• Thuộc tính
Tên đề tài Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật
Nội dung tóm tắt
 
 
 

Từ năm 1987, việc đưa nội dung giáo dục công dân, giáo dục pháp luật vào chương trình dạy học trong các nhà trường đã được triển khai trên phạm vi cả nước và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần từng bước hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ trẻ. Giáo dục pháp luật trở thành nội dung giáo dục văn hoá không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của môn học được nâng cao. Sự cần thiết tất yếu của môn học trong việc xây dựng, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên đã được khẳng định.

 

ĐỀ TÀI

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TRONG CÁC TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN LUẬT

 

Thực tế triển khai chương trình giáo dục pháp luật trong những năm qua cho thấy chương trình này đã cung cấp được lượng kiến thức pháp luật cơ bản và thiết yếu cho học sinh, sinh viên; đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông và phát triển giữa các cấp học, bậc học, phù hợp với tâm, sinh lý, lứa tuổi học sinh. Công tác giảng dạy và học môn Giáo dục công dân, môn pháp luật trong nhà trường về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo, từng bước phát huy hiệu quả, đã và đang được xã hội quan tâm và ghi nhận.

Tuy nhiên, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là trong các trường không chuyên luật, vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, tồn tại trên nhiều mặt: về cơ chế chỉ đạo, nhận thức, quan điểm, quan hệ phối hợp, chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, kinh phí, đầu tư trang thiết bị, thái độ, tình cảm đối với môn học… Những khó khăn, tồn tại trên đây đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học để xác định rõ nguyên nhân, tìm ra những giải pháp, những mô hình phù hợp, khoa học có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã giao cho Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý chủ trì, phối hợp với Vụ phổ biến giáo dục  pháp luật tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học: “Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật”.

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường; là sự kế thừa, nâng cao và chuyên sâu các công trình đã có để phục vụ cho nhu cầu thực tế hiện nay, nâng cao ý thức pháp luật xoá “mù” pháp luật cho nhân dân mà trước hết là học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Làm rõ các cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác này trong các trường không chuyên luật.

- Đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những giải pháp để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của học sinh, sinh viên. Đồng thời, thông qua đội ngũ đông đảo thầy, trò để tác động tích cực đến việc giáo dục, thi hành pháp luật trong nhân dân.

- Chọn lọc và đề xuất một số mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề không chuyên luật.

Đề tài tập trung vào các nội dung sau:

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật (tập trung đánh giá về chương trình giảng dạy pháp luật; về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; biện pháp tổ chức thực hiện, kết quả giáo dục pháp luật..).

- Các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật;

- Cải tiến chương trình môn học, nâng cao vai trò của môn học;

- Bồi dưỡng, đào tạo, giáo viên;

- Biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham khảo;

- Xây dựng cơ chế thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên..).

1. Cơ sở pháp lý, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật, giáo dục công dân trong việc đào tạo tri thức và hình thành nhân cách công dân - học sinh, sinh viên…

Hội nghị Trung ương lần thứ hai Khoá VIII của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”. Vì vậy, trong sự nghiệp đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật có vị trí vô cùng quan trọng. Nó góp phần đào tạo nên những thế hệ biết sống, làm việc theo pháp luật, biết tôn trọng lẽ phải, có nhân cách, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng phấn đấu, hy sinh cho công bằng xã hội, cho cuộc sống hạnh phúc của mọi người.

Giáo dục pháp luật là giáo dục những giá trị cao đẹp, là giáo dục cách suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi một con người; là tạo lập, rèn dũa và mài sáng cái tâm, cái đức trong mỗi một con người Việt Nam chúng ta.

Ông, cha chúng ta thường dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, trước hết là một cách để học lễ. Học lễ là học cách làm người, học cách cư xử hợp đạo lý, lẽ phải giữa con người với nhau.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã dạy: “Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Xét về mọi phương diện, cùng với giáo dục đạo đức công dân, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật là để góp phần quan trọng tạo nên phần người trong mỗi một cá thể - con người; đào tạo nên những con người nhân văn, con người xã hội, luôn khát khao vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường vừa là giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, vừa là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật đến cuộc sống, góp phần hiện thực hoá pháp luật trong cuộc sống, là gây dựng, bồi dưỡng niềm tin pháp luật, niềm tin ở lẽ công bằng cho thế hệ trẻ.

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nói riêng cũng như từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng, từ Nghị quyết số 14/TW ngày 11/1/1979 về cải cách giáo dục đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII, và VIII đã thể hiện nhất quán chủ trương đó. Nhà nước đã thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng thành các Chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và về công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường nói riêng. Đó là Chỉ thị số 315-CT ngày 7/12/1982 và Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng-cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai giáo dục pháp luật trong các nhà trường từ phổ thông đến Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng như trong trường của các đoàn thể nhân dân. Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và chiến lược con người đến năm 2000, mục tiêu giáo dục và đào tạo là nhằm hình thành các thế hệ học sinh, công dân-người lao động tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có ý thức trách nhiệm công dân nhằm tạo điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trong quá trình đó, giáo dục pháp luật trong các nhà trường càng trở thành nhiệm vụ cấp bách và đòi hỏi phải được đổi mới, hoàn thiện một cách cơ bản. Vì vậy, Chỉ thị số 174-CT ngày 25/4/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Chỉ thị đã xác định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạo là “phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức rà soát, hoàn chỉnh lại toàn bộ chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật tại các trường phổ thông, Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đảm bảo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và Luật mới ban hành, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật”.

Ngày 07/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, trong đó chỉ rõ: “Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu, hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỉ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ pháp luật là môn thi chính khoá trong mọi cấp học, bậc học, phải có kiểm tra, tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh, sinh viên”.

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường của chúng ta.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân đều đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, với sự phát triển của xã hội. Do vậy, sự quan tâm, đầu tư cho việc giảng dạy và học tập pháp luật còn hạn chế, chưa tạo ra được phong trào xã hội hoá, sâu rộng đối với công tác này. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa thường xuyên, hiệu quả thấp (theo kết quả khảo sát, chỉ có 20% phụ huynh được hỏi trả lời có sự phối hợp nhưng chưa hiệu quả).

2. Về thực trạng chương trình và thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật trong thời gian qua ở nước ta

a/ Chương trình chính khoá

- Ở cấp Tiểu học: Hiện nay, trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật, nhưng một số kiến thức pháp luật được lồng ghép trong môn đạo đức, nhằm cung cấp một số kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân của trẻ em. Trong năm học 1997- 1998 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số trường học thuộc 7 tỉnh điểm; phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn giao thông quốc gia biên soạn tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho cấp Tiểu học; phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật nhằm giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật cho học sinh.

- Ở Trung học cơ sở: Giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn như Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay đã có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn “Giáo dục công dân”. Nội dung giáo dục pháp luật tập trung giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân.

- Ở Phổ thông Trung học: Từ năm học 1992-1993 môn Giáo dục công dân được dạy theo chương trình thống nhất ở các trường Phổ thông Trung học, trong đó phần pháp luật phân bổ ở học kỳ 2 lớp 12. Năm 1995, khi Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức thí điểm chương trình trung học chuyên ban, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa môn Giáo dục công dân (dành cho trung học chuyên ban) trong đó có phần pháp luật được dạy ở cả năm lớp 12 (chuyên ban). Cho đến thời điểm này vẫn tồn tại song song hai chương trình Giáo dục công dân 12 (đại trà) và Giáo dục công dân 12 (chuyên ban).

Nội dung chương trình Giáo dục công dân 12 đại trà gồm những vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích các nội dung cơ bản, gần gũi đối với học sinh. Chương trình Giáo dục công dân 12 chuyên ban được chia thành 2 phần: Phần lý luận chung về pháp luật, giới thiệu về pháp luật và đời sống, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật; phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số ngành luật cơ bản như: quyền và nghĩa vụ lao động, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hợp đồng dân sự, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân về đất đai…

- Đối với các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Từ đầu năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy, song chỉ giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong chương trình chính trị hoặc chương trình chuyên ngành. Năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học pháp luật và biên soạn Tập bài giảng “Môn học pháp luật” dành cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngày 24/5/1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2080/GD- ĐT về việc tổ chức giảng dạy và học môn học pháp luật trong các trường kèm theo chương trình “Môn học pháp luật”. Nội dung gồm những tri thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật và một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Hình sự, Dân sự… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Từ đầu năm 1996-1997, nhiều tỉnh đã triển khai thực hiện tốt. Các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Nghệ An, Hà Nội có 100% số trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã đưa giáo dục pháp luật vào chương trình chính khoá để giảng dạy.

- Ở các trường Đại học: Chương trình “Pháp luật Việt Nam đại cương” dùng cho các trường Đại học không chuyên luật đã được ban hành. Căn cứ vào chương trình khung do Bộ Giáo dục- Đào tạo đề ra, căn cứ vào số môn học (bắt buộc, lựa chọn) của chương trình đào tạo, số tiết học (đơn vị học trình), căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng trường, một số trường đã thực hiện chương trình này bằng cách tự biên soạn tài liệu và giảng dạy cho sinh viên.

Nhìn chung, về chương trình, nhất là chương trình giáo dục công dân khối phổ thông, do biên soạn đã lâu nên có phần lạc hậu. Do vậy, cần có sự nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi toàn diện cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của bậc học và cập nhật với sự phát triển của đất nước và pháp luật.

b. Chương trình ngoại khoá

Song song với việc dạy và học trong chương trình chính khoá, các hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động ngoại khoá do nhà trường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú, nội dung bổ ích, thiết thực như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, xây dựng thư viện, tủ sách pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tham dự một số phiên toà xử các vụ án, sịnh hoạt đầu khoá, đầu năm học “Tuần lễ học sinh, sinh viên - công dân”. Thông qua các hoạt động trên, học sinh, sinh viên được phổ biến, học tập các nội quy, quy chế, một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến học sinh, sinh viên, các vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, dân số, phòng, chống HIV/AIDS đồng thời những hoạt động này cũng đã lôi cuốn được học sinh, sinh viên say mê tham gia tìm hiểu, học tập, gắn nội dung lý thuyết với thực tế. Qua đó, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh, sinh viên dần được nâng lên. Ở những nơi tổ chức tốt, học sinh sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự an ninh ở cơ sở. Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của môn giáo dục pháp luật nên tất cả các tỉnh đều chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc theo chương trình của Bộ, không dạy dồn, dạy ép, không cắt xén chương trình. Một số tỉnh đã chủ động tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm với phương châm lấy người học làm trung tâm, gắn việc giảng dạy với xử lý tình huống pháp luật, làm giờ giảng trở nên sinh động, hấp dẫn đạt hiệu quả cao như thành phố Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng… Ngoài việc giảng dạy theo đúng chương trình của Bộ, các tỉnh còn chủ động phổ biến cho học sinh một số văn bản pháp luật khác liên quan như: Luật nghĩa vụ quân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình, Giáo dục dân số - KHHGD, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội… Thực hiện tinh thần Công văn số 1930/PTTH ngày  16/3/1998 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc triển khai dạy Luật an toàn giao thông trong các trường học phổ thông, nhiều Sở Giáo dục - Đào tạo đã chủ động đưa luật an toàn giao thông vào giảng dạy.

Nhìn chung, môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật với vị trí là môn học chính khoá trong chương trình nên được thực hiện nghiêm túc, học sinh học môn này hiện đều có kiểm tra chấm điểm, có điểm học kỳ, điểm tổng kết cuối năm. Năm học 1997- 1998, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo một số tỉnh như Hà Giang, Quảng Ninh đã thí điểm tổ chức thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân lớp 12 Ban C chương trình chuyên ban.

3. Vấn đề hoàn thiện chương trình

Quá trình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật (cả chương trình chính khoá và chương trình ngoại khoá) trong các trường không chuyên luật như đã trình bày trên đây mặc dù chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội nhưng bước đầu cũng đã trang bị cho học sinh, sinh viên một số kiến thức cơ bản về pháp luật, từng bước hình thành thái độ, tình cảm tôn trọng, tin yêu pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật, tạo lập hành vi pháp luật, ý thức công dân.

Tuy nhiên, về nội dung chương trình cũng có những vấn đề cần được xem xét, cân nhắc, bổ sung và sửa đổi để phù hợp hơn với tiến trình đổi mới công tác giáo dục và đào tạo, sát với thực tế của từng loại trường, từng độ tuổi và những đặc thù khác nhau của học sinh, sinh viên. Vị trí môn học chưa được đề cao đúng mức, có nơi còn cho là “môn phụ”, chương trình bị cắt xén hay dạy một cách qua loa, hình thức dẫn đến hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường còn bị hạn chế. Một điều dễ nhận thấy là chương trình giáo dục pháp luật hiện hành ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học (không chuyên luật) của chúng ta chưa cập nhật với những yêu cầu giáo dục pháp luật của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Kiến thức pháp luật cơ bản trang bị cho học sinh, sinh viên còn rất thiếu, chưa thật sự phù hợp hoặc không sát thực tế. Nhiều luật mới ban hành chưa được đưa vào, ngược lại một số nội dung pháp luật không thiết thực lại có trong chương trình, sách giáo khoa.

- Giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật còn bị coi nhẹ.

- Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức,  tình cảm, thẩm mỹ đạo đức với hành vi pháp luật chưa được coi trọng đúng mức trong cấu trúc chương trình, nội dung và cách tổ chức thực hiện.

Nội dung giáo dục pháp luật là một phần trong chương trình của môn học Đạo đức, Giáo dục công dân ở bậc phổ thông và môn Pháp luật ở Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trên thực tế, giữa các trường, các bậc học, thực hiện không thống nhất, còn tuỳ tiện. Hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp cũng là một trong những con đường, biện pháp giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen, hành vi thực hiện pháp luật cho học sinh, sinh viên. Hoạt động này chưa được thực hiện thống nhất, hiệu quả hạn chế. Lý do là chưa có chương trình riêng cho từng cấp học, bậc học thống nhất trong toàn quốc nên có nơi tổ chức được, có nơi không.

Thực tế đã chỉ ra rằng: Xây dựng chương trình giáo dục pháp luật đồng bộ, sát thực, phù hợp, có hệ thống và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước là đòi hỏi bức xúc. Chương trình này cần đảm bảo các nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản sau:

- Kết hợp chặt chẽ yêu cầu giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống của học sinh trong và ngoài nhà trường.

- Giáo dục ý thức tự giác và hình thành thói quen tuân thủ pháp luật cho học sinh là chủ yếu. Không chỉ trang bị kiến thức pháp luật.

- Cung cấp cho học sinh những tri thức pháp luật thiết yếu liên quan đến đời sống hàng ngày của một công dân, phù hợp với học sinh.

- Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, phát triển của quá trình hình thành nhân cách (từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo quan hệ giữa nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen…).

- Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật, trong đó dạy học môn Đạo đức, Giáo dục công dân chỉ là một con đường. Do vậy, trong chương trình cho sau năm 2000, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) được xác định là một chương trình bắt buộc để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh trong đó có yêu cầu giáo dục pháp luật.

- Phát huy tích cực vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình rèn luyện đạo đức nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng.

- Đảm bảo giảm tải kiến thức lý luận, lý thuyết pháp luật nói riêng, các môn học nói chung.

Nhằm mục đích đó, chúng ta đã thực hiện được một số công việc sau:

- Xác định mức độ, yêu cầu giáo dục pháp luật cho phù hợp với các cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).

- Ở Tiểu học: Đã xây dựng chương trình Đạo đức Tiểu học năm 2000. Kiến thức pháp luật được tích hợp vào môn Đạo đức ở mức đơn giản nhất; đó là những hiểu biết tối thiểu về luật giao thông đường bộ, ý thức trách nhiệm trong gia đình, trong công tác Đội, tập thể lớp, quyền lợi, trách nhiệm của trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Ở Trung học cơ sở: Đã soạn thảo xong chương trình môn Giáo dục công dân. Cùng với giáo dục các giá trị đạo đức, thì đã có hẳn một phần giáo dục pháp luật được thiết kế từ lớp 6 đến lớp 9. Mục tiêu chủ yếu về giáo dục pháp luật ở Trung học cơ sở là trang bị một số kiến thức, hình thành thái độ và hành vi tuân theo pháp luật trong những lĩnh vực mà học sinh ở lứa tuổi thiếu niên cần phải hiểu.

- Ở Trung học phổ thông: Đang xây dựng chương trình khung môn Giáo dục công dân cho hai ban (Ban tự nhiên và Ban xã hội) theo chủ trương chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

- Đã xây dựng được chuẩn kiến thức đạo đức và pháp luật cho từng bài của 2 cấp học: Tiểu học và Trung học cơ sở.

- Đã xây dựng chương trình khung và chuẩn kiến thức cho “Chương trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trung học cơ sở”. Tổ chức HĐGDNGLL là một chương trình hoạt động tổng hợp bao gồm nhiều hình thức, phương pháp nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật.

- Chương trình tổ chức HĐGDNGLL được coi là phương tiện, chương trình, môi trường để học sinh củng cố kiến thức, tri thức, hình thành tình cảm, hành vi pháp luật.

- Chương trình tổ chức HĐGDNGLL ở Trung học cơ sở bước đầu đang được chuẩn bị biên soạn thành sách “Hướng dẫn HĐGDNGLL” trước mắt cho lớp 6.

- Tham gia chương trình bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở theo chu kỳ 1997 - 2000: Bổ sung kiến thức, bồi dưỡng đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức nói chung và dạy môn giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.

Trước mắt cần xây dựng lại 4 chương trình tương ứng với 4 cấp và bậc học:

+ Mầm non và tiểu học;

+ Cấp Trung học cơ sở;

+ Cấp Trung học phổ thông (Phân ban);

+ Bậc Đại học, Cao đẳng.

Trong tương lai, bậc đại học - cao đẳng - trung học chuyên nghiệp sẽ phải xây dựng hệ thống chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với nghề nghiệp. Đối với chương trình giáo dục pháp luật của trường Cao đẳng và Đại học sư phạm, sẽ có 1 chương trình riêng, trọng tâm chủ yếu là trang bị cho sinh viên sư phạm kiến thức và khả năng thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông.

4. Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu và phương tiện phục vụ giảng dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nhất là kinh phí đầu tư cho giáo dục còn rất hạn hẹp, nhưng nhiều năm qua Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp đã biên soạn, in ấn và phát hành được một khối lượng lớn các tài liệu, các sách giáo khoa phục vụ cho giáo dục pháp luật như:

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 8, in lần thứ 2 NXBGD 1994;

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 9, in lần thứ 3 NXBGD 1994;

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 12 (đại trà), in lần thứ 2 NXBGD 1994;

- Tài liệu giáo khoa thí điểm Giáo dục Công dân lớp 12 NXBGD 1995 (hệ chuyên ban);

- Tập bài giảng “Môn học pháp luật” dùng cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (NXB Chính trị Quốc gia 1997);

- Pháp luật đại cương;

- Pháp luật chuyên ngành;

- Giáo trình cao đẳng sư phạm (1998);

Ngoài sách giáo khoa đã xuất bản trên, các tài liệu tham khảo phục vụ cho giáo dục pháp luật như sách “Những tình huống pháp luật” bổ trợ cho việc dạy và học giáo dục công dân các lớp 8, 9 và 12 (NXBGD 1994), tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sổ tay “Thuật ngữ pháp lý phổ thông” (NXBGD 1996)… cũng đã được phát hành.

Ở bậc Đại học - Cao đẳng: Giáo trình môn học Pháp luật do từng trường tự biên soạn để làm tài liệu giảng dạy- học tập cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

Nhìn chung, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân và pháp luật ở các trường chưa nhiều, chất lượng chưa cao, một số địa phương chưa đủ sách cho học sinh, giáo viên hoặc vẫn còn phải sử dụng sách quá cũ trong khi đã được tái bản mới nhiều lần.

Về thiết bị dạy học môn Pháp luật như băng hình, bảng biểu, sơ đồ, đèn chiếu… hầu như không có. Thư viện, tủ sách pháp luật còn nghèo nàn, nhiều nơi chưa có. Giáo viên thiếu các văn bản pháp luật. Hiện nay, Bộ Giáo dục- Đào tạo đang triển khai phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất như một số thiết bị, đồ dùng như: Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước, các bảng biểu, sa bàn về luật giao thông, các loại tranh, ảnh minh hoạ, các băng video về phiên toà xét xử vụ án.… để phục vụ cho các bài giảng.

Thực tế triển khai chương trình giáo dục pháp luật thời gian qua cho thấy: sách giáo khoa, giáo trình phục vụ môn học nhìn chung mới đảm bảo được nhu cầu về số lượng phục vụ việc dạy và học pháp luật của giáo viên, học sinh, sinh viên. Kết quả khảo sát ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: Có đến 93,9% số học sinh (215/229 phiếu) và (102/107 phiếu) 95,3% giáo viên được hỏi trả lời có sách giáo khoa, giáo trình. Trong khi đó tài liệu tham khảo lại là vấn đề bất cập lớn. Phần lớn học sinh không có tài liệu tham khảo (63,7%). Chỉ có 15,7% học sinh (36/229 phiếu) trả lời có tài liệu tham khảo, 28% giáo viên được hỏi không có tài liệu tham khảo.

Về chất lượng sách giáo khoa, giáo trình hiện nay: Có 39,25% giáo viên được hỏi cho là phù hợp với chương trình môn học và 25,23% giáo viên, 28,8% học sinh cho là phù hợp với nhận thức, trình độ của học sinh. Phần lớn đều cho rằng nội dung sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu còn nặng về lý thuyết, khô khan, thiếu tính thực tế; 63,74% số giáo viên và học sinh được hỏi cho rằng cần đổi mới chương trình, thêm ví dụ, câu chuyện minh hoạ.

Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy: có đến 67,3% giáo viên được hỏi (72/107 phiếu) trả lời thiếu tài liệu hướng dẫn giảng dạy, 129/229 số phiếu học sinh: (56,3%) cho là rất cần tài liệu hướng dẫn việc học pháp luật. Việc cung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, phương tiện giảng dạy và học pháp luật cũng không đồng đều. Đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu xa thiếu nghiêm trọng, có nơi phải dạy và học chung.

Việc quản lý in ấn, phát hành còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều nơi, nhiều lúc còn xảy ra tình trạng in lậu sách, chất lượng sách không đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh…

Những bất cập, tồn tại nêu trên là những nguyên nhân trở ngại không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học pháp luật trong các nhà trường hiện nay. Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học pháp luật trong các trường không chuyên luật cần phải có hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tương xứng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Việc xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật theo chương trình chuẩn ở các cấp học, bậc học là một đòi hỏi khách quan và rất bức xúc.

Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong các trường không chuyên luật cần phải đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu sau:

- Mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước;

- Đảm bảo các căn cứ khoa học và thực tiễn;

- Nội dung, hình thức phù hợp, sát thực;

- Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm định, đánh giá, hoàn thiện xuất bản và phát hành.

Để làm được điều đó, các cấp quản lý, các ngành chức năng cần có:

- Các đảm bảo về mặt pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chương trình, chuẩn kiến thức môn học và quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu pháp luật ở từng khối, lớp.

- Bảo đảm về mặt tổ chức, chỉ đạo, nhân sự cho hoạt động biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học.

5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Nói đến chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường trước hết phải nói đến công tác giáo viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy và học pháp luật. Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục pháp luật, việc xây dựng, hình thành đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật không chuyên trong các trường đã được quan tâm. Công tác giáo viên của chúng ta đã có nhiều chuyển biến song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hầu hết giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, pháp luật đều nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của môn học, có nhiều cố gắng trong giảng dạy. Nhiều giáo viên rất tâm huyết với bộ môn. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên dạy pháp luật ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều chưa qua đào tạo về luật. Việc đào tạo giáo viên Giáo dục công dân cho đến nay mới chỉ được thực hiện ở Khoa Chính trị thuộc các trường Đại học sư phạm nhằm cung cấp giáo viên cho các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên ban để dạy triết - Giáo dục công dân, song cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Qua khảo sát cho thấy, có đến 81,48% giáo viên dạy Giáo dục công dân ở các trường Trung học cơ sở là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo cơ bản kiến thức Giáo dục công dân, pháp luật. Để góp phần từng bước khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức các lớp: Bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng theo chu kỳ 5 năm để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên…nhưng cũng chỉ tập trung vào các cán bộ cốt cán để phổ biến lại cho giáo viên.

Về chất lượng: Nhiều giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, Pháp luật đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao chất lượng bài giảng, không bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa mà luôn cập nhật những thông tin, văn bản mới, đưa ra những ví dụ, tình huống sinh động trong thực tế nên bài giảng đã phần nào khắc phục được những hạn chế của giáo viên không được đào tạo chính môn. Nhiều tỉnh, hàng năm đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi Giáo dục công dân, Pháp luật cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và đã đạt được kết quả đáng khích lệ như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Long An…

Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ mới truyền đạt đủ kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh, chưa khai thác được ưu thế của bộ môn này. Phương pháp giảng dạy đơn điệu, không sâu, không được mở rộng, dẫn đến giờ giảng chất lượng chưa cao, học sinh không hứng thú học, tiếp thu bài thụ động.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hầu hết các tỉnh đều thực hiện đầy đủ công tác bồi dưỡng theo chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên của Bộ và các chuyên đề theo quy định hàng năm. Ngoài ra, các tỉnh còn chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn riêng cho giáo viên Giáo dục công dân ở địa phương.

Ngoài các hình thức bồi dưỡng của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các địa phương còn cử cán bộ, giáo viên đi học các lớp Đại học luật tại chức; phối hợp với khoa Giáo dục Chính trị các trường Sư phạm mở các lớp tại chức cho giáo viên đang dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật; phối hợp với ngành Tư pháp mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao trình độ và cập nhật thông tin pháp luật cho cán bộ chỉ đạo môn học, giáo viên THPT, THCS (có hoặc không cấp chứng chỉ); phối hợp với một số ngành: Công an, Giao thông, Bảo hiểm, Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em mở các lớp tập huấn nội dung và phương pháp giảng kiến thức chuyên ngành cho giáo viên.

Chế độ đãi ngộ cho giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân, pháp luật ở các tỉnh hầu hết đều chưa có. Giáo viên dạy kiêm nhiệm hay chính quy cũng không có một quyền lợi gì hơn với giáo viên bộ môn khác.

Với thực tế đội ngũ giáo viên như nêu trên thì chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân, pháp luật bị hạn chế, chưa đạt mong muốn là hệ quả tất yếu. Hơn nữa, vị trí bộ môn chưa được coi trọng, có một số không ít cán bộ quản lý cho môn Giáo dục công dân, pháp luật là môn phụ, điều kiện, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập quá thiếu thốn lại càng làm giảm hứng khởi cho cả người dạy và người học.

Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học pháp luật trong các nhà trường, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật. Có như thế mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí pháp luật, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Việc thực hiện đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật trong thời gian tới cần nắm vững mục đích, yêu cầu  sau:

- Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về vị trí, tầm quan trọng của công tác giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo các cấp và các trường không chuyên luật.

- Đổi mới và đa dạng hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giảng dạy đảm bảo chất lượng và nhanh chóng cung cấp đủ giáo viên, cán bộ giảng dạy có trình độ khoa học pháp lý cần thiết và phương pháp giảng dạy giáo dục pháp luật nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả chương trình giảng dạy pháp luật tại các trường không chuyên luật.

- Cùng với giảng dạy chính khoá, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong và ngoài nhà trường, góp phần từng bước nâng cao dân trí pháp luật trong xã hội.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc chủ yếu vào công tác đào tạo và bồi dưỡng. Hai mặt này gắn bó với nhau chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất, trong đó công tác bồi dưỡng là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu được sau đào tạo ban đầu, nhằm giúp giáo viên không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực nghiệp vụ chuyên môn.

Tiếp tục đổi mới phương thức bồi dưỡng với cách làm thích hợp trên các mặt, tổ chức quản lý các khoá bồi dưỡng với một quy trình hợp lý sao cho phù hợp với thực tế và khả năng của từng địa phương, địa bàn. Tinh thần của phương thức bồi dưỡng là phải đa dạng hoá, lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính nhằm phát huy cao độ sự nỗ lực của bản thân người học, kết hợp chặt chẽ việc học cá nhân với sự hướng dẫn đầy đủ của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Luật. Tổ chức các khoá bồi dưỡng cần thực hiện theo quy trình sau:

- Người học tự nghiên cứu tài liệu;

- Nêu câu hỏi thắc mắc;

- Tập hợp và xử lý các câu hỏi thắc mắc;

- Giải đáp thắc mắc và nêu vấn đề cho giáo viên nghiên cứu tiếp;

- Hướng dẫn, hệ thống hoá kiến thức cơ bản, ôn tập.

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Luật tham gia bồi dưỡng giáo viên là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng bồi dưỡng, đồng thời thông qua hoạt động bồi dưỡng này cũng giúp cho trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Luật có thêm thực tế về chất lượng đội ngũ giáo viên (sản phẩm đào tạo của nhà trường). Thực tiễn đó là cơ sở để cho trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Luật hoàn thiện một bước mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu giảng dạy pháp luật của các trường không chuyên luật.

Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, các trường Đại học sư phạm có khoa đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân cần chủ động phối hợp chặt chẽ và có một cơ chế phối hợp hợp lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức và quản lý các khoá bồi dưỡng, đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian. (Sở Giáo dục – Đào tạo chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị…; trường Đại học Sư phạm chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực và có thực tế…).

Về nội dung bồi dưỡng: Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chu kỳ của Bộ cũng đã có nội dung bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân, Pháp luật với những chuyên đề sau:

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS;

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT- THCB;

- Pháp luật học.

Nội dung trên thuộc phần “cứng” của chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, còn phần “mềm” của chương trình, Bộ đã hướng dẫn các địa phương, các trường học căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể cần xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên cũng như các hoạt động pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tri thức và ý thức pháp luật cho giáo viên và học sinh. Nhiều giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo đã có nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy, toạ đàm, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm… nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Mặc dù vậy, đa số giáo viên đều chưa được đào tạo chính quy về giáo dục công dân và pháp luật, số lượng còn thiếu nên phải kiêm nhiệm nhiều, thiếu thời gian giảng dạy và đầu tư cho môn học. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chỉ mới tập trung vào cán bộ cốt cán của bộ môn hoặc ở khu vực thành phố, thị xã. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Tư pháp tiến hành ở 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền khác nhau trong cả nước (Nam Định, Hải Phòng, Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Tây Ninh, Vĩnh Long, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy, những khó khăn cho giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu thời gian; đa số giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo kiến thức cơ bản về giáo dục công dân, pháp luật đặc biệt ở Trung học Cơ sở tỉ lệ này chiếm tới 81,48%.

6. Tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

Hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật (ngoại khoá) cho học sinh, sinh viên là một trong những con đường đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường có hiệu quả; được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, biện pháp như tổ chức thi: Tìm hiểu pháp luật, Kính vạn hoa, 7 sắc cầu vồng (quy mô lớp, trường, liên trường, liên tỉnh); tổ chức các trò chơi có lồng ghép nội dung pháp luật; sinh hoạt câu lạc bộ có nội dung pháp luật; nghe nói chuyện về pháp luật; tham dự các phiên toà; tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương…

Kết quả khảo sát ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Đắc lắc, Hoà Bình, Quảng Trị, An Giang…. Do Ban Chủ nhiệm Đề tài tiến hành cho thấy, các hoạt động bổ trợ được sử dụng nhiều nhất là: Thi tìm hiểu pháp luật (63,7%); mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật (62,6%); tổ chức đọc sách, báo pháp luật (55,0%). Cũng tại cuộc khảo sát này, tất cả phụ huynh (100%) được hỏi đều cho rằng cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong học sinh, sinh viên; nên xây dựng các tiết thực hành cho các em thường xuyên hơn…    

Thời gian qua, chương trình ngoại khoá đã được nhiều địa phương trong cả nước triển khai tích cực, gây được thiện cảm, hứng thú cho học sinh, sinh viên học môn này. Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Nghệ An, Lào Cai, Nam Định, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Ninh Thuận…. Là những địa phương tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá. Riêng Hải Dương, chương trình ngoại khoá đã được đưa vào kế hoạch học tập, có hướng dẫn, có phân phối chương trình, có kiểm tra và đánh giá kết quả. 

Tuy vậy, không phải tất cả các địa phương trong cả nước đều đã quan tâm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. Thậm chí, ngay cả những địa phương tổ chức tốt cũng không phải tất cả các hình thức hoạt động ngoại khoá đều được sử dụng có hiệu quả. Thực tế phụ thuộc vào nhận thức, sự quan tâm của lãnh đạo các ngành, các cấp của các trường. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, phương tiện và kinh phí phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá đang là vấn đề rất khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Có nơi chỉ riêng việc tổ chức dạy chương trình chính khoá cũng đã là vấn đề nan giải chứ chưa nói gì đến việc tổ chức hoạt động ngoại khoá! Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Thực tế để tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật có hiệu quả, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trước hết là:

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp, tìm tòi, tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khoá phù hợp, hấp dẫn, thiết thực với học sinh, sinh viên;

- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội;

- Mở rộng và khai thác có hiệu quả các hình thức hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá, trước hết khai thác, sử dụng những hình thức phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội từng địa phương, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, sinh viên;

- Tăng cường hiệu quả của các hoạt động phối hợp, đưa hoạt động phối hợp vào nền nếp, thường xuyên;

- Quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí, phương tiện phục vụ hoạt động ngoại khoá…

7. Phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật

Ở Trung ương, sự phối hợp chủ yếu chỉ mới được thực hiện giữa 2 ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp. Việc phối hợp với các ngành khác còn chưa được thiết lập hoặc tuy đã được hình thành nhưng không đều, chất lượng còn hạn chế. Về phần mình, theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phân công cán bộ ở các Vụ chức năng làm đầu mối, phối hợp thực hiện khảo sát nhu cầu học pháp luật của học sinh, tham gia nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo việc dạy và học pháp luật, bồi dưỡng giáo viên từ Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đến năm học 1992 - 1993, bộ tài liệu môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 12 đã hoàn thành và được sử dụng thống nhất trong cả nước.

Tháng 10/1993 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Trần Hồng Quân đã có cuộc làm việc về kế hoạch phối hợp tổ chức giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật, từ năm 1994 đến năm 2000. Kế hoạch đã đề ra các mặt công tác lớn ở từng cấp học, bậc học như: xây dựng chương trình, biên soạn sách, tài liệu, bồi dưỡng giáo viên. Thực hiện kế hoạch đó, từ năm 1994 đến nay hai Bộ thường xuyên phối hợp nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức các hội thảo đánh giá việc thực hiện chương trình và công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (Hội thảo giáo dục pháp luật trong nhà trường tháng 10/1993; Hội thảo giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật 4/1994; Toạ đàm về xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở; Toạ đàm giáo dục pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề). Trong bốn năm học từ 1994 đến 1998, hai Bộ đã phối hợp tiến hành chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong các trường học ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc nhằm đánh giá nội dung chương trình, nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục - đào tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp bước đầu đã được củng cố. Nhất là từ năm 1998, sau khi Chỉ thị 02/1998/CT- TTg và Quyết định 03/1998/QĐ - TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, việc chỉ đạo địa phương tập trung thành một đầu mối, quan hệ phối hợp đã được đẩy mạnh thêm một bước và có sự phân định rõ trách nhiệm quản lý của từng ngành. Theo Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm chính trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, “chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp trong các hoạt động nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân”. Ban 5 của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ là đầu mối phối hợp giữa các ngành, các cấp trong các hoạt động đưa giáo dục pháp luật vào trường học, thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra công tác Giáo dục pháp luật ở địa phương. Ngày 20/5/1998 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 30/CT- BGD & ĐT về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung học chuyên ban; ban hành Chương trình công tác số 6280/CTCT ngày 27/7/1998 về chương trình kế hoạch phối hợp công tác PBGDPL trong nhà trường, trong đó nêu rõ nhiệm vụ cụ thể từ năm 1998-2002.

Các Vụ chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, chủ động triển khai các hoạt động: nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ… đưa giáo dục pháp luật vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên và đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, sau khi môn học đã định hình và đi vào ổn định, công tác quản lý chỉ đạo địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa có sự thống nhất giữa hai ngành. Trong quan hệ phối hợp, Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa phát huy vai trò chủ động của cơ quan chủ quản có chức năng quản lý giáo dục; các Bộ chức năng thường mới chỉ đạo theo ngành dọc; chưa ra văn bản liên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc phối hợp tổ chức thực hiện ở địa phương. Giữa hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa xây dựng được cơ chế phối hợp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. Việc triển khai thực hiện ở địa phương đôi khi gặp khó khăn do chưa có sự thống nhất, chỉ đạo chung.

Ở các tỉnh, thành phố: Hai ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp đều có mối quan hệ thường xuyên trong việc xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường với nội dung, bước đi và biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình từng địa phương, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của UBND và các ngành hữu quan trong việc bồi dưỡng hè hàng năm cho giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh (Sở Tư pháp và Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Dương đã có kế hoạch liên ngành số 34/KH-PL về việc tăng cường PBGDPL cho các trường PTTH và THCN, tổ chức kiểm tra, trực tiếp dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với giáo viên; đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên dạy pháp luật, chủ trì phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên; nghiên cứu đề tài đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông ở Hải Dương; thành lập ban chỉ đạo điểm đưa giáo dục pháp luật vào trong trường học). Ngoài ra, ngành Giáo dục - Đào tạo còn phối hợp với lực lượng công an bồi dưỡng ngoại khoá cho giáo viên để nâng cao chất lượng giờ dạy pháp luật về an toàn giao thông. Ở  Thành phố Hồ Chí Minh, UBND có Chỉ thị 25/CT- UBND về việc đưa giáo dục pháp luật vào chương trình ngoại khoá cho học sinh THCS, THPT. Phần lớn các Sở Giáo dục - Đào tạo có cán bộ chuyên môn theo dõi, chỉ đạo môn học, tổ chức triển khai thực hiện chương trình, quản lý việc dạy và học pháp luật trong nhà trường ở địa phương. Ở mỗi trường, Ban Giám hiệu phân công một Hiệu phó phụ trách công tác giáo dục đạo đức, pháp luật; thành lập tổ bộ môn, tổ chức sinh hoạt đều đặn. Việc quản lý dạy và học pháp luật được tiến hành chặt chẽ. Sở và các Phòng Giáo dục - Đào tạo quận, huyện, thị xã đã tổ chức kiểm tra việc soạn bài, giảng bài của giáo viên giỏi môn Giáo dục công dân ở các cấp học.

Tuy nhiên, một số cán bộ quản lý còn coi Giáo dục công dân là môn phụ nên việc chỉ đạo còn lơi lỏng, hiệu quả giảng dạy còn hạn chế. Một số Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo không bố trí cán bộ theo dõi, chỉ đạo môn học và chưa quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy bộ môn này.

Bên cạnh đó, ở một số tỉnh quan hệ phối hợp giữa các ngành còn chưa thường xuyên và có nhiều lúng túng. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo chưa chủ động phối hợp với nhau và với các ngành khác.

Nhìn chung, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với việc thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều cấp độ và hiệu quả khác nhau. Ở các địa phương, sự phối hợp này được tiến hành tương đối đều hơn, có chất lượng và hiệu quả. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục đào tạo đóng vai trò chủ đạo, là đầu mối phối hợp chính. Quan hệ phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật chủ yếu tập trung vào các công việc sau:

- Phối hợp nghiên cứu, khảo sát, nắm thực trạng và nhu cầu dạy và học pháp luật, xác định mục tiêu, yêu cầu phổ cập giáo dục pháp luật cho từng cấp học, bậc học;

- Phối hợp xây dựng chương trình;

- Phối hợp chỉ đạo, quản lý thực hiện công tác giáo dục pháp luật;

- Phối hợp xây dựng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên;

- Phối hợp bảo đảm sách, tài liệu tham khảo, các phương tiện phục vụ dạy và học pháp luật;

- Phối hợp định hướng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học pháp luật trong các nhà trường thì trong thời gian tới, cần thường xuyên duy trì và phát triển, nâng các mối quan hệ phối hợp này lên một mức độ cao hơn, có chất lượng, đồng bộ và hiệu quả hơn mới.

8. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật

Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội mà trước hết là Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần phải thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật. Việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, rất cần thiết và phải tiếp tục được đẩy mạnh;

2. Chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi chương trình Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật theo hướng tăng tính thực tế, giảm tính lý thuyết, hàn lâm. Cụ thể hơn việc bồi dưỡng, sửa đổi, bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu Giáo dục công dân, pháp luật từng bậc học:

- Tiểu học: Lồng ghép vào môn Đạo đức một số nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu nhất, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi;

- Trung học Cơ sở: Biên soạn mới sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn Giáo dục công dân;

- Phổ thông Trung học và Trung học Chuyên nghiệp - Dạy nghề: Sửa đổi, bổ sung chương trình môn Giáo dục công dân (PTTH), môn Pháp luật (THCN và dạy nghề) hiện hành;

- Đại học: Biên soạn giáo trình chuẩn, thống nhất cho tất cả các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên luật trong cả nước;

- Đa dạng hoá chương trình và phương pháp hoạt động ngoại khoá, biến hoạt động này thành hoạt động tự chủ, sáng tạo của học sinh. Gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, kết hợp sử dụng phương tiện, giáo cụ trực quan, đồ dùng giảng dạy, bảng biểu, sơ đồ, mô hình thống nhất để giờ giảng sinh động, có hiệu quả;

3. Xúc tiến việc thành lập Hội đồng liên ngành Tư pháp, Giáo dục - Đào tạo biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp là các thành viên chính thức. Ngoài ra, có thể mời các ngành khác (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Trung ương Hội liên phụ nữ Việt Nam…) tham gia Hội đồng;

4. Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thí điểm tiến tới thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân, Pháp luật;

5. Về công tác giáo viên: Trước mắt, vẫn tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật hiện có; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo theo Chỉ thị số 30/1998/CT/BGD - ĐT ngày 20/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông Trung học và Trung học chuyên ban. Chú trọng sử dụng đội ngũ luật gia nhằm khai thác nguồn chất xám của đội ngũ này phục vụ việc dạy và học pháp luật.

Về lâu dài, Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo xúc tiến thành lập khoa Giáo dục công dân (GDCD) trong các trường sư phạm nhằm đào tạo đủ giáo viên Giáo dục công dân cho các trường phổ thông. Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu mở các lớp tại chức đào tạo cấp bằng Đại học Luật và bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân, pháp luật hiện có.

Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để có chính sách cụ thể nhằm bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho đội ngũ sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Luật hoặc cử một số sinh viên năm cuối của các trường sư phạm đi học thêm kiến thức pháp luật, khuyến khích, động viên, sử dụng đội ngũ này giảng dạy Giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường. Phối hợp chỉ đạo các địa phương, các trường đưa việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn Giáo dục công dân, Pháp luật thành nề nếp, có chất lượng. Có chính sách khuyến khích, động viên giáo viên, giúp đỡ họ để họ yên tâm công tác.

6. Về quan hệ phối hợp:

- Xác định rõ mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp của từng ngành từng cấp; ban hành các văn bản liên ngành, trước mắt là Thông tư liên bộ giữa Tư pháp và Giáo dục - Đạo tạo, làm cơ sở pháp lý cho quan hệ phối hợp, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm;

- Phối hợp với các cơ quan: Công an, Giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em… đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Phát huy vai trò đầu mối, chủ động của Ban V thuộc Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ trong các hoạt động phối hợp đưa Giáo dục pháp luật vào nhà trường.

7. Ngày 14/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 6/1998/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia giáo dục để giúp Thủ tướng “chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Theo quyết định này, Bộ Tư pháp chưa có đại diện tham gia Hội đồng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay thì sự tham gia của Bộ Tư pháp trong Hội đồng Quốc gia giáo dục là cần thiết. Việc xác định mục tiêu xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, chương trình và chỉ đạo tổ chức thực hiện giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức công dân, giáo dục pháp luật là rất quan trọng và có thể được giải quyết tốt thông qua Hội đồng Quốc gia giáo dục. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tư pháp được cử đại diện tham gia Hội đồng Quốc gia giáo dục;

8. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các bộ ngành hữu quan nghiên cứu, dành một số chỉ tiêu biên chế thích hợp để tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Luật chưa bố trí công tác để làm giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật.

9. Bộ tài chính hướng dẫn việc dành kinh phí trong ngân sách giáo dục để xây dựng Tủ sách pháp luật trong các trường học nhằm có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học môn Giáo dục công dân, Pháp luật trong các nhà trường;

10. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và tiếp tục giao cho Bộ Tư pháp, trực tiếp là Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, nghiên cứu một đề tài mới có nội dung liên quan đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường học. Có thể là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật (vấn đề mà đề tài này đã khẳng định là có vị trí hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường).

9. Kết luận

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện kịp thời của  lãnh đạo Bộ Tư pháp, của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý và các cơ quan hữu quan cùng với sự tích cực, cố gắng cới ý thức và tinh thần trách nhiệm cao của Ban Chủ nhiệm, của các cộng tác viên đối với sự nghiệp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, nên Đề tài đã được triển khai thực hiện một cách tích cực, bồi dưỡng tính khách quan, khoa học, đã đạt được những kết quả nhất định.

Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường, nhất là trong các trường không chuyên luật là lĩnh vực công tác đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, sức lực và trí tuệ của các ngành, các cấp và của toàn xã hội mới có thể giải quyết được đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả. Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, có tầm quan trọng to lớn. Do vậy, với điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng Ban Chủ nhiệm cùng các cộng tác viên chỉ hy vọng những kết quả nghiên cứu của Đề tài, tuy chưa phản ánh đầy đủ, chưa bao quát được tất cả các mặt nhưng sẽ đóng góp một phần tích cực, giúp  chúng ta có thêm những hiểu biết cụ thể, những vước đi chắc chắn, tự tin, có hiệu quả hơn trên con đường đưa pháp luật mà các nhà trường giáo dục cho các thế hệ học sinh, sinh viên; từng bước nâng chất lượng, hiệu quả của công tác này lên ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới.

 

Nội dung toàn văn

Bộ Tư pháp

-----***-----

 

 

 

 

 

 

 

đề tài;

 

 

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật"

mã số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội- tháng 3/2000

Bộ Tư pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Số: 148/QĐ- NCKH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

-----oOo-----

Hà Nội, ngày 17/5/2000.

 

Quyết định của bộ trưởng Bộ Tư pháp

Về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học cấp Bộ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

 

- Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04/ 06/ 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;

- Căn cứ quyết định số 282/QĐ ngày 20/ 06/ 1990 của Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học Nhà nước (nay là Bộ khoa học, công nghệ và môi trường) quy định thể thức đánh giá nghiệm thu các công trình khoa học kỹ thuật;

- Căn cứ kế hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học năm 1996- 1998 của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý;

- Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý;

 

quyết định:

Điều1: Thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ: "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật" gốm các đồng chí có tên trong danh sách kèm theo.

 

Điều2: Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài có trách nhiệm tiến hành công việc theo các thủ tục đã được Bộ Khoa học, công nghệ và môt trường quy định. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài sẽ tự giải thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.

Điều3: Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý và các đồng chí có tên trong danh sách kèm theo có trách nhiệm thi hành quyết định này.

bộ trưởng Bộ Tư pháp

 

 

 

 

 

Nguyễn Đình Lộc

 

Danh sách đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ:

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong

các trường không chuyên Luật"

(Kèm theo Quyết định số: 148/QĐ- NCKH, ngày 17/ 5/ 2000)

 

 

 

 

 

Stt

Họ và tên

Cơ quan

NĐNT

1

Nguyễn Đình Lộc

TS. Luật học

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Chủ tịch

Hội đồng

2

Hà Nhật Thăng

PGS. TS

GĐ Trung tâm giáo dục đạo đức- công dân

Viện Khoa học giáo dục

Phản biệnI

3

Nguyễn Viết Thông

TS

P. Vụ trưởng Vụ giáo dục lý luận

Ban tư tưởng văn hoá TW

Phản biện II

4

Hoàng Thế Liên

TS. Luật học

Viện trưởng Viện NCKH Pháp lý

Thư ký

Hội đồng

5

Lê Minh Tâm

PGS. TS. Luật học

Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội

Uỷ viên

6

Nguyễn Văn Sơn

P. Vụ trưởng Vụ công tác Chính trị

Bộ Giáo dục- Đào tạo

Uỷ viên

7

Trần Thị Quốc Khánh

P. Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội

Uỷ viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm đề tài

 

 

Nguyễn Duy Lãm

Vụ trưởng Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp

 

 

Thư ký đề tài

Uông Ngọc Thuẩn- Chuyên viên Vụ phổ biến giáo dục

pháp luật-Bộ Tư pháp

Hoàng Đức Thắng- Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu

Khoa học Pháp lý-Bộ Tư pháp.

 

Cộng tác viên nghiên cứu đề tài

 

Thạc sỹ Luật học Lê Quốc Hùng- Chủ nhiệm Khoa Luật kinh tế- Đại học Dân lập Đông Đô.

 

Tiến sỹ Luật học Đinh Xuân Thảo- Quyền Vụ trưởng Vụ pháp chế- Vôk Thủy sản.

Tiến sỹ Luật học Dương Thanh Mai- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý-Bộ Tư pháp.

 

Cử nhân Vũ Xuân Chúc- Chuyên viên chính Vụ công tác giáo viên- Bộ Giáo dục- Đào tạo.

Cử nhân Luật Trương Thị Phương- Chuyên viên chính Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp.

 

Cử nhân Luật Nguyễn Đắc Bình- Chuyên viên chính Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp.

Cử nhân Luật Phạm Thị Hoà- Chuyên viên Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp.

 

Cử nhân Luật Phạm Thị Kim Dung- Chuyên viên Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp.

*********

 

 

 

 

Bộ Tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Báo cáo tổng thuật

đề tài

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật"

-----*****-----

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội- tháng 3/2000

Báo cáo tổng thuật

đề tài

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật"

-----*****-----

 

 

i. đặt vấn đề:

 

1. Lý do và sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.

 

a. Thực trạng giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật những năm qua:

 

Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao, thời gian qua, nhất là từ những năm 1987 đến nay, hai ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp phối hợp với các ngành, các cấp tích cực đưa pháp luật vào các nhà trường giáo dục cho học sinh, sinh viên.

 

Việc đưa nội dung giáo dục công dân, giáo dục pháp luật vào chương trình dạy học trong các nhà trường đã được triển khai trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả, góp pjần từng bước hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ trẻ. Giáo dục pháp luật trở thành nội dung giáo dục văn hoá không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của môn học được nâng cao. Sự cần thiết tất yếu của môn học trong việc xây dựng, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên đã được khẳng định.

 

Thực tế triển khai chương trình giáo dục pháp luật trong những năm qua cho thấy chương trình này đã cung cấp lượng kién thức pháp luật cơ bản và thiết yếu cho học sinh, sinh viên; đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông và phát triển giữa các cấp học, bậc học, phù hợp với tâm, sinh lý, lứa tuổi học sinh. Công tác giảng dạy và học môn Giáo dục công dân, môn pháp luật trong nhà trường về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo, từng bước phát huy hiệu quả, đã và đang được xã hội quan tâm và ghi nhận.

 

Tuy nhiên, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt là trong các trường không chuyên luật, vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, tồn tại trên nhiều mặt: về cơ chế chỉ đạo, nhận thức, quan điểm, quan hệ phối hợp, chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, kinh phí, đầu tư trang thiết bị, thái độ, tình cảm đối với môn học… Những khó khăn, tồn tại trên đây đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học để xác định rõ nguyên nhân, tìm ra những giải pháp, những mô hình phù hợp, khoa học có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

 

b. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước:

 

+ ở nước ngoài:

 

Xuất phát từ quan điểm nâng cao trình độ văn hoá pháp lý và hình thành ở lớp người trẻ ý thức pháp luật là một bộ phận không tách rời của giáo dục công dân "để góp phần thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật". Trước đây, Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu đã chú ý đến việc giáo dục pháp luật cho công dân nói chung, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong nhà trường nói riêng. Từ đó, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hệ thống giáo dục nhà trường được quan tâm đặc biệt là tận dụng triệt để. Các cơ quan chức năng ở các nước đó đã tổ chức phối hợp nghiên cứu, đánh giá tình hình hiểu biết pháp luật và nhu cầu về giáo dục pháp luật của học sinh, sinh viên để xây dựng Chương trình, Kế hoạch đưa giáo dục pháp luật vào từng hệ thống trường học cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, ngành học… Sau nhiều năm triển khai thực hiện, giáo dục pháp luật trong trường học ở các nước này đã thu được nhiều kết quả và có nhiều kinh nghiệm mà chúng ta có thể nghiên cứu để tiếp thu, vận dụng.

 

Đối với các nước Tây Âu, tại Hội thảo Quốc tế về "giáo dục pháp luật và phương pháp giáo dục pháp luật" do Bộ Tư pháp Việt Nam phối hợp với tổ chức phát triển Quốc tế của Thụy Điển (SIDA) tổ chức tại Hà Nội tháng 5/1994, các chuyên gia của Thụy Điển và Vương Quốc Anh đã trình bày kinh nghiệm và thực tiễn giáo dục pháp luật ở một số nước tư bản như Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức… qua đó cung cấp một số thông tin, kinh nghiệm về giáo dục pháp luật trong các nhà trường ở các nước này. Thiết nghĩ, chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu, so sánh nhằm tìm ra những ưu điểm cũng như nhược điểm, hạn chế của nó để học tập và vận dụng vào điều kiện nước ta trong quá trình "mở cửa" và "hội nhập" với Quốc tế.

 

 

 

 

+ ở trong nước:

 

Giáo dục pháp luật hiện được xem là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đẻ nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Vì vậy, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu. Về phương diện khoa học pháp lý, đã có một số luận án Phó Tiến sĩ Luật học và một số đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước ra đời trong đó có đề cập đến vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Tuy nhiên, các công trình, bài viết đó chỉ mới đề cập đến từng mặt, từng khía cạnh của giáo dục pháp luật nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mọi loại hình nhà trường, đặc biệt chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường học không chuyên Luật. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã giao cho Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý chủ trì, phối hợp với Vụ phổ biến giáo dục pháp luật tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học về vấn đề này. Đề tài mang tên: " Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật".

 

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống cả về cơ sở lý luận, cả thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường; là sự kế thừa, nâng cao và chuyên sâu các công trình đã có để phục vụ cho nhu cầu thực tế hiện nay ở nước ta là nâng cao ý thức pháp luật xoá "mù" pháp luật cho nhân dân mà trước hết là học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

 

c. Chủ trương của Đảng, Nhà nước và yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật trong thời kỳ mới:

 

Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh, sinh viên nên Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này, đặc biệt là từ cuối những năm 70 đến nay.

 

Giáo dục pháp luật trong nhà trường không chỉ dừng lại ở chủ trườn, đường lối mà đã được luật hoá, trở thành nhiệm vụ cụ thể của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, trước hết là của hai ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp. Điều này được thể hiện rõ từ Nghị quyết Trung ương số 14/TW (khoá IV) ngày 11/1/1979 về cải cách giáo dục đến các Nghị quyết Đại hội toàn quốc khoá V, VI, VII, VIII của Đảng và trong các Chỉ thị về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng. Đó là Chỉ thị số 315/CT ngày 7/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, Chỉ thị số 274/CT- TTg ngày 25/4/1992 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/ 1998/ QĐ- TTg về việc ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho hai ngành Giáo dục-Đào tạo và Tư pháp tăng cường phối hợp cùng các ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. Đó là những cở sở quan trọng cho việc triển khai và đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

2. Mục tiêu, nội dung, yêu cầu và phương pháp nghiên cứu.

a. Mục tiêu của đề tài:

- Làm rõ các cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác này trong các trường không chuyên luật.

 

- Đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những giải pháp để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiểu biêts, ý thức tuân thủ pháp luật của học sinh, sinh viên. Đồng thời, thông qua đội ngũ đông đảo thầy, trò để tác động tích cực đến việc giáo dục, thi hành pháp luật trong nhân dân.

 

- Chọn lọc và đề xuất một số mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề không chuyên luật.

 

b. Nội dung của đề tài:

 

Đề tài tập trung vào các nội dung sau:

 

- Nghiên cứu, khảo sát , đánh giá về thực trạng giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật. (tập trung đánh giá về chương trình giảng dạy pháp luật; về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; biện pháp tổ chức thực hiện, kết quả giáo dục pháp luật.. ).

 

- Các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật;

- Cải tiến chương trình môn học, nâng cao vai trò của môn học;

- Bồi dưỡng, đào tạo, giáo viên;

- Biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham khảo;

- Xây dựng cơ chế thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên..).

 

c. Yêu cầu của đề tài:

 

Yêu cầu của đề tài là phải thiết thực đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và giảng dạy- học tập môn Giáo dục công dân, môn pháp luật trong các trường phổ thông, trường Trung học chuyên nghiệp- Dạy gnhề không chuyên luật; phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chuyên luật và các trường đại học, cao đẳng sư phạm để đào tạo giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật ở các trường phổ thông.

 

- Các số liệu điều tra xã hội học phải có tính toàn diện, chính xác, có phân tích, đánh giá và sát hợp với Nghị định của đề tài;

- Các bài viết phải phân tích toàn diện, sâu sắc, có thực tiễn minh hoạ và kiến nghị xác đáng;

- Tập hợp đầy đủ, có hệ thống các phụ lục (chương trình, giáo trình, sách giáo khoa… );

- Đưa ra được một số mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường không chuyên luật.

 

d. Phương pháp nghiên cứu:

 

 

Kết hợp các phương pháp: biện pháp duy vật, lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội học, thí điểm- thực nghiệm ở một số trường và đơn vị quản lý giáo dục… để thừa kế, chọn lọc những kinh nghiệm cũ và mới trong nước và ngoài nước về lĩnh vực đang nghiên cứu, thử nghiệm.

 

ii. quá trình triển khai thực hiện và kết quả nghiên cứu đề tài.

 

A. Quá trình triển khai đề tài.

 

Triển khai thực hiện đề tài, lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đã có nhiều cuộc trao đổi, bàn bạc để thống nhất phương thức, biện pháp thực hiện và mời các cộng tác viên tham gia.

 

Ngày 3/ 7/ 1998, Ban chủ nhiệm đề tài đã có cuộc họp phân công Chủ nhiệm các nhánh đề tái, các cộng tác viên, thống nhất nội dung, biện pháp, tiến độ, thời gian thực hiện đề tài, bảo đảm đúng các yêu cầu đã đề ra. Tại cuộc họp này, Chủ nhiệm các nhánh đề tài và một số cộng tác viên cùng Ban Chủ nhiệm bàn bạc, cân nhắc nội dung, phương thức, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các nội dung đề tài theo khả năng có thể có. Cuộc họp thống nhất tên gọi đề tài, các nhánh đề tài, phân công chính thức các nhóm cộng tác viên theo các nhánh… Cụ thể, như sau:

 

- Về tên gọi của đề tài, thống nhất với tên gọi: " Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật "; gồm các nhánh sau:

 

Cơ sở pháp lý, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật, giáo dục công dân trong việc đào tạo tri thức và hình thành nhân cách công dân- học sinh, sinh viên.

Yêu cầu: Chuyên đề này giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong trường học từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

 

Thực trạng giáo dục trong các trường học hiện nay và một số giải pháp chung để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên.

Yêu cầu: Đánh giá được thực trạng, đề xuất các giải pháp chung để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở các cấp học.

 

Nghiên cứu hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường học.

Yêu cầu: Nêu rõ thực trạng, xác định cơ sở lý luận để đề ra giải pháp xây dựng chương trình chuẩn về giáo dục pháp luật trong các cấp học, bậc học (từ pjổ thông đến trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đại học đặc biệt là ở các trường sư phạm).

 

Xây dựng hệ thống giáo trình, giáo khoa, tài liệu môn học pháp luật trong các trường không chuyên luật.

Yêu cầu: Đánh giá được thực trạng, nêu giải pháp để sớm biên soạn được sách, tài liệu môn pháp luật theo chương trình chuẩn ở các cấp học, bậc học (tác giả, Hội đồng thẩm định, cơ quan chủ trì biên soạn và in ấn, kinh phí…

 

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường không chuyên luật.

Yêu cầu: Đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các cấp học, nêu các giải pháp (bồi dưỡng như thế nào, đào tạo như thế nào), tập trung vào các vấn đề: chương trình, nội dung biện pháp tổ chức (cơ sở pháp lý, cơ sở vật chất, cơ quan, đơn vị thực hiện)

 

Tổ chức hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên.

Yêu cầu: Xây dựng chương trình, nội dung và biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên thông qua: các phương tiện thông tin đại chúng, câu lạc bộ sinh viên, thi tìm hiểu pháp luật, tham dự phiên toà, nghe nói chuyện pháp luật…

 

Nâng cao trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên.

Yêu cầu: Đánh giá được thực trạng, đề xuất cơ chế phối hợp có hiệu quả trong việc giáo dục pháp luật ở nhà trường của các cơ quan, tổ chức hữu quan mà trước hết là ngành Giáo dục- Đào tạo, ngành Tư pháp và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

 

Cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1998, Chủ nhiệm các nhánh đề tài hoàn thành đề cương nộp cho Ban Chủ nhiệm. Ban Chủ nhiệm đã xem xét, đối chiếu, cân đối nội dung các nhánh đảm bảo tính thống nhất, logic, chính xác, tập liệu, số liệu, dữ liệu của Chủ nhiệm các nhánh đề tài, lập phiếu và tiến hành khảo sát thực tế từ ngày 18/12 đến ngày 30/01/1999 ở 10 tỉnh, thành phố: Hoà Bình, Nam Định, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Trị, Đắc Lắc, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Vĩnh Long trên các đối tượng gồm cán bộ quản lý tư pháp, giáo dục ở địa phương, (cấp Sở, cấp Phòng); giáo viên, học sinh các trường không chuyên luật, Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh có con em đang học trong các trường không chuyên luật. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là: 669, thu về 470 phiếu có 408 phiếu hợp lệ, trả lời đầy đủ, cung cấp tư liệu tốt. Kết quả cụ thể xin được trình vàu ở phần sau và phần phụ lục.

 

Ban Chủ nhiệm cũng đã kết hợp triển khai nghiên cứu đề tài với một số hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học khác như:

- Thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân, pháp luật các trường điểm (tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 26 và 27/10/1998);

- Tổng kết 10 năm giáo dục pháp luật trong trường học (ở phía Bắc tổ chức tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc trong hai ngày 3 và 4/8/1999, ở phía Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 26 và 27/8/1999);

- Tham gia hội thảo khoa học về xây dựng Chương trình khung chương trình Trung học cơ sở, trong đó có môn Giáo dục công dân (do Viện khoa học giáo dục- Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức);

- Tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong nhà trường, tổ chức tại Hà Nội (8/1998), Vĩnh Phúc (5/1999);

- Tập huấn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên dạy pháp luật các trường Trung học chuyên nghiệp- dạy nghề do Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tại Hải Phòng (19- 21/8), Bà Rịa- Vũng Tàu (24- 26/8/1999).

 

Đặc biệt phục vụ cho riêng đề tài, Ban Chủ nhiệm đã xây dựng Chương trình chuẩn bị nội dung và phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật" với sự tham gia của 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế và một số vụ chức năng thuộc Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tư pháp (như Vụ Đại học, Trung tâm giáo dục Đạo đức- công dân, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp).

 

Kết quả Hội thảo (sẽ được trình bày ở phần sau) là những tư liệu quý phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu đề tài.

 

Chủ nhiệm các nhánh đề tài đã chủ động triển khai công việc phục vụ nghiên cứu đề tài trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm và khả năng cho phép: mời cộng tác viên tham gia, xây dựng đề cương, chuẩn bị các tài liệu, dẽ liệu cần thiết phối hợp với Ban Chủ nhiệm đề xuất, giải quyết những vấn đề thuộc quyền hạn của Ban Chủ nhiệm hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình nhưng không vượt quá khả năng cho phép.

 

Trong quá trình triển khai có nhiều sự thay đổi về nhân sự nên tiến độ và việc hoàn thành đề tài bị chậm (hoàn toàn do nguyên nhân khách quan).

 

B. Kết quả nghiên cứu đề tài:

 

Đến ngày 12/2/2000 hầu hết Chủ nhiệm các nhánh đề tài đã có báo cáo khoa học gửi về Ban Chủ nhiệm. Ban Chủ nhiệm đã nghiên cứu, tổg hợp kết quả từ các hoạt động đã được tiến hành, từ báo cáo khoa học, sản phẩm nghiên cứu của Chủ nhiệm các nhánh, tham luận của các đại biểu trong các cuộc hội thảo khoa học, tập huấn giáo viên… Kết quả cụ thể như sau:

 

 

 

 

1. Cơ sở pháp lý, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật, giáo dục công dân trong việc đào tạo tri thức và hình thành nhân cách công dân- học sinh, sinh viên…

 

Hội nghị Trung ương lần thứ hai Khoá VIII của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu chủ yếu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là "Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí duc, thể duc, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành". Vì vậy, trong sự nghiệp đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, phục vụ sự nghiập xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật có vị trí vô cùng quan trọng. Nó góp phần đào tạo nên những thế hệ vấn đề biết sống, làm việc theo pháp luật, biết tôn trọng lẽ phải, có nhân cách, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng phấn đấu, hy sinh cho công bằng xã hội, cho cuộc sống hạnh phúc của mọi người.

 

Giáo dục pháp luật là giáo dục những giá trị cao đẹp, là giáo dục cách suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung của cộng đồng, lợi ích xã hội và lợi ích của mỗi một con người; là tạo lập, rèn dũa và mài sáng cái tâm, cái đức trong môic một con người Việt Nam chúng ta.

 

Ông, cha chúng ta thường dạy: "Tiên học lễ, hậu học văn". Giáo dục công dân, giáo dục đại đức, giáo dục pháp luật, trước hết là một cách để học lễ. Học lễ là học cách làm người, học cách cư xử hợp đạo lý, lẽ phải giữa con người với nhau.

 

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã dạy: "Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Xét về mọi phương diện, cùng cới giáo dục đạo đực công dân, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật là để góp phần quan trọng tạo nên phần người trong mỗi một cá thể- con người; đào tạo nên những con người nhân văn, con người xã hội, luôn khát khao vươn tới cái chân, thiện, mỹ. Giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường là giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, vừa là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật đến cuộc sống, góp phần hiện thực hoápháp luật trong cuộc sống, là gây dựng, bồi dưỡng niềm tin pháp luật, niềm tin ở lẽ công bằng cho thế hệ trẻ.

 

Có thể nói, giáo dục đạo đức, giáo dục cdm giáo dục pháp luật theo nghĩa rộng là một nửa- một nửa đặc biệt quan trọng, là phần hồn của sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Thiếu nó, giáo dục, đào tạo sẽ không đạt được mục đích cao quý mà Đảng, Nhà nước và xã hội yêu cầu.

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nói riêng vừa từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu cấu tăng cường pháp chế xã hội xhủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước tâ đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng, từ Nghị quyết số 14/TW ngày 11/1/1979 về cải cách giáo dục đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII, và VIII đã thể hiện nhất quán chủ trương đó. Nhà nước đã thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng thành các Chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và về công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường nói riêng. Đó là Chỉ thị số 315- CT ngày 7/12/1982 và Chỉ thị số 300/ CT ngày 22/10/1987 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng- cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai giáo dục pháp luật trong các nhà trường từ phổ thông đến Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng như trong trường của các đoàn thể nhân dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và chiến lược con người đến năm 2000, mục tiêu giáo dục và đào tạo là nhằm hình thành các thế hệ học sinh, công dân- người lao động tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có ý thức trách nhiệm công dân nhằm tạo điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Trong quá trình đó, giáo dục pháp luật trong các nhà trường càng trở thành nhiệm vụ cấp bách và đòi hỏi phải được đổi mới, hoàn thiện một cách cơ bản. Vì vậy, Chỉ thị số 174- CT ngày 25/4/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Hiến pháp 1992- Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đã khẳng định một lần nữa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Chỉ thị đã xác định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục- Đào tạo là "phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức rà soả, hoàn chỉnh lại toàn bộ chương trình, giáo trình, tào liệu giảng dạy pháp luật tại các trường pjổ thông, Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đẩm bảo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và Luật mới ban hành, đồng thời tếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật".

 

Ngày 07/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn họn nay, trong đó chỉ rõ: "Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với vr đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học, Sớm nghiên cứu, hoàn rhiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỉ lệ đơn vị học trình hợp lý, viên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ pháp luật là môn thi chính khoá trong mọi cấp học, bậc học, phải có kiểm tra, tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh, sinh viên".

 

Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường của chúng ta.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân đều đã nhận thức đầy đủ vai tró, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, với sự phát triển cuỉa xã hội. Do vậy, sự quan tâm, đầu tư cho việc giảng dạy và học tập pháp luật còn hạn chế, chưa tạo ra được phong trào xã hội hoá, sâu rộng đối với công tác này. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa chưa thường xuyên, hiệu quả thấp (theo kết quả khảo sát, chỉ có 20% phụ huynh được hỏi trả lời có sự phối hợp nhưng chưa hiệu quả).

 

2. Về thực trạng chương trình và thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật trong thời gian qua ở nước ta.

 

Chương trình chính khoá.

 

- ở cấp Tiểu học: Hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật nhưng một số kiến thức pháp luật được lồng ghép trong môn đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần một số kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân của trẻ em. Trong năm học 1997- 1998 Bộ Giáo dục- Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số trường học thuộc 7 tỉnh điểm; phối hợp cới Ban chỉ đạo an toàn giao thông quốc gia biên soạn tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho cấp Tiểu học; phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật nhằm giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật cho học sinh.

 

- ở Trung học cơ sở: Giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn như Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay đã có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn "Giáo dục công dân". Nội dung giáo dục pháp luật tập trung giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân.

 

- ở Phổ thông Trung học: Từ năm học 1992- 1993 môn Giáo dục công dân được dạy theo chương trình thống nhất ở các trường Phổ thông Trung học, trong đó phần pháp luật phân bổ ở học kỳ 2 lớp 12. Năm 1995, khi Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức thí điểm chương trình trung học chuyên ban, hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa môn Giáo dục công dân (dành cho trung học chuyên ban) trong đó có phần pháp luật được dạy ở cả năm lớp 12 (chuyên ban). Cho đến thời điểm hiện nay vẫn tồn tại song song hai chương trình Giáo dục công dân 12 (đại trà) và Giáo dục công dân 12 (chuyên ban).

 

Nội dung chương trình Giáo dục công dân 12 đại trà gồm những vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu phân tích các nội dung cơ bản, gần gũi đối với học sinh. Chương trình Giáo dục công dân 12 chuyên ban được chia thành 2 phần: Phần lý luận chung về pháp luật, giới rhiệu về pháp luật và đời sống, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật; pjần pháp luật cụ thể giới thiệu một số ngành luật cơ bản như: quyền và nghĩa vụ lao động, quyền sở hữu, quyền thừa kế, hợp đồng dân sự, quyền kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân về đất đai…

 

- Đối với các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Từ đầu năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy. song chỉ giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong chương trình chính trị hoặc chương trình chuyên ngành. Năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học pháp luật và biên soạn Tập bài giảng "Môn học pháp luật" dành cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngày 24/5/1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2080/GD- ĐT về việc tổ chức giảng dạy và học môn học pháp luật trong các trường kèm theo chương trình "Môn học pháp luật". Nội dung gồm những tri thức cơ vản về Nhà nước và pháp luật và một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

 

Từ đầu năm 1996-1997, nhiều tỉnh đã triwmr khai thực hiện tốt. Các tỉnh Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Nghệ An, Hà Nội có 100% số Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đưa giáo dục pháp luật vào chương trình chính khoá để giảng dạy. Sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy được trang bị đầy đủ. Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp và Vụ Trung học Chuyên nghiệp dạy nghề Bộ Giáo dục- Đào tạo đang tiến hành nghiên cứu, biên soạn một số tài liệu bổ trợ, tham khảo phục vụ việc dạy và học môn học pháp luật.

 

- ở các trường Đại học: Chương trình "Pháp luật Việt Nam đại cương" dùng cho các trường Đại học không chuyên luật đã được ban hành. Một số trường đã thực hiện chương trình này bằng cách tự biên soạn tài liệu theo Vụ trưởng của Bộ và giảng dạy cho sinh viên.

 

Nhìn chung, về chương trình, nhất là chương trình Giáo dục công dân khối phổ thông, do biên soạn đã lâu nên có phần lạc hậu so với tình hình hiện tại. Do vậy, cần có sự nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi toàn diện cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của bậc học và cập nhật với sự phát triển của dất nước và pháp luật.

 

b. Chương trình ngoại khoá.

 

Song song với việc dạy và học trong chương trình chính khoá, các hoạt động giáo dục pháp luật thông qua ngoại khoá do nhà trường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức với các hình thức đa dạng, phong phú, nội dung bổ íc, thiết thực như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, xây dựng thư viện, tủ sách pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiếu pháp luật, tham dự một số phiên toà xử các vụ án, sịnh hoạt đầu khoá, đầu năm học "Tuần lễ học sinh, sinh viên-công dân". Học sinh, sinh viên được phổ biến, học tập các nội quy, quy chế, một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến học sinh, sinh viên, các vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, dân số, phòng, chống HIV/AIDS. Các hoạt động này đã lôi cuốn được học sinh, sinh viên say mê tham gia tìm hiểu, học tập, gắn nội dung lý thuết với thực tế. Qua đó, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh, sinh viên dần được nâng lên. ở những nơi tổ chức tốt, học sinh sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự an ninh ở cơ sở. Do nhận thức được vụ trú và tầm quan trọng của môn giáo viên, pháp luật nên tất cả các tỉnh đều chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo chương trình của Bộ, không dạy dồn, dạy ép, không cắt xén chương trình. Một số tỉnh đã chủ động tổ chức thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm với phương châm lấy người học làm trung tâm, gắn việc giảng dạy với xử lý tình huóng pháp luật, làm giờ giảng trở nên sịnh động, hấp dẫn đạt hiệu quả cao như thành phố Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hương Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng… Ngoài việc giảng dạy theo đúng chương trình của Bộ, các tỉnh còn chủ động phổ biến cho học sinh một số văn bản pháp luật khác liên quan như: Luật nghĩa vụ quân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình, Giáo dục dân số- KHHGD, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội… Thực hiện tinh thần Công văn số 1930/ PTTH ngày16/3/1998 của Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc triển khai dạy Luật an toàn giao thông trong các trường học phổ thông, nhiều Sở Giáo dục- Đào tạo chủ động đưa luật an toàn giao thông vào giảng dạy.

 

Nhìn chung, môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật với vị trí là môn học chính khoá trong chương trình nên được thực hiện nghiêm túc, học sinh học môn này hiện đều có kiểm tra chấm điểm, có điểm học kỳ, điểm tổng kết cuối năm. Năm học 1997- 1998, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo một số tỉnh như Hà Giang, Quảng Ninh đã thí điểm tổ chức thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân lớp 12 Ban C chương trình chuyên ban.

 

3. Vấn đề hoàn thiện chương trình.

 

Quá trình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật (cả chương trình chính khoá và chương trình ngoại khoá) trong các trường không chuyên luật như đã trình bày trên đây chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đói hỏi của xã hội nhưng bước đầu cũng đã trang bị cho học sinh, sinh viên một số kiến thức cơ bản về pháp luật, từng bước hình thành thái độ, tình cảm tôn trọng, tin yêu pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật, tạo lập hành vi pháp luật, ý thức công dân.

 

Tuy nhiên, về nội dung chương trình cũng có những vấn đề cần được xem xét, cân nhắc, bổ sung và sửa đổi để phù hợp hơn với tiến trình đổi mới công tác giáo dục cà đào tại, sát với thực tế của từng loại trường, từng độ tuổi và những đặc thù khác nhau của học sinh, sinh viên. Vị trí môn học chưa được đề cao đúng mức, có nơi còn cho là "môn phụ", chương trình bị cắt xén hay dạy một cách qua loa, hình thức dẫn đến hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường còn bị hạn chế. Một điều dễ nhận thấy là chương trình giáo dục pháp luật hiện hành ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học (không chuyên luật) của chúng ta chưa cập nhật với những yêu cầu giáo dục pháp luật của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Kiến thức pháp luật cơ bản trang vị cho học sinh, sinh viên còn rất thiếu, chưa thật sự phù hợp hoặc không sát thực tế. Nhiếu luật mới ban hành gần đây chưa được đưa bào, ngược lại một số nội dung pháp luật không thiết thực lại có trong chương trình, sách giáo khoa.

- Giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật còn bị coi nhẹ.

- Chưa có những đổi mới về phương pháp tổ chức dạy học, tổ chức giáo dục nhằm hình thành thói quen, hành vi pháp luật. Mối quan hệ gữa chuẩn mực đạo đức, xúc cảm, tình cảm, thẩm mỹ đạo đức với hành vi pháp luật chưa được coi trọng đúng mức trong cấu trúc chương trình, nội dung và cách tổ chức thực hiện.

 

Nội dung giáo dục pháp luật là một phần trong chương trình của môn học Đạo đức, Giáo dục công dân ở bậc phổ thông và môn Pháp luật ở Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trên thực tế, giữa các trường, các bậc học, thực hiện không thống nhất, còn tuỳ tiện. Hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giớ lên lớp cũng là một trong những con đường, biện pháp giáo dục pháp luật nhằm hình thành thói quen, hành vi thực hiện pháp luật cho học sinh, sinh viên. Hoạt động này chưa được thực hiện thống nhất, hiệu quả hạn chế. Lý do là chưa có chương trình riêng cho từng cấp học, bậc học thống nhất trong toàn quốc nên có nơi tổ chức được, có nơi không.

 

Thực tế đã chỉ ra rằng: Xây dựng chương trình giáo dục pháp luật đồng bộ, sát thực, phù hợp, có hệ thống và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước là đòi hỏi bức xúc. Chương trình này cần đảm bảo các nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản sau:

 

- Kết hợp chặt chẽ yêu cầu giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của học sinh trong và ngoài nhà trường.

 

- Giáo dục ý thức tự giác và hình thành thói quen tuân thủ pháp luật cho học sinh là chủ yếu. Không chỉ trang bị kiến thức pháp luật.

 

- Cung cấp cho học sinh những tri thức pháp luật thiết yếu liên quan đến đời sống hàng ngày của một công dân, phù hợp với học sinh.

 

- Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa, phát triển của quá trình hình thành nhân cách (từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo quan hệ giữa nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen…).

 

- Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật, trong đó dạy học môn Đạo đức, Giáo dục công dân chỉ là một con đường. Chính vù vậy, trong chương trình cho sau năm 2000, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) được xác định là một chương trình bắt buộc để đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh trong đó có yêu cầu giáo dục pháp luật.

 

- Phát huy tích cực vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình rèn luyện đạo đức nói chung, giáo dục pháp luật nói tiêng.

 

- Đảm bảo giảm tải kiến thức lý luận, lý thuyết pháp luật nói riêng, các môn học nói chung.

 

Nhằm mục đích đó, chúng ta đã thực hiện được một số công việc sau:

 

- Xác định mức độ, yêu cầu giáo dục pháp luật cho phù hợp với các cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).

 

- ở Tiểu học: Đã xây dựng chương trình Đạo đức Tiểu học năm 2000. Kiến thức pháp luật được tích hợp vào môn Đạo đức ở mức đơn giản nhất; đó là những hiểu biết tối thiểu về luật giao thông đường bộ, giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm trong gia đình, trong công tác Đội, tập thrrt lớp, quyền lợi, trách nhiệm của trẻ em trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

- ở Trung học cơ sở: Đã soạn thảo xong chương trình môn Giáo dục công dân. Cùng với giáo dục các giá trị đạo đức, ở Trung học cơ sở có hẳn một phần giáo dục pháp luật được thiết kế từ lớp 6 đến lớp 9. Mục tiêu chủ yếu về giáo dục pháp luật ở Trung học cơ sở là trang bị một số kiến thức, hình thành thái độ và hành vi tuân theo pháp luật trong những lĩnh vực mà học sinh ở lứa tuổi thiếu niên phải hiểu.

 

- ở Trung học phổ thông: Đang xây dựng chương trình khung môn Giáo dục công dân cho cả hai ban (Ban Tự nhiên và Ban xã hội) theo chủ trương chung của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

 

- Đã xây dựng được chuẩn kiến thức đạo đức và pháp luật cho từng bài của 2 cấp học: Tiểu học và Trung học cơ sở.

 

 

- Đã xây dựng chương trình khung và chuẩn kiến thức cho "Chương trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trung học cơ sở". Tổ chức HĐGDNGLL là một chương trình hoạt động tổng hợp bao gồm nhiều hình thức, phương pháp nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật.

 

- Chương trình tổ chức HĐGDNGLL được coi là phương tiện, chương trình, môi trường để học sinh củng cố kiến thức, tri thức, hình thành tình cảm, hành vi pháp luật.

 

- Chương trình tổ chức HĐGDNGLL ở Trung học cơ sở bước đầu đang được chuẩn bị biên soạn thành sách "Hướng dẫn HĐGDNGLL" trước mắt cho lớp 6".

 

- Tham gia chương trình bồi dưỡng giáo viên Trung học cơ sở theo chu kỳ 1997- 2000: Bổ sung một số kiến thức, bồi dưỡng đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức nói chung và dạy môn giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.

 

Trước mắt cần xây dựng lại 4 chương trình tương ứng với 4 cấp và bậc học:

 

+ Mầm non và tiểu học;

+ Cấp Trung học cơ sở;

+ Cấp Trung học phổ thông (Phân ban);

+ Bậc Đại học, Cao đẳng.

 

Trong tương lai, bậc đại học- cao đẳng- trung học chuyên nghiệp sẽ phải xây dựng hệ thống chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với nghề nghiệp. Đối với chương trình giáo dục pháp luật của trường Cao đẳng và Đại học sư phạm, sẽ có 1 chương trình riêng, trọng tâm chủ yếu là trang bị cho sinh viên sư phạm kiến thức và khả năng thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông.

 

4. Về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu và phương tiện phục vụ giảng dạy và học pháp luật trong nhà trường.

 

Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt, nhất là kinh phí đầu tư cho giáo dục còn rất hạn hẹp, nhưng nhiều năm qua Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp đã biên soạn, in ấn và phát hành được một khối lượng lớn các tài liệu, các sách giáo khoa phục vụ cho giáo dục pháp luật như:

 

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 8, in lần thứ 2 NXBGD 1994;

 

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 9, in lần thứ 3 NXBGD 1994;

 

- Tài liệu Giáo dục Công dân lớp 12(đại trà), in lần thứ 2 NXBGD 1994;

 

- Tài liệu giáo khoa thí điểm Giáo dục Công dân lớp 12 NXBGD 1995 (hệ chuyên ban);

 

- Tập bài giảng "Môn học pháp luật" dùng cho các trương Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (NXB Chính trị Quốc gia 1997);

 

- Pháp luật đại cương;

- Pháp luật chuyên ngành;

 

- Giáo trình cao đẳng sư phạm (1998);

 

Ngoài sách giáo khoa đã xuất bản trên, các tài liệu tham khảo phục vụ cho giáo dục pháp luật như: sách "Những tình huống pháp luật" bổ trợ cho việc dạy và học giáo dục công dân các lớp 8, 9 và 12 (NXBGD 1994), các tài liệu bồi dưỡng giáo viên, sổ tay "Thuật ngữ pháp lý phổ thông" (NXBGD 1996)… cũng đã được phát hành.

 

ở bậc Đại học- Cao đẳng: Giáo trình môn học. Pháp luật do từng trường tự biên soạn để làm tài liệu giảng dạy- học tập cho cán bộ, giáo viên và học sinh.

 

Nhìn chung, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân và môn Pháp luật ở cac trường chưa nhiều, chất lượng chưa cao, một số địa phương chưa đủ sách cho học sinh, thậm chí thiếu cả sách cho giáo viên hoặc vẫn còn phải sử dụng sách quá cũ trong khi đã được tái bản mới nhiều lần.

 

Về thiết bị dạy học môn Pháp luật như băng hình, bảng biểu, sơ đồ, đèn chiếu… hầu như không có. Thư viện, tủ sách pháp luật còn nghèo nàn, nhiều nơi chưa có. Giáo viên thiếu các văn bản pháp luật. Hiện nay, Bộ Giáo dục- Đào tạo đang triển khai phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, thiết kế, sản xuất như một số thiết bị, đồ dùng như: Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước, các bảng biểu, sa bàn về luật giao thông, các loại tranh, ảnh minh hoạ, các băng video về phiên toà xét xử vụ án. v. v… để phục vụ cho các bài giảng.

 

Thực tế triển khai chương trình giáo dục pháp luật thời gian qua cho thấy: sách giáo khoa, giáo trình phục vụ môn học nhìn chung mới đảm bảo được nhu cầu cề số lượng phục vụ việc dạy và học pháp luật của giáo viên, học sinh, sinh viên. Kết quả khảo sát ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy: Có đến 93,9% số học sinh (215/229 phiếu) và (102/ 107 phiếu) 95,3% giáo viên được hỏi trả lời có sách giáo khoa, giáo trình. Trong khi đó tài liệu tham khảo lại là vấn đề bất cập lớn. Phần lớn học sinh không có tài liệu tham khảo (63,7%). Chỉ có 15,7% học sinh (36/229 phiếu) trả lời có tài liệu tham khảo, 28% giáo viên được hỏi không có tài liệu tham khảo.

 

Về chất lượng sách giáo khoa, giáo trình hiện nay: Có 39,25% giáo viên được hỏi cho là phù hợp với chương trình môn học và 25,23% giáo viên, 28,8% học sinh cho là phù hợp với nhận thức, trình độ của học sinh. Phần lớn đều cho rằng nội dung sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu còn nặng về lý thuyết, khô khan, thiếu tính thực tế; 63,74% số giáo viên và học sinh được hỏi cho rằng cần đổi mới chương trình, thêm ví dụ, câu chuyện minh hoạ.

 

Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy: có đến 67,3% giáo viên được hỏi (72/107 phiếu) trả lời thiếu tài liệu hướng dẫn giảng dạy, 129/229 số phiếu học sinh: (56,3%) cho là rất cần tài liệu hướng dẫn việc học pháp luật. Việc cung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, phương tiện giảng dạy và học pháp luật cũng không đồng đều. Đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu vùng xa thiếu nghiêm trọng, có nơi phải dạy chung, học chung.

 

Việc quản lý in ấn, phát hành còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều nơi, nhiều lúc còn xảy ra tình trạng in lậu sách, chất lượng sách không đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh…

 

Những bất cập, tồn tại nêu trên là những nguyên nhân trở ngại không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học pháp luật trong các nhà trường hiện nay. Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học pháp luật trong các trường không chuyên luật cần phải có hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tương xứng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Việc xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật theo chương trình chuẩn ở các cấp học, bậc học là một đòi hỏi khách quan và rất bức xúc.

 

Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật phải có trong các trường không chuyên luật cần được kế thừa và phát triển những giá trị của sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hiện hành, tham khảo, học tập, chọn lọc đưa vào áp dụng nhừngx kinh nghiệm, những giá trị của các nước khác trong khu vực và trên thế giới, phải đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu sau:

- Mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước;

- Đảm bảo các căn cứ khoa học và thực tiễn;

- Nội dung, hình thức phù hợp, sát thực;

- Đảm bảo quy trình biên soạn, thẩm định, đánh giá, hoàn thiện xuất bản và phát hành.

 

Để làm được điều đó, các cấp quản lý, các ngành chức năng cần có:

- Các đảm bảo về mặt pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chương trình, chuẩn kiến thức môn học và quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu pháp luật ở từng khối, lớp.

- Bảo đảm về mặt tổ chức, chỉ đạo, nhân sự cho hoạt động biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học.

5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

 

Nói đến chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường trước hết phải nói đến công tác giáo viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên và công tác giáo viên có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy và học pháp luật. Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục pháp luật, việc xây dựng, hình thành đội ngũ Giáo dục công dân dạy Giáo dục công dân, pháp luật không chuyên trong các trường đã được quan tâm. Công tác giáo viên của chúng ta đã có nhiều chuyển biến song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hầu hết giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, pháp luật đều nhận thức đúng đán vai trò và tầm quan trọng của môn học, có nhiều cố gắng trong giảng dạy. Nhiều giáo viên tất tâm huyết với bộ môn. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên dạy pháp luật ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều chưa qua đào tạo về luật. Việc đào tạo giáo viên Giáo dục công dân cho đến nay mới chỉ được thực hiện ở Khoa Chính trị thuộc các trường Đại học sư phạm nhằm cung cấp giáo viên cho các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên ban để dạy triết- Giáo dục công dân, song cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Qua khảo sát cho thấy, có đến 81,48% giáo viên dạy Giáo dục công dân các trường Trung học cơ sở là kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo cơ bản kiến thức Giáo dục công dân, pháp luật. Để góp phần từng bước khắc phục tình trạng này, thời gian qua Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức các lớp: Bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng theo chu kỳ 5 năm để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên… nhưng cũng chỉ tập trung vào các cán bộ cốt cán để phổ biến lại cho giáo viên.

 

Đội ngũ giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, pháp luật nhìn chung chỉ mới đáp ứng đủ yêu cầu tương đối về số lượng giáo viên đứng lớp. Giáo viên được đào tạo tại các Khoa Chính trị trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm và 9,2% là giáo viên chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm. Phần lớn giáo viên Giáo dục công dân chưa được bồi dưỡng thường xuyên và đầy đủ về nội dung và phương pháp giảng dạy môn học; chưa có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cơ bản, chưa có chế độ chính sách để tạo nguồn giáo viên, thu hút, gắn bó họ với công việc. (Tuyên Quang 99% là Giáo dục công dân kiêm nhiệm, chỉ có 7 giáo viên chuyên; Hà Giang cả PTTH và THCS chỉ có 3 giáo viên chính quy còn lại là giáo viên văn, sử, cán bộ quản lý… Một số tỉnh hiện nay đang thiếu cơ bản giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật như Hà Giang, Cần Thơ, Tây Ninh…)

 

Về chất lượng: Nhiều giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, Pháp luật đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để nâng cao chất lượng bài giảng, không bó hẹp trong phạm vi sách giáo khoa mà luôn cập nhật những thông tin, văn bản mới, đưa ra những ví dụ, tình huống sinh động trong thực tế nên bài giảng đã phần nào khắc phục được những hạn chế của giáo viên không được đào tạo chính môn. Nhiều tỉnh, hàng năm đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi Giáo dục công dân, Pháp luật cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và đã đạt được kết quả đáng khích lệ như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Long An…

 

Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chỉ mới truyền đạt đủ kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh, chưa khai thác được ưu thế của bộ môn này. Phương pháp giảng dạy đơn điệu, không sâu, không được mở rộng, dẫn đến giờ giảng chất lượng chưa cao, học sinh không hứng thý học,, tiếp thu bài thụ động.

 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Hầu hết các tỉnh đều thực hiện đầy đủ công tác bồi dưỡng theo chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên của Bộ và các chytên đề theo quy định hàng năm. Ngoài ra, các tỉnh còn chủ động phối hợp với các cơ quan hưux quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn riêg cho giáo viên Giáo dục công dân ở địa phương.

 

Ngoài các hình thức bồi dưỡng của Bộ Giáo dục- Đào tạo, các địa phương còn cử cán bộ, giáo viên đi học các lớp Đại học luật tại chức; phối hợp với khoa Giáo dục Chính trị các trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm mở các lớp tại chức cho Giáo dục công dân đang dạy Giáo dục công dân, pháp luật; phối hợp với ngành Tư pháp mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao trình độ và cập nhật thông tin pháp luật cho cán bộ chỉ đạo môn học, giáo viên THPT, THCS (có hoặc không cấp chứng chỉ); phối hợp với một số ngành: Công an, Giao thông, Bảo hiểm, UB Dân số KHHGD, UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em mở các lớp tập huấn nội dung và phương pháp giảng kiến thức chuyên ngành cho giáo viên.

 

Chế độ đãi ngộ cho giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân, pháp luật ở các tỉnh hầu hết đều chưa có. Giáo viên dạy kiêm nhiệm hay chính quy cũng không có một quyền lợi gì hơn với giáo viên bộ môn khác.

 

Với thực tế đội ngũ giáo viên như nêu trên thì chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân, pháp luật bị hạn chế, chưa đạt mong muốn là hệ quả tất yếu. Hơn nữa, vị trí bộ môn chưa được coi trọng, có một số không ít cán bộ quản lý cho môn Giáo dục công dân, pháp luật là môn phụ, điều kiện, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập quá thiếu thốn lạo càng làm giảm hứng khởi cho cả người dạy và người học.

 

Để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học pháp luật trong các nhà trường, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật. Có như thế mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí pháp luật, phuục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Việc thực hiện đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật trong thời gian tới cần nắm vững mục đích, yêu cầu sau:

 

- Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về vị trí, tầm quan trọng của công tác giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo các cấp và các trường không chuyên luật, đặc biệt là giáo viên và cán bộ giảng dạy pháp luật.

 

- Đổi mới và đa dạng hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giảng dạy đảm bảo chất lượng và nhanh chóng cung cấp đủ giáo viên, cán bộ giảng dạy có trình độ khoa học pháp lý cần thiết và phương pháp giảng dạy giáo dục pháp luật nhằm thực hiẹn có chất lượng, hiệu quả chương trình giảng dạy pháp luật tại các trường không chuyên luật.

 

- Cùng với giảng dạy chính khoá, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ảtong và ngoài nhà trường, góp phần từng bước nâng cao mặt bằng dân trí pháp luật trong xã hội.

 

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tồ quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc chủ yếu vào công tác đào tạo và bồi dưỡng. Hai mặt này gắn bó vớ nhau chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất, trong đó công tác bồi dưỡng là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu được sau đào tạo ban đầu, nhằm giúp giáo viên không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ hiể biết, năng lực nghiệp vụ chuyên môNâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật đồng thời vấn đề cho giáo viên và cán bộ giảng dạy có tiềm lực tiếp cận những thay đổi trong sự phát triển của khoa học bộ môn đẻ vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục cho học sinh, sinh viên có kết quả. Nhiều nhà giáo thành đạt đã coi công tác bồi dưỡng là một quá trình phấn đấu suốt đời.

 

Tiếp tục đổi mới phương thức bồi dưỡng với cách làm thích hợp trên các mặt, tổ chức quản lý các khoá bồi dưỡng với mộ quy trình hợp lý sao cho phù hợp với thực tế và khả văng của từng địa phương, địa bàn, Tinh thần của phương thức bồi dưỡng là phải đa dạng hoá, lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính nhằm phát huy cao độ sự nỗ lực của bản thân người học, kết hợp chặt chẽ việc học cá nhân cới sự hướng dẫn đầy đủ của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Luật. Tổ chức các khoá bồi dưỡng cần thực hiện theo quy trình sau:

- Người học tự nghiên cứu tài liệu;

- Nêu câu hỏi thắc mắc;

- Tập hợp và xử lý các câu hỏi thắc mắc;

- Giải đáp thắc mắc và nêu vấn đề cho giáo viên nghiên cứu tiếp;

- Hướng dẫn, hệ thống hoá kiến thức cơ bản, ôn tập.

 

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Luật tham gia bồi dưỡng giáo viên là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng bồi dưỡng, đồng thời thông qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên cùng giúp cho trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Luật có thêm thực tế về chất lượng đội ngũ giáo viên (sản phẩm đào tạo của nhà trường). Thực tiễn đó là cơ sở để cho trường Đại học Sư phạm và trường Đại học Luật hoàn thiện một bước mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung, và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu giảng dạy pháp luật của các trường không chuyên luật.

 

Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, các trường Đại học sư phạm có khoa đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân cần chủ động phối hợp chặt chễ và có một cơ chế phối hợp hợp lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức và quản lý các khoá bồi dưỡng, đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian. (Sở Giáo dục – Đào tạo chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị…; trường Đại học Sư phạm chuẩn bị đội ngũ cán bộ giảng dạy có năng lực và có thực tế…).

 

Về nội dung bồi dưỡng: Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chu kỳ của Bộ cũng đã có nội dung bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân, Pháp luật với những chuyên đề sau:

 

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS;

 

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT- THCB;

 

- Pháp luật học.

Nội dung trên thuộc phần ‘cứng’ của chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, còn phần ‘mềm’ của chương trình, Bộ đã hướng dẫn các địa phương, các trường học căn cứ vào điều kiện và khả năng cụ thể cần xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên cũng như các hoạt động pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tri thức và ý thức pháp luật cho giáo viên và học sinh. Nhiều giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo đẫ có nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy, toạ đàm, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm… nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

 

Mặc dù vậy, đa số giáo viên đều chưa được đào tạo chính quy về giáo dục công dân và pháp luật, số lượng còn thiếu nên phải kiêm nhiệm nhiều, thiếu thời gian giảng dạy và đầu tư cho môn học. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chỉ mới tập trung vào cán bộ cốt cán của bộ môn hoặc ở khu vực thành phố, thị xã. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Tư pháp tiến hành ở 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền khác nhau trong cả nước (Nam Định, Hải Phòng, Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Tây Ninh, Vĩnh Long, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy, những khó khăn cho giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu thời gian; đa số giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản kiến thức cơ bản về giáo dục công dân, pháp luật đặc biệt ở Trung học Cơ sở tỉ lệ này chiếm tới 81,48%.

 

6. Tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

Hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật (ngoại khoá) cho học sinh, sinh viên là một trong những con đường đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường có hiệu quả; được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, biện pháp như tổ chức thi: Tìm hiểu pháp luật, Kính vạn hoa, 7 sắc cầu vồng (quy mô lớp, trường, liên trường, liên tỉnh); tổ chức các trò chơi có lồng ghép nội dung pháp luật; sinh hoạt câu lạc bộ có nội dung pháp luật; nghe nói chuyện về pháp luật; tham dự các phiên toà; tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạ xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương…

 

Kết quả khảo ở Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Đắc lắc, Hoà Bình, Quảng Trị, An Giang…. Do Ban Chủ nhiệm Đề tài tiến hành cho thấy, các hoạt động bổ trợ được sử dụng nhiều nhất là: Thi tìm hiểu pháp luật (63,7%), Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật (62,6%), Tổ chức đọc sách, báo pháp luật (55,0%). Cũng tại cuộc khảo sát này, tất cả phụ huynh (100%) được hỏi đều cho rằng cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên; tổ chức các cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong học sinh, sinh viên; nên xây dựng các tiết thực hành cho các em thường xuyên hơn…

Thời gian qua, chương trình ngoại khoá đã được nhiều địa phươngtrong cả nước triển khai tích cực, gây được thiện cảm, hứng thú cho học sinh, sinh viên học môn này. Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Nghệ An, Lào Cai, Nam Định, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Ninh Thuận…. Là những địa phương tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá. Riêng Hải Dương, chương trình ngoại khoá đã được đưa vào kế hoạch học tập, có hướng dẫn, có phân phối chương trình, có kiểm tra và đánh giá kết quả.

Tuy vậy không phải tất cả các địa phương trong cả nước đều đã quan tâm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên. Thậm chí, ngay cả những địa phương tổ chức tốt cũng không phải tất cả các hình thức hoạt động ngoại khoá đều được sử dụng có hiệu quả. Thực tế phụ thuộc vào nhận thức, sự quan tâm của lãnh đạo các ngành, các cấp của các trường. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, phương tiện và kinh phí phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá đang là vấn đề rất khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Có nơi chỉ riêng việc tổ chức dạy chương trình chính khoá cũng đã là vấn đề nan giải chứ chưa nói gì đến việc tổ chức hoạt động ngoại khoá! Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.

 

Thực tế cho thấy, để tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật có hiệu quả, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều phương thức, biện pháp, trước hết là:

 

- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp, tìm tòi, tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khoá phù hợp, hấp dẫn, thiết thực với học sinh, sinh viên;

 

- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội;

 

- Mở rộng và khai thác có hiệu quả các hình thức hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá, trước hết khai thác, sử dụng những hình thức phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội từng địa phương, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh, sinh viên;

 

- Tăng cường hiệu quả của các hoạt động phối hợp, đưa hoạt động phối hợp vào nền nếp, thường xuyên;

 

- Quan tâm đầu tư đúng mức về kinh phí, phương tiện phục vụ các hoạt động ngoại khoá…

 

7. Phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật.

 

ở Trung ương, sự phối hợp chủ yếu chỉ mới được thực hiện giữa 2 ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp. Phối hợp với các ngành khác còn chưa được thiết lập hoặc tuy đã được hình thành nhưng không đều, chất lượng còn hạn chế. Về phần mình, theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phân công cán bộ ở các Vụ chức năng làm đầu mối, phối hợp thực hiện khảo sát nhu cầu học pháp luật của học sinh, tham gia nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chương trình, biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo việc dạy và học pháp luật, bồi dưỡng giáo viên từ Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Đến năm học 1992- 1993, bộ tài liệu môn Giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 12 đã hoàn thành và được sử dụng thống nhất trong cả nước. Tháng 10/1993 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Trần Hồng Quân đã có cuộc làm việc về kế hoạch phối hợp tổ chức giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật, từ năm 1994 đến năm 2000. Kế hoạch đã đề ra các mặt công tác lớn ở từng cấp học, bậc học như: xây dựng chương trình, biên soạn sách, tài liệu, bồi dưỡng giáo viên. Thực hiện kế hoạch đó, từ năm 1994 đến nay hai Bộ thường xuyên phối hợp nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức các hội thảo đánh giá việc thực hiện chương trình và công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (Hội thảo giáo dục pháp luật trong nhà trường tháng 10/1993, Hội thảo giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật 4/1994, Toạ đàm về xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở, Toạ đàm giáo dục pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề). Trong bốn năm học từ 1994 đến 1998, hai Bộ đã phối hợp tiến hành chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong các trường học ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc nhằm đánh giá nội dung chương trình, nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục- đào tạo trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp bước đầu đã được củng cố. Nhất là từ năm 1998, sau khi Chỉ thị 02/1998/CT- TTg và quyết định 03/1998/QĐ- TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, việc chỉ đạo địa phương tập trung thành một đầu mối, quan hệ phối hợp đã được đẩy mạnh thêm một bước và có sự phân định rõ trách nhiệm quản lý của từng ngành. Theo Chỉ thị 02 và quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục- Đào tạo có trách nhiệm chính trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, "chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp trong các hoạt động nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân". Ban 5 của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ là đầu mối phối hợp gữa các ngành, các cấp trong các hoạt động đưa giáo dục pháp luật vào trường học, thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra công tác Giáo dục pháp luật ở địa phương. Ngày 20/5/1998 Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 30/CT- BGD & ĐT về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Trung học chuyên ban; ban hành chương trình công tác số 6280/CTCT ngày 27/7/1998 về chương trình kế hoạch phối hợp công tác PBGDPL trong nhà trường, trong đó nêu rõ nhiệm vụ cụ thể từ năm 1998-2002.

 

Các Vụ chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, chủ động triển khai các hoạt động: nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ… đưa giáo dục pháp luật bào giảng dạy cho học sinh, sinh viên và đã đạt được những kết quả nhất định.

 

Tuy nhiên, sau khi môn học đã định hình và đi vào ổn định, công tác quản lý chỉ đạo địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa có sự thống nhất giữa hai ngành. Trong quan hệ phối hợp, Bộ Giáo dục- Đào tạo chưa phát huy vai trò chủ động của cơ quan chủ quản có chức năng quản lý giáo dục; Các Bộ chức năng thường mới chỉ đạo theo ngành dọc; chưa ra văn bản kiên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc phối hợp tổ chức thực hiện ở địa phương. Giữa hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo chưa xây dựng được cơ chế phối hợp quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. Việc triển khai thực hiện ở địa phương đôi khi gặp khó khăn do chưa có sự thống nhất, chỉ đạo chung.

 

ở các tỉnh, thành phố: Hai ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp đều có mối quan hệ thường xuyên trong việc xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường cới nội dung, bước đi và biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình từng địa phương, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợcủa UBND và các ngành hữi quan trong việc bồi dưỡng hè hàng năm cho giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh (Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo Hải Dương đã có kế hoạch liên ngành số 34/KH- PL việc tăng cường PBGDPL cho các trường PTTH và THCN, tổ chức kiểm tra, trực tiếp dự giờ, gặp gỡ và trao đổi với giáo viên; đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giáo viên dạy pháp luật, chủ trì phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên; nghiên cứu đề tài đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông ở Hải Dương; thành lập ban chỉ đạo điểm đưa giáo dục pháp luật vào trong trường học). Ngoài ra, ngành Giáo dục- Đào tạo còn phối hợp với lực lượng công an bồi dưỡng ngoại khoá cho giáo viên để nâng cao chất lượng giờ dạy pháp luật về an toàn giao thông. ở Thành phố Hồ Chí Minh, UBND có Chỉ thị 25/CHươNG TRìNH- UBND về việc đưa giáo dục pháp luật vào chương trình ngoại khoá cho học sinh THCS, THPT. Phần lớn các Sở Giáo dục- Đào tạo có cán bộ chuyên môn theo dõi, chỉ đạo môn học, tổ chức triển khai thực hiện chương trình, quản lý việc dạy và học pháp luật trong nhà trường ở địa phương. ở mỗi trường, Ban Giám hiệu phân công một Hiệu phó phụ trách công tác giáo dục đạo đức, pháp luật; thành lập tổ bộ môn, tổ chức sinh hoạt đều đặn. Việc quản lý dạy và học pháp luật được tiến hành chặt chẽ. Sở và các Phòng Giáo dục- Đào tạo quận, huyện, thị xã đã tổ chức kiểm tra việc soạn bài, giảng bài của giáo viên giỏi môn Giáo dục công dân ở các cấp học.

 

Tuy nhiên, một số cán bộ quản lý còn coi Giáo dục công dân là môn phụ nên việc chủ đạo còn lơi lỏng, hiệu quả giảng dạy còn hạn chế. Một số Sở và Phòng Giáo dục- Đào tạo không bố trí cán bộ theo dõi, chỉ đạo môn học và chưa quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy bộ môn này.

 

Bên cạnh đó, ở một số tỉnh quan hệ phối hợp gữa các ngành còn chưa thường xuyên và có nhiều lúng túng. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo chưa chủ động phối hợp với nhau và với các ngành khác.

 

Nhìn chung, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với việc thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều cấp độ và hiệu quả khác nhau. ở các địa phương, sự phối hợp này được tiến hành tương đối đều hơn, có chất lượng và hiệu quả. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục đào tạo đóng vai trò chủ đạo, là đầu mối phối hợp chính. Quan hệ phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật chủ yếu tập trung vào các công việc sau:

- Phối hợp nghiên cứu, khảo sát, nắm thực trạng và nhu cầu dạy và học pháp luật, xác định mục tiêu, yêu cầu phổi cập giáo dục pháp luật cho từng cấp học, bậc học;

- Phối hợp xây dựng chương trình;

- Phối hợp chỉ đạo, quản lý thực hiện công tác giáo dục pháp luật;

- Phối hợp xây dựng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên;

- Phối hợp bảo đảm sách, tài liệu tham khảo, các phương tiện phục vụ dạy và học pháp luật;

- Phối hợp định hướng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

 

Trong thời gian tới, cần thường xuyên duy trì và phát triển, nâng các mối quan hệ phối hợp này lên một mức độ cao hơn, có chất lượng, đồng bộ và hiệu quả hơn mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học pháp luật trong các nhà trường.

 

iii. giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật.

 

Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội mà trước hết là Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo cần phải thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật. Việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, rất cần thiết và phải tiếp tục được đẩy mạnh;

 

2. Chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi chương trình Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật theo hướng tăng tính thực tế, giảm tính lý thuyết, hàn lâm. Cụ thể hơn việc bồi dưỡng, sửa đổi, bổ sung và chỉnh lý sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu Giáo dục công dân, pháp luật từng bậc học:

 

- Tiểu học: Lồng ghép vào môn Đạo đức một số nội dung pháp luật cơ bản, thiết yếu nhất, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi;

 

- Trung học Cơ sở: Biên soạn mới sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn Giáo dục công dân;

 

- Phổ thông Trung học và Trung học Chuyên nghiệp- Dạy nghề: Sửa đổi, bổ sung chương trình môn Giáo dục công dân (PTTH), môn Pháp luật (THCN và dạy nghề) hiện hành;

 

- Đại học: Biên soạn giáo trình chuẩn, thống nhất cho tất cả các trường Đại học, Cao đẳng khồn chuyên luật trong cả nước;

 

- Đa dạng hoá chương trình và phương pháp hoạt động ngoại khoá, biến hoạt động này thành hoạt động tự chủ, sáng tạo của học sinh. Gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, kết hợp sử dụng phương tiện, giáo cỵ trực quan, đồ dùng giảng dạy, bảng biểu, sơ đồ, mô hình thống nhất để giờ giảng sinh động, có hiệu quả;

 

3. Xúc tiến việc thành lập Hội đồng liên ngành Tư pháp, Giáo dục- Đào tạo biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Tư pháp là các thành viên chính thức. Ngoài ra, có thể mời các ngành khác (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Trung ương Hội liên phụ nữ Việt Nam…) tham gia Hội đồng;

 

4. Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thí điểm tiến tới thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân, Pháp luật;

 

5. Về công tác giáo viên: Trước mắt, vẫn tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, pháp luật hiện có; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo theo Chỉ thị số 30/1998/CT/BGD- ĐT ngày 20/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông Trung học và Trung học chuyên ban. Chú trọng sử dụng đội ngũ luật gia nhằm khai thác nguồn chất xám của đội ngũ này phục vụ việc daỵ và học pháp luật.

 

Về lâu dài, Bộ Giáo dục- Đào tạo chỉ đạo xúc tiến thành lập khoa Giáo dục công dân (GDCD) trong các trường sư phạm nhằm đào tạo đủ giáo viên Giáo dục công dân cho các trường phổ thông. Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo ncm mở các lớp tại chức đào tạo cấp bằng Đại học Luật và bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân, pháp luật hiện có.

 

Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để có chính sách cụ thể nhằm bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho đội ngũ sinh viên đã tôt nghiệp Đại học Luật hoặc cử một số sinh viên năm cuối của các trường sư phạm đi học thêm kiến thức pháp luật, khuyến khích, động viên, sử dụng đội ngũ này giảng dạy Giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường. Phối hợp chỉ đạo các địa phương, các trường đưa việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn Giáo dục công dân, Pháp luật thành nề nếp, có chất lượng. Có chính sách khuyến khích, động viên giáo viên, giúp đỡ họ để họ yên tâm công tác.

 

6. Về quan hệ phối hợp:

- Xác định rõ mối quan hệ và trách nhiệm phối hợp của từng ngànhm từng cấp; ban hành các văn bản liên ngành, trước mắt là Thông tư liên bộ giữa Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo, làm cơ sở pháp lý cho quan hệ phối hợp, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm;

- Phối hợp với các cơ quan: Công an, Giao thông, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em… đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;

- Phát huy vai trò đầu mỗi, chủ động của Ban V thuộc Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phỉ trong các hoạt động phối hợp đưa Giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

7. Ngày 14/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 6/1998/QĐ- TTg thành lập Hội đồng Quốc gia giáo dục để giúp Thủ tướng "chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạo hoá". Theo quyết định đó, Bộ Tư pháp chưa có đại diện tham gia Hội đồng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay thì sự tham gia của Bộ Tư pháp chưa có đại diện tham gia của Bộ Tư pháp trong Hội đồng Quốc gia giáo dục là cần thiết. Việc xác định mục tiêum xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, chương trình và chỉ đạo tổ chức thực hiện giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức công dân, giáo dục pháp luật là rất quan trọng và có thể được giải quyết tốt thông qua Hội đồng Quốc gia giáo dục. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tư pháp được cử đại diện tham gia Hội đồng Quốc gia giáo dục;

 

8. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ cà các bộ ngành hữu quan nghiên cứu, dành một số chỉ tiêu biên chế thích hợp để tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học Luật chưa bố trí công tác để làm giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật.

 

9. Bộ tài chính hướng dẫn việc dành kinh phí trong ngân sách giáo dục để xây dựng Tủ sách pháp luật trong các trường học nhằm bồi dưỡng có đut sách, giáo trình, tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học môn Giáo dục công dân, Pháp luật trong các nhà trường;

 

10. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét và tiếp tục giao cho Bộ Tư pháp, trực tiếp là Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý và Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, nghiên cứu một đề tài mới có nội dung kiên quan đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trươngf học. Có thể là vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật (vấn đề mà đề tài này đã khẳng định là có vụ trú hết sức quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường).

Iv. kết luận.

 

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện kịp thời của lãnh đạo Bộ Tư pháp, của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý và các cơ quan hữu quan cùng với sự tích cực, cố gắng cới ý thức và tinh thần trách nhiệm cao của Ban Chủ nhiệm, của các cộng tác viên đối với sự nghiệp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, nên Đề tài đã được triển khai thực hiện một cách tích cực, bồi dưỡng tính khách quan, khoa học, đã đạt được những kết quả nhất định.

 

Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường, nhất là trong các trường không chuyên luật là lĩnh vực công tác đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, sức lực và trí tuệ của các ngành, các cấp và của toàn xã hội mới có thể giải quyết được đồng bộ, có chất lượng, hiệu quả. Đây là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, có tầm quan trọng to lớn. Do vậy, với điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng Ban Chủ nhiệm cùng các cộng tác viên chỉ hy vọng những kết quả nghiên cứu của Đề tài, tuy chưa phản ánh đầy đủ, chưa bao quát được tất cả các mặt nhưng sẽ đóng góp một phần tích cực, giúp chúng ta có thêm những hiểu biết cụ thể, những vước đi chắc chắn, tự tin, có hiệu quả hơn trên con đường đưa pháp luật mà các nhà trường giáo dục cho các thế hệ học sinh, sinh viên; từng bước nâng chất lượng, hiệu quả của công tác này lên ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục

 

 

Chuyên đề 1:

Cơ sở pháp lý, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật,

giáo dục công dân trong việc đào tạo tri thức và hình thành nhân

cách công dân, học sinh, sinh viên- Tác giả : Thạc sỹ Lê Quốc Hùng,

Cử nhân Luật Nguyễn Đắc Bình. 1

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục pháp luật. 1

II. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật với việc hình

thành nhân cách công dân, học sinh, sinh viên. 5

III. Giáo dục pháp luật với việc đào tạo tri thức và hình

thành nhân cách học sinh, sinh viên. 13

 

Chuyên đề 2:

 

Thực trạng giáo dục pháp luật trong các trường học hiện

nay và một số giải pháp chung để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp

luật cho học sinh, sinh viên- Tác giả: T.S Đinh Xuân Thảo, Cử nhân

Luật Uông Ngọc Thuẩn. 21

I. Tình hình dạy và học pháp luật trong các trường

không chuyên luật ở nước ta. 21

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

trong các trường không chuyên luật. 28

 

Chuyên đề 3:

 

Xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu

môn học pháp luật trong các trường không chuyên luật – Tác giả:

T.S Dương Thanh Mai, Cử nhân Luật Phạm Kim Dung. 36

I. Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của việc xây

dựng hệ thống giáo trình, giáo khoa, tài liệu môn học pháp luật. 36

II. Thực trạng xây dựng hệ thống sách giáo khao, giáo

trình, tài liệu môn học pháp luật trong các trường không chuyên luật. 40

III. Một số kiến nghị về việc đổi mới và nâng cao chất

lượng xây dựng hệ thống sách giáo khao, giáo trình, tài liệu môn học

pháp luật trong các trường không chuyên luật. 55

 

Chuyên đề 4:

 

Đẩy mạnh công tác đào tạo- bồi dưỡng giáo viên

giảng dạy pháp luật trong các nhà trường phổ thông, Đại học,

cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề- Tác giả:

Vũ Xuân Chúc- chuyên viên chính Vụ giáo viên Bộ Giáo dục-

Đào tạo. 57

 

I. Một số vấn đề chung về giảng dạy, giáo dục đạo

đức và pháp luật cho học sinh, sinh viên. 57

II. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

đáp ứng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục pháp luật của

các trường không chuyên luật. 60

III. Đổi mới phương pháp dạy học pháp luật ở các

trường không chuyên luật. 66

 

Chuyên đề 5:

 

Tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho

học sinh, sinh viên – Tác giả: Cử nhân Luật Nguyễn Duy Lãm,

Nguyễn Đắc Bình, Phạm Thị Hoà. 68

I. Một số nét cơ bản ề thực trạng hoạt động bổ trợ

giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường học. 68

II. Nội dung, hình thưc tổ chức các hoạt động bổ

trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. 72

III. Những biện pháp chủ yếuđể tổ chức giáo dục

pháp luật cho học sinh, sinh viên qua các hoạt động bổ trợ. 76

IV. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất

lượng, hiệu qủa giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên qua

hoạt động bổ trợ. 77

 

Chuyên đề 6:

 

Nâng cao trách nhiệm phối hợp của cơ quan chức

năng trong việc tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào các trường

không chuyên luật- Tác giả: Cử nhân Luật Trương Thị Phương. 79

I. Một số cơ sở pháp lý của hoạt động phối hợp giáo

dục pháp luật trong nhà trường, ý nghĩa thực tiễn và đối tượng

nghiên cứu của Chuyên đề số 06. 79

II. Vài nét khái quát về sự phát triển đặc thù của hoạt

động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. 82

IV. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động phối

hợp quản lý chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. 92

V. Kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

trách nhiệm và hiệu quả phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào

nhà trường. 110

 

kỷ yếu hội thảo

 

Báo cáo dẫn đề Hội thảo "Nâng cao hiệu quả giáo dục

pháp luật trong các trường không chuyên Luật". 118

 

Thực trạng của việc thực hiện chương trình giáo dục

pháp luật trong các trường không chuyên luật ở tỉnh Nam Định

và một số kiến nghị giải pháp (Tham luận của Sở Tư pháp Nam

Định do đồng chí Đoàn Đình Khoa- Phó giám đốc Sở trình bày). 125

 

Quảng Bình sau 10 năm phối hợp đưa giáo dục

pháp luật vào nhà trường (Tham luận của Sở Tư pháp Quảng Bình

do đồng chí Trương Quang Thêm- Phó giám đốc Sở Tư pháp trình

bày tại Hội thảo). 132

 

Thi tìm hiểu pháp luật trong trường học phổ thông-

một biện pháp quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp

luật cho thanh thiếu niên, học sinh (Tham luận của Sở Tư pháp

Thừa Thiên- Huế do đồng chí Phan Bạch Hà- Phó giám đốc Sở

trình bày Tại Hội thảo). 136

 

Tình hình phối hợp giáo dục pháp luật ở Hà Tĩnh

từ khi có quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 của

Thủ tướng Chính phủ (Báo cáo của Sở Tư pháp Hà Tĩnh trước

Hội thảo về công tác phối hợp phổ biền giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh,

tháng 6/1999). 141

 

Giáo dục pháp luật trong nhà trường ở Hà Tĩnh (Tham

luận của Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh). 146

 

Một số định hướng khoa học cho việc giáo dục pháp

luật trong các trường không chuyên luật (Hoàng Đức Thắng- Viện

Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp). 149

 

Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng trong

việc tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Nghệ An-

Thực trạng và kiến nghị (Tham luận tại Hội thảo khoa học về đề tài

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không

chuyên Luật"). 159

Một số vấn đề về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật trong các trường

không chuyên luật thành phố Hà Nội (Trần Thị Quốc Khánh- Phó

Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội). 168

 

Một số ý kiến về giáo dục pháp luật và giảng dạy

pháp luật ở trường sư phạm (Tham luận của trường Cao đẳng Sư

phạm Hà Nội). 173

 

Phương pháp giảng dạy pháp luật và giáo dục pháp

luật trong trường phổ thông (Tham luận của trường Phổ thông

trung học Lê Quý Đôn- Hà Nội). 179

 

Bàn về giáo dục pháp luật trong nhà trường (Tham

luận của trường Đại học Giao thông Vận tải). 183

 

Báo cáo tổng kết 2 năm mở rộng chỉ đạo điểm giáo

dục pháp luật trong nhà trường (1997- 1998). 187

 

Báo cáo kết quả Hội nghị tổng kết 10 năm giáo dục

pháp luật trong trường học. 202

 

Kết quả khảo sát phục vụ đề tài "Nâng cao hiệu quả

giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật". 210

 

 

-----------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 1

 

Cơ sở pháp lý, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật, giáo dục công dân trong việc

đào tạo tri thức và hình thành nhân cách công dân- học sinh, sinh viên

 

 

 

- Thạc sỹ: Lê Quốc Hùng

Chủ nhiệm Khoa Luật Kinh tế

Đại học Dân lập Đông Đô

- Cử nhân Luật Nguyến Đắc Bình

Chuyên viên chính Vụ PBGDPL,

Bộ Tư pháp

 

 

 

 

 

I. cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục pháp luật.

 

Trong những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong các văn kiện của Đảng các khoá VI, VII, VIII và nhất là trong các Nghị quyết của Quốc hội đều xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một công việc trọng tâm và thường xuyên của các cơ quan Nhà nước và các cấp, các ngành. Cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg và quyết định số 03/1998/QĐ- TTg ngày 7/1/1998 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002, trong đó xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu cụ thể của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là:

 

- Phổ cập kiến thức cơ bản về pháp luật cho các đối tượng áp dụng pháp luật; phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến đời sống của các tầng lớp nhân dân; thực hiện chương trình giáo dục pháp luật có nề nếp trong các nhà trường.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả sự vi phạm pháp luật; nâng cao dân trí pháp lý, văn hoá pháp luật…

 

- Thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng, trước hết là cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, nhân dân ở thành thị, nông thôn, miền núi…

 

1. Một số Nghị quyết của Đảng về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

 

"Các cấp Uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thiích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật.

 

Các cơ quan Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, vận động quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước.

 

Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục đoàn viên, hội viên của mình về chủ nghĩa xã hội, về pháp chế xã hội chủ nghĩa… tuyên truyền, thuyết phục quần chúng tự giác thi hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước".

(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V,

Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội- 1982)

 

"Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vụ cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiếu biện pháp và hình thức để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân".

(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội- 1987)

"Điều quan trọng để phát huy dân chủ là sửa đổi và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân dân".

(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội- 1991)

"Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng"

(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội- 1994)

 

"Triển khao mạnh me công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội"

(Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội- 1996)

 

"Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song còn điều quan trọng nữa là phải giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật".

(Trích bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười- nguyên

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại phiên khai

mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá X)

 

2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

 

"Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa, hạnh phúc, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần Quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác cới các đề tài trên thế giới".

(Điều 31- Hiến pháp 1992)

 

"Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn say đây:

1…

2… Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân"

(Điều 8 của Luật Tổ chức Chính phủ)

 

 

 

1/…

2/…

3/ Quyết định các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và các quyết định của Chính phủ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật"

(Điều 18- Luật Tổ chức Chính phủ)

 

"Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ Quốc, chấp hành nghiêm chỉnhpl, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh, chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác".

(Điều 5- Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân)

 

"5. Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu, hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật với tỷ lệ đơn vị học trình hợp lý, biên soạn sách giáo khao, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong trường học. Phải xác định rõ pháp luật là môn học chính khoá trong mọi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra, tiến tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh, sinh viên".

(Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg ngày 07/01/1998

về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật trong giai đoạn hiện nay).

 

II. vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật với việc hình thanh nhân cách công dân- học sinh, sinh viên.

 

Pháp luật và đời sống của xã hội.

 

Lịch sử phát triển xã hội của loài người chính là sự phát triển và xử lý các mối quan hệ xã hội của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội. Mức độ phát triển của xã hội thể hiện qua năng lực và phương thức điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng nhiều loại quy phạm xã hội lhác nhau: quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm thẩm mỹ, quy phạm tôn giáo, quy phạm tổ chức xã hội và đặc biệt là quy phạm pháp luật- loại quy phạm có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy quá trình phát triển xã hội, thể hiện trên những bình diện sau:

 

a/ Xác định những chuẩn mực để chủ thể nhân cách hướng tới.

 

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử xự mang tình bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, thể hiện ý chí Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy, pháp luật là sự biểu hiện cụ thể của quyền lực Nhà nước, phản ánh ý chí của giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội.

Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của chúng ta là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức". (Điều 2, Hiến pháp 1992). Do vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa của chúng ta phản ánh ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động. Sự điều chỉnh của pháp luật nước ta gắn liền với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. hệ thống văn bản pháp luật thực định của Nhà nước chính là cơ sở pháp lý đẻ mọi thành viên xã hội bảo đảm tính hợp pháp trong hành động của mình dựa trên những chuẩn mực đã định sẵn. Những chuẩn mực đó chính là những tiêu chí cụ thể, là cơ sở của sự định hướng hành động chủ thể nhân cách tự điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình hoà nhập vào đời sống cộng đồng, giúp cho chủ thể nhân cách tránh được sự vi phạm pháp luật.

Chúng ta biết rằng ý thức pháp luật của chủ thể nhân cách chính là cơ sở để hình thành nhân cách phù hợp với xu thế phát triển chung của cộng đồng. Vì vậy, hệ thống văn bản pháp luật thực định càng hoàn thiện thì chủ thể nhân cách càng tránh được "sự lệch chuẩn" trong hành động của mình và mới có thể xây dựng, phát triển nến văn hoá pháp lý mà nến tảng của nó là sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của mỗi thành viên trong xã hội, giúp cho chủ thể nhân cách tránh sự buông thả trong hành động, hướng hành động của chủ thể đến với cái thiện, cái tốt, tránh xa cái xấu, cái ác. Như vậy, tính chuẩn mực của pháp luật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong sinh hoạt giúp cho họ ý thức được hành vi và hướng hành vi của mình theo những chuẩn mực pháp luật.

 

b/ Điều chỉnh hành vi của chủ thể nhân cách.

 

Hành vi của con người là cách xử sự thể hiện ra bên ngoài của chủ thể trước những hoàn cảnh, những tình huống cụ thể. Hành vi của con người phản ánh tư duy của chủ thể nhân cách. Tư duy chính xác là cơ sở, là điều kiện để chủ thể có hành vi đúng.

Năng lực tư duy đó chính là sự tổng hợp của quá trình rác động đa chiều của các yếu tố Đạo đức, tập quán, thói quen, pháp luật… trong đó yếu tố pháp luật luôn là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định trong qúa trình điều chỉnh hành vi của chủ thể nhân cách. Sự hiểu biết pháp luật của chủ thể càng sâu sắc, càng đầy đủ và chính xác thì tính hợp pháp trong hành động của chủ thể càng được bảo đảm.

 

c/ Hình thánh thói quen, suy nghĩ và hành động hợp pháp.

 

Quá trình sống là quá trình tư duy và hành động, song do điều kiện hoàn cảnh sống, do khả năng phát triển thể chất và tinh thần khác nhau nên mỗi chủ thể nhân cách có sự khác nhau trong cách sống, cả trong tư duy và trong hành động. Chính trong môi trường sống đó đã hình thành ở chủ thể những thói quen và đến lượt mình những thói quen tác động trở lại tạo nên phong cách sống riêng của chủ thể. Quá trình hình thành và ổn định của thói quen gắn liền với sự phát triển tư duy, sự kết hợp chặt chẽ của điều kiện bên ngoài với những yếu tố nội tâm của chủ thể, trong đó sự nhận thức của chủ thể về mối quan hệ nhân quả của hành vi đóng vai trò rất quan trọng, vì nó trực tiếp chi phối sự suy nghĩ và hành động của chủ thể. Pháp luật trực tiếp điều chỉnh hành vi của chủ thể và trực tiếp tạo ra những tiêu đề cần thiết giúp hình thành ở chủ thể thói quen suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đã định sẵn. Sự tuân thủ pháp luật thực sự đã trở thành một thói quen trong suy nghĩ và hành động của chủ thể nhân cách.

 

2. Pháp luật với việc hình thành nhân cách của công dân- học sinh, sinh viên.

 

Nhân cách được hiểu một cách đơn giản và tổng quát là phẩm chất của con người, được hình thành trên những yếu tố chủ quan và khách quan, đó là khả năng tiếp nhận các tri thức văn hoá, khoa học và xã hội của mỗi con người trong những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần, trong môi trường xã hội và gia đình.

Trong quá trình hình thành nhân cách, chúng ta không thể không đề cập đến xu hướng cá nhân, vì xu hướng cá nhân chính là sự thể hiện cụ thể về nhân cách của mỗi con người. Xu hướng cá nhân luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh sống, của môi trường xã hội, biểu hiện rõ nét qua các yếu tố như lý tưởng, quan điểm, lập trường, tình cảm, sự say mê, niềm mơ ước, khát vọng… từ đó tạo nên quá trình sống có ý chí, có mục đích của chủ thể nhân cách. Pháp luật là cơ sở nền tảng để hình thành nhân cách của mỗi người, nó tác động vào xu hướng cá nhân, trực tiếp điều chỉnh quá trình hình thành và phát triển nhân cách của chủ thể một cách thường xuyên, đa dạng về mặt hình thức và tạo ra nhiều khuynh hướng khác nhau trong việc tiếp nhận sự tác động của pháp luật từ phía các chủ thể tuỳ thuộc vào năng lực tư duy của họ.

Vai trò đặc biệt của pháp luật trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của công dân, học sinh, sinh viên thể hiện trên hai bình diện sau:

 

a/ Hình thành hướng thiện trong hành vi của công dân, học sinh, sinh viên.

 

Cỏ thể nói rằng, hành vi là sự phản ánh quá trình sống và hoạt động của công dân, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: Lao động, học tập, hoạt động xã hội giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Hành vi của công dân vừa phản ánh khả năng và mức độ phát triển của thể chất, vừa phản ánh năng lực tư duy của công dân.

Hành vi của công dân nằm trong hệ thống các mối tương tác đa chiều của đời sống cộng đồng xã hội, là kết quả của sự tác động lâu dài và từ nhiếu phía của ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Lẽ dĩ nhiên hành vi của công dân không phải là kết quả của sự tác động chung chung mà là kết quả của sự tác động của các yếu tố cụ thể, trong đó pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, tác động một cách trực tiếp đến hành vi của công dân.

Pháp luật luôn có vai trò là công cụ của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật nhằm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, hướng con người vươn tới cái thiện, đến với cái thiện, cái đẹp.

Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để cơ sở thực hiện các hành vi hợp pháp trong đời sống hàng ngày và hình thành ý thức pháp luật đúng. Có ý thức pháp luật đúng thì hành vi của con người trong việc thực hiện pháp luật càng đúng đắn. Con người có lòng tin thì luôn trở nên hướng thiện.

 

b/ Hình thành tính kìm chế trong hành vi của công dân1

 

 

Hành vi của công dânđược xác lập trên năng lực tư duy và năng lực tư duy càng lớn càng bảo đảm tính đúng đắn trong hành vi của họ. Tuy vậy, trong giao tiếp hàng ngày, trong quá trình sống và hoạt động, công dân khó tránh khỏi những lần nảy sinh bột phát trong hành vi của mình. Chính sự bột phát này đã dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Qua việc thống kê tội phạm cho thấy công dân có trình độ văn hoá thấp, ít

hiểu biết pháp luật thường có những hành vi bột phát mất bình tĩnh. Như vậy, sự

hiểu biết về pháp luật của công dân là cơ sở để hình thành phong cách sống điềm tĩnh, chủ động trong những tình huống xung đột của công dân sẽ trực tiếp

 

 

1. Gọi chung là công dân.

giúp cho họ nhận thức được trách nhiệm đối với hành vi của mình, hạn chế được sự bột phát thiếu suy nghĩ của mình trong ứng xử hàng ngày. Một số công dân lương thiện nhưng do thiếu hiểu biết về mặt xã hội, thiếu nhận thức về pháp luật đã thực hiện những hành vi phạm tội, thậm chi phạm tội nguy hiểm, tàn bạo, thiếu nhân tính. Về lẽ đó, chú trọng tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công dân chính là tăng cường khả năng tự bảo vệ của công dân trước những tác đôngj bất thường của cuộc sống và sự hiểu biết pháp luật của công dân là nhân tố đặc biệt quan trọng giúp cho công dân ý thức được trách nhiệm đối với hành vi của mình. Chính ý thức trách nhiệm này là cơ sở, là tiền đề để hình thành phong cách sống tự tin, chủ động, tạo cho công dân khả năng kìm chế cao, biết lựa chọn phương thức ứng xử thích hợp và tránh bị rơi vào hoàn cảnh phạm tội đáng tiếc.

 

3. Giáo dục pháp luật.

 

a/ Khái niệm giáo dục pháp luật.

 

Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, chưa phải là đã có sự thống nhất chung về giáo dục pháp luật. Có người cho rằng giáo dục pháp luật là bộ phận của giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, vì vậy chỉ cần tiến hành giáo dục đạo đức tốt thì có thể xây dựng được ý thức pháp luật, hình thành được nhân cách công dân. Có người lại đồng nhất giáo dục pháp luật với khái niệm tuyên truyền phổ biến pháp luật nghĩa là chỉ cần sử dụng đến các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền là đủ.

Cần phải xây dựng một quan điểm đúng đắn, khoa học về giáo dục pháp luật. Nơi đâu xem thường giáo dục pháp luật thì ở đó không có tri thức pháp luật, không xây dựng được văn hoá pháp lý Việt Nam.

Trước hết giáo dục pháp luật có những nét đặc thù so với các hoạt động giáo dục khác ở các điểm sau:

- Giáo dục pháp luật có mục đích riêng của nó. Đó là hoạt động nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, đúng luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, có ý thức pháp luật cao, góp phần tăng cường hiệu quả của pháp luật trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Giáo dục pháp luật có nội dung đặc thù. Đó là sự tác động có định hướng nhằm chuyển tải tri thức về Nhà nước và pháp luật, về hoạt động quản lý của bộ máy Nhà nước và đặc biệt là những nội dung cơ bản của hệ thống các văn bản pháp luật thực định của Nhà nước ta. Vì vậy, công tác giáo dục pháp luật phải luôn được nhìn nhận là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong chiến lược con người hiện nay của chúng ta, đúng như Nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức". 1

- Xét trên các yếu tố chủ thể, khách thể, đối tượng, hình thức và phương pháp thì giáo dục pháp luật có những đặc trưng riêng của nó. Đó là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục, lâu dài chứ không phải là tác động một lần của chủ thể lên đối tượng giáo dục. Mặt khác, giáo dục pháp luật được tiến hành trên mọi loại đối tượng và nhóm công dân, là hoạt động thường xuyên trong mọi gia đình, tập thể người lao động, trong mọi cấp trường học, trong mọi tổ chức chính trị xã hội, mọi cơ quan Nhà nước, trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhân tố con người với hành vi và hành động hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động qua lại giữa người giáo dục với người được giáo dục. Người được giáo dục là chịu tác động có tổ chức định hướng của các thông tin pháp luật. Người giáo dục phải hiểu biết được trình độ đặc điểm, nhân thân của người được giáo dục. Đồng thời, người giáo dục, phải nắm vững tri thức pháp luật, có tầm hiểu biết rộng hệ thống pháp luật thực định, đặc biệt là phải biết cách chuyển tải nó, phải là tầm gương, là hình mẫu trong việc tuân theo pháp luật. Trong hoạt động giáo dục pháp luật, nguyên tắc "Anh hãy làm giống như tôi" có ảnh hưởng to lớn đến người được giáo dục.

Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có tổ chức theo một hệ thống và có mục đích rõ rệt nên mỗi thành viên của xã hội, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức pháp luật và những thói quen tích cực trong mọi hành vi xử thế của công dân trong đời sống xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục pháp luật trước hết bao gồm sự hình thành của mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật. Lẽ dĩ nhiên, ý thức pháp luật chỉ được hình thành và được đề cao khi con người ta có đầy đủ ý thức chính trị và đạo đức, ý thức pháp luật sẽ được duy trì thường xuyên và được thể hiện một cách sinh động, linh động mang đậm tính đạo đức trong phép xử thế cua đời sống xã hội khi nó được làm giàu bởi ý thức sở chính trị.

Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra định nghĩa về giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật thực định hiện hành.

Như vậy, giáo dục pháp luật nhằm hình thành và làm sâu sắc thêm, từng bước mở rộng ý thức pháp luật. Tri thức pháp luật mà đầy đủ thì tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ, niềm tin càng mạnh mẽ.

 

 

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 129

Giáo dục pháp luật cũng nhằm hình thành lòng tin pháp luật, hình thành cảm xúc pháp luật. Công dân khi đã có niềm tin pháp luật thì sẽ xây dựng cho mình một động cơ của hành vi hợp pháp. Lòng tin pháp luật chỉ có thể có được khi công dân được giáo dục về sự cân bằng, về trách nhiệm đối với nghĩa vụ pháp lý, về sự khoan dung đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về nghĩa vụ của công dân xử sự theo đúng pháp luật.

 

b/ Vị trí của hoạt động giáo dục pháp luật.

Hoạt động giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực hiện pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Quá trình đưa pháp luật vào đời sống đước bắt đầu từ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, bởi vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào đi nữa – tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật – trước hết dều phải có hiểu biết nhất định về pháp luật.

Để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật thì không những phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, có chất lượng cao và phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội mà còn phải nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Có như thế mới bảo đảm hiệu quả cao cho quả trình thực hiện thực thi pháp luật.

Giáo dục pháp luật là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt của sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, là nhằm phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì lẽ đó, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải được xác định là một trong những công tác trọng tâm của hoạt động hành pháp và tư pháp. Chúng ta đã coi trọng việc xây dựng pháp luật, đã đến lúc phải có sự đầu tư tương xứng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật, mà trước hết là phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đó là trách nhiệm của mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân mà trước hết là của các cơ quan hành pháp và tư pháp. Trong thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp (20/12/1995) nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười chỉ rõ: "Có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ là điều cần thiết. Song để bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự của dân, do dân và vì dân, vấn đề bức thiết hiện nay là phải tạo ra những điều kiện, xây dựng một cơ chế hữu hiệu bảo đảm mọi quy định pháp luật đã được ban hành đều được mọi người, mọi cơ quan, tổ chức tôn trọng. Đặc biệt là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, để ai nấy đều hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh".

Rõ ràng giáo dục pháp luật luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta, công tác này lại càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:" Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan Nhà nước và trong xã hội".

 

c/Vai trò của giáo dục pháp luật nói chung cà giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nói riêng.

 

Giáo dục pháp luật nói chung có hai vai trò quan trọng như sau:

- Góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này của giáo dục pháp luật chính là bắt nguồn từ vai trò và giá trị ch của pháp luật- phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ, mở rộng quyền tự do của mỗi người. Mặt khác, giáo dục pháp luật còn tạo ra khả năng đổi mới quan hệ các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý Nhà nước, tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát hiện và kiên quyết loại trừ những hiện tượng tiêu cực, chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý.

- Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của công dân, học sinh, sinh viên. Vai trò này của giáo dục pháp luật xuất phát từ bản chất của nó. Bởi vì, giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật thực định hiện hành. Vì vậy, kết quả đạt được các mục đích do sự tác động định hướng là góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân, học sinh, sinh viên.

 

iii. giáo dục pháp luật với việc đào tạo tri thức và hình thành nhân cách học sinh, sinh viên.

 

1. Nội dung, chương trình và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với từng loại đối tượng.

 

Giáo dục pháp luật trong các nhà trưồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức, con đường giáo dục pháp luật nói chung, có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc những thế hệ công dân người lao động đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy "việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học, cấp học, từ phổ thông đến Đại học, trung học chuyên nghiệp và các trường của các đoàn thể nhân dân…" đã được Đảng và Chính phủ rất quan tâm, coi đó là một hình thức, biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược và hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân nói chung và cho học sinh, sinh viên nói riêng.

Chỉ thị số 02 và quyết định số 03 ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật và kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 1998 đến năm 2002 (ban hành kèm theo Chỉ thị số 02 và quyết định số 03 đã xác định rõ những nội dung giáo dục pháp luật cần được xác định theo từng đối tượng học sinh, sinh viên cụ thể:

- Đối với học sinh tiểu học (từ lớp 1-5), trước mắt tiến hành nghiên cứu khảo sát xây dựng nội dung pháp luật phù hợp cho giáo dục tiểu học, gắn chặt với việc giáo dục đạo đức, phổ cập một số kiến thức pháp luật sơ đẳng nhất với cuộc sống, học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, phổ cập một số kiến thức pháp luật sơ đẳng nhất với cuộc sống, học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi thường ngày trong đình, ngoài đường phố, trong trường học.

- Đối với học sinh phổ thông cơ sở (từ lớp 6- 9), trước mắt tiếp tục phổ cập kiến thức pháp luật phổ thông đã có trong chương trình. Cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung về nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và pháp luật hiện hành.

- Đối với học sinh phổ thông trung học (từ lớp 10- 12), trước mắt phổ cập kiến thức pháp luật phổ thông, cơ bản, thiết thực đã có trong chương trình hiện hành. Chuẩn bị cho việc khảo sát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, trong đó chú trọng trang bị kiến thức cơ bản, tối thiểu về Nhà nước và pháp luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về các quan hệ pháp luật trong một số lĩnh vực thiết yếu với cuộc sống: Dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh tế… đồng thời gắn với những vấn đề thời sự về pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường…

- Đối với học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chương trình cho phù hợp, trong đó tập trung trang bị những kiến thức pháp luật phổ cập, có hệ thống hơn so với chương trình của học sinh trung học phổ thông, gắn với lĩnh vực chuyên ngành và ngành nghề mà học sinh được đào tạo để học sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống.

- Đối với sinh viên Đại học, cao đẳng: Ngoài chương trình đại cương hiện hành, việc biên soạn, bổ sung, hoàn chỉnh giáo trình được thực hiện tuỳ thuộc vào yêu cầu nội dung của từng trường học, khối trường như: lý luận cơ bản về Nhà nước, những nguyên lý chung về pháp luật và mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật, phần pháp luật chuyên ngành (một số ngành luật cơ bản…) để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu và áp dụng trong thực tiễn chuyên ngành luật có liên quan đến lĩnh vực công tác, lao động của học sinh, sinh viên.

 

2. Tích cực bồi dưỡng, đào tạo giáo viên dạy pháp luật trong nhà trường.

 

Để thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp dạy nghề và phổ thông cần thiết phải có một đội ngũ giáo viên được đào tạo, huấn luyện tốt cả về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.

Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường (từ phổ thông đến Đại học) đều chưa qua đào tạo chính quy về luật (theo số liệu điều tra ở 108 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với 148 giáo viên tham gia giảng dạy môn pháp luật chỉ có 10 giáo viên tốt nghiệp Đại học Luật); chưa được bồi dưỡng thường xuyên và đầy đủ về mội dung và phương pháp môn học (trừ một số giảng viên luật chuyên ngành ở Đại học). Đội ngũ này thường không ổn định, dạy kiêm nhiệm; chưa có quy hoạch, kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng cơ bản, chưa có chế độ, chính sách thoả đáng để tạo nguồn giáo viên và để thu hút, gắn bó họ với công việc.

Vì vậy, để tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và phổ thông điều kiện đầu tiên có tính chất quyết định là cần có một đội ngũ giáo viên được đào tạo về pháp luật, có trình độ sư phạm, đủ số lượng và gương mẫu về chấp hành pháp luật.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường không chuyên luật phải gắn với mục tiêu về đội ngũ giáo viên nói chung là có đội ngũ giáo viên đủ số lượng, đạt chuẩn mực chất lượng và không ngừng được nâng cao về trình độ chuyên môn và sư phạm, đồng thời phải kết kợp giữa các giải pháp tình thế và các giải pháp cơ bản, lâu dài để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

* Đối với đội ngũ giáo viên các trường phổ thông Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

- Nghiên cứu một chương trình bồi dưỡng đại trà về pháp luật cho mọi giáo viên đang giảng dạy;

- Nghiên cứu một chương trình bồi dưỡng pháp luật và phương pháp dạy học- giáo dục pháp luật cho các giáo viên chính trị; hoặc cử giáo viên này đi đào tạo ở khoa giáo dục chính trị Đại học sư phạm hoặc ở Đại học Luật;

- Đào tạo chính quy về pháp luật, về phương pháp dạy học- giáo dục pháp luật;

* Đối với đội ngũ giáo viên (cán bộ giảng dạy) các trường Đại học, cao đẳng:

- Nghiên cứu một chương trình bồi dưỡng đại trà về pháp luật cho mọi giáo viên đang giảng dạy;

- Nghiên cứu một chương trình bồi dưỡng pháp luật và phương pháp dạy học- giáo dục pháp luật cho các giáo viên phụ trách dạy pháp luật cho sinh viên, học sinh trên cơ sở chuẩn hoá trình độ của họ.

- Cử dần các giáo viên phụ trách dạy pháp luật đi đào tạo ở trường Đại học Luật.

- Đội ngũ giáo viên sẽ dạy pháp luật trong tương lai nhất thiết phải có trình độ cử nhân Luật và trình độ sư phạm cần thiết. Vì vậy, phải sớm nghiên cứu một chương trình đào tạo sư phạm ngắn hạn cho một số sinh viên năm cuối để họ trở thành giáo viên pháp luật ở các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên luật, hoặc gửi các sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân Luật đi đào tạo ngắn hoạn về sư phạm tại trường Đại học hoặc cao đẳng sư phạm.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật phải gắn với việc sắp xếp tổ chức, sử dụng và có chính sách chế độ đãi ngộ đối với họ. Tại các trường Đại học nên có tổ chức giáo viên dạy pháp luật như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Công đoàn, Đại học Vinh hoặc có khoa Nhà nước- pháp luật như Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia… ở Đại học quốc gia, Đại học tổng hợp có khoa Luật thì kiêm luôn việc giảng dạy pháp luật cho các khoa khác trong trường.

ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo viên chuyên dạy pháp luật cũng nên thành lập tổ bộ môn riêng, nếu chưa có điều kiện có thể xếp vào các tổ bộ môn khoa học xã hội (như môn chính trị).

Để góp phần thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường không chuyên luật, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế chăm lo đời sống vật chất và tinh thần để khuyến khích, khích lệ đối với đội ngũ này.

Chúng ta cần hết sức quan tâm đến đội ngũ giáo viên, bởi vì như đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: "Nhà trường, các thấy, cô giáo có sứ mệnh cao cả cúng với gia đình và xã hội tạo ra cho đất nước những con người có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực, có đức có tài, lấy đức làm gốc, đem hết trí tuệ và tâm huyết xây dựng đất nước để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại của dân tộc ta"

Việc đào tạo đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường phổ thông Đại học và trung học chuyên nghiệp không chuyên luật về lâu dài được tổ chức tại các khoa luật và trường Đại học Luật, có thể thành lập một Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên pháp luật trực thuộc trường Đại học Luật. Việc bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy pháp luật thực hiện bằng các hình thức:

- Bồi dưỡng chuyên đề nâng cao do Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức;

- Tập huấn về giảng dạy môn pháp luật (có thể kết kợp với các lớp tập huấn hàng năm của Bộ Giáo dục- Đào tạo đối với giáo viên chính trị);

- Nghe báo cáo về thực hiện các văn bản luật chuyên ngành (Bộ chuyên ngành và cơ quan pháp luật).

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường không chuyên luật là việc làm vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Trong hoàn cảnh các trường chưa thể tự đáp ứng về giáo viên dạy pháp luật, việc mời giáo viên ngoài trường vào dạy pháp luật là một hình thức tốt. Đó là dịp để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cho nhau, học tập lẫn nhau, giúp cho quá trình đào tạo và nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật của các trường không chuyên luật. Nguồn cộng tác viên, giáo viên mời là cán bộ địa phương ở các khoa luật, trường Đại học Luật; các luật gia, chuyên viên pháp lý công tác tại Viện nghiên cứu, các cơ quan pháp luật, các đoàn luật sư…

Tóm lại, để nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay về đội ngũ giáo viên dạy pháp luật ở các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không chuyên luật nhằm góp phần quyết định sự phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường, một mặt ngay từ bây giờ các trường phải cử người đi đào tạo cơ bản về luật hoặc chọn sinh viên tôt nghiệp Đại học Luật cho đi bồi dưỡng phương pháp sư phạm, mặt khác thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên về pháp luật và phương pháp giảng dạy pháp luật cho những giáo viên chưa có trình độ cử nhân mà đang giảng luật. Phải có quy hoạch để sớm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên này.

 

3. Coi trọng và xác định đúng phương pháp giảng dạy môn pháp luật trong nhà trường và tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

 

Trong giáo dục học, khái niệm hình thức giáo dục được hiểu là hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục với người được giáo dục, còn phương pháp giáo dục là các con đường, cách thức, biện pháp hoạt động để chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt được nội dung giáo dục. Hình thức giáo dục pháp luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật. Phương pháp giáo dục là hệ thống, cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục pháp luật. Do đó, với từng nội dung giáo dục và mục đích giáo dục ở từng cấp học mà nhà trường có hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật tương ứng cụ thể.

+ ở các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, xuất phát từ đặc trưng cơ bản, từ thực trạng và kinh nghiệm như đã trình bày ở các phần trên, việc lựa chọn và tận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cần được thực hiện theo đọnh hướng chung như sau:

- Phát huy được tính tích cực, độc lập sáng tạo nói chung, tính tích cực tư duy pháp luật gắn với nghề nghiệp nói riêng của học sinh, sinh viên dưới tác động chủ đạo của giáo viên. Hay nói cách khác là phát huy vai trò chủ thể nhận thức của học sinh, sinh viên, đưa họ vào các hoạt động dưới sự chủ đạo của thầy và qua đó họ sẽ nắm được những tri thức về pháp luật, hình thành ý thức pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực phù hợp với các chuẩn mực pháp luật.

- Vận dụng phối hợp với các phương pháp dạy học với nhau, các phương pháp dạy học với các phương pháp giáo dục; cũng như vận dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học với nhau và các hình thức tổ chức dạy học với các hình thức tổ chức giáo dục. Các hoạt động giáo dục và dạy học phải đa dạng và hấp dẫn, gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh, sinh viên, gắn liền với thực tiễn sinh động của xã hội đang đổi mới, gắn liền với nghề nghiệp tương lai của họ. Qua đó, giúp cho họ thấy được việc học pháp luật là cần thiết, là mang lại lợi ích thiết thân đối với họ.

- Đảm bảo hiệu quả dạy học- giáo dục pháp luật và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, trong đó việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục pháp luật là rất cần thiết nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực pháp luật đã được quy định, tự kiềm chế những hành vi sai trái so với chuẩn mực này.

- Tạo môi trường trong sạch, lành mạnh trong nhà trường, tạo không khí đoàn kết, kỷ luật, vui vẻ, thưởng, phạt phân minh trong từng lớp học để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật.

Có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức giáo dục pháp luật như: Diễn giảng, xêmina về những chủ đề pháp luật, báo cáo thời sự pháp luật (ngoại khoá theo môn học), xem phim, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, sự các phiên toà xét xử; tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng, làm các bài tập nghiên cứu với đề tài pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, tham gia "Câu lạc bộ pháp lý"…

Mỗi hình thức trên đều có những ưu điểm và những nhược điểm nhất định, nên cần vận dụng phối hợp chúng một cách hợp lý với nhau theo hướng tạo cho sinh viên tham gia hoạt động, qua đó có cơ hội nâng cao nhận thức và niềm tin pháp luật, đặc biệt là họ có cơ hội rèn luyện hành vi và thói quen hành động phù hợp với các chuẩn mực pháp luật, đồng thời tập vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Tóm lại, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật ở các trường Đại học, cao đẳng phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên. Muốn vậy, quá trình dạy học- giáo dục pháp luật phải gắn với hoạt động nghề nghiệp tương lai của sinh viên mà trong hoạt động này, họ có tư cách là cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ quản lý có trình độ cao.

 

+ ở các trường phổ thông trung học và các trường dạy nghề, trong quá trình giáo dục pháp luật, có thể vận dụng phối hợp nhiều phương pháp chủ yếu như:

Thuyết trình; Trình bày trực quan; đàm thoại; đọc sách và tài liệu; luyện tập; tập thói quen; rèn luyện.

Thuyết trình là phương pháp có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nó giúp cho học sinh tiếp thu tri thức một cách hệ thống. Thuyết trình thường được kết hợp một cách hợp lý với các phương pháp trình bày trực quan và đàm thoại trong các giờ trên lớp.

Học sinh phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cần được hướng dẫn và khuyến khích đọc sách và tài liệu về pháp luật nhằm chuẩn bị và bổ sung, mở rộng, đào tạo sâu cho các bài học trên lớp. Tuy nhiên, do năng lực sử dụng sách và tài liệu của họ bị hạn chế so với sinh viên Đại học, nên chỉ yêu cầu họ đọc sách và tài liệu vừa sức.

Phương pháp luyện tập đối với đối tượng này cần được quan tâm đúng mức nhằm giúp học sinh vận dụng những tri thức pháp luật đã học vào các tình huống thường gặp hàng ngày hoặc gắn với nghề nghiệp tương lai của họ.

Trong quá trình giáo dục pháp luật, cần tạo cơ hội cho học sinh trường phổ thông trung học chuyên nghiệp và dạy nghề được tập thói quen và được rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày nhằm hình thành và phát triển được những hành vi phù hợp với các chuẩn mực pháp luật.

Về hình thức tổ chức giáo dục pháp luật, ở các trường phổ thông Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có thể sử dụng những hình thức sau:

- Lên lớp;

- Thảo luận, tranh luận về các chủ đề pháp luật;

- Báo cáo thời sự pháp luật, xem phim;

- Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật;

- Thi tìm hiểu pháp luật;

- Dự phiên toà xét xử các vụ án, tham quan trụ sở của cơ quan Nhà nước, các phiên họp của quan hệ, Hội đồng Nhân dân;

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cộng đồng;

- Tham gia bảo vệ an ninh trật tự…

Các hình thức tổ chức nói trên cần được vận dụng phối hợp hợp lý với nhau tuỳ thuộc nội dung giáo dục pháp luật đã quy định cho các trường này. Qua đó, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động trên lớp, trong trường, ngoài trường, được tại điều kiện để nắm và vận dụng những điều đã học về pháp luật cũng như rèn luyện hành vi và thói quen "sống và làm việc theo pháp luật". Hình thức lên lớp cũng như các hình thức tổ chức giáo dục pháp luật khác là hoạt động được tiến hành chung cho cả lớp hoặc theo nhóm, theo cặp, thậm chí cho cá biệt từng người (giúp đỡ, phụ đạo riêng).

Việc lựa chọn các phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật phụ thuộc và mục đích, nội dụng và đối tượng giáo dục. Trong các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, phổ thông để việc giáo dục pháp luật có hiệu quả cần phải lựa chọn và sử dụng tổng hợp, hài hoà các phương pháp: sư phạm, tâm lý, tư duy logic, thực hành, giải quyết tình huống cụ thể, trực quan và tổ chức chỉ đạo phối hợp giáo dục pháp luật. Phải cố gắng giảm tối đa kiểu giảng độc thoại, tăng cường kiểu học tập tích cực, phát huy sự động não cá nhân, sử dụng nhiều hơn phương pháp "nghiên cứu theo tình huống", phương pháp "giải quyết vấn đề’. Muốn vậy, cấn tổ chức biên soạn một hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu đầy đủ và cần tổ chức nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng cần có những cải tiến cơ bản: cần đưa vào sử dụng các phương pháp đánh giá có tình khách quan cao hơn vừa đánh giá trình độ nhận thức (kièen thức ) vừa đánh giá mức độ rèn luyện qua hành vi chấp hành nội quy nhà trường và pháp luật Nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 2

Thực trạng giáo dục pháp luật

trong các trường học hiện nay và một số

giải pháp chung để nâng cao hiệu quả

giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên

 

 

 

T.S Đinh Xuân Thảo- Q. Vụ trưởng

Vụ pháp chế Bộ Thuỷ Sản.

Cử nhân Uông Ngọc Thuẩn

Chuyên viên Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp

 

 

i. tình hình dạy và học pháp luật trong các trường không chuyên luật ở nước ta hiện nay.

 

1. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu của môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật.

 

ở các trường không chuyên luật hiện nay, nội dung giáo dục pháp luật được thực hiện bằng cách tích hợp, lồng ghép trong môn đạo đức ở Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở và trung học phổ thông; môn pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và các trường Đại học không chuyên luật.

 

a. Vị trí: Môn Giáo dục công dân, môn pháp luật là những môn học trong các môn khoa học xã hội nhân văn và là môn học chình khoá trong nhà trường nhằm hình thành thế giới q uan, nhân sinh quan ở người học.

Môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật trang bị cho học sinh, sinh viên hiểu biết (tri thức), hình thành thái độ, tình cảm, lòng tin đối với pháp luật, từ đó có hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp với yêu cầu xã hội.

 

b. Mục tiêu: Toàn bộ nội dung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, Pháp luật là nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; nhằm thực hiện phát triển cả trí tuệ, tâm hồn, nhân cách của học sinh.

 

c. Yêu cầu: Môn Giáo dục công dân và môn Pháp luật cung cấp cho:

 

Học sinh phổ thông cơ sở:

 

- Hệ thống chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, kiến thức pháp luật tối thiểu cần phải tuân thủ, hiểu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của mình, từ đó tích cực tham gia xây dựng đất nước, nỗ lực hoàn thiện bản thân về mọi mặt.

- Có thái độ tình cảm đúng đắn trước các hiện tượng, các hành vi của chính bản thân và của người khác.

- Có hành vi đúng đắn, hợp lý, giải quyết các mối quan hệ nhằm hoàn thiện bản thân và có đóng góp thiết thực, vừa sức cho sự phát triển cộng đồng xã hội.

 

Học sinh Phổ thông Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Hiểu biết có hệ thống về nghĩa vụ xã hội, về nhiệm vụ tham gia xây dựng gia đình, địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng xã hội công bằng văn minh.

- Có bản lĩnh, ý chí, có hoài bão phấn đấu hoàn thiện bản thân không ngừng với tư cách là một công dân.

- Có kế hoạch phấn đấu học tập, lao động, có xu hướng nghề nghiệp và biện pháp thực hiện mong muốn đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Chuẩn bị về tâm lý và biết tự khẳng định với tư cách là một chủ thể của cộng đồng và của xã hội, giải quyết tốt các quan hệ xã hội.

 

2. Thực trạng Giáo dục công dân, giáo dục Pháp luật trong các nhà trường phổ thông Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Đại học (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay.

 

2.1. Về nội dung chương trình.

 

a. Đối với hệ phổ thông:

 

Cấp Tiểu học: Hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật nhưng một số kiến thức pháp luật đã được lồng ghép trong môn học Đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần hiểu biết sơ đẳng, hình thành thái độ tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân và những vấn đề liên quan đến trẻ em… Trong năm học 1997- 1998 Bộ Giáo dục- Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình Giáo dục Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, luật bảo vệ, cơ sở và giáo dục trẻ em vào một số quận, huyện thuộc 7 tỉnh thí điểm, phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn giao thông cho cấp Tiểu học. Phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật nhằm giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật cho học sinh.

 

Cấp trung học cơ sở: Từ năm học 1987- 1988, giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn như Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay, đã xây dựng chương trình, biên soạn xong bộ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và tài liệu hướng dẫn giáo viên bộ môn Giáo dục công dân.

Năm học 1992- 1993, chương trình và tài liệu môn Giáo dục công dân ở các lớp Trung học cơ sở được sửa đổi theo hướng lớp 6,7 học các chuẩn mực về Đạo đức; lớp 8,9 học cac chuẩn mực về pháp luật, trong đó giáo dục pháp luật tập trung vào hai vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân.

Về cấu trúc, đây là một chương trình liên thông từ lớp 8 đến lớp 9, gồm 9 chương, 37 bài, học trong 41 tiết, trong đó các quyền và nghĩa vụ công dân chủ yếu giới thiệu trích dẫn từ Hiến pháp và một số văn bản pháp luật khác, nêu rõ công dân có quyền lợi gì, được làm gì và không được làm gì; nếu vi phạm thì bị xử lý như thế nào; quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân thể hiện như thế nào qua cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ và chức năng quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Nội dung chương trình so với mục tiêu, yêu cầu môn học đã đề ta là hợp lý, tuy nhiên trong tình hình hiện nay có nhiều điểm cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho cập nhật với văn bản pháp luật mới hiện hành và tránh quá tải về nội dung.

 

Cấp phổ thông trung học: Từ năm học 1992- 1993 môn Giáo dục công dân được dạy theo chương trình thống nhất ở các trường phổ thông trung học, trong đó phần pháp luật phân bổ ở học kỳ II lớp 12. Năm 1995, khi Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức thí điểm chương trình Trung học chuyên ban, hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa môn Giáo dục công dân (dành cho các lớp trung học chuyên ban) trong đó có phần pháp luật được dạy cả năm lớp 12 (chuyên ban). Hiện nay vẫn tồn tại song song hai chương trình Giáo dục công dân lớp 12 (đại trà) và Giáo dục công dân lớp 12 (chuyên ban).

Cấu trúc và nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đại trà: có 12 bài, học trong 22 tiết, gồm những vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu vào các nội dung có liên quan đến học sinh phổ thông như Luật Dân sự và Hợp đồng dân sự, Luật Lao động và Hợp đồng lao động. Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự… Chương trình này biên soạn đã lâu và chưa sửa đổi, bổ sung cho nên có một số nội dung không còn phù hợp, cập nhật với các văn bản pháp luật hiện hành.

Cấu trúc và nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 chuyên ban: nội dung pháp luật được học trong cả năm, gồm 12 bài, học trong 30 tiết, chia thành hai phần: phần lý luận chung về pháp luật, giới thiệu về pháp luật và đời sống, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật; phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta dưới dạng quyền và nghĩa vụ công dân đặc trưng điển hình của mỗi ngành luật, văn bản luật liên quan nhiều đến học sinh như: quyền và nghĩa vụ lao động, quyền và nghĩa vụ công dân về đất đai, về hôn nhân và gia đình…

 

b. Đối với hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

 

Từ đầu những năm học 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, song mới chỉ giới hạn ở một số được lồng ghép trong các chương trình chính trị hoặc chương trình giáo dục pháp luật chính khoá trong hệ thống các Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có thể chia hai mức sau:

- Các trường, lớp Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có yêu cầu giáo dục pháp luật chuyên ngành theo các lõnh vực kinh tế- xã hội khác nhau, ví dụ: các ngành nghề đào tạo thuộc nhóm ngành kinh tế (tài chính- tiền tệ, quản lý lao động- xã hội, kinh doanh ở cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ hạch toán, kế toán…); nhóm ngành hành chính- pháp lý (lưu trữ- hành chính văn thư, quản lý đất đai…); một số ngành nghề thuộc nhóm kỹ thuật và văn hoá thông tin (lái tàu biển, lái ô tô, phóng viên, biên tập phát thanh và truyền hình…) thì trong chương trình đào tạo có các môn học về luật chuyên ngành như: các Luật Kinh tế, Luật Hàng hải, Luật Giao thông đường bộ, Luật đất đai, Luật Báo chí…

- Các trường, lớp Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn lại: trước năm 1994, việc dạy và học pháp luật ở các trường này thường xảy ra 4 khả năng:

Một là, tự biên soạn chương trình để đưa vào giảng dạy (theo quỹ thời gian Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định);

Hai là, kết hợp môn học chính trị (Giáo dục công dân) để đưa vào một số nội dung giáo dục pháp luật;

Ba là, tích hợp nội dung pháp luật trong chương trình một số môn học chuyên môn thích hợp;

Bốn là, bỏ trống chưa đưa vào giảng dạy.

Đối với các trường dạy nghề: giáo dục pháp luật chưa được quy định thành môn học riêng, nội dung giáo dục pháp luật thường được kết hợp trong môn học chương trình (Giáo dục công dân) tỷ lệ dành cho nội dung này chiếm 10% trong tổng thời gian của môn học chính trị.

Từ năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường bảo đảm giảng dạy theo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp phối hợp với Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề , Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học và biên soạn Tập bài giảng pháp luật dành cho các Trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề . Ngày 24/5/1996, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành quyết định số 2080 về việc tổ chức giảng dạy và học tập môn học pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề kèm theo chương trình môn học pháp luật. Chương trình gồm 14 bài, thời lượng 35 tiết, được thực hiện từ năm học 1996- 1997 cấu trúc chương trình có hai phần: Phần một là những lý luận chung gồm 4 bài, giới thiệu một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Về đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật ở các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, phần đông không được đào tạo đúng chuyên ngành pháp lý, thường là giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy bộ môn chính trị hoặc chuyên môn khác, ít được tập huấn, bồi dưỡng để thường xuyên nâng cao trình độ và bổ sung thêm kiến thức ở lĩnh vực này.

Về sách giáo khoa, tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật còn rất thiếu, không thống nhất, không đồng bộ thậm chí có nơi hoàn toàn không có tài liệu, học sinh chỉ ghi chép được những điều giáo viên dạy trên lớp.

 

c. Các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên luật.

 

ở các trường Đại học, cao đẳng nhiều năm trước đây, ngoài khu vực đào tạo pháp lý (các trường không chuyên luật), kiến thức giáo dục pháp luật lồng ghép vào nội dung giảng dạy của môn học về lý luận chính trị Mác- Lê Nin. Chỉ ở một số ngành nghề mà hoạt động của người tốt nghiệp có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực pháp luật (như các ngành an ninh, cảnh sát, ngoại giao, kinh tế…) kiến thức về pháp luật được đưa vào dười dạng những môn học độc lập và thường ở các trường đó có khoa hoặc tổ bộ môn pháp luật. ở một số khoa, trường có chương trình pháp luật chuyên ngành (pháp luật gắn với chuyên ngành) như khoa báo chí, khoa Sử trường Đại học Tổng hợp có dạy Luật Báo chí, lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam và thế giới… giáo viên dạy pháp luật phần lớn là giáo viên chính trị kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên ngành pháp lý. ở một số trường không có người dạy pháp luật, phải mời người ngoài trường vào dạy.

Hiện nay, trong chương trình giáo dục đại cương (kiến thức giáo dục đại cương) có một phần học "Pháp luật đại cương"- Mã số 007 (PL) 101, với thời gian 3 đơn vị học trình 45 tiết và một phần học "Pháp luật Việt Nam đại cương" với mã số 007 (PL) 104, thời gian cũng 3 đơn vị học trình (45tiết). ở đây pháp luật được coi là một học phần thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.

Trong sáu lĩnh vực kiến thức giáo dục đại cương thì "giáo dục thể chất" và "giáo dục quốc phòng" là bắt buộc và áp dụng cho cả 7 chương trình đào tạo (các chương trình 1, 2 ,3 chủ yếu dành cho các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nông, lâm, ngư nghiệp, y, dược… chương trình 4 chủ yếu dành cho nhóm ngành kinh tế và quản lý kinh doanh, chương trình 5 chủ yếu dành cho nhóm ngành khoa học xã hội; chương trình 6 chủ yếu dành cho nhóm ngành khoa học nhân văn; chương trình 7 chủ yếu dành cho nhóm ngành tiếng nước ngoài).

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục- Đào tạo thì phần học Pháp luật đại cương (007 PL 101) chỉ bắt buộc đối với chương trình 4 (đối với sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh), còn học phần pháp luật đại cương (007 PL 104) chỉ là học phần tự chọn cho các chương trình (nhóm ngành) đào tạo còn lại (chương trình 1, 2, 3, 6 và 7).

Với chương trình giáo dục Đại học đại cương như nêu ở trên, giáo dục pháp luật được coi là một môn khoa học độc lập trong chương trình chính khoá của nhà trường. Đó là sự đổi mới tư duy phù hợp với yêu cầu khách quan, thể hiện sự nhìn nhận đúng mức về vị trí, vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành nhân cách người trí thức tương lai. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa biên soạn được bộ giáo trình chuẩn và tài liệu giáo dục pháp luật chính thống để sử dụng thống nhất trong các trường Đại học; chưa xây dựng được chương trình học phần pháp luật chuyên ngành để sử dụng cho giai đoạn đào tạo chuyên ngành (giai đoạn II); kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạ pháp luật ở các trường học chưa đặt ra một cách cụ thể.

Nhìn chung, khó khăn, vướng mắc và trnah cãi nhiếu nhất về nội dung chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là nên học cái gì, nên chú trọng lý luận chung hau đo vào cụ thể pháp luật thực định, tỷ lệ thời lượng giữa hai phần đó như thế nào…? Do chưa xác định được rõ ràng, thống nhất những vấn đề trên đây nên nội dung chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề rơi vào tình trạng:

- Phần lý luận chung còn quá ít, không có hệ thống và thiếy logic.

- Phần pháp luật cụ thể đưa vào quá dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm, nhiều vấn đề không thiết thực, không gây hứng thú và thu hút người học.

- Nặng về lý thuyết, nhự thực tế, thực hành nên người học khó tiếp thu, khó vận dụng,

- Chưa đảm bảo sự liên thông, nhất quán về giáo dục pháp luật từ trung học cơ sở, phổ thông trương học đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và Đại học; chưa nhất quán trong việc xây dựng chương trình giữa các bậc học, cấp học, là "đồng tâm", "bậc thang" hay "đường thẳng"?

- Nội dung giáo dục pháp luật chưa được "gia công sư phạm" để phù hợp với phương pháp giáo dục trong nhà trường.

- Để khắc phục những thiếu sót, nhược điểm nêu trên, với tình cách là một bộ môn khoa học xã hội- môn học pháp luật ở trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phải được nghiên cứu những vấn đề cụ thể, thiết thực đối với từng loại đối tượng học sinh, sinh viên. Đó vừa là yêu cầu về nội dung vừa là yêu cầu về phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường. Cụ thể tập trung giải quyết các vấn đề: chương trình, giáo trình, tài liệu, giáo viên dạy pháp luật và cơ chế phối hợp triển khai thực hiện.

 

2.2. Về công tác giáo viên:

 

Đa số giáo viên mộ môn Giáo dục công dân, Pháp luật đều nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của môn học trong việc định hướng cho sự phát triển nhân cách học sinh; có nhiều cố gắng trong giảng dạy. Nhiếu giáo viên rất tâm huyết với bộ môn, Điều này thể hiện rất rõ qua hội thi Giáo viên giỏi môn Giáo dục công dân- Pháp luật do Bộ Tư pháp tổ chức trong 2 ngày 26, 27/10/1998 tại Hà Nội,

Tuy vậy, phần lớn giáo viên chưa được đào tạo cơ bản kiến thức chuyên môn về Giáo dục công dân, Pháp luật (ở Phổ thông trung học tỷ lệ này gần 40%, ở Trung học cơ sở chiếm gần 70%, về luật, tỷ lệ này chiếm gần 90%). Hầu hết giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân- Pháp luật trong các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều là giáo viên dạy chính trị, triết học Mác- Lê Nin hoặc các bộ môn khác chuyển sang, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật.

Với thực trạng đội ngũ giáo viên như trên, cùng với việc vị trí môn học chưa được coi trọng, (nhiều cán bộ quản lý và giáo viên còn cho là môn phụ), sách giáo khoa, tài liệu phương tiện phục vụ giảng dạy thiếu thốn nên chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn này bị hạn chế rất nhiều.

 

Ii một số giải pháp Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật

 

Ngày 07/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/C T/TTg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Quyết định số 03/ 1998/ QĐ- TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998- 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Chỉ thị số 02 và quyết định số 03 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đổi mới, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giảng dạy, học pháp luật trong các trường học nói riêng để thực hiện quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; tích cực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc nâng cao giải quyết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phát huy hiệu lực của pháp luật, phát huy dân chủ và là vấn đề được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm.

 

1. Những định hướng cơ bản về giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

1.1. Xác định nội dung giáo dục pháp luật theo từng đối tượng học sinh, sinh viên.

 

- Đối với học sinh Tiểu học (từ lớp 1- 5): Trước mắt cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát xây dựng nội dung pháp luật phù hợp cho giáo dục Tiểu học, gắn chặt với việc giáo dục đạo đức; phổ cập một số kiến thức pháp luật sơ đẳng nhất gắn với cuộc sống, học tập của các em, với những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi thường ngày trong gia đình, ngoài đường phố, trường học…

- Đối với học sinh phổ thông cơ sở (từ lớp 6- 9): Trước mắt tiếp tục phổ cập kiến thức pháp luật phổ thông đã có trong chương trình. Cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi bổ sung về nội dung cho phù hợp với lứa tuổi và pháp luật hiện hành.

- Đối với học sinh phổ thông Trung học (từ lớp 10- 12): Trước mắt tiếp tục phổ cập kiến thức cơ bản, thiết thực đã có trong chương trình hiện hành. Chuẩn bị cho việc nghiên cứu, khảo sát để sửa đổi, bổ sung chương trình cho phù hợp, trong đó chú trọng trang bị kiến thức cơ bản, tối thiểu về Nhà nước và pháp luật, về các quyền và nghĩa vụ của công dân, về các quan hệ pháp luật trong một số lĩnh vực thiết yếu với cuộc sống: Dân sự, Hình sự, Lao động, Kinh tế, Hôn nhân và gia đình, đồng thời có gắn với nhưngc vấn đề thời sự về pháp luật như phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường…

- Đối với học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chương trình cho phù hợp, trong đó tập trung trang bị những kiến thức pháp luật phổ cập có hệ thống hơn so với chương trình của học sinh Trung học phổ thông, gắn với lĩnh vực chuyên ngành và ngành nghề mà học sinh được đào tạo để học sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống.

- Đối với sinh viên Đại học, cao đẳng: Ngoài chương trình đại cương hiện hành, việc biên soạn bổ sung hoàn chỉnh giáo trình được thực hiện tuỳ thuộc yêu cầu nội dung của từng trường hoặc khối trường. Nội dung đó bao gồm phần lý luận cơ bản về Nhà nước, những nguyên lý chung về pháp luật và mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật. Phần pháp luật chuyên ngành đi sâu vào nội dung cơ bản về khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của một số ngành luật có liên quan đến lĩnh vực công tác, lao động của mình.

 

1.2. Biện pháp tổ chức thực hiện.

 

Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục pháp luật.

+ Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng chương trình tích hợp nội dung pháp luật trong môn Đạo đức để phổ cập giáo dục pháp luật cho học sinh bậc tiểu học.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình pháp luật lồng ghép hiện có trong môn Giáo dục công dân (lớp 8, 9, 12); nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sửa đổi các chương trình hiện hành, biên soạn chương trình giáo dục pháp luật cho các lớp 6, 7, 10, 11 theo hướng lồng ghép nội dung pháp luật trong môn Giáo dục công dân.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình môn học pháp luật hiện có cho học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

+ Thực hiện thí điểm và từng bước triển khai đại trà việc tổ chức thi hết môn Giáo dục công dân ở bậc phổ thông và môn pháp luật ở các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

+ Thực hiện thí điểm, tiến tới thực hiện đầy đủ chương trình chuẩn về giáo dục pháp luật cho các bậc học.

Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục pháp luật chuyên ngành trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

 

Xây dựng và kiện toàn đội ngũ giáo viên.

+ Khảo sát, điều tra cơ bản thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và pháp luật trong các trường phổ thông , Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo tại chức, luân huấn; tổ chức bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề pháp luật, cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên đang dạy pháp luật, Đạo đức ở bậc Tiểu học.

+ Xây dựng chế độ, chính sách khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích giáo viên gắn bó với giáo dục pháp luật. Có quy chế ưu tiên cho giáo viên dạy ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

+ Từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

+ Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Pháp luật và môn Giáo dục công dân, theo vùng, miền và toàn quốc.

 

Cung cấp đầy đủ sách, tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh.

+ Nghiên cứu thành lập hội đồng liên ngành Tư pháp- Giáo dục đào tạo, biên soạn sách giáo dục pháp luật.

+ Tổ chức chỉnh lý bộ sách giáo khoa môn Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật hiện hành.

+ Xây dựng đề cương và biên soạn bộ sách giáo dục pháp luật chuẩn.

+ Tiếp tục hoàn thiện nội dung sách, tài liệu tham khảo để dạy và học pháp luật.

 

Hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá:

+ Thực hiện thí điểm chương trình xã hội hoá công tác giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt tập thể truyền thống trong các câu lạc bộ "Học sinh với pháp luật".

+ Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật theo trường lứop khu dân cư.

+ Báo cáo chuyên đề về pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

+ Đưa hoạt động ngoại khoá giáo dục pháp luật vào nề nếp.

+ Tổ chức phong trào tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ pháp luật thông qua sinh hoạt Đoàn, Đội.

 

2. Một số giải pháp cụ thể, trước mắt nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật.

 

2.1. Hiệu quả giáo dục pháp luật:

 

Hiệu quả giáo dục được hiểu là kết quả của cả quá trình tác động giáo dục của người giáo dục đối với đối tượng được giáo dục. Hiệu quả giáo dục được xác định thông qua các mục tiêu giáo dục đối với từng đối tượng.

Hiệu quả giáo dục được hiểu là: thông qua quá trình giáo dục pháp luật, đối tượng được giáo dục pháp luật thu được những gì? Họ vận dụng những điều thu được vào cuộc sống ra sao? Pháp luật đã phát huy hiệu lực và tác động như thế nào đối với đối tượng được giáo dục, đối với cuộc sống. Hiệu quả giáo dục pháp luật được xác định thông qua việc xác định, thực hiện và đánh giá đúng đắn mức độ thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật.

Mục tiêu giáo dục pháp luật đối với các đối tượng là (nhằm):

- Trang bị những tri thức về pháp luật cần thiết, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi, với mục tiêu ngành, nghề đào tạo.

- Hình thành thái độ, tình cảm, hành vi pháp luật.

- Phát triển trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người.

Đối với các đối tượng khác nhau, mục tiêu giáo dục pháp luật chỉ khác nhau về mức độ, yêu cầu mà thôi. Do vậy, mục tiêu của giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên cũng là các mục tiêu nêu trên.

Để phát huy và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội trước hết là hai ngành: Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo với nhiều hình thức, biện pháp và sự đầu tư cần thiết, kịp thời. Trước mắt, hai Bộ: Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo cần tập trung giải quyết các vấn đề về: nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, giáo viên dạy pháp luật và cơ chế triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

 

2.2. Điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

- Chương trình, sách;

- Giáo viên;

- Công tác quản lý.

 

2.2.1. Về chương trình và sách.

 

* Hệ phổ thông: Ngay trong năm 2000 và những năm tiếp theo cần tiến hành các hoạt động:

- Trao đổi thống nhất giữa các ngành tư pháp, Giáo dục- Đào tạo, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc phối hợp xây dựng chương trình giáo dục pháp luật ở cấp Tiểu học với nội dung, định lượng kiến thức pháp luật phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh từng lớp để học sinh được tiếp cận giáo dục pháp luật ngay từ bậc Tiểu học.

- Phối hợp nghiên cứu, xây dựng lại các chương trình môn Giáo dục công dân nói chung và môn pháp luật ở Trung học cơ sở nhằm đảm bảo tính liên thông từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, đảm bảo sự kết hợp giữa đạo đức, pháp luật, chính trị; phù hợp với nhận thức của học sinh, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập.

- Thống nhất xây dựng lại chương trình Giáo dục công dân lớp 12 (phần pháp luật) để sử dụng chung cho cả hai hệ (đại trà và chuyên ban) đảm bảo phổ cập chương trình giáo dục pháp luật thống nhất cho học sinh phổ thông trung học.

- Phối hợp tổ chức biên soạn, sửa đổi, bổ sung sách giáo khoa theo chương trình mới và các tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh ở các khối lớp, cấp học.

- Có kế hoạch phối hợp giữa ngành Tư pháp, ngành Giáo dục- Đào tạo, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động ngoại khoá có nội dung pháp luật cho học sinh.

- Nghiên cứu và chuẩn bị để đưa môn Giáo dục công dân- pháp luật trở thành môn thi tốt nghiệp.

Trước mắt, Vụ PBGDPL, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý- Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Trung tâm Giáo dục đạo đức công dân thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục- Bộ Giáo dục- Đào tạo nghiên cứu, triển khai thực hiện dự án xây dựng lại chương trình giáo dục công dân cho các trường trung học cơ sở.

 

* Hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình "Môn học pháp luật" trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, phát hiện thiếu sót để chỉnh lý, bổ sung kịp thời về cấu trúc, nội dung và phân bổ thời gian học.

- Có kế hoạch tổ chức biên soạn sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, xây dựng phương tiện, đồ dùng dạy học.

- Phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội xây dựng chương trình Giáo dục pháp luật trong các trường dạy nghề.

 

* Các trường Đại học và Cao đẳng:

- Khảo sát, nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình môn học "pháp luật đại cương" trong các trường Đại học, Cao đẳng không chuyên luật.

- Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng chương trình môn học pháp luật dành riêng ch sinh viên các trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại học Sư Phạm để sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận công tác giảng dạy môn pháp luật trong các trường Đại học.

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đưa môn học tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình đào tạo của trường Đại học Luật, khoa Luật của trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học, Cao đẳng, đồng thời trang bị kiến thức về phổ biến giáo dục pháp luật cho các luật gia tương lai.

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình chuẩn môn Pháp luật đại cương dùng thống nhất cho các trường Đại học, Cao đẳng (không chuyên luật).

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật chuyên ngành trong các trường Đại học và Cao đẳng.

 

2.2.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên:

 

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá từng bước đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân ở phổ thông, đào tạo giáo viên dạy Giáo dục công dân ngay trong các trường sư phạm.

- Tổ chức rà soát và có kế hoạch đào tạo để cấp bằng Đại học Luật và tập huấn, bồi dưỡng để cấp chứng chỉ về luật cho đội ngũ giáo viên dạy pháp luật trong các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, trung học chuyên ban, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Sớm nghiên cứu chương trình đào tạo luật ngắn hạn cho một số sinh viên Sư phạm năm cuối hoặc gửi các sinh viên đã tốt nghiệp cử nhân luật đi đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm tại các trường sư phạm để họ trở thành giáo viên pháp luật ở các trường không chuyên luật.

 

2.2.3. Về công tác quản lý.

 

- Hai Bộ Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong việc dạy- học và giáo dục pháp luật, đồng thời làm rõ hơn trách nhiệm của từng Bộ trong quan hệ phối hợp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ở mỗi cấp học, bậc học.

- Chỉ đạo thống nhất công tác giáo dục pháp luật trong tất cả các nhà trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 3

 

Xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong

các trường không chuyên luật

 

T.S Dương Thanh Mai

 

Phạm Kim Dung

 

 

Giáo dục pháp luật được đưa vào chương trình của các trường phổ thông cùng với tiến trình của cải cách giáo dục (1980- 1992) theo phương thức "cuốn chiếu", cụ thể là môn pháp luật trong môn Giáo dục công dân bắt đầu được học ở lớp 8 PTCS từ năm học 1988- 1989; lớp 9 PTCS từ 1989- 1990 và lớp 12 từ 1992- 1993. Tại bậc trung học chuyên nghiệp cà dạy nghề môn học pháp luật được thực hiện từ năm học 1996- 1997 theo quyết định số 2080/GD- ĐT ngày 24/5/1996 của Bộ trưởng Bộ GDDT. Trong chương trình giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) môn học pháp luật đại cương được thiết kế như môn học lựa chọn ở các trường Đại học và cao đảng không chuyên luật thuộc nhóm ngành KHKT và hoá sinh hoặc như môn học bắt buộc ở các trường thuộc nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, xã hội nhân văn).

 

I/ Một số vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của việc xây dựng hệ thống giáo trình, giáo khoa, tài liệu môn học pháp luật.

 

1. Khái niệm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học:

 

Theo Luật Giáo dục: Sách giáo khoa trong trường phổ thông, giáo trình trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trường cao đẳng và Đại học phải thể hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục, cụ thể hoá nội dung, phương pháp giáo dục quy định trong chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học tương ứng (Điều 25, 31, 37).

Cụ thể hoá Luật Giáo dục, hiện nay, NXBGD đang trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành quy định chung về biên soạn, xuất bản, phát hành và sử dụng sách giáo khoa trong trường phổ thông, trong đó sách giáo khoa được hiểu bao gồm sách bài học và sách bài tập của học sinh do Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa để dùng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập và đánh giá học sinh ở nhà trường và cơ sở giáo dục phổ thông khác.

Thực tế những năm qua cho thấy, trên cơ sở chương trình môn học đã được xác định, cần phải có một tổ hợp giáo khoa bao gồm các loại sách và tài liệu để phục vụ việc dạy và học ở một lớp học tại một bậc học. Tổ hợp giáo khoa môn Giáo dục công dân nói chung, phân môn pháp luật nói tiêng trong trường phổ thông, bao gồm hai thành phần: phần cứng- những loại sách bắt buộc giáo viên và học sinh phải có (sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập) và phần mềm- những loại sách, tài liệu tuy không bắt buộc phải có nhưng nếu có thì điều kiện và hiệu quả dạy và học tốt hơn (sách tham khảo, sách hướng dẫn học…). Trong tổ hợp đó, mỗi loại sách có một chức năng riêng đối với người học và người dạy.

Theo một số nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước thì sách giáo khoa, giáo trình nói chung có các chức năng sau: giúp người học có được kiến thức, kỹ năng, phương pháp của môn học; chức năng củng có, tích hợp các điều đã học; chức năng đánh giá kiến thức; chức năng tham khảo và chức năng giáo dục văn hoá- xã hội. Sách giáo viên có chức năng thông tin và thông tin khoa học liên quan đến môn học; chức năng giúp đỡ về mặt sư phạm gắn với môn học và việc dùng sách giáo khoa cũng như giúp đỡ việc quản lý lớp học, giờ học; chức năng giúp đánh giá kiến thức của người dạy1 và người học. Tuỳ vào mục tiêy, yêu cầu của môn học mà xác định chức năng chónh và phụ của sách, thí dụ sách học pháp luật hay sách Giáo dục công dân sẽ gồm chức năng truyền thụ kiến thức và chức năng giáo dục văn hoá- xã hội và chức năng truyền đạt kỹ năng, phương pháp cũng như tích hợp các kiến thức đã học (nếu nhấn mạnh khía cạnh giáo dục hành ci xẻ sự trong xã hội).

 

2. Quy trình tổng thể của việc xây dựng một cuốn sách giáo khoa, giáo trình, sách bài tập đều qua những bước cơ bản sau: xác định rõ chương trình môn học ---> tổ chức biên soạn sách---> biên tập sách---> dạy thử---> hoàn chỉnh bản thảo --->thẩm định và độc duyệt---> chế bản---> in---> phát hành. Tại mỗi cấp học quy trình này có thể có những thay đổi nhất định và do những cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm thực hiện.

Theo Luật Giáo dục: Sách giáo khoa phổ thông do Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK; Nhà nước quản lý việc xuất bản, in, phát hành SGK (Điều 25). Giáo trình THCN, giáo trình dạy nghề dài hạn do Hiệu trưởng nhà trường tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập (Điều 31). Đối với giáo trình cao đẳng, Đại học: Bộ GDDT tổ

 

 

1. Fracois- Marie Gerard- Xavier Roegiers- Các chức năng của sách giáo khoa (NXBGD dịch

chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho cả các trường CĐ, ĐH; Hiệu trưởng trường CĐ, ĐH tổ chức biên soạn các giáo trình chuyên ngành và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập (Điều 37).

Vì vậy, khi nói đến việc xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật, cần phải đề cập tới tất cả các yếu tố của quy trình này vì chúng cùng ảnh hưởng đến chất lượng của sách. Tuy nhiên, trong phạm vi của chuyên đề này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích, đánh giá một số yếu tố chuyên môn của các giai đoạn làm bản thảo mà không đi sâu các yếu tố kỹ thuật, cụ thể là nghiên cứu về việc tổ chức xây dựng bản thảo trên cơ sở chương trình môn học, về tác giả, biên tập viên, việc dạy thử, việc thẩm định và đọc duyệt sách.

 

3. Đánh giá sách giáo khoa, giáo trình có thể thực hiện trước khi đưa sách vào sử dụng ở nhà trường (gắn với việc biên soạn SGK) và sau khi đưa SGK vào sử dụng (gắn với những điều kiện sử dịng cụ thể của người dạy, người học).

Quy trình và tiêu chí đánh giá SGK , giáo trình một cách khoa học, theo các nhà nghiên cứu giáo dục phải gồm:

 

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu đánh giá dưới hình thức một quy định của cấp có thẩm quyền, ví dụ mục tiêu đánh giá SGK là để tái bản, chỉnh lý hay viết lại từng cuốn sách căn cứ vào kết quả đánh giá.

 

Giai đoạn 2: Nêu rõ các tiêu chí đánh giá. Có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống tiêu chí để đánh giá SGK , ví dụ như Hướng dẫn của Ngân hàng thế giới đưa ra 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí được tối đa 5 điểm (phù hợp với chương trình; nội dung chuyển tải; trình độ ngôn ngữ; phương pháp sư phạm; thiết kế và trình bày sách; minh hoạ; tính sáng tạo), nếu sách nào đạy 70% số điểm thì thuộc loại chấp nhận được. Tiêu chuẩn Việt Nam về SGK (TCVN 5665- 1992 do NXB Giáo dục biên soạn, Bộ Giáo dục- Đào tạo đề nghị và được UBKHNN ban hành theo quyết định số 382/QĐ ngày 8/6/1992) gồm 5 yêu cầu chung:

+ Yêu cầu về nội dung và phương pháp biên soạn, theo đó, SGK phải quán triệt những mục tiêu cần đạy về cung cấp kiến thức (phù hợp với chương trình), phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và giáo dục nhân cách và phải được biên soạn một cách dễ hiểu, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi, kích thích hứng thú học tập.

+ Yêu cầu về trình bày: ngôn ngữ chuẩn mực, các thuật ngữ, ký hiệu phải thống nhất, các đơn vị đo lường phải hợp pháp, hệ thống chương, mục thống nhất; tranh ảnh, đồ thị phải đảm bảo về thẩm mỹ và khoa học…; không có lỗi chính tả; các yêu cầu về trình bày bìa sách…

+ Yêu cầu về kỹ thuật: giấy in, mực in, kích thước sách, chế bản…

+ Yêu cầu về phương pháp thử.

+ Yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản.

Sách giáo viên và sách tham khảo có thể áp dụng các yêu cầu từ thứ 2 đến thứ 5 nói trên.

 

Giai đoạn 3: Thu thập các thông tin thích hợp;

 

Giai đoạn 4: Đối chiếu các thông tin thu thập được với hệ thống các tiêu chí thích hợp;

 

Giai đoạn 5:Phát biểu các kết luận cuối cùng dưới dạng báo cáo tổng hợp để giúp cấp ra quyết định đánh giá SGK có thể quyết định về việc thay đổi, sửa hay viết lại SGK 1

 

 

So với các quan niệm, tiêu chí nói trên về đánh giá SGK , giáo trình thì trong khuôn khổ của đề tài này, những phân tích, nhận xét dưới đây của chuyên đề chưa thể coi là sự đánh giá một cách khoa học, toàn diện và chính thức về SGK , giáo trình mà mới chỉ dừng ở sự phân tích những quan sát bước đầy trong phạm vi giới hạn của những người nghiên cứu tại một cơ quan tư pháp ngoài ngành giáo dục.

 

II. Thực trạng xây dựng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong các trường không chuyên luật.

 

1. Thực trạng xây dựng hệ thống sách giáo khoa, tài liệu môn học pháp luật trong các trường phổ thông.

 

1.1. Vài nét về hệ thống SGK , tài liệu môn học pháp luật:

 

Từ khi nội dung pháp luật được đưa chính thức vào môn học Giáo dục công dân trong trường phổ thông cho đến nay, tức là từ năm 1988 đến năm 2000, tài liệu học và dạy pháp luật cho lớp 8 và 9 PTCS đã được viết mới 2 lần do có một lần thay đổi chương trình môn học vào năm 1992- 1993 (sau khi Hiến pháp 1992 ra đời) còn tài liệu cho lớp 12 PTTH thì mới chỉ viết một lần từ năm

1992- 1993, chưa một lần tái bản có bổ sung.

 

 

1. Các vấn đề SGK – NXB Giáo dục 1992, tr. 12- 14.

Hệ thống sách, tài liệu của môn học pháp luật hiện hành bao gồm:

- Tài liệu Giáo dục công dân 8, 9, 12 dành cho học sinh (từ đây gọi tắt là SGK ), xuất bản lần đầu vào các năm 1988- 1989, 1992 tương ứng cho từng lớp khi bắt đầy học Giáo dục công dân, sau đó tái bản không sửa chữa nhiều lần; riêng sách lớp 8, 9 như đã nói ở trên được viết lại một lần vào khoảng năm 1992 sau đó chỉ tái bản không sửa chữa. Trong các trường thử nghiệm trung học phân ban, tài liệu giáo khoa thí điểm GDCD 12 được biên soạn mới vào năm 1995 để dùng chung cho cả ba phân ban (KHXH, KHTN, KHTN- KT).

- Tài liệu Giáo dục công dân 8, 9, 12 dành cho giáo viên (từ đây gọi tắt là SGV), tình trạng giống như tài liệu dành cho học sinh. Riêng vào những năm bắt đầy học Giáo dục công dân ở từng lớp, Bộ Giáo dục- Đào tạo còn biên soạn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phục vụ triển khai thay sách giáo khoa cải cách giáo dục.

 

- "Những tình huống pháp luật" 8, 9, 12- xuất bản lần đầu năm 1994 (từ năm học 1999- 2000 đổi tên là Bài tập Giáo dục công dân 8, 9, 12); hàng năm đều có tái bản khong sửa chữa. Dự kiến năm 2000 sẽ tái bản có bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của các tác giả.

- Hướng dẫn học Giáo dục công dân 8, 9, 12- xuất bản lần đầu năm 1998, tái bản có sửa đổi năm 1999.

Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một cuốn sách nào phục vụ việc học pháp luật trong trường phổ thông được gọi chính thức là sách giáo khoa, tất cả vẫn chỉ là ở dạng các tài liệu môn học, tài liệu bổ trợ (Bài tập, Hướng dẫn…)

 

1.2. Quy trình làm sách, tài liệu môn học pháp luật trong trường phổ thông:

 

Như đã trình bày ở phần đầu, đến nay Bộ Giáo dục- Đào tạo mới đang xem xét dự thảo để ban hành một quy định chính thức về quy trình viết, xuất bản SGK. Thực tế những năm qua, quy trình đó thực hiện như sau:

 

Bước 1- Chương trình môn học Giáo dục công dân ở từng cấp, từng lớp do Viện khoa học giáo dục nghiên cứu đề xuất, Hội đồng bộ môn Giáo dục Đạo đức và Giáo dục công dân1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo quyết định thành lập thẩm định và khuyến nghị danh sách tác giả của từng cuốn sách, tài liệu có tính giáo khoa trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo phê duyệt.

Bước 2- Trên cơ sở chương trình và danh sách tác giả đã được phê duyệt, NXB Giáo dục chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng bản thảo, in và phát

 

 

1. Từ năm 1988- 1992 Hội đồng này có tên gọi là Hội đồng giáo dục Đạo đức và giáo dục chính trị.

hành sách. Đối với các loại tài liệu tham khảo (Bài tập, Hướng dẫn học…) thì NXB chủ động tìm tác giả. Trong giai đoạn này, NXB Giáo dục đồng thời chỉ định, phân công biên tập viên (BTV) thuộc Ban giáo dục chịu trách nhiệm về từng bản thảo.

 

Bước 3- Các tác giả, căn cứ vào chương trình, hiểu biết và trình độ nhận thức của đối tượng dùng sách (học sinh, giáo viên), các yêu cầu của NXB, xây dựng đề cương chi tiết của sách, tài liệu (đến bài, tiết học), chuyển cho BTV góp ý, nếu cần thì Trưởng ban Giáo dục phải duyệt bản đề cương này.

 

Bước 4- Trên cơ sở đề cương đã có ý kiến của NXB, tác giả có trách nhiệm viết bản thảo sách theo đúng tiến độ đã thoả thuận.

 

Bước 5- Trong trường hợp cần phải dạy thử nghiệm, tác giả chỉ viết một vài bài sau đó NXB Giáo dục tổ chức để tác giả, biên tập viên cùng đi về cơ sở (trường học) dạy thử các bài đã viết. Ví dụ: Tháng 1/ 1992, NXB Giáo dục đã tổ chức cho nhóm tác giả viết Tài liệu GDCD 12 cùng với các biên tập viên của Ban giáo dục đi T.P Hồ Chí Minh để dạy thử hai bài đã viết, một bài thuộc phần đường lối chính sách của Đảng và một bài thuộc phần pháp luật (Bài pháp luật dân sự). Qua việc dạy thử đó, tác giả có cơ hội trực tiếp làm việc cùng và được nghe giáo viên, học sinh góp ý về bài viết ngay trên lớp cũng như sau đó, qua buổi toạ đàm với nhóm giáo viên của các trường đến dự giờ giảng thử nghiệm. Chúng tôi cho rằng đó là một bước rất quan trọng trong quy trình làm SGK , tài liệu giảng dạy. Đáng tiếc là khi tổ chức giảng thử bài viết cho học sinh thì SGV lại chưa được tổ chức viết nên không có điều kiện thử nghiệm luôn cả hai loại sách.

 

Bước 6- Sau khi nhận được bản thảo, BTV thực hiện việc biên tập và trao đổi lại với tác giả các vấn đề vần làm rõ hoặc cần sửa cho phù hợp với yêu cầu đã thoả thuận.

 

Bước 7- Việc thẩm định bản thảo do Hội đồng thẩm định sách GDCD của từng lớp (thành lập theo quyết định của Bộ Giáo dục- Đào tạo) thực hiện.

 

Bước 8- Các tác giả hoàn chỉnh lại bản thảo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến nhận xét của Hội đồng thẩm định và chuyển cho biên tập viên để tiếp tục các bước thuộc kỹ thuật in.

 

Thông thường, thời gian để thực hiện các bước xây dựng bản thảo sách GDCD cho học sinh như nói ở trên kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3- 4 năm sau, việc in sách thường trong tháng 5- 6 để sau đó kịp phát hành trước khi vào năm học mới (tháng 9 hàng năm). Bản thảo sách giáo viên thường cũng được thực hiện theo quy trình trên nhưng chỉ có thời gian biên soạn khá ngán: từ tháng 3- 4 (sau khi đã hoàn thành bản thảo sách học sinh) đến tháng 6- 7, sau in ấn và phát hành là giai đoạn thực hiện bồi dưỡng, tập huấn giáo viên theo sách (tháng 7- 9).

 

Quy trình làm sách Hướng dẫn, Tài liệu tham khảo, sách bài tập do NXB quy định, so với quy trình làm sách học và dạy pháp luật đã nói ở trên thì có một số điểm khác như: NXBGD tự tìm tác giả, không cần có Hội đồng thẩm định của Bộ mà NXB thường tổ chức lấy ý kiến đóng góp, nhận xét của một số giáo viên các trường phổ thông hoặc của Viện KHGD, Trường đại học sư phạm Hà Nội (Khoa triết) để tác giả tham khảo khi hoàn chỉnh bản thảo.

 

1.3. Về những người tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống SG K, tài liệu môn học pháp luật ở trường phổ thông:

 

- Tác giả:Vì pháp luật là môn học mới trong trường phổ thông nên ngành giáo dục chưa có những chuyên gia viết sách về lĩnh lực này. Để giải quyết tình thế đó, Bộ GDDT đã mời các cán bộ pháp luật có tâm huyết, có trách nhiệm và đã gắn bó với việc đưa GDPL vào nhà trường ngay từ trước khi hình thành được môn học chính thức (từ 1995- 1996) để cùng với các nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu giáo dục của Viện KHGD viết những bộ sách đầu tiên của môn học. Vì vậy, mỗi cuốn sách thường có hai tác giả: một luật gia và một nhà giáo (Sách lớp 8: Luật gia Ngô Văn Thâu- nhà giáo Vũ Quang Hảo; lớp 9: các luật gia Ngô Văn Thâu, Dương Thanh Mai và nhà giáo Vũ Quang Hảo; lớp 12: Luật gia Dương Thanh Mai và nhà giáo Nguyễn Tiến Cường, Trần Doanh…). Chính sự kết hợp này đã giúp các tác giả hỗ trợ, bổ sung cho nhau những điểm mạnh và phần nào giảm bớt được những mặt hạn chế về chuyên môn của mỗi người. Tuy mỗi tác giả chịu trách nhiệm viết về một số bài nhưng thường là có sự phân công giữa các tác giả: tác giả- nhà giáo chịu trách nhiệm chung về các yêu cầu mang trính sư phạm của cả cuốn sách còn tác giả luật gia chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung pháp lý.

 

Phần lớn các tác giả viết sách cho học sinh đồng thời là tác giả của sách cho giáo viên, sách Hướng dẫn học GDCD. Riêng sách "Tình huống pháp luật" thì hoàn toàn do các luật gia của Vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) biên soạn.

 

- Biên tập viên: Như trên đã nói, mảng sách GDCD do Ban giáo dục của NXBGD chịu trách nhiệm biên tập. Trong suốt những năm biên soạn các cuốn Tài liệu GDCD hiện hành (phần pháp luật), từ 1988 đến 1992, NXBGD hoàn toàn không có một BTV nào được đào tạo về luật. Các BTV được phân công biên tập các bản thảo về pháp luật đã hết sức cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình nhưng thường chỉ dừng ở việc biên tập về mặt sư phạm, ề ngôn ngữ giáo khoa, về kỹ thuật trình bày còn về nội dung pháp luật thì học chỉ có thể nêu vấn đề theo cảm tính để trao đổi với các tác giả.

 

- Hội đồng thẩm định: Riêng đối với các sách GDCD phần pháp luật thì trong thành phần của Hội đồng thẩm định luôn có sự tham gia của các chuyên gia luật- các cán bộ nghiên cứu, giảng viên Đại học Luật (theo lời mời của Bộ Giáo dục- Đào tạo).

 

- Các nhà thực nghiệm sách, tài liệu môn học pháp luật đều là các giáo viên dạy kiêm nhiệm hay chuyên trách môn GDCD tại các trường phổ thông và tuyệt đại đa số trong số đó là những người chưa qua đào tạo về luật, còn ít kinh nghiệm và phương pháp giáo dục của môn học.

 

1.4. Về việc đánh giá sách, tài liệu môn học pháp luật:

 

Kể từ khi nội dung pháp luật được đưa vào chương trình chính thức của môn GDCD đến nay chưa có lần đánh giá chính thức nào về sách, tài liệu môn học pháp luật theo quy trình đầy đủ và có căn cứ pháp lý như đã trình bày ở phần I, mục 3 nhằm sửa hoặc thay đổi sách, tài liệu hiện hành.1

 

 

Tuy nhiên, các đơn vị chức năng của cả Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đều đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát thực tiễn về GDPL trong các trường phổ thông trong đó có khảo sát, đánh giá về sách, tài liệu môn học. Các phương pháp được sử dụng trong các đợt khảo sát này là điều tra XHH bằng phiếu hỏi, tổ chức toạ đàm, hội thảo khoa học hay Hội nghị sơ kết, tổng kết công tác GDPL trong các nhà trường sau từng giai đoạn.

 

A/ Dưới đây chúng tôi tổng hợp một số thông tin cơ bản thu được qua các đợt khảo sát đó, bao gồm cả kết quả điều tra bằng phiếu hỏi của đề tài này do Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp) thực hiện vào tháng 3/ 1999 đối với học sinh

và giáo viên ở một số trường tại 7 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Nam Định, Quảng

 

 

 

1. Lần thay sách GDCD lớp 8 và lớp 9 vào năm 1992 là do thay đổi chương trình môn học mà sự thay đổi này lại là vì Hiến pháp mới (1992) được ban hành (Nội dung xuyên suốt hai lớp này là về Hiến pháp).

 

Trị, Đắc Lắc, An Giang, T. P Hồ Chí Minh, Tây Ninh)1

 

 

+ Những loại sách, tài liệu cơ bản bắt buộc phải có của môn học đã đến được với đa số học sinh và giáo viên: Tỷ lệ học sinh và giáo viên có SGK (Tài liệu GDCD) đạt trên 90%, tỷ lệ giáo viên có SGV (Tài liệu Hướng dẫn giảng dạy GDCD) khoảng 70%. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn, đặc biệt là vùng miền núi, dân tộc ít người thì học sinh và giáo viên còn rất thiếu ngay cả các loại sách cơ bản, tối thiểu này.

+ Các loại tài liệu tham khảo (bao gồm cả sách bài tập) còn ít đến được với người sử dụng (dưới 20% Hội đồng có TLTK; khoảng 30% giáo viên có sách bài tập; khoảng 60% có TLTK khác…). Các lý do chính được nêu ra là không có bán, do giáo viên không yêu cầu sử dụng…

+ Khi đã có sách, tài liệu rồi thì việc sử dụng cũng chưa thường xuyên, hiệu suất chưa cao: Tỷ lệ học sinh dùng thường xuyên hoặc thỉnh thoản dùng sách giáo khoa chỉ đạt khoảng 70%, còn TLTK thì chỉ ở mức dưới 20% mặc dù khi hỏi nhu cầu cần có thì khoảng 50% các em thấy cần có SGK , gần 30% cần SBT và khoảng 50% cho rằng cần có thêm TLTK.

Tình hình sử dụng sách, tài liệu của giáo viên trong quá trình dạy pháp luật cũng ở mức đáng suy nghĩ: Đại đa số giáo viên chỉ dùng SGK , khoảng 60% giáo viên thường xuyên hoặc thỉnh thoảng sử dụng SGV và chỉ khoảng 30% dùng SBT. Mặc dù vậy, có tới gần 70% giáo viên vẫn cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc giảng dạy pháp luật là do thiếu tài liệu giảng dạy.

+ Về nội dung sách, tài liệu: Các số liệu khảo sát chỉ cho một thông tin chung là có khoảng 30% học sinh và 25% giáo viên cho rằng SGK phù hợp cới trình độ nhận thức của học sinh; 64% học sinh và 56% giáo viên cho rằng tương đối phù hợp nhưng không có số liệu cụ thể về từng khối lớp (8, 9, 12). So SGK với chương trình học thì khoảng 40% giáo viên cho rằng phù hợp, cũng không phân loại theo khối lớp.

 

B/ Kết hợp với những thông tin thu được qua các cuộc hội thảo, hội nghị, qua phương tiện T TĐC và dựa trên sự nghiên cứu, phân tích các yếu tố liên quan đến SGK , tài liệu môn học, nhóm nghiên cứu chuyên đề có thể bổ sung thêm một số nhận xét sau:

 

* Về tính phù hợp giữa SGK và chương trình môn học:

 

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá SGK là SGK phải phù hợp với chương trình và phương pháp giáo dục quy định trong chương

trình. Trong những năm qua, trên thực tế, chúng ta mới chỉ có đề cương Chương

 

 

1. Xem Phụ lục "Kết quả khảo sát" phục vụ đề tài.

trình chứ chưa có chuẩn chương trình, chuẩn kiến thức từng môn học để các tác

giả căn cứ vào đó mà viết sách và chỉ được viết trong khuôn khổ của chuẩn sách giáo khoa . Vì vậy, chúng tôi chỉ dám nêu một vài nhận xét về mặt định tính:

- Chương trình GDCD ở lớp 8, 9 tương đối phù hợp với mục tiêu đào tạo, đó là giúp học sinh nắm vững một cách tương đối có hệ thống những tri thức phổ thông, cơ bản và thiết thực về pháp luật (quyền và nghĩa vụ của công dân, bản chất, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Nhà nước)1. Thời gian dành cho môn học ở mỗi lớp là 33 tiết với 22 tiết giảng trên lớp là phù hợp tuy nhiên việc phân bổ số lượng tiết học chưa thật hợp lý. Ví dụ bài 32 "Bộ máy Nhà nước" được bố trí 01 tiết học ở lớp 9 là không phù hợp giữa khối lượng cần truyền tải, các khái niệm cần làm rõ với thời gian thực tế cho phép. Trong trường hợp đó, nếu SGK đảm bảo được yêu cầu phù hợp với chương trình thì cũngkhó đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh nắm chắc những khái niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước vốn rất phức tạp.

- Chương trình GDCD lớp 12 với mục tiêu trang bị cho học sinh trước khi ra trường những cơ sở ban đầu về hệ thống pháp luật Việt Nam thông qua một số pháp luật cụ thể tác động thường xuyên đến mọi công dân trong một số lĩnh vực cụ thể. Chương trình đã lựa chọn 10 lĩnh vực pháp luật và 2 vấn đề thuộc lý luận chung về Nhà nước và pháp luật để mở đầu và kết thúc. Toàn bộ các nội dung đó được bố trí trong 22 tiết học ở học kỳ II. Thực tế cho thấy việc thiết kế chương trình này kém phù hợp hơn so với chương trình 30 tiết với 7 lĩnh vực pháp luật cụ thể bố trí trong cả năm học như đang thực hiện thí điểm tại các trường PTTH phân ban. Do chương trình không có những bài để trang bị cho học sinh một số khái niệm chung, cơ bản mà đi thẳng vào những lĩnh vực pháp luật cụ thể nên phần lớn các bài đều nặng về luật thực định hoặc đi quá sâu vào một số chi tiết, dẫn đến thiếu tính khái quát, hệ thống. Cách trình bày còn nặng về lý thuyết, khô khan, thiếu thực tế sinh động nên chưa gây được hứng thú cho người học và người dạy mặc dù đây là cuốn SGK GDCD đầu tiên có phần Bài tập tình huống sau mỗi bài giảng để giúp các em bước đầu thực hành kỹ năng phân tích theo tư duy pháp lý.

 

* Về điều kiện của học sinh và giáo viên trong khi sử dụng SGK , SGV, TLTK.

 

Việc đánh giá SGK, SGV phải được đặt trong những điều kiện cụ thể của người sử dụng sách.

Về người học, một thực trạng thực tế khá phổ biến phải được thừa nhận là ở những năm cuối cấp (lớp 9 và 12), nhiều trường nhiều giáo viên nhất

 

 

1. Xem Chương trình GDCD trường THCS và chuyên đề về chương trình của đề tài này.

là học sinh đã không thực hiện nghiêm chương trình các môn học không phải là môn thi tốt nghiệp, trong đó có môn Giáo dục công dân, phân môn pháp luật. Đây cũng là một trong những lý do, chưa được nói ra dẫn đến tỷ lệ chưa cao các em học sinh sử dụng SGK môn GDCD cũng như các tài liệu tham khảo như đã trình bày ở phần trên.

Về người dạy: mặc dù đã qua hơn 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường nhưng những tồn tại, khó khăn của đội ngũ giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy môn học này vẫn còn nguyên, chưa giải quyết được. Khác với cơ bản các môn học khác, tuyệt đại đa số (99%) giáo viên dạy pháp luật chưa được qua đào tạo về chuyên môn pháp luật, về phương pháp môn học. Do đó, có thể nói, SGK , SGV là những nguồn cung cấp kiến thức, thông tin chủ yếu, duy nhất cho hầu hết giáo viên khi chuẩn bị giáo án và khi lên lớp. Chính vì vậy, các tác giả đã phải sử dụng SGK và đặc biệt là SGV vào chức năng chính là thông tin với mong muốn hạn chế bớt những lỗ hổng, không có căn bản của giáo viên trong lĩnh vực này. Chức năng giúp đỡ tổ chức tiết học, quản lý tiết học làm chưa được nhiều. Phần lớn giáo viên dạy GDCD là giáo viên kiêm nhiệm từ bộ môn khác, hơn nữa lại thường là giáo viên Chủ nhiệm nên họ dành được rất ít thời gian cho mô hình này; do đó, có thể hiểu tại sao giáo viên còn ít dùng sách, đặc biệt là sách bài tập, TLTK của môn học. Thực chất, giáo viên chỉ có thể làm chủ được tình thế, nhất là khi giải các bài tập tình huống khi họ đã làm chủ được kiến thức, vững vàng về phương pháp, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến môn học. Trong trường hợp ngược lại, phần lớn giáo viên sẽ chọn cách giảng hoặc hướng dẫn những vấn đề chung, tránh những tình huống khó khăn cho cả học sinh và giáo viên do hạn chế kiến thức điều này càng làm cho giờ học kém sinh dộng, kém tính sáng tạo mà SGK , SGV dành lại cho người sử dụng trên cơ sở gợi ý ở phần câu hỏi, bài tập tình huống.

 

* Về tính cập nhật của SGK và tính thống nhất hữu cơ giữa các loại sách của cùng một môn học:

 

Việc xem xét, đánh giá sách để chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hay viết mới còn quá chậm trong khi hệ thống pháp luật thực định, bao gồm cả một số nguyên tắc trong từng lĩnh vực pháp luật cụ thể, đã thay đổi khá nhiều và cơ bản. Nhiều nội dung trong các SGV, nhất là sách GDCD12, sách bài tập 8, 9, 12 đã trở thành quá lạc hậu vì đây là những sách đề cập đến nhiều chế định pháp luật cụ thể (ví dụ như trong lĩnh vực pháp luật dân sự, lao động, hình sự…). Quả là khó chấp nhận được, dạy những quy định của pháp luật đã bị bãi bỏ, thay thế bằng những Bộ luật quan trọng từ năm, bảy năm trước đây (Bộ luật lao động (1994), Bộ luật dân sự (1995)…).

Một thực tế đã và đang xảy ra là do các sách được biên soạn tại các thời điểm khác nhau mà hệ thống pháp luật thực định lại thay đổi rất nhanh còn sách lại không được chỉnh lý nên về cùng một vấn đề, trong tay học sinh và giáo viên có thể có 3 cuốn sách (SGK (in năm 1992, sách bài tập (in năm 1994) và sách hướng dẫn học GDCD (in năm 1999) với những quy định hoàn toàn khác nhau, gây hoang mang cho học sinh và giáo viên.

Mặc dù một trong những yêu cầu của SGK là tính ổn định tương đối (thường phải sử dụng ít nhất 5 năm trong nhà trường trước khi chỉnh sửa) nhưng thiết nghĩ, với một môn học mới, chương trình, SGK , SGV đều biên soạn lần đầu trong khi thiếu đội ngũ chuyên gia sư phạm có trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện công việc đó thì các cơ quan có chức năng, trước tiên là Bộ Giáo dục- Đào tạo cần có sự cải tạo đặc biệt, linh hoạt hơn so với các môn học truyền thống như Toán, Lý, Văn…

Tóm lại, sau 10 năm đưa môn học pháp luật vào nhà trường phổ thông, học sinh và giáo viên đã có được một hệ thống sách học của học sinh, sách hướng dẫn giảng dạy của giáo viên, một số sách bài tập, sách tham khảo (Hướng dẫn học GDCD…) ở từng lớp học, góp phần khẳng định vị trí một môn học mới bên cạnh những môn học truyền thống trong nhà trường phổ thông. Những tồn tại, khiếm khuyết của chương trình, SGK, TLTK còn nhiếu và cần được sớm đánh giá một cách nghiêm túc, khoa học theo quan điểm biện chứng, lịch sử, cụ thể để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

2. Thực trạng xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong các trường THCD & DN, trường Cao đẳng và Đại học không chuyên luật.

 

Trong những năm 1990- 1994, qua khảo sát sơ bộ tại một số trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội, TPHCM cho thấy: xuất phát từ thực tiễn phát triển của xã hội và nhu cầu hiếu biết pháp luật của học sinh, nhiều trường đã đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy trong các chương trình như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Tài chính kế toán… Tuy nhiên, việc giảng dạy nội dung pháp luật trong các trường mới chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép vào một số môn như: triết học, chương trình học hoặc các môn chuyên ngành như kinh tế lao động, kinh tế đối ngoại, tài chính… mà chưa có sự thống nhất về chương trình đào tạo, nội dung pháp luật cần giảng dạy, dung lượng kiến thức, chưa có sự hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo về môn học này. Mặt khác ở thời điểm này giáo dục pháp luật trong các trường Đại học cũng chưa xây dựng thành môn học độc lập, có tính bắt buộc nằm trong khối kiến thức tối thiểu cần đào tạo đối với mọi sinh viên.

Trước tình hình đó, từ năm 1993, các vụ chức năng của Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo nghiên cứu, khảo sát, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật đại cương dành cho các trường Đại học không chuyên luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn taọ ra tầng lớp trí thức trẻ có tư duy pháp lý, có ý thức pháp luật, biết tôn trọng và bảo vệ pháp luật.

Ngày 12/9/1995, Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành quyết định 3244/GD- ĐT ban hành tạm thời bộ chương trình giáo dục Đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường điều kiện và các trường Cao đẳng Sư phạm và công văn 6188/ ĐH ngày 14/9/1995 hướng dẫn sử dụng bộ chương trình giáo dục đại học đại cương. Trong quyết định này giáo dục pháp luật được xây dựng thành một môn học độc lập, gồm 2 chương trình:

1/ Pháp luật đại cương (do Viện Đại học mở xây dựng) với 3 đơn vị học trình.

2/ Pháp luật Việt Nam đại cương (do các vụ chức năng của Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo xây dựng), 3 đơn vị học trình.

Trong đó, môn học pháp luật được xếp vào môn học lựa chọn đối với các nhóm ngành 1, 2, 3 (nhóm ngành khoa học kỹ thuật và hoá sinh) và là môn học bắt buộc đối với các nhóm ngành 4, 5, 6, 7 (nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, xã hội nhân văn).

Về nội dung chương trình pháp luật đại cương được thiết kế thành hai phần:

Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật gồm các khái niệm, phạm trù khoa học về Nhà nước- Pháp luật. Những nguyên lý chung về bản chất Nhà nước- Pháp luật, các chức năng cơ bản của Nhà nước- Pháp luật, cơ cấu tổ chức Bộ máy Nhà nước, quan hệ pháp luật, hình thức pháp luật và hệ thống pháp luật Việt Nam…

Phần II: Giới thiệu một số ngành luật cơ bản như Luật Nhà nước, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Quốc tế… đây là nhóm lĩnh vực pháp luật thông dụng cần được phổ cập cho mọi sinh viên, giúp họ nắm được bản chất, vai trò của pháp luật- đó là công cụ đặc biệt để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, bảo vệ lợi ích của xã hội, của tập thể và của cá nhân công dân.

Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp, các sinh viên từng bước xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật, xây dựng nến tảng khoa học cơ bản tạo điều kiện để họ có thể tự học hỏi nâng cao trình độ của mình, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.

Do đặc thù của giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục- Đào tạo chỉ quản lý về chương trình khung đào tạo, chương trình khung, việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình thuộc thẩm quyền của các trường. Căn cứ vào chương trình khung do Bộ Giáo dục- Đào tạo đề ra, căn cứ vào số môn học (bắt buộc, lựa chọn) của chương trình đào tạo, số tiết học (đơn vị học trình), căn cứ vào mục tiêu đào tạo của từng trường, các trường chủ động triển khai thực hiện từ việc biên soạn giáo trình, viết sách giáo khoa đén tổ chức giảng dạy.

Tương tự như vậy, việc tổ chức biên soạn, thấm định, in, phát hành giáo trình triển khai giảng dạy môn học pháp luật đại cương cũng như các môn học khác đều nằm trong thẩm quyền của nhà trường. Vì vậy, để có thể đánh giá được thực trạng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong các trường cao đẳng, Đại học không chuyên luật ta tạm chia các trường Đại học, Cao đẳng thành các khối sau:

1/ Khối các trường kinh tế (thuộc nhóm ngành kinh tế, quản trị kinh doanh 4, 5): Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài chính kế toán, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương…

2/ Khối các trường khoa học kỹ thuật (thuộc nhóm ngành khoa học kỹ thuật 1, 2): Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Thuỷ lợi…

3/ Khối các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm.

 

1/ Trước tiên, ta xem xét về nội dung giáo trình:

 

A/ ở các trường kinh tế: Đây là nhóm ngành mà môn học pháp luật đại cương được coi là môn học bắt buộc phải có trong giao đoạn đào tạo đại cương. Hầu hết các trường thuộc khối kinh tế đéu có giáo trình pháp luật đại cương (giáo trình pháp luật đại cương của trường Đại học Ngoại thương) do nhà trường tự biên soạn. Trừ Học viện Ngân hàng, giáo trình còn ở dạng tài liệu biên soạn dành cho giáo viên chưa in thành sách, các trường còn lại đều đã in thành sách bán rộng rãi cho tất cả các sinh viên. Đặc biệt, giáo trình trường Đại học Kinh tế Quốc dân còn được một số trường Đại học khác cũng sử dụng.

Nhìn chung, giáo trình pháp luật đại cương khối các trường kinh tế đã đáp ứng được yêu cầu trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật cho sinh viên trong giai đoạn đào tạo đại cương. Nội dung giáo trình khối kinh tế thể hiện tương đối chính xác khung chương trình do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành.

ở phần lý luận cơ bản về Nhà nước pháp luật, các giáo trình đã bám sát các chương, mục, trong nội dung chương trình, đưa vào tương đối đầy đủ có hệ thống các dịnh nghĩa, khái niệm cơ bản về Nhà nước; kiểu và hình thức Nhà nước; bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam; bản chất đặc điểm của pháp luật; các quy phạm pháp luật; quan hệ pháp luật; hình thức pháp luật; nhuyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật. Mặc dù không đi sâu vào từng vấn đề nhưng với cách trình bày logic, rõ ràng, dễ hiểu, bên cạnh việc nêu khái niệm, định nghĩa, giáo trình cũng đã phân tích và nhấn mạnh một số điểm cơ bản, giúp cho sinh viên tiếp cận vấn đề một cách có hệ thống, nắm được các nội dung cơ bản, cốt lõi nhất về Nhà nước pháp luật, có khả năng tự đi sâu tìm hiểu khi có nhu cầu.

Phần các kiến thức pháp luật thực định, các giáo trình thường đưa vào những nội dung Luật hành chính (Luật Nhà nước), Luật Dân sự, Luật Hình sự , mỗi phần đều gắn với tố tụng. Trong phần này, các giáo trình đã đưa ra và phân tích các khái niệm cơ bản của mỗi ngành luật: khái niệm ngành luật, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn, quan hệ pháp luật và một dố chế định cơ bản của ngành luật đó. Cụ thể:

Luật Hành chính: Quy chế pháp lý hành chính, trách nhiệm hành chính…

Luật Dân sự: Hợp đồng dân sự, quyền sở hữu, trách nhiệm dân sự…

Luật Hình sự: Tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự, hình phạt…

Luật tố tụng được trình bày gắn với pháp luật nội dung, giúp cho sinh viên ngoài việc nắm vững được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình còn biết được các trình tự thủ tục bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của những người khác, biết được các chuẩn mực của hành vi trong cuộc sống.

Nhìn chung, giáo trình pháp luật đại cương khối các trường kinh tế chỉ đề cập đến các ngành luật đã nêu trên, các ngành luật khác như luật lao động, luật đất đai, luật kinh tế, luật tài chính, ngân hàng… không được đưa vào giáo trình, mặc dù trong chương trình khung do Bộ Giáo dục- Đào tạo có đưa vào. Điều này có thể do ý đồ của người biên soạn chuyển các nội dung pháp luật kinh tế sang lĩnh vực pháp luật chuyên ngành sẽ học trong giai đoạn II.

ở giai đoạn II, các trường thuộc khối kinh tế, tuỳ theo mục tiêu đào tạo chuyên ngành của từng trường, có các giáo trình chuyên ngành luật khác nhau. Trường Đại học Kinh tế quốc dân có giáo trình Pháp luật kinh tế, trường Đại học Tài chính kế toán có giáo trình Pháp luật Tài chính, trường Đại học Ngoại thương có giáo trình pháp luật trong kinh tế đối ngoại.

Riêng giáo trình pháp lý đại cương của trường Đại học Ngoại thương có phần đơn giản hơn, ngoài phần lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật được trình bày một cách rất sơ lược, giáo trình không đi vào các luật chuyên ngành như Hành chính, Hình sự, mà chỉ có phần pháp luật Dân sự. Ngoài ra, có thêm hai chương về Tư pháp Quốc tế và Công pháp Quốc tế. Đó là những ngành luật cơ bản có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế đối ngoại và kinh tế ngoại thương là cơ sở nền tảng để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức này trong giai đoạn sau.

So với khối lượng thời gian là 3 đơn vị học trình (45 tiết) do Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định trong chương trình thì khối lượng kiến thức được trình bày trong giáo trình của khối các trường kinh tế là tương đối nhiều và sâu, nhất là các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Tài chính kế toán.

ở khối các trường khoa học kỹ thuật: Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, có tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương do giáo viên trương Đại học Thủy lợi biên soạn năm 1996. Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương của trường Đại học Thủy lợi đã bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Trong những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước- Pháp luật giáo trình phân tích tương đối sâu và kỹ các khái niệm Nhà nước, pháp luật, nguồn gốc, bản chất Nhà nước, bản chất của pháp luật, lịch sử phát triển của Nhà nước, pháp luật, vai trò và cơ chế điều chỉnh của pháp luật… Các chương Luật Hiến pháp, Luật Hành chính cũng nêu được các khái niệm ngành luật, nguồn của luật. Chương Luật Dân sự, Luật Hình sự cùng với các khái niệm ngành luật… giáo trình cũng đưa vào khái niệm về luật tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng, các giai đoạn tố tụng…

Ngoài ra, so với giáo trình của khối kinh tế, Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương của trường Đại học Thủy lợi còn được bổ sung hai chương về các cơ sở pháp luật liên quan đến hoạt động chuyên ngành của ngành thuỷ lợi. Các chương này đã điểm qua một số ngành luật gắn với hoạt động sau này của sinh viên, trong bị cho họ những quy định pháp lý cơ bản về hoạt động của ngành như: Luật đất đai, Luật lao động, Luật bảo vệ môi trường, pháp luật về đê điều… trong đó có nêu một số chế định pháp luật cơ bản trong các văn bản pháp luật thuộc ngành luật, trên cơ sở đó giúp cho sinh viên khi ra trường sẽ hoạt động tốt hơn trên cương vị và lĩnh vực công tác của mình.

Khối các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm có giáo trình Pháp luật đại cương (chương trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở) dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm do NXB Giáo dục in và phát hành năm 1998. Nội dung giáo trình gồm 3 chương.

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước trình bày các vấn đề: Nguồn gốc, dấu hiệu, bản chất Nhà nước, các kiểu và hình thức Nhà nước.

Chương II: Một số vấn đề chung về pháp luật và pháp chế Xã hội Chủ nghĩa bao gồm: Bản chất, chức năng của pháp luật; quy phạm pháp luật; các văn bản quy phạm pháp luật XHCN; quan hệ pháp luật; Pháp chế XHCN.

Chương III: Hệ thống pháp luật Việt Nam, trình bày khái niệm hệ thống pháp luật; các ngành luật trong hệ thống pháp luật; sự phát triển của hệ thống pháp luật; vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Như vậy, toàn bộ nội dung chương trình bó gọn ở phần những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp luật. Theo chương này, các nội dung pháp luật thực định không được đưa vào giảng dạy. Chương trình này được dùng chung cho mọi sinh viên hệ Cao đẳng Sư phạm. Đối với sinh viên khoa giáo viên có giáo trình riêng viết tương đối kỹ hơn.

Nếu so với thời lượng 3 đơn vị học trình như Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định thì nội dung kiến thức trong giáo trình còn sơ lược, chưa đầy đủ theo như quy định của Bộ.

Nhìn chung giáo trình Pháp luật đại cương của các trường đã thể hiện tương đối chính xác chương trình khung của Bộ Giáo dục- Đào tạo nhất là phần lý luận về Nhà nước- Pháp luật. Các khối kiến thức trong từng chương được trình bày tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên.

2/ Tổ chức biên soạn

 

Hầu hết các trường khối kinh tế đếu có tổ bộ môn luật. Các tác giả tham gia biên soạn giáo trình đều là những giáo viên trực tiếp giảng dạy- những người đã tốt nghiệp Đại học Luật. Chủ biên là các Tiến sĩ Luật như giáo trình của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Tài chính kế toán, Đại học Ngoại thương. ở khối các trường khoa học kỹ thuật, sư phạm như Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng không có tổ bộ môn Luật, việc biên soạn giáo trình giảng dạy do giáo viên tổ triết đảm nhiệm (ví dụ Tập bài giảng pháp luật Việt Nam đại cương do giảng viên tổ Triết Đại học Thuỷ lợi biên soạn) hoặc đặt các nhà Luật học biên soạn theo chương trình có sự tham gia góp ý của nhà trường, ví dụ giáo trình pháp luật đại cương (chương trình đào tạo giáo viên Trung học cơ sở) dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm của nhà xuất bản Giáo dục.

Các giáo trình được biên soạn trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành, có sự tham khảo tài liệu, giáo trình các trường chuyên Luật như giáo trình của khoa Luật- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Luật Hà Nội.

Một số trường không biên soạn giáo trình pháp luật đại cương mà sử dụng giáo trình của các trường đã biên soạn, trên cơ sở có chọn lọc cho phù hợp với chương trình của trường (trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp).

 

3/ Về hình thức

 

Sách in đẹp, rõ ràng, in trên giấy tốt. Sách phát hành nhiều, rộng rãi tất cả các sinh viên trong và ngoài trường đều có thể tìm mua được khi có nhu cầu. Tuy nhiên, giá sách trung bình từ (15000đ đến 20000đ) có phần hơi cao so với khả năng chung của mọi sinh viên.

 

III, Một số kiến nghị về việc đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống SGK, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật trong các nhà trường không chuyên luật.

Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng hệ thống SGK, giáo trình, tài liệu môn học pháp luật tại các trường phổ thông và các trường THCN, CĐ và ĐH không chuyên luật trong thời gian qua cho thấy cần phải đổi mới một cách khá toàn diện công tác này thì mới có thể giải quyết, khắc phục cơ bản những tồn tại hiện nay nhằm nâng cao chất lượng các loại sách, tài liệu phục vụ môn học này.

 

 

 

1. Trước tiên, muốn có sách tốt thì Chương trình phải chuẩn. Đề nghị Bộ Giáo dục- Đào tạo cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quy trình xây dựng chuẩn khung chương trình (mục tiêu từng đơn vị kiến thức, định vị kiến thức…) làm cơ sở cho việc biên soạn SGK. Việc xây dựng chuẩn khung chương trình và chuẩn môn học này đều phải trải qua giai đoạn thử nghiệm ở các loại trường khác nhau với sự tham gia rộng rãi của các nhà nghiên cứu giáo dục và pháp lý, giáo viên sư phạm, phổ thông và cả giáo viên luật. Chương trình này phải được các cơ quan có thẩm quyền theo luật định ký duyệt, ban hành chính thức.

 

2. Cần sớm tạo ra cơ sở pháp lý và các bảo đảm pháp lý cho việc biên soạn, xuất bản hệ thống sách, tài liệu môn học pháp luật trong từng loại trường từng cấp học, lớp học cụ thể:

- Xác định rõ ở mỗi cấp học, bậc học, hệ thống sách, tài liệu môn học gồm những loại sách nào, giá trị khoa học và sư phạm của từng loại sách đó.

- Các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng loại sách. Hoàn chỉnh và đề nghị Nhà nước ban hành mới hoặc ban hành (có sửa đổi) Tiêu chuẩn Việt Nam về SGK, Giáo trình cho từng cấp đào tạo.

 

- Quy trình biên soạn từng loại sách, nhất là SGK, SGV, có ý kiến đóng góp sau thử nghiệm của chính người sử dụng sách, các nhà khoa học; phải có giai đoạn thẩm định của Hội đồng thẩm định từng loại sách theo đúng quy định của Luật Giáo dục, lưu ý đến sự tham gia của các chuyên gia pháp lý.

- Quy định về tiêu chuẩn của tác giả biên soạn sách, lưu ý sự tham gia của thành phần giáo viên đang giảng dạy môn học pháp luật.

- Quy định về việc duyệt SGK, giáo trình. Tất cả các SGK, giáo trình, TLTK dùng trong nhà trường đều phải có chữ kỹ duyệt chính thức của người có thẩm quyền duyệt theo Luật giáo dục quy định.

 

3. Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp dành ưu tiên cho việc đào tạo về mặt chuyên môn pháp luật cho đội ngũ cán bộ giảng dạy pháp luật tại các trường, các cán bộ biên tập SGK, giáo trình pháp luật tại các NXB Giáo dục, cơ sở được phép xuất bản SGK, giáo trình pháp luật dùng trong nhà trường để nâng cao chất lượng làm loại sách này, để BTV thật sự là những cầu nối giữa tác giả với NXB.

 

4. Cần thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, linh hoạt hơn giữa các cơ quan chức năng trong Bộ Giáo dục- Đào tạo và giữa các cơ quan đó với các cơ quan hữu quan thuộc Bộ Tư pháp trong việc đề xuất, xây dựng kế hoạch, nội dung đánh giá SGK, giáo trình, TLTK phục vụ môn học để chỉnh lý, bổ sung kịp thời, hợp lý hệ thống SGK, giáo trình, TLTK môn học pháp luật, chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa các loại sách về kiến thức, thông tin. Riêng đối với bậc Đại học, trên cơ sở chương trình khung môn Pháp luật đại cương, đề nghị Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì với sự tham gia của Bộ Tư pháp tổ chức biên soạn giáo trình dùng chung cho các trường Đại học không chuyên luật trong toàn quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 4

 

đẩy mạnh công tác đào tạo- bồi dưỡng

giáo viên giảng dạy pháp luật trong các

nhà trường phổ thông, Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

 

Vũ Xuân Chúc

Vụ giáo viên, Bộ Giáo dục- Đào tạo

 

 

I. một số vấn đề chung về giảng dạy, giáo dục Đạo đức và pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

1. ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc giảng dạy, giáo dục Đạo đức và pháp luật.

 

Giảng dạy và giáo dục Đạo đức, pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các trường không chuyên luật (trường phổ thông, Đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) có vai trò hết sức to lớn, có tác dụng tích cực trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị Đạo đức nhân văn, Nhà nước và pháp luật- đường lối chính sách lớn của Đảng, nhằm kế thừa truyền thống Đạo đức, bản sắc đề tài Việt Nam, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại. Đó là đào tạo con người có phẩm chất: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân với gia đình, làng xã Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý; tình nghĩa thuỷ chung với người thân, bạn bè; sự tinh tế trong ứng xử… góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Đạo đức và pháp luật có đặc điẻm, vai trò và nhiệm vụ cơ bản sau: Đạo đức và pháp luật là 2 nội dung giáo dục quan trọng đáp ứng yêu cầu "Dạy người và dạy chữ" trong đó mục tiêu dạy người là quan trọng nhất. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ khăng khít, đều thực hiện mục tiêu chung là nhằm điều chỉnh, đánh giá những hành vi hoạt động của con người cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, cộng đồng xã hội và cả chính bản thân. Có thể nói chức năng của giáo dục Đạo đức và giáo dục pháp luật có chung một mục đích là chống cái ác, loại trừ cái ác, hướng tới những điều thiện, thiết lập trật tự, kỷ cương, xây dựng nếp sống và làm việc theo các chuẩn mực Đạo đức và pháp luật nhằm đem lại cuộc sống hạnh phúc, thanh bình cho cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và xã hội. Đồng thời Đạo đức cũng là hệ thống những chuẩn mực hành vi biểu hiện sự quan tâm tự nguyện, tự giác của con người trong mối quan hệ xã hội. Đạo đức được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển nhân loại và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi quốc gia, mọi thời đại quan tâm. Trong cuộc sống hiện thực Đạo đức bao giờ cũng gồm ý thức, quan hệ và hành động thực tiễn; nghĩa là việc giảng dạy và giáo dục Đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên hệ thống những tri thức Đạo đức để từ đó hình thành cơ sở ban đầu về ý thức Đạo đức, tình cảm Đạo đức và hoạt động theo các chuẩn mực đạo đức.

 

Pháp luật điều chỉnh đánh giá thái độ, hành vi, cách ứng xử của con người bằng một hệ thống luật định do Nhà nước ban hành, được cụ thể hoá bằng các đạo luật, có tác dụng giáo dục, thuyết phục đặc biệt có sức mạnh bắt buộc, cưỡng chế của các cơ quan chức năng và chính quyền bắt buộc tất cả các thành viên trong xã hội phải tuân thủ nhằm bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của công dân được sống trong một quốc gia.

Trong quá trình giảng dạy và giáo dục pháp luật phải thực hiện gằng được 3 mục tiêu cơ bản là hình thành cho học sinh, sinh viên những tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

 

Việc dạy đạo đức và pháp luật phải được tổ chức giảng dạy- giáo dục có chất lượng và hiệu quả cho thế hệ thanh thiếu niên ở tất cả các trường học. Công việc này phải được sự quan tâm thích đáng của Nhà nước; của các cấp quản lý giáo dục đào tạo, của cán bộ giảng dạy, giáo viên và tích cực học tập của học sinh, sinh viên. Các nhà trường phổ thông, Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề phải quan tâm đổi mưói nội dung và phương pháp dạy- học; quan tâm tới các điều kiện dạy và học như: sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên và sách tham khảo- các bài tập tình huống pháp luật…

2. Công tác đào tạo bồi dưỡng giảng dạy pháp luật trong những năm qua.

Công tác đào tạo- bồi dưỡng giáo viên đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trường trung học phổ thông (trong đó có giáo viên dạy pháp luật). Công việc này trong những năm qua đã có sự phối hợp tích cực, có hiệu quả giữa Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp đã đạt được một số kết quả rất đáng trân trọng như: Tổ chức đưa nội dung giáo dục pháp luật vào nhà trường phổ thông được triển khai thông qua các chương trình học chính khoá. Xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong môn học Giáo dục công dân ở lớp 8, 9, 12 bắt đầu thực hiện từ năm học 1987- 1988, môn học pháp luật ở trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề bắt đầu học từ năm 1996- 1997 và phân môn Nhà nước pháp luật ở giai đoạn I của các trường Đại học, cao đẳng. Thực hiện nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào trường học, các cấp quản lý giáo dục từ Bộ tới địa phương và trường học trong phạm vi cả nước đã có sự quan tâm trong việc chỉ đạo dạy và học pháp luật đang đi vào nề nếp, từng vước nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong trường không chuyên luật. Nội dung chương trình giáo dục pháp luật bảo đảm khoa học, hệ thống dung lượng tri thức pháp luật phổ thông, cơ bản và thiết yếu phù hợp với khả năng nhận thức và tâm lý của người học đáp ứng được mục tiêu đào tạo.

Cùng với việc xây dựng chương trình đã biên soạn tài liệu Giáo dục công dân (pháp luật) lớp 8, 9 và lớp 12, tập bài giảng môn học pháp luật dùng cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, dách bài tập tình huồng lớp 8, 9, 12 sách bồi dưỡng giáo viên, sách pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành dùng cho các trường cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên Giáo dục công dân (GDCD) trường trung học cơ sở, giáo trình Nhà nước cà pháp luật trong các trường điều kiện, cao đẳng. Nội dung chương trình, các tài liệu giáo khoa, giáo trình, đặc biệt là tài liệu bồi dưỡng giáo viên tuy chưa thật đầy đủ, song đã đáp ứng được một phần quan trọng yêu cầu dạy và học pháp luật trong những năm qua. Đặc biệt đã triển khai tổ chức được một số lớp tập huẩn bồi dưỡng giáo viên để giúp giáo viên nắm được mục tiêu, yêu cầu cũng như tinh thần cơ bản của chương trình và những đặc điểm của nội dung và phương pháp giảng dạy pháp luật cho mỗi lớp cụ thể.

Đẩy mạnh đào tạo giáo viên Giáo dục công dân ở các trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm… đó là những cố gắng bước đầu trong công việc giảng dạy và giáo dục pháp luật trong nhà trường không chuyên luật. Tuy vậy vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật tại các trường phổ thông là những chủ thể quan trọng, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục lại còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu nghiêm trọng về số lượng. Còn đội ngũ cán bộ giảng dạy pháp luật tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cũng không được đào tạo từ chuyên ngành Luật. Với thực tế đội ngũ giáo viên như vậy thì không thể bảo đảm giảng dạy-giáo dục pháp luật đạt chất lượng và hiệu quả. Đứng trước nhiệm vụ nặng nề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nược Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ngành Giáo dục và đào tạo cùng ngành Tư pháp phải thực sự ưu tiên chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật trong trường phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông), các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề bao gồm cả 3 mặt đào tạo mới, bồi dưỡng và sử dụng.

 

Thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; quyết định số số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002. Và Chỉ thị số 30/1998CT-BGD&ĐT ngày 20/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường trung học cơ sở, phổ thông trung học- trung học chuyên ban. Trong năm 1999 và những năm tiếp theo, công tác đào tạo, bồi dưỡng Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục pháp luật ở trong các trường không chuyên luật cần phải phấn đấu thực hiện có chất lượng và hiệu quả các nhiệm vụ cơ bản sau:

 

Ii. đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục pháp luật của các trường không chuyên luật.

 

1. Yêu cầu, nội dung và đối tượng.

 

1.1. Nắm vững mục đích của yêu cầu.

 

- Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về vị trí, tầm quan trọng của công tác giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo các câp và các trường không chuyên luật, đặc biệt la giáo viên và cán bộ giảng dạy pháp luật.

- Đổi mới và đa dạng hoá công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ giảng dạy có trình độ khoa học pháp lý cần thiết và phương pháp giảng dạy giáo dục pháp luật nhằm thực hiện có chất lượng hiệu quả trong chương trình giảng dạy pháp luật tại các trường không chuyên luật.

- Cùng với giảng dạy chính khoá, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cà ngoài nhà trường, góp phần từng bước nâng cao mặt bằng dân trí pháp luật trong xã hội.

 

1.2. Đối tượng và nội dung của pháp luật.

 

Để thực hiện có kết quả mục tiêu đào tạo các bậc học phổ thông, trường Sư phạm các cấp, các trường Đại học, cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề cần phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung pháp luật có trong chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể của mỗi ngành học, cấp học và bậc học ; nghĩa là tất cả học sinh phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông- trung học chuyên ban) và sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đều được học pháp luật với khối lượng tri thức pháp luật hợp lý phù hợp với tâm sinh lý các lứa tuổi và các điều kiện của các trường đào tạo.

 

1.2.1. Các cấp học phổ thông.

+ Trường Tiểu học.

Đối với học sinh các lớp Tiểu học, nội dung pháp luật được lồng ghép tích hợp trong môn đạo đức ở mức độ đơn giản thiết yếu nhất gắn cới cuộc sống, học tập trong quá trình, nhà trường và địa phương.

Giáo viên Tiểu học dạy đủ các môn trong đó có môn Đạo đức nên trường Sư phạm đào tạo giáo viên Tiểu học cần phải tập trang bị cho giáo sinh (sinh viên) tri thức cơ bản, thiết yếu pháp luật đại cương để sau khi ra trường vảo đảm dạy được tiến tới dạy tốt môn Đạo đức ở các lớp trường Tiểu học.

+Trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT).

ở trườngTHCS và THPT đã có hẳn nội dung pháp luật là một phần trong nội dung môn học Giáo dục công dân nhằm cung cấp cho học sinh một số tri thức cơ bản nhất của pháp luật gắn với những giá trị chuẩn mực và công bằng, quyền và nghĩa vụ cơ sở, Nhà nước quản lý bằng pháp luật và một số ngành luật cơ bản gần gũi với học sinh; nhằm hình thành thái độ và hành vi theo các chuẩn mực pháp luật.

Về công tác đề tài bồi dưỡng giáo viên để giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THCS và PTTH- THCB, các trường ĐHSP và CĐSP tổ chức các khoa (ban) đào tạo giáo viên chuyên dạy môn Giáo dục công dân (GDCD) với môn khác (trường hợp này chỉ đào tạo đội ngũ giáo viên GDCD trường THCS), đào tạo giáo viên dạy GDCD cho các trường THPT- THCB do các khoa giáo dục chính trị các trường ĐHSP hoặc khoa triết trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Đối với một số địa phương (trường THCS và PTTG-THCB) có thể cho giáo viên bộ môn GDCD hoặc các môn học khác đi đào tạo tiếp để có trình độ Đại học Luật, thực hiện được điều này chắc chắn việc giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh sẽ đạt kết quả tốt, đồng thời các giáo viên có trình độ cử nhân luật này làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên đồng thời là nhân tố đẩy mạnh các hoạt động giáo dục pháp luật của trường và địa phương.

Công tác bồi dưỡng giáo viên tất cả các giáo viên dạy môn GDCD của các trường THCS và THPT cần được thực hiện học bồi dưỡng pháp luật với các nội dung chuyên đề sau:

- Pháp luật đại cương;

- Pháp luật chuyên ngành;

- Phương pháp giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS và THPT-THCB.

 

1.2.2. Các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ), Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (THCN-DN).

Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Chỉ thị đã chỉ rõ: "Cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngỹ giáo viên dạy pháp luật trong các trường học. Phải xác định rõ pháp luật là một môn học chính khoá trong mỗi cấp học, bậc học; phải có kiểm tra, tiền tới thi hết môn. Kết quả học tập môn này được xem như là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá về việc rèn luyện tư cách đạo đức của học sinh, sinh viên". Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục pháp luật ở các trường ĐH, CĐ và THCN- DN cần căn cứ vào mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của trường mình để tổ chức tốt cho tất cả sinh viên ở tất cả các khoa (khối lớp) được học tập và nghiên cứu nội dung pháp luật: đại cương, một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp và một số luật quan trọng đi sâu vào những vần đề có liên quan tới ngành nghề cụ thể. Để thực hiện chương trình giảng dạy giáo dục cho sinh viên, đòi hỏi cán bộ dạy pháp luật tại các trường ĐH, CĐ đều phải có trình độ cử nhân Luật hoặc thạc sĩ. Đối với các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do điều kiện không có giáo viên đatj trình độ cử nhân Luật thì các giáo viên dạy pháp luật phải được bồi dưỡng cả về nội dung và phương pháp giảng dạy pháp luật.

 

2. Công tác đào tạo giáo viên là một nhiệm vụ trung tâm hàng đầu, một giải pháp có tính quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật.

 

2.1. Phối hợp giữa Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp cũng trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo cán bộ giảng dạy pháp luật có bằng đại học thứ hai (cử nhân Luật cho các trường ĐHSP, CĐSP) và đào tạo ngắn hạn (bồi dưỡng) cấp chứng chỉ cho giáo viên dạy pháp luật ở các trường phổ thông và các trường trung học và trường nghề.

 

2.2. Khẩn trương củng cố các khoa Giáo dục chính trị các trường Đại học Sư phạm về các mặt cơ sở vật chất, thiết bị, đặc biệt củng cố biên soạn càn bộ giảng dạy có chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân nói chung và giáo viên dạy pháp luật nói riêng. Một nội dung quan trọng là xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo giáo viên dạy Giáo dục công dân của các trường PTTH- THCS mà khoa Giáo dục chính trị ĐHSP- ĐHQG Hà Nội được Bộ giao đang khẩn trương hoàn thành đó sẽ là chương trình thống nhất cung cho tất cả các khoa đào tạo giáo viên bộ môngc trường PTTH- THCB của các trường ĐHSP.

 

2.3. Xây dựng, củng cố khoa đào tạo giáo viên Giáo dục công dân của các trường CĐSP để thực hiện có chất lượng nhiệm vụ đào tạo- bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân trường THCS cho các tỉnh và thành phố theo chương trình ban hành tại quyết định số 3637/QĐ ngày 30/8/1996 của Bộ về đào tạo giáo viên THCS có trình độ CĐSP.

 

2.4. Mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý các khoa đào tạo giáo viên Giáo dục công dân (trường ĐHSP, CĐSP) tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ.

 

3. Công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ giảng dạy (CBGD):

 

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc chủ yếu vào công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ trong một thể thống nhất, trong đó công tác bồi dưỡng có ý nghĩa đào tạo tiếp tục là một yêu cầu khách quan, không thể thiếu được sau đào tạo ban đầu nhằm giúp giáo viên không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực nghiệp vụ chuyên môNâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật đồng thời bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ giảng dạy có tiềm lực tiếp cận những thay đổi trong sự phát triển của khoa học bộ môn để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục cho học sinh, sinh viên có kết quả. Nhiều nhà giáo thành đạt có đủ ở cấp học, môn học đã coi công tác bồi dưỡng là một quá trình phấn đầu suốt đời.

Tiếp tục đổi mới phương thức bồi dưỡng với cách làm thích hợp trên các mặt tổ chức quản lý các khoá bồi dưỡng với môtj quy trình hợp lý sao cho phù hợp với thực tế và khả năng của từng địa phương, địa bàn. Tinh thần của phương thức bồi dưỡng là phải đa dạng hoá, lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính nhằm phát huy cao độ sự nỗ lực của bản thân người học, kết hợp chặt chẽ việc học cá nhân với sự hướng dẫn đầy đủ của đội ngũ giáo viên cốt cán bồi dưỡng địa phương và CBGD của trường ĐHSP, Đại học Luật. Tổ chức các khoá bồi dưỡng thực hiện theo quy trình như sau:

- Người học tự nghiên cứu tài liệu.

- Nêu câu hỏi thắc mắc.

- Tập hợp và xử lý các câu hỏi thắc mắc.

- Giải đáp thắc mắc và nêu vấn đề cho giáo viên nghiên cứu tiếp.

- Hướng dẫn, hệ thống hoá kiến thức cơ bản, ôn tập.

Trường ĐHSP và trường ĐH Luật tham gia bồi dưỡng giáo viên là yếu tố quan trọng bảo đảm chất lượng bồi dưỡng, đồng thời thông qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên cùng giúp cho trường Sư phạn và trường Luật có thêm thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên (sản phẩm đào tạo của nhà trường), thực tiễn đó là cơ sở để trường Sư phạm và trường Luật hoàn thiện một bước mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp đào tạo trước khi yêu cầu giảng dạy pháp luật của các trường không chuyên luật.

Các sở Giáo dục- đào tạo, Sở Tư pháp, các trường ĐHSP có khoa đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân cần chủ động phối hợp chặt chẽ và có một cơ chế phối hợp hợp lý, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (Sở Giáo dục- đào tạo: kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị…; trường ĐHSP chuẩn bị đội ngũ CBGD có năng lực và có thực tế phổ thông… về tổ chức quản lý các khoa bồi dưỡng đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian.

Về nội dung bồi dưỡng: Chương trình BDTX chu kỳ của Bộ cũng đã có nội dung bồi dưỡng cho giáo viên môn Giáo dục công dân dạy pháp luật với những chuyên đề sau:

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường THCS.

- Giảng dạy và giáo dục pháp luật cho học sinh trường PTTH- THCB.

- Pháp luật học.

Nội dung trên thuộc phần "cứng" của chương trình BDTX cho giáo viên, còn phần "mềm" của chương trình, Bộ đã hướng dẫn các địa phương, các trường học căn cứ vào các điều kiện và khả năng cụ thể cần xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên cũng như các hoạt động pháp luật nhằm không ngừng nâng cao tri thức và ý thức pháp luật cho giáo viên và học sinh.

 

4. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy pháp luật ở các trường không chuyên luật.

 

Nhận thức về vị trí môn GDCD ở các trường phổ thông và bộ môn Nhà nước, pháp luật ở các trường ĐH, CĐ và THCN- DN chưa phải là đồng đều ở các bộ phận. Bộ Giáo dục- Đào tạo luôn coi trọng việc giảng dạy và giáo dục pháp luật trong nhà trường:

4.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọngviệc dạy pháp luật ở các trường không chuyên luật cho đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục- Đào tạo các cấp từ Bộ đến trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giảng dạy pháp luật tại các trường ĐH, CĐ và THCN- DN.

4.2. Sở Giáo dục- Đào tạo các tỉnh và thành phố có các nhiệm vụ sau:

a/ Tiến hành khảo sát phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên GDCD các trường THCS, THPT trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDCD của địa phương.

b/ Phối hợp chặt chẽ với các trường ĐHSP, chỉ đạo trường CĐSP của tỉnh từng bước đáp ứng đủ số lượng và bảo đảm chất lượng giáo viên GDCD, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục pháp luật.

4.3. Phải giải quyết vấn đề đào tạo- bồi dưỡng Ông thầy bộ môn GDCD, coi đây là nhiệm vụ trung tâm, một biện pháp có tính chất quyết định nâng cao cho dạy và học bộ môn. Tiến tới chấm dứt thực trạng giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các trường phổ thông, CBGD pháp luật ở các trường ĐH, CĐ, THCD- DN mà không qua đào tạo, bồi dưỡng về cả tri thức khoa học và phương pháp giảng dạy pháp luật.

4.4. Các trường không chuyên luật tích cực cải tiến đổi mới phương pháp dạy- học bộ môn, phát huy các hoạt động chính khoá và ngoại khoá trong nhà trường và ngoài xã hội, đa dạng hoá các hình thức hoạt động phù hợp với tâm lý và khả năng nhận thức của học sinh, sinh viên. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan chỉ đạo chuyên môn cùng các Viện nghiên cứu và các khoa Giáo dục Chính trị của các trường ĐHSP, khoa Triết của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường Đại học Luật.

4.5. Tăng cường chỉ đạo giảng dạy và giáo dục pháp luật, tổ chức thi giáo viên giỏi dạy pháp luật, khuyến khích học sinh giỏi pháp luật. Thi tìm hiểu pháp luật trong học sinh, sinh viên.

4.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho việc dạy và các hoạt động giáo dục pháp luật như: sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng và sách tham khảo, tranh ảnh, biểu đồ, băng hình…

4.7. Đưa giáo dục pháp luật vào nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp với mức độ hợp lý cho tất cả các lớp ở phổ thông và các trường Đh, CĐ, THCN- DN trong cả nước.

 

iii. đổi mới phương pháp dạy học pháp luật ở các trường không chuyên luật.

 

Đổi mới phương pháp dạy học trên định hướng phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động học tập, tạo điều kiện để phát huy tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh trong học tập, đối với dạy pháp luật thì đổi mới phương pháp dạy học cũng có ý nghĩa thiết thực hơn tiến tới chấm dứt kiểu dạy truyền thụ một chiều, thuyết lý khô khan, thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép. Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức việc dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của học sinh.

Quá trình dạy học bao gồm 2 dạng hoạt động có mối quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Học sinh, sinh viên là đối tượng của hoạt động dạy, nhưng lại là chủ thể của hoạt động học. Hoạt động học chỉ có thể đạt hiệu quả nếu người học tiến gành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học, cần coi trọng hơn quá trình học của học sinh, nghĩa là cần cuất phát từ người học sinh để thiết kế việc dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học ( nói cách khác là lấy tiêu điểm là người học).

Khi tổ chức việc dạy học theo hướng tập trung vào học sinh vai trò truyền đạt, hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo của người giáo viên không bị giảm nhẹ, mà còn nặng nề và phức tạp hơn nhưng kết quả lại cao hơn.

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tập trung vào người học không có nghĩa là khước từ một số phương pháp dạy học truyền thống. Vấn đề là ở chỗ người giáo viên, CBGD cần biết lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể và sự phối hợp với các phương pháp để vận dụng trong từng nội dung của bài dạy. Mỗi phương pháp đào tạo cụ thể đều có những đặc điểm riêng, những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, cần lựa chọn đúng và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Khi lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học, giáo viên cần căn cứ vào các điều kiện thực tế cụ thể sau:

- Phải coi trọng việc tổ chức hoạt động tự giác độc lập của học sinh, sinh viên.

- Chú ý đến tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

- Luôn bám sát nội dung mục tiêu yêu cầu cần truyền đạt.

- Căn cứ đến năng lực, thói quen và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giao tiếp, tổ chức và hướng dẫn học sinh.

- Chú ý tới các điều kiện vật chất, kỹ thuật hỗ trợ cho việc dạy và học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 5

Tổ chức các hoạt động bổ trợ

giáo dục pháp luật

cho học sinh, sinh viên

 

 

- Nguyễn Duy Lãm- Vụ trưởng Vụ PBGDPL;

- Nguyễn Đắc Bình- Chuyên viên chính Vụ PBGDPL;

- Phạm Thị Hoà- Chuyên viên Vụ PBGDPL;

 

 

 

Giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò rất quan trọng và luôn là một trong những nội dung không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục pháp luật trong các trường học có những đặc thù và ưu thế riêng biệt, càng khẳng định vị trí, vai trò và tác dụng của nó trong suốt quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh, sinh viên. Chuyên đề này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn của hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường học, trên cơ sở đó đưa ra được những mô hình, nội dung, phương pháp cũng như một số kiến nghị, đề xuất cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

 

I. một số nét cơ bản về thực trạng Hội đồng bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường học.

 

1. ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật trong trường học.

 

Chúng ta đều thấy rõ rằng: nhiệm vụ và mục tiêu của chương trình học Giáo dục công dân- pháp luật chính khoá cho học sinh, sinh viên ở các trường học là phải cung cấp cho học sinh những chuẩn mực cơ bản, có ý nghĩa thiết thực nhất liên quan đến quá trình rèn luyện, học tập của mỗi học sinh (theo từng cấp học khác nhau). Chính vì thế mà những nội dung pháp luật học sinh được trang bị ở trường học qua môn học chính khoá cũng còn rất hạn chế, thiếu sự cập nhật, đặc biệt là với những văn bản pháp luật mới ban hành. Do đó, việc tổ chức tốt các hoạt động giáo dục pháp luật bổ trợ (còn gọi là ngoại khoá) để gắn với chương trình chính khoá nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các trường học hiện nay là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.

 

2. Một số nét cơ bản về thực trạng hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật ở các trường học.

 

Thực tiễn dạy và học pháp luật ở các trường không chuyên luật hiện nay thường bằng các hình thức sau:

- Học trên lớp (nghe giáo viên giảng trực tiếp theo giáo trình).

- Thảo luận, toạ đàm về một đề tài pháp luật nhất định.

- Nghe nói chuyện thời sự, pháp luật, giới thiệu một văn bản mới.

- Xem phim ảnh, nghe đài, đọc báo.

- Thi tìm hiểu pháp luật.

- Tham dự phiên toà xét xử các vụ án (kể cả các vụ xử lưu động); tham quan trụ sở các cơ quan Nhà nước.

- Sinh hoạt ở các câu lạc bộ pháp luật (theo tuổi, giới tính và nghề nghiệp…).

Tuy nhiên, không phảo tất cả các hình thức trên đều được sử dụng có hiệu quả ở các trường học. Mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức, sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều trường và đặc biệt là về phương tiện và kinh phí phục vụ cho các hoạt động ngoại khoá đang là vấn đề rất khó khăn hiện nay, nhất là ở những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có nơi mới chỉ tổ chức dạy chính khoá cho học sinh (nhưng cũng chưa đúng yêu cầu đề ra) chứ chưa nói gì đến tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả dạy và học pháp luật ở các trường.

Qua khảo sát ở các tỉnh Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Đắc Lắc, Quảng trị, Hoà Bình, An Giang của Ban Chủ nhiệm đề tài trong năm 1999, khi hỏi đối tượng học sinh các trường cho thấy một thực trạng là trong các hoạt động ngoại khoá được các trường sử dụng có những tỷ lệ rất khác nhau như:

- Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật: 60/229 (phiếu) = 26,2%

- Tổ chức đọc sách, báo pháp luật: 53/229 = 23,1%

- Thi tìm hiểu pháp luật: 94/229 = 41,0%

- Tổ chức câu lạc bộ pháp luật: 39/229 = 17,0%

- Dự các phiên toà tại địa phương: 30/229 = 13,1%

- Các hình thức khác (đóng kịch, tập tổ chức phiên toà tại lớp học): 2/229 = 0,87%

Riêng học sinh lớp 12 không có hoạt động ngoại khoá nào vì phải tập trung cho ôn thi tốt ngiệp. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các cơ quan có trách nhiệm trong việc sắp xếp, bố trí chương trình giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 12 các trường.

Cũng ở các địa phương trên, khi hỏi đối tượng giáo viên dạy môn Giáo dục công dân (200 phiếu) cho thấy ở các trường được hỏi thường sử dụng các hoạt động ngoại khoá sau:

- Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật: 67/107 (phiếu) = 62,6%

- Tổ chức đọc sách, báo pháp luật: 59/107 = 55,0%

- Thi tìm hiểu pháp luật: 72/107 = 67,3%

- Tổ chức câu lạc bộ pháp luật: 32/107 = 30,0%

- Dự các phiên toà: 27/107 = 25,21%

- Các hình thức khác: 3/107 = 2,8%

Khi hỏi đối tượng là phụ huynh học sinh các trường học (các tỉnh, thành phố trên), cho thấy:

- Học sinh cần có các hoạt động ngoại khoá: 15/15 =100%

- Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật: 8/15 = 53,3%

- Đưa học sinh đi dự các phiên toà: 1/15 =6,66%

- Tổ chức câu lạc bộ pháp luật cho học sinh: 8/15 =53,3%

- Thi tìm hiểu pháp luật:15/15 =100%

- Xây dựng giờ thực hành cho học sinh: 15/15 =100%

Những số liệu trên đây tuy chưa phải là nhiều và lại cũng chưa phải là những số liệu đủ để chứng minh cho sự cần thiết và thực trạng của hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khoá ở các trường học trên phạm vi toàn quốc, song có thể giúp chúng ta khẳng định được vai trò, ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật. Chúng tôi xin nêu một số ví dụ điển hình:

Từ nhiều năm qua, Hải Dương là tỉnh sớm đưa giáo dục pháp luật vào trường học (từ năm 1983), đồng thời cũng là tỉnh tổ chức giáo dục pháp luật tốt cả trong chính khoá và ngoại khoá. Do có sự quan tâm, sự phối hợp chặt chẽ của Sở Giáo dục- Đào tạo và Sở Tư pháp nên phạm vi và đối tượng ngoại khoá ở Hải Dương là tất cả các ngành học, bậc học đều có chương trình ngoại khoá giáo dục pháp luật cho học sinh, từ mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng. Nội dung ngoại khoá chủ yếu gồm:

- Tổng hợp tình hình thực hiện pháp luật ở địa phương.

- Phổ biến, giới thiệu những văn bản pháp luật hiện hành, văn bản pháp luật mới.

- Những kiến thức chung về pháp luật.

Những nội dung trên được thể hiện bằng những hình thức đa dạng, phong phú và được kết hợp một cách linh hoạt, sáng tạo và được chuẩn bị một cách chu đáo, có tác dụng giáo dục tốt.

ở thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp ban hành kế hoạch liên ngành thống nhất hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông. Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục- Đào tạo chịu trách nhiệm sắp xếp nội dung chương trình chính khoá và ngoại khoá đối với Giáo dục công dân; bố trí lựa chọn giáo viên dạy pháp luật, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phương pháp, tổ chức dẹ giờ, toạ đàm… ngành tư pháp chịu trách nhiệm cử hoặc mời báo cáo viên tập huấn cho giáo viên dạy pháp luật, tổ chức nói chuyện pháp luật cho học sinh các trường học, phối hợp bồi dưỡng in và phát hành tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, tham gia chấm thi giáo viên dạy giỏi pháp luật…

Điều đáng quan tâm và có thể coi như một kinh nghiệm tốt ở Hà Nội là có sự phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể (Ban tuyên giáo, thành đoàn, công an, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bảo việt, cục thuế…) tổ chức nhiều cuộc thi về pháp luật trong học sinh thủ đo (từ năm 1986- 1996) đã tổ chức 5 cuộc thi. Các hoạt động ngoại khoá như câu lạc bộ pháp luật, thi hái hoa dân chủ… cũng được sử dụng có hiệu quả ở Hà Nội.

Tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bắc Ninh… cũng là những địa phương có nhiều hoạt động ngoại khoá tốt góp phần tích cực vào hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường học.

 

ii. nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

1. Giáo dục pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Báo, Tạp chí (báo viết), Đài phát thanh (báo nói), truyền hình (báo hình) và báo điện tử (tin học) hiện nay đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của học sinh, sinh viên, phục vụ rất tốt cho việc học môn Giáo dục công dân- pháp luật, nhất là thông qua các chuyên mục về pháp luật, thông tin pháp luật và chính sách mới, hỏi đáp pháp luật, nhà giáp hỏi luật gia trả lời, các tin bài về đấu tranh phòng chống tội phạm, tin toà án, gương người tốt… đếu có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, trong số các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến giáo dục pháp luật có tác động đến học sinh, sinh viên phải kể đến phương tiện truyền hình (báo hình). Qua khảo sát, điều tra xã hội học gần nhất (tháng 12/1999) của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp về các biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả đã cho thấy: các băn khoăn, thắc mắc của học sinh chủ yếu nảy sinh khi tiếp nhận các thông tin pháp luật từ truyền hình, dù đó có khi là những chương trình không trực tiếp liên quan tới các em. Điều đó chứng tỏ các em đã có sự quan tâm tìm hiểu các quy định của pháp luật, nhất là các quy định trực tiếp có ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới quyền lợi trực tiếp của giáo dục mình và của những người thân. Ngoài ra, các học sinh cũng tỏ thái độ rất quan tâm tới những vụ án lớn được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (kể cả ở trung ương và địa phương) và thích thú tham gia thảo luận về các vụ án đó dưới góc độ pháp lý (tuy còn non nớt và có phần thiên về tình cảm).

Chính vì vậy, đúng như ý kiến của nhiềy cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên truyền hình: với đối tượng học sinh, sinh viên việc giáo dục pháp luật phảo đi từ ngững quy định rất cụ thể và đơn giản như quy định về an toàn giao thông, trật tự xã hội… rối sau đó mới đi tới những quy định khái quát như quyền công dân, tổ chức bộ máy Nhà nước, các luật thực định… Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc giáo dục pháp luật phải mang tính thực tiễn và thuyết phục cao, tức là học phải đi đôi với hành. Cụ thể hơn là cung cấp các thông tin, giải thích cụ thể cho học sinh, sinh viên về những vụ việc xảy ra tại chính địa bàn các em đang sống và học tập, tổ chức tham quan các Toà án, các cơ quan bảo vệ pháp luật, sự các phiên toà do Toà án xét xử… sẽ rất cần thiết và ảnh hưởng nhiều tới trình độ, khả năng nhận thức về pháp luật của học sinh, sinh viên. Do đó, theo chúng tôi cần chọn lọc lỹ các nội dung pháp luật cần giáo dục để đưa vào các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, tập trung sâu vào việc biên soạn, xây dựng các chuyên mục chuyên biệt về học sinh, sinh viên với pháp luật, sát với nội dung pháp luật mà các em đã học trong chương trình. Tăng thời lượng phát sóng có nội dung pháp luật ở các chương trình phát thanh (buổi Nhà nước và pháp luật- Đào tiếng nói Việt Nam), các chương trình vui chơi giải trí như SV 2000, Kính vạn hoa, các cuộc thi văn hoá trên VTV3… Có như vậy việc giáo dục pháp luật mới tăng dần sức hấp dẫn, bổ ích và có hiệu quả.

 

2. Giáo dục pháp luật qua câu lạc bộ sinh viên.

 

Đưa nội dung giáo dục pháp luật vào sinh hoạt ở các câu lạc bộ sinh viên như: Câu lạc bộ Luật gia trẻ (Đại học Luật Hà Nội), "tuổi trẻ với pháp luật"… thực sự là có tác dụng và phù hợp với thanh niên học sinh. Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ này không đòi hỏi phải cầu kỳ, phức tạp hoặc kinh phí tốn kém. Do đó có thể tổ chức ở mọi trường.

Để câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả, cần có Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ với sự tham gia của Đoàn thanh niên và các giáo viên dạy môn Giáo dục công dân- pháp luật của trường, mỗi câu lạc bộ có 3 đến 4 thành viên trong Ban Chủ nhiệm. Ngoài ra, phải có sự tham gia của các cộng tác viên nòng cốt của tư pháp, công an, toà án, kiểm sát, văn hoá thể thao, phụ nữ… Mỗi câu lạc bộ cần có quy chế hoạt động cụ thể. Vì loại hình này mang tính tự nguyện, lòng nhiệt tình nên rất vần những hạt nhân tâm huyết, có khả năng tham gia câu lạc bộ. Hàng tuần Ban chủ nhiệm nên họp để thống nhất chương trình, nội dung sinh hoạt từng kỳ; phân công thành viên Ban Chủ nhiệm, mới báo cáo viên, phối hợp chuẩn bị nội dung sinh hoạt khi nội dung liên quan đến nhiều cơ quan, ngành ở địa phương, chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho buổi sinh hoạt thông báo trước hoặc xếp lịch định kỳ cho các Hội viên câu lạc bộ biết để đến dự sinh hoạt. Kinh nghiệm tốt nhất là nên lồng ghép các nội dung pháp luật với văn hoá văn nghệ để sinh hoạt câu lạc bộ sinh động, hấp dẫn người dự, những nơi đã có tủ sách pháp luật ở trường thì có thể tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bằng hình thức thi đọc sách, báo pháp luật; tổ chức giới thiệu sách báo và tài liệu pháp luật mới cho học sinh, sinh viên; tổ chức thi báo cáo viên, giáo viên dạy Giáo dục công dân- pháp luật (theo chuyên đề, theo bài…).

 

3. Giáo dục pháp luật qua thi tìm hiểu pháp luật.

 

Thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên được khẳng định là một trong những hình thức hấp dẫn, có hiệu quả giáo dục cao, đông người tham gia, phạm vi rộng, hợp với nhiều đối tượng học sinh, sinh viên. Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà hình thức này lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hoạt động ngoại khoá đã được tổ chức trong trường học (67,3% với đối tượng là giáo viên và 41% với đối tượng là học sinh).

Các cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự do Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hoá thông tin… phát động năm 1997 là một ví dụ điển hình với gần 4 triệu bài dự thi (lớn nhất từ trước đến nay). Nhiều tỉnh, thành phố có số người dự thi và trúng giải khá lớn như Hải Dương 25 vạn người dự thi, hơn 100 người trúng giải của Trung ương và tỉnh (trong đó đa số là học sinh), thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… số người tham dự thi cũng trên 25 vạn người. Điều thú vị nhất là người đoạt giải cao nhất của cuộc thi lại là một học sinh lớp 12 của thành phố Hải Phòng- em Hồ Xuân Thuỷ.

Để tổ chức tốt cuộc thi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo, bắt đầu từ bước thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban tổ chức cuộc thi; xây dựng kế hoạch cuộc thi (có thể là của Ban tổ chức hoặc là kế hoạch của liên ngành); tiếp đến là xây dựng thể lệ của cuộc thi (đối tượng tham gia, thể thức thi, thời gian, địa điểm thi…); đặt câu hỏi cho cuộc thi, thông báo thể lệ cho đối tượng dự thi; thành lập Ban giám khảo cuộc thi, tổ chức chầm thi, xếp giải và công bố giải, tổng kết cuộc thi… Điều quan trọng là thời gian cuộc thi phải được xác định và sắp xếp cho phù hợp với quy mô, phạm vi nội dung và hình thức thi; đặc biệt hơn là kinh phí cho cuộc thi phải được chuẩn bị từ đầu (rất quan trọng) vì đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thành công của cuộc thi. Do đó, phải có sự hỗ trợ kinh phí của chính quyền địa phương, đóng góp của các ngành thành viên, tài trợ của các tổ chức và doanh nghiệp.

Ngoài hình thức thi viết trên, có thể tổ chức thi "Hái hoa dân chủ", thi qua hình thức văn hoá văn nghệ, thi viết báo tường với chủ đề pháp luật, bốc phiếu trả lời miệng của học sinh về đề tài pháp luật trong các giờ ra chơi…

 

4. Giáo dục pháp luật qua các hoạt động ngoại khoá khác.

 

Cùng với các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên thông qua 4 mô hình trên. Việc giáo dục pháp luật thông qua các Hội đồng ngoại khoá khác như: nghe báo cáo thời sự pháp luật (ngoại khoá theo môn học); xem phim, dự phiên toà xét xử, tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương, tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các trường, các lớp với nhau về một chủ đền pháp luật đã chọn lựa, ví dụ: tuổi trẻ học đường với ma tuý, tuổi trẻ với pháp luật.

Mỗi hình thức trên đều có những ưu điểm riêng biệt, nhưng cũng lại có những hạn chế nhất định, cho nên khi nghiên cứu vận dụng đều phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh, đối tượng, nội dung pháp luật cần giáo dục, không thể có một mô hình chung để áp dụng cho tất cả các loại trường. Ví dụ: mô hình tổ chức giao lưu giữa các trường về đề tài pháp luật dưới dạng "bảy sắc cầu vồng". để phát trên sóng VTV3 (TW) hay sóng truyền hình tỉnh, mô hình này tuy rất bổ ích, hấp dẫn song không phải nơi nào cũng có điều kiện làm được. Chính vì thế, rất cần vận dụng phối hợp chúng một cách hợp lý với nhau theo hướng: tạo cho sinh viên tham gia hoạt động, qua đó họ có cơ hội nâng cao nhận thức và niềm tin pháp luật, đặc biệt là học có cơ hội rèn luyện hành vi và thói quen hành động phù hợp với các chuẩn mực pháp luật, đồng thời tập vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Thực tiễn những năm qua đã khẳng định rằng các hoạt động ngoại khoá phục vụ cho giáo dục pháp luật ở các nhà trường là hình thức hấp dẫn, được dư luận hoan nghênh, bởi lẽ bên cạnh những nội dung pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tuy rất thiết thực và bổ ích cho học sinh. Song nếu chỉ giáo dục, phổ biến thuần tuý, cứng nhắc, trong khuôn khổ nội dung quy phạm pháp luật thì chắc chắn sức hấp dẫn sẽ ít hiệu quả. Do đó, nếu biết sáng tạo, biết lồng ghép các nội dung pháp luật vào các tiết mục văn nghệ, sinh hoạt văn hoá truyền thống, thể thao… thì chắc chắn sẽ có sức hút khác hấp dẫn, sinh động hơn, tác động giáo dục sẽ lớn hơn nhiêù. Do đó, mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khoá cho học sinh, sinh viên bằng các hình thức sinh động, thích hợp, phù hợp với từng đối tượng học sinh đang là vấn đề rất cần được nghiên cứu, chọn lọc và tổng kết kinh nghiệp để có thể nhân radiện rộng trên phạm vi toàn quốc. Đây cũng là điều mà những người nghiên cứu chuyên đề của đề tài này rất tâm đắc.

 

 

 

 

 

 

iii. những biện pháp chủ yếu để tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên qua các hoạt động bổ trợ.

 

1. Phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan chức năng giáo dục đào tạo và tư pháp.

 

Đây là biện pháp, là yêu cầu bắt buộc đối với mọi ngành, mọi cấp khi triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có giáo dục pháp luật trong trường học.

 

Chỉ thị số 02 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay chỉ rõ một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật chính là "còn thiếu cơ chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành để huy động sức mạnh của các hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội". Đồng thời giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục- Đào tạo "chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong nhà trường…". Đây chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để khẳng định phải tăng cường phối hợp trong giáo dục pháp luật ở các trường học. Những kết quả đạt được trong hơn 10 năm đưa pháp luật vào trường học, đã chứng minh và khẳng định rõ sự cần thiết phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa cơ quan tư pháp và giáo dục đào tạo để giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

Kinh nghiệm phối hợp của thành phố Hà Nội, các tỉnh Nghệ An, Bắc Ninh, Hải Dương, Long An… là những ví dụ rất điển hình. Do xác định rõ trách nhiệm của mình nên Sở giáo dục- đào tạo và Sở Tư pháp Hà Nội đã tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ, bám sát nội dung, yêu cầu chỉ đạo của 2 Bộ chủ quản, tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào trường học. Chỉ trong 10 năm (1986- 1996) Sở Tư pháp, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội đã phối hợp và tham mưu tổ chức 5 cuộc thi lớn ở thành phố, đó là thi viết "Tìm hiểu pháp luật bảo vệ chăm sóc trẻ em"; "Tìm hiểu về luật lệ giao thông"; "Tìm hiểu pháp luật"; "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự". Việc phát động và tổ chức tốt các cuộc thi đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, nhân dân, thanh niên và học sinh thủ đô.

ở Nghệ An, Sở Giáo dục- Đào tạo phân công 2 chuyên viên phòng THPT và Phòng giáo dục chuyên nghiệp chuyên theo dõi bộ môn Giáo dục công dân và chính trị. Sở thành lập ban phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường, do một đồng chí Phó giám đốc làm trưởng ban, một đồng chí Phó phòng của Sở làm thư ký và 2 Phó phồng khác làm uỷ viên theo dõi trực tiếp hai ngành học. Sở Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh uỷ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên (mở thường xuyên trong dịp hè); phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật trong nhà trường, nhất là nội dung chương trình ngoại khoá về pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật…

 

Tóm lại, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan nên chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường được nâng cao hơn, giúp 2 ngành Tư pháp và Giáo dục- đào tạo làm tốt hơn nhiệm vụ của mình.

 

2. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường- gia đình và xã hội trong giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

Biện pháp này cũng rất quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách học sinh, sinh viên xã hội chủ nghĩa. Thực tế đã chỉ ra rằng: nếu không có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội thì giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên sẽ không có hiệu quả. Bởi lẽ, việc giáo dục pháp luật trong trường học cho học sinh, sinh viên không phảo chỉ là trách nhiệm của nhà trường của thầy cô giáo và bản thân học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả xã hội, trong đó trách nhiệm của gia đình có vị trí hết sức đặc biệt. Nhiều công trình khoa học về tâm lý giáo dục nhân cách học sinh của các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ là các ảnh hưởng của cha mẹ, người thân trong gia đình quyết định tới trên 60% việc rèn luyện và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên.

 

 

iv. Một số kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho giáo dục, sinh viên qua hoạt động bổ trợ.

 

1. Mở rộng và khai thác có hiệu quả các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khoá cho học sinh, sinh viên theo 4 hình thức đã nghiên cứu ở Phần II của chuyên đề này. Điều chú ý là các hình thức tổ chức nói trên cần được vận dụng và phối hợp, hợp lý với nhau tuỳ thuộc vào nội dung giáo dục pháp luật đã quy định cho các trường này. Qua đó học sinh sẽ được tham gia các hoạt động trên lớp, trong trường, ngoài trường, được tạo điều kiện để nắm bắt và vận dụng những điều đã học về pháp luật, cũng như rèn luyện hành vi và thói quen "sống, làm việc theo pháp luật".

 

2. Tăng cường chất lượng, hiệu quả sự phối hợp giữa 2 cơ quan chủ trì là Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo trong toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật ở trường học. Đây là yếu tố quyết định đến kết quả của giáo dục pháp luật.

 

3. Quan tâm và đầu tư nhiều hơn về phương tiện vật chất cho các hoạt động bổ trợ giáo dục pháp luật ở các trường học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề 6

Nâng cao trách nhiệm phối hợp của cơ quan chức năng trong việc tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào các trường không chuyên luật

 

 

Trương Thị Phương

Chuyên viên chính Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp

 

 

 

I. một số cơ sở pháp lý củ hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường, ý nghĩa thực tiễn và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề số 06.

 

1. Một số cơ sở pháp lý của hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Nhiều chục năm qua, trong những định hướng giáo dục chung, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự quan tâm thường xuyên tới sự nghiệp đào tạo, giáo dục toàn diện các thế hệ học sinh- sinh viên Việt Nam, trong đó luôn khẳng định nội dung đào tạo, giáo dục toàn diện trong nhà trường cần phải có nội dung giáo dục pháp luật, một khẳng định có tầm chiến lược quan trọng cua sự nghiệp trồng người, nuôi dưỡng ý thức, bản lĩnh công dân cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường. Sự nghiệp này không thể chỉ là riêng của Bộ, ngành Giáo dục- Đạo tạo, mà là sự nghiệp chung của cả bộ mày Nhà nước và toàn xã hội, trong đó có Bộ, ngành Tư pháp. Định hướng, quan điểm về vị trí của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo trong hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý Nhà nước.

- Trước hết là Chỉ thị 315/CT ngày 7/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là văn bản quan trọng đầu tiên sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành. Chỉ thị yêu cầu các ngành các cấp có trách nhiệm phối hợp chung trong công tác tuyen truyền, phổ biến nội dung Hiến pháp năm 1980 và phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đưa nội dung Hiến pháp vào các chương trình giảng dạy trong nhà trường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp cùng Bộ Tư pháp tiến hành gấp việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu…

- Tiếp đến là Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đưa môn giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, Đại học và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.

- Yêu cầu trên đây lại được nhắc tới trong Chỉ thị số 274/CT ngày 5/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng: "Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức rà soát, hoàn chỉnh lại toàn bộ chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật tại các trường phổ thông, Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đảm bảo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và pháp luật mới ban hành, đồng thời tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật…"

- Như vậy, từ những cơ sở pháp lý trên, cùng với quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục- Đào tạo trong Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ, thấy rằng việc tổ chức chỉ đạo triển khai các chương trình giảng dạy pháp luật trong nhà trường là do Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì đảm nhiệm, còn việc quản lý Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng, một mặt do Bộ Tư pháp đảm nhiệm, mặt khác theo chức năng quy định tại Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ thì "Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong trường học".

- Cho tới Chỉ thị dố 02 và Quyết định số 03 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ thì sự phối hợp này lại được nhắc tới như một định hường nhiệm vụ cụ thể, rõ ràngvới sự nhấn mạnh vai trò chủ trì của Bộ Giáo dục- Đào tạo: "Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học. Sớm nghiên cứu hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục pháp luật…"

Nghiên cứu một số cơ sở pháp lý trên để thấy Hội đồng phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo những năm qua là có "tính lịch sử hợp pháp" có yêu cầu nhiệm vụ cụ thể thuộc chức năng quản lý Nhà nước.

 

2. ý nghĩa thực tiễn và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề số 06.

 

Như bản thân tên gọi của đề tài "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật", chuyên đề số 06 đề cập nội dung nâng cao trách nhiệm trước Nhà nước của cơ quan chắc năng trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai các kế hoạch phối hợp nghiên cứu khoa học và thực tiễn để công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường đạt hiệu quả.

- Giáo dục pháp luật trong nhà trường được đề cập trong chuyên đề là một môn học, một hình thức giáo dục đặc thù thông qua chương trình chính khoá, được thực hiện thống nhất và có hệ thống trong nhà trường. Tính đặc thù biểu hiện ở chính mục tiêu yêu cầu của giáo dục pháp luật: vừa cung cấp kiến thức văn hoá pháp lý phổ thông, vừa rèn luyện kỹ năng hành vi vừa nuôi dưỡng tình cảm, ý thức và bản lĩnh cơ sở trong mỗi học sinh- sinh viên.

- Các cơ quan chức năng- chủ thể các quan hệ phối hợp trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là những cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào trong nhà trường không chuyên luật (gọi tắt là nhà trường). Đó là Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, cả hai cơ quan này đã có nhiều biện pháp tổ chức hoạt động tích cực trong nhiều năm qua. Nhưng để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong nhà trường mà Chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nêu, cần phải nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả hoạt động phối hợp giữa 2 Bộ ngành. Hiểu theo nghĩa chung, năng lực quản lý là điều kiện để quản lý mà nội dung các điều kiện quản lý bao gồm:

- Điều kiện về cơ chế, cơ sở pháp lý.

- Điều kiện về con người, bộ máy thực hiện ở từng đơn vị.

- Điều kiện về sự phối kết hợp giữa các thành viên, giữa các đơn vị, cơ quan…

- Điều kiện về tài chính, phương tiện vật chất…

Trong đó, khi nói tới điều kiện về sự phối hợp, liên kết thực chất là đồng trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung. Đây là một chức năng đặc thù của quản lý Nhà nước mà không phải cơ quan nào, Bộ nào cũng có và không phải lĩnh vực nào cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ mới đi tới hiệu quả.

Trong những điều kiện (năng lực) để quản lý nêu trên có những điều kiện thuận lợi và có cả những điều kiện bất cập, không thuận lợi- những lực cản làm chậm đi sự phát triển năng lực, thậm chí đi ngược lại mục tiêu yêu cầu của quản lý. (Ví dụ: không có cơ chế, không có bộ máy, phối hợp thiếu đồng bộ, trình độ cán bộ khong phù hợp, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng…). Đương nhiên, những điều kiện thuận lợi sẽ là lực đẩy tác động cùng chiều giúp cho quản lý, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả.

Để hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường đạt hiệu quả: có chương trình hoàn chỉnh, có sách, tài liệu đầy đủ, có cán bộ chỉ đạo môn học, có giáo viên đủ trình độ đào tạo, có kiểm tra… và việc giáo dục pháp luật không bị bỏ trống ở bất cứ cấp học, bậc học nào… ; để đạt được hiệu quả đích thực của quản lý Nhà nước về công tác phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, đòi hỏi trước hết phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cơ quan được giao trách nhiệm. Không thể để tình trạng không có cơ chế bộ máy điều hành thường xuyên, phối hợp không thống nhât, thiếu cán bộ quản lý, hướng dẫn đôn đốc, không đủ vật chất, tài chính cần thiết…

Như vậy, ý nghĩa thực tiễn cua chuyên đề số 06 là nghiên cứu thực trạng các điều kiện quản lý để trên vấn đề đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường. Từ ý nghĩa thực tiễn đó, đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung vào cơ chế, bộ mày chỉ đạo, điều hành và tổ chức phối hợp, cán bộ quản lý hiện đang thực hiện nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Phạm vi thới gian nghiên cứu được giới hạn từ những năm 80 đến năm 2000. Cán bộ quản lý và bộ máy chỉ đạo, phối hợp là đối tượng nghiên cứu của chuyên đề được giới hạn ở 2 Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo, là 2 cơ quan trực tiếp được giáo dục và Nhà nước giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

ii. vài nét khái quát về sự phát triển đặc thù của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

Xuất phát từ sự hình thành và phát triển đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong nhà trường, có thể khái quát sự phát triển của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường qua các giai đoạn sau:

 

1. Giai đoạn chưa có sự chỉ đạo của Trung ương (1980- 1985).

 

Giai đoạn phối hợp thử nghiệm ban đầu mang tính địa phương "tự phát", do yêu cầu phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường giáo dục Hiến pháp cho học sinh, sinh viên, sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành. Chỉ thị số 315 ngày 7/12/1982 được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương mạnh dạn đi những bước đi thử nghiệm ban đầu: Tổ chức phối hợp, liên kết giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo trongviệc lựa chọn nội dung pháp luật, vận động lực lượng cán bộ, giáo viên của 2 ngành và một số ngành khác có liên quan để tham gia giảng dạy pháp luật. Bước thử nghiệm khai phá này được thực hiện ở Hưng Yên và Hải Dương (tỉnh Hải Hưng cũ) và triển khai ở cả hai cấp học với chương trình khiêm tốn: "mỗi tháng dạy một bài pháp luật thích hợp cho học sinh". Tuy mới chỉ là hoạt động thử nghiệm, nhưng đã vho thấy rõ ngay từ đầu những lợi ích trực tiếp của việc học pháp luật không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên trong việc chấp hành nội quy nhà trường, thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông… Đồng thời kinh nghiệm tổ chức phối hợp của 2 ngành Tư pháp và Giáo dục ở Hải Hưng và một số địa phương khác cho thấy ý nghĩa tích cực trực tiếp cho mỗi ngành là sự bổ sung lực lượng cho nhau, phát huy và tận dụng thế mạnh của mỗi ngành để thực hiện từng chức năng riêng.

Tuy nhiên, do việc phối hợp nghiên cứu chưa đượ đầy đủ và một số khách quan khác nên chưa có được một chương trình chính thức, tài liệu chủ yếu do địa phương biên soạn, lực lượng giáo viên vận động từ ngành Tư pháp, Toà án, kiểm sát và một dố giáo viên chính trị, vì vậy hiệu quả dạy và học pháp luật mới ở mức độ ban đầu. Cần tiếp tục có những hoạt động phối hợp nghiên cứu từ Trung ương thay thế cho các hoạt động đơn lẻ mang tính địa phương này.

 

2. Giai đoạn đã có sự chỉ đạo của Trung ương (1985- 1988).

 

Quan hệ phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo địa phương là những kinh nghiệm cơ sở mở đầu cho quan hệ phối hợp của 2 bộ. Giai đoạn 1985- 1988 đã có nhiều hoạt động thể hiện vai trò chủ động của Bộ Giáo dục- Đào tạo trong phối hợp với Bộ Tư pháp. Trước hết đó là quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thị Bình về việc thực hiện dạy 4 bài luật hình sự trong nhà trường.

Có thể nói hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông của 2 Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo giai đoạn này đã tạo nên phong trào khá mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ có tỉnh Hải Hưng, TPHCM, Hà Bắc, Thanh Hoá, Hải Phòng… đến năm 1987 đã có 28/ 31 tỉnh thành phố triển khai thử nghiệm đưa nội dung pháp luật vào giờ học trên lớp và các giờ sinh hoạt ngoại khoá. Thực tiễn hoạt động phối hợp đa dạng ở địa phương đã hình thành rõ một yêu cầu: việc dạy và học pháp luật trong nhà trường phải theo và trên cơ sở một chương trình dạy- học chính thức do Bộ Giáo dục ban hành. Từ yêu cầu thực tiễn này các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp (trong đó có sự phối hợp quan trọng của Vụ Tuyên truyền giáo dục pháp luật và Viện Khoa học giáo dục) cùng nhiều luật gia khác (Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, Trần Trọng Hựu, Dương Thanh Mai, Luật gia Ngô Văn Thâu, Trần Kiêm Lý, Đàm Văn Hiếu, Lê Duy Lương, Vũ Quốc Sinh…) đã phối hợp tổ chức các hoạt động nghiên cứu biên soạn tài liệu trước mắt đáp ứng yêu cầu của địa phương và chuẩn bị cho việc xây dựng một chương trình giáo dục pháp luật chính thức. Những năm 1986- 1988 việc dạy và học pháp luật thông qua chương trình môn học Giáo dục công dân đã được triển khai và nhân rộng ra đại trà và dần đi vào nề nếp (các lớp 8, 9, 12). Tuy nhiên, năm học 1987, 1988 vẫn còn các lớp theo chương trình tạm thời chưa phải là chính khoá mà lồng 8 tiết pháp luật trong giờ chính trị, thời sự hay đạo đức.

 

3. Giai đoạn giáo dục pháp luật đã trở thành môn học chính khoá (1988- 1992).

 

Trong giai đoạn này các vụ chức năng của hai Bộ đã phối hợp chỉ đạo triển khai thống nhất chương trình môn Giáo dục công dân trên cả nước (lớp 8 và tiếp tục ở lớp 9) mỗi lớp 32 tiết. Đây là giai đoạn giao thời về mối quan hệ phối hợp và vai trò chủ động theo chức năng của mỗi Bộ. Có thẻ nói đây là giai đoạn dôi nổi nhất trong các nhà trường phổ thông vì xuất hiện đại trà một môn học mới so với môn học truyền thống khác- môn Giáo dục công dân với phần nội dung pháp luật trải ra cả hai lớp 8, 9. Ngoài những công việc thuộc chức năng của Bộ, ngành, giai đoạn 1988- 1992 có thể nói là giai đoạn nghiệm thu các kết quả phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện chương trình giảng dạy pháp luật trong môn Giáo dục công dân; đồng thời trong giai đoạn này bắt dầu hình thành một quan hệ phối hợp đặc thù trong quy trình quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông. Hoạt động phối hợp đặc thù thuộc chức năng quản lý của Nhà nước này đòi hỏi sự liên kết, hỗ trợ chặt chẽ hơn nữa cả về tài chính và trí tuệ của mỗi Bộ, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Do vậy, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị của 2 Bộ đã được mở rộng từ giai đoạn 1986- 1988, nay lại càng được mở rộng cả về nội dung phối hợp và phạm vi các cơ quan phối hợp bao gômg nhiều Bộ, ngành với chức năng nhiệm vụ khác nhau cùng tập trung thực hiện nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (ví dụ Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội Vụ (Cục Cảnh Sát giao thông), Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Thủy Lợi, Bộ Lâm Nghiệp, Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chi Minh, Tổng Công Ty Bảo Hiểm Việt Nam…).

Tuy lực lượng phối hợp đã đông, song vần còn nhiều khó khăn, bất cập trong đầu tư chỉ đạo thống nhất của 2 Bộ, ngành về hoàn thiện chương trình, vấn đề giáo viên, sách… giai đoạn này vẫn chưa được coi là ổn định dỳ đã có nhiều nỗ lực củ 2 Bộ, ngành thực hiện Chỉ thị 300, là giai đoạn tiềm ẩn bước chuyển tiếp sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đưa giáo dục pháp luật trong nhà trường bước sang thời kỳ mới.

 

 

4. Giai đoạn ổn định (1992- 1997).

 

Với sự ra đời của Hiến pháp 1992 và Chỉ thị số 274 ngày 25/7/1992 về nhiệm vụ thống nhất giảng dạy Hiến pháp năm 1992 trong các nhà trường. Hoạt động phối hợp liên kết giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo chuyển sang một giai đoạn mở rộng, ổn định và đi vào chiều sâu. Sự phối hợp không chỉ dừng lại ở các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung, biên soạn sách, tài liệu… mà đã tiến hơn một bước, đó là phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn về thực trạng quản lý, chỉ đạo dọc, phối hợp ngang và xã hội hoá việc dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Bước phối hợp mới này được mở đầu bằng các cuộc khảo sát điều tra xã hội học trên diện rộng từ Bắc vào Nam, không chỉ ở các trường phổ thông mà cả các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học, Cao đẳng (không chuyên luật). Thông qua các kết quả khảo sát và các cuộc Hội thảo, Toạ đàm, sự phối hợp liên kết chặt chẽ của các vụ chuyên môn đã giúp lãnh đạo 2 Bộ nắm được tình hình triển khai giáo dục pháp luật ở các loại hình cơ sở đào tạo, nắm được thực trạng bất cập và khó khăn nhất là ở vùng sây, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề giáo viên, là sách, tài liệu phục vụ việc dạy và học pháp luật.

Trong quá trình phối hợp giai đoạn 1992- 1997, Bộ Tư pháp luôn ở vị trí chủ động hỗ trợ tích cực, đóng góp cả về trí tuệ và tài chính để chủ trì tổ chức hầu hết các cuộc khảo sát, Hội thảo, báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu, toạ đàm trao đổi về nội dung các chương trình, về sách… Từ những hoạt động phối hợp mở rộng và đi vào chiềy sâu, các vụ chức năng của 2 Bộ đã có nhiều đóng góp cụ thể: Khảo sát nắm tình hình thực tiễn, nhu cầu học pháp luật, xác định mục tiêu, yêu cầu môn học, xây dựng chương trình, biên soạn sách, tài liệu… Cơ sở pháp lý của các hoạt động phối hợp trên, về phía Bộ Tư pháp ngoài Chỉ thị số 247 ngày 25/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng còn có Quyết định số 85 ngày 9/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc lập Vụ phổ biến giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp (tiền thân của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật ngày nay) và Nghị định số 38/CP ngày4/6/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong đó có chức năng "phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường".

Có thể nói, từ góc độ quản lý Nhà nước, các văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn ổn định, củng cố cơ bản về hình thức và nội dung hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Bộ Tư pháp, với chức năng là cơ quan phối hợp, nhưng đã dành hẳn một bộ phận của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật giúp việc cho cả hai bộ ngành trong các hoạt động, tham mưu đề xuất và tổ chức, chỉ đạo chung. Chính thông qua các hoạt động tham mưu đề xuất tác động mạnh mẽ và có hiệu quả của Bộ Tư pháp, thông qua các Hội đồng chủ trì tổ chức thu hút sự ủng hộ của dư luận, sự đầu tư hỗ trợ từ nhiều nguồn lực đã tạo nên vị trò rất quan trọng mang trính khẳng định của giáo dục pháp luật- một môn học chính khoá trong chương trình giáo dục văn hoá phổ thông, đồng thời tạo đà cho sự nghiệp giáo dục pháp luật trong nhà trường được triển khai ở tất cả các bậc học, cấp học.

Có thể thấy giai đoạn 1992- 1997 thực sự là giai đoạn khẳng định sự tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của hai bộ trong tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục pháp luật bậc phổ thông; đồng thời là giai đoạn khai phá một cách cơ bản trên diện rộng hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật). Cho đến thời điểm 1994, 1995, 1996 hoạt động phối hợp mở rộng giáo dục pháp luật ra tất cả các bậc học, ngành học cho thấy tính hiệu quả cao của các quan hệ hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, tiếp sức cả về trí tuệ và tài chính giữa 2 Bộ, ngành. Và càng phối hợp tổ chức các hoạt động đi vào chiều sâu (xây dựng kế hoạch quý, năm đối với từng danh mục công việc cụ thể: xác định mục tiêu yêu cầu, tổ chức nghiên cứu xây dựng chương trình học, tổ chức hội thảo, toạ đàm từng chuyên đề, có chỉ đạo điểm, tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực tiễn…) càng giúp trực tiếp cho lãnh đạo 2 Bộ nắm bắt thông tin điều chỉnh phương pháp và nội dung công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sát thực tế và có hiệu quả hơn.

Trong bộn bề nội dung các chương trình học chính khoá, việc hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp lựa chọn nội dung và xây dựng được một hệ thống các chương trình giáo dục pháp luật với nguyên tắc đảm bảo tính liên thông, tính thừa kế và có phát triển về dung lượng kiến thức pháp luật cần phổ cập cho học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học từ phổ thông đến Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật) thực sự là những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục toàn diện, sự nghiệp không chỉ cung cấp trí thức mà còn vin trồng, nuôi dưỡng bản lĩnh công dân cho các thế hệ học sinh- sinh viên trong nhà trường.

 

Có được kết quả quan trọng này trước hết là do sự nhận thức đúng lãnh đạo mỗi bộ, ngành về chức năng nhiệm vụ riêng, là ý thức trách nhiệm khắc phục khó khăn, tiếp nhận chủ trương yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phổ cập giáo dục pháp luật trong nhà trường, là do những chuyển động tích cực của toàn hệ thống bộ máy của cả hai ngành; là do sự phối hợp hỗ trợ , sự quan tâm ủng hộ của các ngành các cấp ở cả Trung ương và địa phương cùng trách nhiệm hướng tới một chiến lược quốc gia về giáo dục cho các thế hệ công dân trẻ Việt Nam trong nhà trường.

Có thể khái quát sự phát triển của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường từ những năm 1980- 1997 qua một số sơ đồ sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ 1: Về thể chế quản lý công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường:

 

 

Chính phủ

Đảng

Liên bộ

Giáo dục- Đạo tạo

Tư pháp

CT. 315

(1982)

NQ. 6

Không văn bản

Không văn bản

Không văn bản

CT. 300

(1987)

NQ. 7

Không văn bản

QĐ. 102 (1985)1

Không văn bản

CT. 274

(1992)

NQ. 8

Không văn bản

Không văn bản

QĐ. 85 (1990)2

NĐ 38/CP (1993)

NQTW. 2

Không văn bản

QĐ. 2080 (1996)3

QĐ 111 (1997)4

 

Đặc biệt trong giai đoạn 1986- 1992, tuy không có văn bản nhưng Bộ Tư pháp đã có nhiều công văn thể hiện thể chế phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo hoặc thể chế quản lý chỉ đạo chung trong ngành, ví dụ: Công văn liên bộ Tư pháp Giáo dục- Đào tạo (1986), công văn của Bộ Tư pháp (1987) về tiếp tục đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, công văn của Bộ Tư pháp (1991) về đánh giá kết quả dạy và học pháp luật, công văn của Bộ Tư pháp (1991) về sơ kết công tác giáo dục trong nhà trường…

 

 

1. Quyết định số 1025/QĐ ngày 15/10/1985 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo về việc dạy 4 bài luật hình sự trong các nhà trường.

2. Quyết định số 85/QĐ ngày 9/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc lập Vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật thuộc Bộ Tư pháp trong đó có quy định nhiệm vụ phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa giáo dục pháp luật vào trường học.

3. Quyết định số 2080/QĐ ngày 24/5/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành chương trình môn Pháp luật dùng cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

4. Quyết định số 111/QĐ Bộ Tư pháp ngày 8/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Ban chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

 

 

 

 

 

Sơ đồ 2: Thực trạng bộ máy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo (trước 1998).

 

 

A. Bộ Tư pháp Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (chuyên viên theo dõi công tác phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường)

 

Sở Tư pháp Phòng tuyên truyền pháp quy

(các tỉnh, thành phố) (chuyên viên theo dõi công tác phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường)

 

 

Huyện (quận) Chuyên viên theo dõi công tác phối hợp giáo dục pháp luật nói chung.

 

Xã (phường, thị trấn) Cán bộ tư pháp xã (phường, thị trấn) kiêm nhiệm công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

 

 

 

B. Bộ Giáo dục- Đào tạo Các vụ chức năng quản lý các ngành học, Viện khoa học giáo dục (cán bộ chuyên viên theo dõi môn Giáo dục công dân, môn pháp luật…)

 

Sở Giáo dục- Đào tạo Chuyên viên theo dõi từng bậc học, ngành học (theo dõi chung các môn)

 

Nhìn tổng thể, Bộ Tư pháp có Vụ chức năng chuyên theo dõi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường; Bộ Giáo dục- Đào tạo không có Vụ quản lý theo dõi công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, mà hoạt động phối hợp với Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) chủ yếu và trực tiếp là các vụ quản lý từng ngành học, bậc học (trong đó có chuyên viên được phân công theo dõi một số môn học).

Có thể khái quát sơ đồ mối quan hệ nội tại và quan hệ phối hợp, liên kết giữa các cơ quan chức năng của hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo như sau:

 

Sơ đồ 3:

 

Chính phủ

 

 

 

 

 

Bộ Tư pháp

Bộ trưởng

 

Bộ Giáo dục- Đào tạo

Bộ trưởng

 

 

 

 

 

Vụ phổ biến GDPL

(đầu mối phối hợp)

 

 

Hội đồng bộ môn

 

 

Vụ TCCB- ĐT

Vụ phổ thông Tiểu học

Vụ PLHS- HC

Vụ THCN và dạy nghề

Vụ PLDS- KT

Vụ Đại học, vụ giáo viên

Viện KHPL

Vụ GD thường xuyên

Trường Đại học Luật

Viện KH giáo dục

Báo Pháp luật

Viện Đại học TH

Tạp chí

DC- PL

Báo tạp chí

….. …..

 

Tóm lại, giai đoạn 1992- 1997 thực sự là giai đoạn chuyển động tích cực và hiệu quả trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là những sản phẩm cụ thể: hệ thống các chương trình, sách và tài liệu phục vụ môn học. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn chưa có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao từ Chính phủ, chưa có một văn bản liên ngành phân công nhiệm vụ của từng Bộ, ngành, quy định cụ thể các hoạt động phối hợp chung… Các vụ chức năng của 2 Bộ và cả 2 ngành ở địa phương đã có những hoạt động phối hợp chủ yếu trên tinh thần trách nhiệm vì sự nghiệp giáo dục pháp luật cho các thế hệ học sinh. Dù rằng cả hai Bộ đã dành sự quan tâm chỉ đạo và hình thành bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, theo dõi thường xuyên sự phối hợp tổ chức giáo dục pháp luật trong nhà trường, nhưng tồn tại cơ bản vẫn là cơ chế phối hợp chưa có, cán bộ quản lý, chỉ đạo ở cả Trung ương và địa phương còn chưa đủ cả về số lượng và trình độ năng lực … Đây là những cản trở không nhỏ cho tiến trình phổ cập giáo dục pháp luật trong nhà trường ở tất cả các bậc học và cấp học.

 

5. Từ 7/1/1998 đến nay.

 

Có thể coi ngày 7/1/1998- ngày ban hành Chỉ thị số 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1998- 2002 là cột mốc đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo. Sự phát triển mới này có cội nguồn lịch sử từ những năm tháng khai phá thử nghiệm, từ những kinh nghiệm đúc rút trong hơn 10 năm phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường cả ở Trung ương và địa phương. Đây là lần đầu tiên Nhà nước ta ban hành một văn bản hoàn chỉnh về một công việc, một kế hoạch phối hợp có tầm quốc gia liên quan tới cả hệ thống chính trị- phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân, trong đó có sự nghiệp giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên trong các nhà trường.

Có thẻ nói từ khi có Chỉ thị 02 và Quyết định số 03, công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường đã được quan tâm và thúc đẩy mạnh, không chỉ từ 2 phía Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo, mà quan trọng hơn là lực đẩy từ Chính phủ và các Bộ, ngành khác với từng phần công việc đã rõ ràng hơn trước. Mối quan hệ phối hợp giờ đây không chỉ hạn hẹp giữa 2 bộ mà đã mở rộng ra nhiều Bộ, ngành cả ở Trung ương và địa phương thông qua hình thức Hội đồng phối hợp. Chính từ những Hội đồng này, hoạt động phối hợp được mở rộng, đan xen và giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên trở thành một nội dung mang tính xã hội hoá cao hơn trước. Cơ sở để huy động mọi nguồn lực trong xã hội đã rõ hơn.

Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn dừng lại ở những công việc đơn lẻ, chủ yếu là tiếp nối những chương trình, kế hoạch cũ (dù rằng kèm theo Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 là một kế hoạch xuyên suốt từ năm 1998- 2002). Vì trên thực tế giữa 2 Bộ vẫn chưa có một văn bản liên ngành cụ thể hoá yêu cầu nhiệm vụ mà Chỉ thị 02 và Quyết định 03 đã nêu. Giữa 2 Bộ vẫn thiếu một kế hoạch đồng bộ, thống nhất để chỉ đạo các Vị chức năng và địa phương, thiếu sự phân công công việc và định hướng cho từng tiến độ thời gian, cho từng bậc học, cấp học…

Tuy nhiên, nghiên cứu một cách khách quan cả quá trình hình thành và phát triển của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường: từ chỗ chỉ có sự phối hợp đơn lẻ giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo ở một số địa phương đến chỗ hoạt động phối hợp mở ra nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội; từ chỗ hoạt động phối hợp đựơc hình thành do sự nhiệt tình, tự phát chưa có hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý là 2 Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo, đến chỗ hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường được Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể thuộc chức năng quản lý Nhà nước dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ (thông qua Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ) theo Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp giờ đây không chỉ còn là một cơ quan phối hợp mà còn với trách nhiệm là "đầu mối phối hợp các bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội"… đưa công tác này vào nề nếp… theo dõi kiểm tra việc thực hiện, định kỳ váo váo kết quả với Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chế độ khen thưởng theo quy định của Nhà nước…"

 

Khái quát vài nét về sự hình thành và phát triển của một mối quan hệ công tác trong quản lý Nhà nước về một lũnh vực phục vụ: "Giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên trong nhà trường (không chuyên luật)" để thấy rõ những khó khăn, bất cập những nỗ lực chung khắc phục tồn tại, hướng tới một kế hoạch quốc gia trong hoạt động giáo dục, rèn luyện, nuôi dưỡng tình cảm, ý thức pháp luật và bản lĩnh công dân của các thế hệ trẻ Việt Nam.

 

iii. các nội dung phối hợp cụ thể giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo trong ciệc tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

1. Phối hợp nghiên cứu khoa học kết hợp khảo sát thực tiễn:

 

Nắm được tình hình nhu cầu học pháp luật, kết hợp với yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao để thông qua đó xây dựng nguyên tắc, xác định mục tiêu môn học, lựa chọn một cách có hệ thống các nội dung pháp luật cần phổ cập cho từng bậc học, cấp học. Đây là hoạt động khởi đầu làm cơ sở nền tảng xác định khung cấu trúc phù hợp, chương trình phù hợp.

Bộ Tư pháp tuy chỉ với chức năng phối hợp, nhưng đã rất chủ động trong đầu tư cả thời gian, vật chất và trí tuệ cho việc xây dựng các kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Chỉ tính riêng năm 1992, trong phạm vi nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc tiếp tục tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh. Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đã xây dựng một kế hoạch năm với các nội dụng hoạt động sau:

- Xây dựng đề cương và các điều kiện nghiên cứu đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

- Xác định hình thức và những phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Tổ chức hội thảo, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia.

- Tổ chức khảo sát.

- Tổ chức báo cáo kết quả khảo sát.

- Xây dựng nguyên tắc và cấu trúc nội dung chương trình.

- Tổ chức sơ kết giai đoạn nghiên cứu đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Sản phẩm của các hoạt động nghiên cứu khoa học kết hợp với yêu cầu của thực tiễn là tiền đề cho việc xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật sau này.

Trong hoạt động khảo sát thực tế để nắm tình hình nhu cầu học pháp luật trong học sinh- sinh viên, cho đến nay các vụ chức năng của 2 Bộ đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc khảo sát, nhưng quy mô nhất là cuộc khảo sát cơ bản năm 1992 trên địa bàn 7 tỉnh (từ Bắc vào Nam) với 28 trường phổ thông trung học và trung học cơ sở, cuộc khảo sát tại 18 trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật) những năm 1993, 1994. Những hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tiễn, hội thảo, báo cáo… đều được lãnh đạo 2 Bộ cho ý kiến chỉ đạo từ khâu xây dựng kế hoạch, dự kiến nội dung và dự trù kinh phí. Trong toàn bộ quy trình phối hợp, Bộ Tư pháp luôn ở cị trí chủ động tạo nền móng và tác động quan trọng cho sự ra đời của các chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

2. Phối hợp xây dựng chương trình:

 

Là hoạt động mang tính chuyên môn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục- Đào tạo (theo Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ), đồng thời là một nhiệm vụ thuộc chức năng phối hợp của Bộ Tư pháp (theo Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ). Để mở đầu cho hoạt động giảng dạy pháp luật trong nhà trường thì việc xây dựng chương trình là rất quan trọng và có tính định hướng, dẫn dẵt. Các vụ chức năng của 2 bộ đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc trao đổi, toạ đàm để thống nhất xác định mục tiêu yêu cầu của môn học, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc về thời gian, tính liên thông, kế tiếp giữa các chương trình về dung lượng kiến thức cần phổ cập cho từng đối tượng… Thành công và là sản phẩm của sự phối hợp này là đã xây dựng được hệ thống các chương trình hiện hành, tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng đã góp phần phục vụ kịp thời nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường một cách thống nhất, cơ bản. Đó là các chương trình:

- Chương trình pháp luật trong môn học Giáo dục công dân (lớp 8, 9, 12) ban hành năm 1987, 1992.

- Chương trình môn học pháp luật dùng cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (ban hành theo Quyết định số 2080 ngày 24/5/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo).

- Chương trình khung môn Pháp luật đại cương dánh cho cac trường Đại học, Cao đẳng (không chuyên luật) ban hành năm 1995.

- Chương trình lồng ghép dành cho đối tượng xoá mù chữ (năm 1993- 1994).

 

3. Phối hợp chỉ đạo, quản lý thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Đây là hoạt động được tiếp nối thực hiện ngay sau khi các chương trình đượ Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành. Các vụ quản lý chuyên ngành học của Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp với Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình ở địa phương và các cơ sở đào tạo, đồng thời phối hợp tổ chức biên soạn sách, tài liệu theo đúng nội dung chương trình đã ban hành. Có thể thấy rằng: Hiếm có một quan hệ phối hợp vào có tính đặc thù, tích cực, vô tư như quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan quản lý Nhà nước với hai chức năng khác nhau nhưng lại cùng thực hiện một nhiệm vụ chung: đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Trong quá trình phối hợp chỉ đạo, để tìm kiếm biện pháp nâng cao năng lực quản lý của hai Bộ, ngành, tìm kiến giải pháp và bước đi phù hợp, lần đầu tiên từ năm 1994- 1998 Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đã đề xuất sáng kiến tổ chức chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường và lãnh đạo 2 Bộ đã đồng ý triển khai 2 đợt chỉ đạo điểm trên địa bàn 7 tỉnh thành phố phía Bắc. Mục tiêu của chỉ đạo điểm là:

- Thông qua hoạt động phối hợp chỉ đạo điểm nắm tình hình thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật, xác định tính hợp lý, hiệu quả tiết kiệm và đồng bộ quy trình phối hợp giữa 2 Bộ, ngành và các cơ quan tổ chức có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thông qua quy trình phối hợp nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành của càn bộ quản lý các cấp. Đây cũng là lần đầu tiên vị trí, vai trò và trách nhiệm của người cán bộ quản lý, theo dõi công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được đề cập.

- Thông qua thông tin thu thập được qua hoạt động chỉ đạo điểm đề xuất chính sách, chế độ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kiến thức quản lý hành chính cho cán bộ quản lý và giáo viên…

- Qua hoạt động chỉ đạo điểm khuyến khích các yếu tố tích cực, vận động phong trào thi đua dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Phối hợp chỉ đạo điểm thực sự là một biện pháp, một loại hình hoạt động phối hợp đặc thù của quản lý Nhà nước có tính hiệu quả cao: cùng trực tiếp chỉ đạơ cùng trực tiếp nghiệm thu kết quả và đúc kết kinh nghiệm, cải tiến phương pháp, cách thức chỉ đạo ở Trung ương, tỉnh, thành phố… cùng thu nhận thông tin một cách khách quan, xử lý thông tin một cách trung thực về hiện trạng quản lý công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường… Để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

4. Phối hợp xây dựng đội ngũ giáo viên, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình, theo chuyên đề.

 

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên môn học là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, bởi chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn luôn là một vấn đề thời sự. Mặc dù số lượng giáo viên tính từ đầu những năm 80 đến nay đã được tăng cường, nhưng trình độ được đào tạo môn học vần còn quá ít ỏi so với yêu cầu. Hầu hết giáo viên môn Giáo dục công dân tại các trường phổ thông (cả trung học cơ sở và phổ thông trung học) đều chưa qua đào tạo về luật, chỉ có 1,1% qua đào tạo luật và 9,2% là giáo viên chuyên trách, số còn lại là giáo viên kiêm nhiệm. Trong hệ thống trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, phần lớn giáo viên chính trị, triết học dạy môn pháp luật. Theo báo cáo của 108 trương Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chí có 10/ 148 giáo viên dạy môn Pháp luật đã tốt nghiệp Đại học Luật (chiếm 6,7%). Cho đến nay giữa Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về vấn đề đào tạo chính quy giáo viên dạy môn pháp luật hoặc bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho đội ngũ giáo viên hiện đang giảng dạy luật. Trước thực trạng này, các vụ chức năng của 2 Bộ đã có những đề án và kế hoạch phối hợp nhỏ nhằm từng bước xây dựng và ổn định đội ngũ giáo viên này theo hướng thay dần giáo viên kiêm nhiệm bằng giáo viên kiêm môn (những môn liền kề như văn, sử, địa…).

ổn định để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lâu dài theo hướng đề cao vai trò của Sở Giáo dục- Đào tạo các địa phương, tạo quyền chủ động cho các hoạt động phối hợp giữa Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo các tỉnh, thành phố mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình hoặc theo chuyên đề, phù hợp từng điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương để khắc phục dần thực trạng bất cập về giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn pháp luật hiện nay. Trong giai đoạn quá độ này, còn nhiều hoạt động phối hợp giữa 2 Bộ, ngành giúp nâng cao trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên: kết hợp dự giờ, giảng thử, giờ dạy mẫu, đóng góp ý kiến về nội dung và phương pháp, kỹ năng truyền đạt kiến thức pháp luật… Thông qua các hoạt động hỗ trợ trưc tiếp này của 2 Bộ, ngành rút ngắn được khoảng cách bất cập giữa trình độ đào tạo, bồi dưỡng môn học với năng lực giảng dạy của giáo viên. Đây không chỉ là hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm cho quá trình tổ chức quản lý công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, mà còn thắt chặt, làm phong phú thêm và bổ sung cho nhau trong quan hệ phối hợp giữa 2 cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho học sinh.

 

5. Phối hợp biên soạn sách, tài liệu phục vụ cho giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường thông qua môn học chính khoá, được thể hiện cụ thêt bằng các chương trình và hệ thống sách giáo khoa, hệ thống tài liệu phục vụ cho môn học. Với tư cách là cơ quan quản lý trực tiếp môn học, các Vụ chức năng của Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Vụ phổ biến giáo dục pháp luật- cơ quan đầu mối của Bộ Tư pháp- tổ chức biên soạn sách, tài liệu giảng dạy theo đúng chương trình đã ban hành và được sử dụng chính thức trong quá trình dạy và học pháp luật trong nhà trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Các loại sách và tài liệu phục vụ môn học Giáo dục công dân và môn pháp luật do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát hành trong những năm qua là:

- Tài liệu Giáo dục công dân lớp 8, 9, 12 (in lần 1, 2, 3 NXB Giáo dục).

- Tài liệu giáo khoa thí điểm Giáo dục công dân lớp 12 (dùng cho hệ chuyên ban) (NXB Giáo dục).

- Môn học Pháp luật- tập bài giảng dùng cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (in lần 1, 2 NXB Chính trị Quốc gia)

- Sách tình huống pháp luật- tài liệu bổ trợ cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân lớp 8, 9, 12 (NXB Giáo dục).

- Sách, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông cà Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Vụ Giáo viên biên soạn và in phục vụ cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên).

- Sổ tay thuật ngữ pháp lý phổ thông (NXB Giáo dục).

Tất cả các loại sách, tài liệu nêu trên là sản phẩm vô giá của sự phối hợp chặt chẽ giữa các vụ chức năng của 2 Bộ, giúp kịp thời và trực tiếp cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào bậc học phổ thông cà Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Riêng đối với bậc Đại học, sau khi đã có sản phẩm là chương trình pháp luật đại cương (phần cứng với 3 đơn vị học trình cho khối trường Khoa học tự nhiên và 4 đơn vị học trình cho khối trường Khoa học xã hội (không chuyên luật), các trường tự tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy phù hợp yêu cầu đào tạo và đặc thù riêng của từng trường theo chương trình do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành năm 1995.

Nhìn chung, sự phối hợp giữa các vụ quản lý theo chức năng của 2 Bộ tổ chức biên soạn sách và tài liệu phục vụ môn học pháp luật là tích cực và kịp thời. Tuy chưa có đầy đủ các loại sách song đã giúp ích trực tiếp cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học pháp luật.

Đồng thời để mở rộng kiến thức và cung cấp thêm những thông tin về pháp luật cho học sinh, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đã có nhiều ý kiến đóng góp và hỗ trợ tài chính cho các cơ sở đào tạo của ngành giáo dục trong việc xây dựng, trang thiết bị và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật của nhà trường.

Tuy không phải là một nội dung phối hợp, nhưng hoạt động hỗ trợ về tài chính của Bộ Tư pháp cho công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, những năm qua thực sự là một thành tích cùng "vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ", khi mà công tác phổ biến giáo dục pháp luật trước năm 1998 chưa có một khoản chi riêng trong ngân sách Nhà nước. Điều đó chứng minh rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn, bất cập, quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ đã bổ sung cho nhau không chỉ về mặt con người, trí tuệ, mà cả về tài chính trong những điều kiện vô cùng hạn hẹp của cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp. Chỉ tính từ năm 1994- 1998, để tổ chức thành công và có sản phẩm cụ thể trong hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường: từ khảo sát cơ sở, tổ chức báo cáo khoa học thực tiến, tổ chức hội thảo, toạ đàm giữa các Bộ, ngành, tổ chức biên soạn sách, tài liệu phục vụ môn học, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên, tổ chức chỉ đạo rút kinh nghiệm phục vụ công tác quản lý chỉ đạo của cả 2 Bộ, Bộ Tư pháp đã rút ra từ kinh phí hành chính eo hẹp của mình là 142.058.000đ. Đó là thành tích đóng góp, đó cũng là tình cảm đồng trách nhiệm của cán bộ công chức, lãnh đạo ngành Tư pháp trong quá trình phối hợp có hiệu quả với Bộ Giáo dục- Đào tạo, chỉ đạo tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào trong nhà trường.

 

6. Phối hợp tổ chức định hướng các hoạt động ngoại khoá phong phú đa dạng.

 

Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, hoạt động tham sự phiên toà nghe nói chuyện thời sự pháp luật, câu lạc bộ học sinh- sinh viên với pháp luật… là những hoạt động mang tính xã hội hoá cao mà 2 Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo đã phát huy và khai thác thế mạnh của sự phối hợp giữa 2 Bộ, ngành với các cơ quan bảo vệ pháp luật (Toà án, kiểm sát, nội vụ, Thanh tra) và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia triển khai song song với chương trình học chính khoá trên lớp.

Hoạt động ngoại khoá phục vụ cho giáo dục pháp luật trong nhà trường thực chất là nhằm đề cao vị trí kiến thức pháp luật trong đời sống học tập cua học sinh, đề cao vai trò môn học (gắn với nội dung học tập pháp luật) so với các môn văn hoá chung, thu hút, động viên sự say mê học pháp luật của học sinh. ở từng đơn vị nhà trường tổ chức các sinh hoạt ngoại khoá cũng là nhằm phục vụ trực tiếp cho chất lượng giảng dạy và học pháp luật, thông qua đó có thể khai thức mọi nguồn lực hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành đoàn thể chính trị- xã hội ( Bảo hiểm Việt Nam, Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông, Uỷ ban bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…).

Do tính xã hội hoá cao của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, mà hoạt động ngoại khoá cũng cần được 2 bộ ngành phối hợp và định hướng một cách linh hoạt, sáng tạo, cơ động sao cho sát hợp với nội dung của chương trình học trên lớp, sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, từng thời điểm, đồng thời khai thác được các tiềm năng hỗ trợ về tài chính và các điều kiện vật chất khác. Hiệu quả của hoạt động ngoại khoá tác động trực tiếp tới ý thức, tình cảm và lòng tin của học sinh đối với pháp luật, tạo cho học sinh môi trường để thực hành những kiến thức pháp luật đã học trong chương trình, giúp học sinh ghi nhớ bài học, vận dụng cách ứng xử, nếp sống làm việc theo pháp luật từ sách vở vào cuộc sống.

 

7. Phối hợp sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng.

 

Có thể thấy hiếm có hoạt động phối hợp này giữa các cơ quan quản lý Nhà nước lại đi sâu vào nội dung tổng kết, thi đua, khen thưởng như hoạt động phối hợp của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo. Trong hơn 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp chỉ đạo thực hiện nhiều cuộc sơ, tổng kết, đánh giá khen thưởng ở cả Trung ương và địa phương. Đây là hoạt động mang ý nghĩa động viên rất lớn đối với đội ngũ cán bộ quản lý , đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp thực hiện nghĩa vụ giáo dục pháp luật cho học sinh trong thực trạng có nhiều khó khăn, bất cập về điều kiện quản lý, tổ chức chỉ đạo về tài chính cà các chế độ chính sách khác.

Có thể viện dẫn hai ví dụ điển hình của hoạt động phối hợp đặc thù này:

 

1. Sơ kết 4 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (từ 1987- 1991).

 

Đây là giai đoạn triển khai bước đầu chương trình chính khoá 35 tiết/ 1 lớp cho các lớp đã cải cách giáo dục song song với việc tiếp tục thực hiện chương trình tạm thời 8 tiết/ 1 lớp đối với các lớp chưa cải cách giáo dục. ở giai đoạn này hai Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã thống nhất chủ trương giao các Vụ chức năng của hai bộ phối hợp chỉ đạo chung công tác giáo dục pháp luật trong các trường phổ thông. Trên cơ sở chỉ đạo chung đó, hai Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo ở các tỉnh, thành phố cũng có những hoạt động tương trợ, tham mưu với Uỷ ban nhân dân để ra Chỉ thị về giáo dục pháp luật trong nhà trường ở từng địa phương, phối hợp xây dựng kế hoach liên ngành tư pháp- Giáo dục để chỉ đạo các cơ sở đào tạo. Hoạt động phối hợp của địa phương trong giai đoạn hiện nay diễn ra rất sôi động, nhất là việc phối hợp tổ chức bồi dưỡng tập huần kiến thức pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì, mỗi luật gia cộng tác viên trực tiếp giảng dạy thử, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên theo chuyên đề báo cáo ngoại khoá hoặc theo chương trình; giúp trực tiếp cho giáo viên về sách, báo, tài liệu pháp luật, tư liệu tham khảo, bảng, biển báo giao thông và nhiều hoạt động tuyên truyền thi đua liên kết trường- phường- xã an toàn giao thông.

Sơ kết 4 năm phối hợp thi đua đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường không chỉ khẳng định quan hệ phối hợp giữa hai Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo mà còn khẳng định và đề cao tính hiệu quả của quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thuỷ lợi, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em…

Kết quả của hoạt động sơ kết giai đoạn này cho thấy mặt tích cực về sự chỉ đạo của Trung ương là có chủ trương chung, có tài liệu, có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, đặc biệt có sự hỗ trợ đầu tư cả về bộ máy, con người và tài chính cho công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Song qua sơ kết cũng cho thấy mặt chưa tích cực và chưa thực sự chủ động về phía Bộ Giáo dục- Đào tạo trong đầu tư cho công tác chỉ đạo môn học (về phía cán bộ quản lý chỉ đạo, tổng kết đánh giá…). Về phía Bộ Tư pháp cũng có một số khó khăn do bién động về tổ chức và chính những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phối hợp chỉ đạo chung.

 

2. Tổng kết 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (từ 1987- 1997).

 

Về mặt thời gian, 10 năm là một giai đoạn "Đơm hoa kết trái" của sự nghiệp trồng người. Trong 10 năm ấy Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã cùng đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp trồng người: cung cấp, trang bị kiến thức hiểu biết cơ bản về pháp luật (về những giá trị nhân văn và tính nghiêm minh của pháp luật, về sự công bằng, bình đẳng, về quyền và trách nhiệm công dân trước pháp luật…); đồng thời thông qua bài học pháp luật, gây dựng tình cảm, lòng tin của học sinh đối với pháp luật quốc gia, nuôi dưỡng ý thức pháp luật và bản lĩnh công dân cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường.

Trong nhiều nội dung đúc rút được qua tổng kết 10 năm, nội dung quan trọng có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý Nhà nước là gây dựng được mối quan hệ phối hợp chặt chẽ cả về nhận thức, chí đạo giữa hai bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo, để cả hai cơ quan quản lý với các chức năng khác nhau, cùng đi những bước đi khai phá, thận trọng để tới sự thống nhất, khẳng định về tính cơ bản, tính chiến lược của sự nghiệp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường thông qua môn học chính khoá, môn học Giáo dục công dân, môn pháp luật.

Trải qua 10 năm phối hợp công tác, theo đánh giá chung cả hai Bộ, ngành đã có những chuyển động tích cực về nhận thức, quan điểm, về tổ chức bộ máy và chỉ đạo thực hiện. Những chuyển động đó được thể hiện rõ nét trước hết trong việc xây dựng lực lượng (cán bộ quản lý chỉ đạo môn học, giáo viên trực tiếp giảng dạy trong ngành giáo dục và đội ngũ cán bộ trực tiếp theo dõi công tác phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường của ngành Tư pháp) và trong việc hoàn thiện dần cơ chế phối hợp chỉ đạo thực hiện các chương trình biên soạn sách, tài liệu phục vụ môn học, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên…

Tổng kết 10 năm để đúc rút những kinh nghiệm và thành quả, những khiếm khuyết còn tồn tại và hướng tới những nhiệm vụ mới ổn định và với cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả. Đó là mục đích và cũng là yêu cầu của hoạt động phối hợp sơ, tổng kết của bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đạo tạo. Tuy nhiên, việc phát động phong trào thi đưa, bình xét khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa được tổ chức thường xuyên và rộng khắp và mới được sự quan tâm, tập trung hỗ trợ của Bộ, ngành Tư pháp. Phong trào thi đua "Dạy và học pháp luật" chưa được coi là cuộc vận động của ngành Giáo dục- Đào tạo, thậm chí có một số thời gian bị gián đoạn trong công tác phối hợp theo dõi, trong công tác quản lý môn học, đặc biệt có một số bậc học vẫn còn tình trạng cắt, xén giờ học hoặc bỏ trống nội dung giáo dục pháp luật. Tổng kết 10 năm cũng là nhằm tìm kiếm giải pháp tích cực để đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong trường học như yêu cầu của Chỉ thị số 02 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với hoạt động quản lý, việc đánh giá, tìm kiếm giải pháp để bổ sung khiếm khuyết thông qua tổng kết có ý nghĩa là những điều kiện đẻ 2 bộ, ngành thấy rõ mặt tích cực cần phát huy bổ sung cho nhau, cần phối hợp đầu tư cả trí tuệ và vật chất cho những mặt công tác còn tồn tại; động viên sức mạnh của cả hai bộ, ngành đồng thời kêu gọi, thu hút mọi nguồn lực hỗ trợ từ các Bộ, ngành và tổ chức chính trị- xã hội khác trong phối hợp nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

iv. trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động phối hợp quản lý chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

1. Về thể chế quản lý- chỉ đạo;

 

Có thẻ nói trong tổng thể chức năng quản lý công tác tư pháp nói chung, công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường có bề dày phát triển từ những năm 80, bắt đầu từ những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước (như đã nêu trong các phần trên) và hoạt động phối hợp của 2 Bộ Tư pháp với Giáo dục- Đào tạo cũng được bắt đầu từ những cơ sở pháp lý đó. Nhưng phải đến Nghị định số 38/CP ban hành ngày 4/6/1993, chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác phổ biến giáo dục pháp luật mới được khẳng định, trong đó có các chức năng phối hợp quản lý công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Tuy nhiên, ngay từ đầu những năm 80, có thể thấy rõ vai trò chủ động tiếp nhận các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong các thế hệ lãnh đạo Bộ Tư pháp trên lĩnh vực ra văn bản quản lý, chỉ đạo công tác đưa giáo dục pháp luật vào trường học. Dù rằng các văn bản được thể hiện dưới hình thức công văn, hoặc liên bộ, hoặc công văn chỉ đạo hướng dẫn riêng của ngành (ví dụ: Công văn liên bộ Tư pháp- Giáo dục- Đào tạo về việc tiếp tục đưa giáo dục pháp luật vào trường phổ thông (1986), Công văn của Bộ Tư pháp ngày 25/9/1990 gửi Bộ Giáo dục- Đào tạo đề nghị phối hợp sơ kết… Công văn ngày 7/1/1992 của Bộ Tư pháp về sơ kết công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường phổ thông (yêu cầu riêng đối với ngành tư pháp), thì thông qua hệ thống các công văn đó, hoạt động phối hợp xây dựng kế hoạch, nghiên cứu tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện việc giáo dục pháp luật trong nhà trường đã được triển khai trong ngành Tư pháp ở cả Trung ương và địa phương.

Để tiếp tục khẳng địnhvị trí quan trọng không thể thiếu của Bộ Tư pháp trong phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, ngày 9/7/1990 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định số 85 thành lập Vụ Tuyên truyền giáo dục pháp luật với chức năng nhiệm vụ rõ ràng: "Nghiên cứu kế hoạch, hướng dẫn việc tổ chức dạy pháp luật trong các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường phổ thông…". Đây có thể coi là cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động củ Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đầu những năm 90. Cho đến nay, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo vẫn chưa có văn bản liên tịch cụ thể hoá nội dung yêu cầu nhiệm vụ của 2 bộ, ngành. Đây là một tồn tại khách quan từ những năm 90. Nhưng về phía Bộ Tư pháp vẫn tiếp tục chủ động đề xuất các hoạt động phối hợp cụ thể bằng hệ thống các công văn gửi Bộ Giáo dục- Đào tạo cề phối hợp tổ chức xây dựng chương trình, nội dung môn pháp luật trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (năm 1994), phối hợp tổ chức mở rộng chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật (1994- 1996), phối hợp tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân (bậc phổ thông), môn pháp luật (Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề) (1996, 1997), phối hợp tổ chức tổng kết 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (1997, 1998), phối hợp tổ chức biên soạn tài liệu và tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên môn pháp luật tại các trường (1998- 1999)…

Trong hệ thống công văn làm cơ sở cho hoạt động phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo gần đây (ngày 21/2/2000) lần đầu tiên Bộ Tư pháp có công văn phân công công tác cho công chức được giao nhiệm vụ phối hợp với các vụ chuyên môn của Bộ Giáo dục- Đào tạo về giáo dục pháp luật trong nhà trường. Công văn này thể hiện bước tiến bộ về mặt hành chính trong quản lý điều hành nội bộ và trong quan hệ phối hợp bằng văn (mà không phải bằng lời nói) cho cá nhân công chức. Đây cũng là sự khẳng định vị trí nghề nghiệp, thường xuyên, ổn định của công chức, tạo điều kiện cho công chức trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ công vụ.

 

Tóm lại, dù rằng hình thức văn bản của Bộ Tư pháp chỉ là công văn, nhưng nội dung của hệ thống thể chế chủ yếu bằng công văn này bao hàm ý nghĩa khẳng định sự tuân thủ nghiêm chỉnh Nghị định số 38/ CP và các văn bản khác của Chính phủ, sự tham gia một cách liên tục của hoạt động phối hợp thường xuyên của Bộ Tư pháp với Bộ Giáo dục- Đào tạo trong quản lý và chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật trong nhà trường hơn 10 năm qua.

 

2. Về tổ chức bộ máy cơ chế quản lý nội bộ:

 

Trước khi có Quyết định số 85 ngày 9/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ, công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được đặt trong Vụ tuyên truyền pháp luật (Tiền thân của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật ngày nay). Từ 9/7/1990 theo quyết định số 85 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có Vụ phổ biến giáo dục pháp luật với chức năng nhiệm vụ như đã nêu trên. Tới Nghị định số 38/CP Vụ tuyên truyền pháp luật được mang tên là Vụ phổ biến giáo dục pháp luật. Dù tên gọi có khác nhau, nhưng nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (phối hợp quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện…) vẫn luôn được khẳng định là một mảng công việc quan trọng trong nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật nói chung của Vụ; Mảng công việc nàycó tính độc lập tương đối và có biên chế công chức phụ trách với những yêu cầu đòi hỏi rõ ràng về chuyên môn, nghiệp cụ và năng lực cá nhân trong tổ chức quản lý, nghiên cứu xây dựng kế hoạch chỉ đạo điều hành thực tiến. Những yêu cầu đòi hỏi chuyên môn hoá và năng lực quản lý nằm chính trong tính đặc thù của hoạt động phối hợp ngang (cới giáo dục đào tạo) và chỉ đạo dọc (trong ngành Tư pháp) của công tác đưa giáo dục pháp luật vào trường học ở cả Trung ương và địa phương.

Vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đến nay vẫn được cấu tạo theo hệ thống cơ chế quản lý từ Vụ trưởng giao việc và chỉ thị trực tiếp (Phó Vụ trưởng)- chuyên viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước Vụ trưởng về từng công việc, mà không có Phòng quản lý nghiệp vụ chuyên môn. Đây là một điều kiện không thuận lợi cho hoạt động mang chức năng quản lý dọc, chỏ đạo thường xuyên, hướng dẫn, kiểm tra… đồng thời cũng không thuận lợi cho cả quan hệ phối hợp ngang để cùng hoàn thành chức năng, nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường trước Nhà nước.

3. Về biên chế và phân công cán bộ:

 

Số cán bộ của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật được phân công thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, theo dõi, đề xuất tổ chức chỉ đạo thực tiễn công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường những năm 1985- 1993 chỉ có một chuyên viên. Đến nay (1/2000) đã có 5 chuyên viên được phân công phụ trách theo dõi công tác giáo dục pháp luật trong từng bậc học, ngành học: Tiểu học, Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật).

 

4. Về quan hệ phối hợp:

 

Từ đầu những năm 90 đến nay, hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và ngày càng được mở rộng tới các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp.

 

4.1. Trong nội bộ với các vụ chức năng thuộc Bộ, với địa phương cơ sở:

Vụ phổ biến giáo dục pháp luật - Văn phòng Bộ.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Pháp luật hành chính-

hình sự.

- Vụ Pháp luật dân sự-

kinh tế.

Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng tuyên truyền - Viện Nghiên cứu Khoa học phổ biến giáo dục pháp luật Sở Tư pháp Pháp lý.

các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, - Trường Đại học Luật.

phường, thị trấn. - Báo Pháp luật.

- Tạp chí Dân chủ và Pháp

luật.

- Các chuyên gia luật.

- Các dự án…

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Trong quan hệ với các Vụ chức năng của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

Vụ phổ biến - Văn phòng Bộ (Phòng pháp chế).

giáo dục pháp luật - Vụ Tiểu học.

- Vụ Phổ thông.

- Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy

nghề

- Vụ Đại học, Vụ công tác chính trị.

- Vụ tại chức và giáo dục thường xuyên.

- Viện khoa học giáo dục.

- Viện Đại học.

- Các chuyên gia luật.

- Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên

nghiệp.

- Báo giáo dục và thời đại.

- Tạp chí giáo dục thường xuyên.

 

4.3. Quan hệ với Pháp chế các Bộ, ngành.

Vụ phổ biến - Pháp chế Bộ Giáo dục- Đào tạo.

giáo dục pháp luật - Pháp chế Bộ Nội vụ.

- Pháp chế Bộ Tài chính.

- Pháp chế Tổng công ty bảo hiểm

Việt Nam.

- Pháp chế Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc

trẻ em.

- Pháp chế Bộ Giao thông vận tải.

- Pháp chế Bộ Lâm ngiệp.

- Pháp chế Bộ Thuỷ lợi.

- Pháp chế Bộ Nông nghiệp.

- Pháp chế Bộ Văn hoá thông tin…

 

4.4. Quan hệ với các ban của Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể.

Vụ phổ biến - Các Ban Đảng (Ban khoa giáo TƯ,

giáo dục pháp luật Ban Nội chính Trung ương).

- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

- Đoàn chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam.

- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí

Minh.

 

Thông qua thực tiễn quan hệ phối hợp giữa Vụ phổ biến giáo dục pháp luật được giao chức năng nhiệm vụ phối hợp giáo dục trong nhà trường với các cơ qian chức năng của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo và với các Bộ, ngàng khác như nêu trên, thấy rõ các mức độ và phạm vi nội dung khác nhau; nhưng các mức độ và phạm vi nội dung phối hợp nào cũng đều cần thiết và quan trọng đối với hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường:

a) Phối hợp nội tại giữa Vụ phổ biến giáo dục pháp luật với các Vụ chức năngcủa Bộ Tư pháp với tính chấtlà đầu mối để trao đổi nắm bắt và cập nhật thông tin về các lĩnh vực pháp luật, tổ chức lấy ý kiến chuyên gia của các vụ chuyên môn về các chương trình nội dung, tổ chức chuyên gia tham gia biên soạn sách, tài liệu giáo dục pháp luật trong trường học…

b) Phối hợp giữa Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đầu mối phối hợp của Bộ Tư pháp với các chức năng của Bộ Giáo dục- Đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của quản lý, chỉ đạo, xây dựng chương trình, hướng dẫn thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.

c) Phối hợp giữa Vụ phổ biến giáo dục pháp luật đầu mối phối hợp của Bộ Tư pháp với pháp chế các Bộ, ngành để thông qua đó nắm bắt cập nhật thông tin về hoạt động của pháp chế Bộ, ngành đối với việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường do Bộ, ngành quản lý (các chương trình phần mềm).

d) Phối hợp giữa Vụ phổ biến giáo dục pháp luật với các Ban của Đảng với các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể quần chúng để thông qua đó nắm bắt và cập nhật các thông tin, định hướng, chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp đào tạo- giáo dục nói chung và đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nói riêng.

e) Phối hợp với cá nhân các luật gia, các nhà khoa học- thực tiễn để thu hút sự tham gia của họ vào các chương trình viết sách giáo khoa, tài liệu phục vụ môn học, đóng góp ý kiến về phương pháp truyền đạt, phương pháp giảng dạy pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật…

Trên đây là những phối hợp ngang, chéo, đan xen thể hiện sự phong phú mang tính đặc thù, mang tính xã hội hoá cao của hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tuy nhiên, các quan hệ phối hợp này chưa thực sự được triển khai đồng bộ, thống nhất mà thường diễn ra đơn lẻ, không trên một kế hoạch tổng thể, tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ của từng cơ quan, Bộ, ngành. Những kinh nghiệm phối hợp phong phú (trong đó có cả những kinh nghiệm hạn chế) đều là cơ sở tiền đề quan trọng chi nội dung yêu cầu của Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/1/1998 để trong thời gian tới có thể:

1. Kiện toàn tổ chức, bộ máy và cán bộ của Bộ (Vụ phổ biến giáo dục pháp luật), ngành Tư pháp( Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố) để đủ sức thực hiện nhiệm vụ phối hợp quản lý thống nhất công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường từ Trung ương đến địa phương.

2. Huy động rộng khắp mọi nguồn lực và sức mạnh của cả hệ thống chính trị bằng một mối quan hệ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng, giữa các tổ chức chính trị xã hội và các cấp chính quyền địa phương cho sự nghiệp giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

5. Về cán bộ cà trách nhiệm công vụ:

 

Để hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, có cơ chế, có tổ chức bộ máy chưa đủ, chúng ta cong phảo có một đội ngũ những người cán bộ, công chức có đủ năng lực trực tiếp thi hành nhiệm vụ phối hợp này. Đó trước hết là những cán bộ công chức của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ Tư pháp các quận huyện.

Có thể nói, cán bộ quản lý là khâu cơ bản, là điều kiện gốc để hoạt động đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường đạt hiệu quả. Bởi chính họ là lực lượng đầu tiên có ý nghĩa trực tiếp thúc dẩu mọi hoạt động phối hợp giữa các vụ chức năng của hai Bộ ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp. Bản thân họ phải là cán bộ có trình độ chuyên môn luật, có trách nhiệm công vụ, có năng lực tổ chức thực hiện và có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan thì hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường mới có thể đạt được. Năng lực tổ chức của cán bộ, công chức ngành Tư pháp được giao nhiệm vụ phối hợp đưa giáo dục vào nhà trường, thực chất bao gồm những yếu tố cơ bản cần thiết sau đây:

1/ Có trình độ, chuyên môn Luật. Có khả năng trí tuệ và sáng tạo, chủ động; trung thực trong lao động, công vụ.

2/ Có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm và thường xuyên liên hệ với thực tiễn, với cơ sở; phối hợp chặt chữ với các cơ quan có liên quan.

3/ Có hiểu biết về công việc đang làm và hiểu biết về con người trong các quan hệ giao tiếp, phối hợp.

Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: "Cán bộ là cái gốc của công việc. Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay lém".

Cán bộ biết công việc là biết phối hợp, tuy là yếu tố đứng thứ ba, song lại là yếu tố quan trọng có tính quyết định tới chất lượng và hiệu quả các hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trong đợt khảo sát đầu tiên về cán bộ quản lý của 2 ngành Tư pháp và Giáo dục phục vụ kế hoạch chỉ đạo điểm năm 1997 thấy rằng có 84,6% ý kiến đồng tình với quan điểm: Muốn đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường có hiệu quả thì một trong những điều kiện thúc đẩy quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo. Đây là một nội dung yêu cầu đặc thù của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, đồng thời đây cũng là một nội dung yêu cầu cơ bản của hoạt động công vụ công chức (theo pháp lệnh cán bộ công chức năm 1998) "Cán bộ công chức phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để hoàn thành nhiệm vụ, công vụ".

Tóm lại, với trách nhiệm trước Nhà nước về chức năng quản lý thông nhất công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường nói riêng, Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, nhưng đã chủ động đặt vấn đề, chủ động tích cực trong mọi hoạt động phối hợp cụ thể (vượt qua những khó khăn bất cập về bộ máy, tài chính, cán bộ…) để hình thành nên một môn học chính khoá, mon Giáo dục công dân, môn Pháp luật- con đường cơ bản để cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản về pháp luật, đẻ hình thành, nuôi dưỡng ý thức pháp luật, bản lĩnh cơ sở cho các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.

 

v. kiến nghi, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

Như các phần trên đã trình bày, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo, giữa 2 Bộ với các Bộ, ngành khác đã có những điều kiện thuận lợi và không thuận lợi trong quá trình phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường thông qua môn học chính khoá.

Để tạo đà phát huy các điều kiện thuận lợi và các mặt thành công, đẻ vượt qua những khó khăn, tồn tại, tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục pháp luật trong nhà trường tiến lên hiện đại, chính quy với:

- Hệ thống chương trình môn học hoàn chỉnh;

- Có sách giáo khoa chuẩn, đủ tài liệu môn học;

- Có đội ngũ giáo viên đầy đủ về số lượng, đạt về trình độ được đào tạo chính quy môn học;

- Có cán bộ quản lý, theo dõi môn học ổn định, thường xuyên;

- Có hệ thống chế độ, chính sách thi đưa, khen thưởng.

Từ cơ sở những thành quả và tồn tại đúc rút hơn 10 năm giáo dục pháp luật trong nhà trường, theo yêu cầu của nhiệm vụ mà Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 đề ra. Chuyên đề số 06 kiến nghị và đề xuất một số nội dung sau:

 

1. Thống nhất về chủ trương tiếp tục phối hợp triệt để va toàn diện hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường. Sự thống nhất về chủ trương này phải được thể hiện bằng một văn bản liên tịch; hình thức có thể là Chỉ thị hoặc Thông tư liên bộ Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo hai bộ, ngành thực hiện Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể hoá sự phân công trách nhiệm riêng, sự phối hợp giữa 2 Bộ ngành…

2. Bộ máy quản lý chỉ đạo, theo dõi hướng dẫn thường xuyên ở Trung ương và địa phương phải được củng cố và tăng cường cả về tổ chức và cơ chế hoạt động. Dù đã có sự hỗ trợ giúp sức của hệ thống các Hội đồng phối hợp nhưng điều cơ bản là bộ máy phối hợp quản lý, điều hành của Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo phải mạnh ở cả 3 cấp (Bộ, tỉnh, huyện) với những quy định về trách nhiệm rõ ràng, có chế độ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên… Mọi hoạt động phối hợp của Trung ương và địa phương đếu phải được thông qua bằng chương trình kế hoạch cụ thể.

 

3. Trong hoạt động phối hợp giữa Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo, người cán bộ quản lý có vị trí đầu tiên- vị trítc thực hiện những công việc cơ vản làm nền tảng quyết định sự thành công hay không thành công của rất nhiều hoạt động phối hợp cụ thể (ví dụ tổ chức các phiên họp phối hợp giữa 2 Bộ, lãnh đại các Vụ, Viện… thống nhất về kế hoạch, chương trình, nội dung, tổng kết…). Vì vậy, vai trò người cán bộ quản lý cần được đề cao. Họ cần được đào tạo chuyên ngành luật (được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, sư phạm )hoặc chuyên ngành sư phạm (được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước và luật). Cán bộ quản lý chỉ đạo được nâng cao năng lực sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả quản lý của cơ quan. Có thể biểu thị vòng khép kín mối quan hệ, liên quan chặt chẽ phụ thuộc tác động lẫn nhau giữa hiệu quả quản lý của cơ quan đối với người cán bộ công chức được giao quyền quản lý, chỉ đạo như sau:

 

 

Hiệu quả quản lý

 

Nâng cao (phát huy) năng lực (các điều kiện động lực bằng cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, trình độ chuyên môn của cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý: trang thiết bị, phương tiện, tài chính, chế độ, chính sách thi đua khen thưởng)

 

 

 

 

 

 

- Thông tin pháp lý (qua chế độ báo cáo hành chính, kiểm tra hành chính).

- Thông tin thực tiễn (qua khải sát điều tra xã hội học).

 

 

 

 

Chú thích:

 

Mũi tên đậm thể hiện quan hệ chặt chẽ, tích cực; Muốn có hiệu quả thì phải tạo điều kiện, phát huy năng lực (bao gồm các điều kiện như đã nêu) được sàng lọc qua các chế độ báo cáo, kiểm tra hành chính và qua thực tiễn để dẫn tới hiệu quả thực sự mà cơ quan quản lý cần.

 

Mũi tên có gạch là kết quả ngược lại.

 

4. Cần phát huy vai trò và sức mạnh của hệ thống các Hội đồng phối hợp (ở cả Trung ương và địa phương), đặc biệt là củng cố tổ chức và hoạt động của Ban V. Ban chuyên trách về phối hợp công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, Ban V gồm có 5 cơ quan thành viên do đại diện Bộ Giáo dục- Đào tạo làm trưởng ban, cơ quan thường trực của Ban V đặt tại Bộ Giáo dục- Đào tạo (trực tiếp do Vụ công tác chính trị đảm nhiệm). Một cơ chế hoàn toàn thuận lợi cho hoạt động phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường, nhìn từ trách nhiệm quản lý Nhà nước. Hơn nữa với tổ chức theo 4 cấp của hệ thống các Hội đồng phối hợp như hiện nay (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và ở cấp nào cũng quy tụ được sự tham gia của hầu hết các cơ quan, ban, ngành chủ chốt, nếu phát huy được thế mạnh của Hội đồng đặc biệt là thế mạnh của Ban V sẽ giúp trực tiếp nâng cao năng lực giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua các loại hình giáo dục theo chương trình học trên lớp hoặc sinh hoạt ngoại khoá ngoài giờ lên lớp… Cần đặt 1 thành viên của Hội đồng phối hợp (đặt Ban V) vào đúng vị trí "đầu mối phối hợp" với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, tổ chức liên quan, đúng như quy định của Chỉ thị số 02 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ:

"Bộ Giáo dục- Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác giảng dạy pháp luật trong các trường học…". Xét về câu chữ và ý tứ trong văn bản nếu thực hiện đúng theo Chỉ thị số 02 thì Ban V (cơ quan thường trực Ban V) sẽ chính thức là đầu mối phối hợp và được đặt vào vị trí còn bỏ trống trong sơ đồ số 3 (mục 4, trang 12). Như vậy, năng lực quản lý sẽ được nâng cao với những điều kiện và sự chỉ đạo trực tiếp của ngành giáo dục và đào tạo có hiệu quả hơn so với hiện nay. Sự cải cách trong tổ chức và hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường sẽ là một điều kiện bổ trợ quan trọng đẻ nâng cao năng lực giáo dục pháp luật trong nhà trường. Việc thực hiện đúng Chỉ thị 02 là một trong những nội dung cơ bản để nâng cao trách nhiệm phối hợp của cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường trước hết là trách nhiệm của Bộ Giáo dục- Đào tạo.

 

 

5. Tổ chức tổng kết thi đua khen thưởng từ cơ sở, động viên kịp thời sự đóng góp nhiệt tình và có hiệu quả của cán bộ quản lý của cả 2 bộ, ngành trong phối hợp tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường (tổ chức các cuộc tổng kết theo chuyên đề, tổ chức sơ, tổng kết phát động phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi pháp luật… nhằm tạo động lực nâng cao hiệu quả phối hợp (cả ở Trung ương và địa phương), thắt chặt quan hệ phối hợp, bổ trợ giữa các đơn vị, cơ quan chức năng của 2 bộ, ngành (các Cục, Vụ, Viện, Trường) và các cơ quan chuyên môn ở địa phương (các Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở Tư pháp…)

 

6. Xét phương diện từng hoạt động cụ thể của quy trình phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường, từ kinh nghiệm hơn 10 năm khó khăn và tồn tại để nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật, 2 Bộ cần tập trung chỉ đạo hoặc phối hợp chỉ đạo một số mặt sau:

* Về phía ngành Giáo dục- Đào tạo:

a) Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các chương trình ngay từ đâù năm học;

b) Trong giai đoạn xây dựng kế hoạch đào tạo chính quy giáo viên môn học cần phối hợp tổ chức bồi dưỡng theo chương trình, cập nhật kiến thức và thông tin pháp lý, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và ổn định đội ngũ giáo viên hiện có;

c) Phối hợp tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm và có đóng góp xây dựng giáo án chuẩn;

d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong chỉ đạo định hướng chung cho công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường (giáo dục chính khoá và các hoạt động ngoại khoá).

*Về phía ngành Tư pháp:

 

e) Phối hợp tổ chức bồi dưỡng theo chương trình, cập nhật kiến thức và thông tin pháp luật (cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo chuyên đề).

f) Phối hợp hướng dần, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 02 ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật từng bậc học, cấp học.

g) Phối hợp tổ chức rà soát nội dung, biên soạn sách tài liệu, cung cấp văn bản pháp luật.

h) Phối hợp tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi pháp luật, có thi đua khen thưởng, động viên lòng yêu nghề và niềm say mê dạy và học pháp luật của giáo viên và học sinh.

 

 

 

7. Về phối hợp chỉ đạo một số nội dung trước mắt.

a) Tổ chức phối hợp xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật hiện đang còn bỏ trống trong một số bậc học (bậc Tiểu học là 1 ví dụ), xây dựng kế hoạch đào tạo chính quy giáo viên môn pháp luật, đào tạo lại để ổn định đội ngũ giáo viên hiện đang giảng dạy pháp luật.

b) Phối hợp kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình.

c) Phối hợp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính cho cán bộ quản lý (ở cả Trung ương và địa phương) kết hợp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên.

d) Tổ chức hướng dẫn việc phổ biến giáo dục pháp luật mới ban hành.

Tóm lại, từ thực tiễn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phối hợp tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường hơn 10 năm qua, từ những kinh nghiệm tổ chức phối hợp của hai ngành ở Trung ương và địa phương, nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý, tổ chức chỉ đạo và điều hành phối hợp đưa giáo dục pháp luật trong nhà trường. Chuyên đề số 06 dự kiến đề xuất một số nội dung để cả hai bộ có thể thực hiện quy trình chỉ đạo và tiếp nhận thông tin một cách thường xuyên, thông suốt theo sơ đồ sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo phụ trách công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường (Hội đồng phối hợp) của Chính phủ.

Chỉ đạo trực tiếp

 

Vụ phổ biến giáo dục pháp luật.

Vụ trưởng

 

 

 

 

Sở Tư pháp tỉnh, thành phố

 

Phó vụ trưởng- Các phòng nghiệp vụ

 

 

 

 

 

Phòng Tư pháp quận, huyện

 

Các chuyên viên phụ trách từng bậc học, cấp học

 

 

Chỉ đạo trực tiếp các hoạt động

phối hợp: xây dựng chương trình,

biên soạn sách, tổ chức tập huấn…

 

Tư pháp xã, phường

 

 

 

 

 

Cơ sở giáo dục

 

 

 

Năm thông tin qua báo cáo - Theo dõi hướng dẫn

hành chính; qua điều tra kiểm tra thực hiện

thăm dò dư luận, qua kiểm chương trình dạy và

tra thường xuyên, qua tổng học pháp luật trong

kết thi đua. nhà trường…

 

 

Sơ đồ trên biểu thị một số nội dung, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Bộ Tư pháp nói riêng, của cả 2 Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo nói chung như sau:

 

1/ Mọi sự chỉ đạo của Trung ương đều thông qua Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (hoặc cơ quan thường trực Ban V- Bộ Giáo dục- Đào tạo) là cơ quan thực hiện nhiệm vụ phối hợp quản lý, chỉ đạo điều hành đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

2/ Mọi kế hoạch, chương trình hoạt động đều được triển khai, hướng dẫn và truyền đạt từ Trung ương xuống địa phương (qua cơ quan quản lý các cấp, qua hỗ trợ của hệ thống các Hội đồng phối hợp) và cuối cùng là sự tiếp nhận chủ trương, kế hoạch, chương trình của các cơ sở giáo dục (các nhà trường).

3/ Mọi thông tin phản hồi từ cơ sở giáo dục (các nhà trường) thông qua khảo sát, điều tra, qua kiểm tra thường xuyên, qua hệ thống báo cáo hành chính… giúp lãnh đạo nắm bắt được yêu cầu của thực tiễn, hiểu rõ thực trạng ở cơ sở để có thể điều chỉnh các phương án phối hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả hơn hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Với ý tưởng đề xuất vòng khép kín của Quy trình phối hợp trong quan hệ quản lý, chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, kiểm tra nắm thông tin phản hồi từ cơ sở nhằm nâng cao năng lực, đề cao trách nhiệm của cơ quan chức năng trong phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, chuyên đề số 06 đặt mục tiêu ban đầu:

- Thông qua thực trạng quản lý, chỉ đạo của 2 Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo (tập trung ở Trung ương với các hoạt động cụ thể của từng vụ chức năng của 2 Bộ), tổng kết sơ bộ những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp tác động cụ thể của từng cấp quản lý (từ phía cả 2 Bộ) để cùng điều chỉnh phương pháp, cách thức và nội dung phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

- Thông qua nội dung các đề xuất tập trung sự quan tâm của các cơ quan tới vị trí trung tâm quan trọng đầu tiên của quy trình phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường, đó là năng lực của người cán bộ quản lý, trực tiếp theo dõi công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thông qua đề xuất về năng lực, vị trí nghề nghiệp của người cán bộ quản lý công tác phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường để ổn định củng cố tổ chức, bộ máy, cơ chế điều hành, nâng cao chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị cá nhân người công chức được giao nhiệm vụ.

- Thông qua đề xuất về phương pháp chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, về năng lực của người cán bộ công chức, về cơ chế điều hành, củng cố tổ chức bộ máy quản lý để các định mục tiêu yêu cầu và hiệu quả cần đạt tới của hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Quá trình nghiên cứu chuyên đề nâng cao trách nhiệm phối hợp của cơ quan chức năng trong tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường trải dài từ đầu năm 1980 đến nay và tập trung đi từ năm 1997, 1998, 1999 trước khi có Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đonạ 1998- 2002. Vì vậy, có thể có những vấn đề, nội dung nghiên cứu không còn phù hợp với thực tiễn quản lý chỉ đạo điều hành hiện nay. Chuyên đề 06 cố gắng đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lịch sử và những kinh nghiệm đã được đúc rút từ thực tiễn thử nghiệm khai phá mở đường, từ tình cảm và ý thức trách nhiệm của cả 2 bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo nhất là ở địa phương và cơ sở đào tạo giáo dục từ phổ thông đến Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật) đối với sự nghiệp quốc gia- phổ cập giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nuôi dưỡng bản lĩnh công dân cho các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.

Vấn đề nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường luôn là vấn đề thời sự và được đề cập trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của chuyên đề sẽ còn được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong thực tiến quản lý chỉ đạo điều hành của cả 2 Bộ, ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo để đưa công tác giáo dục pháp luật cho học sinh- sinh viên trong nhà trường đạt hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỷ yếu hội thảo khoa học

đề tài:

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

********

Hà Tĩnh- tháng 6/1999

Bộ Tư pháp Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

BCN đề tài Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

************

 

 

 

 

Báo cáo dẫn đề hội thảo

"Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

trong các trường không chuyên Luật"

 

 

 

Kính thưa: …………………………………………………

 

 

 

Giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên- những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ngay từ những năm 80 Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết của Đảng từ Nghị quyết số 14/ TƯ (khoá IV) ngày 11/1/1979 về cái cách giáo dục đến các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII, VIII đã thể hiện nhất quán chủ trương đó.

Nhà nước ta đã thể chế hoá thành các Chỉ thị về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng. Đó là Chỉ thị số 315/CT- HĐBT ngày 7/12/1982, Chỉ thị số 300/CT- HĐBT ngày 22/10/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Chỉ thị số 274/CT-TTg ngày 25/4/1992 của Thủ tướng Chính phủ đều đã khẳng định yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường. Và mới đây, ngày 7/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT- TTg về tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và quyết định số 03/1998/QĐ- TTg về việc ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2000 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho hai ngành Giáo dục- Đào tạo, Tư pháp tăng cường phối hợp cùng các ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai và đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Những năm qua, giáo dục pháp luật trong nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực, đáng khích lệ. Việc tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường được triển khai thông qua chương trình chính khoá. Tuy ra đời chậm hơn nhiều so với một số môn học khác, nhưng chương trình giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân (lớp 8, 9, 12) bắt đầu thực hiện từ năm học 1987- 1988 và môn học Pháp luật (THCN- DN) từ năm học 1996-1997 đã thống nhất và dần đi vào nền nếp. Nhìn chung, nội dung chương trình xây dựng tương đối có hệ thống, đảm bảo lượng tri thức pháp luật phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tương đối phù hợp với thời gian và mục tiêu đào tạo của từng đối tượng học sinh, sinh viên, đảm bảo tính liên thông, kế thừa và phát triển về mọi mặt tri thức giữa các cấp học, bậc học. Cụ thể như sau:

- ở cấp Tiểu học: Tuy hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật nhưng một số kiến thức pháp luật được lồng ghép trong môn Đạo đức ở các lớp nhằm cung cấp dần hiểu biết, hình thành thái độ, tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân và một số vấn đề liên quan đến trẻ em. Trong năm 1997- 1998 Bộ Giáo dục- Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Luật bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số quận, huyện thuộc 7 tỉnh điểm, phối hợp Ban chỉ đạo an toàn giao thông quốc gia biên soạn tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho cấp Tiểu học. Phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật nhằm giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật cho học sinh.

- ở Trung học cơ sở: Giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn liền kề như Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay đã có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn "Giáo dục công dân". Trong đó, giáo dục pháp luật tập trung giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân.

- ở Phổ thông Trung học: Từ năm 1992- 1993 Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật được dạy theo chương trình thống nhất. Nội dung chương trình gômg các vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu hơn vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến học sinh phổ thông như Luật Dân sự, Luật Lao động, Hợp đồng lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hành chính, Luật Học sinh…

- Đối với các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Từ đầu năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy, song chỉ giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong chương trình chính trị hoặc chương trình chuyên ngành. Năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, đảm bảo giảng dạy theo đúng tinh thần, nội dung Hiến pháp, pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo tổ chức xây dựng Vụ trưởng môn học và biên soạn Tập bài giảng pháp luật dành cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngày 24/5/1996 Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2080/ GD- ĐT về việc tổ chức giảng dạy và học tập môn học pháp luật trong các trường kèm theo chương trình môn học Pháp luật (phần phổ cập). Nội dung gồm những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật và một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, Luật Hành chính, Học sinh, Dân sự, Hôn nhân và Gia đình… dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- ở các trường Đại học: Từ năm 1992- 1995 Vụ PBGDPL (Bộ Tư pháp) và Vụ Đại học (Bộ Giáo dục- Đào tạo) đã phối hợp tổ chức khảo sát thực tiễn giáo dục pháp luật trong các trường Đại học, Cap đẳng trên cơ sở đó xây dựng chương trình (phần cứng) "Pháp luật Việt Nam đại cương" dùng cho các trường Đại học không chuyên luật. Một số trường đã thực hiện chương trình này bằng cách tự biên soạn tài liệu theo chương trình của Bộ và giảng dạy cho sinh viên.

Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình pháp luật là việc hình thành đội ngũ giáo viên dạy GDCD- PL không chuyên trong các trường và từng bước hình thành, củng cố mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

 

Thưa các quý vị!

Giáo dục pháp luật trong nhà trường có mục tiêu giáo dục đặc thù: Vừa phổ cập tri thức pháp luật phổ thông cơ bản thiết yếu cho các thế hệ học sinh để từ đó hình thành cơ sở ban đầu về ý thức, thái độ công dân đối với Nhà nước và pháp luật, vừa tạo lập, rèn luyện thói quen, nếp sống tôn trọng pháp luật trong hành vi ứng xử và trong tình cảm pháp luật của học sinh. Bởi vậy, để tăng cường hiệu quả thực sự của giáo dục pháp luật trong nhà trường thì chỉ việc ban hành chương trình, biên soạn sách là chưa đủ mà còn cần phải hướng tới đối tượng cán bộ quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh từ Trung ương xuống cơ sở, nhà trường, cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò giáo dục pháp luật trong nhà trường, về việc tiếp nhận chương trình, bố trí thời gian thực hiện chương trình, tổ chức bồi dưỡng, phân công giáo viên dạy môn học, chuẩn bị giáo án, trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy và các điều kiện hỗ trợ học tập môn học… Đây là quá trình tác động có tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý đến dối tượng được giáo dục- học sinh, sinh viên.

Đứng trước vấn đề này, để tiếp cận và có hướng giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, khoa học và hiệu quả, ngày 19/4/1994 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường với nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp, mô hình phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật có tính khả thi.

Giai đoạn 1 (năm học 1994- 1995 và 1995- 1996) được tiến hành trong hai trường ở Hà Nội với mục tiêu chính là tập trung đánh giá thực trạng dạy và học pháp luật trong nhà trường, nghiên cứu tính phù hợp của chương trình, nôị dung môn học, xây dựng mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

Giai đoạn 2 (theo Quyết định số 111/QĐ- BT ngày 8/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) được tiến hành trong hai năm 1997 và 1998 trên cơ sở phát huy kết quả và kinh nghiệm thu được trong giai đoạn 1, mở rộng ra 17 trường thuộc 7 tỉnh, thành phố phía Bắc: Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc với mục tiêu chính là tập trung xác định phương thức phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo nhừm nâng cao năng lực quản lý, tổ chức, điều hành công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, đề xuất các phương thức, biện pháp, mô hình phù hợp để đưa công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả.

Qua 4 năm thực hiện Chỉ đạo điểm, chúng ta đã đạt được một số kết quả bước đầu, rút ra được nhiều kinh nghiệm về sự phối hợp giữa 2 ngành Tư pháp và Giáo dục- Đào tạo trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên về chương trình và thực hiện chương trình; về tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDCD- PL; về hoạt động cung cấp sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu và các công tác đảm bảo khác nhằm phục vụ tốt hơn việc dạy và học pháp luật…

Ngoài ra, hai ngành Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp cũng đã phối hợp tổ chức các hoạt động như: Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân- Pháp luật các trường điểm, Hội thảo khoa học về cải cách chương trình Trung học cơ sở trong đó có môn Giáo dục công dân, khảo sát tình hình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường ở 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền khác nhau trong cả nước (Nam Định, Hải Phòng, Lào Cai, Hoà Bình, Quảng Trị, Đắc Lắc, Tây Ninh, Vĩnh Long, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh).

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Về sách giáo khoa, giáo trình hiện nay so với trình độ, nhận thức của học sinh:

Chỉ có 28,81% số phiếu học sinh và 25,23% số phiếu giáo viên được hỏi cho là phù hợp, trong khi đó có tới 63,74% học sinh cho rằng cần phải đổi mới, thêm ví dụ, câu chuyện minh hoạ.

- Về những khó khăn giáo viên thường gặp khi giảng dạy môn Giáo dục công dân- Pháp luật:

+ Thiếu tài liệu giảng dạy: 67,3%

+ Thiếu thời gian: 32,7%

+ Đa số giáo viên dạy GDCD, PL là giáo viên kiên nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức pháp luật, đặc biệt ở THCS tỷ lệ này chiếm tới 81,48%.

- Về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, chỉ có 20% số phiếu phụ huynh được hỏi trả lời là có sự phối hợp nhưng chưa hiệu quả.

Theo chương trình công tác, hiện nay hai ngành Tư pháp, Giáo dục- Đào tạo đang khẩn trương phối hợp tiến hành tổng kết 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết sẽ được tổ chức vào tháng 7/1999. Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát, toàn diện thực trạng giáo dục pháp luật trong nhà trường trên quy mô toàn quốc.

Qua theo dõi, phối hợp chỉ đạo thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường và báo cáo của nhiều địa phương trong cả nước cho thấy:

- Nhận thức về vị trí, vai trò môn học trong các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, nhất là trong giáo viên, học sinh cúng như năng lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động dạy và học pháp luật trong trường học của cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao một bước;

- Đội ngũ giáo viên được sự quan tâm của nhà trường, của các cấp, các ngành (về số lượng, chất lượng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ);

- Các hoạt động ngoại khoá, bổ trợ nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong học sinh, sinh viên được chú trọng;

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường từng bước có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, giáo dục pháp luật trong nhà trường cũng còn nhiều vấn đề cần phải được trao đổi, thảo luận làm sáng tỏ, cụ thể là:

- Về cơ chế chỉ đạo của từng Bộ, ngành và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành nhất là giữa Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam…

- Về đội ngũ cán bộ quản lý;

- Về đội ngũ giáo viên;

- Về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo (nội dung, hình thức thể hiện, tính phù hợp, cập nhật…);

- Mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc thực hiện chương trình, tạo lập môi trường GDPL cho học sinh, sinh viên;

- Việc tổ chức các hoạt động bổ trợ (ngoại khoá) GDPL cho học sinh, sinh viên.

Những vấn đề trên cần phải được giải quyết một cách thoả đáng, kịp thời mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Đây cũng là những vấn đề Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Ban Chủ nhiệm đề tài mong muốn các quý vị đại biểu, các đồng chí tập trung thảo luận, cho ý kiến một cách thẳng thắn cả về những mặt đã làm được cũng như những tồn tại, khiếm khuyết, những điều chưa làm được và đề xuất giải pháp có hiệu quả trong GDPL cho học sinh, sinh viên.

Chúng ta hy vọng: bằng những kinh nghiệm hoạt động phong phú của bản thân, bằng thực tiễn sinh động, đa dạng của quá trình chỉ đạo, thực hiện việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường trong hơn 10 năm qua của các địa phương, các quý vị đại biểu, các đồng chí sẽ đem đến cho Hội thảo những ý kiến đóng góp, những bài học kinh nghiệm quý giá, những mô hình giáo dục pháp luật bổ ích, thiết thực. Qua đó, chúng ta có thêm cơ sở để đánh giá một cách tổng quát, khách quan, toàn diện, chính xác công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường thời gian qua, tìm ra cho được mô hình tốt nhất nhằm nâng chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường trên phạm vi toàn quốc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

 

 

Xin cảm ơn và kính chúc quý vị đại biếu, các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc.

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thực trạng của việc thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường học (không chuyên luật ) ở tỉnh nam định

và một số kiến nghị giải pháp

 

(Tham luận của Sở Tư pháp Nam Định

do đồng chí Đ oàn Đình Khoa- Phó Giám đốc Sở trình bày)

 

 

 

 

Hơn 10 năm qua, kể từ khi trở thành một bộ môn giảng dạy trong nhà trường giáo dục pháp luật đã góp phần cùng các bộ môn khoa học khác thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa được biên soạn kết cấu dưới dạng lồng ghép hoặc có tính độc lập. Chương trình quy định chặt chẽ, bắt buộc đối với từng cấp học, ngành học… Nhìn chung có tác dụng tích cực, bước đầu cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức pháp luật nhất định, giúp cho học sinh, sinh viên hình thành được tri thức pháp luật trong đời sống hàng ngày.

1. Bậc Tiểu học: Giáo dục pháp luật được đưa vào chương trình chính khoá bằng cách tích hợp nội dung pháp luật trong môn Đạo đức, với việ phổ cập một số kiến thức pháp luật phổ thông, sơ đẳng nhất, gắn với chuẩn mực hành vi thường ngày của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Nội dung chương trình phù hợp với lứa tuổi, nhận thức của các em.

2. Trung học cơ sở: Trong chương trình chính khoá, theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo, kể từ năm 1992 môn Giáo dục công dân (GDCD) được xác định:

- Lớp 6, 7 học chuẩn mực về đạo đức, hình thành bổn phận đạo đức trong quan hệ giữa con người với con người, cá nhân với cộng đồng xã hội.

- Lớp 8, 9 học những chuẩn mực về pháp luật, giáo dục những vấn đề cơ bản quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Nhìn chung, nội dung sách giáo khoa là phù hợp. Tuy vậy, nội dung chương trình còn rộng lớn, số lượng tiết học phân bố chưa hợp lý, nên bài giảng của giáo viên chưa thể đi sâu, sát vào nội dung cụ thể, chỉ bám vào những vấn đề chung nhất hoặc chỉ hướng dẫn chung chung, bài giảng không trọng tâm, nhiều vấn đề không thiết thực, không gây được hứng thú cho học sinh.

Ví dụ: Bài 32 (tài liệu GDCD lớp 9) về "Bộ máy Nhà nước". Đây là một bài giảng khó vì bộ máy Nhà nước gồm rất nhiều cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, các cơ quan này lại có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, nhưng chỉ đưa vào một tiết giảng thì giáo viên không thể nói được cụ thể, chỉ giảng chung chung về hệ thống các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, dẫn đến học sinh không hiểu kỹ hoặc không hiểu được. Vì vậy, cần phải bổ sung, chỉnh lý kịp thời đối với số lượng tiết giảng để học sinh có thể nắm chắc cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà nước.

3. Trung học phổ thông: Cũng như THCS, từ năm 1992, 1993 môn Giáo dục công dân được giảng dạy đại trà trong các trường trung học phổ thông, trong đó phần pháp luật phân bổ lớp 12 thì học sinh đại trà học "Một số vấn đề về pháp luật nước CHXHCN Việt Nam" gồm 12 bài, học trong 22 tiết và học sinh chuyên ban học phần lý luận chung về pháp luật và phần pháp luật cụ thể gồm 12 bài học trong 30 tiết.

Nhìn chung, nội dung học phù hợp với học sinh, bên cạnh lý thuyết có các bài tập tình huống. Tuy nhiên, còn một số bất cập sau:

- Do điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, phải bổ sung, sửa đổi nên một số bài giảng giáo dục pháp luật chưa phản ánh được. Mặt khác, nội dung các bài giảng trong sách thường đi ngay vào vấn đề cụ thể mà không có sự giải thích về nội dung cần truyền tải.

Ví dụ: Bài 11 (tài liệu GDCD lớp 12) dạy về "Luật dân sự và hợp đồng dân sự", lẽ ra phải giải thích sơ qua về thế nào là luật dân sự, nó điều chỉnh những hoạt động gì trong đời sống hàng ngày? Những đặc điểm cơ bản của luật dân sự?… Nhưng bài học nói ngay quyền dân sự là gì… Như vậy học sinh sẽ khó tiếp thu, không hiểu hết vấn đề.

Lớp 10, 11 bỏ không học pháp luật. Lớp 10 chủ yếu nghiên cứu những kiến thức triết học thông thường, lớp 11 học những vấn đề về thời đại như kinh tế chính trị, phạm trù đạo đức… Như vậy có sự ngắt quãng quá lâu từ lớp 9 đến học kỳ II lớp 12 học sinh mới được học lại pháp luật.

Số lượng tiết học của học kỳ II lớp 12 như nêu trên thì không thể chuyển tải hết nội dung cần giảng cho học sinh, dù chỉ là vấn đề cơ bản. Việc định lượng nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh chuyên ban với học sinh đại trà như hiện nay cũng là một bất cập, vì các em ở cùng một lứa tuổi, cùng một bậc học như nhau, cần hiểu biết pháp luật như nhau, Do vậy không nên phân biệt chương trình đối với học sinh chuyên ban hay không chuyên ban.

- Nội dung chương trình biên soạn như hiện nay theo chúng tối quá đi sâu vào một số vấn đề cụ thể, không mang tính hệ thống:

Ví dụ: Bài 12 (tài liệu GDCD) dạy về "Luật Lao động- hợp đồng lao động" nội dung truyền tải một số lượng kiến thức quá lớn, quá đi sâu vào cụ thể như quyền và nghĩa vụ lao động của vấn đề rồi cách ký kết một hợp đồng lao động, trong đó đề cập rất nhiều đến các phương thức ký kết hợp đồng lao động như nguyên tắc giao kết các loại hợp đồng và hình thức giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người giao kết… Theo chúng tôi thì đối với học sinh phổ thông trung học chỉ cần dừng lại ở quyền và nghĩa vụ của công dân và sơ qua về nội dung hợp đồng lao động là đủ.

- Nội dung pháp luật được đề cập quá nhiều vấn đề cụ thể, trong khi đó, giáo viên không được đào tạo cơ bản, chuyên sâu nên chất lượng giáo dục pháp luật chưa cao.

Ví dụ: ở Nam Định theo số liệu điều tra ở 37 trường trung học phổ thông trong tỉnh, với 89 giáo viên đứng lớp dạy Giáo dục công dân nhưng chỉ có 34 giáo viên có trình độ Đại học tốt nghiệp bộ môn chuyên ngành giáo dục chính trị, còn lại là giáo viên kiếm nhiệm.

Theo chúng tôi trong bài giảng về giáo dục pháp luật chỉ nên quy định những vấn đề cơ bản, có tính chất dễ hiểu, chẳng hạn khi giảng những vấn đề liên quan đến luật học sinh, dân sự… chỉ cần nêu ra đối tượng, phạm vi điều chỉnh và ý nghĩa của luật đó đối với đời sống thực tại; cho học sinh hiểu thế nào là hành vi phạm tội, thế nào là tranh chấp… Như vậy sẽ phù hợp với chương trình và nhận thức của các em, còn các vấn đề cụ thể khác của pháp luật học sinh sẽ tìm hiểu qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Chương trình chính khoá được chia thành 2 mức độ:

- Hệ THCN đào tạo theo chuyên ngành như nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành hành chính pháp lý… nên việc giảng dạy bộ môn giáo dục pháp luật có tính chuyên ngành theo lĩnh vực đào tạo là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên.

- Hệ THCN trong khung kế hoạch đào tạo (là những trường không liên quan đến bộ môn chuyên ngành luật) có bố trí 30 tiết cho môn giáo dục pháp luật. Nhưng do điều kiện Bộ Giáo dục- Đào tạo chưa ban hành được chương trình thống nhất nên một số trường ở địa bàn như: Trường trung học công nghiệp, trong học Thuỷ lợi… thường phải vận dụng kết hợp các khả năng như:

+ Tự biên soạn chương trình để đưa vào giảng dạy (theo quỹ thời gian mà Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định).

+ Kết hợp trong môn học chính trị để đưa vào một số nội dung giáo dục pháp luật.

+ Tích hợp nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình một số môn học khác.

Như vậy sẽ nảy sinh tính không thống nhất về chương trình chuẩn.

- Đối với dạy nghề: Giáo dục pháp luật chưa quy định thành môn học riêng, nội dung giáo dục pháp luật thường kết hợp trong môn học chính trị, tỷ lệ dành cho nội dung này chiếm 10% trong tổng số thời gian của môn chương trình.

5. Đối với các trường Cao đẳng: Từ năm 1997- 1998 giáo dục pháp luật đã trở thành một môn học chính khoá đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Nam Định (Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Y tế…).

Trong chương trình giáo dục pháp luật có một học phần "Pháp luật đại cương" với thời gian 3 đơn vị học trình (45 tiết) dành cho khối xã hội và nhân văn và một học phần "Pháp luật Việt Nam đại cương" cũng có 3 đơn vị học trình (45 tiết) dành cho khối tự nhiên. Nội dung giáo dục pháp luật của 2 học phần này về cơ bản là giống nhau (70%). Giáo dục pháp luật được coi là môn khoa học độc lập trong chương trình chính khoá. Đây là sự phù hợp với yêu cầu khách quan, thể hiện sự nhìn nhận đúng mức về vị trí, vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành nhân cách của người trí thức tương lai. Nội dung giáo trình thể hiện một cách tương đối đâỳ đủ và chi tiết đối với sinh viên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa biên soạn được bộ giáo trình chuẩn để sinh viên học cái gì? Nên chú trọng lý luận chung hay đi vào cụ thể pháp luật thực định? Vì vậy còn một số bất cập như:

- ở một số trường cao đẳng (Cao đẳng sư phạm…) một số khoa không được học giáo dục pháp luật như khoa sinh- hoá, khoa tiểu học… hoặc phần giáo dục pháp luật chuyên ngành được học ít, chỉ có 30 tiết. Do vậy, nên chăng cùng một mục tiêu đào tạo thì tất cả các khoa trong trường đều phải được học số tiết và nội dung chương trình như nhau.

- Đối với sách và tài liệu chuyên ngành:

+ Phần lý luận chung còn quá ít, phần pháp luật cụ thể quá dàn trải, không trọng tâm, trong chương trình của Bộ đề cập nhiều nội dung nhưng thời lượng giảng dạy quá ít, không cân đối chương trình.

Ví dụ: Phần nguồn gốc Nhà nước đưa ra nhiều nội dung như thuyết tự nhiên, thuyết tâm lý… những số chi tiết chỉ quy định có 2 tiết, nên không thể đi sâu phân tích cụ thể cho sinh viên.

- Giáo dục pháp luật chủ yếu là giảng dạy trên lớp (nặng về lý thuyết) thời gian thự hành còn ít, chỉ chiếm 3% số tiết, nên sinh viên khó tiếp thu và chưa vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống.

 

Ii. kiến nghị về việc biên soạn sách giáo khoa và nội dung giáo dục pháp luật vào trường học trong thời gian tới.

 

a. một số vấn đề cụ thể ở các cấp học:

 

1. Bậc Tiểu học: Ngoài nội dung chính khoá, Bộ Giáo dục- Đào tạo cần quy định rõ nội dung hoạt động ngoại khoá cho các em như nghe một số kiến thức về luật giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý trong học đường, giúp các em hiểu và tránh xa các tệ nạn đó.

2. Trung học cơ sở:

- Đối với sách và tài liệu: Nội dung sách giáo khoa phải cô đọng và phải thể hiện nội dung bằng những từ dễ hiểu, phổ thông để học sinh tiếp thu, tránh dùng những từ chuyên ngành, khó hiểu.

Ví dụ: Bài 20 (tài liệu GDCD lớp 9) giảng về " Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân" có đoạn: "Nhà nước phát triển các thành phần kinh tế, mở cửa để cá nhân…" học sinh sẽ không hiểu "mở cửa" là gì?

Hoặc baì 32 (tài liệu GDCD lớp 9) giảng về " Bộ máy Nhà nước" có đoạn "Ngoài việc làm luật do Quốc hội tự đảm nhận…" Quốc hội không phải là cơ quan trực tiếp làm luật và cũng không tự đảm nhận việc làm luật. Việc xây dựng các dự án luật do Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ… đảm nhận còn Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật và sửa đổi Luật.

Mặt khác, đối với bậc THCS trước khi đi vào các quyền cụ thể, phải có giải thích quyền đó hoặc nội dung đó thuộc ngành luật nào điều chỉnh, cơ cấu của luật đó ra sao? Không nên đi ngay vào phần cụ thể, dễ dẫn đến học sinh không biết luật đó nằm ở đâu?…

Ví dụ: Bài 19 (tài liệu GDCD lớp 9) giảng về "Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân". trước khi nói về những quyền này, theo chúng tôi nội dung trước hết phải nói sơ bộ các quyền này nằm ở luật nào, không nên đi ngay vào vấn đề thế nào là kinh doanh? Thuế là gì? Như vậy kiến thức cung cấp cho học sinh chưa đầy đủ, sau khi nói đến các quyền và nghĩa vụ thì nên thêm nội dung về thẩm quyền xử lý vi phạm của các cơ quan Nhà nước. Bộ Giáo dục- Đào tạo chỉ nên đưa vào chương trình giáo dục pháp luật ở bậc học này về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, khái niệm sơ đẳng về pháp luật, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp, còn nội dung các quyền cụ thể được quy định ở các ngành Luật khác thì các lớp trên sẽ tiếp tục nghiên cứu.

 

3. Trung học phổ thông:

- Kiến nghị đưa giáo dục pháp luật thành một môn riêng chứ không nên lồng ghép vào trong môn Giáo dục công dân, làm cho học sinh thấy môn GDCD như là một môn đa chức năng, dẫn đến sợ học môn này hoặc không chuyên tâm.

- Ngoài chương trình chính khoá mà Bộ Giáo dục- Đào tạo đặt ra, nhà trường phải có kế hoạch cho học sinh hoạt động ngoại khoá như: Nghe nói chuyện về pháp luật, tham gia thi tìm hiểu pháp luật… Đây là hoạt động cần thiết giúp học sinh có điều kiện để nắm và vận dụng những điều đã học về pháp luật, rèn luyện hành vi, thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật".

- Đưa giáo dục pháp luật vào nội dung chương trình của lớp 10, 11 tránh sự cách quãng, gián đoạn.

- Đối với lớp 12 thì nội dung giáo dục pháp luật không nên phân biệt ở lớp chuyên ban hay không chuyên ban.

 

4. Hệ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề:

Bộ Giáo dục- Đào tạo cần chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp để đưa giáo dục pháp luật vào chương trình chính khoá với một chương trình chuẩn, thống nhất. Sách và tài liệu phải có đủ cho giáo viên và học sinh.

 

5. Các trường cao đẳng:

- Tăng số lượng tiêt học của pháp luật chuyên ngành. Ví dụ: Khoa Văn- GDCD đưa số tiết từ 30 tiết lên 60 tiết, còn đối với một số chuyên ngành khác thuộc khoa xã hội và nhân văn, số lượng tiết học cũng phải tăng từ 45 tiết lên 60 tiết cho phù hợp với nội dung SGK .

- Tăng số tiết thực hành, tổ chức các buổi hội thảo pháp luật, hỏi đáp pháp luật… để sinh viên nắm vững bài giảng.

- Đề nghị ban hành một bộ giáo trình chuẩn phù hợp với nội dung phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường, quy định những vấn đề cụ thể thiết thực nhưng đảm bảo trước hết tính phổ cập cho mọi sinh viên; phải có tính liên tục, nhất quán từ THCS, THPT, THCN đến Cao đẳng và Đại học để mang tính kế thừa của chương trình giáo dục pháp luật ở các trường phổ thông.

 

b. một số vấn đề chung.

 

1. Chương trình và sách giáo khoa cần có sự biên tập chỉnh lý lại nộ dung cho phù hợp với tình hình, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh từng cấp học.

2. Sau phần bài giảng nên có phần bài tập thực hành gồm:

- Phần nêu ra những câu hỏi giúp học sinh tự trả lời khắc sâu kiến thức cơ bản của bài giảng.

- Phần nêu ra bài tập tình huống xử lý để học sinh khắc sâu lý thuyết với thực hành.

3. Hàng năm, đề nghị lãnh đạo Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo có văn bản liên ngành hướng dẫn cụ thể những thông tin kịp thời về những vấn đề cần chỉnh lý, bổ sung, do những sửa đổi của pháp luật hiện hành, để cung cấp những kiến thức mới cho người học. Mặt khác, cần tránh việc đưa quá nhiều nội dung có tình lồng ghép, thời sự vào chương trình giảng dạy để đảm bảo tính ổn định của chương trình.

4. Có quy định về kinh phí cho các trường để xây dựng "Tủ sách pháp luật" vừa để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, vừa là tài liệu giúp cho học sinh, sinh viên học tập. Đồng thời cũng góp phần vào công tác chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường.

5. Để giải quyết tình hình giáo viên hiện nay, Bộ cần quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đảm bảo chất lượng chuyên môn. Trước mắt cần có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể về pháp luật cho đội ngũ giáo viên hiện có để giảng dạy tốt chương trình.

6. Có kế hoạch đưa bộ môn giáo dục pháp luật trở thành môn học chính, có thi hết cấp, thi tốt nghiệp ở một số cấp học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quảng bình sau 10 năm phối hợp đưa

Giáo dục pháp luật vào các nhà trường

 

(Tham luận của Sở Tư pháp Quảng Bình do đ/c Trương Quang Thêm

-Phó giám đốc Sở Tư pháp trình bày tại Hội thảo)

 

 

 

 

Kính thưa: Chủ tịch Đoàn

Kính thưa: Quý vị đại biểu

 

Trước hết, tôi nhất trí vao với chủ trương của lãnh đạo Bộ Tư pháp trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật".

Để góp phần làm phong phú thêm nội dung của hội thảo được phép của Ban tổ chức, tôi xin báo cáo về chủ đề:

"Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình và Sở Giáo dục- Đào tạo phối hợp tốt trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường".

 

Kính thưa các đồng chí:

Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp từng bước triển khai việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân song song với tiến trình cải cách giáo dục ở hệ phổ thông các cấp.

Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước- bởi giáo dục pháp luật trong các loại hình nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong các hình thức, con đường giáo dục pháp luật nói chung, nó có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo giáo dục để hình thành một cách vững chắc những thế hệ vấn đề mới, người lao động mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Bĩnh cũng nhận thức rất rõ về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường đó là:

 

* Nhà trường chúng ta có nhiệm vụ xây cho thế hệ trẻ nhân cách người công dân, người lao động, người chủ tương lai xứng đáng của đất nước, của dân tộc, biết sống, lao động và học tập trong xã hội mới với muôn vàn mối quan hệ đa dạng. Muốn vậy, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là làm cho học sinh, sinh viên dần dần hình thành được một cách tự giác những hành vi ứng xử theo những chuẩn mực xã hội nhất định, trong đó có chuẩn mực pháp luật.

Chính vì lẽ đó, hiểu biết pháp luật là một bộ quan trọng không thể thiếu được của học vần phổ thông. Giáo dục pháp luật trong các loại hình nhà trường không chuyên luật bắt nguồn từ những đòi hỏi khách quan, từ việc đề cao nhân tố con người và xuất phát từ mục tiêu Giáo dục- Đào tạo con người phát triển toàn diện "vươn đến mục tiêu xây dựng con người nhân văn, con người xã hội, công dân".

 

* Quảng Bình sau 10 năm về lại với tên gọi cũ- Trong ngổn ngang bộn bề công việc- Đảng bộ và chính quyền các cấp đã đặt nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho học sinh lên hàng đầu. Khi mới chia tỉnh, tháng 4/1990 trong Nghị quyết của HĐND tỉnh khoá 11 đã đặt ra mục tiêu đưa giáo dục pháp luật vào trường học các cấp. Trong đó hai ngành Giáo dục và Tư pháp là người tham mưu, trực tiếp tổ chức thực hiện. Hàng năm, hai ngành đều có tổng kết, báo cáo UBND tỉnh. Nhất là sau khi có Chỉ thị số 02/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã thành lập 6 ban (trong đó có Ban 5 là Ban giáo dục pháp luật trong nhà trường). Qua đợt tổng rà soát việc đưa giáo dục pháp luật tại tỉnh, cho thấy tính đến tháng 12/1998:

Tất cả 448 trường học các cấp trong toàn tỉnh (100%) (với 20 vạn học sinh, 11 000 giáo viên) đã đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy.

 

* Hai ngành Giáo dục và Tư pháp đã soạnthảo và cung cấp đủ giáo trình cho lớp 6 đến lớp 12.

Lớp 8, 9, 12 đã có đủ giáo trình: Tình huống pháp luật, Sổ tay thuật ngữ pháp lý.

 

* Qua 10 năm đã có 6 đợt khảo sát đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD:

Hiện nay toàn tỉnh có 514 giáo viên dạy ở cấp trung học môn GDCD.

Trong đó: Giáo viên có trình độ Đại học Luật và Chính trị 82.

Giáo viên có trình độ Cao đẳng Luật và chính trị 346.

Giáo viên có trình độ Trung cấp Luật và chính trị 86

- Giáo viên đã được đào tạo chuyên ngành Luật 45, chiếm tỷ lệ 8,7%, còn đa số là giáo viên các bộ môn khác kiêm nhiệm.

 

* Trong 14 trung tâm toàn tỉnh có 74 giáo viên.

Trình độ giáo viên:

- Trung cấp 2

- Cao đẳng 11

- Đại học 6

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình đã thành lập bộ môn GDCD chuyên đào tạo giáo viên có trình độ Cao đẳng, tất cả 7 giáo viên phụ trách bộ môn đều có trình độ Đại học, được đào tạo giáo viên dạy chuyên ngành GDCD. Giáo viên được đào tạo Đại học Luật chính quy: 3 Thạc sĩ 1.

 

* Trong 5 năm từ 1994- 1998, trong công tác pháp luật giữa hai ngành ngày càng chặt chẽ hơn. Nội dung phối hợp:

1. Sơ kết 6 tháng và hàng năm.

2. Hoàn chỉnh, bổ sung thêm giáo trình.

3. Dự giờ dạy môn Pháp luật chính khoá để đánh giá trình độ giảng dạy của giáo viên và khả năng tiếp thu của học sinh.

4. Tập huấn trong dịp hè cho 100% giáo viên dạy môn GDCD.

5. Ngoại khoá cho tất cả các loại hình nhà trường.

6. Dự các phiên toà mẫu.

7. Mở các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hàng năm đã thu hút hàng chục ngàn học sinh và sinh viên tham gia.

8. Cung cấp đề cương tuyên truyền phổ biến- giáo dục pháp luật cho giáo viên.

9. Xây dựng các Câu lạc bộ pháp luật ở 83 trường trong toàn tỉnh.

10. Kiểm tra liên ngành Giáo dục và Tư pháp (năm 1998, kiểm tra 4 trường điểm; năm 1999, mục tiêu kiểm tra 14 trường trong toàn tỉnh).

 

Kính thưa quý vị đại biểu!

Sau 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, công tác phối hợp giữa hai ngành: Giáo dục- Đào tạo và Tư pháp Quảng Bình đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế, công tác này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.

Đó là:

* Một số cấp quản lý còn xem nhẹ môn GDCD. Từ Bộ đến Sở Giáo dục- Đào tạo chưa có Vụ, Phòng chuyên lo công tác GDCD, GDPL mà chủ yếu đang kiêm nhiệm.

* Nhiều trường học bố trí giáo viên dạy môn GDCD, GDPL còn tuỳ tiện: có trường Ban giám hiệu cử 2 giáo viên dạy Anh văn sang dạy môn pháp luật.

* Đây là một môn học chính khoá nhưng chưa thi cử gì, mà kết quả học tập đang dừng lại ở đánh giá kết quả chung?

* Giáo trình dạy ở các cấp đã lạc hậu. Dung lượng của mỗi bài giảng nặng nề (minh hoạ cho bài rất nghèo nàn).

* Giáo viên: đa số là kiêm nhiệm do đó thiếu quan tâm đến việc đầu tư cho môn mình trực tiếp giảng dạy.

* Tài liệu, tủ sách pháp luật ở trường rất nghèo nàn.

Từ những tồn tại trên. Chúng tôi xin kiến nghị.

1. Thời gian tới, trên cơ sở Luật Giáo dục đã được ban hành, Chính phủ cần có những văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá luật. Trong đó chú trọng xây dựng các văn bản quy định trực tiếp vào việc tạo ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho công tác giáo dục pháp luật trong trường học.

2. Hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy pháp luật. Trong đó yêu cầu cao nhất là giáo dục pháp luật phổ thông không chuyên luật nên có giới hạn dung lượng pháp luật như thế nào?

3. Phải đào tạo một đội ngũ giáo viên bộ môn GDCD và Pháp luật.

4. Phải xây dựng quy chế phối hợp giữa hai ngành để địa phương có cơ sở cụ thể hoá chương trình phối hợp.

5. Đánh giá tổng kết hàng năm về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường không chuyên luật, nhằm thu được kết quả tốt đẹp hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thi tìm hiểu pháp luật trong trường học

Phổ thông- một biện pháp quan trọng của

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

cho thanh thiếu niên, học sinh

 

(Tham luận của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế

do đ/c Phan Bạch Hà- Phó giám đốc Sở trình bày tại Hội thảo)

 

 

 

Thế hệ công dân trẻ tuổi hôm nay là lực lượng nòng cốt của đất nước ngày mai. Để có được lớp người mới có ý thức làm chủ, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá, tình nghĩa, giàu lòng yêu nước, tích cực thực hiện các nghĩa vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân thì Giáo dục công dân pháp luật phải được tiến hành ngay ở các cấp học phổ thông, là bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời của quá trình Giáo dục- Đào tạo toàn diện con người mới Việt Nam XHCN.

Xuất phát từ thực trạng hiểu biết pháp luật kém, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm ở đối tượng thanh thiểu niên, học sinh xảy ra nghiêm trọng ở một số năm gần đây đã đặt ra những yêu cầu thực tế, bức xúc phải có các biện pháp giáo dục, ngăn chăn, phòng ngừa cấp bách, trong đó giáo dục pháp luật là một biện pháp quan trọng. Một trong những hình thức giáo dục pháp luật là một trong những hình thức hấp dẫn, có hiệu quả tuyên truyền cao, dễ dàng mở rộng được phạm vi đối tượng tuyên truyền, giúp các em nhận thức sâu sắc nội dung pháp luật càn tìm hiểu để từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho công dân trẻ tuổi của thế kỷ mới, thế lỷ 21.

ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, Sở Tư pháp và Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh trong một số năm vừa qua đã chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các trường học, cấp học phổ thông dạy tốt và học tốt các môn Đạo đức, môn học Giáo dục công dân nhằm giáo dục kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật ở độ tuổi học sinh. Đã chỉ đạo, tổ chức có kết quả các cuộc thi: Tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông; Cuộc thi phòng và chống lây nhiễm vi rút HIV/AIDS; về phòng và chống các tệ nạn xã hội: Mại dâm, ma tuý trong thanh thiếu niên, học sinh. Riêng lĩnh vực tìm hiểu cuộc thi phòng, chống, gây nghiện ma tuý sau khi tổng kết các trường học, cấp học phổ thông cơ sở, phổ thông trung học đã hoàn thành việc ký cam kết giữa đơn vị trường với công an địa phương 3 nội dung: Không lạm dụng ma tuý; không hút hít, tiêm chích ma tuý, không rủ rê bạn bè sử dụng ma tuý dưới mọi hình thức. Thông qua cuộc thi đến nay trong ngành giáo dục, trường học tại tỉnh chưa phát hiện trường hợp học sinh vi phạm tệ nạn sử dụng ma tuý trong trường học. Đặc biệt, năm 1995 thựchiện nội dung cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên" do Bộ Tư pháp, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Tổng cục thuế, Báo Tiền Phong và Cục cảnh sát giao thông trật tự (Bộ Công an) phát động liên ngành các cơ quan tại địa bàn tỉnh đã thành lập Ban Tổ chức cuộc thi. Đã có 320 cơ sở Đoàn trong trường học thuộc ngành Giáo dục phổ thông tại các huyện và Thành phố Huế hưởng ứng. Sau 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 48 000 bài dự thi của các em trong độ tuổi thanh thiếu niên tham gia. Kết quả đã có 6 đơn vị tập thể và 1 cá nhân được tặng giải thưởng của Ban Tổ chức cuộc thi cấp Trung ương; Hai đơn vị tập thể và hai cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen kèm theo hiện vật vì có thành tích xuất sắc hưởng ứng tham gia cuộc thi…

Tuy đạt được một số kế quả trong triển khai, tổ chức, thực hiện các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh nêu trên, liên ngành Tư pháp- Giáo dục- Đào tạo tại tỉnh cũng thấy rằng một thực tế là ở tất cả các cuộc thi đều được tổ chức không nằm trong kế hoạch, chương trình chính khoá của ngành Giáo dục- Đào tạo mà thường được tổ chức, phát động nhân sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, Đội trong trường học hoặc khi Quốc hội, Chính phủ thông qua, ban hành một văn bản pháp luật mới liên quan, tác động đến việc thực thi pháp luật trong độ tuổi thanh thiếu niên, học sinh và tổ chức phát động. Chúng tôi xin trình bày, cùng chia sẻ với Hội thảo một số kinh nghiệm xuất phát từ lý luận và thực tiễn dười đây:

 

1. Về mục đích cảu cuộc thi:

Từ thực tế đại đa số thanh thiếu niên, học sinh ở nước ta hiện nay việc kém hiểu biết về pháp luật đang là phổ biến, do đó việc chọn chủ đề cho cuộc thi phù hợp với độ tuổi, cấp học có ý nghĩa rất lớn, bởi chính chủ đề cuộc thi sẽ xác định nội dung cuộc thi, nội dung pháp luật để các em tìm hiểu, nhằm trang bị, cung cấp, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật, hình thành được yêu cầu thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật và xây dựng thói quen trong xử sự theo các quy định của pháp luật ở độ tuổi học sinh.

 

2. Xây dựng chương trình cuộc thi:

Chương trình cuộc thi có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức, phối hợp, triển khai thực hiện cuộc thi từ khi lập văn bản trình lãnh đại đến tổng kết cuộc thi.

Chương trình được xây dựng và thông qua là cơ sở để Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo tiến hành chỉ đạo, tổ chức, thực hiện cuộc thi, đảm bảo được sự thống nhất về thể lệ, câu hỏi, thời gian, giải thưởng cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trước hết phải xác định được mục tiêu, yêu cầu và nội dung cuộc thi, phải sát, hợp với thực tế học tập liên quan đến pháp luật ở các em của từng trường, đồng thời gắn với đời sống chính trị- xã hội địa phương nơi các em học tập, sinh sống, cụ thể:

 

- ở độ tuổi, cấp học tiểu học: Tìm từ môn học Đạo đức, kết hợp giáo dục Đạo đức với việc thi tìm hiểu một số kiến thức pháp luật phổ thông, sơ đẳng gắn với cuộc sống, học tập của các em với chuẩn mực hành vi thường ngày của học sinh trong và ngoài gia đình, nhà trường, xã hội.

 

- ở độ tuổi, cấp học trung học cơ sở: Thi xuất phát từ kiến thức trong môn học Giáo dục công dân, góp phần cho các em tìm hiểu một số quy định của pháp luật có tính phổ thông gắn với chuẩn mực về công bằng, lẽ phải; các quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân được pháp luật bảo vệ; các nhiệm vụ mà các em phải thực hiện trong gia đình, nhà trường, xã hội được quy định ở các văn bản pháp luật hiện hành.

 

- ở độ tuổi, cấp học trung học phổ thông: Đặt ra những yêu cầu trong môn Giáo dục công dân nhưng mức độ cao hơn tring học cơ sở, các quyền và nghĩa vụ công dân và một số quy định của pháp luật hiện hành trong hành vi xử sự của các rm trong cuộc sống, lao động, học tập khi đủ tuổi công dân theo pháp luật quy định.

 

3. Nội dung cuộc thi:

Đây là yếu tố quan trọng thể hiện kết quả đạt được của cuộc thi. Xác định đúng nội dung, chọn ta các câu hỏi có nội dung phù hợp với độ tuổi, cấp học của các em trong các trường học phổ thông là đạt được sự hưởng ứng tham gia của các em vào sự thành công của cuộc thi.

Trong thực tiễn, khi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cần phải làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung câu hỏi cuộc thi áp dụng cho từng đối tượng, độ tuổi và các điều kiện, yêu cầu để các em tham gia cuộc thi thể hiện ở bài viết, nói với các văn bản pháp luật hiện có.

Xác định phạm vi nội dung cuộc thi phải xuất phát từ mục đích cuộc thi, đó là nhằm:

- Trang bị tri thức pháp luật cần thiết, phù hợp ở lứa tuổi các em.

- Bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật ở các em.

- Hướng dẫn, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.

ở tất cả các cuộc thi, một yêu cầu tối thiểu về nội dung cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong trường học phổ thông, thi các câu hỏi của cuộc thi nhằm vào:

+ Một số hiểu biết, thông tin cơ bản về tổ chức bộ máy Nhà nước; các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của vấn đề do Hiến pháp và pháp luật quy định.

+ Thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân.

ở mức độ này, nội dung cuộc thi sẽ giúp các em ý thức được vị trí học tập của mình, mối quan hệ của bản thân với Nhà nước, xã hội và các đối tượng khác; biết mình có những quyền và nghĩa vụ gì và khi cần phải biết mình đến đâu, làm gì, làm như thế nào để bảo vệ các quyền, thực hiện các nghĩa vụ pháp luật quy định.

 

1. Biện pháp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong trường học phổ thông:

Nói đến biện pháp tức là phải tìm được cách thức sử dụng đẻ tiến hành kết quả các bước từ khâu chuẩn bị, khâu tiến hành và tổng kết cuộc thi làm sao có hiệu quả, đạt mục đích mong muốn của các cơ quan tổ chức cuộc thi phát động.

Phương pháp, biện pháp tổ chức cuộc thi cần đạt được sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và phối hợp tổ chức giữa các cơ quan; đưa ra sáng kiến bảo đảm cho cuộc thi có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị.

Để tạo điều kiện thuận lợi, thu hút được nhiều đối tượng dự thi tham gia, Ban tổ chức cuộc thi phải có những hiểu biết, kinh nghiệm về biện pháp cần phải sử dụng giải quyết các tình huống cụ thể. Cần sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như thông tin chi tiết về thể lệ, toàn bộ câu hỏi, yêu cầu của cuộc thi, các văn bản pháp luật có liên quan (như biên soạn đề cương, tài liệu hướng dẫn đáp án cuộc thi…) chuyển các đơn vị trường học, cấp học, có như vậy sau khi phát động mới có nhiều em ở lứa tuổi, cấp học quan tâm, chú ý theo dõi và hưởng ứng, gây được không khí hào hứng tham gia cuộc thi, nhằm nâng cao tinh thần tìm hiểu pháp luật góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, tôn trọng, thực hiện pháp luật của đối tượng thanh thiếu niên, học sinh tham gia cuộc thi.

Trên đây là một số kinh nghiệm kết hợp với lý luận từ các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong độ tuổi cấp học phổ thông. Với thời gian và khả năng về kiến thức có hạn chúng tôi mong nhận được sự góp ý, bổ sung tham luận của Hội thảo, nhằm hoàn thiện, thực hiện tốt những vấn đề đặt ra ở các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong độ tuổi thanh thiếu hiên, học sinh trong thời gian tới. Kính Hội thảo tham khảo.

Kính chúc sức khoẻ của quý vị đại biểu tham dự, tham gia Hội thảo

 

 

 

 

Tình hình phổ biến giáo dục pháp luật ở hà tĩnh

Từ khi có quyết định số 03/ 1998/QĐ-TTg

ngày 7/1/1998 Của Thủ tướng Chính phủ

 

(Báo cáo của Sở Tư pháp Hà Tĩnh

do đ/cPhan Duy Phong- Giám đốc Sở trình bày)

 

 

 

Phổ biến giáo dục pháp luật là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, cầu nối để đưa các văn bản pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn đời sống. Đây cũng là công việc rất khó khăn và phức tạp. Những năm trước đây hoạt động phổ biến giáo dục ở tỉnh Hà Tĩnh gặp không ít khó khăn do sự quan tâm va đầu tư chưa đúng mức trong nhận thức của các cấp- các ngành hoạt động này chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp.

Vài năm lại đây, trước yêu cầu khách quan của việc phổ biến giáo dục pháp luật nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, ngày 7/1/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02 và Quyết định số 03 về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã tọ cơ sở pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để tổ chức thực hiện việc phổ biến pháp luật đạt kết quả.

 

I. Một số kết quả thực hiện kế hoạch PBGDPL của Chính phủ:

 

Chủ trương của Chính phủ về tăng cường công tác PBGDPL đã được quán triệt sâu rộng cho các cấp ngành trong tỉnh. Công tác PBGDPL đã được cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong tỉnh, nhất là chính quyền cơ sở quan tâm và chủ động tổ chức thực hiện. Kinh phí chi hoạt động PBGDPL đã được đưa vào kế hoạch chi ngân sách của tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục được thành lập ở tỉnh, 10 huyện, thị và sỏ ngành cấp tỉnh và ở đa số các xã, phường.

 

Nhờ cơ chế về hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được xác lập tương đối đồng bộ nên năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999 hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đã thi được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Tất cả các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành trong năm 1998, 1999 đã được triển khai phổ biến kịp thời cho cán bộ và nhân dân, tổ chức được nhiều đợt lấy ý kiến góp ý dự thảo các đạo luật quan trọng: Luật Giáo dục, Bộ luật hình sự, Luật khiếu nại tố cáo… đạt kết quả tốt. Tuỳ thuộc từng đối tượng đã lực chọn các nội dung pháp luật, hình thức phổ biến phù hợp, thiết thực. Bước đầu công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được duy trì tương đối thường xuyên. Các cấp, các ngành chú trọng việc đa dạng hoá các hình thưc phổ biến: phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hệ thống lao phát thanh ở thôn xóm, lống ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong các đơn vị, địa phương…

 

Xin nêu lên một vài kết quả cụ thể sau đây:

 

- Phổ biến pháp luật cho cán bộ- công chức: Đây là đối tượng trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân, đại diện cho nhân dân thực hiện sự quản lý xã hội, hơn ai hết cán bộ công chức cần phải am hiểu pháp luật. Thực tế không phải tất cả cán bộ công chức đều đã được đào tạo chuyên sâu về pháp luật do đó phổ biến pháp luật cho đối tượng này rất quan trọng.

 

- Thời gian qua, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức được chú trọng, đạt kết quả tốt: đội ngũ cán bộ cốt cán từ tỉnh đến xã đều được nghe phổ biến về những nội dung pháp luật cơ bản (pháp lệnh cán bộ công chức, pháp lệnh thức hành tiết kiệm, pháp lệnh chống tham nhũng…) thông qua hình thức chủ yếu là các cuộc hội nghị, tập huấn. Bước tiếp theo số cán bộ cốt cán này trở về triển khai phổ biến trong đơn vị. Ngoài ta cán bộ công chức là những người có điều kiện rất thuận lợi để tiếp xúc thường xuyên với báo đaì, các tài liệu khác.

 

- Phổ biến pháp luật cho các tầng lớp nhân dâm ở các thôn xóm, xã, phường: Đây chính là đối tượng rất đông đảo và chủ yếu, các thôn xóm, xã, phường chính là nơi pháp luật được thực thi. Phổ biến giáo dục pháp luật đến tận người dâu có tầm quan trọng đặc biệt đồng thời cũng hết sức khó khăn. Đòi hỏi các cấp, ngành phải nỗ lực thường xuyên, kiên trì và sử dụng các biện pháp phù hợp. Nhìn chung, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân đã đạt đượ nhiều kết quả: nhiều hình thức phổ biến phù hợp đã được sử dụng (phổ biến qua hệ thống loa phát thanh của xóm- khối phố, lồng ghép nội dung phổ biến pháp luật trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, báo đài PTTH…) do đó những nội dung cơ bản, có ý nghĩa sâu rộng đối với đời sống nhân dân (Luật dân sự, Luật giáo dục, Luật khiếu nại tố cáo, Quy chế dân chủ ở cơ sở, Luật Hợp tác xã, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm…) đã được phổ biến kịp thời. Tuỳ theo đặc điểm của từng vùng, miền, chú trọng lựa chọn các nội dung phù hợp, thiết thực để phổ biến: Miền núi phổ biến Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nông thôn phổ biến Luật đất đai, Luật Hợp tác xã…; Thành thị chú trọng về pháp luật giao thông, về sinh môi trường…

 

- Phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: Ngoài chương trình giáo dục mang nội dung pháp luật theo sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- Đào tạo: môn Đạo đức, Giáo dục công dân; hoạt động phổ biến pháp luật ngoại khoá cho học sinh, sinh viên được chú trọng. Thời gian qua ngành giáo dục phối hợp với Tư pháp, Công an, Đoàn thanh niên thực hiện việc biên soạn các chuyên đề về phòng chống tệ nạn xã hội; an toàn giao thông để sử dịng trong các buổi ngoại khoá (đã thu hút khoảng 700 000 lượt giáo viên, học sinh nghe về các chuyên đề trên). Năm 1998 ngành giáo dục đã in ấn 20 000 bản sách về phòng chống ma tuý phát tận tay cho các đối tượn học sinh ở các thị xã, thị trấn. Đặc biệt, thông qua các cuộc thi tìn hiểu pháp luật đã vận động được đông đảo học sinh tham gia tìm hiểu: 3 cuộc thi do Trung ương phát động năm 1996- 1997 thu hút hơn 40 vạn lượt học sinh tham gia; quý I/1999 huyện Hương Sơn tổ chức cuộc thi về Bảo vệ và phát triển rừng và phòng chống tệ nạn xã hội thu hút 13 000 học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quyền trẻ em do các ngành Tư pháp- UBBVCSTE- Giáo dục- Đoàn Thanh niên- các cơ quan Báo đài phối hợp tổ chức. Theo báo cáo sơ bộ, mặc dù cuộc thi còn 1 tháng nữa mới kết thúc nhưng các huyện thị đã thi nhận được trên 100 000 bài dự thi.

 

- Phối hợp giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng: Ngành Tư pháp phối hợp với truyền hình mở chuyên mục "Pháp luật và đời sống trên truyền hình tỉnh (tuần 2 buổi thời lượng 30 phút). Truyền hình của 10 huyện thị (tuần 2 buổi thời lượng 20 phút/ 1 buổi). Phối hợp Báo Hà Tĩnh phát hành chuyên trang "Pháp luật và đời sống" mỗi tuần 2 số và mỗi tuần phát hành 1 trang "Dân biết- dân bàn " đăng tải nhiều nội dung pháp luật. Từ năm 1998, đến nay Báo Hà Tĩnh đã chuyển tải được 560 tin- bài- ảnh về nội dung pháp luật. Trang "Pháp luật và đời sống" trên Báo- Đài được duy trì thường xuyên và không ngừng nâng cao chất lượng, được cán bộ và nhân dân hoan nghênh.

 

Ngoài ra, từ năm 1998 đến nay Hà Tĩnh đã phát hành tập "Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh" (1 quý/ số) cung cấp miễn phí cho các cấp ngành (số lượng phát hành là 400 cuốn/ số). Tập văn bản đã chuyển tải kịp thời các quy định pháp luật cụ thể của các tỉnh cho các cán bộ quản lý trong tỉnh.

 

- Xây dựng lực lượng báo cáo viên- cộng tác viện tuyền truyền pháp luật.

Đội ngũ báo cáo viên- cộng tác viên tuyên truyền pháp luật của tỉnh được thành lập vào tháng 12/1997 do UBND tỉnh ra quy định công nhận. Các cộng tác viên phân bố đều ở 10 huyện thị và một số ngành chủ chốt. Các huyện thị cũng xây dựng lực lượng báo cáo viện của địa phương mình. Đặc biệt nhiều phường, xã cũng đã xây dựng lực lượng báo cáo viên nòng cốt là tổ trưởng các tổ hoà giải. Tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các xã, phường xây dựng xong lực lượng báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của từng đơn vị. Nhìn chung lực lượng báo cáo viên tuyên truyền pháp luật của tỉnh đã hoạt động có hiệu quả là nòng cốt trong việc phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ- nhân dân, một số báo cáo viên là cộng tác viên tích cực của cơ quan Báo- Đài.

Trên đây là một số kết quả tiêu biểu mà công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã làm được. Tuy nhiên, còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới có thể khắc phục được những mặt hạn chế đẻ đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

 

II. Một số khó khăn, vướng mắc kiến nghị:

 

1. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật đã được thành lập ở các tỉnh và các cấp, ngành nhưng vai trò của Hội đồng trong việc phổ biến pháp luật chưa được phát huy cao. Hội đồng đã phân công trách nhiệm cho từng thành viên nhưng một số thành viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Sự phối hợp giữa các thành viên trong Hội đồng chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao.

 

2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn thiếu tính thường xuyên, liên tục; chưa đa dạng hoá các hình thức phổ biến và chưa chú trọng lựa chọn hình thức phù hợp cho đối tượng. Do đó hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật còn mang tính thời vụ, chưa sâu rộng, đặc biệt việc phổ biến cho nhân dân chưa được là bao so với yêu cầu.

Thời gian tới đề nghị Bộ Tư pháp, cơ quan lãnh đạo tỉnh chỉ đạo thường xuyên và cụ thể hơn nữa đối với công tác này. Đồng thời các cấp, ngành của tỉnh cần phải nỗ lực và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật.

 

3. Phổ biến pháp luật ngoại khoá cho học sinh, sinh viên chưa được thường xuyên lâu dài. Đề nghị Bộ Tư pháp có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục- Đào tạo trong vấn đề này. Trên cơ sở đó chỉ đạo sự phối hợp tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực hiện.

 

4. Đầu tư kinh phí cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đã có nhưng còn hạn chế, dẫn đến nhiều chương trình, nhiều biện pháp phổ biến pháp luật hay phù hợp chưa triển khai được hoặc chậm. Ngoài ra, cần bảo đảm nguồn kinh phí cấp cho hoạt động phổ biến giáo dục chi đúng mục đích.

 

 

Sở Tư pháp tỉnh hà tĩnh

Giáo dục pháp luật trong nhà trường ở hà tĩnh.

 

(Tham luận của Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh

do đ/c Nguyễn Khắc Hào- Phó Giám đốc Sở trình bày)

 

 

Ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh có hơn 40 vạn học sinh, giáo viên bộ, công nhân viên, bằng 1/3 dân số của tỉnh gần 550 trường học trên khắp các địa bàn.

Nếu việc giáo dục pháp luật tiến hành tốt thì chắc chắn sẽ có tác dụng lớn trong việc phổ biến, giáo dục và thực thi pháp luật.

Từ khi tỉnh Hà Tĩnh được tái lập (1991) ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh đã rất chú ý vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường.

Hiện nay Giáo dục đã có Luật. Điều 2 Luật Giáo dục xác định mục tiêu giáo dục là: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Hướng theo mục tiêu đó, Giáo dục pháp luật trong nhà trường là giáo dục tư cách vấn đề của cá nhân trong Nhà nước pháp quyền, là nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân thay môn Chính trị trước đây ở bậc học phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục pháp luật trong nhà trường là nâng cao dân trí về pháp luật, để từ đó khi bước vào đời các em hiểu pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật trong cộng đồng cư dân.

Đó là đòi hỏi của xã hội ta hiện nay mà Giáo dục- Đào tạo phải đáp ứng.

Trên thế giới ngày nay, nước nào pháp luật nghiêm, công dân sống và làm việc theo pháp luật là nước đó có nhịp độ và trình độ phát triển nhanh.

Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản trong mấy thập kỷ vừa qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là công dân Nhật Bản có thói quen sống và làm việc đúng pháp luật hơn một thế kỷ nay. Năm 1905, khi sang Nhật, cụ Phan Bội Châu xuống ga xe lửa rồi gọi một chiếc xích lô đưa cụ đến khách sạn A để gặp Tôn Trung Sơn như đã hẹn. Khi đến nơi, cụ Tôn không ở đó. Anh xích lô người Nhật nói:

- Xin Tiên sinh chờ đay, tôi lại khách sạn B, nếu ở đấy có Tôn Tiên sinh, tôi sẽ lại đón Ngài.

Một lúc sau anh xích lô trở lại đưa cụ Phan đến gặp Tôn Trung Sơn. Cụ Phan thanh toán tiền, người đạp xích lô chỉ nhận tiền từ ga đến khách sạn A và nói:

- Thưa Tiên sinh, nếu tôi lấy tiền như Ngài đã thanh toán là tôi vi phạm pháp luật nước Nhật.

Đó là câu chuyện nhỏ về người Nhật sống và làm việc theo pháp luật ở đầu thế kỷ XX mà Cụ Phan Bội Châu đã ghi lại trong tập sách "Tự phán" của mình.

Đến nay hết thế kỷ rồi ta mới nhấn mạnh việc phổ biến giáo dục pháp luật. Như thế là muộn so với các nước trong khu vực.

Vì vậy, giáo dục pháp luật cho học sinh là một trong những vấn đề cơ bản, rất chiến lược, đồng thời cũng là việc bức xúc phải dạy và học nghiêm túc.

Tám năm học qua (1991- 1999), Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh đã tăng cường chỉ đạo giáo dục pháp luật trong nhà trường. Hầu hết giáo viên Giáo dục công dân ở trường PTTH đã được bồi dưỡng Luật học tại khoa Luật- Chính trị của Đại học Sư phạm Vinh và đã được cấp chứng chỉ: "giảng dạy pháp luật PTTH". ở bậc THCS, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đã được bồi dưỡng nhiều lần những kiến thức cơ bản về luật học, về Hiến pháp 1992, về phương pháp giảng dạy pháp luật… Trong những lần Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, môn Giáo dục công dân, giảng dạy pháp luật là một trong 10 môn tiến hành thi chọn dạy giỏi, đã có nhiều giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi pháp luật, đã có nhiều bản sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 về giáo dục pháp luật. Trong những lần thi đồ dùng giảng dạy, học tập, một số giáo viên đã chú ý sáng chế ra những biển báo giao thông sinh động, có tác dụng giáo dục học sinh chấp hành luật lệ, an toàn giao thông.

Sự chỉ đạo, giáo dục pháp luật cảu Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh đã tạo ra sự chuyển biến thực sự trong việc phổ biến giáo dục pháp luật, hầu hết các trường đã có nhận thức đúng và tiến hành dạy học nghiêm túc chương trình Giáo dục pháp luật mà Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định, nhất là ở các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thị xã Hà Tĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn… Mặc dầu là môn học chưa thi tốt nghiệp, song động cơ, thái độ và chất lượng học tập pháp luật của hàng chục vạn học sinh đã có những chuyển biến tốt bước đầu, góp phần "hình thành phẩm chất, năng lực công dân" của con người Hà Tĩnh ngay tứ khi đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Tuy vậy, so với yêu cầu chất lượng của chương trình và đòi hỏi của xã hội việc giáo dục pháp luật trong nhà trường ở Hà Tĩnh còn nhiều bất cập do mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng trong quá trình phát triển của kinh tế- xã hội. Đó là năng lực giáo viên và điều kiện vật chất bất cập với nội dung chương trình, là quỹ thời gian dành cho trong chương trình rất ít trong khi khối lượng kiến thức pháp luật trong SGK rất nhiều, là tư tưởng coi môn Giáo dục công dân- Giáo dục pháp luật trong nhà trường là "môn phụ" không có sức thuyết phục, hấp dẫn học sinh, đưa đến thực trạng tuyển sinh đào tạo giáo viên Luật- Chính trị trong các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm chỉ tuyển được học sinh có điểm thấp. Tại các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm chất lượng giảng dạy pháp luật thấp đưa đến thực trạng chất lượng giáo viên Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật ở trường phổ thông thấp. Đó là cái vòng luẩn quẩn chưa có đường ra, kìm hãm chất lượng hiệu quả giảng dạy, học pháp luật trong nhà trường phổ thông.

Để giải quyết những mâu thuẫn trên đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa ta những chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng về giáo dục pháp luật. Ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh xin kiến nghị mấy điều sau:

1. Cấp ngân sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngành Giáo dục- Đào tạo.

2. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Giáo dục- Đào tạo trong trường Cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh.

3. Khuyến học pháp luật.

Để có một Nhà nước pháp quyền hoàn thiện phải có luật, phải chứ trọng phổ biến giáo dục pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật. Ba điều đó quan hệ biện chứng với nhau. Song trong thời đại văn minh trí tuệ, nâng cao dân trí về pháp luật là điều kiện chủ yếu để bảo đảm pháp luật được nghiêm minh. Ngành Giáo dục- Đào tạo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là góp phần nâng cao dân trí về pháp luật.

Ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh sẽ phát huy nội lực của mình để không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân, góp phần "hình thành phẩm chất năng lực của công dân" như mục tiêu giáo dục mà Luật giáo dục đã quy định.

Ngành Giáo dục- Đào tạo Hà Tĩnh mong nhận được sự giúp đỡ, phối hợp về vật chất và tinh thần của các ngành chức năng để hiệu quả giáo dục pháp luật ngày càng được nâng cao.

 

 

Hà Tĩnh, tháng 5/1999.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số định hướng khoa học cho việc

giáo dục pháp luật trong các trường học (không chuyên Luật)

 

Hoàng Đức Thắng

Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp.

 

 

 

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

Kính thưa các vị khách quý.

Kính thưa các vị đại biểu.

 

 

 

Được sự uỷ nhiệm của Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, chúng tôi xin được phát biểu tham luận về một số căn cứ khoa học cho việc định hướng giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên luật. Trước tiên, chúng tôi xin kính chúc các vị lãnh đạo, các vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

 

Kính thưa các vị đại biểu.

 

Có thể nói rằng việ giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa rất lớn. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đã đề cao vai trò của công tác này dưới khía cạnh truyền thụ tri thức pháp lý và hoàn thiện nhân cách chung của học sinh. Trong bài viết này, dưới góc độ của cơ quan nghiên cứu toàn ngành Tư pháp, chúng tôi muốn nhấn mạnh một ý nghĩa trực tiếp của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học trong việc đấu tranh phòng chống các hành vi phạm pháp của người chưa thành niên.

 

Sau gia đình, nhà trường có thể coi là chiếc nôi thứ 2 góp phần quan trọng trọng việc giáo dục và rèn luyện con người. Đối với hầu hết trẻ em Việt Nam, quá trình học tập tại hệ thống các trường phổ thông kéo dài trong 12 năm kể từ khi các em còn thơ dại cho đến hết thời niên thiếu. Hàng ngày khi đến trường học trẻ em tách khỏi cuộc sống gia đình, cha mẹ không kiểm soát được những hành động, sinh hoạt của các em trong thời gian ở trường mà trách nhiệm nặng nề này được giao phó cho nhà trường, cho các thầy giáo, cô giáo. Tuy nhiên ở nhiều nơi, nhiều lúc nhà trường chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

 

Bắt đầu từ mấy năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã đưa môn giáo dục pháp luật- Giáo dục công dân vào chương trình giáo dục phổ thông quá đó học sinh được trang bị những kiến thức cần thiết về hệ thống pháp luật nói chung cũng như những quyền và bổn phận cả trẻ em nói riêng. Tuy nhiên việc đưa môn giáo dục pháp luật- Giáo dục công dân vào trong chương trình học mới được triển khai một thời gian ngắn, hệ thống giáo trình, sách bài tập, sách hướng dẫn còn thiếu và chưa thống nhất, trình độ giáo viên và việc áp dụng các giờ ngoại khoá còn hạn chế. Chính vì vậy nên nhiều học sinh đã nhận xét rằng việc học pháp luật trong nhà trường còn xơ cứng, nhàm chán và vì vậy, hiệu quả truyền thụ chưa cao. Trong thời gian tới việc giáo dục pháp luật trong trường học cần được đẩy mạnh hơn nữa, coi đây là một phần quan trọng trong tổng thể phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân.

 

Mặt khác, đa phần các trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức thuần tuý qua sách vở cho học sinh còn việc quản lý học sinh thì còn nhiều thiết sót. Ngoài việc học tập tại trường, các trường đang rất thiếu những hình thức sinh hoạt phù hợp và lôi cuốn học sinh. Đặc biệt, các trường học rất thụ động trong việc quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp. Việc giáo dục, quản lý trẻ em khi trẻ hết giờ học ở trường gần như phó mặc cho gia đình và xã hội. Chính sự giảm sút trong việc quản lý học sinh đó đã là một kẽ hở cho những hiện tượng tiêu cực dễ dàng xâm nhập vào các em học sinh.

 

Bên cạnh đó, một thực trạng đã lên tới mức báo động là hiện nay trẻ em đang bị quá tải về giờ học. Thực trạng học thêm quá nhiều ở các cấp học dưới nhiều dạng thức khác nhau: học thêm, bồi dưỡng, phụ đạo, bán trú… như hiện nay đã khiến cho phần lớn thời gian trong ngày của học sinh phải dồn cho học tập. Các em chỉ còn rất ít thời gian cho việc vui chơi giải trí và tìm hiểu cuộc sống xung quanh, những điều vốn rất cần thiết cho việc phát triển nhân cách một cách toàn diện và lành mạnh. Chính sự quá tải trong học tập đó đã khiến cho nhiều học sinh có học lực yếu hay trung bình trở nên chán nản, bi quan, kết quả học tập sút kém khiến cho sức ép lên tâm lý vốn non trẻ của các em càng thêm nặng nề dẫn đến bỏ học. Ngoài ra cũng phải nói tới khuynh hướng thương mại hoá trong các nhà trường hiện nay đã khiến cho học phí và các khoản phải nộp trong nhà trường khác tăng lên quá cao vượt quá khả năng thu nhập của nhiều gia đình nghèo, đông con nên nhiều học sinh đành phải bỏ học.

 

Việc bỏ học dẫn đến tình trạng các em có trình độ văn hoá thấp kéo theo năng lực tiếp thu, suy luận chậm chạp và thụ động, phản ứng về tư tưởng, tình cảm mang nhiều yếu tố bản năng, dửng dưng trước đồng loại và tạo xuất phát điểm cho những hành vi phạm pháp. Thống kê sơ bộ do Uỷ ban chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em tiến hành trong năm 1994- 1995 cho thấy 97, 7% số người chưa thành niên phạm tội bị các toà án xét xử có trình độ văn hoá thấp (bỏ học hoặc chưa hoàn thành chương trình phổ thông). Theo số liệu điều tra của Bộ Nội vụ tại các trường này đã thôi học, bỏ học. Tình trạng trẻ em không được đến trường do hệ quả của hệ thống giáo dục theo hình chóp đã dẫn đến việc hiện nay mỗi năm cả nước có khoảng 2 triệu trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường. Đây không chỉ là nguy cơ một thế hệ thất học mới mà còn cảnh báo sự bổ sung vào đội quân lang thang, làm trái pháp luật ngày càng tăng.

 

Vấn đề thứ hai cần quan tâm hơn nữa đến sự sút giảm của các cơ cấu "của trẻ em" như Đội nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là các tổ chức có hệ thống xuống đến từng lớp học, cụm dân cư và là môi trường rất tốt để các em tự giác phát triển khả năng tự quản một cách có tổ chức dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và chính quyền. Trước đây các tổ chức này đã từng phát huy tác dụng rất lớn trong việc giáo dục và rèn luyện của trẻ em. Tuy nhiên một số năm gần đây phong trào hoạt động Đoàn, Hội, Đội có biểu hiện suy giảm rõ rệt. Một số nơi các cơ quan chính quyền chưa thực sự coi trọng việc củng cố, phát huy tác dụng của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Đội nhi đồng dẫn đến việc các cơ cấu này hoạt động rất yếu kém. Tính chủ động, tích cực trong việc giúp đỡ lẫn nhau của trẻ bị tê liệt.

 

Thực tế hiện nay cho thấy một điều đáng báo động là thực trạng người chưa thành niên làm trái pháp luật rất nghiêm trọng. So sánh theo các số liệu do Bộ Công an, Viện Kiểm sát tối cao và Toà án Tối cao cung cấp xung quanh thực trạng người chưa thành niên làm trái pháp luật bị xử lý Hà Nộiàh chính hoặc bị điều tra, truy tố, xét xử hình sự, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng rất nhanh, xu hướng tăng liên tục và tỷ lệ tăng cao hơn so với người lớn.

 

 

- Dưới góc độ so sánh, nếu lấy năm 1990 làm mốc (100%) để ính thì cho tới năm 1996, số lượng người chưa thành niên vi phạn hành chính bị phạt tiền đã tăng 432% (5. 218 trường hợp), số lượng trẻ em được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tăng 260, 56% (5.279 trường hợp) và số lượng trẻ em bị đưa đi trường giáo dưỡng tăng 262,25% (1.049 trường hợp). Tốc độ tăng này là rất cao. Cần lưu ý rằng đây chỉ là số liệu thống kê chăa đầy đủ thu nhập từ 30 tỉnh, thành trên tổng số 61 tỉnh, thành phố trong cả nước thậm chí còn thiếu cả một số địa phương trọng điểm về người chưa thành niên phạm pháp và ngay trong địa bàn từng tỉnh đã được tổng hợp cũng còn thiếu một số huyện, quận. Như vậy, có thể tiên lượng trước rằng con số và tốc độ tăng thức tế nếu thống kê đầy đủ sẽ còn cao hơn rất nhiều.

 

- Theo số liệu tổng hợp về công tác khởi tố hình sự chung cho toàn quốc thì nêu năm 1990 khởi tố 55.002 người, trong đó số khởi tố người chưa thành niên là 1262 người chiếm 2,29% thì năm 1996 số liệu tương ứng là 78.287 và 5.267 chiếm tới 6,72%. Trung bình mỗi năm tội phạm người thành niên tăng 20,24%, lớn gấp đôi so với mức tăng tội phạm thông thường (khoảng 10,5%). Đây cũng là số liệu được thống kê chưa đầy đủ song chỉ cần con số chưa đầy đủ này đã cho thấy tỷ lệ tăng các tội do người chưa thành niên phạm phải là cao hơn so với tỷ lệ tăng các tội phạm do người lớn phạm phải.

 

 

- Theo thống kê của dự án thông qua các số liệu của Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội thì tổng cộng trong năm 1994 ngành Toà án đã xét xử được 47.882 bị cáo trong đó có 1884 bị cáo là người chưa thành niên chiếm gần 4% số vị cáo đã vị xét xử. Trong năm 1995 ngành Toà án đã xét xử được 21.794 bị cáo trong đó có 2709 bị cáo là ngươì chưa thành niên chiếm gần 12,4% số bị cáo đã bị xét xử. Trong năm 1996 ngành Toà án đã xét xử được 62.494 bị cáo trong đó có 5765 bị cáo là người chưa thành niên chiếm gần 9,2% số bị cáo đã bị xét xử. Như vậy nếu tính trên tỷ phần bị cáo là người chưa thành niên so với bị cáo là người lớn thì con số có vẻ tăng đột biến trong năm 1995 (gấp 4 lần xét về tỷ lệ phạm tội) và có vẻ giảm bớt trong năm 1996. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm một phép so sánh trên tổng số bị cáo người chưa thành niên phạm tội các năm thì con số kết quả thực khủng khiếp: trong 3 năm liên tục gần đây tỷ lệ tăng đều vào khoảng trên dưới 150% (tỷ lệ tăng giữa 1995 và 1994 là 2709/1884 người = 144%; tỷ lệ tăng giữa năm 1996 và 1995 là 5765/2709 người = 213%). Kết hợp với phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rõ một xu hướng tăng liên tục trong tình hình tội phạm người chưa thành niên.

 

Theo chúng tôi, tình hình trẻ em phạm pháp đáng lo ngại cao như hiện nay là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, xét từ khía cạnh trách nhiệm chung của xã hội cũng như từ chức trách, nhiệm vụ riêng của từng cơ quan và hiệu quả của từng hoạt động phòng ngừa cụ thể, chúng tôi nhận thấy các số liệu nói trên cho thấy nhà trường chính là một cơ sở quan trọng để giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm, là căn cứ an toàn để trẻ em tránh tiêm nhiễm các thói hư tật xấu và nếu công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học đề cao và đạt hiệu quả, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế tội phạm và ổn định trật tự. Mặt khác, khác với các biện pháp phòng chống khác, biện pháp phòng ngừa các hành vi phạm pháp của trẻ em qua việc giáo dục pháp luật trong trường học có những đặc thù riêng.

1. Thứ nhất, theo chúng tôi cần nhận thức rõ hơn về mục tiêu của việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường (không chuyên luật).

 

a. Trước hết, theo chúng tôi, việc phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học là nhằm đảm bảo các mục tiêu giáo dục đặc thù trong đó nhấn mạnh yếu tố phổ biến và yếu tố giảng dạy.

Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường phải đảm bảo truyền bá, phổ cập một số nội dung quy định của pháp luật (phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ văn hoá và mức độ nhận thức khác nhau) qua đó giúp học sinh biết tự giới hạn các hành vi xử sự của mình, đảm bảo trật tự xã hội;

Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật giờ đây đã được định hình và đi sâu vào nền nếp với ý nghĩa là một môn học. Do đó cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố giảng dạy trong việc giáo dục pháp luật trong nhà trường. Thực tế vừa qua cho thấy vừa qua một căn nguyên chính khiến cho việc học môn giáo dục công dân- giáo dục pháp luật trong nhà trường còn bị một bộ phận học sinh thiếu cảm tình, cho là khô khan và khó học, theo chúng tôi là vì một số thầy cô mới chỉ chú trọng và thể hiện phần phổ biến kiến thức theo chúng tôi mô phỏng sách giáo khoa mà chưa quan tâm thích đáng đến phần giảng giải cho học sinh các căn cứ về mặt xã hội và pháp lý của các quy định pháp luật được nhắc đến trong sách giáo khoa cúng như chưa giảng giải cho học sinh thấy được ảnh hưởng nhiều chiều và tính đại diện của quy định pháp luật cho các quan hệ xã hội vốn rất đa dạng, phức tạp ngoài đời, giúp các em hiểu được pháp luật chính là nguyên tắc sống và tình cảm được xã hội định hướng và thừa nhận chung. Đây là một yếu tố quan trọng giúp các em hăng hái say mê tìm hiểu thêm về các vấn đề chưa được nói đến trong sách cũng như "thấm nhuần" tinh thần công bằng và ưu việt của pháp luật, giúp trẻ có phương pháp tư duy đúng đắn và hình thành nhân cách sau này. Đồng thời đây cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo tính liên thông giữa việc giảng dạy đạo đức- giáo dục công dân- pháp luật giữa các cấp học.

 

b. Bên cạnh đó, cần chú rằng việc giáo dục pháp luật nói ở đây là giáo dục pháp luật trong các nhà trường " không chuyên luật" do đó từ chương trình, nội dung, phương pháp, quy mô giảng dạy đến cách thức đánh giá chất lượng cần được xây dựng một cách phù hợp trên tinh thần vừa đảm bảo được yêu cầu tăng cao chất lượng môn học này vừa đảm bảo được sự hài hoà trong tổng thể chương trình đào tạo chúng của từng cấp học.

 

2. Thứ hai, sự nghiệp giáo dục được coi là sự nghiệp "trồng người" mà trong đó con người vừa là chủ thể tác động (giáo viên) vừa là đối tượng thụ hưởng (học sinh). Vì thế nên trong việc tổ chức giảng dạy pháp luật cần luôn đề cao ý nghĩa của nhân tố sức biểu cảm của giáo viên và khả năng cảm nhận của học sinh. Nhân tố này cần được xem xét trong mọi công đoạn của quá trình giảng dạy đặc biệt là trong việc xây dựng chương trình và thời lượng giảng dạy cũng như tổ chức phương pháp giảng dạy. Ví dụ: đối với việc xây dựng chương trình và thời lượng giảng dạy, theo chúng tôi tuy thời lượng giảng dạy hiện nay (20 tiết đối với lớp 8, 9; 22 tiết đối với lớp 12 và 35 tiết đối với các trường THCN và DN) là còn tương đối ít để có thể chuyển tải và giảng dạy một cách cặn kẽ các nội dung hiện có của chương trình học môn học này hiện nay. Tuy nhiên, xét trong tổng thể cả chương trình học các môn thì khó có khả năng điều tiết thêm số giờ giảng dạy từ các môn học khác cho môn này. Vì vậy, theo chúng tôi nên chăng cần khuyến khích các hình thức bổ trợ giảng dạy như tìm hiểu các chủ đề pháp luật có tính cộng điểm cho các bài đạt chất lượng cao hoặc tổ chức ngoại khoá ngoài giờ lên lớp bằng cách mời các viên chức đương nhiệm tại các cơ quan pháp luật địa phương đến nói chuyện, với học sinh (có thể tổ chức tham quan các hoạt động xét xử tại toà án địa phương). Các hoạt động ngoại khoá cần được tổ chức thành nề nếp với đội ngũ cộng tác viên thường trực.

 

3. Thứ ba, về trình độ đội ngũ giáo viên, đây là một vấn đề đã được nhiều báo cáo viên không được đào tạo chuyên pháp luật dần đến việc thiếu kiến thức chuyên môn khiến cho chất lượng các giờ giảng chưa sâu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng xét trên khía cạnh một môn học có tính kế tiếp, liên thông và vời đối tượng là học sinh không chuyên luật thì khó khăn này chỉ là trở ngại ban đầu. Trong tương lai tới, thực trạng này có thể được nhanh chóng khắc phục với điều kiện.

+ Các giáo viên kiêm giảng hoặc đang giảng môn này tại các trường vần tiếp tục chuyên trách giảng dạy môn này mà không bị điều động đi giảng môn khác, qua đó có điều kiện tập trung nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn pháp luật;

+ Hệ thống giáo trình và các sách bổ trợ khác như sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên… tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện;

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn này tiếp tục được tiến hành đều khắp và thường xuyên. Đây là lĩnh vực cần có sự hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn giữa các cơ quan ưtư pháp địa phương và cơ quan giáo dục địa phương, cũng như với nhà trường bằng các hình thức đa dạng khác nhau. Nên chăng, cơ quan tư pháp cần cung cấp các báo cáo viên và phối hợp tổ chức cácđợt tập huấn cho giáo viên dạy pháp luật, tổ chức các đợt tham quan hoạt động của các cơ quan pháp luật cho giáo viên dạy pháp luật, lấy giáo viên dạy môn pháp luật làm nguồn tuyên truyền để vấn đề tại các đợt tuyên truyền văn bản mới tại địa phương để sau đó các giáo viên này tuyên truyền phối hợp lại cho giáo viên, học sinh cũng như dân cư địa bàn nơi trường đóng:

+ Tự bản thân các giáo viên có ý thức thực sự cầu thị, coi giảng dạy pháp luật là một nhiệm vụ giảng dạy quan trọng, từ đó có ý thức tự nghiên cứu trau dồi, sưu tầm tài liệu phục vụ giảng dạy. Hiện nay, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi…) và hệ thống phát hành ấn phẩm (các loại sách pháp luật) còn có nhiều nguồn tài liệu khác mà giáo viên có thể tham khảo dễ dàng. Đó là hiện nay Công báo của Chính phủ đã được cấp phát đến cấp xã. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu lưu trữ tất cả các văn bản chủ yếu của đát nước ở cấp Trung ương. ở một số tỉnh Uỷ ban nhân dân tỉnhcũng đã cho in ấn các tập văn bản pháp quy của tỉnh định lý theo tháng hoặc theo quý gửi về tất cả Uỷ ban nhân dân cấp xã. Bên cạnh đó hiện này Bộ Tư pháp đang đượ giao kế hoạch phối hợp cùng các Bộ, ngành có liên quan triển khai việc xây dựng Tủ sách pháp luật tại tất cả các xã, phường, thị trần trong toàn quốc dự kiến sẽ được hoàn thành trong 2 năm tới. Phạm vi tài liệu trong tủ sách này khá phong phú với nhiều tài liệu màn tính giải thích pháp luật có thể sử dụng làm tài liệu bổ sung cho công tác giảng dạy tại nhà trường. Việc các tài liệu này được đưa về đến cấp xã cũng tạo thuận lợi cho giáo viên trong ciệc đi lại tham khảo, có thể nói các nguồn tài liệu tham khảo ngày càng dồi dào, với khả năng tham khảo dễ dàng tạo điều kiện cho giáo viên tự tìm tòi, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn.

 

4. Thứ tư, cần mở rộng và tăng cường hiệu quả mối Quốc gia phối hợp giữa các ngành, cấp trong việc phổ biến giáo dục trong trường học.

Qua thực tế đưa pháp luật vào nhà trường vừa qua cho thấy 2 bộ có liên quan trực tiếp đến vấn đề này là Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp. Tuy nhiên vần còn nhiều bất cập về cơ chế chỉ đạo của từng Bộ, ngành tham gia quá trình này cũng như trong mối quan hệ phối hợp chỉ đạo của 2 Bộ. Điều này đặc biệt thể hiện ở chỗ các quan hệ này chủ yếu vẫn tập trung ở cácqh phối hợp giữa các đơn vị chức năng ở Trung ương mà chưa có quy trình phối hợp giữa 2 ngành hoặc giữa 2 ngành với các cơ quan khác. Bên cạnh đó, việc phát triển một cách toàn diện các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường như nói trên chỉ có thể thực hiện đượ dười sự chỉ đạo chặt chẽ và ủng hộ mạnh mẽ của các câp chính quyền địa phương đặc biệt là trong việc hỗ trợ, bổ sung các điều kiện giảng dạy như bồi dưỡng Giáo dục công dân, cung cấp, cho phép tham khảo tài liệu cũng như các hoạt động phối hợp khác trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình.

Mặt khác như chúng tôi đã phân tích ở trên, với dặc thù là môn học mới mẻ có dung lượng kiến thức lớn song chưa phải chịu áp lực của môn thi tốt nghiệp, giáo dục pháp luật rất cần đượ đa dạng hoá các phương thức học để là tăng thêm sức sống cho môn học này. Tại phần trên, chúng tôi đã đề cập đến một số biện pháp ngoại khoá ngoài nhà trường hoặc mời cán bộ đến nói chuyện. Tuy nhiên ở một mức độ nhất định các hoạt động này còn phải chịu một số hạn chế về thời gian, kinh phí… chưa tạo được sự chủ động hoàn toàn cho các nhà trường. Vì vậy, các nhà trường cần trực tiếp tổ chức các hoạt động ngay trong phạm vi nhà trường mà ở đây cần đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể của học sinh trong nhà trường như Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên. Trong quá khé, các tổ chức này trong trường học đã từng phát động các hoạt động có tính chất thường niên từ thi tìm hiểu lịch sử Đoàn, Đội, lịch sử đất nước đến các đợt vận động thu nhặt phế liệu, đóng góp tình nghĩa rất có hiệu quả. Giờ đây nếu các tổ chức này được nhà trường chỉ đạo tổ chức thi tìm hiểu pj, thành lập các câu lạc bộ pháp luật hoặc tổ chức thi hỏi đáp, giải đáp pháp luật thì có thể vừa đóng góp tăng cường hiệu quả của việc giáo dục pháp luật trong trường học vừa góp phần làm phong phú, sinh động cho các hoạt động Đoàn, Đội trong tình hình mới. Các hoạt động này có thể được nhà trường chủ động về nội dung theo các chủ đề riêng đang được sự quan tâm của địa phương.

 

Kính thưa quý vị đại biểu.

Trên đây chúng tôi vừa trình bày một số suy nghĩ khoa học về phối hợp giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu của đất nước, là cơ sở cho cáchđ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với ý nghĩa là sự nghiệp "trồng người", các nhà trường chính là chiếc nôi thứ hai (sau gia đình) cho các thế hệ công dân. Để xây dựng một xã hội tương lai không có bạo lực và tội ác, để tạo lập nên những thế hệ công dân biết tôn trọng các giá trị chung của xã hội, tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm vấn đề trước đồng bào cà xã hội, việc giáo dục pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hiệu quả của công tác này không thể chỉ đánh giá thuần tuý bằng các chỉ tiêu giáo dục, đào tạo mà còn được thể hiện trong chính sự ổn định, trật tự và phát triển của địa phương. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, với sự động viên giúp đỡ của các ngành, các cấp và chính quyền cơ sở, với sự kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa hai ngành tư pháp- Giáo dục- Đào tạo và nhất là bằng sự chủ động sáng tạo của từng trường, việc giáo dục pháp luật trong các nhà trường nhất định sẽ đạt được nhiều thành tích mới, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nên các lớp học sinh có đầy đủ năng lực và phẩm chất, những thế hệ chủ nhân mới của đất nước trong tương lai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Nghệ an-

thực trạng và kiến nghị

 

(Tham luận tại Hội thảo khoa học về đề tài "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các trường không chuyên Luật"

 

 

 

Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên nhằm hình thành tri thức pháp luật từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, là biện pháp giáo dục thường xuyên và toàn diện nhất, nhằm xác lập cho học sinh, sinh viên những tình cảm, thói quen và cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Thông qua việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, từng bước nâng cao nhận thức pháp luật và văn hoá pháp lý cho học sinh, sinh viên tự giác tuên thủ pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật.

 

Từ yêu cầu trên, việc đưa giáo dục pháp luật vào trường học là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong từng thời gian, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Chủ trương về đưa giáo dục pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường. Đây là một biện pháp cơ bản, chiến lược để xây dựng và hình thành tri thức pháp luật cho học sinh, sinh viên. Ngày 22/10/1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã ra Chỉ thị số 300/CT giao cho Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục- Đào tạo đưa môn học về pháp luật vào chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, Đại học và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.

 

Để triển khai thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, trong năm học 1987- 1988, UBND tỉnh Nghệ An đã ra Chỉ thị số 50/CT- UB ngày 14/11/1987 về việc đưa bộ môn giáo dục pháp luật vào các trường phổ thông và dạy nghề. Sở Giáo dục- Đào tạo và Sở Tư pháp đã phối hợp với nhau xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn các trường học triển khai việc đưa giáo dục pháp luật vào trong trường học, đến nay giảng dạy bộ môn này đã từng bước ổn định, có nề nếp, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay.

 

 

 

 

Phần thứ nhất

Thực trạng dạy và học bộ môn pháp luật

trong nhà trường trên địa bàn tỉnh nghệ an

 

 

 

Về đặc điểm tình hình: Nghệ An là một tỉnh có diện tích 16.381 km2, dân số: 2.859.941 người, có 19 huyện, thành phố, thị xã; 463 xã, phường, thị trấn; số trường học trong các cấp học cụ thể như sau:

- Bậc Tiểu học có 639 trường;

- Trung học cơ sở có 415 trường;

- Phổ thông cơ sở: chung cả cấp I và cấp II có 26 trường;

- Phổ thông trung học có 65 trường;

- Trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng có 6 trường gồm: Trung học Y tế, Trung học Kinh tế- Kỹ thuật, Trung học Sư phạm, Trung học Sư phạm Kỳ Sơn, Trường Cao đẳng Sư phạm.

 

I. Kết quả đạt được:

 

1. Tình hình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.

 

Từ nhận thức về yêu cầu giáo dục pháp luật trong nhà trường là một môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy chính khoá, lại là môn học hoàn toàn mới, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo về giảng dạy pháp luật Sở Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành có liên quan tổ chức việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn pháp luật cho đội ngũ giáo viên. Tổ chức việc chỉ đạo điểm, dự giờ, thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh bước đày giảng dạy và học môn học này, đa số ý kiến đều khẳng định là môn học khó, nhưng rất thiết thực, có giá trị trong cuộc sống của mình.

Việc tổ chức học tập giảng dạy và học tập được tiến hành theo 2 phương thức: giảng dạy chính khoá và thông qua hoạt động ngoại khoá.

 

a. Giảng dạy chính khoá.

 

- Đối với bậc Tiểu học: Việc thực hiện chương trình giáo dục pháp luật chủ yếu giáo dục về đạo đức và luân lý, hình thành ở các em những chuẩn mực về thói quen và hành vi xử sự phù hợp với đạo lý làm người. Thông qua đó phổ cập cho các em một số kiến thức pháp luật phổ thông và sơ đẳng nhất. Hầu hết việc thực hiện chương trình giáo dục Đạo đức (Giáo dục công dân) ở bậc Tiểu học đều được tổ chức giảng dạy vào thứ 2 hàng tuần do giáo viên Chủ nhiệm giảng dạy.

- ở bậc trung học cơ sở: chương trình giáo dục pháp luật được bố trí giảng dạy liên hoàn từ lớp 8 đến lớp 9. Trong nội dung giáo dục pháp luật (lớp 8, 9) chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề cơ bản: quyền và nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và quyền hạn trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Như vậy chương trình giáo dục pháp luật đã được nâng cao hơn một bước nhằm phổ cập những kiến thức pháp luật phổ thông, cơ bản và thiết yếu cho học sinh. Việ tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật ở bậc trung học cơ sở (lớp 8, 9) đã được thực hiện nghiêm túc, có lịch biểu giảng dạy cụ thể, bảo đảm chất lượng và thời gian quy định.

- ở phổ thông trung học (lớp 12): theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục- Đào tạo từ năm học 1992- 1993, môn Giáo dục công dân được áp dụng đại trà trong các trường phổ thông trung học, trong đó có phần giáo dục pháp luật được phân bổ ở lớp 12 là chương trình và nội dung giáo dục pháp luật đã được nâng lên ở mức độ cao hơn là những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và một số kiến thức pháp luật thiết yếu khác. ở bậc phổ thông trung học việc thực hiện chương trình, lịch biểu và thời gian giảng dạy nghiêm túc nhất, ở độ tuổi này mức độ nhận thức của học sinh cao hơn.

- Trong các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng: giáo dục pháp luật đã đượ đưa vào chương trình chính khoá bằng môn học độc lập "môn pháp luật" do Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định, được thực hiện từ năm 1995. Nội dung của môn pháp luật bao gồm những kiến thức cơ bản, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, quyền và nghĩa vụ của công dân, những kiến thức pháp luật chuyên ngành gắn với ngành nghề đào tạo như khối trường kinh tế, kỹ thuật, khoa học xã hội…

Việc đưa giáo dục pháp luật vào giảng dạy chính khoá tại các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức pháp luật cơ bản từng bước hình thành kiến thức pháp luật trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Như vậy, việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường đã được thực hiện theo chương trình chính khoá từ bậc Tiểu học đến trung học chuyên nghiệp và cao đẳng được thực hiện một cách nghiêm túc ở Nghệ An. Ngoài chương trình chính khoá, từ năm 1991 Sở Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bảo hiểm Nghệ An đã chủ động đưa luật lệ an toàn giao thông và bảo hiểm học sinh vào giảng dạy trong các trường học từ bậc Tiểu học đến trung học chuyên nghiệp và cao đẳng. Hàng năm một số trường phổ thông trung học đã tổ chức thi chọn học sinh giỏi bộ môn Giáo dục công dân như các bộ môn văn hoá khác.

Qua khảo sát, kiểm tra chất lượng dạy và học ở các trường học, chất lượng giáo dục pháp luật ở lớp 12 và trung học chuyên nghiệp, cao đẳng đạt yêu cầu cao hơn so với lớp 8, 9. Vì thực tế ở trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp, cao đẳng có đủ giáo viên giảng dạy, được đào tạo cơ bản về chính trị- Giáo dục công dân, còn ở bậc trung học cơ sở (lớp 8, 9) chủ yếu do giáo viên Chủ nhiệm hoặc giáo viên văn, sử giảng dạy.

 

b. Về hoạt động ngoại khoá cho học sinh, sinh viên.

 

Ngoài chương trình giáo dục pháp luật chính khoá trong các trường học, hoạt động ngoại khoá về pháp luật hết sức quan trọng- kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành.

Hầu hết các trường học đều thực hiện nhiều chương trình, nội dung ngoại khoá về giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt các câu lạc bộ, chỉ dẫn về giao thông, biển báơ thi viết vẽ về môi trường, bảo vệ rừng, tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về pháp luật. Thông qua hoạt động ngoại khoá về pháp luật giúp cho học sinh, sinh viên mở rộng hơn tầm hiểu biết và áp dụng pháp luật trong học tập bộ môn này. Thông thường sau những bài giảng về từng lĩnh vực cụ thể, các trường học đều bố trí chương trình, thời gian ngoại khoá, thực hành. Có những trường học đã xây dựng được các sơ đồ thực hành về luật lệ giao thông (khi giảng dạy về luật lệ giao thông); các mô hình, tranh, ảnh giúp cho việc giảng dạy chính khoá cũng như ngoại khoá về bộ môn giáo dục pháp luật đa dạng, sinh động.

Tuy nhiên hoạt động ngoại khoá về pháp luật còn nhiều bất cập giữa lý luận và thực tế, chưa có mô hình thống nhất cụ thể. Hoạt động ngoại khoá vẫn còn giản đơn, hiệu quả chưa cao so với yêu cầu của bộ môn này.

 

2. Về đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân (giáo dục pháp luật) ở Nghệ An.

 

Các trường trong toàn tỉnh đã bố trí đủ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, nhưng hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo chính quy về giảng dạy pháp luật. ở các trường trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, một số trường đã có giáo viên tốt nghiệp Đại học Luật. Đối với các trường trung học phổ thông có 83 giáo viên được đào tạo theo chuyên ngành chính trị- Giáo dục công dân, có 7 giáo viên bộ môn khác được phân công giảng dạy môn Giáo dục công dân. ở trung học cơ sở chỉ có 27 giáo viên được đào tạo chuyên ngành chính trị- Giáo dục công dân, còn lại tất cả tất cả đều do giáo viên Chủ nhiệm hoặc giáo viên văn, sử, thậm chí có nơi còn do giáo viên dạy toán trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân. (Nghệ An có 6083 lớp trung học cơ sở).

Do quá nhiều giáo viên bộ môn khác sang dạy môn Giáo dục công dân nên nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên còn thấp, bất cập với yêu cầu hiện nay. Riêng ở trường phổ thông trung học và trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chất lượng đội ngũ giáo viên tương đối ổn định và bảo đảm.

Hàng năm Sở Giáo dục- Đào tạo đã tổ chức thi chọn giáo viên dạy gỏi cấp tỉnh của bộ môn Giáo dục công dân ở khối phổ thông trung học, thông qua đó để đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy và học môn học này.

Sở Giáo dục- Đào tạo và Sở Tư pháp còn phối hợp kiểm tra, khảo sát, dự giờ, phát phiều thăm dò ở một số trường học như Thành phố Vinh, Thanh Chương, Anh Sơn, qua đó đánh giá được chất lượng giảng dạy và học tập môn học Giáo dục công dân.

Ngoài ra, hàng năm chuẩn bị bước vào năm học mới, Sở Giáo dục- Đào tạo còn phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức tập huần cho giáo viên ở tất cả các trường về giảng dạy môn Giáo dục công dân bao gồm những nội dung, phương pháp giảng dạy, những văn bản pháp luật mới ban hành.

 

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

Việc đưa giáo dục pháp luật vào trường học phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với nhau, đặc biệt là trách nhiệm của ngành Giáo dục- Đào tạo và ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương.

Trong từng thời gian cụ thể và căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ của địa phương, Sở Giáo dục- Đào tạo đã phối hợp với các ngành chức năng đưa giáo dục pháp luật vào trường học.

- Từ năm 1991, Sở Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bảo Việt đưa giảng dạy luật lệ an toàn giao thông và bảo hiểm tai nạn học sinh vào các trường học. Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở Tư pháp, Công an tỉnh đã biên soạn 3 cuốn tài liệu về an toàn giao thông phát đến tận các lớp học (trong đó 1 cuốn cho Tiểu học; 1 cuốn cho trung học cơ sở; 1 cuốn cho trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp). Việc đưa luật lệ an toàn giao thông và bảo hiểm tai nạn học sinh vào các trường học, Nghệ An là một trong những tỉnh được đánh giá triển khai sớm trong toàn quốc.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu Bộ luật dân sự, đối tượng học sinh dự thi trong toàn tỉnh chiếm hơn 60% số bài dự thi, có những em đạt giải của Trung ương; Sở Giáo dục- Đào tạo còn phối hợp với công an tỉnh, tỉnh đoàn, sở Y tế tổ chức cuộc thi tìm hiểu về phòng chống ma tuý, phòng chống nhiếm HIV/AIDS cho đối tượng học sinh từ bậc Tiểu học đến phổ thông trung học với hơn 800.000 người tham gia dự thi.

- Sở Giáo dục- Đào tạo phối hợp với công an tỉnh, tỉnh đoàn tổ chức thành công "Hội thi tuổi trẻ Nghệ An với an toàn giao thông". Hội thi không chỉ là sân chơi lôi cuốn đông đảo thanh thiếu niên tham gia mà còn lôi cuốn các tầng lớp nhân dân theo dõi động viên, cổ vũ và hưởng ứng cuộc thi.

Uỷ ban an toàn Quốc gia và các ngành Trung ương đánh giá cao, đưa Hội thi của Nghệ An thành một điển hình cần được nhân rộng trên phạm vi cả nước.

- Sở Giáo dục- Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên một số vấn đề về Luật Hôn nhân và gi đình, các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm; phòng chống ma tuý; các tệ nạn xã hội khác thông qua các hình thức câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, câu lạc bộ tiến hôn nhân, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ… với nhiều hình thức đa dạng, sinh động lôi cuốn thanh thiếu niên, học sinh tham gia.

 

II. Những tồn tại, hạn chế và vướng mắc.

 

Tuy đã đạt được những kết quả nêu trên, việc triển khai thực hiện và phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Nghệ An vẫn còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế và vướng mắc sau:

1. Giáo dục pháp luật là một môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục Quốc gia, tuy nhiên do chưa nhận thức đầy đủ về môn học này, một số nơi, một số trường còn cắt xén chương trình, chưa thực hiện nghiêm túc theo lịch biểu đề ra, có lúc còn xem nhẹ môn học này. Do đó chất lượng giảng dạy và học tập chưa cao so với yêu cầu.

2. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu đồng bộ, mang tính nhất thời, chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp hàng năm để phân trách nhiệm cho từng ngành, từng tổ chức trong chỉ đạo và triển khai việc giáo dục pháp luật trong nhà trường.

3. Công tác kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo điểm ở các trường chưa thống nhất, chưa xây dựng được điểm điển hình trong tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt việc quan tâm đầu tư giáo dục pháp luật ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và rẻo cao chưa toàn diện.

4. Hàng năm, việc tổng kết, đánh giá môn học pháp luật để đúc rút kinh nghiệm chưa được thường xuyên, phạm vi còn bó hẹp, chủ yếu trong ngành giáo dục. Do vậy chưa phát huy được sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

 

 

phần thứ II

một số kiến nghị để tăng cường trách nhiệm phối hợp và đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật

trong nhà trường trong thời gian tới

 

 

 

Để đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên đạt hiệu quả cao hơn, qua hoạt động thực tiễn, xin kiến nghị một số vấn đề sau đây:

 

1. Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để thống nhất chương trình, nội dung giảng dạy pháp luật chính khoá ở các trường không chuyên luật cho phù hợp đối tượng và yêu cầu giáo dục đào tạo. Thực tế hiện nay, việc sắp xếp, bố trí chương trình bài giảng cho từng cấp học chưa phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý và nhận thức của học sinh, sinh viên. Nội dung bài học còn nặng về lý luận và phạm vi quá rộng, khả năng tiếp thu của học sinh chưa tiếp nhận được những tri thức này.

 

2. Thường xuyên hướng dẫn chương trình ngoại khoá chủ yếu để phổ cập (phổ biến, giáo dục) pháp luật hiện hành cho từng đối tượng, loại hình để đưa hoạt động ngọai khoá giáo dục pháp luật đi vào nề nếp. Để phục vụ cho hoạt động ngoại khoá giáo dục pháp luật Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành có liên quan cung cấp đủ các tài liệu tham khảo, các loại mô hình, sơ đồ, sa bàn và các đồ dùng giảng dạy khác phù hợp với từng nội dung và chủ đề bài giảng của môn học Giáo dục pháp luật.

 

3. Xây dựng mô hình tổ chức giảng dạy pháp luật ở các trường theo từng loại hình cụ thể:

- Đối với bộ môn pháp luật trong các trường không chuyên luật (bao gồm Đại học, Cao đẳng: chương trình giáo dục pháp luật chuyên ngành cho các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Xây dựng và từng bước hình thành đội ngũ giáo viên chuyên luật; muốn vậy trong các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm cần mở khoa Luật để đào tạo cơ bản, chính quy đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn pháp luật cho từng cấp học.

- Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức sư phạm giảng dạy bộ môn pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật ở các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đại học và Cao đẳng (không chuyên luật).

 

4. Hướng dẫn thống nhất trách nhiệm của từng ngành trong mối quan hệ phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào trường học (như trách nhiệm của ngành Giáo dục- Đào tạo, ngành Tư pháp và các ngành có liên quan). Cần xác định rõ phương thức phối hợp giữa các ngành chức năng với nhau trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

 

 

 

Sở Tư pháp tỉnh nghệ an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số vấn đề về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy "Giáo dục công dân", "pháp luật" trong các trường

không chuyên luật thành phố Hà Nội

 

Trần Thị Quốc Khánh

Phó giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

 

 

đặt vấn đề

 

Trong việc đưa pháp luật vào hệ thống các trường phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (thuộc khối các trường không chuyên luật) hiện nay, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn "Giáo dục công dân" và môn "pháp luật" có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ thầy, cô giáo không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh mà còn là tấm gương cho các em noi theo khi xử lý các tình huống trên cơ sở tôn trọng và chấp hành pháp luật.

 

Nhận thức đúng đắn mối quan hệ thầy- trò trong giáo dục pháp luật, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy "Giáo dục công dân" và "Pháp luật", ngay khi triển khai kế hoạch, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục- Đào tạo trong việc đưa pháp luật vào trường học từ năm 1986- 1987 đến nay, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động nhằm làm tốt việc tập huần, bồi dưỡng đào tạo giáo viên dạy "Giáo dục công dân" và "Pháp luật" trong các trường học ở Hà Nội.

 

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm tiến hành các hoạt động này, thực trạng đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật ở Hà Nội cũng bộc lộ những khiếm khuyết, đòi hỏi bức xúc phải được nghiên cứu, đánh giá đúng mức, từ đó đề xuất hướng khắc phục, từng bước góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học pháp luật trong các trường không chuyên luật ở Thủ đô.

 

1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và pháp luật.

 

Hà Nội hiện nay có 316 trường phổ thông và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do ngành Giáo dục- Đào tạo quản lý, trong đó có:

- 213 trường phổ thông trung học cơ sở;

- 36 trường phổ thông trung học quốc lập;

- 57 trường phổ thông trung học dân lập;

- 10 trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

 

Về giáo viên:

 

- Khối phổ thông trung học cơ sở chỉ có từ 1 đến 2 giáo viên chuyên dạy Giáo dục công dân ở một vài quận, huyện, hầu hết các trường chưa có đội ngũ giáo viên chuyên.

- Khối phổ thông trung học có 92 người chuyên dạy.

- Khối trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có 69 giáo viên dạy chính trị kiêm dạy pháp luật.

 

Nguồn giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật ở các cấp học khác nhau:

 

- Khối phổ thông trung học cơ sở: hầu hết do giáo viên Chủ nhiệm kiêm nhiệm.

- Khối phổ thông trung học và trung học chuyên nghiệp dạy nghề, nguồn giáo viên đa dạng, phong phú hơn gồm: giáo viên tốt nghiệp khoa giáo dục chính trị, khoa tâm lý của trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; giáo viên tốt nghiệp các trường Đảng Thành phố, Trung ương, giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm đã dạy trung học cơ sở, đi học chuyên tu khoa giáo dục chính trị Đại học Sư phạm Hà Nội I; giáo viên các bộ môn văn, sử, tiếng Nga đã được học 2 năm khoa giáo dục chính trị Đại học Sư phạm Hà Nội I… Với nguồn đào tạo nhiều loại như trên tạo ra chất lượng giáo viên không đồng đều cả về trình độ kiến thức pháp lý cũng như nghiệp vụ sư phạm.

Để khắc phục dần những khiếm khuyết trên đây, ngành Giáo dục - Đào tạo phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên trong dịp hè (tập trung vào tháng 8 hàng năm).

- Nội dung tập huấn: kiến thức bộ môn; thực tế bộ môn; đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong đó chú trọng chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra, và tình hình thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương.

- Hình thức tổ chức: nhiều năm trước đây, Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Tư pháp thường thống nhất có văn bản liên ngành về việc tổ chức lớp tập huấn giáo viên dạy pháp luật trong dịp hè, từ 2 - 3 ngày, phân rõ trách nhiệm: ngành giáo dục lo triệu tập, quản lý đối tượng (giáo viên, cán bộ quản lý các trường), ngành Tư pháp hỗ trợ tài liệu, giảng viên và kinh phí (nếu có).

Từ năm học 1994 đến nay, được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Hà Nội là một trong các địa phương được chọn chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong trường học. Vì vậy hai ngành đã được cử cán bộ chuyên viên tư pháp, giáo dục và hầu hết giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật ở các trường chỉ đạo điểm tham dự các lớp tập huấn do Bộ mở. Đây là những thuận lợi rất lớn để anh chị em giáo viên nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật và có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm giáo dục pháp luật trong trường học ở các trường và địa phương khác.

Ngoài ra, trong từng đợt tập huấn chuyên sâu (theo đối tượng hoặc chuyên đề pháp lý với nội dung văn bản pháp luật mới ban hành) ngành Giáo dục - Đào tạo Hà Nội luôn được Bộ giúp đỡ bố trí giảng viên, cung cấp tài liệu cần thiết…

Trong những năm qua, 2 ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp đã phối hợp tổ chức các cuộc thi "Tìm hiểu Pháp luật" trong học sinh và thi "Giáo viên dạy giỏi pháp luật". Đây là một trong những hình thức góp phần nâng cao kiến thức, trình độ hiểu biết pháp luật cho giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao được anh chị em giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật ở các trường học trong thành phố.

Việc trang bị tủ sách, báo về pháp luật ở các trường cũng là điều kiện giúp cho anh chị em giáo viên tìm đọc, tự nâng cao kiến thức pháp luật. Hiện nay các trường đã thực hiện chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật đều đã xây dựng tủ sách pháp luật với hàng trăm đầu sách, báo về pháp luật. Còn ở các trường khác, vấn đề này chưa thực sự được quan tâm, anh chị em giáo viên còn rất khó khăn khi tra tìm, nghiên cứu sách, báo pháp luật.

Nhìn chung, các giáo viên được phân công dạy môn Giáo dục công dân và Pháp luật đã rất nỗ lực, tăng cường học hỏi, tham dự các buổi tập huấn do Trung ương và Thành phố tổ chức để ngày càng nâng cao kiến thức để giảng dạy. Giáo viên đã được trang bị một số phương tiện dạy học để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, có sách giáo khoa, tài liệu và báo chí tham khảo phục vụ việc giảng dạy. Giáo viên ở nhiều trường đã thực hiện nghiêm túc nề nếp quy định chuyên môn như ra vào lớp đúng giờ, soạn bài, chấm bài nghiêm túc, dạy đảm bảo đúng chương trình quy định; đẩy mạnh sinh hoạt nhóm chuyên môn, nhằm trao đổi, thảo luận, tháo gỡ những mắc mớ trong giảng dạy. Giáo viên đã bỏ nhiều công sức để biên soạn đề cương chi tiết, viết giáo trình, giáo án đầy đủ để đảm bảo môn học vừa mang tính nghiêm minh của pháp luật liên hệ được giữa môn học với thực tiễn nghề nghiệp.

Từ đó chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân và Pháp luật đã nâng lên, thể hiện ở giờ học sinh động, gây được hứng thú cho học sinh. Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, cấp Trung ương, Ban Giám khảo cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn pháp luật của Trung ương đã đánh giá cao sự hiểu biết và phương pháp truyền tải nội dung pháp luật của các thầy cô giáo. Kết quả 10 giáo viên dự thi: có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 4 giải khuyến khích.

 

2. Một số đề nghị về giải pháp, biện pháp Đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân và pháp luật.

- Các Bộ, ngành ở Trung ương sớm có chương trình kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật ở các lớp học; mở khoa đào tạo giáo viên chuyên dạy môn học này trong hệ thống các trường sư phạm của Trung ương và địa phương.

Trước mắt, tăng cường mở lớp tập huấn bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức pháp luật và phương pháp giảng dạy cho giáo viên đang dạy Giáo dục công dân và Pháp luật. Chú ý cập nhật trang bị kiến thức văn bản pháp luật mới ban hành cho anh chị em giáo viên.

- Tăng cường biên soạn sách tham khảo, tư liệu giảng dạy bộ môn. Khi soạn sách giáo khoa (phần pháp luật) chú ý cấu trúc bài hợp lý, phù hợp đối tượng lứa tuổi học sinh.

- Hỗ trợ các phương tiện, thiết bị giảng dạy, sách, báo, tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật.

- Tăng cường tổ chức hoạt động giao lưu với các trường để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

- Tổ chức rộng rãi các buổi tọa đàm về pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi giáo viên dạy Giáo dục công dân và Pháp luật được theo dõi, tham gia.

- Định kỳ hàng năm hoặc vài năm tổ chức các cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật" và "Thi giáo viên dạy giỏi pháp luật", … từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia,…

 

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1999.

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số ý kiến về Giáo dục pháp luật

và giảng dạy pháp luật

ở trường sư phạm.

(Tham luận của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội)

Hiện nay việc giáo dục và giảng dạy pháp luật đã được đưa vào các nhà trường phổ thông của cả nước, từ cấp tiểu học đến hết cấp trung học. Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên để giảng dạy pháp luật cho các trường phổ thông đã đến lúc phải được đặt ra cho các trường sư phạm. Riêng với trường CĐSP Hà Nội, nơi đang đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở cho thủ đô Hà Nội, chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề cấp bách. Có điều cần suy nghĩ là chuẩn bị đội ngũ giáo viên này như thế nào đây để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà trường trên một diện rộng và trong một thời gian không lâu.

Hiện nay ở các trường phổ thông việc giảng dạy pháp luật thường được phân cho các giáo viên làm chủ nhiệm lớp (mà gốc đào tạo về chuyên môn rất khác nhau), chưa có giáo viên dạy chuyên; những giáo viên chủ nhiệm lớp này nói chung chưa hề được học về pháp luật khi còn ở trường sư phạm. Từ thực tế này, chúng tôi cho rằng việc đào tạo giáo viên về pháp luật cần giải quyết theo hai hướng: vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt bằng cách cung cấp tri thức về pháp luật ở mức độ cần thiết cho toàn thể sinh viên sư phạm, vừa chuẩn bị cho một giải pháp lâu dài hơn với việc đào tạo những sinh viên chuyên về pháp luật.

Nhưng dù là đào tạo giáo viên kiểu gì, đại trà hay dạy chuyên, chúng tôi nghĩ cũng cần giải quyết mấy vấn đề sau: dạy những nội dung gì về pháp luật ? (vấn đề nội dung), thời gian cho những nội dung đó lấy ở đâu ? (vấn đề quỹ thời gian), ai sẽ dạy những vấn đề pháp luật đó ? (vấn đề CBGD), và nên giảng dạy pháp luật như thế nào cho có hiệu quả cao ? (vấn đề phương pháp).

Về những vấn đề vừa nêu, xin có một số ý kiến như sau:

I. Vấn đề nội dung:

Việc quy định nội dung giảng dạy pháp luật (GDPL) ở trường CĐSP dĩ nhiên phải phụ thuộc vào đối tượng đào tạo (đại trà hay chuyên), và thuộc thẩm quyền của cấp Bộ. Theo chúng tôi có thể định hướng những nội dung đó đại thể như sau:

+ Với đối tượng đại trà:

Nội dung học về pháp luật nên đưa vào chương trình sư phạm dưới dạng một chuyên đề bắt buộc, và nên bao gồm những vấn đề có trong chương trình phổ thông tiểu học hoặc trung học cơ sở (tùy theo đối tượng được đào tạo để dạy tiểu học hay trung học cơ sở) nhưng được đề cao ở mức độ cần thiết, có thêm phần nghiên cứu phương pháp giảng dạy pháp luật.

+ Với đối tượng chuyên (chủ yếu để dạy ở Trung học cơ sở):

Nội dung học về pháp luật cần được xây dựng một cách có hệ thống, nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết có liên quan đến việc quản lý xã hội bằng pháp luật, như các vấn đề Nhà nước và pháp luật, Hiến pháp, những luật cơ bản về quyền hạn và nghĩa vụ công dân, một số luật về Giáo dục… Ngoài ra còn phải học những vấn đề về phương pháp giáo dục và giảng dạy pháp luật để sau này có thể đảm đương trách nhiệm của người giáo viên chuyên về pháp luật.

2. Vấn đề quỹ thời gian:

+ Với đối tượng đại trà: đây là một vấn đề khá nan giản vì nói chung quỹ thời gian đào tạo quá hạn hẹp (hệ cao đẳng chỉ học có 3 năm, và hệ trung học 2 năm) mà càng ngày càng có nhiều vấn đề thấy cần đưa vào nhà trường như "Dân số và kế hoạch hóa gia đình", "giáo dục giới tính". "giáo dục bảo vệ môi trường"… Theo chúng tôi chuyên đề giáo dục pháp luật đưa vào chương trình đào tạo đại trà chỉ nên có thời lượng khoảng 45 tiết đối với hệ đào tạo giáo viên tiểu học, và 60 tiết với hệ đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Nên gắn liền phần chương trình này với môn Đạo đức học đã có trong chương trình đào tạo hiện nay thuộc bộ môn Mác – Lê.

+ Với đối tượng chuyên: theo chúng tôi, nên đào tạo giáo viên chuyên dạy về pháp luật dưới dạng ban ghép, chẳng hạn ban Sử – Giáo dục pháp luật, Ban Địa – Giáo dục pháp luật… Quỹ thời gian cho môn học về pháp luật sẽ là 30% quỹ thời gian dành cho cả khóa đào tạo của Ban ghép đó.

3. Vấn đề cán bộ giảng dạy:

Trước mắt nên trao việc giảng dạy về pháp luật cho tổ bộ môn Mác – Lê, cụ thể là cho giáo viên lâu nay được phân công dạy môn Đạo đức học. Những giáo viên này cần được tập huấn trước (theo một chương trình do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định) để có thể giảng dạy được phần chuyên môn mới này.

Riêng với lớp đào tạo chuyên (nếu có) thì nên mời thêm các cộng tác viên là những chuyên gia về pháp luật tham gia dạy những vấn đề chuyên sâu mà các cán bộ giảng dạy của trường chưa chuẩn bị được. Về lâu dài, cần có kế hoạch đào tạo cán bộ giảng dạy về pháp luật cho các lớp chuyên này ở các trường sư phạm.

Nên chăng có hình thức gửi cán bộ giảng dạy đi đào tạo thêm ở trường Đại học Luật, hoặc lấy sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật cho bồi dưỡng thêm về khoa học sư phạm để tuyển làm cán bộ giảng dạy cho môn học này ?

4. Vấn đề phương pháp:

Trong việc đào tạo giáo viên về Pháp luật, hai mặt nội dung và phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề nội dung cụ thể sẽ do chương trình quy định, chúng tôi xin không đề cập đến ở đây; còn về phương pháp, do chưa tiến hành đào tạo thực tế nên chúng tôi cũng chưa có kinh nghiệm để trao đổi. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của bộ môn chúng tôi thấy có những vấn đề cần nhấn mạnh như sau:

- Trước hết cần quán triệt mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị; trên thực tế không có hệ thống pháp luật nào độc lập với chế độ chính trị, và mỗi chế độ chính trị đều có một hệ thống pháp luật của mình nhằm thể chế hóa đường lối chính trị đã vạch ra. Vì vậy không thể dạy cho học sinh hiểu và thực hiện tốt pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam nếu không làm cho học sinh nắm được đường lối, quan điểm, cũng như những chủ trương lớn của Đảng ta trong việc xây dựng đất nước, đặc biệt là mối quan hệ pháp luật và chính trị trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hiện nay. Có như vậy học sinh mới hiểu được tại sao có những cái trước đây là đúng và được chấp nhận mà nay lại không được phép, và ngược lại có những điều trước kia được phép thì nay lại không được chấp nhận nữa: Khi chính trị đã thay đổi hoặc đổi mới thì luật pháp không thể giữ nguyên như cũ được.

- Điểm thứ hai là đối với một nước có rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, chi phối toàn bộ hoạt động của xã hội, nhưng đạo cơ bản nhất, là gốc rễ của mọi luật khác là bản Hiến pháp của nước đó. Vì vậy, khi giảng dạy pháp luật cho sinh viên sư phạm, cần làm cho họ hiểu rõ vị trí của Hiến pháp của Nhà nước ta, thấy rõ sự thống nhất của mọi bộ luật khác với Hiến pháp.

- Một điều cần lưu ý nữa trong quá trình giảng dạy pháp luật là phải thấy rõ chỗ giống nhau và chỗ khác nhau giữa pháp luật và đạo đức, giảng dạy pháp luật và giảng dạy đạo đức. Tuy pháp luật và đạo đức cùng định hướng cho con người làm điều tốt, điều thiện, nhưng trong lĩnh vực đạo đức người ta lấy việc khuyên răn, thuyết phục là chính, còn với luật pháp thì lại phải bắt buộc, cưỡng chế thực hiện. Với những vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, ai làm tốt sẽ được biểu dương, khen thưởng, còn làm sai sẽ bị phê bình, khiển trách; còn với những vấn đề pháp luật thì việc làm đúng được coi là bình thường nhưng làm sai thì phải phạt, sai càng lớn thì phạt càng nặng. Khi giảng dạy đạo đức, ta nói đến những cái "nên làm" và những cái "không nên làm", còn khi giảng dạy luật pháp thì lại chỉ có những cái "được làm" và những cái "không được làm" mà thôi. Hiện nay trong việc quản lý xã hội do chúng ta còn chưa đề cao tính "cưỡng chế" này mà luật pháp thực hiện chưa nghiêm, luật ban hành khá nhiều nhưng không phát huy hết hiệu quả trong thực tế.

- Điểm thứ tư, trong việc giáo dục pháp luật cần nhấn mạnh tính bình đẳng của công dân trước pháp luật; đối với pháp luật thì không có sự phân biệt công dân loại 1 hay công dân loại 2; bất kỳ ai, dù thuộc đối tượng nào, tầng lớp nào cũng phải chấp hành luật pháp như nhau, và nếu vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp chúng ta thấy còn chưa thực hiện được điều này, gây mất lòng tin của thanh niên, học sinh ở hiệu lực pháp luật.

- Một điểm nữa là dạy pháp luật không thể dừng lại ở trang bị tri thức; có hiểu biết về pháp luật là một chuyện, nhưng làm đúng theo pháp luật lại là chuyện khác. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vi phạm pháp luật do không biết luật, nhưng cũng không ít trường hợp biết luật rồi mà vẫn vi phạm. Vấn đề ở đây là ý thức tôn trọng pháp luật. Vậy thì giảng dạy pháp luật nhất thiết phải gắn việc cung cấp tri thức với việc rèn luyện hành vi và thói quen làm theo luật pháp. Đây là vấn đề không dễ, nhất là trong hoàn cảnh của xã hội ta lâu nay đã quen với lối sống không cần biết đến pháp luật. Cần phải rèn thói quen tự giác hành động theo những điều đã được quy định, từ mức thấp đến cao dần, bắt đầu ngay từ việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường. Điều quan trọng là phải tạo được môi trường pháp luật ngay từ trong nhà trường, buộc mọi sinh viên, học sinh tự khép mình vào kỷ luật, nội quy và trong các trường hợp vi phạm phải xử lý thật kiên quyết.

Phải huy động lực lượng tổng hợp trong nhà trường (chính quyền, đội ngũ thầy cô giáo, Đoàn TNCSHCM…) vào việc rèn luyện này mới hy vọng tạo được sự chuyển biến mong muốn. Cái cuối cùng cần phải đạt được là mỗi sinh viên, học sinh ý thức được trong cuộc sống hàng ngày cái gì "phải làm", cái gì "không được làm".

Cũng cần nhấn mạnh hơn nữa là để việc giáo dục pháp luật có hiệu quả, dù ở trường sư phạm hay các trường phổ thông, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trực tiếp dạy pháp luật phải thực sự gương mẫu về mặt này, tránh tình trạng dạy pháp luật theo kiểu "các em hãy làm theo những điều thầy cô bảo, chứ đừng làm như thầy cô làm". Nếu như vậy sẽ không tạo được lòng tin, tình cảm với pháp luật và sẽ làm mất tác dụng của việc giáo dục pháp luật.

Đã đến lúc phải tạo được một sự chuyển biến về chất trong việc giáo dục pháp luật trong các nhà trường nói chung và trong công tác đào tạo giáo viên dạy pháp luật nói riêng. Khẩu hiệu "sống và làm việc theo pháp luật" chỉ đi được vào cuộc sống khi mà mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào việc này (trong đó các nhà trường dĩ nhiên đóng vai trò nòng cốt), và khi xây dựng được môi trường pháp lý thuận lợi để mọi người mạnh dạn đấu tranh chống lại mọi tiêu cực xã hội dưới bất kỳ hình thức nào. T rách nhiệm của các nhà trường trong việc giáo dục pháp luật rất lớn nhưng trách nhiệm của các cơ quan pháp luật còn lớn hơn, vì chính họ sẽ làm cho luật pháp trở nên "thiêng" hay không.

 

 

 

Tham luận Hội thảo.

Phương pháp giảng dạy pháp luật

và giáo dục pháp luật

trong trường phổ thông

Tham luận của Trường PTTH Lê Quý Đôn - Hà Nội

Môn giáo dục công dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Để dạy tốt môn giáo dục công dân trong giai đoạn hiện nay là một điều rất khó. Còn dạy tốt pháp luật lại càng khó hơn. Việc dạy pháp luật liệu có lặp lại quan niệm cũ hay không. Nó còn nặng nề, khô cứng và khó khăn không. Đó là chưa nói đến trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân còn thấp; việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật chưa tốt. Những yếu tố khác nhau đó đều ảnh hưởng đến việc dạy và học pháp luật.

1. Ai cần học pháp luật ?

Hiện nay, có thể thấy 3 loại thái độ đối với việc học pháp luật:

Người chấp hành pháp luật thì mong muốn tìm hiểu pháp luật

Người lợi dụng pháp luật cũng tích cực tìm hiểu pháp luật

Người không cần, thờ ơ pháp luật và thờ ơ với việc tìm hiểu pháp luật.

Pháp luật rất cần cho cả 3 đối tượng trên - cần cho mỗi cá nhân và toàn xã hội.

2. Dạy pháp luật trong nhà trường để làm gì ?

Dạy để mọi người biết và tin vào pháp luật, mong muốn thực hiện pháp luật.

Dạy để đạt được:

+ Tri thức pháp luật

+ Tình cảm pháp luật

+ ý thức pháp luật, hành động đúng pháp luật.

Trước hết yêu cầu về nhận thức:

- ý nghĩa và giá trị xã hội của pháp luật

- Vị trí của người công dân đối với pháp luật.

Thứ hai, yêu cầu về tri thức:

- Nắm kiến thức cơ bản về pháp luật

- Tính hệ thống

- Thực tiễn hoạt động.

Thứ ba, yêu cầu về cấu trúc nội dung:

- Cung cấp những khái niệm cơ bản

- Những khái niệm ngành luật

- Kết luận

- Bài tập tình huống

3. Dạy pháp luật như thế nào ?

Để đạt được các yêu cầu trên giáo viên trình bày giản dị trung thực và dễ hiểu giúp các em lựa chọn:

+ Tự do

+ Trách nhiệm

Với các phương pháp sau:

a/ Sơ đồ hóa nội dung bài giảng:

Giáo viên giảng theo sơ đồ. Thực tế phương pháp này giúp học sinh tiếp thu tốt hơn. Kèm theo sơ đồ là hệ thống câu hỏi giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức.

b/ Giáo dục nhân văn:

Giáo dục nhân văn qua pháp luật như thế nào ? Trước hết, pháp luật liên quan mật thiết đến đạo đức. Mối quan hệ này thể hiện quy tắc, tiêu chuẩn (chuẩn mực đạo đức xã hội), những cư xử trong xã hội. Từ đó học sinh lựa chọn giá trị cao hơn:

+ ý thức

+ Thái độ

+ Tình cảm

Và chuẩn bị gia nhập cuộc sống hiện tại và là hành trang bước vào đời trở thành công dân tốt, có đủ kỹ năng vận dụng kiến thức đã học tự điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực Chân, Thiện, Mỹ.

c/ Vận dụng nhiều bộ môn:

Dạy pháp luật nói riêng và giáo dục công dân nói chung để phong phú và sinh động cần phải biết kết hợp nhiều bộ môn như lịch sử, văn học, đạo đức, triết học, tâm lý…

Ví dụ: - Truyền thống dân tộc

- Ông cha ta với pháp luật

- án xưa tích cũ

- Danh ngôn, ngụ ngôn về pháp luật …

d/ Thực hành:

- Hầu hết các bài giảng nên sử dụng sơ đồ (nếu có thể được)

- Sưu tầm tranh ảnh

- Câu chuyện vụ án, hỏi đáp về pháp luật

- Bài tập tình huống

- Hệ thống câu hỏi.

đ/ Gây hứng thú học tập:

Thực hiện các biện pháp trên chính là góp phần gây hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh say mê học tập. Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn chương trình phải sử dụng ngôn từ chính xác, có giọng nói truyền cảm, có niềm tin vào pháp luật. Nhưng để dạy tốt môn giáo dục công dân chúng tôi có một số đề nghị:

Cần bổ sung thêm vào nội dung giảng dạy pháp luật một số cơ sở lý luận về pháp luật (các quan điểm, tính xã hội, tính giai cấp trong pháp luật)

Giáo viên cần được bồi dưỡng thêm về kiến thức pháp luật

Tài liệu cho dạy và học pháp luật cần phong phú, đa dạng hơn.

Nên cả 3 khối (10+11+12) đều được học pháp luật (nhưng nội dung phải phù hợp đối tượng)

Cần có sự chỉ đạo chặt chẽ về chuyên môn của Sở Giáo dục – Đào tạo, Ban Giám hiệu.

Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và các ngành, các đoàn thể để tạo ra môi trường giáo dục tốt.

 

 

 

 

 

Bàn về giáo dục pháp luật trong nhà trường

(Tham luận của Trường Đại học Giao thông Vận tải)

Nhận thức vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường

Mọi người đều thừa nhận rằng, một xã hội văn minh, tiến bộ, nề nếp đương nhiên đã phải có đầy đủ các đạo luật về mọi lĩnh vực, để điều chỉnh mọi hoạt động của đời sống xã hội của mọi thành viên trong xã hội đó.

Đồng thời mọi thành viên trong xã hội đó, không kể tuổi tác, địa vị xã hội khác nhau, đều phải có ý thức tôn trọng pháp luật, và không kể ở đâu, ở thời điểm nào, làm gì, nhất nhất đều phải hoạt động đúng luật, sống và hành động theo pháp luật.

Xã hội chúng ta phải là một xã hội có trật tự kỷ cương. Muốn đạt được yêu cầu trên, thì biện pháp giải quyết chắc chắn nhất giải quyết cơ bản tận gốc, là biện pháp đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường.

II. Xác định nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục pháp luật trong nhà trường.

1/ Nhiệm vụ và nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường.

1.1- Nhiệm vụ giáo dục ý thức nhân cách

Giáo dục ý thức nhân cách nhằm đào tạo ra được những con người mà dù ở vai trò nào trong gia đình, ngoài xã hội, thì mọi hành động của họ đều lấy kết quả giá trị xã hội làm trên hết. Kết quả hành động phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức với kỷ cương, nề nếp và pháp luật mà xã hội yêu cầu. Một xã hội mà bao gồm tất cả các thành viên đều có đủ ý thức nhân cách thì không phải lo xã hội đó mất kỷ cương; nếu con người không có ý thức nhân cách, thì kết quả ngược lại. Do vậy, giáo dục ý thức nhân cách là một nhiệm vụ chiến lược của mỗi quốc gia, là nhiệm vụ của mọi thành viên trong xã hội. Nó phải được thực hiện liên tục, rộng khắp ở mọi môi trường.

Giáo dục ý thức nhân cách thực chất là dạy làm người, mà dậy làm người là một việc vô cùng khó khăn. Cho nên, nội dung và phương pháp giáo dục là hết sức phong phú, đa dạng.

* Về nội dung giáo dục ý thức nhân cách; chúng tôi cho rằng tập trung vào mặt giáo dục tình cảm. Nó bao gồm nhiều mặt.

- Giáo dục tình cảm thẩm mỹ: Biết yêu cái đẹp trong tâm hồn con người, yêu quê hương, đất nước, yêu con người, quý trọng và yêu lao động…

- Giáo dục tình cảm đạo đức: Biết trân trọng và kế tục các truyền thống của ông cha. Yêu sự ngay thẳng trung thực, ghét kẻ nịnh, tham lam, ham làm điều nhân nghĩa, dũng cảm bảo vệ chân lý, luôn coi trọng chữ tín.

- Giáo dục tình cảm trí tuệ: Phải ham học và ham mê sáng tạo cho mình và cho dân tộc mình.

Tóm lại, phải làm sao để những phẩm chất: "Cần, kiệm, liêm, chính, nhân nghĩa, lễ, trí, tín" trở thành lẽ sống của mỗi người.

* Về phương pháp giáo dục, đây là một nghệ thuật đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, liên tục, linh hoạt và tế nhị mới có thể làm cho học sinh chuyển hóa những điều được giáo dục vào nội tâm, biến thành cái của chính học sinh.

Trong nhà trường, người thầy đồng thời làm hai nhiệm vụ: giáo dục chuyên môn và giáo dục ý thức nhân cách cho học sinh. Tiếp xúc hàng ngày với học sinh, phát hiện kịp thời những điều không phù hợp với kỷ cương xã hội để có điều kiện uốn nắn, giải thích tại bục giảng. Mặt khác, có thể lồng ghép, xen kẽ nội dung các môn học vào nội dung giáo dục ý thức nhân cách. Làm như vậy sẽ có hiệu quả.

1.2- Nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường:

 

Mọi thành viên trong xã hội đều phải biết được những kiến thức cơ bản về pháp luật. Nghĩa là, ngay từ phổ thông, học sinh đã có thể trả lời được những câu hỏi cơ bản sau đây: pháp luật là gì ? hệ thống pháp luật bao gồm những văn bản nào ? tại sao phải sử dụng pháp luật để quản lý xã hội ? Nếu một Nhà nước, một xã hội mà mọi người coi thường pháp luật thì mọi trật tự xã hội sẽ ra sao ? Nghĩa vụ của mỗi công dân nói chung và mỗi học sinh nói riêng phải như thế nào đối với pháp luật của Nhà nước ?…

Nếu như mỗi học sinh đều trả lời đúng, chính xác những câu hỏi trên cộng với việc giáo dục ý thức nhân cách một cách thường xuyên, chắc chắn sẽ loại trừ được những hiện tượng vi phạm pháp luật trong học sinh; xã hội sẽ đảm bảo được kỷ cương, nề nếp. Cuộc sống sẽ tốt đẹp.

III. Kết luận và kiến nghị:

Từ những nội dung đã được trình bày, cho phép khẳng định:

1/ Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là chủ trương hoàn toàn đúng đắn.

2/ Việc giáo dục pháp luật trong nhà trường phải thực hiện đồng thời hai nội dung: Giáo dục ý thức nhân cách và giáo dục kiến thức cơ bản về pháp luật.

3/ Bộ Giáo dục - Đào tạo nên chủ trương sử dụng triệt để phương châm giáo dục: "Tiên học lễ, hậu học văn". Vì giảng dạy chuyên môn mà không dậy rèn ý thức nhân cách sẽ làm rối kỷ cương trong trường, và giảng chuyên môn cũng không có kết quả.

4/ Cần quan tâm đúng mức và có chính sách cụ thể đối với việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật.

5/ Giáo dục ý thức nhân cách là giải quyết từ gốc để đi đến những hành động đúng pháp luật. Nó là công việc trồng người, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sự tiến thoái của dân tộc. Do đó, đề nghị Nhà nước đầu tư thích đáng, và quan tâm hơn nữa đến những nhu cầu chính đáng của những người thầy; để họ có thể luôn hài lòng với nhiệm vụ trồng người đã giao cho họ.

6/ Bộ Giáo dục - Đào tạo nên sớm có chủ trương đưa môn luật học phổ thông vào chương trình giảng dạy trong tất cả các nhà trường và giành cho môn học này một vị trí tương ứng như một số môn học khác, chẳng hạn như môn lịch sử, môn địa lý…, đồng thời cho soạn ngay hệ thống giáo trình, giáo khoa luật học phổ thông để các trường thực hiện.

7/ Đối với các trường đại học, với các chuyên ngành kinh tế đã đưa môn pháp luật đại cương và luật chuyên ngành vào học chính khóa; với các sinh viên ở các chuyên ngành khác, cần thiết phải trang bị những kiến thức cơ bản về luật cho họ, và đưa vào chính khóa để giảng dạy. Hoặc nếu không thể đưa vào giảng chính khóa, đề nghị cho các trường sử dụng quỹ thời gian một tuần lễ sinh hoạt đầu khóa (đối với sinh viên mới vào trường) và một tuần sinh hoạt đầu năm của mỗi năm học để giảng kiến thức cơ bản của luật pháp cho tất cả các đối tượng trong trường.

Để thực hiện được việc giảng dạy pháp luật trong nhà trường, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có chủ trương thống nhất cho các trường. Khi đã thống nhất chủ trương thì việc tổ chức thực hiện được là điều chắc chắn, vì đây là chủ trương đúng hướng.

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ tư pháp cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Ban chỉ đạo điểm gdpltư Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 412 /GDPL

 

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 1999

 

Báo cáo tổng kết 2 năm mở rộng chỉ đạo điểm

Giáo dục pháp luật trong nhà trường (1997-1998)

 

I. Tình hình giáo dục pháp luật trong nhà trường những năm qua.

Mục tiêu mở rộng chỉ đạo điểm.

1. Khái quát về tình hình giáo dục pháp luật trong nhà trường:

Nhiều năm qua các cơ quan có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo) đã thực hiện yêu cầu của Đảng và Nhà nước về tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường.

Trong tổng số trên một vạn trường THCS, PTTH và hàng trăm trường THCN và DN, việc tổ chức đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường được triển khai thông qua các chương trình học chính khóa. Tuy ra đời sau so với các môn học truyền thống khác, nhưng chương trình giáo dục pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 8, 9, 12 bắt đầu từ năm học 1996-1997 và môn pháp luật (Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề từ năm học 1996-1997) đã được thống nhất và đang dần đi vào nề nếp. Nhìn chung nội dung các chương trình được xây dựng tương đối có hệ thống, đảm bảo lượng tri thức pháp luật phổ thông, cơ bản, thiết yếu, tương đối phù hợp với đặc thù thời gian và mục tiêu đào tạo của từng đối tượng học sinh phổ thông, THCN, đảm bảo sự liên thông, kế thừa và phát triển về mặt tri thức pháp luật giữa các cấp học, bậc học. Đó là chương trình lồng ghép nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân – 20 tiết (lớp 8,9), 22 tiết (lớp 12) và chương trình môn học pháp luật 35 tiết (Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề). Cùng với việc xây dựng các chương trình, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp đã phối hợp biên soạn tài liệu giáo dục công dân lớp 8, 9, 12. Tập tình huống 8, 9, 12, Sách bồi dưỡng giáo viên, Sổ tay thuật ngữ pháp lý phổ thông… Chương trình và các tài liệu, giáo trình, tuy chưa thật hoàn chỉnh và đầy đủ, song đã đáp ứng được một phần quan trọng yêu cầu dạy và học pháp luật trong những năm qua.

Cùng với việc triển khai môn học pháp luật đã từng bước hình thành đội ngũ giáo viên dạy pháp luật không chuyên trong các trường, từng bước hình thành củng cố mối quan hệ phối hợp giữa ngành Giáo dục - Đào tạo với các ngành Tư pháp, Tòa án, Công an.

Giáo dục pháp luật trong nhà trường có mục tiêu giáo dục đặc thù: Vừa phổ cập tri thức pháp luật phổ thông cơ bản thiết yếu cho các thế hệ học sinh để từ đó hình thành cơ sở ban đầu về ý thức, thái độ công dân đối với Nhà nước và pháp luật, vừa tạo lập, rèn luyện thói quen , nếp sống tôn trọng pháp luật trong hành vi ứng xử và trong tình cảm pháp luật của học sinh. Bởi vậy, để tăng cường hiệu quả thực sự của giáo dục pháp luật trong nhà trường thì không chỉ có việc ban hành chương trình, biên soạn sách là đủ, mà còn cần phải hướng đối tượng quản lý, đội ngũ giáo viên, những chủ thể quan trọng của cả quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh từ Trung ương xuống cơ sở nhà trường nhằm đạt được mục tiêu nêu trên; cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò giáo dục pháp luật trong nhà trường đến việc tiếp nhận chương trình, bố trí thời gian thực hiện chương trình, tổ chức bồi dưỡng, phân công giáo viên dạy môn học, chuẩn bị giáo án, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy và các điều kiện hỗ trợ học tập môn học… đó là quá trình tác động một cách có tổ chức của hệ thống các cơ quan quản lý các cấp tới học sinh - đối tượng được giáo dục pháp luật, thông qua các chương trình học chính khóa trên lớp và các chương trình ngoại khóa ngoài giờ lên lớp…

Thực tế đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần được giải quyết một cách cơ bản, có hệ thống như:

- Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vị trí, vai trò môn học;

- Bồi dưỡng, đào tạo giáo viên;

- Phương pháp giảng dạy…

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trước những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong công tác đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, ngày 19/4/1994 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường với nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan tổ chức liên quan thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong nhà trường: sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp, mô hình phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật.

Giai đoạn 1 (năm 1994-1996): chỉ đạo điểm được tiến hành trong hai trường ở Hà Nội. Mục tiêu của chỉ đạo điểm tập trung vào việc đánh giá thực trạng dạy và học pháp luật trong nhà trường, nghiên cứu tình hình phù hợp của chương trình, nội dung môn học, xây dựng mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Những vấn đề rút ra từ giai đoạn 2 đã được Ban chỉ đạo nâng lên thành đề tài nghiên cứu cơ bản như: "Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường".

Qua chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật trong giai đoạn 2 năm chỉ đạo điểm ở Hà Nội (giai đoạn 1) cho thấy, giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường với những điều kiện tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập về cơ chế chỉ đạo của từng Bộ, ngành và phối hợp chỉ đạo 2 Bộ, về đội ngũ giáo viên dạy pháp luật (số lượng, trình độ chuẩn) về điều kiện phương tiện giảng dạy và học tập… Chính từ những vấn đề trên, Ban chỉ đạo đã xác định được những điểm bất cập trong cơ chế quản lý, chỉ đạo môn học thấy cần thiết phải tiếp tục chỉ đạo điểm ở một số địa phương khác ngoài Hà Nội và coi đây chính là mục tiêu cơ bản của chỉ đạo điểm giai đoạn 2. Ngày 8/1/1997, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 111/QĐ - Bộ Tư pháp thành lập Ban chỉ đạo điểm Trung ương. Thực hiện Quyết định, Ban chỉ đạo đã mở rộng diện làm điểm giai đoạn 2 ở 17 trường (trong đó có 10 trường THCS, 5 trường PTTH và 2 trường THCN và DN) trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tây.

Mục tiêu, yêu cầu chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường:

Ngày 6/3/1997 Ban chỉ đạo điểm đã họp bàn kế hoạch thực hiện Chỉ đạo điểm trong 2 năm học 1997-1998 và 1998-1999, Ban chỉ đạo đã xác định mục tiêu, yêu cầu cụ thể như sau:

Thông qua các hoạt động chỉ đạo điểm để xác định quy trình phối hợp giữa 2 ngành Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp hoặc giữa 2 ngành với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Thông qua quy trình phối hợp nâng cao năng lực quản lý, tổ chức chỉ đạo điều hành của cán bộ quản lý các cấp của 2 ngành (trực tiếp là cán bộ quản lý ở địa phương. Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên); kết hợp nghiên cứu tính phù hợp của chương trình, tài liệu môn học để kiến nghị, bổ sung, sửa đổi…

Thông qua chỉ đạo đề xuất biện pháp thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên: đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn…

Qua chỉ đạo điểm khuyến khích các yếu tố tích cực, dấy lên phong trào thi đua dạy và học pháp luật trong nhà trường (giữa giáo viên với giáo viên, giữa học sinh với học sinh), đề cao sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, các đoàn thể các tổ chức cùng tham gia xây dựng môi trường pháp lý phù hợp thúc đẩy hoạt động giáo dục pháp luật có hiệu quả.

II. Tổ CHứC THự C HIệN Kế HOạCH Mở RộNG CHỉ ĐạO ĐIểM

1. ở Trung ương: Sau khi có Quyết định 111/QĐ - Bộ Tư pháp ngày 8/1/1997 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Ban chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường do đồng chí Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng ban và 7 thành viên đại diện các cơ quan: Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đã triển khai các hoạt động.

Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm GDPL; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và chọn trường điểm theo tiêu chí của Ban chỉ đạo điểm Trung ương, các tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện và xây dựng kế hoạch chỉ đạo điểm của địa phương. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các địa phương tổ chức khảo sát đầu vào và đầu ra nhằm nắm thực trạng công tác quản lý tổ chức chỉ đạo của 2 ngành; thực trạng phổ cập giáo dục pháp luật cho học sinh và hiệu quả công tác chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý Tư pháp, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật ở 17 trường điểm làm nòng cốt cho việc tập huấn bồi dưỡng giáo viên ở địa phương, đồng thời cung cấp tài liệu và hướng dẫn chỉ đạo địa phương tổ chức tập huấn giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật.

Hướng dẫn các địa phương tổ chức thi và cử giáo viên về dự thi "Giáo viên dạy giỏi giáo dục công dân, pháp luật" do Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức nhằm khẳng định vị trí môn học pháp luật, khuyến khích, động viên các giáo viên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xây dựng giáo án và phương pháp giảng dạy.

Hướng dẫn Ban chỉ đạo địa phương giúp các trường điểm xây dựng tủ sách pháp luật, phối hợp với các cơ quan hữu quan hỗ trợ văn bản, sách, báo, tạp chí, chuyên đề và các tài liệu tham khảo khác cùng nhà trường xây dựng tủ sách pháp luật.

Tổ chức tọa đàm về nội dung chương trình giáo dục công dân, pháp luật khối phổ thông và khối THCN nhằm đánh giá nội dung chương trình, tính phù hợp của chương trình: phương hướng cập nhật và hoàn thiện chương trình.

Hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động bổ trợ giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trực tiếp kiểm tra nắm tình hình quản lý và thực hiện chương trình môn học pháp luật tại các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề một số tỉnh, thành phố.

2. ở địa phương: Sau khi có công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp về kế hoạch mở rộng chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật trong nhà trường, các địa phương chọn làm điểm đã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo và triển khai hoạt động theo sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương. Qua theo dõi, kiểm tra và qua báo cáo của các tỉnh, rút ra một số cách làm như:

Hà Nội: Do có số trường chỉ đạo đông nhất trong các địa phương (10 trường) nên Ban chỉ đạo Hà Nội đã tiến hành theo từng cấp.

Cấp Thành phố: Tổ chức Hội nghị quán triệt và bàn chủ trương triển khai công tác chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật cho tất cả các Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục quận, huyện: tiến hành khảo sát; mời các chuyên gia tư pháp, chuyên gia phương pháp sư phạm về tập huấn cho giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật; tổ chức các cuộc thi: "Giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân, pháp luật" do Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức; thi tìm hiểu pháp luật trong học sinh trường điểm; cung cấp kinh phí và hướng dẫn các trường xây dựng tủ sách pháp luật; phối hợp với các cơ quan khác tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy, AIDS trong học sinh Thủ đô.

Cấp quận, huyện: đã tổ chức dự giờ, góp ý giáo án cho giáo viên, tọa đàm, trao đổi phương pháp giảng dạy sau các tiết dạy mẫu; phối hợp với các cơ quan hữu quan (nhà trường, UBND, công an) xây dựng cảnh quan sư phạm xung quanh trường học.

Cấp trường: Tổ chức sinh hoạt nhóm chuyên môn theo chuyên đề giáo dục pháp luật, tìm hiểu mục tiêu, yêu cầu, vị trí, cấu trúc chương trình giáo dục pháp luật, tổ chức các buổi dự giờ, góp ý giáo viên trong giáo viên; các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh trong nhà trường; tăng cường quan hệ phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong vấn đề giáo dục con em, ngăn ngừa và phòng chống các tệ nạn xã hội; xây dựng tủ sách pháp lý và các phương tiện phục vụ giảng dạy môn học.

Các địa phương khác do mỗi nơi chỉ có từ 1 đến 2 trường điểm nên Ban chỉ đạo đã cùng trường trực tiếp triển khai và tổ chức hoạt động.

Hải Dương: Ban chỉ đạo địa phương đã tổ chức hội thảo giáo dục pháp luật; mở tọa đàm để các giáo viên dự tập huấn Trung ương về giới thiệu lại nội dung cho các giáo viên trong trường; các hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm phương pháp giảng dạy; chỉ đạo nhà trường xây dựng tủ sách pháp luật; tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, viết báo tường theo chủ đề pháp luật, mời chuyên gia về nói chuyện pháp luật, tổ chức giao lưu giữa các trường; tổ chức kiểm tra đánh giá về nhận thức và thực hành pháp luật trong học sinh nhằm xác định kết quả giáo dục và rút kinh nghiệm giảng dạy.

Bắc Ninh: Cử chuyên viên theo dõi môn học ở 2 Sở và trường; mời chuyên gia Tư pháp, chuyên gia sư phạm về tập huấn cho giáo viên dạy giáo dục công dân trong toàn tỉnh theo chuyên đề "cách sử dụng bài tập tình huống pháp luật" và tập huấn bồi dưỡng giáo viên hàng năm; tổ chức các buổi dạy mẫu, dự giờ rút kinh nghiệm; trang bị sách, tài liệu tham khảo cho giáo viên; phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tổ chức hoạt động ngoại khóa theo 2 chuyên đề "an toàn giao thông", "phòng chống các tệ nạn xã hội".

Vĩnh Phúc: Mời chuyên gia đến nói chuyện pháp luật trong các trường điểm; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên; cho mỗi trường một tờ báo pháp luật để bổ sung vào tủ sách pháp luật.

Thanh Hóa: Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân và các hoạt động ngoại khóa; tổ chức xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm ở trường điểm.

Hưng Yên: Các hoạt động chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật thực hiện giống như ở Hải Dương (do mới tách tỉnh).

Hà Tây: Từ năm 1994 đến nay, Sở Giáo dục - Đào tạo đã phân công một cán bộ phụ trách bộ môn kiêm nhiệm. Hàng năm Sở Tư pháp và Sở Giáo dục - Đào tạo thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy giáo dục công dân. Năm học 1996-1997, 1997-1998, Sở đã tổ chức thi học sinh giỏi giáo dục công dân trong các trường trung học phổ thông toàn tỉnh, có nhiều học sinh đã đoạt giải.

Phòng giáo dục thị xã Hà Đông đã bước đầu thực hiện phân công giáo viên dạy giáo dục công dân theo khối lớp (bán chuyên); cung cấp tài liệu tham khảo cần thiết cho giáo viên; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề tìm hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam, tìm hiểu Hiến pháp…

III. KếT QUả

Qua hai năm thực hiện kế hoạch mở rộng chỉ đạo điểm, công tác giáo dục công dân trong nhà trường ở các địa phương đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, cụ thể:

1. Về quan hệ phối hợp giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo

ở Trung ương

Trước khi có Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ chức năng của hai Bộ đã có sự phối hợp trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tuy nhiên chưa chặt chẽ, chưa có kế hoạch cụ thể và chưa đồng bộ. Việc triển khai các hoạt động ở địa phương đôi khi còn gặp khó khăn do chưa có sự thống nhất cùng thực hiện. Trong chỉ đạo điểm, Ban chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật Trung ương đã được thành lập, nhưng các hoạt động chỉ đạo phần lớn do Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (thường trực Ban chỉ đạo) chủ động đề xuất và thực hiện sau khi trao đổi thống nhấ với ngành Giáo dục - Đào tạo.

Khi Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường được đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, trực tiếp là Ban 5 do đồng chí Thứ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo làm trưởng ban. Việc phối hợp chỉ đạo địa phương được tập trung vào một đầu mối, quan hệ phối hợp có thuận lợi hơn nhưng chủ yếu cũng chỉ có hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo.

Phương thức chỉ đạo: Thực hiện chỉ đạo trực tiếp từ Ban chỉ đạo Trung ương đến các Ban chỉ đạo ở địa phương thông qua các hình thức: gửi văn bản hướng dẫn nội dung hoạt động và từng công việc cụ thể (hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo ở địa phương, tổ chức khảo sát, xây dựng kế hoạch, xây dựng tủ sách pháp luật…); đi và làm việc với cán bộ quản lý môn học (Sở Giáo dục - Đào tạo), cán bộ chuyên môn (Sở Tư pháp), Ban Giám hiệu và giáo viên nhân Hội nghị sơ kết, Hội nghị tập huấn…

ở địa phương:

Sau khi thành lập các Ban chỉ đạo ở địa phương, mọi hoạt động phối hợp triển khai đều do Ban thống nhất điều hành vì thế công việc có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao, nhất là ở các nơi được UBND quan tâm công tác giáo dục pháp luật và giữa 2 ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo có quan hệ phối hợp tốt.

Phương thức hoạt động: Hà Nội là nơi có nhiều trường trong diện chỉ đạo nên tiến hành chỉ đạo theo các cấp: Ban chỉ đạo giáo dục pháp luật thành phố chỉ đạo các quận, huyện. Tổ chỉ đạo điểm các quận, huyện phối hợp cùng Ban Giám hiệu các trường điểm triển khai thực hiện. Các địa phương khác mỗi tỉnh chỉ có từ 1 đến 2 trường điểm nên Ban chỉ đạo tỉnh phối hợp với huyện, quận có trường điểm và Ban Giám hiệu nhà trường trực tiếp tổ chức các hoạt động triển khai.

2. Thực hiện chương trình môn học

Để đánh giá tính phù hợp của chương trình và nội dung giáo dục pháp luật trong nhà trường những năm qua, Ban chỉ đạo Trung ương đã tổ chức hai buổi Tọa đàm về nội dung chương trình giáo dục pháp luật trong các trường Trung học cơ sở, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (sau hai năm đưa vào giảng dạy).

Kết quả Tọa đàm cho thấy:

- Đối với khối THCS cần có sự sửa đổi toàn diện chương trình giáo dục công dân, trong đó có giáo dục pháp luật cho phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học này.

- Đối với THCN, sau hai năm thực hiện chương trình, các Vụ chuyên môn của 2 Bộ, các Sở Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường THCN và DN đã nhận thức được vị trí cần thiết và không thể thiếu của môn học pháp luật trong đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề, ủng hộ chủ trương, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện nghiêm túc chương trình môn học pháp luật và có nhiều ý kiến đóng góp cho 2 Bộ về chương trình, nội dung và vấn đề bồi dưỡng giáo viên, tổ chức quản lý việc dạy và học pháp luật trong các trường THCN và DN…

ở địa phương: Ban chỉ đạo, Ban Giám hiệu và giáo viên của 17/17 trường điểm đã nhận thức rõ mục tiêu, yêu cầu và vị trí môn học, đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tổ chức nhiều Hội thảo giáo dục pháp luật đưa ra các ý kiến đóng góp, xây dựng, hoàn thiện chương trình (Hà Nội, Hải Dương).

3. Tập huấn bồi dưỡng gv

Đây là công việc được quan tâm nhiều trong quá trình chỉ đạo và được xác định là khâu chủ chốt nhất trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Trung ương: Ban chỉ đạo Trung ương đã tổ chức hai lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chỉ đạo môn học của hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo, giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật trong các trường điểm về nội dung, chương trình môn học, cập nhật văn bản pháp luật mới, phương pháp giảng dạy pháp luật; phối hợp biên soạn bộ tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên cung cấp cho các địa phương.

Địa phương: Dưới sự chỉ đạo của Trung ương, các Ban chỉ đạo địa phương đã chủ động phối hợp tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên như: tổ chức tập huấn, mời chuyên gia Tư pháp về bồi dưỡng cập nhật kiến thức, chuyên gia phương pháp sư phạm về hướng dẫn phương pháp giảng dạy và sử dụng các phương tiện bổ trợ phục vụ bài giảng (Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa…), tổ chức dự giờ, góp ý bài giảng, xây dựng giáo án mẫu, sinh hoạt tổ chuyên môn…

Qua chỉ đạo điểm, công tác tập huấn bồi dưỡng giáo viên được quan tâm đầu tư một cách có hiệu quả, nhất là việc bồi dưỡng, chọn giáo viên dự thi "giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân, pháp luật" do Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức. Với kết quả cuộc thi: 1 giáo viên đạt giải nhất 30,5/32 điểm, 3 giải nhì từ 29 đến 30,4 điểm, 5 giải ba trên 28,5 điểm, các giáo viên khác cũng đều đạt từ 27/32 điểm trở lên. Cuộc thi đã chứng tỏ rằng, trong điều kiện chưa có đội ngũ giáo viên chuyên được đào tạo cơ bản về pháp luật, nhưng nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, được tập huấn bồi dưỡng thường xuyên các giáo viên kiêm nhiệm vẫn có khả năng đảm đương được chương trình. Theo ý kiến đa số giáo viên, tập huấn là biện pháp mang lại hiệu quả cao, tăng cường được trách nhiệm của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

4. Cung cấp sách báo, tài liệu phục vụ giảng dạy và xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường

Để xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, Ban chỉ đạo Trung ương đã cung cấp thường xuyên cho các trường điểm Báo pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Chuyên đề Thông tin khoa học pháp lý; hướng dẫn các Ban chỉ đạo địa phương đầu tư kinh phí, cung cấp văn bản, tài liệu tham khảo và cùng nhà trường xây dựng tủ sách.

Ban chỉ đạo Hà Nội đã cấp cho mỗi trường điểm một triệu đồng xây dựng tủ sách và các sách, báo tài liệu tham khảo khác.. Các Ban chỉ đạo địa phương hướng dẫn giáo viên, học sinh khai thác và sử dụng tủ sách.

Các trường điểm chỉ đạo học sinh sưu tầm tranh, ảnh, sơ đồ, tài liệu có liên quan đến các hoạt động giáo dục pháp luật trên các báo, tạp chí để bổ sung cho tủ sách của trường.

5. Hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp

Ban chỉ đạo Trung ương chưa quan tâm và chưa có sự chỉ đạo cụ thể, tuy nhiên, các Ban chỉ đạo địa phương đã phối hợp cùng Ban Giám hiệu nhà trường tích cực chủ động tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, được học sinh hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt tình, làm cho công tác giáo dục pháp luật ngày càng hấp dẫn, sinh động, thu hút được sự quan tâm tìm hiểu của nhiều học sinh.

Nhiều hình thức hoạt động mới xuất hiện như: Thi tìm hiểu pháp luật trong giờ giải lao (bốc thăm câu hỏi và trả lời trực tiếp), thi viết, giao lưu giữa các trường theo các chủ đề về pháp luật (Hải Dương, Hà Nội); ra báo tường; mời chuyên gia đến giới thiệu chuyên đề (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương); tổ chức cho học sinh tham gia thực hành bảo vệ an toàn giao thông trên đường phố (Bắc Ninh)…

6. Đánh giá chung kết quả 2 năm chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật

Thứ nhất, năng lực quản lý điều hành công tác giáo dục pháp luật ở địa phương đã bước đầu có chuyển biến tuy chưa nhiều, chưa đều khắp.

Thứ hai, sự nhận thức đúng đắn của cán bộ quản lý ngành Tư pháp, Giáo dục - Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật về vai trò, vị trí của môn học.

Thứ ba, đội ngũ giáo viên đã được nâng cao một bước về chất lượng (thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, sinh hoạt chuyên đề về pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật); yêu nghề và gắn bó với nghề hơn.

Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc là những địa phương rất tích cực thực hiện chỉ đạo điểm giáo dục pháp luật và đã làm được nhiều việc trong triển khai ở cơ sở nhất là trong công tác bồi dưỡng giáo viên; tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh; xây dựng tủ sách pháp luật… Tiêu biểu là các trường THCS Trần Phú (Hải Dương), THCS Ngô Sỹ Liên, THCS Việt Nam – Angiêri (Hà Nội).

Theo kết quả khảo sát đợt 2: 68,4% số phiếu được hỏi cho là công tác giáo viên pháp luật sau 2 năm chỉ đạo điểm đã đạt được kết quả tốt, 26,3% cho là bình thường.

Nhận xét về sự đóng góp của hai ngành trong công tác phối hợp nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong nhà trường, kết quả khảo sát cho thấy: Đối với ngành Giáo dục - Đào tạo được đánh giá là tích cực 45,8%, chưa tích cực 25%, đối với ngành Tư pháp tích cực là 58,3%, chưa tích cực là 0%.

Tuy nhiên còn một số mặt chưa làm được như:

- Hai Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp chưa có một văn bản pháp quy chỉ đạo và hướng dẫn công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường; chưa cụ thể hóa Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai các hoạt động chưa đều, nhiều việc còn chậm so với tiến độ đề ra.

- Thông tin báo cáo chưa thường xuyên, chặt chẽ.

- Các thành viên Ban chỉ đạo tuy đã được phân công công việc nhưng chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm cá nhân, chưa tích cực chủ động trong công việc được giao và trong quan hệ phối hợp.

- Ban chỉ đạo địa phương còn chờ vào sự hướng dẫn của Trung ương, chưa năng động, sáng tạo, phát huy hết tác dụng phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương trong hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh.

- Hoạt động của các Ban chỉ đạo địa phương chưa đồng đều.

- Chưa tạo ra được môi trường dạy và học pháp luật phù hợp, có hiệu quả cao.

- Sự quan tâm đầu tư kinh phí cho môn học chưa đúng mức.

iv. bài học kinh nghiệm và kiến nghị, đề xuất:

1. Bài học kinh nghiệm

Về quan hệ phối hợp: Cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương theo chức năng quản lý ngành dọc của từng ngành và theo quan hệ phối hợp chỉ đạo. Mỗi cấp quản lý đều phải bố trí cán bộ chỉ đạo môn học.

Đề cao vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố, giao quyền và trách nhiệm cụ thể cho Sở Tư pháp và Sở Giáo dục - Đào tạo; bám sát cơ sở thường xuyên kiểm tra, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện; khen thưởng cho những tập thể, cá nhân điển hình.

Về tổ chức thực hiện chương trình: Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Về bồi dưỡng giáo viên: Tập trung bồi dưỡng giáo viên theo phân cấp quản lý, kết hợp nhiều hình thức:

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cập nhật các văn bản pháp luật mới (ngành Tư pháp).

- Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy (ngành Giáo dục - Đào tạo địa phương).

- Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, góp ý giáo án (ngành Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, nhà trường phối hợp với cán bộ chỉ đạo môn học của Phòng, Sở).

- Tổ chức các cuộc thi "Giáo viên dạy giỏi pháp luật" (ngành Tư pháp kết hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo).

Tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật qua các hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp dưới nhiều hình thức.

- Phát động phong trào thi tìm hiểu pháp luật;

- Tổ chức giao lưu giữa các trường, các cụm trường;

- Sinh hoạt ngoại khóa theo các chủ đề về pháp luật (trong phạm vi từng trường);

- Viết báo tường, hái hoa dân chủ…

- Tạo môi trường dạy và học pháp luật;

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả tủ sách pháp luật trong dạy, học và tổ chức các hoạt động bổ trợ.

2. Đề xuất, kiến nghị:

a/ Về quan hệ phối hợp quản lý – chỉ đạo:

- Hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo cần có sự phân định trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của từng ngành trong quan hệ phối hợp. Theo Chỉ thị 02, Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm chính trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường: chủ trì và phối hợp với Bộ Tư pháp trong các hoạt động như: biên soạn sách giáo khoa, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chương trình, biên soạn các tài liệu tham khảo…; Ban 5 Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL là trung tâm đầu mối phối hợp trong các hoạt động đưa giáo dục pháp luật vào trường học, thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra theo dõi và hướng dẫn công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Ngành Giáo dục - Đào tạo cụ thể hóa Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường bằng chương trình kế hoạch cụ thể như sửa đổi, bổ sung chương trình, viết sách, tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn từ nay đến năm 2002.

- Tăng cường phối hợp chỉ đạo theo ngành dọc; thường xuyên phối hợp hướng dẫn, đôn đốc địa phương và tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác quản lý, chỉ đạo môn học.

b/ Vấn đề bồi dưỡng giáo viên

Cùng với việc tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 03/1998/CT ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bộ môn giáo dục công dân, đảm bảo đến năm 2005 có đủ giáo viên bộ môn giáo dục công dân ở tất cả các trường THCS, trước mắt 2 Bộ cần phối hợp chặt chẽ trong việc tập huấn bồi dưỡng giáo viên. Cụ thể có sự phân công, phân cấp trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho từng loại đối tượng, tổ chức định kỳ bồi dưỡng giáo viên…

c/ Về chương trình, tài liệu:

Nhanh chóng sửa đổi, bổ sung chương trình giáo dục công dân (phần pháp luật) khối phổ thông cho cập nhật với văn bản pháp luật mới ban hành và yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.

Tiếp tục hoàn thiện chương trình môn học pháp luật khối THCN - DN, nghiên cứu biên soạn các tài liệu tham khảo, tài liệu bổ trợ phục vụ môn học.

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường - đoàn thể – gia đình trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh.

 

Nơi nhận: t/l bộ trưởng bộ tư pháp

 

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng vụ pbgdpl

 

- Bộ Giáo dục - Đào tạo (để b/c)

- Các Thứ trưởng (để b/c) Phó trưởng ban chỉ đạo điểm

 

- Các thành viên Ban CĐGDPLTƯ

- Ban CĐGDPL tỉnh, thành phố điểm

- 17 trường điểm

- Lưu Vụ PBGDPL

 

Nguyễn Duy Lãm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ tư pháp

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

*** **

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1730 / BTP.PBGDPL

------------ o0o -------------

(V/v: Báo cáo kết quả Hội nghị

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 1999

Tổng kết 10 năm GDPL

 

trong trường học)

 

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

 

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục công dân, giáo dục pháp luật trong nhà trường, thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-Ttg và Quyết định số 03/1998/QĐ-Ttg ngày 7 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, kết hợp tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý, chỉ đạo. Hội nghị được tổ chức theo hai miền, ở phía Bắc vào ngày 03 tháng 8 năm 1999 tại Vĩnh Phúc và ở phía Nam vào ngày 26 tháng8 năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham dự Hội nghị, ngoài đại diện Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có đại diện Ban Khoa giáo Trung ương, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp, Sở Giáo dục - Đào tạo của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao và hoan nghênh việc hai Bộ đã phối hợp tổ chức Hội nghị; tập trung phân tích, đánh giá những công việc đã làm, những mặt được, chưa được của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường mười năm qua và đề xuất phương hướng công tác trong thời gian tới.

i. về kết quả 10 năm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của đảng và Nhà nước về việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường.

Mười năm qua, việc đưa nội dung giáo dục công dân, giáo dục pháp luật vào chương trình dạy và học trong các nhà trường đã được triển khai trên phạm vi cả nước, bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần từng bước hình thành ý thức sống, làm việc theo pháp luật trong thế hệ trẻ. Giáo dục pháp luật trở thành nội dung giáo dục văn hóa không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Nhận thức của xã hội về vai trò và vị trí của môn học được nâng cao. Sự cần thiết tất yếu của môn học trong việc xây dựng, phát triển nhân cách học sinh, sinh viên đã được khẳng định.

Mặc dù còn phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện chương trình Giáo dục công dân, Pháp luật, nhưng thực tế triển khai trong mười năm qua cho thấy chương trình này đã cung cấp lượng kiến thức pháp luật cơ bản và thiết yếu cho học sinh, sinh viên; đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông và phát triển giữa các cấp học, bậc học, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh. Công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật trong nhà trường về cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Cụ thể như sau:

- ở cấp Tiểu học: Tuy hiện nay trong chương trình chưa có bài riêng về pháp luật nhưng một số kiến thức pháp luật được lồng ghép trong môn Đạo đức ở các lớp, nhằm cung cấp dần một số kiến thức, hình thành thái độ, tình cảm, ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm, bổn phận công dân của trẻ em. Trong năm học 1997-1998 Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thí điểm đưa chương trình giáo dục Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào một số trường học thuộc 7 tỉnh điểm; phối hợp với Ban Chỉ đạo an toàn giao thông quốc gia biên soạn tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho cấp tiểu học; phát động phong trào thi đua có nội dung giáo dục pháp luật nhằm giáo dục ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật cho học sinh.

- ở Trung học Cơ sở: Giáo dục pháp luật được đưa vào trường học bằng cách lồng ghép, tích hợp vào một số môn như Đạo đức, Giáo dục công dân. Đến nay đã có chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn giáo viên môn "Giáo dục công dân". Nội dung giáo dục pháp luật tập trung giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân.

- ở Phổ thông Trung học: Từ năm học 1992 – 1993 Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật được dạy theo chương trình thống nhất. Nội dung chương trình gồm các vấn đề: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, giới thiệu một số ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó đi sâu hơn vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến học sinh phổ thông như Luật Dân sự, Luật Lao động và Hợp đồng lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hành chính, Hình sự v.v…

- Đối với các trường Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề: Từ đầu năm 1990, giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy, song chỉ giới hạn ở một số bài được lồng ghép trong chương trình chính trị hoặc chương trình chuyên ngành. Năm 1994, do yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong nhà trường, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình môn học và biên soạn Tập bài giảng "Môn học pháp luật" dành cho các Trường trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Ngày 24/5/1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2080/GD-ĐT về việc tổ chức giảng dạy và học môn "Môn học pháp luật" trong các trường kèm theo chương trình "Môn học Pháp luật" (phần phổ cập). Nội dung gồm những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật và một số lĩnh vực thiết yếu như Hiến pháp, luật Hành chính, Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình…dưới góc độ một ngành luật và đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến học sinh Trung học chuyên nghiệp – Dạy nghề.

- ở các trường Đại học: Chương trình "Pháp luật Việt Nam đại cương" dùng cho các trường đại học không chuyên luật đã được ban hành. Một số trường đã thực hiện chương trình này bằng cách tự biên soạn tài liệu theo chương trình của Bộ và giảng dạy cho sinh viên.

Song song với việc dạy và học trong chương trình chính khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật thông qua ngoại khóa với các hình thức đa dạng, phong phú, nội dung bổ ích, thiết thực đã lôi cuốn được học sinh, sinh viên say mê tìm hiểu, học tập, gắn nội dung học lý thuyết với thực tế. Qua đó, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong học sinh, sinh viên dần dần được nâng lên. ở những nơi tổ chức tốt, học sinh, sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự an ninh ở cơ sở.

Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục pháp luật, việc xây dựng, hình thành đội ngũ giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật không chuyên trong các trường đã được quan tâm. Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là giữa Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường đã được củng cố.

Đội ngũ giáo viên ngày càng hứng thú và say mê với bộ môn. Nhiều giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức. Hai ngành Tư pháp và Giáo dục đào tạo đã có nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy, tọa đàm, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm.. nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Các Vụ chức năng của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, chủ động triển khai các hoạt động: từ khảo sát nhu cầu học, nghiên cứu, xây dựng, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ… đến việc chỉ đạo, hướng dẫn dạy và học pháp luật trong từng cấp học, bậc học.

Tuy nhiên, công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn còn bộc lộ không ít khó khăn, tồn tại, cụ thể là:

 

* Về nhận thức tư tưởng: Giáo dục pháp luật trong nhà trường không còn là việc mới mẻ. Tuy vậy, không phải tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân đều đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, với sự phát triển của xã hội. Do vậy, sự quan tâm, đầu tư cho học tập pháp luật còn hạn chế, chưa tạo ra được phong trào xã hội hóa sâu, rộng đối với công tác này. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa thường xuyên, hiệu quả thấp (theo kết quả khảo sát, chỉ có 20% phụ huynh được hỏi trả lời có sự phối hợp nhưng chưa hiệu quả).

* Về cơ chế chỉ đạo: Chưa có cơ chế chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của từng Bộ, ngành và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành nhất là giữa Giáo dục - Đào tạo và Tư pháp, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trong việc tổ chức dạy và học Giáo dục công dân, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

* Về đội ngũ cán bộ quản lý: Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, chỉ đạo chưa nhận thức đúng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường nên việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn lơi lỏng, hiệu quả còn hạn chế.

* Về giáo viên: Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chính quy về giáo dục công dân và pháp luật, số lượng còn thiếu nên phải kiêm nhiệm nhiều, thiếu thời gian giảng dạy và đầu tư cho môn học. Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chỉ mới tập trung vào cán bộ cốt cán của bộ môn hoặc ở khu vực thành phố, thị xã. Giáo viên ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Tư pháp tiến hành ở 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền khác nhau trong cả nước (Nam định, Hải phòng, Lào cai, Hòa bình, Quảng trị, Đắc lắc, Tây ninh, Vĩnh long, An giang và Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy, những khó khăn giáo viên thường gặp khi giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu thời gian; đa số giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật là giáo viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản kiến thức về giáo dục công dân, pháp luật, đặc biệt ở Trung học Cơ sở, tỉ lệ này chiếm tới 81,48%.

* Về chương trình: Chương trình (nhất là chương trình Giáo dục công dân khối phổ thông) biên soạn đã lâu, có phần lạc hậu so với tình hình hiện tại, cần có sự nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi toàn diện cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của bậc học và cập nhật với sự phát triển của đất nước và pháp luật.

* Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu: còn thiếu, nội dung chưa thực sự phù hợp, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tế, khô khan, thiếu sinh động không gây hứng thú cho cả người dạy và người học, chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc ít người. Nguyên nhân là do việc biên soạn chưa được triển khai kịp thời, đồng bộ, thiếu hệ thống và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành Tư pháp và Giáo dục - Đào tạo. Kết quả khảo sát nói trên cho thấy: chỉ có 28,81% số học sinh và 25,23% số giáo viên được hỏi cho rằng: sách giáo khoa, giáo trình hiện nay so với trình độ, nhận thức của học sinh là phù hợp; trong khi đó có tới 63,74% cho rằng cần phải đổi mới, thêm thí dụ, câu chuyện minh họa.

* Về thái độ, tình cảm đối với môn học: Vẫn còn có tâm lý coi thường hoặc xem nhẹ việc dạy và học giáo dục công dân, giáo dục pháp luật. Việc thực hiện chương trình theo quy định chưa thật sự nghiêm túc, có nơi, có lúc còn tùy tiện, cắt xén, hoặc dạy ghép với các môn khác.

* Về kinh phí, đầu tư trang thiết bị: Kinh phí đầu tư cho môn học quá ít. Trang thiết bị và phương tiện dạy – học như băng hình, đèn chiếu, sơ đồ, biểu bảng hầu như không có. Thư viện, Tủ sách pháp luật còn nghèo nàn, nhiều nơi chưa có. Một số nơi giáo viên chỉ có sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở mức tối thiểu, thiếu các văn bản pháp lý và những tài liệu tham khảo cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động giảng dạy và học tập môn học.

II. PHƯƠNG Hướng tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường.

Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong thời gian tới Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, học sinh và mọi tầng lớp nhân dân về sự cần thiết phải nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật. Việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, rất cần thiết và phải tiếp tục được đẩy mạnh;

2. Chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi chương trình giáo dục công dân, giáo dục pháp luật theo hướng tăng tính thực tế, giảm tính lý thuyết, hàn lâm. Đa dạng hóa chương trình và phương pháp hoạt động ngoại khóa, biến hoạt động này thành hoạt động tự chủ, sáng tạo của học sinh. Gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, kết hợp sử dụng phương tiện, giáo cụ trực quan, đồ dùng giảng dạy, bảng biểu, sơ đồ, mô hình thống nhất để giờ giảng sinh động, có hiệu quả.;

3. Xúc tiến việc thành lập Hội đồng liên ngành Tư pháp, Giáo dục - Đào tạo biên soạn sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy Giáo dục công dân, Pháp luật. Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tư pháp là thành viên chính thức. Ngoài ra có thể mời các ngành khác (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam…) tham gia Hội đồng;

4. Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới tổ chức thí điểm việc thi tốt nghiệp môn Giáo dục công dân, Pháp luật;

5. Về công tác giáo viên: trước mắt, vẫn tiếp tục sử dụng đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật hiện có; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại theo Chỉ thị số 30/1998/CT/BGD-ĐT ngày 20/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông Trung học và Trung học chuyên ban. Chú trọng sử dụng đội ngũ luật gia nhằm khai thác nguồn chất xám của đội ngũ này phục vụ việc dạy và học pháp luật.

Về lâu dài, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ chỉ đạo xúc tiến thành lập khoa Giáo dục công dân (GDCD) trong các trường sư phạm nhằm đào tạo đủ giáo viên Giáo dục công dân cho các trường phổ thông. Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội sẽ nghiên cứu, mở các lớp tại chức đào tạo, bồi dưỡng tiến tới cấp bằng đại học Luật cho đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân, pháp luật hiện có.

Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, nghiên cứu để có chính sách cụ thể nhằm bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho đội ngũ sinh viên đã tốt nghiệp đại học Luật hoặc cử một số sinh viên năm cuối của các trường sư phạm đi học thêm kiến thức pháp luật, khuyến khích, động viên, sử dụng đội ngũ này giảng dạy Giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường. Phối hợp chỉ đạo các địa phương, các trường đưa việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn Giáo dục công dân, Pháp luật thành nề nếp, có chất lượng. Có chính sách khuyến khích , động viên giáo viên, giúp đỡ họ để họ yên tâm công tác.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường công tác giáo dục công dân, giáo dục pháp luật trong các trường học, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ trước mắt:

1. Đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn việc dành kinh phí trong ngân sách giáo dục – đào tạo để xây dựng Tủ sách pháp luật trong các trường học nhằm đảm bảo có đủ sách, giáo trình, tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học môn Giáo dục công dân, Pháp luật trong các nhà trường;

2. Ngày 14/1/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 6/1998/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quốc gia giáo dục để giúp Thủ tướng "chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo Quyết định đó, Bộ Tư pháp chưa có đại diện tham gia Hội đồng. Bộ Tư pháp nhận thấy sự tham gia của Bộ Tư pháp trong Hội đồng Quốc gia giáo dục là cần thiết. Việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, chương trình và chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức công dân, giáo dục pháp luật là rất quan trọng và có thể được giải quyết tốt thông qua Hội đồng Quốc gia giáo dục. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Tư pháp được cử đại diện tham gia Hội đồng Quốc gia giáo dục.

3. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, dành một số chỉ tiêu biên chế thích hợp để tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp đại học Luật chưa được bố trí công tác để làm giáo viên dạy Giáo dục công dân, Pháp luật.

Trên đây là một số vấn đề về công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường được đề cập tại Hội nghị Tổng kết mười năm về công tác này. Bộ Tư pháp xin trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.

 

Nơi nhận: bộ trưởng bộ tư pháp

 

Như trên,

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (để báo cáo),

Văn phòng Chính phủ (để báo cáo),

Bộ Giáo dục - Đào tạo,

Ban Tư tưởng Văn hóa TƯ,

NGUYễN ĐìNH LộC

 

Ban Khoa giáo TƯ,

Ban Nội chính TƯM

Lưu Văn phòng, Vụ PBGDPL.

 

 

 

 

 

 

 

KếT QUả KHảO SáT

(Phục vụ Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

 

trong các trường không chuyên luật).

Phiếu khảo sát số: 01.

Đối tượng khảo sát: Học sinh – sinh viên các trường không chuyên luật.

Địa điểm khảo sát: Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Đắc Lắc, Quảng Trị, Hòa Bình, An Giang.

Tổng số phiếu khảo sát: 229

Tổng số phiếu thu vào: 229

Số phiếu sử dụng được: 229

Kết quả cụ thể:

Về câu hỏi 1: Để học môn GDCD – Pháp luật, bạn có:

 

- Sách giáo khoa, giáo trình (SGK-GT):

+ Có: 215/229 = 93,87%

+ Không có: 14/229 = 6,1%

+ Lý do không có: Giá cao: 3/229 = 1,33%

- Tài liệu tham khảo (TLTK):

+ Có: 36/229 = 15,71%

+ Không có: 146/229 = 63,7%

Về câu hỏi 2: Trong khi học môn GDCD, pháp luật, bạn:

 

- Sử dụng thường xuyên SGK-GT: 113/229 = 49,33%

TLTK: 18/229 = 7,86%

- Thỉnh thoảng dùng SGK-GT: 61/229 = 26,63%

TLTK: 24/229 = 10,47%

- Không dùng SGK-GT: 9/229 = 3,92%

TLTK: 20/229 = 8,73%

(Lý do không dùng: + Không có: 17/229 = 7,42%

+ Khó hiểu: 6/229 = 2,61%

+ Giáo viên không yêu cầu: 8/229 = 3,5%).

Về câu hỏi 3: Theo bạn so với trình độ học sinh, SGK-GT môn Giáo dục công dân – Pháp luật hiện nay là:

 

- Phù hợp: 66/229 = 28,81%

- Tương đối phù hợp: 147/229 = 64,2%

- Không phù hợp: 13/229 = 5,67%

Về câu hỏi 4: Để học tốt môn GDCD, theo bạn:

 

4.1. Cần có các loại tài liệu:

- Sách giáo khoa: 110/229 = 48%

- Sách hướng dẫn giảng dạy (SHDGD): 129/229 = 56,3%

- Sách bài tập: 60/229 = 26,20%

- Tài liệu tham khảo: 130/229 = 56,76%

4.2. SGT-GT nên đổi mới theo hướng:

- Ngắn gọn hơn: 59/229 = 25,76%

- Dài đầy đủ hơn: 39/229 = 17,0%

- Thêm bài tập tình huống: 106/229 = 46,27%

- Thêm thí dụ, câu chuyện minh họa: 146/229 = 63,74%

- Thêm biểu đồ, sơ đồ: 21/229 = 9,16%

4.3. Trong các hoạt động ngoại khóa dưới đây, ở trường bạn có những hoạt động nào ?

- Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật: 60/229 = 26,2%

- Tổ chức đọc sách, báo pháp luật: 53/229 = 23,1%

- Thi tìm hiểu pháp luật: 94/229 = 41%

- Tổ chức câu lạc bộ pháp luật: 39/229 = 17,0%

- Dự các phiên toà tại địa phương: 30/229 = 13,1%

- Các hình thức khác: 2/229 = 0,87%

(đóng kịch, tập tổ chức phiên tòa tại lớp).

Riêng học sinh lớp 12 không có hoạt động ngoại khóa nào vì tập trung cho ôn thi tốt nghiệp.

Hầu hết các phiếu không xếp thứ tự theo sự ưa thích.

Hà Nội, ngày 27/2/1999

 

Ban chủ nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KếT QUả KHảO SáT

(Phục vụ Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

 

trong các trường không chuyên luật).

Phiếu khảo sát số: 02.

Đối tượng khảo sát: Giáo viên các trường không chuyên luật.

Địa điểm khảo sát: TP Hồ Chí Minh, Nam Định, An Giang , Tây Ninh, Đắc Lắc, Quảng Trị, Hòa Bình.

Tổng số phiếu khảo sát: 200

Tổng số phiếu thu vào: 109

Số phiếu sử dụng được: 107

Số phiếu không sử dụng được: 02

Kết quả cụ thể:

Về câu hỏi 1: Để dạy môn GDCD – Pháp luật, giáo viên có:

 

- Sách giáo khoa, giáo trình (SGK-GT):

+ Có: 102/107 = 95,3%

+ Không có: 1/107 = 0,931%

+Không có ý kiến: 4/107 = 3,74%

Lý do không có: Không có bán: 1/107 = 0,934%

- Sách hướng dẫn giảng dạy (SHDGD):

+ Có: 79/107 = 73,82%

+ Không có: 5/107 = 4,672%

Lý do không có: Không có bán: 4/107 = 3,74%

Lý do khác: 1/107 = 0,934%

- Sách bài tập (SBT):

+ Có: 33/107 = 30,83%

+ Không có: 55/107 = 51,4%

Lý do không có: Không có bán: 21/107 = 19,62%

Lý do khác: 7/107 = 6,54%

- Giáo án (GA):

+ Có: 91/107 = 85%

+ Không có: 11/107 = 10,27%

+ Không có ý kiến: 5/107 = 4,672%

- Tài liệu tham khảo (TLTK):

+ Có: 70/107 = 10,27%

+ Không có: 30/107 = 28,03%

Về câu hỏi 2: Trong khi dạy môn GDCD, pháp luật, giáo viên:

 

- Sử dụng thường xuyên SGK-GT: 99/107 = 92,515%

SHDGD: 67/107 = 62,61%

SBT: 23/107 = 21,50%

TLTK: 51/107 = 47,65%

- Thỉnh thoảng dùng SGK-GT: 4/107 = 3,74%

SHDGD: 3/107 = 2,80%

SBT: 10/107 = 9,345%

TLTK: 9/107 = 8,41%

- Không dùng SGK-GT: 0/107 = 0%

SBT : 12/107 = 11,21%

TLTK: 7/107 = 6,54%

Về câu hỏi 3:Sách giáo khoa, giáo trình môn giáo dục công dân hiện nay:

 

So với chương trình môn học:

- Phù hợp: 42/107 = 39,25%

- Tương đối phù hợp: 58/107 = 54,2%

- Không phù hợp: 3/107 = 2,80%

- Cao hơn: 10/107 = 9,345%

So với trình độ nhận thức của học sinh:

- Phù hợp: 27/107 = 25,23%

- Tương đối phù hợp: 60/107 = 56,0%

- Không phù hợp: 3/107 = 2,80%

- Cao hơn: 8/107 = 7,50%

- Thấp hơn: 4/107 = 3,75%

Câu hỏi 4: ở trường thường có các hoạt động ngoại khóa sau:

 

- Mời cán bộ tới nói chuyện pháp luật: 67/107 = 62,6%

- Tổ chức đọc sách, báo pháp luật: 59/107 = 55,0%

- Thi tìm hiểu pháp luật: 72/107 = 67,3%

- Tổ chức câu lạc bộ pháp luật: 32/107 = 30,0%

- Dự các phiên toà tại địa phương: 27/107 = 25,21%

- Các hình thức khác: 3/107 = 2,8%

Câu hỏi 5: Những khó khăn giáo viên thường gặp khi giảng dạy môn giáo dục công dân – pháp luật:

 

+ Thiếu tài liệu giảng dạy: 72/107 = 67,3%

+ Thiếu thời gian giảng dạy: 35/107 = 32,7%

+ Thiếu kiến thức pháp luật: 47/107 = 44,0%

+ Bài học viết quá dài: 26/107 = 24,3%

+ ý kiến khác: 3/107 = 2,80%

Hà Nội, ngày 27/2/1999

 

Ban chủ nhiệm

KếT QUả KHảO SáT

(Phục vụ Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

 

trong các trường không chuyên luật).

Phiếu khảo sát số: 03.

Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý giáo dục (Cấp phòng).

Địa điểm khảo sát: TP Hồ Chí Minh, Nam Định, An Giang , Tây Ninh, Đắc Lắc, Quảng Trị, Hòa Bình.

Tổng số phiếu khảo sát: 50

Tổng số phiếu thu vào: 27

Số phiếu sử dụng được: 10 (trong đó có 05 phiếu cấp phòng)

Số phiếu không sử dụng được: 17 (trùng lặp nội dung, ghi không rõ ràng).

Kết quả cụ thể:

Trả lời câu hỏi 1: Về tình hình đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân – Pháp luật tại địa phương:

 

 

 

Cấp học

TS trường

TS lớp

TS giáo viên GDCD hiện có

Số GV đã được bồi dưỡng PL

Số GV chưa được bồi dưỡng

THCS

76

1611

269

49

220

THPT

0

0

0

0

0

THCN-DN

1

6

1

1

5

 

 

Trả lời câu hỏi 2: Số giáo viên GDCD-PL địa phương dự kiến đào tạo đến năm 2005:

 

Đối với giáo viên dạy môn GDCD-PL tại trường THCS:

- Dự kiến đào tạo tại chức: 137

- Dự kiến đào tạo chính quy: 10

- Dự kiến đào tạo mới: 30

Trả lời câu hỏi 3: Về những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của giáo viên nhằm hoàn thiện chương trình và sách môn GDCD-PL.

 

a/ Thuận lợi:

- Nội dung tương đối phù hợp;

- Nhận thức về bộ môn được nâng cao hơn trước.

b/ Khó khăn:

- Thiếu giáo viên, hầu hết là các giáo viên khác dạy hoặc kiêm nhiệm;

- Thiếu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo;

c/ Đề xuất:

- Cần tăng số tiết cho bộ môn;

- Tăng giáo viên cho bộ môn;

- Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức GDCD-PL thường xuyên cho giáo viên.

 

Hà Nội, ngày 27/2/1999

 

Ban chủ nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KếT QUả KHảO SáT

(Phục vụ Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

 

trong các trường không chuyên luật).

Phiếu khảo sát số: 04.

Đối tượng khảo sát: Ban Giám hiệu nhà trường.

Địa điểm khảo sát: TP Hồ Chí Minh, Nam Định, An Giang , Tây Ninh, Đắc Lắc, Quảng Trị, Hòa Bình.

Tổng số phiếu khảo sát: 100

Tổng số phiếu thu vào: 58

Số phiếu sử dụng được: 37

Số phiếu không sử dụng được: 21

Kết quả cụ thể:

Về câu hỏi 1: Đề nghị anh chị cho biết tình hình đội ngũ giáo viên Giáo dục công dân – Pháp luật tại địa phương:

 

 

 

Cấp học

TS trường

TS lớp

TS giáo viên GDCD hiện có

Số GV đã được bồi dưỡng PL

Số GV chưa được bồi dưỡng

THCS

16

338

75

10

65

THPT

20

530

48

34

14

THCN-DN

04

34

5

02

3

 

 

Về câu hỏi 2: Để đáp ứng số lượng giáo viên môn GDCD-PL được đào tạo pháp luật đến năm 2005, địa phương dự kiến đào tạo:

 

Đối với giáo viên dạy môn GDCD-PL tại trường THCS:

- Số giáo viên dự kiến đào tạo tại chức: 42

- Số giáo viên dự kiến đào tạo chính quy: 29

- Số giáo viên dự kiến đào tạo mới: 23

Về câu hỏi 3: Đề nghị anh chị nêu những thuận lợi, khó khăn của giáo viên dạy môn giáo dục công dân – pháp luật cũng như đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình và sách môn GDCD-PL.

 

a/ Thuận lợi:

- Nhận thức của giáo viên và học sinh về vị trí môn học được nâng cao hơn trước, đa số giáo viên nhiệt tình, hăng hái dạy, học sinh ham học.

b/ Khó khăn:

- Thiếu sách: 14/37 = 37,84%

- Thiếu tài liệu tham khảo: 17/37 = 46,04%

- Nội dung quá tải: 14/37 = 37,84%

c/ Đề nghị:

- Cho tập huấn kiến thức pháp luật: 19/37 = 51,35%

- Cung cấp sách: 17/37 = 46%

- Viết lại chương trình, sách: 12/37 = 32,4%

- Thường xuyên cung cấp thông tin pháp luật cần thiết, mới nhất.

Hà Nội, ngày 27/2/1999

 

Ban chủ nhiệm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KếT QUả KHảO SáT

(Phục vụ Đề tài: Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật

 

trong các trường không chuyên luật).

Phiếu khảo sát số: 05.

Đối tượng khảo sát: Các bậc phụ huynh có con em đang học.

Địa điểm khảo sát: TP Hồ Chí Minh, Nam Định, An Giang , Tây Ninh, Đắc Lắc, Quảng Trị, Hòa Bình.

Tổng số phiếu khảo sát: 40

Tổng số phiếu thu vào: 20

Số phiếu sử dụng được: 15

Số phiếu không sử dụng được: 05

Kết quả cụ thể:

Về câu hỏi 1: Để học tốt môn GDCD-PL theo phụ huynh, học sinh cần:

 

+ Đầy đủ SGK, GT và các tài liệu tham khảo khác: Cần 15/15 = 100%

+ Được tham gia ngoại khóa: Cần 15/15 = 100%

Không cần: 0/15 = 0%

* Các hình thức ngoại khóa sau đây là cần và phù hợp:

- Mời cán bộ pháp luật tới nói chuyện: 8/15 = 53,3%

- Đưa học sinh đi tham dự các phiên toà: 1/15 = 6,66%

- Tổ chức Câu lạc bộ Pháp luật cho học sinh: 8/15 =53,3%

- Xây dựng giờ thực hành cho học sinh tự hỏi - đáp: 15/15 = 100%

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật: Cần 15/15 = 100%

Về câu hỏi 2: Để dạy tốt môn GDCD-PL theo phụ huynh:

 

a/ Giáo viên dạy môn này phải được đào tạo chính quy tại các khoa giáo dục công dân của các trường sư phạm: 14/15 = 93,3% (1 phiếu không có ý kiến = 6,7%)

Dạy môn này có thể là:

- Giáo viên bất kỳ bộ môn nào khác dạy: 0 = 0%

- Giáo viên đạo đức hoặc văn kiêm nhiệm: 6/15 = 40%

- Giáo viên môn khác kiêm nhiệm nhưng phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật: 2/15 = 13,3%

- Khả năng khác: 3/15 = 20%

(mời giáo viên trường luật, luật sư dạy)

b/ Môn học này cần được tăng số tiết so với hiện nay:

- Cần: 3/15 = 20%

- Không cần: 12/15 = 80%

c/ Môn học này nên được đưa lên làm môn thi quốc gia:

- Cần: 7/15 = 46,7%

- Không cần: 8/15 = 53,3%

d/ ý kiến khác: 2/15 = 13,3%

(giáo viên chuyên môn về dạy, đọc sách báo pháp luật)

Về câu hỏi 3: Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD-PL phụ huynh cần có tài liệu giới thiệu – tham khảo môn GDCD-PL:

 

- Cần: 12/15 = 80%

- Không cần: 2/15 = 13,3%

Về câu hỏi 4: Đề xuất, kiến nghị về cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục công dân – pháp luật:

 

Chỉ có 3 ý kiến cho rằng cần có sự liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, thông báo cho nhau về đạo đức của học sinh; tình hình dạy và học đạo đức, giáo dục công dân – pháp luật ở nhà trường.

Hà Nội, ngày 27/2/1999

 

Ban chủ nhiệm

 

 

 

 

 

 

File đính kèm downloadTải về