• Thuộc tính
Tên đề tài Tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn và Tổ hòa giải ở cơ sở trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước
Nội dung tóm tắt

Chế định về Ban Tư pháp là chế định mang tính truyền thống bền vững trong lịch sử của chế độ ta. Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dù thời bình hay thời chiến, dù cơ quan Tư pháp cấp trên có sự thay đổi, bộ máy chính quyền có cơ cấu tổ chức khác nhau, song Ban Tư pháp vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí vai trò của mình trong bộ máy Nhà nước và trong đời sống xã hội. Bằng hoạt động của mình, các Ban Tư pháp với hàng vạn cán bộ đã góp phần vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nghị  quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6-1997) đã xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách Tư pháp, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp, một bộ phận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, một mắt xích quan trọng của ngành Tư pháp, là một yêu cầu cấp thiết. Những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp đang là vấn đề quan tâm của các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu về Ban Tư pháp đã được đăng tải trên các sách báo pháp lý chỉ để cập đến một số vấn đề thực tiễn và trao đổi kinh nghiệm tổ chức, hoạt động Tư pháp cấp xã. Trong tình hình đó, việc tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động của Ban Tư pháp không chỉ mang tính lý luận khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bức xúc của việc kiện toàn, củng cố tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp nói riêng và cải cách hành chính, cải cách Tư pháp nói chung trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước hiện nay.

Tổ hoà giải ở cơ sở là một tổ chức tự quản của nhân dân, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta. Hoạt động hoà giải đã góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội. Với ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở không ngừng phát triển và khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, giao lưu dân sự, kinh tế ngày một phát triển, sinh hoạt đời sống cá nhân và cộng đồng ngày càng đa dạng và phong phú; bên cạnh đó, sự phân hoá về lợi ích vật chất đã làm cho mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân phát triển phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

Trước tình hình đó, việc tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống hoà giải ở cơ sở với các hình thức phong phú, hoạt động hiệu quả là vấn đề hết sức cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6-1997), Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã xác định việc củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý Nhà nước nói riêng. Ngày 25/12/1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về “Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở”, đặt cơ sở pháp lý quan trọng để công tác hoà giải tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Trên cơ sở các văn bản nói trên, thời gian qua đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoà giải ở cơ sở, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở vấn đề thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, trong khi việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đòi hỏi cần phải được nghiên cứu toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác này để tìm ra được những giải pháp đúng đắn nhất cho công tác này.

Đề tài đã tập trung vào việc nghiên cứu vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quá trình phát triển của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải; đồng thời, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp luật, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, các quy định của pháp luật và yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đất nước mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra hiện nay.

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ HÒA GIẢI

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của  Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn

1.1. Vị trí, chức năng của  Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống của ngành Tư pháp gồm 4 cấp, ở trung ương có Bộ Tư Pháp, ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp, ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp, ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp. Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã xác định: Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý Nhà nước về các công việc tư pháp ở cơ sở.

Điều 53 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định: các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

Theo những quy định trên thì Ban Tư pháp vừa là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống của ngành Tư pháp, vừa là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn.

Đối với hệ thống ngành Tư pháp. 

Ban Tư pháp là cấp cơ sở trong hệ thống 4 cấp của ngành, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện công việc Tư pháp ở cơ sở, trong đó có những nhiệm vụ chỉ được tiến hành tại cấp cơ sở, cụ thể như: việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương; việc tổ chức vận động, giáo dục người có nghĩa vụ phải thi hành tự nguyện thi hành án; việc theo dõi, giám sát, giáo dục người vi phạm hành chính được giáo dục tại xã phường; công tác thống kê tư pháp, quản lý lịch tư pháp; công tác theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật ở địa phương... Ở vị trí này, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban Tư pháp có vai trò và trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của ngành Tư pháp. Hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở còn là việc triển khai, thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ, của ngành, vì thế nếu có một sự ách tắc ở cấp này thì đương nhiên ảnh hưởng đến cả hệ thống, đồng thời cũng qua thực tiễn mà kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của những chủ trương, kế hoạch được vạch ra từ cấp cao nhất của ngành, giúp cho việc tổng kết, điều chỉnh công tác chỉ đạo và quản lý của ngành.

Đối với chính quyền cơ sở.

Chính quyền xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện quyền quản lý Nhà nước ở địa phương. Chính quyền cơ sở ở vào vị trí đầu tiên, trực tiếp của mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với công dân, mọi hoạt động quản lý của chính quyền (trong đó có lĩnh vực tư pháp) là trực tiếp với dân, không phải qua một khâu trung gian nào. Chính quyền cơ sở còn là cấp trực tiếp thu thập và phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân dân địa phương lên các cơ quan cấp trên trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về Tư pháp.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp

Trong lĩnh vực hành chính - tư pháp và quản lý Nhà nước về công tác tư pháp ở cơ sở, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau đây:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp;

+ Giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó;

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước;

+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án; quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh;

+ Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện một số việc về công chứng như: chứng thực di chúc, chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Vị trí, vai trò của Tổ hoà giải và phạm vi hoà giải ở cơ sở

2.1. Vị trí, vai trò của Tổ hoà giải

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 25/12/1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Điều 7 của Pháp lệnh khẳng định: “Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân, được thành lập ở các thôn, xóm, bản, ấp và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật...”. Vai trò của công tác hoà giải được thể hiện cụ thể như sau:

- Công tác hoà giải trực tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; giữ trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Từ đó, góp phần tích cực phòng ngừa sự vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn ở cơ sở;

- Góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân; giảm bớt tình trạng kiện cáo lên cơ quan Toà án, hành chính cấp trên, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của cơ quan nhà nước, công dân;

- Công tác hoà giải góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; tạo ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước; từng bước xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

2.2. Phạm vi hoà giải ở cơ sở

Theo quy định tại Pháp lệnh Số: 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 thì phạm vi hoà giải ở cơ sở bao gồm:

- Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau;

- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình;

- Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

Các vụ, việc sau đây không thuộc phạm vi hoà giải ở cơ sở:

- Tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;

- Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính;

- Vi phạm pháp luật và các tranh chấp mà theo quy định của pháp luật thì không được hoà giải.

3. Mối quan hệ giữa Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay.

Ban Tư pháp có nhiệm vụ làm tham mưu để Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập tổ hoà giải, công nhận hoặc miễn nhiệm hoà giải viên, chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ hoà giải, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để kiện toàn củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải; đề xuất với chính quyền trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí tài liệu... cho hoạt động hoà giải, báo cáo kết quả và kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp về công tác hoà giải ở cơ sở...

Thực tiễn nhiều năm cho thấy, ở nơi nào Ban Tư pháp tổ chức, chỉ đạo tốt; Tổ hoà giải hoạt động tích cực, có hiệu quả, gắn bó mật thiết với nhau thì địa phương đó ít xảy ra tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân, việc kiện tụng giảm, chính quyền địa phương không mất nhiều thời gian, công sức cho việc phân xử, các Toà án nhân dân địa phương cũng giảm bớt được gánh nặng xét xử.

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ HÒA GIẢI TỪ 1993 ĐẾN NAY

1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp

1.1. Thực trạng tổ chức và đội ngũ cán bộ của Ban Tư pháp

Thực hiện Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, đặc biệt là sau Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và tổ chức hoà giải toàn quốc tháng 8/1994, các Sở Tư pháp và các Phòng Tư pháp cấp huyện đã tập trung quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp thêm một bước. Đến nay trong cả nước đã củng cố, kiện toàn được gần 10.000 Ban Tư pháp với trên 36.000 thành viên. Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, kiện toàn xong Ban Tư pháp ở tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố. Ở những nơi chưa thành lập Ban Tư pháp, công tác Tư pháp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm, công tác hộ tịch giao cho Công an xã hoặc thư ký Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

- Về mô hình tổ chức của  Ban Tư pháp:

Qua khảo sát thực tế, phần lớn Ban Tư pháp được thành lập độc lập, nhưng cũng có một số tỉnh ghép Ban Tư pháp với Công an xã, Thanh tra, hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc không ghép nhưng giao một số nhiệm vụ như công tác hộ tịch của  Ban Tư pháp cho Công an xã hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện. Tình trạng này phổ biến ở các địa phương Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách.

-  Về cơ cấu tổ chức của  Ban Tư pháp:

Cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên. Một số Ban Tư pháp của một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Trưởng Công an xã là Trưởng ban, một số Ban Tư pháp của tỉnh Bến Tre, Phú Yên, Cà Mau, Quảng Nam, Vĩnh Long có Trưởng ban chuyên trách...([1])

- Về số lượng và cơ cấu thành viên của  Ban Tư pháp:

Phần lớn các Ban Tư pháp có từ 3 - 5 thành viên, một số Ban Tư pháp ở một số tỉnh có từ 8 - 11 thành viên và cũng có Ban Tư pháp chỉ có từ 1 - 2 thành viên. Thành viên của hầu hết các Ban Tư pháp là cán bộ kiêm nhiệm, phổ biến là đại diện Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội cựu chiến binh, Thanh niên, Phụ nữ, thư ký Uỷ ban nhân dân và cán bộ về hưu. Chỉ có các Ban Tư pháp của một số tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang và 1 số Quận, huyện như Quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc)([2])... có 1- 2 cán bộ tư pháp chuyên trách phụ trách công tác tư pháp và giúp Uỷ ban nhân dân quản lý, đăng ký hộ tịch ở xã.

- Về trình độ văn hoá và pháp lý của cán bộ Tư pháp xã:

Cán bộ Tư pháp xã từ trước đến nay chưa được tiêu chuẩn hoá, phần lớn cán bộ có trình độ văn hoá cấp III (khoảng 70-80%), còn lại là văn hoá cấp II và phổ thông cơ sở. Hầu hết cán bộ Tư pháp xã chưa qua đào tạo luật, thậm chí không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tính chất không ổn định và kiêm nhiệm của cán bộ tư pháp xã.

1.2. Thực trạng hoạt động của Ban Tư pháp

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp.

Để thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp ở cơ sở, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch định kỳ về công tác Tư pháp báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tư pháp cấp trên;

- Tổ chức triển khai các công việc về tư pháp theo kế hoạch đã được duyệt;

- Kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của Ban Tư pháp;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đáng giá về công tác tư pháp cơ sở.

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn soạn thảo ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền.

Các văn bản do Ban tư pháp giúp UBND xã, phường, thị trấn soạn thảo chỉ giới hạn thực hiện trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, nhiều Ban Tư pháp đã giúp Uỷ ban nhân dân hoặc được Uỷ ban nhân dân giao trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật của Nhà nước như các Bộ luật, các Luật, các Pháp lệnh khác... do các cơ quan Nhà nước cấp trên trưng cầu.

Dưới sự chỉ đạo của Sở Tư pháp và hướng dẫn của Phòng Tư pháp cấp huyện, một số Ban Tư pháp thực hiện xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở cơ sở, đồng thời thực hiện việc rà soát và sắp xếp các văn bản pháp quy của địa phương, phục vụ cho việc cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ. Thông qua công tác rà soát văn bản, nhiều địa phương đã phát hiện hàng ngàn văn bản cấp xã có nội dung và hình thức không phù hợp với pháp luật hoặc ban hành sai thẩm quyền. Trên cơ sở đó các Ban tư pháp đã kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái đó.

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; "quản lý Tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước".

Thực tiễn hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở trong thời gian qua cho thấy Ban Tư pháp triển khai các công việc sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục ngắn hạn, dài hạn và đột xuất theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, cụm dân cư, trường học ... thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Uỷ ban nhân dân xã thông qua;

- Quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường (xây dựng nội quy về sử dụng, khai thác tủ sách; bổ sung cập nhật văn bản pháp luật; bảo quản tủ sách...) và tổ chức phục vụ hàng ngày cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu được trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước;

- Sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Trong thời gian qua phần lớn các Ban Tư pháp đã biết bám sát quá trình xây dựng pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, chủ động, sáng tạo, biết lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp với từng loại đối tượng dân cư, từng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp ở địa phương... và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả. Có thể nói đây là nhiệm vụ mà tất cả các Ban Tư pháp trong toàn quốc đều triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả nhất so với các nhiệm vụ khác của Ban Tư pháp.

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

Trong quá trình giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã Cán bộ hộ tịch - tư pháp của Ban Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thụ lý hồ sơ, xác minh, kiểm tra và đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định việc đăng ký hộ tịch;

- Thường xuyên kiểm tra và đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trong địa phương mình;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc báo cáo thống kê chính xác các số liệu hộ tịch theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

- Sử dụng các biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch.

Về công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp: nhiệm vụ này của Ban Tư pháp được quy định trong Thông tư liên tịch số 12/TTLB, nhưng hầu hết các Ban Tư pháp trong toàn quốc chưa triển khai thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, Nhà nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định hoặc hướng dẫn các vấn đề về quản lý lý lịch tư pháp và công tác thống kê tư pháp.

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý về tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở theo sự chỉ đạo của các cơ quan tư pháp cấp trên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở cơ sở khi được Uỷ ban nhân dân giao cho; đồng thời trực tiếp thực hiện việc hoà giải các vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân.

Thực hiện nhiệm vụ này, Ban Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường trong việc xây dựng các Tổ  hoà giải, công nhận và miễn nhiệm thành viên Tổ hoà giải;

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động hoà  giải cho các thành viên của Tổ hoà giải;

- Cung cấp tài liệu, sách báo pháp lý cần thiết để các thành viên Tổ hoà giải thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải hoạt động thường xuyên và có hiệu quả;

- Tổ chức tổng kết, sơ kết thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm, bài học thực tế trong hoạt động hoà giải ở cơ sở, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải;

- Tổ chức việc phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác hoà giải;

- Báo cáo kết quả việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện; đề nghị Uỷ ban nhân dân và cơ quan tư pháp cấp trên khen thưởng các thành viên hoặc Tổ hoà giải có thành tích và tham gia tích cực trong hoạt động hoà giải.

Những địa phương không thành lập tổ chức hoà giải thành hai cấp thì Ban Tư pháp trong nhiều trường hợp được Uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân hoặc trực tiếp hoà giải các tranh chấp ở địa phương khi:

- Các bên tranh chấp không đồng ý để Tổ hoà giải tiến hành hoà giải mà đưa thẳng việc tranh chấp lên chính quyền xã, phường, thị trấn và yêu cầu hoà giải;

- Những vụ tranh chấp mà các bên tranh chấp không đồng ý với kết quả hoà giải của Tổ hoà giải (nghĩa là các vụ việc mà Tổ hoà giải giải quyết không thành) và 2 bên yêu cầu chính quyền xã, phường, thị trấn giải  quyết;

- Những vụ việc do Toà án nhân dân cấp huyện chuyển đến. Đó là các vụ việc mà các bên tranh chấp trực tiếp khiếu kiện đến Toà án cấp huyện, nhưng Toà án thấy phải hoà giải theo thủ tục tố tụng và còn có khả năng hoà giải được ở xã, phường, thị trấn, được các đương sự chấp nhận thì Toà án cấp huyện sẽ chuyển về cho xã, phường để hoà giải.

Từ năm 1993 đến nay, theo quy định của Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngành Tư pháp có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổng kết công tác hoà giải ở cơ sở. Hoạt động hoà giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra và đã làm giảm đáng kể số vụ việc phải đưa đến Toà án xét xử. Hoạt động của tổ hoà giải đã khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội.

* Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Trong công tác thi hành án hình sự:

- Theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

- Đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định;

- Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

- Thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù;

- Phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về sống bình thường trong xã hội;

- Xem xét, nhận đơn xin xoá án của người bị kết án.

Trong công tác thi hành án dân sự:

- Trực tiếp hoặc phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, cán bộ cơ sở giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án;

- Cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản, thu nhập của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án;

- Phối hợp với cơ quan thi hành án xử lý tài sản, tang vật và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;

- Tham gia chứng kiến việc cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản... của người phải thi hành án;

- Chuyển cho cơ quan thi hành án khoản tiền người phải thi hành án bị trừ vào thu nhập do mình đang quản lý.

Bên cạnh đó, Ban Tư pháp còn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc tống đạt các giấy tờ tư pháp như: tống đạt giấy triệu tập bị can, giấy triệu tập người làm chứng, giấy báo gọi đương sự giải quyết việc thi hành án.

Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua cho thấy hầu hết các Ban Tư pháp trong cả nước chỉ giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện công tác thi hành án dân sự và tống đạt các giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan tố tụng. Còn trong lĩnh vực thi hành án hình sự các Uỷ ban nhân dân thường giao cho Công an xã đảm nhận. Nguyên nhân chủ yếu có tình trạng trên là do Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách hoặc quan niệm của cấp uỷ và chính quyền địa phương cho rằng đó là nhiệm vụ của Công an xã.

Thực tế hoạt động phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan, phát huy được sức mạnh và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương và vai trò tích cực của các cơ quan, tổ chức hữu quan; trong đó có Ban Tư pháp và Tổ hoà giải. Một số địa phương xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với cơ quan tư pháp.  

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án thông qua Ban Tư pháp và Tổ hoà giải đã được thực hiện, có nơi tổ chức những cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có pháp luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện để nhân dân hiểu và thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan tư pháp và hoà giải còn những bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thi hành án, cũng như hoạt động tư pháp và tuân theo pháp luật.

* Ngoài các nhiệm vụ được nêu trên đây, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Phối hợp với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc áp dụng giáo dục tại xã, phường đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc về công chứng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã, bao gồm:

+ Chứng thực di chúc;

+ Chứng thực việc từ chối nhận di sản;

+ Chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (chứng nhận bản sao của các giấy tờ do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp...). Trong thực tiễn, ở những địa phương không có cán bộ tư pháp xã chuyên trách, nhiệm vụ này thường được giao cho Thư ký Uỷ ban nhân dân thực hiện.

Trong thực tiễn, tuỳ khả năng đảm nhận công việc mà  Ban Tư pháp còn được Uỷ ban nhân dân giao tham gia thực hiện một số công tác khác thuộc thẩm quyền cuả Uỷ ban nhân dân xã như công tác giám hộ và bảo đảm giao lưu dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương và làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân về các vấn đề pháp lý...

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của Ban tư pháp còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc sau đây:

- Mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng cán bộ của Ban Tư pháp trong toàn quốc không thống nhất và ngay trong một tỉnh, một thành phố cũng không thống nhất do không có văn bản hướng dẫn thống nhất. Ngay Thông tư liên bộ số 12/TTLB chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp mà không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và biên chế cho Ban Tư pháp.

- Một số xã thuộc một số tỉnh đến nay vẫn chưa thành lập Ban Tư pháp; chức năng, nhiệm vụ Tư pháp ở xã hầu như bỏ trống hoặc giao cho cơ quan khác như Công an xã hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tư pháp quy định trong Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB còn chung chung, chưa đầy đủ, cụ thể và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau cần được hệ thống và cụ thể hoá làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tư pháp xã.

- Phần lớn các Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách được chuyên môn hoá, ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của  Ban Tư pháp. Trưởng Ban Tư pháp là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thay đổi theo nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân xã; các thành viên của các tổ chức khác cũng vậy. Ngay cả công tác quản lý và đăng ký hộ tịch cũng không có hộ tịch viên thực hiện, nhiều địa phương vẫn giao cho Công an xã hoặc thư ký Uỷ ban nhân dân thực hiện. Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã nhưng hoạt động như một hiệp hội gồm các thành viên kiêm nhiệm và vì vậy hoạt động không có hiệu quả.

- Cán bộ Tư pháp xã chưa được đào tạo và tiêu chuẩn hoá, do vậy, chất lượng cán bộ yếu, thậm chí chưa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lại không ổn định, thay đổi thường xuyên, nên Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dù có  cố gắng bồi dưỡng đến đâu cũng không đáp ứng được nhu cầu chất lượng cán bộ Tư pháp xã.

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải

2.1. Thực trạng tổ chức của tổ hoà giải.

Sau 5 năm thực hiện kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải([3]), cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn 80.000 Tổ hoà giải, với tổng số gần 400.000 tổ viên. Nhiều tỉnh, thành phố xây dựng được hàng nghìn tổ hoà giải ở hầu hết tất cả các xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố v.v... trên địa bàn tỉnh, thành phố với hàng ngàn người tham gia.

- Về mô hình tổ chức của Tổ hoà giải:

Mô hình Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú. Ở phần lớn các địa phương Tổ hoà giải được xác định là tổ chức quần chúng của nhân dân và được thành lập độc lập theo đơn vị dân cư: tổ dân phố, cụm dân cư (đối với phường, thị trấn) và xóm, thôn, làng, bản, ấp, khoảnh tre... (đối với xã ở các vùng nông thôn, miền núi). Một số địa phương, ở thành phố, thị xã, thị trấn thành lập Tổ hoà giải theo đơn vị dân cư lớn hơn như Tổ hoà giải ở cấp phường, thị trấn; Tổ hoà giải theo khu phố và phường ... Ở một số địa phương không thành lập Tổ hoà giải độc lập mà ghép Tổ hoà giải với một tổ chức khác, hay nói cách khác là giao nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp ở cơ sở cho tổ chức khác (Tổ dân phố, Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự, Ban an ninh thôn…).

Ngoài ra, ở một số địa phương tổ chức hoà giải được thành lập theo hai cấp: cấp phường, xã, khu phố có Hội đồng hoà giải hay Ban hoà giải và cấp Tổ dân phố, xóm, ấp ... có Tổ hoà giải.

- Về cơ cấu và số lượng Tổ viên Tổ hoà giải: Xuất phát từ vị trí, vai trò của Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân lập nên ở cơ sở, nên cơ cấu tổ viên của Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú, đa dạng cả về giới tính và cả về cơ cấu xã hội, nghĩa là có nam, có nữ; có già, có trẻ; có đảng viên, đoàn viên; có người dân tộc; có người đang là công chức nhà nước, có người đã nghỉ hưu; có nông dân, cựu chiến binh, luật gia... phù hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư.

Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng cụm dân cư như: Trưởng thôn, Trưởng xóm, Tổ trưởng tổ dân phố, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh v.v...; ở miền núi nhiều nơi tộc trưởng, già làng làm Tổ trưởng v.v...

Số lượng tổ viên của Tổ hoà giải rất đa dạng, phần lớn các Tổ hoà giải có từ 3-5 tổ viên; một số địa phương Tổ hoà giải có từ 3-10 tổ viên; có một số Tổ hoà giải ở một số tỉnh có từ 16 - 18 tổ viên. Tuy nhiên, một số Tổ hoà giải ở một số địa phương chỉ có một đến 2 tổ viên và có nơi còn chưa thành lập Tổ hoà giải.

2.2. Tình hình hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

2.2.1. Về nhiệm vụ của Tổ hòa giải:

a- Hoà giải những xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư;

b- Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản và các quyền lợi khác trong nhân dân;

c- Thông qua công tác hoà giải, giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

Thực hiện các nhiệm vụ trên, Tổ hoà giải chỉ giải quyết những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương gặp lúng túng khi xác định phạm vi hoạt động của Tổ hoà giải vì khái niệm “những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân” chưa được xác định rõ trong lý luận cũng như trong thực tiễn và chưa được ghi nhận trong văn bản pháp luật nào. Theo hướng dẫn của một số Sở tư pháp như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh thì những loại việc sau đây không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải:

- Các vụ, việc phạm pháp hình sự;

- Các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-  Các vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; các tranh chấp về tiền công, tiền lương...trong các doanh nghiệp...(1).

Theo đề tài, hướng dẫn trên chưa đầy đủ vì theo pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai có một số vụ việc hoặc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình kể cả Toà án cũng không được tiến hành thủ tục hoà giải, mà tiến hành điều tra xét xử theo thẩm quyền.

Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan Tư pháp, tổ chức tổ hoà giải trong cả nước đã được kiện toàn và được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải được nâng cao, khẳng định vị trí, vai trò của Tổ hoà giải trong đời sống xã hội, góp phần to lớn vào việc củng cố đoàn kết nhân dân, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật của nhân dân; ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội, góp phần vào việc giữ vững trật trự, an toàn xã hội ở cơ sở; giảm bớt nhiều vụ việc phải đưa lên Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và tinh thần cho Nhà nước và toàn xã hội.

Tuy nhiên, công tác hoà giải ở cơ sở còn có những khó khăn và tồn tại sau đây:

- Mô hình, cơ cấu tổ chức của Tổ hoà giải trong cả nước rất đa dạng, chưa có một mô hình thống nhất.

- Cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải chưa được xác định rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, một số địa phương còn lúng túng trong quá trình xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho Tổ hoà giải nên chậm kiện toàn tổ chức và hiệu quả hoạt động không cao.

- Kinh phí cho hoạt động hoà giải hầu như không có, hầu hết cán bộ hoà giải phải bỏ tiền túi dành dụm được và dành nhiều thời gian của mình phục vụ cho công tác hoà giải. Vì vậy, không động viên, khuyến khích được hoạt động hoà giải. Hoạt động hoà giải thời gian qua chủ yếu dựa trên lòng nhiệt tình và đạo đức tốt đẹp của tổ viên.

- Tổ viên Tổ hoà giải hầu như không có kiến thức pháp luật, việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và  hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hoà giải của các cơ quan Tư pháp địa phương còn có hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là:

-  Nhà nước chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động của Tổ hoà giải;

- Sự nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương về vai trò công tác hoà giải ở cơ sở không đồng đều và chưa thống nhất nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Ban, ngành, đoàn thể ở các cấp trong việc quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động hoà giải.

- Cấp ủy và chính quyền nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm kiện toàn, củng cố các cơ quan Tư pháp các cấp (đặc biệt là Tư pháp cấp huyện và Tư pháp xã) đủ sức chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hoà giải ở cơ sở và chưa quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải.

- Cơ quan Tư pháp các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở, nhưng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên và kịp thời.

3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban tư pháp và Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay

A. Ban tư pháp

1. Đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Ban Tư pháp không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp; chưa xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý và mối quan hệ của Ban Tư pháp. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp. Theo đề tài, xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác Tư pháp ở cơ sở, văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB không chỉ xác định địa vị pháp lý, mà còn hệ thống hoá, xác định đầy đủ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Tư pháp.

2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp.

Về mô hình và cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp:

Xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò cuả Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống ngành Tư pháp, nên mô hình tổ chức Ban Tư pháp đang tồn tại và hoạt động như hiện nay là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mô hình này cần được tiếp tục kế thừa, nhưng cần được củng cố, kiện toàn và hoàn thiện để nâng cao hiệu lực bộ máy và hiệu quả hoạt động, sao cho Ban Tư pháp thực sự trở thành cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã theo đúng nghĩa của nó, khắc phục tình trạng tổ chức Ban Tư pháp mang tính hình thức và hoạt động như một hiệp hội hiện nay.

Kế thừa cơ cấu truyền thống của Ban Tư pháp hiện nay ở phần lớn các địa phương, Ban Tư pháp nên có ít nhất một Trưởng ban và 2 thành viên (là cán bộ chuyên trách). Trong đó, Trưởng  Ban Tư pháp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm; Phó Trưởng Ban Tư pháp là một trong hai cán bộ tư pháp chuyên trách có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn nghiệp vụ của chuyên viên hay cán sự pháp lý và được tiêu chuẩn hoá, chuyên môn hoá làm công tác Tư pháp xã. Ngoài ra, Ban Tư pháp có thể được bổ sung thêm một đến hai thành viên làm việc kiêm nhiệm là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên...

3. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp

Ngoài 6 nhiệm vụ quy định tại Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, cần bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành án hình sự, bao gồm các nhiệm vụ như: Theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định; quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù; phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về sống bình thường trong xã hội; xem xét, nhận đơn xin xoá án của người bị kết án...

- Phối hợp với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc áp dụng giáo dục tại xã, phường đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh.

- Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện các công việc về công chứng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã như: Chứng thực di chúc; chứng thực việc từ chối nhận di sản và chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (chứng nhận bản sao các giấy tờ do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp...).

- Trực tiếp thực hiện việc hoà giải những vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc những vụ việc thuộc thẩm quyền hoà giải của Uỷ ban nhân dân xã...

- Tuỳ khả năng đảm nhận công việc mà Ban Tư pháp còn được Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao tham gia thực hiện một số công tác khác thuộc thẩm quyền cuả Uỷ ban nhân dân xã như công tác giám hộ và bảo đảm giao lưu dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương và làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân về các vấn đề pháp lý...

4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư pháp cho cán bộ tư pháp xã.

Việc tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tư pháp xã phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau: tập trung, tại chức v.v... Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả Bộ Tư pháp phải xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.

B. Tổ hoà giải

1. Đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Tổ hoà giải không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ điều chỉnh quan hệ hoà giải của Tổ hoà giải. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Để hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải đòi hỏi Nhà nước phải sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải; thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải; khen thưởng trong công tác hoà giải... đặc biệt là quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hoà giải, tạo điều kiện cho việc củng cố, phát triển Tổ hoà giải và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở.

2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế thành lập Tổ hoà giải.

Về mô hình tổ chức Tổ hoà giải:

Trong những năm qua có thể khẳng định rằng mô hình Tổ hoà giải  một cấp được thành lập ở Tổ dân phố, chung cư, nhà tập thể và các cụm dân cư khác (đối với đô thị) và ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ đội sản xuất, khoảnh tre... (đối với nông thôn và miền núi) như đang tồn tại và hoạt động ở phần lớn các địa phương  hiện nay là phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy, mô hình này đã được tiếp tục kế thừa để củng cố, kiện toàn và được ghi nhận trong Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Có một số ý kiến đề xuất về mô hình tổ chức hoà giải nên thành lập thành hai cấp: Ban hoà giải (hay Hội đồng hoà giải) ở cấp xã, phường, thị trấn và Tổ hoà giải ở cấp thôn, xóm, bản, ấp... Tuy nhiên, mô hình này có nhiều điểm hạn chế dẫn đến Ban hoà giải cấp xã không thể hiện được những đặc trưng cơ bản của Tổ hoà giải ở cơ sở; không mang tính chất là tổ chức của quần chúng nhân dân, do nhân dân xây dựng nên. Tổ chức và hoạt động của Ban hoà giải không dựa trên cơ sở tự nguyện, dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc hoà giải hoặc lạm dụng thẩm quyền trong quá trình hoà giải.

Về cơ cấu tổ chức của Tổ hoà giải:

Kế thừa cơ cấu truyền thống của Tổ hoà giải hiện nay ở phần lớn các địa phương, Tổ hoà giải nên có trung bình từ 3 đến 6 thành viên. Trong đó, Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng thôn, Trưởng xóm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên... Ở miền núi có Tộc trưởng hoặc Già làng làm tổ trưởng. Còn các thành viên của Tổ hoà giải phải là những người có phẩm chất đạo đức, có tình cảm trong sáng, có uy tín rộng, có nhiệt tình, được bồi dưỡng kiến thức pháp lý cần thiết, có kinh nghiệm trong cuộc sống, có tinh thần trách nhiệm xây dựng cộng đồng và có khả năng cảm hoá, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tin cậy, yêu mến, được nhân dân ở cơ sở lựa chọn cử ra không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và cơ cấu xã hội.

Về cơ chế thành lập Tổ hoà giải:

Theo truyền thống, Tổ hoà giải với tính chất là tổ chức quần chúng, do nhân dân tự tổ chức nên và hoạt động theo phương châm tự nguyện, vì vậy, không nên áp dụng bất cứ hình thức áp đặt nào. Tổ hoà giải cần được thành lập độc lập và tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp các cấp như ở phần lớn các địa phương hiện nay. Một số địa phương ghép Tổ hoà giải với Tổ dân phố, hoặc Hội đồng an ninh nhân dân... thực chất là giao nhiệm vụ hoà giải cho các tổ chức nói trên. Cơ chế này có những ưu điểm nhất định như không cồng kềnh, thể hiện mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, trực tiếp giữa cán bộ chính quyền (Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn...) với quần chúng nhân dân thông qua đại diện của mình ở Tổ dân phố. Nhưng thiết chế này mang tính chất chính quyền hơn là tính nhân dân vốn là bản chất của Tổ hoà giải và dễ dẫn tới tình trạng phân xử mâu thuẫn, tranh chấp nhiều hơn là hoà giải các tranh chấp vốn là nhiệm vụ của Tổ hoà giải.

3. Xác định trình tự tiến hành hoà giải:

Việc hoà giải được tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc được Tổ trưởng Tổ hoà giải phân công; hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; hoặc hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải theo sáng kiến của mình, khi trực tiếp chứng kiến hoặc phát hiện vi phạm pháp luật hay tranh chấp nhỏ trong nhân dân mà thấy cần thiết phải hoà giải kịp thời để ngăn chặn vi phạm pháp luật và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thời điểm tiến hành hoà giải được xác định vào thời điểm các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của hoà giải viên tuỳ theo căn cứ hoà giải là theo yêu cầu của đương sự hay theo sáng kiến của hoà giải viên.

Trước khi tiến hành hoà giải, hoà giải viên phải thực hiện một số công việc chuẩn bị như: tìm hiểu nguyên nhân vụ việc; tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan; lựa chọn địa điểm và thời gian thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các đương sự.

Sau khi thực hiện các công việc nói trên, hoà giải viên tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các bên tranh chấp với sự có mặt của các đương sự hoặc hoà giải với từng đương sự tuỳ từng trường hợp cụ thể; lắng nghe ý kiến của các đương sự; phân tích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận trên cơ sở bản chất và nguyên nhân vụ việc và căn cứ vào các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội; động viên, thuyết phục các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

4. Đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Cần phải xác định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động hoà giải là của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là của các cơ quan Tư pháp địa phương với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng tổ chức, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Tổ hoà giải; đồng thời phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm quản lý và tham gia vào tổ chức và hoạt động hoà giải của các tổ chức chính trị - xã hội; cụ thể là xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước của từng ngành, từng cấp: Chính phủ, ngành Tư pháp, Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức chính trị - xã hội đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, tạo nên cơ chế phối hợp hoặc phân cấp rõ ràng mới có thể kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hoà giải cho tổ viên Tổ hoà giải

Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác hoà giải phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau, với sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả Bộ Tư pháp phải xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung đào tạo, bồi dưỡng và được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình; các cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho Tổ viên Tổ hoà giải ở cơ sở.

6. Bảo đảm về kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải

Trong thực tiễn xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải có rất nhiều việc cần phải có kinh phí nhất định mới có thể triển khai thực hiện được, đó là: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết và nghiệp vụ hoà giải cho Tổ viên ; Tổ chức sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm hoà giải; cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết phục vụ công tác hoà giải; giấy, bút, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoà giải; kinh phí khen thưởng động viên, khuyến khích Tổ viên Tổ hoà giải có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải... Đây là những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Do không có kinh phí hoạt động, nên Tổ hoà giải không những không thể thực hiện được những hoạt động nói trên mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, mà còn không động viên, khuyến khích người  tham gia hoà giải.

4. Một số kiến nghị cụ thể

1. Về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp

- Kiến nghị trong thời gian trước mắt, cần sớm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định số 38/CP và Thông tư Liên bộ số 12/TTLB, trong đó quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, biên chế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của  Ban Tư pháp; có văn bản hướng dẫn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ đãi ngộ thống nhất đối với cán bộ tư pháp xã trong cả nước. Cần có chế độ bồi dưỡng đối với số cán bộ làm công tác kiêm nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã và chế độ đối với số Uỷ viên kiêm nhiệm của Ban Tư pháp;

- Cần có định biên cán bộ xã hợp lý để tránh tình trạng chồng chéo trong công việc (Khắc phục tình trạng Phó Chủ tịch UBND xã vừa là Trưởng Công an xã, Trưởng Ban tư pháp xã, Chánh thanh tra nhân dân).

- Nên quy định cụ thể số lượng cán bộ chuyên trách của Ban Tư pháp là 2 người, với chức danh “cán bộ Tư pháp” và “cán bộ Hộ tịch”.

- Nên quy định cán bộ chuyên trách Tư pháp cấp xã là Phó Ban Tư pháp, đồng thời quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh: Trưởng ban, Phó ban, chuyên trách và chức danh Uỷ viên Ban Tư pháp.

- Đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu nâng mức sinh hoạt phí để tạo điều kiện cho cán bộ xã yên tâm công tác.

- Kiến nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo chức danh Tư pháp chuyên trách cấp xã dài hạn trong phạm vi cả nước; phân cấp cho Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với số cán bộ chuyên trách nói riêng và cán bộ Tư pháp xã nói chung tại địa phương trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng riêng cho các cán bộ Tư pháp xã ở vùng sâu, vùng xa, chủ động khắc phục hoàn cảnh khó khăn của các vùng này;

- Kiến nghị với Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Công an có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong việc trích lục và gửi bản sao Bản án, quyết định của các cơ quan Tư pháp cho Uỷ ban nhân dân xã.

- Kiến nghị, cần cấp kinh phí tương xứng cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

- Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm biên soạn, in và phát hành các loại sách báo, tài liệu phù hợp để Ban Tư pháp có tài liệu tham khảo nghiên cứu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

2. Về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

- Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp cụ thể hoá Nghị định để hướng dẫn thống nhất về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, theo hướng xác định rõ thẩm quyền của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan Tư pháp địa phương trong quản lý Nhà nước về công tác hoà giải; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hoà giải; thủ tục bầu và miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải; trình tự tiến hành hoà giải; chế độ khen thưởng đối với các nhân, tổ chức có thành tích trong công tác hoà giải... tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, bảo đảm cho việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở.

- Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn về số lượng thành viên Tổ hoà giải theo hướng có từ 3 đến 6 người trên cơ sở kế thừa cơ cấu truyền thống của Tổ hoà giải đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn công tác hoà giải;

- Kiến nghị Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải cho các thành viên Tổ hoà giải dài hạn trong phạm vi toàn quốc; phân cấp cho các cơ quan này tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ hoà giải viên của địa phương trên cơ sở có sự hướng dẫn của Bộ về nội dung và chương trình bồi dưỡng;

- Đề nghị các cơ quan Tư pháp cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết cho Tổ hoà giải để nghiên cứu, phục vụ cho hoạt động hoà giải;

- Đề nghị Nhà nước có kinh phí để các cơ quan Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hoà giải và có kinh phí hoạt động thiết yếu nhất cho Tổ hoà giải, bảo đảm cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải và tạo điều kiện, khuyến khích hoạt động hoà giải ở cơ sở.



([1]) Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997.             

([2]) Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997.             

([3]) Căn cứ Điều 127 Hiến pháp 1992, Nghị định số 38/CP 4/6/1993 của Chính và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.

(1) Xem - “Công tác hoà giải ở cơ sở”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, tr.15,16;      

 - “Một số tham luận và kinh nghiệm về công tác hoà giải ở cơ sở năm 1996; Nhà XB  thành phố Hồ chí Minh, 1997, tr.89.

 

Nội dung toàn văn

LỜI NÓI ĐẦU

 

          I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

          1- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) là đơn vị cơ sở trong hệ thống đơn vị hành chính bốn cấp của Nhà nước ta. Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, trong đó lĩnh vực công tác Tư pháp giữ một vị trí hết sức quan trọng. Để giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tư pháp, trong tổ chức bộ máy Uỷ ban nhân dân cấp xã có Ban Tư pháp.

          Theo quy định của pháp luật, Ban Tư pháp không chỉ là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, mà còn là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống các cơ quan Tư pháp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên.

          Chế định về Ban Tư pháp là chế định mang tính truyền thống bền vững trong lịch sử của chế độ ta. Ngay từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, hệ thống các cơ quan Tư pháp trong bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở đã được hình thành và từng bước được kiện toàn. Ban Tư pháp, một mắt xích quan trọng trong hệ thống các cơ quan Tư pháp, được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp đã được ban hành, đặt cơ sở  pháp lý cho tổ chức tư pháp này không ngừng củng cố và tăng cường. Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dù thời bình hay thời chiến, dù cơ quan Tư pháp cấp trên có sự thay đổi, bộ máy chính quyền có cơ cấu tổ chức khác nhau, song Ban Tư pháp vẫn tồn tại và khẳng định được vị trí vai trò của mình trong bộ máy Nhà nước và trong đời sống xã hội. Bằng hoạt động của mình, các Ban Tư pháp với hàng vạn cán bộ đã góp phần vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

          Tuy nhiên, Ban Tư pháp với ý nghĩa là một bộ phận của máy Nhà nước, không phải bất biến, mà luôn phát triển, hoàn thiện trong tiến trình lịch sử của Nhà nước ta. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996), Nghị  quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6-1997) đã xác định nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách Tư pháp, nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp, một bộ phận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, một mắt xích quan trọng của ngành Tư pháp, là một yêu cầu cấp thiết. Những quan niệm, nhận thức, cơ sở pháp lý và thực tiễn tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp đang là vấn đề quan tâm của các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu về Ban Tư pháp đã được đăng tải trên các sách báo pháp lý chỉ để cập đến một số vấn đề thực tiễn và trao đổi kinh nghiệm tổ chức, hoạt động Tư pháp cấp xã như các cuốn sách: “Công tác Tư pháp xã, phường, thị trấn” của tác giả Trần Lý (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1983); “ Công tác Tư pháp xã, phường” của Bộ Tư pháp (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội 1994); các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí “ Dân chủ và pháp luật” và các sách báo pháp lý khác; hoặc các tham luận tại Hội thảo, Hội nghị chuyên đề về công tác Tư pháp xã do Bộ Tư pháp tổ chức năm 1983, 1984...

          Trong tình hình đó, việc tìm hiểu những cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động của Ban Tư pháp không chỉ mang tính lý luận khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn, đáp ứng yêu cầu bức xúc của việc kiện toàn, củng cố tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp nói riêng và cải cách hành chính, cải cách Tư pháp nói chung trong quá trình hoàn thiện bộ máy Nhà nước hiện nay.

          2- Tổ hoà giải ở cơ sở là một tổ chức tự quản của nhân dân, bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc ta. Hoạt động hoà giải đã góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trong nội bộ nhân dân, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội. Với ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở không ngừng phát triển và khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, giao lưu dân sự, kinh tế ngày một phát triển, sinh hoạt đời sống cá nhân và cộng đồng ngày càng đa dạng và phong phú; bên cạnh đó, sự phân hoá về lợi ích vật chất đã làm cho mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân phát triển phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp.

          Trước tình hình đó, việc tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống hoà giải ở cơ sở với các hình thức phong phú, hoạt động hiệu quả là vấn đề hết sức cấp thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (6-1997), Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã xác định việc củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý Nhà nước nói riêng. Ngày 25-12-1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về “Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở”, đặt cơ sở pháp lý quan trọng để công tác hoà giải tiếp tục phát triển và phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội.

Trên cơ sở các văn bản nói trên, thời gian qua đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoà giải ở cơ sở, như cuốn “Một số tham luận và kinh nghiệm công tác hoà giải ở cơ sở năm 1996” của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh (1997); “Công tác hoà giải ở cơ sở” do Luật gia Nguyễn Đình Hảo chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1997); “Vì hạnh phúc của mọi nhà” do PTS. Nguyễn Vĩnh Oánh và luật gia Trần Thị Quốc Khánh chủ biên (NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1998)... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở vấn đề thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, trong khi việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đòi hỏi cần phải được nghiên cứu toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác này để tìm ra được những giải pháp đúng đắn nhất cho công tác này.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở không chỉ là yêu cầu cấp thiết góp phần dân chủ hoá, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là một nội dung quan trọng của quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống các cơ quan Tư pháp nói chung và Ban Tư pháp nói riêng, góp phần bảo đảm cho hoạt động Tư pháp ở cơ sở đạt hiệu quả cao.

          II- MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở là những vấn đề rộng lớn, phức tạp, là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý và nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác như lịch sử, xã hội học... Ở góc độ khoa học pháp lý, Đề tài này nghiên cứu vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quá trình phát triển của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải; đồng thời, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp luật, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, các quy định của pháp luật và yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đất nước mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra hiện nay.

          III- NHU CẦU KINH TẾ XÃ HỘI.

Nội dung nghiên cứu của Đề tài này góp phần đáp ứng các nhu cầu sau đây:

          - Phục vụ cho việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước nói chung, củng cố, kiện toàn tổ chức chính quyền cơ sở và hệ thống các cơ quan Tư pháp nói riêng trong quá trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

          - Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Tư pháp cơ sở, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội.

          - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội nói chung và quản lý Nhà nước nói riêng.

          IV- CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý luận đã được xác định trong các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng về vấn đề cải cách hành chính, cải cách Tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam; đồng thời, nhóm tác giả nghiên cứu đã tìm hiểu các tác phẩm, tài liệu chuyên khảo đã được công bố để làm sáng tỏ những nội dung của đề tài,

          Trên cơ sở Hiến pháp 1992 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, Ban chủ nhiệm đề tài cũng đã tiến hành khảo sát thực tiễn tổ chức và hoạt động Ban Tư pháp và tổ hoà giải ở cơ sở, sử dụng các tài liệu tổng kết của ngành Tư pháp trong những năm qua để tiến hành thực hiện Đề tài.

          Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc pháp lý, so sánh pháp luật đã được sử dụng để làm rõ những nhận định được đưa ra trong nội dung nghiên cứu.

          V. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

          Nội dung của Đề tài bao gồm những vấn đề sau đây:

          1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải.

          2. Vài nét lịch sử về tổ chức và hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải.

          3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải từ 1993 đến nay.

          4. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải trong giai đoạn  hiện nay.

          VI. Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐỀ TÀI.

          Lần đầu tiên vấn đề  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải được tìm hiểu có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở trong khoa học pháp lý, khoa học quản lý Nhà nước và khoa học xã hội nói chung, cũng như trong thực tiễn của đời sống xã hội. Các kiến nghị của Đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở pháp luật về tổ chức và hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải ở cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan Tư pháp và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

          Trong quá trình thực hiện Đề tài, những đánh giá tổng kết  thực trạng tổ chức, hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn và Tổ hoà giải đã cung cấp những tư liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự thảo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở; Chuẩn bị Đề án sửa đổi Nghị định 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12-TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ. Đồng thời, Đề tài cũng đưa ra kiến nghị sửa đổi chế độ chính sách đối với cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn, trong đó chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26-7-1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT-TCCP-BTC-BLĐTB&XH về hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN I

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH

 

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH ĐỀ TÀI

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA  BAN TƯ PHÁP, PHƯỜNG,

THỊ TRẤN VÀ TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ TRONG QUÁ TRÌNH

HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

 

I.        VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA  BAN TƯ PHÁP, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ.

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn.

1.1. Vị trí, chức năng của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn.

 Ban Tư pháp, phường thị trấn (sau đây xin gọi tắt là Ban Tư pháp) là tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở vùng giải phóng - gọi là Tiểu ban Tư pháp trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã, sau đó được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta[1].

Trải qua 5 thập kỷ, từ khi được hình thành cho đến nay, tổ chức Tư pháp xã luôn tồn tại và phát triển, là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống của ngành Tư pháp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống của ngành Tư pháp gồm 4 cấp, ở trung ương có Bộ Tư Pháp, ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp, ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp, ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp. Trong hệ thống này Ban Tư pháp ở vào vị  chân rết, nếu chân rết mà yếu kém thì cả hệ thống sẽ không thể mạnh, vì vậy Ban Tư pháp có vị trí, vai trò hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với chính quyền cơ sở mà còn quan trọng và cần thiết với hệ thống ngành Tư pháp.

Nghị định 38-CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã xác định :

Ban Tư pháp là CƠ QUAN CHUYÊN MÔN của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, trị trấn thực hiện quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp ở cơ sở.

Điều 53 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

Theo những quy định trên thì Ban Tư pháp vừa là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống của ngành Tư pháp, vừa là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn.

Đối với hệ thống ngành Tư pháp 

Ban Tư pháp là cấp cơ sở trong hệ thống 4 cấp của ngành, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện công việc Tư pháp ở cơ sở.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động Tư pháp không chỉ dừng lại ở cơ quan cấp trên, ở tầng vĩ mô mà còn được tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở, trong đó có nhiều hoạt động chỉ phát sinh và bắt đầu từ địa hạt cơ sở hoặc chỉ được tiến hành tại cấp cơ sở, cụ thể như: việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý và hướng dẫn hoạt động hòa giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương; việc tổ chức vận động, giáo dục người có nghĩa vụ phải thi hành tự nguyện thi hành án; việc theo dõi, giám sát, giáo dục người vi phạm hành chính được giáo dục tại xã phường; công tác thống kê tư pháp, quản lý lịch tư pháp; công tác theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật ở địa phương... Như vậy, có thể thấy rằng có những công việc có thể và cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô, nhưng lại có việc phải được giải quyết ở tầng vi mô, ở cấp cơ sở.

Ban Tư pháp được xem như cơ quan đại diện của ngành Tư pháp đặt tại cơ sở, là cánh tay với dài của Bộ đến cơ sở, thể hiện sự hiện diện thường xuyên của ngành Tư pháp ở địa phương (địa bàn).

Ở vị trí này, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban Tư pháp có vai trò và trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của ngành Tư pháp. Hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở còn là việc triển khai, thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ, của ngành, vì thế nếu có một sự ách tắc ở cấp này thì đương nhiên ảnh hưởng đến cả hệ thống, đồng thời cũng qua thực tiễn mà kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của những chủ trương, kế hoạch được vạch ra từ cấp cao nhất của ngành, giúp cho việc tổng kết, điều chỉnh công tác chỉ đạo và quản lý của ngành. Đặt giả thiết nếu không có cơ quan tư pháp ở cấp cơ sở, không có màng lưới chân rết thì Bộ Tư pháp không thể trực tiếp vươn tới cơ sở để quản lý hoặc tiến hành hoạt động thay cho cấp cơ sở. Vì vậy, có thể xem Ban Tư pháp như là cánh tay với dài của Bộ xuống tận cơ sở.

Và, ngay cả Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tuy đều là cơ quan Tư pháp ở địa phương, hoạt động trong một phạm vi nhất định (Tỉnh, Huyện) nhưng hai cấp này vẫn là những cấp trung gian, chưa ở vào vị trí trực tiếp như Ban Tư pháp. Chính vì thế mà trong nhiều năm qua, Bộ Tư pháp đã khẳng định: Phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố đẩy mạnh hoạ động Tư pháp cấp xã, phường, thị trấn[2]. Nếu công tác Tư pháp của chúng ta được tổ chức tốt từ cơ sở thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu cầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định xã hội và quản lý Nhà nước bằng pháp luật[3].

Đối với chính quyền cơ sở.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Tư pháp cho chúng ta thấy, không phải đợi đến khi giành được chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân thì lúc đó Đảng và nhà nước ta mới thiết kế trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở có Ban Tư pháp, mà trước đó, ngay từ thời kỳ tiền chính quyền đã lập Tiểu ban Tư pháp nằm trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã, Tiểu ban này do một Uỷ viên trong Uỷ ban dân tộc giải phóng phụ trách và "có các người không nhất định phải có chân trong Uỷ ban dân tộc giải phóng". Điều này chứng tỏ rằng ngay từ những ngày đầu, khi chính quyền của nhân dân đang còn trong phôi thai (Uỷ ban dân tộc giải phóng) thì một tổ chức tư pháp ở cơ sở mang bản chất nhân dân đã hình thành cùng với chính quyền, là một bộ phận của chính quyền, sau này trở thành cơ quan chuyên môn của chính quyền, có chức năng giúp chính quyền cơ sở thực hiện hoạt động hành chính - Tư pháp và quản lý Nhà nước về tư pháp theo thẩm quyền.

Chính quyền xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện quyền quản lý Nhà nước ở địa phương. Chính quyền cơ sở ở vào vị trí đầu tiên, trực tiếp của mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với công dân, nơi tiếp giáp giữa Nhà nước và công dân, do đó mọi hoạt động quản lý của chính quyền (trong đó có lĩnh vực Tư pháp) là trực tiếp với dân, không phải qua một khâu trung gian nào. Nói một cách hình ảnh thì chính quyền cơ sở là "sợi dây" nối liền giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của cơ quan cấp trên muốn xuống đến người dân địa phương tất nhiên phải qua chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở còn là cấp trực tiếp thu thập và phản ánh tâm tư, nguyên vọng, ý kiến của nhân dân địa phương lên các cơ quan cấp trên trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về Tư pháp.

Ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền cũng có nhiều chỉ thị, nghị quyết về củng cố Ban Tư pháp, đẩy mạnh công tác hoà giải. Thực tiễn trên đây thể hiện sự quan tâm của ngành ở địa phương đồng thời cũng cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của Ban Tư pháp. Từ những cơ sở trên cho thấy, hiệu quả hoạt động của ngành Tư pháp phụ thuộc một phần không nhỏ ở hiệu quả hoạt động của  Ban Tư pháp, phường, thị trấn. Đặt vấn đề ở mức như vậy sẽ là đúng đắn, hợp lý vì như Lê Nin đã nói: "Sở dĩ cách mạng của chúng ta đạt được những thành tích như ngày nay chính là vì có cơ sở, có chính quyền. Chúng ta phải chú ý thường xuyên đến kinh nghiệm ở cơ sở[4].

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ban Tư pháp, hiện nay cơ sở pháp lý quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp được quy định tại Nghị định số 38-CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12-TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và ngày càng được mở rộng hơn theo quy định tại: Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch; Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo nước CHXHCN Việt Nam; Pháp lệnh số 9/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25-12-1998; Điều 41 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Điều 73, 75 Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Điều 655, 660 Bộ luật dân sự; Nghị định 31-CP ngày ... của Chính phủ và Thông tư số 1411/TT.TC của Bộ Tư pháp về công chứng Nhà nước; Điều 22, 26, 57, 58, 59 Pháp lệnh xử lý vi pháp hành chính; Điều 227, 233, 234, 235 Bộ luật tố tụng hình sự; Pháp lệnh Thi hành án dân sự...

Trong lĩnh vực hành chính - tư pháp và quản lý Nhà nước về công tác tư pháp ở cơ sở, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau đây:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp;

+ Giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiển tra việc thi hành các văn bản đó;

+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước.

+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án; quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh;

+ Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện một số việc về công chứng như: chứng thực di chúc, chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng những công việc cụ thể này, theo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành đầy đủ, đúng pháp luật... Khi tiến hành thực hiện các công việc được giao phải làm đúng trình tự, thủ tục và phải có chuyên môn, nghiệp vụ; muốn vậy, UBND cơ sở phải dựa vào cơ quan chuyên môn, sử dụng cơ quan chuyên môn. Và trong trường hợp này Ban Tư pháp vừa có trách nhiệm là cơ quan chuyên môn để giúp UBND thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp ở cơ sở, vừa có vai trò đại diện cho ngành Tư pháp đặt ở cơ sở để "bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở".

2. Vị trí, vai trò của Tổ hoà giải và phạm vi hoà giải ở cơ sở.

2.1. Vị trí, vai trò của Tổ hoà giải.

Điều 127 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật". Trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tuy nhiên, bên cạnh những chi phối về lợi ích vật chất và những tính toán thiệt hơn trong đời sống hàng ngày, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau của nhân dân ta vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa các hình thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hoạt động hoà giải của Toà án nhân dân các cấp, các tổ chức trọng tài, Nhà nước ta đã chú trọng phát huy vai trò hoạt động của Tổ hoà giải để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó của từng gia đình, sự hoà hợp của cả cộng đồng; phát huy dân  chủ ở cơ sở... Trong Chỉ thị số 30/CT ngày 18-02-1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã chỉ rõ: “Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như việc xây dựng Quy ước, Hương ước, Làng văn hoá, xây dựng Tổ hoà giải...”.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 25/12/1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Điều 7 của Pháp lệnh này đã khẳng định: “Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân, được thành lập ở các thôn, xóm, bản, ấp và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật...”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải không ngừng được củng cố và kiện toàn, đưa công tác hoà giải lên một bước pháp triển mới, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở.

Theo quy định của pháp luật, hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, giảm bớt các vụ, việc phải xét xử tại Toà án.

Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Hoạt động hoà giải ở cơ sở của Tổ hoà giải là một hình thức “giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân”. Trong quá trình hoà giải Tổ viên Tổ hoà giải vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, xoá bỏ mâu thuẫn, bất đồng và đạt được thoả thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giũ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Qua đó tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước.

Trong lĩnh vực này, công tác hoà giải ở cơ sở có mối quan hệ chặt chẽ với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở là tiền đề cho công tác hoà giải và ngược lại công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân sẽ đạt kết quả cao hơn khi thông qua việc hoà giải  mâu thuẫn trong từng vụ việc cụ thể. Như vậy, vai trò của công tác hoà giải được thể hiện cụ thể như sau:

- Công tác hoà giải trực tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; giữ trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Từ đó, góp phần tích cực phòng ngừa sự vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn ở cơ sở;

- Góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân; giảm bớt tình trạng kiện cáo lên cơ quan Toà án, hành chính cấp trên, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của cơ quan nhà nước, công dân;

- Công tác hoà giải góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; tạo ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của Đảng và Nhà nước; từng bước xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

2.2. Phạm vi hoà giải ở cơ sở.

Theo quy định tại Pháp lệnh Số: 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 12 năm 1998 thì phạm vi hoà giải ở cơ sở bao gồm:

- Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau;

- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình;

- Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.

Các vụ, việc sau đây không thuộc phạm vi hoà giải ở cơ sở:

- Tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;

- Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính;

- Vi phạm pháp luật và các tranh chấp mà theo quy định của pháp luật thì không được hoà giải.

3. Mối quan hệ giữa Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay.

Như chúng ta đã biết, hoạt động Tư pháp ở cơ sở không chỉ đơn thuần là một hoạt động nghiệp vụ thuần tuý... mà còn là hoạt động mang tính chất giáo dục, vận động quần chúng nhân dân cùng tham gia. Hoạt động Tư pháp ở cơ sở là việc kết hợp giữa quyền quản lý của Nhà nước với sự tự quản, phát huy quyền dân chủ của nhân dân địa phương; là hoạt động kết hợp giữa nguyên tắc pháp lý với truyền thống đạo lý của dân tộc qua đó tạo được một phương thức phối hợp thích hợp giữa Ban Tư pháp và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn.

Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luật và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Ban Tư pháp. Từ nhiều năm nay công tác hoà giải được Đảng và Nhà nước quan tâm bởi hiệu quả và ý nghĩa xã hội của nó. Ngay từ  thời kỳ tiền chính quyền, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã giao cho Tiểu ban Tư pháp việc khuôn xử các vụ xung đột, xích mích ở các buôn làng, ấp xã. Sau khi giành được chính quyền Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-1-1946 trong đó quy định việc thành lập  Ban Tư pháp và giao cho Ban Tư pháp "có quyền hoà giải tất cả các vụ dân sự và thương sự". Chúng ta có thể xem đây là hình thức tư pháp giản đơn, phù hợp với truyền thống tâm lý của người Viêt Nam. Từ năm 1964, khi Tổ hoà giải ở cơ sở chính thức được thành lập, Ban Tư pháp có nhiệm vụ làm tham mưu để Uỷ ban nhân dân quyết định thành lập tổ hoà giải, công nhận hoặc miễn nhiệm hoà giải viên, chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ hoà giải, phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương để kiện toàn củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải; đề xuất với chính quyền trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí tài liệu... cho hoạt động hoà giải, báo cáo kết quả và kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp về công tác hoà giải ở cơ sở...

Thực tiễn nhiều năm cho thấy, ở nơi nào Ban Tư pháp tổ chức, chỉ đạo tốt; Tổ hoà giải hoạt động tích cực, có hiệu quả, gắn bó mật thiết với nhau thì địa phương đó ít xảy ra tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân, việc kiện tụng giảm, chính quyền địa phương không mất nhiều thời gian, công sức cho việc phân xử, các Toà án nhân dân địa phương cũng giảm bớt được gánh nặng xét xử.

Kết quả của công tác hoà giải có ý nghĩa lớn trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, tăng sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải không chỉ là hoạt động chuyên môn của chính quyền nói chung mà còn là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Tư pháp nói riêng. Có thể coi việc tham gia của nhân dân vào công tác hoà giải là  phát huy quyền dân chủ của nhân dân; góp phần gĩư gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa...

 

II.      VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP VÀ TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ.

1. Vài nét lịch sử về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp[5].

Ban Tư pháp là một tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở vùng giải phóng - gọi là Tiểu ban Tư pháp nằm trong Uỷ ban Dân tộc giải phóng làng, xã. Tiểu ban này do một Uỷ viên trong Uỷ ban Dân tộc giải phòng phụ trách và "có các người không nhất định phải có chân trong Uỷ ban Dân tộc giải phóng". Trải qua 5 thập kỷ, từ khi được hình thành cho đến nay, tổ chức Tư pháp xã luôn tồn tại và phát triển, là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn), đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống của ngành Tư pháp.

Về tổ chức, Ban Tư pháp được chính thức thành lập theo Sắc lệnh số 63/SL ngày 22-11-1945 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định một cách chi tiết ngay tại Sắc lệnh số 13/SL ngày 24-1-1946 về cách tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán. Theo đó, Ban Tư pháp có 3 Uỷ viên (Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký của Uỷ ban hành chính cấp xã), cả 3 Uỷ viên đều có quyền kiến nghị.

Theo Sắc lệnh số 51/SL ngày 17-4-1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án trao thêm quyền cho Ban Tư pháp ngoài các quyền đã quy định trong Sắc lệnh số 13/SL. Đó là: Ban Tư pháp hoà giải tất cả các việc hộ và thương mại do các đương sự muốn mang ra trước Ban Tư pháp ấy. Biên bản hoà giải thành chỉ có hiệu lực tư chứng thư.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhưng Miền Nam còn bị đế quốc thống trị. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới, xây dựng XHCN ở Miền Bắc và tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Để góp phần vào việc củng cố chính quyền ở xã, góp phần vào việc tăng cường đoàn kết ở nông thôn và trấn áp kịp thời những hành động phá hoại trật tự trị an và sản xuất ở địa phương, ngày 25-10-1955 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1869 - VHC ngày 25-10-1955 về hướng xây dựng và củng cố Uỷ ban hành chính xã về mặt Tư pháp. Trong Thông tư này quy định một cách cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và lề lối làm việc của UBHC xã về Tư pháp.

Theo quy định của Thông tư này, Uỷ ban hành chính xã không có quyền phạt giam hoặc giữ người phạm lỗi một vài ngày để bắt họ quét trụ sở, đắp đường, đào ao, đào giếng... Bỏ hình thức phạt vi cảnh ở xã theo quy định của các Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1945; số 51 ngày 17-4-1946; số 85-SL ngày 22-5-1950 và trong các văn bản hướng dẫn thi hành các Sắc lệnh này.

Về tổ chức hoạt động, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phân công Chủ tịch, Phó chủ tịch hay Uỷ viên công an phụ trách cả công việc Tư pháp xã.

Do sự phát triển đa dạng của cuộc sống xã hội, xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách gia đình, ngày 24-8-1956 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 1507-HCTP bổ sung Thông tư số 1869-VHC ngày 25-10-1955 về vấn đề công nhận thuận tình ly hôn. Theo quy định mới này, thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn không thuộc thẩm quyền của UBHC xã mà nay thuộc thẩm quyền của  TAND huyện. Bởi vì những việc xin ly hôn có rất nhiều nguyên nhân phức tạp, nếu giải quyết không thận trọng thì có ảnh hưởng xấu đến việc ổn định tình hình ở nông thôn và đến việc thi hành chính sách gia đình và chính sách Mặt trận của Đảng và Chính phủ.

Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan của giai đoạn cách mạng tiếp theo, theo quy định của Hiến pháp 1960 và Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ Tư pháp đã không còn trong bộ máy Nhà nước; các công tác tư pháp được chuyển giao cho một số cơ quan khác. Việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn công tác Tư pháp cấp xã do Toà án nhân dân đảm nhận; theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14- 7-1960 và Pháp lệnh ngày 30-3-1961 quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân Tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương thì:

- Chánh án TAND Tối cao có nhiệm vụ chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức Tư pháp, công tác giáo dục và đào tạo cán bộ Toà án và công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nhân dân.

- Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị trấn và xã, và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Chánh án Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ: chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Thực hiện chức năng do luật định, ngày 26 tháng 2 năm 1964 Toà án nhân dân Tối cao ban hành Thông tư số 02-TC về việc xây dựng Tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức Tư pháp xã, khu phố. Về tổ chức, Uỷ ban hành chính (UBHC) xã và Ban hành chính khu phố (BHC. KP) cần phân công Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên Thường trực phụ trách công tác tư pháp.

Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; Bộ Tư pháp được lập lại theo Nghị định số 143-HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước bao gồm: công tác dự thảo pháp luật, quản lý về mặt tổ chức các Toà án địa phương và các công tác Tư pháp khác; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân; góp phần bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân (Điều 1 Nghị định số 143-HĐBT ngày 22-1-1981).

Trong hệ thống các cơ quan Tư pháp, ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) có Ban Tư pháp. Theo Thông tư số 08-TT ngày 6-1-1982 và Công văn số 527- QLTA ngày 28-8-1984 của Bộ Tư pháp thì tổ chức của Ban Tư pháp gồm có: Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và một số Uỷ viên. Trưởng Ban Tư pháp cần chọn người trong Thường trực Uỷ ban nhân dân xã kiêm chức, Phó Trưởng ban Tư pháp phải là cán bộ chuyên trách thường trực làm công tác tư pháp. Các uỷ viên khác nên chọn trong các ngành, đoàn thể quần chúng ở địa phương. Cán bộ Tư pháp xã cần có phẩm chất đạo đức tốt, có tình thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác, có khả năng vận động quần chúng, am hiểu chuyên môn về tư pháp cơ sở.

Kế thừa Nghị định số 143-HĐBT, ngày 4 tháng 6 năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp. Tại Điều 4 quy định: "Hệ thống tổ chức tư pháp ở địa phương được quy định như sau: Ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp; ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp; ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp và theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 thì tổ chức của Ban Tư pháp do một Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phụ trách với các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định một cách cụ thể.

2. Vài nét lịch sử về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải[6].

Hoạt động hoà giải có lịch sử tồn tại và phát triển cùng với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với những bước thăng trầm của đất nước, của ngành Tư pháp, dù trong hoàn cảnh nào, hoạt động hoà giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm v.v... vẫn luôn tồn tại và phát triển.

Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945:

Có thể nói hoạt động hoà giải tồn tại và phát triển gắn liền với truyền thống hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi khi có va chạm, mâu thuẫn, tranh chấp giữa mọi người trong gia đình hay ngoài xã hội, nhân dân ta luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, với phương châm "lá lành đùm lá rách”, “ chị ngã em nâng”, tự giúp đỡ nhau dàn xếp, khuyên nhủ nhau “ bớt giận làm lành”, “ chín bỏ làm mười” để hoà giải, xoá bỏ bất đồng, hận thù với nhau, xây dựng một cộng đồng hoà thuận, yên vui, hạnh phúc. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó của đân tộc, với tư tưởng “dân là gốc” của ông cha ta, mọi triều đại đều quan tâm coi trọng hoạt động hoà giải để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân. Nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã chỉ dụ cho các quan địa phương chú trọng việc hoà giải ở cơ sở để dân có cuộc sống yên ổn, không tốn tiền của, thì giờ đi kiện tụng; ngăn ngừa vi phạm pháp luật, làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong thể lệ xử kiện đời Lê Dụ Tông có ghi “ Tri huyện là viên quan gần gũi với dân, khi thấy hai bên nguyên bị mới bắt đầu kiện nhau, thì nên xem xét tất cả, rồi đem lý lẽ sự việc hiểu khuyên dụ cho họ nghe ra, khuyên đi bảo lại để cảm hoá họ, hoà giải hai bên[7]”.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, hoà giải được coi là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết các việc hộ và thương sự. Chế định hoà giải này được quy định trong “Bộ Bắc kỳ pháp viện biên chế” và sau này được phép tạm thời áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự và thương sự tại Toà án trong thời kỳ đầu tiên sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.

Giai đoạn 1945 - 1960:

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, chế định hoà giải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật qui định hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Tư pháp. Quyền hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự, giai đoạn này được giao cho  Ban Tư pháp (gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và một Uỷ viên Uỷ ban hành chính xã) và Thẩm phán Toà án sơ cấp (từ năm 1950 là Hội đồng hoà giải thuộc TAND huyện).

Theo Sắc lệnh số 13-SL ngày 24-1-1946, Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-4-1946 thì  Ban Tư pháp có nhiệm vụ hoà giải tất cả các việc về dân sự, thương sự và phạt vi cảnh. Nếu hoà giải thành thì lập biên bản. Biên bản hoà giải thành của Tư pháp xã có hiệu lực tư chứng thư.

Cùng với chế định hoà giải của  Ban Tư pháp, còn có chế định hoà giải của Toà án sơ cấp (trước năm 1950) và của Toà án nhân dân huyện (sau năm 1950). Theo Sắc lệnh số 51-SL ngày 17-4-1946, Thẩm phán sơ cấp khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự phải đòi 2 bên đến để thử hoà giải (Điều 9). Các việc về dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của Toà án đệ nhị cấp đều phải giao trước về ông Thẩm phán sơ cấp để thử hoà giải (Điều 12). Biên bản hoà giải của Toà án sơ cấp có hiệu lực công chứng thư.

Giai đoạn 1961 - 1981:

Năm 1961, cùng với việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân Tối cao và do những điều kiện lịch sử khác, Bộ Tư pháp giải thể. Nhiệm vụ quản lý công tác hoà giải của Bộ Tư pháp được chuyển giao sang cho Toà án nhân dân Tối cao thực hiện. Giai đoạn này, hoạt động hoà giải vẫn liên tục tồn tại và phát triển, cùng với sự kiện toàn và phát triển của Toà án nhân dân các cấp và do Toà án nhân dân các cấp tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động.

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã cụ thể hoá Hiến pháp 1959 quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân. Tại Điều 16 quy định: “Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự... và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố”.

Cùng với việc hoàn thiện chế định hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình ở các cấp xét xử của Toà án, để tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, góp phần giải quyết tranh chấp ngay từ lúc mới phát sinh, nhằm giảm khối lượng lớn các vụ việc tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình phải giải quyết ở các cấp Toà án nhân dân, ngày 26-2-1964 Toà án nhân dân Tối cao đã ra Thông tư số 02-TC về việc xây dựng Tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức  Tư pháp xã, khu phố. Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Tổ hoà giải. Đó là một tổ chức xã hội của nhân dân, không phân xử mà chỉ giải thích, thuyết phục để giúp đỡ cho các bên tranh chấp giải quyết những việc xích mích, tranh chấp có tình, có lý.

 

Giai đoạn 1982 đến nay:

Có thể nói đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về tổ chức và hoạt động hoà giải, mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn khó khăn, trở ngại cùng với những thăng trầm của ngành Tư pháp sau khi được thành lập lại từ năm 1981.

Thời kỳ 1982 - 1987:

Thực hiện Nghị định số 143-HĐBT ngày 22-11-1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, ngay sau khi được thành lập lại, năm 1982 Bộ Tư pháp được giao tiếp nhận lại nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hoà giải từ Toà án nhân dân Tối cao chuyển sang. Để tiếp tục kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của Tổ hoà giải, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 08-TT ngày 6-1-1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương, đặc biệt là Tư pháp huyện và Tư pháp xã - là cơ quan trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt động cho Tổ hoà giải, làm tiền đề cho việc xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức Tổ hoà giải ở cơ sở. Thông tư số 08-TT và Công văn số 527-QLTP ngày 28-8-1984 quy định  Ban Tư pháp có nhiệm vụ "hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải về mặt pháp lý và kinh nghiệm trong hoạt động hoà giải".

Thời kỳ 1988 - 1992:

Thời kỳ này, tổ chức hoà giải và hoạt động hoà giải ở nhiều tỉnh bị giảm sút, có tỉnh gần như tan rã, chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hầu như không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng hiệu quả không cao do Tư pháp cấp huyện của nhiều địa phương bị giải thể. Tuy nhiên, thời kỳ này, ở một số địa phương vẫn duy trì đủ hệ thống Tư pháp từ tỉnh đến xã, được sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, thì tổ chức và hoạt động hoà giải ở địa phương đó vẫn được duy trì và phát triển, như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền giang v.v...

Thời kỳ 1992 đến nay:

Thời kỳ này tổ chức và hoạt động hoà giải lại có cơ hội mới để củng cố, kiện toàn và phát triển lên một bước mới. Chế định hoà giải chính thức được Hiến pháp 1992 ghi nhận: " Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" (Điều 127, Hiến pháp 1992; Khoản 2, Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) 1993). Ở Trung ương, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hoà giải (Điều 2, Nghị định số 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ). Ở địa phương, các cơ quan Tư pháp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện,  Ban Tư pháp) được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải trong phạm vi địa phương (Thông tư Liên bộ số 12-TTLB).

Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, trên cơ sở những văn bản pháp luật mới, Bộ Tư pháp một mặt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thể Phòng Tư pháp, khẩn trương thành lập lại; củng cố, kiện toàn  Ban Tư pháp để quản lý và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở. Mặc dù chưa có văn bản quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong cả nước, nhưng các cơ quan Tư pháp địa phương đã chủ động, sáng tạo, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền của địa phương, tổ chức Hội nghị tổng kết, sơ kết, trao đổi kinh nghiệm, phát huy những thành tựu trong công tác hoà giải đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải.

Ngày 25 tháng 12 năm 1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, góp phần vào việc phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

3. Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động hoà giải[8]

Để gìn giữ trật tự xã hội, ở hầu hết các nước đều tồn tại hai hệ thống: chính thức - pháp lí và không chính thức giải quyết tranh chấp với vai trò hỗ trợ nhau theo phương thức kết hợp pháp luật với truyền thống dân tộc. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà bình có thể được tiến hành theo 3 phương pháp:

- Đơn phương giải quyết tranh chấp bằng cách tránh xung đột hoặc trực tiếp hành động chống trả đối phương.

- Song phương giải quyết tranh chấp: hai bên trực tiếp gặp nhau để thương lượng, đàm phán.

- Nhờ người thứ ba giúp đỡ giải quyết tranh chấp (hoà giải, trọng tài, cơ quan hành chính nhà nước, toà án).

Qua nghiên cứu thực tiễn tổ chức và hoạt động hoà giải ở một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,  mặc dù còn hạn chế về nguồn tư liệu, tài liệu và việc cập nhật những thông tin mới nhất, nhưng tạm thời có thể rút ra một số nhận xét chung sau:

3.1. Vai trò của hoà giải trong việc ổn định trật tự xã hội đương đại ở Châu Á- Thái Bình Dương:

- Hoà giải là một hệ thống thay thế có tính lựa chọn bên ngoài Toà án để giải quyết tranh chấp trong nhân dân.

- Hoà giải là một chương trình tăng cường sức mạnh cộng đồng.

- Hoà giải là những cố gắng mang tính xây dựng của các nhà lãnh đạo, từ  ý tưởng của các nhà chính trị đến hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước và hoạt động xã hội, nhân đạo của các tổ chức xã hội- nghề nghiệp.

- Hoà giải là chất xúc tác cho quá trình cải cách hệ thống tư pháp.

- Hoà giải giữ gìn các truyền thống văn hoá dân tộc trong môi trường hiện đại hoá.

3.2. Sự phát triển của công tác hoà giải với tính chất là phương pháp lựa chọn có tính truyền thống để giải quyết tranh chấp, phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực của Nhà nước thể hiện ít nhất là qua các khía cạnh sau:

- Tạo cơ sở pháp lí cho  hoạt động hoà giải: Vai trò của Nhà nước trong việc pháp lí hoá tổ chức và hoạt động hoà giải thường không nhằm thiết lập ra một hệ thống mới mà nhằm: khẳng định thái độ khuyến khích nhân dân sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp có tính truyền thống của dân tộc, xác định phạm vi các loại việc có thể hoà giải cũng như xác định phương pháp, qui trình hoà giải (ở các nước như Philippines, Indonesia, Trung Quốc...). Thừa nhận và huy động nhiều hình thức hoà giải khác nhau, trong và ngoài hệ thống các cơ quan hành pháp, tư pháp.

- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư, các hiệp hội tự nguyện tham gia vào các quá trình hoà giải. Tại nhiều nước có các tổ chức tự nguyện của những người quan tâm đến hoạt động hoà giải như Hiệp hội luật sư nữ ở Thailand, Trung tâm pháp luật và hoà giải ở Bangladesh, Phong trào Sarvoday Sharamada, Tổ chức phụ nữ Nepal... Chính phủ các nước này thường giao trách nhiệm cho một cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ Tư pháp ở Pakistan, Tổng Chưởng lý ở Australia, Bộ Nội vụ ở Thailand...) theo dõi, hướng dẫn hoạt động hoà giải của các tổ chức. Phổ biến nhất là mô hình giao cho chính quyền cơ sở và Toà án địa phương hướng dẫn  hoạt động hoà giải.

- Cử người tham gia vào các tổ chức hoà giải. Nhiều công chức hành chính, tư pháp ở cơ sở được cử và đã tham gia tích cực vào các tổ chức hoà giải. Tại những nước cho phép hoà giải các vụ hình sự nhỏ thì công an và lực lượng quân sự địa phương có vai trò hỗ trợ để ổn định tình hình, kịp thời đình chỉ các hành vi xô xát, tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải tiến hành bình thường và có kết quả.

 

 

III.     THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ  PHÁP VÀ TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY.

          

1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp.

1.1. Thực trạng tổ chức và đội ngũ cán bộ của Ban Tư pháp.

Thực hiện Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, đặc biệt là sau Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và tổ chức hoà giải toàn quốc tháng 8 năm 1994, các Sở Tư pháp và các Phòng Tư pháp cấp huyện đã tập trung quan tâm củng cố, kiện toàn  Ban Tư pháp thêm một bước. Đến nay trong cả nước đã củng cố, kiện toàn được gần 10.000  Ban Tư pháp với trên 36.000 thành viên. Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, kiện toàn xong  Ban Tư pháp ở tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nhgệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Hoà Bình, Sơn La, Gia Lai, Quảng Nam, Lâm đồng, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Minh Hải, Bạc Liêu[9] ... Còn một số tỉnh chưa thành lập xong  Ban Tư pháp. Ở những nơi chưa thành lập Ban Tư pháp, công tác Tư pháp xã do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm, công tác hộ tịch giao cho Công an xã hoặc thư ký Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

- Về mô hình tổ chức của  Ban Tư pháp:

Qua khảo sát thực tế, phần lớn Ban Tư pháp được thành lập độc lập, nhưng cũng có một số tỉnh ghép  Ban Tư pháp với Công an xã, Thanh tra, hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã như tỉnh Tây Ninh, Tuyên Quang v.v... hoặc không ghép nhưng giao một số nhiệm vụ như công tác hộ tịch của  Ban Tư pháp cho Công an xã hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện. Tình trạng này phổ biến ở các địa phương Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách.

-  Về cơ cấu tổ chức của  Ban Tư pháp:

Cơ cấu tổ chức của  Ban Tư pháp gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên. Qua khảo sát thực tế 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong tổng số 7.769 Ban Tư pháp có 1.116 Ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và 4.735 Ban Tư pháp do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Trưởng ban. Một số Ban Tư pháp của một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên Trưởng Công an xã là Trưởng ban, một số  Ban Tư pháp của tỉnh Bến Tre, Phú Yên, Cà Mau, Quảng Nam, Vĩnh Long có Trưởng ban chuyên trách v.v...[10]

-  Về số lượng và cơ cấu thành viên của  Ban Tư pháp:

Thực tế phần lớn các  Ban Tư pháp có từ 3-5 thành viên, một số  Ban Tư pháp thuộc một số tỉnh  như Ninh Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Thừa Thiên- Huế, Bình Định ... có từ 8 đến 11 thành viên và cũng có 1 số Ban Tư pháp thuộc một số tỉnh chỉ có từ 1 đến 2 thành viên như Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bạc Liêu, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre. Thành viên của hầu hết các  Ban Tư pháp là cán bộ kiêm nhiệm, phổ biến là đại diện Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội cựu chiến binh, Thanh niên, Phụ nữ, thư ký Uỷ ban nhân dân và cán bộ về hưu. Chỉ có các  Ban Tư pháp của một số tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang và 1 số Quận, huyện như Quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc)[11] v.v... có 1- 2 cán bộ tư pháp chuyên trách phụ trách công tác tư pháp và giúp Uỷ ban nhân dân quản lý, đăng ký hộ tịch ở xã.

- Về trình độ văn hoá và pháp lý của cán bộ Tư pháp xã:

Cán bộ Tư pháp xã từ trước đến nay chưa được tiêu chuẩn hoá, phần lớn cán bộ có trình độ văn hoá cấp III (khoảng 70-80%), còn lại là văn hoá cấp II và phổ thông cơ sở. Trong tổng số 35.967 cán bộ Tư pháp xã của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 14.050 người có trình độ văn hoá cấp III; 3.922 người cấp II và 782 người có trình độ phổ thông cơ sở. Hầu hết cán bộ Tư pháp xã chưa qua đào tạo luật, thậm chí không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tính chất không ổn định và kiêm nhiệm của cán bộ tư pháp xã. Trong tổng số 35.967 cán bộ Tư pháp xã của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có 102 người là cử nhân luật, 387 người qua đào tạo trung cấp pháp lý. Trong năm 1996 - 1997 chỉ có 4.401/35.967 cán bộ tư pháp xã được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp xã[12].

1.2. Thực trạng hoạt động của  Ban Tư pháp.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp.

          Để thực hiện quản lý nhà nước về các công việc tư pháp ở cơ sở, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các công việc sau:

          - Xây dựng kế hoạch định kỳ về công tác Tư pháp báo cáo Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tư pháp cấp trên;

          - Tổ chức triển khai các công việc về tư pháp theo kế hoạch đã được duyệt;

          - Kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý của Ban Tư pháp;

          - Tổ chức sơ kết, tổng kết, đáng giá về công tcá tư pháp cơ sở.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn soạn thảo ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền.

Uỷ ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở cơ sở, là cấp trực tiếp tổ chức thi hành, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, các Nghị quyết, quyết định và chỉ thị của cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên; trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động ở cơ sở theo thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động ở cơ sở, Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ban hành các quyết định và chỉ thị; các nội quy, quy ước về bảo vệ an ninh trật tự; về vệ sinh và bảo vệ công trình công cộng; quy định về bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang; thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hương ước làng, xã và tổ chức thực hiện trên địa bàn...

 Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật và theo đúng thẩm quyền. Các văn bản nói trên chỉ giới hạn thực hiện trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Nội dung của chúng phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật; phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, Ban Tư pháp phải nắm vững các đường lối, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật hiện hành của  Nhà nước và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải hiểu rõ tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở; cán bộ Tư pháp xã phải nắm được  kỹ thuật xây dựng văn bản để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành các văn bản có hình thức và  nội dung phù hợp với các quy định pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và có tính khả thi trong cuộc sống.

Ngoài ra, nhiều Ban Tư pháp đã giúp Uỷ ban nhân dân hoặc được Uỷ ban nhân dân giao trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật của Nhà nước như các Bộ luật, các Luật, các Pháp lệnh khác... do các cơ quan Nhà nước cấp trên trưng cầu, nhằm giúp cho việc xây dựng pháp luật của Nhà nước phù hợp với yêu cầu khách quan, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo đảm cho pháp luật dễ đi vào cuộc sống. Đồng thời, việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn bản pháp luật cũng là một hoạt động nhằm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Sở Tư pháp và hướng dẫn của Phòng Tư pháp cấp huyện, một số  Ban Tư pháp thực hiện xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở cơ sở, đồng thời thực hiện việc rà soát và sắp xếp các văn bản pháp quy của địa phương, phục vụ cho việc cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ. Thông qua công tác rà soát văn bản, nhiều địa phương đã phát hiện hàng ngàn văn bản cấp xã có nội dung và hình thức không phù hợp với pháp luật hoặc ban hành sai thẩm quyền. Trên cơ sở đó các Ban tư pháp đã kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái đó.

Nhìn chung, công tác soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy của Uỷ ban nhân dân xã trong những năm gần đây được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Nhiều  Ban Tư pháp (đặc biệt là cấp phường) đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân. Tuy nhiên, công tác này còn có những khó khăn, tồn tại sau đây:

- Có tình trạng một số Ban Tư pháp chưa thực hiện được chức năng giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy ở địa phương, và không được Uỷ ban nhân dân xã giao cho nhiệm vụ này;

- Nhiều Ban Tư pháp được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ này, nhưng việc tổ chức thực hiện còn yếu. Nhiều văn bản được xây dựng có chất lượng thấp, có nội dung, hình thức không phù hợp với pháp luật hoặc ban hành sai thẩm quyền hoặc không phù hợp với thực tiễn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là phần lớn Ban Tư pháp từ trước đến nay không có cán bộ chuyên trách. Một số địa phương có cán bộ chuyên trách nhưng chưa được tiêu chuẩn hoá; chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý nói chung và kỹ thuật soạn thảo văn bản nói riêng. Vì vậy, nhìn chung, trình độ, năng lực nghiệp vụ soạn thảo văn bản của cán bộ Tư pháp xã còn nhiều hạn chế, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; "quản lý Tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước".

Theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp.  Ban Tư pháp thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở Chỉ thị số 315/CT ngày 03-12-1982; Chỉ thị số 300/CT ngày 23-10-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và gần đây là Chỉ thị số 2/1998/CT-TTg ngày 7-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong giai đoạn hiện nay, Quyết định số 3/1998/QĐ-TTg ngày 7-1-1998 ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đều khẳng định nhu cầu cấp bách của việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân và phổ cập kiến thức pháp luật cho cán bộ chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho việc chấp hành cũng như giám sát việc thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước ở từng địa bàn dân cư.

Để giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở, Ban Tư pháp là trung tâm phối hợp, chủ trì việc xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng ở địa phương, các cụm dân cư, trường học... thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân cơ sở. Thực tiễn hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở trong thời gian qua cho thấy  Ban Tư pháp triển khai các công việc sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục ngắn hạn, dài hạn và đột xuất theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, cụm dân cư, trường học ... thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Uỷ ban nhân dân xã thông qua;

- Quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường (xây dựng nội quy về sử dụng, khai thác tủ sách; bổ sung cập nhật văn bản pháp luật; bảo quản tủ sách...) và tổ chức phục vụ hàng ngày cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu được trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước;

- Sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân ở xã, phường chủ yếu là phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành, các văn bản pháp luật trực tiếp liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội; các văn bản pháp luật, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp trên và cùng cấp có liên quan đến nhiệm vụ chính trị của địa phương; liên quan đến phong trào quần chúng, đến hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Đồng thời tuyên truyền về các hoạt động thực hiện và bảo vệ pháp luật của địa phương như: hoạt động của tổ an ninh kinh tế; các nội quy, quy ước của xã, phường, thị trấn... Nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện pháp luật, thực hiện nếp sống văn hoá mới, qua đó vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức như:

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, loa truyền thanh, niêm yết văn bản pháp luật ở các trạm thông tin cơ sở, tổ chức thông tin cổ động..., nhằm phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân ở cơ sở;

- Tổ chức tuyên truyền miệng như nói chuyện, trao đổi pháp luật theo một chủ đề nhất định tại các trường học, các cụm dân cư, bản làng, xóm ấp; trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt của các đoàn thể quần chúng phù hợp với từng đối tượng...;

- Phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn xã, phường để thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Tổ chức tìm hiểu pháp luật,  lập câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở;

-  Xây dựng và tổ chức sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động thực tiễn như: tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền thông qua hoạt động hoà giải các tranh chấp nhỏ trong nhân dân, công tác đăng ký hộ tịch, công tác thi hành án hoặc thông qua các phiên toà xét xử lưu động của Toà án tại địa phương...

Trong thời gian qua phần lớn các Ban Tư pháp đã biết bám sát quá trình xây dựng pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, chủ động, sáng tạo, biết lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp với từng loại đối tượng dân cư, từng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp ở địa phương... và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả. Có thể nói đây là nhiệm vụ mà tất cả các Ban Tư pháp trong toàn quốc đều triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả nhất so với các nhiệm vụ khác của Ban Tư pháp.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn có những khó khăn tồn tại sau đây:

- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã chưa toàn diện và chưa thực hiện thường xuyên, chưa có cả chiều rộng lẫn cả chiều sâu. Phần lớn các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến, học tập một số văn bản pháp luật mới theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc cho rằng đó là văn bản quan trọng đối với địa phương, mà chưa thường xuyên phổ biến những văn bản pháp luật có hiệu lực cao như Hiến pháp, các Bộ luật, Luật... có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân; hoặc chỉ phổ biến pháp luật đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ sở, mà chưa mở rộng đến mọi đối tượng dân cư, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa..., vì vậy, nhận thức về pháp luật của một bộ phận dân cư còn thấp và ý thức thi hành pháp luật của học chưa cao;

- Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp và trực tiếp là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp. Nhưng trong thực tế nhiều ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương không coi đó là nhiệm vụ của mình mà là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp hoặc của cơ quan văn hoá, thông tin... Từ quan niệm đó dẫn đến việc chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, chưa đầu tư thích đáng cán bộ, phương tiện và kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương ( Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách, nhiều địa phương không cấp kinh phí, phương tiện cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương... );

- Sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cơ quan chức năng cấp trên chưa được thường xuyên, nên sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng không được chặt chẽ và thường xuyên. Vì vậy, dẫn đến thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng đợt hoặc có tình trạng khoán trắng cho ngành văn hoá thông tin hoặc ngành Tư pháp thực hiện. Hiện nay đã có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này nhưng mới chỉ trong giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, tồn tại trên đây là do Nhà nước chưa có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao (luật, pháp lệnh), mà ở đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, mỗi cấp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; quy định nguồn kinh phí và kinh phí cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là nhiều Ban Tư pháp chưa có cán bộ tư pháp xã chuyên trách, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ này.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

Về công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 thì:

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện pháp lý về tình trạng nhân thân của mỗi con người như: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định. Trên cơ sở giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch giúp cho chính quyền cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên "theo dõi được thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình".

Quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, trước đây được quy định tại Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 06-01-1961 của Chính phủ và Nghị định số 219/HĐBT ngày 20-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp và hiện nay được quy định trong Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Theo Điều 11 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ, trong đăng ký và quản lý hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đăng ký sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định.

- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc;

- Tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật hộ tịch;

- Tổng hợp tình hình và báo cáo thống kê các số liệu về hộ tịch cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch;

- Sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.

Cán bộ hộ tịch - tư pháp của Ban Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên đây. Trong quá trình giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã Cán bộ hộ tịch - tư pháp của Ban Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thụ lý hồ sơ, xác minh, kiểm tra và đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét quyết định việc đăng ký hộ tịch;

- Thường xuyên kiểm tra và đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trong địa phương mình;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc báo cáo thống kê chính xác các số liệu hộ tịch theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

- Sử dụng các biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch.

Qua tổng kết thực tiễn công tác hộ tịch trong những năm qua thấy rằng hiện nay chỉ có một số tỉnh như Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Kon Tum... và một số huyện như Quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc)... có cán bộ hộ tịch chuyên trách ở cấp xã còn lại hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước không có cán bộ chuyên trách hộ tịch, mà chủ yếu là cán bộ khác ở xã kiêm nhiệm (có nơi do công an, kế toán hoặc thư ký Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã thực hiện... Ở những địa phường có cán bộ chuyên trách về hộ tịch thì đăng ký được từ 90 đến 95% các sự kiện phát sinh. Còn ở những nơi không có cán bộ chuyên trách hộ tịch chỉ đăng ký được hơn 50% các sự kiện hộ tịch phát sinh tại cơ sở và công tác quản lý về hộ tịch không được đảm bảo chặt chẽ, do phải kiêm nhiệm nhiều việc, nên gây phiền hà cho nhân dân có yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Nhìn chung, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trong thời gian qua đã được các địa phương quan tâm củng cố kiện toàn, hoạt động đã có những tiến bộ nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao và còn những khó khăn, tồn tại sau đây:

- Ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước hiện nay chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách. Phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên các yêu cầu hộ tịch của nhân dân chưa được giải quyết kịp thời, dẫn đến phiền hà cho nhân dân;

- Xuất phát là cán bộ kiêm nhiệm nên đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch thường không ổn định, luôn thay đổi theo yêu cầu công việc, dẫn đến tình trạng phần lớn cán bộ không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đăng ký hộ tịch ở cơ sở như có tình trạng để thất lạc hồ sơ; lưu trữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách hộ tịch không chặt chẽ hoặc để hư hỏng, rách nát; đăng ký hộ tịch sai thẩm quyền gây khó khăn cho cơ quan quản lý hộ tịch cũng như đối với yêu cầu của nhân dân về hộ tịch;

- Nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác hộ tịch chưa đầy đủ, cho rằng mình chỉ có quyền đăng ký hộ tịch mà không có nghĩa vụ gì trong công tác này. Vì vậy, một bộ phận dân cư không tự giác đến khai báo, đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh. Trong khi đó các địa phương chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về hộ tịch. Nhà nước cũng chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các vi phạm pháp luật về hộ tịch;

- Sổ sách biểu mẫu quản lý và đăng ký hộ tịch ban hành theo Quyết định số 261/QĐ-HT năm 1988 đến nay thấy không đảm bảo chất lượng: giấy không đủ phẩm chất, không bền; kỹ thuật in không đẹp; nội dung có điểm không phù hợp với công tác quản lý. Vấn đề này đang được khắc phục đáp ứng yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và tồn tại trên đây là vì công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trong nhiều năm dựa trên cơ sở Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành từ năm 1961, có nhiều quy định không còn phù hợp với với yêu cầu quản lý xã hội hiện nay. Nhiều sự kiện hộ tịch mới phát sinh chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa đồng bộ, thống nhất. Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB không hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý và đăng ký hộ tịch; không quy định chức danh, tiêu chuẩn và chế độ chính sách đối với cán bộ tư pháp làm công tác hộ tịch; chưa có cơ chế quản lý thống nhất về công tác hộ tịch; chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch của ngành tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương; nhiều cấp uỷ và chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, nên không củng cố, kiện toàn tổ chức, không tạo cơ sở vật chất và cán bộ thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở.

Về công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp Nhiệm vụ này của  Ban Tư pháp được quy định trong Thông tư liên tịch số 12/TTLB, nhưng hầu hết các  Ban Tư pháp trong toàn quốc chưa triển khai thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do  nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, Nhà nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định hoặc hướng dẫn các vấn đề về quản lý lý lịch tư pháp và công tác thống kê tư pháp.

Theo quy định của pháp luật  Ban Tư pháp, phường thực hiện công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp cấp trên. Nhiệm vụ này đang được Bộ Tư pháp nghiên cứu, triển khai thực hiện thí điểm ở một số địa phương, trên cơ sở đó để hoàn thiện môi trường pháp lý và hướng dẫn triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý về tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở theo sự chỉ đạo của các cơ quan tư pháp cấp trên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở cơ sở khi được Uỷ ban nhân dân giao cho; đồng thời trực tiếp thực hiện việc hoà giải các vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân.

Tổ hoà giải là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do dân cử ra và được thành lập ở cơ sở: thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác... Thực chất, Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng, không phải là tổ chức chính quyền, đứng ra hoà giải tại chỗ, thường xuyên và kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở, nhằm củng cố mối đoàn kết toàn dân, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và làm tốt đẹp hơn quan hệ gia đình, họ hàng, xóm phố...; chủ động ngăn ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các vụ việc phải đưa ra Toà án giải quyết.

Theo quy định tại Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25 tháng 12 năm 1998 và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thì  Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, có nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ này, Ban Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường trong việc xây dựng các Tổ  hoà giải, công nhận và miễn nhiệm thành viên Tổ hoà giải;

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động hoà  giải cho các thành viên của Tổ hoà giải;

- Cung cấp tài liệu, sách báo pháp lý cần thiết để các thành viên Tổ hoà giải thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải hoạt động thường xuyên và có hiệu quả;

- Tổ chức tổng kết, sơ kết thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm, bài học thực tế trong hoạt động hoà giải ở cơ sở, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải;

- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác hoà giải;

- Báo cáo kết quả việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện; đề nghị Uỷ ban nhân dân và cơ quan tư pháp cấp trên khen thưởng các thành viên hoặc Tổ hoà giải có thành tích và tham gia tích cực trong hoạt động hoà giải.

Ngoài ra, trong thực tiễn ở một số địa phương thành lập tổ chức hoà giải thành hai cấp: Tổ hoà giải ở cơ sở và Ban hoà giải của xã do Trưởng  Ban Tư pháp làm Trưởng ban. Những địa phương không thành lập tổ chức hoà giải thành hai cấp thì Ban Tư pháp trong nhiều trường hợp được Uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân hoặc trực tiếp hoà giải các tranh chấp ở địa phương khi:

- Các bên tranh chấp không đồng ý để Tổ hoà giải tiến hành hoà giải mà đưa thẳng việc tranh chấp lên chính quyền xã, phường, thị trấn và yêu cầu hoà giải;

- Những vụ tranh chấp mà các bên tranh chấp không đồng ý với kết quả hoà giải của Tổ hoà giải (nghĩa là các vụ việc mà Tổ hoà giải giải quyết không thành) và 2 bên yêu cầu chính quyền xã, phường, thị trấn giải  quyết;

- Những vụ việc do Toà án nhân dân cấp huyện chuyển đến. Đó là các vụ việc mà các bên tranh chấp trực tiếp khiếu kiện đến Toà án cấp huyện, nhưng Toà án thấy phải hoà giải theo thủ tục tố tụng và còn có khả năng hoà giải được ở xã, phường, thị trấn, được các đương sự chấp nhận thì Toà án cấp huyện sẽ chuyển về cho xã, phường để hoà giải.

Từ năm 1993 đến nay, theo quy định của Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngành Tư pháp có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, tổng kết công tác hoà giải ở cơ sở. Hoạt động hoà giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra và đã làm giảm đáng kể số vụ việc phải đưa đến Toà án xét xử. Hoạt động của tổ hoà giải đã khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý và hướng dẫn công tác hoà giải ở cơ sở trong những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế sau đây:

- Chưa có cơ chế quản lý thống nhất về công tác hoà giải (ở phần lớn các địa phương việc quản lý công tác hoà giải do cơ quan tư pháp đảm nhiệm, ở một số địa phương khác lại giao cho Mặt trận Tổ quốc, tổ dân phố hoặc Hội đồng an ninh nhân dân đảm nhiệm).

- Các Ban Tư pháp chưa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thúc pháp luật và nghiệp vụ hoà giải cho các thành viên của tổ hoà giải, nên có một số vụ việc hoà giải không đúng thẩm quyền hoặc hoà giải không phù hợp với pháp luật.

- Ở nhiều địa phương việc tổng kết, rút kinh nghiệm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở không được tiến hành thường xuyên...

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, tồn tại trên đây là một thời gian dài Nhà nước ta chậm ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở; Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách; chưa có kinh phí cần thiết bảo đảm cho hoạt động hoà giải ở cơ sở.

*                 Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp (Khoản 6 Điều 43 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994). Cụ thể hoá nhiệm vụ này Khoản 3 Điều 73 pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp 1996 quy định: tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan thi hành án thực hiện hoặc phối hợp thực hiện thi hành án tại địa phương. Trong lĩnh vực thi hành án Ban Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

Trong công tác thi hành án hình sự: Theo các Điều 227, 233, 234, 235 Bộ luật tố tụng hình sự thì  Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ:

- Theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

- Đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền côn dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định;

- Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

- Thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù;

- Phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về sống bình thường trong xã hội;

- Xem xét, nhận đơn xin xoá án của người bị kết án.

Trong công tác thi hành án dân sự: Theo các Điều 6, 10 và 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự thì  Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp hoặc phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, cán bộ cơ sở giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án;

- Cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản, thu nhập của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án;

- Phối hợp với cơ quan thi hành án xử lý tài sản, tang vật và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án;

- Tham gia chứng kiến việc cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản... của người phải thi hành án;

- Chuyển cho cơ quan thi hành án khoản tiền người phải thi hành án bị trừ vào thu nhập do mình đang quản lý.

Bên cạnh đó, Ban Tư pháp còn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc tống đạt các giấy tờ tư pháp như: tống đạt giấy triệu tập bị can, giấy triệu tập người làm chứng, giấy báo gọi đương sự giải quyết việc thi hành án.

Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua cho thấy hầu hết các Ban Tư pháp trong cả nước chỉ giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện công tác thi hành án dân sự và tống đạt các giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan tố tụng. Còn trong lĩnh vực thi hành án hình sự các Uỷ ban nhân dân thường giao cho Công an xã đảm nhận. Nguyên nhân chủ yếu có tình trạng trên là do  Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách hoặc quan niệm của cấp uỷ và chính quyền địa phương cho rằng đó là nhiệm vụ của Công an xã.

Thực tế hoạt động phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan, phát huy được sức mạnh và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương và vai trò tích cực của các cơ quan, tổ chức hữu quan; trong đó có Ban Tư pháp và Tổ hoà giải. Một số địa phương xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với cơ quan tư pháp.  

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án thông qua Ban Tư pháp và Tổ hoà giải đã được thực hiện, có nơi tổ chức những cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có pháp luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện để nhân dân hiểu và thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan tư pháp và hoà giải còn những bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thi hành án, cũng như hoạt động tư pháp và tuân theo pháp luật.

*                 Ngoài các nhiệm vụ được nêu trên đây, Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Theo các Điều 21, 26, 57, 58, 59 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Ban Tư pháp phối hợp với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc áp dụng giáo dục tại xã, phường đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc về công chứng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã quy định tại Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng, cụ thể là các công việc sau đây:

- Chứng thực di chúc;

- Chứng thực việc từ chối nhận di sản;

- Chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (chứng nhận bản sao của các giấy tờ do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp...). Trong thực tiễn, ở những địa phương không có cán bộ tư pháp xã chuyên trách, nhiệm vụ này thường được giao cho Thư ký Uỷ ban nhân dân thực hiện.

Trong thực tiễn, tuỳ khả năng đảm nhận công việc mà  Ban Tư pháp còn được Uỷ ban nhân dân giao tham gia thực hiện một số công tác khác thuộc thẩm quyền cuả Uỷ ban nhân dân xã như công tác giám hộ và bảo đảm giao lưu dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương và làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân về các vấn đề pháp lý...

Đánh giá chung

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là sau khi có Nghị định 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB,  Ban Tư pháp đã được củng cố kiện toàn thêm một bước, do có sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện, của Sở Tư pháp và sự quan tâm của cấp Uỷ và chính quyền địa phương. Nhiều Ban Tư pháp hoạt động có hiệu quả, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong bộ máy chính quyền cơ sở và trong hệ thống các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, trong quá trình kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng và triển khai hoạt động còn có những khó khăn, vướng mắc sau đây:

- Mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng cán bộ của Ban Tư pháp trong toàn quốc không thống nhất và ngay trong một tỉnh, một thành phố cũng không thống nhất do không có văn bản hướng dẫn thống nhất. Ngay Thông tư liên bộ số 12/TTLB chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp mà không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và biên chế cho Ban Tư pháp.

- Một số xã thuộc một số tỉnh đến nay vẫn chưa thành lập  Ban Tư pháp; chức năng, nhiệm vụ Tư pháp ở xã hầu như bỏ trống hoặc giao cho cơ quan khác như Công an xã hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tư pháp quy định trong Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB còn chung chung, chưa đầy đủ, cụ thể và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau cần được hệ thống và cụ thể hoá làm cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tư pháp xã.

- Phần lớn các  Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách được chuyên môn hoá, ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của  Ban Tư pháp. Trưởng Ban Tư pháp là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thay đổi theo nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân xã; các thành viên của các tổ chức khác cũng vậy. Ngay cả công tác quản lý và đăng ký hộ tịch cũng không có hộ tịch viên thực hiện, nhiều địa phương vẫn giao cho Công an xã hoặc Thư ký Uỷ ban nhân dân thực hiện.  Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã nhưng hoạt động như một hiệp hội gồm các thành viên kiêm nhiệm và vì vậy hoạt động không có hiệu quả.

- Cán bộ Tư pháp xã chưa được đào tạo và tiêu chuẩn hoá, do vậy, chất lượng cán bộ yếu, thậm chí chưa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lại không ổn định, thay đổi thường xuyên, nên Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dù có  cố gắng bồi dưỡng đến đâu cũng không đáp ứng được nhu cầu chất lượng cán bộ Tư pháp xã. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về “chuyên môn hoá một số cán bộ làm những công việc cần được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ” ở cơ sở. Cụ thể là thực hiện Thông tư Liên tịch số 99/1998/TTLT/TCCP-BTC-BLĐTBXH ngày 19-5-1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội  hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-01-1998 của Chính phủ và Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch để cán bộ Tư pháp xã được ổn định, được đào tạo và chuyên môn hoá ở xã theo Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ thứ 3 (Khoá VIII) đề ra.

 

 

 

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải[13]

2.1. Thực trạng tổ chức của tổ hoà giải.

Sau 5 năm thực hiện kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải[14], cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn 80.000 Tổ hoà giải, với tổng số gần 400.000 Tổ viên. Nhiều tỉnh, thành phố xây dựng được hàng nghìn tổ hoà giải ở hầu hết tất cả các xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố v.v... trên địa bàn tỉnh, thành phố với hàng ngàn người tham gia như: Thành phố Hồ Chí Minh có 11.694 tổ với 59.385 tổ viên; tỉnh Nghệ an có 4.217 Tổ với 16.205 Tổ viên; tỉnhThanh hoá có 4.910 Tổ với 19.936 Tổ viên; tỉnh Hà tĩnh có 3.027 Tổ với 12.108 Tổ viên; tỉnh Phú thọ có 2512 Tổ với 8.941 Tổ viên; tỉnh Tuyên quang có 1.722 Tổ với 8.189 Tổ viên; thành phố Hà nội có 2765 Tổ với 10.597 Tổ viên[15] v.v... Nhìn chung, từ năm 1993 trở lại đây, số lượng Tổ hoà giải ở hầu hết các địa phương đều được tăng lên và chất lượng hoạt động cũng được nâng cao hơn do có sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của PhòngTư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp.

- Về mô hình tổ chức của Tổ hoà giải:

Mô hình Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú. Ở phần lớn các địa phương Tổ hoà giải được xác định là tổ chức quần chúng của nhân dân và được thành lập độc lập theo đơn vị dân cư: tổ dân phố, cụm dân cư (đối với Phường, Thị trấn) và xóm, thôn, làng, bản, ấp, khoảnh tre v.v...(đối với xã ở các vùng nông thôn, miền núi). Một số địa phương, ở thành phố, thị xã, thị trấn thành lập Tổ hoà giải theo đơn vị dân cư lớn hơn như ở tỉnh Nghệ An thành lập Tổ hoà giải ở cấp phưòng, thị trấn; ở một số quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh thành lập Tổ hoà giải theo khu phố và phường như Quận 1,2,3 và Quận Tân bình... Ở một số địa phương không thành lập Tổ hoà giải độc lập mà ghép Tổ hoà giải với một tổ chức khác, hay nói cách khác là giao nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp ở cơ sở cho tổ chức khác. Ví dụ, như ở thành phố Hồ Chí Minh , theo Quyết định số 231-QĐ-UB của Uỷ Ban nhân dân thành phố thì Tổ dân phố được giao nhiệm vụ hoà giải. Ở đây Tổ dân phố đồng thời là Tổ hoà giải và không có Tổ hoà giải độc lập. Ở tỉnh Kiên Giang Tổ hoà giải đồng thời là Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự  hay ở tỉnh Bình Định Tổ hoà giải đồng thời là Ban an ninh thôn, tổ dân phố v.v...

Ngoài ra, ở một số địa phương tổ chức hoà giải được thành lập theo hai cấp: cấp phường, xã, khu phố có Hội đồng hoà giải hay Ban hoà giải và cấp Tổ dân phố, xóm, ấp ... có Tổ hoà giải, như ở tỉnh Bình Định ngoài Tổ hoà giải gắn với Ban an ninh thôn còn có Hội đồng hoà giải cấp xã do Trưởng  Ban Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng; ở Quận 4, Quận Gò Vấp, huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh ngoài Tổ hoà giải gắn liền với Tổ dân phố còn tổ chức Ban hoà giải cấp phường, xã; ở Quận 1,2,3 và Quận Tân Bình ngoài Ban hoà giải theo Khu phố, chung cư, cư xá... còn tổ chức Ban hoà giải chính quyền và Ban hoà giải đoàn thể v.v... Nhìn chung, mô hình tổ chức của Tổ hoà giải trong cả nước, thậm chí ngay trong cùng một tỉnh, thành phố rất phong phú và đa dạng, chưa có một mô hình thống nhất chung mà tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể và truyền thống của mỗi địa phương.

- Về cơ cấu và số lượng Tổ viên Tổ hoà giải:

Xuất phát từ vị trí, vai trò  của Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân lập nên ở cơ sở, nên cơ cấu Tổ viên của Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú, đa dạng. Tổ viên Tổ hoà giải  là những người có phẩm chất đạo đức; có uy tín, có sức cảm hoá, thuyết phục vân động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự nguyện tham gia công tác hoà giải và được nhân dân tín nhiệm cử ra không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội. Vì vậy, Tổ viên Tổ hoà giải là những đại diện tiêu biểu của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư ở địa phương, nên nó rất phong phú cả về giới tính và cả về cơ cấu xã hội, nghĩa là có nam, có nữ; có già, có trẻ; có Đảng viên, đoàn viên; có người dân tộc; có người đang là công chức nhà nước,  có người đã nghỉ hưu; có nông dân, cựu chiến binh, luật gia v.v...phù hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư.

Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng cụm dân cư như: Trưởng thôn, Trưởng xóm, Tổ trưởng Tổ dân phố, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh v.v...; ở miền núi nhiều nơi tộc trưởng, già làng làm Tổ trưởng v.v...Theo thống kê, khảo sát cơ cấu Tổ trưởng của 68.161 Tổ hoà giải ở 42 tỉnh, thành phố trong cả nước có 7.487 là đại diện Mặt trận Tổ quốc; 4.204 đạị diện Hội phụ nữ; 8.341 là Bí thư chi bộ; 26.123 là Trưởng thôn, Trưởng xóm; 14.709 Tổ trưởng Tổ dân phố và còn lại là những thành phần khác. Ở một số địa phương thành lập tổ  chức hoà giải ở hai cấp, thì  Trưởng ban hoà giải hay Chủ tịch Hội đồng hoà giải cấp xã, phường, thị trấn là Trưởng  Ban Tư pháp, phường, thị trấn đảm nhiệm, còn cấp phó thường trực là Phó trưởng ban tư pháp; còn các thành viên khác là đại diện của các tổ chức chính trị xã hội ở xã, phường, thị trấn. Ví dụ, ở tỉnh Bình Định, Hội đồng hoà giải cấp xã, phường do Trưởng  Ban Tư pháp, phường, thị trấn làm Chủ tịch; Phó trưởng  Ban Tư pháp là Phó chủ tịch thường trực. Tổng số thành viên tham gia trong các Hội đồng hoà giải cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh là 931 người.

Số lượng tổ viên của Tổ hoà giải rất đa dạng, phần lớn các Tổ hoà giải có từ 3-5 tổ viên; một số địa phương như Khánh Hoà, Long An, Hưng Yên, Bến Tre, Trà Vinh Tổ hoà giải có từ 3-10 tổ viên; có một số Tổ hoà giải ở một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đắc Lắc, Bắc Ninh có từ 16 đến 18 tổ viên. Tuy nhiên, một số Tổ hoà giải ở một số địa phương chỉ có một đến 2 tổ viên như Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lạng Sơn, Sơn La, Gia Lai ... và ở tỉnh Đồng Tháp còn 5 xã chưa thành lập Tổ hoà giải. Nhìn chung, số lượng tổ viên Tổ hoà giải trong cả nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm và truyền thống của mỗi địa phương và của mỗi cộng đồng dân cư.

2.2. Tình hình hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

2.2.1. Về nhiệm vụ của Tổ hòa giải:

Hoạt động của Tổ hoà giải trước tiên được thể hiện thông qua việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Trong thực tiễn hoạt động của Tổ hoà giải trước đây vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và còn lẫn lộn giữa nhiệm vụ và phạm vi hoà giải. Tại Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và Tổ hoà giải năm 1994 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư pháp đã xác định một số nhiệm vụ của Tổ hoà giải gồm:

a- Hoà giải những xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư;

b- Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản và các quyền lợi khác trong nhân dân;

c- Thông qua công tác hoà giải, giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

Thực hiện các nhiệm vụ trên, Tổ hoà giải chỉ giải quyết những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.”[16]

Theo hướng dẫn này, các cơ quan Tư pháp địa phương trong cả nước đã vận dụng và  cụ thể hoá thêm để hướng dẫn cho các Tổ hoà giải thực hiện. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương gặp lúng túng khi xác định phạm vi hoạt động của Tổ hoà giải vì khái niệm “những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân” chưa được xác định rõ trong lý luận cũng như trong thực tiễn và chưa được ghi nhận trong văn bản pháp luật nào. Bản thân hướng dẫn trên của Bộ Tư pháp mặc dù đã được cụ thể hoá thêm một bước, nhưng vẫn còn chung chung, lẫn lộn giữa nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải.

Theo quan niệm chung và hiểu một cách khái quát nhất, phù hợp với Hiến pháp 1992, nhiệm vụ của Tổ hoà giải (tổ chức thích hợp của nhân dân) hoà giải - giải quyết những xích mích, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và  tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động hoà giải để giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, một trong những định hướng quan trọng là phải tạo nên môi trường pháp lý cần thiết cho hoạt động hoà giải, trong đó phải xác định rõ danh giới giữa nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải[17]. Thông thường, theo truyền thống Tổ hoà giải thực hiện hoà giải các loại mâu thuẫn, tranh chấp sau đây:

- Những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình như: các xích mích, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng dẫn đến đánh, cãi, chửu nhau hoặc ly hôn, ly thân (do nhiều nguyên nhân khác nhau như một trong hai người ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, khác nhau về quan niệm sống, lối sống vv...); những bất hoà giữa mẹ chồng, con dâu; xích mích từ việc vợ, con dâu sinh con trai, con gái; mâu thuẫn do đối xử thiếu công bằng của cha, mẹ đối với các con và của các con đối với bố, mẹ; xích mích, mâu thuẫn do có quan niệm khác nhau trong việc giáo dục con, cháu v.v...

- Các tranh chấp dân sự về tài sản và quyền lợi khác như: tranh chấp trong việc mua, bán tài sản; vay mượn, nợ nần dây dưa; thừa kế tài sản; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà, diện tích phụ dùng chung; các việc xây dựng, cải tạo, cơi nới nhà cửa ảnh hưởng đến các hộ liền kề; tranh chấp trong sử dụng điện, nước, cây cối v.v...

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai như tranh chấp đường đi lối lại chung; về việc phân định ranh giới vườn, khuôn viên nhà ở; về diện tích đất công cộng trong khu chung cư v.v...

- Các vụ việc xích mích do không giữ gìn vệ sinh chung, do gây mất trật tự trong đêm khuya như rú còi xe inh ỏi, hát karaoke quá to, quá khuya, các quán cà phê mở nhạc quá lớn v.v...

- Những mâu thuẫn, xích mích, cãi, chửi nhau ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá cộng đồng và những vi phạm pháp luật như trộm cắp vặt, đánh nhau gây thương tích nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự v.v...

Có quan niệm cho rằng phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải bao gồm tất cả các tranh chấp về quyền lợi và lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai kể cả một số vi phạm hành chính và phạm pháp hình sự nhưng do lỗi vô ý. Quan niệm khác cho rằng phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải bao gồm các loại tranh chấp nói trên, nhưng  các loại tranh chấp đó phải ở mức độ “nhỏ” hoặc “ít nguy hiểm cho xã hội” (đối với vi phạm hành chính và phạm pháp hình sự). Nhưng những khái niệm  này chưa được xác định rõ. Còn phần lớn cho rằng cần phải có văn bản pháp luật quy định rõ phạm vi hoà giải thuộc thẩm quyền của Tổ hoà giải và chủ yếu là những vi phạm pháp luật và tranh chấp “ nhỏ”  trong nhân dân. Đồng thời quy định những loại tranh chấp mà Tổ hoà giải không được hoà giải, để tránh vi phạm pháp luật ngay trong hoạt động hoà giải đã xảy ra trong thực tiễn. Theo hướng dẫn của một số Sở tư pháp như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh thì những loại việc sau đây không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải:

- Các vụ, việc phạm pháp hình sự;

- Các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-  Các vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; các tranh chấp về tiền công, tiền lương...trong các doanh nghiệp v.v.1

Trong thực tiễn còn có nhiều tranh luận và ý kiến khác nhau về những vụ việc, tranh chấp nào không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải[18]. Trong đó có ý kiến cho rằng Tổ hoà giải có thể hoà giải cả những vi phạm hàmh chính và vi phạm pháp luật hình sự nhưng do lỗi vô ý hoặc cả những tranh chấp, mâu thuẫn trong cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội v.v... Ý kiến này này ít sức thuyết phục vì các loại vi phạm pháp luật trên theo quy định của pháp luật tố tụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí không được tiến hành thủ tục hoà giải.  Nhưng theo hướng dẫn của các Sở Tư pháp thành phố  Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội về những vụ việc trên không thuộc phạm vi của Tổ hoà giải, theo chúng tôi là chưa đầy đủ vì theo pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai có một số vụ việc hoặc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình kể cả Toà án cũng không được tiến hành thủ tục hoà giải, mà tiến hành điều tra xét xử theo thẩm quyền. Đó là những tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình trái pháp luật được quy đinh trong Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự  hoặc những vụ án dân sự, hôn nhân gia đình đã được cơ quan điều tra, kiểm sát khởi tố hoặc các tranh chấp liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân v.v...

2.2.2. Về kết quả hoạt động của Tổ hoà giải:

Mặc dù những năm gần đây, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, số lượng mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân cũng tăng lên, tính chất mâu thuẫn, tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn, nhưng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của các cơ quan Tư pháp địa phương; được sự ủng hộ, nhiệt tình tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và sự năng động, sáng tạo và nghệ thuật hoà giải, nên đa số các Tổ hoà giải trong cả nước đã hoạt động có hiệu quả. Theo số liệu điều tra, khảo sát và báo cáo chưa đầy đủ của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 1996  đã thụ lý 153.854 vụ việc, đã tiến hành hoà giải 134.607 việc, trong đó có 115.107 việc hoà giải thành và chuyển cho  Ban Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền 28.360 việc. Trung bình hàng năm, Tổ hoà giải ở các tỉnh, thành phố đã hoà giải từ 2.000 đến 3.000 vụ tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ đủ loại trong nhân dân và hoà giải thành từ 70 - 80% các vụ việc xảy ra ở cơ sở. Một số địa phương hoà giải thành đạt trên 85% như: Tỉnh Hoà Bình 85,5%; tỉnh Sơn La 87,1%; tỉnh Phú Thọ 89,4%; tỉnh Hà Nam 89,6%; tỉnh Bình Định 88,6%; tỉnh Bình Thuận 90,1%; tỉnh Hưng Yên 91,5%; tỉnh Lai Châu 95,3%[19]...

Đánh giá chung.

Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan Tư pháp, tổ chức tổ hoà giải trong cả nước đã được kiện toàn và được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải được nâng cao, khẳng định vị trí, vai trò của Tổ hoà giải trong đời sống xã hội, góp phần to lớn vào việc củng cố đoàn kết nhân dân, nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật của nhân dân; ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội, góp phần vào việc giữ vững trật trự, an toàn xã hội ở cơ sở; giảm bớt nhiều vụ việc phải đưa lên Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và tinh thần cho Nhà nước và toàn xã hội.

 Tuy nhiên, công tác hoà giải ở cơ sở còn có những khó khăn và tồn tại sau đây:

- Mô hình, cơ cấu tổ chức của Tổ hoà giải trong cả nước rất đa dạng, chưa có một mô hình thống nhất.

- Cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải chưa được xác định rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, một số địa phương còn lúng túng trong quá trình xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho Tổ hoà giải nên chậm kiện toàn tổ chức và hiệu quả hoạt động không cao.

- Kinh phí cho hoạt động hoà giải hầu như không có, hầu hết cán bộ hoà giải phải bỏ tiền túi dành dụm được và dành nhiều thời gian vật chất của mình phục vụ cho công tác hoà giải đạt kết quả, gây khó khăn thêm cho đời sống vật chất của cán bộ hoà giải. Vì vậy, không động viên, khuyến khích hoạt động hoà giải. Hoạt động hoà giải thời gian qua chủ yếu dựa trên lòng nhiệt tình và đạo đức tốt đẹp của Tổ viên. Đến giới hạn nào đó, lòng nhiệt tình của tổ viên bị chi phối, thì hiệu quả hoạt động hoà giải cũng bị chi phối theo, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Vì không có kinh phí hoạt động, nên ở một số địa phương nhiều hoạt động quản lý như tổ chức sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, thi đua, khen thưởng, động viên phong trào hoà giải... không thể thực hiện được. Từ đó dẫn đến thực trạng cán bộ hoà giải thiếu kiến thức pháp luật và thiếu nghiệp vụ hoà giải... ảnh hưởng lớn đến kết quả hoà giải.

- Tổ viên Tổ hoà giải hầu như không có kiến thức pháp luật, việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và  hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hoà giải của các cơ quan Tư pháp địa phương còn có hạn chế, mặc dù vài năm gần đây việc tổng kết, sơ kết phổ biến kinh nghiệm và tập huấn nghiệp vụ cho Tổ viên Tổ hoà giải cơ sở đã được chú ý, song còn thiếu đồng bộ và kết quả không đều do Tư pháp cấp huyện không được củng cố, kiện toàn;  Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách, gồm những người làm kiêm nhiệm và cũng không có kiến thức pháp luật.

Theo kết quả khảo sát và báo cáo chưa đầy đủ của 53 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 1996 chỉ có 55.307 Tổ viên trên tổng số 325.700 (chiếm 16,98%) được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hoà giải, còn phần lớn số Tổ viên Tổ hoà giải trong cả nước không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và nghiệp vụ hoà giải. Do thiếu kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hoà giải nên Tổ viên Tổ hoà giải thường tỏ ra lúng túng hoặc tiến hành hoà giải chỉ dựa trên cơ sở kinh nghiệm, nhận thức chủ quan theo cảm tính, nặng về tình mà thiếu cơ sở pháp lý nên thiếu sức thuyết phục. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, thậm chí dẫn đến vi phạm nguyên tắc, vi phạm pháp luật trong quá trình  tiến hành hoạt động hoà giải.

- Các cơ quan Tư pháp ở một số địa phương chưa quan tâm kiện toàn tư pháp cấp huyện và cấp xã, để trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho tổ hoà giải; không kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; không phát động phong trào thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời người tốt, việc tốt trong công tác hoà giải, nên nhiều tổ chức hoà giải bị tan rã, hoạt động sa sút, kém hiệu quả.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là:

-  Nhà nước chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động của Tổ hoà giải;

 Mặc dù Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) 1993 và các văn bản pháp luật khác có quy định về hoạt động hoà giải, nhưng còn ở mức độ khái quát cao hoặc có một số văn bản như Nghị định số 38-CP và Thông tư Liên bộ số 12-TTLB cụ thể hoá chế định hoà giải, nhưng chỉ dừng lại ở việc quy định nhiệm vụ quản lý Nhà nước của các cơ quan Tư pháp đối với Tổ hoà giải, mà chưa quy định cụ thể về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động của Tổ hoà giải để áp dụng thống nhất trong cả nước. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian qua, chủ yếu dựa theo truyền thống, kinh nghiệm thực tiễn được rút ra từ các Hội nghị tổng kết, sơ kết, phổ biến kinh nghiệm, mà chưa có văn bản hướng dẫn chung mang tính quy phạm pháp luật của nhà nước.

 Qua thực tiễn xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động của Tổ hoà giải theo những quy định trên đây, trong thời gian qua đã bộc lộ những khó khăn và tồn tại trong việc kiện toàn tổ chức và làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại là do quy định của pháp luật không xác định đầy đủ các chủ thể quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải và chưa xác định đầy đủ các nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải. Chưa xác định cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

- Sự nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương về vai trò công tác hoà giải ở cở sở không đồng đều và chưa thống nhất nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Ban, ngành, đoàn thể ở các cấp trong việc quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động hoà giải. Vì vậy, không đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của công tác hoà giải dặt ra.

- Cấp ủy và chính quyền nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm kiện toàn, củng cố các cơ quan Tư pháp các cấp ( đặc biệt là Tư pháp cấp huyện và Tư pháp xã ) đủ sức chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ hoà giải ở cơ sở và chưa quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải.

- Cơ quan Tư pháp các cấp được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở, nhưng chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên và kịp thời.

 

IV.     PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP VÀ TỔ HOÀ GIẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

1. Một số quan điểm và mục tiêu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải.

Ban Tư pháp là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống ngành Tư pháp nên việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp phải được tiến hành trên cơ sở những quan điểm định hướng chung của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp được thể hiện trong Cương lĩnh, các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VIII) về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trong đó đã xác định nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp, đó là:

 Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp phải được đặt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị của Nhà nước ta, trên cơ sở và bảo đảm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân" và để khắc phục tình trạng "Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình".

Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt là cải cách nền hành chính Nhà nước và cải cách tư pháp.

Ngoài ra, với đặc thù là đơn vị Tư pháp cơ sở và là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp phải được đặt trong quá trình đổi mới ngành Tư pháp nhằm xây dựng một hệ thống ngành Tư pháp đồng bộ, bảo đảm sự điều hành thống nhất, thông suốt, có hiệu lực đến tận cơ sở; Đồng thời phải gắn liền với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, đổi mới tổ chức và hoạt động các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở, góp phần củng cố chính quyền cấp xã và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý Nhà nước.

Ban Tư pháp và Tổ hoà giải là 2 bộ phận gắn bó chặt chẽ và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp bảo đảm cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải và ngược lại việc đổi mới Tổ hoà giải cũng góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp. Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng về "vai trò hoà giải của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở", việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải cần được tiến hành theo các quan điểm định hướng sau đây:

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải bảo đảm vai trò làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở và ở cụm dân cư đối với việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của Nhà nước.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong tổ chức và hoạt động hoà giải, bảo đảm tính dân tộc và tính thời đại.

Mục tiêu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động Ban Tư pháp và Tổ hoà giải.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ban Tư pháp trong hệ thống tổ chức ngành Tư pháp nói riêng và hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước nói chung và vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hoà giải ở cơ sở; xuất phát từ thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trong thời gian qua cho thấy cần phải tiếp tục đổi mới nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải ở cơ sở.

Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động Ban Tư pháp là xây dựng Ban Tư pháp vững mạnh, ổn định và tạo sự đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực của ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ được chuyên môn hoá làm nòng cốt, trong sạch, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ngày một tăng của ngành Tư pháp tại cơ sở, trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước. Trước mắt tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức Ban Tư pháp ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong cả nước, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, hoàn thiện chức danh, tiêu chuẩn cán bộ tư pháp - hộ tịch, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên trách của Ban Tư pháp và xác định cơ chế quản lý khoa học nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp, xây dựng mô hình tổ chức thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận những nhiệm vụ mới.

Mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải là xây dựng Tổ hoà giải vững mạnh, rộng khắp ở các địa bàn dân cư trên phạm vi toàn quốc với đội ngũ hoà giải viên hiểu biết pháp luật và nắm vững kỹ năng hoà giải, nhằm tăng cường tình đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phát huy dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện để nhân dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trước mắt chú trọng xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất cho việc tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của cộng đồng dân cư trong từng địa bàn; Từng bước kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở; Từng bước tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Tư pháp địa phương đặc biệt là Ban Tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan Nhà nước có liên quan và công dân đối với công tác hoà giải ở cơ sở.

2- Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay.

Việc kiện toàn tổ chức Ban Tư pháp có vai trò quyết định đến việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, vì hiện nay Ban Tư pháp trực tiếp quản lý, hướng dẫn hoạt động của Tổ hoà giải. Bài học thực tiễn cho thấy ở những địa phương nào có Ban tư pháp mạnh thì ở đó có phong trào hoà giải rộng khắp và hoạt động hoà giải có hiệu quả cao. Ngược lại, ở đâu Ban Tư pháp không được củng cố, kiện toàn; không đủ năng lực quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải thì ở đó tổ chức hoà giải không được củng cố, kiện toàn và hiệu quả hoạt động hoà giải không cao. Vì vậy, kiện toàn Ban Tư pháp đủ năng lực quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải là yêu cầu khách quan bảo đảm cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

2.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp trong giai đoạn hiện nay và một số kiến nghị.

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp nói chung và của Ban Tư pháp nói riêng đã đề cập trên đây, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Ban Tư pháp thời gian qua, nhằm xây dựng Ban Tư pháp vững mạnh, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hiện dân chủ hoá ở xã, phường, thị trấn, tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp phải được đổi mới và hoàn thiện theo các định hướng sau đây:

2.1.1. Đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Ban Tư pháp không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp; chưa xác định rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế quản lý và mối quan hệ của Ban Tư pháp. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp.

Để  phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp trong thời gian qua, cần phải sửa đổi Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB theo hướng quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, biên chế của Ban Tư pháp, nhằm khắc phục tình trạng tản mạn, quy định chung chung như hiện nay. Theo chúng tôi, xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của công tác Tư pháp ở cơ sở, văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB không chỉ xác định địa vị pháp lý, mà còn hệ thống hoá, xác định đầy đủ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Tư pháp.

Chỉ có như vậy mới tạo nên cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tư pháp, bảo đảm cho Ban Tư pháp hoàn thành được những nhiệm vụ nặng nề được giao trong thời kỳ mới.

2.1.2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp.

Về mô hình và cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp:

Xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò cuả Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống ngành Tư pháp, nên mô hình tổ chức Ban Tư pháp đang tồn tại và hoạt động như hiện nay là phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mô hình này cần được tiếp tục kế thừa, nhưng cần được củng cố, kiện toàn và hoàn thiện để nâng cao hiệu lực bộ máy và hiệu quả hoạt động, sao cho Ban Tư pháp thực sự trở thành cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã theo đúng nghĩa của nó, khắc phục tình trạng tổ chức Ban Tư pháp mang tính hình thức và hoạt động như một hiệp hội hiện nay.

Phân tích cơ cấu tổ chức Ban Tư pháp hiện nay chúng ta thấy Trưởng Ban Tư pháp do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đảm nhiệm, có 1 thành viên là cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách và các thành viên khác là đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ định làm việc kiêm nhiệm. Nhìn chung, việc chuyên môn hoá cán bộ tư pháp xã đã bước đầu tạo điều kiện ổn định tổ chức, cán bộ của Ban Tư pháp. Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước về các lĩnh vực tư pháp và để khắc phục tình trạng, ở nhiều nơi, 1 số lĩnh vực tư pháp xã bị bỏ trống hoặc giao cho cơ quan khác thực hiện, cơ cấu tổ chức của  Ban Tư pháp phải được củng cố, kiện toàn và hoàn thiện theo hướng tinh gọn, ổn định, có hiệu lực, phù hợp với chủ trương cải cách nền hành chính của Đảng và Nhà nước.

Kế thừa cơ cấu truyền thống của Ban Tư pháp hiện nay ở phần lớn các địa phương, Ban Tư pháp nên có ít nhất một Trưởng ban và 2 thành viên (là cán bộ chuyên trách). Trong đó, Trưởng  Ban Tư pháp do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đảm nhiệm; Phó Trưởng Ban Tư pháp là một trong hai cán bộ tư pháp chuyên trách có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn nghiệp vụ của chuyên viên hay cán sự pháp lý và được tiêu chuẩn hoá, chuyên môn hoá làm công tác Tư pháp xã theo Điều 2 Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23-01-1998 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 99/1998/TTLT/TCCP-BTC-LĐTB&XH hướng dẫn thi hành Nghị định số 09/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26-7-1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, Ban Tư pháp có thể được bổ sung thêm một đến hai thành viên làm việc kiêm nhiệm là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên... Chỉ có như vậy mới bảo đảm cho Ban Tư pháp có hiệu lực, ổn định, đủ sức hoàn thành được tất cả các nhiệm vụ tư pháp ở cơ sở được giao.

2.1.3. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp.

Theo Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ thì Ban Tư pháp hiện nay có 6 nhiệm vụ sau đây:

- Giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp quy khác theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã để thi hành các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng ở cơ sở thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân;

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp;

- Quản lý tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải;

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức phối hợp trong việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành ánvà theo quy định của pháp luật;

- Làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân cấp xã về pháp lý.

Quy định như trên là chưa đầy đủ và cụ thể. Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực tư pháp xã còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác như: Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo nước CHXHCN Việt Nam quy định: Ban Tư pháp " quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước". Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch quy định rất cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong đăng ký và quản lý hộ tịch, mà cán bộ hộ tịch - tư pháp của Ban Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đó (Điều 11 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP).

   Trong lĩnh vực thi hành án theo quan điểm chung Ban Tư pháp không chỉ giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức phối hợp trong việc thi hành án dân sự ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành án mà còn giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành án hình sự, bao gồm các nhiệm vụ như: Theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định; quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù; phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về sống bình thường trong xã hội; xem xét, nhận đơn xin xoá án của người bị kết án...(theo các Điều 227, 233, 234, 235 BLTTHS). Vì không có quy định cụ thể, nên những lĩnh vực Tư pháp này từ trước đến nay thường giao cho Công an xã đảm nhận hoặc bỏ trống.

Theo các Điều 21, 26, 57, 58, 59 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Ban Tư pháp phối hợp với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc áp dụng giáo dục tại xã, phường đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh.

Trong thực tiễn Ban Tư pháp còn giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện các công việc về công chứng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã quy định tại Nghị định số 31/CP ngày 18-5-1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng, cụ thể là các công việc như: Chứng thực di chúc; chứng thực việc từ chối nhận di sản và chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (chứng nhận bản sao các giấy tờ do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp...). Trước đây, ở những địa phương không có cán bộ Tư pháp xã chuyên trách, nhiệm vụ này thường được giao cho Thư ký Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Hơn nữa, trong thời gian qua Ban Tư pháp không chỉ quản lý, hướng dẫn hoạt động cho Tổ hoà giải, mà còn được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện việc hoà giải những vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc những vụ việc thuộc thẩm quyền hoà giải của Uỷ ban nhân dân xã v.v...

Ngoài ra, trong thực tiễn, tuỳ khả năng đảm nhận công việc mà Ban Tư pháp còn được Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao tham gia thực hiện một số công tác khác thuộc thẩm quyền cuả Uỷ ban nhân dân xã như công tác giám hộ và bảo đảm giao lưu dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương và làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân về các vấn đề pháp lý...

Để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp cần xác định rõ cơ chế quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp. Xác định rõ mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với cơ quan Tư pháp cấp trên, với Uỷ ban nhân dân và các cơ quan, ban, ngành ở địa phương, nhằm tạo nên cơ chế phối hợp hoặc phân cấp rõ ràng mới có thể kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp. Có như vậy mới có thể khắc phục được những khó khăn và tồn tại của Ban Tư pháp như đã trình bầy trên đây.

2.1.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư pháp cho cán bộ tư pháp xã.

Công tác tư pháp xã có tính chuyên ngành cao, mọi hoạt động đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật, nên đòi hỏi cán bộ tư pháp xã phải có trình độ trung học pháp lý trở lên và được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ. Trong khi đó, hiện nay phần lớn cán bộ Tư pháp xã chưa được đào tạo về chuyên môn và cũng chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ tư pháp cần thiết và những kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ tư pháp xã là yêu cầu khách quan và là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp.

Việc tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tư pháp xã phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau: tập trung, tại chức v.v... Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả Bộ Tư pháp phải xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung đào tạo, bồi dưỡng và được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.

2.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian tới và một số kiến nghị.

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải đã đề cập trên đây, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải thời gian qua, nhằm xây dựng tổ chức hoà giải vững mạnh, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải, đáp ứng yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngày một tăng ở cộng đồng dân cư và tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp, tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải được hoàn thiện và đổi mới theo các định hướng sau đây:

2.2.1. Đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Tổ hoà giải không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ  điều chỉnh quan hệ hoà giải của Tổ hoà giải. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

Trên cơ sở Điều 127 Hiến pháp 1992 và Khoản 2, Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1993  (sửa đổi) về việc xây dựng các tổ chức thích hợp của nhân dân ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, ngày 25-12-1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá 10 đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, tạo cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chủ trương của Đảng là từng bước thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở và phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Pháp lệnh đã xây dựng các chuẩn mực pháp lý cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện quản lý và tham gia công tác hoà giải và là cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của các Tổ hoà giải, bảo đảm các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân được phát hiện kịp thời và được giải quyết ngay tại cơ sở.

Tuy nhiên, để hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải đòi hỏi Nhà nước phải sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải; thủ tục bầu, miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải; khen thưởng trong công tác hoà giải... đặc biệt là quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hoà giải, tạo điều kiện cho việc củng cố, phát triển Tổ hoà giải và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở.

2.2.2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế thành lập Tổ hoà giải.

Về mô hình tổ chức Tổ hoà giải:

Xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò cuả Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng của nhân dân ở cơ sở và qua thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong những năm qua có thể khẳng định rằng mô hình Tổ hoà giải  một cấp được thành lập ở Tổ dân phố, chung cư, nhà tập thể và các cụm dân cư khác (đối với đô thị) và ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ đội sản xuất, khoảnh tre... (đối với nông thôn và miền núi) như đang tồn tại và hoạt động ở phần lớn các địa phương  hiện nay là phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy, mô hình này đã được tiếp tục kế thừa để củng cố, kiện toàn và được ghi nhận trong Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở để áp dụng thống nhất trong cả nước. Mô hình này vừa thể hiện bản chất của Tổ hoà giải là một tổ chức quần chúng nhân dân ở cơ sở, vừa bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ hoà giải tại chỗ, thừơng xuyên và kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; vừa phù hợp với truyền thống và thực tế phổ biến của Tổ hoà giải ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, có một số ý kiến đề xuất về mô hình tổ chức hoà giải nên thành lập thành hai cấp: Ban hoà giải (hay Hội đồng hoà giải) ở cấp xã, phường, thị trấn và Tổ hoà giải ở cấp thôn, xóm, bản, ấp... và trong thực tiễn ở một số địa phương có tổ chức hoà giải theo mô hình này. Ý kiến này cho rằng, những tranh chấp mà Tổ hoà giải không giải quyết được, thì đưa lên Ban hoà giải cấp xã giải quyết. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tổ chức hoà giải theo mô hình hai cấp nói trên đã bộc lộ những điểm không phù hợp sau đây:

- Phân tích cơ cấu và cơ chế thành lập tổ chức hoà giải cấp xã hiện nay chúng ta thấy Trưởng Ban hoà giải (hay Chủ tịch Hội đồng hoà giải) cấp xã, phường, thị trấn là Trưởng Ban Tư pháp, mà Trưởng Ban Tư pháp hiện nay do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đảm nhiệm, còn các thành viên khác là đại diện của các tổ chức chính trị- xã hội ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ định hoặc các tổ chức đó cử ra, mà không phải do nhân dân ở cơ sở tín nhiệm lựa chọn. Cơ chế này làm cho người dân dễ hiểu lầm đó là tổ chức của Uỷ ban nhân dân chứ không phải là tổ chức quần chúng nhân dân ở cơ sở như Tổ hoà giải;

- Do cấp xã là đơn vị hành chính rộng, thành viên của Ban hoà giải cấp xã không do nhân dân ở cơ sở trực tiếp cử ra. Thành viên trong nhiều trường hợp không chung sống cùng cộng đồng, không sâu sát, hiểu biết hết cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng. Mặt khác, nhân dân ở cơ sở không hiểu biết nhiều về thành viên của Ban hoà giải, và vì vậy dễ rơi vào tình trạng không có tín nhiệm trong nhân dân. Một khi thành viên Ban hoà giải không có tín nhiệm trong nhân dân thì khó có thể thực hiện hoà giải có hiệu quả, hoặc bị các bên tranh chấp từ chối hoà giải hoặc là khó có thể cảm hoá, thuyết phục các bên tranh chấp đi đến thoả thuận;

- Thành viên Tổ hoà giải được chỉ định hay được cử tham gia hoạt động hoà giải, chứ không phải trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng làm việc theo trách nhiệm được giao (mang tính áp đặt), mà không nhiệt tình với hoạt động hoà giải, từ đó hiệu quả hoà giải không cao;

- Trưởng ban hoà giải là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp hoà giải dễ thiên về phân xử hoặc thường áp dụng mệnh lệnh của chính quyền hơn là giải thích, thuyết phục các bên...

- Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân không chỉ là nhiệm vụ của Tổ hoà giải, mà còn là trách nhiệm chung của các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn), các Toà án nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội...; và vì vậy, việc thành lập Ban hoà giải ở cấp xã tựa hồ như là cấp trên của Tổ hoà giải là không cần thiết, vừa cồng kềnh, không thể hiện tính chất quần chúng của Tổ hoà giải, vừa dễ làm cho nhân dân ở cơ sở hiểu lầm.

Nhìn chung, Ban hoà giải cấp xã không thể hiện được những đặc trưng cơ bản của Tổ hoà giải ở cơ sở; không mang tính chất là tổ chức của quần chúng nhân dân, do nhân dân xây dựng nên. Tổ chức và hoạt động của Ban hoà giải không dựa trên cơ sở tự nguyện, dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc hoà giải hoặc lạm dụng thẩm quyền trong quá trình hoà giải. Vì vậy, mô hình tổ chức Tổ hoà giải một cấp ở tổ dân phố, thôn, xóm, bản, ấp, cụm dân cư khác là tổ chức thích hợp nhất của nhân dân để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.

Về cơ cấu tổ chức của Tổ hoà giải:

Xuất phát từ đặc điểm Tổ viên Tổ hoà giải là những người gần dân, sát dân, có uy tín trong cộng đồng dân cư; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình tham gia hoạt động hoà giải trên cơ sở tự nguyện; nên nói chung, không hạn chế hay quy định cứng nhắc về số lượng Tổ viên của Tổ hoà giải, mà tuỳ thuộc vào đặc điểm, cơ cấu xã hội cụ thể và tính chất mâu thuẫn, tranh chấp của từng địa bàn dân cư mà xác định cơ cấu của Tổ hoà giải cho phù hợp, bảo đảm mọi mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ở cơ sở đều có Tổ viên thích ứng tiến hành hoà giải có hiệu quả.

Kế thừa cơ cấu truyền thống của Tổ hoà giải hiện nay ở phần lớn các địa phương, Tổ hoà giải nên có trung bình từ 3 đến 6 thành viên. Trong đó, Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng thôn, Trưởng xóm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên... Ở miền núi có Tộc trưởng hoặc Già làng làm tổ trưởng. Còn các thành viên của Tổ hoà giải phải là những người có phẩm chất đạo đức, có tình cảm trong sáng, có uy tín rộng, có nhiệt tình, được bồi dưỡng kiến thức pháp lý cần thiết, có kinh nghiệm trong cuộc sống, có tinh thần trách nhiệm xây dựng cộng đồng và có khả năng cảm hoá, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tin cậy, yêu mến, được nhân dân ở cơ sở lựa chọn cử ra không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và cơ cấu xã hội.

 

 

Về cơ chế thành lập Tổ hoà giải:

Theo truyền thống, Tổ hoà giải với tính chất là tổ chức quần chúng, do nhân dân tự tổ chức nên và hoạt động theo phương châm tự nguyện, vì vậy, không nên áp dụng bất cứ hình thức áp đặt nào. Tổ hoà giải cần được thành lập độc lập và tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp các cấp như ở phần lớn các địa phương hiện nay. Tuy nhiên, ở một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Kiên giang... ghép Tổ hoà giải với Tổ dân phố, hoặc Hội đồng an ninh nhân dân... thực chất là giao nhiệm vụ hoà giải cho các tổ chức nói trên. Cơ chế này có những ưu điểm nhất định như không cồng kềnh, thể hiện mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, trực tiếp giữa cán bộ chính quyền (Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn...) với quần chúng nhân dân thông qua đại diện của mình ở Tổ dân phố. Nhưng thiết chế này mang tính chất chính quyền hơn là tính nhân dân vốn là bản chất của Tổ hoà giải và dễ dẫn tới tình trạng phân xử mâu thuẫn, tranh chấp nhiều hơn là hoà giải các tranh chấp vốn là nhiệm vụ của Tổ hoà giải.

2.2.3. Xác định trình tự tiến hành hoà giải:

Việc hoà giải được tiến hành theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc được Tổ trưởng Tổ hoà giải phân công; hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác; hoặc hoà giải viên chủ động tiến hành hoà giải theo sáng kiến của mình, khi trực tiếp chứng kiến hoặc phát hiện vi phạm pháp luật hay tranh chấp nhỏ trong nhân dân mà thấy cần thiết phải hoà giải kịp thời để ngăn chặn vi phạm pháp luật và hạn chế những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Thời điểm tiến hành hoà giải được xác định vào thời điểm các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của hoà giải viên tuỳ theo căn cứ hoà giải là theo yêu cầu của đương sự hay theo sáng kiến của hoà giải viên.

Trước khi tiến hành hoà giải, hoà giải viên phải thực hiện một số công việc chuẩn bị như: tìm hiểu nguyên nhân vụ việc; tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan; lựa chọn địa điểm và thời gian thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các đương sự.

Sau khi thực hiện các công việc nói trên, hoà giải viên tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các bên tranh chấp với sự có mặt của các đương sự hoặc hoà giải với từng đương sự tuỳ từng trường hợp cụ thể; lắng nghe ý kiến của các đương sự; phân tích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận trên cơ sở bản chất và nguyên nhân vụ việc và căn cứ vào các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội; động viên, thuyết phục các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

2.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Hiện nay, Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đã xác định các chủ thể và nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hoà giải. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hoà giải như thế nào để bảo đảm khoa học, kiện toàn tổ chức phát huy được hiệu quả hoạt động hoà giải trong đời sống xã hội,

Vì vậy, cần phải xác định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động hoà giải là của các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là của các cơ quan Tư pháp địa phương với chức năng là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng tổ chức, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Tổ hoà giải; đồng thời phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm quản lý và tham gia vào tổ chức và hoạt động hoà giải của các tổ chức chính trị - xã hội; cụ thể là xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước của từng ngành, từng cấp: Chính phủ, ngành Tư pháp, Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức chính trị - xã hội đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, tạo nên cơ chế phối hợp hoặc phân cấp rõ ràng mới có thể kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Có như vậy mới có thể khắc phục triệt để những khó khăn và tồn tại của Tổ hoà giải trong thời gian qua.

2.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng hoà giải cho tổ viên Tổ hoà giải.

Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp đa dạng và ngày càng phức tạp ở cơ sở phải dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật và phù hợp với pháp luật đòi hỏi các Tổ viên tham gia hoà giải phải có kiến thức pháp luật cần thiết, phải có nghiệp vụ và những kinh nghiệm hoà giải nhất định. Trong khi đó, phần lớn Tổ viên Tổ hoà giải chưa được trang bị kiến thức pháp luật và ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác hoà giải. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết, nghiệp vụ hoà giải và những kinh nghiệm thực tiễn cho Tổ viên Tổ hoà giải là yêu cầu khách quan và là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác hoà giải.

Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác hoà giải phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau, với sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả Bộ Tư pháp phải xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung đào tạo, bồi dưỡng và được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình; các cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho Tổ viên Tổ hoà giải ở cơ sở.

2.2.6. Bảo đảm kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải.

Một trong những khó khăn, tồn tại làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải là Nhà nước chưa quy định kinh phí hoạt động của Tổ hoà giải và chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác hoà giải. Các cơ quan, ban, ngành ở địa phương chưa quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải. Mặc dù không có kinh phí hoạt động, nhưng trong thời gian qua công tác hoà giải ở cơ sở vẫn được duy trì và phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động hoà giải ở 1 số địa phương còn ở mức thấp mà một nguyên nhân trực tiếp là không có kinh phí hoạt động.

Trong thực tiễn xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải có rất nhiều việc cần phải có kinh phí nhất định mới có thể triển khai thực hiện được, đó là: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết và nghiệp vụ hoà giải cho Tổ viên ; Tổ chức sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm hoà giải; cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết phục vụ công tác hoà giải; giấy, bút, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoà giải; kinh phí khen thưởng động viên, khuyến khích Tổ viên Tổ hoà giải có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải... Đây là những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Do không có kinh phí hoạt động, nên Tổ hoà giải không những không thể thực hiện được những hoạt động nói trên mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, mà còn không động viên, khuyến khích người  tham gia hoà giải. Đó là những khó khăn, tồn tại làm hạn chế đến kết quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, mà trong nhiều năm qua chưa được khắc phục.

Như vậy, để duy trì, phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, một trong những yêu cầu khách quan đòi hỏi Nhà nước phải bảo đảm phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động thiết yếu nhất cho Tổ hoà giải hoạt động và có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích những người tham gia công tác hoà giải. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian tới, cần được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, để các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện.

 

 

 

V.      MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

1. Về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp.

- Kiến nghị trong thời gian trước mắt, cần sớm xây dựng và ban hành văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định số 38/CP và Thông tư Liên bộ số 12/TTLB, trong đó quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, biên chế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của  Ban Tư pháp; có văn bản hướng dẫn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ và chế độ đãi ngộ thống nhất đối với cán bộ tư pháp xã trong cả nước. Cần có chế độ bồi dưỡng đối với số cán bộ làm công tác kiêm nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã và chế độ đối với số Uỷ viên kiêm nhiệm của Ban Tư pháp; hiện nay, số cán bộ này đang hoạt động không có chế độ bồi dưỡng, thù lao.

- Kiến nghị, về tổ chức cán bộ, hiện nay ở cấp xã, theo luật định, Phó chủ tịch vừa là Trưởng công an xã, Trưởng ban Tư pháp và Chánh thanh tra nhân dân là không phù hợp vì tính chất của các công việc này là khác nhau. Do vậy, cần có định biên cán bộ xã hợp lý để tránh tình trạng chồng chéo trong công việc.

- Kiến nghị nên quy định cụ thể số lượng cán bộ chuyên trách của Ban Tư pháp là 2 người, với chức danh “cán bộ Tư pháp” và “cán bộ Hộ tịch” để bảo đảm triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Tư pháp.

- Kiến nghị nên quy định cán bộ chuyên trách Tư pháp cấp xã là Phó Ban Tư pháp để phát huy vai trò chuyên trách và quản lý, điều hành chung các nhiệm vụ công tác của Ban theo pháp luật quy định. Mặt khác, Nhà nước cần quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh: Trưởng ban, Phó ban, chuyên trách và chức danh Uỷ viên Ban Tư pháp để tạo diều kiện cho những người này có căn cứ pháp lý trong khi thi hành nhiệm vụ.

- Hiện nay, mức sinh hoạt phí của cán bộ cấp xã quá thấp, đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu nâng mức sinh hoạt phí để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác.

- Kiến nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo chức danh Tư pháp chuyên trách cấp xã dài hạn trong phạm vi cả nước để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho số cán bộ này; phân cấp cho Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tại địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với số cán bộ chuyên trách nói riêng và cán bộ Tư pháp xã nói chung tại địa phương trên cơ sở hướng dẫn xây dựng kế hoạch và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng riêng cho các cán bộ Tư pháp xã ở vùng sâu, vùng xa, chủ động khắc phục hoàn cảnh khó khăn của các vùng này;

- Kiến nghị với Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Công an có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong việc trích lục và giửi bản sao Bản án, quyết định của các cơ quan Tư pháp cho Uỷ ban nhân dân xã để tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân thực hiện được việc quản lý theo luật định.

- Kiến nghị, cần cấp kinh phí tương xứng cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương, vì đây là một mảng công tác hết sức quan trọng và cần được sự quan tâm, đầu tư thích đáng của mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến cơ sở.

- Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm biên soạn, in và phát hành các loại sách báo, tài liệu phù hợp để Ban Tư pháp có tài liệu tham khảo nghiên cứu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương.

 

2. Về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

- Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp cụ thể hoá Nghị định để hướng dẫn thống nhất về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, theo hướng xác định rõ thẩm quyền của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan Tư pháp địa phương trong quản lý Nhà nước về công tác hoà giải; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hoà giải; thủ tục bầu và miễn nhiệm tổ trưởng và tổ viên Tổ hoà giải; trình tự tiến hành hoà giải; chế độ khen thưởng đối với các nhân, tổ chức có thành tích trong công tác hoà giải... tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, bảo đảm cho việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở.

- Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn về số lượng thành viên Tổ hoà giải theo hướng có từ 3 đến 6 người trên cơ sở kế thừa cơ cấu truyền thống của Tổ hoà giải đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn công tác hoà giải;

- Kiến nghị Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải cho các thành viên Tổ hoà giải dài hạn trong phạm vi toàn quốc; phân cấp cho các cơ quan này tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ hoà giải viên của địa phương trên cơ sở có sự hướng dẫn của Bộ về nội dung và  chương trình bồi dưỡng;

- Đề nghị các cơ quan Tư pháp cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết cho Tổ hoà giải để nghiên cứu, phục vụ cho hoạt động hoà giải;

- Đề nghị Nhà nước có kinh phí để các cơ quan Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hoà giải và có kinh phí hoạt động thiết yếu nhất cho Tổ hoà giải, bảo đảm cho việc kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải và tạo điều kiện, khuyến khích hoạt động hoà giải ở cơ sở./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II

PHẦN CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

 

 

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ  TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN

 TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

 

Dương Bạch Long

Viện NCKH pháp lý

 

I.     ĐẶT VẤN ĐỀ

          Từ trước tới nay, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cơ sở; hướng dẫn chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật; hướng dẫn cán bộ và nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Các văn bản này là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là căn cứ để cán bộ chính quyền cơ sở vận dụng giải quyết các công việc xảy ra hàng ngày ở địa phương.

          Chính quyền cấp xã là một chế định truyền thống trong hệ thống pháp luật của nước ta, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính được thiết lập từ năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương trong mỗi giai đoạn được quy định tại Hiến pháp và Luật tổ chức tương ứng: năm 1962, 1983, 1989, 1994.

          Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, các  cơ quan chính quyền địa phương đã phát huy vai trò vủa mình trong việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng. Tại Hội nghị Toàn quốc về Hội đồng nhân dân (13 đến 15-2-1997) đã ghi nhận những thành tựu, đồng thời đề ra những biện pháp "Tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp".

          Theo quy định của Hiến pháp (1992), trong hệ thống chính quyền bốn cấp của Nhà nước ta hiện nay thì chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây xin được gọi chung là chính quyền xã) đóng một vai trò hết sức quan trọng, là đơn vị hành chính cấp cơ sở, là nơi biến những đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thành hành động cách mạng của quấn chúng nhân dân. Mọi hành động của công dân trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày đều liên quan mật thiết tới pháp luật, cọ sát trực tiếp với pháp luật. Do vậy, để đảm bảo việc "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" thì việc tuyên truyền và giải thích pháp luật đối với quần chúng nhân dân ở xã, phường, thị trấn có ý nghĩa hết sức to lớn. Để giúp cho chính quyền địa phương (cấp xã) thực hiện nhiệm vụ trên và để giúp chính quyền xã quản lý công tác Tư pháp theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã đã thành lập Ban Tư pháp là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện công tác trên.

 

II. VÀI NÉT LỊCH SỬ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.

1. Giai đoạn 1945 đến 1960

          Ban Tư pháp xã, phường thị trấn là tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở vùng giải phóng - gọi là Tiểu ban Tư pháp trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Ban Tư pháp xã được chính thức thành lập theo Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định một cách chi tiết ngay tại Sắc lệnh số 13 về cách tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán ngày 24-1-1946. Theo đó, Ban Tư pháp có 3 Uỷ viên (Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký của Uỷ ban hành chính cấp xã) cả 3 Uỷ viên đề có quyền kiến nghị. Về thẩm quyền, theo Sắc lệnh số 13 quy định: Ban Tư pháp xã có quyền:

          - Hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự. Nếu hoà giải được, Ban Tư pháp có thể lập Biên bản hoà giải có các Uỷ viên và những người đương sự ký.

          - Phạt các việc vi cảnh, nhưng chỉ có quyền phạt từ năm hào đến sáu đồng bạc. Các tiền phạt sẽ do thủ quỹ nhận và phát biên lai. Tiền phạt bỏ vào quỹ làng tiêu dùng. Nếu người phạm tội không chịu nộp phạt, thì Ban Tư pháp lập Biên bản và đệ nên Toà án sơ cấp xét xử.

          - Thi hành những mệnh lệnh của các Thẩm phán cấp trên.

          - Ban Tư pháp xã không có quyền tịch thu tài sản của ai; cũng không có quyền bắt bớ, giam giữ ai trừ khi có tráp nã của một Thẩm phán, hay khi thấy người phạm tội quả tang. Khi bắt người trong hai trường hợp kể trên, Ban Tư pháp phải lập biên bản hỏi cung, và giải bị can nên ngay toà án cấp trên trong hạn 24 giờ.

          - Nếu cần Ban Tư pháp có thể khám xét nhà các tư nhân để thu giữ tang vật, song phải lập biên bản minh bạch và không được sâm phạm đến các đồ vật khác. Các tang vật thu giữ phải bao gói cẩn thận và niêm phong rồi đệ ngay lên Toà án cấp trên. (Điều 2-6, Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946).

          Theo Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 về ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án đã trao thêm quyền cho Ban Tư pháp ngoài các quyền đã quy định trong Sắc lệnh số 13, đó là: Ban Tư pháp xã hoà giải tất cả các việc hộ và thương mại do các đương sự muốn mang ra trước Ban Tư pháp ấy. Biên bản hoà giải thành chỉ có hiệu lực tư chứng thư.

          Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; nhưng Miền Nam còn bị đế quốc thống trị. Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới, Miền Bắc tiến nên CNXH và tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Để góp phần vào việc củng cố chính quyền ở xã, góp phần vào việc tăng cường đoàn kết ở nông thôn và trấn áp kịp thời những hàng động phá hoại trật tự trị an và sản xuất ở địa phương; Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1869 - VHC về hướng xây dựng và củng cố Uỷ ban hành chính xã về mặt Tư pháp. Trong Thông tư này quy định một cách cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và lề lối làm việc của UBHC xã về tư pháp bao gồm:

          - Hoà giải những việc xích mích, tranh chấp về quyền lợi trong nhân dân. Uỷ ban hành chính xã có quyền công nhận những việc thuận tình ly hôn mà hai bên không có tranh chấp nhau về con cái hoặc tài sản;

          - Kiểm thảo, giáo dục những người phạm những lỗi nhỏ làm mất trật tự ở nông thôn như: say rượu, làm huyền náo thôn xóm, đánh chửi nhau thường, trộm cắp vặt, hủ hoá thường... Nếu có gây thiệt hại cho người khác, Uỷ ban hành chính xã có thể bắt người phạm lỗi phải bồi thường;

          - Nghiêm khắc cảnh cáo những tên địa chủ có những phản ứng nhỏ như: láo xược với nông dân, không chịu lao động, trộm cắp vặt, dây dưa thuế, không chịu đi dân công...

          - Thi hành mệnh lệnh của cấp trên như: tống đạt giấy gọi; tống đạt án; điều tra cung cấp thêm tài liệu về một vụ án theo yêu cầu của TAND huyện hoặc TAND tỉnh...

          Theo quy định của Thông tư này, Uỷ ban hành chính xã không có quyền phạt giam hoặc giữ người phạm lỗi một vài ngày để bắt họ quét trụ sở, đắp đường, đào ao, đào giếng... Bỏ hình thức phạt vi cảnh ở xã theo quy định của các Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1945; số 51 ngày 17-4-1946; số 85/SL ngày 22-5-1950 và trong các văn bản hướng dẫn thi hành các Săc lệnh này.

          Về tổ chức hoạt động, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phân công Chủ tịch, Phó chủ tịch hay Uỷ viên công an phụ trách cả công việc Tư pháp xã.

          Do sự phát triển đa dạng của cuộc sống xã hội, xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách gia đình, ngày 24-8-1956 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 1507-HCTP bổ sung Thông tư số 1869-VHC ngày 25-10-1955 về vấn đề công nhận thuận tình ly hôn. Theo quy định mới này, thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn không thuộc thẩm quyền của UBHC xã mà nay thuộc thẩm quyền của  TAND huyện. Bởi vì những việc xin ly hôn có rất nhiều nguyên nhân phức tạp, nếu giải quyết không thận trọng thì có ảnh hưởng xấu đến việc ổn định tình hình ở nông thôn và đến việc thi hành chính sách gia đình và chính sách Mặt trận của Đảng và Chính phủ.

2. Giai đoạn 1961 đến 1980

Do tình hình của cách mạng trong giai đoạn mới, theo quy định của Hiến pháp 1960 và pháp luật hiện hành Bộ Tư pháp bị giải thể, các cơ quan Tư pháp theo hệ thống ngành được sát nhập với các đơn vị khác; công tác Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan khác. Công tác Tư pháp xã do Toà án nhân dân đảm nhận. Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14-7-1960 và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân Tối cao và tổ chức của các toà án nhân dân địa phương ngày 30-3-1961 thì:

          Chánh án TAND TC có nhiệm vụ chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức Tư pháp, công tác giáo dục và đào tạo cán bộ Toà án và công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nhân dân.

          Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức Tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị trấn và xã, và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Chánh án Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ: chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức Tư pháp ở địa phương và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Thực hiện chức năng do luật định, ngày 26 tháng 2 năm 1964 Toà án nhân dân Tối cao ban hành Thông tư số 02-TC về việc xây dựng tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức Tư pháp xã, khu phố. Thông tư này chỉ rõ nhiệm vụ của UBHC xã về công tác tư pháp như sau:

          - Hoà giải những việc ly hôn và tranh chấp về dân sự mà hai bên yêu cầu Uỷ viên Tư pháp xã hay khu phố giúp đỡ, tổ chức các tổ hoà giải và hướng dẫn công tác của tổ hoà giải;

          - Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân;

          - Thi hành những mệnh lệnh của Toà án về tống đạt giấy gọi và thi hành án.

          * Về tổ chức, Uỷ ban hành chính (UBHC) xã và Ban hành chính khu phố cần (BHC. KP) phân công Phó Chủ tịch hoặc Uỷ viên thường trực phụ trách công tác Tư pháp.

          * Trong quan hệ giữa Uỷ Viên Tư pháp xã và khu phố với các Tổ hoà giải, các Uỷ viên Tư pháp cần chú ý những công tác sau đây:

          - Cần tổ chức hội nghị bồi dưỡng cho các Tổ hoà giải về chủ trương và phương pháp hoà giải ;

          - Thường xuyên liên hệ với các Tổ hoà giải để nắm tình hình và hướng dẫn công tác. Các Uỷ viên khác của UBHC xã, khu phố phụ trách các thôn, các đường đường phố cũng cần chú ý theo dõi hướng dẫn công tác của các tổ hoà giải ở thôn và đường phố.

          - Uỷ viên Tư pháp phải tranh thủ dự sinh hoạt hàng tháng với một số tổ hoà giải để nắm tình hình và hướng dẫn các tổ hoà giải hoạt động.

          - Uỷ viên Tư pháp cần báo cáo thường xuyên với cấp Uỷ, với UBHC xã hoặc BHC. KP để giúp cấp Uỷ, UBHC xã và BHC. KP lãnh đạo công tác của Tổ hoà giải; khen thưởng tuyên dương kịp thời những tổ hoà giải hoặc tổ viên tổ hoà giải đã đạt được những thành tích trong công tác hoà giải.

          Trong quan hệ giữa TAND huyện, thị xã với Uỷ viên Tư pháp xã và khu phố thì:

          - TAND huyện, thị xã có nhiệm vụ hướng dẫn công tác cho Uỷ viên tư pháp xã và khu phố; trong đó cần chú ý đặc biệt đến công tác xây dựng tổ hoà giải ở cơ sở...

          - TAND huyện, thị xã có nhiệm vụ huấn luyện cho Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố về những công việc thuộc nhiệm vụ Tư pháp của Uỷ ban hành chính xã và khu phố và giúp đỡ các Uỷ viên Tư pháp huấn kuyện cho tổ viên tổ hoà giải.

          - Đối với những việc mà tổ hoà giải hoà giải không thành, hai bên yêu cầu Uỷ viên tư pháp xã hoặc tư pháp khu phố giúp đỡ giải quyết thì Uỷ viên Tư pháp xã hoặc khu phố có thể hoà giải một lần nữa hay gửi gay đơn kiện nên Toà án nhân dân huyện, thị xã có kèm theo ý kiến của Uỷ ban hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố. Khi nhân dân trực tiếp đưa đơn nên Toà án mà xét thấy còn có khả năng hoà giải được ở xã hay khu phố nếu đương sự đồng ý, thì toà án nhân dân huyện, thị xã có thể gửi đơn cho Uỷ ban hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố để Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố hoặc tổ hoà giải hoà giải.

          - Toà án nhân dân huyện, thị xã cần có kế hoạch thi đua giữa các xã, khu phố để thúc đẩy phong trào xây dựng và phát triển tổ hoà giải, giúp cho các Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố sơ kết, tổng kết công tác xây dựng và hoạt động của Tổ hoà giải để rút kinh nghiệm phổ biến chung.

          - Hàng tháng, Uỷ viên tư pháp xã, khu phố phải báo cáo cho TAND huyện, thị xã tình hình việc xích mích, tranh chấp trong nhân dân, công tác tư pháp ở xã và khu phố, công tác của Tổ hoà giải ...

          Ba tháng một lần, TAND huyện, thị xã họp với Uỷ viên Tư pháp xã, khu phố để rút kinh nghiệm và công tác.

          Trong Thông tư này khẳng định, việc xây dựng và củng cố các tổ hoà giải là khâu chủ yếu trong việc kiện toà tổ chức tư pháp ở xã, khu phố. Các TAND phải theo dõi, đôn đốc, kiển tra việc xây dựng các tổ hoà giải.

3. Giai đoạn 1981 đến 1993

          Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới cả nước đi nên xây dựng chủ nghĩa xã hội; kế thừa và phát triển Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1960, Hiến pháp 1980 đã quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Mặt khác do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, Bộ Tư pháp được lập lại theo Nghị định 143/HĐBT ngày 22 tháng 1 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước bao gồm công tác dự thảo pháp luật, quản lý về mặt tổ chức các Toà án địa phương và các công tác Tư pháp khác; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật  xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân; góp phần bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân (Điều 1 Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/1/1981).

          Trong hệ thống tư pháp, ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) có Ban Tư pháp. Về tổ chức của Ban tư pháp xã, phường, thị trấn (Sau đây gọi tắt là Ban Tư pháp xã) Theo Thông tư số 8/TT ngày 6-1-1982 và Công văn số 527/ QLTA ngày 28- 8-1984 của Bộ Tư pháp thì tổ chức Ban Tư pháp xã gồm có: Trưởng ban, một Phó trưởng ban và một số Uỷ viên. Trưởng ban tư pháp xã cần chọn người trong thường trực Uỷ ban nhân dân xã kiêm chức, Phó trưởng ban Tư pháp xã phải là cán bộ chuyên trách thường trực làm công tác tư pháp. Các uỷ viên khác nên chọn trong các ngành, đoàn thể quần chúng ở địa phương. Cán bộ Tư pháp xã cần có phẩm chất đạo đức tốt, có tình thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác, có khả năng vận động quần chúng, am hiểu chuyên môn về tư pháp cơ sở.

          Theo Thông tư số 8/TT ngày 6-1-1982 và Công văn số 527/ QLTA ngày 28-8-1984 của Bộ Tư pháp thì Ban Tư pháp xã có các chức năng, nhiệm vụ sau:

          - Tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật;

          - Giúp UBND soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật và các văn bản khác theo đúng pháp luật và thẩm quyền;

          - Giúp UBND xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải trong phạm vi địa phương;

          - Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch;

          - Tham gia vào việc thi hành án tại cơ sở.

4. Giai đoạn 1993 đến nay

          Sau Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý, thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Tư pháp vừa tiếp tục triển khai hoạt động vừa xây dựng, kiện toàn tổ chức và tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội và trong bộ máy Nhà nước, Sau Nghị định số 38/CP ngày 4-6-1993 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp và các văn bản pháp luật khác, chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp đã được mở rộng, tổ chức bộ máy đã được củng cố, đội ngũ cán bộ được tăng cường. So với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Nghị định số 143/HĐBT ngày 22-1-1981 thì nhiệm vụ của Bộ Tư pháp (ngành Tư pháp) được mở rộng hơn rất nhiều trong đó có những nhiệm vụ hoàn toàn mới như: quản lý thi hành án dân sự, quản lý thống nhất ngân sách Toà án nhân dân địa phương, quản lý luật sư tư vấn pháp luật, quản lý Trọng tài phi Chính phủ... Theo Nghị định số 38/CP (4-6-1993) và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ngày 26-7-1993 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan Tư pháp địa phương quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Ban Tư pháp xã, phương, thị trấn được xác định: Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Tư pháp. Kế thừa các văn bản nói trên, hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp xã được quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch; Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo nước CHXHCN Việt Nam; Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các văn bản pháp luật khác... Theo quy định của các văn bản pháp luật này Ban Tư pháp cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp quy khác theo quy định của pháp luật và thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã để thi hành các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng ở cơ sở thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; quản lý Tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

- Quản lý tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải; đồng thời trực tiếp thực hiện việc hoà giải khi có vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc do được yêu cầu.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức phối hợp trong việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành ánvà theo quy định của pháp luật.

- Làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân cấp xã về pháp lý.

          Ngoài ra, theo quy định của Nghị định 31/CP ngày 18-5-1996 về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước và Thông tư số 1411/TTCC ngày 3-10-1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 31/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước thì UBND xã, phường, thị trấn có chức năng thực hiện các công việc công chứng sau: chứng thực di chúc; chứng thực việc từ chối nhận di sản; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (cấp và chứng nhận các bản sao các giấy tờ về hộ tịch do cơ quan mình cấp bản chính).

          Về tổ chức Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn được quy định

          Theo Thông tư Liên bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn do một Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phụ trách; ngoài ra, Ban Tư pháp xã cần có it nhất một cán bộ chuyên trách tư pháp và một số Uỷ viên không chuyên trách tham gia gồm đại diện của các cơ quan đoàn thể ở xã (Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...).

          Về chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban tư pháp xã được quy định trong Thông tư Liên bộ số 12/TTLB và các văn bản pháp luật khác, Ban tư pháp xã giúp UBND thực hiện các nhiệm vụ được giao.

          Về công tác xây dựng văn bản, Ban tư pháp xã có trách nhiệm giúp UBND soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị để thi hành các quyết định, chỉ thị của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và nghị quyết của HĐND cùng cấp; soạn thảo các nội quy, quy ước của địa phương theo đúng pháp luật và thẩm quyền. Để thực hiện tốt chức năng quan trọng này, Ban Tư pháp xã cần nắm vững những quy định của pháp luật về thẩm quyền của xã để tham mưu cho UBND trong việc ra các văn bản áp dụng pháp luật. Cán bộ Tư pháp xã cần nắm vững kỹ thuật xây dựng văn bản, am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương để tham mưu cho UBND trong công tác xây dựng văn bản pháp luật. Ban tư pháp xã còn được UBND hoặc cơ quan Tư  pháp cấp trên giao tổ chức việc lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật.

          Về tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, theo Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác quy định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp ở trung ương và địa phương. Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn với vai trò là cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở Nghị định số 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993, giao cho Ban Tư pháp xã giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức tuyên chuyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân ngày 7-1-1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 2/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 3/1998/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đều khẳng định nhu cầu cấp bách của việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân và phổ cập kiến thức pháp luật cho cán bộ chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho việc chấp hành cũng như giám sát việc thi hành pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước ở từng địa bàn dân cư.

Để tổ chức và triển khai nhiệm vụ trong lĩnh vực này, Ban Tư pháp xã cần lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của xã; tổ chức phối hợp với các Ban, tổ công tác của UBND xã, các tổ chức quần chúng, trưởng thôn, trưởng xóm, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, tổ hoà gải; các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học... tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân. Nội dung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân bao gồm: Tuyên truyền các văn bản pháp luật mới tập trung vào các văn bản quy định trực tiếp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng...; các quy định về trật tự, an toàn xã hội. Tuyên truyền về các hoạt động thực hiện và bảo vệ pháp luật của địa phương. Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức như: nói chuyện, trao đổi pháp luật theo chủ đề trực tiếp với người dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và cơ sở; phối hợp với các trường học để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh....

Về công tác hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ hoà giải, theo quy định tại Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở được Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 25 tháng 12 năm 1998 và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thì Ban Tư pháp xã là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, có nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ này, Ban Tư pháp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường trong việc xây dựng các Tổ  hoà giải, công nhận và miễn nhiệm thành viên Tổ hoà giải;

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động hoà  giải cho các thành viên của Tổ hoà giải;

- Cung cấp tài liệu, sách báo pháp lý cần thiết để các thành viên Tổ hoà giải thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải hoạt động thường xuyên và có hiệu quả;

- Tổ chức tổng kết, sơ kết thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm, bài học thực tế trong hoạt động hoà giải ở cơ sở, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải;

- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác hoà giải;

- Báo cáo kết quả việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện; đề nghị Uỷ ban nhân dân và cơ quan tư pháp cấp trên khen thưởng các thành viên hoặc Tổ hoà giải có thành tích và tham gia tích cực trong hoạt động hoà giải.

Ban Tư pháp xã là cơ quan chuyên môn giúp UBND xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải trong địa phương mình. Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng về pháp luật và nghiệp vụ công tác hoà giải cho các thành viên tổ hoà giải; cung cấp tài liệu, sách báo pháp lý cần thiết để các thành viên tổ hoà giải có khả năng thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Phối hợp với mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội trong địa bàn, bảm đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của các tổ hoà giải với các ban, tổ công tác của UBND trong công tác hoà giải. Một hạn chế trong công tác hướng dẫn, quản lý hoạt động của các Tổ hoà giải hiện nay là do chưa có chế độ, chính sách đối với những người làm công tác hoà giải do vậy trong thực tế ở nhiều địa phương các Tổ hoà giải hoạt động không đều tay. Trong nhiều trường hợp hoạt động của các Tổ hoà giải chỉ mang tính hình thức, không huy động được quần chúng nhân dân tham gia công tác này.

  Về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện pháp lý về tình trạng nhân thân của mỗi con người như: sinh; tử; kết hôn; nhận nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con;, thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định. Trên cơ sở giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở là nhiệm vụ của UBND cấp xã, trước đây được quy định tại Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 06-01-1961 của Chính phủ và Nghị định số 219/HĐBT ngày 20-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp và hiện nay được quy định trong Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Theo Điều 11 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đăng ký sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định.

- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc;

- Tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật hộ tịch;

- Tổng hợp tình hình và báo cáo thống kê các số liệu về hộ tịch cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch;

- Sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.

Công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp:

Nhiệm vụ này của Ban Tư pháp xã được quy định trong Thông tư liên tịch số 12/TTLB, nhưng hầu hết các Ban Tư pháp xã trong toàn quốc chưa triển khai thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do  nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, Nhà nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định hoặc hướng dẫn các vấn đề về quản lý lý lịch tư pháp và công tác thống kê tư pháp.

Theo quy định của pháp luật Ban Tư pháp xã, phường thực hiện công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp cấp trên. Nhiệm vụ này đang được Bộ Tư pháp nghiên cứu, triển khai thực hiện thí điểm ở một số địa phương, trên cơ sở đó để hoàn thiện môi trường pháp lý và hướng dẫn triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.

          Về tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương, theo quy định tại Khoản 6, Mục II Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 6-7-1993 của Bộ Tư pháp-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các văn bản pháp luật khác, thì Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn trực tiếp thực hiện những việc thi hành án sau:

          Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, Ban Tư pháp xã theo dõi, giám sát việc cải tạo của nhưng người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

          Đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định;

          Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù;

          Giám sát, giáo dục người bị bị kết án phạt tù và người bị kết án cải tạo không giam giữ;

          Thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi họ chấp hành xong hình phạt tù;

          Phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phàt tù trở về sống bình thường trong xã hội;

          Xem xét, nhận xét đơn xin xoá án của người bị kết án (Điều 227, 233, 234, 235 BLTTHS).

          Trong công tác thi hành án dân sự, Ban Tư pháp cấp xã thực hiện việc:

          Phối hợp với cơ quan thi hành án, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố...ở các xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của người phải thi hành án  trong việc tổ chức thi hành án;

          - Cung cấp tài liệu, xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan thi hành án xử lý tang vật, tài sản và những vật khác có liên quan đến thi hành án;

          - Cử đại diện đến chứng kiến việc cưỡng chế thi hành án;

          - Chuyển cho cơ quan thi hành án khoản tiền người phải thi hành án bị trừ vào thu nhập do mình đang quản lý...

          Ngoài ra, Ban Tư pháp còn giúp chính quyền thực hiện thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập bị can, giấy triệu tập người làm chứng, giấy báo gọi đương sự giải quyết việc thi hành án...

          Về việc thực hiện công chứng, theo quy định của Nghị định 31/CP ngày 18-5-1996 về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước và Thông tư số 1411/TTCC ngày 3-10-1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 31/CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước thì UBND xã, phường, thị trấn có chức năng thực hiện các công việc công chứng sau: chứng thực di chúc; chứng thực việc từ chối nhận di sản; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật (cấp và chứng nhận các bản sao các giấy tờ về hộ tịch do cơ quan mình cấp bản chính như: Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng tử...). Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã phụ trách về công tác Tư pháp thực hiện việc chứng thực các yêu cầu công chứng thuộc thẩm quyền của UBND xã và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc chứng thực do mình thực hiện.

 

 

 

VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ MỐI QUAN HỆ

CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

CỘNG HOÀ X.H.C.N VIỆT NAM

 

                                                            Thạc sỹ. Chu Văn Thịnh

                                                            Trưởng phòng Tổng hợp Văn phòng Bộ

 

Ban Tư pháp xã, phường thị trấn là tổ chức đã có cơ sở từ thời kỳ trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở vùng giải phóng - gọi là Tiểu ban Tư pháp trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã, sau đó được quy địng trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta (1)[20]

Trải qua 5 thập kỷ, từ khi được hình thành cho đến nay, tổ chức Tư pháp xã luôn tồn tại và phát triển, là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống của ngành Tư pháp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống của ngành Tư pháp gồm 4 cấp, ở trung ương có Bộ Tư Pháp, ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp, ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp, ở xã và cấp tương đương có Ban tư pháp. Trong hệ thống này Ban Tư pháp ở vào vị  chân rết, nếu chân rết mà yếu kém thì cả hệ thống sẽ không thể mạnh, vì vậy Ban Tư pháp có vị trí, vai trò hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với chính quyền cơ sở mà còn quan trọng và cần thiết với hệ thống ngành Tư pháp.

Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mối quan hệ của Ban Tư pháp thể hiện ở vị trí pháp lý và thực tiễn qua 5 thập kỷ hoạt động

 

I.        VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BAN TƯ PHÁP

Nghị định 38-CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã xác định :

Ban Tư pháp là CƠ QUAN CHUYÊN MÔN của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, trị trấn thực hiện quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp ở cơ sở.

Điều 53 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.

Theo những quy định trên thì Ban Tư pháp vừa là tổ chức cấp cơ sở trong hệ thống của ngành tư pháp, vừa là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn, vì thế Ban Tư pháp có vị trí và vai trò kép.

1. Đối với hệ thống ngành Tư pháp 

Ban Tư pháp là cấp cơ sở trong hệ thống 4 cấp của ngành, có nhiệm vụ trực tiếp triển khai thực hiện công việc Tư pháp ở cơ sở.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động Tư pháp không chỉ dừng lại ở cơ quan cấp trên, ở tầng vĩ mô mà còn được tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở, trong đó có nhiều hoạt động chỉ phát sinh và bắt đầu từ địa hạt cơ sở hoặc chỉ được tiến hành tại cấp cơ sở, cụ thể như: Việc đăng ký và quản lý hộ tịch; việc hòa giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp, xích mích trong nội bộ nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương; tổ chức vận động, giáo dục người có nghĩa vụ phải thi hành tự nguyện thi hành án; việc theo dõi, giám sát, giáo dục người vi phạm hành chính được giáo dục tại xã phường; công tác thống kê tư pháp, quản lý lịch tư pháp, thực hiện một số việc về uỷ thác tư pháp; công tác theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật ở địa phương... Như vậy, có thể thấy rằng có những công việc có thể và cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô, nhưng lại có việc phải được giải quyết ở tầng vi mô, ở cấp cơ sở.

Ban Tư pháp được xem như cơ quan đại diện của ngành Tư pháp đặt tại cơ sở, là cánh tay với dài của Bộ đến cơ sở, thể hiện sự hiện diện thường xuyên của ngành Tư pháp ở địa phương (địa bàn).

Ở vị trí này, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban Tư pháp có vai trò và trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đúng sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của ngành Tư pháp. Hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở đó còn là việc triển khai, thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ, của ngành, vì thế nếu có một sự ách tắc ở cấp này thì đương nhiên ảnh hưởng đến cả hệ thống, đồng thời cũng qua thực tiễn mà kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của những chủ trương, kế hoạch được vạch ra từ cấp cao nhất của ngành, giúp cho việc tổng kết, điều chỉnh công tác chỉ đạo và quản lý của ngành. Đặt giả thiết nếu không có cơ quan tư pháp ở cấp cơ sở, không có màng lưới chân rết thì Bộ Tư pháp không thể trực tiếp vươn tới cơ sở để quản lý hoặc tiến hành hoạt động thay cho cấp cơ sở. Vì vậy, có thể xem Ban Tư pháp như là cánh tay với dài của Bộ xuống tận cơ sở.

Và, ngay cả Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tuy đều là cơ quan Tư pháp ở địa phương, hoạt động trong một địa hạt nhất định (Tỉnh, Huyện) nhưng hai cấp này vẫn là những cấp trung gian, chưa ở vào vị trí trực tiếp như Ban Tư pháp. Chính vì thế mà trong nhiều năm qua, Bộ Tư pháp đã khẳng định: Phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố đẩy mạnh hoạ động Tư pháp cấp xã, phường, thị trấn[21]. Nếu công tác Tư pháp của chúng ta được tổ chức tốt từ cơ sở thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu cầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là ổn định xã hội và quản lý Nhà nước bằng pháp luật[22].

Do thấy được vị trí, vai trò của Ban Tư pháp đối với hệ thống ngành Tư pháp và đối với chính quyền cấp cơ sở, trong nhiều năm qua, khi quản lý và chỉ đạo Ban Tư pháp, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao (giai đoạn Bộ Tư pháp giải thể thì Ban Tư pháp vẫn tồn tại và do TAND tối cao quản lý, chỉ đạo) đều rất quan tâm đến công tác tư pháp ở cơ sở; hai ngành đã mở nhiều hội nghị chuyên đề ở cấp toàn quốc và ở địa phương về Ban Tư pháp (kể cả trong khi đất nước còn đang kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ), đã ra nhiều thông tư, chỉ thị để hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp.

Ở địa phương, các cấp uỷ Đảng và các cấp chính quyền cũng có nhiều chỉ thị, nghị quyết về củng cố Ban Tư pháp đẩy mạnh công tác hoà giải. Thực tiễn trên đây thể hiện sự quan tâm của ngành ở địa phương đồng thời cũng cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của Ban Tư pháp. Từ những cơ sở trên cho thấy, hiệu quả quản lý của Bộ Tư pháp, có hiệu quả hoạt động của ngành Tư pháp phụ thuộc một phần không nhỏ ở hiệu quả hoạt động của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn. Đặt vấn đề ở mức như vậy sẽ là đúng đắn, hợp lý vì như Lê Nin đã nói: "Sở dĩ cách mạng của chúng ta đạt được những thành tích như ngày nay chính là vì có cơ sở, có chính quyền. Chúng ta phải chú ý thường xuyên đến kinh nghiệm ở cơ sở[23].

2. Đối với chính quyền cơ sở.

Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Tư pháp cho chúng ta thấy, không phải đợi đến khi giành được chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân thì lúc đó Đảng và nhà nước ta mới thiết kế trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở có Ban Tư pháp, mà trước đó, ngay từ thời kỳ tiền chính quyền đã lập Tiểu ban Tư pháp nằm trong Uỷ ban dân tộc giải phóng làng, xã, Tiểu ban này do một Uỷ viên trong Uỷ ban dân tộc giải phóng phụ trách và "có các người không nhất định phải có chân trong Uỷ ban dân tộc giải phóng". Điều này chứng tỏ rằng ngay từ những ngày đầu, khi chính quyền của nhân dân đang còn trong phôi thai (Uỷ ban dân tộc giải phóng) thì một tổ chức tư pháp ở cơ sở mang bản chất nhân dân đã hình thành cùng với chính quyền, là một bộ phận của chính quyền, sau này trở thành cơ quan chuyên môn của chính quyền, có chức năng giúp chính quyền cơ sở thực hiện hoạt động hành chính - Tư pháp và quản lý Nhà nước về tư pháp theo thẩm quyền.

Chính quyền xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, đại diện của Chính phủ ở địa phương (cơ sở), thực hiện quyền quản lý Nhà nước ở địa phương. Chính quyền cơ sở ở vào vị trí đầu tiên, trực tiếp của mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền với công dân, nơi tiếp giáp giữa Nhà nước và công dân, do đó mọi hoạt động quản lý của chính quyền (trong đó có lĩnh vực Tư pháp) là trực tiếp với dân, không phải qua một khâu trung gian nào. Nói một cách hình ảnh thì chính quyền cơ sở là "sợi dây" nối liền giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị của cơ quan cấp trên muốn xuống đến người dân địa phương tất nhiên phải qua chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở còn là cấp trực tiếp thu thập và phản ánh tâm tư, nguyên vọng, ý kiến của nhân dân địa phương lên các cơ quan cấp trên trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về Tư pháp.

Trong lĩnh vực hành chính - Tư pháp và quản lý Nhà nước về Tư pháp ở cơ sở, chính quyền xã, phương, thị trấn có chức năng và thẩm quyền thực hiện các công tác sau đây[24]:

+ Truyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, tổ chức thực hiện các biện pháp thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Ra những quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiển tra việc thi hành các văn bản đó;

+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án; quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh.

+ Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, kịp thời giải quyết các vi phạm pháp luatạ và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định cuả pháp luật;

+ Tổ chức việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện một số việc về công chứng như: chứng thực di chúc, chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng những công việc cụ thể này, theo yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở thì Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thi hành đầy đủ, đúng pháp luật... Khi tiến hành thực hiện các công việc được giao phải làm đúng trình tự, thủ tục và phải có chuyên môn, nghiệp vụ; muốn vậy, UBND cơ sở phải dựa vào cơ quan chuyên môn, sử dụng cơ quan chuyên môn. Và (như đã nêu ở phần 1), trong trường hợp này Ban Tư pháp vừa có trách nhiệm là cơ quan chuyên môn để giúp UBND thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp ở cơ sở, vừa có vai trò đại diện cho ngành Tư pháp đặt ở cơ sở để "bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở".

Hiện nay, yêu cầu của công tác quản lý nói chung và quản lý về hành chính Tư pháp nói riêng ở địa bàn xã, phường, thị trấn đang đòi hỏi và có yêu cầu tăng về thẩm quyền, mở rộng phạm vi quản lý. Trong khi đó số lượng cán bộ của chính quyền cấp cơ sở có hạn (từ 5 đến 7 thành viên), phải kiêm nhiệm nhiều việc; do đó, nếu Ban Tư pháp không làm tốt vai trò tham mưu, giúp việc thì UBND sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý  nhà nước và triển khai hoạt động về công việc tư pháp ở cơ sở.

Vì vậy, phát huy vai trò của Ban Tư pháp là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ những năm 50, khi tiến hành chỉnh đốn công việc Tư pháp xã, Bộ Tư pháp đã nhận định: Muốn chấn chỉnh công việc Tư pháp xã phải đặt hẳn việc chấn chỉnh Tư pháp xã vào việc củng cố chính quyền và đoàn thể xã nói chung [25].

3. Về tổ chức bộ máy.

Xét về cách thức tổ chức và nhân sự thì:

- Thứ nhất, Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn là tổ chức có nét đặc thù rất Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là mọi công việc của cách mạng (trong đó có công việc Tư pháp) phải có sự tham gia đông đảo của nhân dân, nhất là từ cơ sở thì mới thực sự có kết quả tốt. Chính đặc điểm này làm nổi bật vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Ban Tư pháp, với những biều hiện cụ thể là:

+ Tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp vừa có tính chất là một cơ quan Nhà nước (là cơ quan được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng chuyên trách và nghiệp vụ chuyên sâu về thực hiện công tác Tư pháp ở cơ sở theo sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên; hoạt động như vai trò của tổ chức pháp chế cơ sở. Nhân sự phụ trách do người có cương vị chủ chốt của chính quyền đảm nhiệm, đồng thời có cán bộ, nhân viên chuyên trách...) lại vừa mang tính chất tự quản do nhân dân trực tiếp tham gia (thành viên của Ban Tư pháp không đơn thuần chỉ là những người trong cơ quan, bộ máy nhà nước mà trong đó còn có những thành viên là đại biểu của nhân dân địa phương).

+ Cách thức hoạt động Tư pháp ở cấp cơ sở có lĩnh vực, có việc phải tuân thủ những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do luật định (hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, quản lý lý lịch Tư pháp và thống kê tư pháp; tham gia thi hành án; soạn thảo quyết định, chỉ thị của UBND; thực hiện một số công việc về công chứng, về sao lục, thị thực giấy tờ...), nhưng hoạt động ở Tư pháp cơ sở cũng không chỉ là hoạt động nghiệp vụ thuần tuý, trái lại có những việc, những hoạt động không nhất định việc nào cũng phải tuân thủ theo một khuôn mẫu bắt buộc mà rất linh hoạt để phát huy tính chủ động sáng tạo, thích ứng với hoàn cảnh cũng như để tập hợp được sức mạnh tổng hợp ở địa phương (công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp, xích mích trọng nội bộ nhân dân; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương; công tác vận động, giáo dục, thuyết phục người có nghĩa vụ thi hành án để họ tự nguyện thi hành; công tác giáo dục người phải chịu biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn....

Nói một cách khái quát, hoạt động Tư pháp ở cấp cơ sở là hoạt động được kết hợp giữa quyền quản lý của Nhà nước với sự tự quản và tham gia trực tiếp của nhân dân địa phương; là hoạt động kết hợp giữa nguyên tắc pháp lý và truyền thống đạo lý của dân tộc. Nguyên tắc này thể hiện sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quản lý Nhà nước, có nghĩa là: Nhà nước vẫn giữ đặc trưng là quản lý bằng pháp luật; đồng thời Nhà nước quản lý bằng toàn bộ các biện pháp của hoạt động cách mạng, đặc biệt là bằng vận động quần chúng.[26]

Thứ hai, Ban Tư pháp là tổ chức tư pháp có tính ổn định, tính liên tục cao hơn so với các cơ quan trong hệ thống ngành Tư pháp. Thực tiễn của mấy thập kỷ cho chúng ta thấy đã có một thời kỳ các cơ quan tư pháp ở cấp trên (Bộ - Sở - Phòng) không ổn định do giải thể rồi lại tái lập nhưng ở cấp xã thì từ khi được khai sinh cho đến nay, Ban Tư pháp vẫn tồn tại và ổn định bên cạnh chính quyền cơ sở và là tổ chức đảm nhận thực hiện nhiều công việc do các cơ quan bảo vệ pháp luật ở cấp trên giao xuống.

Từ cơ sở thực tiễn như vậy có thể thấy hình ảnh của Ban Tư pháp rất đậm nét trong lịch sử của Chính quyền cơ sở và trong truyền thống của ngành Tư pháp. Xem xét Ban Tư pháp trong mối quan hệ chiều ngang và chiều dọc, tìm hiểu Ban Tư pháp trong lịch sử và hiện tại đều thấy rõ vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu chính quyền và là một mắt xích không thể thiếu được của hệ thống cơ quan Tư pháp từ trung ương đến cơ sở.

 

II.      NHIỆM VỤ HIỆN NAY CỦA BAN TƯ PHÁP VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO THỜI GIAN TỚI.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Ban Tư pháp, kế thừa và phát triển thực tiễn lập quy về Ban Tư pháp qua 5 thập kỷ, hiện nay cơ sở pháp lý quy định về chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp được quy định trong Nghị định số 38-CP ngày 4.6.1993 của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26.7.1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ. Có thể khái quát ở 5 điểm dưới đây:

1. Ban Tư pháp thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, quản lý lý lịch Tư pháp và thống kê Tư pháp cấp cơ sở.

Trong cuộc sống, các việc về sinh, tử, kết hôn và nhiều sự kiện hộ tịch khác đều diễn ra ở cấp cơ sở, nơi người dân cư trú và hoạt động. Để quản lý các sự kiện này nhà nươc phải tiến hành hoạt động đăng ký và quản lý theo một quy định chặt chẽ.

Pháp luật về hộ tịch ở nước ta quy định: hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND các cấp, cơ quan Tư pháp cùng cấp có trách nhiệm giúp UBND thực hiện theo sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của Bộ Tư pháp.

Tuy UBND các cấp đều có trách nhiệm trong hoat động đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền, nhưng cần chú ý rằng hoạt động này chủ yếu và trước hết phát sinh từ cơ sở, thực hiện từ cấp cơ sở (bao gồm các việc về khai sinh, chứng tử, công nhận kết hôn, công nhận nuôi con nuôi...)

Sau khi sự kiện hộ tịch được trình báo đăng ký tại UBND cơ sở thì chứng thư hộ tịch có giá trị pháp lý đặc biệt bởi đây là cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của công dân, do đó phải được lập và quản lý theo quy định, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ nhằm đảm bảo tính chính xác và kịp thời nhất. Vì vậy ở cơ sở, nếu không có một cơ quan, một tổ chức chuyên trách về lĩnh vực này để giúp UBND thì việc thực thi những quy định của pháp luật về hộ tịch, việc tuân theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên, việc lưu trữ bảo quản hồ sơ, sổ sách hộ tịch không đảm bảo, việc thống kê, báo cáo không đầy đủ, kịp thời... khi đó nhiều vấn đề phức tạp sẽ nảy sinh xung quanh việc xác định quyền nghĩa vụ của công dân qua công tác hộ tịch ở cơ sở, dẫn đến hậu quả là công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này sẽ kém hiệu quả.

Bên cạnh vấn đề trên, cũng cần thấy đặc điểm nổi trội của công tác quản lý hộ tịch ở cấp cơ sở là, ở cấp này hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch không chỉ thụ động ngồi ở công sở để đợi công dân trong địa bàn đến khai báo và đăng ký, không thể quản lý theo kiểu quan liêu mà muốn có hiệu quả phải giành thời gian để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch, phải đi đến từng cụm dân cư, từng hộ gia đìnhđể phối hợp với các tổ chức vận động, đôn đốc công dân cùng  gia đình họ kịp thời trình báo, đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh.

Từ thực tiễn hiện nay, để Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn thực hiện được chức năng giúp UBND cùng cấp quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở, chúng tôi thấy cần phải có công chức hộ tịch ở cấp này (hộ tịch viên). Qua tìm hiểu pháp luật về hộ tịch ở Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp, được biết ở Nam phần Việt Nam, theo nghị định ngày 30/10/1927 có đặt chức danh "chánh lục bộ" và "phó lục bộ" trong Hội đồng kỳ mục ở xã, hai chức danh này được giao việc chuyên trách giữ các sổ sách về hộ tịch, tiếp nhận các việc khai báo sinh- tử - giá thú.

Còn tại Trung phần Việt Nam, theo chỉ dụ ngày 5/1/1952 có đặt chức " hương bộ " ở xã để giữ các sổ sách hộ tịch. Đến năm 1953 trong sắc lệnh 19/3 của chính quyền Sài Gòn về cải tổ hành chính xã có đặt chức danh " Uỷ viên hộ tịch " do chủ tịch UBHC xã kiêm nhiệm và có thêm một phụ tá viên giúp đỡ để chấp giữ sổ bộ hộ tịch, ghi chép những khai sinh, hôn thú, khai tử của các cư dân trong xã.[27]

Tài liệu trên cho thấy trong cơ cấu tổ chức, nhân sự của chính quyền cấp xã ở Việt Nam từ thời kỳ trước đây đều đã có người chuyên trách trông coi sổ bộ hộ tịch, làm công tác hộ tịch ở cấp hành chính cơ sở. Điều này thể hiện dù ở xã hội nào thì công tác hộ tịch ở cấp cơ sở vẫn là nhữgn đòi hỏi khách quan của công tác quản lý hành chính - Tư pháp của chính quyền.

Về vấn đề quản lý lý lịch Tư pháp, ngay từ khi mới thành lập, trong tổ chức của Ban Tư pháp có đặt chức danh thư ký, người này giữ công việc lục sự, lưu trữ công văn, làm các giấy tờ, biên bản. Đến năm 1993 Ban Tư pháp tiếp tục được giao thực hiện việc quản lý lý lịch Tư pháp và thống kê Tư pháp ở cơ sở (Quy định tại Thông tư liên Bộ số 12/TTLB Bộ Tư pháp-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ).

Mặc dù quy định như vậy nhưng trên thực tế công tác này chưa có điều kiện để triển khai vì nhiều nguyên nhân và khó khăn.

Xuất phát từ yêu cầu của việc quản lý lý lịch Tư pháp, chúng tôi thấy trong thời gian tới nếu tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp vẫn có thực trạng như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ này đặt ra với Ban Tư pháp sẽ không khả thi, và như vậy có thể phải xem xét điều chỉnh lại nhiệm vụ này của Ban Tư pháp? vì tính hiệu quả, tính khả thi về mặt xã hội là một tiêu chuẩn hết sức quan trọng để đánh giá những chế định đang tồn tại[28].

Về công tác thống kê Tư pháp ở cơ sở, đây là một trong những lĩnh vực còn bị bỏ trống và ngành Tư pháp chưa thật sự có điều kiện để hướng dẫn chỉ đạo, UBND các cấp cũng chưa thấy sự cần thiết của mối quan hệ giữa công tác thống kê tư pháp đối với quản lý xã hội nói chung và quản lý Tư pháp nói riêng, vì vậy mà từ nhiều năm qua nhiệm vụ thống kê tư pháp được giao cho cơ quan Tư pháp địa phương vẫn chỉ là những quy định trong văn bản pháp luật (pháp luật vẫn trong trạng thái tĩnh).

Theo chúng tôi, nội dung thống kê tư pháp ở cơ sở bao gồm:

+ Các thống kê về lĩnh vực hộ tịch (gồm cả số liệu thống kê phát sinh tại địa bàn cơ sở về những  số liệu, sự kiện thu thập từ cơ quan hộ tịch cấp trên hoặc địa phương khác chuyển đến, thông báo đến...)

+ Các thống kê về số người (số đương sự) trong địa phương bị án treo, bị cải tạo không giam giữ, bị quản chế, bị buộc phải chịu thử thách, bị giáo dục tại xã, phường thị trấn, bị đưa vào trường giáo dưỡng...

+ Các thống kê, theo dõi về tình hình vi phạm pháp luật, tôn trọng pháp luật ở địa phương (việc này trứoc đây Bộ Tư pháp đã có Chỉ thị số 280-TH ngày 29.5.1984 và Công văn số 527-QLTP ngày 28.8.1994 hướng dẫn Ban Tư pháp xã, phưòng thị trấn thực hiện nhiệm vụ giúp UBND theo dõi tình hình tôn trọng và vi phạm pháp luật ở địa phương).

Các thống kê khác về Tư pháp...

Để tái thực hiện nhiệm vụ này, đề nghị Bộ Tư pháp và chính quyền địa phương cần hướng dẫn chỉ đạo, quan tâm tạo điều kiện để Ban Tư pháp làm tốt chức năng được giao.

2.   Ban Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ hoà giải, đồng thời cũng trực tiếp thực hiện việc hoà giải khi có vụ viêc do tổ hoà giải chuyển lên.

Hoà giải là một nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường xuyên của công tác Tư pháp ở cơ sở. Từ nhiều năm nay công tác hoà giải được Đảng và Nhà nước quan tâm bởi hiệu quả và ý nghĩa xã hội của nó. Ngay từ  thời kỳ tiền chính quyền, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã giao cho tiểu Ban Tư pháp việc khuôn xử các vụ xung đột, xích mích ở các rẻo làng, ấp xã. Sau khi giành được chính quyền và thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 trong đó quy định việc thành lập Ban Tư pháp xã và giao cho BanTư pháp "có quyền hoà giải tất cả các vụ dân sự và thương sự " chúng ta có thể xem đây là hình thức tư pháp giản đơn đáp ứng kịp thời việc giải quyết các tranh chấp ngay từ đầu và ngay tại cớ sở trước khi đưa đến cơ quan xét xử, phù hợp với truyền thống và tâm lý của người Viêt Nam. Kể từ đó đến nay Ban Tư pháp có nhiệm vụ làm tham mưu để UBND quyết định thành lập tổ hoà giải, công nhận hoặc miễn nhiệm hoà giải viên, chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ hoà giải, phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phuơng để kiện toàn củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt đông của các tổ hoà giải; đề xuất với chính quyền trong việc đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí tài liệu...cho hoạt động hoà giải, báo cáo kết quả và kiến nghị với UBND, Phòng Tư pháp về công tác hoà giải ở cơ sở...

Thực tiễn nhiều năm cho thấy, ở nơi nào Ban Tư pháp, tổ hoà giải hoạt động tích cực có hiệu quả thì địa phương đó ít xảy ra tranh chấp xích mích trong nội bộ nhân dân, việc kiện tùng giảm, chính quyền địa phương không mất nhiều thời gian, công sức cho việc phân xử, các Toà án nhân dân địa phương cũng giảm bớt được gánh nặng xét xử. Kết quả của công tác hoà giải có ý nghĩa ổn định địa bàn dân cư, tăng sự đoàn kết trong cộng đồng, chính vì vậy mà hoà giải không còn là việc chuyên môn của chính quyền nói chung hoặc là của cơ quan Tư pháp nói riêng. Có thể xem việc có đại diện của nhân dân tham gia vào công tác hoà giải là sự hợp tác, phối hợp của nhân dân với chính quyền và cơ quan Tư pháp trong việc giải quyết  các tranh chấp trong nội bộ nhân dân vì nếu mọi tranh chấp xích mích đều đưa ra chính quyền để phân xử thì chính quyền không thể giải quyết hết được. Đây là một phương pháp, cách thức có giá trị như một công cụ hỗ trợ cho pháp luật, hỗ trợ  cho việc quản lý xã hội.

Để duy trì và đẩy mạnh công tác hoà giải trong tình hình mới, chúng ta  cần tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của công tác hoà giải nhằm xây dựng một cơ chế pháp lý thích hợp hoạt động này.

Theo chúng tôi, trước hết cần phải có quan niệm đúng về công tác hoà giải ở cơ sở. Chúng tôi cho rằng hoà giải là một nhu cầu của xã hội, của cuộc sống cộng đồng. Xã hội muốn phát triển tốt cần có 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Yếu tố nhân hoà ở đây phải chăng đó là lòng người, là sự hoà thuận, đoàn kết nhất trí, là sự ổn định trong mỗi gia đình, từng cơ quan, đơn vị, từng địa phương và toàn xã hội, nhưng trước hết đó là sự ổn định từ  mỗi gia đình, từ mỗi cơ sở.

Trong tình hình hiện nay vẫn còn không ít người có nhận thức không đúng về công tác hoà giải, cá biệt có cán bộ Tư pháp, có thẩm phán vần coi hoà giải chỉ là một bộ phận hay là một giai đoạn đầu của công việc xét xử, coi hoà giải là một việc phụ, làm được thì hay còn không thì đã có việc xét xử trước toà.

Quan niệm như trên là không đúng, chúng tôi nhớ lại, ngay từ năm 1950, trong Tờ trình của Bộ Tư pháp trình nên Chủ tịch nước ký ban hành Sắc lệnh (Sắc lệnh số 85 ngày 22-5-1950) về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng, Bộ Tư pháp đã nêu rõ: “Nhiệm vụ chính của cơ quan Tư pháp không những là cơ quan xét xử mà còn là hoà giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự tranh tụng”.

Nhân đây chúng tôi xin dẫn lời của ông Chánh Toà án nước cộng hoà Pháp  khi ông trả lời phỏng vấn của Báo LABEL về tình trạng ứ đọng các vụ án ở Pháp để chúng ta tham khảo "...Không phải mọi việc tranh chấp đều chỉ có một cách giải quyết đơn thuần bằng con đường tố tụng, về dân sự cũng như hình sự, có nhiều con đường và nhiều cách giải quyết, tôi nghĩ trước hết đến hoà giải..."[29]

Lại có quan điểm khác cho rằng hoà giải chỉ là việc dàn xếp giữa 2 tư nhân (giữa 2 bên tranh chấp, xích mích) mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích xã hội do đó xã hội không cần can thiệp đến; hoặc hoà giải là điều hoà quyền lợi của các bên liên quan; hoà giải là công việc của chính quyền, nếu giữa họ có tranh chấp, xích mích với nhau thì đã có chính quyền giải quyết..vv..

Đối lập với các quan điểm trên, chúng ta có quan niệm đúng đắn về công tác hoà giải. Nhà nước của chúng ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, được xây dựng trên cơ sở của khối đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong xã hội, các dân tộc trong cùng một tổ quốc, cùng "đồng bào" với nhau. Trong chế độ ta, quyền lợi của mỗi người hài hoà với quyền lợi của nhiều người theo nguyên lý mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người, vì vậy những việc xích mích, tranh chấp, mâu thuẫn của các cá nhân với nhau trong nội bộ nhân dân  với nhau đều ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và xã hội. Ví dụ như trong gia đình, nếu có chuyện xích mích, bất ổn thì khi đến cơ quan, nhà máy người đó không thể tập trung tư tưởng để công tác, lao động tốt được; hậu quả tan vỡ một gia đình không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến “tế bào” của xã hội mà còn tác động, gây phức tạp, ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội. Ở  miền núi hoặc những nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống nếu có mâu thuẫn xích mích mà không được giải toả kịp thời thì ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dân tộc...

Nói tóm lại những việc xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân có ảnh hưởng đến trật tự chung, là mầm mống của sự mất ổn định trong đời sống xã hội, trong từng gia đình, nếu không được ngăn chặn, giải quyết kịp thời thì dễ phát triển từ nhỏ thành lớn, thành kiện tụng, thành vi phạm pháp luật, thành tội phạm.... Vì thế trong mấy chục năm qua chúng ta đã có nhiều phong trào về lĩnh vực này, hiện nay trong xã hội đang có cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống ở cụm dân cư, bản, làng. Và có lẽ chính vì vậy từ Hiến pháp năm 1980 (Điều 128) đến Hiến pháp năm 1992 (Điều 127) của nước ta có quy định: ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.

Để cụ thể hoá vấn đề có tính chất hiến định này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở (Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25-12-1998), đây là cơ sở pháp lý vững chắc và cụ thể nhất từ trước đến nay của lĩnh vực này để phát huy hiệu quả của công tác hoà giải trong thời gian tới.

3. Trách nhiệm của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương.

Điều 69 Hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền được thông tin; Điều 10 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng nêu rõ: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND phải được niêm yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những nơi khác do HĐND quy định. Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng khẳng định quyền của mọi người dân được thông tin về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân ở cơ sở. [30]

Như vậy có thể thấy rằng, mọi hoạt động của người dân ở cơ sở đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến pháp luật. Muốn người dân hiểu biết pháp luật để từ đó tôn trọng pháp luật và hành động theo pháp luật thì trước hết phải tiến hành việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan Nhà nước từ cấp trung ương đến cơ sở, nhưng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn lại là trách nhiệm cụ thể của UBND và Ban Tư pháp. Để giúp UBND làm tốt việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân điạ phương, Ban Tư pháp có điều kiện, có trách nhiệm làm đầu mối chủ trì việc xây dựng kế  hoạch và tổ chức phối hợp Ban văn hoá thông tin cùng các đoàn thể quần chúng ở địa phương, các cụm dân cư, trường học... tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân địa phương.

Là cấp cơ sở, có điều kiện trực tiếp với nhân dân ở cơ sở, Ban Tư pháp sẽ lựa chọn được nội dung tuyên truyền sát hợp với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân ở địa phương, nội dung này sát với từng đối tượng, với đời sống pháp lý ở cơ sở và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện nay số lượng văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều vì vậy mà Ban Tư pháp không thể chuyển tải, tuyên truyền phổ biến mọi văn bản pháp luật đến người dân ở địa phương, do đó sự lựa chọn những nội dung nào là cần thiết, phù hợp với người dân với cơ sở là  rất quan trọng.

Ở cơ sở có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp thích hợp để tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: phổ biến nói chuyện pháp luật tại các trường học, cụm dân cư, tổ dân phố, bản làng, xóm ấp; trong các bước sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt của các đoàn thể quần chúng, tổ chức thông tin cổ động, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, niêm yết văn bản pháp luật ở các trạm thông tin cơ sở, thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực tiễn như: Công tác hoà giải, đăng ký hộ tịch, công tác thi hành án hoặc qua các phiên toà xét xử lưu động tại địa phương.v.v

Để hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở có hiệu quả, triển khai được thường xuyên, kịp thời, các cơ quan Tư pháp cấp trên cần giúp đỡ Ban Tư pháp về tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ, cử báo cáo viên, tuyên truyền viên về cơ sở thực hiện các buổi trợ giúp pháp lý miễn phí và để phổ biến pháp luật cho nhân dân. UBND xã, phường, thị trấn cần đề cao trách nhiệm của mình để chỉ đạo, điều hành sự phối hợp hành động giữa Ban Tư pháp và các cơ quan, tổ chức tổ  chức có liên quan; đầu tư cơ sở vât chất, kinh phí, phương tiện cho công tác này (xây dựng tủ sách pháp luật, hệ thống loa truyền thanh, trạm thông tin...) tạo điều kiện thuận tiện để nhân dân  được tiếp cận với các văn bản pháp luật.

Theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31 - 3 -1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo cho các xã, phường, thị trấn và thành lập Tủ sách pháp lý đã giao cho Ban Tư pháp quản lý Tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu được trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước. Như vậy, Ban Tư pháp là người trực tiếp giúp UBND thực hiện công tác này.

4- Ban Tư pháp giúp UBND soạn thảo, ban hành các Quy định, Chỉ thị theo thẩm quyền của UBND cơ sở.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở, là cấp trực tiếp tổ chức thi hành, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, các Quyết định và chỉ thị của cơ quan hành chính cấp trên. Trong quá trình quản lý Nhà nước ở địa phương, UBND xã, phường, thị trấn ra các Quyết định, chỉ thị để thực hiện chức năng của mình. Nội dung các Quyết định, Chỉ thị thường trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân ở địa phương hoặc cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn, nói cách khác là "động chạm" đến nhiều đối tượng quản lý, do vậy cần có sự tham mưu, giúp đỡ chuẩn bị của cơ quan chuyên môn trong việc soạn thảo để các Quyết định và Chỉ thị này không trái pháp luật, đúng thẩm quyền và khả thi. Theo quy định hiện hành thì Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND, có trách nhiệm giúp UBND soạn thảo, ban hành các văn bản này.

Ở cơ sở, thực tiễn các năm qua cho thấy, do số lượng các văn bản được ban hành rất ít, mặt khác do khả năng tham mưu, giúp việc của Ban Tư pháp rất hạn chế, nếu không nói là chưa áp ứng được vì nguyên nhân chủ yếu Ban Tư pháp không có cán bộ chuyên trách.  Tuy một số ít nơi có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch nhưng kiến thức pháp lý và trình độ lại chưa ngang tầm với yêu cầu của công việc soạn thảo văn bản, do đó không làm được chỗ dựa cho UBND, trong tình trạng như vậy UBND phải tự soạn thảo và không giao cho Ban Tư pháp.

Từ thực trạng này chúng tôi đề nghị, thứ nhất, nếu xác định Ban Tư pháp là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND xã, phường, thị trấn soạn thảo, các Quyết định, Chỉ thị (như quy định hiện hành) thì cần sớm có biện pháp khắc phục tình trạng trên, không thể để mặc cho Ban Tư pháp đứng ngoài cuộc do chưa có đủ khả năng.

Chúng ta biết rằng việc soạn thảo  văn bản quản lý hành chính nói chung và soạn thảo quyết định, Chỉ thị nói riêng phải theo những quy định, quy tắc riêng, Muốn soạn  thảo được các văn bản này thì  người viết phải có kiến thức pháp lý nhất định, phải am hiểu thực tế (thực tế ở địa phương) để kết hợp kiến thức pháp lý và nhận thức thực tế, biết vận dụng đúng đắn giữa chính sách, pháp luật với phong tục, tập quán (không trái pháp luật) của nhân dân địa phương.v.v..

Ngoài Quyết định và chỉ thị của UBND, ở địa phương và cơ sở thường có một số văn bản khác như: nội quy, quy ước về đảm bảo vệ sinh đường làng, ngõ xóm, về an ninh trật tự ở địa bàn, về bảo vệ công trình giao thông, thực hiễn nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang. Về hương ước làng, xã.... những văn bản này cũng cần được  Ban Tư pháp góp ý kiến, soạn thảo hoặc giúp UBND xem xét  (có tính chất thẩm định) trước khi UBND ký ban hành để đảm bảo không trái pháp luật.

Thứ hai, nếu xét thấy Ban Tư pháp chưa có những điều  kiện cần và đủ để thực hiện chức năng này thì tạm thời “miễn” cho Ban Tư pháp, khi nào có đủ khả năng đáp ứng thì tiếp tục thực hiện, có như vậy vai trò của Ban Tư pháp không bị lu mờ vì những công việc chưa đủ sức thực hiện như hiện nay.

5. Ban Tư pháp  tham gia việc thi hành án ở địa phương

Lịch sử hình thành và phát triển của Ban Tư pháp cho thấy, ngay từ khi được khai sinh Ban Tư pháp  đã được giao trực tiếp làm công việc thi hành án ở cơ sở (khoản 3 Điều 3, sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 quy định Ban Tư pháp  có quyền "thi hành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên").

Từ sau cuộc "cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng" theo sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 thì Ban Tư pháp tham gia vào việc thi hành án với vai trò gián tiếp.

Ngày nay, với vai trò là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn, có chức năng giúp UBND quản lý các công việc Tư pháp ở cơ sở, Ban Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp và cơ quan thi hành án thực hiện hoặc phối hợp thực hiện thi hành án ở cơ sở.

Là cấp cơ sở, trực tiếp với người dân, cán bộ tư pháp xã là người sống cuộc sống hàng ngày cùng với người dân ở địa bàn, Ban Tư pháp có điều kiện nắm chắc đặc điểm, tập quán, tình hình an ninh trật tự xã hội ở địa phương; hoàn cảnh cuộc sống, gia đình và nhân thân của người phải thi hành án, người được thi hành án, trong điều kiện thuận lợi đó Ban Tư pháp sẽ thực hiện những công việc cụ thể như:

- Giúp UBND thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhận một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định; giúp chấp hành viên của Toà án thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại  (Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự); quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự);  Giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ (Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự); thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù (Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự)

- Cùng với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc cùng cấp giúp UBND thực hiện việc áp dụng biện pháp giáo dục  tại xã, phường, thị trấn đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh (Điều 21, 26, 57, 59 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).

- Giúp UBND xã, phường, thị trấn và phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự địa phương trong việc tồ chức thi hành án dân sự ở địa phương như: trực tiếp hoặc phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, cán bộ cơ sở giáo dục thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án; tham gia chứng kiến thi hành án, chứng kiến việc kê biên tài sản....) Giúp Toà án và chấp hành viên điều tra, xác minh địa chỉ. tài sản, thu nhập của người phải thi hành án; thực hiện một số việc về Uỷ thác tư pháp như: Tống đạt các giấy tờ tư pháp.vv..

Như vậy có thể thấy rằng, UBND và Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn là một trong những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thi hành án, có việc tham gia với vai trò trực tiếp , cũng có việc tham gia với vai trò gián tiếp.

Từ thực tiễn hoạt động của UBND và Ban Tư pháp đối với công tác thi hành án ở cơ sở, chúng tôi đề nghị cần xác định và khẳng định rõ hơn, cụ thể hơn về vai  trò, địa vị pháp lý cũng như trách nhiệm cụ thể của tổ chức Tư pháp ở cơ sở trong công tác thi hành án ở địa phương, vì quy định như hiện nay còn chung chung, thiếu rõ ràng, không đầy đủ.

Cụ thể là, khi quy định nhiệm vụ của Ban Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án, Thông tư Liên Bộ số 12 ngày 26/7/1993 mới chỉ đề cấp trách nhiệm của Ban Tư pháp trong tổ chức phối hợp việc thi hành ở địa phương theo chỉ đạo của Đội thi hành án. Quy định này có thể hiểu là trong lĩnh vực thi hành án dân sự (vì hiện nay có Đội thi hành án dân sự ở cấp huyện, quận, thị xã). Trong khi đó còn rất nhiều công việc ở lĩnh vực thi hành án dân sự hoặc ở lĩnh vực thi hành án hình sự và việc quản lý giám sát, theo dõi, giáo dục hành chính đối với người vi phạm (đã đề cập ở trên) thuộc trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn mà Ban Tư pháp với vai trò là cơ quan giúp UBND quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp ở cơ sở thì lại chưa được pháp luật đề cập đến.

 

III.        VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA BAN TƯ PHÁP

1. Mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với các cơ quan trong cùng hệ thống.

- Quan hệ giữa Ban Tư pháp  với các cơ quan Tư pháp cấp trên là mối quan hệ trong cùng hệ thống, theo chiều dọc giữa cấp dưới và cấp trên. Mỗi cấp trong hệ thống là một mắt xích, một khớp nối nhằm bảo đảm cho các chủ trương, kế hoạch công tác của ngành được chỉ đạo và vận dụng thông suốt, thống nhất từ cấp trung ương đến cơ sở. Sẽ không thể có một hệ thống mạnh nếu có một cấp nào đó chưa mạnh và một hệ thống không đồng bộ sẽ trở ngại cho sự phát triển chung của cả ngành.

Do đó cần nhận thức được tính đồng bộ, tính thống nhất và sự tác động lẫn nhau giữa các cơ quan trong cùng hệ thống, tính quy luật này cần được nhận thức đầy đủ để vận dụng trong điều kiện hiện nay của Ngành Tư pháp.

Ở vào vị trí cuối cùng của cả hệ thống, Ban Tư pháp chịu sự tác động về quản lý hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp ở cấp trên Bộ, Sở, Phòng Tư pháp, song có thể thấy sự tác động này chủ yếu và trực tiếp nhất là của Phòng Tư pháp. Trong quan hệ này Ban Tư pháp có trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với Phòng Tư pháp, báo cáo định kỳ và phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về tổ chức hoạt động để  được giúp đỡ. Ngược lại, Phòng Tư pháp với vai trò ở vị trí cầu nối giữa cấp cơ sở và cấp trên, có trách nhiệm phối hợp thường xuyên với UBND xã, phường, thị trấn, quan hệ chặt chẽ với Ban Tư pháp  để củng cố kiện toàn về tổ chức và hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ; Giúp Ban Tư pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc và chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động, tổng kết thực tiễn Tư pháp ở cơ sở, phát hiện những bất cập trong thực tiễn công tác Tư pháp ở cơ sở để báo cáo và kiến nghị với Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp.

Có thể nói rằng, trong mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với các cơ quan Tư pháp cấp trên thì mối quan hệ giữa Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp là quan trọng nhất, trực tiếp nhất nếu bản thân Phòng Tư pháp chưa mạnh sẽ kéo theo hoạt động của Ban Tư pháp kém hiệu quả.

Trong những năm gần đây Nhà nước và ngành Tư pháp đã tập trung, củng cố, tăng cường cơ quan Tư pháp ở cấp trên (Bộ, Sở). Do tính bức xúc của công tác quản lý ở tầm vĩ mô, ở cấp trên nên buộc chúng ta phải “nặng trên, nhẹ dưới”, còn ở cấp dưới, đặc biệt là cấp cơ sở thì kết quả củng cố, kiện toàn chưa ở mức tương xứng như chủ trương và mong muốn của ngành (hướng về cơ sở), vì vậy Ban Tư pháp  đang là cấp yếu nhất của cả hệ thống. Chúng tôi cho rằng, sở dĩ thực trạng về Ban Tư pháp  như vậy là do cơ sở pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp chưa đầy đủ, chưa khả thi, nhưng mặt khác còn có nguyên nhân chủ quan do trách nhiệm của ngành, của Bộ. Từ tình hình trên đây, chúng tôi có hai đề nghị:

Thứ nhất, đối với nội bộ ngành Tư pháp, chúng ta cần trở lại với chủ trương lớn, đúng đắn mà ngành đã xác định từ những năm gần đây là: “Công tác Tư pháp phải hướng về tận cơ sở xã, phường, thị trấn”, “Phải đặc biết quan tâm xây dựng, củng cố  và đẩy mạnh hoạt động tư pháp ở cấp xã, phường, thị trấn”.[31]

Nếu trủ trương này được thực hiện tích cực sẽ làm cho mối quan hệ trong hệ thống ngành nói chung và quan hệ giữa Ban Tư pháp với các cơ quan Tư pháp cấp trên được củng cố; tren sát dưới, dưới gần trên và như vậy hiệu quả hoạt động của ngành Tư pháp sẽ có nhữgn kết quả mới. Để tiếp tục thực hiện chủ trương nói trên, ngành Tư pháp cần có quy chế về trách nhiệm, mối quan hệ về các cấp với nhau; đặc biết là giữa Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp với Ban tư pháp xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, trong phương hướng cải cách tổ chức  và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, chúng tôi đề nghị:

+ Lập Vụ quản lý Tư pháp địa phương (Vụ địa phương) trong Bộ Tư pháp;

+ Xác định rõ ràng, cụ thể hơn về địa vị pháp lý của Ban tư pháp trong tiến trình đổi mới các cơ quan Tư pháp và trong yêu cầu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh theo hướng: Nhiệm vụ và quyền hàn của Ban Tư pháp phải tương xứng để đáp ứng việc phục vụ đắc lực cho UBND thực hiện quyền quản lý Nhà nước về tư pháp ở cơ sở; đồng thời đảm bảo sự quản lý thống nhất của ngành.

- Đối với các tổ hoà giải ở cơ sở, nhiệm vụ quan trọng nhất của Ban Tư pháp là phải quan tâm đến việc củng cố tổ chức các tổ hoà giải, thường xuyên liên hệ với tổ hoà giải để nắm tình hình và hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm hoà giải, chủ động phối hợp với Toà án nhân dân cấp huyện, với Công an phường và các đoàn thể quần chúng để hỗ trợ công tác cho các tổ hoà giải.

2. Mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với Uỷ ban nhân dân và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương.

- Mối quan hệ với UBND xã, phường, thị trấn.

Do tính chất quan trọng của công tác Tư pháp cho nên  ngay từ khi có chính quyền cấp xã, công tác Tư pháp ở cơ sở đã được giao cho Ban thường vụ UBHC xã đảm nhiệm (Sắc lênh số 63 ngày 22/11/1945), tập thể này đồng thời là Ban Tư pháp xã(Sắc lệnh số 13 ngày 21/1/1946). Từ đó đến nay Ban Tư pháp là một bộ phận nằm trong bộ máy chính quyền cơ sở, là cơ quan chuyên môn của UBND, có nhiện vụ giúp UBND thực hiện công việc Tư pháp và quản lý Nhà nước về Tư pháp theo thẩm quyền.

Nhắc lại một chút về lịch sử Ban Tư pháp để thấy mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với chính quyền cơ sở là mối quan hệ có cội nguồn sâu xa và có lẽ quan hệ này không hoàn toàn như các bộ phận chuyên môn khác của UBND cơ sở.

Như đã nhấn mạnh ở trên, do cách thức tổ chức và nhân sự của Ban Tư pháp có nét đặc thù (Trưởng ban Tư pháp do người có cương vị chủ chốt của chính quyền đảm nhiệm) nên mối quan hệ của Ban Tư pháp với UBND là trực tiếp, thường xuyên, gần như tuy 2 nhưng là một vì hoạt động của ban Tư pháp cũng đồng thời là chức năng, nhiệm vụ của UBND về lĩnh vực tư pháp. Trong quan hệ này UBND là cơ quan quản lý, có quyền chỉ đạo và điều hành, Ban Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện và tác nghiệp cụ thể để phục vụ cho UBND.

Từ địa vị pháp lý đó Ban Tư pháp có trách nhiệm báo cáo kết quả với UBND, đề xuất với UBND những biện pháp cần thiết cho công tác quản lý Nhà nước về Tư pháp ở địa phương.

- Mối quan hệ giữa Ban Tư pháp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Đảng ta đã xác định, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân [32].

Tuy mỗi tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ riêng và hoạt động theo điều lệ của tổ chức nhưng đều có những tác động, đóng góp tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, rõ nét nhất là ở cấp cơ sở. Vì vậy trong hoạt động Tư pháp ở cơ sở Ban Tư pháp có điều kiện thuận lợi để tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Như chúng ta đã thấy, hoạt động Tư pháp ở cơ sở không chỉ đơn thuần về nghiệp vụ thuần tuý đó còn là hoạt động có tính chất giáo dục, vận động nhân dân cùng tham gia. Là việc kết hợp giữa quyền quản lý của Nhà nước với sự tự quản, tham gia đông đảo của nhân dân địa phương, là hoạt động kết hợp giữa nguyên tắc pháp lý với truyền thống đạo lý của dân tộc, cho nên nếu tạo được một phương thức phối hợp thích hợp giữa Ban Tư pháp  và các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn thì chắc chắn công tác Tư pháp sẽ có hiệu quả, nhất là trong những việc về hoà giải, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân; giáo dục người phải thi hành án, đăng ký hộ tịch..

Làm được như vậy thì các tổ chức đó không chỉ là chổ dựa của chính quyền mà còn là chỗ dựa cho Ban Tư pháp.

Tóm lại, có thể thấy rằng, từ chế định đầu tiên về Ban Tư pháp quy định trong Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 đến Nghị định 143-HĐBT, Nghị định 38-CP và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB là những bước tổng kết, kế thừa và phát triển của công tác lập  quy về Ban Tư pháp.

Qua lịch sử của 5 thập kỷ về Ban Tư pháp, bước đầu cho chúng ta thấy sáng tỏ một số vấn đề có tính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp  như sau:

1/ Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng một nền Tư pháp nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở; Nhà nước luôn đặt công tác Tư pháp ở cơ sở trong nhiệm vụ chung của UBND cấp cơ sở, coi đó là một trong những công tác quan trọng của chính quyền cơ sở, đồng thời giao cho người có cương vị chủ chốt của chính quyền phụ trách.

2/ Ban Tư pháp là một bộ phận trong cơ cấu chính quyền cơ sở, là cơ quan chuyên môn của UBND nhưng đồng thời là tổ chức cơ sở trong hệ thống bốn cấp của ngành Tư pháp.

Tính chất, nguyên tắc  về tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp là nhất quán, nhưng qua từng giai đoạn thì tổ chức và hoạt động của Ban Tư pháp luôn linh hoạt, thích ứng với hoàn cảnh điều kiện của đất nước.

3/ Hoạt động Tư pháp ở cấp cơ sở có nét đặc  thù, kết hợp chặt chẽ  giữa quyền quản lý của Nhà nước với sự tự quản, tham gia tích cực của nhân dân địa phương, kết hợp giữa nguyên tắc pháp lý và truyền thống đạo lý của dân tộc. Hoạt động đó đã có những đóng góp xứng đáng trong xây dựng chính quyền nhân dân ở cơ sở trong phát huy dân chủ ở cơ sở và làm giàu  thêm truyền thống của ngành Tư pháp.

 

 

 

 

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA  BAN TƯ PHÁP XA, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 

 

 

Trần Huy Liệu

Cục trợ giúp pháp lý

 

 

I.      THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ CỦA CÁC BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ BAN TƯ PHÁP CẤP XÃ).

Nghị định số 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ, Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã xác định địa vị pháp lý và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn. Điều 4 Nghị định số 38/CP quy định: “ Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên”. Theo quy định này Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý Nhà nước công tác tư pháp ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở. Như vậy, trong hoạt động của mình, Ban Tư pháp cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên.

Thực hiện Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, đặc biệt là sau Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và tổ chức hoà giải toàn quốc tháng 8 năm 1994, các Sở Tư pháp và các Phòng Tư pháp cấp huyện mới thành lập lại đã tập trung quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp xã thêm một bước. Đến nay trong cả nước đã củng cố, kiện toàn được gần 8.000 Ban Tư pháp xã với gần 36.000 thành viên. Có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, kiện toàn xong Ban Tư pháp xã ở tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh, thành phố như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nhgệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Hoà Bình, Sơn La, Gia Lai, Quảng Nam, Lâm đồng, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long, Kiên Giang, Minh Hải, Bạc Liêu... Còn một số tỉnh chưa thành lập xong Ban Tư pháp xã. Ở những nơi chưa thành lập Ban Tư pháp, công tác Tư pháp xã do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm, công tác hộ tịch giao cho Công an xã hoặc thư ký Uỷ ban nhân dân xã thực hiện.

1. Về mô hình tổ chức của Ban Tư pháp xã:

Qua khảo sát thực tế, phần lớn Ban Tư pháp xã được thành lập độc lập, nhưng cũng có một số tỉnh ghép Ban Tư pháp xã với Công an xã, Thanh tra, hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã như tỉnh Tây Ninh, Tuyên Quang v.v... hoặc không ghép nhưng giao một số nhiệm vụ như công tác hộ tịch của Ban Tư pháp xã cho Công an xã hoặc Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã thực hiện. Tình trạng này phổ biến ở các địa phương Ban Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách.

2. Về cơ cấu tổ chức của Ban Tư pháp xã:

Cơ cấu tổ chức của Ban tư pháp xã gồm có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên. Qua khảo sát thực tế 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong tổng số 7.769 Ban Tư pháp có 1.116 Ban do Chủ tịch UBND và 4.735 Ban Tư pháp cấp xã do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Trưởng ban. Một số Ban Tư pháp của một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên Trưởng Công an xã là Trưởng ban, một số Ban Tư pháp xã của tỉnh Bến Tre, Phú Yên, Cà Mau, Quảng Nam, Vĩnh Long có Trưởng ban chuyên trách v.v...

3. Về số lượng và cơ cấu thành viên của Ban Tư pháp xã:

Thực tế phần lớn các Ban Tư pháp xã có từ 3-5 thành viên, một số Ban Tư pháp xã thuộc một số tỉnh  như Ninh Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Thừa Thiên- Huế, Bình Định ... có từ 8 đến 11 thành viên và cũng có 1 số Ban Tư pháp thuộc một số tỉnh chỉ có từ 1 đến 2 thành viên như Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bạc Liêu, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

Thành viên của hầu hết các Ban Tư pháp xã là cán bộ kiêm nhiệm, phổ biến là đại diện Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội cựu chiến binh, Thanh niên, Phụ nữ, thư ký Uỷ ban nhân dân và cán bộ về hưu. Chỉ có các Ban Tư pháp xã của một số tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang và 1 số Quận, huyện như Quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc) v.v... có 1- 2 cán bộ tư pháp chuyên trách phụ trách công tác tư pháp và giúp Uỷ ban nhân dân quản lý, đăng ký hộ tịch ở xã.

4. Về trình độ văn hoá và pháp lý của cán bộ Tư pháp xã:

Cán bộ Tư pháp xã từ trước đến nay chưa được tiêu chuẩn hoá, phần lớn cán bộ có trình độ văn hoá cấp III (khoảng 70-80%), còn lại là văn hoá cấp II và phổ thông cơ sở. Trong tổng số 35.967 cán bộ Tư pháp xã của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 14.050 người có trình độ văn hoá cấp III; 3.922 người cấp II và 782 người có trình độ phổ thông cơ sở. Hầu hết cán bộ Tư pháp xã chưa qua đào tạo luật, thậm chí không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tính chất không ổn định và kiêm nhiệm của cán bộ tư pháp xã. Trong tổng số 35.967 cán bộ Tư pháp xã của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có 102 người là cử nhân luật, 387 người qua đào tạo trung cấp pháp lý. Trong năm 1996 - 1997 chỉ có 4.401/35.967 cán bộ tư pháp xã được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp xã.

 

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ.

1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp xã.

Nhiệm vụ cụ thể của Ban tư pháp cấp xã trước đây được quy định rõ trong Thông tư số 08/TT ngày 06-01-1982, Công văn số 527/QLTP ngày 28-8-1984 của Bộ Tư pháp. Kế thừa các văn bản nói trên, hiện nay nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tư pháp xã được quy định tại Nghị định số 219/HĐBT ngày 20-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển giao công tác đăng ký hộ tịc từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp; Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về phát hành Công báo nước CHXHCN Việt nam; Thông tư liên tịch số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Theo quy định của các văn bản pháp luật này Ban Tư pháp cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp quy khác theo quy định của pháp luật và thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã để thi hành các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng ở cơ sở thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; " quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước".

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

- Quản lý tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải; đồng thời trực tiếp thực hiện việc hoà giải khi có vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc do được yêu cầu.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức phối hợp trong việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành ánvà theo quy định của pháp luật.

- Làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân cấp xã về pháp lý.

 

 

2. Tình hình hoạt động của Ban Tư pháp cấp xã trong thời gian qua.

2. 1. Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là UBND xã) là cơ quan hành chính Nhà nước ở cơ sở, là cấp trực tiếp tổ chức thi hành, chấp hành Hiến pháp và pháp luật, các Nghị quyết, quyết định và chỉ thị của cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên; trực tiếp thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động ở cơ sở theo thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động ở cơ sở, UBND xã có thẩm quyền ban hành các quyết định và chỉ thị; các nội quy, quy ước về bảo vệ an ninh trật tự; về vệ sinh và bảo vệ công trình công cộng; quy định về bài trừ mê tín dị đoan, thực hiện nếp sống văn hoá mới trong việc cưới, việc tang; thẩm định trình UBND cấp huyện phê duyệt hương ước làng, xã và tổ chức thực hiện trên địa bàn...

Ban Tư pháp cấp xã là cơ quan chuyên môn của UBND xã có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật này theo quy định của pháp luật và theo đúng thẩm quyền thẩm quyền. Các văn bản nói trên chỉ giới hạn thực hiện trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Nội dung của chúng phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật; phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, Ban Tư pháp xã phải nắm vững các đường lối, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật hiện hành của  Nhà nước và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã; đồng thời phải hiểu rõ tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở; cán bộ Tư pháp xã phải nắm được  kỹ thuật xây dựng văn bản để tham mưu cho UBND xã ban hành các văn bản có hình thức và  nội dung phù hợp với các quy định pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và có tính khả thi trong cuộc sống.

Ngoài ra, nhiều Ban Tư pháp xã đã giúp UBND hoặc được UBND xã giao trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật của Nhà nước như các Bộ luật, các Luật, các Pháp lệnh khác... được các cơ quan Nhà nước cấp trên trưng cầu, nhằm giúp cho việc xây dựng pháp luật của Nhà nước phù hợp với yêu cầu khách quan, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo đảm cho pháp luật dễ đi vào cuộc sống. Đồng thời, việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo văn bản pháp luật cũng là một hoạt động nhằm phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

Dưới sự chỉ đạo của Sở Tư pháp và hướng dẫn của Phòng Tư pháp cấp huyện, một số Ban Tư pháp xã thực hiện xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở cơ sở, đồng thời thực hiện việc rà soát và sắp xếp các văn bản pháp quy của địa phương, phục vụ cho việc cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ. Thông qua công tác rà soát văn bản, nhiều địa phương đã phát hiện hàng ngàn văn bản có nội dung và hình thức không phù hợp với pháp luật hoặc ban hành sai thẩm quyền. Trên cơ sở đó các Ban tư pháp đã kiến nghị với UBND xã sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái đó.

Nhìn chung, công tác soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy của UBND xã trong những năm gần đây được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Nhiều Ban Tư pháp xã (đặc biệt là cấp phường) đã khảng định được vị trí, vai trò của mình trong việc tham mưu giúp UBND xã soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền của UBND. Tuy nhiên công tác này còn có những khó khăn tồn tại sau đây:

- Có tình trạng một số Ban Tư pháp chưa thực hiện được chức năng giúp UBND soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy ở địa phương, và không được UBND xã giao cho nhiệm vụ này.

- Nhiều Ban Tư pháp được UBND giao nhiệm vụ này, nhưng việc tổ chức thực hiện còn yếu. Nhiều văn bản được xây dựng có chất lượng thấp, có nội dung, hình thức không phù hợp với pháp luật hoặc ban hành sai thẩm quyền hoặc không phù hợp với thực tiễn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là phần lớn Ban Tư pháp từ trước đến nay không có cán bộ chuyên trách. Một số địa phương có cán bộ chuyên trách nhưng chưa được tiêu chuẩn hoá; chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp lý nói chung và kỹ thuật soạn thảo văn bản nói riêng. Vì vậy, nhìn chung, trình độ, năng lực nghiệp vụ soạn thảo văn bản của cán bộ Tư pháp xã còn nhiều hạn chế, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao.

 

2.2. Thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; "quản lý tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước".

Theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp. Ban tư pháp xã thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở Chỉ thị số 315/CT ngày 03-12-1982; Chỉ thị số 300/CT ngày 23-10-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và gần đây là Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên bộ số 12/TTLB và một số Nghị quyết liên ngành khác.

Pháp luật của Nhà nước là thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của hân dân và phải được thực hiện thống nhất trong cả  nước. Để nhân dân hiểu biết, tuân thủ pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật thì phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giải thích pháp luật.

Để giúp UBND xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở, Ban Tư pháp là trung tâm phối hợp, chủ trì việc xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng ở địa phương, các cụm dân cư, trường học... thực hiện tuyên truyền, phổ biến,  giáo dục pháp luật cho nhân dân cơ sở. Thực tiễn hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở trong thời gian qua cho thấy Ban Tư pháp xã triển khai các công việc sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục ngắn hạn, dài hạn và đột xuất theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, cụm dân cư, trường học... thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật đã được UBND xã thông qua;

- Quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường (xây dựng nội quy về sử dụng, khai thác tủ sách; bổ sung cập nhật văn bản pháp luật; bảo quản tủ sách...) và tổ chức phục vụ hàng ngày cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu được trực tiếp đọc những văn bản pháp luật của Nhà nước;

- Sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

Nội dung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân ở xã, phường chủ yếu là phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành, các văn bản pháp luật trực tiếp liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của công dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội; các văn bản pháp luật, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp trên và cùng cấp có liên quan đến nhiệm vụ chính trị của địa phương; liên quan đến phong trào quần chúng, đến hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Đồng thời tuyên truyền về các hoạt động thực hiện và bảo vệ pháp luật của địa phương như: hoạt động của tổ an ninh kinh tế; các nội quy, quy ước của xã, phường, thị trấn... Nêu gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện pháp luật, thực hiện nếp sống văn hoá mới, qua đó vận động nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

 Hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức như:

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, loa truyền thanh, niêm yết văn bản pháp luật ở các trạm thông tin cơ sở, tổ chức thông tin cổ động..., nhằm phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân ở cơ sở;

- Tổ chức tuyên truyền miệng như nói chuyện, trao đổi pháp luật theo một chủ đề nhất định tại các trường học, các cụm dân cư, bản làng, xóm ấp; trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt của các đoàn thể quần chúng phù hợp với từng đối tượng...;

- Phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn xã, phường để thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Tổ chức tìm hiểu pháp luật,  lập câu lạc bộ pháp luật ở cơ sở;

-  Xây dựng và tổ chức sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động thực tiễn như: tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền thông qua hoạt động hoà giải các tranh chấp nhỏ trong nhân dân, công tác đăng ký hộ tịch, công tác thi hành án hoặc thông qua các phiên toà xét xử lưu động của Toà án tại địa phương...

Trong thời gian qua phần lớn các Ban tư pháp cấp xã đã biết bám sát quá trình xây dựng pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, chủ động, sáng tạo, biết lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền thích hợp với từng loại đối tượng dân cư, từng độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp ở địa phương... và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả. Có thể nói đây là nhiệm vụ mà tất cả các Ban tư pháp cấp xã trong toàn quốc đều triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả nhất so với các nhiệm vụ khác của Ban Tư pháp.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn có những khó khăn tồn tại sau đây:

- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã chưa toàn diện và chưa thực hiện thường xuyên, chưa có cả chiều rộng lẫn cả chiều sâu. Phần lớn các địa phương mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến, học tập một số văn bản pháp luật mới theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc cho rằng đó là văn bản quan trọng đối với địa phương, mà chưa thường xuyên phổ biến những văn bản pháp luật có hiệu lực cao như Hiến pháp, các Bộ luật, Luật... có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích cơ bản của công dân; hoặc chỉ phổ biến pháp luật đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của cơ sở, mà chưa mở rộng đến mọi đối tượng dân cư, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa..., vì vậy, nhận thức về pháp luật của một bộ phận dân cư còn thấp và ý thức thi hành pháp luật của học chưa cao;

- Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp và trực tiếp là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp. Nhưng trong thực tế nhiều ngành, cấp uỷ và chính quyền địa phương không coi đó là nhiệm vụ của mình mà là nhiệm vụ của cơ quan tư pháp hoặc của cơ quan văn hoá, thông tin... Từ quan niệm đó dẫn đến việc chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo, chưa đầu tư thích đáng cán bộ phương tiện và kinh phí cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương (Ban Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách, nhiều địa phương không cấp kinh phí, phương tiện cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương... );

- Sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cơ quan chức năng cấp trên chưa được thường xuyên, nên sự phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng không được chặt chẽ và thường xuyên. Vì vậy, dẫn đến thực trạng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng đợt hoặc có tình trạng khoán trắng cho ngành văn hoá thông tin hoặc ngành tư pháp thực hiện. Hiện nay đã có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này nhưng mới chỉ trong giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, tồn tại trên đây là do Nhà nước chưa có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao, mà ở đó quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, mỗi cấp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đồng thời quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; quy định nguồn kinh phí và kinh phí cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là nhiều Ban Tư pháp chưa có cán bộ tư pháp xã chuyên trách, được đào tạo chuyên môn, nhiệp vụ để giúp UBND thực hiện nhiệm vụ này.

 

2.3. Giúp UBND cấp xã thực hiện việc quản lý và đăng ký hộ tịch; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

* Công tác quản lý và  đăng ký hộ tịch.

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện pháp lý về tình trạng nhân thân của mỗi con người như: sinh; tử; kết hôn; nhận nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con;, thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định. Trên cơ sở giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Quản lý hộ tịch và đăng ký hộ tịch giúp cho chính quyền cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên "theo dõi được thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình".

Quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở là nhiệm vụ của UBND cấp xã, trước đây được quy định tại Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 06-01-1961 của Chính phủ và Nghị định số 219/HĐBT ngày 20-11-1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp và hiện nay được quy định trong Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Theo Điều 11 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ, trong đăng ký và quản lý hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Đăng ký sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác do pháp luật quy định.

- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc;

- Tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật hộ tịch;

- Tổng hợp tình hình và báo cáo thống kê các số liệu về hộ tịch cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch;

- Sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.

Cán bộ hộ tịch của Ban Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên đây. Trong quá trình giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã Cán bộ hộ tịch của Ban Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thụ lý hồ sơ, xác minh, kiểm tra và đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xãxem xét quyết định việc đăng ký hộ tịch;

- Thường xuyên kiểm tra và đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trong địa phương mình;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc báo cáo thống kê chính xác các số liệu hộ tịch theo định kỳ sáu tháng và hàng năm;

- Phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

- Sử dụng các biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch.

Qua tổng kết thực tiễn công tác hộ tịch trong những năm qua thấy rằng hiện nay chỉ có một số tỉnh như Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Kon Tum... và một số huyện như Quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc)... có cán bộ hộ tịch chuyên trách ở cấp xã còn lại hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước không có cán bộ chuyên trách hộ tịch, mà chủ yếu là cán bộ khác ở xã kiêm nhiệm(có nơi do công an, kế toán hoặc thư ký Văn phòng UBND xã thực hiện... Ở những địa phường có cán bộ chuyên trách về hộ tịch thì đăng ký được từ 90 đến 95% các sự kiện phát sinh. Còn ở những nơi không có cán bộ chuyên trách hộ tịch chỉ đăng ký được hơn 50% các sự kiện hộ tịch phát sinh tại ở cơ sở và công tác quản lý về hộ tịch không được đảm bảo chặt chẽ, do phải kiêm nhiệm nhiều việc, nên gây phiền hà cho nhân dân có yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Nhìn chung, công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trong thời gian qua đã được các địa phương quan tâm củng cố kiện toàn, hoạt động đã có những tiến bộ nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao và còn những khó khăn, tồn tại sau đây:

- Ở hầu hết các xã, phường, thị trấn trong cả nước hiện nay không có cán bộ hộ tịch chuyên trách. Phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên các yêu cầu hộ tịch của nhân dân chưa được giải quyết kịp thời, dẫn đến phiền hà cho nhân dân;

- Xuất phát là cán bộ kiêm nhiệm nên đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch thường không ổn định, luôn thay đổi theo yêu cầu công việc, dẫn đến tình trạng phần lớn cán bộ không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và đăng ký hộ tịch. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả đăng ký hộ tịch ở cơ sở như có tình trạng để thất lạc hồ sơ; lưu trữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách hộ tịch không chặt chẽ hoặc để hư hỏng, rách nát; đăng ký hộ tịch sai thẩm quyền… gây khó khăn cho cơ quan quản lý hộ tịch cũng như đối với yêu cầu của nhân dân về hộ tịch;

- Nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, vai trò của công tác hộ tịch chưa đầy đủ, cho rằng mình chỉ có quyền đăng ký hộ tịch mà không có nghĩa vụ gì trong công tác này. Vì vậy, một bộ phận dân cư không tự giác đến khai báo, đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh. Trong khi đó các địa phương chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về hộ tịch. Nhà nước cũng chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các vi phạm pháp luật về hộ tịch;

- Sổ sách biểu mẫu quản lý và đăng ký hộ tịch ban hành theo Quyết định số 261/QĐ-HT năm 1988 đến nay thấy không đảm bảo chất lượng: giấy không đủ phẩm chất, không bền; kỹ thuật in không đẹp; nội dung có điểm không phù hợp với công tác quản lý cần được nghiên cứu sửa đổi.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và tồn tại trên đây là vì công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trong thời gian qua dựa trên cơ sở Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành từ năm 1961, có nhiều quy định không còn phù hợp với với yêu cầu quản lý xã hội hiện nay. Nhiều sự kiện hộ tịch mới phát sinh chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa đồng bộ, thống nhất. Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB không hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý và đăng ký hộ tịch; không quy định chức danh, tiêu chuẩn và chế độ chính sách đối với cán bộ tư pháp làm công tác hộ tịch; chưa có cơ chế quản lý thống nhất về công tác hộ tịch; chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về hộ tịch của ngành tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương; nhiều cấp uỷ và chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò ciủa công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, nên không củng cố, kiện toàn tổ chức, không tạo cơ sở vật chất và cán bộ thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch ở cơ sở.

* Công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp:

Nhiệm vụ này của Ban Tư pháp xã được quy định trong Thông tư liên tịch số 12/TTLB, nhưng hầu hết các Ban Tư pháp xã trong toàn quốc chưa triển khai thực hiện. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do  nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, Nhà nước chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định hoặc hướng dẫn các vấn đề về quản lý lý lịch tư pháp và công tác thống kê tư pháp.

Theo quy định của pháp luật Ban Tư pháp xã, phường thực hiện công tác quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp cấp trên. Nhiệm vụ này đang được Bộ Tư pháp nghiên cứu, triển khai thực hiện thí điểm ở một số địa phương, trên cơ sở đó để hoàn thiện môi trường pháp lý và hướng dẫn triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước trong thời gian tới.

 

2.4. Quản lý về tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở theo sự chỉ đạo của các cơ quan tư pháp cấp trên; giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở cơ sở khi được Uỷ ban nhân dân giao cho; đồng thời trực tiếp thực hiện việc hoà giải các vụ việc do Tổ hoà giải chuyển lên hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân.

Tổ hoà giải là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do dân cử ra và được thành lập ở cơ sở: thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác... Thực chất, Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng, không phải là tổ chức chính quyền, đứng ra hoà giải tại chỗ, thường xuyên và kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân ở cơ sở, nhằm củng cố mối đoàn kết toàn dân, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm và làm tốt đẹp hơn quan hệ gia đình, họ hàng, xóm phố... ; chủ động ngăng ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các vụ việc phải đưa ra Toà án giải quyết.

Theo Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thì Ban Tư pháp xã, phường là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, có nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho các Tổ hoà giải ở cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ này, Ban Tư pháp cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường trong việc xâydựng các Tổ  hoà giải, công nhận và miễn nhiệm thành viên Tổ hoà giải;

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động hoà giải cho các thành viên của Tổ hoà giải;

- Cung cấp tài liệu, sách báo pháp lý cần thiết để các thành viên Tổ hoà giải thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải hoạt động thường xuyên và có hiệu quả;

- Tổ chức tổng kết, sơ kết thực tiễn và phổ biến kinh nghiệm, bài học thực tế trong hoạt động hoà giải ở cơ sở, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hoà giải;

- Tổ chức sự phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác hoà giải;

- Báo cáo kết quả việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp xã và Phòng tư pháp cấp huyện; đề nghị Uỷ ban nhân dân và cơ quan tư pháp cấp trên khen thưởng các thành viên hoặc Tổ hoà giải có thành tích và tham gia tích cực trong hoạt động hoà giải.

 Ngoài ra, trong thực tiễn ở một số địa phương thành lập tổ chức hoà giải thành hai cấp: Tổ hoà giải ở cơ sở và Ban hoà giải của xã do Trưởng Ban Tư pháp xã làm Trưởng ban. Những địa phương không thành lập tổ chức hoà giải thành hai cấp thì Ban Tư pháp trong nhiều trường hợp được Uỷ ban nhân dân cấp xã giao cho nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND hoặc trực tiếp hoà giải các tranh chấp ở địa phương khi:

- Các bên tranh chấp không đồng ý để Tổ hoà giải tiến hành hoà giải mà đưa thẳng việc tranh chấp lên chính quyền xã, phường, thị trấn và yêu cầu hoà giải;

- Những vụ tranh chấp mà các bên tranh chấp không đồng ý với kết quả hoà giải của Tổ hoà giải (nghĩa là các vụ việc mà Tổ hoà giải giải quyết không thành) và 2 bên yêu cầu chính quyền xã, phường, thị trấn giải  quyết;

- Những vụ việc do Toà án nhân dân cấp huyện chuyển đến. Đó là các vụ việc mà các bên tranh chấp trực tiếp khiếu kiện đến Toà án cấp huyện, mà Toà án thấy phải hoà giải theo thủ tục tố tụng và còn có khả năng hoà giải được ở xã, phường, thị trấn, được các đương sự chấp nhận thì Toà án cấp huyện sẽ chuyển về cho xã, phường để hoà giải.

Từ năm 1992 đến nay, Bộ tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hoà giải (Điều 2, Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ). Ở địa phương, các Sở tư pháp cấp tỉnh, Phòng tư pháp cấp huyện, Ban tư pháp cấp xã thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trong phạm vi địa phương (Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ tư pháp và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương).

Trong giai đoạn này, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan tư pháp, trực tiếp là Ban tư pháp xã Tổ hoà giải trong cả nước đã được kiện toàn thêm một bước. Cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn 80.000 Tổ hoà giải với tổng số gần 400.000 hoà giải viên. Nhiều tỉnh, thành phố đã có hàng nghìn Tổ hoà giải ở hầu hết các xóm, thôn, làng, ấp, tổ dân phố v.v... Ở thành phố Hồ Chí Minh có 11.694 tổ, Thanh hoá có 3.566 tổ với gần 15.000 Hoà giải viên v.v... Nhìn chung, ở hầu hết các địa phương số lượng Tổ hoà giải và Hoà giải viên đều tăng lên, hoạt động hoà giải cũng có chất lượng tốt hơn. Hàng năm, trung bình ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tổ hoà giải đã hoà giải được từ 3.000 đến 4.000 vụ tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân và đã hoà giải thành được từ 70% đến 80% các vụ việc. Từ đó, hoạt động hoà giải đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra và đã làm giảm đáng kể số vụ việc phải đưa đến Toà án xét xử. Hoạt động của Tổ hoà giải đã khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hoà giải ở cơ sở trong những năm qua cũng đã bộc lộ những hạn chế sau đây:

- Chưa có một mô hình thống nhất về tổ chức hoà giải ở các địa phương trong phạm vi cả nước (có nơi thành lập các Tổ hoà giải  ở xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, có nơi thành lập ở khu phố, xã, phường...);

- Chưa có văn bản pháp luật quy định về phạm vi hoà giải ở cơ sở, trình tự thủ tục hoà giải, do đó, các nơi thực hiện còn tuỳ nghi, không thống nhất, gây nên lúng túng, khó khăn cho hoạt động hoà giải;

- Chưa có quy định về chế độ, chính sách đối với Hoà giải viên, do đó, chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho Hoà giải viên thực hiện công việc hoà giải;

- Chưa có cơ chế quản lý thống nhất về công tác hoà giải (ở phần lớn các địa phương việc quản lý công tác hoà giải do cơ quan tư pháp đảm nhiệm, ở một số địa phương khác lại giao cho Mặt trận Tổ quốc, tổ dân phố hoặc Hội đồng an ninh nhân dân đảm nhiệm).

- Các Ban Tư pháp xã chưa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thúc pháp luật và nghiệp vụ hoà giải cho các thành viên của tổ hoà giải, nên có một số vụ việc hoà giải không đúng thẩm quyền hoặc hoà giải không phù hợp với pháp luật.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, tồn tại trên đây là chưa có văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải; Tư pháp cấp xã không có cán bộ chuyên trách; chưa có khinh phí cần thiết bảo đảm cho hoạt động hoà giải ở cơ sở.

 

2.5. Tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành án.

Điều 136 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “ Các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Như vậy, thi hành án là giai đoạn tiếp theo giai đoạn xét xử, là giai đoạn cuối cùng của qúa trình giải quyết vụ án là một giai đoạn quan trọng vì chỉ khi những phán quyết của Toà án được thực thi đầy đủ trong cuộc sống thì trật tự pháp luật mới được bảo đảm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mới được bảo vệ.

Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp (Khoản 6 Điều 43 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994). Cụ thể hoá nhiệm vụ này Khoản 3 Điều 73 pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp 1996 quy định: tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp cấp xã là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan thi hành án thực hiện hoặc phối hợp thực hiện thi hành án tại địa phương. Trong lĩnh vực thi hành án Ban Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

* Trong công tác thi hành án hình sự: Theo các Điều 227, 233, 234, 235 Bộ luật tố tụng hình sự thì Ban tư pháp xã giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ:

- Theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

- Đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền côn dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định;

- Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

- Thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù;

- Phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về sống bình thường trong xã hội;

- Xem xét, nhận đơn xin xoá án của người bị kết án.

* Trong công tác thi hành án dân sự: Theo các Điều 6, 10, 23 Pháp lệnh thi hành án dân sự thì Ban Tư pháp xã giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp hoặc phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể quần chúng, cán bộ cơ sở giáo dục, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án;

- Cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản, thu nhập của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án;

- Phối hợp với cơ quan thi hành án xử lý tài sản, tang vật và những việc khác có liên quan đên việc thi hành án;

- Tham gia chứng kiến việc cưỡng chế thi hành án, kê biên tài sản... của người phải thi hành án;

- Chuyển cho cơ quan thi hành án khoản tiền người phải thi hành án bị trừ vào thu nhập do mình đang quản lý.

Bên cạnh đó, Ban Tư pháp còn giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc tống đạt các giấy tờ tư pháp như: tống đạt giấy triệu tập bị can, giấy triệu tập người làm chứng, giấy báo gọi đương sự giải quyết việc thi hành án.

Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian qua cho thấy hầu hết các Ban Tư pháp trong cả nứơc chỉ giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện công tác thi hành án dân sự và tống đạt các giấy tờ theo yêu cầu của các cơ quan tố tụng. Còn trong lĩnh vực thi hành án hình sự các Uỷ ban nhân dân thường giao cho Công an xã đảm nhận. Nguyên nhân chủ yếu có tình trạng trên là do Ban Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách hoặc quan niệm cuae cấp uỷ và chính quyền địa phương cho rằng đó là nhiệm vụ của Công an xã.

 

2.6. Ngoài 6 nhiệm vụ quy định tại Thông tư liên bộ số 12/TTLB và Quyết định số 69/1998/QĐ-CP nên trên, Ban Tư pháp xã còn được Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Theo các Điều 21, 26, 57, 58, 59 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Ban tư pháp phối hợp với cơ quan công an và Mặt trận tổ quốc cùng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện việc áp dụng giáo dục tại xã, phường đối với người nhiều lần có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, hoặc người nghiện ma tuý, người mại dâm chưa đến mức đưa vào cơ sở chữa bệnh.

- Giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện các công việc về công chứng thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân xã quy định tại Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng, cụ thể là các công việc sau đây:

- Chứng thực di chúc;

- Chứng thực việc từ chối nhận di sản;

- Chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật ( chứng nhận bản sao của các giấy tờ do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp...). Trong thực tiễn, ở những địa phương không có cán bộ tư pháp xã chuyên trách, nhiệm vụ này thường được giao cho Thư ký Uỷ ban nhân dân thực hiện.

Trong thực tiễn, tuỳ khả năng đảm nhận công việc mà Ban tư pháp xã còn được Uỷ ban nhân dân giao tham gia thực hiện một số công tác khác thuộc thẩm quyền cuả Uỷ ban nhân dân xã như công tác giám hộ và bảo đảm giao lưu dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ở địa phương và làm tư vấn cho Uỷ ban nhân dân về các vấn đề pháp lý...

 

NHẬN XÉT CHUNG

Sau 5 năm thực hiện Nghị định 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp xã đã được củng cố kiện toàn thêm một bước, do có sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện, của Sở Tư pháp và sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Nhiều Ban Tư pháp hoạt động có hiệu quả, khẳng định vị trí, vai trò của mình trong bộ máy chính quyền cơ sở và trong hệ thống các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, trong quá trình kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng và triển khai hoạt động còn có những khó khăn, vướng mắc sau đây:

- Mô hình tổ chức, cơ cấu tổ chức, số lượng và chất lượng cán bộ của Ban Tư pháp trong toàn quốc không thống nhất và ngay trong một tỉnh, một thành phố cũng không thống nhất do không có văn bản hướng dẫn thống nhất. Ngay Thông tư liên bộ số 12/TTLB chỉ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Tư pháp mà không hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và biên chế cho Ban Tư pháp.

- Một số xã thuộc một số tỉnh đến nay vẫn chưa thành lập Ban Tư pháp xã, chức năng, nhiệm vụ Tư pháp ở xã hầu như bỏ trống hoặc giao cho cơ quan khác như Công an xã hoặc Văn phòng UBND xã thực hiện.

- Phần lớn các Ban tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách được chuyên môn hoá, ổn định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban tư pháp xã. Trưởng Ban Tư pháp là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thay đổi theo nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân xã; các thành viên của các tổ chức khác cũng vậy. Ngay cả công tác quản lý và đăng ký hộ tịch cũng không có hộ tịch viên thực hiện, nhiều địa phương vẫn giao cho Công an xã hoặc Thư ký UBND thực hiện. Ban tư pháp xã là cơ quan chuyên môn của UBND xã nhưng hoạt động như một hiệp hội gồm các thành viên kiêm nhiệm và vì vậy hoạt động không có hiệu quả. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tư pháp xã hiện nay không tương xứng với nhiệm vụ nặng nề được giao, một số nhiệm vụ còn bỏ trống hoặc được giao cho cơ quan khác kiêm nhiệm.

- Cán bộ Tư pháp xã chưa được đào tạo và tiêu chuẩn hoá, do vậy, chất lượng cán bộ yếu, thậm chí chưa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lại không ổn định, thay đổi thường xuyên, nên Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dù có  cố gắng bồi dưỡng đến đâu cũng không đáp ứng được nhu cầu chất lượng cán bộ Tư pháp xã. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT/ TCCP-BTC-BLĐTBXH ngày 19/5/1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động thương binh và xã hội  hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ và Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch để cán bộ Tư pháp xã được ổn định, được đào tạo và chuyên môn hoá ở xã theo Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ thứ 3 (Khoá VIII) đề ra.

 

 

 

 

 

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI

      VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI TRONG THỜI GIAN TỚI

 

                                                                      Trần Huy Liệu

                                                                Cục Trợ giúp pháp lý

 

 

PHẦN 1

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ HOÀ GIẢI

 

I.     CÁC QUAN NIỆM VỀ HOÀ GIẢI VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN                       CỦA HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI CỦA TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ.

1.     Các quan niệm về hoà giải.

 Trong lý luận cũng như trong thực tiễn cuộc sống, hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân nhằm giữ gìn tình làng nghĩa xóm, với phương châm “tối lửa, tắt đèn có nhau” đã trở thành truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta. Hơn nữa, hoà giải có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng trong cộng đồng dân cư; góp phần ngăn ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, hoà giải tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau, và do nhiều cơ quan, tổ chức hay cá nhân thực hiện (hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế của Toà án các cấp có thẩm quyền; hoà giải của các cơ quan Nhà nước; hoà giải của các tổ chức chính trị - xã hội; hoà giải của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; hoà giải của Tổ hoà giải; hoà giải của cá nhân có uy tín trong gia đình, nội tộc...) với những phạm vi, đối tượng, phương pháp, trình tự, thủ tục... tiến hành hoà giải khác nhau. Để hiểu rõ bản chất và những đặc trưng cơ bản hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải và phân biệt nó với các loại hình hoà giải khác, chúng ta cần xem xét nó trong tổng thể và dưới những góc độ khác nhau.

Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan niệm về hoà giải phù hợp với từng loại hình hoà giải. Tuỳ theo từng loại hình hoà giải mà quan niệm hoà giải như một hình thức, một quá trình giải quyết tranh chấp; một số luật gia thì cho rằng hoà giải là chế định pháp luật về hoà giải, coi hoà giải như trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động; còn các nhà thực tiễn thì coi hoà giải là những hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xoá bỏ mâu thuẫn, bất đồng. Để tìm ra những đặc trưng chung của các loại hình hoà giải, chúng ta đề cập một số quan niệm về hoà giải sau đây:

Quan niệm cho rằng hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp vì “Hoà giải “ được sử dụng rộng rãi trong việc giải quyết những xích mích, mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp trong cộng đồng dân cư và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật thuộc các ngành luật Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh tế và Lao động. Hình thức này được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục nhất định trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, tranh chấp lao động tại Toà án.

 Hoà giải còn được coi là một trong những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội khi các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Nhìn chung, do tính chất đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội, trên cơ sở đó phát sinh các tranh chấp do nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh, nên có nhiều quan niệm  khác nhau về hoà giải và được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, phụ thuộc vào “quan hệ hoà giải” đó do ngành luật nào điều chỉnh và những chủ thể nào tham gia vào quan hệ hoà giải.

Dưới góc độ khái quát nhất, theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1995 thì khái niệm hoà giải được hiểu là hành vi “ thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả ”1. Theo cách hiểu này, Từ điển mới chỉ nêu lên phương thức và mục đích của hoà giải mà  khái niệm đó chưa thể hiện đầy đủ bản chất, nội dung và các yếu tố cấu thành hoà giải. Trên thực tế cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn các luật gia cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm hoà giải chung cho tất cả các loại hình hoà giải trong đời sống xã hội, vì mỗi một loại hình hoà giải đều có đối tượng là các tranh chấp có tính chất, đặc trưng riêng của mình; trình tự, thủ tục tiến hành hoà giải, chủ thể tham gia quan hệ hoà giải của mỗi loại hình hoà giải cũng khác nhau, mặc dù các loại hình hoà giải cũng có một số đặc trưng chung giống nhau ( hiểu theo nghĩa rộng ).

 Dưới góc độ hoà giải là một chế định pháp luật - là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoà giải các tranh chấp. Theo quan niệm này, hoà giải vừa là nguyên tắc, vừa là cách thức, vừa là thủ tục tố tụng bắt buộc khi giải quyết các tranh chấp được pháp luật ghi nhận và coi thủ tục này như một giai đoạn “tiền tố tụng“ trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình. Mặc dù, trong luật tố tụng của các ngành luật nói trên đều lấy hoà giải làm nguyên tắc trong quá trình giải quyết các tranh chấp, nhưng trình tự, thủ tục và phạm vi hay đối tượng hoà giải rất khác nhau, xuất phát từ bản chất tranh chấp và quan hệ pháp luật khác nhau mà các ngành luật đó điều chỉnh.

Là một chế định của Luật dân sự, xuất phát từ bản chất của quan hệ pháp luật dân sự là bình đẳng, thoả thuận giữa các bên, với quyền tự định đoạt, tự do giao kết hợp đồng dân sự nên các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và tự do thoả thuận giải quyết tranh chấp. Vì vậy, hoà giải vừa là nguyên tắc trong quan hệ dân sự, vừa là thủ tục bắt buộc của các cấp Toà án trong quá trình giải quyết phần lớn các tranh chấp dân sự. Hoà giải là nguyên tắc trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự: “Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Không ai được dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự”. Hoà giải là thủ tục bắt buộc thể hiện thông qua luật hình thức. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì trách nhiệm hoà giải thuộc về Toà án, nó mang tính bắt buộc trước khi mở phiên toà sơ thẩm để giải quyết phần lớn các vụ án dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án dân sự Toà án đều phải tiến hành thủ tục hoà giải. Theo quy định của Luật Dân sự và Tố tụng dân sự toà án không phải tiến hành thủ tục hoà giải đối với những vụ việc, trong đó các đương sự không có tranh chấp cần phải điều đình hoặc những tranh chấp không thể điêù đình được vì nếu điều đình sẽ trái với mục đích xét xử của vụ án đó. Đó là những vụ, việc quy định trong Điều 43 Pháp lệnh  thủ tục giải quyết các vụ án dân sự như huỷ việc kết hôn trái pháp luật; đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật vv...

Là chế định của Luật kinh tế và Tố tụng kinh tế, hoà giải cũng được coi là thủ tục bắt buộc trước khi Toà án mở phiên toà giải quyết các vụ án kinh tế. Khoản 1, Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định: “Trước khi mở phiên toà, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự có thể thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Còn Điều 31 của Pháp lệnh thì quy định trước khi đưa vụ án ra toà, các đương sự có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp tự hoà giải với nhau, chỉ khi nào có tài liệu chứng minh việc hoà giải không thành hoặc không thể tiến hành hoà giải được vì thiếu sự thiện chí của một bên thì lúc đó Toà án mới thụ lý hồ sơ. Khác với chế định hoà giải trong tố tụng dân sự, trong tố tụng kinh tế, chế định hoà giải được áp dụng trong quá trình giải quyết  đối với mọi vụ án kinh tế, nghĩa là pháp luật kinh tế và tố tụng kinh tế không quy định cụ thể những tranh chấp kinh tế mà Toà án không được tiến hành hoà giải như trong tố tụng dân sự.

Là chế định của Luật Lao động và Tố tụng lao động, hoà giải cũng có sự quy định khác. Theo quy định của luật tố tụng lao động thì tranh chấp lao động phải được tự dàn xếp giữa các bên trước khi đưa ra toà. Toà án nhân dân chỉ thụ lý vụ án lao động khi đương sự không đồng ý với quyết định của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động (đối với tranh chấp lao động cá nhân) và Toà án hoà giải tranh chấp xử lý kỷ luật lao động và bồi thường thiệt hại mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở không được hoà giải ( các Điều 162,166,168 và Điều 170 Bộ Luật lao động)...

Từ những điều đã phân tích trên đây, rõ ràng chế định hoà giải của các ngành luật đều lấy hoà giải làm nguyên tắc, đều coi hoà giải là thủ tục bắt buộc trước khi Toà án tiến hành giải quyết các tranh chấp, song quá trình thực hiện nguyên tắc đó được quy định hết sức khác nhau, xuất phát từ bản chất khác nhau của các quan hệ pháp luật mà ngành luật đó điều chỉnh. Vì vậy, quan niệm hoà giải là một chế định pháp luật nói trên nó chỉ phù hợp khi nói đến một ngành luật cụ thể, trong đó chứa đựng chế định hoà giải của ngành luật đó, mà không thể áp dụng chung cho các ngành luật khác. Hơn nữa, quan niệm này không bao quát hết các loại hình hoà giải khác do các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội hoặc cá nhân tiến hành. Vì các loại hình hoà giải này phong phú, đa dạng, không có tính chất bắt buộc và cũng không được pháp luật quy định cụ thể. Đó là hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân thưòng được coi là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, dựa trên cơ sở tự nguyện hoặc theo phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, mà pháp luật không quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành.

Trên thế giới có nhiều quan niệm về hoà giải. Ở đây xin đề cập một số quan niệm của thế giới về hoà giải.

Theo Hiệp hội hoà giải Hoa kỳ thì “Hoà giải là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ"1 . Theo quan niệm này, người hoà giải không tham gia vào quá trình hoặc vào việc thoả thuận các giải pháp. Vai trò chủ yếu của người hoà giải là giúp cho hai bên ngồi lại với nhau, hạn chế sự căng thẳng và phát ngôn quá nóng của các bên, mở ra những kênh liên lạc và tạo điều kiện cho việc duy trì đối thoại và thương lượng.

Theo Từ điển thuật ngữ của ILO/EASMAT về quan hệ lao động và các vấn đề liên quan coi “ Hoà giải là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng. Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên..., không có quyền áp đặt..., hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngồi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thoả thuận được"2 .

Còn quan niệm khác thì cho rằng “ Mục đích của hoà giải là chuyển cuộc đấu tranh hai bên thành cuộc khảo cứu ba bên, nhằm kiến tạo một kết quả chung"3 .

Từ các tài liệu và quan niệm đã viện dẫn trên đây, cùng với việc tham khảo các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, tổng kết thực tiễn hoạt động hoà giải của các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản chung của hoà giải như sau:

1.1. Hoà giải là một hình thức giải quyết những tranh chấp giữa các bên theo quy định của pháp luật, nghĩa là hoạt động hoà giải chỉ phát sinh khi có tranh chấp về quyền lợi và lợi ích giữa các bên tranh chấp. Theo quy định của pháp luật, những tranh chấp này được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết bằng hình thức hoà giải. Đương nhiên, để tiến hành hoà giải ở toà án phải có đơn kiện của đương sự lên toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hình thức hoà giải.

1.2. Trong hoạt động hoà giải các bên cần đến một bên thứ ba làm trung gian hoà giải, giúp các bên đạt được thoả thuận, chấm dứt tranh chấp, bất đồng. Bên thứ ba ở đây là bên trực tiếp tham gia trong quan hệ hoà giải, nhưng có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp. Bên trung gian chỉ có quyền giải thích, thuyết phục, cảm hoá hai bên tranh chấp, mà không áp đặt hoặc can thiệp vào nội dung thoả thuận của các bên. Bên thứ ba có thể là Toà án khi hoà giải là thủ tục bắt buộc để giải quyết tranh chấp ở Toà án; hoặc có thể là Hội đồng hoà giải lao động cơ sở khi giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân ở các doanh nghiệp; hoặc có thể là cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội hay là Tổ hoà giải ở cơ sở khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở; hoặc cũng có thể là một cá nhân có uy tín, có sức thuyết phục, cảm hoá các bên tranh chấp đi đến một thoả thuận chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột.

1.3. Hoà giải trước hết là sự thoả thuận, điều đình của chính các bên tranh chấp. Hay nói cách khác, chủ thể của hoà giải phải chính là các bên tranh chấp vì họ chính là chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn, nên họ có toàn quyền định đoạt để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó, chứ không phải là ai khác. Điều này thể hiện ý chí mong muốn và khả năng của mỗi bên trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và truyền thống đạo đức xã hội, trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện của mỗi bên.

1.4. Nội dung thoả thuận của các bên tranh chấp không được trái với quy định của pháp luật và phải phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Dù cho thoả thuận đó thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng nội dung của thoả thuận đó không phù hợp với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thì sẽ không được công nhận.  

Từ những đặc điểm của hoà giải nói chung đã phân tích trên đây, có thể xác định tổng quát khái niệm về hoà giải như sau : Hoà giải là quá trình giải quyết những tranh chấp, bất đồng giữa các bên. Trong quá trình hoà giải cần đến một bên thứ ba với vai trò trung lập, làm trung gian, giúp các bên tranh chấp giải quyết được những bất đồng và đạt được một thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và tự nguyện thực hiện những thoả thuận đó.

2. Một số đặc điểm cơ bản của tổ chức và hoạt động

của tổ hoà giải ở cơ sở.

2.1. Hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải là một hình thức “giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân”. Trong quá trình hoà giải Tổ viên Tổ hoà giải vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, xoá bỏ mâu thuẫn, bất đồng và đạt được thoả thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giũ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. 

Như vậy, đối với Tổ hoà giải ở cơ sở, hoà giải được coi là nhiệm vụ chủ yếu của Tổ hoà giải trong việc giải quyết những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật, và được thực hiện thông qua quá trình hoà giải của Tổ viên Tổ hoà giải, trên cơ sở tự nguyện từ phía các bên tranh chấp và cả từ phía bên Tổ hoà giải và Tổ viên Tổ hoà giải.

2.2. Việc  hoà giải, giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân do Tổ hoà giải và Tổ viên Tổ hoà giải -"tổ chức thích hợp" của nhân dân ở cơ sở thực hiện.

Cũng giống như các loại hình hoà giải của Tòa án nhân dân đối với những tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, trong hoạt động hoà giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba (ở đây là Tổ viên Tổ hoà giải) làm trung gian, giúp họ đạt được một thỏa thuận, giải quyết được những bất đồng giữa các bên. Tổ viên Tổ hoà giải có vai trò trung lập, khách quan, có thể đưa ra các ý kiến cá nhân của mình để giải thích,giúp đỡ, thuyết phục các bên hoà giải, thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tổ hoà giải hiện nay không phải là một tổ chức chính quyền mà là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân cử ra và được thành lập theo đơn vị dân cư ở cơ sở: xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, khoảnh tre, cụm dân cư v.v...

2.3. Số lượng, cơ cấu thành viên của các Tổ hoà giải rất đa dạng. Phần lớn các Tổ hoà giải có từ 3 đến 5 tổ viên, nhưng cũng có một số địa phương như tỉnh Khánh hoà, Long an v.v... Tổ hoà giải có từ 3 đến 8 tổ viên.

Cơ cấu tổ viên của Tổ hoà giải giải rất phong phú cả về giới tính và cơ cấu xã hội: có nam, có nữ; có già, có trẻ; có Đảng viên, Đoàn viên; có đại diện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư ở địa phương.

2.4. Tổ viên Tổ hoà giải không phải là công chức nhà nước, là người được nhân dân ở cơ sở lựa chọn cử ra, đại diện cho các giới, các tổ chức, đoàn thể của nhân dân ở cơ sở và được chính quyền phường xã, thị trấn công nhận. Đó là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân; luôn gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và tự nguyện tham gia công tác hoà giải; có văn hoá,hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội và kinh nghiệm sống; có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước và được bồi dưỡng một số kiến thức pháp luật nhất định phục vụ cho công tác hoà giải ở cơ sở.

2.5. Thẩm quyền của Tổ hoà giải là hoà giải những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào cụ thể hoá chế định này của Hiến pháp, và vì vậy, chưa xác định rõ ràng những vi phạm pháp luật nào, những tranh chấp "nhỏ" nào thuộc thẩm quyền hoà giải của Tổ hoà giải. Theo truyền thống hiện nay, Tổ hoà giải thường hoà giải, giải quyết những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư; hoà giải một số tranh chấp dân sự về tài sản và quyền lợi khác như: xây dựng nhà cửa, sử dụng điện, nước, đường đi lối lại, cây cối v.v... và một số mâu thuẫn xích mích, đánh, chửi nhau, gây thương tích nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông qua hoạt động hoà giải mà Tổ hoà giải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, đồng  thời thuyết phục, vận động nhân dân chấp hành các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2.6. Về trình tự và thủ tục hoà giải không quy định bắt buộc và không có một khuôn mẫu thống nhất. Tuỳ thuộc đối tượng, tính chất vụ việc, điều kiện mâu thuẫn và quan hệ gia đình, xã hội... của các bên tranh chấp mà Tổ hoà giải nghiên cứu, trên cơ sở kinh nghiệm để lựa chọn người làm trung gian và sử dụng biện pháp hoà giải thích hợp.

Khi tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải chỉ hoà giải bằng miệng, không đòi hỏi các bên làm đơn kiện, không lập biên bản như thủ tục hoà giải ở Toà án. Kết quả hoà giải thành hay không thành các tổ viên chỉ ghi nhận và báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hoà giải biết.

2.7. Phương pháp tiến hành hoà giải của phần lớn các Tổ hoà giải vẫn thường áp dụng là dùng uy tín của Tổ viên tham gia hoà giải, trên cơ sở pháp luật và dựa vào nền đạo đức xã hội chủ nghĩa để giải thích, thuyết phục, giáo dục, cảm hoá, động viên các bên tranh chấp tự hoà giải, đi đến thoả thuận giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn và những bất đồng với phương châm kiên trì và bền bỉ không có giới hạn.

 Từ những đặc điểm của hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải  đã phân tích trên đây, có thể nói rằng hoà giải của Tổ hoà giải là quá trình Tổ viên Tổ hoà giải vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Nhìn chung, tổ chức và hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải hiện nay mang những đặc điểm truyền thống và được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình kiện toàn tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải. N hững đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trên đây cho phép chúng ta phân biệt hoà giải của Tổ hoà giải với các loại hình hoà giải do Toà án, cơ quan, tổ chức khác tiến hành.

II.      SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI

TỪ 1945 ĐẾN NAY.

Hoạt động hoà giải có lịch sử tồn tại và phát triển cùng với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, thể hiện truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt nam. Cùng với những bước thăng trầm của đất nước, của ngành Tư pháp, dù trong hoàn cảnh nào, hoạt động hoà giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm v.v... vẫn luôn tồn tại và phát triển.

1.   Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945:

 Có thể nói hoạt động hoà giải tồn tại và phát triển gắn liền với truyền thống bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Dân tộc Việt nam vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Một dân tộc luôn bất khuất, kiên cường trong đấu tranh giũ gìn độc lập dân tộc và cũng là dân tộc luôn có lòng nhân ái, vị tha trong xây dựng đất nước. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi khi có va chạm, mâu thuẫn, tranh chấp giữa mọi người trong gia đình hay ngoài xã hội, nhân dân ta luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, với phương châm ” lá lành đùm lá rách”, “ chị ngã em nâng”, tự giúp đỡ nhau dàn xếp, khuyên nhủ nhau “ bớt giận làm lành”, “ chín bỏ làm mười” để hoà giải, xoá bỏ bất đồng, hận thù với nhau, xây dựng một cộng đồng hoà thuận, yên vui, hạnh phúc. Vì vậy, hoà giải những mâu thuẫn, xích mích và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giữ gìn đạo đức, tình làng nghĩa xóm, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Phát huy truyền thống tốt đẹp đó của đân tộc, với tư tưởng “ dân là gốc” của ông cha ta, trong mọi triều đại đều quan tâm coi trọng hoạt động hoà giải của các cơ quan, tổ chức và của quần chúng nhân dân để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân. Nhiều triều đại phong kiến Việt nam đã chỉ dụ cho các quan địa phương chú trọng việc hoà giải ở cơ sở để dân có cuộc sống yên ổn, không tốn tiền của, thì giờ đi kiện tụng; ngăn ngừa vi phạm pháp luật, làm mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong thể lệ xử kiện đời Lê Dụ Tông có ghi “ Tri huyện là viên quan gần gũi với dân, khi thấy hai bên nguyên bị mới bắt đầu kiện nhau, thì nên xem xét tất cả, rồi đem lý lẽ sự việc hiểu không dụ cho học nghe ra, khuyên đi bảo lại để cảm hoá họ, hoà giải hai bên “1 .

Trong thời kỳ pháp thuộc, hoà giải được coi là một giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết các việc hộ và thương sự. Chế định hoà giải này được quy định trong “Bộ Bắc kỳ pháp viện biên chế” và sau này được phép tạm thời áp dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự và thương sự tại Toà án trong thời gian đầu tiên của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà mới ra đời. Theo Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước về việc tạm thời sử dụng một số luật lệ có từ trước năm 1945 thì nhiệm vụ chính của Chánh án Toà án sơ cấp là hoà giải và chỉ khi hoà giải không thành mới đưa ra xét xử. Đối với việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Đệ nhị cấp thì ông Chánh án Toà án sơ cấp thử hoà giải, nếu hoà giải không thành thì chuyển hồ sơ lên cho Toà đệ nhị cấp xử.

Như vậy, hoạt động hoà giải gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước, thể hiện đạo lý và truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được các triều đại phong kiến Việt nam coi trọng, trở thành chế địng pháp lý trong xã hội cũ và được kế thừa, phát huy trong chế độ mới.

2. Giai đoạn 1945 - 1960:

Ngay sau khi nước Việt nam dâm chủ Cộng hoà ra đời, chế định hoà giải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật qui định hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Tư pháp. Quyền hoà giải tất cả các việc dân sự và thương sự, giai đoạn này được giao cho Ban Tư pháp xã (gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và một Uỷ viên Uỷ ban hành chính xã) và Thẩm phán Toà án sơ cấp (từ năm 1950 là Hội đồng hoà giải thuộc TAND huyện).

Theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 thì Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ hoà giải tất cả các việc về dân sự, thương sự và phạt vi cảnh. Nếu hoà giải thành thì lập biên bản. Biên bản hoà giải thành của Tư pháp xã có hiệu lực tư chứng thư.

Theo Thông tư số 1369/VHC ngày 25/10/1955 của Bộ Tư pháp hướng dẫn xây dựng và củng cố Uỷ ban hành chính xã (viết tắt là UBHC xã) về mặt Tư pháp sau cải cách ruộng đất thì UBHC xã có quyền hoà giải tất cả những xích mích, tranh chấp về quyền lợi trong nhân dân. Trường hợp địa chủ tranh chấp với nhau thì UBHC xã cũng phải giáo dục và giải quyết cho chúng. Căn cứ Thông tư này, UBHC xã "có quyền công nhận những việc thuận tình ly hôn mà 2 bên không có tranh chấp nhau về con cái hoặc tài sản" (Điểm a, Khoản 1, Mục II) và quy định phần lớn các tranh chấp được hoà giải, giải quyết trong Nông hội và các đoàn thể quần chúng như: Thanh niên, phụ nữ v.v... Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách hoặc Uỷ viên công an kiêm nhiệm công tác tư pháp phải tiến hành "điều tra các vụ tranh chấp để hoà giải hoặc kiểm thảo".Theo hướng dẫn này thì hoà giải là một trong những nhiệm vụ của UBHC xã và được giao cho Ban tư pháp xã thực hiện.

Cùng với chế định hoà giải của Ban Tư pháp xã, còn có chế định hoà giải của Toà án sơ cấp (trước năm 1950) và của Toà án nhân dân huyện (sau năm 1950). Theo Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946, Thẩm phán huyện khi nhận được đơn kiện về dân sự hay thương sự phải đòi 2 bên đến để thử hoà giải (Điều 9). Các việc về dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của Toà án tỉnh đều phải giao trước về ông Thẩm phán huyện để thử hoà giải (Điều 12). Biên bản hoà giải của Toà án huyện có hiệu lực công chứng thư.

Với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, ngay từ những này đầu xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, tổ chức mọi hình thức và tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện quyền làm chủ của mình. Nói về vai trò của nhân dân trong việc tự giải quyết các tranh chấp, bất đồng trong nội bộ nhân dân, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, làm giảm số vụ án phải đưa ra toà án xét xử, tại Hội nghị tập huấn Tư pháp toàn quốc năm 1950 ở Việt bắc, Hồ Chủ Tich đã nói: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”.

Ngay sau Hội nghị này, hàng loạt các Sắc lệnh, Thông tư quy định về hoà giải đã được ban hành. Trong Tờ trình của Bộ Tư pháp lên Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật tố tụng có ghi: “Nhiệm vụ chính của cơ quan Tư pháp không những là xét xử mà còn là hoà giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự tranh tụng”.  Điều 9 Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 cũng quy định: “Toà án nhân dân huyện họp thành Hội đồng hoà giải để thử hoà giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự, kể cả các việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình”. “Biên bản hoà giải thành là một công chứng thư, có thể đem chấp hành ngay” (Điều 10).

Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hoà giải thành được chấp hành xong, nếu Biện lý (Công tố ủy viên tỉnh hoặc thành phố) xét biên bản ấy vi phạm đến trật tự chung, thì có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ những điều mà 2 bên đã thỏa thuận. Hoặc người nào khác với đương sự, xét mình bị thiệt hại vì biên bản hoà giải thành, có quyền đệ đơn yêu cầu TAND huyện ra mệnh lệnh hoãn việc chấp hành biên bản hoà giải ấy. Thời hạn kháng cáo của Biện lý và đệ đơn của người bị hại là 15 ngày kể từ ngày Phòng biện lý nhận được biên bản hoà giải thành hoặc người bị hại sau khi biết biên bản hoà giải thành đi vào thực hiện.

Như vậy, giai đoạn 1945 - 1960 chế định hoà giải các tranh chấp dân sự và thương sự đã được hình thành ngay sau khi nước Việt nam dân chủ Cộng hoà ra đời, cùng với sự hình thành và phát triển của các cơ quan tư pháp và được giao cho Ban Tư pháp xã và Toà án nhân dân áp dụng trong đời sống xã hội.

3. Giai đoạn 1961 - 1981:

Trên cơ sở Hiến pháp 1959 và các Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan Nhà nước nói chung và bộ máy các cơ quan Tư pháp nói riêng đã được tổ chức, sắp xếp lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước ta trong giai đoạn mới - giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Năm 1961, cùng với việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân Tối cao và do những điều kiện lịch sử khác, Bộ Tư pháp giải thể. Nhiệm vụ quản lý công tác hoà giải của Bộ Tư pháp được chuyển giao sang cho Toà án nhân dân Tối cao thực hiện. Giai đoạn này, hoạt động hoà giải vẫn liên tục tồn tại và phát triển, cùng với sự kiện toàn và phát triển của Toà án nhân dân các cấp và do Toà án nhân dân các cấp tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ hoạt động.

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã cụ thể hoá Hiến pháp 1959 quy định thẩm quyền của Toà án nhân dân. Tại Điều 16 quy định: “Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ hoà giải những vụ tranh chấp về dân sự... và hướng dẫn công tác hoà giải ở xã và khu phố”. Thông tư số 1080/TC ngày 25.9.1961 của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thành phố, huyện, khu phố có ghi: “ trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố phải luôn chú ý đầy đủ đến việc hoà giải, giáo dục nhân dân và xây dựng tư pháp xã. Cần đề phòng khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hoà giải, giáo dục các đương sự và nhân dân”.

Cùng với việc hoàn thiện chế định hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình ở các cấp xét xử của Toà án, để tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, góp phần giải quyết tranh chấp ngay từ lúc mới phát sinh, nhằm giảm khối lượng lớn các vụ việc tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình phải giải quyết ở các cấp Toà án nhân dân, ngày 26.2.1964 Toà án nhân dân Tối cao đã ra Thông tư số 02/TC về việc xây dựng Tổ hoà giải và kiện toàn Tổ tư pháp xã, khu phố. Thông tư này hướng dẫn cụ thể về tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Tổ hoà giải. Đó là một tổ chức xã hội của nhân dân, không phân xử mà chỉ giải thích, thuyết phục để giúp đỡ cho các bên tranh chấp giải quyết những việc xích mích, tranh chấp có tình, có lý.

Theo Thông tư số 02/TC, Tổ hoà giải có nhiệm vụ:

- Hoà giải những việc tranh chấp về dân sự;

- Hoà giải những việc ly hôn và vận động nhân dân ngăn chặn những vi phạm Luật hôn nhân và gia đình ( 1960) như: cưỡng hôn, tảo hôn, lấy vợ lẽ, ngược đãi vợ con v.v...;

- Dàn xếp những việc cãi, chửi nhau, đánh nhau nhỏ nhặt và gian tham vặt;

- Thông qua  công tác hoà giải, giáo dục nhân dân tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việc hoà giải không có tính bắt buộc. Tổ hoà giải không có nhiệm vụ điều tra những việc phạm pháp hình sự. Những khi phát hiện những việc phạm pháp hình sự  thì Tổ hoà giải phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân hành chính xã hoặc Ban hành chính khu phố biết.

Trong thời kỳ này, Tổ hoà giải được thành lập ở thôn, xóm hoặc liên xóm, không tổ chức một Tổ hoà giải chung cho toàn xã, vì tổ chức của Tổ hoà giải cần được nhẹ nhàng và sát với nhân dân. ở nông thôn, miền núi, vì nhân dân thưa thớt cho nên các Tổ hoà giải được tổ chức phù hợp với tình hình địa phương để thuận tiện cho công tác hoà giải. Trong khi đó, ở thị xã Tổ hoà giải được thành lập theo đường phố. Riêng ở thành phố Hà nội và Hải phòng, Tổ hoà giả được thành lập theo khối phố hoặc Toà án nhân dân Tối cao giao nhiệm vụ hoà giải cho Ban đại diện đại biểu nhân dân trực tiếp phụ trách. Tổ hoà giải có từ 3 đến 7 tổ viên.

Nhìn chung, giai đoạn này tổ chức và hoạt động hoà giải đã được củng cố, kiện toàn và đổi mới thêm một bước. Lần đầu tiên Tổ hoà giải được pháp luật ghi nhận là tổ chức quần chúng của nhân dân được thành lập ở xóm, liên xóm và ở đường phố. Nếu như giai đoạn trước nhiệm vụ hoà giải được giao cho Ban tư pháp xã ( thực chất mang tính chất chính quyền) thì trong giai đoạn này được giao cho tổ chức xã hội, đó là Tổ hoà giải không mang tính chất chính quyền mà thể hiện tính chất tự quản, dân chủ  trực tiếp của nhân dân. Tính nhân dân này của Tổ hoà giải được kế thừa và phát huy trong các giai đoạn phát triển tiếp theo cho đến ngày nay.

4. Giai đoạn 1982 đến nay:

Có thể nói đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về tổ chức và hoạt động hoà giải, mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn khó khăn, trở ngại cùng với những thăng trầm của ngành Tư pháp sau khi được thành lập lại từ năm 1981.

4.1. Thời kỳ 1982 - 1987:

Thực hiện Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp, ngay sau khi được thành lập lại, năm 1982 Bộ Tư pháp được giao tiếp nhận lại nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn hoạt động của Tổ hoà giải từ Toà án nhân dân Tối cao chuyển sang. Để tiếp tục kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của Tổ hoà giải, Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 08/TT ngày 6/1/1982 hướng dẫn xây dựng và kiện toàn tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương, đặc biệt là tư pháp huyện và tư pháp xã - là cơ quan trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt động cho Tổ hoà giải, làm tiền đề cho việc xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức Tổ hoà giải ở cơ sở. Thông tư số 08/TT và Công văn số 527/QLTP ngày 28/8/1994 quy định Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ "hướng dẫn, giúp đỡ các Tổ hoà giải về mặt pháp lý và kinh nghiệm trong hoạt động hoà giải".

Năm 1983, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác tư pháp xã và tổ hoà giải, giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; trao đổi, học tập kinh nghiệm, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trong phạm vi cả nước.

Trong thời kỳ này dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp, với sự cố gắng, nỗ lực, chủ động, sáng tạo của các cơ quan Tư pháp địa phương, được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền nhiều địa phương, các Tổ hoà giải đã được thành lập ở khắp các thôn, xóm, ấp v.v... trong phạm vi cả nước, hoạt động hoà giải đã trở thành một phong trào sâu rộng trong nhân dân, góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân; phát huy truyền thống tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở.

4.2. Thời kỳ 1988 - 1992:

Thời kỳ này, tổ chức hoà giải và hoạt động hoà giải ở nhiều tỉnh bị giảm sút, có tỉnh gần như tan rã, chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hầu như không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng hiệu quả không cao.

Nguyên nhân của tình hình trên đây là do thực hiện tinh giảm biên chế, các Phòng Tư pháp cấp huyện bị giải thể; Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách; Sở Tư pháp không đủ lực lượng cán bộ để đảm đương nhiệm vụ xây dựng tổ chức và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở. Vì vậy, Tổ hoà giải thiếu hẳn sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp cấp trên. Bản thân Tổ hoà giải chỉ là tổ chức quần chúng rộng rãi, tranh chấp trong nhân dân ngày một tăng cả về số lượng vụ việc và tăng cả về độ phức  tạp, nhưng lại thiếu sự động viên, giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước, cơ quan chuyên môn nên dẫn đến hậu quả nhiều tổ chức tổ hoà giải tan rã hoặc có hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả như trước đây.

Tuy nhiên, thời kỳ này, ở một số địa phương vẫn duy trì đủ hệ thống Tư pháp từ tỉnh đến xã, được sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, thì tổ chức và hoạt động hoà giải ở địa phương đó vẫn được duy trì và phát triển, như thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tiền giang v.v...

4.3. Thời kỳ 1992 đến nay:

Thời kỳ này tổ chức và hoạt động hoà giải lại có cơ hội mới để củng cố, kiện toàn và phát triển lên một bước mới. Chế định hoà giải chính thức được Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật" (Điều 127, Hiến pháp 1992; Khoản2, Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) 1993). Ở Trung ương, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hoà giải (Điều 2, Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ). Ở địa phương, các cơ quan Tư pháp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp huyện, Ban Tư pháp xã) được giao nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải trong phạm vi địa phương (Thông tư Liên bộ số 12/TTLB)

Để tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, trên cơ sở những văn bản pháp luật mới, Bộ Tư pháp một mặt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trước đây giải thể Phòng Tư pháp, khẩn trương thành lập lại; củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp xã để quản lý và hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở. Mặc dù chưa có văn bản quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong cả nước, nhưng các cơ quan Tư pháp địa phương đã chủ động, sáng tạo, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền của địa phương, tổ chức Hội nghị tổng kết, sơ kết, trao đổi kinh nghiệm, phát huy những thành tựu trong công tác hoà giải đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo, hướng dẫn kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải.

Nhìn chung, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác về  công tác hoà giải, Tổ hoà giải đã được kiện toàn thêm một bước, không những tăng lên về số lượng, mà còn tăng lên về chất lượng hoạt động. Hoà giải đẫ trở thành phong trào rộng lớn ở cơ sở trong phạm vi cả nước.

 

III.      THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ HIỆN NAY

1. Thực trạng tổ chức của tổ hoà giải.

Thực hiện Điều 127 Hiến pháp 1992, Nghị định số 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB về công tác hoà giải, nhằm tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân, Bộ Tư pháp đã mở Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và Tổ hoà giải toàn quốc 8/1994 để tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động hoà giải trong những năm qua, đồng thời trao đổi kinh nghiệm, đề ra những biện pháp kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động hoà giải ở địa phương trong thời gian tới.

Sau Hội nghị này, nhiều địa phương đã chủ động tổ chức Hội nghị tổng kết hàng năm công tác hoà giải ở địa phương như Hà nội, Nam hà, Hải hưng, An giang, Vĩnh phú, Đồng tháp... Ở một số địa phương cấp uỷ và chính quyền địa phương đã ra Nghị quyết,Chỉ thị cho các ngành, các cấp đẩy mạnh, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Sau 5 năm thực hiện kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải,  cả nước đã xây dựng và kiện toàn được hơn 90.000 Tổ hoà giải, với tổng số gần 400.000 Tổ viên. Nhiều tỉnh, thành phố xây dựng được hàng nghìn tổ hoà giải ở hầu hết tất cả các xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố v.v... trên địa bàn tỉnh, thành phố với hàng ngàn người tham gia như: Thành phố Hồ Chí Minh có 12.000 tổ với 59.385 tổ viên; tỉnh Nghệ an có 4.217 Tổ với 16.205 Tổ viên; tỉnhThanh hoá có 4.910 Tổ với 19.936 Tổ viên; tỉnh Hà tĩnh có 3.027 Tổ với 12.108 Tổ viên; tỉnh Phú thọ có 2512 Tổ với 8.941 Tổ viên; tỉnh Tuyên quang có 1.722 Tổ với 8.189 Tổ viên; thành phố Hà nội có 2765 Tổ với 10.597 Tổ viên v.v... Nhìn chung, từ năm 1993 trở lại đây, số lượng Tổ hoà giải ở hầu hết các địa phương đều được tăng lên và chất lượng hoạt động cũng được nâng cao hơn do có sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của PhòngTư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp cấp xã.

1.1 Về mô hình tổ chức của Tổ hoà giải:

Mô hình Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú. Ở phần lớn các địa phương Tổ hoà giải được xác định là tổ chức quần chúng của nhân dân và được thành lập độc lập theo đơn vị dân cư: tổ dân phố, cụm dân cư (đối với Phường, Thị trấn) và xóm, thôn, làng, bản, ấp, khoảnh tre v.v...(đối với xã ở các vùng nông thôn, miền núi). Một số địa phương, ở Thành phố, Thị xã, Thị trấn thành lập Tổ hoà giải theo đơn vị dân cư lớn hơn như ở tỉnh Nghệ an thành lập Tổ hoà giải ở cấp Phưòng, Thị trấn; ở một số Quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh thành lập Tổ hoà giải theo khu phố và Phường như Quận 1,2,3 và Quận Tân bình... Ở một số địa phương không thành lập Tổ hoà giải độc lập mà ghép Tổ hoà giải với một tổ chức khác, hay nói cách khác là giao nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp ở cơ sở cho tổ chức khác. Ví dụ, như ở thành phố Hồ Chí Minh , theo Quyết định số 231/QĐ-UB của Uỷ Ban nhân dân thành phố thì Tổ dân phố được giao nhiệm vụ hoà giải. Ở đây Tổ dân phố đồng thời là Tổ hoà giải và không có Tổ hoà giải độc lập . Ở tỉnh Kiên giang Tổ hoà giải đồng thời là Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự  hay ở tỉnh Bình định Tổ hoà giải đồng thời là Ban an ninh thôn, tổ dân phố v.v...

Ngoài ra, ở một số địa phương tổ chức hoà giải được thành lập theo hai cấp: cấp Phường, Xã, Khu phố  có Hội đồng hoà giải hay Ban hoà giải và cấp Tổ dân phố, xóm, ấp ... có Tổ hoà giải như ở tỉnh Bình định ngoài Tổ hoà giải gắn với Ban an ninh thôn còn có Hội đồng hoà giải cấp xã do Trưởng Ban Tư pháp xã làm Chủ tịch Hội đồng; ở Quận 4, Quận Gò vấp, huyện Cần giờ thành phố Hồ Chí Minh ngoài Tổ hoà giải gắn liền với Tổ dân phố còn tổ chức Ban hoà giải cấp phường, xã; ở Quận 1,2,3 và Quận Tân bình ngoài Ban hoà giải theo Khu phố, chung cư, cư xá... còn tổ chức Ban hoà giải chính quyền và Ban hoà giải đoàn thể v.v... Nhìn chung, mô hình tổ chức của Tổ hoà giải trong cả nước, thậm chí ngay trong cùng một tỉnh, thành phố rất phong phú và đa dạng, chưa có một mô hình thống nhất chung mà tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể và truyền thống của mỗi địa phương.

1.2. Về cơ cấu và số lượng Tổ viên Tổ hoà giải:

Xuất phát từ vị trí, vai trò  của Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân lập nên ở cơ sở, nên cơ cấu Tổ viên của Tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú, đa dạng. Tổ viên Tổ hoà giải  là những người có phẩm chất đạo đức; có uy tín, có sức cảm hoá, thuyết phục vân động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự nguyện tham gia công tác hoà giải và được nhân dân tín nhiệm cử ra không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội. Vì vậy, Tổ viên Tổ hoà giải là những đại diện tiêu biểu của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư ở địa phương, nên nó rất phong phú cả về giới tính và cả về cơ cấu xã hội, nghĩa là có nam, có nữ; có già, có trẻ; có Đảng viên, đoàn viên; có người dân tộc; có người đang là công chức nhà nước,  có người đã nghỉ hưu; có nông dân, cựu chiến binh, luật gia v.v...phù hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư.

Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng cụm dân cư như: Trưởng thôn, Trưởng xóm, Tổ trưởng Tổ dân phố, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội cựu chiến binh v.v...; ở miền núi nhiều nơi Tộc trưởng, già làng làm Tổ trưởng v.v...Theo thống kê, khảo sát cơ cấu Tổ trưởng của 68.161 Tổ hoà giải ở 42 tỉnh, thành phố trong cả nước có 7.487 là đại diện Mặt trận Tổ quốc; 4.204 đạị diện Hội phụ nữ; 8.341 là Bí thư chi bộ; 26.123 là Trưởng thôn, Trưởng xóm; 14.709 Tổ trưởng Tổ dân phố và còn lại là những thành phần khác. Ở một số địa phương thành lập tổ  chức hoà giải ở hai cấp, thì  Trưởng ban hoà giải hay Chủ tịch Hội đồng hoà giải cấp xã, Phường, Thị trấn là Trưởng ban tư pháp xã, Phường, Thị trấn đảm nhiệm, còn cấp phó thường trực là Phó trưởng ban tư pháp; còn các thành viên khác là đại diện của các tổ chức chính trị xã hội ở xã, Phường, Thị trấn. Ví dụ, ở tỉnh Bình định, Hội đồng hoà giải cấp xã, phường do Trưởng ban tư pháp xã, phường làm Chủ tịch; Phó trưởng Ban tư pháp xã là Phó chủ tịch thường trực. Tổng số thành viên tham gia trong các Hội đồng hoà giải cấp xã, Phường của tỉnh là 931 người.

Số lượng Tổ viên của Tổ hoà giải rất đa dạng, phần lớn các tổ hoà giải có từ 3-5 tổ viên; một số địa phương như Khánh hoà, Long an , Hưng yên, Bến tre, Trà vinh Tổ hoà giải có từ 3-10 Tổ viên; có một số Tổ hoà giải ở một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình dương, Đắc lắc, Bắc ninh có từ 16 đến 18 Tổ viên. Tuy nhiên, một số Tổ hoà giải ở một số địa phương chỉ có một đến 2 Tổ viên như Đồng tháp, Bà rịa - Vũng tàu, Lạng sơn, Sơn la, Gia lai ... và ở tỉnh Đồng tháp còn 5 xã chưa thành lập Tổ hoà giải. Nhìn chung, số lượng Tổ viên Tổ hoà giải trong cả nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm và truyền thống của mỗi địa phương và của mỗi cộng đồng dân cư.

Kết quả thành lập tổ chức, số lượng Tổ viên và cơ cấu Tổ trưởng Tổ hoà giải của một số địa phương được thể hiện theo số liệu dưới đây:

 

 

Tổng

Tổng

         CƠ CẤU TỔ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

 số Tổ hoà giải của tỉnh, thành phố

 số Tổ viên   THG của tỉnh, thành phố

 

Đại diện MTTQ

 

Đại diện Hội Phụ nữ

 

Bí thư Chi bộ

 

Trưởng thôn, xóm

 

Tổ trưởng dân

phố

 

Thành phần khác

 

T.p Hå ChÝ Minh

12000

59385

1013

762

278

292

6374

187

 

Thanh ho¸

 4910

19936

    50

100

1250

3450

   60

 

 

Hµ tÜnh

 3027

12108

 

 

1050

1977

 

 

 

L©m ®ång

 1421

 5436

 174

 77

 25

 509

 554

82

 

Phó thä

 2512

 8941

35

18

76

1786

388

209

 

Qu¶ng nam

 2385

5411

477

292

119

636

144

717

 

S¬n La

 2084

6370

1260

980

672

1068

113

325

 

H¶i D­¬ng

 1758

 8070

 

 

625

1007

126

 

 

BÕn Tre

 1890

2811

 9

 6

 3

 237

36

1599

 

L¹ng S¬n

 1835

 4630

206

56

 26

1573

 17

 57

 

§ång Th¸p

1978

 4345

263

135

126

233

178

1043

 

Lai Ch©u

1935

 5805

585

44

 

3427

1563

186

 

T.p §µ N½ng

 1801

 5200

120

 

 38

 20

1533

90

 

Hoµ B×nh

 1699

 6970

198

170

225

660

247

199

 

T.p H¶i Phßng

 1549

 6812

 141

 133

 379

 746

 89

 61

 

Hµ Nam

 1543

 5630

 273

  9

 444

 322

 110

37

 

                             

 

2. Tình hình hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở.

2.1. Về nhiệm vụ của Tổ hòa giải và phạm vi hoà giải:

Hoạt động của Tổ hoà giải trước tiên được thể hiện thông qua việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Trong thực tiễn hoạt động của Tổ hoà giải vẫn chưa có cách hiểu thống nhất và còn lẫn lộn giữa nhiệm vụ và phạm vi hoà giải. Tại Hội nghị chuyên đề về tư pháp xã và Tổ hoà giải năm 1994 tại thành phố Đà nẵng, Bộ Tư pháp đã xác định một số nhiệm vụ của Tổ hoà giải gồm:

“a/ Hoà giải những xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư;

 b/ Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản và các quyền lợi khác trong nhân dân;

 c/ Thông qua công tác hoà giải, giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

Thực hiện các nhiệm vụ trên, Tổ hoà giải chỉ giải quyết những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân.”1

Theo hướng dẫn này, các cơ quan tư pháp địa phương trong cả nước đã vận dụng và  cụ thể hoá thêm để hướng dẫn cho các Tổ hoà giải thực hiện. Nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều địa phương gặp lúng túng khi xác định phạm vi hoạt động của Tổ hoà giải vì khái niệm “những vi phạm và tranh chấp nhỏ trong nhân dân” chưa được xác định rõ trong lý luận cũng như trong thực tiễn và chưa được ghi nhận trong văn bản pháp luật nào. Bản thân hướng dẫn trên của Bộ Tư pháp mặc dù đã được cụ thể hoá thêm một bước, nhưng vẫn còn chung chung, lẫn lộn giữa nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải.

Theo quan niệm chung và hiểu một cách khái quát nhất, phù hợp với Hiến pháp 1992, nhiệm vụ của Tổ hoà giải (tổ chức thích hợp của nhân dân) hoà giải - giải quyết những xích mích, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và  tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động hoà giải để giáo dục, thuyết phục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Vấn đề khó khăn hiện nay là ở chỗ chưa có văn bản pháp luật nào cụ thể hoá quy định của Hiến pháp về “ những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân” thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, một trong những định hướng quan trọng là phải tạo nên môi trường pháp lý cần thiết cho hoạt động hoà giải, trong đó phải xác định rõ phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải.

Mặc dù chưa có văn bản quy định phạm vi hoà giải của các Tổ hoà giải, nhưng qua thực tiễn hoạt động của các Tổ hoà giải trong cả nước thì phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải rất rộng, rất phong phú, đa dạng bao gồm những mâu thuẫn, tranh chấp trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt hiện nay trong nền kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp hơn cùng với mức độ gay gắt và phức tạp nhiều hơn. Thông thường, theo truyền thống Tổ hoà giải thực hiện hoà giải các loại mâu thuẫn, tranh chấp sau đây:

- Những mâu thuẫn, xích mích trong quan hệ hôn nhân gia đình như: các xích mích, mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng dẫn đến đánh,cãi, chửu nhau hoặc ly hôn, ly thân (do nhiều nguyên nhân khác nhau như một trong hai người ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, khác nhau về quan niệm sống, lối sống vv...); những bất hoà giữa mẹ chồng, con dâu; xích mích từ việc vợ, con dâu sinh con trai, con gái; mâu thuẫn do đối xử thiếu công bằng của cha, mẹ đối với các con và của các con đối với bố, mẹ; xích mích, mâu thuẫn do có quan niệm khác nhau trong việc giáo dục con, cháu v.v...

- Các tranh chấp dân sự về tài sản và quyền lợi khác như: tranh chấp trong việc mua, bán tài sản; vay mượn, nợ nần dây dưa; thừa kế tài sản; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà, diện tích phụ dùng chung; các việc xây dựng, cải tạo, cơi nới nhà cửa ảnh hưởng đến các hộ liền kề; tranh chấp trong sử dụng điện, nước, cây cối v.v...

- Các mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai như tranh chấp đường đi lối lại chung; về việc phân định ranh giới vườn, khuôn viên nhà ở; về diện tích đất công cộng trong khu chung cư v.v...

- Các vụ việc xích mích do không giữ gìn vệ sinh chung, do gây mất trật tự trong đêm khuya như rú còi xe inh ỏi, hát karaoke quá to, quá khuya, các quán cà phê mở nhạc quá lớn v.v...

- Những mâu thuẫn, xích mích, cãi, chửi nhau ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá cộng đồng và những vi phạm pháp luật như trộm cắp vặt, đánh nhau gây thương tích nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự v.v...

Nhìn chung, phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải trong thực tiễn rất phong phú, đa dạng, bao gồm tất cả những xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, chủ yếu thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, trật tự công cộng và những vi phạm pháp luật nhỏ chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Tổ hoà giải không có thẩm quyền hoà giải tất cả các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn đòi hỏi phải xác định rõ những loại tranh chấp nào thuộc các lĩnh vực trên không thuộc phạm vi hoà giải. Vấn đề này chưa có văn bản nào quy định và chưa được các cơ quan quản lý hướng dẫn cụ thể, nên còn có những quan niệm khác nhau về phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Có quan niệm cho rằng phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải bao gồm tất cả các tranh chấp về quyền lợi và lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai kể cả một số vi phạm hành chính và phạm pháp hình sự nhưng do lỗi vô ý. Quan niệm khác cho rằng phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải bao gồm các loại tranh chấp nói trên, nhưng  các loại tranh chấp đó phải ở mức độ “nhỏ” hoặc “ít nguy hiểm cho xã hội” (đối với vi phạm hành chính và phạm pháp hình sự). Nhưng những khái niệm  này chưa được xác định rõ. Còn phần lớn cho rằng cần phải có văn bản pháp luật quy định rõ phạm vi hoà giải thuộc thẩm quyền của Tổ hoà giải và chủ yếu là những vi phạm pháp luật và tranh chấp “ nhỏ”  trong nhân dân. Đồng thời quy định những loại tranh chấp mà Tổ hoà giải không được hoà giải, để tránh vi phạm pháp luật ngay trong hoạt động hoà giải đã xảy ra trong thực tiễn. Theo hướng dẫn của một số Sở tư pháp như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh thì những loại việc sau đây không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải:

- Các vụ, việc phạm pháp hình sự;

- Các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

-  Các vi phạm kỷ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; các tranh chấp về tiền công, tiền lương...trong các doanh nghiệp v.v.1

Trong thực tiễn còn có nhiều tranh luận và ý kiến khác nhau về những vụ việc, tranh chấp nào không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải. Trong đó có ý kiến cho rằng Tổ hoà giải có thể hoà giải cả những vi phạm hàmh chính và vi phạm pháp luật hình sự nhưng do lỗi vô ý hoặc cả những tranh chấp, mâu thuẫn trong cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội v.v... Ý kiến này này ít sức thuyết phục vì các loại vi phạm pháp luật trên theo quy định của pháp luật tố tụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, thậm chí không được tiến hành thủ tục hoà giải.  Nhưng theo hướng dẫn của các Sở tư pháp thành phố  Hồ Chí Minh và thành phố Hà nội  về những vụ việc trên không thuộc phạm vi của Tổ hoà giải, theo chúng tôi là chưa đầy đủ vì theo pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và đất đai có một số vụ việc hoặc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình kể cả Toà án cũng không được tiến hành thủ tục hoà giải, mà tiến hành điều tra xét xử theo thẩm quyền. Đó là những tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình trái pháp luật được quy đinh trong Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự  hoặc những vụ án dân sự, hôn nhân gia đình đã được cơ quan điều tra, kiểm sát khởi tố hoặc các tranh chấp liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân v.v...Theo chúng tôi những vụ việc trên không thuộc phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải, nghĩa là những việc mà Toà án không được tiến hành thủ tục hoà giải thì Tổ hoà giải cũng không được tiến hành hoà giải. Đó là những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quá trình triển khai hoạt động hoà giải ở cơ sở. Nó đặt ra yêu cầu cấp bách về phạm vi hoà giải phải được các văn bản pháp luật xác định rõ để áp dụng thống nhất trong cả nước.

2.2. Về kết quả hoạt động của Tổ hoà giải:

Mặc dù những năm gần đây, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, số lượng mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân cũng tăng lên, tính chất mâu thuẫn, tranh chấp cũng đa dạng và phức tạp hơn, nhưng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của các cơ quan Tư pháp địa phương; được sự ủng hộ, nhiệt tình tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và sự năng động, sáng tạo và nghệ thuật hoà giải, nên đa số các Tổ hoà giải trong cả nước đã hoạt động có hiệu quả. Theo số liệu điều tra, khảo sát và báo cáo chưa đầy đủ của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 1996  đã thụ lý 153.854 vụ việc, đã tiến hành hoà giải 134.607 việc, trong đó có 115.107 việc hoà giải thành và chuyển cho Ban Tư pháp xã và các cơ quan có thẩm quyền 28.360 việc. Trung bình hàng năm, Tổ hoà giải ở các tỉnh, thành phố đã hoà giải từ 2.000 đến 3.000 vụ tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ đủ loại trong nhân dân và hoà giải thành từ 70 - 80% các vụ việc xảy ra ở cơ sở. Một số địa phương hoà giải thành đạt trên 85% như: Tỉnh Hoà bình 85,5%; tỉnh Sơn la 87,1%; tỉnh Phú thọ 89,4%; tỉnh Hà nam 89,6%; tỉnh Bình định 88,6%; tỉnh Bình thuận 90,1%; tỉnh Hưng yên 91,5%; tỉnh Lai châu 95,3% ... Kết quả hoà giải của một số tỉnh, thành phố được thể hiện như sau:1

 

 

 

  Kết quả

hoà giải

năm1996

TÊN ĐỊA PHƯƠNG

Tæng sè  vô, viÖc ®· thô lý

Tæng sè vô, viÖc ®· hoµ gi¶i

Tæng sè vô, viÖc hoµ gi¶i thµnh vµ tû lÖ hoµ gi¶i thµnh.

Tæng sè vô, viÖc chuyÓn Ban T­ ph¸p x·

Thanh ho¸

17.208

14.708

11.126-75,6%

2.316

T.p Hå ChÝ Minh

  8.411

 7.809

  5.545-71%

2845

    H­ng yªn

  7.635

 6.627

 6.069-91,5%

1008

    Qu¶ng nam

  7.012

 7.012

  5.816-83%

1196

    Cµ mau

  8.011

 7.850

 5.717-72,8%

 

     T.p H¶i phßng

  5.614

  4.975

 4.109-82,6%

 866

     §ång th¸p

  5.331

  5.331

  4.185-78%

1146

     H¶i d­¬ng

  5.255

 

  4.347 

 908

     Phó thä

  4.986

  4.510

 4.033-89,4%

 477

     Kiªn giang

  4.770

  3.557

  3.557  

731

     Hµ tÜnh

  3.782

  2.940

2.591-81.8%

 11

     NghÖ an

  3.721

  2.915

 2.915-78.3%  

  806

     B×nh d­¬ng

  3.511

  3.492

2.265-

  1.227  

     B×nh ph­íc

  3.510

   2.521

697-

   386

           

 

Nh×n chung, d­íi sù chØ ®¹o vµ h­íng dÉn cña c¸c c¬ quan t­ ph¸p, tæ chøc tæ hoµ gi¶i trong c¶ n­íc ®· ®­îc kiÖn toµn vµ ®­îc t¨ng c­êng c¶ vÒ sè l­îng vµ chÊt l­îng. HiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña tæ hoµ gi¶i ®­îc n©ng cao, kh¼ng ®Þnh vÞ trÝ, vai trß cña tæ hoµ gi¶i trong ®êi sèng x· héi, gãp phÇn to lín vµo viÖc cñng cè ®oµn kÕt nh©n d©n, ng¨n ngõa kÞp thêi nh÷ng hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt vµ ph¹m téi, gi¶m bít nhiÒu vô viÖc ph¶i ®­a lªn Toµ ¸n nh©n d©n cÊp huyÖn gi¶i quyÕt, mang l¹i lîi Ých kinh tÕ , x· héi vµ tinh thÇn cho Nhµ n­íc  vµ toµn x· héi.

 Tuy nhiªn, c«ng t¸c hoµ gi¶i ë c¬ së cßn cã nh÷ng khã kh¨n vµ tån t¹i sau ®©y:

- M« h×nh, c¬ cÊu tæ chøc cña Tæ hoµ gi¶i trong c¶ n­íc rÊt ®a d¹ng, ch­a cã mét m« h×nh thèng nhÊt.

- C¬ chÕ qu¶n lý tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i ch­a ®­îc x¸c ®Þnh râ rµng, cô thÓ. V× vËy, mét sè ®Þa ph­¬ng cßn lóng tóng trong qu¸ tr×nh x©y dùng tæ chøc vµ h­íng dÉn ho¹t ®éng cho Tæ hoµ gi¶i nªn chËm kiÖn toµn tæ chøc vµ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng kh«ng cao.

- Kinh phÝ cho ho¹t ®éng hoµ gi¶i hÇu nh­ kh«ng cã, hÇu hÕt c¸n bé hoµ gi¶i ph¶i bá tiÒn tói dµnh dôm ®­îc vµ dµnh nhiÒu thêi gian vËt chÊt cña m×nh phôc vô cho c«ng t¸c hoµ gi¶i ®¹t kÕt qu¶, g©y khã kh¨n thªm cho ®êi sèng vËt chÊt cña c¸n bé hoµ gi¶i. V× vËy, kh«ng ®éng viªn, khuyÕn khÝch ho¹t ®éng hoµ gi¶i. Ho¹t ®éng hoµ gi¶i thêi gian qua chñ yÕu dùa trªn lßng nhiÖt t×nh vµ ®¹o ®øc tèt ®Ñp cña Tæ viªn. §Õn giíi h¹n nµo ®ã, lßng nhiÖt t×nh cña tæ viªn bÞ chi phèi, th× hiÖu qu¶ ho¹t ®éng hoµ gi¶i còng chi phèi theo, ®Æc biÖt trong nÒn kinh tÕ thÞ tr­êng hiÖn nay.

V× kh«ng cã kinh phÝ ho¹t ®éng, nªn nhiÒu ho¹t ®éng qu¶n lý nh­ tæ chøc s¬ kÕt, tæng kÕt, phæ biÕn kinh nghiÖm, tËp huÊn, båi d­ìng nghiÖp vô hoµ gi¶i, thi ®ua, khen th­ëng, ®éng viªn phong trµo hoµ gi¶i... kh«ng thÓ thùc hiÖn ®­îc. Tõ ®ã dÉn ®Õn thùc tr¹ng c¸n bé hoµ gi¶i thiÕu kiÕn thøc ph¸p luËt vµ thiÕu nghiÖp vô hoµ gi¶i ...¶nh h­ëng lín ®Õn kÕt qu¶ hoµ gi¶i.

- Tæ viªn Tæ hoµ gi¶i hÇu nh­ kh«ng cã kiÕn thøc ph¸p luËt, viÖc tæ chøc båi d­ìng kiÕn thøc ph¸p luËt vµ  h­íng dÉn nghiÖp vô cho Tæ hoµ gi¶i cña c¸c c¬ quan T­ ph¸p ®Þa ph­¬ng cßn cã h¹n chÕ, mÆc dï vµi n¨m gÇn ®©y viÖc tæng kÕt, s¬ kÕt phæ biÕn kinh nghiÖm vµ tËp huÊn nghiÖp vô cho Tæ viªn Tæ hoµ gi¶i c¬ së ®· ®­îc chó ý, song cßn thiÕu ®ång bé vµ kÕt qu¶ kh«ng ®Òu do T­ ph¸p cÊp huyÖn kh«ng ®­îc cñng cè, kiÖn toµn; Ban T­ ph¸p x· kh«ng cã c¸n bé chuyªn tr¸ch, gåm nh÷ng ng­êi lµm kiªm nhiÖm vµ còng kh«ng cã kiÕn thøc ph¸p luËt.

Theo kÕt qu¶ kh¶o s¸t, b¸o c¸o cña 53 tØnh thµnh phè trùc thuéc Trung ­¬ng trong n¨m 1996 chØ cã 55.307 Tæ viªn trªn tæng sè 325. 700 ( chiÕm 16,98% ) ®­îc båi d­ìng kiÕn thøc ph¸p luËt vµ nghiÖp vô hoµ gi¶i, cßn phÇn lín sè Tæ viªn Tæ hoµ gi¶i trong c¶ n­íc kh«ng ®­îc ®µo t¹o, båi d­ìng kiÕn thøc ph¸p lý vµ nghiÖp vô hoµ gi¶i. Do thiÕu kiÕn thøc ph¸p luËt vµ nghiÖp vô hoµ gi¶i nªn Tæ viªn Tæ hoµ gi¶i th­êng tá ra lóng tóng hoÆc tiÕn hµnh hoµ gi¶i chØ dùa trªn c¬ së kinh nghiÖm, nhËn thøc chñ quan theo c¶m tÝnh, nÆng vÒ t×nh mµ thiÕu c¬ së ph¸p lý nªn thiÕu søc thuyÕt phôc. T×nh tr¹ng nµy lµm ¶nh h­ëng ®Õn hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i, thËm chÝ dÉn ®Õn vi ph¹m nguyªn t¾c, vi ph¹m ph¸p luËt trong qu¸ tr×nh  tiÕn hµnh ho¹t ®éng hoµ gi¶i.

- C¸c c¬ quan T­ ph¸p ë mét sè ®Þa ph­¬ng ch­a quan t©m kiÖn toµn t­ ph¸p cÊp huyÖn vµ cÊp x·, ®Ó trùc tiÕp h­íng dÉn nghiÖp vô, båi d­ìng kiÕn thøc ph¸p lý cho tæ hoµ gi¶i; kh«ng kiÓm tra, tæng kÕt kinh nghiÖm thùc tiÔn; kh«ng ph¸t ®éng phong trµo thi ®ua, khen th­ëng, ®éng viªn kÞp thêi ng­êi tèt, viÖc tèt trong c«ng t¸c hoµ gi¶i, nªn nhiÒu tæ chøc hoµ gi¶i bÞ tan r·, ho¹t ®éng sa sót, kÐm hiÖu qu¶.

Nguyªn nh©n cña nh÷ng tån t¹i trªn ®©y lµ:

-  Nhµ n­íc ch­a cã v¨n b¶n ph¸p luËt quy ®Þnh cô thÓ vÒ tæ chøc, c¬ chÕ qu¶n lý vµ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i;

 MÆc dï HiÕn ph¸p 1992, LuËt Tæ chøc Toµ ¸n nh©n d©n (söa ®æi) 1993 vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c cã quy ®Þnh vÒ ho¹t ®éng hoµ gi¶i, nh­ng cßn ë møc ®é kh¸i qu¸t cao hoÆc cã mét sè v¨n b¶n nh­ NghÞ ®Þnh sè 38/CP vµ Th«ng t­ Liªn bé sè 12/TTLB cô thÓ ho¸ chÕ ®Þnh hoµ gi¶i, nh­ng chØ dõng l¹i ë viÖc quy ®Þnh nhiÖm vô qu¶n lý Nhµ n­íc cña c¸c c¬ quan T­ ph¸p ®èi víi Tæ hoµ gi¶i, mµ ch­a quy ®Þnh cô thÓ vÒ tæ chøc, c¬ chÕ qu¶n lý vµ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i ®Ó ¸p dông thèng nhÊt trong c¶ n­íc. V× vËy, tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i trong thêi gian qua, chñ yÕu dùa theo truyÒn thèng, kinh nghiÖm thùc tiÔn ®­îc rót ra tõ c¸c Héi nghÞ tæng kÕt, s¬ kÕt, phæ biÕn kinh nghiÖm, mµ ch­a cã v¨n b¶n h­íng dÉn chung mang tÝnh quy ph¹m ph¸p luËt cña nhµ n­íc.

 Qua thùc tiÔn x©y dùng tæ chøc, triÓn khai ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i theo nh÷ng quy ®Þnh trªn ®©y, trong thêi gian qua ®· béc lé nh÷ng khã kh¨n vµ tån t¹i trong viÖc kiÖn toµn tæ chøc vµ lµm h¹n chÕ hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i. Nguyªn nh©n cña nh÷ng khã kh¨n, tån t¹i lµ do quy ®Þnh cña ph¸p luËt kh«ng x¸c ®Þnh ®Çy ®ñ c¸c chñ thÓ qu¶n lý Nhµ n­íc ®èi víi Tæ hoµ gi¶i vµ ch­a x¸c ®Þnh ®Çy ®ñ c¸c néi dung qu¶n lý Nhµ n­íc ®èi víi Tæ hoµ gi¶i. Ch­a x¸c ®Þnh c¬ chÕ phèi hîp gi÷a c¸c ngµnh, c¸c cÊp trong viÖc qu¶n lý, chØ ®¹o, h­íng dÉn tæ chøc vµ ho¹t ®éng cña Tæ hoµ gi¶i.

- Sù nhËn thøc cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh, c¸c tæ chøc chÝnh trÞ x· héi tõ Trung ­¬ng ®Õn ®Þa ph­¬ng vÒ vai trß c«ng t¸c hoµ gi¶i ë cë së kh«ng ®ång ®Òu vµ ch­a thèng nhÊt nªn ch­a cã sù phèi hîp chÆt chÏ, ®ång bé gi÷a c¸c Ban, ngµnh, ®oµn thÓ ë c¸c cÊp trong viÖc qu¶n lý, chØ ®¹o vµ h­íng dÉn ho¹t ®éng hoµ gi¶i. V× vËy, kh«ng ®¸p øng kÞp thêi nh÷ng yªu cÇu, ®ßi hái kh¸ch quan cña c«ng t¸c hoµ gi¶i dÆt ra.

- CÊp ñy vµ chÝnh quyÒn nhiÒu ®Þa ph­¬ng ch­a thËt sù quan t©m kiÖn toµn, cñng cè c¸c c¬ quan T­ ph¸p c¸c cÊp ( ®Æc biÖt lµ T­ ph¸p cÊp huyÖn vµ T­ ph¸p x· ) ®ñ søc chØ ®¹o vµ h­íng dÉn nghiÖp vô cho Tæ hoµ gi¶i ë c¬ së vµ ch­a quan t©m t¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¬ së vËt chÊt, kinh phÝ ho¹t ®éng cho Tæ hoµ gi¶i.

- C¬ quan T­ ph¸p c¸c cÊp ®­îc giao nhiÖm vô qu¶n lý, chØ ®¹o vµ h­íng dÉn ho¹t ®éng hoµ gi¶i ë c¬ së, nh­ng ch­a thùc sù quan t©m chØ ®¹o, h­íng dÉn th­êng xuyªn vµ kÞp thêi.

 

 

 

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

I.       TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI.

1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân.

 Tổ hoà giải là hình thức thể hiện chế độ dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải quán triệt  đầy đủ các quan điểm của Đảng về “Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân... Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân...” và “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa”1. Để thực hiện quan điểm trên, Đảng đề ra chủ trương phải phát huy và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nước và nhấn mạnh: “ Điều quan trọng hàng đầu là... mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả”2 .

Nhận thức rõ vai trò của công tác hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân trong việc thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở, phát huy truyền thống đoàn kết toàn đân, góp phần  ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng yêu cầu phải “coi trọng vai trò hoà giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở”3 và đề ra nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện từng bước chế độ dân chủ trực tiếp, trước hết là ở cơ sở. Củng cố và phát triển các tổ chức tự nguyện của nhân dân. “Tổ chức và hướng dẫn các hình thức nhân dân tự quản ở cơ sở và khu vực dân cư đối với những việc dân tự làm hoặc do nhà nước uỷ thác cho dân làm với sự hỗ trợ của nhà nước như: hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự an ninh...”1 . Mặt khác, Đảng yêu cầu phải coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí để nhân dân “giáo dục, động viên nhau chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm”2 .

Thực tiễn gần 40 năm tổ chức và hoạt động Tổ hoà giải luôn là tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân xây dựng nên ở cơ sở: thôn xóm bản, ấp, cụm dân cư... để hoà giải - giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở. Tổ hoà giải là tổ chức tự nguyện thích hợp nhất của nhân dân thể hiện chế độ dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng đoàn kết toàn dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam của dân, do dân và vì dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật và nâng cao ý thức của nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải quán triệt đầy đủ những quan điểm, chủ trương của Đảng nói trên. Tổ hoà giải phải là hiện thân của những chủ trương chính sách của Đảng đi vào cuộc sống.

2. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

 Tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, của các cơ quan Tư pháp và các tổ chức chính trị - xã hội, do đó việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải vừa là tiền đề, vừa là kết quả của cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức nói trên. Bài học thực tiễn sau gần 40 năm tổ chức và hoạt động hoà giải cho thấy ở đâu có sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp ở địa phương; có sự quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ nghiệp vụ hoà giải của các cơ quan tư pháp; có sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức chính trị - xã hội, thì ở đó có phong trào hoà giải sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, việc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đổi mới cơ chế quản lý đối với Tổ hoà giải sẽ làm tiền đề cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

3. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải dựa trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật.

 Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) đã đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; sớm ban hành các Bộ luật dân sự, tố tụng dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân”1 .

Trong nhiệm vụ  xây dựng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, Bộ tư pháp là một đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan sớm chuẩn bị, hoàn thiện và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến việc tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải để giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Những định hướng nêu trên sẽ tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Pháp lệnh sẽ là cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của các Tổ hoà giải, bảo đảm các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân được phát hiện kịp thời và được giải quyết ngay tại cơ sở. Chỉ có thể trên cơ sở pháp luật tổ chức hoà giải ở cơ sở mới được ổn định, hiệu quả hoạt động hoà giải mới được nâng cao, góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật và các tranh chấp, tiêu cực trong quan hệ cộng đồng dân cư; làm lành mạnh các quan hệ xã hội; bảo đảm dân chủ, công bằng, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; phát huy truyền thống đoàn kết trong nội bộ nhân dân, mỗi người vì cộng đồng và cộng đồng vì mỗi người.

4- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải dựa trên cơ sở kế thừa bảo đảm tính dân tộc và tính thời đại.

Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện các mặt hoạt động, những ưu điểm, tồn tại qua gần 40 năm xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động. Trên cơ sở đó để xây dựng, hoàn thiện Tổ hoà giải  bảo đảm vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải; thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh của dân tộc ta; tôn trọng, đề cao nguyên tắc hoà giải các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân tại cơ sở, bảo đảm ổn định cuộc sống cộng đồng; vừa mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt nam, vừa tiếp thu những kinh nghiệm hoà giải tiên tiến trên thế giới.

II.      PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HOÀ GIẢI TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải đã đề cập trên đây, để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải thời gian qua, nhằm xây dựng tổ chức hoà giải vững mạnh, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải, đáp ứng yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngày một tăng ở cộng đồng dân cư, tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải phải được hoàn thiện và đổi mới theo các định hướng sau đây:

1.     Đổi mới thể chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mô hình tổ chức của Tổ hoà giải không thống nhất, không ổn định và hiệu quả hoạt động không cao là do chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ  điều chỉnh quan hệ hoà giải của Tổ hoà giải. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải vừa là yêu cầu cấp bách do thực tiễn khách quan đòi hỏi, vừa là phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

Để cụ thể hoá Điều 127 Hiến pháp 1992 và Khoản 2, Điều 2 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1993  (sửa đổi) về việc xây dựng các tổ chức thích hợp của nhân dân ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá IX đã quyết định xây dựng Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải ở cơ sở. Đây là một Quyết định đúng đắn, tạo cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với chủ trương của Đảng là từng bước thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở và phát huy truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.

Để  phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian qua, trên cơ sở quán triệt những tư tưởng chỉ đạo trên đây, Pháp lệnh phải vừa quán triệt và thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về "vai trò hoà giải của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở"; vừa cụ thể hoá Hiến pháp 1992, các Luật về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải; vừa thể hiện ý chí của Nhà nước, của nhân dân về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải; vừa phù hợp với quy luật khách quan, thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt cộng đồng của nhân dân ta.

Như vậy, Pháp lệnh phải xây dựng các chuẩn mực pháp lý cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện quản lý và tham gia công tác hoà giải và là cơ sở pháp lý để củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động của các Tổ hoà giải, bảo đảm các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân được phát hiện kịp thời và được giải quyết ngay tại cơ sở. Chỉ có như vậy Pháp lệnh mới có thể thực hiện được mục tiêu góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật và các tranh chấp, tiêu cực trong quan hệ cộng đồng dân cư; làm lành mạnh các quan hệ xã hội; bảo đảm dân chủ, công bằng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; phát huy truyền thống đoàn kết trong nội bộ nhân dân, mỗi người vì cộng đồng và cộng đồng vì mỗi người.

Để đạt được mục tiêu trên, theo chúng tôi nội dung của Pháp lệnh cần quy định những vấn đề sau đây:

- Xác định khái niệm chung về hoà giải và Tổ hoà giải cùng với địa vị pháp lý của nó để phân biệt hoà giải của Tổ hoà giải với các loại hình hoà giải khác;

- Xác định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động hoà giải:

- Xác định nhiệm vụ và phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải;

- Xác định mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế thành lập Tổ hoà giải;

- Quy định trình tự, thủ tục, biện pháp tiến hành hoạt động hoà giải;

- Xác định cơ chế quản lý đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, trong đó quy định rõ trách nhiệm chung của Chính phủ, các Bộ, ngành; các cấp chính quyền địa phương và tổ chức xã hội đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải;

- Quy định chế độ, chính sách đối với Tổ viên Tổ hoà giải.

2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế thành lập Tổ hoà giải.

2.1- Về mô hình tổ chức Tổ hoà giải:

Xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò cuả Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng của nhân dân ở cơ sở và qua thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong gần 40 năm qua có thể khảng định rằng mô hình Tổ hoà giải  một cấp được thành lập ở Tổ dân phố, chung cư, nhà tập thể và các cụm dân cư khác (đối với đô thị) và ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ đội sản xuất, khoảnh tre ...(đối với nông thôn và miền núi) như đang tồn tại và hoạt động ở phần lớn các địa phương  hiện nay là phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy, theo chúng tôi mô hình này cần được tiếp tục kế thừa để củng cố, kiện toàn và được ghi nhận trong pháp luật để áp dụng thống nhất trong cả nước. Mô hình này vừa thể hiện bản chất của Tổ hoà giải là một tổ chức quần chúng nhân dân ở cơ sở, vừa bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ hoà giải tại chỗ, thừơng xuyên và kịp thời các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân; chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; vừa phù hợp với truyền thống và thực tế phổ biến của Tổ hoà giải ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, có một số ý kiến đề xuất về mô hình tổ chức hoà giải nên thành lập thành hai cấp: Ban hoà giải (hay Hội đồng hoà giải) ở cấp xã, phường, thị trấn và Tổ hoà giải ở cấp thôn, xóm, bản, ấp... và trong thực tiễn ở một số địa phương có tổ chức hoà giải theo mô hình này. Ý kiến này cho rằng, những tranh chấp mà Tổ hoà giải không giải quyết được, thì đưa lên Ban hoà giải cấp xã giải quyết. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động của tổ chức hoà giải theo mô hình hai cấp nói trên đã bộc lộ những điểm không phù hợp sau đây:

- Phân tích cơ cấu và cơ chế thành lập tổ chức hoà giải cấp xã hiện nay chúng ta thấy Trưởng Ban hoà giải (hay Chủ tịch Hội đồng hoà giải) cấp xã, phường, thị trấn là Trưởng Ban Tư pháp, mà Trưởng Ban tư pháp hiện nay do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đảm nhiệm, còn các thành viên khác là đại diện của các tổ chức chính trị- xã hội ở xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã chỉ định hoặc các tổ chức đó cử ra, mà không phải do nhân dân ở cơ sở tín nhiệm lựa chọn. Cơ chế này làm cho người dân dễ hiểu lầm đó là tổ chức của UBND chứ không phải là tổ chức quần chúng nhân dân ở cơ sở như Tổ hoà giải;

- Do cấp xã là đơn vị hành chính rộng, thành viên của Ban hoà giải cấp xã không do nhân dân ở cơ sở trực tiếp cử ra. Thành viên trong nhiều trường hợp không chung sống cùng cộng đồng, không sâu sát, hiểu biết hết cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng. Mặt khác, nhân dân ở cơ sở không hiểu biết nhiều về thành viên của Ban hoà giải, và vì vậy dễ rơi vào tình trạng không có tín nhiệm trong nhân dân. Một khi thành viên Ban hoà giải không có tín nhiệm trong nhân dân thì khó có thể thực hiện hoà giải có hiệu quả, hoặc bị các bên tranh chấp từ chối hoà giải hoặc là khó có thể cảm hoá, thuyết phục các bên tranh chấp đi đến thoả thuận;

- Thành viên Tổ hoà giải được chỉ định hay được cử tham gia hoạt động hoà giải, chứ không phải trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng làm việc theo trách nhiệm được giao (mang tính áp đặt), mà không nhiệt tình với hoạt động hoà giải, từ đó hiệu quả hoà giải không cao;

- Trưởng ban hoà giải là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã trực tiếp hoà giải dễ thiên về phân xử hoặc thường áp dụng mệnh lệnh của chính quyền hơn là giải thích, thuyết phục các bên...

- Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân không chỉ là nhiệm vụ của Tổ hoà giải, mà còn là trách nhiệm chung của các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là UBND xã, phường, thị trấn), các Toà án nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội...; và vì vậy, việc thành lập Ban hoà giải ở cấp xã tựa hồ như là cấp trên của Tổ hoà giải là không cần thiết, vừa cồng kềnh, không thể hiện tính chất quần chúng của Tổ hoà giải, vừa dễ làm cho nhân dân ở cơ sở hiểu lầm.

Nhìn chung, Ban hoà giải cấp xã không thể hiện được những đặc trưng cơ bản của Tổ hoà giải ở cơ sở; không mang tính chất là tổ chức của quần chúng nhân dân, do nhân dân xây dựng nên. Tổ chức và hoạt động của Ban hoà giải không dựa trên cơ sở tự nguyện, dễ dẫn đến vi phạm nguyên tắc hoà giải hoặc lạm dụng thẩm quyền trong quá trình hoà giải. Vì vậy, mô hình tổ chức Tổ hoà giải một cấp ở tổ dân phố, thôn, xóm, bản, ấp, cụm dân cư khác là tổ chức thích hợp nhất của nhân dân để giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.

2.2- Về cơ cấu tổ chức của Tổ hoà giải:

Xuất phát từ đặc điểm Tổ viên Tổ hoà giải là những người gần dân, sát dân, có uy tín trong cộng đồng dân cư; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình tham gia hoạt động hoà giải trên cơ sở tự nguyện; nên nói chung, không hạn chế hay quy định cứng nhắc về số lượng Tổ viên của Tổ hoà giải, mà tuỳ thuộc vào đặc điểm, cơ cấu xã hội cụ thể và tính chất mâu thuẫn, tranh chấp của từng địa bàn dân cư mà xác định cơ cấu của Tổ hoà giải cho phù hợp, bảo đảm mọi mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ở cơ sở đều có Tổ viên thích ứng tiến hành hoà giải có hiệu quả.

Kế thừa cơ cấu truyền thống của Tổ hoà giải hiện nay ở phần lớn các địa phương, Tổ hoà giải nên có trung bình từ 3 đến 6 thành viên. Trong đó, Tổ trưởng Tổ hoà giải thường là Trưởng thôn, Trưởng xóm, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên... Ở miền núi có Tộc trưởng hoặc Già làng làm tổ trưởng. Còn các thành viên của Tổ hoà giải phải là những người có phẩm chất đạo đức, có tình cảm trong sáng, có uy tín rộng, có nhiệt tình, được bồi dưỡng kiến thức pháp lý cần thiết, có kinh nghiệm trong cuộc sống, có tinh thần trách nhiệm xây dựng cộng đồng và có khả năng cảm hoá, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, được nhân dân tin cậy, yêu mến, được nhân dân ở cơ sở lựa chọn cử ra không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và cơ cấu xã hội.

2.3- Về cơ chế thành lập hoà giải:

Theo truyền thống, Tổ hoà giải với tính chất là tổ chức quần chúng, do nhân dân tự tổ chức nên và hoạt động theo phương châm tự nguyện, vì vậy, không nên áp dụng bất cứ hình thức áp dặt nào. Tổ hoà giải cần được thành lập độc lập và tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan Tư pháp các cấp như ở phần lớn các địa phương hiện nay. Tuy nhiên, ở một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Kiên giang...ghép Tổ hoà giải với Tổ dân phố, hoặc Hội đồng an ninh nhân dân... thực chất là giao nhiệm vụ hoà giải cho các tổ chức nói trên. Cơ chế này có những ưu điểm nhất định như không cồng kềnh, thể hiện mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, trực tiếp giữa cán bộ chính quyền (Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn...) với quần chúng nhân dân thông qua đại diện của mình ở Tổ dân phố. Nhưng thiết chế này mang tính chất chính quyền hơn là tính nhân dân vốn là bản chất của Tổ hoà giải và dễ dẫn tới tình trạng phân xử mâu thuẫn, tranh chấp nhiều hơn là hoà giải các tranh chấp vốn là nhiệm vụ của Tổ hoà giải.

 

 

3. Xác định các nguyên tắc và phương pháp hoà giải.

3.1. Về nguyên tắc hoà giải:

Nguyên tắc hoà giải là những tư tưởng chỉ đạo mà người tiến hành hoà giải phải tuân theo trong suốt quá trình hoà giải một vụ việc nhất định. Trong lý luận cũng như trong thực tiễn hoạt động của Tổ hoà giải cũng còn chưa nhất quán về nguyên tắc hoà giải và chưa được hướng dẫn thực hiện một cách thống nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, hoà giải cần được tiến hành theo nguyên tắc sau đây :

- Phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân; "giải quyết những việc vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”. Đây là nguyên tắc Hiến định, phải được xuyên suốt toàn bộ hoạt động hoà giải.

- Trên cơ sở tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải thực hiện hoà giải;

- Bảo đảm tính khách quan, công bằng; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Bảo đảm kịp thời, chủ động và kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật và hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra.

3.2. Về phương pháp hoà giải :

Phương pháp hoà giải là những cách thức sử dụng trong quá trình hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp. Trong thực tiễn hoạt động hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với tính chất tranh chấp và chủ thể tranh chấp. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp hoà giải hiện nay chưa được thống nhất, trong một số trường hợp còn vi phạm nguyên tắc và áp dụng những phương pháp không thuộc thẩm quyền của Tổ hoà giải như bắt các bên tranh chấp làm đơn xin hoà giải; lập biên bản hoà giải khi các bên tranh chấp không đồng ý hoặc nặng về phân xử mang tính áp đặt mà không động viên, thuyết phục để hai bên tranh chấp tự nguyện giải quyết tranh chấp... Vì vậy, cần xác định những phương pháp đặc trưng được sử dụng phổ biến trong quá trình hoà giải và được áp dụng thống nhất, đó là:

- Tổ viên Tổ hoà giải tiến hành việc hoà giải bằng miệng. Trong trường hợp các bên yêu cầu hoặc được các bên đồng ý, Tổ viên Tổ hoà giải tiến hành lập biên bản hoà giải. Biên bản hoà giải phải được các bên tranh chấp và Tổ viên Tổ hoà giải cùng ký.

- Trong quá trình hoà giải, bằng uy tín của mình, trên cơ sở pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp, Tổ viên Tổ hoà giải giải thích, thuyết phục, động viên, hướng dẫn, giúp đỡ các bên nhận thức rõ đúng, sai, để đi đến thoả thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp.

4. Xác định rõ nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Tổ hoà giải:

4.1. Về nhiệm vụ của Tổ hoà giải:

Nhiệm vụ chung nhất của Tổ hoà giải là hoà giải - giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân ngay tại cơ sở một cách kịp thời. Thông qua hoạt động hoà giải để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của nhân dân.

Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc hoà giải theo quy định của pháp luật, trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật, cần được hướng dẫn và xác định cụ thể phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải.

4.2. Về phạm vi hoà giải:

Phạm vi hoà giải là những mâu thuẫn, xích mích và những vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư thuộc thẩm quyền hoà giải của Tổ hoà giải. Như đã phân tích trong phần đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong thòi gian qua, phạm vi hoà giải chưa được xác định cụ thể và chưa được áp dụng thống nhất. Vì vậy, trong một số trường hợp còn vi phạm pháp luật, hoà giải cả những vụ, việc không thuộc thẩm quyền hoà giải của Tổ hoà giải, thậm chí pháp luật cấm không được hoà giải. Vì vậy, cần xác định cụ thể những loại vi phạm pháp luật, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền hoà giải của Tổ hoà giải. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và qua thực tiễn hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian qua, phạm vi hoà giải có thể xác định gồm tất cả những mâu thuẫn, xích mích trong nhân dân và những loại vi phạm pháp luật và tranh chấp trong cộng đồng dân cư được pháp luật khuyến khích hoà giải, đó là:

- Các mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau trong sinh hoạt cộng đồng dân cư, nhằm xây dựng tình làng nghĩa xóm, quan hệ đoàn kết, hoà thuận trong nhân dân.

- Các tranh chấp trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình và trong sinh hoạt cộng đồng dân cư được pháp luật khuyến khích hoà giải, nghĩa là Tổ hoà giải được hoà giải tất cả các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, trừ những tranh chấp pháp luật cấm không được hoà giải.

- Các tranh chấp phát sinh từ những vi phạm pháp luật như đánh, chửi nhau, thậm chí gây thương tích nhẹ, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhằm ngăn chặn không để xảy ra các vụ án hình sự, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Tổ hoà giải không hoà giải đối với những vụ, việc sau đây:

- Các tội phạm hình sự đã được các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, toà án) thụ lý, tiến hành thủ tục tố tụng;

- Các vi phạm pháp luật hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, xử lý;

- Các tranh chấp lao động  do pháp luật lao động điều chỉnh;

- Các vụ, việc liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân;

- Các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình mà theo pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình Toà án cũng không được tiến hành thủ tục hoà giải như các vụ việc quy định tại Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, đó là việc kết hôn trái pháp luật; những việc phát sinh từ giao dịch trái pháp luật; việc đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản của nhà nước; những việc liên quan đến công dân mất tích, khiếu nại về đăng ký hộ tịch, khiếu nại về danh sách cử tri...

Các loại tranh chấp khác mà theo quy định của pháp luật không được hoà giải. Phạm vi hoà giải của Tổ hoà giải trên đây phải được quy định trong văn bản pháp luật mới bảo đảm được nguyên tắc pháp chế trong hoạt động hoà giải của Tổ hoà giải.

5. Đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

Hiện nay, theo Nghị định số 38/CP và Thông tư Liên bộ số 12/TTLB, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải. Trong khi đó, UBND xã là cơ quan chính quyền quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở, thì không được giao cho UBND cấp xã quản lý v.v...

Qua thực tiễn xây dựng tổ chức, triển khai hoạt động của Tổ hoà giải theo những quy định trên đây, trong thời gian qua đã bộc lộ những khó khăn và tồn tại trong việc kiện toàn tổ chức và làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại là do quy định của pháp luật chưa xác định cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.Cụ thể là không xác định đầy đủ các chủ thể và nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải.

Xuất phát từ đặc trưng cơ bản của Tổ hoà giải là tổ chức quần chúng, được nhân dân thành lập ở cơ sở, thực hiện hoà giải các tranh chấp ngay tại cơ sở và vì vậy, không thể thiếu vai trò quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đối với Tổ hoà giải. Hơn nữa, nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải rất rộng lớn, bao gồm: xây dựng dự án pháp luật về Tổ hoà giải; xây dựng tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động cho Tổ hoà giải; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các Tổ viên Tổ hoà giải; xây dựng chế độ, chính sách và bảo đảm cơ sở vật chất cho Tổ hoà giải; tổng kết, kiểm tra tổ chức và hoạt động các Tổ hoà giải v.v... Nhưng hiện nay chỉ có các cơ quan Tư pháp được Chính phủ giao thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước đối với Tổ hoà giải. Như vậy là không phù hợp cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn.

Vì vậy, để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải cần xác định rõ cơ chế quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải không chỉ giao cho cơ quan Tư pháp các cấp, mà cần phải giao cho cả UBND các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội. UBND các cấp phải giữ vai trò chính trong việc xây dựng tổ chức, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Tổ hoà giải. Các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải có chức năng, trách nhiệm quản lý tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải và tích cực tham gia hoạt động hoà giải. Tuy nhiên, cần xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước của từng ngành, từng cấp, cụ thể là của Chính phủ, ngành Tư pháp, UBND các cấp và tổ chức chính trị - xã hội đối với tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải, tạo nên cơ chế phối hợp hoặc phân cấp rõ ràng mới có thể kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Có như vậy mới có thể khắc phục được những khó khăn và tồn tại của Tổ hoà giải như đã trình bầy trên đây.

6. Kiện toàn các cơ quan Tư pháp cấp huyện và cấp xa .

Kiện toàn các cơ quan Tư pháp cấp huyện và cấp xã có vai trò quyết định đến việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, vì hiện nay Phòng Tư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp cấp xã trực tiếp quản lý, hướng dẫn hoạt động của Tổ hoà giải. Bài học thực tiễn cho thấy ở những địa phương nào có Phòng Tư pháp cấp huyện vầ Ban tư pháp xã mạnh thì ở đó có phong trào hoà giải rộng khắp và hoạt động hoà giải có hiệu quả cao. Ngược lại, ở đâu Phòng Tư pháp cấp huyện và Ban tư pháp cấp xã không được củng cố, kiện toàn; không đủ năng lực quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải thì ở đó tổ chức hoà giải không được củng cố, kiện toàn và hiệu quả hoạt động hoà giải không cao. Vì vậy, kiện toàn cơ quan Tư pháp cấp huyện và Ban Tư pháp cấp xã đủ năng lực quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải là yêu cầu khách quan bảo đảm cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải. Nếu Ban Tư pháp cấp xã ở một số địa phương vẫn được tổ chức theo cơ chế như hiện nay, nghĩa là tổ chức như một hiệp hội, gồm những thành viên kiêm nhiệm, không ổn định, không có cán bộ chuyên trách và không có kiến thức pháp lý, thì khó có thể kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải.

7. Vấn đề đào tạo, bồ dưỡng nghiệp vụ hoà giải.

Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp đa dạng và ngày càng phức tạp ở cơ sở phải dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật và phù hợp với pháp luật đòi hỏi các Tổ viên tham gia hoà giải phải có kiến thức pháp luật cần thiết, phải có nghiệp vụ và những kinh nghiệm hoà giải nhất định. Trong khi đó, phần lớn Tổ viên Tổ hoà giải chưa được trang bị kiến thức pháp luật và ban đầu chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác hoà giải. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết, nghiệp vụ hoà giải và những kinh nghiệm thực tiễn cho Tổ viên Tổ hoà giải là yêu cầu khách quan và là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác hoà giải.

Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn trong công tác hoà giải phải làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau, với sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện, có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Để việc đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả Bộ Tư pháp phải xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung đào tạo, bồi dưỡng và được tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước; trên cơ sở đó các cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình; các cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp xã trực tiếp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho Tổ viên Tổ hoà giải ở cơ sở.

8. Về kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải.

Một trong những khó khăn, tồn tại làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải là Nhà nước chưa quy định kinh phí hoạt động của Tổ hoà giải và chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác hoà giải. Các cơ quan, ban , ngành ở địa phương chưa quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho Tổ hoà giải. Mặc dù không có kinh phí hoạt động, nhưng trong thời gian qua vẫn duy trì được công tác hoà giải ở cơ sở là một thành tích đáng khích lệ đối với cơ quan quản lý nhà nước và đối với đội ngũ cán bộ hoà giải trong cả nước. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động hoà giải ở nhiều địa phương còn ở mức thấp do không có kinh phí hoạt động.

Trong thực tiễn xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của Tổ hoà giải có rất nhiều việc cần phải có kinh phí nhất định mới có thể triển khai thực hiện được, đó là: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết và nghiệp vụ hoà giải cho Tổ viên ; Tổ chức sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm hoà giải; cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cần thiết phục vụ công tác hoà giải; giấy, bút, văn phòng phẩm phục vụ công tác hoà giải; kinh phí khen thưởng động viên, khuyến khích Tổ viên Tổ hoà giải có thành tích xuất sắc trong công tác hoà giải...Do không có kinh phí hoạt động, nên Tổ hoà giải không những không thể thực hiện được những hoạt động nói trên mang tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải, mà còn không động viên, khuyến khích người  tham gia hoà giải. Đó là những khó khăn, tồn tại làm hạn chế đến kết quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, mà trong nhiều năm qua chưa được khắc phục.

Như vậy, để duy trì, phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở, một trong những yêu cầu khách quan đòi hỏi Nhà nước phải bảo đảm phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động thiết yếu nhất cho Tổ hoà giải hoạt động và có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích những người tham gia công tác hoà giải. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trong thời gian tới, cần được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, để các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện.

Những định hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải trên đây phải được triển khai đồng bộ, trên cơ sở đổi mới cơ bản thể chế hoà giải, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cơ quan chính quyền các cấp và sự phối hợp ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương./.

 

 

TỔ HOÀ GIẢI

 MỘT HÌNH THỨC PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

 

Trần Văn Quảng

        Vụ TCCB và đào tạo

 

 

I-       BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC HOÀ GIẢI.

Hoà giải là một truyền thống tốt đẹp, góp phần quan trong giữ gìn, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, xây dựng tình tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. Truyền thống này đã vượt qua thử thách của thời gian, tồn tại trước những biến cố thăng trầm của lịch sử. Sự bền vững của truyền thống hoà giải được khẳng định bởi bản chất và ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội.

          Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, làng xã trong nền văn minh lúa nước là nơi tụ cư của những người nông dân với một cơ cấu cộng đồng bền chặt. Ở một vùng đất thiên tai khắc nghiệt và nạn ngoại xâm luôn luôn rình rập, nhân dân ta ý thức sâu sắc về sức mạnh đoàn kết cộng đồng. Chỉ có đoàn kết mới có thể chiến thắng thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển. Mỗi con người, từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời, không thể sống thiếu tình làng nghĩa xóm. Họ có thể “bán anh em xa” nhưng phải “mua láng giềng gần” để “tắt lửa tối đèn có nhau”. Mỗi người đều mong muốn an cư lạc nghiệp, có cuộc sống bình yên, được đùm bọc và che chở của cộng đồng trước những khó khăn, hoạn nạn, thiên tai, địch hoạ. Trước nhu cầu đoàn kết vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân và cộng đồng, một đạo lý sống của người Việt Nam đã hình thành và tồn tại trong quan hệ người với người; Đó là “một điều nhịn, chín điều lành” hay “chín bỏ làm mười”.... Đương nhiên đạo lý này không thừa nhận tính tiêu cực như sự khuất phục, cam chịu, “kẻ hèn phải nhường người sang”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”; mà hướng tới sự nhường nhịn bao dung, tính nhân ái, nhân văn. Trong gia đình thì “đóng cửa bảo nhau”; với xóm làng thì “tắt lửa tối đèn có nhau”; với dân tộc thì “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”.

          Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, sự va chạm, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng là điều tất yếu không thể tránh khỏi, nhưng không phải tất cả những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ xảy ra đều đòi hỏi phải có sự hoà giải. Hoà giải chỉ xuất hiện khi các bên không tự giải quyết được tranh chấp, mâu thuẫn, mà cần phải có một bên khác làm trung gian có vai trò trung lập đưa ra những ý kiến phân tích, thuyết phục các bên hành động đúng pháp luật, phù hợp với truyền thống đạo đức, đi đến chấm dứt bất đồng, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn, tranh chấp. Kết quả của hoạt động hoà giải mang tính thuyết phục, tự nguyện, không phải là phán quyết mang tính cưỡng chế. Thông qua hoạt động hoà giải, mọi người thấy được lẽ phải điều hay, giải quyết kịp thời, không để các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trở nên lớn, đơn giản trở nên phức tạp; hạn chế đơn thư khiếu kiện; tránh lãnh phí thời gian, tiền của, công sức của nhân dân và Nhà nước. Hoạt động hoà giải góp phần ngăn ngừa phát sinh tội phạm và tranh chấp phát triển, giữ gìn sự hoà thuận yên vui cho từng gia đình, làng xóm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đoàn kết cộng đồng. Ý tưởng nhân đạo sâu sắc vì con người của hoà giải là cội nguồn, mảnh đất cho hoà giải hình thành và phát triển trường tồn bất chấp sự thay đổi của các thể chế chính trị.

Là một quan hệ xã hội, hoà giải không phải là điều “nhất thành bất biến”, đứng ngoài sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, mà quan hệ này được hình thành trên cơ sở của kinh tế xã hội, chịu sự tác động sâu sắc của các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hoá xã hội đương thời. Tổ chức của hoạt động hoà giải không chỉ mang tính cá biệt, dừng lại ở các đơn vị tụ cư, mà nó mang tính xã hội, phổ biến.... được Nhà nước thừa nhận và được điều chỉnh bởi các chế định pháp luật. Hoạt động hoà giải từ chỗ do những cá nhân “cao niên đức trọng” tự nguyện đảm nhiệm trong từng đơn vị  dân cư đã trở thành một hoạt động của một tổ chức quần chúng, đồng thời là một nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến thực dân trước năm 1945, chế định pháp luật về hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp mới chỉ điều chỉnh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan Nhà nước; hoạt động hoà giải trong nội bộ nhân dân chưa được Nhà nước chú trọng. Thông sức của Ngự Sử Đài năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719) đã quy định: “Các Huyện lệnh được trao cho trách nhiệm gần dân, lời kêu của hai bên lúc đầu đều đã qua mình xét đoán; Bấy giờ lòng tranh tức của hai bên chưa phân, phí tổn theo kiện chưa mấy, còn có thể đem lẽ phải vạch cho họ hiểu, khuyên đi bảo lại khiến hai bên hoà giải, đó cũng là một cách làm cho thôi kiện” (1) . Theo Điều 672 Luật Hồng Đức, thẩm quyền giải quyết những việc nhỏ không quan trọng do Xã trưởng đảm nhiệm. Tuy nhiên việc quy định thẩm quyền hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp nhỏ của chính quyền cơ sở không có nghĩa là các bên mâu thuẫn, tranh chấp không được quyền đưa sự việc ra cơ quan tài phán cấp trên để xem xét nếu họ không đồng ý với kết quả hoà giải của chính quyền cơ sở. Năm 1662, trong Chỉ dụ của vua Lê Huyền Tông đã ghi: “Riêng các xã trưởng, nếu trong làng có sự tranh tụng, phải vô tư phân xét và hoà giải. Không được xui nguyên giục bị rồi lại tự nắm lấy việc phân xử. Cũng không được tự đặt ra những luật lệ riêng rồi dựa vào những luật lệ ấy mà chiếm đoạt tài sản khiến cho các nạn nhân phải bán nhà đất cho khánh kiệt, cô lập họ, không cho tham dự các buổi tập họp, hội hè mà trái phép nước” (1) . Điều 672 Luật Hồng Đức cũng đã quy định: ‘ Nếu xã quan xử không xong, thì thưa tại huyện quan ‘ (tức xã quan bất vi lý, tắc cáo huyện quan ).

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Nhà nước ta đã xác định công tác hoà giải không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền cơ sở mà còn là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử. Sắc lệnh số 13 - SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước đã quy định Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ hoà giải các vụ việc về dân sự và thương sự; Sắc lệnh số 51 - SL ngày 17/4/1946 của Chủ tịch nước cũng đã quy định hoà giải trong các vụ án thương sự và dân sự là một nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động xét xử. Sắc lệnh số 85 - SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng cũng đã quy định Toà án nhân dân huyện phải có Hội đồng hoà giải để thử hoà giải tất cả các vụ kiện dân sự và thương sự, kể cả các việc xin ly dị, trừ những vụ kiện mà theo pháp luật, đương sự không có quyền điều đình.

Đồng thời, vai trò làm chủ của nhân dân lao động trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày cũng đã được Nhà nước ta hết sức coi trọng; truyền thống hoà giải trong nội bộ nhân dân đã được khơi dậy và không ngừng phát huy ý nghĩa, vai trò của nó trong đời sống xã hội. Thực hiện Hiến pháp năm 1959, Toà án nhân dân tối cao được thành lập. Việc hướng dẫn công tác tư pháp xã, phường và hoà giải là một trong những nhiệm vụ của Toà án nhân dân tối cao. Từ năm 1961, dưới sự hướng dẫn của Toà án nhân dân các cấp, nhiều địa phương đã thành lập thí điểm các tổ hoà giải để trực tiếp hoà giải những vụ xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Kết quả của hoạt động hoà giải này đã góp phần giảm bớt khối lượng công việc quá lớn của Ban Tư pháp xã và Toà án nhân dân địa phương.

Ở những vùng dân tộc ít người như ở Tây Nguyên, buôn làng Ê Đê cũng như buôn làng của các dân tộc M Nông, Ba Na, Cờ Ho ... đã tồn tại một toà án phong tục; đó là một tổ chức bao gồm những người thông thuộc luật tục có uy tín trong dân làng, đứng ra giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trên cơ sở luật tục của đại phương, của dân tộc mình. Phương pháp giải quyết của Toà án phong tục chủ yếu bằng hoà giải, giáo dục hơn là trừng phạt và kết tội. Hiện nay, ở một số địa phương vùng dân tộc ít người vẫn tồn tại cách giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân của già làng, trưởng bản bên cạnh sự xét xử của các cơ quan tài phán (1). Ngoại trừ những yếu tố tiêu cực trong việc giải quyết mâu thuẫn tranh chấp không phù hợp với quy định của pháp luật, Toà án phong tục hay cũng có thể gọi là Tổ chức hoà giải ở vùng dân tộc ít người đã có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, giải quyết các bất đồng, xung đột xảy ra trong nội bộ nhân dân.

Trước yêu cầu của đời sống xã hội, từ thực tiễn hoạt động thí điểm của các tổ hoà giải, ngày 26/02/1964, Toà án nhân dân tối cao đã có Thông tư số 02-TC  về việc xây dựng Tổ hoà giải và kiện toàn tổ chức tư pháp xã, khu phố. Thông tư này đã chỉ rõ: “ Tổ hoà giải là một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức chính quyền. Tổ hoà giải không phân xử mà chỉ giải thích thuyết phục để giúp đỡ cho hai bên tự giác đoàn kết, giải quyết được những xích mích, tranh chấp một cách có tình, có lý; tuyệt đối không được gò ép nhân dân trong khi hoà giải “.Lần đầu tiên Tổ hoà giải được chính thức công nhận là một tổ chức của quần chúng, một hình thức dân chủ trực tiếp của nhân dân. Đó là một tổ chức hoạt động vì dân, gắn bó mật thiết hàng ngày với dân, do nhân dân trực tiếp thực hiện. Tổ hoà giải có các nhiệm vụ:

*                 Hoà giải những tranh chấp về dân sự;

*                 Hoà giải những việc ly hôn và vận động nhân dân ngăn chặn vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình như : cưỡng hôn, tảo hôn, lấy vợ lẽ, ngược đãi vợ, con... ;

*                 Dàn xếp những việc cãi, chửi nhau, đánh nhau nhỏ nhặt và gian tham vặt ;

*                 Thông qua công tác hoà giải, giáo dục nhân dân tự nguyện chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Năm 1981, Bộ Tư pháp được thành lập lại; hệ thống các cơ quan Tư pháp từ trung ương đến địa phương từng bước được củng cố và kiện toàn. Một trong những nhiệm vụ của ngành Tư pháp là quản lý, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải. Với sự nỗ lực, chủ động của các cơ quan Tư pháp, được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương, tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải đã có những bước phát triển mới. tổ hoà giải đã được xây dựng trong hầu hết các làng, bản, thôn, xóm, ấp với hàng vạn tổ viên tổ hoà giải. Với phạm vi hoạt động rộng lớn và phong phú, giải quyết từ những xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, nội bộ xóm làng, đường phố đến những tranh chấp về tài sản, đất đai, lối đi, va chạm giờ giấc sinh hoạt, điện nước... Kết quả hoà giải đã thực sự góp phần vào việc giữ gìn sự hoà thuận, yên vui của từng gia đình, làng xóm, củng cố trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng khối đoàn kết cộng đồng.

Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những chi phối về lợi ích vật chất và những tính toán thiệt hơn trong đời sống hàng ngày, truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa các hình thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn thông qua hoạt động hoà giải của Toà án nhân dân các cấp, các tổ chức trọng tài, Nhà nước ta đã chú trọng phát huy vai trò hoạt động của tổ hoà giải để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã ý thức sâu sắc sự đoàn kết, gắn bó sự hòa thuận, yên vui của từng gia đình, sự hoà hợp của cả cộng đồng chính là nội lực của sự phát triển, của sức mạnh dân tộc. Vì lẽ đó, để phát huy dân  chủ ở cơ sở, củng cố khối đoàn kết dân tộc, việc củng cố và kiện toàn tổ chức các Tổ hoà giải là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để nhân dân phát huy vai trò làm chủ của mình trong đời sống xã hội. Trong Chỉ thị số 30/CT ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã chỉ rõ: “Mở rộng các hình thức tổ chức tự quản của nhân dân, công nhân, cán bộ, công chức tự bàn bạc và thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật những công việc mang tính xã hội hoá, có sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan, đơn vị như việc xây dựng Quy ước, Hương ước, Làng văn hoá, xây dựng Tổ hoà giải...”.

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, ngày 25/12/1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Điều 7 của Pháp lệnh này đã khẳng định: “Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân, được thành lập ở các thôn, xóm, bản, ấp và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật...”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải không ngừng được củng cố và kiện toàn, đưa công tác hoà giải lên một bước pháp triển mới, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở.

 

II- MỐI QUAN HỆ CỦA TỔ HOÀ GIẢI VỚI CÁC CẤP UỶ ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN VÀ TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI.

Là một tổ chức quần chúng trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Tổ hoà giải không thể đứng ngoài sự lãnh đạo của Đảng, thoát ly sự quản lý của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội.

Lãnh đạo hoàn thiện tổ chức và nâng cao hoạt động của Tổ hoà giải là nhiệm vụ của các cấp uỷ Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (1997) đã xác định rõ: “Tổ chức và hướng dẫn các hình thức nhân dân tự quản ở cơ sở và khu vực dân cư đối với việc dân tự làm hoặc do Nhà nước uỷ thác cho dân làm, với sự hỗ trợ của Nhà nước như: Hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ trật tự...”.

Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải không chỉ bằng chủ trương, đường lối mà còn bằng sự gương mẫu của các tổ chức Đảng và đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, đường lối và tích cực tham gia vào tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải. Chỉ thị số 30/CT ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã quy định: “Tổ chức Đảng và Đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải trong những năm qua cho thấy ở nơi nào các cấp uỷ Đảng quan tâm sâu sát chỉ đạo thì công tác hoà giải ở nơi đó được củng cố và tăng cường.

Hoà giải từ chỗ là một hoạt động mang tính chất tự phát trong nội bộ nhân dân, phát triển thành hoạt động của một tổ chức quần chúng được Nhà nước thừa nhận. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Nhà nước ta đã thực hiện sự quản lý, tạo điều kiện cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải được kiện toàn và phát triển. Quản lý của Nhà nước đối với công tác hoà giải được thể hiện ở các nội dung sau:

l Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải;

l  Hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động hoà giải;

l  Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

l  Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải.

Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở. Trên cơ sở quy định của Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Tư pháp địa phương, Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, đưa công tác hoà giải từng bước đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, việc quản lý tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở còn rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ. Ngày 25/12/1998 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đã được ban hành, nhưng còn hàng loạt các quy định hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải đang đòi hỏi Nhà nước phải cụ thể hoá để bảo đảm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải như các thủ tục, trình tự tiến hành hoà giải, chế độ khen thưởng đối với hoà giải viên... đặc biệt là các quy định về quan hệ của các cơ quan quản lý Nhà nước với các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở cơ sở trong công tác hoà giải. Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đã quy định Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc giới thiệu tổ trưởng và các tổ viên Tổ hoà giải. Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xác định công tác hoà giải là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng khối đoàn kết cộng đồng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 3/5/1995 đã chỉ rõ, một trong những nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp là đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật và quy ước cuộc sống... Hoà giải mâu thuẫn nội bộ tại chỗ, cảm hoá những người lầm lỗi, bảo đảm mọi gia đình đều sống hoà thuận, quan hệ xóm giềng tốt đẹp.

Công tác hoà giải là công tác vận động quần chúng đòi hỏi sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở và phải gắn chặt với các phong trào quần chúng ở địa phương như: phong trào bảo vệ an ninh tổ chức, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư... Xây dựng được cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước mà trong đó là sự chủ động tích cực của các cơ quan Tư pháp, với vai trò tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quản lý hoạt động hoà giải ở cơ sở với sự tham gia tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể ở địa phương như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh..., dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng là một yếu tố quan trọng bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hoà giải với ý nghĩa là một hình thức dân chủ ở cơ sở.

Bắt nguồn từ một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Tổ hoà giải đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào sâu rộng, khẳng định được vị trí vai trò của mình trong đời sống xã hội. Việc ban hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đã đánh dấu một bước phát triển mới của Tổ hoà giải, góp phần thực hiện dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn đất nước hiện nay./.

 

 

 

VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ HỘ TỊCH TƯ PHÁP

TRONG VIỆC GIÚP UBND CẤP XÃ

   ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

 

                                            PTS. Trần Thất - P. Vụ trưởng

Vụ quản lý Công chứng, giám định, hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp

 

 

I.       Cán bộ Hộ tịch - Tư pháp một chức danh chuyên môn hoàn chỉnh trong bộ máy chính quyền cấp xã.

          Quản lý hộ tịch là một lĩnh vực quản lý quan trọng, thường xuyên của chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Bởi vì quản lý hộ tịch thực sự là hoạt động quản lý của chính quyền đối với từng gia đình và từng người dân. Trên thế giới không có quốc gia nào mà không quản lý hộ tịch. Ở Việt Nam ta việc quản lý hộ tịch được bắt đầu thực hiện từ thời phong kiến nhà Lý. Nhà sử học Phan Huy Chú có ghi lại rằng: "Đời Lý kiểm soát hộ tịch rất là nghiêm ngặt. Dân đinh nào đến 20 tuổi gọi là Đại hoàng nam". Đến đời Trần, nhà nước quy định: "Hàng năm đến đầu mùa xuân các quan phải khai báo nhân khẩu trong xã gọi là đơn số rồi sau đó theo đó mà làm sổ, phải khai rõ các hạng tôn thất, quan văn, quan võ, quan theo hầu quan nhân tạp lưu, người già yếu, tàn tật, ở nhờ, xiêu tán..."[33].

          Thời Pháp thuộc chế độ quản lý hộ tịch ở nước ta cũng rất được chính quyền thực dân, phong kiến quan tâm và thực hiện khá chặt chẽ nhằm phục vụ cho chính sách cai trị, chính sách lao dịch, thuế khoá của chúng.

          Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, công tác quản lý hộ tịch của Nhà nước ta vẫn được duy trì, củng cố và ngày càng hoàn thiện. Điểm khác biệt quan trọng trong chế độ quản lý hộ tịch của Nhà nước ta hiện nay so với chế độ quản lý hộ tịch của chính quyền thực dân phong kiến trước kia là ở chỗ: mục đích quản lý hộ tịch của nhà nước ta không chỉ có một chiều là Nhà nước quản lý dân mà còn thể hiện chiều ngược lại - dân đăng ký với Nhà nước và giao trách nhiệm cho Nhà nước phải bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của mình có liên quan đến sự kiện hộ tịch được đăng ký. Chính vì vậy, tại Điều 54, khoản 2 Bộ luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Việc đăng ký hộ tịch là quyền, nghĩa vụ của mỗi người".

          Trong thực tế, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mỗi người dân ở nước ta không phải ở mọi nơi, mọi lúc đều thuận lợi và đầy đủ. Theo báo cáo của các Sở Tư pháp thì nhìn chung tỷ lệ các vụ việc hộ tịch quan trọng như sinh, chết, kết hôn có đăng ký ở khu vực miền núi chỉ đạt từ 30% - 40% so với số vụ việc thực tế; ở vùng nông thôn, tỷ lệ này cũng chỉ khoảng 70%. Ngay cả ở các thành phố lớn cũng không vượt quá 90%. Trong số các vụ việc hộ tịch có đăng ký thì số đăng ký quá hạn còn nhiều, thậm chí trường hợp khai sinh quá hạn 5 - 6 năm không phải là cá biệt. Tình hình này đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác đăng ký quản lý hộ tịch: đăng ký không đầy đủ, không kịp thời, không chính xác. Nguyên nhân của tình trạng nêu trên có thể kể ra do trình độ hiểu biết của nhân dân về ý nghĩa (quyền và nghĩa vụ) đăng ký hộ tịch còn bị hạn chế; sự quan tâm của chính quyền nhà nước các cấp về công tác hộ tịch có nơi, có lúc chưa thực sự đúng mực; cơ chế quản lý hộ tịch, đặc biệt là là bộ máy quản lý từ cấp trung ương đến địa phương, cơ sở chưa được hoàn chỉnh. Để củng cố và tăng cường kỷ luật quản lý hộ tịch nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước  và của nhân dân trong thời kỳ mới cần thiết phải khắc phục tất cả mọi nguyên nhân nêu trên. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ lĩnh vực quản lý nào khác, muốn quản lý tốt lĩnh vực hộ tịch thì điều trước tiên phải phải củng cố và tăng cường bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý hộ tịch ở nước ta hiện nay là một hệ thống các cơ quan Nhà nước bao gồm: Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện và xã) cùng với các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND: Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, Phòng Tư pháp ở cấp huyện và cán bộ Hộ tịch - Tư pháp ở cấp xã. Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước hợp thành bộ máy quản lý hộ tịch nói trên thì UBND cấp xã và cán bộ Hộ tịch - Tư pháp ở cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì quản lý hộ tịch là quản lý người dân, mà chính quyền cấp xã là cấp cơ sở trực tiếp với dân, biết rõ các mối quan hệ về tình trạng nhân thân của từng người dân hơn bất cứ cấp chính quyền naò khác. Chính vì vậy theo quy định của pháp luật về hộ tịch hầu hết các sự kiện hộ tịch đều thuộc thẩm quyền đăng ký của UBND cấp xã. Nói cách khác, phần lớn các hoạt động quản lý hộ tịch một cách trực tiếp đều diễn ra ở cấp xã. Do vậy, có thể nói: cấp xã là cấp quyết định quan trọng nhất sự thành công nhiều hay ítcủa hoạt động quản lý hộ tịch. Các sự kiện hộ tịch có được đăng ký một cách đầy đủ, kịp thời , chính xác hay không đều phụ thuộc vào hoạt động quản lý hộ tịch của UBND cấp xã . Mặt khác, đó là cấp trực tiếp đăng ký các sự kiện hộ tịch của người dân cho nên cấp xã cũng là cấp chủ yếu quyết định vấn đề cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dân chủ...trong lĩnh vực quản lý hộ tịch. Nhận thức được vị trí quan trọng đặc biệt nêu trên của UBND cấp xã trong lĩnh vực quản lý hộ tịch, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, gần đây Chính phủ đã quyết định phương án bố trí cán bộ chuyên trách về hộ tịch tư pháp ở cấp xã . Tại điều 2, Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ban hành ngày 23-01-1998 quy định chức danh cán bộ tư pháp với tư cách là một trong bốn chức danh chuyên môn của UBND cấp xã. Tiếp đó Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT-TCCP-BTC-BLĐTBXH ngày 19-5-1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 09/CP nói trên, tại mục I, điểm 2 đã quy định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn và quản lý chức danh cán bộ Tư pháp - Hộ tịch. Đặc biệt Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch (tại các điều 12, 13, 14 và 15) đã quy định rõ ràng đầy đủ chức danh, tiêu chuẩn, quyền hạn, nhiệm vụ của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp trong lĩnh vực quản lý hộ tịch.

          Về tên gọi, mặc dù trong ba văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có ba cách gọi: cán bộ tư pháp (NĐ 09); cán bộ Hộ tịch - Tư pháp (Thông tư 99); cán bộ Hộ tịch - Tư pháp (NĐ 83) nhưng theo chúng tôi cả ba tên gọi này đều phản ánh chức năng của cán bộ hộ tịch tư pháp (chúng tôi gọi theo quy định của NĐ 83) là giúp UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ  tư pháp và nhiệm vụ hộ tịch. Thực chất theo một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì công tác hộ tịch cũng được hiểu là một phần công việc của công tác tư pháp theo nghĩa rộng. Vì vậy việc gộp chung nhiệm vụ hộ tịch và nhiệm vụ tư pháp trong một chức danh chuyên môn Hộ tịch - Tư pháp cũng là hợp lý. Tuy nhiên có thể thấy rằng đây là một nhiệm vụ rất phức tạp về tính chất, bề bộn về khối lượng và đòi hỏi trình độ chuyên môn thực sự. Chính vì vậy trong Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đã quy định cụ thể tiêu chuẩn của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp bao gồm: 1- là công dân Việt Nam; 2- có đầy đủ năng lực hành vi; 3- có tư cách đạo đức tốt; 4- đã tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên; 5- có tinh thần trách nhiệm trong công tác; 6- chữ viết rõ ràng; 7- được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch. Ngoài ra tại điểm 2.1 mục i của Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT-TCCP-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn cán bộ Hộ tịch - Tư pháp phải có văn bằng sơ cấp pháp lý trở lên, tuổi đời không quá 35 đối với nữ và không quá 40 đối với nam. Mặc dù có sự không đồng nhất về  tiêu chuẩn của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp theo hai văn bản nêu trên nhưng tinh thần chung được thống nhất đó là:

          1- Cán bộ Hộ tịch - Tư pháp là cán bộ chuyên môn có tính chất ổn định lâu dài (không thay đổi theo nhiệm kỳ của UBND) và theo chế độ bổ nhiệm;

          2- Phải có đào tạo chuyêm môn nghiệp vụ về pháp lý và về hộ tịch.

 

II.      Nhiệm vụ cụ thể của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp trong việc giúp UBND cấp xã quản lý hộ tịch.

          Tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP có hai điều riêng biệt quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong quản lý hộ tịch (điều 11) và nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp (điều 15). Thực ra đây không phải là hai loại nhiệm vụ riêng biệt khác nhau. Trước hết cần khẳng định quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ của UBND cấp xã với tư cách là cơ quan Nhà nước thẩm quyền chung. Nhiệm vụ này được quy định đầy đủ tại điều 11 của Nghị định 83-CP nói trên. Tuy vậy UBND (bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên UBND) không trực tiếp thực hiện tất cả các nhiệm vụ về quản lý hộ tịch được quy định tại điều 11 nói trên. Chủ tịch UBND chỉ trực tiếp thực hiện những việc nhân danh UBND mà cán bộ hộ Hộ tịch - Tư pháp không thể làm thay được, ví dụ: ký các giấy tờ về hộ tịch (Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn...), giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký hộ tịch... Ngoài ra, phần lớn những công việc về quản lý hộ tịch (những công việc mang tính chất phục vụ và chuyên môn) đều do cán bộ Hộ tịch - Tư pháp giúp UBND thực hiện. Những công việc này được quy định cụ thể tại điều 15 Nghị định 83-CP nói trên, bao gồm:

          1. Nhiệm vụ thụ lý hồ sơ, xác minh, kiểm tra, kiểm tra và đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch. Nhiệm vụ này có thể nói gọn lại là nhiệm vụ làm thủ tục đăng ký hộ tịch, là nhiệm vụ mang tính chất thủ tục hành chính, liên quan trực tiếp đến từng người dân. Vì vậy, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp. Việc đăng ký hộ tịch có kịp thời, chính xác, thuận tiện cho dân hay không phụ thuộc trước hết ở khâu làm thủ tục đăng ký hộ tịch. Để làm tốt việc này cán bộ Hộ tịch - Tư pháp không thể chỉ làm việc theo kiểu “công chức bàn giấy”, trong những trường hợp cụ thể phải tự mình đi kiểm tra xác minh các giấy tờ, sự kiện hộ tịch...  để bảo đảm tính chính xác trong đăng ký hộ tịch.    

          Yêu cầu quan trọng đối với cán bộ Hộ tịch - Tư pháp trong khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch là phải “ghi đầy đủ, chính xác các nội dung đã được quy định trong sổ sách, biểu mẫu hộ tịch”.

          2. Thường xuyên kiểm tra để đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh trong địa phương mình.

          Đối với những khu vực người dân còn bị hi phối bởi những phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện đi lại quá khó khăn, cán bộ Hộ tịch - Tư pháp phải có lịch định kỳ tới tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.

          3. Lập các báo cáo thống kê hộ tịch theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

          Các số liệu thống kê về hộ tịch có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước, trực tiếp là quản lý dân số (bao gồm quản lý quy mô dân số, chất lượng dân số. cơ cấu dân số và phân bố dân cư). Những số liệu này liên quan đến việc xây dựng các kế hoạch, dự án về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng... Điểm yếu trong quản lý hộ tịch của nước ta từ trước tới nay là chỉ mới quan tâm khâu đăng ký các sự kiện hộ tịch mà chưa quan tâm đến việc thống kê, phân tích các số liệu để sử dụng vào việc phục vụ cho các hoạt động quản lý Nhà nước ở các lĩnh vực khác. Nguyên nhân chính của khuyết điểm này là do từ trước tới nay chúng ta chưa có cán bộ hộ tịch chuyên trách ở cấp xã. Nay điều đó đã được khắc phục. Tuy nhiên để làm tốt khâu lập báo cáo thống kê hộ tịch từ cấp xã thì Bộ Tư pháp cũng cần cải tiến các biểu mẫu thống kê, báo cáo cho phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan chứ không nên chỉ có một số biểu mẫu đơn giản như: số sinh, số chết, số kết hôn v..v...

          4.  Cán bộ Hộ tịch - Tư pháp phải quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu hộ tịch một cách cẩn thận, nghiêm túc. Sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch là những sổ sách, biểu mẫu chính thức của Nhà nước; trong đó tất cả các sổ và một số biểu mẫu do Bộ Tư pháp trực tiếp phát hành để đảm bảo thống nhất về mẫu mã, chất lượng v..v... Vì vậy, cán bộ Hộ tịch - Tư pháp phải sử dụng  các sổ sách biểu mẫu theo đúng quy định. Ví dụ: đối với mỗi loại việc đăng ký chỉ được cấp số bản chính cho đương sự theo đúng quy định của nghị định 83/1998/NĐ-CP và chỉ cấp một lần. Tuyệt đối không sử dụng những sổ sách, biểu mẫu hộ tịch không do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chính thức phát hành v..v... Sổ hộ tịch phải được lưu giữ, bảo quản cẩn thận tại Uỷ ban nhân dân cấp xã. Cán bộ Hộ tịch - Tư pháp không được đem cho những người không có thẩm quyền, trách nhiệm về công vụ trực tiếp mượn hoặc giữ sổ đề phòng mất mát, hư hỏng hoặc bị sửa chữa.

          5.  Nhiệm vụ của cán bộ Hộ tịch - Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch. Nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa - nơi mà nhận thức của nhân dân về quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch còn bị hạn chế. Cán bộ Hộ tịch - Tư pháp cần xác định đây là một nhiệm vụ thực sự đã được quy định trong Nghị định của Chính phủ chứ không phải là việc phụ thêm không làm cũng chẳng sao. Quản lý hộ tịch là một công việc quản lý tích cực, năng động chứ không thể chỉ là hành vi đăng ký đơn thuần.

          Kết luận:

          Có thể nói sau nhiều thập kỷ vắng bóng hoặc tồn tại một cách "hữu danh vô thực" đến nay chức danh cán bộ Hộ tịch - Tư pháp ở UBND cấp xã  đã được quy định chính thức, có tính chất chuyên môn hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ta. Điều đó nói lên vị trí, vai trò của công tác hộ tịch ở cấp chính quyền cơ sở rất quan trọng. Điều này cũng có nghĩa là cán bộ Hộ tịch - Tư pháp có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng trong việc giúp UBND cấp xã quản lý hộ tịch./.

 

 

              MỐI QUAN HỆ GIỮA BAN TƯ PHÁP VÀ TỔ HOÀ GIẢI

                    VỚI CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

                                                               LÊ ANH TUẤN

                                                                   (Chuyên viên-Cục quản lý thi hành án dân sự)                     

 

 

          Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vấn đề kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, thi hành án và hoạt động hoà giải là một nội dung quan trọng, đảm bảo để Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

 

I.        Vài nét về tổ chức và hoạt động  thi hành án hiện nay

          Công tác thi hành án luôn được đánh giá là khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức, tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là quyền và lợi ích kinh tế, chính trị xã hội và sinh hoạt của các đương sự theo các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực thi hành.

          Trước đây, các bản án, quyết định của Toà án đều do Chánh án Toà án ra quyết định thi hành. Theo tinh thần Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14-7-1960, thì tại Toà án nhân dân địa phương có các nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, đến năm 1972 nhân viên chấp hành án được gọi là chấp hành viên. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án. Song, hoạt động thi hành án dân sự vẫn thuộc Toà án, nên chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của tình hình công tác thi hành án.

          Tháng 10 năm 1992, Quốc hội Khoá IX họp kỳ thứ nhất bàn đến vấn đề tăng cường nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động thi hành án. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thống nhất quyết định chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21-03-1993 và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 2-6-1993 Chính phủ đã ra Chỉ thị số 266/TTg về việc tăng cường và bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Tháng 7 năm 1993, các cơ quan thi hành án dân sự đã được  thành lập và đi vào hoạt động. Từ đó, công tác thi hành án do Chính phủ thống nhất quản lý và chia làm ba mảng hoạt động:

          1. Công tác thi hành án phạt tù được giao cho Bộ Nội vụ, Bộ Quốc và Toà án các cấp giúp Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thi hành.

          Theo Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 5 Pháp lệnh thi hành án phạt tù ngày 20-3-1993, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày bản án, quyết định về hình sự có hiệu lực pháp luật, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho cơ quan thi hành án cùng cấp ra quyết định thi hành án, sau đó chuyển giao cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành.

          Hiện nay có nhiều cơ quan có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định về hình sự, như:

          - Cơ quan Công an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình do Chánh án Toà án ra quyết định thành lập gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan Công an.

          - Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ.

          - Việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm.

          - Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về chữa bệnh.

          2. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý công tác thi hành án trong quân đội.

          Các bản án, quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong quân đội thi hành. Tổ chức thi hành án trong quân đội hiện nay gồm có các Phòng thi hành án Quân khu và Quân chủng Hải quân chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng. Riêng đối với các quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự của Toà án quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý và tổ chức thi hành.

          3. Công tác thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý và tổ chức thi hành.

          Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý thi hành án dân sự được phân thành hai cấp:

           - Ở trung ương, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trrưởng Bộ Tư pháp quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.

          - Ở địa phương, Sở Tư pháp các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi địa phương.

          Các cơ quan thi hành án dân sự địa phương được hình thành hai cấp:

          - Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

          - Đội thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

          Các cơ quan thi hành án dân sự có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án xử về dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động, các quyết định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự; Các quyết định của Trọng tài kinh tế Nhà nước đã có hiệu lực trước ngày 1-7-1994 nhưng chưa được thi hành; Quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; Quyết định không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; Quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài; Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.

          Việc ra quyết định thi hành đối với các bản án, quyết định về dân sự do Thủ trưởng cơ quan thi hành án thực hiện.Tính đến hết tháng 11-1997, cả nước dã thành lập được 61 Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 596 Đội thi hành án quận huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh, với 3669 Chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự; trong đó có gần 1582 Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng. Nhìn chung hệ thống cơ quan thi hành án đã được kiện toàn, củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả. Tính đến tháng 11.1997, các cơ quan thi hành án dân sự trong cả nước đã thụ lý thi hành 245.299 vụ việc, với tổng số tiền phải thu là: 2.017.252.672.000 đồng; Trong số 182.282 vụ việc có điều kiện thi hành, thì đã thi hành xong và đang thi hành dở dang 164.630 vụ việc (đạt 90,32%) với số tiền đã thu được là 269.010.184.000 đồng và nhiều tài sản có giá trị khác.

          Công tác thi hành án đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều cơ quan, tổ chức; nhất là sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Chính quyền địa phương và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa cơ quan thi hành án với Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn và các Tổ hoà giải trong việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Kết quả và chất lượng công tác thi hành án trong những năm qua đã khẳng định chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường công tác thi hành án, chuyển giao bộ phận thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan thi hành án thuộc Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta.

 

II.      Cơ sở pháp lý và nội dung mối quan hệ giữa Ban Tư pháp và Tổ hoà giải với công tác thi hành  án dân sự địa phương.

          1. Cơ sở pháp lý hình thành mối quan hệ giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải  và cơ quan thi hành án địa phương trong hoạt động thi hành án .

          Điều 136 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nghi nhận: "Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành".

          Thể chế hoá chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và cụ thể hoá Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác thi hành án, trong đó có sự phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với chính quyền và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác.

          Theo Điều 43 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp và Uỷ ban nhân dân  các cấp, Điều 226, Điều 227 Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 8 Pháp lệnh thi hành án phạt tù ngày 20-3-1993, Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21-4-1993, thì Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thi hành ở địa phương; Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý, chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án.

          Điều 8 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Điều 2 Nghị định 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ, Khoản 2 Điều 10 pháp lệnh thi hành án dân sự quy định: Cơ quan Tư pháp địa phương là cơ quan chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Tư pháp cấp trên thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án. Hiện nay hệ thống cơ quan Tư pháp được tổ chức thành nhiều cấp:

          - Bộ Tư pháp thuộc Chính phủ.

          - Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

          - Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

          - Ban Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

          - Các Tổ hoà giải là tổ chức tự quản của nhân dân được hình thành theo cụm dân cư hoặc theo khu phố, nhà tập thể hoặc theo thôn, xóm, làng, bản. Tổ hoà giải là tổ chức của nhân dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, có sự quản lý của chính quyền. Việc thành lập các Tổ hoà giải cũng đã được Hiến pháp ghi nhận. Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định: Ở cơ sở thành lập tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân. Nghị định số 38/CP của Chính phủ Thông tư số 08/TT ngày 6-1-1982 và Công văn số 527/QLTP ngày 28-8-1984 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Bộ Tư pháp thực hiện trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn công tác hoà giải tranh chấp trong nhân dân, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các Tổ hoà giải. Ở địa phương, Sở Tư pháp chỉ đạo và tổng kết hoạt động hoà giải trong phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo hoạt động của các Tổ hoà giải. Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp uỷ ban nhân dân quản lý, xây dựng, củng cố tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hoà giải.

          2. Nội dung mối quan hệ giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và công tác thi hành án địa phương.

          Trong mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án địa phương với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải đối với hoạt động thi hành án, thì cơ quan thi hành án giữ vai trò chính, Ban Tư pháp và Tổ hoà giải giúp đỡ, hỗ trợ cơ quan thi hành án thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật.

          Cơ quan thi hành án địa phương là cơ quan chuyên môn, có chức năng thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ  của cơ quan chuyên môn cấp trên theo ngành dọc và trực tiếp chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của cơ quan Tư pháp cùng cấp, còn Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý công tác tư pháp ở cơ sở.

          Về mặt tổ chức Bộ máy Nhà nước, Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và cơ quan thi hành án dân sự đều thuộc hệ thống cơ quan Tư pháp trực thuộc chính quyền địa phương, hoạt động của các cơ quan này đều mang tính chất hành chính- tư pháp , có mối quan hệ tác động nhau. Chúng ta có thể biểu diễn trên sơ đồ sau:           

 

 UBND cấp tỉnh

 

 

Sở T ư pháp

 

 Phòng thi hành án dân sự

 

                                                           

Đội thi hành án dân sự

 

UBND  cấp huyện

 

 PhòngTư pháp

 

 

 

  UBND cấp xã

 

  Ban Tư pháp

 

 

 

 

       Tổ hoà giải

 

 

 

          Ban Tư pháp và Tổ Hoà giải không phải là cơ quan thi hành án nhưng Ban Tư pháp lại là cơ quan trực tiếp giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường , thị trấn thi hành những bản án, quyết định theo thẩm quyền. Theo quy định tại Khoản 6, Mục II Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1993 của Bộ Tư pháp-Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, thì Ban Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn trực tiếp thực hiện những việc thi hành án sau:

          - Theo dõi, giám sát việc cải tạo của nhưng người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

          - Đảm nhiệm việc thi hành án quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định;

          - Quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù;

          - Giám sát, giáo dục người bị bị kết án phạt tù và người bị kết án cải tạo không giam giữ;

          - Thi hành hình phạt quản chế đối với người bị phạt quản chế sau khi họ chấp hành xong hình phạt tù;

          - Phối hợp cùng Ban giám thị trại giam giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phàt tù trở về sống bình thường trong xã hội;

          - Xem xét, nhận xét đơn xin xoá án của người bị kết án.

          Trong công tác thi hành án dân sự, Ban Tư pháp cấp xã thực hiện việc:

          - Phối hợp với cơ quan thi hành án, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể, trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố...ở các xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của người phải thi hành án  trong việc tổ chức thi hành án ;

          - Cung cấp tài liệu, xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan thi hành án xử lý tang vật, tài sản và những vật khác có liên quan đến thi hành án ;

          - Cử đại diện đến chứng kiến việc cưỡng chế thi hành án ;

          - Chuyển cho cơ quan thi hành án khoản tiền người phải thi hành án bị trừ vào thu nhập do mình đang quản lý...

           Ngoài ra, Ban Tư pháp còn giúp chính quyền thực hiện thực hiện việc tống đạt giấy triệu tập bị can, giấy triệu tập người làm chứng, giấy báo gọi đương sự giải quyết việc thi hành án...nên đã tạo cở sở cho việc hình thành mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải. Mối quan hệ này được thể hiện trên những mặt cơ bản sau:

           Cơ quan thi hành án quyết định cách thức, trình tự, thủ tục thi hành án, ra các văn bản thi hành án như: Quyết định thi hành án , quyết định uỷ thác thi hành án, giấy báo tự nguyện thi hành án, ra các thông báo hoặc các quyết định khác về thi hành án. Ban Tư pháp và Tổ hoà giải giúp cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành án.

          Ban Tư pháp báo cáo kết quả hoạt động thi hành án với Uỷ ban nhân dân cùng cấp, cơ quan tư pháp cấp trên. Hàng tháng, hàng quý có kế hoạch phối hợp với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án .

          Trong công tác thi hành án, việc hoà giải, động viên người phải thi hành án tự nguyện thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả thi hành án. Khi bản án hoặc quyết định của Toà án buộc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hay nhiều việc gì đó, thì có nghĩa là người đó bị áp dụng chế tài phải tuân theo pháp luật. Song, việc giải thích, động viên, hướng dẫn đương sự tự nguyện thi hành các nghĩa vụ có khả năng đảm bảo thi hành tốt bản án, quyết định của Toà án mà không cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Theo Điều 22 Pháp lệnh thi hành án dân sự, thì Chấp hành viên chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu sau khi đã định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày để tự nguyện thi hành án mà họ không tự nguyện thi hành án . Biện pháp cưỡng chế có thể đạt được hiệu quả cao, nếu có sự phối hợp chặt chẽ với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải. Ban Tư pháp và Tổ hoà giải là đơn vị ở cơ sở, có điều kiện nắm bắt hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của người phải thi hành án. Nếu không có sự phối hợp của Ban Tư pháp và Tổ hoà giải, thì việc thi hành án gặp nhiều khó khăn.

 

III.    Một số vướng mắc, khó khăn trong hoạt động phối hợp công tác giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và cơ quan thi hành án địa phương

          Thực tế hoạt động phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với Ban Tư pháp và Tổ hoà giải thời gian qua đã đạt những kết quả khả quan, phát huy được sức mạnh và trách nhiệm của bộ máy chính quyền địa phương và vai trò tích cực của các cơ quan, tổ chức hữu quan; trong đó có Ban Tư pháp và Tổ hoà giải. Một số địa phương xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án với cơ quan tư pháp.  

          Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thi hành án thông qua Ban Tư pháp và Tổ hoà giải đã được thực hiện, có nơi tổ chức những cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có pháp luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện để nhân dân hiểu và thi hành pháp luật.

          Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan thi hành án với các cơ quan tư pháp và hoà giải còn những bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thi hành án, cũng như hoạt động tư pháp và tuân theo pháp luật:

          Một số cơ quan thi hành án chưa phát huy sức mạnh và ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Có nơi cơ quan thi hành án trực tiếp đến địa điểm có tài sản hoặc nơi cư trú của người phải thi hành án để áp dụng biện pháp cưỡng chế, mà không phối hợp với chính quyền, cơ quan tư pháp và các tổ chức hữu quan ở địa phương, nên việc thi hành án không thành công. Có trường hợp đương sự chống đối thi hành án quyết liệt, bởi họ không nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình, trong khi đó chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp không ủng hộ; Thậm chí, có nơi chính quyền và cơ quan tư pháp không thấy được vai trò hoặc nhận thức sai lầm về vai trò và trách nhiệm của mình đối với công tác thi hành án. Một số địa phương, có tình trạng Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã xác định sai lầm về thẩm quyền thi hành án, nên đã chủ động thu và trả tiền thi hành án, trong khi đó, cơ quan thi hành án dân sự có chức năng chưa đưa bản án ra thi hành.

          Công tác thi hành án hình sự, nhất là hoạt động thi hành án quản chế, cải tạo không giam giữ và việc quản lý người được miễn chấp hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chưa phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý với cơ quan thi hành.

          Đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp, thi hành án và tổ viên tổ hoà giải nhìn chung còn thiếu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa cao, nhiều người chưa có kinh nghiệm hoạt động thực tế, nhất là hoạt động phối hợp thi hành án với cơ quan, tổ chức hữu quan. Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình thi hành án chưa được thực hiện nhiều. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động của cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án eo hẹp. Các Tổ hoà giải hoạt động gần như trên cơ sở tự nguyện, tự quản. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác tư pháp, thi hành án chưa đảm bảo, phụ cấp cho thành viên Tổ hoà giải hạn chế nên chưa tạo tâm lý yên tâm công tác, chưa phát huy khả năng của cán bộ.

          Quy phạm pháp luật về công tác tư pháp, thi hành án và hoạt động hoà giải, đặc biệt là quy định về phối hợp giữa cơ quan tư pháp, thi hành án và hoà giải trong thi hành án chưa chặt chẽ, nhiều điểm chưa cụ thể, chồng chéo, bất hợp lý. Sự tham gia của nhân dân địa phương chưa đông đảo, chưa bình đẳng, hạn chế hiệu quả hoạt động Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án.

 

IV.     Những kiến nghị hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và Cơ quan thi hành án địa phương.

          Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tác động đến hoạt động chung của bộ máy Nhà nước. Việc củng cố, tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng cơ quan không thể tách rời riêng lẻ, mà đòi hỏi phải đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành.

          Trước yêu cầu của thực tiễn công tác Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án hiện nay, cần phải có các biện pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; Đồng thời cần có giải pháp mang tính lâu dài để cho hoạt động Thi hành án, Tư pháp và Hoà giải đạt hiệu quả.

          1. Những giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và Cơ quan thi hành án địa phương:

          a. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án.

          Có thể nói, quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ quan Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, chặt chẽ, thì việc quản lý của Nhà nước đối với xã hội đạt hiệu quả tốt, bảo đảm sự bình đẳng của công dân trước pháp luật.

          Văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải, nhất là hoạt động hoà giải ở cơ sở hiện đang rất thiếu, chưa có văn bản quy định về phạm vi, trình tự hoà giải, các Tổ hoà giải hoạt động còn hiện tượng”tuỳ nghi”. Quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, đòi hỏi sớm ban hành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của cơ quan Tư pháp và Tổ chức hoà giải ở cơ sở, trên cơ sở hệ thống hoá và pháp điển hoá các quy định của công tác Tư pháp và Hoà giải hiện có.

          Đối với công tác thi hành án,việc sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước công tác thi hành án về Bộ Tư pháp đã được Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII xác định là nhiệm vụ và là quan điểm cơ bản trong tiến trình đổi mới công tác thi hành án, cải cách tư pháp. Hiện nay, có nhiều văn bản pháp luật về thi hành án, với nhiều hình thức khác nhau, nhưng lại không được pháp điển cao; không ít điểm chồng chéo, mâu thuẫn. Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo dự án Luật thi hành án để trình Quốc hội ban hành. Luật thi hành án được ban hành sẽ tạo cơ sở cho hoạt động thi hành án nhiều thuận lợi.

          b. Đổi mới và củng cố tổ chức hệ thống cơ quan Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án.

          Cơ quan Tư pháp hình thành bốn cấp: Trung ương- Tỉnh- Huyện- Xã như hiện nay pháp huy nhiều tác dụng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý Nhà nước. Ban Tư pháp cấp xã giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tư pháp ở địa phương và thi hành những việc thi hành án theo thẩm quyền. Nhưng các cơ quan tư pháp, nhất là cơ quan tư pháp địa phương thuộc các tỉnh miền núi, hải đảo chưa thực sự vững mạnh. Nhiều đơn vị còn thiếu cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động eo hẹp làm hạn chế hiệu quả hoạt động đòi hỏi phải củng cố và tăng cường.

          Công tác hoà giải ở cơ sở do các Tổ hoà giải đảm nhiệm, song các Tổ hoà giải nhìn chung còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, hoạt động mang tính tự nguyện, tuỳ nghi. Do đó, cần tổ chức mạng lưới Tổ hoà giải ở cơ sở theo hệ thống thống nhất, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

          Tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án như hiện nay chưa hợp lý, công tác thi hành án phân tán thành nhiều mảng, do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, dẫn đến tình trạng quản lý không thống nhất, thiếu đồng bộ, có mảng chưa xác định cụ thể trách nhiệm quản lý, nên hiệu quả chưa cao. Vì vậy, cần sớm có phương án quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án về một đầu mối, xây dựng mô hình tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án hợp lý. Nhiều ý kiến đề nghị tổ chức các cơ quan thi hành án theo mô hình ba cấp như sau:

          - Ở Trung ương, có Tổng cục thi hành án trực thuộc Bộ Tư pháp, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và trực tiếp thi hành án trong phạm vi toàn quốc, bao gồm tất cả các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động...Trong Tổng cục có các Cục chuyên môn giúp Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án và trực tiếp thi hành các bản án hoặc quyết định theo thẩm quyền, như : Cục thi hành án hình sự, Cục thi hành án dân sự, Cục thi hành án kinh tế, Cục thi hành án lao động... và các Vụ thực hiện quản lý về nhân sự, kinh phí, chế độ chính sách... của các cơ quan thi hành án địa phương, như: Vụ Tổ chức,Văn phòng...

          - Ở cấp Tỉnh, có Cục thi hành án (hoặc gọi là cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn của Tổng cục thi hành án. Cục thi hành án tổ chức thi hành án theo thẩm quyền và quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan thi hành án cấp dưới. Cục thi hành án có các Phòng chuyên môn giúp Cục trưởng Cục thi hành án thực hiện nhiệm vụ được giao.

          - Ở cấp Huyện, có Chi cục thi hành án (còn gọi là cơ quan thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là cơ quan thi hành án cấp dưới, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục thi hành án .

          Tổ chức cơ quan thi hành án theo mô hình này tạo được sự quản lý Nhà nước tập trung thống nhất về thi hành án, có điều kiện đảm bảo cho sự đầu tư về con người, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại, bảo đảm sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều hành nhanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế sự can thiệp bất hợp pháp của các cơ quan, tổ chức khác vào hoạt động thi hành án.

          c. Thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án, bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào quá trình thi hành án.

          Trong quá trình hoàn thiện pháp luật, cần quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cuả từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đề ra quy chế phối hợp hoạt động giữa cơ quan Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án. Song cũng phải tạo ra những điều kiện cần thiết và thực hiện tốt quy chế phối hợp này. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm tiến hành họp bàn trao đổi những thông tin về tình hình hoạt động của từng cơ quan, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục những tồn tại và đề ra hướng giải quyết các nhiệm vụ mới trong công tác Tư pháp, Hoà  giải và Thi hành án. Đến nay, một số địa phương như: Đồng Tháp, An Giang, Thừa Thiên-Huế, thành phố Đà Nẵng đã chủ động xây dựng được quy chế phối hợp hoạt động, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án với cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

          2. Một số biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa cơ quan Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án:

          Để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án, cũng như  thực hiện hoạt động phối hợp giữa Ban Tư pháp, Tổ hoà giải và cơ quan thi hành án địa phương hiện nay, trước mắt cần tập trung thực hiện những công việc chủ yếu sau đây:

          - Sửa đổi kịp thời những quy định không còn phù hợp với thực tiễn hoặc bổ sung các quy định mới đáp ứng đòi hỏi cấp bách của tình hình công tác Thi hành án, Hoà giải và Tư pháp, như : Thủ tục uỷ thác thi hành án; các căn cứ để hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án; phương pháp xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; căn cứ miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù...

          - Củng cố tổ chức các cơ quan Tư pháp, Tổ hoà giải và cơ quan thi hành án. Tăng cường đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, cán bộ làm công tác tư pháp, hoà giải, đảm bảo mỗi Phòng thi hành án có ít nhất 10 đến 15 người, Đội thi hành án từ 5 đến 9 người, trong đó tỷ lệ 1Chấp hành viên/1 cán bộ thi hành án; Ban Tư pháp có từ 6 đến 8 người, Tổ hoà giải từ 4 đến 6 tổ viên.

          - Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức cho cán bộ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào hoạt động Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án .

          - Bổ sung kinh phí hoạt động, trụ sở, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị đáp ứng cho hoạt động Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án đạt hiệu quả .

          - Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật cho nhân dân để mọi người đều có khả năng và điều kiện tham gia vào hoạt động Tư pháp, Hoà giải và Thi hành án.       

 

 

TƯ PHÁP XÃ

LỊCH SỬ DẠN DÀY, TƯƠNG LAI VỮNG CHẮC

 

Đào Viễn Trung

Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang

 

­­­

Nền Tư pháp tồn tại ở tất cả các nước. Nhưng tư pháp xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) thì chưa nước nào được quan tâm tổ chức.

Ở nước ta với ý thức giữ gìn pháp luật, ngay từ khi thành lập Bộ Tư pháp (28-08-1945) tư pháp xã được tổ chức và ngày càng  phát triển. Cơ sở pháp lý, sự hình thành nhiệm vụ và tác dụng của nó mỗi lúc được tăng lên do vai trò vị trí tính chất quan trọng và yêu cầu của các giai đoạn cách mạng.

Nghiên cứu về tư pháp xã chúng ta không khỏi thích thú vì từ năm 1945 đến nay lúc nào cũng có tổ chức tư pháp xã, kể cả khi Bộ Tư pháp chuyển chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan khác (trừ những năm kháng chiến ở Miền Nam chưa có điều kiện thực hiện).

Sau đây là cơ sở pháp lý và sự hình thành của tư pháp xã:

- Ngày 22-1-1945 Sắc lệnh số 63 quy định cấp xã phân công Ban thường vụ Uỷ ban hành chính làm công tác tư pháp có các nhiệm vụ quyền hạn: hoà giải và xử lý các việc vi cảnh.

- Ngày 24-01-1946 Sắc lệnh số 13 và sau đó Sắc lệnh số 254 (ngày 19-11-1948) tư pháp xã được giao nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của các thẩm phán Toà án nhân dân.

- Năm 1960, công tác hoà giải được mở rộng cho hoà giải cả việc xin ly hôn; quy định rõ hơn về thi hành mệnh lệnh của thẩm phán Toà án là tống đạt giấy gọi và tham gia thi hành án; đồng thời giao thêm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.

- Ngày 26-02-1964 với Thông tư số 02/TC công tác tư pháp được kiện toàn. Tư pháp xã trở thành cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban hành chính do một uỷ viên Uỷ ban hành chính xã phụ trách.

- Ngày 09-10-1972 Nghị định số 190/CP quy định cấp xã có tổ chức pháp chế (3 người) và tổ chức pháp chế có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở.

- Ngày 22-11-1981 Nghị định 143/CP và Thông tư 08 quy định đầy đủ về nhiệm vụ Ban Tư pháp xã như đã nói trên. Đến ngày 20-11-1987 Nghị định số 219/CP giao thêm nhiệm vụ công tác hộ tịch.

- Ngày 04-06-1993 Nghị định số 38/CP và Thông tư 12/TT-LB (26-07-1993) xác định tư pháp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tư pháp do Chủ tịch UBND làm trưởng ban, một cán bộ hộ tịch, một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

- Ngày 18-05-1996 Nghị định 31/CP giao thêm nhiệm vụ công chứng (chứng thực di chúc và từ chối hưởng di sản thừa kế)

Như vậy, đến nay tư pháp xã được xác định là cơ quan chuyên môn của UBND quản lý về công tác tư pháp ở cơ sở. Bao gồm các nhiệm vụ:

- Soạn thảo và theo dõi thi hành các văn bản pháp luật;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hướng dẫn công tác hoà giải;

- Quản lý đăng ký hộ tịch;

- Tống đạt giấy báo của Toà án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án;

- Tham gia thi hành án;

- Công chứng: chứng thực di chức và khước từ nhận di sản thừa kế.

Đó là chưa kể 2 nhiệm vụ thống kê tư pháp và lý lịch tư pháp chưa triển khai.

- Nhìn lại hơn 50 năm qua những gì mà tư pháp xã đã đóng góp cho sự nghiệp tư pháp nói chung, cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật là rất to lớn. (Tham luận không đi sâu vào thành quả của từng nhiệm vụ cụ thể). Do đó, Đảng và Nhà nước đã khẳng địn không thể thiếu tư pháp xã trong bộ máy Nhà nước, trong đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền, và phải tập trung giải quyết một số vấn đề bức thiết và thiết chế dân chủ, về chế độ tự quản của nhân dân ở địa bàn dân cư, về giám sát của nhân dân đối với mọi hoạt động của Nhà nước.

Tuy nhiên qua quá trình hoạt động, phải nhìn nhận rằng tổ chức bộ máy và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ còn gặp nhiều khó khăn. Do cán bộ tư pháp xã chưa được coi là công chức Nhà nước, từ đó việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và sự duy trì ổn định bộ máy chưa thực hiện được. Một số Ban tư pháp xã thực hiện nhiệm vụ chưa đầy đủ và kém chất lượng. Tình hình đó đặt ra cho chúng ta phải xem xét:

Trước hết đem chức năng, nhiệm vụ đối chiếu với tổ chức biên chế của Ban Tư pháp  xã là rất nặng nề nhưng bộ máy thì không tương xứng nếu không nói là gần như quá tải. ở tỉnh Tiền Giang UBND tỉnh có quyết định số 51/QĐ-UB ngày 02-01-1996 quy định đối với xã loại 1 (xã có trên 10.000 dân) Ban Tư pháp xã có 3 đ/c gồm đồng chí chủ tịch UBND kiêm trưởng ban, 1 cán bộ tư pháp chuyên trách, 1 cán bộ hộ tịch; xã loại 2 (xã dưới 10.000 dân) Ban Tư pháp có 2 đ/c gồm đ/c Chủ tịch UBND kiêm trưởng ban, 1 cán bộ hộ tịch kiêm công tác tư pháp. Quy định trên chỉ giải quyết được tình hình giảm bớt cán bộ xã, nhưng không phù hợp với thực tế. Vì thực chất đồng chí Chủ tịch UBND bận trăm công nghìn việc, lại kiêm nhiều trưởng ban không thể đ sâu hoạt động nghiệp vụ tư pháp được. Giải quyết công việc hàng ngày chủ yếu do đồng chí hộ tịch thực hiện. Do đó xảy ra tình trạng giải quyết việc này bỏ việc khác.

Đối với xã loại 1 có thuận lợi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp, vì có đ/c chuyên trách giúp Chủ tịchUBND xã về nghiệp vụ. Đồng thời Chủ tịch UBND làm trưởng ban cũng có thuận lợi: Chỉ đạo công tác toàn diện triệt để, dễ dàng về kinh phí hoạt động. Bên cạnh những thuận lợi đã bộc lộ về hạn chế như: Trưởng Ban Tư pháp là Chủ tịch đã gây ra tâm lý không chủ động giải quyết công việc của cán bộ tư pháp, vì chức danh cán bộ tư pháp không đủ tư cách thẩm quyền trong quan hệ việc làm; đứng ra phối hợp chỉ đạo hướng dẫn cho các tổ hoà giải ở xóm ấp.

Do yêu cầu kiện toàn bộ máy tư pháp xã trong thời gian tới,  Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang đã cử một đoàn cán bộ phối hợp với các phòng tư pháp đã trao đổi trực tiếp với các đ/c Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể ở 14 xã ở 7  huyện. Qua trao đổi trực tiếp với các đ/c và lấy phiếu thăm dò thì các đ/c có trách nhiệm ở cơ sở có đề xuất 2 phương án:

Thứ nhất: Phần lớn các đ/c Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND xã đều muốn có Ban Tư pháp độc lập do 1 đ/c làm trưởng ban (không phải là Chủ tịch) để đ/c này đi sâu công tác và có đủ tư cách pháp nhân hoạt động cùng với đ/c cán bộ hộ tịch - cả hai đ/c nên có  công chức Nhà nước.

Thứ hai: Đối với cán bộ khác ở xã thì cho rằng Chủ tịch làm trưởng ban cũng được nhưng phải có 1  đ/c  phó ban chuyên trách, 1 cán bộ hộ tịch cũng như ý kiến trên, cả hai đ/c nên là công chức Nhà nước mới có điều kiện hoạt động chuyên sâu và ổn định.

Từ hai ý kiến trên cho thấy, dù phương án nào đi chăng nữa vấn đề cốt lõi là phải có cán bộ chuyên trách công tác tư pháp, cán bộ hộ tịch, các đ/c này không phải là chỉ viên chức Nhà nước mà phải có năng lực nghiệp vụ và trách nhiệm cao mơis có hy vọng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất mấy ý  sau đây:

1/ - Tôi cho rằng việc củng cố tổ chức và kiện toàn tư pháp xã trong tình hìmh hiện nay là hết sức bứt thiết chẳng những phải làm ngay mà phải có tầm nhìn xa để vừa cũng cố nâng chất lượng hiện có vừa phải đào tạo một đội ngũ mới để đI đến hết thế kỷ 20 chúng ta có một bộ máy tư pháp xã với lực lượng có đủ 3 thế mạnh: Mạnh về phẩm chất, mạnh về trình độ nghiệp vụ, mạnh về trách nhiệm và nhiệt tình công tác.

2/- Nên tổ chức Ban Tư pháp xã độc lập có Trưởng ban, có phó gan chuyên trách có thể là cán bộ hộ tịch và một số cán bộ khác (như tổ trưởng tổ hoà giải). Trong đo có hai đ/c là viên chức Nhà nước.

3/- Hết sức chú ý đổi mới chính sách đối với cán bộ xã nói chung, trong đó có cán bộ tư pháp.

Quan tâm hơn nữa điều kiện làm việc của cán bộ tư pháp xã phù hợp với khả năng kinh  phí cho phép ở mỗi nơi, như tăng cường thông tin, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả công việc được giao.

Cuối cùng, Tôi xin cảm ơn các đ/c những người luôn quan tâm, hướng về cơ sở, nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nền tảng vững chắc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nơi đặt trọn niềm tin và hy vọng cho tư pháp xã hoàn toàn thành sự nghiệp vẽ vang của nó.

                                                           Tháng 10/1997

 

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ TỔ HOÀ GIẢI

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Nguyễn Đình Hảo 

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP Hà nội

 

 

I.        ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong hệ thống chính quyền thống nhất của nhà nước ta hiện nay thì cấp xã, phường, thị trấn có vai trò quan trọng: là đơn vị hành chính cơ sở,  là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, là người nắm tâm tư nguyện vọng của dân, là nơi tổ chức và hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, là nơi biến các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thành hiện thực nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Chúng ta tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng Nhà nước  pháp quyền XHCN Việt nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Tăng cường pháp chế XHCN, quản lý Nhà nước bằng pháp luật, theo pháp luật ở địa phương.

Việc tăng cường, cũng cố bộ máy chính quyền ở xã, phường, thị trấn là rất cần thiết và cấp bách cả về số lượng và chất lượng. Chức năng nhiệm vụ của cấp này phải được các văn bản pháp luật quy định rõ ràng, rành mạch, thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Công tác quản lý xã hội, quản lý dân cư là quan trọng, đặc biệt là công tác hành chính tư pháp.

Nếu đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn vững về nghiệp vụ và đồng bộ thì sẽ phát huy tốt hiệu qủa các mặt công tác, đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước đạt được hiệu quả  thiết thực. Nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, an ninh trật tự được đảm bảo, làng xóm yên vui, cuộc sống thanh bình. Ở Thành phố Hà nội, Thành uỷ, HĐND, UBND rất quan tâm đến công tác xây dựng chính quyền xã, phường, thị trấn. Trong bản tham luận này tôi chỉ đi sâu vào công tác tư pháp xã. phường, thị trấn và tổ hoà giải.

 

II.      THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA  BAN TƯ            PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ  TRẤN VÀ TỔ HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ.

1- Ban tư pháp xã, phường, thị  trấn (xin gọi chung là Ban tư pháp xã,           phường, thị  trấn).

Bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn mạnh là phải xây dựng một tổ chức đồng bộ, có đội ngũ cán bộ chuyên sâu; chức năng nhiệm vụ phải được các văn bản quy định thống nhất đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước ở địa phương; mà có lĩnh vực không thể thiếu được (xã hội nào cũng không thể bỏ được) như quản lý con người và quản lý đất đai (mà xã  hội trước đây gọi là quản lý đinh và điền).

Thấy rõ vai trò, vị trí của cấp xã, phường nhiều năm nay Thành phố Hà nội rất quan tâm củng cố cấp chính quyền này, trong đó có Ban tư pháp. Theo như Nghị định 143/HĐBT ngày 22-11-1981, Thông tư 08 ngày 16-4-1982 của Bộ Tư pháp  trước đây và hiện nay là Nghị định 38/CP ngày 4-6-1993 của Chính phủ. Sở Tư pháp hướng dẫn xây dựng mô hình Ban Tư pháp xã là:

- Ban Tư pháp xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã làm trưởng ban, một phó ban chuyên trách đảm nhiệm các mặt công tác tư pháp xã. bao gồm cả công tác hộ tịch. Ngoài ra còn có các ngành khác tham gia là thành viên như: Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân.

Cán bộ chuyên trách công tác tư pháp phải có trình độ trung cấp pháp lý.

Trong quá trình thực hiện sự hướng dẫn trên tuy có đặt được một số kết quả, nhưng gặp rất nhiều khó khăn, vì văn bản của trung ương và địa phương chưa thống nhất: cụ thể như Nghị định 143/HĐBT năm 1981 và Nghị định 38/CP năm 1993 thì hệ thống tư pháp có đến Ban Tư pháp  xã. Nhưng quy định của thành phố về chức năng nhiệm vụ của cấp xã do Ban tổ chức chính quyền tham mưu lại không nói gì đến Ban Tư pháp mà chỉ nói đến nhiệm vụ công tác tư pháp của xã. Nên người làm công tác hộ tịch và công tác tư pháp phải kiểm nhiệm các mặt công tác khác - với lý do giảm biên chế, theo tôi nghĩ giảm biên chế không có nghĩa là giảm người và giảm cả nhiệm vụ. Do vậy mô hình của Ban Tư pháp  xã không thống nhất.

Thành phố Hà nội hiện có 228 xã, phường, thị trấn  thì đều có Ban Tư pháp (trong đó có 121 xã, 95 phường, 12 thị trấn) tổng số cán bộ của các Ban Tư pháp trong toàn thành phố là 1204 người. Số lượng cán bộ chuyên trách của Ban Tư pháp xã là 76 người.

Chất lượng cán bộ của Ban Tư pháp xã:

- Cấp III có 498 người

- Cấp II có 227 người

- Cấp I có 7 người

- ĐạI học luật có 45 người

- Trung cấp Luật có 12 người

- ĐạI học khác có 415 người

Số lượng thành viên của Ban Tư pháp thường có từ 5 đến 7 người, cá biệt có nơi 9 người.

Cơ cấu cán bộ của Ban Tư pháp được bố trí như sau:

- Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban có 172 người, Phó chủ tịch làm trưởng ban có 56 người.

- Một phó ban chuyên trách thường là các bác đã về hưu; mất sức, chỉ có một số ít là đương chức.

- Các thành viên khác tuỳ theo từng nơi và có các thành phần như: Mật trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội luật gia, Công an, Thanh niên.

- Cán bộ làm công tác hộ tịch chỉ có một số quận có cán bộ chuyên trách, còn thường là kiêm nhiệm. Quận Hoàn Kiếm có 10/18 phường có cán bộ hộ tịch chuyên trách, quận Ba Đình có 12/12 phường có cán bộ chuyên trách. Còn các đơn vị khác cán bộ làm công tác khác kiêm công tác hộ tịch như:

- Cán bộ thủ quỹ, văn phòng kiêm công tác hộ tịch.

- Công an xã làm công tác hộ khẩu, kiêm công tác hộ tịch

- Thanh tra kiêm công tác hộ tịch.

Nhiều nơi cán bộ phải kiêm nhiệm như vậy nên công tác hộ tịch gặp rất nhiều khó khăn và không chuyên sâu, chính sách đạI ngộ với số cán bộ này cũng chưa nhất quán, nên nhiều người không muốn làm, không yên tâm công tác, hoặc chỉ là nơi trú chân sau đó tìm việc khác tốt hơn, có thu nhập cao hơn, do vậy người làm công tác này cứ thay đổi luôn.

Sau khi có Nghị định 31/CP và Thông tư 1411 của Bộ Tư pháp về công tác công chứng chính quyền xã, phường, thị trấn lo ngại vì không có người làm và chuyên môn nghiệp vụ chưa được đào tạo bồi dưỡng.

2- Tình hình tổ chức và hoạt động của công tác hoà giải.

Trong công cuộc cộng đồng lúc này, lúc khác khó tránh khỏi những và chạm, xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nếu không giải quyết tốt việc này nó sẽ là mầm mống gây ra các vi phạm và tội phạm mất trật tự an toàn xã hội, phá vỡ mối đoàn kết tương thân, tương áI, vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Công tác hoà giải, giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân sẽ góp phần ổn định tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sở trong công tác quản lý xã hội ở địa phương. Công tác hoà giải ở cơ sở là nhiệm vụ của nhiều ngành, đoàn thể, nó mang tính xã hội cao. Nếu tổ chức được đồng bộ thì sẽ phát huy được sức mạnh cộng đồng để giải quyết việc này.

Nếu làm tốt công tác hoà giải sẽ mang lại mục đích ý nghĩa lớn:  giải quyết ngay, kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ mới phát sinh trong nội bộ nhân dân; không để việc nhỏ biến thành việc lớn, việc đơn giản thành phức tạp, gây  căng thẳng mất trật tự an toàn ở cơ sở; Hạn chế các đơn thư khiếu nại, đỡ tốn kém tiền của, công sức của nhân dân; góp phần tích cực vào việc phòng ngừa vi phạm và tội phạm; Góp phần tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật ở cơ sở, từng bước xây dựng ý thức , thói quen "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Nhận thức rõ vai trò, vị trí của công tác hoà giải thành phố Hà nội nhiều năm qua, năm nào thành phố cũng tổng kết đúc rút kinh nghiệm và khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác này từ cơ sở đến thành phố.

Quận Ba Đình, quận Đống Đa, huyện Gia Lâm đã tổ chức cuộc thi người làm công tác hoà giải giỏi từ cơ sở đến quận, huyện đạt kết quả tốt. Thành phố đang chỉ đạo các quận, huyện còn tổ chức thi từ cơ sở tiến tới tổ chức cuộc thi cấp thành phố vào cuối năm 1997. Các cuộc thi này có tác dụng rất tốt để động viên cỗ vũ khích lệ và phát triển phong trào, đồng thời là tập huấn nghiệp vụ sâu sắc cho những người làm công tác này. Cũng là dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Năm 1995 Sở Tư pháp báo cáo thành phố và được thành phố chấp thuận giao cho Sở nghiên cứu đề tài khoa học: "Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác hoà giải, hoàn thiện mô hình giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân". Đề tài đã được nghiệm thu và đạt loại xuất sắc.

Trong thực tế công tác hoà giải đã được tiến hành trong nhiều năm, nhưng rất ít tài liệu hướng dẫn về vấn đề này, mà nhu cầu ở cơ sở đòi hỏi bức xúc. Năm 1997, nhóm nghiên cứu đề tài soạn thảo cuốn sách "Công tác hoà giải ở cơ sở" để trang bị tới các tổ hoà giải. Cuốn sách này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hoà giải và người làm công tác hoà giải.

Mô hình tổ chức công tác hoà giải.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và kinh nghiệm tổng kết công tác trong nhiều năm, mô hình tổ chức thực hiện công tác hoà giải ở Hà nội hiện nay như sau:

Ban Tư pháp  xã giúp UBND thành lập, kiện toàn củng cố các tổ hoà giải, tạo điều kiện cho các tổ hoạt động, nắm chắc danh sách các tổ viên hoạt động.

- Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ hoạt động thường xuyên có hiệu quả, khi cần có thể cùng thành viên tổ trực tiếp hoà giải các vụ việc phức tạp.

- Ban Tư pháp giúp UBND hoà giải các vụ việc phức tạp có nhiều đơn thư gửi đến Uỷ ban. Lượng công việc này ở Hà nội hàng năm cũng có tới 7000 đến 8000 vụ việc. Một số nơi thành lập ban hoà giải ở xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm cho thành viên  của tổ. Sơ kết công tác theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Đề nghị khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích trong công tác này.

Tổ hoà giải.

Tổ hoà giải là tổ chức tự quản của nhân dân, do nhân dân cử ra được thành lập theo cụm dân cư  đối với địa bàn phương, thị trấn và ở thôn xóm đối với địa bàn nông thôn. Số lượng thành viên của tổ có từ 3 đến 5 người tham gia tổ có các đạI diện các ngành đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội luật gia, Hội nông dân. Tổ trưởng thường là Mặt trận tổ quốc hoặc Hội liên hiệp phụ nữ, hai tổ chức này tham gia rất tích cực và là nòng cốt của tổ hoà giải.

Nhiệm vụ của tổ hoà giải là giải quyết các mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật và truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc; Phát hiện kịp thời các vụ việc mới phát sịnh trong địa bàn và phân công người thích hợp (mà ta thường nói là chìa nào khoá ấy) để giải quyết; Thông qua công tác hoà giải để giáo dục, vận động hướng dẫn nhân dân chấp hành pháp luật; Các vụ việc hoà giải không thành báo cáo kịp thời lên UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan có thẩm quyền; Hàng tháng, quý, năm tập hợp báo cáo kết quả về Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn.

Ở  thành phố Hà nội đến nay, tất cả các xã, phường, thị trấn đều thành lập các tổ hoà giải ở các cụm dân cư, thôn xóm. Tổng số tổ hoà giải toàn thành phố có  2239 tổ với 11.600 người tham gia, các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân và huyện Từ Liêm đã cấp được Giấy chứng nhận cán bộ làm công tác hoà giải ở địa phương. Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở, việc chỉ đạo tổ chức tổng kết công tác hàng năm từ xã, phường đến quận, huyện đã đI vào nề nếp. Chất lượng hoạt động của các tổ  đạt được: loại khá đạt 62%, loại trung bình đạt 29%, loại yếu 9%, qua các kỳ tổng kết, tiếp tục củng cố, các tổ  phát hiện và giải quyết từ 7000 đến 9000 vụ việc, tỷ lệ hoà giải thành đạt từ 60 đến 80%.

 

III.     MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯƠNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ

A- MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC

1- Nhiệm vụ của Ban Tư pháp xã được Nhà nước giao cho nhiều. Theo Thông tư Liên bộ  số 12 của Bộ Tư pháp và Ban tổ chức Chính phủ là:

a) Giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp.

b) Giúp UBND xã, phường, thị trấn  soạn thảo ban hành các Quyết định, Chỉ thị để thi hành các quyết định của cấp trên.

c) Thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

d) Thực hiện việc đăng ký hộ tịch, quản lý lý lịch tư pháp và thông kê tư pháp.

e) Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ hoà giải.

g) Tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành án.

Ngoài 6 nhiệm vụ trên, mới đây Nghị định 31/CP ngày 18-5-1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước, UBND xã thực hiện 3 hành vi công chứng, tư pháp xã phải giúp UBND làm việc này; cán bộ tư pháp xã còn tư vấn cho UBND giải quyết các tranh chấp, kiện tùng ở phạm vi địa phương; tham gia vào nhiều ban chỉ đạo của một số mặt công tác của xã về giải phóng mặt bằng, về nếp sống văn minh gia đình văn hoá, dân số kế hoạch hoá gia đình.v.v.... Nhưng cán bộ chuyên trách công tác tư pháp cấp xã không có do vậy phải phân công nhiều người kiêm nhiệm, nên thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhièu khó khăn, hạn chế nhiều đến kết quả công  tác.

2- Chế độ đãi ngộ cho cán bộ tư pháp cấp xã quá thấp do vậy nhiều người không yên tâm công tác, cán bộ có trình độ nghiệp vụ không ai muốn làm.

3- Kinh phí để hoạt động công tác hoà giải không có và cũng chưa được quy  định được dùng ngân sách của xã cho công tác này, nên điều kiện tổ chức hoạt động gặp rất nhiều khó khăn.

Tài liệu trang bị cho tổ cũng không có, chế độ đãi ngộ, khen thưởng cũng chưa được rõ ràng, nếu theo chế độ khen thưởng nói chung thì không tương xứng với công sức của các thành viên của tổ đã tham gia. Những người làm công tác hoà giải thực chất là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", đành rằng đây là công tác xã hội nhưng cũng nên có một chút ít bồi dưỡng để động viên khích lệ phong trào.

4- Kinh phí để công tác tuyên truyền pháp luật cũng rất hạn hẹp, nhiều khi chỉ cung cấp tài liệu cho người làm công tác này không có.

B- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Công tác tư pháp xã, phường, thị trấn làm được nhiệm vụ đã giao như thông tư Liên bộ số 12 ngày 26-7-1993 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước thì phải có một người làm công tác quản lý hộ tịch và công chứng Nhà nước. Cán bộ này hưởng lương Nhà nước hoặc cho phép dùng lệ phí thu được để trang trải cho công tác này ở cơ sở; cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, ít nhất phải từ trung cấp trở lên, hoặc được đào tạo chuyên sâu về công tác này. Nhanh chóng sửa đổi điều lệ hộ tịch và các biểu mẫu về công tác hộ tịch.

2- Nhà nước phải có các văn bản quy phạm pháp luật nói rõ việc phân cấp quản lý Nhà nước ở cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, quy định rõ về chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để củng cố tổ chức bộ máy cấp này vững mạnh, điều đáng lo là hiện nay có hiện tượng ở cơ sở có sự cố mất trật tự của một số phần tử xấu thì cấp chính quyền này gần như vô hiệu.

3-  Trong tình hình thực tế hiện nay trình độ, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân chưa cao, hành vi,vi phạm pháp luật còn nhiều. Đề nghị Nhà nước cần có chính sách và đầu tư thích đáng cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở  mọi công dân tự nguyện "sống và làm việc theo Hiến  pháp và pháp luật". ít nhất Nhà nước cũng phải trang bị tài liệu, điều kiện, phương tiện cần thiết cho những người làm công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

4- Công tác hoà giải ở cơ sở là công tác xã hội có diện tích rộng, huy động được nhiều người tham gia và giải quyết được nhiều vụ việc, xây dựng tình làng  nghĩa xóm, giữ gìn an ninh trật tự và đấu tranh phòng chống tội phạm. Đề nghị Nhà nước quy định rõ chế độ bồi dưỡng, khen thưởng và kinh phí hoạt động cho công tác hoà giải ở cơ sở, quy định rõ  nguồn kinh phí và trách nhiệm của các cơ quan trong vấn đề này. Sớm ban hành pháp lệnh về công tác hoà giải ở cơ sở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III

PHẦN PHỤ LỤC, THAM KHẢO

 

 

           BỘ TƯ PHÁP       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Viện NCKH pháp lý                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Vụ TCCB và đào tạo                       -------------------------------

    B/c về việc khảo sát đề tài                     Hà Nội, ngày      tháng 8 năm 1997

"Tư pháp xã, phường, thị trấn

          và Tổ hoà giải"

 

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT THỰC TẾ

VỀ TƯ PHÁP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TẠI TỈNH HOÀ BÌNH

VÀ HỘI NGHỊ TOẠ ĐÀM VỀ CÔNG TÁC TƯ PHÁP XÃ

 

 

          Đoàn nghiên cứu, khảo sát về công tác Tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Xã) và tổ hoà giải do Bộ Tư pháp triển khai theo kế hoạch nhgiên cứu đề tài khoa học cấp bộ bao gồm các thành viên sau đây:

1. Đ/c Trần Thư Nguyên Vụ trưởng Vụ TCCB và đào tạo (trưởng đoàn).

2. Đ/c Trần Văn Quảng P.Vụ trưởng Vụ TCCB và đào tạo (thành viên).

3. Đ/c Dương Thanh Mai P. Viện trưởng Viện NCKH pháp lý (thành viên).

4. Đ/c Trần Huy Liệu Vụ TCCB và đào tạo (thành viên).

5. Đ/c Dương Bạch Long Viện NCKH pháp lý (thành viên).

 

          Hoà Bình là một tỉnh miền núi, mới được thành lập, do vậy, về tổ chức còn nhiều khó khăn; nhưng hiện nay đã kiện toàn được đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp chuyên trách cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). Trong 2 năm (1996-1997) Sở Tư pháp tỉnh Hoà Bình đã chủ động phối kết hợp với Ban Tổ chức cán bộ tỉnh và Trường chính trị tỉnh mở được 2 khoá (6 lớp)  đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho số cán bộ chuyên trách về Tư pháp xã, phường, thị trấn. Mặt khác, Hoà bình đã thành lập được hệ thống các Tổ hoà giải ở các cụm, thôn, bản, sóm và hoạt động có hiệu quả. Do vậy, địa điểm nghiên cứu, khảo sát về công tác Tư pháp xã, phường, thị trấn của Đoàn được chọn là tỉnh Hoà bình mà cụ thể là 2 xã (Dân Hoà - Cao Phong) thuộc huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình và tổ chức 01 buổi Hội nghị Toạ đàm về công tác Tư pháp xã, phường , thị trấn với những cán bộ làm công tác chuyên trách Tư pháp cơ sở tại Trưởng chính trị tỉnh Hoà Bình.

 

          I. Nghiên cứu - Khảo sát Tư pháp xã.

 

          Đoàn đi khảo sát thực tế tại 1 huyện và 2 xã thuộc tỉnh Hoà Bình; yêu cầu đặt ra là tìm hiểu tình hình thực tế về công tác Tư pháp ở cơ sở; thực trạng, những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong lĩnh vực tư pháp; đồng thời thu thập những ý kiến, đề xuất của cơ sở; rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động và quản lý của địa phương để từ đó xây dựng những kiến nghị với những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từng bước hoàn thiện và củng cố hệ thống cơ quan tư pháp địa phương.

 

          Nội dung khảo sát tập trung vào những công việc cụ thể trên những lĩnh vực sau: (sáu nhiệm vụ của Bam Tư pháp xã, phường, thị trấn theo quy định của Thông tư liên Bộ số 12/TT-LB ngày 26 / 7/ 1993 của Bộ Tư pháp - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ).

 

          1. Về quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp;

          2. Về công tác xây dựng văn bản;

          3. Về công tác tuyên chuyền, giáo dục pháp luật;

          4. Về đăng ký và quản lý Hộ tịch, lý lịch tư pháp và thông kê tư pháp;

          5. Về hướng dẫn, quản lý hoạt động của các Tổ hoà giải;

          6. Về tổ chức, phối hợp việc thi hành án ở địa phương.

 

          Trong các buổi làm việc với địa phương, đoàn đã nghe Ban Tư pháp xã báo cáo về những thành quả mà địa phương đã đạt được; nêu lên những khó khăn, vướng mắc sảy ra trong thực tiễn ở địa phương và những đặc thù của xã miền núi khi thực hiện những nhiệm vụ của ban tư pháp; đồng thời nghe những cán bộ chuyên trách của xã báo cáo về những công việc cụ thể hàng ngày và những kiến nghị, đề xuất cụ thể.

 

          Trong các buổi làm việc tại địa phương, tổng hợp lại, chúng tôi thấy nổi lên những khó khăn, vướng mắc sau:

 

          - Do trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách yếu về chuyên môn, nghiệp vụ (trình độ văn hoá thấp) nên trong công tác gặp rất nhiều khó khăn. Định xuất cán bộ của xã bị hạn chế một người phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhau do vậy hiệu quả công việc không cao (Ví dụ: Phó chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng Công an và là Trưởng Ban Tư pháp). Mặt khác, chế độ, chính sách chỉ có đối với người làm công tác chuyên trách còn các Uỷ viên Ban Tư pháp khác thì không có chế độ thù lao; do vậy, không tạo ra được sự say mê trong nghề.

 

          - Về quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp gặp nhiều khó khăn; nhất là trong việc quản lý những người đã bị kết án với những hình phạt không phải là hình phạt tù giam. Bởi vì, việc gửi trích lục án và các quyết định của các cơ quan Tư pháp khác cho UBND xã, phường, thị trấn không được thực hiện thường xuyên và không đồng bộ. Do vậy, có rất nhiều trường hợp UBND (Ban Tư pháp) không nắm được số đối tượng này.

 

          - Về công tác xây dựng văn bản; do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác Tư pháp của xã còn thấp nên việc tham mưu cho UBND trong việc soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị còn gặp rất nhiều khó khăn; có lúc, có nơi tham mưu cho UBND ban hành quyết định, chỉ thị không đúng thẩm quyền hoặc trái với văn bản của cơ quan cấp trên.

 

          - Về công tác tuyên chuyền, giáo dục pháp luật; do kinh phí được cấp rất ít (hầu như không có); văn bản pháp luật mới chậm nhận được, số lượng hạn chế do vậy, việc tuyên chuyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do đặc điểm của xã miền núi, vùng cao đất rộng, người thưa dân cư sinh sống tản mạn không tập trung, phương tiện kỹ thuật thiếu, do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật khó được thực hiện ở diện rộng và sâu.

 

          - Về đăng ký và quản lý Hộ tịch, lý lịch tư pháp và thông kê tư pháp; Do đặc điểm của địa phương là các dân tộc sinh sống đan xen nhau; trình độ dân trí của nhân dân thấp do vậy, việc đăng ký và quản lý về hộ tịch gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do phong tục, tập quán của các dân tộc là khác nhau, do vậy, trong thực tế còn một số trường hợp không đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn... khi có sự kiện pháp lý sảy ra. Do vậy, việc quản lý và đăng ký hộ tịch kết quả không cao.

 

          - Về hướng dẫn, quản lý hoạt động của các Tổ hoà giải; do hiện nay Nhà nước ta chưa có chế độ, chính sách đối với những người làm công tác hoà giải do vậy, trong thực tế ở địa phương các tổ hoà giải hoạt động không đều tay. Trong nhiều trường hợp hoạt động của Tổ hoà giải mang tính hình thức; không huy động được sự tham gia của quần chúng tham gia công tác này.

 

          - Về tổ chức, phối hợp việc thi hành án ở địa phương đến nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; do vậy, ở địa phương vấn đề này trong thực tiễn gặp rất nhiều lúng túng...

 

          2. Hội nghị Toạ đàm công tác Tư pháp xã, phường, thị trấn.

 

          Hội nghị Toạ đàm về công tác tư pháp xã, phường, thị trấn được tổ chức tại Trường chính trị tỉnh Hoà Bình ngày 28/ 8/1997 do Sở Tư pháp phối hợp giữa Bộ Tư pháp - Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, Ban tổ chức cán bộ, và Trường Chính trị tỉnh Hoà Bình với sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành trong khối nội chính tỉnh và hơn 70 cán bộ làm công tác chuyên trách Tư pháp ở các xã thuộc tỉnh Hoà Bình.

 

          Nội dung Toạ đàm trao đổi, thảo luận về các vấn đề theo định hướng của Bộ Tư pháp trên các lĩnh vực sau:

 

          1. Cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt động của Ban tư pháp xã, phường, thị trấn;

          2. Về tổ chức Ban tư pháp xã;

          3. Về đội ngũ cán bộ;

          4. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác Tư pháp;

          5. Về tổ chức những công việc được giao;

          6. Về công tác hoà giải ở cơ sở.

 

          Khai mạc Hội nghị, Đ/c Trần Thư Nguyên nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động Tư pháp cấp cơ sở và định hướng trảo đổi thảo luận theo gợi ý của Bộ Tư pháp.

 

          Tham gia Toạ đàm có Báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh Hoà Bình về Tổ chức và hoạt động của cơ quan Tư pháp địa phương; Báo cáo của Trường chính trị tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho số cán bộ làm công tác Tư pháp chuyên trách của tỉnh;  2 Báo cáo của Phòng Tư pháp huyện về tình hình tổ chức và hoạt động của các Ban Tư pháp của huyện và 6 Báo cáo của 6 xã (đặc trưng về địa lý và dân cư của tỉnh Hoà Bình) về tình hình tổ chức, hoạt động của Ban Tư pháp - thực trạng, khó khăn vướng mắc và những kiến nghị để tăng cượng hiệu quả hoạt động của Tư pháp cơ sở.

 

          Các bản Báo cáo đã nêu lên quá trình tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương; những thành công và kết quả đạt được ở cơ sở về công tác Tư pháp. Thực trạng, những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; những đặc thù của địa phương và những kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong các Báo cáo đã nêu lên những kinh nghiệm của địa phương trong việc tổ chức, triển khai những công việc được giao. Dưới đây là những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và những kiến nghị của địa phương.

 

          Bài học kinh nghiệm.

 

·       Các cơ quan quản lý cấp trên phải thực sự quan tân và chăm sóc dội ngũ cán bộ cơ sở; phải năng động sáng tạo và chỉ đạo chặt chẽ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ chuyên chách cấp cơ sở. Có như vậy mới có thể hoàn thành tốt những công việc được giao.

·       Phải tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cơ quan cấp trên và UBND cùng cấp cũng như các cơ quan, tổ chức khác trong địa bàn; kết hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND để thực hiện được những công việc được giao.

·       Về chuyên môn, tranh thủ sự hướng dẫn của Phòng tư pháp về chuyên môn, nghiệp vụ; giải quyết những trường hợp cụ thể mang tính đặc thù của vùng, dân tộc.

·       Coi trọng, đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và trực tiếp của UBND trong việc xây dựng đội ngũ và giải quyết công việc cụ thể.

·       quan chức năng cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sâu sát với cơ sở; động viên, khuyến khích kịp thời đối với những điển hình để đội ngũ cán bộ chuyên trách yên tâm, phấn khởi công tác... làn nòng cốt dẫn dắt phong trào.

 

          Kiến nghị, đề xuất.

 

          - Bộ Tư pháp cần phối hợp với Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn, chức danh, chế độ đãi ngộ thống nhất đối với hệ thống Ban Tư pháp cấp xã trong cả nước. Cần có chế độ bồi dưỡng đối với số cán bộ làm công tác kiêm nhiệm của UBND xã và chế độ đối với số Uỷ viên của Ban Tư pháp; hiện nay, số cán bộ này đanghoạt động không có chế độ bồi dưỡng, thù lao.

 

          - Về tổ chức cán bộ, hiện nay ở cấp xã, theo luật định, phó chủ tịch vừa là Trưởng công an xã, Trưởng ban Tư pháp và Chánh thanh tra nhân dân là không phù hợp vì tính chất, nhiệm vụ của các nhiệm vụ này là khác nhau. Do vậy, cần có định biên cán bộ xã hợp lý để tránh tình trạng chồng chéo trong công việc. Đồng thời Nhà nước cần có quy định về chế độ đối với số cán bộ kiêm nhiệm các công việc (Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Tư pháp xã).

 

          - Kiến nghị nên quy định cán bộ chuyên trách Tư pháp cấp xã là Phó Ban Tư pháp để phát huy vai trò chuyên trách và quản lý, điều hành chung các nhiệm vụ công tác của Ban theo pháp luật quy định. Mặt khác, Nhà nước cần quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh: Trưởng ban, Phó ban, chuyên trách và chức danh Uỷ viên Ban Tư pháp để tạo diều kiện cho những người này có căn cứ pháp lý trong khi thi hnàh nhiệm vụ.

 

          - Mức sinh hoạt phí của cán bộ cấp xã hiện nay quá thấp so với khối lượng công việc; đề nghị Nhà nước cần nâng mức sinh hoạt phí để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác.

 

          - Kiến nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo chức danh Tư pháp chuyên trách cấp xã dài hạn trong phạm vi cả nước để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho số cán bộ này. Đề nghị, Bộ Tư pháp hướng dẫn Sở Tư pháp về nội dung đào tạo, chương trình giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc bồi dưỡng đối với số cán bộ chuyên trách tư pháp tại địa phương.

 

          - Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp tài liệu, sách báo và văn bản pháp luật mới đến tận cơ sở để Ban Tư pháp có tài liệu tham khảo nghiên cứu phục vụ công tác tuyên chuyền, giáo dục pháp luật ở địa phưng.

 

          - Kiến nghị với Bộ Tư pháp - Toà án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong việc trích lục và giửi bản sao Bản án, quyết định của các cơ quan Tư pháp cho UBND xã để tạo điều kiện cho UBND thực hiện được việc quản lý theo luật định.

 

          - Kiến nghị với Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể về công tác hoà giải cơ sở liên quan đến bồi thường thiệt hại.

 

          - Cần cấp kinh phí riêng cho mảng tuyên chuyền, giáo dục pháp luật ở địa phương vì đây làm một mảng công tác hết sức quan trọng và cần được sự quan tâm, đầu tư thích đáng của mọi cấp, mọi ngành từ trung ương đến cơ sở.

 

          - Đề nghị Nhà nước sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải cơ sở để đưa hoạt động này thống nhất trong cả nước.

 

 

 



[1] Từ ngày thành lập nước Việt Nam DCCH đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 6 sắc lệnh trong đó quy định về tổ chức, hoạt động Ban Tư pháp xã. Từ 1975 đến 1993 có 2 Nghị định, 3 Thông tư quy định về Ban tư pháp.

[2] Báo cáo tổng kết năm 1990 của Bộ Tư pháp -tr35

[3] Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Nguyễn Đình Lộc tậi hội nghị Tư pháp toàn Quốc - tháng 8/1994

[4]  Lênin, Toàn tập, Tập 12-NXB Tiến bộ Mát - xcơva - 1978 - trang 376

[5] Xem thêm Chuyên đề: "Quản lý Tư pháp xã, phương, thị trấn trong giai đoạn hiện nay - một vài kiến nghị”

[6] Xem thêm Chuyên đề: "Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải và phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải trong thời gian tới".

[7] Lịch sử tạp kỷ, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội - 1975, tập 1, trang 288.

[8] Xem thêm Chuyên đề nghiên cứu tham khảo về hoà giải ở một số nước trong khu vực  Châu Á - Thái Bình Dương.

[9] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997 (Xem Phụ lục 1).

[10] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997               (Xem Phụ lục 1).

[11] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997               (Xem Phụ lục 1).

[12] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997               (Xem Phụ lục 1).

[13] Xem thêm Chuyên đề “Thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải và phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải trong thời gian tới”

[14] Căn cứ Điều 127 Hiến pháp 1992, Nghị định số 38-CP và Thông tư liên bộ số 12-TTLB

[15] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997               (Xem Phụ lục 1).

[16] Báo cáo chuyên đề vê tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải của Bộ Tư pháp, năm 1994, trang 7.

[17] Hiện nay phạm vi hoà giải được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 09/1998/UBTVQH10 ngày 25-12-1998 về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

1 Xem - “Công tác hoà giải ở cơ sở”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, tr.15,16;      

 - “Một số tham luận và kinh nghiệm về công tác hoà giải ở cơ sở năm 1996; Nhà XB thành phố Hồ chí Minh, 1997, tr.89.

 

[18] Hiện nay các vụ việc không thuộc phạm vi hoà giải được quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số 09/1998/UBTVQH10 ngày 25-12-1998 về tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải.

[19] Theo Báo cáo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ Tư pháp 6/1997               (Xem Phụ lục 1).

[20] Từ ngày thành lập nước Việt Nam DCCH đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có 6 sắc lệnh trong đó quy định về tổ chức, hoạt động Ban Tư pháp xã. Từ 1975 đến 1993 có 2 Nghị định, 3 Thông tư quy định về Ban tư pháp.

[21] Báo cáo tổng kết năm 1990 của Bộ Tư pháp -tr35

[22] Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Nguyễn Đình Lộc tậi hội nghị Tư pháp toàn Quốc - tháng 8/1994

[23]  Lênin, Toàn tập, Tập 12-NXB Tiến bộ Mát - xcơva - 1978 - trang 376

[24]  - Điều 41 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

   - Điều 73, 75 Pháp lệnh về Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

   - Điều 655, 660 Bộ luật dân sự;

   - Nghị định 31-CP của Chính phủ và Thông tư số 1411 Bộ Tư pháp về công chứng Nhà nước;

   - Điều 22, 26, 57, 58, 59 Pháp lệnh xử lý vi pháphành chính;

   - Điều 227, 233, 234, 235 Bộ luatạ tố tụng hình sự...

[25]  Báo cáo của Bộ Tư pháp về kết quả chỉnh đốn công việc Tư pháp xã trong những năm 1950 -1951.

[26] Xem Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân - Viện NCKH pháp lý - Bộ Tư pháp 11/1993 - Tr 60.

[27] - Xem Nguyễn Tài Triển-Người dân xã và hội đồng xã-1968 trang-26, 28, 31, 37, 57.

[28] Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc  tháng 8/1994

[29] Khủng hoảng Tư pháp" tiếng Pháp - số 16- tháng 7/1994- tr 10

 

[30] Tạp chí Cộng sản số 3 -1998 - Tr5

[31] - Kết luận của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình lộc tại Hội nghị chuyên đề về công tác Tư pháp toàn quốc tháng 8/1994.

   - Báo cáo Tổng kết của Bộ Tư pháp năm 1990 trang 35.

[32] Văn kiện đại hội lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam . NXB chính trị quốc gia. Hà nội 1996 - tr44

1Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản KHXH, Hà nội-1995.

1 Tài liệu hướng dẫn tập huấn Trọng tài lao động, Bộ LĐTBXH, Xuất bản tháng 5/1997.

2 Tài liệu đã dẫn trên.

3 Tài liệu đã dẫn trên.

1 Lịch sử tạp kỷ, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội - 1975, tập 1, trang 288.

1 Báo cáo chuyên đề vê tổ chức và hoạt động của Tổ hoà giải của Bộ Tư pháp, năm 1994, trang 7.

1 Xem - “Công tác hoà giải ở cơ sở”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, tr.15,16;        - “Một số tham luận và kinh nghiệm về công tác hoà giải ở cơ sở năm 1996; Nhà XB thành       phố Hồ chí Minh, 1997, tr.89.

 

1 Số liệu điều tra, khảo sát của Vụ TCCB và đào tạo Bộ Tư pháp, tháng 7/1997.

1  Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội - 1995, trang 23, 25.

2 Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội - 1997, trang 43.

 

3 Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội - 1995, trang 30.

 

1  Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội - 1997, trang 47.

2 Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội - 1995, trang 41.

 

1 Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1995, trang 37.

(1) Phan Huy Chú - Lịch triều Hiến chương loại chí, tập 2, NXB Khoa học - xã hội năm 1992, trang 299-       

      300.

(1) Toan ánh - Nếp cũ làmg xóm Việt Nam. NXB TP. HCM - 1992, trang 228.

(1) Luật tục Êđê - Tập quán pháp. NXB Chính trị quốc gia - Hà nội, 1996. Trang 40, 41.

[33] Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên; NXB KHXH, Hà Nội 1983, tập II, trang 9

 

File đính kèm downloadTải về