• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam (Phần Hình sự)
Nội dung tóm tắt
 
Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê quốc gia gắn liền với thống kê học, cũng là một bộ phận thống kê gắn liền với khoa học pháp lý trong đó thống kê hình sự là một bộ phận hợp thành của tội phạm học (Criminologie). Từ những năm 60, khi Bộ Tư pháp được phân chia thành 3 cơ quan: tư pháp, toà án, công tố (sau thành Viện Kiểm sát) nên công tác thống kê phân tán thành những việc thống kê theo ngành, phục vụ cho hoạt động của mỗi cơ quan.

Những năm 80, do nhận thức được tính chất quan trọng của hoạt động thống kê tư pháp, ngành kiểm sát đã đứng ra làm đầu mối tập hợp các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, tư pháp tiến hành việc thống kê liên ngành chủ yếu về hình sự và đạt kết quả vì:

- Thống kê tư pháp là một loại thống kê quốc gia phải có sự quản lý thống nhất từ cơ quan thống kê nhà nước.

- Chưa có quan niệm thống nhất về thống kê hình sự, một bộ phận của học thuyết về tội phạm.

Năm 1991, với chức năng được giao, Bộ Tư pháp đã đăng ký trước Uỷ ban khoa học Nhà nước đề tài "Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam " nhằm xây dựng những căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức lại và triển khai công tác thống kê tư pháp.

Phạm vi nghiên cứu bước đầu tập trung vào thống kê hình sự và sẽ tiếp tục nghiên cứu thống kê dân sự, hành chính trong những năm tiếp theo.

I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ TƯ PHÁP VÀ THỐNG KÊ HÌNH SỰ

1. Thống kê tư pháp

1.1. Thống kê tư pháp là một bộ phận thống kê của Nhà nước

Theo những nhà sáng lập ra lý luận về thống kê vào thế kỷ thứ XVII, thì thống kê học là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra, dựa vào việc thu thập mặt lượng của tình hình và mối quan hệ của nó đối với mặt chất của tình hình đó để biết thực trạng của các hiện tượng, biết được nguyên nhân của hiện tượng đó, dự báo và tìm ra giải pháp.

Tất cả các quốc gia đều hết sức xem trọng thống kê, bởi nó cung cấp cho Nhà nước và xã hội một cách nhìn tổng quát, cả bề rộng và chiều sâu để hoạch định những chiến lược cần thiết.

Thống kê quốc gia có 2 loại lớn: thống kê kinh tế và thống kê xã hội.

Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê xã hội, qua đó nó phản ánh tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội, thái độ xử lý của Nhà nước đối với các vi phạm đó. Đồng thời nó cũng phản ánh các hiện tượng tranh chấp trong nhân dân và việc giải quyết các tranh chấp đó. Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê xã hội nhưng quan hệ rất mật thiết, và tác động qua lại với thống kê kinh tế. Chẳng hạn như thống kê các tội phạm trong hoạt động kinh tế, hoặc thống kê các tranh chấp hợp đồng kinh tế, thống kê việc xét xử của Tòa án trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của các tổ chức kinh doanh nước ngoài và tình hình tranh chấp của họ trước toà án; đời sống dân cư và mối quan hệ của nó với tình hình phạm tội.

1.2. Mục đích, vai trò, nhiệm vụ của thống kê tư pháp

Mục đích chính của thống kê tư pháp là thống kê các vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa do các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xử phạt hành chính, công chứng, trọng tài kinh tế giải quyết và các biện pháp đấu tranh chống những hành vi vi phạm.

Vai trò của thống kê tư pháp là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, xử phạt hành chính, công chứng, trọng tài. Cùng với những tài liệu khác, các chỉ tiêu thống kê cho phép xác định khả năng thực hiện pháp quyền của các cơ quan tư pháp, đồng thời đánh giá được các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ như thế nào.

Nhiệm vụ của thống kê tư pháp là khi đã biết số lượng các vi phạm pháp luật, sự biến động của các vi phạm đó theo hướng tăng, giảm, theo địa bàn lãnh thổ, theo các ngành, các lĩnh vực quan hệ pháp luật, thống kê tư pháp giúp các cơ quan chức năng rà soát lại công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Qua việc tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu thống kê, thống kê tư pháp đề xuất những biện pháp hữu hiệu trong việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật và trong việc khắc phục những thiếu sót của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.3. Ý nghĩa của thống kê tư pháp

Thống kê tư pháp có ý nghĩa, tác dụng rất lớn đối với công tác quản lý nói chung, cũng như đối với việc củng cố hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý và công tác lập pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội.

- Đối với các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật: thống kê tư pháp có vai trò rất lớn trong việc củng cố hoạt động của các cơ quan trên. Dựa vào các số liệu thống kê, cùng với các nguồn thông tin khác, các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thể phân tích, đánh giá được hoạt động của ngành mình; xác định được những điểm mạnh, yếu trong công tác, từ đó có những chỉ đạo khắc phục và uốn nắn kịp thời, giúp cho hoạt động của ngành đi đúng hướng. Mặt khác, trên cơ sở nhận biết về số lượng các vi phạm pháp luật, nắm được thực trạng và tính phổ biến, đặc thù của từng loại vi phạm trong từng lĩnh vực xã hội, xác định được mức độ thiệt hại gây ra cho xã hội, cũng như kết quả trong cuộc đấu tranh và phòng ngừa các vi phạm pháp luật, các cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) có khả năng nghiên cứu đề ra những biện pháp thích hợp và có hiệu quả kịp thời đáp ứng yêu cầu của việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.

- Đối với công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, thống kê tư pháp (đặc biệt là thống kê hình sự) góp phần đắc lực vào việc nghiên cứu và hoàn thiện các môn khoa học pháp lý. Chỉ có thống kê tư pháp mới có khả năng đưa ra được những thông tin tổng thể có tính khoa học, chuẩn xác về thực trạng tình hình vi phạm pháp luật, cơ cấu, chiều hướng phát triển cũng như nguyên nhân và điều kiện phát sinh các vi phạm; về hiệu quả của những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan thực hiện pháp luật… Chính thống kê tư pháp góp phần làm giầu thêm cho các môn khoa học bằng kiến thức về những hiện tượng cụ thể, và là cơ sở đảm bảo cho công tác nghiên cứu đi đúng hướng, đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm cho khoa học pháp lý tách rời thực tiễn là sự thiếu quan tâm đến lĩnh vực này. Nếu không nghiên cứu đầy đủ các tài liệu quan sát thống kê tổng thể, và không nghiên cứu hoạt động có tính riêng biệt của các cơ quan thực hiện pháp luật thì không thể thấy rõ được bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

- Đối với công tác lập pháp, việc xây dựng các bộ luật và các văn bản pháp luật khác không thể bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và đạt chất lượng nếu không có sự nghiên cứu đầy đủ đến những phân tích thống kê tư pháp. Các số liệu phân tích thống kê này chính là những thông tin phản hồi từ thực tiễn, giúp cho các nhà làm luật có khả năng đánh giá được hiệu quả các quy phạm pháp luật; giúp họ xác định được những kẽ hở của luật pháp và thiếu sót, bất hợp lý trong lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập pháp tiến hành sửa đổi bổ sung, huỷ bỏ hoặc xây dựng mới các văn bản pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

1.4. Nội dung của thống kê tư pháp

Xét về những nội dung chủ yếu thống kê tư pháp gồm 3 bộ phận lớn:

- Thống kê các vi phạm pháp luật (trong đó chủ yếu là tội phạm) và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý các vi phạm đó.

- Thống kê các tranh chấp trong xã hội (trong đó chủ yếu là tranh chấp dân sự, thương sự, hôn nhân và gia đình…) và hoạt động xử lý của các cơ quan nhà nước đối với các tranh chấp đó.

- Thống kê tổ chức tư pháp: cơ quan điều tra, công tố, toà án, luật sư, công chứng, giám định, thi hành án, đội ngũ cán bộ tư pháp … thống kê về tình hình tội phạm và các hình phạt mà Nhà nước đã xử đối với các tội phạm đó được xem như là một bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp.

2. Thống kê hình sự

Thống kê hình sự là một bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp và là một trong những phương tiện chủ yếu của môn học về tội phạm (tội phạm học: Criminolo-gie) và môn học về hình pháp (hình pháp học: criminalistique).

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hiện tượng tội phạm trong xã hội và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của hiện tượng, tức là những đặc điểm và điều kiện, nguyên nhân gây ra tội phạm, từ đó đề ra những giải pháp lâu dài hoặc trước mắt. Về vấn đề này, thống kê hình sự như là một trong những phương tiện chủ yếu của tội phạm học.

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm) và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, mối liên quan giữa hai mặt, đưa ra những biện pháp hoàn thiện các quá trình tố tụng, nâng cao hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

Yểm trợ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn có các hoạt động giám định, công chứng, bào chữa, thi hành án…, là một bộ phận không thể thiếu của quá trình tố tụng, cũng là một bộ phận hợp thành hữu cơ, đều được phản ánh vào thống kê hình sự.

Về mặt này, thống kê hình sự như là một phương tiện trong những phương tiện chủ yếu của hình pháp học.

2.1.  Phạm vi của thống kê hình sự

Phạm vi của thống kê hình sự được xác định tuỳ theo đặc điểm của tình hình mỗi nước. Những quan niệm phổ biến hiện nay là:

a. Quan niệm thống kê hình sự theo các giai đoạn của quá trình tố tụng. Toàn bộ các khâu của quá trình đó: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm… đều thuộc phạm vi của thống kê hình sự.

b/ Quan niệm thống kê hình sự bắt đầu từ khi Tòa án quyết định là có tội phải chịu hình phạt và bản án có hiệu lực pháp luật.

c/ Thống kê hình sự với thống kê vi phạm hành chính có mối quan hệ mật thiết, phải được thống kê chung để thấy toàn cảnh của tình trạng vi phạm pháp luật. Giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính có thể được phân biệt theo những tiêu chuẩn định tính và định lượng (tính chất của hành vi, mức độ thiệt hại...) nhưng trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt. Vì vậy cần thống kê chung và gọi đó là thống kê hình sự về mặt xử lý các vi phạm, những nước theo quan niệm này đều tổ chức ra các Tòa án như: Tòa án vi cảnh để xử các vi phạm hành chính; Tòa án tiểu hình để xử các vi phạm hình sự ít nghiêm trọng; Tòa án đại hình để xử các vi phạm nghiêm trọng.

Theo quan niệm này, phạm vi của thống kê hình sự gồm:

- Thống kê về vi cảnh (vi phạm hành chính).

- Thống kê về hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

- Thống kê hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng.

 

 
 
 

 

 

 

 


     

 

 

   
 
 
 
 

 

 

 

 

 

 


d. Phạm vi của thống kê hình sự bắt đầu từ khâu khởi tố đến tất cả các khâu trong quá trình tố tụng, nhưng không bao gồm thống kê về thi hành án, bởi thi hành án có quan hệ đến thống kê hoạt động trại giam thuộc phạm vi của luật lao cải (Xem sơ đồ trang 85).

2.2. Mục tiêu của thống kê hình sự

Phần trên đã nêu rõ thống kê hình sự  là một trong những phương tiện chủ yếu của môn tội phạm học (criminologie) và của môn hình pháp học (criminalistique).

Tội phạm học tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng phạm tội, phân tích nguyên nhân, tìm ra các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Hình pháp học tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp phát hiện tội phạm, ngăn chặn kịp thời tội phạm, đấu tranh trực diện với các tội phạm.

Một bên (tội phạm học) là phòng ngừa, một bên (hình pháp học) là ngăn chặn nên vai trò và tác dụng của thống kê hình sự nói riêng và thống kê tư pháp nói chung, đối với mỗi môn học cũng khác nhau.

Sơ đồ về vai trò của thống kê hình sự

 

 
  Text Box: Đề ra các giải pháp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đương nhiên, mục tiêu của thống kê hình sự không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý, mà nó còn phục vụ rất có hiệu quả cho công việc quản lý của Nhà nước.

Thống kê hình sự phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật trọng tâm là xây dựng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Thông qua việc phân tích hiệu lực của các quy định pháp luật được áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án, phát hiện các quy định không phù hợp với thực tiễn qua đó đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp.

Thống kê hình sự góp phần nâng cao trình độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thông qua các số liệu về điều tra, xét hỏi của các cơ quan điều tra; về thực hành công tố và các hoạt động kháng nghị của các cơ quan kiểm sát; về hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm của cơ quan toà án; về hoạt động bào chữa của tổ chức luật sư; các kết quả của giám định; các chứng thực của công chứng…, có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, việc làm được, việc chưa làm được của các cơ quan đó. Sự phân tích, đánh giá qua các số liệu sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra những quyết định kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Thống kê hình sự góp phần trực tiếp vào hoạt động chỉ đạo đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội để tiến hành cuộc đấu tranh đó.

Thông qua những số liệu về các vụ án xảy ra, số người phạm tội, loại người phạm tội, địa bàn và thời gian phạm tội, phương tiện phạm tội…, các cơ quan tư pháp có thể đề ra các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn cụ thể cho từng địa bàn, từng thời gian, tập trung lực lượng nơi cần thiết, huy động và phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn.

Thông qua các số liệu thống kê có thể tiến hành việc giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhằm nâng cao ý thức pháp luật, phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm (Xem sơ đồ trang 86).

2.3. Nội dung và nhiệm vụ của thống kê hình sự

Tìm ra được nội dung đầy đủ của thống kê hình sự là việc rất khó khăn vì lẽ:

- Ở nước ta, việc nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, những quan niệm về thống kê tư pháp, thống kê hình sự giữa các cơ quan có trách nhiệm: tư pháp, công an, toà án, kiểm sát… chưa được kết luận thống nhất, làm cơ sở cho việc đề ra nội dung đầy đủ và chính xác cho thống kê hình sự.

- Mỗi cơ quan theo nhu cầu của ngành mình đặt ra chế độ báo cáo, chế độ biểu mẫu, cách ghi chép các phiếu ban đầu phản ánh tình hình tội phạm và tình hình hoạt động của các cơ quan có nhiều điểm khác nhau, chưa nằm chung trong một tổng thể có hệ thống và thống nhất.

- Trong những năm vừa qua, các cơ quan tư pháp, công an, toà án, kiểm sát có một hình thức phối hợp liên ngành nhằm đưa ra một chế độ thống kê hình sự chung nhưng vẫn chưa đạt được kết quả do chưa có một quan niệm thống nhất chung làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ đó.

Đứng trước tình hình đó, nội dung của thống kê hình sự được nêu ra trong đề tài này mới chỉ là những dự kiến ban đầu, theo đó thống kê hình sự cần tập trung vào nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, thống kê mặt lượng và mặt chất của tình hình phạm tội trong xã hội. Có thể có rất nhiều loại biểu mẫu thể hiện việc thống kê mặt lượng và mặt chất: số lượng vụ án; phân loại các vụ án; số lượng người phạm tội; thời gian phạm tội; địa bàn; phương tiện phạm tội; thủ đoạn và phương pháp phạm tội;…

Muốn thống kê mặt lượng và mặt chất của tình hình tội phạm được đầy đủ và toàn diện để đánh giá sự diễn biến của tình hình phạm tội, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, dự báo được tình hình phạm tội trong tương lai, tìm kiếm được các biện pháp có hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, cần thiết phải dựa vào phương pháp luận của thống kê học theo những chỉ dẫn có tính chất kỹ thuật của công tác thống kê.

Hai là, thống kê việc áp dụng hình phạt đối với các tội phạm. Có thể có rất nhiều loại biểu mẫu khác nhau thống kê việc áp dụng các hình phạt:

-Thống kê số lượng mỗi loại hình phạt đã áp dụng trong từng thời gian: tử hình, chung thân, 20 năm… cải tạo không giam giữ, kể cả các loại hình phạt phụ.

- Thống kê mỗi loại tội áp dụng các thang hình phạt khác nhau.

- Các chỉ tiêu khác về áp dụng hình phạt.

Hệ thống các chỉ tiêu thống kê về hình phạt phải được lựa chọn rất cẩn thận, có tính khoa học và thực tiễn nhằm đánh giá được hiệu quả của hình phạt, những mặt hợp lý và bất hợp lý của chính sách hình phạt, thông qua đó một mặt góp phần đánh giá tình hình phạm tội trong xã hội, mặt khác hoàn thiện chế độ hình phạt của nước ta theo những quan điểm dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Ba là, thống kê các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan bổ trợ tư pháp trong quá trình tố tụng: số lượng các vụ khởi tố; các vụ đình chỉ điều tra sau khởi tố, các vụ điều tra xong rồi truy tố; số lượng các vụ truy tố; các vụ được Tòa án thụ lý và các vụ bị Tòa án hoàn lại điều tra thêm; số lượng các vụ sơ thẩm; các vụ sơ thẩm không chống án, không kháng nghị; số lượng các vụ phúc thẩm; số lượng các vụ giám đốc thẩm…

Hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động tố tụng phải nhằm đánh giá được chất lượng xét xử của các toà án, tính chính xác của việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thông qua đó để nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao trình độ xét xử của đội ngũ thẩm phán, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kiểm sát, điều tra; hoàn thiện các định chế về tố tụng hình sự và các định chế khác có liên quan.

Toàn bộ những nội dung thống kê kể trên nhằm làm cho công tác thống kê hình sự hoàn thành được nhiệm vụ chủ yếu của mình, đó là:

- Đánh giá thực trạng tội phạm, mức độ, diễn biến, sự thăng trầm, cơ cấu, địa bàn, phương tiện, phương pháp phạm tội.

- Làm rõ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.

- Các khía cạnh xã hội và mặt nhân thân của tội phạm.

- Dự báo tội phạm.

- Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm.

2.4. Phương pháp thống kê hình sự

Đề tài đã nêu ra nhiều phương pháp cho việc thống kê hình sự dựa trên phương pháp luận của thống kê học. Tuy nhiên, để đưa ra được những phương pháp của thống kê hình sự phù hợp với truyền thống và thực tiễn, cần xem xét kỹ về đặc điểm, những mặt thuận và chưa thuận của công tác thống kê hình sự, đó là:

- Công tác thống kê hình sự chưa đưa ra được những khái niệm cần thiết cho việc ghi chép, ví dụ: hành vi nào là vi phạm hình sự, hành chính hay vi phạm kỷ luật nội bộ.

- Công việc ghi chép ban đầu ở cơ sở trong công tác thống kê kinh tế đã thành quy chế từ nhiều năm nay, tương đối ổn định mặc dù còn chưa tốt nhưng công việc ghi chép ban đầu ở các cơ sở công an, kiểm sát, Tòa án chưa thành nề nếp, rất khó cho việc tổng hợp tình hình.

- Chưa có phương pháp thống nhất về thống kê hình sự giữa các ngành. Mỗi ngành tuỳ theo nhu cầu của mình, sự hiểu biết riêng của cán bộ làm thống kê trong ngành mà đề ra những phương pháp có tính chất kinh nghiệm để tiến hành công việc thống kê hình sự.

Vì vậy, việc nêu ra những phương pháp của thống kê hình sự (thực chất cũng là của thống kê tư pháp) trong đề tài này cũng mới chỉ là những phương pháp được gợi ra từ phương pháp hiện tại mà các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, đang tiến hành.

Có những phương pháp thống kê về mặt số lượng và có những phương pháp thống kê về mặt chất của tội phạm và có những phương pháp kết hợp nhằm phát hiện ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, dự kiến tình hình phát triển và đưa ra những giải pháp:

- Phương pháp số tuyệt đối hoặc gọi là số lớn thể hiện quy mô của tội phạm, số lượng tội phạm trong từng thời gian.

- Phương pháp số tương đối, để so sánh tội phạm từng nhóm với tổng số, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm.

- Phương pháp số bình quân để thể hiện mức trung bình về mặt số lượng của tội phạm - có thể tính theo công thức bình quân đơn giản, bình quân gia quyền hoặc bình quân kỷ hà.

- Phương pháp chỉ số để so sánh từng thời kỳ về tình hình tội phạm.

- Phương pháp so sánh để nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, các mối quan hệ giữa hai mặt hoặc nhiều mặt của hiện tượng tội phạm, từ đó rút ra những quy luật diễn biến của tội phạm.

- Phương pháp đồ thị để trình bày tình hình tội phạm trên bảng sơ đồ theo các đường, cột, tăng giảm nhằm giúp cho việc đánh giá, theo dõi xu thế của sự phát triển của tội phạm.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỐNG KÊ  HÌNH SỰ  Ở VIỆT NAM

1. Tổ chức hệ thống thống kê hình sự trong ngành công an, kiểm sát và toà án

1.1. Ngành công an nhân dân

Hệ thống tổ chức thống kê chưa được thiết lập thành một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở (phòng, ban, hay tổ…). Nhưng trên thực tế, công tác thống kê vẫn được thực hiện ở 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) theo hệ thống tổ chức của ngành công an. Hệ thống thống kê được thiết lập từ Cục tham mưu tổng hợp của Bộ Nội vụ xuống Cục tham mưu tổng hợp của các Tổng cục; Phòng tham mưu tổng hợp của các Sở Công an tỉnh, thành phố; Đội tham mưu tổng hợp của Công an quận, huyện; và Tổ tổng hợp của Công an phường, xã. Ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực đều có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê thuộc bộ phận tham mưu tổng hợp.

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp, từng lĩnh vực, theo nội dung đã được xác định (Quy định 01/QĐ-BNV ngày 20/7/1984 và Chỉ thị số 05-CT/BNV ngày 3/4/1989 về chế độ báo cáo trong lực lượng công an nhân dân).

Phương tiện hoạt động: Từ năm 1968, ngành công an nhân dân đã bắt đầu sử dụng máy tính điện tử trong công tác thống kê. Đến năm 1992, ngành đã có 2 trung tâm máy tính điện tử lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Cục tham mưu tổng hợp, Bộ Nội vụ. Ở Cục tham mưu tổng hợp của các Tổng cục, một số vụ, cục nghiệp vụ, và ở công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng đã thành lập được các trung tâm tin học, phục vụ công tác thống kê hình sự riêng và công tác xử lý tin ngành nói chung.

1.2. Ngành kiểm sát

Tổ chức hệ thống thống kê đã được hình thành ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) theo hệ thống tổ chức của ngành kiểm sát. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phòng thống kê nằm trong văn phòng tổng hợp; ở Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tổ thống kê, hoặc biên chế một cán bộ thống kê chuyên trách thuộc văn phòng tổng hợp; ở Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có một cán bộ bán chuyên trách làm công tác thống kê. Hiện nay, trong toàn ngành kiểm sát có khoảng 600 cán bộ thống kê chuyên trách và bán chuyên trách.

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức chế độ báo cáo định kỳ và tổng hợp theo từng cấp (mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi được phân công, rồi gửi kết quả lên cấp trên để tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Riêng các đơn vị nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện thống kê theo lĩnh vực công tác của mình, và gửi kết quả qua phòng thống kê để tổng hợp chung). Các cấp thu thập  số liệu dựa vào các mẫu biểu thống kê, và lập theo chế độ, kỳ hạn cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng theo phạm vi hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành.

1.3. Các cơ quan Tòa án nhân dân

Từ năm 1960, sau khi có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, công tác thống kê đã được quan tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Ở Tòa án nhân dân tối cao, trong giai đoạn từ năm 1960 - 1975, có Phòng Thống kê thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao. Từ năm 1976 - 1985, Phòng Thống kê được nâng lên thành Vụ Thống kê thông tin tư liệu; sau đó chuyển thành Vụ Tổng hợp (gồm 2 phòng: Phòng Tổng hợp và phòng thống kê). Từ năm 1986 đến nay, Vụ Tổng hợp giải thể, công tác thống kê chỉ còn là một bộ phận trong Phòng Tổng hợp thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao. Các toà của Tòa án nhân dân tối cao không có cán bộ thống kê chuyên trách. Công tác thống kê do thư ký của các toà kiêm nhiệm thực hiện, sau đó gửi kết quả cho Phòng Tổng hợp - thống kê để tổng hợp chung.

Ở các Tòa án nhân dân địa phương (Tòa án cấp tỉnh và cấp quận huyện), công tác thống kê do các thư ký toà kiêm nhiệm, Văn phòng chịu trách nhiệm tổng hợp chung.

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp theo từng cấp. Tòa án nhân dân cấp huyện gửi báo cáo thống kê định kỳ lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp chung số liệu của cấp tỉnh, cấp huyện, rồi gửi Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp.

Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của các Tòa án nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Ngân sách rất hạn hẹp, chỉ đủ in biểu mẫu thống kê với số lượng hạn chế (mẫu in không có thêm bản nháp cho địa phương).

1.4. Tổ chức thống kê hình sự liên ngành công an, kiểm sát, toà án, tư pháp

Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của việc thống nhất số liệu về thống kê hình sự, đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu, chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã thống nhất thiết lập tổ chức thống kê hình sự liên ngành, nhằm thu thập, tổng hợp các số liệu cơ bản về tình hình tội phạm và việc xử lý, giải quyết các vụ phạm tội hình sự qua các giai đoạn tố tụng luật định, trong phạm vi cả nước. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất công tác thống kê hình sự.

Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện quy định của liên ngành được chặt chẽ và có kết quả, lãnh đạo 4 ngành trung ương đã quyết định thành lập Hội đồng Thống kê liên ngành trung ương, và chỉ đạo thành lập Hội đồng thống kê liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện ở các địa phương.

a) Ở Trung ương, thành phần Hội đồng Thống kê liên ngành gồm có: Một đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng; Mỗi ngành cử một đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ làm uỷ viên và một chuyên viên giúp việc cho Hội đồng.

b. Ở cấp tỉnh, Hội đồng Thống kê liên ngành do đồng chí Phó Viên trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phụ trách hình sự làm chủ tịch; các đồng chí Phó giám đốc Sở Công an, Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là uỷ viên. Chuyên viên giúp việc Hội đồng gồm có: các đồng chí Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp, và trưởng phòng tham mưu tổng hợp của Công an nhân dân tỉnh, cùng một cán bộ thống kê chuyên trách của mỗi ngành.

c) Ở cấp huyện, Hội đồng Thống kê liên ngành do Phó Viện trưởng phụ trách hình sự Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện làm chủ tịch; Phó chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Phó Công an cấp huyện, Phó Ban tư pháp cấp huyện là uỷ viên. Mỗi ngành cử một chuyên viên giúp việc cho Hội đồng.

Hội đồng Thống kê liên ngành sinh hoạt thường kỳ 3 tháng một lần (trước đây là 6 tháng một lần), do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của các ngành, Hội đồng có thể họp bất thường.

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ dưới dạng biểu mẫu thống kê, và đối chiếu tổng hợp theo từng cấp (các mẫu biểu thuộc trách nhiệm ngành nào do ngành đó lập và gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để đối chiếu, tiếp ký). Hệ thồng biểu mẫu và chỉ tiêu thống kê do liên ngành thống nhất quy định. Các chỉ tiêu phân định tình hình tội phạm và việc xem xét, giải quyết qua các giai đoạn của quá trình tố tụng theo luật định.

2. Chế độ báo cáo thống kê trong các ngành công an, kiểm sát, Tòa án

2.1. Chế độ báo cáo trong ngành công an nhân dân

Chế độ báo thống kê trong ngành công an nhân dân hiện nay gồm có: báo cáo vụ, việc, hiện tượng; báo cáo ngày; báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng và 1 năm; báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề.

- Báo cáo vụ, việc, hiện tượng, là loại báo cáo khẩn cấp những thông tin về vụ, việc, hiện tượng quan trọng xảy ra. Theo quy định của Bộ Nội vụ, bất kỳ lực lượng nào, cấp nào trong ngành công an nhân dân, khi thu nhận được những thông tin về những vấn đề quan trọng xảy ra (có quy định danh mục tin cụ thể), phải thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp, vượt cấp tuỳ theo tính chất quan trọng của tin, bằng phương tiện liên lạc phù hợp nhất chuyển đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong thời gian ngắn nhất; đồng thời báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan của công an cấp trên.

- Báo cáo ngày, là loại báo cáo nhanh, phản ánh hàng ngày những vấn đề cần thông tin của các cấp công an lên cấp trên trực tiếp. Nội dung báo cáo này chỉ nêu những vụ việc, những vấn đề lớn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng hậu cần… (riêng hình sự, chỉ nêu tổng số vụ việc xảy ra và nổi nhất)…

Báo cáo ngày của công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được gửi bằng điện mật về Bộ Nội vụ qua Cục tham mưu tổng hợp (V11) và các Tổng cục liên quan. Cục cơ yếu có trách nhiệm sao các phần có liên quan cho các nơi nhận có nêu trong báo cáo.

- Báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng và một năm, là loại báo cáo định kỳ mang tính sơ kết, tổng kết phản ánh tình hình hoạt động của công an các cấp, có kèm theo số liệu thống kê theo mẫu của Bộ Nội vụ hướng dẫn.

Đối với các loại báo cáo trên, Bộ Nội vụ quy định cụ thể cho các tổng cục, vụ, cục trực thuộc và công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về nội dung báo cáo, thời gian lấy số liệu, thời gian Bộ nhận báo cáo và độ dài của báo cáo.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết các chuyên đề: là loại báo cáo đột xuất theo yêu cầu của từng thời kỳ, do lãnh đạo quyết định (đánh giá, rút kinh nghiệm các đợt hoạt động thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các lĩnh vực công tác trọng tâm của ngành…).

2.2. Chế độ báo cáo ngành kiểm sát

Chế độ báo cáo thống kê trong ngành kiểm sát gồm có: báo cáo thống kê tháng; báo cáo thống kê định kỳ: 5 tháng, 9 tháng và 1 năm. Thời gian thống kê được tính tròn tháng, tròn năm (từ ngày 1 đến ngày cuối của kỳ báo cáo).

- Thống kê tháng, là loại báo cáo nhằm thông tin số liệu nhanh trong tháng. Nội dung thống kê bao gồm tất cả các mặt công tác của hoạt động kiểm sát: kiểm sát hình sự, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hình sự); kiểm sát tạm giam, tạm giữ; kiểm sát xét xử dân sự (sơ thẩm, phúc thẩm); kiểm sát xét khiếu tố; kiểm sát chung. Ngoài ra, báo cáo tháng còn thống kê một số tội phạm nguy hiểm xảy ra và việc xem xét giải quyết những vụ án này trong tháng, giúp cho công tác chỉ đạo được kịp thời.

- Thống kê 5 tháng, 9 tháng và một năm, là loại báo cáo định kỳ phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết và báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao lên Ban Bí thư, Hội đồng Nhà nước. Các báo cáo định kỳ này bao gồm 19 loại biểu mẫu, phản ánh các mặt công tác của Viện kiểm sát

2.3. Chế độ báo cáo của các Tòa án nhân dân

Chế độ báo cáo thống kê của các cơ quan Tòa án nhân dân gồm có: báo cáo tháng, quý và 9 tháng; báo cáo thống kê quý I, 9 tháng và 1 năm.

- Báo cáo tháng, quý và 9 tháng: là loại báo cáo công tác định kỳ với nội dung phản ánh tình hình hoạt động của các cơ quan Tòa án (công tác xét xử nói chung, thi hành án, tổ chức xây dựng ngành, thi đua…), có kèm số liệu thống kê. Riêng đối với báo cáo tháng, theo mẫu hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, chỉ thống kê số liệu về hoạt động xét xử, thi hành án trong tháng.

- Báo cáo thống kê (theo mẫu biểu): gồm 3 loại theo 3 cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm) và công tác thi hành án; được lập theo chế độ một năm ba kỳ, bằng biểu mẫu do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Kỳ I, tính từ 01/01 đến 31/3, sử dụng phục vụ công tác sơ kết 6 tháng đầu năm (khi sơ kết , lấy thêm số liệu của báo cáo tháng 4 và 5). Kỳ II, từ 01/01 đến 30/9, sử dụng làm báo cáo tổng kết 1 năm. Kỳ III, từ 01/01 đến 31/12, sử dụng làm báo cáo lên Ban Bí thư và phục vụ công tác nghiên cứu nghiệp vụ của Tòa án nhân dân tối cao.

Do tính chất đặc thù của các cơ quan xét xử, theo quy định của pháp luật hiện hành, các Tòa án nhân dân địa phương (cấp tỉnh và huyện) do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức, vì vậy, các loại báo cáo trên được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời gửi cho Bộ Tư pháp.

2.4. Chế độ báo cáo liên ngành công an - kiểm sát - Tòa án - tư pháp

Theo quy định liên ngành về chế độ thống kê hình sự, ban hành ngày 21/11/1988, bốn ngành: kiểm sát - tòa án - tư pháp - công an đã được thống nhất thu thập số liệu về các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự trên phạm vi cả nước, theo những nội dung cơ bản sau:

a. Tạm giữ người phạm tội (trừ các trường hợp bắt giữ đặc biệt về tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc chương I, mục A Bộ luật Hình sự, đang điều tra bí mật, chưa khởi tố);

b. Khởi tố điều tra các vụ án hình sự (do công an điều tra);

c. Các bị can tạm giam;

d. Truy tố, xử lý trong giai đoạn kiểm sát điều tra;

đ. Xét xử các vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm);

e. Điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trọng điểm;

f. Thi hành án hình sự;

g. Những người bị án ở trại.

Đơn vị thống kê được xác định là "vụ" và "người" theo tội danh nghiêm trọng nhất, mức hình phạt cao nhất.

Từ những nội dung đã nêu, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành trong quá trình tham gia vào các giai đoạn của trình tự tố tụng theo luật định, các ngành tiến hành thống kê theo nội dung được phân công và lập báo cáo thống kê theo quy định của liên ngành. Trong đó:

- Ngành công an nhân dân tiến hành thống kê nội dung a, b, c, và g gồm 4 loại biểu mẫu:

+ Thống kê tạm giữ người phạm tội;

+ Thống kê các bị can tạm giam;

+ Thống kê các vụ án hình sự do công an điều tra;

+ Thống kê người bị án ở trại.

- Ngành kiểm sát thống kê nội dung d, e và các vụ hình sự do Viện kiểm sát trực tiếp điều tra, gồm 3 biểu mẫu:

+ Thống kê án hình sự do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra ;

+ Thống kê kiểm sát điều tra án hình sự ;

+ Thống kê các vụ án hình sự trọng điểm (án điểm).

Tòa án nhân dân thống kê nội dung đ, f gồm 4 loại biểu mẫu:

+ Thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm;

+ Thống kê án hình sự xét xử phúc thẩm;

+ Thống kê án hình sự xét xử giám đốc thẩm;

+ Thống kê thi hành án hình sự.

Thời hạn thống kê: Hàng năm, các ngành tiến  hành lập báo cáo thống kê định kỳ theo 3 đợt và thời hạn sau: thống kê 3 tháng (quý I), lấy số liệu từ  01/01 đến ngày 31/3 của năm báo cáo thống kê. Thống kê 9 tháng, lấy số liệu từ ngày 01/01 đến ngày 30/9 của năm báo cáo thống kê. Thống kê 12 tháng, lấy số liệu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo thống kê.

Hàng tháng, quý không làm thống kê liên ngành nhưng giữa các ngành có đối chiếu số liệu thống nhất để báo cáo ngành dọc cấp trên. Trong các kỳ báo cáo thống kê liên ngành, Viện kiểm sát nhân dân ở các cấp có trách nhiệm đối chiếu, thống nhất và tổng hợp số liệu của các ngành cùng cấp, ký gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp số liệu thống kê toàn quốc, gửi các ngành hữu quan, và lập niên giám thống kê hình sự.

Thời gian gửi báo cáo thống kê:

- Thống kê cấp huyện;

+ Các ngành gửi biểu thống kê của mình đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chậm nhất là ngày 7 tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

+ Viện kiểm sát nhân dân huyện đối chiếu thống nhất số liệu và tiếp ký vào biểu thống kê của các ngành, lập biểu thống kê của đơn vị mình và gửi đến Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là ngày 17 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổng hợp thống kê cấp huyện, gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

- Thống kê cấp tỉnh:

+ Các ngành gửi biểu thống kê của đơn vị đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chậm nhất là ngày 10 tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

+ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đối chiếu thống nhất số liệu tiếp ký, lập biểu thống kê của đơn vị mình và gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

- Thống kê cấp trung ương:

+ Các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao gửi biểu thống kê của đơn vị mình đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao chậm nhất là ngày 15 tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp số liệu toàn quốc và gửi đến Bộ Nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 20 tháng thứ 2 tiếp sau kỳ báo cáo.

3. Biểu mẫu thống kê hình sự trong các ngành công an, kiểm sát và toà án

3.1. Ngành công an nhân dân

Hiện nay, ngành công an nhân dân đang sử dụng 4 loại biểu mẫu chính trong công tác thống kê hình sự theo những nội dung quy định của liên ngành (xem mục 2.4).

Bốn loại biểu mẫu đó được lập theo đợt và thời gian liên ngành quy định. Tuy hàng tháng không phải làm thống kê liên ngành, nhưng các đơn vị trong lực lượng công an nhân dân vẫn phải tổng hợp số liệu thống kê gửi công an cấp trên, để có số liệu theo dõi chung.

Ngoài 4 biểu mẫu thống kê, các báo cáo công tác hàng tuần, tháng, 6 tháng và 1 năm của công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Nội vụ đều phải kèm theo bản thống kê số liệu theo mẫu do Bộ hướng dẫn, với những chỉ tiêu phù hợp với nội dung công tác của từng lĩnh vực, từng khâu và từng cấp.

3.2. Ngành kiểm sát

Hệ thống biểu mẫu thống kê hình sự trong ngành kiểm sát được xây dựng theo các lĩnh vực hoạt động của công tác kiểm sát. Toàn bộ hệ thống biểu mẫu thống kê hình sự hiện đang được sử dụng trong ngành kiểm sát bao gồm 11 biểu (trong đó có 3 biểu thống kê liên ngành).

Hệ thống chỉ tiêu thống kê được phân thành 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của ngành kiểm sát ở các cấp, các khâu; và nhóm chỉ tiêu phản ánh đối tượng tác động (tội phạm). Hai nhóm chỉ tiêu này được kết hợp thể hiện trong các biểu mẫu thống kê.

3.3. Các cơ quan Tòa án nhân dân

Từ năm 1986 đến nay, các Tòa án nhân dân sử dụng 4 loại biểu mẫu về thống kê hình sự:

- Thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm;

- Thống kê án hình sự xét xử phúc thẩm;

- Thống kê án hình sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm;

- Thống kê thi hành án hình sự: phần thống kê này được đưa vào mẫu thống kê tình hình thi hành án về phạt tiền, bồi thường trong án tử hình; phạt giam; tranh chấp dân sự; cấp dưỡng nuôi con; chia tài sản khi ly hôn.

4. Một số nhận xét và thực trạng công tác thống kê hình sự ở Việt Nam

Những năm qua, công tác thống kê hình sự đã được các ngành, các cấp quan tâm củng cố, đẩy mạnh và đã từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật. Để có được những thông tin đầy đủ, chính xác và thống nhất về tình hình tội phạm, các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã thống nhất quy định và tổ chức thực hiện chế độ thống kê hình sự liên ngành. Đây là một chuyển biến bước đầu quan trọng về mặt nhận thức và về chất lượng đối với công tác thống kê hình sự.

Tuy nhiên, việc triển khai công tác thống kê hình sự ở các ngành nói chung, và thống kê hình sự liên ngành nói riêng thời gian qua còn có nhiều hạn chế; thiếu đồng bộ, không thống nhất và ít hiệu quả. Mặc dù, chế độ thống kê liên ngành được ban hành được 3 năm nay (từ 1988), nhưng trên thực tế, vẫn chưa có kết quả cụ thể nào. Việc các ngành tuỳ nghi thu thập số liệu thống kê theo yêu cầu riêng của ngành mình, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, dẫn tới kết quả là: thời gian, thời điểm thống kê chưa thống nhất, nội dung còn chồng chéo, số liệu hàng năm giữa các ngành vẫn không khớp nhau…

Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, Tòa án cần xem xét một cách thấu đáo tình hình thống kê hình sự hiện nay về mọi phương diện, đánh giá đúng thực trạng, làm rõ những tồn tại. Trên cơ sở đó, tìm giải pháp thích hợp để từng bước hoàn thiện lĩnh vực thống kê này. Qua tổng kết công tác thống kê cho thấy còn nổi lên một số vấn đề bất cập sau:

4.1. Chế độ báo cáo thống kê hình sự

Hệ thống báo cáo hiện còn chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Các báo cáo định kỳ thường nặng nề lời văn; mẫu quy định không thống nhất hoặc chưa hợp lý nên khó tổng hợp. Các báo cáo liên ngành còn nặng nề, nhiều cột mục, chưa phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê ở các cấp hiện nay. Một số chỉ tiêu thống kê có liên quan giữa các ngành (như: giữa công an và kiểm sát, giữa Tòa án và kiểm sát), cho tới nay, vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.

Thời gian khoá sổ báo cáo thống kê không thống nhất giữa các ngành là một vấn đề gây ách tắc lớn đối với công tác thống kê hình sự. Đến hết năm 1991, các ngành đều thực hiện hình thức tổng hợp thống kê từng cấp trong giai đoạn tổng hợp thống kê. Với hình thức này, các báo cáo thống kê do nhiều bộ phận lập và qua nhiều cấp tổng hợp, vì vậy khó có thể bảo đảm được độ chính xác và tính thời sự của số liệu. Do đó, nên tập trung hướng nghiên cứu chuyển sang hình thức thống kê tập trung.

Chứng từ ghi chép ban đầu có vị trí hết sức quan trọng đối với công tác thống kê. Các số liệu thống kê hình sự được thu thập dựa trên cơ sở phiếu, sổ thụ lý. Những mẫu sổ và phiếu thụ lý này chưa được quy định thống nhất, nên trong thực tế có những chứng từ đáng lẽ cả 3 cơ quan cùng phải lập, nhưng chỉ có một hoặc hai nơi lập…

4.2. Công tác tổ chức bộ máy thống kê hình sự

Đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê trong các cơ quan tư pháp hiện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê. Trong tình hình tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, thì đây cũng là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lĩnh vực công tác này.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác thống kê và chuyển đổi sang hình thức tổng hợp thống kê tập trung sẽ giúp cho Tòa án giải quyết được vấn đề về biên chế, bộ máy.

III. NHỮNG ĐỀ NGHỊ

1. Tổ chức việc nghiên cứu môn về tội phạm  học (criminelogie), hình pháp học (criminalistique) nhằm làm cơ sở lý luận cho việc triển khai công tác thống kê hình sự và thống kê tư pháp

Như phần trên đã trình bày, nếu xét về mặt nội dung thì thống kê hình sự  (Statistique criminelle) như là một bộ phận hợp thành của môn tội phạm học. Nếu xét về mặt phương pháp thì thống kê hình sự cũng là một phương pháp chủ yếu của tội phạm  học. Vì vậy, muốn triển khai công tác thống kê hình sự thì trước hết phải tiến hành và mở rộng môn nghiên cứu về tội phạm học.

Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý đã có một số điều kiện thực hiện: năm 1991 đã triển khai nghiên cứu một đề tài cấp bộ và năm 1992 đã được Uỷ ban Khoa học Nhà nước chấp nhận tiếp tục nghiên cứu với một lực lượng nghiên cứu trong và ngoài Bộ, đã thu thập một số tài liệu về khoa học hình sự. Việc theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật, đánh giá thực trạng và nguyên nhân để từng thời gian báo cáo với Chính phủ nhằm đề nghị những giải pháp xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ của Bộ Tư pháp đang thực hiện. Triển khai công tác thống kê hình sự và thống kê tư pháp vừa phù hợp với yêu cầu quản lý trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu nghiên cứu khoa học pháp lý lâu dài.

Môn nghiên cứu về tội phạm  học và hình pháp học được xây dựng (có thể gọi là 1 trung tâm trong Viện) bước đầu có thể nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: hình sự xã hội học (sociologie criminelle). tâm lý học tội phạm  (psychologie criminelle). thống kê hình sự.

Nghiên cứu khoa học về thống kê hình sự sẽ giải quyết dần dần, từng bước những quan niệm thống nhất, phạm vi của thống kê hình sự, nội dung của thống kê hình sự và những phương pháp của thống kê hình sự. Những luận cứ khoa học về thống kê hình sự sẽ dần dần thống nhất được quan niệm và làm đơn giản chế độ ghi chép ban đầu về tình hình phạm pháp ở cơ sở, về các biểu mẫu nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình và nguyên nhân phạm tội, khắc phục tình trạng hiện nay mỗi ngành một số liệu, một cách đánh giá khác nhau dẫn đến tình trạng chung là chưa đánh giá được thực chất tình hình phạm tội trong xã hội.

2. Nhà nước cần ban hành Pháp lệnh về công tác thống kê tư pháp, giao trách nhiệm quản lý thống kê tư pháp cho Tổng cục Thống kê và Bộ Tư pháp, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, kiểm sát, Tòa án (xem sơ đồ dưới)

DỰ KIẾN SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THỐNG KÊ HÌNH SỰ

 

 

Cần có một văn bản pháp lý của Nhà nước, trước mắt của Chính phủ quy định việc tổ chức triển khai công tác thống kê tư pháp, một loại thống kê quốc gia với sự tham gia của nhiều ngành trong khối nội chính. Văn bản này có nội dung chủ yếu sau:

- Thống nhất quan niệm về thống kê tư pháp và thống kê hình sự, về phạm vi giới hạn, về nội dung công tác thống kê tư pháp và thống kê hình sự (thống nhất thời điểm, đối tượng, đơn vị thống kê), về phương pháp của thống kê tư pháp.

- Thống nhất chế độ báo cáo ở các ngành, các mốc thời gian cần thiết để tính toán số lượng, chế độ báo cáo ở từng cấp, từng ngành.

- Thống nhất các biểu mẫu chung, trên cơ sở đó cho phép các ngành được đưa ra một số biểu mẫu (rất hạn chế) để phục vụ cho việc nghiên cứu riêng của từng ngành với sự quản lý thống nhất của Tổng cục Thống kê.

- Thống nhất chế độ ghi chép ban đầu về các vụ việc xẩy ra ở cơ sở: xã, phường…

- Phân công các ngành công an, kiểm sát, toà án, tư pháp trong việc xử lý các thông tin nhận được dưới sự quản lý thống nhất của Tổng cục Thống kê và Bộ Tư pháp.

- Tạo điều kiện vật chất cho công tác thống kê phát triển (biên chế, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ làm công tác thống kê, trang bị máy tính…).

- Khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân, đơn vị làm tốt hoặc chưa tốt công tác thống kê.

3. Đưa môn học thống kê tư pháp vào chương trình giảng dạy của Đại học Pháp lý

Đến hết năm 1991, trong các môn học được giảng dạy ở Đại học Pháp lý chưa có môn thống kê tư pháp. Một số môn bổ trợ như là tâm lý xét xử, tâm lý học tội phạm  là những môn có ít nhiều liên quan nhưng chỉ nằm trong chương trình bổ trợ và chỉ được trình bày với sinh viên như là một báo cáo ngoại khoá.

Trường Đại học Pháp lý cần nghiên cứu soạn thảo một giáo trình, trước hết là một tập bài giảng, trong chương trình chính thức giảng dạy cho sinh viên. Tập giáo trình, kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu này có thể được sử dụng cùng với một số tài liệu khác để biên soạn thành một số bài giảng đầu tiên, dần dần nâng thành một giáo trình chính thức.

4. Chuyên môn hoá các luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại học Pháp lý, trong đó có luận văn tốt nghiệp về thống kê tư pháp

Các sinh viên Đại học Pháp lý làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá mới chỉ tập trung vào các luận văn về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế; một số đi sâu hơn vào lĩnh vực chuyên đề của từng ngành luật như hợp đồng kinh tế, trách nhiệm hành chính v.v… nhưng chưa có một luận văn nào về thống kê tư pháp. Vì vậy, gắn với việc giảng dạy môn học này, trong các khoá sau nên hướng dẫn một số sinh viên đi sâu vào lĩnh vực thống kê tư pháp cũng như một số lĩnh vực chuyên môn khác mà hiện ít có sinh viên đã làm như luận văn về luật sư, công chứng nhà nước…

5. Tiến tới lập Vụ Thống kê tư pháp trực thuộc Bộ Tư pháp thống nhất mọi hoạt động thống kê của ngành

Ứng dụng kỹ thuật tin học vào công tác thống kê dần dần xoá bỏ hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp bằng hình thức điều tra thống kê thường xuyên và tổng hợp tập trung.

Trong năm 1992, để chuẩn bị các điều kiện cho việc lập Vụ Thống kê, nên thành lập ngay một Phòng Thống kê chung của Văn phòng, trên những lĩnh vực chủ yếu:

- Thống kê hình sự

- Thống kê dân sự

- Thống kê hộ tịch.

- Thống kê các tổ chức tư pháp.

- Thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp.

- Thống kê văn bản pháp luật Nhà nước.

- Thống kê các vấn đề về tương trợ tư pháp với nước ngoài.

Một mặt bảo đảm sự quản lý thống nhất công tác thống kê, thống nhất các số liệu vào Văn phòng, mặt khác huy động lực lượng chung trong các vụ theo dõi từng lĩnh vực, bảo đảm độ chính xác về nghiệp vụ của các số liệu.

6. Đến hết năm 1991 có 4 hệ thống biểu mẫu đang được sử dụng trong công tác thống kê hình sự

- Hệ thống liên ngành của ngành công an, kiểm sát, Tòa án do các ngành thoả thuận.

- Hệ thống biểu mẫu của ngành công an nhằm chi tiết thêm các chỉ tiêu phục vụ công tác chỉ đạo của ngành.

- Hệ thống biểu mẫu của Tòa án nhân dân tối cao đánh giá tình hình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, thi hành án.

Nói chung các biểu mẫu kể trên đáp ứng việc nghiên cứu sâu của từng ngành đối với các vấn đề nghiệp vụ mỗi ngành.

Tuy nhiên, xét về yêu cầu chung của thống kê quốc gia, nhóm đề tài nhận thấy Nhà nước chỉ cần nắm một số chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh tổng quát, đủ các số liệu chủ yếu, rõ được bản chất tình hình xẩy ra làm cho cơ quan nhà nước cấp cao nắm được tình hình đúng và đủ nhưng không sa vào các chi tiết, làm cho báo cáo hệ thống của cấp dưới được đơn giản.

Theo Ban chủ nhiệm đề tài, các chỉ tiêu mà Nhà nước cần nắm là:

a. Ngành Công an

- Về vấn đề người bị tạm giữ, nên nắm tổng số người bị tạm giữ; tổng số người đã giải quyết (trong đó bao gồm số người bị khởi tố và số người được trả tự do).

- Về vấn đề bị can, cần nắm tổng số bị can bị tạm giam; tổng số bị can bị tạm giam; tổng số bị can đã giải quyết (áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trả tự do, đã xét xử).

- Đối với các vụ án do công an điều tra, cần nắm tổng số vụ, bị can đã khởi tố điều tra; tổng số vụ, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ, bị can đề nghị truy tố; số vụ, bị can đình chỉ điều tra).

- Đối với các phạm nhân thành án ở trại, cần nắm tổng số phạm nhân được ra trại.

b. Ngành kiểm sát

- Cần nắm tổng số các vụ án hình sự trọng điểm (giải thích rõ về án trọng điểm).

- Đối với các vụ án do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra: cần nắm tổng số các vụ, bị can đã khởi tố; tổng số vụ, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ và số bị can đề nghị giải quyết).

c. Tòa án nhân dân

- Về án hình sự xét xử sơ thẩm, cần nắm tổng số án phải xét xử (vụ, bị cáo); tổng số án đã xét xử (vụ, bị cáo); phân tích các bị cáo đã xử theo quyết định của Tòa án (không có tội, án treo, tù từ 7 năm trở xuống, tù từ 7 năm đến 20 năm, chung thân, tử hình); phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xử (cán bộ công nhân viên chức, Đảng viên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm, vị thành niên).

- Về án hình sự xét xử phúc thẩm, cần nắm tổng số án phải xét xử (vụ, bị cáo); phân tích các bị cáo đã xử theo quyết định của Tòa án (giữ nguyên án sơ thẩm, không có tội, tăng hình phạt tù, giữ hình phạt tù…).

- Về thi hành án: cần nắm tổng số án phải thi hành; tổng số án đưa ra thi hành.

Ngoài ý kiến trên, một số ý kiến khác cho rằng cần thiết phải thành lập một tiểu ban chuyên nghiên cứu về hệ thống biểu mẫu, nhằm hoàn thiện và đơn giản hoá các loại biểu mẫu, đề ra các chỉ tiêu cơ bản phục vụ cho công tác của Nhà nước.
 

 

Nội dung toàn văn

bộ tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

báo cáo khoa học

Mã số: 91 - 98 - 054

 

 

Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1991

 

uỷ ban khoa học Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1991

 

Căn cứ Quyết định 271/QĐ ngày 6-6-1980 và Quyết định 478/TCCB ngày 18-9-1990 của uỷ ban khoa học Nhà nước về công tác đăng ký Nhà nước đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu

Chứng nhận đăng ký

Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ

Số đăng ký: 91-98-054……/ĐT

Tên đề tài: Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam

Mã số đề tài (nếu có):

Thuộc chương trình (nếu có):

Số hợp đồng (nếu có):

Thời gian bắt đầu: 01/1991 Dự kiến kết thúc: 12/1991

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Văn Tuấn

Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

Cơ quan quản lý: Bộ Tư pháp

Hồ sơ số: 6314 lưu tại Trung tâm Thông tin - Tư liệu KHCN quốc gia, 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

 

T/L chủ nhiệm uỷ ban khoa học Nhà nước

Giám đốc

Trung tâm Thông tin Tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia

 

Trích "Quy định về đăng ký Nhà nước đề tài nghiên cứu KHKT và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu" ban hành kèm theo Quyết định 271/QĐ ngày 6-6-1980 của Uỷ ban KHKT Nhà nước (nay là Uỷ ban khoa học Nhà nước):

Điều 1: Tất cả các đề tài nghiên cứu KHKT thuộc kế hoạch nghiên cứu KHKT của các ngành, các cấp phải được đăng ký tại Uỷ ban KHKT Nhà nước sau khi được cấp quản lý đề tài duyệt đề cương chính thức.

Điều 2: Cơ quan có trách nhiệm đăng ký đề tài với Nhà nước ra cơ quan quản lý đề tài.

Điều 3: Để đăng ký đề tài, cơ quan quản lý đề tài phải nộp cho uỷ ban KHKT Nhà nước:

1. Phiếu đăng ký đề tài nghiên cứu KHKT;

2. Thuyết minh kế hoạch tiến hành đề tài (đề cương) nghiên cứu theo mẫu quy định của Uỷ ban KHKT Nhà nước

Điều 4: Uỷ ban KHKT Nhà nước có trách nhiệm phân loại và ghi ký hiệu riêng cho từng đề tài gọi là số đăng ký đề tài.

Điều 5: Chỉ sau khi nhận được số đăng ký đề tài của Nhà nước, các cơ quan tài chính ở các ngành, các cấp mới cấp kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài.

 

 

Bộ Tư pháp

Số:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày tháng năm 1993

 

bộ trưởng bộ tư pháp

- Căn cứ nghị định số 143/HĐBT ngày 22-11-1981 của Hội đồng Bộ trưởng, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;

- Căn cứ quyết định số 282 ngày 20-6-1980 của Chủ nhiệm uỷ ban khoa học Nhà nước (nay là Bộ khoa học công nghệ và môi trường) quy định thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình khoa học - kỹ thuật;

- Căn cứ vào khoa học nghiên cứu các đề tài khoa học năm 1992 của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý;

- Theo đề nghị của đồng chí Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.

 

quyết định

 

Điều 1: Thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học năm 1992.

Điều 2: Các đồng chí có tên trong danh sách kèm theo là thành viên của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chính thức các đề tài nghiên cứu khoa học năm 1992.

Điều 3: Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài có trách nhiệm tiến hành công việc theo các thủ tục đã được Bộ khoa học công nghệ và môi trường quy định.

Điều 4: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, các đồng chí có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

bộ trưởng bộ tư pháp

Phan Hiền

 

danh sách hội đồng đánh giá và nghiệm thu đề tài " cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chệ độ thống kê tư pháp và việc xây dựng hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam"

mã số 91-98-054

 

(kèm theo quyết định số ngày tháng 2 năm 1992)

 

1. Đồng chí Phan Hiền

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

2. Đ/c Nguyễn Đức Tuấn - PTS luật học, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu KHPL.

3. Đ/c Nguyễn Văn Yểu - Vụ trưởng Vụ LS, CC, GĐ, HT

4. Đ/c Vũ Huy Chương - Tiến sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội Uỷ ban khoa học Nhà nước.

5. Đ/c Trần Đình Nhã - PTS Luật học, Bộ Nội vụ

6. Đồng chí Vũ Đức Khiển - PTS Luật học, Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Hà Nội.

7. Cơ quan phản biện (Đ/c Toàn Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê )

Chủ tịch Hội đồng

 

Phó Chủ tịch Hội đồng

 

Uỷ viên

 

Uỷ viên

 

Phản biện, Uỷ viên

 

Phản biện, Uỷ viên

 

Cơ quan phản biện, Uỷ viên

 

 

nhóm đề tài

 

Chủ nhiệm đề tài:

Vũ Văn Tuấn - Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp

Phó Chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Văn Thảo - Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp

Nguyễn Xuân Yêm - PTS. Luật học, Bộ Nội vụ

Lê Nam Chung - Kiểm sát viên cao cấp, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

Hoàng Văn Hưng - PTS. thống kê, Vụ phó Vụ phương pháp chế độ Tổng cục Thống kê.

Thư ký đề tài:

Phạm Văn Lợi - Chuyên viên nghiên cứu, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

Nguyễn Ngọc Hoà - Chuyên viên Bộ Tư pháp

 

mục lục

 

mở đầu

Phần 1

Tổng thuật chung kết quả nghiên cứu

đề tài

Mục thứ nhất

 

Quan niệm chung về thống kê tư pháp và thống kê hình sự

 

1. Thống kê tư pháp là một bộ phận thống kê của Nhà nước

2. Thống kê tư pháp

3. Thống kê hình sự

4. Phạm vi của thống kê hình sự

5. Mục tiêu của thống kê hình sự

6. Nội dung và nhiệm vụ của thống kê hình sự

7. Phương pháp của thống kê hình sự

8. Tổ chức thống kê tư pháp của Nhà nước

 

 

Mục thứ hai

Thực trạng công tác thống kê hình sự ở Việt Nam

I. Tổ chức hệ thống thống kê hình sự trong các ngành Công an, Kiểm sát, Toà án

II. Chế độ báơ cáo thống kê trong các ngành Công an, kiểm sát, Toà án

III. Biểu mẫu thống kê hình sự trong các ngành Công an, Kiểm sát, Toà án

IV. Một số nhận xét về thực trạng công tác thống kê hình sự ở Việt Nam

 

 
   

Mục thứ ba

Những đề nghị

 

Đề nghị thứ nhất

Đề nghị thứ hai

Đề nghị thứ ba

Đề nghị thứ tư

Đề nghị thứ năm

 

 

Phần 2

Các chuyên đề

 

1. Thực trạng và một số vấn đề đỏi mới công tác thống kê hình sự công an nhân dân

Nguyễn Xuân Yêm

2. Công tác thống kê hình sự trong ngành kiểm sát và thực trạng của nó.

Lê Nam Chung

3. Công tác thống kê hình sự của Toà án nhân dân.

Khuất Huy Hiệp

4. Một số vấn đề chung về thống kê tội phạm.

Hoàng Văn Hưng

5. ứng dụng kỹ thuật tin học vào công tác thống kê trong ngành kiểm sát.

Phạm Văn Được

 

 

Phần III

Kết quả điều tra xã hội học

 

Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học

 

Phần IV

Thông tin - tư liệu

 

1. Vài nét về thống kê tư pháp ở Liên Xô

2. Công tác thống kê tội phạm ở Đức

Phạm Văn Lợi

 

 

 

mở đầu

 

Thống kê tư pháp, một bộ phận của thống kê quốc gia gắn liền với thống kê học, cũng là một bộ phận thống kê gắn liền với khoa học pháp lý trong đó thống kê hình sự là một bộ phận hợp thành của tội phạm học (Criminologie).

 

Từ năm 1945, trong cơ cấu tổ chức, những năm 60 Bộ Tư pháp được phân chia thành 3 cơ quan: Tư pháp, toà án, Công tố (sau thành Viện Kiểm sát) nên công tác thống kê phân tán thành những việc thống kê theo ngành, phục vụ cho hoạt động của mỗi cơ quan.

 

Những năm 80, do nhận thức được tính chất của thống kê tư pháp, ngành Kiểm sát đã đứng ra làm nhiệm vụ tập hợp các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp tiến hành việc thống kê liên ngành chủ yếu về hình sự . Việc đó cũng đạt ít kết quả vì:

 

- Thống kê tư pháp là một loại thống kê quốc gia phải có sự quản lý thống nhất từ cơ quan thống kê Nhà nước.

 

- Chưa có quan niệm thống nhất về thống kê hình sự, 1 bộ phận của học thuyết về tội phạm.

 

Năm 1991, do chức năng được giao, Bộ Tư pháp đăng ký trước Uỷ ban khoa học Nhà nước đề tài "Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam " nhằm xây dựng những căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức lại và triển khai công tác thống kê tư pháp.

 

Như đã trình bày, vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều và có hệ thống ở nước toà án, nên đề tài được duyệt với mục tiêu kiêm tốn, hạn chế, nhằm góp phần xây dựng từng bước thống kê tư pháp ở Việt Nam.

 

Mục tiêu nghiên cứu bước đầu nhằm vào thống kê hình sự và sang năm 1992 sẽ nghiên cứu thống kê dân sự , hành chính.

 

Phần phúc trình này như là kết quả nghiên cứu ban đầu trong năm 1991.

 

 

Nhóm đề tài

 

phần I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tổng thuật chung

kết quả nghiên cứu

đề tài

 

Mục thứ nhất

 

quan niệm chung về thống kê tư pháp

và thống kê hình sự

 

1. Thống kê tư pháp là một bộ phận thống kê của Nhà nước

 

Theo những nhà sáng lập ra lý luận về thống kê vào khoảng giữa thế kỷ thứ 17 thì thống kê học là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hôị dựa vào các số liệu điều tra, dựa vào việc thu thập mặt lượng của tình hình và mối quan hệ của nó đối với mặt chất của tình hình đó để:

 

- Biết được thực trạng của các hiện tượng.

 

- Biết được nguyên nhân của hiện tượng đó.

 

- Dự báo.

 

- Tìm giải pháp.

 

Tất cả các quốc gia đều hết sức xem trọng thống kê, bởi nó cung cấp cho Nhà nước và xã hội một cách nhìn tổng quát, cả bề rộng và chiều sâu để hoạch định những chiến lược cần thiết.

 

Thống kê quốc gia có 2 loại lớn:

- Thống kê kinh tế.

- Thống kê xã hội.

 

Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê xã hội, phản ánh tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác xẩy ra trong xã hội, thái độ xử lý của Nhà nước đối với các vi phạm đó, đồng thời phản ánh các hiện tượng tranh chấp trong nhân dân và việc giải quyết các tranh chấp đó.

 

Thống kê tư pháp là một bộ phận của thống kê xã hội nhưng quan hệ rất mật thiết, và tác động qua lại với thống kê kinh tế. Chẳng hạn như thống kê các tội phạm trong hoạt động kinh tế, hoặc thống kê các tranh chấp hợp đồng kinh tế, thống kê việc xét xử của toà án trong lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của các tổ chức kinh doanh nước ngoài và tình hình tranh chấp của họ trước toà án; đời sống dân cư và mối quan hệ của nó với tình hình phạm tội. (Xem sơ đồ số: 1).

 

2. Thống kê tư pháp .

 

Xét về những nội dung chủ yếu thống kê tư pháp gồm 3 bộ phận lớn:

Sơ đồ số 1

 

 

 

 

- Thống kê các vi phạm pháp luật (trong đó chủ yếu là tội phạm) và hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc xử lý các vi phạm đó.

 

- Thống kê các tranh chấp trong xã hội (trong đó chủ yếu là tranh chấp dân sự, thương sự, hôn nhân và gia đình…) và hoạt động xử lý của các cơ quan Nhà nước đối với các tranh chấp đó.

 

- Thống kê tổ chức tư pháp: cơ quan điều tra, công tố, toà án, luật sư, công chứng, giám định, thi hành án, đội ngũ cán bộ tư pháp … Thống kê về tình hình tội phạm và các hình phạt mà Nhà nước đã xử đối với các tội phạm đó được xem như là 1 bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp.

 

3. thống kê hình sự là một bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp và là một trong những phương tiện chủ yếu cuả môn học về tội phạm (tội phạm học: Criminologie) và môn học về hình pháp (hình pháp học: Criminalistique).

 

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hiện tượng tội phạm trong xã hội và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của hiện tượng, tức những đặc điểm và điều kiện, nguyên nhân gây ra tội phạm, từ đó đề ra những giải pháp lâu dài hoặc trước mắt.

 

Về vấn đề này, thống kê hình sự như là một trong những phương tiện chủ yếu của tội phạm học.

 

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm) và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, mối liên quan giữa hai mặt, đưa ra những biện pháp hoàn thiện các quá trình tố tụng, nâng cao hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

 

Yểm trợ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử còn có các hoạt động giám định, công chứng, bào chữa, thi hành án v.v… là một bộ phận không thể thiếu của quá trình tố tụng, cũng là một bộ phận hợp thành hữu cơ, đều được phản ánh vào thống kê hình sự.

 

Về mặt này, thống kê hình sự như là một phương tiện trong những phương tiện chủ yếu của hình pháp học.

 

4. phạm vi của thống kê hình sự được xác định tuỳ theo đặc điểm của tình hình mỗi nước.

 

Những quan niệm phổ biến hiện nay là:

a/ Quan niệm thống kê hình sự theo các giai đoạn của quá trình tố tụng toàn bộ các khâu của quá trình đó:

- Khởi tố

- Điều tra

- Truy tố

- Xét xử sơ thẩm

- Xét xử phúc thẩm

- Xét xử giám đốc thẩm…

đều thuộc phạm vi của thống kê hình sự.

 

b/ Quan niệm thống kê hình sự bắt đầu từ khi toà án quyết định là có tội phải chịu hình phạt và bản án có hiệu lực pháp luật. Các khâu trước đó của quá trình tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm còn đang chống án hoặc kháng nghị…) chưa thể coi là tội phạm, vụ án mới chỉ phát hiện các nghi can. Do đó phạm vi thống kê hình sự chỉ bao gồm các khâu của quá trình xét xử khi bản án bắt đầu có hiệu lực.

 

c/ Thống kê hình sự với thống kê vi phạm hành chính có mối quan hệ mật thiết, phải được thống kê chung để thấy toàn cảnh của tình trạng vi phạm pháp luật. Giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính có thể được phân biệt theo những tiêu chuẩn định tính và định lượng (tính chất của hành vi, mức độ thiệt hại ..) nhưng trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt. Vì vậy cần thống kê chung và gọi đó là thống kê hình sự về mặt xử lý các vi phạm, những nước theo quan niệm này đều tổ chức ra các toà án:

 

- Toà án vi cảnh để xử các vi phạm hành chính.

- Toà án tiểu hình để xử các vi phạm hình sự ít nghiêm trọng.

- Toà án đại hình để xử các vi phạm nghiêm trọng.

 

Theo quan niệm này, phạm vi của thống kê hình sự gồm:

- Thống kê về hình vi cảnh (vi phạm hành chính)

- Thống kê về hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

- Thống kê hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng.

 

d/ Phạm vi của thống kê hình sự bắt đầu từ khâu khởi tố đến tất cả các khâu trong quá trình tố tụng nhưng không bao gồm thống kê về thi hành án vì vấn đề thi hành án có quan hệ đến thống kê các hoạt động trại giam thuộc phạm vi của luật lao cải. (xem sơ đồ số 2)

 

5. Mục tiêu của thống kê hình sự

 

Phần trên đã nêu rõ thống kê hình sự là một trong những phương tiện chủ yếu của môn tội phạm học (Criminologie) và của môn hình pháp học (Criminalistique).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ số: 2

 

Tội phạm học tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng phạm tội, phân tích nguyên nhân, tìm ra các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 

Hình pháp học tập trung vào việc nghiên cứu các biện pháp phát hiện tội phạm, ngăn chặn kịp thời tội phạm, đấu tranh trực diện với các tội phạm.

 

Một bên (tội phạm học) là phòng ngừa, một bên (hình pháp học) là ngăn chặn nên vai trò và tác dụng của thống kê hình sự nói riêng và thống kê tư pháp nói chung, đối với mỗi môn học cũng khác nhau.

 

Đương nhiên, mục tiêu của thống kê hình sự không chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý, mà nó còn phục vụ rất có hiệu quả cho công việc quản lý cuả Nhà nước.

 

Thống kê hình sự phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật trọng tâm là xây dựng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Thông qua việc phân tích hiệu lực của các điều khoản được áp dụng trong các vụ án, phát hiện các điều khoản không phù hợp với thực tiễn, những khuyết điểm của các quy phạm pháp luật . Thông qua thống kê hình sự còn có thể thấy yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi phải xây dựng pháp luật mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

 

Thống kê hình sự góp phần nâng cao trình độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Thông qua các số liệu về điều tra, xét hỏi của các cơ quan điều tra, về thực hành công tố và các hoạt động kháng nghị của các cơ quan kiểm sát, về hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm của cơ quan toà án, về hoạt động bào chữa của tổ chức luật sư, các phúc trình của giám định, các chứng thực của công chứng v..v… có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, việc làm được, việc chưa được của các cơ quan đó. Sự phân tích, đánh giá quá các số liệu sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra những quyết định kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp.

 

Thống kê hình sự góp phần trực tiếp vào hoạt động chỉ đạo đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội để tiến hành cuộc đấu tranh đó.

 

Thông qua những số liệu về các vụ án xẩy ra, số người phạm tội, loại người phạm tội, địa bàn và thời gian phạm tội, phương tiện phạm tội v.v… Các cơ quan tư pháp có thể đặt biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn cụ thể cho từng địa bàn, từng thời gian, tập trung lực lượng nơi cần thiết, huy động và phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn..

 

Thông qua các số liệu có tiến hành việc giáo dục pháp lý trong nhân dân, trong các đối tượng cần thiết kể cả những kẻ phạm tội nhằm nâng cao ý thức pháp luật, giáo dục đạo đức là biện pháp rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm. (xem sơ đồ số: 3)

 

6. nội dung và nhiệm vụ của thống kê hình sự

 

Tìm ra được nội dung đầy đủ của thống kê hình sự là việc rất khó khăn vì lẽ:

 

- ở nước ta công việc nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, những quan niệm vè thống kê tư pháp, thống kê hình sự giữa các cơ quan có trách nhiệm: tư pháp, công an, toà án, kiểm sát… chưa được kết luận thống nhất, làm cơ sở cho việc đề ra nội dung đầy đủ và chính xác cho thống kê hình sự.

 

- Mỗi cơ quan theo nhu cầu của ngành mình đặt ra chế độ báo cáo, chế độ biểu mẫu, cách ghi chép các phiếu ban đầu phản ánh tình hình tội phạm và tình hình hoạt động của các cơ quan có nhiều điểm khác nhau, chưa nằm chung trong một tổng thể có hệ thống và thống nhất.

 

- Trong những năm vừa qua, các cơ quan tư pháp, công an, toà án, kiểm sát có một hình thức phối hợp liên ngành nhằm đưa ra một chế độ thống kê hình sự chung nhưng vẫn chưa đạt được kết quả do chưa có một quan niệm thống nhất chung làm cơ sở cho việc xây dựng chế độ đó.

 

Vì tình hình đó, nội dung của thống kê hình sự nêu ra trong bản phúc trình này mới chỉ là những dự kiến ban đầu, vì đề tài này còn được tiếp tục nghiên cứu trong những năm 1992.

 

Thống kê hình sự cần tập trung vào nội dung chủ yếu sau đây:

 

Một là: Thống kê mặt lượng và mặt chất của tình hình phạm tội trong xã hội. Có thể có rất nhiều loại biểu mẫu thể hiện việc thống kê mặt lượng và mặt chất:

 

- Số lượng vụ án

- Phân loại các vụ án

- Số lượng người phạm tội

- Thời gian phạm tội

- Địa bàn

- Phương tiện phạm tội

- Thủ đoạn và phương pháp phạm tội.

- V.v…

sơ đồ về vai trò của thống kê hình sự

 

Sơ đồ số 3

 

 

 

 

 

 

 

Muốn thống kê mặt lượng và mặt chất của tình hình tội phạm được đầy đủ và toàn diện để đánh giá sự diễn biến của tình hình phạm tội, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, dự báo được tình hình phạm tội trong tương lai, tìm kiếm được các biện pháp có hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm, cần thiết phải dựa vào phương pháp luận của thống kê học theo những chỉ dẫn có tính chất kỹ thuật của công tác thống kê.

 

Về vấn đề này, các chuyên đề trong bản phúc trình đã đề cập đến.

 

Hai là: Thống kê việc áp dụng hình phạt đối với các tội phạm. Có thể có rất nhiều loại biểu mẫu khác nhau thống kê việc áp dụng các hình phạt:

 

-Thống kê số lượng mỗi loại hình phạt đã áp dụng trong từng thời gian: tử hình, chung thân, 20 năm… cải tạo không giam giữ, kể cả các loại hình phạt phụ.

 

- Thống kê mỗi loại tội áp dụng các thang hình phạt khác nhau.

- Các chỉ tiêu khác về vấn đề áp dụng hình phạt.

 

Hệ thống các chỉ tiêu thống kê về hình phạt phải được lựa chọn rất cẩn thận, có tính khoa học và thực tiễn nhằm đánh giá được hiệu quả của hình phạt, những mặt hợp lý và bất hợp lý của chính sách hình phạt, thông qua đó một mặt góp phần đánh giá tình hình phạm tội trong xã hội, mặt khác hoàn thiện chế độ hình phạt của nước ta theo những quan điểm dân chủ xã hội chủ nghĩa.

 

Ba là: thống kê các hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp trong quá trình tố tụng:

 

- Số lượng các vụ khởi tố

- Các vụ đình chỉ điều tra sau khởi tố, các vụ điều tra xong rồi truy tố.

- Số lượng các vụ truy tố

- Các vụ được toà án thụ lý và các vụ bị toà án hoàn lại điều tra thêm.

 

- Số lượng các vụ sơ thẩm

- Các vụ sơ thẩm không chống án, không kháng nghị

- Số lượng các vụ phúc thẩm

- Số lượng các vụ giám đốc thẩm

- V.v…

 

Hệ thống các chỉ tiêu về hoạt động tố tụng phải nhằm đánh giá được chất lượng xét xử của các toà án, tính chính xác của việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thông qua đó để nghiên cứu các biện pháp nâng cao trình độ xét xử của đội ngũ thẩm phán, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kiểm sát, điều tra; để hoàn thiện các định chế về tố tụng hình sự và các định chế khác có liên quan.

 

Toàn bộ những nội dung thống kê kể trên nhằm làm cho công tác thống kê hình sự hoàn thành được nhiệm vụ chủ yếu của mình, đó là:

 

- Đánh giá thực trạng tội phạm, mức độ, diễn biến, sự thăng trầm, cơ cấu, địa bàn, phương tiện, phương pháp phạm tội.

 

- Làm rõ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm .

- Các khía cạnh xã hội và mặt nhân thân của tội phạm .

- Dự báo tội phạm.

- Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm .

 

7. Phương pháp thống kê hình sự

 

Các tác giả của nhóm đề tài đã nêu ra nhiều phương pháp cho việc thống kê hình sự dựa trên phương pháp luận của thống kê học. Đó là những ý kiến hợp lý. Tuy nhiên để có thể đưa ra được những phương pháp của thống kê hình sự nước toà án phù hợp với truyền thống và thực tiễn, cần xem xét kỹ về đặc điểm, những mặt thuận và chưa thuận của công tác thống kê hình sự. Đó là:

 

- Công tác thống kê kinh tế đã có nền nếp từ lâu, có những khái niệm rõ về các nội dung cần ghi chép ban đầu, ghi chép biểu mẫu, chế độ kỷ luật báo cáo những công tác thống kê hình sự thì chưa đưa ra được những khái niệm cần thiết cho việc ghi chép. Ví dụ: hành vi nào là vi phạm hình sự, hành vi nào là vi phạm hành chính, hành vi nào là vi phạm kỷ luật nội bộ.

 

- Công việc ghi chép ban đầu ở cơ sở trong công tác thống kê kinh tế đã thành quy chế từ nhiều năm nay, tương đối ổn định mặc dù còn chưa tốt nhưng công việc ghi chép ban đầu ở các cơ sở công an, kiểm sát, toà án chưa thành nề nếp, rất khó cho việc tổng hợp tình hình.

 

- Chưa có phương pháp thống nhất về thống kê hình sự giữa các ngành. Mỗi ngành tuỳ theo nhu cầu của mình, sự hiểu biết riêng của cán bộ làm thống kê trong ngành mà đề ra những phương pháp có tính chất kinh nghiệm để tiến hành công việc thống kê hình sự.

 

Vì vậy, việc nêu ra những phương pháp của thống kê hình sự (thực chất cũng là của thống kê tư pháp) trong bản phúc trình này và trong các chuyên đề cũng mới là những phương pháp được gợi ra từ phương pháp hiện nay các cơ quan công an, kiểm sát, toà án, đang tiến hành. Vì đề tài này còn được tiếp tục trong năm 1992 nên vấn đề phương pháp thống kê tư pháp sẽ được hoàn thiện, bổ sung thêm trong việc nghiên cứu đề tài năm tới.

Có những phương pháp thống kê về mặt số lượng và có những phương pháp thống kê về mặt chất của tội phạm và có những phương pháp kết hợp nhằm phát hiện ra những nguyên nhân, điều kiện phạm tội, dự kiến tình hình phát triển và đưa ra những giải pháp:

 

- Phương pháp số tuyệt đối hoặc gọi là số lớn thể hiện quy mô của tội phạm, số lượng phạm trong từng thời gian.

 

- Phương pháp số tương đối, để so sánh tội phạm từng nhóm với tổng số, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm.

 

- Phương pháp số bình quân để thể hiện mức trung bình về mặt số lượng của tội phạm - có thể tính theo công thức bình quân đơn giản, bình quân gia quyền hoặc bình quân kỷ hà.

 

Phương pháp chỉ số để so sánh từng thời kỳ về tình hình tội phạm.

 

- Phương pháp so sánh để nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, các mối quan hệ giữa hai mặt hoặc nhiều mặt của hiện tượng tội phạm từ đó rút ra những quy luật diễn biến của tội phạm .

 

- Phương pháp đồ thị để trình bày tình hình tội phạm trên bảng sơ đồ theo các đường, cột, tăng giảm nhằm giúp cho việc đánh giá, theo dõi xu thế của sự phát triển của tội phạm.

 

8. Tổ chức thống kê tư pháp của Nhà nước

 

Tổ chức thống kê tư pháp luôn luôn là một bộ phận của thống kê Nhà nước. Vì quá trình tố tụng diễn ra trên nhiều hoạt động của các cơ quan khác nhau nên thống kê tư pháp phải có một kỷ luật chung, thống nhất và phải đặt trong khuôn khổ chung của thống kê quốc gia.

 

Các ngành như công an, kiểm sát, toà án, tư pháp, hải quan, trọng tài kinh tế v.v… có thể thống kê riêng của ngành mình nhưng vì nó là từng khâu của một quá trình nên công việc thống kê phải có trình tự nối tiếp, phân công rõ rệt, bảo đảm tính liên tục của quá trình và cuối cùng là những con số phản ánh thống nhất. Không nên để tình trạng thống kê như hiện nay, mỗi cơ quan đưa ra một con số về tình hình tội phạm khác nhau mà nguyên nhân chỉ vì chưa có một chế độ thống kê chung, thống nhất.

 

Tổ chức thống kê tư pháp phải do một cơ quan chủ trì và phối hợp, bảo đảm các mặt nghiệp vụ về tư pháp và do cơ quan thống kê Nhà nước hướng dẫn, điều hành, bảo đảm các mặt nghiệp vụ về tư pháp và do cơ quan thống kê Nhà nước hướng dẫn, điều hành, bảo đảm các mặt nghiệp vụ về thống kê.

 

Tổ chức thống kê tư pháp cần đạt được:

 

- Một chế độ thống nhất cho thống kê từng ngành từ phiếu ghi chép ban đầu đến hệ thống biểu mẫu, chế độ báo cáo.

 

- Một chế độ phối hợp liên ngành do cơ quan tư pháp chủ trì, bảo đảm các số liệu thống nhất và chính xác.

 

- Các chứng từ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo, chế độ biểu mẫu phải do cơ quan thống kê Nhà nước ban hành và quản lý.

 

mục thứ hai

 

 

thực trạng công tác thống kê

hình sự ở Việt Nam

 

 

I- Tổ chức hệ thống thống kê hình sự trong các nghành công an, kiểm sát, toà án:

 

1/ Ngành công an nhân dân:

 

Hệ thống tổ chức thống kê chưa được thiết lập thành một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở (phòng, ban, hay tổ…). Nhưng trên thực tế, công tác thống kê vẫn được thực hiện ở 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường) theo hệ thống tổ chức của ngành công an. Hệ thống thống kê được thiết lập từ Cục tham mưu tổng hợp của Bộ Nội vụ xuống Cục tham mưu tổng hợp của các Tổng cục; phòng tham mưu tổng hợp của các sở công an tỉnh, thành phố; Đội tham mưu tổng hợp của Công an quận, huyện; và tổ tổng hợp của công an phường, xã. ở mỗi cấp, mỗi lĩnh vực đều có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thống kê thuộc bộ phận tham mưu tổng hợp.

 

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp, từng lĩnh vực, theo nội dung đã được xác định (Quy định 01/QĐ - BNV 20-7-1984 và Chỉ thị 05 - CT BNV 3-4-1989 về chế độ báo cáo trong lực lượng công an nhân dân).

 

Phương tiện hoạt động: Từ năm 1968, ngành công an nhân dân đã bắt đầu sử dụng máy tính điện tử trong công tác thống kê. Hiện nay, ngành đã có 2 trung tâm máy tính điện tử lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Cục tham mưu tổng hợp, Bộ Nội vụ. ở Cục tham mưu tổng hợp của các Tổng cục, một số vụ, cục nghiệp vụ, và ở công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng đã thành lập được các trung tâm vi tính, phục vụ công tác thống kê hình sự riêng và công tác xử lý tin ngành nói chung.

 

2/ Ngành kiểm sát:

 

Tổ chức hệ thống thống kê đã được hình thành ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) theo hệ thống tổ chức của ngành kiểm sát. ở VKSND tối cao có phòng thống kê nằm trong văn phòng tổng hợp; ở Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực ương có tổ thống kê , hoặc biên chế một cán bộ thống kê chuyên trách thuộc văn phòng tổng hợp; ở viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh có một cán bộ bán chuyên trách làm công tác thống kê. Hiện nay, trong toàn ngành kiểm sát có khoảng 600 cán bộ thống kê chuyên trách và bán chuyên trách.

 

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức chế độ báo cáo định kỳ và tổng hợp theo từng cấp. (Mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi được phân công, rồi gửi kết quả lên cấp trên để tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Riêng các đơn vị nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện thống kê theo lĩnh vực công tác của mình, và gửi kết quả qua phòng thống kê để tổng hợp chung). Các cấp thu thập số liệu dựa vào các mẫu biểu thống kê, và lập theo chế độ, kỳ hạn cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng theo phạm vi hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành.

 

Phương tiện hoạt động: Hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có 3 máy vi tính (XT, AT 286, AT386). Hai máy đặt ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một máy đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

3. Các cơ quan toà án nhân dân:

 

Từ năm 1960, sau khi có Luật tổ chức Toà án nhân dân,công tác thống kê đã được quan tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

 

ở Toà án nhân dân tối cao: Trong giai đoạn từ năm 1960 - 1975, có phòng thống kê thuộc văn phòng Toà án nhân dân tối cao. Từ năm 1976 - 1985, phòng thống kê được nâng lên thành Vụ thống kê thông tin tư liệu; sau đó chuyển thành Vụ Tổng hợp (gồm có 2 phòng: phòng tổng hợp và phòng thống kê ). Từ năm 1986 đến nay, Vụ Tổng hợp giải thể, công tác thống kê chỉ còn là một bộ phận trong phòng Tổng hợp thuộc văn phòng Toà án nhân dân tối cao. Các Toà của Toà án nhân dân tối cao không có cán bộ thống kê chuyên trách. Công tác thống kê do các thư ký của các toà kiêm nhiệm thực hiện, sau đó gửi kết quả cho phòng Tổng hợp - thống kê để tổng hợp chung.

 

ở các Toà án nhân dân địa phương (toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp quận huyện), công tác thống kê do các thư ký toà kiêm nhiệm, Văn phòng chịu trách nhiệm tổng hợp chung.

 

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp theo từng cấp. Toà án nhân dân cấp huyện gửi báo cáo thống kê định kỳ lên TAND cấp tỉnh; TAND cấp tỉnh tổng hợp chung số liệu của cấp tỉnh, cấp huyện, rồi gửi TAND tối cao và Bộ Tư pháp.

 

Phương tiện hoạt động: Hiện nay, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của các TAND gặp rất nhiều khó khăn. Ngân sách rất hạn hẹp, nên chỉ đủ in biểu mẫu thống kê với số lượng rất hạn chế (mẫu in không có thêm bản nháp cho địa phương).

 

4/ Tổ chức thống kê hình sự liên ngành công an, kiểm sát, toà án , tư pháp:

 

Xuất phát từ yêu cầu ngày càng cao của việc thống nhất số liệu về thống kê hình sự, đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu, chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã thống nhất thiết lập tổ chức thống kê hình sự liên ngành, nhằm thu thập, tổng hợp các số liệu cơ bản về tình hình tội phạm và việc xử lý, giải quyết các vụ phạm tội hình sự qua các giai đoạn tố tụng luật định, trong phạm vi cả nước. VKSND tối cao có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất công tác thống kê hình sự.

 

Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện quy định của liên ngành được chặt chẽ và có kết quả, lãnh đạo 4 ngành Trung ương đã quyết định thành lập Hội đồng Thống kê liên ngành Trung ương, và chỉ đạo thành lập Hội đồng thống kê liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện ở các địa phương.

 

a. ở Trung ương: Thành phần Hội đồng Thống kê liên ngành gồm có: Một đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Chủ tịch Hội đồng; Mỗi ngành cử một đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ làm uỷ viên và một chuyên viên giúp việc cho Hội đồng.

 

b. ỏ cấp tỉnh: Hội đồng thống kê liên ngành do đồng chí Phó Viên trưởng VKSND tỉnh phụ trách hình sự làm chủ tịch; các đồng chí Phó giám đốc Sở Công an, phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó chánh án toà án nhân dân tỉnh là uỷ viên. Chuyên viên giúp việc Hội đồng gồm có: các đồng chí Chánh Văn phòng VKSND tỉnh, TAND tỉnh, Sở Tư pháp, và trưởng phòng tham mưu tổng hợp của Công an nhân dân tỉnh, cùng một cán bộ thống kê chuyên trách của mỗi ngành.

 

c. ở cấp huyện: Hội đồng Thống kê liên ngành do Phó Viện trưởng phụ trách hình sự VKSND quận, huyện làm chủ tịch; Phó chánh án TAND quận, huyện, Phó công an quận, huyện, phó Ban tư pháp quận, huyện là uỷ viên. Mỗi ngành cử một chuyên viên giúp việc cho Hội đồng.

 

Hội đồng Thống kê liên ngành sinh hoạt thường kỳ 3 tháng 1 lần (trước đây là 6 tháng 1 lần), do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Trường hợp cần thiết, theo đề nghị của các ngành, Hội đồng có thể họp bất thường.

 

Phương pháp thu thập tài liệu thống kê được thực hiện bằng hình thức báo cáo định kỳ dưới dạng biểu mẫu thống kê, và đối chiếu tổng hợp theo từng cấp (các mẫu biểu thuộc trách nhiệm ngành nào do ngành đó lập và gửi đến VKSND cùng cấp để đối chiếu, tiếp ký. Hệ thồng biểu mẫu và chỉ tiêu thống kê do liên ngành thống nhất quy định. Các chỉ tiêu phân định tình hình tội phạm và việc xem xét, giải quyết qua các giai đoạn của quá trình tố tụng luật định.

 

II. Chế độ báo cáo thống kê trong các ngành công an, kiểm sát, toà án

 

1/ Chế độ báo cáo trong ngành công an nhân dân

 

Chế độ báo thống kê trong ngành công an nhân dân hiện nay gồm có: Báo cáo vụ, việc, hiện tượng; Báo cáo ngày; Báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng và 1 năm; Báo cáo sơ kết, tổng kết chuyên đề.

 

- Báo cáo vụ, việc, hiện tượng: là loại báo cáo khẩn cấp những thông tin về vụ, việc, hiện tượng quan trọng xảy ra. Theo quy định của Bộ Nội Vụ, bất kỳ lực lượng nào, cấp nào trong ngành CAND, khi thu nhận được những thông tin về những vấn đề quan trọng xảy ra (có quy định danh mục tin cụ thể), phải thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp, vượt cấp tuỳ theo tính chất quan trọng của tin, bằng phương tiện liên lạc nhất để chuyển báo đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong thời gian ngắn nhất; đồng thời báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan của công an cấp trên.

 

- Báo cáo ngày: là loại báo cáo nhanh, phản ánh hàng ngày những vấn đề cần thông tin của các cấp công an lên cấp trên trực tiếp. Nội dung báo cáo này chỉ nêu những vụ việc, những vấn đề lớn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng , hậu cần … (Riêng về hình sự, chỉ nêu tổng số vụ việc xảy ra và vụ việc nổi nhất)…

 

Báo cáo ngày của công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gửi bằng điện mật về Bộ Nội vụ qua Cục tham mưu tổng hợp (V11) và các Tổng cục liên quan. Cục cơ yếu có trách nhiệm sao các phần có liên quan cho các nơi nhận có nêu trong báo cáo.

 

- Báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng và 1 năm: là loại báo cáo định kỳ mang tính sơ kết, tổng kết phản ánh tình hình hoạt động của công an các cấp, có kèm theo số liệu thống kê theo mẫu của Bộ Nội vụ hướng dẫn.

 

Đối với các loại báo cáo trên, Bộ Nội vụ quy định cụ thể cho các Tổng cục, Vụ, Cục trực thuộc và công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vê nội dung báo cáo, thời gian lấy số liệu, thời gian Bộ nhận báo cáo và độ dài của báo cáo. ( xem chuyên đề "Thực trạng và một số vấn đề đổi mới công tác thống kê hình sự công an nhân dân" ).

 

- Báo cáo sơ kết, tổng kết các chuyên đề: là loại báo cáo đột xuất theo yêu cầu của từng thời kỳ, do lãnh đạo quyết định (đánh giá, rút kinh nghiệm các đợt hoạt động thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các lĩnh vực công tác trọng tâm của ngành…).

 

2/ Chế độ báo cáo trong ngành kiểm sát:

 

Chế độ báo cáo thống kê trong ngành kiểm sát hiện nay gồm có: Báo cáo thống kê tháng; Báo cáo thống kê định kỳ: 5 tháng, 9 tháng và 1 năm. Thời gian thống kê được tính tròn tháng, tròn năm (từ ngày 1 đến ngày cuói của kỳ báo cáo).

 

- Thống kê tháng: Là loại báo cáo nhằm thông tin số liệu nhang trong tháng. Nội dung thống kê bao gồm tất cả các mặt công tác của hoạt động kiểm sát: Kiểm sát hình sự, Kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hình sự); Kiểm sát tạm giam, tạm giữ; kiểm sát xét xử dân sự (sơ thẩm, phúc thẩm); kiểm sát xét khiếu tố; kiểm sát chung. Ngoài ra, báo cáo tháng còn thống kê một số tội phạm nguy hiểm xảy ra và việc xem xét giải quyết những vụ án này trong tháng, giúp cho công tác chỉ đạo được kịp thời.

 

- Thống kê 5 tháng, 9 tháng và 1 năm: Là loại báo cáo định kỳ phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết và báo cáo lên Ban Bí thư, Hội đồng Nhà nước của VKSND tối cao. Các báo cáo định kỳ này bao gồm 19 loại biểu mẫu, phản ánh các mặt công tác của Viện kiểm sát (Xem chuyên đề: "Công tác thống kê hình sự trong ngành kiểm sát và thực trạng của nó")

 

3/ Chế độ báo cáo của các cơ quan TAND:

 

Chế độ báo cáo thống kê của các cơ quan TAND gồm có: Báo cáo tháng, quý và 9 tháng; Báo cáo thống kê quý I, 9 tháng và 1 năm.

 

- Báo cáo tháng, quý và 9 tháng: là loại báo cáo công tác định kỳ với nội dung phản ánh tình hình hoạt động của các cơ quan toà án (công tác xét xử nói chung, thi hành án, tổ chức xây dựng ngành, thi đua …), có kèm theo số liệu thống kê. Riêng đối với Báo cáo tháng, theo hướng dẫn mẫu của TANDTC, chỉ thống kê số liệu về hoạt động xét xử, thi hành án trong tháng.

 

Thời gian báo cáo được quy định cụ thể như sau:

 

+ Đối với báo cáo tháng: tính từ ngày 20 của tháng trước đến ngày 19 của tháng báo cáo.

+ Đối với báo cáo quý, 9 tháng: Tính từ ngày 20 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 19 của tháng cuối kỳ báo cáo.

 

- Báo cáo thống kê (theo mẫu biểu): gồm 3 loại theo 3 cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm) và công tác thi hành án; được lập theo chế độ một năm 3 kỳ, bằng biểu mẫu do TAND tối cao ban hành:

 

+ Kỳ I: Tính từ 1-1 đến 31-3, sử dụng phục vụ công tác sơ kết 6 tháng đầu năm (khi sơ kết , lấy thêm số liệu của báo cáo tháng 4 và 5).

 

+ Kỳ II: Từ 1-1 đến 30-9, sử dụng làm báo cáo tổng kết 1 năm.

 

+ Kỳ III: Từ 1-1 đến 31-12, sử dụng làm báo cáo lên Ban Bí thư và phục vụ công tác nghiên cứu nghiệp vụ của TAND tối cao.

 

Do tính chất đặc thù của các cơ quan xét xử, theo quy định của pháp luật hiện hành, các TAND địa phương (cấp tỉnh và huyện) do Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức, vì vậy, các loại báo cáo trên được gửi cho TAND tối cao, đồng thời gửi cho Bộ Tư pháp.

 

4/ Chế độ báo cáo liên ngành Công an - Kiểm sát - Toà án - Tư pháp:

 

Theo quy định liên ngành về chế độ thống kê hình sự, ban hành ngày 21-11-1988, 4 ngành Kiểm sát, Toà án - Tư pháp - Công an đã được thống nhất thu thập số liệu về các tội phạm được quy định trong Bộ Luật hình sự trên phạm vi cả nước, theo những nội dung cơ bản sau:

 

a. Tạm giữ người phạm tội (trừ các trường hợp bắt giữ đặc biệt về tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc chương I, mục A Bộ luật hình sự, đang điều tra bí mật, chưa khởi tố);

 

b. Khởi tố điều tra các vụ án hình sự (do công an điều tra);

 

c. Các bị can tạm giam;

 

d. Truy tố, xử lý trong giai đoạn kiểm sát điều tra;

 

đ. Xét xử các vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm);

 

e. Điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trọng điểm;

 

f. Thi hành án hình sự;

 

g. Những người bị án ở trại.

 

Đơn vị thống kê được xác định là "vụ" và "người" theo tội danh nghiêm trọng nhất, mức hình phạt cao nhất.

 

Từ những nội dung đã nêu, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành trong quá trình tham gia vào các giai đoạn của trình tự tố tụng luật định, các ngành tiến hành thống kê theo nội dung được phân công và lập báo cáo thống kê theo quy định của liên ngành:

 

- Ngành công an nhân dân tiến hành thống kê nội dung a,b,c, và g gồm 4 loại biểu mẫu:

 

+ Thống kê tạm giữ người phạm tội;

+ Thống kê các bị can tạm giam;

+ Thống kê các vụ án hình sự do công an điều tra;

+ Thống kê các người bị án ở trại.

 

- Ngành kiểm sát thống kê nội dung d,e và các vụ hình sự do VKS trực tiếp điều tra, gồm 3 biểu mẫu:

 

+ Thống kê án hình sự do cơ quan điều tra của VKS điều tra ;

 

+ Thống kê kiểm sát điều tra án hình sự ;

 

+ Thống kê các vụ án hình sự trọng điểm (án điểm).

 

Các cơ quan TAND thống kê nội dung đ, f gồm 4 loại biểu mẫu:

 

+ Thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm;

 

+ Thống kê án hình sự xét xử phúc thẩm;

 

+ Thống kê án hình sự xét xử giám đốc thẩm;

 

+ Thống kê thi hành án hình sự .

 

Thời hạn thống kê: Hàng năm, các ngành tiến hành lập báo cáo thống kê định kỳ theo 3 đợt và thời hạn sau:

 

1. Thống kê 3 tháng (quý I): lấy số liệu từ 1-1 đến ngày 31-3 của năm báo cáo thống kê.

 

2. Thống kê 9 tháng: Lấy số liệu từ ngày 1-1 đến ngày 30-9 của năm báo cáo thống kê.

3. Thống kê 12 tháng: Lấy số liệu từ ngày 1-1 đến ngày 31-12 của năm báo cáo thống kê.

 

Hàng tháng, quý không làm thống kê liên ngành nhưng giữa các ngành có đối chiếu số liệu thống nhất để báo cáo ngành dọc cấp trên. Trong các kỳ báo cáo thống kê liên ngành, Viện kiểm sát nhân dân ở các cấp có trách nhiệm đối chiếu, thống nhất và tổng hợp số liệu của các ngành cùng cấp, tiếp ký gửi VKSND cấp trên. VKSND tối cao tổng hợp số liệu thống kê toàn quốc, gửi các ngành hữu quan, và lập niên giám thống kê hình sự.

 

Thời gian gửi báo cáo thống kê:

 

- Thống kê cấp huyện:

 

+ Các ngành gửi biểu thống kê của đơn vị đến VKSND cùng cấp chậm nhất là ngày 7 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

+ VKSND huyện đối chiếu thống nhất số liệu và tiếp ký vào biểu thống kê của các ngành, lập biểu thống kê của đơn vị mình và gửi đến VKSND cấp tỉnh chậm nhất là ngày 17 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

+ VKSND tỉnh tổng hợp thống kê cấp huyện, gửi VKSND tối cao chậm nhất là ngày 30 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

- Thống kê cấp tỉnh:

 

+ Các ngành gửi biểu thống kê của đơn vị đến VKSND cùng cấp chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

+ VKSND tỉnh đối chiếu thống nhất số liệu tiếp ký, lập biểu thống kê của đơn vị mình và gửi VKSND tối cao chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

- Thống kê cấp trung ương:

 

+ Các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, TAND tối cao, VKSND tối cao gửi biểu thống kê của đơn vị mình đến VKSND tối cao chậm nhất là ngày 15 của tháng tiếp sau kỳ báo cáo.

 

+ VKSND tối cao tổng hợp số liệu toàn quốc và gửi đến Bộ Nội vụ, TAND tối cao, Bộ Tư pháp chậm nhất là ngày 20 của tháng thứ 2 tiếp sau kỳ báo cáo.

 

 

III. Biểu mẫu thống kê hình sự trong các ngành công an, kiểm sát, toà án:

 

1/ Ngành Công an nhân dân:

 

Hiện nay, ngành công an nhân dân đang sử dụng 4 loại biểu mẫu chính trong công tác thống kê hình sự theo những nội dung quy định của liên ngành. (xem mục 4 phần II).

 

4 loại biểu mẫu đó được lập theo đợt và thời gian liên ngành quy định. Tuy hàng tháng không phải làm thống kê liên ngành, nhưng các đơn vị trong lực lượng công an nhân dân vẫn phải tổng hợp số liệu thống kê gửi công an cấp trên, để có số liệu theo dõi chung.

 

Ngoài 4 biểu mẫu thống kê, các báo cáo công tác hàng tuần, tháng, 6 tháng và 1 năm của công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Nội vụ đều phải kèm theo bản thống kê số liệu theo mẫu do Bộ hướng dẫn, với những chỉ tiêu phù hợp với nội dung công tác của từng lĩnh vực, từng khâu và từng cấp.

 

2/ Ngành Kiểm sát:

 

Hệ thống biểu mẫu thống kê hình sự trong ngành kiểm sát được xây dựng theo các lĩnh vực hoạt động của công tác kiểm sát. Toàn bộ hệ thống biểu mẫu thống kê hình sự hiện đang được sử dụng trong ngành kiểm sát bao gồm 11 biểu (trong đó có 3 biểu thống kê liên ngành) (xem chuyên đề).

 

Hệ thống chỉ tiêu thống kê được phân thành 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của ngành kiểm sát ở các cấp, các khâu; và nhóm chỉ tiêu phản ánh đối tượng tác động (tội phạm ). Hai nhóm chỉ này được kết hợp thể hiện trong các biểu mẫu thống kê.

 

3/ Các cơ quan toà án nhân dân:

 

Từ năm 1986 đến nay, các cơ quan toà án nhân dân sử dụng 4 loại biểu mẫu về thống kê hình sự:

 

- Thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm;

 

- Thống kê án hình sự xét xử phúc thẩm;

 

- Thống kê án hình sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm;

 

- Thống kê thi hành án hình sự: phần thống kê này được đưa vào mẫu thống kê tình hình thi hành án về phạt tiền, bồi thường trong án tử hình; phạt giam; tranh chấp dân sự; cấp dưỡng nuôi con; chia tài sản khi ly hôn.

 

IV. Một số nhận xét và thực trạng công tác thống kê hình sự ở Việt Nam:

 

Những năm qua, công tác thống kê hình sự đã được các ngành, các cấp quan tâm củng cố, đẩy mạnh và đã từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật. Để có được những thông tin đầy đủ, chính xác và thống nhất về tình hình tội phạm, các cơ quan VKSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã thống nhất quy định và tổ chức thực hiện chế độ thống kê hình sự liên ngành. Đây là một chuyển biến bước đầu quan trọng về mặt nhận thức và về chất đối với công tác thống kê hình sự.

 

Tuy nhiên, việc triển khai công tác thống kê hình sự ở các ngành nói chung, và thống kê hình sự liên ngành nói riêng thời gian qua còn có nhiều hạn chế; thiếu đồng bộ, không thống nhất và ít hiệu quả. Mặc dù, chế độ thống kê liên ngành được ban hành được 3 năm nay (từ 1988), nhưng trên thực tế, vẫn chưa có kết quả cụ thể nào. Việc các ngành tuỳ nghi thu thập số liệu thống kê theo yêu cầu riêng của ngành mình, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan vẫn còn tồn tại, dẫn tới kết quả là: thời gian, thời điểm thống kê chưa thống nhất, nội dung còn chồng chéo, số liệu hàng năm giữa các ngành vẫn không khớp nhau…

 

Để khắc phục những nhược điểm nêu trên, chúng toà án cần xem xét một cách thấu đáo tình hình thống kê hình sự hiện nay về mọi phương diện, đúng giá đúng thực trạng, làm rõ những tồn tại; trên cơ sở đó, tìm giải pháp thích hợp để từng bước hoàn thiện lĩnh vực thống kê này. Qua tổng kết công tác thực tiễn cho thấy một số vấn đề lớn cần đề cập:

 

- Chế độ báo cáo thống kê hình sự:

 

Hệ thống báo cáo hiện còn chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Các báo cáo định kỳ thường nặng nề lời văn; mẫu quy định không thống nhất hoặc chưa hợp lý nên khó tổng hợp. Các báo cáo liên ngành còn nặng nề, nhiều cột mục, chưa phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê ở các cấp hiện nay. Một số chỉ tiêu thống kê có liên quan giữa các ngành (như: giữa Công an và Kiểm sát, giữa Toà án và Kiểm sát), cho tới nay, vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.

 

Thời gian khoá sổ báo cáo thống kê không thống nhất giữa các ngành là một vấn đề gây ách tắc lớn đối với công tác thống kê hình sự.

Hiện nay, các ngành đều thực hiện hình thức tổng hợp thống kê từng cấp trong giai đoạn tổng hợp thống kê . Với hình thức này, các báo cáo thống kê do nhiều bộ phận lập và qua nhiều cấp tổng hợp, vì vậy khó có thể bảo đảm được độ chính xác và tính thời sự của số liệu. Do đó, nên tập trung hướng nghiên cứu chuyển sang hình thức thống kê tập trung.

 

Vấn đề chứng từ ghi chép ban đầu có vị trí hết sức quan trọng đối với công tác thống kê. Hiện nay, số liệu thống kê hình sự được thu thập dựa trên cơ sở phiếu, sổ thụ lý. Những mẫu sổ và phiếu thụ lý này chưa được quy định thống nhất cho nên trong thực tế, có những chứng từ đáng lẽ cả 3 cơ quan cùng phải lập, nhưng chỉ có một hoặc hai nơi lập…

 

- Công tác tổ chức bộ máy thống kê hình sự

 

Đội ngũ cán bộ là công tác thống kê trong các cơ quan tư pháp hiện vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê. Trong tình hình tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hiện nay, thì đây cũng là một vấn đề khó khăn, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lĩnh vực công tác này.

 

Tuy nhiên, việc nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác thống kê và chuyển đổi sang hình thức tổng hợp thống kê tập trung sẽ giúp chúng toà án giải quyết được vấn đề về biên chế, bộ máy.

 

Mục thứ ba

 

những đề nghị

 

 

đề nghị thứ nhất

 

Tổ chức việc nghiên cứu môn về tội phạm học (Criminelogie), hình pháp học (Criminalistique) nhằm làm cơ sở lý luận cho việc triển khai công tác thống kê hình sự và thống kê tư pháp.

 

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, nếu xét về mặt nội dung thì thống kê hình sự ( Statistique criminelle) như là một bộ phận hợp thành của môn tội phạm học. nếu xét về mặt phương pháp thì thống kê hình sự cũng là một phương pháp chủ yếu của tội phạm học.

 

Vì vậy, muốn triển khai công tác thống kê hình sự thì trước hết phải tiến hành và mở rộng môn nghiên cứu về tội phạm học.

 

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý đã có một số điều kiện thực hiện: năm 1991 đã triển khai nghiên cứu một đề tài cấp bộ. Về đề tài ngày năm 1992 đã được Uỷ ban khoa học Nhà nước chấp nhận tiếp tục nghiên cứu với một lực lượng nghiên cứu trong và ngoài Bộ, đã thu thập một số tài liệu về khoa học hình sự. Nhu cầu công tác quản lý của Bộ theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật, đánh giá thực trạng và nguyên nhân để từng thời gian báo cáo với Chính phủ nhằm đề nghị những giải pháp thực hiện pháp luật là một đòi hỏi cấp bách. Triển khai công tác thống kê hình sự và thống kê tư pháp vừa phù hợp với yêu cầu quản lý trước mắt vừa phù hợp với yêu cầu nghiên cứu khoa học pháp lý lâu dài.

 

Môn nghiên cứu về tội phạm học và hình pháp học được xây dựng (có thể gọi là 1 trung tâm trong Viện) bước đầu có thể nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

 

- Hình sự xã hội học (Sociologie Criminelle).

 

- Tâm lý học tội phạm (psychologie criminelle).

 

- Thống kê hình sự.

 

Nghiên cứu khoa học về thống kê hình sự sẽ giải quyết dần dần,từng bước những quan niệm thống nhất, phạm vi của thống kê hình sự, nội dung của thống kê hình sự và những phương pháp của thống kê hình sự. Những luận cứ khoa học về thống kê hình sự sẽ dần dần thống nhất được quan niệm và làm đơn giản chế độ ghi chép ban đầu về tình hình phạm pháp ở cơ sở, về các biểu mẫu nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình và nguyên nhân phạm tội, khắc phục tình trạng hiện nay mỗi ngành một số liệu, một cách đánh giá khác nhau dẫn đến tình trạng chung là chưa đánh giá được thực chất tình hình phạm tội trong xã hội.

 

 

đề nghị thứ hai

 

 

Nhà nước ra một Pháp lệnh về công tác thống kê tư pháp, giao trách nhiệm quản lý thống kê tư pháp cho Tổng cục Thống kê và Bộ Tư pháp, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án (xem sơ đồ số 4)

 

Tổ chức triển khai công tác thống kê tư pháp, một loại thống kê quốc gia với sự tham gia của nhiều ngành trong khối nội chính nên cần có một văn bản pháp lý của Nhà nước, trước mắt của Chính phủ, nhằm vào mấy nội dung chủ yếu:

 

- Thống nhất quan niệm về thống kê tư pháp và thống kê hình sự, về phạm vi giới hạn, về nội dung công tác thống kê tư pháp và thống kê hình sự (thống nhất thời điểm, đối tượng, đơn vị thống kê), về phương pháp của thống kê tư pháp.

 

- Thống nhất chế độ báo cáo ở các ngành, các mốc thời gian cần thiết để tính toán số lượng, chế độ báo cáo ở từng cấp, từng ngành.

 

- Thống nhất các biểu mẫu chung, trên cơ sở đó cho phép các ngành được đưa ra một số biểu mẫu (rất hạn chế) để phục vụ cho việc nghiên cứu riêng của từng ngành với sự quản lý thống nhất của Tổng cục Thống kê.

 

dự kiến sơ đồ tổ chức hệ thống thống kê hình sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

sơ đồ số 4

 

- Thống nhất chế độ ghi chép ban đầu về các vụ việc xẩy ra ở cơ sở: xã, phường…

 

- Phân công các ngành Công an, kiểm sát, Toà án, Tư pháp trong việc xử lý các thông tin nhận được dưới sự quản lý thống nhất của Tổng cục thống kê và Bộ Tư pháp.

 

Tạo điều kiện vật chất cho công tác thống kê phát triển (biên chế, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ làm công tác thống kê, trang bị máy tính…).

 

- Vấn đề khen thưởng và kỷ luật đối với những cá nhân, đơn vị làm tốt hoặc chưa tốt công tác thống kê.

 

đề nghị thứ ba

 

 

Đưa môn học thống kê tư pháp vào chương trình giảng dạy của Đại học Pháp lý.

 

Hiện tại trong các môn học được giảng dạy ở Đại học Pháp lý chưa có môn thống kê tư pháp. Một số môn bổ trợ như là tâm lý xét xử, tâm lý học tội phạm là những môn có ít nhiều liên quan nhưng chỉ nằm trong chương trình bổ trợ và chỉ được trình bày với sinh viên như là một báo cáo ngoại khoá.

 

Nghiên cứu soạn thảo một giáo trình, trước hết là một tập bài giảng, trong chương trình chính thức giảng dạy cho sinh viên.

 

Tập giáo trình, kết quả bước đầu của đề tài nghiên cứu này có thể được sử dụng cùng với một số tài liệu khác để biên soạn thành một số bài giảng đầu tiên, dần dần nâng thành một giáo trình chính thức.

 

đề nghị thứ tư

 

 

Chuyên môn hoá các luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại học Pháp lý . Trong đó có luận văn tốt nghiệp về thống kê tư pháp.

 

Các sinh viên Đại học Pháp lý làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá mới chỉ tập trung vào các luận văn về hình sự, dân sự, Luật hành chính, Luật kinh tế; một số đi sâu hơn vào lĩnh vực chuyên đề của từng ngành luật như hợp đồng kinh tế, trách nhiệm hành chính v.v… nhưng đã 15,16 khoá tốt nghiệp chưa có một luận văn nào về thống kê tư pháp.

 

Gắn với việc giảng dạy môn học này, trong các khoá sau nên hướng dẫn một số sinh viên đi sâu vào lĩnh vực thống kê tư pháp cũng như một số lĩnh vực chuyên môn khác mà hiện ít có sinh viên đã là như luận văn về luật sư, công chứng Nhà nước v.v…

 

đề nghị thứ năm

 

 

Tiến tới lập Vụ thống kê tư pháp trực thuộc Bộ Tư pháp thống nhất mọi hoạt động thống kê của ngành.

 

ứng dụng kỹ thuật tin học vào công tác thống kê dần dần xoá bỏ hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp bằng hình thức điều tra thống kê thường xuyên và tổng hợp tập trung.

 

Trong năm 1992, để chuẩn bị các điều kiện cho việc lập Vụ Thống kê, nên thành lập ngay một Phòng Thống kê chung của Văn phòng, trên những lĩnh vực chủ yếu:

 

- Thống kê hình sự

- Thống kê dân sự

- Thống kê hộ tịch

- Thống kê các tổ chức tư pháp

- Thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp

- Thống kê văn bản pháp luật Nhà nước

- Thống kê các vấn đề về tương trợ tư pháp với nước ngoài.

 

Một mặt bảo đảm sự quản lý thống nhất công tác thống kê, thống nhất các số liệu vào Văn phòng, mặt khác huy động lực lượng chung trong các Vụ theo dõi từng lĩnh vực, bảo đảm độ chính xác về nghiệp vụ của các số liệu.

 

Về ứng dụng kỹ thuật tin học vào công tác thống kê phần chuyên đề đã trình bày rõ.

 

đề nghị thứ sáu

 

 

Hiện nay có 4 hệ thống biểu mẫu đang được sử dụng trong công tác thống kê hình sự:

 

- Hệ thống liên ngành của ngành Công an, Kiểm sát, Toà án do các ngành thoả thuận.

 

- Hệ thống biểu mẫu của ngành Công an nhằm chi tiết thêm các chỉ tiêu phục vụ công tác chỉ đạo của ngành.

 

- Hệ thống biểu mẫu của Toà án nhân dân tối cao đánh giá tình hình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, thi hành án.

 

Nói chung các biểu mẫu kể trên đáp ứng việc nghiên cứu sâu của từng ngành đối với các vấn đề nghiệp vụ mỗi ngành.

 

Tuy nhiên xét về yêu cầu chung của thống kê quốc gia, nhóm đề tài nhận thấy Nhà nước chỉ cần nắm một số chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh tổng quát, đủ các số liệu chủ yếu, rõ được bản chất tình hình xẩy ra làm cho cơ quan Nhà nước cấp cao nắm được tình hình đúng và đủ nhưng không sa vào các chi tiết, làm cho báo cáo hệ thống của cấp dưới được đơn giản.

 

Theo chúng tôi, các chỉ tiêu mà Nhà nước cần nắm là:

 

a/ Ngành Công an

 

- Về vấn đề người bị tạm giữ: Nên nắm tổng số người bị tạm giữ; tổng số người đã giải quyết (trong đó bao gồm số người bị khởi tố và số người bị khởi tố và số người được trả tự do).

 

- Về vấn đề bị can: cần nắm tổng số bị can bị tạm giam; tổng số bị can bị tạm giam; tổng số bị can đã giải quyết (áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trả tự do, đã xét xử).

 

Đối với các vụ án do Công an điều tra: cần nắm tổng số vụ, bị can đã khởi tố điều tra; tổng số vụ, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ, bị can đề nghị truy tố; số vụ, bị can đình chỉ điều tra).

 

- Đối với các phạm nhân thành án ở trại: cần nắm tổng số phạm nhân được ra trại.

 

b/ Ngành Kiểm sát

- Cần nắm tổng số các vụ án hình sự trọng điểm ( sẽ giải thích rõ về án trọng điểm).

 

- Đối với các vụ án do cơ quan điều tra của Viện kiểm sát điều tra: cần nắm tổng số các vụ, bị can đã khởi tố; tổng số vụ, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ và số bị can đề nghị giải quyết).

 

c/ Toà án nhân dân

 

- Về án hình sự xét xử sơ thẩm: cần nắm tổng số án phải xét xử (vụ, bị cáo); tổng số án đã xét xử (vụ, bị cáo); phân tích các bị cáo đã xử theo quyết định của Toà án (không có tội, án treo, tù từ 7 năm trở xuống, tù từ 7 năm đến 20 năm, chung thân, tử hình); phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xử (cán bộ công nhân viên chức, Đảng viên, tái phạm và tái phạm nguy hiểm, vị thành niên)

 

- Về án hình sự xét xử phúc thẩm: cần nắm tổng số án phải xét xử (vụ, bị cáo); phân tích các bị cáo đã xử theo quyết định của Toà án (giữ nguyên án sơ thẩm, không có tội, tăng hình phạt tù, giữ hình phạt tù…).

 

- Về thi hành án: cần nắm tổng só án phải thi hành; tổng số án đưa ra thi hành.

 

Ngoài ý kiến trên, một số ý kiến khác cho rằng cần thiết phải thành lập một tiểu ban chuyên nghiên cứu về hệ thống biểu mẫu, nhằm hoàn thiện và đơn giản hoá các loại biểu mẫu, đề ra các chỉ tiêu cơ bản phục vụ cho công tác của Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

 

 

 

Thực trạng và một số vấn đề đổi mới công tác thống kê hình sự công an nhân dân

 

PTS. Nguyễn Xuân yêm.

Bộ nội vụ

 

 

Chương I : thực trạng công tác thống kê hình sự công an nhân dân .

 

A/ Công tác thống kê hình sự công an nhân dân trước khi ban hành quyết định 06/QĐ-LN.

 

Bản " qui định tạm thời về chế độ báo cáo trong lực lượng CAND" số 01/QĐ-BNV (V11) ngày 20-7-1984 đã nêu ra 5 quy định chung về chế độ báo cáo trong lực lượng CAND:

 

1. Là lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, các loại báo cáo của CAND phải mang tính chiến đấu: báo cáo tình hình và công tác phải có phân tích, có nhận định đánh giá, có đề xuất kế hoạch giải quyết, đối phó để phục vụ việc chỉ đạo.

 

2. Phải đảm bảo mọi tin quan trọng vể tình hình công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

 

3. Thông tin báo cáo phải thực hiện theo nguyên tắc phân cấp quản lý tin, đáp ứng nhu cầu thông tin của mỗi cấp.

 

4. Thông tin báo cáo phải đảm bảo 5 yêu cầu: cần thiết, chính xác, kịp thời, đúng nơi và an toàn. Nội dung vừa phải nêu tình hình xảy ra, vừa nêu biện pháp đã xử lý, giải quyết, trường hợp cần xin ý kiến cấp trên thì phải đề xuất ý kiến của mình.

 

5. Tất cả các báo cáo của công an các cấp và các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn phải do cấp trưởng ký.

 

Theo quy định số 01/QĐ-BNV (V11) hiện nay trong lực lượng CAND đang thực hiện 3 loại báo cáo thống kê chung gồm: báo cáo vụ, việc, hiện tượng; báo cáo định kỳ ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng, một năm; các báo cáo sơ kết, tổng kết các chuyên đề:

 

1. Về báo cáo vụ, việc, hiện tượng:

 

a/ Mọi tin tức về vụ việc, hiện tượng quan trọng, khẩn cấp thuộc danh mục sau đây, theo quy định của Bộ Nội vụ bất kỳ lực lượng này, hay cấp nào trong Công an khi thu nhận được phải thực hiện chế độ báo cáo khẩn cấp, vượt cấp và phải tìm phương tiện liên lạc nhanh nhất để chuyển báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong thời gian ngắn nhất:

 

- Âm mưu lấn chiếm lãnh thổ, bạo loạn, lật đổ, chuẩn bị gây chiến tranh.

- Có sự chuyển quân, vũ khí, hoạt động quân sự một cách không bình thường ở biên giới.

- Có lực lượng vũ trang nước ngoài xâm phạm biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo.

- Phát hiện gián điệp biệt kích xâm nhập hoặc phát hiện đồ vật của gián điệp biệt kích xâm nhập.

- Có người trong nước trốn vào sứ quán nước ngoài.

- Cướp tàu thuỷ, máy bay trốn.

- Có cán bộ, học sinh của ta đang công tác, học tập ở nước ngoài xin cư trú chính trị ở nước đó hoặc trốn sang nước khác.

- Mất tài liệu bí mật quan trọng hoặc tin đặc biệt quan trọng bị lộ bí mật

- Mưu sát hoặc bắt cóc đối với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện và tương đương trở lên, những nhân vật có tiếng trong nước, những người có thân phận ngoại giao.

- Biểu tình, đình công, bãi công có nhiều người tham gia chống chính quyền.

- Vũ trang gây rối hoặc sắp nổi loạn gây rối.

- Tín hiệu có thể xẩy ra hoặc đã xẩy ra phá hoại nghiêm trọng các công trình khoa học kỹ thuật, quân sự, kinh tế, văn hoá, di tích lịch sử.

- Đánh phá trại giam để giải thoát tù.

- Phát hiện các dụng cụ hoặc các tín hiệu thông tin liên lạc của gián điệp.

- Thiệt hại lớn tài sản xã hội chủ nghĩa.

- Buôn ngoại tệ lớn, có tổ chức.

- Giết nhiều người một lúc hoặc giết người một cách dã man gây xúc động trong dư luận.

- Trộm tài sản của sứ quán nước ngoài, của cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế và của các đoàn khách nước ngoài.

- Tai nạn lớn gây nguy hại tính mạng, đời sống của nhiều người.

- Phát hiện cán bộ, chiến sĩ công an có liên quan đến các vụ án chính trị.

- Phát hiện bất bình nghiêm trọng đối với việc thực hiện chính sách.

- Mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nhân dân có thể dẫn đến xung đột, gây rối trật tự lớn.

 

Các tin ban đầu thuộc danh mục trên nếu chưa kịp xác minh cũng phải báo cáo kịp thời nguồn tin và sơ bộ đánh giá nhưng nói rõ là tin chưa xác minh, đồng thời báo cáo kế hoạch xác minh và báo cáo tiếp kết quả xác minh, xử lý.

Tin tức về vụ, việc. Hiện tượng quan trọng, ngoài việc báo cáo khẩn cấp lên Bộ trưởng Nội vụ, mỗi cấp công an sau khi nhận được tin phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp đồng thời báo cáo đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn liên quan cấp trên bằng điện mật hoặc bằng phương tiện khác nhanh nhất mà không được đưa vào báo cáo ngày.

 

b/ Đối với các tin về vụ, việc, hiện tượng cần xử lý giải quyết thì cấp công an phải báo cáo kịp thời lên công an cấp trên trực tiếp ( các tin khẩn cấp thì báo cáo vượt cấp như đã nêu ở mục a).

 

- ở Bộ Nội vụ: các tổng cục, Vụ, cục trực thuộc Bộ trưởng Nội vụ báo cáo Bộ trưởng; Vụ, Cục trực thuộc Tổng cục thì báo cáo Tổng cục.

 

- ở cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương: Giám đốc công an phải báo cáo Bộ; đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn của tỉnh phải báo cáo đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn ở Bộ và các ban chỉ huy có chức năng của mình. Các Ban chỉ huy và các phòng trực thuộc Giám đốc công an phải báo cáo Giám đốc công an.

 

- ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: thủ trưởng công an cấp này phải báo cáo các giám đốc công an; đơn vị nghiệp vụ chuyên môn của huyện, quận phải báo cáo thủ trưởng cơ quan cùng cấp đồng thời báo cáo các đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn ở tỉnh.

 

- ở cấp phường: thống nhất tập trung tin vào trưởng công an phường để trưởng công an phường báo cáo thủ trưởng công an cấp huyện, quận.. đồng thời báo cáo các đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn cấp này.

 

Những vụ, việc cần giải quyết thì trưởng công an phường báo cáo trực tiếp hoặc bằng phương tiện thông tin sẵn có và nhanh nhất để xin ý kiến giải quyết kịp thời và đỡ giấy tờ, nhưng đối với vụ, việc quan trọng cần lưu hồ sơ lâu dài và cần lập văn bản tố tụng thì ngoài hình thức báo cáo trên phải gửi tiếp báo cáo viết hoặc văn bản cần thiết theo yêu cầu pháp lý.

 

Trường hợp báo cáo liên quan đến nhiều đơn vị thì các cơ quan tham mưu tổng hợp Bộ, công an các cấp và cơ quan tham mưu của các đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn phải kịp thời thông báo cho những nơi liên quan và phục vụ lãnh đạo hiệp đồng giải quyết công việc.

 

Trên cơ sở phân cấp xử lý tin và chức năng nhiệm vụ của từng cấp, từng lực lượng, cục tham mưu tổng hợp Bộ phối hợp với các tổng cục quy định cụ thể danh mục các tin nêu ở mục (b) để hướng dẫn cho công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương báo cáo, Giám đốc công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương hướng dẫn cho các quận huyện thị xã, thành phố danh mục tin cần báo cáo nhưng phải thống nhất với hướng dẫn của Bộ.

 

c/ Đối với các tin về vụ, việc, hiện tượng thu thập được qua công tác sưu tra, đặc tỉnh..nhằm tích luỹ tài liệu về một đối tượng, một địa bàn hay một chuyên đề thì việc báo cáo đơn vị nghiệp vụ cấp trên vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng cho chế độ sưu tra, đặc tỉnh..

2. về báo cáo ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và báo cáo năm.

 

a/ Báo cáo ngày: là loại báo cáo phản ánh hàng ngày những vấn đề cần thông tin của các cấp công an lên công an cấp trên.

 

Tất cả các cấp công an thuộc lực lượng chính quy (công an phường, quận, huyện, thị xã, công an tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc trung ương) đều phải thực hiện chế độ báo cáo ngày lên cấp trên trực tiếp.

 

ỏ cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, để tránh tình trạng trùng lắp, hợp lý hoá việc thông tin, giám đốc công an tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo nêu các mục an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lượng, hậu cần (nếu có tình hình)trong báo cáo ngày lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (qua V11) đồng thời các tổng cục liên quan; Cục Cơ yếu có trách nhiệm sao có phần liên quan cho các nơi nhận có nêu trong báo cáo.

 

Báo cáo ngày của công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương gửi Bộ Nội vụ chỉ nêu những vụ việc,, những vấn đề lớn; nhất là những hiện tượng mới nảy sinh về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; (về hình sự, chỉ nêu tổng số vụ, việc xảy ra; sau đó nêu vụ việc nổi nhất); kết quả xác minh những vụ việc lớn đã xảy ra mà lãnh đạo Bộ yêu cầu làm rõ, cách giải quyết, xử lý của công an các địa phương, tình hình các công việc lớn mà công an các địa phương tiến hành, tình hình các cấp uỷ và chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, biện pháp giữ gìn an ninh trật tự và các tình hình khác theo yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo Bộ từng thời kỳ. Bộ nội vụ qui định thủ trưởng công an các cấp phải có ý kiến nhận xét về tình hình và công việc đã làm, có đề xuất những vấn đề cấp trên cần chỉ đạo để nâng cao chất lượng báo cáo ngày, chống hành chính, quan liêu. Bộ nội vụ quy định tuyệt đối không được đưa tin về nội dung các chuyên án vào trong báo cáo ngày.

 

- Báo cáo ngày của công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được gửi bằng điện mật về Bộ Nội vụ trong ngày. Ngày nào, mục nào không có tình hìnhcần báo cáo thì thống nhất ghi không có vấn đề được báo cáo theo ký hiệu qui định (KCGBC). Báo cáo ngày của công an tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương đồng gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch UBND cùng cấp.

 

Căn cứ vào việc phân phối quản lý tin và chức năng của mỗi cấp, giám đốc công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hướng dẫn nội dung báo cáo ngày của công an cấp dưới.

 

- Để kịp thời chỉ đạo công tác an ninh, trậy tự ở thủ đô, Bộ Nội vụ qui định các Ban chỉ huy an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân công an thành phố Hà nội gửi báo cáo ngày lên Tổng cục an ninh nhân dân và tổng cục cảnh sát nhân dân.

 

- Cục tham mưu tổng hợp Bộ làm báo cáo ngày gửi các đồng chí lãnh đạo Bộ và nơi cần thiết theo qui định của Bộ Nội vụ.

 

b) Báo cáo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và các báo cáo năm là loại báo cáo định kỳ phản ánh tình hình, công tác của công an địa phương, đơn vị trong kỳ báo cáo, có kèm theo thống kê số liệu.

 

Các báo cáo này mang tính sơ kết, tổng kết định kỳ, tuỳ phạm vi mức độ và yêu cầu đối với từng loại báo cáo mà nội dung phải dựa trên cơ sở theo dõi chặt chẽ tình hình, thống kê số liệu một cách chính xác, toàn diện và có hệ thống, qua đó tổng hợp, so sánh, nhận xét, đánh giá diễn biến tình hình; phân tích những diễn biến mới nổi lên, nêu kết quả công tác đấu tranh ( có số liệu dẫn chứng); kiểm điểm ưu điểm, khuyết điểm và tồn tại của các mặt công tác lớn và việc thi hành các chỉ thị của cấp trên, nêu phương hướng công tác thời gian tới và đề xuất các vấn đề kiến nghị cấp trên chỉ đạo, nhất là các vấn đề về chủ trương, chính sách.

 

- ở Bộ Nội vụ theo qui định 01/ QĐ-BNV:

 

+ Các tổng cục phải gửi báo cáo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm lên đồng chí Bộ trưởng, đồng chí thứ trưởng phụ trách và đồng gửi VPTH Bộ; các Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng chỉ gửi từ báo cáo tháng trở lên.

 

+ Các vụ,Cục, Viện trưởng trực thuộc tổng cục gửi Tổng cục, riêng báo cáo 6 tháng và 1 năm đồng gửi VPTH Bộ.

 

+ Văn phòng tổng hợp Bộ có trách nhiệm chuẩn bị để lãnh đạo Bộ báo cáo lên trên theo định kỳ.

 

- ở tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương:

 

+ Giám đốc công an gửi báo cáo tuần, tháng, 6 tháng, 1năm cho Tổng cục và giám đốc công an địa phương. Các phòng nghiệp vụ thuộc 2 ban này gửi báo cáo trên cho các cục nghiệp vụ ở Bộ và 2 ban chỉ huy( trường hợp 1 phòng do 2 cục chỉ đạo thángì gửi cho 2 cục các phần liên quan).

 

+ VPTH, các phòng thuộc hệ xây dựng lực lượng và hậu cần gửi báo cáo tháng, 3 tháng,6 tháng và báo cáo năm cho các cục có chức năng ở Bộ, đồng gửi Giám đốc công an địa phương.

 

+ Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm, công an các tỉnh, thángành phố, đặc khu trực thuộc trung ương báo cáo về công tác xây dựng lực lượng, công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc lên Tổng cục XDLL và báo cáo về công tác hậu cần lên Tổng cục Hậu cần công an nhân dân.

 

- ở huyện, quận, thị xã, thángành phố trực thuộc tỉnh:

 

+ Trưởng công an huyện, quận, thị xã, thángành phố trực thuộc tỉnh gửi báo cáo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và báo cáo năm lên Giám đốc công an.

 

+ Hàng tuần, hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm trưởng công an huyện, quận.. phải làm báo cáo tổng hợp về các mặt công tác của các đội thuộc khối an ninh nhân dân, cánh sát nhân dân gửi các ban chỉ huy an ninh nhân dân, cảnh sát nhân dân tỉnh.

 

+ Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm, trưởng công an huyện, quận. . . phải làm báo cáo tổng hợp về các mặt công tác xây dựng lực lượng, Hậu cần gửi ban, phòng chuyên môn ở tỉnh.

 

+ ở cấp phường: trưởng công an phường gửi các báo cáo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và báo cáo năm lên trưởng công an quận, huyện. . Các đội nghiệp vụ, chuyên môn của công an huyện, quận phối hợp với đội tổng hợp để khai thác các báo cáo này nhằm bớt giấy tờ cho công an phường.

 

Báo cáo tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm từ công an cấp phường, quận đến cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương gửi thủ trưởng công an cấp trên và có báo cáo nội dung cần thiết gửi đồng chí Bí thư cấp ủy và đồng chí Chủ tịch UBND cùng cấp.

 

- Bộ Nội vụ qui định đối với các Tổng cục, các Vụ, Cục trực thuộc Bộ trưởng và công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương về mốc thời gian làm báo cáo, về ngày Bộ cần nhận báo cáo và độ dàI của báo cáo ngày, tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm :

 

- Bảng trang

 

 

 

Số tt

Tên

báo cáo

Mốc thời gian lấy tư liệu làm báo cáo

Ngày Bộ nhận báo cáo

Số trang của báo cáo

1

 

Báo cáo

ngày

Từ 14h hôm qua

- 14h hôm nay

16h hàng ngày

1-2 trang

2

 

Báo cáo tháng

Thứ 5 tuần trước đến thứ 4 tuần sau

Ngày 25 hàng tháng

không quá 24 trang

3

 

Báo cáo tháng

Từ 20 tháng trước đến 19 tháng sau

Ngày 25 hàng tháng

Không quá 4 trang

4

 

Báo cáo quý

Quý I từ 25/12 năm trước đến 25/3 năm sau

Quý III từ 25/6 đến 25./9

Từ 26-31/3

Từ 26-30/9

Không quá 6 trang

5

Báo cáo 6 tháng

Từ 25/12 năm trước đến 25/6 năm sau

Từ 26/6 - 5/7

Không quá 10 trang

6

Báo cáo

năm

Từ 25/12 năm trước đến 25/12 năm sau

Từ 26/12 năm trước đến 5/1 năm sau

Không qúa 20 trang

 

 

Các báo cáo tuần, tháng, 6 tháng và 1 năm của công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương gửi Bộ nội vụ có kèm theo bản thống kê số liệu theo mẫu Bộ hướng dẫn. Đối với các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ở xa cơ quan Bộ, chỉ có báo cáo tuần mới được gửi bằng đIện mật để bảo đảm thời gian Bộ qui định.

 

Bộ Nội vụ cũng qui định các Tổng cục trực thuộc và công an các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương hướng dẫn cụ thể cho cấp dưới về nội dung và phương pháp làm các báo cáo tuần, tháng, 6 tháng và 1 năm nhằm bảo đảm nội dung chất lượng và thời gian Bộ qui định nhưng không được qui định những mốc thời gian lấy số liệu khác nhau gây không thống nhất trong thống kê số liệu và khó khăn cho cấp dưới.

 

3. Về báo cáo sơ kết, tổng kết các chuyên đề.

 

Căn cứ vào các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, yêu cầu qua cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng công an nhân dân trong từng thời kỳ, lãnh đạo Bộ, các Tổng cục, Vụ, Cục sẽ yêu cầu và kế hoạch hướng dẫn nội dung, phương pháp làm các báo cáo này khi cần thiết.

 

Bộ Nội vụ qui định các báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề ở cấp này thì do đơn vị phụ trách chuẩn bị. Những vấn đề không thuộc chức năng riêng của một Tổng cục, Vụ, Cục chuyên nghiệp hoặc không thuộc các ban, phòng nghiệp vụ thì do Cục tham mưu tổng hợp chủ trì các nơI liên quan chuẩn bị.

 

Thực hiện Qui định 01/QĐ-BNV (V11) " Qui định tạm thời và chế đọ báo cáo trong lực lượng CAND", Cục tham mưu Tổng hợp ( Bộ Nội vụ) đã cùng các Tổng cục, Vụ, Cục nghiên cứu xây dựng danh mục tin tức cần xử lý, giảI quyết và các mẫu báo cáo TKHS trong lực lượng CAND.

Các mẫu báo cáo TKHS đã đảm bảo tính tập trung, thống nhất theo chế độ thống kê chung và tính chuyên sâu cho từng lực lượng thuộc hệ mình.

 

B/ Công tác thống kê hình sự công an nhân dân sau khi ban hành quyết định 06/ QĐ-LN.

 

Ngày 24.1.1989, Lãnh đạo các nghành Viện kiểm sát, Toà án, Tư pháp, Nội vụ đã ra quyết định số 06/ QĐ-LN ban hành chế độ thống kê hình sự.

Mục đích của việc làm này là nhằm rút ra được những số liệu thống kê tương đối thống nhất về tình hình bắt, giữ, giam, tha, đIều tra, truy tố và thi hành án hình sự để có cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá tình hình và chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được kịp thời, có hiệu quả.

 

Ngày 3.4.1989 Bộ Nội vụ ra chỉ thị 05/CT-BNV (V11) " về việc thực hiện chế độ thống kê hình sự trong lực lượng CAND".

 

Theo qui định chung, nghành công an phảI lập 4 loạI biểu mẫu thống kê hình sự ( tạm giữ người phạm tội; các vụ hình sự do công an đIều tra; các bị can bị tạm giam; các người bị án ở trạI). Cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân để tập hợp làm thống kê chung báo cáo Hội đồng Nhà nước, thông báo cho các nghành biết và làm niên gián thống kê hình sự.

 

1. Theo qui định của Bộ Nội vụ công an quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh lập 3 loạI biểu thống kê hình sự :

 

- Tạm giữ người phạm tội;

 

- Các bị can bị tạm giam( chỉ thống kê những người đang giam ở quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, không thống kê những người đã gửi ở trạI của cấp tỉnh hoặc cấp TW).

 

- Các vụ hình sự do công an điều tra.

 

Đơn vị lập các biểu thống kê kể trên là đội cảnh sát đIều tra, lãnh đạo công an huyện duyệt, gửi:

 

+ Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh;

+ PV11 công an tỉnh để tập hợp báo cáo Ban giám đốc và V11, Bộ Nội vụ.

+ Lưu công an quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh.

 

2. Đối với công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.

 

Lập 4 loạI biểu thống kê hình sự:

 

- Tạm giữ người phạm tội;

- Các bị can bị tạm giam;

- Các vụ hình sự do công an đIều tra;

- Các người bị án ở trại.

 

Theo qui định của Bộ Nội vụ, nội dung của các loạI biểu kể trên chỉ thống kê số liệu phần do công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực tiếp thụ lý đIều tra. Riêng biểu mẫu các bị can bị tạm giam phảI thống kê cả số can phạm mà công an cấp quận, huyện gửi trong kỳ thống kê để tránh sót, lọt. Đơn vị lập các loạI biểu thống kê này được phân công như sau:

 

-PC16, PA24 phảI lập biểu thống kê các vụ hình sự công an đIều tra.

 

- Trại tạm giam phải lập 3 loại biểu thống kê:

+ Tạm giữ người phạm tội;

+ Các bị can bị tạm giam;

+ Các người bị án ở trại.

 

- Trại cải tạo phải lập biểu thống kê các người bị án ở trại.

Tất cả các biểu thống kê do các đơn vị kể trên lập được gửi về PV11. PV11 tổng hợp số liệu là 4 loạI biểu thống kê kể trên để lãnh đạo công an tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương duyệt, gửi đI các nơI theo qui định liên ngành. NgoàI ra, PV11 còn phảI tập hợp số liệu của 3 loạI biểu thống kê mà công an cấp quận, huyện gửi về tỉnh để theo dõi chung và báo cáo V11 Bộ Nội vụ.

 

3. ở cơ quan Bộ Nội vụ.

 

Lập 4 loại biểu thống kê hình sự ( tạm giữ người phạm tội; các bị can bị tạm giam; các vụ hình sự do công an đIều tra; các người bị án ở trạI) báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những vụ, việc do các Tổng cục, vụ cục trực thuộc Bộ trực tiếp thụ lý giảI quyết ( không cộng số liệu của các địa phương). Để tránh khỏi trùng lặp Bộ Nội vụ phân công:

 

- C16, A24 lập thống kê khởi tố đIều tra các vụ án hình sự do đơn vị mình thụ lý. Đồng thời tổng hợp số liệu của các trạI do đơn vị mình quản lý để lập 3 loạI biểu thống kê khác tạm giữ người phạm tội; các bị can tạm giam, các người bị án ở trại.

 

C24 tổng hợp số liệu của các trạI do mình quản lý để lập thống kê về các người bị án ở trại.

 

Tất cả các biểu mẫu do C16, A24 lập được gửi về V11. V11 tổng hợp số liệu làm 4 loại biểu thống kê ( tạm giữ người phạm tội ; các bị tạm giam; các vụ hình sự do công an đIều tra; các người bị án ở trại) báo cáo lãnh đạo Bộ Nội vụ gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định liên ngành. Ngoài ra, V11 còn tổng hợp số liệu theo 4 loại thống kê của công an cấp tỉnh để theo dõi chung phục vụ việc chỉ đạo đấu tranh phòng và chống tội phạm của ngành.

 

4. Về thời điểm và thời hạn làm thống kê .

 

a/Theo qui định của liên ngành Toà án, Viện kiểm sát tư pháp, Nội vụ thì thống kê hình sự mỗi năm là 3 lần cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân.

 

- Thống kê 3 tháng( lấy số liệu từ ngày 1/1 đến 31/3 của năm báo cáo thống kê ).

- Thống kê 12 tháng ( lấy số liệu từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm báo cáo thống kê).

 

Ngoài ra, hàng tháng tuy không phải là làm thống kê liên ngành gửi Viện kiểm sát nhân dân nhưng các đơn vị làm thống kê trong công an nhân dân vẫn phảI tổng hợp thống kê gửi công an cấp trên của mình để có số liệu theo dõi chung, thống kê hàng tháng tính từ ngày 1 đến ngày cuối tháng.

 

b/ Thời gian gửi thống kê Bộ Nội vụ qui định.

 

- Công an quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh gửi thống kê đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Công an cấp tỉnh vào ngày 7/4 ( đối với thống kê 3 tháng); ngày 7/10 (đối với thống kê 9 tháng); ngày 7/1 của năm sau ( với thống kê 12 tháng)

 

- Công an cấp tỉnh gửi thống kê đến Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và V11 Bộ Nội vụ vào ngày 10 tháng 4 ( đối với thống kê 3 tháng); ngày 10/10 ( đối với thống 9 kê tháng); ngày 10/1 của năm sau ( đối với thống kê 12 tháng) .

 

- Các đơn vị C16, A24 gửi thống kê về V11 theo thời gian như qui địng cho công an cấp tỉnh (10/4; 10/10; 10/1 của năm sau). V11 gửi thống kê cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lãnh đạo Bộ vào ngày 15/4 ( đối với thống 3 kê tháng), ngày 15/10 ( đối với thống kê 9 tháng); ngày 15/1 của năm sau ( đối với thống kê 12 tháng) .

 

- Chỉ thị 05-CT/BNV (V11) ngày 3.4.1989 cũng nhấn mạnh thống kê hình sự liên ngành có quan hệ trực tiếp đến việc nắm tình hình đấu tranh chống tội phạm và thực hiện pháp luật trong CAND nên Bộ Nộ vụ qui định để đảm bảo nghiêm túc và yêu cầu bí mật cuộc đấu tranh, các đồng chí lãnh đạo các đơn vị có liên quan, giám độc công an tỉnh thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, trưởng công an quận, huyện, thị xã phảI trực tiếp chỉ đạo bố trí cán bộ chuyên trách, chấn chỉnh chế độ sổ sách, ghi chép và thống kê theo đung qui định va hướng dẫn của liên ngành. Bộ Nội vụ qui định các cấp công an làm thống kê không phảI lập riêng một tổ chức làm thống kê hình sự mà căn cứ vào tình hinhf cụ thể để bố trí một, hai cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách nhưng phảI đakmr bảo được các yêu cầu đặt ra của qui định liên ngành.

 

c/ Ưu, khuyết điểm của công tác thống kê hình sự công an nhân dân .

 

Trong 46 năm qua công tác thống kê hình sự CAND đã thu được nhiều tin có giá trị, đã xử lý đúng đắn những tin thu nhận được, phục vụ có hiệu quả cho cuộc đấu tranh chống các loạI tội phạm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Từ thời kỳ trứng nước, trảI qua hai cuộc kháng chiến lâu dàI, gian khổ chống đế quốc Pháp và Mỹ, trảI qua những thời kỳ xây dựng đất nước trong hoà bình, công tác TKHS CAND đã lập được nhiều thành tích trong việc thu thập tin và xử lý một cách đúng đắn những tin thu nhận được, giúp khám phá những vụ âm mưu lật đổ, các vụ nội gián, đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, chống phản động lợi dụng tôn giáo, chống dụ dỗ và cưỡng ép di cư, chống các vụ phỉ gây bạo loạn, xung vua, bảo vệ Đảng, chính quyền, quân đội, kinh tế, văn hoá, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, chống các tội phạm hình sự, giữ gìn trật tự an toàn xã hội .

 

Việc đổi mới công tác thông tin, báo cáo TKHS đã giúp lực lượng CAND hiểu đúng thực chất tình hình, phục vụ tốt lãnh đạo trong việc đánh giá tình hình và chủ trương đối phó. Việc bảo đảm thông tin, số liệu gốc, thông tin ban đầu được đặc biệt coi trọng, vì nếu thông tin ban đầu đã sai lệch, thiếu sót thì sẽ dẫn tới sự sai lệch các thông tin đến sau. Ví dụ về lấy số liệu các vụ việc phạm pháp hình sự ở Hà nội thấy sự chênh lệch giữa các vụ vieưẹc sảy ra và vụ việc báo cáo lên trên vẫn còn khá lớn. Trung bình hiện nay số vụ báo cáo mới đạt được 80%. ậ các quận nội thành đạt tỷ lệ cao hơn: Hoàn kiếm 80%, Hai bà 92%. Trong khi đó các huyện ngoạI thành chỉ đạt tỷ lệ từ 40 đến 80%. Các xã báo cáo lên huyện chỉ đạt 30% số vụ việc sảy ra và huyện báo cáo lên thành phố 40-80% số vụ mà huyện nhận được. Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành khảo sát ở quận 1 để làm rõ mức độ và nguyên nhân tin bỏ lọt. Trước đây tin từ quận lên CATP chỉ đạt 25% số vụ việc, nay ở quận 1 mỗi tuần ghi nhận trung bình 80-100 vụ.

 

ở Hải phòng, phương pháp lập thể lỗ xử lý thông tin ngoàI việc phục vụ thường xuyên cho báo cáo TKHS định kỳ ( tuần, tháng, quí, năm) còn giúp cho việc nghiên cứu tìm qui luật, tụ đIểm của tình hình PPHS một cách nhanh chóng, chính xác hơn. Qua công tác TKHS công an thành phố HảI phòng đã xác định được tội phạm trộm xe đạp thường xảy ra trong thời gian từ 18-21h ( chiếm 65%): tội trộm tàI sản xã hội chủ nghĩa trong địa bàn cảng phần lớn là ở các bến bãI để hàng (51,2%). Riêng trong khu vực kinh tế thương nghiệp thì tội trộm cắp, tham ô tập trung chủ yếu vào 3 mặt hàng: thực phẩm công nghệ 21%, thiết bị máy móc 19%, tiền mặt 18% và thường sảy ra ở các khâu thủ kho, thủ quĩ, kế toán, giám đốc (56%). Qua theo dõi 2000 vụ, 2970 người phạm tội bị bắt giữ, CATP hảI phòng xác định được 15% đối tượng có tiền án, tiền sự, còn hầu hết mới phạm tội lần đầu, trong đó hơn 40% là xã viên hợp tác xã nông nghiệp, 17,6% là cán bộ công nhân viên.

 

Công tác TKHS CAND trong những năm qua đã góp phần tích cực cho các công tác:

 

1. Đánh giá đúng tình hình tội phạm, mức độ, qui mô, cơ cấu, diễn biến. Ví dụ như qua công tác TKHS cho thấy trước đây hàng trăm trong cả nước thường chỉ sảy ra 10 vụ tranh chấp, biểu tình, tụ tập đông người gây rối trật tự xã hội, thì năm 1986 đã nên tới 250 vụ. So với tổng số vụ xảy ra trong năm 1986 thì năm 1987 tăng 179,6% năm 1988 tăng 170,4%. Từ năm 1989 đến nay (tháng 6.1991) trên phạm vi 24 tỉnh, thành phố xảy ra 9401 vụ với hơn 57 nghìn người tham gia, trong đó các địa phương đã từng bước giảI quyết ổn định 4112 vụ, số vụ còn tồn đọng chưa giảI quyết là 696 và hiện có 531 đIểm nóng có thể xảy ra biểu tình, tụ tập đông người, gây rối trật tự xã hội. Các địa phương có tình hình tranh chấp xảu ra nhiều và phức tạp là Hải phòng 3631 vụ, Nghệ tĩnh 908 vụ, Bến tre 681 vụ, Hà Nam Ninh 216 vụ, Hậu Giang 381 vụ, Hà nội 55 vụ, . . . Cũng qua công tác TKHS cho thấy hơn 40 vụ triệt phá hoa mầu, tàI sản của nhân dân và của Nhà nước; hơn 100 vụ đánh nhau đông người làm 10 người chết, 182 người bị thương, 80 ngôI nhà bị phá huỷ và đốt cháy, hàng trăm ha hoa mầu bị triệt phá; 77 vụ mang tính chất biểu tình, yêu sách gây mất trật tự xã hội, kích thích các hoạt động vô chính phủ, bất chấp kỷ cương pháp luật. . .

 

ở một loại tội phạm khác, qua công tác TKHS cho thấy liên tục trong 2 năm 1988-1989 tình hình tội phạm cướp của, cưỡng đoạt xảy ra có nhiều hướng tăng, tính chất rất nghiêm trọng. Nhưng từ năm 1990 đến nay do kết quả thực hiện chỉ thị 135/HĐBT nên tình hình tội phạm hoạt động có chững lại (xem bảng thống kê )

 

Bảng trang

 

 

Loại án

1987

1988

1989

1-6/1990

6tháng cuối năm 1989

Cướp

Cưỡng đoạt

785

275

1213

300

1727

675

516

375

993

390

Cộng

1060

1513

2402

891

1380

Tỷ lệ tăng

giảm

 

Tăng

42,7%

Tăng

58,7%

Giảm

35,5%

 

 

 

 

Tội phạm cướp xảy ra tập trung 92% ở trên các tuyến giao thông. Tính riêng năm 1989 ở 3 thành phố lớn Hà nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh số vụ xảy ra chiếm 33,3% số vụ cướp của toàn quốc, 4 tỉnh biên giới phía bắc chiếm 20,2%và các tỉnh phía bắc chiếm 67% số vụ cướp của toàn quốc.

 

Đối với các loại tội phạm khác, TKHS đã cho thấy được tình hình về tội phạm trên phạm vi toàn quốc và ở từng địa phương, mức độ, động lực phát triển. Từ đây giúp lãnh đạo Bộ Nội vụ đền xuất ra các giảI pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế.

 

2. TKHS cho phếp phân tích các nguyên nhân, đIều kiện pháy sinh tội phạm.

 

Đi sâu vào các băng ổ nhóm cướp, công tác TKHS đã chỉ ra được các nguyên nhân, đIều kiện khách quan, chủ quan, hình thành nên các tội phạm loại này. Về phía các nguyên nhân đIều kiện khách quan trước hết do có khó khăn, phức tạp về kinh tế -xã hội, qua TKHS 1872 tên cướp thì thấy 870 tên không có việc làm, nghề nghiệp. Một số tên cướp gây án do trình độ nhận thức lạc hậu, thấp kém. Có tới 69% số tên cướp chỉ được học ở bậc phổ thông cơ sở, một số mù chữ. Bên cạnh đó các sơ hở thiếu sót của lực lượng CAND trong các mặt công tác cũng là một nghuyên nhân, đIều kiện để tăng băng nhóm cướp hình thành và tồn tạI hoạt động. Về phía các nguyên nhân, đIều kiện chủ quan trước hết là sự tương đồng hợp tính, hợp nết trong quan hệ, sinh hoạt, cùng ý trí và quyết tâm gây án cướp; một số băng cướp được hình thành do các đối tượng cùng cảnh ngộ gặp nhau; và đIểm cuối cùng tính sĩ diện, máu Iêng hùng, tính cảm hứng trong hoạt động cướp cũng là một điểm chung để bọn cướp liên kết với nhau thành băng cướp.

 

Qua công tác TKHS sẽ dễ dàng xác định được các nguyên nhân, đIều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, đạo đức, pháp chế, trình độ dân chí, . . .dẫn đến phát sinh tội phạm.

 

3. Thống kê hình sự cho phép phân tích được thân nhân tội phạm.

 

ở tội phạm cướp qua TKHS phân tích 29922 tên cướp bị bắt từ 1988 đến nay cho thấy có 150 tên dưới 17 tuổi (5,7%) 24455 tên từ 17-30 tuổi (84%); 317 tên từ 31 tuổi trở lên (10.3%). Qua TKHS cho thấy phần lớn đối tượng cướp ở tuổi thanh niên (17-30 tuổi). So với độ tuổi thanh niên của tội phạm hình sự nói chung thì tội phạm cướp ở độ tuổi thanh niên có tỷ lệ cao hơn từ 15-20%. Về trình độ văn hoá qua TKHS 2123 tên cướp cho thấy: số không biết chữ 2 tên (0,98%); Có trình độ PTCS 1368 tên (64,43%); Có trình độ PTTH 727 tên (34,24%); có trình độ đạI học 7 tên (0,46%). Qua TKHS cho thấy số có trình độ văn hoá ở PTCS chiếm phần lớn trong số đối tượng cướp. Về nghề nghiệp: số không có nghề 1177 tên (52,3%); số làm nghề tự do 211 (9,39%); số có nghề ổn định 745 (30,44%); số là bộ đội; công an 114 (4,6%). Về lịch sử bản thân qua TKHS trong số 2136 tên cướp có 1073 tên đã có tiền án tiền sự (50,23%), số phạm tội lần đầu là 1023 tên (49,89%).

 

Những thông tin về thân nhân tội phạm ( giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, sở thích, lý lịch tư pháp, . . .) khai thác được qua các TKHS sẽ giúp cho các cấp công an hiểu rõ hơn về tội phạm để có giảI pháp đấu tranh có hiệu quả.

 

4. Cũng qua công tác TKHS cơ quan công an sẽ đưa ra được những giảI pháp phòng và chống tội phạm có hiệu quả với việc giảI quyết các tội phạm đang được coi là đIểm nóng nổi lên và tập trung vào những địa bàn trọng đIểm.

 

Về mặt tổ chức công tác TKHS, tuy trong ngành CAND chưa hình thành một hệ thống thống nhất, nhưng trên thực tế, lực lượng CAND đã có một hệ thống TKHS chạy từ cục tham mưu tổng hợp Bộ xuống cục tham mưu các tổng cục, phòng tham mưu các Vụ, cục thuộc Bộ, sở công an, Đội tham mưu tổng hợp thuộc công an cấp quận, huyện, tổ tham mưu tổng hợp thuộc công an phường. Lực lượng công an nhân dân đã nhiều lần cảI tiến chế độ báo cáo và nắm tình hình, từng bước trang bị, cảI tiến các phương tiện thông tin liên lạc để việc báo tin nhanh, chính xác, an toàn. Hệ thống trực ban thu nhận tin đã được lập ra ở một số lực lượng nghiệp vụ và ở nhiều cấp công an. Từ năm 1968 ngay từ lúc còn chiến tranh phá hoạI chống đế quốc Mỹ, lực lượng công an nhân dân đã bắt đầu sử dụng máy tính đIện tử vào công tác thống kê, xử lý tin. Hiện nay ngoàI 2 trung tâm máy tính đIện tử lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Cực tham mưu tổng hợp Bộ Nội vụ, ở các Cục tham mưu các tổng Cục, một số vụ, Cục nghiệp vụ và công an thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng đã thành lập các trung tâm vi tính phục vụ TKHS và xử lý tin. Bộ Nộ vụ cũng đã ban hành chế độ công tác hồ sơ công an nhân dân trong tình hình mới qui định lại chặt chẽ hơn việc lưu giữ tin an ninh, trật tự nói chung và tin về tội phạm nói riêng.

 

Mặc dầu có nhiều ưu đIểm, thành tích nhưng so với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của ngành CAND thì công tác TKHS vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được về bề rộng cũng như về bề sâu, về lượng cũng như về chất. So với yêu cầu khoa học hoá công tác thông tin trong CAND thì tổ chức TKHS CAND chưa được chỉ đaọ một cách có hệ thống, chưa khoa học.

 

Xét cả 4 khâu: thu nhận, chuyển báo, xử lý và lưu giữ thông tin TKHS đều còn những tồn tại cần chú ý:

 

Xem sơ đồ tổ chức thống kê hình sự công an nhân dân (số5)

 

- Việc báo cáo TKHS từ dưới lên cũng như từ trên xuống chưa thật thông suốt. Chưa có qui định thành trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, đơn vị, từng cấp. Mối quan hệ báo cáo ngang ở từng cấp cũng chưa được qui định rõ ràng.

 

- Trong việc thu nhận tin TKHS conf thiếu qui định các nguồn tin cụ thể. Tin chưa được chuẩn hoá thành hệ thống và có tính pháp lệnh. Những cấp là lực lượng ở cơ sở để thu nhận tin cũng chưa được qui định rõ nên trách nhiệm chưa rõ ràng. Mộu báo cáo thống kê lập ra chưa căn cứ vào bộ luật hình sự, chưa thống nhất.

 

- Khâu chuyển báo tin TKHS còn chưa tốt. Còn hiện tượng đọng tin ở cơ sở. Vẫn còn tình trạng vừa thiếu tin cần thiết vừa thừa tin không cần thiết.

 

- Việc xử lý tin TKHS do chưa định thành chế độ thống nhất nên có tình trạng tuỳ tiện xử lý tin, xử lý tin không đúng, không kịp thời. Do còn lẫn lộn giữa TKHS và vi phạm hành chính nên việc xử lý tin gặp rất nhiều khó khăn.

 

- Trong việc lưu giữ tin còn chưa đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Các phương tiện như máy tính đIện tử, máy vi tình còn chưa phát huy thật tốt phục vụ công tác xử lý tin, lưu giữ tin TKHS.

 

- Xét về một tin lẻ đến nay trong CAND còn thấy nhiều trường hợp vẫn bị thiếu một, hoặc nhiều yếu tố cần thiết chi một đơn vị tin. ĐôI khi sự phân biệt giữa tin đúng, tin sai và tin giả còn chưa được nghiêm khắc và rõ ràng. Tin báo về tội phạm còn chưa tập trung vào cơ quan đIều tra theo Luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh đIều tra hình sự và thông tư liên ngành 06/ QĐ-LN qui định.

 

Sơ đồ tổ chức thống kê hình sự công an nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: V11: Cục tham mưu tổng

C18: Cục tham mưu cảnh sát

C16: Cục cảnh sát điều tra

A18: Cục tham mưu an ninh

A24: Cục an ninh điều tra

C24 - V26: Cục cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân.

 

Sơ đồ số 5

 

Chương II: một số vấn đề về tăng cường

 

và đổi mới công tác tkhs

công an trong tình hình mới.

 

 

Thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay đòi hỏi lực lượng CAND phảI nắm vững tình hình an ninh, trật tự nói chung và tình hình tội phạm nói riêng, để từ đây có biện pháp xử lý và đề ra các giảI pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả. Một trong những công tác cấp bách hiện nay là phảI đổi mới công tác TKHS CAND trong tình hình mơí.

 

1. Đều trước tiên cần thống nhất nhận thức, quan niệm về TKHS cũng như về vị trí, ý nghĩa của công tác này trong ngành công an.

 

Cái làm cơ sở giúp cho cơ quan và cán bộ chiến sỹ CAND hiểu được tình hình thực tế là các tin. Tin là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động đIều tra nghiên cứu, cho mọi phản ứng hoặc cho mọi chủ định của cơ quan hoặc của người cán bộ công an trong thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm. Theo ý kiến chúng tôI tin ban đầu về TKHS gồm 2 loại:

 

+ Thẻ báo cáo vụ việc, hiện tượng.

 

+ Thẻ báo cáo về thân nhân một người.

 

Tin là cơ sở của công tác TKHS và cũng là cáI đích thu thập của công tác TKHS. Trong công tác TKHS có 4 khâu thông tin: thu nhận, chuyển báo, xử lý, lưu trữ.

Công tác thông tin TKHS trong ngành CAND phảI bảo đảm 5 yêu cầu: cần thiết, chính xác, kịp thời, đúng nơI và an toàn. Đây là 5 yêu cầu đối với toàn bộ công tác TKHS cung như đối với từng khâu trong 4 khâu thông tin.

 

2. Muốn nâng cao chất lượng công tác TKHS công an nhân dân cần phải xác định chính xác và ban hành có tính chất pháp qui hệ danh mục tin TKHS cần cho ngành công an. Ngày 10.6.1991 Cục tham mưu tổng hợp (V11) Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn 567 CV/V11 và đưa ra danh mục các số liệu cơ bản cần thống kê " gồm 51 đIểm". Theo ý kiến chúng tôI Bộ Nội vụ cần nhanh chóng ban hành danh mục tin TKHS để sử dụng trong toàn ngành và coi đó là đề cương hướng dẫn thu thập và thu nhận tin TKHS cho các lực lượng CAND, đồng thời cũng là chỗ dựa để trích yếu. Cần qui định danh mục tin TKHS chung và danh mục tin phảI báo cáo khẩn cấp, vượt cấp.

 

Cùng với danh mục tin, cần ban hành thống nhất các biểu mẫu, thẻ, phiếu tin TKHS. Theo ý kiến chúng tôI 4 biểu mẫu TKHS ( về tạm giữ người phạm tội; các vụ án hình sự do công an đIều tra; các bị can bị tạm giam; những người bị án ở trạI) cần được dùng làm mẫu biểu TKHS cho tất cả các loạI báo cáo định kỳ ( tuần, tháng, quí, nửa năm, năm) trong CAND.

 

Về thời điểm mốc thời gian lấy tin làm báo cáo TKHS trong chỉ thị 05-CT/BNV ngày 3.4.1989 " về việc thực hiện chế độ thống kê hình sự trong lực lượng CAND" đã qui định các loại báo cáo thống kê đều lấy tin từ ngày đầu ( tháng, quí, năm). Trong chế độ thông tin báo cáo mới của Bộ Nộ vụ cần qui định lạI mốc thời gian lấy tin làm báo cáo TKHS cho thôngs nhất với cơ quan TAND, Viện KSND và các cơ quan khác của Hội đồng Bộ trưởng.

 

3. Việc đổi mới công tác TKHS trong CAND phảI được tiến hành ở cả 4 khâu thông tin:

 

- Đối với khâu thu nhận tin TKHS cần phảI qui định rõ các nguồn tin ban đầu của CAND, đồng thời qui định những lực lượng cơ sở của CAND có trách nhiệm thu nhận các loạI tin. Theo ý kiến chúng tôI ngoàI cơ quan đIều tra các cấp công an phường, xã cũng cần được qui định là cấp thu nhận tin ban đầu về TKHS trong CAND.

 

- Đối với khâu chuyển báo, ngoàI qui định báo cáo định kỳ ngày, tuần, tháng, quí, 6 tháng, năm thực hiện trong nội bộ ngành công an, cần tiến hành báo cáo TKHS thường xuyên cho các ngành TAND, Viện KSND, Văn phòng HĐBT, Văn phòng trung ương Đảng và Tổng cục thống kê. NgoàI các mạng lưới đIện thoạI, đIện tín, VTĐ, giao liên, cơ yếu, đã tiến hành báo cáo thống kê từ trước đến nay, cần nghiên cứu sử dụng hệ truyền tin báo cáo qua các trung tâm máy vi tính của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.

 

- Đối với khâu xử lý cần có qui định rõ cụ thể nội dung công tác xử lý tin TKHS ( chuyển báo hoặc có giảI pháp đối phó hoặc lưu giữ). Các hệ thẻ thường, thẻ đục lỗ cần thay thế dần bằng xử lý tin TKHS trên máy vi tính.

 

- Đối với khâu lưu giữ cần thực hiện nghiêm túc chế độ hồ sơ CAND mới ban hành. Cần đẩy mạnh việc lập các trung tâm máy vi tính lưu giữ tin TKHS.

 

4. Về tổ chức TKHS trong CAND, trong bộ máy Cục tham mưu tổng hợp Bộ Nội vụ cần thành lập phòng thống kê, các cục tham mưu các tổng cục và công an các tỉnh, thành phố cần lập tổ TKHS. Cán bộ TKHS cần phảI chuyên trách và được học tập nghiệp vụ thống kê.

Tóm lại: công tác thông tin nói chung và báo cáo TKHS nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt ddộng của ngành CAND. TrảI qua nhiều lần nghiên cứu và cải tiến chế độ báo cáo cũng như việc nắm tình hình, công tác TKHS CAND đã phục vụ có hiệu quả cuộc đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của ngành. cả 4 khâu thu nhận, chuyển báo, xử lý và lưu trữ tin TKHS trong CAND đã được không ngừng cảI tiến, áp dụng kỹ thuật hoá, nhất là kỹ thuật máy tính đIện tử và máy vi tính.

 

Tuy nhiên so với yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành CAND thì công tác TKHS CAND cần được đổi mới mạnh mẽ. Chế độ báo cáo trong CAND đang thực hiện được ban hành từ năm 1984, có nhiều đIểm lạc hậu với tình hình hiện tại. Công tác TKHS CAND chưa ăn khớp với chế độ thống kê báo cáo chung của các ngành nội chính và của Nhà nước. Vì vậy đồng thời với việc Bộ Nộ vụ cần ban hành chế độ báo cáo thông tin mới, công tác TKHS CAND cần được chấn chỉnh lạI theo đúng tinh thần chỉ thị 05/CT-Bộ Nội vụ ngày 3.4.1989 để bảo đảm nguyên tắc ( suy đoán vô tội) ./.

 

công tác thống kê hình sự trong ngành kiểm sát và thực trạng của nó

 

Lê Nam Chung

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

 

 

I. Mục đích, ý nghĩa của công tác thống kê trong ngành kiểm sát

 

Ngày 26-7-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời hệ thống cơ quan Nhà nước mới trong bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước toà án. Đồng thời được Quốc hội giao thực hiện chức năng: "kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viên Nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 

"Trong phạm vi trách nhiệm của mình Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm cùng các cơ quan Công an , Thanh tra, Tư pháp và Toà án, các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức xã hội, tích cực đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân phối hợp với các cơ quan và tổ chức nói trên, trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, xây dựng pháp luật ; thống kê, nghiên cứu các tội phạm và việc làm vi phạm pháp luật; đào tạo cán bộ pháp lý." (Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân).

 

Mục đích của công tác thống kê tội phạm và vi phạm pháp luật là nhằm thu thập, tổng hợp số liệu về tình tội phạm , vi phạm pháp luật và xử lý theo pháp luật, để có số liệu thống nhất, chính xác và có căn cứ khoa học, trên cơ sở đó giúp cho lãnh đạo các cấp làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, giúp cho Đảng và Nhà nước nhận định, đánh giá sát, đúng, tình hình, diễn biến của tội phạm và vi phạm để có biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm , vi phạm được kịp thời, có hiệu quả, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền dân chủ của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

 

II. Thực trạng của công tác thống kê hình sự trong ngành kiểm sát.

 

Từ ngày thành lập ngành kiểm sát đến nay, công tác thống kê tội phạm và vi phạm pháp luật từng bước được củng cố, ổn định và phát triển về mọi mặt: tổ chức và phương pháp thống kê; chế độ thống kê; hệ thống các biểu mẫu và chỉ tiêu.

 

Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những bước thăng trầm trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thống kê.

 

1. Tổ chức công tác thống kê được chia làm ba cấp theo tổ chức của ngành kiểm sát.

 

- ở Viện kiểm sát tối cao - có phòng thống kê nằm trong văn phòng tổng hợp - với nhiệm vụ tổng hợp số liệu toàn quốc, nghiên cứu rút ra nhận định về tình hình diễn biến của tội phạm và vi phạm.

 

- Đối với tỉnh, thành có tổ thống kê hoặc biên chế 1 cán bộ thống kê chuyên trách. Toàn bộ thông tin, số liệu, đầu vào, đầu ra do các phòng nghiệp vụ quản lý. Văn phòng tổng hợp làm nghiệp vụ tổng hợp số liệu do các phòng nghiệp vụ gửi đến và báo cáo của cấp huyện gửi lên.

 

_ Đối với cấp huyện, (quận, thị xã) Viện kiểm sát chỉ có 1 cán bộ bán chuyên trách làm thống kê.

 

Với tổ chức trên đây, phương pháp thực hiện thống kê trong ngành kiểm sát là thống kê từng cấp. Mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi được phân công, sau đó gửi kết quả tổng hợp lên cấp trên để tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Các cấp thu thập số liệu thống kê dựa vào các biểu mẫu thống kê do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

 

Các vụ nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống kê theo phần việc của mình và gửi về phòng thống kê thuộc văn phòng tổng hợp. Như vậy Viện kiểm sát nhân dân tối cao muốn có số liệu thống kê toàn quốc, phải trải qua các cấp tổng hợp. Với phương pháp thủ công, việc tổng hợp số liệu từng cấp là thích hợp.

 

2. Về chế độ thống kê

 

Theo quy chế 05 ngày 14/4/1990 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chế độ thống kê được xác định bao gồm:

 

-Thống kê tháng

- Thống kê 5 tháng

- Thống kê 9 tháng

- Thống kê 12 tháng.

 

a/ Thống kê tháng: là loại thông tin số liệu trong tháng, tính từ ngaỳ 1 đến ngày cuối của kỳ báo cáo tháng. Tuy là loại thông tin số liệu nhanh trong tháng, nhưng nội dung thống kê bao gồm tất cả các hoạt động kiểm sát ; kiểm sát hình sự, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm hình sự, kiểm sát tạm giam, tạm giữ, kiểm sát xét xử dân sự (sơ thẩm, phúc thẩm) kiểm sát xét khiếu tố, kiểm sát chung. Ngoài ra báo cáo tháng còn thống kê một số tội nguy hiểm xẩy ra trong tháng mà Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nắm bắt để chỉ đạo điều hành.

 

b/ Thống kê 5,9,12 tháng.

Là loại báo cáo định kỳ nhằm phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết, báo cáo lên Hội đồng Nhà nước và Ban Bí thư. Các đợt báo cáo định kỳ này bao gồm 19 loại biểu mẫu. Thời gian thống kê lấy tròn tháng, tròn năm (từ ngày 1 đến ngày cuối của kỳ báo cáo).

 

Từ báo cáo thống kê tháng đến báo cáo thống kê định kỳ đều theo những quy định chungnhư sau:

 

- Đến thời điểm báo cáo để tránh trùng lắp những vụ, vệc, đã di lý theo thẩm quyền, nơi nào nhận thụ lý, nơi đó thống kê. Nơi đã chuyển vụ, việc đi không được thống kê.

 

- Khi thống kê, cần theo tội phạm nghiêm trọng nhất của bị can, bị cáo, đồng thời theo các giai đoạn tố tụng sau đây:

 

* Đối với giai đoạn kiểm sát điều tra:

+ Đến thời điểm báo cáo, vụ án chưa kết thúc điều tra thì thống kê theo tội danh đã khởi tố.

+ Đến thời điểm báo cáo, vụ án đã kết thúc điều tra, thì thống kê theo tội danh mà cơ quan điều tra đã kết luận.

+ Đến thời điểm báo cáo, vụ án đã kết thúc điều tra và viện kiểm sát đã xử lý (truy tố hoặc đình chỉ) thì thống kê theo tội kê theo tội danh mà viện kiểm sát đã xử lý.

 

* Đối với giai đoạn kiểm sát xét xử:

+ Đến thời điểm báo cáo, vụ án đã đưa ra xét xử thì thống kê theo tội phạm có mức hình phạt cao nhất của bị cáo trong vụ án đó.

 

- Một vụ phạm tội, có một hay nhiều người tham gia, qua nhiều nguồn tin đưa đến ghi ở điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự thì thống kê là vụ . Chỉ nơi nào thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc khởi tố vụ án ấy thì đơn vị đó được thống kê.

 

- Thời hạn tạm giam, tạm giữ, điều tra, xử lý của cơ quan điều tra,kiểm sát điều tra, xét xử theo qui định của pháp luật.

 

3. Hệ thống các biểu mẫu và các chỉ tiêu trong công tác thống kê.

 

a/ Hệ thống các biểu mẫu thống kê trong ngành kiểm sát được thực hiện theo phương pháp phân tổ. Có nghĩa là được phân theo các khâu của công tác kiểm sát:

 

- Kiểm sát chung

- Kiểm sát điều tra

- Kiểm sát xét xử của toà án

- Kiểm sát thi hành án

- Kiểm sát giam, giữ và cải tạo

Toàn bộ các khâu công tác trên được xây dựng 19 loại biểu thống kê - bao gồm:

Biểu 01: thống kê những người mới khởi tố.

Biểu 1B: thống kê khởi tố người chưa thành niên

Biểu 03 LN: thống kê án hình sự do cơ quan điều tra của viện kiểm sát điều tra

Biểu 05 LN: thống kê kiểm sát điều tra hình sự

Biểu 05: thống kê kiểm sát tạm giam

Biểu 06: thống kê kiểm sát tạm giữ

Biểu 07: thống kê kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự

Biểu 08: thống kê kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự

Biểu 8B: thống kê kiểm sát xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm hình sự.

Biểu 09: thống kê kiểm sát thi hành án hình sự

Biểu 10A: thống kê kiểm sát xét xử sơ thẩm dân sự

Biểu 10c: thống kê kiểm sát giám đốc thẩm dân sự

Biểu 11: thống kê kiểm sát chung

Biểu 13: thống kê người tự sát

Biểu 14: thống kê khiếu nại - tố cáo

Biểu 09 LN: thống kê các vụ án hình sự trọng điểm

Biểu 28: thống kê trại cải tạo

Biểu 29: thống kê thi hành án dân sự, lao động và hôn nhân gia đình.

 

b/ Hệ thống các chỉ tiêu.

 

Hệ thống các chỉ tiêu trong chế độ thống kê của ngành kiểm sát được xây dựng theo hoạt động thực hiện chức năng của ngành để phù hợp với quy định của luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, luật hình và tố tụng hình sự, pháp lệnh về khiếu nại tố cáo của công dân v.v...

Mỗi một chỉ tiêu đều phản ánh hoạt động cơ bản của kiểm sát viên theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

 

III. Nhận xét về chế độ thống kê của ngành trong những năm qua và một số kiến nghị

 

1. Nhận xét về chế độ thống kê

 

Công tác thống kê của ngành trong những năm qua áp dụng hình thức tổng hợp thống kê từng cấp: mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn. Các cấp tổ chức thu thập tài liệu thống kê dựa vào các biểu mẫu thống kê được lập theo kỳ hạn quy định và theo chế độ.

 

Với phương tiện thủ công, việc áp dụng hình thức tổng hợp thống kê từng cấp là thích hợp, nhưng với yêu cầu của công tác đảm bảo thông tin cho lãnh đạo hiện nay, công tác đã bộc lộ rất nhiều hạn chế:

 

- Biểu mẫu thống kê do nhiều bộ phận ở các cấp là và được bộ phận thống kê tổng hợp lại: bộ phận kiểm sát điều tra (án kinh tế, trị an, an ninh), bộ phận kiểm sát xét xử hình sự, bộ phận kiểm sát xét xử án dân sự,… tiến hành là biểu mẫu thống kê thuộc phần nghiệp vụ của mình rồi chuyển cho bộ phận thống kê.

 

Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao muốn có số liệu thống kê toàn quốc thì biểu mẫu thống kê phải do rất nhiều bộ phận tham gia làm, và phải trải qua rất nhiều cấp tổng hợp, vì thế mà độ chính xác và tính kịp thời rất khó được bảo đảm.

 

- Biểu mẫu thống kê chỉ được các cấp làm sau thời gian khoá sổ thống kê , nghĩa là sau thời điểm khoá sổ thống kê và sau thời gian chờ các cấp tiến hành tổng hợp số liệu , thì lãnh đạo mới có được thông tin thống kê.

 

Thông tin thống kê thu thập được là thông tin tổng hợp và chỉ được thu thập trong những thời hạn quy định, vì thế mà lãnh đạo không thể thường xuyên nắm được một cách cụ thể tình hình tội phạm và tình hình giải quyết án ở mỗi địa phương và trong toàn quốc. Yêu cầu cụ thể của lãnh đạo, thí dụ: số liệu về số người tạm giam trong toàn quốc ở thời điểm cần hỏi, … coi như không giải đáp được.

- Biểu mẫu thống kê được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, các chỉ tiêu phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu của từng thời kỳ, vì thế thường xuyên bị thay đổi. Nhưng biểu mẫu lại không được phép phức tạp, không được có quá nhiều chỉ tiêu,và cũng không thể có quá nhiều mẫu biểu khác nhau - vì độ phức tạp càng tăng lên thì khả năng thực hiện lại càng giảm xuống. Để thực hiện tốt công tác thống kê lại cần phải ổn định biểu mẫu, mỗi sự thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho người làm thống kê, ảnh hưởng đến độ chính xác, đến tâm lý người làm công tác này, và rất khó khăn trong việc nghiên cứu so sánh các chỉ tiêu trong thời gian dài. Nhưng vì yêu cầu về các chỉ tiêu ở mỗi giai đoạn lại khác nhau, nên tình trạng thay đổi biểu mẫu thống kê đã thưỡng xuyên xẩy ra.

 

- Mặc dù đã có quy định của liên ngành về thống kê hình sự nhưng giữa 3 cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát do ngày khoá sổ làm thống kê không thống nhất nên dẫn đến số liệu cũng không thống nhất.

 

- Các chỉ tiêu thống kê có liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự giữa các ngành như giữa công an với kiểm sát, giữa toà án với kiểm sát vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.

 

Ví dụ: Trong kiểm sát điều tra, có những vụ Viện kiểm sát hoàn trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung mà đến kỳ báo cáo cơ quan điều tra vẫn chưa trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát báo cáo như thế nào?

 

- Liên quan đến công tác thống kê trong toàn ngành có khoảng 2800 người, chiếm 40% tổng biên chế (trong đó khoảng 600 người chuyên và bán chuyên trách về công tác thống kê). Qua số liệu này ta thấy rằng, việc hướng dẫn cho số lượng lớn cán bộ hiểu thống nhất khái niệm của từng chỉ tiêu thống kê là rất phức tạp. Trong khi đó cán bộ là thống kê ở các địa phương lại thường xuyên thay đổi, biểu mẫu thống kê cũng không ổn định, nhưng lại không thể tiến hành tập huấn công tác thống kê thường xuyên.

 

2. Một số kiến nghị

 

Để phản ánh đúng tình hình thực tế, phục vụ tích cực cho công tác phòng chống tội phạm , vi phạm và công tác chỉ đạo điều hành, theo chúng tôi công tác thống kê cần thay đổi mấy vấn đề sau:

 

a/ Về thời điểm báo cáo: không nên quy định tròn tháng, tròn năm như hiện nay, mà nên quy định:

 

- Đối với báo cáo thống kê tháng nên lấy từ 20 tháng này đến 20 tháng sau.

- Đối với thống kê định kỳ cũng tương tự.

 

b/ Về tổ chức - xác định đúng vị trí và vai trò của công tác thống kê tội phạm - công tác tổ chức cán bộ cần được quan tâm đúng mức, - ở trung ương nên thành lập Cục thống kê - tỉnh thành có phòng thống kê - quận huyện có cán bộ thống kê chuyên trách.

 

c/ Về phương pháp:

 

Cần sớm bỏ thống kê từng cấp, thiết lập phương pháp thống kê tập trung để bảo đảm tính chính xác, nhanh, kịp thông tin - giúp cho công tác chỉ đạo điểu hành được tốt hơn.

 

d/ Xác định lại hệ thống biểu mẫu và chỉ tiêu cho sát, phù hợp với yêu cầu của quản lý với khả năng thu thập của địa phương - nhằm nâng cao hiệu quả công tác thống kê của ngành kiểm sát.

 

công tác thống kê hình sự của toà án nhân dân

Khuất Duy Hiệp

TAND tối cao

 

I. Vài nét sơ lược về sự hình thành của công tác thống kê và tầm quan trọng của công tác thống kê hình sự

 

Theo Hiến pháp năm 1945, cùng với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các cơ quan Toà án (kiêm cả nhiệm vụ công tố) được thành lập trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hoạt động bình thường của Nhà nước ta chưa được bao lâu thì cuộc kháng chiến cuả thực dân Pháp bùng nổ. Hoạt động của toà án nhân dân lúc đó phải tập trung chủ yếu xét xử những vụ phản cách mạng có âm mưu và hành động chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc, xét xử những vụ xâm phạm nghiêm trọng tính mạng, tài sản của nhân dân nhằm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và trật tự an toàn xã hội, góp phần đưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc toà án đi đến thắng lợi năm 1954.

 

Từ 1955 đến 1959, Toà án nhân dân vẫn làm cả nhiệm vụ công tố, cùng với các ngành các cấp khác dưới sự lãnh đạo của đảng, phục vụ tích cực công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh, phục vụ đắc lực cuộc phát động cải cách ruộng đất , cải tạo tư sản, xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng cả nước đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà.

 

Suốt thời gian 1945 - 1959, Toà án nắm tình hình xét xử qua chế độ báo cáo, chưa hình thức công tác thống kê.

 

Năm 1960, Hiến pháp mới ra đời, đi liền đó có Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó các cơ quan toà án nhân dân từ trung

ương đến địa phương được thành lập.

 

Để bảo đảm mọi hoạt động nhất là công tác xét xử và thi hành án của các cấp toà án, giúp cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo xét xử và thi hành án được kịp thời, đồng thời còn giúp cho công tác xây dựng pháp luật của Nhà nước toà án, bám sát được các nhiệm vụ chính trị trun g tâm của cả nước, cuả các địa phương được sâu sát, báo cáo thường xuyên và đúng kỳ hạn hoạt động của các cơ quan toà án trước trung ương, Quốc hội, Hội đồng Nhà nước… TAND tối cao đã chỉ đạo các toà án địa phương thực hiện chế độ thống kê báo cáo thống nhất do TAND tối cao chịu trách nhiệm hướng dẫn in biểu mẫu.

 

Phòng thống kê trước đây trước đây cũng như hiện nay nằm trong văn phòng, do chánh văn phòng TAND tối cao chỉ đạo. Có thời gian phòng thống kê thuộc Vụ thông tin tư liệu, rồi Vụ tổng hợp, sau các vụ này giải thể lại đưa trở lại văn phòng TAND tối cao.

 

Hiện nay công tác thống kê tổng hợp là một bộ phận thuộc văn phòng TAND tối cao do chuyên viên tổng hợp phụ trách.

 

Từ sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, công tác thống kê tình hình thụ lý và xét xử các loại án hình sự, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và thi hành án từng bước được cải tiến để phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng nước toà án và đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm , vi phạm pháp luật trong từng thời kỳ cụ thể và tương ứng với việc ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước toà án.

 

Những năm gần đây, tình hình và phương tiện thông tin ngày càng phát triển và hiện đại hoá, một số ngành đã sử dụng báo cáo số liệu bằng mật mã, bằng điện thoại sử dụng hệ thống máy vi tính để làm thống kê và lưu trữ thống kê. Làm cho công tác thống kê nâng lên một bước, giảm một phần công việc làm thống kê theo cách thủ công đơn giản.

 

Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế Nhà nước toà án còn khó khăn, kinh phí của các toà án được cấp còn hạn hẹp, nên toàn bộ công tác thống kê vẫn làm theo phương án thủ công, lấy cơ sở từ các sổ thụ lý, sổ kết quả phiên toà rồi cộng trừ theo từng loại tội của từng nhóm hoặc chương tội phạm theo các sắc lệnh, nghị định, pháp lệnh cũ hoặc Bộ luật hình sự mới.

 

Tóm lại, công tác thống kê hình sự trong tình hình hiện nay vẫn có tầm quan trọng, là nguồn thông tin có tính chất tổng hợp toàn bộ tình hình thụ lý và xét xử của các địa phương, của các cấp toà án đối với tất cả các loại tội phạm xảy ra và được xử lý theo Bộ luật hình sự . Trên cơ sở thống kê này giúp cho lãnh đạo TAND tối cao tiến hành các đợt sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm về đường lối xử lý các tội phạm , giúp cho Uỷ ban thẩm phán TAND tối cao chỉ đạo hoạt động xét xử về hình sự được sát đúng với thực tiễn.

 

Thông qua thống kê xét xử các tội phạm hình sự, đã tạo những điều kiện thuận lợi để các ngành, các cấp hữu quan tiến hành bổ sung và xây dựng các Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản có liên quan khác.

 

Công tác thống kê xét xử về hình sự còn giúp cho một số ngành nghiên cứu và đề ra các biện pháp để ngăn chặn tội phạm , góp phần đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu và chống các tội phạm đạt hiệu quả cao hoqn, cùng với các hoạt động của ngành kiểm sát, công an, tư pháp góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo về các quyền lợi hợp pháp của công dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

 

II/ Thực trạng công tác thống kê hình sự của toà án nhân dân.

 

Đến nay, công tác thống kê tình hình thụ lý - xét xử - thi hành án nói chung và thống kê tình hình thụ lý - xét sử hình sự nói riêng của TAND đã tồn tại và phát triển trên 30 năm.

 

Suốt chặng đường lịch sử trên 30 năm hoạt động, thống kê hình sự của toà án nhân dân đã đi vào nề nếp ổn định, phục vụ đắc lực và có hiệu quả công tác nghiên cứu nhiều mặt của Đảng, Nhà nước giúp cho việc chỉ đạo xét xử, đấu tranh phòng chống tội phạm ngày một sâu xát và làm cơ sở để Nhà nước toà án xây dựng, bổ sung các văn bản pháp luật hình sự.

 

Để hoạt động thống kê bám sát được nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng giai đoạn, trong từng thời điểm khác nhau, các biểu mẫu thống kê cũng đã từng bước được cải tiến, nâng cao và đơn giản hoá bảo đảm phù hợp với đặc điểm của tình hình biên chế, tổ chức của các toà án địa phương. Quá trình đó tóm tắt như sau:

 

1. Thời điểm từ 1960 - 1975 (Thống kế hình sự dùng cho 31 tỉnh phía Bắc). Đây là thời kỳ miền Bắc chưa sát nhập tỉnh, còn chế độ bao cấp, phạm vi hoạt động chỉ từ vĩ tuyến 17 trở ra, do đó việc chỉ đạo thực hiện chế độ thống kê cả nước (miền Bắc) có nhiều thuận lợi.

 

Thống kê 1 thời điểm nay có 2 loại mẫu:

 

a) Thống kê hình sự sơ thẩm: Một biểu mẫu hai mặt (một mặt thống kê án hình sự I, một mặt thống kê án hình sự II, tức là có phân ra các tội phản cách mạng và các tội phạm hình sự thông thường).

 

Thống kê này dùng cho TAND cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện.

 

Thống kê hình sự sơ thẩm này (2 mặt đều có 11 chỉ tiêu với 42 cột mục).

 

- Chỉ tiêu 1: Tội phạm (ghi theo các tội toà án tuyên xử và lấy tội có mức án cao nhất làm chuẩn).

 

Việc ghi tội danh theo từng nhóm (tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con người; tội xâm pạhm sở hữu XHCN; tội xâm phạm sở hữu riêng của công dân v.v…). Mỗi nhóm tội ghi các tội cụ thể đã xử (không ghi theo tội của Viện kiểm sát nhân dân).

 

Trong chương tội phạm tính mạng sức khoẻ…thì có tội ghi rất cụ thể động cơ, mục đích như: giết người (có giết người vì tình, giết người vì tư thù, giết người vì động cơ đê hèn, giết người cướp của, giết người hiếp dâm…). Hoặc tội hiếp dâm có hiếp dâm người lớn, hiếp dâm trẻ em, hiếp dâm vị thành niên…Hiện nay thống kê tội theo BLHS không ghi cụ thể như vậy.

 

Riêng các tội phản cách mạng không nhiều, nên có xử tội nào thì ghi tội đó, ghi tội nặng đó trước tội nhẹ sau.

 

- Chỉ tiêu 2: Số vụ đã thụ lý, có 3 cột: cũ còn lại, mới thụ lý và tổng số, thì đều ghi số vụ và số bị cáo.

 

- Chỉ tiêu 3: Số vụ đã giải quyết có 3 cột: Hoàn lại Viện kiểm sát, Di lý - đình chỉ vụ án và xét xử, mỗi cột cũng có số vụ, số bị cáo.

 

- Chỉ tiêu 4: Số vụ còn lại (vụ, bị cáo)

- Chỉ tiêu 5: Quyết định xử lý của Toà án có 11 cột. (Không có cột: không có tội; phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền - lúc đó pháp luật chưa có qui định này) cột 5 ghi 2 năm tù trở xuống, vì lúc đó cấp huyện chỉ được xử một số tội phạm thông thường có mức án 2 năm trở xuống, cột này chủ yếu dành cho cấp huyện. Chỉ tiêu này ghi theo bị cáo.

 

Chỉ tiêu 6: Hình phạt phụ có tước quyền công dân và tịch thu tài sản.

 

- Chỉ tiêu 7: Luật pháp áp dụng, ghi rõ áp dụng điều khoản nào của Sắc lệnh, Nghị định, Thông tư số bao nhiêu? (lúc đó có SL 267; SL 133; thông tư 442-TTg; Nghị định 580-TTg…).

 

- Chỉ tiêu 8 và 9 ghi số vụ án quá hạn Luật định ( 2 tháng tội thông thường, 4 tháng tội nghiêm trọng) và số vụ có luật sư, bào chữa viên.

 

- Chỉ tiêu 10: Số án có kháng cáo, kháng nghị có 3 cột (Viện kiểm sát kháng nghị, bị can kháng cáo, người bị hại kháng cáo).

 

- Chỉ tiêu 11: Đặc điểm của bị can trong những vụ án đã xử có 8 cột: cán bộ công nhân viên, cán bộ xóm xã - khu phố, đảng viên, có tiền án phản cách mạng, tề nguỵ phỉ phản động cũ, tư sản địa chủ cũ, theo đạo thiên chúa, dân tộc ít người.

 

Cuối cùng có cột ghi tỷ lệ giải quyết việc: lấy tổng số các vụ ở chỉ tiêu 3 chia cho số vụ của cột tổng số ở chỉ tiêu 2 thì bằng tỷ lệ số việc đã giải quyết (không phải tỷ lệ xét xử).

 

b) Thống kê hình sự phúc thẩm (Mẫu này dùng chung cho toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và toà phúc thẩm các khu tự trị và toà án nhân dân tối cao).

 

Mẫu có 9 chỉ tiêu 28 cột mục.

 

- Chỉ tiêu 1: Ghi tội cấp phúc thẩm đã xử theo nguyên tắc tội đã xử có mức án cao nhất và ghi theo nhóm tội phạm do toà án tối cao đã qui định.

 

- Chỉ tiêu 2: Số thụ lý phúc thẩm, có 3 cột cũ còn lại, mới thụ lý và tổng số đều ghi vụ và bị cáo.

 

- Chỉ tiêu 3: Cho rút kháng nghị - kháng cáo, không phải xử phúc thẩm.

 

- Chỉ tiêu 4: Số vụ đã phúc thẩm (vụ - bị cáo)

 

- Chỉ tiêu 5: Số vụ còn lại bằng tổng số của chỉ tiêu 2 trừ đi số vụ - bị cáo ở chỉ tiêu 3 cộng chỉ tiêu 4.

 

- Chỉ tiêu 6: Quyết định phúc thẩm, chi tiêu này ghi số bị cáo đã xử của từng vụ ở từng loại tội (không ghi số vụ), có 13 cột mục đã ghi cụ thể hình thức xử lý.

 

- Chỉ tiêu 7: Số vụ đã để quá hạn luật định của cấp phúc thẩm.

 

- Chỉ tiêu 8: Số vụ có luật sư, bào chữa.

 

- Chỉ tiêu 9: Số vụ xử không có mặt bị cáo ở phiên toà.

 

Cuối cùng có cột tỷ lệ giải quyết việc: lấy số liệu, số vụ ở chỉ tiêu 3 cộng số vụ ở chỉ tiêu 4 chia cho tổng số vụ ở chỉ tiêu 2 bằng tỉ lệ giải quyết việc.

 

Thời điểm 1960 -1975, thống kê hình sự thực hiện theo chế độ:

 

- Một năm lập thống kê 4 quý, mỗi quý lấy tròn 90 ngày. Hạn có thống kê ở toà án tối cao là ngày tháng đầu quý sau.

 

- Thống kê 9 tháng (phục vụ cho công tác tổng kết của toà án cấp tỉnh, cấp phúc thẩm và toà án nhân dân tối cao). Có thống kê ở toà án tối cao vào ngày 15 tháng 10 hàng năm.

 

- Thống kê một năm (phục vụ công tác theo dõi niêm giám, nghiên cứu và tổng kết năm). Hạn có thống kê ở toà án nhân dân tối cao vào ngày 15 tháng 1 năm sau.

 

Trên cơ sở thống kê quý, toà án tối cao có thể lập thống kê 6 tháng (lấy thống kê quý I cộng với số mới thụ lý và giải quyết của quý II bằng 6 tháng). Tuy nhiên, thống kê 6 tháng thường làm xong vào tháng 7 nên việc phục vụ làm báo cáo sơ kết 6 tháng, báo cáo trước Quốc hội tháng 6 bị chậm, nên không có tác dụng và về sau không làm nữa.

 

2. Thời điểm từ năm 1976 - 1985.

 

Đây là thời điểm sau ngày miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Thống kê hình sự bao gồm tình hình thụ lý - xét xử của các cấp toà án trên phạm vi cả nước (gồm 40 tỉnh, thành và 3 toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao).

 

Đặc điểm tình hinh ở 2 miền rất khác nhau:

- Miền bắc đã cơ bản xoá bỏ bóc lột, hoàn thành công cuộc cải tạo và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nói chung ổn định, diễn biến tội phạm có chuyển biến tốt, hầu như không có án phản cách mạng, tội phạm hình sự có nhiều loại giảm.

 

- Song ở miền nam, vùng đất vừa thoát khỏi chế độ thực dân mới của Mỹ - Nguỵ, cơ sở xã hội hết sức phức tạp: lưu manh, đĩ điếm, tề nguỵ, các tôn giáo… hoạt động và chống đối khá quyết liệt, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội hết sức phức tạp - loại án phản cách mạng tăng mạnh, các đối tượng chống đối cũng bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, tình hình đó đặt ra cho công tác thống kê những yêu cầu mới, những thông tin mới cần phải nắm bắt để giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xét xử và đấu tranh chống tội phạm một cách tích cực và kịp thời. Do đó mẫu thống kê hình sự sơ thẩm đã có sửa đổi đáng kể.

 

a/ Thống kê hình sự sơ thẩm, từ 11 chỉ tiêu 42 cột mục đã nâng lên 16 chỉ tiêu với 72 cột mục ghi ở 2 mặt.

- Mặt 1 có 10 chỉ tiêu 40 cột mục. Từ chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu 4 giữ nguyên như mẫu cũ.

- Chỉ tiêu 5: Quyết định xử lý của Toà án trước có 11 nay có 15 cột, thêm 4 cột mới (không có tội; tha miễn trách nhiệm hình sự; phạt tiền; quy định hình sự 1 năm trở xuống.

- Chỉ tiêu 6: trước 2 cột nay có 6 cột: tước quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ; cư trú bắt buộc; cấm cư trú.

Chỉ tiêu 7,8,9 và 10 cũng ghi như mẫu cũ.

 

- Mặt 2 về đặc điểm nhân thân trước có 8 cột, nay tăng lên và qui thành 5 chỉ tiêu riêng với 32 cột mục.

 

+ Đặc điểm 1: Ghi đặc điểm về chức vụ của các loại cán bộ, đảng viên… có thêm cột cán bộ viên chức lưu dung.

+ Đặc điểm 2: có 2 cột (phụ nữ và vị thành niên).

+ Đặc điểm 3: ghi các loại tôn giáo, dân tộc.

+ Đặc điểm 4: có 6 cột ghi có tiền án phản cách mạng; có tiền án hình sự thường; địa chủ; tư sản mại bản; tư sản.

+ Đặc điểm 5: có 8 cột gồm sĩ quan nguỵ cũ, binh lính nguỵ cũ, sĩ quan cảnh sát nguỵ cũ, cảnh sát nguỵ cũ, dân vệ cũ, mật vụ CIA (cơ quan tình báo Mỹ) nhân viên nguỵ quyền cũ, đảng phản động cũ.

 

Qua các cột mục của biểu thống kê này, thấy khá rõ tình hình đấu tranh chống tội phạm vào thời điểm sau ngày giải phóng miền nam là phức tạp, quyết liệt có ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của cả nước.

 

b/ Mẫu thống kê phúc thẩm, sử dụng cho toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và toà phúc thẩm TANDTC vẫn giữ nguyên không có bổ sung.

 

Do yêu cầu thống kê ở phạm vi cả nước, biểu mẫu phức tạp hơn, thông báo tình hình thụ lý và xét xử từng quý phải làm thường xuyên và có thí điểm thêm việc lập phiếu một số tội phạm để nghiên cứu, nên vào thời kỳ này phòng thống kê được nâng lên thành vụ thống kê thông tin tư liệu, sau đó chuyển thành Vụ tổng hợp có 2 phòng (phòng thống kê và phòng tổng hợp) với biên chế trên dưới 10 người. Phòng thống kê có 2 bộ phận (bộ phận thống kê hình sự và bộphận thống kê dân sự).

 

Thời điểm lấy thống kê những năm này cũng tương tự những năm trước đó, thống kê 1 năm lập 4 quý, có thêm thống kê 9 tháng và thống kê 1 năm.

 

3. Thời kỳ 1986 đến 1991.

 

Sau trên 10 năm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền nam, cùng với những thay đổi và chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội trong nước tình hình trên thế giới, diễn biến tội phạm đã có những thay đổi và đặc biệt sau khi ban hành Bộ Luật hình sự mới thì công tác thống kê hình sự cũng có những sửa đổi cho phù hợp.

 

Bên cạnh đó, vấn đề tinh giảm bộ máy, giảm nhẹ biên chế cũng là yêu cầu bức bách. Do đó Vụ tổng hợp giải thể, công tác thống kê chỉ còn là một bộ phận thuộc Phòng tổng hợp Văn phòng TANDTC. Sau đó chủ trương sát nhập tổng hợp vào ban thư ký do đồng chí Chánh án TANDTC trực tiếp phụ trách, nên phòng tổng hợp cũng giải thể - nhưng việc hợp nhất không thành, do đó hiện tại tổng hợp - thống kê chỉ còn là một bộ phận với 4 cán bộ.

 

Yêu cầu thống kê đòi hỏi cao, kịp thời nhưng với biên chế ít ỏi đó, không làm sao đầy đủ được nhiệm vụ đặt ra và không có người để đôn đốc, kiểm tra việc làm thống kê của toà án địa phương.

 

a/ Thống kê hình sự sơ thẩm từ 1986 - 1991.

 

Kể từ 1-1-1986, Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước, do đó các loại thống kê hình sự đã thay đổi toàn bộ, trước có 2 mẫu (sơ thẩm và phúc thẩm) nay có 3 mẫu (thêm mẫu giám đốc thẩm) nội dung các mẫu đều căn cứ vào Bộ Luật hình sự và Bộ Luật TTHS để quy định.

 

Mẫu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm, gồm 6 phần chính với 40 cột mục.

 

Phần 1: tội phạm , ghi theo thứ tự các tội ở các điều theo từng chương của Bộ luật hình sự.

Vẫn ghi theo tội danh có mức án cao nhất, do toà án tuyên xử. Tội giết người (bỏ động cơ), tội hiếp dâm ghi theo luật v.v…

 

Phần 2: số án phải xét xử, có 3 mục lớn gồm 6 cột (vụ - bị cáo).

 

Phần 3: số án đã giải quyết, có 4 mục lớn với 8 cột, so với trước bỏ cột di lý, các cột khác giữ nguyên.

 

Phần 4: cột 16 và cột 17 như cũ.

 

Phần 5: phân tích số bị cáo đã xử theo quyết định của toà án, từ cột 18 đến cột 30. So với trước có thêm các cột: không có tội (18), miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (19), phạt tiền (21), cải tạo không giam giữ (22), tù từ 7 năm trở xuống (24) cột này ghi theo thẩm quyền mới nhất của toà án cấp quận, huyện, cột từ 25 đến 29 là hình phạt do toà án cấp tỉnh xử.

 

Phần 6: phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xử, gồm cột bị cáo là cán bộ công nhân viên (31), cán bộ lãnh đạo phân ra: cao cấp (quy định từ cấp thứ trưởng trở lên và cấp tương đương như Chủ tịch, Bí thư tỉnh, Phó ban cấp TW …) cán bộ trung cấp. Đảng viên phân ra 2 cột: Đảng viên và cấp uỷ viên, từ cột 36-40 cũng quy định khác trước: tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (36), dân tộc ít người (37), nữ (38), tuổi 18-30 (39), người chưa thành niên (40).

 

Tuy mẫu sơ thẩm đã sửa đổi, nhưng vẫn còn có chỗ cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung: Theo Viện kiểm sát nhân dân thì để khỏi có sự trùng lắp vụ việc, nên chỉ bỏ chỉ tiêu "hoàn lại VKS", nhưng ý kiến toà án yêu cầu nên giữ vì việc có trả lại VKSND hồ sơ vụ án, toà án đã phải đầu tư nghiên cứu toàn bộ hồ sơ mới phát hiện được những sai sót về chứng cứ, về tội danh, về việc áp dụng pháp luật hoặc việc để lọt bị cáo: do đó không nhất trí bỏ chỉ tiêu này.

 

Trong phần quyết định nên thêm hình phạt "chữa bệnh bắt buộc", cũng có thể thêm cột hình phạt từ 7 năm tù do cấp huyện xử có tổng hợp nhiều bản án. Hình phạt bổ sung nên ghi một số mức cụ thể: tịch thu tài sản, phạt tiền, bắt bồi thường thiệt hại, cấm một số quyền nhất định.

 

Phần đặc điểm nhân thân, một số ngành yêu cầu làm rõ chức vụ một số bị cáo phạm tội tham nhũng hoặc buôn lậu như: cột ghi rõ bị cáo là giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, cột ghi bị cáo là kế toán trưởng, cột ghi rõ bị cáo là thủ kho, thủ quỹ…

 

Cũng có ý kiến nên ghi cột số độ tuổi để phân biệt: người già, trung niên, thanh niên…

Đây là những vấn đề cần tiếp tục xem xét khi có cải tiến mẫu thống kê những năm tới.

 

Cuối cùng của phần thống kê ghi tỷ lệ xét xử (không ghi tỷ lệ giải quyết),tức là lấy số vụ trừ bị cáo ở cột 12 và 13 chia cho cột 6 và 7 trừ đi các cột 8 - 9, 10 -11. Toà án là cơ quan xét xử, nên lấy tỷ lệ xét xử trong hình sự là bảo đảm chính xác.

 

b/ Thống kê án hình sự xét xử phúc thẩm gồm 5 phần lớn với 44 cột mục.

 

Phần 1: tội phạm , ghi theo tội cấp phúc thẩm đã xử và kê theo thứ tự tội, chương quy định tại Bộ luật hình sự.

 

Phần 2: số án phải xét xử , có 3 chỉ tiêu 10 cột.

- Chỉ tiêu số còn lại (vụ - bị cáo), chỉ số ghi số vụ, bị cáo còn lại của năm cũ.

- Chỉ tiêu mới thụ lý: số vụ - bị cáo do VKS kháng nghị. Số vụ - bị cáo kháng cáo - cộng số có kháng cáo - kháng nghị. Tổng số cột 2+4+6 = cột 10. Cột 3 + 5 + 7 = cột 11.

 

Phần 3: số án đã giải quyết

- Rút kháng nghị: do Viện kiểm sát có đề nghị rút kháng nghị.

- Rút đơn kháng cáo: do hội đồng xét xử xét và quyết định.

- Bác kháng cáo - kháng nghị không hợp lệ: do Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định.

- Hoàn Viện kiểm sát nhân dân để tàng cứu bổ sung tài liệu do cấp phúc thẩm yêu cầu, nhưng không xoá sổ thụ lý, nhiều nơi xoá bổ thụ lý.

 

- Cột đã xử (vụ - bị cáo)

- Cột còn lại: lấy cột 10 - 11 trừ đi các cột từ 12 đến 21.

 

Phần 4: phân tích số vụ đã xử, như cũ.

 

Phần 5: phân tích số bị cáo đã xử theo quyết định của toà án (từ cột 26 - 41), trong đó cột từ 26 đến 39 là dùng chung cho cấp tỉnh và cấp phúc thẩm TANDTC.

Chỉ tiêu án tử hình từ cột 40 đến 44 là dành riêng cho các toà phúc thẩm thuộc TANDTC.

 

Nhìn chung các mức hình phạt và quyết định của toà phúc thẩm ghi cụ thể và khá đầy đủ. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung thêm ở phần này một số quyết định mới của toà phúc thẩm: chuyển từ hình phạt tù , cải tạo không giam giữ… sang chữa bệnh bắt buộc. Huỷ án sơ thẩm để giám định lại…

 

c/ Thống kê án hình sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm.

 

Đây là loại thống kê mới trước không có. Mẫu này dùng cho toà hình sự TANDTC và các toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mẫu có 7 phần 26 cột mục. Các cột đã ghi rõ từng chỉ tiêu. Tuy nhiên cũng còn phần bổ sung như: huỷ án sơ, phúc thẩm để xử lại phần hình phạt bổ sung. Huỷ án để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại, v.v…

 

Theo quyết định số 06 của liên ngành viện kiểm sát NDTC, Bộ Nội vụ, Bộ tư pháp và TANDTC ngày 24/2/1988. Từ năm 1989 đến nay, thống kê của ngành TAND lập theo chế độ 1 năm 3 đợt.

 

- Đợt 1 từ ngày 1/1 đến 31/3, sử dụng phục vụ báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm. Khi sơ kết cần cộng thêm báo cáo tháng 4 và 5 = 5 tháng.

 

- Đợt 2 từ ngày 1/1 đến 30/9 sử dụng làm báo cáo tổng kết hàng năm.

 

- Đợt 3 từ ngày 1/1 đến 31/12 sử dụng làm báo cáo 1 năm lên Ban bí thư và theo dõi cho công tác nghiên cứu nghiệp vụ của ngành và các ngành hữu quan.

 

Tuy nhiên, như trên đã nói do kinh phí và phương tiện làm việc thiếu thốn (không có điện thoại, không có telex, mẫu thống kê in có hạn), lại không có cán bộ chuyên trách nên việc lập thống kê định kỳ nói trên không đạt kết quả mong muốn. Thống kê liên ngành đạt hiệu quả rất thấp. Ngay trong ngành kỳ cao nhất cũng chỉ có khoảng 42 - 43/44 đơn vị cấp tỉnh có thống kê, khoảng 39 - 40/44 tỉnh thành có thống kê của cấp huyện, quận. Điều quan trọng là phần quyết định của toà án và phần đặc điểm nhân thân bị cáo thường ghi rất tuỳ tiện, đại khái nên công tác nghiên cứu, sơ kết, tổng kết gặp khá nhiều trở ngại. Thông qua thống kê để nhận xét, đánh giá chủ yếu đưa vào thống kê của thành phố lớn như Hà Nội (chiếm khoảng 20% tổng số vụ cả nước), thành phố Hồ Chí Minh từ 20 - 25% tổng số vụ cả nước, Hải Phòng, Quảng Nam Đà Nẵng, Hậu Giang … cũng chiếm khoảng 10 - 15% số vụ cả nước.

Một số tỉnh do biên chế thiếu hoặc do không quan tâm đầy đủ, nên thường làm quá chậm, hoặc không làm thống kê (như Đaklak, Sông Bé, Cửu Long, Bến Tre) cũng có một số nơi lúc làm, lúc không. Do đó thống kê từng đợt không bao giờ có đủ 44 tỉnh thành và cũng chưa bao giờ cấp tỉnh thành có đủ 100% thống kê của cấp quận, huyện.

 

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là:

 

- Toà án địa phương chưa bao giờ có cán bộ thống kê chuyên trách. (ở cấp quận, huyện thư ký hình sự kiêm thống kê sơ thẩm hình sự - Vì vậy có nhiều biến động, thư ký chuyển công tác, thư ký được đề bạt, đi học lại thay thư ký mới, người mới lại tự nghiên cứu mò mẫm làm không có sự hướng dẫn, đôn đốc. Tỷ lệ sai sót nhiều là điều dễ hiểu.

 

ở cấp tỉnh thư ký toà sơ thẩm được nhận thống kê hình sự sơ thẩm, thư ký toà phúc thẩm đảm nhiệm thống kê hình sự phúc thẩm và cán bộ phòng giám đốc kiểm tra làm thống kê hình sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm. Cán bộ văn phòng đảm nhận khâu tổng hợp phần sơ thẩm của cấp huyện, rồi thu nhận toàn bộ thống kê gửi lên TANDTC, Bộ tư pháp.

 

ở các toà phúc thẩm TANDTC cũng không có thống kê viên chuyên trách mà các thư ký kiêm nhiệm. Toà dân sự, toà hình sự cũng tương tự.

 

Tình hình cán bộ và tổ chức như trên không sao tạo cho hoạt động thống kê được duy trì ổn định và bảo đảm cho thống kê vừa chính xác vừa kịp thời.

 

Ngay TANDTC phải tổng hợp thống kê các loại của toàn quốc cũng chỉ có một cán bộ theo dõi và tổng hợp phần hình sự gồm 3 biểu mẫu trên, do đó cấp dưới có sai sót cũng không đi kiểm tra giúp đỡ và uốn nắn được kịp thời.

 

- Phương tiện cho hoạt động thống kê hết sức eo hẹp, nghèo nàn. Các địa phương cũng như TANDTC không có kinh phí để gọi điện thoại kiểm tra số liệu. Không có máy telex. Mẫu in không có bản nháp, máy tính không đủ trang bị cho người làm thống kê. Do đó việc đôn đốc, kiểm tra thống kê từ trên xuống không sao làm nổi. Tình hình này kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa tháo gỡ được.

 

- ở các cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho hoạt động thông tin đơn giản này.

 

ở cấp tỉnh, huyện sự quan tâm này coi như rất yếu. Thậm chí thống kê làm sai vẫn gửi đi, không làm cũng không kiểm tra nhắc nhở.

 

- Công tác thống kê của TAND cũng như VKSND, cho đến nay vẫn nằm ngoài sự quản lý thống nhất của tổng cục Thống kê, cơ quan quản lý thống kê của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Vì vậy, hoạt động thống kê của toà án mang tính chất hành chính của ngành, không mang tính chất quốc gia, nên không được Nhà nước quan tâm.

 

III/ Một vài kiến nghị

 

ở trên đã lược kê quá trình hình thành công tác thống kê của TAND, thực trạng tình hình thống kê hình sự của TAND qua 30 năm tồn tại phát triển và những ưu khuyết điểm của nó, có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

 

Để đưa công tác thống kê về tình hình thụ lý - xét xử hình sự của TAND tiến kịp với sự bùng nổ thông tin trong thời đại hiện nay, phúc đáp tốt nhất công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm trong tình hình xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần "đổi mới" của Nghị quyết đại hội VII. Cần tiếp tục đổi mới phương thức và hoạt động thống kê của TAND nói chung và trước mắt là thống kê hình sự nói riêng. Muốn vậy, chúng tôi xin đề xuất mấy vấn đề sau đây:

 

1. Đề nghị với Quốc hội, hội đồng Nhà nước và Chính phủ có quyết nghị đưa công tác thống kê của TAND và VKSND vào hệ thống thống kê của Nhà nước do Tổng cục Thống kê quản lý về mặt nghiệp vụ.

 

Để việc sử dụng số liệu thống kê về hoạt động tư pháp, về hoạt động điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự được thống nhất mang tính chất quốc gia, bảo đảm giữ bí mật về số liệu và bảo đảm đầy đủ các yêu cầu, các chỉ tiêu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao, giúp cho công tác nghiên cứu về tội phạm , xây dựng các văn bản pháp luật cần thiết, và trong tình hình Bộ tư pháp đang làm nhiệm vụ quản lý về mặt tổ chức các toà án địa phương. Bộ Tư pháp là cơ quan trực thuộc Chính phủ có điều kiện thuận lợi: dự trù kinh phí, in biểu mẫu thống kê và quản lý về mặt hành chính toàn bộ khâu này, thay cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang chủ trì thống kê liên ngành theo QĐ 06 hiện nay.

 

2. Tổng cục Thống kê và Bộ Tư pháp trình Quốc hội và Chính phủ, Pháp lệnh về thống kê tư pháp, trong đó có vấn đề quyền hạn, nhiệm vụ của hai ngành đối với việc quản lý nghiệp vụ, quản lý hành chính công tác thống kê tư pháp cả nước, giải quyết hợp lý và thoả đáng vấn đề cán bộ chuyên trách thống kê, chế độ chính sách và phương tiện làm việc cho hoạt động này, nhằm đưa công tác thông tin về tội phạm nhanh, nhạy, nhiều chiều bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đi vào nền nếp và đạt độ chính xác cao đúng với ý nghĩa thống kê quốc gia.

 

Trên đây là những ý kiến ban đầu về việc cần tiếp tục đổi mới công tác thống kê của TAND. Đây là vấn đề mới cần tiếp tục được trao đổi và có giải pháp hợp lý.

 

 

 

 

 

 

 

 

một số vấn đề chung về thống kê tội phạm

PTS. Hoàng Văn Hưng

Tổng cục Thống kê

 

 

I. Quan điểm phương pháp luận

 

1/ Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của thống kê tội phạm

 

Thống kê tội phạm là một trong những nội dung cơ bản của thống kê tư pháp, là bộ phận quan trọng của thống kê xã hội.

 

Như mọi người đều biết, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị dựng lên thành luật thông qua Nhà nước. "Sống và làm việc theo pháp luật" phải trở thành nếp sống hàng ngày của mỗi ngửời công dân. Tuy nhiên, sự vi phạm pháp luật lại là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp phải thường xuyên theo dõi tình hình vi phạm pháp luật, đấu tranh chống tội phạm , bảo vệ an ninh và an toàn xã hội;

 

Để có được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tội phạm không có cách nào khác, phải tăng cường và hoàn thiện hệ thống thống kê tư pháp và công tác thống kê tội phạm .

 

Thống kê tội phạm là một lĩnh vực cụ thể của thống kê nên nó phải tuân theo những nguyên lý chung của thống kê.

 

Thống kê tội phạm nghiên cứu mặt lưọng trong mỗi quan hệ với mặt chất của những hiện tượng vi phạm pháp luật, rút ra những quy luật của hiện tượng xã hội này nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước, cải tiến công tác của các cơ quan tư pháp, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm an toàn và an ninh xã hội.

 

Những nhiệm vụ cụ thể của thống kê tội phạm là:

 

a/ Lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về từng vụ phạm tội, từng người phạm tội và hệ thống thông tin tổng hợp tội phạm phục vụ việc quản lý xã hội.

 

b/ Thu thập, tổng hợp đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình phạm tội của từng thời kỳ, lập báo cáo trình lãnh đạo các cơ quan tư pháp, chính phủ, Hội đồng Nhà nước và Quốc hội.

 

c/ Cung cấp thông tin vè tội phạm cho các cơ quan nghiên cứu xây dựng pháp luật và các cơ quan khác có liên quan.

 

2. Đặc điểm của thống kê tội phạm và những yêu cầu khách quan

 

Xem xét, giải quyết một vụ vi phạm pháp luật thường bắt đầu từ khâu tố giác qua điều tra đến xét xử. ở nước ta có 3 cơ quan tham gia vào quá trình này. Nội dung công việc của từng cơ quan có thể tóm tắt như sau:

 

a/ Bộ Nội vụ:

 

Thu thập những thông tin tố giác (do công dân đến báo hoặc tố bằng văn bản; do tổ chức, cơ quan gửi công văn hoặc hồ sơ đến đề nghị xem xét quy trách nhiệm cụ thể; do công an tự phát hiện

 

- Điều tra xét hỏi

- Kết luận và xử lý theo 4 khả năng:

 

+ Đình chỉ tố tụng do không có hành vi phạm tội hoặc không có cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự

 

+ Tạm đình chỉ điều tra do không tìm ra thủ phạm, bị can trốn hoặc trở thành người mất trí, ốm nặng.

 

+ Chuyển giao về cơ quan, xí nghiệp hoặc địa phương xử lý nội bộ do vi phạm hình sự nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (sau khi thống nhất ý kiến với Viện kiểm sát cùng cấp)

 

+ Chuyển giao Viện kiểm sát làm thủ tục truy tố.

 

b/ Viện kiểm sát

 

- Nhận hồ sơ và làm thủ tục khởi tố vụ án

- Điều tra xét hỏi

- Kết luận và xử lý theo các khả năng:

+ Tạm đình chỉ điều tra do bị can trốn, ốm nặng hoặc mất trí.

+ Chuyển giao về cơ quan, xí nghiệp hoặc địa phương xử lý nội bộ do vi phạm nhỏ hoặc có tình tiết giảm nhẹ can phạm được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đề nghị truy tố và chuyển giao vụ án cho Toà án.

 

c/ Toà án nhân dân

- Nhận và nghiên cứu hồ sơ, kể cả đơn kháng cáo, kháng nghị

- Ra quyết định:

+ Tạm đình chỉ vụ án nếu bị can trốn, ốm nặng hoặc mất trí.

+ Trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát nếu thấy cần phải điều tra thêm.

+ Chuyển hồ sơ về cơ sở xử lý nội bộ nếu kết luận điều tra thay đổi, thấy không đủ cơ sở pháp lý để buộc tội hình sự.

+ Chuyển toàn bộ hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án khác.

+ Mở phiên toà xét xử.

 

Qua phần trên nhận thấy 3 cơ quan có quan hệ rất mật thiết, thực hiện 3 khâu của cùng một việc. Đặc điểm nói trên đòi hỏi:

Thứ nhất: Thống kê tội phạm phải là một thể thống nhất do một cơ quan thiết kế và điều khiển. Tính thống nhất thể hiện ở:

 

+ Thống nhất ban hành chế độ ghi chép ban đầu và phương pháp ghi chép

+ Thống nhất chế độ báo cáo thống kê, khái niệm, phương pháp tính toán, kỳ hạn báo cáo

+ Thống nhất phương pháp truyền đưa thông tin

+ Thống nhất tổ chức hệ thống tính toán và lưu trữ thông tin (ngân hàng dữ liệu) về thống kê tội phạm .

+ Thống nhất quy chế sử dụng số liệu

Sự thống nhất trong thống kê tội phạm không có nghĩa là "như nhau" ở các khâu, các cấp. Tính thống nhất ở đây thể hiện sự hợp lý hoá, tối ưu hoá, thích ứng với thực tế.

 

Thứ hai: Hệ thống chỉ tiêu thống kê tội phạm phải đa dạng, phong phú, gồm đủ loại chỉ tiêu để đánh giá tình hình tội phạm về mức độ, cơ cấu, xu hướng phát triển, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

 

Hệ thống chỉ tiêu này gồm toàn bộ chỉ tiêu phản ánh về đối tượng nói trên từ khâu bị tố giác đến khâu xét xử.

 

Hệ thống chỉ tiêu bao gồm những chỉ tiêu về số vụ, số tội phạm , số thiệt hại về người và của do gây án, số thu hồi.

 

Thứ ba: Chế độ thu thập thông tin thống kê tội phạm (tức chế độ báo cáo thống kê) phải gọn nhẹ, phù hợp với khả năng và trình độ cán bộ các cấp. Số liệu báo cáo phải chính xác, không sót, không trùng. Khác với thống kê kinh tế là ở chỗ thống kê tội phạm chỉ có số chính thức, không có ước tính; mọi số liệu đều tạo nên từ chứng từ ghi chép ban đầu.

 

Chế độ báo cáo gọn nhẹ, phù hợp với khả năng và trình độ cán bộ là điều kiện cơ bản bảo đảm kỷ luật báo cáo và chất lượng số liệu. Kinh nghiệm cho thấy với biên chế có hạn, nếu số đầu báo cáo càng nhiều, nội dung báo cáo (tức số cột, số dòng) càng rườm rà thì sẽ không có báo cáo hoặc có nhưng không bảo đảm độ tin cậy.

 

Thứ tư: cần thiết phải sử dụng phương tiện tính toán hiện đại để lưu trữ thông tin về từng tội phạm và tổng hợp số liệu phục vụ kịp thời cho công tác nghiên cứu và báo cáo thống kê.

 

Hệ thống máy tính hiện đại giúp cho việc lưu trữ thông tin chi tiết về từng đối tượng và tìm kiếm thông tin được nhanh chóng. Mặt khác máy tính giúp cho việc khai thác tổng hợp nghiên cứu tổng thể tội phạm từ nhiều khía cạnh bằng cách đưa ra kết quả tính toán với số lượng biểu gấp nhiều lần so với tổng hợp là báo cáo bằng thủ công.

 

(Nếu gọi ma là số đặc điểm thu thập được về từng tội phạm , n là số đặc điểm cần nghiên cứu về tổng thể tội phạm thì số phân tổ kết hợp (số đơn vị biểu) được tính theo công thức:

 

n m !

m n ! (m-n) !

 

Vì lẽ đó máy tính sẽ điều hoà mâu thuẫn giữa yêu cầu phải đa dạng và đồng bộ của hệ thống chỉ tiêu với yêu cầu phải tinh giản, thiết thực của chế độ báo cáo.

 

Thứ năm: Đi kèm với sử dụng máy tính thì hệ thống biểu mẫu báo cáo và chứng từ ghi chép ban đầu phải được quy chuẩn, có mã số.

Những danh mục có liên quan và những khái niệm dùng chung cần được hoàn thiện và pháp quy hoá.

 

Giải quyết yêu cầu tiêu chuẩn hoá biểu mẫu, chứng từ đáp ứng yêu cầu của máy tính không chỉ đơn thuần là kỹ thuật thiết kế mà còn ở chỗ phải ghi chép đúng yêu cầu. Muốn vậy phải đặc biệt chú ý đến khâu tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra.

 

3. Các phương pháp nghiên cứu thống kê tội phạm

 

Để đạt được mục đích nghiên cứu rút ra quy luật của các vụ phạm tội, thống kê sử dụng các phương pháp sau đây:

a/ Phương pháp nhân tổ: Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để phân chia tổng thể cần nghiên cứu ra các tổ, nhóm nhỏ theo các tiêu thức khác nhau.

 

Ví dụ: Tội phạm chia theo:

 

- Tội danh (theo điểu luật),

- Giới tính

- Dân tộc

- Tuổi tác

- Trình độ học vấn

- Địa vị xã hội

- Đơn vị hành chính (tỉnh, huyện)

 

Trong phân tổ thống kê tội phạm , điều quan trọng là phải lựa chọn đúng tiêu thức phân tổ, muốn vậy phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu. Tiêu thức phân tổ trong thống kê tội phạm chính là đặc điểm bản chất nhất của tội phạm hoặc người phạm tội.

 

Dựa vào 1 tiêu thức phân tổ có phân tổ đơn.

Kết hợp 2 tiêu thức phân tổ trở lên có phân tổ kép. Tất nhiên trong một biểu thống kê tội phạm không thể kết hợp quá nhiều tiêu thức vì số kết hợp sẽ tăng lên theo công thức tính C n/m làm cho biểu sẽ quá nhiều số liệu. dài và rối.

 

b/ Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân

 

Số tuyệt đối nói lên quy mô của tội phạm , ví dụ số vụ, số người, số tiền thiệt hại…

Số tương đối nói lên cơ cấu của tội phạm do so sánh từng nhóm với tổng số. Đơn vị tính số tương đối thường là % hoặc %.

 

Số bình quân nói lên mức trung bình về mặt lượng của hiện tượng. Nó "san bằng" mọi đột biến do ảnh hưởng bởi những yếu tố ngẫu nhiên.

 

Số bình quân thường tính bằng các công thức bình quân đơn giản, bình quân gia quyền.

 

Để tính số bình quân về tốc độ phát triển % áp dụng công thức tính số bình quân kỷ hà.

 

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có thể chỉ dùng số tuyệt đối hoặc chỉ số dùng tương đối, số bình quân, cũng có thể dùng kết hợp cả 3 loại số.

 

c/ Phương pháp chỉ số: được sử dụng khi so sánh số tuyệt đối kỳ này với số tuyệt đối kỳ gốc để thấy đốc độ phát triển, có 2 loại chỉ số:

 

- Chỉ số phát triển định gốc: để so sánh từng thời kỳ sau với một thời kỳ cố định trước đó.

Ví dụ: năm 1991 năm 1990 năm 1989

năm 1980 năm 1980 năm 1980

 

- Chỉ số phát triển liên hoàn: để so sánh kỳ sau với kỳ trước liền đó.

 

Ví dụ: năm 1991 năm1990 năm 1989

năm 1990 năm 1989 năm 1988

 

Phương pháp chỉ số để nghiên cứu tốc độ phát triển (tốc độ gia tăng). Tuy nhiên, chỉ số sẽ không tính được khi số tuyệt đối kỳ gốc là "o"

 

d/ Phương pháp dãy số theo thời gian: Là phương pháo liệt kê sắp xếp lại số liệu theo thứ tự thời gian để có một dãy số nói lên xu hướng phát triển.

 

Ví dụ: số tội phạm từng năm,

Số vụ án đã xử hàng tháng…

 

Điều cần chú ý của phương pháp này là các khoảng thời gian tương ứng với từng số liệu phải đồng nhất chứ không thể khoảng dài, khoảng ngắn lẫn lộn.

 

đ/ Phương pháp đồ thị: Là phương pháp dùng hình vẽ để biểu thị cơ cấu hoặc xu hướng phát triển của hiện tượng. Những dạng đồ thị thường dùng là:

 

- Đồ thị đường)

- Đồ thị cột) để biểu diễn xu hướng phát triển

- Đồ thị hình tròn để biểu diễn cơ cấu.

 

e/ Phương pháp khảo sát tương quan: Là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa 2 mặt hoặc nhiều mặt của một hiện tượng nhằm rút ra quy luật diễn biến của hiện tượng, xác định nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của hiện tượng, dự đoán sự phát triển trong tương lai và đề ra các biện pháp nhằm phát huy hoặc hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan. Trong thống kê tội phạm có thể đây là một phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc điều chỉnh pháp luật và đề ra các biện pháp đấu tranh chống tội phạm.

 

Trên đây chỉ là những phương pháp cơ bản được sử dụng trong thống kê nói chung và thống kê tội phạm nói riêng. Mỗi phương pháp có nội dung và tác dụng riêng. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, phân tích cần lựa chọn phương pháp thích hợp hoặc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp.

 

II. Một số suy nghĩ về thực trạng thống kê tội phạm ở nước toà án

 

Như đã nói trên, thống kê tội phạm là một mảng quan trọng trong thống kê kinh tế xã hội của đất nước. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân, đến nay tổng cục thống kê với tư cách là cơ quan trung ương quản lý công tác thống kê của đất nước vẫn chưa "với tới" mảng thống kê này. Nói cách khác, thống kê tội phạm (gồm cả tổ chức và hệ thống chuyên môn nghiệp vụ) vẫn do 3 cơ quan (Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) "tự biên tự diễn", chưa có sự quan tâm giúp đỡ của hệ thống thống kê Nhà nước. Thực tế này đã dẫn đến một số khó khăn của ngành tư pháp về tổ chức bộ máy thống kê, tổ chức ghi chép, báo cáo, tổng hợp thông tin. Điều đó cũng dẫn đến những hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cấp lãnh đạo, cho nhân dân và cho các nhu cầu nghiên cứu khác.

 

Những năm qua, các cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng củng cố và phát triển công tác thống kê của mình, đặc biệt là thống kê tội phạm .

 

Sự ra đời cuả Hội đồng thống kê tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm chủ tịch và việc ban hành chế độ báo cáo thống kê hình sự theo quyết định số 06/QĐ-LN ngày 24-1-1989 là nét đặc trưng phát trong quá trình phát triển của thống kê tội phạm .

 

Trong báo cáo chuyên đề về thống kê của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao đã tổng kết những kết quả đã đạt được và những tồn tại của từng khâu. Trong phần viết này chỉ xin nêu thêm một số suy nghĩ về tồn tại và khuyết điểm, đó là:

 

1/ Về chế độ ghi chép ban đầu:

 

Chế độ ghi chép ban đầu bao gồm một hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu và các quy định bắt buộc phải ghi chép, luân chuyển. Chứng từ ghi chép ban đầu được hiểu là những tờ giấy dùng để ghi chép, chụp lại những thông tin cần thiết khi sự việc xẩy ra. Nó là sự ghi chép lần đầu tiên, do người hoặc những người có thẩm quyền ghi, ký tên. Chứng từ ghi chép ban đầu cũng là căn cứ pháp lý duy nhất để hạch toán và thống kê. Mọi số liệu về thống kê tội phạm phải được tổng hợp từ chứng từ có liên quan. Vì vậy, độ tin cậy của số liệu thống kê tội phạm trước hết phụ thuộc vào độ chính xác của chứng từ ghi chép ban đầu.

 

Chứng từ ghi chép ban đầu phải được kịp thời và luân chuyển đến đúng địa điểm cần đến. Phần lớn chứng từ được lập theo do thủ tục tố tụng quy định, chúng được lưu hồ sơ vụ án. Một số ít chứng từ phục vụ cho công tác thống kê được chuyển đến trung tâm tính toán hoặc cán bộ thống kê.

 

Trong thực tế hiện nay, các cơ quan công an, Viện kiểm sát, Toà án đều có chứng từ ghi chép ban đầu. Tuy nhiên chứng từ chưa được ban hành theo một văn bản pháp quy của cấp có thẩm quyền.

 

Vừa qua, với sự cố gắng của mình, Toà án nhân dân tối cao đã in ra 50 chứng từ về hình sự và dân sự (mặc dù chưa có văn bản pháp quy ban hành), sắp tới sẽ cho ra tiếp khoảng 20 chứng từ nữa về thi hành án. Đây mới chỉ là thử nghiệm ở một số tỉnh nhưng chúng tôi cho rằng còn nặng nề, rườm rà, cần phải quy gom và tinh giản mới thực hiện được.

 

Một chứng từ rất quan trọng đối với thống kê là "phiếu thống kê nhân thân tội phạm" đáng lẽ cả 3 cơ quan (Công an, Kiểm sát, Toà án) đều phải lập sau khi đã có kết luận cuối cùng về 1 số vụ việc thì hiện nay cơ quan lập, cơ quan không. Bộ Nội vụ gọi phiếu này là "Báo cáo 1 người" ban hành từ năm 1976, trong đó có những chi tiết đã quá lạc hậu, ví dụ qua lại 2 miền trước 1975…

 

Do chứng từ hiện nay còn tản mạn, chưa có chỉ huy chung nên việc lo kinh phí, in ấn và phát hành biểu mẫu để bảo đảm nhu cầu của mọi khâu, mọi cấp chưa có cơ quan nào đảm trách.

 

2/ Về chế độ báo cáo thống kê tội phạm :

 

Theo quy định chung của liên ngành, các báo cáo thống kê tội phạm của cơ quan, toà án đều được gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp rồi Viện kiểm sát tổng hợp chung báo cáo lên theo từng cấp (huyện, tỉnh, tối cao). mỗi năm thực hiện báo cáo theo phương thức này 3 lần: báo cáo 3 tháng, 9 tháng và năm. Báo cáo được gửi đi ở cấp huyện là 7 ngày sau, cấp tỉnh là ngày 10 và Viện kiểm sát nhân dân nhận báo cáo từ 15 đến 20 tháng sau kỳ báo cáo.

 

Ngoài chế độ báo cáo phối hợp chung như nói trên, từng ngành đều có chế độ báo cáo nhanh theo chuyên ngành, ví dụ:

Ngành công an có báo cáo khẩn cấp vụ việc, báo cáo ngày, tuần, tháng, 6 tháng,

 

Nhìn chung, quy định vè trách nhiệm báo cáo đã rõ ràng. nhưng hệ thống báo cáo hiện nay còn có một số nhược điểm sau:

 

a. Báo cáo tuần kỳ và báo cáo tháng nặng nề về lời văn. Báo cáo tháng của Toà án chưa có mẫu thống nhất nên rất khó tổng hợp.

 

b. Biểu thống kê của liên ngành hiện nay quá nặng nề, dài dòng, nhiều biểu có khổ to 40x50 cm, có trên 20 cột, thậm trí có 44, 45 cột, in 2 mặt.

 

Với biên chế hạn hẹp và mức lương của người làm thống kê thấp như hiện nay thì thực hiện nay thì thực hiện một chế độ báo cáo như thế quả là khó khăn.

 

c. Theo quy trình hiện nay thì trong 1 năm số liệu thống kê tội phạm chỉ được tổng hợp toàn quốc 3 lần cụ thể là:

+ Từ 20 đến 25/4 có số liệu 3 tháng

+ Từ 20 đến 25/10 có số liệu 9 tháng

+ Cuối tháng 1 có số liệu năm trước

 

Như vậy thông tin hàng tháng chưa được tổng hợp chung để đáp ứng nhu cầu của Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nhà nước. Việc tổng hợp thông tin về tội phạm 5 tháng và 11 tháng để làm báo cáo trình ra kỳ họp Quốc hội tháng 6 và tháng 12 cũng có nhiều khó khăn do chưa đồng bộ giữa báo cáo 3 tháng, 9 tháng của liên ngành và báo cáo hàng tháng của từng ngành.

 

3. Về phương tiện tính toán

 

Việc tổng hợp số liệu và ghi báo cáo thống kê tội phạm ở cấp huyện và cấp tỉnh hiện nay chhủ yếu là thủ công.

 

Bộ Nội vụ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có nhứng trung tâm tính toán của mình. Một số địa phương của các cơ quan này như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam Đà Nẵng đã có máy tính. Như vậy, phương tiện tính toán hiện đại đã có nhưng chưa lớn. Nếu tăng khối lượng tính toán lên nữa chắc chắn phải trang bị, đầu tư thêm.

 

4. Về bộ máy thống kê tội phạm :

 

Thống kê tư pháp cũng như thống kê các bộ, ngành hiện nay đang đứng trước thử thách là biên chế không tăng, thậm trí còn giảm nhưng nhiệm vụ thì tăng thêm.

 

Cán bộ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thống kê đang công tác trong ngành tư pháp rất ít. Cán bộ chuyên trách thống kê của Toà án , Viện kiểm sát và Công an quận, huyện không có. Có thể mạnh dạn nói rằng bộ máy thống kê tư pháp còn rất yếu. Nếu yêu cầu mỗi toà án , mỗi Viện kiểm sát, và Công an địa phương phải có biên chế thống kê chuyên trách thì toàn ngành tư pháp phải thêm 2000 biên chế nữa. Điều đó có thể thực hiện được. Vấn đề được đặt ra là để tăng cường công tác thống kê tư pháp nói chung và thống kê tội phạm nói riêng phải hợp lý hoá tổ chức, tăng cường ghi chép ban đầu, tổ chức lại hệ thống tính toán và tổng hợp trực tiếp từ chứng từ ghi chép ban đầu trên máy để bớt việc cho cán bộ thống kê.

 

III. Một số kiến nghị

 

Từ những phân tích trong các phần trên, chúng tôi đề nghị:

 

1/ Cần thành lapạ Vụ thống kê tư pháp thay cho Hội đồng thống kê liên ngành hiện nay. Theo mô hình tổ chức các cơ quan hiện tại thì tốt nhất Vụ thống kê đặt trong Bộ tư pháp để giúp Bộ trưởng Bộ tư pháp tổ chức và quản lý toàn bộ công tác thống kê tư pháp . Nó có chức năng phối hợp, điều hoà và điều khiển về chuyên môn đối với thống kê công an , kiểm sát, toà án. Nó giúp Bộ trưởng tổ chức và quản lý các trung tâm tính toán, ban hành chế độ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo và kế hoạch thông tin thống nhất.

 

Các cơ quan Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tối cao tổ chức phòng thống kê.

 

Các Sở tư pháp tỉnh, thành phố có tổ thống kê từ 1 đến 3 cán bộ làm nhiệm vụ nhận báo cáo và phiếu thống kê nhân thân do tổ chức công an, kiểm sát, toà án cấp huyện và tỉnh gửi đến, kiểm tra và chuyển tiếp cho trung tâm tính toán. Cuối tháng, cuối quý thống kê tư pháp nhận kết quả tính toán của trung tâm gửi về báo cáo với lãnh đạo 4 cơ quan tư pháp cấp tỉnh, lãnh đạo UBND và tỉnh uỷ.

 

Các cơ quan Công an, kiểm sát, Toà án huyện và tỉnh thường xuyên làm nhệm vụ thụ lý và xử lý vụ án được coi như các tổ chức cơ sở của ngành tư pháp nói chung không bố trí thống kê chuyên trách mà ai làm việc gì thì chi chép việc đó, Thủ trưởng phải ký duyệt và gửi báo cáo cho thống kê Sở Tư pháp.

 

2/ Tổ chức các trung tâm tính toán. Về lâu dài, ngành tư pháp của tỉnh phải có trung tâm tính toán đặt trực thuộc với trung tâm tính toán trung ương.

 

Trước mắt chưa có việc đó cần tổ chức 3 trung tâm tính toán khu vực ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, trong đó trung tâm Hà Nội kiêm chức năng của trung tâm trung ương. Các trung tâm tính toán nhận phiếu thống kê nhân thân tội phạm theo tuần kỳ và báo cáo thống kê hàng tháng từ thống kê các Sở tư pháp trong vùng gửi đến và xử lý theo chương trình cuối tháng gửi kết quả tổng hợp về cho tỉnh đồng thời báo cáo lên cho trung tâm Hà Nội.

 

Việc truyền số liệu từ các trung tâm khu vực về trung tâm Hà Nội sẽ được tiến hành bằng phương tiện hiện đại của Tổng công ty bưu chính viễn thông.

 

Vụ thống kê phải tổ chức và quản lý các trung tâm tính toán từng bước hướng dẫn họ xây dựng ngân hàng dữ liêụ. Mặt khác phải hợp đồng với Tổng công ty bưu chính viễn thông tổ chức việc truyền tin.

 

Cần sớm ban hành một chế độ ghi chép ban đầu thống nhất trong ngành tư pháp, chế độ ghi chép ban đầu phải gọn nhẹ, thiết thực. Nhưng việc giống nhau hoặc gần giống nhau cần quy định chung một chứng từ. Phải đặc biệt coi trọng phiếu thống kê nhân thân. Phiếu này lập cho từng người, khi người đó đã có kết luạn cuối cùng vè hình thức xử lý. Đây là chứng từ phát sinh cuối cùng trong một vụ án nhằm ghi lại những đặc điểm nhân thân, đặc điểm về tội trạng và hình thức xử lý.

 

Chế độ ghi chép ban đầu do Vụ thống kê chủ trì nghiên cứu với sự tham gia tích cực của Công an, Viện kiểm sát, Toà án từ khâu khảo sát thực tế, thiết kế biểu mẫu, thí điểm và tu chỉnh. Vụ thống kê tư pháp giúp Bộ trưởng ban hành chế độ theo quyết định, sau đó các trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện, tổ chức việc in ấn, phát hành.

 

Kinh phí về chứng từ ghi chép ban đầu lần đầu tiên lấy trong kinh phí sự nghiệp của các cơ quan tư pháp nhưng hợp lý nhất phải lấy từ khoản thu án phí, tức là bị can phải nộp tiền mua chứng từ.

 

4/ Cần sớm cải tiến và ban hành chế độ báo cáo thống kê ngành tư pháp, chế độ báo cáo thống kê phải rất gọn nhẹ thiết thực những thông tin cấp trên không cần thì không báo cáo.

 

Ngoài phiếu thống kê nhân thân, hàng tháng các cơ quan tư pháp cấp huyện và tỉnh chỉ làm báo cáo về một số chỉ tiêu cơ bản nhất, từ 1 đến 2 biểu. Các biểu báo cáo 3 tháng, 9 tháng và năm các cơ quan sẽ không phải làm nữa, các trung tính toán thực hiện việc này.

 

Vụ thống kê tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tư pháp giúp Bộ trưởng cải tiến và ban hành chế độ báo cáo thống kê tội phạm , các bảng danh mục kèm theo.

 

Việc củng cố, tăng cường và hoàn thiện công tác thống kê tội phạm không chỉ do cố gắng của những người làm thống kê trong các cơ quan của hệ tư pháp mà rất cần sự quan tâm của thủ trưởng 4 ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao), sự hưởng ứng ghi chép và báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời của cán bộ chiến sĩ công an, kiểm sát, toà án trong cả nước.

 

Thống kê tội phạm cũng cần sự quan tâm giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục thống kê với tư cách là cơ quan trung ương về thống kê, cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng khác để tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh phí và đào tạo cán bộ.

 

 

ứng dụng tin học vào công tác thống kê

trong ngành kiểm sát nhân dân .

Phạm văn Được

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao

 

 

Quá trình nghiên cứu thống kê có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có nhiều hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành khác nhau. Việc ứng dụng tin học vào mỗi giai đoạn như thế nào là tuỳ thuộc vào việc lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành mỗi giai đoạn đó. Dưới đây là khái quát về nội dung của 3 giai đoạn nghiên cứu thống kê.

 

I/ Khái quát về các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê - những công việc có thể ứng dụng tin học

 

Bất kỳ quá trình nghiên cứu thống kê nào đều có 3 giai đoạn:

 

1. Thu thập tài liệu thống kê: có 2 hình thức thu thập tài liệu thống kê là:

 

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ

- Điều tra thống kê

 

a/ Chế độ báo cáo thống kê định kỳ bao gồm: Các qui định về quyền lập và ban hành biểu mẫu báo cáo, các qui định về biểu mẫu báo cáo ( nội dung, phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu báo cáo ). Các qui định về thực hiện chế độ báo cáo ( danh mục các đơn vị báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, các đơn vị nhận báo cáo ),.

 

b/ Điều tra thống kê là hình thức thu thập tài liệu thống kê dựa vào các cuộc điêù tra có tính chất chuyên môn tiến hành theo nội dung, phương pháp và kế hoạch qui định riêng cho mỗi cuộc điều tra. Đối tượng chủ yếu của các cuộc điều tra là những hiện tượng không được phản ánh thường xuyên ( qua chế độ báo cáo định kỳ) mà chỉ phản ánh vào từng thời điểm nhất định. Điều tra thống kê còn được tổ chức để bổ xung và kiểm tra chất lượng của số liệu báo cáo định kỳ. Trong đIều tra thống kê sử dụng 2 phương pháp:

 

- Đăng ký trực tiếp: với phương pháp này người có trách nhiệm phải tiếp xúc với đơn vị đIều tra, trực tiếp tiến hành ghi các tài liệu vào phiếu đIều tra.

 

- Đăng ký qua chứng từ sổ sách: với phương pháp này việc thu thập tài liệu căn cứ vào các chứng từ sổ sách đã được ghi chép một cách có hẹe thống. Tài liệu ghi chép ban đầu là cơ sở của mọi hình thức thu thập tàI liệu thống kê, là căn cứ của mọi hạch toán; đồng thời là chứng từ xác nhận về mặt pháp lý sự việc thực tế đã xảy ra.

 

2. Tổng hợp thống kê: tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ 2 của quá trình nghiên cứu thống kê nhằm tập trung chỉnh lý, hệ thống hoá các tàI liệu đã thu thập được trong đIều tra thống kê. Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là đặc trưng cá biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng của từng bộ phận và của toàn bộ tổng thể. Nội dung của tổng hợp thống kê gồm có: Dùng phương pháp phân tổ để phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ; xác định các chỉ tiêu đặc trưng của tổ, tiểu tổ cũng như của toàn bộ tổng thể; trình bày kết quả tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê. Trong giai đoạn tổng hợp thống kê, phương pháp cơ bản được áp dụng là phương pháp phân tổ. Có 2 hình thức tổng hợp thống kê chủ yếu:

 

a/ Tổng hợp thống kê từng cấp: mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi được phân công, sau đó gửi kết quả tổng hợp lên cấp trên để tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn.

 

b/ Tổng hợp tập trung: Toàn bộ tài liệu ban đầu được tập trung về một cơ quan ( cơ quan chỉ đạo diều tra hoặc cơ quan ban hành biểu mẫu báo cáo) để tổng hợp. Cách tổng hợp này thường được tiến hành bằng các phương tiện tính toán cơ giới. Ngoài ra, tuỳ theo đIều kiện kỹ thuật tổng hợp và yêu cầu nghiên cứu của các cấp có thể kết hợp hai hình thức tổng hợp thống kê nói trên: mỗi cấp được giao nhiệm vụ tổng hợp một số chỉ tiêu trước khi tập tring toàn bộ về một nơi.

 

3- Phân tích thống kê: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê nhằm nêu lên một cách tổng hợp qua các biểu hiện về lượng, bản chất và tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội nghiên cứu trong các đIều kiện thời gian và địa đIểm cụ thể. Khi phân tích thống kê người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và đIều kiện đã được tổng hợp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đó bằng các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra mhững kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.

 

Quá trình nghiên cứu thống kê trong kĩnh vực tư pháp cũng phải trải qua 3 giai đoạn trên. hệ thống các chỉ tiêu thống kê trong lĩnh vực tư pháp có thể được chia làm 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của các cơ quan tư pháp và nhóm chỉ tiêu phản ánh đối tượng tác động của mỗi cơ quan. Mỗi nhóm chỉ tiêu này cần phải có hình thức tổ chức thu thập tài liệu thống kê và hình thức tổng hợp thống kê khác nhau, và sử dụng phương tiện tổng hợp thống kê khác nhau. Đặc đIểm của thống kê tư pháp là só liệu giữa các ngành trong khối tư pháp có liên quan với nhau, nó không được mâu thuẫn với nhau. Cho nên cần phảI có sự phối hợp giữa các ngành trong việc lựa chọn phương pháp thống kê .

 

Ngày nay, với thành tựu của kỹ thuật tin học khoa học thống kê đã đạt được những bước phát triển mới. Kỹ thuật tin học có thể được áp dụng vào 1 giai đoạn nào đó hoặc cả 3 giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê:

 

- ứng dụng kỹ thuật tin học ở giai đoạn thu thập tài liệu thống kê: Hiện nay ở các ngành trong khối tư pháp giai đoạn thu thập phương pháp tài liệu thống kê thường áp dụng hình thức chế đoọ báo cáo thống kê định kỳ. ậ cấp trực tiếp làm báo cáo thu thập tài liệu thống kê bằng điều tra thống kê với phương pháp đăng ký qua chứng từ sổ sách. Nếu được trang bị kỹ thuật tin học thì có thể loại bỏ đi các sổ sách đó, những dữ liệu ban đầu từ các văn bản tác nghiệp hoặc từ các phiếu đIều tra có thể được ghi trực tiếp vào phương tiện nhớ khác nhau của máy tính . Những dữ liệu này sẽ được ghi thường xuyên mỗi khi có phát sinh hoặc định kỳ. Việc bổ xung, sửa đổi, tra cứu cũng được thực hiện rất rễ ràng và nhanh chóng; khi cần một chỉ tiêu thống kê nào đó máy tính sẽ tổng hợp một cách nhanh chóng mà bằng thủ công không thể đáp ứng được một cách kịp thời. Một ưu đIểm khác nữa là tímh kinh tế nếu như phảI lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn. Trên các thiết bị mhớ rất gọn nhẹ, rẻ tiền và dễ bảo quản ta có thể lưu trữ được khối lượng dữ liệu không hạn chế và khi cần tra cưú sẽ lấy ra rất nhanh chóng. Chúng ta sẽ bỏ đI được sổ sách, tủ, kho lưu trữ cồng kềnh.

 

- ứng dụng kỹ thuật tin học ở giai đoạn tổng hợp thống kê.

 

ưu thế của kỹ thuật tin học được thể hiện chính là ở giai đoạn này. Có thể sử dụng kỹ thuật tin học ở cả hai hình thức tổng hợp thống kê ( tổmg hợp từng cấp và tổng hợp tập trung). Đặc biệt là ở hình thức tổng hợp tập trung trên một qui mô lớn thường là đòi hỏi phảI có kỹ thuật tin học. Trong tổng hợp thống kê phương pháp phân tổ là phương pháp cơ bản được áp dụng. Khối lượng tính toán trong mỗi cách phân tổ thường là khá lớn cho nên nếu được trang bị kỹ thuật tin học cho phép ta phân chia tổng thể nghiên cứu thành đa dạng các tổ hoặc tiểu tổ trên nhiều tiêu thức và khoảng cách tổ khác nhau mà bằng phương pháp thủ công chúng ta khó có thể thực hiện được như vậy. Đó chính là cơ sở cho việc phân tích thống kê sau này.

 

- ứng dụng tin học ở giai đoạn phân tích thống kê: Nếu như ở các giai đoạn trên đã có ứng dụng tin học thì ở giai đoạn này có thể sử dụng phương pháp toán học vaò phân tích số liệu, xây dựng các dãy số liệu qua nhiều năm, xây dựng các bảng so sánh, xây dựng các biểu đồ thống kê . . . một cách tiện lợi và phong phú.

II/ ứng dụng tin học vào công tác thống kê trong ngành Kiểm sát .

 

1. Sự cần thiết của việc ứng dụng tin học vào công tác thống kê trong ngành Kiểm sát .

 

Để thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng tin học vào công tác thống kê trong ngành Kiểm sát, chúng ta bắt đầu từ việc phân tích những hạn chế của chế độ thống kê hiện hành: trong ngành Kiểm sát, công việc thu thập tàI liệu thống kê được tổ chức theo hình thức chế độ báo cáo thống kê định kỳ và tổng hợp thống kê theo hình thức tổng hợp từng cấp. Trong 1 năm có các kỳ báo cáo: tháng, 5 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Có 3 cấp phảI làm báo cáo thống kê là cấp quận, huyện, cấp tỉnh, thành và cấp trung ương. Báo cáo của Viện kiểm sát cấp quận, huyện được gửi về Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành, mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành tổng hợp số liệu cấp quận và làm báo cáo thống kê riêng của mình gửi về Viện kiểm sát tối cao. Phòng thống kê ở Viện kiểm sát Tối cao tiến hành tổng hợp ls riêng cho từng cấp: cấp quận, huyện, cấp tỉnh, cấp toàn quốc. Về tổ chức bộ máy ở cấp quận, huyện có cán bộ bán chuyên trách, cấp tỉnh, thành phố có cán bộ chuyên trách, ở Viện kiểm sát tối cao có phòng thống kê. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh về hoạt động của Viện kiểm sát các cấp ( thường gọi là thống kê công tác) và nhóm chỉ tiêu về vi phạm và tội phạm. Việc thu thập 2 nhóm chỉ tiêu này được tổ chức kết hợp trong các biểu mẫu thống kê phân theo khâu công tác.

 

Phương pháp thống kê như trên có những hạn chế sau:

 

-Hạn chế về tính kịp thời: Do thực hiện tổng hợp thống kê theo hình thức tổng hợp từng cấp cho nên kể từ ngày khoá sổ để làm tổng hợp ở quận, huyện đến khi hoàn thành ở Viện kiểm sát tối cao thường là mất từ một đến hai tháng tuỳ theo mỗi kỳ báo cáo ( Ví dụ: số liệu tháng 4 phảI đến cuối tháng 5 mới tổng hợp xong, số liệu của kỳ 9 tháng phảI đến giữa tháng 11 mới tổng hợp xong). Đến khi tổng hợp xong thì số liệu đã bị lạc hậu so với thực tế. Hạn chế này làm cho công tác thống kê không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động thống kê không gắn với hoạt động quản lý.

 

- Hạn chế về tính đầy đủ và tính linh hoạt trong phân tổ: với chế đọ báo cáo thống kê định kỳ và tổng hợp từngg cấp thì cách phân tổ thống kê phảI được dự kiến trước khi in biểu mẫu và được in ngay ở biểu mẫu. Những dự kiến về phân tổ phải bảo đảm là không được quá phức tạp; cách tính toán, khối lượng tính toán và phương pháp tìm kiếm trong tính toán phải phù hợp với làm bằng thủ công. Do vậy, nếu trong quá trình phân tích thống kê xuất hiện yêu cầu phân tổ mới thì không thể thực hiện được. Trong thống kê tội phạm, vi phạm thường đòi hỏi phảI có tính linh hoạt trong phân tổ mà cách ghi chép tài liệu ban đầu, các tính toán, cách tìm kiếm để tính toán . . . là khá phức tạp cho nên khả năng phân tổ trong chế độ báo cáo thống kê định kỳ và tổng hợp thống kê từng cấp không cho phép thay cách phân tổ thống kê theo các yêu cầu mới không đáp ứng cho yêu cầu phân tích và nghiên cứu.

 

- Hạn văn hoá về tính chính xác: trong lĩnh vực tư pháp cùng một sự kiện xẩy ra có thể được nhiều cơ quan tiếp nhận giảI quyết, kết thúc giải quyết ở cơ quan này lạI được chuyển cho cơ quan khác giảI quyết tiếp, cơ quan này đang giải quyết phát hiện không đúng thẩm quyền lạI chuyển đến cơ quan khác giải quyết cho nên cùng một đối tượng thống kê có thể được thống kê ở nhiều cơ quan. Bởi vậy để tránh trùng lặp và bỏ sót đòi hỏi phảI có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan các cấp trong một ngành và giữa các ngành với nhau về nhiếu phương tiện: lý luận thống kê, tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ. . . Với hình thức tổng hợp từng cấp thì hiện tượng trùng lặp hoặc bỏ sót khó có thể tránh khỏi. Mặt khác nhau để bảo đảm chính xác cán bộ thống kê ở các cấp phảI có nhận thức thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán cho mỗi chỉ tiêu mà hiện nay phần lớn cán bộ thống kê là bán chuyên trách laị hay thay đổi, công tác hướng dẫn lạI không có đIều kiện tổ chức thường xuyên cho nên cón có sự nhận thức chưa thống nhất về nội dung phương pháp tính toán cho nhiều chỉ tiêu. Đó chính là những lý do làm cho số liệu chưa chính xác. Trong chế báo cáo thống kê định kỳ, việc ban hành biểu mẫu thường căn cứ vào pháp luật hiện hành và yêu cầu của hoạt động chỉ đạo đieèu hành. Nhưng hiện nay ở nước ta pháp luật đang ở trong giai đoạn hoàn thiện và do yêu cầu của công tác lãnh đạo đIều hành đòi hỏi ngày một cao cho nên biểu mẫu thống kê không thể ổn định được lâu dàI mà thường xuyên thay đổi. Mỗi lần thay đổi biểu mẫu thống kê lạI phảI thay đổi cả một hệ thống sổ sách ghi chép ban đầu. Nếu việc hướng dẫn tính toánổ chức không chu đáo thì lạI ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo. Việc so sánh số liệu qua nhiều năm trở nên phức tạp.

 

Trong điều kiện không ứng dụng kỹ thuật tin học thì việc lựa chọn phương pháp thống kê bằng chế độ báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp là hoàn toàn phù hợp không còn cách lựa chọn nào khác. Nếu như có ứng dụng tin học nhưng vẫn giữ nguyên phương pháp thống kê như trên thì những hạn chế trên vẫn không khắc phục được. Những hạn chế đó chỉ có thể khắc phục bằng cách ứng dụng tin học để chuyển phương pháp thu thập tài liệu từ hình thức chế độ báo cáo thống kê định kỳ sang hình thức đIều tra thống kê thường xuyên và tổng hợp thống kê bằng hình thức tổng hợp tập trung.

 

Với phương pháp mới này, những dữ liệu ban đầu mỗi khi phát sinh được ghi lưu trữ vào các phương tiện nhở của máy vi tính, những bản báo cáo thống kê của cấp dưới không phảI là bản tổng hợp thống kê nữa mà có thể chính là các văn bản tác nghiệp hoặc văn bản dưới dạng phiếu đIều tra. Tất cả dữ liệu ban đầu được chuyển về cơ quan có chức năng tổng hợp tập trung. TạI đây bất cứ một thời đIểm nào cũng có thể tổng hợp được số liệu cần thiết, Máy tính sẽ đáp ứng cho ta rất nhanh chóng. Như vậy số lượng các chỉ tiêu thống kê có thể tổng hợp được là rất lớn, khả năng phân tổ thống kê là rất linh hoạt, khoảng cách phân tổ và tiêu thức phân tổ được tuỳ ý lựa chọn. Việc so sánh số liệu ở bất cứ khoảng thời gian nào đều có thể thực hiện được dễ dàng. Và giờ đây ta không còn kháI niệm thời đIểm thống kê nữa, không còn phải ban hành biểu mẫu thống kê nữa; việc hướng dẫn làm báo cáo trở lên đơn giản hơn nhiều. Do những ưu đIểm như vậu thống kê trở thành công cụ đắc lực của quản lý, trở thành hệ thống tính toán quản lý, hệ thống này sẽ có nhiều chức năng mà thống kê chỉ là một chức năng trong hệ thống đó. Đối với phương pháp thống kê này cũng đòi hỏi phảI có sự trang bị đồng bộ về kỹ thuật tin học và phảI xây dựng lạI chế độ báo cáo, văn bản tác nghiệp phù hợp với chế độ thống kê mới ( Các bước tiến hành sẽ được trình bày ở phần III).

 

2. Quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng tin học vào công tác thống kê trong ngành Kiểm sát. Phương hướng phát triển.

 

Việc nghiên cứu để áp dụng tin học vào ngành Kiểm sát đã được tiến hành từ những năm 1070, từ năm đó ở phòng thống kê VKSND tối cao đã xây dựng đề án về sử dụng máy tính đIện tử vào thống kê tội phạm và đã áp dụng trong toàn ngành một hệ thống tài liệu ghi chép ban đầu phục vụ cho việc thống kê tội phạm bằng máy tính. Mhưng do đIều kiện kỹ thuật tin học được áp dụng ở nước ta còn hạn chế nên chưa thực hiện được. Đến năm 1989 mới được trang bị 2 dàn máy vi tính, đến nay có 3 dàn ( 1 XT, 1 AT 286, 1 AT 386). Với 3 dàn máy này thì chưa đủ đIều kiện để chuyển sang phương pháp thống kê mới, vẫn áp dụng hình thức chế độ báo cáo thống kê định kỳ và tổng hợp từng cấp. Mới chỉ áp dụng máy vi tính vào tổng hợp số liệu ở cấp Trung ương. Từ tháng 4/1990 tổng hợp báo cáo tháng thực hiện bằng máy vi tính và từ đợt báo cáo 9 tháng năm 1990 toàn bộ 19 loạI biểu mẫu đã được tổng hợp bằng máy vi tính. Tuy mới chỉ áp dụng tin học trong tổng hợp thống kê từng cấp cũng đã đạt được hiệu quả nhất định.

 

Hiệu quả đó là:

 

- Rút ngắn được thời gian tổng hợp số liệu, bất cứ lúc nào khoá sổ sau vàI giờ là có số liệu tổng hợp ngay ( trước đây kể từ khi khoá sổ đến khi tổng hợp xong thường khoảng 1 tháng).

 

- Việc gửi bổ sung báo cáo ở các địa phương hoặc hiệu chỉnh báo cáo được thực hiện nhanh chóng. Trước đây việc gửi bổ sung thường không được đưa vào tổng hợp vì nếu tổng hợp lạI sẽ kéo dàI ảnh hưởng đến kỳ tổng hợp sau.

- Việc tổng hợp số liệu theo tội phạm đầy đủ hơn trước, hiện nay có bao nhiêu tội phạm phát sinh thì tổng hợp được hết còn trước đây chỉ có khả năng chọn một số loaị để tổng hợp.

 

- Việc lựa chọn tổng hợp nhóm theo yêu cầu phân tích khác nhau đều có thể thực hiện được khá linh hoạt.

 

- Việc so sánh số liệu giữa các năm theo các yêu cầu khác nhau đều có thể thực hiện nhanh chóng và với phương pháp khoa học hơn.

 

- Công việc kiểm tra phát hiện sự hợp lý số liệu của các đơn vị báo cáo hoàn toàn do máy tính đảm nhiệm. Việc kiểm tra này so với trước đây chi tiết và chặt chẽ hơn. Do vậy làm tăng thêm tính chính xác của số liệu.

 

- Việc lưu trữ số liệu trở lên thuận tiện và gọn nhẹ hơn, chỉ cần có vàI đĩa mềm là có thể lưu trữ được số liệu của cả 1 năm mà khi cần có thể lấy ra nhanh chóng dưới dạng xem trên màn hình hoặc in ra giấy.

 

Từ tháng 4/1991 ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị máy vi tính AT286, một số biểu mẫu thống bằng máy vi tính và đang triển khai nghiên cứu ứng dụng tin học vào toàn bộ công tác thống kê và công tác quản lý.

 

Việc ứng dụng tin học vào công tác thống kê trong ngành Kiểm sát đã đạt được hiệu quả nhất định. Nhưng nếu vẫn giữ nguyên phương pháp thống kê cũ thì những hạn chế nêu trên không thể khắc phục được. Để tăng hiệu quả của ứng dụng tin học và khắc phục những hạn chế nêu trên thì phảI thay đổi phương pháp thống kê chuyển sang hình thức thu thập tài liệu thống kê bằng đIều tra thống kê thường xuyên để áp dụng hình thức tổng hợp thống kê tập trung. Muốn làm được như vậy đòi hỏi phảI trang bị đủ mạnh về kỹ thuật tin học, xây dựng một chế đọ báo cáo phảI có đủ cơ sở pháp lý cho việc thực hiện. Trước mắt nếu còn hạn chế về trang thiết bị tin học thì chuyển dần từng bước về phương pháp thống kê, lựa chọn những nhóm chỉ tiêu phảI tính toán phức tạp, phục vụ cho công tác lãnh đạo đIều hành thường xuyên chuyển sang hình thức đIều tra thường xuyên và tổng hợp tập trung. Những nhóm chỉ tiêu trong phân tổ phảI tính toán phức tạp mà không đòi hỏi phảI cung cấp thường xuyên thì chuyển sang hình thức đIều tra định kỳ để tổng hợp tập trung. Những nhóm chỉ tiêu tính toán đơn giản, phục vụ cho các cấp lãnh đạo khác nhau thì áp dụng hình thức tổng hợp từng cấp.

 

III/ Tổ chức triển khai ứng dụng tin học vào công tác thống kê.

 

Như đã trình bày ở các phần trên, quá trình nghiên cứu thống kê có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có nhiều hình thức tổ chức và nhiều phương pháp tiến hành. Tuỳ theo mỗi hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện mà việc triển khai ứng dụng tin học phảI trảI qua các công việc khác nhau. Sau đây giới thiệu những công việc phảI thực hiện trong trường hợp ứng dụng tin học với hình thức tổ chức thu thập dữ liệu là đIều tra thường xuyên và tổng hợp tập trung ( xây dựng một hệ thống thông tin. Trong đó có một chức năng thống kê ).

 

1. Phân tích hệ thống ( bước 1) gồm các công việc:

 

- Xác định khả năng kỹ thuật .

- Xác định hệ thống các chỉ tiêu cần thống kê. Nội dung của từng chỉ tiêu.

- Xác định những chỉ tiêu có thể thau đổi nội dung trong quá trình vận hành hệ thống.

- Xác định các nguồn phát sinh dữ liệu.

- Xác định khối lượng dữ liệu ban đầu phảI xử lý.

- Xác định phương pháp tính toán các chỉ tiêu thống kê .

- Xác định dữ liệu kết quả cần tổng hợp .

- Xác định số lượng và chủng loạI thiết bị tin học cần trang bị.

 

2. Thiết kế hệ thống ( bước 2) gồm các công việc

 

- Thiết kế các tài liệu ghi chép ban đầu. Đây là tài liệu làm căn cứ đưa dữ liệu vào máy. Những tài liệu này có thể chính là văn bản tác nghiệp hoặc xây dựng dưới dạng phiếu đIều tra. Do vậy nếu sử dụng văn bản tác nghiệp thì phảI xây dựng lạI cho phù hợp với việc xử lý bằng máy tính.

 

- Xác định những chỉ tiêu cần mã hoá, lựa chọn phương pháp mã. xây dựng bảng mã để biểu diễn dữ liệu sao cho gọn nhẹ, thuận lợi cho việc lưu trữ tìm kiếm.

- Xây dựng bản hướng dẫn cách ghi chép các tài liệu trên.

- Xây dựng chế độ báo cáo thông tin ban đầu.

- Thiết kế vật lý việc tổ chức dữ liệu trên các thiết bị nhớ của máy tính.

- Thiết kế cơ chế phê chuẩn dữ liệu để thăm dò, phát hiện và ngăn ngừa lỗi khi nạp dữ liệu.

- Thiết kế mẫu biểu kết quả cần in ra.

- Thiết kế các trang màn hình.

- Thiết kế các chương trình xử lý cho máy tính: Gồm các nhóm chương trình nhập, hiệu chỉnh, kiểm tra dữ liệu; chương trình khai thác dữ liệu. . .

- Thử nghiệm và hiệu chỉnh các bộ chương trình trên

- Xây dựng chế độ bảo vệ, lưu trữ dữ liệu.

 

3. Đưa hệ thống vào sử dụng ( bước 3)

- Đào tạo cán bộ vận hành hệ thống: Tổ chức hướng dẫn việc ghi chép dữ liệu ban đầu, triển khai thực hiện chế độ báo cáo, hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm ứng dụng. . .

 

- Chuyển đổi vận hành hệ thống là quá trình thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới; Có 4 phương pháp có thể dùng để tiến hành chuyển đổi hệ thống đó là:

 

- Tồn tại song song: cả hai hệ thống cùng tồn tạI đến khi hệ thống mới hoạt động ổn định thì xoá bỏ hệ thống cũ.

 

- Chuyển đổi ngay: Hệ thống cũ được thay thế tức thì.

 

- Hệ thống thí điểm: cài đặt thử một phạm vi hẹp sau đó đánh giá rút kinh nghiệm cài đặt phạm vi rộng hơn.

 

- Chuyển đổi từng bộ phận.

 

Trong trường hợp ứng dụng tin học vào tổng hợp thống kê theo hình thức tổng hợp từng cấp thì các công việc phảI tiến hành sẽ đơn giản hơn. Căn cứ vào các biểu mẫu thống kê đã ban hành, phương pháp tổng hợp, yêu cầu tổng hợp, các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, cơ chế kiểm soát ngăn ngừa lỗi. . . tiến hành lập các chương trình nhập, hiệu chỉnh, kiểm tra số liệu, các chương trình tổng hợp số liệu cho các máy. sau khi các bộ chương trình trên máy đã được chạy thử và hiệu chỉnh thì đến kỳ làm báo cáo tiến hành nhập dữ liệu và chạy các chương trình tổng hợp trên máy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

phần III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tổng hợp kết quả điều tra xã hội học

 

 

Vừa qua, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra xã hội học ở một số tỉnh, thành như: Huế, Hà Nội, Hải Phòng. Nội dung của điều tra gồm 12 câu hỏi. Đối tượng được hỏi là Bộ phận là công tác thống kê của các cơ quan Nội vụ, Viện kiểm sát, Toà án, Tư pháp và một số cán bộ thống kê lâu năm. Ban chủ nhiệm nhận được 23 phiếu điều tra với nội dung trả lời như sau:

 

Câu hỏi1: Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề thống kê hình sự , theo các đồng chí thống kê hình sự phải thống kê cả 4 giai đoạn của quá trình tố tụng:

 

a/ Phát hiện, điều tra

b/ Truy tố

c/ Xét xử

d/ Thi hành án

hay chỉ thống kê 1 giai đoạn trong qủa trình tố tụng trên (ví dụ: chỉ thống kê xét xử ).

 

- Có 23 phiếu đồng ý nên thống kê cả 4 giai đoạn của qúa trình tố tụng:

 

a/ Phát hiện, điều tra

b/ Truy tố

c/ Xét xử

d/ Thi hành án.

 

Câu hỏi 2. Các cơ quan của Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát, toà án, tư pháp đảm nhận công tác thống kê hình sự ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng (xin ghi rõ tên cơ quan)

 

a/ Phát hiện điều tra

b/ Truy tố

c/ Xét xử

d/ Thi hành án

 

- Có 19 phiếu cho rằng cơ quan chịu trách nhiệm ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì cơ quan ấy thống kê ở giai đoạn đó. Thí dụ: cơ quan công an chịu trách nhiệm ở giai đoạn phát hiện, điều tra thì thống kê ở giai đoạn phát hiện điều tra.

 

- Có 3 phiếu cho rằng: cơ quan Viện kiểm sát phải thống kê cả 4 giai đoạn của quá trình tố tụng.

- Có 1 phiếu cho rằng cơ quan Tư pháp thống kê giai đoạn thi hành án.

 

Câu hỏi 3. Nên đổi mới việc ghi chép tin ban đầu về hình sự ở cơ quan đồng chí như thế nào?

 

a/ ở cơ quan công an có nội dung gì cần ghi chép ban đầu?

b/ ở Viện kiểm sát có nội dung gì cần ghi chép ban đầu?

c/ ở Toà án có nội dung gì cần ghi chép ban đầu

 

- Có 19 phiếu không có ý kiến gì.

- Có 3 phiếu cho rằng: Đối với cơ quan công an: việc ghi chép ban đầu chủ yếu dựa vào sổ thụ lý vụ án hình sự.

- Cơ quan Toà án : chủ yếu là sổ thụ lý và kết quả phiên toà ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.

- Có 1 phiếu cho rằng: ở cơ quan công an tin ghi chép ban đầu là những nội dung thu thập được sau khi khởi tố vụ án.

- ở viện Kiểm sát: ghi chép từ lúc Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ do công an chuyển đến.

- ở Toà án: ghi chép từ lúc thụ lý vụ án.

 

Câu hỏi 4. Theo các đồng chí, cơ quan công an các cấp phường (xã) nên quy định là cấp thu nhận tin ban đầu về thống kê hình sự hay không?

 

- Có 13 phiếu đồng ý cấp công an phường, xã là nơi nhận tin ban đầu.

- Có 5 phiếu không đồng ý

- Có 5 phiếu không có ý kiến gì

 

Câu hỏi 5. - Như chúng tôi được biết, mốc thời gian lấy tin làm báo cáo thống kê của các cơ quan công an nội vụ, Viện kiểm sát, Toà án chưa thống nhất. Theo các đồng chí có nên quy định lại cho thống nhất.

 

- Có 21 phiếu đồng ý nên quy định lại mốc lấy tin làm báo cáo thống kê của các cơ quan Nội vụ, Toà án, Viện kiểm sát cho thống nhất.

- Có 2 phiếu không có ý kiến gì.

 

Câu hỏi 6. ở các cơ quan của Viện kiểm sát thời điểm và thời hạn thống kê chia làm mấy đợt?

(Chỉ ghi ngày tháng, thí dụ: đợt 1, từ 1/1 đến 31/3).

 

- Có 19 phiếu không có ý kiến gì

- Có 4 phiếu cho rằng ở cơ quan Viện kiểm sát thờiđiểm và thời hạn thống kê chia làm 4 đợt:

 

Đợt1: từ ngày 1/1 - 31/3

Đợt 2: từ ngày 1/4 - 30/5

Đợt 3: Từ ngày 1/6 - 30/9

Đợt 4: từ ngày 1/10 - 31/12.

 

Câu hỏi 7. Hiện nay ở các Toà án địa phương công tác thống kê chưa quan tâm đúng mực (chủ yếu do kiêm nhiệm). Đề nghị các đồng chí cho biết có nên thành lập:

 

a/ Phòng thống kê

b/ Ban thống kê

c/ Tổ thống kê

hay không?

- Có 10 phiếu không có ý kiến

- Có 10 phiếu đề nghị nên thành lập tổ thống kê

- Có 2 phiếu cho rằng đối với cơ quan công an cấp tỉnh nên thành lập phòng thống kê.

- Có 1 phiếu đề nghị thành lập ban thống kê.

 

Câu hỏi 8. Thống kê tư pháp là một ngành quan trọng. Vì vậy, sự cần thiết phải đưa vào hệ thống thống kê quốc gia do Tổng cục thống kê và Bộ tư pháp trực tiếp lãnh đạo có hợp lý không?

 

- Có 17 phiếu đề nghị nên đưa thống kê tư pháp vào hệ thống thống kê quốc gia do Tổng cục thống kê và Bộ tư pháp trực tiếp lãnh đạo.

- Có 1 phiếu đồng ý nhưng với điều kiện phải có sự giao trách nhiệm của Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.

- Có 3 phiếu không đồng ý

- Có 2 phiếu không có ý kiến gì.

 

Câu hỏi 9. Việc quản lý, in biểu mẫu thống kê, đề ra các chỉ tiêu của các loại thống kê, quy định chế độ, thời hạn gửi báo cáo thống kê và bộ máy biên chế cho hoạt động thống kê do Bộ tư pháp đảm nhiệm có hợp lý không?

 

- Có 15 cho rằng việc quản lý, in biểu mẫu, biên chế cho bộ máy thống kê do Bộ tư pháp đảm nhận là hợp lý.

- Có 1 phiếu đồng ý với điều kiện Bộ tư pháp vẫn quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức và kinh phí.

- Có 3 phiếu không đồng ý

- Có 4 phiếu không có ý kiến gì.

 

Câu hỏi 10. Nhiều ý kiến đề nghị nên dự thảo pháp lệnh về thống kê tư pháp như vậy có nên không?

- Có 16 phiếu đề nghị nên dự thảo Pháp lệnh về thống kê tư pháp.

- Có 4 phiếu cho răng không cần và chưa nêu.

- Có 3 phiếu không có ý kiến.

 

Câu hỏi 11. Cán bộ thống kê từ trước tới nay chủ yếu do kiêm nhiệm, nên đào tạo cán bộ thống kê chuyên trách không? (có trình độ pháp lý và nghiệp vụ thống kê).

- Có 22 phiếu đồng ý nên đào tạo cán bộ thống kê chuyên trách (có trình độ pháp lý và nghiệp vụ thống kê).

- Có 1 phiếu không có ý kiến.

 

Câu hỏi 12. ở cơ quan các đồng chí đã áp dụng kỹ thuật tin học vào công tác thống kê hình sự hay chưa?

 

- Có 15 phiếu cho rằng ở cơ quan của họ chưa được trang bị kỹ thuật tin học.

- Có 6 phiếu cho rằng ở cơ quan họ đã có trang bị kỹ thuật tin học, song còn ít và chưa phát huy hết tác dụng.

- Có 2 phiếu không có ý kiến.

 

Phần IV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vài nét về thống kê tư pháp ở Liên xô

 

 

I/ Mục đích, vai trò, nhiệm vụ của thống kê tư pháp

 

Thống kê tư pháp thông qua các chỉ tiêu đã phản ánh tình hình bảo vệ sỏ hữu xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi của công dân, của các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục đích chính của thống kê tư pháp là thống kê các vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa do các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử , xử phạt hành chính, công chứng, trọng tài kinh tế giải quyết và các biện pháp đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật.

 

Vai trò của thống kê tư pháp là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử , xử phạt hành chính, công chứng, trọng tài. Cùng với những tài liệu khác, các chỉ tiêu thống kê cho phép xác định khả năng thực hiện pháp quyền của các cơ quan tư pháp, đồng thời đánh giá được các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ như thế nào.

 

Nhiệm vụ của thống kê tư pháp là khi đã biết số lượng các vi phạm pháp luật, sự biến động của các vi phạm đó theo hướng tăng, giảm, theo địa ban lãnh thổ, theo các ngành, các lĩnh vực quan hệ pháp luật, thống kê tư pháp giúp các cơ quan chức năng rà soát lại công tác đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Qua việc tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu thống kê, thống kê tư pháp đã đề xuất những biện pháp hữu hiệu trong việc đấu tranh chống vi phạm pháp luật và trong việc khắc phục những thiếu sót của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

 

Đối tượng của thống kê tư pháp bao gồm: tội phạm , người phạm tội, hình phạt, các quan hệ pháp luật dân sự được giải quyết ở toà án, công chứng, Trọng tài và những hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức khởi tố nhưng bị xử phạt hành chính.

 

Tóm lại: Thống kê Tư pháp không phải thống kê tất cả các tội phạm mà chỉ thống kê những tội phạm đã phát hiện, khởi tố, điều tra, xét xử , thi hành án (nghĩa là chỉ những tội mà cơ quan pháp luật biết đến). Thống kê Tư pháp không phải thống kê tất cả các mối quan hệ pháp luật dân sự mà chỉ các quan hệ pháp luật dân sự được Toà án , công chứng, trọng tài giải quyết. Đối với những hành vi vi phạm pháp luật hành chính thì chỉ thống kê những vi phạm đã bị xử lý hành chính.

 

II/ ý nghĩa thực tiến của Thống kê tư pháp :

 

Thống kê tư pháp có ý nghĩa, tác dụng rất lớn đối với công tác quản lý nói chung cũng như đối với việc củng cố hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, công tác nghiên cứu khoa học pháp lý và công tác lập pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội..

 

- Đối với các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, Thống kê Tư pháp có vai trò rất lớn trong việc củng cố hoạt động của các cơ quan trên. Dựa vào các số liệu thống kê, cùng với các nguồn thông tin khác, các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thể phân tích, đánh giá được hoạt động của ngành mình; xác định được những điểm mạnh, yếu trong công tác, từ đó có những chỉ đạo khắc phục và uốn nắn kịp thời, giúp cho hoạt động của ngành đi đúng hướng. Mặt khác, trên cơ sở nhận biết về số lượng các vi phạm pháp luật, nắm được thực trạng và tính phổ biến, đặc thù của từng loại vi phạm trong từng lĩnh vực xã hội, xác định được mức độ thiệt hại gây ra cho xã hội, cũng như kết quả trong cuộc đấu tranh và phòng ngừa các vi phạm pháp luật, các cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) có khả năng nghiên cứu đề ra những biện pháp thích hợp và có hiệu qủa kịp thời đáp ứng yêu cầu của việc phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.

 

- Đối với công tác nghiên cứu khoa học pháp lý Thống kê Tư pháp (đặc biệt là thống kê hình sự ) góp phần đắc lực vào việc nghiên cứu và hoàn thiện các môn khoa học pháp lý . Chỉ có thống kê tư pháp mới có khả năng đưa ra được những thông tin tổng thể có tính khoa học, chuẩn xác về thực trạng tình hình vi phạm pháp luật, cơ cấu, chiều hướng phát triển cũng như nguyên nhân và điều kiện phát sinh các vi phạm; về hiệu quả của những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan thực hiện pháp luật … Chính Thống kê tư pháp góp phần làm giầu thêm cho các môn khoa học bằng kiến thức về những hiện tượng cụ thể, và là cơ sở đảm bảo cho công tác nghiên cứu đi đúng hướng, đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm cho khoa học pháp lý tách rời thực tiễn là sự thiếu quan tâm đến lĩnh vực này. Nếu không nghiên cứu đầy đủ các tài liệu quan sát thống kê tổng thể, và không nghiên cứu hoạt động có tính riêng biệt của các cơ quan thực hiện pháp luật thì không thể thấy rõ được bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

 

Lênin nói rằng: "khoa học pháp lý cần phải sử dụng rộng rãi và toàn diện những tài liệu thống kê. Chính những tài liệu này là không khí mà nếu thiếu nó thì khoa học sẽ chết ngạt và sẽ sinh ra sự giáo điều nguy hại.

 

Thực vậy, những tài liệu thống kê tư pháp là cơ sở khoa học vững chắc góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện các môn khoa học về tội phạm , điều tra, tâm lý tư pháp, khoa học pháp lý, khoa học hình sự , dân sự, tố tụng …, cũng như các bộ môn khoa học khác như giáo dục, thẩm mỹ, đạo đức, dân tộc học…

 

- Thống kê tư pháp có vai trò rất lớn đối với công tác lập pháp. Việc xây dựng các bộ luật và các văn bản pháp luật khác không thể bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và đạt chất lượng nếu không có sự nghiên cứu đầy đủ đến những phân tích thống kê tư pháp. Các số liệu phân tích thống kê này chính là những thông tin phản hồi từ thực tiễn, giúp cho các nhà làm luật có khả năng đánh giá được hiệu quả các quy phạm pháp luật; giúp họ xác định được những khe hở của luật pháp và những thiếu sót, bất hợp lý trong lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập pháp tiến hành sửa đổi bổ sung, huỷ bỏ hoặc xây dựng mới các văn bản pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

 

III/ Các ngành của thống kê tư pháp:

 

Căn cứ vào đặc điểm, mức độ, tính chất đa dạng của các hành vi vi phạm pháp luật mà thống kê xem xét: căn cứ vào tính chất hoạt động riêng biệt cuả các giải quyết vi phạm, chúng ta có thể phân thống kê tư pháp thành 3 ngành cơ bản:

 

- Thống kê hình sự X

 

- Thống kê dân sự

- Thống kê vi phạm hành chính.

 

1. Thống kê hình sự : Mục đích của thống kê hình sự là ở chỗ: thống kê tình hình tội phạm trong toàn liên bang theo các tội danh đã được quy định trong Bộ luật hình sự và việc xử lý các vụ phạm tội hình sự qua các giai đoạn tố tụng.

 

Căn cứ vào các giai đoạn tố tụng và các cơ quan hoạt động ở giai đoạn này thống kê hình sự chia thành 3 nhóm:

 

a/ Thống kê điều tra hình sự : Thống kê lại hoạt động của các cơ quan làm công tác điều tra tội phạm. Những cơ quan này gồm:

 

- Cơ quan điều tra của Bộ Nội vụ

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát

- Cơ quan điều tra của ủy ban an ninh quốc gia.

 

b/ Thống kê xét xử hình sự là thống kê lại hoạt động của các cơ quan toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Đồng thời thống kê hoạt động giám sát xét xử của Viện kiểm sát.

 

c/ Thống kê thi hành án hình sự : thống kê hoạt động của các cơ quan cải tạo lao động trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân (UTK).

 

2. Thống kê dân sự.

 

Mục đích: Thống kê tình hình xét xử của các toà án trong lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân gia đình. Đó là việc giải quyết của Toà án đối với các vụ tranh chấp và một số vụ, việc không tranh chấp phát sinh từ các mối quan hệ trong lĩnh vực nêu trên. Thống kê dân sự gồm 3 nhóm:

 

a/ Thống kê xét xử dân sự: thống kê hoạt động xét xử của toà án ở cả 3 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm; Thống kê hoạt động giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế của các cơ quan trọng tài kinh tế.

 

b/ Thống kê thi hành án dân sự: thể hiện hoạt động của chấp hành viên trong công tác thi hành các quyết định của Toà án , bảo đảm cho các bản án có hiệu lực trong thực tiễn.

 

c/ Thống kê hoạt động của các cơ quan công chứng Nhà nước …

 

3. Thống kê vi phạm hành chính.

 

Mục đích: Thống kê tình hình vi phạm và xử phạt hành chính. Cụ thể, những vi phạm hành chính là những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước và quản lý xã hội bằng pháp luật ; cản trở hoạt động quản lý và thực hiện những biện pháp bảo đảm trật tự quản lý kinh tế, trật tự an toàn xã hội … Những hành vi này (xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và được pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm hành chính.

 

IV/ Phương pháp thống kê tư pháp .

 

Trong ngành thống kê có rất nhiều phương pháp, ở đây ta chỉ đề cập hai phương pháp cơ bản:

 

1. Phương pháp điều tra số lớn.

 

Bất kỳ ngành thống kê nào, bên cạnh việc điều tra những hiện tượng cá biệt (như các loại tội phạm , cần phải điều tra, nghiên cứu những hiện tượng đó trong một tổng thể. Bởi có điều tra quy mô lớn (điều tra số lớn) thì mới hiểu được, đánh giá đúng tính quy luật của hiện tượng, ngược lại điều tra ở phạm vi hẹp thì kết quả thu được không đầy đủ, không chuẩn xác. Thí dụ: khi toà án cho rằng tỷ lệ phạm tội của nam giới thấp hơn tỷ lệ phạm tội cùa nữ giới. Đánh giá như vậy có thể không chuẩn, nếu chúng toà án chỉ điều tra trong một địa bàn hẹp. Muốn đánh giá tình hình tội phạm được chính xác, chúng toà án phải điều tra quy mô lớn (điều tra số lớn). Kết quả cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ phạm tội của nam giới cao hơn nữ giới.

 

Một thí dụ khác: có những gia đình chỉ sinh bé trai, có gia đình lại sinh bé gái, do đó chúng ta khó khẳng định tỷ lệ sinh bé trai hay bé gái cao hơn. Nhưng nếu điều tra ở một vùng nào đó, trong một thời gian nhất định thì chúng toà án sẽ hiều được quy luật của việc sinh đẻ này. Qua điều tra cho thấy trong số 100 trẻ sơ sinh thì có 49 bé trai và 51 bé gái.

 

2. Phương pháp phân tổ.

 

Sau khi đã điều tra hiện tượng ở quy mô lớn cần phải phân các hiện tượng đó thành tổ, nghĩa là phân tổng thể các hiện tượng cần nghiên cứu thành những loại thể giống nhau, nhưng khác nhau về tính chất (phân tổ tội phạm theo các chương của Bộ luật hình sự).

 

- Có 3 loại phân tổ:

 

a/ Phân tổ theo loại thể

b/ Phân tổ theo phương án: nghĩa là biểu hiện tổng thể theo những dấu hiệu về số lượng (tuổi của bị cáo)

c/ Phân tổ theo phân tích: mục đích của phương pháp này là xác định mối quan hệ của các hiện tượng nghiên cứu (việc uống rượu dẫn đến phạm tội …).

 

V/ Các giai đoạn nghiên cứu thống kê.

 

Bất kỳ công việc thống kê nào nói chung và thống kê trong các cơ quan tư pháp nói riêng cũng phải qua 3 giai đoạn:

 

- Điều tra thống kê

- Tổng hợp và phân tổ thống kê

- Xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê.

 

1. Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất nhằm thu thập tài liệu về các hiện tượng muốn nghiên cứu. Nhiệm vụ của giai đoạn này là phải thu thập một cách đầy đủ, khách quan, chính xác các thông tin. Thí dụ: muốn biết rõ số lượng tội phạm trong một thời gian nhất định, chúng ta phải ghi chép lại từng loại tội phạm cụ thể trong thời gian đó. (do cơ quan công an, Viện kiểm sát, Toà án tiến hành).

 

2. Tổng hợp và phân tổ: sau khi đã thu thập được các chỉ tiêu thống kê , cần phải tổng hợp, phân tổ theo các dấu hiệu cụ thể. Thí dụ: phân tổ các loại tội phạm theo các chương, các chương, các điều trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

 

3. Xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê: muốn biết rõ tình hình, diễn biến, cơ cấu tội phạm trong một thời gian cụ thể, sự cần thiết phải tổng hợp số lượng tội phạm trong thời gian đó trên cơ sở phân tích những loại tội nao tăng, hoặc những loại tội nào giảm hay những địa bàn nào có tội phạm nhiều hơn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tội phạm và các hiện tượng xã hội khác: như điều kiện kinh tế, xã hội … tất cả những nhiệm vụ trên là do giai đoạn xử lý và phân tích đảm nhiệm.

 

VI/ Chứng từ ghi chép ban đầu trong các cơ quan Nội vụ, Viện kiểm sát, Toà án.

Trong các cơ quan nội vụ, Viện kiểm sát, chứng từ ghi chép ban đầu gồm:

 

1. Phiếu thụ lý tội phạm (số 1)

2. Phiếu về nhân thân tội phạm (số 2)

3. Phiếu theo dõi tiến trình vụ án hình sự .

 

Trong các cơ quan Toà án chứng từ ghi chép ban đầu gồm:

 

1. Phiếu thống kê án hình sự

2. Phiếu thống kê án dân sự

3. Phiếu thống kê thi hành án

4. Phiếu thống kê bị cáo

 

Những vụ án xem xét ở cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm được ghi chép trong các phiếu thống kê khác.

 

Ngoài ra, cơ quan Toà án có sổ ghi chép, những sổ này ghi lại hoạt động của cơ quan Toà án trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật, việc giải quyết các vụ vi phạm hành chính, việc thi hành các bản án. Để nghiên cứu kỹ hơn, hãy xem xét hai tài liệu cụ thể:

1. Phiếu thống kê án hình sự: gồm các vụ án đã thụ lý, các vụ án phải xét xử lại, các vụ án được chuyển đến Toà án sau khi phải điều tra bổ sung, các vụ án di lý theo thẩm quyền. Nếu trong một vụ án có nhiều bị can thì mỗi bị can phải có một phiếu riêng.

 

- Phiếu thống kê hình sự gồm những phần sau:

 

a/ Đánh giá (phân tích) tội phạm (bản chất tội phạm, địa điểm gây án).

b/ Những đặc điểm về nhân thân bị can (họ tên, tuổi, dân tộc, chức vụ, Đảng, nơi làm việc. Đối với vị thành niên cần ghi rõ ngày, tháng, năm sinh).

c/ Phân loại tội phạm : (theo bản cáo trạng, bản án).

d/ Kết quả xem xét vụ án (bản chất của bản án đối với mỗi cá nhân bị cáo).

đ/ Sơ lược về những công việc có tính phòng ngừa qua vụ án đã xét xử.

 

- Đối với những vụ án phải xem xét ở cấp phúc thẩm, phiếu phải có nội dung sau: cơ sở để xem xét vụ án ở cấp phúc thẩm (đơn khiếu nại của bị cáo người bị hại…) Những vụ án xem xét ở cấp giám đốc thẩm (phải co đơn khiếu nại, khiếu tố).

 

2. Phiếu thống kê bị cáo.

 

Phiếu này ghi lại những nét chính về tiền án, cá nhân bị cáo, hình phạt được áp dụng đối với bị cáo. Phiếu do chính thẩm phán chuẩn bị dựa theo nội dung bản án và bản cáo trạng đối với từng vụ án cụ thể. Phiếu gồm 4 phần:

 

a/ Những đặc điểm về nhân thân (tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, Đảng, tiền án trước đây: đã bị xét xử về tội gì? Đã được xoá án chưa? Có mấy tiền án? Việc tha miễn hình phạt như thế nào?)

b/ Đánh giá về tội phạm .

c/ Kết quả xem xét vụ án (bị án, trắng án, đình chỉ vụ án … Các hình phạt được áp dụng: hình phạt chính; hình phạt bổ sung).

d/ Xem xét vụ án ở cấp phúc thẩm (nếu có): bản án được giữ nguyên, bản án phải thay đổi, chuyển hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung…).

 

VII/ Báo cáo thống kê của các cơ quan Nội vụ, Viện kiểm sát, Toà án, tư pháp .

 

Báo cáo thống kê có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các cơ quan tư pháp. Vì vậy, nội dung của các bản báo cáo được quy định trong các văn bản luật và dưới luật .

 

1. Báo cáo thống kê của các cơ quan Nội vụ, Viện kiển sát .

 

Các cơ quan của Bộ Nội vụ , Viện kiểm sát dùng những loại báo cáo sau:

 

a/ Báo cáo về việt xem xét đơn khiếu nại , tố giác về tội phạm . Trong báo cáo này không chỉ nêu được tổng số tội phạm nọi chung, mà cần phải phân loại tội phạm theo các chương, các điều của Bộ luật hình sự. Báo cáo gồm hai phần: (phần 1 của Viện kiểm sát, phần 2 của cơ quan Nội vụ ) .

 

b/ Báo cáo về công tác thụ lý tội phạm.

Trong báo cáo này phải nêu được tình hình tội phạm nói chung, số lượng tội phạm được thụ lý, mặt nhân thân tội phạm. Báo cáo gồm hai phần:

 

- Báo cáo định kỹ về tình hình tội phạm

- Báo cáo về tội phạm còn tồn đọng của năm cũ

 

c/ Báo cáo về người phạm tội :

 

Báo cáo tổng hợp toàn bộ số lượng người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, số người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải áp dụng các biện pháp khác …

 

d/ Báo cáo về công tác điều tra tội phạm.

 

Báo cáo trình bày tóm tắt những công việc của dự thẩm, điều tra viên, tổng số các vụ án hình sự điều tra xong do Viện kiểm sát chuyển cho Toà án để xét xử, số lượng các vụ án bị đình chỉ ; các vụ án tạm đình chỉ ; các vụ án trả lại để điều tra bổ sung …

 

đ/ Báo cáo về công tác của công tố viên.

 

Báo cáo trình bày sơ lược công việc của công tố viên ở những lĩnh vực sau:

 

- Kiểm sát chung

- Kiểm sát điều tra tội phạm

- kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, vụ dân sự.

 

2. Báo cáo thống kê của cơ quan toà án và Tư pháp .

 

a/ Báo cáo thống kê của cơ quan Toà án

 

* Các Toà án quận, huyện lập các mẫu báo cáo sau:

 

- Báo cáo xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

- Báo cáo xét xử sơ thầm các vụ dân sự

- Báo cáo về việc chấp hành các bản án và quyết định của toà án .

- Báo cáo về việc xem xét các vi phạm hành chính

 

Toà án (tỉnh, thành, tỉnh tự trị, khu tự trị …) lập các mẫu báo cáo sau:

- Báo cáo xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự

- Báo cáo xét xử phúc thẩm các vụ dân sự

- Báo cáo xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự.

- Báo cáo xét xử giám đốc thẩm các vụ dân sự.

 

* Toà án tối cao các nước cộng hoà, nước cộng hoà tự trị cũng sử dụng các mẫu báo cáo giống như báo cáo của toà án (tỉnh, thành, tỉnh tự trị, khu tự trị) nhưng có khác là trong mẫu báo cáo xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự, các vụ dân sự bổ sung thêm phần về công việc của:

 

- Hội đồng toàn thể thẩm phấn

- uỷ ban thẩm phán

- Các toà chuyên trách.

 

b/ Báo cáo thống kê của cơ quan tư pháp

 

Các cơ quan tư pháp sử dụng những mẫu báo cáo sau:

 

- Báo cáo công việc của phòng công chứng

- Báo cáo công việc của Hội luật gia

- Báo cáo công việc của các tổ chức giám định…

 

Sau đây là sơ đồ về cơ cấu bộ máy thống kê các ccơ quan quan công an, Viện kiểm sát , Toà án Liên Sô (xem sơ đồ số 6,7)

 

 

cơ cấu bộ máy thống kê của bộ nội vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ số 6

 

 

 

Cơ cấu bộ máy thống kê của toà án nhân dân

 

 

 

 

công tác thống kê tội phạm ở Đức

 

 

I/ Thống nhất thống kê tội phạm .

 

Tứ trước năm 1960, các cơ quan tư pháp của Cộng hoà dân chủ Đức tổ chức công tác thống kê một cách riêng lẻ theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thông tin riêng của mình và dùng những số liệu ấy làm cơ sở để nhận đình tình hình tội phạm và đánh giá kết quả đấu tranh chống tội phạm . Vì vậy, trong thời gian dài mỗi ngành báo cáo với Ban lãnh đạo Đảng những số liệu khác nhau, những nhận định khác nhau về tình hình tội phạm và kết quả đấu tranh chống tội phạm .

 

Cơ quan Công an thống kê điều tra, tạm giữ, xử lý theo sự việc xảy ra (do công dân báo hay Công an phát hiện, theo thứ tự thời gian nhận được.

 

Khi vụ án chuyển sang Viện kiểm sát, Viện kiểm sát lại căn cứ vào đây để tổ chức thống kê. Viện kiểm sát thống kê cả việc truy tố và không truy tố, Viện kiểm sát thường thống kê ba chỉ tiêu: số vụ nhận được; số vụ đã xử lý; kết quả xử lý.

 

Toà án cũng thống kê tương tự , nói chung thống kê của toà án là thống kê kết quả xét xử các vụ án.

 

Như vậy, mỗi vụ án được thể hiện trong ba giai đoạn xử lý khác nhau, mỗi cơ quan thống kê một giai đoạn, nên nhận định về tình hình tội phạm không chính xác. Sẽ căn cứ số liệu của cơ quan nào để đánh giá đúng đắn tình hình tội phạm .

 

Do việc tổ chức như vậy nên không ngành nào có thể phản ánh số liệu về các tội phạm vàngười phạm tội đầy đủ.

 

Vấn đề cần đặt ra là: làm thế nào để thống nhất thống kê tội phạm ? bởi thống nhất thống kê có những ưu điểm sau: tạo điều kiện để nhận thức thống nhất các vụ án, không tách rời các khâu công tác với nhau, để cùng nhau tập trung giải quyết tốt các vụ án theo chức năng của mỗi ngành và thông cảm với nhau để làm việc tốt hơn, phát huy tốt trách nhiệm của từng ngành. Thống nhất thống kê tội phạm sẽ giảm việc làm thống kê bằng tay, có điều kiện thuận lợi để áp dụng máy tính điện tử làm cho các số liệu được tập hợp nhanh chóng, phân tích đầy đủ và chính xác.

 

Cũng cần nhận thức được rằng thống nhất thống kê tội phạm không phải là rập khuôn bắt các cơ quan phải làm như nhau mà là phải thống nhất khái niệm, thời điểm, đối tượng, đơn vị, tổ chức thống kê và tội phạm nhằm mục đích cung cấp các thông tin cần thiết chung cho các cơ quan lãnh đạo và tổ chức tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm .

 

Ngoài ra các ngành vẫn có tổ chức thống kê riêng để phục vu công tác của ngành mình ngoài nội dung thống nhất của thống kê tội phạm.

 

1. Thống nhất thời điểm thống kê.

 

Vấn đề đặt ra là lấy thời điểm tội phạm xẩy ra hay lấy tội phạm đã được xác định khi kết thúc xử lý vụ án để thu thập số liệu thống kê ?

 

Nếu có khả năng xác định được đúng là tội phạm khi tội mới xảy ra thì lấy thời điểm tội phạm xẩy ra để thu thập số liệu làm căn cứ nhận định tình hình tội phạm là kịp thời nhất, là tốt nhất. Nhưng thực tế xác định ngay từ đầu là tội phạm , tội phạm gì thì rất khó vì đại bộ phận các trường hợp, nhất là các trường hợp phạm tội nghiêm trọng và những người phạm tội phải qua điều tra, xử lý, xét xử mới có thể kết luận được chắc chắn có tội, là tội gì và những ai là người phạm tội, vì trước đấy, tất cả mới chỉ là nghi.

 

Có những trường hợp ngày hôm nay phát hiện tội phạm và người phạm tội nhưng thực tế những tội phạm đó đã xảy ra từ lâu; hoặc trong quá trình điều tra, tháng này phát hiện ra sự việc phạm tội này, tháng sau lại phát hiện ra sự việc phạm tội khác. Nếu thống kê tội phạm xẩy ra thì số liệu luôn luôn phải bổ sung, không thể xác định được số tội phạm thống kê trước đây đã đầy đủ chưa, đã chính xác chưa?

 

Nếu thống kê vào giai đoạn bắt đầu của mỗi thủ tục tố giác, điều tra, truy tố, xét xử thì ta lại có một bức tranh hoàn toàn khác vì số liệu thu thập trong mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau. Sau khi ban bạc, các ngành đi đến thống nhất lấy thời điểm tội phạm đã được xác định khi kết thúc xử lý vụ án để thống kê.

 

a/ Thống kê tội phạm là môn khoa học. Đã làm khoa học phải chính xác. Muốn số liệu chính xác phải lấy thời điểm kết thúc vụ án mới kết luận được có tội hay không? nghĩa là chỉ khi nào quyết định là có tội, có hiệu lực pháp luật ngươì phạm tội mới được xác định.

 

Thống kê ở thời điểm này không đạt được yêu cầu kịp thời để phục vụ tác chiến,nhưng đứng về yêu cầu nghiên cứu tội phạm, người phạm tội đẻ phục vụ việc tổ chức đấu tranh chống tội phạm theo kế hoạch thì yêu cầu chính xác là quan trọng nhất.

 

b/ Bất cứ công tác thống kê nào cũng đều phải căn cứ vào kết quả, vào cái đã xảy ra nên không thể bảo đảm tính thời sự 100%. Do đó bất cứ ngành thống kê nào cũng có những nhược điểm của nó. Trong thực tế có những trường hợp phải vừa đảm bảo yêu cầu chính xác và yêu cầu kịp thời, song cũng có rất nhiều trường hợp yêu cầu chính xác quan trọng hơn so với yêu cầu kịp thời. Đó là trường hợp thống kê tội phạm vì khi đánh giá tội phạm thì yêu cầu đòi hỏi phải vô cùng chính xác.

 

Trong quá trình thống nhất thời điểm thống kê nẩy sinh vấn đề phải thống nhất khái niệm kết thúc là thế nào? Vì mỗi cơ quan đều có việc phải kết thúc hình thức và mức độ kết thúc khác nhau. Mỗi cơ quan kết thúc và xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình do luật định. Các cơ quan đã thống nhất: thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định kết thúc vụ án mà cơ quan ở giai đoạn tiếp theo không cần phaỉ giải quyết gì thêm cho vụ án ấy nữa. Như vậy mỗi cơ quan chỉ thống kê những vụ án do cơ quan mình kết thúc.

2. Thống nhất đối tượng thống kê.

 

Thống kê theo vụ hay thống kê theo người? Đây là vấn đề quan trọng đang được bàn cãi nhiều. Trong thực tiễn nhiều vụ phạm tội chỉ do một thủ phạm tiến hành, nhưng cũng có trường hợp một tội phạm do nhiều thủ phạm tiến hành. Với những trường hợp này nếu thống kê theo vụ thì rất nhiều, nhưng thống kê theo tội thì số liệu sẽ ít hơn. Do yêu cầu phải điều tra tốt, phát hiện đầy đủ can phạm, nên khi thống kê theo vụ cơ quan điều tra có hiện tượng:

 

- Khi thống kê những vụ tìm ra được thủ phạm thì tách ra từng vụ phạm tội một để có số lượng nhiều, mặc dù trong nhiều vụ chỉ do một thủ phạm tiến hành.

 

- Khi thống kê những vụ không tìm ra thủ phạm thì gộp lại nhiều vụ lại để tính là một, cho các vụ đó cùng một tội, hoặc các tội có liên quan với nhau.

 

Đối với cơ quan toà án thì lại cần số bị cáo đã xét xử, vì kết quả xét xử tác động đến từng người khác nhau. Thống kê theo vụ không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc phân tích, đánh giá công tác xét xử.

 

Viện kiểm sát quan tâm đến cả tội phạm và người phạm tội vì có số liệu về tội phạm và người phạm tội mới có đủ căn cứ để nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm có kết quả. Tội phạm ở đây khác với vụ phạm tội của cơ quan công an ở trên. Tội phạm ở đây được cơ quan có thẩm quyền xác định khi kết thúc vụ án không kể tội ấy do một hoặc nhiêù hành vi phạm tội hợp thành.

 

Tóm laị: ở Đức thống kê tội phạm là thống kê theo tội phạm và người phạm tội.

3. Thống nhất đơn vị thống kê

 

Sau khi đã bàn bạc các ngành thống nhất lấy tội phạm và người phạm tội làm đơn vị thống kê của thống kê tội phạm. Tuy vậy tuỳ theo nhu cầu công việc riêng của mỗi cơ quan mà có những thống kê riêng. Ví dụ: cơ quan công an vẫn tiến hành công tác thống kê riêng về khâu tố giác và điều tra để sử dụng trong ngành với lý do: số liệu về tội phạm và người phạm tội chỉ phản ánh được tình hình thuộc về quá khứ, cơ quan công an còn cần những số liệu phản ánh tình hình hiện tại nên nhu cầu thông tin của công an về tố giác và điều tra rất lớn.

 

Bắt đầu từ năm 1973 thông tư liên bộ của Thủ trưởng 4 ngành đã xác định thống kê tội phạm của Đức là thống kê thống nhất và bao gồm các đơn vị thống kê sau:

 

- Tố giác

- Điều tra

- Tội phạm

- Người phạm tội.

 

a/ Đơn vị tố giác: Tố giác là khái niệm pháp lý xác định với nội dung là những việc nhân dân tố giác, cơ quan tố giác, người phạm tội đầu thú, những người phạm tội bị bắt quả tang bị công an lập biên bản, những vụ chết có nghi vấn … do luật tố tụng hình sự quy định.

 

Những chỉ tiêu thống kê thuộc đơn vị tố giác do ngành công an đề xuất, được đưa ra thảo luận thống nhất tại Hội đồng thống kê Trung ương và được thống kê ở thời điểm kết thúc điều tra tố giác. Luật giao cho Tổng kiểm sát trưởng quy định thời hạn kiểm tra việc tố giác. Theo quy định hiện hành, thời gian ấy là 7 ngày nhưng có thể gia hạn đến 1 tháng. Sau khi kiểm tra, cơ quan điều tra có thể ra một trong những quyết định sau:

 

- Từ chối việc tiến hành điều tra (do không phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm, hoặc tội phạm nhỏ nhặt)

 

- Chuyển Toà án xã hội xử lý (hình sự nhỏ)

 

- Khởi tố điều tra (do tội phạm và người phạm tội chưa được xác định cụ thể)

 

b/ Đơn vị điều tra: đơn vị điều tra phục vụ chủ yếu cho tác chiến được thống kê ở thời điểm kết thúc điều tra.

 

Theo điều 140 luật tố tụng hình sự Đức, cơ quan điều tra có thể kết thúc điều tra bằng:

- Đình chỉ tố tụng thẩm cứu do không có hành vi phạm tội: hoặc hành vi phạm tội không phải do bị an tiến hành; hoặc không đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

- Giao cho cơ quan xã hội về tư pháp xử lý (uỷ ban hoà giải, uỷ ban phân xử gọi chung là toà án xã hội).

 

- Tạm đình chỉ điều tra do không thể tìm ra thủ phạm; bị can trốn; bị ốm nặng hoặc bị tâm thần.

 

- Chuyển cho Viện kiểm sát đề nghị truy tố.

 

c/ Đơn vị tội phạm và người phạm tội.

 

Tội phạm và người phạm tội là hai đơn vị thống kê phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu tình hình tội phạm , diễn biến tội phạm và đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp đấu tranh chống tội phạm theo quy định của pháp luật . Việc thu thập số liệu thống kê cho hai đơn vị nói trên được tiến hành ở cơ quan kết thúc cuối cùng vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật.

 

Cụ thể:

 

- ở giai đoạn điều tra: sau khi cơ quan điều tra kiểm tra xong việc tố giác thấy người bị tố giác có tội, nhưng tội nhẹ chuyển sang toà án xã hội xử lý. Khi chuyển án đi, cơ quan chuyển đã phải thống kê vì tội phạm và người phạm tội đã được xác định rõ. Nếu chờ Toà án xã hôị xử lý xong mới thống kê sẽ rất lâu vì hoạt động của Toà án xã hội không thường xuyên như Toà án Nhà nước.

 

- Khi cơ quan điều tra kết thúc việc điều tra nhưng thấy người bị khởi tố có tội, nhưng tội nhẹ chuyển sang Toà án xã hội xử. Cách thống kê cũng như trên. Nhưng nếu truy tố ra toà thì chưa phải thống kê. Đối với những vụ án đã khởi tố nhưng không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm bỏ trốn thì phải tạm đình chỉ điều tra. Đối với những bị can được đình cứu do không có tội thì phải thống kê theo mẫu riêng.

 

- ở cơ quan kiểm sát : Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án do cơ quan công an chuyển sang, nếu xét thấy có tội nhưng tội nhẹ thì chuyển sang cho Toà án xã hội xử lý.

 

4. Thống nhất tổ chức thống kê.

 

Công tác thống kê có liên quan đến nhiều ngành, nhất là đối với 4 ngành: nội vụ, tư pháp, Toà án tối cao, Viện kiểm sát quốc gia. Vì vậy, sự cần thiết phải giao cho một ngành chịu trách nhiệm chính. Sau khi bàn bạc 4 ngành đã thống nhất giao công tác thống kê tội phạm cho ngành kiểm sát là hợp lý. Quyền hạn và nghĩa vụ của Viện kiểm sát về thống kê tội phạm được quy định trong chương VII Luật tổ chức Viện kiểm sát.

 

Các đơn vị thống kê theo sự phân công bao gồm:

 

a/ Bộ Nội vụ (Cục công an hình sự ) chịu trách nhiệm thu thập những số liệu cho hai đơn vị thống kê tố giác và điều tra. Bộ nội vụ có trách nhiệm ra những thông tư, chỉ thị, hướng dẫn việc thu thập số liệu cho các đơn vị thống kê nói trên. Phòng hình sự của Ty công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra công tác thu thập số liệu cho 2 đơn vị ở tỉnh và huyện.

 

b/ Viện kiểm sát quốc gia chịu trách nhiệm thu thập số liệu cho 2 đơn vị tội phạm và người phạm tội, phân tích đánh giá những số liệu thu thập được. Tổng kiểm sát trưởng (vụ thống kê ) ra những thông tư, chỉ thị, hướng dẫn việc thu thập số liệu cho 2 đơn vị này. Phòng thống kê thuộc Viện kiểm sát tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra công tác thu thập số liệu cho các đơn vị nói trên ở tỉnh và huyện.

 

Thủ trưởng các cơ quan điều tra và cơ quan tư pháp ở các huyện và tỉnh có trách nhiệm bảo đảm các cán bộ của cơ quan mình sẽ ghi các chứng từ thu thập số liệu thống kê một cách đầy đủ, đúng đắn và gửi các chứng từ đều đặn.

 

II/ Hội đồng thống kê trung ương:

 

Để việc phối hợp giữa các ngành được chặt chẽ và có hiệu lực, 4 ngành: Nội vụ, Tư pháp, Toà án tối cao, Viện kiểm sát quốc gia đồng ý thành lập Hội đồng thống kê trung ương.

 

a/ Hội đồng thống kê trung ương là cơ quan tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với đồng chí Tổng kiểm sát trưởng:

 

- Nội dung các số liệu cần thống kê thu thập;

 

- Phân tích các số liệu thu thập được để thoả mãn nhu cầu thông tin cho tất cả các cơ quan tư pháp và công tác nghiên cứu khoa học phục vụ thực tế;

 

- Yêu cầu cải tiến các biểu báo và hệ thống thông tin để đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quản lý;

 

-Yêu cầu cải tiến công tác báo cáo, thông tin sao cho hợp lý, hiện đại, tiết kiệm, phù hợp với khả năng, điều kiện vật chất, nhất là việc vận dụng máy tính điện tử…;

 

b/ Hội đồng thống kê trung ương bao gồm:

 

-Vụ trưởng Vụ thống kê VKSQG làm chủ tịch

 

-1 cán bộ của VKSQG do Tổng kiểm sát trưởng chỉ định

 

-1 cán bộ của Bộ Nội vụ, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cử

 

-1 cán bộ của Bộ tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cử

 

-1 cán bộ của Toà án tối cao do Chánh án TATC cử

 

-1 cán bộ khoa học tội phạm do các cơ quan và Viện nghiên cứu khoa học tội phạm cử

 

-1 cán bộ đại diện của trung tâm tính toán điện tử (thuộc Bộ Nội Vụ).

 

c/ Phương thức hoạt động của Hội đồng thống kê Trung ương là: vận dụng các kinh nghiệm thực tế, khoa học và quá trình nghiên cứu thống kê tội phạm .

 

Trong các buổi sinh hoạt của mình, Hội đồng có thể mời các cán bộ có kinh nghiệm thực tế về khoa học tội phạm , thống kê tội phạm , đồng thời tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn về thống kê lý thuyết và thống kê thực hành cũng như về kỹ thuật xử lý các số liệu và thông tin hiện đại.

 

Lúc mới thực hiện thống kê thống nhất, Hội đồng thống kê sinh hoạt 1 tháng 1 lần. Sau một thời gian, 3 tháng họp 1 lần. Nay công việc đã đi vào nền nếp nên Hội đồng 1 năm mới sinh hoạt 1 lần. Tuy vậy, khi cần thiết, uỷ viên Hội đồng có thể đề nghị chủ tịch triệu tập họp.

 

III/ Chứng từ ban đầu phục vụ thống kê tội phạm .

 

Theo nguyên tắc thống kê , những số liệu thống kê thu thập đều phải phản ánh qua các chứng từ ghi chép ban đầu. Có thể nội dung, hình thức mỗi chứng từ có những chỗ khác nhau, nhưng phương pháp thu thập số liệu bằng chứng từ là thống nhất thành nguyên tắc.

 

Bộ Nội vụ có chứng từ ghi chép ban đầu riêng cho 2 đơn vị tố giác và điều tra, hướng dẫn sử dụng trong nội bộ ngành Công an hình sự . Mỗi đơn vị có chứng từ riêng. Mỗi chứng từ ghi tài liệu cho một người.

 

a/ Các chỉ tiêu yêu cầu ghi trong chứng từ về tố giác bao gồm:

 

- Nơi xẩy ra tội phạm hay phát hiện tội phạm ;

 

- Phạm tội gì, thuộc điều luật nào?

 

- Tố giác do nguồn nào cung cấp ? (công dân, cơ quan, Công an phát hiện, tự thú v.v…).

 

-Chuyển tố giác cho cơ quan nào?

 

-Thời gian kiểm tra tố giác là bao lâu?

 

- Người bị tố giác là trẻ em hay người lớn?

 

-Có bị bắt quả tang không?

 

-Có nghi vấn có tội không?

 

-Thiệt hại gây ra bao nhiêu?

 

-Tội phạm xẩy ra vào sáng hay chiều? Ngày chủ nhật hay ngày trong tuần?

 

-Bị can có trốn hoặc chết?

 

-Các biện pháp cần thiết đã áp dụng: chụp ảnh, sử dụng hoá học, nghiên cứu tâm lý học …

 

-Đã xử lý thế nào? (từ chối tiến hành tố tụng, giao Toà án xã hội, khởi tố tra)

 

b/ Các chỉ tiêu yêu cầu ghi trong chứng từ điều tra bao gồm:

 

- Địa phương nào?

 

-Tội gì, điều luật nào?

 

-Gây tội ở đâu? (nơi làm việc hay ở nơi ở; ở một nơi hay nhiều nơi; ở trong nước hay ngoài nước. Có người nước ngoài tham gia không? nước nào? Vào bằng cách nào: du lịch, công nhân, công tác…).

-Có sử dụng thuốc độc không? Thuốc ở đâu?

 

-Có sử dụng vũ khí, chất nổ không, khối lượng bao nhiêu? lấy ở đâu? ý đồ gì?

 

-Thiệt hại gây ra? Lĩnh vực kinh tế bị thiệt hại? (nông nghiệp, công nghiệp v.v…)

 

-Bị can có liên quan đến một vụ án nào khác không?

 

-Đã được đình cứu lần nào chưa?

 

-Có hoạt động thành nhóm không?

 

- Đã có tiền án chưa?

 

-Các biện pháp đã áp dụng để phát hiện thủ phạm: chụp ảnh, nhận dạng, phương pháp hoá học, pháp y, khám nghiệm.

 

-Có sử dụng vũ khí không? đã sử dụng chưa?

 

-Khám nhà, tạm giữ, tịch thu v.v…ư

 

- Cơ quan điều tra vụ án? kết thúc vụ án

 

- Thời gian điều tra vụ án?

 

- Kết thúc điều tra như thế nào?

 

Viện kiểm sát quốc gia có chứng từ ghi chép ban đầu cho 2 đơn vị tội phạm và người phạm tội dùng chung cho cả các cơ quan điều tra, kiểm sát và Toà án. Chứng từ này lấy tên là biểu đếm thống kê tội phạm ;

 

Gọi là biểu đếm vì biểu này dùng để đếm các tội phạm và người phạm tội, khá với biểu thống kê tổng hợp biểu đếm là chứng từ ghi chép ban đầu cho cả hai đơn vị tội phạm và người phạm tội.

 

Các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát , Toà án , khi kết thúc vụ án thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đều phải lập biểu này theo mẫu thống nhất gửi cho Viện kiểm sát .

 

Nội dung và hình thức biểu đếm phản ánh nhu cầu thông tin của lãnh đạo, yêu cầu nghiên cứu khoa học tội phạm và kỹ thuật tính toán trong từng thời gian. Từ khi tổ chức thống kê thống nhất, Viện kiểm sát quốc gia Đức đã sử dụng 3 biểu đếm: 1 sử dụng trong các năm từ 1960 đến 1967, nội dung hoàn toàn bằng chữ vì lúc bấy giờ tổng hợp số liệu bằng phương pháp thủ công; 1 sử dụng trong các năm từ 1968 đến 1972, nội dung vừa bằng chữ vừa bằng ký hiệu số, vì lúc này đã sử dụng máy tính điện cơ để tổng hợp số liệu; 1 sử dụng từ năm 1973 đến nay, nội dung có nhiều ký hiệu mã hoá để sử dụng tính toán bằng máy tính điện tử. Hiện nay ở Đức đang nghiên cứu cải tiến thêm một bước nội dung và hình thức biểu đếm , đưa nhiều nội dung hơn để sử dụng đầy đủ hơn công suất của máy tính điện tử, phục vụ đầy đủ hơn nhu cầu thông tin của lãnh đạo.

 

Mỗi lần thay đổi về hình thức biểu đếm, đồng thời có thay đổi thêm nội dung một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu mới.

 

Biểu đếm lập theo người phạm tội vì một tội phạm có thể do nhiều người tiến hành. Số liệu về người phạm tội nhiều hơn số liệu về tội phạm .

 

Các chỉ tiêu yêu cầu ghi trong biểu đếm thống kê tội phạm bao gồm:

 

-Địa phương kết thúc vụ án; cơ quan kết thúc vụ án?

 

-Số hiệu hồ sơ

 

-Họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở của người phạm tội.

 

-Nội dung các tội đã phạm (diến tả chỉ tiết tối đa 4 tội từ tội nặng nhất trở xuống)

 

-Nơi xẩy ra tội phạm nghiêm trọng nhất.

 

-Các tội phạm đã kết luận;

 

-Thiệt hại gây ra tính bằng đồng Mark

 

-Tổng số can phạm đã tham gia tội phạm : (thành niên, vị thành niên).

 

-Người phạm tội là thanh niên từ 14 đến 18 tuổi, đã học văn hoá đến lớp nào (thuộc hệ phổ thông)

 

-Trạng thái đào tạo: đại học, trung học chuyên nghiệp, sinh viên, công nhân chuyên nghiệp học sinh học nghề, học sinh, không tốt nghiệp công nhân chuyên nghiệp, v.v…

 

-Nghề nghiệp: công nhân sản xuất, công nhân khác, cán bộ lãnh đạo, nhân viên, xã viên hợp tác xã, nghề tự do v.v…

 

-Cơ quan người phạm tội đã làm việc hoặc trường đã học.

 

-Lĩnh vực kinh tế mà người phạm tội đã làm việc (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông …).

 

-Thành viên của Đảng xã hội thống nhất Đức; liên minh công giáo dân chủ; Đảng tự do dân chủ Đức, Đảng nông dân Đức; Đoàn thanh niên tự do Đức.

 

-Trong tình trạng say rượu.

 

-Tái phạm: tiền án, tiền án có phạt giam

 

-Hình phạt : các hình phạt cụ thể.

 

-Thời gian giam giữ điều tra (tính theo ngày, một tháng tính 30 ngày).

 

-Những quyết định kết thúc và sự tham gia của xã hội : chuyển uỷ ban hoà giải; uỷ ban phân xử; đình cứu do bị cáo chết; chuyển giao sang nước khác, kết án cho hưởng án treo, khiển trách công khai, bắt buộc làm nghĩa vụ theo điều 70 hình luật, trục xuất, thay hình phạt , giam, đưa vào trại thành niên, cải tạo lao động …

 

-Hạn chế cư trú, các biện pháp kiểm tra, giám sát theo điều 48, 249 hình luật.

 

-Tịch thu tài sản, tước quyền công dân, bảo lĩnh.

 

-Tước bằng lái xe, tước các bằng và giấy tờ khác. Cấm làm việc.

 

- Giao bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

 

-Bắt vào việc tâm thần.

 

Ngoài biểu đếm tội phạm và người phạm tội (biểu chính) nói trên, Viện kiểm sát quốc gia Đức còn ban hành hai biểu đếm khác, cũng dùng chung cho cả các cơ quan điều tra, kiểm sát, Toà án .

 

a/ Biểu đếm màu đỏ dùng để thu thập số liệu về những vụ án không tìm ra thủ phạm phải tạm đình chỉ điều tra. Phần lớn vụ này do Cục Công an hình sự Bộ Nội vụ quản lý nên từ năm 1973 Viện kiểm sát giao cho cơ quan Công an thống kê và thông báo số liệu sang Viện kiểm sát để tránh 2 bên cùng làm.

 

b/ Biểu đếm màu xanh dùng để thu thập số liệu về những bị can không phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi cơ quan tư pháp kết thúc vụ án. Biểu này hiện nay vẫn còn sử dụng vì nhiều cơ quan phải lập biểu này.

 

Nội dung biểu gồm những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

 

-Địa phương xử lý, cơ quan xử lý vụ án;

 

-Số hồ sơ vụ án

 

-Họ, tên, ngày tháng năm sinh, tuổi, nước

 

-Sự việc xẩy ra (kể tóm tắt)

 

-Tội phạm nghiêm trọng nhất của bị can

 

-Quyết định kết thúc

 

-Ngày, tháng quyết định kết thúc.

 

Trong các loại biểu đếm nói trên, biểu đếm thống kê tội phạm có số lượng lớn và là cơ sở để nghiên cứu nhận định vấn về tội phạm, người phạm tội và các biện pháp đấu tranh chống tội phạm .

 

Phạm Văn Lợi

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

 

 

 

File đính kèm downloadTải về