đối với chứng thực bản sao từ bản chính
(i) Về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, để tháo gỡ vướng mắc hiện nay về thẩm quyền chứng thực, cần nghiên cứu trên cơ sở bản chất của loại việc này để quy định thẩm quyền mà không căn cứ vào tính chất của loại giấy tờ, văn bản. Vì vậy, có thể giao cho Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã đều có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản như nhau (không phân biệt bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài/song ngữ/tiếng Việt). Trong trường hợp vẫn giữ nguyên quy định về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính theo hướng phân biệt loại giấy tờ, văn bản như hiện nay thì cần có quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; giấy tờ, văn bản song ngữ.
Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác chứng thực, cũng như để giải quyết những bất cập hiện nay, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, kết quả nghiên cứu của Đề án này phải được áp dụng vào việc xây dựng dự thảo Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thay thế cho Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 08/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; Nghị định 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Theo đó, trước mắt nên giữ nguyên quy định về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, nhưng cần có quy định quy định giải thích rõ ràng theo hướng như sau:
“Giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt” là giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Việt nhưng có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài như tên người, tên địa danh.
“Giấy tờ, văn bản song ngữ” là giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận trong đó thể hiện đầy đủ bằng hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ là tiếng Việt, một ngôn ngữ là tiếng nước ngoài; có đóng dấu của hai cơ quan đã cấp loại giấy tờ đó.
“Giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài” là giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt nam hoặc nước ngoài cấp bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tiếng nước ngoài nhưng có xen một số từ bằng tiếng Việt như tên người, tên địa danh.
Việc giải thích rõ ràng theo hướng như trên sẽ giúp cho người thực hiện chứng thực dễ dàng trong việc xác định loại giấy tờ, văn bản nào thuộc thẩm quyền của cơ quan mình, từ đó tránh việc đùn đẩy giữa các cơ quan thực hiện chứng thực, tạo thuận lợi cho người dân (trong việc đến đúng cơ quan có thẩm quyền chứng thực).
(ii) Về thẩm quyền, trách nhiệm ký và đóng dấu của công chức cấp cơ sở. Hiện nay, người tiếp nhận, xử lý các giấy tờ, văn bản có yêu cầu chứng thực là công chức tư pháp hộ tịch, nhưng người chịu trách nhiệm ký chứng thực là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức này phải thường xuyên trực ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Để đảm bảo ổn định, phát triển công tác này và phục vụ nhân dân được tốt hơn nữa, về lâu dài cần nghiên cứu tách riêng chức danh công chức thực hiện chứng thực theo hướng chuyên nghiệp. Trước mắt, do chưa thể có chức danh riêng, có thể xem xét bổ sung quy định nhằm kiện toàn chức danh hiện có (“tư pháp - hộ tịch” tại UBND cấp xã, “công chức tư pháp” tại Phòng Tư pháp cấp huyện) trên cơ sở định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh này.
(iii) Về giá trị pháp lý và thời hạn sử dụng bản sao có chứng thực. Để bảo đảm tính minh bạch, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, thì bên cạnh quy định mang tính nguyên tắc, cần có quy định về một số trường hợp đặc biệt như: trong trường hợp bản chính đã thay đổi về nội dung thì bản sao chứng thực từ bản chính trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại. Đây là quy định mang tính chất phòng ngừa, nhưng có tác dụng lường tránh được việc sử dụng bản sao từ bản chính giấy tờ (đã có thay đổi nội dung) nhằm mục đích vụ lợi, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
(iv) Về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực. Triển khai Kế hoạch số 7486/KH-BTP ngày 01/11/2013 của Bộ Tư pháp về Triển khai thực hiện nhiệm vụ sau phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về hoạt động công chứng, chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và một số đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính. Ngày 20 tháng 6 năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị. Theo đó, để hạn chế tình trạng sử dụng bản sao có chứng thực một cách tràn lan, cần rà soát các quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính, trong đó có yêu cầu bản sao có chứng thực để hạn chế hoặc hủy bỏ; xác định rõ trách nhiệm của người tiếp nhận hồ sơ phải đối chiếu bản sao với bản chính để hạn chế tình trạng yêu cầu công dân nộp bản sao có chứng thực khi giải quyết các thủ tục hành chính như hiện nay.
Cần quán triệt, tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị nêu trên theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
Một là: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:
-
Tổ chức, tuyên truyền phổ biến nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về quyền của cá nhân, tổ chức khi trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ có thể là bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
-
Chỉ đạo việc quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính. Theo đó, khi cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực.
-
Chỉ đạo việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu; hoàn thành trước ngày 31/3/2015.
-
Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính rà soát những văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp; hoàn thành trước ngày 31/3/2015.
Hai là, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành trong địa phương:
-
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt nội dung quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về quyền của cá nhân, tổ chức khi trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ có thể là bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
-
Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp ban hành hoặc những văn bản do cơ quan, tổ chức trực thuộc ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp; hoàn thành trước ngày 31/3/2015.
-
Tăng cường kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa,” “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản trái với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
-
Bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sao giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính; thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính.
-
Thời gian thực hiện: thường xuyên.
Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng giao trách nhiệm cụ thể cho Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm 1.1 khoản 1 của Chỉ thị này; tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào Quý II/2015.
[107] Kiến nghị về chứng thực chữ ký
Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một chủ trương đúng đắn, đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Để giải quyết vướng mắc này, có ý kiến đề nghị nên có quy định theo hướng trong trường hợp chứng thực chữ ký được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ chỉ kiểm tra yêu cầu chứng thực và hẹn người có yêu cầu chứng thực về thời gian trả kết quả. Tại thời điểm trả kết quả, người yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ ký trước mặt người thực hiện chứng thực; người thực hiện chứng thực ký chứng thực và trả kết quả cho người có yêu cầu chứng thực. Tuy nhiên, nếu quy định theo hướng này sẽ gây khó khăn cho người dân (vì phải đi lại nhiều lần), không đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính. Vì vậy, để vừa phát huy hiệu quả của cơ chế này vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động chứng thực chữ ký; đồng thời, tạo thuận lợi tối đa cho người dân (không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều “cửa”) thì nên có quy định giao trách nhiệm cho công chức tại bộ tiếp nhận và trả kết quả. Nếu quy định theo hướng này thì người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ; người tiếp nhận hồ sơ ký xác nhận vào sau phần ghi họ tên của người yêu cầu chứng thực ở cuối giấy tờ, văn bản và chuyển cho người thực hiện chứng thực. Quy định này sẽ đáp ứng được yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính vừa nâng cao trách nhiệm của công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Cần có quy định cụ thể về một số trường hợp không được chứng thực chữ ký như: không được chứng thực chữ ký trên hợp đồng, giao dịch, không chứng thực chữ ký đối với giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.
[108] Kiến nghị về công tác dịch thuật phục vụ chứng thực
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc chứng thực chữ ký người dịch như đã nêu ở trên thì cần thiết phải ban hành một văn bản điều chỉnh riêng về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực. Văn bản pháp luật này sẽ tạo cơ sở pháp lý và tiền đề quan trọng để hình thành đội ngũ người dịch có năng lực, trình độ, có đạo đức nghề nghiệp; từng bước phát triển dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, có chất lượng trong lĩnh vực chứng thực, góp phần đảm bảo an toàn pháp lý của các giao dịch khi sử dụng bản dịch có chứng thực, đưa hoạt động chứng thực chữ ký người dịch vào nền nếp, tạo sự yên tâm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng giấy tờ, tài liệu, đồng thời góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Để đạt được những mục tiêu trên đây, văn bản quy phạm pháp luật này phải bao gồm được những nội dung cơ bản sau:
* Về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục công nhận người dịch
Để bảo đảm chất lượng của đội ngũ người dịch, phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục công nhận người dịch. Theo đó, người dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp hoặc bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận; đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra do Hội đồng kiểm tra trình độ dịch thuật - Bộ Tư pháp thành lập, được cấp chứng chỉ hành nghề dịch thuật.
Đối với những ngôn ngữ không phổ biến, không có điều kiện tổ chức kiểm tra trình độ dịch thuật thì việc cấp chứng chỉ hành nghề dịch thuật cho người đó sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Ngoài ra, cũng cần quy định về người dịch theo vụ việc, đây là những người thông thạo ngôn ngữ cần dịch và có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần dịch và người dịch theo vụ việc phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về tính chính xác của nội dung bản dịch và có quyền, nghĩa vụ của người dịch.
* Hình thức hành nghề, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề dịch thuật
Để đảm bảo đội ngũ người dịch hoạt động theo hướng chuyên nghiệp cần có quy định người dịch phải hành nghề dịch thuật trong các tổ chức hành nghề dịch thuật. Người dịch có thể thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề dịch thuật; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề dịch thuật. Tổ chức hành nghề dịch thuật có thể hoạt động dưới các hình thức như: doanh nghiệp dịch thuật, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tổ chức hành nghề dịch thuật phải thông báo cho Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở chính. Đồng thời, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề dịch thuật và quy định về đăng ký chữ ký mẫu.
* Về thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch
Như đã phân tích ở trên, trước đây, Công chứng viên có thẩm quyền chứng nhận chữ ký người dịch. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương tách bạch hai hoạt động công chứng và chứng thực vốn khác nhau về bản chất, Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Việc công chứng chữ ký người dịch đã được chuyển cho các Phòng Tư pháp thực hiện. Trong hơn 5 năm qua, mặc dù chúng ta chưa xây dựng được đội ngũ người dịch mang tính bài bản nhưng quy định này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân, chấm dứt tình trạng “độc quyền” của một số Phòng Công chứng (đó là hiện tượng một số phòng công chứng “độc quyền” cộng tác viên, tức là chỉ công chứng bản dịch của cộng tác viên phòng mình, không công chứng bản dịch của cộng tác viên các phòng công chứng khác)… do đó đã nhận được sự ủng hộ từ phía người dân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua một số ý kiến cho rằng, trong bối cảnh sửa đổi Luật Công chứng, để có điều kiện phát triển đội ngũ người dịch; đồng thời, nâng cao chất lượng của bản dịch, giảm tải công việc cho các cơ quan hành chính nhà nước, nên chuyển lại thẩm quyền chứng thực chữ ký người dịch từ các Phòng Tư pháp sang các tổ chức hành nghề công chứng như trước đây. Công chứng viên sẽ có thẩm quyền chứng nhận bản dịch (thay cho việc chỉ chứng thực chữ ký người dịch như hiện nay). Những ý kiến này cũng cho rằng, việc Công chứng viên liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng của nội dung bản dịch với người dịch sẽ nâng cao chất lượng của bản dịch, tránh tình trạng dịch sai, dịch không chính xác như hiện nay. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể trong điều kiện hiện nay, khi việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng chưa thực sự đủ về số lượng và chưa phân bố đồng đều (chỉ tập trung ở những thành phố lớn) thì quan điểm trên sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Bên cạnh đó, nếu trong tương lai, các tổ chức hành nghề công chứng có phát triển đến tất cả các vùng, miền thì số lượng của các Tổ chức hành nghề công chứng đó cũng không đủ nhiều bằng các Phòng Tư pháp như hiện nay.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi mà nhà nước ta đang thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính (dành phần khó về phía cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân) thì việc chuyển hoàn toàn chứng thực chữ ký người dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng sẽ không quán triệt được chủ trương xây dựng một nền hành chính: gần dân, vì dân. Do đó, trong giai đoạn này, nên quy định cho người dân có quyền lựa chọn việc chứng nhận bản dịch tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch tại Phòng Tư pháp là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Mặt khác, nếu chúng ta xây dựng được một đội ngũ người dịch bài bản, chuyên nghiệp có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt từ đó nâng cao được chất lượng của bản dịch thì việc Phòng Tư pháp chứng thực chữ ký người dịch hay các Tổ chức hành nghề công chứng xác nhận bản dịch cũng sẽ không còn là vấn đề lớn.
* Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch:
Để khắc phục hạn chế hiện nay về thủ tục chứng thực chữ ký người dịch (người dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực) thì cần quy định rõ về trình tự, thủ tục chứng thực chữ ký người dịch theo hai hình thức: chứng thực chữ ký người dịch có đăng ký chữ ký mẫu và chứng thực chữ ký đối với người dịch không đăng ký chữ ký mẫu. Theo hình thức thứ nhất: Tổ chức hành nghề dịch thuật có quyền đăng ký chữ ký mẫu của người dịch với bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào, không bị hạn chế bởi nơi đóng trụ sở hay cư trú; người dịch có thể ký tên trước trên bản dịch để người khác mang đi chứng thực chữ ký (người dịch không phải trực tiếp đến cơ quan chứng thực ký trước mặt người thực hiện chứng thực). Quy định như vậy sẽ thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục được những bất cập, ách tắc hiện nay do pháp luật chưa cho phép chứng thực chữ ký trên cơ sở so sánh chữ ký mẫu.
Về quản lý nhà nước về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực
Hiện nay, ở nhiều nước, hoạt động dịch thuật được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, các tổ chức hành nghề dịch thuật được thành lập theo Luật doanh nghiệp, không có một cơ quan chuyên ngành nào quản lý hoạt động dịch thuật của các doanh nghiệp này sau khi thành lập. Do đó, có thể nói hoạt động này đang bị thả nổi, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân khi có sai phạm xảy ra. Vì vậy, để đưa hoạt động này vào nề nếp, cần phải có quy định về việc giao cho một cơ quan nhà nước chuyên ngành quản lý hoạt động dịch thuật này.
Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thì Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý hoạt động chứng thực trong phạm vi toàn quốc (trong đó có chứng thực chữ ký người dịch). Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp nên giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực.
Về xây dựng cơ chế xử lý vi phạm đối với người dịch, tổ chức hành nghề dịch thuật
Theo quy định hiện nay, người dịch là cộng tác viên dịch thuật của các Phòng Tư pháp thì khi ký hợp đồng cộng tác viên cũng có cam kết về việc dịch chính xác. Tuy nhiên, do pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm của người dịch khi dịch sai gây thiệt hại cho khách hàng, cũng như quy định về việc hoàn trả thù lao khi việc dịch không đáp ứng được yêu cầu của người có yêu cầu dịch thuật. Do đó, khi có sai sót xảy ra, không có cơ chế để quy trách nhiệm cho người dịch cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của người có yêu cầu dịch thuật. Vì vậy, cần có quy định cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của người dịch, quy định về việc xử lý vi phạm đối với người dịch cũng như các tổ chức hành nghề dịch thuật.
[109] Kiến nghị về chứng thực hợp đồng, giao dịch
Về giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực
Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu phân biệt rạch ròi giữa hai hoạt động công chứng và chứng thực thì giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực là khác với giá trị hợp đồng, giao dịch được công chứng. Theo đó, cần đưa việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về đúng bản chất của hoạt động chứng thực (mang tính hình thức) là hết sức cần thiết. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực chỉ có giá trị chứng cứ chứng minh thời điểm ký kết hợp đồng, giao dịch đó mà không có giá trị chứng cứ chứng minh cho các sự kiện trong hợp đồng, giao dịch. Theo cách quy định này, thì người yêu cầu chứng thực cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch mà chỉ chịu trách nhiệm về sự tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và thời điểm ký kết hợp đồng, giao dịch đó. Quy định này sẽ phù hợp với trình độ của cán bộ, công chức làm công tác chứng thực (những người không được đào tạo bài bản như công chứng viên), đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan/tổ chức/cá nhân có thể thấy rõ được giá trị pháp lý khác nhau giữa văn bản công chứng và văn bản chứng thực; từ đó họ có thể lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực để bảo đảm an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch của mình.
Về thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch
Trong giai đoạn chưa hoàn thành việc chuyển giao hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề công chứng, nên quy định việc giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản dưới 50 triệu đồng cho Ủy ban nhân dân cấp xã cấp chính quyền cơ sở gần dân nhất (nắm rõ thân nhân người giao dịch và tài sản giao dịch). Vì, trong thời gian qua, mặc dù theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền chứng thực đối với hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng, nhưng trên thực tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sau khi Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe có hiệu lực thi hành (ngày 16/12/2010) thì nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã thực hiện chứng thực chữ ký trên giấy tờ mua bán xe. Bên cạnh đó, tại một số địa phương Ủy ban nhân dân cấp xã cũng đã vận dụng việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền. Thực tiễn cho thấy, chưa có tranh chấp nào xảy ra liên quan đến việc chứng thực chữ ký trên giấy tờ mua bán xe của cá nhân cũng như việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền (đối với những ủy quyền có tính chất đơn giản). Do đó, việc phân cấp thẩm quyền này cho Ủy ban nhân dân cấp xã là hết sức phù hợp, sẽ đáp ứng yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, tránh làm phức tạp hóa các quan hệ dân sự có tính chất đơn giản; đồng thời, tránh việc phải thực hiện pháp luật theo hướng vận dụng (dễ gây rủi ro cho các giao dịch).
Về công tác chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch
Cần có một sự thông thoáng hơn trong quy định chuyển giao chứng thực hợp đồng, giao dịch sang cho các tổ chức hành nghề công chứng. Chúng ta tách bạch hoạt động công chứng, chứng thực là để thấy hai hoạt động này là khác nhau về chủ thể thực hiện, cơ quan quản lý và giá trị pháp lý của văn bản được công chứng/văn bản được chứng thực. Tuy nhiên, để sự tách bạch nêu trên không cực đoan và quan trọng là phải tạo thuận lợi cho người dân, về lâu dài, để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật về công chứng, chứng thực với pháp luật chuyên ngành như Bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật Nhà ở… thì pháp luật về công chứng, chứng thực cần hoàn thiện quy định theo hướng trao quyền cho người dân trong việc lựa chọn cơ quan thực hiện (tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực). Quy định này vừa đảm bảo được quyền quyền tự do giao dịch của người dân, vừa tránh tình trạng đang diễn ra hiện nay, đó là việc chuyển giao “ngược” (Ủy ban nhân cấp tỉnh đã có quyết định chuyển việc chứng thực hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân sang các tổ chức hành nghề công chứng nhưng không nhận được sự đồng tình của người dân, nên đã phải có quyết định về việc tiếp tục giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chứng thực hợp đồng, giao dịch như: Tây Ninh, Thái Nguyên).
1.13 Các kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp[103]
1.13.1 Nhóm kiến nghị về nhu cầu sửa đổi, bổ sung Luật lý lịch tư pháp
[110] Kiến nghị về đảm bảo tính tương thích giữa Luật Lý lịch tư pháp với Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự
Thứ nhất, sửa đổi các quy định có liên quan đến đương nhiên được xóa án tích (XAT). Chế định về đương nhiên được XAT của Luật LLTP là chế định mang tính nhân đạo cao cả và đề cao quyền con người như quyền được tái hòa nhập cộng đồng, quyền bình đẳng trong các quan hệ xã hội… Với những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản của BLHS năm 2015, kết hợp với các quy định có liên quan của BLTTHS năm 2015, có một số vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật LLTP để bảo đảm sự phù hợp với BLHS và BLTTHS.
Đối tượng bị coi là có án tích được quy định trong BLHS năm 2015 đã thu hẹp rất nhiều. BLHS năm 2015 đã sửa đổi cơ bản chế định XAT theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, ổn định để làm ăn, sinh sống. Theo đó, vấn đề XAT được quy định tập trung tại Chương X của BLHS năm 2015 gồm 5 điều luật (từ Điều 69 đến Điều 73) và tại một số điều thuộc các Chương khác của Phần những quy định chung (Điều 89 quy định về XAT đối với pháp nhân thương mại bị kết án thuộc chương XI và Điều 107 quy định về XAT đối với người dưới 18 tuổi bị kết án thuộc chương XII). Như vậy, BLHS năm 2015 có 07 điều luật quy định về vấn đề XAT (tăng 01 điều so với BLHS năm 1999), trong đó có 01 điều (Điều 72) được giữ nguyên như quy định của BLHS năm 1999; 01 điều (Điều 89) được bổ sung mới và 05 điều (các Điều 69, 70, 71, 73 và 107) được sửa đổi, bổ sung.
Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 của BLHS năm 2015 quy định rõ 05 trường hợp người bị kết án không bị coi là có án tích. Đó là: (1) người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì; (2) người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; (3) người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; (4) người đã thành niên bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng; (5) người được miễn hình phạt.
Như vậy, có thể thấy diện những người bị kết án phải mang án tích còn lại là rất hẹp so với quy định của BLHS năm 1999, bao gồm:
-
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ bị coi là có án tích trong trường hợp: (1) bị kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (2) bị kết án do lỗi cố ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng.
-
Người từ đủ 18 tuổi trở lên chỉ bị coi là có án tích trong trường hợp: (1) bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (2) bị kết án do lỗi cố ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng.
-
Như vậy, Đối tượng quản lý LLTP cũng như các quy định về phạm vi lập hồ sơ LLTP; các loại giấy tờ mà các cơ quan phải gửi cho Cơ quan quản lý CSDL LLTP cũng đã được thu hẹp lại rất nhiều, do những thay đổi trong đối tượng bị mang án tích được quy định trong BLHS mới 2015. Qua đó, cần phải có sửa đổi trong quy định của Luật LLTP về những vấn đề này.
-
Điều chỉnh các quy định liên quan đến việc xác minh điều kiện xoá án tích để phù hợp với quy định của BLHS 2015.
BLHS 2015 đã rút ngắn thời hạn XAT và điều chỉnh mốc tính thời hạn XAT sớm hơn. Khoản 2 Điều 70 của Bộ luật giữ nguyên thời hạn 01 năm để được XAT (đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo), đồng thời, rút ngắn thời hạn để được XAT theo hướng còn 02 năm (đối với trường hợp bị phạt tù đến 06 năm); 03 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 06 năm đến 15 năm) và 06 năm (đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án). Riêng trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên được XAT cho người bị kết án, đồng thời, giao trách nhiệm cho Cơ quan quản lý CSDL LLTP cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70 của BLHS. Như vậy, BLHS đã giao hẳn trách nhiệm cho Cơ quan quản lý CSDL LLTP trong việc theo dõi vấn đề XAT đương nhiên cho người bị kết án. Đồng thời, Điều 369 của BLTTHS năm 2015 quy định về thủ tục XAT, trong đó, tại khoản 1 điều này quy định: “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên được XAT và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của BLHS thì cơ quan quản lý CSDL LLTP cấp Phiếu LLTP là họ không có án tích”.
Như vậy, vấn đề xoá án tích đã được thay đổi khá nhiều trong BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2015. Đây cũng là những quy định làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quy định có liên quan đến việc xác minh điều kiện XAT; cập nhật thông tin về án tích khi sửa đổi Luật LLTP.
Thứ hai, xem xét lộ trình và điều kiện để bổ sung đối tượng quản lý LLTP là pháp nhân thương mại phạm tội.
Điều 5 Luật LLTP quy định đối tượng quản lý LLTP về án tích là công dân Việt Nam bị Tòa án Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài kết án, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. BLHS (sửa đổi) năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 2 Điều 2), đồng thời BLTTHS (sửa đổi) năm 2015 cũng quy định về trình tự tố tụng và vấn đề XAT đối với pháp nhân thương mại phạm tội, do đó, Luật LLTP quy định về phạm vi, đối tượng quản lý LLTP (chỉ giới hạn LLTP của cá nhân) không còn phù hợp, đồng bộ BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015.
Theo quy định của Luật LLTP (khoản 1 Điều 2), LLTP là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án. Như vậy, LLTP chỉ ghi nhận và quản lý những thông tin về án tích của cá nhân - là những thông tin từ khi cá nhân bị kết án và thông tin về tình trạng thi hành án.
Ngoài ra, Điều 89 của BLHS bổ sung quy định về XAT đương nhiên cho các pháp nhân thương mại bị kết án nhưng không giao cho cơ quan nào có trách nhiệm quản lý, theo dõi. Tuy nhiên, Điều 446 của BLTTHS năm 2015 đã quy định về thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân, theo đó, “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của BLHS thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích”. Như vậy có thể thấy, theo quy định của BLTTHS thì việc theo dõi và cấp giấy chứng nhận pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được XAT do Tòa án thực hiện. Vì vậy, Cơ quan quản lý CSDL LLTP không theo dõi vấn đề này. Từ đây, đặt ra một vấn đề là có cần thiết Cơ quan quản lý CSDL LLTP lập hồ sơ án tích của pháp nhân để theo dõi và cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Tuy nhiên, để đồng bộ được với các quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 và hoàn thiện hệ thống CSDL về án tích của mọi đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự một cách đầy đủ nhất, kiến nghị: sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành án dân sự theo hướng đồng bộ với các quy định của BLHS và BLTTHS năm 2015 về pháp nhân thương mại. Sau khi có đầy đủ cơ sở pháp lý đảm bảo cho nguồn Thông tin LLTP của pháp nhân thương mại thì sẽ bổ sung đối tượng quản lý LLTP là pháp nhân thương mại phạm tội vào Luật LLTP.
Việc bổ sung pháp nhân thương mại thì sẽ bổ sung đối tượng quản lý LLTP so với hiện nay, mở rộng phạm vi quản lý LLTP, như vậy cơ sở dữ liệu LLTP sẽ phải quản lý thông tin về bản án, quá trình thi hành án của pháp nhân thương mại và cả vấn đề xóa án tích cho pháp nhân thương mại. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật LLTP sẽ phải bổ sung các quy định về đối tượng, phạm vi quản lý LLTP; bổ sung các quy định về cơ chế phối hợp cung cấp thông tin LLTP của pháp nhân thương mại; thẩm quyền, trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bổ sung quy định các quy định về xử lý thông tin LLTP của pháp nhân thương mại.
Bên cạnh đó, cần đặt vấn đề có cấp Phiếu LLTP cho pháp nhân thương mại như đối với cá nhân hay không? Như đã nói ở trên, BLTTHS năm 2015 đã quy định về thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích. Tuy nhiên, cần làm rõ ý nghĩa, sự khác nhau giữa Phiếu LLTP và giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án. Phiếu LLTP là sự xác nhận cho mọi đối tượng ( bao gồm cả người/pháp nhân chưa từng bị kết án hoặc đã từng bị kết án) về việc người/pháp nhân đó trong sạch hoặc từng có án tích; còn giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án chỉ đối với người/pháp nhân đã từng bị kết án. Có thể thấy, khi một pháp nhân có giấy chứng nhận xóa án tích thì điều ấy cho thấy pháp nhân từng bị kết án, do đó phần nào cản trở về mặt lợi ích của pháp nhân, ảnh hưởng đến ý nghĩa nhân văn của chế định xóa tích. Còn đối với Phiếu LLTP thì khi một người/pháp nhân bị kết án và được xóa án tích sẽ không thể hiện trên Phiếu, góp phần tái hòa nhập cộng đồng và bảo vệ tốt hơn lợi ích của cá nhân/pháp nhân. Do đó, nếu nhu cầu xã hội cần biết một pháp nhân có án tích hay trong sạch thì Phiếu LLTP lại đáp ứng được tốt hơn trong đời sống dân sự. Cần bổ sung quy định về cấp Phiếu LLTP cho pháp nhân.
[111] Kiến nghị về bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 trong Luật LLTP
Điều 7 Luật LLTP quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP. Theo đó, những chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai quy định này đã bị lạm dụng, một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đã yêu cầu cá nhân là công dân Việt Nam và người nước ngoài có thời gian cư trú của Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện.
Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, trong đó quy định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được pháp luật bảo đảm an toàn (Khoản 1 Điều 21). Theo quy định hiện nay của Luật LLTP, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa của người từng bị kết án (Khoản 2 Điều 43). Tình trạng này đã ảnh hưởng tới chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được XAT, gây khó khăn cho cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp lý. Vì vậy, kiến nghị bãi bỏ Phiếu LLTP số 2, chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội mới có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý CSDL LLTP cung cấp thông tin dưới dạng văn bản cung cấp thông tin như nội dung của Phiếu LLTP số 2 theo quy định của pháp luật.
1.13.2 Nhóm kiến nghị về địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp
[112] Kiến nghị về địa vị pháp lý và cơ cấu của cơ quan quản lý nhà nước về LLTP.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm LLTPQG theo quy định của Luật LLTP và Nghị định số 111/2010/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của công tác LLTP. Hiện nay, Trung tâm LLTPQG được xác định là đơn vị sự nghiệp. Luật LLTP quy định 10 nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, riêng Trung tâm LLTPQG chỉ quy định duy nhất 1 nhiệm vụ là quản lý CSDL LLTP quốc gia nhưng do Luật LLTP không quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về LLTP và do công tác xây dựng CSDL LLTP có mối quan hệ mật thiết với công tác quản lý nhà nước về LLTP nên theo Quyết định số 97/QĐ-BTP, Bộ trưởng đã giao cho Trung tâm thực hiện 9 nhiệm vụ còn lại do Luật LLTP giao cho Bộ Tư pháp, thực chất là các nội dung về quản lý nhà nước về LLTP. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (khoản 1 Điều 15), thì các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước không có tên gọi là “trung tâm” và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ không có chức năng quản lý nhà nước (khoản 2 Điều 21).
Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của công tác quản lý LLTP là tích hợp thông tin về án tích từ các cơ quan tiến hành tố tụng nên hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý CSDL LLTP và các cơ quan hữu quan có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, Trung tâm LLTPQG do là đơn vị sự nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan đến việc quản lý LLTP, nhất là khi đa phần các cơ quan này là cơ quan tiến hành tố tụng. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động LLTP đối với các địa phương, khi mà Trung tâm LLTPQG được xác định rõ ràng là đơn vị sự nghiệp và các cán bộ của Trung tâm LLTPQG chỉ có tư cách viên chức để thực thi các nhiệm vụ quản lý LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, trong khi tại các Sở Tư pháp trong toàn quốc, đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP được xác định là công chức (họ là công chức đang công tác thuộc Phòng Hành chính tư pháp hoặc Phòng LLTP tại các Sở Tư pháp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
Như vậy, việc quy định Trung tâm LLTPQG là một sự nghiệp công lập như hiện nay đã tạo ra không ít khó khăn trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong việc thực thi quản lý LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao. Qua đó có thể thấy, khi sửa đổi mô hình quản lý CSDL thì việc sửa đổi mô hình Cơ quan quản lý CSDL LLTP cho phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết. Quản lý CSDL LLTP là lĩnh vực quản lý chuyên ngành mang tính chuyên môn sâu, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của nhiều cơ quan ở các cấp, trong đó Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan thi hành án dân sự, các cơ quan có liên quan trong quân đội. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan quản lý CSDL LLTP sẽ có tác động ảnh hưởng tới mối quan hệ phối hợp với các cơ quan này trong việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin để xây dựng CSDL LLTP. Hơn nữa, CSDL LLTP được xác định là thông tin được bảo mật, là tài sản quốc gia, có ý nghĩa quan trọng, nên tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý CSDL LLTP phải phù hợp với các quy định về quản lý chuyên ngành.
Để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, phù hợp với nguyên tắc quản lý hành chính là một công việc không giao cho nhiều đầu mối thực hiện, cần thiết phải sửa đổi quy định của Luật LLTP về tên gọi Trung tâm LLTPQG, sửa đổi thành Cơ quan quản lý CSDL LLTP và dự kiến sẽ có cơ cấu tổ chức theo mô hình Cục LLTP. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Trung tâm LLTPQG - là đơn vị sự nghiệp công lập sang Cục LLTP - là đơn vị quản lý nhà nước về LLTP sẽ không tạo ra tổ chức mới, không phát sinh biên chế mới nhưng lại tạo điều kiện bảo đảm thống nhất, thông suốt trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về LLTP cũng như xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP. Chấm dứt tình trạng Trung tâm LLTPQG - là đơn vị sự nghiệp công lập lại có chức năng quản lý nhà nước về LLTP. Đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nhiều năm qua trong việc tổ chức quản lý và hoạt động của một số cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương tự, như Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Cục quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội thuộc Bộ Công an.
Do đó, để thực hiện đúng chức năng đã được quy định trong Luật và các chức năng khác do Bộ trưởng giao, cần phải thay đổi chế định mô hình quản lý nhà nước về LLTP của Trung tâm LLTPQG từ một đơn vị sự nghiệp công lập thành Cục Quản lý LLTP. Theo đó, tại địa phương, Sở Tư pháp vẫn là cơ quan tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về LLTP; tiếp nhận Thông tin LLTP và chuyển giao qua đường điện tử cho Cơ quan quản lý CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho mọi đối tượng có yêu cầu. Tại Trung ương, Cục Quản lý LLTP là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về LLTP; có chức năng xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP trong phạm vi cả nước; cấp Phiếu LLTP cho mọi đối tượng không phân biệt về quốc tịch cũng như nơi cư trú. Cục có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Nhà nước theo quy định của pháp luật. Có như vậy, Trung tâm LLTPQG hiện nay mới có thể dễ dàng phối hợp làm việc với các cơ quan hữu quan khác, qua đó công tác quản lý LLTP mới được thực hiện thực sự triệt để, hiệu quả.
1.13.3 Nhóm kiến nghị về quản lý Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
[113] Kiến nghị phân loại CSDL LLTP nâng cao hiệu quả quản lý.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật LLTP, mô hình quản lý CSDL LLTP gồm hai cấp là Trung tâm LLTPQG và các Sở Tư pháp. Cùng với đó, Luật LLTP giao nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về LLTP cho Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, trong bối cảnh giai đoạn đầu hình thành và xây dựng cơ quan quản lý CSDL LLTP, Luật LLTP đã quy định mô hình quản lý CSDL LLTP là mô hình 02 cấp từ Trung ương đến địa phương.
Ngày 23/11/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP (sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP). Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm LLTPQG và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý CSDL LLTP” (sau đây gọi là Quyết định số 2369/QĐ-TTg) tương xứng với vị trí, nhiệm vụ của công tác LLTP trong tình hình mới. Căn cứ Luật LLTP, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Quyết định số 2369/QĐ-TTg, ngày 26/01/2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 97/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm LLTPQG. Theo Quyết định số 97/QĐ-BTP, Trung tâm LLTPQG là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý CSDL LLTP trong phạm vi cả nước, cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền và thực hiện các nhiệm trong lĩnh vực LLTP do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Tại khoản 5 Điều 9 và Điều 13 của Luật LLTP quy định Sở Tư pháp là cơ quan vừa thực hiện chức năng quản lý CSDL LLTP, cấp Phiếu LLTP theo thẩm quyền vừa là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về LLTP tại địa phương. Để triển khai thi hành các quy định của Luật LLTP, theo Quyết định số 2369/QĐ-TTg cũng xác định rõ nội dung kiện toàn tổ chức tại các Sở Tư pháp: để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý CSDL LLTP và quản lý nhà nước về LLTP tại địa phương, Đến nay, Sở Tư pháp 05 thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Phòng LLTP; 58 Sở Tư pháp còn lại đã kiện toàn bộ phận làm công tác LLTP tại Phòng Hành chính tư pháp hoặc Bổ trợ tư pháp.
Thời gian đầu khi Luật LLTP mới có hiệu lực, mô hình quản lý CSDL LLTP hai cấp là khả thi. Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan ở địa phương trong việc phối hợp cung cấp, tiếp nhận thông tin; giảm sức ép về khối lượng thông tin phải tiếp nhận, xử lý. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, việc xây dựng CSDL theo mô hình hai cấp đã sớm không còn phù hợp do mô hình này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập cho cơ quan quản lý CSDL vì thông tin thường xuyên phải trao đổi qua lại giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, mất nhiều chi phí và thời gian. Mặt khác, mô hình quản lý CSDL hai cấp cũng khó bảo đảm yêu cầu về an toàn, tính chính xác và đồng bộ của dữ liệu do có quá nhiều đầu mối tiếp nhận, xử lý, cập nhật thông tin.
Trong khi mô hình quản lý CSDL Tư pháp của CHLB Đức chỉ có một cấp duy nhất, tất cả các thông tin về một người đều có thể dễ dàng được tra cứu, bổ sung, cập nhật một cách nhanh chóng bởi mọi thông tin về án tích và các thông tin liên quan đều được gửi về một nơi duy nhất là cơ quan quản lý liên bang thì của Việt Nam các Sở Tư pháp đều phải gửi các loại giấy tờ, Thông tin LLTP cho hai nơi là Sở Tư pháp nơi người bị kết án thường trú hoặc tạm trú và Trung tâm LLTPQG. Điển hình là tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp thành phố này phải cử riêng cán bộ chỉ để ngồi phân loại các bản án được gửi đi đâu để cung cấp Thông tin LLTP của người bị kết án. Việc này làm tốn rất nhiều thời gian, chi phí cũng như nhân lực.
Tiếp cận bằng phương pháp so sánh pháp luật cho thấy tính khác biệt về mô hình quản lý CSDL LLTP của CHLB Đức lại thể hiện tính ưu việt rõ ràng hơn so với mô hình quản lý CSDL hai cấp, 64 đầu mối của nước ta hiện nay. Đây là quốc gia điển hình có mô hình quản lý CSDL LLTP một cấp duy nhất -
Cơ quan quản lý liên bang. Toàn bộ các thông tin về bản án, tình trạng chấp hành án, cấm đảm nhiệm chức vụ, công dân có giấy phép được phép mang súng hay không, các loại thông tin về thanh thiếu niên… đều được các cơ quan phụ trách chuyển dữ liệu thông tin qua đường điện tử về thẳng một đầu mối duy nhất là cơ quan quản lý trung ương. Tại đây thông tin được phân loại để sắp xếp lưu trữ vào một trong ba cơ quan thuộc cơ quan quản lý trung ương, đó là:
-
Cơ quan đăng kí tội phạm trung ương, bao gồm cả đăng kí tội phạm thanh niên;
-
Cơ quan đăng kí các vi phạm về thương mại và công nghiệp;
-
Cơ quan đăng kí trung ương về thủ tục tố tụng đang diễn ra.
Vì từng loại Phiếu LLTP có đặc điểm, nội dung khác nhau nên việc phân loại thông tin theo từng cơ quan quản lý như vậy vừa bảo đảm tính rõ ràng, lại vừa thuận tiện trong việc xây dựng, cập nhật, bổ sung, tra cứu thông tin để từ đó cấp Phiếu LLTP cho các chủ thể có yêu cầu.
Hiện tại, số hồ sơ được lưu tại CSDL LLTP do cơ quan đăng kí liên bang quản lý khoảng gần 5 triệu hồ sơ, trung bình mỗi ngày có khoảng 13.000 Phiếu LLTP được cấp. Trong đó, một trong những cơ quan là công cụ trợ giúp đắc lực nhất cho hệ thống CSDL thông tin là cơ quan đăng kí tội phạm trung ương, trực thuộc cơ quan quản lý liên bang. Hiện nay, cơ quan đăng kí này lưu trữ khoảng 12 triệu thông tin đăng kí về quá trình tố tụng điều tra. Mỗi ngày làm việc, cơ quan này nhận được khoảng 1.000 yêu cầu và 70.000 thông báo. Mỗi thông báo được xử lí để đưa vào đăng kí trong khoảng 3 giờ trong trường hợp khẩn cấp hoặc có đầy đủ thông tin cá nhân thì việc giải quyết một yêu cầu cung cấp thông tin chỉ mất 20 giây.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt rõ ràng về tính hiệu quả giữa hai mô hình quản lý CSDL. Trong khi mô hình quản lý CSDL hai cấp tại Việt Nam đang ngày càng bộc lộ những bất cập, hạn chế thì ngược lại, mô hình quản lý CSDL một cấp duy nhất tại CHLB Đức đã cho chúng ta thấy rõ tính ưu việt của nó. Có thể thấy số lượng thông tin mà Cơ quan đăng kí tội phạm trung ương nói riêng và Cơ quan quản lý liên bang nói chung mỗi ngày đều nhận được là rất lớn. Với số lượng thông tin lớn như vậy, mà toàn bộ dữ liệu đều được cập nhật với tốc độ rất nhanh mà chính xác, đầy đủ, không bỏ sót một thông tin nào đã cho thấy tính ưu việt của mô hình quản lý CSDL LLTP một cấp và tác dụng của việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào việc quản lý dữ liệu thông tin, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, nguồn nhân lực trong các hoạt động LLTP.
Do đó, để phù hợp và đáp ứng được nhu cầu cấp Phiếu đang ngày càng gia tăng như hiện nay, thiết nghĩ cần chuyển đổi mô hình quản lý CSDL LLTP từ hai cấp sang mô hình quản lý CSDL một cấp tập trung, thống nhất, cùng sử dụng chung giữa trung ương và các địa phương để đáp ứng được những yêu cầu cao hơn trong công tác xây dựng, quản lý CSDL LLTP, khắc phục những khó khăn, hạn chế của mô hình quản lý CSDL hai cấp. Đề xuất này cũng phù hợp với lộ trình đặt ra trong “Chiến lược phát triển LLTP đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 và phù hợp với bối cảnh hiện nay về kinh nghiệm thực tiễn, về điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin như: chuyển thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử giữa Trung tâm LLTPQG và Sở Tư pháp, triển khai thí điểm Phần mềm tự động hóa toàn bộ các quy trình xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP. Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay sẽ giải quyết được những khó khăn, bất cập về thiếu nguồn nhân lực, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác, thiếu thông tin, không kịp thời cập nhật thông tin của mô hình quản lý CSDL hai cấp. Do đó, thiết nghĩ việc quy định thu gọn CSDL hai cấp về một cấp, 64 đầu mối cơ sở sở dữ liệu về một đầu mối, tập trung, thống nhất và được quản lý tại Bộ Tư pháp là cần thiết.
Nhận thấy việc sửa đổi, thu gọn mô hình quản lý CSDL LLTP từ hai cấp về một cấp là một vấn đề lớn, làm thay đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay về công tác LLTP. Trong quá trình nghiên cứu, có 03 phương án đề xuất về mô hình tổ chức CSDL LLTP, cụ thể:
Phương án 1:
Xây dựng CSDL LLTP quốc gia tập trung thống nhất, được quản lý tại Bộ Tư pháp. Sẽ chỉ có 01 cơ quan duy nhất thuộc Bộ Tư pháp (Cục LLTP được chuyển đổi từ Trung tâm LLTPQG) thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP quốc gia còn các Sở Tư pháp chỉ tiếp nhận, chuyển giao Thông tin LLTP và cấp Phiếu LLTP (không thực hiện các nhiệm vụ: nhập dữ liệu, kiểm soát chất lượng dữ liệu, tích hợp dữ liệu, quản lý, vận hành dữ liệu). Cơ quan quản lý CSDL quốc gia của Bộ Tư pháp sẽ thực hiện nhiệm vụ nhập dữ liệu, tích hợp, phân tích, kiểm tra, rà soát, thẩm định thông tin trước khi cho nhập dữ liệu vào kho dữ liệu; xử lý thông tin, cập nhật, quản lý, sử dụng, khai thác CSDL về LLTP quốc gia để trực tiếp cấp Phiếu LLTP và cung cấp thông tin cho các Sở Tư pháp để cấp Phiếu LLTP.
Ưu điểm: Mô hình này có ưu điểm vẫn kế thừa được tổ chức, biên chế, các mối quan hệ với các cơ quan liên quan tại địa phương, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện nay tại các Sở Tư pháp, không làm xáo trộn về tổ chức, biên chế hiện nay tại Sở Tư pháp. Bên cạnh đó việc các Sở Tư pháp tiếp tục làm đầu mối tiếp nhận thông tin từ các cơ quan có liên quan tại địa phương sẽ bảo đảm chặt chẽ, nhanh chóng và thuận tiện hơn và khắc phục được các hạn chế, bất cập của mô hình cũ.
Nhược điểm: Tuy Sở Tư pháp không phải xây dựng, quản lý, vận hành CSDL LLTP nhưng vẫn phải là đầu mối tiếp nhận và chuyển giao thông tin qua đường điện tử cho Cơ quan quản lý CSDL quốc gia của Bộ Tư pháp.
Phương án 2:
Xây dựng CSDL LLTP quốc gia tập trung thống nhất, được quản lý tại Bộ Tư pháp. Sẽ chỉ có 01 cơ quan duy nhất thuộc Bộ Tư pháp (Cục LLTP) thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP quốc gia. Đồng thời, có các chi nhánh tại một số khu vực (dự kiến theo 03 hoặc 05 thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện trực tiếp nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, xử lý thông tin do các cơ quan đầu mối cung cấp. Việc phân chia các chi nhánh tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin theo khu vực nhằm đảm bảo cơ chế phối hợp trong cung cấp, tiếp nhận Thông tin LLTP chặt chẽ, nhanh chóng và kịp thời. Theo mô hình này, Sở Tư pháp không thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển giao thông tin để xây dựng CSDL LLTP như hiện nay, nhưng vẫn có quyền khai thác CSDL LLTP quốc gia để cấp Phiếu LLTP.
Ưu điểm: Mô hình có ưu điểm là giảm bớt công việc tiếp nhận và chuyển giao Thông tin LLTP cho các Sở Tư pháp, các Sở Tư pháp sẽ giảm được biên chế và chỉ tập trung vào cấp Phiếu LLTP.
Nhược điểm: Mô hình này không duy trì được ưu thế quan hệ của Sở Tư pháp với các cơ quan có trách nhiệm cung cấp Thông tin LLTP tại địa phương (là nhân tố quyết định đến nguồn Thông tin LLTP) và phải tăng thêm bộ máy tổ chức, tăng thêm biên chế cho Cơ quan quản lý CSDL LLTP quốc gia tại Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công mô hình này, đòi hỏi buộc phải điện tử hóa Thông tin LLTP “đầu vào” cũng như phải có giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, con người hiện nay tại các Sở Tư pháp, có giải pháp đồng bộ dữ liệu điện tử giữa các cơ quan cung cấp thông tin trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra cần có lộ trình chuyển đổi mô hình từ 02 cấp sang 01 cấp một cách phù hợp, hiệu quả và khả thi.
Phương án 3:
Giữ nguyên mô hình quản lý LLTP hai cấp như hiện nay, nhưng cần bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, quản lý CSDL LLTP, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến giải pháp nhằm bảo đảm chuẩn hóa dữ liệu LLTP “đầu vào” dưới dạng dữ liệu điện tử có cấu trúc.
Ưu điểm: không làm xáo trộn tổ chức, bộ máy và tận dụng được biên chế hiện có tại các Sở Tư pháp; duy trì được ưu thế quan hệ của Sở Tư pháp với các cơ quan có trách nhiệm cung cấp Thông tin LLTP tại địa phương.
Nhược điểm: CSDL được xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác phân tán tại 64 đầu mối nên dễ dẫn đến thiếu đồng bộ, thiếu chính xác, thiếu thông tin, thông tin được cập nhật không kịp thời và trùng lặp thông tin. Đồng thời, để thực hiện thành công mô hình này, đòi hỏi phải điện tử hóa Thông tin LLTP “đầu vào” cũng như phải có giải pháp về trang thiết bị, cơ sở vật chất, con người hiện nay tại các Sở Tư pháp, có giải pháp đồng bộ dữ liệu điện tử giữa các cơ quan cung cấp thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Nhận thấy với mô hình quản lý CSDL LLTP theo phương án 1 như trên đáp ứng được chủ trương thu gọn đầu mối (chỉ 01 cơ quan tại Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành CSDL LLTP), phù hợp với yêu cầu chuyển đổi một cách có lộ trình và dần dần từ mô hình 02 cấp sang 01 cấp, 64 đầu mối tập trung về 01 đầu mối trong tương lai mà vẫn kế thừa được tổ chức, biên chế, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có tại Sở Tư pháp. Phương án này cũng là xu thế tất yếu và phù hợp với bối cảnh hiện tại, có ý nghĩa quan trọng về lâu dài trong công tác này. Bộ Tư pháp cũng kiến nghị Chính phủ về việc để bảo đảm cho việc chuyển đổi mô hình này một cách hiệu quả, khả thi thì cần thiết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện, đồng bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan.
1.13.4 Nhóm kiến nghị về mở rộng phạm vi quản lý lý lịch tư pháp
[114] Kiến nghị mở rộng phạm vi quản lý LLTP theo quy định của Điều 70 BLHS 2015.
Hiện nay, theo quy định của Luật LLTP, việc cung cấp, trao đổi, tra cứu, xác minh về LLTP được thực hiện bởi Trung tâm LLTPQG, Sở Tư pháp và các cơ quan khác có liên quan. Theo quy định của Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC
VKSNDTC-BCA-BQP thì Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phải phối hợp với Trung tâm và Phòng Hồ sơ công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phối hợp với các Sở Tư pháp để thực hiện tra cứu, xác minh Thông tin LLTP về án tích có trước ngày 01/7/2010. Tuy nhiên, do đặc thù của công tác quản lý hồ sơ, Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát là đơn vị lưu giữ đầy đủ các dữ liệu về việc phạm tội trong hệ thống hồ sơ, tàng thư lưu trữ các thông tin qua các thời kỳ để cung cấp thông tin. Vậy nên trên thực tế, khi các Sở Tư pháp đề nghị Phòng Hồ sơ Công an tỉnh/thành phố tra cứu xác minh thông tin các trường hợp: Người được cấp Phiếu LLTP đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ đủ 14 tuổi trở lên; người được cấp Phiếu LLTP là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài; người nước ngoài; người Việt Nam không xác định được nơi thường trú, tạm trú thì công an các tỉnh/thành phố và Trung tâm phải tra cứu tại Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát mới có đủ cơ sở để trả lời kết quả tra cứu, xác minh thông tin cho các Sở Tư pháp. Vì vậy, quy trình tra cứu long lòng vòng qua các trung gian như vậy nên đã dẫn đến sự chậm chễ trong việc trả lời kết quả tra cứu, xác minh thông tin, ảnh hưởng tới thời hạn cấp Phiếu LLTP.
Với yêu cầu đặt ra để thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thi hành quy định của BLHS năm 2015 về XAT và trách nhiệm của cơ quan quản lý CSDL LLTP trong cập nhật, xác minh về điều kiện đương nhiên được XAT, cần thiết mở rộng phạm vi quản lý LLTP theo hướng bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về hành vi phạm tội mới của Viện Kiểm sát. BLHS năm 2015 được ban hành, theo đó, tại khoản 4 Điều 70, cơ quan quản lý CSDL LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ mới dự kiến sẽ phát sinh một số vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS (sửa đổi) năm 2015 thì “Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới”. Quy định mới này dẫn tới việc cơ quan quản lý CSDL LLTP sẽ gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin về việc đương nhiên được XAT của người bị kết án một cách chính xác, kịp thời vì CSDL LLTP hiện nay chỉ có thông tin từ khi một người bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật, không có thông tin về hành vi phạm tội cũng như quá trình tố tụng có liên quan. Do đó, để phù hợp và đồng bộ với các quy định của BLHS mới, cần thiết bổ sung thêm quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin về việc một người có thực hiện hành vi phạm tội mới hay không. Theo đó, nên quy định một đầu mối cụ thể của Viện Kiểm sát có trách nhiệm cung cấp quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Viện Kiểm sát kèm theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra đã được phê chuẩn trong thời gian xem xét về điều kiện đương nhiên được XAT của người này. Khi có yêu cầu của Trung tâm LLTPQG và các Sở Tư pháp, đơn vị đầu mối này có trách nhiệm cung cấp thông tin. Các cơ quan cấp Phiếu dựa vào kết quả tra cứu và kết quả trả lời của đơn vị đầu mối của Viện Kiểm sát để cấp Phiếu cho người dân.
1.13.5 Nhóm kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu lý lịch tư pháp
[115] Kiến nghị tạo sự kết nối trong các CSDL để tạo thuận tiện cho việc cấp Phiếu LLTP.
Sau hơn 06 năm thi hành Luật LLTP, công tác cấp Phiếu LLTP về cơ bản đáp ứng yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, từng bước được cải cách thủ tục, đơn giản hóa và thuận tiện hơn; nhiều phương thức, cách làm mới, sáng tạo đã được áp dụng như nhận hồ sơ và trả kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quy định của Luật LLTP về trình tự, thủ tục cấp Phiếu LLTP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, gây khó khăn, trở ngại cho người dân như quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP, thủ tục cấp Phiếu LLTP còn chưa thuận tiện, bất cập trong thực tiễn, phương thức nộp hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu, phương thức phối hợp, tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP còn hạn chế…, cần thiết phải sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cụ thể:
Thứ nhất, mở rộng quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cơ quan nhà nước. Để tạo thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của ngành, cơ quan, đơn vị, đề xuất mở rộng quy định về quyền các cơ quan nhà nước trong yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân để phục vụ các yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, sửa đổi quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP đối với một số đối tượng đặc biệt. Để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, pháp luật khác có liên quan về người dưới 14 tuổi, người không quốc tịch… đề xuất sửa đổi về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP đối với những đối tượng này. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn cho người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam, đề nghị quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP người nước ngoài có thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng các loại giấy tờ xác định thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.
Thứ ba, bổ sung quy định về các phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu LLTP; phương thức tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP; mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu LLTP. Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm chi phí, gánh nặng, khó khăn cho người dân, cần đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu LLTP, cho người dân quyền lựa chọn cơ quan cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến trên cơ sở kết quả thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Ngoài ra, đề xuất quy định chặt chẽ về giá trị Thông tin LLTP và Phiếu LLTP dưới dạng điện tử.
Với thực tế nêu trên về thực tiễn tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP thì đòi hỏi phải sửa đổi Luật LLTP nhằm mở rộng đối tượng tra cứu, cơ quan tra cứu để tạo sự thông thoáng, hạn chế hiện tượng ách tắc, quá tải trong tra cứu, xác minh đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu cấp Phiếu LLTP của dân và đảm bảo tính chính xác, khách quan, toàn diện của Thông tin LLTP. Cần quy định rõ trong Luật LLTP việc trao đổi, cung cấp thông tin bằng dữ liệu điện tử, đảm bảo trao đổi thông tin giữa các CSDL kết nối giữa các ngành nhằm tạo ra đột phá về thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần đề xuất mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu LLTP cho cơ quan quản lý CSDL LLTP và các Sở Tư pháp, để tạo thuận lợi nhất cho người dân và cơ quan, tổ chức có nhu cầu xin cấp Phiếu LLTP thì phải tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn bất cứ cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu nào hoặc thông qua mạng Internet, thông qua bưu điện để xin Phiếu LLTP mà không phải phụ thuộc vào địa giới hành chính. Do đó, người dân ở bất cứ nơi đâu (trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam) đều có thể dễ dàng xin cấp Phiếu LLTP mà không phải đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để xin Phiếu LLTP.
Thứ tư, bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu LLTP. Để bảo đảm Phiếu LLTP được sử dụng một cách hiệu quả, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc tùy tiện quy định thời hạn sử dụng Phiếu LLTP gây khó khăn cho người dân, đề xuất bổ sung quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu LLTP bảo đảm phù hợp với quy trình tố tụng hình sự (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử một vụ án theo trình tự rút gọn).
1.13.6 Nhóm kiến nghị về một số giải pháp tổ chức thực hiện
[116] Kiến nghị phân công trách nhiệm cho các cơ quan liên quan trong thực hiện Luật LLTP.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của lý lịch tư pháp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật cần được Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành dưới nhiều hình thức.
(i) Tại Bộ Tư pháp
Với vai trò là cơ quan xây dựng, tổ chức và quản lý Luật LLTP, Bộ Tư pháp cần tiến hành xây dựng, biên soạn các tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật LLTP như: đề cương giới thiệu Luật LLTP; số chuyên đề về Luật LLTP để đưa lên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ; tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Luật LLTP cho lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Phòng Hành chính tư pháp, Phòng LLTP thuộc Sở Tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự…
Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền các quy định của Luật LLTP, đặc biệt là các quy định liên quan đến thủ tục cấp Phiếu LLTP trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức như truyền hình, đài, báo. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cần thường xuyên đăng tải các tin bài về hoạt động, nghiên cứu, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ LLTP trên Trang thông tin điện tử LLTP, trên một số báo ở Trung ương, địa phương.
(ii) Tại các Bộ, ngành có liên quan
Việc tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là những văn bản có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành trong việc phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin cần được các Bộ, ngành phổ biến, quán triệt tới đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành thông qua các hội nghị tập huấn, tuyên truyền thông qua các buổi họp trao đổi nghiệp vụ, hội nghị giao ban. Những nội dung tuyên truyền Luật LLTP cũng cần được tiến hành biên tập, phát hành rộng rãi.
(iii) Tại địa phương
Cần có các công tác tuyên truyền, phổ biến Luật LLTP giữa Trung tâm LLTPQG và các cơ quan có liên quan như: Tòa án, Công an, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự, UBND các cấp và cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp trong đó có đội ngũ trực tiếp làm công tác LLTP; lồng ghép tuyên truyền, quán triệt của Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các hội nghị, hội nghị tập huấn; thực hiện tuyên truyền, đăng tải các bản tin LLTP trên các phương tiện thông tin đại chúng; in ấn sách, phát hành tập san pháp luật chuyên đề, sổ tay pháp luật, cẩm nang nghiệp vụ, sách hỏi đáp pháp luật, báo cáo viên trực tiếp tuyên truyền, tờ rơi, tờ gấp về LLTP...; các hội thi tìm hiểu pháp luật tron g đó có Luật LLTP. Ngoài ra, các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án dân sự một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần tổ chức quán triệt, triển khai đến các cán bộ, công chức trong đơn vị nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về công tác LLTP và trách nhiệm của ngành trong công tác LLTP.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả thực hiện Luật lý lịch tư pháp qua tăng cường sự phối hợp về công tác tra cứu, cung cấp Thông tin LLTP giữa cơ quan quản lý dữ liệu LLTP và các cơ quan Bộ, ngành có liên quan.
Hiện nay Luật LLTP cũng như các luật có liên quan chưa có văn bản quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp Thông tin LLTP, cũng như cơ chế bảo đảm cho việc phối hợp trao đổi, cung cấp Thông tin LLTP giữa các cơ quan. Do đó, việc quy định rõ các cơ chế bảo đảm kiểm soát được tình hình cung cấp thông tin của các CSDL LLTP cũng như các cơ quan liên quan là rất cần thiết.
Ngoài ra, riêng đối với Trung tâm LLTPQG cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra liên ngành để nắm bắt tình hình thi hành Luật LLTP, để kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động LLTP. Qua đó, kịp thời phát hiện những bất cập trong hoạt động LLTP và có giải pháp để khắc phục.
Thứ ba, bảo đảm nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả pháp luật về lý lịch tư pháp.
Nâng cao chất lượng công chức, viên chức làm công tác LLTP theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo chiều sâu, tăng cường kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin, xây dựng CSDL LLTP, nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác LLTP có chuyên môn cao, có đạo đức và uy tín nghề nghiệp, trên cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác LLTP.
Thứ tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác lý lịch tư pháp
Để bảo đảm công tác LLTP được thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả, công tác LLTP cũng cần được bố trí cung cấp kinh phí một cách hợp lý, đồng thời vấn đề trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và cung cấp thông tin cũng cần được quan tâm. Công tác LLTP cần được đầu tư hơn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ công tác LLTP ở Trung ương và địa phương. Đặc biệt là tại các cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp, trao đổi Thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ tự động hóa trong xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Để có thể xây dựng, chuyển đổi CSDL theo mô hình 01 cấp như đã nêu trên, đồng thời nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế cơ bản hiện nay trong công tác LLTP, đặc biệt là khó khăn về nguồn nhân lực tại các địa phương hiện nay, cần triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong xây dựng và quản lý CSDL LLTP.
(i) Để khắc phục tình trạng tồn đọng Thông tin LLTP, hướng tới xây dựng CSDL LLTP ngày càng hoàn thiện, góp phần thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về LLTP, Trung tâm LLTPQG đã đề xuất xây dựng, triển khai giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác CSDL LLTP tại cơ quan quản lý CSDL LLTP (gọi tắt là giải pháp phần mềm “Khắc nhập, khắc xuất”). Về nội dung của giải pháp này nhằm ứng dụng công nghệ để tự động hóa hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP tại Trung tâm LLTPQG và 63 Sở Tư pháp trong toàn quốc, cụ thể:
-
Tự động hóa việc cập nhật thông tin: Bằng cách chuyển hóa thông tin dưới dạng văn bản giấy (được thể hiện trong các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; quyết định thi hành án hình sự,…), các loại thông tin khác nhau (hình ảnh, âm thanh,…) thành thông tin dưới dạng CSDL điện tử (Database) nhằm giảm chi phí, thời gian và nhân lực, nâng cao chất lượng thông tin, tạo ra hệ thống thông tin đồng bộ.
-
Tự động hóa việc quản lý thông tin, thống kê số liệu thông tin, tổng hợp thông tin, tra cứu, phân loại thông tin, tạo lập báo cáo, in ấn biểu mẫu và các yêu cầu khác trong quản lý nhà nước về LLTP.
-
Tự động hóa việc vận hành thông tin, phát hiện sai sót, trùng lặp thông tin, cảnh báo thông tin về án tích theo quy định của BLHS và Luật LLTP, kết nối, liên thông dữ liệu với các CSDL khác.
-
Tự động hóa việc khai thác, tra cứu thông tin; thu nhận yêu cầu tra cứu và trả lời kết quả tra cứu; kết xuất Phiếu LLTP, tích hợp kết quả tra cứu vào CSDL.
Việc ứng dụng giải pháp “Khắc nhập, khắc xuất” dự kiến sẽ mang lại hiệu quả thiết thực như sau:
-
Giải quyết triệt để tình trạng tồn đọng thông tin LLTP; cập nhật đầy đủ, kịp thời số lượng thông tin LLTP mới phát sinh;
-
Bảo đảm chất lượng thông tin đã được cập nhật;
-
Tiết kiệm triệt để, giảm chi phí, thời gian và nhân lực; giảm biên chế tại các Sở Tư pháp nhưng đạt hiệu quả cao.
-
Đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu của người dân trong việc xin cấp Phiếu LLTP.
(ii) Cần xúc tiến thiết lập đồng bộ hệ thống cung cấp, trao đổi Thông tin LLTP giữa các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin và cơ quan quản lý CSDL LLTP trên môi trường mạng, hướng tới Thông tin LLTP được chính thức trao đổi giữa Trung tâm LLTPQG, các Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan được thực hiện dưới dạng điện tử.
Trước mắt, tiến hành chuyển thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử trên nền tảng Phần mềm Quản lý LLTP hiện nay đang sử dụng, loại bỏ việc chuyển thông tin dưới dạng bản giấy.
(iii) Thiết lập và thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa CSDL LLTP với CSDL quốc gia về dân cư và các CSDL chuyên ngành khác có liên quan (CSDL của Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án dân sự, Thi hành án hình sự, hộ tịch…).
1.14 Các kiến nghị về lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật[104]
1.14.1 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện cách nhìn nhận đối với nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam
[117] Kiến nghị về nhìn nhận cả khía cạnh tích cực và tiêu cực của lợi ích nhóm.
Do nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan nên một trong những điều quan trọng về nhận thức là phải thừa nhận sự tồn tại khách quan này. Có như vậy chúng ta mới có thái độ ứng xử đúng đắn đối với tổ chức và hoạt động của các nhóm lợi ích và các lợi ích nhóm tương ứng.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trong thời gian tới, chúng ta phải quan tâm một cách thích đáng hơn tới các nhóm lợi ích tích cực và các lợi ích nhóm chính đáng, đáng được ưu tiên. Đó cũng chính là một biện pháp gián tiếp để hạn chế các nhóm lợi ích tiêu cực, các lợi ích nhóm không chính đáng.
1.14.2 Nhóm kiến nghị về công khai minh bạch các nhóm lợi ích
[118] Kiến nghị công khai hoá các nhóm lợi ích
Thực trạng tính công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam còn có nhiều điểm hạn chế, bất cập như: Các lợi ích chưa được tách bạch rõ ràng, còn tồn tại tình trạng lợi ích nhóm; việc tham vấn công chúng còn hình thức; tính minh bạch ngay trong VBQPPL không cao; quyền tiếp cận đối với thông tin của nhà nước chưa được đảm bảo. Trong đó vấn đề lợi ích nhóm chưa được nhận diện rõ ràng, cụ thể. Có thể thấy rằng, quá trình xây dựng, ban hành, thực thi chính sách ở Việt Nam đang chịu tác động của những lợi ích riêng tư, cục bộ, gọi là lợi ích nhóm73. Những lợi ích này còn núp bóng, ẩn danh, chưa được nhận diện rõ ràng. Trên thực tế đã có nhiều dự thảo chính sách, văn bản pháp luật gặp phải phản ứng quyết liệt từ các chủ thể khác nhau trong xã hội vì cơ quan soạn thảo luật đã “cài” nhiều điều khoản làm khó các chủ thể chịu sự điều chỉnh của văn bản đó. Cũng một phần lớn do lợi ích nhóm, cơ chế, chính sách hiện nay tạo ra sự cám dỗ rất lớn để khai thác tài nguyên đất đai, rừng biển, khoáng sản trong khi động lực cho sáng tạo, khoa học - công nghệ rất nhỏ bé so với lợi ích đạt được từ những hoạt động kinh tế trên.
Trong báo cáo “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” Ủy ban Kinh tế của Quốc hội năm 2012 đã đưa ra một loạt những nhận định về lợi ích nhóm. Theo đó, những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc và vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân. Có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, rừng biển... Vì những lý do về thể chế, pháp luật và truyền thống nhóm lợi ích ở Việt Nam chưa có kênh tác động chính thức đến quá trình soạn thảo, ban hành luật pháp của Quốc hội và chính sách của Chính phủ, quá trình vận động chưa được công khai và luật hóa, nên nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ.
Vấn đề lợi ích nhóm trên các diễn đàn lớn nhất
Lần đầu tiên, vấn đề lợi ích nhóm được đề cập tại một diễn đàn chính thức cao nhất là hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 (tháng 10/2011), trong bài phát biểu kết thúc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi đó, Tổng bí thư đã cảnh báo nguy cơ “lợi ích nhóm” rằng: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối...”.
Suốt cả năm 2012, vấn đề “lợi ích nhóm” luôn là tâm điểm của dư luận. Trong một bài viết nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân (22/12/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có mô tả: “Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập đến những “nhóm lợi ích”, đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho lòng dân không yên”. Diễn đàn Quốc hội cũng trải qua những kỳ họp với nhiều phát biểu của đại biểu Quốc hội về “lợi ích nhóm”. Chẳng hạn, tại kỳ họp thứ ba (tháng 5/2012) Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Bình Dương Huỳnh Ngọc Đáng kêu gọi Quốc hội cảnh giác với tác động của các nhóm lợi ích, không chỉ trong các tháng còn lại của năm 2012, mà cả trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, một công việc hệ trọng của đất nước hiện nay, dự kiến sẽ còn phải kéo dài trong nhiều năm tới...Ông Đáng tiếp tục nhắc lại vấn đề này tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2013) một cách gay gắt hơn khi nhận định, trong bức tranh kinh tế đất nước đang có nhiều mảng tối, thì sự hiện diện của nhóm lợi ích, càng khiến nó trở nên tối tăm hơn. Sự tồn tại và thao túng của nhóm lợi ích, khiến cho không ít doanh nghiệp hiện chỉ còn cách ngao ngán và nín thở chờ bị thôn tính...
Trong lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, khi trả lời trước Quốc hội ngày 13/11/2012, cũng thừa nhận: “Tôi khẳng định có lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực nhất định. Cả một ngân hàng chỉ phụ thuộc vào quyết định của một vài ông, kiểm soát hết hoạt động thì các khách hàng thân quen được hưởng lợi ích”.
Để khắc phục những khiếm khuyết nói trên, góp phần tăng cường tính minh bạch các nhóm lợi ích cũng như trong xây dựng chính sách, pháp luật, cần thực hiện một số giải pháp lớn như thay đổi cách tiếp cận chung; đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân; tổ chức thực hiện tham vấn công chúng một cách thực chất hơn, tăng sự tham gia và ảnh hưởng của công chúng đối với quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của người dân vào chu trình chính sách chính là hiện thực hóa tư tưởng “dân là chủ” và “dân làm chủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh75, thực hiện chủ trương lớn của Đảng về coi trọng dân chủ và thực hành dân chủ76. Điều này vừa nhằm thực thi dân chủ, tạo sự đồng thuận, vừa để đảm bảo các nguồn lực trong xã hội, của quốc gia mang lại phúc lợi cho số đông. Một quốc gia muốn trở nên thịnh vượng thì phải đảm bảo quyền tự do của người dân được tiệm cận hoặc giám sát các nguồn lực trong xã hội. Sự giải trình, thu hút sự tham gia của công chúng, minh bạch chính là góp phần quan trọng chống lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng, ban hành, thực thi chính sách, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
1.14.3 Nhóm kiến nghị về tiếp tục hoàn thiện các quy định/chế định pháp luật
[119] Kiến nghị các định hướng hoàn thiện quy định về lợi ích nhóm.
Các định hướng hoàn thiện bao gồm:
Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Mục đích của việc giám sát quyền lực là để quyền lực không bị lạm dụng, tha hóa và để sự ủy quyền của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực, đối với đội ngũ cán bộ công chức được kiểm soát một cách chặt chẽ và hợp lý.
Sớm xây dựng hành lang pháp lý về các nhóm lợi ích và hoạt động của các nhóm lợi ích theo những giá trị chuẩn chung trên cơ sở điều chỉnh của luật pháp. Ban hành các luật, Luật về vận động hành lang, Luật về trưng cầu dân ý, Luật về hội…
Xây dựng một môi trường chính sách, pháp luật minh bạch, đầy đủ thông tin và được thực thi một cách có tổ chức.
Xóa bỏ cơ chế xin - cho trong quản lý.
Để đảm bảo cho các chính sách trong tương lai thật sự đại diện cho lợi ích của số đông, phải tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích công hình thành.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí nói riêng, các quy định về quản lý đất đai, quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng, về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
1.14.4 Nhóm kiến nghị về cơ chế kiểm soát tác động của nhóm lợi ích lên xây dựng pháp luật
[120] Kiến nghị 4 cơ chế cụ thể để kiểm soát tác động của nhóm lợi ích lên xây dựng pháp luật
Thứ nhất, xây dựng cơ chế hoạch định chính sách, ra quyết định minh bạch, khoa học. Chính sách phải được hoạch định vì lợi ích của số đông, vì sự phát triển lâu dài, bền vững của xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Muốn vậy, khi hoạch định chính sách, nhất là những chính sách lớn, nội dung, mục tiêu, phạm vi điều chỉnh….cần được thông tin rộng rãi với toàn xã hội. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, cuộc sống người dân; do vậy, để loại trừ những yếu tố làm nảy sinh, phát triển các “nhóm lợi ích ngược” tác động lên quá trình hoạch định chính sách, người dân, nhất là những nhóm người thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách phải được tiếp cận thông tin đầy đủ, minh bạch. Thiếu minh bạch thông tin đối với người dân sẽ tạo cơ hội, kẽ hở cho nhóm đặc quyền đặc lợi tồn tại, lộng hành, trục lợi, làm gia tăng các “nhóm lợi ích ngược”. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế để các nhà khoa học, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân tham gia đề xuất ý tưởng, xây dựng chính sách. Cần tạo cơ hội, điều kiện, cơ chế cho đối thoại và phản biện xã hội một cách thực chất, coi đó là những kênh quan trọng để hoàn thiện chính sách. Cũng cần tách bạch giữa cơ quan hoạch định chính sách và thực thi chính sách, nhằm giảm thiểu khả năng trục lợi từ chính sách của cá nhân, cơ quan hoạch định chính sách. Nói cách khác, khi hoạch định chính sách, các cơ quan có trách nhiệm phải chuyên tâm cho lợi ích của số đông, biết “nghe dân”, “trọng dân”, “vì dân”.
Nhiệm vụ đánh giá chính sách cũng có thể được quy định giao cho các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu độc lập để đảm bảo tính khách quan và hạn chế các cách nhìn nhận và đánh giá phiến diện, có lợi cho các nhóm lợi ích.
Thứ hai, lành mạnh hóa bộ máy công quyền. Như đã phân tích, tập trung quyền lực là điều kiện thuận lợi biến quyền lực nhà nước - quyền lực do nhân dân ủy quyền, giao quyền thành công cụ, phương tiện phục vụ mục đích cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm. Do vậy, chống tập quyền, lành mạnh hóa bộ máy công quyền là đặc biệt cần thiết. Một khi quyền lực nhà nước được phân công hợp lý, khoa học, được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo nên sức đề kháng trước áp lực của các nhóm lợi ích tìm cách tác động tới chính sách để trục lợi. Có nhiều cách thiết kế mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, song tính độc lập giữa hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được coi là nguyên tắc bất biến. Cần lưu ý rằng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra, song điều quan trọng là hệ thống ấy phải coi phân quyền như một mục tiêu đầu tiên, quyết định, xuyên suốt, tối thượng; dựa trên đó, cân nhắc các vấn đề cụ thể phục vụ cho mục tiêu chính yếu. Trên cơ sở đó, những nhược điểm, yếu kém của bộ máy công quyền sẽ được khắc phục, giảm thiểu.
Thứ ba, thiết lập và thực hiện nghiêm minh chế độ bãi miễn đối với lãnh đạo mất tín nhiệm. Bộ máy nhà nước chỉ có được sự tin tưởng của nhân dân khi đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo cấp cao tận tâm, tận lực với công việc, sử dụng đúng đắn quyền lực mà nhân dân giao phó để làm lợi cho nhân dân. Nếu quyền lực không được kiểm soát, cán bộ lãnh đạo, quản lý dễ mắc những bệnh như quan liêu, xa rời quần chúng, hách dịch, lạm quyền, ức hiếp nhân dân, câu kết bè cánh vơ vét quyền lợi, tài sản…, khiến niềm tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước bị lung lay, xói mòn, gây nên tâm trạng bất mãn, thậm chí chống đối, ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Vì thế, cán bộ chức vụ càng cao, trách nhiệm càng nặng nề, chịu sự kiểm tra, giám sát càng nghiêm ngặt của nhân dân; những cán bộ mất tín nhiệm phải lập tức bị bãi miễn, bị xử lý nghiêm minh. Muốn vậy, cần tăng cường sức mạnh, quyền hạn của các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát; đồng thời, xây dựng cơ chế để nhân dân có thể trực tiếp tham gia vào quá trình bãi miễn những cán bộ lãnh đạo thoái hóa, biến chất, tham nhũng.
Thứ tư, đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật. Một nhà nước lý tưởng là nhà nước có những đạo luật công bằng được thiết lập trên cơ sở trí tuệ và lợi ích quốc gia. Một xã hội văn minh và tiến bộ là một xã hội trong đó mỗi người dân đều lấy sự tôn trọng đối với luật pháp làm thước đo đạo đức, làm cơ sở quan hệ giữa người với người, cơ sở quan hệ xã hội, coi đó là động lực phát triển xã hội. Tuy nhiên, tính thượng tôn của pháp luật được đảm bảo phải trên cơ sở tự nguyện, chứ không phải dưới sự cưỡng bức. Chủ thể xã hội - công dân chỉ có thể tự nguyện tôn trọng pháp luật nếu có hai điều kiện: tính hoàn thiện, đúng đắn, nhân văn của hệ thống pháp luật và bảo đảm của nhà nước về sự nghiêm minh trong thực hành luật pháp. Đó là một hệ thống pháp luật đáp ứng được niềm tin của xã hội bằng sự công bằng, chính đáng, công lý trong từng nội dung pháp luật và thực hiện luật. Như vậy, thượng tôn pháp luật không đơn thuần là tôn trọng, đề cao pháp luật, mà còn là yêu cầu về một hệ thống pháp luật hoàn hảo với quyền lực của pháp luật trở thành quyền lực tối thượng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Một cách tổng quát, bảo đảm lợi ích chính đáng cho số đông, loại trừ những nhóm lợi ích bất minh là nghĩa vụ và bản chất của một nhà nước thân dân, gần dân, gắn bó với dân, yêu dân, trọng dân. Tinh thần ấy, phải được thấu triệt và biến thành hành động cụ thể trong nhận thức, trong từng bước đi, trong từng bước phát triển và trong suốt quá trình phát triển, nhất là trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới tránh được nguy cơ tụt hậu, không đánh mất cơ hội phát triển; mới có sự đồng thuận xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và quan trọng nhất, để tồn tại và vươn lên ngang hàng với các quốc gia tiến bộ, văn minh trên thế giới.
Với những định hướng như vậy, cần sửa lại những chế định sau đây trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật :
-
Thứ nhất, cần sửa đổi quy định theo hướng giảm thiểu số lượng văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn luật;
-
Thứ hai, cần quy định hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành pháp (ban hành thông tư).
-
Thứ ba, nâng cao yêu cầu công khai, minh bạch và đảm bảo có sự tham gia của các đối tượng liên quan, của người dân nói chung bằng cách quy định phải công bố công khai toàn bộ quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
-
Thứ tư, cần quy định có chế hiệu quả để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng nếu thực hiện các kiến nghị thứ hai và thứ ba trên đây, việc ban hành thông tư sẽ rất không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn, phức tạp và cản trở các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các ý kiến phản biện lại cho rằng mục đích chung là để tất cả các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ra đều phải đạt được các yêu cầu chung về công khai minh bạch cũng như về chất lượng văn bản. Nếu vì quy định phức tạp mà các cơ quan lựa chọn hạn chế ban hành thông tư (để chuyển lên nghị định chẳng hạn) hoặc phải ban hành loại văn bản này với thái độ cẩn trọng hơn thì đó đều là các hiệu ứng cần có.
Trong bối cảnh hiện nay, có lẽ cần tăng cường công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức hay nội dung; và trao quyền xử lý tạm thời và tức thời cho một cơ quan có thẩm quyền cụ thể mà không chỉ để chính các cơ quan ban hành các văn bản đó tự xử lý.
1.14.5 Các kiến nghị khác
[121] Kiến nghị thay đổi cách tiếp cận trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Sự đầu tư đầy đủ thể hiện ở đầu tư kinh phí, con người, thời gian, công sức. Nó thể hiện trước hết ở nhận thức của những cán bộ chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật và ý thức của những người trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có nhận thức và ý thức đầy đủ, các hoạt động cụ thể sẽ được tiến hành với trách nhiệm cao hơn. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính đầu tư cho các hoạt động xây dựng pháp luật cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, rất nhiều bước của quy trình xây dựng văn bản, nếu triển khai một cách đầy đủ và có hiệu quả, thì cần phải có các khoản đầu tư hợp lý. Chẳng hạn hoạt động phân tích chính sách, hay hoạt động lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng khác nhau vào đề xuất xây dựng chính sách, vào dự thảo văn bản, v.v. Đầu tư nguồn lực con người thể hiện ở chỗ lựa chọn và bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia vào quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn khi cần phân tích chính sách, để đảm bảo triệt để hơn yếu tố khách quan, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể cho phép các đơn vị, tổ chức độc lập thực hiện, v.v.
[122] Kiến nghị xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát tác động của nhóm lợi ích.
Đó là các biện pháp như sau
-
Giáo dục cán bộ, nhân dân nhận thức đúng đắn yêu cầu bức xúc của cuộc đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực gắn với tham nhũng, lãng phí vì những căn bệnh này đang đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ.
-
Tổ chức nghiên cứu cơ bản, hệ thống, toàn diện về lợi ích nhóm tiêu cực gắn với tham nhũng, lãng phí.
-
Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện. Có biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh những người tham nhũng, lãng phí bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Ban hành và thực hiện quy định để xử lý thích đáng, đúng pháp luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nơi nảy ra tham nhũng, lãng phí, gây hậu quả nghiêm trọng. Tịch thu sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; xử lý nghiêm minh những người bao che tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, đồng thời có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; biểu dương và nhân rộng những tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
-
Triển khai thực hiện tốt pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền.
-
Tiếp tục đổi mới chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức; có quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức.
-
Gắn đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí với công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
-
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát người đứng đầu thật rõ ràng, rành mạch. Công khai, minh bạch trong công tác tuyển chọn, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và thường xuyên thực hiện công tác luân chuyển cán bộ ở các lĩnh vực, vị trí nhạy cảm.
-
Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường công tác quản lý, giám sát, cán bộ đảng viên (nhất là những người đứng đầu); lãnh đạo đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên; chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
-
Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, nâng cao vai trò làm chủ của công dân.
1.15 Các kiến nghị về vai trò của truyền thông trong bảo vệ quyền con người ở Việt Nam[105]
Bối cảnh nghiên cứu đề tài:
Số liệu điều tra xã hội học cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật của một số địa phương trong cả nước còn thấp. Mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã có chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tuy nhiên, tại thành phố Huế 54% người được hỏi cho rằng các quyền dân sự, chính trị trong Hiến pháp năm 2013 là chỉ dành cho công dân Việt Nam, con số này tại Nghệ An là 66%, tại Hà Nội là 48,2%. Tại thành phố Huế có đến 75% người được hỏi cho rằng mình chỉ biết một ít về quyền con người, quyền công dân, con số này ở Hà Nội là 66.67%. Quyền khiếu nại, tố cáo theo Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 là quyền của mọi người, tuy nhiên chỉ 54% người được hỏi ở thành phố Huế cho rằng đó là quyền của mọi người, con số này ở Hà Nội là 55%, ở Nghệ An là 46,7%. Về kết quả trưng cầu dân ý có đến 68% người ở Hà Nội cho rằng chỉ để tham khảo, con số này ở Huế là 58%, ở Nghệ An là 48%.
Thực tiễn trên đây cho thấy sự hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của nhân dân còn thấp, do đó nhà nước cần phải có các biện pháp mở rộng các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật như xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân qua các kênh vô tuyến truyền hình, radio và báo chí, mở các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quyền con người, quyền công dân, đào tạo đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để tăng cường công tác giáo dục,tuyên truyền pháp luật đến các khu dân cư đô thị và nông thôn.[106]
Trên cơ sở tổng kết 18 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, ngày 20/7/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 44-CT/TW về công tác nhân quyền trong tình hình mới, trong đó chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối nội và đối ngoại; xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội và các quyền công dân được tốt hơn; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người ở Việt Nam, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta và với nội dung các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, định hướng của Đảng về quyền con người và bảo vệ quyền con người, chúng ta cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về truyền thông quyền con người, trong đó chú ý đến các vấn đề:
1.15.1 Nhóm kiến nghị về phạm vi tác động tới công tác truyền thông
[123] Kiến nghị về giải thích pháp luật phục vụ công tác truyền thông
Cần có văn bản, tài liệu giải thích chuyên sâu, chi tiết hơn về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 làm cơ sở thực thi đầy đủ các quy định Hiến pháp về quyền con người và theo các nguyên tắc quốc tế về tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế “Pacta sunt servanda” đối với quốc gia là thành viên của các điều ước quốc tế (Công ước Liên hiệp quốc về quyền con người). Việc giải thích Hiến pháp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, do đó, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm có chỉ đạo các cơ quan liên quan trình dự thảo nghị quyết giải thích những vấn đề quyền con người, quyền công dân chưa được làm rõ bởi các văn bản pháp luật hướng dẫn, triển khai thi hành. Đồng thời, các cơ quan chủ quản của các thiết chế truyền thông cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức, các chuyên gia xây dựng một số vấn đề cơ bản về truyền thông quyền con người, quyền công dân và từ đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những nội dung liên quan.
[124] Kiến nghị về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về truyền thông
Hoàn thiện pháp luật về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng tăng cường, chú trọng hơn nội dung quyền con người. Thành lập, bổ sung chức năng mới về truyền thông bảo vệ quyền con người đối với những cơ quan truyền thông đại chúng có tính đặc thù liên quan đến quyền con người, quyền công dân để tăng cường hơn nữa vai trò truyền thông của các thiết chế này; đặc biệt phát huy vai trò internet hiện nay thông qua việc thông tin từ các báo điện tử, các trang thông tin điện tử riêng về giáo dục pháp luật, thông tin về quyền con người. Bổ sung quy định về tuyên truyền, bồi dưỡng, thông tin về quyền con người, pháp luật về quyền con người, quyền công dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng về nội dung tuyên truyền, phương thức và thời gian tuyên truyền. Ban hành các đạo luật liên quan trực tiếp đến quyền con người mà hiện đang còn thiếu (như Luật về Hội).
[125] Kiến nghị về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật bảo vệ người bảo vệ quyền con người mà Liên hiệp quốc đã đề ra
Dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn, quyền con người luôn là một lĩnh vực rất nhạy cảm mà trong đó, báo chí và nhà báo là một trong những chủ thể bảo vệ quyền con người cũng thường xuyên bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự và các quyền nhân thân khác. Những hành vi có tổ chức bóp nghẹt truyền thông tự do và cởi mở và sự phát triển của xã hội dân sự thông qua việc bỏ sát hại, tù những nhà báo và những người chỉ trích bất bạo động đã được nhiều báo cáo về quyền con người nêu ra trên thế giới.
Một trong những ý kiến trao đổi, thảo luận từ phía các nhà báo đối với dự thảo Luật Báo chí năm 2016 là phải có cơ chế pháp lý bảo vệ quyền của nhà báo khi bị xâm hại, thậm chí là việc xâm hại đó là do người thực thi công vụ gây ra. Vì vậy, bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua thiết chế truyền thông không thể thiếu các quy định pháp luật về bảo vệ nhà báo, bảo vệ tự do ngôn luận để bảo đảm cơ sở cho hoạt động truyền thông bảo vệ quyền con người.
1.15.2 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo đảm và thực thi hiệu quả quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam làm cơ sở về nội dung cho hoạt động truyền thông quyền con người, quyền công dân
Bối cảnh và cơ sở:
Để tạo nền tảng cho việc tăng cường và thúc đẩy truyền thông về quyền con người, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý về bảo đảm và thực thi hiệu quả quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam. Trong việc hoàn thiện thể chế pháp lý theo mục tiêu này, điều khó khăn là thể chế hóa mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cộng đồng, giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Những mối quan hệ này gắn bó, ràng buộc nhau, không hề mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, quyền cá nhân và tập thể, cộng đồng, một mặt, vừa có biểu hiện chưa được bảo đảm đầy đủ quyền của cá nhân, vừa có biểu hiện tự do quá trớn, vi phạm quyền của cá nhân khác, của tập thể, cộng đồng (ví dụ, lợi dụng việc sử dụng internet để bôi nhọ, vu cáo người khác); mặt khác, trong ý thức, văn hóa, mặc dù tập thể, cộng đồng được đề cao, ưu tiên trước cá nhân, song trong thực tế, quyền của tập thể, cộng đồng ở nhiều nơi lại không được bảo đảm, để cho một số ít cá nhân lạm dụng, lợi dụng (ví dụ, lợi dụng sở hữu công cộng về đất đai, tài nguyên quốc gia để lấn chiếm, tham nhũng...).
Vấn đề khó khăn khác trong việc thể chế hóa về chính sách và pháp luật là xử lý mối quan hệ giữa nguyên tắc phổ biến của quyền con người và điều kiện khách quan về trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Việc thỏa mãn quyền con người, đặc biệt là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội, không thể vượt quá điều kiện khách quan. Sau sự thất bại của cơ chế bao cấp, chúng ta đã nhận thức rõ và thay đổi quan điểm, phương thức, chuyển từ việc Nhà nước là người cung cấp, bảo đảm trực tiếp cho mỗi người được hưởng thụ những nhu cầu vật chất sang Nhà nước là người bảo đảm cơ hội để mỗi người tự hưởng thụ những nhu cầu đó. Ví dụ, quyền có nhà ở, quyền có việc làm, quyền được học tập,... không thể được giải quyết theo phương thức bao cấp như trước kia, mà phải trên cơ sở vận động của mỗi người trong cơ chế thị trường mà Nhà nước là người bảo đảm điều kiện pháp lý cho việc thực hiện đó. Để phục vụ và tạo điều kiện cho việc hội nhập quốc tế của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thể chế pháp lý quốc tế, việc hoàn thiện thể chế pháp lý trong nước của Việt Nam cần được triển khai trên các hướng sau:
[126] Kiến nghị về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về các quyền dân sự - chính trị
Trọng tâm là hoàn thiện thể chế dân chủ, nhằm bảo đảm quyền của người dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng và kiểm soát quyền lực nhà nước, quyền được bày tỏ chính kiến, lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu trí tuệ. Tự do tôn giáo là vấn đề lớn ở các nước. Ở nước ta, đây là vấn đề dễ bị các thế lực xấu lợi dụng vì mục đích chính trị. Hiến pháp nước ta đã cụ thể hóa quan điểm tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Một mặt, chúng ta khẳng định nguyên tắc thế tục của Nhà nước, nghĩa là không để tôn giáo can thiệp công việc của Nhà nước; Nhà nước đối xử công bằng, bình đẳng đối với các tôn giáo, chống mọi biểu hiện lợi dụng quyền tự do tôn giáo chống phá Nhà nước, gây mất trật tự, an ninh quốc gia. Mặt khác, thừa nhận quyền của cá nhân về tôn giáo theo tinh thần “mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, kể cả quyền thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, quyền được tự mình hay cùng với người khác ở nơi công cộng hay tư nhân, thể hiện tôn giáo và tín ngưỡng của mình, rao giảng, thực hành, thờ cúng hay kỷ niệm” (Điều 18 Công ước về các quyền dân sự và chính trị).
Trong thời đại thông tin và căn cứ vào thực tế phát triển công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay, chúng ta cần thiết lập khuôn khổ pháp lý để bảo đảm quyền tiếp cận internet của người này không vi phạm quyền của người khác và bảo đảm an ninh, an toàn xã hội (Phần Lan từ năm 2009 đã coi tiếp cận internet là một quyền con người và buộc các công ty cung cấp dịch vụ này phải bảo đảm giá cả hợp lý và tốc độ truyền dẫn nhất định. Còn theo một cuộc trưng cầu ý kiến tại Anh, 79% người trưởng thành được hỏi đồng ý đây là một quyền con người).
[127] Kiến nghị sự cần thiết hoàn thiện quy định về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
Trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền sở hữu, kinh doanh của người dân một cách công bằng, không bị phân biệt đối xử. Đó là những quy định pháp lý liên quan tới bình đẳng trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và các dịch vụ công khác. Liên quan tới quyền và nghĩa vụ kinh tế của cá nhân đối với xã hội và Nhà nước, có thể thấy, đã đến lúc Nhà nước phải xây dựng và tuân thủ quy định về nghĩa vụ giải trình của Nhà nước về sử dụng tài nguyên, ngân sách quốc gia, vì đó chính là sự đóng góp của người dân và người dân có quyền được giám sát về việc này.
Hoàn thiện chế độ an sinh xã hội (đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ và chăm sóc các đối tượng chính sách và có hoàn cảnh khó khăn, bất lợi); hoàn thiện chế độ giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế cho người dân. Quyền sinh đẻ, di cư là những vấn đề rất đáng được thể chế hóa để vừa bảo đảm quyền cá nhân, vừa bảo đảm lợi ích chung của xã hội, không vì mặt này mà ảnh hưởng đến mặt kia. Thực tế vừa qua cho thấy, chúng ta chưa giải quyết tốt mối quan hệ này. Ví dụ, đã thừa nhận quyền tự do cư trú, do đó cho phép di cư tự do vào các thành phố lớn, nhưng không gắn giữa quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người cư trú nên trong thời gian ngắn, lượng người tập trung vào các thành phố lớn, như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tăng nhanh, vượt quá khả năng bảo đảm của các thành phố, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn đô thị.
[128] Kiến nghị về tăng cường pháp chế trong bảo vệ quyền con người
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường nhưng còn ở mức độ sơ khai, có tình trạng suy thoái văn hóa, các vụ xâm phạm quyền con người từ phía cá nhân có xu hướng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Hiện tượng các tổ chức tư nhân và công cộng có những hành vi xâm phạm quyền con người với các mức độ khác nhau, như xả, thải chất độc hại ra môi trường; sản xuất hàng hóa không bảo đảm vệ sinh, an toàn; tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ công... có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Rõ ràng, cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời phải xử lý nghiêm các vi phạm này. Đó chính là biểu hiện của việc Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đời sống xã hội ta hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ chưa được bảo vệ đúng mức. Điều này không những gây thiệt hại cho chính công dân Việt Nam, mà còn gây nên những bất lợi không đáng có trên phương diện pháp lý quốc tế. Bảo vệ quyền này phụ thuộc vào nhận thức, sự tôn trọng và nghiêm khắc của pháp luật.
1.15.3 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện pháp luật xác định giới hạn hợp lý đối với truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân
Bối cảnh:
Tự do báo chí là vấn đề không mới xét cả về mặt từ ngữ và nội hàm. Điều đó, tưởng như dễ dàng có được sự đồng tình, thống nhất của tất thảy mọi người, mọi quốc gia. Nhưng đa số các quốc gia đều có những giới hạn nhất định đối với truyền thông, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, quyền con nguời, quyền công dân (như quyền giữ bí mật thông tin cá nhân, thư tín...). Bất cứ đâu, truyền thông cũng luôn được xác định những giới hạn hợp lý để bảo đảm sự tự do và phát triển. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948, thừa nhận “mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền” (Điều 1) song “khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (Điều 10).
Ở các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới có nền báo chí tự do cũng xác lập những giới hạn “tự do” này, như: Tại Cộng hòa Pháp, ngay trong tiến trình cách mạng năm 1789, Quốc hội Pháp đã ban hành Bản tuyên bố Dân quyền và nhân quyền, trong đó cũng xác lập quyền tự do báo chí; năm 1881, nền Cộng hòa lần thứ Ba của nước này đã ban hành một Đạo luật về tự do báo chí, đến nay vẫn cơ bản còn giá trị. Cùng với việc công nhận quyền tự do báo chí, Đạo luật năm 1881 đã xác lập giới hạn trong tự do báo chí, bằng việc đưa ra các định nghĩa về tội phạm báo chí.
Ở Việt Nam, Đảng ta đã xác định quan điểm trọng tâm về bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; gắn quyền với trách nhiệm, nghĩa vụ, đề cao đạo đức xã hội. Nhân dân là chủ thể của quyền lực và bảo đảm quyền con người là mục tiêu, động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm quyền con người theo phương châm thực hiện các giá trị nhân quyền phổ quát trên cơ sở chủ quyền quốc gia và gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Luật Báo chí năm 2016 vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tiếp tục kế thừa và phát triển pháp luật về truyền thông, xác lập quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân và xác lập những giới hạn cấm truyền thông thực hiện những hành vi xâm phạm đến lợi ích của xã hội, công dân nhằm hạn chế mặt tiêu cực của truyền thông như đã nêu ở trên. Cùng với hệ thống pháp luật hiện hành, pháp luật về truyền thông đã và cần phải đặt ra những giới hạn đối với truyền thông về quyền con người ở những khía cạnh sau đây:
[129] Kiến nghị truyền thông phải có đủ năng lực, cơ sở để thông tin chính xác, tích cực về quyền con người, quyền công dân
Dưới góc độ pháp lý, truyền thông cần có những điều kiện nhất định để được thành lập và tổ chức thông tin truyền thông, như: Xác định rõ tôn chỉ, mục đích hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất và nhân sự; có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí, ấn phẩm báo chí; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin... Để bảo đảm sự phát triển của truyền thông, lần đầu tiên ở tầm luật, Luật Báo chí năm 2016 đã xác định trách nhiệm của Nhà nước về phát triển báo chí tại một điều riêng biệt (Điều 5). Đó là:
-
Đối với định hướng phát triển báo chí, Nhà nước có trách nhiệm ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí.
-
Đối với cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, Nhà nước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí.
-
Đối với hoạt động của báo chí, trong đó liên quan đến lĩnh vực quyền con người, quyền công dân, Nhà nước đặt hàng báo chí phục vụ một số nhiệm vụ liên quan đến các nhóm đối tượng như: Thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo... Quyền con người, quyền công dân là một trong những điểm mới quan trọng trong Hiến pháp năm 2013 về tính toàn diện, tính nguyên tắc về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tính kế thừa và phát triển của các bản Hiến pháp trước đây và thành tựu của 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, so với các lĩnh vực khác (như bầu cử, bảo vệ động vật hoang dã...), quyền con người, quyền công dân chưa phải là lĩnh vực được quan tâm tập huấn cho truyền thông, mặc dù xét về ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt của nó thì rất cần thiết có chương trình, kế hoạch tập huấn sâu rộng cho truyền thông.
Ngoài ra, cần bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Báo chí về quyền và nghĩa vụ của nhà báo; nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể: Tổng biên tập, phó tổng biên tập, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản truyền thông.
[130] Kiến nghị truyền thông về quyền con người, quyền công dân phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với chủ thể quản lý nhà nước và người dân, tổ chức
Pháp luật về truyền thông cũng xác định trách nhiệm lĩnh vực truyền thông thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý theo ngành và các Bộ, ngành, địa phương quản lý các tổ chức truyền thông trong phạm vi quản lý nhà nước được giao. Như vậy, về phía nhà nước, các tổ chức truyền thông chịu sự chỉ đạo, giám sát về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tính “tôn chỉ”, “mục đích” truyền thông bám sát định hướng của Nhà nước, trong đó phải kể đến các lĩnh vực liên quan đến quyền con người, quyền công dân thường được truyền thông đưa tin trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, kinh tế, xã hội, pháp luật, tư pháp...
Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân đồng thời với nghĩa vụ của cơ quan truyền thông trong việc giúp đỡ những người yếu thế thực hiện quyền này. Quyền tự do báo chí của người dân đã được khẳng định từ rất sớm khi pháp luật về truyền thông được hình thành, theo đó, những quyền cơ bản về tự do được nhận thông tin và cung cấp thông tin; góp ý, phê bình, kiến nghị hay khiếu nại, tố cáo về những nội dung liên quan đến báo chí. Luật Báo chí năm 2016 đã quy định công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan. Tuy nhiên, quyền tự do báo chí của người dân chưa thực sự hữu hiệu, đặc biệt là tính kịp thời và bảo đảm quyền cho các đối tượng yếu thế. Điều này đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về truyền thông cần hướng đến việc cung cấp khả năng thực hiện quyền thông tin truyền thông của con người, đặc biệt là các đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận thông tin. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống truyền thông bảo vệ quyền con người, cũng cần thiết nghiên cứu xây dựng những thiết chế hỗ trợ bảo vệ quyền con người trong giới truyền thông. Những thiết chế có thể được sử dụng để giám sát sự bảo vệ và phát triển quyền con người, quyền công dân.
[131] Kiến nghị xác định giới hạn về nội dung truyền thông về quyền con người, quyền công dân
Cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả truyền thông về quyền con người thông qua các kênh, các phương tiện khác nhau, trong đó nhấn mạnh vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho toàn dân về quyền con người, thực hiện tốt cam kết của Việt Nam về chương trình hành động giáo dục về quyền con người. Các cơ quan báo chí cần chủ động và tích cực hơn nữa trong thông tin về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, đấu tranh kịp thời phản bác các thông tin xuyên tạc, quan điểm sai trái lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá Việt Nam. Cần mở thêm chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên giới thiệu thành tựu về quyền con người trên các lĩnh vực, phổ biến quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người, giới thiệu kinh nghiệm quốc tế cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Nội dung truyền thông cần được nghiên cứu xác định những giới hạn nhất định để bảo đảm không xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Như việc giới hạn đó theo “nguyên tắc gây hại”, “nguyên tắc xúc phạm” hoặc xung đột với các quyền khác theo quy định của Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là việc “xâm phạm bí mật đời tư” của công dân.
Tiếp tục xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Báo chí để tạo khung pháp lý rộng rãi và nghiêm khắc, đồng thời bảo hộ mạnh mẽ bằng các định chế cần và đủ cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp một cách tự do theo khuôn khổ các quy định từ việc cung cấp thông tin cho báo chí, tới quyền và nghĩa vụ bảo mật nguồn tin của cơ quan báo chí và nhà báo.
[132] Kiến nghị pháp luật về truyền thông giới hạn các hoạt động truyền thông vi phạm quyền con người, quyền công dân thông qua các chế tài xử lý vi phạm pháp luật
Thứ nhất, về cải chính thông tin
So với trước đây, việc cải chính thông tin tuy đã được pháp luật quy định, song tính công khai, minh bạch còn kém. Hầu hết, truyền thông thường có thông tin cải chính với nội dung nhỏ, nằm khuất so với các nội dung chính, làm công chúng ít quan tâm hơn rất nhiều so với các nội dung khác, người có thông tin xâm phạm quyền hầu như rất ít được lấy lại quyền lợi về thông tin thông qua hoạt động cải chính này, thậm chí có trường hợp truyền thông còn đăng lại thông tin sai sự thật đã được cải chính với lý do “không biết thông tin đã được cải chính”. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí vi phạm. Cách thức, nội dung thông tin đã được quy định cụ thể để bảo đảm tốt hơn việc bảo đảm quyền của người bị xâm phạm với quy định mới như: “Đăng, phát đúng chuyên mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin”; “Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính”; “Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi”...
Thứ hai, về xử lý vi phạm
Về cơ bản, pháp luật về truyền thông đã xác định khá đầy đủ việc xử lý vi phạm đối với truyền thông vi phạm pháp luật nói chung và quyền con người, quyền công dân nói riêng. Như Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet và Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Một số trường hợp có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì hành vi tung hoang tin, bịa đặt bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 97/2008/NĐCP. Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Người nào tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định... Thực tế cho thấy, những vấn đề còn tồn tại của pháp luật cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt là các lĩnh vực pháp luật có liên quan như:
-
Mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này còn rất thấp, đặc biệt đối với những thông tin truyền thông có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác hay gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (có thể hàng tỷ đồng) thì mức xử phạt này không đáng kể và người vi phạm sẵn sàng chấp nhận chịu phạt để vi phạm.
-
Thực tế chứng minh mức độ thiệt hại trong lĩnh vực truyền thông là rất khó để yêu cầu mức bồi thường thiệt hại. Do đó, với những thiệt hại phi vật chất hoặc không thể tính toán chính xác được thì hiện nay khả năng khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là rất khó khăn và họ luôn là đối tượng bị thiệt hại nhiều hơn so với đối tượng cung cấp thông tin. Luật Báo chí năm 2016 đã bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Thứ năm, truyền thông nói chung và truyền thông về quyền con người, quyền công dân phải đặt dưới sự quản lý của Đảng, Nhà nước về tổ chức và hoạt động. Về cơ bản, quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí là phương tiện thông tin, công cụ truyền thông, vũ khí tư tưởng quan trọng đặc biệt của Đảng và Nhà nước; báo chí ở Việt Nam là báo chí cách mạng, báo chí phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, quản lý của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước quy định về chính sách phát triển báo chí, trong đó cần hướng đến một hệ thống truyền thông tinh gọn, hiệu quả, hạn chế xu hướng phát triển tràn lan các loại hình báo chí và nhiều đầu mối quản lý cơ quan báo chí như hiện nay. Mặt khác, cần tăng cường trách nhiệm quản lý truyền thông của các cơ quan chủ quản theo đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động đã đề ra theo quy định của Luật Báo chí năm 2016, hạn chế tình trạng không chịu trách nhiệm về những thông tin tiêu cực mà truyền thông đã đưa tin như trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí; báo chí, nhà báo, công dân có quyền tiếp cận các thông tin mà nhà nước không cấm theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin, có quyền được biểu đạt thông tin, tham gia giám sát, phản biện xã hội trên báo chí. Sớm nghiên cứu quy định đầy đủ hơn nữa việc quản lý và hoạt động của mạng xã hội trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ và chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐCP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
1.15.4 Nhóm kiến nghị về giải pháp nâng cao vai trò của thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
[133] Kiến nghị xây dựng chiến lược, lâu dài, thường xuyên, liên tục truyền thông về quyền con người, quyền công dân.
Để nâng cao chất lượng của thiết chế truyền thông trong việc bảo vệ quyền con người, Đảng và Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động truyền thông trong vấn đề bảo vệ quyền con người xây dựng một lộ trình cụ thể, có kế hoạch rõ ràng, có chiến lược lâu dài. Với vai trò quan trọng của thiết chế truyền thông, Đảng ta luôn quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông qua các nghị quyết, văn bản. Chính vì vậy, Đảng lãnh đạo báo chí là nguyên tắc bất di bất dịch trong sự nghiệp cách mạng của Đảng; xem “báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng”[107] . Đảng lãnh đạo truyền thông bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng tuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và thông qua các cơ quan quản lý nhà nước để thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành luật pháp, chính sách đối với truyền thông; Đảng lãnh đạo báo chí thông qua các tổ chức Đảng và nhân sự lãnh đạo trong các cơ quan truyền thông trong các cấp hội nhà báo, cơ quan chủ quản…
Luật Báo chí năm 2016 đã xác định Chính phủ với tư cách là cơ quan thống nhất quản lý về báo chí và Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý báo chí trong lĩnh vực quản lý[108]. Với thẩm quyền quản lý của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan này có trách nhiệm xây dựng, ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí…[109]. Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm nghiên cứu, xây dựng chiến lược về truyền thông quyền con người sau Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí (ngày 05/5/2016), trong đó tập trung vào những nội dung:
Thứ nhất, những vấn đề về quyền con người, quyền công dân cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, trong đó tập trung vào những nội dung trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; Kế hoạch công tác thông tin đối ngoại của Chính phủ giai đoạn 2015 - 2017 theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan truyền thông tham gia và mức độ tham gia của từng nhóm cơ quan trong việc truyền thông quyền con người, quyền công dân theo lĩnh vực truyền thông và đối tượng truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay đề cập đến vấn đề quyền con người một cách khá thận trọng, chủ yếu dưới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng nhân quyền để chống phá ta của các thế lực phản động, thù địch. Những bài viết về quyền con người cũng mang tính phản biện xã hội hơn là hướng đến truyền thông, giáo dục về quyền con người. Bởi vậy, các cơ quan nhà nước cần có kế hoạch cụ thể, thiết thực về việc tuyên truyền, giáo dục về quyền con người. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng truyền thông về quyền con người, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần biên tập, xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến nâng cao kiến thức, nhận thức về quyền con người, đồng thời cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí về nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người.
Thứ ba, nội dung liên kết giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan nhà nước, tổ chức nhân quyền nhằm thiết lập cơ chế, phương thức vận hành lâu dài, thường xuyên, liên tục để thông tin, truyền thông về quyền con người, quyền công dân…
Thứ tư, những vấn đề khác liên quan đến tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, kinh phí phục vụ công tác truyền thông quyền con người, quyền công dân cũng là một trong những nội dung quan trọng cần được chiến lược hóa… Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với các cơ quan truyền thông hiện nay là làm cho xã hội hiểu đúng về quyền con người. Để làm được điều đó, phải nâng cao trình độ của người làm công tác tuyên truyền, người làm công tác thông tin tuyên truyền phải am hiểu chuyên sâu về vấn đề quyền con người, từ đó đưa ra những thông tin chính xác cho nhân dân, định hướng đúng trong dư luận xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân vào các cơ quan truyền thông chính thống. Đồng thời, để hoạt động truyền thông có hiệu quả tích cực, cần thiết phải có các cơ chế bảo vệ nhân quyền cấp quốc gia, có cơ quan chuyên trách phụ trách quản lý hoạt động truyền thông về quyền con người phối kết hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu cốt lõi của vấn đề bảo vệ nhân quyền.
[134] Kiến nghị nâng cao uy tín, độ tin cậy của các cơ quan truyền thông
Mới đây tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí để đại diện các cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo Nhân quyền và các chuyên gia gặp gỡ, trao đổi với báo chí để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục về nhân quyền, tuyên truyền về thành tựu đảm bảo quyền con người và phản bác các luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Tại Hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông giao Cục Thông tin đối ngoại làm cầu nối phối hợp tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về nhân quyền hàng tháng và sớm tổ chức các hội nghị tập huấn cho phóng viên, qua đó tạo sự kết nối giữa cơ quan chức năng với các nhà báo, phóng viên chuyên viết về nhân quyền, cung cấp thông tin về quyền con người cho báo chí. Các nhà báo, lãnh đạo cơ quan báo chí tích cực trao đổi ý kiến, đề xuất kiến nghị các bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin định hướng tuyên truyền trong lĩnh vực nhân quyền. Qua các hội nghị định kỳ, thúc đẩy kết nối các mạng lưới hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, phương thức tác nghiệp, xử lý vấn đề, tiếp cận thông tin để đẩy lùi, phản bác, vô hiệu hóa thông tin sai trái của các thế lực thù địch. Thời gian tới, chúng ta cần nâng tầm hoạt động chỉ đạo thông tin tuyên truyền về nhân quyền; có cơ chế, bộ máy thống nhất trong việc cung cấp thông tin về nhân quyền cho các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo thực thi quyền con người, đặc biệt là cần quan tâm đến người dân ở vùng sâu, vùng xa...
[135] Kiến nghị chú trọng cao tuyên truyền, thông tin về quyền con người, quyền công dân trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các văn bản luật, văn bản dưới luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, bảo vệ quyền con người cần được phổ biến rộng rãi. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng truyền thông về quyền con người, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần cố gắng xuất bản, in ấn các văn bản pháp luật, các nội dung chính sách của Đảng, Nhà nước và các tài liệu hướng dẫn, phổ biến nâng cao kiến thức, nhận thức về quyền con người cho người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc các vùng có điều kiện kinh tế và trình độ dân trí thấp…
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, sau khi các luật, bộ luật được ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nhấn mạnh hơn nữa những nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của đạo luật. Đồng thời, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng phải tập trung vào các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong các văn bản quy phạm pháp luật thay thế cho những “nội dung cơ bản” của các văn bản này khi đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục là người dân, tổ chức kinh tế, xã hội. Điều này thể hiện tính thiết thực, nhu cầu thực tế của các đối tượng này khi tiếp nhận thông tin về những chính sách, văn bản mới.
Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cần cố gắng xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến nâng cao kiến thức, nhận thức về quyền con người đồng thời cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí về nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm quyền con người.
[136] Kiến nghị cải tiến phương pháp tuyên truyền, hướng tới từng đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về quyền con người
Để đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền phải có sự đổi mới thực sự cả về nội dung, cách thức theo hướng chủ động kịp thời hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn, toàn diện, hiệu quả hơn. Về nội dung thông tin, tuyên truyền cần phải phù hợp, thiết thực với từng đối tượng, như: Các công ước quốc tế về quyền con người; những quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các quy định về quyền con người, quyền công dân trong các đạo luật có liên quan; quyền của người cao tuổi, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em; các quyền khác có liên quan…; làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…
Truyền thông về quyền con người, quyền công dân cần: (i) Thường xuyên, liên tục, chứ không phải làm theo chiến dịch; (ii) Quyền con người có mặt trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, do đó nhà báo nào cũng cần có ý thức về vấn đề này và tham gia viết về chủ đề này, chứ không phải mỗi tòa soạn phân công một hai người chuyên viết về chủ đề này; (iii) Thông tin truyền thông cần phong phú, đa dạng chứ không nên chỉ tập trung vào một vài thể loại như bình luận và bút chiến; (iv) Chủ động, tích cực thực hiện công tác truyền thông một cách bài bản, tránh tình trạng lúng túng, bị động phản ứng khi có các báo cáo, nhận định chỉ trích Việt Nam; (v) Nội dung cần được mở rộng, mang tính thuyết phục cao hơn, có thể tập trung vào những chủ đề quan trọng như: Phổ biến, giới thiệu, giải thích các văn bản luật quốc tế và các văn bản luật Việt Nam về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của công chúng; giới thiệu những kinh nghiệm hay của các nước trên thế giới trong quá trình thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người; thông tin, phản ánh các cam kết quốc tế và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, các khuyến nghị của các nước mà Việt Nam đã chấp nhận; phản ánh, giới thiệu những nỗ lực của Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, nghĩa vụ quốc tế và các khuyến nghị về quyền con người; giới thiệu hoạt động của báo chí Việt Nam giám sát việc thực thi và bảo đảm quyền con người, phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, những trường hợp oan sai, để các cơ quan chức năng giải quyết; giới thiệu về kết quả thực hiện các quyền con người ở Việt Nam (việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự, chính trị; quyền của người dân tộc thiểu số, quyền của trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi, phụ nữ); đấu tranh phản bác các thông tin thiếu khách quan, sai sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Về hình thức thông tin, tuyên truyền, cần đa dạng hóa các loại hình trong từng nội dung, từng thời điểm cần phải lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả. Các cơ quan truyền thông cần nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực, chủ động trong phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức có hiệu quả các loại hình thông tin, tuyên truyền. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thúc đẩy quyền con người cần được tiến hành phong phú, đa dạng hướng tới những đối tượng cụ thể. Ví dụ, tuyên truyền đối với người dân tộc thiểu số, người dân vùng sâu, vùng xa phải hiểu được các yếu tố tâm lý, ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa vùng miền... để tuyên truyền sẽ dễ dàng được người dân đón nhận. Các thiết chế truyền thông cần tiếp tục mở chuyên trang, chuyên mục, số chuyên đề, số phụ đề về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó các báo hình và báo nói, như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố cần tăng cường tổ chức diễn đàn, các cuộc tọa đàm, trao đổi về bảo vệ quyền con người, quyền công dân; lồng ghép nội dung bảo vệ quyền con người, quyền công dân vào một số chương trình giải trí, liên quan đến phim truyện truyền hình... Đối với các báo in và các phương tiện truyền thông khác, cần tăng cường mở diễn đàn, chuyên mục “Hỏi - Đáp về bảo vệ quyền con người, quyền công dân” để tuyên truyền, tiếp nhận ý kiến phản hồi của cá nhân, tổ chức về các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền con người, quyền công dân…
[137] Kiến nghị xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp và truyền tải thông tin quyền con người, quyền công dân giữa các cơ quan nhà nước và các thiết chế truyền thông trong nước và trên bình diện quốc tế
Cùng với các quy định pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí (trong Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Quy chế cung cấp thông tin cho báo chí của Chính phủ...), thì việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, đặc biệt là thông tin về quyền con người, quyền công dân là một phương thức hữu hiệu bảo vệ quyền con người và còn mang ý nghĩa quan trọng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội (như việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ kịp thời thông tin về việc thảo luận, quyết định bỏ Điều 292 trong dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi). Việc xác định trách nhiệm Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ quản khởi đầu cơ chế cung cấp thông tin hàng tháng cho báo chí tuyên truyền cần sớm được triển khai. Báo chí tuyên truyền kết quả xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp; thông tin đối ngoại để giúp bạn bè quốc tế hiểu đúng, hiểu rõ về Việt Nam trong nỗ lực của Việt Nam trong các cam kết quốc tế về nhân quyền và vai trò đóng góp của Việt Nam với tư cách là thành viên trong Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc.
[138] Kiến nghị chú ý phát triển truyền thông ngoài báo chí
Hiện nay, internet đã phổ biến đến từng người dân; những sự việc, hiện tượng diễn ra hàng ngày có thể được người dân ghi lại, chia sẻ nhanh trên các trang mạng xã hội. Người dân có thể chia sẻ hình ảnh, chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của mình về sự việc này với mọi người. Trong khi đó, có người cho rằng, cơ chế truyền thông nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, do đó báo chí sẽ không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ thông tin ảnh hưởng đến cơ quan nhà nước... Với tâm lý ấy, những thông tin trên mạng xã hội với những chia sẻ của người dân rất dễ tác động đến những người dân, họ tin vào những thông tin trên các trang mạng xã hội. Tâm lý này dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, tuyên truyền những thông tin không chính xác về chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế thế giới cho thấy, các thiết chế truyền thông tư nhân, đặc biệt là các trang mạng xã hội đang trở thành xu thế truyền thông có tính phổ cập nhanh nhất hiện nay. Do đó, bên cạnh việc tăng cường thiết chế truyền thông chính thống, Nhà nước cần xây dựng cơ chế thông tin trên các phương tiện truyền thông tư nhân mang tính đại chúng như các trang mạng xã hội. Thực tế dù chưa có chủ trương, chính sách, một số lãnh đạo Nhà nước đã thiết lập các trang mạng xã hội riêng phục vụ thông tin chính sách và trao đổi chính sách đối với người dân, tạo dựng lòng tin của người dân đối với nhà nước.
[139] Kiến nghị nâng cao hiệu quả vai trò của thiết chế truyền thông trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Một là, cơ quan chỉ đạo, định hướng thông tin, ngoài công tác định hướng tuyên truyền hàng tuần nên tiếp tục đầu tư cho việc xây dựng, mở rộng “tổ chuyên gia”; tập hợp đa dạng hơn thành phần, đặc biệt chú trọng đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử; có chế độ đãi ngộ đặc biệt, khai thác có hiệu quả hơn nữa sở trường của từng chuyên gia trong việc viết bài đấu tranh phản bác. Chủ động cung cấp hoặc kết nối thông tin, tư liệu, địa chỉ cung cấp tư liệu cho các phương tiện thông tin truyền thông và báo chí về các đề tài có liên quan đến cuộc đấu tranh này. Cơ quan chỉ đạo, quản lý truyên thông cần làm tốt hơn nữa vai trò kết nối sức mạnh của các loại hình báo chí, tiếp tục xây dựng kịch bản đấu tranh tuyên truyền, “phân vai”, đạo diễn “cao tay” hơn các đợt tuyên truyền tấn công và phản công lại các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch; kết hợp chặt chẽ tuyên truyền báo chí với các hình thức tuyên truyền khác, trong đó lưu ý đúng mức đến hình thức tuyên truyền miệng.
Hai là, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về báo chí và tuyên truyền. Kết hợp với tăng cường mở mới, đa dạng các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận; phối hợp cùng các cơ quan tuyên truyền từng bước làm chủ thế trận tiến công về tư tưởng, lý luận trên truyền thông, trong đó chú trọng đến mạng internet; quản lý chặt chẽ, không để lộ, lọt, sơ hở về đăng tải thông tin theo quy định của Nhà nước; triệt để khai thác thế mạnh của từng loại hình báo chí: Điện tử, báo nói, báo hình, báo viết, nhất là khai thác triệt để tính kịp thời, đấu tranh có hiệu quả trên báo điện tử.
Ba là, các cơ quan truyền thông báo chí, không chỉ các cơ quan chính trị - xã hội, các cơ quan trung ương đều cần đề cao trách nhiệm chính trị trong công tác tuyên truyền về chủ đề này. Theo đó, nên chủ động xây dựng “kịch bản” cho ấn phẩm của mình theo tôn chỉ mục đích, xây dựng tuyên truyền nhằm phát huy thế mạnh nội tại của từng đơn vị truyền thông, từng loại hình truyền thông; đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách cùng những thành tựu trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước một cách thuyết phục để dân hiểu, dân tin. Phát huy tính chất chuyên sâu, chuyên ngành của báo chí, khối báo chí văn hóa, văn nghệ, tập trung đấu tranh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, xuất bản; khối báo chí nội chính, chính trị xã hội, đấu tranh về chủ quyền biển đảo, quốc gia lãnh thổ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc… Các cơ quan thông tin truyền thông ở địa phương duy trì thường xuyên chuyên trang, chuyên mục đăng tải các tin, bài đấu tranh phản bác các thông tin và luận điệu sai trái, thù địch; siết chặt quy trình làm báo không để xảy ra sai sót về chính trị, nhất là những tin, bài liên quan những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, các sự kiện chính trị của đất nước, của các địa phương, đơn vị mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để thổi phồng, vu cáo chống phá.
Bốn là, quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo trong nội dung tuyên truyền là chủ yếu những yếu tố tích cực của mọi lĩnh vực đời sống xã hội; phản ánh đầy đủ, kịp thời hiện thực sinh động đang diễn ra trên đất nước ta (đương nhiên có chọn lọc), tránh những sơ hở trong tuyên truyền để kẻ xấu lợi dụng chống phá.
Năm là, tạo điều kiện bồi dưỡng năng lực chính trị, phẩm chất cho các phóng viên, biên tập viên làm công tác báo chí để phát huy tốt hơn vai trò của họ trong việc hướng ngòi bút của mình vào đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, sai trái của thế lực thù địch. Nâng cao trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cơ quan báo chí, nhà báo và công dân; tổ chức tốt những bài đấu tranh, phê phán luận điệu, quan điểm sai trái trên các ấn phẩm báo chí; giám sát, bảo đảm an ninh mạng, làm tốt công tác bảo vệ tài liệu mật, không để kẻ địch thu thập, xuyên tạc, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, báo chí để chống Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta, dân tộc ta. Các cơ quan quản lý báo chí phải có đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, tinh thông nghề nghiệp, định hướng tốt đối tượng, nội dung và phương pháp quản lý. Đặc biệt, cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo chuyên viết về mảng này, từ đó, nâng cao bản lĩnh chính trị, tình yêu đất nước, dân tộc cho các nhà báo… Ngoài ra, việc định hướng tuyên truyền luôn là vấn đề vô cùng quan trọng, bởi nếu không chủ động, thường xuyên và liên tục, hiệu quả truyền thông sẽ không cao. Mặt khác, để thực sự phát huy tối ưu những ưu thế của báo chí trong công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, các cơ quan báo chí phải thường xuyên tự đổi mới, đi tiên phong trên mặt trận đầy khó khăn và thách thức này, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
[140] Kiến nghị thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra, phản ánh thông tin và quy trình thông tin truyền thông hiệu quả về quyền con người, quyền công dân
i) Đối với Nhà nước
Cần nâng tầm hoạt động chỉ đạo thông tin tuyên truyền về quyền con người; có cơ chế, bộ máy thống nhất trong việc cung cấp thông tin về nhân quyền cho các cơ quan báo chí.
Có những giải pháp triệt để giám sát, kiểm tra và xử lý thông tin đối với các trường hợp bài viết, phát tán thông tin, đưa tin, truyền thanh, phát thanh, báo hình, báo in, báo viết… khi những loại hình truyền thông báo chí đưa tin sai sự thật, xuyên tạc sự việc, vi phạm quy định pháp luật về báo chí hoặc có những hành vi nói xấu, bôi nhọ các tổ chức, cá nhân liên quan khác… Giải quyết triệt để vấn đề này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng của truyền thông trong quá trình thực hiện chức năng bảo vệ quyền con người.
Bên cạnh đó, Nhà nước có trách nhiệm không ngừng tạo môi trường, điều kiện tốt nhất để báo chí có thể hoạt động. Đó là việc dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, khuyến khích xã hội dân sự tham gia vào việc bảo vệ nhân quyền[110] ...
ii) Đối với người dân và xã hội
Không ngừng mở rộng tính công khai và dân chủ hóa đời sống xã hội, trước hết là dân chủ về kinh tế, tài chính. Tính công khai và dân chủ hoá xã hội được mở rộng đến đâu thì vai trò và năng lực giám sát xã hội của truyền thông đại chúng tăng lên đến đấy. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Quy chế dân chủ cơ sở với quyết tâm mở rộng và nâng cao chất lượng dân chủ cơ sở, nhưng trong thực tế kết quả chưa đạt được như mong muốn. Mở rộng tính công khai và dân chủ hoá là một quá trình, một cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh của người lãnh đạo, sự kiên trì và kiên định mục tiêu. Phóng sự Cái đêm hôm ấy đêm gì... của Phùng Gia Lộc đăng trên báo Văn nghệ (1988) đã mô tả một khoảnh khắc của giai đoạn đầu đổi mới ở nước ta đã nói lên điều đó.
Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, người dân trong quá trình thông tin về quyền con người, quyền công dân, tạo niềm tin cho công chúng từ chính những chủ thể “công chúng”. Thay vì hạn chế hoạt động của những tổ chức này, thì kêu gọi sự tham gia tích cực của họ với tư cách một bên thứ ba hay một đối tác của chính quyền sẽ tạo ra uy tín cần có. Trong trường hợp khi tổ chức công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế mà chỉ có sự tham gia của Đại học Quốc gia và Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ thì sẽ không đủ tạo ra sự tin tưởng cho công chúng.
Nâng cao trình độ dân trí, trước hết và quan trọng nhất là trình độ hiểu biết của dân cư về các văn bản quy phạm pháp luật và thiết chế phân chia quyền lực của Nhà nước. Bởi vì, giám sát là giám sát bằng pháp luật, thông qua và trên cơ sở pháp luật. Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật có những thay đổi nhanh chóng, nhưng sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân còn rất nhiều hạn chế. Do đó, muốn nâng cao năng lực giám sát của mình, truyền thông đại chúng cần tích cực tuyên truyền, giải thích để nhân dân nhận thức đầy đủ và đúng đắn các chủ trương, chính sách và luật pháp của Đảng và Nhà nước, động viên khích lệ nhân dân không chỉ tích cực thực hiện mà còn tham gia giám sát quá trình thực hiện ấy.
Sử dụng truyền thông như công cụ hữu ích nhất trong việc mở rộng tính công khai và dân chủ hoá đời sống xã hội, đặc biệt trong thời đại số hóa và sự tác động của công nghệ tin học cùng với trình độ dân trí được nâng cao và thời kỳ hội nhập, mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hoá. Cần coi truyền thông không chỉ là diễn đàn rộng rãi nhất để mọi người dân bày tỏ chính kiến, bàn luận những 155 vấn đề quốc kế dân sinh mà còn là công cụ thể hiện và trường học nâng cao năng lực, trình độ dân trí về dân chủ và công khai.
[141] Kiến nghị nâng cao năng lực cho thiết chế truyền thông, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân
Nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan truyền thông là nâng cao uy tín, độ tin cậy của nhân dân đối với người dân, để họ tin tưởng vào cơ quan thông tin. Để làm được điều đó, phải nâng cao trình độ của người làm công tác tuyên truyền, người làm công tác thông tin tuyên truyền phải am hiểu chuyên sâu về vấn đề quyền con người, am hiểu pháp luật, từ đó đưa ra những thông tin chính xác cho nhân dân, định hướng đúng trong dư luận xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân vào các cơ quan truyền thông chính thống. Các cơ quan chủ quan, các thiết chế truyền thông cần quan tâm không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, năng lực tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ báo chí - truyền thông. Cùng với đòi hỏi về trình độ, năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị, cần trang bị cho các nhà báo, nhà truyền thông những phương tiện kỹ thuật - nghiệp vụ hiện đại, cơ chế cung cấp thông tin... để họ có thể tác nghiệp thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội.
Nhà nước cần có chính sách đầu tư nguồn lực, kỹ thuật thích hợp cho các cơ quan thông tin tuyên truyền, đặc biệt là các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí để các cơ quan này có điều kiện thuận lợi thực hiện hoạt động của mình. Đồng thời, các cơ quan thông tin đại chúng cần coi hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, từ đó xây dựng các chuyên mục, chương trình thường xuyên, liên tục và rộng khắp cho hoạt động này.
Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức và văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy công quyền các cấp, như dư luận xã hội đặt ra không chỉ nâng cao dân trí mà còn phải nâng cao quan trí, đặc biệt là nhận thức về mục tiêu, nhiệm vụ và đạo đức công vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra gắn với vấn đề quyền con người, quyền công dân trong thi hành công vụ. Thái độ trách nhiệm của cán bộ công chức đối với các vấn đề truyền thông đại chúng và dư luận xã hội nêu ra không chỉ thể hiện trách nhiệm pháp lý trước nhân dân, trước Đảng mà còn thể hiện văn hóa chính trị, đạo đức, lối sống và lương tâm của con người. Xây dựng các tài liệu đào tạo, huấn luyện, thực hành và các tài liệu phổ biến kỹ năng. Tập huấn giảng viên nguồn và đội ngũ truyền thông nòng cốt. Tiến hành các chiến dịch truyền thông phổ biến, chiến dịch hướng dẫn thực hành thí điểm tại cộng đồng. Đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở đối tượng thí điểm. Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề cho từng đối tượng như: Các nhà hoạch định chính sách, các ngành, trường học, cộng đồng, các đối tượng trong xã hội để nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân…
Có cơ chế bảo vệ nhà báo đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Vì đây là lĩnh vực nhạy cảm, có độ rủi ro rất cao đối với những người dám đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền con người, tức là tác động tiêu cực đến cá nhân, tổ chức khác, thậm chí là chống lại những thế lực, tập đoàn lớn mạnh, do đó, nếu thiếu một cơ chế chủ động bảo vệ nhà báo, người cung cấp thông tin về quyền con người trong những trường hợp cụ thể thì sẽ không tạo cơ hội khuyến khích họ đứng lên bảo vệ lẽ phải.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Với 141 kiến nghị liên quan tới hoàn thiện pháp luật, được đưa ra từ 14 đề tài và được sắp xếp vào 15 mục khác nhau, đây là chương có dung lượng đồ sộ nhất trong Báo cáo này.
Do nhiều kiến nghị được đưa ra vào các giai đoạn trước đây, nên rất nhiều kiến nghị đã được tiếp thu trong thực tiễn. Chẳng hạn đó là các kiến nghị liên quan tới Hiến pháp, tới nội luật hoá và hài hoà hoá pháp luật, các kiến nghị liên quan tới quốc tịch, tới hoàn thiện pháp luật về một số quyền con người cụ thể, v.v.
Tuy nhiên, rất nhiều kiến nghị được đưa ra mà do hoàn cảnh khách quan hoặc do điều kiện thực tế, hoặc do kiến nghị nằm trong các đề tài thực hiện trong thời gian rất gần đây, mà còn chưa được thực hiện. Đó là các kiến nghị liên quan tới pháp luật về chứng thực, pháp luật về quyền sở hữu và hợp đồng, các kiến nghị về lợi ích nhóm, v.v.
Ngoài ra, nhiều kiến nghị mới chỉ đề cập tới nhu cầu hoàn thiện pháp luật mà chưa thực sự phân tích có chiều sâu về việc pháp luật cần phải hoàn thiện theo hướng nào, với những định hướng cụ thể nào. Đó là các kiến nghị liên quan tới hoàn thiện các quyền dân sự chính trị nói chung, kiến nghị liên quan tới truyền thông về quyền con người, v.v.
CHƯƠNG II
CÁC KIẾN NGHỊ VỀ GIA NHẬP CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
CỦA HỘI NGHỊ LA HAY VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
2.1 Các kiến nghị về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế[111]
2.1.1 Nhóm kiến nghị về sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và các nguyên tắc cần tuân thủ
[142] Kiến nghị những nguyên tắc của Công ước cần tuân thủ.
Với tư cách là nước gốc (nước cho con nuôi), Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật theo những chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thông lệ chung của những nước cho con nuôi trong khuôn khổ Công ước La Hay. Cùng với đó, cần đặc biệt tham khảo và áp dụng các kinh nghiệm của các nước tiên phong trong khu vực có các điều kiện tương đồng như nước ta như Trung Quốc, Philippin.
Trên nguyên tắc pacta sun servanda, khi gia nhập Công ước, đối với những nguyên tắc mang tính jus cogen (bắt buộc chung), đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật trong nước nhằm đảm bảo phù hợp với Công ước, thì chúng ta phải tiến hành sửa đổi. Công ước La Hay đưa ra nhiều quy định mang tính nguyên tắc jus cogen mà bất cứ quốc gia thành viên nào cũng phải tuân theo. Đó là các nguyên tắc:
-
Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em;
-
Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc; nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp cho trẻ em có mái ấm gia đình, kể cả bằng các biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ở trung tâm nuôi dưỡng; việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con;
-
Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khi không tìm thấy một nơi phù hợp;
-
Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài phải là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn không thể tìm được gia đình thay thế tại nước gốc; và
-
Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi b ất minh; việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh.
2.1.2 Nhóm kiến nghị về đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi khi hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi
[143] Kiến nghị về các lĩnh vực pháp luật cần hoàn thiện để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi với Công ước
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là lĩnh vực nhân đạo có liên quan trực tiếp đến nhiều chế định pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, quốc tịch, xuất nhập cảnh, v.v. Do đó, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi trong điều kiện gia nhập Công ước La Hay cũng tức là yêu cầu hoàn thiện một cách đồng bộ tất cả các lĩnh vực có liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi. Đồng thời, giữa các chế định pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, quốc tịch, v.v. liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi phải bảo đảm tính thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc triệt tiêu lẫn nhau.
Thực tế cho thấy, khung pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi còn chưa phù hợp với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. Để khắc phục tình trạng trên, điều cần thiết là phải:
Thứ nhất, đảm bảo hoàn thiện các quy phạm pháp luật thực chất điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Hiện nay, các quy phạm pháp luật thực chất (thực định) điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi chủ yếu được xây dựng dưới dạng các quy phạm có tính nguyên tắc, được quy định rải rác trong Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật. Nhưng so sánh với pháp luật về nuôi con nuôi của nhiều nước, thì pháp luật của Việt Nam còn thiếu nhiều quy phạm thực chất, đặc biệt liên quan đến những điều kiện cụ thể của việc nuôi con nuôi (đối với cha mẹ nuôi, đối với trẻ em được cho làm con nuôi), các hình thức nuôi con nuôi, những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, v.v.
Thứ hai, bảo đảm hoàn thiện các quy phạm xung đột điều chỉnh các quan hệ về nuôi con nuôi. Các quy phạm xung đột về nuôi con nuôi hiện nay chủ yếu được điều chỉnh trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Điều 105) và Nghị định 68/2002/NĐ-CP (Điều 37). So với pháp luật của các nước, thì trong pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa có các quy phạm xung đột điều chỉnh những vấn đề liên quan đến điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi; các hình thức nhận nuôi con nuôi; những hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; việc chấm dứt nuôi con nuôi; công nhận các quyết định về nuôi con nuôi, v.v.
Thứ ba, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các việc về nuôi con nuôi. Hiện nay các quy phạm có tính thủ tục (hành chính tư pháp) về đăng ký việc nuôi con nuôi được điều chỉnh chủ yếu trong Nghị định 68/2002/NĐ-CP và Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch. Trong các văn bản này còn thiếu nhiều quy định hướng dẫn chi tiết việc đăng ký nuôi con nuôi, kể cả nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do đó, trong thực tiễn thi hành, Bộ Tư pháp vẫn phải thường xuyên hướng dẫn đối với các địa phương.
Thứ tư, cần có sự gắn kết và liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật về nuôi con nuôi trong nước với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Hai lĩnh vực này lẽ ra phải có sự gắn kết chặt chẽ, liên hệ logic và nằm trong một tổng thể hài hòa của chế định nuôi con nuôi nói chung, nhưng thực tế lại có phần ngược lại. Lâu nay chúng ta mới chỉ đề cao vấn đề con nuôi nước ngoài, mà chưa thực sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề con nuôi trong nước.
2.1.3 Nhóm kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện mô hình, cơ chế
[144] Kiến nghị về tập trung quyền hạn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vào cơ quan trung ương
Kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP và cho đến tháng 8/2003, Việt Nam mới thành lập được một cơ quan có tính “chuyên trách” về con nuôi quốc tế là Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp. Vấn đề bất cập là ở chỗ, Cục con nuôi quốc tế không phải là cơ quan ra quyết định cuối cùng về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Theo quy định, Cục chỉ kiểm tra hồ sơ và cho ý kiến để Sở Tư pháp trình UBND cấp tỉnh quyết định. Trong trường hợp ý kiến của Cục và của tỉnh khác nhau, thì sự việc nuôi con nuôi quốc tế có thể không được giải quyết. Sự không tập trung thẩm quyền này đã dẫn đến hiện tượng một số địa phương tự cho mình đặc quyền trong việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, kéo theo nhiều yêu cầu, thủ tục phiền hà và nguy hiểm hơn là những đòi hỏi, yêu sách về tài chính trong việc giải quyết nuôi con nuôi.
[145] Kiến nghị về tăng cường năng lực của cán bộ công chức đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Thứ nhất là tăng cường năng lực cán bộ, công chức của cơ quan trung ương. Vì mới được thành lập từ tháng 10/2003 nên biên chế của Cục con nuôi chỉ mới có 10 người. Trong khi đó, Cục đang phải đảm trách một khối lượng lớn công việc trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Một mặt, Cục có trách nhiệm chủ trì việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về nuôi con nuôi để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, mặc khác, Cục cũng phải chú trì việc đàm phán, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các Hiệp này khi có hiệu lực. Trong hoạt động tác nghiệp, Cục con nuôi quốc tế có trách nhiệm trực tiếp thụ lý, xem xét kiểm tra và thẩm định các hồ sơ của người xin nhận con nuôi (do phía nước ngoài chuyển đến) và của trẻ em được xin làm con nuôi (do Sở Tư pháp chuyển lên). Vì vậy, việc tăng biên chế cho Cục con nuôi quốc tế, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, hiện đại hoá công sở, trang thiết bị làm việc, là rất cần thiết để Cục con nguôi quốc tế có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ hai là ổn định và tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương. Trong quá trình giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi, có nhiều công việc liên quan đến các cơ quan tư pháp và các cơ quan khác tại địa phương như Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, v.v. Nhưng đội ngũ cán bộ địa phương không ổn định, chưa được chuyên môn hoá, thường xuyên bị thay đổi. Cùng với đó, trình độ năng lực chuyên môn của họ cũng không đồng đều, khả năng sử dụng ngaoij ngữ, sử dụng công nghệ tin học, máy tính… còn rất hạn chế. Nhiều tỉnh còn chưa thực sự quan tâm đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Đây là thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay, khi phải đối mặt với đội ngũ chuyên gia, chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng vi tính thành thạo từ các nước thành viên của Công ước.
[146] Kiến nghị cho phép xã hội hoá một số hoạt động thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi
Theo pháp luật và thực tiễn của nhiều nước cho thấy, lĩnh vực nuôi con nuôi liên quan đến các vấn đề xã hội, cho nên phải được xã hội hoá. Vì thế ở nhiều nước đã thành lập các tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo, từ thiện trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cho phép thành lập tổ chức phi chính phủ của Việt Nam hoạt động nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi nói chung. Do đó, những công việc lien quan tới chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, giới thiệu trẻ em làm con nuôi, hoàn thiện thủ tục nuôi con nuôi, xác minh hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc của trẻ em,… đều do các trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em và các Sở Tư pháp và cơ quan Công an tiến hành. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Công ước La Hay về nuôi con nuôi, gánh nặng này chắc chắn sẽ tăng lên, cho nên khả năng giải quyết việc nuôi con nuôi sẽ còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước.
[147] Kiến nghị hoàn thiện cơ chế tài chính liên quan tới nuôi con nuôi nước ngoài
Hiện nay, do chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng, minh bạch về các chi phí và đóng góp nhân đạo trong việc nuôi con nuôi, nên nhiều địa phương đang cố tình đặt ra những mức thu (bất thành văn) khác nhau, làm vô hiệu hoá khả năng hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo về tài chính của các tổ chức con nuôi nước ngoài theo quy định của pháp luật và các hiệp định đã ký kết.
Để khắc phục tình trạng này, nhằm công khai, minh bạch vấn đề tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, cần thiết phải hoàn thiệ ncasc văn bản pháp luật về phí, lệ phí, về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại địa phương. Đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thu chi tài chính, với chế độ kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.
[148] Kiến nghị hoàn thiện hệ CSDL quản lý thông tin về nuôi con nuôi
Để gia nhập Công ước La Hay, thì việc xây dựng và thực hiện chương trình phần mềm quản lý hệ CSLD về hồ sơ con nuôi là rất cần thiết. Cùng với đó là việc xử lý, giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi, theo dõi về tiến độ giải quyết hồ sơ cũng phải được tiến hành theo phương thức hiện đại, phù hợp với trình độ ở nhiều nước hiện nay. Đây là vấn đề rất quan trọng, góp phần tích cực phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của quốc tế, sau khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay.
2.1.4 Nhóm kiến nghị về lộ trình thực hiện
[149] Kiến nghị về lộ trình 3 giai đoạn
Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phục vụ cho việc gia nhập và thực hiện Công ước La Hay cần tiến hành theo lộ trình gồm 3 giai đoạn với các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất là giai đoạn hoàn thiện cơ bản chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi cần được thực hiện trong các năm 2006-2007, nhằm bảo đảm các chính sách và pháp luật của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo thuận lợi cho việc thực thi Công ước. Các hoạt động cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:
-
Xây dựng Đề án Pháp lệnh về nuôi con nuôi;
-
Sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình về thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài;
-
Hoàn thiện các văn bản về phí, lệ phí, thực hiện công khai minh bạch hoá về tài chính liên quan tới nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
-
Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.
Thứ hai là giai đoạn hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhân sự từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là nâng cao năng lực của cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế, được thực hiện trong các năm 2009-2010, trong đó:
-
Hoàn thiện cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi, trong đó chú trọng tính phù hợp với các thông lệ quốc tế;
-
Hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó chú trọng bộ máy của Cục con nuôi quốc tế, thành lập các phòng chức năng thuộc Cục, thành lập Chi cục, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ, kiến nghị việc cho phép thành lập các tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
Thứ ba, giai đoạn thực hiện Công ước bình đẳng như các quốc gia thành viên khác (từ 2011 trở đi) theo xu hướng hội nhập quốc tế và bảo đảm tốt nhất các quyền của trẻ em, tiến tới giảm thiểu rõ rệt tình trạng cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
2.2 Các kiến nghị liên quan tới Công ước các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em[112]
2.2.1 Nhóm kiến nghị về điều chỉnh tên gọi tiếng Việt của Công ước
[150] Kiến nghị về tên gọi tiếng Việt của Công ước
Cần cân nhắc dịch là “Công ước La Hay 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi giữ hoặc đưa trẻ đi ra nước ngoài trái phép”, tên gọi này phản ánh đúng bản chất, mục đích hành vi của cha/mẹ, phù hợp với nội dung Công ước và đặc biệt không gây ra sự hiểu lầm với hành vi “bắt cóc” thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hình sự.
2.2.2 Nhóm kiến nghị về lộ trình gia nhập Công ước
[151] Kiến nghị về 2 phương án lộ trình cụ thể
Nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên gia nhập Công ước. Tuy nhiên, trước khi gia nhập Công ước đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch lộ trình chuẩn bị cụ thể, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, thiết chế thực thi đến đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước cho người dân. Cụ thể, kế hoạch lộ trình cần tập trung vào những nội dung sau:
Thứ nhất, khảo sát thực tiễn, phân tích thực trạng tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đưa con chung về nước để đánh giá tác động xã hội, ảnh hưởng của Công ước đối với việc thực hiện quyền được chăm sóc con của người phụ nữ để đưa ra những hoạt động cụ thể.
Thứ hai, với thực tế truyền thống văn hoá phương Đông không coi hành vi cha mẹ đưa con đi ra nước ngoài trái phép hay ngăn cản quyền thăm nom con chung của người cha/mẹ còn lại là vi phạm quyền trẻ em cũng như quyền của cha/mẹ nên vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trước khi gia nhập Công ước cần được đẩy mạnh thực hiện với đa dạng các hình thức như: xây dựng tài liệu phổ biến, phối hợp địa phương tổ chức hội thảo, xây dựng phóng sự truyền hình…
Thứ ba, về hoàn thiện thể chế trong nước, trường hợp quyết định gia nhập Công ước Nhóm nghiên cứu đưa ra 02 phương án để hoàn thiện pháp lý trong nước tạo cơ sở thực thi sau khi gia nhập như sau:
Phương án 1: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và đánh giá nêu trên, Nhóm nghiên cứu cho rằng với thực tế quy định pháp luật Việt Nam mới chỉ mang tính nguyên tắc mà chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cũng như các điều kiện đảm bảo cho việc thực thi Công ước nên vấn đề hoàn thiện thể chế để phục vụ cho việc gia nhập và thực thi Công ước một cách hiệu quả và trọn vẹn nhất là ban hành một đạo luật riêng về thực thi Công ước đây cũng là giải pháp nhiều quốc gia thành viên Công ước thực hiện như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ… văn bản quy phạm pháp luật này tại Việt Nam sẽ điều chỉnh tổng thể các vấn đề, cụ thể:
-
Quyền và trách nhiệm của CQTW: quy định chi tiết việc thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 7 Công ước;
-
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phối hợp, hỗ trợ CQTW thực thi vai trò, nhiệm vụ theo quy định của Công ước, như việc xác định địa chỉ nơi cư trú của trẻ; thực hiện việc đại diện; trợ giúp pháp lý cho người yêu cầu trao trả trẻ hoặc thực hiện quyền thăm nom theo quy định của Công ước; trao trả trẻ về quốc gia gốc…
-
Quy định thẩm quyền và trách nhiệm của toà án trong việc giải quyết các yêu cầu, trong đó nghiên cứu khả năng giao cho một toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các yêu cầu trao trả trẻ, yêu cầu thăm nom thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước với một số thẩm phán chuyên trách
-
Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết yêu cầu trao trả trẻ hoặc thực hiện quyền thăm nom tại toà án; trình tự, thủ tục phúc thẩm các quyết định của toà án bị kháng cáo.
-
Trình tự, thủ tục thi hành quyết định trao trả trẻ của toà án, cụ thể là thủ tục trao trả trẻ cho người yêu cầu.
Phương án này có ưu điểm là chỉ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật là có thể giải quyết được tổng thể toàn bộ các vấn đề theo quy định của Công ước cũng như pháp luật và thực tiễn Việt Nam về lĩnh vực này hiện nay. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là trước khi xây dựng đạo luật cần phải rà soát, đánh giá tổng thể các quy định liên quan tại các văn bản quy phạm pháp luật như: BLTTDS, Luật HNGĐ, Luật THADS; Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật trẻ em … để đảm báo tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật mới với các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.
Phương án 2: Trường hợp không thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Sửa đổi, bổ sung BLTTDS, các nội dung về:
-
Thẩm quyền toà án Việt Nam trong việc giải quyết các yêu cầu trao trả trẻ theo quy định của Công ước;
-
Có một phần riêng quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu trả lại trẻ em trên cơ sở nội luật hóa các quy định liên quan của Công ước;
- Bổ sung Luật THADS, nội dung về:
-
Thẩm quyền cơ quan THADS trong việc thi hành quyết định của toà án về trao trả trẻ;
-
Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của toà án về trao trả trẻ;
-
Các biện pháp cưỡng chế đặc biệt về thi hành quyết định trao trả trẻ trong trường hợp người phải thi hành không tự nguyện thực thi.
- Bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình
-
Khái niệm về quyền thăm nom;
-
Chi tiết về việc thực hiện quyền thăm nom.
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan tổ chức liên quan, cụ thể như Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an … trong việc thực thi các quy định của Công ước.
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng thông tư liên tịch quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc giải quyết các yêu cầu trao trả, thăm nom trẻ theo quy định của Công ước.
Phương án này có thể khắc phục được nhược điểm của phương án 1 nhưng ngược lại đòi hỏi quá trình sửa đổi, bổ sung và ban hành mới phải đồng bộ, các cơ quan chủ trì phải cùng triển khai cùng thời điểm. Đề nghị sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật cùng một lúc cũng có thể gây quá tải cho Quốc hội.
Trên cơ sở đánh giá ưu, nhược điểm của cả hai phương án, Nhóm nghiên cứu cho rằng tuy có nhược điểm nhất định nhưng phương án thứ nhất vẫn có tính ưu việt hơn, đây cũng là xu thế chung mà các quốc gia áp dụng khi tham gia Công ước.
Thứ tư, rà soát, đánh giá tổng thể chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan tổ chức hữu quan cũng như thực tế thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Công ước, xác định vai trò chủ trì, vai trò phối hợp của các cơ quan này để từ đó: (i) xác định CQTW thực thi Công ước; (ii) bổ sung chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực cả về nhân lực và vật lực cho CQTW, cơ quan phối hợp để các cơ quan này có đủ cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất và con người khi thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu của Công ước. Trường hợp gia nhập Công ước cân nhắc việc chỉ định Bộ Tư pháp là CQTW, tòa án là cơ quan tư pháp giải quyết đơn yêu cầu trao trả trẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh khối lượng công việc cả hai cơ quan này phải đảm nhiệm đều đang quá tải thì giải pháp đặt ra là phải bổ sung thêm nguồn nhân lực và vật lực tương xứng.
Thứ năm, xây dựng, đào tạo một số thẩm phán chuyên trách am hiểu sâu về Công ước, có trình độ ngoại ngữ tốt, kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình, được đào tạo về vấn đề tâm lý trẻ em để giải quyết các yêu cầu trao trả trẻ. Lựa chọn từ một đến hai thẩm phán đủ điều kiện tham dự Mạng lưới thẩm phán La Hay để trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như kịp thời phối hợp trao đổi thông tin trong việc giải quyết các yêu cầu theo Công ước.
Thứ sáu, nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cơ sở dữ liệu này sẽ trở thành một công cụ hữu ích sử dụng cho việc cung cấp các thông tin liên quan đến việc tìm kiếm trẻ.
Thứ bảy, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Công ước tại CQTW, cơ quan phối hợp thông qua các hoạt động: (i) tập huấn chuyên sâu về Công ước; (ii) đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng xử lý và phối hợp xử lý các yêu cầu trao trả trẻ hoặc yêu cầu thăm nom.
2.3 Các kiến nghị liên quan tới Công ước về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan tới trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em[113]
2.3.1 Nhóm kiến nghị về sự cần thiết gia nhập Công ước
[152] Kiến nghị về sự cần thiết gia nhập Công ước và xây dựng lộ trình cụ thể
Từ những phân tích, đánh giá về tác động, thuận lợi, khó khăn nếu Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1996, Nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam nên gia nhập Công ước nhưng cần cân nhắc thời điểm phù hợp khi điều kiện trong nước có thể đảm bảo Việt Nam thực thi tốt, hiệu quả Công ước tránh tình trạng nóng vội gia nhập sớm nhưng lại không đáp ứng được các yêu cầu của Công ước dẫn đến việc thực thi không hiệu quả vừa không đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam vừa ảnh hưởng đến hình ảnh, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế.
Vì vậy, trước khi gia nhập Công ước, Việt Nam cần có kế hoạch lộ trình chuẩn bị cụ thể, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, thiết chế thực thi đến đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức về Công ước cho người dân để có thể bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ nhất, tốt nhất, toàn diện nhất. Đây là một quá trình dài, cần sự tham gia của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền từ các cơ quan xây dựng pháp luật đến tổ chức thực thi pháp luật và người dân.
2.3.2 Nhóm kiến nghị về bảo lưu một số nội dung của Công ước
[153] Kiến nghị 2 bảo lưu cụ thể về quyền tài phán.
Để phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam, khi tham gia Công ước La Hay năm 1996, Việt Nam cần tuyên bố bảo lưu một số nội dung sau:
+ Để tránh sự xung đột pháp luật về bảo về quyền của trẻ em liên quan đến vấn đề tài sản của trẻ như đã được phân tích tại Chương 2, Việt Nam cần bảo lưu quyền tài phán của các cơ quan chức năng của mình để thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của trẻ em trên lãnh thổ của mình; và có quyền không công nhận bất kỳ trách nhiệm hoặc biện pháp nào của cha mẹ trong chừng mực nó không phù hợp với bất kỳ biện pháp nào do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên quan đến tài sản đó theo Điều 55 Công ước. Điều này phù hợp với nhiều quốc gia thành viên Công ước như: Cộng hòa Albania, Cộng hòa Bulgaria, Cộng hòa Croatia, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Hungary, Ý, Cộng hòa Latvia, Cộng hòa Litva, Malta, Montenegro, Nicaragua, Cộng hòa Ba Lan, Romania, Liên bang Nga, Serbia, Cộng hòa Slovakia, Vương quốc Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine đã tuyên bố về việc bảo lưu các vấn đề có liên quan đến tài sản của trẻ.
+ Bảo lưu việc xem xét công nhận bản án và các quyết định của toà án nước ngoài theo các thủ tục hiện hành của Việt Nam mà không theo cơ chế đương nhiên của Công ước. Điều này là vô cùng cần thiết vì theo cơ chế công nhận đương nhiên, Việt Nam sẽ phải công nhận và thực thi lệnh, bản án của các quốc gia khác. Tòa án Việt Nam có quyền cho rằng tòa án nước ngoài không đủ quyền hạn và chức năng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam hay một số trường hợp khác theo Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, từ đó không công nhận và cho thi hành các bản án và quyết định dân sự được ban hành.
Mặc dù đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn để công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài như tính hiệu lực, sự đảm bảo trong tố tụng, sự cần thiết phải công nhận và cho thi hành nhưng tiêu chuẩn cuối cùng và quan trọng nhất được nhà làm luật Việt Nam xem trọng là việc công nhận và cho thực thi bản án, quyết định dân sự đó có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không.
2.3.3 Nhóm kiến nghị về vấn đề ưu tiên áp dụng pháp luật của Công ước và hiệp định song phương
[154] Kiến nghị ưu tiên áp dụng hiệp định so với Công ước
Theo quy định của Công ước La Hay năm 1996, thì một quốc gia có thể tuyên bố mức độ ưu tiên áp dụng quy định của Công ước hay áp dụng hiệp định quốc tế khác mà họ tham gia. Các nước: Cộng hòa Áo, Cộng hòa Séc, Cộng hòa Estonia, Pháp, Cộng hòa Latvia, Vương quốc Hà Lan, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Slovakia đã có các Tuyên bố xác định rõ ràng mức độ ưu tiên áp dụng pháp luật này.
Việt Nam đã có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự với một số nước như: Kazakhstan; Campuchia; Cuba; Hàn Quốc, Hungary; Indonesia; Lào; Liên Xô (Liên bang Nga kế thừa); Liên bang Nga; Mông Cổ; Pháp; Tiệp Khắc (Séc và Slovakia kế thừa); Triều Tiên; Trung Quốc; Ukraine. Do đó, đối với các hiệp định quốc tế với các nước là thành viên Công ước (ví dụ như: Nga,…), Việt Nam cần đàm phán với các quốc gia đó theo hướng ưu tiên áp dụng Công ước. Trong trường hợp, các nước đề nghị áp dụng các hiệp định đã ký kết thì trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, Việt Nam và các nước đó đưa ra các tuyên bố về bảo lưu Công ước.
2.3.4 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện thể chế
[155] Kiến nghị về 2 phương án hoàn thiện thể chế phục vụ gia nhập và thực thi Công ước (trong đó có 1 phương án 1 luật sửa nhiều luật)
Về cơ sở pháp lý trong nước, như đã phân tích ở trên, Công ước không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề về bảo vệ trẻ em mà dẫn chiếu đến pháp luật trong nước, trong khi hệ thống pháp luật Việt Nam còn khoảng trống so với các quy định của Công ước và nằm ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do vậy, để gia nhập Công ước Việt Nam cần nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong nước với thời gian và lộ trình cụ thể.
Việc này có thể có 02 phương án thực hiện:
- Phương án 1: Bổ sung các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể: Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thi hành án dân sự… đồng thời là các văn bản dưới luật quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có liên quan để trao quyền cho các cơ quan này thực thi các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước.
- Phương án 2: Ban hành một văn bản quy phạm pháp luật, có thể là Luật về thực thi Công ước, trong đó quy định tất cả các nội dung được Công ước điều chỉnh, trách nhiệm Cơ quan Trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực thi nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước.
Có thể thấy, mỗi một phương án có những điểm thuận lợi và hạn chế riêng:
(i) Phương án 1 yêu cầu sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có những đạo luật lớn và liên quan đến nhiều cơ quan chủ trì thực hiện. Do đó, việc bổ sung hay sửa đổi một vài quy định gây tốn kém ngân sách, nguồn lực thực hiện và cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan để việc sửa đổi được được thực hiện một cách đồng bộ, cùng thời điểm.
(ii) Phương án 2 dường như có vẻ thuận lợi hơn khi chỉ giao cho 01 cơ quan chủ trì nhưng vấn đề đặt ra là khi xây dựng các quy định cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chủ trì các nội dung khác nhau thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước để rà soát, đánh giá đầy đủ, chi tiết các quy định pháp luật hiện hành đang nằm tại các văn bản quy phạm pháp luật khác để đảm bảo phù hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo.
Một số đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành
Trong cả 2 phương án nêu ở trên, để tham gia Công ước năm 1996, ngoài những nội dung đề xuất bảo lưu ở trên, Nhóm nghiên cứu cho rằng, cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định sau:
[156] Kiến nghị điều chỉnh tuổi pháp lý của trẻ em
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần tập hợp các nghiên cứu khoa học về điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em để xây dựng báo cáo đánh giá tác động của vấn đề này. Trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi Luật Trẻ em và các luật khác để điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam là người dưới 18 tuổi. Chỉ khi như vậy, thì pháp luật trẻ em của Việt Nam sẽ hoàn toàn tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các điều ước, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến trẻ em mà Việt Nam đã ký kết như Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 về xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, đều quy định trẻ em là dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ trẻ em dưới 18 tuổi khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, khỏi sự bóc lột và lạm dụng khi tham gia lao động.
[157] Kiến nghị về xác định thẩm quyền tài phán
Nguyên tắc “nơi thường trú thường xuyên” của trẻ là yếu tố then chốt trong việc xác định thẩm quyền theo quy định của Công ước. Như phân tích ở Chương 1, nguyên tắc này cũng là một trong những nguyên tắc ngày càng được quan tâm trong thực tiễn tư pháp quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới ngày càng gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là trong các tranh chấp mà yếu tố đa quốc tịch ngày càng thông dụng. Nguyên tắc này cũng được thể hiện trong nhiều Công ước trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về Tư pháp Quốc tế. Việt Nam là thành viên chính thức của Hội nghị do đó việc từng bước hài hòa hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế phù hợp với chuẩn chung là vấn đề không thể tránh khỏi và cấp thiết. Tuy nhiên, đây là nguyên tắc rất đặc thù và mới so với thực tiễn tư pháp của Việt Nam, do đó trước mắt, có thể xây dựng và áp dụng nguyên tắc này đối với các vấn đề về tư pháp quốc tế liên quan đến trẻ em.
Nguyên tắc “nơi thường trú thường xuyên”[114] là một nguyên tắc pháp lý mang tính mở, dựa trên xem xét các yếu tố thực tế của từng trường hợp trẻ em trên cơ sở nguyên tắc căn bản về bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ, do đó không có một định nghĩa về nguyên tắc này trong Công ước La Hay năm 1996 và trong hệ thống pháp luật của các nước thành viên của Công ước. Do đó, Việt Nam khi tham gia Công ước cần có giải pháp đảm bảo hài hòa hoá nguyên tắc này theo các tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phù hợp với thực tiễn hệ thống pháp luật và tư pháp của Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, mặc dù không đưa ra cụ thể khái niệm của nguyên tắc nơi thường trú thường xuyên, tuy nhiên, phù hợp với kỹ thuật xây dựng văn bản đã được áp dụng trong thực tiễn của Việt Nam[115], nên liệt kê những nội dung chính mang tính nguyên tắc làm cơ sở để cơ quan xem xét khi áp dụng.
Phù hợp với Công ước quyền trẻ em về việc xem xét bảo đảm quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ trên cơ sở hài hoà lợi ích của cha, mẹ, Nhóm nghiên cứucho rằng cần đánh giá “nơi cư trú thường xuyên của trẻ” trên cơ sở xem xét tổng thể lợi ích của trẻ và các vấn đề có liên quan đến cha mẹ (cách tiếp cận thứ 3 được phân tích trong Chương 1).
Trên cơ sở phân tích trên, Nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng nguyên tắc xác định nơi cư trú thường xuyên của trẻ như sau:
“ Điều…: Nơi cư trú thường xuyên của trẻ.
1. Nơi cư trú thường xuyên của trẻ được xem xét trên các căn cứ sau:
-
Có sự hiện diện thực tế của trẻ
-
Thời gian hiện diện liên tục từ 6 tháng trở lên
-
Mức độ hoà nhập của trẻ tại nơi cư trú
-
Hoàn cảnh thực tế của cha, mẹ tại nơi cư trú của trẻ em
2. Toà án có thể xem xét các căn cứ khác trên cơ sở bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ và quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ và các bên có liên quan. Các căn cứ này cần được giải thích trong Bản án.
Đồng thời, xây dựng cơ chế pháp lý tiếp nhận quyền tài phán hoặc chuyển quyền tài phán cho các quốc gia khác theo quy định của Công ước cũng được dựa trên các căn cứ trên để xác định. Để tránh kéo dài thủ tục và phát sinh chi phí cho các bên có liên quan, việc tiếp nhận và chuyển quyền tài phán chỉ được thực hiện tại giai đoạn thụ lý vụ án. Cụ thể:
Điều…: Tiếp nhận và từ chối thẩm quyền tài phán.
1. Toà án Nhân dân Tối cao có thẩm quyền xem xét việc tiếp nhận chuyển quyền tài phán từ các quốc gia khác đối với các vụ việc hôn nhân và gia đình có liên quan đến trẻ em theo các Công ước mà Việt Nam đã tham gia.
2. Trên cơ sở đề xuất của Toà án cấp tỉnh, Toà án Tối cao có thể xem xét từ chối thẩm quyền tài phán đối với các vụ việc hôn nhân và gia đình có liên quan đến trẻ em theo các Công ước mà Việt Nam đã tham gia.
3. Căn cứ để xem xét tiếp nhận và từ chối thẩm quyền tài phán dựa trên căn cứ tại Điều….
4. Toà án Nhân dân Tối cao xây dựng văn bản hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và từ chối thẩm quyền tài phán.
[158] Kiến nghị về luật áp dụng trong tài phán
Một trong những ưu điểm của Công ước La Hay năm 1996 đó là “uỷ quyền” hoàn toàn cho quốc gia có thẩm quyền tài phán áp dụng pháp luật nước mình (bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật hình thức) để giải quyết vụ việc tranh chấp.
Tuy nhiên, để hạn chế việc bảo lưu giữa các quốc gia thành viên với Việt Nam do có sự khác biệt về pháp luật và đảm bảo bản án do Toà án Việt Nam được công nhận và thi hành ở các quốc gia thành viên tham gia Công ước, cần xem xét sửa đổi một số quy định sau:
- Bổ sung quy định về áp dụng dẫn chiếu pháp luật của nước khác đối với trường hợp quốc gia có thẩm quyền tài phán trong quá trình áp dụng pháp luật của mình giải quyết, mà pháp luật đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ hai không phải là nước thành viên của Công ước và pháp luật của nước thứ hai đó lại dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba không phải là nước thành viên của Công ước thì áp dụng pháp luật của nước thứ hai.
- Điều 670 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài do không xác định được luật nước ngoài. Tuy nhiên, khi Việt Nam là thành viên của Công ước, với sự hợp tác giữa cơ quan trung ương của các quốc gia thành viên nên việc không thể xác định được nội dung của pháp luật nước của thành viên Công ước là không thể xảy ra. Do đó, nên bổ sung quy định rõ thủ tục tham vấn pháp luật của quốc gia thành viên Công ước khi Việt Nam thực hiện quyền tài phán theo Công ước.
- Bổ sung các quy định liên quan đến xin ý kiến của trẻ từ 7 tuổi trở lên khi áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ bởi theo Công ước, các biện pháp bảo vệ trẻ chỉ được thi hành khi việc áp dụng các biện pháp đó đã có ý kiến của trẻ.
2.3.5 Nhóm kiến nghị về công nhận và thi hành quyết định về biện pháp bảo vệ bản thân và tài sản của trẻ em
[159] Kiến nghị quy định thủ tục đơn giản trong trường hợp cần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của trẻ em.
Ngoài những nội dung đề nghị bảo lưu như đã nêu ở trên, Nhóm nghiên cứucho rằng, các thủ tục về công nhận của Việt Nam cần xây dựng các cơ chế xem xét công nhận theo thủ tục đơn giản và nhanh chóng theo yêu cầu của Khoản 2 Điều 26 Công ước đối với các trường hợp liên quan đến các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của trẻ em là các biện pháp cần có sự áp dụng nhanh vì lợi ích của trẻ.
2.3.6 Nhóm kiến nghị về cơ quan đầu mối thực thi Công ước
[160] Kiến nghị chỉ định Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội là cơ quan đầu mối ở trung ương
Cơ quan Trung ương có vai trò quan trọng trong đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi Công ước. Bên cạnh đó còn có các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành các biện pháp bảo vệ trẻ em hoặc công nhận các biện pháp bảo vệ trẻ em của các quốc gia thành viên khác. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam nếu muốn trở thành thành viên Công ước là: (i) Rà soát, đánh giá chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, so sánh với trách nhiệm của Cơ quan Trung ương tại các Điều 30 đến Điều 32 của Công ước để đề xuất một bộ, ngành thích hợp, đồng thời quy định thẩm quyền cho Cơ quan Trung ương; (ii) rà soát đánh giá chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, cơ quan bảo vệ trẻ em, tòa án trong việc thực hiện, công nhận các biện pháp bảo vệ trẻ em thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước để kịp thời bổ sung thẩm quyền cho các cơ quan này.
Từ những phân tích về nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trong nhiệm vụ bảo vệ trẻ em ở trên, trong trường hợp Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1996, Cơ quan Trung ương nên được giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trẻ em và điều phối việc thực hiện quyền trẻ em nhằm phát huy hết vai trò của Cơ quan đầu mối trong việc thực hiện hiệu quả Công ước.
[161] Kiến nghị về các giải pháp liên quan khác
Mặc dù khi xem xét tham gia Công ước yếu tố về thể chế có ý nghĩa quan trọng nhưng không phải quyết định tất cả mà ngoài pháp luật còn là vấn đề tổ chức thực thi, nhận thức.
Cần có những giải pháp bổ sung nguồn lực cả về nhân lực và vật lực cho CQTW, cơ quan phối hợp để các cơ quan này có đủ cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất và con người khi thực thi các nhiệm vụ theo yêu cầu của Công ước. Trong quá trình rà soát cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm về chỉ định Cơ quan Trung ương của các quốc gia thành viên Công ước
Xây dựng, đào tạo một số thẩm phán chuyên trách am hiểu sâu về Công ước, có trình độ ngoại ngữ tốt, kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình, được đào tạo về vấn đề tâm lý trẻ em để giải quyết các yêu cầu trao trả trẻ, công nhận thi hành các quyết định liên quan đến quyền của trẻ.
Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Công ước tại CQTW, cơ quan phối hợp thông qua các hoạt động: (i) tập huấn chuyên sâu về Công ước; (ii) đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng xử lý và phối hợp xử lý các yêu cầu trao trả trẻ hoặc yêu cầu thăm nom.
Cuối cùng, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các nội dung về bảo vệ trẻ em thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả thực thi Công ước: Nội dung Công ước có tính chuyên ngành cao, vì vậy trước hết yêu cầu công chức tại cơ quan Trung ương hay cơ quan có thẩm quyền liên quan phải có kiến thức nhất định về pháp luật quốc tế cũng như am hiểu nội dung Công ước. Do đó, việc nâng cao nhận thức về Công ước cũng cần phải quan tâm thực hiện.
Đối với người dân, với thực tế truyền thống văn hoá phương Đông không coi hành vi cha mẹ đưa con đi ra nước ngoài trái phép hay ngăn cản quyền thăm nom con chung của người cha/mẹ còn lại là vi phạm quyền trẻ em cũng như quyền của cha/mẹ, các vấn đề về bảo vệ quyền tài sản của trẻ em chưa được quan tâm đúng mức nên vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trước khi gia nhập Công ước cần được đẩy mạnh thực hiện với đa dạng các hình thức như: xây dựng tài liệu phổ biến, phối hợp địa phương tổ chức hội thảo, xây dựng phóng sự truyền hình…
Để thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, thấu đáo nhất các yêu cầu về bảo vệ trẻ em, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em theo pháp luật quốc gia và quốc tế, cần sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, nghiêm túc của các bộ, ngành, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở tất cả các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ trẻ em. Về nguồn nhân lực thực hiện đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn và kỹ năng đặc thù. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các bộ, ngành liên quan đều chưa được trang bị kỹ năng, kiến thức chuyên môn về nội dung của Công ước cũng như chưa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực thi Công ước.
2.4 Các kiến nghị liên quan tới Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại[116]
Bối cảnh:
Việt Nam đã là thành viên Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ (TTCC) ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại vào ngày 04/03/2020. Chính vì vây các kiến nghị trong Báo cáo sẽ tập trung vào công tác thực thi Công ước trong thời gian tới.
[162] Kiến nghị về nhu cầu tiếp tục sửa đổi pháp luật tạo thuận lợi cho việc thực thi Công ước và một số điểm cần sửa đổi
Công ước không đặt ra yêu cầu quốc gia thành viên phải sửa đổi pháp luật trong nước. Tuy nhiên, Công ước điều chỉnh cơ chế hợp tác, các vấn đề về trình tự, thủ tục, hồ sơ TTTP (bao gồm cả các biểu mẫu) do đó để tạo thuận lợi cho việc thực thi thì nên nội luật hóa các biểu mẫu và thủ tục thực hiện TTTP về TTCC vào pháp luật trong nước để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTTP về TTCC khi áp dụng không phải vừa nghiên cứu nhiều văn bản pháp luật trong nước vừa phải nghiên cứu các quy định của Công ước. Hiện nay Thông tư liên tịch số 12 đang quy định khá cụ thể và chi tiết về các thực thực hiện TTTP về dân sự trong đó có cả nội dung về TTCC, thông tư này trong quá trình xây dựng cũng đã có tham khảo các biểu mẫu, hồ sơ được quy định tại các ĐUQT trong đó có Công ước Thu thập chứng cứ nên tại thời điểm hiện tại không đặt ra yêu cầu sửa đổi pháp luật.
Tuy nhiên, về lâu dài để có thể tận dụng, áp dụng được toàn diện Công ước, cần nghiên cứu khả năng bổ sung quy định của pháp luật Việt Nam cho phù hợp với Công ước liên quan tới việc có mặt của đương sự và người đại diện; TTCC thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, người được ủy quyền trong Bộ luật TTDS 2015 hoặc việc TTCC thông qua phương tiện điện tử (e-taking of evidence) để tạo cơ sở pháp lý trong nước cho các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể thực hiện. Cụ thể là:
- Đối với việc thực hiện TTCC thông qua viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền: Hiện nay Bộ Luật TTDS 2015 cũng như các văn bản pháp luật có liên quan như Luật cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không có quy định về việc thực hiện TTCC thông qua viên chức ngoại gia, viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đang bảo lưu không áp dụng toàn bộ Chương II của Công ước nên không đặt ra yêu cầu sửa đổi pháp luật có liên quan. Tuy nhiên cùng với đó thì một kênh TTTC được quy định tại Công ước cũng không được áp dụng đối với Việt Nam. Vì vậy, về lâu dài sau một thời gian thực thi Công ướccần có nghiên cứu đánh giá lại bảo lưu này để xem xét khả năng bỏ bảo lưu, áp dụng Chương II đối với Việt Nam cũng như việc hoàn thiện các quy định về thu thập chứng cứ thông qua viên chức ngoại gia, viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền tại Bộ Luật TTDS và Luật TTTP về dân sự.
- Về thu thập chứng cứ điện tử: Hiện nay luật TTTP cũng như Bộ Luật TTDS chưa có quy định về cách thức thu thập chứng cứ điện tử. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển thì Việt Nam cũng cần hiện đại hóa cách thức TTCC qua kênh điện tử. Trên thực tiễn, một số nước trong khuôn khổ HCCH đang ứng dụng việc TTCC thông qua kênh điện tử. Do đó về lâu dài cũng cần hoàn thiện pháp luật về thực hiện TTTP về TTCC qua kênh điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong việc thực hiện TTTP về dân sự, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và hiệu quả của hoạt động này thông qua việc thực hiện TTTP theo phương thức điện tử, đơn giản hóa quy trình, hồ sơ. Cần có quy định pháp luật ghi nhận giá trị pháp lý của kết quả thực hiện TTTP bằng phương thức điện tử; quy định rõ quy trình thủ tục thực hiện, quản lý hồ sơ yêu cầu TTTP bằng phương thức điện tử ở những khâu khả thi gồm quy định việc tin học hóa các hồ sơ gửi đến đi từ Bộ Tư pháp.
- Về từ chối thực hiện TTTP về dân sự: Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về từ chối thực hiện TTTP mà mới chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản phải đáp ứng và đây cũng có thể được vận dụng là căn cứ từ chối nếu yêu cầu TTTP không phù hợp. Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý rõ ràng và chặt chẽ thì pháp luật trong nước nên có điều khoản quy định rõ về những trường hợp từ chối thực hiện TTTP về dân sự phù hợp với quy định của Công ước cũng như các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên.
Trong thời gian tới, Luật TTTP về dân sự sẽ được xây dựng, đây là cơ hội thuận lợi để nội luật hóa các tiêu chuẩn quốc tế tại Công ước vào văn bản luật mới này. Các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Tư pháp trong quá trình tổng kết, lập đề xuất xây dựng Luật TTTP về dân sự cần tính đến các yêu cầu và thực tiễn thực hiện TTTP về TTCC cũng như các tiêu chuẩn được đạt ra tại Công ước để đưa vào Luật TTTP về dân sự tạo sự đồng bộ giữa cơ sở pháp lý trong nước với cơ sở pháp lý quốc tế về TTTP về TTCC.
[163] Kiến nghị về thực hiện các giải pháp đồng bộ, đặc biệt đối với các cơ quan trung ương
Để có thể thực thi Công ước được chủ động đòi hỏi nhiều giải pháp tổ chức thực hiện phải được triển khai đồng bộ vì các giải pháp đều có sự tác động qua lại để tạo được hiệu quả tổng thể trong đó phải kể đến việc nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước, phát huy vai trò của CQTW, tăng cường cơ sở vật chất để hiện đại hóa hoạt động TTTP về TTCC.
- Đối với Cơ quan Trung ương
Bộ Tư pháp là CQTW trong thực thi Công ước, là điểm tiếp nhận và chuyển đi các yêu cầu TTCC từ cơ quan có thẩm quyền trong nước và nước ngoài. Có quan điểm cho rằng các yêu cầu TTTP về TTCC từ các cơ quan có thẩm quyền trong nước không nhất thiết phải gửi qua CQTW là Bộ Tư pháp mà có thể gửi thẳng cho CQTW của nước yêu cầu để cắt giảm bớt công đoạn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến những bất cập đó là sẽ không có cơ quan có chuyên môn sâu về Công ước rà soát hồ sơ trước khi gửi đi để đảm bảo hồ sơ đã đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu của Công ước.
CQTW cũng khó có thể nắm được tình hình thực hiện những vướng mắc, bất cập mà các cơ quan lập yêu cầu TTTP về TTCC gặp phải trong quá trình áp dụng Công ước để kịp thời hướng dẫn xử lý. Việc theo dõi, đôn đốc phía nước ngoài thực hiện yêu cầu TTTP về TTCC của Việt Nam cũng không kịp thời và sát được với từng hồ sơ do CQTW không tiếp nhận để tổng hợp, theo dõi từ khi gửi đi. Trong bối cảnh năng lực về pháp luật quốc tế, ngoại ngữ của các cán bộ ở các tòa án địa phương còn ở mức độ nhất định thì việc thực hiện TTTP về TTCC theo cơ chế qua CQTW mà Việt Nam đã làm thời gian qua vẫn phù hợp và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức đối với CQTW. Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ ở CQTW cần có hiểu biết kỹ về quy định của Công ước, các biểu mẫu và thậm chí cả các yêu cầu, lưu ý riêng các các quốc gia thành viên để có thể rà soát các hồ sơ được chính xác và chủ động trong việc hướng dẫn các cơ quan trong nước thực hiện đúng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, CQTW của Việt Nam cũng cần thiết lập qua hệ chặt chẽ, thường xuyên với CQTW của các nước thành viên, đặc biệt là đối với những nước mà Việt Nam có nhiều nhu cầu TTTP về TTCC để quan đó có thể nhanh chóng kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các hồ sơ cụ thể.
Với vai trò CQTW, Bộ Tư pháp cần triển khai những việc như sau:
+ Kiện toàn và nâng cao năng lực cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ CQTW thực thi Công ước: xây dựng đội ngũ cán bộ đầu mối có chuyên môn sâu về pháp luật TTTP và tố tụng dân sự, hiểu biết về Công ướcvà thực tiễn vẫn hành, có trình độ ngoại ngữ tốt và khả năng sử dụng công nghệ thông tin thành thạo để quản lý hồ sơ.
+ Rà soát, cung cấp và cập nhật các thông tin về thu thập chứng cứ theo pháp luật Việt Nam cho HCCH để sớm đăng tải trên trang tin của HCCH: Đây là yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nước thành viên để thực hiện nghĩa vụ tiếp cận thông tin nhằm thực thi Công ước. Các thông tin mà Việt Nam cung cấp càng đầy đủ, chính xác và cụ thể thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên khi lập các yêu cầu TTCC gửi đến Việt Nam được đầy đủ đáp ứng các yêu cầu trong nước của Việt Nam, qua đó giúp CQTW và các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện các yêu cầu TTCC được nhanh chóng.
+ Cập nhật và đăng tải thông tin các quốc gia thành viên đồng ý việc gia nhập của Việt Nam và quy định của các quốc gia đó đối với yêu cầu thu thập chứng cứ: Đây là nội dung rất quan trọng cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước có thể lập các yêu cầu TTCC gửi đi các nước được đầy đủ, chính xác, phù hợp với pháp luật của nước được yêu cầu.
+ Chủ động theo dõi, đôn đốc, rà soát tình hình thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ của Việt Nam và của các nước thành viên Công ước; thiết lập và tăng cường quan hệ hợp tác trực tiếp với Cơ quan trung ương của các nước thành viên Công ước và Ban thư ký Hội nghị La Hay về việc thực thi Công ước; thường xuyên hướng dẫn các cơ quan thực hiện TTTP trong nước… để có thể kịp thời xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Công ước.
- Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức có liên quan về vai trò vị trí của Công ước
Để có thể tổ chức thực hiện tốt Công ước thì một nhiệm vụ quan trọng, đầu tiên cần thực hiện là nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp thực hiện Công ướccủa Việt Nam nhận thức được rõ vai trò, vị trí của Công ước và tổ chức thực thi tốt Công ước đối với hoạt động tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đối với việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp, đối với hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Do đó Bộ Tư pháp với vai trò là cơ quan đầu mối về TTTP về dân sự, là CQTW thực thi Công ước cần phối hợp với các Bộ, ngành đặc biệt là Tòa án Nhân dân tối cao triển khai các hoạt động: tuyên truyền, phổ biến về Công ướctrên các sách, báo, tạp chí, tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức cho các đối tượng có liên quan có lồng ghép, kết nối với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; xây dựng tài liệu hướng dẫn để thực thi Công ước; tập hợp và cập nhật thông tin về Công ước đăng tải trên các trang tin của các Bộ, ngành liên quan.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi Công ước
Số lượng và mức độ phức tạp của các yêu cầu thu thập chứng cứ của nước thành viên Công ước gửi đến Việt Nam có thể sẽ tăng lên so với trước khi gia nhập Công ước. Cùng với đó, các yêu cầu thu thập chứng cứ của Việt Nam gửi đến các nước thành viên Công ướccũng sẽ cần được điều chỉnh để tuân thủ các quy định chặt chẽ của Công ước. Trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện các yêu cầu TTTP gửi ra nước ngoài và xử lý các yêu cầu của nước ngoài gửi đến Việt Nam cần phải được nâng cao về trình độ hiểu biết về các quy định của Công ước, yêu cầu của các nước thành viên cũng như những kỹ năng để thực hiện hiệu quả, nhanh chóng. Do đó, việc hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi Công ước là rất cần thiết, thông qua các hoạt động cụ thể như: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực thi Công ước, xây dựng tài liệu huấn chuyên sâu, hướng dẫn nghiệp vụ về thực thi Công ước cho các cán bộ thực hiện nhằm kịp thời xử lý những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực thi Công ước; cử cán bộ tham gia vào các phiên họp của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế có nội dung liên quan đến Công ước; trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên của Công ước.
2.5 Các kiến nghị liên quan tới Công ước của Liên Hợp Quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải[117]
Bối cảnh nghiên cứu:
Có thể thấy Chính sách của Đảng và nhà nước về cải cách pháp luật, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế đều mở rộng cho phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó có hòa giải mục đích là nhằm giảm bớt áp lực cho hệ thống tư pháp, tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền tiếp cận công lý, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân và doanh nghiệp, phát triển môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại với nước ngoài. Nhu cầu cần đến Công ước cũng phát sinh trên thực tiễn. Mặc dù các số liệu thực tiễn còn khiêm tốn nhưng tiềm năng phát triển của hòa giải tại Việt Nam là đáng kể. Công ước Singapore không chỉ là một bước ngoặt phát triển của hòa giải thương mại quốc tế, mà còn là nền tảng cho hợp tác đa phương và thương mại quốc tế. Do đó, Việt Nam nên gia nhập Công ước để củng cố môi trường kinh doanh thương mại, đầu tư quốc tế an toàn, lành mạnh trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
[164] Kiến nghị về sự cần thiết xây dựng lộ trình gia nhập cụ thể.
Với những khó khăn thách thức liên quan tới Công ước, Việt Nam cần có kế hoạch tổng thể với lộ trình cho từng bước chuẩn bị để đảm bảo khi gia nhập Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, điều kiện cơ sở vật chất và con người để có thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả Công ước Singapore.
Để gia nhập Công ước Singapore, Việt Nam cần tuân thủ các quy trình được quy định tại Luật điều ước quốc tế 2016. Thực tế, từ giai đoạn thực hiện thủ tục xin gia nhập đến giai đoạn hoàn tất phê chuẩn/phê duyệt ĐƯQT có thể kéo dài thời gian gia nhập ĐƯQT. Nhưng trước bối cảnh còn tồn tại nhiều quy định chưa thống nhất giữa pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại và Công ước Singapore, cũng như thiếu khung pháp lý cho hoạt động hòa giải thương mại có yếu tố nước ngoài, Việt Nam cần có quan điểm nhất quán, lộ trình rõ ràng trong từng giai đoạn để vừa khắc phục những lỗ hổng pháp lý, vừa có đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực mà vẫn tiết kiệm được thời gian chờ ký và phê chuẩn/phê duyệt Công ước. Mục tiêu kép này sẽ đặt ra gánh nặng cho cơ quan lập pháp nên vấn đề quan trọng nhất trước mắt là đảm bảo Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và yếu tố con người khi gia nhập Công ước Singapore.
Do đó, trước mắt Việt Nam có thể tiến hành các thủ tục gia nhập Công ước để tranh thủ những lợi ích về mặt chính trị, đối ngoại nhưng chưa thực hiện thủ tục phê chuẩn để Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Đây cũng là cách thức khôn khéo mà nhiều nước thành viên Công ước đã áp dụng mà chúng ta có thể vận dụng cho trường hợp của Việt Nam. Trong thời gian này, Việt Nam cần đồng thời tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp để chuẩn bị cơ sở pháp lý, nguồn lực trong nước để sẵn sàng cho việc thực thi Công ước. Tuy nhiên giai đoạn chuẩn bị này cũng không nên kéo dài quá lâu và cần có lộ trình cụ thể có tính đến các quy trình về xây dựng pháp luật, đảm bảo tính khả thi.
[165] Kiến nghị hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu của Công ước Singapore
Như đã phân tích ở các phần trên của Báo cáo, pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn còn những khoảng trống, những điểm chưa tương thích với các quy định của Công ước Singapore. Vì vậy, khi gia nhập Công ước Singapore, hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam về hoà giải thương mại cần hoàn thiện để tránh có những lỗ hổng pháp lý ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi Công ước.
Thứ nhất, cần rà soát tổng thể, chi tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam liên quan như Luật Thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị định 22 và các quy định về hòa giải thương mại tại các văn bản pháp luật có liên quan... nhằm phát hiện ra những nội dung chưa phù hợp, chồng chéo mâu thuẫn trong chính hệ thống pháp luật Việt Nam, với Công ước Singapore hoặc với pháp luật và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật còn chứa các nội dung chưa phù hợp.
Thứ hai, để giải quyết được những vướng mắc về thể chế có thể cân nhắc các phương án xử lý như sau:
Phương án 1
Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành: Trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại bổ sung quy định về hoà giải thương mại có yếu tố nước ngoài, bao gồm cả các quy định về xác định yếu tố nước ngoài theo nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong BLTTDS 2015, bổ sung quy định về công nhận và cho thi hành kết quả hoà giải thành có yếu tố nước ngoài phù hợp với những sửa đổi của Nghị định 22/2017/NĐ-CP và quy định thẩm quyền giải quyết của toà án đối với công nhận kết quả hoà giải thành có yếu tố nước ngoài.
Phương án 2
Xây dựng Luật Hoà giải thương mại, nâng các quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP thành luật và bổ sung quy định về hoà giải thương mại có yếu tố nước ngoài, công nhận kết quả hoà giải thương mại theo mô hình của Luật mẫu UNCITRAL có xem xét đến các yếu tố của pháp luật, văn hóa Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu để xây dựng quy tắc hòa giải mẫu trên cơ sở tiếp cận các nội dung Quy tắc hòa giải mẫu của UNCITRAL, có chọn lọc phù hợp với bối cảnh và điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam.
[166] Kiến nghị về điều kiện đảm bảo thực thi Công ước Singapore
Thứ nhất, xác định cơ quan đầu mối thực thi Công ước: Công ước Singapore không quy định một cơ chế hợp tác giữa quốc gia thành viên mà quy định trách nhiệm của các quốc gia phải xem xét công nhận thoả thuận hoà giải khi nhận được yêu cầu. Chính vì vậy, Công ước không yêu cầu việc chỉ định một cơ quan trung ương thực thi Công ước. Tuy vậy, để đảm bảo cho việc áp dụng Công ước một cách thống nhất, đồng thời quản lý, theo dõi hoạt động công nhận thoả thuận quốc tế hoà giải thương mại, đảm bảo trong lĩnh vực công nhận thoả thuận quốc tế hoà giải thương mại, nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế tuân thủ cần thiết phải giao cho một cơ quan đầu mối. iệc giao cho cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ này phải phân tích, đánh giá sự phù hợp, sự thuận lợi trong quản lý đảm bảo tính hiệu quả. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan hiện nay nhiệm vụ cơ quan đầu mối có thể giao cho Toà án nhân dân tối cao hoặc Bộ Tư pháp.
Thứ hai, cân nhắc khả năng giao một số tòa chuyên trách để xem xét công nhận thỏa thuận hòa giải tại một số thành phố lớn thuận lợi về cả nhu cầu công nhận và vị trí địa lý. Các toà án sẽ là cơ quan giải quyết các yêu cầu công nhận kết quả hoà giải thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. Việc công nhận thoả thuận hoà giải có tính quốc tế nên cần chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động này thông qua việc chỉ giao cho một số toà án chuyên trách đảm nhiệm. Việc giao cho một số toà án chuyên trách cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, đánh giá việc thực thi Công ước. Trên thực tế, việc giao chuyên trách cũng giúp cho việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ cho các thẩm phán có trọng tâm, không gây lãng phí.
Thứ ba, cần hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan Bộ Tư pháp - cơ quan quản lý nhà nước về hoà giải thương mại, Toà án nhân dân tối cao, toà án được giao thực hiện giải quyết yêu cầu công nhận thoả thuận hoà giải tại Việt Nam để kịp thời xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc thực thi Công ước.
Thứ tư, khuyến khích thành lập Hiệp hội hoà giải viên Việt Nam nhằm tập hợp đội ngũ hoà giải viên thương mại có năng lực, uy tín, chuyên môn cao. Một tổ chức nghề nghiệp tập hợp các hòa giải viên có kinh nghiệm có thể đóng góp đáng kể cho phát triển hoà giải thương mại và đào tạo hoà giải viên. Hiệp hội hoà giải viên cũng là cầu nối giữa những trung tâm hoà giải, hoà giải viên và cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổng hợp thực tiễn, đề xuất chính sách.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Tổng cộng Chương II đã đề cập tới 5 Công ước khác nhau của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế với tổng cộng 25 kiến nghị.
Trong số các Công ước đã nghiên cứu, Công ước về quyền trẻ em 1993 được nghiên cứu khá sớm (2006) nên hầu hết các kiến nghị đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
Đối với Công ước 1970 về thu thập chứng cứ là công ước Việt Nam đã là thành viên trước khi tiến hành đề tài nghiên cứu nên việc nghiên cứu chủ yếu liên quan tới các biện pháp thi hành. Hầu hết các kiến nghị của Công ước đã được áp dụng
Đối với 3 công ước còn lại là Công ước về bắt cóc trẻ em, Công ước về luật áp dụng đối với trẻ em và Công ước Singapore về hoà giải, do các nghiên cứu mới được đưa ra gần đây và liên quan tới các đánh giá gia nhập, các kiến nghị đều đang được xem xét.
CHƯƠNG III
CÁC KIẾN NGHỊ VỀ VAI TRÒ CỦA BỘ TƯ PHÁP
TRONG CÔNG TÁC PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
3.1 Các kiến nghị về vai trò của Bộ Tư pháp trong việc ký kết, gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế[118]
3.1.1 Nhóm kiến nghị về giao Bộ Tư pháp một số chức năng hậu kiểm ĐƯQT
[167] Kiến nghị giao VTP một số chức năng hậu kiểm ĐƯQT
Một trong những vấn đề cần tiếp tục thảo luận là khả năng giao Bộ Tư pháp một số công việc hậu kiểm ĐƯQT. Về mặt lô gích hình thức, có thực tế là pháp luật hiện hành đã giao Bộ Tư pháp thẩm định điều ước quốc tế thì để đảm bảo tính liên tục trong quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT, nên chăng quy định luôn Bộ Tư pháp thực hiện việc hậu kiểm điều uớc, vì như vậy Bộ Tư pháp sẽ nắm được cả quá trình điều uớc từ đầu đến cuối. Ngoài ra, tuy hiện nay Bộ Ngoại giao được giao một số việc có tính chất hậu kiểm như kiểm tra, tổng kết, nhưng trên thực tế Bộ Ngoại giao có thể không có đủ khả năng chuyên sâu về pháp luật như Bộ Tư pháp để làm công tác hậu kiểm. Hơn nữa, cũng có câu hỏi đặt ra cho rằng tại sao đối với pháp luật trong nước thì giao Bộ Tư pháp cả tiền kiểm và hậu kiểm mà đối với điều ước quốc tế thì lại không như vậy.
3.1.2 Nhóm kiến nghị về năng cao năng lực của Bộ Tư pháp
[168] Kiến nghị nâng cao năng lực thẩm định ĐƯQT của BTP
Năng lực thẩm định: Thẩm định VBQPPL trong nước và điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Việc thẩm định VBQPPL trong nước nhằm không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam và đảm bảo sự tương thích giữa hai hệ thống pháp luật sẽ giúp phát hiện những điều khoản mâu thuẫn của văn bản trong nước với điều ước quốc tế nhằm loại bỏ các điều khoản mâu thuẫn này. Việc thẩm định ĐƯQT tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng phát hiện ra những điều mâu thuẫn của ĐƯQT so với VBQPPL trong nước nhằm đưa ra giải pháp khắc phục trình cơ quan có thẩm quyền trong nước quyết định. Cơ quan có thẩm quyền trong nước có thể quyết định ký kết một ĐƯQT có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong VBQPPL trong nước. Nhưng để thực hiện điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong pháp luật trong nước thì cần phải sửa đổi, bổ sung, ban hành VBQPPL trong nước cho phù hợp sau khi ĐƯQT có hiệu lực hoặc áp dụng các biện pháp hành chính hoặc các biện pháp khác để thực hiện ĐƯQT mà không cần phải ban hành VBQPPL hoặc áp dụng trực tiếp các quy định của điều ước quốc tế mà không cần chuyển hoá vào pháp luật trong nước.
Như vậy, mặc dù có thể khác nhau và được quy định tại các đạo luật khác nhau, quy trình thẩm định các dự thảo VBPL trong nước và ĐƯQT có cùng bản chất và chức năng là rà soát lại để đảm bảo sự tương thích của các văn bản khi được ban hành. Vụ Pháp luật quốc tế chủ trì hoặc tham gia xây dựng các dự án, dự thảo VBQPPL liên quan đến công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế được phân công để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; đề xuất kế hoạch, phương án ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực vực quản lý nhà nước của Bộ; theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, phương án đó sau khi được phê duyệt; chủ trì soạn thảo, đàm phán, hoàn thiện thủ tục để trình cơ quan có thẩm quyền ký kết các Hiệp định TTTP và các ĐƯQT khác thuộc lĩnh vực được phân công; tổ chức triển khai, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các VBQPPL và ĐƯQT thuộc lĩnh vực được phân công; chủ trì, hoặc tham gia thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; thẩm định, góp ý kiến đối với dự thảo các điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật; rà soát, hệ thống hoá các điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế. Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính chủ trì hoặc tham gia soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước và các đề án do lãnh đạo Bộ giao; thẩm định, tham gia ý kiến về dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước và các đề án do lãnh đạo Bộ giao; Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính và tổ chức bộ máy thuộc phạm vi chức năng của Vụ[119]. Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế tổng hợp và dự kiến chương trình xây dựng luật,pháp lệnh dài hạn và hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để Bộ trưởng trình Chính phủ; giúp Bộ trưởng theo dõi và phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện chương trình đó sau khi đã được quyết định; chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng các dự án, dự thảo VBQPPL về dân sự, kinh tế và các văn bản khác do Bộ trưởng giao; thẩm định, tham gia thẩm định, tham gia góp ý các Dự án, Dự thảo VBQPPL về dân sự, kinh tế và các văn bản khác do Bộ trưởng giao; rà soát, hệ thống hoá VBQPPL liên quan đến lĩnh vực dân sự, kinh tế; Cục Kiểm tra văn bản thực hiện kiểm tra VBQPPL do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ Tư pháp; kiểm tra VBQPPL do Bộ Tư pháp ban hành; thực hiện rà soát, hệ thống hoá VBQPPL thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Hiện nay mảng kiểm tra điều ước quốc tế còn để ngỏ.
Từ quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị nêu trên cũng như thực tế của Bộ Tư pháp, có thể thấy nếu tính theo lĩnh vực phụ trách có liên quan đến xây dựng pháp luật (trừ Pháp luật quốc tế) thì hiện đang phân bổ theo cách bổ chiều ngang, và trong các lĩnh vực cơ bản như pháp luật hình sự hành chính, dân sự kinh tế trừ Pháp luật quốc tế thì chỉ bao quát pháp luật trong nước.
Quy chế thẩm định ĐƯQT hiện tại quy định Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp tổ chức thẩm định điều ước quốc tế; trường hợp cần thiết phải thành lập Hội đồng thẩm định thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mời các Bộ, ngành liên quan; Vụ Pháp luật quốc tế chịu trách nhiệm chính; các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các chuyên gia được mời trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm việc phối hợp, hỗ trợ Vụ Pháp luật quốc tế thẩm định theo quy định. Quy chế thẩm định văn bản pháp luật trong nước hiệu tại quy định việc tổ chức nghiên cứu dự án, dự thảo phục vụ cho hoạt động thẩm định được phân công cho các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp theo nguyên tắc chuyên ngành hoặc lĩnh vực pháp luật mà đơn vị được giao quản lý, theo dõi; người đứng đầu đơn vị được phân công chủ trì thẩm định tổ chức cuộc họp thẩm định tại đơn vị mình; khi xét thấy cần thiết, người đứng đầu đơn vị được phân công chủ trì thẩm định đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp thẩm định bằng văn bản hoặc tổ chức cuộc họp thẩm định dự án, dự thảo.
3.2 Các kiến nghị về vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi các cam kết của WTO[120]
3.2.1 Nhóm kiến nghị về hoàn thiện cơ sở lý luận
[169] Kiến nghị hoàn thiện cơ sở lý luận về vai trò của BTP trong GQTC WTO
Phương hướng lâu dài và toàn diện là phải xác định đúng cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết của Việt Nam với WTO nói riêng.
Về mặt lý luận, các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp quốc tế liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế với WTO nói riêng phải được giải quyết trên cơ sở lý luận Công pháp quốc tế. Các tranh chấp này luôn mang màu sắc chính trị, cho dù đôi lúc chúng ta nhận thấy chúng có vẽ nghiêng về mặt thuần túy lợi ích kinh tế. Lý luận pháp luật quốc tế của Liên Hợp quốc và lý luận pháp luật của WTO đều cho ta những kết luận như vậy. Do đó, khi xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết của Việt Nam với WTO cần chú ý đến vị trí và vai trò chính trị của Bộ Tư pháp trong hệ thống chính trị quốc tế nói chung, trong hệ thống chính trị Việt Nam nói riêng. Điều này phải căn cứ vào cơ sở lý luận nhà nước và pháp luật Việt Nam mới có thể xác định đúng định hướng. Mặt khác, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu kỹ hơn để làm rõ cơ sở lý luận để nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết của Việt Nam với WTO.
Về mặt thực tiễn, các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp quốc tế liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế với WTO nói riêng thường là các tranh chấp pháp lý, đặc biệt là tranh chấp về cách hiểu các nội dung pháp lý của các quy định pháp luật, điều ước quốc tế, các án lệ quốc tế, quy trình thủ tục tố tụng pháp lý và các yêu cầu chặt chẽ về thời hiệu khởi kiện, thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn tố tụng. Thực tiễn của công tác giải quyết tranh chấp quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là một bên có liên quan trong thời gian qua cho thấy, việc giải quyết các tranh chấp quốc tế không thể thiếu sự tham gia của các cơ quan có chuyên môn sâu về pháp luật trong nước và quốc tế, nắm được pháp luật nội dung và am hiểu về thủ tục tố tụng. Thực tiễn các nước như đã trình bày ở Chương II của Báo cáo này cho thấy khá phức tạp, mỗi nước có cách giải quyết của riêng mình. Trong lĩnh vực này, khó “nhập khẩu” mô hình của nước khác.
Mặt khác, cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vai trò của Bộ Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý và giải quyết tranh chấp quốc tế trong thời gian qua có nhiều biến động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của Bộ Tư pháp chỉ được nêu tại Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/2/2007 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới giản đơn là “cơ quan chủ trì trong việc đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, được trang bị kỹ năng tham gia tranh tụng quốc tế”, với mục đích xây dựng và củng cố đội ngũ chuyên gia, luật sư hỗ trợ Chính phủ và các Bộ, ngành trong việc xử lý các vấn đề pháp lý và tranh chấp quốc tế phát sinh trong quá trình hội nhập và tham gia WTO.
Vai trò này được thể hiện tập trung trên một số phương diện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp như Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức đào tạo, thực hiện các chương trình trong nước, hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý về thương mại quốc tế nói chung và về WTO nói riêng; Kiểm tra, rà soát các văn bản pháp luật ban hành nhằm đảm bảo tính hợp pháp trong nước và phù hợp với các cam kết của WTO; Quản lý và thực hiện các cơ chế, biện pháp cho phép huy động sự hợp tác, tham gia của các tổ chức luật sư, tư vấn pháp lý và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp thuộc khối tư nhân vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp tại WTO nói riêng.
Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó của mình, Bộ Tư pháp có Viện Khoa học pháp lý, Trường Đại học luật Hà Nội, Học viện Tư pháp, chuẩn bị được một đội ngũ cán bộ pháp luật chuyên ngành, trong đó gồm cả các cán bộ có chuyên môn về pháp luật thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp quốc tế. Bên cạnh đội ngũ cán bộ pháp luật của Bộ, hỗ trợ Bộ Tư pháp còn có đội ngũ luật sư và các công ty luật trong nước và nước ngoài có văn phòng hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, khi phải xử lý các tranh chấp phát sinh, nguồn nhân lực pháp luật cần thiết sẽ được Bộ Tư pháp huy động thuận lợi hơn.
Nghị định số 93/2008/NĐ-CP đã nâng vai trò của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực này lên một bước. Trong thực tế, hầu hết các vụ kiện mà cơ quan Nhà nước hay Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam là một bên có liên quan được biết đến, Bộ Tư pháp đều được Chính phủ giao tham gia xử lý các vấn đề pháp lý. Thực tiễn đàm phán gia nhập WTO cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế vừa qua đã cho thấy, Bộ Tư pháp, với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ về các vấn đề pháp luật, luôn là Bộ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề về pháp luật nội dung, về quy trình, thủ tục và các vấn đề luật tố tụng của tranh chấp, kể cả việc tìm kiếm, lựa chọn luật sư, lựa chọn các phương án lập luận pháp lý, giải thích pháp luật… trong các chấp thương mại, đầu tư quốc tế. Cách thức Bộ Tư pháp tham gia vào quá trình xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế khá đa dạng từ việc đóng góp ý kiến bằng văn bản cho các Bộ, ngành tham gia chuẩn bị hồ sơ tranh tụng, lựa chọn luật sư hay trực tiếp chủ trì quá trình xử lý tranh chấp thương mại quốc tế. Trong 2 vụ tranh chấp đầu tiên mà Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ 3 tại WTO, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của WTO và kinh nghiệm thực tiễn các nước thành viên WTO đã tham gia các tranh chấp, Bộ Tư pháp đều có Công văn tư vấn cụ thể về nội dung, quy trình thủ tục, gợi ý cách xây dựng bản đệ trình gửi cho Phái đoàn Việt Nam tại Geneve. Đặc biệt, trong 3 vụ tranh chấp về đầu tư mà Chính phủ Việt Nam là bị đơn, Bộ Tư pháp đã đóng một vai trò như vai trò chủ trì về các vấn đề pháp lý và về các vấn đề quy trình thủ tục cho dù có vụ việc không chính thức được giao nhiệm vụ này.
Như vậy, từ tính chất và yêu cầu của hoạt động giải quyết tranh chấp trong WTO, từ chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp và thực tiễn tham gia công tác giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là một bên liên quan thời gian qua có thể khẳng định vai trò không thể thiếu được của Bộ Tư pháp trong hoạt động này. Quá trình quốc tế hóa ngày càng tăng của cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam càng khẳng định nhu cầu tăng cường hơn nữa vai trò quan trọng không thể thiếu của Bộ Tư pháp trong công tác giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp trong WTO nói riêng.
3.2.2 Nhóm kiến nghị về mặt chính trị
[170] Kiến nghị thống nhất nhận thức chính trị về GQTC thương mại quốc tế
Cần xây dựng sự nhất quán trong Chính phủ và trong nội bộ Bộ Tư pháp về tầm quan trọng của việc phòng ngừa, tránh và giảm thiểu các tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết của Việt Nam với WTO nói riêng. Tuy vậy, mỗi khi tranh chấp đã phát sinh thì phải tìm mọi cách để dàn xếp ổn thỏa qua con đường thương lượng. Nếu thương lượng không thành thì phải chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, kể cả WTO/DSM với một quyết tâm cao nhất. Để xử lý vấn đề này, bản thân Ban cán sự Bộ Tư pháp, tập thể Lãnh đạo Bộ Tư pháp phải thường xuyên quan tâm đến vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Tư pháp không thể phó mặc cho lãnh đạo và chuyên viên của một vụ chức năng nào đó tự xoay xở theo khả năng tích cực của lãnh đạo và chuyên viên của vụ đó. Ban cán sự Bộ Tư pháp, tập thể Lãnh đạo Bộ Tư pháp phải dành thời gian cần thiết và định kỳ nghe lãnh đạo các vụ chuyên môn báo cáo tình hình và có chỉ đạo có trách nhiệm đối với việc Bộ Tư pháp tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế.
Mặt khác, về phía lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước thì cũng cần có văn bản trực tiếp về vấn đề Việt Nam tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết của Việt Nam với WTO nói riêng và có phân công rõ ràng cơ quan chủ trì, điều phối và các cơ quan phối hợp theo định hướng đã nêu trên, các chế độ đãi ngộ cần thiết.
3.2.3 Nhóm kiến nghị về mặt tổ chức
[171] Kiến nghị thành lập bộ phận chuyên trách về GQTC quốc tế tại BTP
Thành lập bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp quốc tế tại Bộ Tư pháp. Bộ phận này, tùy theo tình hình diễn biến của vấn đề hội nhập quốc tế và tranh chấp quốc tế để quyết định phù hợp. Trước mắt, có thể thành lập Tổ công tác liên vụ đặt tại Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp do một Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng. Nếu tình hình biến động phức tạp, tranh chấp quốc tế xảy ra nhiều thì nên sớm thành lập Phòng giải quyết tranh chấp quốc tế thuộc Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp. Phòng do một Phó Vụ trưởng Vụ PLQT chỉ đạo điều hành trực tiếp. Giúp việc Phó Vụ trưởng, Phòng có một Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và một số cán bộ, công chức cần thiết, có kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các cán bộ, công chức làm việc tại Phòng này nên hoạt động như những luật sư công của Chính phủ. Trước mắt, cán bộ, công chức của Phòng có thể lấy từ cán bộ, công chức của Vụ PLQT, công chức từ các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp hoặc các cơ quan nhà nước khác chuyển đến công tác theo Quyết định của Bộ trưởng. Khi xử lý các tranh chấp phát sinh, Phòng có quyền yêu cầu sự hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp, kể cả luật sư tư nhân theo quy định của pháp luật về luật sư.
[172] Kiến nghị thành lập bộ phận Tư vấn pháp luật quốc tế cho khu vực công.
Thành lập bộ phận Tư vấn Pháp luật quốc tế cho Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước và các dự án lớn, dự án quan trọng của nhà nước. Hệ thống tư vấn pháp luật ở nước ta thời gian qua đã khởi sắc. Tuy vậy, Tư vấn Pháp luật quốc tế nói chung, Tư vấn Pháp luật thương mại quốc tế nói riêng đang còn là khâu yếu trong hệ thống tư vấn pháp luật ở nước ta. Thực tiễn nước ta suốt thời gian qua cho thấy, tình trạng yếu kém về pháp luật quốc tế này không thể giải quyết được trong thời gian ngắn tới đây, trong khi đó yêu cầu hội nhập quốc tế không cho phép dừng lại để chờ sự bước đi quá sức chậm chạp của vấn đề. Trước mắt, bên cạnh việc tăng cường khả năng Tư vấn Pháp luật quốc tế nói chung, Tư vấn Pháp luật thương mại quốc tế nói riêng của Bộ Tư pháp cho Chính phủ, các Bộ, ngành thông qua hoạt động của Vụ Pháp luật quốc tế thuộc Bộ Tư pháp, cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách về Tư vấn Pháp luật thương mại quốc tế cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước và các dự án lớn, dự án quan trọng của nhà nước. Bộ phận chuyên trách này có thể thành lập dưới hình thức Tổ công tác liên Vụ đặt tại Vụ Pháp luật quốc tế và giao Vụ Pháp luật quốc tế làm thường trực. Các hoạt động tư vấn pháp luật quốc tế, kể cả hoạt động bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ Pháp luật quốc tế mà các đơn vị khác trong Bộ Tư pháp đang làm cần tập trung vào đầu mối này.
[173] Kiến nghị thành lập các trung tâm PLQT tại các cơ sở đào tạo luật.
Các Trung tâm về pháp luật quốc tế và Khoa Luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội cần được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ từ phía Lãnh đạo Bộ Tư pháp và phải tăng cường quan hệ chặt chẽ với Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp. Các cán bộ, công chức, giảng viên của các đơn vị này cần có sự trao đổi vị trí công tác theo định kỳ, có thể được điều động để làm việc tại các vị trí công tác của nhau.
3.2.4 Nhóm kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực pháp lý quốc tế cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia Bộ Tư pháp
[174] Kiến nghị nâng cao năng lực GQTC cho cán bộ BTP
Chuẩn bị nguồn nhân lực pháp luật cho hội nhập kinh tế quốc tế đã được định rõ trong Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy cạnh tranh quốc tế suy cho cùng là cạnh tranh về nhân tài. Vì vậy, Bộ Tư pháp cần chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật quốc tế, luật sư công của Chính phủ tại Bộ Tư pháp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật quốc tế đủ kiến thức pháp lý quốc tế để có thể một mặt vừa đảm đương được công tác xây dựng và thực thi pháp luật trong nước, thực thi đúng các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để duy trì và lôi kéo các cán bộ pháp lý và luật sư tại các nguồn khác nhau về công tác và phục vụ tại Bộ Tư pháp để có thể bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của Nhà nước, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, đội ngũ chuyên gia pháp luật quốc tế chuyên ngành gồm nhiều loại khác nhau, trước tiên là các chuyên gia pháp luật của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành làm công tác hoạch định và xây dựng chính sách, pháp luật, tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề pháp lý và chính sách quốc tế. Các chuyên gia này còn cung cấp các ý kiến tư vấn cho các ngành, các doanh nghiệp đối với các vấn đề pháp lý thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ, ngành mình. Các chuyên gia pháp luật này đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho chính sách, pháp luật khi được ban hành vừa phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam đồng thời lại tận dụng được các lợi thế cho ta. Đây là một trong những điều kiện rất cần thiết để thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, tránh, giảm thiểu tranh chấp quốc tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia này cũng có thể tham gia với tư cách các luật sư tranh tụng của Chính phủ, có thể trực tiếp xử lý các vụ tranh chấp quốc tế. Do vậy, để làm được các chức năng, nhiệm vụ đó thì các chuyên gia pháp luật của Bộ Tư pháp và của các Bộ, ngành phải nắm được các quy định của pháp luật quốc tế liên quan và các tác nghiệp cần thiết cũng như phải có các kỹ năng tranh tụng quốc tế và ngoại ngữ thông dụng mà đặc biệt là tiếng Anh cần thiết. Tuy nhiên, để làm được điều này thì Bộ Tư pháp cần phải có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, luật sư phục vụ hội nhập quốc tế đúng đắn. Kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này khá phong phú, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm đó.
Thứ hai, liên quan đến yêu cầu phải đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt về WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, cần khẳng định rằng Cải cách pháp luật, tư pháp, hành chính không chỉ hướng đến việc bồi dưỡng, đào tạo lực lượng chuyên gia kế cận, mà còn phải tính đến cả lực lượng chuyên gia đang thực thi công vụ trên phạm vi toàn quốc. Đây là mối quan ngại đối với khu vực nhà nước về việc thiếu hụt chuyên gia trong lĩnh vực này trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế tại Bộ Tư pháp cần tiếp cận một cách toàn diện nhưng đồng thời phải linh hoạt để vừa đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt nhưng cũng cần có chiến lược lâu dài. Kết hợp giữa đào tạo chính quy tập trung với đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thông qua hoạt động thực tiễn đa dạng cần được duy trì và triển khai rộng rãi, tiến hành trong nước và ngoài nước.
Thứ ba, cần tăng cường nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, điều hành công tác của Phái đoàn đại diện của Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế đa phương tại Geneva. Hiện tại Phái đoàn đại diện của Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế đa phương đã có được một cán bộ chuyên ngành của Bộ Tư pháp theo sự dàn xếp thỏa thuận giữa Lãnh đạo Vụ Pháp luật quốc tế và Bộ Công thương. Do vậy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp cần lưu ý vấn đề này để có thể duy trì thường xuyên sự có mặt của chỉ tiêu một cán bộ đó của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn. Mặt khác, cũng cần cải tiến cơ chế thông tin, báo cáo, điều hành công tác của Bộ Tư pháp đối với cán bộ này trong quan hệ với Bộ ngoại giao, Bộ chuyên ngành, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Đặc biệt, cần xem xét áp dụng cơ chế đặc thù về luân chuyển đối với các cán bộ làm công tác tại Phái đoàn. Hiện nay, việc áp dụng cơ chế luân chuyển theo nhiệm kỳ ngoại giao đối với các cán bộ, chuyên gia về WTO tại Phái đoàn là chưa hợp lý, không cho phép họ có đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm, theo dõi và xử lý các hồ sơ vụ việc về tranh chấp thương mại tại WTO là những công việc thường kéo dài trong nhiều năm.
3.2.5 Nhóm kiến nghị về thiết lập cơ quan đầu mối
[175] Kiến nghị chỉ định Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối
Hiện nay, như đã trình bày ở các phần trên, Việt Nam chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất để chỉ đạo, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp tại WTO nói riêng, mặc dù tầm quan trọng của cơ quan đầu mối như vậy đã được đặt ra. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7862/VPCP-HTQT ngày 17/11/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc tham gia Trung tâm tư vấn luật WTO, “Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì tham gia các hoạt động trong WTO có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, tài liệu liên quan đến từng vụ việc tranh chấp để báo cáo và đề xuất các cơ quan chức năng để giải quyết. Trước mắt, không cần thiết chỉ định cơ quan đầu mối giải quyết mọi tranh chấp trong WTO”. Kết luận này của Thủ tướng Chính phủ là kết quả bất đồng ý kiến giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công thương trong vấn đề liên quan. Tuy vậy, kết luận này cũng đã đưa đến tình trạng không hiệu quả trong giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết quốc tế với WTO nói riêng. Nếu tiếp tục tình trạng này, hoạt động giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi cam kết quốc tế với WTO, nhất là khi Việt Nam là bên bị kiện trong các lĩnh vực không liên quan đến phòng vệ thương mại, như lĩnh vực sở hữu trí tuệ, biện pháp kiểm dịch động thực vật, thương mại dịch vụ…thì sẽ gặp nhiều lúng túng giống như những lúng túng đã gặp đối với các vụ kiện của nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua. Do đó việc chỉ định một cơ quan đầu mối cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Cơ quan đầu mối chuyên trách, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan Việt Nam và chuyên gia pháp luật quốc tế xử lý các tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên có liên quan, bao gồm cả các tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế và các tranh chấp trong WTO nên là cơ quan theo phương hướng đã nêu ở phần trên, tức là Bộ Tư pháp trong quan hệ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan. Xuất phát từ đặc thù của tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế nói chung và tranh chấp trong WTO nói riêng thường là các vấn đề về giải thích pháp luật, quy trình thủ tục tố tụng pháp lý và có yêu cầu chặt chẽ về thời hiệu khởi kiện, thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn tố tụng, do đó cơ quan đầu mối về giải quyết tranh chấp cần phải là một cơ quan có chuyên môn sâu về pháp luật trong nước và quốc tế, nắm được pháp luật nội dung và am hiểu về thủ tục tố tụng. Việc chỉ định cơ quan đầu mối chủ trì xử lý các vấn đề pháp lý và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cần đảm bảo tính chuyên môn pháp lý sâu, tính chuyên nghiệp trong kỹ năng và tránh hành chính hoá cứng nhắc để nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của đất nước.
3.3 Các kiến nghị về vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo quy định của Hiến pháp 2013[121]
Bối cảnh:
Đề tài được tiến hành ngay sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành với các quy định mới về bảo vệ quyền con người, trong đó, Bộ Tư pháp là cơ quan được giao nhiều nhiệm vụ về lĩnh vực này, nhưng vẫn có một số trùng lặp hoặc không rõ ràng trong chức năng nhiệm vụ với các cơ quan khác, chẳng hạn liên quan tới trách nhiệm xây dựng Báo cáo UPR, hoặc liên quan tới thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người.
3.3.1 Nhóm kiến nghị về định hướng chung
[176] Kiến nghị về 4 định hướng nâng cao vai trò của BTP trong bảo vệ quyền con người theo quy định của Hiến pháp 2013
Dựa trên thực tiễn hiện nay và bối cảnh chi phối, nhóm nghiên cứu cho rằng thời gian tới để góp phần đảm bảo, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người, Bộ Tư pháp cần tiếp tục phát huy vị trí đặc thù là cơ quan giao thoa giữa việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điều này được thể hiện qua một số định hướng chung sau đây:
Thứ nhất, Bộ Tư pháp Việt Nam có thể gia tăng vị thế của mình trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người khi đưa các yêu cầu thượng tôn Hiến pháp, bảo vệ quyền con người vào thật sâu trong hoạt động xây dựng pháp luật/tham gia xây dựng pháp luật, thẩm định, góp ý dự thảo văn bản, đề án. Phải hướng đến sử dụng ngày càng phổ biến và sâu rộng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển nói chung và của Bộ Tư pháp nói riêng. Hoạt động xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật phải bảo đảm một cách thực tế các quyền con người, nhất là quyền sống, quyền phát triển và quyền của các nhóm yếu thế, trên cơ sở từng bước bảo đảm quyền con người một cách bình đẳng,…
Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực hành chính tư pháp cần tiếp tục phát huy những thành công và thúc đẩy các giải pháp mới để khắc phục những hạn chế, khó khăn thời gian qua nhằm bảo vệ quyền con người hiệu quả. Các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,... gắn liền với nhân thân của người dân nên liên quan mật thiết đến quyền lợi của người dân. Các giải pháp đề ra trong nhóm lĩnh vực hành chính tư pháp cần bám sát tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người; Nhà nước cần có trách nhiệm đối với những quyền tự nhiên của con người, tạo ra cơ chế bảo đảm để thực hiện quyền con người trong thực tế.
Thứ ba, cần tiếp tục có những giải pháp đổi mới, đột phá để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bổ trợ cho các hoạt động tư pháp. Theo đó, các vấn đề cần quan tâm đó là: công tác quản lý cần thực sự dựa trên góc độ quyền con người; xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp cần thực chất, hiệu quả; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công tác bổ trợ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ luật sư, công chứng, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý,...
Thứ tư, các giải pháp cụ thể cần theo lộ trình nhất định nhằm đáp ứng mục tiêu bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân. Trước mắt, cần củng cố, nâng cao hiệu quả của những chức năng, quyền hạn đang được giao cho Bộ Tư pháp (tập trung vào ba nhóm chức năng đã nêu ở trên).
Về lâu dài, có thể tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ cấu, chức năng, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo hướng bổ sung một số cơ quan chuyên môn sâu về quyền con người, cơ quan xây dựng pháp luật chuyên nghiệp... cũng như xây dựng cơ chế khởi kiện đối với văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần nâng cao, tăng cường vai trò bảo vệ quyền con người. Bộ Tư pháp cũng cần chủ động tham gia sâu hơn vào quá trình nghiên cứu khả năng xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế bảo vệ quyền con người phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của Việt Nam (thiết chế bảo vệ quyền con người quốc gia, cơ quan bảo hiến,...)
3.3.2 Nhóm kiến nghị về nâng cao vai trò của BTP trong hoạt động xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật
[177] Kiến nghị về xây dựng các nội dung mới của Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thực tế triển khi Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết số 900/UBTVQH11 ngày 21/3/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị cho thấy công tác xây dựng thể chế, thi hành pháp luật... nói chung và về quyền con người nói riêng đặt ra yêu cầu phải có sự bổ sung kịp thời những định hướng, giải pháp mới về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp cần có những tham mưu cụ thể hơn, mạnh mẽ hơn để có thể làm rõ hơn những định hướng về chiến lược xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nói chung và về quyền con người, quyền công dân nói riêng cho giai đoạn này. Theo đó, cần tập trung thể chế hóa đầy đủ tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân; có giải pháp tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, chất lượng để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân hơn nữa. Hoạt động xây dựng pháp luật cần có sự tiếp cận dựa trên quyền, không đơn thuần dựa trên góc độ quản lí nhà nước.
[178] Kiến nghị về lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
-
Bộ Tư pháp cần tiếp tục bám sát yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội các dự án luật về quyền con người, quyền công dân để hoàn thành đúng tiến độ việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013; tăng cường đôn đốc việc xây dựng, trình, thông qua các dự án luật đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.
-
Bộ Tư pháp cần có chủ động tham mưu trong những trường hợp một số Bộ, ngành chưa thực sự tích cực trong việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp 142 lệnh với nhiều lý do khác nhau thì Chính phủ nên rút về, giao lại cho cơ quan khác soạn thảo. Ví dụ như Luật biểu tình là một dự án luật nên được triển khai như vậy
-
Bộ Tư pháp cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với chất lượng của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh về quyền con người, quyền công dân;
-
Bộ Tư pháp cần có sự hướng dẫn chi tiết hơn về hoạch định, phân tích chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh để góp phần nâng cao chất lượng các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh liên quan đến quyền con người, quyền công dân;
-
Cần tăng cường sự chủ động của Chính phủ nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng trong giai đoạn đề xuất chính sách, đặc biệt liên quan đến quyền con người, quyền công dân.
[179] Kiến nghị về hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.
-
Bộ Tư pháp cần đề xuất soạn thảo/tiếp tục soạn thảo một số luật liên quan đến quyền công dân như Luật ban hành quyết định hành chính, Luật tư pháp quốc tế, Luật bí mật dữ liệu cá nhân… Những luật này cần được tiếp cận đầy đủ theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, trong đó cần quan tâm đến vấn đề nguyên tắc giới hạn quyền con người; các quyền mới được ghi nhận; đảm bảo các yếu tố để chủ thể có quyền có thể thực hiện quyền trong thực tế…
-
Bộ Tư pháp nói riêng và Chính phủ nói chung cần có giải pháp tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh và nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cá nhân, tổ chức. Đây là một trong những yếu tố để bảo đảm mục tiêu bảo vệ quyền con người trong hoạt động xây dựng pháp luật.
-
Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong một số lĩnh vực cơ bản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Tư pháp cần tiếp tục rà soát, sửa đổi các Luật, Pháp lệnh do Bộ soạn thảo để bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân (Luật trợ giúp pháp lý, Luật bồi thường nhà nước, Luật lý lịch tư pháp, Luật nuôi con nuôi, Luật công chứng…).[122]
-
Cần có sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của Chính phủ, đảm bảo tính khả thi của dự án luật, pháp lệnh, đặc biệt là các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quyền con người, quyền công dân. Bộ Tư pháp nằm trong tổng thể hệ thống của Chính phủ và cũng có chức năng theo dõi thi hành pháp luật chung, vì vậy, giải pháp này nên được đề ra chung cho các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu chung đối với hoạt động xây dựng pháp luật (không chỉ áp dụng riêng với Chính phủ hay Luật, Pháp lệnh).
[180] Kiến nghị về thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
-
Cần tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp không chỉ xem xét các luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp mà còn cả đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có nội dung liên quan, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân.
-
Cần sớm nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể về bảo đảm quyền con người trong các dự án, dự thảo văn bản, như đánh giá thế nào là bảo đảm phù hợp với các quy định, nội dung, tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người; đánh giá mức độ hợp lý và khả thi về các biện pháp bảo đảm quyền con người, đánh giá thế nào về việc các hạn chế quyền con người trong văn bản đó có vi phạm các nguyên tắc của khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013…, mức độ tương xứng và cần thiết của các biện pháp bảo vệ quyền con người, xác định sự phù hợp và hợp lý của việc quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cả xã hội trong việc bảo đảm thực thi và bảo vệ quyền con người. Đây là vướng mắc lớn nhất trong quá trình thẩm định các dự án, dự thảo văn bản về quyền con người.
-
Không chỉ bảo đảm quyền con người trong bản thân các luật về quyền con người, mà còn trong mọi văn bản pháp luật có liên quan để bảo đảm, bảo vệ và thực thi hiệu quả các quy định và nguyên tắc của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, nhiều quyền phải được bảo đảm xuyên suốt trong cả hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người mang tính nguyên tắc cao và xuyên suốt các quy định của Hiến pháp. Chính vì vậy, để có thể đánh giá chính xác tính hợp Hiến của các dự án, dự thảo trong quá trình thẩm định, cần nâng cao nhận thức và hiểu sâu sắc về các quy định, nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, cán bộ làm công tác thẩm định trong thời gian tới.
-
Về việc thẩm định liên quan đến nguyên tắc giới hạn quyền con người: cần đảm bảo nguyên tắc Hiến pháp là quyền con người chỉ có thể bị giới hạn bởi quy định của luật.
[181] Kiến nghị về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân:
-
Bộ Tư pháp cần tích cực kiểm tra, đôn đốc việc xử lý các văn bản đã được kết luận vi phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản liên quan đến quyền con người, quyền công dân;
-
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cần có sự gắn kết với công tác kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật nhiều hơn nữa, nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả;
-
Bộ Tư pháp cần nâng cao năng lực của cán bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân tại các cơ quan nói chung, Bộ Tư pháp nói riêng. Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật không nên chỉ tiếp cận văn bản dưới góc độ quản lý nhà nước mà phải tiếp cận với cả góc độ quyền con người. Điều này sẽ giúp hạn chế trường hợp bỏ qua các quy định hạn chế, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân;
-
Cần nghiên cứu đơn giản hóa quy trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thực chất, thực quyền, hiệu quả nhằm góp phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
3.3.3 Nhóm kiến nghị về năng cao vai trò của BTP trong các hoạt động quản lý các lĩnh vực tư pháp
[182] Kiến nghị khắc phục khoảng trống giữa pháp luật và thi hành pháp luật trong lĩnh vực hành chính tư pháp
-
Khắc phục khoảng trống giữa pháp luật và thực thi pháp luật trong một số lĩnh vực.
-
Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ tịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân.
-
Một số lĩnh vực cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhằm thể hiện rõ vai trò quản lý nhà nước, từ đó góp phần bảo vệ quyền con người.
-
Cần có sự quan tâm khắc phục các sai phạm của cán bộ trong thực thi công vụ, hạn chế việc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người dân.
-
Khắc phục tình trạng cơ quan nhà nước lạm dụng quy định pháp luật về hành chính tư pháp gây phiền hà cho người dân.
-
Cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể, rõ ràng nhằm bảo đảm mục tiêu bảo vệ quyền con người, đáp ứng được kỳ vọng của người dân.
[183] Kiến nghị tăng cường vai trò của BTP trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Trong bối cảnh hiện nay (đặc biệt theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013), vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý các lĩnh vực bổ trợ hoạt động tư pháp cần được tăng cường hơn nữa và thể hiện ở các khía cạnh sau đây để bảo vệ quyền con người hiệu quả hơn: i) Bộ Tư pháp đóng vai trò chủ trì, đầu mối trong việc tiếp tục hoàn thiện về thể chế pháp lý và các thiết chế bổ trợ tư pháp, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ với sự đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của hệ thống cơ quan tòa án, kiểm sát, thi hành án... ii) Với đặc điểm là một bộ quản lý nhiều lĩnh vực, Bộ Tư pháp cần chủ động xây dựng, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đóng góp ý kiến, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực được Chính phủ phân công. Cần sự kết nối chặt chẽ các khâu, các nhiệm vụ nêu trên để đạt được mục tiêu hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước của Bộ, Ngành, trong đó có công tác bổ trợ tư pháp; iii) Cần có tư duy mở, đa chiều trong hoạch định chính sách và trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, bởi vì đây là những mảng công việc khó, nhạy cảm, thường xuyên va chạm đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức; iv) Chủ trương xã hội hóa là chủ trương đúng đắn, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân nhưng cần có sự điều chỉnh nhất định. Khi thực hiện xã hội hóa cần quan tâm đến lộ trình, đặc thù vùng miền, cơ sở nhân lực, vật lực có đáp ứng với sự phát triển khi xã hội hóa hay không
[184] Kiến nghị đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công của BTP
-
Hoạt động tư pháp nói chung và trợ giúp pháp lý nói riêng cần phải được xây dựng dựa trên việc định hướng về quyền hay tiếp cận dựa trên quyền. Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong hoạt động trợ giúp pháp lý đòi hỏi các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và các cơ quan công vụ tham gia vào hoạt động này phải thay đổi nhận thức, hành vi và kỹ năng thực hành được trợ giúp pháp lý. Điều đó đặt ra yêu cầu đào tạo một cách có hệ thống tri thức về cách tiếp cận dựa trên quyền và về quyền con người cho chủ thể thực hiện được trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý được thực thi dựa trên việc định hướng vào các giá trị thụ hưởng về quyền tiếp cận công lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người dân.
-
Quyền tiếp cận công lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người dân sẽ không thể được đảm bảo hiệu quả nếu thiếu vắng sự nhận thức tương đối đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của chính người dân.
-
Để hoạt động trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả và thực chất, cần có sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc thụ hưởng quyền được trợ giúp pháp lý sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phối kết hợp, hợp tác chặt chẽ và đồng bộ giữa đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý (trợ giúp viên pháp lý, luật sư và cộng tác viên) và các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, kiểm sát, toà án).
-
Cơ chế bảo đảm và thực thi quyền trợ giúp pháp lý của người dân cần phải được đặc biệt chú trọng tới cả hai yếu tố là tự nguyện và bắt buộc trong hoạt động cung cấp trợ giúp pháp lý cho đối tượng thụ hưởng.
-
Trên thực tế, người được trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số cũng tương đối lớn. Rất nhiều người trong số họ không thể nói được tiếng Việt. Để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý của nhóm người này, Nhà nước nên có chính sách đào tạo đội ngũ phiên dịch viên. Đội ngũ phiên dịch viên sẽ giúp cho việc chuyển tải thông điệp của Nhà nước đến người dân và mong muốn của người dân đến các cơ quan nhà nước được tốt hơn, bảo đảm kịp thời quyền và lợi ích của người được trợ giúp pháp lý.
-
Đối với người lao động nhập cư, Nhà nước cần có những sự điều chỉnh về hệ thống pháp luật và chính sách nói chung cũng như về cơ chế bảo đảm và thực thi pháp luật về trợ giúp pháp lý nói riêng để trao quyền được trợ giúp pháp lý cho người lao động nhập cư.
-
Phải xác định rằng, dù trợ giúp pháp lý là dịch vụ miễn phí cho người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương và đối tượng chính sách, thì chất lượng dịch vụ ấy cũng phải ngang bằng với chất lượng dịch vụ pháp lý có thu phí, bởi hoạt động này là nhằm bảo vệ quyền con người cho những đối tượng nhất định. Vì vậy, Nhà nước nên quy định cụ thể về nghĩa vụ cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý. Đó là công việc đương nhiên của họ chứ không phải là hoạt động ban ơn.
-
Về xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý. Để huy động hiệu quả đội ngũ luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân được quyền tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý với chất lượng cao, cần thực hiện tốt giải pháp xã hội hóa.
- Về mô hình cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý. Nhìn nhận dưới giác độ là một loại hình dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý phong phú, đa dạng trong nhân dân, để bảo đảm yêu cầu “tăng khả năng tiếp cận và bảo đảm mức tối thiểu về dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục,... trợ giúp pháp lý” 206 rất cần phải đa dạng hóa các chủ thể cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa nguồn lực tài chính, bao gồm các tổ chức sự nghiệp do Nhà nước thành lập và các doanh nghiệp tư nhân tham gia, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm chất lượng dịch vụ cho người thụ hưởng. Đồng thời, xác định giá dịch vụ pháp lý, trên cơ sở đó, tùy theo từng nhóm đối tượng trong xã hội để xác định những nhóm được miễn phí dịch vụ hoàn toàn, những nhóm được giảm phí và những nhóm thu toàn bộ phí, qua đó bảo đảm bình đẳng giữa các công dân trong việc thụ hưởng chính sách này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III có 18 kiến nghị về vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác pháp luật quốc tế.
Hầu hết các kiến nghị đã được hiện thực hoá hay đang được cân nhắc một cách thực chất do nhu cầu cải thiện công tác quản lý của Bộ
CHƯƠNG IV
CÁC KIẾN NGHỊ VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
4.1 Các kiến nghị về việc đảm bảo thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ[123]
Bối cảnh:
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2001. Sự kiện này vừa được coi là một bước đi có tính lịch sử trong quá trình bình thường hóa, hòa hợp và hàn gắn giữa hai quốc gia, vừa là một bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Việt Nam thì như Lời nói đầu của Hiệp định này, là “nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế …và hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới…”, nên xét về nhiều góc độ khuôn khổ pháp luật cho hoạt động cạnh tranh trong nước cũng như trong trường hợp có yếu tố nước ngoài còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
4.1.1 Nhóm kiến nghị về thay đổi nhận thức trong hoạt động thương mại quốc tế
[185] Kiến nghị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định.
Rất nhiều khái niệm được đề cập trong Hiệp định, như các nguyên tắc MFN và NT trong thương mại, đầu tư và kinh doanh quốc tế, nhưng vì các lý do khác nhau mà các khái niệm này vẫn được nhìn nhận là còn “xa lạ” hoặc thậm chí là “nghe chưa quen tai” đối với ngay cả các chuyên gia pháp luật và tư pháp Việt Nam. Do đó, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các nhóm đối tượng khác nhau về các nội dung quan trọng và phù hợp của Hiệp định chính là việc cần làm đầu tiên.
4.1.2 Nhóm kiến nghị về thống nhất cách hiểu một số khái niệm
[186] Kiến nghị nhận thức lại khái niệm thương mại
Trước khi có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại của Việt Nam định nghĩa hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan, bao gồm 14 loại hành vi thương mại được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Thương mại. Như vậy, khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam được hiểu rất hẹp, chỉ bao gồm việc mua bán hàng hóa và các dịch vụ trực tiếp liên quan tới mua bán hàng hóa của thương nhân.
Tuy nhiên, trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khái niệm thương mại lại được hiểu theo nghĩa rộng, hiện đại, theo các quy định của WTO và các tiêu chuẩn quốc tế. Chiếu theo Điều 2 của Hiệp định Marakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, quan hệ thương mại giữa các thành viên WTO sẽ bao gồm các quan hệ được điều chỉnh trong các Hiệp định và văn bản pháp lý không tách rời Hiệp định Marakesh, bao gồm:
-
Thương mại hàng hóa;
-
Thương mại dịch vụ;
-
Khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;
-
Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại;
-
Minh bạch hóa;
-
Giải quyết tranh chấp thương mại.
Do đó, việc thống nhất cách hiểu khái niệm thương mại theo quy định của Hiệp định cũng chính là việc hiểu khái niệm đó theo quy định của WTO và là điều chúng ta cần hương tới.
Cùng với việc thay đổi cách hiểu khái niệm thương mại, các quy định pháp luật của Việt Nam được coi là “pháp luật trong lĩnh vực thương mại” cũng cần phải được điều chỉnh tương ứng.
4.1.3 Nhóm kiến nghị về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật phục vụ thi hành Hiệp định
[187] Kiến nghị về định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật phục vụ thi hành Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ.
Tuy qua một năm đầu thực hiện Hiệp định, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã ban hành 2 luật, 7 pháp lệnh và 11 nghị định theo lộ trình rà soát Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; tuy vậy, vẫn còn 27 văn bản chậm được ban hành hoặc sửa đổi theo lộ trình, bao gồm 5 luật, 7 Pháp lệnh và 15 Nghị định. Bên cạnh đó, trong năm 2002, Việt Nam vẫn chưa tham gia điều ước quốc tế nào theo yêu cầu của Hiệp định. Tức là vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới cần lưu ý các điểm sau đây:
Một là các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung cần tính đến các cam kết trong Hiệp định và các quy định của WTO, làm sao để các văn bản quy phạm pháp luật mới không phải sửa đổi khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hai là trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tuân thủ quy định về trình tự thủ tục ban hành được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung luật này. Đặc biệt, phải đảm bảo tính minh bạch của văn bản như việc đảm bảo cho các đối tượng liên quan đóng góp ý kiến vào văn bản, về đăng Công báo, v.v.
Ba là phải năng cao vai trò của các cơ quan thẩm định các va ưn bản quy phạm pháp luật, ngoài nội dung thẩm định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần có thêm nội dung về sự tương thích của văn bản với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
4.1.4 Nhóm kiến nghị về năng cao nhận thức của các doanh nghiệp
[188] Kiến nghị nâng cao nhận thức và kiến thức về chức năng thương mại của các cơ quan nhà nước Hoa Kỳ và về các nguồn luật của Hoa Kỳ
Nhìn chung, các doanh nghiệp của Việt Nam còn thiếu sự hiểu biết về pháp luật và thực tiễn kinh doanh của Hoa Kỳ. Năng lực tài chính và sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn yếu.
Theo nhận xét của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, nhưng khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam là những hiểu biết hạn chế về pháp luật Hoa Kỳ. Pháp luật của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này có những đặc điểm:
- Cho phép chính quyền (Tổng thống và các cơ quan hành pháp) can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu với những quyền hạn rộng rãi;
- Lập ra một số cơ quan hành pháp trung ương phục vụ công việc trên và trao cho các cơ quan này nhiều thẩm quyền để điều tra và tham mưu hoặc áp dụng các biện pháp cần thiết;
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa hành pháp và lập pháp, nhưng vai trò chủ yếu là ở hành pháp;
- Luật pháp bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ thuộc phạm vi luật kinh tế đối ngoại và có tác động rất lớn đến quan hệ quốc tế, chủ quyền của các quốc gia và lợi ích nhiều mặt của các bên hữu quan, đặc biệt tận dụng thế mạnh của Mỹ là một siêu cường về kinh tế.
Nguồn của pháp luật Hoa Kỳ trong lĩnh vực này gồm:
-
Loại luật về quản lý nhập khẩu nhằm bảo hộ kinh tế nội địa bằng các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế nhập khẩu;
-
Loại luật quản lý xuất khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu những mặt hàng hoặc bán hàng cho những nước mà Mỹ muốn hạn chế và khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng có lợi cho Mỹ;
-
Luật quản lý xuất nhập khẩu bởi lý do an ninh chính trị hay an kinh kinh tế;
-
Luật về tự do hóa thương mại và cấm phân biệt đối xử.
Đây là những điều tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động thương mại với Hoa Kỳ cần được trang bị để tránh những thiệt hại không đáng có do thiếu hiểu biết.
4.1.5 Nhóm kiến nghị về công tác cán bộ
[189] Kiến nghị xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ liên quan tới thực thi Hiệp định TM VN-HK
Để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đạt được những kết quả tốt đẹp, cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu về thương mại quốc tế. Do vậy, bên cạnh việc củng cố, tăng cường kiến thức pháp luật, năng lực vận dụng phá luật chung cho cán bộ các ngành thương mại, đầu tư, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, tài chính, du lịch, v.v. từ trung ương tới các tỉnh, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thương mại quốc tế cho các thẩm phán; thì cần có kế hoạch đào tạo cấp bách, có thể ở nước ngoài, một nhóm chuyên gia, kể cả các luật sư đang hành nghề ở các công ty luật Việt Nam, để họ có trình độ chuyên sâu về thương mại quốc tế, hiểu biết bản chất, thủ tục giải quyết các tranh chấp thương mại diễn ra ở WTO và trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ - EU, Hoa Kỳ - Canada, Hoa Kỳ - Nhật Bản, Hoa Kỳ - Trung Quốc, Nhật Bản – Trung Quốc, v.v. sau này g iusp cố vấn cho Chính phủ thi hành các cam kết quốc tế của Việt Nam; và trường hợp nếu có tranh chấp phát sinh thì giúp bảo vệ quyền lợi của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.
4.2 Các kiến nghị về xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người[124]
Cơ sở lý luận, bối cảnh:
Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, đều tham gia vào quá trình giám sát, theo dõi thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó có các điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính, tư pháp. Về cơ bản tổ chức và hoạt động của những cơ quan này đáp ứng được yêu cầu của việc giám sát, theo dõi thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan này còn bộc lộ một số bất cập:
Thứ nhất, với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc nghe báo cáo hoặc trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội. Trong một số trường hợp cần thiết, Quốc hội cũng có thể thành lập ủy ban lâm thời gồm đại diện các cơ quan hữu quan để kiểm tra, giám sát. Các biện pháp giám sát này tuy mang lại những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa phản ánh đúng chức năng “giám sát tối cao” của Quốc hội, đặc biệt là chưa thể hiện rõ nét vai trò giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Thứ hai, nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia vào quá trình giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp, nhưng vẫn thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính theo dõi, giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người. Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan trong hệ thống hành pháp chưa đủ rõ, còn trùng lặp. Ngay trong Bộ Tư pháp cũng chưa có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị có liên quan (Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hành chính tư pháp, Cục con nuôi…) trong việc chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp – lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp. Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Quyền con người (trực thuộc Chính phủ). Tuy nhiên, hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về Quyền con người vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và các nhiệm vụ nặng nề đang đặt ra. Ban Chỉ đạo quốc gia về Quyền con người của Việt Nam chủ yếu triển khai các hoạt động nhằm chống lại các thế lực phản động lợi dụng Quyền con người để chống phá Việt Nam, trong khi việc thực hiện và giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người không chỉ dừng lại ở những hoạt động đó.
Thứ ba, Việt Nam chưa thành lập cơ quan Quyền con người quốc gia theo khuyến nghị của nguyên tắc Pari. Mặc dù chỉ mang tính chất khuyến nghị, nguyên tắc Pari đã được nhiều quốc gia vận dụng để xây dựng mô hình cơ quan Quyền con người quốc gia. Số lượng các quốc gia xây dựng cơ quan Quyền con người quốc gia ngày càng tăng phản ánh xu thế tất yếu của thời đại để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người cũng như giám sát việc thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người của quốc gia.
Thứ tư, trình độ nhận thức về quyền con người của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước còn nhiều hạn chế, kể cả ở trung ương và địa phương, trong tất cả các ngành và lĩnh vực công tác. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ thể hiện ở chỗ không nắm được các quy định của luật pháp quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các điều ước quốc tế về quyền con người mà đôi khi còn nắm không chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền công dân. Hạn chế về nhận thức là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các quyền con người, quyền công dân và là thách thức không nhỏ đối với sự vận hành của cơ chế thực hiện và giám sát thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người nói chung, quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp nói riêng.
4.2.1 Nhóm kiến nghị về cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi về QCN
[190] Kiến nghị về sự cần thiết thành lập thiết chế quốc gia về QCN
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, phù hợp với xu thế chung của thế giới, thực hiện khuyến nghị theo nguyên tắc Pari, hướng tới việc hoàn thiện cơ chế thực hiện và giám sát thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp, qua đó bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa quyền con người, quyền công dân, Việt Nam cũng cần nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan Quyền con người quốc gia. Một trong những mô hình mà Việt Nam nên xem xét đó là Thanh tra Quốc hội. Mô hình này khá phù hợp với cấu trúc bộ máy nhà nước cũng như những điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam. Việc áp dụng mô hình này so với các mô hình khác có nhiều ưu điểm:
-
So với các mô hình cơ quan Quyền con người quốc gia khác, Thanh tra Quốc hội có cơ cấu, tổ chức gọn nhẹ. Trong khi cơ cấu của Ủy ban Quyền con người quốc gia tương đương với một bộ trong cơ quan nhà nước và trong tổ chức của Ủy ban Quyền con người quốc gia có các tiểu ban đặc trách về một vấn đề nào đó chẳng hạn như tiểu ban về dân tộc thiểu số, tiểu ban về phụ nữ, tiểu ban về trẻ em… thì cơ cấu của Thanh tra Quốc hội chỉ có khoảng 4 đến 6 thành viên, gồm có Chủ tịch Thanh tra Quốc hội và các thanh tra viên do Quốc hội bầu theo nhiệm kỳ. Với cơ cấu đó, tổ chức của Thanh tra Quốc hội sẽ phù hợp với xu hướng tinh giảm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay.
-
Với chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo quyền của công dân không bị xâm hại bởi hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoạt động của Thanh tra Quốc hội vừa phù hợp với chức năng giám sát tối cao của Quốc hội đồng thời vẫn thể hiện rõ nét vai trò giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực liên quan đến quyền con người, trong đó có quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
-
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, do nhân dân bầu ra và đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân. Việc Thanh tra Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận các khiếu nại của nhân dân về các hành vi vi phạm quyền con người cũng thực sự phù hợp với tính chất là cơ quan dân cử của Quốc hội.
-
Có thể có ý kiến lo ngại về sự chồng chéo trong hoạt động giữa Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội với Thanh tra Quốc hội nếu được thành lập. Tuy nhiên, sự chồng chéo này trên thực tế hoàn toàn có thể được hạn chế bởi theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2007), Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội chủ yếu thực hiện chức năng xây dựng luật, pháp lệnh. Các ủy ban và hội đồng cũng có chức năng thực hiện quyền giám sát hoạt động của Chính phủ và cơ quan trực thuộc nhưng chỉ đối với những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong khi đó, chức năng của Thanh tra Quốc hội là thực hiện hoạt động giám sát chuyên trách về quyền con người trên tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa chức năng tiếp nhận các khiếu nại của cá nhân về hành vi vi phạm quyền con người cũng chưa được trao cho các hội đồng và ủy ban của Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội.
Việc thành lập cơ quan Quyền con người quốc gia của Việt Nam là rất cần thiết nhưng cũng cần phải có bước đi và lộ trình thích hợp. Trước khi cơ quan này được thành lập, giải pháp trước mắt hiện nay của Việt Nam là sắp xếp tổ chức lại Ban Chỉ đạo quốc gia về Quyền con người của Chính phủ, Văn phòng thường trực và Ban chỉ đạo về Quyền con người của các địa phương nhằm giúp các cơ quan này đủ sức chủ trì, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người.
Bên cạnh giải pháp nghiên cứu thành lập cơ quan Quyền con người quốc gia, Việt Nam cũng cần chấn chỉnh tổ chức, bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất, có hiệu quả từ chính quyền trung ương đến địa phương. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan; tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành, giữa cơ quan trung ương và chính quyền địa phương trong việc giám sát và theo dõi thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp mà Việt Nam tham gia. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức, tôn trọng quyền con người, quyền công dân.
4.2.2 Nhóm khuyến nghị về nội dung và biện pháp giám sát, theo dõi
[191] Kiến nghị về 5 giải pháp tăng cường giám sát, theo dõi vấn đề QAN ở VN
Hiện nay, nội dung và biện pháp giám sát, theo dõi việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, hoạt động giám sát, theo dõi việc thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người nói chung, quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp nói riêng chưa được tiến hành một cách thường xuyên. Một số báo cáo được xây dựng còn thiên về mục đích “đối ngoại” nhiều hơn là những nghiêm túc rút kinh nghiệm của các cơ quan chức năng.
Thứ hai, nhận thức về nghĩa vụ thực hiện và giám sát thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước còn chưa cao. Do thiếu hiểu biết nên tư duy phổ biến trong các cơ quan, tổ chức và chính quyền ở địa phương là việc thực hiện và giám sát thực hiện điều ước quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về quyền con người là việc “quốc gia đại sự” và chỉ có các cơ quan trung ương mới có đủ thẩm quyền triển khai các hoạt động này.
Thứ ba, công tác tuyên truyền phổ biến về nội dung các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp của Việt Nam chưa tốt. Việc dịch thuật, tra cứu, tìm hiểu còn khó khăn, nội dung các bản dịch trong nhiều trường hợp chưa thật chính xác, chưa đảm bảo độ tin cậy so với nội dung gốc của các điều ước quốc tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện cũng như giám sát, theo dõi thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người của Việt Nam.
Thứ tư, sự tham gia của các cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động giám sát, theo dõi thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, tuyên truyền và đấu tranh chống hành vi vi phạm quyền con người còn hạn chế. Các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề quyền con người dưới dạng phê phán sự xuyên tạc, lợi dụng Quyền con người để chống phá Việt Nam của các thế lực phản động, thù địch. Trong khi đó các vấn đề Quyền con người trong nước luôn được coi là nhạy cảm và ít khi được đề cập một cách trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới cần quan tâm đến một số giải pháp sau:
Thứ nhất, triển khai công tác đánh giá, tổng kết việc giám sát, theo dõi thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp của Việt Nam. Hoạt động này không chỉ tổng kết những thành tựu đã đạt được mà quan trọng hơn cả là xác định những tồn tại cần khắc phục trong cơ chế giám sát thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người tại Việt Nam, qua đó nâng cao trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên. Những nỗ lực, cố gắng trong ký kết, phê chuẩn cam kết quốc tế về quyền con người của Việt Nam sẽ càng được khẳng định nếu như thực tiễn triển khai các cam kết thu được những kết quả tích cực trong thực tế.
Thứ hai, tăng cường giám sát, theo dõi hoạt động thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó cần kết hợp chặt chẽ bốn hình thức giám sát, theo dõi: giám sát, theo dõi của tổ chức Đảng; giám sát, theo dõi của Nhà nước; giám sát, theo dõi của các tổ chức xã hội và giám sát, theo dõi của nhân dân; đồng thời nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội vào quá trình giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người, đặc biệt là những tổ chức có tính chất đại diện rộng rãi như Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… Tuy nhiên cũng cần lưu tâm tới việc hạn chế sự chồng chéo và tăng cường hiệu quả giám sát, theo dõi thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
Thứ ba, ngoài công tác dịch chính thức cam kết quốc tế, trong thời gian tới, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình… cần sử dụng đồng bộ và linh hoạt các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục pháp luật về quyền con người cũng như nội dung các cam kết quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận được nội dung của các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, qua đó thực hiện tốt quá trình giám sát, theo dõi thực hiện các cam kết này, Bộ Ngoại giao cần phối hợp với Bộ Tư pháp nhanh chóng rà soát, thống kê và tập hợp một cách khoa học để có thể dễ dàng tra cứu các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp mà Việt Nam là thành viên. Bản dịch cam kết quốc tế về quyền con người phải được đăng tải một cách chính thức và có hệ thống trên Công báo và đưa lên các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước như Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Trang Thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu của đông đảo nhân dân.
Thứ tư, quan tâm tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, dành cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền cơ bản của con người; đồng thời thông qua các hội nghị hội thảo, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát, theo dõi thực hiện điều ước quốc tế về quyền con người tại các quốc gia đó.
Thứ năm, bên cạnh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các cam kết quốc tế về quyền con người, cần quan tâm hơn nữa tới việc nghiên cứu nội dung các khuyến nghị, bình luận của các thiết chế Quyền con người quốc tế đối với một số vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên. Về mặt pháp lý, các bình luận và khuyến nghị này không có giá trị bắt buộc như các điều khoản của điều ước quốc tế về quyền con người nhưng lại rất có ý nghĩa bởi nó là cơ sở giúp cho các quốc gia hiểu và áp dụng tương đối thống nhất những nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người. Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện cơ chế giám sát, theo dõi thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp tại Việt Nam là yêu cầu không dễ dàng để có thể thực hiện một sớm một chiều. Mặc dù vậy, chúng ta phải luôn xác định rằng hoàn thiện cơ chế giám sát, theo dõi thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp, trước mắt là đáp ứng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thành viên cam kết quốc tế về quyền con người của Việt Nam, lâu dài đây là một hoạt động quan trọng để bảo đảm và thúc đẩy quyền cơ bản của con người hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Theo đó, đề ra hệ những kiến nghị nhằm thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp do Bộ Tư pháp quản lý.
4.2.3 Nhóm kiến nghị về tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam
[192] Kiến nghị về nghiên cứu để tiếp tục gia nhập các công ước quốc tế
Cần tiếp tục nghiên cứu việc gia nhập các công ước quốc tế cũng như ký kết các thỏa thuận quốc tế khác về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp. Hiện nay nhìn chung chúng ta đã gia nhập các công ước về quyền, nhưng các cơ chế thực hiện quyền đôi khi vẫn còn bỏ ngỏ. Các công ước cần nghiên cứu đề xuất gia nhập như sau: (1) Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1970; (2) Công ước về thủ tục tố tụng dân sự năm 1954; (3) Công ước về tiếp cận quốc tế công lý năm 1980; (4) Công ước về công nhận ly hôn và ly thân năm 1970; (5) Công ước về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996; (6) Công ước về Công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng năm 1973; (7) Công ước về công nhận và thi hành các quyết định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ em năm 1958; (8) Công ước về luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng năm 1973; (9) Công ước về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc năm 1961; (10) Công ước về các khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em năm 1980.
[193] Kiến nghị hoàn thiện một số quy định pháp luật cụ thể
Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên cơ sở các cam kết quốc tế đã ký kết, gia nhập hoặc sẽ ký kết, gia nhập trong tương lai gần. Cụ thể là chúng ta nên cân nhắc việc sớm ban hành Luật chứng thực, hoàn thiện các quy định trong Luật Quốc tịch, Luật nuôi con nuôi, Luật lý lịch tư pháp; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Luật hộ tịch.
Việc hoàn thiện pháp luật không chỉ hướng tới việc quy định các quyền mà còn cần bổ sung quy định cụ thể, chi tiết hơn về các cơ chế thực hiện quyền theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người có quyền, đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tránh trường hợp trình tự thủ tục lại chính là rào cản lớn nhất đối với việc thực hiện các quyền. Tuy tinh thần chung là như vậy, nhưng như trên đã đề cập, trên thực tế, việc đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp không có một cơ chế thống nhất. Các cơ chế cụ thể đều được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Do dó, khi cân nhắc hoàn thiện pháp luật (ban hành luật mới hoặc sửa đổi luật hiện hành), cần tính đến cơ chế và trình tự thủ tục đặc thù trong từng lĩnh vực cụ thể.
[194] Kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến các nghĩa vụ của Việt Nam trong các cam kết quốc tế
Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các nghĩa vụ của Việt Nam trong các cam kết quốc tế, đặc biệt các nghĩa vụ liên quan tới lĩnh vực hành chính tư pháp. Việc tuyên truyền, phổ biến cần dựa trên nội dung không chỉ các quy định trong nước, mà còn các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Đối tượng tuyên truyền phổ biến bao gồm cán bộ tư pháp tất cả các cấp, dù là ở các đơn vị soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thi hành hoặc theo dõi thi hành pháp luật, để tạo nhận thức đồng bộ và thống nhất trong ngành về các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.
[195] Kiến nghị về tham gia các diễn đàn về quyền con người
Việt Nam cần phát huy hơn nữa tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn về quyền con người nói chung, trong đó chú trọng việc đóng góp hiệu quả tại các cơ quan Liên hợp quốc mà Việt Nam sẽ làm thành viên như Hội đồng Kinh tế-Xã hội (2016-2018), Hội đồng chấp hành UNESCO (2015-2019) và trong các cơ chế của ASEAN; tăng cường phối hợp, tham vấn nhằm bảo đảm sự hiệu quả trong việc thực thi công ước và các khuyến nghị rà soát định kỳ phổ quát, quan tâm hơn về tiến độ, chất lượng báo cáo quốc gia, xem xét tính khả thi và cần thiết của việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu, tổng hợp và cập nhật tình hình các quyền con người; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ công tác trong lĩnh vực quyền con người cần được chú trọng, trong đó có việc tìm kiếm, hỗ trợ ứng cử viên Việt Nam có đủ điều kiện tham gia các ủy ban công ước.
4.2.4 Nhóm kiến nghị đối với từng lĩnh vực hành chính tư pháp cụ thể do Bộ Tư pháp quản lý[125]
[196] Kiến nghị về cơ chế liên quan tới quyền con người về quốc tịch
Thực hiện thống kê tốt hơn đối với các trường hợp nhập, từ bỏ, thay đổi quốc tịch để có các theo dõi và báo cáo cần thiết. Kiểm soát tốt hơn đối với các biến động về quốc tịch ở khu vực biên giới, vấn đề quốc tịch của những người di cư tự do, của những người nhập quốc tịch Việt Nam. Đơn giản hóa thủ tục về quốc tịch đối với những người gốc Việt Nam sống ở nước ngoài. Cân nhắc việc quy định các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhóm đối tượng này.
[197] Kiến nghị đối với cơ chế liên quan tới quyền con người về hộ tịch
Hiện nay, vấn đề quản lý công dân thông qua căn cước và mã số công dân đã có những bước cải thiện đáng kể so với trước. Nếu thực hiện được triệt để công việc này sẽ loại bỏ được một gánh nặng hành chính lớn cho người dân khi toàn bộ số liệu trong hồ sơ cá nhân của mỗi người đều có thể được lưu trữ và khôi phục thông qua các thiết bị điện tử truy cập trực tiếp. Đó chính là cuộc cải cách đáng kể trong cơ chế thực hiện quyền con người trong lĩnh vực hộ tịch. Vấn đề là cần có một cách nhìn nhận và thực hiện thống nhất để đảm bảo quá trình này được thực hiện nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả. Trong số các lĩnh vực hành chính tư pháp, vấn đề hộ tịch, cũng như lý lịch tư pháp, không hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp hay các cơ quan tư pháp địa phương. Do đó, vấn đề sẽ cần giải pháp tổng thể và đồng bộ hơn so với trường hợp quốc tịch, nuôi con nuôi và chứng thực. Cụ thể là, cần có sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện quản lý hộ tịch theo cơ chế mới để giảm gánh nặng hành chính này.
[198] Các kiến nghị đối với cơ chế liên quan tới quyền con người về nuôi con nuôi
Thực hiện một số hoạt động xã hội hóa công tác nuôi con nuôi, chẳng hạn đối với việc phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này, trong kiểm tra hay thẩm định, đánh giá điều kiện tiếp nhận con nuôi. Cần cân nhắc việc xã hội hóa, chuẩn hóa và từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động giới thiệu trung gian, môi giới đối với cho và nhận con nuôi, đảm bảo các hoạt động này được thực hiện vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Hoàn thiện chế độ báo cáo định kỳ đối với tình trạng của trẻ em được nhận làm con nuôi, dù đó là trong nước hay ngoài nước. Đây cũng là yêu cầu chung của Công ước La Hay đối với vấn đề nuôi con nuôi. Xây dựng nội dung chuẩn hóa của phần báo cáo về vấn đề nuôi con nuôi, vấn đề quyền trẻ em trong báo cáo UPR quốc gia.
[199] Kiến nghị đối với cơ chế liên quan tới quyền con người về chứng thực
Vấn đề lớn nhất của chứng thực là thực hiện việc đơn giản hóa các yêu cầu đối với giấy tờ như: chấp nhận bản sao nếu được nộp có bản chính để đối chiếu. Đây có thể là một thay đổi quan trọng cần có sự chuẩn bị tương đối kỹ càng, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi tình trạng giả mạo giấy tờ vẫn còn đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Xét từ khía cạnh khác, việc cho phép chấp nhận một số loại giấy tờ không có chứng thực như nêu trên sẽ chuyển một phần gánh nặng trách nhiệm sang cho các cán bộ trực tiếp tiếp nhận các giấy tờ đó, và đây là rào cản tương đối lớn. Để khắc phục tình trạng này, cần có quy định bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về việc đối tượng nộp hồ sơ, giấy tờ phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung các văn bản, giấy tờ mà mình xuất trình.
[200] Kiến nghị đối với cơ chế liên quan tới quyền con người về lý lịch tư pháp[126]
Phát huy vai trò của lý lịch tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng Lý lịch tư pháp là một thiết chế đã được định hình vững chắc trong hoạt động tư pháp của các quốc gia. Sự hình thành thiết chế này trên thế giới đã khẳng định đây là một bước phát triển của lĩnh vực hoạt động tư pháp, trước hết là trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Khi được quản lý tốt, hệ thống dữ liệu lý lịch tư pháp sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu biết đúng về quá khứ phạm tội của bị can, bị cáo hoặc việc họ không có quá khứ phạm tội. Đây là một trong các yếu tố chủ yếu để Tòa án xem xét, quyết định áp dụng hình phạt thích hợp đối với người phạm tội.
Nguyên tắc xử lý về mặt hình sự của Nhà nước ta là nghiêm trị người lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm và khoan hồng đối với người phạm tội lần đầu ít nghiêm trọng và đã ăn năn, hối cải (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 1999). Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã xác định “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” là một trong những tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt. Trong trường hợp này, Phiếu lý lịch tư pháp là căn cứ chính thức để cơ quan điều tra, truy tố, xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ. Như vậy, lý lịch tư pháp đóng góp trực tiếp vào chính sách cá thể hóa hình phạt. Việc nắm được nhanh chóng và chính xác thông tin về các tiền án của mọi kẻ phạm tội bị cảnh sát bắt giữ, những người này có thể là đối tượng bị truy cứu trước tòa án, cũng sẽ giúp cho cơ quan công tố lựa chọn phương thức tố tụng thích hợp nhất với nhân cách người bị tình nghi và yêu cầu bảo đảm trật tự công. Do đó, lý lịch tư pháp cũng đóng góp vào việc vận dụng một chính sách trừng trị thích hợp và có hiệu quả trước tình hình phát triển của tội phạm.
Hiện nay, quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp hiện hành còn thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là mối quan hệ giữa Luật Lý lịch tư pháp với pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự. Hiện nay, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự mặc dù có khá nhiều quy định liên quan đến án tích và xóa án tích, tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhưng lại chưa có quy định về lý lịch tư pháp. Nhiều quy định trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự chưa có sự thống nhất, đồng bộ với pháp luật về lý lịch tư pháp. Chính vì vậy, cần phát triển hoạt động lý lịch tư pháp theo hướng là công cụ bổ trợ cho giai đoạn tố tụng, đặc biệt là với công tác xét xử. Phiếu lý lịch tư pháp cần được xác định là căn cứ quan trọng, không thể thiếu để Toà án xem xét nhân thân của bị cáo, là nguồn thông tin chính thức để Tòa án xem xét các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng hàng đầu biện giải về sự cần thiết của hệ thống quản lý lý lịch tư pháp của hầu hết các nước trên thế giới.
Thứ nhất, về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp và quyền tiếp cận thông tin lý lịch tư pháp
Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, có 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 1, đối với người được xóa án tích và thông tin về việc xóa án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì nội dung về tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ được ghi là “không có án tích”. Về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 2, đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”; đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xóa, án tích chưa được xóa và thông tin về bản án đó. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và trực tiếp cho cá nhân người có Phiếu lý lịch tư pháp để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Xuất phát từ mục đích sử dụng và đối tượng được quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, những án tích đã được xóa vẫn sẽ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, một số cơ quan, tổ chức đã yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi thực hiện một số công việc nhất định như bổ túc hồ sơ xuất cảnh, định cư ở nước ngoài… Vì vậy, trong những trường hợp này, nếu cá nhân đó đã bị kết án và án tích đó đã được xóa theo quy định của pháp luật hình sự thì án tích đã được xóa đó vẫn ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Trong thực tiễn xét xử, việc mặc nhiên nhìn nhận nhân thân của những bị cáo đã từng bị kết án là xấu, dù đã được xóa án tích, vẫn còn khá phổ biến trong các tòa án địa phương. Hệ quả là khi quyết định hình phạt, Tòa án không cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng như cho hưởng án treo, giảm án…Đây là vấn đề còn có quan điểm khác nhau.
Theo Bộ luật Hình sự, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Như vậy, kể từ thời điểm được xóa án tích, họ đã trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt tư pháp, không ai có thể căn cứ vào sự kiện họ đã từng bị kết án trước đây để hạn chế quyền lợi của họ. Sau khi đã được xóa án tích, mọi giấy tờ liên quan đến căn cước, lý lịch của họ đều được ghi là “không có án tích” và nếu người đó lại phạm tội mới thì cũng coi như phạm tội lần đầu. Do vậy, việc cho rằng họ đã từng “có vết” để quy kết nhân thân xấu là không bảo đảm đúng tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự về xóa án tích.
Từ sự phân tích nêu trên, cần cân nhắc và xem xét về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 và đối tượng được quyền tiếp cận loại Phiếu lý lịch tư pháp này. Quy định hiện nay của Luật Lý lịch tư pháp về việc ghi cả những án tích đã được xóa vào Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ tạo bất lợi cho cá nhân, ngay cả trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Khi Kiểm sát viên và Thẩm phán xét xử vụ án biết được cả những án tích đã được xóa của bị can, bị cáo thì có thể sẽ thiếu khách quan trong giải quyết vụ án. Đồng thời, cũng cần có quy định nhằm hạn chế các cơ quan, tổ chức lợi dụng quy định yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 khi bổ túc hồ sơ nhập cảnh hoặc du lịch, định cư ở nước ngoài, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân.
Thứ hai, về vấn đề ghi nhận người bị kết án đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích
Theo quy định hiện hành, Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho người có yêu cầu. Người muốn được cấp giấy chứng nhận xoá án tích phải nộp đơn tại Toà án sơ thẩm đã xét xử vụ án. Nếu Toà án đó đã giải thể thì nộp đơn tại Toà án nhân dân cấp tỉnh. Kèm theo đơn người muốn được cấp giấy chứng nhận xoá án tích phải có các giấy tờ như giấy chứng nhận của Công an cấp huyện về việc người xin cấp giấy chứng nhận xoá án tích không phạm tội mới trong thời gian mà pháp luật quy định để được xoá án tích. Trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù thì tùy từng trường hợp phải có giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; quyết định của toà án giảm chấp hành hình phạt. Nếu người bị kết án còn bị áp dụng hình phạt bổ sung, tùy từng trường hợp còn phải có các giấy tờ như: giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án chấp hành xong hình phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú, biên lai nộp tiền phạt... Nếu bản án có quyết định bồi thường, thì người bị kết án phải nộp những giấy tờ chứng minh đã bồi thường xong, biên lai nộp án phí. Trên cơ sở xem xét các giấy tờ có liên quan, Tòa án sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích cho đương sự.
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là người bị kết án đã chấp hành xong bản án nhưng đã qua thời gian khá dài, không còn lưu giữ được các giấy tờ, biên lai liên quan đến việc đã chấp hành xong hình phạt cũng như các nghĩa vụ dân sự khác. Trong một số trường hợp, do bản án được tuyên trước đây nhiều năm, nay người bị kết án đã chấp hành xong bản án và đã có đủ điều kiện về mặt thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng các cơ quan Tòa án, Công an cũng không còn lưu giữ được bản án. Vì vậy, khi người bị kết án yêu cầu Tòa án làm thủ tục đương nhiên xóa án tích nhưng vì không còn lưu giữ được bản án nên Tòa án từ chối cấp giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích cho đương sự, gây khó khăn cho người bị kết án khi hoàn tất các thủ tục tham gia các quan hệ xã hội khác. Với chức năng là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cập nhật thông tin về tình trạng án tích của người bị kết án. Như vậy, theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, trong trường hợp người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự, nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ xác minh về việc người đó có phạm tội mới trong thời hạn đang có án tích hay không.
Theo quy định tại Điều 25 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú sau khi chấp hành xong bản án tiến hành xác minh về việc người đó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không. Cán bộ tư pháp – hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện xác minh theo yêu cầu của Sở Tư pháp. Trường hợp cần thiết, cán bộ tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với Công an cấp xã thực hiện xác minh. Trường hợp kết quả xác minh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức cho thấy người bị kết án có thể đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp tiến hành xác minh tại cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan để làm rõ về việc người bị kết án có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hay không.
Trên thực tế hiện nay, quy định này đã đặt ra một nhiệm vụ mới, rất khó khăn, phức tạp cho ngành Tư pháp trong điều kiện về nguồn lực của các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, việc xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích trong thời gian qua cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong các trường hợp bản án được tuyên trước đây nhiều năm và các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an đều không còn lưu giữ được hồ sơ về bản án.
Để khắc phục tình trạng trên đây, đồng thời tạo điều kiện cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, cần nghiên cứu, sửa đổi quy định này theo hướng, sau khi cá nhân chấp hành xong bản án và đã có đủ điều kiện về mặt thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có nhiệm vụ thông báo cho Toà án xét xử sơ thẩm vụ án thông tin về việc người bị kết án đã có đủ điều kiện về mặt thời gian để đương nhiên được xóa án tích. Trên cơ sở ý kiến nhất trí của Tòa án, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp sẽ ghi nhận việc người bị kết án đã đủ điều kiện được đương nhiên xoá án tích vào Lý lịch tư pháp của người đó. Đồng thời, khi có yêu cầu, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó, trong đó sẽ ghi là “không có án tích”.
Thứ ba, về lý lịch tư pháp của người chưa thành niên
Đối với người chưa thành niên phạm tội, do đặc điểm riêng của người chưa thành niên khi phạm tội họ chưa hoàn thiện về thể chất và tâm thần nên pháp luật hình sự Việt Nam cũng có chính sách đặc biệt áp dụng đối với họ. Bộ luật Hình sự dành riêng một chương (Chương X) quy định về chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội. Chính sách này được xây dựng dựa trên đặc điểm đặc thù của người chưa thành niên là sự hạn chế về nhận thức, do vậy việc xét xử họ chủ yếu nhằm giáo dục, qua đó giúp các em nhận thức được sai lầm và tuân thủ quy định của pháp luật.
Những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự như sau: trong trường hợp điều tra, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội không nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội áp dụng hình phạt đối với họ chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào đặc điểm nhân thân về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Khi xét xử nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư pháp thay thế là giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. Đặc biệt, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, khi xử phạt tù có thời hạn tòa án cho người chưa thành niên phạm tội hưởng mức án tù nhẹ hơn mức án tù áp dụng đối người đã thành niên phạm tội tương đương; không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không áp dụng hình phạt tiền và án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Hình sự, thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn đối với các trường hợp thông thường. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng các biện pháp tư pháp, thì không bị coi là có án tích. Mặc dù chính sách, pháp luật với người chưa thành niên đang từng bước được hoàn thiện, nhưng phải nói rằng, hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên vẫn còn nhiều bất cập trong việc bảo đảm các quyền trẻ em, thiếu các quy định cụ thể liên quan đến trình tự, thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho các vụ việc liên quan tới người chưa thành niên cũng như vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên phạm tội. Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp của Việt Nam cũng chưa có quy định riêng về lý lịch tư pháp của người chưa thành niên mà vẫn được quản lý chung như các đối tượng khác. Vì vậy, vấn đề này cần được xem xét, bổ sung trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường, cũng như việc mở rộng quyền dân chủ của cá nhân trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, Lý lịch tư pháp ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các quyền dân chủ của công dân theo đúng pháp luật. Trong bối cảnh thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay, lý lịch tư pháp cần được đầu tư, nghiên cứu và phát triển theo hướng gắn với vấn đề bảo đảm quyền con người và là một chế định không thể thiếu đối với nền tư pháp dân chủ và công bằng trong một Nhà nước pháp quyền.
4.2.5 Nhóm kiến nghị đối với cơ chế phối hợp xây dựng báo cáo UPR
Hiện nay, việc xây dựng Báo cáo UPR là một nghĩa vụ quốc gia quan trọng trong lĩnh vực quyền con người. Để làm tốt hơn nghĩa vụ này, cơ chế tổ chức thực hiện cũng cần phải được hoàn thiện. Xác định và thống nhất quy trình soạn thảo và bảo vệ báo cáo Quy trình soạn thảo và bảo vệ báo cáo quốc gia với từng bước thực hiện khi được xác định cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan được phân công chủ trì và hỗ trợ, phối hợp tham gia thực hiện các nhiệm vụ của mình. Đồng thời việc này cũng sẽ tạo điều kiện có nội dung và hình thức báo cáo thống nhất. Quy trình này bao gồm các bước như cử cơ quan chủ trì, tổ chức phân công phân nhiệm giữa các cơ quan tham gia quy trình soạn thảo và bảo vệ báo cáo, thu thập tư liệu và thông tin, tổ chức soạn thảo và hoàn tất nội dung báo cáo, trình Chính phủ duyệt nội dung báo cáo, tổ chức Đoàn đi bảo vệ báo cáo trước Uỷ ban theo dõi thực hiện công ước, tổ chức rút kinh nghiệm, phổ biến nội dung báo cáo và cung cấp thông tin bổ sung cho báo cáo nếu được Uỷ ban theo dõi thực hiện công ước yêu cầu.
[201] Kiến nghị về phân công cụ thể cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp thực hiện soạn thảo và bảo vệ báo cáo
Trong công tác soạn thảo và bảo vệ báo cáo quốc gia thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người, cơ quan chủ trì có vai trò quyết định. Cơ quan chủ trì nắm vai trò thúc đẩy tiến độ và nội dung đưa vào báo cáo. Hiện nay chúng ta đã tham gia 5 Công ước quốc tế về quyền con người trong đó có yêu cầu có báo cáo quốc gia định kỳ về thực tế thực hiện các quy định của các Công ước và bốn năm một lần có nghĩa vụ thực hiện Báo cáo kiểm định định kỳ UPR. Do vậy, cần có sự phân công rõ ràng, rành mạch về cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện các công ước này để các cơ quan được giao chủ động, có kế hoạch soạn thảo Báo cáo theo đúng yêu cầu.
Hiện nay, do chưa có phân công cụ thể nên Bộ Ngoại giao mỗi khi nhận được yêu cầu của các Ủy ban công ước và Hội đồng Quyền con người lại phải trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao việc đối với từng báo cáo cụ thể, làm cho các bộ/ngành được giao nhiệm vụ còn bị động trong triển khai. Đối với Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm báo cáo các nội dung về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp, cũng cần có sự phân công rõ ràng kể cả từ cấp trung ương, cả trong nội bộ của Bộ.
[202] Kiến nghị về quán triệt mục đích và ý nghĩa của công tác soạn thảo và bảo vệ các báo cáo quốc gia thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người
Việc xác định đúng đắn và thống nhất các mục đích và ý nghĩa của công tác soạn thảo và bảo vệ báo cáo quốc gia thực hiện các công ước quốc tế liên quan tới các quyền con người sẽ góp phần làm cho công tác này có hiệu quả và thuận lợi. Qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua, một nhược điểm của công tác soạn thảo và bảo vệ các báo cáo quốc gia là chúng ta chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa của công tác thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Việc tổ chức soạn thảo và bảo vệ báo cáo thiếu khoa học, tuỳ thuộc chủ yếu vào sáng kiến và nỗ lực của các cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo và bảo vệ báo cáo. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác này chưa cao và công việc trở nên nặng nề. Ví dụ cần phân công rõ Bộ Tư pháp chủ trì Báo cáo quốc gia về Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Bộ Kế hoạch là cơ quan chủ trị Báo cáo quốc gia về Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
[203] Kiến nghị tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức trong hệ thống LHQ
Việc tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn có thể dựa vào sự hỗ trợ về kinh phí và chuyên gia của các tổ chức thuộc hệ thống LHQ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan tâm tới hoạt động này.
[204] Kiến nghị nghiên cứu khả năng xây dựng các Trung tâm Ngân hàng dữ liệu về pháp luật và thực tiễn thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người
Một khó khăn lớn trong công tác soạn thảo và bảo vệ các báo cáo quốc gia thực hiện các công ước quốc tế về Quyền con người là ở khâu thu lượm và xử lý các thông tin, số liệu về pháp lý và thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến bảo đảm các quyền con người. Do thiếu thông tin, các báo cáo của ta thường nặng về nội dung pháp luật và những khẳng định chung mà chưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục về thực tế thực hiện các nghĩa vụ về bảo đảm quyền con người theo các công ước quốc tế.
Để có thể cải thiện việc thu lượm các thông tin, số liệu liên quan đến thực hiện thực hiện các quyền con người, nhiều nước đã xây dựng các trung tâm dữ liệu thông tin để có thể cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến tình hình bổ sung, hoàn thiện pháp luật và thể chế cũng như thực tế bảo đảm tôn trọng các quyền con người. Việc đầu tư nguồn lực cho các trung tâm dữ liệu về quyền con người được các nước đánh giá là có tác dụng bổ ích không chỉ cho việc soạn thảo các báo cáo quốc gia liên quan đến các công ước quốc tế về quyền con người mà đặc biệt hữu ích cho quá trình nghiên cứu xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý của nhà nước trong các mặt của đời sống nhân dân. Nhờ có thông tin đầy đủ và chính xác, các chính phủ có thể có khả năng đưa ra những chính sách và luật lệ phù hợp hơn đối với đời sống của đất nước. Nhờ những thành tựu to lớn về thông tin liên lạc và tin học, xây dựng các trung tâm dữ liệu thông tin về quyền con người có thể giúp các cơ quan của Chính phủ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, nhất là các hoạt động liên quan đến các quyền con người.
Trong tình hình thực tế của nước ta, khả năng tài chính và nhân lực còn hạn chế, trước mắt ta nên xem xét khả năng thiết lập một trung tâm dữ liệu về quyền con người (có thể đặt tại Bộ Tư pháp hoặc tại Văn phòng Ban chỉ đạo Quyền con người của Chính phủ) để hỗ trợ cho công tác soạn thảo về bảo vệ các báo cáo thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta đã tham gia. Việc xây dựng một trung tâm dữ liệu về quyền con người sẽ thể hiện rõ hơn quyết tâm thúc đẩy tôn trọng các quyền con người của Đảng và Nhà nước ta và do vậy có ý nghĩa quan trọng về đối ngoại.
4.3 Các kiến nghị về xây dựng thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người ở Việt Nam[127]
Bối cảnh:
Theo Các Nguyên tắc Paris, một thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người luôn được thành lập từ một quy định trong Hiến pháp hoặc trên cơ sở một đạo luật riêng biệt. NHRI được quy định trong Hiến pháp với vị thế là một thiết chế hiến định độc lập là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 không đề cập đến vấn đề này; đồng thời hệ thống pháp luật Việt Nam chủ yếu bao gồm các quy định về quyền con người được thể hiện trong một số điều của Hiến pháp Việt Nam có bản sắc dân tộc riêng được tạo dựng nên từ nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, tự do tín ngưỡng... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa ngoại nhập khác theo tiến trình của lịch sử như: lễ giáo phong kiến (1000 năm Bắc thuộc trong thời kỳ dựng nước và giữ nước), văn hoá Khổng giáo, du nhập văn hoá Châu Âu đến từ Pháp thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21 (Pháp, Mỹ), văn hoá thời kỳ hội nhập. Theo đây, văn hóa Việt Nam đã được bổ sung thêm nhiều nét đặc sắc tạo nên một nền văn hóa đa dạng và hiện đại. Đây chính là nền tảng có tác động lớn đến quan niệm về quyền con người và bảo vệ con người ở nước ta hiện nay năm 2013, trong các Bộ luật và Luật có liên quan, các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia (Việt Nam lựa chọn áp dụng điều ước quốc tế về quyền con người chủ yếu theo phương thức gián tiếp (áp dụng từng phần), dưới hình thức chuyển hóa các quy định của điều ước đó vào các văn bản pháp luật quốc gia có liên quan). Vì vậy, Việt Nam chưa có đạo luật riêng về quyền con người.
Tuy vậy, trên thực tế, Hiến pháp 2013 sửa đổi có 36/120 điều (hơn 30%) liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể nói đây là một bước tiến, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người nằm trong chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên, đã khẳng định rõ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trước hết thuộc trách nhiệm của Nhà nước: Quốc hội[128], Chính phủ[129], Tòa án[130], Viện kiểm sát. Nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người (Điều 3, Hiến pháp năm 2013). Do đó, tuy Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể về việc thành lập NHRI nhưng căn cứ nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực thi quyền con người thì việc thành lập NHRI cũng là phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp năm 2013.
4.3.1 Nhóm kiến nghị về định hướng xây dựng thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
[205] Kiến nghị về loại mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ QCN (NHRI)
Theo mô hình nào và ở vị trí nào trong bộ máy nhà nước sẽ quyết định cơ bản đến cơ cấu của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người có thể là Ủy ban, tổ chức liên ngành, ombudsman, cơ quan độc lập... Hiện nay, trên thế giới mô hình Ủy ban đang là mô hình phổ biến trên thế giới (chiếm tỷ lệ cao nhất) được các quốc gia lựa chọn. Mặt khác, là chủ thể của luật pháp quốc tế, Việt Nam cần phải có những chuyển biến tích cực về mọi mặt để bắt kịp với các xu thế phát triển chung của thế giới về mọi mặt trong đó có cả mô hình NHRI. Việt Nam hiện nay là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), trong khi đó hầu hết các nước trong khối đã thành lập NHRI với mô hình Ủy ban quyền con người là chủ yếu (Thái Lan, Philipin, Indonexia, Malaixia…) và được ICC đánh giá ở thứ hạng tốt về việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Do đó, cân nhắc đến sự tương đồng nhất định về mọi mặt đối với các nước trong khu vực và theo xu hướng chung Việt Nam nên áp dụng mô hình Ủy ban để đảm bảo tính khả thi trong thành lập và hiệu quả trong hoạt động trên thực tiễn.
[206] Kiến nghị về tính “độc lập” của NHRI và mối quan hệ với các cơ quan trong bộ máy nhà nước
NHRI của Việt Nam cũng cần được đảm bảo tính độc lập tương đối, không “đối lập”, “đối trọng” với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan tư pháp; bao gồm nhưng không giới hạn độc lập về cơ cấu tổ chức, tài chính, hoạt động…. đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả thực chất của NHRI. Do đặc thù về chính trị của nước ta, hoạt động của NHRI phải nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn quyền con người đồng thời bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của NHRI đối với công chúng và cộng đồng quốc tế có thể đặt NHRI dưới sự quản lý của Quốc hội hoặc Chính phủ và có thể là một thiết chế độc lập. Chúng tôi nghiêng về xu hướng xây dựng (NHRI) thiết chế đặc biệt và độc lập với các nhánh quyền lực ở mức có thể nhất (tương tự Kiểm toán Nhà nước).
[207] Kiến nghị về thành phần đại diện, thành viên trong NHRI
Một thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người cần phải có sự đa dạng, phong phú về thành phần, bao gồm nhưng không giới hạn các đại diện từ phía các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân, đại diện từ các nhóm đối tượng yếu thế (trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số...), đại diện theo lĩnh vực (xã hội, văn hóa, môi trường...). Tuy nhiên, thành viên của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người cũng phải được xem xét trên các tiêu chí nhất định như: đạo đức, uy tín xã hội, trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu về quyền con người, bảo vệ hiệu quả công lý và quyền con người... quy định “đặc trưng” về người đứng đầu, nhiệm kỳ, thời hạn làm việc của các thành viên; số lượng thành viên, phân loại thành viên gồm chuyên trách, bán chuyên trách (kinh nghiệm của các NHRI đã nghiên cứu cho thấy thành viên chuyên trách hoạt động hiệu quả hơn); thù lao lao động; nội quy, quy chế hoạt động quy định rõ trách nhiệm và giới hạn của các thành viên trong thời kỳ đương nhiệm... Việc cơ cấu thành phần của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người theo cách này vừa đảm bảo được tiếng nói của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội liên quan đến các vấn đề về quyền con người, đồng thời đảm bảo theo khuyến nghị của Các Nguyên tắc Paris về cơ cấu tổ chức của một thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người và đồng thời đảm bảo được các quyết định của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người là khách quan, công bằng và đa chiều.
Chúng tôi cho rằng, nên xây dựng các nhân sự chủ chốt trong NHRI của Việt Nam phải là những người có nhiều năm công tác trên lĩnh vực bảo vệ pháp luật, có chuyên môn về quyền con người, có uy tín xã hội, bản lĩnh, lập trường trong xử lý công việc (đặc biệt là người đứng đầu), bảo vệ lẽ phải, và kiên định với vai trò lãnh đạo của Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa...
[208] Kiến nghị về chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền của NHRI
Nên quy định thẩm quyền rộng nhất có thể, bao gồm:
-
Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và tiến hành các nghiên cứu, đánh giá về quyền con người ở Việt Nam và trên thế giới;
-
Tuyên truyền, phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo về quyền con người; xuất bản các ấn phẩm về quyền con người;
-
Cung cấp thông tin chính thức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu; hỗ trợ cộng đồng trong việc tiếp cận các thông tin về quyền con người, tham vấn ý kiến cho các cơ quan chức năng có vướng mắc về quyền con người...
-
Xây dựng hoặc soạn thảo các dự thảo báo cáo quốc gia hàng năm quyền con người cho các cơ quan có thẩm quyền trong nước như Quốc hội, Chính phủ;
-
Có ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền con người trong lĩnh vực xây dựng pháp luật;
-
Khuyến nghị quốc gia ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế phù hợp;
-
Tiếp nhận các vụ việc có liên quan đến quyền con người từ đó có các chỉ dẫn, hỗ trợ các chủ thể chuyển vụ việc đến các cơ quan có chức năng phù hợp để giải quyết;
-
Hợp tác với Liên hợp quốc và các cơ quan quốc gia hay khu vực liên quan khác;
-
Phát triển các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
-
Xem xét việc ban hành luật và văn bản dưới luật có phù hợp với Hiến pháp hay không, đề xuất các kiến nghị, tham gia xây dựng luật và tư vấn về chính sách liên quan đến quyền con người. Về cơ bản, NHRI trong mọi trường hợp đều không được coi là một cơ quan tư pháp có thẩm quyền tài phán, do đó với đặc thù của Việt Nam thì thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người chưa nên có chức năng trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo những vi phạm quyền con người.
[209] Kiến nghị về nguồn tài chính cho hoạt động của NHRI
Sự độc lập về tài chính là một trong những đảm bảo cho hoạt động độc lập của một NHRI - nguyên tắc quan trọng nhất của NHRI chiếu theo quy định của nguyên tắc Paris. Trong xã hội phát triển, NHRI sẽ thu hút được nhiều nguồn lực đóng góp cho hoạt động chung của cả cộng động trong tiến trình bảo vệ các giá trị cơ bản của con người mà NHRI đang thực hiện. Tuy nhiên, về cơ bản tài chính của một NHRI luôn được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước với các cơ chế minh bạch, rõ ràng và chặt chẽ để đảm bảo cho hoạt động độc lập của cơ quan này, tránh lãng phí ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính cấp cho NHRI là một khoản đáng kể đối với ngân sách hạn hẹp của nước ta hiện nay. Do đó, ngân sách của NHRI phụ thuộc lớn tới sự phát triển của nền kinh tế, ý thức, trách nhiệm của xã hội, sự quan tâm của Quốc hội/Nghị viện hay Chính phủ hoặc các bộ ngành là cơ quan quyết định đến hạn mức dành cho NHRI mỗi năm. Vậy nên nguồn lực tài chính cho NHRI cần phải đặt trong mối tương quan giữa các ưu tiên phát triển của đất nước và trên cơ sở cân nhắc sự tương xứng với điều kiện kinh tế và mức độ phát triển của quốc gia tại từng thời điểm lịch sử cụ thể. Cơ chế cấp tài chính tác động trực tiếp đến hoạt động của NHRI, ảnh hưởng/chi phối đến mức độ độc lập trong hoạt động của NHRI. Nguồn tài chính của NHRI phải là một “hạn mức tối thiểu” cố định/ổn định, quy định trong một văn bản pháp luật, chỉ có thể thay đổi khi Quốc hội quyết định. Nguồn tài chính này phải đảm bảo được: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi trả chi phí nhân sự, hoạt động cơ bản của NHRI… Ngoài ra cần trao quyền cho NHRI được huy động nguồn tài chính của xã hội (phải xây dựng cơ chế xét duyệt/quyết định tiếp nhận các nguồn tài chính này trên nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc gia, mục đích cấp tài chính trên cơ sở hỗ trợ hoạt động cụ thể của NHRI (không chi phối hoạt động của NHRI) như hoạt động thông tin, truyền thông, xuất bản các ấn phẩm nâng cao nhận thức về quyền con người cho người dân,… theo thủ tục do luật định. Tuy nhiên, việc trao quyền huy động nguồn lực tài chính cho NHRI một cơ quan tổ chức đang thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực được xem là “nhạy cảm” là rất khó khả thi.
Như vậy, qua phân tích ở trên chúng tôi đề xuất ba phương án về mô hình NHRI có thể xem xét thành lập ở Việt Nam như sau:
-
Phương án 1: Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc Hội
-
Phương án 2: Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Chính phủ
-
Phương án 3: Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người tương tự mô hình Kiểm toán nhà nước
4.3.2 Kiến nghị về các mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người gợi mở cho Việt Nam
[210] Kiến nghị Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc Hội (Phương án 1)
* Tên gọi: Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội (sau đây gọi là UBCNQH)
* Vị trí: thuộc hệ thống các Ủy ban của Quốc hội, thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người theo mô hình Ủy ban trực thuộc Quốc hội, có chức năng và thẩm quyền tương tự như một Ủy ban của Quốc hội. Cụ thể: chuyển dịch các chức năng có liên quan đến quyền con người từ các Ủy ban này vào trong UBCNQH tương đối thuận lợi vì cùng trong hệ thống các cơ quan của Quốc hội. Do đó đây là phương án có tính khả thi và thực tiễn cao
* Cơ sở thành lập: Tái cấu trúc lại Ban Dân Nguyện[131], nâng Ban dân nguyện lên thành Ủy ban quốc gia quyền con người, có địa vị pháp lý ngang bằng với các Ủy ban khác của Quốc hội. Đồng thời, sắp xếp lại các chức năng giám sát tối cao liên quan đến quyền con người hiện nay đã có sẵn ở các Ủy ban liên quan thuộc Quốc hội như Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Các vấn đề xã hội, Ủy ban Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại... chuyển sang UBCNQH. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 76, khoản 3) Quốc hội có thẩm quyền thành lập, giải thể Ủy ban của Quốc hội; đồng thời quy định về tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các cơ quan do Quốc hội thành lập (Điều 70, khoản 6). Hiến pháp năm 2013 vừa mới được ban hành, do đó về cơ bản khi Ủy ban ra đời thì cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các Ủy ban trực thuộc Quốc hội sẽ không hoàn toàn/nhất thiết phải thay đổi. Tuy nhiên, trước mắt Quốc hội có thể ban hành một Nghị quyết, từ đó sửa đổi Luật Tổ chức và Hoạt động của Quốc hội, theo đó sắp xếp lại các chức năng và thẩm quyền chồng chéo của các Ủy ban hiện nay và nâng Ban Dân nguyện lên thành Ủy ban quyền con người quốc gia thuộc Quốc hội, trong đó quy định rõ về Tổ chức và hoạt động của Ủy ban này, xác định rõ chức năng, quyền hạn, thành phần đại diện dựa trên tính đặc thù về điều kiện chính trị, văn hóa, lịch sử của Việt Nam.
* Cơ cấu, tổ chức, thành viên
-
Cơ cấu, tổ chức: gồm 01 chủ nhiệm, 03 phó chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên kiêm nhiệm và các cán bộ, nhân viên hỗ trợ và được phân chia thành các Vụ (theo từng lĩnh vực (chuyên môn) nhất định hoặc theo đối tượng)
-
Nhiệm kỳ: dựa trên Nhiệm kỳ của Quốc hội: 5 năm. Đây cũng là một trong những nhiệm kỳ mang tính phổ biến nhất của các thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người hiện nay. Theo quy định chung thì thành viên của Quốc hội Việt Nam (các Ủy ban thuộc Quốc hội Việt Nam) là các đại biểu Quốc hội. Mặt khác, theo Các Nguyên tắc Paris thì thành viên của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người có cơ cấu thành phần đa dạng (đại diện rộng rãi của mọi tầng lớp xã hội). Do đó, khi đặt UBCNQH trực thuộc Quốc hội chúng ta cần có một ngoại lệ[132] về thành viên để có thể đảm bảo đồng thời các tiêu chí trên.
-
Thành viên:
-
Thành viên chuyên trách và bán chuyên trách/thành viên kiêm nhiệm như cơ cấu các Ủy ban khác của Quốc hội. Ít nhất 50% thành viên chuyên trách là đại biểu Quốc hội. Các thành viên còn lại có thể tuyển chọn từ đại biểu là đại diện của các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và nghề nghiệp có liên quan, các nhà khoa học, giảng viên của các trường đại học…
-
Quy mô (số lượng thành viên) của các Ủy ban thuộc Quốc hội hiện nay khoảng 31 đến 53 thành viên. Số lượng thành viên của các thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người trên thế giới chủ yếu nằm trong khoảng từ 2 đến 1129 thành viên, trong số đó có trên 50% quốc gia có cấu trúc thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người có ít hơn 100 nhân viên[133] và phổ biến nhất là trong khoảng từ 50 đến dưới 100 nhân viên. Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội có thể cân nhắc số lượng thích hợp khoảng 50 thành viên.
-
Chủ nhiệm là người đứng đầu của Ủy ban là đại biểu Quốc hội đương nhiệm; có thể là Nguyên Ủy viên BCHTW hoặc Nguyên Chủ nhiệm một Ủy ban của Quốc hội, hoặc một Bộ/ngành của Chính phủ, từng giữ trọng trách trong Đảng và Chính quyền (nên là một Bộ trưởng hoặc tương đương đã nghỉ quản lý) có phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực quyền con người;
-
Tiêu chuẩn thành viên (hay còn gọi là Ủy viên): Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội tự xây dựng các quy định cụ thể về nhân sự: tiêu chí thành viên, quy trình lựa chọn, bổ nhiệm…Tiêu chí lựa chọn Ủy viên có thể bao gồm (không giới hạn): người mang quốc tịch Việt Nam, có đạo đức, phẩm chất tốt, người có năng lực, kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực quyền con người, Ủy viên là đại biểu Quốc hội thì theo tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội[134], lựa chọn thành viên mang tính “đại diện” cho các thành phần trong xã hội đảm bảo tính đa dạng (ở mức độ có thể nhất)….cần tuân thủ cấu trúc thành phần như sau: 1/3 số uỷ viên thuộc khối các cơ quan nhà nước; 1/3 thuộc khối các tổ chức xã hội; 1/3 thuộc khối các cơ sở học thuật và nghiên cứu. Các cán bộ, nhân viên khác (bộ phận hỗ trợ): là những người làm việc hành chính (Ban Thư ký), truyền thông, cũng có thể là một đơn vị cấp Vụ trong thành phần Văn phòng Quốc hội như đối với các Ủy ban khác... Quy trình tuyển chọn và phê chuẩn thành viên: Chủ nhiệm của Ủy ban do Quốc hội bầu theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội[135]. Phó chủ nhiệm ủy ban và các ủy viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn[136]. Tuyển chọn Ủy viên: Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền đề cử các ứng cử viên tham gia Ủy ban. Hồ sơ ứng cử được gửi đến Hội đồng tư vấn tuyển chọn uỷ viên của Ủy ban. Quốc hội/Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn danh sách Ủy viên của Ủy ban theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban. Phân loại Ủy viên gồm: Ủy viên về quyền trẻ em, Ủy viên về quyền phụ nữ, Ủy viên về quyền của người khuyết tật, Ủy viên về quyền dân sự - chính trị, Ủy viên về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa, Ủy viên về quyền môi trường,..
* Chế độ của Chủ nhiệm và ủy viên Ủy ban
-
Được miễn trừ trách nhiệm pháp lý mà không bị truy tố hay xem xét bởi Chủ tịch nước, Thủ tướng do thực hiện chức năng và thẩm quyền của mình;
-
Được hưởng lương trực tiếp từ ngân sách nhà nước do Quốc hội thông qua[137] ;
-
Hoạt động theo cơ chế độc lập với các cơ quan quyền lực nhà nước.
-
Nhiệm kỳ của các uỷ viên là: 5 năm, có thể tái cử nhưng không được quá một lần.
* Chức năng, nhiệm vụ: Các chức năng, nhiệm vụ kể trên và có bổ sung thêm như sau: 1. Chịu trách nhiệm chính, trực tiếp về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng giám sát tối cao của Quốc hội về quyền con người. 2. Tư vấn tham mưu/Thẩm tra các dự án Quốc hội, cũng như các cơ quan hữu quan, trong việc xây dựng, ban hành các chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người. 3. Giám sát việc thực thi pháp luật, hoạt động của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trên cơ sở bảo đảm quyền con người (Chuyển từ chức năng của Ủy ban pháp luật); giám sát việc tổ chức, thực hiện giáo dục, tuyên truyền và phổ biến quyền con người của các cơ quan nhà nước có liên quan. 4. Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền công dân trên phạm vi toàn quốc; khi cần thiết, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Tiến hành các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri về hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong cả nước để báo cáo tại kỳ họp Quốc hội. 5. Tham gia thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người (như tham gia vào quá trình tiến hành soạn thảo, đệ trình báo cáo quốc gia); 6. Xây dựng các chương trình hành động quốc gia về quyền con người, chịu trách nhiệm tham gia thực hiện, giám sát việc thực hiện các chương trình hành động về quyền con người trên phạm vi toàn quốc; 7. Điều phối, hợp tác và phối hợp, kết nối, cũng như là một kênh đối thoại, giữa nhà nước, các lực lượng thị trường, tổ chức xã hội với người dân; đồng thời hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và trao đổi kỹ thuật về quyền con người. 8. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục quyền con người, xây dựng năng lực và hỗ trợ thực hiện nhằm thúc đẩy các quyền con người với các cơ quan quyền con người quốc gia, khu vực và quốc tế có liên quan
* Tài chính: Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức và ngân sách hàng năm của Văn phòng Uỷ ban. Ngoài ngân sách nhà nước, Uỷ ban có quyền tiếp nhận các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước để sử dụng cho các hoạt động chuyên môn, theo các thủ tục do luật định.
* Đánh giá chung về tính phù hợp và khả thi. Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội được thành lập, tránh được những chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, giảm tải cho các cơ quan này để tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao hiệu quả. Là một cơ quan chuyên trách, được thành lập chính thức theo quy trình luật định và với vị trí trực thuộc Quốc hội sẽ tạo cho Ủy ban này có vị thế nhất định cả trong và ngoài nước, vấn đề quyền con người cũng được nâng tầm cả trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước. Xét về vị trị, Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội đồng nghĩa với hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người sẽ có sự thống nhất, hiệu quả cao ở các chương trình hành động chung, hoạt động thực thi pháp luật trên thực tiễn sẽ chú trọng hơn đến yếu tố bảo vệ quyền con người bởi luôn có một Ủy ban (ở cấp trung ương) giám sát. Qua đó trách nhiệm của Quốc hội trước nhân dân và cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xác lập rõ ràng. Xét về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội có chức năng bao trùm nhất, có khả năng đạt được các mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tốt nhất. Với chức năng giám sát cao nhất về quyền con người, Ủy ban có thể thúc đẩy và đảm bảo việc thực hiện quyền con người trong hoạt động của các cơ quan ở cả 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp).
* Nhược điểm của mô hình: Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội sẽ dẫn đến sự phình to bộ máy của Quốc hội, hoạt động lập pháp có thêm cơ quan giám sát (các cơ quan xây dựng văn bản pháp luật phải thêm một khâu trình và lấy ý kiến của Ủy ban này) trong khi đó chúng ta đang thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, thu gọn đầu mối và tăng cường hiệu quả hoạt động. Xét về tổ chức và nhân sự của Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội rất khó để “dung hòa” được các tiêu chí chung của các Ủy ban thuộc Quốc hội và nguyên tắc đại diện rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội của Các Nguyên tắc Paris. Quy trình lựa chọn, bổ nhiệm nhân sự…của Ủy ban thuộc Quốc hội đều phải theo một quy chế chung, tiêu chí nhất định về số Ủy viên phải là đại biểu Quốc hội, các tiêu chuẩn của của Chủ nhiệm ủy ban: là đại biểu Quốc hội, có bản lĩnh, chuyên môn về quyền con người… Tuy nhiên, theo Các Nguyên tắc Paris đây được xem là yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một NHRI. Xét về tài chính, chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước. Vì là Ủy ban thuộc Quốc hội nên Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội nên không có ngoại lệ được huy động vốn xã hội để hoạt động, do vậy Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội trong trường hợp này có sự phụ thuộc chủ yếu vào Quốc hội. Xét về tính khả thi cho việc thành lập: Nếu giải quyết được vấn đề về nhân sự và ngân sách thì khả năng thành lập Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội mới có tính khả thi và hiệu quả cao trên thực tiễn. Tuy nhiên, khi không giải quyết được bài toán cho nhân sự thì mô hình này sẽ có tính khả thi yếu.
[211] Kiến nghị Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Chính phủ (Phương án 2)
* Tên gọi: Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Chính phủ (sau đây gọi là UBCNCP)
* Vị trí: Ủy ban trực thuộc Chính phủ. Quy mô của UBCNCP phải tương đương với một bộ hoặc cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng UBCNCP trong trường hợp này phải là một cơ quan đặc biệt của Chính phủ theo đó, cơ cấu, tổ chức và hoạt động không nhất thiết phải theo đúng khuôn mẫu chung của các bộ mà có thể là một cơ cấu tương tự như cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ. UBCNCP là một cơ quan quốc gia chuyên trách thực hiện chức năng chính là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (không thực hiện chức năng quản lý nhà nước như các Bộ). Cần phải xây dựng cơ chế đặc biệt cho UBCNCP trong Chính phủ khác với các Bộ và cơ quan thuộc Chính Phủ (ngoại lệ), cụ thể: Các quy định về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Bộ không áp dụng với UBCNCP[138]. Ủy ban xây dựng Quy chế tổ chức, nhân sự, hoạt động (quy chế làm việc) đặc trưng riêng biệt trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hiến định.
* Cơ sở thành lập: Nâng cấp và và cấu trúc lại Ban chỉ đạo quyền con người của Chính phủ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức thi hành Hiến pháp, luật…, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,…”. Do đó, có thể thành lập bằng Nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan này. Thời gian thành lập cũng vì vậy có thể được thực hiện nhanh chóng hơn.
* Cơ cấu, tổ chức, thành viên
-
Cơ cấu, tổ chức: Văn phòng Ủy ban, các ban thuộc bộ máy điều hành, Văn phòng Ủy ban ở địa phương (tỉnh, thành phố, khu vực). Ủy ban quốc gia quyền con người có thể kế thừa nhân sự sẵn có của Ban chỉ đạo, các nhân sự này là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người và hệ thống của Ban chỉ đạo có mặt ở hầu hết các tỉnh thành. Ở Trung ương, Văn phòng thường trực của Ủy ban đặt tại Văn phòng Chính phủ, ở địa phương là Phòng quyền con người thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Ban chỉ đạo quyền con người ở địa phương chuyển lên). Chủ nhiệm là người đứng đầu UBCNCP[139] và là thành viên của Chính phủ, 03 Phó chủ nhiệm. UBCNCP có thể cân nhắc số lượng thích hợp khoảng 50 thành viên, với nhiệm kỳ 5 năm[140].
-
Thành phần thành viên lựa chọn mang tính “đại diện” cho các thành phần trong xã hội đảm bảo tính đa dạng (ở mức độ có thể nhất)….cần tuân thủ cấu trúc thành phần như sau: 1/3 số uỷ viên thuộc khối các cơ quan nhà nước – cán bộ, công chức, viên chức nhà nước[141]; 1/3 thuộc khối các tổ chức xã hội; 1/3 thuộc khối các cơ sở học thuật và nghiên cứu.
-
Quy trình tuyển chọn và phê chuẩn thành viên: Chủ nhiệm của UBCNCP do Quốc hội bầu theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội[142]. Phó chủ nhiệm UBCNCP và các ủy viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn[143]. Tuyển chọn Ủy viên: Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền đề cử các ứng cử viên tham gia UBCNCP. Hồ sơ ứng cử được gửi đến Hội đồng tư vấn tuyển chọn uỷ viên của UBCNCP. Chủ nhiệm UBCNCP quyết định việc tuyển chọn thành viên của UBCNCP.
* Chức năng, nhiệm vụ của UBCNCP có thể được thực hiện theo quy định của một đạo luật riêng (nếu có) hoặc nhiệm vụ của UBCNCP an tùy thuộc vào sự phân công và giao trách nhiệm của Chính phủ theo định hướng xây dựng chung của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người ở Việt Nam ở nguyên lý chung (mục 1, chương này).
* Nguồn tài chính: phụ thuộc vào Quốc hội và sự phân bổ của Chính phủ (theo gợi mở chung ở trên)
* Đánh giá chung về tính phù hợp và khả thi
Vị trí của UBCNCP đặt tại Chính phủ có đại vị pháp lý khác với UBCN đặt tại Quốc hội vì tính chất hoạt động sẽ mang tính thực thi cao hơn chức năng giám sát, theo dõi để đưa ra các khuyến nghị có tính chất tư vấn đối với các chủ thể có liên quan. Mặt khác, các vi phạm (nguy cơ vi phạm) về quyền con người thường đến từ các cơ quan nhà nước (trong đó các cơ quan thuộc nhánh hành pháp chiếm tỷ lệ cao bởi đây là các cơ quan trực tiếp thực thi các hoạt động quản lý hàng ngày nên việc tiếp xúc, xung đột với người dân rất cao và cũng dẫn đến nhiều sai sót do năng lực/nhận thức của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về vấn đề quyền con người), với chức năng thúc đẩy và bảo vệ quyền con người (đặc biệt là chức năng giám sát các hoạt động bảo vệ quyền con người) nên đặt cơ quan này trực thuộc Chính phủ (nhánh hành pháp) sẽ làm giảm đi vai trò và tầm quan trọng/ảnh hưởng (“uy lực”)/hiệu quả của cơ quan này đến các hoạt động của các cơ quan khác so với việc đặt thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người ở Quốc hội (mang tính chất là người nhà nhiều hơn). Tuy nhiên, do đặt trong Chính phủ là cơ quan có tính hành động cao nên hoạt động của Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Chính phủ có thể sẽ năng động và sâu sát hơn so với hoạt động của Ủy ban quốc gia quyền con người thuộc Quốc hội.
Về cơ cấu tổ chức, nhân sự: UBCNCP về cơ bản, nhân sự chủ chốt đã có sẵn nên có nhiều thuận lợi trong cơ cấu tổ chức, mạng lưới của cơ quan được hình thành nhanh chóng tạo điều kiện cho sự lan tỏa và thống nhất trong hành động. Chủ nhiệm Ủy ban được toàn quyền quyết định nhân sự cho mình tương tự như chức năng của Bộ trưởng[144], quyền tự quyết về vấn nhân sự của người đứng đầu thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người trong trường hợp này tuân thủ hoàn toàn quy định của Các Nguyên tắc Paris. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có sự tính toán hợp lý để có giải pháp phù hợp với quy tắc chung trong cơ cấu thành viên của các Bộ thuộc Chính phủ. Đây sẽ là bài toán khó cho quá trình xây dựng cơ cấu, tổ chức của Ủy ban trực thuộc Chính phủ đảm bảo tính dân chủ, khách quan khi thực thi nhiệm vụ. Chính phủ có quy chế làm việc của Chính phủ nên việc xây dựng một quy chế làm việc của UBCNCP cũng phải có sự chọn lọc và có tính tương thích nhất định với quy chế làm việc của Chính phủ, điều này dẫn đến sự ràng buộc nhất định về hoạt động quản lý, điều hành, chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên (là Chính phủ) với cơ quan trực thuộc (là Ủy ban).
Xét về tài chính, UBCNCP có nguồn tài chính do nguồn ngân sách nhà nước cấp, có khả năng thực hiện hoạt động thu hút nguồn kinh phí từ xã hội (tuy nhiên có các giới hạn nhất định do cơ quan này trực thuộc Chính phủ, đồng thời vấn đề quyền con người thuộc lĩnh vực hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và phát triển đất nước ta). Tuy nhiên nguồn tài chính chủ yếu của UBCNCP vẫn do nhà nước cấp theo quy trình là Quốc hội quyết định chung trong gói của Chính phủ và Chính phủ phân bổ, do đó cần phải có quy định cụ thể trong luật về gói tài chính cố định của Ủy ban để việc phân bổ ngân sách của Chính phủ không ảnh hưởng/chi phối đến hoạt động của UBCNCP.
Về quy mô bộ máy của Chính phủ, bị phình to hơn, trong khi đó chúng ta đang thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, thu gọn đầu mối và tăng cường hiệu quả hoạt động.
Xét về tính khả thi cho việc thành lập: Nếu giải quyết được vấn đề về vị trí của UBCNCP và khả năng mở rộng cơ quan của Chính phủ cũng như nguồn tài chính thì mới tính đến việc xem xét thành lập UBCNCP. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc thành lập UBCNCP thuộc Chính phủ có tính khả thi yếu trên thực tế, bởi hai điểm quan trọng như sau: (1) Vị thế của UBCNCP sẽ thấp hơn so với khi đặt tại Quốc hội do đó sự chế ước các thế chế khác sẽ gặp khó khăn, “tiếng nói” sẽ thiếu trọng lượng... do đó hiệu quả công việc thấp, khó hoàn thành trong khi giải quyết các vấn đề quyền con người là một vấn đề khó (“nhạy cảm), va chạm, đụng chạm với nhiều thành phần trong xã hội, cũng như các cơ quan/tổ chức/đơn vị. Nếu xử lý không khéo, không hiệu quả thì hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người không được đảm bảo, tác động xấu đến hệ thống chính trị, và nhiều hệ lụy khác xảy ra, như ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức/ đơn vị, tạo điều kiện cho thế lực thù địch lợi dụng chống phá nước ta. (2) UBCNCP đặt tại 190 Chính phủ sẽ dẫn đến việc giải quyết các vụ việc vi phạm về quyền con người thiếu khách quan, dễ sinh tâm lý bỏ qua (cho người nhà), bỏ sót, hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người chỉ mang tính hình thức, nửa vời.
[212] Kiến nghị Mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người tương tự mô hình Kiểm toán nhà nước (Phương án 3)
Mức độ tương tự ở đây được hiểu thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người là một cơ quan độc lập, có cơ cấu, tổ chức, hoạt động có đặc trưng riêng với các cơ quan, tổ chức truyền thống. Đây có thể là một cơ chế đặc biệt trong bộ máy nhà nước.
* Tên gọi: Ủy ban quốc gia quyền con người (Sau đây gọi là Ủy ban).
* Vị trí: Thiết chế độc lập trực thuộc Quốc hội (theo mô hình cơ quan Kiểm toán nhà nước).
* Cơ sở thành lập: Thành lập trên cơ sở Luật chuyên ngành (tương tự luật Kiểm toán nhà nước).
* Cơ cấu, tổ chức (Thành viên): Văn phòng Ủy ban, các ban thuộc bộ máy điều hành, Văn phòng Ủy ban ở khu vực, tỉnh thành phố. Gồm: Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch, thành viên
-
Chủ tịch Ủy ban quốc gia quyền con người là người đứng đầu Ủy ban, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ủy ban. Chủ tịch Ủy ban do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Ủy ban là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch Ủy ban có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục[145].
-
Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, các phó chủ tịch phụ trách từng lĩnh vực nhất định. Phó chủ tịch do Chủ tịch Ủy ban bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, với nhiệm kỳ 05 năm.[146] Tuy nhiên, để tăng tính độc lập, và tự quyết định trong Ủy ban quyền con người quốc gia thì nên chăng để Chủ tịch ủy ban là người đứng đầu Ủy ban có thẩm quyền quyết định toàn bộ nhân sự còn lại?
-
Cấu trúc các ban thuộc bộ máy điều hành:
-
Ban chính sách, chương trình, kế hoạch về quyền con người, thực hiện quyền con người.
-
Ban theo dõi, kiểm tra, điều tra tình hình thực hiện quyền con người.
-
Ban xem xét khiếu nại, tố cáo về quyền con người.
-
Ban giáo dục và thông tin, tuyên truyền về quyền con người.
-
Ban hợp tác quốc tế về quyền con người.
-
Văn phòng Ủy ban quyền con người quốc gia Lãnh đạo các ban là Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban bổ nhiệm. Giúp việc cho Trưởng ban là các phó trưởng ban. Ủy ban quyền con người quốc gia được đề cập đến ở đây chỉ là cơ quan do Quốc hội thành lập, không giống với các Ủy ban của Quốc hội. Để đảm bảo tính độc lập của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người nói chung và của Ủy ban này nói riêng đòi hỏi người lãnh đạo của Ủy ban phải là người hội tụ nhiều yếu tố nhưng đặc biệt là phải là người có bản lĩnh. Thành viên chủ yếu phải là thành viên chuyên trách.
* Chức năng, nhiệm vụ của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người: Cơ quan quyền con người quốc gia theo mô hình kiểm toán nhà nước, với tên gọi Ủy ban quyền con người quốc gia có chức năng, nhiệm vụ chung đã đề cập phần nguyên lý chung (mục 1, chương này).
* Nguồn tài chính: Theo nguyên lý chung ở trên.
* Đánh giá chung về tính phù hợp và khả thi
Theo phương án này thì Ủy ban có khả năng đảm bảo tối đa nhất tính độc lập của một thiết chế quốc gia quyền con người theo các quy định của Các Nguyên tắc Paris, đồng thời có thể “dễ dàng” tích hợp các quy định mang tính đặc trưng của Việt Nam. Có sự tương đồng nhất định của Ủy ban với cơ quan Kiểm toán nhà nước: đều là cơ quan chuyên trách (về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người/ về hoạt động kiểm toán) nên có thể được xem là hai cơ quan đặc biệt trực thuộc Quốc hội; đã có tiền lệ (thành lập Kiểm toán nhà nước) thì việc thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người có nhiều thuận lợi và hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Cũng có thể theo đúng lộ trình thành lập Kiểm toán nhà nước đó là trước mắt thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người trực thuộc một cơ quan khác sau đó mới chuyển về trực thuộc Quốc hội (khi hội đủ điều kiện) bởi việc mở rộng các cơ quan thuộc Quốc hội ngay lập tức là khó khả thi. Ủy ban quyền con người quốc gia được thành lập đồng nghĩa với hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người sẽ có sự thống nhất, hiệu quả cao ở các chương trình hành động chung, hoạt động thực thi pháp luật trên thực tiễn sẽ chú trọng hơn đến yếu tố bảo vệ quyền con người bởi luôn có một Ủy ban (ở cấp trung ương) giám sát. Qua đó trách nhiệm của Quốc hội trước nhân dân và cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xác lập rõ ràng. Ủy ban là một cơ quan chuyên trách, được thành lập chính thức theo quy trình luật định và với vị trí trực thuộc Quốc hội sẽ tạo cho Ủy ban này có vị thế nhất định cả trong và ngoài nước, vấn đề quyền con người cũng được nâng tầm cả trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước.
Xét về tổ chức và nhân sự của Ủy ban có khả năng đáp ứng được tính đa nguyên, đa dạng trong cơ cơ cấu nhân sự theo Các Nguyên tắc Paris.
Xét về tài chính, Ủy ban có nguồn tài chính chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước, có khả năng thực hiện hoạt động thu hút nguồn kinh phí từ xã hội (tuy nhiên có các giới hạn nhất định do cơ quan này trực thuộc Quốc hội, đồng thời vấn đề quyền con người thuộc lĩnh vực hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động và phát triển đất nước ta).
Xét về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Ủy ban thuộc Quốc hội có chức năng bao trùm nhất, có khả năng đạt được các mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền con người tốt nhất. Với chức năng giám sát cao nhất về quyền con người, Ủy ban có thể thúc đẩy và đảm bảo việc thực hiện quyền con người trong hoạt động của các cơ quan ở cả 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Xét về tính khả thi cho việc thành lập: Nếu giải quyết được vấn đề về vị trí của Ủy ban và khả năng mở rộng cơ quan của Quốc hội thì tính khả thi và hiệu quả cao trên thực tiễn. Việc mở rộng cơ cấu tổ chức của Quốc hội cần phải có thời gian và lộ trình nhất định do đó ngay lập tức chưa thể thành lập Ủy ban này. Tuy nhiên, trên thực tế việc xây dựng mô hình Kiểm toán nhà nước cho đến nay đã rất thành công, vậy nên Ủy ban quốc gia quyền con người có thể được thành lập theo đúng quy trình của Kiểm toán nhà nước sẽ có tính khả thi cao.
Qua phân tích ba phương án nói trên, chúng tôi ủng hộ phương án thành lập Ủy ban quốc gia quyền con người theo mô hình Kiểm toán nhà nước. Vì Ủy ban quyền con người trong trường hợp là một cơ quan độc lập của Quốc hội và là một cơ chế đặc biệt trong bộ máy nhà nước do đó nó đã loại trừ được các nhược điểm của Ủy ban của Quốc hội (theo phương án 1) như: khả năng đảm bảo được tính đa nguyên, đa dạng trong cơ cấu tổ chức (không phải tuân thủ mô tuýt chung của các Ủy ban thuộc Quốc hội).... Không những vậy, Ủy ban quốc gia quyền con người vẫn có thể phát huy hết các ưu điểm của một Ủy ban độc lập thuộc Quốc hội như: vị thế, tầm ảnh hưởng, hiệu lực của các quyết định do Ủy ban thuộc Quốc hội ban hành (đồng thời loại trừ được nhược điểm của UBCNCP theo phương án 2). Mặt khác, thành lập Ủy ban quốc gia quyền con người theo phương án này có khả năng đảm bảo tối đa nhất tính độc lập của một thiết chế quốc gia quyền con người theo các quy định của Các Nguyên tắc Paris (là tiêu chí quan trọng nhất để đảm bảo hiệu 194 quả hoạt động của thiết chế này trên thực tế). Đồng thời với các đặc trưng nêu trên cho thấy rằng Ủy ban quốc gia quyền con người không chỉ đáp ứng được hầu hết các tiêu chí quan trọng theo chuẩn mực quốc tế (được quy định trong Các Nguyên tắc Paris) mà còn có khả năng tích hợp/”chuyển hóa” các quy định có liên quan vào trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhằm đảm bảo tính phù hợp và thích ứng của một thiết chế mới với đặc trưng riêng biệt của bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta hiện nay. Vậy nên, nếu thành lập thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của Việt Nam theo mô hình Ủy ban quốc gia quyền con người theo mô hình Kiểm toán nhà nước chúng tôi cho rằng là phù hợp nhất đối với Việt Nam.
4.3.3 Một số kiến nghị khác liên quan đến thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người
[213] Kiến nghị về nâng cao năng lực, trách nhiệm của các thiết chế hiện có
Tiếp tục triển khai Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 48-NQ/TW nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của các thiết chế hiện có trong bộ máy nhà nước trong vấn đề bảo vệ quyền con người[147]. Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Trên cơ sở quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 và định hướng của Nghị quyết số 48-NQ/TW (cũng như Kết luận số 01- KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW), cần rà soát toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, để kịp thời có những sửa đổi, bổ sung phù hợp. Cụ thể:
Thứ nhất, cần sớm ban hành Luật về hội, Luật Biểu tình, Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật giám sát và phản biện xã hội… để khắc phục những tồn tại, bất cập trong pháp luật hiện hành, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và các quyền tự do, dân chủ khác, tạo thêm động lực cho cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thiết chế trong hệ thống chính trị. Bảo đảm các quyền tự do, dân chủ này của công dân cũng góp phần tạo điều kiện cho các cơ quan đại diện Nhân dân (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), các tổ chức chính trị - xã hội và người dân có đầy đủ thông tin để thực hiện tốt chức năng giám sát nhà nước, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, cần tiếp tục thể chế hóa một số quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp năm 2013 bổ sung như quyền sống (Điều 19), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), quyền được hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)... Nghiên cứu, hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các nhóm chủ thể đặc thù như người khuyết tật, người chuyển đổi giới tính, đồng tính, liên giới tính…
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của công dân trong việc tiếp cận pháp luật và hệ thống tư pháp với mục tiêu cải cách sâu rộng quan hệ giữa Nhà nước với người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận, sử dụng và hưởng thụ các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp[148].
Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền con người phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
[214] Kiến nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế tài phán đối với các văn bản quy phạm pháp luật
Cơ chế tài phán đối với các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, trong việc hỗ trợ hiệu quả hoạt động của thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người nói riêng. Về lâu dài, nên xem xét ban hành quy định cho phép khởi kiện đối với chủ thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (dưới Luật, Pháp lệnh) không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và hợp lí gây ra thiệt hại cho người dân[149]. Cơ chế này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
[215] Kiến nghị nghiên cứu xây dựng một đơn vị đầu mối về bảo vệ quyền con người thuộc Bộ Tư pháp[150]
Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt của Bộ Tư pháp không chỉ bảo vệ quyền con người thông qua các nhiệm vụ riêng biệt của ngành mà hoạt động của Bộ còn liên quan đến hoạt động xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nói chung, kiểm tra, kiểm soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tham gia vào các hoạt động chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Để tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, cần rà soát các văn bản pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp để đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định phù hợp xác định rành mạch, rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trong việc thực hiện những hoạt động liên quan đến việc bảo vệ quyền con người.
Nhóm nghiên cứu cho rằng về lâu dài nên nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực (Hàn Quốc, Nhật Bản…) trong việc thiết lập cơ quan (bộ phận) chuyên trách về bảo vệ quyền con người trực thuộc Bộ Tư pháp, ví dụ như Vụ Nhân quyền. Vấn đề này nên đặc biệt lưu tâm vì hiện tại ở nước ta chưa có thiết chế cơ quan nhân quyền quốc gia nên việc thành lập cơ quan (bộ phận) chuyên trách về bảo vệ nhân quyền trong Bộ Tư pháp với nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm rõ ràng sẽ góp phần không nhỏ vào việc đấu tranh phòng, chống hiệu quả các vi phạm pháp luật về quyền con người. Như đã nêu, sau này, khi đã có có cơ quan (Ủy ban) nhân quyền quốc gia, vị trí, vai trò của cơ quan (bộ phận) chuyên trách về bảo vệ nhân quyền trong cơ cấu của Bộ Tư pháp cũng không bị ảnh hưởng.
[216] Kiến nghị nghiên cứu thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, độc lập[151]
Cùng với việc nghiên cứu thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người thì cũng cần xúc tiến nghiên cứu xây dựng một thiết chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách. Thiết chế bảo hiến sẽ có vai trò và mối quan hệ mật thiết trong việc hình thành, thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người thông qua thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người. Việc thiết lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp là một vấn đề đã được đề cập đến từ nhiều năm nay. Trước đây, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng đề án thành lập cơ quan này nhưng đã không nhận được đồng thuận của cơ quan có thẩm quyền. Hiến pháp năm 2013 đã quy định ở Điều 119: “1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. 2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác định trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể có một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp (có thể hiểu là cơ quan khác theo quy định ở khoản 2 Điều 119) và trao quyền quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp cho Quốc hội. Vấn đề cần phải bàn nhiều hiện nay là lựa chọn mô hình bảo hiến nào ở Việt Nam.
Nghiên cứu về cơ quan bảo hiến tại Việt Nam đã được khá nhiều tác giả đề cập với nhiều đề xuất khác nhau, cho đến nay vẫn chưa thực sự thống nhất quan điểm. Trước khi lựa chọn mô hình thích hợp cho Việt Nam, cần phải làm rõ vài băn khoăn liên quan đến việc áp dụng cơ chế bảo hiến vào Việt Nam[152] như sau: (1) Cần làm rõ sự tương thích của cơ chế bảo hiến với nguyên tắc thống nhất quyền lực ở Việt Nam; (2) Năng lực để thực hiện cơ chế bảo hiến; (3) Về tính độc lập của cơ chế bảo hiến, dù đó là Tòa án bảo hiến, Tòa án tối cao, hay là một mô hình khác; (4) Nhu cầu sử dụng cơ chế bảo hiến; (5) Sự phân định giữa cơ quan bảo hiến và những thiết chế hiện có ở Việt Nam để thực hiện kiểm soát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật như thẩm định, thẩm tra.
Có thể nhận thấy, cho dù theo mô hình nào thì mục đích cuối cùng của những cơ quan này là bảo vệ Hiến pháp - đạo luật tối cao của đất nước; bảo đảm Nhà nước pháp quyền. Tính tối thượng của hiến pháp không chỉ bao hàm sự tuân thủ của những nguồn luật pháp khác, mà còn của tất cả các nhánh khác của quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lập pháp. Hoạt động bảo hiến dù với hình thức hiến định nào chăng nữa đều thực hiện những nhiệm vụ chung về bảo vệ hiến pháp: bảo đảm sự ổn định và tối cao của hiến pháp, sự tuân thủ những mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ những quyền và tự do hiến định của con người. Việc thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp phải tính đến tính thống nhất và sự ổn định trong họat động của hệ thống các cơ quan nhà nước. Sự xuất hiện cơ quan này không làm thay đổi vị trí, tính chất, chức năng của các cơ quan nhà nước khác, không gây cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước, mà phải góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, cần phải xây dựng các phương án mô hình của cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp để các cơ quan có thẩm quyền quyết định lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Trước mắt có thể đề xuất 2 phương án (mô hình cơ quan bảo hiến) như sau:
Phương án 1: Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp
-
Về vị trí, chức năng: Theo phương án này, Ủy ban giám sát Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, có chức năng duy nhất là giúp Quốc hội thực hiện việc bảo đảm tính hợp hiến của tất cả các văn bản luật, dưới luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chính quyền địa phương ban hành. Ủy ban giám sát Hiến pháp một ủy ban đặc biệt của Quốc hội. Với chức năng là bảo vệ Hiến pháp nên trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban này cần phải có những quy định đặc thù, có sự những điểm khác so với các cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Một cách chính xác nhất, Ủy ban giám sát Hiến pháp có địa vị pháp lý giống như Kiểm toán Nhà nước hiện nay, tức là cần phải có những quy định đặc thù về tổ chức, hoạt động để bảo đảm tính độc lập nhất định so với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Có thể thấy rõ hơn vị ví của Ủy ban giám sát Hiến pháp theo phương án này qua sơ đồ sau đây:
-
Về cách thức thành lập và cơ cấu tổ chức: Các thành viên Ủy ban giám sát Hiến pháp được Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Tốt nhất đều là đại biểu chuyên trách. Đồng thời, ngoài các điều kiện để trở đại biểu Quốc hội thì ứng viên của thành viên Ủy ban giám sát Hiến pháp còn phải được quy định một số điều kiện về trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Ủy ban giám sát Hiến pháp cần được chia ra thành các bộ phận (các tiểu ban) để chuyên môn hóa và phân công công việc. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, xem xét hành vi vi phạm Hiến pháp được thực hiện bởi các tiểu ban chuyên trách. Trên cơ sở báo cáo của các tiểu ban, Ủy ban họp toàn thể để xem xét thảo luận và biểu quyết để đưa ra quyết định cuối cùng. Các báo cáo của Ủy ban được thông qua khi đạt tỷ lệ biểu quyết theo đa số và sau đó được trình Quốc hội. Chủ tịch Ủy ban không tham gia biểu quyết nhưng có tiếng nói quyết định cuối cùng trong trường hợp số phiếu đồng ý và không đồng ý ngang nhau. Ưu điểm của phương án này là không làm xáo trộn nhiều và cồng kềnh thêm bộ máy nhà nước hiện hành. Thành lập thêm Ủy ban giám sát Hiến pháp của Quốc hội về bản chất không làm gia tăng số lượng đại biểu. Ủy ban này thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Pháp luật hiện nay. Nó cũng tương tự như việc Quốc hội quyết định thành lập thêm Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tài chính - Ngân sách trên cơ sở tách Ủy ban pháp luật và Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội. Việc thành lập cơ quan này không đòi hỏi bổ sung vào Hiến pháp những quy định mới, chỉ cần sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội. Đồng thời, vẫn bảo đảm vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội; Quốc hội vẫn thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, trong đó có giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là tính không minh bạch giữa tổ chức và thẩm quyền của Ủy ban. Bản thân các thành viên trong Ủy ban là đại biểu Quốc hội là người trực tiếp cho ý kiến về tính hợp hiến vào các dự án luật, dự thảo nghị quyết. Sau đó chính các thành viên lại xem xét lại tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành là điều không hợp lý. Mặt khác, trong trường hợp Ủy ban giám sát Hiến pháp đề nghị Quốc hội bãi bỏ luật, nghị quyết của Quốc hội trái với Hiến pháp, nhưng không nhận được sự ủng hộ của đa số đại biểu Quốc hội thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý nào là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cơ chế Quốc hội tự kiểm tra, giám sát chính mình là cần thiết, nhưng thực tế đã chỉ ra rằng sự kiểm tra, giám sát này không phải bao giờ cũng đầy đủ và khách quan. Ngoài ra, việc trao cho Ủy ban giám sát Hiến pháp quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành lại không tương xứng với vị trí là một cơ quan của Quốc hội, với tính chất giúp việc cho hoạt động của Quốc hội. Năm 1989, Liên Xô cũ trước đây cũng đã từng sửa đổi, bổ sung Điều 125 Hiến pháp năm 1977 để thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp[153]. Ủy ban được thành lập gồm 23 thành viên và 15 thành viên đại diện cho 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Sau 2 năm hoạt động, Ủy ban này đã ban hành 25 quyết định chủ yếu là giải thích Hiến pháp. Thực tế hoạt động cho thấy, Ủy ban giám sát Hiến pháp không phát huy được vai trò của mình theo mục đích đề ra. Vì vậy, cuối tháng 12 năm 1991, Ủy ban giám sát Hiến pháp này đã tự chấm dứt sự tồn tại theo sáng kiến của chính Ủy ban này. Đây là kinh nghiệm thực tế mà chúng ta cần tham khảo kỹ khi đặt vấn đề thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp theo phương án này.
Phương án 2: Thành lập Hội đồng Hiến pháp
Theo phương án này, Hội đồng Hiến pháp là cơ quan có vị trí tương đối độc lập được thành lập bởi một số chủ thể. Hội đồng Hiến pháp chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Hội đồng Hiến pháp thực hiện việc bảo đảm tính hợp hiến của tất cả các văn bản luật, dưới luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Hoạt động của Hội đồng là hoạt động giám sát trước (cho ý kiến về tính hợp hiến của các văn bản luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành; pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành); giám sát sau (kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản do Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành); giám sát khuyến nghị (khi phát hiện trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ hay bãi bỏ văn bản đó); giám sát cụ thể (tự giám sát theo thẩm quyền hoặc giám sát theo đề nghị của cơ quan khác của nhà nước). Ưu điểm của phương án này là bảo đảm tính độc lập, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp; bảo đảm tính chuyên nghiệp trong hoạt động bảo vệ Hiến pháp; khắc phục được những nhược điểm của phương án nêu trên, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với đường lối của Đảng về xây dựng cơ chế phán quyết về hành vi vi phạm Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được nêu trong văn kiện Đại hội X, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thành lập Hội đồng Hiến pháp cũng phù hợp với quy định ở Điều 119, Hiến pháp năm 2013. Theo Điều 119, Hiến pháp, ngoài Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, còn có thể có “cơ quan khác” có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Hội đồng Hiến pháp nếu được thành lập có thể được hiểu là “cơ quan khác” tham gia vào toàn bộ cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Hội đồng Hiến pháp.
4.4 Các kiến nghị về các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại[154]
4.4.1 Nhóm kiến nghị hoàn thiện thể chế trong nước
[217] Kiến nghị hướng dẫn đầy đủ các quy định của Luật TTTP
Trước mắt, các Bộ, ngành cần đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật TTTP theo chức năng và thẩm quyền đã được đưa vào kế hoạch. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan rà soát, đánh giá tổng thể các quy định pháp luật liên quan đến TTTP về dân sự, thương mại (bao gồm cả Luật TTTP và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật có liên quan như Bộ luật Dân sự, Bộ luật TTDS, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Quốc tịch, Luật THADS…) xác định những điểm bất cập, không thống nhất, khoảng trống để đề xuất tổng thể việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTTP. Bộ Tư pháp cần sớm phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư liên tịch về chi phí thực hiện UTTP về dân sự để tháo gỡ những vướng mắc hiện nay trong việc thực hiện các hồ sơ UTTP của nước ngoài cũng như của các cơ quan có thẩm quyền trong nước. Trong thời gian tới cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế mới về UTTP về dân sự, thương mại để khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập của cơ chế UTTP theo quy định của Luật TTTP hiện hành. Theo đó, cần tăng cường trách nhiệm liên quan đến việc UTTP của cá nhân, tổ chức bằng việc quy định cá nhân, công dân yêu cầu UTTP về dân sự, thương mại phải chịu toàn bộ chi phí UTTP về dân sự, thương mại. Các chi phí này phải được cơ quan nhà nước có trách nhiệm UTTP tạm thu theo bảng về danh mục ước tính các chi phí cho từng địa bàn UTTP. Bên cạnh đó, quy định cơ chế phối hợp của các cơ quan nhà nước (đặc biệt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc TTTP, kể cả cơ chế chi trả chi phí về UTTP về dân sự, thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài. Thông qua các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, việc UTTP dân sự, thương mại sẽ được tống đạt chính xác đến nơi cư trú hoặc làm việc của các đương sự. Đồng thời, thông qua cơ chế này, các đương sự cũng phải có trách nhiệm hơn đối với các quyền, nghĩa vụ liên quan tới ở UTTP về bị họ sẽ bị ràng buộc trách nhiệm theo quy định của nước sở tại.
[218] Kiến nghị rà soát quy định pháp luật trong nước cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 2013, có một số quy định mới về thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết ĐƯQT nhân danh Nhà nước, trong đó có ĐƯQT về TTTP nói chung và TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại nói riêng. Trong khi đó Luật ĐƯQT hiện nay vẫn còn hiệu lực lại tồn tại nhiều nguyên tắc và quy định chưa tương thích với Hiến pháp năm 2013. Do vậy, các cơ quan liên quan, cụ thể như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Chính phủ cần thống nhất quan điểm áp dụng các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về thẩm quyền đàm phán, ký kết ĐƯQT nói chung và đàm phán, ký ĐƯQT về TTTP nói riêng.
[219] Kiến nghị sửa đổi một số điều của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
Về thẩm định
Cần sửa đổi quy định của Luật ĐƯQT về quy trình thẩm định ĐƯQT theo hướng cho phép thẩm định ĐƯQT sau khi tiến hành vòng đàm phán thứ nhất vì một số lý do sau: - Theo quy định tại Điều 20 Luật ĐƯQT, ĐƯQT phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT, nghĩa là trước thời điểm tổ chức vòng đàm phán thứ nhất. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp đối với việc đàm phán, gia nhập ĐƯQT đa phương. Đối với việc đàm phán, ký kết các ĐƯQT song phương như các hiệp định TTTP thì cần áp dụng quy trình khác vì trên thực tế, chỉ sau khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên, các Bên mới có thể nắm được tương đối đầy đủ, sâu sắc quan điểm của bên kia về việc đàm phán, ký kết cũng như về các nội dung cơ bản của dự thảo ĐƯQT. Trong nhiều trường hợp, dự thảo ĐƯQT sau vòng đàm phán thứ nhất có nội dung khác hơn rất nhiều so với dự thảo ĐƯQT được chuẩn bị để trình Chính phủ về việc đàm phán, ký ĐƯQT. - Việc tiến hành thẩm định trước vòng đàm phán thứ nhất sẽ hạn chế tính chủ động, linh hoạt của đoàn đàm phán, đặc biệt là trong trường hợp có khác biệt cơ bản về quan điểm xây dựng dự thảo giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài. Việc sớm sửa đổi các quy định của Luật ĐƯQT của CHXHCN Việt Nam là hết sức cần thiết, tạo linh hoạt cho quy trình và thủ tục đàm phán, ký kết ĐƯQT. Cụ thể là đối với các ĐƯQT đa phương, việc thẩm định không nhất thiết phải được tiến hành trước khi tiến hành đàm phán, ký (Khoản 1 Điều 12 Luật ĐƯQT) với các lý do như đã trình bày ở trên.
Về việc lấy ý kiến thành viên Chính phủ
Một số ý kiến cho rằng trước khi trình Chính phủ, dự thảo ĐƯQT (bao gồm cả dự thảo hiệp định TTTP) phải được lấy ý kiến thành viên Chính phủ tương tự như đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Về vấn đề này, có thể thấy việc áp dụng quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong nước vào quy trình xây dựng, đàm phán các ĐƯQT là hoàn toàn không phù hợp. Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong nước, việc lấy ý kiến thành viên Chính phủ được thực hiện trước khi Chính phủ ký ban hành văn bản, hoặc trước khi Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nhằm mục đích thống nhất về nội dung văn bản. Nghĩa là dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được lấy ý kiến thành viên Chính phủ là dự thảo cuối cùng, đã hoàn thiện từ cơ quan soạn thảo.
Trong khi đó, đối với dự thảo ĐƯQT, việc trình Chính phủ theo quy định tại Luật ĐƯQT (Điều 12) nhằm mục đích chính là xin chủ trương đàm phán, ký ĐƯQT. Trong trường hợp này, dự thảo ĐƯQT hoàn toàn mang tính chất là bản demo, chưa phải là bản hoàn thiện cuối cùng để chuẩn bị trình ký. Trên thực tế, để có thể có được bản dự thảo hoàn thiện cuối cùng, Việt Nam và nước đối tác phải trải qua nhiều vòng đàm phán chính thức cũng như trao đổi kỹ thuật. Hơn nữa, trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký kết, dự thảo ĐƯQT đã được các cơ quan chủ trì tiến hành lấy ý kiến thống nhất của các cơ quan có liên quan. Bên cạnh đó, theo quy định của Điều 19 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Quy chế làm việc của Chính phủ thì việc quyết định đàm phán, ký kết ĐƯQT không thuộc phạm vi những vấn đề Chính phủ phải thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số. Do vậy, cần thống nhất quan điểm giữa các cơ quan có liên quan về việc không áp dụng quy trình lấy ý kiến thành viên Chính phủ đối với dự thảo ĐƯQT. Ngoài ra, việc lấy ý kiến thành viên Chính phủ, ngoài lý do không phù hợp với thực tiễn, còn không phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001
4.4.2 Nhóm kiến nghị năng cao năng lực cơ quan đầu mối
[220] Kiến nghị một số việc Bộ Tư pháp cần làm với tư cách là cơ quan đầu mối trong TTTP
Bộ Tư pháp hiện nay quản lý nhà nước về công tác TTTP trên tất cả các lĩnh vực về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài. Trong khi đó, Bộ Tư pháp chỉ thực hiện trực tiếp công tác TTTP về dân sự theo nghĩa rộng, còn TTTP trong lĩnh vực khác do TANDTC, VKSNDTC và Bộ Công an thực hiện. Việc giao cho Bộ Tư pháp quản lý nhà nước các lĩnh vực TTTP thuộc các ngành khác thực hiện không đảm bảo sát thực tế về các công việc liên quan đến quản lý nhà nước ở những lĩnh vực này, trong đó có công tác quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập ĐƯQT về TTTP. Do đó, trong thời gian tới Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, Bộ Tư pháp chỉ là cơ quan đầu mối và quản lý nhà nước về TTTP trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Các lĩnh vực TTTP khác, Bộ, ngành trực tiếp liên quan sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước.
Thứ hai, với tư cách là cơ quan đầu mối của phía Việt Nam về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại, Bộ Tư pháp cần tăng cường tìm hiểu, thiết lập liên hệ với cơ quan đầu mối quốc gia thực thi hiệp định của các quốc gia ký kết khác để tăng cường liên hệ, trao đổi thông tin, về tình hình thực hiện những yêu cầu TTTP cụ thể. Thông qua liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối của các quốc gia ký kết, các Bên sẽ đề xuất về khả năng phối hợp tổ chức định kỳ rà soát tình hình thực thi hiệp định để cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đưa ra biện pháp tháo gỡ nâng cao hiệu quả hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại.
Thứ ba, Bộ Tư pháp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với TANDTC để xây dựng cơ chế về trách nhiệm báo cáo của toà án nhân dân cấp tỉnh trong việc cung cấp thông tin, kết quả thực hiện các yêu cầu TTTP và tình hình tiếp nhận, kết quả xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các quyết định, bản án của tòa án và quyết định của trọng tài các nước ký kết hiệp định.
4.4.3 Nhóm kiến nghị tăng cường nhân lực, tài lực cho công tác đàm phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT
[221] Kiến nghị tăng cường nhân sự và đầu tư cho công tác đám phán, ký kết và thực hiện ĐƯQT
Công tác TTTP không chỉ là công việc thuần túy về pháp lý mà còn góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính 99 trị và góp phần vào tăng cường quan hệ đối ngoại của nước ta trong quan hệ với nước ngoài. Do vậy, cần quan tâm đầu tư đúng mức hơn nữa cho công tác này trong thời gian tới, cụ thể như sau:
- Về nhân lực: hiện nay trên thực tế toàn bộ vai trò đầu mối của Việt Nam về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại đang được giao cho Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp (Phòng Tư pháp quốc tế) thực hiện với 07 cán bộ. Số lượng cán bộ ít ỏi như trên hiện đang phải bao quát toàn bộ mọi công việc từ đàm phán, ký ĐƯQT tới theo dõi tình hình thực thi ĐƯQT; thực hiện vai trò cơ quan đầu mối quốc gia trong Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế; cơ quan đầu mối liên lạc với Cơ quan thường trực Ban Thư ký Hội nghị về các hoạt động có liên quan đến tư cách quốc gia thành viên; theo dõi tiến độ thực hiện các hồ sơ UTTP của Việt Nam và nước ngoài; xây dựng Báo cáo Chính phủ và Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội hàng năm về hoạt động TTTP... Có thể nói, với lực lượng cán bộ mỏng như hiện nay là chưa tương xứng với yêu cầu công việc. Trong thời gian tới cần nghiên cứu mô hình tổ chức và nguồn lực cán bộ để đảm bảo yêu cầu chuyên môn hóa cao đối với công việc đặc thù này. Giải pháp trước mắt là cần ưu tiên bố trí những cán bộ có chuyên môn và ngoại ngữ tốt để thực hiện mảng công việc này.
- Về tài chính: cần xem xét chế độ kinh phí đặc thù phục vụ công tác này này từ các hoạt động liên quan đến công tác ĐƯQT, đến các hoạt động thực hiện nghĩa vụ thành viên trong các tổ chức quốc tế về TTP, đến việc thực hiện và theo dõi tiến độ thực hiện các hồ sơ UTTP, việc thống kê, báo cáo hàng năm về TTTP để trình Chính phủ và Quốc hội…
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cần chủ động phối hợp với TANDTC và VKSNDTC tiến hành kiểm tra, khảo sát định kỳ tại một số cơ quan tư pháp cấp tỉnh có nhiều yêu cầu TTTP; phối hợp với Bộ Ngoại giao tiến hành kiểm tra, khảo sát định kỳ tại một số cơ quan đại diện nơi có nhiều công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học tập để nắm bắt tình hình, từ đó kịp thời ban hành hoặc kiến nghị ban hành những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các ĐƯQT về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại với các nước trong thời gian tới.
4.4.4 Nhóm kiến nghị đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền
[222] Kiến nghị tiếp tục đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ BTP, TANDTC, VKSDNTC.
Bộ Tư pháp và TANDTC, VKSNDTC cần tiếp tục đầu tư cho công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên trách trong lĩnh vực TTTP nói chung và TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại nói riêng; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nội dung các hiệp định TTTP đến các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện TTTP; công bố và thường xuyên cập nhật các ĐƯQT liên quan đến TTTP mà Việt Nam đã ký kết trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan.
4.4.5 Nhóm kiến nghị rà soát các hiệp định đã ký trước khi có Luật tương trợ tư pháp đề điều chỉnh, sửa đổi
[223] Kiến nghị rà soát, sửa đổi các hiệp định đã ký trước khi có Luât TTTP.
Tính đến thời điểm năm 2007 (trước khi có Luật TTTP), Việt Nam đã ký 13 hiệp định TTTP với 13 quốc gia. Phần lớn các hiệp định này quy định xen kẽ, lồng ghép cả TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại và TTTP trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Xét về mặt nội dung, nhiều hiệp định đã ký trước đây quy định cụ thể cả những quy phạm xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền. Tuy nhiên, theo quy định của Luật TTTP, hoạt động TTTP gồm có 4 lĩnh vực độc lập là dân sự (thương mại), hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, nên xu hướng chung hiện nay của Việt Nam và các nước là ký kết các hiệp định theo từng lĩnh vực chuyên ngành (hiệp định TTTP trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng, hiệp định TTTP trong lĩnh vực hình sự, hiệp định về dẫn độ, hiệp định về chuyển giao người bị kết án), nội dung hiệp định chỉ điều chỉnh các vấn đề mang tính nguyên tắc, thủ tục TTTP và dẫn chiếu đến luật tố tụng và nội dung của quốc gia ký kết.
Bên cạnh đó, đa phần các hiệp định TTTP với các nước trước đây thuộc hệ thống XHCN được Nhà nước Việt Nam ký vào những năm 80, khi thể chế về TTTP của nước ta còn rất sơ sài. Sau khi Luật TTTP được ban hành, một số quy định trong các hiệp định đã được ký kết không còn phù hợp với quy định mới.
Như vậy, cùng với sự phát triển của thể chế về tư pháp quốc tế và đặc biệt là về TTTP, đặt ra nhu cầu phải tiến hành việc rà soát để kịp thời phát hiện ra những tồn tại, bất cập và những điểm không phù hợp của các hiệp định đã ký. Việc rà soát này không năm ngoài mục đích đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hiện đại hóa các hiệp định đã ký trước đây hoặc hoặc ký kết, gia nhập hiệp định mới (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các hiệp định đó với Luật TTTP, các ĐƯQT đa phương về TTTP cũng như phù hợp với thực tiễn triển khai công tác TTTP.
4.4.6 Nhóm kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định tương trợ tư pháp
[224] Kiến nghị tập trung đàm phán, ký kết hiệp định TTTP với các quốc gia có nhiều quan hệ với Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại giữa Việt Nam và nước ngoài được thực hiện trên cơ sở ĐƯQT về TTTP có quy định về nội dung này giữa hai quốc gia. Trong trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia đó chưa có ĐƯQT có quy định về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế lại hoàn toàn không phát huy hiệu quả. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao, từ ngày 01/07/2008 đến ngày 31/10/2009, Bộ Ngoại giao đã chuyển 2.274 hồ sơ UTTP về dân sự, thương mại của Việt Nam cho Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để yêu cầu thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng đều không có thông tin trả lời.
Trong khi đó, với rất nhiều quốc gia có đông công dân Việt Nam sinh sống, lao động và học tập như: Hoa Kỳ, Ốt-xtrây-li-a, Nhật Bản, Ấn Độ… thì Việt Nam lại chưa ký hiệp định TTTP. Trên thực tế, số lượng các yêu cầu TTTP về dân sự và thương mại, hình sự, dẫn độ hoặc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam và các quốc gia này là rất lớn nhưng không được thực hiện. Đặc biệt, theo quy định của một số quốc gia (như Ấn Độ chẳng hạn), các yêu cầu TTTP của một nước sẽ không được thực hiện nếu giữa nước đó và Ấn Độ chưa có hiệp định TTTP. Trên thực tế, các UTTP của Việt Nam đều bị phía Ấn Độ trả lại do chưa có hiệp định TTTP giữa hai nước. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc tới một thực tế là trái ngược với tình hình thực hiện UTTP của Việt Nam tại các nước chưa có hiệp định TTTP, yêu cầu TTTP của các nước này lại được thực hiện rất tích cực tại Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế và quan hệ ngoại giao giữa hai Nhà nước. Theo thống kê từ Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, Việt Nam chưa bao giờ viện dẫn lý do không có ĐƯQT để từ chối thực hiện yêu cầu TTTP của nước ngoài. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 50 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ riêng trong 1,5 năm - từ ngày 01/7/2008 đến ngày 31/12/2009, trong khi các Tòa án Việt Nam đã thực hiện xong 175/210 yêu cầu TTTP của nước ngoài (chiếm 83,3%), thì số lượng hồ sơ UTTP của Việt Nam (chủ yếu là các yêu cầu tống đạt hồ sơ ly hôn, giấy triệu tập, hồ sơ, bản án, xác minh tên và địa chỉ của đương sự) được thực hiện ở nước ngoài lại chỉ là 16/2.683 yêu cầu (chiếm 0,6%).
Kết quả trái ngược nêu trên cho thấy, UTTP của Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian qua không đạt hiệu quả. Theo thống kê của các tòa án, hiện nay riêng trong lĩnh vực TTTP về dân sự, thương mại số lượng UTTP còn tồn đọng cần gửi tới/hoặc chưa có kết quả thực hiện từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-li-a, Ca-na-đa.. là gần 10.000 hồ sơ. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là các vụ việc dân sự, thương mại có liên quan phải tạm đình chỉ và đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam cũng như nước ngoài có liên quan.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết mới các hiệp định TTTP giữa Việt Nam và các nước, trong đó ưu tiên các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ truyền thống và đặc biệt các nước có nhiều công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các yêu cầu TTTP, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.
4.4.7 Nhóm kiến nghị xúc tiến ký kết, phê chuẩn và gia nhập các ĐƯQT đa phương về tương trợ tư pháp
[225] Kiến nghị xúc tiến ký kết các ĐƯQT đa phương về TTTP
Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực TTTP sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp.
a) Trong khuôn khổ ASEAN
Thực hiện các sáng kiến của Việt Nam về tăng cường TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại, Bộ Tư pháp cần tiếp tục xúc tiến chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm triển khai sáng kiến của Việt Nam về tăng cường TTTP trong lĩnh vực dân sự và thương mại đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 6 vào tháng 09/2005 tại Hà Nội. Nhiệm vụ cần triển khai trước mắt là thực hiện các hoạt động với tư cách là chủ trì Nhóm công tác ASEAN về tăng cường TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại, cụ thể như sau:
-
Tổ chức các hội thảo/hội nghị khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin pháp luật của các nước ASEAN về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại, đặc biệt là các quy định về tống đạt giấy tờ; thu thập chứng cứ ở nước ngoài, quy định về miễn hợp pháp hóa các giấy tờ, tài liệu và tác động của việc miễn hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu trong quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN;
-
Rà soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và so sánh pháp luật của các nước ASEAN về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại, tập trung vào pháp luật về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu dùng trong tương trợ tư pháp, về tống đạt giấy tờ và thu thập chứng cứ. Phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên Hiệp hội cập nhật và thông tin thường xuyên tiến độ các hoạt động, Bộ Tư pháp, Viện KSNDTC và Bộ Công an cần tiếp tục phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên Hiệp hội cập nhật và thông tin thường xuyên tiến độ các hoạt động mà các nước trong khu vực đang tiến hành nhằm hoàn thiện và phát triển pháp luật về TTTP, trong đó có pháp luật về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Khuyến khích và tham gia tích cực các diễn đàn pháp luật ASEAN cũng như các hội nghị quốc tế khu vực về TTTP, khuyến khích và tham gia tích cực các diễn đàn pháp luật ASEAN cũng như các hội nghị quốc tế khu vực về TTTP, đặc biệt là các hội thảo liên quan đến thúc đẩy hài hòa hóa pháp luật về TTTP giữa 104 Việt Nam và các nước thành viên, góp phần trực tiếp thúc đẩy thương mại trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
b)Trong khuôn khổ các thiết chế toàn cầu
Bộ Tư pháp cần tích cực triển khai các hoạt động đã được phê duyệt tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 16/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế (HccH) của Việt Nam, làm tiền đề cho việc gia nhập hệ thống các Công ước La Hay về tư pháp quốc tế, cụ thể là:
-
Tổ chức các hội nghị, hội thảo về tư pháp quốc tế, chủ động huy động và tận dụng thêm nguồn hỗ trợ quốc tế để tổ chức tại Việt Nam các hội nghị, hội thảo về tư pháp quốc tế để tìm hiểu thêm về cơ chế TTTP đa phương trong khuôn khổ HCCH, đặc biệt là 02 Công ước về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp, Công ước về miễn hợp pháp hóa giấy tờ, các kinh nghiệm, kỹ năng trong việc soạn thảo, đàm phán để thống nhất nội dung ĐƯQT đa phương về TTTP.
-
Tăng cường tham gia các sự kiện do HCCH tổ chức, cử đại diện của Việt Nam tham dự các hội nghị, hội thảo và phiên họp của HccH; tham gia đàm phán (trước mắt với tư cách là nước quan sát viên) các công ước về TTTP trong lĩnh vực dân sự, thương mại của HccH và các diễn đàn quốc tế khác liên quan đến TTTP trong cả bốn lĩnh vực dân sự (thương mại), hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thực tế cho thấy, muốn gây ảnh hưởng và tạo quyền lợi lâu dài trong việc gia nhập các công ước quốc tế về TTTP thì chúng ta nên tham dự ngay từ quá trình soạn thảo văn kiện đó. Có như vậy, chúng ta mới có cơ hội đề xuất dự thảo công ước theo hướng phù hợp với pháp luật Việt Nam và tạo thuận lợi nhiều nhất cho công dân nước mình. Về lâu dài cần nghiên cứu đề xuất cử đại diện thường trực của Bộ Tư pháp tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan (tương tự như đại diện thường trực tại Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ hiện nay) để thường xuyên theo sát các hoạt động của HccH, làm cầu nối liên lạc liên quan đến hoạt động của HCCH.
-
Hoàn thiện các đề án gia nhập tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế và công ước quốc tế về TTTP, hoàn thiện việc nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc gia nhập một số Công ước của HCCH, trước hết là Công ước La Hay về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài năm 1961, Công ước La Hay về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại năm 1965 và một số công ước khác liên quan của HC về TTTP.
4.5. Các kiến nghị về hỗ trợ doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý trong thương mại quốc tế[155]
4.5.1 Nhóm kiến nghị phòng tránh rủi ro từ phía Nhà nước
[226] Kiến nghị về các biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong TMQT từ phía Nhà nước
Một số giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam Giao thương quốc tế đi kèm với những lợi ích là những thách thức, là những “hiểm nguy”. Một trong những “hiểm nguy” mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó là rủi ro pháp lý. Rủi ro và cơ hội luôn song trùng nên thật không tưởng khi nghĩ tới việc triệt tiêu rủi ro pháp lý. Điều có thể làm chính là nghĩ về các giải pháp phòng tránh nhằm hạn chế rủi ro pháp lý. Xuất phát từ những nghiên cứu trên đây, cho phép chúng ta có thể nghĩ tới các giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý. Trong những giải pháp đó lẽ dĩ nhiên có những giải pháp liên quan tới trách nhiệm của Nhà nước, có những giải pháp liên quan tới hiệp hội ngành nghề, các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như bản thân từng doanh nghiệp.
Biện pháp đầu tiên từ phía Nhà nước là xây dựng hệ thống pháp luật trong nước minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng cường ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về thương mại quốc tế Pháp luật trong nước là một trong các loại nguồn (ngoài ra còn có pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.
Hệ thống pháp luật Việt Nam trước đây và hiện nay vẫn còn chứa đựng nhiều nội dung chưa phù hợp với pháp luật các nước cũng như các cam kết quốc tế, thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải rủi ro pháp lý xuất phát từ các quy định của chính pháp luật Việt Nam.
Để phòng tránh được các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam thì việc trước tiên mà Nhà nước cần làm chính là tạo dựng khuôn khổ pháp lý về thương mại quốc tế minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm phát huy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (cơ quan hải quan, cơ quan thuế, các cơ quan quản lý thương mại, kế hoạch - đầu tư…) nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp. Cụ thể:
-
Hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tổ chức và hoạt động đáp ứng yêu cầu của môi trường pháp lý toàn cầu và thị trường toàn cầu.
-
Hoàn thiện các quy định pháp luật về luật sư, trọng tài thương mại, thi hành án… nhằm hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp.
-
Nâng cao khả năng thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng 2005.
Ngày 28 tháng 5 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm thiết lập cơ chế thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hướng dẫn Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác tổ chức thi hành pháp luật đối với doanh nghiệp. Nghị định quy định cụ thể hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nghị định cũng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có quy định về việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng pháp chế doanh nghiệp, và chủ động, phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong thực thi pháp luật.
Nghị định này quy định nhiều hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Để thiết lập cơ chế hiệu quả về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và bảo đảm tính khả thi của Nghị định, Nghị định đã quy định các vấn đề về tổ chức, cán bộ và tài chính phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Về tổ chức thực hiện, Nghị định xác định Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Tổ chức pháp chế thuộc các Bộ và Sở Tư pháp thuộc các tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Như vậy, về mặt lập pháp, nước ta đã có quy định pháp luật về hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề là thực thi những quy định này trong thực tiễn.
Song song việc hoàn thiện pháp luật trong nước, với tính chất liên quốc gia của hoạt động thương mại quốc tế, rõ ràng việc tích cực, chủ động ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về lĩnh vực này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý minh bạch, thuận lợi, hạn chế các rủi ro pháp lý phát sinh cho doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Công ước New York 1958 về thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Đây là một điểm thuận lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xem xét việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, để doanh nghiệp Việt Nam được xét xử công bằng, không bị bắt buộc tuân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, hiệp định đầu tư song phương, với các điều khoản nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp là điều rất cần thiết.
Nhà nước cần triển khai hiệu quả cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế. Như đã nói ở trên, để khắc phục những hạn chế của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, ngày 26 tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/2007/CT- TTg giao Bộ Tư pháp trình Chính phủ ban hành Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp. Nghị định này được thông qua ngày 28 tháng 5 năm 2008.
Tuy thế, để “kiến thức pháp lý” có thể thực sự đến với doanh nghiệp thì cần tiếp tục có những chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng có liên quan. Trong đó, việc minh bạch hóa hệ thống pháp luật là một yêu cầu hết sức thiết yếu. Điều có thể làm ngay đó là Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chức năng khác cần sớm công bố các dự thảo cũng như văn bản chính thức những luật, nghị định, thông tư... do mình soạn thảo hay ban hành trên các phương tiện mà doanh nghiệp dễ tiếp cận như Website của các cơ quan đó. Việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến, trao đổi thảo luận với doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý mới có liên quan tới doanh nghiệp cũng cần được thực hiện một cách mang tính bắt buộc.
Bên cạnh đó cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ của các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu các thông tin pháp lý cũng như chính trị, kinh tế - xã hội... tại nước đó. Đối với hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia liên quan đến thương mại, Bộ Công thương cần có sự phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan khác như Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giới thiệu thường xuyên các dự thảo luật cũng như các văn bản pháp luật mới của các nước và các tổ chức quốc tế quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, WTO... cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các kênh hội thảo, hội nghị hoặc Website... Đặc biệt là các cơ quan ban ngành liên quan cần xuất bản nhiều ấn phẩm tham khảo liên quan đến pháp luật quốc tế cũng như rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế.
Về nâng cao chất lượng đào tạo luật gia, luật sư, trọng tài viên: Ở Việt Nam, Nhà nước có trách nhiệm rất lớn trong việc đào tạo luật gia, luật sư, trọng tài viên. Trước tình hình đất nước ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo việc nâng cao chất lượng đào tạo luật gia, luật sư, trọng tài viên để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhiều đề án đang được xây dựng. Thí dụ: Đề án “Đưa pháp luật các nước ASEAN vào chương trình giáo dục của các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam” đã được Ban Bí thư phê duyệt ngày 21 tháng 08 năm 2008, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Đề án; Đề án xây dựng một số cơ sở đào tạo luật lớn thành “trường trọng điểm” đang trong quá trình hình thành; Đề án đào tạo luật sư trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế; Đề án nhập khẩu chương trình đào tạo tiên tiến, …
Hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như tranh chấp thương mại sẽ tăng mạnh khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: luật sư và trọng tài viên Việt Nam không theo kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Theo thông tin của Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), tính đến năm 2008, tỷ lệ luật sư chỉ đạt 1/21.215 người dân, trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản là 1/4.546, Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Hoa Kỳ là 1/250. Trong tổng số luật sư hiện có, chỉ có 2.611 người (chiếm gần 67%) đã qua lớp đào tạo nghề luật sư; số còn lại chưa qua lớp đào tạo hoặc được miễn đào tạo theo quy định. Số lượng các luật sư giỏi ngoại ngữ và có đủ trình độ tư vấn về lĩnh vực luật thương mại quốc tế gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Phần lớn các luật sư Việt Nam hành nghề tư vấn đơn giản hoặc tranh tụng tại tòa, phục vụ khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trong nước, cá nhân và hộ gia đình. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là do việc đào tạo cử nhân luật hiện còn nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng thấp. Không chỉ có vấn đề luật sư, trọng tài thương mại cũng là vấn đề báo động. Hiện cả nước có năm trung tâm trọng tài thương mại với tổng số trọng tài viên là 136 người. Theo Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp), số vụ việc giải quyết bằng trọng tài hàng năm còn rất khiêm tốn. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - trung tâm trọng tài lớn nhất, chỉ xử lý được 20 - 25 vụ/năm. Các trung tâm khác xử lý khoảng 5 - 7 vụ/năm, thậm chí có trung tâm không xử lý vụ nào.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện chưa được doanh nghiệp quan tâm, bởi vì cả doanh nghiệp lẫn tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án đều chưa hiểu biết nhiều về trọng tài. Một số bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành cũng là rào cản đối với hoạt động trọng tài.
4.5.2 Nhóm kiến nghị phòng chống rủi ro từ phía các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
[227] Kiến nghị đối với các hiệp hội ngành nghề trong việc phòng chống rủi ro trong TMQT
Có thể nói với tư cách là một tổ chức kết nối các doanh nghiệp cùng ngành nghề, các Hiệp hội ngành nghề trên thế giới luôn là nhịp cầu để dẫn dắt doanh nghiệp tới các thương vụ làm ăn hiệu quả.
Một trong những chức năng của Hiệp hội chính là hỗ trợ về thông tin từ kinh tế, chính trị... cho tới pháp lý cho doanh nghiệp. Hiện ở Việt Nam các Hiệp hội vẫn còn chưa thực sự phát huy được điều này. Với sự tự thân, sự năng nổ của các doanh nghiệp thành viên và cả sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía các cơ quan chức năng thì việc nâng cao năng lực của các Hiệp hội là điều hoàn toàn có thể. Các Hiệp hội ngành nghề cần sớm có sự tăng cường mạnh mẽ chức năng như một nhà “tư vấn chung” cho các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Điều này lại càng hết sức cần thiết trong “cuộc chiến” với các doanh nghiệp nước ngoài.
[228] Kiến nghị đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phòng chống rủi ro trong TMQT
Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng như dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ bảo hiểm, kiểm toán, xúc tiến thương mại... để thực sự là bạn đồng hành, chỗ dựa tin cậy, hữu ích của doanh nghiệp thì cần có trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia tư vấn về quản lý rủi ro nói chung, rủi ro pháp lý nói riêng. Đó cũng là điều cần thiết để các tổ chức này có được những đề nghị tư vấn từ phía khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam.
4.5.3 Nhóm kiến nghị phòng chống rủi ro từ phía doanh nghiệp
[229] Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trong việc phòng chống rủi ro trong TMQT
Mỗi doanh nghiệp cần tự nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của pháp luật đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh. Từ đó không chỉ đặt ra nhu cầu hiểu biết pháp luật mà còn là dự báo sự thay đổi của pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế. Đối với các doanh nghiệp lớn, cần sớm hình thành hoặc nếu đã có thì phải kiện toàn lại phòng pháp chế doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng đòi hỏi rất lớn của việc tìm hiểu và dự báo pháp luật không chỉ của Việt Nam, các tổ chức quốc tế mà còn của từng nước mà doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, kinh doanh. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì phải có ít nhất một cán bộ chuyên trách về lĩnh vực pháp lý có chuyên môn tốt.
Các doanh nghiệp cũng cần sớm hình thành ý thức sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp cho từng hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình trong việc đáp ứng nhu cầu dự báo về sự thay đổi của pháp luật. Các văn phòng luật sư, công ty luật và các chuyên gia pháp lý có uy tín sẽ là sự lựa chọn tin cậy và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý, trong đó bao hàm cả việc tiên liệu sự thay đổi của pháp luật. Hoạt động của đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp song hành với các phòng hay cán bộ pháp chế doanh nghiệp chính là giải pháp tốt để hạn chế rủi ro phát sinh từ sự thiếu lượng định về những thay đổi pháp lý có thể xảy ra.
Như đã nói ở trên để phòng ngừa các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam trong thương trường quốc tế thì không chỉ đòi hỏi ở việc nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật mà còn ở góc độ nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ khi có được một vị thế ngang bằng với doanh nghiệp các nước thì chúng ta mới có điều kiện để thỏa thuận một cách sòng phẳng về các khía cạnh liên quan tới giao dịch thương mại quốc tế, trong đó có tính tới các khía cạnh pháp lý của vấn đề.
4.6 Các kiến nghị chung về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
4.6.1 Nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế[156]
[230] Kiến nghị sửa đổi bổ sung một số quy định cụ thể về GQTC
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với phần liên quan đến hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về trình tự, thủ tục tố tụng tại tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ hai, đánh giá và tổng kết tình hình thực thi Pháp lệnh Trọng tài thương mại; tiến tới pháp điển hóa các quy định về trọng tài thương mại, nhằm ban hành Luật Trọng tài thương mại thay thế Pháp lệnh trọng tài thương mại. Việc ban hành Luật Trọng tài thương mại phải phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là phù hợp với quy định của Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại. Hiện nay, Luật mẫu này đã được Ủy ban thương mại quốc tế sửa đổi. Một trong những sửa đổi quan trọng của Luật mẫu UNCITRAL liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó, để bảo đảm tính hiệu quả của việc áp dụng biện pháp thì hội đồng trọng tài do các bên hành lập có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, các quy định của Luật mẫu UNCITRAL còn sửa đổi các quy định liên quan đến các vấn đề như thỏa thuận trọng tài, biện pháp khẩn cấp tạm thời...
Thứ ba, đánh giá và tổng kết về cơ chế giải quyết tranh chấp bán tư pháp được quy định trong Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Pháp lệnh Tự vệ trong trường hợp khẩn cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Việc tổng kết và đánh giá cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá tính khả thi của từng vụ việc đã được xử lý, tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật nói trên và có so sánh với các điều ước quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do như: Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Australia-New Zealand, giữa ASEAN và Ấn Độ, giữa ASEAN và Hàn Quốc, giữa ASEAN và Trung Quốc.
4.6.2 Nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thiết chế của các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
[231] Kiến nghị hoàn thiện thiết chế toà án
Thực tế công tác giải quyết tranh chấp của tòa án trong thời gian vừa qua đã tồn tại nhiều bất cập, không chỉ liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa án mà còn liên quan đến thẩm quyền và trình độ chuyên môn của các thẩm phán tại các tòa án các cấp. Để bảo đảm tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì cần phải làm tốt các công tác sau:
(i) Tăng cường năng lực cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, đội ngũ thẩm phán xét xử các vụ việc dân sự theo đánh giá chung hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn. Thẩm phán không có đủ thời gian để nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc không được cập nhật thêm kiến thức về pháp luật quốc tế hoặc điều ước quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đã và đang đàm phán và ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều này dẫn đến các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng, phức tạp. Vì vậy, cùng với việc cập nhật các văn bản hiện hành, các thông tin chuyên ngành về thương mại quốc tế cũng như điều ước quốc tế về thương mại thì cần tạo điều kiện để các thẩm phán được nghiên cứu và được đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực trong công tác xét xử của mình. Việc đào tạo chuyên sâu như vậy sẽ nâng cao chất lượng xét xử các vụ việc dân dự, nhất là các vụ việc liên quan án kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, bên cạnh việc đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế, đội ngũ thẩm phán cần được đào tạo về ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ.
(ii) Về việc tăng cường thẩm quyền xét xử cho Tòa án Nhân dân cấp huyện, việc tăng thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện là cần thiết, nhằm tránh lượng công việc xét xử được dồn lên tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân tối cao. Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở các quy định trước đây và có mở rộng thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 33 của Bộ luật). Như vậy, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự mang tính phức tạp, kể cả những vụ việc có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, theo Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội (Nghị quyết số 32/2004/QH11) về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định những tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 32/2004/QH11), để nghiên cứu xem xét khả năng tiếp tục mở rộng số lượng tòa án nhân dân cấp huyện được thực hiện Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự, hay nói cách khác là tăng thêm thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện. Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định tòa án nhân dân cấp huyên không có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 điều này.
[232] Kiến nghị hoàn thiện thiết chế Trọng tài
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng có vai trò quan trọng đối với giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy vậy, để hạn chế những mặt chưa đạt được trong công tác xét xử bằng công tác trọng tài đã nêu ở trên thì cần tập trung vào một số giải pháp sau:
(i) Nâng cao năng lực xét xử của trọng tài viên thông qua việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và các kiến thức chuyên môn về pháp luật quốc tế, nhất là các kiến thức pháp luật chuyên ngành về hàng hải, xây dựng, thương mại; tổ chức tuyên truyền hoặc mở các khóa đào tạo pháp luật quốc tế cho các trọng tài viên, tập trung vào các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: các điều ước quốc tế về đầu tư, thương mại hoặc khu vực mậu dịch tự do.
(ii) Cần củng cố về mặt tổ chức và hoạt động của trọng tài quy chế (các trung tâm trọng tài); cần tăng cường mối liên hệ giữa tòa án và hội đồng trọng tài trong quá trình tiến hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc nghiên cứu rút gọn về thủ tục xem xét hủy quyết định trọng tài, trong trường hợp căn cứ hủy quyết định không phù hợp với Điều 54 của Pháp lệnh Trọng tài, nhằm bảo đảm thời gian thi hành quyết định giữa các bên được tiến hành nhanh. Đối với trọng tài vụ việc (ad hoc) cần tham gia các điều ước quốc tế, trên cơ sở đó nghiên cứu sửa đổi các quy định định pháp luật hiện hành về cách thức thành lập trọng tài ad hoc.
(iii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như tổ chức các diễn đàn, hội thảo có sự tham dự của các doanh nghiệp để thấy rõ những lợi ích khi xét xử tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.
[233] Kiến nghị hoàn thiện cơ quan tài phán bán tư pháp
Tố tụng bán tư pháp là một cơ chế giải quyết tranh chấp mới ở Việt Nam. Trên thực tế, kể từ khi có các quy định về việc giải quyết các vụ việc bán phá giá, cũng như cạnh tranh chúng ta chưa có một vụ việc nào được giải quyết. Mặc dù, chúng ta chưa có sự kiểm nghiệm về thực tiễn hoạt động của loại cơ quan tài phán này nhưng qua kinh nghiệm của các nước có hệ thống tố tụng bán tư pháp phát triển thì có một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý. Cụ thể là:
(i) Các thủ tục tố tụng bán tư pháp cần đảm bảo sự minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Đồng thời phải đảm bảo được tính độc lập của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc thuộc quy trình tố tụng bán tư pháp.
(ii) Tố tụng bán tư pháp là một khái niệm và quy trình mới không chỉ trong hệ thống pháp luật mà cả trong khoa học pháp lý của Việt Nam. Vì vậy trình độ của đội ngũ cán bộ liên quan đến quy trình tố tụng bán tư pháp là một khó khăn lớn cần được giải quyết. Chính vì vậy, phải xây dựng cơ chế tố tụng bán tư pháp (từ khâu điều tra, thu thập chứng cứ, giải quyết...) thích hợp; bảo đảm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước như công an, tòa án và thi hành án trong quá trình tố tụng.
(iii) Kiện toàn các thiết chế ở Bộ Công thương, nghiên cứu các mô hình
cơ quan tài phán bán tư pháp của Hoa Kỳ và Canada, theo hướng thiết lập cơ quan độc lập và không nằm trong Bộ Công thương.
(iv) Để đảm bảo và nâng cao hiệu quả của tố tụng bán tư pháp thì công tác tuyên truyền cần được chú trọng như: xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan; Xây dựng cơ chế hợp tác và phối hợp có hiệu quả và hiệu lực; Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá kiến thức về cạnh tranh và chống bán phá giá; Tăng cường công tác nghiên cứu và đào tạo.
[234] Kiến nghị hoàn thiện các thiết chế về thương lượng, hòa giải, trung gian môi giới
Thương lượng, hòa giải và trung gian môi giới là cơ chế giải quyết thương mại quốc tế tranh chấp khá hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian so với việc đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài hoặc cơ quan tài phán bán tư pháp. Do vậy, cần tăng cường công tác phổ biến về cơ chế này đối với các doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và áp dụng cơ chế này một cách có hiệu quả. Ngoài ra, cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia chuyên ngành trong các lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư, hàng hải...những người có thể được sử dụng là các trung gian để giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, cần hoàn thiện các thiết chế khác. Cần tăng cường hoạt động của các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Đảng và các đoàn thể trong việc tuyên truyền phổ biến các cơ chế giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp.
4.6.3 Nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống nghề luật thuộc phần giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
[235] Kiến nghị về tăng cường đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề luật
Số liệu thực tế hiện nay cho thấy cả nước hiện này có 61 đoàn luật sư với tổng số 5.300 luật sư trên dân số trên dưới 80 triệu, tức trung bình 80.000 dân thì có 1 luật sư. Như vậy số lượng của đội ngũ luật sư là còn quá ít so với dân số nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những hạn chế về mặt số lượng thì chất lượng của đội ngũ luật sư trong giai đoạn hiện nay còn yếu, nhất là trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế, chính những lý do này đã hạn chế năng lực tham gia của các luật sư trong giai đoạn tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài tại Việt Nam. Ngoài ra, đội ngũ thẩm phán, như phân tích nêu trên, cần được tăng cường năng lực. Trước nhu cầu đào tạo đội ngũ thẩm phán và luật sư cũng như các chức danh tư pháp khác thì cần kiện toàn và củng cố vai trò của các cơ sở đào tạo nghề luật (Học viện tư pháp và các trường đại học). Việc củng cố và nâng cao các cơ sở đào tạo nghề luật này đã được quy định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW). Mục 2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh của Nghị quyết đã đề ra việc xây dựng Trường Đại học luật Hà Nội và Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp.
[236] Kiến nghị về chế độ đãi ngộ và chính sách cán bộ
Bên cạnh việc nâng cao năng lực và tăng cường đào tạo số lượng lớn luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế thì cần phải có chế độ đãi ngộ thích hợp cho đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp. Giải pháp này đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW đặt ra, đó là cần có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc cơ ở các cơ quan tư pháp; tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn; có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp; tăng cường kiểm tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp.
4.6.4 Nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin pháp luật phục vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
[237] Kiến nghị hoàn thiện hệ thống thông tin pháp luật phục vụ GQTC TMQT
Hiện nay, việc Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tham gia nhiều diễn đàn kinh tế thế giới như: WTO, ASEAN, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản và ASEAN-EU, do vậy nhiều quy định của các điều ước quốc tế nói trên chưa được phổ biến cho các doanh nghiệp. Để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các quyền và nghĩa vụ của mình khi Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế nói trên thì cần phải áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế. Cơ sở dữ liệu này sẽ được các doanh nghiệp khai thác và sử dụng, nhằm mục đích ngăn chặn các tranh chấp thương mại bất lợi có thể xảy ra hoặc sẽ được các luật sư và các cán bộ pháp luật và tư pháp sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng các dữ liệu về pháp luật thương mại quốc tế cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cũng như các điều ước quốc tế về thương mại.
4.7 Các kiến nghị về giải quyết tranh chấp trực tuyến[157]
4.7.1 Nhóm kiến nghị về chính sách chung đối với GQTC trực tuyến
Để có thể phát triển được hoạt động trọng tài, hòa giải trực tuyến tại Việt Nam, cần phải có những giải pháp mang tính chiến lược và những biện pháp cấp bách của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trọng tài, tổ chức hòa giải và các doanh nghiệp.
[238] Kiến nghị những giải pháp chiến lược phát triển GQTC trực tuyến
Cần tập trung thực hiện và hoàn thành các mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 52-NQ/TƯ của Bộ Chính trị ngày 27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, Chính phủ và Tòa án Nhân dân tối cao cần đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình Tòa án điện tử (tòa án trực tuyến) và Chính phủ điện tử trong hoạt động tư pháp. Một khi các hệ thống này được vận hành, người dân và các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn trong tiếp cận công lý, đồng thời tạo động lực và niềm tin cho việc phát triển ODR ở Việt Nam.
Cần tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật gây cản trở cho sự phát triển của thương mại nói chung, của thương mại điện tử và hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến nói riêng. Trên cơ sở rà soát, có thể đề xuất sửa đổi một số luật như Luật Giao dịch điện tử, ban hành mới Luật Thương mại điện tử, trong đó có các quy định về đặc điểm của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến, các yêu cầu chung về hợp đồng trong hoạt động thương mại điện tử, v.v. Ngoài ra, cần nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật về chứng cứ điện tử trong hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động tố tụng khác.
Xây dựng hệ thống xác thực và định danh điện tử cho công dân, hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiếp tới cấp chữ ký điện tử cá nhân cho công dân. Các hệ thống này giúp cho việc ngăn chặn các hành vi lừa đảo của tội phạm trên môi trường internet cũng như hỗ trợ các thủ tục giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 theo hướng quy định một thủ tục đơn giản hơn và xác định rõ các điều kiện công nhận để tòa án công nhận và cho thi hành các thỏa thuận hòa giải thành.
Cần nghiên cứu, tổng kết hoạt động hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP để có thể ban hành Luật hòa giải thương mại. Đồng thời nghiên cứu, tổng kết hoạt động trọng tài thương mại theo Luật Trọng tài thương mại 2010 để sửa đổi các quy định không còn phù hợp, gây trở ngại cho hoạt động trọng tài hiện nay; và bổ sung các điều khoản mới mở đường cho giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trực tuyến.
Cần nghiên cứu, ban hành hoặc hướng dẫn trong một văn bản thích hợp về “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” để hạn chế việc lạm dụng điều kiện này để hủy các quyết định trọng tài.
Xây dựng đề án phát triển đội ngũ trọng tài viên, hòa giải viên, trung tâm trọng tài, trung tâm hòa giải có năng lực giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng phương thức truyền thống và trực tuyến. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm trọng tài, trung tâm hòa giải và các doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia vào việc xây dựng các giải pháp công nghệ để giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam.
Tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về Thỏa thuận giải quyết tranh chấp quốc tế đạt được thông qua hòa giải (Công ước Singapore) để giúp cho việc thi hành các thỏa thuận hòa giải thành đối với các tranh chấp quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện, đặc biệt là các tranh chấp thương mại điện tử giải quyết bằng phương thức trực tuyến.
Củng cố hoạt động của cơ quan thi hành án để bảo đảm các bản án, quyết định trọng tài, thỏa thuận hòa giải thành được thực thi nghiêm túc và nhanh chóng. Các cơ quan bảo vệ pháp luật trong môi trường internet và môi trường kinh doanh cần được củng cố vai trò bảo đảm thực thi pháp luật kinh doanh trên môi trường internet.
[239] Kiến nghị một số biện pháp cấp bách về GQTC trực tuyến
Trước khi có thể sửa đổi Luật Giao dịch điện tử hoặc ban hành mới Luật Thương mại điện tử, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu để sửa đổi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP nhằm khắc phục những tồn tại của hoạt động thương mại điện tử, bổ sung quy định khung hoặc quy trình mẫu về hệ thống giải quyết tranh chấp đối với website thương mại điện tử và sàn giao dịch điện tử.
Trước khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống xác thực và định danh điện tử công dân, hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Tòa án Nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc triển khai áp dụng chữ ký điện tử trong quá trình tố tụng cũng như việc thiết lập, giao nhận các văn bản tố tụng bằng phương thức trực tuyến được đơn giản hơn với quy định hiện nay tại Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP.
Tòa án Nhân dân tối cao cần hướng dẫn, hỗ trợ các tòa án địa phương trong việc xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên giải quyết việc trọng tài và hòa giải ngoài tòa án.
Cần bổ sung vào Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 về việc hỗ trợ tài chính hoặc chính sách ưu đãi khác cho các tổ chức cung cấp nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam, bao gồm các trung tâm hòa giải, trung tâm trọng tài, các doanh nghiệp công nghệ.
Cho phép các trung tâm trọng tài, trung tâm hòa giải được tham gia vào các hoạt động có nguồn thu từ việc hỗ trợ, tư vấn các trang thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến chuyên nghiệp.
Cần có chính sách ưu đãi về tài chính, thuế và các chính sách khác đối với hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hòa giải trực tuyến. Có như vậy, các trung tâm trọng tài và trung tâm hòa giải mới tiến hành đầu tư chiều sâu về cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như đội ngũ trọng tài viên, hòa giải viên, đội ngũ thư ký và đội ngũ phụ trách công nghệ thông tin chuyên trách.
4.7.2. Nhóm kiến nghị về trọng tài trực tuyến[158]
Như đã nêu, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định hoặc chưa có quy định rõ ràng, khiến cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến ở Việt Nam chưa phát triển. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề pháp lý còn vướng mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến, cụ thể liên quan đến tính hợp lệ của thỏa thuận trọng tài được xác lập trực tuyến, thủ tục tiến hành phiên xét xử trực tuyến và giá trị của PQTT được ban hành trực tuyến
[240] Kiến nghị quy định về thỏa thuận trọng tài trực tuyến
Quy định của pháp luật Việt Nam chưa giải thích cụ thể về các hình thức trọng tài khác mà các bên được phép giao kết. Trong khi đó, theo Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại được sửa đổi bởi UNCITRAL vào năm 2006 (Luật Mẫu UNCITRAL), cả hai phương án liên quan đến yêu cầu về hình thức của thỏa thuận trọng tài tại Điều 7 đều đã được bổ sung sửa đổi để có thể đảm bảo giá trị của các thỏa thuận trọng tài trong giao dịch thương mại điện tử. Cụ thể, đối với phương án 1, mặc dù vẫn giữ yêu cầu thỏa thuận trọng tài phải “bằng văn bản” nhưng vẫn cho phép thỏa thuận trọng tài hoặc hợp đồng có thể ký kết bằng miệng miễn là nội dung của thỏa thuận được ghi nhận bằng một hình thức nhất định, căn cứ vào một ứng xử hoặc “bất kỳ cách thức nào khác”.[159] Quy định này loại bỏ yêu cầu về chữ ký của các bên trong thỏa thuận trọng tài hay việc phải có thư từ trao đổi giữa các bên. Phương án 2 của Điều 7 Luật Mẫu UNCITRAL thậm chí còn không quy định yêu cầu hình thức bằng văn bản.[160]
Tương tự, mặc dù Điều II.2 của Công ước New York định nghĩa “bằng văn bản” như sau: “thuật ngữ “thỏa thuận bằng văn bản” bao gồm một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tín hoặc trao đổi điện tín”. Ban thư ký của UNCITRAL đã ghi nhận rằng cụm “ghi trong thư tín hoặc trao đổi điện tín” nên được hiểu theo nghĩa rộng và bao gồm cả những phương thức khác, ví dụ như telex hay fax[161] và không nên bị giới hạn bởi những phương thức đã được đề cập.[162]
Như vậy, cả Luật mẫu UNCITRAL và Công ước New York đều công nhận rằng quy định “bằng văn bản” của thỏa thuận trọng tài có thể được đáp ứng ngay cả khi thỏa thuận trọng tài được xác lập thông qua phương tiện điện tử.
Do đó, cách tiếp cận tương tự cần được áp dụng tại Việt Nam. Cụ thể, LTTTM có thể cân nhắc sửa đổi cho phù hợp với phương án 1 của Điều 7 Luật Mẫu UNCITRAL. Nếu không, cần có hướng dẫn cụ thể và phù hợp hơn trong trường hợp thỏa thuận của các bên được xác lập dưới dạng dữ liệu điện tử.
Về vấn đề này, theo quy định tại Điều 12 của Luật giao dịch điện tử 2005, “thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết”. Như vậy, nếu thỏa thuận trọng tài giữa các bên có thể đáp ứng được hai yêu cầu trên, ví dụ thỏa thuận trọng tài trong các điều kiện chung được đăng trên website của một bên, thì phải được xem là hợp lệ về hình thức cho dù có thể không có chữ ký, dấu của các bên. Điều này sẽ khuyến khích các bên thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến, cho phép các bên có thể giao kết thỏa thuận trọng tài thông qua thông điệp dữ liệu mà không phải lo ngại về vấn đề giá trị của thỏa thuận trọng tài.
[241] Kiến nghị quy định về gửi thông báo, trọng tài trọng tài trực tuyến
Quy định của pháp luật trọng tài hiện nay còn gây ra những hạn chế nhất định liên quan đến việc gửi thông báo, tài liệu trọng tài trực tuyến cũng như việc tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Nghiên cứu pháp luật của một số nước quốc gia trên thế giới cho thấy, để giải quyết vấn đề, nhiều quốc gia thường cho phép HĐTT được quyền tự quyết về những vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng, hoặc quy định rõ về việc tiến hành tố tụng trực tuyến. Ví dụ tại Anh, theo Đạo luật Trọng tài 1996, HĐTT có quyền tự quyết định.[163] Khi thực hiện quyết định của mình, các trọng tài viên phải cân bằng các nghĩa vụ được quy định trong Đạo luật, một mặt, tạo cho mỗi bên cơ hội hợp lý để trình bày vụ việc của mình, mặt khác, thông qua các thủ tục phù hợp để giải quyết tranh chấp nhằm tránh chi phí hoặc sự chậm trễ không cần thiết.[164] Các trung tâm trọng tài trên thế giới cũng thay đổi quy tắc tố tụng để đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến. Ví dụ, Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn (LCIA) cho phép tất cả các vụ việc mới được thực hiện trực tuyến (không cần bản sao tài liệu giấy), nhận thanh toán trực tuyến và thư từ hầu như chỉ được xử lý qua email.[165] Ngoài ra, Quy tắc Trọng tài LCIA 2020, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 yêu cầu rằng Đơn yêu cầu Trọng tài[166] và Bản tự bảo vệ[167] phải được gửi dưới dạng điện tử, và yêu cầu phải có sự chấp thuận trước bằng văn bản rõ ràng của Ban thư ký nếu tài liệu được gửi bằng bất kỳ phương tiện nào khác.
Như vậy, LTTTM có thể quy định rõ hơn về quyền tự quyết của HĐTT liên quan đến việc tiến hành tố tụng trọng tài trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể rõ ràng. Đối với vấn đề về gửi thông báo, tài liệu trọng tài, các trung tâm trọng tài cũng cần có quy định dành riêng cho HĐTT trực tuyến hoặc có cơ chế mở để HĐTT có thể tự quyết về vấn đề này trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Ví dụ, mặc dù HIAC đã giới thiệu nền tảng giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến nhưng quy tắc về việc gửi thông báo, tài liệu trọng tài của trung tâm này vẫn chưa thực sự phù hợp đối với phương thức trọng tài trực tuyến (vẫn yêu cầu nộp đủ số bản, chưa có quy định về cách tính thời hạn trong trường hợp sử dụng phương thức điện tử v.v…).
[242] Kiến nghị quy định về phiên xét xử trọng tài trực tuyến
Hiện nay, chỉ khi các bên có thỏa thuận rõ ràng rằng phiên họp giải quyết tranh chấp giữa các bên có thể tiến hành trực tuyến thì HĐTT mới có thể tiến hành phiên xử trọng tài phiên họp hay phiên xử trực tuyến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Bị đơn có thể không hợp tác hoặc các bên lo ngại về các rủi ro khi tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến nên không thỏa thuận hoặc thậm chí phản đối việc này. Để giải quyết được vấn đề này, các trung tâm trọng tài cần nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về việc tiến hành phiên giải quyết tranh chấp trực tuyến để các bên có thể hiểu rõ và tránh được những lo ngại không đáng có. Việc có hướng dẫn cụ thể về cách thức tiến hành sẽ giúp cho HĐTT có thể tổ chức các phiên họp theo một trình tự, thủ tục hợp lý và hợp pháp, tránh trường hợp PQTT bị hủy hay bị từ chối công nhận và cho thi hành vì những sai sót tố tụng không đáng có.
Thực tế, nhiều trung tâm trọng tài đã ban hành các quy tắc hướng dẫn có giá trị tham khảo. Ví dụ, Hướng dẫn thực hiện trọng tài trực tuyến do Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) ban hành (SIAC Guides Taking Your Arbitration Remote) đã đưa ra danh sách chi tiết về các vấn đề cần phải chú ý để chuẩn bị trước khi và trong khi phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến diễn ra. [168] Tương tự, “Hướng dẫn của Viện trọng tài London về Thủ tục giải quyết tranh chấp từ xa” (CIArb’s Guidance Note on Remote Dispute Resolution Proceedings) cũng đưa ra gợi ý về các vấn đề cơ bản liên quan đến giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến như: (i) Các vấn đề liên quan đến công nghệ và hậu cần (địa điểm diễn ra phiên họp xét xử trực tuyến, quy trình tố tụng trực tuyến, các vấn đề liên quan đến phiên dịch viên, chuyên gia và nhân chứng, quản lý tài liệu, các chú ý về bảo mật và an toàn); (ii) Các vấn đề pháp lý và thỏa thuận về thủ tục (các lưu ý về thỏa thuận giải quyết tranh chấp, lựa chọn bên thứ ba hỗ trợ giải quyết tranh chấp); (iii) Tố tụng tại trung tâm trọng tài và tố tụng ad-hoc. Các điểm lưu ý sơ bộ để các bên xem xét trước khi chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến cũng được liệt kê tại phụ lục 1 của Hướng dẫn.[169] Đồng thời, ICC đã ban hành “Hướng dẫn các biện pháp có thể sử dụng nhằm giảm thiểu tác động của Đại dịch Covid-19” (ICC Guidance Note on Possible Measures Aimed at Mitigating the Effects of the Covid-19 Pandemic).[170] Trong đó, hướng dẫn này tập trung vào: (i) nhắc lại các công cụ có sẵn để các bên để giảm thiểu sự tác động của đại dịch; (ii) hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức các buổi họp và phiên họp giải quyết tranh chấp thông qua các các phương tiện trực tuyến.
[243] Kiến nghị quy định về quyết định trọng tài trực tuyến
Để vừa đảm bảo yêu cầu về hình thức tại Điều 61 LTTTM, vừa đảm bảo PQTT được ban hành trực tuyến sẽ có giá trị thi hành, cần có hướng dẫn hoặc quy định cho phép HĐTT có thể sử dụng chữ ký điện tử khi ban hành phán quyết. Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả cho việc thi hành án, có thể vẫn giữ nguyên yêu cầu về việc cung cấp bản cứng đối với PQTT, tuy nhiên PQTT trực tuyến có thể được ký bằng chữ ký điện tử của các trọng tài viên trước khi in ra giấy và được đóng dấu xác nhận của trung tâm trọng tài thụ lý tranh chấp đó. Ví dụ, Mục 31.1 của Đạo luật Trọng tài Ấn Độ quy định rằng PQTT phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các thành viên của HĐTT. Tuy nhiên, đối với trọng tài trực tuyến, các thủ tục theo Đạo luật Công nghệ Thông tin của Ấn Độ cũng sẽ được áp dụng. Theo đó, để xác thực phán quyết, các thành viên của HĐTT có thể sử dụng chữ ký điện tử của họ trên phán quyết và chữ ký điện tử có hiệu lực tương tự như chữ ký giấy.
[244] Kiến nghị đối với quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trực tuyến
Để cơ chế trọng tài trực tuyến có thể hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành sẽ cần có một số sửa đổi, bổ sung phù hợp. Với quan điểm coi trọng tài trực tuyến cũng là một hình thức trọng tài thương mại, Ban chủ nhiệm cho rằng không cần xây dựng một luật riêng về trọng tài trực tuyến, mà cần hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại 2010 theo hướng xây dựng thêm một Chương riêng về trọng tài trực tuyến hoặc sửa đổi, bổ sung ngay tại các điều khoản của Luật.
Tiêu biểu như chúng ta có thể sửa đổi khoản 1 Điều 61 Luật Trọng tài Thương mại 2010 như sau:
Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệu lực của quyết định trọng tài
1. Quyết định trọng tài phải được lập bằng văn bản hoặc các hình có giá trị tương đương văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán quyết;
b) Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;
…
i) Chữ ký của Trọng tài viên, bao gồm cả chữ ký điện tử hợp pháp.
Việc bổ sung cụm từ “hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản” và “bao gồm cả chữ ký điện tử hợp pháp” lần lượt tại khoản 1 và điểm i khoản 1 sẽ giúp hoàn thiện các bất cập về quyết định trọng tài điện tử như đã nêu tại phần phân tích trên đây. Khi đó, sau khi hoàn thiện dự thảo cuối cùng Quyết định trọng tài, Hội đồng Trọng tài sẽ không cần gửi bản giấy Phán quyết qua bưu điện cho các thành viên Hội đồng để lấy chữ ký trực tiếp mà chỉ cần gửi dự thảo này dưới dạng thông điệp dữ liệu. Sau đó, các thành viên trong Hội đồng Trọng tài ký chữ ký điện tử theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành để ban hành Quyết định trọng tài trực tuyến. Quyết định trọng tài được ban hành dưới hình thức thông điệp dữ liệu và được ký bằng chữ ký điện tử có giá trị như Quyết định trọng tài ban hành bằng bản giấy theo phương thức trọng tài “truyền thống” và được các thành viên trong Hội đồng trọng tài ký trực tiếp. Cần lưu ý rằng trình tự, thủ tục ký chữ ký điện tử và ban hành Quyết định trọng tài dưới dạng thông điệp dữ liệu cần được thực hiện theo đúng quy định của Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp một bên trong tranh chấp có bất kỳ nghi ngờ gì về tính xác thực của chữ ký điện tử nói riêng, quyết định trọng tài trực tuyến nói chung theo quy trình nêu trên, bên đó có quyền yêu cầu Tòa án xem xét hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Khi xem xét, Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy Phán quyết có thể trưng cầu chứng thực chữ ký điện tử theo Luật Giao dịch điện tử cũng như ý kiến chuyên gia để giải quyết vấn đề này.
Đồng thời, ở phạm vi rộng hơn, các quy định pháp luật về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử cũng cần được thống nhất, tránh việc có những quy định chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các văn bản luật khác nhau.
Ở thời gian đầu vận hành cơ chế trọng tài trực tuyến, nên có các văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế này, cũng như trao quyền một cách rõ ràng cho các trung tâm trọng tài trong việc xây dựng, sử dụng và quản lý cơ chế trọng tài này. Các trung tâm trọng tài của Việt Nam hiện nay phần nhiều đều có tâm lý cầu thị và luôn muốn cập nhật những cách thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tiên tiến trên thế giới; tuy nhiên, do thiếu cơ chế pháp lý, sự hợp tác giữa Tòa án và trọng tài đôi khi chưa thực sự hiệu quả, nên các trung tâm cũng chưa thể mạnh dạn triển khai những điều mới.
Bên cạnh đó, Tòa án cũng cần có những cải cách trong quy trình tiếp nhận, xử lý những yêu cầu liên quan đến trọng tài. Nếu đã chấp nhận tồn tại một cơ chế trọng tài trực tuyến để giải quyết tranh chấp, thì tất cả các khía cạnh liên quan đến cơ chế này cùng cần phải được tiến hành trực tuyến, trong đó có cả những công việc liên quan đến Tòa án. Hiện chúng ta đã và đang thực hiện đề án xây dựng Tòa án điện tử, đây cũng là lúc thích hợp để bổ sung thêm các quy trình liên quan đến trọng tài trực tuyến trong và ngoài nước, giúp trọng tài và cả Tòa án ngày càng hoàn thiện.
b) Kiến nghị nhằm thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến
Theo kinh nghiệm quốc tế, để thúc đẩy việc áp dụng ODR, điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được niềm tin của các chủ thể liên quan về tính phù hợp, tính hiệu quả và về các ưu điểm khác của ADR. Để có được niềm tin này, cần tập trung vào những giải pháp cụ thể như sau
[245] Kiến nghị về các giải pháp liên quan tới ứng dụng công nghệ trong GQTC trực tuyến
i) Các giải pháp khắc phục những lo ngại về kỹ thuật
Như đã phân tích tại mục 2.2(i), một trong những khó khăn khiến cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển là do hạ tầng kỹ thuật tại các thành phố trong nước cũng như các trung tâm trọng tài tại Việt Nam hiện nay còn chưa đủ đảm bảo rằng việc giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ suôn sẻ và công bằng cho cả hai bên. Trên thực tế, nhiều phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài còn đòi hỏi phải có phiên dịch, ghi âm, ghi hình, dịch vụ tốc ký v.v…Phiên xử trọng tài trực tuyến cũng đòi hỏi phải có những dịch vụ này và các trung tâm trọng tài cũng như HĐTT phải đảm bảo rằng các bên có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đó một cách thuận lợi trong quá trình diễn ra phiên xử. Theo hướng dẫn tại Nghị định thư Seoul về phiên họp trực tuyến, yêu cầu kỹ thuật về cuộc họp trục tuyến phải đảm bảo “tốc độ truyền tối thiểu không được thấp hơn 256 kbs/ giây, 30 khung hình/giây và độ phân giải tối thiểu phải là HD Tiêu chuẩn. Địa điểm Điều trần cũng phải được trang bị đường dây liên lạc ISDN và IP và tất cả các Địa điểm phải được trang bị thiết bị di động thích hợp trong trường hợp các lỗi kỹ thuật không lường trước được xảy ra.”[171] Chính vì vậy, nếu trung tâm trọng tài muốn cung cấp nền tảng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến thì cần đầu tư, mua sắm, lắp đặt và đảm bảo các máy móc hỗ trợ hay nền tảng trực tuyến hoạt động hiệu quả, mượt mà.
Ngoài ra, các bên và HĐTT có thể thỏa thuận về các yêu cầu kỹ thuật cho phiên họp nhằm giảm nguy cơ gây ra mất công bằng cho bên có cơ sở kỹ thuật kém hơn. Hướng dẫn về yêu cầu kỹ thuật cho giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến có thể tham khảo tại “Nghị định thư Seoul về phiên họp trực tuyến” (Seoul Protocol on Videoconferencing)[172] được ban hành bởi Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) vào năm 2018[173] hay Hướng dẫn về phiên họp giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến của Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC)[174] đưa ra một số khuyến nghị để đảm bảo xét xử công bằng trong trường hợp này như phiên họp trực tuyến phải được diễn ra tại địa điểm hợp lý để đảm bảo rằng các bên có thể tiếp cận được mọi tài liệu trong phiên họp và phiên họp trực tuyến sẽ được hủy bỏ nếu nó gây ra sự bất công cho một bên.[175]
ii) Các giải pháp liên quan tới lấy lời khai của nhân chứng và chuyên gia
Việc có thể đảm bảo việc lấy lời khai của nhân chứng và chuyên gia trong phiên họp giải quyết tranh chấp cũng phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng kỹ thuật như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, để tránh trường hợp nhân chứng được một cá nhân khác hướng dẫn một cách bí mật trong quá trình xét xử Nghị định thư Seoul về Cuộc họp trực tuyến có quy định rằng “Mỗi Bên phải cung cấp danh tính của mọi cá nhân trong phòng đối với Bên kia/các Bên kia và đối với HĐTT trước khi cuộc họp trực tuyến diễn ra và HĐTT sẽ thực hiện các bước để xác minh danh tính của mỗi cá nhân có mặt khi bắt đầu cuộc họp trực tuyến”.[176] Các trung tâm trọng tài cần lưu ý tham khảo các nghị định thư liên quan đến vấn đề và có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo việc lấy lời khai của nhân chứng và chuyên gia tại phiên họp giải quyết tranh chấp trực tuyến hiệu quả và công bằng cho các bên.
iii) Các giải pháp đảm bảo bí mật thông tin
Hiện nay, nhiều tổ chức đã nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị, hướng dẫn để đảm bảo bí mật và an toàn thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến. Ví dụ như Hướng dẫn của Hiệp hội Luật sư quốc tế (IBA) về an ninh mạng tháng 10 năm 2018,[177] về “Lộ trình bảo vệ dữ liệu trong tố tụng Trọng tài quốc tế” của ICCA và IBA (ICCA-IBA’s Joint Task Force on Data Protection in International Arbitration Proceedings)[178], Nghị định thư về an ninh mạng trong Trọng tài quốc tế (phiên bản 2020) do HĐTT thương mại quốc tế (ICCA)- Đoàn luật sư New York- Trung tâm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp quốc tế (CPR) cùng ban hành[179]. Các văn bản đó đều có quy định hướng dẫn về việc bảo mật đường truyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đảm bảo an toàn bí mật cho cuộc họp trực tuyến, hạn chế việc tiết lộ các bản ghi âm/ghi hình v.v…Các trung tâm trọng tài cung cấp dịch vụ trọng tài trực tuyến cũng cần tham khảo các hướng dẫn này và ban hành quy định tương tự nhằm đảm bảo bảo mật thông tin và dữ liệu, tránh rò rỉ các tài liệu, chứng cứ, ghi âm ghi hình phiên họp cho bên thứ ba, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong tranh chấp.
Bên cạnh một số đề xuất nêu trên, cần nâng cao nhận thức của các bên tham gia giải quyết tranh chấp về giải quyết tranh chấp trực tuyến, các trọng tài viên cũng như của các thẩm phán Việt Nam. Để nâng cao nhận thức của các bên tham gia giải quyết tranh chấp về trọng tài trực tuyến, cần tổ chức hội thảo, hội thảo trực tuyến (webinar), đào tạo, phát hành các ấn phẩm, công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến cũng như nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước về vấn đề này. Hiện nay, mặc dù đã có một số hội thảo trực tuyến liên quan đến giải quyết tranh chấp trọng tài trực tuyến như “Webinar on International Arbitration in the new normal – What to expect and to be noted?” và “Webinar on Combination of Mediation and Arbitration – Discussion on the new tendency and its adoption in Vietnam”. Tuy vậy, những buổi hội thảo như vậy vẫn còn ít và chưa có chuyên sâu, và cũng chưa tiếp cận được đến nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng, hay các thẩm phán ở Việt Nam.
4.8 Các kiến nghị về áp dụng pháp luật nước ngoài ở Việt Nam[180]
Bối cảnh:
Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam đã có phép các tòa án áp dụng pháp luật nước ngoài trong giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài là hết sức khó khăn phức tạp, yêu cầu không chỉ có sự chuẩn bị về mọi mặt của các cơ quan tư pháp trong nước, mà còn phải có sự liên kết, hỗ trợ với các cơ quan tư pháp nước ngoài liên quan.
[246] Kiến nghị về hợp tác với các nước trong khu vực về cung cấp và xác định nội dung pháp luật nước ngoài
Việt Nam có thể đề xuất với các nước thành viên AEC xây dựng một Hiệp định về vấn đề cung cấp thông tin pháp luật nước ngoài, ghi nhận các nội dung cụ thể bao gồm: (i) Thiết lập hoặc chỉ định cơ quan có vai trò tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin pháp luật đến từ các quốc gia nước ngoài và chuyển giao thông tin cần thiết cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nước ngoài; (ii) Quy trình, cách thức cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài; (iii) Thời hạn, chi phí của việc cung cấp thông tin pháp luật nước ngoài… Đây là giải pháp mang tầm vĩ mô nhưng trong tương lai nếu thực hiện được sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các nước thành viên AEC.
Giải pháp này được tác giả đề xuất dựa trên sự tham khảo và phân tích mô hình của các nước Liên minh Châu Âu thông qua Công ước Liên minh Châu Âu về cung cấp thông tin pháp luật nước ngoài và Mạng lưới tư pháp Châu Âu. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN thời điểm đó (gọi tắt là AEC). Mặc dù AEC thực chất chưa thể được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Châu Âu, bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC, tuy nhiên AEC vẫn mở ra cơ hội cho các nước thành viên trong khu vực có thể thiết lập những thoả thuận hợp tác pháp lý, cụ thể là liên quan đến việc cung cấp thông tin pháp luật nước ngoài.
Nói đến áp dụng pháp luật nước ngoài cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, trở ngại lớn nhất cho các cơ quan có thẩm quyền là việc tiếp cận và giải thích nội dung pháp luật nước ngoài. Rào cản về ngôn ngữ, về chính sách pháp luật, tư duy lập pháp… của các nước đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho các chủ thể áp dụng pháp luật. Đây là thực trạng không phải chỉ tồn tại trong Tư pháp quốc tế Việt Nam mà còn cả ở các nước phát triển trên thế giới. Vì vậy, nếu có thể xây dựng được một cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin pháp luật nước ngoài giữa các nước thành viên AEC sẽ là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn đang tồn tại đối với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Về xác định nội dung pháp luật nước ngoài
Cần thiết đưa ra những cách thức cụ thể để xác định nội dung pháp luật nước ngoài. Điều này sẽ giúp cho các Thẩm phán có cơ sở dễ dàng để có thể tìm hiểu và xác định nội dung của pháp luật nước ngoài chẳng hạn như: (i) Các website về thông tin pháp luật nước ngoài (ii) Tham vấn ý kiến của các chuyên gia về nội dung pháp luật nước ngoài (iii) Liên hệ với các trường Đại học để tìm hiểu pháp luật nước ngoài…
[247] Kiến nghị về nghĩa vụ áp dụng pháp luật nước ngoài của Toà án Việt Nam
Cần bổ sung quy định về nghĩa vụ áp dụng pháp luật nước ngoài của Toà án Việt Nam. Nhằm đối xử công bằng giữa pháp luật nước ngoài và Luật của quốc gia có toà án, pháp luật Việt Nam nên bổ sung quy định về nghĩa vụ của Thẩm phán trong những trường hợp cần phải viện dẫn các quy định của pháp luật nước ngoài thì phải áp dụng pháp luật nước ngoài như áp dụng pháp luật của chính quốc gia mình.
[248] Kiến nghị về hoàn thiện yếu tố con người trong quá trình thực thi các quy định về áp dụng pháp luật nước ngoài
Đây là nhóm giải pháp mang tính bổ trợ, không trực tiếp liên quan đến các quy định của pháp luật tuy nhiên theo tác giả, nếu các giải pháp bổ trợ này được triển khai hiệu quả cũng sẽ giúp cho các quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài đi vào thực tiễn dễ dàng hơn. Cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong ngành toà án, cụ thể là các thẩm phán. Như tác giả đã đề cập, thực trạng những quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế hầu như không được giải quyết theo đúng những nguyên tắc của tư pháp quốc tế, xuất phát rất nhiều từ sự hạn chế năng lực của các thẩm phán. Vì vậy cần phải khắc phục được những hạn chế này, tập trung vào các giải pháp sau đây:
(i) Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho các thẩm phán. Liên quan đến việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và cụ thể trong vấn đề xác định nội dung pháp luật nước ngoài, yếu tố ngoại ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thẩm phán cần phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để có thể tiếp cận được với tình tiết vụ việc, thu thập thông tin, trao đổi với các bên có liên quan. Ngôn ngữ được khuyến khích trau dồi là tiếng Anh, bởi lẽ đây là loại ngôn ngữ phổ biến được sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần đặt ra chuẩn ngoại ngữ ngay từ khi tuyển dụng đội ngũ cán bộ ngành Toà án, sau đó không ngừng nâng cao trong quá trình công tác.
(ii) Các thẩm phán cần thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, có thể thông qua việc tạo điều kiện cho họ tham gia những Hội thảo, Toạ đàm để cập nhật thông tin và tiếp thu kinh nghiệm từ pháp luật các nước. Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các thẩm phán có thể tập hợp những vướng mắc, khó khăn để có thể trao đổi tìm giải pháp khắc phục tại những diễn đàn pháp luật này.
4.9 Các kiến nghị về hoàn thiện công tác thi hành án hành chính từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới[181]
4.9.1 Nhóm kiến nghị về các định hướng liên quan tới thể chế chính trị
[249] Kiến nghị về 5 định hướng hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung
Giải quyết vụ án hành chính là việc xem xét lại quyết định, hành vi hành chính của Tòa án đối với cơ quan hành chính, do vậy, hoạt động này thể hiện rõ nét sự kiểm soát và đối trọng quyền lực giữa cơ quan tư pháp với cơ quan hành pháp. Thi hành án hành chính không những hiện thực hóa bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế, mà còn một lần nữa kiểm chứng về thượng tôn pháp luật của đất nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về thi hành án hành chính, có thể nhận thấy, thể chế chính trị của mỗi nước có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và hiệu quả thi hành án hành chính.
Thể chế chính trị của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các nước trên thế giới, nhất là trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ máy nhà nước phân tách các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những nét đặc thù nhất định, với quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước thống nhất, và chỉ có một chính đảng lãnh đạo, thì việc đi theo mô hình về thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, kiểm soát và đối trọng giữa các nhánh quyền lực không phải là lựa chọn tối ưu để học tập khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước. Bên cạnh đó, cần khẳng định rằng, cho dù xây dựng nhà nước theo mô hình nào, thì mỗi nhà nước đều phải nỗ lực tìm ra những phương thức để thực hiện tốt nhất chức năng của nó. Do vậy, các nước có mô hình khác nhau, thể chế chính trị khác nhau, vẫn khẳng định cùng nhau những giá trị chung trong các vấn đề: hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; phát huy dân chủ; tăng cường công khai, minh bạch, mở rộng quyền tiếp cận thông tin cho người dân; đảm bảo bộ máy nhà nước và nền hành chính tinh gọn, hiệu quả; chế độ công vụ, công chức phù hợp, ổn định; và nhất là, sự hiệu quả và độc lập của nền tư pháp. Những giá trị chung đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tố tụng hành chính nói chung và thi hành án hành chính nói riêng. Đây là những điểm tiến bộ và những thành quả trong việc xây dựng hệ thống chính trị của các quốc gia được nghiên cứu mà Việt Nam cần học tập. Với định hướng trên, có thể xác định những nhiệm vụ cơ bản để hoàn thiện hơn nữa thể chế chính trị của Việt Nam nhằm đạt được những giá trị chung nêu trên và hoàn thiện hơn nữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo, tạo nên môi trường chính trị lành mạnh đảm bảo cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và thi hành án hành chính nói riêng:
Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, kết hợp với việc thực hành dân chủ trong dân và mở rộng dân chủ trong Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Hai là, tiếp tục cải tiến chế độ bầu cử các cơ quan dân cử, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân; tăng cường chất lượng và tính độc lập của Đại biểu Quốc hội, tăng số lượng Đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, nhất là hoạt động lập pháp và giám sát.
Ba là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước; tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thể chế và thủ tục hành chính; xây dựng bộ máy hành chính theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiện đại, công khai, minh bạch, có trách nhiệm giải trình. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, tăng cường vai trò phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng mô hình các tổ chức chính trị - xã hội độc lập về tài chính và thực sự là những tổ chức thực hiện chức năng giám sát xã hội hiệu quả.
Năm là, tăng cường tính độc lập của tòa án trong xét xử. Cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước theo hướng: (i) có quy chế bổ nhiệm thẩm phán một cách khách quan, thủ tục minh bạch và cạnh tranh từ những người hoạt động thực tiễn pháp luật, thông qua hội đồng quốc gia bao gồm các thẩm phán, hội thẩm, luật sư giỏi và có kinh nghiệm; (ii) tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, hoặc tái bổ nhiệm đương nhiên trừ trường hợp có sai phạm nghiêm trọng; (iii) đối với thẩm phán của tòa hành chính, có thể xem xét có thêm yêu cầu về trình độ hoặc kinh nghiệm quản lý nhà nước; (iv) tách tòa án khỏi địa giới hành chính.
4.9.2 Nhóm kiến nghị liên quan tới tòa án
[250] Kiến nghị về thẩm quyền của toà án trong thi hành án hành chính
a) Về thẩm quyền thay thế của tòa án
Luật Tố tụng hành chính 2015 đã có sự ghi nhận nhất định về thẩm quyền của Tòa án trong việc tác động đến quản lý hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính (kiến nghị cách thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy). Có thể thấy, quy định này có điểm học tập kinh nghiệm của Pháp và Đức, theo đó, Tòa án giới hạn trong việc “chỉ đạo/ hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền bắt đầu lại vụ việc”.
Với tính chất của nền hành chính còn không ít hạn chế hiện nay, đặc biệt là khi hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, vai trò của Tòa án trong việc “kiến nghị”, “chỉ đạo/hướng dẫn” cơ quan có thẩm quyền xử lý quyết định hành chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thi hành án hành chính. Nhiệm vụ, quyền hạn mới này cần được tổng kết thực tiễn thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện và cụ thể để đánh giá vai trò của Tòa án trong việc “chỉ đạo/ hướng dẫn” cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với quyết định hành chính. Nếu phù hợp, có thể mở rộng thẩm quyền của Tòa, bổ sung quy định trong bản án nghĩa vụ của cơ quan hành chính phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm phục hồi lại hiện trạng ban đầu như kinh nghiệm của Pháp và Đức.
Tuy nhiên, để đảm bảo không lấn sân quá sâu vào quản lý hành chính, cũng như đảm bảo kiến nghị của Tòa là phù hợp, thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền thi hành, thì bản thân các Thẩm phán phải am hiểu về pháp luật nội dung. Cần đảm bảo tính độc lập của Tòa án trong xét xử, nhưng Thẩm phán cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có phương án xử lý đối với quyết định hành chính đã bị hủy để Tòa án xem xét, làm căn cứ quyết định cho phù hợp (tương tự như cơ chế xem xét của Tòa án khi cơ quan nhà nước yêu cầu thi hành ngay quyết định hành chính bị khởi kiện ở Đức).
b) Về thẩm quyền của Tòa án
Mô hình tổ chức của các nước trên thế giới đều thể hiện sự ngang cấp trong việc xem xét lại quyết định, hành vi hành chính. Theo đó, Tòa án tối cao đều xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ và Chính phủ. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc xét xử quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan trung ương ban hành đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật Ban hành quyết định hành chính, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: “Việc trong dự thảo Luật không quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là chủ thể ban hành quyết định hành chính cũng được cân nhắc, vì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan này. … đề nghị nghiên cứu bổ sung các chủ thể này vào dự thảo Luật để bảo đảm quy trình thống nhất ban hành quyết định hành chính.” Với lập luận này, nếu một Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải xem xét, giải quyết vụ án liên quan đến quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì rất không phù hợp, nhất là với thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Đây là vấn đề rất cần nghiên cứu và hoàn thiện, bởi lẽ: “Quyền lực chính trị là một loại hình quyền lực, đó là quan hệ hai chiều, quan hệ mệnh lệnh giữa chủ thể với đối tượng và quan hệ tuân phục giữa đối tượng và chủ thể. Trong quan hệ đó quyền lực chỉ thực sự là quyền lực khi mệnh lệnh của chủ thể được đối tượng thi hành nhanh chóng và triệt để. Có nhiều điều kiện chi phối tới việc diễn ra trong thực tế yêu cầu đó. Nhưng về mặt xây dựng tổ chức thì việc quyền lực phải được xây dựng tập trung một cách đủ mức là điều kiện tiên quyết. Khi quyền lực không được tập trung đủ mức thì chủ thể của nó hoặc là không ra được quyết định, hoặc quyết định không có (hoặc thiếu) hiệu lực thi hành (không nhanh chóng và triệt để) thì khi đó thực chất chủ thể quyền lực đã mất quyền hoặc không có quyền lực trên thực tế. Trong đời sống chính trị thực tiễn, hiện tượng trì trệ trong xã hội ở những lĩnh vực và phạm vi nhất định, có thể có nguyên nhân là do không có chính sách, đường lối nào được thực thi kịp thời, triệt để, thực tế là sự chiết trung, triệt tiêu lẫn nhau, mà nguyên nhân của nó chính là tình trạng thiếu tập trung quyền lực.”
Thực tế thời gian qua cho thấy, các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thậm chí của Tòa cấp cao đã có hiệu lực pháp luật, nhưng cơ quan hành chính vẫn kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm lên Tòa án nhân dân tối cao. Việc thi hành án không những kéo dài, mà tính thượng tôn pháp luật cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài những vấn đề liên quan đến tính phức tạp của việc thực thi phán quyết của tòa án gây khó khăn cho cơ quan hành chính, còn phải kể đến tâm lý muốn “lên tận cùng” để được xem xét “thấu tình đạt lý”, vô hình trung lại làm giảm đi uy nghiêm của bản án đã được tuyên nhân danh Nhà nước.
Để phù hợp với mức độ giải quyết các vụ án liên quan và cơ cấu tổ chức của Tòa án, có thể nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của Thụy Điển, Phần Lan, hoặc như Trung Quốc: Tòa tối cao có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính do cơ quan Trung ương ban hành, hoặc/ và có thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính đặc biệt phức tạp, sơ thẩm và cũng là chung thẩm.
c) Về vai trò của Tòa án trong thi hành án hành chính, cơ quan quản lý, theo dõi thi hành án hành chính
Cơ chế “tự thi hành” là điểm chung của các nước trên thế giới, theo đó, cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước bị khởi kiện dù thắng kiện hay thua kiện cũng là người có trách nhiệm thi hành phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, pháp luật của các nước nhấn mạnh vai trò của Tòa án trong thi hành án hành chính, đặc biệt là việc ra lệnh thi hành và áp dụng các biện pháp, chế tài bảo đảm thi hành, mà nổi bật là Cộng hòa Pháp.
Pháp luật tố tụng hành chính của Việt Nam mới chỉ quy định vai trò của Tòa án trong việc ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Vai trò này khá lửng lơ và xét về bản chất thì không khác nhiều so với việc cơ quan thi hành án dân sự ra văn bản đôn đốc thi hành án hành chính, mặc dù quyết định của tòa có thể được coi là cao hơn về mặt thẩm quyền. Về vấn đề này, thống nhất với việc mở rộng thẩm quyền thay thế của tòa án trong vụ án hành chính, có thể áp dụng kinh nghiệm của Pháp trong việc tăng cường vai trò của tòa án trong thi hành án. Theo đó, tòa án khi ra quyết định buộc thi hành án hành chính, có thể kèm theo các nội dung về hướng dẫn thực hiện, thời hạn, chế tài...
Đồng thời với việc xem xét mở rộng thẩm quyền của tòa án tối cao như mục 3 trên, cũng cần phải xem xét mở rộng thẩm quyền đối với cơ quan quản lý thi hành án dân sự ở trung ương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án hành chính.
4.9.3 Nhóm các kiến nghị khác
[251] Kiến nghị về các biện pháp bảo đảm thi hành án hành chính
a) Về các biện pháp bảo đảm thi hành
Về nguyên tắc thi hành quyết định hành chính có hiệu lực cuối cùng
Cần nghiên cứu cụ thể pháp luật về quyết định hành chính ở các lĩnh vực cơ bản, nhất là lĩnh vực đất đai, từ đó có cơ sở để học tập kinh nghiệm của Phần Lan trong việc phân loại các quyết định hành chính (quyết định được phép kháng cáo; quyết định phải thi hành ngay; quyết định phải thi hành cho dù được phép kháng cáo; quyết định phải đề nghị Tòa án cho phép kháng cáo) và nguyên tắc thi hành quyết định hành chính có hiệu lực cuối cùng.
Các biện pháp tái lập sự hợp pháp
Thực hiện hành vi hành chính thay thế hành vi hành chính bị tuyên hủy và áp đặt một nghĩa vụ hành chính để thực hiện (lệnh thi hành án) là hai biện pháp hiệu quả và có nhiều ưu điểm của Pháp, Anh, Trung Quốc. Hai biện pháp này thể hiện rõ vai trò của tòa án trong việc hướng dẫn và bảo đảm thi hành án hành chính ngay từ giai đoạn đầu, làm giảm tình trạng phải áp dụng các chế tài do việc không thi hành án hành chính xảy ra.
Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp này, đòi hỏi tòa án phải thực sự là một cơ quan có thẩm quyền và có uy tín. Tham chính viện của Pháp có thể thực hiện suôn sẻ các biện pháp này một phần vì nó vừa là cơ quan tư pháp (tòa án hành chính tối cao), vừa là cơ quan hành pháp (hội đồng nhà nước). Đối với Việt Nam, để thực hiện được các biện pháp này, giải pháp đưa ra có thể là: hoặc là tòa án xét xử vụ án phải trên ít nhất một cấp so với cơ quan hành chính bị khởi kiện; hoặc là thẩm phán xét xử vụ án phải là chuyên gia trong lĩnh vực hành chính. Điều này có thể tiếp tục tham khảo kinh nghiệm của Tham chính viện Pháp, với số lượng thành viên chuyên trách chiếm 2/3 và số còn lại là những người giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương. Nên chăng, Việt Nam có thể thành lập một hội đồng tư vấn cấp cao liên quan đến các lĩnh vực phức tạp trong quản lý hành chính nhà nước (như đất đai) để tư vấn cho các Tòa án trong quá trình xét xử, hoặc tham gia làm hội thẩm trong quá trình xét xử.
b) Về các biện pháp bổ sung
Một biện pháp bổ sung mà pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam chưa có so với các nước, đó là việc phạt tiền, với tính chất là một biện pháp ngăn chặn việc không thi hành, và có thể là một chế tài áp dụng đối với trường hợp không thi hành. Pháp, Đức, Trung Quốc, Thụy Điển đều có các quy định cụ thể đối với loại biện pháp này và thực tiễn của các nước cũng cho thấy đây là biện pháp khá hữu ích. Đối với Việt Nam, khi hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, thì việc áp dụng hình phạt tiền sẽ gây ảnh hưởng đến kinh phí bảo đảm cho hoạt động của cơ quan. Do đó, để áp dụng biện pháp này, có thể lập một loại quỹ bồi hoàn độc lập để bảo đảm cho việc thi hành khoản tiền phạt (ví dụ ở Pháp có quỹ bồi hoàn về thuế giá trị gia tăng).
Ngoài ra, cần tiếp tục mở rộng hơn nữa sự kiểm soát của phương tiện thông tin đại chúng và người dân trong việc xét xử và thi hành án hành chính. Đây là một kênh giám sát hiệu quả, đề cao dân chủ và đòi hỏi tòa án, cơ quan hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ, tôn trọng và thi hành pháp luật. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng thông tư về công khai bản án, quyết định của tòa án; đây là một bước tiến trong công khai, minh bạch của hoạt động xét xử, tạo cơ sở cho hoạt động giám sát xã hội ngày càng hiệu quả và thực chất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Chương IV có dung lượng lớn thứ 2 trong Báo cáo này với 67 kiến nghị.
Hầu hết kiến nghị liên quan tới Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đều đã được đưa vào ứng dụng do yếu tố lịch sử là Hiệp định đã có hiệu lực từ 2000 và từ đó tới nay, có rất nhiều hiệp định thương mại mới đặt ra các yêu cầu đổi mới, hoàn thiện tương tự đối với pháp luật Việt Nam. Cũng tương tự như vậy là nhóm kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, các rủi ro pháp lý trong thương mại quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng, nên vấn đề cũng cần tiếp tục nghiên cứu, cập nhật thêm.
Đối với các kiến nghị liên quan tới giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đa số kiến nghị đều đã được ứng dụng, mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhóm kiến nghị liên quan tới giải quyết tranh chấp trực tuyến thì, do tính mới của vấn đề, nên còn đang được tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
Đối với các kiến nghị về cơ chế đảm bảo quyền con người và thiết chế quốc gia về bảo vệ quyền con người, do bản thân vấn đề không đơn thuần chỉ là pháp luật nên đang có nhiều cân nhắc khác nhau ở các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, có thể nói đóng góp của các kiến nghị này là rất lớn trong việc định hình một cách nhìn mới linh hoạt hơn, nhưng đồng thời cũng cụ thể rõ ràng hơn về cách tiếp cận vấn đề quyền con người ở Việt Nam.
CHƯƠNG V
CÁC KIẾN NGHỊ VỀ ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT
5.1 Các kiến nghị tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Đại học luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp[182]
5.1.1 Nhóm kiến nghị về các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật
[252] Kiến nghị về 8 giải pháp tăng tính thực tiễn cho Chương trình đfao tạo
Chương trình đào tạo là xương sống của cả quá trình đào tạo nên việc tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật phải bắt đầu từ việc tăng cường tính thực tiễn trong nội dung chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay còn một số điểm chưa thực sự hợp lý. Thực tế là có một số môn học thực sự không cần thiết và phù hợp vẫn chiếm thời lượng đáng kể, trong khi đó có nhiều môn học mà nhu cầu của xã hội đang đòi hỏi lại không được đưa vào giảng dạy. Một số môn học hết sức cần thiết cho việc hành nghề luật sau này của sinh viên cũng chỉ được giới thiệu sơ lược. Ví dụ: Môn Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng và Kỹ năng soạn thảo văn bản là hai môn học hết sức quan trọng, cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức cần thiết cho việc hành nghề luật trong tương lai nhưng lại chỉ được giảng dạy ở mức độ khái quát, sinh viên chưa được rèn luyện để có được kỹ năng. Các môn học thiết thực, gần gũi với đời sống cộng đồng và hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật chưa được giới thiệu và giảng dạy tại trường như hoạt động thực tiễn tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hay các môn học phương pháp giải quyết vụ án dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính…
Vì thế, các giải pháp tăng tính thực tiễn cho chương trình đào tạo được đề xuất là:
-
Rà soát tổng thể Chương trình đào tạo;
-
Thiết kế lại các môn học tự chọn;
-
Cân đối lại chương trình để sinh viên bắt buộc phải tham gia các hoạt động thực tiễn nhằm hoàn thiện các kỹ năng;
-
Thay đổi quy định về cách tính tỷ lệ giờ lý thuyết, thảo luận và tự nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung, tính chất từng môn học;
-
Thường xuyên, định kỳ rà soát lại toàn bộ chương trình đào tạo nói chung và các môn học nói riêng;
-
Tổ chức và năng cao hiệu quả hoạt động thực tập của sinh viên;
-
Nghiên cứu thiết kế chương trình đào tạo cấp hai bằng đại học;
-
Nghiên cứu xây dựng cơ chế liên thông giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề.
5.1.2 Nhóm kiến nghị về các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong giáo trình và các học liệu khác
[253] Kiến nghị 9 giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong giáo trình và các học liệu khác
Thứ nhất, đa dạng hóa tư liệu giảng dạy. Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, trong quá trình học tập tại các trường luật, ngoài các tài liệu có trong thư viện của trường, sinh viên còn được cung cấp các tài khoản để sử dụng các trang thư viện pháp luật điện tử (legal data base) như Nexis Lexis, WestLaw hoặc HeinOnline để tra cứu và cập nhật các công trình nghiên cứu, các vụ án đã được xét xử (cases). Việc này không chỉ có mục đích cung cấp thông tin, học liệu phục vụ việc học tập của sinh viên, mà còn rèn luyện khả năng tra cứu, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ việc viết, nghiên cứu pháp luật của sinh viên. Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tài liệu học tập của sinh viên chủ yếu vẫn là hệ thống giáo trình của trường. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng hoặc mua quyền sử dụng một thư viện pháp luật điện tử cho sinh viên để làm đa dạng hóa nguồn tư liệu học tập cũng là một nội dung mà trường cần tính đến trong thời gian tới.
Thứ hai, cần xác định quan điểm viết giáo trình thống nhất cho toàn trường để tạo nên trường phái giáo trình, một bản sắc riêng, không trộn lẫn mang thương hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội. Đây cũng là kinh nghiệm của một số cơ sở đào tạo luật danh tiếng trên thế giới. Theo chúng tôi, giáo trình nên được viết ngắn gọn, dễ hiểu về các vấn đề lý luận cơ bản, khái quát hóa vấn đề thực tiễn; có hệ thống các câu hỏi ở mỗi chương, để định hướng cho người học nắm được vấn đề cốt lõi và dễ tiếp thu kiến thức lý thuyết. Những vấn đề lý luận chuyên sâu nên chuyển thành các sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo khác.
Thứ ba, đảm bảo các tác giả giáo trình và người thẩm định giáo trình phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Trong điều kiện Trường có đội ngũ đông đảo các giảng viên có trình độ cao, cần nâng cao tiêu chuẩn của người viết giáo trình để tránh tình trạng giảng viên mới vào nghề được ít năm, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm thực tiễn, chưa đủ độ “chín” trong nghề đã tham gia viết giáo trình. Khuyến khích mời các nhà khoa học hoạt động thực tiễn tham gia vào việc viết và thẩm định giáo trình. Đồng thời, tuân thủ đầy đủ quy định về công tác thẩm định giáo trình để đảm bảo giáo trình có chất lượng, có kiến thức thực tiễn theo quy định. Xem xét tăng chế độ thanh toán tiền tác giả để khuyến khích nâng cao chất lượng giáo trình.
Thứ tư, mỗi bộ môn luật chuyên ngành cần xây dựng hệ thống bài tập tình huống chuẩn mực để sử dụng trong giảng dạy cho từng môn học. Tình huống có thể là giả định (nhưng phải có tính thực tiễn) hoặc là tình huống có thực nhưng được cô đọng để sinh viên dễ đọc, dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề lý thuyết. Bộ môn thường xuyên thay đổi bộ tình huống để cập nhật những vấn đề mang tính thời sự. Bộ tình huống chuẩn sẽ góp phần thay đổi tình trạng là người học ít được tiếp xúc với các tình huống thực tiễn, thông qua việc tham gia giải quyết trực tiếp tình huống sinh viên có cơ hội rèn luyện những kỹ năng của mình như kỹ năng lập luận, xử lý thông tin dữ liệu, kỹ năng áp dụng pháp luật, kỹ năng phát hiện vấn đề và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đặt ra.
Ngoài ra, việc sử dụng tình huống chuẩn sẽ tránh được tình trạng “khác biệt” trong giảng dạy của các giảng viên, ảnh hưởng đến sự công bằng trong tiếp nhận kiến thức của người học. Bên cạnh đó, bộ bài tập tình huống chuẩn sẽ tránh được tình trạng đơn điệu, thiếu tính sư phạm, thiếu tính thực tiễn... Theo chúng tôi, việc xây dựng hệ thống bài tập tình huống chuẩn mực đi kèm với giáo trình môn học để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập cũng cần được xây dựng và thẩm định kỹ càng như đối với giáo trình môn học.
Về cách thức xây dựng tình huống chuẩn có thể tham khảo kinh nghiệm sau đây của Trường đại học Havard (Hoa Kỳ)
Thứ năm, cần xây dựng các bộ hồ sơ vụ việc thực tiễn với đầy đủ các tài liệu làm nguồn học liệu cho sinh viên.
Thứ sáu, tăng cường thu thập và cung cấp cho sinh viên các mẫu văn bản trong thực tiễn về hợp đồng, biên bản tố tụng, bản án, quyết định tố tụng, văn bản tư vấn pháp luật nhằm hướng dẫn cách thức soạn thảo các loại văn bản trong hoạt động nghề nghiệp sau này, giúp sinh viên nắm được cấu trúc và cách ghi biên bản tố tụng, bản án, quyết định…
Thứ bảy, cần trang bị các video clip (có thể mua bản quyền của truyền hình hoặc thuê người quay các lần diễn án mẫu) làm học liệu để sinh viên tự tham khảo thay cho diễn án hay kiến tập hoặc xem dưới sự hướng dẫn, bình luận của giảng viên.
Thứ tám, tăng mức trả thù lao biên soạn giáo trình để khuyến khích các tác giả đầu tư nâng cao chất lượng giáo trình.
Thứ chín, về lâu dài cần từng bước đổi mới cách thức biên soạn giáo trình theo hướng tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ. Biên soạn giáo trình theo hướng tự học thực chất là thiết kế tài liệu hướng dẫn học tập, ở đó vai trò của người hướng dẫn hiện diện khắp nơi nhưng không làm thay, học viên phải tự trải nghiệm, suy nghĩ để giải quyết vấn đề, khái quát hoá vấn đề. Giáo trình sẽ bao gồm mục tiêu bài học, hướng dẫn các hoạt động, trình bày kiến thức, các tình huống, các bài tập để kiểm tra đánh giá, …
5.1.3 Nhóm kiến nghị về các giải pháp đổi mới phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của sinh viên
[254] Kiến nghị 7 giải pháp tổng thể và 6 giải pháp cụ thể đổi mới phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Thứ nhất, cần triển khai phương pháp tranh luận Socrates để sinh viên rèn luyện năng lực tư duy, phân tích tình huống, khả năng tranh luận, lập luận, thuyết trình và sáng tạo. Phương pháp này đã được áp dụng rất hiệu quả ở Hoa Kỳ và các nước có nền đào tạo luật tiên tiến. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là rèn luyện cho sinh viên cách tư duy như một người hành nghề luật trên thực tế, các vấn đề lý luận (các học thuyết pháp lý hay các nguyên tắc chung của pháp luật) sẽ được truyền tải tới sinh viên qua quá trình phân tích tình huống và tranh luận.
Thứ hai, cần tăng cường hơn nữa phương pháp tình huống. Phương pháp tình huống đang được sử dụng rộng rãi tại Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng mang nặng tính tự phát, phụ thuộc vào từng giảng viên và từng bộ môn. Cần xây dựng thành chủ trương chung của Nhà trường, có định hướng, hướng dẫn thống nhất để triển khai đồng bộ ở các bộ môn, trong đó đề cao vai trò của việc sử dụng tình huống thực tiễn.
Thứ ba, tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai. Cần tổ chức thường xuyên các phiên tòa giả định để sinh viên được trực tiếp tham gia với các vai trò khác nhau như là Luật sư, Thẩm phán, Công tố viên, Hội thẩm nhân dân, Trọng tài viên… trong các môn học về tố tụng tại tòa án hoặc giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, sử dụng thường xuyên phương pháp bài luyện. Phương pháp bài luyện có thể thực hiện dưới hình thức các loại bài tập hiện đang được áp dụng tại Trường. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần lưu ý thường xuyên đổi mới các loại bài tập để tránh tình trạng sinh viên sao chép, ỷ lại các bài viết mẫu hoặc có sẵn.
Thứ năm, áp dụng phương pháp tham quan thực tế như một hình thức hoạt động ngoại khóa bắt buộc.
Thứ sáu, thí điểm sử dụng phương pháp song giảng. Phương pháp song giảng được sử dụng phổ biến ở Học viện Tư pháp, theo đó, một giảng viên lý thuyết và một giảng viên thực hành cùng giảng. Theo đánh giá của nhiều giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia giảng dạy cho Học viện, đây là phương pháp hay kết hợp được sự am hiểu về lý luận của giảng viên lý thuyết với sự tinh thông về thực tiễn của giảng viên thực hành.
Thứ bảy, sử dụng phối hợp các phương pháp đào tạo tiên tiến trong mỗi giờ học, mỗi môn học. Trong đào tạo, không nên sử dụng từng phương pháp đào tạo đơn lẻ mà phải phối hợp sử dụng các phương pháp trong cùng một môn học. Ví dụ, phối hợp sử dụng phương pháp đóng vai (sinh viên được phân vai đại diện nguyên đơn, đại diện bị đơn, thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên trong một vụ án); phương pháp bài luyện (sinh viên được trực tiếp luyện soạn thảo hợp đồng, bản án...); phương pháp tham quan thực tế (sinh viên được trực tiếp thấy, quan sát tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp)... Thậm chí trong một giờ học cũng có thể áp dụng phối hợp nhiều phương pháp như phương pháp thuyết trình, làm việc nhóm, đóng vai, tình huống…
Tất cả các giải pháp được chúng tôi liệt kê ở trên đều không thể phát huy tác dụng nếu việc đánh giá, cho điểm chưa được đổi mới theo hướng kiểm tra, đánh giá kiến thức kết hợp kỹ năng áp dụng pháp luật trong thực tiễn, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên. Vì thế, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, thống nhất cách thức ra đề thi, kiểm tra theo hướng đánh giá cả kiến thức lý luận, khả năng lập luận, giải quyết vấn đề thực tiễn của sinh viên chứ không đơn thuần là kiểm tra kiến thức lý thuyết để tạo định hướng học tập cho sinh viên.
Thứ hai, để tăng tính thực tiễn trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên, có thể đổi mới cách thức ra đề kiểm tra và thi kết thúc môn học.
Thứ ba, tăng cường hình thức viết bài luận với các chủ đề gắn với thực tiễn.
Thứ tư, giảm bớt số lượng các loại bài tập (cá nhân tuần, nhóm tháng, học kỳ).
Thứ năm, thay đổi cơ cấu điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Thứ sáu, đánh giá bài tập nhóm bằng cách chỉ định thành viên bất kỳ của nhóm trình bày về các vấn đề liên quan ngay trong giờ thảo luận hoặc giờ thuyết trình để tránh tình trạng sao chép bài, ỷ lại các bạn của nhiều sinh viên trong nhóm.
5.1.4 Nhóm kiến nghị về các giải pháp kiện toàn đội ngũ giảng viên
[255] Kiến nghị 9 giải pháp kiện toàn đội ngũ giảng viên
Để kiện toàn đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, một số giải pháp sau được đề xuất:
Thứ nhất, tăng cường kiến thức thực tiễn của đội ngũ giảng viên cơ hữu tại Trường Đại học Luật Hà Nội thông qua các hoạt động thực tiễn.
Thứ hai, cần chú trọng tới việc thực tập, nghiên cứu thực tiễn của giảng viên, bao gồm cả giảng viên trẻ trong thời gian tập sự và cả giảng viên đã công tác một số năm
Thứ ba, các giảng viên cần tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong điều kiện dạy – học theo học chế tín chỉ, việc tiếp tục phương pháp chủ yếu là thuyết trình sẽ không phù hợp. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường sử dụng phương pháp tình huống để qua đó rèn luyện cho sinh viên kỹ năng áp dụng pháp luật. bên cạnh đó, cần tăng cường phương pháp đóng vai tại lớp học để tạo cơ hội cho sinh viên được thực hành ngay tại lớp học.
Thứ tư, cần chú trọng và thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn thật sự ở bộ môn hoặc liên bộ môn để giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn trên cơ sở đó tổng kết bổ sung lý luận chuyên ngành. Hiện nay hoạt động sinh hoạt chuyên môn chỉ mang tính hình thức. Việc tăng cường sinh hoạt chuyên môn ở bộ môn, khoa chuyên môn gắn với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao năng lực truyền thụ kiến thực tiễn cho giảng viên. Các kết luận chuyên môn cần được công bố công khai để các giảng viên và sinh viên được biết.
Thứ năm, tăng cường tổ chức các hội thảo khoa học để trao đổi những vấn đề thời sự nổi bật trong thực tiễn, những vụ việc đang là tâm điểm, được dư luận xã hội quan tâm, qua đó giảng viên có cái nhìn thực tế và đa chiều hơn về các vấn để pháp lý.
Thứ sáu, tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn của các giảng viên đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu trong việc bồi dưỡng giảng viên trẻ (ví dụ giảng viên trẻ làm trợ giảng trong các giờ lý thuyết). Theo chúng tôi, đây thực sự là giải pháp hợp lý nhằm kế thừa kinh nghiệm và kỹ năng của các giảng viên lớp trước, giúp các giảng viên lớp sau nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng của bản thân để có thể bắt kịp với yêu cầu của thực tiễn. Quá trình trợ giảng (bao gồm chuẩn bị bài, hỗ trợ giảng dạy trên lớp, hỗ trợ phân nhóm và hướng dẫn thảo luận cho sinh viên) thực sự sẽ là cơ hội để các giảng viên trẻ tiếp thu tinh hoa của thế hệ đi trước…
Thứ bảy, tăng cường sử dụng giảng viên thỉnh giảng là những người làm thực tiễn. Đội ngũ giảng viên cơ hữu là nòng cốt nhưng cần chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, bởi lẽ các giảng viên này chủ yếu là các nhà khoa học, những người hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm, có khả năng cung cấp cho sinh viên, thậm chí cho cả giảng viên cơ hữu của Trường những kiến thức thực tiễn mới mẻ, những kỹ năng nghề nghiệp đã kiểm nghiệm trong thực tế. Về vấn đề này có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới là: hầu hết các trường luật tại các nước, đặc biệt là các trường danh tiếng, không có nhiều giáo sư và giảng viên cơ hữu.
Thứ tám, cần có chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút giảng viên đầu tư chất xám, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, học liệu, phương pháp giảng dạy… đáp ứng yêu cầu trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Giảng viên là yếu tố quan trọng bậc nhất góp phần tạo nên thành công của hoạt động đào tạo. Hiện nay, quy định của Nhà nước có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo như phụ cấp nhà giáo, thâm niên nhà giáo… Bên cạnh đó, Nhà trường nên cân nhắc đầu tư, có chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp cho giảng viên để tạo động lực cống hiến cho Nhà trường.
Thứ chín, cần khuyến khích giảng viên tham gia tư vấn pháp luật và hoạt động tố tụng như làm Hội thẩm nhân dân, đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án, Trọng tài (nếu giảng viên được mời tham gia các công việc này). Đây là chủ trương đúng đắn của Trường, đã được thể hiện rõ ở Đề án xây dựng trường trọng điểm. Khi trực tiếp hoạt động thực tiễn, giảng viên được học hỏi, tích lũy rất nhiều kinh nghiệm để đưa vào bài giảng khiến bài giảng sinh động, gần gũi với thực tiễn và có hiệu quả.
5.1.5 Nhóm kiến nghị về các giải pháp năng cao tính thực tiễn trong hoạt động ngoại khóa, thực tập, thực hành luật của sinh viên
[256] Kiến nghị 5 giải pháp nâng cao tính thực tiễn trong hoạt động ngoại khoá, thực tập, thực hành luật của sinh viên
Thứ nhất, Đảng ủy, Ban giám hiệu cần quán triệt và đưa ra những chủ trương, định hướng cụ thể (bằng một nghị quyết hoặc chương trình hoặc kết luận) đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, thực hành nhằm nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, trong đó coi các hoạt động này là những cách thức quan trọng đóng góp vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường để có những chính sách đảm bảo thích hợp.
Thứ hai, cần quán triệt trong toàn trường gồm cả cán bộ, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa, mục đích và các vấn đề liên quan đến chính sách thực hiện các hoạt động ngoại khóa, thực hành của Trường trong mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động đào tạo chính thức.
Thứ ba, xây dựng các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy và khuyến khích các đơn vị, cán bộ, giáo viên tích cực và trách nhiệm trong tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành cho sinh viên ở nhiều hình thức khác nhau (như cơ chế tính thời gian làm việc, cơ chế tài chính).
Thứ tư, nghiên cứu và triển khai mô hình giờ trao đổi, thảo luận buổi trưa về các vấn đề pháp lý giữa sinh viên với các luật sư hoặc chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật khi họ không bận công việc vào giờ hành chính (được áp dụng khá rộng rãi trong các trường ở Hoa Kỳ và được gợi ý bởi nhiều luật sư có uy tín ở Việt Nam)
Thứ năm, mở rộng hợp tác với các trường khác và hợp tác quốc tế trong việc triển khai các hoạt động ngoại khóa, thực hành cho sinh viên. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa hướng đến ba mục tiêu: cung cấp kiến thức thực tiễn, rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, tăng cường kiến thức và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
5.1.6 Nhóm kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật
[257] Kiến nghị sau giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật
Thứ nhất, bố trí kinh phí thoả đáng đầu tư xây dựng mới, nâng cấp đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập.
Thứ hai, cần đồng bộ hóa các máy móc, thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thường xuyên kiểm tra hệ thống máy chiếu, máy tính, nếu có hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật thì phải xử lý ngay. Bố trí đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ trực phòng học để có thể kịp thời xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Thứ ba, cần nhanh chóng xây dựng phòng xử án để tổ chức các buổi diễn án có sự tham gia của các thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư, qua đó sinh viên nắm chắc các kiến thức về thực tiễn tố tụng tại phiên tòa. Với bàn ghế, biển tên, vành móng ngựa y như thật, phòng xử án sẽ tạo không khí xử án thật sự trang nghiêm và những người tham gia có được cảm giác như thật sự đang ở Tòa án. Việc này sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ cho cả giảng viên và sinh viên.
Thứ tư, hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ thông tin, thư viện.
Thứ năm, bố trí lượng kinh phí cần thiết đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giảng viên; Kinh phí đầu tư cho viết mới, chỉnh lý giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
Thứ sáu, tăng cường kinh phí cho các hoạt động đoàn thể, đặc biệt là các hoạt động hướng tới hướng dẫn sinh viên tự làm, thực làm và tự trải nghiệm (như phiên toà giả định, tư vấn pháp luật, tranh tụng).
5.2 Các kiến nghị đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học[183]
5.2.1 Nhóm kiến nghị về sự cần thiết đổi mới
[258] Kiến nghị 5 điểm về sự cần thiết đội mới mô hình quản trị đại học luật.
Thứ nhất, sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay đòi hỏi các trường đại học trong nước phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục, đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho đất nước.
Thứ hai, các Nghị quyết của Đảng trong những năm qua luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo đại học của đất nước trong đó có đào tạo luật.
Thứ ba, Luật GDĐH 2012, Luật GDĐH sửa đổi và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GDĐH sửa đổi quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH gắn với tất cả các hoạt động của cơ sở GDĐH trên các lĩnh vực, theo đó, cơ sở GDĐH có quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự; quyền tự chủ về tài chính và tài sản.
Thứ tư, Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể ―Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đã xác định mục tiêu tổng quát là: ”Tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thứ năm, để đổi mới toàn diện GDĐH, Nhà nƣớc chủ trƣơng xã hội hóa GDĐH, phân bổ ngân sách và nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả, đẩy mạnh thực hiện tự chủ của các cơ sở GDĐH gắn với trách nhiệm giải trình…
5.2.2 Nhóm kiến nghị về định hướng đổi mới
[259] Kiến nghị 6 định hướng đổi mới mô hình quản trị đại học luật
Thứ nhất, đảm bảo thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, đổi mới tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.
Thứ hai, đảm bảo việc đổi mới quản trị đại học luật phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về giáo dục đại học.
Thứ ba, đảm bảo khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản trị đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học.
Thứ tư, phải coi đổi mới phương thức quản trị là đòn bẩy trong việc nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học tại các trường đại học luật.
Thứ năm, đảm bảo tính kế thừa, thiết thực, khả thi và hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển trường.
Thứ sáu, đảm bảo tính đổi mới và hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
5.2.3 Nhóm kiến nghị về mục tiêu đổi mới
[260] Kiến nghị về mục tiêu chung và 3 mục tiêu cụ thể của đổi mới quản trị đại học luật
Mục tiêu chung:
Đổi mới quản trị đại học Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và tự chủ đại học, thực hiện mục tiêu xây dựng hai trường này thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật, hướng tới vươn ra khu vực và thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
Đổi mới mô hình quản trị đại học luật hƣớng tới các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH tại Nghị quyết số 29-NQ/TW; về đổi mới tổ chức, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH công lập tại Nghị quyết số 19-NQ/TW; về Đề án tổng thể ―Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật tại Quyết định số 549/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030 tại Nghị quyết số 54-NQ/BCSĐ năm 2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp.
- Đánh giá thực trạng quy định nội bộ của hai trường về quản trị đại học và thực tiễn thi hành tại trường thời thời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất được những giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản trị đại học tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh từ việc xây dựng thể chế, bộ máy, nội dung, phương thức quản trị đại học đến việc thi hành trên thực tế nhằm phát huy tối đa nội lực trong thực hiện tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng, hội nhập quốc tế và phấn đấu trở thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật, hướng tới vươn ra khu vực và thế giới.
5.2.4 Nhóm kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị đại học
[261] Kiến nghị 5 giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản trị đại học luật.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản trị đại học ở Việt Nam, Đề tài có một số đề xuất hoàn thiện quy định của Luật Giáo dục đại học như sau:
-
Kiến nghị về hoàn thiện quy định về cơ cấu, thành phần bộ máy quản trị đại học;
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường;
-
Kiến nghị về hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh trong bộ máy quản trị đại học, thủ tục bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong bộ máy quản trị đại học;
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định về cơ chế phối hợp giữa hội đồng trường và các thiết chế quyền lực khác trong cơ sở giáo dục đại học;
-
Kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế tài do vi phạm.
5.2.5 Nhóm kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ
[262] Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ trường.
a) Các kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của trường
Quy chế tổ chức và hoạt động của một trường đại học có vai trò hết sức quan trọng đối với chính cơ sở GDĐH đó, là văn bản xương sống, nền tảng cho mọi tổ chức và hoạt động của Trường, có thể coi là Hiến pháp của cơ sở GDĐH. Một số nội dung liên quan đến việc đổi mới bộ máy quản trị đại học cần lưu ý khi xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường như sau:
Thứ nhất, những quy định chung về hội đồng trường. Trong nhóm quy định này phải có các quy định về vị trí pháp lý của hội đồng trường; về nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường; về số lượng, cơ cấu thành viên của hội đồng trường và về tiêu chuẩn chức danh của Chủ tịch hội đồng trường; về cơ chế thông tin của hội đồng trường; về hoạt động giám sát của hội đồng trường; về ngân sách hoạt động và bộ máy giúp việc của hội đồng trường.
Thứ hai là hoàn thiện bộ máy tổ chức của trường. Bộ máy quản lý và bộ máy quản trị nằm trong quan hệ tác động qua lại với nhau. Bộ máy quản lý và hoạt động quản lý vận động trong khung pháp lý nhà trường do quản trị đặt ra và tác động trở lại để quản trị không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quyền tự chủ trên các lĩnh vực được giao nhằm tới các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể; kết quả của việc thực hiện này được đánh giá, tập trung chủ yếu vào các kết quả đầu ra của đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội; việc đánh giá này cung cấp thông tin đầu vào cho báo cáo giải trình, giúp các nhà quản trị nhận dạng được các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để có điều chỉnh, đổi mới trong chỉ đạo và giám sát. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐT cần phải tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trường, bảo đảm tính hệ thống, tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, hoạt động hiệu quả.
b) Các kiến nghị xây dựng, hoàn thiện các quy định nội bộ khác đảm bảo điều kiện tự chủ
Bên cạnh việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, HĐT cần xây dựng hoặc hoàn thiện để ban hành chính thức các quy định nhằm đảm bảo điều kiện tự chủ như: quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở; các chỉ số, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện; các quy trình, quy định về bổ nhiệm nhân sự, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, quy trình, cách xác định tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định, các quy định quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn pháp luật
c) Các kiến nghị về xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng
Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng ủy, HĐT và Hiệu trưởng cần có các nội dung cụ thể như sau:
- Xác định chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc chung về phối hợp hoạt động của ba thiết chế này;
- Xác định mối quan hệ giữa Đảng ủy và Hội đồng trường;
- Xác định mối quan hệ giữa Đảng ủy và Hiệu trưởng;
- Xác định mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng.
5.2.6 Nhóm kiến nghị về các giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động
[263] Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Ở trung ương
Cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định về tự chủ đại học (tự chủ về tài chính, tổ chức, nhân sự và hoạt động), tạo hành lang pháp lý cho việc xác định phƣơng thức quản trị đại học tại các trường đại học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về thẩm quyền, vai trò của cơ quan nhà nước chủ quản đối với trường đại học; sớm có hướng dẫn để thực hiện các điều kiện tự chủ đại học; trình tự, thủ tục công nhận tự chủ đại học thì mới tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ đại học và xác định phương thức quản trị đại học.
Bộ Nội Vụ cần phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể trường đại học, về số lượng người làm việc trong các trường đại học, về chính sách tinh giản biên chế, về thẩm quyển tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức phù hợp với các quy định về tự chủ đại học.
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính trong các trường đại học, hướng dẫn các trường xây dựng quy chế tài chính, cơ chế đầu tư và thu hút đầu tư…
Đối với Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan chủ quản: cần phải kịp thời rà soát, hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý cho Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đồng thời với tăng cường vai trò giám sát của Bộ chủ quản. Với giải pháp này, Trường Đại học Luật Hà Nội cần duy trì, thực hiện tốt việc tự chủ chi thường xuyên hướng tới tự chủ chi đầu tư để làm cơ sở cho việc được tự chủ ở mức độ cao nhất về tổ chức, nhân sự, tài chính, học thuật và các hoạt động khác. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thí điểm tự chủ hoàn toàn.
[264] Kiến nghị đối với các trường đại học luật
Đối với những trường đại học luật, những việc cần làm bao gồm:
-
Xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển dài hạn của trường;
-
Tăng cường vai trò quản trị của các thiết chế trong trường đại học và mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng;
-
Xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược;
-
Tăng cường nhận thức về quản trị đại học nói chung và hội đồng trường nói riêng cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động, người học;
-
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan;
-
Đổi mới toàn diện các mặt quản trị của trường, bao gồm quản trị hệ thống bộ máy, quản trị nguồn nhân lực, quản trị hoạt động đào tạo và bồi dưỡng, quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học, quản trị hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế, quản trị tài chính, tài sản và cơ sở vật chất, quản trị hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin và hình thành văn hóa chất lượng trong quản trị.
5.3 Các kiến nghị về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0[184]
5.3.1 Nhóm kiến nghị về giải pháp hoàn thiện thể chế
[265] Kiến nghị về định hướng và 8 nội dung hoàn thiện thể chế phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng yêu cầu 4.0
Thể chế đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp được đề cập ở những khía cạnh như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp và hoàn thiện thể chế tổ chức cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp. Một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và phù hợp cho từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp sẽ tạo điều kiện và đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp.
Cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp như các văn bản quy định về chỉ tiêu, mã số, văn bằng, kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, cơ chế tuyển chọn học viên vào trường và cơ chế sử dụng học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo của trường, hệ thống văn bằng, chứng chỉ. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ - chuyên gia pháp luật trong các hình thức học xây dựng và triển khai mô hình đào tạo tích hợp nhiều kênh và hình thức đào tạo khác nhau (đào tạo trực tuyến (Elearning), trong lớp học, trong công việc…); hoàn thiện thể chế về mối quan hệ phối hợp giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với các cơ quan, tổ chức liên quan.
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến việc áp dụng, ứng dụng CNTT, công nghệ số để thích ứng với CMCN 4.0 trong bồi dưỡng nguồn nhân lực của đất nước nói chung và của Bộ, ngành Tư pháp nói riêng. Tuy nhiên, về lâu dài, việc hoàn thiện thể chế của nhà nước cần được tiếp tục thực hiện với những quy định cụ thể hơn, thậm chí gắn với việc ứng dụng mỗi thành tựu lớn của CMCN 4.0 lại cần có những thể thế phù hợp đi kèm.
Bên cạnh những thay đổi thể chế ở cấp độ nhà nước, trong đó có việc xem xét tiếp tục triển khai Dự án Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp, các cơ sở đào tạo cũng cần hoàn thiện các thể chế nội bộ liên quan. Theo đó, các cơ sở đào tạo cần sớm xây dựng và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách liên quan liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhất là để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, công nghệ số, thành tựu của CMCN 4.0 để tạo hành lang cơ sở pháp lý cho việc áp dụng, thực hiện triển khai trên thực tế. Trong đó, các nội dung cần được đặc biệt quan tâm là:
-
Quy định về việc áp dụng, ứng dụng CNTT, công nghệ số, ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
-
Quy trình về việc tổ chức, quản lý trong ứng dụng CNTT để thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
-
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quản lý, tổ chức, sử dụng, ứng dụng CNTT trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
-
Quy định về liên thông giữa các chương trình đào tạo, đặc biệt là tăng cường liên thông giữa chương trình đào tạo trình độ cử nhân Luật và chương trình đào tạo các chức danh tư pháp phù hợp với xu hướng chia sẻ trong CMCN 4.0.
-
Quy chế xây dựng bài giảng điện tử, quy trình tổ chức thẩm định học liệu điện tử, số hóa học liệu điện tử trước khi đưa vào sử dụng.
-
Quy chế chi tiêu nội bộ, quy định, định mức tài chính đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong cuộc CMCN 4.0.
-
Các quy định về việc chuẩn hóa đối với đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, năng lực ứng dụng, sử dụng, áp dụng CNTT.
-
Quy chế khen thưởng, kỷ luật, thanh toán tiền thu nhập tăng thêm đối với đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động để thu hút người có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tư duy năng động, đổi mới sáng tạo và có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về sử dụng, ứng dụng, áp dụng CNTT trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
5.3.2 Nhóm kiến nghị về giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị đào tạo
[266] Kiến nghị áp dụng mô hình giáo dục thông minh SMART
Hệ thống quản trị đào tạo cần được đổi mới từ việc đổi mới quan niệm về mục tiêu đào tạo. Theo đó, mỗi cơ sở đào tạo cần có sự điều chỉnh phù hợp theo tiếp cận “tầm nhìn”, “mở”, “tích cực”, “đổi mới sáng tạo”, “thích ứng cao”, thay vì quan niệm đào tạo nguồn nhân lực cần chuyển đổi sang mô hình thích ứng, sáng tạo, dẫn dắt và định hướng nguồn nhân lực (kể cả trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm đào tạo, khởi nghiệp, ươm tạo tài năng…). Với cách nhìn đó, dưới tác động của CMCN 4.0, mô hình giáo dục thông minh (SMART Education) theo cách tiếp cận công nghệ, cho phép tích hợp toàn diện, tiếp cận mở và kết nối Internet vạn vật được coi là mô hình quản trị mới thích hợp và được đề xuất áp dụng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp. SmE là hệ thống giáo dục dựa trên công nghệ giúp cả người dạy và người học tiếp cận dễ dàng và phong phú hơn các kiến thức cần truyền đạt, rút ngắn thời gian, khoảng cách trong học tập, đồng thời hỗ trợ đánh giá kết quả học tập khách quan, toàn diện hơn. Có nhiều quan niệm về cấu trúc hệ thống SmE ở các nước và từng thời điểm nhất định, dựa trên các công nghệ, thiết bị, phần mềm… Tuy nhiên, đều dựa trên 5 yếu tố: Self-directed (Tự định hướng), Motivated (Có động cơ), Adaptive (Có khả năng tương thích), Resource enriched (Có nguồn học liệu phong phú) và Technology embedded (Có áp dụng công nghệ). Hệ thống SmE ở mỗi môi trường giáo dục có những yêu cầu cụ thể, riêng biệt, phụ thuộc vào quy mô, cách thức vận hành và năng lực ứng dụng công nghệ và sử dụng công cụ trong đào tạo. Một cơ sở giáo dục thông minh không có nghĩa là tất cả mọi thứ đều thông minh, hiện đại mà cần đầu tư, phát triển trọng tâm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài dựa trên nguồn lực của mình. Cơ sở có thể đầu tư hệ thống học liệu thông minh, giảng dạy thông minh, lớp học thông minh, quản trị thông minh, thư viện thông minh, đánh giá thông minh…Như vậy, vấn đề cốt lõi là cần xác định đúng đắn các yếu tố của SmE phù hợp với đặc thù của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, từng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
5.3.3 Nhóm kiến nghị giải pháp hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
[267] Kiến nghị 4 nội dung cần được ưu tiên trong Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Đối với đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp, các nội dung cần được chú trọng là đào tạo, bồi dưỡng về thay đổi tư duy, xây dựng kỹ năng và luyện tập việc ứng dụng tư duy và kỹ năng trong nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0, cần đổi mới chương trình đào tạo trong đó vai trò của người dạy, người học và nội dung giảng dạy dựa vào công nghệ tin học, truyền thông và toán học (số hóa). Chương trình cần được xây dựng dựa trên khảo sát toàn diện, kỹ lưỡng nhu cầu về kỹ năng của người học. Nội dung chương trình phải phản ánh đúng nhu cầu này. Mặt khác, học viên cần được tham gia thiết kế các giải pháp thực hiện chương trình. Cần tăng cường sự tham gia của người học, người sử dụng lao động vào quá trình thiết kế chương trình đào tạo để chương trình đào tạo thật sự gần với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, việc lấy ý kiến người học, người sử dụng lao động chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi, theo nhiều kênh khác nhau thay vì phải khảo sát trực tiếp (với lượng ý kiến, chất lượng ý kiến còn nhiều hạn chế) như trước đây.
Về mặt nội dung, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp cần ưu tiên cập nhật các nội dung như:
-
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu, áp dụng pháp luật, xử lý công việc;
-
Thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp thông qua các hoạt động kiến tập, thực tập tại các cơ quan, tổ chức hành nghề đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ;
-
Các kỹ năng mềm là nền tảng, cốt lõi cho quá trình hành nghề như kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong nghề luật, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo và các kỹ năng mềm khác như kỹ năng đàm phán/thương thuyết/hòa giải, kỹ năng phân tích, lập luận pháp lý, kỹ năng tổ chức, điều kiện hoạt động nghề nghiệp… để hình thành, phát triển và hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của người hành nghề luật. Các kỹ năng này cần được chú trọng đào tạo từ chương trình đào tạo trình độ đại học ngành luật đến chương trình đào tạo chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.
-
Những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp
Đề tài đề xuất cần xây dựng, hoàn thiện quy trình xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong đó quy định cụ thể về các bước, cách thức thực hiện và kết quả đầu ra từng bước trong quy trình, đặc biệt nhấn mạnh việc khảo sát thực tiễn, sự tham gia của người học trong thiết kế chương trình.
5.3.4 Nhóm kiến nghị giải pháp đổi mới, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng
[268] Kiến nghị xây dựng các đề án đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Đối với phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, xử lý tình huống của học viên; đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong đó chú trọng đào tạo kết hợp giữa đào tạo trực tiếp và đào tạo từ xa bằng hình thức trực tuyến phù hợp với đặc trưng của từng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Đối với chương trình đào tạo trình độ đại học ngành luật và một số chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tỉ lệ số bài học đào tạo trực tuyến sẽ cao hơn so với chương trình đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.
Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo không phải câu chuyện đơn lẻ là ứng dụng công nghệ để chuyển từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tuyến mà kèm theo đó là đổi mới hệ thống học liệu, đổi mới thể chế quản lý tương ứng, tập huấn giảng viên, cán bộ quản lý…Do đó, để thực hiện được giải pháp này, cần xây dựng và thực hiện các Đề án liên quan tới đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp, cụ thể là:
5.3.5 Nhóm kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
[269] Kiến nghị 4 tiêu chuẩn và 5 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và những yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trong bối cảnh CMCN 4.0, đội ngũ giảng viên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp cần được tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế hành nghề; tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và triển khai bài giảng, xây dựng học liệu đào tạo, tư vấn, giải đáp trực tuyến cho học viên. Các tiêu chí mới mà giảng viên cần đáp ứng là:
-
Thân thiện với công nghệ. Giảng viên nếu muốn đáp ứng được yêu cầu của giáo dục 4.0 thì phải bắt nhịp được, nói cách khác là phải thân thiện với nền tảng của nó, đó công nghệ, không được coi các thành tựu công nghệ là nguy cơ đối với bản thân mình và công việc của mình. Phải học và thích ứng với những thay đổi của công nghệ để nâng cao kỹ năng của mình trong hoạt động giảng dạy.
-
Hợp tác thiện chí và trách nhiệm. Trong thời đại công nghiệp 4.0, giảng viên cần hợp tác cùng đồng nghiệp, hợp tác với học viên mới có thể đạt được các kết quả tốt trong hoạt động đào tạo. Thế giới đã trở nên phẳng với ICT nên sự hợp tác là chìa khóa thành công cho hoạt động của giảng viên. Hợp tác bắt đầu từ sự chia sẻ, cả thông tin, kinh nghiệm thành công cũng như bài học thất bại.
-
Sáng tạo và chấp nhận rủi ro. Đây là một trong những phẩm chất (kỹ năng) khó tôi luyện. Tuy nhiên, trong số 16 kỹ năng cần có trong thế kỷ 21 mà WEF chỉ ra, trong số Creativity is one of the skills needed in the Top 10 Skill 2020 và 13 kỹ năng cơ bản nhất mà Education Reform[185] đưa ra thì sự sáng tạo luôn được đánh giá cao. Tại sao giảng viên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp cần đến sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro? Đó chính là tính đa dạng về nhu cầu kỹ năng của học viên, tính gắn kết giữa những gì họ học với nghề nghiệp không cho phép giảng viên rập khuôn, gắn chặt với một phương pháp hay mô hình truyền thống nào đó. Dĩ nhiên, đi liền với sáng tạo là rủi ro vì mọi sự sáng tạo đều mang đến yếu tố mới và yếu tố mới không phải lúc nào cũng được đón nhận. Điều này buộc giảng viên phải chấp nhận rủi ro và phẩm chất này cần được các cơ sở đào tạo truyền cho đội ngũ giảng viên của mình.
-
Khả năng chuyển từ vai trò dạy sang vai trò hướng dẫn. Thuyết giảng là đặc trưng chủ yếu của giảng viên trong các nền giáo dục 1.0, 2.0, 3.0. Thuyết giảng dễ hơn nhiều so với hướng dẫn. Sự thay đổi vai trò đòi hỏi giảng viên không chỉ phải tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm mà cần có thay đổi cả “tâm thế” để thích ứng với những tình huống người học trao đổi những kiến thức do họ chủ động tiếp cận mà giảng viên có khi chưa cập nhật. Khi đó, việc trao đổi về cách thức, nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề…cũng như cách xử lý tình huống sư phạm giữ vai trò quan trọng.
Giải pháp cụ thể để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp có được đội ngũ giảng viên đáp ứng các yêu cầu trên là:
(i) Xây dựng khung năng lực giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp trong đó đặc biệt nhấn mạnh các năng lực cần thiết trong bối cảnh CMCN 4.0 như nêu trên.
(ii) Đánh giá, phân loại giảng viên thực tế trên cơ sở các năng lực yêu cầu nêu trên, xây dựng lộ trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đạt chuẩn yêu cầu, có giải pháp phù hợp đối với giảng viên sau đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực mà vẫn không đạt chuẩn theo yêu cầu.
(iii) Tiếp tục đổi mới công tác tuyển chọn giảng viên đáp ứng khung năng lực đã đặt ra.
(iv) Tăng cường cơ hội học tập cho giảng viên kể cả đào tạo dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có nhiều thành công đổi mới giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0. Cần xây dựng Đề án đào tạo, nâng cao năng lực cho giảng viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đó có lộ trình và nguồn kinh phí bảo đảm cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở trong và ngoài nước.
(v) Đổi mới cơ chế đánh giá, đãi ngộ, khen thưởng đối với giảng viên gắn với chất lượng, hiệu quả công tác.
Về phía mình, tự các giảng viên cũng cần nhận thức về những yêu cầu của CMCN 4.0 và tăng cường tự học, tự rèn luyện đặc biệt là ngoại ngữ, khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ, tăng cường kiến thức thực tiễn nghề luật.
5.3.6 Nhóm kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử
[270] Kiến nghị xây dựng và hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử
Để phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, các cơ sở đào tạo cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, định hướng xây dựng hệ thống học liệu điện tử phù hợp với cơ sở đào tạo của mình. Về mặt nội dung, hệ thống học liệu điện tử bên cạnh giáo trình môn học cần bao gồm cả tài liệu để hỗ trợ quá trình tự học của học viên như kế hoạch học tập, hướng dẫn học tập theo môn học, sách tham khảo, bài giảng của các giảng viên được đăng kèm, video ghi lại nội dung bài giảng bộ môn, các đề kiểm tra, bài tập tình huống, bài tập nhóm… Để có thể xây dựng một bộ hệ thống học liệu chất lượng cần phải chú trọng đến những tài liệu học liệu mang tính chuyên môn đồng thời kết hợp cả các tiêu chí kỹ thuật dàn dựng bài học công phu, dễ theo dõi, tạo nên độ tương tác cao giúp liên kết chặt chẽ giữ học viên và giảng viên cũng như hệ thống học liệu của toàn hệ thống e-learning. Muốn vậy, cần có đội ngũ cán bộ thiết kế học liệu điện tử, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở học liệu điện tử có năng lực, trình độ, am hiểu quy trình thiết kế, quy trình sản xuất học liệu điện tử, học liệu số; sử dụng thành thạo các công cụ CNTT, khai thác cơ sở dữ liệu lớn (big data) và phối hợp tốt với giảng viên tổ chức thiết kế, xây dựng học liệu điện tử phục vụ đào tạo, bồi dưỡng.
Để thực hiện giải pháp này, việc triển khai các Đề án xây dựng hệ thống học liệu điện tử tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp là cần thiết. Có thể xây dựng Đề án thí điểm đối với một số môn học, một số chương trình được lựa chọn từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai đồng bộ.
5.3.7 Nhóm kiến nghị giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ
[271] Kiến nghị áp dụng các công nghệ mới, thông minh trong giảng dạy
Với công nghệ ngày càng phát triển mạnh, bất kỳ cơ sở giáo dục nào mong muốn phát triển cần quyết liệt và thực chất trong đầu tư vào công nghệ, thực hiện chuyển đổi số mạnh để nâng cao năng lực quản trị, tiến cận nhanh với các công nghệ giáo dục hiện đại, giáo dục thông minh. Nền tảng số tích hợp các chức năng quản lý tổng thể quản trị hệ thống, quản lí đào tạo và cơ sở dữ liệu dùng chung, tích hợp các giải pháp ứng dụng người dùng theo tiếp cận SMAC (Social, Mobile, Analytic, Cloud) thành hệ sinh thái số trong đơn vị đào tạo. Mô hình đào tạo, bồi dưỡng nghề luật cần kết hợp, lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, phù hợp giữa các giai đoạn học thuật và thực hành nghề ngay trong chương trình đào tạo. Mặt khác, việc trang bị kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức nghề luật cần được lồng ghép với các hình thức hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, các mô hình thực tập nghề tại chỗ, ngoài nhà trường, tham gia giải quyết các trường hợp giải quyết pháp luật (từ đơn giản đến phức tạp) sẽ tạo niềm tin, định hướng đúng trong quá trình phát triển nghề nghiệp.
Các công nghệ mới như thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp (MR/XR)/thực tế tạo ảnh (CR)… sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp cận, xử lí thông tin; nới rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề cho người học. Các nền tảng này còn hỗ trợ duy trì sự kết nối giữa cơ sở đào tạo với học viên trong và sau khi kết thúc khóa đào tạo. Hơn nữa, chính hệ thống này sẽ là nền tảng để thu hút và kết nối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những người có kĩ năng, uy tín trong thực tiễn hoạt động nghề luật. Mặt khác, phương thức, mô hình đào tạo này khi được vận hành trên nền tảng công nghệ (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa, tương tác đa chiều, mô phỏng, video tương tác, các khóa đào tạo luật online diện rộng…) sẽ đáp ứng xu hướng đào tạo, bồi dưỡng nghề luật mang tính xuyên quốc gia, hỗ trợ tư vấn nghề nghiệp liên quan đến các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hành nghề của học viên…
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp cần chuẩn bị hạ tầng công nghệ cần thiết để thực hiện nền giáo dục 4.0 cho dù chỉ là bước đầu. Muốn chuẩn bị những điều kiện này, các cơ sở đào tạo cần đầu tư mạnh hơn vào công nghệ tin học. Các camera 3600, TV kỹ thuật số, các thiết bị chiếu hình… cần được trang bị và khai thác hiệu quả nhất. Mạng internet băng thông không đủ rộng thì khó triển khai việc tương tác giữa học viên, giảng viên, chưa nói đến tạo ra được các quy trình tuyển sinh quản lý bằng dữ liệu lớn hay blockchain (chuối khối). Xây dựng các mô hình thực nghiệm, diễn án sử dụng công nghệ mới, các phòng học ảo, thiết bị ảo, thư viện ảo... dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI, nhất là trong tổng hợp thông tin học tập, các gợi ý hữu ích cho người học và người dạy, tạo điều kiện cho người học tiếp cận giáo trình chuẩn hóa theo từng cá nhân, trong đánh giá năng lực và nhu cầu của người học, hoặc sử dụng để khắc phục sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên (chẳng hạn dạy ngoại ngữ hoặc kỹ năng khác).
Trên cơ sở áp dụng các công nghệ giáo dục mới, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện hành được xây dựng theo tiếp cận học liệu số, tích hợp các công nghệ số, ứng dụng mobile, điện toán đám mây… Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng và phát triển học liệu cho phép thực thi chương trình theo tiếp cận mở, tăng số lượng các học phần lựa chọn; cung cấp các gói học liệu theo nhu cầu, năng lực cá nhân học viên (learning portfolio), xây dựng ngân hàng “dịch vụ pháp lí”, “trường hợp/tình huống pháp lí” được số hóa bằng các định dạng khác nhau v.v. Đồng thời, hệ thống học liệu số với khả năng tương tác cao, chia sẻ rộng và tức thời sẽ hỗ trợ triển khai các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng mới như diễn án (trực tiếp, trực tuyến), thực hành nghề (legal clinic), trợ giúp pháp lí (pro-bono), thực hành tư vấn pháp lí, dạy học dự án…Việc ứng dụng công nghệ 4.0 cho các khóa học từ xa, đảm bảo internet để học viên có thể áp dụng các công nghệ, dùng thư viện số, tìm kiếm thông tin cũng là vấn đề mà nhiều học viên tham gia khảo sát trong khuôn khổ Đề tài đề xuất.
Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cần nghiên cứu các định hướng chính sách (hạ tầng nền tảng và giải pháp công nghệ lõi cho các cơ sở giáo dục), huy động xã hội hóa, tạo cơ chế cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư, triển khai công nghệ giáo dục cùng tham gia với nhà trường trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; và đánh giá tính hiệu quả các quá trình ứng dụng công nghệ trong giáo dục trước bối cảnh CMCN 4.0 hiện nay. Một nhóm chuyên gia công nghệ cần được thành lập để xây dựng các kế hoạch, xác định các bước đi cụ thể của cơ sở đào tạo hướng tới đào tạo 4.0 bao gồm cả việc hướng dẫn đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý tiếp cận và ứng dụng được các thành tựu mà CMCN 4.0 tạo ra cho nền giáo dục.
5.3.8 Nhóm kiến nghị các giải pháp cụ thể cho từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp
[272] Kiến nghị hoàn thiện mục tiêu và chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành tư pháp
Mục tiêu và chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội cần thay đổi theo hướng thúc đẩy sáng tạo, phát triển năng lực cá nhân. Đào tạo theo định hướng khởi nghiệp, chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng mới của công dân 4.0 và 5 thành tố bao gồm: Có nhiều chương trình đào tạo mới có tính liên ngành và xuyên ngành cao và nhiều chương trình đào tạo gắn với công nghệ 4.0; Cấu trúc chương trình đào tạo mới; Công nghệ đào tạo mới; Các dự án khởi nghiệp mới và Hệ sinh thái giáo dục khởi nghiệp mới kết nối tất cả các bên liên quan: người dạy, người học, giảng đường, học liệu và người sử dụng.
Để đáp ứng được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, Trường Đại học Luật Hà Nội cần xây dựng nhiều chương trình khác nhau giúp cá nhân hóa việc đào tạo; cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người học để đưa ra chương trình đào tạo riêng phù hợp, bổ sung vào chương trình đào tạo một số nội dung pháp luật chuyên ngành, với dung lượng phù hợp. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ngành học mới, hệ thống giáo trình cũng cần thay đổi, cập nhật liên tục. Chú trọng đào tạo các kỹ năng mới như: tìm kiếm thông tin; cập nhật phần mềm; tiếp cận và lưu trữ dữ liệu; sử dụng các thiết bị cảm biến, làm việc cùng robot; sử dụng công nghệ Blockchain; giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo; quản lý nhân sự; làm việc nhóm... Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được xây dựng theo mô thức “tiến vào thị trường”, có khả năng thương mại hóa cao và cạnh tranh.
Chương trình và chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội phải đảm bảo người học tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường có thể tiếp tục tham dự: khoá đào tạo các chức danh tư pháp (như thẩm phán, công chứng viên, chấp hành viên, luật sư,...) tại các cơ sở đào tạo nghề; khoá đào tạo liên thông, đào tạo văn bằng đại học thứ hai tại các cơ sở đào tạo trong nước; khoá đào tạo luật ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo luật trong nước và nước ngoài.Hoàn thiện chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật học theo hướng kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, nghiên cứu áp dụng thí điểm chương trình tiên tiến của các cơ sở đào tạo luật có uy tín trên thế giới đối với một số chuyên ngành luật, tích hợp và xây dựng chương trình đào tạo mới tiếp cận và tương thích với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
[273] Kiến nghị đổi mới mô hình kết nối giữa trường và đơn vị sử dụng lao động
Cần thiết lập mô hình tổng thể ở cấp độ cao trên cơ sở thiết lập một khuôn mẫu gắn kết chung với nhiều hình thức trong một hệ thống chặt chẽ, có thể tương tác và hỗ trợ nhau. Trường đại học vừa đào tạo, vừa chuyển giao công nghệ hoặc gắn kết vừa đào tạo, vừa nghiên cứu và triển khai. Từ mô hình tổng thể này, thiết lập mô hình cụ thể, riêng rẽ, như gắn kết theo hình thức đào tạo đại học vừa học, vừa làm; đào tạo lý thuyết ở trường đại học, thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động khác; đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan, doanh nghiệp; mở rộng giảng đường đào tạo từ đại học đến doanh nghiệp... Cơ chế và chính sách phải lấy chất lượng đào tạo làm cầu nối gắn kết theo nguyên tắc thị trường, nhất là thị trường lao động và trên cơ sở hài hòa, chia sẻ lợi ích các bên; thiết lập thể chế quản trị mô hình gắn kết giữa trường đại học với cơ quan, doanh nghiệp (đánh giá kết quả đầu ra; sự phản hồi từ doanh nghiệp...).
Coi trọng việc đưa giảng viên đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp để bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy và sử dụng giảng viên kiêm nhiệm là các thẩm phán, luật sư, cán bộ pháp chế có kinh nghiệm, hoặc trí thức hóa các giảng viên từ các cơ quan, doanh nghiệp để sử dụng trong trường đại học; tăng cường tương tác giữa giảng viên và doanh nghiệp; thiết kế các khóa đào tạo chuyên biệt theo yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp đặt hàng hoặc tăng cường sự tham gia của cơ quan, doanh nghiệp đối tác vào xây dựng chương trình, giáo trình; đầu tư kết cấu hạ tầng đào tạo đáp ứng yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp.
[274] Kiến nghị tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng
Hợp tác và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các chương trình trao đổi hoặc du học tại chỗ và được tự do phát triển cá nhân; cho phép giảng viên học hỏi phương pháp điều hành và giáo dục từ các trường đại học quốc tế và giúp đối tác hiểu về Trường Luật; tạo ra các cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học xuyên quốc gia; cải thiện chất lượng theo hướng tiếp cận tiêu chuẩn khu vực/quốc tế trong quản lý, đào tạo, nghiên cứu, đồng thời có thể tạo ra nguồn lao động cạnh tranh, có khả năng tham gia các vụ án, dự án, đề án mang tầm quốc tế.
Các hoạt động hợp tác quốc tế nên được định hướng và tổ chức từ cấp quản lý hàng đầu và mang tính kế hoạch ở quy mô toàn trường, chứ không chỉ là chức năng của phòng, ban Hợp tác quốc tế. Với tính tự chủ cao, các khoa trong trường đại học cần chủ động trong việc tổ chức các hình thức hợp tác và hội nhập quốc tế theo chiến lược của Nhà trường
5.3.9 Nhóm kiến nghị về lộ trình thực hiện
[275] Kiến nghị về lộ trình 3 giai đoạn đến năm 2030
a) Giai đoạn 2020 – 2022:
(1) Tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về tác động của CMCN 4.0 đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp. Từ nghiên cứu chung về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp trong bối cảnh CMCN 4.0 cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về tác động, giải pháp thích ứng với CMCN 4.0 đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Tư pháp, tại Trường Đại học Luật Hà Nội để có thể cụ thể hóa tác động đối với từng chương trình đào tạo hiện tại.
(2) Khảo sát về nhu cầu của học viên, của người sử dụng lao động về nội dung chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng…
(3) Xây dựng Đề án tổng thể đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tư pháp trong bối cảnh CMCN 4.0 trong đó có các Đề án nhỏ về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, Đề án xây dựng hệ thống học liệu điện tử đối với một số môn học/chương trình được lựa chọn,…
(4) Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo về CMCN 4.0 và tác động của CMCN 4.0 đối với công việc của từng vị trí;
(5) Nâng cấp đường truyền internet, hệ thống máy tính, máy chiếu đồng bộ tại các Hội trường giảng dạy. Đặt hàng xây dựng, hoàn thiện hệ thống giảng dạy trực tuyến phù hợp với đặc thù về mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, nội dung và phương pháp đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện.
(6) Thí điểm đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến, kết hợp trực tuyến và trực tiếp đối với một số chương trình đào tạo.
b) Giai đoạn 2022 – 2025
(1) Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao về kỹ năng giảng dạy, kỹ năng làm việc phù hợp với từng nhóm người lao động đảm bảo mỗi người có thể làm chủ được các ứng dụng, công nghệ trong công việc của mình;
(2) Chỉnh sửa, bổ sung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; hệ thống giáo trình tài liệu, hồ sơ tình huống theo hướng bổ sung các nội dung mới về kiến thức và kỹ năng; triển khai đào tạo, bồi dưỡng kết hợp trực tiếp và trực tuyến đối với tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở kết quả thí điểm ở giai đoạn trước;
(3) Đổi mới hoạt động quản lý đào tạo, thư viện…theo hướng sử dụng phần mềm quản lý hiện đại;
(4) Thí điểm ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo như chuỗi khối, thực tế ảo…gắn với việc đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính phù hợp;
(5) Đánh giá kết quả đổi mới đào tạo đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0 giai đoạn 2020 – 2025.
c) Giai đoạn 2025 – 2030
(1) Tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động đào tạo, quản lý đào tạo, bồi dưỡng;
(2) Tiếp tục chỉnh sửa chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hệ thống học liệu.
(3) Duy trì đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo;
(4) Ứng dụng các công nghệ mới trong tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và toàn bộ hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
(5) Cải tiến liên tục và cập nhật hệ thống thường xuyên đảm bảo sự hoàn chỉnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG V
Chương V chỉ có 3 đề tài nhưng có tới 24 kiến nghị.
Đặc điểm chung của các đề tài trong chương này là đều được tiến hành trong thời gian gần đây và các kiến nghị đều rất đầy đủ, rõ ràng và cụ thể, chi tiết.
Do các kiến nghị do chính các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp đề xuất, nên đều đang được xem xét triển khai trong thời gian gần đây.
KẾT LUẬN
CÁC ĐÓNG GÓP CƠ BẢN CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC
TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN 2001-2020
Giai đoạn 2001 – 2011
Trong giai đoạn này 2001-2011, có bốn nhóm vấn đề được đặt ra nghiên cứu thông qua hệ thống nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã được triển khai, đó là: (1) Hoàn thiện HTPL để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực hiện các hiệp định TM song phương và VN là thành viên; (2) Cơ chế GQTCTMQT, giải pháp tránh rủi ro pháp lý; (3)Vai trò của thiết chế (BTP) trong ký kết, gia nhập thực thi ĐƯQT, GQTC liên quan đến thực thi cam kết quốc tế; (4) CSLL TT của HTPL về TCTT phục vụ XD luật TCTT; (5) Nghiên cứu so sánh HP
Khi đối chiếu vào định hướng nghiên cứu khoa học được vạch sẵn cho giai đoạn 2001-2011 thì ta có thể thấy rằng:
Nói chung các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã được triển khai phù hợp với định hướng nghiên cứu đã được đề ra về hoàn thiện pháp luật, vai trò của Bộ tư pháp trong công tác nội luật hóa, gia nhập ĐƯQT, công tác thực thi các ĐƯQT, thỏa thuận quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác tại Bộ Tư pháp…
Ví dụ: nhiệm vụ nghiên cứu “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập (2004-2008). TS. Hoàng Phước Hiệp. Đề tài đã đưa ra nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống nguồn luật phục vụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thông qua sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cũ, đánh giá tổng kết tình hình thực thi pháp lệnh trọng tài, pháp điển hóa các quy định về trọng tài thương mại…luật cạnh tranh, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu Việt Nam…; nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thiết chế của các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như tòa án, trọng tài, cơ quan tài phán bán tư pháp, các thiết chế về thương lượng, hòa giải, trung gian môi giới và các thiết chế khác; nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống nghề luật thuộc phần giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế như: tăng cường đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề luật, xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ pháp luật và tư pháp, chế độ đãi ngộ và chính sách cán bộ đi kèm; nhóm kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin pháp luật phục vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Có 02 nhiệm vụ thực hiện định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ phải tiến hành là thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội[186].
Có 04 nhiệm vụ thực hiện định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa[187],
Bên cạnh đó, cũng có một số nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tuy chưa nằm trong định hướng nghiên cứu khoa học đã đề ra nhưng cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện HTPL của Việt Nam.
Ví dụ: nhiệm vụ nghiên cứu “Nghiên cứu so sánh hiến pháp các quốc gia ASEAN” (2011), TS. Tô Văn Hòa. Nhiệm vụ này đã đưa ra hệ kiến nghị về nội dung các vấn đề trong Hiến pháp; về bộ máy nhà nước trong hiến pháp trong đó có thể áp dụng linh hoạt các học thuyết trong thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước, tiếp cận hệ thốn đối với vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua những thiết chế nhà nước độc lập, giới thiệu vai trò của nguyên thủ quốc gia trong hiến pháp các quốc gia ASEAN, quy định về chính quyền địa phương trong các bản Hiến pháp, các vấn đề khác trong hiến pháp như: quy định trao quyền cho người dân trực tiếp tham gia vào chính trị của hiến pháp Thái Lan; tính độc lập của Tòa án các quốc gia Đông Nam Á; kỹ thuật xây dựng hiến pháp
Tuy nhiên, cũng có những định hướng nghiên cứu khoa học đã được đặt ra nhưng còn chưa có nhiệm vụ khoa học nào được thực hiện/đề xuất thực hiện trong giai đoạn này và hi vọng trong giai đoạn tiếp theo định hướng này sẽ được triển khai nghiên cứu thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học các cấp, mặc dù cũng có những kiến nghị liên quan đến chủ đề và nội dung được đặt ra trong định hướng nghiên cứu. Đó là các định hướng độc lập về đào tạo cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Giai đoạn 2012 – 2015
Trong giai đoạn này, có 6 nhóm vấn đề đã được nghiên cứu thể hiện qua các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện đó là: (1) Các yếu tố/chế định pháp luật nhằm đảm bảo quyền con người (6 đề tài)[188]; (2) Hoàn thiện pháp luật Việt Nam thông qua nghiên cứu so sánh với hệ thống pháp luật một số quốc gia khác (6 đề tài)[189]; (3) Giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập, thực hiện ĐƯQT (1 đề tài)[190]; (4) Nghiên cứu về vai trò của Bộ Tư pháp (1 đề tài); (5) Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật theo định hướng hội nhập quốc tế[191]; (6) Nghiên cứu về một số vấn đề nhạy cảm trong nghiên cứu pháp luật (2 đề tài)[192]
Các nhiệm vụ khoa học giai đoạn này đã hoàn thiện một bước hệ thống lý luận và thực tiễn pháp luật về các vấn đề nảy sinh trong xã hội, thực tiễn xây dựng pháp luật, mối quan hệ giữa các quốc gia trên biển, quyền con người được chú trọng nghiên cứu hơn, vai trò của Bộ tư pháp ngày càng được làm rõ, các lỗ hổng nảy sinh trong xây dựng pháp luật đã được chỉ ra.
So sánh đối chiếu với định hướng nghiên cứu khoa học của Ngành tư pháp đặt ra trong giai đoạn, nhận thấy các nhiệm vụ khoa học đặt ra nghiên cứu tương đối khớp với định hướng ban đầu, như là: nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế và việc gia nhập WTO đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam; nghiên cứu những điều kiện, những chế định pháp luật, những lĩnh vực pháp luật cần ưu tiên phát triển và hoàn thiện hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2015; hoàn thiện pháp luật và các thiết chế bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam; nghiên cứu, đánh giá quá trình nội luật hóa và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trên cơ sở thực thi các hiệp định về khu mậu dịch tự do, khuyến khích, bảo hộ đầu tư song phương; đánh giá tác động của việc thực hiện các hiệp định khu thương mại tự do đến các chế định pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có những định hương vẫn chưa có nguồn lực/đề tài để thực hiện ví dụ: định hướng về nghiên cứu các thể chể, thiết chế để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống khủng bố nhằm đảm bảo môi trường ổn định cho họat động đầu tư và thương mại. Trong khi đó, các định hướng khác đều có nhiệm vụ được duyệt, triển khai phù hợp với định hướng như: nghiên cứu cơ chế pháp lý đảm bảo thực thi pháp luật tương trợ tư pháp của Việt Nam nhằm đảm bảo tốt hơn những nhu cầu về pháp luật và tư pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Giai đoạn 2016 - 2021
Với định hướng ban đầu của giai đoạn này là đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác tư pháp và pháp luật với các nước trong khu vực và thế giới, phát huy vai trò của Bộ, Ngành Tư pháp trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập, nhất là các vấn đề pháp lý phát sinh trong Cộng đồng ASEAN, WTO và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về tư pháp quốc tế thì các công trình nghiên cứu giai đoạn này đóng góp vào nội dung lớn: (1) Hoàn thiện pháp luật[193]; (2) Thực thi công ước quốc tế[194]; (3) Nghiên cứu so sánh dần được nâng cao và trở thành phương pháp chủ đạo để học hỏi kinh nghiệm nước ngoài[195]; (4) Đào tạo bồi dưỡng[196].
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Sđd, tr.86
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Sđd, tr.86-87
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.65.
[4] Như đã đề cập bên trên, mỗi đề tài nghiên cứu khoa học có thể đề cập tới những vấn đề nằm trong các chủ đề khác nhau; do đó, việc tổng hợp các kiến nghị sẽ được sắp xếp theo nội dung của kiến nghị chứ không nhất thiết theo nội dung của từng đề tài.
[5] Tổng hợp từ đề tài năm 2011: Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN, Chủ nhiệm: TS. Tô Văn Hòa.
[6] Tổng hợp từ đề tài năm 2011: Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN, Chủ nhiệm: TS. Tô Văn Hòa.
[7] Những cụm từ đặt trong ngoặc vuông là do nhóm nghiên cứu bổ sung để làm rõ nghĩa của toàn bộ câu hoặc đoạn tương ứng.
[8] Tổng hợp từ đề tài năm 2011: Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN, Chủ nhiệm: TS. Tô Văn Hòa.
[11] Tổng hợp từ các đề tài: 1) Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến các Hiệp định đa biên của tổ chức thương mại thế giới WTO và giải pháp nội luật hóa của Việt Nam (2003); Chủ nhiệm: TS. Hoàng Phước Hiệp; 2) Nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2004); Chủ nhiệm: TS. Hoàng Phước Hiệp. 3) Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế: giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế, thực tiễn nội luật hóa và áp dụng tại các quốc gia thành viên (2018); Chủ nhiệm: ThS. Cao Xuân Phong.
[15] Điều 3, đoạn 2, Công ước La-hay về miễn yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự quy định : thủ tục cấp “Apostille” không áp dụng đối với quốc gia có luật, quy định hoặc tập quán hoặc có thỏa thuận đã được ký kết giữa quốc gia đó với hai hay nhiều nước khác, qui định về việc loại bỏ hoặc đơn giản hóa hoặc miễn thủ tục hợp pháp hóa.
[23] Tổng hợp từ đề tài năm 2021 Khung pháp luật theo mô hình EU: những vấn đề lý luận và thực tiễn. Chủ nhiệm: GS.TS. Lê Hồng Hạnh.
[24] Điều 20 Hiến chương ASEAN.
[25] Xem thêm Trần Thăng Long, Cộng đồng kinh tế ASEAN: những thách thức về thể chế cho sự vận hành, Khoa học Pháp lý, số 3, (2017)
[26] Xavier Groussot, Nguyễn Thanh Tú, Nguyên tắc quyền tối cao và thẩm quyền của tòa án trong pháp luật châu Âu, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 3/ 2006, tr. 43-53 (2006)
[27] Mô hình về nguyên tắc bỏ phiếu đa số đủ thẩm quyền của châu Âu (Qualified Majority Voting – QMV) có thể được tham khảo. “Qualified majority voting (QMV)”, http://www.euro-know.org/ europages/ dictionary/q.html, truy cập ngày 19/10/2021.
[28] Điển hình là Tuyên bố Bangkok 1976 và “Tầm nhìn 2020”.
[29] Về vấn đề quyền con người, xin xem thêm muc 1.6 về “các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị theo Hiến pháp 2013” và Chương 2: Các kiến nghị về bảo vệ quyền con người.
[30] Sriprapha Petcharamesree, tlđd, 21, 50
[31] Đây là kiến nghị chung về sự cần thiết thành lập thiết chế quốc gia về quyền con người xét từ góc độ hài hoà hoá pháp luật. Về các kiến nghị cụ thể hơn liên quan tới thiết chế này, xin xem tiểu mục 4.2 và 4.3 của Báo cáo này.
[32] Trường Đại học Kiểm sát, Cơ quan nhân quyền quốc gia, vị trí của nó trong Hiến pháp trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/559, truy cập 28/9/2021; PGS.TS. Vũ Công Giao - Nguyễn Thị Thúy Chung, Lựa chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam, Thế giới và Việt Nam, 08/06/2021 11:29, https://baoquocte.vn/lua-chon-mo-hinh-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-thich-hop-cho-viet-nam-145315.html; PGS.TS Đặng Dũng Chí - TS Lê Thị Thu Mai, Xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam, Việt Nam Hội nhập, 08:1127/11/2020
[33] PGS.TS. Vũ Công Giao - Nguyễn Thị Thúy Chung, tlđd, 88, https://vietnamhoinhap.vn /article/ xay-dung-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-viet-nam---n-35016
[34] ThS Trần Quang Trung - Trần Thị Hiền, Nguyên tắc Paris 1993 và vấn đề thành lập cơ quan quốc gia về quyền con người ở Việt Nam, Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 5(84) 2014, 64-72; Vietnam.vn, Lựa chọn mô hình cơ quan nhân quyền quốc gia thích hợp cho Việt Nam, nhanquyen.vietnam.vn, 25/04/2021 09:5, https://nhanquyen.vietnam.vn/post/lua-chon-mo-hinh-co-quan-nhan-quyen-quoc-gia-thich-hop-cho-viet-nam; Trường Đại học Kiểm sát, tlđd, 88; PGS.TS. Vũ Công Giao – Nguyễn Thị Thúy Chung, tlđd, 89; PGS.TS Đặng Dũng Chí - TS Lê Thị Thu Mai, tlđd, 88
[35] Nguyễn Thanh Tú, “Hài hòa hóa pháp luật trong ASEAN và tác động đối với pháp luật thương mại, đầu tư Việt Nam”, Hội thảo quốc tế “Các thể chế pháp lý của Cộng đồng kinh tế ASEAN: tác động đối với pháp luật thương mại và đầu tư Việt Nam”, TP. Hồ Chí Minh, ngày 09/12/2016.
[37] International Labour Organization, World Social Protection Report: Universal Social protection to achieve the Sustainable Development Goals 2017 – 2019, 9 (2017)
[39] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.18 (2016)
[42] Ben Harkins, tlđd, 24
[43] Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc trích dẫn từ nghiên cứu của Ben Harkins, tlđd, 24, số người di cư sang các quốc gia khác ở khu vực ASEAN tăng hơn 5 lần từ 1990, đạt 6,9 triệu người. Ngoài ra, còn có thêm hàng triệu người được tuyển dụng mà không có địa vị pháp lý và không được đề cập đến trong các số liệu chính thức
[44] Ben Harkins, tlđd, 24
[49] Tuyên bố ASEAN về tăng cường An sinh Xã hội, Bandar Seri Begawan, 10/2013, nguyên tắc 1
[52] Luu Huong Ly, Regional Harmonization of Competition Law and Policy: An ASEAN Approach, 2 Asian Journal of International Law, 291-322.
[53] EU đã có bước phát triển mạnh mẽ khi xây dựng khung pháp lý trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến hôn nhân, gia đình. Đối với ASEAN, các lĩnh vực thương mại sẽ được ưu tiên thực hiện; trong khi đó các lĩnh vực liên quan đến hôn nhân, gia đình sẽ cần lộ trình dài hơn để triển khai trên thực tế.
[54] Tổng hợp từ đề tài 2019: Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007. Chủ nhiệm: ThS. Bạch Quốc An.
[55] Công văn số 1083/VPCP-PL ngày 30/01/2018 của Văn phòng Chính phủ về sửa đổi Luật TTTP giao Bộ Tư pháp lập đề nghị xây dựng Luật TTTP dân sự, Bộ Công an lập đề nghị xây dựng Luật dẫn độ, Luật chuyển giao NCHHPT trình Chính phủ trong năm 2019; kiến nghị VKSND tối cao lập đề nghị xây dựng Luật TTTP hình sự trình Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội năm 2021.
[56] Tổng hợp từ đề tài 2015: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp 2013 về các quyền dân sự, chính trị. Chủ nhiệm: GS. TS. Thái Vĩnh Thắng.
[57] Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 7/9 điều ước quốc tế cốt lõi về quyền con người.
[58] Xem phụ lục Pháp luật hiện hành liên quan đến các quyền dân sự, chính trị.
[59] PGS.TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Minh Tâm, Quyền con người trong Luật quốc tế, Hiến pháp năm 2013 và pháp luật Việt Nam, trong PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, PGS.TS. Vũ Công giao (Chủ biên), Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013, NXB Hồng Đức, Hà Nội, năm 2015, tr. 51-56; Xem thêm: PGS.TS. Chu Hồng Thanh, Hiến pháp năm 2013 với việc thực thi các Điều ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam, trong PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, PGS.TS. Vũ Công giao (Chủ biên), tài liệu đã dẫn, tr. 17-35
[60] Xem phụ lục 3. Các quyền dân sự và chính trị theo các bản Hiến pháp Việt Nam 106 khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29)
[61] Trích trong bài tham luận: Báo cáo đánh giá việc thể chế hóa quyền con người, quyền công dân trong các bộ luật, đạo luật đã ban hành theo tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp 2013‖ của GS.TS. Trần Ngọc Đường - Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đánh giá kết quả cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân trong xây dựng luật‖ tổ chức 30 -31/5/2016.
[62] Điều 22 ICCPR: Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình
[63] Theo Dự thảo lần thứ 5 phục vụ Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách (8 đến 9/9/2016)
[64] Chi tiết kiến nghị nội dung từng điều được nhóm nghiên cứu thể hiện qua Bài nghiên cứu: Một số ý kiến về dự thảo luật về hội – Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 (kỳ 2) tháng 5/ 2016
[65] Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
[66] Chính phủ (2010 - 2014), Báo cáo về công tác thi hành án các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, Hà Nội
[67] Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Sách chuyên khảo)- Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2015- Trang 211
[68] Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam (Sách chuyên khảo)- Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2015- Trang 211
[69] Điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
[70] Xem Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lí của quyết định hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr. 126
[71] Về vấn đề thiết chế bảo vệ quyền con người, xin xem thêm kiến nghị số 18 và các mục 4.2 và 4.3 của Báo cáo này.
[72] Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp 2013, PGS.TS Trịnh Quốc Toản và PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên) – Khoa Luật Đại học Quốc gia, nxb Hồng Đức, 2015, Tr. 784
[73] Cơ quan nhân quyền quốc gia – Mô hình, chương trình, thách thức và giải pháp, Frauke Lisa Seidensticker Anna Wuerth, Nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao, Tr. 8 131
[74] Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam‖, Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2015, Tr. 102
[75] Tổng hợp từ đề tài 2017: Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Cao Xuân Phong.
[76] Xem “Xu hướng hai hay nhiều quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới” TS. Ngô Trịnh Hà - Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp Ủy ban quốc tế người Việt, Bộ Ngoại giao tại Hội thảo “Xu hướng quốc tịch: Nguyên tắc và thực trạng áp dụng tại Việt Nam” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức ngày 21/12/2017.
[77] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Công pháp quốc tế. Nxb. Công an Nhân dân, 2002, tr. 112.
[78] Nguồn: http://quehuongonline.vn/viet-cho-que-huong/hai-quoc-tich--nhung-van-de-chinh-tri-va -phap-ly-phan-hai-11220.htm
[79] Theo https://www.politico.eu/article/poland-transformation-economic-success/ và https://hoctiengphap.info/chi-tiet/nen-kinh-te-hien-nay-cua-ba-lan.html và http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tai-sao-ba-lan-ngay-cang-tao-su-lech-pha-voi-eu-3347560/
[80] Xem http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=402628
[81] Xem https://www.britannica.com/topic/nationality-principle
[82] Tổng hợp từ đề tài 2015: Phân định các vùng biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Toàn Thắng
[83] Xem Robert Beckman, “The Philippines v. China Case and the South China Sea Disputes”, Asia Society/LKY Conference, New York, 13-15/3, 2013, p. 2-11.
[84] Note Verbale from the Embassy of the People’s Republic of China in Manila to the Department of Foreign Affairs, Republic of the Philippines, No. (13) PG-039, 19 February 2013.
[85] Xem: ThS. Hoàng Việt, Tranh chấp trên biển Động và giải pháp khai thác chung, http://tuanvietnam.net/2009- 12-14-tranh-chap-tren-bien-dong-va-giai-phap-khai-thac-chung
[86] Xem Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, tr. 143 – 146.
[87] Xem Dương Danh Huy, “Gác tranh chấp cùng khai thác” kiểu Trung Quốc, www.nghiencuubiendong.vn 271 Xem Veronica Uy, “Sparlys deal part of China’s policy of shelving disputes”
[88] Tổng hợp từ đề tài 2013: Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc. Chủ nhiệm: GS.TS. Lê Hồng Hạnh.
[89] Báo cáo số 07/BCTL-TDS ngày 31/10/2011 của TAND tỉnh Phú Yên “Báo cáo tham luận về chế định sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005”.
[90] Tổng hợp từ đề tài 2012: Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song: kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thanh Tú.
[91] Về các kiến nghị liên quan tới hợp đồng, xin xem thêm mục 1.10 của Báo cáo này.
[92] Tổng hợp từ đề tài 2015: Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đòng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc. Chủ nhiệm: GS.TS. Lê Hồng Hạnh.
[93] Thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự tại TAND cho thấy nhiều hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị tuyên vô hiệu do vi phạm quy định về hợp đồng, nguyên nhân chính của tranh chấp là giá đất sẽ có biến động tăng giá so với thời điểm các bên chuyển nhượng, dẫn đến việc một bên không muốn thực hiện tiếp hợp đồng và yêu cầu TA tuyên hợp đồng vô hiệu.
[94] Điều 41 Luật Công chứng quy định “Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên”
[95] Tổng hợp từ đề tài 2019: Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Cao Xuân Phong.
[96] Van Dai Do, “La clause de droit applicable au Vietnam” (Điều khoản về luật áp dụng tại Việt Nam), R.D.A.I. 2005.601 (Tạp chí Luật kinh doanh quốc tế, 2005, tr. 601), tr. 605.
[97] Điều 683 BLDS 2015 cũng như các luật chuyên ngành đều chỉ quy định chung chung cho phép các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được “thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng”.
[98] Quoc Chien Ngo, “Le droit des obligations dans le nouveau droit international privé Vietnamien” (Quy định về nghĩa vụ trong tư pháp quốc tế Việt Nam), R.D.A.I. 2017.1.47 (Tạp chí Luật kinh doanh quốc tế, 2017, số 1, tr. 47).
[99] Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017, hiện đã đã có 90 quốc gia trở thành thành viên chính thức của Công ước này.
[100] Tổng hợp từ đề tài 2009: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng Luật tiếp cận thông tin. Chủ nhiệm: PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng.
[101] Theo quy định tại Điều 4 dự thảo luật các cơ quan có nghĩa vụ cung cấp thông tin bao gồm: Văn phòng quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ , Bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan được tổ chức theo ngành dọc trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ; Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Kiểm toán nhà nước; Văn phòng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng; Văn phòng đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng cấp tỉnh; Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
[102] Tổng hợp từ các đề tài 2013 và 2014: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực chứng thực, và Hoàn thiện pháp luật chứng thực nhằm thúc đẩy các quyền của công dân. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Công Khanh.
[103] Tổng hợp từ các đề tài: 1) Xây dựng tiêu chí kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (2015); Chủ nhiệm: ThS. Đặng Thanh Sơn, và 2) Xác định những định hướng chính sách lớn phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp (2016); Chủ nhiệm: ThS. Hoàng Quốc Hùng. Xem thêm kiến nghị số 200 về lý lịch tư pháp.
[104] Tổng hợp từ đề tài 2015: Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Chủ nhiệm: ThS. Cao Xuân Phong.
[105] Tổng hợp từ đề tài 2015: Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam. Chủ nhiệm: TS. Đặng Vũ Huân.
Về vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật, xin xem thêm tiểu mục 1.6.8 của Báo cáo này.
[106] Nội dung của đoạn đầu này trích từ đề tài 2015: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp 2013 về các quyền dân sự, chính trị. Chủ nhiệm PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng.
[107] Bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X, nguồn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2015/8616/Bao-chi-la-cong-cudac-luc-cua-Dang-tren-mat-tran.aspx.
[108] Xem: Điều 7 Luật Báo chí năm 2016.
[109] Xem: Khoản 1 Điều 5, Điều 6 Luật Báo chí năm 2016
[110] TS. Đặng Dũng Chí (2012), Báo chí, truyền thông với việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2012, trang 45
[111] Tổng hợp từ đề tài 2005: Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Chủ nhiệm: TS. Vũ Đức Long.
[112] Tổng hợp từ đề tài 2018: Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Bạch Quốc An.
[113] Tổng hợp từ đề tài Công ước La Hay về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996: nội dung và khả năng gia nhập. Chủ nhiệm: TS Nguyễn Minh Khuê.
[114] Xem Basedow, và cộng sự. Bách khoa toàn thư về Luật Quốc tế Tư nhân, Ch. 2, Quốc tịch, 1290-1301 (2017).,CẢI CÁCH PHÁP LUẬT COMM'N CỦA IR., NƠI CƯ TRÚ VÀ CƯ TRÚ THƯỜNG XUYÊN (1983), ch. 2, § 7, http://www.lawreform.ie/_fileupload/Reports/rHabitualResidence.htm [https://perma.cc/6FAC-WA7K], Russell J. Weintraub, Một cuộc điều tra về tiện ích của "Domicile" như một khái niệm trong phân tích xung đột, 63 Tôi. L. Rev. 961, 984 (1965).
[115] Xem Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) khi liệt kê các tình tiết giảm nhẹ và cho phép Hội đồng áp dụng các tình tiết khác nhưng phải giải thích trong Bản án.
[116] Tổng hợp từ đề tài 2019: Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Phạm Hồ Hương.
[117] Tổng hợp từ đề tài 2021: Công ước Liên Hợp Quốc vè thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải: nội dung và khả năng gia nhập của Việt Nam. Chủ nhiệm: Ths Bạch Quốc An.
[118] Tổng hợp từ đề tài 2006: Vai trò của Bộ Tư pháp trong việc ký kết, gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế. Chủ nhiệm: TS. Lê Thành Long.
[119] Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 05 tháng 8 năm 2003 thành lập Vụ Pháp luật quốc tế, được khẳng định lại trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp luật quốc tế Ban hành kèm theo Quyết định số: 348/QĐ-BTP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
77 Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Pháp luật hình sự hành chính Ban hành kèm theo Quyết định số 1435/QĐ-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
[120] Tổng hợp từ đề tài 2010: Nghiên cứu vai trò của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi các cam kết của WTO. Chủ nhiệm: TS. Hoàng Phước Hiệp.
[121] Tổng hợp từ đề tài 2015: Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Hiển.
[122] Đề tài có kiến nghị về hoàn thiện một số quy định cụ thể.
[123] Tổng hợp từ đề tài 2001: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Chủ nhiệm: TS. Vũ Đức Long.
Tuy tên gọi của đề tài là về hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên, do đây là đề tài được thực hiện khá lâu, hơn nữa, các yêu cầu hoàn thiện pháp luật cũng chủ yếu được đặt ra từ quá trình thi hành Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ nên nhóm nghiên cứu xếp nội dung này vào Chương 6 Các kiến nghị về thi hành pháp luật quốc tế mà không phải Chương 1 về Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
[124] Tổng hợp từ đề tài 2012: Nghiên cứu xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp. Chủ nhiệm: Ths Cao Xuân Phong.
[125] Nhóm kiến nghị này về danh mục có phần trùng với nhóm kiến nghị hoàn thiện pháp luật và về vai trò của Bộ Tư pháp trong một số đề tài khác đã được tổng hợp ở các Chương 1 và 3.
[126] Xem thêm mục 1.13 về Các kiến nghị sửa đổi bổ sung Luật Lý lịch tư pháp.
[127] Tổng hợp từ đề tài 2015: Nghiên cứu mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam. Chủ nhiệm: TS Nguyễn Văn Hiển.
[128] Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước, trong đó có quyết sách về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người, gia nhập, chấm dứt hiệu lực của các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
[129] Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Điều 96, Hiến pháp năm 2013).
[130] Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Điều 102, Hiến pháp năm 2013).
[131] Ban Dân nguyện là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác dân nguyện (Nghị quyết số 695/2008/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XII ngày 15 tháng 10 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 về việc thành lập Ban Dân nguyện).
[132] Mức độ ngoại lệ đến đâu cần phải có các nghiên cứu kỹ hơn và phải do Quốc hội quyết định.
[133] Theo Báo cáo của United Nation Human Rights (Office of the hight Commissioner for Human Rights), Survey on National Human Rights Institutions, Report on the findings and recommendations of a questionnaire addressed to NHRI worldwide, June 2009, Geneva, Switzerland).
[134] Theo Điều 22, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014: (1)Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp; (2) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, ...(3) Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. (4)Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. (5) Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
[135] Khoản 7, Điều 70, Hiến pháp năm 2013 quy định: người đứng đầu Ủy ban (chủ nhiệm) do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và Khoản 3, Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014: Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội
[136] Khoản 1, Điều 76, Hiến pháp năm 2013 quy định: các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn
[137] Chế độ như một Phó Thủ tướng - Thanh tra Quốc hội Đan Mạch được hưởng chế độ như Thủ tướng; khi nghỉ hưu được hưởng chế độ như một Bộ trưởng đương chức
[138] Tương tự như quy định ngoại lệ đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (tại Khoản 3, Điều 1, Nghị định số 123/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngày 01/9/2016)
[139] Tương đương với Bộ trưởng của một Bộ
[140] Số lượng thành viên, nhiệm kỳ phổ biến của các thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người trên thế giới, nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ của Chính phủ
[141] Đây là thành phần nhân sự chủ yếu của các Bộ/cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay
[142] Khoản 7, Điều 70, Hiến pháp năm 2013 quy định: người đứng đầu Ủy ban (chủ nhiệm) do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và Khoản 3, Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014: Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội
[143] Khoản 1, Điều 76, Hiến pháp năm 2013 quy định: các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn
[144] Theo khoản 3, Điều 24, Nghị định số 123/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngày 01/9/2016
[145] Tương tự Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015
[146] Tương tự Khoản 2, Điều 15, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015: Phó Tổng Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
[147] Tiếp thu từ đề tài: Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013- Viện KHPL- TS. Nguyễn Văn Hiển chủ nhiệm, 2016
[148] Báo cáo Sơ kết 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
[149] Đối với các đạo Luật của Quốc hội sẽ do cơ quan bảo hiến xử lí
[150] Tiếp thu từ đề tài: Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013- Viện KHPL- TS. Nguyễn Văn Hiển chủ nhiệm, 2016
[151] Các kiến nghị này có tiếp thu từ đề tài“Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp phù hợp với Hiến pháp - Cơ sở lý luận và thực tiễn” – Viện NCLP 2016; và đề tài: Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013- Viện KHPL- TS. Nguyễn Văn Hiển chủ nhiệm, bảo vệ 2017
[152] Xem thêm: ThS. Nguyễn Đức Lam, Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lựa chọn của Việt Nam, http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/KinhNghiemQT/View_Detail.aspx?ItemID=76, ngày 7/2/2012. 153 Xem thêm: Bùi Ngọc Sơn, Tài phán hiến pháp và viễn cảnh chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4 (141) tháng 2/2009; Võ Trí Hảo – Hà Thu Thủy, Những vấn đề lý luận của việc thành lập tài phán hiến pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 121, tháng 4/2008.
[153] Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Liên Xô ngày 01/12/1988
[154] Tổng hợp từ đề tài 2013: Các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và các nước. Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Khánh Ngọc.
[155] Tổng hợp từ đề tài 2007: Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam. Chủ nhiệm: TS Bùi Xuân Nhự.
[156] Tổng hợp từ đề tài 2004: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chủ nhiệm: TS Hoàng Phước Hiệp.
[157] Tổng hợp từ đề tài 2020: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến – kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. Chủ nhiệm: Ths Cao Xuân Phong.
[158] Mặc dù dưới đây là các phân tích và kiến nghị áp dụng cho trọng tài trực tuyến, nhưng rất nhiều trong số đó có thể áp dụng cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trực tuyến
[162] Recommendation regarding the interpretation of article II, paragraph 2, and article VII, paragraph 1, of the Convention on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards, done in New York, 10 June 1958” (A/61/17, Annex 2)
[163] Mục 34.(1) Đạo luật Trọng tài Vương quốc Anh
[164] Mục 33(1) Đạo luật Trọng tài Vương quốc Anh.
[165]London International Court of Arbitration, LCIA Services Update: Covid-19, LCIA, 18/03/2020, xem thêm tại: www.lcia.org/lcia-services-update-covid-19.aspx.
[166] Điều 1.3 Quy tắc tố tụng trọng tài LCIA: “The Request (including all accompanying documents) shall be submitted to the Registrar in electronic form in accordance with Article 4.1.”
[167] Như trên, Điều 2.3: “The Response (including all accompanying documents) shall be submitted to the Registrar in electronic form in accordance with Article 4.1.”
[168] Xem thêm tại: https://www.siac.org.sg/69-siac-news/672-release-of-the-siac-guides-taking-your-arbitration-remote.
[169] Xem thêm tại: https://www.ciarb.org/media/8967/remote-hearings-guidance-note.pdf?mc_cid=23ce363898&mc_eid=6e9a9290a8
[170] Xem thêm tại: https://iccwbo.org/publication/icc-guidance-note-on-possible-measures-aimed-at-mitigating-the-effects-of-the-covid-19-pandemic/
[171] Điều 5.1 Nghị định thư Seoul về phiên họp trực tuyến
[172] Xem thêm tại: http://www.kcabinternational.or.kr/user/Board/comm_notice_view.do?BBS_NO=548&BD_NO=169&CURRENT_MENU_CODE=MENU0025&TOP_MENU_CODE=MENU0024
[173] Jiyoon Hong và Jong Ho Hwang, Safeguarding the Future of Arbitration: Seoul Protocol Tackles the Risks of Videoconferencing, 6/4/2020, Xem thêm tại: http://arbitrationblog.kluwerarbitration.com/2020/04/06/safeguarding-the-future-of-arbitration-seoul-protocol-tackles-the-risks-of-videoconferencing/?doing_wp_cron=1593162525.0005099773406982421875.
[175] Điều 2.1.c và Điều 1.7 Nghị định thư Seoul về Cuộc họp trực tuyến
[176] Điều 3.1 Nghị định thư Seoul về Cuộc họp trực tuyến
[180] Tổng hợp từ đề tài 2020: Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Cao Xuân Phong.
[181] Tổng hợp từ đề tài 2014: Kinh nghiệm thi hành án hành chính của một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Chủ nhiệm: ThS. Vũ Thị Hằng.
[182] Tổng hợp từ đề tài 2017: Các giải pháp tăng cường tính thực tiễn trong đào tạo cử nhân luật tại Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh.
[183] Tổng hợp từ đề tài 2019: Đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu năng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học. Chủ nhiệm: PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh.
[184] Tổng hợp từ đề tài 2019: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chủ nhiệm: TS. Đoàn Trung Kiên.
[185] Education Reform 2016
[186] Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài - thực trạng và giải pháp hoàn thiện trước yêu cầu hội nhập quốc tế (2002) TS. Vũ Đức Long; Vấn đề hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước Lahay 1993 về hợp tác nuôi con nuôi quốc tế (2004) TS. Vũ Đức Long
[187] Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam (2001) – TS. Vũ Đức Long; Nghiên cứu giải pháp tránh rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam (2007) TS. Bùi Xuân Nhự; Thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến các Hiệp định đa biên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và giải pháp nội luật hoá của Việt Nam (2003). TS. Hoàng Phước Hiệp; Nghiên cứu vai trò của Bộ tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi các cam kết WTO (2010). TS. Hoàng Phước Hiệp
[188] Nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người trong lĩnh vực hành chính tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp (2012). ThS. Cao Xuân Phong; Hoàn thiện pháp luật chứng thực nhằm thúc đẩy các quyền của công dân (2014). TS. Nguyễn Công Khanh; Tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 (2015). TS. Nguyễn Văn Hiển; Tăng cường vai trò của thiết chế truyền thông trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam (2015). TS. Đặng Vũ Huân; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về các quyền dân sự, chính trị (2015) GS.TS Thái Vĩnh Thắng;“Nghiên cứu mô hình thiết chế quốc gia bảo vệ quyền con người của một số nước trên thế giới và đề xuất mô hình ở Việt Nam” (thuộc Chương trình Bình luận Hiến Pháp 2013) (2015) TS. Nguyễn Văn Hiển
[189] Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song. Kinh nghiệm quốc tế và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam (2012). TS. Nguyễn Thanh Tú; Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc (2013). GS.TS. Lê Hồng Hạnh; Kinh nghiệm thi hành án hành chính của một số nước trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam;
[190] Các giải pháp tăng cường công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và các nước (2013). ThS. Nguyễn Khánh Ngọc
[191] Xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (2013). ThS.Đặng Thanh Sơn; Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực chứng thực (2013). TS. Nguyễn Công Khanh; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Tư pháp quốc tế (2014). ThS. Nguyễn Khánh Ngọc (2014). ThS. Vũ Thị Hằng;
[192] Phân định các vùng biển trong luật quốc tế và thực tiễn phân định các vùng biển của Việt Nam và các nước trong khu vực (2014) TS. Nguyễn Toàn Thắng
- Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
(2015). ThS. Cao Xuân Phong
[193] Xác định những định hướng chính sách lớn phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp (2016). ThS. Hoàng Quốc Hùng;
[194] Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam (2017). ThS. Cao Xuân Phong; Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế: giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế, thực tiễn nội luật hóa và áp dụng tại các quốc gia thành viên (2018). ThS. Cao Xuân Phong; Công ước La Hay năm 1980 về khía cạnh dân sự của hành vi bắt cóc trẻ em: Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực thi và các đề xuất đối với Việt Nam (2018). ThS. Bạch Quốc An; Đề tài “Công ước La Hay 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam” (2019). Ths. Phạm Hồ Hương; Công ước La Hay về quyền tài phán, luật áp dụng, công nhận, thi hành và hợp tác liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ và các biện pháp bảo vệ trẻ em năm 1996: nội dung và khả năng gia nhập” ( 2020). TS. Nguyễn Minh Khuê; “Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải: nội dung và khả năng gia nhập của Việt Nam” (2021). Ths. Bạch Quốc An
[195] Kinh nghiệm xây dựng và thực thi pháp luật về quốc tịch của một số quốc gia trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam (2017). ThS. Cao Xuân Phong; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng những định hướng chính sách lớn phục vụ sửa đổi Luật Tương trợ tư pháp năm 2007” (2019). Ths. Bạch Quốc An; Đề tài “Lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế mà một bên là thương nhân Việt Nam” (2019). ThS. Cao Xuân Phong; Đề tài: “Khung pháp luật theo mô hình EU: những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2021). GS.TS. Lê Hồng Hạnh; Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam” (2020). ThS. Cao Xuân Phong
[196] Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành Tư pháp đáp ứng yêu cầu đặt ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (2019). TS. Đoàn Trung Kiên; Đổi mới mô hình quản trị đại học luật đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tự chủ đại học (2019). PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh