• Thuộc tính
Tên đề tài Mô hinh tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay
Nội dung tóm tắt

Từ những năm cuối của thập kỷ tám mươi, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống của nhân dân cơ bản được cải thiện. Cùng với việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội và phát huy dân chủ, “tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, lấy nhân tố con người làm trang tâm. Đồng thời, Nghị quyết đại hội Đảng VIII cũng, khẳng định, mục tiêu chủ yếu của công cuộc đổi mới, tiển hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là “nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân”, “vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Nghị quyết cũng chỉ rõ, cần “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" (Báo cáo chính trị - trang 131). Trong bối cảnh đó, vấn đề xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế thi hành pháp luật, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của cộng đồng để tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh, nhằm ổn định chính trị và phát triển kinh tế đã và đang được Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội quan tâm.

Sau Hiến pháp 1992, Nhà nước ta đã ban hành được một số lượng lớn luật và Pháp lệnh nhằm thể chế hoá đường lối và đưa các chủ trương lớn của Đảng vào cuộc sống xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp, đổi mới tổ chức và cơ chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật đi vào cuộc sống, và phát huy hiệu quả.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và thừa nhận sự thống trị của pháp luật đối với toàn xã hội (Nhà nước pháp quyền) thì việc người dân hiểu biết pháp luật là vô cùng quan trọng. Sự hiểu biết pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân là cơ sở tạo nên môi trưòng pháp lý lành mạnh. Một mặt, người dân sẽ chủ động có ứng xử phù hợp và đúng mực trong các quyết định của mình khi tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội, mặt khác tích cực bảo vệ công bằng, công lý trước pháp luật. Đồng thời, cũng cần phải khẳng định môi trường pháp lý phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về mọi phương diện.

Mặc dù vậy, nhưng thực tế đang diễn ra là pháp luật đã được ban hành nhiều nhưng đi vào cuộc sống khó khăn và chậm chạp. Người dân còn chưa có điều kiện được tiếp cận với pháp luật, chưa hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Vì vậy, chưa phát huy được hiệu quả của pháp luật, hay nói cách khác, chưa có khả năng vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của xã hội.Trong thực tế, không ít trường hợp do thiếu hiểu biết về pháp luật nên người dân bỏ qua lợi ích chính đáng mà họ được hưởng hoặc thụ động  trước các hành vi sai trái. Vì vậy,việc thiết lập một cơ chế trợ giúp pháp lý trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt chính trị - pháp lý mà cả về kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy, nhu cầu hiểu biết pháp luật của nhân dân trong cuộc sống hàng ngày là rất lớn đáng nhưng chưa được đáp ứng đúng mức, tình trạng pháp luật đi vào cuộc sống còn chậm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây đã được từng bước pháp điển hoá, nhưng với số lượng vẫn rất lớn, do nhiều cơ quan ban hành, mức độ cụ thể khác nhau nên rất phức tạp; người dân tiếp cận với hệ thống pháp luật để sử dụng chúng trong ứng xử hàng ngày không phải dễ dàng. Mặt khác, các tổ chức tư vấn pháp luật và giúp đỡ pháp lý ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây đã phát triển và có đóng góp nhất định, nhưng vẫn còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân (cả nước có 61 Đoàn luật sư, 61 Hội Luật gia với gần 1000 luật sư, 24 công ty luật, 60 Trung tâm tư vấn pháp luật), đồng thời lại phân bố chủ yếu ở các trang tâm tỉnh, thành phố, chưa có các chi nhánh tại các huyện. Việc giúp đỡ pháp lý từ phía các luật sư, luật gia mặc dù có qui định miễn, giảm phí đối vói một số trường hơp nhưng còn mang tính tự phát, chưa có cơ chế bảo đảm trong thực tế hoạt động. Các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn về kinh tế. Phần lớn đối tượng này không có điều kiện để tiếp cận với dịch vụ pháp lý có thu phí.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo “cần phải mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lóp nhân dân nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... Cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”, (Thông báo số 485/CV- VPTW ngày 31-5-1995 của Văn phòng TW Đảng về ý kiến chỉ đạo của Ban bí thư). Nghị quyết hội nghị lần thứ in BCHTW Đảng (Khoá VIII) lại khẳng định vấn đề này: “Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 6/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý đã tạo lập một cơ chế bảo đảm công bằng trong tiếp cận với pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường; nó là hình thức đưa chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu khách quan hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; góp phần tăng cường pháp chế XHCN, hoàn thiện bộ máy Nhà nước và nâng cao trách nhiệm công vụ, đồng thời thiết thực góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí, góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội và xây dựng nếp sống văn minh; củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế, hoà nhập xu thế phát triển của thời đại.

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động trong năm 1988, đã cho thấy trợ giúp pháp lý là một hoạt động còn mới mẻ, cần phải có thời gian thử nghiêm, tích luỹ và từng bước hoàn thiện. Hiện nay, đã có 54/61 tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, một số Trung tâm trợ giúp pháp lý đã đi vào hoạt động, nhưng còn nhiều vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn cần phải được nghiên cứu và giải đáp. Đó là những vấn đề thuộc cơ sở lý luận như: khái niệm, mô hình tổ chức, đối tượng, phạm vi và phương thức hoạt động chưa được làm sáng tỏ một cách khoa học; vấn đề chức danh, tiêu chuẩn cán bộ trợ giúp và kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp chưa xác định cụ thể; vấn đề cơ chế quản lý và phương thức thực hiện chế độ chính sách... chưa được thể chế hoá. Tất cả các vấn đề này đều rất mới mẻ và đang đặt ra nhu cầu cần được nghiên cứu để có những quy định phù hợp trong pháp luật thực định và giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động trợ giúp. Vì vậy, việc nghiên cứu về "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay" là hết sức cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, đưa hoạt động này vào nề nếp, theo trật tự và được bảo đảm bằng pháp luật, tránh những yếu tố tự do, ngẫu nhiên, tự phát và thiếu kỷ cương.

Trước những yêu cầu đổi mới kinh tế, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện dân chủ XHCN, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, đề tài nghiên cứu có mục đích làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong điều kiện đổi mới.

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (của Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp), xuất phát từ quan điểm đổi mới và phát huy dân chủ XHCN của Đảng, xu thế phát triển của đất nước, đề tài có mục đích xác định những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, đồng thời kiến nghị những phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý; xác định mô hình và những biện pháp bảo đảm cho việc kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong tương lai.

Thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau: 

- Nghiên cứu những quan điểm chung của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc xác định mô hình tổ chức và phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận: khái niệm, những đặc trưng cơ bản của tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; xác định vị trí, vai trò của các tổ chức này trong thực hiện quyền lực Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước và của công dân;

- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, phân tích những nhu cầu, đòi hỏi khách quan phải thể chế hoá về trợ giúp pháp lý trong một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao;

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản cần quy định trong pháp luật về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý theo quan điểm và định hướng đổi mới của Đảng;

- Xây dựng hệ quan điểm, phương hướng và các giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý nhằm củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

Đề tài lựa chọn là một vấn đề rất mới, rộng lớn và phức tạp. Đối tượng nghiên cứu là mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam và phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện tại. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam còn rất mới mẻ, còn có nhiều quan niệm khác nhau, có mối quan hệ phức tạp, đa chiều ở cả hai kênh: Nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp. Cơ sở pháp lý, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý đang trong quá trình hình thành, thử nghiệm, chưa có thời gian đúc rút thành lý luận từ thực tiễn, ở các vùng, miền, khu vực do điều kiện phát triển kinh tế chênh lệch, trình độ cán bộ, trình độ dân trí không đồng đều v.v... nên có những vận dụng trong thực tiễn không giống nhau. Nhận thức của các ngành, các cấp về vấn đề này cũng chưa thống nhất, nên xác định mô hình tổ chức, đối tượng, phạm vi và phương thức trợ giúp cũng rất đa dạng, thậm chí khác nhau.

Tuy trợ giúp pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa miễn phí trong các vụ việc cụ thể) là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp, nhưng lại là hoạt động liên quan trực tiếp đến cả cơ quan Nhà nước và công dân nên việc qui định về vị trí pháp lý của các tổ chức này, quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý Nhà nước ... phải rất cụ thể.

Vì đây là vấn đề mới, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài đề cập đến tất cả các nội dung có liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Cụ thể, đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn; mục đích ý nghĩa trợ giúp pháp lý, cũng như các vấn đề cụ thể mà pháp luật cần điều chỉnh: các đối tượng thuộc diện trợ giúp, thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, so sánh với một số mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của nước ngoài. Trên cơ sở đó, xác định phương hướng, nội dung để hoàn thiện pháp luật trợ giúp pháp lý và cơ chế bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, đề tài không đi quá sâu vào các vấn đề có tính chất kỹ thuật như kỹ năng trợ giúp trong các lĩnh vực tư vấn, đại diện, bào chữa cũng như các hoạt động hành chính có liên quan.

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về bảo đảm trợ giúp pháp lý cho nhân dân nói chung và trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc biệt nói riêng.

Các văn kiện của Đảng, Hiến pháp năm 1992, các văn bản pháp luật của Việt Nam và của nước ngoài, các báo cáo hoạt động trong và ngoài nước được sử dụng rộng rãi làm cơ sở chính trị - pháp lý - thực tiễn cho các vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cũng được tham khảo và kế thừa có chọn lọc.

Đề tài gồm Báo cáo phúc trình, 10 chuyên đề nghiên cứu và Phụ lục tham khảo. Cơ cấu của Báo cáo phúc trình ngoài Lời nói đầu và Kết luận, được phân thành 3 Chương và 7 mục sau đây:

Chương I: Cơ sở lý luận, mục đích và ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội.

Mục I. Một số quan niệm chung về trợ giúp pháp lý.

Mục II. Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Một số đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

1. Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

2. Khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

3. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách ở Việt Nam.

Mục III. Một số mô hình và đặc điểm chung của trợ giúp pháp lý trên thế giới.

1. Một số mô hình và phương thức trợ giúp pháp lý trên thế giới.

2. Một số đặc điểm chung của trợ giúp pháp lý trên thế giới.

Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Mục I. Khái quát một số nét về hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trước năm 1998.

Mục II. Thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý từ năm 1998 đến nay.

1. Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

2. Tình hình tổ chức, đội ngũ cán bộ trợ giúp phảp lý và cơ sở vật chất của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

3. Về xây dựng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

4. Thực trạng về đối tượng, phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý.

5. Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách; tham gia phổ biến, giáo dục pháp lluật cho các đối tượng này.

6. Vấn đề quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

Chương III. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong điều kiện hiện nay và một sô kiến nghị.

Mục I. Những quan điểm chỉ đạo hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong điều kiện hiện nay.

1. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên cơ sở thực hiện những quan điểm, chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nựớc ta.

2. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân... Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội; Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

3. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính nhà nước nói chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng.

4. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở kế thừa và dựa trên quan điểm xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý của Đảng, góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" của Đảng và Nhà nước đề ra.

5. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý phải có bước đi thích hợp, phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội và truyền thống dân tộc vì mục đích bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của công dân.

Mục II. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1. Hoàn thiện mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý.

2. Hoàn thiện về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

3. Mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý.

4. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý ở tất cả các tổ chức trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương, mở rộng phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý phù hợp với từng loại đối tượng, nhằm đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân.

5. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương.

6. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ quản lý; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp cho cán bộ trợ giúp, cộng tác viên thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

7. Thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý.

8. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý.

9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

10. Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn, chỉ rõ tổ chức trợ giúp pháp lý ra đời xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, cấp bách của việc thực hiện chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của nhân dân nói chung và của người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Đề tài cũng đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta, phát hiện những nguyên nhân, khó khăn và tồn tại trong tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở đó đã đưa ra hệ quan điểm chỉ đạo và phương hướng đổi mới, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, trong đó có những kiến nghị về đổi mới thể chế, hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động trợ giúp pháp lý phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp, góp phần hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân và thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".

Đây có lẽ là tài liệu đầu tiên tổng kết tương đối toàn diện, đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý từ đầu cho đến nay. Nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cần thiết cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực luật học, quản lý nhà nước, xã hội học..., trong việc đề ra chủ trương, xây dựng pháp luật và những biện pháp hoàn thiện và thúc đẩy phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Đề tài là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của sinh viên chuyên ngành luật tương ứng; đồng thời cần thiết cho việc giảng dạy và học tập nâng cao kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiệp vụ cho đông đảo đội ngũ chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

 

 

Nội dung toàn văn

MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ,
PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG
TRỢ GIÚP PHAP LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

I. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

Một nền pháp chế dân chủ và tiến bộ không thể chỉ dừng lại ở những quy định có tính chất công bằng trên giấy tờ mà điều quan trọng hơn là phải tạo ra cho mọi người những điều kiện thực tế tương đối công bằng để họ có thể tiếp cận với nền pháp chế đó. Những điều kiện như thế có thể tạo ra như: điều kiện chính trị, điều kiện văn hoá (đặc biệt là văn hoá pháp lý), điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, tài chính... Ngay từ thế kỷ IXX, Các Mác đã từng có một nhận xét nổi tiếng rằng: "pháp luật của các Nhà nước Tư sản rất tốn tiền", vì vậy trong nhiều trường hợp những người nghèo không có đủ tiền để sử dụng pháp luật đó.

Chúng ta thường nói rằng nền dân chủ Tư sản là dân chủ hình thức, là cái "bánh vẽ". Bởi vì pháp luật Tư sản trong khi quy định những quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với mọi người đã luôn luôn giả định rằng những điều kiện thực tế vể mọi mặt của mọi người để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó là hoàn toàn giống nhau. Thế nhưng trên thực tế, xã hội Tư sản là điển hình của sự phân cực giàu và nghèo. Lê Nin cũng từng nêu luận đề rằng: Quyền bình đẳng có nghĩa là vi phạm sự bình đẳng! Bởi vì quyền bình đẳng có nghĩa là áp dụng những tiêu chuẩn chung duy nhất đối với mọi người mà thực ra giữa họ lại khác nhau về những điều kiện sinh hoạt vật chất. Luận đề trên đây của Lê Nin cũng hoàn toàn đúng khi chúng ta dùng để xem xét lĩnh vực sử dụng pháp luật của mỗi công dân. Những khiếm khuyết nêu trên của pháp quyền Tư sản đương nhiên là chưa thể khắc phục được trong giai đoạn đầu của pháp quyền XHCN của chúng ta. Đặc biệt là trong điều kiện của cơ chế kinh tế thị trường, dù đó là thị trường theo định hướng XHCN như chúng ta đang theo đuổi. Đành rằng cơ chế thị trường chỉ được áp dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế chứ không áp dụng trong các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... lại càng không thể áp dụng trong lĩnh vực Tư pháp. Thế nhưng chính cơ chế thị trường trong kinh tế đã làm phân hoá giàu, nghèo trong dân cư và do đó đã tạo ra những điều kiện để sử dụng pháp luật không bình đẳng giữa họ với nhau. Thực tế hiện nay ở các nước Tư bản những chi phí của người dân vào các vụ việc kiện tụng, tư vấn pháp luật cũng khá tốn kém. Chẳng hạn ở Cộng hoà Liên bang Đức (theo lời của một luật gia Đức) chi phí để kiện đòi một tài sản chiếm khoảng 50% giá trị tài sản đó. Còn ở Mỹ và nhiều nước khác tiền công giả cho một luật sư cũng đến vài trăm ƯSD/lgiờ. Do đó, có một bộ phận dân nghèo vì không đủ khả năng thanh toán tiền thù lao cho luật sư nên nhiều khi bị thiệt thòi, thậm chí chịu bất công. Hay nói cách khác, công lý xoay lưng lại với họ.

Sự phân tích trên đây mới chỉ là một mặt của vấn đề - mặt lợi ích của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Mặt thứ hai của vấn đề là ở phía lợi ích của Nhà nước và xã hội. Xem xét mặt thứ hai này chúng ta sẽ thấy nó liên quan đến quản lý xã hội bằng pháp luật; nguyên tắc Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân và nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để pháp luật đi vào cuộc sống; làm thế nào để mỗi một người dân có thể sử dụng được pháp luật như là một công cụ quan trọng nhất để giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân mình vói Nhà nước và xã hội, hay nói theo cách của người Việt Nam ta là: "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Nếu các điều kiện để tiếp cận pháp luật, sử dụng pháp luật không được bảo đảm đối với một bộ phận dân cư nào đó thì chính là pháp luật không tồn tại đối với bộ phận dân cư này. Trong trường hợp đó chính pháp luật bị thất bại chứ không phải là bộ phân dân cư đó bị thất bại. Nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh này, ông Bộ trưởng Tư pháp Nam úc trong một bức thông điệp gửi các luật sư tại hội nghị khối thịnh vượng chung về trợ giúp pháp lý (tháng 5/1984) đã có nhận xét rất chí lý rằng: "không thể nói rằng chúng ta đang sống trong khuôn khổ của pháp luật với đầy đủ ý nghĩa của từ này nếu mọi công dân không thể khẳng định và bảo vệ những quyền hợp pháp của họ một cách hữu hiệu và được tiếp cận với Toà án vì mục đích này. Trong hệ thống pháp luật của chúng ta, và thực chất, trong tất cả các xã hội văn minh, điều này đòi hỏi phải có sự giúp đỡ nghề nghiệp. Nếu có bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ đó để khẳng định và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình mà bị từ chối thì luật pháp của xã hội trong chừng mực này đã không có tác dụng, như vậy nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật tất yếu liên quan đến nguyên tắc Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân. Trong đó có việc bảo đảm những điều kiện tối thiểu để người dân sử dụng các quyền của mình một cách bình đẳng. Và điều này cũng là biểu hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật - bình đẳng theo cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế xã hội của vấn đề, chứ không chỉ là bình đẳng trên giấy tờ". Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với bộ phận dân cư nào đó chính là góp phần thực hiện các nguyên tắc nêu trên.

Hoạt động trợ giúp pháp lý bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước Tư sản và xuất phát từ chức năng xã hội của các Nhà nước đó. Vào những thập niên giữa thế kỷ EXX mô hình trợ giúp pháp lý xuất hiện ở Anh, Đức và Hà Lan; đến cuối thế kỷ IXX hình thành ở Pháp, Mỹ... ở Úc và các nước trong khu vực như Singapore, Malayxia .... trợ giúp pháp lý xuất hiện muộn hơn vào đầu thế kỷ XX. Còn các nước khác, trợ giúp pháp lý chỉ phát triển mạnh trong nửa thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi mà các Nhà nước Tư sản thấy cần thiết phải chăm lo vấn đề xã hội để bảo vệ quyền lực thống trị của mình... Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở Trung quốc năm 1996 và ở Việt Nam năm 1996-1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân dân và bản chất của Nhà nước XHCN. Mặc dù trợ giúp pháp lý có lịch sử hình thành và phát triển hơn 150 năm, nhưng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới rất phong phú và đa dạng, mỗi nước có một mô hình riêng của mình, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia.

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế giới, nên chưa có quan niệm chung, thống nhất về trợ giúp pháp lý. Ở mỗi nước đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân đạo và tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế , nhân đạo thể hiện ở chỗ hoạt động trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ tài chính cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức...).

Dưới góc độ kinh tế mang tính nhân đạo một số nước (như Đức) quan niệm Trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước toà án.

Theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì Trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý.

Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995 của Singapore cũng giải thích rằng trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ pháp lý.

Nhìn dưới góc độ mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý, người úc cho rằng trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sư công bằng khi tiếp cận với pháp luật.

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển, mô hình tổ chức, phưong thức, mục tiêu của hoạt động trợ giúp pháp lý ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ trước tới nay, một số học giả đã đưa ra khái niệm Trợ giúp pháp lý được hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ cho những người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý (thường là những người nghèo) để họ có được những điều kiện tương tự như những người khác trong việc tiếp cận với pháp luật.

Một số quan niệm nêu trên về trợ giúp pháp lý có những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Trợ giúp pháp lý có thể được thực hiện bởi một bên chủ thể (bên trợ giúp) là cơ quan chức năng của Nhà nước, tổ chức xã hội (tổ chức luật sư, các Hội, nghề nghiệp, tổ chức từ thiện...) hoặc cá nhân (thường là các luật sư hoặc chuyên gia pháp lý). Như vậy trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động có tính chất Nhà nước hoặc phi Nhà nước. Điều này nói lên tiềm năng của nguồn trợ giúp rất phong phụ.

- Đối tượng được hưởng trợ giúp là người nghèo, không có điều kiện về kinh tế, tài chính để chi trả cho các dịch vụ pháp lý hoặc người sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh có khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ pháp lý.

Thông thường khi nói đến trợ giúp chúng ta liền nghĩ ngay đến đối tượng là người nghèo. Việc xác định tiêu chuẩn thế nào là người nghèo thì mỗi nước có cách tính của mình mà chúng ta không bàn đến ở đây. Nhưng nếu quan niệm trợ giúp pháp lý không chỉ là trợ giúp điều kiện tài chính mà là trợ giúp các điều kiện để khắc phục tình trạng "đói luật" thì đối tượng sẽ bao gồm không chỉ người nghèo mằ là cả một cộng đồng dân cư sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Thực tế hiện nay ở các nước có chính sách trợ giúp pháp lý đang tồn tại thì đối tượng trợ giúp trưóc hết và chủ yếu là những người nghèo. Ngoài ra cũng có những nước có chính sách xã hội và tài chính "cởi mở" hơn thì đối tượng trợ giúp được mở rộng hơn.

- Phạm vi trợ giúp pháp lý được hiểu là những lĩnh vực nào? Loại hình công việc nào? mà chủ thể trợ giúp pháp lý thực hiện. Căn cứ vào thực tiễn của các nước hiện nay, phạm vi trợ giúp pháp lý có thể phân thành các loại hình công việc chủ yếu như sau:

a/ Tư vấn pháp luật;

b/ Đại diện, hào chữa trước Toà án;

c/ Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp.

Trong 3 loại việc thuộc phạm vi nêu trên thì hai loại a và b có tính phổ biến hơn và nó cũng gắn với đối tượng là người nghèo hơn. Mặt khác, hai loại việc này cũng tiêu tốn nhiều tiền nhất, do đó người nghèo dễ bỏ cuộc và chịu thiệt thòi nhất. Việc xác định phạm vi trợ giúp pháp lý đến lượt nó lại liên quan đến mục tiêu và chiến lược của hoạt động trợ giúp pháp lý. Mà mục tiêu và chiến lược này lại phụ thuộc vào chính sách xã hội và tài chính của mỗi quốc gia.

Những điều trình bày trên đây về những quan niệm, đối tượng và phạm vi trợ giúp pháp lý chỉ mới là những vấn đề ở cấp độ chung nhất. Trong thực tiễn, pháp luật của các nước đều quy định cụ thể những điều kiện nào? (ngoài điều kiện tài chính nói trên) thì những người thuộc đối tượng trợ giúp mới được trợ giúp. Chẳng hạn ở Liên bang úc những trường hơp được ưu tiên xét trợ giúp là các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em; tổn hại về tinh thần, thể chất; nguy cơ bị tước đoạt quyền tự do cá nhân... Định ra những điều kiện trợ giúp như thế là nhằm bảo đảm đúng mục tiêu và tính hiệu qủa của hoạt động trợ giúp pháp lý, tránh sự lạm dụng thái quá.

- Phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý rất phong phú và đa dạng, phù hợp với các đối tượng, phạm vi và chủ thể trợ giúp pháp lý và điều kiện, chính sách trợ giúp của mỗi quốc gia, như:

+ Thanh toán hộ những khoản chi phí thù lao cho luật sư tham gia trợ giúp pháp lý;

+ Tư vấn bằng miệng, bằng văn bản hoặc qua điện thoại;

+ Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng của tổ chức trợ giúp pháp lý;

+ Tư vấn lưu động đến những vùng xa xôi hẻo lánh;

+ Trợ giúp pháp lý bằng phương thức cử hoặc mời luật sư tham gia đại diện, bào chữa trước Toà cho đối tượng mà đđối tượng không phải trả tiền thù lao hoặc trả một phần thù lao, tuỳ theo chính sách trợ giúp pháp lý của mỗi quốc gia;

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

+ Mở lớp bổi dưỡng kiến thức pháp luật;

+ Bán rẻ hoặc cho không các tài liệu hướng dẫn pháp luật...

Nhìn chung, phương thức trợ giúp pháp lý trên thế giới rất đa dạng, linh hoạt: Có thể trợ giúp trực tiếp bằng tài chính, có thể bằng những kiến thức pháp lý, có thể bằng hình thức thanh toán hộ các khoản chi phí, có thể bằng hình thức miễn phí, có thể bằng hình thức tư vấn, hoặc tuyên truyền phổ biến, có thể cung cấp tài liệu pháp lý không lấy tiền... , nghĩa là bằng mọi cách tạo cho đối tượng được trợ giúp có được những điều kiện để tiếp cận với dịch vụ pháp lý.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ, THỰC TIỄN CỦA VIỆC THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

1. Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

1.1. Thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý ở Việt Nam xuất phát từ chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước.

Nhiều Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến vấn đề thành lập tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân, để nhân dân am hiểu pháp luật, từ đó thực hiện pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (Khoá VIII) đã khẳng định phải “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”[1]. Ngày 18 tháng 5 năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo “cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... Cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”[2].

Trong Thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, Đổng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc nhở: “Trong tình hình hiện nay, khi các hoạt động kinh tế, xã hội vận hành theo cơ chế mói, với một hệ thống pháp luật được ban hành thì vai trò tư vấn pháp luật của luật sư, chuyên gia pháp luật giúp đỡ ... nhân dân trở nên rất cần thiết... Nhà nước phải nghiên cứu thành lập một hệ thống các tổ chức tư vấn pháp luật không mất tiền dành cho người nghèo, các gia đình thuộc diện chính sách và đồng bào các dân tộc thiểu so”[3] [4] .

Chính sách nâng cao dân trí pháp lý, tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, xoá mù chữ kết hợp với xoá mù pháp luật là một bộ phận của chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 17 tháng 3 năm 1997, sau khi nghe báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý cho nhân dân, trước hết là cho người nghèo và các đối tượng chính sách (Thông báo số 35/TB ngày 31/3/1997 của Văn phòng Chính phủ). Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, ngày 6 tháng 9 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Như vậy, Quyết định thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước là một hình thức pháp lý đưa chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tmyền thống đạo đức, lối sống của người Việt Nam và tình hình phát triển của đất nước.

1.2. Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu khách quan, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dần.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trước hết đòi hỏi chúng ta một mặt phải quan tâm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp, thể hiện ý chí của nhân dân lao động, mặt khác phải tổ chức thi hành pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Pháp luật phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân. Nhà nước đó phải là Nhà nước thực sự dân chủ, có kỷ luật, kỷ cương và một nền pháp chế cao, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội phải thực thi quyền lực nhân dân trong khuôn khổ pháp luật, mọi quyền và lợi ích Hiến định của người dân phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trợ giúp pháp lý là quyền của công dân và là chức năng xã hội và nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân. Vì vậy, có thể nói trợ giúp pháp lý là một trong những hình thức đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thể hiện bản chất của Nhà nước vì nhân dân.

1.3. Xuất phát từ mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh và thc hiện nguyên tắc Hiến định: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc bảo đảm công bằng xã hội. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có mặt tích cực là giải phóng mọi năng lực sản xuất, đã thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của nó là làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng lãnh thổ, giữa các nhóm xã hội, tạo nên sự bất bình đẳng và không công bằng trong xã hội. Khoảng cách giàu nghèo biên độ ngày càng gia tăng (năm 1993: gấp 4 lần những năm 70-80: lên 6-8 lần, những năm 80-90 là 40 và hiện nay là 100 lần. Từ phân hoá giàu nghèo về kinh tế dẫn đến phân hóa giàu nghèo về tinh thần, bất bình đẳng trong việc tiếp cận với pháp luật. Người nghèo thường không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp luật có thu phí, nên trong nhiều trường họp không bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, tạo nên sự không công bằng của mọi công dân trước pháp luật, làm cho lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự công bằng của pháp luật bị giảm sút. Tổ chức trợ giúp pháp lý giúp cho người nghèo có được điều kiện và hoàn cảnh tương tự như người khác tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

1.4. Hệ thống pháp luật phức tạp, không đồng bộ, thay đổi thường xuyên càng làm cho người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, từ đó không hiểu biết pháp luật, dẫn đến xử sự không phù hợp với pháp luật hoặc không thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của mình, không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình đối với Nhà nước. Cần có tổ chức trợ giúp pháp lý để giúp đỡ họ hiểu biết pháp luật, trên cơ sở đó để họ thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật..

Trong điều kiện hệ thống pháp luật đã và đang ngày càng phát triển và hoàn thiện, số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều thì việc người dân tiếp cận với pháp luật để tự mình hiểu biết pháp luật, từ đó để xử sự theo đúng pháp luật trong các quan hệ của đời sống xã hội không phải dễ dàng. Vì vậy, trợ giúp pháp lý của Nhà nước trở thành yêu cầu khách quan, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách.

1.5. Xuất pháp từ nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân.

+ Đối tượng trợ giúp pháp lý rất lớn, bao gồm:

- Người nghèo 20 -25%.

- Chế độ chính sách 5%.

- Dân tộc thiểu số gần 13%.

Chưa kể 80% dân số sống ở nông thôn có thể đều là đối tượng trợ giúp pháp lý.

+ Đội ngũ luật sư còn rất ít so với thế giới: tỷ lệ luật sư tính trên đầu người dân ở Việt Nam là rất thấp. Cứ 75.000 dân thì chỉ có 01 luật sư nên chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Trong khi đó ở các nước khác trên thế giới có tỷ lệ luật sư rất cao, ví dụ như:

- Anh: 01 LS/666 dân.

- Singapore 01 LS/1.500 dân.

- Pháp 01 LS/2.000 dân.

- Hà Lan 01 LS/2.500 dân.

Hơn nữa, trong thực tiễn cuộc sống nhu cầu giúp đỡ pháp lý của quần chúng nhân dân là rất lớn, nhưng chỉ có một số người có điều kiện về kinh tế thì có thể nhờ luật sư, các chuyên gia tư vấn pháp luật. Còn những người nghèo, những người thuộc đối tượng chính sách, có công với cách mạng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là không có điều kiện về kinh tế để có thể tiếp cận với các dịch vụ pháp lý có thu phí, nên nhiều trường họp phải chịu thiệt thòi khi có những yêu cầu phát sinh liên quan tới pháp luật, thậm chí không bảo vệ được quyền và lợi ích họp pháp của mình khi cần thiết. Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để người nghèo và đối tượng chính sách khắc phục những trở ngại này.

2. Khái niệm một số đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý Việt Nam.

2.1. Khái niệm trợ giúp pháp lý.

Thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" được sử dụng phổ biến trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX và xuất phát từ tiếng Anh là: Legal aid. Ở Việt Nam có tài liệu dịch Legal aid là bảo trợ tư pháp hay bảo trợ pháp lý. Thuật ngữ “Trợ giúp pháp lý” được sử dụng trong sách báo ở nước ta từ năm 1995, khi bắt đầu nghiên cứu xây dựng Dự án phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, sau đó được sử dụng trong tiêu đề của đề tài khoa học này và sử dụng chính thức trong Quyết định số 734/TTg này 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý.

Trước đây, trong các Nghị quyết của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước chỉ sử dụng thuật ngữ "Tư vấn pháp luật" hay "dịch vụ pháp lý", mà chưa có tài liệu nào dùng thuật ngữ trợ giúp pháp lý. Ngay Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ Đảng khoá VIII cũng chỉ nói đến việc "tạo điều kiện cho người nghèo đươc hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí". Pháp lệnh luật sư năm 1987 quy định Luật sư có nhiệm vụ tranh tụng và tư vấn pháp luật, Thông tư số 1119/QLTPK năm 1987 và Công văn số 870 năm 1989 của Bộ Tư pháp chỉ nói về "dịch vụ pháp lý" và cho phép các Hội luật gia và các Đoàn luật sư được mở Văn phòng tư vấn pháp luật.

Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1994 thì thuật ngữ "Trợ giúp" có nghĩa là giúp đỡ. Đến lượt mình thuật ngữ "Giúp đỡ" theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần sự giúp đỡ ở đây là "Pháp lý" theo nghĩa rộng của từ này.

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra quan niệm chung về trợ giúp pháp lý một cách đầy đủ, thể hiện những đặc trưng cơ bản của nó. Theo quan niệm chung hiện nay ở Việt Nam, Trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa rộng là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

Theo nghĩa hẹp, Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đêu bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

2.2. Những đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.

Từ khái niệm trên đây, chúng ta có thể nhận thấy trợ giúp pháp lý ở Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau đây:

2. 2. 1. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý theo nghĩa rộng là Nhà nước và xã hội, bao gồm hoạt động trợ giúp pháp lý của các cơ quan Nhà nước (các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước; các cơ quan tư pháp; các cơ quan Nhà nước tổ chức tiếp công dân), các tổ chức xã hội, nghề nghiệp (các Đoàn luật sư, các Hội luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi nhánh; các Văn phòng hay Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội; các Công ty luật...) và của cả những cá nhân có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, tự nguyện tham gia giúp đỡ pháp lý.

Theo nghĩa hẹp chủ thể hoạt động trợ giúp pháp lý là các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Hiện nay, tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nưóc gồm có: Cục Trợ giúp pháp lý ở Trung ương và các Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở' Tư pháp ở địa phương và các Chi nhánh của các tổ chức này; các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, tổ chức phối hợp, cộng tác với các tổ chức xã hội thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. 2. 2. Đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí là những người thuộc hộ đói, nghèo; những người thuộc diện chính sách; đồng bào dân tộc thiểu số;

Một trong những nội dung của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước là có sự ưu tiên, ưu đãi cho người nghèo, các đối tượng chính sách (người có công), đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật... Những đối tượng đó được Nhà nước, xã hội ưu đãi, trợ giúp về các mặt như: ưu tiên giao đất; vay vốn; đào tạo và dạy nghề; tiêu thụ sản phẩm và trợ giá; tài trợ đầu tu; xây dựng kết cấu hạ tầng; miễn giảm học phí; ưu tiên tuyển chọn vào các trường học; miễn giảm viện phí... và gần đây là trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Trong xã hội ta hiện nay còn nhiều người nghèo và đói (chiếm khoảng 20 đến 25% dân số cả nước). Theo nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn dưới 50.000 đ/tháng; ở thành thị dưới 70.000đ/tháng. Căn cứ vào mức yêu cầu tiêu dùng năng lượng tối thiểu là 2.100 calo/ngày/người thì người Việt Nam phải có thu nhập bình quân 100ƯSD/người/năm. Như vậy, thì ở Việt Nam có khoảng 51 % dân số thuộc nghèo, trong đó 25% hộ đói về lương thực, thực phẩm1. Theo số liệu thống kê gần đây cả nước có 1.715 xã nghèo.

Theo tính toán của các tổ chức của Liên Hợp Quốc thì ở Việt Nam 90% người nghèo sống ở nông thôn. Số người nghèo chiếm tỷ lệ cao là ở khu vực nông thôn miền núi Tây Nguyên (36,53%), ở nông thôn miền núi phía Bắc (38,54%), ở nông thôn đồng bằng và trung du Bắc Bộ (34,83%)[5] [6]. Người nghèo ở thành thị có tỷ lệ thấp hơn ở nông thôn, nhưng có đặc điểm là cái nghèo của họ thể hiện ở điều kiện chỗ ở chật chội thiếu vệ sinh, thu nhập bấp bênh. Tỷ lệ người nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn so với người thuộc dân tộc đa số.

Người nghèo thường không có khả năng kinh tế để tiếp cận với các dịch vụ pháp lý có thu phí nên thường phải chịu thiệt thòi khi có những vấn đề liên quan đến pháp luật. Theo Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 52/TTLT thì người nghèo là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Theo hướng dẫn này thì Người nghèo là người thuộc hô đói, nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được quy ra gạo và tiền tương ứng theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng năm. Như vậy, điều kiện người nghèo phụ thuộc vào điều kiện kinh tế chung của hộ gia đình. Một người có thu nhập khá vẫn có thể được trợ giúp pháp lý nếu các thành viên trong gia đình họ có thu nhập thấp và điều đó là họp lý vì họ sẽ phải gánh vác trách nhiệm kinh tế gia đình nhiều hơn.

- Đối tượng chính sách:

Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, có nhiều người đã cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, xương máu và tính mạng cho Tổ quốc. Đó là những người có công với đất nước. Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", nhân dân ta luôn kính trọng, đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng... Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách ưu đãi với người có công phù họp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ngày 29/8/1994) thì những người sau đây được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước:

+ Những người tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;

+ Liệt sĩ và gia đình liệt sỹ;

+ Bà mẹ Việt nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh ;

+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế;                                                                                          .

+ Người có công giúp đỡ cách mạng.

Từ năm 1991 đến nay đã có thêm 3 triệu người được hưởng chế độ ưu đãi, đưa tổng số người thuộc diện có công lên gần 7 triệu người; có thêm 10.366 thương binh và 31.083 liệt sỹ được xác nhận. Tính đến cuối năm 1997, Nhà nước đã phong tặng và tmy tặng danh hiệu vinh dự "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho gần 40.000 bà mẹ, trong đó có 11.000 bà mẹ đang còn sống[7].

Người có công thường trải qua chiến đấu ác liệt, điều kiện sinh sống gian khổ, thiếu thốn cho nên sức khoẻ kém, thường có thương tật, bệnh tật, đặc biệt là các đồng chí lão thành cách mạng, bệnh binh, thương binh. Trong số người có công thì nhiều người có gia đình đông con, nhưng cũng có nhiều người cô đơn, không nơi nương tựa, chăm sóc. Do sức khoẻ kém, trình độ học vấn hạn chế cho nên người có công.thường gặp khó khăn trong lao động, kinh doanh hoặc thiếu việc làm. Họ thường thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, việc làm không phù hợp vói sức khoẻ; không đủ năng lực, trình độ làm việc làm những công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì thế mà phần lớn người có công có mức sống tương đối thấp, hoàn cảnh sống không thuận lợi, nhiều người trong số họ là người nghèo.

- Đồng bào dân tộc thiểu số:

Hiện nay nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Đa phần các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi. Tuy nhiên, cũng có dân tộc ít người sống ở đồng bằng, thậm chí ở đô thị, như người Khơ-me sống ở đồng bằng sông Cửu Long, người Chàm sống ở một số tỉnh Nam Trung Bộ, và Nam Bộ, người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nước ta có khoảng 10 triệu đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm gần 13% dân số cả nước). Số lượng người của từng dân tộc thiểu số không đều. Có dân tộc có trên một triệu người, có nhiều dân tộc có khoảng vài chục vạn người, Tuy nhiên, cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người, thậm chí có dân tộc chỉ có vài chục người (dân tộc OĐU).

Kinh tế của dân tộc thiểu số còn kém phát triển, mang nặng tính tự cung tự cấp, còn du canh, du cư, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi và có một số ngành nghề thủ công (đan lát, thêu dệt, rèn, mộc...). Do điều kiện y tế kém cho nên sức khoẻ của người dân tộc thiểu số hạn chế. Bệnh sốt rét trở lại, bệnh biếu cổ phát triển. Người dân không đủ tiền đến các cơ sở y tế. Tệ nạn mê tín dị đoan, ma thuật, đổng bóng phát triển. Do thiếu giáo viên, cơ sở vật chất không đầy đủ, giao thông đi lại khó khăn cho nên giáo dục ở miền núi, vùng đổng bào dân tộc thiểu số xuống cấp, dẫn đến tình trạng tỷ lệ người mù chữ trong đổng bào các dân tộc thiểu số cao, vì vậy, trình độ dân trí thấp, nên chịu nhiều ảnh hưởng của nếp sống cũ và nhiều tập tục lạc hậu, Nhà nước đang có chính sách ưu tiên hỗ trợ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc.

- Các đối tượng được miễn án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 13, điểm a, b khoản 1 Điều 26; điểm a, c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án. Đây là những đối tượng có một số loại vụ việc liên quan đến quá trình tố tụng ở Toà án, căn cứ vào loại vụ việc có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Toà án xem xét miễn án phí, không căn cứ vào nhân thân đối tượng (trừ trường hợp đối tượng là thương binh, bố, mẹ liệt sỹ, người có công với cách mạng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 31 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án).

- Người nước ngoài được hưởng trơ giúp pháp lý miễn phí ở nước mà

Viêt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó có quy định vấn đề này. Hiện nay ta đã ký kết với Trung Quốc về vấn đề này.

Đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định trên đây còn ở mức hạn chế, xuất phát từ thực tiễn tổ chức trợ giúp pháp lý mới thành lập; hoạt động trợ giúp hoàn toàn mới mẻ; khả năng tài chính của Nhà nước bảo đảm cho hoat động trợ giúp pháp lý bước đầu còn khó khăn...

2.2.3. Phạm vi trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn, đại diện, bào chữa.

- Tư vấn pháp luật: theo quan niệm chung là sự cung cấp những thông tin, kiến thức pháp lý và hướng dẫn cách ứng xử phù hơp với các quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội cho công dân, nhằm mang lại những lợi ích hơp pháp cho người đến yêu cầu tư vấn. Tư vấn có thể bằng miệng, bằng văn bản hoặc tư vấn qua điện thoại; hoặc hướng dẫn, soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân; hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc hoặc cung cấp thông tin pháp lý, tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận được những quy định pháp luật mà họ qùan tâm, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng, góp phần thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

- Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hòa giải trước các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và các vấn đề pháp luật khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại; đối tượng uỷ quyền cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thay đối tượng hoặc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của họ trước cơ quan, tổ chức, các cá nhân trong trường hợp đối tượng thiếu khả năng và gặp nhiều khó khăn trong việc độc lập thực hiện; thực hiện hoà giải các mâu thuẫn lợi ích, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội phù họp với pháp luật.

- Trực tiếp kiến nghị hoặc đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Trực tiếp hoặc mời cộng tác viên là luật sư (thông qua Đoàn luật sư, Hội luật gia để cử luật sư) tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hcp pháp của các đối tượng được trợ giúp pháp lý trước Tòa án theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của đối tượng.

- Ngoài ra, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp (bằng các hình thức in ấn, phát hành tờ rơi, sổ tay pháp luật; nói chuyện pháp luật...).

2.2.4. Phương thức trợ giúp pháp lý gồm có:

- Tư vấn pháp lý bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua thư tín, hoặc bằng điện thoại;

- Làm đại diện cho đối tượng trước cơ quan, tổ chức và Toà án theo quy định của pháp luật;

- Mi luật sư, bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa hoặc đại diện trước Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng trợ giúp;

- Trợ giúp pháp lý tại trụ sở hoặc lưu động ở các địa bàn xa trụ sở trợ giúp pháp lý;

- Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với công tác tư pháp và hoà giải tại cơ sở;

- Cung cấp thông tin pháp lý qua nói chuyện pháp luật hoặc phát tờ rơi;

- Chuyển các yêu cầu trợ giúp pháp lý đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

- Trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, áp phích...).

2.2.5. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng và trong phạm vi nói trên đều được miễn phí. Đối tượng đến yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản thù lao nào. Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

3. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách ở Việt Nam.

- Trợ giúp pháp lý miễn phí đáp ứng yêu cầu khách quan của nhân dân cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ từ phía Nhà nước; thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân;

- Trợ giúp pháp lý miễn phí tạo lập cơ chế bảo đảm công bằng xã hội; mọi công dân dù giàu hay nghèo đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận với dịch vụ pháp luật như nhau trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường;

- Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là một trong những hình thức đưa chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần hoàn thiện bộ máy Nhà nước, hoàn thiện pháp luật và nâng cao trách nhiệm công vụ, đồng thời góp phần thiết thực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

- Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để cho nhân dân tự mình biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội và xây dựng nếp sống văn minh "sống và làm việc theo pháp luật".

- Củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VÀ ĐẶC ĐlỂM CHUNG CỦA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN THẾ GIỚI

Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta được hình thành trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay. Vì vậy, để hiểu rõ bản chất và những đặc trưng của trợ giúp pháp lý trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trước tiên chúng ta xem xét khái quát một số mô hình và đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới.

1. Một số mô hình và phương thức trợ giúp pháp lý trên thế giới.

Mô hình trợ giúp pháp lý được hình thành trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu chính trị của mỗi quốc gia. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới hiện nay đang tồn tại những mô hình khác nhau, rất phong phú và đa dạng, mỗi nước có một mô hình riêng của mình, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và truyền thống của mỗi quốc gia. Trên thế giới hiện nay tồn tại 3 mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý, đó là:

1.1. Mô hình từ thiện:

Mô hình từ thiện: là mô hình ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý. Mô hình này hiện nay vẫn còn tổn tại ở các nước như: Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và Ireland ... Theo mô hình này, các luật sư ở một số nước có nghĩa vụ thực hiện một số dịch vụ miễn phí cho người nghèo như là chuẩn mực đạo đức của luật sư. Nhưng ở một số nước khác thì các văn phòng luật sư tình nguyện cung cấp cho đối tượng một số dịch vụ pháp lý miễn phí (thường là dịch vụ tư vấn). Điểm mạnh của mô hình này là đúng như tên gọi của nó - các luật sư làm việc một cách nhiệt tình, vô tư trên tinh thần tự nguyện. Tuy vậy, nó có điểm hạn chế là không có nguồn kinh phí tài trợ, các luật sư làm "không công", cho nên phạm vi trợ giúp chủ yếu bằng phương thức tư vấn, mà không thể trợ giúp bằng phương thức đại diện, bào chữa trước Toà án - nơi mà chi phí hết nhiều công sức và tiền.

Phương thức trợ giúp pháp lý tương ứng với mô hình này là phương thức tự nguyện của các luật sư, các luật sư tự nguyện đóng góp các dịch vụ của mình mà không thu tiền. Các tổ chức luật sư hoặc các tổ chức phi lợi nhuận cũng thường tham gia vào việc giúp đỡ người nghèo dưới hình thức này bằng cách cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc giảm phí.

Đây là mô hình sơ khai nhất, hình thành sớm nhất vào giữa thế kỷ IXX ở Đức, Hà Lan, Anh. Sau này có ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo mô hình này, hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu do các luật sư tư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện, mang tính chất từ thiện, nhân đạo. Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều kết hợp duy trì mô hình này cùng với các hình thức khác, nhưng có tính tổ chức hơn và được pháp luật quy định.

Mô hình này có những đặc điểm:

- Hoạt động trợ giúp pháp lý mang tính tự phát: Tính tự phát thể hiện ở chỗ hoạt động này đều xuất phát từ ý chí của mỗi luật sư, do luật sư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện;

- Phụ thuộc vào lòng từ thiện của luật sư và các tổ chức tư vấn. Trợ giúp pháp lý không phải là quyền của công dân mà chỉ được thực hiện khi có luật sư tình nguyện giúp đỡ miễn phí. VI vậy, nó mang tính nhân đạo;

- Hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng nghèo được thực hiện miễn phí; một số nước không miễn phí hoặc chỉ giảm phí đối với những chi phí cho việc đại diện, bào chữa ở Toà án;

- Phần lớn các dịch vụ trợ giúp pháp lý đều do luật sư trẻ, luật sư tập sự, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Ví dụ, ở Bỉ chủ yếu là do các luật sư tập sự thực hiện.

1.2. Mô hình luật sư trợ giúp được trả lương từ ngân sách Nhà nước.

Mô hình luật sư trợ giúp được trả lương: Điểm mạnh của mô hình này được Nhà nước cấp kinh phí và các luật sư được trả lương ổn định để yên tâm làm nhiệm vụ. Tuy vậy, nó vẫn bị hạn chế ở các mặt như: nguồn kinh phí phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và dễ thay đổi theo chính sách tài chính của Nhà nước theo từng thời kỳ.

Mô hình này được áp dụng ở Mỹ và Bang Quebec (Canada) và một số nước khác. Theo mô hình này, cơ quan quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý là uỷ ban Trợ giúp pháp lý hoạt động độc lập (không phải là cơ quan của Chính phủ). Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện chủ yếu do đội ngũ luật sư công và luật sư tư thực hiện và được trả lương theo mức cố định của Nhà nước hoặc được trả thù lao từ ngân sách Nhà nước theo một mức nhất định, tuỳ thuộc vào tính chất, loại vụ việc.

Mô hình này có đặc điểm:

- Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện miễn phí, toàn bộ chi phí cho hoạt động trợ giúp phấp lý do ngân sách Nhà nước cấp;

- Đội ngũ luật sư công và tư thực hiện trợ giúp pháp lý được Nhà nước trả lương cố định mà không trả thù lao theo vụ việc.

- Đối tượng được trợ giúp không được lựa chọn luật sư mà theo luật sư chỉ định của cơ quan quản lý luật sư;

- Số vụ việc trợ giúp rất hạn chế. Nói chung, những vụ việc phát sinh nhiều chi phí thì thường không được nhận trợ giúp, vì kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp chỉ có hạn, hầu như không đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày một tăng và có xu hướng ở một số nước ngân sách dành cho hoat động trợ giúp pháp lý ngày càng bi cắt giảm (Mỹ và Hà Lan là một ví dụ cho trường hợp này). Hiện nay, phần lớn các tổ chức trợ giúp theo mô hình này phải tìm thêm nguồn kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài.

1.3. Mô hình hỗn hợp.

Mô hình hỗn hợp: Là kết hợp các đặc điểm, tính chất tích cực của các mô hình nêu trên nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mỗi mô hình. Điểm mạnh của mô hình này là kết hợp được cả yếu tố Nhà nước và yếu tố xã hội từ thiện về mọi phương diện nhân lực và tài lực trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, mức độ kết hợp giữa hai yếu tố nói trên ở mỗi nước có khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế, chính trị - xã hội của mỗi nước.

Đây là mô hình kết hợp giữa hoạt động trợ giúp pháp lý do tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước (luật sư công) và tổ chức luật sư tư thực hiện, được Nhà nước tài trợ hoặc do các luật sư tư thực hiện trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhưng được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Theo mô hình này, các tổ chức trợ giúp pháp lý (của Nhà nước hay tổ chức xã hội, luật sư tư...) được Nhà nước tài trợ kinh phí, nhân viên của các tổ chức này làm việc thường xuyên và được trả lương từ ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ của họ là trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Tiêu biểu cho mô hình này là Thuỵ Điển. Năm 1973 Thuỵ Điển thực hiện cải cách hệ thống trợ giúp pháp lý, theo đó, mô hình trợ giúp pháp lý mới ra đời. Đó là mô hình kết hợp giữa mô hình tmyền thống do các luật sư tư thực hiện và mô hình có tổ chức và được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Mô hình này có đặc điểm:

- Tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước ngoài nhiệm vụ thực hiện trợ giúp pháp lý, cỏn đóng vai trò như một cơ quan trung gian giữa khách hàng và luật sư, quản lý ngân sách hoạt động trợ giúp pháp lý và trả thù lao cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Được Nhà nước tài trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí để giúp đỡ cho các đối tượng được trợ giúp miễn phí;

- Một số nước quy định được thu một phần chi phí của đối tượng, nghĩa là đối tượng phải nộp một phần chi phí trợ giúp khoảng 10, 20 hoặc 30% chi phí, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh khó khăn của đối tượng;

- Tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp nhiều loại vụ việc khác nhau;

- Đối tượng được tự do lựa chọn luật sư theo nguyện vọng.

Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước như: Anh, Nhật, Hà Lan, Úc, Nam Phi, Thuỵ Điển... Theo mô hình này, ở các nước đều có một Ủy ban TGPL Trung ương điều hành. Dưới uỷ ban có các Ban hỗ trợ pháp lý (Thuỵ Điển) hoặc Văn phòng TGPL (Anh, Nam úc). Dưới Văn phòng TGPL là Trung tâm Trợ giúp pháp lý; Trung Quốc có hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp Trung Quốc, trong đó có các luật sư công thực hiện trợ giúp pháp lý.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam đang áp dụng mô hình này. Ở Hà Lan có Uỷ ban trợ giúp pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp, dưới Uỷ ban có các Văn phòng trợ giúp pháp lý (Burô). Hiện nay, uỷ ban có 20 Văn phòng chính với 57 Văn phòng trợ giúp pháp lý độc lập dưới sự quản lý, điều hành của Ủy ban. Ở Liên bang Úc có 126 Trung tâm TGPL của Nhà nước; Philipin hiện có Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, 16 Văn phòng khu vực, 252 Văn phòng quận và 12 Chi nhánh với 991 luật sư công thực hiện TGPL. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu do luật sư công (Úc, Philipin, Trung Quốc...) thực hiện được trả lương cố định như công chức Nhà nước và luật sư tư hành nghề tự do thực hiện tự nguyện hoặc được Nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Dù theo bất kỳ mô hình nào, ở bất cứ nước nào thì đặc trưng mang tính bản chất của trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động nghề nghiệp đặc biệt mang tính nhân đạo, từ thiện: "Giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi phí khi tiếp cận công lý". Hoạt động này trở thành một trong những chức năng xã hội của bất kỳ Nhà nước nào.

2. Một số đặc điểm chung của trợ giúp pháp lý trên thế giớỉ.

2. 1. Chủ thể trợ giúp pháp lý là các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, do luật sư công thưc hiện hoặc các tổ chức luật sư tư hành nghê tự do thực hiện có sự tài trợ của Nhà nước hoặc các luật sư tư thực hiện trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhân dạo.

2. 2. Đối tượng được trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đều có điểm chung là những người nghèo, không có khả năng thanh toán các chi phí khi tiếp cận với cấc dịch vụ pháp lý hoặc là những đối tượng được ưu tiên trợ giúp như: phụ nữ, vị thành niên, người già cô đơn không nơi nương tựa, thổ dân, người dân tộc thiểu số...

Tuy nhiên, ở các nước khác nhau có những quy định khác nhau về mức độ nghèo đói, căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người trong gia đình.

Ví dụ, ở Singapore quy định đối tượng trợ giúp pháp lý là:

- Cha, mẹ, người giám hộ cho con chưa thành niên trong giá thú và con nuôi;

- Mẹ là người giám hộ cho con ngoài giá thú;

- Những người có thu nhập bình quân dưới 7000USD/năm;

Ở Anh, Đạo luật trợ giúp pháp lý năm 1988 quy định đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí nếu thu nhập và khoản tiết kiệm của đối tượng dưới mức quy định theo 4 lĩnh vực trợ giúp pháp lý, đó là:

- Đối với yêu cầu tư vấn pháp luật thì thu nhập của đối tượng phải dưới 77 bảng Anh/ một tuần và thu nhập của những người phụ thuộc là:

+ Chồng (vợ): 28 bảng Anh/một tuần;

+ Người phụ thuộc dưới 11 tuổi: 16,90 bảng Anh/một tuần;

+ Người phụ thuộc từ 11 - 16 tuổi: 24,75 bảng Anh/một tuần;

+ Người phụ thuộc từ 16 - 18 tuổi: 29,60 bảng Anh/một tuần;

+ Người phụ thuộc từ 18 tuổi trở lên: 38,90 bảng Anh/một tuần;

Ngoài ra yêu cầu đối với tổng tài sản đối với những đối tượng không có người sống phụ thuộc mình là 1.000 bảng Anh; có một người sống phụ thuộc là 1.335 bảng Anh...

- Đối với trợ giúp pháp lý dân sự thì đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý là những người có thu nhập thấp hơn 2,563 bảng Anh/năm và giá trị tài sản có dưới 3000 bảng Anh;

- Đối với trợ giúp pháp lý bằng phương thức đại diện thì đối tượng là những người có thu nhập dưới 166 bảng Anh/một tuần và giá trị tài sản của đối tượng nếu không có người sống phụ thuộc là 3.000 bảng Anh; nếu có một người sống phụ thuộc thì tài sản có giá trị là 3.335 bảng Anh...;

- Đối với trợ giúp pháp lý hình sự thì đối tượng được trợ giúp miễn phí là những người có thu nhập dưới 49 bảng Anh/một tuần và có tài sản giá trị ở mức 3.000 bảng Anh và thu nhập trợ cấp hàng tuần cho những người sống phụ thuộc giống như đối tượng trợ giúp pháp lý bằng phương thức tư vấn pháp luật.

Ở Hà Lan, đối tượng trợ giúp pháp lý được quy định trong Luật số 775 ngày 23/12/1994 về trợ giúp pháp lý. Tư cách được hưởng trợ giúp pháp lý ở Hà Lan luôn luôn vào khoảng 70% dân số trong suốt thập kỷ qua. Trong các vụ việc hình sự, dịch vụ luật sư bào chữa được thực hiện miễn phí đối với tất cả mọi người, không tính đến tài sản của người đó trong trường hợp: bị giam giữ, nộp tiền bảo lãnh. Trong các vụ việc dân sự cũng đưa ra một số tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, rất ít vụ việc bị từ chối trợ giúp vì lý do tiêu chuẩn. Theo Luật trợ giúp pháp lý của Hà Lan thì tất cả những người nộp đơn xin trợ giúp vụ việc dân sự đều phải đóng góp tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của họ. Nhưng nói chung là rất thấp, ví dụ, 25 DFL (tương đương 7,75 bảng Anh) cho một vụ tự vấn và 50 DFL cho một vụ tranh tụng trước Toà án.

Ở Thuỵ Điển thì đối tượng được trợ giúp pháp lý là tất cả mọi người, nhưng họ phải trả tiền cho thời gian được hưởng trợ giúp pháp lý.

Nam Úc quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý là: người nghèo, người bị khuyết tật, người bị chịu thiệt thòi, tỵ nạn... Không trợ giúp pháp lý cho những người có đủ điều kiện thanh toán cho việc trợ giúp pháp lý.

Ở Mỹ, Luật quy định đối tượng được trợ giúp là các vị thành niên, người có tuổi từ 60 trở lên và trong mọi vụ kiện đòi trợ cấp cho trẻ vị thành niên; người vợ, người giám hộ cho trẻ vị thành niên và bệnh nhân AIDS. Còn đối tượng là người nghèo thì phải có thu nhập dưới 7.890 USD/năm (đối với người sống độc thân), nếu có người sống phụ thuộc thì cứ thêm mỗi người cộng thêm 2.720 USD/năm.

Ở Philipin quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo và thổ dân...

2.3. Phạm vi trợ giúp pháp lý phổ biến gồm 3 lĩnh vực: tư vấn, đại diện và bào chữa. Nói chung, hầu hết các nước trên thế giới không cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với những vụ việc có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại. Ngoài ra, mỗi nước đều có quy đinh các loại vụ việc và một số điều kiện để được trợ giúp và không được trợ giúp.

Ví dụ, theo pháp luật về trợ giúp pháp lý của Đức và Úc thì để được trợ giúp pháp lý, vụ việc xin trợ giúp phải thoả mãn ba điều kiện:

- Tình hình tài chính của đối tượng xin trợ giúp có khó khăn (không có khả năng chi trả;

- Loại vụ việc trợ giúp có cơ sở khả năng thắng kiện;

- Yêu cầu trợ giúp phải hợp lý và hợp pháp.

Ở một số nước như ở Úc quy định một số loại vụ việc không được trợ giúp đó là:

- Các vụ việc tranh chấp nhỏ như cãi chửi nhau;

- Các vụ việc dân sự nhỏ cố giá trị dưới 5.000 đô la úc...

Ở Singapore: không trợ giúp đối với một số loại vụ việc như:

- Vụ việc liên quan làm mất danh dự, nhân phẩm cho người khác;

- Vụ việc về hôn nhânr làm cho vợ xa chồng hoặc chồng xa vợ;

- Các vụ việc liên quan đến kiến nghị bầu cử...

Ở Mỹ, quy định không trợ giúp trong các trường hợp có thể nảy sinh tranh luận dẫn đến câi cách luật pháp và không trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực thuế; chứng thực di chúc; phá sản với giá trị lớn; vấn đề quy hoạch nhà đất và các trường hợp tranh tụng khác mà người muốn trợ giúp kiện đòi tiền với giá trị lớn, các vụ án hình sự.

2.4. Chi phí cho trợ giúp pháp lý.

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đều có thu phí (nhưng ở mức thấp hơn so với các đối tượng bình thường khác). Nhưng có một số đối tượng được miễn phí. Ví dụ:

- Ở Singapore người được trợ giúp pháp lý miễn phí là người có thu nhập bình quân dưới 7000 USD/năm (trong đó không tính giá trị tài sản là phương tiện kinh doanh, trang thiết bị đang sử dụng trong gia đình; người đã trên 60 tuổi có tiền gửi tiết kiệm dưới 30.000 USD...);

- Ở Đức người được trợ giúp pháp lý miễn phí là người có thu nhập bình quân dưới 850 DM/năm...

- Ở một số nước như Đức, Úc, Anh ... đối với án hình sự, đối tượng được trợ giúp miễn phí nếu Toà án tuyên án đối tượng vô tội hoặc trắng án, trong trường hợp ngược lại, người bị Toà án tuyên án là phạm tội phải thanh toán toàn bộ chi phí trợ giúp pháp lý, kể cả tiền thuê luật sư bào chữa cho đối tượng;

- Ở Anh, Thụy Điển ... quy định đối tượng là nạn nhân của tội phạm nghiêm trọng thì được miễn phí. Nhà nước sẽ trả toàn bộ các khoản chi phí trợ giúp pháp lý nếu người bị hại thắng kiện, nếu trong trường hợp ngược lại (người bị hại thua kiện) thì phải thanh toán toàn bộ chi phí, kể cả chi phí cho luật sư bào chữa cho nạn nhân;

Đối với án dân sự, Luật Úc quy định nếu đối tượng thua kiện thì miễn phí (do Nhà nước tài trợ), nhưng nếu thắng kiện thì phải thanh toán toàn bộ chi phí hay một phần bằng tài sản do thắng kiện mang lại...

Còn các đối tượng khác khi được trợ giúp pháp lý đều phải thanh toán toàn bộ hay một phần chi phí tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của người đến xin trợ giúp.

 

Chương II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM

 

I. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1998.

Theo nhận thức chung, xét về mặt bản chất thì hoạt động trợ giúp pháp lý (hiểu theo nghĩa rộng) đã có ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945) đến nay. Thế nhưng hoạt động này được mặc nhiên thực hiện trong cơ chế bao cấp chung của Nhà nước và ít ai để ý tới. Đó là một hệ thống trợ giúp không phải là không có những điểm ưu việt do hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ nghĩa nói chung và Nhà nước XHCN đem lại. Đặc điểm của hệ thống trợ giúp này là ở chỗ tất cả mọi chí phí cho hoạt động tư vấn, xét xử (kể cả hình sự, dân sự...) đều do ngân sách Nhà nước đài thọ, các đương sự hầu như không phải bỏ ra một khoản chi đáng kể (kể cả chi phí cho luật sư). Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thậm chí cả cơ quan, tổ chức Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng tổ chức các hoạt động tư vấn, đại diện cho đương sự, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của đương sự là thành viên của tổ chức mình mà không thu phí. Trong cơ chế đó, khái niệm trợ giúp pháp lý hoàn toàn đồng nhất với khái niệm "bao cấp pháp lý", cơ chế này dĩ nhiên là không còn phù hợp trong điều kiện mới hiện nay và trong xu hướng phát triển tương lai của đất nước ta.

Trên cơ sở phân tích khái quát về tổ chức và hoạt động luật sư trong thời kỳ từ năm 1946 đến cuối năm 1987, có thể đưa ra một số đánh giá sơ bộ như sau:

- Từ năm 1946 đến cuối năm 1997, hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta chưa được tổ chức thành một hệ thống tổ chức nghề nghiệp hoàn chỉnh.

- Hoạt động của các luật sư, bào chữa viên chỉ tập trung vào chức năng bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự và dân sự, mà chủ yếu là bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự theo chỉ định của Toà án.

- Hoạt động luật sư trong thời kỳ trước khi ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 mang tính chất trợ giúp hơn là một hoạt động nghề nghiệp. Tính chất trợ giúp được thể hiện ở các yếu tố như: Toà án chỉ định luật sư thực hiện bào chữa trong các vụ án hình sự và trả tiền thù lao cho luật sư đó; bào chữa viên thực hiện công việc bào chữa và hưởng phụ cấp bào chữa viên; các tổ chức đoàn thể nhân dân cử người ra bênh vực giúp đỡ cho những đoàn viên của mình bị truy tố trước Toà án hoặc trong các vụ kiện.

Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 được ghi nhận như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên, kể từ khi Nhà nước ta được thành lập quy định thống nhất và tương đối chi tiết về tổ chức luật sư. Pháp lệnh tổ chức luật sư đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động luật sư như một nghề chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển của các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường.

Theo Pháp lệnh Tổ chức luật sư, Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư; Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý. Bên cạnh hoạt động bào chữa, luật sư có thể thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức. Công dân và tổ chức nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý phải trả tiền thù lao. Tuy nhiên, Quy chế Đoàn luật sư (Điều 33) có quy định những trường hợp sau đây được miễn trả thù lao khi nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý:

1. Nguyên đơn ở Toà án các cấp trong các vụ việc:

a) Về đòi tiền cấp dưỡng nuôi con;

b) Về đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động;

c) Về bồi thường thiệt hại do tai nạn làm chết người trụ cột của gia đình;

d) Khiếu nại về việc bầu cử Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Thương binh nặng (loại 1, 2/4);

3. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi nhờ luật sư giải thích pháp luật để giải thích, hướng dẫn cho cử tri;

4. Thành viên của các tổ chức hoà giải khi nhờ luật sư giải thích pháp luật về những vấn đề có liên quan đến hoạt động xã hội của họ.

Ngoài các trường hợp kể trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể xét miễn hoặc giảm thù lao cho những cồng dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi có đơn đề nghị của đương sự.

Trong thực tiễn, trước khi có tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, một phần hoạt động trợ giúp pháp lý do các tổ chức xã hội thực hiện không thường xuyên, đó là:

- 61 Hội luật gia các tỉnh, thành phố với 37 Văn phòng tư vấn pháp luật, trong đó Hội luật gia thành phố Hồ Chí Minh có 15 Văn phòng tư vấn pháp luật; Hội luật gia thành phố Hà Nội có 11 Văn phòng, trong đó có Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và gia đình chính sách (thành lập năm 1997);

- 61 Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưorng với 46 Chi nhánh đoàn luật sư (Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh ngoài Văn phòng trung tâm còn có 22 Văn phòng Chi nhánh ở 6 quận, huyện);

- 12 Văn phòng hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị - xã hội: 4 Văn phòng Tư vấn pháp luật của Liên đoàn lao đống Việt Nam; 3 Văn phòng Tư vấn pháp luật của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ; 2 Văn phòng Tư vấn pháp luật của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam v.v... 

- 24 Công ty luật hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH.

Các tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật ký hợp đồng cộng tác với các tổ chức trợ giúp pháp lý hoặc tự mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí mang tính chất nhân đạo, từ thiện.

Như vậy, nếu nhìn nhận một cách bao quát về mặt bản chất thì hoạt động trợ giúp pháp lý không phải hoàn toàn xa lạ ở nước ta. Nó đã tồn tại và từng bước phát triển, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, như: Đoàn luật sư được tổ chức trong Toà án nhân dân hoặc là Đoàn bào chữa viên nhân dân do uỷ ban pháp chế (sau này là Bộ Tư pháp) quản lý, với các luật sư hưởng lưong Nhà nước để giúp đỡ công dân và tổ chức về mặt pháp lý. Trong giai đoạn trước Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987, các Đoàn bào chữa viên thực hiện các công việc bào chữa cho đương sự mà không thu thù lao; sau khi Pháp lệnh Tổ chức luật sư được ban hành, theo Quy chế Đoàn luật sư thì một số trường hợp khi đương sự nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý được miễn hoặc giảm thù lao.

Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời kỳ này của các cơ quan Nhà nước chỉ mang tính chất như một hoạt động công vụ và hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội luật gia, các Đoàn luật sư chưa phải là hoạt động trợ giúp pháp lý chính thức của các luật sư, chưa có cơ chế bảo đảm trong quy định của pháp luật và chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, mà mới mang tính chất trợ giúp, phục vụ nhiệm vụ chính trị- xã hội hoặc mang tính tự nguyện, từ thiện và nhân đạo. Ngay cả khi các trường hợp miễn, giảm thù lao luật sư được quy định trong Quy chế Đoàn luật sư và trong thời gian qua đã được các Đoàn luật sư tỉnh, thành phố thực hiện, thì các công việc trợ giúp pháp lý miễn phí đó rất hạn chế, vẫn chưa thực sự được tiến hành một cách chính quy, có tổ chức, có hệ thống, đồng thời chưa được pháp luật quy định như một nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư hành nghề đối với cộng đồng. Mặt khác, đối tượng trợ giúp pháp lý theo Điều 33 Quy chế Đoàn luật sư là một số vụ việc cụ thể chứ không nhằm vào đối tượng người nghèo, những người không có khả năng trả thù lao luật sư trong bất kỳ trường hợp nào. Trong khi đó, theo tính chất của hoạt động trợ giúp pháp lý, người nghèo và đối tượng chính sách là những đối tượng chủ yếu được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.

Thực tế cho thấy rằng, nếu vẫn duy trì công tác trợ giúp pháp lý với phương thức và hình thức như đã phân tích, đánh giá nói trên thì không thể giải quyết một cách thoả đáng, sâu rộng và đồng đều nhu cầu về trợ giúp pháp lý của người nghèo và các đối tượng chính sách. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, xu hướng phân hoá giàu nghèo, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và các tầng lốp dân cư, sự khác nhau về trình độ dân trí đang tạo nên sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận với pháp luật. Do đó, cùng với việc củng cố và hoàn thiện hoạt động luật sư theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm xây dựng một đội ngũ luật sư có kiến thức và kỹ năng hành nghề phù họp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, thì việc hình thành hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là một yêu cầu cần thiết và khách quan.

Đó cũng chính là vấn đề mà Đảng ta rất quan tâm và đã có ý kiến chỉ đạo41 cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... Cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”(Thông báo số 485/CV-VPTW ngày 31/5/1995 của Văn phòng Trung ương Đảng). Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18/6/1997, một lần nữa vấn đề này lại được đề cập “ tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”.

 

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TỪ NĂM 1998 ĐẾN NAY

Thực hiện Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, với phương châm vừa xây dựng, kiện toàn tổ chức, vừa triển khai hoạt động Bộ Tư pháp đã phối hợp cùng các Bộ, ngành và các đơn vị hữu quan soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật tạo môi trường pháp lý cho việc thành lập tổ chức và triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc. Sau hơn một năm triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thực trạng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý được thể hiện như sau:

1. Mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

Theo Quyết định số 734/TTg và Thông tư Liên tịch số 52/TTLT thì hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước gồm có Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Chi nhánh của tổ chức này.

1.1. Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp

1.1.1. Vị trí pháp lý và chức năng của Cục Trợ giúp pháp lý.

Cục trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong phạm vi toàn quốc; trực tiếp thực hiện hoạt động sự nghiệp trợ giúp pháp lý khi cần thiết và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

1.1.2. Nhiệm vụ, quyên hạn của Cục Trợ giúp pháp lý.

Theo Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Cục Trợ giúp pháp lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Nghiên cứu xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý để Bộ Tư pháp trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đó, nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển hoạt động này;

+ Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền Cục có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó;

+ Hướng dẫn các Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phưong; chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương;

+ Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, tăng cưòng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trợ giúp;

+ Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong trường họp cần thiết sau đây:

* Các vụ việc mà các Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp chuyển lên do có vướng mắc hoặc không thực hiện được;

* Các vụ việc thuộc phạm vi được trợ giúp do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan chuyển đến.

+ Phối hợp vối các đơn vị hữu quan thuộc Bộ Tư pháp, theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thực hiện việc hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và Quy chế đối ngoại của Bộ Tư pháp;

+ Theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xây dựng và quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý theo quy định chung của Nhà nước về Quỹ, nhằm huy động thêm nguồn ngân sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

+ Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp.

+ Quản lý cán bộ, tài chính và cơ sở vật chất của Cục Trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của Nhà nước.

Như vậy, Cục Trợ giúp pháp lý vừa là đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ Tư pháp vừa là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

1.2. Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tnh, thành ph trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Trung tâm).

Tổ chức, biên chế và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được quy định hướng dẫn tại Mục B Phần n của Thông tư liên tịch số 52/ĨTLT ngày 14/01/1998.

1.2. 1. Vị trí pháp lý và chức năng của Trung tâm.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp có chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này ở địa phương.

Trung tâm là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý.

1.2. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.

Thông tư liên tịch số 52/TTLT hướng dẫn trong phạm vi trợ giúp pháp lý, Trung tâm có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách về các lĩnh vực pháp luật Hình sự, Tố tụng hình sự; Dân sự - Hôn nhân gia đình và tố tụng; Hành chính và khiếu nại, tố cáo; Lao động, việc làm; đất đai, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp phấp của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

+ Trung tâm được mời luật sư thực hiện đại diện hoặc bào chữa trước Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng. Tuy nhiên, các Trung tâm chỉ mời luật sư bào chữa trong các trường hợp người nghèo, đối tượng chính sách phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý, mà không trợ giúp trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do lỗi cố ý.

+ Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý Trung tâm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp.

1.3. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức trợ giúp pháp lý.

Để đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm, chuyên viên trợ giúp pháp lý của các Trung tâm là công chức Nhà nước phải có tỉêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính ngành Tư pháp từ ngạch chuyên viên pháp lý trở lên (không tính ngạch cán sự pháp lý) ban hành kèm theo Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

2. Tình hình tổ chức, đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý và cơ sở vật chất của các tổ chức trợ giúp pháp lý

2.1.Về tổ chức trợ giúp pháp lý.

Theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002.., trong năm 1988, toàn quốc có ít nhất 50% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập xong Trung tâm trợ giúp pháp lý và triển khai các hoạt động cụ thể.

Trong năm 1998, cùng với việc hoàn thiện các văn bản pháp quy về trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý đã tập trung chỉ đạo, hưứng dẫn các Sở Tư pháp xây dựng Đề án, chuẩn bị nhân sự và cơ sở vật chất cho việc thành lập Trung tâm ở địa phương mình để trình Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành lập tổ chức này. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và sự quan tâm của cấp uỷ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các Sở Tư pháp, đến nay trong cả nước đã có 54/61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (đạt hơn 88,5%) đã thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý, đó là: Cần Thơ, Hà Tây, Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Đắk Lắk, Thái Bình, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Bình Thuận, Tây Ninh, Cà Mau, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, Long An, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nang, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Khánh Hoà, Đồng Nai, Hoà Bình, Bến Tre, Bắc Ninh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Bình Định, Hải Dương,...

Cùng với việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng tổ chức trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn 7 Trung tâm điểm trong việc kiện toàn tổ chức, mở rộng đội ngũ cộng tác viên, chủ động và sáng tạo trong việc giải quyết các vụ việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, san sẻ kinh nghiệm hoạt động với các Trung tâm khác; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng nguồn tài trợ theo đúng quy định chung của Nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý cho các địa phương ở các tỉnh phía nam và thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng và đối vói các vụ việc thuộc thẩm quyền của Cục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở các tỉnh phía Nam, ngày 27/11/1998, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định số 874/QĐ-BTP thành lập Chi nhánh Trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý đặt tại Văn phòng II Bộ Tư pháp tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số địa phương có địa bàn rộng, dân số đông cũng thành lập Chi nhánh Trợ giúp pháp lý của Trung tâm tại một số quận, huyện.

2.2. Về biên chế, cán bộ.

1.2.1. Biên chế cán bộ của Cục Trợ giúp pháp lý.

Biên chế cán bộ của Cục Trợ giúp pháp lý năm trong tổng biên chế hành chính sự nghiệp của Bộ Tư pháp và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân bổ hàng năm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cục Trợ giúp pháp lý thành lập tháng 10/1997 được Bộ Tư pháp dự kiến giao từ 20 đến 30 chỉ tiêu biên chế. Khi mới thành lập Cục Trợ giúp pháp lý chỉ có 6 cán bộ từ các đơn vị khác của Bộ Tư pháp chuyển đến. Sau một năm vừa kiện toàn tổ chức, vừa triển khai hoạt động, Cục đã được Bộ tăng cường, bổ sung thêm 6 cán bộ. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ của Cục hiện nay chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, cần được Bộ quan tâm tiếp tục tăng cường bổ sung cho Cục trong thời gian tới.

  1. Tổ chức, biên chế của Trung tâm:

Trung tâm có các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, các chuyên viên ừợ giúp pháp lý về các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau đây: Hình sự và Tố tụng hình sự; Dân sự - Hôn nhân gia đình và tố tụng; Hành chính và khiếu nại, tố cáo; Lao động, việc làm; Đất đai và nhà ở.

Xuất phát từ địa vị pháp lý của Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có tài khoản và có tư cách pháp nhân... nên ngoài đội ngũ chuyên viên trợ giúp pháp lý, các Trung tâm có một kế toán viên chuyên trách.

Ở địa phương, do các Trung tâm được thành lập vào giữa năm kế hoạch biên chế và quỹ tiền lương, nên hầu hết đều gặp khó khăn về biên chế và cán bộ. Đến nay, tổng số biên chế của 51 Trung tâm là hơn 200 người. Trong đó có một số Trung tâm thuộc các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre,... có từ 5 đến 7 biên chế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân trong các lĩnh vực pháp luật chủ yếu; còn đa số các Trung tâm chỉ có biên chế từ 3 đến 4 người như các tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tây, Bạc Liêu, Gia Lai, Quảng Trị, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long...; một số Trung tâm khác chỉ bố trí có 2 người nên không bảo đảm được việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao (Ninh Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ,Hà Nam...).

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, đến nay chỉ có một số tỉnh, thành phố duyệt biên chế chính thức cho Trung tâm, còn phần lớn các địa phương đã thành lập Trung tâm nhưng chưa duyệt biên chế chính thức hoặc có duyệt biên chế cho Trung tâm nhưng với số lượng quá ít (từ 2 đến 3 cán bộ), hoặc điều động tạm thời một số cán bộ của Sở Tư pháp sang Trung tâm làm việc kiêm nhiệm, nên không đáp ứng được yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở địa phương.

Do tính chất mới mẻ của hoạt động trợ giúp pháp lý, để tạo điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn ban đầu, Bộ Tư pháp đã hướng dẫn các Sở Tư pháp trình Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm một lãnh đạo của Sở Tư pháp kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm. Đồng thời, để khắc phục khó khăn về chỉ tiêu biên chế, ngoài các chức danh chuyên viên trợ giúp pháp lý, kế toán chuyên trách, các nhiệm vụ khác như văn thư, lưu trữ, đánh máy, thủ quỹ, phục vụ đều do các chuyên viên trợ giúp pháp lý kiêm nhiệm.

2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc.

Do mới được thành lập vào giữa năm kế hoạch tài chính, nên hầu hết các Trung tâm đều gặp khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất như: trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động. Hiện tại, phần lớn các Trung tâm đều đặt trụ sở tại Văn phòng của Sở Tư pháp (do Sở Tư pháp tạm thời bố trí cho Trung tâm một phòng để làm việc). Nói chung, chưa thuận lợi cho nhân dân tiếp cận khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý; mặt khác, phần nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan Sở Tư pháp khi có nhiều công dân đến yêu cầu trợ giúp pháp lý. Chỉ có một số Trung tâm có trụ sở riêng như Cần Thơ, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc... được bố trí ở những địa điểm tương đối thuận tiện cho nhân dân như sát mặt đường chính của Thị xã, Thành phố. Tuy nhiên, một số Trung tâm khác lại đặt ở tầng 2, tầng 3 của nhà cao tầng và còn chật hẹp nên nhân dân khó tiếp cận.

Về trang thiết bị và phương tiện làm việc của hầu hết các Trung tâm còn rất thiếu thốn, chủ yếu do Sở Tư pháp san sẻ trong kinh phí của Sở, trang bị cho Trung tâm một số bàn ghế và tủ đựng tài liệu. Còn các trang thiết bị văn phòng thiết yếu phục vụ hoạt động chính là trợ giúp pháp lý của Trung tâm như tủ sách pháp luật, máy vi tính để soạn thảo văn bản, đơn từ..., máy photocopy, điện thoại...thì chưa được trang bị, trừ một số địa phương có quan tâm, còn nối chung, kinh phí hoạt động của Trung tâm chưa được các địa phương quan tâm giải quyết.

Do có những khó khăn nêu trên, một số Trung tâm tuy đã có Quyết định thành lập của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ đầu năm, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào thành lập hoặc có thành lập về mặt hình thức nhưng chưa triển khai hoạt động như các tỉnh Quảng Ninh, Bạc Liêu....

3. Về xây dựng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Để khắc phục tình trạng số lượng biên chế có hạn của tổ chức trợ giúp pháp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân và thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý quan tâm xây dựng đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của tổ chức mình, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý đa dạng của nhân dân ở địa phương và tạo điều kiện thuận lợi, tránh phiền hà cho nhân dân. Cộng tác viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý hầu hết là những chuyên gia pháp luật đang làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc đã nghỉ hưu; các luật sư hoặc các chuyên gia chuyên ngành có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề; tự nguyện tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Hiện nay, trong số 54 Trung tâm mới thành lập, nhiều Trung tâm đã triển khai hoạt động và đã xây dựng được đội ngũ cộng tác viên. Tổng số cộng tác viên của Cục Trợ giúp pháp lý và hơn 40 Trung tâm đã triển khai hoạt động là hơn 1000 người. Trung tâm có số lượng cộng tác viên nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh có 70 người; Trung tâm có số lượng cộng tác viên ít nhất là 5 người như Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Cục Trợ giúp pháp lý đang nghiên cứu để tổ chức thực hiện việc quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề trợ giúp pháp lý cho cộng tác viên nhằm bảo đảm chất lượng của việc trợ giúp.

4. Thực trạng về đối tượng, phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý

4.1. Về đối tượng trợ giúp pháp lý.

Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí là người nghèo và đối tượng chính sách và được cụ thể hoá tại Phần I Thông tư liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP- LĐTBXH ngày 14/01/1998 của Liên Bộ Tư pháp -Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Lao động-Thương binh và xã hôi hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Người nghèo là người thuộc hô đói, nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được quy ra gạo và tiền tương ứng theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng năm.

Theo Thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chuẩn mực hộ đói, nghèo trong năm 1997 - 1998 (hiện nay đang áp dụng cho năm 1999) bao gồm:

+ Hộ đói: có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo/tháng, tương ứng với 45 ngàn đồng/tháng cho tất cả các vùng;

+ Hộ nghèo: tính theo ba vùng có thu nhập bình quân đầu người như sau:

* Dưới 15 kg gạo/tháng, tương ứng với 55 ngàn đồng/tháng ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;

* Dưới 20 kg gạo/tháng, tương ứng với 70 ngàn đồng/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du;

* Dưới 25 kg gạo/tháng, tương ứng với 90 ngàn đồng/tháng ở vùng thành thị.

Tuy nhiên, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ường căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có thể đưa ra chuẩn đói, nghèo của địa phương cao hơn chuẩn đói, nghèo tối thiểu trên đây, trong trường hợp thu nhập bình quân đầu người của địa phương cao hơn thu nhập bình quân của cả nứơc; có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước; có đủ nguồn lực cân đối cho các giải pháp hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo.

Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hiện nay cả nước có 1.715 xã nghèo với trên 2,6 triệ hộ đói, nghèo, chiếm trên 20% dân số cả nước trong tình trạng nghèo.

- Đối tượng chính sách bao gồm:

+ Những người tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ; con liệt sĩ dưới 18 tuổi; người có công giúp đỡ cách mạng;

+ Đổng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, hải đảo.

Thực tế hiện nay có khoảng 7 triệu người thuộc diện chính sách và gần 13% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 53 dân tộc thiểu số. Qua điều tra, trong 43 dân tộc thiểu số có 29 dân tộc có mức thu bình quân dưới 50.000 đồng/tháng/người. 90% số hộ có giá trị tài sản dưới 1 triệu đồng. Rất hiếm hộ có giá trị tài sản trên 5 triệu đồng. Có dân tộc chỉ vẻn vẹn vài trăm người sống bằng hái lượm, săn bắt và có nguy cơ suy thoái. Không ít dân tộc vẫn còn số người mù chữ đến 90% và mắc những nạn dịch kinh niên như sốt rét, thương hàn, bướu cổ...[8]

+ Ngoài ra, các đối tượng được miễn án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 13; điểm a, b khoản 1 Điều 26; điểm a, c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án cũng được xem xét trợ giúp pháp lý miễn phí. Đó là các đôl tượng sau đây:

* Người có những vụ việc liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng, xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú;

* Người có vụ việc liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;

* Ngưòi có yêu cầu đòi bồi thưòng thiệt hại trong các vụ án hình sự và vụ án hình sự và vụ án hành chính mà yêu cầu không được Toà án chấp nhận;

* Người khiếu nại về danh sách cử tri;

* Người lao động đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn, bệnh nghề nghiệp;

* Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

* Thương binh, bố, mẹ liệt sỹ, người có công với cách mạng khiếu kiện về các quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính;

* Người khiếu kiện về các quyết định hành chính về buộc thôi việc và trưng dụng, trưng mua tài sản, tịch thu tài sản.

+ Người nước ngoài được hưởng trợ giúp phán lý miễn phí ở nước mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó có quy định vấn đề này. Hiện nay ta đã ký kết với Trung Quốc về vấn đề này.

Đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách theo quy định trên đây còn ở mức hạn chế, xuất phát từ thực tiễn tổ chức trợ giúp pháp lý mới thành lập; hoạt đông trợ giúp hoàn toàn mới mẻ; khả năng tài chính của Nhà nước bảo đảm cho hoat động trợ giúp pháp lý bước đầu còn khó khăn...

Các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu trợ giúp phải xuất trình giấy chứng nhận người nghèo (hoặc sổ xác nhận hộ đói, nghèo) của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nơi làm việc (đối với người nghèo); xuất trình giấy chứng nhận hoặc thẻ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (đối với người thuộc đối tượng chính sách).

Hiện nay có thực trạng chưa có cơ chế thống nhất xác nhận đối với người nghèo trong phạm vi toàn quốc. Một số địa phương được hưởng chính sách xoá đói giảm nghèo thì cấp sổ hộ đói nghèo, nhưng phần lớn các địa phương chưa cấp giấy xác nhận hộ nghèo. Vì vậy, dẫn tới tình trạng: phần lớn những người sống ở nông thôn, làm ruộng không vi phạm gì, không mâu thuẫn với lãnh đạo UBND đều được UBND xác nhận là người nghèo. Hoặc nếu vi phạm pháp luật hoặc có mâu thuẫn với lãnh đạo UBND thì sẽ không thể lấy được xác nhận của UBND, mặc dù thuộc diện đói nghèo. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay khoảng 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Như vậy, nếu không có cơ chế xác nhận đối tượng là người nghèo thống nhất trong cả nước thì đối tượng được trợ giúp pháp lý là rất lớn và làm phát sinh sự bất bình đẳng mới trong cộng đồng dân cư;

- Đối với người dân tộc thiểu số: ở Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm gần 13% tổng dân số của cả nước. Theo pháp luật hiện hành không phải tất cả đồng bào dân tộc thiểu số đều được trợ giúp pháp lý miễn phí, mà chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, hải đảo mới là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Tuy nhiên, pháp luật chưa đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà ở đây chủ yếu vẫn xử sự theo luật tục, phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Vì vậy, cần có quy định cho tất cả đồng bào dân tộc thiểu số dù là ở thành thị, đồng bằng, trung du hay ở miền núi đều được trợ giúp miễn phí, mà không phân biệt theo lãnh thổ. Như vậy mới phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Đối với đối tượng chính sách: theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ngày 29/8/1994) thì đối tượng chính sách rất rộng. Theo quy định hiện nay rất hạn chế, một số đối tượng chính sách không được trợ giúp pháp lý như: thương binh, bệnh binh các loại 3/4 và 4/4 (mất sức lao động từ 21% đến 60% ); người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế...

Mặc dù thuộc những đối tượng nói trên nhưng vẫn không được trợ giúp pháp lý khi:

- Những vụ việc trợ giúp có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại;

- Đối tượng phạm tội nghiêm trọng do cố ý.

4.2. Về phạm vi trợ giúp pháp lý.

Theo Thông tư Liên tịch số 52/TTLT thì phạm vi trợ giúp pháp lý bao gồm: tư vấn, đại diện, bào chữa.

- Tư vấn pháp luật: theo quan niệm chung là sự cung cấp những thông tin, kiến thức pháp lý và hướng dẫn cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội cho công dân, nhằm mang lại những lợi ích hợp pháp cho người đến yêu cầu tư vấn.

Thông thường Tư vấn pháp luật bao gồm:

+ Giải đáp pháp luật (luật nội dung và luật hình thức);

+ Giúp đối tượng soạn thảo đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân;

+ Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và và cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật;

+ Cung cấp địa chỉ các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc của đối tượng.

- Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hòa giải trước các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và các vấn đề pháp luật khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại;

Với tư cách là người đại diện cho đối tượng, người được phân công trợ giúp phải hoá thân thành đối tượng, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng theo uỷ quyền.

- Trực tiếp kiến nghị hoặc đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Trực tiếp hoặc mời cộng tác viên là luật sư (thông qua Đoàn luật sư, Hội luật gia để cử luật sư) tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng được trợ giúp pháp lý trước Tòa án theo quy định của pháp luật.

Trong thực tiễn triển khai hoạt động làm phát sinh mâu thuẫn, hạn chế kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Theo pháp luật tố tụng Việt Nam chỉ có luật sư và bào chữa viên nhân dân mới có quyền tham gia bào chữa trước Toà án. Vì vậy, cán bộ, chuyên viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý không thể trực tiếp tham gia bào chữa cho đối tượng trước Toà án. Trong trường hợp đối tượng được trợ giúp có yêu cầu mời luật sư hay người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ tại Toà án thì các tổ chức trợ giúp pháp lý không còn cách nào khác là mời luật sư hay người đại diện hơp pháp cho họ. Như vậy, một cách gián tiếp thu hẹp phạm vi hoạt động và làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung hoặc có cơ chế mới bảo đảm cho các tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Ngoài ra, thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các tổ chức trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp (bằng các hình thức in ấn, phát hành tờ rơi, sổ tay pháp luật; nói chuyện pháp luật...).    .

Trợ giúp pháp lý trong phạm vi và theo phương thức nói trên được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến vụ việc trợ giúp, trừ các vụ, việc có liên quan đến pháp luật kinh doanh, thương mại và đối tượng phạm tội nghiêm trọng do cố ý.

4.3. Về phương thức trợ giúp pháp lý.

- Tư vấn pháp lý bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua thư tín, hoặc bằng điện thoại;

- Làm đại diện cho đối tượng trước cơ quan, tổ chức và Toà án theo quy định của pháp luật;

- Mời luật sư, bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa hoặc đại diện trước Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng trợ giúp;

- Trợ giúp pháp lý tại trụ sở hoặc lưu động ở các địa bàn xa trụ sở trợ giúp pháp lý;

- Lồng ghép hoạt động trợ giúp pháp lý với công tác tư pháp và hoà giải tại cơ sở;

- Cung cấp thông tin pháp lý qua nói chuyện pháp luật hoặc phát tờ rơi;

- Chuyển các yêu cầu trợ giúp pháp lý đến các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

- Trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách; tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.

5. Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua.

Với phương châm vừa xây dựng tổ chức, vừa triển khai hoạt động, cùng với việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương, Cục Trợ giúp pháp lý tập trung hướng dẫn các Trung tâm triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý cho những đối tượng được hưởng trợ giúp theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 52/TTLT. Tuy đến nay đã có 54 Trung tâm đã được thành lập, nhưng chỉ có hơn 40 Trung tâm triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhân dân địa phương. Những Trung tâm chưa triển khai hoạt động do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân chưa được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho Trung tâm hoạt động.

Một số địa phương như Cần Thơ, Hà Tây, Lâm Đồng, Tiền Giang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế được tài trợ của tổ chức Novib Hà Lan và sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương nên đã tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhân dân có hiệu quả. Sau hơn một năm (kể từ tháng 10 năm 1997 đến tháng 3 năm 1999), Cục Trợ giúp pháp lý và hơn 40/54 Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho. người nghèo và đối tượng chính sách được tất cả 10.686 vụ, việc. Trong đó Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Cần Thơ là đơn vị có số vụ, việc trợ giúp nhiều nhất là 3.803 vụ, còn các Trung tâm ò các tỉnh khác có số lượng vụ, việc trợ giúp ít hơn như: thành phố Hồ Chí Minh 634 vụ, Hà Tây 1.163 vụ, Lâm Đồng 918 vụ, Cục Trợ giúp pháp lý 552 vụ, Quảng Bình 368 vụ, Đồng Nai 251 vụ, Tiền Giang 240 vụ , Nghệ An 232 vụ, An Giang 211 vụ, Đồng Tháp 197 vụ ...[9]

Các vụ, việc mà Cục Trợ giúp pháp lý và các Trung tâm thực hiện trợ giúp cho người nghèo và đối tượng chính sách rất đa dạng, có liên quan đến nhiều lĩnh vưc pháp luật khác nhau, có vụ đã kéo dài việc khiếu nại, kiện cáo hàng chục năm. Trong tổng số 10.686 vụ, việc đã trợ giúp có hơn 800 vụ thuộc lĩnh vực Hình sự; hơn 5.000 vụ Dân sự; 427 vụ Hôn nhân gia đình; 386 vụ khiếu kiện hành chính; 730 vụ tranh chấp đất đai; hơn 100 vụ tranh chấp lao động, việc làm; số vụ, việc còn lại là tư vấn những vấn đề pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các tổ chức trợ giúp pháp lý đã áp dụng các phương thức trợ giúp pháp lý khác nhau theo yêu cầu của đối tượng. Trong tổng số 10.686 vụ việc trợ giúp có 8.206 vụ việc tư vấn, 718 vụ việc mời luật sư bào chữa tại Toà án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh và 19 vụ việc trợ giúp bằng kiến nghị.

Tổng số đối tượng được Cục trợ giúp pháp lý và các Trung tâm trợ giúp từ khi thành lập đến nay là hơn 11.302 người, trong đó có 6.675 người thuộc diện nghèo, 1854 người thuộc đối tượng chính sách là thương binh, gia đình liệt sỹ và ngưòi có công với nước, 856 người là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và 2.211 người là đối tượng khác.

Mặc dù số vụ việc đã thực hiện chưa lớn và còn một số vụ việc chưa giải quyết dứt điểm, nhưng bước đầu đã góp phần giải toả những vướng mắc của nhân dân đối với pháp luật, trong đó có nhiều vụ đã kéo dài hàng chục năm, giảm một số vụ việc phải kiện ra Toà án và các cơ quan Nhà nước; xây dựng niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, góp phần ổn định trật tự, làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội ở địa phương.

5.2. Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và cho người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng

Cục Trợ giúp pháp lý đã tổ chức biên soạn, phát hành 11.000 tờ rơi thuộc 11 lĩnh vực pháp luật chủ yếu có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của nhân dân để cung cấp cho nhân dân, nhằm nâng cao dân trí pháp lý và phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch của Dự án. Một số địa phương như Lâm Đồng... đưa chuyên mục trợ giúp pháp lý lên báo, đài địa phương và in ấn phát hành tờ rơi pháp luật bằng tiếng dân tộc.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, các chuyên viên trợ giúp pháp lý đều thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho những đối tượng đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, hướng dẫn các đối tượng xử sự theo quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Hiện nay, Cục Trợ giúp pháp lý đang tổ chức biên soạn nội dung, chuẩn bị in ấn và phát hành sổ tay trợ giúp pháp lý (sách bỏ túi về những lĩnh vực pháp luật cụ thể, phát hành khoảng 50.000 tờ gấp pháp luật thuộc 12 lĩnh vực khác nhau) để các Trung tâm phát cho nhân dân, nhằm giúp cho nhân dân am hiểu pháp luật để tự mình lựa chọn cách xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật, tự giải quyết những vướng mắc và giảm bớt những khiếu kiện lên Toà án, cơ quan Nhà nước.

6. Vấn đề quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

6.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

Theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành thì cơ quan quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý gồm có:

- Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc.

- Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý thống nhất tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc. Cục Trợ giúp pháp lý có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong cả nước.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương.

6.2. Nội dung quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nước.

6.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc, có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây:

1. Xây dựng các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó;

2. Hướng dẫn Sở Tư pháp trong việc xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Trung tâm) và chỉ đạo Sở trong việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, xây dựng và kiện toàn tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương;

3. Ban hành theo thẩm quyền các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công tác trợ giúp pháp lý và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó;

4. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý đối với các Trung tâm; giải đáp, hướng dẫn về việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp cụ thể mà địa phương có vướng mắc;

5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp và đạo đức nghề nghiệp cho chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên; quản lý việc cấp và thu hổi thẻ chuyên viên trợ giúp pháp lý;

6. Hướng dẫn các Trung tâm sơ kết, tổng kết thực tiễn công tác trợ giúp pháp lý; Khen thưởng và đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý;

7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu thực tế hoặc theo đề nghị của uỷ ban, đề xuất của Sở Tư pháp;

8. Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý và theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Dự án do quốc tế tài trợ;

9. Quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý và thực hiện hỗ trợ cho các tổ chức trợ giúp pháp lý có khó khăn;

10. Thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước khác về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên.

6.2. 2. Nội dung quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân tình, thành ph trực thuộc Trung ương.

1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó; Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương;

2. Quyết định việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước và củng cố kiện toàn tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phương;

3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp ở địa phương;

4. Kiểm tra việc thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương;

5. Khen thưởng và đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý;

6. Thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước khác về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trên.

Để thực hiện chức năng giúp Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương Giám đốc sở Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trình Bộ Tư pháp để bảo đảm có hướng dẫn thống nhất; sau khi có ý kiến của Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp hoàn chỉnh Đề án trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm;

- Đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm hoạt động có hiệu quả theo hưống dẫn tại Thông tư liên tịch số 52/TTLT- TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/1/1998;

- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp và thu hồi thẻ chuyên viên trợ giúp pháp lý đối với cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm;

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Trung tâm theo quy định của pháp luật;

- Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trợ giúp pháp lý của chuyên viên trợ giúp pháp lý;

- Khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân cán bộ, công chức của Trung tâm và đề nghị uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật;

- Đề nghị uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết các vấn đề về trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền;

- Báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm với Bộ Tư pháp và ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về trợ giúp pháp lý theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của Bộ Tư pháp do pháp luật quy định.

 


 

NHẬN XÉT CHUNG.

Dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp, được sự phối hợp của các ngành, các cấp và sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, đến nay hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương đã được hình thành, đang từng bước được kiện toàn và bước đầu triển khai hoạt động có hiệu quả. Những Trung tâm đã trực tiếp trợ giúp pháp lý được nhân dân ở địa phương hoan nghênh và đồng tình ủng hộ, nhiều người đã gửi thư cảm ơn đến Cục Trợ giúp pháp lý và các Trung tâm. Tổ chức trợ giúp pháp lý đã và đang khẳng định vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo về mặt pháp luật, cũng như phong trào đền ơn, đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại cần giải quyết sau đây:

1. Mặc dù, việc Nhà nước bảo đảm giúp đỡ pháp lý cho nhân dân đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận, nhưng với tư cách là một đối tượng nghiên cứu và phương thức thực hiện thì hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức cả trong nghiên cứu lý luận và trong pháp luật thực định. Bởi vậy, đang tồn tại những quan niệm khác nhau về nhiều vấn đề có tính nguyên tắc như: có ý kiến cho rằng trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách là hoạt động từ thiện, nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa mang tính chất xã hội, mà không phải là chức năng của Nhà nước. Nhưng ngược lại, nhiều ý kiến khác cho rằng trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một chức năng xã hội của Nhà nước, là nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân, mang lại lợi ích không chỉ cho công dân mà còn mang lại lợi ích mang tính chính trị - xã hội của Nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt trong điều kiện ở nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách càng có vị trí vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu trên.

2. Hiện nay các văn bản pháp luật quy định về trợ giúp pháp lý ở nước ta mới đang là những quy định ban đầu, bao gồm Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tưóng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, một số Thông tư liên tịch và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nói chung, những văn bản pháp luật trên đây chưa có hiệu lực pháp lý cao. Vì vậy, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý, mà nội dung của nó là những mối quan hệ xã hội quan trọng và phức tạp giữa nhà nước và công dân và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Hơn nữa, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý chưa điều chỉnh toàn diện các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động trợ giúp pháp lý, còn nhiều vấn đề mang tính chất nguyên tắc như vị trí pháp lý của người làm công tác trợ giúp pháp lý (có được gọi là luật sư công như ở các nước khác trên thế giới hay không), các quyền và nghĩa vụ của họ trong hoạt động tố tụng; mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong tư vấn pháp luật; quan hệ với công dân; các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, cơ chế trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ của đối tượng được trợ giúp v.v... chưa được quy định. Những hạn chế trên đây của các văn bản pháp luật hiện hành đã và đang cản trở và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

3. Mặc dù theo quy định hiện hành các tổ chức trợ giúp pháp lý được trực tiếp đại diện, bào chữa trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ đối tượng, nhưng trong thực tế thì không thể thực hiện được do chưa được pháp luật tố tụng quy định. Vì vậy, khi đối tượng có yêu cầu bào chữa, đại diện thì các tổ chức trợ giúp pháp lý phải mời luật sư bên ngoài tham gia đại diện, bào chữa, gây không ít khó khăn và phiền hà cho đối tượng và tổ chức trợ giúp pháp lý; vừa gây tốn kém (trả tiền bồi dưỡng cho luật sư mời trợ giúp), vừa phức tạp thêm về thủ tục, nhiều khi không mời được luật sư (do mức bồi dưỡng luật sư quá thấp và do số lượng luật sư ở địa phương không nhiều...), làm giảm hiệu quả trợ giúp; do pháp luật chưa quy định cơ chế phối hợp giải quyết các vụ, việc trợ giúp nên trong nhiều trường hợp các tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện những vi phạm quyền công dân đã gửi kiến nghị với căn cứ pháp luật cụ thể để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại vụ việc, nhưng không được các cơ quan Nhà nước chú trọng giải quyết một cách nghiêm túc.

4. Tồn tại một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý, thể hiện việc thực hiện không nghiêm túc Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 3/1999 vẫn còn 10 tỉnh chưa thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý (mặc dù Quyết định số 734/TTg có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày 06/9/1997). Một số địa phương thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý còn mang tính hình thức, chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị làm việc...), chưa duyệt cấp kinh phí hoạt động, chưa phân bổ biên chế, cán bộ tương xứng với nhiệm vụ được giao hoặc bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ..., dẫn đến thực trạng Trung tâm được thành lập trên danh nghĩa và chưa thể đi vào hoạt động hoặc hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện nay phần lớn trụ sở làm việc của các Trung tâm nằm trong văn phòng Sở Tư pháp. Có nơi bố trí ở trên tầng cao hoặc chật chội, nói chung chưa thuận tiện cho nhân dân.

5. Phần lớn các Trung tâm trợ giúp pháp lý chưa bố trí đủ số lượng cán bộ trợ giúp pháp lý (chỉ có từ 2 đến 4 cán bô), nên không đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở địa phương. Đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý chủ yếu là mới tuyển dụng hoặc điều động từ các cơ quan khác đến, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp. Yì vậy, hạn chế đến chất lượng và hiệu quả hoạt động trợ giúp của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

6. Theo quy định hiện nay, đối tượng trợ giúp pháp lý còn hạn chế. Một số đối tượng thuộc diện chính sách như thương binh loại 3/4, 4/4; người có công tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và các đối tượng thường được ưu tiên như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa...; đồng bào dân tộc thiểu số ở đồng bằng, trung du, thành thị cũng cần được giúp đỡ chưa được công nhận là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí. Để thực hiện chính sách xã hội của Đảng, cần có quy định bổ sung cho những đối tượng này được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.

7. Chưa có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tiếp cận với các dịch vụ pháp lý. Hiện nay còn nhiều địa phương chưa cấp sổ hoặc giấy xác nhận người nghèo. Khi có vụ việc phát sinh, đối tượng cần giấy xác nhận của chính quyền địa phương có trường hợp rất khó khăn. Đặc biệt là trong trường hợp người dân có vướng mắc với chính Ưỷ ban nhân dân cấp xã (là cơ quan có thẩm quyền xác nhận hộ nghèo) mà muốn có xác nhận thuộc diện đối tượng để được trợ giúp pháp lý thì khó có thể lấy được giấy xác nhận.

8. Vấn đề quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý chưa được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, chưa tạo nên cơ chế thống nhất, đồng bộ trong việc phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong lĩnh vực bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động cho các tổ chức trợ giúp pháp lý, nên hạn chế kết quả hoạt động.

Nhìn chung, từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách hiện có nhiều vấn đề đang đặt ra cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn. Đó là những vấn đề như: khái niệm trợ giúp, mô hình tổ chức, nội dung, phạm vi, phương thức hoạt động, mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn cán bộ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, cơ chế quản lý, phương thức thực hiện chế độ chính sách... Tất cả các vấn đề trên đều rất mới mẻ và cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những quy định pháp luật phù hợp nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp, được bảo đảm bằng pháp luật, tránh những yếu tố tự phát và thiếu kỷ cương.

 

Chương III

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG ĐIỂU KIỆN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

I. NHỮNG QUAN ĐlỂM CHỈ ĐẠO HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

Trên cơ sở những quan điểm được thể hiện trong Cương lĩnh, các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (Khoá VII), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (Khoá VIII) về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó đã xác định nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp, việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành tư pháp nói chung và lĩnh vực trợ giúp pháp lý nói riêng phải được tiến hành theo các quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên cơ sở thực hiện những quan điểm, chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Qua thực tiễn 10 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định và chủ trương "Không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội"1 . Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số là một biện pháp trong chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, thực hiện công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ trong tổng thể chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng và Nhà nước, trong đó có vấn đề "chăm lo xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, đặc biệt quan tâm đến các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh", ai cũng được tiếp cận với dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bảo đảm công bằng xã hội.

2. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp dựa trên quan điểm xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân... Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức1.

Nhận thức rõ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách là một trong những chính sách xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và chức năng xã hội của Nhà nước, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội và là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, Nhà nước có nghĩa vụ đối với mọi công dân, bảo đảm cho mọi công dân đều có điều kiện như nhau tiếp cận với pháp luật, bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Trợ giúp pháp lý giúp cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận với pháp luật, từ đó mà hiểu biết pháp luật, tự mình ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật và sử dụng pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

3. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính Nhà nước nói chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng.

Tổ chức và hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý gắn liền với hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức của ngành tư pháp, do đó việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý phải được tiến hành đồng bộ với việc cải cách hành chính Nhà nước và cải cách tư pháp. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám Khoá vn đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có nhiệm vụ: 'Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; sớm ban hành các Bộ luật Dân sự, Tố tụng dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân". "Quy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tư pháp để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của Toà án một cách khách quan, chính xác và đúng luật. Nhà nước tăng cường hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong công tác dịch vụ và tư vấn pháp lý, kể cả các tổ chức và người nước ngoài"1 .

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, trong phần "tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đề ra phương hướng cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp ở ba lĩnh vực:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan Tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;

- Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan Tư pháp; đổi mới tổ chức, hoạt động các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh (2).

Việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đều phải quán triệt những quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, các tổ chức hỗ trợ tư pháp và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp nói trên.

4. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở kế thừa và dựa trên quan điểm xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý của Đảng, góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" của Đảng và Nhà nước đề ra.

Cần phải biết tận dụng và phát huy những ưu điểm, lợi thế trong cơ cấu đặc điểm, bản chất của hệ thống chính trị xã hội - xã hội chủ nghĩa và Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang xây dựng để động viên nguồn nhân lực và tài lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thực hiện xã hội hoá tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý phải dựa trên cơ sở “Đổi mới quản lý Nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp... phù hợp với chủ trương xã hội hoá; kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp... Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí"1 .

5. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý phải có bước đi thích hợp, phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội và truyên thông dân tộc vì mục đích bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của công dân.

"Việc chấn chỉnh và đẩy mạnh hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật là yêu cầu cần thiết hiện nay (...). cần căn cứ vào đặc điểm kinh tế, xã hội và đội ngũ luật sư nước ta mà xác định phạm vi thiết lập hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân, trước hết chú trọng tổ chức tư vấn pháp luật của Nhà nước, của các đoàn thể. Hoạt động tư vấn pháp luật phải vì mục đích bảo vệ công lý, công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công dân. Tránh chỉ nhấn mạnh kinh doanh đơn thuần, cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật"[10] [11] .

II. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm chỉ đạo về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp nói chung và của tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng đã đề cập trên đây; để phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý trong thòi gian qua, nhằm hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp và yêu cầu trợ giúp của nhân dân, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cần được đổi mới và hoàn thiện theo các định hướng sau đây:

1. Hoàn thiện mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý

Sau nhiều năm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham khảo mô hình tổ chức và kinh nghiệm hoạt động trợ giúp pháp lý của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm cụ thể của Việt Nam, Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mô hình tổ chức trợ giúp pháp ở Việt Nam gồm có: Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp ở Trung ương và các Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua hơn một năm vừa xây dựng tổ chức, vừa triển khai hoạt động đã khảng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời đã đưa chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và nguyên tắc Hiến định: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đi vào cuộc sống. Vì vậy, trong tương lai cần duy trì mô hình này, nhưng cần được củng cố, kiện toàn và hoàn thiện, mở rộng tổ chức; tăng cường đội ngũ cán bộ trợ giúp cả về số lượng và chất lượng tương xứng với nhiệm vụ được giao và nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Việc hoàn thiện mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý cần được tiến hành theo các định hướng sau đây:

- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Cục Trợ giúp pháp lý theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo Quyết định số 458/1998/QĐ-BTP ngày 03/6/1998. Cục Trợ giúp pháp lý phải được kiện toàn các Phòng chức năng và củng cố, tăng cường cả đội ngũ lãnh đạo Cục và các chuyên viên thực hiện trợ giúp pháp lý mới có thể hoàn thành có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện trợ giúp pháp lý được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao cho.

- Thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trang ương (hiện nay còn 10 tỉnh chưa thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý). Các Trang tâm cần được củng cố, kiện toàn và tăng cường cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ trợ giúp ở mức tối thiểu có từ 5 đến 7 người với một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, có chất lượng mới có thể đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp ở địa phương. lình trạng tổ chức của một số Trung tâm Trợ giúp pháp lý hiện nay chỉ có 2 đến 3 người không thể nâng cao được hiệu quả hoạt động và không đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý cho đối tượng ở địa phương.

Để tạo điều kiện thuận lợi, tránh phiền hà cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý các tổ chức trợ giúp pháp lý cần mở rộng mạng lưới tổ chức của mình bằng cách mở thêm các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý ở các khu vực trung tâm, trọng điểm của Trung ương và địa phương, dựa trên cơ sở hệ thống các cơ quan tư pháp trong hệ thống ngành tư pháp.

Để thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, ngoài việc hoàn thiện tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương làm nòng cốt, hỗ trợ cho các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức xã hội thực hiện trợ giúp pháp lý, cần có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức hoặc tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhân dân nói chung và các đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng như hiện nay. Nhưng cần có cơ sở pháp lý để đưa hoạt động này vào nề nếp, có tổ chức như là trách nhiệm công vụ của cơ quan, nhân viên Nhà nước và đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý, mà không để tình trạng tự phát, không có tổ chức như hiện nay.

2. Hoàn thiện về thể chế, tạo cơ sở pháp cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

2.1. Phương hướng trước mắt:                       

+ Sửa đổi Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ Tư pháp theo hướng quy định rõ Bộ Tư pháp có chức năng, nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và thực hiện trợ giúp pháp lý.

+ Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm, quyền của mình, tạo thuận lợi cho việc thành lập, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, cụ thể trước mắt cần xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền ban hành các Dự án và văn bản pháp luật sau đây:

+ Trình Đề án thành lập Quỹ trợ giúp pháp lý cho ngưòi nghèo và đối tượng chính sách và xây dựng các văn bản pháp luật về Quỹ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập Quỹ, thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ theo quy định chung của Nhà nước;

+ Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam xây dựng Đề án trợ giúp pháp lý miễn phí cho phụ nữ và trẻ em;

+ Xây dựng Đề án về mô hình tổ chức điểm thực hiện trợ giúp pháp lý cho đổng bào dân tộc thiểu số (chọn một số tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số để làm điểm);

+ Xây dựng Đề án, kế hoạch, chương trình, nội dung mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý trong toàn quốc;

+ Tranh thủ sự hợp tác quốc tế và nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, nếu được các tổ chức quốc tế tài trợ kinh phí, xây dựng Đề án mở một số lớp bồi dưỡng kỹ năng hành nghề trợ giúp pháp lý cho cán bộ trợ giúp pháp lý và cộng tác viên của các Trung tâm Trợ giúp pháp lý;

+ Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trợ giúp pháp lý và Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ trợ giúp pháp lý;

+ Phát hành Bản tin trợ giúp pháp lý (2 tháng 1 kỳ) về các nội dung có liên quan (tình hình tổ chức, hoạt động của các Trung tâm), các vụ việc điển hình, giải đáp pháp luật, các vướng mắc pháp luật cần trao đổi...

2.2. Định hướng lâu dài trong các năm tới:

Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành bước đầu đã thể chế hoá và đưa chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, do Quyết định số 734/TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực pháp lý thấp, nhiểu quy định còn mang tính khái quát, nên tỏ ra bất cập, không đáp ứng với thực tế sống động của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay, làm cho hoạt động trợ giúp pháp lý không thể đáp ứng được nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội. Để khắc phục những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý cần sớm xây dựng Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Đây là yêu cầu khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Mặc dù, việc Nhà nước bảo đảm giúp đỡ pháp lý cho nhân dân đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận, nhưng với tư cách là một đối tượng nghiên cứu và phương thức thực hiện thì hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức cả trong nghiên cứu lý luận và trong pháp luật thực định. Bởi vậy, đang tồn tại những quan niệm khác nhau về nhiều vấn đề có tính nguyên tắc như: có ý kiến cho rằng trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách là hoạt động từ thiện, nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa mang tính chất xã hội, mà không phải là chức năng của Nhà nước. Nhưng ngược lại, nhiều ý kiến khác cho rằng trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một chức năng xã hội của Nhà nước, là nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân, mang lại lợi ích không chỉ cho công dân mà còn mang lại lợi ích mang tính chính trị - xã hội của Nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt trong điều kiện ở nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách càng có vị trí vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu trên.

Thứ hai, Hiện nay các văn bản pháp luật quy định về trợ giúp pháp lý ở nước ta mới đang là những quy định ban đầu, bao gồm Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, một số Thông tư liên tịch và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nói chung, những văn bản pháp luật trên đây chưa có hiệu lực pháp lý cao. Vì vậy, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý, mà nội dung của nó là những mối quan hệ xã hội quan trọng và phức tạp giữa Nhà nước và công dân và giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.

Hơn nữa, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý chưa điều chỉnh toàn diện các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động trợ giúp pháp lý, còn nhiều vấn đề mang tính chất nguyên tắc như vị trí pháp lý của người làm công tác trợ giúp pháp lý (có được gọi là luật sư công như ở các nước khác trên thế giới hay không), các quyền và nghĩa vụ của họ trong hoạt động tố tụng; mối quan hệ vái các cơ quan tiến hành tố tụng, với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong tư vấn pháp luật; quan hệ với công dân; cạc nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, cơ chế trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ của đối tượng được trợ giúp v.v... chưa được quy định. Những hạn chế trên đây của các văn bản pháp luật hiện hành đã và đang cản trở và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thứ ba, Mặc dù theo quy định hiện hành các tổ chức trợ giúp pháp lý được trực tiếp đại diện, bào chữa trước Toà án và các cơ quan có thẩm quyền để giúp đỡ đối tượng, nhưng trong thực tế thì không thể thực hiện được do chưa được pháp luật tố tụng quy định. Vì vậy, khi đối tượng có yêu cầu bào chữa, đại diện thì các tổ chức trợ giúp pháp lý phải mời luật sư bên ngoài tham gia đại diện, bào chữa, gây không ít khó khăn và phiền hà cho đối tượng và tổ chức trợ giúp pháp lý; vừa gây tốn kém (Nhà nước phải trả tiền bồi dưỡng cho luật sư mời trợ giúp), vừa phức tạp thêm về thủ tục, nhiều khi không mời được luật sư (do mức bồi dưỡng luật sư quá thấp và do số lượng luật sư ở địa phương không nhiều...), làm giảm hiệu quả trợ giúp;

Hơn nữa, do pháp luật chưa quy định cơ chế phối hợp giải quyết các vụ, việc trợ giúp nên trong nhiều trường hợp các tổ chức trợ giúp pháp lý phát hiện những vi phạm quyền công dân đã gửi kiến nghị với căn cứ pháp luật cụ thể để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại vụ việc, nhưng không được các cơ quan Nhà nước chú trọng giải quyết một cách nghiêm túc.

Thứ tư, Theo quy định hiện nay, đối tượng trợ giúp pháp lý còn hạn chế. Một số đối tượng thuộc diện chính sách như thương binh loại 3/4, 4/4; người có công tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và các đối tượng thường được ưu tiên như phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa...; đồng bào dân tộc thiểu số ở đổng bằng, trung du, thành thị cũng cần được giúp đỡ chưa được công nhận là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí. Để thực hiện chính sách xã hội của Đảng, cần có quy định bổ sung cho những đối tượng này được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.

Thứ năm, Hiện nay các tổ chức trợ giúp pháp lý chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp và chịu sự quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ của Cục trợ giúp pháp lý. Vấn đề quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý còn quy định chung chung, chưa cụ thể và thể hiện dưới hình thức hướng dẫn của Bộ Tư pháp, chưa có tính pháp quy có hiệu lực cao, nên gặp khó khăn trong việc phân cấp, phối hợp quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

Quy định của các văn bản hiện hành chưa tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho sự quản lý này một cách khoa học và có hiệu quả.

Thứ sáu, Hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn, đại diện, bào chữa. Nó có đặc thù riêng gắn với pháp luật, với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và với việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Do đó bất kỳ quốc gia nào cũng coi trọng việc quy định những quy tắc hoạt động chặt chẽ, trong đó coi trọng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên trợ giúp pháp lý, kèm theo chế tài xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, các văn bản về trợ giúp pháp lý hiện nay hầu như chưa có quy định về những nội dung này. Vì vậy, trong thực tiễn, chưa có cơ chế xử lý hiện tượng chuyên viên hoặc cộng tác viên trợ giúp pháp lý vi phạm các quy tắc nghề nghiệp gây thiệt hại cho đối tượng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

Thứ bảy, Quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Hoạt động trợ giúp pháp lý đã được một số quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm hợp tác và tài trợ. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định trợ giúp pháp lý của chúng ta xích lại gần với thông lệ quốc tế và luật của các quốc gia khác về trợ giúp pháp lý. Trong khi đó các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý hiện hành còn có một khoảng cách khá xa với chế định trợ giúp pháp lý phổ biến trên thế giới (các nước trên thế giới đều có Luật về trợ giúp pháp lý).

Nhìn chung, từ thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách hiện nay có nhiều vấn đề đang đặt ra cả về phương diện lý luận cũng như phương diện thực tiễn. Đó là những vấn đề như: khái niệm trợ giúp, mô hình tổ chức, nội dung, phạm vi, phương thức hoạt động, mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tiêu chuẩn cán bộ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiêp, cơ chế quản lý, phương thức thực hiện chế độ chính sách... Tất cả các vấn đề trên đều rất mới mẻ và cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những quy định pháp luật phù hợp, nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp, được bảo đảm bằng pháp luật, tránh những yếu tố tự phát và thiếu kỷ cương.

Những hạn chế, bất cập của pháp luật về trợ giúp pháp lý nêu trên cho thấy việc ban hành Pháp lệnh trợ giúp pháp lý để thay thế Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ thực sự là một yêu cầu cần thiết khách quan.

Theo nghiên cứu bước đầu, Dự án Pháp trợ giúp pháp lý được xây dựng dựa trên những quan điểm chỉ đạo sau đây:

- Thể chế hoá những quan điểm, chủ trương xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta;

- Quán triệt quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân... Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội; Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức[12] ;

- Xác định mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức trợ giúp pháp lý có hiệu quả, phù hợp với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính Nhà nước nối chung và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng;

- Dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được nhằm đưa chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa của Đảng đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" của Đảng và Nhà nước đề ra;

- Thể chế quan điểm xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý của Đảng;

- Quy định rõ và đề cao đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý nhằm hạn chế, ngăn ngừa những tiêu cực, xây dựng đội ngũ chuyên viên trợ giúp pháp lý trong sạch, tăng cường quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chuyên viên, cộng tác viên trợ giúp phù hợp với yêu cầu của cơ chế mới;

- Là cơ sở pháp lý để chính quy hóa hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, đưa hoạt động trợ giúp pháp lý đi vào nề nếp và hoại động trong khuôn khổ của pháp luật, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh trợ giúp pháp lý là tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước và hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức chính trị - xã hội. Theo chúng tôi, Pháp lệnh cần có cơ cấu và những nội dung chủ yếu sau đây:

Chương 1. Những quy định chung: quy định hoạt động trợ giúp pháp lý; mục đích, ý nghĩa; đối tượng; phạm vi; phương thức và nguyên tắc tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

Chương 2. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước: Quy định hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước và của các tổ chức xã hội;

Chương 3. Chuyên viên (luật sư trợ giúp) và cộng tác viên trợ giúp pháp lý: quy định tiêu chuẩn, điều kiện trở thành chuyên viên và cộng tác viên; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chuyên viên, cộng tác viên; đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên, cộng tác viên thực hiện trợ giúp phápTỷ;

Chương 4. Quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý: xác định các cơ quan quản lý và nội dung quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; phân cấp quản lý Nhà nước, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời quy định nguồn ngân sách, kinh phí hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

Chương 5. Khen thưởng và xử lý vi phạm.

Chương 6. Điều khoản thi hành.

Cùng với việc ban hành Pháp lệnh mới cần sửa đôi, bô sung một sô văn bản pháp luật về tố tụng như Bộ luật Tố tụng Hình sự, trong đó quy định cho chuyên viên trợ giúp pháp lý được tham gia đại diện, bào chữa trước Toà án bảo vệ lợi ích cho đối tượng được trợ giúp pháp lý trước Toà án; hoặc sửa đổi Pháp lệnh Luật sư và các văn bản pháp luật khác một cách đồng bộ, trong đó có quy định chuyên viên của các tổ chức trợ giúp pháp lý là những luật sư công hoặc được hưởng quy chế luật sư hoặc quy định trực tiếp trong Pháp lệnh trợ giúp pháp lý. Chỉ có như vậy mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Theo cơ chế hiện nay các chuyên viên trợ giúp pháp lý chủ yếu thực hiện trợ giúp pháp lý bằng phương thức tư vấn mà không thể trợ giúp pháp lý bằng phương thức đại diện, bào chữa trước Toà án. Khi đối tượng có nhu cầu mời luật sư bào chữa trước Toà án, các tổ chức trợ giúp pháp lý đều phải giới thiệu đến các Đoàn luật sư đề nghị Đoàn luật sư cử luật sư là cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa cho đối tượng. Như vậy, vừa không phát huy được tiềm năng sẵn có, vừa không nâng cao được hiệu quả hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý, vừa lãng phí tiền của của Nhà nước.

Theo định, hướng nêu trên, Dự án Pháp lệnh xác định phạm vi đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh là tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước với tính chất là hoạt động sự nghiệp, bao gồm cả hoạt động tranh tụng và hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng. Hoạt động tranh tụng và hoạt động tư vấn pháp luật của các tổ chức luật sư và các tổ chức xã hội có thu phí không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này và được quy định bằng những văn bản riêng.

3. Mở rộng diện đối tượng trợ giúp pháp lý.

Sau một thời gian, khi các tổ chức trợ giúp pháp lý đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ cán bộ được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ bản đã được ổn định và phát triển; cùng với việc nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực cao (Pháp lệnh trợ giúp pháp lý) cần có những quy định mở rộng diện đối tượng và xác định rõ phạm vi, phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí theo các hướng sau đây:

Theo các văn bản pháp luật hiện hành về trợ giúp pháp lý miễn phí thì đối tượng trợ giúp còn rất hạn chế. Ví dụ, trong Thông tư liên tịch số 52/TTLT quy định chỉ có những thương binh và bệnh binh hường chính sách như thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên ( tương đương với thương binh loại 1/4 và 2/4) và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa ... mới là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Còn thương binh loại 3/4 và 4/4 và đồng bào dân tộc thiểu số không phải ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người tham gia kháng chiến... thì không được trợ giúp pháp lý miễn phí. Để bảo đảm công bằng xã hội, đưa chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống cần có văn bản mới quy định mở rộng diện đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, bao gồm tất cả các đối tượng chính sách thuộc diện được Nhà nước ưu đãi theo Pháp lệnh về người có công để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách xã hội cùa Đảng và Nhà nước.

- Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, trong điều kiện Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật, hướng tới xây dựng luật bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, xác định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc giúp đỡ người tàn tật, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh... theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, cần nghiên cứu để có biện pháp giúp đỡ pháp lý phù hợp cho các đối tượng này.

+ Người già cô đơn, không nơi nương tựa trên thực tế phần lớn thuộc diện nghèo, một số người có thu nhập cao hơn mức bình quân của hộ đói, nghèo nhưng do già, yếu, lại phải tự xoay sở nên gặp rất nhiều trở ngại trong tiếp cận với pháp luật.                        ,

+ Trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ thường chịu thiệt thòi vì không được học hành cơ bản, nên trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu hiểu biết, không có chỗ nhờ vả (cũng phải tự xoay sở), gặp nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống và dễ bị lạm dụng vào những việc làm trái pháp luật.

+ Người tàn tật, đặc biệt là nạn nhân của chiến tranh, trong đó có một số người bị thiếu năng lực hành vi hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện một số hành vi nhất định. Việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng này là việc làm nhân đạo, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh..., động viên, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.

Tóm lại, phần lớn cấc đối tượng trên thuộc diện có nhiều khó khăn vê kinh tế hoặc tuy không thuộc đối tượng nghèo nhưng thu nhập chưa đủ khả năng để có thể trả thù lao dịch vụ pháp lý cỏ thu phí, cần được Nhà nước quan tâm giúp đỡ, cho họ được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí.

4. Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý ở tất cả các tổ chức trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương, mở rộng phạm vi và phương thức trợ giúp pháp lý phù hợp với từng loại đối tượng, nhằm đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân.

4. 1. Về phạm vi trợ giúp pháp lý.

Cần bảo đảm thực hiện trợ giúp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi trợ giúp pháp lý cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp pháp lý miễn phí, đặc biệt là trong lĩnh vực trợ giúp đại diện, bào chữa có ảnh hưởng lốn đến lợi ích thiết thực, cơ bản của họ. Để thực hiện được điều này, cần có giải pháp đổng bộ, bên cạnh việc phát triển đội ngũ luật sư, cần nghiên cứu kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành theo hướng có quy định cho phép cán bộ của tổ chức trợ giúp pháp lý được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Toà án để việc trợ giúp pháp lý cho đối tượng mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong các lĩnh vực hoạt động giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý, hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thực hiện hoà giải thì có thể trợ giúp cho mọi đối tượng. Việc giải đáp, cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục nói chung đơn giản, không mất nhiều thời gian thực hiện, công sức của cán bộ trợ giúp, đổng thời cũng phù họp với chính sách phổ cập pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân được ghi nhận trong Hiến pháp và tích cực góp phần triển khai thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo (mọi công dân thực hiện các quyền này đều không phải nộp lệ phí hành chính). Thực hiện hoạt động trợ giúp hoà giải không hạn chế đối tượng phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh hoà giải vừa mới được ban hành là mọi người đều có thể nhờ sự giúp đỡ của người thực hiện công tác này, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp nhỏ ở cơ sở.

Trong thực tế hoạt động hiện nay của một số tổ chức trợ giúp pháp lý, ngoại trừ trường hợp trợ giúp đại diện, bào chữa phải xem xét kỹ điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng, còn trong những trường hợp giải đáp, tư vấn đơn giản, không phải hẹn nghiên cứu, xem xét vụ việc nhiều lần thì có thể linh hoạt giải quyết mà đương sự không nhất thiết phải có giấy tờ xác nhận thuộc diện trợ giúp. Đây cũng là điều mà cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý của một số nước trong khu vực áp dụng.

4.2. Phương thức trợ giúp pháp lý

- Thực hiện phương châm "nếu dân chúng không biết hoặc chưa thể biết đến trợ giúp pháp lý thì trợ giúp pháp lý phải tự tìm đến họ, không thụ động ngồi chờ". Cần nghiên cứu xây dựng các phương thức trợ giúp thích hp với từng loại đối tượng (người nghèo; đối tượng chính sách; đồng bào dân tộc thiểu số); từng loại giới (nam, nữ); từng loại độ tuổi (người già, trẻ em)...; phù hợp với từng khu vực dân cư (thành thị, đồng bằng, miền núi). Tổ chức trợ giúp pháp lý có thể chủ động bàn bạc với các cơ quan hữu quan cử cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý đến những nơi có nhiều đối tượng cần tới sự giúp đỡ như Toà án, cơ quan Công an, Thuế vụ, Văn phòng ƯBND - trực hàng ngày hoặc theo định kỳ.

- Lồng ghép, phối kết hợp với các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, xây dựng cuộc sống mới khu dân cư... như hỗ trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngành Y tế, Nhà đất trong việc hưởng dẫn cho đối tượng làm các thủ tục cần thiết vay vốn, nhận sổ khám chữa bệnh miễn phí, xin cấp đất, hoá giá nhà theo chế độ ưu đãi... trong các đợt phát đông, xét duyệt, góp phần hình thành cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

- Lồng ghép trợ giúp pháp lý (nói chuyện, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật) vào các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, chẳng hạn như trong ngày hội cúng cơm, xuống đồng để cảm ơn trời đất mưa thuận, gió hoà cho các vụ mùa... bằng nội dung bảo vệ phát triển rừng, môi trường... thì sẽ phát huy tác dụng rất lớn và có chiều sâu. Đồng thời giúp nhân dân xây dựng được các hương ước, luật tục mới tiến bộ, điều chỉnh chi tiết các mối quan hệ xã hội trong làng, bản, thực hiện có hiệu quả chế độ tự quản và dân chủ cơ sở (phát huy tính tích cực của luật tục, hương ước, hạn chế những mặt tiêu cực, lạc hậu, trái pháp luật). Qua đó, phát hiện các vấn đề mới, các quy định tiến bộ của luật tục, hương ước bổ sung cho luật quốc gia, nâng phong tục tập quán tốt đẹp có tính phổ biến lên thành quy phạm pháp luật

Thực hiện phương thức trợ giúp pháp lý gián tiếp, có nghĩa là bồi dưỡng, trang bị kiến thức pháp luật cần thiết cho cán bộ hoà giải, trưởng thôn, trưởng bản, già làng (là những người được dân chúng tin cậy, kính trọng, chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì, ổn định trật tự cộng đồng) để thông qua họ giải đáp các vấn đề pháp luật thông thường, cung cấp thông tin phấp lý cho dân ngay tại cơ sở. Đồng thời những người này thực hiện rà soát, thống kê các nhu cầu các vướng mắc pháp luật phức tạp hơn, mà họ không có điều kiện trợ giúp được ngay để tổ chức trợ giúp pháp lý có kế hoạch phối họp, triển khai thực hiện các biện pháp giúp đỡ pháp lý cần thiết.

Phương thức trợ giúp pháp lý này tạo cầu nối, cánh tay vươn dài của tô chức trợ giúp đến với quần chúng, đồng bào, đưa hoạt động trợ giúp pháp lý thâm nhập vào cuộc sống, thực sự trở thành người bạn đồng hành của dân trong các quan hệ pháp luật đời sống hàng ngày.

5. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp của các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương.

Có thực trạng phần lớn các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước chưa được bố trí đủ số lượng cán bộ trợ giúp pháp lý (chỉ có từ 2 đến 4 cán bộ), nên không đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở địa phương.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đền ơn, đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội. Vì vậy, cần xác định những nhiệm vụ cơ bản trong các năm tới là: tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương củng cố, kiện toàn các tổ chức trợ giúp pháp lý, phấn đấu ổn định về tổ chức, nâng cao hiệu lực bộ máy và hiệu quả hoạt động trợ giúp; tăng cường đội ngũ cán bộ trợ giúp cả về số lượng và chất lượng tương xứng với nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân trong tình hình hiện nay, cụ thể trong năm 1999 tất cả các địa phương trong cả nước thành lập xong các Trung tâm trợ giúp pháp lý và từng bước triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân ở địa phương.

6. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ quản lý; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp cho cán bộ trợ giúp, cộng tác viên thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý của các tổ chức trợ giúp pháp lý hiện nay chủ yếu là mới tuyển dụng hoặc điều động từ các cơ quan khác đến, chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp. Vì vậy, hạn chế đến chất lượng và hiệu quả hoạt động trợ giúp của các tổ chức trợ giúp pháp lý. Hơn nữa, hoạt động trợ giúp pháp lý vừa mới mẻ, vừa đòi hỏi nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp và đạo đức nghề nghiệp cao của cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; thông thạo kỹ năng trợ giúp mà còn phải có nhiều kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp mới có thể bảo đảm được mục đích và ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý mà mình thực hiện.

Cùng với việc xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ trợ giúp pháp lý và cộng tác viên của 7 Trung tâm điểm do Tổ chức NOVIB tài trợ, cần tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ quản lý; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp cho cán bộ trợ giúp, cộng tác viên thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý của cả nước bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

7. Thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý.

Thực tiễn nhiều thập kỷ qua cho thấy không phải chỉ trong cơ chế kinh tế bao cấp mà cả trong cơ chế kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta vẫn rất tích cực và có vai trò khá lớn trong các hoạt động từ thiện, trợ giúp, tư vấn... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình. Vì vậy, trong điều kiện mới hiện nay, cần phải có một cơ chế trợ giúp pháp lý tổng họp (hỗn hợp) vừa phát huy vai trò quản lý, chủ đạo, nòng cốt của hệ thống cơ quan trợ giúp của Nhà nước (tức đội ngũ luật sư Nhà nước), vừa động viên lực lượng trợ giúp của các tổ chức xã hội (đặc biệt là các tổ chức luật sư) tham gia hoạt động này. Cơ chế tổng hợp nêu trên, theo chúng tôi là phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam cũng như quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xã hội hoá một số lĩnh vực hoạt động quản lý. Trong bài phát biểu của đồng chí nguyên Tổng Bí thư của Đảng - Đỗ Mười tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: "Chăm lo cho con người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hoá, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt... Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm, mọi việc đều phải dựa vào dân"[13].

Tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đồng chí Đỗ Mười lại chỉ rõ: "Theo chức năng của mình, Nhà nước vừa là người dẫn đường cho dân, lại vừa là người phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội. Cần quan niệm rõ ràng và có phương thức đúng đắn xử lý mối tương quan đó... Xã hội hoá không đổng nghĩa với phi Nhà nước và càng không phải là tư hữu hoá. Phương châm cơ bản ở đây vẫn là "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; trong đó Nhà nước có vai trò nòng cốt, thực hiện quản lý Nhà nước, tổ chức cho dân làm và trong điều kiện cụ thể, tham gia cùng làm với dân; không làm thay dân, cũng không khoán trắng"[14] . Thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý tạo nên cơ chế trợ giúp pháp lý vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

8. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý.

Có tình hình một số địa phương thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý còn mang tính hình thức, chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị làm việc...), chưa duyệt cấp kinh phí hoạt động, chưa phân bổ biên chế, cán bộ tương xứng với nhiệm vụ được giao hoặc bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ..., dẫn đến thực trạng Trung tâm được thành lập trên danh nghĩa và chưa thể đi vào hoạt động hoặc hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả. Hiện nay phần lớn trụ sở làm việc của các Trung tâm nằm trong văn phòng Sở Tư pháp. Có nơi bố trí ở trên tầng cao hoặc chật chội, nói chung chưa thuận tiện cho nhân dân.

Để khắc phục tình trạng nói trên uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và bảo đảm kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý cho các Trung tâm mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương.

9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách là hình thức đưa chủ trương xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trở thành chức năng của các cấp uỷ Đảng nhằm tổ chức thực hiện chủ trương đó và là nhân tố quyết định bảo đảm cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở các chủ trương, chính sách của Đảng về trợ giúp pháp lý. Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật về trợ giúp pháp lý; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp nói chung và tổ chức trợ giúp pháp lý nói riêng và tăng cường kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước của tổ chức Đảng và đảng viên trong tổ chức trợ giúp pháp lý. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các tổ chức trợ giúp pháp lý mới được thành lập, còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức biên chế, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động, nếu không có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng thì rất khó có thể khắc phục, dẫn đến hậu quả là chủ trương, chính sách về trợ giúp pháp lý của Đảng không được thực hiện trong cuộc sống.

Với tính chất là một cơ quan hành chính, sự nghiệp trong hệ thống bộ máy Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong những định hướng "cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp" mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã đề ra, nhằm thực hiện đường lối cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trên cả ba lĩnh vực: Cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp (...); củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp (...); đổi mới tổ chức, hoạt động (...) của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp1.

10. Tăng cường hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hiện nay tổ chức trợ giúp pháp lý ở nước ta mới được thành lập, hoạt động trợ giúp pháp lý mới, đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý còn ít chưa có nhiều kinh nghiệm cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp; điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách của Nhà nước dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn nhiều hạn chế; các quan hệ xã hội và hệ thống pháp luật ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp; Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý được nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm... đang đặt ra yêu cầu phải đưa hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này tiếp cận với trình độ và thông lệ quốc tế. Để khắc phục những khó khăn tạm thời nêu trên, sớm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động cần tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý và tranh thủ nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức và các cá nhân cho hoạt động này.

11. Một số kiến nghị v việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.

11.1. Để tăng cường sự quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đúng với mục đích, ý nghĩa của nó cần có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn quy định toàn diện tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, như trên đã phân tích, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật các năm tới xây dựng "Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý".

11.2. Trước mắt, để Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc; sớm đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện để các tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập, từng bước ổn định về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân.

- Đề nghị Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ có kế hoạch bổ sung biên chế thống nhất và chỉ đạo, hướng dẫn Ban Tổ chức chính quyền cấp tỉnh bảo đảm biên chế của các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương tương xứng với nhiệm vụ được giao.

- Để có cơ sở pháp lý lập dự toán ngân sách cho hoạt động sự nghiệp trợ giúp pháp lý và thực hiện chi trả tiền bổi dưỡng cho cộng tác viên, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất về mục lục ngân sách Nhà nước về kinh phí hoạt động và bồi dưỡng cho cộng tác viên theo Thông tư liên tịch số 187/1998/rrLT-TCCP-TC-TP ngày 30/3/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các Sở tài chính thực hiện áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

- Đề nghị Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo việc củng cố kiện toàn và tăng cường cán bộ lãnh đạo và bổ sung đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý cho Cục Trợ giúp pháp lý tương xứng với nhiệm vụ được giao và nhằm nâng cao năng lực điều hành và hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ.

- Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm ban hành quy định chuẩn mực đói nghèo để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước và chỉ đạo các địa phương cấp sổ đói nghèo cho đối tượng làm cơ sở pháp lý cho hoạt động trợ giúp pháp lý (hiện nay vẫn áp dụng chuẩn mực đói nghèo của năm 1997-1998 theo Công văn số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (những địa phương chưa thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý khẩn trương thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương) bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với nhiệm vụ trợ giúp được giao, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý cho nhân dân ở địa phương.

KẾT LUẬN.

Trên cơ sở Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời và triển khai hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc góp phần đưa chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống. Bằng hoạt động thực tiễn của mình, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã trở thành một trong những hình thức thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đã góp phần tích cực bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của các cơ quan, tổ chức và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện công bằng xã hội. Tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước ra đời và bằng hoạt động trợ giúp thực tiễn đã chứng minh chủ trương thành lập tổ chức dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và hoan nghênh, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng, đặc biệt trong điều kiện nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hưóng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của công dân.

Mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước mới được hình thành ở nước ta trên cơ sở Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ là thành quả của sự đúc rút kinh nghiệm tổ chức trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của Việt Nam. Hệ thống tổ chức, đối tượng, phạm vi, phương thức, nguyên tắc trợ giúp pháp lý; các nội dung quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý đang từng bước được thể chế hoá bằng pháp luật và đang được nghiên cứu hoàn thiện. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận một thực tế hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý mới được hình thành còn bất cập, chưa có hiệu lực pháp lý cao, chưa toàn diện và không đồng bộ, chưa tạo ra cơ sở pháp lý thích hợp, một hành lang pháp lý tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý tương xứng với vị trí, vai trò của nó, đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý mới được hình thành còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn trợ giúp pháp lý, còn phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm; chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp. Vì vậy, đội ngũ cán bộ trợ giúp pháp lý hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu và đòi hỏi trợ giúp pháp lý của nhân dân, cần được Đảng và Nhà nước quan tâm củng cố, kiện toàn trong thời gian tới.

Để hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng cao của nhân dân nói chung và của người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng, cần quán triệt các quan điểm cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, hoàn thiện bộ máy Nhà nước của Đảng và phải được tiến hành đồng bộ trên cả ba nội dung chủ yếu là: hoàn thiện cơ sở pháp lý; củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý và bộ máy quản lý Nhà nước và xây dựng đội ngũ công chức trợ giúp pháp lý đủ về số lượng và mạnh về chất lượng.

Phương hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ trợ giúp pháp lý - quan hệ chính trị - pháp lý giữa Nhà nước và công dân trong thời gian tới phải tạo nên một hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý có hiệu lực cao, điều chỉnh toàn diện các quan hệ xã hội có liên quan đến đối tượng, phạm vi, phương thức và nguyên tắc trợ giúp pháp lý; quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của công chức thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ chế quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Hệ thống pháp luật đó phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và phù họp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta hiện nay, đáp ứng yêu cầu hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể là phải sớm ban hành Pháp lệnh về trợ giúp pháp lý mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đổi mới nói trên.

Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý phải đặt trong mối quan hệ và gắn liền với chủ trương cải cách hành chính và cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý được củng cố, kiện toàn trên cơ sở kế thừa mô hình tổ chức hiện nay, nhưng cần được tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ trợ giúp đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, nhằm xây dựng tổ chức trợ giúp pháp lý gọn nhẹ nhưng có hiệu lực và hoạt động có hiệu quả. Cần mở rộng tổ chức trợ giúp pháp lý bằng cách thành lập các Chi nhánh trợ giúp pháp lý ở các khu vực hoặc trung tâm có đông dân cư hoặc đối với những địa phương có địa bàn rộng để tạo điều kiện cho nhân dân dễ tiếp cận. Đồng thời thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, khuyến khích các tổ chức xã hội và cá nhân thành lập tổ chức và tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số.

Để nâng cao hiệu quả trợ giúp phải tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp và đạo đức nghề nghiệp cho chuyên viên và cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng trợ giúp thành thạo và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động trợ giúp của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý với các nước trong khu vực và trên thế giới; với các tổ chức quốc tế quan tâm là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta tiếp thu được những thành tựu và kinh nghiệm tốt trong việc tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý và phần nào khắc phục được những khó khăn, lúng túng trong những bước đi ban đầu, góp phần sớm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta.

Thực hiện các phương hướng và giải pháp nói trên là bước đầu đặt nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống tổ chức, bảo đảm cho hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý từng bước đi vào ổn định và có hiệu lực; đồng thời là nhân tố quyết định cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý được hoàn thiện, đổng bộ, có hiệu lực; hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng cao của nhân dân sẽ góp phần đưa đường lối, chính sách xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, thực hiện công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống; góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh"./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ

 

Chuyên đề 1

SỞ LÝ LUẬN, MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG

    TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

PTS. Trần Thất[15]

  1. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ LÀ GÌ?

Qua tham khảo lịch sử phát triển, mô hình tổ chức, phưong thức, mục tiêu của hoạt động trợ giúp pháp lý ở một số nước trên thế giới cũng như ỏ Việt Nam từ trước tới nay, chúng tôi tạm thời nêu lên khái niệm trợ giúp pháp lý như sau: Trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa đầy đủ của khái niệm này là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ cho những người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý (thường là những người nghèo) để họ có được những điều kiện tương tự như những người khác trong việc tiếp cận với pháp luật.

Định nghĩa nêu trên về trợ giúp pháp lý có những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Trợ giúp pháp lý có thể được thực hiện bởi một bên chủ thể (bên trợ giúp) là cơ quan chức năng của Nhà nước (tổ chức luật sư, các Hội, nghề nghiệp, tổ chức từ thiện...) hoặc cá nhân (thường là các luật sư hoặc chuyên gia pháp lý). Như vậy trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động có tính chất Nhà nước hoặc phi Nhà nước. Điều này nói lên tiềm năng của nguồn trợ giúp rất phong phú. .

- Phương thức trợ giúp pháp lý cũng rất đa dạng, linh hoạt: Có thể trợ giúp trực tiếp bằng tài chính, có thể bằng những kiến thức pháp lý, có thể bằng hình thức thanh toán hộ các khoản chi phí, có thể bằng hình thức miễn phí, có thể bằng hình thức tư vấn, hoặc tuyên truyền phổ biến, có thể cung cấp tài liệu pháp lý không lấy tiền... nghĩa là bằng mọi cách tạo cho đối tượng được trợ giúp có được những điều kiện để tiếp cận với pháp luật.

- Đối tượng được hưởng trợ giúp là người nghèo hoặc người sống ở những vùng xa xôi, hẻo lánh có khó khăn trong việc tiếp cân với các thông tin về pháp luật.

2. TẠI SAO PHẢI CÓ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ?

Một nền pháp chế dân chủ và tiến bộ không thể chỉ dừng lại ở những quy định có tính chất công bằng trên giấy tờ mà điều quan trọng hơn là phải tạo ra cho mọi người những điều kiện thực tế tương đối công bằng để họ có thể tiếp cận với nền pháp chế đó. Những điều kiện như thế có thể tạo ra như: điều kiện chính trị, điều kiện văn hoá (đặc biệt là văn hoá pháp lý), điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, tài chính... Ngay từ thế kỷ trước, Các Mác đã từng có một nhận xét nổi tiếng rằng: "pháp luật của các Nhà nước Tư sản rất tốn tiền", vì vậy trong nhiều trường hợp những người nghèo không có đủ tiền để sử dụng pháp luật đó.

Chúng ta thường nói rằng nền dân chủ Tư sản là dân chủ hình thức, là cái "bánh vẽ". Bởi vì pháp luật Tư sản trong khi quy định những quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với mọi người đã luôn luôn giả định rằng những điều kiện thực tế về mọi mặt của mọi người để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó là hoàn toàn giống nhau. Thế nhưng trên thực tế, xã hội Tư sản là điển hình của sự phân cực giàu và nghèo. Lê Nin cũng từng nêu luận đề rằng: Quyền bình đẳng có nghĩa là vi phạm sự bình đẳng! Bởi vì quyền bình đẳng có nghĩa là áp dụng những tiêu chuẩn chung duy nhất đối với mọi người mà thực ra . giữa họ lại khác nhau về những điều kiện sinh hoạt vật chất. Luận đề trên đây của Lê Nin cũng hoàn toàn đúng khi chúng ta dùng để xem xét lĩnh vực sử dụng pháp luật của mỗi công dân. Những khiếm khuyết nêu trên của pháp quyền Tư sản đương nhiên là chưa thể khắc phục được trong giai đoạn đầu của pháp quyền XHCN của chúng ta. Đặc biệt là trong điều kiện của cơ chế kinh tế thị trường, dù đó là thị trường theo định hướng XHCN như chúng ta đang theo đuổi. Đành rằng cơ chế thị trường chỉ được áp dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế chứ không áp dụng trong các lĩnh vực khác như văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng... lại càng không thể áp dụng trong lĩnh vực Tư pháp. Thế nhưng chính cơ chế thị trường trong kinh tế đã làm phân ho á giàu, nghèo trong dân cư và do đó đã tạo ra những điều kiện để sử dụng pháp luật không bình đẳng giữa họ với nhau. Thực tế hiện nay ở các nước Tư bản những chi phí của người dân vào các vụ việc kiện tụng, tư vấn pháp luật cũng khá tốn kém. Chẳng hạn ở Cộng hoà Liên bang Đức (theo lời của một luật gia Đức) chi phí để kiện đòi một tài sản chiếm khoảng 50% giá trị tài sản đó. Còn ở Mỹ và nhiều nước khác tiền công trả cho một luật sư cũng đến vài trăm USD/lgiờ. Do đó, có một bộ phận dân nghèo vì không đủ khả năng thanh toán tiền thù lao cho luật sư nên nhiều khi bị thiệt thòi, thậm chí chịu bất công. Hay nói cách khác, công lý quay lưng lại với họ.

Sự phân tích trên đây mới chỉ là một mặt của vấn đề - mặt lợi ích của đối tượng được trợ giúp pháp lý. Mặt thứ hai của vấn đề là ở phía lợi ích của Nhà nước và xã hội. Xem xét mặt thứ hai này chúng ta sẽ thấy nó liên quan đến quản lý xã hội bằng pháp luật; nguyên tắc Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân và nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để pháp luật đi vào cuộc sống; làm thế nào để mỗi một người dân có thể sử dụng được pháp luật như là một công cụ quan trọng nhất để giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân mình với Nhà nước và xã hội, hay nói theo cách của người Việt Nam ta là: "Sống làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật". Nếu các điều kiện để tiếp cận pháp luật, sử dụng pháp luật không được bảo đảm đối với một bộ phận dân cư nào đó thì chính là pháp luật không tồn tại đối với bộ phận dân cư này. Trong trường hợp đó chính pháp luật bị thất bại chứ không phải là bộ phân dân cư đó bị thất bại. Nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh này, ông Bộ trưởng Tư pháp Nam Úc trong một bức thông điệp gửi các luật sư tại hội nghị khối thịnh vượng chung về trợ giúp pháp lý (tháng 5/1984) đã có nhận xét rất chí lý rằng: "không thể nói rằng chúng ta đang sống trong khuôn khổ của pháp luật với đầy đủ ý nghĩa của từ này nếu mọi công dân không thể khẳng định và bảo vệ những quyền hợp pháp của họ một cách hữu hiệu và được tiếp cận với Toà án vì mục đích này. Trong hệ thống pháp luật của chúng ta, và thực chất, trong tất cả các xã hội văn minh, điều này đòi hỏi phải có sự giúp đỡ nghề nghiệp. Nếu có bất kỳ ai cần đến sự giúp đỡ đó để khẳng định và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cửa mình mà bị từ chối thì luật pháp của xã hội trong chừng mực này đã không có tác dụng, như vậy nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật tất yếu liên quan đến nguyên tắc Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân. Trong đó có việc bảo đảm những điều kiện tối thiểu để người dân sử dụng các quyền của mình một cách bình đẳng. Và điều này cũng là biểu hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật - Bình đẳng theo cả nội dung pháp lý và nội dung kinh tế xã hội của vấn đề chứ không chỉ là bình đẳng trên giấy tờ. Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với bộ phận dân cư nào đó chính là góp phần thực hiện các nguyên tắc nêu trên.

3. CƠ CHẾ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Nói đến cơ chế trợ giúp pháp lý tức là đề cập đến mô hình tổ chức hệ thống trợ giúp. Đây là 2 vấn đề chủ yếu của cơ chế trợ giúp và có liên quan chặt chẽ với nhau trong đó phương thức trợ giúp quy định mô hình tổ chức hệ thống trợ giúp. Nhưng chính bản thân phương thức trợ giúp lại liên quan đến các vấn đề khác như đối tượng trợ giúp là ai? phạm vi trợ giúp như thế nào? mục tiêu trợ giúp ra sao? v.v... Tóm lại là nó liên quan đến quan niệm tổng thể về trợ giúp pháp lý.

Thông thường khi nói đến trợ giúp chúng ta liền nghĩ ngay đến đối tượng là người nghèo. Điều này hoàn toàn hợp lôgic như đã phân tích ở mục 2 trên đây. Việc xác định tiêu chuẩn thế nào là người nghèo thì mỗi nước có cách tính riêng mà chúng ta không bàn đến ở đây. Nhưng nếu quan niệm trợ giúp pháp lý không chỉ là trợ giúp điều kiện tài chính mà là trợ giúp các điều kiện để khắc phục tình trạng "đói luật" thì đối tượng sẽ bao gồm không chỉ người nghèo mà là cả một cộng đồng dân cư sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Thực tế hiện nay ở các nước có chính sách trợ giúp pháp lý đang tồn tại thì đối tượng trợ giúp trước hết và chủ yếu là những người nghèo. Ngoài ra cũng có những nước có chính sách xã hội và tài chính "cởi mở" hơn thì đối tượng trợ giúp được mở rộng hơn.

Phạm vi trợ giúp pháp lý được hiểu là những lĩnh vực nào? Loại hình công việc nào? mà phía trợ giúp pháp lý sẽ thực hiện. Căn cứ vào thực tiễn của các nước hiện nay, phạm vi trợ giúp pháp lý có thể phân thành các loại việc chủ yếu như sau:

a)Tư vấn pháp luật;

b)Đại diện, bào chữa trước Toà án;                        .

c)Phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong 3 loại việc thuộc phạm vi nêu trên thì hai loại a và b có tính phổ biến hơn và nó cũng gắn với đối tượng là người nghèo hơn. Mặt khác hai loại việc này cũng tiêu tốn nhiều tiền nhất do đó người nghèo dễ bỏ cuộc và chịu thiệt thòi nhất. Việc xác định phạm vi trợ giúp pháp lý đến lượt nó lại liên quan đến mục tiêu và chiến lược của hoạt động trợ giúp pháp lý. Mà mục tiêu và chiến lược này lại phụ thuộc vào chính sách xã hội và tài chính của mỗi quốc gia.

Những điều trình bày trên đây về phạm vi và đối tượng trợ giúp pháp lý chỉ mới là những vấn đề ở cấp độ chung nhất. Trong thực tiễn, pháp luật của các nước đều quy định cụ thể những điều kiện nào? (ngoài điều kiện tài chính nói trên) thì những người thuộc đối tượng trợ giúp mới được trợ giúp. Chẳng hạn ở Liên bang Úc những trường họp được ưu tiên xét trợ giúp là các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em; tổn hại về tinh thần, thể chất; nguy cơ bị tước đoạt quyền tự do cá nhân... Định ra những điều kiện trợ giúp như thế là nhằm bảo đảm đúng mục tiêu và tính hiệu qủa của hoạt động trợ giúp pháp lý, tránh sự lạm dụng thái quá.

Tuỳ thuộc vào những vấn đề nêu trên và thích ứng với chúng mà có những phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhau và rất phong phú như:

- Thanh toán hộ những khoản chi phí thù lao luật sư;

- Tư vấn qua điện thoại;

- Tư vấn trực tiếp tại Trung tâm;

- Tư vấn lưu động đến những vùng xa xôi hẻo lánh;

- Chỉ định luật sư của Trung tâm.

- Trợ giúp pháp lý thực hiện đại diện, bào chữa trước Toà án cho đương sự mà đương sự không phải trả tiền thù lao;

- Tổ chức tuyên tmyền phổ biến pháp luật;

- Mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật;

- Bán rẻ hoặc cho không các sách hướng dẫn pháp luật...

Các phương thức trợ giúp nêu trên đến lượt chúng ta lại quy định những mô hình tổ chức các cơ quan làm nhiệm vụ trợ giúp thích hợp. Về đại thể, hiện nay ở các nước đang tồn tại những mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý sau đây:

- Mô hình từ thiện: là mô hình ra đời sớm nhất trong lịch sử phát triển của hoạt động trợ giúp pháp lý. Theo mô hình này, các luật sư tình nguyện cung cấp cho đối tượng một số dịch vụ pháp lý miễn phí (thường là dịch vụ tư vấn). Điểm mạnh của mô hình này là đúng như tên gọi của nó - các luật sư làm việc một cách nhiệt tình vô tư trên tinh thần tự nguyện. Tuy vậy nó có điểm hạn chế là không có nguồn kinh phí tài trợ, các luật sư làm "không công" cho nên phạm vi trợ giúp chỉ có thể là tư vấn mà không thể trợ giúp đại diện, bào chữa trước Toà - nơi mà chi phí hết nhiều công sức và tiền.

- Mô hình luật sư được trả lương: Điểm mạnh của mô hình này được Nhà nước cấp kinh phí và các luật sư được trả lương ổn định để yên tâm làm nhiệm vụ. Tuy vậy nó vẫn bị hạn chế ở các mặt như: nguồn kinh phí phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước và dễ thay đổi theo chính sách tài chính của Nhà nước theo từng thời kỳ, các luật sư làm việc ở các Trung tâm trợ giúp thường là "công thức hoá" cao.

- Mô hình hỗn hợp: Là kết hợp các đặc điểm, tính chất của các mô hình nêu trên nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mỗi mô hình. Điểm mạnh của mô hình này là kết hợp được cả yếu tố Nhà nước và yếu tố xã hội từ thiện về mọi phương diện nhân lực và tài lực trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên mức độ kết hợp giữa hai yếu tố nói trên ở mỗi nước cổ khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào các đặc điểm chính trị - xã hội của mỗi nước.

4. VỀ ĐỊNH HUỐNG XÂY DỰNG CHẾ TNG HỢP TR GIÚP PHÁP LÝ VIỆT NAM.

Hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam trong thời gian gần đây bắt đầu được quan tâm nghiên cứu và triển khai trong thực tế. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Như vậy là về pháp lý cũng như trong thực tế, chúng ta đang triển khai một hệ thống cơ quan Nhà nước chuyên trách làm nhiệm vụ trợ giúp pháp lý và chúng ta cũng đủ cơ sở để hy vọng rằng hoạt động trợ giúp pháp lý ở nước ta trong thời kỳ mới sẽ phát triển tốt và đúng định hướng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là phải chăng vấn đề trợ giúp pháp lý bây giờ mới được đặt ra ở Việt Nam? Phải chăng chúng ta bắt đầu công việc này từ vạch số "không" và chưa có kinh nghiệm nào cả? Theo nhận thức của chúng tôi thì hoạt động trợ giúp pháp lý (hiểu theo nghĩa rộng) đã có ở Việt Nam ta từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945) đến nay. Thế nhưng hoạt động này được mặc nhiên thực hiện trong cơ chế bao cấp chung của Nhà nước và ít ai để ý tới. Đó là một hệ thống trợ giúp không phải là không có những điểm ưu việt do hệ thống chính trị - xã hội, xã hội chủ nghĩa nói chung và Nhà nước XHCN đem lại. Đặc điểm của hệ thống trợ giúp này là ở chỗ tất cả mọi chí phí cho hoạt động xét xử (kể cả hình sự, dân sự...) đều do ngân sách Nhà nước đài thọ, các đương sự hầu như không phải bỏ ra một khoản chi đáng kể (kể cả chi phí cho luật sư). Bên cạnh đó các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thậm chí cả cơ quan tổ chức Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng tổ chức các hoạt động tư vấn, đại diện cho đương sự, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của đương sự là thành viên của tổ chức mình mà không thu phí. Trong cơ chế đó khái niệm trợ giúp pháp lý hoàn toàn đồng nhất với khái niệm "bao cấp pháp lý", cơ chế này đĩ nhiên là không còn phù hợp trong điều kiện mới hiện nay và trong xu hướng phát triển tương lai của đất nước ta. Thế nhưng vấn đề đặt ra là trong khi chúng ta triển khai xây dựng một cơ chế mới về trợ giúp pháp lý cần phải biết tận dụng những gì của cơ chế cũ để lại còn phù hợp với cơ chế mới. Cần phải biết kế thừa và phát huy những ưu điểm, lợi thế trong cơ cấu đặc điểm, bản chất của hệ thống chính trị xã hội - xã hội chủ nghĩa và Nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân mà chúng ta đang xây dựng để động viên nguồn nhân lực và tài lực cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Không nên quan niệm rằng chỉ bằng một hệ thống trợ giúp pháp lý có tính chất Nhà nước (do Nhà nước thành lập) và hoạt động theo kiểu công vụ, công chức mà có thể giải quyết được những yêu cầu trợ giúp pháp lý trong xã hội chúng ta, mà phải thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý. Thực tiễn nhiều thập kỷ qua cho thấy không phải chỉ trong cơ chế kinh tế bao cấp mà cả trong cơ chế kinh tế thị trường, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở nước ta vẫn rất tích cực và có vai trò khá lớn trong các hoạt động từ thiện, trợ giúp, tư vấn... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình. Vì vậy, trong điều kiện mới hiện nay, cần phải có một cơ chế trợ giúp pháp lý tổng hợp (hỗn hợp) vừa phát huy vai trò quản lý, chủ đạo, nòng cốt của hệ thống cơ quan trợ giúp của Nhà nước (tức đội ngũ luật sư Nhà nước), vừa động viên lực lượng trợ giúp của các tổ chức xã hội (đặc biệt là các tổ chức luật sư) tham gia hoạt động này. Trong trường hợp nếu chúng ta chỉ quan tâm xây dựng các lực lượng xã hội khác thì sẽ dẫn đến làm xơ cứng, nghèo nàn hoạt động này.

Cơ chế tổng hợp nêu trên, theo chúng tôi là phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam cũng như quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xã hội hoá một số lĩnh vực hoạt động quản lý. Chẳng hạn trong bài phát biểu của đồng chí nguyên Tổng bí thư của Đảng - Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: "Theo chức năng của mình, Nhà nước vừa là người dẫn đường cho dân, lại vừa là người phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội. Cần quan niệm, rõ ràng và có phương thức đúng đắn xử lý mối tương quan đó... Xã hội hoá không đồng nghĩa với phi Nhà nước và càng không phải là tư hữu hoá. Phương châm cơ bản ở đây vẫn là "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; trong đó Nhà nước có vai trò nòng cốt, thực hiện quản lý Nhà nước, tổ chức cho dân làm và trong điều kiện cụ thể, tham gia cùng làm với dân; không làm thay dân, cũng không khoán trắng". Ý kiến trên đây của đồng chí nguyên Tổng Bí thư của Đảng, theo chúng tôi là rất bổ ích cho việc nghiên cứu xây dựng một cơ chế trợ giúp pháp lý vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội ở Việt Nam ta./.

Chuyên đê 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, LĨNH VỰC, PHƯƠNG THỨC
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP

Cù Thu Anh[16]

 

I. ĐỐI TƯỢNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ MIỄN PHÍ

Thực ra, ở các nước phương Tây, trợ giúp pháp lý không phải hoàn toàn cho không. Người được trợ giúp vẫn phải đóng một khoản lệ phí giấy tờ nhất định, có nước đối tượng chỉ được giảm thù lao dịch vụ từ 50 - 70% so với việc thuê luật sư tự do. Nhưng hoàn cảnh kinh tế, xã hội, mức sống của ta khác hẳn. Người nghèo Việt Nam thu nhập chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt hành ngày như ăn, mặc học tập... Vì vậy, không nên đặt vấn đề thu một phần lệ phí như các nước đó.

Thực tiễn cho thấy, nhu cầu cần được giúp đỡ pháp lý miễn phí là rất lớn vì đại đa số nhân dân ta còn nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, có ý kiến cho rằng không nên giới hạn đối tượng mà bất kỳ ai khi có vướng mắc pháp luật đều có thể được trợ giúp, coi đây là nhiệm vụ của Nhà nước giúp đỡ pháp luật cho nhân dãn nói chung.

Song cũng có ý kiến ngược lại, cho rằng chỉ nên hạn chế diện đối tượng được trợ giúp pháp lý là người nghèo, căn cứ vào tiêu chuẩn thu nhập kinh tế như một số nước đang áp dụng, không mở rộng sang đối tượng khác. Vì rằng người nghèo và người giàu nằm ở trong mọi thành phần xã hội, nếu mở rộng đối tượng thì có thể người không nghèo cũng được trợ giúp pháp lý miễn phí, không phù hợp với tính chất nhân đạo của hoạt động.

Cân nhắc các ý kiến trên đây, nghiên cứu truyền thống trợ giúp pháp lý đã hình thành trên thế giới, căn cứ vào điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, căn cứ vào điều kiện thực tế bộ máy, cán bộ, kinh nghiệm và cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, chúng tôi cho rằng:

1. Theo thông lệ phổ biến trên thế giới, ngoài người nghèo không có khả năng trả thù lao dịch vụ pháp lý, thổ dân là một đối tượng chủ yếu cần được trợ giúp miễn phí. Một số nước ở lục địa mới (châu Mỹ, châu Úc) lập luận rằng quyền lợi của những người thổ dân, là chủ nhân trước đây của lục địa này bị xâm hại do sự xâm chiếm, di cư của người lục địa cũ (chủ yếu từ Châu Âu), vì vậy chính quyền phải có trách nhiệm giúp đỡ họ bảo vệ, chăm lo đến lợi ích chính đáng của mình, ở Việt Nam không có và không đặt vấn đề như vậy mà 54 dân tộc anh em của chúng ta đều chung lưng, đấu cật, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội nên phần lớn đồng bào dân tộc nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 70 - 80% tổng số hộ người dân tộc). Một số tuy chưa thuộc diện nghèo theo chuẩn mực quy định, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với pháp luật do họ thường cư trú tại các vùng xa, giao thông trở ngại, trình độ văn hoá và nhận thức pháp lý hạn chế. Bên cạnh đối tượng nghèo, việc đưa đồng bào dân tộc vào diện trợ giúp pháp lý miễn phí là thích đáng, đồng thời cũng phù hợp với chính sách ưu tiên hỗ trợ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

2. Việt Nam có một loại đối tượng tương đối đặc thù mà nhiều nước trên thế giới không có, đó lấ đối tượng chính sách, gia đình có công với nước. Trong hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng giành độc lập, tự do và kháng chiến bảo vệ tổ  quốc, không ít người đã hy sinh và cống hiến cả cuộc đời cho quyền lợi tối cao của dân tộc. Đối tượng này phần lớn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn vì mất đi người thân là lao động chính (gia đình liệt sĩ) hay bản thân họ mất sức lao động do bị ảnh hưởng hậu qủa của chiến tranh (thương binh, bệnh binh) hoặc sức khoẻ bị suy giảm theo thời gian (đối tượng hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng)...Chỉ một số ít có tình trạng kinh tế, xã hội khả quan. Tuy nhiên, đối tượng này được Nhà nước có chế độ đãi ngộ, được xã hội trân trọng, đền đáp, thể hiện sự biết ơn về những cống hiến cho đất nước của họ chứ không căn cứ vào điều kiện thu nhập. Do đó, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người và gia đình có công là phù hợp với chính sách chung của Đảng, Nhà nước, với truyền thống, đạo đức dân tộc, lối sống của người Việt Nam là sự thể chế hoá các quy định của pháp luật về đối tượng này trong lĩnh vực giúp đỡ pháp lý.

3. Ngoài ra, có một số trường hợp người dân có nguy cơ bị tước đoạt một cách không công bằng, bị vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp như quyền làm việc, quyền được đền bù thiệt hại...cũng đã được Nhà nước xem xét, miễn án phí khi đưa vụ việc ra xét xử tại Toà án, bất kể họ thuộc đối tượng nào.

Do đó, việc đưa những trường hợp này vào diện trợ giúp pháp lý miễn phí sẽ tạo điều kiện cho họ nhận được sự giúp đỡ hoàn chỉnh cuả Nhà nước khi có vụ việc liên quan đến Toà án. Sự giúp đỡ này được căn cứ vào loại, tính chất nhân đạo của vụ việc, không căn cứ vào nhân thân đối tượng.

Trong điều kiện các tổ chức trợ giúp pháp lý mới được thành lập, hoạt động trợ giúp còn rất mới mẻ và phức tạp, cán bộ làm công tác này chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính bước đầu còn khó khăn chưa cho phép chúng ta quá mở rộng hoạt động cũng như đối tượng trợ giúp. Cần phải có bước đi phù hợp, đồng bộ, từng bước phát triển vững chắc trên cở sở tổng kết thực tiễn hoạt động. Do vậy, tổ chức trợ giúp pháp lý không có khả năng giúp đỡ cho mọi đối tượng, mà trước mắt, tập Trung trợ giúp miễn phí cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhất, có nhiều đóng góp, hy sinh, mất mát nhất nêu trên. Nhưng đổng thời, cũng cần có biện pháp thúc đẩy, phát triển các loại hình dịch vụ pháp lý khác, xã hội hoá hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật để cho các đối tượng không thuộc diện trợ giúp pháp lý cũng có được sự hỗ trợ khi đụng chạm đến pháp luật.

Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan về việc xác định người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí gồm có các loại sau đây:

- Người nghèo là người thuộc hộ đói, nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được quy ra gạo và tiền tương ứng theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng năm. Như vậy, điều kiện người nghèo phụ thuộc vào điều kiện kinh tế chung của hộ gia đình. Một người có thu nhập khá vẫn có thể được trợ giúp pháp lý nếu các thành viên trong gia đình họ có thu nhập thấp và điều đó là hơp lý vì họ .sẽ phải gánh vác trách nhiệm kinh tế gia đình nhiều hơn.

Theo Thông báo số 1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội thì chuẩn mực hộ đói, nghèo trong năm 1997 - 1998 bao gồm:

+ Hộ đói: có thu nhập bình quân đầu người dưới 13 kg gạo/tháng, tương ứng với 45 ngàn đồng/tháng cho tất cả các vùng;

+ Hộ nghèo: tính theo ba vùng có thu nhập bình quân đầu người như sau:

* Dưới 15 kg gạo/tháng, tương ứng với 55 ngàn đồng/tháng ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;

* Dưới 20 kg gạo/tháng, tương ứng với 70 ngàn đồng/tháng ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du;

* Dưới 25 kg gạo/tháng, tương ứng với 90 ngàn đồng/tháng ở vùng thành thị.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có thể đưa ra chuẩn đói, nghèo của địa phương cao hơn chuẩn đói, nghèo tối thiểu trên đây, trong trường hợp thu nhập bình quân đầu người của địa phương cao hơn thu nhập bình quân của cả nứơc; có tỷ lệ hộ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân của cả nước; có đủ nguồn lực cân đối cho các giải pháp hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo.

- Đối tượng chính sách bao gồm:

Người có công, gia đình có công với nước

+ Những người tham gia hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ; con liệt sĩ dưới 18 tuổi; người có công giúp đỡ cách mạng.

Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, hải đảo.

Các đối tượng được miễn án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 13, điểm a, b khoản 1 Điều 26; điểm a, c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án:

+ Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên ngoài giá thú;

+ Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ;

+ Người đòi bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự và hành chính mà yêu cầu không được Toà án chấp nhận;

+ Người khiếu nại về danh sách cử tri;

+ Người lao động đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt họp đồng lao động trái pháp luật;

+ Thương binh, bố, mẹ liệt sỹ, người có công với cách mạng khiếu kiện về các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án hành chính;

+ Khiếu kiện quyết định về buộc thôi việc, trừ các quyết định về buộc thôi việc trong quân đội nhân dân và các quyết định về sa thải theo quyết định của Bộ luật lao động;

+ Khiếu kiện quyết định trưng dụng, trưng mua tài sản, quyết định thu tài sản.

Các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu trợ giúp phải xuất trình giấy chứng nhận là người nghèo (hoặc sổ xác nhận hộ đói, nghèo) của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội nơi làm việc (đối với người nghèo); xuất trình giấy chứng nhận hoặc thẻ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (đối với người, gia đình có công, đồng bào dân tộc). Nếu là trường hơp được miễn án phí theo quy định thì không cần phải có giấy tờ xác nhận vì chính yêu cầu trợ giúp của họ đã xác nhận điều đó.

II. PHẠM VI , LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phạm vi trợ giúp pháp lý.

Theo quy định của pháp luật hiện hành và nói một cách tổng quát thì phạm vi trợ giúp pháp lý gồm có: tư vấn pháp luật, đại diện và bào chữa cho đối tượng tại Toà án hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo yêu cầu của đối tượng.

Nhiều ý kiến đồng tình với quy định này và khẳng định phạm vi trợ giúp phải bao gồm cả nội dung tư vấn và đại diện, bào chữa trước Toà án như dịch vụ pháp lý bên ngoài, khác nhau là ở vấn đề không thu phí. Tuy nhiên, những ý kiến này cho rằng giai đoạn đầu chỉ nên trợ giúp tư vấn, khi pháp luật quy định cán bộ trợ giúp được thực hiện đại diện, bào chữa thì mới thực hiện đầy đủ phạm vi trợ giúp.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng cần mạnh dạn, phối họp với các luật sư thực hiện tất cả các nội dung thuộc phạm vi trợ giúp pháp lý nêu trên.

Chúng tôi ủng hộ ý kiến thứ hai vì những lý do sau đây:

1. Việc đưa nội dung đại diện, bào chữa vào phạm vi trợ giúp sẽ tạo điều kiện cho đối tượng được giúp đỡ pháp lý hoàn chỉnh từ khi bắt đầu vụ việc đến khi kết thúc vụ việc. Thực tế cho thấy, nhiều tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội như vấn đề hợp đổng dân sự, lao động hay vấn đề chế độ chính sách ... ở thời điểm đầu, đang trong quá trình đàm phán, thương lượng, đơn từ khiếu nại, đối tượng chỉ cần đến sự tư vấn của các chuyên gia pháp luật, nhưng trong một số trường hợp phức tạp không thể giải quyết được ngay mà phải đem vấn đề ra xét xử tại Toà án thì đạo lý không cho phép để một người mà chúng ta có cơ sờ pháp lý khẳng định việc làm của họ là đúng (nhận định được rút ra khi điều tra, phân tích các dữ kiện trong quá trình tư vấn) phải chịu oan khuất chỉ vì không có khả năng thuê luật sư bảo vệ lợi ích hợp pháp trước Toà án. Nghiên cứu phạm vi trợ giúp pháp lý của một số nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy việc thực hiện cả hai nội dung là phổ biến.

2. Trong điều kiện Đảng và Nhà nước chủ trương xã hội hoá các loại hình hoạt động dịch vụ xã hội thì trợ giúp pháp lý không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước. Tổ chức trợ giủp pháp lý sẽ là nòng cốt, thu hút mọi tiềm năng đóng góp các chuyên gia pháp lý, đặc biệt là sự cộng tác của các luật sư để thực hiện trợ giúp đại diện, bào chữa (được nhận bồi dưỡng theo mức luật sư chỉ định). Ngay cả khi pháp luật tố tụng cho phép cán bộ tổ chức trợ giúp thực hiện nội dung này thì sự cộng tác vẫn luôn là cần thiết khi nhìn từ góc độ số lượng đội ngũ cán bộ trợ giúp và nhu cầu của xã hội. Đây cũng là cách mà các nước khác thực hiện có hiệu quả.

3. Việc thực hiện ngay nội dung đại diện, bào chữa cũng tạo điều kiện cho cán bộ trợ giúp làm quen với hoạt động tranh tụng khi phối hợp với luật sư giúp đỡ pháp lý cho đối tượng để sẵn sàng nhập cuộc độc lập khi được pháp luật cho phép.

Trường hợp có cơ sở khẳng định cơ quan có thẩm quyền chưa giải quyết vụ việc hoặc giải quyết không phù họp với pháp luật, sau khi trao đổi với cơ quan đó để tìm biện pháp khắc phục mà không có kết quả, tổ chức trợ giúp pháp lý (hoặc cơ quan quản lý cấp trên) sẽ nhân danh mình kiến nghị cơ quan đó giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật. Văn bản kiến nghị được thực hiện theo chế độ quản lý, lưu hành công văn của Nhà nứơc, tức là cơ quan thụ lý vụ việc phải có trách nhiệm trả lời tổ chức trợ giúp pháp lý như quy định chung đối với các công văn khác, không phớt lờ hoặc thoái thác được trách nhiệm.

Nếu cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc giải quyết chưa họp lý, thoả đáng theo như kiến nghị, tổ chức trợ giúp pháp lý có thể kiến nghị tiếp tục và kiến nghị hoặc hướng dẫn đương sự khiếu nại cơ quan quản lý cấp trên cơ quan đó xem xét hay hướng dẫn đương sự làm các thủ tục cần thiết để đưa vụ việc ra xét xử tại Toà án Hành chính theo quy định của pháp luật.

Mặc dù, vấn đề trợ giúp đại diện, bào chữa và kiến nghị chưa được làm rõ trong các văn kiện của Đảng, nhưng mục đích đề ra là hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, vì vậy việc phát triển các nội dung này xuất phát từ yêu cầu thực tế cũng là phù họp với tinh thần chỉ đạo của Đảng về vấn đề giúp đỡ pháp lý.

Như vậy, phạm vi trợ giúp pháp lý bao gồm các nội dung: tư vấn pháp luật; kiến nghị; đại diện, bào chữa trước Toà.

Tư vấn pháp luật có nội dung cụ thể là:

- Giải đáp pháp luật. Giải thích và trả lời về các vấn đề pháp luật chung hoặc cụ thể để đối tượng hiểu và vận dụng, xử sự trong quan hệ pháp luật có liên quan.

- Hướng dẫn, soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân.

- Hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Hoạt động mang tính chỉ dẫn về mặt trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết vụ việc, không tham gia ý kiến cụ thể vào nội dung vụ việc.

- Cung cấp thông tin pháp lý. Tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận được những quy định pháp luật mà họ quan tâm, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng, góp phần thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

- Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hòa giải trước các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề pháp luật có liên quan (dân sự, hôn nhân gia đình, lao động...). Đối tượng uỷ quyền cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thay đối tượng hoặc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của họ trước các cá nhân, tổ chức phi Toà án (trong trường hợp đối tượng thiếu khả năng và gặp nhiều khó khăn trong việc độc lập thực hiện); thực hiện hoà giải các mâu thuẫn lợi ích, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội phù hơp với pháp luật nếu được các bên có quyền lợi đối kháng đề nghị.

2. Lĩnh vực pháp luật được trợ giúp.

Theo các quy định của pháp luật thì đối tượng được giúp đỡ trong mọi lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại. Lý do rất đơn giản, người nghèo thì không thể có tiền để kinh doanh, buôn bán. Qua điều tra, khảo sát nhu cầu giúp đỡ pháp lý của các đối tượng thuộc diện trợ giúp của Việt Nam cho thấy chủ yếu các vướng mắc pháp luật phát sinh trong các lĩnh vực pháp luật về hình sự; dân sự - hôn nhân gia đình; hành chính và khiếu nại, tố cáo; lao động, việc làm; đất đai, nhà ở và một số lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cồng dân. Tuy nhiên, có ý kiến băn khoăn vì trong đối tượng người, gia đình có công là đặc thù của Việt Nam cũng có một số người có điều kiện kinh tế khá làm nghề kinh doanh, thương mại và có nên giúp đỡ pháp lý trong lĩnh vực nghề nghiệp đó cho họ không. Theo ý kiến chúng tôi, trợ giúp pháp lý miễn phí là một hoạt động mang bản chất nhân đạo, không mang tính thu lợi. Việc tư vấn pháp luật kinh doanh, thương mại là vô cùng phức tạp và mất nhiều công sức, chi phí tốn kém, thù lao cao (thường tính theo phần trăm lợi nhuận có được nếu vụ việc trợ giúp thành công) đồng thời trách nhiệm bồi thường vật chất cũng rất lớn nếu gây thiệt hại cho khách hàng do tư vấn sai (không những phải bồi hoàn giá trị thiệt hại thấy được mà có khi phải đền bù cả phần lợi nhuận mà đáng lẽ khách hàng có được nếu có sự tư vấn hợp lý). Có thể nói, giúp đỡ pháp luật trong lĩnh vực này không phù hợp với bản chất hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí và đương nhiên nếu không thu phí thì cũng không thể có đủ khả năng tài chính để bồi thường rủi ro thương mại lớn gấp nhiều lần với việc bồi thường trong các lĩnh vực khác. Vì vậy, trong lĩnh vực pháp luật này, đối tượng có thể tìm đến dịch vụ pháp lý có thu thù lao.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

Để bảo đảm hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý, phương thức trợ giúp cần được triển khai áp dụng trên cả ba loại hình thức cơ bản (phân theo địa điểm, không gian thực hiện): trợ giúp pháp lý tại trụ sở; trợ giúp pháp lý lưu động ngoài trụ sở; trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, truyền hình, áp phích tại nơi công cộng... vì những lý do sau đây:

- Hoạt động trợ giúp pháp lý tại trụ sở làm việc của tổ chức trợ giúp pháp lý có lợi thế là có thể đáp ứng thuận lợi việc tra cứu văn bản, tài liệu, tiện cho việc thông tin, trao đổi (sử dụng điện thoại...), soạn thảo, lưu hành công văn, giấy tờ (máy chữ, con dấu) và thảo luận tập thể đội ngũ cán bộ trợ giúp đối với vụ việc, tình huống phức tạp, chủ động trong việc xem xét, xử lý vụ việc.

- Trợ giúp pháp lý lưu động có thuận lợi cơ bản là khắc phục trở ngại về việc tiếp cận của đối tượng với hoạt động này, là hình thức cán bộ trợ giúp tìm đến dân, đến nhu cầu trợ giúp ngay tại cơ sở (đối tượng không phải đi lại nhiều, vì đa số người nghèo, đối tượng chính sách sống ở các vùng xa trung tâm).

+ Tổ chức trợ giúp pháp lý phối hợp với chính quyền địa phương, tư pháp xã, phường thông báo trên loa, đài hoặc niêm yết công khai lịch, địa điểm trợ giúp lưu động để đối tượng có nhu cầu biết, đến. Việc thực hiện trợ giúp có thể là hướng dẫn, tư vấn từng vụ việc cụ thể của một hay một nhóm đối tượng; phát tờ gấp pháp luật hướng dẫn dân chúng cách xử sự trong một số quan hệ pháp luật phổ biến, thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức nói chuyện pháp luật theo chuyên đề cho nhiều người, đặc biệt là các vấn đề pháp luật nóng hổi, mang tính thời sự kết hợp với giải đáp thắc mắc, ứng dụng thực tế. Trong phương thức hoạt động này, cần chú trọng phối hợp với công tác phổ biến giáo dục pháp luật và công tác hoà giải cơ sở (có mối quan hệ về một số mặt chuyên môn, nghiệp vụ).

Thực hiện phương thức này tuy có phải chi phí thêm tiền đi lại, lưu trú cho cán bộ của tổ chức trợ giúp pháp lý nhưng đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc thành lập cả một Văn phòng trợ giúp pháp lý tại khu vực.

+ Ngoài ra, đối với việc thực hiện trợ giúp đại diện, hoà giải, bào chữa trước các cơ quan, tổ chức, Toà án có phần lớn các hoạt động nghiệp vụ diễn ra bên ngoài trụ sò tổ chức trợ giúp pháp lý.

- Trợ giúp pháp lý thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có ưu thế là cùng một lúc trợ giúp được cho rất nhiều người, đồng thời phát huy được ảnh hưởng của hoạt động (qua báo, đài, truyền hình, áp phích nhiều người biết, tìm đến hoạt động trợ giúp pháp lý, các cơ quan, tổ chức cũng có điều kiện tìm hiểu và ủng hộ cho hoạt động này).

Một trong những mục đích hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý là nâng cao dân trí pháp lý cho cộng đổng nên đối với những hoạt động trợ giúp thông qua đài, báo, truyền hình, điện thoại... không mất nhiều thời gian, công sức trợ giúp, không xác định được loại đối tượng thụ hưởng mà nhiều đối tượng có điều kiện tiếp cận thì không phân biệt họ có thuộc diện trợ giúp pháp lý hay không.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG M RỘNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Phương hướng mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí:

Sau một thời gian (từ 3 -5 năm kể từ lúc thành lập), khi các tổ chức trợ giúp pháp lý đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ cán bộ được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý về cơ bản đã đi vào thế ổn định và phát triển; cùng với việc nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp luật có hiệu lực cao (Luật, Pháp lệnh) điều chỉnh toàn diện hoạt động này thì việc mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí là điều cần thiết. Sau đây là một số đề xuất cụ thể:

- Mở rộng diện đối tượng được trợ giúp bao gồm tất cả các đối tượng thuộc diện được Nhà nước ưu đãi theo Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn về "ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng" để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước. Cụ thể cần bổ sung: con liệt sĩ (không phân biệt độ tuổi); thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 21% trở lên; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

- Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, trong điều kiện Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật, hưáng tới xây dựng luật bảo trợ người tàn tật và trẻ mổ côi, xác định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc giúp đỡ người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh... theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, cần nghiên cứu để có biện pháp giúp đỡ pháp lý phù hợp cho các đối tượng này.

+ Người già cô đơn, không nơi nương tựa trên thực tế phần lớn thuộc diện nghèo, một số người có thu nhập cao hơn mức bình quân của hộ đói, nghèo nhưng do già, yếu, lại phải tự xoay sở nên gặp rất nhiều trở ngại trong tiếp cận với pháp luật.

+ Trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ thường chịu thiệt thòi vì trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu hiểu biết, không có chỗ nhờ cậy (cũng phải tự xoay sở) và dễ bị lạm dụng, đồng thời do khả năng lao động có hạn nên cũng gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

+ Người tàn tật, đặc biệt là nạn nhân của chiến tranh là những người bị thiếu năng lực hành vi hoặc gặp khó khăn trong việc thực hiện một số hành vi nhất định. Do vậy cũng gặp khó khăn trong lao động, làm việc ảnh hưởng đến kinh tế gia đình (nhiều trường hợp còn phải chữa trị lâu dài, tốn kém nên nếu gia đình có thu nhập tương đối thì chi phí chi tiêu cũng lớn), họ dễ bị tổn thương, mặc cảm vì cho mình là gánh nặng của mọi người. Việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng này là việc làm nhân đạo, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh..., động viên, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.

Tóm lại, phần lớn các đối tượng trên thuộc diện có nhiều khó khăn về kinh tế hoặc tuy không thuộc đối tượng nghèo nhưng thu nhập chưa đủ khả năng để có thể trả thù lao dịch vụ pháp lý bên ngoài có thu phí.

- Trong điều kiện Nhà nước Việt Nam đã ký kết Hiệp định tương trợ Tư pháp về các vấn đề hình sự, dân sự, trong đó có quy định tương trợ về trợ giúp pháp lý với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (công dân của Trung Hoa được trợ giúp pháp lý miễn phí trên lãnh thổ Việt Nam theo cùng những điều kiện và mức độ như công dân Việt Nam và ngược lại) thì cần phải bổ sung đối tượng là người nước ngoài đã ký kết hiệp định tương trợ. Đối với công dân một số nước khác (có hoàn cảnh thực sự khó khăn) tuy chưa ký hiệp định hợp tác, tương trợ về trợ giúp pháp lý với Việt Nam nhưng trên thực tế, nước họ cũng trợ giúp miễn phí cho người nước ngoài thì cũng nên quy định đối tượng này thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

Xác định trợ giúp pháp lý là một bộ phận của chương trình xoá đói, giảm nghèo, người được hưởng trợ giúp pháp lý thường đồng thời được trợ giúp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... vì vậy, các ban, ngành hữu quan (lao động - thương binh, xã hội, y tế, giáo dục, ban xoá đói, giảm nghèo...) cần nghiên cứu phối hợp với để cấp định kỳ hàng năm 1 loại chứng chỉ duy nhất xác nhận người nghèo, hộ nghèo, đỡ tốn kém cho Nhà nước trong việc chi phí in ấn, cấp phát nhiều loại giấy tò chứng nhận khác nhau về cùng một nội dung và cũng thuận tiện cho dân. Nhất là trong trường hợp người dân có vưứng mắc với chính Uỷ ban nhân dân cấp xã (là cơ quan có thẩm quyền xác nhận hộ nghèo) mà muốn có xác nhận thuộc diện đối tượng để được trợ giúp pháp lý thì có thể gặp khó khăn, trở ngại.

2. Phương hướng vận dụng một số phương thức trợ giúp pháp lý cụ thể phù hợp với việc từng bước mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý miễn phí:

Giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý, hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thực hiện hoà giải thì có thể trợ giúp cho mọi đối tượng. Việc giải đáp, cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục nói chung đơn giản, không mất nhiều thời gian thực hiện, công sức của cán bộ trợ giúp, đồng thời cũng phù hợp với chính sách phổ cập pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân được ghi nhận trong Hiến pháp và tích cực góp phần triển khai thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo (mọi công dân thực hiện các quyền này đều không phải nộp lệ phí hành chính). Thực hiện hoạt động trợ giúp hoà giải không hạn chế đối tượng phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh hoà giải vừa mới được ban hành là mọi người đều có thể nhờ sự giúp đỡ của người thực hiện công tác này, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp ở cơ sở.

Trong thực tế hoạt động hiện nay của một số tổ chức trợ giúp pháp lý, ngoại trừ trường hợp trợ giúp kiến nghị hay đại diện, bào chữa phải xem xét kỹ điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng, còn trong những trường hợp giải đáp, tư vấn đơn giản, không phải hẹn nghiên cứu, xem xét vụ việc nhiều lần thì có thể linh hoạt giải quyết mà đương sự không nhất thiết phải có giấy tờ xác nhận thuộc diện trợ giúp. Đây cũng là điều mà cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý của một số nước trong khu vực áp dụng.

- Tìm đến nhu cầu trợ giúp pháp lý. Tổ chức trợ giúp pháp lý có thể chủ động bàn bạc với các cơ quan hữu quan cử cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý đến những nơi có nhiều đối tượng cần tới sự giúp đỡ như Toà án, cơ quan Công an, Thuế vụ, Văn phòng UBND... trực hàng ngày hoặc theo định kỳ.

- Phối kết hợp với các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, xây dựng cuộc sống mới khu dân cư... như hỗ trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo, ngành Y tế, Nhà đất trong việc hướng dẫn cho đối tượng làm các thủ tục cần thiết vay vốn, nhận sổ khám chữa bệnh miễn phí, xin cấp đất, hoá giá nhà theo chế độ ưu đãi... trong các đợt phát động, xét duyệt, góp phần hình thành cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

- Lng ghép trợ giúp pháp lý (nói chuyện, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật) vào các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của đổng bào dân tộc chẳng hạn như trong ngày hội cúng cơm, xuống đồng để cảm ơn trời đất mưa thuận, gió hoà cho các vụ mùa... bằng nội dung bảo vệ phát triển rừng, môi trường... thì sẽ phát huy tác dụng rất lớn và có chiều sâu. Đồng thời giúp nhân dân xây dựng được các hương ước, luật tục mới tiến bộ, điều chỉnh chi tiết các mối quan hệ xã hội trong làng, bản, thực hiện có hiệu quả chế độ tự quản và dân chủ cơ sở (phát huy tính tích cực của luật tục, hương ước, hạn chế những mặt tiêu cực, lạc hậu, trái pháp luật). Qua đó, phát hiện các vấn đề mới, các quy định tiến bộ của luật tục, hương ước bổ sung cho luật quốc gia, nâng phong tục tập quán tốt đẹp có tính phổ biến lên thành quy phạm pháp luật.

- Thực hiện phương thức trợ giúp pháp lý gián tiếp, có nghĩa là bồi dưỡng, trang bị kiến thức pháp luật cần thiết cho cán bộ hoà giải, trưởng thôn, trưởng bản, già làng (là những người được dân chúng tin cậy, kính trọng, chiếm một vị trí quan trọng trong việc duy trì, ổn định trật tự cộng đồng) để thông qua họ giải đáp các vấn đề pháp luật thông thường, cung cấp thông tin pháp lý cho dân ngay tại cơ sở. Đồng thời, những người này thực hiện rà soát, thống kê các nhu cầu các vướng mắc pháp luật phức tạp hơn, mà họ không có điều kiện trợ giúp được ngay để tổ chức trợ giúp pháp lý có kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện các biện pháp giúp đỡ pháp lý cần thiết. Riêng già làng, trưởng bản có thể kiêm phiên dịch cho cán bộ trợ giúp nếu đồng bào chưa thành thạo tiếng quốc gia hoặc ngược lại, nếu cán bộ trợ giúp không sử dụng được ngôn ngữ dân tộc. Phương thức trợ giúp pháp lý này tạo cầu nối, cánh tay vươn dài của tổ chức trợ giúp đến với quần chúng, đồng bào, đưa hoạt động trợ giúp pháp lý thâm nhập vào cuộc sống, thực sự trở thành người bạn đồng hành của dân trong các quan hệ pháp luật đời sống hàng ngày./.

 

 

Chuyên đề 3

YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Tạ Thị Minh Lý[17]*

  1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Cơ sở luận

Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII khẳng định thực chất của công cuộc đổi mói đất nước là thực hiện dân chủ XHCN và nêu rõ: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật”[18], đến Đại hội Đảng lần VIII lại đặt mục tiêu cốt lõi là chăm lo phát triển nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội, khẳng định quan điểm xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Quan điểm này xuất phát từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ quan điểm về pháp luật của người: “Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động” và “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động”[19].

Từ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, hàng loạt các chính sách cụ thể về kinh tế - xã hội - tổ chức đã được đặt ra để bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nhà nước, bên cạnh việc chăm lo xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý an toàn cho kinh tế, xã hội phát triển còn đặc biệt quan tâm thúc đẩy các hoạt động nâng cao dân trí, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức ... cho cộng đổng với nhiều hình thức biện pháp cụ thể.                                                                                           .

Trợ giúp pháp lý (tư vấn, đại diện, bào chữa miễn phí) cho người nghèo, đối tượng chính sách, giúp các đối tượng này có điều kiện tiếp cận với pháp luật, hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của mình, sống và làm việc theo pháp luật là một trong những hoạt động cụ thể của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu lớn của Đại hội Đảng đã đề ra.

Mặc dù đến nay trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp luật thiết yếu của người dân, nâng cao lòng tin của dân đối với pháp luật và Nhà nước, được sự công nhận của đông đảo cộng đồng và quốc tế, khẳng định chủ trương của Đảng là đúng đắn; phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, nhưng còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và lý giải trên cơ sở khoa học cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Một trong các vấn đề có tính chất thời sự hiện nay cần được làm rõ là quản lý nhà nước đối với trợ giúp pháp lý.

Trước hết, cần phải điểm qua về vấn đề quản lý nhà nước nói chung trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1992 khẳng định, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và cơ quan Nhà nước, công chức Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, đặc trưng của quản lý nhà nước là quản lý bằng pháp luật, các hoạt động quản lý được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, bằng những biện pháp mà pháp luật quy định. Đồng thời, Nhà nước bảo đảm sự quản lý thống nhất, liên tục và đồng bộ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống; Tuy nhiên, quản lý nhà nước có sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương, theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ một cách khoa học để tạo một guồng máy vận hành đồng bộ, mỗi bộ phận có một chức năng tương ứng, cụ thể, khai thác đựơc hiệu quả ở tùng khâu tạo ra sức mạnh quản lý nói chung. Từ nguyên lý chung về quản lý nhà nước là sự tổ chức và thực hiện những chính sách cần thiết để thông qua đó tác động vào các quan hệ xã hội cụ thể nhằm làm cho các quan hệ này phát triển theo định hướng của Nhà nước, chúng ta cần nghiên cứu các quan hệ về xã hội và các chính sách, biện pháp, Nhà nước cần áp dụng trong công tác trợ giúp pháp lý.

Trước hết, cần phải lý giải tại sao lại chính Nhà nước phải đứng ra tổ chức thực hiện và tạo cơ chế quản lý bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển? Chúng ta thấy có rất nhiều lý do nhưng tập trung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành pháp luật để quản lý xã hội, điều hành các hoạt động của đất nước. Tuy nhiên, pháp luật do Nhà nước ban hành nhưng lại thể hiện ý chí, nguyện vọng của dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho dân. Nhưng nhân dân có hiểu biết pháp luật thì pháp luật mới đi vào cuộc sống. Và Nhà nước là tổ chức thực hiện quyền lực của dân, công cụ chính trị để bảo đảm cho xã hội ổn định, phát triển theo trật tự kỷ cương, bảo đảm đời sống và an toàn cho dân nên Nhà nước là chủ thể đầu tiên có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật. Trợ giúp pháp lý, xét về thực chất là hoạt động của Nhà nước nhằm làm cho pháp luật được tôn trọng, bảo đảm cho mọi người dân ở các điều kiện kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, khác với các hoạt động sản xuất vật chất khác và các hoạt động xã hội, trợ giúp pháp lý mang bản chất giai cấp rõ rệt, gắn với chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với mục đích tạo sự công bằng trong tiếp cận với pháp luật, khẳng định uy tín tối cao của pháp luật (ý chí của giai cấp cầm quyền), khẳng định bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thứ ba, trợ giúp pháp lý là hoạt động nghề nghiệp do các chuyên gia pháp luật thực hiện, một hoạt động gắn với thực tiễn đời sống pháp luật. Các vướng mắc pháp luật thường liên quan đến nhiều mối quan hệ: giữa công dân với công dân, giữa công dân với cơ quan Nhà nước, giữa công dân với tổ chức (kinh tế, xã hội), gắn liền với quyền, nghĩa vụ hoặc lợi ích được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Thứ tư, hiện nay, ngoài các Trung tâm TGPL, một số tổ chức nghề nghiệp, xã hội (luật sư, luật gia, phụ nữ, công đoàn ...) cũng thực hiện một số hoạt động tư vấn, đại diện, bào chữa miễn, giảm phí. Tuy nhiên, hoạt động còn mang tính chất tự nguyện hoặc tự phát, chưa có sự kiểm tra, hướng dẫn quản lý của Nhà nước, cũng như chưa có cơ chế bảo đảm tính khách quan,vô tư trong trợ giúp, tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạo đức cán bộ, nên còn rất lộn xộn, có nơi đã phát sinh tiêu cực, lợi dụng danh nghĩa...

Ngoài ra, mặc dù là hoạt động nghề nghiệp nhưng trợ giúp pháp lý động chạm đến vấn đề có tính chất rất thời sự, trực tiếp liên quan đến ổn định trật tự và kỷ cương phép nước. Vì vậy, cùng với sự tăng cường hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, khuyến khích sự phát triển dịch vụ tư vấn pháp luật, Nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý như là một dịch vụ công và khuyến khích các tổ chức đoàn thể tham gia.

2. Hệ thống tổ chức.

Theo Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý bao gổm hai cấp: ở Trung ương có Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh, thành phố có Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp (đến nay đã có 54/61 Trung tâm). Việc xác định hệ thống tổ chức như hiện nay tạo điều kiện cho hoạt động trợ giúp pháp lý được tiến hành từ cấp địa phương (cấp tỉnh, thành phố) và trong những trường hợp cần thiết do Cục Trợ giúp pháp lý thực hiện. Phạm vi trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn pháp luật (hướng dẫn và giúp soạn thảo tài liệu pháp luật (đơn từ, di chúc, ...) giải đáp các vướng mắc pháp luật trong các vụ việc cụ thể, các lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân gia đình, thừa kế, đất đai ...) ngoại trừ kinh doanh, thương mại; hướng dẫn và cung cấp địa chỉ cơ quan Nhà nước có chức năng và thẩm quyền giải quyết vụ việc. Trong những trường hợp các đối tượng trợ giúp (người nghèo, đối tượng chính sách) yêu cầu có thể mời luật sư thực hiện việc đại diện hoặc bào chữa. Trong quá trình nghiên cứu giải quyết vụ việc nếu phát hiện những vụ việc do cơ quan, tổ chức giải quyết vi phạm pháp luật, tổ chức trợ giúp pháp lý kiến nghị biện pháp giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn gần hai năm thực hiện Quyết định số 734/TTg, hoạt động trợ giúp pháp lý đã thực sự được tiến hành ngay từ cấp cơ sở (xã, phường). Các tổ hòa giải đang thực sự là hệ thống chân rết để giải quyết các vưdng mắc, tranh chấp ban đầu và sàng lọc các vụ việc cần phải chuyển lên Trung tâm. Đồng thời, nhiều địa phương đã bố trí mỗi xã có một cộng tác viên để thu thập nhu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng và giải quyết những vụ việc đơn giản (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, ...)

II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Để quản lý công tác trợ giúp pháp lý thống nhất trong toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 đã quy định Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Để thực hiện quản lý nhà nước, Cục có nhiệm vụ:

- Xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản về trợ giúp pháp lý để Bộ trình Chính phủ hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

- Trình Bộ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền của Cục các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công tác trợ giúp pháp lý và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định đó;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hơp cần thiết;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý và quản lý Quỹ Trợ giúp pháp lý;

- Tổ chức bổi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho chuyên viên trợ giúp pháp lý và cộng tác viên;

- Tham gia việc phổ biến và giáo dục pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách;

- Quản lý cán bộ, tài chính và cơ sở vật chất của Cục theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp còn có nhiệm vụ hướng dãn để các uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở địa phưong.

Như vậy, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước đối với công tác trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc. Mặc dù, Quyết định số 734/TTg mới chỉ quy định các nội dung quản lý như trên, còn chưa thật đầy đủ nhưng đã đề cập đến những nội dung cơ bản nhất. Thứ nhất, hình thành thể chế (xây dựng văn bản pháp luật) để tạo khung pháp lý cho hoạt động này phát triển; thứ hai, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thứ ba, quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý; thứ tư, thực hiện hợp tác quốc tế; thứ năm, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Để thực hiện được các yêu cầu quản lý nhà nước đã nêu, Bộ Tư pháp phải tiến hành các hoạt động như: tổng kết tình hình, tổng kết kinh nghiệm, thực hiện chế độ báo cáo, thu thập thông tin, xử lý thông tin, kiến nghị giải quyết ...Tuy nhiên, để xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra còn chưa được quy định trong các vặn bản.

III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Cơ chế quản lý.

Vì hoạt động trợ giúp pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hướng giải quyết các vướng mắc pháp luật của dân và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước, nên quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý phải vừa có tính tập trung, thống nhất, phải vừa có tính độc lập theo pháp luật của từng tổ chức và cá nhân. Đổng thời, cần có sự phối hợp giữa tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan Nhà nước (cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan hành chính) và các tổ chức, đoàn thể (Luật gia, Luật sư) các tổ chức cơ sở (Hoà giải, Tư pháp xã...).

Cơ chế quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý hiểu dưới dạng chung nhất là cách thức tổ chức, điều hòa, phối hợp vận hành các mối quan hệ, các hoạt động phù hợp với quy luật xã hội khách quan nhằm đạt hiệu quả tối ưu về trợ giúp pháp lý trong những điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội, khoa học- văn hóa của một giai đoạn lịch sử nhất định.

Cơ chế quản lý ở đây là khái niệm nhiều mặt và phức tạp gồm tổng thể các hình thức, phương tiện, công cụ quản lý (luật pháp, chính sách, biện pháp, tổ chức, cơ chế bảo đảm ... ). Để có cơ chế quản lý hợp lý cần phân tích và xem xét những yếu tố cơ bản nằm trong quan hệ quản lý và các mối quan hệ cần quản lý như sau:

- Hệ thống tổ chức, cơ quan có quan hệ với trợ giúp pháp lý;

- Các mối quan hệ xã hội của các vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý (tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp...) cá nhân (cộng tác viên).

- Quan hệ phối hợp.

Các mối quan hệ này cấu thành nội dung của cơ chế quản lý, đó là các quan hệ pháp lý, quan hệ xã hội, quan hệ dân sự và quan hệ kinh tế, thể hiện yêu cầu đặc trưng cho phương pháp tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị - pháp lý và chính trị - xã hội.

Ngoài ra, cần nghiên cứu các quan hệ tổ chức (chuyên môn hóa, kiêm nhiệm, hợp đồng công tác ...) các quan hệ xã hội (truyền thống, tâm lý, văn hóa, trình độ văn minh ...) để có những phương pháp thật sự phù hợp.

Đồng thời, mỗi cơ chế quản lý đều phải xác định hệ thống mục tiêu và thứ tự các mục tiêu được lựa chọn, ưu tiên đáp ứng trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Mục tiêu tổng quát mà cơ chế quản lý công tác trợ giúp pháp lý hướng tới là duy trì, tạo động lực cho sự tăng trưởng, phát triển ổn định trên cơ sở đó thỏa mãn tốt nhất và phục vụ có hiệu quả nhất nhu cầu pháp luật ngày càng tăng của các đối tượng.

Để đạt được mục tiêu này, quan hệ quản lý phải bảo đảm giải quyết thỏa đáng các quan hệ chỉ đạo ngang, dọc, các quan hệ về lợi ích (lợi ích của Nhà nước, lợi ích của đối tượng, lợi ích của người làm trợ giúp), lấy con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động quản lý.

Cơ chế quản lý phải xử lý được 2 tầng thông tin: quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Trong phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý, có thể coi quản lý vi mô là quản lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý, quản lý vĩ mô là từ phía cơ quan của Chính phủ (Bộ Tư pháp) mà trực tiếp là Cục Trợ giúp pháp lý.

Hoạt động quản lý ở tầng vi mô (Trung tâm) chịu sự tác động trực tiếp của vô số các thuộc tính, các nhân tố của các quan hệ pháp lý cụ thể và dày đặc những thông tin từ thực tiễn, đồng thời chịu sự tác động ngay từ phía thông tin của các quan hệ phối hợp, quan hệ giao thoa cũng như chịu tác động của các thông tin từ quan hệ dọc (thông tin vĩ mô). Trung tâm thực hiện các hoạt động quản lý và nghiệp vụ như: quản lý và sử dụng cộng tác viên; quản lý hồ sơ trợ giúp; thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên; thực hiện quan hệ phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, tổ chức thực hiện các hướng dẫn, chỉ đạo từ trung ương, quản lý việc quan hệ với các đối tượng, quản lý cơ sở vật chất của Trung tâm.

Các chủ thể trực tiếp xử lý thống tin ở tầng vi mô phải phân tích, giải quyết chúng thành các hành động cụ thể:l) Vụ việc thuộc lĩnh vực gì? 2) Tiến độ giải quyết vụ việc đang ở giai đoạn nào? 3) Quy định nào của pháp luật có liên quan?4) Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? 5) Đối tượng có điều kiện trực tiếp thực hiện không? 6) Vấn đề có cần chuyển lên cấp Trung ương hay không? 7) Những chủ thể trực tiếp giải quyết (chuyên viên TGPL, cộng tác viên...)? Trung tâm phải sử dụng những biện pháp pháp luật cho phép để thu nạp và xử lý thông tin một cách nhanh nhất. Hiện nay, các thông tin quản lý ngày càng được hiện đại hoá trong thu nạp và xử lý (bằng máy móc, kỹ thuật cao). Việc đưa thông tin vào vi tính, xử lý thông tin và sử dụng thông tin có tính chất toàn diện, nhanh, kịp thời và tiện ích đã giúp cơ chế quản lý sống động, không chỉ còn bằng công văn qua bưu điện - chậm chạp và đôi khi có thất lạc. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa có điều kiện để tiếp nhận thông tin nhanh, vì vậy, việc đưa các thông tin phải được tính toán, cân nhắc và phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Ở tầng vĩ mô, cơ quan quản lý phải xử lý các thông tin vừa từ vĩ mô, vừa từ vi mô, có nghĩa là các thông tin này đa dạng, nhiều thuộc tính, xuất phát từ các điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau. Việc xử lý các thông tin này đòi hỏi xem xét từ công cụ quản lý vĩ mô: Có cần bổ sung, sửa đổi quy định của luật pháp hay không? Cần tác động đến chủ thể của các mối quan hệ xã hội nào? Cần áp dụng biện pháp, chính sách nào khi xuất hiện những quan hệ mới?... Đối với những loại thông tin liên quan đến các vụ việc cụ thể có vướng mắc cần được xem xét tác động để tự xử lý hay chỉ đạo xử lý? Tính phức tạp ở đây là phải xác định được giới hạn để có phương pháp xử lý đúng (phân cấp thông tin cụ thể là thẩm quyền giải quyết) để mỗi tầng quản lý chủ động trong phạm vi thẩm quyền, không triệt tiêu hiệu quả hoạt động của nhau.

2. Các kiến nghị cụ thể.

Quản lý là hoạt động có tính chất động vì các quan hệ quản lý luôn vận động, phát sinh và xuất hiện quan hệ mới. Vì vậy, cơ chế quản lý trợ giúp pháp lý cũng phải ở trong trạng thái “động”; vì cơ chế quản lý không phải là mục đích mà là phương tiện nên nó phải được hoàn thiện, đổi mới thường xuyên. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp cụ thể để tăng cường hoạt động quản lý như sau:

Thứ nhất, xây dựng một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao xác định cụ thể các nội dung, chủ thể quản lý, đối tượng quản lý (tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước và của tổ chức xã hội, nghề nghiệp) và biện pháp quản lý là một yêu cầu khách quan;

Thứ hai, cần tổ chức bồi dưỡng về kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý ở cả hai cấp; tăng cường năng lực quản lý và khả năng thu nạp xử lý thông tin nhanh; từng bước thực hiện hiện đại hoá các hoạt động quản lý, điều hành và chỉ đạo ở các tổ chức trợ giúp pháp lý; từng bước thực hiện việc tuyển chọn và thi vào các vị trí quản lý; thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ quản lý;

Thứ ba, thực hiện chế độ kiểm tra theo định kỳ và đột xuất để bảo đảm xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh và có cơ chế quản lý phù hợp;

Thứ tư, cần xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng danh nghĩa dịch vụ công hoặc danh nghĩa tổ chức trợ giúp pháp lý để thu lợi bất chính hoặc lôi kéo khách hàng, thu phí của đối tượng...;

Thứ năm, hoạt động trợ giúp pháp lý còn mới mẻ và kinh nghiệm chưa nhiều, vì vậy, bên cạnh việc học hỏi các nước có hoạt động tốt thì phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tìm tòi mô hình, cơ chế quản lý phù hợp và có quy chế cụ thể.

 

 

Chuyên đề 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO
VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

Trần Huy Liệu[20]

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

  1. Khái niệm trợ giúp pháp lý

Hoạt động trợ giúp pháp lý bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước Tư sản và xuất phát từ chức năng xã hội của các Nhà nước đó. Vào những thập niên giữa thế kỷ XIX mô hình trợ giúp pháp lý xuất hiện ở Anh, Đức và Hà Lan; đến cuối thế kỷ XIX hình thành ở Pháp, Mỹ... ở Úc và các nước trong khu vực như Singapore, Malayxia... trợ giúp pháp lý xuất hiện muộn hơn vào đầu thế kỷ XX. Còn các nước khác, trợ giúp pháp lý chỉ phát triển mạnh trong nửa thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi mà các nhà nước tư sản thấy cần thiết phải quan tâm đến các vấn đề xã hội để bảo vệ quyền lực thống trị của mình... Việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý ở Trung Quốc năm 1996 và ở Việt Nam năm 1996- 1997 là xuất phát từ chính những nguyên tắc Hiến định chủ quyền thuộc về nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và bản chất của Nhà nước XHCN. Mặc dù trợ giúp pháp lý có lịch sử hình thành và phát triển hơn 150 năm, nhưng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt nam là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới rất phong phú và đa dạng, ở mỗi nước có mô hình riêng của mình, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, chưa có quan niệm chung, thống nhất về trợ giúp pháp lý.

Do có nhiều mô hình trợ giúp pháp lý, với những quan niệm khác nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức và chi phí trợ giúp pháp lý trên thế giới, nên ở mỗi nước đều có quan niệm riêng của mình và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng nói chung các khái niệm của các nước đều thể hiện tính kinh tế, nhân đạo và tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý. Tính kinh tế, nhân đạo thể hiện ở chỗ giúp đỡ cho đối tượng không có khả năng thanh toán cho các chi phí khi tiếp cận với dịch vụ pháp lý. Tính pháp lý của hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện ở chỗ giúp đỡ đối tượng giải quyết các vụ, việc có liên quan đến pháp luật (luật nội dung và luật hình thức...).

Dưới góc độ kinh tế mang tính nhân đạo một số nước (như Đức) quan niệm trợ giúp pháp lý là giúp đỡ một phần hoặc toàn bộ tài chính cho những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn pháp luật, đại diện hoặc bào chữa trước toà án.

Dưới góc độ pháp lý, theo pháp luật của Anh và xứ Wales thì trợ giúp pháp lý là giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi trả cho việc tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý.

Điều 2 Đạo luật về đại diện và tư vấn pháp lý 1995 của Singapore cũng giải thích rằng trợ giúp pháp lý là việc giúp đỡ những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ pháp lý.

Nhìn dưới góc độ mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý người Úc cho rằng trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật, tức là tạo ra sự công bằng khi tiếp cận với pháp luật.

Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển, mô hình tổ chức, phương thức, mục tiêu của hoạt động trợ giúp pháp lý ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ trước tới nay, một số học giả đã đưa ra khái niệm Trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ cho những người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý (thường là những người nghèo) để họ có được những điều kiện tương tự như những người khác trong việc tiếp cận với pháp luật.

Thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" được sử dụng phổ biến trên thế giới từ giữa thế kỷ XIX và xuất phát từ tiếng Anh là: Legal aid. Ở Việt Nam có tài liệu dịch Legal aid là bảo trợ tư pháp hay hỗ trợ pháp lý. Thuật ngữ “Trợ giúp pháp lý” được sử dụng trong sách báo ở nước ta từ năm 1995, khi bắt đầu có đầu tư nghiên cứu xây dựng Dự án về phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam. Đến năm 1996 thuật ngữ "Trợ giúp pháp lý" được sử dụng trong tiêu đề của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 96 - 98 - 034/ĐT của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý về "Mô hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, phương hướng thực hiện trong điều kiện hiện nay" và sau này được sử dụng chính thức trong Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý.

Trước đây, trong các Nghị quyết của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước chỉ sử dụng thuật ngữ "Tư vấn pháp luật" hay "dịch vụ pháp lý", mà chưa có tài liệu nào dùng thuật ngữ trợ giúp pháp lý. Ngay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTƯ Đảng khoá vm cũng chỉ nói đến việc "tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vu tư vấn pháp luật miễn phí". Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 quy định Luật sư có nhiệm vụ tranh tụng và tư vấn pháp luật, Thông tư số 1119/QLTPK năm 1987 và Công văn số 870 năm 1989 của Bộ Tư pháp chỉ nói về "dịch vụ pháp lý" và cho phép các Hội luật gia và các Đoàn luật sư được mở Văn phòng tư vấn pháp luật.

Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1994 thì thuật ngữ "Trợ giúp" có nghĩa là giúp đỡ. Đến lượt mình thuật ngữ "Giúp đỡ" theo nghĩa tích cực là giúp để làm giảm bớt khó khăn, nghĩa là làm cho ai một việc gì đó hoặc cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Cái đang cần sự giúp đỡ ở đây là "Pháp lý" theo nghĩa rộng của từ này.

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới đã có từ hàng trăm năm nay và thực tiễn hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt nam trong thời gian qua, chúng ta có thể đưa ra quan niệm chung về trợ giúp pháp lý một cách đầy đủ, thể hiện những đặc trưng cơ bản của nó. Theo quan niệm chung hiện nay thì trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa rộng là sự giúp đỡ miễn phí của Nhà nước và xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

Theo nghĩa hẹp Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ phấp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa), nhằm bảo đảm cho mọi cồng dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.

2. Một số đặc trưng cơ bản của trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2.1. Phạm vi trợ giúp pháp lý:

+ Tư vấn pháp luật: giải thích, hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến pháp luật nội dung và luật hình thức; Giúp đỡ soạn thảo văn bản, đơn từ, thủ tục tố tụng;

+ Đại diện cho đối tượng trợ giúp pháp lý trước cơ quan, tổ chức, Toà án theo quy định của pháp luật;

+ Bào chữa trước Toà án: Mời luật sư, bào chữa viên nhân dân tham gia đại diện, bào chữa để bảo vệ lợi ích hợp pháp của đối tượng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực pháp luật, trừ các vụ việc có liên quan đến pháp luật về kinh doanh, thương mại và các vụ án hình sự nghiêm trọng do lỗi cố ý.

2.2. Đối tượng trợ giúp pháp lý:

+ Những người thuộc hộ đói, nghèo;

+ Những người thuộc diện chính sách

+ Đồng bào dân tộc thiểu số;

2.3. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng và trong phạm vi nói trên đều được miễn phí. Đối tượng đến yêu cầu trợ giúp pháp lý không phải trả bất kỳ một khoản thù lao nào. Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

2.4. Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa rộng là các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức xã hội, trong đó có các luật sư và chuyên viên trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý có thể được thực hiện bởi một bên chủ thể (bên trợ giúp) là tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội (tổ chức luật sư, các Hội nghề nghiệp, tổ chức từ thiện...) hoặc cá nhân (các luật sư tư, chuyên gia pháp lý...). Như vậy, hoạt động trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động vừa có tính chất nhà nước, vừa mang tính chất xã hội.

Chủ thể thực hiện trợ giúp pháp lý hiểu theo nghĩa hẹp là các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay là Cục trợ giúp pháp lý ở Trung ương và các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương.

2.5. Phương thức trợ giúp pháp lý gồm có:

- Tư vấn pháp luật bằng miệng, bằng văn bản, qua thư tín hoặc tư vấn qua điện thoại; hoặc hướng dẫn, soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân; hưởng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc hoặc cung cấp thông tin pháp lý, tạo điều kiện cho đối tượng tiếp cận được những quy định pháp luật mà họ quan tâm, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng, góp phần thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật; Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hòa giải trước các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; Trực tiếp hoặc mời cộng tác viên là luật sư tham gia bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng trước Tòa án theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của đối tượng.

2.6. Mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý là bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

  II. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách ở Việt Nam.

1.1. Xuất phát từ chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước.

Nhiều Nghị quyết của Đảng nhiều lần đề cập đến vấn đề thành lập tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân, để nhân dân am hiểu pháp luật, từ đó thực hiện pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (Khoá VIII) đã khẳng định phải “tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”1. Ngày 18 tháng 5 năm 1995, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có ý kiến chỉ đạo “cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”[21] [22].

Trong Thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc nhở: "Trong tình hình hiện nay, khi các hoạt động kinh tế, xã hội vận hành theo cơ chế mới, với một hệ thống pháp luật được ban hành thì vai trò tư vấn pháp luật của luật sư, chuyên gia pháp luật giúp đỡ ... nhân dân trở nên rất cần thiết... Nhà nước phải nghiên cứu thành lập một hệ thống các tổ chức tư vấn pháp luật không mất tiền dành cho người nghèo, các gia đình thuộc diện chính sách và đồng bào các dân tộc thiểu số"[23].

Chính sách nâng cao dân trí pháp lý, tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, xoá mù chữ kết hợp với xoá mù pháp luật là một bộ phận của chính sách xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trang ương Đảng, ngày 17 tháng 3 năm 1997, sau khi nghe báo cáo của Bộ Tư pháp, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý cho nhân dân, trước hết là cho người nghèo và các đối tượng chính sách (Thông báo số 35/TB ngày 31/3/1997 của Văn phòng Chính phủ). Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, ngày 6 tháng 9 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Như vậy, tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước là một hình thức pháp lý đưa chủ trương, chính sách xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng đi vào cuộc sống, phù họp với nguyện vọng của nhân dân, truyền thống đạo đức, lối sống của người Việt Nam và tình hình phát triển của đất nước.

1.2. Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu khách quan, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trước hết đòi hỏi chúng ta một mặt phải quan tâm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù họp, thể hiện ý chí của nhân dân lao động, mặt khác phải tổ chức thi hành pháp luật. Nhà nước thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, Pháp luật phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân. Nhà nước đó phải là Nhà nước thực sự dân chủ, có kỷ luật, kỷ cương và một nền pháp chế cao, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội phải thực thi quyền lực nhân dân trong khuôn khổ pháp luật, mọi quyền và lợi ích Hiến định của người dân phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trợ giúp pháp lý là quyền của công dân và là chức năng xã hội và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân. Vì vậy, có thể nói trợ giúp pháp lý là một trong những hình thức đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thể hiện bản chất của Nhà nước vì nhân dân.

   1.3. Xuất phát từ mục tiêu; Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình và thực hiện nguyên tắc Hiến định: mọi người đề bình đẳng trước pháp luật.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc bảo đảm công bằng xã hội. Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có mặt tích cực là giải phóng mọi năng lực sản xuất, đã thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những mặt tiêu cực của nó là làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, các vùng lãnh thổ, giữa các nhóm xã hội, tạo nên sự bất bình đẳng và không công bằng trong xã hội. Khoảng cách giàu nghèo biên độ nhày càng gia tăng (năm 1993: gấp 4 lần những năm 70-80: lên 6-8 lần, những năm 80 - 90 là 40 và hiện nay là 100 lần ý. Từ phân hoá giàu nghèo về kinh tế dẫn đến phân hoá giàu nghèo về tinh thần, bất bình đẳng trong việc tiếp cận với pháp luật. Người nghèo thường không có điều kiện về kinh tế để tiếp cận với các loại dịch vụ pháp luật có thu phí, nên trong nhiều trường hợp không bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, tạo nên sự không công bằng của mọi công dân trước pháp luật, làm cho lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự công bằng của pháp luật bị giảm sút. Tổ chức trợ giúp pháp lý giúp cho người nghèo có được điều kiện và hoàn cảnh tương tự như người khác tiếp cận với các dịch vụ pháp lý, bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

1.4. Hệ thống pháp luật phức tạp, không đồng bộ, thay đổi thường xuyên càng làm cho người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, từ đó không hiểu biết pháp luật, dẫn đến xử sự không phù hợp với pháp luật hoặc không thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của mình, không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình đối với Nhà nước. Cần có tổ chức trợ giúp pháp lý để giúp đỡ họ hiểu biết pháp luật, trên cơ sở đó để họ thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.. [24]

Trong điều kiện hệ thống pháp luật đã và đang ngày càng phát triển và hoàn thiện, sổ lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều thì việc người dân tiếp cận với pháp luật để tự mình hiểu biết pháp luật, từ đó để xử sự theo đúng pháp luật trong các quan hệ của đời sống xã hội không phải dễ dàng. Vì vậy, trợ giúp pháp lý của Nhà nước trở thành yêu cầu khách quan, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân, đặc biệt là người nghèo và đối tượng chính sách.

1.5. Xuất phát từ nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân nói chung và của người nghèo và đối tượng chính sách nói riêng.

+ Đối tượng trợ giúp pháp lý rất lớn, bao gồm:

- Người nghèo ở nước ta hiện nay khoảng 20 -25%.

- Người thuộc diện chính sách khoản 10%.

- Đồng bào dân tộc thiểu số số gần 13%.

Chưa kể 80% dân số sống ở nông thôn có thể đều là đối tượng trợ giúp pháp lý.

+ Đội ngũ luật sư còn rất ít so với thế giới: tỷ lệ luật sư tính trên đầu người dân ở Việt Nam là rất thấp. Cứ 75.000 dân thì chỉ có 01 Luật sư nên chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Trong khi đó ở các nước khác trên thế giới có tỷ lệ Luật sư rất cao, ví dụ như:

- Anh: 01 LS/666 dân.

- Singapore 01 LS /1.500 dân.

- Pháp 01 LS/2.000 dân.

- Hà Lan 01 LS/2.500 dân.

Hơn nữa, trong thực tiễn cuộc sống nhu cầu giúp đỡ pháp lý của quần chúng nhân dân là rất lớn, nhưng chỉ có một số người có điều kiện về kinh tế thì có thể nhờ luật sư, các chuyên gia tư vấn pháp luật. Còn những người nghèo, những người thuộc đối tượng chính sách, có công với cách mạng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là không có điều kiện về kinh tế để có thể tiếp cận với các dịch vụ pháp lý có thu phí, nên nhiều trường hợp phải chịu thiệt thòi khi có những yêu cầu phát sinh liên quan tới pháp luật, thậm chí không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cần thiết. Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tạo cơ hội và những điều kiện cần thiết để người nghèo và đối tượng chính sách khắc phục những trở ngại này.

2. Mục đích, ý nghĩa của việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách.

- Trợ giúp pháp lý miễn phí đáp ứng yêu cầu khách quan của nhân dân cần được sự hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ từ phía Nhà nước; thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân;

- Trợ giúp pháp lý miễn phí tạo lập cơ chế bảo đảm công bằng xã hội; mọi công dân dù giàu hay nghèo đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tiếp cận vói dịch vụ pháp luật như nhau trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường;

- Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là một trong những hình thức đưa chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện pháp luật và nâng cao trách nhiệm công vụ, đồng thời góp phần thiết thực bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

- Nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí để cho nhân dân tự mình biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật, góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội và xây dựng nếp sống văn minh "sống và làm việc theo pháp luật".

- Củng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước, pháp luật, góp phần ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế.

III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC.

Theo Quyết định số 734/TTg và Thông tư Liên tịch số 52/TTLT thì hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý gồm có Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp và Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.1. Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp.

- Chức năng của Cục Trợ giúp pháp lý.

Cục Trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong phạm vi tòan quốc; trực tiếp thực hiện hoạt động sự nghiệp trợ giúp pháp lý khi cần thiết và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Trợ giúp pháp lý.

Cục trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Nghiên cứu xây dựng, tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý để Bộ Tư pháp trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đó, nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và tạo cơ sở cho việc xây dựng và phát triển hoạt động này;

+ Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền Cục có nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và hưống dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đó;

+ Hướng dẫn các Sở Tư pháp xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương; chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương;

+ Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trợ giúp;

+ Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong trường hợp cần thiết sau đây:

* Các vụ việc mà các Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp chuyển lên do có vướng mắc hoặc không thực hiện được;     

* Các vụ việc thuộc phạm vi được trợ giúp do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan chuyển đến.

+ Phối hợp với các đơn vị hữu quan thuộc Bộ Tư pháp, theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thực hiện việc hơp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước và Quy chế đối ngoại của Bộ Tư pháp;

+ Theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm xây dựng và quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý theo quy định chung của Nhà nước về Quỹ, nhằm huy động thêm nguồn ngân sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp của các tổ chức trợ giúp pháp lý.

+ Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý Cục trợ giúp pháp lý tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc diện trợ giúp.

+ Quản lý cán bộ, tài chính và cơ sở vật chất của Cục Trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của Nhà nước.

Như vậy, Cục Trợ giúp pháp lý vừa là đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ Tư pháp vừa là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khỏan riêng.

1.2. Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Trung tâm).

Tổ chức, biên chế và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm được quy định hướng dẫn tại Mục B Phần II của Thông tư liên tịch số 52/TTLT.

Vị trí, chức năng của Trung tâm.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp có chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này ở địa phương.

Trung tâm là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý của Cục Trợ giúp pháp lý.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.                                             

Thông tư liên tịch số 52/TTLT hướng dẫn trong phạm vi trợ giúp pháp lý, Trang tâm có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách về các lĩnh vực pháp luật Hình sự, Tố tụng hình sự; Dân sự - Hôn nhân gia đình và tố tụng; Hành chính và khiếu nại, tố cáo; Lao động, việc làm; đất đai, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

+ Trung tâm được mời luật sư thực hiện đại diện hoặc bào chữa trước Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng. Tuy nhiên, Các Trung tâm chỉ mời luật sư bào chữa trong các trường họp người nghèo, đối tượng chính sách phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý, mà không trợ giúp trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do lỗi cố ý. Việc quy định hạn chế như vậy là xuất phát từ nguồn kinh phí của Nhà nước dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý chưa nhiều; mức bồi dưỡng cho luật sư là Cộng tác viên tham gia trợ giúp còn quá khiêm tốn. Vì vậy, chưa đặt vấn đề mời luật sư bào chữa cho các đối tượng phạm tội nghiêm trọng do lỗi cố ý.

+ Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý Trung tâm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng được trợ giúp.

- Tổ chức, biên chế của Trung tâm:

Trung tâm có các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, các chuyên viên trợ giúp pháp lý về các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau đây:

- Hình sự và Tố tụng hình sự;

- Dân sự - Hôn nhân gia đình và tố tụng;

- Hành chính và khiếu nại, tố cáo;

- Lao động, việc làm;

- Đất đai và nhà ở.

Xuất phát từ địa vị pháp lý của Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có tài khoản và có tư cách pháp nhân... nên ngoài đội ngũ chuyên viên trợ giúp pháp lý, các Trung tâm có một kế toán viên chuyên trách; còn công tác quản trị , hành chính, văn thư... do chuyên viên trợ giúp pháp lý kiêm nhiệm.

- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức trợ giúp pháp lý

Để đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trung tâm, chuyên viên trợ giúp pháp lý của các Trung tâm là công chức Nhà nước phải có tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức hành chính ngành Tư pháp từ ngạch chuyên viên pháp lý trở lên (không tính ngạch cán sự pháp lý) ban hành kèm theo Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26/7/1993 của Bộ trường Bộ Tư pháp và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

IV. CỘNG TÁC VIÊN CỦA CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 5 Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định "Cục Trợ giúp pháp lý và tổ chức trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp được sử dụng Cộng tác viên". Thông tư liên tịch số 52/TTLT hướng dẫn Cục Trợ giúp pháp lý và Trung tâm Trợ giúp pháp lý được sử dụng Cộng tác viên theo Quy chế cộng tác viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.

Trong điều kiện hiện nay, do biên chế của các Trung tâm có hạn chỉ đủ sức thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý trong một số lĩnh vực pháp luật nhất định, mà không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu trợ giúp pháp lý vốn rất phong phú và đa dạng thuộc tất cả các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Để khắc phục những khó khăn trên và thực hiện xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý, nhằm huy động đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề thành thạo tham gia trợ giúp pháp lý, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trợ giúp của nhân dân, Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 52/TTLT cho phép Cục Trợ giúp pháp lý và các Trung tâm được sử dụng cộng tác viên.

Về tổ chức và hoạt động của Cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện theo Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Quyết định số 459/1998/QĐ-BTP ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

1. Những vấn đề chung về cộng tác viên.

Cộng tác viên là những chuyên gia có kiến thức, có kinh nghiệm, có hiểu biết nhất định về những lĩnh vực pháp luật khác nhau, tình nguyện tham gia giúp đỡ pháp lý cho những người nghèo, đối tượng chính sách. Họ có thể tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý với tư cách là người tư vấn pháp luật, đại diện hoặc là bào chữa phụ thuộc vào năng lực, điều kiện, nghề nghiệp và theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 1 Quy chế Cộng tác viên thì Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý là người có đủ tiêu chuẩn theo qui định tại Qui chế cộng tác viên và được tổ chức trợ giúp pháp lý công nhận, ký hơp đồng cộng tác. Để trở thành cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý thì một người không chỉ có sự hiểu biết pháp luật một cách sâu rộng, có kỹ năng trợ giúp pháp lý mà còn phải có trách nhiệm và lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tự nguyện tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý mang tính nhân đạo và từ thiện.

2. Điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý.

Để trở thành Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý thì phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam;

  - Có bằng cử nhân luật hoặc có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên;

- Có năng lực hành vi đầy đủ; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt, người chưa được xóa án;

- Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc được giao.

Như vậy, những người không có bằng cử nhân luật nhưng có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên cũng có thể trở thành Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý. Việc sử dụng các Cộng tác viên không có bằng cử nhân luật nhưng có thời gian dài công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ giúp cho tổ chức trợ giúp pháp lý có thể thu hút được đội ngũ Cộng tác viên có hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm và kỹ năng trợ giúp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý đa dạng của người nghèo và đối tượng chính sách.

Ngoài ra, Sinh viên luật năm cuối, mặc dù chưa có bằng cử nhân luật, chưa có thời gian công tác thực tiễn, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác thì cũng có thể được xét để công nhận là Cộng tác viên. Việc sử dụng Cộng tác viên là sinh viên luật năm cuối cùng nhằm mục đích chủ yếu giúp cho họ có điều kiện tiếp cận với thực tiễn đời sống xã hội, để họ kiểm nghiệm lại kiến thức lý thuyết đã thu lượm được ở nhà trường. Tuy nhiên, họ chỉ tham gia trợ giúp đối với những vụ việc đơn giản hoặc hỗ trợ giúp việc cho các chuyên viên trợ giúp pháp lý.

3. Các hình thức và phương thức hoạt động của Cộng tác viên.

Hình thức hoạt động của cộng tác viên phải xuất phát từ yêu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng được trợ giúp pháp lý và điều kiện cụ thể của Cộng tác viên. Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý có thể tự do lựa chọn các hình thức hơp tác phù họp với khả năng và điều kiện của mình, họ có thể tham gia trợ giúp dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau như trực tiếp tư vấn pháp luật hoặc tham gia với tư cách là người đại diện hoặc bào chữa v.v...

Cộng tác viên thực hiện tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như:

- Tư vấn trực tiếp bằng miệng (giải đáp, hướng dẫn các vấn đề pháp luật có liên quan đến pháp luật nội dung và pháp luật hình thức);

- Tư vấn pháp luật trực tiếp bằng văn bản theo yêu cầu (hướng dẫn đối tượng viết đơn từ hoặc trực tiếp soạn thảo đơn cho đối tượng theo yêu cầu của đối tượng);

Thông qua hoạt động tư vấn, cộng tác viên thực hiện phổ biến, giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến những yêu cầu trợ giúp của đối tượng được trợ giúp để đối tượng biết cách xử sự phù họp với các quy định của pháp luật.

Cộng tác viên thực hiện đại diện trong những trường hợp:

- Phải được sự ủy quyền cùa đối tượng được trợ giúp pháp lý và phải phù hợp với quy định của pháp luật

+ Trong trường hợp vì lý do khách quan mà đối tượng được trợ giúp không thể trực tiếp bảo vệ được quyền và lợi ích của họ trước các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, thì Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý có thể đại diện theo uỷ quyền cho họ tại các cơ quan, tổ chức đó.

+ Trong trường hợp đối tượng trợ giúp pháp lý có yêu cầu đại diện trước Toà án thì Cộng tác viên theo uỷ quyền có thể đại diện hẹp pháp cho đối tượng được trợ giúp trước Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp cho họ trong các vụ án dân sự.

Cộng tác viên thực hiện bào chữa

Theo quy định của Luật tố tụng thì chỉ các Cộng tác viên là Luật sư, người đại diện họp pháp và bào chữa viên nhân dân mới có quyền tham gia bào chữa trước Toà án. Vì vậy, cộng tác viên không phải là Luật sư, người đại diện hợp pháp hoặc không được công nhận là bào chữa viên nhân dân thì không có quyền bào chữa cho đối tượng được trợ giúp trước Toà án. Theo qui định tại Thông tư liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998, nếu đối tượng trợ giúp pháp lý cần có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ trước Toà án, thì tổ chức trợ giúp pháp lý sẽ mời luật sư bào chữa cho họ.

Các hình thức cộng tác của Cộng tác viên trợ giúp pháp lý

Các tổ chức trợ giúp pháp lý có thể áp dụng nhiều hình thức cộng tác để Cộng tác viên lựa chọn như: trực thường xuyên hoặc luân phiên trực ở văn phòng Trung tâm hoặc thực hiện trợ giúp theo giờ, theo vụ việc; trực tiếp hướng dẫn, tư vấn bằng miệng hay trả lời bằng văn bản; nhận vụ việc về làm tại nhà hoặc làm ngoài trụ sở của tổ chức trợ giúp pháp lý; trợ giúp pháp lý lưu động ở những nơi xa Trung tâm...

4. Quyền, nghĩa vụ và quy tắc nghiệp vụ của Cộng tác viên.

a. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên

Theo điều 7 Quy chế cộng tác viên thì Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ sau:

1.  Được cấp thẻ cộng tác viên;

2. Được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý;

3. Được yêu cầu đối tượng cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc trợ giúp pháp lý;

4. Được nhận bồi dưỡng và các chi phí hành chính hợp lý khác do tổ chức trợ giúp pháp lý trả theo quy định tại Thông tư liên tịch số 187/1998/TTLT-TC-TP-TCCP; được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khen thưởng khi có thành tích xuất sắc theo quy định chung;

5. Được đề xuất ý kiến về cải tiến, mở rộng hoạt đọng của tổ chức trợ giúp pháp lý;

6. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức trợ giúp pháp lý; ghi chép hồ sơ vụ việc và lưu giữ văn bản trợ giúp pháp lý theo quy định chung;

7. Chịu trách nhiệm về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý trước tổ chức trợ giúp pháp lý và pháp luật;

8. Không được đòi hỏi bất kỳ một khoản chi phí nào từ phía đối tượng được trợ giúp pháp lý;

9. Không được dùng thẻ Cộng tác viên hoặc lấy danh nghĩa Cộng tác viên để môi giới, làm ăn phi pháp hoặc thực hiện các hoạt động ngoài nhiệm vụ trợ giúp pháp lý được giao;

10. Tuân thủ quy chế cộng tác viên, Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý, quy tắc nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và các quy định có liên quan của pháp luật.

b/ Chuyên viên trợ giúp và Cộng tác viên thực hiện trợ giúp phải tuân theo những quy tắc nghiệp vụ sau:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình trợ giúp pháp lý;

+ Bảo đảm việc thực hiện trợ giúp pháp lý đúng phạm vi, đối tượng, chính xác, kịp thời, khách quan và công bằng;

+ Giữ gìn uy tín và danh dự nghề nghiệp, uy tín của tổ chức trợ giúp pháp lý;

+ Không tiết lộ thông tin, bí mật của đối tượng được trợ giúp mà mình biết khi thực hiện trợ giúp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đối tượng được trợ giúp đồng ý;

+ Không được từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường họp có lý do chính đáng và chịu trách nhiệm các nhân về nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý;

+ Không được trợ giúp pháp lý cho các đối tượng có quyền lợi đối kháng trong cùng vụ việc, trừ trường họp giải đáp pháp luật hoặc thực hiện công tác hoà giải;

+ Không được đòi thù lao và hứa hẹn kết quả vụ việc với đối tượng trợ giúp;

c/ Chuyên viên trợ giúp và Cộng tác viên không được thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau:

+ Đối tượng không thuộc diện được trợ giúp;

+ Đối tượng cố tình cung cấp tài liệu, thông tin sai sự thật;

+ Đối tượng yêu cầu trợ giúp pháp lý trái pháp luật và đạo đức xã hội;

+ Không được trợ giúp pháp lý cho hai đối tượng có quyền lợi đối kháng nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường họp giải đáp pháp luật hoặc thực hiện hoà giải;

+ Đối tượng say rượu, gây rối trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; xúc phạm tổ chức và người thực hiện trợ giúp; vi phạm nội quy, quy chế tổ chức trợ giúp pháp lý.

Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý có thể bị thay đổi nếu tổ chức trợ giúp pháp lý có đầy đủ lý do chứng tỏ là Cộng tác viên sẽ không khách quan và vô tư khi thực hiện trợ giúp cho đối tượng trợ giúp pháp lý.

5. Chế độ đối với cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý.

Do tính chất xã hội, nhân đạo của hoạt động trợ giúp pháp lý và khó khăn của ngân sách Nhà nước nên mức bổi dưỡng cho cộng tác viên rất khiêm tốn, phù hợp với mặt bằng chung thu nhập của cán bộ, công chức Nhà nước.

Để bù đắp một phần công sức và nâng cao trách nhiệm của cộng tác viên trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý được hưởng chế độ bồi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 187/1998/TTLT/TCCP-TC-TP ngày 30/3/1998 của Liên bộ Tài chính-Tư pháp-Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý, cụ thể như sau:

  • Cộng tác viên thực hiện đại diện, bào chữa trước Toà án hưởng theo chế độ bồi dưỡng như đối với luật sư chỉ định được quy định tại Thông tư 614/TTLN ngày 21/7/1995 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn phụ cấp phiên toà (luật sư trong những ngày làm việc tại Toà án, ngày nghiên cứu hồ sơ cũng như ngày xét xử được hưởng phụ cấp: tại Toà án nhân dân tối cao 30.000 đồng/ngày; tại Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 25.000 đồng/ ngày; tại Toà án quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh là 20.000 đồng/ngày.
  • Cộng tác viên thực hiện tư vấn pháp luật được hưởng mức bồi dưỡng cụ thể là:

+ Đối với giải đáp, hướng dẫn pháp luật bằng miệng với vụ việc đơn giản (có thời gian tư vấn không nhiều, hoặc chỉ hướng dẫn thủ tục cần thiết như chuyển đơn, hướng dẫn hoặc cung cấp địa chỉ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc của đối tượng... để đối tượng trợ giúp trực tiếp đến đó...) thì phụ cấp đối với cộng tác viên là 5.000 đồng/giờ.

+ Đối với các vụ việc giải đáp, hướng dẫn pháp luật bằng miệng phức tạp (như tư vấn một vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau hoặc liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các vụ việc đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tư vấn...) thì cộng tác viên được hưởng mức bồi dưỡng là 8.000 đồng/giờ.

+ Đối với giải đáp, hướng dẫn pháp luật bằng văn bản đơn giản (như thảo đơn, trả lời bằng văn bản qua thư với những vụ việc đơn giản chỉ liên quan đến một lĩnh vực pháp luật hoặc liên quan đến một cơ quan giải quyết hoặc vụ việc có tình tiết đơn giản không đòi hỏi mất nhiều thời gian...) thì mức bồi dưỡng được tính cho cộng tác viên thực hiện trợ giúp là 8.000 đồng/văn bản.

+ Đối với giải đáp, hướng dẫn pháp luật bằng văn bản phức tạp (như vụ việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, liên quan đến nhiều cơ quan giải quyết; hoặc vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ tương đối lâu hoặc vụ việc vụ việc kéo dài nhiều năm đã qua nhiều cấp, nhiều ngành giải quyết mà không có kết quả; viết kiến nghị yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiến nghị yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án kháng nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật v.v..) thì mức bồi dưỡng cho cộng tác viên là 15.000/văn bản.

Ngoài ra, khi thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, Cộng tác viên được thanh toán tiền công tác phí, tiền tàu xe, tiền lưu trú, thuê nhà nghỉ... như đối với cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. "Tổ chức trợ giúp pháp lý". Thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1996;

2. Tài liệu tập huấn của Cục trợ giúp pháp lý tháng 8/1998;

3. Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức trợ giúp pháp lý;

4.Thông tư Liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/1/1998 của Liên Bộ Tư pháp - Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg;

5. Thông tư Liên tịch số 187/TTLT-TCCP-TC-TP ngày 30/3/1998 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý;

6. Quyết định số 459/1998/QĐ-BTP ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý;

7. Quyết định số 458/1998/QĐ-Bộ Tư pháp ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý;

8. Thông tư số 07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác quản lý thực hiện trợ giúp pháp lý.

 

 

Chuyên đề 5

PHẠM VI VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG, VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

 

Lê Hồng Sơn[25]

 

I. QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG GIÚP ĐỠ VỀ MẶT PHÁP LÝ (QUYỀN ĐƯỢC BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO) MỘT CHẾ ĐỊNH DÂN CHỦ MANG TÍNH HIẾN ĐỊNH. 

1. Hiến pháp năm 1992, tại Điều 2 đã ghi nhận: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Tiếp theo đó, Điều 3 của Hiến pháp khẳng định “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi thiết chế Nhà nước, xã hội đều phải nhằm phục vụ, thực hiện và bảo đảm lợi ích của nhân dân. Nhân dân là nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần của xã hội, là “chủ nhân ông” của đất nước, của chính quyền, chủ thể cùa các quyền con người và quyền công dân.

Bản chất nhân dân, thực sự dân chủ của chế độ dân chủ cộng hoà và từ năm 1975 - cộng hoà xã hội chủ nghĩa được thể hiện đậm nét qua các nguyên tắc cơ bản như:

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật;

- Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ;

- Bị cáo được bảo đảm quyền bào chữa.

- Trong lịch sử 51 năm xây dựng và trường thành của chính quyền nhân dân, các thiết chế Nhà nước và xã hội luôn nỗ lực thực hiện các biện pháp để bảo đảm tính khả thi của các nguyên tắc nói trên.

2. Sự phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta.

Hoạt động luật sư là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, thực hiện dân chủ XHCN, bảo vệ pháp chế XHCN và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Chính vì thế, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945, trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, giặc đói, giặc dốt , giặc ngoại xâm cùng một lúc đe doạ nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký một số Sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức tư pháp, trong đó có Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Theo Sắc lệnh này thì đoàn thể luật sư của chế độ cũ vẫn được duy trì với sự lược bỏ những điểm không phù hợp với chế độ mới. Mục đích duy trì tổ chức luật sư khi đó nhằm kịp thời bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong các vụ án hình sự, một trong những nguyên tắc dân chủ trong tố tụng mà Nhà nước dân chù cộng hoà đã kế thừa và nâng lên một bước về chất. Nguyên tắc tố tụng quan trọng này đã được ghi trong điều 67 Hiến pháp năm 1946:” Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư “Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, mọi nỗ lực của nhân dân ta được tập Trung vào cuộc trường kỳ kháng chiến để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, tổ chức luật sư chưa có điều kiện thành lập. Nhưng không vì thế mà quyền tự do dân chủ của công dân và đặc biệt là quyền được bào chữa của bị cáo không được bảo đảm. Để bảo đảm thực hiện điều 67 Hiến pháp 1946, Nhà nước ta đã ban hành một loạt văn bản, trong đổ có sắc lệnh số 217/SL ngày 22/11/1945“ Quy định thể lệ các thẩm phán được ra làm luật sư”, nhằm bảo đảm có đủ luật sư bào chữa cho bị cáo tại toà án trong các vụ án đại hình. Tiếp đến là sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 “cho các bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho trước toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình”. Trên cơ sở sắc lệnh số 69/SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 01/NĐ-VY “về việc ấn định điều kiện làm bào chữa viên và phụ cấp bào chữa viên”. Theo Nghị định này thì hàng năm “Uỷ ban hành chính tỉnh hay thành phố và ông chánh án lập ra một danh sách các người trong tỉnh có đủ điều kiện và bằng lòng đứng ra bào chữa trong các phiên toà”.

Đến năm 1957, trong khi vẫn giữ quy chế bào chữa viên theo Nghị định số 01/NĐ-VY, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 101/HCTP ngày 29/8/1957 “về việc tổ chức bào chữa viên nhân dân”, trong đó hướng dẫn việc các đoàn thể nhân dân “cử người ra bênh vực giúp đỡ cho những đoàn viên của mình bị truy tố trước toà án hoặc trong các việc kiện”. Tổ chức bào chữa viên được thực hiện theo phương thức lập danh sách bàọ chữa viên và niêm yết tại trụ sở toà án.

Để củng cố, nâng cao chất lượng của hoạt động bào chữa, xây dựng tổ chức thống nhất trong cả nước, ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 691/QLTP về công tác bào chữa. Theo Thông tư số 691/QLTP, người muốn làm bào chữa viên phải có phẩm chất đạo đức tốt và có kiến thức pháp lý cần thiết, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đoàn bào chữa viên nhân dân được thành lập và chịu sự quản lý của Sở Tư pháp. Cho đến cuối năm 1987 đã có 30 tỉnh, thành phố thành lập được Đoàn bào chữa viên với tổng số gần 400 bào chữa viên.

Một điều đáng lưu ý là quyền bào chữa của bị cáo và hoạt động luật sư như một biện pháp bảo đảm thực hiện quyền đó luôn được ghi nhận và phát triển trong cả 4 bản Hiến pháp của nước ta. So với Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 có tiến thêm một bước quan trọng bằng việc quy định: “tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý” (Điều 133 Hiến pháp 1980). Cũng trong tinh thần đó, Điều 132 Hiến pháp 1992 thể hiện một lần nữa tính dân chủ và nhân đạo XHCN trong pháp luật của Nhà nước ta, nâng cao vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm cho việc xét xử của Toà án đúng đắn và khách quan, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.

Trong những năm cuối cùng của thập kỷ 80, đất nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá. Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện mà trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế tập trung kế hoach hoá sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần, vai trò của pháp luật với tư cách là nền tảng tổn tại của các kết cấu và tổ chức xã hội được đề cao. Nhà nước pháp quyền là một trạng thái xã hội, trong đó tổ chức chính trị, hoạt động kinh tế, đời sống tinh thần được bảo đảm chủ yếu bằng pháp luật, làm cho xã hội tránh được những yếu tố ngẫu nhiên, tự phát. Trong số các quyền cơ bản của công dân, có những vấn đề thuộc trách nhiệm và khả năng của Nhà nước cần phải bảo đảm. Đó là các quyền và tự do trong đời sống chính trị, dân sự liên quan đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm con người.

Trong bối cảnh đó, hoạt động luật sư như một biện pháp bảo đảm sự công bằng xã hội, giảm nhẹ những mặt trái của cơ chế thị trường cũng được củng cố và phát triển. Tổ chức và hoạt động luật sư cần phải được quy định trong một văn bản pháp luật thống nhất và có hiệu lực pháp lý cao. Chính vì thế, chỉ một năm ngay sau khi chủ trương đổi mới được khởi xướng, ngày 18/12/1987, Pháp lệnh tổ chức luật sư đã được ban hành.

3. Trên cơ sở phân tích khái quát về tổ chức và hoạt động luật sư trong thời kỳ từ năm 1946 đến cuối năm 1987, có thể đưa ra một số đánh giá sơ bộ như sau:

- Từ năm 1946 đến cuối năm 1987 (thời điểm ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư), hoạt động luật sư ở nước ta chưa được tổ chức thành một hệ thống tổ chức nghề nghiệp hoàn chỉnh.

- Hoạt động của các luật sư, bào chữa viên chỉ tập trung vào chức năng bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền lợi của đương sự trong các vụ án hình sự và dân sự, mà chủ yếu là bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự theo chỉ đinh của Toà án.

- Hoạt động luật sư trong thời kỳ trước khi ban hành Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 mang tính chất trợ giúp hơn là một hoạt động nghê nghiệp. Tính chất trợ giúp được thể hiện ở các yếu tố như: Toà án chỉ định luật sư thực hiện bào chữa trong các vụ án hình sự và trả tiền thù lao cho luật sư đó; bào chữa viên thực hiện công việc bào chữa và hưởng phụ cấp bào chữa viên; các tổ chức đoàn thể nhân dân cử người ra bênh vực giúp đỡ cho những đoàn viên của mình bị tmy tố trước Toà án hoặc trong các vụ kiện.

4. Tình hình tổ chức và hoạt động luật sư từ khi Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 đến nay và công tác trợ giúp pháp lý của luật sư:

Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 được ghi nhận như một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật về tổ chức và hoạt động luật sư ở nước ta. Đây là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên, kể từ khi Nhà nước ta được thành lập quy định thống nhất và tương đối chi tiết về tổ chức luật sư. Pháp lệnh tổ chức luật sư đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện hoạt động luật sư như một nghề chuyên nghiệp, phù hợp với xu hướng phát triển của các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường.

Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư, Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư; Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giúp công dân và các tổ chức về mặt pháp lý. Bên cạnh hoạt động bào chữa, luật sư có thể thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức. Công dân và tổ chức nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý phải trả tiền thù lao. Tuy nhiên, Quy chế Đoàn luật sư (Điều 33) có quy định những hường hợp sau đây được miễn trả thù lao khi nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý:

1. Nguyên đơn ở Toà án cấc cấp trong các vụ việc:

a/ Về đòi tiền cấp dưỡng nuôi con;

b/ Về đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động;

c/ Về bồi thường thiệt hại do tai nạn làm chết người trụ cột của gia đình;

d/ Khiếu nại về việc bầu cử Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

  1. Thương binh nặng (loại 1,2/4);
  2. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi nhờ luật sư giải thích pháp luật dể giải thích, hướng dẫn cho cử tri;
  3. Thành viên của các tổ chức hoà giải khi nhờ luật sư giải thích pháp luật vê những vấn đề cố liên quan đến hoạt động xã hội của họ.

Ngoài các trường hợp kể trên, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể xét miễn hoặc giảm thù lao cho những công dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác khi có đơn đề nghị của đương sự.

Như vậy, nếu nhìn nhận một cách bao quát thì hoạt động trợ giúp pháp lý không phải hoàn toàn là lĩnh vực mói mẻ ở nước ta. Nó đã tồn tại và từng bước phát triển, thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, như: Đoàn luật sư được tổ chức trong Toà án nhân dân hoặc trực thuộc uỷ ban pháp chế (sau này là Bộ Tư pháp) với các luật sư hưởng lương Nhà nước để giúp đỡ công dân và tổ chức về mặt pháp lý, Đoàn bào chữa viên thực hiện các công việc bào chữa cho đương sự mà không thu thù lao, trong giai đoạn trước Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987; các trường hợp miễn, giảm thù lao cho đương sự khi nhờ luật sư giúp đỡ pháp lý theo Quy chế Đoàn luật sư sau khi Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành. Tuy nhiên, hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua chưa phải là hoạt động chính thức của các luật sư, chưa có cơ chế bảo đảm trong quy định của pháp luật và hỗ trợ từ phía Nhà nước, mà mới mang tính chất trợ giúp, phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội hoặc từ thiện, tự nguyện. Ngay cả khi các trường hợp miễn, giảm thù lao luật sư được quy định trong Quy chế Đoàn luật sư và trong thời gian qua đã được các Đoàn luật sư tỉnh, thành phố thực hiện, thì các công việc trợ giúp pháp lý miễn phí đó vẫn chưa thực sự được tiến hành một cách chính quy, có tổ chức, có hệ thống, đổng thời chưa được pháp luật quy định như một nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư hành nghề đối với cộng đồng. Mặt khác, đối tượng trợ giúp pháp lý theo điều 33 Quy chế Đoàn luật sư là một số vụ việc cụ thể chứ không nhằm vào đối tượng người nghèo, những người không có khả năng trả thù lao luật sư trong bất kỳ trường hợp nào. Trong khi đó, theo tính chất của hoạt động trợ giúp pháp lý, người nghèo và đối tượng chính sách là những đối tượng chủ yếu được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Thực tế cho thấy rằng, nếu vẫn duy trì công tác trợ giúp pháp lý với phương thức và hình thức như đã phân tích, đánh giá nói trên thì không thể giải quyết một cách thoả đáng, sâu rộng và đồng đều nhu cầu về trợ giúp pháp lý của người nghèo và các đối tượng chính sách. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, xu hướng phân ho á giàu nghèo, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và các tầng lớp dân cư, sự khác nhau về trình độ dân trí đang tạo nên sự chênh lệch về điều kiện tiếp cận với pháp luật. Do đó, cùng với việc củng cố và hoàn thiện hoạt động luật sư theo hưóng chuyên nghiệp hoá nhằm xây dựng một đội ngũ luật sư có kiến thức và kỹ năng hành nghề phù hơp với mức độ phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ mới, thì việc hình thành hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách là một yêu cầu cần thiết và khách quan. Đó cũng chính là vấn đề mà Đảng ta rất quan tâm và đã có ý kiến chỉ đạo “cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong quan hệ đời sống hàng ngày... Cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật”(Thông báo số 485/CV- VPTW ngày 31/5/1995 của Văn phòng Trung ương Đảng). Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VUI) ngày 18/6/1997, một lần nữa vấn đề này lại được đề cập “ tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưỏng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí”.

II. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Vai trò của luật sư trong thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về nghề luật sư nhưng nhìn chung lại đều khá thống nhất với nhau ở một điểm rằng luật sư là nghề góp phần quan trọng bảo đảm công lý, là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Cũng như vậy, việc thực hiện trợ giúp pháp lý không thể tách rời khỏi nghề luật sư. Trước khi đi vào phân tích vai trò của luật sư trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý, chúng tôi muốn nêu ra một số mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý phổ biến hiện đang tồn tại ở một số nước trên thế giới.

- Mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước: Đặc điểm cơ bản của mô hình này là Nhà nước thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý (thường được gọi là các Trung tâm trợ giúp pháp lý). Các Trung tâm tuyển dụng các luật sư làm việc với tư cách là luật sư công - luật sư hưởng lương Nhà nước. Các luật sư công (hay còn gọi là luật sư Nhà nước) thực hiện các công việc trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý và theo sự phân công của Trung tâm. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý thường được thành lập theo hệ thống tổ chức từ Trung ương đến điạ phương; uỷ ban trợ giúp pháp lý Trung ương có trách nhiệm quản lý các Trung tâm tại các địa phương.

Mô hình Trung tâm trợ giúp pháp lý này hiện đang thịnh hành tại Mỹ, Bang Quebec (Canada), úc, Anh, Singapore, Malayxia, Thái Lan... Ưu điểm nổi bật của mô hình này là có thể giải quyết kịp thời các công việc trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của đương sự vì Trung tâm có các luật sư công làm việc thường xuyên tại văn phòng của Trung tâm. Tuy nhiên, điểm yếu của mô hình này là nguồn kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của Nhà nước. Trong thời gian gần đây, nguồn kinh phí thiếu hụt, không thường xuyên và đôi khi bị cắt giảm từ phía Nhà nước đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý, dẫn đến tình trạng nhu cầu được giúp đỡ pháp lý của dân nghèo vượt quá khả năng giải quyết của các Trung tâm. Ngoài ra, dân chúng còn tỏ ra e ngại về chất lượng trợ giúp pháp lý do các luật sư công của Trung tâm thực hiện, vì họ cho rằng các luật sư công không có nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng hành nghề trong thực tế cạnh tranh nghề nghiệp như các luật sư tư.

- Mô hình trợ giúp pháp lý từ thiện. Mô hình này được thịnh hành cho đến tận giữa thế kỷ XIX. Theo mô hình này, luật sư hành nghề có nghĩa vụ thực hiện một số dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo. Mô hình đã bộc lộ nhiều hạn chế vì việc thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu được dựa vào sự tự nguyện và lòng từ thiện của các luật sư hành nghề. Phần lớn công việc trợ giúp pháp lý là do các luật sư trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm hành nghề thực hiện. Hiện nay một số nước như Bỉ, Pháp, Italia, Tây ban Nha và Ailen vẫn đang duy trì mô hình trợ giúp pháp lý này, mặc dù nó không phải là hình thức trợ giúp pháp lý chính.

- Mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp: Xu hướng phổ biến hiện nay của các nước là phát triển mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp. Theo mô hình này, các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước một mặt vẫn duy trì các luật sư công, mặt khác kết hợp chặt chẽ với các tổ chức nghề nghiệp (các luật sư tư) trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý. Phần lớn các công việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là bào chữa hoặc đại diện trước Toà án do các luật sư tư thực hiện. Đương sự được tự do lựa chọn luật sư để thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình. Mô hình này cho phép các tổ chức trợ giúp pháp lý Nhà nước huy động được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, tránh được những hạn chế của một mô hình duy nhất, đồng thời giúp Nhà nước giảm nhẹ được gánh nặng về ngân sách cho hoạt động này. Ngoài ra, các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý cũng cảm thấy yên tâm, tin tưỏng hơn vào chất lượng và hiệu quả của việc trợ giúp.

Qua phân tích sơ bộ về ba mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý nói trên, chúng ta có thể thấy rằng cho dù là mô hình Nhà nước, mô hình từ thiện hay mô hình hỗn hợp, thì các luật sư hành nghề đều giữ vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là chủ yếu trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Rõ ràng là nếu muốn phát triển rộng rãi hoạt động trợ giúp pháp lý và bảo đảm hiệu quả, chất lượng của công việc trợ giúp thì cần phải thu hút ngày càng nhiều sự tham gia tích cực của các luật sư hành nghề. Bởi lẽ hoạt động luật sư được coi như một nghề chuyên nghiệp và các luật sư hành nghề phải sống bằng chính nghề nghiệp của mình, cho nên dù muốn hay không các luật sư đều phải thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm hành nghề để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ pháp luật, thu hút và lưu giữ khách hàng, đặc biệt là trong cơ chế cạnh tranh nghề nghiệp ngày càng trở nên gay gắt.

Theo chúng tôi, mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp rất phù hơp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Điều đó cũng phù hợp với chủ trương xã hội hoá các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã đề ra. Với phương châm cơ bản là “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Nhà nước có vai trò nòng cốt thể hiện ở việc thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý, cấp kinh phí hoạt động, điều tiết hoạt động chuyên môn. Còn trong việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể thì ngoài các luật sư thuộc biên chế Nhà nước hoặc cộng tác viên, Trung tâm trợ giúp pháp lý phải dựa vào đội ngũ cộng tác viên là luật sư hành nghề tự do. Vấn đề là ở chỗ cần phải quy định rõ ràng, cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách như một trách nhiệm đối với cộng đồng chứ không đơn giản là sự tự nguyện hay lòng từ thiện. Vì thế, trong Pháp lệnh luật sư (sửa đổi Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987), dự định sẽ được ban hành trong thời gian tới phải hàm chứa quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của luật sư hành nghề đối với hoạt động trợ giúp pháp lý thay vì quy định một số trường hợp miễn, giảm thù lao luật sư như điều 33 Quy chế Đoàn luật sư hiện hành mà chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Trong văn bản hưóng dẫn thực hiện Pháp lệnh luật sư cũng cần nói rõ cơ chế phối hợp giữa luật sư, các Văn phòng luật sư hoặc Đoàn luật sư và các Trung tâm trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý. Nếu không sẽ rất khó bảo đảm tính kịp thời, thống nhất, cũng như chất lượng, hiệu quả của hoạt động này, bởi lẽ luật sư theo Pháp lệnh luật sư là những người hành nghề chuyên nghiệp theo cơ chế nghề tự do và trợ giúp pháp lý miễn phí không phải là chức năng chính của họ.

2. Trách nhiệm của luật sư trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trước hết phải khẳng định rằng, xét về tính chất vụ việc, thì các vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí và các vụ việc do luật sư hành nghề tự do thực hiện và thu thù lao từ khách hàng là không có sự khác biệt. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hoạt động này chỉ là đối tượng phục vụ và vấn đề có thu hay không thu chi phí dịch vụ. Do đó, khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư cũng phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc hành nghề, cụ thể là:

  1. Tuân thủ pháp luật;
  2. Trung thực và tôn trọng sự thật khách quan:
  3. Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, phẩm giá luật sư;
  4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình.

Ngoài việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc hành nghề, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm nghề nghiệp), các luật sư còn có trách nhiệm lương tâm (trách nhiệm đối với cộng đồng) trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý. Luật sư phải Trung thực, khách quan, tận tâm vì quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng được trợ giúp pháp lý; bảo đảm chất lượng, hiệu quả và chịu trách nhiệm cá nhân về những vụ việc trợ giúp do mình thực hiện. Để bảo đảm tính kịp thời của việc trợ giúp pháp lý, luật sư phải có trách nhiệm thực hiện nhanh chóng các đề nghị trợ giúp của Trung tâm; không được từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Tóm lại, luật sư phải thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí với đầy đủ tinh thần trách nhiệm của một luật sư hành nghề.

Ngoài việc thường xuyên, tích cực phối hợp với các Trung tâm trợ giúp pháp lý để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về trợ giúp pháp lý, các luật sư, Văn     phòng luật sư cũng phải có chương trình, kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý      miễn phí cho nhân dân trên cơ sở tự nguyện.

III. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG TR GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ.

1. Phạm vi hoạt động:

- Tư vấn pháp luật;

- Đại diện, bào chữa trước Toà án;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

Tư vấn pháp luật: Thực tế thi hành pháp luật ở nước ta cho thấy rằng, nếu người dân chỉ chỉ “biết” pháp luật ở mức độ khái quát thì vẫn chưa đủ để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, thực sự được tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu chỉ cần “biết” pháp luật thì người ta chỉ cần có một trình độ giáo dục nhất định là có thể tự đọc những văn bản pháp luật được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, để “hiểu” được pháp luật đến mức có khả năng vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì không phải tất cả mọi người dân đều có thể làm được. Đặc biệt là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta đang hoàn chỉnh, số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều thì điều kiện tiếp cận với pháp luật của người dân để tự mình có thể xử sự theo đúng pháp luật trong các quan hệ của đời sống hàng ngày không phải dễ dàng. Do đó, trong bất kỳ xã hội nào cũng rất cần đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, những người có đủ khả năng và điều kiện giúp người dân hiểu biết sâu về pháp luật hoặc đưa ra những lời khuyên về phương thức áp dụng pháp luật. Là những người được đào tạo về pháp luật và kỹ năng hành nghề pháp luật, hàng ngày tiếp cận và làm việc bằng pháp luật, các luật sư có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Đối tượng của hoạt động trợ giúp pháp lý là những người nghèo và người thuộc diện chính sách, cho nên các vụ việc về trợ giúp pháp lý hầu như không,  liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, mà chủ yếu là các tranh chấp nhỏ, các khiếu kiện mang tính hành chính, dân sự. Do đó, trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, công việc chủ yếu của các luật sư là thực hiện hướng dẫn, giải đáp pháp luật, giúp soạn thảo đơn từ, tài liệu hoặc đưa ra những lời khuyên về cách thức áp dụng pháp luật. Việc tư vấn pháp luật thường được thực hiện tại Trung tâm trợ giúp pháp lý, cho nên các luật sư công hoặc các cộng tác viên của Trung tâm là những người đảm trách phần lớn các công việc này.

Đại diện, bào chữa trước Toà án: Trong lĩnh vực công việc này, luật sư hành nghề tự do có vai trò chủ yếu, ngay cả khi Trung tâm trợ giúp pháp lý có các luật sư công của mình. Đại diện, bào chữa trước Toà án là một công việc không đơn giản chỉ yêu cầu kiến thức pháp luật mà quan trọng hơn là kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề (kỹ năng diễn đạt, tài hùng biện, sự nhạy cảm và linh hoạt trong vận dụng các tình tiết, hoàn cảnh của vụ việc...). Với phương châm “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, các luật sư hành nghề tự do có điều kiện thực tế để phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực công việc này. Theo tổng kết thực tế trong hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước thì 60% tổng số các vụ việc tại Toà án là do các luật sư ngoài Trung tâm thực hiện.

Để thực hiện tốt công việc này, Trung tâm trợ giúp pháp lý phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ, linh hoạt với các luật sư và Văn phòng luật sư, sao cho việc trợ giúp trong đại diện, bào chữa được thực hiện kịp thời, hiệu quả mà không làm trở ngại đến hoạt động hành nghề của các luật sư. Các luật sư thực hiện các công việc đại diện, bào chữa trước Toà án hoặc theo lời mời của Trung tâm (trong trường hợp này, Trung tâm thanh toán chi phí cho luật sư), hoặc trên cơ sở tự nguyện.

Phổ biến, giáo dục pháp luật: Phổ biến, tuyên truyền pháp luật có hai mức độ: mức độ rộng và mức độ sâu. Mức độ rộng rãi của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là cung cấp thông tin bao quát nhất về pháp luật thực định, về hoạt động xây dựng pháp luật, về thực tiễn thi hành pháp luật. Hiện nay ở nước ta các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền về các văn bản pháp luật và giải đáp việc thực hiện pháp luật. Còn phổ biến, giáo dục pháp luật ở mức độ sâu là thực hiện hướng dẫn nội dung các quy định của pháp luật, cách thức áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể. Xét trên góc độ như vậy, hoạt động tư vấn pháp luật là một phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở mức độ sâu. Trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý, các luật sư còn tích cực tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đưa pháp luật đi vào đời sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân.

Góp phần hoàn thiện pháp luật: ở nhiều nước trên thế giới, luật sư hành nghề có thể đưa ra các sáng kiến pháp luật, tham gia tích cực quá trình soạn thảo văn bản pháp luật hoặc đóng góp ý kiến về dự thảo các văn bản pháp luật. Trong quá trình hành nghề, các luật sư có điều kiện để đánh giá mức độ phù hợp với thực tế của văn bản pháp luật, có thể tìm ra những bất cập, những lỗ hổng pháp luật... Sẽ rất hữu ích nếu trong công tác xây dựng pháp luật có được các ý kiến đóng góp hoặc sự tham gia trực tiếp của các luật sư hành nghề. Làm như vậy, pháp luật sẽ có tính khả khi cao, tránh được tình trạng pháp luật chỉ trên giấy tờ mà rất khó thực hiện trong cuộc sống.

2. Hình thức hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư.

Có hai hình thức mà qua đó luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý.

Thứ nhất, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý trên cơ sở tự nguyện như là trách nhiệm đối với cộng đồng. Theo hình thức này, pháp luật (có thể là văn bản hướng dẫn của Cơ quan quản lý luật sư, Quy chế của Đoàn luật sư hoặc Điều lệ của Văn phòng luật sư...) quy định trong một tuần, một tháng hoặc một năm, một luật sư hành nghề tự do phải có một số giờ nhất định thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo hình thức này có thể được tiến hành tại Văn phòng luật sư hoặc luật sư đăng ký thời gian biểu với Trung tâm trợ giúp pháp lý để Trung tâm bố trí công việc.

Thứ hai, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo lời mời của Trung tâm trợ giúp pháp lý và Trung tâm trả tiền thù lao cho luật sư. Hình thức này chủ yếu được thực hiện trong lĩnh vực đại diện, bào chữa cho đương sự tại Toà án.

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các phương thức sau đây:

- Tư vấn pháp luật qua điện thoại, qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, vô tuyến truyền hình;

- Tư vấn pháp luật trực tiếp cho đương sự tại Trung tâm trợ giúp pháp lý (thực hiện theo lịch biểu hàng tuần trên cơ sở tự nguyện hoặc theo lời mời của Trung tâm);

- Thực hiện đại diện, bào chữa cho đương sự trước Toà án theo lời mời của Trung tâm trợ giúp pháp lý trên cơ sở vụ việc;

- Tư vấn pháp luật lưu động tại các vùng xa, vùng sâu, giải đáp các yêu cầu tư vấn pháp luật của nhân dân;

- Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (hướng dẫn, giải đáp pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật mới...);

- Tham gia các cuộc hội thảo, toạ đàm, đề tài khoa học về xây dựng và hoàn thiện pháp luật;

- Đóng góp ý kiến hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật.

VI. KẾT LUẬN

Trợ giúp pháp lý là một hoạt động thể hiện bản chất dân chủ và nhân đạo của xã hội công bằng và văn minh, trong đó mọi công dân đều có quyền bình đẳng và khả năng tiếp cận với pháp luật, với công lý. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý gắn bó rất chặt chẽ với nghề luật sư, hay nói cách khác chính các luật sư là những người đưa hoạt động trợ giúp thành hiện thực và bảo đảm tính bền vững, lâu dài của nó.

Ngày 6 tháng 9 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Theo Quyết định đó, Cục trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp, các Trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí trực thuộc các Sở Tư pháp được thành lập. Như vậy, chủ trương “tạo điều kiện cho người nghèo được hưồng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí” đã được thể chế hoá. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công việc chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu trên cơ sở kết họp với kinh nghiệm thực tế. Một trong những vấn đề đó là việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về hoạt động này, trong đó phải có sự kết họp chặt chẽ với các quy định về luật sư nói chung, ví dụ: về tiêu chuẩn, điều kiện công nhận luật sư, về nguyên tắc hành nghề, đạo đức nghề nghiệp, chế độ trách nhiệm. Mặt khác, các Trang tâm trợ giúp pháp lý phải tạo được cơ chế điều hành công việc phù hợp, thuận lợi để cổ thể thu hút sự tham gia tích cực, rộng rãi của các luật sư hành nghề vào việc thực hiện trợ giúp. Trong văn bản pháp luật về luật sư cũng cần quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của luật sư đối với việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí./.

 

 

Chuyên đề 6

LUẬT TỤC[26] CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ VẤN ĐỀ TRỢ
GIÚP PHÁP LÝ CHO ĐỔNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Trần Huy Liệu*

 

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỀM KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA ẢNH  HƯỞNG ĐẾN LUẬT TỤC VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LỶ CHO  ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Đặc điểm về kinh tế.

Đa số các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của các dân tộc thiểu số từng bước được phát triển theo hướng công- nông - lâm nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng dân tộc. Tuy nhiên, cơ sở kinh tế của các dân tộc thiểu số còn mang tính, tự phát, tự cung, tự cấp, khép kín. Phương thức sản xuất còn thủ công, thô sơ và lạc hậu. Đồng bào dân tộc thiểu số còn bộ phận sống du canh, du cư và định cư, du canh.

Phần lớn các dân tộc thiểu số thực hiện chế độ sở hữu chung của đại gia đình, thị tộc. Hình thức phân phối, trao đổi chủ yếu bằng hiện vật, mang tính bình quân, Nói chung, mức sống của đồng bào dân tộc còn thấp. Tỷ lệ đói nghèo của các dân tộc thiểu số nói chung chiếm tới 30%, ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ đói nghèo lên tới trên 45%.                          .

Trình độ phát triển kinh tế trên đây tạo nên sự biệt lập cao giữa các khu vực dân cư, là cơ sở nền tảng, cơ sở ảnh hưởng lớn đến các quan hệ xã hội, đến ý thức, tư tưởng, phong tục, tập quán và có vai trò quyết định nội dung luật tục của cộng đồng các dân tộc miền núi.

2. Đặc điểm về xã hội.

Cơ sở xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số là gia đình, dòng họ và bản, làng, buôn, sóc (cộng đồng)... Mỗi buôn, làng có từ 10 đến gần 100 nóc nhà. Mỗi nhà là một đại gia đình gồm những cặp vợ chồng, con cái của nhiều thế hệ sinh sống và được phân chia thành từng gian, từng bếp. Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển, giao lưu văn hoá giữa miền xuôi và miền ngược, giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau phát triển làm cho thiết chế đại gia đình có sự phân hoá. Nhưng nói chung, thiết chế gia đình lớn của các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa không bị thay đổi nhiều.

Thiết chế gia đình là hình thức sinh hoạt nền tảng của xã hội dân tộc thiểu số, được hình thành từ ngàn đời nay, do nền kinh tế tự cung, tự cấp tạo nên. Trong gia đình, người chủ gia đình, người cao tuổi chi phối mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của gia đình. Một số dân tộc còn mang nặng tàn dư của chế độ thị tộc mẫu hệ. Trong chế độ này, người phụ nữ làm chủ, đứng đầu và điều hành mọi hoạt động trong gia đình. Mọi vấn đề trong quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ hộ tịch, hôn nhân gia đình, thừa kế... đều do phụ nữ chủ gia đình quyết định. Ví dụ như: Tài sản, của cải làm ra thuộc gia đình vợ; chế độ chồng ở rể bên nhà vợ; con cái sinh ra mang họ mẹ; con trai không được thừa kế; khi ly hôn, chồng không được phân chia tài sản...Nhìn chung, chế độ mẫu hệ tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các cá nhân trong cộng đồng được pháp luật bảo vệ.

Bên cạnh thiết chế gia đình là thiết chế dòng họ, trong đó người Trưởng họ (Trưởng tộc) đóng vai trò quyết định điều hành các vấn đề kinh tế, văn hoá, tinh thần và lối sống sinh hoạt của cả một dòng họ.

Thiết chế mang tính tổ chức cao hơn của dân tộc thiểu số là làng, bản, buôn, sóc (cộng đồng)... Để điều hành các hoạt động chung của cộng đồng, cũng như điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cá nhân trong cộng đồng đối với những vấn đề phát sinh ở thôn, bản, làng, đòi hỏi có một thiết chế có tổ chức điều hành chung. Đứng đầu thôn, bản, làng là người có uy tín, am hiểu tâm lý dân tộc, phong tục tập quán, được mọi người kính trọng suy tôn gọi là Già làng hoặc những người có hiểu biết, có đạo đức được cộng đồng bầu ra là Trưởng thôn, Trưởng bản để điều hành các công việc chung của thôn, bản, làng. Theo truyền thống, họ là lãnh tụ tinh thần của cộng đồng. Già làng, Trưởng thôn, Trưởng bản, Trưởng tộc có toàn quyền tổ chức thực hiện mọi công việc chung của cộng đồng, trong đó có quyền áp dụng luật tục đối với những hành vi vi phạm luật tục của dân tộc mình.

Nhìn chung, gia đình là tế bào của xã hội nói chung. Nhưng gia đình của các dân tộc thiểu số, nó gắn bó mật thiết với thiết chế dòng họ và thôn, bản, làng của từng dân tộc, tạo nên một cơ sở xã hội khép kín thể hiện cơ chế tự quản cao của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi dòng họ có một truyền thống, một phong tục, tập quán riêng.

Trong xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tuy không phân chia rõ rệt thành các đẳng cấp khác nhau, nhưng có biểu hiện phân hoá giàu nghèo, có sự phân biệt giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Tầng lớp trên gồm phần lớn là chủ làng, chủ bản, chủ bến nước, khúc sông, đoạn suối, thầy cúng, thầy bói, người xử kiện và người giàu có... Còn tầng lớp dưới là tất cả dân làng còn lại. Trong thực tế, tầng lớp trên chưa có nhiều đặc quyền, đặc lợi, song những ý định muốn thiết lập sự thống trị của thiểu số lên trên xã hội buôn làng đã tạo nên những mâu thuẫn và phản ứng của cộng đổng dân làng, do trình độ dân trí và trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật của Nhà nước của đổng bào dân tộc thiểu số được nâng lên.

Đặc điểm xã hội này của dân tộc thiểu số đã quyết định bản chất xã hội và tính cục bộ, khép kín của luật tục.

3. Đặc điểm về văn hóa truyền thống

Do điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, điều kiện tự nhiên khó khăn ít có điều kiện giao lưu với các trung tâm văn hoá - xã hội, nên đời sống văn hoá và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số rất thấp. Qua nghiên cứu khảo sát, nạn mù chữ và tái mù chữ của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 70%, có nơi lên tới trên 90% như ở tỉnh Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Yên Bái... Do đời sống vật chất còn nghèo nàn, cơ chế tự quản cao, khép kín và tính chất du canh, du cư của nền kinh tế, nên đồng bào dân tộc thiểu số ít có điều kiện và nhu cầu tiếp thu các tri thức văn hoá, các chuẩn mực xã hội mới, trong đó có pháp luật. Trình độ dân trí thấp, mù chữ dẫn đến tình trạng mù pháp luật, không hiểu biết pháp luật và từ đó không có ý thức pháp luật. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc duy trì, phát triển nhiều phong tục, tập quán, luật tục lạc hậu, phi khoa học trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Mỗi dân tộc có cuộc sống văn hoá riêng, đồng bào dân tộc thiểu số có nền văn hoá dân gian truyền thống rất phong phú và đa dạng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Điển hình là nền văn học dân gian và các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đặc trưng của Văn học dân gian của đồng bào dân tộc được thể hiện thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian như truyện cổ, trường ca, sử thi, thần thoại, dân ca, thơ ca... Đây là những hình thức chứa đựng các nội dung của luật tục, là phương tiện truyền tải luật tục vào cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng. Vì vậy, luật tục có sức sống bền vững trong mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng.

Bên cạnh nếp sống văn hoá tiến bộ, có nếp sống văn hoá lạc hậu do bị ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến và hủ tục mê tín dị đoan. Trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số có niềm tin nội tâm vào thần linh (thần trời, thần đất, thần nước, thần lửa...), tin vào sự phán xét phi khoa học của thầy mo, thầy cúng... Trong nếp sống lạc hậu chứa đựng những nội dung của luật tục lạc hậu và đương nhiên những luật tục này không phù hợp với pháp luật, mâu thuẫn với pháp luật của Nhà nước.

II. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA NÓ VỚI PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC

Để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, Bộ Tư pháp, các ngành, các cấp đã có một số công trình nghiên cứu, khảo sát về luật tục dưới các góc độ khác nhau. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn đều khẳng định luật tục của dân tộc thiểu số rất phong phú, đa dạng tương ứng với sự đa dạng, phong phú của tất cả 53 dân tộc thiểu số sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi dân tộc có một luật tục riêng, mang bản sắc riêng, phản ánh mọi quan hệ xã hội diễn ra trong đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của mình.

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng luật tục của dân tộc thiểu số ra đời rất sớm, phần lớn có từ thời kỳ xã hội Việt Nam chưa phân chia thành giai cấp, thời kỳ tiền giai cấp và được duy trì phát triển trong các triều đại phong kiến, trong thời kỳ Pháp thuộc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại cho đến ngày nay. Luật tục tồn tại như một yếu tố khách quan, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế tự quản cao của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, luật tục có ảnh hưởng to lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra để chúng ta suy nghĩ là tại sao luật tục lại có sức sống bền vững và gắn chặt với tâm linh mỗi người dân tộc như vậy? Một thực tế hiện nay trong cộng đồng của các dân tộc đang được điềụ chỉnh bởi luật tục và pháp luật của Nhà nước. Sự tồn tại song song của chúng đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ của chúng với nhau và hiệu lực tác động của chúng đối với cộng đồng trên cơ sở đó để đề ra những giải pháp có hiệu quả, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện thống nhất trên thực tế.

Để tìm hiểu bản chất, những đặc trưng cơ bản của luật tục và mối quan  hệ của chúng với pháp luật của Nhà nước, chúng ta xem xét luật tục dưới góc độ quản lý và pháp lý:

1. Dưới góc độ pháp lý, theo quan niệm chung, luật tục là một hình thức của pháp luật nói chung, là nguồn sơ khai của pháp luật. Dưới góc độ quản lý thì luật tục giữ vai trò là công cụ quản lý xã hội của cộng đồng dân tộc, đưa xã hội tộc người vào trật tự, phù hợp với ý chí và lợi ích của cộng đồng.

Với ý nghĩa đó, có thể nói luật tục là những chuẩn mực xã hội (xã hội ở đây là xã hội của dân tộc thiểu số), giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân (những hành động được làm và không nên làm) trong cộng đồng, sao cho phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng.

Do luật tục ra đời sớm, được bảo tồn và lưu truyền từ đời này sang đời khác của các thế hệ, trở thành nếp sống sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, nên không có gì là mâu thuẫn khi cho rằng pháp luật là tổng hợp những quy tắc xã hội, mang tính chất ý thực hệ, chứa đựng trong nó những chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng và tư tưởng pháp quyền. Những chuẩn mực này kết tinh lại tạo thành những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của dân tộc.

Ra đời trong một xã hội chưa hình thành giai cấp, cơ sở kinh tế - xã hội kém phát triển, nhu cầu sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần thấp, tôn giáo chưa phát triển, túi ngưỡng dân gian còn sơ khai, tri thức còn nhiều hạn chế, tư duy còn mang tính cụ thể, trực quan, kinh nghiệm, nên luật tục thể hiện ra bên ngoài như những cách thức ứng xử của mỗi cá nhân với cộng đồng và của cộng đồng với mỗi cá nhân. Nó không chứa đựng những tư tưởng thống trị trong xã hội, mà chủ yếu chứa đựng những tư tưởng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt văn hoá xã hội, tư tưởng đạo đức, pháp quyền và trở thành phạm trù ý thức, nếp sống truyền thống của mỗi con người và cộng đồng. Vì vậy, về mặt bản chất chúng ta cũng có thể nói rằng luật tục là tổng hợp những tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm truyền thống về cuộc sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng, được mọi thế hệ tiếp thu, lưu truyền và tự nguyện thể hiện trong cuộc sống phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng. Hay nói cách khác, luật tục là một khía cạnh văn hóa truyền thống của một dân tộc. Đặc trưng này của luật tục đã cho chúng ta hiểu rõ vì sao luật tục của một dân tộc có sức sống bền vững, ít thay đổi và không bị đồng hoá với luật tục của dân tộc khác nói riêng và của pháp luật Nhà nước nói chung.

Tuy nhiên, nội dung của luật tục cũng thay đổi, khi cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội thay đổi.. Vì cũng như pháp luật, luật tục phản ánh tồn tại khách quan. Nội dung của luật tục do cơ sở kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định. Nhận thức rõ bản chất và đặc trưng này của luật tục mới có thể tìm ra giải pháp đúng đắn để khắc phục những luật tục lạc hậu, bất bình đẳng hiện nay đang tồn tại trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Hay nói cách khác là muốn khắc phục những nội dung lạc hậu của luật tục thì phải phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đổng thời phải phát huy những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc và từng bước nâng chúng lên thành luật, mới bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống.

2. Xét về nội dung luật tục của một dân tộc thiểu số cụ thể, thì bản chất cơ bản của luật tục không mang tính giai cấp giống như pháp luật. Vì luật tục thể hiện ý chí và lợi ích chung của cả cộng đồng, mang tính tự nguyện, tự quản cao, vận hành chúng không vì đặc quyền, đặc lợi của bất cứ một tầng lớp dân cư nào. Còn pháp luật ra đời trong xã hội có giai cấp, thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, trong các thể chế Nhà nước khác nhau, vì mục đích bảo vệ quyền lực thống trị giai cấp, mà một số luật tục bị giai cấp thống trị lợi dụng, đổng hoá với pháp luật, làm cho luật tục tựa hồ như có vẻ vô tình “mang tính giai cấp”. Với đặc trưng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số luật tục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng tôn giáo và tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu.

Trong thực tiễn lịch sử Việt nam, các Nhà nước dưới các triều đại phong kiến và dưới thời Pháp thuộc đã sử dụng nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, phù họp với lợi ích thống trị của mình, như một công cụ có hiệu quả để thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, chính sách nô dịch, ngu dân để phục vụ lợi ích của Nhà nước phong kiến, thực dân, duy trì quyền lực thống trị của Nhà nước đó. Những luật tục lạc hậu đó còn tồn tại và lưu truyền trong cộng đồng dân tộc thiểu số cho đến ngày nay.

Như vậy, những luật tục “mang tính giai cấp” là những luật tục phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị, được Nhà nước của giai cấp thống trị nâng lên thành những quy tắc xử sự chung (pháp luật) hoặc thừa nhận và được Nhà nước đó bảo đảm thực hiện. Hay nói cách khác là luật tục chỉ mang tính giai cấp khi có sự tác động và hợp thức hoá của Nhà nước. Còn bản thân nội tại của luật tục không mang tính giai cấp. Nó sinh ra, tồn tại và phát triển như một sự cam kết tự nhiên của cộng đồng, điều chỉnh các quan hệ xã hội đi vào trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng, mà không có đặc quyền, đặc lợi cho bất kỳ một cá nhân hay tầng lớp dân cư nào trong cộng đồng. Nhận thức rõ đặc trưng này của luật tục sẽ giúp chúng ta có những giải pháp đồng bộ hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước, bảo đảm tính kế thừa những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và bảo đảm cho pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời có những giải pháp, duy trì, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc cùa mỗi dân tộc phục vụ lợi ích chung của toàn dân tộc Việt Nam.

3. Dưới góc độ pháp lý, luật tục phản ánh ý chí chung và bảo vệ lợi ích chung của cộng động dân tộc và thể hiện tính dân chủ, bình đẳng giữa các cá nhân trong cộng đổng. Nhưng cái “chung” và cái “bình đẳng” ở đây chỉ bó hẹp trong phạm vi của một cộng đồng dân tộc cụ thể. Vì vậy, nó không mang tính phổ biến, điển hình như các quy tắc xử sự của pháp luật, nên nó mang tính cục bộ. Đó là mặt hạn chế của luật tục. Tuy nhiên, những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, mang tính phổ biến, ổn định, phù hơp với lợi ích chung của toàn dân tộc, phù hơp với pháp luật cần được phát huy, kế thừa, từng bước nâng lên thành luật hoặc có chính sách bảo hộ, duy trì và bảo đảm thực hiện.

4. Luật tục của dân tộc thiểu số chủ yếu mang tính chất xã hội. Qua nghiên cứu tìm hiểu các nội dung của luật tục, chúng ta thấy rằng luật tục là hình thức phản ánh và điều chỉnh mối quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là các mối quan hệ giữa cá nhân con người với con người; giữa con người với gia đình, dòng họ, với buôn làng, với xã hội cộng đồng; quan hệ với tự nhiên và cả với các lực lượng siêu tự nhiên (các thần linh). Các mối quan hệ đó dịễn ra trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: trong lao động sản xuất; trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng đất đai; hôn nhân gia đình, sở hữu tài sản, thừa kế; trong lễ hội tmyền thống và trong sinh hoạt đời thường khác. Các quan hệ xã hội nói trên do luật tục điều chỉnh mang tính cộng đồng sâu sắc. Mọi mối quan hệ dù là chung cho cả cộng đồng hay riêng của mỗi cá nhân, đều phải phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Luật tục xác định rõ cách ứng xử của mỗi cá nhân và của cộng đồng, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với gia đình, dòng họ và với cả cộng đồng và trách nhiệm của cả cộng đồng đối với mỗi thành viên, hoàn toàn không có sự phân biệt, ưu đãi nào đối với tầng lóp trên hoặc ngược đãi đối với tầng lóp dưới, nhằm mục đích làm cho tất cả mọi người trong cộng đồng đều bình đẳng như nhau. Tất nhiên là sự bình đẳng ở đây chỉ mang tính chất tương đối và trong phạm vi của một cộng đồng dân tộc thiểu số. Như vậy, luật tục mang tính xã hội sâu sắc và được thể hiện thông qua tính cộng đồng, dân chủ và bình đẳng, tuy còn ở mức thấp. Vì vậy, luật tục có gía trị áp dụng cao, là linh hồn của cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số.

5. Xét về mặt nội dung luật tục có những giá trị tích cực, trở thành nếp sống văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cần được kế thừa và phát huy.

Trong luật tục có nhiều quy ước tiến bộ, phản ánh ý thức tự giác, tự nguyện và có hiệu lực cao trong nội bộ cộng đồng các dân tộc. Dưới góc độ pháp lý, nhiều tập quán của các dân tộc về hôn nhân gia đình, về sở hữu tài sản cũng như kỷ luật hành chính có những tiến bộ, phù hợp với các quy định của pháp luật rất đáng ghi nhận và khuyến khích như chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại; mọi của cải đều là tài sản chung của gia đình; quy ước phòng ngừa kẻ gian, phong tục đoàn kết cứu giúp lẫn nhau; các biện pháp thưởng, phạt mang tính chất phòng ngừa, đề cao tính khuyên răn, nhắc nhở v.v...

Nhìn chung, mặt tích cực của luật tục có vai trò lớn trong việc củng cố, gắn kết các thành viên trong gia đình, họ hàng và cộng đồng, tạo cơ sở xây dựng cuộc sống chung hài hoà, nhân ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Giá trị giáo dục mặt tích cực của luật tục đã tạo nên nhân cách con người những đức tính cộng đồng, rộng lượng, chân thực, cần cù, chịu khó và thuỷ chung. Những giá trị tích cực đó của luật tục đã góp phần giữ gìn những phong tục, tập quán đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

6. Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu trên, luật tục có những mặt hạn chế, tiêu cực, bảo thủ và lạc hậu, mang nặng hệ tư tưởng tôn giáo, phong kiến cần được từng bước khắc phục. Mặt tiêu cực của luật tục thể hiện như sau:

- Một số luật tục không phù hợp với pháp luật và nếp sống mới văn minh, thậm chí mâu thuẫn với pháp luật, với đạo đức xã hội, như trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có tục lệ lấy nhiều vợ, tục nối dây (anh chết vợ thì lấy em gái vợ, nếu chị chết chồng thì lấy em trai của chồng); tục lệ không cấm những người cùng huyết thống họ hàng trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau; tục lệ du canh, du cư đốt rừng làm rẫy vi phạm pháp luật; tục phạt vạ vi phạm luật hành chính v.v ... Những tục lệ trên đây vừa mâu thuẫn với pháp luật, vừa tạo ra những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật bảo vệ rừng, pháp luật hành chính ...

- Một số quy ước của luật tục lỗi thời, lạc hậu mang tư tưởng tôn giáo, phong kiến, tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, cộng đồng, như tệ, bắt cóc vợ, phạt vạ, tục lệ ma chay, đình đám, ma lai, bói, cúng ... mang nặng màu sắc mê tín, dị đoan, phi khoa học. Một số dân tộc duy trì chế độ mẫu hệ có tục lệ tập trung quyền lực vào người phụ nữ. Phụ nữ có quyền định đoạt toàn bộ cuộc sống sinh hoạt của gia đình, dòng họ, như tục ép duyên, tục ở rể, tục chia tài sản sau ly hôn... cũng tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ, bình đẳng giữa vợ và chồng.

Những luật tục mang tính tiêu cực trên đây đã ràng buộc cá nhân con người trong nhiều mối quan hệ cộng đồng phi lý, bảo vệ những phong tục lạc hậu, mang tính bảo thủ, cục bộ, tạo nên tình trạng “phép vua thua lệ làng” và vi phạm quyền tự do, bình đẳng; làm vật cản cho việc giải phóng sức sản xuất, kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả xã hội.

- Luật tục mang tính tự phát, cục bộ và khép kín. Tính tự phát của luật tục thể hiện ở chỗ đang thiếu một sự chỉ đạo thống nhất của Nhà nước về xây dựng và quản lý luật tục. Luật tục ra đời hiện nay không phải do sự chỉ đạo trực tiếp nào của chính quyền hay tổ chức nào đó ở cộng đồng, mà do gia tộc, họ tộc hay một cộng đồng dân cư nhỏ xây dựng nên để phản ánh đời sống sinh hoạt vật chất, văn hoá xã hội của cộng đồng đó. Vì vậy, nó rất đơn gản về hình thức và tản mạn về nội dung, rất khó có thể quản lý để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của luật tục.

Tính cục bộ, khép kín của luật tục thể hiện ở chỗ mỗi dân tộc thiểu số có luật tục riêng của mình. Nhiều nội dung của luật tục không mang tính phổ biến và điển hình, chỉ phản ánh và bảo vệ lợi ích chung của riêng dân tộc mình, mà không đặt nó trong mối quan hệ với tục lệ của dân tộc khác. Mặt tích cực của luật tục mang tính cục bộ, khép kín này tạo nên sắc thái văn hoá truyền thống độc đáo riêng của mỗi dân tộc, mà không thể đồng hoá được và góp phần tạo nên bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích các dân tộc duy trì bảo tồn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, độc đáo của mình.

Chỉ có trên cơ sở nhận thức đúng đắn những mặt tiêu cực này của luật tục và tìm ra những nguyên nhân tồn tại của nó mới có thể đề ra những chủ trương, biện pháp có hiệu quả, để kế thừa phát huy những mặt tích cực, từng bước khắc phục những mặt tiêu cực của luật tục, làm cơ sở để thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

III. VẤN ĐỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý.

Đồng bào dân tộc thiểu số là đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước. Căn cứ Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 cuả Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 52/TTLT ngày 14/1/1998, ngành tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý và trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Để triển khai thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng của nhân dân, Bộ Tư pháp đã thành lập Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp để giúp Bộ thực hiện quản lý Nhà nước và trực tiếp trợ giúp pháp lý cho nhân dân, đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp hữu quan, trong thẩm quyền của mình ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các địa phương thành lập các Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở địa phương để thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân ở địa phương mình.

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lý luận và thực tiễn, để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Nó không chỉ góp phần đưa chính sách dân tộc của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống cộng đồng người dân tộc thiểu số, mà còn giúp họ hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật. Trên cơ sở đó để họ tự lựa chọn cách xử sự phù hơp với các quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân và tự bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số mà chúng ta kiến nghị Nhà nước thể chế hoá những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thiểu số, để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho hệ thống pháp luật thể hiện tính thống nhất, toàn diện, đồng bộ, vừa mang tính hiện đại, phản ánh ý chí, nguyện vọng của các dân tộc, vừa mang tính kế thừa những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Trên cơ sở đó mới đảm bảo cho Nhà nước có một nền pháp chế thống nhất, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trong thực tiễn và từng bước khắc phục những mặt tiêu cực, bất bình đẳng đang tồn tại trong quan hệ xã hội của các dân tộc thiểu số hiện nay. Hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao dân trí, nâng cao ý thức pháp luật, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, xây dựng cho đổng bào dân tộc ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, theo phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, thực hiện xã hội mới công bằng, văn minh.

Như chúng ta đều biết, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chung của toàn xã hội và hết sức mới mẻ. Để hoạt động này mang lại hiệu quả, thể hiện được đầy đủ vai trò, ý nghĩa của nó là một việc làm không đơn giản và còn nhiều khó khăn, phức tạp. Để có những định hướng và giải pháp đúng đắn, nhằm bảo đảm cho hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả, chúng ta phải nhìn nhận nó một cách toàn diện, gắn liền với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, luật tục của dân tộc thiểu số và pháp luật của Nhà nước; phải thấy hết được nhũng khó khăn và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

2. Những khó khăn ảnh hưởng đến việc tổ chức trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

2.1. Khó khăn về kinh tế và điu kiện tự nhiên.

Như trên đã phân tích, các dân tộc thiểu số Việt Nam rất phong phú, đa dạng, phân bố không đều. Phần lớn các dân tộc thiểu số định cư ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, cách xa trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh. Có những làng, bản cách xa trung tâm xã phải đi hết vài ba ngày đường, điều kiện giao thông đi lại rất khó khăn, phương tiện để đi lại thô sơ, chủ yếu là đi bộ. Đây là một trong những trở ngại lớn ảnh hưởng tới hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số. Khó khăn này thể hiện ở chỗ kinh phí cho hoạt động trợ giúp sẽ tốn kém hơn (vì phải đi trợ giúp lưu động, chi phí ăn, ở, lưu trú cho cộng tác viên), trong khi ngân sách của Nhà nước dành cho hoạt động này còn hạn chế. Hơn nữa, bản thân cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý có tâm lý ngại khó khăn, gian khổ khi đi trợ giúp ở các vùng sâu, vùng xa; đồng bào dân tộc thiểu số cũng ngại đến các tổ chức trợ “       giúp pháp lý để yêu cầu trợ giúp pháp lý do tốn kém về thời gian vật chất và chi phí đi lại”

2.2. Đời sng văn hoá và trình độ dân trí thấp.

Như trên đã trình bầy, nói chung đời sống văn hoá và trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc thiểu số vùng cao mù chữa đến đến 90-95%, từ đó dẫn đến mù pháp luật hoặc nhận thức pháp luật không đầy đủ. Các đối tượng này chỉ biết đến luật tục, tự nguyện thi hành những phán quyết của luật tục. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm, nhưng do không hiểu biết pháp luật, nên không biết là quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và được pháp luật bảo vệ để yêu cầu trợ giúp pháp lý.

2.3. Cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số bị điều chỉnh chủ yếu bằng luật tục.

Hiện nay, trong cuộc sống cộng đồng của các dân tộc đang được điều chỉnh bởi luật tục và pháp luật của Nhà nước. Nhưng có một thực tế là luật tục của dân tộc thiểu số đang tổn tại và chiếm ưu thế, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng và có hiệu lực cao, mọi người đều tự nguyện thi hành. Hầu hết các tranh chấp, xích mích, kể cả vi phạm pháp luật thường được giải quyết trong phạm vi các buôn làng theo luật tục, trong đó có những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo pháp luật. Không ít những vụ việc được Già làng, Trưởng bản giải quyết theo luật tục lạc hậu, không phù hợp với pháp luật, thiếu công bằng, bình đẳng và vô nhận đạo. Chính tính bảo thủ, bền vững này của luật tục trong đời sống của cộng đồng là khó khăn, trở ngại không nhỏ cho hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và cho hoạt động trợ giúp pháp lý nói riêng.

2.4. Cán bộ chủ chốt ở làng, bản như Già làng, Trưởng thôn, Trưởng bản có trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.     

Thôn, làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số có truyền thống tự quản cao, với cơ chế tương đối hoàn chỉnh, mang tính chất tương đối độc lập và khép kín, tránh sự đồng hoá của các dân tộc khác. Như trên đã đề cập “Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc” là người quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất, văn hoá, sinh hoạt của cộng đồng, mọi vấn đề phát sinh đều do họ tự phân xử theo phong tục, tập quán và luật tục. Trong khi đó phần lớn Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc và cán bộ chủ chốt ở cơ sở có trình độ văn hoá thấp, chỉ có trình độ văn hoá lớp 4, lớp 5, không hiểu biết pháp luật. Đây là khó khăn không nhỏ khi đặt vấn đề mang tính tất yếu khách quan là phải sử dụng đội ngũ Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở thôn, bản. Nhận thức rõ khó khăn này để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hoá và pháp luật cho Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc và các cán bộ nòng cốt ở cơ sở.

2.5. Còn tồn tại những luật tục lạc hậu, mâu thuẫn với pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Hiện nay đang tồn tại một số luật tục của dân tộc thiểu số không phù hợp với pháp luật, thậm chí mâu thuẫn với pháp luật và trái đạo đức xã hội. Những luật tục này thể hiện sự bất bình đẳng giữa các cá nhân, trong quan hệ gia đình, dòng họ và cộng đồng không được pháp luật bảo vệ, nhưng đang tồn tại và có hiệu lực áp dụng trong cộng đồng, được mọi người tự nguyện thực hiện. Nhận thức rõ khó khăn này để xác định những giải pháp từng bước khắc phục những luật tục lạc hậu, nâng cao ý thức pháp luật cho đổng bào dân tộc thiểu số, để họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc yêu cầu các tổ chức trợ giúp pháp lý bảo vệ cho họ.

3. Một số giải pháp thực hiện trợ giúp pháp lý

Để chính sách dân tộc của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số và hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả; xuất phát từ đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội và những đặc trưng luật tục của dân tộc thiểu số đã phân tích trên đây, cần phải thực hiện những giải pháp đồng bộ về kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật và tổ chức sáu đây:

3.1. Giải pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội.

Để pháp luật Nhà nước đi vào cuộc sống, trở thành ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, một mặt, Nhà nước phải quan tâm xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc miền núi và triển khai thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ sở nền tảng làm thay đổi nội dung của luật tục theo hướng tích cực, thay đổi nhận thức, ý thức của con người phù hợp với pháp luật và lợi ích chung của các dân tộc.

Mặt khác, Nhà nước phải tăng cường đầu tư phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo; đầu tư cho hoạt động tuyên tmyền, phổ biến giáo dục pháp luật, từng bước nâng cao dân trí nói chung và nâng cao ý thức pháp luật nói riêng.

Đối với những dân tộc có ngôn ngữ và chữ viết riêng, Nhà nước cần đầu tư kinh phí để xuất bản, phát hành các văn bản pháp luật và xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình riêng song ngữ bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc.

Giải pháp kinh tế- xã hội là giải pháp cơ sở nền tảng để thực hiện các giải pháp khác có hiệu quả.

3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, toàn diện.

Để pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, bảo đảm pháp chế thống nhất, yêu cầu khách quan, cấp bách đặt ra phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật đó phải thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong cộng đổng dân tộc Việt nam; phải thể hiện tính hiện đại, phù họp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời bảo đảm tính kế thừa phong tục, tập quán, tmyền thống văn ho á tốt đẹp của các dân tộc.

Đặc trưng của pháp luật là chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính phổ biến và điển hình, nên dù cho hệ thống pháp luật của Nhà nước có hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng không thể phản ánh, điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, mang tính cục bộ, độc đáo của 54 dân tộc trên đất nước Việt nam, đã trở thành phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, ăn sâu, bám rễ vào nội tâm của mỗi con người. Vì vậy, cùng với việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, để từng bước nâng phong tục, tập quán tmyền thống tốt đẹp của các dân tộc có tính phổ biến lên thành Luật, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ, tạo điều kiện cho các dân tộc, duy trì và phát huy phong tục tập quán và tmyền thống văn hoá tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện giải pháp trên, cần tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, bảo đảm đưa các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 30/CT-TƯ ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống.

3.3. Giải pháp về tổ chức.                                                                                  :

- Xây dựng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý là người dân tộc, trong đó đặc biệt coi trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt của chính quyền, của các tổ chức xã hội và các Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc.

Như trên đã đề cập, Già làng, Trưởng tộc, Trưởng bản là người có uy tín, có đạo đức, am hiểu tâm lý dân tộc, đứng đầu trong dân làng, có vai trò quan trọng trong việc duy trì tập tục theo lệ làng và quyết định mọi vấn đề phát sinh trong làng như làm lễ kết hôn, xét xử cho ly hôn, giải quyết các tranh chấp dân sự, đất đai, áp dụng các chế tài thường phạt theo luật tục. Vì vậy, Già làng, Trường tộc, Trưởng bản là đối tượng chủ yếu, trước tiên để tác động đưa pháp luật vào đồng bào dân tộc thiểu số. Để đưa pháp luật vào cuộc sống và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc, một mặt phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng này; mặt khác, sử dụng Già làng, Trường bản, Trưởng tộc làm cộng tác viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lý. Có thể nói, đây là một trong những giải pháp có hiệu quả, bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống cộng đồng một cách nhanh nhất.

Cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số phải là người hiểu biết tâm lý, phong tục, tập quán, biết tiếng dân tộc thì mới có sức thuyết phục đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống cơ quan tư pháp cấp huyện và cấp xã, đặc biệt là cấp xã cần được kiện toàn theo Thông tư liên tịch số 99/1998/TTLT/TCCP-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ trợ giúp pháp lý được Nhà nước giao cho ngành Tư pháp. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý lấy Tư pháp cấp huyện và Tư pháp cấp xã làm cơ sở để phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân.

- Xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải ở thôn, làng, bản... Thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hoạt dộng của tổ hoà giải ở cơ sở.

Có một thực tế là phần lớn các vụ việc phát sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số đều được giải quyết ngay tại làng, bản bằng hoạt động hoà giải. Những địa phương chưa có Tổ hoà giải, thì Già làng, Trưởng bản đứng ra giải quyết trên cơ sở luật tục và kinh nghiệm bản thân. Vì vậy, cần phát huy hoạt động trợ giúp pháp lý thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở.

- Xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng nhiều phương tiện, hình thức và nội dung thích họp cho từng đối tượng của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp cho cán .bộ và và cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đặc biệt là những cộng tác viên ở tại cơ sở bản làng.

3.4. Trợ giúp pháp lý phải kết hợp lồng ghép với các lễ hội truyền thông của các dân tộc thiểu số và phải biết kết hợp hài hoà giữa luật tục có nội dung tích cực pháp luật.

Xét về bản chất, các sinh hoạt truyền thống là đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tình cảm và lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều sinh hoạt truyền thống gắn liền với phong tục tập quán và văn hoá dân gian. Người điều hành các hoạt động này chủ yếu là các Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc. Vì vậy, cần sử dụng đội ngũ Già làng, Trưởng bản, Trưởng tộc, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có hiệu quả cao nhất./.


 

Chuyên đề 7

YÊU CẦU VỂ CÁC HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO, CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

 

Lê Mạnh Luân[27]

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hơn nửa thế kỷ qua, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta một mặt tập trung vào việc giữ vững an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng nền văn hoá mới, mặt khác cũng rất chú trọng, quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp dân cư về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... tạo nên sự phát triển đồng đều trong cả nựớc.

Từ năm 1945 Bác Hồ đã kêu gọi và lãnh đạo nhân dân ta cùng với chống giặc ngoại xâm, phải diệt giặc đói, giặc dốt. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ngay từ những ngày đầu của Chính quyền cách mạng, những hũ gạo tiết kiệm, những lạng vàng quyên góp... đã thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nhường cơm xẻ áo; lá lành đùm lá rách của nhân dân ta. Chính truyền thống nhân ái đó đã góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chính quyền non trẻ, xây dựng đất nước.

Qua hơn 10 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước phát triển mới, đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí và mức hường thụ văn hóa của các tầng lớp dân cư khá hơn trước. Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng đem lại nhiều tệ nạn, hiện tượng tiêu cực, gây ra phân hoá giầu nghèo, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa các tầng lớp dân cư, giữa các khu vực. Số hộ nghèo đói có khoảng trên 3 triệu hộ, chiếm tỷ lệ 20% tổng số hộ trong cả nước.

Thực trạng đó của đất nước đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết đúng đắn hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.

Đảng ta đã xác định không thể chờ kinh tế phát triển rồi mới giải quyết vấn đề xã hội, mà phải “ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội”. Việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội được thể hiện trong các chương trình kinh tế - xã hội của Nhà nước, như các chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chương trình phát triển kết cấu hạ tầng; chương trình phải triển giáo dục và đào tạo, chương trình giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc; chương trình về xóa đói giảm nghèo…

Mục tiêu của các chính sách xã hội là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, cả về hưởng thụ vật chất và tinh thần. Chính sách xã hội nhằm giảm sự phân hóa giàu, nghèo, hạn chế chế sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng dân sư và tạo nên sự đồng đều trong phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội ở các vùng của đất nước.

Một trong những nội dung của chính sách xã hội là có sự ưu tiên, ưu đãi cho những đối tượng nhất định. Đối tượng được hưởng sự ưu tiên, ưu đãi của Đảng và Nhà nước hiện nay là: người nghèo, các đối tượng chính sách (người có công), đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật… Những đối tượng đó được Nhà nước, xã hội ưu đãi, trợ giúp về các mặt như: ưu tiên giao đất; vay vốn; đào tạo và dạy nghề; tiêu thụ sản phẩm và trợ giá; tài trợ đầu tưu; xây dựng kết cấu hạ tầng, miễn giảm học phí, ưu tiên tuyển chọn vào các trường học; miễn giảm viện phí…

Vừa qua, Chính phủ đã quyết định chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách (Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997). Như vậy, trợ giúp pháp lý là một trong các nội dung của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách có cùng mục đích như các chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách ưu đãi với người có công… Trợ giúp pháp lý cũng có cách thức như các hoạt động hỗ trợ, ưu tiên khác là miễn hoặc giảm các loại lệ phí phải trả. Tuy nhiên, trợ giúp pháp lý cũng có những điểm khác, như cung cấp kiến thức pháp luật, tư vấn cách xử sự theo quy định của pháp luật cho những đối tượng được trợ giúp. Mặt khác, người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số thường sống ở nông thôn, ở miền núi, sống phân tán, xa các đô thị… Do vậy, cần nghiên cứu đặc điểm của các đối tượng được trợ giúp để tìm ra những hình thức trợ giúp thích hợp, đạt được yêu cầu, mục đích đề ra.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI NGHÈO, CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Người nghèo

Trong xã hội ta hiện nay có nhiều người nghèo, người đói. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nghèo, đói đó? Có 3 nguyên nhân chính sau đây:

+ Nguyên nhân do chính bản thân người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, kinh doanh; thiếu vốn hoặc không đủ vốn; nhiều con hoặc neo đơn, thiếu sức lao động; không có việc làm; gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn, lười nhác; cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu…

+ Nguyên nhân do môi trường tự nhiên: như do thiên tai, khí hậu khắc nghiệt gây lên lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh làm mất mùa, nhà cửa bị phá hủy, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít; nơi sinh sống xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng không có hoặc rất kém.

+ Nguyên nhân do cơ chế, chính sách chưa hợp lý, đồng bộ, nhất là các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng không có hoặc rất kém…

Căn cứ chủ yếu để xác định là người nghèo dựa trên thu nhập bình quân hàng tháng hoặc một năm.

Theo thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hộ nghèo là hộ có thu nhập quy đổi ra gạo bình quân đầu người hàng tháng:

+ Dưới 25 kg ở thành thị;

+ Dưới 20 kg ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du;

+ Dưới 15 kg ở nông thôn miền nùi;

Theo Tổng cục thống kê, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người:

+ Ở nông thôn dưới 50.000 đ/tháng;

+ Ở thành thị dưới 70.000 đ/tháng.

Theo chuẩn mức của Ngân hàng thế giới:

Căn cứ vào mức yêu cầu tiêu dùng năng lượng tối thiểu là 2100 calo/ngày/người thì người Việt Nam phải có thu nhập bình quân 100 USD/người/năm. Như vậy thì ở Việt Nam có khoảng 51% dân số thuộc diện nghèo, trong đó có 25% hộ đói về lương thực, thực phẩm.

Theo tính toán của các tổ chức của Liên hợp quốc thì ở Việt Nam 90% người nghèo sống ở nông thôn. Số người nghèo chiếm tỷ lệ cao là ở khu vực nông thôn miền núi Tây Nguyên (36,53%), ở nông thôn miền núi phía Bắc (38,54%), ở nông thôn đồng bằng và trung du Bắc Bộ (34.83%). Người nghèo ở thành thị có tỷ lệ thấp hơn ở nông thôn, nhưng có đặc điểm là cái nghèo của họ thể hiện ở điều kiện chỗ ở chật chội, thiếu vệ sinh, thu nhập bấp bênh.

Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ bằng 3/5 thu nhập của người Kinh. Tỷ lệ người nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn so với người thuộc dân tộc đa số.

Các cặp vợ chổng trẻ, người chưa có đất và những người nhiều con hoặc có con nhỏ thường lâm vào cảnh nghèo đói.

2. Các đối tượng chính sách (gọi tắt là người có công)

Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, có nhiều người đã cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, xương máu và tính mạng cho Tổ quốc. Đó là những người có công với đất nước. Với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", nhân dân ta luôn kính trọng, đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng...

Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách ưu đãi với người có công phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ngày 29/8/1994) thì những người sau đây được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước:

- Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Liệt sỹ và gia đình liệt sỹ;

- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động;

- Thương binh, bệnh binh, người hưỏng chính sách như thương binh;

- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng..

Hiện nay người có công có khoảng 6.000.000 người.

Người có công thường trải qua chiến đấu ác liệt, điều kiện sinh sống gian khổ, thiếu thốn cho nên sức khoẻ kém, thường có thương tật, bệnh tật, đặc biệt là các đồng chí lão thành cách mạng, bệnh binh, thương binh. Trong số người có công thì nhiều người có gia đình đông con, nhưng cũng có nhiều người cô đơn, không nơi nương tựa, chăm sóc. Do sức khoẻ kém, trình độ học vấn hạn chế cho nên người có công thường gặp khó khăn trong lao động, kinh doanh hoặc thiếu việc làm. Họ thường thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, việc làm không phù hợp với sức khoẻ, không đủ năng lực, trình độ làm những công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Chính vì thế mà phần lớn người có công có mức sống tương đối thấp, hoàn cảnh, điều kiện sống không thuận lợi, nhiều người trong số họ là người nghèo.

3. Đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay nước ta có 54 dân tộc. Đa phần các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, Tuy nhiên cũng có dân tộc ít người sống ồ đồng bằng, thậm chí ở đô thị, như người Khơ me sống ở đồng bằng sông Cửu Long, người Chàm sống ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nước ta có khoảng 10 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Số lượng người của từng dân tộc thiểu số không đều. Có dân tộc có trên một triệu người, có nhiều dân tộc có vài chục vạn người. Tuy nhiên cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người, thậm chí có dân tộc chỉ có vài chục người (dân tộc Ơ Đu).

Kinh tế của các dân tộc thiểu số còn kém phát triển, mang nặng tính tự cung, tự cấp, còn du canh, du cư, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi và có một số ngành nghề thủ công (đan lát, thêu dệt, rèn, mộc...). Do điều kiện y tế kém cho nên sức khoẻ của người dân tộc thiểu số hạn chế. Bệnh sốt rét trở lại, bệnh bướu cổ phát triển. Người dân không đủ tiền đến các cơ sở y tế. Tệ nạn mê tín dị đoan, ma thuật, đồng bóng phát triển. Do thiếu giáo viên, cơ sở vật chất không đủ, giao thông đi lại khó khăn cho nên giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xuống cấp, dẫn đến tình trạng tỷ lệ người mù chữ trong đồng bào các dân tộc thiểu số cao, trình độ dân trí thấp.

III. CÁC HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP CHO NGƯI NGHÈO, CÁC ĐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH VA ĐNG BÀO DÂN TỘC THIU SỐ

Xem xét khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hoá, giáo dục của người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số có thể thấy họ có một số điểm chung. Họ nếu không là người nghèo thì cũng thường gặp khó khăn trong đời sống, làm ăn, lao động, kinh doanh. Họ không chỉ nghèo về vật chất mà cũng còn thường thiếu thốn về tinh thần, văn hoá; còn hay gặp rủi ro, bất hạnh. Do thu nhập thấp hoặc do điều kiện sống khó khăn, trắc trở, người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số thường không hoặc ít có điều kiện học tập, nâng cao trình độ văn hoá, thiếu hiểu biết pháp luật, không biết hoặc không có khả năng bảo vệ các quyền, lợi ích hơp pháp của mình.

Những đối tượng cần trợ giúp pháp lý kể trên vừa đông về số lượng vừa chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Do vậy cần phải nghiên cứu cách thức, biện pháp thích hợp để thực hiện tốt, có hiệu quả trợ giúp pháp lý cho họ.

Theo chúng tôi trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số cần tiến hành đồng thời với công tác tuyên tmyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nhất là ỏ vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp pháp lý, phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh... trong việc tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi họp pháp của các thành viên của mình. Do vậy, chúng tôi xin có một số kiến nghị về hình thức trợ giúp pháp lý như sau:

+ Thành lập thêm các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở cấp huyện.

+ Giao cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện sự trợ giúp pháp lý với sự hỗ trợ về tài chính của cơ quan Nhà nước.

+ Quy định nhiệm vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các tổ chức thanh tra nhân dân, tổ hoà giải.

+ Thực hiện việc miễn giảm án phí dân sự, hành chính, lao động, các lệ phí về công chứng, cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh, hành nghề... cho người thuộc diện trợ giúp pháp lý.


 

Chuyên đề 8

VẠI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

CỦA HỘI LUẬT GIA VÀ CÁC ĐOÀN THỂ, TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC

 

Lê Thị Ngân Giang[28]

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA HỘI LUẬT GIA VÀ CÁC ĐOÀN THỂ TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC

Xuất phát từ quan điểm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, pháp luật của ta công nhận công dân Việt Nam có rất nhiều quyền như quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập, quyền lao động sáng tạo, quyền tự do dân chủ, quyền tự do kinh doanh, quyền tự nguyện bình đẳng tham gia các quan hệ dân sự, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.v.v... Phụ nữ Việt Nam được Hiến pháp công nhận có quyền bình đẳng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và gia đình. Pháp luật quy định: Nhà nước, xã hội và người chồng phải tạo điều kiện để phụ nữ làm tốt chức năng cao quý của người mẹ. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, đánh đập, ngược đãi phụ nữ ở ngoài xã hội cũng như trong gia đình.

Tuy nhiên, từ những quy định trong pháp luật đến việc những quy định đó được thực hiện trong thực tiễn còn là một khoảng cách. Khoảng cách đó lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trưóc hết là sự hiểu biết pháp luật của công dân. Chỉ có trên cơ sở hiểu biết các quyền của mình người dân mới có thể sử dụng các quyền đó, chủ động tham gia vào các quan hệ dân sự, lao động và bảo vệ quyền của mình khi bị vi phạm. Nhưng trong thực tế, sự hiểu biết pháp luật, điều kiện để tiếp cận pháp luật của mọi người dân rất khác nhau, nhất là phụ nữ nghèo là những người ít có điều kiện tiếp cận pháp luật nhất.

Vì vậy, trong thực tế còn rất nhiều người có quyền lợi bị vi phạm nhưng không có điều kiện để yêu cầu pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Luật Hôn nhân và Gia đình quy định nam nữ bình đẳng, nghiêm cấm mọi hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi vợ con, nhưng trong thực tế nguyên tắc đó còn bị vi phạm nhiều. Qua báo cáo 8 năm thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình của ủy ban nhân dân tỉnh và Viện Kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố ta thấy từ năm 1987 - 1994 tại 18/53 tỉnh thành phố trong cả nước có tới 11630 vụ đánh đập hành hạ vợ con.

Số người vi phạm luật - số phụ nữ có quyền lợi bị vi phạm thì nhiều như vậy nhưng con số những người vi phạm bị xử lý rất ít. Điều đó phần nào chứng tỏ một thực tế còn nhiều người có quyền lợi bị vi phạm nhưng chưa được bảo vệ, chưa biết cách tự bảo vệ.

Mặt khác, những năm gần đây chúng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Hệ thống pháp luật ngày càng phát triển và hoàn chỉnh, hàng loạt các văn bản pháp luật mới ra đời. Chỉ trong vòng 5 năm 1992 - 1997 Quốc hội khóa 9 Nhà nước ta đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung hàng chục bộ luật và luật quan trọng. Trong đó có những văn bản gồm nhiều trăm điều luật ( Bộ luật Dân sự 838 điều.)

Trong điều kiện pháp luật như vậy, sự cách biệt giữa những người có điều kiện hiểu biết pháp luật có khả năng sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích họp pháp của mình với những người không có điều kiện tiếp cận pháp luật càng lớn. Nhu cầu trợ giúp pháp lý cho những người nghèo càng trở nên cấp thiết.

II. THỰC TẾ CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA HỘI LUẬT GIA, CÁC ĐOÀN THỂ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI KHÁC

 1. Thực tế công tác bảo vệ quyền lợi và trợ giúp pháp lý của các đoàn thể và tổ chức xã hội.

Là những tổ chức quần chúng của Đảng, nhìn chung các đoàn thể xã hội đều có chức năng chăm lo bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, hội viên của mình. Chính chức năng này đã làm cho nhiều tổ chức rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, hội viên. Mặt khác, nhiều đoàn viên, hội viên khi có vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý, có quyền lợi bị vi phạm, có khiếu nại tố cáo cũng tìm đến yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức mình. Vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền lợi đoàn viên, hội viên của các tổ chức quần chúng là tất yếu. Tuy vậy mức độ phát triển của công tác này ở mỗi tổ chức, đoàn thể có khác nhau.

a) Hội nông dân Việt Nam:

Số đơn thư khiếu nại, tố cáo của hội viên gửi đến cơ quan của Hội nông dân không nhiều. Tại cơ quan TW Hội hàng tháng nhận được khoảng 10 đến 15 đơn. Một cán bộ của Văn phòng được giao để xử lý giải quyết số đơn này. Đây thường là các khiếu tố về đất đai nên được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  1. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

Ngoài đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi điều lệ Đoàn, hàng tháng Ban kiểm tra TW Đoàn nhận được khoảng 10 đến 20 đơn khiếu nại tố cáo của đoàn viên. Số đơn này cũng được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  1. Công đoàn lao động Việt Nam:

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, pháp luật quy định Công đoàn có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể trong nhiều lĩnh vực nhằm chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, cộng nhân viên chức và những người lao động khác. Vì vậy, có rất nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị của đoàn viên công đoàn yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động giải quyết và can thiệp để được giải quyết. Năm 1992 có 586 đơn, 1993 có 645 đơn, 1994 có 847 đơn, 1995 có 856 đon và quý I năm 1996 có 208 đơn thư khiếu tố đến Tổng liên đoàn lao động. Ngoài số đơn gửi qua đường bưu điện, số người đến trực tiếp yêu cầu Tổng Liên đoàn giúp đỡ về mặt pháp luật cũng rất lớn. Năm 1992 có 628, năm 1993 có 893, năm 1994 có 1031, năm 1995 có 1137 và quý I năm 1996 có 198 lượt người đến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam yêu cầu được giúp đỡ về pháp lý.

Vấn đề giải quyết đơn thư khiếu tố, đáp ứng yêu cầu giúp đỡ pháp lý của đoàn viên từ lâu được nhiều ban chuyên đề của công đoàn các cấp đảm nhiệm.

Đến cuối những năm 80, trước yêu cầu của người lao động và phong trào công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có chủ trương xây dựng các văn phòng Tư vấn pháp luật. Tháng 4/1992 Ban thư ký Tổng Liên đoàn lao động ra quyết định thành lập Văn phòng Tư vấn pháp luật, trước hết b một số Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố lớn. Đến nay cả nước đã có 6 Văn phòng Tư vấn pháp luật của Công đoàn Việt Nam... Đó là Văn phòng thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và 5 Văn phòng Tư vấn pháp luật thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngay từ khi ra đời, nhiệm vụ của các Văn phòng Tư vấn pháp luật của công đoàn được xác định là:

- Giải đáp, hướng dẫn việc thi hành chính sách, chế độ pháp luật lao động, luật công đoàn và các việc trong quan hệ dân sự, kinh tế, hình sự có liên quan đến người lao động và công đoàn để đưa pháp luật vào đời sống.

- Giúp công nhân lao động soạn thảo chuẩn bị giao kết họp đổng lao động và các yếu tố pháp lý của các thoản thuận khác.

- Hướng dẫn giúp đỡ thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.

- Tư vấn cho các tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể việc giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp kinh tế mà Công đoàn là một bên.

- Đóng góp ý kiến xây dựng luật, pháp lệnh khi Quốc hội và Chính phủ trưng cầu.

Sau 5 năm hoạt động các Văn phòng Tư vấn pháp luật của Tổng Liên đoàn đã thu hút được một số lượng lán ngưòi lao động đến các Văn phòng Tư vấn pháp luật để khiếu nại, tố cáo, nhờ tư vấn hay tìm hiểu, kiến nghị về pháp luật. Hầu hết các vụ việc đã được các Văn phòng Tư vấn pháp luật sử dụng quyền hạn của tổ chức công đoàn do pháp luật quy định để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, các Văn phòng Tư vấn pháp luật đã cử người trực tiếp xuống tận nơi xảy ra, gặp đại diện của các cơ quan có thẩm quyền và đương sự để đề xuất, kiến nghị, đấu tranh nhằm giải quyết vụ việc đúng pháp luật, thấu tình đạt lý, khôi phục được quyền lợi và danh dự cho người lao động.

  1. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam rất quan tâm đến công tác giải quyết đơn thư khiếu tố, giúp đỡ cho phụ nữ. Vì đây là công tác thực hiện chức năng quan trọng của Hội phụ nữ - chăm lo,đại diện bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Hơn nữa, mặc dù pháp luật đã công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam với nam giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng do tàn dư của tư tưởng phong kiến và nhiều nguyên nhân khác trong thực tế nhiều lúc nhiều nơi quyền của phụ nữ vẫn bị vi phạm. Việc kém hiểu biết pháp luật của đại đa số phụ nữ so với nam giới làm cho phụ nữ khó có điều kiện tiếp cận pháp luật và trong đa số trường hợp chị em đã phải tìm đến với Hội phụ nữ yêu cầu giúp đỡ bảo vệ.

Hàng năm Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhận được nhiều đơn thư khiếu tố của phụ nữ. Năm 1993: 520 đơn; năm 1994: 725 đơn; năm 1995: 1022 đơn; năm 1996: 802 đơn. Nếu tính tổng số đơn thư gửi đến Hội phụ nữ các cấp trong cả nước thì con số này lên đến hàng chục nghìn mỗi năm. Trong 5 năm từ 1992 đến 1996 các cấp Hội nhận được 157.406 đơn. Việc giải quyết những đơn khiếu tố gửi đến Hội phụ nữ được tiến hành bằng cách:

- Giải quyết những đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội phụ nữ.

- Hướng dẫn đương sự viết đơn và gửi đơn đến đúng những cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc của họ.

- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu việc giải quyết của họ rõ ràng là không đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Với cách làm như vậy công tác giải quyết đơn thư khiếu tố của Hội phụ nữ đã thực sự góp phần bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, là một biện pháp tốt để gắn bó hội viên với tổ chức đại diện cho giới mình.

Đến đầu những năm 1990, trước yêu cầu Tư vấn pháp luật của phụ nữ, theo Thông tư số 1119/QLPK ngày 24/12/1987 của Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương thành lập Văn phòng tư vấn pháp luật của thành Hội phụ nữ. Ngày 12/9/1992 Văn phòng tư vấn pháp luật của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố được chính thức khai trương. Thời kỳ đầu Văn phòng chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn pháp luật về tâm lý, về hôn nhân gia đình. Sau đó nội dung tư vấn của Văn phòng được mở rộng và chuyên sâu với những vấn đề cụ thể như thủ tục về kết hôn, ly hôn, giải quyết con, tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài, thủ tục nhận con nuôi, tư vấn về giải quyết mâu thuẫn vợ chồng và các vấn đề khác trong gia đình.

Trong số hơn 20 Văn phòng tư vấn pháp luật của thành phố, Văn phòng Tư vấn pháp luật của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh được Sở Tư pháo thành phố đánh giá là một trong những Văn phòng hoạt động tốt, có hiệu quả.

2. Công tác Tư vấn của Hội luật gia.

Trước nhu cầu về tư vấn pháp luật của nhân dân ngày càng cao, hàng loạt văn phòng tư vấn pháp luật do Hội luật gia được thành lập. Cho đến cuối năm 1995 cả nước đã có hơn 30 văn phòng tư vấn pháp luật do Hội luật gia thành lập.

Khác với tư vấn pháp luật của các tổ chức quần chúng khác, chủ yếu phục vụ đoàn viên hội viên của tổ chức mình, tư vấn pháp luật của Hội luật gia đáp ứng yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của mọi công dân.

Các văn phòng hoặc trung tâm tư vấn pháp luật của Hội luật gia thường đảm nhiệm những công việc sau:

- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật bằng miệng hoặc bằng văn bản.

- Giúp soạn thảo đơn và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

Một số văn phòng còn cử các thành viên tham gia tranh tụng trước Tòa.

III. VAI TRÒ CỦA CÁC HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LỶ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG.

Nhìn chung, hoạt động của các văn phòng tư vấn pháp luật của Hội luật gia và các tổ chức xã hội khác đã góp phần đáng kể vào việc giúp đỡ nhân dân, đặc biệt là các thành viên của tổ chức đó nâng cao hiểu biết pháp luật hướng mọi người hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Ngoài hoạt động của các văn phòng tư vấn pháp luật, toàn bộ công tác giải quyết đơn thư, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, hội viên của các tổ chức xã hội thực chất đây cũng là hoạt động tư vấn pháp luật. Vì trong tổng số đơn thư khiếu tố gửi đến các tổ chức quần chúng, số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức đó theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại tố cáo rất ít. Ví dụ: năm 1996 Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhận được 802 đơn chỉ có 9 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội, chiếm 1%. Với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cao hơn nhưng cũng chỉ khoảng 7-8%.

Vì vậy, công tác giải quyết đơn thư của các tổ chức quần chúng chủ yếu là giải thích pháp luật hướng dẫn đương sự viết đơn, gửi đơn đến đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Khi cần thiết kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, hội viên. Những hoạt động trên xuất phát từ chức năng nhiệm vụ, từ điều lệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội. Hoạt động này không những không thu lệ phí của đương sự mà trong rất nhiều trường họp cùng với việc trợ giúp pháp lý các tổ chức xã hội còn phải giúp đỡ vật chất cho đương sự.

Riêng hoạt động của các văn phòng tư vấn pháp luật thành lập mấy năm gần đây có thu lệ phí, nhưng nhìn chung cũng ở mức thấp. Và thường xuyên thực hiện việc miễn, giảm với người nghèo và đối tượng chính sách. Đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt Văn phòng tư vấn của các tổ chức xã hội vẫn vừa giúp đỡ pháp lý vừa giúp đỡ vật chất cho đương sự.

Trong điều kiện như vậy nếu các tổ chức xã hội làm tốt công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo thì đây là một biện pháp vô cùng quan trọng để đưa pháp luật vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

IV. CÁC HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.

1. Về tổ chức

Trước hết chỉ những tổ chức xã hội nào xuất phát từ chức năng nhiệm vụ được xác định trong điều lệ của của tổ chức mình, thấy thực sự cần thiết và có điều kiện thì mới nên mở các Văn phòng trợ giúp pháp lý cho người nghèo hoặc cho đoàn viên, hội viên.

Các văn phòng trợ giúp pháp lý chỉ nên thành lập ở các cơ quan Trung ương và cấp tỉnh, thành phố.

Để thành lập Văn phòng trợ giúp pháp lý ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất nhất thiết phải có cán bộ có đủ tiêu chuẩn làm tư vấn pháp luật (có thể tương đương như luật sư).

2. Về hình thức trợ giúp pháp lý                                          

Từ kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức xã hội như đã trình bày ở trên và yêu cầu thực tế hiện nay việc trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội có thể có các hình thức sau:              

- Trực tiếp tư vấn pháp luật cho đương sự bằng lời, hướng dẫn đương sự viết đơn, gửi đơn đến đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tư vấn pháp luật bằng văn bản, tiến đến có thể bằng điện thoại.

- Cử cán bộ hoặc mời luật sư thực hiện việc đại diện hoặc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của đương sự trước Tòa án.

- Giải đáp pháp luật trên đài, vô tuyến, báo của tổ chức mình.

- Thực hiện việc tuyên tmyền phổ biến thường xuyên pháp luật, chính sách liên quan đến đoàn viên, hội viên của mình.

3. Kinh phí

Hoạt động này chủ yếu xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của các tổ chức xã hội nên phần lớn kinh phí sẽ do các tổ chức xã hội bảo đảm và đề nghị Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động này. Đối với các đương sự không phải là thành viên của tổ chức xã hội thành lập ra Văn phòng, nếu không có bằng chứng chứng minh họ là những người cần phải trợ giúp thì Văn phòng có thể thu một khoản lệ phí để bù đắp các chi phí hành chính và trả thù lao cho các cộng tác viên của Văn phòng.

 

Chuyên đề 9

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ TRẺ EM

Khắc Hải[29]

Vũ Thị Hoàng Hà[30]

I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRẺ EM HIỆN NAY.

1. Đánh giá chung về thực trạng trẻ em hiện nay.

Phải nói rằng, trong nhiều thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, bảo vệ lớp trẻ theo đúng lời dạy của Bác “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trổng người”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược con người được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị trí hàng đầu. Tại Điều 52 của Hiến pháp 1992 khẳng định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra là làm sao phải bảo đảm cho trẻ em được hưởng thụ đầy đủ các quyền quy định trong Công ước Quốc tế như quyền được học tập; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền có tài sản, thừa kế...

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường phát triển có sự phân tầng xã hội đã làm tăng khoảng cách và phân cấp sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, kéo theo nhiều tác động xấu như nạn thất nghiệp do thiếu việc làm; thất học; bỏ học; bóc lột sức lao động giữa chủ lao động và người làm thuê... Bên cạnh đó, có nơi, có lúc trong xã hội và trong một số gia đình có sự xuống cấp về truyền thống đạo đức, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của xã hội nói chung và các gia đình nói riêng, mà chịu ảnh hưởng trực tiếp là trẻ em.

Như chúng ta đã biết, do ở độ tuổi sự phát triển chưa đầy đủ, trẻ em có trình độ nhận thức, tâm lý hiểu biết chưa phải lúc nào cũng đúng đắn. Một mặt lớp trẻ năng động và nhạy cảm, nhưng mặt khác ý thức công dân, ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội lại chưa hình thành rõ rệt, thường thụ động trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình, của gia đình và cộng đồng.

* Trẻ em là nạn nhân của bạo lực trong gia đình.

Xuất phát từ quan điểm “Gia đình là tế bào của xã hội. Xây dựng gia đình tốt không chỉ là vì lợi ích của bản thân mỗi gia đình riêng lẻ, mà còn chính là để tạo ra các tế bào lành mạnh cho một cơ chế xã hội lành mạnh”. Trong đó, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình và cũng rất cần có một gia đình êm ấm, hòa thuận. Sự thương yêu, đùm bọc trong gia đình sẽ là nhân tố quyết định đến sự hình thành nhân cách trong trẻ. Ngược lại, sự tan vỡ hạnh phúc trong gia đình hoặc không có tình thương yêu của cha mẹ, người lớn xử sự thô bạo với nhau... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Và trong mọi hoàn cảnh, người gánh chịu thiệt thòi nhất không ai khác là trẻ em.

Trẻ em phải chịu thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn.

Trong những năm gần đây tình trạng ly hôn có xu hưống gia tăng do ảnh hưởng một phần của nền kinh tế thị trường. Chỉ tính riêng tỉnh Ninh Thuận từ năm 1991-1995 có 597 vụ ly hôn có từ 1 đến 2 con, 199 vụ có 3 con trở lên; trong 5 năm 1991-1995 ỏ thị xã Sóc Trăng đã giải quyết 334 vụ lỵ hôn, ở Lâm Đổng có 898 gia đình ly hôn có từ 1 đến 2 con, 233 vụ có từ 3 con trở lên. Chính từ việc ly hôn của cha mẹ mà các em phải chịu thiệt thòi và thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm. Thậm chí còn phải sống trỏng hoàn cảnh khắc nghiệt như cảnh dì ghẻ con chồng hoặc không nơi nương tựa phải đi lang thang kiếm sống trên đường phố.

Trẻ em bị đánh đập, ngược đãi.

Người đánh đập, hành hạ trẻ em thường là các bậc cha mẹ và hầu hết thường xảy ra ở những gia đình có văn hóa thấp, đời sống kinh tế khó khăn. Qua phân tích tình hình trẻ em hư phạm pháp ở tỉnh Bình Thuận năm 1994- 1995 cho thấy: 34% số trẻ em phạm pháp sống trong hoàn cảnh cha mẹ khắt khe cư xử thô bạo, hay hắt hủi đánh đập con cái. ở tỉnh Bình Định trong năm 1991-1995 có gần 1000 vụ đánh đập, hành hạ và ngược đãi thô bạo với con trẻ.

Chính từ việc cha mẹ đánh đập, hành hạ ngược đãi trẻ em và sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm của gia đình đã làm cho trẻ sợ hãi, xa lánh, trốn nhà bỏ đi lang thang, bỏ học... và thậm chí còn sa vào con đường vi phạm pháp luật.

Tỉnh hình trẻ em lang thang kiếm sống trên hè phố.

Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống chung với cha mẹ. Đây là một trong những quyền rất cơ bản và cần thiết cho các em. Vì môi trường gia đình là cái nôi giúp các em phát triển đầy đủ và hài hòa về nhân cách, tình cảm, thể chất và trí tuệ. Vậy mà hiện nay tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố đang là mối lo của toàn xã hội. Đối tượng này thường tập trung nhiều ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hổ Chí Minh. Riêng ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có gần 3000 trẻ em lang thang ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong đó có 60% số trẻ em vào đời sớm do nghèo khó, 40% rơi vào các trường hợp khác như bố mẹ ly hôn, gia đình thiếu trách nhiệm... Theo báo cáo của ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong 61 tỉnh, thành phố tính đến ngày 31/12/1997 cả nước có 16.262 em, tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh: 7.160 em; Hà Nội: 2.700 em; Bình Định: 2.542 em; Thanh Hóa: 1.122 em, trong đó 65,4% là trẻ em trai; 24,6% là trẻ em gái.

Trẻ em lang thang đang phải đối mặt với cảnh màn trời chiếu đất, kiếm sống và làm việc trên đường phố, bị lạm dụng và phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại... Đối tượng này thường chịu thiệt thòi, rủi ro, bất hạnh cần được sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt của xã hội và cộng đồng. Chính vì thế, trợ giúp pháp lý cho trẻ em để góp phần hoàn thiện họ và bảo vệ họ trước sự đe dọa của các tệ nạn xã hội.

Tình trạng thất học, bỏ học trong trẻ em.

Có thể nói tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ em đến độ tuổi nhưng chưa được đến trường, ngày càng có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu của Unicef thì mới có 57% trẻ em Việt Nam hoàn thành tiểu học, có trên 1 triệu trẻ em từ 6 đến 14 tuổi chưa bao giờ đến trường, tỷ lệ mù chữ của trẻ em ở miền núi là 60%. ở các tỉnh như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Yên Bái, Quảng Ninh vẫn còn 81.634 trẻ em từ 6 đến 14 tuổi thất học; 30% trẻ em 14 tuổi chưa tốt nghiệp tiểu học. Theo thống kê năm học 1996 - 1997 trên toàn quốc cò 6,42% trẻ em bỏ học cấp tiểu học; 8,08% bỏ học cấp Trung học cơ sở; 4,8% bỏ học cấp Trung học. Mặc dù Nhà nước rất chú ý đến giáo dục cấp tiểu học, song hiện nay mới có 80% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Theo số liệu của Bộ giáo dục - đào tạo, hiện nay số trẻ em thất học trong cả nước có khoảng 2,1 đến 2,3 triệu người. Phần lớn số trẻ em thất học và mù chữ tập trung ở hai vùng: miền núi chiếm 40%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 33%, chủ yếu thuộc các dân tộc ít người như Mông, Dao. Sở đĩ có tình trạng trên là do sự thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

* Trẻ em là nạn nhân của việc lạm dụng lao động trẻ em.

Tình trạng trẻ em bị lạm dụng sức lao động vẫn có chiều hướng gia tăng. Hiện nay trong cả nước có khoảng 28.000 trẻ em đang phải lao động kiếm sống trong các cơ sở dịch vụ, sản xuất nhỏ, ở các doanh nghiệp tư nhân, làm thuê ở gia đình hoặc các làng nghề. Hiện tượng đáng lo ngại hon là một bộ phận trẻ em do hoàn cảnh bị cưỡng bức, bị lường gạt, bị ép buộc phải lao động trong điều kiện cực kỳ nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm không an toàn đến tính mạng như làm cửu vạn, khai thác than thổ phỉ, đào kim loại đá quý...

2. Vướng mắc về pháp luật của trẻ em hiện nay.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ kinh tế đều trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Cũng từ đây, làm hình thành trong trẻ em tư tưởng coi đồng tiền là trên hết, bất chấp mọi luân thường đạo lý. Trên thực tế, chính từ việc số trẻ em thất học, bỏ học, bị cha mẹ đánh đập ngược đãi, lang thang kiếm sống trên hè phố ngày càng nhiều đã làm ảnh hường không nhỏ đến xã hội, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội trong trẻ em. Số trẻ em có những hành vi không lành mạnh, trẻ em phạm pháp, trẻ em gái bị lạm dụng tình dục... xảy ra liên tục với tính chất vi phạm thô bạo, độc ác.

* Trẻ em là nạn nhân của các hành vi phạm tội.

Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ gia tăng mà còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn như loạn luân, nhiều người hiếp một bé gái, một người hiếp nhiều trẻ em... Cũng xuất phát từ động cơ thấp hèn như thỏa mãn sinh lý, kiếm lời bất chính... mà người gánh chịu hậu quả không ai khác chính là trẻ em.

Trẻ em là nạn nhân của hành vi hiếp dâm, cưỡng dâm.

Hiếp dâm trẻ em là một tội ác dã man phải được lên án mạnh mẽ và trừng phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, tội phạm này gần đây gia tăng mạnh gây lo lắng trong nhân dân. Trong năm 1993 tình trạng hiếp dâm trẻ em trên tổng số vụ hiếp dâm là 14,6%; năm 1994 là 16,6%; đến năm 1996 con số này đã lên tới 35%. Theo báo cáo của Ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em thì trong các tỉnh, thành phố năm 1996 có 638 vụ; năm 1997 có 1103 vụ hiếp dâm trẻ em. Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1998 cho thấy, các Tòa án cấp sơ thẩm ở tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xét xử 556 vụ với 617 bị cáo trong tổng số 580 vụ với 645 bị cáo do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố, so với cùng kỳ năm trước số vụ án hiếp dâm trẻ em tăng 178% số vụ và số bị cáo. Đặc biệt, có vụ cha một cưỡng hiếp con gái 13 tuổi như vụ ở Võ Ba huyện Ninh Sơn tỉnh Bình Phước.

Trẻ em là nạn nhân của hành vi buôn bán trẻ em.

Hiện nay có nhiều đường dây buôn bán trẻ em làm mại dâm sang Trung Quốc, Hổng Kông, CamPuChia... mà chủ yếu qua đường biên giới của tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh, ở Quảng Ninh có 25 trường hợp được phát hiện hầu hết là trẻ em ngoại tỉnh, ở Lạng Sơn qua khảo sát của Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em phối hợp với Biên phòng tỉnh trong năm 1995 và đầu năm 1996 có 10 vụ buôn bán trẻ em được phát hiện. Theo số liệu của Bộ đội biên phòng cho biết: năm 1995 tiếp nhận 1000 phụ nữ từ Trung Quốc trở về qua cửa khẩu có 210 trẻ em (chiếm 21%). Số người bị buôn bán ra nước ngoài so với tổng số bị mua bán, bắt trộm, đánh tráo, lừa gạt là 64,6%, trong đó dưới 16 tuổi chiếm 14,6%.

Tình trạng buôn bán trẻ em ở nước ta hiện nay, đặc biệt là buôn bán trẻ em ra nước ngoài đang là những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, trái với giá trị đạo đức và là những hành vi xâm hại đến các quyền cơ bản của con người. Mới gần đây nhất tại TAND tỉnh An Giang xét xử vụ buôn bán trẻ em lớn nhất từ trước tới nay, với 199 em bé đã bị bán ra các nước bằng con đường cho người nước ngoài nhận con nuôi, nghiêm trọng hơn có 3 em bị chết vì bị bỏ rơi. Tham gia vào đường dây phạm tội này lại là các cán bộ của ngành tư pháp, bác sĩ và tổ chức nhân đạo đã bất chấp các quy định của Nhà nước cấu kết với nhau để có được những đồng tiền bất chính này. Chính vì thế, bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp cho trẻ em là một việc làm hết sức cấp bách.

* Các vấn đề về pháp luật đối với vị thành niên phạm tội.

Trong những năm trở lại đây, tình trạng phạm tội có sử dụng bạo lực ở trẻ em phát triển mạnh. Những hành vi cướp của, giết người, hiếp dâm, đánh người gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... ngày càng phổ biến, tăng cao về số vụ và có tính chất nghiêm trọng hơn. Trong 6 năm từ năm 1986 đến năm 1991 có 7063 vị thành niên phạm pháp hình sự trong đó có 1640 trẻ em từ 14 đến 16 tuổi với hành vi chủ yếu như móc túi, lấy cắp xe đạp... Trong đó số trẻ em phạm tội giết người là 67 em, hiếp dâm là 97 em, cố ý gây thương tích 269 em, trộm cắp 698 em, cướp giật 28 em, cướp 81 em, các tội danh khác 390 em. Theo số liệu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, năm 1996 so với năm 1986 số trẻ em có hành vi phạm tội bị phát hiện tăng gấp 3,2 lần, so với năm 1990 tăng gấp 2 lần; Qua tổng hợp báo cáo của 61 tỉnh, thành phố cho thấy, trẻ em có nguy cơ làm trái pháp luật là 6826 em, trẻ em làm trái pháp luật là 8539 em.

Nghiêm trọng hơn cả là tình hình phạm tội của học sinh trong các trường học. Nếu trong năm 1990 chỉ có 126 đối tượng học sinh phạm tội, trong đó 73,33% phạm tội hình sự, 26,66% phạm tội kinh tế thì đến đầu năm là 95,23%. Đặc biệt tội giết người tăng nhanh: Năm 1990 chỉ có 3,96% so với tổng số tổng số các vụ phạm tội, đến năm 1995 là 5,19% và chỉ mới 4 tháng đầu năm 1996 là 3,89%.

Cùng với sự gia tăng tội phạm trong trẻ em, các tệ nạn như mại dâm, nghiện hút tiêm chích ma túy... trong lứa tuổi này cũng tăng nhanh và có diễn biến phức tạp. Tuy đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội, nhưng tệ nạn nghiện hút ma túy trong trẻ em hiện nay có xu hướng phát triển phức tạp ở các thành phố lớn, các khu dân cư tự do và đã lan cả về vùng nông thôn. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 1997 có 25% trong số 43% thanh niên nghiện ma túy dưới 18 tuổi, số trẻ em nghiện hút đã phát hiện được gần 4000 em. Theo con số báo cáo của ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở các tỉnh, thành phố trong năm 1996 có 5225 em nghiện hút ma túy. Đặc biệt nghiêm trọng là tệ nạn ma túy đã len lỏi vào các trường học, mà đối tượng nghiện hút chính là học sinh, sinh viên. Theo thông báo số 9 ngày 6 - 9-1997 của Ban chỉ đạo kiểm soát ma túy liên ngành về phòng chống nghiện ma túy trong học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên thì cả nước phát hiện 2.617 học sinh, sinh viên sử dụng ma túy và nghiện ma túy, trong đó có 1.141 là học sinh.

Bên cạnh đó, tình trạng mại dâm trẻ em có xu hướng gia tăng. Năm 1989: 2,5%; năm 1994: 11%; năm 1995: 11,42% đến năm 1997 là 15%. Theo khảo sát của Cục phòng chống các tệ nạn xã hội cho thấy, trong tổng số gái mại dâm khoảng hơn 700 vụ thì số trẻ em gái dưới 16 tuổi, chiếm khoảng 15%. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có 34% số gái mại dâm tuổi đời từ 14 đến 18 tuổi, cá biệt có những em bị rơi vào mại dâm từ khi chưa đầy 10 tuổi.

Gần đây nhất, chỉ trong vòng 5 tháng từ 1/1/1998 đến 7/5/1998 Tòa án nhân dân tối cao đã thụ lý và xét xử 67 vụ tội phạm là trẻ em. Tỷ lệ trẻ em phạm tội không cao, nhưng thường phạm những tội nguy hiểm như tội hiếp dâm 8/33 vụ chiếm 24,4%; cướp của 18/137 vụ chiếm 13,3%; tội giết người 12/105 vụ chiếm 11,42% cao gấp 2 lần tỷ lệ chung.

Từ thực tế trên cho thấy, phòng và chống tội phạm trong xã hội nói chung, trong đối tượng là trẻ em nói riêng là nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu của nhiệm vụ này một mặt nhằm bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, mặt khác xây dựng một thế hệ trẻ đủ khả năng để làm chủ đất nước.

3. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trẻ em phạm tội và trẻ em là nạn nhân của tội phạm.                                .

Sở dĩ có tình trạng trên có thể nói do rất nhiều nguyên nhân đã làm nảy sinh tư tưởng xấu và ảnh hưởng không nhỏ đến hành động phạm tội ở trẻ em. Nhưng nguyên nhân chủ yếu cần phải kể đến là:

Thứ nhất, Do tác động xấu của lối sống gia đình. Hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phạm tội và mắc tệ nạn xã hội trong trẻ em. Những gia đình không toàn vẹn như bố hoặc mẹ chết, ly dị, ly thân, xung đột, làm ăn phi pháp... hay do sự chiều chuộng thái quá hoặc do đối xử hà khắc thô bạo và những hành vi bạo lực trong gia đình đều là nguồn gốc dẫn đến tình trạng kể trên. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về hoàn cảnh gia đình của trẻ em phạm tội cho thấy: 30% ở trong gia đình có bố, mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc; 21% trong gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị em có tiền án, tiền sự; 10,2% mổ côi cả cha lẫn mẹ; 32% mổ côi bố hoặc mẹ; 7,3% có bố mẹ ly hôn; 49% bị gia đình chửi mắng, đánh đập; 21% được nuông chiều quá mức; 71% không được gia đình quản lý và chăm sóc.

Thứ hai, Do kết quả giáo dục của nhà trường chưa hoàn thiện. Phần lớn trẻ em phạm tội một phần do sự buông lỏng công tác quản lý giáo dục của nhà trường, các biện pháp đối với học sinh chưa ngoan, chậm tiến, thậm chí phạm pháp còn hạn chế. Đặc biệt hiệu quả giáo dục pháp luật thấp sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới việc định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống và trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật cho học sinh. Trong khi đó nhiều nơi do đời sống giáo viên khó khăn, nhiều giáo viên phải lo chạy ngoài để kiếm sống, tăng thu nhập nên ít có điều kiện để chăm sóc giáo dục học sinh. Đồng thời, xu thế thương mại hóa giáo dục, việc dạy thêm, học thêm đã phần nào làm giảm sút uy tín, vai trò của giáo viên và ảnh hưởng xấu đến trẻ em.

Thứ ba, Do sự tác động, lôi kéo của bạn bè hoặc người lớn và do lối sống tự do, buông thả, rượu chè, cờ bạc. Những giá trị đạo đức và truyền thống tinh thần của gia đình, cộng đồng bị coi nhẹ. Theo khảo sát ở một số tỉnh, thành phố cho thấy 83% phạm pháp là do sự xúi giục, lôi kéo chỉ huy của người lớn. Đồng thời, sự xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em còn chưa nghiêm khắc, cũng như tư tưởng ngại mang tiếng hoặc bị mua chuộc mà nhiều gia đình che dấu không tố cáo các hành vi xâm phạm tình dục với trẻ em.        .

Thứ tư, Do đời sống kinh tế, xã hội có nhiều khó khăn phức tạp đã có ảnh hưởng nhất định đến tình hình phạm tội trong trẻ em. Trong số người chưa thành niên phạm tội, một bộ phận do đời sống khó khăn, bế tắc, không có công ăn việc làm hoặc không chịu làm việc, nhưng lại muốn có nhiều tiền nên đã dẫn đến trộm cắp, cướp giật, làm điều ác. Bên cạnh đó là sự chênh lệch về phát triển kinh tế, đời sống. Hiện tượng di dân ra thành phố, qua biên giới để kiếm sống đã tạo ra những nguy cơ bị xâm hại đến sức lao động trong trẻ. Số trẻ em nghèo do thất học, bỏ học lưu ban, kiếm sống trên hè phố ngày càng tăng. Đây là nhóm trẻ rất dễ bị rơi vào con đường phạm pháp, phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội.

Thứ năm, Do ảnh hưởng của văn hóa phẩm, do tác động xấu của các tệ nạn xã hội. Những sách báo, phim ảnh, truyện có nội dung không lành mạnh, kích động bạo lực... đã làm nảy sinh tư tưỏng và làm ảnh hường không nhỏ đến hành động phạm tội ở trẻ em. Những tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, đánh bạc dẫn đến phạm tội trộm cắp, cướp giật để có tiền tiêm chích ma túy, có tiền đánh bạc.

Thứ sáu, Chưa nhận thức đúng tính cấp thiết và thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền và thiếu sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng đoàn thể, xã hội và nhất là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường chưa thường xuyên chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, dẫn đến hiệu quả phòng ngừa, giáo dục trẻ em phạm pháp còn hạn chế.

Thứ ba, Do hiểu biết pháp luật chưa đầy đủ, giáo dục pháp luật và đạo đức chưa được quan tâm đúng mức. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân chưa được triển khai một cách đồng bộ, nhất là việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các dân tộc vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

Từ thực tế trên cho thấy, trợ giúp pháp lỷ cho trẻ em phạm pháp nói riêng, trẻ em nói chung là một việc làm cần thiết thể hiện tính nhân đạo và cũng xuất phát từ truyền thống “trồng người” và chăm lo cho thế hệ tương lai của Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp một mặt nhằm giúp đỡ về các vấn đề pháp lý cho trẻ em, mặt khác bảo vệ trẻ em chống lại các hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

II. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỤ THỂ CHO TRẺ EM.

Xuất phát từ quan điểm: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo. vệ Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng đó, mỗi tổ chức và mỗi công dân phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và giáo dục trẻ em, nhằm bồi dưỡng cho lớp trẻ trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội, phải được hưởng thụ đầy đủ những quyền và lợi ích do môi trường pháp lý mang lại. Vì thế, việc tăng cường hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở địa phương, coi trẻ em như đối tượng đặc biệt cần trợ giúp là một việc làm thiết thực, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội tiếp cận dễ dàng và bình đẳng với các thể chế pháp luật, kinh tế, văn hóa...

1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho trẻ em.

Một thực tế rất đáng quan tâm là hiện nay trình độ hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ta còn hạn chế. Có thể nói do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và việc tuyên tmyền, giáo dục pháp luật cho trẻ em nói riêng chưa được thực hiện một cách sâu rộng, đồng bộ. Do đó, cần phối hợp với cơ quan, ban, ngành trong việc tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nếu không có sự quan tâm đúng mức thì hậu quả không chỉ là trưóc mắt mà còn là gánh nặng cho thế hệ mai sau.

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong lứa tuổi này. Bởi vì, phần lớn những trẻ em phạm pháp là do có trình độ văn hóa thấp, đa số đều xuất thân từ gia đình lao động nghèo, bố mẹ không có thời gian quan tâm dạy bảo con cái hoặc bố mẹ ly dị nhau...Nhiều trẻ em nghiện hút ma túy, cờ bạc, mại dâm sớm chạy theo lối sống sa đọa, không có tiền nên bất chấp pháp luật mặc dù họ có thể nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật.

Trong đấu tranh chống tội phạm người chưa thành niên là vấn đề phức tạp, thường rất nhạy cảm với cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng và của toàn xã hội nói chung, để làm sao vừa bảo đảm mục đích răn đe, phòng ngừa, trừng trị tội phạm, vừa để nhằm cải tạo, giúp họ sửa chữa những sai lầm, giáo dục giúp kẻ phạm tội trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Muốn vậy cần tăng cường phổ biến giáo dục, giải thích pháp luật và giáo dục pháp luật phải được các Trung tâm trợ giúp pháp lý tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng về bảo vệ trẻ em cho cộng đồng và cho trẻ em nói chung, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em phạm pháp nói riêng; bằng việc mở các cuộc tọa đàm về giúp đỡ pháp luật cho trẻ em; đưa các chương trình giáo dục pháp luật về trẻ em vào trong nhà trường; cụ thể hóa trong các quy ước về làng, xã và gia đình văn hóa. Bên cạnh đó việc tuyên truyền giáo  dục nên kết hợp với các trường giáo dưỡng để giúp đỡ pháp luật cho trẻ em; kết hợp với đài, báo trả lời miễn phí về pháp luật liên quan đến trẻ em.

Như vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trẻ em phải không ngừng được đẩy mạnh, thường xuyên cải tiến về nội dung và hình thức tuyên truyền. Pháp luật sẽ khó đi vào cuộc sống nếu không tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Nếu như trẻ em không biết mình có quyền gì và người lớn không biết mình có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và giáo dục trẻ em, thì vô hình chung, quyền của trẻ em khó được bảo đảm thực hiện và số trẻ em phạm pháp, vi phạm pháp luật vì không hiểu biết về pháp luật sẽ không những tăng thêm mà còn có chiều hướng diễn biến phức tạp hon.

2. Các biện pháp trợ giúp pháp lý cụ thể.

Thực hiện Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, tính đến nay đã có 54/61 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập được Trung tâm trợ giúp pháp lý. Đây là một chủ trương lớn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo về mặt pháp luật, giúp họ có điều kiện tiếp cận với pháp luật, thực hiện mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội. Hiện nay, sự ra đời và đi vào hoạt động của các Trung tâm trợ giúp pháp lý đang nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đồng tình trong đông đảo tầng lớp nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc giáo dục và bảo vệ trẻ em là một việc làm không thể thiếu được của các cấp, các ngành, tránh tình trạng như ở một số địa phương tình hình phạm pháp ở trẻ em chưa ngoan không tăng nhưng mức độ vi phạm nghiêm trọng và diễn biến có phần phức tạp hơn. Tình hình trẻ em phạm pháp vẫn đang gia tăng, trong khi đó những vụ việc xâm phạm đến quyền trẻ em có một số vụ việc cơ quan pháp luật xử lý không nghiêm, kéo dài, thậm chí để “chìm xuống” đã làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các em. Vì thế, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và giúp cho trẻ em hư thành những công dân có ích cho xã hội, thì chúng ta phải đề ra các biện pháp trợ giúp pháp lý, cụ thể là:

* Các biện pháp thông qua gia đình, nhà trường và xã hội.

Có thể nói, nếu gia đình là môi trường đầu tiên, là nơi giúp trẻ hình thành và phát triển ý thức thì nhà trường và xã hội là nơi giúp các em phát triển về trí tuệ và nhân cách. Một vấn đề đặt ra, để phòng cho tốt tội phạm là trẻ em, nhiệm vụ hàng đầu là làm sao tạo ra được môi trường gia đình, nhà trường và xã hội lành mạnh, đòi hỏi phải có sự cố gắng cao, liên tục của toàn xã hội.

Như chúng ta đã biết, trẻ em rất cần có người đưa đường chỉ lối và định hướng đúng đắn trong nhận thức non nớt của các em. ở nhiều gia đình có các bậc phụ huynh quan tâm chỉ bảo cho con em mình, nhưng cũng có những phụ huynh chưa đủ khả năng, thậm chí còn tác động ngược trở lại với các em. Vì vậy, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả giáo dục gia đình đối với trẻ em là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn, cần chú trọng đến việc giáo dục lối sống và những chuẩn mực đạo đức, có những biện pháp kịp thời để phát hiện và quản lý, uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng và hành động của con em mình. Môi trường gia đình quyết định phần lớn đến sự phát triển lành mạnh của các em, vì vậy Trang tâm trợ giúp pháp lý cần phối hợp với những gia đình có con em vi phạm pháp luật, phạm pháp để giáo dục pháp luật cho trẻ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác giáo dục, nhất là không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống cho học sinh, nâng cao trách nhiệm của các thày cô giáo, xây dựng mối liên hệ thường xuyên, tốt đẹp giữa nhà trường với gia đình, gia đình với các thày cô giáo. Trang tâm trợ giúp pháp lý cần phối hợp với các trường học, trường giáo dưỡng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như phát những tờ rơi pháp luật với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và phải phù hợp với từng lứa tuổi.

Ngoài ra, trợ giúp pháp lý cho trẻ em không chỉ thông qua gia đình, nhà trường mà còn thông qua các cấp, các ngành trong việc tăng cường công tác bảo vệ, phòng ngừa, giáo dục và xử lý đối với trẻ em phạm pháp. Kết hợp chặt chẽ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và quản lý với việc vận động trong toàn dân phong trào phòng chống, ngăn ngừa và giáo dục trẻ em phạm pháp. Đặc biệt đối với trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em phạm pháp khi trở về mà thiếu đi sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường và đoàn thể thì các em này thường tái phạm là điều không tránh khỏi. Vì thế phải xây dựng môi trường xã hội lành mạnh trong từng gia đình, nhà trường và cộng đồng, tạo ra những điều kiện cần thiết để trẻ em được hưỏng các quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đã được pháp luật quy định.

* Các biện pháp cụ thể của Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Xuất phát từ quan điểm thành lập Trang tâm trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách nói chung và trợ giúp pháp lý cho trẻ em nói riêng là yêu cầu khách quan, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận với pháp luật, nhằm giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức, hiểu biết chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, để một mặt tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; mặt khác, công dân có điều kiện thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội một cách có hiệu quả.

Hiện nay tình hình trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em phạm pháp ngày càng gia tăng và là vấn đề bức xúc trong xã hội. Vì thế, trợ giúp pháp lý cho trẻ em là tội phạm không chỉ nhằm kịp thời ngăn chặn những vi phạm pháp luật do họ gây ra, mà còn thể hiện chính sách nhân đạo của một xã hội, sự quan tâm của một Quốc gia đối với thế hệ tương lai của đất nước.

Trợ giúp pháp lý cho trẻ em có thể thông qua hình thức tư vấn trong những vụ việc đơn giản liên quan đến trẻ em. Khi trẻ em có vướng mắc về pháp luật đến Trung tâm yêu cầu trợ giúp thì ngoài việc nghe họ trình bày vụ việc, hướng dẫn những thủ tục đơn giản... cần kết hợp các biện pháp giáo dục pháp luật để họ có thêm nhiều hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành và những quy định mới của Nhà nước liên quan đến cuộc sống thường ngày. Cần nhận thức rõ, trẻ em chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, nên năng lực nhận thức về hành vi phạm tội của họ còn hạn chế, họ rất cần được giúp đỡ về mặt tâm lý, tinh thần, tư vấn về pháp luật. Chính vì vậy, đòi hỏi phải lựa chọn cán bộ trợ giúp pháp lý am hiểu tâm lý của trẻ và thực sự thông cảm với hoàn cảnh của trẻ, để làm sao tạo cho họ cảm giác hòa nhập, dễ gần vì trẻ thường hay rụt rè, sợ hãi khi gặp người' lớn tuổi, nhất là khi họ đang có vướng mắc về pháp luật. Bên cạnh đó, trẻ em là một bộ phận của xã hội, có nhiều đặc thù khác với các đối tượng khác nên cán bộ trợ giúp cần tập Trung và chuẩn bị về kỹ năng, lĩnh vực mà trẻ em thường có vướng mắc như cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục...

Pháp luật của Nhà nước ta nói chung, pháp luật hình sự nói riêng luôn coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ đồng thời khi trẻ em là chủ thể của hành vi nguy hiểm cho xã hội đến mức phải tmy cứu trách nhiệm hình sự cũng có chính sách và thủ tục tố tụng riêng, giam giữ riêng... Xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về pháp luật trong trẻ em, chính vì thế vai trò của người đại diện, bào chữa cho trẻ em tại phiên tòa là cần thiết. Trong những vụ việc liên quan đến trẻ em khi tìm đến Trung tâm thì Trung tâm sẽ mời luật sư bào chữa tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em. Muốn cho hoạt động trợ giúp pháp lý đạt hiệu quả cao thì đội ngũ cán bộ cần được quan tâm đào tạo, bổi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trợ giúp pháp lý và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các cộng tác viên dưới các hình thức như tổ chức cuộc tập huấn trợ giúp pháp lý cho trẻ em về nội dung, biện pháp tuyên tmyền, chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ cán bộ chuyên trách như Thẩm phán, Kiểm sát viên, cộng tác viên các chuông trình cho trẻ em; phát hành tờ rơi pháp luật có nội dung liên quan đến trẻ em... Bên cạnh đó, các Trung tâm cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên là những luật sư có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vân, đại diện, bào chữa cho các vụ việc liên quan đến trẻ em.

Vì vậy, trợ giúp pháp lý cho trẻ em trong các vấn đề pháp luật có liên quan đến họ là phù hơp với chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật và nâng cao hiểu biết về pháp luật cho trẻ em.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Giáo dục pháp luật và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” tùy thuộc rất lớn vào thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước. Nhằm bồi dưỡng đào tạo cho lớp trẻ thành những công dân có ích, có ý thức thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội, vấn đề giáo dục và bảo vệ trẻ em không còn đơn thuần là bổn phận của gia đình, của nhà trường mà tùy theo chức năng của mình, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình đều có trách nhiệm và phối hợp với nhau để cùng thực hiện tốt các quyền của trẻ em đã được quy định trong Công ước Quốc tế. Việc xem xét trách nhiệm pháp lý và áp dụng các biện pháp giáo dục đối với các em luôn phải đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

* Nhà nước

- Xây dựng một cơ chế phối hợp, kết hợp giữa các ban, ngành, tổ chức xã hội để chăm lo tạo điều kiện cho các em thực hiện các quyền của mình, bảo vệ các em khi quyền lợi của các em bị xâm phạm và giải quyết xử lý phù hợp những trường hơp các em có vi phạm pháp luật. Chỉ trên cơ sở đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp cả xã hội quan tâm, chăm sóc cho thế hệ tương lai của đất nước.

- Nhà nước cần quan tâm giáo dục, tạo điều kiện cho những trẻ em vi phạm pháp luật tự sửa chữa những sai lầm của mình, đuợc học văn hóa, học nghề, phát triển lành mạnh, ý thức được trách nhiệm đối với xã hội, tránh sa ngã vào con đường tái phạm nguy hiểm giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội.

- Đảng và Nhà nước cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đối với các cán bộ, Đảng viên cũng như với các tổ chức xã hội bài trừ tệ nạn mại dâm, lạm dụng tình dục trẻ em. Bên cạnh đó, tăng cường giải quyết công ăn việc làm ổn định và tạo niềm tin trong các em. Đa phần các em khi đi cải tạo trở về thường có tâm lý bất ổn, vì vậy cần được sự quan tâm sát sao của gia đình và sự giúp đỡ về việc làm cho các em để thuận lợi trong việc tái hòa nhập cộng đổng.

- Nhà nước cần chăm lo hon nữa với thế hệ tương lai của đất nước vì môi trường sống cũng ảnh hưỏug rất lớn đến sự phát triển về ý thức trong các em như Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ, có các biện pháp bảo vệ trẻ lang thang không nơi nương tựa... có như vậy mới tạo ra được một môi trưòng vui chơi lành mạnh và đẩy lùi những hành vi vi phạm pháp luật trong trẻ.

- Nhà nước cần có chính sách, chế độ động viên khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có nhiều nỗ lực đóng góp vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em.

* Pháp luật

Hiện nay, các Trung tâm trợ giúp pháp lý trên toàn quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động, có nhiều Trung tâm làm việc đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó cũng còn một số tỉnh chưa thành lập được Trung tâm. Vì vậy, Nhà nước mà cụ thể là ủy ban nhân dân tỉnh nơi có Trung tâm chưa thành lập sớm có kế hoạch và tạo điều kiện trong việc thành lập và bố trí biên chế, trụ sở làm việc, trang thiết bị để Trung tâm có thể hoạt động đạt hiệu quả. Đối với những Trung tâm đã và đang hoạt động cũng cần quan tâm hơn nữa về biên chế, trang thiết bị và trụ sỏ làm việc thuận tiện cho người nghèo, đối tượng chính sách nói chung và cho trẻ em nói riêng có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với hoạt động này.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một việc làm cần thiết và thường xuyên. Vì vậy, cần chú trọng hơn nữa trong công tác giáo dục pháp luật đối với cán bộ cấp cơ sở, các thành viên trong gia đình và cho cả các em. Giáo dục pháp luật về trẻ em cũng cần phải đưa vào nhà trường, vào các cơ sở đào tạo và dạy nghề, với nội dung phong phú và thời gian hợp lý, nhưng phải phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. .

Phải có một đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ để thi hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật tố tụng về trẻ em. Muốn vậy, phải thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo những cán bộ chuyên sâu về trẻ em, đáp ứng được yêu cầu công tác, có phẩm chất đạo đức tốt để làm tròn nhiệm vụ được giao.

Thường trẻ em không tự đi đến Trung tâm một mình và có nhiều khi Trung tâm cách xa nơi ở của họ nên khó khăn cho việc đi lại. Vì thế cần mở rộng thêm hình thức trợ giúp pháp lý lưu động. Khi trợ giúp lưu động các Trung tâm cần chú ý lồng ghép các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, phát tờ rơi pháp luật để làm sao cho người dân nói chung, trẻ em nói riêng có thể dễ dàng tiếp thu được. Muốn cho hoạt động này đạt hiệu quả cao, Nhà nước cần đầu tư một khoản kinh phí nhất định để phục vụ cho trợ giúp lưu động và cho việc phát hành tờ rơi.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xử lý nghiêm minh đối với những kẻ phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất trong việc để lọt tội phạm và tránh những tiêu cực không đáng có trong quá trình thực thi pháp luật, đưa ra công luận phê phán những hành động lợi dụng sức lao động ở trẻ em, xâm phạm nhân phẩm, thân thể trẻ em, đối xử thiếu văn hóa với trẻ, ngược đãi thô bạo xem thường pháp luật bằng những khát vọng thấp hèn là đi ngược lại với đạo lý của dân tộc. Có như thế mới tạo được sự chuyển biến lớn trong cộng đồng về nhận thức đối với việc bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.

Xã hội ngày càng phát triển, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao, dẫn đến các vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi và đa dạng. Vì vậy pháp luật ngày càng cần phải hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Để thực hiện tốt việc bảo vệ các quyền của trẻ em trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần sớm ban hành những luật mới liên quan đến quyền của trẻ em.

* Hình thức xử lý.

Qua phổ biến giáo dục pháp luật và hưởng dẫn pháp luật cụ thể cho trẻ em hòa nhập cùng cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội và bằng hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể thông qua tư vấn, đại diện, bào chữa bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, làm cho họ tin tưỏng vào Trung tâm và tạo cho họ có sự yên tâm rằng đã có cơ quan giúp đỡ khi họ có vướng mắc về pháp luật. Nếu giải quyết vụ việc tốt và có kết quả như cảm hóa được họ không tái phạm lại, đưa họ ra khỏi vòng tội lỗi để trở về với cuộc sống lương thiện... thì sẽ có hình thức khen thưồng kịp thời để động viên cán bộ trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hơn trong công việc.

Bên cạnh đó, có rất nhiều vụ việc vi phạm chưa được xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm dẫn đến tình trạng coi thường luật pháp, làm cho hiệu lực pháp luật bị giảm sút. Với những vụ việc khi trẻ em tìm đến Trung tâm nhờ trợ giúp hoặc những vụ việc liên quan đến trẻ em mà Trung tâm giải quyết không thấu tình đạt lý hoặc không có trách nhiệm gây phiền hà, rắc rối cho đối tượng làm mất uy tín của Trung tâm và đặc biệt gây mất lòng tin trong nhân dân nói chung, trẻ em nói riêng thì cá nhân cán bộ đó sẽ bị kỷ luật có thể là mức khiển trách và cao hơn nữa là tự chịu trách nhiệm về nội dung mình trợ giúp.

Như vậy, từ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nêu trên cho thấy, trợ giúp pháp lý cho trẻ em xuất phát bởi nhu cầu khách quan của việc quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, mặt khác đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý cho trẻ em vướng mắc về pháp luật nói riêng và trẻ em trong cộng đồng nói chung.

 

Chuyên đề 10

YÊU CẦU VÀ CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ[31]

Thạc sỹ Lê Kim Thanh[32]**

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vni Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập đến chủ trương của Đảng tại giai đoạn 1996 - 2000 trong lĩnh vực đối ngoại là “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực[33]1,2...” “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, họp tác, phát triển2". Đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời, phản ánh xu thế hội nhập, đa phương hoá, đa cực hoá trong các quan hệ kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, tận dụng những nguồn lực bên ngoài để tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, đưa chúng ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu, đói nghèo. Đi đôi với việc thực hiện chủ trương trên, một vấn đề quan trọng không kém là làm thế nào sử dụng đúng đắn và có hiệu quả hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Lĩnh vực nào cần được chúng ta ưu tiên phát triển để đạt được mục tiêu xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một xã hội công bằng và văn minh? Bên cạnh các hoạt động xoá đói giảm nghèo về hạ tầng đời sống như kết họp chương trình quốc gia giải quyết việc làm với từng chương trình, dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ vật chất cho các vùng nghèo mà chủ yếu là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, xây dựng nguồn nhân lực, giúp vốn vay, kiến thức làm ăn cho các hộ nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi và hải đảo..., chủ trương thành lập các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, thực hiện “xoá đói giảm nghèo” về mặt pháp luật, bảo đảm công bằng trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách về mức sống và trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các dân tộc cũng là một chủ trương phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, nguyên vọng của nhân dân, đạo đức và tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Nó cũng thể hiện nguyện vọng của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười trong thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp nhân dịp 50 năm kỷ niệm ngành[34] .

Chúng ta đang sống trong thời đại mà xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển mạnh mẽ, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nhân loại như: kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật, khoa học công nghệ... Không một quốc gia, dân tộc nào có thể đứng ngoài xu thế này. Hầu hết các nước đều phải áp dụng chiến lược mở cửa, xử lý mối quan hệ quốc gia và quốc tế, giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, chuyển hoá lực lượng ngoại sinh trở thành lực lượng nội sinh nhằm phát triển và chấn hưng dân tộc. Hợp tác quốc tế về mặt pháp luật nằm trong nội hàm các hoạt động hợp tác quốc tế. Là thành viên của ASEAN, APEC và đang trên lộ trình gia nhập WTO, chúng ta hiểu rằng trên những sân chơi này nguyên tắc tăng điểm "đồng" bớt điểm "dị" trong chính sách, hệ thống pháp luật là nguyên tắc xuyên suốt, áp dụng đồng thời với những nguyên tắc khác để các thành viên hỗ trợ lẫn nhau, cùng phát triển. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý trở thành một yêu cầu tất yếu. Nó giúp cho nhân dân các nước thành viên hiểu nhau hơn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân ái, tương trợ lẫn nhau của nhân loại nói chung và của nhân dân Việt Nam nói riêng, thực hiện đúng phương châm "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển".

 Như vậy, việc thành lập hệ thống trợ giúp pháp lý cho người nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số có vận dụng sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế bên ngoài là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH VÀ LỢI ÍCH THỰC TIỄN CỦA VIỆC HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP lý                                                                            

1. Cơ sở pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

1.1. Cơ sở pháp lý để ký kết và thực hiện văn kiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp

Theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 734/TTg ngày 06 - 09 - 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách thì Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện việc hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý theo phân công của Bộ Tư pháp. Như vậy từ đây ta có thể xác định ngay đại diện cho chủ thể Chính phủ Việt Nam để tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý với bên nước ngoài là Bộ Tư pháp.

Vì hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai từ năm 1997 cho nên cơ sở pháp lý để chủ thể Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, công bố, lưu chiểu, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hiệu lực và bãi bỏ điều ước quốc tế căn cứ theo hai văn bản khác nhau. Trong giai đoạn trước ngày 24/8/1998, việc ký kết, thực hiện điều ước quốc tế được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1989 và Nghị định số 182-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh. Từ ngày 24/8/1998, việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 20/8/1998.

1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý      

Trước hết vì tính xã hội - nghề nghiệp và bản chất không sinh lợi của hoạt động trợ giúp pháp lý nên nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý chỉ bao gồm hai hình thức là hỗ trợ theo chương trình và hỗ trợ theo dự án trong 4 hình thức hỗ trợ phát triển[35]. Ngoài ra trong các phương thức hỗ trợ như viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi và phương thức kết hợp hai phương thức trên thì chỉ có phương thức viện trợ không hoàn lại là thích hợp để áp dụng vì những lý do sau:

- Thứ nhất, bản chất trợ giúp pháp lý mang tính xã hội và phi kinh doanh. Khi xã hội vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện sống, địa vị thì nhà nước thông qua chính sách hay pháp luật phải thể hiện sao cho những người nghèo, người có nhược điểm về thể chất, người có bất lợi về giới... có cơ hội tương đương với những người khác. Đầu tư của nhà nước có thể là các mặt như giáo dục, y tế, pháp luật v.v. Riêng về mặt pháp luật, nhà nước phải đảm bảo sao cho mọi công dân đều có quyền có tiếng nói của mình. Tức là có người thông hiểu về pháp luật đại diện cho mình, bảo vệ quyền lợi của mình (dù rằng theo tmyền thống thì các tổ chức trợ giúp pháp lý thường là các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi nhà nước nhưng nhà nước đều phải có đầu tư cho những tổ chức này). Tổ chức trợ giúp pháp lý là tổ chức phi lợi nhuận. Nó không phải là một tổ chức kinh doanh, không có nguồn thu nên không thể áp dụng bất kỳ hình thức vay nợ nào.

- Thứ hai, quy định về tài chính của các tổ chức luật sư, tổ chức trợ giúp pháp lý ở các nước đều cho phép những tổ chức này được nhận thừa kế, tài trợ từ bên ngoài. Quyền này khác biệt với quy định các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước như công an, kiểm sát không được nhận tài trợ, đóng góp từ bên ngoài.

Trên đây chúng ta đã xác định hình thức và phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Vận dụng vào pháp luật Việt Nam, quan hệ hợp tác nay sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản nào? Quyền và nghĩa vụ của các bên ra sao?

Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 - 12 - 1998 của Chính phủ về quản lý họp tác với nước ngoài về pháp luật là văn bản có quy định rõ nét nhất về nội dung họp tác quốc tế về pháp luật. Nghị định quy định về phạm vi áp dụng; nguyên tắc họp tác; nội dung họp tác; các bước tiến hành họp tác; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao.

Nghị định số 87-CP ngày 05 - 08 - 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức là văn bản quy phạm pháp luật có những quy định toàn diện và cụ thể nhất từ trước đến nay. So với NĐ 20-CP ngày 15 - 03 - 1994 của Chính phủ thì Nghị định 87-CP đã có những quy định cụ thể và thực tế hơn, nhất là những quy định trong việc ký kết, thực hiện và quản lý vốn Hỗ trợ phát triển chính thức. Nghị định đã mở rộng thẩm quyền phê duyệt đến cấp Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ theo lĩnh vực ngành, địa phương, tổng vốn đầu tư có thể phê duyệt các chương trình dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển. Việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển cũng đã được quy phạm hoá. Nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của bên nước ngoài, bên Việt Nam trong việc thực hiện chương trình, dự án. Việc quản lý nguồn hỗ trợ phát triển giữa Chính phủ và các Bộ, ngành đã được phân cấp, phân nhiệm rõ ràng.

Quyết định số 340-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 - 05 - 1996 về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Quy chế quy định về thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án, Giấy phép lập Văn phòng đại diện; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức Phi chính phủ.

Quyết định số 80-CT ngày 28 - 03 - 1991 của Chủ tịch Hội đổng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc ban hành Quy định trong quan hệ viện trợ với các tổ chức phi Chính phủ. Quy định gồm 6 điểm về: Nhiệm vụ của cơ quan đầu mối trong quan hệ viện trợ với các tổ chức phi Chính phủ; Lập dự án và phân cấp quyết định viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ; Quản lý tài chính đối với tiền, hàng hoá viện trợ; Quản lý các hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ tại nước ta; Thực hiện dự án, chương trình; Chế độ báo cáo. Qua nghiên cứu thì thấy rằng tuy không có văn bản nào quy định việc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ Quy định này nhưng thực tế chỉ còn 2 điểm 1 và 4 tại Quy định là còn áp dụng. Các điểm 2, 5, 6 được thay thế bởi các quy định tại Nghị định 87-CP. Điểm 3 được thay thế bởi Thông tư số 30-TC/VT ngày 12 - 06 - 1997 của Bộ Tài chính.

Thông tư số 30-TC/VT ngày 12 - 06 - 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại. Theo đó viện trợ không hoàn lại được xác định là nguồn thu của ngân sách nhà nước, nó phải được hạch toán và quản lý theo Luật ngân sách nhà nước. Viện trợ không hoàn lại được sử dụng dưới hình thức ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại. Thông tư quy định khá chi tiết về việc lập và tổng, hợp dự toán; thực hiện tiếp nhận, quản lý nguồn viện trợ; hạch toán vào ngân sách nhà nước; quản lý và thực hiện việc hạch toán kế toán; chế độ báo cáo, quyết toán và bàn giao dự án. Thông tư 30-CT/VT thay thế cho Thông tư 87-CT/VT ngày 27 - 10 - 1994 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và Thông tư 22-CT/VT ngày 20 - 03 - 1995 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ Tài chính.

Thông tư liên tịch số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 - 06 - 1998 của Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Thông tư hướng dẫn các quy trình rút vốn như: điều kiện để rút vốn, các thủ tục rút vốn và chế độ quản lý, báo cáo, kiểm tra việc rút vốn của các chương trình, dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Quyết định số 182/1998/QĐ-TTg ngày 23 - 09 - 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thu lệ phí trước bạ cho các dự án có sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại. Quyết định này cụ thể hoá một phần Nghị định 87-CP ngày 05 - 08 - 1997 của Chính phủ. Theo Quyết định thì tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời gian thực hiện dự án đăng ký sử dụng tầu, thuyền, ô tô, xe gắn máy không phải nộp lệ phí trước bạ.

Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31 - 10 - 1998 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án có vốn hỗ trợ phát triển ở Việt Nam. Quy chế quy định các ưu đãi, miễn trừ và trách nhiệm của chuyên gia nước ngoài và người thân trong thời gian thực hiện dự án. Chuyên gia nước ngoài được hưởng các ưu đãi như: ưu đãi về thị thực xuất nhập cảnh; ưu đãi về ngoại hối; đăng ký lưu trú, đi lại; ưu đãi về học tập... Chuyên gia nước ngoài và người thân được hưởng các miễn trừ như: miễn trừ thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ; miễn trừ thuế thu nhập; miễn đăng ký chuyên môn và giấy phép hành nghề... Chuyên gia vấ người thân có trách nhiệm: tuân theo hướng dẫn và quản lý của các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, tôn trọng và tuân thủ luật pháp Việt Nam; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong họp đồng đã ký giữa các bên; không được hành nghề thu lợi ngoài công việc, hoạt động đã được thoả thuận hay quy định trong các văn bản ký kết giữa các bên trừ trường họp có quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

2. Lợi ích thực tiễn của việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

2.1. Hỗ trợ vật chất.

Hỗ trợ vật chất bao gồm hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị và thông tin tài liệu.

  1. Hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị.                                       -

Tài chính là vấn đề mấu chốt, là xương sống của mọi hoạt động. Trong khi kinh phí ngân sách của chúng ta chi cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn thấp thì nhu cầu trợ giúp pháp lý lại rất nhiều. Ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan trợ giúp chỉ bao gồm các khoản chi hành chính như: tiền lưorng; phụ cấp chức vụ; phúc lợi tập thể; đóng góp cho bảo hiểm xã hội, cho các tổ chức công đoàn, đoàn thể; thưởng; khoản chi cho dịch vụ công cộng (xăpg dầu ô tô, đèn thắp sáng v.v..); văn phòng phẩm; thông tin liên lạc (điện thoại, FAX, báo chí v.v..); chi phí cho tổ chức hội nghị (nếu có); chi phí thuê mượn, tuyển dụng, đào tạo; chi cho đoàn ra, vào; sửa chữa tài sản; chi phí cho nghiệp vụ chuyên môn và một số khoản chi khác. Nhà nước chỉ cấp một phần ngân sách ít ỏi cho các hoạt động chuyên môn như: phụ cấp đối với chuyên viên trợ giúp, cộng tác viên, thù lao luật sư; tập huấn; mua trang thiết bị (máy vi tính, photocopy, FAX...) Nhà nước chưa có ngân sách cho hoạt động điều tra; trợ giúp lưu động; xuất bản, dịch thuật tài liệu; kiểm tra, hướng dẫn, khảo sát của cơ quan quản lý; tham quan, khảo sát tại nước ngoài; tổ chức hội thảo; mua trang thiết bị (tài liệu pháp luật, báo, tạp chí chuyên ngành, văn phòng phẩm V.V.); mua phương tiện đi lại để tiến hành trợ giúp lưu động v.v. Đây cũng là một điểm còn hạn chế của chúng ta bởi lẽ nếu các chi phí này hoàn toàn do bên nước ngoài tài trợ thì khi kết thúc dự án hay có sự cố xảy ra thì các hoạt động này có thể bị ảnh hưởng. Thêm vào đó bên nước ngoài cũng đặt vấn đề nếu những hoạt động này có lợi cho nhà nước Việt Nam thì tại sao nhà nước Việt Nam lại không có đầu tư? Chúng ta còn một số lán khoảng 1.7151 xã diện nghèo. Vì vậy số lượng người đủ điều kiện hưởng trợ giúp là rất cao. Trong thời gian gần 01 năm (tính đến tháng 10/1998) Cục trợ giúp pháp lý và 7 Trang tâm là Ninh Bình, Cần Thơ, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tây, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế đã trợ giúp được 3670 vụ việc[36] [37] . Nếu các trang tâm trợ giúp pháp lý được thành lập tại tất cả 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trang ương, có tổ chức ổn định thì số vụ việc có thể sẽ tăng lên rất cao và do đó nhu cầu về tài chính cho các trang tâm sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đặc biệt, những tỉnh miền núi có hạ tầng giao thông yếu kém cùng những tỉnh nghèo đang phải đương đầu với tài chính thiếu hụt cho hoạt động này.

2.1.2. Thông tin, tài liệu.

Trợ giúp pháp lý là hoạt động hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Trên thực tế, để hiểu rõ nội dung hoạt động trợ giúp pháp lý chúng ta đã phải nghiên cứu từ các tài liệu nước ngoài. Những tài liệu này thường không đầy đủ, có thế nào hay thế đó. Vì vậy chưa có một bức tranh tổng thể, chưa hiểu tường tận nội dung tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý. Việc hỗ trợ tài liệu đồng bộ của đại diện một số nước phát triển và một số nước đang phát triển nhưng có điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị tương tự Việt Nam liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, sách tham khảo, sổ tay là rất cần thiết.

2.2. Hỗ trợ kinh nghiệm.

Hoạt động trợ giúp pháp lý bắt đầu hình thành và phát triển tại Pháp và Đức ngay từ những thập niên cuối thế kỷ 19. ở Anh, Mỹ, Úc là đầu thế kỷ 20. Vì vậy có thể nói những nước này có một bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Kinh nghiệm ở đây rất đa dạng. Nó có thể là kỹ năng soạn thảo văn bản về trợ giúp, kỹ năng trợ giúp cho đến kỹ năng tổ chức, điều hành hệ thống trợ giúp pháp lý. Riêng trong kỹ năng trợ giúp có thể liệt kê ra các kỹ năng như: phỏng vấn, duy trì mối quan hệ tin cậy, giữ bí mật, thông báo, đình chỉ và chấm dứt việc đại diện cho khách hàng; kỹ năng lập, duy trì hồ sơ vụ việc; kỹ năng điều tra; kỹ năng tư vấn; kỹ năng bào chữa v.v. Bằng các hình thức trao đổi kinh nghiệm như góp ý kiến, tổ chức tập huấn, cử chuyên gia sang làm việc, gửi tài liệu chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ phía bạn và áp dụng vào thực tế Việt Nam. Tận dụng kinh nghiệm từ phía bạn sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm mà các tổ chức tiền thân mắc phải. Tuy nhiên học hỏi kinh nghiệm không có nghĩa là rập khuôn, bắt chước. Điều khó khăn là chúng ta làm sao rút ra được những điểm mạnh của mỗi hệ thống, kết hợp với thực tế của Việt Nam để có được một hệ thống trợ giúp làm việc hiệu quả, theo đuổi được mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra.

2.3. Bảo hộ công dân.

Khi Việt Nam ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp mà trong đó có quy định về hỗ trợ trợ giúp pháp lý với nước ngoài, các nước trong khu vực, các nước Việt Nam tham gia trong hiệp hội, diễn đàn, tổ chức thì công dân Việt Nam và tương tự công dân nước ngoài nếu có vướng mắc với pháp luật tại nước chủ nhà thì có thể được tổ chức trợ giúp pháp lý nước chủ nhà bảo vệ quyền lợi. Vừa qua, Bộ Tư pháp Việt Nam đã ký với Bộ Tư pháp Trung Quốc Hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có quy định về việc trợ giúp pháp lý miễn phí. Đây cũng chính là một hình thức bảo hộ công dân của nhà nước. Ngoài ra chúng ta có thể đề xuất ý tường xây dựng một tổ chức trợ giúp pháp lý mang tính toàn cầu hoặc khu vực trong đó tổ chức trợ giúp pháp lý các nước thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, tạo sức mạnh tập thể để bảo vệ tổ chức thành viên, bảo vệ đối tượng được trợ giúp, góp phần cho các nhà lập pháp xây dựng một hệ thống pháp luật có những điểm tương đồng cơ bản, giúp các nước thành viên sớm có một sân chơi chung, phù hợp với xu thế hội nhập, đa cực hoá, toàn cầu hoá của thế giới hiện nay.

III. NỘI DUNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý có thể thực hiện theo các nội dung sau:

1. Về đào tạo con người

1.1. Tập huấn. Tổ chức tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật cho chuyên viên trợ giúp và cộng tác viên. Các đợt tập huấn nên lồng ghép với việc giới thiệu văn bản pháp luật mới và hướng dẫn sử dụng chung các mẫu biểu trợ giúp (nếu có), phần mềm tin học ứng dụng. Trong giai đoạn ban đầu, các đợt tập huấn phải diễn ra thường xuyên và tập trung. Chúng ta cần mời chuyên gia nước ngoài đến giới thiệu, trao đổi xung quanh nội dung đợt tập huấn. Trách nhiệm của cán bộ dự tập huấn là đào tạo lại cho cán bộ không dự và cộng tác viên.

1.2. Hội thảo. Hội thảo là nơi Cục trợ giúp và các trung tâm trao đổi kinh nghiệm, tổng kết, nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho công tác trợ giúp. Các đợt hội thảo cũng nên tận dụng chuyên gia nước ngoài trình bày về thực tế và kinh nghiệm của nước mình.

1.3. Tham quan khảo sát. Việc tham quan khảo sát mô hình và nội dung trợ giúp pháp lý của các nước phát triển và các nước có điều kiện kinh tế, xã hội chính trị giống với Việt Nam nên tiến hành thường xuyên. Đây cũng là cầu nối cho tương lai xây dựng một tổ chức trợ giúp pháp lý mang tính toàn cầu hoặc khu vực. Ngoài ra còn có thể tranh thủ được sự hỗ trợ từ phía bạn.

1.4. Học tập, nghiên cứu. Việc đào tạo các chuyên viên trợ giúp pháp lý có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản tại các nước tiên tiến là rất cần thiết. Đây cũng là một hướng nhìn đúng đắn cho tương lai phát triển của Việt Nam. Chúng ta nên đặt vấn đề với bên nước ngoài chấp nhận các chuyên viên trợ giúp của Việt Nam sang nghiên cứu, thực tập tại nước họ.

1.5. Đào tạo giáo viên. Trong xu thế phát triển manh mẽ của hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay, việc trợ giúp pháp lý có trở thành một nghề hay không là điều có thể. Để đào tạo nghề, chúng ta cần có một đội ngũ giáo viên. Kết hợp việc đào tạo trong nước và nước ngoài cho đội ngũ giáo viên bộ môn trợ giúp pháp lý là hữu ích. Chúng ta nên nghiên cứu và đề xuất với phía bạn trong việc đào tạo giáo viên bộ môn trợ giúp pháp lý trong Trường đào tạo các chức danh tư pháp và các trường luật.

2. Về hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể.

2.1. Phụ cấp, bồi dưỡng cho chuyên viên trợ giúp pháp lý, cộng tác viên.

Trợ giúp pháp lý là một công việc vất vả. Cán bộ trợ giúp pháp lý thường phải đầu tư thời gian, trí lực vào công việc. Nếu chế độ phụ cấp,bồi dưỡng cho chuyên viên hay cộng tác viên không có hoặc không thoả đáng dễ dẫn đến tâm trạng chán nản, muốn tìm công việc mới hoặc không toàn tâm, toàn ý vào công việc.

2.2. Thù lao luật sư.

Theo Điều 33 Nghị định 15/HĐBT ngày 21/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế Đoàn luật sư thì trong một số trường họp Đoàn luật sư không thu thù lao, một số trưòng hợp khác được xét miễn giảm thù lao. Đây là cơ sở để tổ chức trợ giúp pháp lý có thể yêụ cầu luật sư trợ giúp. Tuy nhiên, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp và đối tượng cần giúp đỡ pháp lý ngày càng đa dạng nên các quy định tại Điều 33 đã trở nên bất cập. Chúng ta một mặt nên đề nghị luật sư nên trợ giúp pháp lý miễn phí nhưng mặt khác phải huy động giúp đỡ tài chính từ bên ngoài để thanh toán cho thù lao luật sư. Chúng ta cần xem rằng nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư là nghĩa vụ đạo đức còn nghĩa vụ thanh toán thù lao luật sư của chúng ta là bắt buộc.

2.3. Chi phí cho điều tra, xác minh. Chi cho điều tra, xác minh nhất là trong các vụ án hình sự là việc phải làm. Nếu không chất lượng trợ giúp không cao. Hiện nay nhà nước chưa cấp kinh phí cho hoạt động điều tra, xác minh. Vì vậy chúng ta cần huy động sự hỗ trợ của phía bạn để có kinh phí cho hoạt động này.

Chi cho trợ giúp lưu động. Thí điểm ở một vài địa bàn cho thấy hoạt động trợ giúp lưu động tỏ ra rất hữu hiệu. Số lượng vụ việc tăng lên rõ rệt. Có thể đồng bào vì đường xá quá khó khăn không thể tới được trung tâm trợ giúp hay chưa biết về hoạt động của tổ chức trợ giúp nên việc tổ chức thường xuyên các đợt trợ giúp lưu động là rất cần thiết. Thêm vào đó chúng ta có thể thống kê được những vấn đề nổi cộm trong từng địa phương để kiến nghị bàn biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, chưa có một kinh phí nào cho hoạt động này. Trước mắt trong khi chờ nhà nước xét cấp kinh phí cho hoạt động này chúng ta nên đề nghị các tổ chức quốc tế tài trợ cho hoạt động này.

2.4. In ấn, dịch tài liệu. Tài liệu cần in ấn bao gồm các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu dịch nước ngoài cho các tổ chức trợ giúp, chuyên viên trợ giúp, cộng tác viên và tài liệu dưới hình thức sách bỏ túi, tờ bướm về giải đáp pháp luật cho quần chúng nhân dân. Tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu dịch được sử dụng như cẩm nang hành nghề cho chuyên viên trợ giúp, tài liệu nghiên cứu cho những người quan tâm. Việc phát tán sách bỏ túi, tờ bướm giới thiệu pháp luật là một biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho người dân hiểu biết hơn về pháp luật, tuân thủ pháp luật.

2.5. Mua tài liệu, xây dựng tủ sách, thư viện. Xây dựng tủ sách pháp luật cho các trung tâm trợ giúp pháp lý và Cục trợ giúp pháp lý là việc không thể thiếu. Nó giúp cho hoạt động trợ giúp hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Kinh phí cho việc xây dựng tủ sách còn rất thấp. Tranh thủ nguồn hỗ trợ về kinh phí và tài liệu từ phía bạn là việc cần thiết.

2.6. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý. Hệ cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý cần đầu tư rất cao. Tuy nhiên nó rất hữu ích cho hoạt động chuyên môn. Trước mắt chúng ta có thể kết nối với một hệ cơ sở dữ liệu pháp luật đã có sẵn (Winlaw, CSDL Văn phòng Chính phủ, Vinet v.v.) để phục vụ cho việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật và nối mạng diện rộng giữa các trung tâm và Cục trợ giúp pháp lý để trao đổi thông tin, tài liệu, góp ý kiến v.v.

2.7. Xây dựng giáo trình. Nghiên cứu xây dựng giáo trình cho môn học về trợ giúp pháp lý cũng nên tiến hành ngay từ giai đoạn này. Giáo trình cần được đầu tư nghiêm túc vì nó là nội dung chương trình đào tạo nghề cho sinh viên luật. Chúng ta không những cần hỗ trợ về tài chính từ phía bạn cho nội dung này mà còn cần kết hơp cả ý kiến đóng góp từ bên phía bạn. Nội dung đào tạo phải bao gồm lý thuyết và thực tiễn.

2.8. Báo chuyên ngành. Báo chuyên ngành là tiếng nói của tổ chức trợ giúp. Đây là diễn đàn của những người trợ giúp và những người khác có quan tâm. Diễn đàn này giúp các chuyên viên trợ giúp, cộng tác viên, học giả, sinh viên luật... có thể trao đổi xung quanh các quy định của pháp luật, quyết định, phán quyết của toà án, cơ quan nhà nước v.v. Đây cũng là nơi tổ chức trợ giúp có ảnh hưởng đối với cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, sửa đổi những quy định, quyết định trái pháp luật. Ta có thể đề nghị phía bạn hỗ trợ kinh phí cho việc xuất bản tờ báo và cung cấp các số báo cuả tổ chức trợ giúp pháp lý nước ngoài.

2.9. Trang thiết bị. Trang thiết bị cho hoạt động trợ giúp bao gồm máy móc, báo chí, văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng như bàn, ghế, tủ v.v. Trong thời đại thông tin hiện nay, để hoạt động trợ giúp được nhanh chóng và có chất: lượng, mỗi văn phòng trợ giúp cần có một số máy vi tính được nối mạng, máy FAX, máy Photocopy, bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ v.v. Kinh phí nhà nước cho khoản này còn rất hạn hẹp, không thể tho ả mãn nhu cầu thực tế. Qua hoạt động hợp tác, chúng ta có thể yêu cầu phía bạn hỗ trợ. Hỗ trợ có thể là hỗ trợ kinh phí hoặc hỗ trợ máy móc trực tiếp.

2.10. Phương tiện đi lại. Thực tế cho thấy việc đi trợ giúp lưu động hay điều tra xác minh, đón tiếp đoàn, đi kiểm tra, khảo sát... Cục trợ giúp pháp lý và các Trung tâm thường phải sử dụng phương tiện của đơn vị chủ quản hay sử dụng phương tiện cá nhân. Việc này rất bất tiện và phụ thuộc. Chúng ta nên đề nghị phía bạn hỗ trợ về phương tiện đi lại cho tổ chức trợ giúp. Trước mắt có thể là 01 xe ô tô cho Cục và 02 xe máy cho Cục và mỗi trung tâm.

IV. NGHĨA VỤ CỦA BÊN VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Nghĩa vụ đối với đối tác nước ngoài.

1.1. Chịu giám sát. Đối tác nước ngoài người hỗ trợ kinh phí cho hoạt động trợ giúp có quyền giám sát đối với tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng kinh phí tài trợ, làm sao để kinh phí được sử dụng hiệu quả nhất, thiết thực nhất. Nội dung giám sát có thể là cử chuyên gia sang kiểm tra sổ sách, làm việc với cán bộ trợ giúp, lãnh đạo để đánh giá việc thực hiện dự án. Chu kỳ giám sát có thể là 1 hoặc 2 lần/năm (tuỳ theo yêu cầu của phía bạn). Ngoài ra phía bạn có thể cử chuyên gia sang làm việc thường trực tại Cục trợ giúp pháp lý trong thời gian thực hiện dự án. Phương thức giám sát này có ưu điểm giúp cho việc thực hiện dự án được hiệu quả hơn, chuyên gia có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thòi các vướng mắc. Tuy nhiên phương án này đòi hỏi chi phí rất tốn kém. Chi phí cho chuyên gia sang làm việc tại Việt Nam có thể chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách tài trợ.

1.2. Báo cáo. Báo cáo gồm có báo cáo tiến độ công việc và báo cáo về tài chính. Các báo cáo được làm 6 tháng hoặc 1 năm/lần (tuỳ theo yêu cầu của bên đối tác). Báo cáo tiến độ tổng kết những công việc đã làm trong thời hạn báo cáo, số vụ việc trợ giúp và một số thông tin cơ bản về vụ việc trợ giúp như đối tượng trợ giúp, lĩnh vực trợ giúp. Báo cáo cũng bao gồm phương hướng phát triển hoạt động trong giai đoạn tới. Việc đưa phép so sánh giữa phương hướng phát triển và con số thực hiện thật cũng nên xem xét để áp dụng cho thời gian tới. Báo cáo tài chính gồm các con số ngân sách mà bên nước ngoài đầu tư cho hạng mục cụ thể, số chi thực tế từ ngân sách, số dư còn lại từ hạng mục đó.

1.3. Kiểm toán. Ngoài nghĩa vụ làm báo cáo theo hạn định, phía nước ngoài có thể yêu cầu bên Việt Nam mời cơ quan kiểm toán đến kiểm tra tài chính dự án mỗi năm. Mục đích của việc kiểm toán đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng đắn và tính chính xác của các báo cáo. Kết quả kiểm toán sẽ được gửi cho bên nước ngoài và các bên Việt Nam liên quan.

2. Nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam.

2.1. Trách nhiệm của bộ phận chuẩn bị chương trình, dự án

Đơn vị được giao chuẩn bị chương trình, dự án hoặc Ban Chuẩn bị chương trình, dự án có trách nhiệm:

a/- Theo chỉ đạo của Chính phủ tiến hành soạn thảo văn kiện chương trình dự án, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) để trình, gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình, dự án đầu tư phải nêu rõ: cơ chế sử dụng vốn, các nguồn vốn của dự án, kế hoạch triển khai dự án.

b/- Cùng các cơ quan liên quan phối họp với bên nước ngoài để tiến hành các công việc chuẩn bị và hỗ trợ cần thiết nếu bên nước ngoài yêu cầu được khảo sát, thẩm định, đánh giá chương trình, dự án. Toàn bộ kết quả của công việc này phải báo cáo cho cơ quan chủ trì đàm phán và các cơ quan liên quan.

2.2. Trách nhiệm của Ban Quản lý chương trình, dự án.

a/ Phối hợp với bên nước ngoài xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, dự án đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và các cam kết ghi trong điều ước quốc tế đã ký kết và những quy định trong chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức đã được phê duyệt.

Xây dựng kế hoạch rút vốn nước ngoài hàng năm để gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt trên cơ sở nội dung văn kiện, chương trình, dự án đã được phê duyệt và điều ước quốc tế đã ký kết. Việc rút vốn nước ngoài từng lần trong năm thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Bộ Tài chính.

b/ Các chương trình và dự án sử dụng vốn hỗ trợ chính thức phải thực hiện thông qua đấu thầu, trừ những trường hợp đặc biệt (do Thủ tướng Chính phủ quy định riêng).

Việc tổ chức đấu thầu thực hiện chương trình, dự án theo Quy chế Đấu thầu do Chính phủ quy định và những văn bản hướng dẫn liên quan. Nếu điều ước quốc tế đã được ký kết có những quy định liên quan đến đầu thầu, mua sắm không phù hợp với Quy chế đấu thầu hiện hành của Việt Nam thì áp dụng theo những quy định của Điều ước quốc tế.

c/ Hàng năm, các dự án, chương trình sử dụng vốn hỗ trợ phát triển phải được một công ty kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận kiểm toán. Nội dung kiểm toán bao gồm kiểm toán tính hợp pháp của việc đầu tư dự án, kiểm toán số vốn đầu tư thực hiện hàng năm (bao gồm chi phí kiến thiết cơ bản hoàn thành, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí khác, các chi phí không tính vào giá trị công trình), kiểm toán giá trị tài sản bàn giao, tình hình công nợ và vật tư thiết bị tổn đọng, kiểm toán tài khoản đặc biệt. Trong những trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ quy định thêm các nội dung cần thiết khác. Đề cương kiểm toán, quyết định lựa chọn công ty kiểm toán, hơp đồng kiểm toán phải phù họp với quy định của nhà tài trợ và được Bộ Tài chính phê duyệt. Báo cáo kiểm toán phải được gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày sau khi hoàn thành.

d/ Chế độ báo cáo định kỳ thực hiện các chương trình, dự án là các báo cáo hàng quý và hàng năm. Tới kỳ báo cáo, chậm nhất 2 tuần sau khi hết quý và 1 tháng sau khi hết năm, Ban Quản lý chương trình, dự án phải lập báo cáo tình hình triển khai, việc tiếp nhận, sử dụng vốn, đánh giá kết quả thực hiện và các kiến nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Thống kê.

2.3. Khi kết thúc chương trình, dự án.

Sau khi kết thúc chương trình, dự án, trong thời hạn 03 tháng, Ban Quản lý chương trình, dự án phải có báo cáo bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Tổng cục Thống kê về kết quả cuối cùng của việc tiếp nhận và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, kèm theo các bản quyết toán tài chính và những đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường...

V. KIẾN NGHỊ.

Từ những nội dung trên xin có mấy kiến nghị sau:

  • Thứ nhất, Cục trợ giúp pháp lý nghiên cứu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền cho xuất bản báo, tạp chí chuyên ngành trợ giúp pháp lý. Kinh phí xuất bản lấy từ ba nguồn: ngân sách nhà nước; ngân sách bên ngoài (gồm các khoản tài trợ, tặng, cho...) và ngân sách thu được từ việc bán những tờ báo, tạp chí này.
  • Thứ hai, tranh thủ sự hỗ trợ của phía bạn để bổ sung kinh phí cho hoạt động trợ giúp lưư động và mua phương tiện đi lại để trợ giúp lưu động.
  • Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, bên nước ngoài về việc thành lập một tổ chức trợ giúp pháp lý mang tính khu vực (lấy mô hình là tổ chức Interpol quốc tế).
  • Thứ tư, đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập chương trình xây dựng luật hoặc pháp lệnh đối với hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian năm tới, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; theo quyết định của Quốc Hội, tiến hành soạn thảo luật hoặc pháp lệnh về trợ giúp pháp lý trong đó có các quy định về quan hệ hơp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
  • Thứ năm, nghiên cứu, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trợ giúp pháp lý là một môn học trong trường chuyên ngành. Vận động phía bạn hỗ trợ về kinh phí, tài liệu để đào tạo giáo viên, giáo trình cho môn học.
  • Thứ sáu, đề nghị phía bạn chấp nhận nghiên cứu sinh Việt Nam sang nghiên cứu, thực tập hành nghề luật sư, trợ giúp pháp lý ở những nước có hoạt động trợ giúp phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III

PHẦN PHỤ LỤC, TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

PHÁP LỆNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ - MỘT ĐÒI HỎI THỰC TIỄN

Tạ Thị Minh [38] Cù Thu Anh[39]

 

I. TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Xuất phát từ bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, bên cạnh việc phải xây dựng hệ thống pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, Nhà nưốc phải có trách nhiệm tổ chức, thiết lập một cơ chế hướng dẫn, thi hành pháp luật hiệu quả để những quy định của pháp luật trở thành hiện thực. Tuy nhiên, trong thực tế, pháp luật đi vào cuộc sống còn chậm chạp, nhân dân còn chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Có tình trạng này do nhiều nguyên nhân, nhưng một phần cũng do dân ta còn nghèo nên người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có khả năng tài chính để nhờ giúp đỡ pháp luật. Vì vậy, để tạo cơ hội cho các đối tượng này có được điều kiện tương tự như đối tượng khác trong việc tiếp cận với pháp luật, Ban bí thư Trung ương Đảng khoá vn đã có ý kiến " cần mở rộng loại hình tư vấn pháp luật phổ thông, đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của các tầng lớp nhân dân, nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật và ứng xử pháp luật của công dân trong đời sống hàng ngày.... cần nghiên cứu lập hệ thống dịch vụ tư vấn pháp luật không lấy tiền để hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo pháp luật"[40]; Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII cũng nhấn mạnh "tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí". Đây là những quan điểm chỉ đạo quan trọng, tạo cơ sở để thể chế hoá việc hình thành loại hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí ở nước ta.

Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý bao gồm Cục Trợ giúp pháp lý và Trung tâm trợ giúp pháp lý dành cho người nghèo và đối tượng chính sách ở các tỉnh, thành phố là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành tổ chức này ở nước ta. Cho đến nay, cả nước đã thành lập được 51 Trung tâm trợ giúp pháp lý với gần 200 chuyên viên trợ giúp và 900 cộng tác viên. Hoạt động của các tổ chức trợ giúp pháp lý đã góp phần giải to ả những vưáng mắc pháp luật của nhân dân, góp phần ổn định trật tự xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, việc hình thành và phát triển hoạt động này ở nước ta là một hướng đi đúng đắn, kịp thời.

Tuy nhiên, do hoạt động trợ giúp pháp lý là lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp còn rất mới mẻ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mới chỉ tạo cơ sở pháp lý ban đầu, đặt tiền đề cho việc định hình về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước mà chưa điều chỉnh một cách toàn diện, cụ thể về công tác này.

Cùng với sự biến chuyển to lớn về mọi mặt của đời sống theo xu thế tiến bộ xã hội, nhu cầu phát triển và mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý cũng như những vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn của hoạt động này đang đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải tiếp tục nghiên cứu cả về cơ sở lý luận và góp độ pháp lý của vấn đề để có văn bản pháp luật phù họp với yêu cầu quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả thực tiễn hoạt động. Bởi vì, trợ giúp pháp lý là một loại hoạt động nghề nghiệp mang tính chất chính trị - pháp lý và cả tính xã hội, nó mở ra một hưáng tăng cường độ áp dụng pháp luật trong thực tiễn, thúc đẩy hiệu quả của chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật. Tuy vậy, những vấn đề lý luận chung về trợ giúp pháp lý chưa được nghiên cứu một phần do nó rất mới ở ta nhưng mặt khác do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó. Mà về sự cần thiết nghiên cứu các vấn đề lý luận chung, V.I. LêNin đã khẳng định "Người nào bắt tay vào vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì kẻ đó, trên mỗi bước đi sẽ không sao tránh khỏi "vấp ngã" những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng "vấp" phải những vấn đề đó trong trường hợp riêng thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự giao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc"[41].

Bởi vậy, các vấn đề lý luận chung về trợ giúp pháp lý như các quan điểm, khái niệm về trợ giúp pháp lý, bản chất hoạt động trợ giúp pháp lý, phạm vi trợ giúp, chủ thể, khách thể, đối tượng, nội dung, phương thức, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cần được làm rõ và thể chế bằng pháp luật để định hưứng cho hoạt động trợ giúp pháp lý trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây là các vấn đề có tính chất cần được nghiên cứu một cách căn bản, trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết ngay.

1. Về vị trí, vai trò của tổ chức trợ giúp pháp lý.

Quyết định số 734/TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xác lập được hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước từ trung ương xuống địa phương, có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, do ngành Tư pháp quản lý. Các tổ chức này có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạt động sự nghiệp miễn phí (trợ giúp pháp lý: tư vấn, đại diện, bào chữa miễn phí). Từ thực tiễn hoạt động trong hơn một năm qua cho thấy, trợ giúp pháp lý đã từng bước thâm nhập, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của xã hội (đã có khoảng 9000 vụ việc được thực hiện miễn phí), về phía Nhà nước, các tổ chức trợ giúp pháp lý đã thể hiện vai trò bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận với pháp luật, thực hiện trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người nghèo và đối tượng chính sách bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao uy tín của Nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời, thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể, tổ chức trợ giúp có điều kiện: Thứ nhất, phát hiện giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền những sai sót, bất hơp lý, biểu hiện tiêu cực vi phạm quyền công dân phát sinh trong hoạt động công vụ để có biện pháp khắc phục. Thứ hai, phát hiện được các văn bản pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo và không phù hợp với thực tế, qua đó đề xuất, kiến nghị về biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế, góp phần thực hiện công cuộc cải cách hành chính, tư pháp và hoàn thiện pháp luật. Thứ ba, góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. về phía công dân, các tổ chức này giúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật quy định và góp phần nâng cao dân trí và ý thức pháp luật của dân. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho dân hiểu biết về pháp luật giám sát hoạt động của cơ quan, công chức Nhà nước, tham gia quản lý xã hội, thực hiện dân chủ cơ sở; góp phần hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật.

2. Về nhiệm vụ của tổ chức trợ giúp pháp lýcác hoạt động liên quan

Các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 734/TTg đã xác định phạm vi trợ giúp pháp lý gồm: tư vấn pháp luật; đại diện, bào chữa trước Toà. Tuy nhiên, hiệu lực pháp lý của các hành vi trợ giúp cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đa số ý kiến cho rằng trợ giúp pháp lý chủ yếu là "trợ giúp" kiến thức pháp luật để công dân và tổ chức hiểu thấu đáo vấn đề và có thể tự giải quyết vấn đề trong phạm vi quy định của pháp luật nhưng trong trường hợp qua vụ việc cụ thể trợ giúp pháp lý phát hiện có sự vi phạm quyền công dân thì có quyền kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét. Kiến nghị này phải phân tích rõ bản chất vụ việc và kiến nghị điều luật áp dụng và cơ quan có liên quan phải thực hiện và thông báo cho tổ chức trợ giúp pháp lý về kết quả.

Hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động nghề nghiệp do công chức Nhà nước (luật sư trợ giúp) thực hiện nhằm xem xét, đánh giá và đưa ra nhận định: “về tính pháp lý của vụ việc (hành vi pháp luật, hành vi dân sự...) khi có ý kiến tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau hoặc có sự khác nhau trong việc hiểu chính xác về các điều khoản của pháp luật có liên quan để có sự tư vấn, lý giải về góc độ pháp lý cho đối tượng để giúp họ có thể tự giải quyết vụ việc hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Các quan hệ pháp lý mà trợ giúp pháp lý tham gia giải quyết là quan hệ đa chiều, có thể là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân (giữa công dân với công dân), quan hệ giữa cá nhân với tổ chức (thông thường giữa công dân với cơ quan công quyền), quan hệ giữa tổ chức với tổ chức (giữa cơ quan công quyền với tổ chức). Các quan hệ pháp lý này đôi khi đã phát sinh và đang có mâu thuẫn, cũng có khi mới đang trong giai đoạn xác lập. Việc làm rõ các quan hệ pháp lý này đang ở giai đoạn nào, đang cần áp dụng pháp luật như thế nào và hậu quả pháp lý của nó rất quan trọng, giúp cho các tổ chức trợ giúp pháp lý có định hướng đúng đắn để giải quyết. Tuy nhiên, chưa có văn bản quy định cụ thể các điều kiện thực hiện cũng như chưa quy định cán bộ trợ giúp được đại diện, bào chữa với tính chất thực hiện một chức năng nghề nghiệp. Vì vậy, thực tế đã làm hạn chế rất nhiều hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý, đồng thời ảnh hưởng đến tính chủ động, kịp thời của hoạt động (tham gia tranh tụng phải mời Luật sư mà số lượng còn quá ít ỏi so với nhu cầu). Điều đó lý giải tại sao tỷ lệ số vụ đại diện, bào chữa chỉ chiếm khoảng 3% so với tổng số vụ trợ giúp. Mặt khác, việc quy định các quyền hạn cụ thể cho cán bộ trợ giúp trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng trước Toà án sẽ đụng chạm nhiều đến các quy định khác về pháp luật tố tụng đòi hỏi phải được thể hiện tại một văn bản có hiệu lực cao, đổng thời cũng phải sửa đổi, bổ sung đồng bộ các văn bản có liên quan mới bảo đảm tính khả thi.

Đồng thời, cơ chế bảo đảm hiệu lực của các kiến nghị về trợ giúp pháp lý cũng chưa được đặt ra. Thực tiễn cho thấy, tình trạng xảy ra phổ biến là mặc dù tổ chức trợ giúp pháp lý đã tư vấn cho đối tượng thực hiện các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc gửi kiến nghị nêu rõ yêu cầu và quy định của pháp luật nhưng các cơ quan chức năng hữu quan vẫn cố tình không giải quyết. Việc kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật là một hoạt động rất thiết thực vì đôi khi chính các cơ quan này cũng không nắm rõ các quy định pháp luật nên giải quyết không đúng. Nhưng do trách nhiệm xem xét, thực hiện các kiến nghị trợ giúp pháp lý chưa được quy định trong văn bản pháp luật nên hiệu quả còn hạn chế.

Việc quy định chức năng, nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đã mở ra cho tổ chức trợ giúp pháp lý một hướng tiếp cận đối tượng phù hợp. Thực tế, bằng cách nói chuyện, tổ chức thảo luận, cung cấp thông tin, tờ gấp, sổ tay pháp luật (đã thực hiện cho hàng trăm nghìn lượt người, có sự tham dự của đại diện chính quyền, đoàn thể cơ sở, Tư pháp xã, phường) về các vấn đề pháp lý mà người nghèo và đối tượng chính sách thường có vướng mắc kết hợp trợ giúp các vụ việc cụ thể đã giúp họ có điều kiện tiếp thu, nhìn nhận nó một cách có hệ thống, chiều sâu, đồng thời tạo sự cởi mở trong đối thoại pháp luật với các bên hữu quan, nâng cao khả năng tự vận dụng trong thực tiễn cuộc sống. Song, các nội dung này cũng chưa được pháp luật quy định.

Việc ban hành và thực hiện Pháp lệnh hoà giải đang đặt ra vấn đề phải nghiên cứu để có cơ chế hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định. Thực  tế cho thấy sự xích mích, tranh chấp trong nội bộ nhân dân thường liên quan đến những băn khoăn, vướng mắc về việc thực thi pháp luật của các cơ quan, tổ chức mà công tác hoà giải và giải đáp, hướng dẫn pháp lý chính là các hoạt động thuộc phạm vi trợ giúp. Như vậy, sự hỗ trợ về nghiệp vụ của tổ chức trợ giúp pháp lý sẽ giúp cho tổ hoà giải đáp ứng một cách hoàn chỉnh, liên tục các nhu cầu pháp luật đa dạng của người dân ngay tại cơ sở, khắc phục tình trạng dồn nén lên Trung ương. Ngược lại, tổ chức hoà giải có điều kiện gần gũi tiếp cận, thực hiện rà soát, thống kê các nhu cầu các vướng mắc pháp luật phức tạp để tổ chức trợ giúp pháp lý có kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện các biện pháp giúp đỡ pháp lý cần thiết.

3. Về vấn đề xã hội hoá hoạt động trợ giúp pháp lý

Trong bối cảnh "xã hội hoá" các hoạt động nghề nghiệp, dịch vụ hiện nay thì vấn đề phát huy vai trò, sự đóng góp của các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội vào hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí bên cạnh hoạt động dịch vụ có thu là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Có như vậy, mói động viên tối đa được mọi nguởn lực phục vụ nhiệm vụ trợ giúp pháp lý, cũng là một nhiệm vụ chính trị xã hội mà mọi thành viên cộng đồng đều có trách nhiệm.

Nghiên cứu hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước cho thấy, các loại hình trợ giúp là vô cùng phong phú. Bên cạnh các tổ chức trợ giúp pháp lý chuyên trách của Nhà nước làm nòng cốt, còn có cả mạng lưới các tổ chức xã hội, các tổ chức dịch vụ nghề nghiệp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đan xen với các hoạt động có thu khác. Các luật sư, luật gia tư vấn coi việc tham gia hoạt động trợ giúp như là nghĩa vụ xã hội, đạo đức nghề nghiệp cần được duy trì và vun đắp.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tổ chức chính trị - xã hội (Hội Luật gia thành phố Hà Nội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam...) thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí bên cạnh hoạt động tư vấn pháp luật có thu phí nhưng mới mang tính cá biệt, thử nghiệm đơn lẻ ở một vài địa phương chưa trở thành phổ biến và chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.

4. Về tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý

Để bảo đảm yêu cầu về chất lượng, cán bộ trợ giúp phải là người có kinh nghiệm, am hiểu và thành thạo về kỹ năng, nghiệp vụ. Theo thông lệ nghề trợ giúp pháp lý trên thế giới thì ngoài tiêu chuẩn trình độ pháp lý, đạo đức, đòi hỏi người trợ giúp phải có thời gian tập sự hành nghề từ 1 đến 2 năm, phải tham dự và tốt nghiệp khoá học về trợ giúp pháp lý. Hiện nay, tiêu chuẩn cán bộ (chuyên viên trợ giúp pháp lý) của ta phải có trình độ đại học Luật, qua thi tuyển (theo chế độ tuyển dụng công chức) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ pháp lý nhưng do điều kiện mới thành lập tổ chức nên chúng ta chưa có quy định về quá trình tập sự nghiệp vụ và đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp.

Đi vào cụ thể, trợ giúp pháp lý với tính chất là một hoạt động nghề nghiệp khi thực hiện phải tuân theo những trình tự, thủ tục, quy tắc đạo đức và nghiệp vụ nhất định. Mặc dù Thông tư hướng dẫn đã có một số quy định về vấn đề này nhưng mới chỉ đề cập đến những nguyên tắc cơ bản nhất, chưa đi vào chi tiết nên việc vận dụng còn gặp nhiều lúng túng, không thống nhất. Từ thực tế hoạt động dịch vụ pháp luật cho thấy, nếu không có nhũng quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ về quy tắc hành nghề thì cùng với thời gian và sự phát triển của hoạt động, những tiêu cực, sai sót rất dễ có điều kiện phát sinh và khi phát sinh thì chưa có cơ sở pháp lý để xử lý, như trách nhiệm của cán bộ đối với đối tượng và pháp luật do trợ giúp sai, gây thiệt hại cho họ. Mặt khác, do tính hiệu lực của văn bản còn hạn chế nên đối với những vấn đề nghiệp vụ trợ giúp đòi hỏi phải có sự tuân thủ theo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan (của tổ chức, cá nhân hữu quan và của đối tượng được trợ giúp) chưa được thể chế thành quy định bắt buộc. Vì vậy, chưa tạo thuận lợi cho người làm công tác trợ giúp thực thi nhiệm vụ.

5. Về vấn đề cán bộ và kinh phí bảo đảm.

Quyết định số 734/TTg và các văn bản hưóng dẫn hiện hành đã tạo cơ chế bảo đảm cán bộ, cơ sở vật chất mang tính cơ bản và định hướng thông qua việc xác lập mô hình trợ giúp pháp lý nhà nước là nòng cốt: tổ chức trợ giúp pháp lý có biên chế, kinh phí hoạt động do Ngân sách cấp.

Song, việc triển khai thực hiện cũng còn ở chừng mực nhất định do hiệu lực của các văn bản chưa cao, và vì vậy cũng chưa quy định được cụ thể, khó khăn trong phân cấp quản lý; việc bảo đảm kinh phí, biên chế vẫn còn trên cơ sở tự điều chỉnh, cân đối ở địa phương. Do vậy, đối với một số tỉnh nghèo khó thì hoạt động của Trung tâm còn hạn chế vì chưa có đủ số cán bộ và cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động cần thiết, tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Để khắc phục tình trạng khó khăn chung về tài chính, trong điều kiện Đảng và Nhà nước đang triển khai chủ trương xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn đóng góp, tài trợ cho các hoạt động xã hội, nhân đạo của mọi thành viên cộng đổng, kể cả từ các nước bè bạn, các tổ chức quốc tế thì việc lập Quỹ trợ giúp pháp lý (đặt tại Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động có kinh nghiệm, cũng cần cân nhắc đến việc mở rộng mạng lưói Quỹ, thành lập ở các địa phương để có thể huy động thuận tiện nguồn đóng góp tại chỗ, hỗ trợ kịp thời cho hoạt động của Trung tâm.

6. Về vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế.

Với xu thế hội nhập, xích lại gần nhau về điều kiện kinh tế, môi trường pháp lý trong mối quan hệ tương hỗ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, thì việc từng bước đưa các chế định về trợ giúp pháp lý của ta tham gia vào tiến trình trên trong điều kiện đã có sự hỗ trợ, hợp tác của một số quốc gia, tổ chức quốc tế trong hoạt động trợ giúp là hoàn toàn cần thiết và phù hợp.

Đương nhiên, cũng cần xem xét, bổ sung, sửa đổi, nâng tầm hiệu lực các quy định cụ thể khác có liên quan như xác định phạm vi, phương thức, lĩnh vực hợp tác...cho đồng bộ trong một thể thống nhất các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG DỰ THẢO PHÁP LỆNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Các quan điểm chỉ đạo xây dựng Dự thảo Pháp lệnh.

Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp, góp phần hướng dẫn nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Đảng, việc nghiên cứu, xây dựng một văn bản mới về trợ giúp pháp lý là một yêu cầu khách quan và bức thiết.

Những nội dung cơ bản về trợ giúp pháp lý cần được thể chế hoá bằng một văn bản có hiệu lực pháp luật cao mới bảo đảm tính khả thi. Chẳng hạn những vấn đề liên quan đến hoạt động đại diện, bào chữa của luật sư trợ giúp, khẳng định trợ giúp pháp lý với tính chất là một nghề nghiệp với những nguyên tắc hoạt động, quy tắc đạo đức, nghiệp vụ; cơ chế bảo đảm việc thực hiện trợ giúp pháp lý; vấn đề mỏ' rộng mô hình trợ giúp bao gổm cả hoạt động trợ giúp của Tư pháp cấp huyện, xã, của các tổ chức dịch vụ pháp lý khác; Quỹ trợ giúp pháp lỷ ở các cấp; quản lý Nhà nước...

Như vậy, việc xây dựng dự thảo Pháp lệnh trợ giúp pháp lý là phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra và cần được dựa trên những quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sau đây:

- Việc xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý phải quán triệt tinh thần Nghị quyết TW 3 nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN, đồng thời thể hiện bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Tạo cơ chế hữu hiệu góp phần bảo vệ các quyền lợi chính đáng, cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận, nâng cao ý thức pháp luật và trình độ dân trí, phát huy dân chủ XHCN, phù hợp với quá trình cải cách hành chính, tư pháp và mục tiêu xoá đói, giảm nghèo về mặt pháp lý.

- Đặt nền móng cho việc xây dựng và hình thành các chuẩn mực, quy tắc của nghề nghiệp mới và đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá và nâng cao một bước trình độ đội ngũ cán bộ Tư pháp. Đồng thời xây dựng các thiết chế và biện pháp bảo đảm sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân vào công tác trợ giúp pháp lý, xã hội hoá hoạt động này.

- Hoạt động trợ giúp pháp lý phải đóng vai trò trợ thủ đắc lực cho hoạt động công vụ của Nhà nước và đặc biệt cho các hoạt động Tư pháp trong điều kiện góp phần ổn định chính trị xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Việc xây dựng Pháp lệnh trợ giúp pháp lý trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý những năm qua, kế thừa những quy định còn phù hợp, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về hoạt động này, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của nước ta trong thời kỳ mới.

2. Những nội dung chính cần được nghiên cứu và quy định trong dự thảo Pháp lệnh.                                                                                                                          .

2.1. Về đối tượng trợ giúp pháp lý.

Để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, cần mở rộng diện đối tượng được trợ giúp bao gồm tất cả các đối tượng thuộc diện được Nhà nước ưu đaĩ theo Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn về người và gia đình có công. Tiếp theo là một số đối tượng khác cũng đang được Nhà nước quan tâm, giúp đỡ: người già cô đơn, không nơi nương tựa; người tàn tật, nạn nhân của chiến tranh; đặc biệt là trẻ em, đối tượng còn chưa có khả năng tự bảo vệ, trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ hoặc tuy không thuộc đối tượng nghèo nhưng thu nhập chưa đủ khả năng để có thể trả thù lao dịch vụ pháp lý bên ngoài có thu phí.

Ngoài ra, cần bổ sung đối tượng là người nước ngoài đã ký kết hiệp định tương trợ về trợ giúp pháp lý với Việt Nam trong bối cảnh ta và Trung Quốc đã có văn kiện hợp tác về vấn đề này.

2. 2. Phạm vi trợ giúp pháp lý và nguyên tắc hoạt động.

2. 2. 1. Về phạm vi trợ giúp. Phạm vi trợ giúp pháp lý cần được quy định cụ thể. Thứ nhất, tư vấn pháp luật (giải đáp pháp luật; hướng dẫn, soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân; hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc; cung cấp thông tin pháp lý); thứ hai, đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hòa giải trước các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề pháp luật có liên quan; thứ ba, tham gia các hoạt động tố tụng để đại diện, bào chữa cho đối tượng trước Toà.

Đối với hoạt động giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp lý, hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, thực hiện hoà giải thì có thể trợ giúp cho mọi đối tượng. Các hoạt động này nói chung đơn giản, không mất nhiều thời gian thực hiện, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu phổ biến giáo dục pháp luật cho toàn dân. Thực hiện hoạt động trợ giúp hoà giải không hạn chế đối tượng phù hợp với tinh  thần của Pháp lệnh hoà giải vừa mới được ban hành là mọi người đều có thể nhờ sự giúp đỡ của người thực hiện công tác này, góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp ở cơ sở.

Trong thực tế hoạt động hiện nay của một số tổ chức trợ giúp pháp lý, ngoại trừ trường hợp phải đại diện, bào chữa phải xem xét kỹ điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng, còn trong những trường hợp giải đáp, tư vấn đơn giản, không phải hẹn gặp gỡ, nghiên cứu, xem xét vụ việc nhiều lần thì có thể linh hoạt giải quyết mà đương sự không nhất thiết phải có giấy tờ xác nhận thuộc diện trợ giúp. Đây cũng là điều mà cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý của một số nước trong khu vực áp dụng.

2.2. 2. Về một số nguyên tắc hoạt động của tổ chức và luật sư trợ giúp pháp lý. Cho đến nay, việc xác định các nguyên tắc hoạt động cho tổ chức trợ giúp pháp lý chưa được quy định trong các văn bản của Nhà nước. Đây là một hoạt động nghề nghiệp do công chức Nhà nước thực hiện vì vậy nó phải tuân thủ các nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bảo đảm sự thật khách quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước đối tượng trợ giúp. Khác với công chức của cơ quan quản lý hành chính, Luật sư trợ giúp phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với vụ việc mình thực hiện. Ngoài ra, họ còn phải tuân thủ các quy tắc nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp và quy định khung pháp luật cho họ hoạt động. Cần quy định cụ thể các điều kiện, quyền hạn của luật sư trợ giúp trong quá trình yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp, tạo điều kiện để gặp gỡ bị can, phỏng vấn nhân chứng, đọc hồ sơ, thu thập và đưa ra chứng cứ, tranh luận, chất vấn tại phiên Toà để bảo vệ quyền vặ lợi ích hơp pháp .cho đối tượng, tạo thuận lợi cho việc tiến hành trợ giúp tư vấn và tranh tụng. Ngoài ra, cũng cần quy định cụ thể mối quan hệ của tổ chức trợ giúp pháp lý với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan quản lý và có biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện các kiến nghị trợ giúp phù họp với quy định pháp luật, có như vậy thì hoạt động trợ giúp pháp lý mới đạt kết quả thiết thực.

3. Tiêu chuẩn Luật sư trợ giúp, quyền và nghĩa vụ.

Theo thông lệ nghề tư vấn, tranh tụng trên thế giới thì luật sư trợ giúp và luật sư hành nghề tự do thường có những điều kiện, tiêu chuẩn công nhận giống nhau vì cùng thực hiện một loại hoạt động có kỹ năng nghề nghiệp tương tự. Trong bối cảnh yêu cầu chuẩn hoá và nâng cao một bước chất lượng đội ngũ cán bộ pháp lý thì điều kiện công nhận luật sư trợ giúp và luật sư hành nghề tự do cần được cải cách cơ bản để tương xứng với trình độ Thẩm phán, Kiểm sát viên của ta và trình độ luật sư nói chung của các nước trong khu vực và trên thế giói (dự thảo sửa đổi Pháp lệnh tổ chức luật sư cũng đã quy định theo hướng này). Với sự phát triển của hoạt động trợ giúp thì đã đến lúc đưa quy định thời gian tập sự và đào tạo nghề nghiệp cả trong kỹ năng tư vấn và tranh tụng vào Pháp lệnh trợ giúp pháp lý bên cạnh điều kiện về trình độ, đạo đức. Đồng thời, việc cho phép cán bộ của tổ chức trợ giúp pháp lý được đại diện, bào chữa trước Toà với tư cách Luật sư trợ giúp sẽ tạo điều kiện khắc phục những vướng mắc cơ bản hiện nay về phạm vi hoạt động này. Cũng cần nghiên cứu để xác định chức danh người làm trợ giúp pháp lý vì đây là một hoat động nghề nghiệp, hiện nay ở các nước sử dụng các chức danh như: Luật sư trợ giúp, Luật sư Nhà nước hay Luật sư công (úc, Philippine...).

Để ngăn ngừa những tiêu cực, sai sót có thể phát sinh trong hoạt động trợ giúp pháp lý, cần quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ luật sư trợ giúp, đặc biệt là sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp cụ thể nhằm bảo đảm hoạt động trợ giúp đúng phạm vi, đối tượng, chính xác, kịp thời, khách quan và công bằng đồng thời với việc chấp hành các quy định pháp luật về công chức Nhà nước.

4. Về cộng tác viên và người tham gia thực hiện trợ giúp khác.

Hoạt động trợ giúp pháp lý của cộng tác viên mang tính chất tham gia theo yêu cầu về một số loại vụ việc nhất định phù họp với khả năng chứ không phải là nghề nghiệp chính, do vậy không đòi hỏi tiêu chuẩn ngang bằng như luật sư trợ giúp. Nhưng cộng tác viên vẫn phải hội đủ một số điều kiện nhất định để bảo đảm chất lượng trợ giúp: có đạo đức tốt, năng lực hành vi đầy đủ..., đặc biệt phải có bằng cử nhân luật hoặc đã từng làm công tác pháp luật ít nhất là 5 năm.

Các tổ chức dịch vụ pháp lý bên cạnh việc làm dịch vụ có thu thù lao (văn phòng Luật sư, văn phòng tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể...) phải dành một phần thời gian cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Ớ các nước, Luật sư cũng như tổ chức Luật sư đều có nghĩa vụ đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Khi tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý, cộng tác viên và người thực hiện trợ giúp của tổ chức dịch vụ pháp lý cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc hoạt động, quy tắc đạo đức, nghiệp vụ trợ giúp.

5. Một số vấn đề về cơ chế bảo đảm và phát huy hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý

5.1.Về mô hình, hệ thống hoạt động trợ giúp pháp lý.

Cần phát triển mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý hiện hành và mở rộng ở một chừng mực mới để đáp ứng cọ hiệu quả nhu cầu ngày càng tăng từ phía đối tượng, thể hiện vai trò nòng cốt của tổ chức nhà nước đồng thời thực hiện xã hội hoá các hình thức cung cấp dịch vụ trợ giúp.

Cũng nên có quy định về chế độ miễn, giảm thuế cho các tổ chức dịch vụ pháp lý có thu tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp miễn phí để động viên, khuyến khích.

5.2. Về công tác quản lý Nhà nước.

Để nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước đối với sự phát triển của hoạt động trợ giúp, Pháp lệnh cần thể chế hoá công tác này một cách toàn diện và thống nhất. Xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm... và sự phân cấp, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện công tác quản lý Nhà nước thống nhất trong phạm vi toàn quốc; ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nứơc trong phạm vi địa phương. Sở Tư pháp giữ vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp ủy ban nhân dân nhiệm vụ này đồng thời giúp Bộ Tư pháp triển khai xây dựng, vận hành bộ máy và theo dõi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tại cơ sở, vừa bảo đảm tính thống nhất của hoạt động trong phạm vi toàn quốc vừa phát huy đựơc thế mạnh trên cơ sở tính đặc thù của từng địa phương. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò tự quản của các tổ chức chính trị, xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức dịch vụ pháp lý trực thuộc, động viên các luật gia, luật sư do mình quản lý tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý.

6. Trợ giúp pháp lý có miễn phí hoàn toàn hay không?

1. Thực ra, ở các nước phương Tây, trợ giúp pháp lý không phải hoàn toàn cho không. Người được trợ giúp vẫn phải đóng một khoản lệ phí giấy tờ nhất định, có nước đối tượng chỉ được giảm thù lao dịch vụ từ.50 - 70% so với việc thuê luật sư tự do. Vì vậy có ý kiến cho rằng, trợ giúp miễn phí nên hạn chế trong việc cung cấp kiến thức pháp lý, còn chi phí mang tính dịch vụ, hành chính như đánh máy, sao chụp tài liệu...phải thu phí. Phân tích, cân nhắc ý kiến trên, chúng tôi cho rằng hoàn cảnh kinh tế, xã hội, mức sống của ta khác hẳn. Thu nhập của người nghèo Việt Nam chưa đủ để trang trải các khoản chi phí sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Vì vậy, không nên đặt vấn đề thu một phần lệ phí như các nước đó.

2. Một số ý kiến cho rằng, ngoài đối tượng được trợ giúp miễn phí, rất . nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu muốn được giúp đỡ về mặt pháp lý, và họ sẵn sàng trả thù lao cho dịch vụ này. Trong hoàn cảnh kinh phí hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý nói chung còn khó khăn, nên chăng, mở thêm hoạt động trợ giúp pháp lý có thu phí của đối tượng có điều kiện kinh tế khá để tạo nguồn thu, góp phần bảo đảm, hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp miễn phí, giảm bớt gánh nặng Ngân sách Nhà nước.

Nhiều ý kiến cho rằng không nên đặt vấn đề có thu phí trong hoạt động trợ giúp pháp lý ở thời điểm hiện nay mà cần tập trung thực hiện tốt hoạt động trợ giúp miễn phí. Bởi vì trợ giúp pháp lý là một hoạt động mang tính chất phục vụ, là trách nhiệm của Nhà nước. Theo thông lệ quốc tế đã được hình thành của nghề nghiệp trợ giúp pháp lý thì luật sư trợ giúp và tổ chức trợ giúp pháp lý không thực hiện dịch vụ pháp lý có thu cho các đối tượng có điều kiện kinh tế khá. Trong điều kiện khả năng phục vụ của tổ chức trợ giúp pháp lý còn chưa đáp ứng hết nhu cầu trợ giúp miễn phí của người nghèo, đối tượng chính sách nếu đặt ngay vấn đề mở rộng đối tượng có thu có thể có tác động không tốt.

Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn về tài chính, các tổ chức trợ giúp pháp lý cũng có thể nhận đại lý các loại sách báo pháp luật, bên cạnh việc phát triển hệ thống Quỹ trợ giúp pháp lý như một số nước trong khu vực và trên thế giới đang làm. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của các đối tượng khác cũng cần tiếp tục nghiên cứu, để có chính sách khuyến khích phát triển hoạt động luật sư, tư vấn bên ngoài có thu thù lao với sự miễn, giảm thích hợp. Đa dạng hoá các nguồn cung cấp dịch vụ pháp luật để mọi công dân đều có thể nhờ cậy sự giúp đỡ của các chuyên gia pháp lý.

Việc xây dựng và ban hành kịp thời Pháp lệnh trợ giúp pháp lý sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi, thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, đặt nền móng cho việc xây dựng và hình thành các chuẩn mực, quy tắc của nghề nghiệp mới, thiết thực bảo vệ, phát huy quyền và lợi ích họp pháp của những người đang bị thiệt thòi vì nghèo khó. Hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc Hiến định "Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân"[42]./.

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở MỸ

Nguyễn Quốc Vinh[43]*

 

I. GIỚI THIỆU:

Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho những người bằng cách này hay cách khác không đủ khả năng trả tiền thuê mướn luật sư là một phần không thể thiếu cho công bằng xã hội và cải cách xã hội. Các luật sư trợ giúp khẳng định rằng cố gắng để thiết lập công bằng tất yếu sẽ gây ra một cuộc cải cách luật pháp hoặc gây ra những thay đổi cơ bản trong các quyền của người nghèo. Vì vậy, mỏ rộng hoạt động trợ giúp có thể ảnh hường đến các yếu tố xã hội, cái tạo ra và duy trì sự nghèo khổ. Việc Chính phủ cấp kinh phí trợ giúp, cả trong nước và ngoài nước là một cố gắng của xã hội nhằm tới lý thuyết công bằng cho mọi người.

Tại Điều 1001 Đạo luật về Công ty dịch vụ pháp lý được sửa đổi năm 1977, Quốc hội Mỹ đã giải thích về sự cần thiết ra đời các tổ chức trợ giúp pháp lý, chính thức công nhận và cấp kinh phí như sau:

  • Việc cần thiết là tạo ra sự công bằng khi tiếp cận với pháp luật của các cá nhân trong đất nước chúng ta;
  • Việc cần thiết là cung cấp các dịch vụ trợ giúp có chất lượng cao bằng cách này hay cách khác cho những người không thể thuê mướn luật sư và để thực hiện các dịch vụ pháp lý cần thiết cho xã hội;
  • Cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những người có điều kiện kinh tế khó khăn không thể thuê luật sư, dù người đó có động cơ không đúng đắn nhưng mục đích của trợ giúp là tốt, và tạo những cơ hội trong đời sống xã hội cho những người có thu nhập thấp;
  • Cho đa số những công dân của chúng ta, hoạt động trợ giúp sẽ củng cố lòng tin của họ vào Chính phủ và pháp luật;
  • Để gìn giữ mục tiêu tốt đẹp của mình, hoạt động trợ giúp phải được độc lập, không bị ảnh hưởng của áp lực chính trị hoặc bị lợi dụng;
  • Luật sư trợ giúp phải có đầy đủ các quyền để bảo vệ tốt nhất các quyền lợi của đối tượng đồng thời phải tuân thủ các quy định tại Đạo luật về Trách nhiệm nghề nghiệp, Bộ luật về Đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực của nghề nghiệp.

II. LỊCH SỬ RA ĐỜI – CƠ SỞ VÀ NỀN TẢNG PHÁP LÝ

Lịch sử ra đời của hoạt động trợ giúp pháp lý tại Mỹ không sáng sủa. Các tổ chức trợ giúp pháp lý ở nước Mỹ ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Ví dụ như: Hội trợ giúp pháp lý Newyork thành lập năm 1876. Khởi thuỷ là các hoạt động từ thiện của các luật sư và các nhà kinh doanh cho người nghèo. Phần lớn hoạt động mang tính chất tự phát, tập trung ở miền Đông đất nước. Cho đến tận năm 1964 kinh phí cho hoạt động trợ giúp chủ yếu từ các nguồn tư nhân, chỉ một số nhỏ là từ Nhà nước hay cộng đổng. Đặc trưng của hoạt động trợ giúp pháp lý ở Mỹ là vụ việc thì quá tải, nhưng khả năng trợ giúp thì rất ít. Đến tận năm 1964, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Johnson đã đưa ra một chương trình với tên gọi "Chiến tranh chống nghèo khó". Chương trình được cụ thể hoá bằng việc ban hành Đạo luật về Cơ hội kinh tế năm 1964 với ý tưởng là đáp ứng các nhu cầu về trợ giúp pháp lý thông qua các luật sư hưởng lương từ Chính phủ, làm việc tại các văn phòng địa phương và cung cấp các dịch vụ pháp lý dân sự miễn phí cho các đối tượng đủ điều kiện.

Cho đến trước vụ án Gideon năm 1963, trong các vụ án hình sự, bị cáo là người nghèo được Toà án chỉ định luật sư biện hộ chỉ trong các trường hợp vụ án được xét xử tại Toà án Tối cao hay bị cáo có khung hình phạt là tử hình. Năm 1963 Gideon kiện lên Toà án Tối cao liên bang yêu cầu giải thích Sửa đổi VI của Hiến pháp. Sửa đổi VI quy định rằng: "Khi khởi tố vụ án hình sự, bị can có quyền được xét xử nhanh chóng và công khai, bởi một Bồi thẩm đoàn không thiên vị của tiểu bang và quận nơi vụ ấn xảy ra. Bị can được thông báo về nội dung và căn cứ buộc tội; đối chất với các nhân chứng; có quyền có các nhân chứng gỡ tội và cố luật sư biện hộ". Toà án Tối cao liên bang đã ra phán quyết rằng: "tại Toà án các cấp kể cả Toà Vi cảnh các bị cáo đều có quyền được luật sư bảo vệ, Nhà nước sẽ thanh toán các phí tổn cho luật sư.

Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người chưa thành niên tại các Toà án chưa thành niên ở Mỹ ra đời muộn hơn. Mãi đến năm 1967, trong một vụ án mà bị can là người chưa thành niên, Toà án Tối cao được yêu cầu giải thích thuật ngữ "tố tụng hợp thức" quy định tại Hiến pháp liên bang. Kết quả là khái niệm "tố tụng hợp thức" bao gồm cả quyền có luật sư biện hộ trong mọi vụ án xét xử tại Toà án đối với người chưa thành niên. Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm thanh toán cho luật sư.

III. PHẠM VI TRỢ GIÚP

Như tại Mục II đã đề cập, tại Mỹ trong các vụ án hình sự và người chưa thành niên, người nghèo đương nhiên được hưởng trợ giúp. Vì vậy xin chỉ đề cập đến phạm vi trợ giúp trong các vụ án dân sự.

Phạm vi trợ giúp không phải là vô hạn. Mặc dù phương châm hoạt động trợ giúp là giúp đỡ người nghèo giải quyết mọi khó khăn với pháp luật nhưng tại Đạo luật về Công ty dịch vụ pháp lý sửa đổi năm 1977 Chính phủ liên bang Mỹ quy định cấm trợ giúp trong các trường hợp có thể nảy sinh tranh luận dẫn đến cải cách luật pháp. Ví dụ như: mở rộng quyền của người thuê nhà, công nhận quyền phá thai... hay cấm luật sư trợ giúp được yêu cầu sửa đổi luật trừ trường hợp yêu cầu đó gắn trực tiếp với nội dung vụ việc của đối tượng. Ngoài ra Đạo luật còn cấm luật sư trợ giúp nhận trợ giúp mà yêu cầu người được trợ giúp hoàn trả một phần hay toàn bộ chi phí khi vụ việc hoàn tất. Điều này khác hoàn toàn với hệ thống trợ giúp pháp lý Anh, Úc. Nhưng luật pháp Mỹ lại cho phép các luật sư tư được quyền mặc cả về tỷ lệ "ăn chia" với đối tượng nếu vụ kiện thành công. Điều này tại một số nước như Anh, Úc là bất hợp pháp. Tuy nhiên trừ các quy định cấm trên, hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư là dộc lập, miễn phí và trong bất kỳ vụ việc nào xét thấy cần thiết.

Căn cứ theo khả năng, ngân sách của mình, một số Trung tâm, văn phòng trợ giúp giới hạn phạm vi trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực: Hôn nhân gia đình; nhà ở; sức khoẻ - y tế; bồi thường lao động; giáo dục; tiêu dùng sản phẩm; phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, các Trung tâm cũng nhận trợ giúp trong các lĩnh vực: phá sản; đòi bồi thường với giá tri bồi thường nhỏ; di chúc; uỷ quyền.

Các Trung tâm không nhận trợ giúp trong các lĩnh vực: Thuế; chứng thực di chúc; các trường hợp tranh tụng khác mà người muốn trợ giúp kiện đòi tiền; phá sản; quy hoạch nhà đất.

Trợ giúp pháp lý đầu tiên được hiểu là một nguồn cải cách luật pháp. Thông qua hoạt động trợ giúp các luật sư sẽ cùng với các cơ quan tư pháp kiểm chứng kỹ lưỡng vụ việc cũng như ủng hộ những thay đổi về pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Mỹ hoạt động trợ giúp pháp lý chỉ giúp các vụ việc sẽ không gây tranh luận.

III. ĐỐI TƯỢNG TRỢ GIÚP – ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ GIÚP.

Theo quy định của luật pháp Mỹ, các bị cáo tại các vụ án hình sự, người chưa thành niên tại các vụ án có yếu tố người chưa thành niên, người giám hộ cho trẻ chưa thành niên và bệnh nhân AIDS đều được hưởng trợ giúp pháp lý.

Đối tượng được trợ giúp rất đa dạng, đủ thành phần và các lứa tuổi. Rất nhiều người trước đây là các tầng lớp trung lưu nhưng đã trở nên nghèo khó vì tuổi tác, thiên tai, thất nghiệp, ốm đau... Theo các báo cáo tổng kết và khảo sát, hơn 2/3 đối tượng là phụ nữ, hầu hết trong số họ đã có con cái. Các đối tượng này là người chưa thành niên và 3/4 tổng số các vụ việc là đòi quyền lợi cho con cái. Nếu người được trợ giúp là trẻ em thì phạm vi trợ giúp có thể là yêu cầu Chính phủ trợ cấp, nơi trú ngụ, dinh dưỡng để phát triển, y tế, giáo dục và hướng nghiệp. Người được trợ giúp là người cao tuổi chiếm 115% tổng số vụ việc. Vì hạn chế bởi sức khoẻ, thu nhập, người cao tuổi thường yêu cầu trợ giúp trong lĩnh vực về phúc lợi xã hội, thu nhập hay y tế.

Ngoài ra, trong lĩnh vực dân sự, căn cứ để được hưởng trợ giúp là thu nhập và khả năng tài chính. Bởi vì người xin ữợ giúp có những món nợ cụ thể, phải chịu phí tổn y tế hay các yếu tố khác có thể ảnh hường đến khả năng thanh toán cho luật sư. Các văn phòng, Trung tâm trợ giúp quy định cụ thể điều kiện được trợ giúp dựa trên hướng dẫn về mức thu nhập của liên bang. Hướng dẫn về mức thu nhập của liên bang là bản công bố về mức sống trong xã hội do Phòng dịch vụ Sức khoẻ và Con người công bố hàng năm. Dựa trên thu nhập, lơi tức hay vị trí sinh sống và các khoản khấu trừ do Chính phủ liên bang công bố các mức giàu, khá giả, Trung bình, nghèo, rất nghèo trong xã hội để lấy căn cứ tính thuế hay cho các mục đích xã hội khác. Mặc dù tại các Trung tâm đều quy định con số cụ thể nhưng chỉ trong phạm vi xấp xỉ 125% mức quy định nghèo của liên bang. Dưới đây là con số cụ thể về mức nghèo của liên bang do Phòng dịch vụ Sức khoẻ và Con người cung cấp năm 1997 (Đơn vị USD):

Số người trong hộ

48 tiểu bang và thủ đô

Tiểu bang Alaska

Tiểu bang Hawai

1

7.890

9.870

9.070

2

10.610

13.270

12.200

3

13.330

16.670

15.330

4

16.050

20.070

18.460

5

18.770

23.470

21.590

 

 

 

 

V. HÌNH THỨC TR GIÚP.

Trong các vụ án hình sự và trẻ chưa thành niên, luật sư trợ giúp là những luật sư có tên trong danh sách luật sư tiểu bang và đăng danh với các Toà án để trong trường hợp cần thiết, được chỉ định bào chữa. Các luật sư này trợ giúp là để thực hiện nghĩa vụ đạo đức của mình và để có thêm kinh nghiệm. Bộ luật về Trách nhiệm nghề nghiệp năm 1980 quy định: "Trách nhiệm cơ bản là cung cấp dịch vụ pháp lý cho những người không đủ khả năng thanh toán..."', "Mọi luật sư dù có tài năng xuất chúng hoặc công việc bận rộn đều phải thu xếp thời gian giúp đỡ những người thiệt thòi".

Tại Mỹ các luật sư trợ giúp tại các Trung tâm trợ giúp không nhận trợ giúp trong các vụ án hình sự.

Về mô hình trợ giúp pháp lý: Theo kết quả của chương trình nghiên cứu do Công ty dịch vụ pháp lý tiến hành vào những năm 80 thì ba hình thức trợ giúp có hiệu quả nhất là:

1. Triển khai chương trình phối hợp giữa các luật sư công làm việc tại Trung tâm, văn phòng trợ giúp với luật sư tư.

2. Hợp đồng với các hãng luật.

3. Hợp danh giữa văn phòng trợ giúp với văn phòng luật sư tư.

Tại sao lại phải liên kết chặt chẽ hoạt động của văn phòng trợ giúp với các văn phòng luật sư tư và các hãng luật? Vì nếu xem rằng các Trung tâm trợ giúp là nơi giải quyết các vướng mắc với pháp luật của người nghèo, các luật sư tư có thể bào chữa cho việc sao lãng bổn phận của mình (quy định tại Bộ luật về Trách nhiệm nghề nghiệp 1980). Khi này các luật sư tư hiểu là người nghèo không có vướng mắc gì với pháp luật hoặc nếu có vướng mắc thì cũng đã có nơi để giải quyết. Vì vậy mẫu hình tốt nhất luôn là sự kết hợp chặt chẽ giữa các văn phòng trợ giúp với các luật sư tư. Các văn phòng, Trung tâm trợ giúp có thể tập Trung vào các lĩnh vực rộng hơn, triển khai các lóp học... nhưng các văn phòng không thể một mình có thể đáp ứng được các nhu cầu của người nghèo (tồi tệ hơn nếu trường hợp bị cắt giảm ngân sách). Việc kết hợp giữa các văn phòng, Trung tâm trợ giúp là thực tế và cần thiết.

Hệ thống trợ giúp gồm các văn phòng, Trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ rộng rãi hơn so với các văn phòng luật sư tư được trả thù lao theo vụ việc. Trong các Trung tâm có những người hoạt động xã hội, luật sư cộng đồng, những người trợ giúp bán chuyên và luật sư chuyên trách trợ giúp. Lĩnh vục hành nghề ở các văn phòng luật sư tư thường được cụ thể và chi tiết, nó không thể đảm bảo toàn bộ các vướng mắc về pháp luật trong đời sống xã hội hàng ngày. Thêm vào đó người được trợ giúp sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nếu được trợ giúp tại văn phòng cận kề chứ không phải tại một văn phòng luật sư cụ thể, có thể gây ra bất tiện khi tiếp cận.

VI. PHƯƠNG THỨC TRỢ GIÚP.

Phương thức trợ giúppháp lý ở Mỹ gồm có:

- Bào chữa;

- Đại diện trong các vụ án dân sự, lao động;

- Tư vấn (tư vấn bằng miệng và văn bản).

Các Trung tâm trợ giúp pháp lý ở Mỹ còn triển khai một số các phương thức trợ giúp khác dưới tên các chương trình, đó là:

1. Chương trình gửi chuyển vụ việc.

Mục đích của chương trình gửi chuyển vụ việc là giúp đỡ pháp lý bằng cách chuyển vụ việc đến các luật sư thành viên của tiểu bang đã đăng ký danh sách với chương trình. Bằng cách này nó đã kết họp người cần được giúp đỡ với các luật sư có quan tâm và đủ khả năng giải quyết. Những luật sư này nhận tư vấn miễn phí 1/2 giờ cho người được trợ giúp.

2. Chương trình trợ giúp cho người già.

Chương trình cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng cao cho người già có tuổi từ 60 trở lên. Mọi vướng mắc với pháp luật sẽ được giải quyết nhanh chóng. Trong trường hợp chương trình không thể trợ giúp, chương trình sẽ giới thiệu người được trợ giúp đến Văn phòng, Công ty luật nhận giúp đỡ.

 

Lĩnh vực trợ giúp của chương trình gồm có: phúc lợi xã hội; nhà cửa, đất đai; sức khoẻ, y tế, Viện dưỡng lão; tiêu dùng; phá sản, đòi bồi thường với giá trị nhỏ, di chúc, uỷ quyền.

Chương trình không cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực: hình sự; thuế; phá sản; các trường hợp kiện tụng đòi tiền có giá trị lớn.

Chương trình được cấp ngân sách một phần bởi uỷ ban giám sát vấn đề người có tuổi.

3. Chương trình về xung đột gia đình.

Chương trình trợ giúp các nạn nhân trong xung đột gia đình bằng cách yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh câu thúc, quản chế chồng, vợ hay người khác có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ hoặc tính mạng của những người trong gia đình. Chương trình cũng trợ giúp trong các lĩnh vực hôn nhân gia đình khác như: giám hộ trẻ, yêu cầu trợ cấp, bồi thường thiệt hại, quản lý tài sản.

4. Chương trình dây nóng và giải đáp vướng mắc.

Dưới sự giám sát của luật sư trợ giúp, những người trợ giúp bán chuyên sẽ tư vấn và cung cấp địa chỉ giúp đỡ cho người được trợ giúp thông qua hệ thống điện thoại. Nội dung trợ giúp của phương thức này thường là đơn giản, có thể trả lời ngay.

Nếu người đứợc trợ giúp không nói được tiếng Anh, các Trung tâm đã thiết lập đường dây điện thoại thông dịch qua công ty điện thoại AT & T. Kết nối với đường dây thông dịch chỉ mất thời gian ít hơn một phút. Đường dây thông dịch chịu trách nhiệm thông dịch hơn 50 thứ tiếng.

5. Những phương thức khác.

Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một cộng đồng mới, bản chất khác hoàn toàn với các khái niệm cộng đồng ta hiểu. Đó là "cộng đồng ảo". Thuật ngữ này chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây do sự phát triển của công nghệ thông tin. Người muốn trợ giúp thông qua mạng Internet toàn cầu có thể yêu cầu trợ giúp và trong trường hợp đủ điều kiện việc trợ giúp có thể được thực hiện ngay. Ví dụ như: một công dân Mỹ có quốc tịch tại tiểu bang Newyork nhưng hiện tại đang sinh hoạt tại Ai Cập. Thông qua mạng Internet anh ta có thể yêu cầu một Trung tâm trợ giúp thực hiện tư vấn hoặc thậm chí đại diện cho mình. Phương thức này có rất nhiều thuận lợi cho cả bên trợ giúp và bên được trợ giúp.

Ngoài các hình thức trên, Văn phòng còn tổ chức việc in các tờ rơi, sổ tay pháp luật, các xuất bản phẩm phát miễn phí cho người quan tâm. Bên cạnh đó còn tổ chức các lớp học về kiến thức pháp luật cũng như tự giải quyết các vướng mắc của bản thân.

VII. CƠ QUAN QUẢN LÝ

1. Công ty dịch vụ pháp lý.

Công ty dịch vụ pháp lý là công ty phi lợi nhuận, thành lập theo Đạo luật về Công ty dịch vụ pháp lý 1974 thay thế Văn phòng về Cơ hội kinh tế (thành lập theo Đạo luật về Cơ hội kinh tế 1964, trụ sở chính tại Quận Columbia. Công ty dịch vụ pháp lý (sau đây gọi là "Công ty") chịu trách nhiệm quản lý và phân phối ngân sách cho các Trung tâm, chương trình trợ giúp. Quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của Công ty được quy định trong Điều 1006 (a) Đạo luật về Công ty dịch vụ pháp lý được sửa đổi năm 1977 như sau:

Ngoài các quyền quy định trong Đạo luật về Công ty phi lợi nhuận Quận Columbia, Công ty được trao quyền:

1.1. a) Cung cấp ngân sách trợ giúp cho các chương trình trợ giúp, cấp trợ giúp và làm hợp đổng với:   

- Các cá nhân, hợp danh, hãng, luật, công ty, và tổ chức phi lợi nhuận;

- Chính phủ liên bang, các Chính phủ tiểu bang với mục đích cung cấp trợ giúp pháp lý cho đối tượng đủ điều kiện theo Đạo luật này;

1.1. b) Cấp trợ giúp và làm hơp đồng khi thấy cần thiết để thực hiện các mục đích và quy định của Đạo luật này;

1.2) Nhận, tuyển dụng hay định đoạt tài sản hoặc tiền, bất động sản, nhân viên, các quà tặng hữu hình, vô hình hay trộn lẫn;

1.3) Trực tiếp tiến hành, uỷ quyền hay hợp đồng làm những hoạt động liên quan đến việc cấp trợ giúp sau: nghiên cứu; đào tạo và trợ giúp về mặt kỹ thuật; hoạt động như một ngân hàng thông tin.

2) Công ty có quyền áp dụng các biện pháp của mình bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Đạo luật này, các quy định, quy chế, văn bản hướng dẫn thi hành Đạo luật này của những đơn vị nhận ngân sách và nhân viên của mình; huỷ bỏ việc cấp ngân sách cho các đơn vị sau khi đã phán quyết theo quy định của Điều 1011.

Ngoài ra, Công ty còn có các quyền, nghĩa vụ sau:

- Xem xét và giải quyết các khiếu nại của người được trợ giúp hay về quyết định chấp nhận hay không chấp nhận trợ giúp của các Trung tâm trợ giúp;

- Không được can thiệp vào công việc của Trung tâm, văn phòng trợ giúp, luật sư trợ giúp trừ trường hợp luật sư trợ giúp vi phạm các quy định của Bộ luật về Trách nhiệm nghề nghiệp và Quy chế về Đạo đức nghề nghiệp;

- Phải đảm bảo rằng:

+ Luật sư, người trợ giúp bán chuyên, người hoạt động xã hội và các nhân viên khác của văn phòng trong hoạt động trợ giúp của mình không tham gia hay xúi giục người khác tham gia vào các hoạt động biểu tình, đình công, tẩy chay trừ trong phạm vi pháp luật cho phép;

+ Luật sư, người trợ giúp bán chuyên, người hoạt động xã hội và các nhân viên khác của văn phòng không tham gia hay xúi giục người khác tham gia vào các hoạt động:

- Gây rối trật tự công cộng;

- Cản trở hoặc chống cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước thi hành phận sự của mình;

- Các hoạt động bất hợp pháp khác.

+ Không phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu, chia lợi tức;

+ Không gây quỹ cho bất kỳ đảng phái, ứng cử viên chính trị nào.

Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Ban giám đốc; Phòng điều hành; Phòng luật sư; Phòng các hoạt động chương trình; Phòng quản lý và nhân lực; Phòng kế toán; Phòng kỹ thuật thông tin; Phòng kiểm tra. Ban Giám đốc công ty gồm 11 người được Tổng thống bổ nhiệm sau khi được Thượng nghi viện giới thiệu và chấp thuận. Theo quy định một chính đảng có không quá 6 thành viên trong Ban giám đốc. Thành viên của Ban giám đốc có nhiệm kỳ 03 năm. 2/3 thành viên Ban giám đốc phải là luật sư.

Công ty dịch vụ pháp lý đã thành lập trên 800 văn phòng, Trung tâm trợ giúp phục vụ cho 210 cộng đồng dân cư trên toàn nước Mỹ.

Mặc dù Công ty chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng ngân sách trợ giúp một cách có hiệu quả và kinh tế, những việc nội bộ ồ các văn phòng đều do văn phòng tự giải quyết.

 

2. Nguồn ngân sách - Quản lý và dự toán ngân sách.

Nguồn ngân sách của Công ty từ:

- Ngân sách của Chính phủ liên bang;

- Nguồn ngân sách từ các tổ chức xã hội khác cung cấp;

- Các khoản tặng, cho của các cá nhân, tổ chức;

- Các chiến dịch vận động gây quỹ.

Ngân sách Chính phủ liên bang được cấp từ năm 1964 như một phần chiến dịch "chiến tranh chống nghèo khó" của Tổng thống lohnson. 97% tổng ngân sách của Công ty hàng năm được phân bố cho các Trung tâm, văn phòng và các chương trình trợ giúp. Mặc dù Công ty quản lý đầu mối tài chính, nhưng việc sử dụng ngân sách thuộc nội bộ các đơn vị nhận ngân sách. Giám sát việc sử dụng ngân sách ở các tiểu bang là Hội đồng tư vấn gồm 09 người được Thống đốc bang bổ nhiệm. Hội đồng chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động trợ giúp, báo cáo định kỳ hàng năm tới Thống đốc và Quốc hội.

Trước đây ngân sách được Công ty phân bổ xuống các đơn vị dựa theo các dự toán ngân sách của các đơn vị này. Nhưng bắt đầu từ năm 1996, việc phân bổ ngân sách theo một hình thức mới. Hình thức "thi đua". Các Trung tâm, văn phòng, tổ chức xã hội... thậm chí cả các luật sư tư nếu chứng minh được tính hiệu quả của hoạt động của mình cùng chất lượng dịch vụ đều có thể được cấp ngân sách theo đề nghị. Đề nghị được Phòng kiểm tra kiểm chứng. Các Trung tâm, văn phòng địa phương còn có các nguồn kinh phí khác như kinh phí của Chính phủ tiểu bang, các đoàn luật sư, luật sư và các nguồn khác.

Ngân sách Quốc hội cấp cho Công ty năm 1995 là 400 triệu USD, năm 1996 là 278 triệu và năm 1997 là 238 triệu. Dự toán ngân sách năm 1998 do Công ty đệ trình lên Quốc hội phê chuẩn là 340 triệu USD. Trong đó:

+ 318.070.000 USD cho các hoạt động trợ giúp;

+ 12.000.000 USD cho cải tiến công nghệ;

+ 7.911.000 USD cho hoạt động quản lý;

+ 2.019.000 USD cho hoạt động kiểm tra.

VIII. KẾT LUẬN

Việc thành lập các Trung tâm, Văn phòng trợ giúp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên nhiều tiêu chí bởi vì phục vụ người nghèo có nghĩa là chống đối lại các tầng lớp khác của xã hội. Hơn nữa, người Mỹ với tư duy bao trùm bởi chủ nghĩa cá nhân và lòng tự trọng, những người nghèo có thể coi việc trợ giúp như cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội vì lý do có sự phân tách giàu - nghèo.

Tăng ngân sách trợ giúp tiến hành song song với việc mở rộng thêm các văn phòng trợ giúp là các yếu tố cơ bản để hoạt động trợ giúp có điều kiện phát triển và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, do nhu cầu lớn về trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự, các chương trình trợ giúp của Chính phủ phải tìm cách khuyến khích sự tham gia của các luật sư tư (yêu cầu bắt buộc trợ giúp pháp lý theo Bộ luật về Trách nhiệm nghề nghiệp là một nguồn). Bên cạnh đó, hệ thống trợ giúp pháp lý Anh quốc đã chứng minh những lợi thế của mình bằng việc tham gia các luật sư tư theo phương thức hidicare (nội dung của chương trình Tudicare là: người có điều kiện phải đóng góp một phần chi phí trợ giúp).

Nếu hệ thống trợ giúp pháp lý hoạt động không có hiệu quả ảnh hưởng xã hội sẽ rất to lớn. Thiếu đại diện hoặc tư vấn chắc chắn sẽ gây ra các chi phí lớn khác cho xã hội. Ví dụ như: Từ chối không bảo vệ quyền lợi chính đáng của một người thuê nhà, đẩy người thuê nhà vào tình trạng vô gia cư thì chắc chắn chi phí xã hội cho tình trạng vô gia cư sẽ tăng lên. Ngoài ra phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý còn đồng nghĩa với việc gìn giữ và phát huy nguyên tắc công bằng và bình đẳng trước pháp luật trong một nước pháp trị./.

 


 

GIỚI THIỆU MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỂ TỔ CHỨC,
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở
CAM PU CHIA, THÁI LAN, ÚC

Tổng thuật kết quả khảo sát các nước Căm Pu Chia, Thái Lan, Úc       (năm l996 - 1997)

 

I. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở CAM PU CHIA

1. Tổ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRỢ GIÚP PHÁP LỶ.

1.1. Quá trình hình thành.

Điều 38 Hiến pháp Cam Pu Chia có quy định "mọi công dân đều có quyền được đại diện về mặt pháp lý". Cả nước đến năm 1996 chỉ có 53 luật sư, đa số dân chúng còn nghèo khổ không có khả năng trả thù lao thuê luật sư giúp đỡ pháp lý. Giữa quy định pháp luật và việc thực hiện nó trong cuộc sống là một khoảng cách lớn. Ý tường thiết lập một hệ thống trợ giúp pháp lý miễn phí ở Cam Pu Chia đã được hình thành và đưa ra trình bày tại các cơ quan có thẩm quyền vào cuối năm 1993, đầu năm 1994. Đến tháng 12 năm 1995, Hiệp hội trợ giúp pháp lý đầu tiên chính thức được thành lập dưới sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế Phi Chính phủ.

Hiệp hội trợ giúp pháp lý là một Hiệp hội Phi Chính phủ, không thu lợi nhuận, có các thành viên là luật sư và bào chữa viên, được thành lập nhằm phục vụ các nhu cầu pháp luật của dân nghèo. Hiệp hội được công nhận bởi Bộ Tư pháp, Hội đồng đoàn luật sư, Văn phòng Thủ tướng và nhà Vua.

1. 2. Tổ chức của Hiệp hội.

Hiệp hội trợ giúp pháp lý có 1 Văn phòng trợ giúp pháp lý chính tại Phnôngpênh và 7 Văn phòng trợ giúp pháp lý thường trực tại các tỉnh. Ngoài ra, Hiệp hội còn có một bộ phận trợ giúp pháp lý lưu động đến các Toà án tỉnh xa để phục vụ dân chúng khi cần thiết. Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Hiệp hội là Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là các Trưởng Văn phòng trợ giúp pháp lý của Hiệp hội chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình hoạt động của Văn phòng nơi mình phụ trách. Mỗi Văn phòng có luật sư, bào chữa viên, cán bộ điều tra và một văn thư. Hiệp hội có cố vấn pháp luật là người của Liên Hợp quốc. Tổng số luật sư, bào chữa viên của Hiệp hội là 44.

Theo quy định của pháp luật thì luật sư có thể hành nghề tư vấn, đại diện, bào chữa trong mọi lĩnh vực pháp luật như: Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Hôn nhân và Gia đình... còn bào chữa viên chỉ được hành nghề bào chữa trong lĩnh vực Hình sự. Hầu hết bào chữa viên của Hiệp hội đều mong muốn trở thành luật sư để có thể hành nghề luật trên nhiều lĩnh vực. Hiệp hội đã bố trí cho họ đi học (chia làm 2 đợt) khoá đào tạo luật sư một năm do Đoàn luật sư tổ chức và kết thúc khoá học họ sẽ được công nhận là luật sư.

Do 80% dân số Cam Pu Chia sống tại nông thôn nên Hiệp hội chú trọng đến hoạt động trợ giúp pháp lý tại các tỉnh. Phưong hướng phát triển sắp tới của Hiệp hội là thành lập được Văn phòng trợ giúp pháp lý tại tất cả các tỉnh, thành phố (Cam Pu Chia có 21 tỉnh, thành phố). Tạm thời, trong giai đoạn hiện nay mỗi Văn phòng trợ giúp pháp lý của Hiệp hội chịu trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý ở 2 đến 3 tỉnh liền kề. Đây chưa phải là cách tốt nhất nhưng phù hợp với điều kiện hiện tại khi mà số lượng luật sư của Cam Pu Chia còn quá ít.

1. 3. Cơ chế quản lý của Hiệp hội.

Hàng tháng tất cả các luật sư, bào chữa viên của 8 Văn phòng về tập trang tại trụ sở của Hiệp hội ở Phnôngpênh để thực hiện các công việc sau đây:

- Dự lớp bồi dưỡng về chuyên môn trợ giúp pháp lý (do Cam Pu Chia chưa có điều kiện đào tạo dài hạn cho luật sư nên lớp học này là rất quan trọng);

- Trao đổi về thông tin, nghiệp vụ pháp lý, kinh nghiệm hoạt động trợ giúp giữa các luật sư, bào chữa viên;

- Lĩnh lưong tháng;

- Báo cáo Giám đốc các vụ việc trợ giúp pháp lý thực hiện trong tháng và lưu giữ vào hệ thống vi tính của Hiệp hội.

Trên cơ sở số liệu báo cáo, Hiệp hội làm bảng tổng kết đối với từng Văn phòng trợ giúp pháp lý và với từng luật sư, bào chữa viên của Văn phòng trên các mặt:

- Số lượng vụ việc đã nhận, số vụ việc đã thực hiện, kết quả;

- Hình thức trợ giúp pháp lý (tư vấn, đại diện, bào chữa);

- Lĩnh vực trợ giúp pháp lý (Dân sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình...);

- Loại đối tượng được trợ giúp pháp lý (nam, nữ, người già, người lớn, trẻ em,).

Qua đó, Hiệp hội đánh giá được Văn phòng trợ giúp pháp lý, luật sư, bào chữa viên nào của Hiệp hội hoạt động tích cực và có hiệu quả. Đồng thời biết được nhu cầu trợ giúp pháp lý của từng vùng, đối với từng loại vụ việc để kịp thời bố trí, điều chỉnh luật sư, bào chữa viên trợ giúp cho hợp lý.

Ngoài ra Hiệp hội còn tổ chức kiểm tra đột xuất tại các Văn phòng trợ giúp pháp lý để nắm tình hình cụ thể.

Hiệp hội đã ban hành 3 văn bản quản lý, quy định hoạt động trợ giúp pháp lý của Hiệp hội:

1) Văn bản hướng dẫn về cơ cấu tổ chức;

2) Văn bản hướng dẫn, quy định việc ký kết hợp đồng trợ giúp pháp lý giữa Hiệp hội và luật sư, bào chữa viên;

3) Văn bn quy định về đạo đức và quy tắc nghiệp vụ của luật sư, bào chữa viên trợ giúp.

Lương của luật sư, bào chữa viên trợ giúp tương đối cao, khoảng 300USD/tháng (lương Thẩm phán chỉ có 20 USD, lương của các chuyên gia kỹ thuật, kinh doanh là 100 USD). Sở dĩ Hiệp hội trả mức lương như vậy là để thu hút luật sư, bào chữa viên vào hoạt động trợ giúp pháp lý này. Luật sư là người có trình độ, kiến thức có thể kiếm được nhiều tiên ở hoạt động luật sư tự do nhưng họ cũng muốn giúp đỡ pháp lý cho nhiều người, nhất là đối với dân chúng nghèo, những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Trả lương cao là làm cho luật sư tránh được sự cám dỗ bên ngoài, bỏ việc hoặc có những hành vi tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo quy định của Hiệp hội thì luật sư, bào chữa viên không được nhận bất kỳ khoản chi phí nào từ phía đối tượng được trợ giúp. Đã có 1 luật sư bị đuổi việc vì vi phạm điều này. Hiệp hội lo ngại rằng nếu để cho luật sư thu tiền thì sẽ dẫn tới tình trạng người đến xin trợ giúp có thể bị luật sư sách nhiễu, người nghèo có thể phải đi vay tiền để trả thù lao. Do vậy sẽ làm cho danh tiếng của Hiệp hội bị tổn hại, mục đích tốt đẹp, nhân đạo nhằm giúp đỡ cho người nghèo về mặt pháp lý có thể bị hiểu lầm.

Tuy Hiệp hội có những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý, nhưng nói chung luật sư, bào chữa viên của Hiệp hội hài lòng với các điều khoản như vậy. Nhiều luật sư ở ngoài muốn vào làm việc cho Hiệp hội vì ở đó có thu nhập ổn định, được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đồng thời có thể được cử ra nước ngoài học tập.

1. 4. Điều kiện và đối tượng trợ giúp.

Mục đích, nhiệm vụ của công tác trợ giúp pháp lý là tạo điều kiện, xây dựng một hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người đều có quyền được đại diện về mặt pháp lý như nhau không phụ thuộc điều kiện kinh tế, xã hội của họ. Hiệp hội trợ giúp pháp lý chú trọng việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý với chất lượng cao cho hầu hết các nhóm người có địa vị thấp kém nhất là đối với người nghèo, phụ nữ, trẻ em và những người bị tước quyền bầu cử.

Thủ tục xem xét yêu cầu trợ giúp pháp lý tương đối đơn giản, do hầu hết dân chúng là người nghèo nên đối tượng chỉ cần trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình đối với luật sư, bào chữa viên là có thể được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí, trừ trường hợp Văn phòng trợ giúp pháp lý biết rõ người đó có điều kiện kinh tế khá.

Một phần lón trong số những người tìm đến sự trợ giúp của Hiệp hội là tù nhân, những người ở trại cải tạo. Tú nhân đề đạt với cảnh sát trại giam nguyện vọng muốn được luật sư giúp đỡ và điền vào mẫu đơn xin trợ giúp pháp lý của Hiệp hội (mẫu đơn được để sẵn tại trại giam). Cảnh sát trại giam sẽ chuyển đến luật sư trợ giúp. Họ hàng, thân nhân, bè bạn của tù nhân cũng có thể đến Văn phòng của Hiệp hội xin hộ cho người đó được trợ giúp pháp lý.

Người nước ngoài làm ăn, sinh sống ở Cam Pu Chia cũng có thể nhận được sự trợ giúp của Hiệp hội.

Trong những năm tới, cánh cửa trợ giúp pháp lý của Cam Pu Chia sẽ phải hẹp bớt lại và chỉ những người thực sự nghèo khó mới có thể được trợ giúp pháp lý miễn phí. Khi xã hội phát triển và giàu lên, nhiều người có điều kiện hơn sẽ đến với các luật sư tư. Lúc đó người muốn được trợ giúp pháp lý miễn phí phải điền vào mẫu đơn xin trợ giúp pháp lý và Văn phòng trợ giúp pháp lý sẽ có biện pháp kiểm tra lời khai của đối tượng. Nếu lời khai là gian dối, họ sẽ bị phạt tiền. Đó là điều mà các nước có hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển như Mỹ, Hà Lan, Úc đang áp dụng.

1. 5. Phạm vi trợ giúp pháp lý.

- Văn phòng trợ giúp pháp lý của Hiệp hội thực hiện tư vấn, đại diện, bào chữa trong lĩnh vực: Hình sự, Dân sự và những vụ việc có liên quan đến vấn đề gia đình, ly hôn, tài sản, đất đai, lao động...

- Hoạt động kinh doanh, thương mại không được Văn phòng trợ giúp.

- Văn phòng cũng đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng của nhân dân đối với pháp luật, các thủ tục pháp luật và vai trò nghề luật. Tuy nhiên công tác này mới chỉ được Văn phòng thực hiện đơn lẻ đối với từng người, chưa tổ chức cho hàng loạt người tham dự.

1. 6. Quan hệ công tác của Hiệp hội với các cơ quan hành chính, tư pháp

Hiệp hội chú trọng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với Toà án, Bộ Tư pháp, Viện Công tố, Cảnh sát, Trại giam, Đoàn luật sư và các tổ chức trợ giúp pháp lý khác.

Thời gian trước đây, Trại giam tỏ ra thờ ơ với các hoạt động trợ giúp của Hiệp hội nhưng từ khi Hiệp hội xúc tiến việc tiếp xúc, trao đổi thông tin, hoạt động pháp luật thường xuyên với Trại giam thì việc hợp tác trở lên thuận lợi hơn.

Văn phòng trợ giúp pháp lý của Hiệp hội gửi sẵn mẫu đơn xin được trợ giúp cho Trưởng Trại giam. Khi có trường hợp tù nhân yêu cầu trợ giúp pháp lý, Tiuửng Trại giam sẽ đưa mẫu đơn cho người đó khai và sau đó chuyển đơn cho Văn phòng trợ giúp pháp lý xem xét. Ba ngày trong tuần, luật sư trợ giúp đến Trại giam làm việc, gặp gỡ tù nhân và giải quyết từng trường hơp cụ thể xin trợ giúp pháp lý.

Hiệp hội trợ giúp pháp lý cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Toà án. Tại một số Toà án tỉnh, các Văn phòng của Hiệp hội cử luật sư, bào chữa viên trợ giúp luân phiên nhau đến thường trực thụ lý vụ việc. Toà án bố trí cho luật sư, bào chữa viên đó một chỗ làm việc thuận tiện để họ có thể dễ dàng tiếp xúc với các đương sự hoặc những người có công việc liên quan, mắc mớ tới Toà án. Thông thường thì sau khi nhận được yêu cầu xin trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, Thẩm phán sẽ chuyển yêu cầu đó cho luật sư, bào chữa viên xem xét, giải quyết. Bị can, bị cáo cũng có thể trực tiếp gặp gỡ luật sư, bào chữa viên tại Toà án để đề đạt nguyện vọng của mình và trình bày cụ thể nội dung vụ việc mà họ muốn được giúp đỡ pháp lý...

1. 7. Ảnh hưởng trợ giúp pháp lý đối với cải cách hành chính, tư pháp.

Ba, bốn năm trước đây, số vụ việc mà đương sự nhờ luật sư bảo vệ tại Toà án là rất ít, các vụ án thường được xét xử mà không có luật sư. Thẩm phán, Công tố viên không chú ý tới ý kiến của luật sư mà thường phán quyết vụ án một cách nhanh chóng. Từ khi hoạt động trợ giúp pháp lý ra đời, Toà án xét xử thận trọng, kỹ lưỡng hơn và ý kiến của luật sư được coi trọng.

Hiệp hội trợ giúp pháp lý còn tổ chức cho luật sư, bào chữa viên trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình với các cơ quan xây dựng và thi hành pháp luật nhằm đóng góp cho việc hình thành một hệ thống pháp luật hiệu quả dựa trên nguyên tắc xét xử công bằng.

Bộ Tư pháp đánh giá cao tính tích cực của hoạt động trợ giúp pháp lý nên trong những chương trình, dự án cải cách pháp luật, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xét xử, Bộ Tư pháp thường hỏi ý kiến của luật sư trợ giúp. Đối với việc chuẩn bị ban hành văn bản pháp luật mới, các nhà làm luật cũng tranh thủ ý kiến của luật sư bởi vì chính họ là những luật gia gần gũi, thông hiểu quyền lợi, tâm tư nguyện vọng của dân chúng. Họ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với các chương trình, dự án hợp tác pháp luật của các tổ chức quốc tế, Liên Hợp quốc. Cao uỷ Liên Hợp quốc về vấn đề nhân quyền ở Cam Pu Chia thường xuyên tham khảo ý kiến luật sư.

Luật sư trợ giúp có nhiều cách để tham gia vào quá trình cải cách hành chính, tư pháp. Đôi khi họ đến cơ quan tiến hành tố tụng gặp gỡ Thẩm phán, Công tố viên, Cảnh sát để bàn luận, đề xuất các biện pháp để cho việc thi hành và áp dụng pháp luật được nhanh chóng và chính xác.

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý nghĩ rằng họ có vai trò quan trọng, hữu ích cho xã hội và họ hài lòng với điều đó.

1. 8. Tuyên truyền, quảng cáo cho hoạt động trợ giúp pháp lý của Hiệp hội

Việc làm thế nào để cho mọi công dân biết rằng mình có thể được trợ giúp pháp lý là vô cùng cần thiết. Để làm tốt điều này cần tiến hành hoạt động tuyên truyền, quảng cáo với những phương thức đặc biệt.

- Địa chỉ, số điện thoại, tóm lược nội dung trợ giúp pháp lý của các Văn phòng được đăng tải trên ti vi, đài, báo.

- Biểu tượng trợ giúp pháp lý của Hiệp hội được in thống nhất tại danh thiếp, áo phông, xe ôtô, trụ sở Văn phòng làm việc để dân chúng dễ nhận biết.

- Luật sư, bào chữa viên đeo thẻ trợ giúp trên ngực để tiện cho việc liên hệ công tác, thực hiện hoạt động nghiệp vụ. Các cơ quan, tổ chức có liên quan như Công chứng, Giám định, Lưu trữ... biết rằng luật sư, bào chữa viên đó đang giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo (hoạt động nhân đạo) nên sẵn sàng cung cấp tài liệu thông tin hữu ích tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ mà không đòi hỏi các khoản tiền nong, chi phí.

Đồng thời các luật sư, bào chữa viên cũng chủ động đến những nơi có nhiều đối tượng có thể trông đợi, cần tới sự giúp đỡ pháp lý như Toà án, Trại giam... thực hiện phương châm "nếu dân chúng không biết hoặc chưa thể biết đến trợ giúp pháp lý thì trợ giúp pháp lý phải tự tìm đến họ, không thụ động ngồi chờ".

1. 9. Kinh phí hoạt động của Hiệp hội.

Bộ Tư pháp rất khuyến khích và ủng hộ hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng do ngân sách hiện còn eo hẹp (ít hơn 1% tổng chi ngân sách của Chính phủ) nên nguồn tài chính dùng để duy trì hoạt động của Hiệp hội chủ yếu dựa vào sự quyên góp của các tổ chức Quốc tế như UNDP, NOVTB... Trong tương lai Bộ Tư pháp sẽ cung cấp một phần kinh phí cho trợ giúp pháp lý.

Kinh phí của Hiệp hội được sử dụng để chi cho các khoản:

- Chi cho đào tào, bồi dưỡng luật sư và bào chữa viên làm trợ giúp pháp lý;

- Thuê trụ sở hoạt động của Hiệp hội và các Văn phòng trợ giúp pháp lý;

- Trả lương cho các thành viên;

- Mua sắm ôtô, trang thiết bị và bảo dưỡng;

- Tuyên truyền, quảng cáo cho hoạt động trợ giúp pháp lý;

- Chi cho hoạt động nghiệp vụ và các chi phí khác...

Hiện tại các Văn phòng của Hiệp hội chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý không lấy tiền dành cho người nghèo. Do vậy ngoài các khoản quyên góp của các tổ chức Quốc tế, Hiệp hội không có nguồn thu nhập nào khác. Tuy nhiên về lâu dài nguồn ủng hộ này cũng sẽ hết, khi đó Hiệp hội sẽ phải nghĩ cách lấy thu bù chi, tự đảm bảo cho các hoạt động của mình. Trong một vài năm nữa, đồng thời với sự tranh thủ trợ cấp tài chính của Chính phủ, các Văn phòng của Hiệp hội sẽ thực hiện trợ giúp pháp lý cho nhiều loại đối tượng khác nhau, mở rộng phạm vi trợ giúp sang lĩnh vực kinh doanh, thương mại và tiến hành thu thù lao đối với các đối tượng có điều kiện kinh tế khá giả. Khoản thu đó được sử dụng để trang trải cho việc trợ giúp pháp lý miễn phí đối với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như nhiều nước trên thế giới có truyền thồng về trợ giúp pháp lý đang làm.

2. HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA ĐỌÀN LUẬT SƯ

Theo quy định của pháp luật thì cho đến năm 1997, chức danh bào chữa viên không còn tồn tại và như vậy chỉ có luật sư của Đoàn luật sư mới được thực hiện việc đại diện, bào chữa cho đương sự tại Toà án. Vì vậy, song song với việc mở lớp bồi dưỡng chuyển đổi thành luật sư cho bào chữa viên, Đoàn luật sư cũng thành lập Văn phòng trợ giúp pháp lý để tạo điều kiện cho bào chữa viên tiếp tục được thực hiện công tác bào chữa bên cạnh các luật sư và cũng để đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của đông đảo quần chúng nhân dân.

Để có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức và tiến hành công tác trợ giúp pháp lý, Đoàn luật sư cử một số luật sư đến thực tập tại các Văn phòng của Hiệp hội trợ giúp pháp lý.

Điều kiện để được Đoàn luật sư trợ giúp pháp lý

Người đến xin trợ giúp pháp lý phải xuất trình thư của Thẩm phán xác nhận đối tượng thuộc diện nghèo khổ, không có tiền.

Đối với một số trường hơp khác, Toà án báo cáo lên Bộ Tư pháp các vụ việc có nhu cầu trợ giúp pháp lý. Bộ Tư pháp sau khi xem xét nếu thấy cần thiết, đề nghị Đoàn luật sư cử người giúp đỡ pháp lý cho đương sự.

Tiền lương trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý của Đoàn luật sư do các tổ chức Quốc tế tài trợ (3000 USD/tháng).

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở THÁI LAN.

1. HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỒNG HỢP THAMMASÁT

1.1. Lịch sử ra đời của Trung tâm trợ giúp pháp lý.

Trường Đại học này được thành lập từ hơn 100 năm nay, có hơn 30 khoa, 20.000 sinh viên và gần 4.000 cán bộ, giáo viên. Riêng khoa Luật có hơn 3.000 sinh viên và 55 giáo viên giảng dạy và nhiều giáo sư, giảng viên bên ngoài thường xuyên cộng tác.

Vào những năm sáu mươi hầu hết các sinh viên chỉ quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, hoặc sự vui chơi, giải trí, chỉ có một số ít sinh viên là chú ý đến các vấn đề phát triển xã hội. Một nhóm các sinh viên mà nòng cốt là sinh viên khoa Luật cùng các sinh viên Khoa Chính trị và Khoa Triết đã thực hiện các hoạt động giúp đỡ pháp lý, kiến thức xã hội cho những người có nhu cầu đến hỏi. Vào thời gian này phong trào sinh viên đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống chế độ độc tài quân sự phát triển mạnh, sinh viên có một vị trí tích cực trong xã hội và hoạt động trợ giúp pháp lý đã được đưa tới các vùng quê. Người nông dân được sinh viên hướng dẫn, bảo vệ quyền lợi, đất đai của họ. Những công nhân có mức lương thấp cũng được giúp đỡ khi họ có các vấn đề đụng chạm tới pháp luật. Đến năm 1969, Trung tâm trợ giúp pháp lý trực thuộc Khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Thammasát đã được thành lập.

1. 2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, lãnh đạo Trung tâm là Giám đốc, giúp việc Giám đốc có Ban điều hành. Trung tâm có 6 giáo viên luật và 4 luật sư làm việc thường trực tại Trung tâm, ngoài ra còn có các sinh viên luật và người tình nguyện hỗ trợ. Trung tâm có 4 bộ phận hoạt động riêng biệt:

- Bộ phận trợ giúp pháp lý (cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện bào chữa tại Toà);

- Bộ phận nghiên cứu pháp luật;

- Bộ phận cung cấp thông tin, tư liệu pháp lý;

- Bộ phận tổ chức hội thảo, chuyên đề.

1. 3. Hoạt động trợ giúp pháp lý của Trung tâm

Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý cho 3 loại đối tượng chủ yếu sau:

- Người nghèo, người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần không bị liên can đến tội phạm;

- Người bị các cơ quan, tổ chức chiếm dụng đất đai, tài sản;

- Người bị vi phạm các quyền bầu cử, ứng cử và các quyền nhân thân phi tài sản khác.

Đa số các vụ việc trợ giúp pháp lý được Trung tâm thực hiện liên quan đến lĩnh vực dân sự (tháng 11/96, Trung tâm đã trợ giúp cho 18 vụ việc Hình sự và 95 vụ việc Dân sự).

Đối với các vụ việc có yêu cầu trợ giúp về tư vấn pháp luật, Trang tâm thường xem xét giải quyết ngay. Nhưng các trường hợp xin trợ giúp luật sư đại diện, bào chữa trước Toà án thì thủ tục xem xét thận trọng hơn. Ban điều hành Trang tâm phải họp để quyết định đối với trường hợp nào thì yêu cầu trợ giúp của đối tượng được đáp ứng.

Có 2 loại ý kiến về việc tham gia của sinh viên luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý của Trung tâm:

+ Ý kiến thứ nhất cho rằng việc sinh viên trước khi ra trường cộng tác với Trung tâm sẽ có điều kiện nắm bắt được thực tế phong phú của đời sống pháp luật, qua đó họ cũng nâng cao được ý thức trách nhiệm với xã hội và có đóng góp công sức cho nhà trường, do vậy cần phải cho sự cộng tác này là nghĩa vụ, quy định bắt buộc đối với sinh viên.

+ Ý kiến thứ hai lại cho là nên để sinh viên tự nguyện, vì từ năm thứ 3 trở đi, sinh viên có thể lựa chọn thực tập ở những môi trường pháp lý khác nhau mà họ ưa thích. Nếu họ cho rằng việc tham gia vào các hoạt động trợ giúp pháp lý của Trung tâm là hữu ích, họ sẽ tự quyết định. Quan điểm này đã trở thành quan điểm chính thức của nhà trường.

1.4. Kinh phí hoạt động của Trung tâm.

Trung tâm đang xúc tiến nâng cấp các hoạt động của mình thành Dự án nằm trong chương trình Quốc gia về cải cách hành chính, Tư pháp và đã được Chính phủ chấp thuận. Năm 1996, Chính phủ đã hỗ trợ cho Trung tâm 1.200.000 bạt (48.000 USD) cho việc thực hiện Dự án này. Ngoài ra Trung tâm có tranh thủ nguồn tài trợ của các Tổ chức Phi Chính phủ, các công ty kinh doanh, thương mại.

Lương luật sư làm việc cho Trung tâm là 8000 bạt/tháng. Những người cộng tác trợ giúp pháp lý tình nguyện thì không đòi hỏi Trung tâm phải trả thù lao.    

Hiện tại, Thái Lan chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh toàn diện hoạt động trợ giúp pháp lý.

2. HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CHƯỞNG LÝ

Văn phòng Tổng Chưởng lý được thành lập 1/4/1893, trước đây trực thuộc Bộ Tư pháp, đến ngày 28/2/1991 Văn phòng trực thuộc Thủ tướng.

Vãn phòng ngoài nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ công lý và giúp đỡ cho những đối tượng sau:

- Người nghèo nhất là nông dân, công nhân có thu nhập thấp;

- Người có nhược điểm về thể chất, tinh thần; người mù chữ;

- Trẻ em.

Văn phòng có các hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể như:

- Tư vấn pháp lý cho cộng đổng. Khi chính cách pháp luật thay đổi, Văn phòng có nhiệm vụ hưống dẫn, giải thích pháp luật mới và cung cấp những thông tin cần thiết nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của dân chúng.

- Giải quyết một số tranh chấp không thuộc thẩm quyền Toà án.

- Tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa cho những đối tượng được ưu tiên trợ giúp có nhu cầu.

Hiện Văn phòng Chưởng lý đã đệ trình Dự án luật bảo vệ quyền con người để các cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.

Phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý:

- Văn phòng lập ra 6 Chi nhánh để bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ pháp lý ở các tỉnh.

- Có nhiều luật sư trẻ, tình nguyện làm việc cho Văn phòng thực hiện trợ giúp pháp lý cho dân chúng vùng xa.

- Đối với các vụ việc có một bên liên quan là cơ quan, tổ chức Nhà nước thì Văn phòng không thụ lý mà chuyển vụ việc đó đến Văn phòng Hội đồng Nhà nước xem xét, giải quyết.

- Văn phòng cũng có một bộ phận làm nhiệm vụ công tố; vụ việc nào được bộ phận công tố thụ lý thì bộ phận trợ giúp sẽ không đảm nhận vụ việc đó nữa.

Tương tự như hoạt động trợ giúp pháp lý ở Cam Pu Chia, Văn phòng cũng có phương châm trợ giúp: "Nếu yêu quý chăm lo cho con người, hãy tìm đến họ, đừng để họ phải tìm đến mình".

3. HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA HỘI LUẬT GIA.

Hội Luật gia được thành lập năm 1986, theo quy định của pháp luật thì Hội Luật gia có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Hội có Văn phòng đại diện ở tất cả các tỉnh, thành phố.

3.1. Điều kiện được hưởng trợ giúp pháp lý.

Người đến xin trợ giúp pháp lý phải điền vào mẫu đơn xác định tiêu chuẩn hưởng được trợ giúp pháp lý. Đối với những vụ việc phức tạp, đối tượng cần có luật sư ra Toà thực hiện đại diện, bào chữa sẽ phải trả lời phỏng vấn của Hội Luật gia. Trên cơ sở kết quả cuộc phỏng vấn, Hội Luật gia sẽ quyết định xem liệu người đó có được hưởng trợ giúp không.

- Đối với các vụ việc đơn giản xin trợ giúp về tư vấn pháp luật thì có thể được Hiệp hội đáp ứng ngay.

- Người nước ngoài cũng có thể được cung cấp dịch vụ này nhưng thủ tục xem xét sẽ kỹ lưỡng hơn.

Ngoài việc giúp đỡ pháp lý cho người nghèo, Hội Luật gia còn cử luật sư trợ giúp cho nạn nhân của các vụ thảm hoạ quốc gia như cháy nhà máy, sập siêu thị... Luật sư trợ giúp sẽ hướng dẫn thân nhân của họ trong việc kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Những người khác bị cơ quan Nhà nước lạm dụng đất đai, nhà cửa cũng được Hội Luật gia xem xét giúp đỡ.

Đối tượng xin trợ giúp pháp lý không được phép lựa chọn luật sư mà phải chấp nhận luật sư giúp đỡ mình do Hội Luật gia bố trí.

3.2. Hoạt động trợ giúp pháp lý.

Có hơn 200 luật sư tình nguyện làm việc cho chương trình trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia. Hội cử luật sư tình nguyện thay phiên nhau trực mỗi người 10 ngày trong tháng tại Toà án tỉnh. Mỗi năm có hơn 1.000.000 lượt người đến xin được Hội Luật gia trợ giúp.

Hội thường cử luật sư ở Băngkok đến các vùng nông thôn giúp đỡ, đặc biệt trong những vụ việc hành chính vì thường là các luật sư địa phương không giám đối mặt với chính quyền sở tại.

Hội cũng đề nghị Toà án miễn thu lệ phí đối với các đương sự nghèo khổ trong các vụ án dân sự mà Hội nhận trợ giúp pháp lý.

Hội cũng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giúp dân chúng nhận thức được quyền và nghĩa vụ công dân.

3.3. Kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý.

Năm, sáu năm trước đây kinh phí dành cho hoạt động trợ giúp pháp lý hoàn toàn dựa vào lệ phí thu được từ các hội viên. Từ vài năm trở lại đây, Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí để Hội cử các thành viên của mình ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm trợ giúp pháp lý hoặc cho luật sư trợ giúp của Hội đến các nước chưa phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý để giúp đỡ. Năm 1996, Chính phủ cấp cho chương trình trợ giúp pháp lý của Hội 24.000.000 bạt.

Hội cũng, thường xuyên báo cáo hoạt động trợ giúp pháp lý của mình để Chính phủ theo dõi và có các biện pháp hỗ trợ.

Luật sư tình nguyện trợ giúp pháp lý của Hội không được trả lương nhưng được hưởng phụ cấp.

III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở ÚC

1. T CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NAM ÚC.

Uỷ ban trợ giúp pháp lý Nam úc được thành lập năm 1979 theo quy định của Đạo luật về Uỷ ban trợ giúp pháp lý ban hành năm 1977.

Trợ giúp pháp lý ở Úc có thể được hiểu là sự giúp đỡ cho một người có được hoàn cảnh và điều kiện tương tự như người khác trong việc tiếp cận với pháp luật tức là tạo công bằng khi tiếp cận với pháp luật.

1. 1. Cơ cấu tổ chức.

Uỷ ban trợ giúp pháp lý Nam Úc có Hội đồng trợ giúp pháp lý bao gồm 12 thành viên được thành lập để giám sát, bảo đảm hoạt động của Uỷ ban theo quy định của Đạo luật về dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Đứng đầu, điều hành hoạt động của Uỷ ban là Giám đốc do Thống đốc bang bổ nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng trợ giúp pháp lý. Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của uỷ ban trước Hội đồng trợ giúp pháp lý; giúp việc cho Giám đốc có Phó Giám đốc cũng là thành viên Hội đồng trợ giúp pháp lý và các bộ phận chuyên môn của uỷ ban.

Uỷ ban trợ giúp pháp lý có một văn phòng chính ở Adelaide và 5 văn phòng khu vực ở các vùng khác nhau cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho toàn bộ bang (Nam Úc có 1,5 triệu dân, trong đó Adelaide là 1 triệu), với khoảng 130 cán bộ và đội ngũ luật sư tư, chuyên gia pháp luật cộng tác.

1. 2. Điều kiện để được trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực đại diện, bào chữa tại Toà án.  ;

- Vụ việc thuộc lĩnh vực được ưu tiên cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý (có một số loại việc không được hưởng sự trợ giúp pháp lý như các vụ việc thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại...);

- Tình hình tài chính của đương sự có khó khăn;

- Vụ việc phải có cơ sở và khả năng thắng kiện.

a) Lĩnh vực được ưu tiên để xem xét việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý:        

+ Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em; bị gây thương tích, tổn hại về tinh thần; nguy cơ về việc bị tước đoạt quyền tự do cá nhân.

+ Một số việc không được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý có một danh mục riêng như tai nạn xe cộ, vì thường tội trong lĩnh vực giao thông là vô ý, không phải chứng minh...

b) Căn cứ để xác định tình hình tài chính của đương sự:

+ Căn cứ vào lương, tiền gửi tiết kiệm, các thu nhập khác, tài sản của đương sự; xe ôtô và nhà ở không phải xác định giá trị vì đó là nhu cầu tối thiểu của công dân;

+ Thu nhập của vợ (chồng) hoặc những người có liên quan đến quyền lợi tài chính của đương sự.

Đương sự phải khai báo vào mẫu đơn xin trợ giúp pháp lý của uỷ ban và phải gửi kèm theo các bằng chứng xác thực theo quy định trong mẫu đơn.

c) Căn cứ để xác định tính hợp lý và khả năng thành công của vụ việc:

+ Vụ việc có nội dung xác thực, việc theo đuổi vụ việc đó có lợi cho đương sự;

+ Tài sản tranh chấp mà đương sự được hưởng nếu thắng kiện phải có giá trị lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện vụ kiện (chẳng hạn giá trị tài sản tranh chấp là 20.000 đô la Úc mà chi phí trả cho vụ kiện là 40.000 đô la Úc thì trường hợp này không được hưởng trợ giúp pháp lý);

+ Một người xin trợ giúp pháp lý chỉ được hưởng sự trợ giúp mà chi phí bỏ ra để thực hiện sự trợ giúp thuộc mức bình thường chứ không thể ở mức quá cao vì uỷ ban trợ giúp pháp lý còn dành tiền để giúp đỡ pháp lý cho nhiều trường hợp khác.

Để được xem xét trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực đại diện; bào chữa trước Toà án, người xin trợ giúp phải nộp một khoản lệ phí giấy tờ 20 đến 30 đô la Úc. Đối với các vụ việc dân sự, tuỳ theo điều kiện kinh tế và hoàn cảnh cụ thể, đương sự phải đóng góp một phần chi phí cho vụ việc. Thông thường nếu đương sự thắng kiện thì sẽ phải hoàn trả chi phí mà uỷ ban trợ giúp pháp lý đã trợ giúp đương sự trong vụ việc đó. uỷ ban trợ giúp pháp lý cũng có thể nhận thế chấp tài sản mà đương sự đang tranh chấp để ứng trước chi phí trợ giúp pháp lý cho đương sự; nếu vụ việc thành công đương sự sẽ phải thanh toán tài sản đó để trả tiền cho uỷ ban hoặc trừ vào lương... trả dần.

Đối với các vụ việc đơn giản, tốn ít thời gian tư vấn pháp luật thì có thể được uỷ ban trợ giúp pháp lý đáp ứng ngay cho dù đối tượng không thuộc diện người nghèo mà không phải nộp bất kỳ một khoản lệ phí nào.

1. 3. Phạm vi trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Đại diện, bào chữa trước Toà án;

- Tư vấn pháp luật;

- Phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thực hiện cải cách pháp luật.

Khoảng 90% ngân sách trợ giúp pháp lý được chi cho việc trợ giúp đại diện, bào chữa trong khi hoạt động này chỉ chiếm 2% tổng số vụ việc được trợ giúp pháp lý.

1. 4. Phương thức hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Tư vấn pháp luật qua điện thoại (miễn phí);

- Tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng trợ giúp pháp lý có hẹn trước (miễn  phí);

- Tư vấn pháp luật lưu động (miễn phí), luật sư của uỷ ban trợ giúp pháp lý và những người tình nguyện đến các vùng xa xôi, hẻo lánh giải đáp các yêu cầu tư vấn của dân chúng, phát băng video, tờ rơi (về nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau), hoặc nói chuyện ở các trung tâm mua bán giúp cho mọi người hiểu biết luật pháp. Để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật lưu động tuy có phải chi phí thêm khoản tiền đi lại, lưu trú cho cán bộ của uỷ ban trợ giúp pháp lý nhưng đỡ tốn kém hơn rất nhiều so với việc thành lập cả một văn phòng trợ giúp pháp lý tại khu vực.

- Bố trí luật sư tư vấn nghĩa vụ thường trực tại Toà án để giúp can phạm làm thủ tục tại ngoại hoặc hướng dẫn đương sự làm đơn đề nghị uỷ ban trợ giúp pháp lý cử luật sư trợ giúp bào chữa trước Toà án (miễn phí).

- Cử luật sư của uỷ ban hoặc trả tiền cho luật sư để thực hiện trợ giúp cho đương sự trong lĩnh vực đại diện, bào chữa (đương sự có thể phải đóng góp một phần chi phí).

- Phát không tờ rơi về hoạt động của uỷ ban trợ giúp pháp lý (hàng Quý) cho các cán bộ xã hội, cộng đồng... tổ trưởng dân phố để họ nắm bắt được các thông tin về trợ giúp pháp lý. Họ sẽ giới thiệu, hướng dẫn những người có nhu cầu đến với uỷ ban trợ giúp pháp lý.

- Xuất bản sổ tay pháp luật (có thu tiền).

- Mở các khoá huấn luyện pháp luật cho nhiều loại đối tượng khác nhau (có thu tiền).

1.5. Kinh phí hoạt động của Uỷ ban trợ giúp pháp lý.

Do ngân sách của Chính phủ liên bang và Chính quyền bang Nam úc cấp. Đồng thời uỷ ban trợ giúp pháp lý tự trang trải một phần cho các hoạt động có thu như in sách, mở khoá huấn luyện pháp lý. Uỷ ban trợ giúp pháp lý sẽ phân phối lại nguồn kinh phí được cấp cho các Văn phòng trợ giúp pháp lý của uỷ ban.

1.6. Cơ chế bảo đảm trách nhiệm đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Người xin trợ giúp pháp lý phải có trách nhiệm trình bày đúng sự thật về tình trạng tài chính và nội dung vụ việc xin trợ giúp. Nếu bị phát hiện là khai man có thể sẽ bị tmy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên thực tế uỷ ban trợ giúp pháp lý chỉ đình chỉ vụ việc trợ giúp nếu biết được đương sự có hành vi man trá chứ không kiện họ về sự lừa dối này.

- Người xin trợ giúp pháp lý có quyền được lựa chọn luật sư nào mà mình tín nhiệm trong số các luật sư của uỷ ban trợ giúp pháp lý hoặc luật sư thực hiện việc trợ giúp pháp lý. uỷ ban trợ giúp pháp lý sẽ có trách rihiệm thanh toán chi phí để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.

- Các luật sư của uỷ ban trợ giúp pháp lý đều được uỷ ban mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để bồi thường thiệt haị cho đương sự trong trường họp trợ giúp pháp lý có sai sót. Tuy nhiên, vì đây là hoạt động mang tính chất nhân đạo, từ thiện, loại trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại nên mức phí bảo hiểm thấp, và thực tế hiếm khi có trường hợp nào phải bồi thường thiệt hại cho đương sự.

Chính phủ bang Nam úc cũng thiết lập hệ thống dịch vụ trợ giúp pháp lý cho thổ dân (dân gốc úc), nhằm mục đích bảo tồn di sản văn hoá, các phong tục, tmyền thống, quyền lợi chính đáng của người bản xứ.

2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TR GIÚP PHÁP LÝ TẠI SYDNEY.

2.1. Trung tâm trợ giúp pháp lý Redfem.

Trung tâm trợ giúp pháp lý Redíem là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập năm 1997 dưới sự giúp đỡ của các giáo viên và học sinh. Trung tâm hoàn toàn độc lập với Chính phủ. Trung tâm nhận kinh phí tài trợ từ 6 cơ quan khác nhau (Văn phòng Tổng chưởng lý bang và liên bang, cơ quan bảo vệ quyền lợi phụ nữ bang, cơ quan phụ trách các vấn đề thương mại bang, cơ quan liên bang chăm lo các vấn đề tiêu dùng, cơ quan dịch vụ cộng đồng liên bang và cơ quan xã hội về phúc lợi, từ thiện) và luôn tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ khác.

Chính vì vậy, Trung tâm ít có khả năng bị cắt nguồn tài chính.

Khác với Tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, Trung tâm có cơ cấu tổ chức đơn giản (14 nhân viên và 6 luật sư) không phân chia cấp bậc mà tự quản lý theo hướng bàn bạc thống nhất trong tập thể. Trung tâm sử dụng hơn 100 cộng tác viên tình nguyện trong đó có rất nhiều sinh viên. Trung tâm mở cửa làm việc cả buổi tối để có thể tận dụng sự cộng tác của những người tình nguyện không có thời gian giúp đỡ vào ban ngày.

Điều kiện trợ giúp pháp lý cũng đơn giản, Trung tâm thường nhận đơn xin trợ giúp pháp lý đã bị từ chối ở các tổ chức trợ giúp pháp lý khác, chủ yếu là trong lĩnh vực xung đột gia đình, hình sự, và qua việc trợ giúp pháp lý các vụ việc phát hiện những vấn đề pháp luật cần phải sửa đổi, thay thế. Trung tâm cũng chú trọng mối quan hệ vói các tổ chức trợ giúp pháp lý khác, các tổ chức dịch vụ cộng đồng và các tổ chức dịch vụ phúc lợi khác và thường xuyên giới thiệu, hướng dẫn đương sự đến các cơ quan trợ giúp pháp lý của Nhà nước về các vấn đề chuyên sâu, phù hợp với khả năng của họ. Có thể nói, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ là điểm liên lạc đầu tiên giúp dân tiếp cận được với pháp luật.

2. 2. Uỷ ban trợ giúp pháp lý New South Wales

Uỷ ban trợ giúp pháp lý New South Wales có một Văn phòng trợ giúp pháp lý chính và 20 Văn phòng khu vực với hơn 200 luật sư trợ giúp của uỷ ban. Nói chung, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban này với Uỷ ban trợ giúp pháp lý bang Nam Úc có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt:

- Về điều kiện trợ giúp pháp lý, nếu như uỷ ban trợ giúp pháp lý bang Nam úc không tính đến giá trị về nhà ở, ô tô thì ở đây giới hạn giá trị tài sản không được quá cao để có thể được trợ giúp.

- Tổ chức thành từng nhóm trợ giúp (mỗi nhóm 10 luật sư) chuyên sâu trong từng lĩnh vực.

Có 5 loại đối tượng được ưu tiên giúp đỡ:

1) Người tị nạn;

2) Người bị Ốm đau hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần;

3) Cựu chiến binh;

4) Người vô gia cư có nhu cầu nhà ở;

5) Những người có liên quan đến vay nợ ngân hàng và bị xâm phạm về quyền tiêu dùng.

- Khác với bang Nam úc, tại bang New South Wales ở Toà án có một Thẩm phán thực hiện việc trợ giúp về tư vấn pháp luật (không thực hiện trợ giúp đại diện, bào chữa), hướng dẫn, giải thích cho đương sự làm các thủ tục tại ngoại, hướng dẫn đương sự thực hiện các quyền của mình trong tiến trình tố tụng, hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư tư vấn nghĩa vụ tại Toà án.

Giống như uỷ ban trợ giúp pháp lý Nam úc, uỷ ban trợ giúp pháp lý New South Wales tích cực tham gia vào lĩnh vực cải cách pháp luật, đưa ra các đề xuất với chính quyền bang, đề nghị cơ quan có thẩm quyền cân nhắc sửa đổi pháp luật cho phù hợp (cách đây không lâu, có hơn 30.000 người được lợi từ việc sửa đổi 1 điều luật về Hợp đồng thuê nhà do uỷ ban đề xuất).

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người dân, trong việc giáo dục pháp luật cho dân chúng, đưa pháp luật vào cuộc sống; cung cấp, bổ sung những kinh nghiệm thực tế sống động cho cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động trên. Bằng hình thức này hay hình thức kia, Chính phủ các nước đã có những biện pháp ủng hộ cho sự phát triển và mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp lý như thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước hoặc có những hỗ trợ kinh phí nhất định cho hoạt động này. Bên cạnh đó, các tổ chức dịch vụ phúc lợi khác cũng có sự liên hệ hỗ trợ mật thiết đóng góp vào sự thành công của trợ giúp pháp lý. Hoạt động trợ giúp pháp lý được dân chúng nhiệt liệt hoan nghênh và thực sự trở thành cầu nối giữa pháp luật và đời sống xã hội.

 

 

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÂU ÂU

Nguyễn Thị Minh[44]*

Trợ giúp pháp lý là một hệ thống tài trợ của Chính phủ để giúp những người không có khả năng thanh toán cho các chi phí về tư vấn, giúp đỡ pháp lý, đại diện hay bào chữa trước Tòa án. Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau mô hình tổ chức, lĩnh vực hoạt động trợ giúp pháp lý, đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý, cơ chế bảo đảm cho việc trợ giúp pháp lý... cũng rất khác nhau.

Ở các nước châu Âu có thể nối Anh quốc là một trong những nước có hoạt động trợ giúp pháp lý khá phát triển, với cơ cấu và hệ thống đặc trưng. Sau Anh quốc là các nước Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức. Tùy thuộc vào mục đích của hoạt động trợ giúp pháp lý, mỗi mô hình trợ giúp pháp lý ở mỗi nước có những nét ưu việt. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số nét cơ bản về hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước này.

I. TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU

1. Anh quốc

Uỷ ban trợ giúp pháp lý ở Anh được thành lập thuộc Đại pháp quan, có trụ sở tại London. Uỷ ban trợ giúp pháp lý quản lý toàn bộ hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý bao gồm các Trung tâm được đặt tại các tỉnh. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý này không trực thuộc Hiệp hội luật sư toàn quốc và được Chính phủ cấp kinh phí hoạt động. Cơ cấu tổ chức của ủy ban trợ giúp pháp lý gồm:

- Một người điều hành chính

- Ban thư ký;

- Phòng tư pháp;

- Kế toán;

- Các phòng thông tin.

Theo Điều 3 của Đạo Luật về trợ giúp pháp lý 1988 của Anh quốc thì uỷ ban gồm ít nhất là 11 và nhiều nhất là 17 thành viên do Đại pháp quan (Lord Chacellor) bổ nhiệm, trong đó có một thành viên giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban. Đại pháp quan có thể bằng chỉ thị thay đổi số thành viên quy định bằng số thành viên khác nếu thấy phù hợp. Uỷ ban phải có ít nhất hai luật sư tư vấn được bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến với Hiệp hội luật sư. Đồng thời Uỷ ban phải có ít nhất là 2 luật sư tranh tụng cũng được bổ nhiệm làm thành viên của uỷ ban.

Theo điều 4 của Đạo luật nêu trên thì uỷ ban có các thẩm quyền như sau:

- Được thực hiện bất kỳ điều gì mà uỷ ban xét thấy cần thiết phục vụ cho việc cung cấp hoặc bảo đảm việc cung cấp tư vấn, trợ giúp pháp lý và đại diện theo Đạo Luật trợ giúp pháp lý .

- Ngoài những chức năng chung quy định tại khoản (1) nói trên Uỷ ban còn có những thẩm quyền cụ thể như sau:

a) Tham gia các hợp đồng bao gồm cả hợp đồng về mua bán đất đai theo sự chuẩn y của Đại pháp quan.

b) Thực hiện việc tài trợ (tài trợ có điều kiện hoặc tài trợ vô điều kiện) bao gồm cả việc điều kiện hoàn trả lại tài trợ.

c) Cho vay;

d)  Đầu tư tiền;

e) Thúc đẩy hoặc trợ giúp việc in ấn, xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến chức năng của uỷ ban;

f) Thực hiện thẩm tra hoặc điều tra xét thấy cần thiết hoặc có lợi cho việc thực hiện các chức năng của uỷ ban;

g) Tham mưu cho Đại pháp quan nhưng vấn đề có liên quan đến việc cung cấp, tư vấn, trợ giúp và đại diện theo đạo luật này;

3. Chuẩn bị và đệ trình lên Đại pháp quan những đề xuất đối với việc thực hiện các chức năng có liên quan đến cung cấp tư vấn, trợ giúp pháp lý, đại diện theo đạo luật trợ giúp pháp lý.

Uỷ ban Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm:

1. Định kỳ xuất bản thông tin về việc thực hiện các chức năng liên quan đến tư vấn, trợ giúp pháp lý và đại diện gồm cả các hình thức và thủ tục cũng như các vấn đề khác có liên quan.

2. Định kỳ gửi Đại pháp quan một bản báo cáo liên quan đến tài sản của uỷ ban và việc thực hiện hoặc dự kiến thực hiện các chức năng của uỷ ban, theo yêu cầu.

3. Uỷ ban có trách nhiệm gửi kịp thời cho Đại pháp quan một bản báo cáo về việc thực hiện các chức năng của mình trong năm vào ngày 31/3 hàng năm.

4. Uỷ ban phải tuân theo sự hướng dẫn của Đại pháp quan trong khi thực hiện chức năng của mình.

5. Ngoài ra uỷ ban còn trực tiếp xem xét các vấn đề dưới đây:

a) Xem xét việc được hưởng tư vấn pháp luật hoặc trợ giúp pháp lý hoặc đại diện.

b) Bổ sung hoặc bổ sung đề nghị gửi uỷ ban liên quan đến các vụ việc đã được tư vấn, trợ giúp hoặc đại diện.

Uỷ ban Trợ giúp pháp lý được phép thành lập và duy trì một Quỹ trợ giúp pháp lý riêng. Quỹ này được sử dụng để trả các chi phí sau:

a) Thù lao và các khoản chi phí hơp lý liên quan đến việc cung cấp tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý hoặc đại diện theo quy định của pháp luật;

b) Các chi phí do các bên không được hưởng trợ giúp pháp lý;

c) Các khoản thanh toán theo quy định của đạo luật về trợ giúp pháp lý mà Đại pháp quan có thể quyết định sau khi nhất trí với ngân khố quốc gia.

2. Thụy Điển

Trước năm 1991 ở Thụy Điển có 4 uỷ ban về trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ ngang nhau được đặt ở 4 thành phố lớn: Stockholm, Goteborg, Malmo và Sundswall. Do sự phức tạp của việc điều hành song song 4 cơ quan nên năm 1991 bốn cơ quan này đã được hợp nhất thành một uỷ ban về trợ giúp pháp lý có trụ sở chính tại Sundswall. Uỷ ban này bao gồm 25 người và được chia làm 6 ban. Mỗi ban phụ trách một phạm vi địa lý nhất định. Mỗi ban có một luật sư và 2 trợ lý, Luật sư xem xét đơn xin được nhận trợ giúp pháp lý, trực tiếp giúp đỡ pháp lý đồng thời quyết định một số vấn đề khác.

3. Hà lan

Hệ thống trợ giúp pháp lý của Hà Lan là hệ thống thành văn hoàn thiện nhất. Hệ thống này ra đời vào năm 1957 và ban đầu hoàn toàn dựa vào các luật sư hành nghề tư. Hệ thống chăm sóc pháp lý được thông qua do áp lực mạnh mẽ từ Đoàn luật sư. Hiện nay hệ thống trợ giúp pháp lý vẫn dựa vào các luật sư hành nghề tư. Các luật sư hành nghề tư nhận một khoản bằng 80% quỹ trợ giúp pháp lý, còn các luật sư được trả lương chỉ thực hiện một phần rất khiêm tốn.

Trợ giúp pháp lý đã trải qua một bước dài cải cách hoàn toàn tiếp theo những thay đổi của pháp luật có hiệu lực từ 1/1/1994 (luật số 775 ngày 23/12/1994). Việc hoạch định kế hoạch chung vẫn do Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, việc quản lý hiện nay thuộc về uỷ ban trợ giúp pháp lý.

Ở Hà Lan Uỷ ban trợ giúp pháp lý được thành lập trực thuộc Bộ Tư pháp (Buros woor rechtshulp). Uỷ ban này hoàn toàn do Bộ Tư pháp cung cấp ngân sách hoạt động và tuyển luật sư làm việc. Thẻ trợ giúp pháp lý đều do tổ chức này cấp và trao. Vào những năm 80 ở Hà Lan có 19 cơ sở trực thuộc uỷ ban trợ giúp pháp lý hoạt động và cấp thẻ trợ giúp pháp lý tạo điều kiện cho việc xin thẻ đỡ phiền hà rắc rối.

Đặc tính quan trọng nhất của hệ thống trợ giúp pháp lý này là sự tồn tại của các Buros. Bộ Tư pháp đã thành lập các Buros nhằm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý. Trong các Buros có các luật sư được trả lương, đồng thời có các nhân viên hành chính - một đội ngũ trợ giúp đắc lực cho các luật sư.

Các Buros này là những quỹ độc lập và hiện nay trực thuộc uỷ ban trợ giúp pháp lý các uỷ ban này do một hội đồng luật sư ở các địa phương, các nhà khoa học và các thẩm phán điều hành. Các Buros cũng tập trung vào các hoạt động giáo dục và cải cách pháp lý. Theo luật 1993, luật sư chỉ cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các khách hàng được trợ giúp pháp lý nếu luật sư đó. đã được đăng ký với uỷ ban trợ giúp pháp lý. uỷ ban có thể cho phép một luật sư chưa đăng ký xử lý một vụ việc nếu người nộp đơn xin trợ giúp pháp lý có lý do xác đáng về việc cần dịch vụ pháp lý hoặc kinh nghiệm pháp lý đặc biệt của luật sư đó.

Buros woor rechtshulp có 20 văn phòng chính với 57 văn phòng độc lập, tuyển dụng 214 nhân viên tốt nghiệp luật và 157 nhân viên hành chính.

Văn phòng có nhiều chức năng khác nhau. Thứ nhất, văn phòng chuyển khách hàng tới những người hành nghề luật tư, đặc biệt trong lĩnh vực luật hình sự, hôn nhân, gia đình. Thứ hai, đối với các vấn đề về bảo hiểm xã hội, nhà ở, lao động, xuất nhập cảnh, tiêu dùng thì Buros sẽ tư vấn và trợ giúp. Buros hoạt động như các văn phòng trợ giúp khác và cấp thẻ trợ giúp pháp lý. Văn phòng tuyển dụng các nhân viên hành chính, những người thực hiện kiểm tra cách thức, nội dung đối với những người xin trợ giúp pháp lý thông qua các luật sư tư và liên hệ với các luật sư liên quan đó. Buros cũng kiểm soát những khía cạnh hành chính đơn thuần của các luật sư tư vấn đối với người bị tạm giữ. Các nhân viên nhận fax từ cảnh sát về những người mà cảnh sát đang giam giữ và chuyển vụ việc đến các luật sư tranh tụng.

Mỗi Buros là một thực thể độc lập được điều phối bởi một ban bao gồm những luật sư địa phưong, Hội thẩm, các viện sĩ và những nhân viên khác, mặc dù các quyết định vẫn do những người quản lý được trả lưoug thông qua.

Amsterdam Buro là văn phòng lớn và lâu đời nhất của Hà Lan. Văn phòng này thuê 62 nhân viên (trong đó có 30 nhân viên pháp lý) làm việc tại 4 Văn phòng trong thành phố. Văn phòng trung tâm và Văn phòng miền Tây mỗi Văn phòng thuê mấy chục luật sư. Văn phòng miền Đông và miền Nam nhỏ hon, mỗi Văn phòng có 5 nhân viên. Các nhân viên Văn phòng thực hiện các chức năng hỗn hợp vừa tiếp tân vừa chuyển công việc trợ giúp pháp lý cho các luật sư tư. Hai nhân viên chịu trách nhiệm về kế hoạch bắt buộc cho những người đang bị tạm giữ ở cảnh sát, nhận fax từ cảnh sát và chuyển cho luật sư.

Hội đồng của Văn phòng bao gồm 10 người: một chủ tịch là công chứng viên và 4 luật sư, một hội thẩm, hai viện sĩ và một nhân viên xã hội (social workeẠ Hội đồng trợ giúp Văn phòng trong việc duy trì quan hệ với các luật sư và thành viên của Văn phòng cũng giữ chức vụ ở Hội đồng của tổ chức luật sư địa phưorng. Văn phòng không có thư ký nhưng thay vào đó là một tổ chức được vi tính hóa cao, sử dụng phần mềm máy tính. Điều này cho phép duy trì sự kiểm soát các hồ sơ của khách hàng và thực tế thống kê.

Cùng với Buros woor rechtshulp có 90 Raadslieden hoặc các Trung tâm tư vấn và thông tin Raadslieden theo dõi nguồn gốc phát sinh ra những năm 1875 khi tổ chức tự nguyện tư vấn ở Amsterdam Central Station ra đời để giúp đỡ các cô gái trẻ, những người tự nguyện ra thành phố. Năm 1948 các chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ có trách nhiệm hình thành các điểm tư vấn khắp đất nước. Ngày nay các vụ việc tư vấn đều do các nhân viên trả lương thực hiện. Raadslieden tuyển dụng khoảng 250 nhân viên chủ yếu là những người có trình độ pháp lý, trình độ xã hội.

Ngoài các tổ chức tư vấn pháp luật nêu trên, các cửa hàng luật (Law shops) ở Hà Lan cũng đóng góp một vai trò trong việc tư vấn pháp luật miễn phí. Law shop tồn tại chủ yếu là nhờ vào sự tài trợ nhỏ bé của Bộ Tư pháp, chính quyền địa phương và các trường tổng hợp. Năm 1989 Bộ Tư pháp đã tài trợ 78.000 Bảng Anh cho 56 Law shop. Có những Law shop chỉ hoạt động trong một lĩnh vực ví dụ như: thuê nhà cửa, hoặc có một Law shop ở Leiden chỉ tư vấn trong lĩnh vực thuế, hoặc một Law shop ở Amsterdam chỉ tư vấn về luật môi trường.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Hà Lan:

Đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý được quy định trong luật. Tư cách được hưởng trợ giúp pháp lý ở Hà Lan luôn luôn vào khoảng 70% dân số trong suốt thập kỷ qua.

Trong tất cả các vụ việc hình sự, dịch vụ luật sư bào chữa được thực hiện miễn phí đối với tất cả mọi người không tính đến tài sản của người đó trong trường hợp:

- Bị giam giữ;

- Nộp tiền bảo lãnh.

Trong các trường hợp này nếu bị can không có luật sư nào thì Văn phòng trợ giúp pháp lý địa phương sẽ chỉ định một luật sư cho người đó.

Trong các vụ việc dân sự, người ta xem xét các tiêu chuẩn, tuy nhiên có rất ít vụ việc bị từ chối vì lý do tiêu chuẩn. Tất cả những người nộp đơn phải có một hình thức đóng góp tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ.

Bộ Tư pháp đã phản ứng các tiêu chuẩn cố định được hưởng trợ giúp pháp lý bằng cách tăng đóng góp của khách hàng đối với các vụ việc về dân sự. Từ năm 1983 mọi việc về dân sự đều phải trả tiền. Các việc đó thường trả rất thấp, ví dụ 25 DFL (7,75 Bảng Anh) cho một vụ tư vấn và 50 DFL cho một vụ tranh tụng trước Tòa. Nếu vụ lớn thì có thể được tăng lên đến 550 DFL (170 Bảng Anh).

Việc những người có thu nhập thấp phải đóng góp gây nên sự phản ứng mạnh mẽ và rất nhiều luật sư từ chối thu tiền của họ vừa trên nguyên tắc vừa trên thực tế. Pháp lệnh luật sư quy định trong một số trường họp, ví dụ như người tị nạn - việc đóng góp thấp nhất chẳng có ý nghĩa gì cả. Buros không thu bất kỳ một khoản đóng góp nào thậm chí cả khi công việc có liên quan đến các luật sư tư, những người có thể yêu cầu đòi hỏi chi phí thêm. Cơ quan đại diện của Buros cho rằng như vậy là không đúng và cần phải thu thêm một khoản giống như các luật sư tư. Tuy nhiên thế giới lý tưởng vẫn là không thu tiền và có thể đó là viễn tưởng nghề nghiệp chăng?

2. Thụy Điển:

Ở Thụy Điển, đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý phụ thuộc vào từng loại hình trợ giúp pháp lý khác nhau.

a) Trợ giúp pháp lý phổ biến: áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm người Thụy Điển, người nhập cư hay người nước ngoài sinh sống tại Thụy Điển, nhưng mọi người đều phải thanh toán một phần chi phí. Phần chi phí cụ thể phải dựa trên khả năng kinh tế, tài sản, món nợ, nghĩa vụ (nếu có). Theo thời điểm năm 1994 thì nếu đương sự không có nợ nần hoặc nghĩa vụ gì và có thu nhập là 240.000 SKR/30.000 USD một năm thì phải nộp một khoản thanh toán là 11820 SKR/477 USD. Ngoài ra, đương sự vẫn phải thanh toán một khoản phí dựa trên tổng chi phí. Tuy nhiên, khoản thanh toán phụ này không bao giờ được vượt quá tổng chi phí thực.

b) Tư vấn pháp luật: trợ giúp tất cả mọi ngưòi nhưng đối tượng được trợ giúp pháp lý phải trả tiền cho thời gian được hưởng trợ giúp pháp lý. Khoản tiền phải trả cho một giờ tư vấn pháp luật là 910 SKR/113 USD, tuy nhiên đối với người nghèo được giảm giá tùy theo từng vụ việc cụ thể.

III. MÔ HÌNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU

Thực tế, phần lớn mô hình trợ giúp pháp lý của châu Âu dựa chủ yếu vào hệ thống chăm sóc pháp lý, điều này giải thích bằng ảnh hưởng khá lớn của nghề luật đến hệ thống trợ giúp pháp lý. Chính phủ Anh chỉ mới tiếp quản việc quản lý trợ giúp pháp lý từ Hiệp hội luật sư năm 1988 bằng việc thành lập uỷ ban trợ giúp pháp lý để quản lý nguồn kinh phí. Ớ Hà Lan, Chính phủ thừa nhận hệ thống chăm sóc pháp lý như kết quả của sức ép nặng nề từ hội luật sư. Tầm quan trọng của trợ giúp pháp lý trong hệ thống chăm, sóc pháp lý được chứng minh bằng thực tế là trong số 5,2 triệu pounds thu nhập của các luật sư tư vấn Anh năm 1990/1991 trợ giúp pháp lý chiếm 11,1%. Chi phí cho các vụ việc cũng tăng 47% do việc các luật sư yêu cầu dành nhiều thời gian cho một vụ việc và giao lại cho các đồng nghiệp chưa đủ năng lực thụ lý vụ việc và giao lại cho các đồng nghiệp chưa đủ năng lực thụ lý vụ việc độc lập nghiên cứu. Điều này lại trái ngược với Hà Lan. Chính phủ Hà Lan có chính sách giảm chi phí cho việc trợ giúp pháp lý. Hiệp hội luật sư Hà Lan ước tính phải giảm 28% chi phí. Chính phủ Hà Lan thực hiện được điều này vì các luật sư tư vấn được trả một mức thù lao nhất định chứ luật sư không được trả theo giờ làm việc bởi các chi phí không tương xứng với số giờ mà luật sư phải bỏ ra. Hiện nay ở châu Âu có các mô hình trợ giúp pháp lý sau đây:

1. Mô hình từ thiện:

Mô hình từ thiện được phổ biến cho đến tận giữa thế kỷ thứ XX. Theo mô hình này, luật sư có nghĩa vụ thực hiện một số dịch vụ miễn phí cho người nghèo chứ không phải thực hiện việc trợ giúp pháp lý trên cơ sở tự nguyện. Mô hình này hiện nay vẫn còn tồn tại ở các nước như: Pháp, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha và Ireland. Hệ thống trợ giúp pháp lý Ireland bị thiếu tài trợ trầm trọng. Hiện nay, các luật sư ở Ý vẫn chưa được trả lương trong các vụ việc trợ giúp pháp lý về dân sự mà các luật sư vẫn phải có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ pháp lý. Đối với vụ việc về hình sự lớn thì luật sư được hưởng một phần thù lao. Mô hình này không phổ biến vì nó có những mặt không tích cực sau:

- Trợ giúp pháp lý không phải là quyền của công dân mà chỉ thực hiện khi có luật sư tình nguyện giúp đỡ miễn phí. Ngoài ra, trợ giúp pháp lý không bao gồm chi phí tại Tòa án.

- Phần lớn dịch vụ trợ giúp pháp lý là do các luật sư trẻ và chưa có kinh nghiệm hành nghề thực hiện, ví dụ: ở Bỉ chủ yếu là do các luật sư tập sự thực hiện.

2. Mô hình luật sư được trả lương:

Mô hình này có những đặc điểm sau đây:

- Được Chính phủ TW hoặc địa phương cấp kinh phí;

- Hoạt động độc lập, thường do một uỷ ban riêng chứ không phải Chính phủ điều hành;

- Việc trợ giúp pháp lý được thực hiện miễn phí;

- Các luật sư được trả mức lương cố định chứ không tính thù lao theo từng vụ việc;

- Khách hàng phải chấp nhận luật sư được chỉ định sẵn chứ không được quyền tự do lựa chọn.

Điểm yếu cơ bản của mô hình này là nguồn kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ, mà ngân sách của Chính phủ thì không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội (Hà Lan là một ví dụ cho trường hợp này). Chính vì vậy, mô hình này không phải là mô hình hữu hiệu cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

3. Mô hình hỗn hợp.

Hệ thống hỗn hợp được các nhà khoa học và thực tiễn đặc biệt quan tâm. Từ năm 1977 các nhà khoa học đã thừa nhận rằng việc duy trì một hệ thống giúp đỡ pháp lý không có tính hỗn hợp là không hữu hiệu. Đây thực sự là một mô hình hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay, vì nó kết hợp được tất cả các điểm mạnh của các mô hình khác nhau, tiêu biểu cho mô hình này là Thụy Điển. Năm 1973 Thụy Điển đã có một cuộc cải cách, theo đó, mô hình trợ giúp pháp lý mới được ra đời, kết họp giữa mô hình truyền thống giữa các luật sư tư thực hiện và mô hình có tổ chức và được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ưu điểm của mô hình này là:

- Tổ chức của Nhà nước, ngoài các chức năng về tổ chức quan trọng khác còn đóng vai trò như một cơ quan trung gian giữa khách hàng và luật sư, do vậy tiết kiệm đựơc thời gian và thuận lợi cho khách hàng;

- Tiết kiệm được chi phí vì các luật sư giỏi sẽ không phải làm các công việc hàng ngày hành chính;

- Việc đưa ra ý kiến sẽ dễ dàng hơn vì khách hàng không nhất thiết phải đến luật sư mà vẫn nhận được tư vấn;

- Những người không phải làm chuyên môn có nhiều cơ hội tiếp cận pháp luật khi làm việc ở các tổ chức của Nhà nước.

III. HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

Nhiều nước trên thế giới có chương trình trợ giúp pháp lý khá cụ thể, phong phú. Ví dụ như ở Anh nếu khách hàng có yêu cầu tư vấn pháp luật thì phải gọi điện đến văn phòng của luật sư tư vấn. Nếu những khách hàng ở xa văn phòng mà không thể đi đến trực tiếp, họ có thể đề nghị một người nào đó đến văn phòng thay họ hoặc luật sư tư vấn có thể đến tận nhà họ để trợ giúp pháp lý. Luật sư sẽ yêu cầu khách hàng trả lời về tình hình tài chính cũng như thu nhập. Khách hàng cần điền các thông tin vào đơn xin trợ giúp pháp lý (Green form) sau đó luật sư sẽ nói cho khách hàng biết việc họ có đủ yêu cầu về tài chính để được hưởng trợ giúp pháp lý hay không. Nếu khách hàng chấp nhận luật sư đó là người trợ giúp pháp lý cho mình thì họ phải ký vào đơn và chỉ khi khách hàng ký vào đơn thì luật sư mới bắt tay vào việc tư vấn. Mọi các chi phí phát sinh trước khi khách hàng ký vào không hợp pháp và không được khấu trừ từ quỹ trợ giúp pháp lý. Luật sư cũng có thể từ chối cung cấp trợ giúp pháp lý đồng thời không nhất thiết phải giải thích lý do. Tuy nhiên luật sư có thể phải giải thích lý do từ chối vụ việc cho Văn phòng trợ giúp pháp lý.

Ở Anh, để được hưởng trợ giúp pháp lý phải trải qua 5 bước:

Bước 1. Trước tiên phải hỏi các văn phòng tư vấn, trung tâm tư vấn hoặc trung tâm luật về tên của các luật sư thực hiện việc trợ giúp pháp lý.

Bước 2: Liên lạc với luật sư và bố trí cuộc gặp mặt để bàn bạc về vụ việc của mình. Để cuộc gặp được thành công, đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý phải chuẩn bị chu đáo các thông tin liên quan đến vụ việc, chuẩn bị trước các câu hỏi để hỏi luật sư.

Bước 3: Khi đến gặp luật sư phải chuẩn bị mọi thông tin liên quan đến thu nhập của gia đình, khoản tiết kiệm, khoản thế chấp (nếu có), các khoản thuế phải đóng. Nếu là người đang thất nghiệp chỉ cần cung cấp số tham chiếu của người đang tìm việc làm và tên của văn phòng đang trả phúc lợi mà thôi.

Bước 4: Nếu như có đủ điều kiện để được hưởng trợ giúp pháp lý thì cuộc gặp với luật sư do trợ giúp pháp lý trả. Tuy nhiên, phần chi phí đó người được hưởng trợ giúp pháp lý sẽ phải trả nếu như họ thắng kiện. Điều này luật sư phải giải thích trước.

Bước 5: Cuộc gặp gỡ với luật sư có thể là tất cả những gì mà đương sự cần. Trong trường hơp các vụ việc phức tạp hơn là có thể tư vấn cần các hành động gì tiếp theo (hoặc xin trợ giúp pháp lý dân sự hoặc trợ giúp pháp lý hình sự).

Nói chung, việc trợ giúp pháp lý ở các nước châu Âu đều bao gồm cả việc tư vấn pháp luật và đại diện hoặc bào chữa trước Tòa án, đôi khi còn bao gồm cả việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho công dân nhằm giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, lĩnh vực trợ giúp pháp lý của các nước không giống nhau. Ví dụ như: ở Đức việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực hình sự được ưu tiên, trong khi đó lĩnh vực hình sự lại không được chú trọng ở Anh. Đối với các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại thì hầu hết các nước đều không cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, bởi lẽ, các lĩnh vực này thường liên quan đến các thương nhân, tổ chức và thường không phải là các đối tượng nghèo.

Hiện nay, ở châu Âu, có các hình thức trợ giúp pháp lý phổ biến sau đây:

1. Tư vấn pháp lý.

- Tư vấn về một số vấn đề dân sự, hôn nhân đơn giản (giá trị tài sản không lớn).

- Thời gian không dài (thường không quá một tiếng).

Các phương thức tư vấn thường được sử dụng là: Tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tiếp, tư vấn lưu động hoặc là mở các lớp nói chuyện pháp luật cho các đối tượng khác nhau như về bảo hộ người tiêu dùng, môi trường...

2. Cung cấp trợ giúp pháp lý chung.

Đối với hình thức trợ giúp pháp lý này các luật sư chủ yếu giải quyết các vấn đề chưa giải quyết xong trong thời gian tư vấn trực tiếp như soạn thảo đơn từ tài liệu, hợp đồng, ý kiến tư vấn... Hình thức trợ giúp pháp lý này thường thực hiện thông qua Văn phòng luật sư tư, Hiệp hội hành nghề theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan trợ giúp pháp lý. Đối với hình thức này khách hàng phải thanh toán một phần chi phí, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần (ví dụ như ở Anh và Hà Lan).

3. Cung cấp luật sư bào chữa.

Trợ giúp pháp lý sẽ cung cấp luật sư bào chữa trong các vụ án về tội hình sự nghiêm trọng. Trong các trường hợp này Tòa án quyết định khách hàng có được hưởng trợ giúp pháp lý không sau đó sẽ chỉ định luật sư. Đối với việc trợ giúp pháp lý này Nhà nước sẽ chịu chi phí nếu người đó trắng án, còn trong trường họp ngược lại thì người bị kết tội phải thanh toán chi phí (ví dụ như ở Anh).

4. Cung cấp luật sư cho người có khiếu nại.

Hình thức trợ giúp pháp lý này được cung cấp cho người bị hại trong các vụ án hình sự, Nhà nước sẽ trả chi phí cho người bị hại nếu người đó thắng kiện, trong trường hợp ngược lại thì người bị hại đó phải thanh toán trả cho Nhà nước.

5. Cung cấp luật sư công.

Hình thức trợ giúp pháp lý này chỉ được thực hiện đối với các vụ việc tố tụng trước Tòa hoặc cơ quan hành chính. Trong trường họp này Tòa án sẽ chỉ định luật sư tham gia bào chữa. Các vụ việc này người được hường trợ giúp pháp lý thường được miễn phí hoàn toàn.

Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội nhằm tạo điều kiện tối đa cho cá nhân phát triển hoàn hảo trong cộng đồng. Vấn đề trợ giúp pháp lý không chỉ các nước phát triển quan tâm mà cả các nước đang phát triển. Mỗi quốc gia đều có hệ thống trợ giúp pháp lý của mình phù họp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, các mô hình trợ giúp pháp lý, phương thức tổ chức thực hiện của một số nước châu Âu cũng đáng được chú ý học tập và rút kinh nghiệm.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

I. SÁCH KINH ĐIỂN VÀ VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG.

  1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1992.
  2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
  3. Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII.
  4. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội , 1997.
  5. Thông báo số 485/CV-VPTƯ ngày 31/5/1995 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo ý kiến của Ban Bí thư đối với Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật.

II. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT.

  1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 1992.
  2. Bộ luật Tố tụng Hình sự.
  3. Pháp lệnh Tổ chức Luật sư ngày 24/12/1987.
  4. Quy chế Đoàn luật sư ban hành kèm theo Nghị định số 15/HĐBT ngày 21/02/1989 của Hội đồng Bộ trưồng.
  5. Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp.
  6. Thông tư số 1119/QLTPK ngày 24/12/1987 của Bộ Tư pháp vế công tác dịch vụ pháp lý.
  7. Công văn số 870/CV-DVPL ngày 26/10/1989 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác dịch vụ pháp lý.
  8. Công văn số 224/CV/LS ngày 05/4/1991 của Bộ Tư pháp về công tác dịch vụ pháp lý.
  9. Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý;
  10. Thông tư Liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998 của Liên bộ Tư pháp - Tài chính - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg;
  11. Thông tư Liên tịch số 187/TTLT-TCCP-TC-TP ngày 30/3/1998 hướng dẫn chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý;
  12. Quyết định số 459/1998/QĐ-BTP ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý;
  13. Quyết định số 458/1998/QĐ-Bộ Tư pháp ngày 03/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Trợ giúp pháp lý;
  14. Thông tư số 07/1998/TT-BTP ngày 05/12/1998 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác quản lý thực hiện trợ giúp pháp lý;
  1. SÁCH CHUYÊN KHẢO.
  1. Thông tin khoa học pháp lý: số chuyên đề "Luật sư và tư vấn pháp luật trong cơ chế thị trường" của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1995.
  2. Thông tin khoa học pháp lý: số chuyên đề "Tổ chức Trợ giúp pháp lý" của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1996.
  3. Đề án chương trình quốc gia về xoá đói, giảm nghèo trong 5 năm 1996 - 2000; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hà Nội, 1996.
  4. Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: UNDP - UNPPA - UNICEP, Hà Nội, 1995.
  5. Nguyễn Thị Hằng, Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
  6. Nguyễn Đình Liêu, Tóm tắt Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học. "Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn"; Hà Nội, 1996.
  7. Trương Thị Hoà, Luận án cao học luật " Hoạt động tư vấn pháp luật và quản lý Nhà nước đối với hoạt động tư vấn pháp luật qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh", Thành phố Hồ CHÍ Minh, 1996.
  8. Báo cáo khoa học của Hội Luật gia Hà Nội về "Đổi mới công tác tư vấn pháp luật ở Hà Nội", Hà Nội, 1997.
  9. Tạ Thị Minh Lý, "Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách", Tạp chí Cộng sản số 6, 1999.
  1. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI.
  1. Đạo luật Trợ giúp pháp lý của Anh 1998.
  2. Đạo luật trợ giúp pháp lý của Malayxia 1971.
  3. Bộ tiêu chuẩn đối với tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở Mỹ, Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1998.
  4. Legal aid handbook 1995.
  5. Tamara Goriely, "Trợ giúp pháp lý ồ Hà Lan".
  1. TẠP CHÍ, BÁO, TẬP SAN, BẢN TIN.
  1. Tạp chí Cộng sản.
  2. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
  3. Bản tin Tư pháp của Bộ Tư pháp.
  4. Báo Nhân dân.
  5. Báo Pháp luật (Bộ Tư pháp).
  1. CÁC TÀI LIỆU KHÁC.
  1. Nguồn tài liệu của Bộ Tư pháp công tác tại Thuỵ Điển năm 1994.
  2. Tài liệu tập huấn của Cục Trợ giúp pháp lý tháng 8/1998;
  3. Các Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý lưu tại Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp.

 

 

 

 



[1] Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VIII. Nhà XB Chính trị quốc gia, Hà Nội-1997, Tr. 58.

[2] Trần Đình Thiên: "Phát triển bền vững ở Việt Nam - Một vài nét tổng quan về thực trạng và triển vọng", Tạp chí Kinh tế Chấu Á - Thái Bình Dương, số 3, tháng 9/1991, Tr. 11-16.

[3] Thông báo sô' 485/CV-VPTW ngày 31/ 5/1995 của Vãn phòng Trung uơng Đảng.

[4] Thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Tư pháp của Đồng chí Đỗ Mười (Tài liệu lưu trữ tại Bộ Tư pháp).

[5] Đề án chương trình Quốc gia về xoá đói, giảm ngheo trong 5 năm 1996-2000. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, 1996; Tr.2,3.

[6]  Nguyễn Thị Hằng: ."Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nôi, 1997; Tr 72,73.

[7]. Nguyễn Thi Thanh: "Kết hợp tăng trưởng kinh tế với xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, hướng dẫn tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội". Tạp chí Cộng sản số 6 tháng 3 - 1999, trang 24 - 25.

[8] Nguyễn Thị Thanh, "Kết hợp tăng trưởng kinh tế với xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, hướng tới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Tạp chí Cộng sản, Số 6 tháng 3-1999; Tr.24.

[9] Xem chi tiết Phụ lục tổng kết vụ việc của các Trung tâm trợ giúp pháp lý đến tháng 3/1999.

[10] Văn kiện Hội nghị lẫn thứ 3 BCH TƯ khoá VIII; NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội, 1997; Tr. 58.

[11] Thông báo số 485/CV-VPTƯ ngày 31/5/1995 cua Văn phòng BCH TU Đảng.

[12] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà XB Chính trị quốc gia; Hà Nội, 1996; Tr. 129.

 

[13] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. NXB Ciính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr. 32.

[14] Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TU Khoá vm. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Tr. 18.

[15] Phó Vụ trưởng Vu Quản lý Công chứng, Giám định, Hộ tịch, Quốc tịch và Lý lịch tư pháp.

[16] Chuyên viên Cục Trợ giúp pháp lý

[17] Quyền Cục trường Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp.

[18] Vãn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ vn - NXB Sự thật, Hà Nội - 1991, trang 90, 91

[19] Hồ Chí Minh - Nhà nước và pháp luật - NXB Pháp lý, Hà Nội - 1985, tràng 187.

[20] Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý.

[21] Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VIII. Nhà XB Chính trị quốc gia,Hà Nội-1997, Tr. 58.

[22] Thông báo số 485/CV-VPTW ngày 31/ 5/1995 của Văn phòng Trung ương Đảng.

[23] Thư gửi cán bộ, nhân viên ngành tư pháp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành, Đồng chí Đỗ Mười (Tài liệu lưu trữ tại Bộ Tư pháp).

[24] Trần Đình Thiên: "Phát triển bền vững ở Việt nam - Một vài nét tổng quan về thực trạng và triển vọng", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 3, tháng 9/1997, Tr, 11-16.

[25] Chuyên viên Vụ Quản lý Luật sư - tư vấn pháp luật Bộ Tư pháp.

[26] "Luật tục" chỉ mang tính quy ước về mặt bản chất đó là phong tục, tập quán thành văn và không thành văn, là văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số. Đó là tổng hợp những tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm truyền thống về cuộc sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng, được mọi thế hệ tiếp thu, lưu truyền và tự nguyện thể hiện trong cuộc sống phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng.

* Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý

[27] Chánh Văn phòng Ban Nội chính Trung ương.

[28] Luật sư, Chuyên viên Trung ương Hội Lièn hiệp phụ nữ Việt Nam.

[29] Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp.

‘‘ Chuyên viên Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

[31] Chuyên đề được thực hiện với sự giúp đỡ về tài liêu của cv Nguyễn Quốc Vinh.

[32] Chuyên viên Cục trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp.

[33] Phương hưáng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hôi 5 năm 1996 - 2000 (Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá vn tại Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ vm của Đảng).

[34] Trong thư có đoạn viết “Nhà nước phải nghiên cứu sám thành lập một hê thống các tổ chức tư vấn pháp luật không mất tiền dành cho người nghèo, các gia đình thuộc diên chính sách và đồng bào các dân tộc thiểu số”.

[35] 4 hình thức hỗ trợ phát triển chính thức là:

- Hỗ trợ cán cân thanh toán;

- Hỗ trợ theo chương trình;

- Hỗ trợ kỹ thuật;

- Hỗ trợ theo dự án.

[36]               Đài Truyền hình việt Nam tối ngày 26 - 02 - 1999 trong Chuyên mục “Vấn đề hôm nay”.

[37]               Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện dự án VEE 013 - 97 - 00-1 “Phát triển trợ giúp pháp lý tại Việt Nam” của Cục trợ giúp pháp lý (trang 6).

[38] Q. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

[39] Chuyên viên Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp.

[40] Thông báo số 475/ CV-VPTW ngày 31/5/1995 của Văn phòng Trung ương Đảng.

[41] V.I. Lê Nin Toàn tập - Nhà xuất bản Tiến Bộ M.1979.T15 -tr 437.

[42] Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.

[43] Chuyên viên Vụ Quản lý luật sư -Tư vấn pháp luật

[44] Chuyên viên Vụ Quản lý Luật sư, tư vấn pháp luật, Bộ Tư pháp

 

File đính kèm downloadTải về