• Thuộc tính
Tên đề tài Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Kinh tế - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của nó
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

THẩM ĐịNH CáC VĂN BảN QUY PHạM PHáP LUậT TRONG LĩNH VựC DÂN Sự - KINH Tế - THựC TRạNG Và GIảI PHáP NÂNG CAO HIệU QUả CủA Nó

TS. Dương Đăng Huệ –

Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế

 

I. THẩM ĐịNH - MộT CÔNG Cụ QUAN TRọNG Bảo ĐảM CHấT LƯợNG CủA CáC Dự THảO VĂN BảN Quy PHạM PHáP LUậT

Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo tính thực thi, tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống. Vì vậy, làm thế nào để bảo đảm chất lượng của chúng luôn là mối quan tâm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta. Để văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, trong những năm qua, chúng ta đã sử dụng nhiều cơ chế, phương pháp mà cụ thể là các biện pháp sau đây:

1. Xây dựng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội để đưa việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật vào kế hoạch, nề nếp, tránh được tình trạng ngẫu hứng, tuỳ tiện trong sáng kiến pháp luật, bảo đảm có thời gian càn thiết để nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật có chất lượng cao.

2. Thành lập các Ban soạn thảo ở nhiều cấp độ khác nhau (cấp Nhà nước, cấp ngành, cấp liên ngành) để huy động trí tuệ tập thể trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật .

3 . Lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân về các dự án pháp luật khi xét thấy cần thiết. Việc lấy ý kiến này không phải chỉ xuất từ yêu cầu đảm bảo tính nhân dân, tính dân chủ trong hoạt động lập pháp, lập quy ở nước ta mà còn là một công cụ để bảo đảm cho dự án pháp luật được chuẩn bị tốt hơn. Nhân dân, các cộng đồng dân cư với tư cách là người thi hành pháp luật sẽ là người có quan tâm hàng đầu đến nội dung của các văn bản pháp luật sẽ ban hành và vì vậy, họ sẽ là người phản biện có hiệu quả nhất đối với chúng. Các ý kiến của họ, vì thế mà sẽ rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật được đưa ra lấy ý kiến công chúng.

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 1996 không những không xoá bỏ các biện pháp nêu trên mà còn luật hoá chúng, biến những việc trước đây là những việc có thể làm mà cũng có thể không cần làm thành những công việc bắt buộc. Đi xa hơn nữa, Luật này còn đưa ra một cơ chế mới là cơ chế thẩm định. Cơ chế này có tác dụng tăng cường thêm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật nhờ một số lý do cơ bản như sau:

Thứ nhất, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp) không chỉ cho ý kiến về hình thức văn bản, về câu chữ, về nghiệp vụ soạn thảo mà còn cả về nội dung của các văn bản đó: Vì vậy, thẩm định có thể giúp cho văn bản không chỉ hoàn thiện về mặt hình thức mà còn tốt hơn về mặt nội dung.

Thứ hai, theo quy định của Luật nêu trên thì các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành nào thì giao cho Bộ, ngành ấy soạn thảo, ví dụ Luật Thương mại thì giao cho Bộ Thương mại, Luật Xây dựng thì giao cho Bộ Xây dựng, Luật Giao thông đường bộ thì giao cho Bộ Giao thông vận tải ... Cách phân công này có cái hay là ở chỗ nó thể hiện được một thực tế là không ai nắm vững hoạt động cần phải điều chỉnh bằng pháp luật bằng chính cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó, do đó, cũng không ai có điều kiện về tri thức, về kinh nghiệm thực tiễn, về cơ sở vật chất - kỹ thuật tết hơn họ để soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về các hoạt động do Bộ, ngành đó quản lý. Nhưng cách phân công này cũng có một số nhược điểm mà cơ bản là, vì lợi ích cục bộ của Bộ, ngành mình mà cơ quan soạn thảo có thể không vô tư, không khách quan, không trên tầm nhìn toàn cục mà giải quyết các vấn đề phát sinh. Hậu quả là nguy cơ cục bộ, không khách quan luôn là điều có thể xảy ra khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành chủ trì. Chính vì lý do này mà có một số người đã đề nghị thay cơ chế làm luật này bằng một cơ chế khác, theo đó, Chính phủ nên giao cho Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan đứng ngoài cuộc, không có lợi ích liên quan đứng ra soạn thảo các văn bản pháp luật trình Chính phủ ban hành. Đây là ý tưởng hay nhưng chưa thực hiện được trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cho Bộ Tư pháp nhiệm vụ thẩm định trước khi cơ quan soạn thảo trình văn bản pháp luật ra Chính phủ xem xét thông qua là một việc làm hợp lý. Như vậy, cơ chế thẩm định là rất cần thiết vì chính nó là công cụ giúp chúng ta khắc phục được những hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình giao cho các Bộ, ngành soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật.

II. THựC TRạNG CÔNG TáC THẩM ĐịNH ở Vụ PHáP LUậT DÂN Sự KINH Tế.

1. Chu trình thẩm định.

Về cơ bản, chu trình thẩm định văn bản trên thực tế là như sau: - Văn phòng Bộ nhận Công văn và trình lãnh đạo Bộ phân công; - Lãnh đạo Bộ giao việc cho Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ trưởng giao việc cho các Vụ phó;

- Vụ phó phân công cho các chuyên viên để chuẩn bị ý kiến; - Vụ phó chủ trì họp với các chuyên viên để hình thành nội dung cơ bản của văn bản thẩm định;

 

-Trên cơ sở ý kiến kết luận của Vụ phó, chuyên viên theo dõi về vấn đề có liên quan viết dự thảo văn bản thẩm định;

- Vụ phó kiểm tra, chỉnh sửa về nội dung và hình thức của dự thảo văn bản thẩm định và nếu xét thấy đã đảm bảo chất lượng thì trình lãnh đạo Bộ cho ý kiến.

Thực trạng chu trình trên cho thấy, trong quá trình thẩm định văn bản, các Vụ phó trực tiếp giải quyết các vấn đề chuyên môn có liên quan được giao. Rất ít trường hợp trước khi trình văn bản thẩm định lên lãnh đạo Bộ, Vụ phó phụ trách có điều kiện báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vụ trưởng. Tình hình này là có lý do của nó vì bản thân khối lượng công việc mà Bộ giao cho Vụ phụ trách là rất đa dạng, đồ sộ; bản thân đồng chí Vụ trưởng cũng đã phải trực tiếp giải quyết một loạt các công việc chuyên môn được giao, do đó, không thời gian nghiên cứu các văn bản để có thể cho ý kiến chỉ đạo trước khi đồng chí Vụ phó trình dự thảo văn bản thẩm định do chính mình chuẩn bị lên lãnh đạo Bộ quyết định. Gần đây, theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ, đồng chí Vụ trưởng cũng đã ký nháy vào văn bản để gửi lên lãnh đạo Bộ. Tuy nhiên, theo tôi, đó cũng chỉ là một giải pháp kỹ thuật, có tình chất hình thức chứ không giải quyết được thực chất của vấn đề.

2. Nội dung văn bản thẩm định.

Nhìn chung, văn bản thẩm định đề cập đến 3 vấn đề cơ bản là:

Thứ nhất, về sự cần thiết ban hành văn bản;

Thứ hai, về ưu điểm, nhược điểm, thành công, hạn chế của dự thảo;

Thứ ba, nhận xét chung và kiến nghị.

Phần nhận xét chung và kiến nghị là rất quan trọng vì suy cho cùng, Bộ Tư pháp phải phát biểu quan điểm của mình về việc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thẩm định đã đảm bảo chất lượng hay chưa, có thể được trình ra Chính phủ để xem xét thông qua hay không mà không thể nhận định một cách chung chung được. Ngoài ra, nếu dự thảo văn bản pháp luật chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như về hình thức thì Bộ Tư pháp còn phải kiến nghị các giải pháp cụ thể để cơ quan soạn thảo tiếp tục chỉnh lý trước khi trình Chính phủ xem xét thông qua.

3. Giá trị của văn bản thẩm định trong thực tế vừa qua.

Thứ nhất, chỉ có ý nghĩa tham khảo;

Thứ hai, Văn phòng Chính phủ (thực chất là các chuyên viên phụ trách các vấn đề có liên quan) trong nhiều trường hợp đã không tiếp thu quan điểm của cơ quan thẩm định mà không hề thông báo gì cho Bộ Tư pháp và cơ quan chủ trì soạn thảo lý do tại sao;

Thứ ba, văn bản thẩm định trên thực tế được xem như một công cụ để hợp thức hoá việc trình dự thảo văn bản pháp luật lên Chính phủ mà thôi.

4. Nhận xét chung về công tác thẩm định của Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế trong thời gian qua.

Thứ nhất, về cơ bản là tốt, không có sai sót gì lớn về quan điểm chính trị và về chuyên môn nghiệp vụ pháp lý.

Thứ hai, trong một số trường hợp việc thẩm định được tiến hành chậm so với thời gian yêu cầu.

Thứ ba, nội dung văn bản thẩm định không phải lúc nào cũng được đánh giá tết vì nhiều văn bản pháp luật yêu cầu được thẩm định có tính chất chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật sâu, cán bộ của Vụ lại không được đào tạo một cách cơ bản về lĩnh vực chuyên môn đó.

III. NHữNG GIảI PHáP NHằM NÂNG CAO HIệU Quả của CÔNG TáC THẩM ĐINH ở vụ PHáP LUậT DÂN Sự - KINH Tế.

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định.

Hoạt động thẩm định có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, đến lượt mình, chất lượng của công tác thẩm định lại phụ thuộc rất nhiều vào một loạt các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Theo tôi, có các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này:

Thứ nhất, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động chuyên môn, có tính khoa học của con người, do đó, chất lượng của công tác này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của người làm thẩm định.

Do đó, cán bộ yếu kém về năng lực thì khó có thể làm tốt được nhiệm vụ này.

Thứ hai, chất lượng của việc thẩm định còn phụ thuộc vào khối lượng công việc được giao cho đơn vị làm công tác thẩm định và suy cho cùng là phụ thuộc vào số lượng công việc được giao cho mỗi một cán bộ, chuyên viên trong đơn vị đó. Điều này giải thích tại sao, tuy trình độ cán bộ được đào tạo như nhau nhưng chất lượng thẩm định văn bản ở các đơn vị có chức năng thẩm định lại có thể là không giống nhau. Nói cách khác, khi việc nhiều mà người ít thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó có thể đảm bảo được chất lượng tết nhất cho các ý kiến thẩm định. Hiện nay, một số văn bản thẩm định của Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế thường bị chê là quá ngắn gọn, chưa đúng tầm, có phần sơ sài. Tôi cho rằng, nhận định đó có phần đúng, nhưng cũng cần phải thấy được các lý do của nó; không phải cán bộ Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế kém hơn các Vụ khác về trình độ chuyên môn hoặc về tinh thần làm việc mà theo tôi, chủ yếu là vì cán bộ Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế đã phải đảm đương một khối lượng công việc rất nhiều so với khối lượng công việc của các cán bộ ở các Vụ khác.

Thứ ba, yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định là khách thể của công tác thẩm định, tức là nội dung của các văn bản phải thẩm định.

Một điều cần phải khẳng định là tất cả các chuyên viên Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (cũng như các Vụ khác trong Bộ ta) đều là các luật gia chứ không phải là các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học khác, do đó, họ gặp không ít khó khăn khi phải góp ý cho các văn bản pháp luật thuộc các ngành khoa học này - những lĩnh vực khoa học mà họ không được đào tạo một cách cơ bản. Ví dụ, kinh doanh tiền tệ (tín dụng ngân hàng) và quản lý nhà nước đối vời lĩnh vực này là những hoạt động mà không phải ai cũng có thể nắm được bản chất của nó, do đó, không phải ai cũng có thể cho ý kiến xác đáng về các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán cũng vậy. Đây là những vấn đề cực kỳ phức tạp, và do đó nếu không được đào tạo chuyên ngành về vấn đề này thì không thể đưa ra các ý kiến xác đáng cho các văn bản pháp luật liên quan đến việc tổ chức và vận hành của thị trường chứng khoán ở nước ta.

Thứ tư, một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định là cách thức tổ chức công việc, là sự phối hợp có tối hay không giữa các bộ phận trong đơn vị. Ví dụ, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế nhìn chung có hai mảng công việc là dân sự và kinh tế. Tuy hai lĩnh vực này rất khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng và do đó trong quá trình làm công tác thẩm định các chuyên viên của hai lĩnh vực này có thể trợ giúp nản nhau. Ví dụ, hợp đồng dân sự do bộ phận dân sự phụ trách; hợp đồng kinh tế do bộ phận kinh tế phụ trách. Hai loại hợp đồng này có điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Vì vậy, khi thẩm định các văn bản về hợp đồng dân sự mà không thu hút được ý kiến góp ý của nhóm kinh tế thì chắc chắn chất lượng văn bản sẽ không trọn vẹn. Tình hình cũng sẽ là như vậy khi thẩm định văn bản liên quan đến hợp đồng kinh tế mà lại không có sự tham gia của nhóm dân sự. Tóm lại, muốn bảo đảm chất lượng thẩm định thì vấn đề quan trọng là phải làm sao phát huy được trí tuệ tập thể, không chỉ trí tuệ của một nhóm người có liên quan trực tiếp đến văn bản mà đôi khi còn cả trí tuệ của toàn Vụ. Điều này tuy đã được phát hiện từ lâu nhưng rất hiếm khi được thực hiện ở Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và theo tôi đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của công tác thẩm định của Vụ trong thời gian qua.

2. Những kiến nghị cụ thể.

2.1 Về công tác cán bộ

Trình độ cán bộ thẩm định quyết định chất lượng của văn bản thẩm định . Thực tế đã chứng minh cho điều đó. Cũng một dự thảo văn bản pháp luật nhưng nếu giao cho hai chuyên viên có trình độ khác nhau xử lý thì kết quả góp ý của họ là không giống nhau. Chuyên viên có trình độ cao thì tìm ra rất nhiều vấn đề sai sót, khiếm khuyết, yếu kém của dự thảo, còn chuyên viên kém thì hầu như không có ý kiến gì hoặc nếu có thì cũng chỉ dăm ba nhận xét chung chung, hời hợt.

Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng văn bản thẩm định thì yếu tố đầu tiên là phải có đủ cán bộ, Yêu cầu này được đặt ra cho tất cả các Vụ có chức năng thẩm định . Tuy nhiên, đối với Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế thì yêu cầu này lại càng được đặt ra một cách cấp bách hơn, bởi vì, pháp luật kinh tế - đối tượng thẩm định của Vụ có một số đặc điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, hoạt động kinh tế là hoạt động rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó, pháp luật kình tế là một lĩnh vực pháp luật rất đồ sộ và đa dạng, bao gồm:

-Pháp luật về đất đai;

- Pháp luật về HĐKT;

-Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp;

-Pháp luật về giá cả;

-Pháp luật về lao động;

-Pháp luật về thuế;

-Pháp luật về kinh doanh ngân hàng;

- Pháp luật về kình doanh bảo hiểm;

-Pháp luật về xuất nhập khẩu;

- Pháp luật về thị trường chứng khoán;

- Pháp luật về giao thông vận tải;

-Pháp luật về xây dựng;

- Pháp luật kinh doanh chứng khoán;

-Pháp luật về tài phán kinh tế;

- Pháp luật về phá sản doanh nghiệp ...

Sự đa dạng nói trên của pháp luật kinh tế đòi hỏi phải có một lượng cán bộ đủ để làm công tác thẩm định . Tình trạng hiện nay là cán bộ của Vụ, nhất là cán bộ trong lĩnh vực kinh tế rất ít, do đó, trên thực tế là khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, hoạt động kinh tế là hoạt động vì lợi nhuận, do đó, bản thân nó rất nhạy cảm, phát triển rất nhanh, liên tục và do đó dẫn đến hệ quả là pháp luật kinh tế cũng thay đổi rất nhanh, rất khó theo dõi, người thực thi pháp luật rất dễ bị lạc hậu.

Thứ ba, vì hoạt động kinh tế phát triển nhanh và luôn luôn có xu hướng đi vào những lĩnh vực hoạt động mới, do đó, pháp luật kinh tế là pháp luật luôn luôn đổi mới, ít có tính bảo thủ như các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật về dân sự, về hôn nhân gia đình, pháp luật về hình sự ... Đặc điểm này của pháp luật kinh tế đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn được đổi mới về tư duy, về tri thức khoa học, tóm lại là phải được đào tạo về kiến thức kinh tế chuyên ngành thì mới có thể làm công tác thẩm định tốt được.

Ba đặc điểm nêu trên của pháp luật kinh tế dẫn đến một yêu cầu chung là Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế phải có đủ cán bộ và các cán bộ đó phải được đào tạo không chỉ về kiến thức pháp lý thuần tuý mà còn phải được đào tạo rất cơ bản về các kiến thức khoa học chuyên ngành khác.

Hiện nay, các yêu cầu đố đều chưa được thoả mãn; số lượng cán bộ rất ít về mặt số lượng và nhìn chung là không có trình độ chuyên môn nào khác ngoài tri thức pháp lý đơn thuần.

2.2 Về quy trình thẩm định

Tình trạng thẩm định hiện nay là chậm chế về mặt hời giàn và chưa lốt về mặt chất lượng. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do cán bộ thẩm định không có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để xử lý vấn đề gặp phải. Để khắc phục yếu điểm này, theo tôi, cần phải triển khai một số biện thật cơ bản như đào tạo và đào tạo lại cán bộ, trang bị cho họ đầy đủ đầy đủ các tri thức pháp lý và kinh tế chuyên ngành. Tuy nhiên, đó là những biện pháp không thể thực hiện ngay được. Do vậy, trước mắt, tôi xin đưa ra một số giải pháp có tính chất tình thế sau đây:

Thứ nhất, các cán bộ được giao theo dõi lĩnh vực nào, văn bản nào thì phải bám sát ngay từ đầu quá trình soạn thảo văn bản đó để sớm nắm bắt được nội dung cơ bản của văn bản, các vấn đề phát sinh còn có ý kiến khác nhau và quan điểm của các Bộ, ngành về các vấn đề đó. Thực tế cho thấy trong một số trường hợp, việc thẩm định chậm, nội dung văn bản thẩm định có chất lượng chưa tốt là do cán bộ thẩm định không thực hiện được yêu cầu vừa nêu trên.

Thứ hai, khi gặp những vấn đề mới và khó thì cán bộ thẩm định không được giấu dốt, không được sĩ diện mà phải bằng mọi cách để tiếp xúc, làm việc với cơ quan soạn thảo văn bản pháp luật hoặc với các chuyên gia trong lĩnh vực đó ở các cơ quan khác để nắm được rõ thêm bản chất của vấn đề, trên cơ sở đó mà đưa ra ý kiến riêng của mình.

 

Thứ ba, cán bộ lãnh đạo Vụ khi giao cho chuyên viên nào chuẩn bị văn bản thẩm định thì phải xác định rõ thời gian hoàn thành. Về phần mình, cán bộ lãnh đạo Vụ cũng phải có lịch phân công riêng của mình để dễ theo dõi, đôn đốc chuyên viên được giao nhiệm vụ hoàn thành công việc đúng tiến độ.

Thứ tư, thực tế cho thấy có một số Vụ sau khi có chữ ký nháy của đồng chí Vụ trưởng là gửi thẳng văn bản thẩm định lên lãnh đạo lãnh đạo Bộ và yên tâm chờ đợi và coi như hết trách nhiệm. Theo tôi, cách làm này là một trong những lý do làm chậm trễ quá trình thẩm định của Bộ ta. Tại sao, là vì các đồng chí lãnh đạo Bộ cũng rất bận bịu với công việc được giao, do đó, rất ít thời gian để nghiên cứu một cách chi tiết trước khi đặt bút ký. Vì vậy, đối với những đồng chí lãnh đạo cẩn thận thì phải tự mình đọc lại các văn bản từ đầu và điều đó đòi hỏi phải có thời gian. Trong hoàn cảnh như vậy, việc không bảo đảm tiến độ thẩm định theo quy định của Luật là điều khó có thể tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, theo tôi cần phải thay đổi cách làm việc với lãnh đạo Bộ. Theo tôi, cách tết nhất là sau khi đồng chí Vụ trưởng có ký nháy, đồng chí Vụ phó (người trực tiếp phụ trách việc thẩm định) nên làm việc trực tiếp với đồng chí lãnh đạo Bộ để trình bày một cách ngắn gọn các vấn đề cơ bản liên quan đến quan điểm, đường lối để xin ý kiến trực tiếp của đồng chí đó. Việc nghe trực tiếp như vậy tạo điều kiện để đồng chí lãnh đạo nếu cần thì trao đổi ngay được với chuyên viên, cấp Vụ phụ trách để quyết định nhanh các vấn đề phát sinh tránh được tình trạng vì còn băn khoăn nên lãnh đạo Bộ có thể "ngâm" văn bản trong một thời gian nhất định. Kinh nghiệm cho thấy khi làm việc trực tiếp thì lãnh đạo Bộ yên tâm ký các văn bản thẩm định do Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế trình một cách nhanh chóng và yên tâm.

2.3. Về phạm vi thẩm định.

Vấn đề này đã được xác định rõ trong pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế là:

- Các doanh nghiệp thường có công văn đề nghị Bộ Tư pháp cho ý kiến về những vấn đề mà họ quan tâm;

- Một số cơ quan Nhà nước có công văn yêu cầu Bộ Tư pháp thẩm định đối với những văn bản mà theo quy định hiện hành không thuộc nghĩa vụ thẩm định của Bộ Tư pháp như Thông tư, Chỉ thị của Thủ trưởng ngành mình .

Vấn đề đặt ra là chúng ta có đáp ứng những yêu cầu này hay không.

Thực tế cho thấy, vì nể nang, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã giao cho các Vụ, trong đó có Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế cho ý kiến về các văn bản mà họ gửi đến. Chúng tôi cho rằng, tình trạng này cần phải chấm dứt. Tuy nhiên, nếu có yêu câu và bản thân chúng ta có điều kiện thì chúng ta có thể hỗ trợ họ bằng cách tham gia ý kiến dưới hình thức miệng mà thôi.

2.4 Về hình thức của ý kiến thẩm định

Hiện nay, thỉnh thoảng lãnh đạo Bộ có than phiền vì nội dung một số văn bản thẩm định còn ngắn gọn, sơ sài, không ngang tầm với một văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp. Theo chúng tôi, việc ngắn hay dài của một văn bản thẩm định là phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Nội dung dự thảo văn bản đã được chuẩn bị tốt hay chưa tốt.

- Có còn nhiều vấn đề cần phải xin ý kiến của Chính phủ hay không. Như vây, theo chúng tôi, thì không phải nhất thiết văn bản thẩm định nào cũng phải viết dài. Có nhiều dự thảo văn bản pháp luật đã được chuẩn bị tốt, các Bộ, ngành có liên quan đã nhất trí được về hầu hết các vấn đề phát sinh, không có sự bất đồng ý kiến gì lớn thì trong trường hợp này việc việt văn bản thẩm định dài là không cần thiết. Trong trường hợp ngược lại thì việc chuẩn bị công văn thẩm định có nội dung dài, bao quát nhiều vấn đề là việc đương nhiên không thể không làm.

2.5 Về mối quan hệ giữa cơ quan thẩm định và Văn phòng Chính phủ.

Văn bản thẩm định, như trên đã viết chỉ có ý nghĩa tham khảo, do đó, cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền không chấp nhận ý kiến của cơ quan thẩm định. Thực tế cũng cho thấy, các chuyên gia của Văn phòng Chính phủ thường thay đổi các nội dung của dự thảo văn bản pháp luật do các Bộ trình lên theo quan điểm của mình và trình Thủ tướng hoặc Chính phủ xem xét quyết định. Tình trạng này đã vô hiệu hoá vai trò của cơ quan thẩm định, làm khó khăn cho quá trình cá thể hoá trách nhiệm của người ký văn bản thẩm định. Đo đó, chúng tôi kiến nghị, nếu có vấn đề gì đó chưa đồng ý với văn bản thẩm định thì chuyên gia của Văn phòng Chính phủ phải trao đổi với cơ quan thẩm định để bàn bạc giải quyết; chỉ trong trường hợp không đạt được sự thống nhất ý kiến thì Văn phòng Chính phủ mới trình quan điểm của mình với cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đại diện cơ quan thẩm định có quyền bảo lưu ý kiến của mình tại phiên họp Chính phủ và ý kiến quyết định cuối cùng là thuộc về tập thể Chính phủ.

 

 

File đính kèm ...