• Thuộc tính
Tên đề tài Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended learning) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học
Nội dung tóm tắt

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Ngay từ năm 2016 trong báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum, Davos, Thụy Sĩ) các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã dự báo: “65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nay đã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp sẽ được chuyển sang tự động hóa đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường các cấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó” (Klaus Schwab, 2016)[1]. Xu thế này ngày càng thể hiện một cách sâu sắc, rõ nét và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh với nền kinh tế mở, chia sẻ, thị trường việc làm “ngẫu nhiên, thời vụ và tự do” với số lượng lớn nhân lực lao động tự do, chuyển đổi theo bối cảnh ở bất kì lứa tuổi và bất kể trình độ kĩ năng nào. Sự tác động toàn cầu hiện nay làm xuất hiện 7 nguy cơ thách thức trong tương lai như: sự hiện diện khắp mọi nơi của công nghệ; cơn bão dữ liệu; sự da dạng và thay đổi nhanh chóng của lớp người thế hệ trẻ; sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của nghề nghiệp; trí tuệ nhân tạo, máy tính biết nhận thức và robot; tự động hóa trong công việc; và sự bùng nổ đội quân lao động làm công việc ngẫu nhiên.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư[2].

Nhằm định hướng chiến lược và chuẩn bị các giải pháp đồng bộ đón đầu những thách thức và cơ hội, bắt kịp sự phát triển theo xu thế chung của thế giới, Đảng và Nhà nước cũng đã đưa ra những định hướng cấp chiến lược quốc gia được thể hiện qua mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030  “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Một trong những giải pháp mà Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa ra là “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm qui định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế”.

          Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm đạt mục tiêu chung là “tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lí giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số[3].

Trước xu thế này, giáo dục đại học của Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi để chủ động tham gia, tranh thủ lợi ích tối đa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: chuyển đổi mô hình đào tạo và quản trị, áp dụng chuyển đổi số, hội nhập giáo dục mở, áp dụng các mô hình, phương thức triển khai đào tạo mới v.v.. Cụ thể là Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” (kèm theo Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/1/2017) nêu rõ những chỉ tiêu mang tính định hướng về chuyển đổi phương thức quản lí và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục, trong đó nhấn mạnh đến “phương thức học tập kết hợp (Blended learning)”[4].

Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ngày 03/6/2020) [5]cũng đưa ra các khung pháp lí thuận lợi cho việc định hình và phát triển mô hình dạy học kết hợp BL (giáo dục là lĩnh vực ưu tiên số 2, cung cấp khóa học đại trà MOOCs, 100% cơ sở giáo dục triển khai đào tạo từ xa, thử nghiệm áp dụng tối thiểu 20% bài giảng trực tuyến trong chương trình…).

Để triển khai các nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều chỉ đạo cụ thể qua các văn bản, như: công văn 4003/BGDĐT-CNTT 2020 về nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020 – 2021 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo[6] gửi các cơ sở giáo dục đào tạo về việc thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục[7], Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2020 - 2021 đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (1) Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong ngành Giáo dục; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ[8]; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025"; (2) Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên; triển khai kết nối liên thông dữ liệu, tích hợp các hệ thống thông tin vào cơ sở dữ liệu ngành; (3) Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lí giáo dục, quản trị nhà trường; áp dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.

Gần đây nhất, Thông tư số 08/2021/TTBGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 về việc Ban hành Qui chế đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rõ đối với dạy và học trực tuyến, gồm [9]“(a) Cơ sở đào tạo được tổ chức các lớp học phương thức trực tuyến khi đáp ứng các qui định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và tổ chức đào tạo qua mạng; có các giải pháp bảo đảm chất lượng và minh chứng về chất lượng tổ chức lớp học phương thức trực tuyến không thấp hơn chất lượng lớp học phương thức trực tiếp và (b) Đối với đào tạo theo hình thức chính qui và vừa làm vừa học, tối đa 30% tổng khối lượng của chương trình đào tạo được thực hiện bằng lớp học trực tuyến ...”.

Tuy nhiên, giáo dục đại học đang phải đối mặt với sự tác động toàn cầu theo 4 nhóm yếu tố: tác động xã hội, hành động chiến lược, tài năng và nhân lực lao động, và tác động công nghệ[10]. Quá trình này cũng tác động không nhỏ đến việc đổi mới các phương thức triển khai đào tạo, trong đó có đào tạo luật tại Việt Nam trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 01/7/2019[11]. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng các mô hình đào tạo mang tính chuyển đổi đã và đang trở thành yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống quản lí, là chìa khoá giúp các cơ sở giáo dục đại học triển khai đào tạo có hiệu quả và góp phần tăng sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn, triển khai áp dụng các mô hình cần đảm bảo tính đồng bộ, trong đó ứng dụng mô hình dạy học kết hợp Blended Learning (BL) trên nền tảng công nghệ thông tin, kĩ thuật số trong dạy và học tại các nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách.

Nghị định 99/2019/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học[12], cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ về: học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính và tài sản. Cụ thể, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ theo qui định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các qui định về quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn…; quyết định phương thức tổ chức và quản lí đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo; quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.. (Mục c, d, Khoản 1, Điều 13).

Đồng thời, trong lĩnh vực đào tạo luật, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị [13]về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: phải “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh... Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp”. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005[14] về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng chỉ rõ phải “Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công chức làm công tác pháp luật…”.

Tiếp đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020[15] nhấn mạnh: “Đào tạo đủ số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực”. Như vậy, công tác đào tạo cán bộ pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, Trường Đại học Luật Hà Nội đang tiếp tục Đề án giai đoạn 2 tiếp nối Đề án giai đoạn 1 “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” theo Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ[16] và thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/BCSĐ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đến năn 2021, tầm nhìn đến năm 2030[17]. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với Trường là phải mở rộng qui mô tuyển sinh song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong nhiều năm qua, phương thức đào tạo theo tín chỉ trong ngành luật đã tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng, thiết kế và triển khai chương các chương trình đào tạo. Trong quá trình này, các mô hình dạy học dựa trên nền tảng, giải pháp, công cụ công nghệ theo xu hướng tích cực hóa, cá nhân hóa, đa nền tảng, đa phương thức…bước đầu được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn giáo dục đại học.

Yêu cầu giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, đào tạo được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, kể cả đào tạo nghề luật đang là vấn đề trung tâm, thách thức to lớn đối với Việt Nam hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH gửi các trường đại học, cao đẳng về nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.[18]

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động đào tạo luật ở các trường ở Việt Nam trước nay, về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn so với trước đây. Mặc dù, đã có thay đổi chuyển từ mô hình đào tạo theo học chế niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ; việc tổ chức quản lý, đào tạo; xây dựng đề cương môn học, chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… cũng có những thay đổi nhất định, nhưng vẫn chưa đáp ứng và chưa phù hợp với yêu cầu bối cảnh mới – bối cảnh chuyển đổi số trong cơ chế tự chủ đại học.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây đại dịch COVID-19 xảy ra làm đảo lộn mọi mặt cuộc sống xã hội, trong đó, giáo dục đại học cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Việc giãn cách xã hội, việc học tập và làm việc ở nhà theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học triển khai mô hình BL. Vì thế, rất cần có sự nghiên cứu bài bản về mô hình BL để có thể áp dụng hiệu quả trong các cơ sở giáo dục đại học nói chung và đào tạo luật nói riêng.

Các nghiên cứu về ứng dụng CNTT trên thế giới về các hệ thống thông tin giáo dục thời gian qua chú trọng nhiều đến đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng phần mềm nhằm thu thập, lưu trữ dữ liệu lớn và xử lý thông tin. Hiện nay việc ứng dụng các công nghệ giáo dục hiện đại trong đó có các hệ thống khóa học mở đại trà (MOOCs), hệ thống quản lí học tập (LMS), hệ thống quản lí nội dung dạy học (LCMS) cùng với các hệ thống thông tin quản lí khác được tích hợp theo mô hình dạy học BL không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận học tập suốt đời mà còn được vận dụng trong đào tạo chính qui của thiết chế nhà trường một cách phổ biến trên thế giới.

Dạy học kết hợp (hoặc hỗn hợp – Blended learning) là một mô hình triển khai đào tạo khá mới trong thực tiễn giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung, đào tạo luật nói riêng, tác động đến toàn bộ hệ thống triển khai, đòi hỏi tiếp tục được nghiên cứu cả về lí luận cũng như thực tiễn. Do đó, xây dựng mô hình dạy học BL theo các qui chuẩn sẽ cung cấp những hình thức tổ chức dạy học mở, đa dạng theo tiêu chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo cơ hội học tập, nâng cao hiệu quả trong đào tạo luật theo học chế tín chỉ hiện nay.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng xu thế ứng dụng mô hình dạy học kết hợp BL (cùng với các mô hình tổ chức triển khai dạy học và đào tạo khác) sẽ tạo thành một hệ thống chỉnh thể, vận hành theo hệ hình mở (open paradigm) trên nền tảng công nghệ thông tin (với các thành phần như cơ sở dữ liệu, nội dung số, các khóa học trên hệ thống LMS, ứng dụng tương tác, giải pháp kĩ thuật số trong tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá…), có khả năng kết nối, chia sẻ sử dụng chung trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật tự chủ ở Việt Nam.  Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đề xuất đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2021 - 2022: Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học để nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình dạy học kết hợp tại một số cơ sở đào tạo luật, từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo luật theo mô hình dạy học kết hợp - BL. Như vậy, việc nghiên cứu áp dụng mô hình dạy học kết hợp BL trong đào tạo ngành luật sẽ góp phần giải quyết các bài toán về đảm bảo qui mô và chất lượng đào tạo, tạo cơ chế linh hoạt trong triển khai các phương thức đào tạo theo tinh thần tự chủ đại học hiện nay.

 

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

(1). Xây dựng cơ sở lí luận về mô hình  học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam 

(2). Xây dựng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong bối cảnh tự chủ đại học

 (2). Đề xuất các giải pháp triển khai áp dụng mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) và các điều kiện, khả năng của các đơn vị đào tạo luật trong việc áp dụng mô hình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:

- Hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá có ứng dụng CNTT, hỗ trợ người học trong đào tạo luật hiện hành theo chương trình đào tạo tại các đơn vị nêu trên cho các loại hình, hệ đào tạo cử nhân trong bối cảnh dạy học đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và bước đầu triển khai dạy học trực tuyến.

Phạm vi nghiên cứu:

- Quá trình triển khai đào tạo luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tòa án thuộc Tòa Án Nhân dân Tối cao, Khoa Luật thuộc Trường Đại học Mở Hà Nội.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

4.1. Cách tiếp cận

       - Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận các vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đối tượng áp dụng… vừa có tính hệ thống để đảm bảo tính khách quan, toàn diện và khả năng khái quát vừa có tính thống nhất trong đa dạng để đảm bảo khả năng phân tích sâu, áp dụng cho lĩnh vực và loại hình cơ sở giáo dục đại học có quan tâm riêng.

       - Tiếp cận liên ngành: giữa khoa học giáo dục, công nghệ thông tin và các đặc trưng trong khoa học luật để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.

       - Tiếp cận người dùng: sản phẩm của đề tài không chỉ hướng đến việc phân tích và đánh giá sự chấp nhận công nghệ, mô hình đào tạo dựa trên công nghệ, tư vấn cho các nhà quản lí cấp vĩ mô, mà với việc xây dựng được Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) còn hướng đến phục vụ người dạy và người học trong các cơ sở đào tạo luật khác.

4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:

Đề tài sử dụng một số phương pháp chính:

(i) Tổng quan tư liệu

- Tổng hợp và phân tích các vấn đề lí luận về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning);

- Phân tích các nghiên cứu, kết quả công bố về nghiên cứu ứng dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning);

- Tập hợp kinh nghiệm về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) của các cơ sở giáo dục đại học dự định nghiên cứu;

- Tập hợp các bài viết từ các nguồn về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning).

(ii) Phân tích và so sánh

- Phân tích và so sánh Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) và thực tiễn ứng dụng ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

(iii) Phương pháp thu thập thông tin

* Phân tích tài liệu

- Tài liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập tư liệu sơ cấp nhằm thu thập các dữ liệu định tính (ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu) thông qua thảo luận nhóm nghiên cứu, phỏng vấn cá nhân.

- Tài liệu thứ cấp:  Các văn bản, báo cáo của các công trình khoa học đã công bố; các báo cáo khảo sát; cơ sở dữ liệu thống kê… về các vấn đề liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.

* Phương pháp khảo sát xã hội học: Đề tài tiến hành khảo sát tại Học viện Tòa án, Khoa Luật – Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm thu thập các dữ liệu liên quan đến mô hình tại các cơ sở đào tạo luật trên.

* Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 15 cán bộ quản lí, 30 giảng viên và 45 sinh viên nhằm kiểm chứng độ tin cậy của kết quả khảo sát.

*Phương pháp chuyên gia: - Đề tài sẽ xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning).

- Đề tài dự kiến tổ chức 2 hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia về các nội dung của Đề tài.

(iv) Phương pháp phân tích thông tin

  • Các thông tin định tính sẽ được phạm trù hóa, phân loại, xây dựng các luận điểm và mô hình. Các hình thức trích xuất thông tin như lập bảng, xây dựng các sơ đồ, hộp, v.v. sẽ được sử dụng.

  • Các thông tin định lượng sẽ được sử dụng để khái quát hóa. Đề tài  sẽ sử dụng phần mềm phân tích thống kê chuyên dụng cho khoa học xã hội và kinh tế là SPSS. Các chiến lược phân tích thống kê chính gồm thống kê mô tả, thống kê suy luận, v.v.

(v) Công cụ nghiên cứu

Công cụ nghiên cứu là bộ bảng hỏi (phiếu khảo sát) và bảng phỏng vấn bán cấu trúc, các biểu mẫu thống kê sẽ được thiết kế và thử nghiệm và sử dụng cho các nhiệm vụ khảo sát - điều tra trong đề tài nghiên cứu.

5. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài

          Việc đề xuất định hướng và giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lí luận về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning), kết hợp tổng kết, đánh giá thực tiễn và tổng kết đánh giá kinh nghiệm Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong nước và nước ngoài. Lần đầu tiên thực hiện đánh giá thực trạng áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trước yêu cầu xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật và thực hiện tự chủ đại học và đề xuất định hướng và giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

6. Cấu trúc của đề tài

          Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được cấu trúc gồm 03 chương và phần kết luận

Chương 1. Cơ sở lí luận và tổng quan lịch sử nghiên cứu về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong giáo dục đại học và những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo luật

Chương 2. Thiết kế và áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong công tác đào tạo Luật trong bối cảnh tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay

Chương 3. Đề xuất các giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong bối cảnh tự chủ đại học

 

 

 

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA

ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO LUẬT

 

1.1. Các vấn đề lí luận về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong giáo dục đại học và những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo Luật

1.1.1. Bối cảnh giáo dục đại học hiện nay

          Trong những năm gần đây, giáo dục đại học đã phát huy được những ưu điểm vượt trội, thúc đẩy quá trình đào tạo hiệu quả, đảm bảo chất lượng đầu ra, thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của các đơn vị, cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội, sự phát triển vũ bão của công nghệ (đặc biệt là công nghệ số), tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (I4.0) đến mọi mặt của đời sống xã hội, giáo dục đại học cũng đứng trước những thách thức và cơ hội phát triển vô cùng to lớn.

          Quá trình giáo dục ở bậc đại học trong vài năm trở lại đây đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức từ góc nhìn công nghệ như: yêu cầu cao về học vấn số, về năng lực số đối với đội ngũ người dạy và người học - là những “công dân số, người bản địa số” (digital citizen/native); sự thay đổi mạnh mẽ về về bản chất, phương thức (mô hình) và sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo, “chuỗi giá trị người học”; sự mở rộng và linh hoạt hơn trong không gian và thời gian, môi trường học tập dựa trên nền tảng số.

                     

 

Dạy học

chính qui

Công nghệ số

hiện nay

Dạy học

không chính qui

Các cơ sở GDĐH

hiện hành

 

Đổi mới,

cải tiến

 

Điều chỉnh,

bổ sung

Thẩm quyền

của người học

 

 

 

Sự xuất hiện các mô hình/phương thức/hình thái đào tạo “phi truyền thống”

 

 

 

Các yếu tố

đầu vào mới

Đổi mới,

sáng tạo

 

Các hệ hình,

mô hình mới

 

         

Hình 1. Khoảng trống trong chuyển đổi số giáo dục đại học hiện nay

          Hiện nay, sự thâm nhập và tác động mọi mặt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi và phát triển trong mọi lĩnh vực bao gồm cả sự thay đổi sâu sắc trong giáo dục đại học (GDĐH). Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là sự xuất hiện và phổ biến của giáo dục trực tuyến như là xu thế tất yếu, song hành và hỗ trợ mạnh mẽ cho giáo dục “truyền thống”, thúc đẩy người dạy và người học tham gia chủ động, toàn diện vào quá trình đào tạo (môi trường học tập mở, tiếp cận nguồn học liệu mở, đa phương thức, đa công cụ trong học tập, tương tác trên nền tảng kết nối Internet, giảng đường/khuôn viên học đường thông minh v.v.).

          Mặt khác, giáo dục trực tuyến, một mặt tạo cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như tự chủ và tự học, mặt khác, đặt ra yêu cầu về việc hình thành các năng lực mới như năng lực công nghệ, năng lực số, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong môi trường trực tuyến…

          Trong xã hội hiện nay, với đặc điểm VUCA-D (một khái niệm hàm chỉ những biến đổi đa cực, đa phương với áp lực lớn, xảy ra cực kì nhanh chóng, khó lường) thì giáo dục đại học hiện đại cũng không nằm ngoại lệ (Volatility - sự biến động; Uncertainty - sự bất định; Complexity - tính phức tạp; Ambiguity - mơ hồ; Distruption - đột phá). Điều này dẫn đến một định hướng là nếu mức độ “VUCA-D” càng cao thì hệ thống, cấu trúc và chức năng vận hành càng phải thay đổi theo hướng linh hoạt, thích ứng, chính xác, khoa học và phù hợp với xu thế của thời đại.

          Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tại Davos[19] với sự tham gia của hơn 2500 nhân vật ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới đã chia sẻ con số đáng suy ngẫm: 65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nay đã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang tự động hóa trong 2 thập kỉ tới và đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường các cấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó (Klaus Schwab, 2016).

          Những sự thay đổi mang tính thách thức toàn cầu hiện nay đang chịu tác động của 4 nhóm yếu tố: i). tác động xã hội; ii). hành động chiến lược; iii). tài năng và nhân lực lao động; iv) tác động công nghệ (Bersin, Deloitte Consulting LLP, 2018). Cũng trong báo cáo này, Tổ chức Deloitte Consulting đã chỉ rõ 7 nguy cơ thách thức sẽ xuất hiện trong tương lai gần, bao gồm: sự xuất hiện của công nghệ khắp mọi nơi; cơn bão dữ liệu; sự da dạng và thay đổi nhanh chóng của lớp người thế hệ trẻ; sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của nghề nghiệp; trí tuệ nhân tạo, máy tính biết nhận thức và robot; tự động hóa trong công việc; và sự bùng nổ đội quân lao động làm công việc ngẫu nhiên (Deloitte Consulting, 2018). Thị trường Giáo dục Đại học đạt giá trị 65,40 tỉ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 117,95 tỉ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ CAGR (tăng trưởng kép) là 8,25% từ năm 2020 đến năm 2027[20].

Giáo dục đại học Việt Nam trong thập kỉ vừa qua đã có những bước tiến vượt bậc trên bản đồ giáo dục thế giới. Cùng với những chính sách phù hợp, quá trình tái cấu trúc, đổi mới cơ chế vận hành, việc chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong chuỗi giá trị này. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình dạy học hiện nay đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức từ góc nhìn công nghệ như: yêu cầu cao về học vấn số, về năng lực số hóa (Digital Literacy) đối với đội ngũ người dạy và người học – là những “công dân số, người bản địa số” (digital citizen/naitive); sự thay đổi mạnh mẽ về về bản chất, phương thức (mô hình) và sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo, “chuỗi giá trị mới của người học”; sự mở rộng và linh hoạt hơn trong không gian và thời gian, môi trường học tập dựa trên nền tảng số; cung cấp các giải pháp tối ưu hóa hoạt động học tập hợp tác, kết nối, tăng cường cơ hội học tập phi chính thức và không chính thức, tập trung vào cá nhân người học ngày càng hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích các chiều cạnh quan hệ, tương tác giữa các thành tố cấu trúc, cách thức vận hành của giáo dục đại học, phương thức đào tạo theo tín chỉ cần được nhìn nhận, đánh giá lại theo một hệ qui chiếu mới nhằm tạo nên những bước chuyển biến hiệu quả trong trong bối cảnh chuyển đổi số và giáo dục thông minh.

1.1.2. Khái niệm dạy học kết hợp (Blended Learning)

          Nhiều nhà giáo dục cho rằng việc ra đời mô hình dạy học kết hợp đã tạo ra được những “cộng đồng biết khám phá” – là hạt nhân của xã hội học tập trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Tuy nhiên, Hội đồng dạy học trực tuyến Bắc Mĩ (iNACOL) dự báo dạy học kết hợp sẽ là mô hình dạy học chủ đạo trong tương lai. Do đó, khái niệm “Dạy học kết hợp cần được hiểu là một cách tiếp cận sư phạm, tích hợp được tính hiệu quả và các cơ hội xã hội trong lớp học với các khả năng thúc đẩy việc học tập tích cực có sự hỗ trợ của công nghệ trong môi trường trực tuyến chứ không chỉ thuần túy là một cách dạy học. Nói cách khác, dạy học kết hợp không phải là một cách thiết kế mô hình dạy học mới mà dạy học kết hợp được thiết kế để tái cấu trúc lại mô hình dạy học (iNACOL, 2008). Như vậy,Ban chủ nhiệm đề tài sẽ sử dụng khái niệm dạy học kết hợp của iNACOL[21] để phát triển nghiên cứu trong Đề tài này.

1.1.3. Bản chất của dạy học kết hợp (Blended Learing)

          Về bản chất, dạy học kết hợp (Blended Learing) cho phép triển khai quá trình đa phương thức hóa, đa định dạng và đa công cụ hóa hướng đến quá trình cá nhân hóa cao độ cho việc học tập của người học.

Mô hình dạy học kết hợp (Blended learning, Mixed learning hoặc Hybrid learning) là sự phối hợp giữa dạy học giáp mặt trực tiếp (face-to-face) với các dạng thức của dạy học trực tuyến hiện nay (mô hình, giải pháp kết hợp, nền tảng trực tuyến).

          Dạy học kết hợp không chỉ đơn giản là việc gia tăng số lượng hay tích hợp các hoạt động hay giải pháp triển khai liên quan đến việc sử dụng công nghệ thay cho lớp học truyền thống. Thực tế, dạy học kết hợp đề làm thay đổi rất nhiều các quan điểm thông thường về giảng dạy và học tập.

1.1.3.1. Các mô hình tổ chức dạy học kết hợp (BL)

          Nghiên cứu của Gibbons and Rogers (2009) chỉ ra 2 cách tiếp cận trong thiết kế và triển khai dạy học kết hợp: Mô hình tổ chức theo không gian vật lí (Physical layer), và tổ chức theo nguyên tắc sư phạm (Pedagogical layer). Chính điều này sẽ tạo nên bản chất khác biệt giữa dạy học kết hợp và dạy học truyền thống (và dạy học trực tuyến toàn phần) trong tổ chức và chia sẻ học liệu, cung cấp và chuyển giao nội dung, phương pháp và chiến lược tổ chức dạy học, kết nối và tương tác giữa các chủ thể tham gia.

          Mô hình tổ chức theo không gian vật lí

Mô hình tổ chức theo không gian vật lí được triển khai phổ biến trong thực tiễn dạy học kết hợp ở nhiều nước trên thế giới hiện nay theo các phương thức sau (Hình 2):

Hình 2. Các hình thức tổ chức dạy học kết hợp theo không gian vật lí

          Mô hình tổ chức theo nguyên tắc sư phạm

Dựa trên những nguyên tắc sư phạm về tổ chức hoạt động dạy học, phát triển năng lực người học, có một số mô hình tổ chức các hoạt động dạy học để làm cơ sở lựa chọn không gian vật lí.

          Mô hình dạy học ICARE

Như vậy, có thể nhận định rằng dạy học kết hợp không chỉ là một cách thiết kế quá trình dạy học, mà còn là việc tái cấu trúc lại mô hình dạy học, cần được nhìn nhận như một cách tiếp cận tổng thể cả về nguyên tắc sư phạm và không gian vật lí tổ chức dạy học.

Hình 3. Mô hình dạy học ICARE (B. Hoffman and D. Ritchie, 1998)

         

Mô hình dạy học kiến tạo

Dựa trên các các lí thuyết học tập của Dewey (1916), Piaget (1972), Vygotsky (1978) và Bruner (1990), Woolfolk cho rằng: “Quan trọng là người học phải tích cực xây dựng kiến thức của mình; người học phải xác định mình sẽ học những cái gì từ thế giới bên ngoài. Học tập là công việc cần chủ động và tích cực, không thụ động tiếp nhận giảng dạy”.

Mô hình này bao gồm ba yếu tố cơ bản sau:

1) Thiết kế các hoạt động học tập;

2) Đánh giá quá trình học tập;

3) Vai trò của người dạy

Hình 4. Mô hình khái quát về học tập kết hợp (Blended Learning)

 

1.1.3.2. Nguyên tắc tổ chức triển khai dạy học kết hợp

Xét về tổng thể, để có thể triển khai dạy học hỗn hợp (hay các điều kiện tối thiểu để đảm bảo thực hiện mô hình “hỗn hợp”) đòi hỏi phải có nền tảng trực tuyến hay các hệ thống hỗ trợ quản lí học tập LMS – Learning Management System và các mô hình hay tiếp cận sư phạm phù hợp. Nói cách khác, người dạy và người học cần được đảm bảo một môi trường mang tính tích hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Trong đó, yếu tố trực tuyến (online) có thể được thực hiện đồng thời theo thời gian thực (real-time, synchronous) hoặc không đồng thời (asynchronous), có sự tích hợp trong sử dụng các giải pháp, công cụ công nghệ.

Các hoạt động học tập với chiến lược, phương pháp học tập hợp tác và sự hỗ trợ của công nghệ, căn cứ trên mức độ tương tác giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau cũng như tính chất của nội dung học tập, có thể được xác định theo các mức độ như sau (Xem Bảng 1).

Bảng 1. Các hình thức và mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

 

Các hình thức học tập

Nội dung

Trao đổi thông tin

(1) Truy cập kho dữ liệu
để học tập.

Nội dung không được tổ chức để hướng dẫn học tập, chỉ đơn thuần là các kho tài liệu và người học tự tìm kiếm thông qua các thao tác trên web.

Hầu như không có thông tin trao đổi giữa các thành viên. Không có kiểm tra, đánh giá người học.

 (2) Học tập độc lập từ
xa qua mạng.

Nội dung học tập được kết cấu sẵn và toàn vẹn theo kịch bản của khóa học. Có thể được chia thành các chương, các bài hay các chủ đề

Ít hoặc không có thông tin trao đổi giữa người dạy và người học cũng như các thành viên khác.
Người học có thể tự kiểm tra, đánh giá

(3) Học tập kết hợp (Blended Learning)giữa lớp học truyền thống với lớp học trên mạng

Nội dung được kết cấu có thể toàn vẹn
hoặc theo từng phần
của khóa học. Có thể
được chia thành các
chương, các bài hay
các chủ đề.

Người dạy và người học cũng như các thành viên khác tương tác với nhau qua các công cụ tích hợp trên web hoặc tương tác trực tiếp theo từng phần.

Người học có thể tự kiểm tra đánh giá hoặc được đánh giá. Việc giải đáp thắc mắc nếu thực hiện trực tiếp sau khi người học tự học qua mạng sẽ tạo thành hình thức học đảo chiều (Flipped learning)

4) Học tập thường xuyên qua cộng đồng thực hành - học tập

Nội dung được người dạy và người học cùng phát triển nội dung học tập. Kết quả tương tác này có thể được lưu trữ và chia sẻ cho những người học tiếp theo.

Chia sẻ, tương tác và làm việc nhóm. Người học sẽ sử dụng công nghệ Internet và Web để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin và phát triển nội dung học tập để tiếp tục chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5. Mô hình dạy học kết hợp
(Christensen, C. M., Horn, M. B., & Staker, H, 2014)

1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu về áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

1.2.1. Nghiên cứu về áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo ngành luật ở một số nước trên thế giới

Hệ thống đào tạo ngành luật ở mỗi quốc gia được thực hiện và bị chi phối bởi 3 yếu tố căn bản, cốt lõi: hệ thống pháp luật mà nó tuân thủ, các chính sách quốc gia liên quan đến giáo dục đại học và các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp liên quan đến nghề luật. Việc đào tạo theo Blended learning được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ những năm đầu của thế kỉ XX (cho các môn nhóm ngành, chuyên ngành, trong các bậc đào tạo, và ngay cả các hoạt động theo hướng hoạt động nghề nghiệp chuyên môn…).

Thông qua phương thức dạy học kết hợp (Blended Learning) các nhà trường đã tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận sớm với định hướng nhu cầu của xã hội và yêu cầu về nghề nghiệp, bước đầu giải quyết những yêu cầu của chính sách và hệ thống pháp luật hiện tại (qua bài giảng video, case study, tình huống giả định...). Các khóa học được thiết kế theo hướng: hoàn toàn trực tuyến, trực tuyến một phần, tích hợp các khóa học bổ trợ trực tuyến, thực hành tại chỗ kết hợp bài giảng video…

1.2.1.1. Vương quốc Anh

1.2.1.2. Hoa Kì

1.2.1.3. Canada và Australia

1.2.1.4. Nhật Bản

1.2.1.5. Hàn Quốc

1.2.2. Nghiên cứu về áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo và đào tạo ngành luật ở Việt Nam

            Việt Nam cũng có một số công trình khoa học đã bước đầu nghiên cứu đến việc áp dụng mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong một số hoạt động dạy và học tại các bậc đào tạo tại nước ta trong giai đoạn hiện nay. 

Việt Nam hiện có 237 trường đại học (172 trường công lập, 65 trường ngoài công lập).  Một trong những nhiệm vụ của các trường đại học chính là “Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo;…; Quản lí người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lí và người học;…; Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục”. Trong thời gian vừa qua, các trường đại học luôn nỗ lực đổi mới nội dung chương trình; đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước, giúp Việt Nam hòa nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1.2.3. Thực trạng triển khai Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo

Về mặt chính sách vĩ mô, hiện nay vấn đề chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt và ban hành các hướng dẫn trong hàng loạt quyết định của Chính phủ, chính sách tầm quốc gia. Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 đã xác định giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện.

Đến đầu năm 2021, qua ba đợt giãn cách xã hội, với ưu điểm của đào tạo trực tuyến và nguồn lực sẵn sàng, nhiều trường đại học đã tiếp tục sử dụng phương thức này rộng rãi, chính thức song hành cùng phương thức giảng dạy trực tiếp. Đây là bước ngoặt mang tính thời cơ, để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, tâm lí học tập của sinh viên, công việc giảng dạy của giảng viên và dư luận xã hội nói chung. Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của phương thức đào tạo này, trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4 năm 2021, Bộ GDĐT đã giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Vụ Giáo dục đại học, Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Giáo dục - ĐHQGHN thực hiện nhiệm vụ khảo sát nhanh từ phía người học và người dạy về việc tổ chức đào tạo trực tuyến tại cơ sở GDĐH.

Các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo luật nói riêng đã và đang có những đổi mới nhất định để đáp ứng nhu cầu xã hội trên tất cả các phương diện hoạt động. Không ngừng đổi mới và sáng tạo để có thể dần ứng dụng các sản phẩm của nền giáo dục thông minh vào giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục, nhằm phát triển các trường mang những đặc trưng của nền giáo dục trong kỷ nguyên mới, đó là: sáng tạo - liên ngành - kết nối - công nghệ giáo dục. Tuy nhiên, sự thay đổi của phần lớn các cơ sở giáo dục đại học vẫn chưa thật đầy đủ, toàn diện vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Thực tế cho thấy quá trình đào tạo luật ở các trường ở Việt Nam hiện nay, về cơ bản không có nhiều thay đổi lớn so với trước đây. Mặc dù, đã có thay đổi chuyển từ mô hình đào tạo theo học chế niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ; việc tổ chức quản lí, đào tạo; xây dựng đề cương môn học, chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… cũng có những thay đổi nhất định, nhưng vẫn chưa đáp ứng và chưa phù hợp với yêu cầu bối cảnh mới - bối cảnh chuyển đổi số trong cơ chế tự chủ đại học.

1.2.4. Thực trạng đào tạo theo mô hình BL trong các cơ sở giáo dục đại học đào tạo luật

1.2.4.1. Thiết kế công cụ khảo sát và phỏng vấn

Nhóm thực hiện đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để nghiên cứu khám phá, xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, kiểm tra trước phiếu khảo sát nhằm hoàn chỉnh bảng câu hỏi, cũng như đánh giá sơ bộ về nhận thức, tiếp cận hành động. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho phép nhóm nghiên cứu chọn mẫu dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí.

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nhằm đáp ứng các tiêu chí thực tế nhất định trong quá trình khảo sát nghiên cứu vì khả năng tiếp cận dễ dàng tại các cơ sở đào tạo (quá trình khảo sát và phỏng vấn được thực hiện theo hình thức online tại thời điểm tuân thủ giãn cách xã hội do tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của Nhà nước về phòng chống Covid-19).

Các lớp học đều được thực hiện theo hình thức dạy học trực tuyến cùng một thời khóa biểu của cùng học kì và hầu hết SV đều tham gia học nên thuận tiện cho nhóm nghiên cứu trong việc phát phiếu khảo sát đối với các sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí tự nguyện tham gia. Ban chủ nhiệm đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí trong phần nghiên cứu định lượng này để đạt được chiều rộng của sự hiểu biết về mức độ hiệu quả của thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo luật tại cơ sở đào tạo này.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có khả năng có nhiều thông tin để có thể tìm ra mức độ hiệu quả của thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo luật tại cơ sở đào tạo cũng như làm cơ sở đối chiếu nhiều nguồn dữ liệu khác để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu bởi vì mức độ hiệu quả của thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo luật có thể có đối với cơ sở đào tạo này nhưng chưa chắc có thể có hiệu quả đối với cơ sở đào tạo khác và ngược lại. Do đó, Ban chủ nhiệm đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí.

(1) Mục đích

          - Khảo sát về nhận thức của các bên liên quan (cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên) về dạy học kết hợp (trên cơ sở so sánh các khía cạnh và quan điểm giáo dục, chương trình, các khả năng hỗ trợ học tập)

          - Khảo sát chất lượng triển khai và sự hài lòng của người học trong dạy học online và kết hợp (đánh giá mô tả, định tính)

          - Đề xuất khuyến nghị hàm ý chính sách cho việc triển khai, quản lí và đảm bảo chất lượng dạy học online và kết hợp

Nguyên tắc, căn cứ

          - Bám sát Qui định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT, ngày 19/5/2017)

          - Tập trung vào hoạt động quản lí, quản trị, triển khai hoạt động đào tạo, đảm bảo chất lượng trong bối cảnh dạy học online và kết hợp

          - Đặc thù, nguyên tắc, yêu cầu về triển khai dạy học online và kết hợp

(2) Ma trận câu hỏi khảo sát

 

Bảng 2. Ma trận câu hỏi khảo sát

 

Lĩnh vực

Tiêu chí

Câu hỏi

(Mức độ hài lòng về…)

Đối tượng

 

Giảng viên

Sinh viên

CBQL

Quản lí đào tạo

 

 

Lập kế hoạch chuyển đổi DH online

Văn bản hướng dẫn thực hiện

- Lịch học

- Thời lượng giờ học

- Mô hình chuyển đổi

Phối hợp phân công thực hiện

Chính sách hỗ trợ

1. Kế hoạch triển khai, văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể việc chuyển đổi sang dạy học trực tuyến cho các đối tượng liên quan

 

2. Chương trình đào tạo được chuyển đổi phù hợp với dạy học trực tuyến

 

3. Lịch trình giảng dạy, bố trí sắp xếp môn học, giảng viên, giảng đường và các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

 

4. Chính sách hỗ trợ phù hợp cho giảng viên và sinh viên trong điều kiện dạy học trực tuyến

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

Triển khai hoạt động dạy học

 

 

Học liệu

Nội dung bài giảng

Sự tương tác

Phương pháp DH

Môi trường DH

Quản lí lớp học

Hỗ trợ sinh viên

Tần suất thực hiện

5. Khả năng truy cập thuận lợi, cung cấp kịp thời học liệu, tài nguyên học tập đã được số hóa

 

6. Nội dung bài giảng được số hóa bằng nhiều định dạng, phong phú, sinh động đảm bảo yêu cầu về mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

7. Giảng viên áp dụng nhiều phương pháp, công cụ công nghệ phù hợp, đảm bảo sự tương tác trong giờ học trực tuyến

 

8. Cách quản lí lớp học phù hợp với điều kiện dạy học trực tuyến đảm bảo hoạt động dạy học hiệu quả, thúc đẩy việc học tập cá nhân hóa, học tập hợp tác và giám sát được hoạt động học tập của sinh viên

 

9. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn phù hợp cho dạy học trực tuyến

 

10. Sắp xếp thời khóa biểu và thời lượng giờ học trực tuyến phù hợp

 

11. Công cụ, hình thức kiểm tra đánh giá được thiết kế và áp dụng phù hợp đảm bảo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình

X

 

 

 

X

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

X

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

X

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

 

X

 

 

 

 

 

 

X

Hạ tầng công nghệ

 

 

LMS

Kết nối, truy cập

Phần mềm hỗ trợ

12. Kết hợp sử dụng hệ thống quản lí học tập (LMS) và các công cụ, giải pháp công nghệ đồng bộ, phù hợp hỗ trợ tối đa dạy học trực tuyến

 

13. Các chức năng của hệ thống quản lí học tập (LMS) vận hành hiệu quả, liên tục hỗ trợ việc học tập của sinh viên

X

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

X

Đảm bảo chất lượng

Tự đánh giá mức độ hài lòng

 

14. Chất lượng và tính hiệu quả đào tạo trực tuyến của nhà trường

 

15. Khả năng đáp ứng của bản thân trong thời gian tới khi nhà trường tiếp tục đào tạo trực tuyến

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

 

 

 

X

          Các câu hỏi khảo sát được thiết kế, thực hiện khảo sát trực tuyến và đánh giá phân tích bằng công cụ Google Form.

1.2.4.2. Đối tượng, mẫu khảo sát và phỏng vấn

Phiếu khảo sát được gửi đến các đơn vị đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam, bao gồm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tòa án, Trường Đại học Mở, Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại Đăk Lắc.

Ban chủ nhiệm đề tài đã trực tiếp phỏng vấn hoặc gọi điện phỏng vấn đối với nhóm 15 cán bộ quản lí, 30 giảng viên và 45 sinh viên thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tòa án, Trường Đại học Mở.

1.2.4.3. Kết quả khảo sát và phỏng vấn

Quá trình khảo sát được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung khảo sát đánh giá về nhận thức và sự sẵn sàng áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong đào tạo luật đối với cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên. Giai đoạn 2 khảo sát các vấn đề đặt ra trong việc triển khai hiệu quả các hoạt động phù hợp, các điều kiện và yếu tố đảm bảo triển khai dạy học kết hợp hiệu quả trong đào tạo luật hiện nay.

Hình 6. Quan điểm nhận thức của giảng viên về khai Mô hình học tập
kết hợp (Blended Learning)

          Kết quả phỏng vấn 30 giảng viên về việc sử dụng hệ thống E-learning của Mô hình học tập kết hợp cho thấy nhận thức của giảng viên đã giảm các yếu tố lo ngại như công nghệ, vì đã áp dụng được hệ thống, điều này cho thấy quá trình triển khai thành công, lo ngại không thể áp dụng được đã giảm, giảm lo lắng về biến động thu nhập, các yếu tố khác hầu như ít thay đổi. Ngoài ra, 30/30 giảng viên cho biết họ cũng áp dụng song song các nền tảng khác để ứng dụng trong trường hợp đường truyền LMS bị quá tải do toàn bộ hệ thống giáo dục của Việt Nam cùng sử dụng hệ thống E-learning trong thời kì đại dịch COVID-19. 30/30 giảng viên cho biết họ đã áp dụng cả hai loại hình bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận đan xen để đảm bảo kiểm tra được mức độ hiểu bài của sinh viên khi tham gia học trực tuyến và đạt hiệu quả nhất định. Do đó, Nhà trường nên áp dụng Mô hình này để tăng tính chủ động của sinh viên đối với hoạt động học và tự học nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học hiện nay.

Hình 7. Quan điểm nhận thức của sinh viên về khai Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

Hình 8. Ý kiến đánh giá của CBQL về khả năng áp dụng triển khai Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

Hình 9. Ý kiến đánh giá của giảng viên về khả năng áp dụng triển khai Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

 Kết quả phỏng vấn 30 giảng viên (Câu hỏi 2 – Phụ lục 2) cho thấy về việc sử dụng hệ thống E-learning cho thấy nhận thức của giảng viên đã giảm các yếu tố lo ngại như công nghệ, vì đã áp dụng được hệ thống, điều này cho thấy quá trình triển khai thành công, lo ngại không thể áp dụng được đã giảm, giảm lo lắng về biến động thu nhập, các yếu tố khác hầu như ít thay đổi. Ngoài ra, 30/30 giảng viên cho biết họ cũng áp dụng song song các nền tảng khác để ứng dụng trong trường hợp đường truyền LMS bị quá tải do toàn bộ hệ thống giáo dục của Việt Nam cùng sử dụng hệ thống E-learning trong thời kì đại dịch COVID-19. 30/30 giảng viên cho biết họ đã áp dụng cả hai loại hình bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận đan xen để đảm bảo kiểm tra được mức độ hiểu bài của sinh viên khi tham gia học trực tuyến. Kết quả phỏng vấn tương thích với kết quả khảo sát, điều này khẳng định kết quả khảo sát hoàn toàn có độ tin cậy.

Hình 10. Ý kiến đánh giá của SV về khả năng áp dụng triển khai Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

          Kết quả phỏng vấn 45 sinh viên (Câu hỏi 3 – Phụ lục 2) cho thấy, (1) tuy thỉnh thoảng bị nghẽn mạng hoặc mạng lag trong quá trình học trực tuyến nhưng học tập dựa trên công nghệ cho phép sinh viên kiểm soát thời gian và địa điểm học mà không gặp trở ngại. Bằng cách tự theo dõi thời gian và cường độ học của mình, sinh viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho những nội dung khó hoặc không quen thuộc; (2) học tập kết hợp cung cấp một nền tảng để tạo điều kiện tương tác tốt hơn giữa sinh viên cũng như với giảng viên. Sinh viên có khả năng tiếp cận nhiều với người hướng dẫn thông qua email để giải đáp kịp thời các vấn đề khó khăn và được phản hồi ngay lập tức, liên tục trong quá trình học tập và (3) Các loại hoạt động học tập bổ sung cải thiện sự tham gia và có thể giúp sinh viên đạt được mức độ học tập cao hơn và có ý nghĩa hơn.

Như vậy, trong giai đoạn 1, nhóm thực hiện đề tài thấy rằng kết quả phỏng vấn tương thích với kết quả khảo sát, điều này khẳng định kết quả khảo sát hoàn toàn có độ tin cậy.

          Trong giai đoạn 2, khảo sát do nhóm thực hiện đề tài thực hiện được triển khai diện rộng nhằm đánh giá sơ bộ tính hiệu quả trong thiết kế dạy học theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning), quá trình áp dụng các giải pháp và công cụ công nghệ, cũng như những ý kiến đề xuất liên quan đến việc đảm bảo chất lượng và phát triển dạy học theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong thực tiễn đào tạo luật. Kèm theo phiếu khảo sát là bản tự đánh giá từ phía các giảng viên trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức dạy học theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong thời gian qua.

          Các đơn vị tham gia khảo sát bao gồm: các Khoa và Bộ môn của Trường Đại học Luật Hà Nội, Công ty Luật Quốc tế D&N, Cục Kế hoạch Tài chính - Bộ Tư pháp, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Lao động - Xã hội, Học viện An ninh Nhân dân, Trường Đại học Công Đoàn, Tổng Cục Thi hành án Dân sự - Bộ Tư pháp, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đại học Dân lập Phương Đông, Vụ Pháp Luật Dân Sự Kinh tế - Bộ Tư pháp.

           

 

Hình 11. Thiết kế khóa học theo Mô hình học tập kết hợp

(Blended Learning)

Hình 12. Cấu trúc hệ thống nội dung khóa học theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning)

 

Hình 13. Áp dụng các chiến lược dạy học phù hợp theo Mô hình học tập
kết hợp (Blended Learning)

 

Tổng hợp ý kiến đánh giá, đề xuất áp dụng và phát triển theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật, cán bộ quản lí và giảng viên đều thống nhất (các ý kiến đều đạt trên 90%) một số nhận định sau: số hóa học liệu cho tất cả các học phần và bổ sung nhiều nguồn học liệu điện tử và E-book cho các lĩnh vực đào tạo của Trường; nâng cấp cơ sở hạ tầng liên quan đến hệ thống mạng và các phần mềm để có thể áp dụng được phương thức học tập kết hợp (Blended Learning) một cách toàn diện; tập huấn kĩ năng cho giảng viên; thường xuyên mời chuyên gia đến trao đổi, hướng dẫn thực hiện, hướng dẫn giải quyết vấn đề phát sinh; luôn cập nhật tài liệu giảng dạy, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học kết hợp với đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy; xây dựng nguyên tắc, kế hoạch, chương trình và qui trình thực hiện thống nhất; xây dựng qui chế giảng dạy kết hợp trực tiếp và trực tuyến…

1.3. Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning), hệ thống hóa khái niệm Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning), bản chất của Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning). Chương 1 cũng đã làm rõ khoảng trống trong chuyển đổi số giáo dục đại học hiện nay cũng như làm rõ các mô hình tổ chức dạy học kết hợp, tổ chức triển khai dạy học kết hợp, Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật ở một số nước trên thế giới.

Chương 1 đã tổng hợp phân tích ưu điểm và nhược điểm của các công trình nghiên cứu về ứng dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) thực hiện trong bối cảnh đào tạo nói chung và đào tạo luật của một số nước trên thế giới và Việt Nam vào thời điểm trước và sau khi Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) được áp dụng. Ban chủ nhiệm đề tài phát hiện tồn tại đa dạng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) ở rất nhiều nơi trên thế giới trên thế giới như Hoa kỳ, Canada, Australia, hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…..Các công trình này sử dụng PPNC định tính và PPNC định lượng như khảo sát, phân tích tài liệu, phỏng vấn. Công cụ nghiên cứu của các công trình kể trên bao gồm: phiếu khảo sát, phiếu dự giờ, câu hỏi phỏng vấn.

Ban chủ nhiệm đề tài đã tập trung vào thiết kế công cụ nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả khảo sát và phỏng vấn. Thiết kế công cụ nghiên cứu là bước lớn thứ ba quan trọng sau bước lớn thứ nhất về tổng quan kinh nghiệm nghiên cứu và bước lớn thứ 2 về cơ sở lý luận để nghiên cứu về khả năng áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đối với hoạt động đào tạo ngành luật tại trong bối cảnh tự chủ đại học.      

Ban chủ nhiệm đề tài căn cứ phân tích nội dung của Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) để chọn mẫu nghiên cứu, thiết kế công cụ nghiên cứu cho phù hợp gồm: phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên, bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên.

Kết thúc quá trình thiết kế công cụ nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành giai đoạn thử nghiệm và chuẩn hóa bộ công cụ nghiên cứu gồm (1) phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên và (2) bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên để chuẩn bị bước khảo sát, phỏng vấn và nghiên cứu trên diện rộng.

Tất cả các thông tin/ dữ liệu thu được đã được xử lý bằng phương pháp phân tích truyền thống và phương pháp phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS20.

Ban chủ nhiệm đề tài đã phân tích bối cảnh nghiên cứu và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay và khả năng áp dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đối với hoạt động đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học.

Tóm lại Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận và tổng quan lịch sử nghiên cứu về Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) thực hiện trong bối cảnh đào tạo nói chung và đào tạo luật của một số nước trên thế giới và Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn làm tiền đề để Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục thực hiện nghiên cứu đối với các Chương tiếp theo.

 

CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LUẬT TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội có sứ mạng “Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất chất lượng cao; nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Trường xác định tầm nhìn đến năm 2030 trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, trung tâm nghiên cứu và truyền bá tư tưởng pháp lý hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới với (1) Giá trị cốt lõi: “Con người - Chất lượng - Thương hiệu - Hội nhập”; (2) Khẩu hiệu hành động: “Chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững” và (3) Triết lý đào tạo: “Tạo nên những con người ham học hỏi, biết làm việc, sẵn sàng bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân và phụng sự tổ quốc”

Hoạt động đào tạo luật của Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh Đại hội Đảng đã định hướng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính”…  Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp. Phát triển hoạt động dịch vụ pháp lý và các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, thi hành án trong lĩnh vực dân sự hành chính, đầu tư, kinh doanh, thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.[22].

Như vậy, có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước luôn đặt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Theo đó, việc đào tạo cử nhân luật càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, bởi nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh các mục tiêu xây dựng thể chế chính trị, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Một đội ngũ cán bộ có nền tảng lý luận sâu, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, phẩm chất trong sạch sẽ góp phần thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, phương hướng theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, việc đào tạo một thế hệ cử nhân luật với những phẩm chất trí tuệ và đạo đức tốt sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thượng tôn pháp luật.

 2.1.1. Về các bậc đào tạo và chương trình đào tạo

Trường đã có tất cả các bậc đào tạo, gồm cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, có 7 chương trình đào tạo (CTĐT) bậc đại học của 7 ngành; CTĐT thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu của 7 ngành và định hướng ứng dụng của 6 ngành; CTĐT tiến sĩ của 7 ngành.

Đối với bậc đào tạo đại học, hiện Trường đang triển khai 07 CTĐT, gồm: (1) CTĐT đại học ngành Luật được giảng dạy từ khi thành lập Trường ĐHLHN đến nay, được rà soát, cập nhiều lần, lần gần nhất vào năm 2021; (2) CTĐT chất lượng cao (CLC) ngành Luật trình độ đại học được giảng dạy từ năm 2014, rà soát, cập nhật năm 2021; (3) CTĐT đại học ngành Luật Kinh tế được giảng dạy từ năm 2015, rà soát, cập nhật năm 2021; (4) CTĐT đại học ngành Luật thương mại quốc tế được giảng dạy từ năm 2015, rà soát, cập nhật năm 2021; (5) CTĐT đại học ngành Ngôn ngữ Anh - Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý được giảng dạy từ năm 2014, rà soát, cập nhật năm 2021; (6) CTĐT liên kết với Trường Đại học Arizona Hoa Kỳ; (7) CTĐT đại học ngành Luật dành cho cán bộ pháp chế bộ ngành.

2.1.2. Về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp triển khai đào tạo bậc đào tạo đại học

Mục tiêu, nội dung CTĐT bậc đào tạo đại học được đổi mới và hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới của đất nước. Công tác lập kế hoạch đào tạo kịp thời, linh hoạt, công khai đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành chuyên môn và người học chủ động trong việc tham gia và hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình theo quy định của quy chế hiện hành. Công tác quản lý đào tạo được tiến hành chặt chẽ, trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị chức năng.

Chương trình đào tạo ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học kiến thức lý luận toàn diện, chuyên sâu về pháp luật, vững chắc về thực tiễn pháp lý và kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, kiến thức cần thiết về tin học, ngoại ngữ; kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề luật, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp trong nghề luật. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nghiên cứu, truyền bá và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của CTĐT ngành Luật được thiết kế nhằm hiện thực hóa sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Nhà Trường là (1) đào tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao; nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm khoa học pháp lý có chất lượng cao và truyền bá tư tưởng pháp lý phục vụ sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; (2) Trường trở thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu; trường trọng điểm về đào tạo pháp luật, trung tâm nghiên cứu và truyền bá tư tưởng pháp lý hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; (3) hướng tới giá trị cốt lõi là Con người - Chất lượng - Thương hiệu - Hội nhập, (4) với Triết lý giáo dục “Tạo nên những con người ham học hỏi, biết làm việc, sẵn sàng bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân và phụng sự Tổ quốc”.

Khối lượng đào tạo toàn khóa học của CTĐT là 129 tín chỉ, bao gồm khối kiến thức đại cương: 24 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 19% CTĐT;  Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 87 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 67% CTĐT; Khối kiến thức tốt nghiệp: 18 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 14% CTĐT. Trong đó, khối kiến thức bắt buộc thuộc kiến thức đại cương (20 tín chỉ), kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (63 tín chỉ), kiến thức tốt nghiệp (18 tín chỉ) là 101/129 tín chỉ chiếm 79% của CTĐT; Khối kiến thức tự chọn đại cương (4 tín chỉ) và giáo dục chuyên nghiệp (24 tín chỉ) là 28/129 tín chỉ chiếm tỷ lệ 21/% của CTĐT đáp ứng yêu cầu về tính linh hoạt của CTĐT và khả năng lựa chọn học phần phù hợp đối với việc phát triển năng lực cá nhân của người học.

CTĐT ngành Luật được rà soát, bổ sung năm 2021 đã thiết kế đa dạng các học phần tự chọn, các học phần kỹ năng để người học có cơ hội rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết để định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai đồng thời thiết kế 07 học phần chuyên môn ngành luật bằng tiếng Anh để tăng cường năng lực ngoại ngữ và khả năng hội nhập quốc tế của người học. Các phương pháp giảng dạy mới như diễn án, đóng vai đã được tăng cường nhằm tạo điều kiện cho người học có thể rèn kỹ năng thực hành và ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

Mục tiêu của CTĐT ngành Luật có mối quan hệ mật thiết với sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Đại học Luật Hà Nội. Mục tiêu của CTĐT ngành Luật được xây dựng nhằm hiện thực hóa các chuẩn đầu ra đã được ban hành. CĐR của CTĐT ngành Luật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các quy định hiện hành, có tính rõ ràng, bao quát được các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT, phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được công bố một cách công khai và được định kỳ rà soát, điều chỉnh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

CTĐT ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội[23] có một số đặc điểm như sau:

2.1.2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội được xây dựng nhằm trang bị cho người học kiến thức lý luận toàn diện, chuyên sâu về pháp luật, vững chắc về thực tiễn pháp lý và kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật, kiến thức cần thiết về tin học, ngoại ngữ; kỹ năng nghiên cứu và thực hành nghề luật, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp trong nghề luật. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nghiên cứu, truyền bá và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp và hội nhập quốc tế.

2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội trang bị cho người học các loại kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực.

2.1.2.3. Nội dung chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo

a) Yêu cầu về kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có các khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành.

b) Yêu cầu về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có các kỹ năng cứng và các kỹ năng mềm.

c) Yêu cầu về mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân

2.1.2.4. Cấu trúc của Chương trình dạy học

(1) Thông tin chung:

- Số tín chỉ: 129 tín chỉ (Không bao gồm học phần Giáo dục Quốc phòng - An ninh và học phần Giáo dục thể chất).

- Thời gian đào tạo: 04 năm

(2) Cấu trúc Chương trình dạy học:

a) Khối kiến thức đại cương: 25 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 19% CTĐT, trong đó:

    + Kiến thức bắt buộc: 21 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 16 %

    + Kiến thức tự chọn: 4 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 3%

b) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 88 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 68% CTĐT, trong đó:

    + Kiến thức bắt buộc: 64 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 50%

    + Kiến thức tự chọn: 24 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 18%

c) Khối kiến thức tốt nghiệp: 16 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 13% CTĐT, trong đó:

    + Thực tập tốt nghiệp bắt buộc: 7 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 6%.

+ Khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 7%.

+ Người học không viết khóa luận chọn học 9 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 8%.

Căn cứ vào tỷ lệ của các Khối kiến thức thì nhóm nghiên cứu nhận thấy như sau:

Một là, 25 tín chỉ của Khối kiến thức đại cương gồm các môn học không liên quan đến các lĩnh vực pháp luật.

Hai là, 88 tín chỉ của Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các môn liên quan đến các lĩnh vực pháp luật như lý luận về nhà nước và pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự.

Ba là, 16 tín chỉ của Khối kiến thức tốt nghiệp gồm 07 tín chỉ thực tập tốt nghiệp bắt buộc tại một cơ sở liên quan đến các lĩnh vực pháp luật được đào tạo và 09 tín chỉ viết khóa luận tốt nghiệp hoặc học thay thế các môn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật được đào tạo.

Như vậy, tổng số các môn học không liên quan đến các lĩnh vực pháp luật chỉ chiếm 19% và tổng số các môn liên quan đến các lĩnh vực pháp luật chiếm 81%. Đây cũng chính là đặc thù ngành khác biệt với các ngành đào tạo khác ngoài luật.

2.1.2.5. Nội dung các môn đặc thù ngành

Ngoài những môn liên thông thì sẽ có những môn học chuyên sâu của Ngành, ví dụ: (I) Ngành Luật Thương mại Quốc tế có những môn đặc thù gồm hai nhóm (1) các môn học liên quan đến Luật quốc tế công và (2) Luật quốc tế tư. Trong đó, ngành Luật thương mại quốc tế có khoảng 14% số môn giảng dạy bằng Tiếng Anh; (II) Ngành Pháp luật Kinh tế có những môn đặc thù bắt buộc là môn tự chọn của Ngành Pháp luật Thương mại quốc tế và Luật như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, luật cạnh tranh, luật an sinh xã hội, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Luật chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật môi trường trong kinh doanh, Pháp luật về kinh doanh bất động sản….

    Như vậy, căn cứ các tiêu chí về (1) kiến thức, (2) kỹ năng và (3) về mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân thuộc yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo các ngành Luật kết hợp với chương trình dạy học và các môn học chuyên sâu mang tính đặc thù thì đặc điểm khác biệt giữa đào tạo Luật và các ngành khác chính là đào tạo luật chỉ tập trung đào tạo các lĩnh vực pháp luật Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, Chương trình đào tạo Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được xây dựng hình thức tổ chức giảng dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa triển khai được hình thức kết hợp này triệt để và chủ yếu vẫn là lên lớp giảng dạy trực tiếp.

2.1.2.6. Phương pháp triển khai đào tạo

Phương pháp đào tạo không ngừng được được đổi mới, hầu hết các bộ môn đều triển khai đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy: Kết hợp giữa các phương pháp thuyết giảng, đối thoại, xử lý tình huống, phương pháp phân tích gắn với minh họa thực tế, tăng cường sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác giảng dạy. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Trường đã chủ động, linh hoạt trong công tác tổ chức dạy-học và quản lý đào tạo để thích ứng với tình hình mới. Trường đã chuyển đổi hình thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá từ trực tiếp sang trực tuyến trên nền tảng ứng dụng dạy học trực tuyến Microsoft Teams đối với tất cả các bậc đào tạo. Các hoạt động quản lý, phục vụ đào tạo cũng được chuyển trạng thái làm việc linh hoạt đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho công tác dạy-học của các CTĐT.

2.1.3. Về nghiên cứu khoa học và nguồn học liệu

2.1.4. Về đặc điểm xu hướng đào tạo luật trong thời gian tới

Trong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục nói chung, xu hướng và cơ hội ứng dụng nhiều công nghệ hỗ trợ đào tạo hiện nay, với đặc thù các chương trình đào tạo của nhà trường có tính liên thông ngang khá mạnh giữa các ngành đào tạo luật, do đó nhà trường có những tiền đề tốt để đề xuất Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong thời gian tới.

2.1.5. Về năng lực, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ

2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong các cơ sở đào tạo luật

2.2.1. Bối cảnh triển khai dạy học kết hợp trong giáo dục đại học, giai đoạn dịch COVID 19

2.2.1.1. Việc tái cấu trúc chương trình đào tạo luật cho phù hợp với phương thức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến

2.2.1.2. Về năng lực đội ngũ

2.2.1.3. Về hạ tầng công nghệ

2.2.2. Khả năng tích hợp mô hình đào tạo kết hợp trong triển khai đào tạo luật hiện nay

          Trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát và ý kiến chuyên gia thu được, thực hiện việc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) có thể đưa ra một số nhận định sau:

  • Về tính phù hợp đối với việc áp dụng mô hình BL:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 14. Kết quả khảo sát về tính phù hợp của việc áp dụng BL trong đào tạo luật hiện nay

  • Về tính khả thi đối với việc áp dụng mô hình BL:

          Việc áp dụng blended learning trong đào tạo luật ở Việt Nam là khả thi và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giảng viên và các tổ chức giáo dục. Cụ thể:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 15. Kết quả khảo sát về tính khả thi của việc áp dụng BL trong đào tạo luật hiện nay

2.2.3. Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học

Hình 16. Mô hình tổng quát để thiết kế dạy học tích hợp công nghệ
 theo TPACK

Trên cơ sở phân tích các thành tố của TPACK, quá trình dạy học các môn trong ngành luật theo định hướng tích hợp công nghệ, áp dụng Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) có thể được diễn đạt tổng quát như sau:

Bảng 3. Mô tả tổng quát quá trình dạy học các môn trong ngành luật theo định hướng tích hợp công nghệ, áp dụng Mô hình dạy học kết hợp

(Blended Learning)

 

Kiến thức/sự hiểu biết

 

Yêu cầu cần đạt

 

Các kiến thức, kĩ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu ngành luật; đặc thù đào tạo luậtText Box: CK

 

Hệ thống các kĩ năng

Hệ thống các thái độ

Hệ thống kiến thức pháp luật

Text Box: PK

Các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp

 

Hệ thống kĩ thuật và giải pháp

Text Box: TK

Internet, máy tính, màn hình và đầu chiếu (Projector); trang bị thêm một số phần mềm dạy học chuyên biệt; các video clip, học liệu số, website v.v.

Text Box: PCK

Đa dạng hóa các phương pháp triển khai phù hợp với đặc trưng đào tạo luật (trao đổi thảo luận, trải nghiệm, dạy học hợp tác, dự án, dã ngoại, thực hành, trình bày ý kiến, chia sẻ cảm xúc, tranh biện… )

Text Box: TPK

Lựa chọn các công cụ, thiết bị công nghệ phù hợp với nội dung đặc thù của ngành luật trong dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

 

Text Box: TCK

Áp dụng các phương pháp và thiết bị, công cụ công nghệ phù hợp trong dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Text Box: TPACK

Các chuyên đề học tập phù hợp có ứng dụng công nghệ theo tinh thần đổi mới dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học

 

2.3. Một số yêu cầu đảm bảo áp dụng mô hình BL trong đào tạo luật

2.3.1. Xây dựng Hệ quản lí học tập (LMS - Learning Management System)

Hệ quản lí học tập (Learning Management System – LMS) là hệ phần mềm, giải pháp/nền tảng ứng dụng (Platform) dùng để quản lí, theo dõi, báo cáo và thực hiện các khóa học trực tuyến eLearning (có một số cách viết khác: E-learning, E_Learning, ELearning).  

Mô hình E-learning dự kiến triển khai cho các cơ sở giáo dục đại học, về tổng thể có thể được áp dụng như sau:

Hình 17. Mô hình tổng thể hệ thống LMS

Hình 18. Module lớp học trực tuyến tích hợp vào LMS

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các điều kiện cụ thể, bối cảnh hạ tầng CNTT cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học có thể tập trung chú trọng việc xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm sau: hệ thống quản lí thi; hệ thống đánh giá sinh viên; hệ thống học tập tích hợp, hợp tác; hội thảo trực tuyến; phòng học ảo; hệ thống quản lí đối tượng (giảng viên/sinh viên, nhà quản lí).

2.3.2. Tích hợp các giải pháp phần mềm xây dựng học liệu, nội dung hỗ trợ theo Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning)

Bảng 4. Tích hợp các giải pháp phần mềm xây dựng học liệu, nội dung hỗ trợ theo Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning)

 

TT

Công cụ

Chức năng

Ứng dụng trong dạy học kết hợp

Nhóm công cụ hỗ trợ học tập, tạo khóa học, hỗ trợ hình thành và phát triển năng lực

tự chủ và tự học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Edmodo

 

 

 

 

 

 

 

Tạo lớp học cá nhân hóa, khóa học nhỏ theo chủ đề, hỗ trợ dạy học phân hóa, kiểm tra đánh giá thực; tích hợp học liệu đa phương thức, đa định dạng

Thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, dễ dàng cập nhật ngữ liệu, hỗ trợ học tập cá nhân hóa, tự học, tự nghiên cứu, hỗ trợ đánh giá thực, học sinh có thể theo dõi, chia sẻ, phản hồi và tương tác với nhau trong khóa học v.v.

 

 

 

 

 

Kahoot

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Edpuzzle

 

 

 

 

 

 

Google Classroom

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Weebly

Tạo trang web học tập, dễ dàng cập nhật nội dung dạy học, học liệu theo các định dang khác nhau, tích hợp trình bày tương tác trực tuyến

 

 

 

 

Xây dựng học liệu cá nhân (văn bản, bài tập, ngữ liệu văn học…); hỗ trợ trình bày tương tác trong và ngoài giờ lên lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sway

 

Nhóm công cụ hỗ trợ giao tiếp, chia sẻ xã hội, tương tác cá nhân, hỗ trợ hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

YouTube

Tạo, chỉnh sửa video; xây dựng kho học liệu video; tạo video 3600, video VR (thực tế ảo) kết hợp với một số ứng dụng cầm tay (Apps)

Xây dựng học liệu bằng video tăng tính trực quan (văn bản, bài tập, ngữ liệu); hỗ trợ người học sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ; mở rộng không gian thực-ảo trong trình bày tương tác trong và ngoài giờ lên lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Facebook

Nền tảng giao tiếp xã hội đa chức năng; hệ thống công cụ chia sẻ đa phương tiện tương tác cực mạnh, tức thời; tạo nhóm học tập tương tác

Xây dựng học liệu trực quan (văn bản, bài tập, ngữ liệu …); hỗ trợ phát triển năng lực thẩm mĩ; chia sẻ và tương tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Google docs

Nền tảng tạo lập văn bản đa phương thức, đa định dạng, chia sẻ và hợp tác trong giao tiếp cực mạnh; tích hợp với nhiều công cụ đa chức năng (add-on); tương tác tức thời, hỗ trợ hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, tự học

 

 

 

Kết nối, chia sẻ, tương tác trong hoạt động giao tiếp (với văn bản và hoạt động lời nói); lưu trữ chia sẻ học liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Prezi

 

Hỗ trợ trình bày linh hoạt, tương tác từ xa

 

Nhóm công cụ sáng tạo, thiết kế cá nhân, hỗ trợ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

 

 

 

 

 

 

ThingLink

Nền tảng tích hợp đa chức năng, hỗ trợ xây dựng học liệu đa phương tiện, thực tế tăng cường (AR) dạng đơn giản; xuất bản học liệu đa phương tiện, giàu thông tin

Xây dựng học liệu đa phương tiện, tăng tính trực quan (văn bản, bài tập, ngữ liệu văn học…); hỗ trợ sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ; mở rộng không gian thực-ảo trong trình bày tương tác trong và ngoài giờ lên lớp; phù hợp với các bài tổng kết, các chuyên đề nâng cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Issuu

Công cụ xuất bản ấn phẩm điện tử tức thời; tạo E-book chia sẻ xã hội

Xây dựng ấn phẩm (văn bản, bài tập, ngữ liệu…); hỗ trợ sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ; phù hợp với các bài rèn kĩ năng viết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Powtoon

Công cụ diễn ảnh tức thời; tạo hoạt hình; chia sẻ xã hội

Xây dựng sản phẩm hoạt động giao tiếp, sáng tạo nghệ thuật,  phát triển năng lực thẩm mĩ;

 

 

 

 

 

 

 

DrawChat

Công cụ diễn ảnh tức thời; tương tác trong trình bày; kết hợp video/audio/phản hồi tương tác

Tổ chức hoạt động giao tiếp, sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ;

 

2.3.3. Xây dựng các khóa học trực tuyến mở tích hợp với chương trình đào tạo hiện hành

2.4. Một số định hướng thiết kế mô hình BL cho đào tạo luật

Định hướng 1. Kết hợp bổ sung một số nội dung học phần, các hoạt động dạy học trực tuyến với các khóa học có sẵn ở dạng truyền thống (giáp mặt). Ví dụ, nội dung liên quan đến thảo luận và hoạt động thảo luận có thể áp dụng hình thức trực tuyến đồng thời theo thời gian thực, hoặc không đồng thời trên hệ thống LMS;

Định hướng 2. Kết hợp và từng bước thay thế một số khóa học và các hoạt động dạy học trực tuyến trong quá trình đào tạo theo phương thức giáp mặt. Ví dụ, đan xen một số học phần được thực hiện trực tuyến toàn phần (đồng thời theo thời gian thực hoặc không đồng thời trên hệ thống LMS); thực hiện một số hình thức kiểm tra đánh giá trực tuyến (trên hệ thống LMS); triển khai một số học phần/chuyên đề đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh theo mô hình BL;

Định hướng 3. Tái cấu trúc, thiết kế lại từng phần và toàn bộ khóa học theo mô hình kết hợp BL, trong đó cần cân nhắc tỉ lệ triển khai theo phương thức trực tuyến (Trong chương trình đào tạo luật, các học phần không liên quan đến các lĩnh vực pháp luật chiếm 19%; các học phần liên quan đến các lĩnh vực pháp luật chiếm 81% - Lê Văn Đức[24]). Ví dụ, có thể lựa chọn một số học phần thuộc khối kiến thức chung, khối tự chọn để triển khai trực tuyến, hoặc cho phép người học lựa chọn học phần thay thế trên LMS; áp dụng cho một số loại hình đào tạo đặc thù như văn bằng thứ hai, vừa làm vừa học (văn bằng thứ nhất và văn bằng thứ hai) hay các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ.

- Triển khai thử nghiệm, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, tiến tới vận hành song song các khóa học mới theo mô hình BL với các khóa học truyền thống (giáp mặt) và công nhận tương đương.

- Mở rộng và phát triển các chương trình đào tạo theo mô hình BL tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng cơ sở đào tạo (cho các loại hình, bậc, ngành đào tạo luật theo chương trình đào tạo các ngành trong khối ngành pháp luật, Mã khối ngành - 738); tiến tới liên thông, liên kết, sử dụng hệ thống dùng chung, kho học liệu số dùng chung và công nhận kết quả chung (hệ thống chuyển đổi và công nhận tín chỉ) dựa trên nền tảng công nghệ.

2.5. Tiểu kết chương 2

        Tóm lại, chương 2  đã  mô tả rõ đặc điểm đào tạo luật của Trường Đại học Luật Hà Nội; trên cơ sở kết quả của phương pháp khảo cứu đưa ra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng mô hình dạy học kết hợp trong các cơ sở đào tạo luật; đồng thời nhận định khả năng tích hợp mô hình đào tạo kết hợp trong triển khai đào tạo luật hiện nay; để định hướng Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning) trong đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học và một số định hướng thiết kế mô hình BL cho đào tạo luật.

 

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO LUẬT THEO MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) TRONG

BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

 

3.1. Những nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong bối cảnh tự chủ đại học

3.1.1. Đảm bảo tính khoa học

3.1.2. Đảm bảo tính pháp lí

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

3.2. Một số định hướng áp dụng phương thức dạy học kết hợp (Blended Learning) đối với Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc tổ chức hoạt động dạy học tại Trường để nâng chất lượng, hiệu quả đào tạo luật trong bối cảnh tự chủ đại học, đồng thời có thể sẵn sàng ứng phó những tình huống mới có thể xảy ra bất ngờ như đại dịch Covid 19 vừa qua.

          2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, thư viện điện tử, học liệu số đáp ứng tiêu chuẩn Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning).

          3. Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để tiến hành dạy học trực tuyến, hỗ trợ đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho sinh viên, học viên.

          4. Đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ hỗ trợ dạy học kết hợp trên cơ sở áp dụng những nguyên tắc mới của chuyển đổi số trong giáo dục, theo huớng phát triển mô hình đại học mới trên nền tảng công nghệ hiện nay, hiện thực hóa theo những xu hướng áp dụng giải pháp công nghệ: 

- Trí tuệ nhân tạo: một trong những cách quan trọng mà trí thông minh nhân tạo tác động đến giáo dục là tạo ra các cơ hội tiếp cận thông tin mới mẻ, đa dạng và hiệu quả hơn đối với học tập cá nhân; phát triển các ứng dụng robot trong dạy học.

- Thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp (MR): sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp cận, xử lí thông tin; nới rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề;

- M-Learning (Mobile)/U-Learning (Ubiquitous): phương thức học tập  mới này tạo ra các cơ hội sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và các thiết bị cầm tay, đeo tay (wearable) trong lớp học (ví dụ: tiếp cận dạy học cho phép sử dụng thiết bị cầm tay trong lớp học BYOD đang là xu hướng phổ biến hiện nay trong giáo dục trên thế giới); tăng tốc độ tiếp cận và xử lí thông tin trong dạy học nhỡ các ứng dụng giáo dục chạy trên nền tảng thiết bị di động (Apps); tăng tính tương tác, chia sẻ và gắn kết người dùng;

- Máy tính bảng, máy tính xách tay, thiết bị kết nối thông minh (bảng, thiết bị dạy học thông minh…): cho phép người học sử dụng các nền tảng điện toán đám mây, hạ tầng web, kết nối với cơ sở dữ liệu lớn, dễ dàng chia sẻ, tương tác trong học tập; tiện lợi trong tập trung, lưu trữ và phân phối các nguồn học liệu số đa định dạng (mô phỏng, 3D…); thay thế các công cụ thiết bị dạy học truyền thống (bảng, sách, tài liệu in, đồ dùng thiết bị dạy học trực quan v.v.);

- Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tại các tổ chức giáo dục: với tư cách là một nền tảng, công cụ để kết nối, chia sẻ thông tin, tương tác giao tiếp tức thời giữa các đối tượng liên quan trong lĩnh vực giáo dục;

- Hệ thống khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Online Open Courses - MOOCs), khóa học đặc thù riêng cho cá nhân (Small Private Online Courses – SPOCs): là một nền tảng các khóa học trực tuyến miễn phí đáp ứng tối đa nhu cầu học tập theo năng lực, sở thích và điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tăng cơ hội tiếp cận và sự tham gia của người học theo phương thức giáo dục mở và trực tuyến.

            Tóm lại, việc áp dụng dạy học kết hợp trong triển khai đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội là xu thế của quá trình chuyển đổi từ nền giáo dục truyền thụ sang giáo dục kiến tạo, kết nối và thông minh dựa trên nền tảng công nghệ đang tạo ra những biến đổi sâu sắc, đồng thời đặt ra những thách thức mới cho đào tạo luật hiện nay.

          Những dự báo khả quan về xu hướng phát triển mạnh mẽ các công nghệ vật lí, công nghệ số, sinh học môi trường… của nền công nghiệp 4.0 sẽ là những tiền đề, dữ kiện tốt để các nhà giáo dục định hướng lại và thực thi các quan điểm một các đúng đắn. Trong bối cảnh đó, các trường đại học đào tạo ngành luật cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để khai thác, thích ứng các lợi ích do công nghệ mang lại. 

Quá trình này cần được thực hiện đồng bộ, hệ thống trên các phương diện sau:

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT cho các cơ sở đào tạo luật đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân hóa, kết nối mọi chủ thể, đối tượng trong quá trình giáo dục; đáp ứng chỉ số “thông minh” của môi trường học tập, lớp học và nhà trường;

- Tăng cường năng lực, chỉ số đáp ứng CNTT cho đội ngũ giảng viên, nhà giáo dục; phổ cập học vấn số thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên; nhất là đối với đội ngũ trực tiếp đào tạo và thực hành luật nhằm đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng CNTT và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục;

- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo luật có tích hợp các giải pháp mới về công nghệ giáo dục;

- Xây dựng các khung pháp lí phù hợp nhằm hỗ trợ thúc đẩy và đánh giá các quá trình áp dụng dạy học kết hợp trong thời gian tới; sớm ban hành các qui đinh, qui chế về đào tạo trực tuyến, công nhận kết quả thành tích học tập của người học phù hợp với các đặc trưng của phương thức dạy học kết hợp.

3.3. Các giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning)

3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí về đào tạo kết hợp

3.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo phù hợp với mô hình đào tạo kết hợp

Bảng 5. Phương án tổ chức đào tạo kết hợp ở cấp độ chương trình 

 

Chương trình đào tạo

Trực tiếp

hoàn toàn (a)

Trực tuyến hoàn toàn (b)

Kết hợp

(a+b)

%

%

Khối kiến thức

GD ĐC

20

80

20/80

GD CN

(Cơ sở ngành/Chuyên ngành/ Kĩ năng/Tiếng Anh)

50

50

50/50

Tốt nghiệp

 

100

100

Học phần

Bắt buộc

70-80

30-20

Tối đa 80/20

Tự chọn

20-30

80-70

Tối đa 30/70

Bậc ĐT

Cử nhân

80

20

80/20

Thạc sĩ

70

30

70/30

Tiến sĩ

50

50

50/50

Loại hình ĐT

Chính qui

80

20

20/80

VLVH

50

50

50/50

Văn bằng 2

50

50

50/50

Bồi dưỡng

20-30

80-70

Tối đa 80/20

Nền tảng LMS, các khóa học mở trực tuyến (MOOC)

Học liệu số

Tiếp cận sư phạm số

 

 

3.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới phương thức triển khai chương trình đào tạo phù hợp với mô hình đào tạo kết hợp

Bảng 6. Phương án tổ chức đào tạo kết hợp ở cấp độ học phần

Hình thức tổ chức DH

Trực tiếp

hoàn toàn (a)

Trực tuyến hoàn toàn (b)

Kết hợp

(a+b)

%

%

Lên lớp lí thuyết

70

30

70/30

Làm việc nhóm

70-80

30-20

Tối đa 80/20

Thực hành

50

50

50/50

Tự nghiên cứu

 

100

0

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Nền tảng LMS (các chức năng thiết kế hoạt động theo tuần/chủ đề)

Học liệu số; Giải pháp số tích hợp; Thiết bị/công cụ số di động, cầm tay

Tiếp cận sư phạm số

 

 

 

 

 

 

3.3.4. Giải pháp 4:  Đổi mới hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp với mô hình đào tạo kết hợp

Bảng 7. Các phương án KTĐG trong đào tạo kết hợp

Hình thức/công cụ KTĐG

Trực tiếp hoàn toàn (a)

Trực tuyến hoàn toàn (b)

Kết hợp

(a+b)

%

%

Đánh giá quá trình

Bài tập cá nhân

 

100

 

Đánh giá nhanh

20-30

80-70

Tối đa 20/80

Đánh giá đồng đẳng

20-30

80-70

Tối đa 20/80

Đánh giá thực (xác thực; bằng thực hiện hành động)

20-30

80-70

Tối đa 20/80

Đánh giá định kì

Kiểm tra 1

70-80

30-20

Tối đa 80/20

Kiểm tra 2…

 

 

 

Thi hết học phần

 

100

Có thể 100

 

 

 

 

 

 

Nền tảng LMS, nền tảng kiểm tra/thi trực tuyến (API), giám thị ảo

Công cụ đánh giá trực tuyến trong lớp học 

Học liệu số

Tiếp cận sư phạm số

 

3.3.5. Giải pháp 5: Phát triển học liệu mở dùng chung trong khối ngành đào tạo luật đáp ứng mô hình đào tạo kết hợp

Các đặc tính cơ bản 5R của tài nguyên giáo dục mở (OER)

Reuse

Tái sử dụng

 

Tái sử dụng đề cập đến quyền sử dụng nội dung theo nhiều cách (ví dụ: trong một lớp học, trong một nghiên cứu nhóm, trên một trang web, trong một video)

Revise

Sửa đổi, điều chỉnh

Sửa đổi đề cập đến quyền điều chỉnh, điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính nội dung (ví dụ: dịch nội dung sang ngôn ngữ khác)

Remix

Tích hợp điều chỉnh

 

Đề cập đến quyền tích hợp, điều chỉnh, bổ sung quyền kết hợp nội dung gốc hoặc nội dung đã sửa đổi với tài liệu khác để tạo ra nội dung mới (ví dụ: kết hợp các nội dung thành một bản mới)

Redistribute

Phân phối lại

 

Đề cập đến quyền chia sẻ các bản sao của nội dung gốc, các bản sửa đổi của bạn hoặc các bản phối lại của người dùng với những người dùng khác – có thể cùng sáng tạo nội dung mới trên phiên bản cũ

Retain

Lưu trữ lại

 

Lưu giữ đề cập đến quyền tạo, sở hữu và kiểm soát các bản sao của nội dung (ví dụ: tải xuống, sao chép, lưu trữ và quản lí theo nhu cầu cá nhân)

3.3.6. Giải pháp 6: Phát triển các hạ tầng công nghệ: tích hợp đa công cụ, đa chức năng hướng tới sự thuận tiện và tương tác cao cho người dùng phù hợp mô hình đào tạo kết hợp

3.3.7. Giải pháp 7: Đổi mới mọi mặt tổ chức hoạt động sư phạm, dạy học và xây dựng mô hình bài giảng tương tác, độc lập cho mỗi module trong học phần

3.3.8. Giải pháp 8: Đổi mới công tác quản lí quá trình dạy học theo Mô hình đào tạo kết hợp

3.3.9. Giải pháp 9: Xây dựng khung đánh giá chất lượng dạy học theo mô hình đào tạo kết hợp  

3.4. Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 1 và 2, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra 4 nguyên tắc của việc đề xuất các giải pháp đổi mới đào tạo luật theo Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong bối cảnh tự chủ đại học, gồm (1) Đảm bảo tính khoa học; (2) Đảm bảo tính pháp lý; (3) Đảm bảo tính khả thi và (4) Đảm bảo tính thực tiễn. Trên cơ sở 4 nguyên tắc đó, Ban chủ nhiệm đề tài đã đề xuất 9 giải pháp nhằm đổi mới đào tạo luật theo Mô hình dạy học kết hợp (Blended Learning), phát huy tốt năng lực giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, đồng thời phải phát huy tốt vai trò tổ chức, điều khiển, định hướng của giảng viên trong giảng dạy và phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo luật đáp ứng yêu cầu về nguồn  nhân lực pháp luật chất lượng cao.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo luật cần tiếp tục áp dụng, phát huy các yếu tố tích cực của mô hình dạy học BL trong mọi mặt hoạt động của nhà trường (xây dựng phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận mở, tăng cường ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình đào tạo, xây dựng phát triển học liệu số, đa dạng hóa các phương pháp dạy học trong môi trường trực tuyến, xây dựng thư viện điện tử, học liệu mở v.v.) hướng đến tiếp cận mô hình chuyển đổi số trong giáo dục đại học.

 Việc xây dựng và phát triển mô hình dạy học BL trong đào tạo luật có thể được thực hiện theo 5 nguyên tắc và 3 cấp độ như sau:

- 5 nguyên tắc: nhà trường cần xác định rõ, lựa chọn mô hình BL phù hợp với điều kiện, tầm nhìn và chiến lược; định hình văn hóa dạy học BL trong môi trường trực tuyến, nền tảng giải pháp số; tăng cường tính “mở”, tính “thông minh” trong mô hình dạy học BL trên cơ sở gắn kết người dạy-người học-nhà quản lí và các bên liên quan; thực hiện liên tục đổi mới sáng tạo trong việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới được tích hợp trong mô hình dạy học BL; đổi mới mô hình quản lí theo mô hình dạy học BL;

- 3 cấp độ: số hóa các học liệu, chuyển sang định dạng số; số hóa các qui trình tổ chức hoạt động dạy học, đào tạo trên nền tảng số (LMS); áp dụng các phương pháp dạy học trong môi trường số, nền tảng số.

          Trong giai đoạn tới, nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm các quá trình quản lí, sư phạm, tiếp cận công nghệ, áp dụng giải pháp công nghệ mới cho quá trình dạy học BL theo lộ trình và giai đoạn phù hợp:

          - Xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện quá trình chuyển đổi từ dạy học truyền thống sang dạy học BL, tạo sự thống nhất, đồng thuận chung về nhận thức và hành động trong đơn vị; thực sự coi mô hình dạy học BL là một hình thái mới, hướng đến chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lí và đào tạo (hình thái dạy học BL sẽ cùng song hành, hỗ trợ và thúc đẩy sự cạnh tranh với hình thái dạy học truyền thống). Đặc biệt, có thể áp dụng mô hình dạy BL trong triển khai đào tạo một số loại hình, hệ, bậc đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường;

- Tái cấu trúc lại kế hoạch dạy học, chương trình đào tạo theo tiếp cận dạy học BL; xác lập và điều chỉnh tỉ lệ hợp lí thời gian dạy học online với dạy học trực tiếp ở các cấp độ chương trình đào tạo, dạy học học phần, dạy học nội dung bài học…phù hợp với điều kiện đội ngũ từ cấp bộ môn, khoa hoặc nhà trường;

          - Nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lí đào tạo, triển khai dạy học BL trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, ra quyết định và quản lí nhà trường; tích hợp các mô hình dạy học theo hướng mở, kết nối, liền mạch, hỗ trợ cá nhân hóa cao độ, dạy học thích ứng, dạy học trải nghiệm, gắn với thực tiễn trong mô hình dạy học BL (các khóa học lựa chọn, bổ trợ của nhà trườngcó thể được thiết kế trên nền tảng trực tuyến hỗ trợ học tập đa dạng cho sinh viên);

          - Nghiên cứu, hợp tác phát triển học liệu mở, kết nối dùng chung trong các cơ sở đào tạo luật, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu lớn (dần hình thành kho dữ liệu số nội sinh) phục vụ đào tạo, nghiên cứu và thực hành nghề luật;

          - Tạo cơ chế để các bên liên quan, đơn vị thực hành luật kết nối, đóng góp và cùng tham gia xây dựng phát triển chương trình đào tạo dựa trên nền tảng hệ thống công nghệ tổng thể (nhà trường xây dựng các khóa học cốt lõi, đơn vị thực hành luật xây dựng các khóa học bổ trợ, cung cấp dữ liệu, tình huống thực tế đã được số hóa, tích hợp, cập nhật các diễn biến thực tiễn của nghề luật lên các khóa học trực tuyến…); tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong việc đa định dạng hóa dữ liệu luật nhằ hỗ trợ tiếp cận mở cho người học;

          - Áp dụng ngay các yếu tố tích cực từ mô hình chuyển đổi số trong giáo dục nói chung trong việc triển khai đào tạo luật (tính “mở” và “thông minh” trong chuyển đổi các thủ tục, thao tác, hoạt động thực tiễn xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số…);

          - Nâng cấp hạ tầng công nghệ trong nhà trường, ưu tiên phát triển hạ tầng kết nối, ứng dụng thiết bị di động thông minh trong dạy học BL hỗ trợ người học chủ động, tăng tính trải nghiệm và kết nối thực tiễn;

          - Tăng cường năng lực số, chỉ số đáp ứng CNTT và sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại cho đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và sinh viên trong nhà trường thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, diện rộng, tại chỗ và theo nhu cầu, tham gia sâu vào quá trình xây dựng phát triển mô hình dạy học BL; Xây dựng chương trình bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, đào tạo kĩ năng về chuyển đổi số, giáo dục số, khai thác sử dụng CNTT… tích hợp trong các chương trình bồi dưỡng tại chỗ cho giảng viên và cán bộ quản lí; cụ thể hóa thành các tiêu chí và chỉ số thực hiện trong hoạt động đào tạo, chế độ tính giờ làm việc, giờ dạy, các công việc liên quan đến hành chính sư phạm số…).

          - Có cơ chế thu hút doanh nghiệp kết nối hợp tác đầu tư, phát triển các công nghệ giáo dục, hỗ trợ mô hình dạy học BL, cùng tham gia, có trách nhiệm với sản phẩm đào tạo chung theo chuẩn đầu ra của nhà trường; chính sách huy động kết nối các doanh nghiệp số, doanh nghiệp công nghệ giáo dục (EdTech) để tham gia vào chuyển đổi số; xây dựng chính sách khuyến khích các lực lượng xã hội hỗ trợ tham gia (thuê bao sử dụng, mượn hạ tầng, cùng phát triển, chuyển giao…); xác định rõ hướng ưu tiên theo giai đoạn và đặt hàng phát triển các giải pháp mới trong mô hình BL để cung cấp cho các nhà trường.

 

 

           

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Klaus Schwab. (2016). The Future of Jobs. Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum. Nguồn: https://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

2. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

3. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

4. Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/1/2017

5. Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 03/6/2020 Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

6. Công văn 4003/BGDĐT-CNTT 2020 về nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020 – 2021 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục.

8. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ

9. Thông tư số 08/2021/TTBGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 về việc Ban hành Qui chế đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

10. Bersin, J. (2018). Insights from IMPACT 2018. Nguồn: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ca/Documents/audit/ca-audit-abm-scotia-insights-from-impact-2018.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019.

12. Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019.

13. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị.

14. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005.

15. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

16. Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể 'Xây dựng Trường đại học Luật Hà Nội và Trường đại học Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.

17. Nghị quyết số 54-NQ/BCSĐ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đến năn 2021, tầm nhìn đến năm 2030

18. Klaus Schwab, The Future of Jobs. Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, 2016. Nguồn: https://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs.pdf, truy cập ngày 05/11/2021

19. Bersin, J. (2018).Insights from IMPACT 2018. Nguồn: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ca/Documents/audit/ca-audit-abm-scotia-insights-from-impact-2018.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

20. Bonk, C. J., & Graham, C. R. (2012). The handbook of blended learning: Global perspectives, local designs. John Wiley & Sons.

21. C. R. Graham, W. Woodfield, and J. B. Harrison, “A framework for institutional adoption and implementation of blended learning in higher education,” Internet High. Educ., vol. 18, pp. 4–14, 2013

22. Y. W. Wang, H. B. Cheng, J. H. Liu, Y. H. Li, and Y. J. Hong, “Blended learning systems: definition, current trends, and future directions,” in Guangxue Jishu/Optical Technique, vol. 30, no. 6, Pfeiffer - An Imprint of Wiley, p. 717, 2004

23. B. Allan, “E-Learning and blended learning,” No-nonsense Guid. to Train. Libr., pp. 133–150, 2018.

24. C. R. Graham, “Current research in blended learning,” in Handbook of Distance Education: Fourth Edition, Routledge, 2018, pp. 173–188.

25. M. B. H. H. Staker, Classifying K-12 blended learning. Routledge, 2012.

26. T. Tran et al., “Toward sustainable learning during school suspension: Socioeconomic, occupational aspirations, and learning behavior of vietnamese students during COVID-19,” Sustain., vol. 12, no. 10, 2020

27. T. T. P. Thao, “Exploitation of M-learning in credit training,” TTNU J. Sci. Technol. - Thai Nguyen Univ., vol. 112, no. 12, pp. 45–50, 2003

28. Pomising practices in blended and online learning blending learning: the evolution of online and face-to-face education from 2008–2015. Originally written by John Watson Evergreen Education Group in May 2008. iNACOL, July 2015

29. B. Hoffman and D. Ritchie, “Teaching and learning online: Tools, templates, and training,” in Society for Information Technology & Teacher Education International Conference, 1998, pp. 119–123

30. Clayton M. Christensen, Michael Horn, and Curtis Johnson. (2014). Blended: Using Disruptive Innovation to Improve Schools. San Francisco, California: Jossey-Bass; 1st edition.

31. https://mitchellhamline.edu/academics/j-d-enrollment-options/blended-learning-at-mitchell-hamline/

32. https://www.americanbar.org/groups/legal_education/resources/distance education/approved-distance-ed-jd-programs/

33. https://mitchellhamline.instructure.com/courses/2222

34. D. V. Son, “Blended learning and some methods of combination in teaching Geography at boarding high schools for ethnic minorities, Thai Nguyen province,” Vietnam J. Educ., no. Special Issue, pp. 139–141, 2015

35. L. T. Huy and N. T. H. Trang, “Application of Blended Learning in teaching the chapter ‘Laws of conservation’ (Physics 10) with the support of Facebook in the direction of developing students’ self-study ability,” Vietnam J. Educ., vol. Special Is, pp. 147–152, 2018.

36. “Research on using Blended Learning in teaching the ‘Electricity’ section of Secondary School Physics 9,” Hue University of Education - Hue University, 2020

37. N. Van Dai, D. T. V. Anh, and V. Q. Trung, “Current situation of self-study, self-study capacity development and application of the Blended Learning model in teaching Chemistry in high schools,” J. Sci. Educ. Sci., vol. 65, no. 12, pp. 13–28, 2020.

38. Đặng Thái Thịnh & Võ Hà Quang Định, (2018), Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) thích hợp như thế nào trong giáo dục đại học khối kinh tế? – Một tình huống triển khai tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,  Tạp chí Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, Số 10, tr.90-99

39. Nguyen Thi Lan Ngoc, Le Thi Thu Hien, Nguyen Thi Nhi, Dang Minh Tuan (2020), Using Blended Learning Model in Improving Self-Study Competence in Physics Subject of High School Students, Vietnam Journal of Education, 4(1), pp. 53-60.

40. Đinh Thị Phương Hoa, Ứng dụng Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong giảng dạy đại học: Nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020

41. Hồ Ngọc Khương, (2021). Mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) trong giáo dục đại học và thực tiễn áp dụng ở các trường đại học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 45, tr.6-11.

42. http://caodangluatmientrung.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-trao-doi/Mot-so-y-kien-ve-dao-tao-nghe-luat-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay-1582.html

43. Đề tài thuộc Chương trình KHCN-Giáo dục nhà nước “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lí giáo dục điện tử và dạy - học điện tử trong nhà trường Việt Nam”. Mã số: KHGD/16-20.ĐT.042

44. http://caodangluatmientrung.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-trao-doi/Mot-so-y-kien-ve-dao-tao-nghe-luat-trong-boi-canh-hoi-nhap-quoc-te-hien-nay-1582.html

45. The official TPACK website at http://tpack.org

46. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

47. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019

48. Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019.

49. Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể 'Tiếp tục xây dựng Trường đại học Luật Hà Nội và Trường đại học Luật TP.HCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”.

50. Hồ Tấn Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh (2009), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo  kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB ĐHQG-HCM (Bản dịch Tiếng Việt từ nguyên bản: Crawley, E.F., Malmqvist, J., Östlund, S., Brodeur, D. (2007). Rethinking Engineering Education: The CDIO Approach.  Springer Science Business Media, LLC.)

51. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 ban hành Thông tư qui định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

52. Stracke, C.M., Stephen D., Grainne C., Daniel B. & Fabio N., Are MOOCs Open Educational Resources? A literature review on history, definitions and typologies of OER and MOOCs, Open Education Global Conference Selected Papers, vol. 11 issue 4, p. 331–341, 2019.

DOI: https://doi.org/10.5944/openpraxis.11.4.1010

 

 


[1] Klaus Schwab, The Future of Jobs. Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, 2016. Nguồn: https://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

[2] Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 

[3] Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”

[4] Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/1/2017

[5] Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 03/6/2020 Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

[6] Công văn 4003/BGDĐT-CNTT 2020 về nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2020 – 2021 cuả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

[7] Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục

[8] Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ

[9] Thông tư số 08/2021/TTBGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 về việc Ban hành Qui chế đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

[10] Bersin, J. (2018).Insights from IMPACT 2018. Nguồn: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ca/Documents/audit/ca-audit-abm-scotia-insights-from-impact-2018.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

 

[11] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019.

[12] Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2019.

[13] Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị

[14] Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005

[15] Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

[16] Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”;

[17] Nghị quyết số 54-NQ/BCSĐ ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật đến năn 2021, tầm nhìn đến năm 2030

[18] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), Công văn số 1891/BGDĐT-GDĐH về nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích ứng với cuộc

CMCN 4.0.

 

[19] Klaus Schwab, The Future of Jobs. Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, 2016. Nguồn: https://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs.pdf, truy cập ngày 05/11/2021

[20]Bersin, J. (2018).Insights from IMPACT 2018. Nguồn: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ca/Documents/audit/ca-audit-abm-scotia-insights-from-impact-2018.pdf, truy cập ngày 05/11/2021.

[21] Pomising practices in blended and online learning blending learning: the evolution of online and face-to-face education from 2008–2015. Originally written by John Watson Evergreen Education Group in May 2008. iNACOL, July 2015

[23] Quyết định số 2260/QĐ-ĐHLHN của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội ngày 30 tháng 06 năm 2021về việc ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội

 

Nội dung toàn văn
File đính kèm ...