Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua ngày 2/7/2002 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2002. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, quy định những vấn đề cơ bản về xử lý vi phạm hành chính, thể hiện tập trung thống nhất chính sách xử lý vi phạm hành chính của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm đau tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính. Việc tìm hiểu và nắm vững các quy định của Pháp lệnh là một yêu cầu thực tế đặt ra có tính bức thiết hiện nay không chỉ đối với các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính để tuyền truyền, phổ biến và áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính được chính xác, thống nhất mà còn đối với những cơ quan thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và đông đảo quần chúng nhân dân.
'Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là Pháp lệnh "khung", quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc, làm cơ sở pháp lý cho việc xây đựng mới và sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng và ban' hành trên cơ sở quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Việc' nghiên cứu để ~ nắm vững, hiểu sâu, hiểu đúng, đầy đủ và toàn diện các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ngày 1/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2002/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Việc tiến hành triển khai thực hiện Đề tài khoa học cấp bộ 1, Bình luận khoa học pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính" cũng là góp phần thực hiện có hiệu quả nội dung Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.
Từ những lý do chủ yếu nêu trên, việc nghiên cứu bình luận khoa học các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật và xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu toàn bộ nội dung các quy phạm của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành gồm có 10 chương, 124 điều, quy định tất cả những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất về xử lý vi phạm hành chính. Trên cơ sở các chương, điều của Pháp lệnh, Đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu và bình luận có tính khoa học nội dung các quy phạm của từng chương, điều trong Pháp lệnh. Những nội dung bình luận này cần bảo đảm tính khoa học, khách quan, vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn với mục đích để người đọc hiểu đúng, đáy đủ, chính xác tinh thần và nội dung của các quy phạm quy định trong Pháp lệnh.
III PHUƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vì Đề tài nghiên cứu là bình luận khoa học một văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành dưới hình thức một Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nên việc nghiên cứu, thực hiện Đề tài chủ yếu thông qua các tài liệu xây dựng Pháp lệnh và báo cáo về thực hiện và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính thời gian qua.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, Đề tài được tiến hành nghiên cứu bằng một số phương pháp đặc thù khác là phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải nhằm giúp cho việc bình luận các quy phạm trong Pháp lệnh đạt các yêu cầu, mục tiêu đặt ra.
IV. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nội dung của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, phạm vi nghiên cứu của Đề tài bao gồm toàn bộ các chương điều của Pháp lệnh.
Lời nói đầu và căn cứ pháp lý để ban hành Pháp lệnh, các quy phạm từ Điều 1 "Xử lý vi phạm hành chính" đến Điều I24 " Hướng dẫn thi hành" của Pháp lệnh đều được lần lượt bình luận đầy đủ. Cụ thể, nội dung bình luận của Đề tài bao gồm các phần sau đây:
Giới thiệu khái quát tinh thần và những điểm mới của Pháp lệnh.
1. Chương I. Những quy định chung (11 điều, từ Điều 01 đến Điều 11
2. Chương II. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả (1 0 điều, từ Điều 12 đến Điều 21).
3. Chương III. Các biện pháp xử lý hành chính khác (06 điều, từ Điều 22 đến Điều 27).
4. Chương IV. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (15 điều, từ Điển 2(8 đen Điều 42).
5. Chương V. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (10 điều, từ Điều 43 đến Điều 52).
6. Chương VI. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (17 điều, từ Điều 53 đến Điều 69).
7. Chương VII. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (44 điều, từ Điều 70 đến Điều 113).
8. Chương VIII. Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính (04 điều, từ Điều 114 đến Điều 117)
9. Chương IX. Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm (05 điều từ Điều 11 đến Điều 122).
10. Chương X. Điều khoản thi hành (02 điều, từ điều 123 đến Điều 124). .
Tại mỗi chương của Pháp lệnh đều có phần giới thiệu khái quát toàn bộ chương đó, tiếp đến là phần nêu nguyên văn nội dung túng điều của Pháp lệnh nằm trong chương đó tiếp liền với phần bình luận về nội dung của điều.
V. YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC BÌNH LUẬN KHOA HỌC NỘI DUNG PHÁP LỆNH
Để nội dung của bình luận khoa học Pháp lệnh đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, Ban Chủ nhiệm Đề tài đã đặt ra những yêu cầu chung cho việc bình luận Pháp lệnh:
- Bình luận phải bao gồm những phân tích, bình luận có tính chất lý luận về tất cả các điều, khoản của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Bình luận phải ngắn gọn, súc tích, bảo đảm tính khoa học, có lập luận và diễn giải lô lúc toàn diện và đầy đủ những nội dung của từng quy phạm;
- Bình luận phải gắn với thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và bảo đảm tính thống nhất với lý luận chung hiện hành về nhà nước và pháp luật.
VI. NHU CẦU THỰC TẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được ban hành là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, trực tiếp liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các cơ quan, tổ chức; nội dung của Pháp lệnh có rất nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính hiện nay. Do vậy, nhu cầu tìm hiểu và nắm bắt một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện nội dung Pháp lệnh trong thực tế là rất lớn.
Việc nghiên cứu biên soạn Bình luận khoa học Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nhằm đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính trên phạm vi toàn quốc và của cả những người làm công tác xây dựng pháp luật. Đề tài cũng sẽ là nguồn tham khảo rất hữu ích đối với mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu sâu về Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để: phục vụ cho cóng tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các mục đích khác. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo quí đối với những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập tại các trường đại học về pháp luật xử lý vi phạm hành chính.