• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam (phần thống kê dân sự)
Nội dung tóm tắt

 

Nội dung toàn văn

BỘ TƯ  PHÁP

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1992

 

   ỦY BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

        TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU                                     Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

    KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA                                                         -------------

                                                             Hà nội, ngày 15 tháng 7 năm 1992

 

Căn cứ Quyết định 271/QĐ ngày 6/6/1980 và quyết định 478/TCCB ngày 18/9/1990 của Ủy ban khoa học nhà nước về công tác đăng ký nhà nước đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu.

 

 

CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Số đăng ký: 92-98-221/ĐT

Tên đề tài: Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam (phần thống kê dân sự).

 

Mã số đề tài (nếu có):

Thuộc chương trình (nếu có):

 

Số hợp đồng (nếu có):

Thời gian bắt đầu: 2/1992                                          Dự kiến kết thúc: 2/93

Chủ nhiệm đề tài: Vũ Văn Tuấn

Cơ quan chủ trì: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý

 

Cơ quan quản lý: Bộ tư  pháp

 

Hồ sơ số:      6738 , lưu tại Trung tâm thông tin -tư liệu KHCN quốc gia,

24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

 

 

 

 

                                      T/L CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

                                                                              KT GIÁM ĐỐC

                                                             TRUNG TÂM THÔNG TIN -TƯ LIỆU

                                                         KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA


 

 

Trích “Quy định về đăng ký nhà nước đề tài  nghiên cứu KHKT và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu” ban hành kèm theo Quyết định 271/QĐ ngày 6/6/1980 của Ủy ban KHKT Nhà nước (nay là Ủy ban khoa học nhà nước):

Điều 1: Tất cả các đề tài nghiên cứu KHKT thuộc kế hoạch nghiên cứu KHKT của các nghành, các cấp phải được đăng ký tại Ủy ban KHKT nhà nước sau khi được cấp quản lý đề tài duệt đề cương chính thức

Điều 2: Cơ quan có trách nhiệm đăng ký đề tài với Nhà nước là cơ quan quản lý đề tài.

Điều 3: Để đăng ký đề tài, cơ quan quản lý đề tài phải nộp cho Ủy ban KHKT nhà nước:

1.     Phiếu đăng ký đề tài  nghiên cứu KHKT.

2.     Thuyết minh kế hoạch tiến hành đề tài (đề cương) nghiên cứu theo mẫu  quy định của Ủy ban KHKT nhà nước.

Điều 4: Ủy ban KHKT Nhà nước có trách nhiệm phân loại và ghi ký hiệu riêng cho từng đề tài gọi là số đăng ký đề tài.

Điều 5: Chỉ sau khi nhận được số đăng ký đề tài của Nhà nước, các cơ quan tài chính ở các nghành , các cấp kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài.


            BỘ TƯ PHÁP                                CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                         Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

            SỐ:143/ QĐ- TP                                                                        -------------

                                                             Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 1993

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

-          Căn cứ Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, qui định chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư  pháp;

-          Căn cứ quyết định số 282 ngày 20/6/1980 của Chủ nhiệm uỷ ban  khoa học Nhà nước (nay là Bộ KH-CN và môi trường qui định thể thức đánh giá và nghiệm thu các công trình khoa học kỹ thuật

-          Căn cứ vào kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học năm 1992 của viện nghiên cứu khoa học pháp lý

-          Theo đề nghị của đ/c Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập Hội đồng đánh  giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học năm 1992 .

Điều 2: Các đồng chí có tên tronh danh sách kèm theo là thành viên của Hội đồng đánh giá , nghiệm thu chính thức các đề tài nghiên cứu khoa học năm 1992

Điều 3: Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài có trách nhiệm tiến hành công việc theo các thủ tục đã được Bộ khoa học công nghệ và mội trường qui định.

Điều 4: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, các đồng chí có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

 

                                                               KT.  BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

                                                                              THỨ  TRƯỞNG

 

 

                                                              NGUYỄN  NGỌC HIẾN


DANH SÁCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

VÀ NGHIỆM THU

 

ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thông kê tư pháp và việc xây dựng, hoàn thiện chế độ thống kê tư  pháp ở Việt Nam

(Phần thống kê dân sự) mã số: 92-98-221 kèm theo quyết định số : 143-QĐ/TP ngày 20/3/1993

 

1.     Đ/c : Nguyễn  Đình Lộc                         Chủ tịch Hội đồng

P T S Luật học - Bộ trưởng

Bộ tư  pháp

 

2.     Đ/c : Nguyễn Ngọc Hiến                        Phó chủ tịch hội đồng

PTS Luật học -Thứ trưởng

Bộ tư pháp

 

3.     Đ/c Hoàng Hưng: PTS                           Phản biện thứ nhất,

Thống kê - Tổng cục thống kê                Uỷ viên Hội  đồng

 

4.     Đ/c Đinh Trung Tụng                             Phản biện thứ hai,

PTS luật học - Vụ trưởng                       Ủy viên  Hội đồng

Vụ pháp luật kinh tế dân sự

 

5.     Đ/c: Lê Văn Toàn                                  Cơ quan phản biện,

GS. TS Tổng cục trưởng                        Ủy viên Hội đồng

Tổng cục thống kê

 

6.     Đ/c Nguyễn Đức Tuấn: PTS                  Ủy viên Hội đồng

Luật học - Viện NCKH pháp lý

 

7.     Đ/c Trần Đình Nhã                                Ủy viên Hội đồng

PTS. Luật học - Bộ Nội Vụ                                       


NHÓM ĐỀ TÀI

 

 

Chủ nhiệm đề tài:

Vũ Văn Tuấn – Chánh văn phòng Bộ tư  pháp

 

Phó chủ nhiệm đề tài:

Nguyễn Văn Thảo – Viện trưởng Viện NCKH pháp lý

 

Thư ký đề tài:

Phạm Văn Lợi – Chuyên viên nghiên cứu, Viện NCKH pháp lý

 

Các thành viên:

-        Nguyễn Xuân Yêm – PTS. Luật học, Bộ Nội vụ.

-        Lê Nam  Chung – kiểm soát viên cao cấp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

-        Khuất Duy Hiệp – Chuyên viên, Toà án nhân dân tối cao.

-        Phạm Văn Được – Kỹ sư tin học kinh tế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

-        Lâm Quý – Chuyên viên, Tổng cục thống kê.

 

 

 

 

Lời mở đầu......................................................................................................... ........................................................................................................................ 01

Phần I – Phúc trình kết quả nghiên cứu đề tài................................................ ........................................................................................................................ 02

I – Tổng thuật bổ sung quan niệm thống kê tư pháp................................................. ........................................................................................................................ 03

II – Quan niệm chung về thống kê vụ án dân sự....................................................... ........................................................................................................................ 06

1.       Thống kê vụ án dân sự là một bộ phận của thống kê tư pháp..............................       06

2.       Phạm vi thống kê vụ án dân sự.........................................................................       06

3.       Mục tiêu của thống kê vụ án dân sự.................................................................       11

4.       Chế độ và phương pháp của thống kê vụ án dân sự............................................       12

III – Thực trạng tình hình và hệ thống biểu mẫu

        thống kê các vụ án dân sự ở nước ta hiện nay..................................................         14

1.     Thực trạng tình hình thống kê vụ án dân sự........................................................ ................................................................................................................... 14

2.     Hệ thống biểu mẫu thống kê vụ án dân sự.......................................................... ................................................................................................................... 16

IV – Những đề nghị............................................................................................... ........................................................................................................................ 41

-        Đề nghị thứ nhất..................................................................................... ......................................................................................................... 41

-        Đề nghị thứ hai...................................................................................... ......................................................................................................... 41

-        Đề nghị thứ ba....................................................................................... ......................................................................................................... 44

-        Đề nghị thứ tư........................................................................................ ......................................................................................................... 46

-        Đề nghị thứ năm..................................................................................... ......................................................................................................... 46

-        Đề nghị thứ sáu...................................................................................... ......................................................................................................... 46

Phần II – Các chuyên đề.................................................................................. ........................................................................................................................ 47

1.     Một số vấn đề về thống kê vụ án dân sự............................................................ ................................................................................................................... 48

2.     Đổi mới công tác thống kê vụ án dân sự của

ngành Tòa án nhân dân..................................................................................... ........................................................................................................................ 57

3.     Thống kê tình hình thi hành án về mặt trách

nhiệm dân sự của Tòa án nhân dân các cấp........................................................ ........................................................................................................................ 66

4.     Công tác thống kê kiểm sát xét xử dân sự.......................................................... ................................................................................................................... 68

5.     Ứng dụng tin học vào thống kê vụ án dân sự...................................................... ................................................................................................................... 72

6.     Báo cáo bổ sung phần thống kê hình sự.............................................................. ................................................................................................................... 77

Phần III – Kết quả điều tra xã hội học............................................................ ........................................................................................................................ 81

Phần IV – Thông tin, tư liệu............................................................................. ........................................................................................................................ 85

1.     Cơ quan thống kê tư pháp Hoa Kỳ.................................................................... ................................................................................................................... 86

2.     Bảng và đồ thị về thống kê tư pháp cộng hòa Nga............................................... ................................................................................................................... 88

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

  

 

Đề tài thống kê tư pháp được ủy ban khoa học Nhà nước, nay là bộ khoa học, công nghệ và môi trường cho triển khai nghiên cứu trong hai năm 1991- 1992. Cuối năm 1991 đã nghiệm thu phần thống kê hình sự (mã số: 91- 98- 054), được đánh giá kết quả khá và ghi nhận cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm một điểm về những chỉ tiêu thống kê hình sự nào có ý nghĩa quốc gia mà nhà nước cần nắm, nhằm đơn giản hoá hệ thống chỉ tiêu báo cáo lên cấp trung ương.

Tập phúc trình kết quả nghiên cứu lần này tập trung vào vấn đề Thống kê vụ án dân sự (mã số: 92- 98- 221) phần chủ yếu nghiên cứu trong năm 1992 và bổ sung một phần kết quả nghiên cứu tiếp về thống kê hình sự.

Như đã trình bày ở bản phúc trình năm ngoái, vấn đề thống kê tư pháp chưa được nghiên cứu có hệ thống về lý thuyết. Công tác thực tiễn của thống kê tư pháp cũng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của từng cơ quan toà án, kiểm sát, nội vụ theo yêu cầu của sự chỉ đạo mỗi ngành và kinh nghiệm thực tiễn của công tác thống kê.

Ở các nước XHCN trước đây và các nước khác trên thế giới, thống kê tội phạm và thống kê hình phạt ( chúng ta gọi chung là thống kê hình sự) là một môn học khá phát triển, gắn liền với lý thuyết về tội phạm học. Còn vấn đề thống kê vụ án dân sự thì rất ít tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống.

Vì vậy, mục tiêu của đề tài khi được phép triển khai, đặt ra khiêm tốn và hạn chế là góp phần xây dựng từng bước hoàn thiện thống kê tư pháp ở nước ta. Mục tiêu của đề tài mong đạt được là mở ra vấn đề, đưa ra một số quan niệm, kiến nghị một số biện pháp cụ thể để bước đầu hình thành thống kê tư pháp Vịêt Nam nói chung và thống kê dân sự nói riêng.

 

 

                                                                                                  NHÓM ĐỀ TÀI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN I

 

 

 

 
 

PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 

 

 

 

 

 


 

I – TỔNG THUẬT BỔ SUNG QUAN NIỆM THỐNG KÊ TƯ PHÁP

 

Thống kê tư pháp, một bộ phận cuả thống kê quốc gia, dùng các phương pháp điều tra số liệu để phản ánh mặt lượng của tình hình tư pháp, từ các mặt số lượng tìm ra mối quan hệ với mặt chất của tình hình để biết được thực trạng, biết được nguyên nhân, biết được xu thế phát triển và từ các dự báo đó đưa ra các giải pháp để quản lý tốt hơn mọi mặt của đời sống của xã hội.

 

Xét về phạm vi, thống kê tư pháp gồm bốn bộ phận lớn:

1.      Thống kê các vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là thống kê hình sự.

2.      Thống kê các tranh chấp dân sự trong xã hội, trong đó chủ yếu là tranh chấp về dân sự:

(sở hữu, thừa kế, về hợp đồng dân sự, trách nhiệm ngoài hợp đồng); tranh chấp lao động; hôn nhân và gia đình.

3.      Thống kê các tranh chấp hành chính mà pháp luật giao cho toà án giải quyết như khiếu nại về quyền cử tri, xác nhận tình trạng mất tích, khiếu nại về vấn đề hộ tịch.

4.      Thống kê tổ chức tư pháp, về các cơ quan điều tra, công tố, toà án, các tổ chức tư pháp hỗ trợ: luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định thi hành án v.v…

(Xem bảng 1)

Là một bộ phận của thống kê quốc gia, thống kê tư pháp quan hệ mật thiết với các bộ phận thống kê khác như thống kê tình hình xã hội, thống kê tình hình kinh tế, trong mối quan hệ đó những số liệu của bộ phận này có thể bổ sung cho số liệu của bộ phận khác đưa ra những luận cứ chứng minh, phân tích, dự báo, tìm các nguyên nhân, các biện pháp để tăng cường sự  quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thống kê tư pháp có tác dụng to lớn  đối  với công tác quản lý nói chung cũng như đối với việc củng cố hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật,  công tác nghiên cứu khoa học quản lý và công tác lập phấp nhàm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, giũ vững kỷ cương xã hội.

Thống kê tư pháp có vai trò rất lớn trong việc củng cố hoạt động của các cơ quan  bảo vệ pháp luật. Dựa vào các số liệu thống kê , và cùng với  các nguồn thông tin khác, các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thể phân tích, đánh giá được hoạt động của ngành mình; xách định được những điểm  mạnh, yếu trong công tác, từ đó có những chỉ đạo khắc phục và uốn nắn kịp thời, giúp cho hoạt động của ngành đi đúng hướng. Mặt khác, trên cơ sở nhận biết về số lượng các vi phạm pháp luật, nắm được thực trạng và tính phổ biến, đặc thù của từng loại vi phạm trong các  lĩnh vực xã hội, xác định được mức độ thiệt hại gây ra cho xã hội, cũng như các kết quả trong cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa các vi phạm pháp luật, các cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) có khả năng nghiên cứu đề ra những biện pháp thích hợp và có hiệu quả kịp thời đáp ứng yêu cầu của việc phóng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.

Thống kê tư pháp góp phần đắc lực vào việc nghiên  cứu và hoàn thiện các môn khoa học pháp lý. Chỉ có thống kê tư pháp mới có khả năng đưa ra được những thông tin tổng thể có tính khoa học, chuẩn xác về thực trạng tình hình vi phạm pháp luật, cơ cấu, chiều hướng phát triển cũng như nguyên nhân và điều kiện phát sinh các vi phạm; về hiệu quả của những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và những thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan thực hiện pháp luật… Thống kê tư pháp góp phần làm giàu thêm cho các môn khoa học bằng kiến thức về những hiện tượng cụ thể, và là cơ sở đảm bảocho công tác nghiên cưu đi đúng hướng, đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm cho khoa học pháp lý tách rời thực tiễn là sự thiếu quan tâm đến lĩnh vực này. Nếu không nghiên cứu thận trọng và đầy đủ các tài liệu quan sát thông kê tổng thể, và không nghiên cứu hoạt động có tính riêng biệt của các cơ quan thực hiện pháp luật thì không thể thấy rõ được bản chất và qui luật vận động của hiện tượng xảy ra trong thực tiễn.

Khoa học pháp lý cần phải sử dụng rộng rãi và toàn diện những tài liệu thống kê. Chính những tài liệu này là không khí mà nếu thiếu nó khoa học sẽ chêt ngạt và sẽ sinh ra sự giáo điều nguy hại.

 Những tài liệu thống kê tư pháp là cơ sở khoa học vững chắc góp phần vào việc phát triển và hoàn thiện các môn khoa học về tội phạm, điều tra, tâm lý tư pháp, khoa học pháp y, khoa học hình sự, dân sự, tố tụng…, cũng như các bộ môn khoa học khác như giáo dục, thẩm mỹ, đạo đức, dân tộc học…

Thống kê tư pháp có vai trò rất lớn đối với công tác lập pháp. Việc xây dựng các bộ luật và các văn bản pháp luật khác không thể bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn và đạt chất lượng nếu không có sự nghiên cứu đầy đủ đến những phân tích thống kê tư pháp. Các số liệu phân tích thống kê này chính là những thông tin phản hồi từ thực tiễn, giúp cho các nhà làm luật có khả năng đánh giá được hiệu quả của các quy phạm pháp luật giúp họ xác định được những khe hở của lụât pháp và những thiếu sót, bất hợp lý trong lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở đó, các cơ quan lập pháp tiến hành sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc xây dựng mới các văn bản pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

 


 

 

MÔ HÌNH VỀ CÁC PHÂN NGÀNH
CỦA THỐNG KÊ TƯ PHÁP

 

 
 

 

 

BẢNG SỐ: 1

 


II – QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ

         

1.     Thống kê vụ án dân sự là một bộ phận của thống kê tư pháp

và là một phương tiện quan trọng để đánh giá tình hình giải quyết các tranh chấp trong các mối quan hệ giữa công dân với công dân, công dân với tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, giữa các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với nhau. Các mối quan hệ tập trung vào:

-        Quan hệ sở hữu

-        Quan hệ hợp đồng

-        Quan hệ về bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người khác ngoài hợp đồng

-        Quan hệ thừa kế

-        Quan hệ hôn nhân, gia đình …

Thống kê vụ án dân sự phản ánh mặt số lượng của các hiện tượng tranh chấp và bằng các số liệu thực hiện so sánh, phân tích, tổng hợp, phát hiện mối quan hệ bất chính, từ số lượng tìm ra bản chất của các hiện tượng, đánh giá các nguyên nhân, tìm ra giải pháp giải quyết các tranh chấp đó phù hợp vói sự công bằng, bình đẳng, phù hợp với pháp luật.

Thống kê vụ án dân sự phản ánh mặt lượng các hoạt động tố tụng của các Toà án,Viện kiểm sát và bàng các số liệu thực hiện so sánh, phân tích, tổng hợp, phát hiện mối quan hệ bản chất, tìm ra chất lượng hoạt động của các cơ quan Toà án, Kiểm sát, đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình tố tụng, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Toà án, Kiểm sát, các tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng dân sự như : luật sư, tư vấn pháp luật, công chức, giám định…

 

2.     Phạm vi thống kê vụ án dân sự

Phạm vi vụ án dân sự tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình  và định chế pháp luật mỗi nước.

Về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề phạm vi của vụ án dân sự. Chung qui lại có 3 quan niệm sau đây:

Quan niệm thứ nhất: Theo pháp luật hiện hành các chanh chấp dân sự đều do Toà án tư pháp thụ lý, giải quyết; các chanh chấp kinh tế(kinh doanh) do trọng tài kinh tế Nhà nước thụ lý, giải quyết. Vì vậy, phạm vi thống kê các vụ án này là thống kê vụ án dân sự về các quan hệ ngoài kinh doanh:

a)     Các tranh chấp dân sự (hiểu theo nghĩa hẹp):

-       Thống kê xét xử về sở hữu (nhà, đất, ao hồ, nương rẫy, tài sản bị chiếm đoạt…)

-        Thống kê xét xử về thừa kế tài sản.

-        Thống kê xét xử về hợp đồng dân sự (không phải kinh doanh).

-        Thống kê xét xử về đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 

b)    Tranh chấp lao động:

-        Thống kê xét xử về một số tranh chấp trong quan hệ lao động( như buộc thôi việc, bồi thường phí tổn đào tạo…  )

c)     Hôn nhân và gia đình:

-        Thống kê xét xử về ly hôn; đòi tài sản sau khi ly hôn, truy nhận cha…

(Xem bảng 2)

Quan  niệm thứ hai:

Theo quan niệm truyền thống về luật dân sự, phạm vi của thống kê vụ án dân sự phải bao gồm tất cả việc xết xử tranh chấp về các quan hệ có tính chất tài sản, không kể các quan hệ có tính chất tài sản, không kể các quan hệ đó là quan hệ kinh doanh hay quan hệ dân sự không mang tính kinh doanh. Xét theo quan niệm này phạm vi thống kê vụ án dân sự gồm:

v Thống kê xét xử các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh

-        Tranh chấp hợp đồng giữa các doanh nghiệp

-        Tranh chấp giữa các công ty với các thành viên của công ty

-        Tranh chấp liên quan đến kết thúc hoạt động của doanh nghiệp và tình trạng phá sản doanh nghiệp

-        Tranh chấp liên quan đến sử hữu công nghiệp

-        Tranh chấp liên quan đến trái phiếu, cổ phiếu

-        Tranh chấp liên quan đến quảng cáo, cạnh tranh trong khinh doanh

 

v  Thống kê xét xử các tranh chấp về dân sự ngoài kinh doanh (Như quan niệm thứ nhất đã trình bày)

-        Các tranh chấp dân sự (sở hữu, thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)

-        Tranh chấp lao động (buộc thôi việc, bồi thường phí tổn đào tạo)

-        Hôn nhân và gia đình (ly hôn, đòi chia tài sản…)

(Xem bảng 3)

Quan niệm thứ ba:

Phạm vi của thống kê vụ án dân sự là thống kê toàn bộ các quan hệ trong quá trình xét xử dân sự, cụ thể là: 

-        Thống kê xét xử tranh chấp dân sự ngoài kinh doanh (như quan niệm thứ nhất)

-        Thống kê tranh chấp hợp đồng kinh doanh (quan niệm thứ hai)

-        Thống kê xét xử tranh chấp hành chính có liên quan đến dân sự (như mất tích, hộ tịch, quyền cử tri…)

(Xem bảng 4)

 

 

PHẠM VI THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ
(QUAN NIỆM THỨ NHẤT)

 

 

 
 

 

 

BẢNG SỐ: 2

PHẠM VI THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ
 
 
 

(QUAN NIỆM THỨ HAI)

 

 

BẢNG SỐ: 3

 

 

 
 
 
 
 
PHẠM VI THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ
(QUAN NIỆM THỨ BA)

 

 

 
 

 

 

 

BẢNG SỐ: 4

Khi lựa chọn một trong ba quan niệm về thống kê vụ án dân sự cần dựa vào các điều kiện sau:

-        Cơ cấu của các Toà án chuyên môn ở nước ta trong thời kì sắp tới.Hiện nay chúng ta đã có dự kiến về thành lập Toà án kinh tế, Toà án lao động. Nừu thiết lập các Toà án này sẽ phải xét đến một điều kiện nữa, các Toà án đó sẽ độc lập hay là những bộ phận của Toà án tư pháp hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chế định về thống kê xét xử  dân sự ở nước ta.

-        Định chế về tố tụng của các toà án mới sẽ được thiết lập khác với tố tụng dân sự theo luật định như hiện nay.

-        Sự phân chia các nghành luật ở nước ta từ trước đến những năm gần đây về cơ bản xuất phát từ quan niệm lý thuyết về ngành luật ở Liên xô (cũ). Những lý thuyết đó được xây dựng trên cở sở của một nền kinh tế hiện vật, bao cấp, toàn bộ sở hữu về tư liệu sản xuất là của Nhà nước. Do vậy, luật dân sự, luật kinh  t, luật lao động và các luật khách đều được xây dựng trên quan niệm đó nên chế độ thống kê tư pháp nói chung và thống kê dân sự nói riêng không đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

-        Cách tổ chức công tác thống kê tư pháp của nước ta chưa thành quy chế, nay cần được tổ chức lại và xem như một phần của thống kê quốc gia, trên cơ sơ đó lựa chọn một quan niệm về phạm vi thống kê  xét xử các vụ án dân sự.

Từ những điều kiện trên, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện hiện nay khi các cơ quan Nhà nước chưa được cải cách một cách triệt để thì nên lựa chọn quan niệm thứ nhất. Tuy vậy, khi có sự thay đổi cơ bản về tổ chức, chúng ta phải xem xét lại vấn đề này cho phù hợp với tình hình.

Trong thống kê hình sự (thống kê tội phạm) một vụ án do ba cơ quan: Nội vụ, Viện kiểm sát, Toà án tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền của mình. Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn thụ lý, điều tra, xét xử và thi hành án. Thống kê vụ án dân sự chủ yếu do cơ quan toà án đẩm nhiệm. Viện kiểm sát chỉ đảm nhiệm công tác thống kê kiểm sát xét xử dân sự. Phạm vi thống kê vụ án dân sự cũng bắt đầu từ giai đoạn thụ lý, xem xét, xét xử và thi hành án. Từ trước đến nay công tác thi hành án do toà án đảm nhiệm nên công tác thống kê ở giai đoạn này cũng do toà án đảm nhiệm. Theo pháp luật mới, công tác thi hành án sẽ được chuyển giao cho Chính phủ, do vậy công tác thi hành án cũng phải do cơ quan Chính phủ đảm nhiệm.

 

3.     Mục tiêu của thống kê vụ án dân sự

Thống kê xét xử dân sự phát hiện ra bản chất các tranh chấp về các quan hệ tài sản - tiền tệ - hàng hoá, góp phần phân tích nguyên nhân của các tranh chấp đó, tìm kiếm các giải pháp điều chỉnh các mối quan hệ đó một cách hợp lý nhất, công bằng và bình đẳng, đúng pháp luật hiện hành.

Thống kê xét xử dân sự nhằm vào các mục tiêu:

-        Nhà nước quản lý xã hội trên cơ sở nền dân chủ XHCN, đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân, lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích các doanh nghiệp một cách bình đẳng, đúng pháp luật, góp phần xoá bỏ bất công, xoá bỏ bóc lột. Bằng những số liệu tổng quát thống kê xét xử dân sự đánh giá tình hình tranh chấp, tình hình xét xử, tình hình hoạt động của toà án và các tổ chức tham gia tố tụng. Dựa vào các đành giá đó, hướng dẫn các toà án về đường lối xét xử, nâng cao chất lượng xét xử và góp phần xây dựng các chính sách xã hội, định hướng hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước theo các chính sách đó.

-        Thống kê xét xử dân sự phải góp phần xây dựng phấp luật, chủ yếu là pháp luật dân sự, về quản lý kinh doanh và pháp luật về tố tụng dân sự. Thông qua các số liệu thống kê, phát hiện ra những quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự cần phải sửa đổi, bổ sung …

-        Thống kê xét xử dân sự đánh giá trình độ tổ chức hoạt động của Toà án, các tổ chức tư pháp bổ trợ như: luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật; mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động xét xử góp phần giúp cho các cơ quan lãnh đạo của nhà nướcquyết định cải tiến công tác, chế độ làm việc, nâng cao trình độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

-        Thống kê xét xử cung cấp những số liệu cần thiết cho công tác giáo dục và phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Thông qua số liệu về tình hình tranh chấp, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, giáo dục ý thức phòng ngừa, giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân nhân, góp phần tăng cường sự nhất trí, đoàn kết trong nhân dân.

 

4.     Chế độ và phương pháp của thống kê vụ án dân sự

Chế độ và phương pháp của thống kê vụ án dân sự trong những năm trước xuất phát từ nhu cầu thông tư cần nắm do từng cơ quan (Toà án, Viện kiểm sát) đề ra nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý của nghành. Vì vậy chưa có một quy chế chặt chẽ, chế độ thống kê đều do mỗi cơ quan đặt ra cho cấp dưới của mình, theo sự hiểu biết riêng của ngành, của cán bộ làm công tác thống kê. Vì vậy cần có một chế độ thống kê dân sự sử dụngcho các ngành và phải pháp quy hoá, nghĩa là phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Sau khi ban hành phải được tất cả các cơ quan thực hiện nghiêm túc, bảo đảm các số liệu chính xác và thống nhất, không làm rối cho cơ quan thống kê cấp dưới trên cơ sở phương pháp luận của thống kê học kết hợp với những phương pháp hợp lý hiện nay chúng ta đang thực hiện.

 

a)     Chế độ ghi chép ban đầu

Chế độ ghi chép ban đầucủa thống kê vụ án dân sự phải do cơ quan quản lý thống kê quốc gia hoặc do Bộ tư pháp ban hành để bắt buộc các đơn vị cơ sở phải ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác theo qui định. Đó là những chứng từ ghi chép lại những phát sinh đầu tiên của các tranh chấp. Đây là căn cứ pháp lý bảo đảm sự chính xác của các chỉ tiêu thống kê, chỉ đúng loại việc, phản ánh đúng thực trạng của các tranh chấp. Mức độ chính xác của thống kê vụ án dân sự phụ thuộc vào chứng từ ghi chép ban đầu và sự thực hiện công tác ghi chép từ đơn vị cơ sở.

Theo chúng tôi chứng từ ghi chép ban đầu của thống kê vụ án dân sự là:

-        Đơn vị khởi kiện của các bên đương sự (các loại đơn).

-        Phiếu nhận đơn khởi kiện của Toà án.

-        Sổ thụ lý.

-        Biên bản các cuộc gặp gỡ, trao đổi trước khi đưa ra xét xử.

-        Quyết định đưa ra xét xử.

 

b)    Hệ thống chỉ tiêu

Hệ thống chỉ tiêu thống kê vụ án dân sự phải đáp ứng yêu cầu sau:

-        Bao quát được mọi vụ việc xảy ra của quá trình xã hội trong phạm vi án dân sự giải quyết, phản ánh chính xác thực trạng các tranh chấp và xu hướng phát triển của nó.

-        Thống nhất về khái niệm, phân loại và đơn vị tính toán của hệ thống chỉ tiêu.

-        Phù hợp với trình độ nghiệp vụ và khả năng vật chất của đội ngũ cán bộ làm thống kê án dân sự.

-        Căn cứ vào yêu cầu của công tác thống kê vụ án dân sự.

Trong tình hình hiện nay, khi thẩm quyền của các toà án chưa thay đổi thì hệ thống chỉ tiêu như hiện nay là hợp lý, tuy vậy cần phải loại bỏ một số chỉ tiêu không có ý nghĩa ngiên cứu và sắp xếp lại một cách khoa học, tạo thuận lợi cho người làm công tác thống kê .

Trong tương lai, khi các cơ quan Toà án được cải cách, thẩm quyền được xem xét lại thì yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu sẽ như sau:

-        Ở mỗi cấp toà án (Trung ương, tỉnh, huyện) và mỗi ngành chuyên môn ở Trung ương có yêu cầu sử dụng lượng thông tin cần thiết khác nhau. Thống kê tranh chấp xét xử dân sự cung cấp cho việc nghiên cứu, đánh giá tình hình ở cơ quan Trung ương (Toà án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Tổng cục thống kê…) để đề ra các giải pháp vĩ mô khác với việc thống kê cung cấp cho chính quyền địa phương để các cơ quan chính quyền quản lý tốt hơn hoạt động kinh tế, xã hội trên phạm vi lãnh thổ.

-        Toà án cấp huyện, cấp tỉnh sử dụng các số liệu về thống kê vụ án dân sự báo cáo trước hội đồngnhân dân cấp mình phải phù hợp với yêu cầu quản lý mỗi cấp để hội đồng nhân dân có thể căn cứ vào số liệu đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình địa phương.

Vì vậy hướng tương lai là không nên có một hệ thống biểu mẫu sử dụng thống nhất cho cả toà án cấp tỉnh và cấp huyện, không nên yêu cầu Toà án huyện phải làm thống kê phải làm giồng như toà án tỉnh, mà cần có sự phân hạng các biểu mẫu theo nguyên tắc cấp dưới cần nắm chi tiết hơn, cụ thể hơn, nhiều lượng thông tin hơn nhằm xử lý kịp thời tại chỗ, cấp trên cần các chỉ tiêu tổng quất, phản ánh đầy đủ nhưng không quá đi vaò các chi tiết không cần thiếtmà cần nắm những chỉ tiêu có ý nghĩa qua đó phản ánh được một cách thực chất , đầy đủ mọi tình hình .

Vì vậy, việc phân dạng hệ thống biểu mẫu dựak theo nguyên tác trên có thể phân chia:

-        Biểu mẫu do toà án huyện , quận và cấp tương đương thực hiện.

-        Biểu mẫu do toà án tỉnh ,thành phố trực thuộc trung ương thực hiện.

-        Biểu mẫu do toà án nhân dân tối cao thực hiện .

    Trong bốn hạng biểu mẫu trên , mỗi hạng lại gồm một số biểu mẫu cụ thể có nhiệm vụ phản ánh một nhóm  tình hình nhất định . Số lượng biểu mẫu ở mỗi cấp Toà án thực hiện phụ thuộc chủ yếu vào các nhóm quan hệ xã hội trong tranh chấp dân sự đã xảy ra và vi phạm của thống kê vụ án dân sự .

 

c)     Phương pháp thống kê :

Thống kê vụ án dân sự phải dựa trên các phương pháp cơ bản :

-        Phương pháp số tuyệt đối phản ánh bao quát bằng số lượng mọi tranh chấp được đưa đến Toà án , thể hiện mức độ và quy mô tranh chấp dân sự trong xã hội.

-        Phương pháp số tương đối được tính theo tỷ lệ phần trăm đẻ so sánh tình hình tranh chấp trong từng nhóm quan hệ dân sự so với tổng số các tranh chấp.

-        Phương pháp số bình quân phản ánh mức trung bình về mặt số lượng của các tranh chấp dân sự.

-        Phương pháp chỉ số đẻ so sánh từng thời kì về tình hình tranh chấp dân sự.

 

 

III – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ HỆ THỐNG BIỂU MẪU THỐNG KÊ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

 

1.     Thực trạng tình hình thống kê vụ án dân sự

Thống kê vụ án dân sự được toà án nhân tối cao chỉ đạo thực hiện ở các cấp toà án. Từ khi có Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1960 tới nay: Gồm công tác hoà giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm được thực hiện hàng năm theo định kì. Nhìn chung công tác thống kê này tuy còn nhiều nhược điểm , nhưng cũng đã đạt được một số kết quả, phản ánh được tình hình thụ lý, hoà giải, xét xử các loại án tranh chấp trong nội bộ nhân dân, giúp cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo, xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học… Về lĩnh vực dân sự tronh những năm qua.

Trên cơ sở thống kê vụ án dân sự, hàng năm Toà án nhân dân tối cao cũng đã tổ chức được việc sơ kết, tổng kết các chuyên đề về dân sự để rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử về các lĩnh vực như: Tranh chấp nhà đất, tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản, cấp dưỡng nuôi con trong ly hôn, tranh chấp vay nợ, chơi hụi, họ…

Thống kê vụ án dân sự cũng là cơ sở giúp các ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh vực dân sự, những quy phạm này nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trong từng thời kì của quá trình phát triển kinh tế- xã hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nếu như phần thống kê các vụ án hình sự được nhiều cơ quan cùng quan tâm thực hiện ( công an, kiểm sát, toà án ) và mỗi cơ quan thực hiện một công đoạn của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án thì việc thống kê xét xử các vụ án dân sự tâpk trung chủ yếu do các cơ quan Toà án thực hiện ( Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện một phần về nội dung kiểm sát việc xét xử các vụ án dân sự. ). Do vậy, toàn bộ tình hình nội dung và kết quả của công tác thống kê các vụ án dân sự do các Toà án  nhân dân quyết định. Bên cạnh kết quả đạt được của thống kê các vụ án dân sự như đã nói ở trên thì công tác này còn nhiều yếu kém . Có thể khái quát qua các điểm  sau đây:

 

a)     Tính pháp quy của chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự :

Bất cứ báo cáo thống kê nào cũng vậy, nếu đã được ban hành thì về mặt quản lý Nhà nước phải được coi đó là một văn bản pháp quy, như vậy có nghĩa là phải quy định rõ ràng cơ quan ban hành và đối tượng phải thi hầnh, đương nhiên là hai cơ quan này đèu phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Nhưng toàn bộ hệ thống biểu mẫu thống kê vụ án dân sự hiện nay đã không quy định được yêu cầu đó không ghi cụ thể cơ quan nào ban hành, ngày, tháng, số của quyết định, ngày gửi báo cáo và cơ quan nào nhận báo cáo. Có thể nói đay là một nhược điểm lớn của công tác thống kê vụ án dân sự hiện nay, và dẫn đến tình hình là các đơn vị làm báo cáo thống kê không đảm bảo đầy đủ và chính xác. Do vậy, tính hiệu lực của báo cáo thống kê bị giảm sút rất nhiều.

 

b)    Tính hệ thống của chế độ báo cáo: 

Đây là một yêu cầu được đặt ra đối với bất cứ một loại thống kê nào là phải được thực hiện theo một quy trình khoa học. Đối với thống kê án dân sự được thu thập từ các quận huyện trở lên, ở mỗi cấp có những nội dung và yêu cầu riêng của nó. Nhưng hiện nay hệ thống biểu mẫu thống kê vụ án dân sự của các Toà án nhân dân không ban hành riêng cho mỗi cấp. Tính riêng biệt của mỗi cấp báo cáo ngoài các chỉ tiêu còn khác nhau về thời gian gửi và nhận báo cáo. Do vậy, có thể có những biểu thống kê của cấp huyện và cấp tỉnh không có gì khác nhau về chỉ tiêu báo cáo nhưng không thể ban hành chung cho cả cấp tỉnh và huyện, và liên quan tới thời gian lập, gửi báo cáo và nhận báo cáo của mỗi cấp, nếu không sẽ ảnh hưởng tới việc thu thập, tập hợp và xử lý thông tin.

 

c)     Về tổ chức thu thập thông tin: 

Đây là công việc hết sức quan trọng của công tác thống kê. Trách nhiệm của cấp dưới báo cáo với cơ quan cấp trên phải theo một quy đinhj mang tính bắt buộc do cơ quan có thẩm quyền ban hành . Nhưng hiện nay trong chế độ báo cáo thống kê dân sự của các Toà án nhân dân các cấp việc tổ chức thu thập thônh tin và trách nhiệm báo cáo của cấp Toà án  không được quy định rõ ràng và đầy đủ. Bộ Tư pháp với chức năng quản lý Nhà nước về mặt tổ chức đối với các Toà án  địa phương; tổng cục thống kê, cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước về công tác thống kê đều chưa có những quy định ban hành cho các Toà án  thực hiện việc thống kê các vụ án dân sự. Đây cũng là một hạn chế lớn với công tác thống kê của các Toà án .

 

d)    Về tổ chức bộ máy và phương tiện để thực hiện thống kê dân sự hiện nay ở các Toà án nhân dân:

Như phần trên đã trình bày, công tác thống kê vụ án dân sự chủ yếu do các cơ quan Toà án  thực hiện, nhưng về mặt tổ chức bộ máy và phương tiện để thực hiện công tác thống kê còn rất yếu và thiếu nhất là những năm gần đây. Từ năm 1986 về trước, Toà án nhân dân tối cao có một phần thống kê chuyên trách nằm trong Vụ tổng hợp. Sau năm 1986 đến nay giải thể Vụ tổng hợp TATC, công tác thống kê không còn cán bộ chuyên trách, ở các Toà án địa phương cũng có tình hình tương tự. Công việc thống kê do cán bộ thư ký Toà án  kiêm nhiệm hầu hết không có nhiệm vụ thống kê làm bằng kinh nghiệm thậm  chí bằng cảm tính của mỗi người. Bên cạnh đó, phương tiện để thực hiện thống kê hết sức thủ công, hoàn toàn không có phương tiện bằng máy. Do vậy có thể nói nội dung của công tác thống kê không đảm bảo tính chính chính xác, khác rất xa với thực tế.

 

2.     Hệ thống biểu mẫu thống kê vụ án dân sự

Trong hệ thống biểu mẫu hiện nay có 10 loại biểu mẫu( kể cả biểu mẫu thống kê tình hình thi hành án ). Nhìn chung các biểu mẫu đã đáp ứng được các chỉ tiêu cần thiết. Tuy rằng các biểu mẫu vẫn mang tính chất của một ngành, nghĩa là do yêu cầu công tác từ ngành đó đề ra các chỉ tiêu, chứ không mang tính pháp quy. Trong các biểu mẫu không ghi rõ cơ quan , ngày tháng, quyết định ban hành . Các biểu có quá nhiều cột , mục , sắp xếp các cột mục không khoa học . Về nguyên tắc các biểu mẫukhông được phép phức tạp , không được có quá nhiều chỉ tiêu , không thể có quá nhiều biểu mẫu khác nhau . Vì độ phức tạp càng tăng lên thì khả năng thực hiện lại càng gỉam  xuống . Các biểu mẫu cần phải giữ ổn định , nghĩa là không được thường xuyên thay đổi , gây rất nhiều khó khăn cho người làm thống kê , ảnh hưởng đến độ chính xác, đến tâm lý người làm công tác này và rất khó khăn cho công tác nghiên cứu so sánh các chỉ tiêu trong thời gian dài.

 

Biểu thống kê việc dân sự (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 1)

Biểu này gồm 13 cột. Cột 1: loại việc bao gồm 4 tranh chấp sau:

a)     Kiện về hợp đồng

Trong mục này chúng tôi đồng ý vẫn giư nguyên như nguyên như cũ. Tuy vậy riêng loại kiện về hợp đồng “thuê mượn tài sản khác”  do tính phức tạp của loại kiện về hợp đồng này nên chúng tôi tách ra làm hai loại: kiện về hợp đồng mượn về tài sản khác.

b)    Tranh chấp quyền sở hữu quản lý sử dụng tài sản.

Trong mục này có thêm loại tranh chấp đất, ao hồ có kinh doanh rừng và thuỷ sản vì trong điều kiện hiện nay mọi người được tự do kinh doanh, mặc dầu trong khuôn khổ pháp luật nhưng vẫn xuất hiện nhiều loại tranh chấp khác nhau.

c)     Tranh chấp về thừa kế.

Trong mục này có thêm loại tranh chấp về quyền chuyển nhượng sử dụng ao, hồ, rừng.

d)    Kiện đòi bồi thường thiệt hại (trách nhiệm ngoài hợp đồng) mục này vẫn giữ nguyên.

Nhìn chung sự sắp xếp các cột mục không khoa học, nhiều cột mục nêu ra không có ý nghĩa nghiên cứu như cột 7, cột 8 cột 9, tỉ lệ giải quyết việc. Chúng tôi đã mạnh dạn bỏ bớt một số cột và thêm cột A (số thứ tự); cột C (mã số); cột (số vụ còn lại cuối kỳ) sau này sẽ thuận lợi cho việc ứng dụng tin học. Tên của biểu được sửa là “Dân sự” (thụ lý và xét xử sơ thẩm). Phía trái của biểu được ghi: (biểu số… ban hành theo quyết định số… ngày… của Bộ tư pháp; ngày nhận báo cáo. Phía phải của biểu được ghi: đơn vị giữ báo cáo: Đơn vị nhận báo cáo (xem biểu mới số 2)

 

Biểu thống kê việc dân sự (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (xem biểu số 3) biểu này gồm 17 cột, cột 1: Loại việc – gồm 4 tranh chấp. Về cột này chúng tôi có sửa đổi như cột 1 của biểu thụ lý và xét xử sơ thẩm (biểu mới). Nhìn chung biểu này cũng nhiều cột mục và các cột mục sắp xếp không khoa học. Chúng tôi đã sắp xếp lại và thêm cột A (số thứ tự), cột C (mã số) (xem biểu mới số: 4)

 

Biểu thống kê vụ án dân sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm (xem biểu số 5)

Về biểu này chúng tôi chỉ thêm cột C (mã số) còn lại vẫn giữ nguyên. Tuy vậy do việc sắp xếp các cột, mục không khoa học, gây khó khăn cho người làm công tác thống kê, nên chúng tôi đã sắp xếp lại và sử đổi (xem biểu mới số 6).

 

Biểu thống kê tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 7)

Biểu này gồm 16 cột, nhiều cột không có ý nghĩa nghiên cứu như: cột 7, cột 8, cột 9, cột 10. Việc sắp xếp các cột không khoa học. Chúng tôi đã thêm các cột A (số thứ tự); cột (mã số). Riêng cột B (loại việc), chúng tôi sửa lại như sau:

-        Công nhân viên chức nhà nước với cơ quan xí nghiệp Nhà nước

-        Giữa người lao động với chủ tư nhân

-        Bồi thường phí tổn đào tạo

-        Các loại tranh chấp về lao động khác

Bỏ cột 7; cột 8; cột 9; cột 10 : tỷ lệ giải quyết vụ, việc (xem biểu mới số 8)

 

Biểu thống kê tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (xem biểu số 9)

Về các chỉ tiêu của biểu này chúng tôi vẫn giư nguyên nhưng thêm cột A (số thứ tự), cột c (mã số) và sắp xếp lại cho khoa học (xem biểu mới số 10)

 

Biểu thống kê việc ly hôn (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 11)

Biểu này gồm 35 cột, có nhiều cột mục không có ý nghĩa nghiên cứu như: cột 9, cột 10, cột 11…

Cột 1: Về nguyên nhân xin ly hôn nên bỏ các nguyên nhân như: tảo hôn, cưỡng hôn, có vợ lẽ, sắc tài, đị vị tuổi tác… Vì không nên đưa ra những nguên nhân cụ thể như vậy sẽ rất khó khăn cho người làm công tác thống kê, họ sẽ phải đọc lại toàn bộ vụ án mới thống kê chính xác được. Chúng tôi đề nghị thống kê theo các nguyên nhân sau:

-        Mâu thuẫn gia đình

-        Ngoại tình

-        Bệnh tật, không có con

-        Một bên can án bị tập trung cải tạo

-        Một bên ở nước ngoài không có điều kiện đoàn tụ

-        Một bên quốc tịch nước ngoài đã về nước

-        Một bên bị mất tích hoặc đã ly thân

-        Các nguyên nhân khác

Mục thành phần nguyên đơn (theo thụ lý mới) nên bỏ các cột: dân tộc ít người; ngoại kiều; quân nhân. Chúng tôi đã sắp xếp ngắn gọn lại (còn 17 cột) (xem biểu mới số 12)

 

Biểu thống kê việc ly hôn (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (xem biểu số 13)

Về mục nguyên nhân xin ly hôn: Chúng tôi đề nghị nên phân tích theo các nguyên nhân như: biểu (thụ lý và xét xử sơ thẩm biểu mới)

-        Bỏ cột có luật sư họăc bào chữa viên

-        Thêm cột huỷ án sơ thẩm vì vi phạm thủ tục tố tụng dân sự

 (Xem biểu mới số 14)

 

Biểu thống kê việc tranh chấp có liên quan đến hôn nhân và gia đình (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 15)

Biểu này gồm 12 cột: trong mục quyết định của Toà án  nen sửa cột: xếp, tạm xếp, cho rút đơn vì không đúng với pháp luật hiện hành. Cột này nên sửa là: Đình chỉ, tạm đình chỉ, cho rút đơn; mục số vụ có kháng nghị, kháng cáo chúng tôi đề nghị bỏ và thêm cột: số vụ còn lại cuối kỳ; cột: chuyển cơ quan khác giải quyết (xem mục mới số 16).

 

Biểu thống kê việc tranh chấp có liên quan đến hôn nhân và gia đình (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (Xem biểu số 17)

-        Biểu này có 9 cột nhưng có 2 cột không có ý nghĩa nghiên cứu (cột 8, cột 9).

-        Bỏ cột 7: số vụ có luật sư bào chữa, vì không cần thiết cho việc nghiên cứu. Nên thêm các cột: cột A (số thứ tự), cột C (mã số), cột 12: hoà giải thành; cột 13: huỷ án giao cơ quan khác giải quyết; cột 14: số vụ còn lại cuối kỳ (xem biểu mới số 18)

 

Biểu thống kê thi hành án (xem chuyên đề “Thống kê tình hình thi hành án về mặt trách nhiệm dân sự của TAND các cấp”).

 

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ VIỆC DÂN SỰ

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  SƠ  THẨM TỪ NGÀY.........ĐẾN NGÀY.........NĂM 199.....

 

LOẠI  VIỆC

SỐ VIỆC PHẢI GIẢI QUYẾT

Số việc đã giải quyết

Số việc còn lại

NGUYÊN ĐƠN
(Theo thô lý míi)

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng số

Xĩ nghiệp, cơ quan Nhà nước

HTX và tập đoàn sản xuất

Tư nhân

Xết, tạm xếp cho rút đơn

Di lý

Hòa giải thành

Xét xử

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

A . KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      Kiện về Hợp đồng mua bán nhà

-      Kiện về Hợp đồng khoán việc gia công

-      Kiện về Hợp đồng vận tải

-      Kiện về Hợp đồng vay nợ

-      Kiện về Hợp đồng thuê nhà

-      Kiện về Hợp đồng thuê, mượn tài sản khác

-      Kiện về Hợp đồng gửi, giữ tài sản

-      Kiện về Hợp đồng góp họ

-      Kiện về Hợp đồng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. TRANH  CHẤP QUYỀN SỞ HỮU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      Tranh chấp đất, ao, hồ, rẫy nương ở nông thôn

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở nông thôn

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở thành thị

-      Đòi lại tài sản bị mất, bị chiếm đoạt

-      Tranh chấp khác về quyền sở hữu quản lý tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở nông thôn

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở thành thị

-      Tranh chấp thừa kế khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D.  KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (Tr¸ch nhiÖm ngoµi Hîp ®ång)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do tai n¹n giao th«ng

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do tai n¹n lao ®éng

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do hµnh hung

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do nguyªn nh©n kh¸c

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

 

BIỂU SỐ 1

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

DÂN SỰ

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  SƠ  THẨM

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VIỆC PHẢI GIẢI QUYẾT

 Di lý

Số vụ đã giải quyết

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng

 số

Chia ra

Đình chỉ, tạm đình chỉ cho rút đơn

Hòa giải thành

Xét

xử

còn lại

Mới thụ lý

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

A . KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG (TỔNG SỐ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

-      Kiện về Hợp đồng mua bán nhà

-      Kiện về Hợp đồng khoán việc gia công

-      Kiện về Hợp đồng vận tải

-      Kiện về Hợp đồng vay nợ

-      Kiện về Hợp đồng thuê nhà

-      Kiện về Hợp đồng thuê tài sản khác

-      Kiện về Hợp đồng mượn tài sản khác

-      Kiện về Hợp đồng gửi, giữ tài sản

-      Kiện về Hợp đồng góp họ

-      Kiện về Hợp đồng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. tranh  chấp quyền sở hữu, quản lý, sử dụng tài sản (Tổng số)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

12

13

14

15

16

-      Tranh chấp đất, ao, hồ, rẫy nương ở nông thôn về canh tác

-      Tranh chấp đất, ao, hồ, có kinh doanh rừng và thủy sản

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở nông thôn

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở thành thị

-      Đòi lại tài sản bị mất, bị chiếm đoạt

-      Tranh chấp khác về quyền sở hữu quản lý tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. tranh chấp về thừa kế (Tổng số)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

18

19

20

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở nông thôn

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở thành thị

-      Tranh chấp quyền chuyển nhượng sử dụng đất ao, hồ, rừng

-      Tranh chấp thừa kế khác ( quyền tác giả, phát minh, sáng chế)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  kiện đòi bồi thường thiệt hại (Trách nhiệm ngoài Hợp đồng - Tổng số)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

22

23

24

-      Đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

-      Đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động

-      Đòi bồi thường thiệt hại do hành hung

-      Đòi bồi thường thiệt hại do nguyên nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:  (a + b + c + d)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 2

TOÀ ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ VIỆC DÂN SỰ

THỤ LÝ VÀ XÉT XỬ PHÚC THẨM TỪ NGÀY........ĐẾN NGÀY........199.....

 

LOẠI VIỆC

SỐ THỤ LÝ PHÚC THẨM

Cho rút kháng nghị
kháng cáo

Số việc đã xử
phúc thẩm

Số việc còn lai

QUYẾT ĐỊNH CỦA PHÚC THẨM

Hòa giải

Số vụ có luật sư
hoặc bào chữa viên

GHI CHÚ

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng cộng

Giữ nguyên

án sơ thẩm

Sửa lại 1 phần
án sơ thẩm

Sửa lại toàn

bộ án sơ thẩm

Hủy án và xếp vụ án
đình chỉ tố tụng

Hủy án trả về cho
Tòa sơ thẩm xết xử

Hủy án và chuyển sang cơ quan hành chính

Bác kháng nghị kháng cáo vì không hợp lệ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

A.  KIỆN VỀ HỢP ĐỒNG

-      Kiện về hợp đồng mua bán nhà

-      Kiện về hợp đồng khoán việc, gia công

-      Kiện về hợp đồng vận tải

-      Kiện về hợp đồng vay nợ

-      Kiện về hợp đồng thuê nhà

-      Kiện về hợp đồng thuê mướn tài sản khác

-      Kiện về hợp đồng gửi,  giữ, bảo quản

-      Kiện về hợp đồng góp họ

-      Kiện về hợp đồng khác

B.  TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN

-      Tranh chấp đất canh tác, ao hồ, nương rẫy ở nông thôn

-      Tranh chấp nhà, đất  ở tại nông thôn

-      Tranh chấp nhà, đất thổ cư ở thành thị

-      Đòi lại tài sản bị mất, bị chiếm đoạt

-      Tranh chấp khác về quyền sở hữu, quản lý sử dụng tài sản

C.  TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ

-      Tranh chấp thưà kế nhà đất ở nông thôn

-      Tranh chấp thừa kế nhà đất ở thành thị

-      Tranh chấp thừa kế khác

D.  KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(Tr¸ch nhiÖm d©n sù ngoµi hîp ®ång )

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do tai n¹n giao th«ng

-      §ßi båi th­êng do tai n¹n lao ®éng

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do cè ý g©y th­¬ng tÝch

-      §ßi båi th­êng thiÖt h¹i do c¸c nguyªn nh©n kh¸c

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tæng sè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

 

BIỂU SỐ 3

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

DÂN SỰ

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  PHÚC  THẨM

 Từ ngày………đến ngày………năm 199…..

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VỤ THỤ LÝ PHÚC THẨM

Cho rút kháng cáo kháng nghị

Số vụ

đã xử phúc thẩm

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng

số

Chia ra

Giữ nguyên án sơ thẩm

Sửa lại một phần án sơ thẩm

Sửa lại toàn bộ án sơ thẩm

Hủy và đình chỉ tố tụng

Hủy án trả về Tòa sơ thẩm xử lại

Hủy án và chuyển về cơ quan xét

Bác kháng cáo kháng nghị vì không hợp lệ

Hòa giải thành

còn lại

Mới thụ

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

A. kiện về hợp đồng ( Tổng số )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

-      Kiện về Hợp đồng mua bán nhà

-      Kiện về Hợp đồng khoán việc gia công

-      Kiện về Hợp đồng vận tải

-      Kiện về Hợp đồng vay nợ

-      Kiện về Hợp đồng thuê nhà

-      Kiện về Hợp đồng thuê tài sản khác

-      Kiện về Hợp đồng mượn tài sản khác

-      Kiện về Hợp đồng gửi, giữ tài sản

-      Kiện về Hợp đồng góp họ

-      Kiện về Hợp đồng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. tranh  chấp quyền sở hữu,  quản lý sử dụng tài sản ( Tổng số )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

12

 

13

14

15

16

-      Tranh chấp đất, ao hồ, rẫy nương ở nông thôn về canh tác

-      Tranh chấp đất, ao, hồ có kinh doanh rừng và thủy sản

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở nông thôn

-      Tranh chấp nhà đất về thổ cư ở thành thị

-      Đòi lại tài sản bị mất, bị chiếm đoạt

-      Tranh chấp khác về quyền sở hữu quản lý tài sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. tranh chấp về thừa kế (Tổng số)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

18

19

 

20

 

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở nông thôn

-      Tranh chấp thừa kế nhà, đất ở thành thị

-      Tranh chấp quyền chuyển nhượng sử dụng đất, ao, hồ, rừng

-      Tranh chấp thừa kế khác ( quyền tác giả, phát minh, sáng chế)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d.  kiện đòi bồi thường thiệt hại (Trách nhiệm ngoài Hợp đồng - Tổng số)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

22

23

24

-      Đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

-      Đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động

-      Đòi bồi thường thiệt hại do hành hung

-      Đòi bồi thường thiệt hại do nguyên nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:  (a + b + c + d)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 4

TOÀ ÁN NHÂN DÂN                                                                                                                                                                                                                       MẪU DÙNG CHO TOÀ DÂN SỰ CỦA

                                                                                                                                                                                            TATC VÀ CÁC TA ĐỊA PHƯƠNG

XÉT XỬ THEO TRÌNH TỰ GIÁM ĐỐC THẨM ÁN DÂN SỰ

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199

 

STT

LOẠI VIỆC

TỔNG SỐ ÁN PHẢI XÉT XỬ

Số vụ rút KN

Đã xét xử

Còn lại

QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

TỔNG CỘNG

KHÔNG CHẤP NHẬN KHÁNG NGHỊ

HUỶ ÁN SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM, GIAO XỬ LẠI TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

HUỶ ÁN PHÚC THẨM, GIAO SƠ THẨM XỬ LẠI TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

HUỶ MỘT PHẦN ÁN PHÚC THẨM, GIAO PHÚC THẨM XỬ LẠI

CHO RÚT KHÁNG NGHỊ

HUỶ ÁN PHÚC THẨM, KHÔI PHỤC HIỆU LỰC ÁN SƠ THẨM

CHUYỂN HỒ SƠ SANG CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

HUỶ ÁN SƠ VÀ PHÚC THẨM RA QUYẾT ĐỊNH MỚI

DO T.ÁN KN

DO VKS K.NGHỊ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

2

 

3

 

CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ

 

HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

 

TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

 

BIỂU SỐ 5

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

ÁN DÂN SỰ XÉT XỬ THEO TRÌNH TỰ GIÁM ĐỐC THẨM

 Từ ngày………đến ngày………năm 199…..

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VỤ PHẢI XÉT XỬ

Cho rút kháng cáo kháng nghị

Số vụ

đã xét xử

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN GIÁM ĐỐC THẨM

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng số

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Không chấp nhận kháng nghị

Huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm giao sơ thẩm xử lại

Hủy án phúc thẩm giao sơ thẩm xử lại từ giai đoạn điều tra

Hủy một phần án phúc thẩm gaio phúc thẩm xử lại

Cho rút kháng nghị

Hủy án phúc thẩm khôi phục hiệu lực án sơ thẩm

Chuyển sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hủy án sơ thẩm và phúc thẩm ra quyết định mơi

Do tòa án kháng nghị

Do Viện Kiểm Sát kháng nghị

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

I

 

TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

 

TRANH CHẤP VỀ LAO ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng :  (I + II + III)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 6

TOÀ ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG

Thụ lý và xét xử sơ thẩm từ ngày.........đến ngày.........năm 199

 

STT

LOẠI VIỆC

SỐ VIỆC
PHẢI GIẢI QUYẾT

Số việc đã giải quyết

Số việc còn lại

NGUYÊN ĐƠN
(THEO THỤ LÝ MỚI)

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

TỔNG CỘNG

CƠ QUAN XÍ NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NHÀ NƯỚC

CHỦ TƯ NHÂN

NGƯỜI LÀM CÔNG

Chấp nhân cho rút đơn hoặc quyết định

Bác đơn khiếu nại

Hủy bỏ quyết định buộc thôi việc khôi phục quyền lợi

Hủy quyết định giao cơ quan quyết định hình thức kỷ luật

Giữ nguyên quyết định bồi thường

Sửa mức bồi thường

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

 

2

3

Công nhân viên chức Nhà nước kiện bị buộc thôi việc

Båi th­êng phÝ tæn ®µo t¹o

Nh÷ng tranh chÊp gi÷a chñ t­ nh©n vµ ng­êi lµm c«ng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

 

BIỂU SỐ 7

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                        

-    Ngày nhận b/c....................

TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG                              

THỤ LÝ VÀ XÉT XỬ  PHÚC THẨM

Từ ngày........đến ngày........năm 199.....

 

STT

LOẠI  VIỆC


số

SỐ VỤ PHẢI GIẢI QUYẾT

Số vụ đã xử phúc thẩm

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

Số

vụ còn lại cuối kỳ

Tổng
số

Chia ra

Hòa giải thành

Hủy quyết định buộc thôi việc khôi phục quyền lợi

Hủy quyết định giao cơ quan xử lý nhẹ hơn

Giữ nguyên quyết định bồi thường

Sửa mức bồi thường

Chấp nhận cho rút đơn hoặc quyết định

Bác đơn khiếu nại

còn lại

Mới

thụ lý

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

 

2

3

4

Công nhân viên chức Nhà nước với cơ quan,                Xí nghiệp Nhà nước

Giữa người lao động với chủ tư nhân

Bồi thường phí tổn đào tạo

Các loại tranh chấp về lao động khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 8

TOÀ ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG

THỤ LÝ VÀ XÉT XỬ PHÚC THẨM TRONG.........NĂM 199.....

 

STT

LOẠI VIỆC

SỐ VIỆC PHẢI GIẢI QUYẾT

Rút kháng nghị kháng cáo

Số việc xử phúc thẩm

Số việc còn lại

QUYẾT ĐỊNH CỦA PHÚC THẨM

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

TỔNG CỘNG

GIỮ NGUYÊN ÁN SƠ THẨM

SỬA PHẦN QUYẾT ĐỊNH BUỘC THÔI VIỆC

SỬA PHẦN BỒI THƯỜNG

SỬA PHẦN PHÍ TỔN ĐÀO TẠO

HỦY XẾP VỤ ÁN

HỦY GIAO SƠ THẨM XÉT XỬ LẠI

BÁC KHÁNG CÁO KHÁNG NGHỊ

HÒA GIẢI

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

 

2

3

Công nhân viên chức Nhà nước kiện bị buộc thôi việc

Bồi thường phí tổn đào tạo

Những tranh chấp giữa chủ tư nhân và người làm công

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

 

BIỂU SỐ 9

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

TRANH CHẤP TRONG LAO ĐỘNG                              

(THỤ LÝ VÀ XÉT XỬ  PHÚC THẨM)

Từ ngày........đến ngày........năm 199.....

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VỤ PHẢI GIẢI QUYẾT

Rút kháng nghị kháng cáo

Số vụ đã xử phúc thẩm

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

Số

vụ còn lại cuối kỳ

Tổng số

Chia ra

Giữ nguyên án sơ thẩm

Sửa phần quyết định buộc thôi việc

Sửa phần

bồi thường

Sửa phần

 phí tổn đào tạo

Hủy đình chỉ

vụ án

Hủy trả Tòa án sơ thẩm xử lại

Bác kháng nghị kháng cáo

còn lại

Mới

thụ lý

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

2

3

4

Công nhân viên chức Nhà nước với cơ quan, Xí nghiệp Nhà nước

Giữa người lao động với chủ tư nhân

Bồi thường phí tổn đào tạo

Các loại tranh chấp về lao động khác

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 10

TÒA ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ VIỆC LY HÔN

Thụ lý xét xử sơ thẩm từ ngày........đến ngày.........năm 199.....

NGUYÊN NHÂN LY HÔN

SỐ VIỆC PHẢI GIẢI QUYẾT

Số việc đã giải quyết

Số việc còn lại

THÀNH PHẦN NGUYÊN ĐƠN CẦN NGUYÊN CỨU
(Theo sè thô lý míi)Thªo Th

QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN

SỐ VỤ KHÁNG CÁO KHÁNG NGHỊ

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng số cũ và mới

Dân tộc ít người

Ngoại kiều

CB-CNV Nhà nước

Quân nhân

Lứa tuổi

Hoàn cảnh

Xếp tạm, xếp rút đơn

Hòa giải đoàn tụ

Công nhận thuận ly hôn

Bác đơn xin thuận ly hôn

Bác đơn xin ly hôn

Xử cho ly hôn

Xử tiêu hôn

Viện Kiểm Sát kháng nghị

 

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đớn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

Đơn vợ

Đơn chồng

Đơn chung

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

Tảo hôn

Cưỡng hôn

Có vợ lẽ

Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi

Ngoại tình

Sắc tài, địa vị, tuổi tác bị lừa dối

Bệnh tật, không con

Một bên bị đi cải tạo, can án

Một bên ở nước ngoài

Một bên bị mất tích, xa cách lâu năm

Một bên là người nước ngoài đã về nước

Các nguyên nhân khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

BIỂU SỐ 11

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

LY HÔN

THỤ LÝ VÀ XÉT XỬ SƠ THẨM

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

 

STT

NGUYÊN NHÂN LY HÔN

Mã số

SỐ VỤ PHẢI GIẢI QUYẾT

 Số

 vụ

đã

giải quyết

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

THÀNH PHẦN NGUYÊN ĐƠN

( THEO SỐ THỤ LÝ MỚI)

Số vụ còn

lại cuối kỳ

Tổng số

Chia ra

Đình chỉ tạm đình chỉ cho rút đơn

Hòa

giải đoàn

tụ

Công nhận thuận

tình ly hôn

Bác

đơn

xin ly hôn

Bác đơn xin

thuận

 ly hôn

Cho ly hôn

Tiêu hôn

Lứa tuổi

Hoàn cảnh

còn

lại

Mới

thụ

18 đến 30

31 đến 50

51 trở lên

Không có con chung

con chung

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

2

3

4

5

 

6

7

8

Mâu thuẫn gia đình.

Ngoại tình.

Bệnh tật, không có con.

Một bên can án bị tập trung cải tạo.

Một bên ở nước ngoài không có điều kiện đoàn tụ.

Một bên mang quốc tịch nước ngoài đã về nước.

Một bên bị mất tích hoặc đẫ ly thân từ lâu.

Các nguyên nhân khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 12

 

TOÀ ÁN

THỐNG KÊ VIỆC LY HÔN

Thụ lý và xét xử phúc thẩm từ ngày.........đến ngày.........năm 199

 

STT

NGUYÊN NHÂN LY HÔN

SỐ THỤ LÝ
PHÚC  THẨM

Cho rút kháng nghị kháng cáo

Số việc đã xử phúc thẩm

Số việc còn lại

QUYẾT ĐỊNH PHÚC THẨM

Số vụ có luật sư hoặc bào chữa viên

 

GHI CHÚ

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

TỔNG SỐ

GIỮ NGUYÊN ÁN SƠ THẨM

SỬA ÁN SƠ THẨM VỀ PHẦN HÔN NHÂN

SỬA ÁN SƠ THẨM VỀ PHẦN TÀI SẢN

SỬA ÁN SƠ THẨM VỀ PHẦN GIAO NUÔI CON

HỦY BỎ BẢN ÁN, ĐÌNH CHỈ TỐ TỤNG

HỦY BỎ ÁN, TRẢ TÒA SƠ THẨM XÉT XỬ LẠI

BÁC KHÁNG CÁO KHÁNG NGHỊ VÌ KHÔNG HỢP LỆ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tảo hôn

Cưỡng hôn

Có vợ lẽ

Mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi

Ngoại tình

Sắc tài, địa vị, tuổi tác, bị lừa dối

Bệnh tật không có con

Một bên bị can án tập trung cải tạo

Một bên ở nước ngoài

Một bên là người nước ngoài về nước

Một bên bị mất tích hoặc xa cách lâu

Các nguyên nhân khác

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

BIỂU SỐ 13

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

LY HÔN

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  PHÚC  THẨM

 Từ ngày………đến ngày………năm 199…..

 

STT

NGUYÊN NHÂN LY HÔN

Mã số

SỐ VỤ THỤ LÝ PHÚC THẨM

Cho rút kháng cáo kháng nghị

Số vụ

đã xét xử phúc thẩm

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN GIÁM ĐỐC THẨM

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng số

Chia ra

Giữ nguyên án sơ thẩm

Sửa án sơ thẩm về phần hôn nhân

Sửa án sơ thẩm về phần tài sản

Sửa án sơ thẩm về phần giao nuôi con và phí tổn nuôi con

Hủy bỏ bản án đình chỉ tố tụng

Hủy bỏ bản án giao tòa án sơ thẩm xử lại

Hủy án sơ thẩm vì vi phạm thủ tục tố tụng dân sự

Hủy án sơ thẩm vì sai thẩm quyền

Không chấp nhận đơn kháng cáo kháng nghị

Cũ còn lại

Mới thụ lý

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

1

2

3

4

5

 

6

7

8

Mâu thuẫn gia đình

Ngoại tình

Bệnh tật, không có con

Một bên can án bị tập trung cải tạo

Một bên ở nước ngoài không có điều kiện đoàn tụ

Một ben mang quốc tịch nước ngoài đã về nước

Một bên bị mất tích hoặc đã ly thân từ lâu

Các nguyên nhân khác

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 14

TOÀ ÁN NHÂN DÂN

THỐNG KÊ TRANH CHẤP

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thụ lý và xét xử sơ thẩm trong.........năm 199.....

(Không kể những vụ đã giải quyết trong các vụ ly hôn)

 

STT

LOẠI VIỆC

SỐ VIỆC PHẢI
GIẢI QUYẾT

Số việc
đã giải quyết

Số việc
còn lại

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

SỐ VỤ CÓ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

GHI CHÚ

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

TỔNG CỘNG

XẾP, TẠM XẾP
CHO RÚT ĐƠN

HÒA GIẢI THÀNH

XÉT XỬ

Viện Kiểm Sát kháng nghị

Đương sự
kháng cáo

1

2

3

4

5

6

7

8

Đòi tài sản saukhi ly hôn

Đòi đền bù công sức lao động

Yêu cầu cấp dưỡng vì túng thiếu

Tranh chấp về việc giao nuôi con

Đòi phí tổn nuôi con

Xin truy nhân cha

Nuôi dưỡng cha mẹ

Thay đổi đống góp phí tổn nuôi con

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                             TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

BIỂU SỐ 15

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ Tư Pháp                                                                                                                                                        

-    Ngày nhận b/c....................

TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  SƠ  THẨM

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VIỆC PHẢI GIẢI QUYẾT

Chuyển cơ quan khác giải quyết

Số vụ đã giải quyết

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng

 số

Chia ra

Đình chỉ tạm đình chỉ cho rút đơn

Hòa giải thành

Xét

xử

còn lại

Mới thụ lý

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đòi tài sản sau khi ly hôn

Đòi đền bù công sức lao động

Yêu cầu cấp dưỡng vì túng thiếu

Tranh chấp về việc giao nuôi con

Đòi phí tổn nuôi con

Xin truy nhận cha

Nuôi dưỡng cha mẹ

Thay đổi đóng góp phí tổn nuôi con

Những tranh chấp khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                       Người lập biểu                                                       CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 16

TOÀ ÁN

THỐNG KÊ VIỆC TRANH CHẤP

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thụ lý và xét xử phúc thẩm từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

(Không kể những vụ đã giải quyết trong các vụ ly hôn)

 

LOẠI VIỆC

SỐ THỤ LÝ PHÚC THẨM

Cho rút kháng nghị kháng cáo

Số vụ đã xử phúc thẩm

Số việc còn lại

QUYẾT ĐỊNH CỦA PHÚC THẨM

Số vụ có luật sư bào chữa viên

 

GHI CHÚ

CŨ CÒN LẠI

MỚI THỤ LÝ

 

TỔNG CỘNG

GIỮ NGUYÊN ÁN SƠ THẨM

SỬA LẠI MỘT PHẦN BẢN ÁN

SỬA LẠI TOÀN BỘ BẢN ÁN

HỦY BỎ ÁN VÀ XẾP VỤ ÁN

HỦY BỎ ÁN TRẢ TÒA SƠ THẨM XÉT XỬ LẠI

BÁC KHÁNG NGHỊ KHÁNG CÁO VÌ KHÔNG HỢP LỆ

 

1

2

2

2

3

4

4

6

6

6

6

6

6

6

7

8

9

Đòi chia tài sản sau khi ly hôn

Đòi đền bù công sức lao đông

Yêu cầu cấp dưỡng vì túng thiếu

Tranh chấp về việc giao nuôi con

Đòi phí tổn nuôi con

Xin truy nhận cha

Nuôi dưỡng cha mẹ

Thay đổi góp phí tổn nuôi con

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ giải quyết việc                               vụ % Tổng số

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                        Ng­ời lập biểu                                              TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

                                                                                                                                  CHÁNH ÁN

BIỂU SỐ 17

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ T­ Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

THỤ  LÝ VÀ XÉT  XỬ  PHÚC  THẨM

 Từ ngày………đến ngày………năm 199…..

 

STT

LOẠI  VIỆC

Mã số

SỐ VỤ THỤ LÝ PHÚC THẨM

Cho rút kháng cáo kháng nghị

Số vụ

đã xử phúc thẩm

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

Số vụ còn lại cuối kỳ

Tổng

số

Chia ra

Giữ nguyên án sơ thẩm

Sửa lại 1 phần bản án

Sửa lại toàn bộ bản án

Hủy bản án và đình chỉ vụ án

Hủy bản án trả Tòa án sơ thẩm xét xử lại

Bác kháng cáo  kháng nghị

Hòa giải thành

Hủy án giao cơ quan khác giảI quyết

còn lại

Mới
thụ

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                        Ng­ời lập biểu                                                        CHÁNH ÁN TÒA ÁN

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 18

 

 

IV- NHỮNG ĐỀ NGHỊ

Đề nghị thứ nhất: Hệ thống biểu mẫu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá biểu mẫu hiện hành chúng tôi đề nghị các biểu mẫu mới như sau :

-        Biểu mẫu dân sự (thụ lý xét xứ sơ thẩm)                       (xem biểu số 2)

-        Biểu mẫu dân sự (thụ lý, xét xử phúc thẩm)                   (xem biểu số 4)

-        Biểu mẫu dân sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm      (xem biểu số 6)

-        Biểu tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 8)

-        Biểu tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (xem biểu số 10)     

-        Biểu ly hôn (thụ lý và xét xử sơ thẩm)                        (xem biểu số 12)

-        Biểu ly hôn (tụ lý và xét xử phúc thẩm)                       (xem biểu số 14)

-        Biểu tranh chấp có liên quan  đến hôn nhân và gia đình (thụ lý và xét xử sơ thẩm)                                                                                     (xem biểu số : 16)

-        Biểu tranh chấp có liên quan đến hôn nhân và gia đình (thụ lý và xét xử phúc thẩm)                                                                                   (xem biểu số 18 )

Những biểu trên đây do các Toà án thực hiện

Ngoài những biểu trên, Nhà nước cần nắm một số chỉ tiêu cơ bản trên cơ sở các chỉ tiêu tổng hợp do liên hợp quốc đề ra, nhằm đánh giá một cách tổng quan các vụ án dân sự trong cả nước. Theo tinh thần đó chúng tôi đề nghị hai biểu mới như sau:

-        Biểu tổng hợp án dân sự cả nước                                (xem biểu số 20)

-        Biểu tổng hợp thi hành án cả nước                              (xem biểu số 21)

 Hai loại biểu này do bộ tư pháp thực hiện

Đề nghị thứ hai: Chế độ báo cáo thống kê                                    

Theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ở nước ta có ba cấp giải quyết cácvụ án dân sự: cấp huyện, quận; cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; cấp tối cao. Mỗi cấp giải quyết vụ án theo thẩm quyền của mình.

1.     Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho toà án  huyện, quận (sau đây gọi tắt là Toà án huyện)

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho toà án huyện do bộ trưởng bộ tư pháp kí quyết định ban hành, sau khi được sự nhất trí bằng văn  bản của Tổng cục thống kê. Chế độ báo cáo được thực hiện theo quý và như vậy mỗi năm có bốn kỳ báo cáo: quý 1, quý 2, quý 3, quý 4.

Nhiệm vụ của thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  huyện là thu thập đầy đủ, kịp thời chính xác về các vụ án dân sự trong phạm vi huyện giải quyết.

2.     Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Toà án  tỉnh)

 

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ T­ Pháp                                                                                                                                                        

-    Ngày nhận b/c....................

TỔNG HỢP ÁN DÂN SỰ CẢ NƯỚC                              

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

STT

LOẠI  VIỆC

 

số

Tổng số

án phải giải

quyết

SỐ ÁN ĐÃ GIẢI QUYẾT

Số án

còn lại cuối kỳ

Tổng số

Chia ra

Xét xử

Hòa giải thành

Các quyết định khác

A

B

C

1

2

3

4

5

6

 

I.  Tranh chấp về dân sự

-          Sơ thẩm

-          Phúc thẩm

-          Giám đốc thẩm

II.  Hôn nhân  gia đình

-          Sơ thẩm

-          Phúc thẩm

-          Giám đốc thẩm

III.  Tranh chấp có liên quan đến Hôn nhân và Gia đình

-          Sơ thẩm

-          Phúc thẩm

-          Giám đốc thẩm

IV.  Tranh chấp về lao động

-          Sơ thẩm

-          Phúc thẩm

-          Giám đốc thẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: ( I + II + III + IV )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                        Ng­ời lập biểu                                                    BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 20

-    Biểu số............      -. Đơn vị gửi b/c                                                                                                                        

-    Ban hành theo QĐ số........................      -............................... Đơn vị nhận b/c.......................................................................................

     ngày.........của Bộ T­ Pháp                                                                                                                                                       

-    Ngày nhận b/c....................

TỔNG HỢP THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẢ NƯỚC

Từ ngày.........đến ngày.........năm 199.....

 

STT

TỈNH - THÀNH PHỐ trùc thuéc T.W

 

Tæng sè

¸n ph¶i

thi hµnh

TỔNG SỐ ÁN ĐƯA RA THI HÀNH

TIỀN
(1000Đ)

VÀNG (1/10LẠNG)

LƯƠNG THỰC (KG)

Dở dang

Xong

Phải thi hành

Đã thi hành

Phải thi hành

Đã thi hành

Phải thi hành

Đã thi hành

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

53

Thành phố Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hải Phòng

Tỉnh Cao Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                                   Ngày.........tháng.........năm 199.....

                                        Ng­ời lập biểu                                                    BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP

                                               Ký                                                                              Ký, đóng dấu

                                           Họ và tên                                                                               Họ và tên

 

BIỂU SỐ 21

 

 

 

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  tỉnh do Bộ trưởng Bộ tư pháp ký quyết định ban hành, sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Tổng cục thống kê.  Chế độ báo cáo được thực hiện theo quý và như vậy mỗi năm có 4 kỳ báo cáo quý 1, quý 2, quý 3, quý 4.

Chế độ thống kê vụ án dân sự Toà án  tỉnh phản ánh trên 2 mặt sau:

-        Những vụ án do Toà án  tỉnh giải quyết theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án được giải quyết ở trình tự sơ thẩm của cấp huyện.

-        Những vụ án do Toà án  tỉnh giải quyết ở trình tự sơ thẩm theo luật định và những vụ án sơ thẩm do các Toà án  huyện trong tỉnh gửi lên.

Nhiệm vụ của thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  tỉnh là thu thập kịp thời, chính xác về các vụ án dân sự trong phạm vi tỉnh.

3.     Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án nhân dân tối cao

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  NDTC do Tổng cục thống kê ban hành. Chế đọ báo cáo thống kê cũng nên tổ chức thực hiện báo cáo theo quý và như vậy mỗi năm cũng có 4 kỳ báo cáo: quý 1, quý 2, quý 3, quý 4.

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự Toà án  NDTC phản ánh trên hai mặt sau:

-        Những vụ án do Toà án tối cao giải quyết ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, những vụ án được giải quyết ở trình tự sơ thẩm  của cấp tỉnh.

-        Những vụ án tòa án tối cao giải quyết ở trình tự sơ thẩm đồng thời là chung thẩm.

Ngoài chế độ báo cáo áp dụng cho các cấp Toà án  như đã nêu ở mục 1, 2, 3. Bộ tư pháp cần phải có một chế độ báo cáo thường kỳ về các vụ án dân sự 1 năm1 lần cho Tổng cục thống kê, với một chỉ tiêu tổng hợp cơ bản tương tự như các chỉ tiêu do Liên hợp quốc quy định.

Chế độ báo cáo này do Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê ký quyết định ban hành.

   

Đề nghị thứ ba: Mô hình tổ chức thu nhập thông tin

Để đảm bảo việc thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự từ cấp huyện đến cấp Trung ương, cần tổ chức thu thập thông tin, thống kê vụ án dân sự theo mô hình (xem bảng số 5 ).

Căn cứ vào chế độ thống kê đã được ban hành Toà án  các cấp lập báo cáo gửi về cơ quan có thẩm  quyền quy định.

1.     Chế độ báo cáo áp dụng cho Toà án  huyện do Toà án  huyện thực hiện gửi về Toà án  tỉnh đồng thời gửi phòng tư pháp huyện nhằm  giúp cho Uỷ ban nhân dân huyệnnắm được tình hình ở địa phương. Thời gian gửi báo cáo 10 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.

2.     Chế độ báo  cáo áp dụng cho Toà án  tỉnh do Toà án  tỉnh thực hiện gửi về Toà án  tối cao gửi về sở tư pháp tỉnh, và gửi về Bộ tư pháp. Thời gian gửi báo cáo là 20 ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo.


 

 

MÔ HÌNH

TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN

 

 
 

 

 

BẢNG SỐ 5

3.     Chế độ báo  cáo áp dụng cho Toà ántối cao do Toà án  tối cao thực hiện gửi về Bộ tư pháp. Thời gian gửi báo cáo 30 ngày sau khi kết thúc quý báo cáo.

4.     Riêng chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Bộ tư pháp do Bộ tư pháp thực hiện gửi về Tổng cục thống kê . Thời gian gửi báo cáo ngày 15 tháng 2 năm sau.

 

Đề nghị thứ tư: Tiến tới lập vụ thống kê trực thuộc Bộ Tư pháp quản lý mọi hoạt động thống kê của ngành.

Trong năm 1992, để chuẩn bị các điều kiện cho việc lập vụ thống kê, nên thành lập ngay một phòng thống kê trong văn phòng Bộ. Phòng thống kê phụ trách các lĩnh vực sau:

-        Thống kê hình sự.

-        Thống kê vụ án dân sự.

-        Thống kê các tổ chức tư pháp.

-        Thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp.

-        Thống kê hộ tịch.

 

Đề nghị thứ năm: Chuyên môn hoá các luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đại học pháp lý, trong đó có luận văn tốt nghiệp về thống kê tư pháp.

Các sinh viên Đại học pháp lý làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá mới chỉ tập trung vào các ngành luật hình sự, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế; một số đi sâu hơn vào các lĩnh vực chuyên đề của từng ngành luật như hợp đồng kinh tế, trách nhiệm hành chính… nhưng đã 15, 16 khoá tốt nghiệp chưa có một luận văn nào về thống kê tư pháp.

 

Đề nghị thứ sáu: Ứng dụng kỹ thật tin học vào công tác thống kê, dần dần xoá bỏ hình thức báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp bằng hình thức điều tra thống kê thường xuyên và tổng hợp tập trung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

 

 

 

 
 

CÁC CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

 


 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỐNG KÊ

VỤ ÁN DÂN SỰ

 

                                                                                                LÂM  QUY

                                                                                      Tổng cục thống kê

                                                                                                     ------

 

 

I – PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ

 

1.     Thống kê vụ án dân sự

Thống kê vụ án dân sự là một bộ phận mà thống kê xã hội nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng xã hội trong các lĩnh vực được các tào án nhân dân giải quyết theo các vụ án dân sự như:

-        Việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnghoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau, trừ những việc thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức khác.

-        Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình.

-        Những việc tranh chấp về lao động…

Bằng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh thống kê vụ án dân sự phản ánh mối quan hệ giữa số lượng và chất lượngcác hiện tượng xã hộiđể rút ra những kết luận cần thiết trong phạm vi vụ án dân sự.

 

2.     Phạm vi thống kê vụ án dân sự

Thống kê vụ án dân sự phải được thực hiện theo tuần tự cácc giai đoạn của các vụ án dân sự như:

-        Thụ lý

-        Xem xét (hoà giải, đình chỉ, tạm đình chỉ)

-        Xét xử (bao gồm cả sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm)

-        Thi hành án

 

3.     Sự cần thiết phải thống kê vụ án dân sự

Các quá trình diễn biến của xã hội rất đa dạng và phong phú. Xã hội là một tổng thể phức tạp gồm nhiều yếu tố thuộc hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc luôn luôn tác động lẫn nhau. Quản lý xã hội là một điều tất yếu và cần thiết của bất cứ một nhà nước nào dưới bất cứ một xã hội nào. Đương nhiên quản lý xã hội phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật và các chính sách chế độ của nhà nước nhằm phát huy những mặt tốt của xã hội đồng thời hạn chế hoặc đẩy lùi các mặt xấu của xã hội. Thống kê vụ án dân sự là một trong những công cụ quan trọngđể nhà nước đề ra các chính sách quản lý xã hội về các hành vi thuộc các vụ án dân sự giải quyết.

4.     Nhiệm vụ của thống kê vụ án dân sự

Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ của thống kê vụ án dân sự là xây dựng một hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê đó nhằm đo lường về mặt lượng, phản ánh sự hoạt động của các quy luật xã hội trong phạm vi các hiện tượng xã hội thuộc án dân sự giải quyết.

Thống kê vụ án dân sự phải thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu thống kê cần thiết phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong công tác quản lý xã hội.

Thống kê vụ án dân sự phải phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật. Thông qua việc phân tích kết quả các vụ án dân sự để rút ra được những điều khoản không hợp lý, trong các văn bản pháp luật để bổ sung sửa đổi kịp thời nâng cao tính hiệu lực của pháp luật.

Thống kê vụ án dân sự,phải góp phần nâng cao trình độ tổ chức hoật động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thông qua số liệu về thụ lý, xem xét, xét xử và thi hành án dân sự để đánh giá được mặt mạnh, mặt yéu, sự hợp lý và không hợp lý mà các cơ quantư pháp và từ đó để nhà nước có biện pháp củng cố, không nhừng nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp.

 

 

II – THỰC TRẠNG THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.

 

Cùng với sự phát triển của công tác thống kê tư pháp nói chung và công tác thống kê vụ án dân sự nói riêng đã tồn tại và phát triển trong nhiều năm qua. Trong suốt chặng đường lịch sử mặc dầu còn có nhiều hạn chế rất lớn nhưng thống kê vụ án dân sự đã có những bước phát triển nhất định và thực sự đã trở thành một trong những công cụ giúp cho Đảng và nhà nước nhận thức hiện thực xã hội và từ đó đề ra các chính sách chế độ quản lý xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Căn cứ vào hệ thống biểu mẫu báo cáo áp dụng cho thống kê vụ án dân sự hiện hành, chúng ta thấy có nhiều nhược điểm cơ bản.

 

1.     Tính pháp quy của chế độ báo cáo.

Chế độ báo cáo thống kê được ban hành: Về mặt quản lý nhà nước đó là một văn bản pháp quy. Đã là một văn bản pháp quy thì phải có cơ quan ban hành và quy định đối tượng phải thi hành, có như vậy văn bản pháp quy mới thực sự có hiệu lực. Trong hệ thống biểu mẫu báo cáo về thống kê vụ án dân sự đã không ghi cụ thể cơ quan nào ban hành, số, ngày tháng của quyết định ban hành, biểu mẫu báo cáo thống kê lại không quy định ngày gửi hoặc ngày nhận cac báo cáo thống kê và khong biết cơ quan nhận thống kê báo cáo là cơ quan nào. Đây chính là những nhược điểm lớn của công tác thống kê vụ án dân sự trong thời gian qua, làm cho tính hiệu lựccủa chế độ báo cáo bị giảm sút.

 

2.     Tính hệ thống và chế độ báo cáo:

Cũng như các chế độ báo cáo thống kê khác thống kê vụ án dân sự phải được tổ chức thực hiện theo một hệ thống khao học, nhất là chế độ báo cáo thống kê được thu thập từ huyện, quận lên đến tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) rồi đến trung  ương. Ở mỗi cấp báo cáo phải có những quy định cụ thể riêng. Báo cáo thống kê vụ án dân sự thuộc loại báo cáo thống kê được thu thập từ huyện (quận) do đó cũng phải được tổ chức thu thập và quy định cụ thể cho từng cấp có như vậy mới đảm bảo chất lượng và thời gian của báo cáo. Trong hệ thống biểu mẫu báo cáo về thống kê vụ án dân sự. Không ban hành riêng cho huyện, quận, riêng cho tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương riêng. Tính tách biệt của mỗi cấp báo cáo ngoài các chỉ tiêu ra còn khác nhau về thời gian gửi và nhận báo cáo. Bởi vậy mặc dầu có những báo cáo thống kê về chỉ tiêu báo cáo giữa cấp huyện và cấp tỉnh giống y như nhau nhưng cũng không thể ban hành chung cho huyện và tỉnh một báo cáo. Nếu không ban hành riêngvà định cụ thể vềthời gian lập báo cáo, nhận báo cáo cho các cấp thì sẽ ảnh hưởng đến việc thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin.

 

3.     Chỉ tiêu trong các báo cáo thống kê vụ án dân sự hiện nay:

-        Biểu thống kê việc dân sự (thụ lý và xét  xử sơ thẩm) (xem biểu số 1) áp dụng chung cho Toà án  huyện (quận) và tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Biểu này gồm 13 cột: sự sắp xếp các cột không khoa học, nhiều cột nêu ra không có ý nghĩa nghiên cứu như cột 7, cột 8, cột 9.. cột chủ từ có 4 chỉ tiêu lớn trong mỗi chỉ tiêu lớn được cụ thể ra nhiều chỉ tiêu nhỏ, quá chi tiết và trên thực tế một số chỉ tiêu không có. Cuối biểu này được nêu lên một chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

-        Biểu thống kê tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 7) áp dụng chung cho Toà án  huyện (quận) và tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), biểu này gồm 15 cột: sự sắp sếp các cột không khoa học, nhiều cột nêu ra không có ý nghĩa nghiên cứu hoặc quá chi tiết không cần thiết như cột 7, cột 8, cột 9, cột 10…

Cột chủ từ chỉ nêu lên 3 chỉ tiêu không đủ đảm bảo các vụ việc xảy ra trong vấn đề tranh chấp lao động, trong những thường hợp cụ thể được ghi theo các vụ việc thực tế xảy ra, điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình tổnh hợp số liệu, cuối biểu nàyđược nêu lên một chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

-        Biểu thống kê việc ly hôn (thụ lý và xét xử sơ thẩm) (xem biểu số 11), áp dụng chung cho Toà án  huyện (quận) và tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

Biểu này gồm 34 cột: việc xắp xếp các cột không khoa học, nhiều cột nêu ra không có ý nghĩa nghiên cứu như cacs cột từ cột 9 đến cột 26 và các cột 34, cột 35… hoặc quá chi tiết không cần thiết gây nhiều khó khăn cho việc lập báo cáo làm ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian báo cáo.

Cột chủ từ được nêu lên 12 chỉ tiêu, nhưng các chỉ tiêu này trên thực tếcủa từng vụ việc không có cơ sở để phân chia như tảo hôn, cững hôn thực tế đó không phải là nguyên nhân của ly hôn. Cuối biểu này được nêu lên 1 chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

-        Biểu thống kê việc dân sự (thụ lý và xét xử phúc thẩm) (xem biểu số 3) áp dụng chung cho Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và toà phúc thẩm Toà án  tối cao.

Biểu này gồm 16 cột: việc sắp xếp các cột không khoa học, nhiều cột chi tiết không cần thiết như cột 16…

Cột chủ từ có chỉ tiêu lớn trong mỗi chỉ tiêu lớn được nêu cụ thể ra nhiều chỉ tiêu nhỏ, quá chi tiết và trên thực tế một số chỉ tiêu không có, hơn nữa đây là báo cáo về xét xử phúc thẩm nên lại càng không cần thiết nên chi tiết như vậy.

Cuối biểu này được nêu lên 11 chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

-        Biểu thống kê vụ án dân sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, áp dụng cho toà dân sự của Toà án  tối cao và các Toà án  địa phương (xem biểu số 5).

-        Biểu này gồm 15 cột. Việc sắp xếp các cột không khoa học, một số cột không cần thiết như cột 1 (cũ còn lại)…

Cột chủ từ được nêu lên 3 chỉ tiêu lớn, ở mỗi chỉ tiêu lớn tuỳ theo các vụ việc cụ thể để ghi lên báo cáo, vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình tổng hợp số liệu. Hơn nữa đây là báo cáo về xét xử giám đốc thẩm nên lại càng không cần chi tiết như vậy.

Cuối biểu này được nêu len 1 chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

-        Biểu thống kê tranh chấp trong lao động (thụ lý và xét xử phúc thẩm) áp dụng chung cho các toà phúc thẩm Toà án  tối cao. (xem biểu số 9).

Biểu này gồm 14 cột: Việc sắp xếp các cột không khoa học, một số cột nêu ra không cần thiết như cột 1 (cũ còn lại)…

Cột chủ từ chỉ nêu lên 3 mục tiêukhông đủ đảm bảo các vụ việc xảy ra trong vấn đề tranh chấp lao động, trong những trường hợp cụ thể được ghi thêm các vụ việc thực tế xảy ra, điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình tổng hợp số liệu.

-        Biểu thống kê việc ly hôn (thụ lý và xét xử phúc thẩm) áp dụng chung cho Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), và toà phúc thẩm Toà án  tối cao (xem biểu số 13)

Biểu này gồm có 16 cột: Việc sắp xếp các cột không khoa học, một số cột nêu ra không cần thiết như cột 1 (cũ còn lại), cột 14, cột 15…

Cột chủ từ được nêu lên 12 chỉ tiêu, nhưng các chỉ tiêu này trên thực tế của từng vụ việc không có cơ sở để phân chia như tảo hôn, cưỡng hôn không phải là nguyên nhân của ly hôn.

Cuối báo cáo này được nêu lên 1 chỉ tiêu tính toán không cần thiết.

 

4.     Tổ chức thu thập thông tin.

Khi chế độ báo cáo thống kê được tổ chức theo các cấp báo cáo từ huyện lên đến trung ương thì vấn đề tổ chức thu thập thông tin cũng phải được thực hiện theo tuần tự từ huyện, tỉnh, đến trung ương. Trách nhiệm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên hoặc các cơ quan hữu quan hữu quan theo quy định của pháp luật phải được ban hành theo chế độ và phải được cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong chế độ báo cáo thống kê án dân sự áp dụng cho Toà án  các cấp hiện nay vấn đề tổ chức thu thập thông tin và trách nhiệm báo cáo của các cấp đối với cấp trên hoặc các cơ quan hữu quan được quy định cụ thể. Bộ tư pháp với chức năng quản lý nhà nước đối với Toà án  các cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận) có quyền ban hành các chế độ báo cáo thống kê  áp dụng cho Toà án  các cấp cũng chua làm được. Tổng cục thống kê cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước về công tác thống kê cũng chưa ban hànhchế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  các cấp. Đây là một hạn chế rất lớn đối với sự phát triển của công tác thống kê vụ án dân sự.

 

5.     Đánh giá thực trạng thống kê vụ án dân sự hiện nay.

Với sự phân tích về thực trạng của công tác thống kê vụ án dân sự như đã nêu ở trên chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: công tác thống kê vụ án dân sự hiện nay còn rất yếu kém về nội dung và hình thức tổ chức nên không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay. Điều này đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng cải tiến và củng cố công tác thống kê vụ án dân sự.

 

 

III – NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN PHẢI CẢI TIẾN VÀ CỦNG CỐ CÔNG TÁC THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ.

 

1.     Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê vụ án dân sự

Chỉ tiêu thống kê là cầu nối giữa khái niệm lý luận và thực tiễn xã hội, qua đó thu nhập được thông tin từ đời sống thực tiễn, phân tích và lý giải nó về mặt lý luận và làm phong phú thêm lý luận.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp các chỉ tiêu thống kê trong một lĩnh vực nhất định, nó phản ánh nội dung của công tác thống kê.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê vụ án dân sự là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống chỉ tiêu thống kê xã hội. Hệ thống chỉ tiêu thống kê vụ án dân sự phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

-        Bao quát được mọi vụ việc xảy ra của quá trình xã hội trong phạm vi án dân sự giải quyết phản ánh chính xác thực trạng của xã hội và xu thế phát triển của nó trong lĩnh vực đó nhưng đồng thời phải thiết thực và hện thực.

-        Thống nhất về khái niệm, phân loại và đơn vị tính toán của hệ thống chỉ tiêu.

-        Phù hợp trình độ nghiệp vụ và khả năng vật chất của đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê vụ án dân sự.

-        Căn cứ vào yêu cầu của công tác thống kê vụ án dân sự hệ thống chỉ tiêu án dân sự được xác định như sau:

+     Thống kê việc tranh chấp về án dân sự bao gồm việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản sở hữu công nghiệp; tranh chấp về hợp đồng; về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau.

+     Thống kê việc ly hôn: Ly hôn là một vấn đề tất yếu xảy ra trong bất cứ xã hội nào. Số vụ ly hôn càng tăng là biểu hiện của một sự không bình thường của xã hội, cần phải có biện pháp ngăn chặn để giảm bớt số vụ ly hôn. Do đó thống kê ly hôn phải nêu lên được một số nguyên nhân chính ví dụ như do tính tình không hợp, do ngoại tình do mâu thuẫn gia đình…

+     Thống kê việc tranh chấp về lao động.

 

2.     Chế độ ghi chép ban đầu.

Chế độ ghi chép ban đầu bao gồm một hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu được cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc các đối tượng liên quan phải ghi chép kịp thời đầy đủ và chính xác theo quy định, chứng từ ghi chép ban đầu thực chất là một loại chứng từ được ghi chép lại như phát sinh đầu tiên của một hiện tượng kinh tế hay xã hội là căn cứ pháp lý để hoạch toán thống kê.

Vì vậy mức độ chính xác của số liệu thống kê vụ án dân sự trước hết phụ thuộc vào mức độ chính xác của chứng từ ghi chép ban đầu.

Chứng từ ghi chép ban đầu của án dân sự bao gồm.

-        Đơn khởi kiện về những việc tranh chấp.

-        Đơn xin ly hôn.

-        Các đơn khiếu nại.

-        Đơn kháng cáo.

-        Đơn kháng nghị.

-        Các loại biên bản cần thiết.

-        Quyết định của Toà án …

Trong thực tế hiện nay Toà án  các cấp có sử dụng một số chứng từ ghi chép ban đầu đối với các luật án dân sự, nhưng những chứng từ này chưa trở thành những văn bản pháp quy vì chưa có cấp thẩm quyền quyết định ban hành.

Bộ tư pháp cần nghiên cứu để xây dựng chế độ ghi chép ban đầu áp dụng cho các loại án dân sự và ký quyết định ban hành sau khi được sự đồng ý của Tổng cục thống kê.

 

3.     Chế độ báo cáo thống kê án dân sự.

Chế độ báo cáo thống kê án dân sự là phương pháp thu thập thông tin quan trọngnhất về án dân sự. Do đặc điểm tổ chức của các Toà án  như:

-        Toà án  huyện (quận)

-        Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

-        Toà án  tối cao

Mỗi cấp Toà án  đều có thẩm quyền khác nhau. Do đó tổ chức thống kê vụ án dân sự  cũng phải tổ chức khác nhau.

 

a)     Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  huyện (quận)

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  huyện (quận) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký quyết định ban hành, sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của Tổng cục thống kê. Chế độ báo cáo thống kê này được tổ chức thực hiện theo quý và như vậy mỗi năm có 4 kỳ báo cáo: quý1, quý 2, quý 3, quý 4.

Nhiệm vụ của thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  huyện (quận) là thu thập tổng hợp đầy đủ, kịp thời chính xác về các vụ án dân sửtong phạm vi quận huyện, mình quản lý. Phạm vi thống kê được bắt đầu từ khi thụ lý đến khi xét xử và thi hành án. Đây là nguồn thông tin quan trọngnhất để Đảng và Nhà nước nhận thức hiện thực xã hội. Trong huyện (quận) về các vụ việc thuộc án dân sự. Do đó chỉ tiêu thống kê trong chế độ báo cáo này phải đầy đủ và chi tiết đảm bảo yêu cầu mà công tác nghiên cứu và quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước, nhưng đồng thời phải đơn giản, khoa học tránh sự trùng lặp hoặc thừa thông tin.

b)    Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

Chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký quyết định ban hành,sau khi được sự nhất trí bằng văn bản của tổng cục thống kê. Chế độ báo cáo thống kê này cũng được tổ chức thực hiện theo quý và như vậymỗi năm cũng có 4 kỳ báo cáo: quý 1, quý 2, quý 3 và quý 4.

Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương ) vừa xét xử sơ thẩm các vụ án thuộc quyền mình giải quyết đồng thời còn phải xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm một số vụ án của Toà án  huyện ( quận ) ( Điều 74, 81 pháp  lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ). Như vậy rõ ràng chế độ thống kê án dân sự áp dụng cho Toà án  tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương ) cũng phải phản ánh trên 2 mặt đó.

-        Thống kê án dân sự sơ thẩm.

Thống kê án dân sự sơ thẩm áp dụng cho Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), bao gồm thống kê vụ án dân sự  sơ thẩm do Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) thụ lý xét xử sơ thẩm và án dân sự sơ thẩm của các huyện, quận gửi lên.

Nhiệm vụ thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) là thu thập đầy đủ kịp thời, chính xác về các vụ án dân sự trong phạm vi tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) quản lý. Đây cũng là nguồn thông tin quan trọng nhất để Đảng và Nhà nướcnhận thức hiện thực xã hội trong tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) về các vụ việc thuộc án dân sự. Do đó chỉ tiêu thống kê trong chế độ báo cáo này cũng phải đảm bảo đầy đủ và chi tiết như chế độ báo cáo thống kê án dân sự áp dung cho huyện (quận).

-        Thống kê án dân sự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm

Mục đích của thống kê án dân sự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm là để đánh giá chất lượng các vụ án từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu của các cấp toà án trong tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và nguyên nhân của nó để củng cố tổ chứ các cấp toà án. 

              

c)     Chế độ báo cáo thống kê án dân sự áp dụng cho Toà án  tối cao.

Chế độ báo cáo thống kê án dân sự áp dụng do Toà án tối cao, do tổng cục thống kê ban hành. Chế độ báo cáo thống kê này cũng tổ chức thực hiện báo cáo theo quý và như vậy mỗi năm cũng có 4 kỳ báo cáo: quý 1, quý 2, quý 3, quý 4. Toà án nhân dân tối cao giải quyết ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án đã được giải quyết ở trình tự sơ thẩm của các cấp tỉnh, và giải quyết ở trình tự sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án cần thiết.

Như vậy rõ ràng chế độ báo cáo thống kê vụ án dân sự áp dụng cho Toà án  tối cao cũng phải được phản ánh trên cả 2 mặt đó.

-        Thống kê án dân sự sơ thẩm.

Thống kê án dân sự sơ thẩm của Toà án  tối cao bao gồm thống kê án dân sự sơ thẩm do các toà dân sự thuộc Toà án  tối cao thụ lý xét sơ thẩm cộng với án dân sự sơ thẩm của các tỉnh báo cáo lên.

Nhiệm vụ của thống kê án dân sứap dụng cho Toà án  tối caolà thu thập tổng hợp kịp thời chính xácvề các vụ án dân sự trong phạm vi cả nước. Đây cũng là nguồn thông tin quan trọng nhất để Đảng và Nhà nướcnhận thức hiện thực xã hội trong cả nước về các vụ việc thuộc án dân sự. Do đó chỉ tiêu thống kểtong chế độ báo cáo thống kê này cũng phải đầy đủ và chi tiết như chế độ báo cáo thống kê án dân sự áp dụng cho huyện (quận), tỉnh (thành phố  trực thuộc trung ương)

-        Thống kê án dân sự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

Mục đích thống kê án dân sự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩmlà đánh giá chất lượng các vụ án để từ đó rút ra những mặt mạnh, mặt yếu của các cấp Toà án  trong cả nước và nguyên nhân mà nó để củng cố tổ chức các cấp Toà án .

Ngoài chế độ báo cáo áp dụng cho các cấp Toà án  như đã nêu ở trên (thống kê ngành). Bộ Tư pháp cũng cần phải có 1 chế độ báo cáo thường kỳ về án dân sự 1 năm 1 lần cho Tổng cục thống kê và các cơ quan chức năng với 1 số chỉ tiêu tổng hợp cơ bản (thống kê quốc gia) nhưng chỉ tiêu thống kê này ngoài việc giúp cho công tác nghiên cứu còn là nguồn số liệu để cung cấpcho các tổ chức quốc tế khi cần thiết. Chế độ báo cáo thống kê này do Tổng cục thống kê ký quyết định ban hành.

 

4.     Mô hình tổ chức thu thập thông tin.

Để đảm bảo việc thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê án dân sự từ huyện (quận) lên đến trung ương một vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra đó là việc tổ chức thu thập thông tin.

Căn cứ vào chế độ báo cáo thống kê đã được ban hành, Toà án  các cấp lập báo cáo gửi về các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

-        Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Toà án  huyện (quận) do Toà án  huyện (quận) thực hiện gửi về Toà án  tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), và đồng thời gửi về phòng tư pháp huyện thời gian gửi báo cáo 10 sau khi kết thúc quý báo cáo.

-        Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Toà án tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương ) do tỉnh ( thành phố trực thuộc trung ương) thực hiện gửi về sở tư pháp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Thời gian gửi báo cáo 20 sau khi kết thúc quý báo cáo.

-        Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Toà án tối cao do Toà án  tối cao thực hiện gửi về Bộ Tư pháp. Thời gian gửi báo cáo 30 sau khi kết thúc quý báo cáo.

-        Chế độ báo cáo thống kê áp dụng cho Bộ Tư pháp do Bộ Tư pháp thực hiện gửi về Tổng cục thống kê. Thời gian gửi báo cáo  ngày 15 tháng 2 năm  sau.

 


ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THỐNG KÊ

VỤ ÁN DÂN SỰ CỦA NGÀNH TAND

 

                                                                                     KHUẤT DUY HIỆP

                                                                                Tòa án nhân dân tối cao

                                                                                                      ------

 

 

Năm 1991, các ngành Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Tổng cục thống kê do Bộ Tư pháp chủ trì đã hoàn thành về cơ bản đề tài khoa học về “Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của thống kê tư pháp và việc xây dựng hoàn thiện chế độ thống kê tư pháp ở Việt Nam” (phần thống kê hình sự). Năm nay (1992), các ngành Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu đề tài này (phần thống kê vụ án dân sự). Khác hẳn với thống kê hình sự. Thống kê vụ án dân sự không có mối liên hệ với ngành Nội vụ và hoàn toàn do ngành Toà án nhân dân   tiến hành từ giai đoạn nhận đơn đến điều tra, hoà giải xét xử và thi hành án. Do đó trong chuyên đề này không có sự tham gia của Bộ Nội vụ.

Thống kê vụ án dân sự bao gồm: các tranh chấp về dân sự, các việc kiện về hôn nhân và gia đình, các tranh chấp về lao động. Thống kê vụ án dân sự được Toà án nhân dân   tối cao tổ chức và chỉ đạo thực hiện từ 1960, quá trình thực hiện nó được thay đổi khi nhà nước có những chuyển biến, đổi mới về kinh tế- xã hội, hoặc sửa đổi về pháp luật nhằm nắm chắc diễn biến của các loại tranh chấp dân sự trong cả nước trong từng giai đoạn cách mạng, trên cơ sở đó đề ra chính sách, chủ trương và ban hành những văn vản pháp luật phù hợp, bảo đảm điều chỉnh mọi quan hệ dân sự theo đúng định hướng XHCN, bảo đảm mọi lợi ích hợp pháp về mặt dân sự của công dân, lợi ích chính đáng của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội khi có tranh chấp trước pháp luật đều được xử lý và giải quyết theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự (nguyên đơn, bị đơn và những người có liên quan).

Vì vậy công tác thống kê các loại việc tranh chấpvề dân sự giữ một vị trí quan trọng, cần được tổ chức thực hiện một cách đơn giảnnhất nhưng phải đạt hiệu quả cao, vừa giúp cho công tác chỉ đạo xét xử của ngành Toà án nhân dân, vừa tạo điều kiện tốt để ngành tư pháp quản lý tổ chức Toà án nhân dân địa phương, lại vừa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật của các ngành hữu quan. Công tác thống kê không chỉ giúp cho công tác của các của các ngành chức năng, mà còn góp phần xây dựng những chỉ tiêu thống kê mang tính quốc gia, phục vụ cả công tác đối ngoại trong tình hình đổi mới hiện nay và sau này của Nhà nước ta. Do đó, việc nghiên cứu và đổi mớicác thống kê các loại án dân sự có tầm quan trọng về nhiều mặt.

Hiện nay về các biểu thống kê dân sự các loại có 10 biểu mẫu kể cả biểu thống kê về thi hành án (sẽ trình bày ở chuyên đề khác). Trong chuyên mục này sẽ xem xét 9 loại biểu mẫu.

 

 

I – THỐNG KÊ CÁC TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ

(Tổng số có 13 cột mục)

-        Mẫu 1B (xem biểu số 1)

Cột 1: Loại việc kiện, bao gồm 4 tranh chấp sau đây:

 

A.   Kiện về hợp đồng có

Kiện về hợp đồng mua bán nhà (chủ yếu xảy ra ở các thành phố, thị xã và hầu hết là các hợp đồng mua, bán nhà ký kết từ trước ngày 1/7/1991); kiện về hợp đồng khoán việc hoặc gia công đặt hàng; kiện về hợp đồng vận tải; kiện về hợp đồng vay nợ (có lãi suất cao); kiện về hợp đồng thuê nhà (ở phía Bắc chủ yếu cho thuê trước năm 1960 và phía Nam là trước năm 1975); kiện về hợp đồng thuê mượn tài sản khác. Loại kiện này theo các Toà án  Nam cần tách ra làm 2 (vì thuê là có tính lãi suất, còn mượn thì trong hạn qui định không có lãi suất, chỉ tính lãi suất khi đã quá hạn 3 hay 6 tháng…) Do đó có thể sửa là: Kiện về hợp đồng thuê tài sản khác; Kiện về hợp đồng mượn tài sản khác (dự phòng có loại kiện về đồng mới phát sinh) điều kiện về hợp đồng gửi giữ tài sản (như gửi giữ ô tô, xe máy, hàng ở quầy…); kiện về hợp đồng chơi hụi (họ) có lãi suất; kiện về hợp đồng khác nếu có…

 

B.   Tranh chấp về quyền sở hưu, quản lý và sử dụng tài sản

Tranh chấp đất, ao, hồ, nương rẫy có canh tác, kinh doanh ở nông thôn.Tranh chấp nhà và đất ở tại nông thôn, tranh chấp nhà, đất ở (thổ cư) tại thành phố, thị xã. Nay có thể thêm : tranh chấp đất, ao, hồ có kinh doanh rừng hoặc thuỷ sản, có khả năng còn có tranh chấp quyền sử dụng ruộng, đất canh tác nông nghiệp được giao sử dụng lâu dài. Đòi lại tài sản bị mất, bị chiếm đoạt; tranh chấp về quyền sở hữu, quản lý , sử dụng tài sản khác (nếu có). Chẳng hạn có thể sau này phát sinh loại tranh chấp về vốn góp cổ phần vào doanh nghiệp  Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân…

 

C.   Tranh chấp về thừa kế

Tranh chấp thừa kế là nhà, đất ở tại nông thôn ; tranh chấp thừa kế nhà , đất ở tại thành phố, thị xã; có thể thêm : tranh chấp thừa kế về quyền chuyển nhượng sử dụng đất , ao, hồ ,rừng có kinh doanh nông, lâm , ngư nghiệp lâu năm ; tranh chấp thừa kế khác (quyền tác giả) hoặc phát minh sáng chế…

 

D.   Đòi bồi thường thiệt hại  (trách nhiệm ngoài hợp đồng)

Đòi bồi thường do tai nạn giao thông; đòi bồi thường tai nạn lao động;đòi bồi thường do bị gây thương tích ; đòi bồi thường thiệt hại do những nguyên nhân khác (có thể phát sinh mà luật chưa qui định hết).

Cột 2 đến 4: Số việc phải giải quyết gồm số việc của năm cũ còn lại số việc mới thụ lý trong kỳ thống kê (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1năm) tổng số (cột 2+ 3= 4).

Cột 5 - số việc đã giải quyết = (bằng) tổng của các cột 10, 11, 12 và 13 theo quyết định của Toà án  gồm có: xếp, tạm xếp, đình chỉ, cho rút đơn (cột 10), thành (cột 12), số việc phải xét xử bằng phiên toà (cột 13).

Cột 7- 9 nói về nguyên đơn theo số mới thụ lý trong (đợt) thống kê gồm: doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước; doanh nghiệp hợp tác xã, tập thể; doanh nghiệp tư nhân và cá nhân.

                                                                     Cột 6

Cuối biểu là tỉ lệ số việc đã giải quyết  =

                                                               Cột 4 – Cột 5

Mẫu 1B  này áp dụng cho Toà án sơ thẩm  của tỉnh, thành phố, quận , huyện, thị xã.

 

Mẫu IIB: Thống kê việc dân sự (thụ lý và xét xử phúc thẩm) mẫu này sẽ sử dụng chung cho Toà án cấp tỉnh, thành phố và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (xem biểu số 3).

Mẫu có 17 cột:

-        Cột 1: Ghi như cột 1 mẫu 1B nói trên     

-        Cột 2-4: Ghi số vụ phúc thẩm phải xử có số cũ còn lại của năm trước (cột 2), số mới  thụ lý của đợt hoặc kỳ phải thống kê (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hay 1 năm - cột 3), cột 4 là tổng cộng (cột 2 + 3 = 4).

-        Cột 5: Ghi số vụ toà án chấp nhận cho cơ quan rút kháng nghị và đương sự rút kháng cáo.

-        Cột 6: ghi số vụ - việc đã xét xử phúc thẩm bằng phiên toà của cấp tỉnh hoặc toà phúc thẩm Toà án  tối cao.

-        Cột 7: ghi số vụ - việc cồn lại chưa xử (cột 4 - cột 5+ 6 = cột 7).

-        Số việc ở cột 6 = tổng các cột 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 (cột này là ghi kết quả xét xử phúc thẩm).

-        Cột 8: y án cấp sơ thẩm; cột 9: sửa lại phần của án sơ thẩm (ví dụ tính lại lãi suất hay trượt giá tài sản cho phù hợp…), cột 10 huỷ để nêu lên toàn bộ án sơ thẩm (huỷ về nội dung, coi như án sơ thẩm xử sai), cột 11: huỷ và đình chỉ vụ kiện (ví dụ một bên đương sự chết, mất tích…).

-        Cột 12: huỷ án trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại (tức là có điều tra bổ sung và xử theo hướng dẫn của cấp phúc thẩm); cột 13: huỷ án chuyển sang cơ quan hành chính giải quyết (trường hợp Toà án  xử sai thẩm  quyền như quyết định về đất nông nghiệp…).

-        Cột 14: không chấp nhận kháng nghị, kháng cáo vì không hợp lệ có vi phạm. Thủ tục tố tụng đân sự. Cột 15: hoà giải thành (trong thực tế, có một số vụ kiện cấp phúc thẩm vẫn tiến hành hoà giải và đạt kết quả mà không phải xét xử), cột 16 và 17 ghi theo mẫu.

                                   Cột 6

Tỉ lệ giải quyết  =

                             Cột 4 – Cột 5

 

Mẫu IIIB: Thống kê án dân sự xét xử theo trình tự giám đốc thẩm (dùng cho Toà án nhân dân   cấp tỉnh và toà dân sự Toà án nhân dân tối cao) (Xem biểu số 5).

Mẫu có 17 cột mục:

-        Cột 2: loại việc kiện, ghi tương tự như trên nhưng bao gồm cả 3 loại án.

a)     Các tranh chấp về dân sự.

b)    Các án kiện về hôn nhân gia đình .

c)     Các tranh chấp về lao động.

Khi thụ lý và xét xử giám đốc loại việc cụ thể nào thì ghi vào loại đó, vì việc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm thường là không nhiều.

-        Từ cột 3 đến cột 6 là tổng số án phải xét xử giám đốc.

+        Cột 3 - ghi số án của năm  trước còn lại.

+        Cột 4 và 5 ghi số án mới thụ lý, phân ra số vụ do Toà án  kháng nghị và số vụ do Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị.

+        Cột 6 = cột 3+ 4 + 5

-        Cột 7: số vụ do Viện kiểm sát hay Toà án  tự rút kháng nghị là không cần thiết (như vụ kiện đã thi hành xong, 1 bên đương sự chết…) hoặc thấy kháng nghị đó là thiếu chính xác.

-        Cột 8: số vụ kiện đã xét xử theo trình tự giám đốc.

-        Cột 9 = cột 6 - (cột 7 + cột 8).

-        Từ cột 10 đến cột 17 (quyết định của Toà án) gồm có: không chấp nhận kháng nghị của Toà án  hoặc Viện kiểm sát (cột 10); huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm giao xử sơ thẩm lại (cột 11); huỷ án phúc thẩm giao xử sơ thẩm lại từ giai đoạn điều tra - tức điều tra lại từ cột (cột 12); huỷ một phần án phúc thẩm giao phúc thẩm lại (cột 13) chấp nhận việc kháng nghị (cột 14); huỷ án phúc thẩm giữ nguyên án sơ thẩm (cột 15) huỷ án sơ thẩm - phúc thẩm chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết (như án xử việc thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế hay Uỷ ban nhân dân…); huỷ án sơ - phúc thẩm ra quyết định mới (còn gọi là xử thẳng).

                                               Cột 8

Cuối cùng là tỷ lệ xét xử =

                                         Cột 8 + Cột 9

 

Mẫu IVB: thống kê tranh chấp trong lao động (xem bảng số 7) gồm 16 cột mục, do Toà án nhân dân   cấp tỉnh xét xử.

-        Cột 1: loại việc kiện, hiện nay chủ yếu là việc cán bộ công nhân viên nhà nước kiện Thủ trưởng, giám đốc doanh nghiệp Nhà nước buộc thôi việc trái pháp luật.

-        Loại cơ quan, doanh nghiệp kiện đòi nhân viên, công nhân về phí tổn đào tạo.

-        Loại việc kiện về tranh chấp giữa giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân với công nhân.

-        Hoặc có thể có những tranh chấp giữa giám đốc các liên doanh với nước ngoài với người lao động Việt Nam …

-        Một số việc phải giải quyết, gồm  cột 2 ghi số vụ án cũ năm trước còn lại; cột 3 ghi số vụ án mới thụ lý trong kỳ thống kê, cột 4 = 2 + 3.

-        Cột 5: Ghi số việc đã giải quyết ( bao gồm việc hoà giải thành, cho rút đơn kiện, và xét xử );

-        Cột 6: (Cột 4 - 5): Ghi số việc còn lại chưa giải quyết.

-        Cột 7 đến cột 10: phân tích nguyên đơn theo số vụ mới thụ lý trong kỳ thống kê: Cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước (cột 7); cán bộ công nhân viên Nhà nước (cột 8), giám đốc doanh nghiệp tư nhân (cột 9), công nhân các doanh nghiệp tư nhân (cột 10).

-        Mục quyết định của Toà án (từ 11 đến 16) chấp nhận cho rút đơn kiện hoặc quyết định của cơ quan, doanh nghiệp (như rút quyết định buộc thôi việc, rút quyết định bắt người lao động học nghề bồi thường…). Bác đơn khiếu lại của đơn sự (cột 12); Huỷ quyết định buộc thôi việc khôi phục quyền làm việc cho đương sự (cột 13); hủy quyết định của cơ quan , doanh nghiệp chỉ hưởng mức kỷ luật nhẹ hơn (cột 14) giữ nguyên quyết định của cơ quan, doanh nghiệp về mức bồi thường (cột 15) ; sửa mức bồi thường (cột 16), nay thêm cột 17 là số vụ kiện đã hoà giải thành.

 

Mẫu VB: Thống kê tranh chấp trong lao động gồm 14 cột mục dùng chung cho các toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (xem biểu số 9).

-        Cột 1: loại việc kiện (giống như biểu IVB). Mục: Số việc cần giải quyết gồm cột 2 ghi số vụ năm cũ còn lại, cột 3 ghi số vụ mới thụ lý; cột 4 = 2 + 3.

-        Cột 5: số vụ rút kháng nghị, kháng cáo.

-        Cột 6: Số vụ đã xử phúc thẩm.

-        Cột 7: Số vụ còn lại.

Mục: Quyết định của phúc thẩm gồm từ cột 8 đến cột 14 giữ nguyên án sơ thẩm (cột 8); sửa phần quyết định buộc thôi việc (cột 9); sửa phần bồi thường (cột 10); sửa phần phí tổn đào tạo (cột 11); hủy, xếp vụ án (cột 12); hủy án sơ thẩm xét xử lại (cột 13); bác kháng nghị, kháng cáo (cột 14).

                                         Cột 6

Tỷ lệ giải quyết việc =             

                                    Cột 4 - Cột 5

 

 

II – THỐNG KÊ CÁC VIỆC KIỆN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

 

Có 4 mẫu (2 mẫu dùng cho cấp sơ thẩm và 2 mẫu dùng cho cấp phúc thẩm).

Mẫu thống kê việc ly hôn: (xem biểu số: 11).

-        Thống kê việc ly hôn (sơ thẩm), gồm 35 cột.

Cột 1: nguyên nhân xin ly hôn, mâu thuẫn gia đình (mẹ chồng nàng dâu, tính tình không hợp, mâu thuẫn kinh tế…); cần tách riêng nguyên nhân bị đánh đập, hành hạ, ngược đãi; ngoại tình  đang có xu hướng tăng (nhất là khi tệ nhậu nhẹt, bia ôm, mại dâm lan tràn và phủ biến); chê nhau vì sắc - tài, địa vị , tuổi tác. Nêu tách nguyên nhân bị lừa gạt thành một ngyên nhân riêng vì nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của đương sự; do bệnh tật khó chữa, hoặc không có con chung; một bên có nhiều tiền sự tiền án hoặc phạm tội. Do một bên ở nước ngoài không có hoàn cảnh đoàn tụ; một bên bị mất tích hoặc đã ly thân (xa cách nhau lâu năm) một bên mang quốc tịch nước ngoài đã về nước và các nguyên nhân khác (nếu có). Có vợ lẽ hoặc nhiều vợ.

Từ cột 2 đến cột 6: Số việc phải giải quyết có thể rút gọn lại: Số vụ cũ năm trước còn (cột 2) số vụ mới thụ lý (cột 3 + 4 + 5) Không cần phải phân ra đơn vợ đơn chồng (chỉ còn 1 cột 3), và cột tổng số bằng cột 2 + cột 3.

Số việc đã giải quyết (cột 7) nay là (cột 5) luôn luôn bằng số việc đã xử lý của Toà án  hiện tại ghi lại cột 2 - 33.

Thành phần nguyên đơn cần nghiên cứu nên rút gọn lại không cần đơn vợ, đơn chồng vì không có ý nghĩa thực tiễn như trước năm 1960.

-        Cột 9 - 11, chỉ để 1 cột là, 1 bên là dân tộc ít người.

-        Cột 12 - 14, để 1 cột là ngoại kiều (tức là người mang quốc tịch khác).

-        Cột 15 - 17, để 1 cột là 1 bên là cán bộ công nhân viên hoặc quân nhân.

-        Bỏ cột 18 - 20.

-        Cột từ 21 - 23 về lứa tuổi cần giữ như thống kê cũ: loại 18 - 30 tuổi (lứa tuổi thanh niên) loại trên 30 - 35 tuổi loại trên 55 đến trên 60 tuổi.

-        Cột 24 - 26 hoàn cảnh gia đình: loại không có con chung, loại có con chung (bỏ số lượng mấy con) thêm loại kinh tế khó khăn.

-        Mục quyết định của Toà án  (27 - 33) gồm  có: xếp, tạm xếp, rút đơn (cột 27), hoà giải đoàn tụ (cột 28), công nhận thuận ly (cột 29); bác đơn xin thuận ly (cột 30); bác đơn xin ly hôn (cột 31); xử cho ly hôn (cột 32), xử tiêu hôn (cột 33). Cũng có thể bỏ 2 cột 34 và 35 về số vụ có kháng cáo kháng nghị vì số việc này thể hiện ở mẫu ly hôn cấp phúc thẩm.

Như vậy mẫu này chỉ còn lại 22 cột, chứ không phải 35 cột như mẫu cũ.

                                            Số việc đã giải quyết

Tỷ lệ việc phải giải quyết =           

                                                 Tổng số thụ lý

Mẫu thống kê việc ly hôn (phúc thẩm) (Xem biểu số 13).

Có 9 mục, chia làm 17 cột.

-        Cột 1 về nguyên nhân ly hôn (ghi theo như mẫu sơ thẩm ly hôn).

-        Số việc phải xử phúc thẩm, gồm số vụ cũ của năm trước còn lại (cột 2), số vụ mới thụ lý trong kỳ thống kê (cột 3), cột 4 là tổng số = 2 + 3.

-        Cột 5: Cho rút kháng cáo.

-        Cột 6: Số vụ đã xử phúc thẩm.

-        Cột 7: Việc còn lại chưa giải quyết (cột 4 - cột 5 + 6).

-        Phần quyết định của Toà án  khi xử phúc thẩm gồm: giữ nguyên án sơ thẩm (cột 8), sửa án sơ thẩm về hôn nhân (cột 9), sửa án sơ thẩm về phần tài sản (cột 10), sửa án sơ thẩm về phần trợ cấp nuôi con chung (cột 11), huỷ án sơ thẩm đình chỉ vụ kiện (cột 12), huỷ án sơ thẩm giao xét xử lại (cột 13), thêm cột: huỷ án sơ thẩm vì vi phạm thủ tục tố tụng dân sự (cột 14),thêm hủy án sơ thẩm vì sai thẩm quyền (cột 15) không chấp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị. Bỏ cột có luật sư bào chữa. Cột ghi chú (cột 16).

                                Số việc đã xử phúc thẩm

Tỷ lệ xét xử =

                          Tổng số thụ lý - số rút đơn, di lý

 

Mẫu thống kê việc thanh chấp (liên quan đến hôn nhân gia đình) xét xử sơ thẩm (xem biểu số 15).

Mẫu có 12 cột :

-        Cột 1: loại việc kiện bao gồm các lý do sau: đòi tài sản sau khi ly hôn; đòi đền bù công sức lao động; yêu cầu cấp dưỡng vì túng thiếu, tranh chấp về việc giao nuôi con; đòi phí tổn nuôi con; xin truy nhận cha; tranh chấp việc nuôi dưỡng cha mẹ, xin thay đổi đóng góp phí tổn nuôi con…

-        Mục số việc phải giải quyết: cũ còn lại (cột 2) ghi số việc của năm trước còn lại, số việc mới thụ lý trong kỳ thống kê (đợt I, đợt II, đợt III) cột 3 tổng số (cột 4) = 2 + 3.

-        Cột 5: ghi số việc đã giải quyết = 3 cột ở mục quyết định của Toà án: xếp, tạm xếp, cho rút đơn (cột 7); số việc hoà giải thành (cột 8) và số vụ đã xét xử  (cột 9).

-        Cột 6: số việc còn chưa giải quyết = cột 4 - cột 5.

Cũng có thể thêm cột: số vụ chuyển nơi khác giải quyết.

Nên bỏ mục  số vụ có kháng cáo - kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân và đương sự (cột 10 + 11). Vì số việc này đã thể hiện ở thống kê phúc thẩm.

                                       Cột 5 (số việc đã GQ)

Tỷ lệ giải quyết việc =      

                                           Cột 4 - (số di lý)

 

Mẫu thống kê việc tranh chấp (liên quan đến hôn nhân gia đình) xét xử phúc thẩm (xem biểu số 17).

Mẫu có 17 cột (2 cột dự phòng).

-        Cột 1, loại việc kiện (ghi như mẫu trên).

-        Mục: số thụ lý phúc thẩm, cột 2, 3 và 4 ghi như mẫu trên.

-        Cột 5: ghi số việc Toà án  cho rút kháng cáo kháng nghị.

-        Cột 6: ghi số việc đã được xét xử phúc thẩm.

-        Cột 7: ghi số việc còn chưa xử = cột 4 - (cột 5 + 6).

-        Mục quyết định của cấp phúc thẩm, bao gồm : giữ nguyên án sơ thẩm (cột 8); sửa một phần án sơ thẩm (cột 9); sửa lại toàn bộ án sơ thẩm (cột 10); huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ kiện (cột 11); huỷ án sơ thẩm giao cấp sơ thẩm xét xử lại (cột 12); bác kháng nghị, kháng cáo (cột 13), có thể thêm 2 cột nữa đó là số việc hoà giải thành tại phiên toà phúc thẩm và huỷ án sơ thẩm giao cho cơ quan khác giải quyết. Bỏ cột : số vụ có luật sư, bào chữa, vì thực tế không giúp cho việc nghiên cứu.

-        Cột ghi chú : ghi những điều cần lưu ý khác.

Tỷ lệ giải quyết việc, cần sửa lại là:

                                Cột 6 (số việc đã xử phúc thẩm)      

Tỷ lệ xét xử = 

                            Cột 4 (tổng cộng) - (số vụ rút KCKN)

 

 

III – VỀ THỜI HẠN LẬP THỐNG KÊ DÂN SỰ:

 

Cần giữ quy định 1 năm thống kê làm 3 đợt, nhưng nên sửa như sau:

-        Đợt 1 (5 tháng) từ 1 / 1 đến 31/5 hằng năm, nhằm phục vụ cho công tác báo cáo sơ kết toàn ngành 6 tháng đầu năm và báo cáo trước hội đồng nhân dân hoặc Quốc hội vào tháng 6 hằng năm (bỏ thống kê đợt 1 trước đây chỉ có 3 tháng).

Thống kê đợt 1 có ở Toà án nhân dân   tối cao, Bộ Tư pháp chậm nhất vào 15/6.

-        Đợt 2 (9 tháng) từ 1/1 đén 30/9 hàng năm, phục vụ việc làm báo cáo tổng kết hàng năm và báo cáo công tác Toà án  trước hội đồng nhân dân, Quốc hội họp vào tháng 12 hàng năm.

Thống kê đợt 2 có ở Toà án nhân dân   tối cao, Bộ Tư pháp chậm nhất vào 15/10 hàng năm.

-        Đợt 3 (12 tháng) tư 1/1 đến 31/12 hàng năm, phục vụ cho công tác nghiên cứu nghiệp vụ khoa học và theo dõi niên giám.

Thống kê đợt 3 có ở Toà án nhân dân   tối cao, Bộ Tư pháp chậm nhất vào 15/1 năm sau.

Thống kê nói trên theo ý chúng tôi có thể phân ra :

-        Thống kê chuyên ngành (gồm nhiều cột mục, nhiều chỉ tiêu) như các thống kê dân sự hiện hành các cấp Toà án  đang thực hiện gửi về Toà án nhân dân   tối cao và Bộ Tư pháp.

-        Thống kê quốc gia (chỉ cần một số chỉ tiêu chung ngắn gọn tương tự như các chỉ tiêu tổng hợp do LHQ đã quy định) và do Bộ Tư pháp đảm nhiệm do sự phân công của chính phủ.

Khi nhà nước thành lập thêm Toà án  kinh tế, có thể sẽ nghiên cứu và ban hành các biểu mẫu thống kê tương ứng.

Các biểu thống kê về tình hình thụ lý - xét xử và giải quyết các vụ việc tranh chấp dân sự, các án kiện về hôn nhân và gia đình, tranh chấp lao động hoặc tranh chấp có liên quan đến hôn nhân gia đình được xây dựng và có sửa đổi, bổ sung qua từng thời kỳ có những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở nước ta, tuy nhiên nó mới chủ yếu đáp ứng yêu cầu công tác nghiên cứu và chỉ đạo của các ngành dọc là chính, cần được các ngành hữu quan như Tổng cục thống kê, Bộ Tư pháp ,Viện kiểm sát tham gia và hoàn chỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xét xử và nghiên cứu khoa học.

 


THỐNG KÊ TÌNH HÌNH

THI HÀNH ÁN VỀ MẶT TRÁCH NHIỆM

DÂN SỰ CỦA TAND CÁC CẤP

 

                                                                                     KHUẤT DUY HIỆP

                                                                             Tòa án nhân dân tối cao

                                                                                                     ------

 

 

Chúng ta đều biết, thi hành án là khâu cuối cùng trong tố tụng hình sự cũng như trong tố tụng dân sự, để kết thúc vụ án hoặc vụ kiện. Do đó, công tác thi hành án rất quan trọng, nhưng đầy khó khăn và phức tạp.  Án xét xử xong mà chưa thi hành thì coi như bản án chưa phát huy được tác dụng. Đặc biệt, trong công tác thi hành án thì phần thi hành án về trách nhiệm dân sự là phức tạp nhất. Bao giờ số lượng ánphải thi hành về trách nhiệm dân sự ( bao gồm cả trách nhiệm dân sự trong án hình sự ) cũng thường gấp 2 hay 3 tổng số án phải xét xử hàng năm, việc thi hành vè trách nhiệm dân sự như các khoản bồi thường, bồi hoàn, trả nợ, trợ cấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc trích một phần tài sản của cả gia đình đương sự… không thể giải quyết nhanh, gọn trong một thời gian ngắn. Có nhiều vụ phải kéo dài trong nhiều năm (việc trợ cấp nuôi con chung, việc thu nợ trong các vụ vỡ hụi, hay thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ tham nhũng) có trường hợp phải cưỡng chế mới thi hành xong một bản án (việc đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ hoặc chia nhà khi ly hôn…) có những việc phải tạm hoãn, tạm đình chỉ một vài năm mới đưa thi hành được ( như một só vụ bị cáo phải bồi thường, bồi hoàn nhưng đi tù dài hạn…), vì thế công tác thống kê theo dõi quá trình này đòi hỏi các cấp Toà án, nhất là Toà án  cấp tỉnh và Toà án  cấp huyện phải thực hiện liên tục và chặt chẽ theo những khoản mục nhất định của thống kê thi hành án về trách nhiệm dân sự. Không tổ chức công tác thống kê thi hành chu đáo, nghiêm túc và chính xác, cấp Toà án nhân dân   khôngbảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các đương sự, không bảo vệ nghiêm được tài sản XHCN và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý và xử lý tang vật theo quy định của pháp luật sẽ không tránh khỏi.

Trong thực tiễn, từ khi thành lập Toà án  tới nay, đây luôn luôn là khâu công tác vừa thiếu vừa yếu chưa được quan tâm chỉ đạo đúng mức. Đây cũng nơi một số cán bộ đã bị kỷ luật, thậm chí bị truy tố trước pháp luật về những hành vi tham ô, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng hoặc nhận hối lộ để làm trái pháp luật.

Với tầm quan trọng của nó như vậy và cũng là khâu công tác trì trệ kéo dài nhiều năm chưa Toà án nhân dân tối cao cũng như Bộ Tư pháp chỉ đạo và điều hành đúng mức, vì vậy tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I X và Luật tổ chức của chính phủ, công tác này sẽ được giao hẳn và do Chính phủ quản lý thống nhất kể từ tháng 6 /1993.

Hiện nay, toàn bộ công tác thi hành án cả về hình sự và các loại án loại án liên quan đến trách nhiệm dân sự chỉ thể hiện trên một biểu mẫu do Toà án nhân dân  ban hành năm 1985 đến nay không còn phù hợp, cần tách phần thống kê thi hành án về trách nhiệm dân sự thành một mẫu riêng và phần thi hành về hình sự, án tử hình thành một mẫu.

Thống kê thi hành án về phần trách nhiệm dân sự bao gồm 15 cột mục:

Cột 1: gồm 4 mục là

a)     Án phạt tiền và bồi thường.

b)    Án tranh chấp dân sự.

c)     Án cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

d)    Án phải thu lệ phí, án phí, dự phí của các loại án về trách nhiệm dân sự.

Cột 2: về thẩm quyền. Có phân ra án phải thi hành ở cấp huyện và ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương đối với cả 4 mục a, b, c, d, nói trên.

Cột 3 là tổng số án phải thi hành phản ánh toàn bộ số án cũ và số án mới về trách nhiệm dân sự các cấp Toà án  địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) có nghĩa vụ phải đưa ra thi hành.

Cột 4, 5, 6 là tổng số án đã đưa ra thi hành gồm:

-        Số án thi hành dở dang (cột 4).

-        Số án thi hành xong hoàn toàn (cột 5).

-        Tỷ lệ chung (cột 6).

Cột 7, 8, 9 là kết quả thi hành án về tài sản quy ra tiền.

-        Tổng số án phải thi hành bằng tiền (cột 8).

-        Số án đã thi hành bằng tiền, tỷ lệ (cột 9 và 10).

Cột 10, 11 và 12 là kết quả thi hành án bằng vàng.

Cột 13, 14 và 15 là kết quả thi hành án bằng lương thực đều bao gồm tổng số phải thi hành và số đã thi hành được, tỷ lệ như phân tích nói trên.

Đối với mẫu về thi hành án của Quốc gia còn rút gọn bớt một số chỉ tiêu phụ. Có thể chỉ cần lấy tổng số bản án, quyết định phải thi hành, tổng số án đã thi hành, tổng số tiền, vàng, lương thực đã thu đuợc…

 


CÔNG TÁC THỐNG KÊ KIỂM SÁT

XÉT XỬ DÂN SỰ

 

                                                                                     LÊ NAM CHUNG

                                                                   Viện kiểm sát nhân dân tối cao

                                                                                              ------

 

 

Thống kê công tác kiểm sát xét xử dân sự là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành kiểm sát, nhằm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung và kiểm sát công tác xét xử dân sự nói riêng, được quy định tại Điều 17 và 18 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 8/10/1992 tại kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khoá 9.

Theo tinh thần trên thống kê công tác kiểm sát xét xử dân sự được thực hiện ở 3 giai đoạn xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm.

 

I – THỐNG KÊ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM DÂN SỰ

(Biểu 10A)

 

1.     Mục đích:

Thông qua số liệu thống kê về kiểm  sát xét xử sơ thẩm dân sự để nắm được tình hình thụ lý và giải quyết án dân sự ở các giai đoạn tố tụng (chủ yếu là điều tra và xử lý). Từ đó đánh giá hiệu quả của công tác kiểm  sát, kết luận của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự.

 

2.     Nội dung thống kê gồm 3 nội dung:

a)     Thống kê toàn bộ số vụ việc đã được thụ lý (khởi tố hoặc khởi kiện).

b)    Thống kê hoạt động của cơ quan Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự.

c)     Kết quả của công tác kiểm sát xét xử dân sự.

Toàn bộ những nội dung trên được thể hiện bằng các chỉ tiêu trên biểu.

 

3.     Những nội dung cụ thể (được thể hiện ở các chỉ tiêu).

 

a)     Chỉ tiêu số 0: các loại án được xác định (phạm vi):

-        Hợp đồng thuê nhà.

-        Hợp đồng mua bán nhà.

-        Hợp đồng khác.

-        Tranh chấp quyền sở nhà.

-        Tranh chấp quyền sở hữu khác.

-        Bồi thường ngoài hợp đồng .

-        Thừa kế.

-        Ly hôn.

-        Tranh chấp con ngoài giá thú.

-        Tranh chấp khác về hôn nhân gia đình.

-        Kiện về buộc thôi việc.

-        Đòi bồi thường trong lao động.

-        Tranh chấp khác về quyền dân sự.

-        Tranh chấp khác thuộc Toà án  giải quyết.

 

b)    Chỉ tiêu số 1: Tranh chấp tổng số vụ cũ là: Số vụ cũ và mới.

Số vụ cũ là số vụ Toà án  đã thụ lý nhưng đến kỳ báo cáo thống kê trước, Toà án  chưa giải quyết.

Số vụ mới là số vụ được thụ lý tranh chấpừ ngày 21 - 11 năm trước đến ngày cuối của kỳ báo cáo ( Báo cáo thống kê 6 tháng và 12 tháng)

 

c)     Chỉ tiêu số 2 và 3:

Là số vụ ở chỉ tiêu 1: Trong đó làm rõ số vụ do Viện kiểm sát khởi tố (2) và số vụ do tổ chức xã hội khởi kiện (3).

 

d)    Chỉ tiêu 4:

Là số vụ ở chi tiêu 1 mà Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc lập hồ sơ của Toà án .

 

e)     Chỉ tiêu 5 và 6:

Là số vụ ở chỉ tiêu 4 mà Viện kiểm sát yêu cầu Toà án  điều tra bổ sung (5) và số vụ do Viện kiểm sát tự điều tra (6).

 

f)      Chỉ tiêu 7: Là số vụ ở chỉ tiêu 1 mà Toà án  đã hoà giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử.

g)     Chỉ tiêu 8: Là số vụ ở chỉ tiêu 7 mà Viện kiểm sát đã thực hiện chức năng kiểm sát.

h)     Chỉ tiêu 9: Là số vụ ở chỉ tiêu 1 mà Toà án  đã mở phiên toà xét xử.

i)      Chỉ tiêu 10, 11, 12, 13,là số vụ ở chỉ tiêu 9 mà do Viện kiểm sát khởi tố (10); kiểm sát viên có tham gia phiên toà (11); số vụ Toà xử khác kết luận của Viện kiểm sát (12); số vụ Viện kiểm sát kháng nghị (13).

j)      Chỉ tiêu 14: Tổng số vụ ở chỉ tiêu 7 và 9.

k)    Chỉ tiêu 15: là số vụ ở chỉ tiêu 14 mà Toà án  giải quyết đã quá hạn luật định.

 

 

II – THỐNG KÊ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ

 

1.     Mục đích:

Thông qua số liệu thống kê để biết được kết quả giải quyết án phúc thẩm dân sự của Viện kiểm sát và Toà án  nhằm bảo đẩm quyền bình đẳng về dân sự trước pháp luật của các bên dân sự cũng như chất lượng của công tác kiểm sát ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.

 

2.     Nội dung:

Nội dung của thống kê kiểm sát xét xử phúc thẩm dân sự gồm 15 chỉ tiêu, từ 0 đến 14.

a)     Các chỉ tiêu 0, 1, 3, 4, 5, 6 được hiểu như nội dung của chỉ tiêu ở biểu xét xử sơ thẩm.

b)    Chỉ tiêu 2: Là số vụ ở chỉ tiêu 1 do Viện kiểm sát kháng nghị.

c)     Chỉ tiêu 7, 8, 9 là số vụ ở tiêu 6 mà khi xét xử phúc thẩm Toà án  tuyên: Y án sửa án; hủy án.

d)    Chỉ tiêu 10: Là số vụ ở chỉ tiêu 6 có kiểm sát viên tham gia phiên toà.

e)     Chỉ tiêu 11: Là số vụ ở chỉ tiêu 6 mà toà xử khác kết luận của Viện kiểm sát.

f)      Chỉ tiêu 13:  Là số vụ ở chỉ tiêu 6 mà Viện kiểm sát đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm.

g)     Chỉ tiêu 14: Là số vụ chỉ tiêu 6 mà toà xử quá hạn luật định.

 

 

III – THỐNG KÊ KIỂM SÁT XÉT XỬ THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ .

 

1.     Mục đích:

Nhằm quản lý được các vụ án dân sự xử ở trình tự giám đốc thẩm , qua đó giúp lãnh đạo đánh giá tính phức tạp của từng loại vụ việc và kết quả công tác kiểm sát xét xử án dân sự ở giai đoạn giám đốc thẩm.

 

2.     Nội dung gồm 10 chỉ tiêu: Từ 0 đến 9.

-        Chỉ tiêu 0: Giống chỉ tiêu 0 của sơ thẩm và phúc thẩm .

-        Chỉ tiêu 1: Số vụ cũ và mới.

-        Chỉ tiêu 2 và 3: Là số vụ ở chỉ tiêu 1 do Viện kiểm sát kháng nghị (2) và toà kháng nghị (3).

-        Chỉ tiêu 4: Là số vụ ở chỉ tiêu 1 mà Toà án  đã xét xử giám đốc.

-        Chỉ tiêu 5: Là số vụ ở chỉ tiêu 4 do Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc.

-        Chỉ tiêu 6: Là số vụ ở chỉ tiêu5 mà toà xử kháng nghị của Viện kiểm sát.

-        Chỉ tiêu 7: Là số vụ ở chỉ tiêu 4 mà Viện kiểm sát xử khác kết luận của Viện kiểm sát.

-        Chỉ tiêu 8: Là số vụ ở chỉ tiêu 4 mà có kiểm sát viên tham gia phiên toà.

-        Chỉ tiêu 9: Là số vụ ở chỉ tiêu 4 mà toà xử quá hạn luật định.

 

 

IV – NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ KIỂM SÁT XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ

 

Khác với hoạt động kiểm sát điều tra án hình sự, hoạt động kiểm sát xét xử án dân sự thiếu tính chủ động, tích cực. Bởi vì ở lĩnh vực dân sự, chủ yếu là do Toà án  đảm nhiệm, từ khởi tố điều tra đến xét xử. Viện kiểm sát tuy có tham gia tố tụng theo chức năng, thẩm quyền nhưng chưa được nhiều và không đầy đủ, không toàn diện dẫn đến việc theo dõi quản lý và thống kê bị hạn chế nhiều. Đây là một khó khăn đồng thời là một tồn tại nổi lên khá rõ.

Tuy chỉ có 2 cơ quan Toà án  và Viện kiểm sát đảm nhận thống kê về lĩnh vực án dân sự, nhưng về thời điểm thu thập số liệu giữa 2 nghành khác nhau nên số liệu thống kê không thống nhất.

Quan điểm về giải quyết các vụ việc về “ di lý ” hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa 2 ngành cũng khác nhau, dẫn đến số liệu không thống nhất. Chừng nào có sự thống nhất quan điểm về vấn đề trên thì công tác thống kê vụ án dân sự mới có ý nghĩa.

 


ỨNG DỤNG TIN HỌC VÀO

THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ

 

                                                                                   PHẠM VĂN ĐƯỢC

                                                                                 Kỹ sư tin học kinh tế

                                                                                              ------

 

 

I – KHÁI QUÁT VỀ CÁC GIAI ĐOẠN TRONG THỐNG KÊ VỤ ÁN DÂN SỰ NHỮNG CÔNG VIỆC CÓ THỂ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIN HOC

 

Quá trình nghiên cứu thống kê vụ án dân sự cũng như nhiều ngành thống kê thuộc lĩnh vực kinh tế… đều có thể chia làm  3 giai đoạn:

-        Thu thập tài liệu thống kê

-        Tổng hợp thống kê

-        Phân tích thống kê

Trong mỗi giai đoạn thống kê lại có nhiều hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành khác nhau. Vấn đề ứng dụng tin học vào mỗi giai đoạn như thế nào là tuỳ thuộc vào việc lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp tiến hành ở mỗi giai đoạn đó. Có những phương pháp thống kê chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện trang bị kỹ thuật tin học.

 

1.     Giai đoạn 1: Thu thập tài liệu thống kê

Giai đoạn thu thập tài liệu thống kê là giai đoạn đầu tiên, có hai hình thức chủ yếu thu thập lài liệu thống kê là:

-        Chế độ báo cáo thống kê định kỳ.

-        Điều tra thống kê.

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ bao gồm: các quy định về lập và ban hành biểu mẫu báo cáo; các quy định về biểu mẫu báo cáo (nội dung, phạm vi, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu báo cáo): các quy định về thực hiện chế độ báo cáo (danh mục các đơn vị báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, các đơn vị gửi báo cáo).

Điều tra thống kê là hình thức thu thập lài liệu thống kê dựa vào các cuộc điều tra có tính chất chuyên môn tiến hành theo nội dung, phương pháp và kế hoạch quy định riêng cho mỗi cuộc điều tra. Đối tượng chủ yếu của các cuộc điều tra là những hiện tượng không được phản ánh thường xuyên (qua chế độ báo cáo định kỳ) mà chỉ phản ánh vào từng thời điểm nhất định. Điều tra thống kê còn được tổ chức bổ sung và kiểm tra chất lượng của số liệu báo cáo định kỳ. Trong điều tra thống kê sủ dụng hai phương pháp:

Đăng ký trực tiếp: Với phương pháp này người có trách nhiệm phải tiếp xúc với đơn vị điều tra, trực tiếp tiến hành ghi các tài liệu vào phiếu điều tra.

Đăng ký qua chứng từ sổ sách: Với phương pháp nàyviệc thu thập tài liệu căn cứ vào các chứng từ sổ sách đã được ghi chép một cách có hệ thống.

Trong cả hai hình thức thu thập tài liệu thống kê cơ sở cho việc thu thập tài liệu thống kê là phải dựa vào tài liệu ghi chép ban đầu, tài liệu ghi chép ban đầu là căn cứ của mọi hạch toán, đồng thời là chứng từ xác nhận về mặt pháp lý sự việc thực tế đã xảy ra.

 

Hiện nay ở các ngành trong khối các cơ quan tư pháp giai đoạn thu thập tài liệu thống kê thường áp dụng hình thưc chế độ báo cáo thống kê định kỳ. Ở cấp trực tiếp làm báo cáo thu thập tài liệu thống kê bằng điều tra thống kê với phương pháp đăng ký qua chứng từ sổ sách. Trong thống kê vụ án dân sự hiện nay đăng áp dụng phương pháp đó. Tài liệu ghi chép ban đầu trong thống kê dân sự chính là những văn bản pháp lý của các cơ quan pháp luật (Viện kiểm sát, Toà án), tài liệu trong các hồ sơ án dân sự… Những tài liệu ghi chép ban đầu này phần lớn là chưa được tiêu chuẩn  hoá, pháp luật về dân sự đang trong quá trình hoàn thiện… đó là những trở ngại lớn cho việc thu thập tài liệu thống kê .

Kỹ thuật tin học có thể áp dụng trong giai đoạn này như thế nào? Nếu được trang bị kỹ thuật tin học thì những dữ liệu ban đầu từ các văn bản tác nghiệp, từ hồ sơ án dân sự có thể được trực tiếp ghi vào các phương tiện nhớ khác nhau của máy tính. Phương tiện nhớ của máy tính được thay cho các loại sổ sách đăng ký. Những dữ liệu ban đầu mỗi khi phát sinh được ghi trực tiếp vào thiết bị nhớ của máy tính theo chế độ thường xuyên hoặc định kỳ. Việc bổ sung, sửa đổi, tra cứu… Với máy tính sẽ được thực hiện rất dễ dàng và nhanh chóng mà bằng thủ công khó có thể đáp ứng một cách kịp thời, đặc biệt là trong trường hợp số lượng dữ liệu ban  đầu là lớn ; cách tính  toán phức tạp; cách phân tổ đa dạng .

 

2.     Giai đoạn 2: Tổng hợp thống kê

Tổng hợp thống kê là giai đoạn thứ hai của quá trình nghiên cứu thống kê nhằm tập trung chỉnh lý, hệ thống hoá các tài liệu đã thu thập được trong điều tra thống kê. Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là từ đặc trưng cá biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng của từng bộ phận và của toàn bộ toàn thể. Nội dung của tổng hợp thống kê gồm có: dùng phương pháp phân tổ để phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ: xác định các chỉ tiêu đặc trưng của tổ, tiểu tổ cũng như toàn bộ tổng thể, trình bày kết quả tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê. trong giai đoạn tổng hợp thống kê phương pháp cơ bản được áp dụng là phương pháp phân tổ. Có hai hình thức tổng hợp thống kê chủ yếu: tổng hợp từng cấp và tổng hợp tập trung.

Tổng hợp từng cấp: mỗi cấp tiến hành tổng hợp theo phạm vi được phân công, sau đó gửi kết quả tổng hợp lên cấp trên để tiến hành tổng hợp theo phạm vi rộng hơn.

Tổng hợp tập trung: Toàn bộ tài liệu ban đầu tập trung về một cơ quan (cơ quan chỉ đạo điều tra hoặc cơ quan ban hành biểu mẫu báo cáo) để tổng hợp. Cách tổng hợp này thường được tiến hành bằng các phương tiện tính toán cơ giới. Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện kỹ thuật tổng hợp và các yêu cầu nghiên cứu của các cấp có thể kết hợp hai hình thức tổng hợp thống kê nói trên: mỗi cấp được giao nhiệm vụ tổng hợp một số chỉ tiêu trước khi tập trung về một nơi.

Theo pháp luật dân sự ở nước ta có ba cấp giải quýêt các vụ án dân sự: Cấp huyện, cấp tỉnh, cấp tối cao. Mỗi cấp giải quyết án dân sự theo thẩm quyền của mình: cấp huyện (quận) giải quyết án ở trình tự sơ thẩm ; cấp tỉnh giải quyết án dân sự theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án đã được giải quyết ở trình tự sơ thẩm của các huyện. Và giải quyết trình tự sơ thẩm những vụ án dân sự theo luật định; cấp tối cao giải quyết ở trình tự phúc thẩm ; giám đốc thẩm , tái thẩm những vụ án đã được giải quyết ở trình tự sơ thẩm của cấp tỉnh và giải quyết ở trình tự sơ thẩm đồng thời là trung thẩm những vụ án cần thiết. Ba cấp giải quyết án dân sự là ba nguồn phát sinh ra số liệu về giải quyết án dân sự.

Như vậy, tổng hợp số liệu thống kê với phạm vi cả nước theo ba cấp giải quyết án sẽ có ba hình thức:

-        Tổng hợp thống kê từng cấp

-        Tổng hợp tập trung

-        Kết hợp hai hình thức tổng hợp nói trên

Việc lựa chọn hình thức tổng hợp nào là tuỳ thuộc vào điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán và yêu cầu về tổng hợp thống kê. Trong điều kiện hiện nay thì hình thức tổng hợp thống kê từng cấp là phù hợp. Mỗi huyện, quận có bộ phận tổng hợp số liệu về giải quyết án dân sự do huyện (quận) mình giải quyết và gửi về tỉnh (thành) để tỉnh (thành) tổng hợp cho toàn tỉnh. Mỗi tỉnh (thành) sẽ tổng hợp số liệu chung cho cấp huyện của tỉnh mình và tổng hợp số liệu về các cấp do thẩm quyền của mình giải quyết, hai loại số liệu này được chuyển về Trung ương tổng hợp cho toàn quốc. Ở cấp Trung ương sẽ tổng hợp số liệu chung cho toàn quốc số liệu về án thuộc cấp huyện và tỉnh giải quyết, và tổng hợp số liệu về án thuộc thẩm quyền toà án tối cao giải quyết.

Kỹ thuật tin học có thể sử dụng có hiệu quả ở cả ba hình thức tổng hợp thống kê trên. Ưu thế của kỹ thuật tin học được thể hiện chính là ở giai đoạn này. Đặc biệt là ở hình thức tổng hợp tập trung trên quy mô lớn đòi hỏi phải có kỹ thuật tin học. Trong tổng hợp thống kê phương pháp cơ bản được áp dụng. Khối lượng tính toán trong mỗi cách phân tổ thường là khá lớn cho nên nếu được trang bị kỹ thuật tin học cho phép ta phân chia tổng thể nghiên cứu thành đa dạng các tổ trên nhiều tiêu thức và khoảng cách tổ khác nhau mà bằng phương pháp thủ công chúng ta khó có thể thực hiện được như vậy. Đó chính là cơ sở cho việc phân tích thống kê sau này.

 

3.     Giai đoạn 3: Phân tích thống kê

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê nhằm nêu lên mội cách tổng hợp qua các biểu hiện về lượng, bản chất và tính qui luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội nghiên cứu trong các điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Khi phân tích thống kê người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và diều kiện đã được tổng hợp để tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu dó bằng phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.

·       Ứng dụng kỹ thuật tin học ở giai đoạn phân tích thống kê

Trong giai đoạn phân tích thống kê thường áp dụng nhiều phương pháp toán học vào phân tích số liệu, xây dựng các dãy số liệu qua nhiều năm, xây dựng các bảng so sánh, xây dựng các biểu đồ thống kê… Nếu được trang bị kỹ thuật tin học thì các phương pháp đó được thực hiện rất thuận lợi và có hiệu quả. Hiện nay ở nước ta đã xây dựng được nhiều bộ chương trình cho máy vi tính để xây dựng các mô hình toán học trong phân tích thống kê và xử lý các mô hình toán học đó, các chương trình trên máy vi tính để giải các hàm số thống kê…

 

 

 

II – SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TIN HỌC VÀO CÔNG TÁC THỐNG KÊ TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP NÓI CHUNG VÀ TRONG THỐNG KÊ DÂN SỰ NÓI RIÊNG

 

Như ở phần trên đã phân tích trong điều kiện hiện nay chưa được trang bị rộng kỹ thuật tin học ở các ngành tư pháp thì việc lựa chọn hình thức tổng hợp thống kê từng cấp là hoàn toàn hợp lý. Hình thức tổng hợp từng cấp thường được lựa chọn trong điều kiện không được trang bị kỹ thuật có tính toán. Hình thức tổng hợp thống kê từng cấp có những hạn chế sau:

-        Hạn chế về tính kịp thời: Với hình thức tổng hợp thống kê từng cấp hiện nay được chia làm 3 cấp tổng hợp cấp huyện, cấp tỉnh, cấp toàn quốc. Do phải có thời gian tổng hợp ở mỗi cấp bằng thủ công và lại phải có thời gian chuyển báo cáo từ cấp dưới lên cấp trên ( thường là qua bưu điện ) đến khi tổng hợp hoàn thành ở cấp toàn quốc thì số liệu đã bị lạc hậu với thực tế. Hạn chế này làm cho công tác thống kê không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản lý điều hành; hoạt động thống kê không gắn với hoạt động quản lý.

-        Hạn chế về tính đầy đủ và tính linh hoạt trong phân tổ: với chế độ báo cáo thống kê định kỳ và tổng hợp từng cấp thì cách phân tổ phải được dự kiến trước khi in biểu mẫu và phải được in ngay trong biểu mẫu thống kê. Những dự kiến về phân tổ phải đảm bảo về phân tổ không được quá phức tạp ; cách tính toán, khối lượng tính toán và phương pháp tìm kiếm trong tính toán phải phù hợp với làm thủ công. Do vậy, nếu trong quá trình phân tích thống kê xuất hiện yêu cầu phân tổ mới thì không thể thực hiện được. Trong lĩnh vực tư pháp thì cách ghi chép tài liệu ban đầu, cách tìm kiếm để tính toán… là khá phức tạp và hiện nay lại chưa được tiêu chuẩn hoá cho nên khả năng phân tổ trong chế độ báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp không cho phép thay đổi cách phân tổ thống kê theo yêu cầu mới; cho nên không đáp ứng yêu cầu phân tích nghiên cứu.

-        Hạn chế về tính chính xác:

Trong thống kê dân sự có một đặc điểm là cùng một sự kiện xảy ra có thể được nhiều cơ quan tiếp nhận giải quyết , kết thúc giải quyết ở cơ quan này lại được chuyển cho cơ quan khác giải quyết… cùng một đối tượng thống kê có thể được thống kê ở nhiều cơ quan khác nhau. Bởi vậy để tránh trùng lặp và bỏ sót đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan các cấp trong cùng một ngành và giữa các ngành với nhau về nhiều phương diện: lý luận thống kê, tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ… Với hình thức tổng hợp từng cấp thì hiện tượng trùng lặp hoặc bỏ sót khó có thể tránh khỏi. Mặt khác để đảm bảo chính sách cán bộ thống kê ở các cấp phảo có nhận thức thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán cho mỗi chỉ tiêu mà hiện nay cán bộ thống kê không được ổn định lâu dài, công tác hướng dẫn lại không được tổ chức thường xuyên nên còn có sự nhận thức chưa thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán cho nhiều chỉ tiêu. Trong chế độ báo cáo thống kê địng kỳ, việc ban hành biểu mẫu thường căn cứ vào pháp luật hiện hành và yêu cầu của hoạt động chỉ đạo, điều hành. Nhưng hiện nay ở nước ta pháp luật về dân sự cũng đang trong quá trình hoàn thiện, nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyênr đổi cho nên biểu mẫu thống kê khong ổn định được lâu dài mà hàng năm đều có sự thay đổi. Mỗi lần thay đổi biiêủ mẫu thống kê lại phải thay đổi cả một hệ thống sổ sách ghi chép ban đầu. Nừu việc hướng dẫn tổ chức không chu đáo thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo. Đó chính là những lý do làm cho số liệu không được chính xác.

Trong điều kiện ứng dụng kỹ thuật tin học hợc phạm vi ứng dụng còn hạn hẹp thì việc lựa chọn phương pháp thống kê bằng ché độ báo cáo định kỳ và tổng hợp từng cấp là hoàn toàn phù hợp. Nếu như được trang bị kỹ thuật tin học đủ mạnh mà vẫn giữ nguyên phương pháp thống kê như trên thì  những hạn chế trên vẫn không thể khắc phục được. Mà chúng ta phải kết hợp giữa phương tiện tổng hợp đó là kỹ thuật tin học và lựa chọn phương pháp tổng hợp thích hợp trong điều kiện trang bị kỹ thuật tin học. Chúng ta sẽ phân chia ra hai loại chỉ tiêu thống kê. Những loại chỉ tiêu mà cách tính toán là phức tạp thì nên áp dụng hình thức tổng hợp tập trung (phải có máy tính) ; những loại chỉ tiêu cách tính toán là đơn giản thì tổng hợp từng cấp, hoặc kết hợp giưa tập trung và từng cấp (chẳng hạn ở tỉnh nào được trang bị máy tính sẽ tổng hợp tập trung cho toàn bộ tỉnh đó). Dưới đây là một hình thức sử dụng máy vi tính vào công tác thống kê - xây dựng một cơ sở dữ liệu.

Nếu được trang bị máy vi tính thì những dữ liệu ban đầu mỗi khi phát sinh được ghi lưu trữ vào các phương tiện nhớ của máy vi tính. Phương tiện nhớ của máy vi tính đóng vai trò như sổ sách đăng ký ( đăng ký qua chứng từ sổ sách ); các văn bản tác nghiệp bây giờ có thể được coi như là phiếu điều tra hoặc là ta xây dựng phiếu điều tra thể hiện được nội dung cần quản lý, tại đây, bất cứ một thời điểm nào cũng có thể tổng hợp được số liệu cần thiết, máy vi tính sẽ đáp ứng chop ta nhanh chong. Như vậy số lượng các chỉ tiêu thống kê có thể tổng hợp được là rất lớn, khả năng phân tổ thống kê là rất linh hoạt, khoảng cách phân tổ và tiêu thức phân tổ được tuỳ ý lựa chọn. Việc so sánh số liệu ở bất cứ trong khoảng thời gian nào đó đều có thể thực hiện được dễ dàng. Những đơn vị nào thực hiện phương pháp này thì khái niệm thời điểm thống kê không còn là vấn đề phải bàn cãi và tính toán nhiều như hiện nay nữa… Giờ đây hệ thống thống kê trở thành hệ thóng tin quản lý, hệ thóng này sẽ có khả năng thực hiện được nhiều nhiệm vụ trong hoạt động quản lý, thống kê sẽ chỉ là một nhiệm vụ mà thôi.

Ngày nay, kỹ thuật tin học được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, kỹ thuật tin học là công cụ quản lý và điều kiện của hầu hết các lĩnh vực sản suất… Trong thống kê tư pháp nói chung và thống kê dân sự nói riêng đưa kỹ thuật tin học vào sử dụng rộng rãi thì thống kê mới có khả năng trở thành công cụ quản lý.

 


BÁO CÁO BỔ SUNG

PHẦN THỐNG KÊ HÌNH SỰ

 

 

Thống kê hình sự là một bộ phận quan trọng nhất của thống kê tư pháp. Đây còn là một trong những phương tiện chủ yếu của tội phạm học và hình pháp học.

Thống kê hình sự phản ánh mặt số lượng của các hiện tượng phạm tội trong xã hội và bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh, mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng của hiện tượng phản ánh các điều kiện, nguyên nhân gây ra tội phạm kể từ đó đề ra các giả pháp phòng ngừa và đấu tranh. Thống kê hình sự còn được gọi là thống kê tội phạm. Về mặt này thống kê hình sự như là mội trong những phương tiện chủ yếu của tội phạm học.

Thống kê hình sự phản ánh số lượng của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và bằng phương pháp phân tích, tỏng hợp, so sánh các số liệu đó, phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngnày, qua đó giúp đề ra các biện pháp hoàn thiện các quá trình tố tụng, nâng cao hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử.

 

1.     Phạm vi thống kê hình sự

được xác định tuỳ theo tình hình mỗi nước. Theo qui định của Liên Hiệp Quốc theo chương trình United National survey of crime trends, operation of criminal justice systems and crime prevention strategies năm 1992 thì phạm vi của thống kê hình sự bao gồm các thống kê trong giai đoạn tố tụng hình sự sau:

-        Khởi tố.

-        Điều tra.

-        Truy tố.

-        Xét xử.

-        Giam giữ và cải tạo (thi hành án).

Ở một số nước các nhà luật học quan niệm thống kê hình sự bắt đầu từ khi toà án quyết định là có tội phải chịu hình phạt và bản án có hiệu lực pháp luật. Phạm vi thống kê hình sự chỉ bao gồm  các khâu của quá trình xét xử khi bản án bắt đầu có hiệu lực.

Ở một số nước do  chia các phạm vi pháp luật ra các mức theo tính chất hành vi, mức độ thiệt hại nên đã chia thống kê hình sự ra các loại:

-        Thống kê vi cảnh.

-        Thống kê hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

-        Thống kê hình sự đối với tội phạm  nghiêm trọng.

Trong khi đó một số nước quan niệm phạm vi thống kê hình sự bắt đầu từ khâu khởi tố đến tất cả các khâu trong quá trình tố tụng nhưng trừ thống kê thi hành án vì vấn đề này thuộc phạm trù các hoạt động trại giam.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn Việt Nam quan niệm về phạm vi thống kê hình sự phù hợp với nước ta bao gồm  các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ cải tạo.

 

2.     Thống kê hình sự có nhiệm vụ

phục vụ cho côngtác xây dựng pháp luật mà trọng tâm là xây dựng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự. Thống kê hình sự góp phần nâng cao trình độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thống kê hình sự còn trực tiếp góp phần vào hoạt động chỉ đạo dấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội để tiến hành cuộc đấu tranh đó. Thong qua các thống kê về các vụ án đã xảy ra, số người phạm tội, loại người phạm tội, địa bàn và thời gian phạm tội, phương tiện phạm tội… Các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể đề ra các biện pháp đấu trnh phòng ngừa ngăn chặn cụ thể cho từng địa bàn, từng thời gian, tập trung lực lượng nơi cần thiết, huy động và phối hợp các tổ chức đoàn thể cùng đấu tranh phòng chống.

 

3.     Nội dung và nhiệm vụ của thống kê hình sự .

Hiện nay ở Việt Nam mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật theo yêu cầu của ngành mình đặt ra chế độ báo cáo, chế độ biểu mẫu, cách ghi chép các phiếu ban đầu phản ánh tình hình tội phạm và tình hình hoạt động các cơ quan công an, kiểm sát, Toà án  có nhiều điểm khác nhau, chưa nằm chung trong một tổng thể thống nhất. Mặc dầu liên ngành công an - tư pháp - Toà án  - kiểm sát đã đưa ra một chế độ thống kê hình sự chung nhưng do chưa có một quan hệ thống nhất chung làm cơ sở cho xây dựng chế độ này nên vẫn chưa đạt kết quả cao.

Mặc dù vậy thống kê hình sự cần hướng vào các nội dung chủ yếu sau:

Thống kê hình sự về tình phạm tội trong xã hội. Thống kê hình sự cần rất nhiều biểu mẫu để thống kê số lượng vụ án, phân loại các vụ án, số lượng người phạm tội, thời gian và địa bàn phạm tội… Các thống kê này sẽ cho phép đánh giá được sự diễn biến của tình hình phạm tội, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, dự báo được tình hình phạm tội trong tương lai, giúp đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm có hiệu quả.

Thống kê hình sự thống kê việc áp dụng hình phạt đối với các tội phạm: Thống kê số lượng mỗi loại hình phạt đã áp dụng trong từng thời gian: Tử hình, chung thân, tù có thời hạn cải tạo không giam giữ…; thống kê mỗi loại tội áp dụng các thang hình phạt khác nhau các chỉ tiêu khác nhau về áp dụng hình phạt.

Thống kê hình sự thống kê các hoạt động của các cơ quan bảo về pháp luật và các tổ chức bảo trợ tư pháp trong quá trình tố tụng: Số các vụ án khởi tố, số các vụ truy tố, số các vụ được Toà án  thụ lý …

Thống kê hình sự thống kê về mặt lượng và chất của đội ngũ cảnh sát và thẩm phán (judges).

Các nội dung thống kê hình sự kể trên nhằm làm cho công tác thống kê này hoàn thành được các nhiệm vụ chủ yếu của mình:

-        Đánh giá thực trạng tội phạm, mức độ, diễn biến sự thăng trầm, cơ cấu, địa bàn, phương tiện, phương pháp phạm tội.

-        Nêu rõ các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.

-        Các khía cạnh xã hội và mặt nhân thân của tội phạm.

-        Dự báo tội phạm.

Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 

4.     Phương pháp thống kê hình sự.

 Phương pháp thống kê hình sự chủ yếu hiện nay là các phương pháp:

-        Phương pháp số tuyệt đối hoạc gọi là số lớn thể hiện qui mô của tội phạm, số lượng phạm tội trong từng thời gian.

-        Phương pháp số tương đối để so sánh tội phạm từng nhóm với tổng số, thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm.

-        Phương pháp số bình quân để thể hiện mức trung bình về mặt số lương của tội phạm.

-        Phương pháp chỉ số để so sánh tội phạm từng thời kỳ.

-        Phương pháp so sánh.

-        Phương pháp đồ thị để trình bày diễn biến các tội phạm .

         

5.     Những kiến nghị bổ sung về hệ thống chỉ tiêu thống kê hình sự:

Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 4 quan hệ biểu mẫu thống kê hình sự:

-        Hệ biểu mẫu liên ngành công an, kiểm sát, Toà án .

-        Hệ biểu mẫu của ngành công an.

-        Hệ biểu mẫu của ngành kiểm sát.

-        Hệ biểu mẫu của ngành Toà án. 

-        Nhìn chung các biểu mẫu trên đáp ứng việc nghiên cứu nghiệp vụ từng ngành.

Tuy nhiên để tiến hành thống kê hình sự quốc gia, chúng tôi cho rằng cần thống kê ở hai mức: Tổng cục thống kê và cơ quan thống kê tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp .

-        Ở mức thống kê quốc gia: Các chỉ tiêu quốc gia mà tổng cục thống kê cần nắm là:

+    Số vụ phạm tội hình sự do công an phát hiện.

+    Tỷ lệ tội phạm trên 100.000 dân.

+    Tỷ lệ các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm thanh thiếu niên người nước ngoài phạm tội, tội chính trị.

+    Số nhân viên cảnh sát tỷ lệ theo số dân.

+    Tổng số vụ phạm tội đã đưa ra truy tố.

+    Tổng số người bị kết án.

+    Tổng số thẩm phán, tỷ lệ theo số dân.

+    Các bản án theo hình phạt.

+    Tổng số phạm nhân và những người bị giam giữ.

+    Tổng số vị thành niên bị giam  giữ.

-        Ở mức thống kê do cơ quan thống kê tư pháp quốc gia (thuộc Bộ Tư pháp) tiến hành.

Các chỉ tiêu thống kê hình sự ở đây cần đề cập khái quát và chi tiết thực trạng tình hình tội phạm  ở Việt Nam.Vì thế Bộ Tư pháp cần có được các chỉ tiêu thông tin thiết sau:

Do ngành công an cung cấp:

-        Đối với các vụ án do công an phát hiện điều tra: Cần nắm tổng số vụ án công an phát hiện hoặc nhân dân báo tới cơ quan công an; tỷ lệ trên 100.000 dân; tổng số vụ án, bị can đã khởi tố điều tra; tổng số vụ án, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ án, bị can đề nghị truy tố; số vụ án, bị can đề nghị truy tố; số vụ án, bị can đình chỉ điều tra).

-        Về người bị giam giữ: cần nắm tổng số người bị giam giữ; tổng số người đã giải quyết (trong đó bao gồm số người bị khởi tố và số người được trả tự do).

-        Về vấn đề bị can: Cần nắm tổng số bị can bị tạm giam; tổng số bị can đã giải quyết (áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trả tự do, đã xét xử).

-        Về các phạm nhân thành án ở trại: Cần nắm tổng số phạm nhân thành án ở trại; phạm nhân thành án được gia trại.

-        Về tổng số nhân viên cảnh sát: Cần nắm tổng số nhân viên cảnh sát và tỷ lệ trên 100.000 dân.

Do ngành kiểm sát cung cấp:

-        Cần nắm tổng số các vụ án hình sự trọng điểm  (do liên ngành công an, kiểm sát, Toà án đề nghị trong từng giai đoạn).

-        Đối với các vụ án do cơ quan của viện kiếmát điều tra cần nắm tổng số vụ án, bị can đả khởi tố; tổng số vụ, bị can đã kết thúc điều tra (trong đó có số vụ và số bị can đề nghị giải quyết).

Do ngành Toà án nhân dân cung cấp:

-        Về án hình sự xét xử sơ thẩm: Cần nắm tổng số án phải xét xử (vụ, bị cáo); phân tích số bị cáo người lớn trẻ em bị kết án theo các loại hình phạt của các loại tội danh.

-        Về án hình sự xét xử phúc thẩm: Cần nắm tổng số phải xét xử (vụ, bị cáo); tổng số án đã xét xử (vụ, bị cáo); phân tích số bị cáo người lớn, trẻ em bị kết án theo các loại hình phạt của các loại tội danh.

-        Về thi hành án: Cần nắm tổng số án phải thi hành tổng số số án đưa ra thi hành.

-        Về cán bộ Toà án: Cần nắm tổng số thẩm phán chuyên xét xử các vụ án hình sự.

Thống kê hình sự với tư cách là một đối tượng đang được quan tâm không chỉ ở quy mô quốc gia mà còn ở trong phạm vi các ngành bảo vệ pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

 

 

 

 
 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

XÃ HỘI HỌC

 

 

 

 

 

 


 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

XÃ HỘI HỌC

 

 

Vừa qua, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra ở thành phố Hà Nội, Vinh (tỉnh Nghệ An). Nội dung điều tra gồm một số câu hỏi ngắn. Đối tượng được hỏi là những cán bộ làm công tác thống kê ở các cơ quan Nội Vụ, Viện kiểm sát, Toà án chủ yếu là ở cơ quan Toà án . Ban chủ nhiệm đã thu được 41 phiếu điều tra với nội dung trả lời như sau:

 

Câu hỏi 1: Có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi của công tác thống kê về dân sự.

-        Thống kê dân sự

-        Thống kê vụ án dân sự (xét xử  dân sự)

 

Theo các đồng chí nên dùng tên gọi nào là hợp lý trong tình hình hiện nay.

-        Có 36 phiếu đồng ý nên lấy tên Thống kê vụ án dân sự ( xét xử dân sự, là hợp lý trong tình hình hiện nay vì tên gọi này có phạm vi hẹp hơn, nghĩa là các cơ quan Toà án chỉ thống kê những vụ án dân sự về các quan hệ ngoài kinh doanh còn về các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh do các trọng tài kinh tế thống kê.

-        Có 5 phiếu đồng ý nên lấy tên là Thống kê dân sự tên gọi này có phạm vi rộng hơn vì Toà án sẽ phải thống kê cả mảng về hợp đồng kinh doanh của Trọng tài kinh tế và vì tiến tới sẽ thành lập Toà án kinh tế thay cho Trọng tài kinh tế.

 

Câu hỏi 2: Có nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi thống kê vụ án dân sự:

a)     Thống kê các tranh chấp về quan hệ dân sự ngoài kinh doanh.

b)    Thống kê các tranh chấp về quan hệ dân sự ngoài kinh doanh và các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh.

c)     Thống kê các tranh chấp hành chính cộng với ý kiến a, b.

 

Theo đồng chí quan niệm nào là hợp lý:

-        Có 32 phiếu đồng ý quan điểm thứ nhất (a).

-        Có 7 phiếu đồng ý quan điểm thứ hai (b).

-        Có 2 phiếu đồng ý quan điểm thứ ba (c).

 

Câu hỏi 3: Những phương pháp thống kê nào đang được áp dụng hiện nay?

-        Tổng hợp tập trung.

-        Báo cáo định kỳ.

-        Kết hợp cả hai hình thức trên.

-        Có 36 phiếu cho rằng hiện nay vẫn xử dụng phương pháp báo cáo định kỳ là chủ yếu.

-        Có 3 phiếu cho rằng hiện nay vẫn xử dụng cả hai hình thức trên.

-        Có 2 phiếu không có ý kiến.

         

Câu hỏi 4: Về hệ thống biểu mẫu thống kê vụ án dân sự hiện nay có những ý kiến như sau:

-        Nên xây dựng những biểu mới hoàn toàn.

-        Sửa đổi những biểu thống kê hiện hành.

-        Giữ nguyên như biểu hiện hành.

 

Các đồng chí đồng ý với ý kiến nào?

-        Có 33 phiếu đề nghị trên cơ sở biểu mẫu về thống kê vụ án dân sự hiện hành cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp, chứ chưa nên sử dụng xây dựng các biểu mới.

-        Có 5 phiếu đề nghị nên xây dựng biểu mới hoàn toàn.

-        Có 3 phiếu đề nghị nên giữ nguyên như hiện nay.

         

Câu hỏi 5: Theo đồng chí chế độ báo cáo thống kê án dân sự hiện nay đã hợp lý chưa?

-        Hợp lý.

-        Chưa hợp lý.

-        Có 34 phiếu cho rằng chế độ báo cáo hiện nay chưa hợp lý, cần nghiên cứu cải tiến.

-        Có một phiếu cho rằng hợp lý.

-        Có 6 phiếu không có ý kiến gì.

 

Câu hỏi 6: Hiện nay ở Toà án địa phương công tác thống kê án dân sự chưa quan tâm đúng mực (chủ yếu do kiêm nhiệm). Đề nghị các đồng chí cho biết có nên thành lập:

-        Phòng thống kê.

-        Ban thống kê.

-        Tổ thống kê.

-        Có 27 phiếu đề nghị nên thành lập tổ thống kê.

-        Có 3 phiếu cho rằng nên thành lập phòng thống kê.

-        Có 11 phiếu không có ý kiến.

         

Câu hỏi 7:  Ở cơ quan các đòng chí đã ứng dụng tin học và công tác thống kê vụ án dân sự hay chưa?

-        Có 37 phiếu cho rằng ở cơ quan chưa được trang bị kỹ thuật tin học.

-        Có 3 phiếu cho rằng ở cơ quan đã có trang bị kỹ thuật tin học, xong chưa phát huy hết tác dụng.

-        Có 1 phiếu không có ý kiến.

 

Câu hỏi 8: Việc in biểu mẫu thống kê, đề ra các chỉ tiêu thống kê, quy định chứng từ ghi chép ban đầu, chế độ, thời hạn gửi báo cáo thống kê do Bộ Tư pháp đảm nhiệm có hợp lý không?

-        Hợp lý.

-        Không hợp lý.

-        Có 25 phiếu cho rằng hợp lý.

-        Có 7 phiếu cho rằng không hợp lý và nên giao cho Toà án nhân dân tối cao đảm nhiệm.

-        Có 9 phiếu không có ý kiến gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN IV

 

 

 

 
 

THÔNG TIN

TƯ LIỆU

 

 

 

 

 

 


 

CƠ QUAN THỐNG KÊ

TƯ PHÁP HOA KỲ

 

 

Trong bộ máy của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (Detartment of Justice). Có cơ quan thống kê tư pháp (Bureau of Justice Statistics). Giám đốc cơ quan thống kê tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng cơ quan các chương trình tư pháp Hoa Kỳ (Ofice of Justice Programs).

Cơ quan này có nhiệm vụ thu thập, phân tích, công bố các thông tin thống kê về tội phạm, nạn nhân và thiệt hại của tội phạm, các mặt công tác của hệ thống cơ quan tư pháp ở phạm vi liên bang, các bang, các cơ quan chính phủ.

Cơ quan có Chủ tịch, Hội đồng thống kê, các nhânviên và có nhiệm vụ công bố các số liệu tội phạm , hành chính tư pháp. Cơ quan này phát hành tạp chí “Thông báo tội phạm  và tư pháp quốc gia” (Report to the Nation On Crime and Justice). Tạp chí công bố thông tin thống kê về tội phạm và hệ thống tư pháp ở Mỹ. Ngoài ra cơ quan Thống kê tư pháp Hoa Kỳ còn phát hành các “Thông báo đặc biệt” (Special Reports) và xuất bản định kỳ các “kỷ yếu” (Bulletins) cho từng loại thông tin trong các lĩnh vực tư pháp.

Cơ quan thống kê tư pháp Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan điều tra hình sự quốc gia, cơ quan trại giam, cơ quan thi hành án, trọng tài để nắm tình hình tội phạm, vi phạm, phạm nhân, công tác bắt giam giữ. Gần đây cơ quan này còn được giao thống kê, theo dõi về ma tuý.

Theo quy định của Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ, cơ quan thống kê tư pháp được tập trung theo dõi các hướng chính sau:

-        Thống kê về phá sản (The Bankruptcy).

-        Thống kê dân sự (Civil).

-        Thống kê nhập cư (Immigration).

-        Thống kê quyền dân sự (Civil Rights).

-        Thống kê hình sự (Criminal).

-        Thống kê về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Environment And Natural Resources).

-        Thống kê về thuế (Tax).

 

Về hình sự, cơ quan thống kê tư pháp Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các tội buôn bán, khai thác trái phép trẻ em; tội phạm có tổ chức; ma tuý; các tội xâm hại an ninh nội bộ như gián điệp, phá hoại năng lượng nguyên tử và kỹ thuật quân sự; các tội lừa đảo, các tội tham nhũng; sản xuất và lưu hành tiền giả, các tội khủng bố và bạo lực.

Về dân sự, cơ quan thống kê tư pháp Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các vấn đề quan hệ tài sản giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức phi Chính phủ với nhau; quan hệ giữa các cơ quan nói trên với các công dân; và  quan hệ giữa các công dân với nhau. Ở đây có thể kể đến các vấn đề về phá sản; quyền về tài chính, bảo hộ hàng hoá, bằng sáng chế phát minh; bảo hộ khác hàng; lương và bảo hiểm dân sự, báo hiểm quân sự, bảo hiểm giao thông vận tải; bảo hộ thị trường kinh doanh; các quyền dân sự như chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo, đào tạo, nhà cửa, tín dụng….; các quan hệ về thuế; quyền và nghĩa vụ nhập cư…

 

 
 


Giám đốc cơ quan thống kê tư pháp Hoa Kỳ hiện nay (1992) là ông Steven D. Dillugham. Trụ sở cơ quan tại 633 Indiana Avenue NW, Washington DC 20531, điện thoại : 202- 307- 0781.

 

 

 

SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CƠ QUAN THỐNG KÊ TƯ PHÁP

HOA KỲ

 

Xuân Yêm dịch và giới thiệu từ  “Niên giám tổ chức Nhà nước Hoa kỳ” năm 1992, chương “Bộ Tư pháp”.

 

 

BẢNG  VÀ ĐỒ THỊ VỀ THỐNG KÊ

TƯ PHÁP CỘNG HOÀ NGA

 

 

1.     Các loại bảng thống kê

Thống kê tư pháp Nga sử dụng ba loại bảng thống kê sau:

a)      Bảng giản đơn: Là loại bảng mà phần chủ đề khong phân tổ. Trong phần chủ đề của bảng giản đơn có liệt kê các đơn vị tổng thể (tên gọi các địa phương, các loại tội phạm, các loại tranh chấp dân sự…) của quá trình nghiên cứu.

Ví dụ : Bảng số 1: “Các vụ án dân sự do Toà án giải quyết” là bảng giản đơn. Trong bảng này phần chủ đề chỉ ra tên của các Toà án quận theo đơn vị hành chính.

b)      Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đố đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân chia thành các tổ theo một tiêu thức nào đố.

Ví dụ: Bảng số 2: “Cơ cấu các vụ án dân sự được thụ lý ở Toà án nhân dân” là bảng phân tổ.

c)      Bảng kết hợp: Là loại bảng trong đó đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ thể được phân theo hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Loại bảng kết hợp giáp ta nghiên cứu được sâu sắc bản chất của hiện tượng, đi sâu vào kết cấu nội bộ của hiện tượng.

Ví dụ: Bảng số 3: “Thời hiệu xem xét các loại án về lao động” là bảng kết hợp.

2.     Các loại đồ thị.

a)      Nếu theo nội dung phản ánh thì đồ thị thống kê có thể chia thành nhiều loại như sau:

-          Đồ thị so sánh.

-          Đồ thị phát triển.

-          Đồ thị kết cấu…

b)      Nếu theo hình thức biểu hiện có những loại sau:

-          Biểu đồ hình cột.

-          Biểu đồ tượng hình.

-          Biểu đồ diện tích (vuông, chữ nhật, tròn).

 

c)      Trong thống kê dân sự người ta hay dùng biểu đồ diện tích:

Thí dụ: (hình 1) Diễn biến các tranh chấp dân sự ở quận A theo tỉ lệ.

-        Muốn xây dựng biểu đồ hình tròn, người ta phải tính sao cho diện tích mỗi hình tròn bằng đại lượng các chỉ tiêu tương ứng. Nếu diện tích hình tròn bằng pR thì

R =

(S là diện tích hình tròn; R là bán kính; p = 3,14).

 

Thí dụ: (hình 2) chỉ tiêu thứ nhất là 15,2 nghĩa là S = 15,2 như vậy bán kính của hình tròn thứ nhất (R1) sẽ là:

R1 =             = 2,2

 

Tương tự như vậy chỉ tiêu thứ hai là: 12; vậy bán kính hình tròn thứ hai (R2) sẽ là:

                    R2 =             = 1,92

 

Chỉ tiêu thứ ba là: 10; vậy bán kính hình tròn thứ ba (R3) là:

                    R3 =             = 1,78

 

-        Cách biểu hiện tốt nhất là cách biểu hiện bằng %. Hình tròn là 360o ta quy ước bằng 100%. Như vậy 3,6o tương ứng với 1%.

 

Hình 3 là biểu đồ về trình độ học vấn của tội phạm.

 

                                                                                                                                                                                                                            Nguồn tài liệu:

                                                  GIÁO TRÌNH “THỐNG KÊ TƯ PHÁP LIÊN KÊ”

                                                                           Matxcơva năm: 1986

                                                                             Tác giả: Якоьлеь

 

 

BẢNG SỐ 1: CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ DO TOÀ ÁN GIẢI QUYẾT

(Bảng giản đơn)

 

Phần chủ đề

Tên gọi các

Toà án Quận

                                    Phần giải thích

Thụ lý

Xem xét

Đình chỉ

Không

xem xét

Chuyển Toà

án khác

                A                      

        1

      2

       3

      4

        5

Quân Lê nin

Quân Xô Viết

Quân Kiép

      620

      580

      470

    560

    540

    420

      48

      35

      38

     10

      5

     12

        2

        -

        -

Tổng số:

    1670

  1520

    121

     27

        2

 

 

 

BẢNG SỐ 2: CƠ CẤU CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ ĐƯỢC THỤ LÝ

Ở TOÀ ÁN NHÂN DÂN (TÍNH %)

(Bảng phân tổ)

 

Các loại án dân sự

Thụ lý

trong năm

Xem xét và ra quyết định

Đình chỉ

Không

xem xét

Chuyển Toà                             án khác

- Lao động

- Nhà đất

- Hôn nhân gia đình

- Các loại khác

18

19

46

17

18

19

42

11

-

-

4

4

-

-

-

2

-

-

-

-

TỔNG SỐ

100

90

8

2

 

 

 

 

BẢNG SỐ 3: THỜI HIỆU XEM XÉT CÁC LOẠI ÁN VỀ LAO ĐỘNG

(Bảng kết hợp)

 

 

Tổng số án

giải quyết

Trong đó phạm vi

thời hiệu tố tụng

1.      Đơn khiếu lại của công nhân và những           người làm công khác.

a)     Phục hồi công tác cho những người bị đào thải.

b)    Hoàn trả tiền lương.

c)     Các khoản khác.

2.      Đơn khiếu lại của cơ quan hành chính

-      Đền bù thiệt hại do công nhân và người làm công gây ra khi thực hiện lao động.

        23

 

        14

  

         6

         3

        77

        77

               3

      

               2

     

               1

               -

              19

               -

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

       
   
 
 

 

 

 

 

File đính kèm downloadTải về