• Thuộc tính
Tên đề tài Đổi mới quản lý ngành tư pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nội dung tóm tắt
 
 
 

Do sự thay đổi nhanh chóng của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, đặc biệt là do những nhận thức mới về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật và tư pháp đã ngày càng được chú trọng và nâng cao. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đặc biệt là Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII và Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đã đặt ra cho ngành tư pháp những yêu cầu mới hết sức to lớn và phức tạp trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Chỉ trong 5 năm đầu triển khai Nghị định 38/CP ngày 04/06/1993 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp (viết tắt là Nghị định số 38/CP), ngành Tư pháp đã được Nhà nước tiếp tục giao thêm nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ phải vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm để củng cố và hoàn thiện như quản lý thống nhất, toàn diện công tác thi hành án dân sự, quản lý ngân sách toà án nhân dân địa phương, quản lý trọng tài kinh tế... Những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ kể trên đã có tác động rất lớn và đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động, hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng ngành tư pháp ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng quản lý tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương, Bộ Tư pháp đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ "Đổi mới quản lý ngành tư pháp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý ngành tư pháp sau 5 năm thực hiện Nghị định số 38/CP, làm rõ một số vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác tư pháp để đề xuất các định hướng, giải pháp trước mắt (5 năm) và dài hạn (những năm sau 2000) nhằm đổi mới, hoàn thiện tổ chức, hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý ngành tư pháp trong tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp  ở Việt Nam.

I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÀNH TƯ PHÁP SAU 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 38/CP

Nghị định số 38/CP đã xác định Bộ Tư pháp là cơ quasn của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp([1]).

Phù hợp với Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có thể khái quát các nội dung quản lý Nhà nước về công tác tư pháp do Bộ Tư pháp thực hiện:

(i) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện thể chế quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy tắc nghề nghiệp thuộc thẩm quyền; thực hiện việc cấp hoặc thu hồi các loại chứng chỉ, giấy phép hành nghề thuộc lĩnh vực tư pháp theo quy định của pháp luật;

(ii) Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành tư pháp, các lĩnh vực công tác tư pháp trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó; xét duyệt hoặc tham gia ý kiến đối với việc thành lập, giải thể các tổ chức sự nghiệp, cơ quan, tổ chức nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực công tác tư pháp;

(iii) Xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính toàn ngành trong các lĩnh vực do pháp luật quy định; phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán phần kế hoạch tài chính do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc sử dụng ngân sách nhà nước được giao cho Bộ, các tổ chức sự nghiệp do Bộ trực tiếp quản lý;

(iv) Quản lý tổ chức, cán bộ: bao gồm việc xây dựng và trình Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn công chức ngành tư pháp, tổ chức hướng dẫn thực hiện; quản lý trực tiếp theo thẩm quyền đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp và các chức danh tư pháp thuộc các tổ chức nghề nghiệp luật; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức và các chức danh tư pháp thuộc quyền quản lý của ngành; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Giám đốc Sở Tư pháp; thoả thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

 (v) Về quan  hệ quốc tế: trình Chính phủ quyết định chương trình, kế hoạch và dự án về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; quản lý và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án đó; trình Chính phủ quyết định việc ký kết, phê duyệt việc tham gia các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp theo quy định của Chính phủ

(vi) Về kiểm tra, thanh tra: hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, các UBND địa phương, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật về các lĩnh vực công tác tư pháp; tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp.

Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá riêng biệt về thực trạng quản lý trong từng lĩnh vực công tác của ngành (theo các chuyên đề), nhóm đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp một cách tổng thể thực trạng quản lý ngành thông qua việc phân tích các yếu tố của cơ chế quản lý: chủ thể quản lý (tổ chức, năng lực của các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp từ trung ương đến địa phương), đối tượng quản lý (các lĩnh vực công tác tư pháp), nội dung và cơ chế quản lý, hiệu quả quản lý (sự phù hợp giữa nội dung, phương thức quản lý với đặc thù của đối tượng quản lý, mức độ các chủ thể đạt được mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ quản lý). Với cách tiếp cận như vậy có thể hình dung được bức tranh tổng thể sống động về thực trạng quản lý ngành sau 5 năm thực  hiện Nghị định 38/CP.

1. Đối tượng quản lý của ngành tư pháp ngày càng được mở rộng, đa dạng hoá

Đối tượng quản lý của Bộ Tư pháp là các lĩnh vực công tác tư pháp được xác định tại Nghị định 38/CP. Trong vòng 5 năm sau đó, bằng các đạo luật, các pháp lệnh hay văn bản của Chính phủ (Nghị định, Quyết định..) một số lĩnh vực mới hoặc nội dung mới trong từng lĩnh vực công tác tư pháp tiếp tục được giao cho Bộ Tư pháp quản lý. Mỗi lĩnh vực công tác có thể do một hoặc một số cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện. Có thể phân nhóm các đối tượng quản lý của Bộ Tư pháp theo lĩnh vực công tác hay theo cơ quan, tổ chức thực hiện các công tác đó.

1.1. Các lĩnh vực công tác thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp và nội dung quản lý từng đối tượng

1.1.1. Công tác xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật:

Theo Nghị định 38/CP, Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ sau đây:

-Tổng hợp chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của các Bộ, ngành; cùng Văn phòng Chính phủ dự kiến chương trình xây dựng  luật, pháp lệnh dài hạn và hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

- Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh về dân sự, hình sự, các dự án pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đó.

  - Xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý các dự án luật, pháp lệnh, văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Chính phủ;

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác hệ thống hoá văn bản pháp luật; hệ thống hoá văn bản trong phạm vi chức năng của Bộ, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:       

- Thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do các cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; tham gia ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Nghị định 101/CP, ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật);

- Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức khác chủ trì soạn thảo;

- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các Bộ, Ngành, địa phương rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật);

1.1.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo Nghị định 38/CP

- Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm;

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

 - Làm đầu mối phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn việc phát hành Bản tin tư pháp ở các địa phương (Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).

- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn (Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho cấp xã, phường, thị trấn và Quyết định 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 phê chuẩn Dự án xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn) đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu tìm hiểu pháp luật cán bộ, nhân dân phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương.

1.1.3. Quản lý về tổ chức các Toà án địa phương

Theo Nghị định 38/CP:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động và thống nhất quản lý ngân sách Toà án nhân dân địa phương;

-Trình Chính phủ quyết định tổng biên chế của các toà án địa phương sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; quy định biên chế cho từng toà án địa phương sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ toà án địa phương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giải quyết việc thực hiện các chế độ, chính sách đó.

- Sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định danh sách các thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, khu vực; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân  cấp tỉnh, cấp huyện và các Toà án quân sự cấp quân khu, toà án cấp khu vực; xem xét và đề nghị Hội đồng tuyển chọn thẩm phán trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, toà án quân sự cấp quân khu và khu vực.

-Trong phạm vi chức năng, kiểm tra hoạt động của các Toà án địa phương, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân của toà án địa phương.

1.1.4. Công tác thi hành án dân sự.

Theo Nghị định 38/CP: Bộ Tư pháp có hai chức năng - quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự. Riêng về quản lý có các nhiệm vụ:

- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi hành án dân sự;

- Trực tiếp quản lý hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, quyết định việc thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự ;

- Thực hiện thanh tra nhà nước về công tác thi hành án dân sự ;

- Quản lý toàn diện công tác cán bộ, kể cả đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ chấp hành viên và cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự;

- Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án dân sự;

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác thi hành án các quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án Quân sự.

- Quản lý nhà nước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án và quyết định dân sự của toà án nước ngoài;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Quản lý và tổ chức thi hành án kinh tế, án lao động; thi hành các quyết định về phần tài sản, quyền tài sản trong các bản án, quyết định của Toà án hành chính, thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

- Quản lý nhà nước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài;

1.1.5. Các công tác tư pháp khác:

Theo Nghị định 38/CP:

- Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, thống kê tư pháp, lý lịch tư pháp; quản lý các công việc quốc tịch theo quy định của pháp luật;

- Trình Chính phủ quyết định hay quyết định theo sự uỷ quyền của Chính phủ Quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức luật sư, công chứng, giám định;

- Thống nhất quản lý các biểu mẫu, sổ sách về công chứng, hộ tịch, thống kê tư pháp, lý lịch tư pháp.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Về luật sư, tư vấn pháp luật: Quản lý Nhà nước đối với hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ ban hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam);

- Quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách (Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách);

- Quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế (Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế);

Quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành quy chế bán đấu giá tài sản);

- Tham gia quản lý các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) (Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức);

1.1.6. Công tác hoà giải:

Theo Nghị định 38/CP:

Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn công tác hoà giải các tranh chấp trong nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các tổ hoà giải;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP: giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác hoà giải.

1.1.7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý

Theo Nghị định 38/CP:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo viên chức tư pháp của cả nước;

- Tổ chức đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học, cao học và sau đại học theo sự phân công của Chính phủ;

- Thống nhất quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ toà án, tư pháp, pháp chế, luật sư, công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên, chấp hành viên .

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác (Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 11/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp);

1.1.8. Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý

Theo Nghị định 38/CP:

Nghiên cứu, tổ chức việc nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ chiến lược xây dựng pháp luật và phát triển ngành, phát triển công tác thông tin khoa học pháp lý.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phục vụ công tác nghiên cứu lập pháp, hành pháp, tư pháp

1.9. Công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp

Theo Nghị định 38/CP:

- Trình Chính phủ quyết định chương trình, kế hoạch và dự án về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; quản lý và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án đó.

- Trình Chính phủ quyết định việc ký kết, phê duyệt việc tham gia các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp theo quy định của Chính phủ

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Thẩm định các dự thảo điều ước quốc tế trước khi trình Chính phủ xem xét quyết định ký kết, phê duyệt hoặc trình Chủ tịch nước quyết định ký kết (Pháp lệnh về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế 1998);

- Quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác nước ngoài về pháp luật (Chỉ thị số 57/TW ngày 5/51995 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26/12/ 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật).

1.1.10. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu tố

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi chức năng của Bộ;

- Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp.

1.2. Các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp

Mười lĩnh vực công tác tư pháp trên do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện, do đó, tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức đó, ở những mức độ khác nhau đều là đối tượng thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp. Sự đa dạng của các thiết chế thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp có thể thấy rõ qua việc phân chúng thành các nhóm sau:

1.2.1. Các cơ quan nhà nước là đối tượng quản lý của ngành tư pháp

- Pháp chế các ngành;

- Toà án nhân dân địa phương; toà án quân sự cấp quân khu và khu vực;

- Các cơ quan thi hành án dân sự (Phòng, Đội thi hành án)

- Các Phòng công chứng; các tổ chức giám định tư pháp; các Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm giao dịch bảo đảm, Trung tâm trợ giúp pháp lý...

- Các tổ chức sự nghiệp: sự nghiệp đào tạo (Trường Đại học luật Hà Nội; Trường đào tạo các chức danh tư pháp); sự nghiệp nghiên cứu (Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý); sự nghiệp báo chí (Báo pháp luật,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật...).

1.2.2. Các tổ chức nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp là đối tượng quản lý của ngành tư pháp:

- Các đoàn luật sư;

- Các tổ chức tư vấn pháp luật thuộc các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Các Công ty luật của Việt Nam, các chi nhánh Công ty luật nước ngoài;

- Các Trung tâm trọng tài kinh tế;

- Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

1.2.3. Tổ chức tự quản của nhân dân là đối tượng quản lý của ngành tư pháp: các Tổ hoà giải.

1.3. Các nguồn nhân lực thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp

Từ sự đa dạng về lĩnh vực công tác và các thiết chế (tổ chức) đã dẫn đến sự đa dạng về nguồn nhân lực do ngành tư pháp quản lý. Ở những mức độ khác nhau, các đối tượng sau đều chịu sự quản lý của cơ quan tư pháp:

- Công chức của các cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp  bao gồm cả các chức danh hành chính (chuyên viên pháp lý) lẫn các chức danh tư pháp (thẩm phán, chấp hành viên...) hoặc có thể  không phải là công chức nhưng tham gia vào hoạt động của các cơ quan tư pháp theo chức trách do các cơ quan có thẩm quyền bầu (Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hội thẩm nhân dân) hoặc công nhận (Bộ Tư pháp công nhận cộng tác viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lý....)

- Cán bộ chính quyền cơ sở hưởng phụ cấp theo chức danh: hộ tịch viên;

- Người hành nghề tự do: luật sư, trọng tài viên (do Bộ Tư pháp công nhận và cấp thẻ hành nghề ...).

- Người dân thường là thành viên của Tổ hoà giải (do Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương hướng dẫn hoạt động, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ...)

 Từ các phân tích trên có thể thấy rõ tính đa dạng rất đặc thù của đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành tư pháp. Mỗi đối tượng đều đòi hỏi ngành tư pháp phải có những nội dung, phương thức quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho sự vận động, phát triển của đối tượng theo kịp với yêu cầu của thực tiễn kinh tế - xã hội, pháp lý - chính trị đang đổi mới mạnh mẽ.

2. Sự tồn tại đồng thời nhiều cơ chế quản lý khác nhau đối với các lĩnh vực công tác tư pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức quản lý mỗi lĩnh vực công tác tư pháp được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ các đạo luật (Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân...), các pháp lệnh (Pháp lệnh thi hành án dân sự, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh luật sư...) đến các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ ban hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế...), các Quyết định, Chỉ thị  của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 11/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp; Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/ QĐ-TTg ngày 7/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...).

Theo quy định tại các văn bản trên, cho đến nay có thể khái quát thành 4 cơ chế quản lý tương ứng với phạm vi và thẩm quyền quản lý khác nhau của ngành đối với từng loại đối tượng.

1. Cơ chế quản lý thứ nhất: Bộ Tư pháp quản lý thống nhất, toàn diện cả về nghiệp vụ, về tổ chức và về kinh phí hoạt động của đối tượng quản lý. Đây là phương thức quản lý hiện đang được áp dụng đối với công tác thi hành án dân sự.

Theo cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp trực tiếp chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ thi hành án; quản lý về tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên và cán bộ thi hành án; quản lý kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án dân sự ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hơn 600 quận, huyện, thị xã (trực tiếp phân phối hạn mức kinh phí cho các Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, phân cấp cho Phòng thi hành án thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II đối với kinh phí cấp cho các Đội thi hành án).

+ Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện chức năng “kép”: vừa giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương vừa thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về mặt tổ chức các Phòng, Đội thi hành án theo sự  phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Điều 2 Quyết định số 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21/3/1994).

2. Cơ chế quản lý thứ hai: Bộ Tư pháp chỉ quản lý về tổ chức và kinh phí của đối tượng quản lý, không chỉ đạo, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ. Đây là mô hình đặc thù của quản lý hành chính - tư pháp đối với các toà án địa phương để đảm bảo tính độc lập xét xử của các toà án.

Theo cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý về tổ chức, cán bộ và trực tiếp quản lý kinh phí (tổng hợp dự toán ngân sách, phân phối hạn mức kinh phí, kiểm tra, xét duyệt quyết toán thông qua hệ thống kho bạc nhà nước...), đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện;

+ Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về tổ chức các Toà án nhân dân cấp huyện theo phân cấp của Bộ Tư pháp. Quyết định số 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho từng toà án cấp huyện; chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán; tiếp nhận, tuyển dụng và điều động, thuyên chuyển công chức của toà án cấp huyện... 

Một nét đặc trưng của cơ chế này là trong khi thực hiện các hành vi quản lý, Bộ Tư pháp đều phải phối hợp với các chủ thể khác như  Toà án nhân dân tối cao (Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân ) và Bộ Quốc phòng (theo Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo Nghị quyết số 46-NQ/UBTVQH9 ngày 29/9/ 1993). Khi thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ, Sở Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân cùng cấp khi thực hiện sự phân cấp của Bộ (Quy chế số 91/TP-TA ngày 19/1/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao).

3. Cơ chế quản lý thứ ba: Bộ Tư pháp chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra về tổ chức, trực tiếp quản lý một số vấn đề về nhân sự của cơ quan, tổ chức tư pháp, bổ trợ tư pháp trong quan hệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành khác. Cơ chế này thường được áp dụng trong quản lý các công tác bổ trợ tư pháp (ví dụ: đối với luật sư, công chứng, trọng tài kinh tế. giám định tư pháp...). Theo cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý trực tiếp một số vấn đề về tổ chức của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp (ví dụ: Bộ Tư pháp trực tiếp bổ nhiệm và cấp, thu hồi thẻ hành nghề của công chứng viên, công nhận và cấp thẻ luật sư, trọng tài viên..);

+ Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực liên quan và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp (ví dụ: Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng công chứng thuộc Sở trên cơ sở có ý kiến của Bộ Tư pháp...)

4. Cơ chế quản lý thứ tư: Bộ Tư pháp chỉ quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ. Cơ chế này được áp dụng trong quản lý công tác xây dựng và rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; hoà giải; hộ tịch...

Sự tồn tại các cơ chế quản lý khác nhau đã tạo nên sự phức tạp đặc thù trong tổ chức, hoạt động của ngành tư pháp. Trong mỗi cơ chế còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn cần phải được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để tìm được giải pháp khắc phục, tiến tới xây dựng một cơ chế quản lý thống nhất, có hiệu quả các lĩnh vực công tác tư pháp trên phạm vi toàn quốc.

Có thể phân tích ở đây một ví dụ cụ thể: cơ chế thứ nhất - quản lý công tác thi hành án dân sự. Cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện có nhiều ưu điểm, thuận lợi cơ bản như cho phép tập trung đến mức tối đa đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện làm việc, con người và cho chính hoạt động thi hành án; giúp cho hoạt động thi hành án được thống nhất trong toàn quốc; cơ quan quản lý thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ có thể đánh giá, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỉ luật, đề bạt công chức thi hành án chính xác, toàn diện, phát huy được hiệu lực quản lý. Tuy nhiên, ngay trong cơ chế này vẫn tồn tại một số vướng mắc chưa giải quyết được triệt để, đó là:

+ Quy định về thẩm quyền quản lý công tác thi hành án dân sự của địa phương còn có những điểm bất hợp lý, chưa cụ thể, rõ ràng hoặc còn chồng chéo, trùng lặp nhất là trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền kiểm sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Đội thi hành án, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đội mà hiệu quả của việc kiểm tra, thanh tra lại không cao. Cũng do có nhiều đầu mối quản lý nên khó tránh khỏi sự can thiệp làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cơ quan thi hành án trong tác nghiệp, không nêu cao được vai trò của cơ quan thi hành án là cơ quan thi hành pháp luật, mang tính quyền lực Nhà nước.

+ Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không thuộc cùng một ngành dọc tạo nên một số điều bất cập như: cơ quan có thẩm quyền quản lý (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) lại trực thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp, thuộc biên chế, hưởng lương từ nguồn ngân sách địa phương, còn đối tượng quản lý là Phòng thi hành án, Đội thi hành án tuy là đơn vị của Sở, Phòng nhưng lại thuộc biên chế Trung ương, hưởng lương, kinh phí hoạt động từ ngân sách Trung ương, có con dấu, quốc huy, có tài khoản, trụ sở riêng. Đặc điểm này dẫn đến việc phải xác lập nguyên tắc mới về mối quan hệ giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Phòng thi hành án (vì đó không phải là nguyên tắc thủ trưởng chế trong các cơ quan hành chính nhà nước) và trên thực tế, đã có những lúc, những nơi phát sinh vướng mắc giữa hai bên trong các vấn đề tuyển dụng cán bộ vào cơ quan thi hành án, điều động cán bộ, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án, sử dụng cơ sở vật chất...

+ Mối quan hệ giữa cơ quan có chức năng quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự trong cả nước là Cục quản lý thi hành án dân sự và cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương là Sở Tư pháp cũng chưa có những quy định thật cụ thể và trên thực tế chưa có sự phối hợp thống nhất kịp thời.

3. Nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý nhà nước về công tác tư pháp.

Mặc dù Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài Bộ Tư pháp còn có nhiều chủ thể khác cũng có trách nhiệm và quyền hạn quản lý một số lĩnh vực công tác tư pháp và các cơ quan, tổ chức tư pháp. Tổ chức và hoạt động của các chủ thể đó có thể xem xét theo các nhóm sau:

3.1. Các cơ quan tư pháp từ trung ương đến cơ sở

1. Bộ Tư pháp: Theo Nghị định 38/CP, tổ chức Bộ Tư pháp gồm có 12 đơn vị (Vụ, Cục) giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp và 04 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo, báo chí. Đi đôi với việc được giao thêm nhiều nhiệm vụ, trong vòng 5 năm sau đó, Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ quyết định thành lập thêm 02 tổ chức mới là Cục trợ giúp pháp lý và Trường đào tạo các chức danh tư pháp. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp còn bất cập so với chức năng nhiệm vụ được giao, còn nhiều điểm bất hợp lý, ví dụ như :

- Có đơn vị quản lý nhiều lĩnh vực công tác mà các lĩnh vực này lại độc lập, không liên quan đến nhau, khối lượng công việc quản lý quá lớn dẫn đến tính chuyên môn hoá và hiệu quả chưa cao nên cần được tổ chức lại theo cách hợp lý hơn (Vụ Công chứng, Giám định, Hộ tịch, Quốc tịch và Lý lịch tư pháp quản lý 5 lĩnh vực công tác độc lập nhau; Vụ Hợp tác quốc tế không chỉ thực hiện chức năng hợp tác quốc tế và quản lý công tác hợp tác về pháp luật và tư pháp mà còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản pháp luật quốc tế; thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp; cung cấp ý kiến tư vấn về lĩnh vực pháp luật cho quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực,...)

- Một số chức năng, nhiệm vụ giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm nhưng chưa có các tổ chức chuyên trách giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thực hiện như thống kê tư pháp...

- Chưa phân định được rõ sự khác biệt mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước (các vụ) với các đơn vị vừa quản lý nhà nước vừa trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ (các cục).        

2. Các cơ quan tư pháp địa phương

Theo Nghị định 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993, Sở Tư pháp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Ban Tư pháp trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã là các chuyên môn có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Như vậy, các cơ quan tư pháp địa phương là các chủ thể quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương với những nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.

Vị trí, chức năng của các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là các Sở Tư pháp trong mối quan hệ với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và với Bộ Tư pháp, thể hiện tính đặc thù của ngành, đó là chức năng "kép" : i/ theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tư pháp địa phương chỉ có chức năng thực hiện quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cùng cấp; do đó, cơ cấu tổ chức, biên chế, nhân sự, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp do Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cũng chỉ ở mức độ đủ để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng này; ii/ Bên cạnh đó, trên cơ sở pháp luật hiện hành, các Giám đốc Sở Tư pháp còn phải thực hiện một số nhiệm vụ quản lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp như đã đề cập ở cơ chế 1 và 2 (quản lý TAND cấp huyện về mặt tổ chức, quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương). Đây là những nhiệm vụ có khối lượng công việc quản lý lớn, đối tượng và phạm vi quản lý rộng nhưng theo Luật ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lại không được phân cấp kinh phí quản lý cho Giám đốc Sở tương ứng với phân cấp công việc vì kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ và Sở thuộc hai nguồn ngân sách khác nhau. Như vậy, Giám đốc Sở Tư pháp luôn ở trong tình trạng “một vai hai gánh” nhưng lại chỉ có một nguồn kinh phí, nhân sự,  từ đó xuất hiện mâu thuẫn, không tương thích giữa chức năng “kép” và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự , kinh phí hoạt động của Sở, tạo nên những khó khăn kéo dài.

Một bất cập khác là tính thiếu ổn định và tính thiếu thống nhất về cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương. Tính thiếu thống nhất thể hiện ở việc chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định mô hình tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp. Do không có chuẩn thống nhất toàn quốc nên tổ chức và biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, quan niệm của lãnh đạo địa phương các cấp về công tác tư pháp, vào uy tín và mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan tư pháp, đặc biệt là Giám đốc Sở với cấp ủy, UBND cùng cấp. Một số Sở Tư pháp có cơ cấu tổ chức các Phòng nghiệp vụ (đến  5 -7 phòng), có đội ngũ cán bộ tương xứng nhiệm vụ được giao (biên chế lên đến 40- 50 người) như Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Trong khi đó, nhiều Sở Tư pháp chỉ có 1-2 phòng nghiệp vụ, thậm chí không tổ chức thành Phòng, Ban mà  thực hiện chế độ làm việc trực tiếp với chuyên viên, biên chế đội ngũ cán bộ quá ít (dưới 20 người) như ở các tỉnh nông thôn, miền núi... Ở cấp xã, nhiều địa phương vẫn duy trì mô hình Ban Tư pháp xã với số thành viên 5-7 người gồm đại diện các đoàn thể ở cơ sở nhưng bản thân cán bộ tư pháp xã, có thể,  lại vẫn là người kiêm nhiệm (thường là kiêm công an xã hoặc kiêm cán bộ văn phòng Uỷ ban) nhưng không ít địa phương chỉ còn một cán bộ tư pháp chủ yếu làm công tác hộ tịch. Tình trạng không thống nhất về mô hình tổ chức, biên chế, chất lượng cán bộ đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh hưởng đến sự chỉ đạo thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành tư pháp.

Tính thiếu ổn định thể hiện ở một thực tế là cứ mỗi lần có chủ trương sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế của các cơ quan hành chính thì các cơ quan tư pháp, đặc biệt là các Phòng Tư pháp ở cấp huyện lại phải chịu sự xáo động, tách nhập (thường là ghép thanh tra - tư pháp, văn phòng - tư pháp...), gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý các công tác tư pháp ở địa phương, tâm lý cán bộ không ổn định, không an tâm, gắn bó với ngành. Đặc biệt, việc không tồn tại Phòng Tư pháp dẫn đến tình trạng có đối tượng quản lý (các Đội thi hành án) nhưng không có chủ thể quản lý (Phòng Tư pháp).

3.2. Các bộ, ngành ở trung ương:

Trong các bộ, ngành ở Trung ương có thể tạm chia thành hai loại xét theo phạm vi, mức độ trách nhiệm trong việc quản lý hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý các công tác tư pháp.

1. Các bộ, ngành chỉ quản lý công tác xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi chức năng của mình

Việc tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật trước hết phải được thực hiện ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Xây dựng pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật là hai lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của tất cả các bộ, ngành (theo Nghị định số 15/CP) và thường được giao cho các tổ chức pháp chế của bộ, ngành thực hiện. Đồng thời đây là hai lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước thống nhất của Bộ Tư pháp (Nghị định số 38/CP). Như vậy, pháp chế bộ, ngành là cơ quan giúp bộ, ngành quản lý hai lĩnh vực công tác trên dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Vì vậy kiện toàn, củng cố tổ chức Pháp chế Bộ theo Nghị định số 94/CP ngày 6/9/1997 của Chính phủ vừa là nhiệm vụ của các bộ, ngành vừa là trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Mối quan hệ quản lý giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành được thực hiện theo cơ chế thứ tư, nghĩa là Bộ Tư pháp chỉ hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho pháp chế bộ, ngành; hướng dẫn, tham gia ý kiến với các bộ, ngành về tổ chức, cán bộ pháp chế; phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, đánh giá, khen thưởng hoạt động pháp chế.

2. Các bộ, ngành có nhiệm vụ quản lý cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác tư pháp

Các bộ quản lý tổng hợp như Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý các công tác tư pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ Bộ Tài chính trong việc quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho các toà án địa phương, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương...

Một số Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Văn hoá, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý công tác giám định tư pháp theo Nghị định 117/HĐBT ngày 21/7/1988, theo đó, thủ trưởng các bộ, ngành chuyên môn ra quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp, bổ nhiệm các giám định viên và các giám định viên trưởng thuộc bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý đội ngũ giám định viên, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và các quy định của pháp luật tố tụng cho đội ngũ giám định viên tư pháp, tổng kết hoạt động giám định tư pháp. Quan hệ quản lý giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành này theo cơ chế thứ 3.

Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý về tổ chức các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực. Mối quan hệ này theo cơ chế thứ 2. Nghị quyết số 46/UBTVQH9 quy định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân  tối cao trước khi trình cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước tuỳ theo loại việc) quyết định hoặc trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân  tối cao trước khi tự quyết định theo thẩm quyền về các việc liên quan đến tổ chức, biên chế, nhân sự, kế hoạch đầu tư đối với Toà án nhân dân địa phương; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi trình cơ quan có thẩm quyền hoặc trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi tự quyết định theo thẩm quyền do luật định về các việc liên quan đến tổ chức, biên chế, nhân sự đối với các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực. Trong các trường hợp phải thống nhất ý kiến mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại có ý kiến khác nhau thì từng cơ quan trình ý kiến của mình để cơ quan có thẩm quyền  xem xét, quyết định. Trong trường hợp chỉ phải hỏi ý kiến mà các cơ quan có ý kiến khác nhau thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo thẩm quyền, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3.3. Uỷ ban nhân dân các cấp

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung về quản lý nhà nước đối với công tác tư pháp tại địa phương. Quan hệ giữa Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quan hệ giữa cơ quan quản lý ngành với cơ quan quản lý theo lãnh thổ trong các lĩnh vực công tác tư pháp. Mối quan hệ đó phải tuân theo các quy định chung về quan hệ giữa Bộ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong Luật tổ  chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Nghị định số 15/CP và theo các quy định riêng trong các luật, pháp lệnh, Nghị định về từng lĩnh vực công tác tư pháp.

Một bất cập khá rõ và tương đối phổ biến là việc quy định thiếu rõ ràng, thiếu cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp trong từng lĩnh vực công tác tư pháp tại địa phương, ví dụ rõ nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Pháp lệnh thi hành án dân  sự có hai quy định về Uỷ ban nhân dân các cấp: Khoản 1 Điều 7 - trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp thi hành án ở địa phương và Khoản 2 Điều 10 quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự của Ủy ban nhân dân các cấp. Nhiệm vụ thứ hai này được đề cập một cách rất khái quát là “theo quy định của Chính phủ”. Đến lượt mình, Chính phủ cũng chỉ quy định tại Điều 4 Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 một cách rất hình thức “Các cơ quan tư pháp địa phương giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên về tình hình quản lý công tác thi hành án và tổ chức việc thi hành án dân sự. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp về thi hành án vẫn chưa được làm rõ.

3.4. Các tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp

 Một số tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động, Hội Luật gia, Hội liên hiệp phụ nữ...), tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Đoàn Luật sư) có trách nhiệm quản lý các tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức mình như có quyền cấp phép thành lập văn phòng tư vấn pháp luật. Riêng Đoàn Luật sư với tính chất vừa là Hiệp hội nghề nghiệp vừa là tổ chức hành nghề của luật sư được Nhà nước giao nhiều thẩm quyền quản lý (kết nạp luật sư, kiểm tra hết tập sự, công nhận luật sư chính thức, quản lý hành nghề luật sư..). Sự phân tán về thủ tục, lỏng lẻo về quản lý, không có văn bản nào quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn đối với tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật đã tạo ra nhiều kẽ hở, làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của hoạt động này trong xã hội, có nơi, có lúc không giúp đỡ, bảo vệ mà còn xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức  cần tư vấn.

Như vậy, ngoài các cơ quan tư pháp ở 4 cấp (Bộ, Sở, Phòng và Ban), còn có nhiều chủ thể khác được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác tư pháp, với những nội dung, phạm vi, thẩm quyền khác nhau bao gồm không chỉ các cơ quan nhà nước (hành pháp, tư pháp) ở trung ương và địa phương mà còn có cả một số tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

4. Hiệu quả quản lý

Về lý thuyết thì hiệu quả quản lý là những sự thay đổi đã đạt được ở đối tượng quản lý do tác động của các hoạt động quản lý mà chủ thể thực hiện theo các mục tiêu đã được xác định sau một khoảng thời gian nhất định có tính đến mức độ đầu tư (nhân lực, tài lực) trong quá trình quản lý. Do tính chất đa dạng về đối tượng, nội dung, cơ chế quản lý, do sự phức tạp, đa chiều của mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý công tác tư pháp như đã trình bày ở các phần trên nên rất khó xây dựng được đầy đủ những tiêu chí cụ thể, thống nhất để đánh giá hiệu quả  quản lý chung của ngành tư pháp... Đề tài tạm dừng ở việc đánh giá khái quát những mặt ưu điểm đã đạt được và những bất cập trong một số lĩnh vực công tác tư pháp so với yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý ngành trong thời gian 5 năm kể từ khi thực hiện Nghị định số 38/CP.

4.1. Hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật:

1.1 Ưu điểm: đây là lĩnh vực mà ngành đã giành nhiều công sức, lực lượng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có những bước tiến bộ vững chắc, ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành trong hoạt động lập pháp, lập quy của nhà nước. Tác động quản lý của ngành tư pháp đã để lại dấu ấn khá rõ trong việc tăng nhanh tốc độ và nâng cao từng bước chất lượng xây dựng pháp luật. Bộ Tư pháp đã chủ trì soạn thảo trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản có tính chất công cụ nền tảng cho hoạt động xây dựng và rà soát văn bản như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996), Quyết định số 355/TTg ngày 28/5/1997 về tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật từ  31/12/1996 trở về trước. Ngành tư pháp đã tham gia trực tiếp vào các khâu quan trọng của quy trình lập pháp, lập quy, từ việc lập chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật đến soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương. Chỉ trong vòng 5 năm qua, nhiều Bộ luật, luật rất quan trọng của đất nước đã được ban hành như Bộ luật lao động, Luật đất đai, Bộ luật dân sự...Công tác xây dựng văn bản QPPL ở địa phương cũng có những bước phát triển tích cực. Nhiều Sở Tư pháp đã chủ động lập kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, chủ động thẩm định các văn bản do các ban, ngành soạn thảo trước khi trình Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân.  Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL bước đầu được chú trọng, từng bước đi vào nề nếp để trở thành công việc thường xuyên của Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương. Những kết quả bước đầu quan trọng này đã góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, ngày càng thống nhất, đồng bộ hơn của hệ thống văn bản pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.2. Bất cập:

- Việc lập chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật còn mang tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học làm cho chương trình thiếu tính khả thi, mức độ hoàn thành kế hoạch thấp;

- Tốc độ soạn thảo văn bản pháp luật còn chậm, chất lượng các dự thảo chưa cao, chưa đồng đều ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhiều trường hợp tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất; công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật chưa được coi trọng ở một số ngành, địa phương, chưa bảo đảm chất lượng; chậm đổi mới phương pháp rà soát, hệ thống hoá pháp luật, hầu như chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này.

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp kiểm tra của các cơ quan tư pháp các cấp trong công tác này chưa thật sự tích cực và hiệu quả còn chưa cao. Ở nhiều ngành, nhiều địa phương, vị trí, vai trò của cơ quan tư pháp, pháp chế chưa được coi trọng, một phần do bản thân các cơ quan này còn thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm tốt cả việc quản lý lẫn việc trực tiếp xây dựng và rà soát, hệ thống hoá pháp luật.

4.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

2.1. Ưu điểm:

- Từng bước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai theo các chương trình, kế hoạch hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; nhiều Sở Tư pháp đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu...) ra được các chỉ thị về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tao cơ sở cho việc phối hợp với các ban, ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được mở rộng, đặc biệt là các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dành cho các đối tượng khác nhau về từng lĩnh vực; chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật của các phương tiện thông tin đại chúng được cải thiện;

- Cho đến trước năm 1998, Nhà nước chưa có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức cũng như quy chế phối hợp hoạt động trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, chưa hình thành được hệ thống lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên quy mô toàn quốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điểm bất cập này đã được khắc phục với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/1998/ CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/10/1998 về việc thành lập các Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ trung ương đến cơ sở.

2.2. Bất cập:

- Do chưa có văn bản quy định rõ nội dung, phạm vi, phương thức quản lý nhà nước về  phổ biến, giáo dục pháp luật nên khi tổ chức thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc trong các mối quan hệ phối hợp theo chiều ngang (giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, giữa các cơ quan tư pháp với các ban ngành ở địa phương). Ngay cả sau khi triển khai Chỉ thị 02 và Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ, một số Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn lúng túng trong việc triển khai phương thức, biện pháp hoạt động. Một số Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng chưa chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Một số Sở Tư pháp chưa thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn công tác này với vai trò là cơ quan đầu mối phối hợp ở địa phương.

- Các hoạt động phổ biến văn bản tiến hành còn chậm, chưa có nhiều hình thức phù hợp đối với từng đối tượng, từng địa bàn; việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền về pháp luật còn hạn chế; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa ổn định. Khó khăn lớn nhất của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay là kinh phí ở các cấp ngân sách cho công tác này còn rất hạn chế, đặc biệt là kinh phí để in ấn và phát hành văn bản, tài liệu pháp luật cung cấp cho cán bộ và nhân dân, chưa huy động được các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để hỗ trợ công tác này. Trong khi đó, sách, tài liệu pháp luật do các nhà xuất bản in, phát hành thường vừa đắt vừa ít về số lượng, không phù hợp với khả năng của người dân.

- Mô hình tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan tư pháp địa phương chưa thống nhất, thường là một bộ phận trong Phòng pháp quy và phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ ở một số ít tỉnh có Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật. Biên chế và đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn quá mỏng, lại hay phải kiêm nhiệm công tác khác, không chuyên sâu và không chuyên tâm, dẫn đến đôi khi buông trôi hoặc làm qua loa, chiếu lệ.

4.3. Tổ chức và hoạt động của các toà án nhân dân địa phương

3.1 Ưu điểm:

Trong nhiệm kỳ 1994 - 1999:

- Đã hình thành được cơ quan toà án tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở hầu hết các huyện, quận, thị xã theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân với cơ cấu bộ máy gồm: các toà chuyên trách, Uỷ ban thẩm phán và bộ máy giúp việc ở Toà án nhân dân cấp tỉnh và các thẩm phán, Thư ký, nhân viên văn phòng ở Toà án nhân dân cấp huyện.

- Số lượng biên chế được phân bố cho các Toà án nhân dân địa phương về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử và đủ để sắp xếp, ổn định các đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của các Toà án nhân dân (trung bình 49,17 biên chế/Toà án nhân dân cấp tỉnh và 9,35 biên chế/Toà án nhân dân cấp huyện);

- Đội ngũ thẩm phán và cán bộ Toà án nhân dân địa phương có bước phát triển và ổn định hơn: số lượng thẩm phán đã được bổ nhiệm theo Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân 1993 chiếm 81% ở Toà án nhân dân cấp tỉnh và 64% ở Toà án nhân dân cấp huyện so với số lượng thẩm phán cần có, trong đó có khoảng 23% thẩm phán cấp tỉnh và 43% thẩm phán cấp huyện trong diện còn phải “trả nợ” tiêu chuẩn đại học luật. Để có nguồn bổ sung cho đội ngũ thẩm phán ở nhiệm kỳ 1999-2004, các thẩm tra viên, chuyên viên, thư ký toà án (gần 2000 người ở cả cấp tỉnh và cấp huyện) được bồi dưỡng và bắt đầu đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo thẩm phán của Bộ.

3.2 Bất cập:

- Chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp và căn cứ khoa học để định lượng biên chế cho Toà án nhân dân ở từng loại tỉnh, thành phố; việc tổ chức các cơ quan toà án theo địa giới hành chính cho thấy nhiều hạn chế, bất cập (nơi quá tải về án – trên 300 án/ 1 thẩm phán/ năm như ở Toà án nhân dân cấp quận tại TP. Hồ Chí Minh nhưng có nơi lại hầu như không có án để xét xử 5-6 vụ/năm ở các huyện miền núi, vùng sâu, xa.

- Đội ngũ thẩm phán vẫn ở trong tình trạng thiếu về số lượng và còn hạn chế về trình độ so với tiêu chuẩn chức danh; nguồn bổ sung còn thiếu, đặc biệt là đối với các Toà án nhân dân cấp huyện ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa trong khi chính sách đào tạo chung còn chưa hợp lý;

- Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức Toà án nói chung, đối với thẩm phán nói riêng chưa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống, phần nào ảnh hưởng đến trách nhiệm và hiệu quả công tác,...

- Sự phân tán thẩm quyền về quản lý tổ chức, cán bộ và kinh phí, cũng như cơ chế phối hợp theo luật định đã tạo nên nhiều khó khăn, bất cập kéo dài dẫn đến hiệu lực quản lý chưa cao. Thực tế cho thấy, cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương về tổ chức là một cơ chế phối hợp, trong đó, cơ quan chủ trì (Tư pháp) không được giao đủ quyền để có thể thực hiện việc quản lý một cách chủ động, nhanh nhạy, dứt điểm.

4.4. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự

4.1 Ưu điểm: Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự:

 - Đã hình thành các cơ quan thi hành án dân sự ở cấp tỉnh (61 Phòng thi hành án) và ở hầu hết các huyện, quận (596 Đội thi hành án /600 huyện), ở các quân khu và quân chủng hải quân;

 - Đội ngũ cán bộ thi hành án không ngừng được củng cố, kiện toàn, nhất là đội ngũ chấp hành viên. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm từ khi chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân sang Tư pháp, số lượng cán bộ thi hành án nói chung đã tăng hơn 3 lần, số chấp hành viên tăng hơn 2 lần (1993 là 700 cán bộ; 10/1997 là 1582 cán bộ). Phần lớn số chấp hành viên được bổ nhiệm đều đã có đủ tiêu chuẩn luật định (đại học luật và tương đương), chỉ một số ít chấp hành viên ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp pháp lý do thiếu nguồn cán bộ. Bộ Tư pháp đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo trong 5 năm tiếp theo để bổ sung nguồn cho cán bộ thi hành án, đặc biệt là chấp hành viên;

- Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành một số chế độ đặc biệt đối với chấp hành viên và cán bộ thi hành án (như chế độ bồi dưỡng cán bộ trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án; chế độ cấp trang phục cho cán bộ thi hành án; chế độ phụ cấp độc hại đối với nhân viên lưu trữ, thủ kho tang vật...);

- Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án được quan tâm cải thiện đúng mức trong điều kiện khó khăn chung về ngân sách; đã có 50% Phòng thi hành án cấp tỉnh đã và đang xây dựng trụ sở làm việc mới.

- Về hoạt động: Phạm vi hoạt động của thi hành án dân sự được mở rộng nhanh trong vòng 5 năm sau khi triển khai Pháp lệnh và Nghị định 38/CP, bao gồm cả thi hành án kinh tế, lao động, thi hành các bản án, quyết định trọng tài nước ngoài. Kết quả và chất lượng thi hành án dân sự tăng lên rõ rệt, tỉ lệ án thi hành xong và thi hành đều, thường xuyên khá cao (96%) trong tổng số việc có điều kiện thi hành.

4.2 Bất cập

- Một số Phòng thi hành án, Đội thi hành án chưa được củng cố nhất là các đơn vị miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nhìn chung còn thiếu thốn, khó khăn. Vấn đề đầu tư cho con người, cơ sở vật chất, trụ sở hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án dân sự trong tình hình hiện nay.

- Việc phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, công an có nơi có lúc chưa chặt chẽ, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án.

- Ngoài ra, cơ sở pháp lý về hoạt động thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện: một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa đầy đủ, không phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; chưa có quy định về trình tự để thi hành các bản án, quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, lao động đã được giao cho cơ quan thi hành án thực hiện;

4.5. Tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật

5.1. Ưu điểm:

- Đã hình thành Đoàn luật sư ở hầu hết các tỉnh, thành phố với hơn 1000 luật sư và một số lượng đông đảo các văn phòng tư vấn pháp luật, các công ty luật.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư từng bước được cải thiện; tính chuyên nghiệp tuy chưa cao nhưng đã tăng lên; bước đầu đã hình thành một lực lượng luật sư có thể tiếp cận và cung cấp các dịch vụ pháp lý ở quy mô quốc tế trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

- Luật sư và những người hành nghề tư vấn pháp luật đã tham gia ngày càng rộng rãi và tích cực vào việc giúp đỡ về mặt pháp lý cho công dân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động xét xử của toà án.

5.2. Bất cập

- Hệ thống văn bản pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật chưa hoàn thiện, chậm được đổi mới; thiếu các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc đạo đức luật sư.

- Đội ngũ luật sư còn quá ít về số lượng (tính theo tỷ lệ luật sư trên đầu dân so với các nước trong khu vực), còn nhiều hạn chế về chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp so với yêu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, cải cách tư pháp.

- Sự phân tán đầu mối, xác định không rõ ranh giới, phạm vi, nội dung quản lý của nhà nước và của hiệp hội nghề nghiệp luật sư dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

Những ưu điểm, những bước phát triển của các lĩnh vực công tác tư pháp trong những năm qua là thước đo hiệu quả quản lý của ngành tư pháp trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Những hạn chế, bất cập trong từng lĩnh vực công tác, trong từng cơ chế quản lý đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới quản lý ngành tư pháp để công tác tư pháp theo kịp với đòi hỏi khách quan của cuộc sống.

II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TƯ  PHÁP TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT VÀ SAU 2000

1. Quan điểm và mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

1.1.  Một số quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

Trên cơ sở những quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh, các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 3 (khoá VIII) về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó đã xác định nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp cần được tiến hành theo các quan điểm định hướng sau đây:

1.1.1. Đổi mới hoạt động của ngành tư pháp phải được đặt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị của Nhà nước ta

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ngành tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị xã hội mà ngành tư pháp là một bộ phận trong hệ thống chính trị đó. Do vậy, chúng ta phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ có sự tác động qua lại lẫn nhau, những kết quả và thành tựu trong đổi mới hệ thống chính trị là tiền đề cho đổi mới ngành - và ngược lại, những thành công trong đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành sẽ tạo điều kiện cho đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị. Trước hết, về phía ngành tư pháp, cần phải xác định rõ việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải dựa trên cơ sở và để đảm bảo cho việc đổi mới hệ thống chính trị theo định hướng mà Đảng đã đề ra nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

1.1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt là cải cách nền hành chính Nhà nước

Nghị quyết đại hội VIII khẳng định, cải cách nền hành chính Nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, trong những năm trước mắt công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp trong những năm trước mắt cần phải được tiến hành theo định hướng cải cách nền hành chính nói trên.

1.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp là một bộ phận, một nội dung quan trọng của cải cách tư pháp

Tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành vừa là tiền đề, vừa là kết quả của cải cách tư pháp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII (1995) và Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII (1997) đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở các mặt và các nội dung cơ bản sau:

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; sớm ban hành Bộ luật tố tụng dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Nghiên cứu xây dựng các tổ chức để thực hiện chức năng hoà giải các tranh chấp. Nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Hình sự, Tố tụng hình sự phù hợp với tình hình mới.

- Về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân: thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét xử sơ chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương, nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. Trên cơ sở kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ, nghiên cứu tăng cường thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở toà án cấp này; toà án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc thẩm. Trong công tác quản lý cán bộ, nghiên cứu phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán cấp tỉnh và Toà án cấp huyện; điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển chọn cho phù hợp tình hình cán bộ hiện nay để bổ sung đủ thẩm phán cho Toà án cấp huyện và Toà án cấp tỉnh;

Tổng kết thực tiễn công tác quản lý toà án địa phương, xác định rõ trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong việc quản lý các toà án địa phương về tổ chức và cán bộ.

- Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của toà án, của tổ chức trọng tài, chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân. Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một số cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án trên cơ sở hoàn thiện pháp luật thi hành án. Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát tư pháp.

- Quy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của toà án một cách khách quan, chính xác và đúng pháp luật. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động lụât sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp phù hợp với chủ trương xã hội hoá; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Củng cố các cơ quan giám định tư pháp để hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; sớm thành lập Viện giám định pháp y quốc gia.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ.

Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp sẽ tập trung thêm cho ngành tư pháp một số nhiệm vụ quyền hạn, đồng thời, trong số các nhiệm vụ quyền hạn được giao trước đây cũng cần phải được xem xét đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt cần củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc ngành tư pháp theo hướng tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thông suốt có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương, chuẩn bị tốt các tiền đề về tổ chức để đảm nhận các nhiệm vụ mới theo sự phân công của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.1.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc về xây dựng bộ máy Nhà nước được quy định trong Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác

Trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cần xây dựng được một cơ chế quản lý thống nhất giữa các cơ quan tư pháp các cấp trong ngành tư pháp và có một cơ chế phối hợp đồng bộ, ăn khớp, hỗ trợ lẫn nhau giữa ngành tư pháp với các cơ quan toà án, Viện Kiểm sát, Công an... trong hệ thống tư pháp nói chung trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác. Thực chất, đó là biểu hiện của quan hệ phân công, phân cấp, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước ta theo nguyên tắc "quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng - trang 129).

1.1.5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được; đồng thời cần có bước đi, biện pháp thích hợp, xử lý tốt các mối quan hệ phát sinh, kết hợp điểm và diện, bộ phận với toàn bộ, trước mắt và lâu dài trong quá trình đổi mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ "xác định đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới". Định hướng này cần phải được quán triệt và vận dụng sáng tạo trong quá trình đổi mới của ngành tư pháp.

- Trước mắt có thể xác định một số lĩnh vực trọng tâm, một số hoạt động chủ yếu để tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn thiện tiếp theo xác định một số điển hình, một số điểm làm thử rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng ra toàn ngành, toàn bộ các mặt, lĩnh vực quản lý của ngành.

- Xử lý tốt các mối quan hệ với các ngành khác, với địa phương, giữa các cấp, các bộ phận với nhau trong nội bộ ngành.

- Kết hợp các giải pháp tình thế và các giải pháp chiến lược, trước mắt và lâu dài trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng trong hoàn cảnh vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong Nghị định 38/CP, các nhiệm vụ vừa được giao thêm và triển khai trong mấy năm gần đây, vừa chuẩn bị để tiếp nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ sẽ được giao thêm hoặc phát sinh trong thời gian tới (như nhiệm vụ tập trung công tác thi hành án về Bộ Tư pháp theo nội dung Nghị quyết Trung ương VIII). Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý để tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực hiện các đề án đổi mới thể chế, tổ chức bộ máy và hoạt động trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm lớn được thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Văn kiện Đại hội Đảng, đồng thời tổng kết thực tiễn xây dựng ngành tư pháp trong những năm qua, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn và tồn tại trong quá trình đổi mới ngành tư pháp cần lựa chọn những bước đi, biện pháp thích hợp, xác định mục tiêu cụ thể, những lĩnh vực hoạt động trọng tâm, chủ yếu đáp ứng yêu cầu tổ chức và hoạt động của ngành trong những năm trước mắt, tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn thiện tiếp theo.

1.2. Mục tiêu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp là: Xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, với đội ngũ công chức đủ về số lượng, trong sạch, vững mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ngày càng một tăng của ngành tư pháp trên phạm vi toàn quốc, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu trước mắt là củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, trong đó trọng tâm là các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ và cơ chế quản lý khoa học nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động, xây dựng mô hình tổ chức thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận những nhiệm vụ mới.

2. Phương hướng và nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp 

Như đã trình bày, quản lý tư pháp là chức năng quản lý nhà nước thống nhất của Chính phủ nhưng được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước thực hiện và do nhiều văn bản pháp lụât điều chỉnh. Để thay đổi mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay, cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các cơ sở pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, công việc này không thể thực hiện được trong một vài năm trước mắt trong khi quan niệm về quản lý hành chính tư pháp của các ngành, các cấp còn có chỗ khác nhau. Để thống nhất quan điểm về quản lý hành chính tư pháp đòi hỏi phải có thời gian, với sự cộng tác tích cực của các nhà lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn của ngành tư pháp. Chỉ có như vậy, chức năng quản lý hành chính tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) của Bộ Tư pháp mới được chế định hoá trong các văn bản pháp luật và trên cơ sở đó đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương.

Mặt khác, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VIII) đã khẳng định tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách hành chính tư pháp, nhưng phải có bước đi vững chắc; trước hết cần tập trung cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, phân định rõ trách nhiệm thẩm quyền giữa các ngành, các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tình hình trên cho thấy trong những năm trước mắt hệ thống tổ chức ngành tư pháp chưa có sự thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của ngành sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghị định 38/CP và trước yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VIII) đặt ra đối với ngành tư pháp đòi hỏi ngành tư pháp phải nỗ lực vươn lên đổi mới, hoàn thiện cả trên phương diện: thể chế, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ công chức tư pháp, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị các tiền đề để đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp từ sau giai đoạn 2000-2005.

2.1. Đổi mới thể chế hành chính - tư pháp

2.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hoạt động tư pháp nói chung

Bộ Tư pháp phối hợp cùng các ngành hữu quan nghiên cứu, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và Chính phủ, chủ trì hoặc tham gia dự thảo để trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những văn bản pháp luật mới và văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung điều chỉnh các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý thống nhất của Bộ Tư pháp. Một số văn bản quan trọng cần tập trung là:

- Sửa đổi cơ bản Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó xác lập một quy trình xây dựng pháp luật dân chủ hơn, huy động nhiều hơn sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia giỏi và của những đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản đang được dự thảo; Luật cũng cần khẳng định rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này;

- Sửa đổi các Luật Tố tụng và Luật Tổ chức toà án nhân dân (sửa đổi) theo những định hướng do Đại hội Đảng lần thứ VIII và các Hội nghị trung ương đã đề ra.

- Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất công tác thi hành án, bao gồm cả thi hành án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động... vào Bộ Tư pháp. Để chuẩn bị cho việc ban hành và thực hiện Luật thi hành án, cần nghiên cứu mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm nhiệm công tác thi hành án và quản lý thi hành án theo Luật định.

- Pháp lệnh Luật sư (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn nhằm đổi mới cơ bản tổ chức hoạt động và quản lý luật sư phù hợp với điều kiện cụ thể của giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế như: khẳng định hoạt động luật sư là một nghề tự do, tôn trọng nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm của luật sư thông qua các quy định về tổ chức hành nghề (các hình thức Văn phòng lụât sư) và tổ chức hiệp hội của Luật sư (Đoàn luật sư); đồng thời tăng cường tác động tích cực của nhà nước vào quá trình hình thành và phát triển nghề của luật sư, nhưng phải nắm những khâu then chốt định hướng phát triển nghề luật sư khi hành nghề gồm cả việc tuân theo các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, xem xét giải quyết theo thẩm quyền của luật sư và tổ chức luật sư...). Pháp lệnh cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về luật sư của Bộ Tư pháp và trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Sửa đổi Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 “về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước” theo hướng cụ thể, đơn giản, hợp lý hoá nội dung và các thủ tục công chứng, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về công chứng giữa các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương. Công chứng trong giai đoạn này vẫn là công chứng Nhà nước, cơ quan công chứng là các Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp, công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do pháp luật quy định. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức công chứng Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

- Pháp lệnh về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp theo hướng thành lập Trung tâm, Viện giám định tư pháp quốc gia theo các chuyên ngành với đội ngũ giám định viên tư pháp chuyên trách (trước mắt là giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và giám định viên kỹ thuật hình sự) có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và pháp lý do luật định và được Nhà nước công nhận, cấp thẻ hoạt động; quy định về quy trình tiến hành giám định, công nhận kết quả giám định tư pháp; phân định rõ phạm vi và tăng cường trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp, các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với công tác giám định tư pháp.

- Pháp lệnh (hoặc Luật trọng tài kinh tế) nhằm tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất cho hoạt động trọng tài kinh tế phi Chính phủ ở Việt Nam (gồm cả trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế của Việt Nam) phù hợp với các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của trọng tài trên thế giới có tính đến đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, thi tuyển và công nhận cấp thẻ trọng tài viên...).

2.1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý của tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp

Trong những năm trước mắt, Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ ban hành hoặc tự ban hành và phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy mới hoặc văn bản sửa đổi bổ sung về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ, các cơ quan tư pháp địa phương từ tỉnh, huyện đến xã, phường nhằm từng bước tạo ra mô hình tổ chức thống nhất, hợp lý của các cơ quan tư pháp, điều chỉnh và tháo gỡ từng bước những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế và phương thức phối hợp hiện tại với các cơ quan hữu quan, đảm bảo thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đã, đang và sẽ được giao. Cụ thể là:

- Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Bộ Tư pháp theo hướng đảm bảo bộ máy có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã được và sẽ được giao; xác định mô hình tổ chức thống nhất của cả hệ thống các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương để đảm bảo tính ổn định cần thiết cho sự phát triển của ngành.

- Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn phối hợp hiện nay giữa Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao sẽ hoàn thiện Quy chế phối hợp theo hướng đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan chịu trách nhiệm chính theo đúng luật định. Phối hợp với các cơ quan hữu quan sửa đổi, bổ sung cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tổ chức các toà án nhân dân địa phương và quản lý công tác thi hành án: trong đó chú trọng tháo gỡ những khó khăn, xây dựng cơ chế và mô hình mới trong quản lý kinh phí của các cơ quan này theo hướng cấp đủ, đúng, kịp thời và tăng cường quản lý thu chi ngân sách, kỷ luật tài chính từ trung ương đến địa phương.

- Ban hành các Quy chế, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của từng đơn vị trực thuộc Bộ, trên cơ sở đó xác định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, tạo nên cơ chế quản lý khoa học đồng bộ, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công tác tư pháp được giao (đặc biệt chú trọng hoàn thiện mối quan hệ giữa Vụ quản lý toà án địa phương, Cục thi hành án dân sự, Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ kế hoạch tài chính trong việc quản lý các toà án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương; giữa các Vụ chuyên môn với Vụ Tổ chức cán bộ, đào tạo và Văn phòng Bộ trong việc quản lý các tổ chức pháp chế trong ngành, tổ chức hoà giải cơ sở...); Quy chế về mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Bộ với các cơ quan tư pháp địa phương.

- Bộ Tư pháp cùng với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và các cơ quan có liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới hoạt động tư pháp ở địa phương:

* Sửa đổi bổ sung Thông tư liên Bộ số 12/TTLB về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức của cơ quan tư pháp địa phương theo hướng các cơ quan tư pháp địa phương vẫn được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc với chức năng kép là vừa giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ Tư pháp trong việc quản lý các công tác do Bộ quản lý trực tiếp, toàn diện. Phù hợp với Nghị định thay thế Nghị định 38/CP, Thông tư sẽ  quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước.

* Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc: Thành lập các cơ quan, tổ chức tư pháp và bổ trợ tư pháp tại các địa phương; quản lý cán bộ hành chính-tư pháp (đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thuyên chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo các Sở Tư pháp) và các chức danh tư pháp khác; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, khen thưởng và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân thuộc ngành tư pháp.

2.2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương

2.2.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp

Củng cố, kiện toàn các đơn vị hiện có, hình thành các đơn vị mới thuộc Bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý tư pháp được Nhà nước giao. Trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, đổi mới cơ chế quản lý, lề lối làm việc, tăng cường đội ngũ cán bộ, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cải cách tư pháp, cải cách nền hành chính Nhà nước.

2.2.2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương tập trung vào các vấn đề sau:

- Thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương, trước hết là các Sở tư pháp. Xây dựng và củng cố các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị tương đương thuộc Sở Tư pháp phù hợp với yêu cầu tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động của Sở Tư pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong Sở, mối quan hệ công tác nội bộ, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của Lãnh đạo Sở trong việc quản lý công tác thi hành án dân sự, quản lý công chứng Nhà nước.

- Xây dựng Quy chế về mối quan hệ công tác giữa các cơ quan tư pháp địa phương với các cơ quan tư pháp cấp trên, các Cấp uỷ Đảng và Uỷ ban nhân dân các địa phương, các cơ quan có liên quan.

- Biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương hiện nay do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; Tuy nhiên xem xét biên chế cho các cơ quan tư pháp cần phải dựa trên các cơ sở sau đây:

+ Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương ở bất cứ cấp nào trên mọi địa bàn đều được quy định cụ thể, giống nhau, không thể bỏ bớt bất cứ một nhiệm vụ nào. Do đó cần phải có số lượng biên chế phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Việc bố trí, sắp xếp, tuyển dụng cán bộ cho các cơ quan tư pháp địa phương phải đúng tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức hành chính tư pháp được ban hành theo Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Những vấn đề trên cần thể hiện trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 12/TTLB.

2.3. Đổi mới, hiện đại hoá từng bước phương pháp, phương tiện hoạt động của bộ máy tư pháp.

Từng bước tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tin học hoá các phương pháp thực hiện công tác ngành tư pháp và quản lý hành chính tư pháp của Ngành. Triển khai công trình công nghệ thông tin ngành tư pháp từ nay đến năm 2000 đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời tăng cường các dự án hợp tác quốc tế về tin học hoá trong từng lĩnh vực tư pháp (công chứng, hộ tịch, thông tin khoa học pháp lý, quản lý nhân sự, hoạt động toà án và thi hành án địa phương...). Tham gia vào việc hình thành mạng lưới thông tin pháp luật quốc gia phục vụ cho việc hoạch định chính sách pháp luật của Nhà nước và chủ trương, biện pháp công tác của ngành.

2. 4. Tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp ngang tầm nhiệm vụ

Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi công việc đổi mới, do đó, cùng với việc cải cách thể chế và tổ chức bộ máy hành chính - tư pháp, một nhu cầu cấp bách đặt ra là phải tiếp tục xây dựng và tăng cường đội ngũ công chức hành chính ngành tư pháp cũng như đội ngũ các chức danh tư pháp khác (thẩm phán, thư ký toà án, chấp hành viên, luật sư, công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên, trọng tài viên...) vừa giác ngộ chính trị cao, vừa có trình độ chuyên môn, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tận tụy, công tâm thi hành nhiệm vụ.

2.4.1. Việc cần làm đầu tiên là phải chuẩn hoá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức của ngành tư pháp. Tuy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã phần nào đề cập tới chuẩn đối với một số loại cán bộ công chức cụ thể (chẳng hạn thẩm phán) nhưng những quy định đó còn chưa đầy đủ, một số tiêu chuẩn đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình mới.

2.4.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, năng lực nghiên cứu và quản lý cho đội ngũ công chức ngành tư pháp tại Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương theo các chức danh, tiêu chuẩn do Bộ Tư pháp, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành. Thực hiện chế độ thi hành tuyển dụng và thi chuyển ngạch công chức tư pháp. Cần đặc biệt chú trọng củng cố, tăng cường cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực quản lý, điều hành ở các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ; từng bước thực hiện hiện đại hoá cán bộ lãnh đạo các cơ quan tư pháp địa phương; quy định chế độ định kỳ (hàng năm) tham dự các chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật về chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ quản lý hành chính - tư pháp đối với cán bộ lãnh đạo các cấp trong ngành. Quan tâm đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy pháp luật tiến gần tới tiêu chuẩn về trình độ chung của khu vực và thế giới.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, kỹ năng và đào tạo nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên trước và sau khi được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn và quy trình do luật định. Sớm hoàn chỉnh các chương trình đào tạo và bồi dưỡng đào tạo thẩm phán và các chức danh tư pháp khác cùng với việc hình thành, củng cố đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, chủ yếu là các thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế dày dặn và năng lực thực hành vững vàng.

Xây dựng, thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện các chương trình đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đối với luật sư, trọng tài viên, giám định viên, hộ tịch viên... Tổ chức thi tuyển, công nhận và cấp thẻ hành nghề cho luật sư và trọng tài viên; thu hút đúng mức sự tham gia, giúp đỡ về tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của các luật sư và trọng tài viên quốc tế đang hành nghề tại Việt Nam trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

2.4.3. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng đắn, phù hợp đối với các công chức tư pháp (lương, nâng bậc, phụ cấp, bồi dưỡng, thù lao theo công việc, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí...) nhằm thu hút người tài, duy trì và khuyến khích đội ngũ công chức phát huy năng lực, gắn bó phục vụ lâu dài cho sự nghiệp tư pháp, tạo nguồn ổn định cho ngành.

2.5. Các nội dung đổi mới cụ thể

2.5.1 Về công tác xây dựng, thẩm định và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

2.5.1.1. Phải khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản pháp quy từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cần xác định rõ mỗi cơ quan có thẩm quyền chỉ nên ban hành một loại văn bản pháp quy để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản, tạo điều kiện cho việc lập lại trật tự trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy, ví dụ: Chính phủ chỉ nên ban hành văn bản pháp quy dưới hình thức nghị định và cần xác định rõ loại cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy. Trình tự, thủ tục soạn thảo từng loại văn bản pháp quy cũng cần xác định rõ từ khâu lập chương trình (nhưng không phải loại văn bản nào cũng được soạn thảo và ban hành theo chương trình vì như vậy sẽ rất máy móc và không thực tế) đến quy trình soạn thảo, thẩm định xem xét, ban hành văn bản pháp quy. Trong đó trình tự soạn thảo của từng loại văn bản khác nhau, thậm chí cùng một loại văn bản của cùng cơ quan ban hành nhưng với nội dung khác nhau cũng có trình tự soạn thảo khác nhau.

2.5.1.2. Mở rộng hơn nữa tính dân chủ trong hoạt động tham gia xây dựng và soạn thảo văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành; bảo đảm sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của các cơ quan được phân công soạn thảo và tham gia xây dựng văn bản, cơ quan thẩm định và xem xét thông qua trước khi ban hành.

2.5.1.3. Thiết lập nguyên tắc phải soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh gửi kèm theo dự thảo luật, pháp lệnh khi trình Chính phủ nhằm bảo đảm tính thống nhất của văn bản hướng dẫn với quy định của luật, pháp lệnh và thời gian ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được rút ngắn ở mức tối đa. Ngoài ra, Chính phủ có thể cân nhắc những quy định nào có thể được đưa vào nội dung quy định của văn bản áp dụng của Chính phủ chứ không phải ở văn bản cấp thấp hơn để đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực cao trong quy định.

2.5.1.4. Nâng cao vai trò của Bộ Tư pháp và cơ quan tư pháp địa phương trong công tác xây dựng, tham gia xây dựng và thẩm định tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản pháp quy trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản ở Trung ương và địa phương.

2.5.1.5. Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở cho hoạt động quản lý có hiệu quả.

2.5.1.6. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện nâng cao trình độ để họ có đầy đủ năng lực hoàn thiện nhiệm vụ chuyên môn.

2.5.2. Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật

2.5.2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ sở pháp lý của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Có thể coi đây là điều kiện và giải pháp rất quan trọng của công tác giáo dục pháp luật hiện nay. Vấn đề có ý nghĩa đầu tiên là phải có văn bản quy định nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước (từ Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát ở Trung ương đến các cấp chính quyền, Toà án, Viện kiểm sát địa phương), các tổ chức nghề nghiệp, các đoàn thể xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. Các văn bản này phải là các văn bản chỉ đạo về giáo dục pháp luật như mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và nguyên tắc giáo dục phổ biến pháp luật, phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ, từng chuyên đề dưới dạng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của cơ quan có thẩm quyền (Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp), hoặc của từng ngành, đoàn thể hay liên tịch giữa ngành, đoàn thể này với đoàn thể khác.

2.5.2.2. Tăng cường và đổi mới sự chỉ đạo của Chính phủ trong công tác thực hiện và phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong từng thời kỳ, Chính phủ chỉ đạo thường xuyên, kịp thời bằng các chỉ thị, chương trình, kế hoạch hàng năm về phổ biến giáo dục pháp luật. Trong các văn bản này, Chính phủ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cũng như yêu cầu và tiến độ thực hiện, đồng thời đảm bảo các điều kiện để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả như kinh phí hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn.

- Hàng tháng, quý, Chính phủ kiểm tra, yêu cầu các thành viên của Chính phủ báo cáo về việc thực hiện các công việc được giao, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại giữa các ngành, đoàn thể hữu quan trong tổ chức, thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

- Báo cáo, đề xuất với Quốc hội các vấn đề về sự phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phổ biến giáo dục và thực hiện pháp luật. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phải có lãnh đạo phụ trách và chuyên viên trực tiếp làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng văn hoá thông tin, giáo dục và đào tạo, các cơ quan khối nội chính.

2.5.2.3. Tăng cường chỉ đạo của các ngành và chính quyền các cấp trong phổ biến giáo dục pháp luật.

a) Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm là người chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phổ biến giáo dục pháp luật. Các kế hoạch, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã được chỉ đạo, thống nhất giữa các ngành ở trung ương phải được sự chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc ở ngành và địa phương; tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của ngành, liên ngành ở Trung ương với một số địa bàn, vùng trọng điểm (như miền núi và dân tộc ít người).

b) Bộ Tư pháp giao cho Vụ phổ biến giáo dục pháp luật và một số vụ chức năng thực hiện tốt chức năng tư vấn và giúp đỡ về pháp luật cho cán bộ và nhân dân theo từng nhóm đối tượng vùng miền với hình thức có thu phí đối với doanh nghiệp và miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, người mù chữ.

2.5.2.4. Ổn định tổ chức, cán bộ và có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu chỉ đạo giáo dục pháp luật ở các Bộ, ngành các tổ chức xã hội và đoàn thể.

Sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức làm công tác chỉ đạo, thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật ở từng cấp, từng ngành (ví dụ: ở các Bộ, ngành Trung ương có cán bộ hoặc tổ chuyên trách làm giáo dục pháp luật ở các Vụ pháp chế; ở các Sở Tư pháp có Phòng phổ biến giáo dục pháp luật) theo hướng bảo đảm các yêu cầu hiểu biết về chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ báo chí, giáo dục khả năng nghiên cứu tham mưu và kỹ năng tổ chức phối hợp công việc.

2.5.2.5. Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nguồn kinh phí cho các hoạt động này chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước do Quốc hội xem xét, quyết định (ở quy mô toàn quốc) và Hội đồng nhân dân (ở địa phương, cơ sở). Ngoài ra có thể huy động một phần từ các ngành kinh tế, từ các chương trình hợp tác với các nước; các tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp.

Đảm bảo các phương tiện tối thiểu cho các cơ quan và cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp như:

- Tủ sách thông tin, tư liệu pháp luật (văn bản luật và dưới luật, tạp chí, báo chuyên ngành của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo Nhân dân, báo địa phương)

- Máy ảnh, ghi âm, camera

- Máy photocopy, máy chữ.

Kinh phí dành cho phổ biến giáo dục pháp luật phải là kinh phí riêng biệt, tương xứng với kinh phí xây dựng pháp luật. Sau khi Quốc hội duyệt ngân sách, Bộ Tài chính cấp khoản ngân sách này cho Bộ Tư pháp, trên cơ sở yêu cầu và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương, ngành, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phân bổ cho các Bộ, ngành và địa phương.

2.5.3 Công tác quản lý toà án địa phương về mặt tổ chức

Những vấn đề chung:

Thứ nhất, xuất phát từ tình hình hoạt động và tổ chức của các Toà án địa phương và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam, trước mắt cũng như lâu dài nhiệm vụ đào tạo, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị phương tiện kỹ thuật cho công tác xét xử phải được xem là nhiệm vụ quan trọng của ngành Tư pháp và Nhà nước. Rõ ràng đây không phải là vấn đề chỉ liên quan đến ngành Tư pháp, mà đòi hỏi cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước về cả mặt quan điểm, nhận thức cũng như quá trình thực hiện. Vấn đề này được quán triệt đầy đủ thì việc cải tiến công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức là một hình thức quản lý hành chính nhà nước. Do đó, việc cải tiến công tác này phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý Toà án.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình tổ chức và hoạt động của công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức, việc cải tiến công tác này cần được xem xét, nghiên cứu một cách tổng thể về cơ chế lẫn tổ chức bộ máy, cán bộ để có thể đề ra các biện pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách triệt để.

Về các vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức hành chính là chủ thể của quản lý hành chính. Tất cả mọi hoạt động hành chính đều được tiến hành dựa vào bộ máy, tổ chức hành chính trên cơ sở một thể chế hành chính rõ ràng, khoa học, trong đó có các vấn đề cơ chế, sự phân định quyền hạn và trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính. Xét về khía cạnh này, việc pháp luật quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải phối hợp trong đó có nhiều vấn đề phải thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong quản lý toà án địa phương về mặt tổ chức là chưa hợp lý. Bởi lẽ, một mặt quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong lĩnh vực công tác này bị hạn chế, ràng buộc bởi ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, do đó rất khó phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong công tác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mặt khác, Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử, không phải là chủ thể hành chính Nhà nước, nhưng theo quy định của Pháp luật và trên thực tế lại hoạt động giống như một đồng chủ thể quản lý đối với các Toà án địa phương là vừa trái với nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, vừa ảnh hưởng tới nguyên tắc hiến định “độc lập xét xử” trong tổ chức và hoạt động của các Toà án. Do đó, việc phối hợp trong công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức cần được xem xét lại nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý và hiệu quả, chất lượng công tác xét xử theo hướng không nên quy định quy chế “phối hợp” thành quy phạm pháp luật bắt buộc phải tuân theo, mà chỉ nên xem nó như là một lề lối, cách thức làm việc rất bình thường của các cơ quan Tư pháp. Và như vậy cần xem xét quy định tại Điều 16 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 cho phù hợp với khoa học và thực tiễn.

Thứ hai, người chuyển tải và thực hiện thể chế hành chính là bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức hành chính. Bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thừa hành nhiệm vụ có đủ về số lượng, trình độ và uy tín, thì mới nâng cao được hiệu quả công tác. Phân cấp định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng đơn vị và cán bộ trong bộ máy quản lý sao cho khoa học, hợp lý, bảo đảm được yêu cầu và nắm được tình hình một cách chính xác để có sự chỉ đạo, điều hành trong việc giải quyết từng nội dung, nhiệm vụ quản lý cụ thể là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. Áp dụng các quy tắc này, đối chiếu với tình hình thực tế tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý Toà án địa phương, thì cần cải tiến cơ chế quản lý theo một trong những hướng sau:

1. Nghiên cứu tổ chức Toà án theo thẩm quyền là: Toà Sơ thẩm, Toà phúc thẩm, Toà Giám đốc thẩm hay gọi là: Toà Sơ thẩm, đệ nhị cấp (phúc thẩm), Toà Thượng thẩm Tòa án Tối cao; các Toà án cấp tỉnh, huyện hiện nay sẽ tổ chức Toà khu vực (có thể một số tỉnh, huyện thành lập một Toà).

2. Việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức cần được quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý, cơ quan phối hợp, không nên để như hiện nay, lẫn lộn giữa cơ quan quản lý với cơ quan phối hợp, không hiểu cơ quan nào là chủ thể quản lý? Bởi lẽ cơ quan quản lý đòi hỏi, chờ đợi ý kiến của cơ quan phối hợp trả lời thì cơ quan quản lý mới được ra văn bản. Như vậy, vấn đề này không phù hợp với thực tiễn cũng như tính khoa học của việc quản lý Nhà nước nói chung và lĩnh vực quản lý Toà án địa phương nói riêng, mà điểm xuất phát là quy định ở cuối Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân: “Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân Tối cao”. Việc phối hợp ở đây chỉ là biện pháp quản lý, có như vậy mới đúng với tính chất quản lý.

Để tránh sự chồng chéo trong quản lý, dẫn đến kém hiệu quả, đề nghị bỏ ý cuối của Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân đã nêu ở trên.

3. Tổ chức bộ máy quản lý Toà án địa phương vẫn giữ nguyên như hiện nay, nhưng cần phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Sở Tư pháp trong lĩnh vực này, đồng thời phải tăng cường thêm công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng về đội ngũ cán bộ viên chức thừa hành. Tại các Sở Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức từ 05 đến 10 người.

Cuối cùng, muốn công tác quản lý Toà án địa phương về tổ chức đạt hiệu quả công tác cao, cần phải áp dụng các phương pháp, phương tiện làm việc khoa học, tiên tiến. Vì vậy, cần có sự đầu tư thoả đáng về kinh phí, phương tiện và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công tác này mới đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu quản lý.

2.5.4 Về công tác quản lý thi hành án dân sự

2.5.4.1. Những giải pháp trước mắt thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp

a) Làm rõ mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Phòng thi hành án- những lĩnh vực nào Phòng thi hành án phải báo cáo Sở Tư pháp, Đội thi hành án phải báo cáo Phòng Tư pháp, lĩnh vực nào được độc lập quyết định. Cần thống nhất rằng, cơ quan Tư pháp quản lý về mặt tổ chức cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương, khi quyết định các vấn đề này cần có sự trao đổi thống nhất với Phòng thi hành án. Về mặt nghiệp vụ, Phòng thi hành án chịu sự quản lý của Cục quản lý thi hành án dân sự, Đội thi hành án chịu sự quản lý của Phòng thi hành án. Như vậy sẽ tránh được sự can thiệp vào hoạt động chuyên môn của cơ quan thi hành án và đảm bảo được sự chặt chẽ, khoa học trong quản lý.

b) Làm rõ thẩm quyền và lĩnh vực kiểm tra của các cơ quan quản lý ở địa phương, đặc biệt là đối với Đội thi hành án. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Cục quản lý thi hành án dân sự quản lý thống nhất nghiệp vụ của Đội thi hành án. Do đó nhất thiết trong thành phần kiểm tra nghiệp vụ thi hành án cần có cơ quan quản lý về mặt nghiệp vụ mới đảm bảo được tính đúng đắn của các kết luận điều tra.

c) Cần có quy chế phối hợp giữa Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ Kế hoạch Tài chính trong việc phân bổ kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Sự phối hợp đó nên theo hướng: dựa vào các căn cứ như nhu cầu và biên chế về từng loại cán bộ, Cục quản lý thi hành án dân sự chủ động có ý kiến với Vụ Kế hoạch- Tài chính về việc phân bổ kinh phí hoặc trước khi Vụ Kế hoạch- Tài chính quyết định phân bổ kinh phí cần có ý kiến của Cục quản lý thi hành án dân sự để đảm bảo cho việc phân bổ kinh phí phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.

d) Cần sớm hoàn thành thủ tục bổ nhiệm số Chấp hành viên cần thiết theo nhu cầu của công việc nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định. Để bổ sung đội ngũ Chấp hành viên, có thể bổ nhiệm được một số lớn từ nguồn cán bộ hiện có của các cơ quan thi hành án. Số còn lại sẽ được tiếp tục bổ sung từ nguồn tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn từ các cơ quan khác và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ hiện có.

e) Kiện toàn tổ chức của Cục quản lý thi hành án dân sự. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục, cần sớm có quy chế làm việc của Cục và thành lập các phòng chuyên môn như Phòng chỉ đạo nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại tố cáo, Phòng quản lý (phòng tổ chức) và Phòng tổng hợp. Bổ nhiệm các chức danh cần thiết như Trưởng phòng, Phó phòng. Có biện pháp bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. Sớm tuyển dụng số cán bộ theo biên chế được duyệt cho Cục quản lý thi hành án dân sự để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

g/ Sớm bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên Cục quản lý thi hành án dân sự. Căn cứ Luật Phá sản doanh nghiệp, Cục quản lý thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Mặt khác, theo Điều 44 Pháp lệnh Thi hành dự án dân sự về thủ tục giải quyết khiếu nại,  tố cáo thì quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự đã có hiệu lực phải được tổ chức thi hành. Hiện nay,  chưa ai có thể ra quyết định huỷ các quyết định trái với pháp luật của Trưởng phòng Thi hành án hoặc rút bản án ở cấp tỉnh lên để tổ chức thi hành án tại Cục bởi vì chưa có chức danh chấp hành viên của Cục quản lý thi hành án.

 h) Sớm bổ sung chế độ trang phục cho cán bộ thi hành án như cán bộ của các ngành khác như Hải quan, Kiểm sát, Toà án, Thuế.

i) Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động quản lý, hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án (ví dụ các quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án...)

2.5.4.2. Các biện pháp đổi mới có định hướng lâu dài.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý công tác thi hành án dân sự phải phù hợp với định hướng đổi mới bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan Tư pháp nói riêng. Những kiến nghị đề xuất đổi mới xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định của Pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý trong nhiều năm qua. Mục đích của việc đổi mới là xây dựng được một cơ chế thi hành án khoa học, hiệu quả phục vụ cho việc nâng cao chất lượng công tác thi hành án, thể hiện được uy quyền của Nhà nước, đảm bảo vững chắc kỷ cương và trật tự xã hội, đảm bảo dân chủ và quyền lợi của công dân.

Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra: Đổi mới hoạt động của các cơ quan thi hành án theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất vào Bộ Tư pháp. Theo định hướng đó, rõ ràng chúng ta phải tính đến việc xây dựng một mô hình thống nhất về việc thi hành án. Hiện tại công tác thi hành án phạt tù do Bộ Nội vụ quản lý, công tác thi hành án trong quân đội đang do Bộ Quốc phòng thực hiện. Công tác thi hành án dân dự do Bộ Tư pháp quản lý. Còn mảng quản chế, án treo, cải tạo không giam giữ do Uỷ ban nhân dân theo dõi nhưng chưa có cơ quan thực hiện quản lý công việc đó. Để thực hiện phương hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra, đề án chuyển giao công tác thi hành án phạt tù từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp quản lý đang được tiến hành nghiên cứu. Hệ thống cơ quan Thi hành án và cơ chế quản lý thi hành án theo mô hình mới sẽ thay đổi.

Mô hình đề xuất của nhóm nghiên cứu có thể là:

a) Ở Trung ương có Tổng Cục Thi hành án trực thuộc Bộ Tư pháp, được Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác thi hành án trong toàn quốc bao gồm: Thi hành án phạt tù, dân sự, kinh tế. Trong Tổng cục có các Cục thực hiện các chức năng quản lý thống nhất về con người, trụ sở, kinh phí, chế độ, chính sách và nghiệp vụ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo. Ở Tổng cục có chức danh Chấp hành viên do đó Chấp hành viên có thể bổ nhiệm ở ba cấp: Chấp hành viên cấp cơ sở (ở cấp huyện); Chấp hành viên Trung ương (ở cấp tỉnh); Chấp hành viên cao cấp (ở Tổng cục).

b) Ở cấp tỉnh có Cục thi hành án (gọi là cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố) chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp tổ chức về nghiệp vụ của Tổng cục Thi hành án, trực thuộc Tổng cục Thi hành án. Là cơ quan trực tiếp tổ chức thi hành các bản án theo thẩm quyền, vừa trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ các cơ quan thi hành án cấp dưới, là cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan thi hành án cấp dưới. Cục Thi hành án có thể có các phòng, ban trực thuộc phụ trách từng mảng công tác cụ thể.

c) Ở cấp huyện có Cục chi nhánh thi hành án (hoặc gọi là cơ quan thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh...), là cơ quan thi hành án cấp dưới, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Cục thi hành án (cấp tỉnh), trực tiếp thi hành các bản án theo thẩm quyền.

Ở mỗi cơ quan thi hành án đều phải có lực lượng cảnh sát tư pháp chịu trách nhiệm dẫn giải phạm nhân, bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

2.5.5 Về quản lý hoạt động công chứng

Với đặc thù của hoạt động công chứng, là hoạt động hành chính - tư pháp chuyên sâu, đảm bảo quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước nên cần có sự hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư pháp.

Lãnh đạo công tác công chứng là nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý công tác này. Hoạt động công chứng không phải là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn thuần tuý nên cũng cần có sự chỉ đạo và quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó cần phải phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan để tránh sự đùn đẩy, chồng chéo hoặc bỏ trống, đảm bảo quản lý các cơ quan công chứng và quản lý công chứng viên một cách chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan như sau:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác công chứng trong phạm vi cả nước.

b) Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước sau:

1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công chứng.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, hoạt động nghiệp vụ công chứng.

3. Bổ nhiệm Công chứng viên theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và cấp thẻ Công chứng viên.

4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Công chứng cho Công chứng viên.

5. Ban hành các mẫu văn bản Công chứng và các mẫu sổ Công chứng; quy định việc in và phát hành các mẫu đó.

6. Kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Công chứng.

7. Hợp tác Quốc tế về Công chứng.

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng ở địa phương, có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Ra quyết định thành lập Phòng công chứng Nhà nước thuộc Sở Tư pháp; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Phòng công chứng Nhà nước ở những thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Định biên chế cho các Phòng công chứng Nhà nước trong phạm vi địa phương mình, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động công chứng Nhà nước.

d) Giám đốc Sở Tư pháp có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thành lập Phòng công chứng Nhà nước thuộc Sở Tư pháp, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Phòng công chứng Nhà nước;

2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm phó trưởng Phòng công chứng Nhà nước;

3. Quản lý, kiểm tra tổ chức và hoạt động của Phòng công chứng Nhà nước;

4. Đảm bảo chế độ, chính sách đối với công chứng viên và các nhân viên khác của Phòng công chứng Nhà nước;

5. Giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ của công chứng viên;

6. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về công tác công chứng với Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

đ) Trưởng Phòng công chứng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lập và chỉ đạo các kế hoạch công tác của Phòng;

2. Điều hành công việc hàng ngày của Phòng;

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phòng với Giám đốc Sở Tư pháp.

Về lâu dài cần nghiên cứu mô hình quản lý công chứng theo ngành dọc cho phù hợp với đặc thù của công chứng và thông lệ quốc tế.

2.5.6. Về quản lý nhà nước đối với công tác giám định tư pháp

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước về giám định tư pháp, Bộ Tư pháp làm những việc sau:

- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về giám định tư pháp;

- Quản lý đội ngũ giám định viên tư pháp;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và các quy định của pháp luật tố tụng cho giám định viên tư pháp;

- Tổng kết hoạt động giám định tư pháp.

2.5.7 Về quản lý Nhà nước đối với luật sư

- Thống nhất hoạt động luật sư và các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay thành một loại hình hoạt động, đó là hoạt động luật sư, với một đầu mối quản lý là Bộ Tư pháp. Do đó, phải xây dựng một văn bản pháp luật điều chỉnh thống nhất các loại hình hoạt động này.

- Phạm vi nội dung hoạt động luật sư bao gồm cả lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật. Do đó, chỉ quy định một chức danh luật sư. Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục công nhận luật sư thống nhất và phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ luật sư, công nhận và cấp thẻ luật sư.

- Hình thành các hình thức tổ chức luật sư công phù hợp, có nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, tư vấn pháp luật cho Chính phủ, cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Hình thành tổ chức hội nghề nghiệp của các luật sư với chức năng tập hợp, hướng dẫn, giám sát và đại diện cho quyền lợi của các luật sư, duy trì đạo đức nghề nghiệp của các luật sư.

- Công tác quản lý luật sư ở địa phương tập trung vào Sở Tư pháp: tăng cường nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Tư pháp trong công tác quản lý tổ chức, hoạt động luật sư, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp đối với Sở Tư pháp trong lĩnh vực này.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của ngành tư pháp trong công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, cần phải có những đổi mới như sau:

a) Đối với quản lý hành nghề luật sư trong nước

Có sự phân công và phân cấp chức năng, nhiệm vụ cụ thể giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và cơ quan được uỷ nhiệm ở địa phương. Cụ thể là Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hành nghề luật sư, có quyền hạn sau đây:

- Soạn thảo và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

- Ban hành các văn bản quy định về những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

- Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận hành nghề luật sư;

- Công nhận và cấp thẻ luật sư, thu hồi thẻ luật sư;

- Cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng luật sư (có thể bỏ khâu cấp phép mà chỉ đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp);

- Tiến hành các biện pháp hỗ trợ hoạt động của luật sư;

- Kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động luật sư;

- Nghiên cứu, tổng kết về tổ chức và hoạt động luật sư;

- Xử lý các vi phạm theo luật định;

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thực hiện đăng ký hành nghề đối với các tổ chức hành nghề của luật sư;

- Làm thủ tục cấp Giấy phép đặt chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương mình;

- Thực hiện các hoạt động quản lý đối với tổ chức và hoạt động luật sư theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đối với tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Bộ Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoài làm thủ tục xin phép đặt chi nhánh tại Việt Nam;

- Cấp Giấy phép đặt chi nhánh tổ chức nước ngoài, gia hạn hoạt động của chi nhánh;

- Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài;

- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Đăng ký hành nghề của các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài; đăng ký gia hạn hoạt động của chi nhánh;

- Chấp thuận việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài và thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Đối với công tác quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương, hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn;

2. Các tổ chức trợ giúp pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp (ở Trung ương), thuộc Sở Tư pháp (ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nghĩa là chịu sự quản lý trực tiếp, thống nhất của ngành tư pháp.

Quan hệ giữa cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương (Sở Tư pháp) là quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo tập trung thống nhất trên cơ sở Bộ Tư pháp quản lý thống nhất về luật sư, tư  vấn pháp luật. Ở địa phương mình, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật (đối với những nhiệm vụ, quyền hạn được giao). Bộ Tư pháp có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, thường xuyên đối với Sở Tư pháp trong việc thiết lập, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Bộ Tư pháp, bộ phận quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quan hệ giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động quản lý luật sư, tư vấn pháp luật dựa trên cơ sở cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm (ở đây là Bộ Tư pháp) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về luật sư, tư vấn pháp luật cả nước, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền quản lý lãnh thổ đối với những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động của luật sư.

Như vậy mô hình quản lý luật sư là mô hình dọc, trong đó có các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Bộ Tư pháp (ở Trung ương) và Sở Tư pháp (ở địa phương); Bộ Tư pháp là cơ quan cấp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tổ chức luật sư trong cả nước. Sở Tư pháp, với tư cách là cơ quan tư pháp ở địa phương, thực hiện một số hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp.

Với tính chất và phương thức quản lý như vậy, cần tăng cường về số lượng và chất lượng về đơn vị chuyên môn giúp Bộ trưởng (của Bộ Tư pháp) và bộ phận chuyên môn giúp Giám đốc Sở (ở Sở Tư pháp) trong việc thực hiện chức năng quản lý tổ chức, hoạt động luật sư.

2.5.8. Về tổ chức và hoạt động của pháp chế ngành

2.5.8.1. Về mô hình tổ chức pháp chế ngành cần quy định theo hướng:

- Ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập Vụ Pháp chế.

- Ở các cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban Pháp chế hoặc Phòng Pháp chế; đối với các Tổng cục do nhu cầu xây dựng pháp luật đã thành lập Vụ Pháp chế thì cân nhắc việc duy trì tổ chức này.

- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cán bộ pháp chế chuyên trách tại các Sở quản lý chuyên ngành.

- Ở các doanh nghiệp Nhà nước có cố vấn pháp luật.

2.5.8.2. Giao cho Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Pháp chế ngành; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Pháp chế ngành; phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn cán bộ Pháp chế ngành; đào tạo bồi dưỡng cán bộ Pháp chế ngành.

2.5.8.3. Tăng cường, kiện toàn Vụ pháp chế Văn phòng Chính phủ và các vụ xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp để có đủ biên chế, đủ cán bộ có trình độ thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức Pháp chế ngành.

2.5.8.4. Đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp chế ngành, vừa đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế thị trường, vừa đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật, đặc biệt về các kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn xử lý những vấn đề pháp luật mới phát sinh.

2.5.8.5. Xác định bước đi, thời hạn củng cố, kiện toàn từng loại hình tổ chức Pháp chế ngành.

2.5.8.6. Quy định các biện pháp bảo đảm điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động thích hợp cần thiết cho các tổ chức Pháp chế ngành.

2.5.9 Về công tác quản lý trọng tài kinh tế phi chính phủ

2.5.9.1. Cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh trọng tài để giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo trong những văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài kinh tế hiện nay đồng thời tạo môi trường pháp lý bình đẳng và ổn định để bảo đảm cho sự phát triển của các hoạt động trọng tài. Pháp lệnh này cần được xây dựng theo các nguyên tắc chung về trọng tài trên thế giới có tính đến các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mà điểm đặc trưng cơ bản nhất của nó là tính quá độ và tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.5.9.2 Cần xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Xác định nội dung quản lý trọng tài là vấn đề rất khó khăn, bởi vì về nguyên tắc, trọng tài viên là những người hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và trên cơ sở thoả thuận của các bên tranh chấp. Vì vậy, quản lý Nhà nước không có nghĩa là Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động trọng tài mà phải nhằm mục đích tạo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động trọng tài, bảo đảm cho trọng tài thực sự là tổ chức phi chính phủ nhưng không hoạt động "vô chính phủ".

Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài hiện nay nên tập trung vào các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành một khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho hoạt động trọng tài, hướng dẫn hoạt động trọng tài đi theo hướng lành mạnh và có hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ hai, các trọng tài viên phải là những người có kiến thức pháp luật và kinh tế hoặc chuyên ngành kỹ thuật, có phẩm chất đạo đức tốt, vì vậy Nhà nước phải tổ chức tuyển chọn các trọng tài viên chặt chẽ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới tuy không có việc thi tuyển trọng tài viên nhưng thường đưa ra một số tiêu chuẩn để hạn chế một số người không đủ tiêu chuẩn đó sẽ không làm trọng tài viên.

Việt Nam hiện nay đang thực hiện hai cơ chế tuyển chọn trọng tài viên khác nhau (trọng tài viên cho các Trung tâm trọng tài trong nước và trọng tài viên cho Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế). Theo nhóm nghiên cứu, cần có cơ chế thống nhất trong việc tuyển chọn và trong điều kiện hiện nay nên do một cơ quan Nhà nước thực hiện. Trong tuyển chọn có thể đặt ra nhiều mức độ khác nhau như công nhận đương nhiên, thi tuyển .v.v.

Vấn đề quan trọng nhất trong công việc tuyển chọn dù theo hình thức nào là phải đưa ra được các điều kiện có thể lựa chọn được các trọng tài viên tốt nhất.

Thứ ba, việc cấp và thu hồi các giấy phép thành lập các Trung tâm. Đề tài cho rằng, trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa thể bỏ cơ chế cấp giấy phép mà chỉ tổ chức đăng ký như nhiều nước đang làm. Trọng tài là một trong các loại hình tổ chức mang tính chất nghề nghiệp lại liên quan đến bảo vệ quyền lợi của công dân. Vì vậy, phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khi thành lập. Việc cho ra đời các Trung tâm trọng tài phải dựa trên tính chất phát triển kinh tế của từng vùng. Nếu không quản lý chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng hầu hết các địa phương sẽ có các Trung tâm trọng tài và sẽ có nhiều Trung tâm trọng tài sẽ không thể hoạt động được vì thật sự rất ít "khách hàng". Nếu đã thành lập thì ít nhiều sẽ phải có các chi phí để nuôi Trung tâm và nếu không có khách hàng thì buộc họ phải xoay sở để có được các chi phí để tồn tại. Đó là thời gian mà Trung tâm dễ có các hoạt động vi phạm pháp luật nhất.

2.5.9.3. Việc giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý Nhà nước các Trung tâm trọng tài là hoàn toàn thích hợp. Thẩm quyền này của Bộ Tư pháp cần mở rộng đối với tất cả các Trung tâm vì quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải tập trung thống nhất. Vì vậy, Trung tâm trọng tài quốc tế và các trọng tài viên nước ngoài nếu hoạt động tại Việt Nam đều phải chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Trung tâm trọng tài. Uỷ ban nhân dân sẽ thực hiện chức năng quản lý tại địa phương mình với sự giúp việc của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp cần có bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc trong nhiệm vụ này.

2.5.10. Về đổi mới đào tạo pháp lý

- Cần tạo ra một sự nhận thức thống nhất về mô hình tổ chức của hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, xác định rõ cơ cấu đội ngũ cán bộ tư pháp, các mối quan hệ và cơ chế quản lý để từ đó có sự phối hợp chỉ đạo và thực hiện các biện pháp nhằm nhanh chóng xây dựng khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có những khó khăn nhất định.

- Nhanh chóng xây dựng đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật, xác định rõ hệ thống các chức danh tư pháp và các tiêu chuẩn cụ thể của mỗi chức danh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chọn lựa, đào tạo và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp. Chúng tôi cho rằng trong hệ thống chức danh tư pháp cần tách đôi một số chức danh "kép" như kiểm sát viên thành công tố viên và dự thẩm viên (điều tra viên); lập thêm một số chức danh mới như thừa phát lại, cảnh sát tư pháp; thực hiện song hành hai loại cán bộ trong một số chức danh-công chức tư pháp và chuyên gia tư pháp...

- Thực hiện ngay việc rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ tư pháp hiện có và tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu hiện tại trong một số năm tới về cán bộ tư pháp theo từng chức danh để từ đó lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ.

- Tổ chức tổng kết quá trình đào tạo luật học nói chung và đào tạo cán bộ tư pháp nói riêng trong những năm qua để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giáo viên. Đây là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo cán bộ tư pháp.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác xây dựng giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo và hoạt động thực tiễn của cán bộ Bộ Tư pháp, bao gồm: các giáo trình giảng dạy hệ Đại học, cao học và NCS, các giáo trình tài liệu đào tạo nghề theo các chức danh tư pháp, hệ sách và tài liệu tham khảo hệ tài liệu bồi dưỡng theo chuyên đề định kỳ, các tập hệ thống hoá các văn bản pháp luật phục vụ các chức danh.

- Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo. Bên cạnh hệ thống các cơ sở đào tạo Đại học Luật hiện có cần đề nghị với Chính phủ cho chính thức hoá loại hình đào tạo nghề và nhanh chóng xúc tiến việc thành lập một số cơ sở đào tạo nghề tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực khác.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ tư pháp.

3. Phương hướng hoạt động và mô hình tổ chức của ngành tư pháp sau năm 2005

3.1. Vài nét định hướng đổi mới một số tổ chức và hoạt động tư pháp

- Nghiên cứu việc chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn hoạt động lập pháp, lập quy để nâng cao chất lượng từng văn bản pháp luật đồng thời đảm bảo tính thống nhất, khoa học của cả hệ thống pháp luật. Phương pháp sử dụng các chuyên gia về pháp luật và kỹ thuật văn bản của Bộ Tư pháp trong việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh sẽ được tăng cường cùng với việc hoạch định các chính sách pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội ổn định, rõ ràng từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

- Nghiên cứu việc hình thành các toà án sơ thẩm khu vực và các toà án phúc thẩm không phụ thuộc vào địa giới hành chính để tiến tới sắp xếp lại hệ thống các toà án thực sự theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Các cơ quan quản lý toà án lúc đó cũng sẽ phải thay đổi tương ứng về tổ chức.

- Nghiên cứu từng bước thực hiện xã hội hoá việc quản lý các tổ chức và hoạt động nghề nghiệp tự do trong lĩnh vực pháp luật (luật sư, công chứng, trọng tài) đồng thời với việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở những khâu then chốt theo tinh thần Đại hội Đảng VII nhằm phát huy khả năng của mọi công dân, tổ chức để đáp ứng các yêu cầu ngày càng lớn của nhân dân về các loại hình dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với từng bước phát triển của xã hội Việt Nam và xu hướng chung của thế giới. Nghiên cứu hình thành một số chức danh nghề nghiệp tư pháp khác như thừa phát lại, hỗ giá viên...

3.2. Mô hình tổ chức hệ thống ngành tư pháp sau năm 2005

3.2.1 Đề xuất mô hình

Xuất phát từ vị trí của Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý thống nhất về công tác tư pháp trong phạm vi cả nước, nên cùng với cải cách tư pháp theo hướng tập trung các lĩnh vực quản lý hành chính - tư pháp về Bộ Tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) thì mô hình tổ chức hệ thống ngành tư pháp cũng phải được tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nghĩa là Bộ Tư pháp không chỉ có các cơ quan trực thuộc ở cơ quan Bộ như các Cục, Vụ, Viện... mà còn có các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đặt tại địa phương hoặc theo khu vực từng lãnh thổ để giúp Bộ quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ở điạ phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.

Các cơ quan tư pháp địa phương theo mô hình trên đây do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý và quản lý toàn diện từ cơ cấu tổ chức, biên chế, cán bộ, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đến việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động. Các cơ quan tư pháp địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp về toàn bộ nhiệm vụ quản lý tư pháp ở địa phương hoặc trên vùng lãnh thổ được Bộ trưởng giao.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một tổ chức giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý một số lĩnh vực tư pháp gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương, thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp như: quản lý văn bản pháp quy, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, làm tư vấn và đại diện về pháp luật cho Uỷ ban nhân dân các cấp. Tổ chức này sẽ hoạt động giống như các tổ chức pháp chế ngành.

3.2.2. Ưu điểm của mô hình tổ chức trên

- Tạo nên cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, giúp Bộ Tư pháp chỉ đạo, điều hành nhanh nhạy và kịp thời, thống nhất các lĩnh vực tư pháp trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn mới.

- Bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với khoa học quản lý trong xây dựng tổ chức bộ máy và trong chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống ngành tư pháp.

- Giúp giải quyết về cơ bản những mâu thuẫn, những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức bộ máy, trong cơ chế quản lý và những bất cập về tổ chức và đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương hiện nay đang gặp phải.

3.2.3. Một số điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình quản lý tập trung thống nhất

Thứ nhất, Bộ Tư pháp phải được Chính phủ giao quản lý thống nhất và toàn diện các lĩnh vực hành chính - tư pháp, trong đó có quản lý tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và các tổ chức bổ trợ tư pháp như: công chứng, luật sư, giám định, trọng tài kinh tế, tư vấn pháp luật... Hiện nay nhiệm vụ quản lý các tổ chức và hoạt động này được Chính phủ giao cho nhiều cơ quan Nhà nước quản lý theo cơ chế phối hợp là chủ yếu.

Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý các lĩnh vực tư pháp cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng phân định rõ:

1/ Các lĩnh vực tập trung vào thẩm quyền quản lý trực tiếp và toàn diện của Bộ Tư pháp, không phân mảng quản lý theo các cơ chế hiện nay (quản lý toà án địa phương về tổ chức; thi hành án; giám định tư pháp);

2/ Một số lĩnh vực tư pháp nhất thiết cần phải phối hợp quản lý giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương (xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật) hoặc với các Hiệp hội nghề nghiệp (luật sư, công chứng, trọng tài) thì phải quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan chỉ có trách nhiệm phối hợp, tạo cơ chế dành quyền chủ động quyết định cho cơ quan có trách nhiệm chính để đảm bảo điều hành thông suốt, kịp thời;

3/ Đối với các hoạt động nghề nghiệp tự do, bên cạnh quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp quản lý một vài khâu then chốt đảm bảo định hướng phát triển đúng, Nhà nước thừa nhận và quy định rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm tự quản của các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp (Hiệp hội luật sư, Hiệp hội công chứng viên, Hiệp hội trọng tài viên) đối với các thành viên của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật.

Thứ ba, đội ngũ công chức hành chính - tư pháp phải đủ số lượng và đủ cả năng lực quản lý vĩ mô lẫn điều hành cụ thể; đội ngũ thẩm phán, luật sư và các chức danh tư pháp khác trưởng thành về mọi mặt, đảm bảo đúng những yêu cầu đổi mới của xã hội.

Thứ tư, cơ sở vật chất - kỹ thuật được phát triển và hiện đại hoá, đảm bảo phục vụ yêu cầu thông tin quản lý, điều hành thông suốt trong toàn quốc.




([1]) Đề tài sử dụng các thuật ngữ "công tác tư pháp", "quản lý nhà nước về công tác tư pháp" đúng với phạm vi, nội dung  ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 

 

Nội dung toàn văn

Bộ tư pháp

viện nghiên cứu khoa học pháp lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

 

đổi mới quản lý ngành tư pháp

một số vấn đề lý luận và thực tiễn

 

mã số: 96-98-028

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

hà nội - 2002

 

bộ tư pháp

viện nghiên cứu khoa học pháp lý

 

 

 

 

 

Báo cáo phúc trình đề tài

đổi mới quản lý ngành tư pháp

một số vấn đề lý luận và thực tiễn

 

 

 

 

 

 

Chủ nhiệm đề tài:

Ts. Nguyễn ngọc hiến

 

 

 

 

 

 

 

 

hà nội - 2002

lời nói đầu

 

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Mặc dù có lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển nhưng sau hơn 20 năm ngừng hoạt động (1960-1981), ngành tư pháp mới được thành lập lại bằng Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981. Trong hơn mười năm tiếp theo, mặc dù lại tiếp tục trải qua những thử thách, thăng trầm về tổ chức (thời kỳ 1988-1990) trong giai đoạn cả nước chuyển đổi cơ chế quản lý theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành tư pháp vẫn kiên trì vừa xây dựng tổ chức vừa triển khai hoạt động để đứng vững và tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội và trong bộ máy nhà nước.

 

Với Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của ngành được mở rộng, tổ chức bộ máy được củng cố, đội ngũ cán bộ lớn mạnh dần cả về số lượng và chất lượng. Do sự thay đổi nhanh chóng của quá trình đổi mới kinh tế- xã hội, đặc biệt là do những nhận thức mới về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật và tư pháp đã ngày càng được chú trọng và nâng cao. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đặc biệt là Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII và Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đã đặt ra cho ngành tư pháp những yêu cầu mới hết sức to lớn và phức tạp trên cả ba lĩnh vực: xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Chỉ trong 5 năm đầu triển khai Nghị định 38/CP, ngành Tư pháp đã được Nhà nước tiếp tục giao thêm nhiều nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ phải vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm để củng cố và hoàn thiện như quản lý thống nhất, toàn diện công tác thi hành án dân sự, quản lý ngân sách toà án nhân dân địa phương, quản lý trọng tài kinh tế .. Những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ kể trên đã có tác động rất lớn đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động, hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng ngành tư pháp ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng quản lý tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của những giải pháp nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến địa phương, Bộ Tư pháp đã triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ "Đổi mới quản lý ngành tư pháp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn". Đề tài do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm.

 

2. Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá thực trạng, làm rõ một số vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác tư pháp để đề xuất các định hướng, giải pháp trước mắt (5 năm) và dài hạn (những năm sau 2000) nhằm đổi mới, hoàn thiện tổ chức, hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý ngành tư pháp trong tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở Việt Nam.

 

3. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt thời gian, đề tài giới hạn việc đánh giá thực trạng quản lý ngành tư pháp trong giai đoạn 5 năm triển khai Nghị định 38/CP, nghĩa là giai đoạn 1993-1998.

Về lĩnh vực quản lý, đề tài sẽ đề cập đến tất cả các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý của ngành tư pháp nhưng chỉ đi sâu vào một số lĩnh vực mang tính đặc thù của ngành hoặc lĩnh vực có nhiều vướng mắc, bất cập cần tập trung tháo gỡ.

4. Quá trình nghiên cứu: Đề tài đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm thảo luận nội dung của các chuyên đề nghiên cứu về từng lĩnh vực quản lý ngành để các nhà khoa học, các cán bộ quản lý có cơ hội cùng nhau trao đổi những vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn và cùng tìm ra giải pháp khắc phục các vướng mắc đó. Đề tài cũng đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tiễn địa phương theo các vùng thành phố, đồng bằng, miền núi để phát hiện những bất cập trong quản lý công tác tư pháp ở địa phương, những vướng mắc trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý ngành ở trung ương và địa phương. Tháng 12/1997, Ban Chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Tiểu ban xây dựng Đề án đổi mới quản lý ngành tổ chức Hội thảo khoa học về "Đổi mới quản lý ngành tư pháp" tại Đà Lạt với sự tham gia đông đảo của lãnh đạo Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án và công chứng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện một số cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương.

 

Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học là những đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, hoàn thiện cơ chế quản lý và mối quan hệ giữa ngành tư pháp với các cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài đã được sử dụng trong việc xây dựng Đề án đổi mới tổ chức của Bộ Tư pháp; một số đề xuất khác đang được xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38/CP. Những nội dung chính của đề tài cũng đã được cập nhật và biên soạn thành cuốn Thông tin Khoa học Pháp lý số 12/1998.

Tuy nhiên, sau đó, do sự xáo trộn trong Ban Chủ nhiệm (Chủ nhiệm đề tài chuyển công tác, một Phó Chủ nhiệm đề tài nghỉ hưu) và do một số khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan khác, kết quả nghiên cứu của đề tài đã không được đưa ra bảo vệ chính thức đúng thời hạn.

Cho đến nay, Đề án kiện toàn tổ chức ngành tư pháp và việc dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp vẫn đang triển khai. Để có thể tiếp tục sử dụng kết quả của đề tài phục vụ các công việc quan trọng trên, ngoài báo cáo tổng hợp những kết quả nghiên cứu đã có đến năm 1998, nhóm thư ký cũng đã cố gắng cập nhật thêm một số nội dung mới về quản lý ngành đã được triển khai thực hiện trên thực tế trong ba năm qua. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kinh phí, việc cập nhật này chỉ tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, có biến đổi lớn. Để thuận lợi cho việc theo dõi kết quả nghiên cứu của đề tài, phần cập nhật thông tin mới này sẽ được trình bày tách biệt như một báo cáo bổ sung trong Báo cáo phúc trình.

Ban Chủ nhiệm đề tài xin cám ơn các cộng tác viên đã tích cực tham gia nghiên cứu và đóng góp phần quan trọng trong suốt quá trình triển khai đề tài. Ban Chủ nhiệm đề tài cũng xin chân thành cám ơn Viện NCKH Pháp lý đã kiên trì hỗ trợ chúng tôi khắc phục các khó khăn để kết thúc Đề tài.

 

Ban chủ nhiệm Đề tài.

 

 

Báo cáo phúc trình đề tài

Đổi mới quản lý ngành tư pháp-

một số vấn đề lý luận và thực tiễn

------------------------------

 

phần i

thực trạng quản lý ngành tư pháp

sau 5 năm thực hiện Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ

 

Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ đã xác định Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp .

Phù hợp với Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, có thể khái quát các nội dung quản lý Nhà nước về công tác tư pháp do Bộ Tư pháp thực hiện:

i/ Xây dựng và hướng dẫn thực hiện thể chế quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy tắc nghề nghiệp thuộc thẩm quyền; thực hiện việc cấp hoặc thu hồi các loại chứng chỉ, giấy phép hành nghề thuộc lĩnh vực tư pháp theo quy định của pháp luật;

ii/ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành tư pháp, các lĩnh vực công tác tư pháp trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó; xét duyệt hoặc tham gia ý kiến việc thành lập, giải thể các tổ chức sự nghiệp, cơ quan, tổ chức nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực công tác tư pháp ;

iii/ Xây dựng trình Chính phủ kế hoạch tài chính toàn ngành trong các lĩnh vực do pháp luật quy định; phân bổ, kiểm tra việc chi tiêu, chịu trách nhiệm quyết toán phần kế hoạch tài chính do Bộ Tư pháp trực tiếp quản; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc sử dụng ngân sách nhà nước được giao cho Bộ, các tổ chức sự nghiệp do Bộ trực tiếp quản lý;

iv/ Quản lý tổ chức, cán bộ: bao gồm việc xây dựng và trình Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức và chức danh tiêu chuẩn công chức ngành tư pháp, tổ chức hướng dẫn thực hiện; quản lý trực tiếp theo thẩm quyền đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp và các chức danh tư pháp thuộc các tổ chức nghề nghiệp luật; tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức và các chức danh tư pháp thuộc quyền quản lý của ngành; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Giám đốc Sở Tư pháp; thoả thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở để Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

v/ Về quan hệ quốc tế: trình Chính phủ quyết định chương trình, kế hoạch và dự án về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; quản lý và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án đó; trình Chính phủ quyết định việc ký kết, phê duyệt việc tham gia các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp theo quy định của Chính phủ

vi/ Về kiểm tra, thanh tra: hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, các UBND địa phương, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật về các lĩnh vực công tác tư pháp; tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành tư pháp; giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp.

 

Thực trạng quản lý ngành tư pháp được đề tài nghiên cứu thông qua các chuyên đề về quản lý từng lĩnh vực công tác (xem Phần II- các chuyên đề). Trên cơ sở các đánh giá riêng biệt đó, Báo cáo phúc trình trình bày thực trạng quản lý ngành một cách tổng thể thông qua việc phân tích các yếu tố của cơ chế quản lý: chủ thể quản lý (tổ chức, năng lực của các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp từ trung ương đến địa phương), đối tượng quản lý (các lĩnh vực công tác tư pháp), nội dung và cơ chế quản lý, hiệu quả quản lý (sự phù hợp giữa nội dung, phương thức quản lý với đặc thù của đối tượng quản lý, mức độ các chủ thể đạt được mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ quản lý). Với cách tiếp cận như vậy có thể hình dung được bức tranh tổng thể sống động về thực trạng quản lý ngành sau 5 năm thực hiện Nghị 38/CP. Trong bức tranh đó, đối tượng quản lý- các lĩnh vực công tác tư pháp - là yếu tố quy định sự hình thành, vận động của các yếu tố khác trong cả hệ thống quản lý đồng thời lại là yếu tố "động", luôn có sự chuyển biến, đổi mới theo nhu cầu khách quan của xã hội . Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý sẽ được bắt đầu từ yếu tố này.

 

I. Đối tượng quản lý của ngành tư pháp ngày càng được mở rộng, đa dạng hoá.

Đối tượng quản lý của Bộ Tư pháp là các lĩnh vực công tác tư pháp được xác định tại Nghị định 38/CP. Trong vòng 5 năm sau đó, bằng các đạo luật, các pháp lệnh hay văn bản của Chính phủ (Nghị định, Quyết định..) một số lĩnh vực mới hoặc nội dung mới trong từng lĩnh vực công tác tư pháp tiếp tục được giao cho Bộ Tư pháp quản lý. Mỗi lĩnh vực công tác có thể do một hoặc một số cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện. Có thể phân nhóm các đối tượng quản lý của Bộ Tư pháp theo lĩnh vực công tác hay theo cơ quan, tổ chức thực hiện các công tác đó.

 

1. Các lĩnh vực công tác thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp và nội dung quản lý từng đối tượng:

1.1 Công tác xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật:

 

Theo Nghị định 38/CP: Bộ Tư pháp có nhiệm vụ:

-Tổng hợp chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của các Bộ, ngành; cùng Văn phòng Chính phủ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dài hạn và hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

- Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh về dân sự, hình sự, các dự án pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đó.

-Xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý các dự án luật, pháp lệnh, văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Chính phủ;

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác hệ thống hoá văn bản pháp luật; hệ thống hoá văn bản trong phạm vi chức năng của Bộ, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do các cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; tham gia ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Nghị định 101/CP, ngày 23/9/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật);

- Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức khác chủ trì soạn thảo;

- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các Bộ, Ngành, địa phương rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (Quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật);

1.2 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Theo Nghị định 38/CP

-Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm;

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Làm đầu mối phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn việc phát hành Bản tin tư pháp ở các địa phương (Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).

- Chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra thực hiện xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn (Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành công báo nước CHXHCN Việt Nam cho cấp xã, phường, thị trấn và Quyết định 1067/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 phê chuẩn Dự án xây dựng Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn) đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu tìm hiểu pháp luật cán bộ, nhân dân phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của các Bộ, ngành và địa phương.

1.3 Quản lý về tổ chức các Toà án địa phương

Theo Nghị định 38/CP

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động và thống nhất quản lý ngân sách Toà án nhân dân địa phương;

-Trình Chính phủ quyết định tổng biên chế của các toà án địa phương sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; quy định biên chế cho từng toà án địa phương sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ toà án địa phương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giải quyết việc thực hiện các chế độ, chính sách đó.

Sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định danh sách các thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TAND cấp tỉnh, thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, khu vực; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, cấp huyện và các Toà án quân sự cấp quân khu, toà án cấp khu vực; xem xét và đề nghị Hội đồng tuyển chọn thẩm phán trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức thẩm phán TAND cấp tỉnh, cấp huyện, toà án quân sự cấp quân khu và khu vực.

-Trong phạm vi chức năng, kiểm tra hoạt động của các Toà án địa phương, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân của toà án địa phương.

1.4 Công tác thi hành án dân sự.

Theo Nghị định 38/CP: Bộ Tư pháp có hai chức năng - quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự. Riêng về quản lý, Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ:

- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thi hành án dân sự;

- Trực tiếp quản lý hệthống cơ quan thi hành án dấn ự, quyết định việc thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự ;

- Thực hiện thanh tra nhà nước về công tác thi hành án dân sự ;

- Quản lý toàn diện công tác cán bộ, kể cả đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ chấp hành viên và cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự ;

- Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án dân sự;

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác thi hành án quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án Quân sự.

- Quản lý nhà nước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án và quyết định dân sự của toà án nước ngoài;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Quản lý và tổ chức thi hành án kinh tế, án lao động; thi hành các quyết định về phần tài sản, quyền tài sản trong các bản án, quyết định của Toà án hành chính, thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

- Quản lý nhà nước đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài;

1.5 Các công tác tư pháp khác:

- Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, thống kê tư pháp, lý lịch tư pháp; quản lý các công việc quốc tịch theo quy định của pháp luật;

-Trình Chính phủ quyết định hay quyết định theo sự uỷ quyền của Chính phủ quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức luật sư, công chứng, giám định;

-Thống nhất quản lý các các biểu mẫu, sổ sách về công chứng, hộ tịch, thống kê tư pháp, lý lịch tư pháp.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

-Về luật sư, tư vấn pháp luật: Quản lý Nhà nước đối với hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ ban hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam);

- Quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách (Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách);

- Quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Trọng tài kinh tế (Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế);

- Quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản (Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành quy chế bán đấu giá tài sản);

- Tham gia quản lý các nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) (Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức);

1.6 Công tác hoà giải:

Theo Nghị định 38/CP:

Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn công tác hoà giải các tranh chấp trong nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các tổ hoà giải;

Bổ sung sau Nghị định 38/CP: giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác hoà giải.

1.7 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý:

 

Theo Nghị định 38/CP:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo viên chức tư pháp của cả nước;

- Tổ chức đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học, cao học và sau đại học theo sự phân công của Chính phủ;

- Thống nhất quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ toà án, tư pháp, pháp chế, luật sư, công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên, chấp hành viên .

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

- Đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán và các chức danh tư pháp khác (Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 11/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp);

1.8 Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý

Theo Nghị định 38/CP:

Nghiên cứu, tổ chức việc nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ chiến lược xây dựng pháp luật và phát triển ngành, phát triển công tác thông tin khoa học pháp lý.

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

Xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phục vụ công tác nghiên cứu lập pháp, hành pháp, tư pháp

1.9 Công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp

Theo Nghị định 38/CP:

- Trình Chính phủ quyết định chương trình, kế hoạch và dự án về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; quản lý và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự án đó.

- Trình Chính phủ quyết định việc ký kết, phê duyệt việc tham gia các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp theo quy định của Chính phủ

Bổ sung sau Nghị định 38/CP:

 

- Thẩm định các dự thảo điều ước quốc tế trước khi trình Chính phủ xem xét quyết định ký kết, phê duyệt hoặc trình Chủ tịch nước quyết định ký kết (Pháp lệnh về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế 1998);

- Quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác nước ngoài về pháp luật (Chỉ thị số 57/TW ngày 5/51995 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26/12/1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật).

1.10 Công tác thanh tra, giải quyết khiếu tố:

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi chức năng của Bộ;

- Giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động tư pháp.

(Xem sơ đồ Đối tượng quản lý của Bộ Tư pháp ở trang sau)

 

2. Các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp:

Mười lĩnh vực công tác tư pháp trên do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện, do đó, tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức đó, ở những mức độ khác nhau đều là đối tượng thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp. Sự đa dạng của các thiết chế thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp có thể thấy rõ qua việc phân chúng thành các nhóm sau:

2.1 Các cơ quan nhà nước là đối tượng quản lý của ngành tư pháp

 

- Pháp chế các ngành;

- Toà án nhân dân địa phương; toà án quân sự cấp quân khu và khu vực;

- Các cơ quan thi hành án dân sự (Phòng, Đội thi hành án)

- Các Phòng công chứng ; các tổ chức giám định tư pháp; các Trung tâm bán đấu giá tài sản, Trung tâm giao dịch bảo đảm, Trung tâm trợ giúp pháp lý...

- Các tổ chức sự nghiệp: sự nghiệp đào tạo (Trường Đại học luật Hà Nội; Trường đào tạo các chức danh tư pháp); sự nghiệp nghiên cứu (Viện NCKHPL); sự nghiệp báo chí (Báo pháp luật,Tạp chí Dân chủ và Pháp luật...).

2.2 Các tổ chức nghề nghiệp, xã hội- nghề nghiệp là đối tượng quản lý của ngành tư pháp:

Các đoàn luật sư;

Các tổ chức tư vấn pháp luật thuộc các đoàn thể chính trị - xã hội;

Các Công ty luật của Việt Nam, các chi nhánh Công ty luật nước ngoài;

Các Trung tâm trọng tài kinh tế;

Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.

2.3 Tổ chức tự quản của nhân dân là đối tượng quản lý của ngành tư pháp: các Tổ hoà giải.

 

 

3 Các nguồn nhân lực thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp:

Từ sự đa dạng về lĩnh vực công tác và các thiết chế (tổ chức) đã dẫn đến sự đa dạng về nguồn nhân lực do ngành tư pháp quản lý. ở những mức độ khác nhau, các đối tượng sau đều chịu sự quản lý của cơ quan tư pháp:

- Công chức của các cơ quan nhà nước thuộc quyền quản lý của ngành tư pháp bao gồm cả các chức danh hành chính (chuyên viên pháp lý) lẫn các chức danh tư pháp (thẩm phán, chấp hành viên...) hoặc có thể không phải là công chức nhưng tham gia vào hoạt động của các cơ quan tư pháp theo chức trách do các cơ quan có thẩm quyền bầu (Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hội thẩm nhân dân) hoặc công nhận (Bộ Tư pháp công nhận cộng tác viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lý....)

- Cán bộ chính quyền cơ sở hưởng phụ cấp theo chức danh: hộ tịch viên;

 

- Người hành nghề tự do: luật sư, trọng tài viên (do Bộ Tư pháp công nhận và cấp thẻ hành nghề ...).

- Người dân thường là thành viên của Tổ hoà giải (do Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương hướng dẫn hoạt động, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ...)

 

Từ các phân tích trên có thể thấy rõ tính đa dạng rất đặc thù của đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành tư pháp . Mỗi đối tượng đều đòi hỏi ngành tư pháp phải có những nội dung, phương thức quản lý phù hợp để tạo điều kiện cho sự vận động, phát triển của đối tượng theo kịp với yêu cầu của thực tiễn kinh tế-xã hội, pháp lý- chính trị đang đổi mới mạnh mẽ.

 

II. Sự tồn tại đồng thời nhiều cơ chế quản lý khác nhau đối với các lĩnh vực công tác tư pháp

Nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức quản lý mỗi lĩnh vực công tác tư pháp được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ các đạo luật (Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật tổ chức TAND...), các pháp lệnh (Pháp lệnh thi hành án dân sự, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh luật sư...) đến các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 42/CP ngày 8/7/1995 của Chính phủ ban hành quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế...), các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 11/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường đào tạo các chức danh tư pháp; Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...).

 

Theo quy định tại các văn bản trên, cho đến nay có thể khái quát thành 4 cơ chế quản lý tương ứng với phạm vi và thẩm quyền quản lý khác nhau của ngành đối với từng loại đối tượng.

 

1. Cơ chế quản lý thứ nhất: Bộ Tư pháp quản lý thống nhất, toàn diện cả về nghiệp vụ, về tổ chức và về kinh phí hoạt động của đối tượng quản lý. Đây là phương thức quản lý hiện đang được áp dụng đối với công tác thi hành án dân sự.

Theo cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp trực tiếp chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ thi hành án; quản lý về tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án bao gồm cả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên và cán bộ thi hành án; quản lý kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án dân sự ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hơn 600 quận, huyện, thị xã (trực tiếp phân phối hạn mức kinh phí cho các Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp, phân cấp cho Phòng thi hành án thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II đối với kinh phí cấp cho các Đội thi hành án )

+ Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện chức năng "kép": vừa giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương vừa thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về mặt tổ chức các Phòng, Đội thi hành án theo sự phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (theo điều 2 Quyết định số 141/ QĐ-QLTA-THA ngày 21/3/1994).

 

2. Cơ chế quản lý thứ hai: Bộ Tư pháp chỉ quản lý về tổ chức và kinh phí của đối tượng quản lý, không chỉ đạo, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ. Đây là mô hình đặc thù của quản lý hành chính- tư pháp đối với các toà án địa phương để đảm bảo tính độc lập xét xử của các toà án.

Theo cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý về tổ chức, cán bộ và trực tiếp quản lý kinh phí (tổng hợp dự toán ngân sách, phân phối hạn mức kinh phí, kiểm tra, xét duyệt quyết toán thông qua hệ thống kho bạc nhà nước...), đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện ;

+ Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về tổ chức các TAND cấp huyện theo phân cấp của Bộ Tư pháp. Quyết định số 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) quy định Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho từng toà án cấp huyện; chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán; tiếp nhận, tuyển dụng và điều động, thuyên chuyển công chức của toà án cấp huyện...

Một nét đặc trưng của cơ chế này là trong khi thực hiện các hành vi quản lý, Bộ Tư pháp đều phải phối hợp với các chủ thể khác như Toà án nhân dân tối cao (điều 16 Luật Tổ chức TAND), và Bộ Quốc phòng (theo Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo Nghị quyết số 46-NQ/UBTVQH9 ngày 29/9/1993). Khi thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ, Sở Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với TAND cùng cấp khi thực hiện sự phân cấp của Bộ (Quy chế số 91/TP-TA ngày 19/1/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án TANDTC).

 

3. Cơ chế quản lý thứ ba: Bộ Tư pháp chỉ đạo về nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra về tổ chức, trực tiếp quản lý một số vấn đề về nhân sự của cơ quan, tổ chức tư pháp, bổ trợ tư pháp trong quan hệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành khác. Cơ chế này thường được áp dụng trong quản lý các công tác bổ trợ tư pháp (ví dụ: đối với luật sư, công chứng, trọng tài kinh tế. giám định tư pháp...). Theo cơ chế này:

 

+ Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý trực tiếp một số vấn đề về tổ chức của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp (ví dụ: Bộ Tư pháp trực tiếp bổ nhiệm và cấp, thu hồi thẻ hành nghề của công chứng viên, công nhận và cấp thẻ luật sư, trọng tài viên..);

+Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực liên quan và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp (ví dụ: Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Phòng công chứng thuộc Sở trên cơ sở có ý kiến của Bộ Tư pháp...)

 

4. Cơ chế quản lý thứ tư: Bộ Tư pháp chỉ quản lý, hướng dẫn, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ. Cơ chế này được áp dụng trong quản lý công tác xây dựng và rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; hoà giải; hộ tịch...

 

Sự tồn tại các cơ chế quản lý khác nhau đã tạo nên sự phức tạp đặc thù trong tổ chức, hoạt động của ngành tư pháp. Trong mỗi cơ chế còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn cần phải được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo để tìm được giải pháp khắc phục, tiến tới xây dựng một cơ chế quản lý thống nhất, có hiệu quả các lĩnh vực công tác tư pháp trên phạm vi toàn quốc.

Có thể phân tích ở đây một ví dụ cụ thể: cơ chế thứ nhất - quản lý công tác thi hành án dân sự. Cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện có nhiều ưu điểm, thuận lợi cơ bản như cho phép tập trung đến mức tối đa đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện làm việc, con người và cho chính hoạt động thi hành án; giúp cho hoạt động thi hành án được thống nhất trong toàn quốc; cơ quan quản lý thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ có thể đánh giá, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỉ luật, đề bạt công chức thi hành án chính xác, toàn diện, phát huy được hiệu lực quản lý. Tuy nhiên, ngay trong cơ chế này vẫn tồn tại một số vướng mắc chưa giải quyết được triệt để, đó là:

+ Quy định về thẩm quyền quản lý công tác thi hành án dân sự của địa phương còn có những điểm bất hợp lý, chưa cụ thể, rõ ràng hoặc còn chồng chéo, trùng lặp nhất là trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự. Đặc biệt, có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền kiểm sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các Đội thi hành án, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đội mà hiệu quả của việc kiểm tra, thanh tra lại không cao. Cũng do có nhiều đầu mối quản lý nên khó tránh khỏi sự can thiệp làm ảnh hưởng đến tính độc lập của cơ quan thi hành án trong tác nghiệp, không nêu cao được vai trò của cơ quan thi hành án là cơ quan thi hành pháp luật, mang tính quyền lực Nhà nước.

+ Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không thuộc cùng một ngành dọc tạo nên một số điều bất cập như: cơ quan có thẩm quyền quản lý (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) lại trực thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp, thuộc biên chế, hưởng lương từ nguồn ngân sách địa phương, còn đối tượng quản lý là Phòng thi hành án, Đội thi hành án tuy là đơn vị của Sở, Phòng nhưng lại thuộc biên chế Trung ương, hưởng lương, kinh phí hoạt động từ ngân sách Trung ương, có con dấu, quốc huy, có tài khoản, trụ sở riêng. Đặc điểm này dẫn đến việc phải xác lập nguyên tắc mới về mối quan hệ giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Phòng thi hành án (vì đó không phải là nguyên tắc thủ trưởng chế trong các cơ quan hành chính nhà nước) và trên thực tế, đã có những lúc, những nơi phát sinh vướng mắc giữa hai bên trong các vấn đề tuyển dụng cán bộ vào cơ quan thi hành án, điều động cán bộ, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án, sử dụng cơ sở vật chất...

+ Mối quan hệ giữa cơ quan có chức năng quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự trong cả nước là Cục quản lý thi hành án dân sự và cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương là Sở Tư pháp cũng chưa có những quy định thật cụ thể và trên thực tế chưa có sự phối hợp thống nhất kịp thời.

(Xem sơ đồ Quản lý thi hành án ở trang sau)

 

 

III. Nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý nhà nước về công tác tư pháp

Mặc dù Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài Bộ Tư pháp còn có nhiều chủ thể khác cũng có trách nhiệm và quyền hạn quản lý một số lĩnh vực công tác tư pháp và các cơ quan, tổ chức tư pháp. Tổ chức và hoạt động của các chủ thể đó có thể xem xét theo các nhóm sau:

1. Các cơ quan tư pháp từ trung ương đến cơ sở:

1.1 Bộ Tư pháp : Theo Nghị định 38/CP, tổ chức Bộ Tư pháp gồm có 12 đơn vị (Vụ, Cục) giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp và 04 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo, báo chí. Đi đôi với việc được giao thêm nhiều nhiệm vụ, trong vòng 5 năm sau đó, Bộ Tư pháp đã đề nghị Chính phủ quyết định thành lập thêm 02 tổ chức mới là Cục trợ giúp pháp lý và Trường đào tạo các chức danh tư pháp. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp còn bất cập so với chức năng nhiệm vụ được giao, còn nhiều điểm bất hợp lý, ví dụ như :

 

- Có đơn vị quản lý nhiều lĩnh vực công tác mà các lĩnh vực này lại độc lập, không liên quan đến nhau, khối lượng công việc quản lý quá lớn dẫn đến tính chuyên môn hoá và hiệu quả chưa cao nên cần được tổ chức lại theo cách hợp lý hơn (Vụ Công chứng, Giám định, Hộ tịch, Quốc tịch và Lý lịch tư pháp quản lý 5 lĩnh vực công tác độc lập nhau; Vụ Hợp tác quốc tế không chỉ thực hiện chức năng hợp tác quốc tế và quản lý công tác hợp tác về pháp luật và tư pháp mà còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựng, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản pháp luật quốc tế; thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp; cung cấp ý kiến tư vấn về lĩnh vực pháp luật cho quá trình Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực, v.v...)

- Một số chức năng, nhiệm vụ giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm nhưng chưa có các tổ chức chuyên trách giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thực hiện như thống kê tư pháp...

- Chưa phân định được rõ sự khác biệt mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước (các vụ) với các đơn vị vừa quản lý nhà nước vừa trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ (các cục).

(Xem sơ đồ Bộ máy tổ chức của Bộ Tư pháp ở trang sau)

1.2 Các cơ quan tư pháp địa phương

 

Theo Nghị định 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/ TTLB ngày 26/7/1993, Sở Tư pháp trực thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp trực thuộc UBND cấp huyện, Ban Tư pháp trực thuộc UBND cấp xã là các chuyên môn có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Như vậy, các cơ quan tư pháp địa phương là các chủ thể quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương với những nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.

Vị trí, chức năng của các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là các Sở Tư pháp trong mối quan hệ với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và với Bộ Tư pháp, thể hiện tính đặc thù của ngành, đó là chức năng "kép" : i/ theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tư pháp địa phương chỉ có chức năng thực hiện quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cùng cấp; do đó, cơ cấu tổ chức, biên chế, nhân sự, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp do Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cũng chỉ ở mức độ đủ để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng này; ii/ Bên cạnh đó, trên cơ sở pháp luật hiện hành, các Giám đốc Sở Tư pháp còn phải thực hiện một số nhiệm vụ quản lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp như đã đề cập ở cơ chế 1 và 2 (quản lý TAND cấp huyện về mặt tổ chức, quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương). Đây là những nhiệm vụ có khối lượng công việc quản lý lớn, đối tượng và phạm vi quản lý rộng nhưng theo Luật ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lại không được phân cấp kinh phí quản lý cho Giám đốc Sở tương ứng với phân cấp công việc vì kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ và Sở thuộc hai nguồn ngân sách khác nhau. Như vậy, Giám đốc Sở Tư pháp luôn ở trong tình trạng "một vai hai gánh" nhưng lại chỉ có một nguồn kinh phí, nhân sự, từ đó xuất hiện mâu thuẫn, không tương thích giữa chức năng "kép" và cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự , kinh phí hoạt động của Sở, tạo nên những khó khăn kéo dài.

Một bất cập khác là tính thiếu ổn định và tính thiếu thống nhất về cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp địa phương. Tính thiếu thống nhất thể hiện ở việc chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định mô hình tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp. Do không có chuẩn thống nhất toàn quốc nên tổ chức và biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, quan niệm của lãnh đạo địa phương các cấp về công tác tư pháp, vào uy tín và mối quan hệ của người đứng đầu cơ quan tư pháp, đặc biệt là Giám đốc Sở với cấp ủy, UBND cùng cấp. Một số Sở Tư pháp có cơ cấu tổ chức các Phòng nghiệp vụ (đến 5—7 phòng), có đội ngũ cán bộ tương xứng nhiệm vụ được giao (biên chế lên đến 40- 50 người) như Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Trong khi đó, nhiều Sở Tư pháp chỉ có 1-2 phòng nghiệp vụ, thậm chí không tổ chức thành Phòng, Ban mà thực hiện chế độ làm việc trực tiếp với chuyên viên, biên chế đội ngũ cán bộ quá ít (dưới 20 người) như ở các tỉnh nông thôn, miền núi...ở cấp xã, nhiều địa phương vẫn duy trì mô hình Ban Tư pháp xã với số thành viên 5-7 người gồm đại diện các đoàn thể ở cơ sở nhưng bản thân cán bộ tư pháp xã, có thể, lại vẫn là người kiêm nhiệm (thường là kiêm công an xã hoặc kiêm cán bộ văn phòng Uỷ ban) nhưng không ít địa phương chỉ còn một cán bộ tư pháp chủ yếu làm công tác hộ tịch.Tình trạng không thống nhất về mô hình tổ chức, biên chế, chất lượng cán bộ đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh hưởng đến sự chỉ đạo thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành tư pháp.

( Xem sơ đồ Cơ quan Tư pháp của thành phố Hồ Chí Minh ở trang sau)

Tính thiếu ổn định thể hiện ở một thực tế là cứ mỗi lần có chủ trương sắp xếp lại tổ chức, tinh giản biên chế của các cơ quan hành chính thì các cơ quan tư pháp, đặc biệt là các Phòng Tư pháp ở cấp huyện lại phải chịu sự xáo động, tách nhập (thường là ghép thanh tra- tư pháp, văn phòng- tư pháp...), gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý các công tác tư pháp ở địa phương, tâm lý cán bộ không ổn định, không an tâm, gắn bó với ngành. Đặc biệt, việc không tồn tại Phòng Tư pháp dẫn đến tình trạng có đối tượng quản lý (các Đội thi hành án) nhưng không có chủ thể quản lý (Phòng Tư pháp).

 

2. Các bộ, ngành ở trung ương:

Trong số các bộ, ngành ở Trung ương có thể tạm chia thành hai loại xét theo phạm vi, mức độ trách nhiệm trong việc quản lý hoặc phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý các công tác tư pháp.

2.1 Các bộ, ngành chỉ quản lý công tác xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi chức năng của mình

Việc tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật trước hết phải được thực hiện ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Xây dựng pháp luật và phổ biến giáo dục pháp luật là hai lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của tất cả các bộ, ngành (theo Nghị định số 15/CP) và thường được giao cho các tổ chức pháp chế của bộ, ngành thực hiện. Đồng thời đây là hai lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước thống nhất của Bộ Tư pháp (Nghị định số 38/CP). Như vậy, pháp chế bộ, ngành là cơ quan giúp bộ, ngành quản lý hai lĩnh vực công tác trên dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Vì vậy kiện toàn, củng cố tổ chức Pháp chế Bộ theo Nghị định số 94/CP ngày 6/9/1997 của Chính phủ vừa là nhiệm vụ của các bộ, ngành vừa là trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Mối quan hệ quản lý giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành được thực hiện theo cơ chế thứ tư, nghĩa là Bộ Tư pháp chỉ hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho pháp chế bộ, ngành; hướng dẫn, tham gia ý kiến với các bộ, ngành về tổ chức, cán bộ pháp chế; phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, đánh giá, khen thưởng hoạt động pháp chế. Pháp chế bộ, ngành đã được củng cố theo Nghị định số 94/CP mặc dù bộ máy tổ chức pháp chế vẫn còn chưa theo một mô hình thống nhất (Vụ, Ban...).

 

2.2. Các bộ, ngành có những nhiệm vụ quản lý cụ thể đối với từng lĩnh vực công tác tư pháp

Các bộ quản lý tổng hợp như Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý các công tác tư pháp theo quy định của pháp luật, ví dụ Bộ Tài chính trong việc quản lý kinh phí ngân sách nhà nước cho các toà án địa phương, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương...

 

Một số Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Văn hoá, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an .. có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý công tác giám định tư pháp theo Nghị định 117/HĐBT ngày 21/7/1988, theo đó, thủ trưởng các bộ, ngành chuyên môn ra quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp, bổ nhiệm các giám định viên và các giám định viên trưởng thuộc bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý đội ngũ giám định viên, bồi dưỡng kiến thức pháp lý và các quy định của pháp luật tố tụng cho đội ngũ giám định viên tư pháp, tổng kết hoạt động giám định tư pháp. Quan hệ quản lý giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành này theo cơ chế thứ 3. ở Trung ương, bảy tổ chức giám định tư pháp đã được thành lập (3 tổ chức giám định pháp y thuộc Bộ y tế, Bộ Công an, Bộ quốc phòng; giám định pháp y tâm thần của Bộ Y tế; giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Công an; giám định kế toán tài chính của Bộ Tài chính; giám định tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật của Bộ Văn hóa). ở cấp tỉnh, ngoài các tổ chức trên còn có tổ chức giám định khoa học- kỹ thuật.

 

Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý về tổ chức các TAND địa phương, các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực. Mối quan hệ này theo cơ chế thứ 2. Nghị quyết số 46/UBTVQH9 quy định: Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến với Chánh án TAND tối cao trước khi trình cơ quan có thẩm quyền (Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước tuỳ theo loại việc) quyết định hoặc trao đổi ý kiến với Chánh án TAND tối cao trước khi tự quyết định theo thẩm quyền về các việc liên quan đến tổ chức, biên chế, nhân sự , kế hoạch đầu tư đối với TAND địa phương; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thống nhất ý kiến với Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi trình cơ quan có thẩm quyền hoặc trao đổi ý kiến với Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trước khi tự quyết định theo thẩm quyền do luật định về các việc liên quan đến tổ chức, biên chế, nhân sự đối với các Toà án quân sự quân khu và tương đương, các Toà án quân sự khu vực. Trong các trường hợp phải thống nhất ý kiến mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại có ý kiến khác nhau thì từng cơ quan trình ý kiến của mình để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp chỉ phải hỏi ý kiến mà các cơ quan có ý kiến khác nhau thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo thẩm quyền, Chánh án TANDTC và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

 

3. Uỷ ban nhân dân các cấp

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung về quản lý nhà nước đối với công tác tư pháp tại địa phương. Quan hệ giữa Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là quan hệ giữa cơ quan quản lý ngành với cơ quan quản lý theo lãnh thổ trong các lĩnh vực công tác tư pháp. Mối quan hệ đó phải tuân theo các quy định chung về quan hệ giữa Bộ với UBND cấp tỉnh trong Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức HĐND và UBND, Nghị định số 15/CP và theo các quy định riêng trong các luật, pháp lệnh, Nghị định về từng lĩnh vực công tác tư pháp .

 

Một bất cập khá rõ và tương đối phổ biến là việc quy định thiếu rõ ràng, thiếu cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của UBND các cấp trong từng lĩnh vực công tác tư pháp tại địa phương, ví dụ rõ nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Pháp lệnh thi hành án dân sự có hai quy định về Uỷ ban nhân dân các cấp: khoản 1 điều 7 – trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp thi hành án ở địa phương và khoản 2 điều 10 quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án dân sự của UBND các cấp. Nhiệm vụ thứ hai này được đề cập một cách rất khái quát là "theo quy định của Chính phủ". Đến lượt mình, Chính phủ cũng chỉ quy định tại điều 4 Nghị định số 30/ CP ngày 2/6/1993 một cách rất hình thức "Các cơ quan tư pháp địa phương giúp UBND cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 điều 10 của Pháp lệnh thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên về tình hình quản lý công tác thi hành án và tổ chức việc thi hành án dân sự. Như vậy, nội dung quản lý nhà nước của UBND các cấp về thi hành án vẫn chưa được làm rõ.

 

4. Các tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp:

Một số tổ chức chính trị-xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động, Hội Luật gia, Hội liên hiệp phụ nữ...), tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Đoàn Luật sư) có trách nhiệm quản lý các tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức mình như có quyền cấp phép thành lập văn phòng tư vấn pháp luật. Riêng Đoàn Luật sư với tính chất vừa là Hiệp hội nghề nghiệp vừa là tổ chức hành nghề của luật sư được Nhà nước giao nhiều thẩm quyền quản lý (kết nạp luật sư, kiểm tra hết tập sự, công nhận luật sư chính thức, quản lý hành nghề luật sư..). Sự phân tán về thủ tục, lỏng lẻo về quản lý, không có văn bản nào quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn đối với tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật đã tạo ra nhiều kẽ hở, làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của hoạt động này trong xã hội, có nơi, có lúc không giúp đỡ, bảo vệ mà còn xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức cần tư vấn.

 

Như vậy, ngoài các cơ quan tư pháp ở 4 cấp (Bộ, Sở, Phòng và Ban), còn có nhiều chủ thể khác được giao trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác tư pháp, với những nội dung, phạm vi, thẩm quyền khác nhau bao gồm không chỉ các cơ quan nhà nước (hành pháp, tư pháp) ở trung ương và địa phương mà còn có cả một số tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp.

 

Hiệu quả quản lý :

Về lý thuyết thì hiệu quả quản lý là những sự thay đổi đã đạt được ở đối tượng quản lý do tác động của các hoạt động quản lý mà chủ thể thực hiện theo các mục tiêu đã được xác định sau một khoảng thời gian nhất định có tính đến mức độ đầu tư (nhân lực, tài lực) trong quá trình quản lý. Do tính chất đa dạng về đối tượng, nội dung, cơ chế quản lý, do sự phức tạp, đa chiều của mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý công tác tư pháp như đã trình bày ở các phần trên nên rất khó xây dựng được đầy đủ những tiêu chí cụ thể, thống nhất để đánh giá hiệu quả quản lý chung của ngành tư pháp... Đề tài tạm dừng ở việc đánh giá khái quát những mặt ưu điểm đã đạt được và những bất cập trong một số lĩnh vực công tác tư pháp so với yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý ngành trong thời gian 5 năm kể từ khi thực hiện Nghị định số 38/CP.

 

1. Hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật:

1.1 Ưu điểm: đánh giá chung trong phạm vi toàn ngành thì đây là lĩnh vực mà ngành đã giành nhiều công sức, lực lượng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có những bước tiến bộ vững chắc, ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành trong hoạt động lập pháp, lập quy của nhà nước. Tác động quản lý của ngành tư pháp đã để lại dấu ấn khá rõ trong việc tăng nhanh tốc độ và nâng cao từng bước chất lượng xây dựng pháp luật. Bộ Tư pháp đã chủ trì soạn thảo trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản có tính chất công cụ nền tảng cho hoạt động xây dựng và rà soát văn bản như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996), Quyết định số 355/TTg ngày 28/5/1997 về tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật từ 31/12/1996 trở về trước. Ngành tư pháp đã tham gia trực tiếp vào các khâu quan trọng của quy trình lập pháp, lập quy, từ việc lập chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật đến soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương. Chỉ trong vòng 5 năm qua, nhiều luật, bộ luật rất quan trọng của đất nước đã được ban hành như Bộ luật lao động, Luật đất đai, Bộ luật dân sự...Công tác xây dựng văn bản QPPL ở địa phương cũng có những bước phát triển tích cực. Nhiều Sở Tư pháp đã chủ động lập kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, chủ động thẩm định các văn bản do các ban, ngành soạn thảo trước khi trình Uỷ ban ND, Hội đồng nhân dân. Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL bước đầu được chú trọng, từng bước đi vào nền nếp để trở thành công việc thường xuyên của Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương. Những kết quả bước đầu quan trọng này đã góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, ngày càng thống nhất, đồng bộ hơn của hệ thống văn bản pháp luật, tạo cơ sở vững chắc chohoạt đọng quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 

1.2 Bất cập:

Việc lập chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật còn mang tính chủ quan, thiếu căn cứ khoa học làm cho chương trình thiếu tính khả thi, mức độ hoàn thành kế hoạch thấp;

Tốc độ soạn thảo văn bản pháp luật còn chậm, chất lượng các dự thảo chưa cao, chưa đồng đều ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhiều trường hợp tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất; công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật chưa được coi trọng ở một số ngành, địa phương, chưa bảo đảm chất lượng; chậm đổi mới phương pháp rà soát, hệ thống hoá pháp luật, hầu như chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này.

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp kiểm tra của các cơ quan tư pháp các cấp trong công tác này chưa thật sự tích cực và hiệu quả còn chưa cao. ở nhiều ngành, nhiều địa phương, vị trí, vai trò của tư pháp, pháp chế chưa được coi trọng, một phần do bản thân các cơ quan này còn thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm để có thể đảm nhiệm tốt cả việc quản lý lẫn việc trực tiếp xây dựng và rà soát, hệ thống hoá pháp luật.

 

2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)

2.1 Ưu điểm:

Từng bước, công tác PBGDPL đã được triển khai theo các chương trình, kế hoạch hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; nhiều Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh (Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu...) ra được các chỉ thị về công tác PBGDPL, tao cơ sở cho việc phối hợp với các ban, ngành trong công tác PBGDPL;

Các hình thức PBGDPL được mở rộng, đặc biệt là các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dành cho các đối tượng khác nhau về từng lĩnh vực; chất lượng PBGDPL của các phương tiện thông tin đại chúng được cải thiện;

Cho đến trước năm 1998, Nhà nước chưa có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức cũng như quy chế phối hợp hoạt động trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, chưa hình thành được hệ thống lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên quy mô toàn quốc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Điểm bất cập này đã được khắc phục với việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/10/1998 về việc thành lập các Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ trung ương đến cơ sở.

 

2.2 Bất cập:

- Do chưa có văn bản quy định rõ nội dung, phạm vi, phương thức quản lý nhà nước về PBGDPL nên khi tổ chức thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc trong các mối quan hệ phối hợp theo chiêù ngang (giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, giữa các cơ quan tư pháp với các ban ngành ở địa phương). Ngay cả sau khi triển khai Chỉ thị 02 và Quyết định số 03 của Thủ tướng Chính phủ, một số Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL còn lúng túng trong việc triển khai phương thức, biện pháp hoạt động. Một số Bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng chưa chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật. Một số Sở Tư pháp chưa thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn công tác này với vai trò là cơ quan đầu mối phối hợp ở địa phương.

Các hoạt động phổ biến văn bản tiến hành còn chậm, chưa có nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; việc biên soạn các tài liệu tuyên truyền về pháp luật còn hạn chế; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa ổn định. Khó khăn lớn nhất của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay là kinh phí ở các cấp ngân sách cho công tác này còn rất hạn chế, đặc biệt là kinh phí để in ấn và phát hành văn bản, tài liệu pháp luật cung cấp cho cán bộ và nhân dân, chưa huy động được các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để hỗ trợ công tác này. Trong khi đó, sách, tài liệu pháp luật do các nhà xuất bản in, phát hành thường vừa đắt vừa ít về số lượng, không phù hợp với khả năng của người dân.

Mô hình tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ PBGDPL ở các cơ quan tư pháp địa phương chưa thống nhất, thường là một bộ phận trong Phòng pháp quy và PBGDPL, chỉ ở mọt số ít tỉnh có Phòng PBGDPL. Biên chế và đội ngũ làm công tác PBGDPL còn quá mỏng, lại hay phải kiêm nhiệm công tác khác, không chuyên sâu và không chuyên tâm, dẫn đến đôi khi buông trôi hoặc làm qua loa, chiếu lệ.

3. Tổ chức và hoạt động của các toà án nhân dân địa phương

3.1 Ưu điểm:

Trong nhiệm kỳ 1994- 1999:

- Đã hình thành được cơ quan toà án tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở hầu hết các huyện, quận, thị xã theo quy định của Luật tổ chức TAND với cơ cấu bộ máy gồm : các toà chuyên trách, Uỷ ban thẩm phán và bộ máy giúp việc ở TAND cấp tỉnh và các thẩm phán, Thư ký, nhân viên văn phòng ở TAND cấp huyện.

- Số lượng biên chế được phân bố cho các TAND địa phương về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác xét và đủ để sắp xếp, ổn định các đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của các TAND (trung bình 49,17 biên chế/TAND cấp tỉnh và 9,35 biên chế/TAND cấp huyện);

- Đội ngũ thẩm phán và cán bộ TAND địa phương có bước phát triển và ổn định hơn: số lượng thẩm phán đã được bổ nhiệm theo Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân 1993 chiếm 81% ở TAND cấp tỉnh và 64% ở TAND cấp huyện so với số lượng thẩm phán cần có, trong đó có khoảng 23% thẩm phán cấp tỉnh và 43% thẩm phán cấp huyện trong diện còn phải "trả nợ" tiêu chuẩn đại học luật. Để có nguồn bổ sung cho đội ngũ thẩm phán ở nhiệm kỳ 1999-2004, các thẩm tra viên, chyên viên, thư ký toà án (gần 2000 người ở cả cấp tỉnh và cấp huyện) được bồi dưỡng và bắt đầu đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo thẩm phán của Bộ.

+ Về hoạt động xét xử: theo Báo cáo tổng kết công tác toà án hàng năm, các TAND địa phương thường xét xử được khoảng 90% vụ án hình sự, 75% vụ án dân sự, HNGĐ, các loại án khác (lao động, hành chính, kinh tế ) có số lượng nhỏ và về cơ bản được xét xử đúng thời hiệu.

3.2 Bất cập:

Chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp và căn cứ khoa học để định lượng biên chế cho TAND ở từng loại tỉnh, thành phố; việc tổ chức các cơ quan toà án theo địa giới hành chính cho thấy nhiều hạn chế, bất cập (nơi quá tải về án – trên 300 án/ 1 thẩm phán/ năm như ở TAND cấp quận tại TP. Hồ Chí Minh nhưng có nơi lại hầu như không có án để xét xử 5-6 vụ/năm ở các huyện miền núi, vùng sâu, xa.

Đội ngũ thẩm phán vẫn ở trong tình trạng thiếu về số lượng và còn hạn chế về trình độ so với tiêu chuẩn chức danh; nguồn bổ sung còn thiếu, đặc biệt là đối với các TAND cấp huyện ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa trong khi chính sách đào tạo chung còn chưa hợp lý;

Chế độ chính sách đối với cán bộ công chức Toà án nói chung, đối với thẩm phán nói riêng chưa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống, phần nào ảnh hưởng đến trách nhiệm và hiệu quả công tác, v.v...

- Sự phân tán thẩm quyền về quản lý tổ chức, cán bộ và kinh phí và cơ chế phối hợp theo luật định đã tạo nên nhiều khó khăn, bất cập kéo dài dẫn đến hiệu lực quản lý chưa cao. Thực tế cho thấy, cơ chế quản lý toà án nhân dân địa phương về tổ chức là một cơ chế phối hợp, trong đó, cơ quan chủ trì (Tư pháp) không được giao đủ quyền để có thể thực hiện việc quản lý một cách chủ động, nhanh nhạy, dứt điểm.

 

4. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự:

4.1 Ưu điểm : Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự:

- Đã hình thành các cơ quan thi hành án dân sự ở cấp tỉnh (61 Phòng thi hành án) và ở hầu hết các huyện, quận (596 Đội thi hành án /600 huyện), ở các quân khu và quân chủng hải quân;

- Đội ngũ cán bộ thi hành án không ngừng được củng cố, kiện toàn, nhất là đội ngũ chấp hành viên. Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm từ khi chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ TAND sang tư pháp, số lượng cán bộ thi hành án nói chung đã tăng hơn 3 lần, số chấp hành viên tăng hơn 2 lần (1993 -700; 10/1997- 1582). Phần lớn số chấp hành viên được bổ nhiệm đều đã có đủ tiêu chuẩn luật định (đại học luật và tương đương), chỉ một số ít chấp hành viên ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp pháp lý do thiếu nguồn cán bộ. Bộ Tư pháp đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo trong 5 năm tiếp theo để bổ sung nguồn cho cán bộ thi hành án, đặc biệt là chấp hành viên;

- Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành một số chế độ đặc biệt đối với chấp hành viên và cán bộ thi hành án (như chế độ bồi dưỡng cán bộ trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án; chế độ cấp trang phục cho cán bộ thi hành án; chế độ phụ cấp độc hại đối với nhân viên lưu trữ, thủ kho tang vật...);

- Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án được quan tâm cải thiện đúng mức trong điều kiện khó khăn chung về ngân sách; đã có 50% Phòng thi hành án cấp tỉnh đã và đang xây dựng trụ sở làm việc mới.

- Về hoạt động: Phạm vi hoạt động của thi hành án dân sự được mở rộng nhanh trong vòng 5 năm sau khi triển khai Pháp lệnh và Nghị định 38/CP, bao gồm cả thi hành án kinh tế, lao động, thi hành các bản án, quyết định trọng tài nước ngoài. Kết quả và chất lượng thi hành án dân sự tăng lên rệt, tỉ lệ án thi hành xong và thi hành đều, thường xuyên khá cao (96%) trong tổng số việc có điều kiện thi hành.

4.2 Bất cập

- Một số Phòng thi hành án, Đội thi hành án chưa được củng cố nhất là các đơn vị miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nhìn chung còn thiếu thốn, khó khăn. Vấn đề đầu tư cho con người, cơ sở vật chất, trụ sở hoạt động vẫn chưa dáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án dân sự trong tình hình hiện nay.

- Việc phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án và cơ quan có liên quan như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, công an có nơi có lúc chưa chặt chẽ, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án.

Ngoài ra, cơ sở pháp lý về hoạt động thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện: một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa đầy đủ, không phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; chưa có quy định về trình tự để thi hành các bản án, quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, lao động đã được giao cho cơ quan thi hành án thực hiện;

 

5. Tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật:

5.1 Ưu điểm:

Đã hình thành Đoàn luật sư ở hầu hết các tỉnh, thành phố với hơn 1000 luật sư và một số lượng đông đảo các văn phòng tư vấn pháp luật, các công ty luật.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư từng bước được cải thiện; tính chuyên nghiệp tuy chưa cao nhưng đã tăng lên; bước đầu đã hình thành một lực lượng luật sư có thể tiếp cận và cung cấp các dịch vụ pháp lý ở quy mô quốc tế trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Luật sư và những người hành nghề tư vấn pháp luật đã tham gia ngày càng rộng rãi và tích cực vào việc giúp đỡ về mặt pháp lý cho công dân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của họ cũng như hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tư pháp, nhất là hoạt động xét xử của toà án.

5.2 Bất cập

Hệ thống văn bản pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật chưa hoàn thiện, chậm được đổi mới; thiếu các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc đạo đức luật sư.

Đội ngũ luật sư còn quá ít về số lượng (tính theo tỷ lệ luật sư trên đầu dân so với các nước trong khu vực), còn nhiều hạn chế về chất lượng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp so với yêu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, cải cách tư pháp.

Sự phân tán đầu mối, xác định không rõ ranh giới, phạm vi, nội dung quản lý của nhà nước và của hiệp hội nghề nghiệp luật sư dẫn đến hiệu quả quản lý thấp.

 

Những ưu điểm, những bước phát triển của các lĩnh vực công tác tư pháp trong những năm qua là thước đo hiệu quả quản lý của ngành tư pháp trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Những hạn chế, bất cập trong từng lĩnh vực công tác, trong từng cơ chế quản lý đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới quản lý ngành tư pháp để công tác tư pháp theo kịp với đòi hỏi khách quan của cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động

của ngành tư pháp trong những năm trước mắt và sau năm 2000

 

I. Quan điểm và mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

1. Một số quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

Trên cơ sở những quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong cương lĩnh, các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 3 (khoá VIII) về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó đã xác định nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp cần được tiến hành theo các quan điểm định hướng sau đây:

 

1.1. Đổi mới hoạt động của ngành tư pháp phải được đặt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị của Nhà nước ta

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ngành tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị xã hội mà ngành tư pháp là một bộ phận trong hệ thống chính trị đó. Do vậy, chúng ta phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ có sự tác động qua lại lẫn nhau, những kết quả và thành tựu trong đổi mới hệ thống chính trị là tiền đề cho đổi mới ngành – và ngược lại, những thành công trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành sẽ tạo điều kiện cho đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị. Trước hết, về phía ngành tư pháp, cần phải xác định rõ việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải dựa trên cơ sở và để đảm bảo cho việc đổi mới hệ thống chính trị theo định hướng mà Đảng đã đề ra nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy dầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

1.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt là cải cách nền hành chính Nhà nước

Nghị quyết đại hội VIII khẳng định, cải cách nền hành chính Nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, trong những năm trước mắt công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp trong những năm trước mắt cần phải được tiến hành theo định hướng cải cách nền hành chính nói trên.

1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp là một bộ phận, một nội dung quan trọng của cải cách tư pháp

Tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Do đó, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành vừa là tiền đề, vừa là kết quả của cải cách tư pháp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII (1995) và Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII (1997) đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở các mặt và các nội dung cơ bản sau:

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; sớm ban hành Bộ luật tố tụng dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Nghiên cứu xây dựng các tổ chức để thực hiện chức năng hoà giải các tranh chấp. Nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Hình sự, Tố tụng hình sự phù hợp với tình hình mới.

- Về tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân: thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét xử sơ chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương, nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. Trên cơ sở kiện toàn tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ, nghiên cứu tăng cường thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở toà án cấp này; toà án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc thẩm. Trong công tác quản lý cán bộ, nghiên cứu phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán cấp tỉnh và Toà án cấp huyện; điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển chọn cho phù hợp tình hình cán bộ hiện nay để bổ sung đủ thẩm phán cho Toà án cấp huyện và Toà án cấp tỉnh;

Tổng kết thực tiễn công tác quản lý toà án địa phương, xác định rõ trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong việc quản lý các toà án địa phương về tổ chức và cán bộ.

- Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của toà án, của tổ chức trọng tài chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân. Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một số cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án trên cơ sở hoàn thiện pháp luật thi hành án. Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát tư pháp.

- Quy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp để hỗ trợ đắc lực cho hoạt động xét xử của toà án một cách khách quan, chính xác và đúng pháp luật. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động lụât sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp phù hợp với chủ trương xã hội hoá; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Củng cố các cơ quan giám định tư pháp để hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; sớm thành lập Viện giám định pháp y quốc gia.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp đề có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ.

Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp sẽ tập trung thêm cho ngành tư pháp một số nhiệm vụ quyền hạn, đồng thời, trong số các nhiệm vụ quyền hạn được giao trước đây cũng cần phải được xem xét đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt cần củng cố, kiện toàn bộ máy, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc ngành tư pháp theo hướng tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thông suốt có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương, chuẩn bị tốt các tiền đề về tổ chức để đảm nhận các nhiệm vụ mới theo sự phân công của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp được thực hịên trên nguyên tắc về xây dựng bộ máy Nhà nước được quy định trong Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác

Trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cần xây dựng được một cơ chế quản lý thống nhất giữa các cơ quan tư pháp các cấp trong ngành tư pháp và có một cơ chế phối hợp đồng bộ, ăn khớp, hỗ trợ lẫn nhau giữa ngành tư pháp với các cơ quan toà án, Viện Kiểm sát, Công an...trong hệ thống tư pháp nói chung trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật khác. Thực chất, đó là biểu hiện của quan hệ phân công, phân cấp, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của nhà nước ta theo nguyên tắc "quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng - trang 129).

1.5. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được; đồng thời cần có bước đi, biện pháp thích hợp, xử lý tốt các mối quan hệ phát sinh, kết hợp điểm và diện, bộ phận với toàn bộ, trước mắt và lâu dài trong quá trình đổi mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ "xác định đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới". Định hướng này cần phải được quán triệt và vận dụng sáng tạo trong quá trình đổi mới của ngành tư pháp.

- Trước mắt có thể xác định một số lĩnh vực trọng tâm, một số hoạt động chủ yếu để tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn thiện tiếp theo xác định một số điển hình, một số điểm làm thử rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng ra toàn ngành, toàn bộ các mặt, lĩnh vực quản lý của ngành.

- Xử lý tốt các mối quan hệ với các ngành khác, với địa phương, giữa các cấp, các bộ phận với nhau trong nội bộ ngành.

- Kết hợp các giải pháp tình thế và các giải pháp chiến lược, trước mắt và lâu dài trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ khả năng trong hoàn cảnh vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong Nghị định 38/CP, vừa được giao thêm và triển khai trong mấy năm gần đây (như quản lý tổ chức tư vấn pháp luật, luật sư nước ngoài tại Việt Nam, trọng tài kinh tế phi chính phủ, quốc tịch, lí lịch tư pháp) vừa chuẩn bị để tiếp nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mới được giao thêm hoặc phát sinh trong thời gian tới (như nhiệm vụ tập trung công tác thi hành án về Bộ Tư pháp theo nội dung Nghị quyết Trung ương VIII). Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý để tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực hiện các đề án đổi mới thể chế, tổ chức bộ máy và hoạt động trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp.

Trên cơ sở quán triệt những quan điểm lớn được thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng, đồng thời tổng kết thực tiễn xây dựng ngành tư pháp trong những năm qua, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn và tồn tại trong quá trình đổi mới ngành tư pháp cần lựa chọn những bước đi, biện pháp thích hợp, xác định mục tiêu cụ thể, những lĩnh vực hoạt động trọng tâm, chủ yếu đáp ứng yêu cầu tổ chức và hoạt động của ngành trong những năm trước mắt, tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn thiện tiếp theo.

 

2. Mục tiêu đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp là: Xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, với đội ngũ công chức đủ về số lượng, trong sạch, vững mạnh về chất lượng, đáp ứng yếu cầu quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ngày càng một tăng của ngành tư pháp trên phạm vi toàn quốc, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu trước mắt là củng cố, kiện toàn toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, trong đó trọng tâm là các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ và cơ chế quản lý khoa học nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động, xây dựng mô hình tổ chức thống nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra và chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận những nhiệm vụ mới.

 

II. phương hướng và nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp

Như đã trình bày, quản lý tư pháp là chức năng quản lý nhà nước thống nhất của Chính phủ nhưng được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước thực hiện và do nhiều văn bản pháp lụât điều chỉnh. Để thay đổi mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay, cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các cơ sở pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp, Công việc này không thể thực hiện được trong một vài năm trước mắt trong khi quan niệm về quản lý hành chính tư pháp của các ngành, các cấp còn có chỗ khác nhau. Để thống nhất quan điểm về quản lý hành chính tư páhp đòi hỏi phải có thời gian, với sự cộng tác tích cực của các nhà lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn của ngành tư pháp. Chỉ có như vậy, chức năng quản lý hành chính tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) của Bộ Tư pháp mới được chế định hoá trong các văn bản pháp lụât và trên cơ sở đó đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương.

Mặt khác, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VIII) đã khẳng định tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách hành chính tư pháp, nhưng phải có bước đi vững chắc; trước hết cần tập trung cải cách các thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà cho dân, xây dựng động ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, phân định rõ trách nhiệm thẩm quyền giữa các ngành, các cấp, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

Tình hình trên cho thấy trong những năm trước mắt hệ thống tổ chức ngành tư pháp chưa có sự thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của ngành sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đặc biệt là 5 năm thực hiện Nghị định 38/CP và trước yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 3 (khoá VIII) đặt ra đối với ngành tư pháp đòi hỏi ngành tư pháp phải nỗ lực vươn lên đổi mới, hoàn thiện cả trên phương diện: thể chế, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ công chức tư pháp, nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị các tiền đề để đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp từ sau giai đoạn 2000-2005.

 

1. Đổi mới thể chế hành chính - tư pháp

1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hoạt động tư pháp nói chung

Bộ Tư pháp phối hợp cùng các ngành hữu quan nghiên cứu, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và Chính phủ, chủ trì hoặc tham gia dự thảo để trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những văn bản pháp luật mới và văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung điều chỉnh các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý thống nhất của Bộ Tư pháp. Một số văn bản quan trọng cần tập trung là:

Sửa đổi cơ bản Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó xác lập một quy trình xây dựng pháp luật dân chủ hơn, huy động nhiều hơn sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia giỏi và của những đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản đang được dự thảo; Luật cũng cần khẳng định rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này;

- Sửa đổi các luật tố tụng và luật tổ chức toà án nhân dân (sửa đổi) theo những định hướng do Đại hội Đảng lần thứ VIII và các Hội nghị trung ương đã đề ra.

- Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất công tác thi hành án, bao gồm cả thi hành án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động...vào Bộ Tư pháp. Để chuẩn bị cho việc ban hành và thực hiện Luật thi hành án, cần nghiên cứu mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm nhiệm thi hành án và quản lý thi hành án theo Luật định.

- Pháp lệnh Luật sư (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn nhằm đổi mới cơ bản tổ chức hoạt động và quản lý luật sư phù hợp với điều kiện cụ thể của giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế như: khẳng định hoạt động luật sư là một nghề tự do, tôn trọng nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm của luật sư thông qua các quy định về tổ chức hành nghề (các hình thức Văn phòng lụât sư) và tổ chức hiệp hội của Luật sư (Đoàn luật sư); đồng thời tăng cường tác động tích cực của nhà nước vào quá trình hình thành và phát triển nghề của luật sư, nhưng phải nắm những khâu then chốt định hướng phát triển nghề luật sư khi hành nghề gồm cả việc tuân theo các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, xem xét giải quyết theo thẩm quyền của luật sư và tổ chức luật sư...). Pháp lệnh cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về luật sư của Bộ Tư pháp và trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Sửa đổi Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 "về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước" theo hướng cụ thể, đơn giản, hợp lý hoá nội dung và các thủ tục công chứng, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về công chứng giữa các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương. Công chứng trong giai đoạn này vẫn là công chứng Nhà nước, cơ quan công chứng là các Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp, công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do pháp luật quy định. Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức công chứng Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

- Pháp lệnh về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp theo hướng thành lập Trung tâm, Viện giám định tư pháp quốc gia theo các chuyên ngành với đội ngũ giám định viên tư pháp chuyên trách (trước mắt là giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và giám định viên kỹ thuật hình sự) có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và pháp lý do luật định và được Nhà nước công nhận, cấp thẻ hoạt động; quy định về quy trình tiến hành giám định, công nhận kết quả giám định tư pháp; phân định rõ phạm vi và tăng cường trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp, các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với công tác giám định tư pháp.

- Pháp lệnh (hoặc Luật trọng tài kinh tế) nhằm tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất cho hoạt động trọng tài kinh tế phi Chính phủ ở Việt Nam (gồm cả trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế của Việt Nam) phù hợp với các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của trọng tài trên thế giới có tính đến đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; đảm bảo sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, thi tuyển và công nhận cấp thẻ trọng tài viên...).

1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý của tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp

Trong những năm trước mắt, Bộ Tư pháp sẽ trình Chính phủ ban hành hoặc tự ban hành và phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy mới hoặc văn bản sửa đổi bổ sung về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của các cơ quan thuộc Bộ, các cơ quan tư pháp địa phương từ tỉnh, huyện đến xã, phường nhằm từng bước tạo ra mô hình tổ chức thống nhất, hợp lý của các cơ quan tư pháp, điều chỉnh và tháo gỡ từng bước những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế và phương thức phối hợp hiện tại với các cơ quan hữu quan, đảm bảo thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đã, đang và sẽ được giao. Cụ thể là:

- Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Bộ Tư pháp theo hướng đảm bảo bộ máy có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã được và sẽ được giao; xác định mô hình tổ chức thống nhất của cả hệ thống các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương để đảm bảo tính ổn định cần thiết cho sự phát triển của ngành.

- Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn phối hợp hiện nay giữa Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao sẽ hoàn thiện Quy chế phối hợp theo hướng đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan chịu trách nhiệm chính theo đúng luật định. Phối hợp với các cơ quan hữu quan sửa đổi, bổ sung cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tổ chức các toà án nhân dân địa phương và quản lý công tác thi hành án: trong đó chú trọng tháo gỡ những khó khăn, xây dựng cơ chế và mô hình mới trong quản lý kinh phí của các cơ quan này theo hướng cấp đủ, đúng, kịp thời và tăng cường quản lý thu chi ngân sách, kỷ luật tài chính từ trung ương đến địa phương.

- Ban hành các Quy chế, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của từng đơn vị trực thuộc Bộ, trên cơ sở đó xác định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, tạo nên cơ chế quản lý khoa học đồng bộ, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công tác tư pháp được giao (đặc biệt chú trọng hoàn thiện mối quan hệ giữa Vụ quản lý toà án địa phương, Cục thi hành án dân sự, Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ kế hoạch tài chính trong việc quản lý các toà án nhân dân địa phương, các cơ quan thi hành án dân sự quản lý thi hành án dân sự ở địa phương, các cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương; giữa các Vụ chuyên môn với Vụ Tổ chức cán bộ, đào tạo và Văn phòng Bộ trong việc quản lý các tổ chức pháp chế trong ngành, tổ chức hoà giải cơ sở...); Quy chế về mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Bộ với các cơ quan tư pháp địa phương.

- Bộ Tư pháp cùng với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và các cơ quan có liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới hoạt động tư pháp ở đia phương:

* Sửa đổi bổ sung Thông tư liên Bộ số 12/TTLB về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức của cơ quan tư pháp địa phương theo hướng các cơ quan tư pháp đia phương vẫn được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc với chức năng kép là vừa giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân và thực hiện một số nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ Tư pháp trong việc quản lý các công tác do Bộ quản lý trực tiếp, toàn diện. Phù hợp với Nghị định thay thế Nghị định 38/CP, Thông tư sẽ quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước.

* Xây dựng Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc: Thành lập các cơ quan, tổ chức tư pháp và bổ trợ tư pháp tại các địa phương; quản lý cán bộ hành chính-tư pháp (đặc bịêt là việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thuyên chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo các Sở Tư pháp) và các chức danh tư pháp khác; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, khen thưởng và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân thuộc ngành tư pháp.

 

2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp, các cơ quan tư pháp địa phương

2.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp

- Củng cố, kiện toàn các đơn vị hiện có, hình thành các đơn vị mới thuộc Bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý tư pháp được Nhà nước giao. Trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, đổi mới cơ chế quản lý, lề lối làm việc, tăng cường đội ngũ cán bộ, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cải cách tư pháp, cải cách nền hành chính Nhà nước.

- Nghiên cứu hình thành hai bộ phận chuyên trách giúp Lãnh đạo Bộ quản lý tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp địa phương (có đề án riêng về củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp)

2.2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương

 

Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương tập trung vào các vấn đề sau:

- Thống nhất về cơ cấu tổ tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp địa phương, trước hết là các sở tư pháp. Xây dựng và củng cố các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ các đơn vị tương đương thuộc Sở Tư pháp phù hợp với yêu cầu tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động của Sở Tư pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trong Sở, mối quan hệ công tác nội bộ, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của Lãnh đạo Sở trong việc quản lý công tác thi hành án dân sự, quản lý công chứng Nhà nước.

- Xây dựng Quy chế về mối quan hệ công tác giữa các cơ quan tư pháp địa phương với các cơ quan tư pháp cấp trên, các Cấp uỷ Đảng và Uỷ ban nhân dân các địa phương, các cơ quan có liên quan.

- Biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương hiện nay do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; Tuy nhiên xem xét biên chế cho các cơ quan tư pháp cần phải dựa trên các cơ sở sau đây:

+ Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương ở bất cứ cấp nào trên mọi địa bàn đều được quy định cụ thể, giống nhau, không thể bỏ bớt bất cứ một nhiệm vụ nào. Do đó cần phải có số lượng biên chế phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

+ Việc bố trí, sắp xếp, tuyển dụng cán bộ cho các cơ quan tư pháp địa phương phải đúng tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức hành chính tư pháp được ban hành theo Quyết định số 483/TCCB-QĐ ngày 26/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Những vấn đề trên cần thể hiện trong dự thảo sửa đổi Thông tư số 12/TTLB.

3. Đổi mới, hiện đại hoá từng bước phương pháp, phương tiện hoạt động của bộ máy tư pháp

Từng bước tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tin học hoá các phương pháp thực hiện công tác ngành tư pháp và quản lý hành chính tư pháp của Ngành. Triển khai công trình công nghệ thông tin ngành tư pháp từ nay đến năm 2000 đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời tăng các dự án hợp tác quốc tế về tin học hoá trong từng lĩnh vực tư pháp (công chứng, hộ tịch, thông tin khoa học pháp lý, quản lý nhân sự, hoạt động toà án và thi hành án địa phương...). Tham gia vào việc hình thành mạng lưới thông tin pháp luật quốc gia phục vụ cho việc hoạch định chính sách pháp luật của Nhà nước và chủ trương, biện pháp công tác của ngành.

 

4. Tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp ngang tầm nhiệm vụ

Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi công việc đổi mới, do đó, cùng với việc cải cách thể chế và tổ chức bộ máy hành chính-tư pháp, một nhu cầu cấp bách đặt ra là phải tiếp tục xây dựng và tăng cường đội ngũ công chức hành chính ngành tư pháp cũng như đội ngũ các chức danh tư pháp khác (thẩm phán, thư ký toà án, chấp hành viên, luật sư, công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên, trọng tài viên...) vừa giác ngộ chính trị cao, vừa có trình độ chuyên môn, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tận tụy, công tâm thi hành nhiệm vụ.

4.1.Việc cần làm đầu tiên là phải chuẩn hoá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức của ngành tư pháp. Tuy các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã phần nào đề cập tới chuẩn đối với một số loại cán bộ công chức cụ thể (chẳng hạn thẩm phán) nhưng những quy định đó còn chưa đầy đủ, một số tiêu chuẩn đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình mới.

 

4.2. Xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, năng lực nghiên cứu và quản lý cho đội ngũ công chức ngành tư pháp tại Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương theo các chức danh, tiêu chuẩn do Bộ Tư pháp, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành. Thực hiện chế độ thi hành tuyển dụng và thi chuyển ngạch công chức tư pháp. Cần đặc biệt chú trọng củng cố, tăng cường cán bộ lãnh đạo có đủ năng lực quản lý, điều hành ở các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ; từng bước thực hiện hiện đại hoá cán bộ lãnh đạo các cơ quan tư pháp địa phương; quy định chế độ định kỳ (hàng năm) tham dự các chương tình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật về chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ quản lý hành chính - tư pháp đối với cán bộ lãnh đạo các cấp trong ngành. Quan tâm đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy pháp luật tiến gần tới tiêu chuẩn về trình độ chung của khu vực và thế giới.

Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, kỹ năng và đào tạo nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên trước và sau khi được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn và quy trình do luật định. Sớm hoàn chỉnh các chương trình đào tạo và bồi dưỡng đào tạo thẩm phán và các chức danh tư pháp khác cùng với việc hình thành, củng cố đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, chủ yếu là các thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế dày dặn và năng lực thực hành vững vàng.

Xây dựng, thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện các chương trình đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đối với luật sư, trọng tài viên, giám định viên, hộ tịch viên... Tổ chức thi tuyển, công nhận và cấp thẻ hành nghề cho luật sư và trọng tài viên; thu hút đúng mức sự tham gia, giúp đỡ về tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của các luật sư và trọng tài viên quốc tế đang hành nghề tại Việt Nam trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

4.3. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng đắn, phù hợp đối với các công chức tư pháp (về lương, nâng bậc, phụ cấp, bồi dưỡng, thù lao theo công việc, khen thưởng, kỷ luật, hưu trí...) nhằm thu hút người tài, duy trì và khuyến khích đội ngũ công chức phát huy năng lực, gắn bó phục vụ lâu dài cho sự nghiệp tư pháp, tạo nguồn ổn định cho ngành.

 

5.Các nội dung đổi mới cụ thể:

5.1 Về công tác xây dựng, thẩm định và rà soát văn bản quy phạm pháp luật

5.1.1. Phải khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản pháp quy từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cần xác định rõ mỗi cơ quan có thẩm quyền chỉ nên ban hành một loại văn bản pháp quy để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản, tạo điều kiện cho việc lập lại trật tự trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy, ví dụ: Chính phủ chỉ nên ban hành văn bản pháp quy dưới hình thức nghị định và cần xác định rõ loại cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy chứ không phải tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy như hiện nay, thậm chí đến các tổ chức xã hội cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam... Trình tự, thủ tục soạn thảo từng loại văn bản pháp quy cũng cần xác định rõ từ khâu lập chương trình (nhưng không phải loại văn bản nào cũng được soạn thảo và ban hành theo chương trình vì như vậy sẽ rất máy móc và không thực tế) đến quy trình soạn thảo, thẩm định xem xét, ban hành văn bản pháp quy. Trong đó trình tự soạn thảo của từng loại văn bản khác nhau, thậm chí cùng một loại văn bản của cùng cơ quan ban hành nhưng với nội dung khác nhau cũng có trình tự soạn thảo khác nhau ví dụ: Dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về những vấn đề chưa có luật, pháp lệnh ban hành.

5.1.2. Mở rộng hơn nữa tính dân chủ trong hoạt động tham gia xây dựng và soạn thảo văn bản của Chính phủ và các bộ ngành; bảo đảm sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của các cơ quan được phân công soạn thảo và tham gia xây dựng văn bản, cơ quan thẩm địnhvà xem xét thông qua trước khi ban hành.

5.1.3. Thiết lập nguyên tắc phải soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh gửi kèm theo dự thảo luật, pháp lệnh khi trình Chính phủ nhằm bảo đảm tính thống nhất của văn bản hướng dẫn với quy định của luật, pháp lệnh và thời gian ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được rút ngắn ở mức tối đa. Ngoài ra, Chính phủ có thể cân nhắc những quy định nào có thể được đưa vào nội dung quy định của văn bản áp dụng của Chính phủ chứ không phải ở văn bản cấp thấp hơn để đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực cao trong quy định.

5.1.4. Nâng cao vai trò của Bộ Tư pháp và cơ quan địa phuơng trong công tác xây dựng, tham gia xây dựng và thẩm định tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp quy trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản ở Trung ương và địa phương.

5.1.5. Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành nhằm nâng cao hiệu qủa xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở cho hoạt động quản lý có hiệu quả.

5.1.6. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện nâng cao trình độ để họ có đầy đủ năng lực hoàn thiện nhiệm vụ chuyên môn.

5.2 Về công tác phổ biến giáo dục pháp luật

5.2.1. Hoàn thiện và ổn định cơ sở pháp lý của công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Có thể coi đây là điều kiện và giải pháp rất quan trọng của công tác giáo dục pháp luật hiện nay.Vấn đề có ý nghĩa đầu tiên là phải có văn bản quy định nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước (từ Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát ở Trung ương đến các cấp chính quyền, Toà án, Viện kiểm sát địa phương), các tổ chức nghề nghiệp, các đoàn thể xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. Các văn bản này phải là các văn bản chỉ đạo về giáo dục pháp luật như mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và nguyên tắc giáo dục phổ biến pháp luật như mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ, từng chuyên đề dưới dạng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn của cơ quan có thẩm quyền (Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp), hoặc của từng ngành, đoàn thể hay liên tịch giữa ngành, đoàn thể này với đoàn thể khác .

5.2.2. Tăng cường và đổi mới sự chỉ đạo của Chính phủ trong công tác thực hiện và phổ biến giáo dục pháp luật:

Trong từng thời kỳ, Chính phủ chỉ đạo thường xuyên, kịp thời bằng các chỉ thị, chương trình, kế hoạch hàng năm về phổ biến giáo dục pháp luật. Trong các văn bản này, Chính phủ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cũng như yêu cầu và tiến độ thực hiện, đồng thời đảm bảo các điều kiện để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả như kinh phí hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn

- Hàng tháng, quý, Chính phủ kiểm tra yêu cầu các thành viên của Chính phủ báo các về việc thực hiện các công việc được giao, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại giữa các ngành, đoàn thể hữu quan trong tổ chức, thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

- Báo cáo, đề xuất với Quốc hội các vấn đề về sự phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phổ biến giáo dục và thực hiện pháp luật. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phải có lãnh đạo phụ trách và chuyên viên trực tiếp làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng văn hoá thông tin, giáo dục và đào tạo, các cơ quan khối nội chính.

5.2.3. Tăng cường chỉ đạo của các ngành và chính quyền các cấp trong phổ biến giáo dục pháp luật:

a) Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải là chịu trách nhiệm người chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phổ biến giáo dục pháp luật để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ hành quý. Các kế hoạch, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã được chỉ đạo, thống nhất giữa các ngành ở trung ương phải được sự chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc ở ngành và địa phương; tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của ngành, liên ngành ở Trung ương với một số địa bàn, vùng trọng điểm (như miền núi và dân tộc ít người).

b) Bộ Tư pháp giao cho Vụ phổ biến giáo dục pháp luật và một số vụ chức năng thực hiện tốt chức năng tư vấn và giúp đõ về pháp luật cho các bộ và nhân dân theo từng nhóm đối tượng vùng miền với hình htức có thu phí đối với doanh nghiệp và miễn phí cho người ngèo, gia đình chính sách, người mù chữ.

5.2.4. ổn định tổ chức, cán bộ và có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các bộ nghiên cứu chỉ đạo giáo dục pháp luật ở các Bộ ngành các tổ chức xã hội và đoàn thể:

Sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức làm công tác chỉ đạo, thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật ở từng cấp, từng ngành (ví dụ: ở các Bộ, ngành Trung ương có các bộ hoặc tổ chuyên trách làm giáo dục pháp luật ở các vụ pháp chế thuộc Bộ, ngành đó; ở các Sở Tư pháp có phòng phổ biến giáo dục pháp luật) theo hướng bảo đảm các yêu cầu hiểu biết về chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ báo chí, giáo dục khả năng nghiên cứu tham mưu và kỹ năng tổ chức phối hợp công việc.

Thành lập riêng Phòng phổ biến giáo dục pháp luật ở các Sở Tư pháp theo mô hình:

a) ở các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố lớn: Phòng phổ biến giáo dục pháp luật với biên chế từ 4-6 cán bộ

b) Các Sở Tư khác: Phòng phổ biến giáo dục pháp luật với biên chế từ 3-4 cán bộ

5.2.5. Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

 

Giáo dục pháp luật cũng như công tác giáo dục khác là hoạt đông có tính đặc thù, vì lợi ích lâu dài và là một quá trình liên tục. Hiệu quả của giáo dục pháp luật không thể nào cân đo đong đếm trực tiếp khi kết thúc việc giáo dục pháp luật.

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nguồn kinh phí cho các hoạt động này chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước do Quốc hội xem xét, quyết định (ở quy mô toàn quốc) và Hội đồng nhân dân (ở địa phương, cơ sở). Ngoài ra có thể huy động một phần từ các ngành kinh tế, từ các chương trình hợp tác với các nước; các tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp.

Đảm bảo các phương tiện tối thiểu cho các cơ quan và cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp như:

- Tủ sách thông tin, tư liệu pháp luật (văn bản luật và dưới luật, tạp chí, báo chuyên ngành của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo Nhân dân, báo địa phương)

- Máy ảnh, ghi âm, camera

- Máy photocopy, máy chữ.

Kinh phí dành cho phổ biến giáo dục pháp luật phải là kinh phí riêng biệt, tương xứng với kinh phí xây dựng pháp luật. Sau khi Quốc hội duyệt ngân sách, Bộ Tài chính cấp khoản ngân sách này cho Bộ Tư pháp, trên cơ sở yêu cầu và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương, ngành, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phân bổ cho các Bộ, ngành và địa phương.

5.3 Công tác quản lý toà án địa phương về mặt tổ chức

Trong số những vấn đề chung:

Thứ nhất, xuất phát từ tình hình hoạt động và tổ chức của các Toà án địa phương và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam, trước mắt cũng như lâu dài nhiệm vụ đào tạo, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị phương tiện kỹ thuật cho công tác xét xử phải được xem là nhiệm vụ quan trọng của ngành Tư pháp và Nhà nước. Rõ ràng đây không phải là vấn đề chỉ liên quan đến ngành Tư pháp, mà đòi hỏi cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước về cả mặt quan điểm, nhận thức cũng như quá trình thực hiện. Vấn đề này cần được quán triệt đầy đủ thì việc cải tiến công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức là một hình thức quản lý hành chính nhà nước. Do đó, việc cải tiến công tác này phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý Toà án.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình tổ chức và hoạt động của công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức, việc cải tiến công tác này cần được xem xét, nghiên cứu một cách tổng thể về cơ chế lẫn tổ chức bộ máy, cán bộ để có thể đề ra các biện pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách triệt để.

Về các vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức hành chính là chủ thể của quản lý hành chính. Tất cả mọi hoạt động hành chính đều được tiến hành dựa vào bộ máy, tổ chức hành chính trên cơ sở một thể chế hành chính rõ ràng, khoa học, trong đó có các vấn đề cơ chế, sự phân định quyền hạn và trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính. Xét về khía cạnh này, việc pháp luật quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải phối hợp trong đó có nhiều vấn đề phải thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong quản lý toà án địa phương về mặt tổ chức là chưa hợp lý. Bởi lẽ, một mặt quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong lĩnh vực công tác này bị hạn chế, ràng buộc bởi ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, do đó rất khó phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong công tác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mặt khác, Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử, không phải là chủ thể hành chính Nhà nước, nhưng theo quy định của Pháp luật và trên thực tế lại hoạt động giống như một đồng chủ thể quản lý đối với các Toà án địa phương là vừa trái với nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, vừa ảnh hưởng tới nguyên tắc hiến định "độc lập xét xử" trong tổ chức và hoạt động của các Toà án. Do đó, việc phối hợp trong công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức cần được xem xét lại nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý và hiệu quả, chất lượng công tác xét xử theo hướng không nên quy định quy chế "phối hợp" thành quy phạm pháp luật bắt buộc phải tuân theo, mà chỉ nên xem nó như là một lề lối, cách thức làm việc rất bình thường của các cơ quan Tư pháp. Và như vậy cần xem xét quy định tại điều 16 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 cho phù hợp với khoa học và thực tiễn.

 

Thứ hai, người chuyển tải và thực hiện thể chế hành chính là bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức hành chính. Bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức thừa hành nhiệm vụ có đủ về số lượng, trình độ và uy tín, thì mới nâng cao được hiệu quả công tác, phân cấp định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng đơn vị và cán bộ trong bộ máy quản lý sao cho có khoa học, hợp lý, báo đảm được yêu cầu và nắm được tình hình một cách chính xác để có sự chỉ đạo, điều hành trong việc giải quyết từng nội dung, nhiệm vụ quản lý cụ thể là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. áp dụng các quy tắc này, đối chiếu với tình hình thực tế tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý Toà án địa phương, thì cần cải tiến cơ chế quản lý theo một trong những hướng sau:

1. Nghiên cứu tổ chức Toà án theo thẩm quyền là: Toà Sơ thẩm, Toà phúc thẩm, Toà Giám đốc thẩm hay gọi là: Toà Sơ thẩm, đệ nhị cấp (phúc thẩm), Toà Thượng thẩm Tòa án Tối cao, các Toà án cấp tỉnh, huyện hiện nay sẽ tổ chức Toà khu vực có thể một số tỉnh, huyện thành một Toà. Đây là phương án sẽ tập trung hoàn thiện lực lượng cán bộ, tinh giản biên chế, cơ sở vật chất. Về giải pháp thực hiện: đưa số Thẩm phán, cán bộ của 3 Toà phúc thẩm Toá án nhân dân Tối cao để tập trung, bổ sung cho Toà án cấp tỉnh; lấy số Thẩm phán, cán bộ cấp tỉnh bổ sung cho Toà án cấp huyện và thu hẹp hàng trăm trụ sở, giảm bớt về chi phí.

Về cơ sở vật chất, kiểm sát có thể vẫn tổ chức theo địa giới hành chính, án xảy ra tại khu vực nào thì chuyển về Toà án khu vực ấy xét xử. Để giảm bớt sự đi lại có phần không thuận tiện cho nhân dân, cần tăng cường phương tiện xuống xét xử tại địa phương.

Về tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức theo hệ thống dọc từ địa phương lên Trung ương và án xảy ra ở địa phương nào khi xét xử Toà án sẽ trao đổi với cấp uỷ nơi đó để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

2. Việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức cần được quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý, cơ quan phối hợp, không nên để như hiện nay, lẫn lộn giữa cơ quan quản lý với cơ quan phối hợp, không hiểu cơ quan nào là chủ thể quản lý? Bởi lẽ cơ quan quản lý đòi hỏi, chờ đợi ý kiến của cơ quan phối hợp trả lời thì cơ quan quản lý mới được ra văn bản. Như vậy, vấn đề này không phù hợp với thực tiễn cũng như tính khoa học của việc quản lý Nhà nước nói chung và lĩnh vực quản lý Toà án địa phương nói riêng, mà điểm xuất phát là quy định ở cuối Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân: "Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân Tối cao". Việc phối hợp ở đây chỉ là biện pháp quản lý, có như vậy mới đúng với tính chất quản lý.

Để tránh sự chồng chéo trong quản lý, dẫn đến kém hiệu quả, chúng tôi đề nghị bỏ ý cuối của Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân đã nêu ở trên.

3. Tổ chức bộ máy quản lý Toà án địa phương vẫn giữ nguyên như hiện nay, nhưng cần phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Sở Tư pháp trong lĩnh vực này, đồng thời phải tăng cường thêm công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng về đội ngũ cán bộ viên chức thừa hành. Tại các Sở Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức từ 05 đến 10 người.

Cuối cùng, muốn công tác quản lý Toà án địa phương về tổ chức đạt hiệu quả công tác cao, cần phải áp dụng các phương pháp, phương tiện làm việc khoa học, tiên tiến. Vì vậy, cần có sự đầu tư thoả đáng về kinh phí, phương tiện và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công tác này mới đảm bảo được yêu cầu, mục tiêu quản lý.

5.4 Về công tác quản lý thi hành án dân sự

Những giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự có thể chia làm hai loại: Loại thứ nhất gồm các biện pháp có tính thời sự, có thể xử lý trên cơ sở Pháp lệnh hiện hành nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đang được triển khai hiện nay. Loại thứ hai bao gồm những đề xuất có tính lâu dài, thay đổi căn bản cơ chế quản lý hiện hành có liên quan đến sự thay đổi các quy định của Pháp lệnh.

5.4.1. Những giải pháp trước mắt thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp

a) Làm rõ mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Phòng thi hành án- những lĩnh vực nào Phòng thi hành án phải báo cáo Sở Tư pháp, Đội thi hành án phải báo cáo Phòng Tư pháp, lĩnh vực nào được độc lập quyết định. Cần thống nhất rằng, cơ quan Tư pháp quản lý về mặt tổ chức cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương, khi quyết định các vấn đề này cần có sự trao đổi thống nhất với Phòng thi hành án. Về mặt nghiệp vụ, Phòng thi hành án chịu sự quản lý của Cục quản lý thi hành án dân sự, Đội thi hành án chịu sự quản lý của Phòng thi hành án. Như vậy sẽ tránh được sự can thiệp vào hoạt động chuyên môn của cơ quan thi hành án và đảm bảo được sự chặt chẽ, khoa học trong quản lý.

b) Làm rõ thẩm quyền và lĩnh vực kiểm tra của các cơ quan quản lý ở địa phương, đặc biệt là đối với Đội thi hành án. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Cục quản lý thi hành án dân sự quản lý thống nhất nghiệp vụ của Đội thi hành án. Do đó nhất thiết trong thành phần kiểm tra nghiệp vụ thi hành án cần có cơ quan quản lý về mặt nghiệp vụ mới đảm bảo được tính đúng đắn của các kết luận điều tra.

c) Cần có quy chế phối hợp giữa Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ Kế hoạch Tài chính trong việc phân bổ kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Sự phối hợp đó nên theo hướng: dựa vào các căn cứ như nhu cầu và biên chế về từng loại cán bộ, Cục quản lý thi hành án dân sự chủ động có ý kiến với Vụ Kế hoạch- Tài chính về việc phân bổ kinh phí hoặc trước khi Vụ Kế hoạch- Tài chính quyết định phân bổ kinh phí cần có ý kiến của Cục quản lý thi hành án dân sự để đảm bảo cho việc phân bổ kinh phí phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.

d) Cần sớm hoàn thành thủ tục bổ nhiệm số Chấp hành viên cần thiết theo nhu cầu của công việc nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định. Để bổ sung đội ngũ Chấp hành viên, có thể bổ nhiệm được một số lớn từ nguồn cán bộ hiện có của các cơ quan thi hành án. Số còn lại sẽ được tiếp tục bổ sung từ nguồn tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn từ các cơ quan khác và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ hiện có.

e) Kiện toàn tổ chức của Cục quản lý thi hành án dân sự. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục, cần sớm có quy chế làm việc của Cục và thành lập các phòng chuyên môn như Phòng chỉ đạo nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng quản lý (Phòng tổ chức) và Phòng tổng hợp. Bổ nhiệm các chức danh cần thiết như Trưởng phòng, Phó phòng. Có biện pháp bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. Sớm tuyển dụng số cán bộ theo biên chế được duyệt cho Cục quản lý thi hành án dân sự để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

Sớm bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên Cục quản lý thi hành án dân sự. Căn cứ Luật Phá sản doanh nghiệp, Cục quản lý thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Mặt khác, theo điều 44 Pháp lệnh Thi hành dự án dân sự về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thì quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự đã có hiệu lực phải được tổ chức thi hành . Hiện nay, chưa ai có thể ra quyết định huỷ các quyết định trái với pháp luật của Trưởng phòng Thi hành án hoặc rút bản án ở cấp tỉnh lên để tổ chức thi hành án tại Cục bởi vì chưa có chức danh chấp hành viên của Cục quản lý thi hành án.

h) Sớm bổ sung chế độ trang phục cho cán bộ thi hành án như cán bộ của các ngành khác như Hải quan, Kiểm sát, Toà án, Thuế.

i) Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động quản lý, hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án (ví dụ các quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản liên quan đến thi hành án...)

 

5.4.2. Các biện pháp đổi mới có định hướng lâu dài.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý công tác thi hành án dân sự phải phù hợp với định hướng đổi mới bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan Tư pháp nói riêng. Những kiến nghị đề xuất đổi mới xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định của Pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý trong nhiều năm qua. Mục đích của việc đổi mới là xây dựng được một cơ chế thi hành án khoa học, hiệu quả phục vụ cho việc nâng cao chất lượng công tác thi hành án, thể hiện được uy quyền của Nhà nước, đảm bảo vững chắc kỷ cương và trật tự xã hội, đảm bảo dân chủ và quyền lợi của công dân.

Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra là: Đổi mới hoạt động của các cơ quan thi hành án theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất vào Bộ Tư pháp. Theo định hướng đó, rõ ràng chúng ta phải tính đến việc xây dựng một mô hình thống nhất về việc thi hành án. Hiện tại công tác thi hành án phạt tù do Bộ Nội vụ quản lý, công tác thi hành án trong quân đội đang do Bộ Quốc phòng thực hiện. Công tác thi hành án dân dự do Bộ Tư pháp quản lý. Còn mảng quản chế, án treo, cải tạo không giam giữ do Uỷ ban nhân dân theo dõi nhưng chưa có cơ quan thực hiện quản lý công việc đó. Để thực hiện phương hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra, đề án chuyển giao công tác thi hành án phạt tù từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp quản lý đang được tiến hành nghiên cứu. Hệ thống cơ quan Thi hành án và cơ chế quản lý thi hành án theo mô hình mới sẽ thay đổi.

Mô hình đề xuất của nhóm nghiên cứu có thể là:

a) ở Trung ương có Tổng Cục Thi hành án trực thuộc Bộ Tư pháp, được Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác thi hành án trong toàn quốc bao gồm: Thi hành án phạt tù, dân sự, kinh tế. Trong Tổng cục có các Cục thực hiện các chức năng quản lý thống nhất về con người, trụ sở, kinh phí, chế độ, chính sách và nghiệp vụ, giải quyết các khiếu nại, tố cáo. ở Tổng cục có chức danh Chấp hành viên do đó Chấp hành viên có thể bổ nhiệm ở ba cấp: Chấp hành viên cấp cơ sở (ở cấp huyện); Chấp hành viên Trung ương (ở cấp tỉnh); Chấp hành viên cao cấp (ở Tổng cục).

b) ở cấp tỉnh có Cục thi hành án (gọi là cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố) chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp tổ chức về nghiệp vụ của Tổng cục Thi hành án, trực thuộc Tổng cục Thi hành án. Là cơ quan trực tiếp tổ chức Thi hành án các bản án theo thẩm quyền, vừa trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ các cơ quan thi hành án cấp dưới, là cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan thi hành án cấp dưới. Cục Thi hành án có thể có các phòng, ban trực thuộc phụ trách từng mảng công tác vụ thể.

c) ở cấp huyện có Cục chi nhánh thi hành án (hoặc gọi là cơ quan thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh...), là cơ quan thi hành án cấp dưới, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Cục thi hành án (cấp tỉnh), trực tiếp thi hành các bản án theo thẩm quyền.

ở mỗi cơ quan thi hành án đều phải có lực lượng cảnh sát tư pháp chịu trách nhiệm dẫn giải phạm nhân, bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

5.5 Về quản lý hoạt động công chứng

Với đặc thù của hoạt động công chứng, là hoạt động hành chính-tư pháp chuyên sâu, đảm bảo quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước nên cần có sự hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư pháp.

Lãnh đạo công tác công chứng là nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý công tác này. Hoạt động công chứng không phải là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn thuần tuý nên cũng cần có sự chỉ đạo và quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó cần phải phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan để tránh sự đùn đẩy, chồng chéo hoặc bỏ trống, đảm bảo quản lý các cơ quan công chứng và quản lý công chứng viên một cách chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan như sau:

a) Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác công chứng trong phạm vi cả nước.

b) Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện các những nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước sau:

1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công chứng.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, hoạt động nghiệp vụ công chứng.

3. Bổ nhiệm Công chứng viên theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và cấp thẻ Công chứng viên.

4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Công chứng cho Công chứng viên.

5. Ban hành các mẫu văn bản Công chứng và các mẫu sổ Công chứng Quy định việc in và phát hành các mẫu đó.

6. Kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Công chứng.

7. Hợp tác Quốc tế về Công chứng.

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng ở địa phương, có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Ra quyết định thành lập Phòng công chứng Nhà nước Sở Tư pháp; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Phòng công chứng Nhà nước ở những thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh lớn có nhiều yêu cầu công chứng thì có thể thành lập một số phòng công chứng Nhà nước thuộc Sở Tư pháp.

2. Định biên chế cho các Phòng công chứng Nhà nước trong phạm vi địa phương mình, dảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động công chứng Nhà nước.

d ) Giám đốc Sở Tư pháp có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thành lập Phòng công chứng Nhà nước thuộc Sở Tư pháp, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng Phòng công chứng Nhà nước;

2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm phó trưởng Phòng công chứng Nhà nước;

3. Quản lý, kiểm tra tổ chức và hoạt động của Phòng công chứng Nhà nước;

4. Đảm bảo chế độ, chính sách đối với công chứng viên và các nhân viên khác của Phòng công chứng Nhà nước;

5. Giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ của công chứng viên;

6. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo coá về công tác công chứng với Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

đ) Trưởng Phòng công chứng Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

 

Lập và chỉ đạo các kế hoạch công tác của Phòng;

Điều hành công việc hàng ngày của Phòng;

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phòng với Giám đốc Sở Tư pháp.

Về lâu dài cần nghiên cứu mô hình quản lý công chứng theo ngành dọc cho phù hợp với đặc thù của công chứng và thông lệ quốc tế.

5.6 Về quản lý Nhà nước đối với công tác giám định tư pháp

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về giám định tư pháp, Bộ Tư pháp làm những việc sau:

- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về giám định tư pháp;

- Quản lý đội ngũ giám định viên tư pháp;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và các quy định của pháp luật tố tụng cho giám định viên tư pháp;

- Tổng kết hoạt động giám định tư pháp.

5.7 Về quản lý Nhà nước đối với luật sư

- Thống nhất hoạt động luật sư và các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay thành một loại hình hoạt động, đó là hoạt động luật sư, với một đầu mối quản lý là Bộ Tư pháp. Do đó, phải xây dựng một văn bản pháp luật điều chỉnh thống nhất các loại hình hoạt động này.

- Phạm vi nội dung hoạt động luật sư bao gồm cả lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật. Do đó, chỉ quy định một chức danh luật sư. Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục công nhận luật sư thống nhất và phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ luật sư, công nhận và cấp thẻ luật sư.

- Hình thành các hình thức tổ chức luật sư công phù hợp, có nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, tư vấn pháp luật cho Chính phủ, cho các doanh nghiệp nhà nước.

- Hình thành tổ chức hội nghề nghiệp của các luật sư với chức năng tập hợp, hướng dẫn, giám sát và đại diện cho quyền lợi của các luật sư, duy trì đạo đức nghề nghiệp của các luật sư.

- Công tác quản lý luật sư ở địa phương tập trung vào Sở Tư pháp: tăng cường nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Tư pháp trong công tác quản lý tổ chức, hoạt động luật sư, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp đối với Sở Tư pháp trong lĩnh vực này.

Đối với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của ngành tư pháp trong công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, cần phải có những đổi mới như sau:

a) Đối với quản lý hành nghề luật sư trong nước

Có sự phân công và phân cấp chức năng, nhiệm vụ cụ thể giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và cơ quan được uỷ nhiệm ở địa phương. Cụ thể là Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hành nghề luật sư, có quyền hạn sau đây:

- Soạn thảo và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

- Ban hành các văn bản quy định về những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

- Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận hành nghề luật sư;

- Công nhận và cấp thẻ luật sư, thu hồi thẻ luật sư;

- Cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng luật sư (có thể bỏ khâu cấp phép mà chỉ đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp);

- Tiến hành các biện pháp hỗ trợ hoạt động của luật sư;

- Kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động luật sư;

- Nghiên cứu, tổng kết các tổ chức và hoạt động luật sư;

- Xử lý các vi phạm theo luật định;

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Thực hiện đăng ký hành nghề đối với các tổ chức hành nghề của luật sư;

- Làm thủ tục cấp Giấy phép đặt chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương mình;

- Thực hiện các hoạt động quản lý đối với tổ chức và hoạt động luật sư theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đối với tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Bộ Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoài làm các thủ tục xin phép đặt chi nhánh tại Việt Nam;

- Cấp Giấy phép đặt chi nhánh tổ chức nước ngoài, gia hạn hoạt động của chi nhánh;

- Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài;

- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Đăng ký hành nghề của các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài; đăng ký gia hạn hoạt động của chi nhánh;

- Chấp thuận việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài và thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Đối với quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương, hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn;

2. Các tổ chức trợ giúp pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp (ở Trung ương), thục Sở Tư pháp (ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nghĩa là chịu sự quản lý trực tiếp, thống nhất của ngành tư pháp.

Sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan ngành tư pháp quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật nhất thiết phải rạch ròi, cụ thể. Vấn đề cần và đủ phải làm là xây dựng mối quan hệ qua lại, sự phối hợp giữa cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương như thế nào? Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa ngành tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quan hệ giữa cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương (Sở Tư pháp) là quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo tập trung thống nhất trên cơ sở Bộ Tư pháp quản lý thống nhất về luật sư, tư vấn pháp luật. ở địa phương mình, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật (đối với những nhiệm vụ, quyền hạn được giao). Bộ Tư pháp có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, thường xuyên đối với Sở Tư pháp trong việc thiết lập, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Bộ Tư pháp, bộ phận quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quan hệ giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động quản lý luật sư, tư vấn pháp luật dựa trên cơ cở cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm (ở đây là Bộ Tư pháp) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về luật sư, tư vấn pháp luật cả nước, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền quản lý lãnh thổ đối với những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động của luật sư.

Như vậy mô hình quản lý luật sư là mô hình dọc, trong đó có các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Bộ Tư pháp (ở Trung ương) và Sở Tư pháp (ở địa phương); Bộ Tư pháp là cơ quan cấp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tổ chức luật sư trong cả nước. Sở Tư pháp, với tư cách là cơ quan tư pháp ở địa phương, thực hiện một số hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp.

Với tính chất và phương thức quản lý như vậy, cần tăng cường về số lượng và chất lượng về đơn vị chuyên môn giúp Bộ trưởng (của Bộ Tư pháp) và bộ phận chuyên môn giúp Giám đốc Sở (ở Sở Tư pháp) trong việc thực hiện chức năng quản lý tổ chức, hoạt động luật sư.

5.8 Về tổ chức và hoạt động của pháp chế ngành

5.8.1 Về mô hình tổ chức pháp chế ngành cần quy định theo hướng:

- ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập Vụ Pháp chế.

- ở các cơ quan thuộc Chính phủ thành lập Ban Pháp chế hoặc Phòng Pháp chế; đối với các Tổng cục do nhu cầu xây dựng pháp luật đã thành lập Vụ Pháp chế thì cân nhắc việc duy trì tổ chức này.

- ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cán bộ pháp chế chuyên trách tại các Sở quản lý chuyên ngành.

- ở các doanh nghiệp Nhà nước có cố vấn pháp luật.

5.8.2. Giao cho Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Pháp chế ngành; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Pháp chế ngành; phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn cán bộ Pháp chế ngành; đào tạo bồi dưỡng cán bộ Pháp chế ngành.

5.8.3. Tăng cường, kiện toàn Vụ pháp chế Văn phòng Chính phủ và các vụ xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp để có đủ biên chế, đủ cán bộ có trình độ thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức Pháp chế ngành.

 

5.8.4. Đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp chế ngành, vừa đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế thị trường, vừa đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật, đặc biệt về các kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn xử lý những vấn đề pháp luật mới phát sinh.

5.8.5. Xác định bước đi, thời hạn củng cố, kiện toàn từng loại hình tổ chức Pháp chế ngành.

 

5.8.6. Quy định các biện pháp bảo đảm điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động thích hợp cần thiết cho các tổ chức Pháp chế ngành.

 

5.9 Về quản lý trọng tài kinh tế phi chính phủ

 

5.9.1. Về xây dựng pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của trọng tài phi chính phủ, cần nhanh chóng ban hành Pháp lệnh trọng tài để giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo trong những văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài kinh tế hiện nay đồng thời tạo môi trường pháp lý bình đẳng và ổn định để bảo đảm cho sự phát triển của các hoạt động trọng tài. Pháp lệnh này cần được xây dựng theo các nguyên tắc chung về trọng tài trên thế giới có tính đến các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mà điểm đặc trưng cơ bản nhất của nó là tính quá độ và tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

5.9.2 Cần xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Xác định nội dung quản lý trọng tài là vấn đề rất khó khăn, bởi vì về nguyên tắc, trọng tài viên là những người hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và trên cơ sở thoả thuận của các bên tranh chấp. Vì vậy, quản lý Nhà nước không có nghĩa là Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động trọng tài mà phải nhằm mục đích tạo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động trọng tài, bảo đảm cho trọng tài thực sự là tổ chức phi chính phủ nhưng không hoạt động "vô chính phủ".

 

Theo chúng tôi nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài hiện nay tập trung vào các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành một khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho hoạt động trọng tài, hướng dẫn hoạt động trọng tài đi theo hướng lành mạnh và có hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ hai, các trọng tài viên phải là những người có kiến thức pháp luật và kinh tế hoặc chuyên ngành kỹ thuật, có phẩm chất đạo đức tốt, vì vậy Nhà nước phải tổ chức tuyển chọn các trọng tài viên chặt chẽ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới tuy không có việc thi tuyển trọng tài viên nhưng thường đưa ra một số tiêu chuẩn để hạn chế một số người không đủ tiêu chuẩn đó sẽ không làm trọng tài viên. Mặt khác bản thân các Trung tâm trọng tài cũng thường đưa ra các tiêu chuẩn riêng cho các trọng tài viên của Trung tâm. Các tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn kiến thức, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn về đạo đức, nghề nghiệp.

 

Việt Nam hiện nay đang thực hiện hai cơ chế tuyển chọn trọng tài viên khác nhau (trọng tài viên cho các Trung tâm trọng tài trong nước và trọng tài viên cho Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế). Theo chúng tôi, cần có cơ chế thống nhất trong việc tuyển chọn và trong điều kiện hiện nay nên do một cơ quan Nhà nước thực hiện. Trong tuyển chọn có thể đặt ra nhiều mức độ khác nhau như công nhận đương nhiên, thi tuyển.v.v.

Vấn đề quan trọng nhất trong công việc tuyển chọn dù theo hình thức nào là phải đưa ra được các điều kiện có thể lựa chọn được các trọng tài viên tốt nhất.

Thứ ba, việc cấp và thu hồi các giấy phép thành lập các Trung tâm. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa thể bỏ cơ chế cấp giấy phép mà chỉ tổ chức đăng ký như nhiều nước đang làm. Trọng tài là một trong các loại hình tổ chức mang tính chất nghề nghiệp lại liên quan đến bảo vệ quyền lợi của công dân. Vì vây, phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khi thành lập.Việc cho ra đời các Trung tâm trọng tài phải dựa trên tính chất phát triển kinh tế của từng vùng. Nếu không quản lý chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng hầu hết các địa phương sẽ có các Trung tâm trọng tài và sẽ có nhiều Trung tâm trọng tài sẽ không thể hoạt động được vì thật sự rất ít "khách hàng". Nếu đã thành lập thì ít nhiều sẽ phải có các chi phí để nuôi Trung tâm và nếu không có khách hàng thì buộc họ phải xoay sở để có được các chi phí để tồn tại. Đó là thời gian mà Trung tâm dễ có các hoạt động vi phạm pháp luật nhất.

5.9.3. Về tổ chức quản lý

 

Chúng tôi cho rằng việc giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý Nhà nước các Trung tâm trọng tài là hoàn toàn thích hợp. Thẩm quyền này của Bộ Tư pháp cần mở rộng đối với tất cả các Trung tâm vì quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải tập trung thống nhất. Vì vậy, Trung tâm trọng tài quốc tế và các trọng tài viên nước ngoài nếu hoạt động tại Việt Nam đều phải chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Trung tâm trọng tài. Uỷ ban nhân dân sẽ thực hiện chức năng quản lý tại địa phương mình với sự giúp việc của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp cần có bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc trong nhiệm vụ này.

Về nội dung quản lý Nhà nước, về cơ bản chúng tôi thấy cần giữ nguyên như trong Nghị định 116-CP, nhưng cần quy định từng nhiệm vụ một cách rõ hơn.

5.9.4. Về vấn đề hỗ trợ của Nhà nước

Tham khảo kinh nghiệm cho thấy các nước phương tây không đặt vấn đề có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động trọng tài. Nhưng ở các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN đều có sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ tập trung vào một vài Trung tâm và hình thức hỗ trợ chủ yếu là tài chính.

Chúng tôi cho rằng hỗ trợ hoạt động trọng tài cũng là một biện pháp để quản lý các hoạt động trọng tài phát triển.

5.10 Về đổi mới đào tạo pháp lý

Bên thềm của thế kỷ, cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới, việc phải tăng cường mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ tư pháp trong một thời gian tương đối ngắn và đang trở thành một nhu cầu hết sức bức thiết, không thể chậm trễ, càng không thể ngồi chờ. Để làm được việc đó thiết nghĩ cần thực hiện ngay một số phương hướng và giải pháp sau:

- Cần tạo ra một sự nhận thức thống nhất về mô hình tổ chức của hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, xác định rõ cơ cấu đội ngũ cán bộ tư pháp, các mối quan hệ và cơ chế quản lý để từ đó có sự phối hợp chỉ đạo và thực hiện các biện pháp nhằm nhanh chóng xây dựng khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có những khó khăn nhất định.

- Nhanh chóng xây dựng đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật xác định rõ hệ thống các chức danh tư pháp và các tiêu chuẩn cụ thể của mỗi chức danh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chọn lựa, đào tạo và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp. Chúng tôi cho rằng trong hệ thống chức danh tư pháp cần tách đôi một số chức danh "kép" như kiểm sát viên thành công tố viên và dự thẩm viên (điều tra viên); lập thêm một số chức danh mới như thừa phát lại, cảnh sát tư pháp; thực hiện song hành hai loại cán bộ trong một số chức danh-công chức tư pháp và chuyên gia tư pháp...

- Trước mắt cần thực hiện ngay việc rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ tư pháp hiện có và tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu hiện tại trong một số năm tới về cán bộ tư pháp theo từng chức danh để từ đó lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ. Để làm việc này cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp với nhau; giữa các cơ quan ở Trung ương với các cơ quan ở địa phương; giữa các cơ quan thực hiện với các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

- Tổ chức tổng kết quá trình đào tạo luật học nói chung và đào tạo cán bộ tư pháp nói riêng trong những năm qua để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Cần thực hiện đối mới mạnh mẽ công tác đào tạo cán bộ pháp lý nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng, trong đó việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh tư pháp.

Theo chúng tôi mô hình tổng thể về đào tạo cán bộ tư pháp là một quá trình đào tạo liên tục bao gồm các giai đoạn: đào tạo cơ sở (nền tảng) - đào tạo nghề nghiệp - đào tạo lại (bồi dưỡng). Cần thay đổi quan điểm cho rằng người cán bộ tư pháp chỉ cần có bằng cử nhân luật là đủ. Việc đào tạo theo chương trình Đại học luật có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy gọi là đào tạo "nền". Trong quá trình đào tạo này sinh viên được trang bị kiến thức lý luận cơ bản và những kiến thức chuyên sâu về hệ thống pháp luật thực định; rèn luyện phương thức tư duy khoa học và tiếp cận một mức độ nhất định với thực tiễn pháp lý. Tuy nhiên chỉ có hình thức đào tạo đó thì chưa đủ. Để nhanh chóng có nhiều cán bộ tư pháp giỏi thì dứt khoát phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh tư pháp.

Việc đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh tư pháp có những điểm khác cơ bản so với đào tạo nền: thứ nhất, đối tượng đào tạo là những người đã có bằng cử nhân luật, nghĩa là đã qua giai đoạn đào tạo nền, có phẩm chất tốt và có những tư chất phù hợp để trở thành người cán bộ tư pháp tương lai. Thứ hai, việc đào tạo nghề nghiệp tư pháp được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp tập giải quyết các tình huống cụ thể và rèn luyện kỹ năng thực hành. Thứ ba, nội dung chủ yếu của chương trình đào tạo nghề nghiệp tư pháp là những kiến thức về môi trường tư pháp, môi trường xã hội, pháp luật về tố tụng và kỹ năng nghề nghiệp, không đặt trọng tâm về trang bị những kiến thức lý luận và hệ thống pháp luật thực định nữa. Thứ tư, quá trình đào tạo nghề luôn luôn gắn với quá trình quản lý và sử dụng cán bộ. Người học viên học các lớp này đã được chọn lựa kỹ và nằm trong quy hoạch đội ngũ cán bộ tư pháp. Trong thời gian học tại trường họ có tư cách như người công chức tập sự. Sau khi ra trường họ trở thành những công chức thực thụ có tay nghề được đào tạo chính quy, có thể nhanh chóng thực thi nhiệm vụ được giao có hiệu quả.

Loại hình đào tạo nghề nghiệp tư pháp có nhiều ưu điểm như đã nói. Tuy nhiên, để thực hiện chương trình đào tạo này cần hội tụ nhiều điều kiện. Trước mắt do nhiều tổ chức, cơ quan chưa có điều kiện thực hiện chương trình này, Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo việc đào tạo những khoá ban đầu cho các chức danh tư pháp thuộc Bộ quản lý và sẽ bàn phối hợp và hỗ trợ cho các cơ quan khác trong lĩnh vực này nếu các cơ quan đó có nhu cầu. Trong tương lai, khi các tổ chức và cơ quan tư pháp khác như hiệp hội luật sư toàn quốc ra đời và có đủ điều kiện để thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuộc tổ chức và cơ quan mình thì Bộ chỉ tập trung thực hiện đào tạo một số chức danh.

Cùng với việc đào tạo nền, đào tạo nghề cũng cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ tư pháp. Đây thực chất là loại hình đào tạo bổ sung cập nhật những kiến thức mới và phổ biến những kinh nghiệm mới, tiến tiến được rút ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan và cán bộ tư pháp. Có hai loại hình bồi dưỡng thường xuyên là bắt buộc và tự chọn. Đối với loại hình bồi dưỡng tự chọn, cơ chế thực hiện có sự mềm dẻo hơn. Hàng năm hệ chuyên đề về các vấn đề mới, hấp dẫn và cần thiết được biên soạn và thông báo rộng rãi để đội ngũ cán bộ tự đăng ký chuyên đề cần nghe và chủ động sắp xếp thời gian và điều kiện để đi dự lớp.

Với cách thức đào tạo như trên, người cán bộ tư pháp có điều kiện để thường xuyên học hỏi, cập nhật, bổ sung, đổi mới và hoàn thiện kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, khắc phục những yếu kém và nhược điểm, nhất là có thể tránh được sự bảo thủ, trì trệ và kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc và xơ cứng trong hoạt động nghề nghiệp.

Đồng thời bên cạnh việc đào tạo có hệ thống ở trình độ cao, vẫn cần duy trì một tỷ lệ thích hợp việc đào tạo hệ trung cấp pháp lý và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cấp thấp một cách hợp lý. Không nhất thiết các cán bộ tư pháp cấp thấp phải có kiến thức đại học Luật và chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp một cách chính quy.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giáo viên. Đây là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo cán bộ tư pháp. Với mô hình đào tạo trên, đội ngũ giáo viên cũng có nhiều loại, bao gồm: các giáo viên chuyên nghiệp, các giáo viên kiêm chức và các giáo viên hướng dẫn thực hành.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác xây dựng giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo và hoạt động thực tiễn của cán bộ Bộ Tư pháp, bao gồm: các giáo trình giảng dạy hệ Đại học, cao học và NCS, các giáo trình tài liệu đào tạo nghề theo các chức danh tư pháp, hệ sách và tài liệu tham khảo hệ tài liệu bồi dưỡng theo chuyên đề định kỳ, các tập hệ thống hoá các văn bản pháp luật phục vụ các chức danh.

- Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo. Bên cạnh hệ thống các cơ sở đào tạo Đại học Luật hiện có cần đề nghị với Chính phủ cho chính thức hoá loại hình đào tạo nghề và nhanh chóng xúc tiến việc thành lập một số cơ sở đào tạo nghề tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực khác.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ tư pháp.

 

III. Phương hướng hoạt động và mô hình tổ chức của ngành tư pháp sau năm 2005

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thười kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội Đảng VII đã nêu một định hướng xuyên suốt về xây dựng Nhà nước là "Cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan pháp luật để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương" trong nền kinh tế thị trường phát triển với sự giao lưu kinh tế thông suốt cả nước và thị trường thế giới. Theo định hướng đó và trên cơ sở kết quả cải cách tư pháp của giai đoạn 1996-2000, ngành tư pháp Việt Nam sẽ bước vào thế kỷ 21 với mục tiêu xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, hiện đại, dân chủ, có bộ máy tổ chức đồng bộ, thống nhất, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý Nhà nước thống nhất các lĩnh vực tư pháp.

 

1. Vài nét định hướng đổi mới một số tổ chức và hoạt động tư pháp

- Nghiên cứu việc chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn hoạt động lập pháp, lập quy để nâng cao chất lượng từng văn bản pháp luật đồng thời đảm bảo tính thống nhất, khoa học của cả hệ thống pháp luật. Phương pháp sử dụng các chuyên gia về pháp luật và kỹ thuật văn bản của Bộ Tư pháp trong việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh sẽ được tăng cường cùng với việc hoạch định các chính sách pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội ổn định, rõ ràng từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

- Nghiên cứu việc hình thành các toà án sơ thẩm khu vực và các toà án phúc thẩm không phụ thuộc vào địa giới hành chính để tiến tới sắp xếp lại hệ thống các toà án thực sự theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Các cơ quan quản lý toà án lúc đó cũng sẽ phải thay đổi tương ứng về tổ chức.

- Nghiên cứu từng bước thực hiện xã hội hoá việc quản lý các tổ chức và hoạt động nghề nghiệp tự do trong lĩnh vực pháp luật (luật sư, công chứng, trọng tài) đồng thời với việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở những khâu then chốt theo tinh thần Đại hội Đảng VII nhằm phát huy khả năng của mọi công dân, tổ chức để đáp ứng các yêu cầu ngày càng lớn của nhân dân về các loại hình dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với từng bước phát triển của xã hội Việt Nam và xu hướng chung của thế giới. Nghiên cứu hình thành một số chức danh nghề nghiệp tư pháp khác như thừa phát lại, hỗ giá viên...

 

2. Mô hình tổ chức hệ thống ngành tư pháp sau năm 2005

2.1 Đề xuất mô hình

Xuất phát từ vị trí của Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý thống nhất về công tác tư pháp trong phạm vi cả nước, nên cùng với cải cách tư pháp theo hướng tập trung các lĩnh vực quản lý hành chính-tư pháp về Bộ Tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) thì mô hình tổ chức hệ thống ngành tư pháp cũng phải được tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nghĩa là Bộ Tư pháp không chỉ có các cơ quan trực thuộc ở cơ quan Bộ như các Cục, Vụ, Viện... mà còn có các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đặt tại địa phương hoặc theo khu vực từng lãnh thổ để giúp Bộ quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ở điạ phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.

Các cơ quan tư pháp địa phương theo mô hình trên đây do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý và quản lý toàn diện từ cơ cấu tổ chức, biên chế, cán bộ, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đến việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động. Các cơ quan tư pháp địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp về toàn bộ nhiệm vụ quản lý tư pháp ở địa phương hoặc trên vùng lãnh thổ được Bộ trưởng giao.

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một tổ chức giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý một số lĩnh vực tư pháp gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương, thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp như: quản lý văn bản pháp quy, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, làm tư vấn và đại diện về pháp luật cho Uỷ ban nhân dân các cấp. Tổ chức này sẽ hoạt động giống như các tổ chức pháp chế ngành.

2.2 Ưu điểm của mô hình tổ chức trên

- Tạo nên cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, giúp Bộ Tư pháp chỉ đạo, điều hành nhanh nhạy và kịp thời, thống nhất các lĩnh vực tư pháp trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn mới.

- Bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với khoa học quản lý trong xây dựng tổ chức bộ máy và trong chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống ngành tư pháp.

- Giúp giải quyết về cơ bản những mâu thuẫn, những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức bộ máy, trong cơ chế quản lý và những bất cập về tổ chức và đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương hiện nay đang gặp phải.

 

2.3 Một số điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình quản lý tập trung thống nhất

Mô hình quản lý tập trung, thống nhất của ngành tư pháp có thể được thực hiện sau năm 2000 tuỳ thuộc vào tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước tư và trực tiếp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp phải được Chính phủ giao quản lý thống nhất và toàn diện các lĩnh vực hành chính-tư pháp, trong đó có quản lý tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và các tổ chức bổ trợ tư pháp như: công chứng, luật sư, giám định, trọng tài kinh tế, tư vấn pháp luật...Hiện nay nhiệm vụ quản lý các tổ chức và hoạt động này được Chính phủ giao cho nhiều cơ quan Nhà nước quản lý theo cơ chế phối hợp là chủ yếu.

Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý các lĩnh vực tư pháp cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng phân định rõ:

1/ Các lĩnh vực tập trung vào thẩm quyền quản lý trực tiếp và toàn diện của Bộ Tư pháp, không phân mảng quản lý theo các cơ chế hiện nay (quản lý toà án địa phương về tổ chức; thi hành án; giám định tư pháp);

2/ Một số lĩnh vực tư pháp nhất thiết cần phải phối hợp quản lý giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương (xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật) hoặc với các Hiệp hội nghề nghiệp (luật sư, công chứng, trọng tài) thì phải quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan chỉ có trách nhiệm phối hợp, tạo cơ chế dành quyền chủ động quyết định cho cơ quan có trách nhiệm chính để đảm bảo điều hành thông suốt, kịp thời;

3/ Đối với các hoạt động nghề nghiệp tự do, bên cạnh quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp quản lý một vài khâu then chốt đảm bảo định hướng phát triển đúng, Nhà nước thừa nhận và quy định rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm tự quản của các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp (Hiệp hội luật sư, Hiệp hội công chứng viên, Hiệp hội trọng tài viên) đối với các thành viên của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật.

Thứ ba, đội ngũ công chứng hành chính-tư pháp phải đủ số lượng và đủ cả năng lực quản lý vĩ mô lẫn điều hành cụ thể; đội ngũ thẩm phán, luật sư và các chức danh tư pháp khác trưởng thành về mọi mặt, đảm bảo đúng những yêu cầu đổi mới của xã hội.

Thứ tư, cơ sở vật chất-kỹ thuật được phát triển và hiện đại hoá, đảm bảo phục vụ yêu cầu thông tin quản lý, điều hành thông suốt trong toàn quốc.

 

 

 

 

báo cáo bổ sung

Đề tài: "đổi mới tổ chức và hoạt động ngành tư pháp

một số vấn đề lý luận và thực tiễn"

Kể từ năm 1998 tới nay, chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp đã có nhiều điểm được bổ sung hoặc điều chỉnh theo hướng tăng thêm thẩm quyền. Đó là các điểm bổ sung, điều chỉnh cụ thể như sau:

trong lĩnh vực xây dựng pháp luật

Sau khi sửa đổi Hiến pháp 1992, Bộ Tư pháp đã được bổ sung nhiệm vụ thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh để Chính phủ xem xét trước khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do các cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thẩm định dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; tham gia ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

2. Trong lĩnh vực quản lý thi hành án

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2000/CT-TTg về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Văn bản này đã quy định cho Bộ Tư pháp một số nhiệm vụ cụ thể liên quan tới chức năng quản lý công tác thi hành án như sau:

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự, thực hiện đủ biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra xử lý vi phạm, hướng dẫn kịp thời các vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự; xây dựng Đề án để phân cấp mạnh cho địa phương trong việc thực hiện công tác thi hành án dân sự.

- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án địa phương, nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự; chỉ đạo các cơ quan thi hành án thực hiện Quy chế dân chủ với dân trong giải quyết việc thi hành án, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, chí công vô tư, kiên quyết và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân; làm tốt công tác động viên, thuyết phục để các đương sự tự nguyện thi hành. Chỉ tổ chức cưỡng chế thi hành án khi cần thiết và phải bảo đảm an toàn, đúng pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế thi hành án trong quân đội.

- Chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước hữu quan khác tổ chức giao ban thường kỳ để kịp thời rút kinh nghiệm, bàn biện pháp khắc phục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án. Hàng năm có kế hoạch kiểm tra liên ngành về công tác thi hành án trong toàn quốc.

- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong năm 2001 hoàn thành đề án quản lý thống nhất các kho tang vật phục vụ chung cho công tác: điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2002.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xây dựng đề án về cảnh sát tư pháp theo tinh thần của các Nghị quyết Trung ương, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối, bổ sung kinh phí bảo đảm phương tiện, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan thi hành án, có kế hoạch cấp kinh phí từ nay đến năm 2005 hoàn thành việc xây dựng nơi làm việc của cơ quan thi hành án.

- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật, hướng dẫn việc để lại cho UBND xã, phường, thị trấn số tiền mà cơ quan này đã thu được cho ngân sách Nhà nước để hỗ trợ công tác thi hành án tại cơ sở.

Ngoài ra, Chỉ thị còn quy định cho Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và thường kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. trong lĩnh vực quản lý luật sư

Pháp lệnh Luật sư được ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2001 "là một bước phát triển mới quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Pháp lệnh luật sư không chỉ nâng cao vị thế của luật sư trong xh, mà còn đưa luật của nước ta lên ngang tầm với luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực".

Riêng về phần chức năng nhiệm vụ cụ thể của Bộ Tư pháp đối với việc quản lý luật sư, Điều 38 của Pháp lệnh quy định như sau:

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức và hành nghề luật sư.

- Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư cũng liệt kê những nhiệm vụ cụ thể của Bộ Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư tại Điều 33:

"Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng và trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển nghề luật sư;

2. Soạn thảo trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó;

3. Tổ chức đào tạo nghề luật sư; bồi dưỡng nghiệp vụ cho luật sư;

4. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

5. Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;

6. Ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư;

7. Phát hành niên giám, bản tin về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư và thực hiện các biện pháp khác nhằm hỗ trợ phát triển nghề luật sư;

8. Tổng kết, định kỳ báo cáo Chính phủ về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư theo thẩm quyền;

10. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư;

11. Đình chỉ thi hành án và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định và nghị quyết của Đoàn luật sư trái với quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật".

Đối với hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 92/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 1998, Điều 36 của Nghị định quy định:

"Bộ Tư pháp quản lý việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

2. Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoài làm các thủ tục xin phép đặt Chi nhánh tại Việt Nam;

3. Cấp, gia hạn, thay đổi nội dung giấy phép đặt Chi nhánh;

4. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của Chi nhánh và luật sư nước ngoài;

5. Chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt nam;

6. Xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này".

Ngoài ra, Điều 38 của Nghị định cũng quy định các nhiệm vụ cụ thể của các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Chi nhánh luật sư nước ngoài như sau:

1. Thực hiện đăng ký hành nghề, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép, đăng ký gia hạn hoạt động, theo dõi việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật, nhân viên Việt Nam, nhân viên nước ngoài của Chi nhánh;

2. Theo dõi việc tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật tại Chi nhánh;

3. Thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của Chi nhánh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Chi nhánh;

4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức và hoạt động của Chi nhánh trong thẩm quyền và phạm vi quản lý được giao.

4. trong lĩnh vực quản lý và thực hiện đăng ký các giao dịch có bảo đảm

Nghị định số 8/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định cho Bộ Tư pháp các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm;

2. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm;

3. Quản lý cơ quan đăng ký quốc gia bảo đảm;

4. Ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký, tổ chức quản lý "Hệ thống dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm";

5. Thống kê đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng hợp và báo cáo Chính phủ về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước;

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đăng ký giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền;

7. Hợp tác quốc tế về đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. trong lĩnh vực quản lý lý lịch tư pháp

Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trước đây đã được giao cho Bộ Tư pháp, tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện chức năng này còn có một số vướng mắc. Để giải quyết vấn đề, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã phối hợp ban hành Thông tin liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA quy định việc cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Thông tin quy định thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:

"Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trong trường hợp cần thiết với Toà án, để xác minh lý lịch tư pháp của đương sự".

6. trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật

Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về Quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau:

"Bộ Tư pháp giúp Chính phủ trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác với nước ngoài về pháp luật;

2. Xây dựng và trình Chính phủ chủ trương, phương hướng hợp tác pháp luật với nước ngoài;

3. Tổng hợp và điều phối về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài;

4. Thẩm định về nội dung các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, kể cả việc sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn các chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác đó;

5. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nội dung các chương trình, kế hoạch dự án hợp tác pháp luật với nước ngoài;

6. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Cơ quan, Tổ chức Việt Nam quy định tại Điều 1 của Nghị định này thực hiện hoạt động hợp tác theo đúng các quy định của Nghị định hình thức xử lý thích hợp theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này".

7. trong lĩnh vực quản lý toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức

Theo quy định tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) và Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi năm 2002), chức năng quản lý các toà án địa phương về mặt tổ chức đã được chuyển giao từ Bộ Tư pháp sang cho Toà án nhân dân tối cao. Hiện nay việc tổ chức thi hành việc chuyển giao đã hoàn thành.

Như vậy, kể từ sau Nghị định số 38/CP, tính từ 1993 đến cuối năm 2001 có nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp được điều chỉnh (bổ sung, chuyển giao, v.v.) tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các chức năng nhiệm vụ được bổ sung thuộc nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau như: xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; quản lý thi hành án dân sự, v.v.). Điều này một mặt thể hiện tầm quan trọng ngày càng được nâng cao của cơ quan quản lý pháp luật là Bộ Tư pháp; mặt khác đây cũng là những thách thức mới đối với Bộ trong việc tổ chức quản lý và thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao.

Từ những thay đổi về chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong những năm gần đây, có thể thấy rằng công việc quản lý ngành của Bộ vẫn còn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo hướng coi trọng nguyên tắc quản lý thống nhất theo ngành với việc phân cấp hợp lý địa phương.

Trong khuôn khổ của Báo cáo bổ sung này, do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, Ban chủ nhiệm đề tài không có điều kiện phân tích cụ thể hơn về việc triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ kể trên trong thực tiễn và những thành tựu cũng như tồn tại, bất cập liên quan. Hy vọng trong khuôn khổ của các đề tài và đề án nghiên cứu khoa học khác, vấn đề sẽ còn được tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để không ngừng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp nói riêng và hệ thống các cơ quan tư pháp của Việt Nam nói chung.

Ban chủ nhiệm đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

phần ii

các chuyên đề nghiên cứu

Chuyên đề:

"Những quan điểm chỉ đạo đổi mới ngành tư pháp

theo nghị quyết đại hội VIII của đảng"

 

1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được:

Qua hơn nữa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, ngành Tư pháp nước ta đã có sự phát triển không ngừng, vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong các giai đoạn cách mạng và có những đóng góp tích cực đáng kể vào thắng lợi chung của cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Cho đến nay, ngành Tư pháp chúng ta đã có những bước trưởng thành về mọi mặt: có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương với đội ngũ công chức khá đông đảo về số lượng, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao; từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, với yêu cầu cách mạng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đang đặt ra từ nay đến năm 2000 và sau năm 2000 đối với ngành Tư pháp là hết sức nặng nề, phức tạp. Những yêu cầu này đòi hỏi toàn ngành phải có cố gắng nỗ lực vượt bậc tự đổi mới và hoàn thiện để hoàn thành các nhiệm vụ, vượt qua các thách thức, mục tiêu đặt ra là phải xây dựng ngành Tư pháp trong sạch, vững mạnh, hiện đại, dân chủ, thực sự là ngành Tư pháp của dân, do dân, vì dân, đoàn kết và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả không chỉ ở Trung ương mà cả ở các cấp tỉnh, huyện, xã và đến tận cơ sở thôn, bản, ấp nơi người dân đang sinh sống. Về mặt tổ chức bộ máy, cần phải xây dựng được một hệ thống ngành Tư pháp đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có đội ngũ công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước thống nhất các lĩnh vực Tư pháp theo yêu cầu đổi mới của đất nước.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện các mặt, các lĩnh vực quản lý của ngành, những ưu điểm, tồn tại qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành của ngành theo quan điểm kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới.

2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

2.1. Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác Tư pháp, xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý về mặt tổ chức Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực, đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý và quản lý các công tác tư pháp khác (Luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch, lý lịch tư pháp, thi hành án,..). Từng mặt công tác này đã và đang được triển khai phân cấp ở các mức độ khác nhau cho cơ quan Tư pháp ở địa phương, và cũng là cốt lõi của nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành. ở mức độ khái quát hơn, thì các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành có quan hệ mật thiết với hệ thống chính trị của nước ta. Do vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải dựa trên cơ sở và để đảm bảo cho việc đổi mới hệ thống chính trị theo định hướng mà Đảng đề ra nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Đặt quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành trong tổng thể quá trình đổi mới hệ thống chính trị, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những yêu cầu cơ bản sau đây:

a) Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành đi đôi với việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn ngành. Phải nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên của ngành Tư pháp, củng cố tổ chức, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng từ Ban cán sự đến Đảng ủy, Chi ủy và Chi bộ, phối hợp với Đảng ủy Khối và cấp ủy Đảng địa phương trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở thuộc ngành quản lý.

 

b) Củng cố, mở rộng tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội trong ngành để giáo dục, vận động cán bộ, viên chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của ngành trong thời gian tới, phát huy quyền làm chủ, tính tích cực chủ động sáng tạo của đội ngũ công nhân viên chức toàn ngành.

c) Bảo đảm xây dựng ngành vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành trong các lĩnh vực được giao, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Do đặc trưng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngành Tư pháp phải dựa trên cơ sở những kết quả của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam cả trên 3 mặt hoạt động chủ yếu: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngược lại, những kết quả của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành sẽ góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ cải cách bộ máy Nhà nước ta.

 

2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt: cải cách nền hành chính Nhà nước.

- Trước hết, cần có những cải cách về thể chế hành chính: thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính, cả về thể chế và tổ chức thực hiện; loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà, kém hiệu quả, ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Đặc biệt là ở các khâu quản lý công tác xây dựng pháp luật, quản lý tổ chức và các hoạt động Tư pháp, quản lý tài chính, không chỉ đối với cấp dưới, với cơ sở, mà cả trong thủ tục hành chính đối với nhân dân.

- Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính của ngành ở các cấp, làm cho bộ máy tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt có hiệu lực từ Bộ xuống Sở, Phòng, Ban Tư pháp. Xác định cụ thể, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp quản lý, từng lĩnh vực quản lý của ngành. Vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp giữa ngành và lãnh thổ trong hoạt động quản lý của ngành.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính ngành Tư pháp vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ.

2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhiệm vụ cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

Tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, do đó việc đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành vừa là tiền đề, vừa là kết quả của cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là ở các mặt mà trong nội dung thực hiện vừa đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan Tư pháp, vừa phục vụ trực tiếp đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành Tư pháp như:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan Tư pháp, phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp.

- Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, thư ký tòa án, chấp hành viên, công chứng viên, giám định viên, luật sư có phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

3. Phải có bước đi, biện pháp thích hợp, xử lý tốt các mối quan hệ phát sinh, kết hợp điểm và diện, bộ phận với toàn bộ, trước mắt và lâu dài trong quá trình đổi mới.

3.1. Cần tập trung xây dựng cho được các tiền đề cơ bản như:

- Có định hướng trước mắt đến năm 2000 và định hướng chiến lược sau năm 2000 để hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng tổ chức bộ máy của ngành theo định hướng ấy (có đề án cải cách ngành).

- Tạo hành lanh pháp luật thích hợp cho hoạt động quản lý của ngành (có liên quan đến hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước và của ngành).

- Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành (trụ sở, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất từng bước hiện đại).

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ viên chức của toàn ngành, có thể độ sử dụng và đãi ngộ cán bộ phù hợp.

3.2. Cần phải lựa chọn bước đi, biện pháp thích hợp:

- Trước mắt có thể xác định một số lĩnh vực trọng tâm, một số hoạt động chủ yếu để tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn hiện tiếp theo; xác định một số điển hình, một số điểm làm thử rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng ra toàn ngành, toàn bộ các mặt, lĩnh vực quản lý của ngành.

- Xử lý tốt các mối quan hệ với các ngành khác, với địa phương, giữa các cấp, các bộ phận với nhau trong nội bộ ngành.

- Sử dụng các biện pháp có sự kết hợp đồng bộ giữa chính sách cơ chế với bộ máy, tổ chức và con người trong quá trình đổi mới.

- Kết hợp các giải pháp tình thế và các giải pháp chiến lược, trước mắt và lâu dài trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ khả năng trong hoàn cảnh vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong Nghị định số 38/CP, vừa được giao thêm và triển khai trong mấy năm gần đây (như quản lý tổ chức tư vấn pháp luật, luật sư nước ngoài tại Việt Nam, trọng tài kinh tế phi Chính phủ, quốc tịch, lý lịch Tư pháp, thống kê tư pháp, v.v.) vừa chuẩn bị để tiếp nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mới sẽ được giao thêm hoặc phát sinh trong thời gian tới (như nhiệm vụ tập trung công tác thi hành án về Bộ Tư pháp theo nội dung Nghị quyết Trung ương VIII). Tăng cường hoạt động nghiên cứu Khoa học Pháp lý để tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định và thực hiện các đề án đổi mới thể chế, tổ chức bộ máy và hoạt động trong từng lĩnh vực hoạt động Tư pháp.

 

Chuyên đề:

"sơ lược về tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp

từ năm 1945 đến năm 1993"

 

1. Giai đoạn từ 1945 - 1960:

Ngày 28/8/1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra tuyên cáo công bố danh sách nội các thống nhất quốc gia. Trong số 14 Bộ trưởng đầu tiên có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Cũng từ ngày 28/8/1945 lịch sử đó, ngành Tư pháp của chế độ mới chính thức ra đời và đi vào hoạt động.

Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp ở giai đoạn này được quy định rất rộng và nặng nề. Theo tinh thần Nghị định số 37 ngày 1 tháng 12 năm 1945, Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 và một số văn bản khác, nhiệm vụ chính của Bộ Tư pháp bao gồm:

- Công bố các đạo luật, sắc lệnh; soạn thảo các dự án luật, sắc lệnh về trình tự dân sự, thương sự, thủ tục tố tụng cũng như các văn bản thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

- Quản lý trên tất cả các mặt: biên chế, nhân sự, tài chính, chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền các Tòa án hình sự, dân sự, thương sự, quân sự (kể cả đối với công tố viên như Kiểm sát viên hiện nay).

- Quản lý công tác thi hành án hình sự, dân sự, các trại giam, cơ sở giáo dưỡng, cảnh sát Tư pháp, thừa phát lại và các việc về đại xá, đặc xá.

- Quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, hỗ giá viên ) cả về công việc và trụ sở.

- Thực hiện các việc về quốc tịch, tương trợ tư pháp với nước ngoài, thống kê tư pháp và lý lịch tư pháp.

Tổ chức bộ máy Tư pháp từ Trung ương đến địa phương được xây dựng rất gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện lịch sử ở giai đoạn này.

- ở Trung ương: Bộ Tư pháp được tổ chức gồm 1 văn phòng và 5 phòng sự vụ đảm nhiệm việc quản lý cả hệ thống Tư pháp, Tòa án và công tố toàn quốc:

- ở địa phương:

+ Các khu, liên khu có Sở (nha) giám đốc tư pháp (Bắc Bộ: 3; Trung Bộ: 2; Nam Bộ: 1; Nam Trung Bộ: 1), để đôn đốc các công việc tư pháp trong khu, liên khu, làm nhiệm vụ trung gian giữa cơ quan hành chính và cơ quan xét xử. Các giám đốc được uỷ quyền khá rộng để có thể điều hành bộ máy Tư pháp ngay cả trong trường hợp mất liên lạc với Trung ương.

+ ở cấp xã có Ban Tư pháp (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 1 ủy viên hành chính xã). Ban Tư pháp có nhiệm vụ hoà giải về dân sự, thương sự và phạt vi cảnh.

- Hệ thống tòa án trong giai đoạn này được tổ chức theo thẩm quyền: Tòa án sơ cấp, Tòa án đệ nhị cấp, Tòa án thượng thẩm cấp kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ). Thẩm phán Tòa án thượng thẩm và Toà án đệ nhị cấp do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Đến năm 1950, theo sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy Tư pháp và luật tố tụng, Toà án sơ cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp huyện; Toà án đệ nhị cấp đổi thành Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng phúc án đổi thành Tòa phúc thẩm. Tất cả các cơ quan Toà án đều đặt dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp về mặt tài chính, kinh phí, tổ chức chế độ làm việc và các việc về nhân sự.

Mặc dù phải hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng ngay từ những ngày đầu của nền dân chủ công hoà và trong suốc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Bộ Tư pháp đã luôn cố gắng bán sát và thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền móng cho hệ thống pháp luật mới, dân chủ, tiến bộ, thiết lập tổ chức bộ máy Nhà nước và các cơ quan tư pháp, Tòa án, các cơ quan bổ trợ tư pháp, thực hiện chuyên chính vô sản trấn áp các thế lực thù địch, bảo vệ và giữ vững chính quyền nhân dân còn đang rất non trẻ.

2. Giai đoạn 1960 - 1981:

Trên cơ sở Hiến pháp 1959 và các luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan Nhà nước nói chung và bộ máy các cơ quan Tư pháp nói riêng đã được tổ chức sắp xếp lại để thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn mới giai đoạn miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Năm 1961, cùng với việc thành lập Viện kiểm sát tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và do những điều kiện khác, Bộ Tư pháp giải thể. Nhiệm vụ trước đây do Bộ Tư pháp được chuyển giao sang Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Bộ, ngành khác.

Suốt một thời gian hơn 10 năm, sau đó không có cơ quan nào giúp Chính phủ quản lý thống nhất và toàn diện các công việc về Tư pháp trên phạm vi cả nước. Trên thực tế chỉ có Vụ pháp chế được thành lập năm 1957 khi Bộ Tư pháp còn chưa giải thể - với tư cách là một đơn vị trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện một phần chức năng này ở mức độ rất hạn chế.

Tháng 10/1972, xuất phát từ yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Chính phủ đối với quá trình đổi mới cơ chế quản lý, ủy ban pháp chế được thành lập. Uỷ ban pháp chế là cơ quan chuyên mộ trực thuộc Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện sự quản lý thống nhất công tác pháp chế của Chính phủ theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo Nghị định 190/Chính phủ ngày 9/10/1972 của Hội đồng Chính phủ, uỷ ban pháp chế có những nhiệm vụ chính (gần giống như nhiệm vụ của Bộ Tư pháp sau khi được tái lập (trừ nhiệm vụ quản lý Tòa án địa phương), cụ thể như sau:

- Xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hoá văn bản pháp luật;

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn, theo dõi việc thi hành pháp luật;

- Quản lý các công tác hành chính Tư pháp;

- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp chế;

- Nghiên cứu khoa học pháp lý;

- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với tổ chức pháp chế ngành và cơ quan pháp chế địa phương.

Hệ thống các cơ quan pháp chế từ Trung ương đến địa phương được tổ chức theo phương châm gọn nhẹ và có hiệu lực, bao gồm:

- ở Trung ương:

+ ủy ban pháp chế: có 9 địa vị đầu mối (Văn phòng, 5 Vụ nghiệp vụ, Vụ tổ chức cán bộ, Viện nghiên cứu pháp lý và Trường pháp lý).

+ Vụ pháp chế, Phòng pháp chế hoặc Tổ pháp chế ở các bộ ngành ở Trung ương.

- ở địa phương:

+ Sở (Ty) pháp chế thuộc Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Phòng hoặc Tổ pháp chế ở huyện và các đơn vị tương đương;

+ Tổ pháp chế hoặc cán bộ pháp chế ở cơ sở (xã, xí nghiệp ).

Việc lập ra uỷ ban pháp chế thể hiện quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động pháp chế, đồng thời cũng là để đáp ứng đòi hỏi khách quan của hoạt động quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình, hoạt động pháp chế trong giai đoạn này đang còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, đó cũng là bước chuyển tiếp cho việc tái lập Bộ Tư pháp vào năm 1981.

3. Giai đoạn từ 1981 - 1993:

Sau khi thống nhất đất nước, cách mạng nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bắt đầu công cuộc đổi mới. Trên cơ sở Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng (1981), Luật tổ chức Tòa án nhân dân (1981), Bộ Tư pháp được tái lập theo Nghị định 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về Tư pháp trong cả nước. Nhiệm vụ chính của Bộ Tư pháp bao gồm:

- Xây dựng pháp luật, rà soát hệ thống hoá văn bản pháp luật quản lý thống nhất công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ;

- Quản lý về mặt tổ chức các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự;

- Quản lý các tổ chức bổ trợ Tư pháp;

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý;

- Hợp tác quốc tế về tư pháp và thực hiện việc tương trợ Tư pháp với các nước;

- Nghiên cứu khoa học pháp lý.

Theo Nghị quyết 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, hệ thống các cơ quan Tư pháp gồm:

- Bộ Tư pháp (có 9 đơn vị đầu mối);

- Sở Tư pháp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Phòng Tư pháp ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tính;

- Ban Tư pháp ở các xã, phường;

- Tổ chức pháp chế ở các Bộ, ngành;

Đây là một giai đoạn hết sức đặc biệt, quyết định sự phát triển của ngành Tư pháp trong những năm tiếp theo. Trong quá trình phát triển các mặt công tác Tư pháp của chúng ta gặp không ít khó khăn. Về khách quan, đó là những khó khăn chung của đất nước đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, nền kinh tế có những mặt mất cân đối nghiêm trọng, cơ chế quản lý đang được nghiên cứu đổi mới. Nhận thức chung của xã hội đối với vai trò của pháp luật nói chung và cơ quan Tư pháp nói tiêng còn chưa rõ nét. Về chủ quan, ngành Tư pháp mới được xây dựng, đội ngũ cán bộ thiếu, yếu. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc lại quá thiếu thốn Tuy nhiên, với tinh thần tích cực, chủ động, nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, chúng ta vượt qua được những bước thăng trầm, tưởng chừng không thể vượt qua được để phát triển. Các mặt công tác Tư pháp được đẩy mạnh tạo điều kiện cho việc kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ.

Có thể nói, ở giai đoạn này các cơ quan Tư pháp đã từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức, vị trí vai trò ngày càng được nâng cao và chức năng nhiệm vụ tiếp tục được mở rộng, tăng cường. Đặc biệt từ sau Hiến pháp 1992, với việc thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, cải cách kinh tế, cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách Tư pháp, hoạt động Tư pháp ngày càng khởi sắc, mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới chung của đất nước.

 

 

Chuyên đề:

"mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương"

 

Hệ thống các cơ quan tư pháp địa phương trong phạm vi của chuyên đề này được hiểu là các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cung cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp trong phạm vi địa phương và chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên, cụ thể các cơ quan đó là:

- Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Sợ Tư pháp tỉnh).

- Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Phòng Tư pháp huyện).

- Ban Tư pháp thuộc UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ban Tư pháp xã).

Hệ thống tổ chức cơ quan tư pháp địa phương được hình thành và tổ chức hoạt động trên cơ sở Thông tư số 08/TT ngày 6 tháng 1 năm 1982 và Thông tư 463/HĐBT ngày 22 tháng 11 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng trước đây và hiện nay được củng cố, kiện toàn trên cơ sở Thông tư Liên bộ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Bộ Tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/Chính phủ ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác.

Phần I

Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp địa phương

I. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương được quy định trong Nghị định số 38/Chính phủ và Thông tư Liên bộ số 12/TTLB và các văn bản pháp luật khác.

 

1. Vị trí, chức năng của các cơ quan Tư pháp địa phương:

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ Ban nhân dân cùng cấp có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp trong phạm vi địa phương và chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp trên (Điều 4 Nghị định số 38/Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB).

Quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp theo quan niệm chung hiện nay là hoạt động quản lý hành chính Tư pháp do Chính phủ quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước. Cũng như quản lý các lĩnh vực khác, quản lý hành chính Tư pháp đều có những đặc điểm chung của quản lý các lĩnh vực khác, quản lý hành chính Tư pháp đều có những đặc điểm chung của Nhà nước. Tuy nhiên quản lý Tư pháp có những đặc điểm riêng rất phong phú, đa dạng xuất phát từ tính phong phú, đa dạng của các đối tượng quản lý với địa vị pháp lý, tên gọi, thẩm quyền, cách thức tổ chức và nội dung quản lý đối với các đối tượng quản lý khác nhau. Hơn nữa, quản lý Tư pháp được Chính phủ giao cho nhiều cơ quan thực hiện trên cơ sở nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh theo từng đối tượng quản lý, vì vậy việc xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ quản lý Tư pháp của các cơ quan Tư pháp địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo chế định trên đây, các cơ quan Tư pháp địa phương là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, cho nên Uỷ ban nhân dân các cấp có toàn quyền quyết định các vấn đề về cơ cấu tổ chức, biên chế, nhân sự, ngân sách, cơ sở, vật chất, kinh phí hoạt động, phương tiện làm việc và đôn đốc, kiểm tra hoạt động .v.v đối với các cơ quan Tư pháp (Điều 52,54 luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân), nghĩa là các cơ quan tư pháp địa phương phải chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Đến lượt mình, các cơ quan Tư pháp địa phương chỉ có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp ở địa phương, nghĩa là chỉ thực hiện quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Nhưng trên cơ sở pháp luật hiện hành, các cơ quan Tư pháp địa phương không chỉ có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý các lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp mà còn có chức năng quản lý các lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyền Nhà nước khác như giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý Tòa án quận, huyện về mặt tổ chức; quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo phân cấp của Bộ Tư phápv.v (Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB, Quyết định số 141/QĐ - QLTA - THA ngày 21 tháng 3 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định phân cấp quản lý công tác Tòa án, thi hành án dân sự).

Từ những cơ sở pháp lý này đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chức năng và nhiệm vụ, giữa cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Tư pháp địa phương, tạo nên cơ chế quản lý không đồng bộ đã tồn tại nhiều năm nay chưa được giải quyết.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Tư pháp địa phương

2.1. Sở tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2.1.1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;

2.1.2. Quản lý Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về mặt tổ chức theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp;

2.1.3. Quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự, Nghị định số 30/CP của Chính phủ và theo sự hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

2.1.4. Giúp chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý tổ chức hoạt động của Trung tâm trọng tài kinh tế tại địa phương theo quy định của Nghị định số 116/CP ngày 5 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

2.1.5. Quản lý tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Quản lý tổ chức và hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài ở địa phương theo quy định của Nghị định số 42/CP ngày 8 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ ban hành Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2.1.6. Quản lý tổ chức và hoạt động của các phòng công chứng Nhà nước ở địa phương theo quy định của Nghị định số 31/CP ngày 8 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

2.1.7. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác hộ tịch thuộc thẩm quyền và chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện công tác hộ tịch ở địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

2.1.8. Quản lý công tác giám định tư pháp, lịch Tư pháp và thống kê Tư pháp ở địa phương quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

2.1.9. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương tình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và ngắn hạn ở địa phương; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học;

2.1.10. Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp của các ngành, các cấp ở địa phương;

2.1.11. Chỉ đạo và tổng kết hoạt động hoà giải trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2.1.12. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

2.1.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được UBND cùng cấp giao cho.

2.2 Phòng Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2.2.1. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện.

2.2.2 . Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Giám đốc Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương; tổ chứ và kiểm tra hoạt động thi hành án của hội đồng thi hành án.

1.2.3. Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ và công tác hộ tịch, quản lý tư pháp và thống kê Tư pháp.

2.2.5. Hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo hoạt động cho Ban Tư pháp xã và tổ hoà giải.

2.2.6. Tổ chức việc phổ biến giáo dục cho nhân dân, phối hợp với phòng giáo dục và các cơ quan, tổ chức hữu quan và tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy trong nhà trường.

2.3.1. Ban Tư pháp xã có nhiệm vụ, quền hạn sau đây.

2.3.1. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về các công việc Tư pháp.

2.3.2. Giúo Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị để thi hành các quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

2.3.3. Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

2.3.4. Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, quản lý lý lịch Tư pháp và thống kê Tư pháp.

2.3.5. Quản lý, hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải.

2.3.6. Tổ chức phồi hợp tổ chức thi hành án ở địa phương theo chỉ đạo của đội thi hành án ở địa phương theo chỉ đạo Đội thi hành án.

II. Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của các cơ quan Tư pháp địa phương.

Ngay sau khi cí nghị định số 38/CP của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, hầu hết các Sở Tư pháp đã xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành ở địa phương của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trự thuộc trung ương, đồng thời tập chung kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường đội ngũ cán bộ cho các cơ quan Tư pháp tỉnh đến xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành ở địa phương. Đến nay cả 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng hệ thống Tư pháp địa phương tương đối hoàn chỉnh, ổn định và được củng cố kiện toàn thêm một bước: ở tỉnh có Sở Tư pháp, Phòng thi hành án dân sự, các Phòng công chức Nhà nước: ở huyện, quận, thị xã có Phòng Tư pháp và Đội thi hành án dân sự; ở xã có Bộ Tư pháp và tổ hoà giải. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan Tư pháp được bổ sung, tăng cường cả về số lượng và chất lượng: công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai hoạt động các lĩnh vực Tư pháp ở địa phương bước đầu hiệu quả, phần nào đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách Tư pháp và nhiệm vụ ngày một tăng của ngành ở địa phương.

1. Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của các Sở Tư pháp.

1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Sở Tư pháp.

Hiện nay ở tất cả 53 Sở Tư pháp đều tổ chức các phòng hoặc các bộ phận nghiệp vụ thuộc cơ quan Sở. Phần lớn các Sở Tư pháp thành lập 3 -4 phòng nghiệp vụ, một số cơ quan Sở Tư pháp có cơ cấu hỗn hợp, tổ chức từ 1 - 3 phòng nghiệp vụ và 1 - 3 bộ phận. Cá biệt có Tư pháp (Hải Hưng) chỉ có các bộ phận nghiệp vụ. Chỉ có một số Sở Tư pháp đã lập thanh tra Sở (3 người) theo Pháp lệnh Thanh tra, còn phần lớn các Sở chưa tổ chức Thanh tra Sở, mà chỉ bố trí 1 - 2 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm giúp giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành. Riêng Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức lớn nhất có 7 - 8 phòng nghiệp vụ. Ngoài ra, các Sở Tư pháp đều có Phòng thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ quy định tại pháp lệnh thi hành án dân sự và nghị định số 30/CP này 2 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ và các phòng công chức Nhà nước được tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quy định tại nghị định sô 31/CP ngày 8 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức hạt động công chứng Nhà nước. Nhìn chung số lượng và tên gọi của các phòng hoặc các bộ phận nghiệp vụ của các Sở Tư pháp trong cả nước không thống nhất, thậm chí khác nhau, mặc dù các Sở Tư pháp đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như nhau.

1.2. Về biên chế, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ của Sở Tư pháp

- Thực trạng số lượng biên chế của các Sở Tư pháp rất khác nhau: nơi có số lượng biên chế nhiều nhất là 55 người (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh); 44 người (Sở Tư pháp thành phố Hà Nội). Phần lớn các Sở Tư pháp có biên chế di động từ 15 - 25 người; 5 Sở Tư pháp có biên chế từ 26 - 30 người và một số Sở Tư pháp như Ninh Thuận, Gia Lai có biên chế nhất định chỉ có 11 - 12 người.

- Cơ cấu Ban Giám Đốc của các Sở Tư pháp không đồng nhất: 18 Sở Tư pháp có 3 người (1 giám đốc, 2 Phó giám đốc), 33 Sở Tư pháp có 2 người (1 giám đốc, 1 phó giám đốc) và một số Sở Tư pháp chỉ có 1 giám đốc hoặc quyền giám đốc.

Cơ cấu cán bộ chuyên môn và cán bộ phục vụ ở các cơ sở Tư pháp rất khác nhau: ở một số Sở Tư pháp có cơ cấu cán bộ không cân đối và không hợp lý. Rất ít Sở Tư pháp có số cán bộ chuyên môn chiếm 3/4 biên chế, phần lớn các Sở Tư pháp có số cán bộ chuyên môn chiếm 2/3 biên chế, và một số Sở Tư pháp (nhất là những nơi có biên chế từ 11 - 15 người có số cán bộ chuyên môn chỉ bằng 50 - 60% biên chế. Thường là những Sở Tư pháp có biên chế thấp thì tỷ lệ cán bộ chuyên môn cũng thấp.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trong tổng số 116 đồng chí lãnh đạo các cơ sở Tư pháp (52 giám đốc, 1 quyền giám đốc và 63 phó giám đốc), có 2 Phó tiến sĩ luật, 59 Cử nhân luật, 7 Cao đẳng, 9 trung cấp, 8 Sơ cấp và luân huấn luật, còn lại chưa qua đào tạo luật.

Trình độ chuyên môn của cán bộ các Sở Tư pháp trong tổng số cả nước có 1.049 người có 2 Phó tiến sĩ luật, 462 Cử nhân luật, 101 người có trình độ Cao đẳng và Trung cấp luật, 11 người đã qua sơ cấp và các lớp luân huấn luật, 18 người có trình độ đại học khác, còn lại chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ pháp lý.

Hơn nữa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Tư pháp của các Sợ Tư pháp rất khác nhau.Chỉ có một số Sở Tư pháp của một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Hà, Bình Thuận, Lâm Đồng, Thanh Hoá có 74 - 100% số cán bộ chuyên môn là cử nhân luật; phần lơn các Sở Tư pháp có 1/2 số cán bộ là cử nhân luật và một số Sở Tư pháp các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa chỉ có 30-40% số cán bộ là cử nhân luật (xem phụ lục 1).

Nhìn chung, cơ cấu tổ chức, biên chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ của các Sở Tư pháp không đồng nhất thậm chí rất khác nhau và không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực tiễn tổ chức triển khai hoạt động trong thời gian qua đã chứng minh rằng chỉ có một số Sở Tư pháp có cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, có đội ngũ cán bộ từ 30 - 55 người, đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mới tổ chức thực hiện có hiệu quả đều khắp các nhiệm vụ quản lý tư pháp được giao. Còn phần lớn các Sở Tư pháp có cơ cấu tổ chức không hợp lý, biên chế ít (dưới 20 người), trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách dàn trải hoặc theo phương pháp cuốn chiều, một người phải kiêm nhiệm một số lĩnh vực quản lý Tư pháp khác nhau, vì vậy chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao.

Nguyên nhân trực tiếp và chủ yêu dẫn đến tình trạng trên là do các văn bản pháp luật không đồng bộ, Nghị định số 38/Chính phủ và Thông tư Liên Bộ số 12/TTLB và các văn bản pháp luật khác chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ cho Sở Tư pháp, nhưng không quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, biên chế và những điều kiện khác bảo đảm cho Sở Tư pháp hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, còn tồn tại những quan niệm khác nhau của các ngành, các cấp đối với các cơ quan tư pháp địa phương. Và vì vậy các cơ quan tư pháp địa phương chưa được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư tương xứng với nhiệm vụ được giao.

2. Thực trạng tổ chức và đội ngũ cán bộ các Phòng tư pháp huyện.

Thực hiện các Nghị định số 30/CP, 38/CP của Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp ở các địa phương trước đây giải thể Phòng Tư pháp, đã phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập lại Phòng Tư pháp cấp huyện. Sau 3 năm vừa xây dựng tổ quốc, vừa kiện toàn đội ngũ cán bộ, vừa triển khai hoạt động, đến nay trong cả nước đã thành lập và kiện toàn được 571 Phòng Tư pháp cấp huyện với hơn 1.500 cán Bộ Tư pháp huyện (không kể số cán bộ của Đội thi hành án dân sự).

Về cơ cấu của Phòng Tư pháp cấp huyện quy định hiện nay có 2 bộ phận: Bộ phận Tư pháp và Đội thi hành án dân sự. Hầu hết các Phòng Tư pháp đều có Trưởng phòng hoặc Quyền Trưởng phòng và Phó Trưởng phỏng. ở một số Phòng Tư pháp cấp huyện, Phó Trưởng phòng Tư pháp đồng thời là Đội trưởng Đội thi hành án dân sự.

Về biên chế của bộ phận Tư pháp của các Phòng Tư pháp cấp huyện trong cả nước không thống nhất. Phần lớn bộ phận Tư pháp có biên chế từ 2-3 người, Đội thi hành án dân sự trung bình có 4-5 người. Riêng các Phòng Tư pháp cấp huyện (không kể Đội thi hành án dân sự) của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội có biên chế từ 4 - 8 người, một số ít Phòng Tư pháp thuộc một số tỉnh miền núi, miền trung như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai biên chế chỉ có 1 người - 2 người.

Về Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tư pháp cấp huyện: Phần lớn cán bộ tư pháp huyện từ ngành khác chuyển sang, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ pháp lý. Hiện nay trong tổng số hơn 1.500 cán Bộ Tư pháp cấp huyện chỉ có khoảng 30 - 34% cán bộ là cử nhân luật, 30% cán bộ có trình độ trung cấp, còn lại là Sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo luật. Riêng cán bộ Tư pháp cấp huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội có 75 80% là cử nhân luật và ở một số tỉnh có 50 - 60% cán bộ Tư pháp cấp huyện là cử nhân luật.

Nhìn chung, các Phòng Tư pháp cấp huyện, hầu hết mới được thành lập lại từ năm 1993 sau nhiều năm trước đây bị giải thể. Thực tiễn đã chứng minh rằng chỉ có một số Phòng Tư pháp cấp huyện của một số địa phương có biên chế từ 4 đến 8 người được duy trì từ trước đến nay mới triển khai được tất cả các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Còn phần lớn các Phòng Tư pháp có biên chế từ 1 -2 người, không tương xứng với nhiệm vụ được giao, dẫn đến thực trạng triển khai hoạt động một cách dàn trải, một số lĩnh vực hoạt động hoặc là bỏ trống , hoặc triển khai theo kiểu cuốn chiếu, chất lượng hiệu quả hoạt động không cao.

Hơn nữa, việc đặt đội thi hành án dân sự trong cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp cấp huyện là điều không bình thường đối với khoa học quản lý và khoa học hệ thống vì Phòng Tư pháp cấp huyện là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện do Uỷ ban nhân dân huyện quản lý, còn Đội thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự cấp trên quản lý và trực tiếp là Bộ Tư pháp. Do vậy không tránh khỏi những khó khăn trong công tác quản lý và điều hành.

3. Thực trạng tổ chức và cán bộ của các Ban Tư pháp xã:

Thực hiện Nghị định số 38/Chính phủ và Thông Tư liên Bộ số 12/TTLB, đặc biệt là sau Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và tổ chức hoà giải toàn quốc tháng 8 năm 1994, các Sở Tư pháp và các Phòng Tư pháp cấp huyện mới thành lập lại đã tập trung quan tâm củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp xã thêm một bước. Đến nay trong cả nước đã củng cố, kiện toàn được gần 8.000 Ban Tư pháp xã trên tổng số 10.8000 xã, phường, thị trấn, với trên 30.000 thành viên.

Về mô hình Ban Tư pháp xã: Hiện nay phần lớn các Ban Tư pháp xã được thành lập độc lập, nhưng cũng có một số tỉnh ghép Ban Tư pháp xã với Công an xã, Thanh tra hoặc không ghép nhưng giao một số nhiệm vụ của Ban Tư pháp xã cho cơ quan khác đảm nhiệm như giao công tác hộ tịch cho Công an xã hoặc cho Văn phòng nhân dân xã. Tình trạng này phổ biến ở các địa phương Ban Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách.

Về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của Ban Tư pháp xã: Thông tư liên Bộ số 12/TTLB không hướng dẫn số lượng, thành phần của Ban Tư pháp xã, thực tế phần lớn các Ban Tư pháp xã có từ 3-5 thành viên, một số Ban Tư pháp xã có đến 8 thành viên và cũng có 1 số Ban Tư pháp chỉ có 1 thành viên.

Phần lớn các Ban Tư pháp xã trong toàn quốc do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Trưởng ban, một số Ban Tư pháp của một số tỉnh, như Hải Hưng, Trưởng Công an xã là Trưởng Ban, một số Ban Tư pháp của tỉnh Vĩnh Long có Trưởng ban chuyên trách Thành viên của phần lớn các ban Tư pháp xã là cán bộ kiêm nhiệm, phổ biển là đại diện Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội cựu chiến bình, Thanh niên, Phụ nữ, Thư ký Uỷ ban nhân dân và cán bộ về hưu. Phần lớn các Ban Tư pháp xã không có cán bộ chuyên trách, chỉ có 1 số tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh, Kiên Giang và một số quận, huyện như quận Ba Đình (Hà Nội), huyện Diên Khánh (Khánh Hoà), Tân Yên (Hà Bắc) có 1-2 cán bộ Tư pháp chuyên trách phụ trách công tác quản lý và đăng ký hộ tịch ở xã.

Cán bộ Tư pháp xã hiện nay được tiêu chuẩn hoá, phần lớn cán bộ có trình độ văn hoá cấp III (khoảng 70-80). Còn lại là văn hoá cấp II và phổ thông cơ sở, hầu hết chưa qua đào tạo luật, thậm chí không được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tính chất không ổn định và kiêm nhiệm của cán bộ Tư pháp xã.

Nhìn chung, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 38/Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp xã đã tăng lên về số lượng và củng cố kiện toàn về chất lượng do có sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp của Phòng Tư pháp cấp huyện.

4. Tình hình tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải

Thực hiện Điều 127 Hiến pháp 1992, Nghị định số 38/Chính phủ và Thông Tư liên Bộ số 12/TTLB về công tác hoà giải, nhằm tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động giải những tranh chấp nhỏ trong nhân dân, Bộ Tư pháp đã mở Hội nghị chuyên đề về Tư pháp xã và tổ hoà giải toàn quốc 8/1994 đã tổng kết, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động hoà giải trong những năm qua, đồng thời trao đổi kinh nghiệm, đề ra những biện pháp kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động hoà giải ở địa phương.

Sau Hội nghị này, nhiều địa phương như Hà Nội, Nam Hà, Hải Hưng, An Giang, Vĩnh Phú, Đồng Tháp đã chủ động tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoà giải ở địa phương. ở một số địa phương cấp uỷ và chính quyền địa phương đã ra Chỉ thị cho các ngành, các cấp đẩy mạnh, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ hoà giải, tạo điều kiện cho các cơ quan tư pháp kiện toàn tổ chức và tăng cường hoạt động hoà giải ở địa phương, cả nước đã xây dựng được 62.743 tổ hoà giải với tổng số gần 250.000 tổ viên.

Môt hình tổ hoà giải trong cả nước rất phong phú. Phần lớn các tổ hoà giải được thành lập theo đơn vị dân cư: tổ dân phố, xóm, thôn, làng, bản, ấp, khoảng tre Nhưng ở một số địa phương ghép tổ hoà giải đồng thời là tổ dân phố (Thành phố Hồ Chí Minh), tổ hoà giải đồng thời là Hội đồng bảo vệ an ninh trật tự (Kiên Giang)

Số lượng tổ viên của tổ hoà giải rất đa dạng, phần lớn các tổ hoà giải có từ 3-5 tổ viên, một số địa phương (Khánh Hoà, Long An) tổ hoà giải có từ 3 - 8 tổ viên. Cơ cấu thành viên của tổ hoà giải trong cả nước không thống nhất. Tổ trưởng tổ hoà giải thường là Trưởng Thôn, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội phụ nữ, Hội cựu chiến bình ở miền núi nhiều nơi tộc trưởng, già làng làm tổ trưởng Thành viên tổ hoà giải rất phong phú cả về giới tính và cơ cấu xã hội: có nam, có nữ; có già, có trẻ; có Đảng viên, đoàn viên; có đại diện của tất cả các tổ chức xã hội trong cộng đồng dân cư sở địa phương.

Về kết quả hoạt động của tổ hoà giải: theo báo cáo của các tỉnh, hàng năm tổ hoà giải ở nhiều tỉnh, thành phố đã hoà giải trung bình 3000 - 4000 vụ tranh chấp, mẫu thuẫn nhỏ đủ loại trong nhân dân và hoà giải thành đến 80% các vụ việc mâu thuẫn phát sinh ở địa phương.

Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan tư pháp, tổ chức tổ hoà giải trong cả nước đã được kiện toàn và được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải được nâng cao, khẳng định vị trí, vai trò của tổ hoà giải trong đời sống xã hội, góp phân to lớn vào việc củng cố đoàn kết nhân dân, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội, giảm bớt nhiều vụ việc phải đưa lên Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết, tiết kiện cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác hoà giải còn có những khó khăn và tồn tại sau đây:

- Cơ cấu tổ chức của tổ hoà giải trong cả nước phong phú, đa dạng, chưa có một mô hình thống nhất, chưa có cơ chế quản lý cụ thể.

- Các cơ quan Tư pháp ở một số địa phương chưa quan tâm kiện toàn tư pháp huyện và xã, đã trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho tổ hoà giải; không kiển tra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; không phát động phong trào thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời người tốt, việc tốt trong công tác hoà giải, nên nhiều tổ chức hoà giải bị tan rã, hoạt động sa sút, kém hiệu quả.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là Nhà nước chưa có quy định cụ thể về tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động của tổ hoà giải; kinh phí hoạt động hoà giải hầu như không có, nên không động viên, khuyến khích hoạt động hoà giải. Tổ viên tổ hoà giải hầu như không có kiến thức pháp lý, việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ cho tổ hoà giải của các địa phương cũng có hạn chế.

Cấp uỷ và chính quyền các cấp ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho tổ hoà giải hoạt động.

III. Đánh giá chung

Trên cơ sở thực trạng và hoạt động của các cơ quan Tư pháp đã được phân tích trên đây, nhìn vào lịch sư phát triển của ngành sau hơn 3 năm qua, kể từ khi có Nghị định số 38/CP và sau 15 năm kể từ ngày có Nghị định số 143/HĐBT chúng ta có thể rút ra một số nhận xét tổng quát sau:

1. Ngành Tư pháp được thành lập lại trong thời kỳ Nhà nước ta đang ở giai đoạn thực hiện cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp. Ngành Tư pháp vừa xây tổ chức, vừa triển khai hoạt động trong cơ chế chung đó, và đã trải qua những bước thăng trầm trong giai đoạn cả nước thực hiện đối mới tư duy, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ và từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đến nay, mặc du còn có những khó khăn, tồn tại và những mặt khiếm khuyết trong xây dựng tổ chức, trong triển khai hoạt động, trong xây dựng cơ chế quản lý mới, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng có thể nói rằng, Ngành Tư pháp đã được định hình thành một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, đã triển khai hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vự tư pháp như: xây dựng pháp luật, quy pháp; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; quản lý hành chính Tư pháp đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hỗ trợ Tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp luật cho cả nước và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về pháp luật và Tư pháp với các nước trên thế giới góp phần thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân tư; góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, ngành Tư pháp đã khẳng định được vị trí, vài trò của mình trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và đã chứng minh cho những chủ trương thành lập lại Ngành Tư pháp, từng bước hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngành do Đảng đề xướng và Nhà nước thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.

 

2. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng tổ chức và hoạt động của Ngành trong những năm qua, ta thấy còn có những khó khăn, tồn tại tổng quát sau đây:

2.1. Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, thì hoạt động quản lý hành chính Tư pháp là chức năng quản lý thống nhất của Chính phủ, nhưng được giao cho nhiều ngành, nhiều cấp thực hiện trên cơ sở phối hợp. Trong khi đó, các văn bản pháp luật này không phân biệt rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền quản lý Nhà nước và Ngành Tư pháp, của chính quyền địa phương và một số Bộ, ngành khác trong lĩnh vực quản lý hành chính tư pháp, đồng thời không xác định cơ chế phối hợp thống nhất giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý các công việc về Tư pháp.

2.2. Theo cơ chế hiện nay, các cơ quan Tư pháp địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy rằng không phải các đồng chí lãnh đạo của các địa phương đều có quan điểm nhận thức và sự quan tâm giống nhau về công tác tư pháp. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy rằng không phải các đồng chí lãnh đạo của các địa phương đều có quan điểm nhận thức và sự quan tâm giống nhau về công tác tư pháp. Nghị định số 38/Chính phủ và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB, chỉ quy định thống nhất chức năng, nhiệm vụ mà không quy định cơ cấu tổ chưc, biên chế cụ thể cho các cơ quan tư pháp địa phương, vì vậy dẫn đến thực trạng các cơ quan tư pháp địa phương (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp) ở mỗi cấp tương ứng của 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có chức năng, nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực Tư pháp như nhau, nhưng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của các cơ quan Tư pháp ở mỗi cấp tương ứng hiện nay trong cả nước rất khác nhau. Hầu hết các địa phương xây dựng tổ chức, xác định biên chế, kiện toàn đội ngũ cán bộ không căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Tư pháp, mà tùy thuộc nhận thức, quan niệm về công tac Tư pháp của lãnh đạo mỗi địa phương.

Nhìn chung, hiện nay cả nước chỉ có một số cơ quan tư pháp (cấp tỉnh và cấp huyện) của một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu tổ chức, biên chế, chất lượng cán bộ hợp lú, tương xứng với nhiệm vụ hiện tại được giao. Còn các cơ quan Tư pháp các cấp của phần lớn các địa phương chưa có tổ chức bộ máy, biên chế và đội ngũ cán bộ hợp lý, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Một số địa phương có số lượng biên chế quá thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thực trạng tổ chức, biên chế và đội ngũ cán bộ Tư pháp địa phương trên đây dẫn đến kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp của các địa phương rất khác nhau. ở nhiều địa phương, các cơ quan Tư pháp tuy có nhiều cố gắng, có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức triển khai hoạt động trên các lĩnh vực tư pháp và đạt được những kết quả nhất định, nhưng do đội ngũ cán bộ quá thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nên kết quả hoạt động còn thấp so với yêu cầu. Nhiều lĩnh vực công tác chưa được triển khai hoặc triển khai ở mức độ rất thấp.

Tình hình trên đây đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất các cơ quan tư pháp trong phạm vi cả nước về mặt chuyên môn nghiệp vụ, cả về tổ chức bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ, và cả cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động mới bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao cho các cơ quan Tư pháp địa phương.

2.3. Phân tích cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Tư pháp địa phương trên đây, ta thấy chúng được hình thành từ 2 nguồn cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý các lĩnh vự tư pháp của 2 chủ thể quản lý và Uỷ ban nhân dân địa phương và Bộ Tư pháp.

- Theo Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Pháp lệnh về nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp 1996. Và các văn bản pháp luật khác: thì Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý một số lĩnh vực tư pháp. Cơ quan Tư pháp các cấp có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý các lĩnh vực Tư pháp này, đó là: quản lý thống nhất công tác ban hành văn bản pháp quy; tuyên truyền giáo dục pháp luật; theo dõi việc thực hiện pháp luật; xây dựng và hướng dẫn tổ chức Tư pháp và tổ hoà giải; phối hợp quản lý Nhà nước đối với các tổ chức công chứng, luật sư, giám định, hộ tịch, Trung tâm trọng tài kinh tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

- Bộ Tư pháp có chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước thống nhất về công tác Tư pháp trong phạm vi cả nước (Điều 1, Nghị định số 38/CP). Theo quan niệm chung của khoa học quản lý và khoa học hệ thống để bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất cac lĩnh vực Tư pháp một cách có hiệu quả thì Bộ Tư pháp phải có một hệ thống tổ chức bộ máy thống nhất từ Trung ương đến địa phương để giúp Bộ quản lý các lĩnh vự Tư pháp nói chung và các lĩnh vực Tư pháp thuộc thẩm quyển của Bộ. Nhưng theo cơ chế hiện nay Bộ Tư pháp chỉ có thẩm quyền quản lý thống nhất tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ các cơ quan Tư pháp địa phương (không kể cơ quan Tòa án và thi hành án địa phương), nghĩa là thực chất, Bộ Tư pháp chưa có hệ thống tổ chức bộ máy (theo đúng tính hệ thống của nó) để giúp Bộ quản lý thống nhất các công việc về tư pháp ở địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã phải dùng biện pháp tình thế được pháp luật cho phép đặt phòng thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc cơ cấu của Sở Tư pháp (cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh) và Đội thi hành án dân sự cấp huyện thuộc Phòng Tư pháp (cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và phân cấp một số nhiệm vụ (có thể được) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp như quản lý Tòa án cấp huyện về mặt tổ chức, quản lý công tác thi hành án dân sự cho cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương giúp (hiện nay là các cơ quan Tư pháp địa phương). Cơ chế này làm cho các cơ quan Tư pháp địa phương (đặc biệt là Sở Tư pháp) rơi vào thực trạng "một vai hai gánh" - là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, vừa phải giúp Uỷ ban nhân dân quản lý các công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, vừa phải giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp phân cấp. Trong khi đó, tổ chức, biên chế, đội ngũ càn bộ của các cơ quan Tư pháp địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định chỉ đủ để giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý tư pháp của Uỷ ban nhân dân, dẫn đến mâu thuẫn giữa cơ cấu tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ và chức năng, nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan tư pháp địa phương. Vì không đủ lực lượng cán bộ nên hoạt động Tư pháp ở địa phương phải dàn trải, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực tư pháp khác nhau, hoặc phải tập trung làm việc theo kiểu cuốn chiếu, hiệu quả hoạt động Tư pháp ở những địa phương này không cao, do cơ chế quản lý không thống nhất gây ra.

2.4. Phần lớn các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp như Pháp lệnh về tổ chức luật sư 1987: "Quy chế Đoàn luật sư" ban hành kèm theo Nghị định số 15/HĐBộ Tư pháp 1989; Nghị định số 117/HĐBộ Tư pháp năm 1988 về giám định Tư pháp; "Điều lệ đăng ký hộ tịch" ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP năm 1961 về quản lý và đăng ký hộ tịch và các văn bản hướng dẫn khác về các lĩnh vực này được ban hành theo cơ chế cũ, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật này không còn phù hợp với tình tình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đồng thời nhiều quan hệ mới phát sinh theo cơ chế mới chưa được quy định kịp thời, dẫn đến thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp chưa được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay và thiếu hẳn một cơ chế quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đây là một trong những khó khăn lớn trong việc kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý thống nhất và trong triển khai hoạt động có hiệu quả cao của ngành nói chung và của các cơ quan tư pháp địa phương nói riêng. thực trạng trên đây đòi hỏi khách quan đối với các văn bản pháp luật về các lĩnh vực tư pháp không còn phù hợp phải được thay đổi, bổ sung tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương.

2.5. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thức VIII về cải cách nền hành chính Nhà nước, trong đó có cải cách Tư pháp, ngành Tư pháp được Chính phủ giao thêm các nhiệm vụ như quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế (Nghị định số 116/CP), quản lý tổ chức và hoạt động các tổ chức tư vấn pháp luật và luật sư nước ngoài tại Việt Nam (Nghị định số 42/CP); rà sát, đáng giá toàn diện tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trong cả nước (Chỉ thị số 620/TTg), quản lý Nhà nước về quốc tịch chuyển từ Bộ Ngoại giao sang, chưa kể nhiệm vụ tập chung công tác thi hành án (trong đó có cả thi hành án hình sự) về Bộ Tư pháp như Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VIII) đề ra và các nhiệm vụ quản lý hàng chính Tư pháp khác sẽ được giao cho ngành Tư pháp tong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan Tư pháp của Nhà nước, thì cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ các cơ quan Tư pháp Trung ương đến địa phương hiện nay được xây dựng trên cơ sở Nghị định số 38/CP và Thông tư liên Bộ số 12/TTLB không còn phù hợp và càng không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Để phát huy những thành tự đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của ngành trong những năm qua, tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, chúng ta phải tập chung nghiên cứu toàn diện cở sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý hành chính Tư pháp, xây dựng chiến lược phát triển ngành Tư pháp hiện nay và trong tương lai phù hợp với cơ chế quản lý mới và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Trên cơ sở đó kiến nghị với Nhà nước, chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế những văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của ngành không còn phù hợp, tạo môi trường pháp lý bảo đảm cho việc xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy theo cơ chế mới - cơ chế quản lý thống nhất công tác hình chính Tư pháp phù hợp với khoa học và thực hiện,thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành từ Trung ương đến địa phương, góp phần thực hiện cải cách Tư pháp, cải cách nền hành chính Nhà nước và hoàn thiện nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra.

 

Phần II

Phương hướng xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương.

Để xây dựng mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp từ Trung ương đến địa phương một cách khoa học, hợp lý theo đổi mới bảo đảm nâng cao hiệu lực bộ máy và hiệu quả hoạt động cần phải xác định mục tiêu và quan điểm, phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành trong các năm trước mắt cũng như lâu dài.

I. Mục tiêu và quan điểm xây dựng mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương theo hướng đổi mới.

1. Mục tiêu tổng quát và lâu dài của đổi mới tổ chức và hoạt đông củ ngành Tư pháp nói chung và các cơ quan Tư pháp địa phương nói riêng Là:

Xây dựng một hệ thống cơ quan Tư pháp (thuốc ngành Tư pháp) đồng bộ, thông nhất từ Trung ương đến địa phương, với đội ngũ công chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu quản lý thông nhất các lĩnh vực Tư pháp ngày một tăng của ngành Tư pháp trong phạm vị cả nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Nhà nước ta.

Mục tiêu trước mắt là củng cố, kiện toàn hệ thốnh các cơ quan Tư pháp địa phương một cách đồng bộ, tong đó xác định rõ chức năng, hiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, đội ngũ cán bộ và cơ chế quản lý khoa học, nhằm tháo gỡ những khó khắn, tồn tại tron tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp bảo đảm bộ máy có hiệu lực và hoạt động có hiêu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày một tăng của ngành hiên nay.

2. Đề đạt được mục tiêu trên, trong quá trình xây dựng đổi mới tổ chức và hoạt động phải quán triệt những quan điểm sau đây:

- Quán triệt những quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh, các Nghị quyết, các văn bản đại hội Đảng toàn quốc các khoá, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khoá 8) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương phải được tiến hành song song, đồng bộ với quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành nói chung và gắn với quá trình cải cách hành chính Nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng.

- Phải quán triệt những nguyên tăc cơ bản về xây dựng bộ máy Nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp 1992 và trong các văn bản pháp luật cụ thể hoá Hiến pháp 1992.

II. Định hướng xây dựng mô hình tổ chức hệ thống ngành Tư pháp và một số giải pháp tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp trong thời gian qua; quán triệt những quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng ngành đã xác định trên đây, hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương cần được đổi mới, kiện toàn theo các định hướng sau đây:

1. Định hướng xây dựng mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương trong các năm trước mắt và đến năm 2000

1.1. Về mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương

1.1.1. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở pháp lý, quán triệt những quan điểm đổi mới của Đảng, có tính đến xu hướng cải cách nền hành chính và cải cách tư pháp nói chung trong thời gian một vài năm tới, chúng tôi cho rằng mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp địa phương trong những năm trước mắt từ nay đến năm 2000 chưa thể thay đổi, nghĩa là vẫn giữ nguyên như mô hình hiện nay. ở tỉnh có Sở Tư pháp cấp tỉnh, ở huyện có Phòng Tư pháp cấp huyện và ở xã có Ban Tư pháp cấp xã. Các cơ quan Tư pháp địa phương vẫn được tổ chưc trên nguyên tắc song trùng trực thuộc, là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Tư pháp cấp trên.

Mô hình tổ chức hệ thống Tư pháp địa phương trong những năm trước mắt không thay đổi, dựa trên những cơ sở sau đây:

- Như trên đã trình bày, quản lý Tư pháp là chức năng quản lý Nhà nước thống nhất của Chính phủ, hiện nay được giao cho nhiều cơ quan Nhà nước quản lý và do nhiều văn bản pháp luật điều chính. Để thay đổi mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp , phải thay đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nói trên, nhưng việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi các văn bản pháp luật đó không đơn giản và không thể diễn ra đồng thời trong một số năm trước mắt.

- Quan niệm về quản lý thống nhất các công việc Tư pháp hay quản lý hành chính Tư pháp của các ngành, các cấp không thống nhất, thậm chí rất khác nhau. Để thay đổi được tư duy pháp lý, thống nhất quan điểm về quản lý hành chính Tư pháp phải có thời gian với sự tác động tích cực của các nhà lý luận khoa học và thực tiễn của ngành Tư pháp. Chỉ có như vậy chức năng quản lý thống nhất các công tác tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) của Bộ Tư pháp mới được chế định hoá trong các văn bản pháp luật và chỉ có trên cơ sở đó mới thay đổi được mô hình tổ chức hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương.

- Mặc dù Đảng và Nhà nước đang thực hiện cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp nói chung, nhưng đi từng bước vững chắc và sẽ chưa có những biến đống lớn tác động trực tiếp đến tổ chức hệ thống ngành ở địa phương trong các năm trước mắt.

1.1.2. Mô hình hiện nay có những khó khăn, tồn tại sau đây:

- Nếu không có những giải pháp tác động hữu hiệu làm thay đổi nhận thức của các ngành các cấp đối với các cơ quan Tư pháp địa phương thì không thể thay đổi được cơ chế quản lý, vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa chức năng và nhiệm vụ, giữa cơ cấu, tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ với chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.

- Bộ Tư pháp vẫn phải tiếp tục áp dụng biện pháp tình thế phân cấp, uỷ quyền cho các cơ quan Tư pháp địa phương - cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện quản lý một số lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp. Vì Bộ Tư pháp không có cơ quan chuyên môn của mình ở địa phương giúp Bộ quản lý đối với các lĩnh vực đó. Và vì vậy, chất lượng và hiệu quả do Bộ Tư pháp phân cấp tuỳ thuộc vào trách nhiệm và lòng nhiệt tình của các cơ quan Tư pháp địa phương.

- Dù những giải pháp tác động để củng cố, kiện toàn tổ chức, xác định rõ vị trí, chức năng; nhiệm vụ, cơ chế quản lý, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu lực bộ máy, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp địa phương, nhưng không thể giải quyết được cơ bản những mâu thuẫn, những khó khăn, tồn tại do mô hình tổ chức hiện nay tạo ra.

1.2. Một số giải pháp củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương theo mô hình hiện nay.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương, có thể khẳng định rằng nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên những khó khăn, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của ngành ở địa phương là các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý Tư pháp không đồng bộ, nhiều quy định không còn phù hợp với yêu cầu khách quan cả trong lý luận cũng như trong thực tiênhững, vì vậy làm ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, xây dựng tổ chức và triển khai hoạt động của ngành ở địa phương. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp tạo nên khó khăn, tồn tại trong việc củng cố, kiện toàn tổ chức và hiểu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương là Thông tư liên Bộ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp.

Để thực hiện mục tiêu trước mắt theo mô hình hiện nay nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày một tăng của các cơ quan Tư pháp địa phương; khắn phục những khó khăn, tồn tại để nâng cao hiệu lực tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp địa phương, cần tiến hành các giải pháp sau đây:

1.2.1. Đổi mới thể chế trong lĩnh vực quản lý hành chính Tư pháp:

Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành Tư pháp, cùng với việc Nhà nước sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý hành chính tư pháp cho phù hợp, trong các năm trước mắt (1997) Bộ Tư pháp cùng với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư liên Bộ số 12/TTLB theo những hướng sau đây:

- Quy định rõ chức năng cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố. Trong điều kiện hiện nay, Sở Tư pháp không chỉ có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, mà còn chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý các lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong phạm vi địa phương.

- Quy định rõ các nhiệm vụ và bổ sung thêm những nhiệm vụ mới được Nhà nước giao thêm cho ngành Tư pháp, chưa được quy định trong Thông tư liên Bộ số 12/TTLB.

- Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế của các cơ quan Tư pháp địa phương, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao để áp dụng thống nhất trong cả nước, mà không để cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tự quyết định theo ý chí chủ quan của mình như hiện nay.

Trường hợp không thay đổi được Thông tư liên bộ số 12/TTLB hoặc có thay đổi nhưng không theo hướng trên đây thì rất khó có thể củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, khắc phục những khó khăn, tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp theo mục tiêu đã đề ra.

1.2.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức, tăng cường độ ngũ cán bộ cho các cơ quan tư pháp địa phương:

a) Đối với Sở Tư pháp tỉnh:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức các phòng thuộc Sở để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trên cơ sở tính đa dạng của các lĩnh vực quản lý tư pháp khác nhau. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Sở gồm có Ban giám đốc và các phòng trực thuộc sau đây:

+ Phòng Văn bản pháp quy và phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ quản lý văn bản pháp quy và phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ quản lý văn bản pháp quy và phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương.

+ Phòng tổ chức cán bộ và quản lý Tòa án quận, huyện, thị xã về mặt tổ chức (gọi tắt là Phòng tổ chức cán bộ và quản lý Tòa án huyện) thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp và quản lý Tòa án huyện về mặt tổ chức theo phân cấp cuả Bộ Tư pháp.

+ Phòng quản lý các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp bao gồm: luật sư, giám định, hộ tịch, tư vấn pháp luật trong nước và nước ngoài, Trung tâm trọng tài kinh tế, lý lịch Tư pháp và thống kê Tư pháp.

+ Văn phòng Sở: thực hiện nhiệm vụ hành chính - tổng hợp: tài chính - kế toán, văn thư, lưu trữ; quản trị, lái xe, phục vụ.

+ Thanh tra Sở được tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Thông tư số 124/TTra ngày 18 tháng 7 năm 1990 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn về tổ chức của các tổ chức Thanh tra Nhà nước.

+ Các phòng công chứng Nhà nước: được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định 31/Chính phủ ngày 8 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước.

+ Phòng thi hành án dân sự: được tổ chức và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 30/CP ngày 2 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án.

ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lớn có khối lượng công việc về hộ tích nhiều có thể thành lập thêm Phòng quản lý hộ tịch riêng, tách khỏi phòng quản lý các cơ quan tổ chức hỗ trợ Tư pháp hoặc Phòng phổ biến giáo dục pháp luật tách khỏi phòng quản lý văn bản pháp quy.

Về biên chế của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài biên chế của Phòng thi hành án dân sự thuộc Sở Tư pháp có quy định hướng dẫn riêng, số lượng biên chế của Sở Tư pháp quy định như sau:

+ Biên chế tối thiểu của các Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là: 50 người.

+ Biên chế tối thiểu của các tỉnh miền núi là: 30 người.

Tổng số lượng biên chế của Sở Tư pháp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định phân bổ trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được giao.

b) Đối với Tư pháp cấp huyện:

- Cơ cấu tổ chức Phòng Tư pháp huyện gồm có Đội thi hành án dân sự và bộ phận cán bộ Tư pháp.

+ Đội thi hành án dân sự thuộc Phòng Tư pháp được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

+ Bộ phận cán bộ tư pháp có trưởng phòng, phó trưởng phòng (hoặc có thể kết hợp Phó trưởng phòng tư pháp đồng thời là Đội trưởng Đội thi hành án dân sự) và các chuyên viên, cán sự pháp lý.

- Biên chế của Phòng Tư pháp huyện gồm có biên chế của Đội thi hành án dân sự và biên chế bộ phận tư pháp huyện.

+ Biên chế của Đội thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trong tổng biên chế quản lý Nhà nước do Bộ Tư pháp quản lý.

+ Biên chế bộ phận Tư pháp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định trong tổng biên chế quản lý Nhà nước của địa phương theo hướng sau đây:

* Phòng Tư pháp quận, thành phố thuộc tỉnh biên chế từ 5 đến 8 người.

* Phòng tư pháp huyện, thị xã biên chế từ 4 đến 5 người.

c) Tổ chức, biên chế của Ban tư pháp xã:

Ban Tư pháp xã có Trưởng ban và 2 thành viên. Trưởng ban tư pháp xã do một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đảm nhiệm. Hai thành viên của Ban tư pháp xã là Hộ tịch viên và chuyên viên hoặc cán sự pháp luật thuộc biên chế Nhà nước ở xã giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quản lý, đăng ký hộ tịch và các công tác tư pháp khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã. Hai chức dang này của Ban Tư pháp xã phải được tuyển dụng chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được sắp xếp ổn định chuyên môn hoá ở xã theo Thông tư liên Bộ số 97/TTLB/TCCBCP-TC ngày 16 tháng 8 năm 1995 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính.

Những nội dung củng cố, kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ của các cơ quan Tư pháp địa phương trên đây phải được cụ thể hoá trong văn bản pháp luật sửa đổi Thông tư liên Bộ số 12/TTLB do Ban tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ Tư pháp ban hành hoặc do Bộ Tư pháp ban hành nhưng phải có văn bản thoả thuận những nội dung trên của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ. Trường hợp ngược lại thì rất khó có thể củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp theo định hướng nói trên.

2. Định hướng xây dựng mô hình tổ chức hệ thống ngành Tư pháp sau năm 2000.

2.1. Mô hình tổ chức hệ thống ngành Tư pháp sau năm 2000.

Xuất phát từ vị trí của Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý thống nhất về công tác Tư pháp phong phạm vi cả nước, cùng với việc cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách Tư pháp theo hướng tập trung các lĩnh vực quản lý hành chính Tư pháp về Bộ Tư pháp (theo đúng nghĩa cuả nó) thì mô hình Tổ chức hệ thông ngành Tư pháp cũng phải được tập trung, thông nhất từ Trung ương đến địa phương, nghĩ là Bộ Tư pháp không chỉ có các cơ quan Bộ như các Cục, Vụ, Viện mà còn có các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đặt tại địa phương hoặc theo khu vực từng lãnh thổ để giúp Bộ quản lý thống nhất các lĩnh vực các Tư pháp ở địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.

Các cơ quan Tư pháp địa phương theo mô hình trên đây do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý và quản lý toàn diện từ các cơ cấu tổ chức, biên chế, cán bộ, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đến việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động. Các cơ quan Tư pháp địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp về toàn bộ nhiệm vụ quản lý Tư pháp ở địa phương hoặc trên vùng lãnh thổ được Bộ trưởng giao.

2.2. Mô hình tổ chức hệ thống cơ quan Tư pháp thống nhất trên đây có những đặc điểm sau đây.

- Tạo nên cơ chế quản lý tập trung, thống nhất. Giúp Bộ Tư pháp chỉ đạo, điều hành nhanh, nhạy và kịp thời, bảo đảm cho Bộ Tư pháp quản lý thống nhất lĩnh vực Tư pháp trong phạm vi cả nước một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn mới.

- Đảm bảo tính đồng bộ, tính hệ thống phù hợp với khoa học quản lý trong xây dựng tổ chức bộ máy và trong chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống ngành Tư pháp.

- Giúp giải quyết về cơ bản những mâu thuẫn, những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức bộ máy, trong cơ chế quản lý và những bất cập về tổ chức và đội ngũ cán bộ Tư pháp địa phương hiện nay đang gặp phải.

- 2.3. Một số điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình quản lý tập chung thống nhất.

- Mô hình quản lý tập trung, thống nhất của ngành Tư pháp có thể thực hiện trước hoặc sau năm 2000 tuỳ thuộc vào tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách Tư pháp của Đảng và Nhà nước ta và trực tiếp và phục thuộc vào các yếu tố sau đây.

Thứ nhất, Bộ Tư pháp được Chính phủ giao quản lý thống nhất và trực tiếp các lĩnh vực Tư pháp, trong đó có quản lý tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp và các cơ quan hỗ chợ Tư pháp như: Thi hành án (kể cả thi hành án hình sự), công chứng, luật sư, giám định, Trọng tài kinh tế, tư vấn Pháp luật . Hiện nay, nhiệm vụ quản lý tổ chức và hoạt động của các cơ quan và Chính phủ giao cho nhiều cơ quan quản lý trên cơ sở biên chế phối hợp là chủ yếu.

Thứ hai: Các văn bản Pháp luật hiện hành về các lĩnh vực quản lý Tư pháp phải được sửa đổi, bổ sung theo hương tập trung trong các lĩnh vực quản lý Tư pháp nói trên và thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp, mà không phân mảnh quản lý như cơ chế hiện nay.

Thứ ba: Các văn bản Pháp luật về các lĩnh vực quản lý Tư pháp sửa đổi phải quy định phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Tư pháp của ngành Tư pháp với chức năng quản lý Tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của các ngành, các cấp. Có lĩnh vực Tư pháp cần phải có phối hợp quản lý thì cũng phải quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan chỉ có trách nhiệm phối hợp.

Thư tư: Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương vẫn có một tổ chức để giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền quản lý một số Tư pháp gắn liền với hoạt động chấp hành và điều hành mọi mặt về đời sống xã hội ở địa phương, thuộc thẩm quyền của quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp: quản lý văn bản pháp quy, tuyê truyền phổ biến giáo dục Pháp luật, làm tư vấn Pháp luật cho Uỷ ban nhân dân các cấp v.v

 

 

Báo cáo khoa học về việc quản lý hoạt động

xây dựng và ban hành văn bản pháp quy hiện nay

ở nước ta

Thực hiện Chương trình nghiên cứu xây dựng "Đề án quản lý ngành Tư pháp từ Trung ương đến cơ sở", và theo sự phân công của tiểu ban xây dựng Đề án này. Vụ Pháp luật hình sự – hành chính đã tổ chức việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất những biện pháp cụ thể xung quanh vấn đê quản lý văn bản pháp quy hiện nay ở nước ta. Sau đây là một số nội dung cơ bản:

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp quy hiện nay ở nước ta.

Để tìm hiểu về hoạt động quản lý văn bản pháp quy ở nước ta hiện nay thì cần phải làm rõ một số vấn đề sau đây:

Những văn bản Pháp luật nào thuộc "Phạm trù" văn bản pháp quy.

- Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành.

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý văn bản pháp quy từ Trung ương đến địa phương hiện nay.

1. Văn bản pháp quy, những cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến những văn bản pháp quy có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

+ Văn bản pháp quy là văn bản có chứa đựng quy phạm Pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội được ban hành theo bản quyền, hình thức, thủ tục và trình tự quy định.

+ Văn bản pháp quy ban hành chủ yếu bởi các cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền hoạt động ban hành các quy phạm dưới luật và hướng tới nhữnh lĩnh vực, vấn đề không thuộc thẩm quyền lập pháp.

+ Thẩm quyền lập quy chủ yếu do Chính phủ thực hiện đối với những vấn đề quan trọng. Những vấn đề có tính chất chuyên ngành, lĩnh vực hoặc thuộc quyền tự chủ của các địa phương thì Bộ hoặc Chính quyền địa phương ban hành văn bản.

Hiện nay Nhà nước ta chưa ban hành luật về thẩm quyền và trình tự ban hành văn bản quy phạm Pháp luật. Cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận. Song song bài viết này chúng ta phải tạm thời chấp nhận những văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo hiến pháp 1992 là những văn bản thuộc phạm trù văn bản pháp quy bao gồm:

(1). Những văn bản do hành chính ban hành để hướng dẫn chi tiết thi hành luật, pháp lệnh dưới hình thức văn bản do hiến pháp quy định hoặc quy định những lĩnh vực không thuộc quyền lập pháp.

(2). Những văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành để quyết định các chủ trương biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: thành lập các Hội đồng. Uỷ ban để giúp Thủ tướng giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

(3). Những văn bản do các Bộ hay liên Bộ, liên ngành ban hành liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực hoặc liên ngành hay những vấn đề được Chính phủ uỷ quyền.

(4). Những văn bản do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có tính chất tổng hợp, ấn định chính sách, quy tắc địa phương trên cơ sở những quy định của Hiến pháp và luật về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Về hình thức văn bản ở cấp Chính phủ là nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cấp Bộ là quyết định, thông tư, chỉ thị. Hội đồng nhân dân các cấp ban hành nghị quyết còn Uỷ ban nhân dân và chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì ban hành quyết định chỉ thị. Đó là những hình thức văn bản pháp quy chủ yếu của các cơ quan Nhà nước sử dụng trong qúa trình quản lý, điều hành hoạt động của các chủ thể thuộc phạm vi mình quản lý, Tuy nhiên, còn hình thức văn bản pháp quy cũng thường được sử dụng phổ biến là Thông tư liên bộ. Đây là loại văn bản ban hành bởi ít nhất từ hai Bộ trở lên để hướng dẫn hoặc quy định những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước do nhiều Bộ phụ trách.

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp quy ở nước ta:

a. Những văn bản pháp quy do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành.

Xuất hiện từ thực tế là hiện nay Chính phủ cũng chưa có quy chế hay một văn bản Pháp luật nào quy định về thể thức, trình tự ban hành văn bản pháp quy của các Bộ cơ quan ngang bộ nên việc ban hành văn bản đó thường không được lập thành kế hoạch, trình tự soạn thảo và xem xét ban hành cũng không thực hiện thống nhất. Thực tế ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có một số điểm nổi bật sau đây:

+ Việc soản thảo các văn bản như Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thường do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà văn bản đó điều chỉnh được phân công đảm nhiệm. Có trường hợp dự thảo văn bản được Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo từ đầu và được Chính phủ đôn đốc, chỉ đạo sát sao nên quá trình soạn thảo và ban hành văn bản đó với thời hạn ngắn, có hiệu quả; điển hình là Nghị định số 36/CP và 49/CP ban hành Điều lệ TTTATGT đường bộ và xử phạt hành chính vi phạm TTATGT đường bộ, Nghị định 87/CP và 88/CP về quy chế hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá băng đĩa hình, băng nhạc và bại trừ tệ nạn xã hội nghiêm trọng xử phạt hành chính các vi phạm quy định của quy chế này. Tuy nhiên, có nhiều Nghị định, đặc biệt là các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh và hiệu quả quản lý Nhà nước. Ví dụ: các nghị định hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp Nhà nước, hướng dẫn quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thường quy định có tính nguyên tắc hoặc những vấn đề phức tạp khi thảo luận dự án luật, pháp lệnh chưa thống nhất và chưa có phương án giải quyết nhưng vì yêu cầu cần thiết phải ban hành các văn bản đó rất khó và mất khá nhiều thời gian, thường kéo dài không đúng thời hạn quy định. Mặt khác, nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh hoặc quy định những vấn đề liên quan trực tiếp đến những nguyên ắc được xác định trong luật, pháp lệnh nhưng quy định sai lệch hoặc trái với tinh thần của luật, pháp lệnh đó. Chẳng hạn nghị định của Chính phủ số 28/CP ngày 29/4/1996 "quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương bnh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng" đã quy định tại Điều 73 khoản 2 không đúng với tinh thần của Pháp lệnh về người có công hoặc nghị định số 56/Chính phủ ngày 18.9.1995 ban hành Quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam tại Điều 19 quy định phạt bằng ngoại tệ trong khi pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6.7.1995 không quy định phạt bằng tiền ngoại tệ.

+ Quy trình soạn thảo và trình dự thảo văn bản pháp quy để ban hành cũng không được thực hiện thống nhất do không có quy chế chặt chẽ của Chính phủ về vấn đề này; có dự thảo văn bản được lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan hữu quan và được chỉn lý trên cơ sở ý kiến chung phù hợp với tình hình thực tế do vậy đã góp phần hiệu quả trong hoạt động quản lý song cũng có những dự thảo văn bản của Chính phủ do bộ Ngành soạn thảo nhưng được tiến hành mang tính chất nội bộ hoặc thành phần tham gia chủ yếu là những đối tượng "có quan hệ tốt, hiểu và thông cảm với ngành" dẫn đến dự thảo văn bản nhiều khi mang nặng tính cục bộ chủ yếu bảo vệ lợi ích của ngành mình mà không đứng trên quan điểm lợi ích chung và hiệu qủa quản lý nhà nước.

+ Bộ Tư pháp với chức năng là cơ quan tư vấn giúp Chính phủ trong công việc thẩm định vào bảo quản chất lượng hiệu quả văn bản do các ngành soạn thảo bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, do số lượng văn bản lớn, số lượng cán bộ có hạn và khối lượng công việc lại nhiều, mặy khác trong nhiều trường hợp sự thiện chí phối hợp của các ngành với cơ quan Tư pháp còn chưa thoả đáng nên nhiều văn bản ban hành chưa thật sự đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật soạn thảo văn bản, về tính phù hợp và thống nhất với luật, pháp lệnh. Có khi, cơ quan Tư pháp được mời tham gia xây dựng văn bản một đôi lần có tính chất chiếu lệ để cơ quan soạn thảo báo cáo Chính phủ là đã có ý kiến của Bộ Tư pháp nhưng thực tế lại trình dự thảo văn bản mà cơ quan tư pháp đã tham gia ý kiến. Vừa qua chính phủ đã ban hành chỉ thị 189/CT của Thủ Tướng Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 1996 đã khẳng định lại vai trò thẩm định của bộ Tư pháp đối với các dự thảo văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Song việc thực hiện cũng cần có thời gian để tạo cơ sở xây dựng một thủ tục chặt chẽ, thống nhất.

- Nhiều văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quyết định, thông tư, chỉ thị được ban hành đã góp phần quan trọng trong việc quản lý ngành, lĩnh vực. Song không ít văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chnhs phủ đã hướng dẫn thực hiện văn bản của Chính phủ không đúng tinh thần những văn bản đó, đôi khi đặt thêm quy phạm , mâu thuẫn chồng chéo với quy định của các Bộ, ngành khác, thậm chí có văn bản do Bộ ban hành trái với quy định của luật, pháp lệnh. Ví dụ: Thông tư số 05 ngày 12 tháng 2 năm 1996 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính đối với một số điều của nghị định 88/Chính phủ ngày 14.12.1995 trái với quy định của Nghị định này và Pháp lẹnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

+ Sự phối hợp giữa Văn phòng Chỉnh phủ và Bộ Tư pháp trong việc xem xét cho ý kiến về các dự thảo văn bản của Chính phủ trong nhiều trường hợp còn thiếu sự chặt chẽ và đảm bảo hiệu quả cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế. Có trường hợp văn bản có ý kiến chính thức của Bộ Tư pháp trước khi cơ quan soạn thảo trình Chính phủ xem xét và Văn phòng Chính phủ coi đó là ý kiến mang tính chất thẩm định của Bộ Tư pháp mặc dù trong nhiều trường hợp dự thảo văn bản trình Chính phủ hoàn toàn khác với dự thảo mà Bộ Tư pháp đã tham gia ý kiến. Có trường hợp Văn phòng Chính phủ có công văn yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương có ý kiến chính thức về dự thảo văn bản mà Bộ, ngành nào đó gửi trình Chính phủ (Công văn có kèm theo dự thảo) theo yếu cầu của Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng Chính phủ mà trước đó trong quá trình Bộ, ngành soạn thảo văn bản mà Bộ Tư pháp không hề được biết hoặc được đề nghị tham gia ý kiến. Ví dụ: Bộ Văn hoá - thông tin soạn thảo Nghị định về tổ chức thanh tra ngành văn hoá nhưng không có văn bản của Bộ Tư pháp mà Chính phủ đã ban hành. Cũng phải kể đến những trường hợp dự thảo văn bản mà không có ý kiến chính thức của Bộ Tư pháp khi đã trình Chính phủ mà Bộ, ngành soạn thảo chỉ ghi nhận ở tờ trình mà đã có sự tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp và văn đó cũng đã được ban hành dù rằng nội dung có nhiều vấn đề quy định không thống nhất với văn bản hiện hành.

b. Những văn bản pháp quy do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong phạm vi điạ phương:

Căn cứ vào quy định tại chương IX Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND các cấp đã được quy định tại Pháp lệnh ngày căn cứ về phân cấp quản lý giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với chính quyền cấp tỉnh; Căn cứ về sự phân định các ngành luật trong hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật, pháp lệnh thì HĐND và UBND có quyền ban hành văn bản pháp quy trong phạm vi thẩm quyền ở địa phương mình. Đồng thời từng bước pháp luật cũng có xác định có những vấn đề được giới hạn không thuộc thẩm quyền ban hành văn bản của HĐND và UBND.

Trên cơ sở các căn cứ trên đây, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành phải hoàn toàn phù hợp với các căn cứ đó. Ví dụ: các văn bản pháp quy của chính quyền địa phương không được đặt ra các quy phạm quy định về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, như tội phạm và hình phạt, hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt hay quy định những vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của công dân như: quyền về lập hội, quyền bầu cử...

Trong những năm vừa qua, để thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và chức năng quản lý theo thẩm quyền lãnh thổ chính quyền các cấp đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy, nhất là HĐND và UBND cấp tỉnh. Việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy ở nhiều địa phương, đã từng bước đưa vào nề nếp. Nhiều địa phương đã sử dụng tốt vai trò của Sở Tư pháp trong việc giúp chính quyền địa phương quản lý việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy. Một số địa phương đã xây dựng chương trình xây dựng văn bản pháp quy hàng năm của địa phương mình như: Nghệ an, Hà tĩnh, Tiền giang, Hải phòng Sở Tư pháp ở nhiều địa phương đã được giao trách nhiệm thẩm định văn bản pháp quy trước khi UBND ban hành, tạo cơ sở cho việc ban hành văn bản địa phương đúng hướng và có hiệu quả thiết thực. Việc soạn thảo Nghị quyết của HĐND thường do các ban của HĐND chuẩn bị trong đó có phần đông góp phần quan trọng của ban pháp chế HĐND và UBND cung cấp, tuy vậy cũng có trường hợp HĐND giao cho UBND với tư cách là cơ quan của HĐND chuẩn bị. Trên cơ sở đó UBND giao lại cho Văn phờng Uỷ ban hoặc các Sơ thuộc UBND (nội dung có liên quan chính đến sở chuyên môn) phối hợp với Sở Tư pháp chuẩn bị. Do vậy văn bản được ban hành đảm bảo tính pháp lý của văn bản, nội dung cũng không có sự chồng chéo với các văn bản cấp trên.

Bên cạnh đó nhiều tỉnh còn chưa thấy rõ vai trò của cơ quan Tư pháp, chưa sử dụng thường xuyên lực lượngnày giúp chính quyền cấp mình trong việc soạn thảo văn bản mặc dù chỉ nắm về quản lý nghiệp vụ chuyên môn, chưa nắm được kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp quy cung như hệ thống văn bản pháp luật hiện hành song với tâm lý đưa dự thảo qua cơ quan Tư pháp thẩm định sẽ thêm lực cản, kéo dài thời hạn chuẩn bị văn bản bà do vậy khi lãnh đạo UBND không nhắc nhở thì không chuyển dự thảo qua cơ quan Tư pháp để thẩm định dẫn đến văn bản ban hành sai về hình thức, không đúng về thẩm quyền hoặc mâu thuẫn chồng chéo về nội dung. Ví dụ: nhiều tỉnh hiện nay còn dùng hình thức công văn để thay cho văn bản quyết định hoặc chỉ thị của UBND hoặc Chủ tịch UBND có văn bản quy định cả quyền và nghĩa vụ của công dân quy định hình phạt đối với công dân

Đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã thì văn bản của chính quyền địa phương còn nhiều sai soát hơn vì lực lượng cán bộ pháp lý ở các cấp này quá mỏng và cũng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn. Hơn nữa, số cán bộ lãnh đạo ở các cấp này nhận thức về pháp luật và quan tâm đến pháp luật cũng còn nhiều hạn chế do công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của chúng ta còn nhiều vấn đề phải xem xét và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của chúng ta còn nhiều hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến không tránh khỏi những sai sót trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp quy.

Thực hiện Nghị quyết của các Đại hội Đảng nhất là Đại hội Đảng lần thứ 6 đến nay chúng ta đã thực hiện từng bước đổi mới trên nhiều lĩnh vực, văn hoá, khoa học Trong đó việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã được quan tâm. Song 10 năm chưa phải là đủ cho việc đổi mới công tác xây dựng pháp luật, do vậy việc ban hành văn bản pháp quy từ Trung ương đến địa phương còn nhiều khiếm khuyết là lẽ đương nhiên đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản về thẩm quyền và thủ tục trình tự ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp từ Trung ương đến địa phương tạo cơ sở để việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào nề nếp.

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản pháp quy hiện nay ở nước ta.

1/ Phải khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền, thủ tục và trình tự ban hành văn bản pháp quy từ Trung ương đến địa phương. Trong đó, cần xác định rõ mổi cơ quan có thẩm quyền chỉ nên ban hành một loại văn bản pháp quy để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản, tạo điều kiện cho việc lập lại trật tự trong công tác soan thảo và ban hành văn bản pháp quy, ví dụ: Chính phủ chỉ nên ban hành văn bản pháp quy dưới hình thức nghị định cần xác định rõ loại cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy chứ không phải tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy như hiện nay, thậm chí đến các tổ chức xã hội cũng có quyền ban hành văn bản pháp quy như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam Trình tự, thủ tục soạn thảo từng loại văn bản pháp quy cũng cần xác định rõ từ khâu lập chương trình (nhưng không phải loại văn bản nào cũng được soạn thảo và ban hành theo chương trinh như vậy sẽ rất máy móc và không thực tế) đến quy trình soạn thảo, thẩm định xem xét, ban hành văn bản pháp quy. Trong đó trình tự soạn thảo của tùng loại văn bản khác nhau: thậm chí cùng một loại văn bản của cùng cơ quan ban hành nhưng với nội dung khác nhau cũng có trình tự soạn thảo khác nhau ví dụ: Dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về những vấn đề chưa có luật, pháp lệnh ban hành.

2/ Mở rộng hơn nữa tính dân chủ trong hoạt động tham gia xây dựngvà soạn thảo văn bản của Chính phủ và các bộ ngành; bảo đảm sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của các cơ quan được phân công soạn thảo và tham gia xây dựng văn bản, cơ quan thẩm định và xem xét thông qua trước khi ban hành.

3/ Thiết lập nguyên tắc phải soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh gửi kèm theo dự thảo luật, pháp lệnh khi trình Chính phủ nhằm bảo đảm tính thống nhất của văn bản hướng dẫn với quy định cuả luật, pháp lệnh và thời gian ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được rút ngắn ở mức tối đa.

4/ Nâng cao vai trò của Bộ Tự pháp va cơ quan Tư pháp địa phương trong công tác xây dựng, tham gia xây dựng và thẩm định tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp quy trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản ở Trung ương và địa phương.

5/ Nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ quản lý chủ chốt ở các cấp, các ngành nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở cho hoạt động quản lý có hiệu quả.

6/ Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ pháp lý ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện nâng cao trình độ để họ có đầy đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

Vụ pháp luật hình sự hành chính

 

Ngành tư pháp với nhiệm vụ phổ biến

giáo dục pháp luật

Vụ phổ biến giáo dục pháp luật

 

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Công cuộc đổi mới đòi hỏi nhiều nhiệm vụ nặng nề và hết sức cấp bách, trong đó có nhiệm vụ : tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , nâng cao dân trí, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, khâu đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng là phải phổ biến giáo dục pháp luật rộng khắp, với mọi phương tiện hiện có của Nhà nước, và phải là trách nhiệm, là nghĩa vụ của tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức của xã hội và của mọi công dân: Đồng thời, cộng tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, có nề nếp và có hiệu quả.

I. cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật.

Trên cơ sở Hiến pháp 1992, cùng với việc Quốc hội thông qua ccơ sở Luật tổ chức Quốc hội Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cơ sở nghị định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ cũng được ban hành kịp thời tạo thành cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phổ biến giáo dục pháp luật những năm qua và trong giai đoạn hiện nay, để hình thành và hoàn thiện hệ thống lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục pháp luật Công tác xây dựng pháp luật, giáo dục pháp luật, thực hiện và bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ theo Luật định của nhiều cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Do đó việc nghiên cứu, xác định đúng nhiệm vụ giáo dục pháp luật trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật là rất cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục pháp luật, để nâng cao dân trí pháp lý cho cán bộ và nhân dân. Điều này thể hiện ở các mặt sau:

1. Sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Điều 4 Hiến pháp 1992 đã khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiên pháp và pháp luật .

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các Hội nghị Bộ chính trị, Ban bí thư hay ban chấp hành Trung ương Đảng về các vấn đề liên quan tới quản lý Nhà nước, giáo dục hay tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đều xác định trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tập trung ở các vấn đề:

Đưa ra mục tiêu, định hướng nội dung và xác định trọng tâm cần giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ, phù hợp với các nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội chung của Nhà nước, địa phương.

Xác định vị trí, trách nhiệm của các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hay đoàn thể trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật .

Xắp xếp, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp uỷ Đảng ( bồi dưỡng tập huấn về giáo dục pháp luật cho cán bộ tuyên huấn, báo cáo viên pháp luật của các cơ quan Đảng, lãnh đạo các cơ quan truyền thông đại chúng )

Định kỳ kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo các định hướng đã xác định.

2. Sự lãnh đạo của các cơ quan quyền lực Nhà nước đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật ( Quốc hội, Hội đồng nhân dân).

Về mặt cơ sở pháp lý trong lĩnh vực pháp luật, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền làm Hiến pháp, Luật, sửa đổi Hiến pháp, Luật; quyết định chương trình xây dựng pháp luật ; thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật; Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền hạn và nhiệm vụ giải thích Hiên pháp, pháp luật , pháp lệnh về những vấ đề Quốc hội giao và giám sát việt thi hành Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và nghị quết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ( Điều 91). Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh (Điều 103). Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Luật ở địa phương (Điều 120).Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước (Điều 97, Điều 121 - Hiến pháp 92).

Quốc hội còn có nhiệm vụ rất quan trọng là" quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước", Điều 84. Còn Hội đồng nhân dân ra nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách ở địa phương.

Sự lãnh đạo của các cơ quan quyền lực Nhà nước đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật dựa trên các nhiệm vụ Hiến định nêu trên và đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định nội dung lãnh đạo của các cơ quan quyền lực Nhà nước với công tác phổ biến giáo dục pháp luật . Chính vì thế, khi xem xét quyết định các chương trình làm Luật, Pháp lệnh, Quốc hội cần xác định mục tiêu, yêu cầu của chương trình phổ biến giáo dục đối với các luật và pháp lệnh đó, đồng thời phê chuẩn ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật tương ứng với ngân sách xây dựng luật, pháp lệnh. Mặt khác, trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trực tiếp giao cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ chủ trì việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phổ biến tuyên truyền để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, nhân dân vào các dự thảo Luật quan trọng như Hiến pháp, Luật đất đai, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động

Khi công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh Chủ tịch nước đồng thời xác định mục tiêu, yêu cầu phổ biến giáo dục pháp luật với các văn bản pháp luật đó và giao trách nhiệm cho các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể thực hiện các yêu cầu đã nêu.

Nôị dung giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đối với việc thi hành Hiến pháp, Luật phải bao gồm cả việc giám sát thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, chương trình, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Trong các kỳ họp của mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật ( kể cả nội dung và ngân sách).

 

 

3. Sự lãnh đạo của các cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo Hiến pháp 92, Điều 112 Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn lãnh đạo công tác của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; tổ chức và lãnh đạo công tác công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân; Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Phổ biến giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng của quá trình xây dựng và thực hiện Hiên pháp, pháp luật . Do đó, các cơ quan hành pháp - đứng đầu là Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, lãnh đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn quốc, từng ngành, từng địa phương.

4. Sự lãnh đạo của các đoàn thể đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật .

Hiến pháp 92 khẳng định tại Điều 9 "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân và có nhiệm vụ tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật ". Các Luật, Nghị định hoặc Điều lệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ đều có các điều khoản quy định trách nhiệm phổ biến giáo dục pháp luật, vận động, giáo dục các thành viên của tổ chức mình tham gia đấu tranh bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức và từng thành viên (người lao động, phụ nữ, thanh niên ).

5. Vị trí của ngành tư pháp phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong văn bản pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư Pháp địa phương đều khẳng định vị trí quan trọng của ngành tư pháp trong phổ biến giáo dục pháp luật.

Ngay khi được thành lập lại, Nghị định 143/HĐBộ Tư pháp ngày 22 tháng 11 năm 1981 đã quy định tại Điều 1"Bộ tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân, góp phần bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật". Nhiệm vụ của Bộ tư pháp là "Hướng dẫn hoặc tổ chức phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, nhân viên Nhà nước và trong nhân dân (Điều 2, khoản 5). Với những nội dung cụ thể như:

Xây dựng các chương trình, kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật hàng năm và theo chuyên đề. Hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện các chương trình, kế hoạch đó trong toàn quốc.

- Tổ chức phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể về tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng tới cán bộ, nhân dân.

- Nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, kịp thời rút kinh nghiệm, hướng dẫn chung và báo cáo các vấn đề này với Hội đồng Bộ trưởng (Hàng quý).

ở địa phương, ngành, các Sở Tư pháp và pháp chế ngành có trách nhiệm giúp đỡ cơ quan lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật, giúp đỡ các ngành các cấp về tài liệu, kinh nghiệm nghiệp vụ, về tổ chức và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, báo cáo viên và cộng tác viên về nội dung các điểm cần tuyên tryuền mỗi văn bản pháp luật mới.

Nghị định 38-Chính phủ ngày 4/6/1993 thay thế nghị định 143 trước đây đã tiếp tục xác định "Bộ tư pháp, là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thống nhất về công tác Tư pháp xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật ". Việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, "Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm".

Như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật trên đây, có thể khẳng định nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật là quan trong và rất nặng nề, phức tạp, lâu dài. Để đảo bảo yêu cầu của nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực được giao trong lĩnh vực giáo dục pháp luật - ngành Tư pháp phải vượt qua những khó khăn để xây dựng, tổ chức, củng cố lực lượng làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ trung ương đến địa phương, quản lý thống nhất Nhà nước công tác này với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn.

II. Thực trạng tổ chức hoạt động và cơ chế quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

1. Một số nét khái quát về tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới gần đây, nhiều Bộ, ngành ở Trung ương, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai phổ biến giáo dục pháp luật, với các nội dung, hình thức khá phong phú cho nhiều đối tượng cán bộ, nhân dân, góp phần đáng kể vào việc hình thành ý thức "Sống và làm việc theo pháp luật" trong mỗi người, từng bước đưa pháp luật vào các hoạt động quản lý Nhà nước và đời sống xã hội.

Thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật những năm qua khẳngđịnh vị trí, vai trò và nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật của ngành tư pháp với tư cách là đầu mối của toàn bộ hoạt động giáo dục pháp luật. Như đã trình bày ở phần I của chuyên đề, việc thủ tướng Chính phủ - trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, đã có hai chỉ thị rất quan trọng về công tác phổ biến giáo dục pháp luật (Chỉ thị số 315-CT năm 1982 và chỉ thị số 300 -CT năm 1987) là một thí dụ để minh chứng cho điều khẳng định trên. Có thể thấy rằng công tác phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng được coi trọng hơn trước, đặc biệt là đối với ngành Tư pháp thì đây là một nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu khi triển khai các hoạt động nghiệp vụ của ngành.

Tuy nhiên, nét cơ bản và thực trạng chung là công tác phổ biến giáo dục pháp luật những năm qua còn bị coi nhẹ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật rất quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, song thực tế các văn bản này rất ít đi vào cuộc sống, do đó hiệu lực chưa cao, nguyên nhân của hiện trạng này còn nhiều nhưng trong đó có nguyên nhân nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật làm chưa tốt, công tác giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho nhân dân hầu như còn rất mới mẻ; một yếu tố nữa là việc thực thi pháp luật từ phía các cơ quan có thẩm quyền, từ phía cán bộ viên chức Nhà nước chưa tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tình hình tôn trọng và thực hiện pháp luật, đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa, việc phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Qua khảo sát, nghiên cứu phục vụ Đề tài khoa học "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong giai đoạn mới" năm 1992 - 1993 và Đề tài "Tìm kiếm mô hình giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người" năm 1994 - 1995 của Vụ phổ biến giáo dục pháp luật, của một số cơ quan hữu quan tham gia nghiên cứu Đề tài cho thấy một nét tổng quát là: trình độ dân trí pháp lý nói chung của cán bộ, nhân dân còn rất thấp. Ngay cả trong các đợt phổ biến giáo dục pháp luật có tính quy mô, tập trung và có sự chỉ đạo, có kế hoạch từ Trung ương xuống cũng chỉ đạt được một tỷ lệ nhất định: Gần 50% cán bộ cấp tỉnh được nghiên cứu, học tập qua các Hội nghị tập trung, hay qua tập huấn nghiệp vụ, cấp huyện 30%, cấp xã 2-3%; còn đối tượng công nhân, nông dân nói chung, đặc biệt là đối tượng nhân dân vùng cao, vùng sâu, vùng xã thì càng thấp hơn nhiều.

Về nguyên nhân vi phạm pháp luật, qua gần 1000 phiếu điều tra của cả 2 đề tài nói trên, có 62% ý kiến cho rằng vi phạm pháp luật vì đời sống kinh tế khó khăn, +7,3% cho rằng do không hiểu pháp luật nên vi phạm, 40,4% cho rằng vì không được học tập pháp luật nên vi phạm.

Cũng qua khảo sát cho thấy: nội dung pháp luật được phổ biến giáo dục cao nhất là Hiến pháp: 52,1%, Luật hôn nhân và gia đình 51%, Luật đất đai 50%, Luật hình sự 50%, các luật khác và văn bản pháp quy của địa phương, ngành chỉ khoảng 18%. Tương ứng với các nội dung pháp luật được phổ biến giáo dục là các loại hình thức như tuyên truyền miệng 94,6%, qua hoà giải 73,4%, qua thi tìm hiểu pháp luật 94%, qua báo, đài 92,1%, qua các trường học 89,7%.

2. Thực trạng về tổ chức và cơ chế quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay.

Nghị định 143 của Chính phủ năm 1981 và Nghị định 38/Chính phủ ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ (thay thế Nghị định 143) quy định chức năng, nhiệm vụm quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp có quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động giáo dục pháp luật.

Bộ Tư pháp, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật là một cơ quan Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác này. Thông tư liên bộ của Bộ Tư pháp và Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ số 12/TTLB ngày 26 tháng 7 năm 1993 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học".

ở các phòng Tư pháp (huyện, quận ) có nhiệm vụ "Tổ chức việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân", phối hợp với Phòng giáo dục và các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường".

ở các Ban tư pháp xã, phường: có nhiệm vụ "Thực hiện việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân".

Như vậy, cùng với các quy định trong các Luật về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Luật công đoàn v.v có nhiệm vụ giáo dục, phổ biến pháp luật, Nhà nước đã cụ thể hoá và giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho một cơ quan chuyên trách là ngành tư pháp.

a) Về mô hình tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của ngành tư pháp ở Trung ương và địa phương.

- ở Trung ương ( Bộ tư pháp) : có vụ phổ biến giáo dục pháp luật .

- ở Tỉnh, Thành phố (Sở tư pháp): Có phòng phổ biến giáo dục hoặc phòng văn bản - phổ biến giáo dục pháp luật ghép chung với Phòng văn bản pháp quy.

- ở cấp huyện, xã (phòng và ban tư pháp): Có cán bộ làm công tác tư pháp đảm nhiệm việc phổ biến giáo dục pháp luật .

b) Về sự chỉ đạo, hướng dẫn và cơ chế quản lý chung về phổ biến giáo dục pháp luật.

Theo chức năng nhiệm vụ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật Bộ tư pháp có chức năng quản lý thống nhất về mặt Nhà nước đối với công tác này. Do đó quy trình chung từ trước đến nay là do Bộ tư pháp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ trung ương đế cơ sở (ở trung ương có cả pháp chế ngành). Việc chỉ đạo hướng dẫn này thể hiện ở các khâu: hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật ngắn hạn và dài hạn hàng năm, hàng quí hoặc theo từng đợt (trong những đợt phổ biến giáo dục pháp luật tập trung, có quy mô như Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự ); Cung cấp tài liệu (đề cương, các ấn phẩm phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật ); bồi dưỡng báo cáo viên tuyên truyền pháp luật ; chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiệp vụ khác v.v

Theo hướng dẫn này, ở các Sở tư pháp (phòng phổ biến giáo dục pháp luật) lại chỉ đạo hướng dẫn các phòng tư pháp, Ban tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ tư pháp.

Đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương còn ít. Mặc dù, các Sở tư pháp đều có Phòng phổ biến giáo dục pháp luật hoặc Phòng văn bản pháp quy - phổ biến giáo dục pháp luật (chỉ có năm tỉnh có Phòng phổ biến giáo dục pháp luật, riêng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Thanh Hoá, An Giang). Nhưng thực chất chỉ có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật thậm chí có nơi còn kiêm nhiệm công tác khác như: ở các tỉnh miền núi, rất ít nơi có 5 cán bộ chuyên trách. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc tổ chức và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Mặt khác, vẫn còn có quan niệm cho rằng phổ biến giáo dục pháp luật là của ngành tư pháp, các cơ quan khác, các ngành khác chỉ tham gia phối hợp (?). Điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt là ảnh hưởng tới cơ chế quản lý thống nhất về mặt nhà nước đối với công tác này. Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật hoạt động tốt, không phải chỉ là trách nhiệm của riêng ngành tư pháp, mà phải là trách nhiệm của tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đặc biệt là các cơ quan văn hoá - tư tưởng, giáo dục - đào tạo, các cơ quan khối nội chính. Do đó, theo chúng tôi tất yếu phải có một đề án tổng thể của Chính phủ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó quy định và phân công rõ nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật .

III. một số định hướng và yêu cầu chính khi xác định nội dung hình thức phổ biến giáo dục pháp luật .

Định hướng có tính chất cơ bản nhất là phải xác định và lựa chọn được nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể phù hợp với từng văn bản pháp luật, và từng đối tượng cụ thể.

a) Lựa chọn và kịp thời phổ biến, giáo dục những thông tin pháp luật cần thiết, cơ bản cho từng loại đối tượng, ngành nghề và địa bàn cụ thể: Muốn vậy, với tư cách là đầu mối chính khi tổ chức thực hiện và phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp và các Sở tư pháp phải bám sát chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Nhà nước. Trên cơ sở đó mà lựa chọn và kịp thời phổ biến, thông tin những nội dung cần thiểt, cơ bản cho các loại đối tượng và từng thời kỳ.

b) Tổ chức nghiên cứu, phân tích về hiểu biết, nhu cầu và điều kiện tiếp thu, sử dụng pháp luật của từng loại đối tượng để xác định nội dung hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, theo các nhóm đối tượng sau:

+ Với công việc và viên chức Nhà nước: Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản cho đối tượng này là yêu cầu bắt buộc, phải làm thường xuyên và có hệ thống theo kế hoạch và chương trình chuẩn do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về nội dung, báo cáo viên phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ, ngành chủ quan hiện thực; nhóm đối tượng này cần được từng bước tiếp cận kịp thời các văn bản pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật trong các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của mình theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ về chức danh tiêu chuẩn của công chức do Nhà nước ban hành như: Nội dung cơ bản của Hiến pháp, các quan điểm cơ bản về Nhà nước - pháp quyền; về cải cách hành chính, tư pháp, quyền và nghĩa vụ công dân; các luật thực định và pháp luật chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn của từng loại công chức hình thức phổ biến giáo dục chủ yếu do đối tượng này là dựa vào giảng dạy ở các trường đào tạo (Học viên Hành chính quốc gia, trường hành chính tỉnh, các lớp đào tạo cán bộ quản lý, trường học nghề ) hoặc mở các lớp tại chức pháp lý với sự giúp đỡ của ngành Tư pháp, cũng có thể tận dụng hình thức câu lạc bộ pháp lý, các tủ sách pháp lý của cơ quan, xí nghiệp, Nhà trường.

+ Với các chủ doanh nghiệp của các thành phần kinh tế: ngoài nội dung, chương trình học tập cơ bản (chung cho các đối tượng) (các chủ doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế phải được học tập, bồi dưỡng có hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: các Luật thuế, Luật kinh tế, Luật lao động, Luật dân sự, chế độ kế toán, thống kê v.v từ đó mà vận dụng pháp luật vào sản xuất, kinh doanh. Loại đối tượng này thích ứng với hình thức sinh hoạt chuyên đề ở các câu lạc bộ pháp luật, ví dụ như câu lạc bộ pháp luật của các doanh nghiệp, biên soạn các loại sách pháp luật bỏ túi dành cho các doanh nghiệp để bán tại các cơ quan cấp, duyệt đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và quản lý thị trường.

+ Với nhân dân các vùng, địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc ít người: Phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao dân trí pháp lý cho đối tượng này là yêu cầu và cũng là mục tiêu vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài của Chính phủ và của các Bộ, ngành chính quyền các cấp, chú trọng giáo dục, phổ biến nội dung cơ bản của Hiến pháp (nhất là các quyền, nghĩa vụ cơ bản công dân quy định tại chương V Hiến pháp năm 1992), các pháp luật về đất đai, hôn nhân và gia đình, Hình sự, dân sự, Lao động, pháp luật về khoáng sản, vè bảo vệ và phát triển rừng, giáo dục chống các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mê tín, cờ bạc, tảo hôn, phá rừng, buôn lậu v.v hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp hơn cả là tuyên truyền miệng, qua hoà giải, qua báo đài, qua các sinh hoạt truyền thống v.v Việc biên soạn tài liệu giáo dục pháp luật cho đối tượng này phải đảm bảo yêu cầu: đơn giản, phổ thông, in ấn đẹp rõ ràng và phải cấp phát tới tận các hộ gia đình với trợ giá của Nhà nước, địa phương.

+ Với nhóm đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên: bắt buộc phải học tập pháp luật theo chương trình giáo dục công dân mà Bộ Tư pháp và bộ giáo dục - Đào tạo biên soạn; các pháp luật liên quan đến việc học tập văn hoá, học nghề, nghiên cứu khoa học, kinh doanh; hôn nhân và gia đình và các văn bản luật gắn với mục tiêu đào tạo của từng trường. Hình thức học tập, bồi dưỡng nên theo từng bước, phù hợp với độ tuổi, nghề nghiệp và theo giới tính. Chú ý hình thức đưa pháp luật vào nội dung sinh hoạt đoàn, đội hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu niên, học sinh, khuyến khích lực lượng này tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự trị an xã hội ở cơ quan, địa phương, nhà trường để họ nắm pháp luật, hiếu pháp luật và vận dụng pháp luật vào cuộc sống thường ngày của mình.

+ Với các đối tượng đã phạm tội hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị tập trung cải tạo: việc giáo dục, học tập pháp luật là bắt buộc và là tiêu chuẩn để đánh giá việc rèn luyện cải tạo của mỗi người. Nội dung, pháp luật cần được chọn lựa đề giáo dục là Hiến pháp, Luật hình sự, nghĩa vụ quân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình v.v lao động và phải theo một chương trình thống nhất, do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ biên soạn và tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật tại các trại gaim, các lớp học tình thương, các trường giáo dưỡng, ở các tổ dân cư, các trung tâm cai nghiện ma tuý v.v chú ý tới hình thức giáo dục tự quản hoặc vận động đối tượng này (khi đã có thành tích cải tạo, lao động tốt) tham gia vào các hoạt động bảo vệ trật tự trị an ở nơi cư trú, nơi học nghề hoặc làm việc.

c. Kết hợp chặt chẽ giữa thi hành pháp luật với phổ biến giáo dục pháp luật: Thực tế cho thấy, pháp luật kém hiệu lực và ít đi vào cuộc sống do các nguyên nhân khác nhau (cả về chủ quan và khách quan) song có nguyên nhân là không thể thực hiện pháp luật tốt nếu không làm tốt việc giáo dục, phổ biến pháp luật. Đây không chỉ là định hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật của ngành Tư pháp và của các ngành hữu quan.

d. Tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn, giúp đỡ pháp luật thường xuyên cho cán bộ, nhân dân theo hướng:

- Xây dựng các trung tâm tư vấn, dịch vụ pháp luật miễn phí hoặc từ thiện cho cán bộ, nhân dân diện chính sách, khó khăn về kinh tế. Các trung tâm này có thể thành lập ở Trung ương, ở các tỉnh hoặc khu vực, và cấp huyện; lực lượng nòng cốt là các luật gia, cán bộ ngành Tư pháp, hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp.

- Xây dựng các trung tâm tư vấn, giúp đỡ pháp luật thu phí cho mọi công dân có nhu cầu và cho các doanh nghiệp, người nước ngoài v.v các trung tâm này thành lập và hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, và ở huyện. Việc quản lý các trung tâm này do Bộ Tư pháp (Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp) quản lý.

đ. Kiên toàn, tổ chức và quy hoạch đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật, cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương:

Xây dựng một lực lượng làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật dủ về số lượng và đảm bảo chất lượng ở các nguồn chính như: các luật sư tư vấn pháp luật; cán bộ giáo dục các sở, phòng Tư pháp, pháp chế cán bộ, ngành, đội ngũ báo cáo viên, thông tin viên, thông chuyên luật của hệ thống chuyên giáo, đoàn thể, văn hoá tập thể, phóng viên, biên tập biên báo, đài; các công tác viên chuyên viết về pháp luật; lực lượng giáo viên dạy pháp luật cho các nhà trường; cán bộ làm nghiệp vụ ở các ngành kinh tế (thuế, đất đai, lâm nghiệp); các ngành Nội chính

e. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện cơ chế thống nhất về lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Với Quốc hội và hội đồng nhân dân trong các nghị quyết về việc thông qua các dự án luật (Quốc hội), các nghiệp vụ kinh tế - xã hội ở địa phương (Hội đồng nhân dân) phải có sự phân công trách nhiệm đối với từng cơ quan riêng biệt, tăng cường sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân đối với việc thực hiện các nghị quyết đó. Đồng thời thông qua các kế hoạch ngân sách cần thiết, tương xứng để thực hiện phổ biến pháp luật.

Riêng ngành Tư pháp, với trách nhiệm là đầu mối và là cơ quan có nhiệm vụ chính trong phổ biến giáo dục pháp luật, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và theo kế hoạch chỉ đạo thống nhất của chính phủ - giúp Chính phủ lập các chương trình, kế hoạch dài hạn ngắn hạn về phổ biến giáo dục pháp luật, xác định các trọng tâm, trọng điểm, cần phổ biến giáo dục pháp luật từng thời kỳ. Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật do nhiều ngành, đoàn thể cùng được giao, chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc chung, xây dựng chế độ thông tin báo cáo để trình Chính phủ, đề xuất các biện pháp chỉ đạo với Chính phủ về phổ biến giáo dục pháp luật.

Các Bộ, ngành hữu quan ở Trung ương cũng như ở địa phương phải có sự phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với ngành Tư pháp để phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả. Chính phủ sớm xem xét đề nghị của nhiều Bộ, ngành và địa phương về việc thành lập Hội đồng phối hợp Quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật do một phó Thủ tướng làm chủ tịch, Bộ trưởng Tư pháp là phó Chủ tịch và có sự tham gia của một số Bộ, ngành hữu quan.

2. Yêu cầu đối với việc xác định nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật

a. Từng bước phổ cập pháp luật phổ thông, cơ bản cho cán bộ, nhân dân, chọn lựa các nội dung pháp luật cần thiết để giáo dục cho cán bộ nhân dân theo từng nhóm đối tượng.

b. Phổ biến giáo dục pháp luật phải phục vụ được nhiệm vụ chính trị - kinh tế từng thời kỳ, đồng thời giải quyết các vấn đề mang tính chất cơ bản, lâu dài (có kế hoạch tổng thể, dài hạn) và nâng cao được chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

c) Nội dung, hình thức Phổ biến giáo dục pháp luật phải cụ thể, phù hợp đối tượng và có tính khả thi cao.

d) Gắn Phổ biến giáo dục pháp luật với thực thi pháp luật trong cuộc sống.

IV. Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

1, Hoàn thiện và ổn định cơ sở pháp lý của công tác Phổ biến giáo dục pháp luật:

Có thể coi đây là điều kiện và là giải pháp rất quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay. Vấn đề có ý nghĩa đầu tiên là phải có các văn bản quy định nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước (Từ Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát ở Trung ương đến các cấp chính quyền, Tòa án, Kiểm sát địa phương), các tổ chức nghề nghiệp, các đoàn thể xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. Các văn bản này phải là các văn bản chỉ đạo về giáo dục pháp luật như mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật như mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và nguyên tắc phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong từng thời kỳ, từng chuyên đề dưới dạng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn của cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền chung (Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp), hoặc của từng ngành, đoàn thể hay liên tịch giữa ngành, đoàn thể này với ngành, đoàn thể khác.

2. Tăng cường và đổi mới sự chỉ đạo của Chính phủ trong công tác thực hiện và phổ biến giáo dục pháp luật:

Trong từng thời kỳ, Chính phủ chỉ đạo thường xuyên, kịp thời bằng các chỉ thị, chương trình, kế hoạch hàng năm về phổ biến giáo dục pháp luật. Trong các văn bản này, Chính phủ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, cũng như yêu cầu và tiến độ thực hiện, đồng thời đảm bảo các điều kiện để triển khai phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả như kinh phí hoạt động, tổ chức thực hiện, kiểm tra hướng dẫn

- Hàng tháng, quý, Chính phủ kiểm tra, yêu cầu các thành viên của Chính phủ báo cáo về việc thực hiện các công việc được giao, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại giữa các ngành, đoàn thể hữu quan trong tổ chức, thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật.

- Báo cáo, đề xuất với Quốc hội các vấn đề về sự phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong phổ biến giáo dục và thực hiện pháp luật. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành phải có lãnh đạo phụ trách và chuyên viên trực tiếp làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đặc biệt là ở các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, văn hoá thông tin, giáo dục và đào tạo, các cơ quan khối nội chính.

3. Tăng cường sự chỉ đạo của các ngành và chính quyền các cấp trong phổ biến giáo dục pháp luật:

a) Thủ trưởng các ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phổ biến giáo dục pháp luật để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ hàng quý. Các kế hoạch, nội dung phổ biến giáo dục pháp luật đã được chỉ đạo, thống nhất giữa các ngành ở Trung ương phải được chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc ở ngành và địa phương; tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của ngành, liên ngành ở Trung ương với một số địa bàn, vùng trọng điểm (như miền núi và dân tộc ít người).

b) Bộ Tư pháp giao cho Vụ phổ biến giáo dục pháp luật và một số vụ chức năng thực hiện tốt chức năng tư vấn và giúp đỡ về pháp luật cho các bộ và nhân dân theo từng nhóm đối tượng vùng miền với hình thức có thu phí đối với thương nghiệp và miễn phí cho người nghèo, gia đình chính sách, người mù chữ

4. ổn định tổ chức, cán bộ và có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo giáo dục pháp luật ở các Bộ, ngành các tổ chức xã hội và đoàn thể:

Sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức làm công tác chỉ đạo, thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật ở từng cấp, từng ngành (ví dụ: ở các Bộ, ngành Trung ương có cán bộ hoặc tổ chuyên trách làm giáo dục pháp luật ở các vụ pháp chế thuộc Bộ, ngành đó; ở các Sở Tư pháp có phòng phổ biến giáo dục pháp luật) theo hướng đảm bảo các yêu cầu hiểu biết về chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ báo chí, giáo dục, khả năng nghiên cứu tham mưu và kỹ năng tổ chức phối hợp công việc

Thành lập riêng phòng phổ biến giáo dục pháp luật ở các sở tư pháp theo mô hình:

a) ở các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố lớn: Phòng phổ biến giáo dục pháp luật với biên chế từ 4-6 đồng chí.

b) Các Sở Tư pháp khác: Phòng phổ biến giáo dục pháp luật với biên chế từ 3 - 4 đồng chí.

5. Đảm bảo các điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

Giáo dục pháp luật cũng như công tác giáo dục khác là hoạt động có tính đặc thù, vì lợi ích lâu dài và là một quá trình liên tục. Hiệu quả của giáo dục pháp luật không thể nào đo đếm, cân đong trực tiếp khi kết thúc việc giáo dục pháp luật.

Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nguồn kinh phí cho các hoạt động này chủ yếu cần phải từ ngân sách Nhà nước do quốc hội xem xét, quyết định (ở quy mô toàn quốc) và Hội đồng nhân dân (ở địa phương, cơ sở). Ngoài ra có thể huy động một phần từ các ngành kinh tế, từ các chương trình hợp tác với các nước; các tổ chức phi chính phủ trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp.

+ Đảm bảo các phương tiện tối thiểu cho cơ quan và cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp như:

- Tủ sách thông tin, tư liệu pháp luật (văn bản luật và dưới luật, tạp chí, báo chuyên ngành của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo Nhân dân, báo Địa phương).

- Máy ảnh, ghi âm, camera

- Máy photocopy, máy chữ.

+ Kinh phí danh cho phổ biến giáo dục pháp luật phải là kinh phí tiêng biệt, tương xứng với kinh phí xây dựng pháp luật. Sau khi Quốc hội duyệt ngân sách, Bộ Tài chính cấp khoản ngân sách này cho Bộ Tư pháp; trên cơ sở yêu cầu và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phường, ngành, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính phân bổ cho các Bộ, ngàng và địa phương.

 

 

Báo cáo khoa học về vấn đề quản lý

các toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức

(Chuyên đề phục vụ nghiên cứu Đề tài quản lý ngành Tư pháp)

 

Công cuộc đổi mới sâu rộng và đồng bộ trên các lĩnh vực của đất nước đang đặt ra yêu cầu đổi mới hệ thống pháp luật, chức năng, phương thức hoạt động điều hành và quản lý Nhà nước, trong đó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan Tư pháp. Vấn đề này đã đuợc thể hiện và quán triệt rõ trong Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Do đó, Bộ Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, ngoài trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, trong việc nghiên cứu, xây dựng Đề án hoàn thiện tổ chức, bộ máy hệ thống các cơ quan xét xử theo hướng việc xét xử sơ thẩm, được thực hiện chủ yếu ở Toà án cấp quận, huyện, Toà án cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Toà án tối cao chủ yếu xét xử Giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn Toà án địa phương thực hiện xét xử thống nhất theo pháp luật như Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 đã đề ra, cần tổ chức triển khai việc nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến công tác quản lý các Toà án địa phương cải tiến công tác quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức, tạo cơ sở lý luận và thực hiện cho các bước triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm các điều kiện cần thiết về đội ngũ cá bộ, trụ sở, kinh phí, phương tiện hoạt động cho các Toà án địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ được gia trong tình hình mới.

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện Đề án quản lý ngành tư pháp nói chung và công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức nói riêng, bản báo cáo khoa học này sẽ đề cập đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước đối với Toà án địa phương, thực trạng tổ chức và hoạt động của Toà án hiện nay, cơ chế quản lý đối với Toà án đồng thời đánh giá những ưu, khuyết điểm của công tác này trong những năm qua và kiến nghị những chủ trương, biện pháp đổi mới về tổ chức, cán bộ và cơ chế quản lý để kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Toà án địa phương, cũng như của chính đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Toà án từ trung ương đến địa phương.

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hành thì Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trong phạm vi chức năng của mình, các Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩavà quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự của nhân phẩm công dân; Khi thực hiện chức năng xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây chính là các vấn đề chủ yếu quyết định tính chất tổ chức, hoạt động và phương thức quản lý Nhà nước đối với các Toà án.

Bởi lẽ, thứ nhất, xét về vị trí, vai trò của Toà án trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước thì Toà án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền xét xử, mà không phải là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên trong cách thức tổ chức các cơ quan xét xử có đặc thù riêng. Đó là, theo quy định tại các Điều 2, 19, 28, 32, của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992, thì các Toà án của nước ta được tổ chức theo địa giới hành chính từ cấp huyện trở lên, hoạt động xét xử độc lập với nhau theo thẩm quyền mà không thành một hệ thống như các cơ quan khác. Với cách thức tổ chức như vậy, và với tư cách là một tổ chức Nhà nước, các Toà án không thể nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các toà án phải chịu sự điều khiển chi phối của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, nguyên tắc hoạt động và các điều kiện về cơ sở vật chất đố với việc hình thành và bảo đảm hoạt động của Toà án. Rõ ràng trong hoạt động của mình, các Toà án phải tuân theo các quy định của pháp luật. Việc tạo ra cơ sở vật chất về con người, trụ sở, kinh phí, phương tiện làm việc chính là nội dung quản lý hành chính Nhà nước (hay còn gọi là quản lý về mặt tổ chức) đối với các Toà án.

Thứ hai, các Toà án thực hiện nhiệm vụ của mình, chủ yếu thông qua công tác xét xử. Việc xét xử các vụ án theo luật định, được giao cho các thẩm phán và Hội thẩm thực hiện. Thẩm phán chính là người được Đảng, Nhà nước nhân dân giao trách nhiệm cầm cán cân công lý, nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên các bản án, quyết định có liên quan đến sinh mệnh, tài sản của các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế xã hội. Mặt khác, tính chất lao động của người Thẩm phán luôn được đánh giá là khó khăn phức tạp, mang tính tổng hợp cao. Do vị trí, tính chất lao động của thẩm phán như vậy, nên đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải tương đối toàn diện hiểu chuyên môn, hiểu pháp luật, hiểu chính trị, hiểu xã hội, hiểu cả "nhân tình thế thái" và đồng thời phải là những con người có tinh thần "phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư". ở đây, vai trò của quản lý hành chính trong việc đào tạo, giáo dục, rèn luyện, xác định tiêu chuẩn, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử là rất quan trọng, là đòi hỏi yêu cầu khách quan của chính các toà án và của toàn xã hội.

Cuối cùng một trong những nguyên tắc hiến định quan trọng bậc nhất đối với hoạt động xét xử là "khi xét xử, thẩm phán và Hộih thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Về tính quan trọng của nguyên tắc này, Các Mác đã chỉ rõ: "Nội dung đã được pháp luật quy định trước; luật vật chất lại có luật hình thức xét xử cần thiết vốn có của nó, việc xét xử và luật pháp liên hệ mật thiết với nhau như hinh với bóng, muốn áp dụng pháp luật cần phải có quan toà; Đối với quan toà không có cấp trên nào khác ngoài pháp luật, quan toà độc lập không phụ thuộc về tôi cũng không phải phụ thuộc vào Chính phủ, quan toà xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định kết tội tôi vi phạm pháp luật, còn nơi nào bị pháp luật vi phạm thì nơi đó ít ra phải có pháp luật (Xem: Các mác - Ăng ghen toàn tập - tập 1 trang 90, 91 - Nhà xuất bản Sự thật 1970). Như vậy, độc lập xét xử không có nghĩa là xét xử tuỳ tiện, muốn xử thế nào thì xử mà phải tuân theo pháp luật. Pháp luật là mệnh lệnh tối cáo đối với những người làm công tác xét xử. Muốn vậy đối với người thẩm phán, đòi hỏi phải có điều kiện chủ quan và khách quan về thực hiện quyền năng và nghĩa vụ của mình. Về chủ quan, muốn "độc lập", thì người thẩm phán phải nắm vững pháp luật, phải có bản lĩnh, đạo đức và như vậy họ phải được đào tạo một cách chính quy, được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn chặt chẽ và phải được hưởng chế độ lương bổng thoả đáng. Về khách quan, để các thẩm phán được "Độc lập" trong hoạt động xét xử, cần thiết phải ngăn chặn mọi sự can thiệp của cơ quan hoặc cá nhân vào việc xét xử các vụ án cụ thể, ít ảnh hưởng đến sự nghiêm minh đó. Do đó trong cách thức tổ chức, các Toà án cấp dưới. Mối quan hệ giữa các Toà án này với nhau là quan hệ tố tụng theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, bảo đảm trụ sở, kinh phí phương tiện hoạt động của Toà án được giao cho cơ quan có chức năng quản lý hành chính nằm ngoài tổ chức cơ quan xét xử nhằm tránh sự chỉ đạo, điều hành, mệnh lệnh trong công tác xét xử.

Tóm lại, yêu cầu quản lý hành chính Nhà nước đối với toà án xuất phát từ chính vị trí, vai trò, tính chất, nguyên tắc hoạt động của toà án, là đòi hỏi khách quan nội tại về các điều kiện cần thiết cho việc hình thành và bảo đảm các hoạt động của Toà án. Từ đây, có thể đưa ra khái niệm: Quản lý toà án về mặt tổ chức là một hình thức quản lý Nhà nước có nội dung là việc xây dựng các điều kiện cần thiếtg để hình thành các cơ quan xét xử và để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc: "Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Các điều kiện cần thiết này chính là con người, tổ chức, trụ sở, kinh phí, phương tiện hoạt động cho các Toà án mà những cơ quan chức năng của Nhà nước phải bảo đảm.

Theo nguyên tắc tổ chức bộ máy của Nhà nước ta hiện nay thì quyền lực Nhà nước là thống nhất có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (xét xử), trong đó cơ quan hành pháp là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm thực hiện các vấn đề về quản lý hành chính Nhà nước và điều hành đối với nhữ vấn đề toàn bộ hoạt động trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Trên tinh thần này, việc quản lý các toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự cấp quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực, theo quy định của pháp luật (Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân và pháp luật tổ chức các Toà án quân sự), thuộc thẩm quyền của của Bộ trưởng Bộ tư pháp, một thành viên của Chính phủ. Xuất phát từ khái niệm chung về quản lý Toà án nói chung được đề cập ở phần trên, và căn cứ vào các quy định của pháp luật, có thể hiểu quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức là việc giải quyết Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, quyền hạn của lmình những công việc để bảo đảm tổ chức, bộ máy, cán bộ và cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện cần thiết cho các hoạt động của Toà án nhân dân địa phương.

Trên thực tế, việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức đã được triển khai thực hiện ngay sau khi thanhf lập Nhà nước của Nhân dân - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngay trong giai đoạn đầu (1945 - 1960), Bộ Tư pháp được giao và đã có vai trò đóng góp tích cực trong việc xây dựng và quản lý các Toà ans. Cụ thể ngày 13/09/1995????? theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ từ pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 33 thiết lập các Toà án quân sự và 04 tháng sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 13.S1 về tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc tổ chức các Toà án có thẩm quyền (Toà án sơ cấp, đệ nhị cấp và Toà thượng thẩm) về việc quản lý về tổ chức đối với các Toà án này. Theo sắc lệnh, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ quản lý cả về tổ chức, cán bộ và các hoạt động khác của Toà án. Trong quá trình hình thành và phát triển, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp, các cơ quan xét xử ngày càng được hoàn thiện cả về tổ chức, bộ máy và nguyên tắc hoạt động, thể hiện bằng Bộ Tư pháp đã trình Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, tạo nên một bước thay đổi quan trọng thể hiện tính chất tư pháp nhân dân, dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Toà án nước ta. Bên cạnh đó một đội ngũ cán bộ Thẩm phán, dự thẩm, công bố tư pháp cảnh sát đã được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện nhiệm vụ của các Toà án trong giai đoạn này. Sao năm 1960, do điều kiện lịch sử của đất nước, việc quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức được giao cho Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý không đồng bộ, nên công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức bị cắt khúc, không thống nhất trong việc thực hiện các nội dung. Cụ thể, các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chăm lo về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của các Toà án địa phương cùng cấp, Toà án nhân dân tối cao chỉ giữ vai trò chung. Ngoài ra, cách thức tổ chức việc quản lý này không bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử đồng thời trái với sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước, làm lẫn lộn công tác xét xử với công tác quản lý, làm cho Toà án nhân dân tối cao với chức năng là cơ quan xét xử và hướng dẫn áp dụng thỗng nhất pháp luật trong công tác xét xử lại được giao nhiệm vụ của một bộ của Chính phủ, trong khi đó thì Hội đồng chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành pháp luật và điều hành các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, không nắm được tình hình thi hành pháp luật, tình hình về tổ chức cán bộ và xét xử của Toà án, nên từ đó không chỉ đạo được hoạt động đấu tranh chống tội phạm và loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Do đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VII (năm 1981) công tác quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức chính thức được giao tại Bộ tư pháp với tư cách là cơ quan thành viên của chính phủ đảm nhiệm. Thực tế cho thấy sau hơn 15 năm nhận lại công tác này, nhất là 03 năm trở lại đây khi toàn bộ các nội dung, nhiệm vụ quản lý của các Toà án địa phương về mặt tổ chức đều được Chính phủ giao, Bộ tư pháp đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn các Toà án địa phương về mọi lĩnh vực tổ chức, cán bộ cũng như cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí hoạt động, bảo đảm để các Toà án địa phương hoàng thành tốt nhiệm vụ được giao, bước đầu đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử trong tình hình, phát triển mới của đất nước.

II. Nội dung, cơ chế, thực trạng tổ chức và hoạt động quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức.

Như phần trên đã phân tích, việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức chính là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đối với các Toà án địa phương. Để đạt được mục tiêu quản lý, hoạt động này cần được tiến hành trong một môi trường (cơ chế) và thể chế quản lý hành chính Nhà nước đối với các toà án địa phương là hết sức quan trọng.

Theo quy định tại Điều 16 của Luật tổ chức Toà án nhân dân thì việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Cụ thể hoá quy định này, Nghị định số 38/Chính phủ ngày 04/06/1993 của Chính phủ quy định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp đối với Toà án địa phương như sau:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của các Toà án địa phương, thống nhất quản lý ngân sách toà án địa phương.

- Trình Chính phủ quyết định tổng biên chế của các Toà án địa phương sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng; quy định biên chế cho từng Toà án địa phương sau khi trao đổi ý kiến với Chanh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các bộ Toà án địa phương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giải quyết việc thực hiện các chế độ, chính sách đó.

- Sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Uỷ bana thường vụ Quốc hội quyết định danh sách các thành viên Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; trình Chủ tịch nước bộ nhiệm. Miễn nhiệm, cách thức Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thằnh phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực; xem xét và đề nghị bổ nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán xem xét và trình Chủ tịch nước quyết định.

- Trong phạm vi chức năng kiểm tra hoạt động của Toà án địa phương thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với tập thể, cá nhân của Toà án địa phương.

- Thống nhất quản lý việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ Toà án.

- Thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật của cơ quan tổ chức và cá nhân trong phạm vi chức năng của Bộ (trong đó có các Toà án và cán bộ Toà án địa phương).

Ngoài ra, theo quy định Luật tổ chức Toà án nhân dân, pháp lệnh tổ chức các Toà án quân sự và Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

- Quyết định thành lập các Toà án địa phương; thành lập hoặc giải thể các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực;

- Quyết định việc thuyên chuyển Thẩm phán từ Toà án nhân dân địa phương này đến Toà án nhân dân địa phương khác cùng cấp;

- Quyết định danh sách các thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Xem xét và đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực để Chủ tịch nước quyết định;

- Xem xét và đề nghị bổ nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực để Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh xem xét và trình Chủ tịch nước quyết định;

- Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng Hội thẩm Toà án địa phương (bao gồm cả Toà án quân sự); quy định số lượng Hội thẩm cho từng Toà án địa phương.

Từ chức năng, nhiệm vụ nêu trên của Bộ Tư pháp, chúng ta có thể thấy nội dung quản lý về tổ chức của Bộ Tư pháp đối với Toà án địa phương khá toàn diện, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau đây:

- Bảo đảm cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế, đội ngũ cán bộ của Toà án địa phương ổn định và phát triển đáp ứng yếu cầu hoạt động xét xử.

- Bảo đảm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Toà án địa phương.

- Bảo đảm chính sách đối với cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc cho các Toà án địa phương phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử.

Riêng việc hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với việc xét xử từng vụ án cụ thể, do yêu cầu đảm bảo nguyên tắc "độc lập và tuân theo pháp luật" của Thẩm phán và Hội thẩm; nên pháp luật không quy định cho cơ quan nào thực hiện. Toà án nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng luật định của mình chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn Toà án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật và tổng kết kinh nghiệm xét xử nói chung, mà không thể chỉ đạo việc xét xử bất cứ vụ án nào thuộc thẩm quyền của các Toà án địa phương về mặt tổ chức cũng không có thẩm quyền này. Đây chính là điểm đặc thù trong nội dung quản lý đối với các Toà án địa phương.

- Xét về chức năng, nhiệm vụ quản lý đồng thời đối chiếu với các nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng đối với việc quy hoạch, nhận xét, đề bạt, kỷ luật, thuyên chuyển cán bộ và các quy định của pháp luật, chúng ta có thể thấy cơ chế quản lý Toà án địa phương là một cơ chế hỗn hợp. Cụ thể, trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp mặc dù là chủ thể quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác quản lý Toà án địa phương về tổ chức, nhưng không được quyết định tất cả, mà chỉ là phần lớn công việc thuộc nội dung quản lý. Ví dụ, các vấn đề về số lượng Thẩm phán, biên chế, chế độ lương, trang phục, giấy chứng minh Thẩm phán, Hội thẩm, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán, chánh án, phó chánh án toà án địa phương, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phải trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng thuộc nội dung quản lý của các Toà án địa phương về tổ chức, khi thực hiện Bộ trưởng Bộ tư pháp phải thống nhất hoặc trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Bộ trưởng Bộ quốc phòng như quy chế phối hợp ban hành kèm theo Nghị quyết 46 ND/UBTVQH ngày 29/09/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã quy định. Thực tế cho thấy Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các cấp uỷ Đảng địa phương, tuy không là chủ thể quản lý đối với toà án địa phương nhưng có ảnh hưởng ràng buộc nhất định trong việc thực hiện công tác này.

Cơ chế quản lý nói trên, một mặt, có ưu điểm taọ ra sự chặt chẽ trong công tác quản lý của Bộ Tư pháp, nhưng mặt khác, phần nào hạn chế tính chủ động, nhanh nhạy thông suốt trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về tổ chức, cán bộ đối với Toà án địa phương khi cần thiết. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ hơn để xây dựng các cơ sở khoa học nhằm tạo ra một cơ chế qủan lý Toà án địa phương hợp lý, chặt chẽ, năng động, bảo đảm đạt được mục tiêu qủan lý là xây dựng các Toà án địa phương vững mạnh, trong sạch, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý có hiệu quả, bảo đảm được nội dung, mục tiêu quản lý, thì việc sắp xếp bộ máy, cán bộ phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý một cách khoa học, hay nói một cách khác là xác lập một cơ chế (thể chế) quản lý hợp lý là một yếu tố quan trọng. Đối với việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, theo quy định 38-Chính phủ ngày 04/06/1993 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có bộ máy giúp việc trực tiếp là Vụ quản lý Toà án địa phương) và một số tổ chức, bộ máy khác có liên quan gián tiếp đến công tác này như Vụ tổ chức - cán bộ, trường Đại học Luật, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Vụ pháp luật quốc tế. Ngoài ra, trong hệ thống tổ chức tư pháp ở địa phương, các Sở tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, được phân công quản lý các Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh về mặt tổ chức theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ trong lĩnh vực này. Riêng đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh, tuy là đối tượng quản lý, nhưng Chánh án Toà án tỉnh cũng được Bộ Trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền thực hiện một số mặt công tác trong quản lý đối với cán bộ Toà án cấp mình.

Xét về phân công nhiệm vụ và trách nhiệm có thể thấy:

Về quản lý tổ chức, cán bộ:

- Vụ quản lý Toà án địa phương chịu trách nhihệm chung trong việc bảo đảm xây dựng, tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ Toà án địa phương nói chung, đồng thời trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến các đối tượng là thẩm phán tỉnh, chuyên viên chính, thẩm tra viên chính trở lên ( Trừ các lĩnh vực về tổ chức, cán bộ thuộc đặc thù quản lý của Bộ Quốc phòng đối với cán bộ Toà án quân sự quân khu, khu vực).

- Vụ Tổ chức cán bộ và trường Đại học Luật có trách nhiệm phối hợp và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ Toà án.

- Thanh tra Bộ chịu trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các Toà án địa phương, phối hợp giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại, đối với cán bộ toà án địa phương.

Vụ pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế có trách nhiệm hợp tác quốc tế về trao đổi kinh nghiệm, học tập, tham quan khảo sát Tòa án nước ngoài đối với các Tòa án địa phương.

- Các Sở Tư pháp được phân cấp và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các vấn đề về tổ chức, các bộ của Tòa án nhân dân cấp huyện, kể cả việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án (trừ việc thành lập Tòa án cấp huyện, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thuyên chuyển Thẩm phán.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh được uỷ quyền quản lý cán bộ và một số việc về tổ chức, cán bộ có liên quan của Tòa án cấp mình (trừ việc thuyên chuyển, quyết định nâng lương, giải quyết chế độ đối với Thẩm phản, quản lý Thẩm tra viên chính, chuyên viên chính).

Về Kinh phí:

- Vụ kế hoạch - tài chính được giao trực tiếp quản lý kinh phí của các Tòa án địa phương (từ Tòa án quân sự).

- Đối với các Sở Tư pháp tuy không được giao quản lý trực tiếp kinh phí của Toà án cấp huyện, nhưng có trách nhiệm giám sát việc sử dụng kinh phí của các Tòa án này.

Qua thực tiễn quản lý cho thấy, về lĩnh vực quản lý tổ chức, cán bộ đối với các Tòa án địa phương, sự phân công, phân nhiệm các nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý (hay còn gọi là cơ chế quản lý) nói trên là tương đối hợp lý, tránh được hiện tượng các cơ quan lãnh đạo quản quá nhiều, quản không tốt, quản không nổi những việc không đáng quản hoặc để các đơn vị quản lý ở cơ sở thiếu quyền tự chủ, năng động trong công việc. Vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này là năng lực cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, sự phân công quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm đến từng cán bộ từng cán bộ quản lý còn chưa cụ thể, phần nào hạn chế đến hiệu quả và hiệu lực quản lý. Ngoài ra, vấn đề làm rõ ranh giới phạm vi quyền hàn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa Vụ quản lý Toà án với các đơn vị khác có liên quan của Bộ, giữ Bộ tư pháp và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý Toà án dân sự địa phương cần sớm quy định hoặc hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết, cụ thể. Đối với lĩnh vực quản lý kinh phí Toà án địa phương, có thể quản lý hầu như trái ngược với quản lý cơ chế quản lý trong lĩnh vực tổ chức cán bộ. Thông thường, trong các linhc vực quản lý, quyền hạn và trách nhiệm phải ngắn với nhau. Do đó việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của các Sở Tư pháp trong lĩnh vực quản lý này cần được nghiên cứu xem xét, để làm sao huy động được tính tích cực của các quản lý cơ sở.

Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Toà án, ngoài các đồng chí lãnh đạo Bộ, Sở Tư pháp, Toà án tình và lãnh đạo của Vụ quản lý Toà án, Vụ kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung, hiện nay số cán bộ trực tiếp làm công tác chuyên môn nghiệp vụ chỉ có khoảng 150 người kể cả trung ương và địa phương, trong đó.

- 30 cán bộ của Bộ (Gồm cán bộ của Vụ quản lý Toà án và Vụ kế hoạch - Tài chính).

- 53 cán bộ làm công tác tổ chức Toà án tỉnh (thường là Chánh văn phòng hoặc Phó văn phòng phụ trách về tổ chức).

- Gần 100 cán bộ của Sở Tư pháp.

So với đối tượng cần quản lý là 53 Toà án tỉnh, 573 Toà án cấp huyện với 8201 biên chế (chưa kể đến 9 Toà án quân sự cấp quân khu, 17 Toà án quân sự cấp khu vực) thì số lương cán bộ quản lý quả là quá mỏng, trong khi đó nội dung quản lý lại rất quan trọng và phức tạp (nhất là vấn đề về cán bộ). Tính trung bình cứ 01 cán bộ quản lý Toà án chịu trách nhiệm quản lý về tổ chức 55 cán bộ Toà án (tỷ lệ này ở Bbộ hoặc Toà án tối cao chỉ khoảng 1/25). Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chưa hoà toàn đáp ứng được yêu cầu cuả công việc, phần đông chưa qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính, thậm chí một số chưa hiểu hết đặc thù của tổ chức, hoạt động của các Toà án, cơ chế quản ký Toà án riêng, cũng như cơ chế quản lý cán bộ của Nhà nước và yêu cầu quản lý cán bộ của Đảng nói chung. Ngoài ra tổ chức, bộ máy của các đơn vị quản lý của các Toà án cũng thực sự chưa ốn định, thống nhất nên rất khó chỉ đạo về nghiệp vụ hoặc kiện toàn công tác, nhất là ở các cơ Sở Tư pháp. Trừ một số tỉnh, thành phố lớn, Sở Tư pháp có phòng quản lý Toà án, phần lớn số Sở Tư pháp còn lại chỉ bố trí cán bộ chuyên trách nằm trong phòng tổ chức cán bộ hoặc văn phòng Sở, thậm chí cơ nơi làm công tác quản lý Toà án chỉ là cán bộ kiêm nhiệm. Mặc dù, công tác quản lý Toà án chiếm một tỷ lệ lớn, có thể nòi là một nửa công việc và thời gian trong khối lượng công tác chung, nhưng nhiều Sở Tư pháp có tâm lý xem mảng công tác này là "phụ", ;à "tay trái", là làm "giúp Bộ" nguyên nhân củatình hình này có thể bắt nguồn từ cơ chế quản lý nhà nước đối với Sử Tư pháp, hoặc cung có thể từ việc phân cấp trong công tác quản lý các Toà án cấp huyện chưa thật sự toàn diện, triệt để.

Về kinh phí, phương tiện phục vụ công tác quản lý các Toà án địa phương, hiện nay cúng chưa được đầu tư thoả đáng, còn rất hạn hẹp, trong khi địa bàn quản lý lại rất rộng do đặc thù của các Toà án địa phương của nước Toà án tổ chức theo địa giới hành chính, nên có ảnh hưởng, hạn chế nhất định đến hiệu quan công tác.

Do đó những khó khắn nhất định về cơ chế, tổ chức cán bộ, điều kiện hoạt động như nói trên, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, tình hình công tác quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức mới chỉ đạo đáp ứng được ở một mức độ nhất định yêu cầu hoạt động xét xử của các Toà án địa phương. Trong việc giải quyết các vấn đề thuộc nội dung quản lý, nhiều vấn đề tuy được triển khai thực hiện so sánh mang tính chất "tình thế", mà chưa chiệt để, toàn diện, thống nhất và đồng bộ.

III. Tình hình về tổ chức hoạt động của các Toà án địa phương.

Như phần trên đã trình bày, theo quy định của Pháp luật các Toà án của nước Toà án được tổ chức theo địa giới hành chính từ cấp huyện trở lên. Do đó, các Toà án địa phương trên toàn quốc 53 Toà án cấp tỉnh và 571 Toà án cấp quận, huyện với 7200 cán bộ đang làm việc trong tổng số 8201 biên chế được phân bổ năm 1995. Nhìn trung, só lượng biên chế được phân bổ đều thoả mãn và đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử, cũng như đối với việc xắp xếp, ổn định các đơn vị tổ chức, bộ máy của các Toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện theo Luật định. Trung bình mỗi Toà án nhân dân cấp tỉnh được phân tổ 49,17 biên chế, cấp huyện là 9,35 biên chế (trong đó biên chế của Toà án nhân dân thành phố Hà nội là 125, thành phố Hoà Chí Minh 145, các tỉnh nhỏ 32-39, tỉnh trung bình 42-50, tỉnh lớn 52-60). Đến nay tại các Toà án nhân dân cấp tỉnh điều đó đầy đủ các Toà chuyên trách (trừ Toà Lao động, Hành chính mới được quy định), Uỷ ban Thẩm phán và bộ máy giúp việc. ở các Toà án cấp quận, huyện, ngoài các Thẩm phán, thư ký, nhiều đơn vị đã có thêm cán bộ làm việc công tác văn phòng như đánh máy, văn tư, kế toán và thủ quỹ.

Về đội ngũ Thẩm phán và các cán bộ của Toà án nhân dân địa phương đã có bước phát triển và ổn định hơn các năm trước đây, với 757 Thẩm phán cấp tỉnh và 2059 Thẩm phán cấp huyện được bổ nhiệm theo quy định của Pháp luật, bước đầu đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ xét xử của các Toà án nhân dân. Tuy nhiên, so với số lượng được phân bổ cho nhiệm lỳ 1994-1999 thì đội ngũ Thẩm phán còn nhiều 316 người ở cấp tỉnh và 1456 người ở cấp huyện. Về trình độ, hiện còn khoảng 23% Thẩm phán cấp tỉnh và 43% Thẩm phán cấp huyện trong diện phải trả nợ "Tiểu phẩm Đại học Luật". Đối với đội ngũ Thẩm tra viên, chuyện viên, Thư ký Toà án hiện có 718 người ở cấp tỉnh và 905 người ở cấp huyện có trình độ đại học luật đang được bồi dưỡng, rèn luyện để tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán.

Về hoạt động xét xử, một nhiệm vụ chủ yếu của các Toà án nhân dân tối cao, thì trong năm 1995 các Toà án nhân dân địa phương đã xét xử được mạet hoạt động, công tác khác của các Toà án địa phương đã xét xử được trên 90% các vụ án hình sự, 75% các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình. Các mặt hoạt động, công tác khác của các Toà án địa phương cũng đều được đảm bảo. Tuy nhiên, các hiện tượng mất đoàn kiết trong đội ngũ Toà án, án bị cãi, sử nhiều, nhất là trong lĩnh vực dân sự, một số Thẩm phán vi phạm Pháp luật, đạo đức, phẩm chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động và uy tín của các Toà án địa phương vẫn còn tồn tại. Thậm chí đã có những Thẩm phán Toà án địa phương bị kỷ luật cách chức và bị trui tố trước Pháp luật và hành vi nhận hối lộ.

Khó khăn hiện nay trong tổ chức và hoạt động của Toà án địa phương là tình hình thiếu Thẩm phán so với số lượng được phân bổ. Trình độ, phẩm chất của Thẩm phán cũng chưa hoà toàn đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử. Người cán bộ có đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng vào làm việc cho các Toà án, nhất là đối với các Toà án cấp huyện ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, còn rất khó khăn do chính sácấp huyện đào tạo chung còn chưa hợp lý. Chế độ chính sách đồi với cán bộ viên chức nói chung, cũng như cán bộ Toà án nói riêng chưa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống, phầm nào ảnh hưởng đến trách nhiệm và hậu quả công tác

Qua xem xét, nghiên cứu thực tế cho thấy, số lượng Thẩm phán hiện có của các Toà án địa phương chỉ bảo đảm được xét xử và các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình. Do đó, với việc thành lập Toà Hành chính, Toà Lao động và yêu cầu, cải cách đổi mới các cơ quan Tư pháp theo hương phân định lại thẩm quyền xét xử cuat Toà án, các Toà án địa phương chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khắn về tổ chức, cán bộ trong giai đoạn tới. Vì vậy, việc nghiệ cứu, tiếp tục cải tiến công tác quản lý Toà án địa phương về mạet tổ chức, bộ máy, kinh phí họt động và đội ngũ cán bộ, đảm bảo thực hiện chức năng hiến định của mình, là hết sức cần thiết là phải đước xem xét, giải quyết một cách tổng thể, toàn diện và có hệ thống.

IV. Một số kiến nghị về cải tiến công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức.

a. Các vấn đề chung.

Thức nhất, xuất phát từ tình hìh hoạt động và tổ chức của các Toà án địa phương và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt nam, trước mắt cũng như lâu dài nhiệm vụ đào tạo, xây dựng, đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị phương tiện kỹ thuật cho công tác xét xử phải được xem là nhiệm vụ quan trọng của nghành Tư pháp và Nhà nước. Rõ ràng đây không phải là vấn đề chỉ liên quan đến nghành Tư pháp, mà đòi hỏi cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước về cả mặt quan điểm, nhận thức cũng như quá trình thực hiện.Vấn đề này cần được quán triệt đầy đủ thì việc cải tiến công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, việc quản lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức là một hình thức quản lý hành chính Nhà nước . Do đó, việc cải tiến công tác này phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý Toà án.

Thứ ba, xuất phát từ tình hình tổ chức và hoạt động của công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức, việc cải tiến công tác này cần được xem xét, nghiên cứu một cách tổng thể về cơ chế lẫn tổ chức bộ máy, cán bộ để có thể đề ra các biện phát giải quyết các vấn đề còn tồn tại một cách triệt để.

b. Các vấn đề cụ thể:

Thứ nhất, tổ chức hành chính là chủ thể của quản lý hành chính. Tất cả mọi hoạt động hành chính đều được tiến hành dựa vào bộ máy, tổ chức hành chính trên cơ sở một thể chế hành chính rõ ràng, khoa học, trongđó có các vấn đề cơ chế, sự phân định quyền hạn và trách nhiệm đối với các tổ chức hành chính. Xét về phía cạnh này, việc pháp luật quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phải phối hợp trong đó có nhiều vấn đề thống nhất Chánh Toà án nhân dân tối cao trong quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức là chưa hợp lý. Bởi lẽ, một mặt quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng BộTư pháp trong lĩnh vực công tác này bị hạn chế, dàng buộc bởi vài trò ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, do đó, rất khó phát huy được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm trong công tác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mặt khác, Toà án nhân dân Tối cao có cơ quan xét xử, không phải là chủ thể hành chính Nhà nước, nhưng theo quy định của Pháp luật và trên thực tế lại hoạt động giống như một đồng chủ thể quản lý đối với các Toà án địa phương là vừa trái với nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, vừa ảnh hưởng tới nguyên tắc hiến định "độc lập xét xử" trong tổ chức và hoạt động của các Toà án. Do đó, việc phối hợp trong công tác quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức cần được xem xét lại nhằm bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý và hiệu quả, chất lượng của công tác xét xử theo hướng không nên quy định quy chế "phối hợp" thành quy phạm Pháp luật bắt buộc phải tuân theo, mà chỉ nên xem nó như là một lề lối, cách thức làm việc rất bình thường của các cơ quan Tư pháp. Và như vậy cần xem xét quy định tại Điều 16 của Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 cho phù hợp với khoa học và thực tiễn.

Thứ hai, vật chuyển tải và thực hiện thể chế hành chính là bộ máy và đội ngũ cán bộ viên chức hành chính. Bộ máy và đội ngũ cán bộ viên chức thừa hành nhiệm vụ có đủ về số lượng, trình độ và uy tín, thì mới nâng cao được hiệu quả công tác, phân cấp định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng đơn vị và cán bộ trong bộ máy quản lý sao cho có khoa học, hợp lý, bảo đảm được yêu cầu và nắm được tình hình một cách chính xác để có sự chỉ đạo, điều hành trong việc giải quyết từng nội dung, nhiệm vụ quản lý cụ thể là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. áp dụng các quy tắc này, đối chiếu với tình hình thực tế tổ chức, bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý Toà án địa phương, thì cần cải tiến cơ chế quản lý theo một trong những hướng sau:

1. Như trên đã phân tích, về tổ chức và hoạt động xét xử của Toà án nhân dân địa phương vừa theo giới địa hành chính (Toà án tỉnh . huyện ) vừa theo thẩm quyền nên về cán bộ bị dàn trải ra khắp các tỉnh huyện đi liền đó là cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện hoạt động đòi hỏi cần phải đầu tư một lượng ngân sách không nhỏ; hơn nữa, tổ chức Toà án như hiện nay thì ngay Toà án nhân dân Tối cao cũng phải tập trung cho 3 Toà phúc thẩm (Hà nội, Quảng Nam - Đà nẵng - Hồ Chí Minh), hàng trăm thẩm phán, cán bộ phải đi xét xử lưu động khắp cả nước gây lãng phí rất lớn lực lượng về cán bộ và ngân sách. Do phải tập trung vào nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, nên nhiệm vụ chính theo luật định thì lại phải hạn chế, đó là tổng kết công tác xét xử, hướng nhất thực hiện thống nhất Pháp luật trong cả nước. Với cách tổ chức Toà án như hiện nay, cán bộ đã thiếu lại càng thiếu, không tập trung được lực lượng cán bộ cũng như về cơ sở vật chất, có không ít Toà án cấp huyện mỗi năm chỉ xét xử 10 - 15 vụ, thậm chí có đơn vị chỉ xét xử 2 - 3 vụ một năm nhưng cũng phải bố trí tối thiểu từ 5 - 7 cán bộ, Thẩm phán và xây dựng một chủ sở, cấp phương tiện làm việc gây tốn kém lãng phí lớn, điều đó chứng tỏ, tổ chức Toà án vừa theo thẩm quyền vừa theo địa giới hành chính là không khoa học.

 

Để khắc phục những nhược điểm trên đây, chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu tổ chức Toà án theo thẩm quyền là: Toà Sơ thẩm, Toà Phúc thẩm, Toà Giám đốc thẩm hày gọi là: Toà Sơ thẩm, đệ nhị cấp (phúc thẩm), Toà thượng thẩm Toà án Tối cao, các Toà án cấp tỉnh, huyện hiện nay sẽ tổ chức Toà khu vực có thể một số tỉnh, huyện thành một Toà. Đây là phương án sẽ tập trung hoàn thiện lưc lượng cán bộ, tinh giảm biên chế, cơ sở vật chất. Về giải pháp thực hiệnl; đưa số Thẩm phán, cán bộ của 3 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao để tập trung, bổ sung cho Toà án cấp tỉnh; lấy số Thẩm phán, cán bộ cấp tỉnh bổ sung cho Toà án cấp huyện và thu hẹp hàng trăm trụ sở, giảm bớt về chi phí.

Về cơ sở vật chất, kiểm sát có thể vẫn tổ chức theo địa giới hành chính, án sảy ra khu vực nào thì chuyển về Toà án khu vực ấy xét xử. Nếu để giảm boét dân đi lại cần tăng cường phương tiện xuống xét xử tại địa phương.

Về tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức theo hệ thống dọc từ địa phương lên Trung ương và án sảy ra ở địa phương nào khi xét xử Toà án sẽ trao đổi với cấp uỷ nơi đó để đảo bảo sự lãnh đạo của Đảng.

2. Việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức cần được quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan quản lý, cơ quan phối hợp, không nên để như hiện nay, lẫn lộn giữa cơ quan quản lý với cơ quan phối hợp, không hiểu cơ quan nào là chủ thể quản lý? Bởi lẽ cơ quan quản lý đòi hỏi, chờ đợi ý kiến của cơ quan phối hợp trả lời thì cơ quan quản lý mới được ra văn bản. Như vậy, vấn đề này không phù hợp với thực tiễn cũng như tính khoa học của việc quản lý Nhà nước nói chung và lĩnh vực quản lý Toà án địa phương nói riêng, mà điểm xuất phát lấy cuối Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân: "Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân Tối cao ", việc phối hợp ở đây chỉ là biện pháp quản lý có như vậy mới đúng với tính chất quản lý.

Để tránh sự chồng chéo trong quản lý, dẫn đến kém hiệu quả, chúng tôi đề nghị bỏ ý cuối của Điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân đã nêu ở trên.

3. Tổ chức bộ máy quản lý Toà án vẫn giữ nguyên như hiện nay, nhưng cần phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của các Sở Tư pháp trong lĩnh vực này, đồng thời phải tăng cường thêm công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng về đội ngũ cán bộ viên chức thừa hành. ở các Sở Tư pháp, tăng cường số lượng, chất lượng về đội ngũ cán bộ viên chức từ 05 đến 10 người.

 

Cuối cùng, muốn công tác quản lý Toà án địa phương về tổ chức đạt hiệu quả công tác cao, cần phải áp dụng các phương pháp, phương tiện làm việc khoa học, tiên tiến. Vì vậy cần có sự đầu tư thoả đáng về kinh phí, phương tiện và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công tác này mới bảo đảm được yêu cầu, mục tiêu quản lý./.

 

Quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự

Cục quản lý thi hành án dân sự

 

Đảng và Nhà nước Toà án đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu rộng và toán dân trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội theo hướng mở rộng dân chủ, thực hiện quản lý Nhà nước bằng Pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong những năm tiếp theo, Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trong đó có nhiệm vụ tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý ngành Tư pháp trong điều kiện mới, bản báo cáo này đề cập đến thực tiễn hoạt động và quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ chế quản lý, đánh giá những ưu nhược điểm của cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay; cũng như kiến nghị, đề xuất những biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc đó, đổi mới công tác quản lý theo như định hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra.

I. Cơ sở Pháp lý và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự.

1. Cơ sở lý luận:

Về chức năng quản lý nói chung, C.Mác đã xác định: "Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động" Ăng-Ghen cũng khẳng định: "Quản lý là tất yếu khi nhiều người cùng hoạt động chung với nhau". Tiếp thu luận điểm trên, Lê-Nin đã phát triển và từ thực tiễn bảo vệ và xây dựng Nhà nước Xô viết đi đến kết luận: "Muốn quản lý tốt mà chỉ biết thuyết phục không thôi chưa đủ, mà cần phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa:.

ở nước Toà án, vấn đề quản lý và tổ chức bằng quyền uy cũng như sớm được đề cập đến. Mục đích của hoạt động quản lý là tổ chức và chỉ đạo thực hiện trong thực tế các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt nam và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Quản lý Nhà nước chính là thông qua các cơ quan chức năng được Nhà nước trao quyền thực hiện quyền lực Nhà nước đối với đối tượng quản lý. Thông qua hoạt động quản lý. Nhà nước kiểm soát các quan hệ xã hội phát sinh trong mọi lĩnh vực, đưa quan hệ vào một trật tự nhất định, thống nhất vừa tạo điều kiện chi đối tượng quản lý phát huy quyền làm chủ tập thể, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, vừa buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ Pháp luật. Hoạt động công tác thi hành án dân sự là cơ quan duy nhất có quyền tổ chức thi hành chính bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định khác do Pháp luật quy định. Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án phải dựa trên các nguyên tắc Hiến định: "Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực phải được cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, các lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị vũ trang phải nghiêm chỉnh chấp hành: "Hoạt động tổ chức thi hành án là hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính - tư pháp. Như vậy hoạt động tổ chức thi hành án là hoạt động thuộc lĩnh vực hành chính - tư pháp. Như vậy hoạt động tổ chức thi hành án là hoạt động nhân danh Nhà nước mang tính cưỡng chê Nhà nước. Để các cơ quan thi hành án, mà cụ thể các Chấp hành viên thực hiện được nhiệm nặng nề đó, thực hiện được quyền năng và nghĩa vụ của mình thì cơ quan thì cơ quan thi hành án. Chấp hành viên phải có điều kiện cần thiết. Là cơ quan Nhà nước, được Nhà nước trao quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Toà án , các cơ quan thi hành án không thể nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Hơn nữa, ngoài những điều kiện chủ quan cần thiết như các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị, trìnhđộ pháp lý thì các điều kiện khách quan như hệ thống văn bả Pháp luật, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, sự phối hợp với các cơ quan hữu quan là rất quan trọng, có yếu tố quyết định. Việc đảo bảo các thủ tục về thành lập, giải thể cơ quan thi hành án, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng chấp hành viên, đào tạo quy hoạch cán bộ, đảm bảo kinh phí, phương tiện hoạt động, chỉ đạo sự thống nhất về nghiệp vụ thi hành án chính là nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước về công tác quản lý thi hành án dân sự, yêu cầu đặt ra những yêu những năm tới là tiếp tục nghiên cứu, đúc kết để đưa ra một mô hình một cơ chế quản lý thi hành án thích hợp, khoa học đồng thời tiếp tục tăng cường hoàn thiện cơ chế thi hành án và cơ chế quản lý hiện có.

2. Vài nét về thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự.

Trước đây, công tác thi hành án do một bộ phận trong Toà án thực hiện, do đó công tác quản lý thi hành án chỉ là một mảng, một phần trong nội dung quản lý Toà án. Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 đã xác định tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án, đến năm 1972 gọi là Chấp hành viên. Nói chung giai đoạn này, việc xây dựng bộ máy, tổ chức cán bộ cũng như nguyên tắc hoạt động của các cơ quan Toà án. Trong đó có đội ngũ cán bộ thi hành án được chú trọng một bước. Nhưng trong nhiều năm liền, hiệu quả quản lý chưa cao. Điều đó được lý giải bởi vai trò quản lý chung, còn thực chất, việc quản lý đội ngũ cán bộ Toà án cũng như việc xây dựng, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử, thi hành án chủ yếu do chính quyền địa phương thực hiện. Nhiều năm liền mối quan tâm, chú trọng của Toà án hầu như không được quan tâm. Điều đó đã dẫn đến tình trạng số án xử xong cũng không được thi hành chiếm phần lớn trong lượng án được xét xử hàng năm. Sau đó Quốc hội khoá VII tại kỳ họp thứ nhất (1981) quyết định giao lại công tác quản lý các Toà án nhân dân Tố cao cho Bộ Tư pháp thì tình hình đã có chuyển biến một bước. Đặc biệt từ 1989, sau khi Pháp lệnh thi hành án dân sự đầu tiên được ban hành, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thi hành án nói chung và chấp hành viên nói riêng đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên trong công tác quản lý thì vẫn nhiều điều bất hợp lý. Công tác thi hành án ở cấp tỉnh và cấp huyện chủ yếu là do Chánh án viên công tác trực tiếp chỉ đạo và ký hầu hết các quyết định quan trọng trong quá trình thi hành án. Như vậy chấp hành viên chủ yếu làm nhiệm vụ thừa hành, quyền năng rất hạn chế. Mặt khác chấp hành viên lại nằm trong Toà án, cơ quan vừa xét xử vừa thi hành, điều đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan, tuỳ tiện trong việc tổ chức thi hành án. Do trọng tâm của Toà án là xét xử, nên chỉ chú trọng vào mảng quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử, ít chủ yếu đến việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác thi hành án. Để giải quyết được sự bất hợp lý đó, phải xây dựng một cơ chế thi hành án độc lập, tách riêng khỏi Toà án và cơ chế quản lý công tác thi hành án thích hợp, nhằm nâng cao hiệu qủa của hoạt động thi hành án.Tại kỳ họp Quốc hội khoá IX ngày 06/10/1992 đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân cấp sang cơ quan thuộc Chính phủ vào tháng 6/1993. Là thành viên của Chính phủ, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác thi hành dân sự. Ngày 20/7/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định thành lập Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, là đơn vị có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Riêng lĩnh vực thi hành án trong quân đội vẫn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp) giúp chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án Quân sự.

II. Nội dung quản lý công tác thi hành án dân sự của Bộ tư pháp theo Pháp luật hiện hành.

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác Tư pháp, trong đó lĩnh vực thi hành án dân sự. Theo Điều 10 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 thì: "Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự. "Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ tư pháp thực hiện những nội dung quản lý như sau trong lĩnh vực thi hành án dân sự:

1. Giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các dự án khác về công tác thi hành dân sự.

2. Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện công tác thi hành án dân sự, trực tiếp quản lý hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, quyết định việc thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự.

 

3. Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác thi hành án dân sự.

4. Quản lý công tác đào tạo cán bộ và thực hiện chế độ, chính sách đối với chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.

 

5. Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án dân sự.

Như vậy, Bộ Tư pháp quản lý toàn diện hoạt động thi hành án dân sự, từ tổ chức, cán bộ, chính sách đến soạn thảo Pháp luật, thanh tra nghiệp vụ và cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án Quân sự. Theo Thông tư liên bộ số 1108 - TTLB ngày 16/08/1993 của Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp thì nội dung quản lý thể hiện như sau:

+ Hàng năm, Bộ Tư pháp phân bổ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án trong quân đội trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự của cả nước.

+ Hàng năm, trên cơ sở sự toán kinh phí thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đề nghị Tư pháp trình Chính phủ quyết định và thực hiện phân bổ kinh phí cho Phòng quản lý thi hành án và các phòng thi hành án quân khu, Quân chủng Hải quan trong hạn mức kinh phí đã được xét duyệt.

+ Bộ tư pháp làm thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên. Chấp hành viên trưởng trong quân đội.

Những việc sau đây, Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

+ Tổ chức, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, phương tiện hoạt động của Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng.

+ Quy định các tiêu chuẩn cụ thể ngoài các tiêu chuẩn chung để bổ xung chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng thi hành án trong quân đội.

+ Điều động, thuyên chuyển Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, trợ lý công tác thi hành án.

Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý trên có Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ Kế hoạch - Tài vụ thuộc Bộ.

Theo điều 2 Nghị quyết số 30-CP ngày 02/06/1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Cục quản lý thi hành án dân sự sẽ thực hiện các nội dung quản lý như sau:

1. Giúp đỡ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Đó là:

a. Chuẩn bị các dự thảo văn bản về quản lý công tác thi hành án dân sự, về quy chế chấp hành viên, chế độ chính sách đối với Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành dân sự.

 

b. Trình độ trưởng quyết định việc thành lập, giải thể các cơ quan hành án dân sự.

2. Quản lý nghiệp vụ thi hành án, bao gồm:

a. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.

 

b. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.

c. Kiểm tra hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

 

d. Giải quyết khiếu nại tố cáo hành vi trái Pháp luật của Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án, giải quyết khiếu nại các quyết định về thi hành án của Trưởng Phòng thi hành án tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, Cục quản lý thi hành án dân sự còn có trách nhiệm phối hợp với phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng trong việc quản lý nghiệp vụ công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án Quân sự.

Về chức năng quản lý cơ sở vật chất, kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự do vụ Kế toán - Tài chính chịu trách nhiệm. Kể từ quý 3 năm 1993 trở đi, kinh phí do các cơ quan thi hành án dân sự địa phương do ngân sách Trung ương đảm nhiệm và do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý. Hàng năm , hàng quý, Vụ Kế hoạch tài chính có nhiệm vụ:

+ Hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự địa phương lập kế hoạch chi Ngân sách trong năm như tiền lương, phụ cấp công tác phí, nghiệp vụ phí, mua sắm, sửa chữa và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Căn cứ kế hoạch được duyệt, thông báo nhiệm vụ chi tiêu cho từng cơ quan thi hành án dân sự, làm thủ tục phân phối hạn mức kinh phí, bằng hình thức thông báo hạn mức kinh phí qua hệ thống kho bạc Nhà nước.

+ Kiểm tra, xét duyệt, tổng hợp các báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

+ Lập kế hoạch mua sắm, in ấn, cấp phát kịp thời các phương tiện trang thiết bị cần thiết cho công tác thi hành án.

Ngoài ra, Văn phòng Bộ thực hiện việc lập kế hoạch mua sắm, in ấn, cấp phát kịp thời các loại sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ cần thiết cho công tác thi hành án dân sự. Vụ tổ chức cán bộ- đào tạo thực hiện việc tổ chức các khoá học, lớp học nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp, trong đó có Chấp hành viên và cán bộ thi hành án.

IV. Cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay. Những thuận lợi khó khăn của thực tiễn quản lý Nhà nước về công tác quản lý thi hành án dân sự hiện nay.

1. Cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay.

Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay là:

+ Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

+ Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng.

+ Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Như vậy, nếu không tính Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng thì từ Trung ương đến địa phương có 3 cấp quản lý - Cục quản lý thi hành cán dân sự, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

Về chức năng, các cơ quan Tư pháp địa phương giúp UBND cùng cấp và cơ quan Tư pháp cấp trên trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên về tình hình quản lý công tác thi hành án và tổ chức việc thi hành án ở địa phương.

Trong thực tế quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay, Bộ Tư pháp đã quản lý một cách toàn diện các mặt của hoạt động thi hành án dân sự bao gồm tổ chức nhân sự, kinh phí đến nghiệp vụ thi hành án. Trong công tác quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ yếu dùng phương pháp hành chính để điều hành hoạt động của cơ quan cấp dưới, bằng hình thức ban hành văn bản quản lý áp dụng quy phạm pháp 2 năm qua (1993 - 1995) có thể rút ra một số nhận xét ban đầu. Trước hết các ưu điểm, thuận lợi cơ bản so với trước đây:

- Cơ chế quản lý thống nhất, toàn diện như hiện nay giúp tập trung đến mức tối đa đầu tư cho trụ sở, con người và cho chính hoạt động thi hành án.

- Cơ chế quản lý theo ngành kế hợp quản lý theo địa phương, sự phân cấp quản lý cũng như sự phối hợp quản lý đã tạo được một cơ chế quản lý tương đối thích hợp, giúp cho hoạt động thi hành được thống nhất trong toàn quốc cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này ở từng địa phương.

- Việc giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận huyện thị xã, thành phố thực việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp giữa các ban ngành trong việc tổ chức thi hành án, đặc biệt là những vụ việc phức tạp, có nhiều vướng mắc.

- Về giao cho Cục quản lý thi hành án dân sự quản lý cả về tổ chức và nghiệp vụ thi hành án đã giúp cho việc quản lý Chấp hành viên và cán bộ đến bổ nhiệm Chấp hành viên. Thông qua việc khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại tố cáo nắm được phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, giúp cho việc đánh giá, sử dụng, đề bạt công chức được chính xác hơn, phát huy được hiệu quả của việc quản lý.

Qua thực tiễn quản lý công tác thi hành án dân sự 2 năm qua cũng cho thấy có một số khó khăn vướng mắc nhất định, đó là:

- Số cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhìn chung còn có nhiều kinh nghiệm, còn ít về số lượng và chưa được đào tạo về khoa học quản lý. Việc áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật vào quá trình quản lý chưa được chú ý đúng mức. Đầu tư cho con người, trụ sở, hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án.

- Quy định về thẩm quyền quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương có những điểm chung chưa phù hợp, không rõ ràng hoặc chồng chéo, trùng lập. Theo pháp lệnh thi hành án dân sự, Nghị định 30/CP về thực hiện chức năng quản lý thì có thể hình dung cơ chế quản lý dưới dạng sơ đồ.

Cần lưu ý rằng quản lý được hiểu dưới nhiều nội dung khác nhau: quản lý hành chính, quản lý về kinh phí (phân bổ, kiểm tra), quản lý về nghiệp vụ (chỉ đạo, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo), quản lý về tổ chức (tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ, chính sách, thành lập, giải thể, kiểm tra việc thực hiện Theo cách hiểu trên, ta thấy sơ đồ như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo sơ đồ trên ta thấy rõ ràng có sự chông chéo. Cần chú ý là Điều 8 Nghị định 30/CP còn quy định: Phòng thi hành án (tức đối tượng quản lý của Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh) giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mặt khác theo quy định về hệ thống các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự thì chỉ có: Cục quản lý thi hành án dân sự, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp. Như vậy có thể nói có quá nhiều cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương, những nội dung quản lý, giới hạn quản lý của các cơ quan đó lại không rõ ràng. Đặc biệt là đối với Đội thi hành án, nếu xét trên góc độ các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động thi hành án, kể cả hoạt động kiểm soát thi hành án, thanh tra Nhà nước thì đội thi hành án bị quá nhiều cơ quan kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đội, mà hiệu quả việc kiểm tra chưa cao. Cũng do có quá nhiều đầu mối mà việc quản lý bị chia cắt, qua nhiều khâu trung gian. Điều này đặc biệt đến tính độc lập của cơ quan thi hành án trong tác nghiệp, khó tránh khỏi sự can thiệp, không nêu cao được vai trò của cơ quan thi hành án là cơ quan thi hành án Pháp luật, tổ chức thi hành những bản án được tuyên nhân dân Nhà nước, mang tính bắt buộc, mang tính cưỡng chế Nhà nước.

Thực tiễn hoạt động quản lý còn cho thấy điều bất cập là chính cơ quan có thẩm quyền quản lý (Sở Tư pháp - Phòng Tư pháp) lại trực thuộc Uỷ ban nhân dân, thuộc biên chế hưởng lương từ nguồn của địa phương, còn đối tượng quản lý là Phòng thi hành án, Đội thi hành án lại thuộc biên chế Trung ương, ảnh hưởng kinh phí từ Trung ương, có con dấu Quốc huy, có tài khoản, có trụ sở riêng. Mặt khác, cho đến nay, còn có những huyện chưa thành lập Phòng Tư pháp mặc dù Đội thi hành án đã được thành lập, dẫn đến tình trạng có đối tượng quản lý nhưng không có chủ thể quản lý.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác thi hành án dân sự là giữa đơn vị có chức năng quản lý về mặt kinh phí (Vụ Kế hoạch - Tài chính - Bộ Tư pháp) và đơn vị có chức năng quản lý về mặt tổ chức và nghiệp vụ thi hành án (Cục quản lý thi hành án dân sự - Bộ tư pháp) chưa đạt được sự phối hợp cần thiết. Và giữa các cơ quan có chức năng quản lý thống nhất công tác thi hành án dân sự trong cả nước là Cục quản lý thi hành án dân sự và cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương là Sở Tư pháp chưa có quy chế phối hợp công tác rõ ràng.

Ngoài ra cơ chế quản lý thi hành án nói chung hiện nay còn nhiều đầu mối, nhiều mảng hoạt động bị xé lẻ hoặc bị bỏ sót. Hiện nay việc thi hành án phạt bù do các trạm giam thuộc Bộ nội vụ thực hiện nhưng việc ra Quyết định thi hành án, hoãn thi hành án, một con người đông thời phải có hai trách nhiệm: Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự nhưng giữa hai cơ quan có hai chức năng riêng biệt không có sự phối hợp công tác cần thiết. Mảng thi hành án treo, quản chế vẫn chưa có một cơ quan nào thực sự quản lý.

Về mặt văn bản Pháp luật về thi hành án hiện nay cũng gây khó khăn cho hoạt động thi hành án. Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 có nhiều quy định không rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc thiếu quy định.

 

 

IV. Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quản lý công tác thi hành án dân sự.

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, nhằm tác động tích cực đến hoạt động, hoạt động tổ chức thi hành án, yêu cầu đặt ra là phải có biện pháp tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vưỡng mắc trong thực tiễn quản lý hiện nay.

Những giải pháp có thể chia làm hai loại: Loại thứ nhất gồm có biện pháp có tính thời sự, có thể xử lý trên cơ sở pháp lệnh hiện hành nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đang được triển khai hiện nay. Loại thứ hai bao gồm những đề xuất có tính lâu dài, thay đổi căn bản cơ chế quản lý hiện hành có liên quan đến sự thay đổi các quy định của Pháp luật.

1. Những giải pháp trước mắt thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp:

a. Làm rõ mối quan hệ giữa Sở Tư pháp và Phòng thi hành án phải báo cáo Sở Tư pháp. Đội thi hành án phải báo cáo Phòng Tư pháp, lĩnh vực nào được độc lập quyết định. Cần thống nhất rằng, cơ quan Tư pháp quản lý về mặt tổ chức cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trao đổi thống nhất với Phòng thi hành án. Về mặt nghiệp vụ Phòng thi hành án chịu sự quản lý của Cục quản lý thi hành án dân sự, Đội thi hành án chịu sự quản lý của Phòng thi hành án. Như vậy sẽ tránh được sự can thiệp và hoạt động chuyên môn của cơ quan thi hành án và đảm bảo được sự chặt chẽ, khoa học trong quản lý.

 

b. Làm rõ thẩm quyền và lĩnh vực kiểm tra của các cơ quan quản lý ở địa phương, đặc biệt là đối với Đội thi hành án. Trên cơ sở Pháp luật hiện hành, Cục quản lý thi hành án dân sự quản lý thống nhất nghiệp vụ của Đội thi hành án. Do đó nhất thiết trong thành phần kiểm tra nghiệp vụ thi hành án cần có cơ quan quản lý về mặt nghiệp vụ mới đảm bảo được tính đứng đắn của các kết luật điều tra.

c. Cần có quy chế phối hợp giữa Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ Kế hoạch Tài chính trong việc phân bổ kinh phí cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Theo hướng dựa vào các căn cứ như lượng cán bộ nhu cầu. Cục quản lý thi hành án dân sự có ý kiến với Vụ kế hoạch tài chính về việc phân bổ kinh phí. Hoặc trước khi quyết định phân bổ cần có ý kiến của Cục quản lý thi hành án dân sự. Cơ như vậy mới đảm bảo cho việc phân bổ phù hợp với yêu cầu của địa phương.

 

d. Cần sớm hoàn thành thủ tục bổ nhiệm số Chấp hành viên cần thiết theo nhu cầu của công việc nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định. ở cấp tỉnh còn thiếu khoảng 112 Chấp hành viên, ở cấp huyện còn thiếu hơn 465 Chấp hành viên. Để bổ sung đội ngũ Chấp hành viên, có thể bổ nhiệm được một số lớn từ nguồn cán bộ hiện có của các cơ quan thi hành án. Số còn lại sẽ được tiếp tục bổ nhiệm dựa vào nguồn tuyển thêm những người có đủ tiêu chuẩn từ các cơ quan khác và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ hiện có.

e. Sớm kiện toàn tổ chức của Cục quản lý thi hành án dân sự. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Cục, cần sớm có quy chế làm việc của Cục và thành lập các Phòng chuyên môn như Phòng chỉ đạo nghiệp vụ và giải quyết khiếu nại tố cáo, Phòng quản lý cán bộ (Phòng tổ chức) và Phòng tổng hợp. Bổ nhiệm các chức danh cần thiết như Trưởng phòng, Phó phòng. Có biện pháp bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có. Sớm tuyển dụng số cán bộ theo biên chế được duyệt cho Cục quản lý thi hành án dân sự để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

 

g. Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn các vướng mắc trong hoạt động quản lý, hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án.

h. Sớm bổ nhiệm chức danh Chấp hành viên Cục quản lý thi hành án dân sự. Căn cứ Luật phá sản doanh nghiệp. Cục quản lý thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành các quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Mặt khác điều 44 Pháp lệnh thi hành án dân sự quy định về thủ tục giải pháp khiến nại tố cáo thì quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành. Như hiện nay, trong trường hợp Trưởng phòng thi hành án ra các quyết định trái Pháp luật thì chưa có ai có quyền ra quyết định huỷ các quyết định trái Pháp luật hoặc rút bản án lên để tổ chức thi hành án - Đặt ra các chức danh Chấp hành viên ở Cục quản lý thi hành án dân sự là cần thiết.

 

i. Sớm bổ xung chế độ trang phục cho cán bộ thi hành án như cán bộ của các ngành khác như Hải quan, Kiểm soát, Toà án, Thuế

 

 

2. Các biện pháp đổi mới có định hướng lâu dài.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý công tác thi hành án dân sự phải phù hợp với định hướng đổi mới bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống các cơ quan Tư pháp nói riêng. Những kiến nghị đề xuất đổi mới xuất phát từ việc nghiên cứu các quy định của Pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý trong nhiều năm qua. Mục đích của việc đổi mới là xây dựng được một cơ chế quản lý thi hành án nói riêng và công tác thi hành án nói chung thích hợp, khoa học phục vụ cho việc nâng cao chất lượng công tác thi hành án, thể hiện được uy quyền của Nhà nước, bảo đảm vững chắc kỷ cương và trật tự xã hội, đảm bảo dân chủ và quyền lợi của công dân.

Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng mà Hộ nghị Trung ương VIII đã đề ra là: Đổi mới hoạt động của các cơ quan thi hành án theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất vào Bộ Tư pháp. Theo định hướng đó, rõ ràng chúng ta phải tính đến việc xây dựng một mô hình thống nhất về thi hành án. Hiện tại công tác thi hành án phạt tù đang do Bộ Nội vụ quản lý, công tác thi hành án trong quân đội đang do Bộ Quốc phòng thực hiện, công tác thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quản lý. Còn mảng quản chế, án treo, cải tạo không giam giữ giao cho Uỷ ban nhân dân theo dõi nhưng chưa có cơ quan nào thực sự quản lý công viếc đó. Để thự hiện phương hướng mà Hội nghị Trung ương VIII đã đề ra, đề án chuyển giao công tác thi hành án phạt tù từ Bộ Nội vụ sang Bộ tư pháp quản lý đang được tiến hành nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là sự chuyển đổi đó sẽ được thực hiện theo phương thức nào. Hệ thống cơ quan Thi hành án và cơ chế quản lý thi hành án theo mô hình mới sẽ thay đổi như thế nào.

Mô hình có thể là:

a. ở Trung ương có Tổng Cục thi hành án, trực thuộc Bộ tư pháp, được Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác thi hành án trong toàn quốc bao gồm: Thi hành án phạt tù, dân sự, kinh tế. Trong Tổng cục có các Cục thực hiện các chức năng quản lý thống nhất về con người, trụ sở, kinh phí, chế độ, chính sách và nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo. ở Tổng Cục có chức danh Chấp hành viên. Do đó, có Chấp hành viên có thể bổ nhiệm ở 3 cấp: Chấp hành viên sơ cấp (ở cấp huyện); Chấp hành viên trung ương (ở cấp tỉnh); Chấp hành viên cao cấp (ở Tổng cục).

 

b. ở cấp tỉnh có Cục thi hành án (gọi là cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố ), chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp tổ chức và nghiệp vụ của Tổng Cục thi hành án, trực thuộc Tổng cục thi hành án. Là cơ quan trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án theo thẩm quyền, vừa trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ các cơ quan thi hành án cấp dưới, là cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan thi hành án cấp dưới. ậ Cục thi hành án có thể có các phòng, ban.

c. ở cấp huyện có Cục chi nhánh thi hành án (hoặc gọi là cơ quan thi hành án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ), là cơ quan thi hành án cấp dưới, chịu sự chỉ đạo và quản lý của Cục thi hành án (cấp tỉnh), trực thuộc thi hành các bản án theo thẩm quyền.

 

ở mỗi cơ quan thi hành án đều có lực lượng cảnh sát Tư pháp chịu sự trách nhiệm dẫn giải phạm nhân, bảo vệ cưỡng chế thi hành án.

Mô hình này có thể coi là mô hình mẫu, bởi nó tập trung được mọi sự đầu tư về con người, trụ sở, kinh phí từ Trung ương xuống địa phương. Sự chỉ đạo quản lý trực tiếp, thống nhất không qua bất kỳ khâu trung gian nào sẽ tránh được sự can thiệp của hàng loạt các cơ quan vào sự độc lập, khách quan của việc thi hành án. Điều này đặc biệt cần thiết đối với việc thi hành các quyết định của Toà án Hành chính trong tương lai. Mô hình này tránh được sự kiểm tra, thanh tra của quá nhiều ngành. Với mô hình như trên, thì chức năng kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự và kiểm soát thi hành án của Viện kiểm soát nhân dân các cấp đủ để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động cơ quan thi hành án.

Nhược điểm của mô hình này là không đặt ra sự quản lý của Sở Tư pháp, là cơ quan được sự uỷ quyền của Bộ Tư pháp về các lĩnh vực Tư pháp ở địa phương. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục được bằng việc quy định Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

Mô hình 2: Như mô hình một, nhưng có sự phân cấp quản lý của Bộ Tư pháp do Sở Tư pháp thực hiện một số chức năng về tổ chức. Vì cơ quan thi hành án cấp tỉnh trực tiếp quản lý cơ quan thi hành án cấp huyện, do đó không cần thiết phải giao cho Phòng Tư pháp chức năng quản lý cơ quan thi hành án cấp huyện. Mô hình này vẫn đảm bảo được sự phân cấp của Bộ do Sở Tư pháp thực hiện một số vấn đề về tổ chức, tránh được nhiều mối quản lý không cần thiết, đặc biệt là ở cấp huyện.

Cả hai mô hình trên cần được nghiên cứu nghiêm túc. Điều cần cân nhắc là vấn đề cán bộ (giám thị, phó gián thị, cán bộ quản giáo, bảo vệ) như bậc lương, quân hàm sẽ giữ nguyên hay có thay đổi? Nội dung này sẽ thuộc về đề án chuyển giao công tác thi hành án hình sự do đơn vị khác thực hiện. Sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống trạm giam, cơ sở vật chất, cán bộ sang Bộ Tư pháp đòi hỏi sự thay đổi, sửa chữa các văn bản Pháp luật hiện hành cả về phân dân sự cũng như hình sự. Trên cơ sở tổng hợp cả hai Pháp lệnh thi hành án hiện hành, xây dựng Luật thi hành án trong đó sẽ định rõ thẩm quyền, thủ tục, trình tự thi hành án; theo đó, Thủ tướng cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra các quyết định về thi hành án dân sự cũng như hình sự.

Về vấn đề quản lý thống nhất công tác thi hành án, có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của một số nước. Ví dụ, hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức công tác thi hành án dân sự và hình sự cũng do Bộ Tư pháp Công hoà liên bang Đức quản lý. Một số vấn đề khác về thi hành án ở Đức cũng có thể nghiên cứu sâu hơn để có thể xem xét có thể vận dụng được ở Việt nam hay không./.

 

 

 

Vụ kế hoạch tài chính

 

 

 

 

Báo cáo khoa học

Công tác quản lý

Tài chính ngành tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công tác quản lý Ngân sách toàn ngành

trong ba năm (1993 - 1995).

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, ngày 31 tháng 12 năm 1992 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 173/TTg giao cho Bộ Tư pháp Ngân sách Toà án nhân dân địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ tài chính, Ngân hàng Đầu tư và phát triển đã tổ chức khảo sát trọng điểm trên 20 tỉnh, thành phố và trên 50 quận, huyện, thị xã về nhu cầu, khó khăn về cơ sở vật chất của các Toà án, trên cơ sở đó ra thông tư hướng dẫn việc kiểm kê, đánh giá và đánh giá lại toàn bộ cơ sở vật chất, tài sản hiện có để làm cơ sở lập kế hoạch trình Chính phủ bố trí vốn đầu tư và xây dựng cơ chế quản lý Ngân sách ngành Tư pháp (công văn số 380/VP-KH ngày 26 tháng 4 năm 1993 của Bộ Tư pháp).

Theo báo cáo kiểm kê, tài sản cố định của các Toà án địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) năm 1993 chỉ có 35 tỷ đồng, bình quân mỗi Toà án có khoảng 57 triệu đồng tài sản.

Trụ sở của các Toà án đều xuống cấp nghiêm trọng, nhiều nơi không có trụ sở, phải làm việc nhờ nhà dân, nhờ cơ quan khác, có khi là đền chùav.v

Phương tiện làm việc tối thiểu của mỗi công sở như bàn nghế, máy điên thoại, tủ đựng hồ sơ v.v nhiều nơi không có. Đặc biệt hầu hết các Toà án huyện đều không có điện thoại.

Tình trạng trên là kết quả của một thời gian dài các Toà án chưa được Nhà nước đầu tư xây dựng và mua sắm phương tiện làm việc. Do đó, nhu cầu xây dựng và mua sắm đến năm 1993 rất lớn và bức xúc.

Cụ thể:

+ Nhu cầu xây dựng trụ sở: 48/53 Toà án tỉnh: 500/568 Toà án huyện (chưa kể số Toà án huyện mới được thành lập do tách huyện).

+ Nhu cầu mua sắm một số phương tiện cần thiết cho công tác:

- Hầu hết Toà án tỉnh đều xin mua ôtô.

- Tất cả các Toà án huyện đều có nhu cầu mua xe máy, điện thoại, loa đài.

- Các Toà án vùng nước sôi Đồng bằng sông Cửu Long đều có nhu cầu mua sắm vỏ lãi và máy đuôi tôm.

Cũng vì quá bức xúc, cuối năm 1992 đã có 11 Toà án tỉnh và 105 Toà án huyện thị xã đã khởi công xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng trụ sở bằng nguồn vốn chống xuống cấp do Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương cấp phát (trong đó có một số Toà án đã tự động khởi công xây mới). Sau khi khảo sát nắm tình hình, Bộ Tư pháp đã đề ra nhiệm vụ quản lý Ngân sách ngành như sau:

I. Xác định những nguyên tắc chỉ đạo công tác quản lý ngân sách ngành.

Trong quá trình phân phối và sử dụng kinh phí được Ngân sách Nhà nước cấp cần phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:

1. Bám sát định mức chỉ tiêu của tài chính Nhà nước đối với các tỉnh, thành phố, cấp phát đủ và kịp thời chi thường xuyên theo hạn mức kinh phí quý, phục vụ nhiệm vụ xét xử, thực hiện tiết kiệm chi ngân sách.

2. Tập trung đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư tập trung và nguồn vốn chống xuống cấp trong kinh phí hành chính sự nghiệp; thực hiện phân bố vốn đầu tư cơ sở đảm bảo cân đối với nguồn vốn và công bằng, phân bổ theo suất đầu tư cho các tỉnh, thành phố; quan tâm đến các đơn vị mà cơ sở vật chất quá kém, các tỉnh miền núi và biên giới. Phấn đấu trong thời gian từ 5 đến 7 năm giải quyết về cơ bản nhu cầu xây dựng trụ sở các Toà án địa phương.

3. Từng bước đổi mới; nâng cấp trang thiết bị và điều kiện làm việc.

4. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, kết hợp kiểm tra của Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp, kiểm tra liên ngành ở Trung ương và kiểm tra của liên ngành Sở Tư pháp - Toà án nhân dân tỉnh đối với hoạt động của Toà án cấp huyện.

 

II. Xây dựng cơ chế quản lý ngân sách ngành, quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế phối hợp giữa 2 ngành: Tư pháp và Toà án từ trung ương đến địa phương.

Để quán triệt các nguyên tắc chỉ đạo nói trên, nhiệm vụ trước hết là xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngành phù hợp với cơ chế quản lý tài chính Nhà nước và đặc điểm của ngành.

a. Vừa triển khai công tác cấp phát kinh phí, vừa xây dựng cơ chế quản lý, tài chính ngành.

Vào những ngày cuối năm 1992, khi được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý Ngân sách ngành cũng như lúc phải cấp phát kinh phí quý I năm 1993 cho các Toà án địa phương, bộ máy quản lý ngành chưa có, các thủ tục nghiệp vụ chuyển đổi cấp phát ngân sách từ địa phương về Trung ương rất lớn và phức tạp lại phải khẩn trương (làm thủ tục chuyển đổi cấp quản lý ngân sách từ ngân sách địa phương sang ngân sách Trung ương, phải mở tài khoản hạn mức và tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán ngân sách Trung ương cho 53 tỉnh thành và 568 Toà án huyện, đang kí biên chế tiền lương, xác định định mức cấp phát và tiến hành cấp phát). Vấn đề khó nhất là quản lý tài chính các Toà án cấp huyện. Từ lâu Toà án huyện chỉ có một đơn vị hạch toán báo sổ, không có kế toán và thủ quỹ chuyên trách, cần đến đâu phòng tài chính huyện cấp phát chi đến đó, đến nay chuyển thành một đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tư pháp ngay từ đầu phải tổ chức công tác quản lý tài chính cho tất cả các Toà án cấp huyện.

Trước tình hình đó, Bộ tư pháp phải ra các văn bản hướng dẫn các đơn vị Toà án cấp huyện thực hiện các quy định tối thiểu về nghiệp vụ tài chính kế toán. Các phòng tài chính huyện một số thủ tục cần thết. Trong thời gian qua đã ban hành các văn bản sau đây:

- Thông tư liên Bộ số 88/TTLB ngày 31 tháng 12 năm 1992. (Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp) hướng dẫn cấp phát và quản lý kinh phí Ngân sách Nhà nước cho Toà án nhân dân địa phương.

- Công văn số 03/CĐ ngày 4 tháng 1 năm 1993 của Cục kho bạc Nhà nước về việc cấp phát và hạch toán kinh phí Ngân sách Trung ương cho các Toà án điạ phương.

- Công văn số 295/KHTV, ngày 9 tháng 4 năm 1993 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chỉ tiêu và quyết toán chi cho các Toà án , Bộ Tư pháp đã xác định nội dung chi và định mức chi 5 triệu đồng/1 người/ năm đối với Toà án nhân dân cấp huyện và 6 triệu đồng/1 người/1 năm đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố mức phụ cấp phiên toà từ 2500 lên 10.000 đ/ngày đối với thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, 5.000đ/ngày đối với bảo vệ thư ký.

Từ năm 1993 đến nay, hàng năm Bộ Tư pháp đều ra văn bản hướng dẫn Toà án nhân dân địa phương về định mức chi, nội dung chi, vận dụng các chế độ tài chính Nhà nước vào công tác các ngành.

Thí dụ:

- Công văn số 133/KHTV, ngày 12 tháng 5 năm 1993 của Bộ Tư pháp về hỗ trợ kinh phí của địa phương cho Toà án nhân dân và cơ quan Tư pháp địa phương.

- Công văn số 380/VP-KH ngày 26 tháng 4 năm 1993 của Bộ Tư pháp hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư xây dựng trự sở Toà án nhân dân địa phương.

- Năm 1994 đã ban hành được quy chế quản lý ngân sách ngành tư pháp (QĐ số 143/QĐ-KHTC ngày 8 tháng 3 năm 1994).

- Thông tư Hội đồng tư vấn về mua sắm tài sản, thiết bị có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải đưa ra Hội đồng mua sắm, tổ chức đấu thầu để lựa chọn phương án mua sắm tối ưu nhất.

- Công văn số 988/KHTC ngày 8 tháng 6 năm 1994 về việc tăng cường quản lý và thực hiện tiết kiệm trong đầu tư và xây dựng.

Có thể nói, trong những năm qua Bộ Tư pháp đã xây dựng từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách ngành. Mô hình quản lý tài chính ngành phù hợp với đặc thù của Toà án nhân dân địa phương.

Công văn phân phối vốn đã quán triệt được những nguyên tắc đề ra từ những năm đầu, vừa đảm bảo kinh phí chi thường xuyên vừa tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành.

III. Mô hình tổ chức quản lý tài chính ngành tư pháp mang tính đặc thù - có chất lượng các đơn vị dự toán trực tiếp thuộc nhiều nhất và trải rộng khắp cả nước.

1. Mô hình quản lý tài chính của Nhà nước.

- Căn cứ Điều 3, Điều lệ quản lý kinh phí hành chính (Ban hành kèm theo Nghị định số 27/HĐBộ Tư pháp ngày 18 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ).

- Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khoá IX.

Ngân sách Nhà nước nước được tổ chức theo 4 cấp:

Ngân sách Ttrung ương, ngân sách của các tỉnh, ,thành phố trực thuộc Trung ương, ngân sách huyện và ngân sách xã.

Mỗi cấp Ngân sách đều được tổ chức thành hệ thống tài chính kế toán thống nhất.

Các cơ quan hành chính là một đơn vị dự đoán được liên hệ trực tiếp với một cấp Ngân sách (trung ương hoặc điạ phương).

- Cơ quan hành chính có nhiều đơn vị trực thuộc được tổ chức thành các đơn vị dự toán cấp I được liên quan trực tiếp với Ngân sách trung ương hoặc địa phương, còn các đơn vị dự toán cấp II và cấp III phải qua đơn vị dự toán cấp I để quan hệ với cấp Ngân sách.

Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức cấp ngân sách nói trên, ở nước ta hiện nay có một số ngành được chính phủ cho phép tổ chức quản lý ngân sách ngành dọc như Viện Kiểm sát nhân dân, Tổng cục thống kê, Tổng cục thuế và Tổng cục Đầu tư phát triển Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt nam.

Quản lý tài chính ngành dọc có nghĩa là mọi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và chỉ tiêu cho công tác của ngành tư Trung ương đến địa phương đều do Ngân sách đài thọ.

Phù hợp với quy định hiện hành, các ngành nói trên đã tổ chức hệ thống cơ quan tài chính của mình như sau:

+ Cơ quan Trung ương là đơn vị dự toán cấp I

+ Cơ quan cấp tỉnh là đơn vị dự toán cấp II.

+ Cơ quan cấp huyện là đơn vị dự toán cấp III.

Hệ thống quản lý tài chính của cơ quan thi hành án dân sự địa phương của Bộ Tư pháp cũng được tổ chức nguyên lý theo nguyên tắc này. Vì vậy, công tác quản lý tài chính ngành chủ yếu tập trung giải quyết việc quản lý tài chính ngành chủ yếu tập trung giải quyết việc quản lý Toà án địa phương.

2. Hệ thống tài chính của Toà án địa phương phải tổ chức riêng, không giống như các ngành trên.

Mô hình tổ chức quản lý tài chính ngành Toà án như sau:

- ở Trung ương - Bộ Tư pháp là đơn vị dự toán cấp I

- Các Toà án cấp tỉnh và các Toà án cấp huyện là đơn vị dự toán cấp II liên quan trực tiếp với Bộ Tư pháp trong quá trình phân phối vốn và sử dụng vốn.

Tại sao các tổ chức như trên, không tổ chức tài chính như các ngành khác?

- Theo điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân thì việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ của Toà án nhân dân tối cao.

Các Sở Tư pháp được Bộ Tư pháp phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Toà án cấp huyện nhưng các Sở Tư pháp đang được ngân sách địa phương cấp kinh phí. Vì vậy, Sở Tư pháp không thể thừa nhận kinh phí của Ngân sách địa phương vừa nhận kinh phí của Ngân sách Trung ương được. Bộ Tư pháp cũng không thể chuyển tiền vào tài sản của Sở Tư pháp để cấp phí cho các Toà án cấp huyện.

Mặt khác, do chưa được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý Ngân sách cấp huyện nên bộ máy tài chính kế toán của Sở chưa có đủ cán bộ để quản lý hệ thống tài chính cấp huyện trong một tỉnh.

- Theo hiến pháp năm 1992 (Điều 127) các Toà án nhân dân điạ phương là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, Toà án cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý về mặt tổ chức các Toà án cấp huyện. Để đảo bảo và tôn trọng quyền độc lập trong công tác xét xử của Toà án các cấp, Bộ Tư pháp không thể dựa vào Toà án nhân dân tỉnh và thành phố để quản lý tài chính cấp huyện mà phải trực tiếp quản lý hệ thống tài chính các đơn vị dự toán cấp II như đã trình bày ở trên.

Cho đến nay, ở nước ta, Bộ Tư pháp phải quản lý trực tiếp một số lượng đơn vị dự toán nhiều nhất và trải rộng khắp cả nước. Tuy tổng mức chi Ngân sách không nhiều so với các ngành sự nghiệp khác (như Ytế, giáo dục) nhưng tất cả các thủ tục quản lý của một đơn vị dự toán đều phải thực hiện (dù kinh phí nhiều hay ít) vì vậy, khối lượng công tác quản lý, xử lý mối quan hệ và thông tin tài chính trong phân phối và giám đốc rất phức tạp (thông tin chuyển trực tiếp từ cấp huyện và cấp tỉnh về Bộ rất lớn nhưng năng lực quản lý tài chính của cán bộ còn yếu kém làm cho thôn tin được xử lý chậm và kém độ tin cậy).

3. Trong quá trình xây dựng cơ chế quản lý luôn chú ý đến sự phối hợp giữa hai ngành: Tư pháp và Toà án trung ương đến địa phương.

 

Công tác phối hợp giữa hai ngành từ Trung ương đến địa phương được thực hiên như sau:

- Thảo luận, góp ý kiến với Bộ Tư pháp hàng năm qua báo cáo của Chính phủ về công tác quản lý Toà án địa phương trước Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Tham gia Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Phối hợp trong việc trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân các cấp.

- Khi đánh giá cán bộ lãnh đạo Toà án địa phương sẽ đánh giá được trình độ quản lý tài chính và mức độ vi phạm kỷ luật tài chính của đội ngũ thẩm phán và lãnh đạo Toà án nhân dân địa phương.

- Phối hợp giữa Sở Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh, thành phố về thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở Toà án huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Việc này đã được Bộ Tư pháp đề ra đầu năm 1993 (công văn số 380/VP-KH ngày 26 tháng 4 năm 1993), trước khi uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức (NQ số 46/UBVQH9 ngày 29 tháng 9 năm 1993). Từ đó đến nay, việc xây dựng mới trụ sở Toà án nhân dân cấp huyện đều phải có công văn đề nghị của Sở Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh , thành phố thuộc Trung ương thì Bộ Tư pháp mới đưa ra các Toà án này vào Ngân sách các dự án chuẩn bị đầu tư để cân đối vốn và cấn đối giữa các tỉnh trong cả nước trước khi trình Chính phủ thông qua.

Đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành, Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Tư pháp, ở góc độ đề tài khoa học đã phát phiếu thăm dò 3 mô hình quản lý tài chính ngành như sau:

a. Mô hình hiện hành.

b. Mô hình cấp kinh phí qua Sở Tư pháp để cấp lại cho các Toà án cấp huyện.

c. Mô hình cấp qua Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố để cấp lại cho các Toà án cấp huyện.

Kết quả thăm dò như sau:

Số phiếu lấy ý kiến được phát đi: 722 phiếu

Số phiếu thu về: 529 phiếu

Trong đó:

- 63% ý kiến đề nghị giữ nguyên mô hình hiện nay.

- 23% ý kiến đề nghị cấp qua Sở Tư pháp

- 14% ý kiến đề nghị cấp qua Toà án cấp tỉnh, thành phố.

Mô hình quản lý tài chính mới được triển khai từ năm 1993 đến nay, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng qua ý kiến thăm dò của các Toà án nhân dân địa phương, của các Sở Tư pháp cho thấy mô hình quản lý hiện nay đang phát huy tác dụng tích cực trong quá trình cải cách tư pháp.

Kết quả bước đầu đạt được như sau:

1. Cấp đầy đủ, kịp thời và ổn định kinh phí chi thường xuyên theo định mức thống nhất cho hoạt động xét xử của Toà án nhân dân địa phương. Thực hiện chủ trương công khai hoá việc cấp phát kinh phí để các đơn vị chủ động trong chi tiêu.

Mức cấp chi thường xuyên bình quân hàng năm như sau:

- Năm 1993: 6,610 triệu đồng/ người.

- Năm 1994: 10,653 triệu đồng/người (65.587tr: 6392 người)

- Kế hoạch năm 1996, ngoài việc cấp phát theo biên chế, các Toà án còn được phát theo vụ án để xét xử. Do cấp phát kinh phí trựctiếp, không qua khâu trung gian nên các Toà án cấp huyện nhận được đủ kinh phí, không sơn đơn vị cấp II giữ lại như các ngành khác.

2. Tập trung được kinh phí để mua sắm một số phương tiện chủ yếu phục vụ công tác xét xử.

Nhờ mua số lượng lớn và mua tại nơi sán suất hoặc Tổng đại lý theo cơ chế đấu thầu đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng.

Một số trang cấp chủ yếu cho các Toà án địa phương trong 3 năm qua như sau:

- Ôtô: Tất cả các Toà án tỉnh đã được cấp mới: bình quân hiện nay mỗi Toà án tỉnh có 2 chiếc xe ôtô. Mỗi ôtô 4 chỗ ngồi và một ôtô 12 chỗ ngồi hoặc một chiếc U oát để đi công tác ở miền núi. Một vài Toà án có 4 hoặc 5 chiếc xe ôtô.

- Xe máy: 352 xe cấp cho các Toà án huyện (Bộ mua 203 xe, còn lại địa phương mua).

- Máy Phôtocopy: 53 chiếc cho các Toà án tỉnh.

- Máy chữ: 600 chiếc cho Toà án tỉnh và Toà án huyện.

- Thuyền gắn máy 44 chiếc cho tất cả Toà án huyện Đồng bằng Sông Cửa Long.

- Đồ gỗ: Đã cấp cho hầu hết các Toà án huyện và Toà án tỉnh xây dựng xong với định mức 20tr/1 toà án huyện, 30 tr/1 toà án thị xã, quận, thành phố tỉnh và 100 tr/1 Toà án tỉnh.

- Mua loa, đài, máy ghi âm cho các Toà án có nhu cầu trang bị

- Đang triển khai dự án công nghệ thông tin cho các Toà án cấp tỉnh.

Nhờ mua sắp tập trung nên đã tiết kiệm được kinh phí trong quá trình mua sắm. Năm 1994 theo chỉ tiêu tiết kiệm 7% trong xây dựng và 5% trong chi tiêu hành chính, toàn ngành Toà án đã tiết kiệm được 12,4 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng só với chỉ tiêu tiết kiệm do Chính phủ giao. Số tiết kiệm được dùng để xây dựng và mua sắm cho toàn bộ ngành.

3. Về xây dựng trụ sở

Trong 3 năm (1993 - 1995) Bộ Tư pháp đã hướng dẫn và cấp vốn cho các Toà án khởi công xây dựng mới và cải tạo mở rộng 416 toà, trong đó:

Toà án tỉnh: 47 toà

Toà án huyện 369 tòa.

Đến hết năm 1995, Bộ Tư pháp đã cấp 218 tỷ đồng cho xây dựng trụ sở Toà án. Vì vậy kế hoạch năm 1996; vốn đầu tư 1996 là 40 tỷ đồng và kinh phí sự nghiệp về phần chống xuống cấp là 30 tỷ đồng, sẽ giành để trả nợ và thanh toán khối lượng hoàn thành các công trình đang xây dựng dở dang. Ngoài ra chính phủ bổ xung 20 tỷ đồng để thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành năm 1995. Năm 1996 Bộ đã chho 51 Toà án và 2 Phòng thi hành án khởi công xây dựng mới.

Cho đến nay, bộ mặt của ngành Toà án đã có những thay đổi quan trọng ngoài việc đảm bảo kinh phí chi thường xuyên phục vụ công tác xét xử, công tác xây dựng mới và mua sắm phương tiện làm việc đã được triển khai trong toàn ngành.

Công tác quản lý Bộ và sự phối hợp với Sở Tư pháp đã được tăng cường. Đã tiến hành kiểm tra quyết toán và kế hoạch năm 1995 của hầu hết các Toà án cấp huyện, phòng thi hành án và Toà án tỉnh. Qua kiểm tra chưa phát hiện được những tiêu cực trong chi tiêu, chỉ có một số vi phạm nhỏ về kỷ luật tài chính và sổ sách kế toán. Qua thanh tra của các cơ quan Viện Kiểm soát, Sở Tư pháp thì nói chung công tác quản lý tài chính của ngành như hiện nay đã đi vào ổn định, ngày được củng cố và đang phát huy tác dụng như một nguồn lực để các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Tóm lại:

Qua hơn 3 năm quản lý tài chính ngành Tư pháp, vấn đề chủ yếu là tổ chức quản lý Toà án địa phương như thế nào, đặc biệt là quản lý Toà án cấp huyện với 575 huyện trải rộng khắp đất nước.

Mô hình quản lý như hiện nay và cách phân phối vốn của Bộ, có thể vừa đảm bảo được nhiệm vụ của các đơn vị, vừa tiết kiệm chi thường xuyên. tập trung được vốn để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện nhằm nâng cao hiệu suất công tác và đổi mới bộ mặt của toàn ngành.

Vấn đề cần điều chỉnh mô hình quản lý hiện nay là điều chỉnh kịp thời những nhu cầu chi tiêu mới xuất hiện ở một số Toà án như số lượng án tăng nhiều, án trọng điểm và các các nhiệm vụ đột xu ất, chi đột xuất do tai nạn gây ra. Tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình để xử lý kịp thời nhu cầu chi tiêu mới cũng như uốn nắn những hiện tượng lệch lạc sai sót hoặc gian lận ở các đơn vị. Mặt khác đi đôi với việc xây dựng mới và cung cấp thêm phương tiện làm việc, công tác quản lý tài sản đang là vấn đề cần được chấn chỉnh để đưa công tác quản lý kinh phí, tài sản và trụ sở cơ quan vào nề nếp./.

Thống kê số toà án

Đã đang được sử dụng trong 3 năm 1993 - 1994 - 1995

Trong đó

Vốn đầu tư

Vốn chống xuống cấp

I. Khối Toà án tỉnh

47

42

7*

Trong đó

     

- Khởi công trước năm 1993

11

9

2

- Khởi công năm 1993

20

18

4*

- Khởi công năm 1994

5

4

1

- Khởi công năm 1995

11

11

-

- Đã hoàn thành tích đến hết năm 1995

30

24

7

II. Khối Toà án huyện

369

68

301

- Khởi công trước năm 1993

105

4

101

- Khởi công năm 1993

104

11

93

- Khởi công năm 1994

129

22

107

- Khởi công năm 1995

31

31

 

- Đã hoàn thành

276

38

238

Ghi chú: Trong số 47 Toà án tỉnh có 2 Toà án đầu tư bằng 2 nguồn vốn nên vẫn thống kê trong cả 2 nguồn: Toà án tỉnh Nghệ An, Toà án tỉnh Tiền Giang.

 

Công tác quản lý tài chính thi hành án

Từ tháng 7 năm 1993, công tác thi hành án đã được bàn giao từ Toà án nhân dân các cấp sang cơ quan của chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 30-CP ngày 26/6/1993 của Chính phủ, các phòng thi hành án dân sự thuộc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đội thi hành án thuộc phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập trong cả nước.

Sau 3 năm hoạt động, công tác thi hành án đã phát triển về mọi mặt, đang hình thành một hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.

Đến nay trong cả nước đã có 53 phòng thi hành án cấp tỉnh, 9 phòng thi hành án trong quân đội và 571 đội thi hành án trong 577 đơn vị hành chính cấp huyện.

- Biên chế THA được Nhà nước quan tâm đúng mức,tại thời điểm bàn giao chỉ có 1126 cán bộ thi hành án, trong đó có 700 người là chấp hành viên từ Toà án chuyển sang, đến cuối năm 1994, biên chế thi hành án toàn quốc là 2846 người, cuối năm 1995 có mặt 3435 người, kế hoạch biên chế năm 1996, kế hoạch biên chế năm 1996 được duyệt 4.300 người.

- Về kinh phí: Ngân sách Nhà nước cấp cho thi hành án hàng năm đều tăng nhanh:

+ Năm 1994 được cấp 25 tỷ 300 triệu đồng.

+ Năm 1995 được cấp 41 tỷ đồng.

+ Năm 1996 được cấp 50 tỷ đồng.

- Công tác thi hành án được triển khai đều trong cả nước. Theo báo cáo của Cục thi hành án, trong 3 năm chúng ta đã thi hành 282.159 vụ việc: tổng số tiền thu được 352 tỷ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác. ở góc độ quản lý, các số liệu tổng quát nói lên đặc điểm của công tác thi hành án dân sự là:

Hoạt động thi hành án là loại hoạt động hành chính - tư pháp, có liên quan chặt chẽ với hoạt động xét xử nhưng nó gắn chặt với tổ chức các cấp chính quyền trong quá trình thi hành án.

Đặc thù này đã quyết định công tác tài chính thi hành án trên hai lĩnh vực:

- Quản lý kinh phí được ngân sách Nhà nước đầu tư đề xây dựng cơ sở vật chất và duy trì hoạt động thường xuyên của ngành thi hành án cả nước.

- Quản lý tài chính gắn liền với hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự, bao gồm: quản lý thu chi tiền thi hành án, án phí, lập sổ sách hồ sơ, giao nhận, bảo quản xử lý tang tài vật và tài sản kê biên, tạm giữ.

Hai lĩnh vực quản lý tài chính nói trên đều rất quan trọng, mỗi lĩnh vực có ý nghĩa khác nhau và có liên quan với nhau.

Trong điều kiện các phòng và đội thi hành án mới được thành lập, cơ sở vật chất chưa có, đã số cán bộ thi hành án chưa được đào tạo có hệ thống, chưa qua các lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính và quản lý tài chính. Trong 3 năm qua chúng ta vừa làm vừa học quản lý. Thời gian gắn gủi chưa cho phép chúng ta tự rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ quản lý . Có thể nói công tác quản lý tài chính hiện nay của các phòng và đội thi hành án cả trên 2 lĩnh vực nói trên còn yếu kém, chưa theo kịp yêu cầu và nhiệm vụ.

Tình hình trên đây yêu cầu chúng ta phải coi trọng việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thi hành án. Mặt khác luật ngân sách vừa mới được Quốc hội thông qua đang được triển khai thực hiện trong cả nước, ngành chúng ta cũng phải tập huấn để cán bộ lãnh đạo, kế toán và làm theo luật định. Dưới đây xin trình bày phần quản lý Ngân sách thi hành án.

 

Phần I

Công tác quản lý ngân sách thi hành án dân sự

địa phương trong 3 năm 1994 - 1996.

 

I. Một số công việc đã làm được

Ttrong 3 năm qua, chi ngân sách của ngành thi hành án đều tăng nhanh. Nhờ đó, chúng ta đã bảo đảm chi về lương và chi tiêu thường xuyên cho hoạt động thi hành án, tập trung mua sắm và xây dựng.

Hàng năm, căn cứ vào thông báo Ngân sách chi thường xuyên của Bộ, các phòng thi hành án đã phân bổ kinh phí cho các đội, đảm bảo định mức chi được giao, tiết kiệm chi tiêu để mua sắm phương tiện và tập trung kinh phí cho những nơi thi hành nhiều án. Ngoài ra Bộ còn tập trung chi cho thi hành án một số mục tiêu chủ yếu sau đây:

1. In và cấp phát bản mẫu và tài liệu nghiệp vụ cho các phòng và đội thi hành án.

2. Cấp trang phục cho chấp hành viên.

3. Mua được 37 xe ôtô. Dự kiến trong năm 1996 mua 16 chiếc vào quí IV - 1996. Có thể nói, trong vòng 3 năm, chúng ta đã chuẩn bị ôtô cho các phòng thi hành án trong cả nước, mỗi phòng một xe để phục vụ công tác. Đây là cố gắng lớn của toàn ngành, ngoài ra được ủng hộ tích cực của Chính phủ, trong khi Chính phủ cấm các ngành mua ôtô, thì lại cho phép ngành Tư pháp được mua xe ôtô.

4. Về xe máy, đã mua được 285 chiếc cho các đội thi hành án, trong đó 77 chiếc xe mink.

Ngoài số xe được Bộ trang cấp, các tỉnh cố gắng trang bị thêm các đội, do đó đến nay nhiều tỉnh đã cấp đủ cho mỗi đội 1 xe máy như Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Nai, An Giang, Hoà Bình

5. Năm 1996 Bộ đã cấp 44 thuyền gắn máy cho một số đội vùng sâu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửa Long.

6. Năm 1996 Bộ đã cấp 23 máy photocopy nhãn hiệu MITA cho 23 phòng thi hành án, cuối năm nay Bộ dự kiến cấp tiến cho các phòng còn lại. Ngoài ra, trong thời gian qua Bộ đã cấp đủ máy đánh chữ cho các phòng và đội thi hành án, đã cấp hầu hết máy điện thoại cho các đội mà ở đó đã có hệ thống điện thoại nối với mạng điện thoại quốc gia truyền dẫn bằng Viba và cáp quang.

Bộ đã trang bị két sắt, roi điện cho các đội.

7. Xây dựng và cải tạo mở rộng trụ sở của các phòng và đội thi hành án.

Đến nay, Bộ đã đầu tư xây dựng mới 32 phòng thi hành án tỉnh với số vốn đầu tư alf 15.145 triệu đồng, trong đó: bằng nguồn vốn chống xuống cấp của kinh phí hành chính là 550 triệu đồng, còn lại là vốn tư tập trung của NSNN.

Trong hai năm 1994 - 1995 đã đầu tư cải tạo mở rộng hoặc xây dựng mới 50 đội thi hành án với kinh phí 4 tỷ đồng bằng nguồn vốn chống xuống cấp, bình quân mội đội được cấp 70 - 80 triệu đồng.

8. Công tác kế toán của các phòng thi hành án có nhiều tiến độ.

Qua kiểm tra kế toán hàng năm của vụ Kế hoạch tài chính cho thấy:

Hầu hết các phòng thi hành án đều có cán bộ kế toán chuyên trách, được đào tạo chuyên môn về tài chính kế toán nên các phòng thi hành án đều biết lập chứng từ và hợp pháp, biết mở các sổ kế toán cần thiết, biết ghi sỏ kế toán và khoá sổ cuối tháng, cuối kỳ. Công tác lập quyết toán quý và năm, gửi báo các quyết toán cho Bộ đúng thời gian quy định.

Nhiều phòng thi hành án, các trưởng phòng đã chú ý đến công tác tài chính, sử dụng kinh phí đúng tiến độ, tiết kiệm, công tác quản lý có nhiều tiến độ như phòng thi hành án Hà nội, Nam Hà, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hoà Bình, Ninh Bình

II. Một số tồn tại còn yếu kém:

1. Có thể nói vấn đề nổi cộm và bức xúc nhất hiện nay là trụ sở của các đội thi hành án.

Theo chỉ thị 266/TTg ngày 2/6/1993 của thủ tướng chính phủ, ngay từ khi bàn giao công tác thi hành án, uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí trụ sở và cấp phương tiện hoạt động cho cac phòng và đội thi hành án dân sự.

Đến nay, sau 3 năm, số biên chế của các phòng ban và đội tăng lên nhanhg chóng, nhiệm vụ ngày càng ngày một lớn, trụ sở của các đội thi hành án là những gian nhà cấp 4 ở chung với các phòng ban của cơ quan quận, huyện, thị xã , vì vậy rất chật hẹp, xuống cấp, không có kho tang vật, phải gửi cơ quan khác hoặc để trong phòng làm việc.

Theo thống kê, đến nay có khoảng 80% số đội thi hành án có nhu cầu xây dựng mới.

Đây là vấn đề tồn tại chủ yếu xét về góc độ thiết kế mẫu xây dựng trụ sở cho các đội lẫn vấn đề vốn đầu tư xây dựng trụ sở các đội. Cho đến nay, Bộ Tư pháp chưa trình Chính phủ để cấp vốn xây dựng trụ sở các đội thi hành án như trụ sở các Toà án huyện.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong kế hoạch 1997.

2. Công tác quản lý nhà làm việc và tài sản của cơ quan thi hành án chưa được coi trọng đúng mức.

1. Hiện nay có nhiều phòng thi hành án đã xây dựng chung với Sở Tư pháp nhưng nhiều nơi. Phòng thi hành án chưa được biết phần diện tích nhà làm việc của mình được bao nhiêu nét vuông? Có tương xứng với số vốn được Bộ cấp để xây dựng chung với trụ sở Tư pháp hay không? Một số nơi, hầu hết vốn đầu tư là của trung ương nhưng Phòng thi hành án thiếu chỗ làm việc, không có nơi để bố trí kho tàng, phải thuê kho ở nơi khác.

Đây là vấn đề có lẽ các Phòng và Đội thi hành án đang chờ sự hướng dẫn cụ thể của Bộ.

b. Việc quản lý xe ôtô, xe máy, máy điện thoại còn lỏng lẻo, không đúng mục đích, sử dụng xe máy công như xe của của cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ, tài sản xuống cấp nhanh chóng.

Một số nơi không thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê tài sản, không tổng hợp kiểm kê tài sản của các đội trong tỉnh.

3. Trong chi tiêu, nhiều nơi còn vi phạm chế độ tài chính của Nhà nước, sử dụng kinh phí không đúng mục đích.

Thí dụ:

- Chi tiếp khách quá nhiều

- ủng hộ các tổ chức từ thiện bằng kinh phí được cấp.

- Lờy tiền ngân sách cấp để chi cho cán bộ nhân những ngày lễ và tết (Phòng thi hành án Quảng Ngãi, Hà Giang).

Hầu hết các phòng, Đội đều lấy kinh phí được cấp để chi về bồi dưỡng trong cưỡng chế thi hành án. Mức bồi dưỡng đơn vị tự quyết định từ 10.000 - 25.000đ/1 người đối với những người đi kê biên tài sản, giám định tài sản, có nơi chi ăn uống trong khi làm nhiệm vụ cưỡng chế. Một số nơi lấy tiền thu được để bồi dưỡng trong khi làm nhiệm vụ cưỡng chế nhưng ghi chép sổ sách không cụ thể rõ ràng, gây sơ hở trong quản lý.

4. Chưa chú ý đúng mức đến công tác quản lý, thu chi thi hành án, nhiều phòng thi hành án được sử dụng tiền thu về thi hành án đề chi tiêu nhưng không hạch toán vào nguồn thu của đơn vị để quyết toán, đây là kẽ hở trong quản lý cần được khắc phục. Một số nơi còn có hiện tượng tuỳ tiện trong việc sử dụng tiền thu về thi hành án như:

- Dùng tiền thi hành án cho cán bộ vay

- Tinhd tiền thưởng 10%

- Gửi ngân hàng lấy lãi, mua trang thiết bị.

- Tổ chức bán đấu giá tài sản tịch thu không đúng quy định hoặc không bán đấu giá. Những hiện tượng trên đều vi phạm Pháp luật hiện hành.

Phần II

Công tác quản lý tài chính tha năm 1997

 

I. Một số nhiệm vụ chủ yếu trước mắt.

1. Công tác lập kế hoạch 1997 và những năm sau:

Năm 1997 là năm đầu tiên thực hiện luật Ngân sách Nhà nước và địa phương khác trong cả nước phải xây dựng ngân sách lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước việc lập Ngân sách, chấp hành Ngân sách và quyết toán Ngân sách có một số điểm quy định mới mà ngành Tư pháp phải thực hiện, cụ thể như sau:

- Lập Ngân sách sớm hơn trước đây, các đơn vị phải lập từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 8. Năm 1997, thời hạn cuối cùng các Bộ phải nộp cho Bộ Tài chính vàBộ kế hoạch đầu tư là 10-8-1996.

- Dự toán năm phải do các đơn vị dự toán lập, các phòng thi hành án, các Toà án lập gửi về Bộ theo hướng của cơ quan Tài chính, sớm hơn thời gian mà Bộ phải trình chính phủ.

- Dự toán của các đơn vị lập gồm hai phần

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản.

- Dự toán chi thường xuyên lập theo mục chi của mục lục ngân sách Nhà nước.

Chi thường xuyên của các phòng thi hành án hiện nay bao gồm các mục chi sau đây của mục lục Ngân sách Nhà nước:

Mục 62: Bảo hiểm Ytế (2% quỹ lương)

Mục 64: Tiền lương của công nhân viên chức.

Mục 65: Tiền lương (PC chức vụ, độc hại, khu vực )

Mục 67: Tiền học phí cho chấp hành viên đang theo học đại học tại chức.

Mục 68: Bảo hiểm xã hội (15% quỹ lương)

Mục 69: Khen thưởng thi đua

Mục 70: Trợ cấp

Mục 71: Ytế, vệ sinh cơ quan.

Mục 72: Công tác phí

Mục 73: Hội nghị phí

Mục 74: Công vụ phí

Mục 75: Nghiệp vụ phí

Mục 78: Đi phép năm

Hiện nay chi về trợ cấp khó khăn thường xuyên và trợ cấp khó khăn đột xuất, Bộ Tài chính dự kiến hướng dẫn hạch toán vào mục76 của mục lục NSNN (hiện nay chưa có văn bản).

- Sau khi Quốc hội họp phê duyệt Ngân sách của từng Bộ cùng với phê duyệt NSNN - Chính phủ sẽ giao Ngân sách cho từng Bộ trong tháng 11 hàng năm.

- Trong tháng 12 hàng năm, các Bộ phải giao chỉ tiêu Ngân sách cho các đơn vị dự toán. Như vậy, Ngân sách 1997 của các phòng thi hành án sẽ được Bộ giao trong tháng 12 năm 1996.

- Căn cứ vào ngân sách được Bộ giao, các đơn vị dự toán phải phân bổ Ngân sách năm được giao theo các mục chi nói trên, gửi cho kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch. Kho bạc Nhà nước sẽ kiểm soát và cấp phát chi cho đơn vị.

2. Hướng dẫn một số vấn đề về quản lý tài chính và tải sản do các đơn vị quản lý và sử dụng.

- Tài sản của các Toà án và cơ quan thi hành án ngày một nhiều, để khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý tài sản. Bộ sẽ ban hành quy chế quản lý tài sản (xem bản dự thảo kèm theo).

- Trong quy chế quản lý tài sản có hai phần chính:

+ Quản lý nhà và đất theo quy định chung của Bộ Tài chính.

+ Quản lý phương tiện đi lại và các tài sản khác, trong đó đáng lưu ý việc quản lý ôtô, xe máy, thuyền gắn máy và điện thoại đặt tại cơ quan, thanh toán tiền máy điện thoại đặt tại nhà riêng. Theo quy định của Bộ Tài chính tại thông tư số 71-tài chính HCSN ngày 30/9/1945 thì ở cấp tỉnh chỉ có giám đốc Sở và Chánh án TAND tỉnh mới được trang bị điện thoại tại nhà riêng và cũng chỉ được cơ quan thanh toán tiền cước thuê bao hàng tháng, còn cước đường dài cá nhân chịu.

- Chi về cưỡng chế thi hành án, theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự và Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ thì người phải thì người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án. Do vậy, các phòng đội thi hành án không được lấy kinh phí của Bộ cấp để chi cưỡng thi hành án.

Trường hợp phải chi trước khi kết thúc vụ việc thì các đơn vị có thể tạm ứng bằng nguồn kinh phí được cấp. Khi vụ án kết thúc người phải thi hành án nộp tiền hoặc tài sản sẽ trả tiền tạm ứng nói trên.

II. Vấn đề xây dựng trụ sở đội thi hành án

Đây là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa lâu dài. Bộ đang thuê mẫu thiết kế trụ sở các đội thi hành án. Trên cơ sở đó trình Nhà nước cho phép xây dựng và được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm cho các đơn vị thi hành án.

1. Trong quý III và quý IV - 1996, vụ KHTC sẽ trình Bộ cho sửa chữa môt số trụ sở thi hành án và đã gửi dự toán và thiết kế. Mặt khác cấp phát thanh toán các đội đã cho xây dựng năm 1995 về trước. Yêu cầu các phòng thi hành án lập quyết toán gửi về vụ KTTC để duyệt và cấp phát thanh toán cho các đội đã xây xong và đã gửi quyết toán.

2. Hiện nay vụ KHTC đang thuê thiết kế mẫu trụ sở đội thi hành án.

Dự kiến có 3 mẫu chính:

Mộu 1: Biên chế 7 người

Mộu 2: Biên chế 11 người

Mộu 3: Biên chế 15 người

Những đội có biên chế 15 người sẽ có thiết kế riêng

Mẫu 1: Nhà một tầng

Mẫu 2: Nhà hai tầng

Mẫu 3: Nhà 2 tầng

Việc xây dựng trụ sở các đội, Bộ sẽ có công văn hướng dẫn sau:

Trong thời gian trờ xây dựng trụ sở, các đội thi hành án cố gắng tu sửa trụ sở làm việc tạm. Vấn đề xây dựng đội thi hành án còn tuỳ thuộc vào vốn của Nhà nước cấp cho ngành Tư pháp. Chúng tôi sẽ cùng Cục Thi hành án cố gắng tạo thêm nguồn vốn khác để có cơ may đẩy nhanh được tiến độ giải quyết trụ sở cho các đội.

Trên đây là một số vấn đề chung về quản lý tài chính, phần kế toán sẽ được giới thiệu riêng cho các đồng chí làm kế toán thi hành án ở lớp tập huấn - kế toán sắp tới.

Quản lý Nhà nước về công chứng

giám định, hộ tịch, quốc tịch

(Chuyên đề phục vụ Đề tài Đổi mới quản lý ngành tư pháp)

 

1. Quản lý Nhà nước về công chứng

Trong bộ máy Nhà nước ta, do nhiều lý do khác nhau, cơ quan Công chứng Nhà nước là cơ quan ra đời muộn, nhưng đó là cơ quan được thiết kế theo yêu cầu của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Nếu các việc của cuộc sống đời thường cũng như trong tương mại, kinh doanh diễn ra không suôn sẻ thì các đương sự tìm kiếm chứng cứ, hoặc là để bênh vực cho lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Để phòng ngừa các tranh chấp, để đảm bảo an toàn pháp lý cho các quan hệ giao dịch dân sự, thương mại là đương sự tham gia, họ cần đến chứng cứ công chứng, là loại chứng từ xác thực, chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực, hoặc là chỉ trình bày bằng miệng.

Thực tiễn áp dụng Pháp luật trong những năm qua cho thấy tranh chấp dân sự ngày càng tăng, trongđó có nguyên nhân là không có chứng cứ xác thực. Do vậy, tạo sự ổn định quan hệ xã hội giao dịch dân sự là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó mà cách đây hơn 40 năm, Bác Hồ đã nói rất sâu sắc rằng: "xét xử đúng là tốt, không phải xét xử là càng tốt hơn". Cho nên đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến Pháp luật là cần thiết, song tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ tổ chức thực hiện Pháp luật cũng cần thiết không kém. Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền, thông qua hoạt động Công chứng mà các quy định hướng dẫn, điều chỉnh Pháp luật trở nên hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng Pháp luật. Do đó xét trên bình diện công dân thì Công chứng là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, và lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm Pháp luật, tạo ra sự ổn định của quan hệ giao dịch dân sự, tài sản, đảm bảo trật tự, kỷ cương. Mặt khác về phương diện Nhà nước thì công chứng tạo ra một loại chứng từ xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là không đúng, bởi vậy mà cơ quan công chứng được xác định là cơ quan hỗ trợ tư pháp.

ở Việt nam , Công chứng được hình thành từ thời Pháp thuộc. Văn bản Công chứng đầu tiên được lập vào năm 1886 (hiện vẫn được đang lưu giữ tại Phòng Công chứng Nhà nước số 1 Thành Phố Hồ Chí Minh). Đến ngày 24/5/1931 một sắc lệnh mới về Công chứng được ban hành. Tổ chức Công chứng tại Việt nam thời Pháp thuộc phỏng theo ác nguyên tắc tổ chức Công chứng tại nước Pháp, và nói chung ở các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng của La Mã, lúc đó có một phòng Công chứng tại Hà nội và 3 văn phòng Công chứng ở Sài Gòn. Tại các Toà án sơ thẩm như ở Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng và các Tỉnh Nam Bộ có chánh lục sự kiêm công chứng viên.

Tại miền Nam , chứng quyền nguỵ Sài Gòn ban hành vụ số 34 ngày 29 tháng 11 năm 1954 quy định về ngạch chưởng khế thuộc Bộ Tư pháp, song thực tế chỉ thành lập đượcc 1 phòng chưởng khế ở Sài Gòn (nay là trụ sở của Phòng Công chứng Nhà nước số 1 thành phố Hồ Chí Minh). Phòng chưởng khế này hoạt động cho đến trước ngày miền Nam được giải phóng 30-4-1975.

Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy Nhà nước thực dân - phong kiến bị đập tan, cùng với việc xây dựng Bộ máy Nhà nước kiểu mới, ngày 1/10/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra nghị định bổ nhiệm một Công chứng viên là người Việt nam ở Hà nội thay thế cho Công chứng viên người Pháp. Các Luật lệ cũ về Công chứng vẫn tiếp tục được thi hành, từ những khoản không phù hợp với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hoà Việt nam. Công chứng lúc này còn mang đậm dấu ấn của Công chứng Pháp như phải ký quỹ một số tiền bảo đảm hoặc có thể lấy bất động sản mà bảo đảm thay vào số tiền đó, sau đó thì tuyên thệ. Do điều kiện và hoàn cảnh khánh chiến nên Phòng Công chứng này phải ngừng hoạt động.

Tiếp sua đó Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 59/SL ngày 15/1/1945 ấn định "Thể hệ việc thi thực các giấy tờ". Theo sắc lệnh này quyền thị thực các giấy tờ trước đây giao cho lý trưởng khác làm và trưởng phố ở thành thị, nay giao cho UBND cấp xã. Riêng ở thành thị việc thi thực của uỷ ban các phố phải có thêm Uỷ ban nhân dân thị xã chứng nhận. Tuy nhiên Uỷ ban thị thực phải là Uỷ ban ở trú quán của một bên đương sự lập ước và việc bất động sản phải là Uỷ ban ở nơi bất động sản, nếu có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì giấy tờ làm ra và bất động sản ấy phải do Uỷ ban mỗi nơi thị thực. Các Uỷ ban thị thực phải chịu trách nhiệm về thị thực không đúng về căn cước của đương sự, ngày tháng thị thực và quyền sở hữu trên bất động sản đem bán hay cầm cố. Nếu xảy ra thiệt hại đến tư nhân vì thị thực không đúng, công quỹ của làng hay của thành phố phải bồi thường. Việc thị thực được thu một khoản lệ phí theo tỷ lệ 0,1% đến 1%. Xét về cả nội dung, thủ tục và chủ thể thực hiện thì việc thị thực theo quy định của sắc lệnh số 59-SL ngày 15-11-1945 không phải là việc Công chứng mà chỉ là một thủ tục hành chính. Càng về sau này, việc thị thực chỉ được thực hiện một cách hình thức như xác nhận ngày, tháng, năm, địa chỉ thường trú và chữ ký của đương sự.

Đến ngày 29/2/1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỹ sắc lệnh số 85-SL ban hành "thể lệ trước bạ về các việc mua bán, cho đổi nhà cửa, ruộng đất". Theo sắc lệnh này thì công văn tự phải đưa Uỷ ban kháng chiến hành chính xã hay thị xã nhận thực chữ ký của các người mua, bán, cho, nhận đổi và nhận thực những người bán, cho thay đổi là chủ những nhà cửa, ruộng đất đem bán, cho thay đổi.

Thời kỳ này Uỷ ban nhân dân được giao việc thị thực, đã đạt đạt những kết quả nhất định trong điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ, các quan hệ giao dịch, nhất là những quan hệ về tài sản còn ít và đơn giản. Thực chất đây cũng không phải là hoạt động công chứng.

Để đáp ứng yêu cầu củ công cuộc đổi mới toàn diện, căn cứ vào các quy định tại Nghị định 143-HĐBộ Tư pháp ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức tư pháp, ngày 10 /1987 Bộ Tư pháp đã ra thông tư số 574-QLTPK về công tác Công chứng Nhà nước. Công tác Công chứng Nhà nước của Uỷ ban nhân dân các địa phương được cải tiến và nâng cao chất lượng, đồng thời thành lập Phòng Công chứng Nhà nước tại thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác có nhu cầu lớn về Công chứng và có đủ điều kiện cần thiết. Sau mấy chục năm không tổ chức hoạt động công chứng, thì đây là bước thí điểm cần thiết để rút ra những kinh nghiệm tiếp tục từng bước xây dựng tổ chức và hoạt động Công chứng ở nước ta.

Ngày 27/2/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 54/HĐBộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước. Việc ban hành nghị định đã đặt cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động Công chứng là loại chức năng Nhà nước rất cần thiết trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sau hiện hơn 3 triển khai thực hiện Nghị định này, công tác Công chứng đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, đã hình thành một hệ thống các Phòng Công chứng Nhà nước ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã thành lập ít nhất là một phòng Công chứng Nhà nước, nhiều nhất là 3 phòng, cho tới nay trong cả nước đã có 80 phòng Công chứng Nhà nước với số lượng 165 Công chứng viên. Công tác Công chứng đã đáp ứng một phần yêu cầu Công chứng của công dân và tổ chức ngày càng tăng theo sự tăng trưởng của sự phát triển kinh tế và sự gia tăng của giao lưu dân sự, xã hội.

Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới hiện nay, phù hợp với mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trọng tâm là cải cách một nước nền hành chính trong đó có yêu cầu "quy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức hỗ trợ Tư pháp để hỗ trợ đắc lực hoạt động xét xử của Toà án một cách khách quan, chính xác và đúng Pháp luật" việc đổi mới về tổ chức, hoạt động của Công chứng Nhà nước là rất cần thiết, vì hoạt động Công chứng là hoạt động hành chính - Tư pháp, hỗ trợ Tư pháp.

Việc ban hành Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ, Bộ Luật dân sự, Nghị quyết 38-CP của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức Đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng và cũng đề ra yêu cầu bức xúc phải có đổi mới về Công chứng.

Trong thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị định 45/HĐBộ Tư pháp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cũng như Bộ Tư pháp đã có những cố gắng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tuy nhiên do một số quy định của Nghị định này đã bộc lỗ những hạn chế như:

- Khái niệm Công chứng còn có quá chung, chưa làm rõ Công chứng chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ là chứng nhận thế nào dẫn đến những cách hiểu rất khác nhau với những hệ quả rất khác nhau trong hoạt động thực tiễn của các Phòng Công chứng Nhà nước. Tính xác thực về hình thức hay về nội dung, vấn đề nội dung và hình thức ở đây được hiểu như thế nào?

- Chưa làm rõ giá trị pháp lý của văn bản công chứng, dẫn đến tình trạng hoặc là đề cao quá đáng văn bản Công chứng hoặc là xem thường văn bản công chứng.

- Hiện nay, những quy định về các việc Công chứng nằm tạm mạn ở nhiều văn bản như Bộ luật Dân sự, Bộ Luật Hàng hải, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật phá sản, Pháp luật công nhận và thi hành tại Việt nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài nay cần thống nhất vào một văn bản để dễ hiểu, dễ thực hiện. Quy định về nhiệm vụ của Công chứng dàn trải, vừa thiếu, vừa thừa, như các việc chứng nhận về thừa kế, các việc chứng nhận về tài sản phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội chưa được quy định đầy đủ, trong khi đó việc cấp bản sao văn bản Công chứng là một việc đương nhiên của Công chứng thì lại có quy định. Việc chứng nhận các bản sao quá nhiều mà chỉ mang hình thức làm cho khối lượng công việc lớn không phù hợp với tổ chức dẫn đến nhân dân có nhu cầu chứng nhận bản sao phải chờ đợi, gây phiền hà.

- Mô hình tổ chức công chứng chưa phù hợp với đặc thù của loại hình hoạt động Tư pháp này.

- Quy định tổ chức quản lý Nhà nước đối với Công chứng cũng còn chung, thiếu sự phân định rõ ràng nội dung quản lý của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng ban Công chứng Nhà nước dẫn đến có tình trạng buông lỏng hoặc chồng chéo trong quản lý Nhà nước về Công chứng.

Thực tiễn đã chứng tỏ, trong nền kinh tế thị trường công dân và tổ chức đều rất cần đến các chứng cứ viết bảo đảm độ an toàn đáng tin cậy cao cho các quan hệ theo đúng Pháp luật, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Công chứng Nhà nước góp phần phục vụ cho hoạt động k, xã hội, phòng ngừa tranh chấp, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước với phương châm đổi mới từng bước vững chắc, nhằm góp phần thiết thực vào cải cách hành chính và cải cách Tư pháp, giảm bớt phiền hà cho nhân dân là rất cần thiết và cấp bách.

Hoạt động Công chứng là hoạt động hành chính Tư pháp.

Việc đổi mới Công chứng phải xuất phát từ quan điểm của Nhà nước ta về Công chứng: Công chứng của ta là Công chứng Nhà nước, cơ quan Công chứng là cơ quan Nhà nước, công chứng viên là công chức Nhà nước. Việc khẳng định đặc điểm này của cơ quan Công chứng là phù hợp với trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay, tuy lâu dài cần tính đến khuynh hướng xã hội hoá hoạt động Công chứng và phù hợp với Pháp luật của ta. Bộ Luật dân sự mới được thông qua và công bố có đến 29 Điều có quy định liên quan đến cơ quan Công chứng với tính cách là một tổ chức có tính chất Nhà nước. Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ mà theo quy định của Pháp luật hoặc theo yêu cầu của đương sự cần được Công chứng. Thực tiễn chứng tỏ không đựơc quá cường điệu hoặc xem thường vai trò của Công chứng, tuy theo từng việc cụ thể mà có sự kết hợp giữa chứng nhận nội dung và chứng nhận hình thức, điều đó được thể hiện như sau:

- Chứng nhận hình thức là chứng nhận ngày, tháng, năm, nơi cư trú của đương sự và chữ ký của đương sự trong văn bản.

- Chứng nhận về nội dung là chứng nhận các thoả thuận, cam kết của đương sự đối với những điều khoản ghi nhận trong hợp đồng, xác định tư cách Pháp lý của các chủ thể tham gia hợp đồng, xác định quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của đương sự. Chính do có yêu cầu đó mà cần phải có cơ quan Công chứng trong bộ máy Nhà nước để góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm Pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xuất phát từ vai trò của Công chứng và trình độ khả năng công chứng viên của ta, phù hợp với thông lệ quốc tế: Văn bản Công chứng được xác định là có giá trị chứng cứ, nghĩa là thông qua hoạt động Công chứng tạo nên chứng cứ, mà chứng cứ phải là những gì có thật. Điều 9 Bộ luật dân sự đã quy định: "Nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực thì phải có chứng cứ". Cho nên trong một việc nào đó thì loại giấy tờ này là chứng cứ, nhưng trong vụ việc khác thì nó chỉ có giá trị chứng minh. Chẳng hạn để công chứng một hợp đồng thì đương sự phải xuất trình các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền Sở hữu Tài sản, giấy chứng minh nhân dân Khi hợp đồng đã được công chứng thì nó trở thành chứng cứ. Nhưng có thể sau đó, nếu có tranh chấp xảy ra, thì nó là một bằng chứng để chứng minh sự việc đó. Trong tinh thần đó, ở một số nước hoạt động của Công chứng viên được coi như hoạt động của thẩm phán khi không có tranh chấp, cũng vì vậy Công chứng viên có thể được coi là "thẩm phán phòng ngừa", còn thẩm phán của Toà án được gọi là "Thẩm phán xét xử". Do đó, không thể tuỳ tiện huỷ bỏ văn bản Công chứng, mà việc đó chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp có căn cứ rõ ràng và phải do Toà dân sự tuyên bằng một bản án có hiệu lực Pháp luật. Việc huỷ văn bản này thường được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hiện nay có tình hình là các việc Công chứng đang nằm phân tán ở nhiều văn bản Pháp luật do đó cần phải thâu tóm tất cả những quy định phân tán đó vào trong một văn bản bao gồm các việc sau đây:

- Chứng nhận hợp đồng kinh tế, hợp đồng bán đấu giá bất động sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài; chứng nhận biên bản của Hội đồng định giá tài sản bằng hiện vật đầu tư ban đầu chủ doanh nghiệp tư nhân; chứng nhận việc trình kháng nghị hàng hải; chứng nhận bản dịch đơn yêu cầu, bản án và quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài có liên quan đến công dân hoặc tổ chức Việt nam để Toà án Việt nam xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt nam; chứng nhận các bản dịch các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài về người nước ngoài kết hôn với công dân Việt nam , nhận người Việt nam là con ngoài giá thú, nhận trẻ em làm con nuôi, nhận đỡ đầu người Việt nam, chứng nhận bản di chúc bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.

- Chứng nhận các việc theo quy định của Pháp luật phải được công chứng.

- Chứng nhận theo yêu cầu của đương sự các việc mà Pháp luật giao cho Công chứng chứng nhận hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện chứng thực như: Hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng trao đổi tài sản, tặng cho bất động sản, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng uỷ quyền.

- Đối với việc chứng nhận bản sao đang là vấn đề nổi cộm, cần sửa đổi theo hướng sau: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ, tài liệu nào (chẳng hạn Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp bản chính, giấy khai sinh, giấy chứng tử ) thì có quyền cấp bản sao của các giấy tờ đó. Trường đại học cấp bản chính văn bằng chứng chỉ, bằng tốt nghiệp đại học; trường phổ thông trung học cấp bản chính bằng tốt nghiệp phổ thông trung học thì có quyền cấp bản sao đó và có thể cấp nhiều bản ngay trong ngày trao bằng, đồng thời để thuận tiện cho dân, nếu họ có bản chính giấy tờ thì có thể yêu cầu chứng nhân bản sao tại bất kỳ Phòng Công chứng Nhà nước nào.

Để có thể làm tốt nhiệm vụ nêu trên, cơ quan Công chứng được xây dựng theo một mô hình tổ chức, quản lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.

Với đặc thù của hoạt động Công chứng, là hoạt động hành chính - tư pháp chuyên sâu, bảo đảm quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước nên cần có sự hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ của Bộ tư pháp.

Lãnh đạo công tác Công chứng là nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ tư pháp giúp Chính phủ quản lý công tác này. Hoạt động Công chứng không phải là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn thuần túy; nên cũng cần phải có sự chỉ đạo và quản lý của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó cần phải phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan để tránh sự đùn đẩy, chồng chéo hoặc bỏ trống, bảo đảm quản lý các cơ quan công chứng và quản lý Công chứng viên một cách chặt chẽ và nâng cao hiệu quả của hoạt động Công chứng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác Công chứng trong phạm vi cả nước.

Trong trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng, Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động Công chứng.

2. Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, hoạt động nghiệp vụ công chứng.

3. Bổ nhiệm Công chứng viên theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và cấo thẻ Công chứng viên.

4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Công chứng cho Công chứng viên.

5.Ban hành các mẫu văn bản Công chứng và các mẫu sổ Công chứng. Quy định việc in và phát hành các mẫu đó.

6. Kiểm tra, thanh tra các tổ chức và hoạt động Công chứng.

7. Hợp tác quốc tế về Công chứng

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Ra quyết định thành lập Phòng Công chứng Nhà nước Sở Tư pháp; Bổ nhiệm; miễn nhiệm trưởng phòng Công chứng Nhà nước.ở những thành phố trực thuộc và tỉnh lớn có nhiều yêu cần Công chứng` thì có thể thành lập một số phòng Công chứng Nhà nước thuộc sở Tư pháp.

2. Định biên chế cho các phòng Công chứng Nhà nước trong phạm vi địa phương mình, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động Công chứng Nhà nước.

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng giám đốc Sở Tư pháp có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thành lập Phòng Công chứng Nhà nước thuộc Sở Tư pháp, đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng phòng Công chứng Nhà nước;

2. Bổ nhiệm miễn nhiệm trưởng Công chứng Nhà nước;

3. Quản lý, kiểm tra tổ chức và hoạt động của phòng Công chứng Nhà nước.

4. Đảm bảo chế độ, chính sách đối với Công chứng viên và các nhân viên khác của phòng Công chứng Nhà nước.

5. Giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ của Công chứng viên;

6. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về công tác Công chứng với Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong phạm trách nhiệm quản lý Nhà nước về Công chứng trưởng phòng Công chứng Nhà nước có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:

1. Lập và chỉ đạo các kế hoạch công tác của phòng;

2. Điều hành công việc hàng ngày của Phòng.

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo về tổ chức và hoạt động của phòng với Giám đốc Sở Tư pháp.

Về lâu dài cần nghiên cứu mô hình quản lý Công chứng theo ngành cho phù hợp với đặc thù của Công chứng và thông lệ quốc tế.

II. Quản lý Nhà nước về giám định Tư pháp

Trong khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của Pháp luật đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) phải phát hiện và kết luận chính xác, nhanh chóng và xét xử công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các tổ chức giám định Tư pháp có vai trò rất quan trọng bằng hoạt động khoa học nghiệp vụ chuyên môn của mình mà cung cấp ác quyết định giám định, giúp cho việc khám phá chính xác, nhanh chóng, khách quan tội phạm và người phạm tội, xác định đứng đắn tính chất, mức độ tội phạm, nhờ đó mà giúp cho luật, kịp thời phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Giám định Tư pháp là hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác điều tra, try tố, xét xử, có ảnh hưởng đến việc giải quyết các vụ án. Kết luận giám định Tư pháp là một chứng cứ khoa học quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khám phá tội phạm, kẻ phạm tội, xác định tính chất mức độ tội phạm, góp phần làm cho hoạt động xét xử được công minh, xử lý đúng người, đúng tội, đúng Pháp luật, việc giải quyết các tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế được đúng đắn khách quan, yêu cầu đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng cao, khoa học kỹ thuật càng phát triển, tình hình tội phạm diễn biễn càng phức tạp thì yêu cầu về giám định Tư pháp ngày càng lớn. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có những vụ án kéo dài nhiều năm, thậm chí bị bế tắc do không có giám định Tư pháp hoặc do chất lượng giám định không đảm bảo tin cậy, có những vụ án xử sai, xử oan do không có kết luận giám định Tư pháp.

Giám định Tư pháp sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để nghiên cứu, kết luận về những vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, kinh tế, hành chính. Do đó, khi cần giám định về vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn nào thì phải do người có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm về lĩnh vực đó thực hiện (những chuyên gia trong lĩnh vực đó). Khi đưa ra quyết định giám định, giám định viên Tư pháp chỉ dựa vào kiến thức chuyên môn và kết quả của việc áp dụng các phương pháp chuyên môn chứ không bị tác động, chi phối bởi bất kỳ ý muốn chủ quan nào. Giám định viên Tư pháp chỉ được kết luận thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Giám định viên Tư pháp không có quyền kết luận về những vấn đề vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên của mình hoặc những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp lý (ví dụ: về nguyên nhân tội phạm, về lỗi, bị can bị cáo có tội hay không có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự hay không ) đến nay đã hình thành một đội ngũ đông đảo các giám định viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Tổng số các giám định viên Tư pháp có 1.337 người, trong đó năm có 1.267 người, nữ có 70 người, trong đó ở cấp Trung ương có 132 người bao gồm: giám định pháp y 45 người, giám định kỹ thuật hình sự 53 người, giám định kế toán tài chính 18 người, giám định văn hoá 7 người, giám định pháp y tâm thần 9 người; ở cấp tỉnh có 1.025 người, bao gồm: Giám định pháp y 647 người, giám định kỹ thuật hình sự 87 người, giám định kế toán tài chính 166 người, giám định văn hoá 89 người, giám định pháp y tâm thần 94 người.

Hoạt động giám định Tư pháp phải tuân theo Pháp luật, đặc biệt là những quy định của Pháp luật tố tụng (Tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính). Chỉ xác định là giám định Tư pháp khi hoạt động khoa học của giám định viên được thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án, và cũng chỉ khi đó kết luận giám định mới được coi là nguồn chứng cứ độc lập trong hoạt động tố tụng. Giám định viên tư pháp phải chịu trách nhiệm cá nhân, kết luận của mình, ngay cả trong những trường hợp giám định tập thể, giám định hỗn hợp.

Kết luận giám định tư pháp là một nguồn chứng cứ khoa học trong tố tụng. Đánh giá kết luận giám định là thuộc quyền của cơ quan và những người tiến hành tố tụng mà trong đó có quyền quyết định cuối cùng là thuộc hội đồng xét xử. Khi đánh giá kết luận giám định phải kết hợp với việc nghiên cứu một cách tập hợp, khách quan toàn diện và đầy đủ tất cả các chứng cứ cũng như các tình tiết phức tạp pháp lý của vụ án.

Trong hoạt động giám định tư pháp thì hoạt động pháp y chiếm tỷ lệ cao nhất. Hoạt động giám định pháp y rất gắn bó với công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; bằng hoạt đông khoa học chuyên sâu của các nhà chuyên môn thuộc lĩnh vực pháp y có thể giúp giải đáp chính xác khách quan nhiều vấn đề liên quan đến các vụ án mà điều tra viên, kiểm sát viên hoặc thẩm pháp không thể tự mình trả lời được.

Một yêu cầu cơ bản của công tác điều tra truy tố, xét xử là các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành mọi biện pháp hợp pháp theo luật định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện và đầy đủ, phải làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội. Những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ xét nghiệm của bị can, bị cáo đối với các vụ án hình sự; trong các vụ án dân sự cũng phải thu thập đầy đủ chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án đó được đảm bảo chính xác. Giám định pháp y có vị trí rất quan trọng phục vụ trực tiếp các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và dân sự. Do vai trò và tính chất khoa học của kết luận giám định như một nguồn chứng cứ độc lập, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định những trường hợp bắt buộc phải chưng cấu giám định pháp y trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Mỗi khi xảy ra các vụ án mạng, các trường hợp chết xét chưa có nguyên nhân, các vụ án cố gây thương tích , thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chưng cầu giám dịnh pháp y để kết luận về nguyên nhân chết, tính chất thương tích, tỷ lệ tổn hại sức khoẻ nhằm xác định có hay không co tội phạm xảy ra, cần xử lý người có hành vi tội phạp như thế nào; hoặc trong trường hợp một cách có hành vi cho xã hội như có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì việc giám định để kết luận về năng lực trách nhiệm hình sự của họ nhất thiết phải được tiến hành. Nhiều vụ án xâm phạm danh sự, nhân phẩm của công dân cũng cần phải chưng cầu giám định của pháp y.

Trong trường hợp rõ ràng đã có các dấu hiệu của tội phạm, thì kết luận giám định pháp y cũng rất cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ sử dụng kết luận giám định đó kết hợp cùng các chứng cứ khác để xem xét làm sáng tỏ vấn đề về thời gian địa điểm xảy ra tội phạm, đối tượng tội phạm, có lỗi cố ý hay vô ý, mục đích, động cơ phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của bị cáo, tính chất và trách nhiệm của bị cáo, tính chất mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

Trong quá trình điều tra các vụ án về tội cố tình gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ, giám định pháp y thương tích hình sự cơ quan điều tra ngay từ đầu trong việc xác định đặc điểm tính chất hung khí, cách thức, tình huống gây án, mức độ nguy hiểm của hành vi, khả năng hung khí, cách người bị hại. Đó là những yếu tố rất quan trọng của hành vi, khả năng tự vệ của người bị hại. Đó là những yếu tố rất quan trọng và cơ bản góp phần giúp điều tra viên xác định hướng điều tra đungs đắn ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng. Kết luận của giám định pháp y thương tích hình sự còn giúp cho kiểm sát viên đánh giá hoạt động điều tra, đồng thời cung cấp chứng cứ khoa học giúp cho việc lập cáo trạng được chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Trong giai đoạn xét xử, kết luận giám định pháp định y pháp về tỷ lệ thương tích hoặc tỷ lệ phần trăm mất sức lao động của nạn nhân là căn cứ để định khung hình phạt hoặc xác định hành vi gây thương tích đó có cầu thành tội cố ý gây thương tích hay không.

Bằng việc khám nghiệm và giải phẫu tử thi, nghiên cứu trên đại thể và các vi thể tổn thương của các cơ quan tổ chức, các tế bảo, xét nghiệm các vật thể phẩm lấy từ tử thi, giám định viên pháp ý đưa ra kết luận khoa học về nguyên nhân chết, xác định các thương tích và cơ thể gây thương tích, hậu quả của thương tích.

Công tác giám định độc chất pháp y cũng có vai trò rất quan trọng trong khi giải quyết các vụ chết người có nghi vấn bị đầu độc. Trong những trường hợp này, giám định viên độc chất pháp y bằng việc phân tích, kiểm nghiệm các mẫu bệnh phẩm trích từ phủ tạng tử thi sẽ đưa ra kết luạn khoa học, cụ thể về các vấn đề như: phủ tạng nạn nhan có chất độc hay không, nếu có thì thuộc loại chất độc nào, liều lượng độc chất bao nhiêu thì có thể gây ra chết người. Trong thời gian qua các giám định viên thuộc Phòng kiểm nghiệm độc chất thuộc VIện Kiểm nghiệm Bộ Y tế đã giám định được từ 350 đến 400 mẫu bệnh phẩm hàng năm (có năm lên tới 600 mẫu) qua đó góp phần tích cực vào công tác điều tra, truy tố, xét xử các loại vụ án loại này.

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công. Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 162/SL ngày 25/6/1946 trong đó quy định việc giám định viên pháp y tham gia phục vụ cho quá trình điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến sinh mạng con người.

Cho đến năm 1956 Liên Bộ Tư pháp - Y tế ban hành thông tư số 2795/HCTP quy định việc lập danh sách giám định viên pháp y; ở Hà Nội và Hải Phòng có từ 5 đến 5 người, ở các tỉnh có từ 2 đến 3 người chọn trong các y bác sĩ. Công tác giám định y lúc này cũng chỉ là những vụ lẻ tẻ, không có cơ sở chuyên trách và cũng không co giám định viên pháp y chuyên nghiệp. Từ năm 1960 do Bộ Công an đã quyết định xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ pháp y và hoá để chuyên làm giám định pháp y, cũng như triển khai hoạt động giám định kỹ thuật hình sự. Vào những năm 70 Viện Khoa học hình sự Bộ Nội vụ được thành lập và trong viện có phòng pháp y. ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bác sĩ được đào tạo bồi dưỡng về pháp y thuộc các Sở Công an.

Năm 1962 Bộ Quốc phòng thành lập phòng pháp y quân đội và sau đó ngày 9/4/1988 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 142 QG/TM thành lập viện pháp y quân đội; theo quyết định này, tổ chức pháp ý quân đội có 2 cấp:

- Cấp trung ương có viện pháp y quân đội

- Cấp khu vực có bộ phận pháp y quân khu

Ngày 11/03/1988 Liên Bộ Tư pháp - Y tế đã ra thông tư 166 TT/LB hướng dẫn một số điều về công tác giám định pháp y và pháp y tâm thần. Theo thông tư này thi các Hội đồng giám định pháp y và hội đồng giám định pháp y tâm thần được thành lập về quản lý các giám định viên về mặt hành chính, việc tham gia tố tụng là trách nhiệm của các giám định viên. Phạm vi thông tư hạn hẹp, chưa đề cập đến các lĩnh vực khác của giám định tư pháp. Cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của Hội đồng giám định y khoa, chưa có quy chế cụ thể, thống nhất cho hoạt động của các Hội đồng giám định pháp y và pháp y tâm thần. Việc lựa chọn, công nhận giám định viên còn có nhiều hiện tượng thiếu chặt chẽ. Nhưng dù sao, THông tư 166 TT/LB cũng đánh dấu một bước tiến trong việc tổ chức và quản lý hoạt động giám định pháp y. Thực hiện thông tư 16 TT/LB của liên Bộ Y tế - Tư pháp, sau một thời gian đã có 25 Hội đồng giám định pháp y và pháp y tâm thần được thành lập và hoạt động bước đầu có kết quả.

Ngày 21/07/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 117/HĐBộ Tư pháp về giám định. Nghị định 117 HĐBộ Tư pháp là văn bản pháp luật đầu tiên quy định tương đối toàn diện về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp. Tổ chức giám định tư pháp được thành lập ở các chuyên ngành khác nhau và ở hai cấp là cấp trung ương và cấp tỉnh.

ở cấp trung ương, để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử cho các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương, đã thành lập được các tổ chức giám định tư pháp thuộc các chuyên ngành như sau:

- Tổ chức giám định pháp y của Bộ y tế

- Tổ chức giám định pháp y của Bộ Nội vụ

- Tổ chức giám định pháp y của Bộ Quốc phòng

- Tổ chức giám định pháp y tâm thần của Bộ y tế

- Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự của Bộ nội vụ

- Tổ chức giám định kế toán, tài chính của Bộ tài chính

- Tổ chức giám định tác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật của Bộ Văn hoá - thông tin.

Còn ở các ngành không có tổ chức giám định tư pháp, khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tựng đối với giám định tư pháp về những việc liên quan đến chuyên môn của ngành mình khi thủ trưởng ngành này cử người thực hiện yêu cầu giám định.

Thủ trưởng các Bộ, ngành chuyên môn ra quyết định thành lập tổ0 chức giám định tư pháp, bổ nhiệm các giám định viên và các giám định viên trưởng thuộc Bộ, ngành mình sau khi có ý kiến nhất trí của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tổ chức giám định tư pháp ở cấp trung ương thực hiện giám định của các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương ra quyết định trưng cầu và giám định các vụ việc phức tạp do cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương yêu cầu.

ở các tỉnh đã thành lập được các tổ chức giám định tư pháp như sau:

- Tổ chức giám định pháp y

- Tổ chức giám định pháp y tâm thần

- Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự

- Tổ chức giám định kế toán, tài chính

- Tổ chức giám định văn học, nghệ thuật

- Tổ chức giám định khoa học kỹ thuật

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp, bổ nhiệm các giám định viên và giám định viên trưởng theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và thủ trưởng ngành, chuyên môn cấp tỉnh.

Tổ chức giám định tư pháp cấp tỉnh thực hiện giám định các vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phưonưg và trung ương trưng cầu.

Hiện nay, giám định viên tư pháp hoạt động chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm. Những người này hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ của họ, nhưng khi họ nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, thì họ thực hiện việc giám định và trửo thành người tham gia tố tụng, họ phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên đối với lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được trưng cầu giám định tư pháp nhiều thì cần phải xây dựng tổ chức và đội ngũ giám định viên tư pháp chuyên trách như giám định pháp y. Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về giám định tư pháp, Bộ Tư pháp làm những việc sau:

- Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về giám định tư pháp;

- Quản lý đội ngu giám định viên tư pháp;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và các quy định của pháp luật tố tụng cho giám định viên tư pháp;

- Tổng kết hoạt động giám định tư pháp;

III. Vấn đề quản lý Nhà nước về hộ tịch

Đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý Nhà nước, gắn liền với nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, như vấn đề dân số, việc tăng, giảm dân số, việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Việc xác định tỷ lệ tăng, giảm dân số dựa trên nhiều nguồn, trong đó có nguồn số liệu sinh tử thu được thường xuyên từ hoạt động đăng ký hộ tịch. Hoạt động hộ tịch có quan hệ và gắn liền đến nhân thân của một con người từ khi sinh ra đến khi chết nên phải được pháp luật công nhân. Về phương diện quản lý Nhà nước thì đăng ký hộ tịch là sự công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tình trạng nhân thân của công dân như sinh tử... Đăng ký hộ tịch còn có ý nghĩa để Nhà nước nắm được sự biến động tự nhiên về dân số, làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Ngày 16/01/1961 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định số 04/CP ban hành Điều lệ đăng ký hộ tịch, thay thế Điều lệ hộ tịch năm 1956. Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, hai miền Nam - Bắc đã được thống nhất, Điều lệ đăng ký hộ tịch được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.

Trước năm 1968 công tác hộ tịch do Bộ Nội vụ (cũ) quản lý. Ngày 29/02/1968 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/CP về việc thống nhất công tác đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và thống kê dân số, công tác hộ tịch được chuyên giao từ Bộ Nội vụ (cũ) sang Bộ Công an (nay là Bộ Nội vụ).

Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc củng cố và hoàn thiện Bộ máy Nhà nước, từng bước đưa vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngày, ngày 20/11/1987 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 219/HĐBộ Tư pháp về việc chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang Bộ tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp. Từ năm 1987 đến nay, Bộ Tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân các cấp về công tác hộ tịch của nhân dân.

Như vậy, ngay từ khi bước vào thời kỳ đổi mới công tác hộ tịch đã được chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp., công tác hộ tịch luôn luôn xác định là một hoạt động quan trọng của quản lý Nhà nước. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản trong đời một người như sinh tử, kết hôn, luy hôn, giám hộ, nhận nuôi con nuôi... Việc đăng ký các sự kiện này luôn làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Pháp luật.

Dân số và phát triển dân số có tác động to lớn đối với quá trình phát triển và biến đổi kinh tế, xã hội. Bản thân vấn đề dân số một mặt diễn ra theo quy luật tự nhiên, mặt khác lại được điều chỉnh bởi các quy luật xã hội, chịu sự chi phối và tác động của chế độ xã hội của Nhà nước. Cơ sở của việc xác định tăng, giảm dân số được dựa trên 3 nguồn chính như sau:

Để nâng cao hiệu quả của công tác hộ tịch, giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách phát triển, văn hoá, xã hội, dân số và kế hoạch hoá gia đình, cho tới nay hệ thống tổ chức cán bộ theo dõi và quản lý công tác hộ tịch đang từng bước được củng cố và kiện toàn trong phạm vi cả nước. ở Bộ Tư pháp có một bộ phận chuyên theo dõi về lĩnh vực hộ tịch nằm trong Vụ công chứng, giám định, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch Tư pháp. ở tất cả các Sở Tư pháp trong cả nước đều bố trí một bộ phận chuyên theo dõi về lĩnh vực hộ tịch, tại một số tỉnh, thành phố có khối lượng công việc hộ tịch thuộc Sở Tư pháp. ở cấp huyện, những năm trước đây do Phòng Tư pháp huyện bị giải thể, chỉ có một vài cán bộ Tư pháp nằm trong văn phòng Uỷ ban nhân dân, nên việc chỉ đạo, quản lý kiểm tra công tác hộ tịch đối với cơ sở gặp nhiều khó khăn. Từ tháng 6 năm 1993 trở lại đây, sau khi có nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụm, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Nhìn chung, các Phòng Tư pháp quận, huyện đã được thành lập lại, do vậy việc chỉ đạo, quản lý công tác hộ tịch đối với các cơ sở bước đầu có nhiều chuyển biến. ở các cơ sở (xã, phường, thị trấn), trước đây, hầu hết cán bộ làm công tác hộ tịch đều kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, không được bố trí ổn định, luôn bị thay đổi và không được hưởng một chế độ đãi ngộ nào từ phía Nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính Nhà nước trên lĩnh vực công tác ở cơ sở, ổn định và chuyên môn hoá một số cán bộ công tác ở cấp xã, phường và được hưởng chế độ sinh hoạt phí được thực hiện thống nhất trong cả nước từ ngày 1/7/1995, trong đó có chức danh "cán bộ hộ tịch" (theo thông tư liên bộ số 97/TTLB-TCTBCP ngày 16/8/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/Chính phủ ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn). Như vậy ở nước ta lần đầu tiên đã có một số cán bộ chuyên trách giúp Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở thực hiện công tác quản lý và đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, nội dung quản lý Nhà nước về công tác hộ tịch của từng cấp, từng cơ quan chưa được làm rõ.

Công tác chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cũng được tăng cường, Bộ Tư pháp đã chú trọng tới việc chuẩn bị các dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, nhiều văn bản Pháp luật về hộ tịch có nhân tố nước ngoài đã được ban hành. Ngoài ra đối với những trường hợp đăng ký hộ tịch phức tạp, chưa có văn bản quy định của Nhà nước hoặc các văn bản chưa được sửa đổi bổ sung cho phù hợp thì Bộ Tư pháp đã kịp thời có công văn trả lời. Các văn bản hướng dẫn trên của Bộ là cơ sở pháp lý giúp địa phương có căn cứ để giải quyết được các yêu cầu đăng ký hộ tịch của nhân dân.

Nhìn chung, các tỉnh, thành phố đều đã thực hiện việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các cán bộ làm công tác hộ tịch ở địa phương, một số tỉnh, việc này làm thường xuyên. Do được trang bị những kiến thức về pháp lý, nghiệp vụ chuyên môn nên đã hạn chế được những sai sót của cán bộ hộ tịch trong quy trình thực hiện đăng ký hộ tịch.

Việc ban hành quản lý sổ sách, mẫu biểu hộ tịch là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về hộ tịch. Các dữ liệu trong sổ hộ tịch là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc thống kê các số liệu hộ tịch, các giấy tờ hộ tịch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp là bằng chứng công nhận sự kiện hộ tịch. Các mẫu biểu hộ tịch đã được cải tiến về nội dung và hình thức để đảm bảo việc lưu trữ và sử dụng lâu dài.

Thông qua hoạt động đăng ký hộ tịch có kết quả như sau:

- Các sự hộ tịch như sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con... được chính thức hoá và cung cấp những bằng chứng ban đầu.

- Các giấy tờ hộ tịch là các giấy tờ cơ bản trong hồ sơ cá nhân được sử dụng trong các quan hệ khác nhau.

- Cung cấp những số liệu thống kế dân số theo định kỳ. Công tác hộ tịch luôn luôn gắn bó mật thiết với hoạt động thống kê dân số (sinh, tử) thu nhận được trong quá trình thực hiện việc đăng ký hộ tịch có tác dụng trực tiếp tạo nên độ tin cậy cao hay thấp của các số liệu về thống kế dân số. Số liệu thống kê dân số và các biến động của chúng được cung cấp thường xuyên, tin cậy là rất cần thiết cho việc hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội và đánh giá hiệu quả chính sách dân số. Kết quả công tác hộ tịch trong những năm qua thể hiện sự cố gắng, nỗ lực, có trách nhiệm tận tuỵ đối với công việc của các cán bộ làm công tác hộ tịch. Tuy nhiên, hạn chế của công tác hộ tịch lâu nay ở nước ta là chưa cung cấp được thông tin đều đặn và có độ tin cậy cao để xác định cơ cấu và biến động dân số hàng năm, tỷ lệ sai sót nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng núi, hải đảo và nguyên nhân chủ yếu là không có cán bộ chuyên trách (hộ tịch viên) kéo dài nhiều năm, do đó nhiều năm Nhà nước phải tốn nhiều tỷ đồng cho công tác thu thập thông tin số liệu về dân số, song độ tin này không cao, bị mất nhiều thời gian, công sức. Hiện nay, đối với dân thì có quan niệm rằng đăng ký hộ tịch không có ý nghĩa gì đặc biệt, nên đã dẫn đến tình hình là nếu tiện hoặc cần thì khai báo, nếu không thì thôi. Do đó các sự kiện hộ tịch xảy ra ở nơi cơ sở bị bỏ sót và không được đăng ký kịp thời theo thời hạn do pháp luật quy định.

Trong thời gian tới, nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch cần được phân định cụ thể như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước.

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Giúp chính phủ soạn thảo các văn bản Luật, Pháp lệnh về hộ tịch;

2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy về quản lý và đăng ký hộ tịch;

3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về hộ tịch;

4. Ban hành và quản lý thống nhất các loại biểu mẫu hộ tịch;

5. Thống kê về hộ tịch;

6. Thanh tra kiểm tra việc xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch;

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân;

8. Hợp tác quốc tế về hộ tịch

Trong trác nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện việc quản lý đăng ký hộ tịch theo quy định của Điều lệ này đối với Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và Uỷ ban xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã);

2. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch ở cấp huyện và cấp xã;

3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch ở cấp huyện;

4. Đăng ký các sự kiện về hộ tịch cho người nước ngoài hoặc cho công dân Việt nam đang định cư ở nước ngoài; cho phép thay đổi họ, tên, cữ đệm, xác định dân tộc và cấp thế vị hộ tịch; cải chính hộ tịch, đăng ký lại các việc về sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi đối với các việc hộ tịch do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã đăng ký; đăng ký quá hạn các việc sinh, tử có yếu tố nước ngoài;

5. Tổ hợp hình thành, phân tích số liệu, báo cáo thống kê hộ tịch theođịnh kỳ sáu tháng và một năm về Bộ Tư pháp;

6. Lưu trữ, kiểm tra cấp huyện, xã trong việc lưu trữ sổ sách, hồ sở hộ tịch;

7. Quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các biểu mẫu hộ tịch;

8. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành điều lệ hộ tịch và các quy định khác của pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch;

9. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về hộ tịch theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân;

10. Xử lý các vi phạm về đăng ký, quản lý hộ tịch theo thẩm quyền;

Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý và đăng ký hộ tịch.

Đối với các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý và đăng ký hộ tịch.

Trong pham vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện;

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho hộ tịch viên;

3. Tổng hợp tình hình, phân tích số liệu, báo cáo thống kê hộ tịch theo định kỳ hàng quý, sáu tháng và một năm về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

4. Quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các biểu mẫu hộ tịch;

5. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về hộ tịch của công dân theo thẩm quyền.

Phòng Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn quản lý Nhà nước về hộ tịch.

Trong phạm vi trách nhiệm quản lý Nhà nước về hộ tịch, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Đăng ký, ghi sổ các sự kiện: sinh, tử, kết hôn, giám hộ, nuôi, con nuôi, nhânk con ngoài giá thú, cải chính hộ tịch, đăng ký sinh, tử quá hạn, đăng ký lại các việc về sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi; ghi chú các việc về ly hôn, truy nhận cha mẹ cho con, thay đổi quốc tịch , mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và những sự kiện khác do pháp luật quy định;

2. Phổ biến, vận động nhân dân thực hiện Điều lệ hộ tịch;

3. Tổng hợp tình hình, phân tích số liệu, báo cáo thống kê hộ tịch theo định kỳ hàng quý, sáu tháng, sáu tháng và một năm về Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

4. Lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch;

5. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền;

6. Sử dụng các biểu mẫu hộ tịch;

7. Giải quyết khiếu nại và tố cáo hộ tịch của công dân theo thẩm quyền;

Hộ tịch viên giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn nêu trên.

IV. Vấn đề quản lý Nhà nước về quốc tịch.

Thực hiện khoản 4 điều 2 Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp ngày 8/11/1993 Bộ Ngoại giao đã tiến hành bàn giao công tác quốc tịch sang Bộ Tư pháp, và kể từ ngày 1/11/1993 Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trình Chủ tịch nước xem xét giải quyết các yêu cầu xin thôi, xin vào, xin trở lại quốc tịch Việt nam.

Trong các loại việc của quốc tịch như đã nói trên, thì loại việc giải quyết cho công dân Việt nam đang định cư ở nước ngoài được thôi quốc tịch Việt nam để nhập quốc tịch nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 95% tổng số việc về quốc tịch). Chính vì vậy, trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quốc tịch,cũng phải tập trung vào việc cải cách thủ tục hành chính đối với loại việc xin thôi quốc tịch Việt nam, vì thế hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, cần phải sớm có biện pháp khắc phục nhằm bảo đảm giải quyết nhanh chóng và thuận lợi cho công dân, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của họ.

Căn cứ vào các văn bản Pháp luật hiện hành của Nhà nước quy định về thủ tục xin thôi quốc tịch Việt nam, người xin thôi quốc tịch Việt nam phải nộp hai bộ hồ sơ theo mẫu quy định, hồ sơ được nộp tại cơ quan Ngoại giao của Việt nam ở nước mà người xin thôi quốc tịch Việt nam đang định cư (nếu họ ở nước ngoài) hoặc nộp tại Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu họ đang cư trú tại Việt nam). Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục chuyển toàn bộ hồ sơ về Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp phân tích hồ sơ, chuẩn bị trích ngang và gửi đi lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban về người Việt nam ở nước ngoài) đối với từng trường hợp cụ thể; Sau khi có đủ các ý kiến trả lời bằng văn bản của các cơ quan nói trên, Bộ Tư pháp tổng hợp và trình Chủ tịch nước đối với những trường hợp đã đủ điều kiện cho thôi quốc tịch Việt nam để chủ tịch nước ra quyết định ra phép họ được thôi quốc tịch Việt nam.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, mối quan hệ và giao lưu quốc tế giữa Việt nam và các nước trên thế giới ngày càng phát triển, theo đó trong những năm qua, nhất là kể từ khi Bộ Tư pháp tiếp nhận công tác quốc tịch từ Bộ Ngoại giao chuyển sang (11/93) tình hình công dân Việt nam đang định cư ở nước ngoài xin thôi quốc tịch Việt nam có chiều hướng tăng lên. Trong hai năm 1994 - 1995 đã có hơn 4000 người được thôi quốc tịch Việt nam, số đông là nhập quốc tịch vào CHLB Đức và một số nước khác như Lào, ý, áo, Hàn Quốc, Đài Loan. Bộ Tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí cán bộ, trang bị các phương tiện làm việc để đảm bảo việc giải quyết công việc được nhanh được gọn, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của công dân. Bộ Tư pháp cũng đã tổ chức họp với các cơ quan hữu quan như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban về người Việt nam ở nước ngoài, văn phòng Chủ tịch nước... Đê bàn biện pháp phối hợp giải quyết công việc nhanh, gọn, đúng thủ tục. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức và thực hiện, đã phát sinh một số vấn đề cần phải được tháo gỡ. Cụ thể như sau:

1. Sau một đặc điểm của việc giải quyết các yêu cầu xin thôn Quốc tịch là: Hầu hết các hồ sơ xin thôi quốc tịch được gửi về Bộ Tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài; vì vậy một vấn đề được đặt ra là: cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt nam phải hướng dẫn đương sự chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kỹ trước khi gửi về Bộ Tư pháp đề giải quyết. Theo các văn bản Pháp luật hiện hành, thì chỉ những hồ sơ nào đáp ứng đầy đủ các thủ tục đã được quy định, thì mới tiếp nhận và gửi về Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định này ở các cơ quan Ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài chưa được tốt nên đã ngây rất nhiều khó khăn cho Bộ Tư pháp trong quá trình xem xét hồ sơ: Hồ sơ xác nhận của cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt nam ở nước ngoài, thiếu giấy khai sinh, thiếu giấy đảm bảo cho nhập quốc tịch, thiếu ảnhv.v... Do thiếu sự hướng dẫn và kiểm tra ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ, nên đã dẫn đến tình trạng hồ sơ khai báo không rõ ràng, khai thiếu cột mục đã quy định, làm cho các khâu điều tra xác minh được địa chỉ thường trú trước khó khăn, nhiều trường hợp do không xác định được địa chỉ thường trú trước khi xuất cảnh của đương sự nên đã để lại cá biệt có hồ sơ, trong phần khai về lý do xuất cảnh, đương sự đã thể hiện thái độ hằn học với chế độ

XHCN ở Việt Nam, thiếu ý thức tôn trọng đối với cơ quan nhà nước Việt Nam v.v... Một điều nữa cần nêu ra là mẩu hồ sơ không được áp dụng thống nhất ở tất cả các cơ quan ngoại giao và lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (mặc dù đã có quy định thống nhất), có trường hợp còn tiếp nhận cả hồ sơ viết tay của đương sự.

2) Như phần trên đã trình bày, trong quá trình giải quyết các việc về thôi quốc tịch Việt Nam , Bộ Tư pháp phải có sự phối hợp rất nhiều cơ quan có liên quan. Đó là:

Với cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

Do phần lớn các hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam đều nộp ở nước ngoài thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam . Do cách trở về mặt điạ lý, nên mọi thông tin liên lạc giữa Bộ Tu pháp với các cơ quan này hết sức khó khăn. Hiện nay mối quan hệ mối quan hệ này được thực hiện chủ yếubằng 2 cách là: Thông qua giao thông của Bộ Ngoại giao và lien hệ qua máy FAX. Nếu Quan hệ qua giao thông của Bộ Ngoại giao, thì thời gian công văn đến thường bị kéo dài, vì phải phụ thuộc vào lịch chuyển công văn của Bộ Ngoại giao; nế liên hệ qua máy FAX, thì lại bị hạn chế do kinh phí Bộ Tư pháp không có (hiện nay Bộ Tư pháp không có kinh phí để hoạt động quốc tịch). Từ thực tiễn trên đã dẫn đến tình trạng là mọi thông tin cần trao đổi giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài không được kịp thời, nhiều hồ sơ phỉa bổ sung không thực hiện ngay được, do vậy ảnh hưởng không ít tới thời hạn giải quyết.

Với các cơ quan hữu quan trong nước:

Trước khi trình Chủ tịch nước xem xét cho phép một người được thôi quốc tịch Việt Nam , Bộ Tư pháp phải lấy ý kiến xác minh của 3 cơ quan là: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Do hiện nay số lượng người xin thôi quốc tịch ngày càng tăng, trongkhi đó tất cả các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam đều phải qua khâu điều tra, xác minh này, do vậy thời hạn trả lời của các cơ quan trên cũng bị kéo dài thông thường là 2 tháng, có nhiều trường hợp 3 – 4 tháng mới có côngvăn trả lời, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tồn đọng hồ sơ xin thôi quốc tịch (thông thường hiện nay kéo dài tới 6 – 7 tháng).

Xuất phát từ những đặc điẻm đã phân tích trên đây, để khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các yêu cầu xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 38CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, trong lĩnh vực quốc tịch, Bộ tư pháp đề xuất một số biện pháp sau đây:

Ban hành nghị định mới, thay thế nghị định số 37/HĐBộ Tư pháp ngày 5/2/1990 về hướng dẫn chi tiết thi hành luật Quốc tịch: Trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch năm 1986, đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 37/HĐBT trong đó đặc biệt chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Trình tự, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch:

+ Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, đồng thời cần quy định rõ thời hạn giải quyết cho từng loại việc và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp để giải quyết công việc được nhanh chóng, tránh dâydưa, kéo dài.

Tăng cường sự phối hợp với Bộ Tư pháp với các cơ quan hữu quan:

Để công tác quốc tịch được tiến triển tốt, cần phải có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan hữu quan nhằm khắc phục những vướng mắc như đã nêu ở phần trên. Cụ thể là:

+ Bộ Tư pháp cùng với Bộ Ngoại giao thống nhất trong việc chỉ đạo các cơ quan Ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài nhằm bảo đảm các hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các Đại sứ quán; bảo đảm việc hướng dẫn đương sự nộp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kỹ càng trướckhi gửi về Bộ Tư pháp, do vậy cho đến nay

vẫn chưa giải quyết được. Những trường hợp xin thôi quốc tịch thuộc diện phải bồi hoàn phí tổn đào tạo của Nhà nước phải được thực hiện trước khi tiếp nhận hồ sơ và có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Những trường hợp hồ sơ khai thiếu nghiêm túc, không tôn trọng cơ quan Nhà nước, cần phải được Đại sứ quán phát hiện và yêu cầu đương sự làm lại.

Riêng đối với những cán bộ được Bộ ngoại giao cử ra nước ngoài làm công tác lãnh sự (trong đó có công tác quốc tịch) thì Bộ ngoại giao bố trí những cán bộ nắm vững nghiệp vụ sẽ gây khó khăn cho quá trình giải quyết công việc.

+ ở trong nước, trong khi chưa có quy định thống nhất của Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ động bàn với các ngành để tìm biện pháp rút ngắn thời gian trả lời các yêu cầu xác minh của Bộ Tư pháp.

Cải tiến các mẫu biểu về quốc tịch:

Qua theo dõi của Bộ Tư pháp, nổi lên một thực tế là tại mỗi nước khác nhau, Đại Sứ quán hướng dẫn đương sự một mẫu hồ sơ về quốc tịch cũng khác nhau, từ đó tạo nên một sự tuỳ tiện, không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho Bộ Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ. Vì vậy trong thời gian tới cần xúc tiến để cải tiến lại toàn bộ các mẫu hồ sơ về quốc tịch để thực hiện thống nhất việc cải tiến này nhằm hai mục đích.

+ Bảo đảm sự quản lý của Nhà nước

+ Tạo thuận lợi cho đương sự trong quá trình khai báo.

một số giấy tờ hoặc một số nội dung của hồ sơ hiện có về quốc tịch có thể xem xét để giảm bớt.

Rút gọn đối tượng điều tra, xác minh:

Theo quyđịnh hiện nay, tất cả các trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam đều phải điều tra, xác minh của 3 cơ quan là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ. Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Bộ Tư pháp thấy có một số đối tượng không nhất thiết phải xác minh ở trong nước, mà cần căn cứ vào ýkiến đề xuất của cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là có thể trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho họ được thôi quốc tịch Việt Nam. Gồm những đối tượng sau đây:

+ Trẻ em dưới 18 tuổi (không phân biệt được sinh ra ở trong hay ngoài nước);

+ Những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.

+ Những người được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.

nếu rút gọn 3 đối tượng trên, thì số xin thôi quốc tịch Việt Nam phải xác minh sẽ giảm đi rất nhiều, do vậy sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan rút ngắn được thời gian xác minh ở cơ sở. Những đối tượng cần xác minh nên tập trung vào một số loại sau:

+ Những người vượt biên trái phép;

+ Những người di tản (ở phía Nam) từ 1975 trở về trước.

+ Những người được Nhà nước cử đi học tập, lao động ở nước ngoài nay ở lại làm ăn sinh sống ở nước ngoài.

 

đề tài đổi mới quản lý ngành tư pháp

báo cáo khoa học

chuyên đề ngành tư pháp và chức năng quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật.

 

Phần I

cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật.

Cơ sở lý luận

Tổ chức và hoạt động của luật sư, tư vấn pháp luật là một trong những đối tượng quản lý của Nhà nước. Hoạt động quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định tác động lên đối tượng quản lý là tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật.

Hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng trong nền tư pháp xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong điều kiện Nhà nước ta tăng cường quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật, nềnkinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, thì hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật đã trở thành một nhu cầu thiết yếu khách quan. Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội

Hoạt động luật sư,tư vấn pháp luật là một nghề chuyên môn, có tính chất đặc biệt và có những đặc thù riêng. Điều kiện trước hết của hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật là con người có đủ tiêu chuẩn và được công nhận là luật sư. Sau khi được công nhận là luật sư, thì họ có thể tự tổ chức hành nghề theo quyđịnh của pháp luật (hành nghề tự do), hoặc như ở một số nước, họ có thể làm việc trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước (luật sư công hay luật sư Nhà nước).

Phổ biến trên thế giới thì nội dung hành nghề của luật sư bao gồm 2 lĩnh vực: tranh tụng và tư vấn pháp luật. Do trong nội dung hành nghề của luật sư có hai lĩnh vực như trên, nên ởmột số nước, người ta chia hai loại luật sư: luật sư tranh tụng (barrister) và luật sư tư vấn (soliciter). Hiện nay, đang có xu hướng phổ biến thống nhất thành một loại luật sư.

ở Việt Nam,hiện đang tồn tại một thực tế là ngoài các luật sư được công nhận theo pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 18/12/1987 (được làm cả hai lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật), còn có đội ngũ đông đảo những người đang hành nghề tư vấn pháp luật trong các công ty luật, văn phòng tư vấn pháp luật... Những người này chưa được công nhận là luật sư, chưa có văn bản nào của Nhà nước đề ra tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết và thống nhất đối với họ, cũng chưa có văn bản pháp luật nàoquy định cụ thể về nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp đối với các cá nhân, tổ chức đang hành nghề tư vấn pháp luật này. Đây là một hiện tượng bất bình thường cả về mặt lýluận và thực tiễn, cần sớm được giải quyết. Với điều kiện và yêu cầu quản lý của ta hiện nay thì việc hình thành một loại luật sư với một quy chế thống nhất là thực sự cần thiết.

Về đặc thù của nghề luật sư, cần đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm sau đây:

- Trách nhiệm cá nhân của luật sư trước pháp luật và trước khách hàng. Đặc điểm này đòi hỏi phải có cơ chế tuyển chọn chặt chẽ với những yêu cầu cao về tiêu chuẩn, điều kiện được công nhận là luật sư; thủ tục sẽ công nhận luật sư; việc đào tạo, nội dung và chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho các luật sư. ở các nước này nghề luật sư đã qua một quá trình phát triển lâu dài, những công việc này được Nhà nước quy định trong luật, nhưng công việc thực hiện thường được giao cho Hiệp hội luật sư (law socciesty). Còn ở các nước đang ở trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển của nghề luật sư, những công việc trên thường thuộc chức năng thẩm quyền của Nhà nước (cơ quan tư pháp). Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta, ngoài việc quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận luật sư, Nhà nước cần phải đảm nhiệm cả khâu tự chọn, công nhận luật sư, xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức đào tạo luật sư.

- Yêu cầu khách quan trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Muốn đảm bảo yêu cầu này cần có cơ chế quản lý phù hợp, sao cho tránh được những quan hệ lệ thuộc hành chính, sự can thiệp trực tiếp từ phía Nhà nước vào công việc của các luật sư, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước đối với hoạt động quan trọng này.

ở đa số các nước trên thế giới, nghề luật sư được coi là một "nghề tự do", trong đó người ta giảm đến mức tối thiểu sự lệ thuộc của các luật sư vào các cơ quan Nhà nước. Trong công tác quản lý luật sư, vai trò của Hiệp hội luật sư được đề cao, Nhà nước hầu như chỉ ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh tổ chức, hoạt động của luật sư, còn các luật sư tự quản trong hoạt động thông qua Hiệp hội của họ. Trong điều kiện hiện nay của ta chưa thể áp dụng mô hình này song cũng cần nghiên cứu áp dụng một cơ chế tối ưu, nhàm phát huy tính độc lập, khach quan của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt tránh sự lệ thuộc trực tiếp của các luật sư vào cơ quan hành chính địa phương.

II. Thực tiễn quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật

1. Thực trạng tổ chừc và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật

Bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể luật sư, tổ chức luật sư được hình thành dưới chế độ mới. Song trong thực tế do hoàn cảnh lịch sử, Nhà nước ta không duy trì được tổ chức luật sư. Để thực hiện điều 67 hiến pháp 1946, Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản, trong đó có Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/06/1949 mở rộng chế độ bào chữa. Nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động bào chữa, xây dựng tổ chức thống nhất trong cả nước, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 691/QLTP ngày 31/1983 về công tác bào chữa.

Theo quy định này của Thông tư này các Đoàn bào chữa viên nhân dân được hình thành mà hoạt động chủ yếu là bào chữa trước toà án.

Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối và những chủ trương đổi mới toàn diện. Một trong những chủ trương lớn mà Đại hội VI đề ra là mở rộng dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Để thể chế hoá đường lối chủ trương đó của Đảng, trong những năm tiếp theo, nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành. Ngày 18/12/1987 Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội) đã ban hành pháp luật về tổ chức luật sư. Đồng thời, một số văn bản hướng dẫn pháp luật về tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng được ban hành. Đoàn luật sư đã được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tính đến nay đã có 51 Đoàn luật sư được thành lập và hoạt động với gần 700 luật sư. Do nhu cầu khách quan trong cơ chế mới, hoạt động tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý cũng xuất hiện và ngày càng phát triển. Hiện nay, ngoài các Đoàn luật sư, đã có trên 60 tổ chức tư vấn pháp luật đang hoạt động (bao gồm công ty luật, văn phòng tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn pháp luật...).

Trong điều kiện Nhà nước mở rộng quan hệ đối ngoại với chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đổi ngoại, thì sự hoà nhập với cộng đồng thế giới trên tất cả các châu lục, trong đó có tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật là nhu cầu khách quan. Cũng trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nghị định số 42/CP ngày 8/7/1995 kèm theo quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức tư vấn luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Tư pháp và các cơ quan chức năng hữu quan của Nhà nước đã ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành Quy chế. Tính đến tháng 5/1996, Bộ Tư pháp đã cấp giấy phép cho 22 tổ chức luật sư nước ngoài thi hành nghề tại Việt Nam.

2. Thực tiễn quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật và những yêu cầu đặt ra trước mắt trong hoạt động này.

a. Thực tiễn quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật:

Tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật ở nước ta có thể chia thành 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1945 đến tháng 12 năm 1987:

Hoạt động quản lý luật sư (chưa có tư vấn pháp luật) đã được đặt ra. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý Nhà nước về luật sư thời gian này chưa hình thành rõ nét, nên tổ chức luật sư và hoạt động quản lý còn mang những hình thức sơ khai, vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Văn bản pháp luật về lĩnh vực này mới chỉ quy định rất đơn giản, và không đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, của luật sư là đối tượng quản lý. Quy định cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về luật sư và Bộ Tư pháp nhưng sự phân định thẩm quyền quản lý, phạm vi quản lý còn hạn chế và không cụ thể. Vai trò quản lý luật sư của các cơ quan Nhà nước rất mờ nhạt. Đối với luật sư, bào chữa viên nhân dân, Nhà nước chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ, chưa tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa, chưa quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư.

* Giai đoạn từ tháng 12/1987 đến nay:

Tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật đã được coi trọng và chuyển biến một bước. Cơ chế quản lý cũng được xác định lại nhằm quản lý có hiệu quả hơn, tạo điều kiện củng cố và phát triển đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật.

Nội dung quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư đã được thể chế hoá bằng pháp luật. Trước hết là việc quy định các cơ quan quản lý Nhà nước về luật sư, đó là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn là Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài ra còn có vai trò của các tổ chức xã hội như Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội nghề nghiệp của các luật sư là Đoàn luật sư.v.v... Đồng thời, đã xác định tương đối rõ nội dung quản lý Nhà nước về luật sư: Quy định tiêu chuẩn điều kiện của những người gia nhập Đoàn luật sư, việc cấp thẻ luật sư, quyền và nghĩa vụ của luật sư, điều kiện, thủ tục thành lập Đoàn luật sư, chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước đối với việc tổ chức và hoạt động luật sư (Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh...). Nhưng thực tiễn trong hoạt động quản lý về luật sư cho thấy pháp luật quy định quá nhiều đầu mối quản lý, sự phân định thẩm quyền quản lý, phạm vi quản lý của từng cơ quan quản lý không rõ ràng, dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhiều mà quản lý lại không có hiệu quả cao. Đối với Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý Nhà nước về luật sư, thì với sự quy định phạm vi, thẩm quyền quản lý trong các văn bản pháp luật hiện nay không thể đảm bảo tính thống nhất và có hiệu qủa.

Đoàn luật sư vừa mang tính chất một Hiệp hội, lại vừa mang tính chất của một tổ chức hành nghề, được Nhà nước giao cho quá nhiều thẩm quyền quản lý (từ việc kết nạp luật sư, kiểm tra hết tập sự, công nhận luật sư chính thức và cấp thẻ luật sư, quản lý hành nghề của luật sư...), trong khi các Đoàn luật sư chưa đủ khả năng, điều kiện cần thiết để thực hiện tốt những quyền hạn này. Đồng thời việc quy định đó cũng đã hạn chế sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho sự hoạt động khép kín, độc quyền của các Đoàn, gây hậu quả tiêu cực đối với việc phát triển đội ngũ luật sư.

Ngoài Đoàn luật sư, trong những năm gần đây đã xuất hiện ngàng càng đông đảo các văn phòng tư vấn pháp luật, công ty luật và các tổ chức khác có hoạt động tư vấn pháp luật. Thực tế, đây là lĩnh vực mới mẻ, chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể, thống nhất, mà mới có những văn bản hướng dẫn mang tính chất xử lý tình thế như thônh tư 1119/QLTPK ngày 24/12/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về lĩnh vực này.

Quản lý Nhà nước về tư vấn pháp luật hiện nay rất lỏng lẻo, tính thống nhất trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này chưa được đảm bảo. Thủ tục cấp phép thành lập các tổ chức tư vấn pháp luật còn rất phân tán, có nhiều kẻ hở. Thẩm quyền cấp phép thành lập văn phòng tư vấn pháp luật còn phân tán và không hợp lý: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tư pháp, Hội luật gia, Tổng liên đoàn lao động v.v ngành tư pháp được Chính phủ giao quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, nhưng chưa quản lý thống nhất được do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý. Đặc biệt đối với công ty luật thành lập,đăng ký và hoạt động theo uật công ty hcưa có quy định tiêu chuẩn, điều kiện đối với người hành nghề tư vấn pháp luật trong công ty, chưa có văn bản pháp luật quyđịnh cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về mặt chuyên môn.

Việc nhà nước ta cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tổ chức này. Nội dung quản lí nhà nước về tổ chức hoạt động của luật sư nước ngoài đã được xác định và thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật, với cơ chế quản lí thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Việc quản lí tập trung, thống nhất nhằm quản lí chặt chẽ đối với tổ hcức và hoạt động của luật sư nước ngoài nhằm hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy những mặt tích cực trong hoạt động hành nghề tại Việt Nam của các tổ chức luật sư nước ngoài.

PhầnII

cơ chế quản lí nhhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật trong điều kiện mới.

 

1. Những yêu cầu và phương hướng đổi mới cơ chế quản lý tổ chức, hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Trong cơ chế thị trường, yêu cầu về tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật cao hơn hẳn so với vài năm trước đây. Một mặt, các quan hệ cã hội ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự, kinh tế , hệ thống pháp luật ngày càng phát triển toàn diện, mặt khác, chính sách mở cửa kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nứơc đòi hỏi tổ chức và hoạt động luật sư phải chuyển đổi phù hợp. Nhu càu của xã hội về dịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp, đòi hỏi hình thức tổ chức và hoạt động của luật sư, tư vấn pháp luật phải mềm dẻo, năng động, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức một cách nhanh chóng có hiệu quả.

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu Nhà nước phải đổi mới tổ chức quản lý luật sư, tư vấn pháp luật.

- thống nhất hoạt động luật sư và các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay thanh một loại hình hoạt động, đó là hoạt động luật sư, với một đầu mối quản lý là Bộ tư pháp. Do đó, phải xây dựng một văn bản háp luật điều chỉnh thống nhất các loại hình hoạt động naayf.

- phạm vi nội dung của hoạt động luật sư bao gồm cả lĩnh vực tranh tụng và tư vấn pháp luật. Do đó, chỉ quy định một hcức danh luật sư. Xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục công nhận luật sư thống nhất và phù hợp với yêu cầu của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ luật sư, công nhận và cấp thẻ luật sư.

- Hình thành các hình thức tổ chức luật sư công phù hợp, có nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, tư vấn pháp luật cho chính phủ, hco các doanh nghiệp nhà nước.

- Hình thành tổ chức hội nghề nghiệp của các luật sư với chức năng tập hợp, hưóng dẫn, giám sát và đại diện cho qyền lợi của các luật sư, duy trì đạo đức nghề nghiệp của các luật sư

- Công tác quản lý luật sư ở địa phương tập trung vào Sở Tư pháp: tăng cường nhiệm vụ, thẩm quyền của Sở Tư pháp trong công tác quản lý tổ chức, hoạt động luật sư, tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp đối với Sở tư pháp rong lĩnh vực này.

2. Nhiệm vụ quyền hạn của ngành Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư.

a/ Đối với quản lý hành nghề luật sư trong nước:

Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lí Nhà nước đối với hành nghề luật sư, có quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

2. Ban hành các văn bản quy định về những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư;

3. Đào tạo và cấp giấy chứng nhận hành nghè luật sư;

4. Cộng nhận và cấp thẻ luật sư, thu hồi thẻ luật sư;

5. Cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng luật sư( có thể bỏ khâu cấp phép mà chỉ đăng ký thành lập tại Sở Tư pháp);

6. Tiến hành các biện pháp hỗ trợ hoạt động của luật sư ;

7. Kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động luật sư;

8. Nghiên cứu, tổng kết các tổ chức và hoạt động luật sư;

9. Xử lý các vi phạm theo luật định;

10. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư.

Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện đăng ký hành nghề đối với các tổ chức hành nghề của luật sư;

2. Làm thủ tục cấp Giấy phép đặt chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương mình;

3. Thực hiện các hoạt động quản lý đối với tổ chức và hoạt động luật sư theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b/ Đối với tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam:

Bộ Tư pháp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chưc luật sư nước ngoài có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoàilàm các thủ tục xin phép đặt chi nhánh tại Việt Nam;

- Cấp giấy phép đặt chi nhánh tổ chức nước ngoài, gia hạn hoạt động cvủa chi nhánh;

- Hướg dẫn kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của chi nhánh tổ hcức luật sư nước ngoài;

- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; và sử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Sở tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Đăng ký hành nghề của các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài; đăng kí gia hạn hoạt động của chi nhánh;

- Chấp thuận việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, và thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài theo sự chỉ đạo, hưóng dẫn của Bộ Tư pháp và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c/ Đối với quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý:

1. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tổ chứctrợ giúp pháp lý từ Trung ương đến địa phương, hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp về mặt chuyên môn;

2. Các tổ chức trợ giúp pháp lý trực thuộc Bộ Tư pháp (ở Trung ương);trực thuộc Bộ tư pháp (ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), có nghĩa là chịu sự quản lý trực tiếp, thống nhất của ngành Tư pháp.

Sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan ngành Tư pháp quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật nhất thiết phải rạch ròi, cụ thể. Vấn đề cần và đủ phải làm là xây dựng mối quan hệ qua lại, sự phối hợp giữa cơ quan Tư pháp ở Trung ương với cơ quan Tư pháp ở địa phương như thế nào? Đồng thời, xác định mối quan hệ giữa ngành Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quan hệ giữa cơ quan Tư pháp ở Trung ương và cơ quan Tư pháp ở địa phương(sở Tư pháp) là quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo tập trung thống nhất trên cơ sở Bộ tư pháp quản lý thống nhất về luật sư, tư vấn pháp luật. ở địa phương mình, Sở Tư phấp chiịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về luật sư, tư vấn pháp luật(đối với những nhiệm vụ, quyền hạn được giao). Bộ tư pháp có trách nhiệm lãnh đạo,chỉ đạo thống nhất, thường xuyên đối với Sở tư pháp trong việc thiết lập, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý luật sư, tư vấn pháp luật củaBộ tư pháp, bộ phận quản lý luật sư, tư vấn pháp luật của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Quan hệ giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động quản lý luật sư, tư vấn pháp luật dựa trên cơ Sở Tư pháp chịu trách nhiệm (ở đây là Bộ Tư pháp) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông n hất về luật sư, tư vấn pháp luật cản nước, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền quản lý lãnh thổ đối với những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động của luật sư.

Như vậy mô hình quản lý luật sư là mô hình dọc, trong đó các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Bộ Tư pháp (ở trung ương) và Sở Tư pháp (ở cấp tỉnh); Bộ Tư pháp là cơ quan cấp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống tổ chức luật sư trong cả nước. Sở Tư pháp, với tư cách là cơ quan Tư pháp ở địa phương, thực hiện một số hướng dẫn, chỉ đạo chực tiếp của Bộ Tư pháp.

Với tính chất và phương thức quản lý như vậy, cần tăng cường về số lượng và chất lượng về đơn vị chuyên môn giúp Bộ trưởng (của Bộ Tư pháp) và bộ phận chuyên môngiúp Giám đốc Sở (ở Sở Tư pháp) trong việc thực hiện chức năng quản lý tổ chức, hoạt động luật sư./.

 

 

Báo cáo về thực trạng tổ chức và hoạt động

của pháp chế ngành và yêu cầu kiện toàn

tổ chức pháp chế ngành

 

Báo cáo có hai phần:

1. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của pháp chế ngành hiện nay.

2. Yêu cầu tổ chức kiện toàn tổ chức pháp chế ngành.

 

Phần I

Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động

của pháp chế hiện nay

 

I/ Tính hình tổ chức pháp chế ngành từ năm 1995 đến nay.

1. Ngày 17 tháng 8 năm 1985. Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành Nghị định số 178/HĐBộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Pháp chế Bộ, ngành và trong khu vực xí nghiệp quốc doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế Bộ. Ngành được quy đinh như sau:

-Tham mưu cho Thủ trưởng Bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật, pháp quy;

- Tuyên truyền việc phổ biến pháp luật,theo dõi việc thực hiện pháp luật trong ngành.

- Làm tư vấn pháp luật.

Theo Nghị định trên, mô hình tổ chức pháp chế ngành đa dạng, không thống nhất, có thể là Vụ pháp chế, Ban pháp chế, Phòng pháp chế Bộ hoặc bộ phận pháp chế trong Văn phòng Bộ hoặc được ghép với Ban thanh tra hoặc với vụ tổng hợp của Bộ, Ngành do Nghị định về tổ chức, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Bộ, Ngành đó quy định.

2. Qua 11 năm thi hành Nghị định số 178/ HĐBộ Tư pháp, tình tổ chức pháp chế ngành như sau:

a/ Các Bộ, Ngành có Vụ pháp chế gồm có:

1. Bộ Thương mại

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ;

3. Bộ giao thông vận tải ;

4. Bộ Nội vụ;

5.Văn phòng Chính phủ;

6. Bộ Ngoại giao (Vụ pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế);

7. Bộ Văn hoá - Thông tin;

8. Tổng cục hải quan.

b/ Các Bộ ngành có mô hình tổ chức ghép gồm có:

1. Ban tổ chức - cán bộ của Chính phủ: Vụ thanh tra - Pháp chế;

2. Bộ Lao động thương binh và xã hội: Vụ tổng hợp - pháp chế;

3. Thanh tra Nhà nước: Vụ tổng hợp - Pháp chế.

5. Vụ kế hoạch và đầu tư: Vụ pháp chế và đầu tư;

6. Tổng cục địa chính: Vụ thanh tra - Pháp chế.

c/ Các Bộ, Ngành có phòng pháp chế nằm trong Văn phòng Bộ gồm có:

1. Bộ Quốc phòng;

2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường;

3. Bộ Giáo dục và đào tạo;

4. Bộ Y tế.

d/ Các Bộ, Ngành có 1-2 cán bộ pháp chế gồm có:

1. Bộ Thuỷ sản;

2. Bộ công nghiệp;

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

4. Bộ Xây dựng;

5. Tổng cục bưu điện;

6. Tổng cục khí tượng thuỷ văn;

7. Ban biên giới Chính phủ.

đ.Các tổng cục, cục có Phòng Pháp chế gồm có:

1. Cục tổng hàng không dân dụng Việt Nam.

2. Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Cục sở hữu công nghiệp Bộ khoa học, công nghệ và môi trường.

4. Cục môi trường khoa học, công nghệ và môi trường.

5. Tổng cục đo lường chất lượng và chính sách khoa học, công nghệ và môi trường.

6. Viện nghiên chiến lước và chính sách khoa học, công nghệ Bộ khoa học, công nghệ và môi trường.

7. Tổng cục cảnh sát nhân dân Bộ Nội vụ.

Như vậy, hiện có 14 Bộ, nghành có Vụ Pháp chế độc lập hoặc được ghép với các vụ khác; 4 Bộ có phòng Pháp chế trực thuộc Bộ trưởng; 2 Tổng cục có vụ Pháp chế; 7 Bộ, tổng cục chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ Pháp chế; 7 Cục, Khoa học công nghệ và môi trường phát triển ở nhiều Tổng cục, Cục trưởng thuộc Bộ, ở các sở khoa học, công nghệ và môi trường còn có cán bộ Pháp chế chuyên môn.

II. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các tổ chức Pháp chế ngành.

1. Thực trạng Tổ chức.

1.1. Phần lớn các Vụ Pháp chế Bộ, Tổng cục được tổ chức chuyện môn hoá cán bộ, với biên chế phù hợp với điều kiện của từng Bộ, khoảng từ 10 đến 30 cán bộ, Văn phòng Chính phủ, có một Vụ trưởng và hai Vụ phó, Vụ trưởng.

1.2. Một số Vụ Pháp chế. (Bộ giao thông vận tải, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, Thanh tra Nhà nước) được ghép với một đơn vị khác: một số phòng Pháp chế (Bộ khoa học, công nghệ và môi trừng, Bộ Quốc phong) nằm trong Văn phòng Bộ.

1.3. ở các Bộ. Tổng cục chỉ có cán bộ Pháp chế thì số cán bộ này được sếp vào nhiều đơn vị khác nhau (Văn phòng Bộ, Vụ tổng hợp, Vụ tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ).

Như vậy, có thể nhận xét về tổ chức của các tổ chức Pháp chế Bộ, ngành như sau:

+ Mô hình tổ chức Pháp chế ngành không thống nhất.

+ Mô hình tổ chức Pháp chế ngành hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến hầu quả và chất lượng hoạt động của tổ chức Pháp chế của từng Bộ, ngành. Trên mặt bằng chung là các Bộ, ngành đều có chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô; chủ yếu là thông qua công tác xây dựng pháp luật, pháp quy để quản lý, như mô hình tổ chức Pháp chế ngành không thống nhất, thì chất lượng hoạt động Pháp chế ngành cũng khác nhàu và chênh lệch, chất lượng hoạt động của ngành theo pháp luật cũng bị ảnh hưởng.

+ Mô hình tổ chức Pháp chế ngành hiện nay không tạo điều kiện cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Pháp chế chuyên trách ở cán bộ, ngành.

2. Thực trạng hoạt động.

2.1. Thực trạng hoạt động của các Vụ Pháp chế độc lập.

ở các Bộ, Tổng Cục có Vụ Pháp chế độc lập, thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức Pháp chế ngành theo quy đinh của Nghị định số 178 ngày 17 tháng 8 năm 1985 được thực hiện tương đối đầy đủ, toàn diện và có kết quả thực hiện.

Mặt mạnh của các Vụ Pháp chế hiện nay là.

+ Đẩy mạnh và tăng cường công tác xây dựng pháp luật của Bộ, ngành mình thông qua việc trực tiếp soạn thảo, phối hợp soạn thảo, thẩm định các dự thảo văn bản pháp luật do Bộ, ngành mình trình Chính phủ, góp ý kiến dự thảo văn bản pháp luật do các Bộ, ngành khác gửi đến lấy ý kiến. Các Vụ Pháp chế đã góp phần đẩy mạnh tiến độ xây dựng pháp luật và nâng cao chất lượng lớn các Luật, Pháp lệnh, Nghị định mà Nhà nước đã ban hành trong mấy năm gần đây. Điển hình là đơn vị Pháp chế của các Bộ luật Lao động thương binh và xã hội (đã góp phần để ban h ành 1 pháp luật, 13 Nghị định, 31 Thông tư hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động) Bộ Nội vụ, Bộ văn hoá - thông tin, Bộ giao thông vận tải, Bộ thương mại, Tổng cục địa chính.

+ Hệ thống hoá các văn bản pháp luật hiện hành thuộc ngành, lĩnh vực của mình phát hiện đươc những mâu thuẫn, chồng chéo để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ.

+ Trực tiếp làm công việc khác về pháp luật được Bộ trưởng, thủ trưởng ngành giao.

+ Từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ Pháp chế chuyên trách có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và có bề dày kinh nghiệm lâu năm.

Vụ Pháp chế Bộ Giao thông vận tải, có sự đóng góp công sức đáng kể trong việc xây dựng, ban hành Bộ luật hàng hải, luật hàng không và các nghị định quy định chi tiết thi hành luật, Các vụ Pháp chế của các Bộ, Tổng cục khác cũng có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật. Hoạt động của các Vụ Pháp chế ngày càng có chất lượng và có kết quả.

Mặt yếu của các Vụ Pháp chế hiện nay là:

+ Một số Vụ Pháp chế Bộ có nặng về mặt làm tư vấn pháp luật, thạm gia ý kiến dự thảo văn bản pháp luật, chưa trực tiệp soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo các dự án văn bản pháp luật quan trọng hoặc tập chung vào công tacư thanh tra, kiểm tra nên chưa tự khẳng định được vai trò của mình.

+ Cưa tổ chức phối hợp tốt với các Vụ khác thuộc Bộ và với các Vụ Pháp chế của các Bộ, ngành khác.

+ Chưa chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Pháp chế trong ngành.

2.2. Thức trạng hoạt động của các Vụ thanh tra - Pháp chế, Vụ tổng hợp - Pháp chế, Vụ Pháp chế ghép với đơn vị khác của Bộ.

Các Vụ Pháp chế này đều thực hiện một lúc 2 - 3 chức năng, có tác dụng tích cực là.

+ Tiết kiệm được biên chế cán bộ.

+ Các chức năng bổ sung cho nhau trong thực tiễn hoạt động.

Nhược điểm của mô hình tổ chức Pháp chế ghép là:

+ Bộ phận chuyên trách làm công tác Pháp chế nhìn chung không đủ mạnh, không đủ sức thực hiện toàn bộ công tác Pháp chế được giao.

+ Do đồng thời thực hiện 2 - 3 chức năng, nên sự chie đạo, điều hành công việc của Vụ Pháp chế này phân tán, không tập chung.

+ Trình độ cán bộ Pháp chế chuyên trách bị hạn chế.

2.3. Thực trạng hoạt động của các phòng pháp chế Bộ, ngành.

Phòng pháp chế của các Bộ y tế, Bộ kho học, công nghệ và môi trường, Bô Quốc phòng, Bộ giáo dục và đào tạo nois chung hoạt động có kết quả, khẳng định được vai trò, uy tín của mình (tất cả các dự án văn bản trình Bộ trưởng đều phải qua phòng Pháp chế thẩm định, phê duyệt trước); Phòng Pháp chế Bộ văn hoá - Thôn tin đã được chuyển thành Vụ Pháp chế.

Hoạt động của các Phòng Pháp chế Bộ hiện nay còn bị hạn chế ở mấy điểm sau đây.

+ Vị trí chưa tương xứng với các Vụ khác Bộ nên có khó khăng trong quan hệ phối hợp công tác.

+ Biên chế Phòng Pháp chế có hạn nên khó có điều kiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Pháp chế chuyên trách có thâm niên công tác về lâu dài.

+ Quan hệ với các Vụ Pháp chế của các Bộ, ngành khác cũng gặp khó khăn.

2.4. Thực trạng hoạt động của các Bộ Pháp chế ở các Bộ, ngành chỉ có 1 - 2 cán bộ Pháp chế bị hạn chế về nhiều mặt, hiệu quả thấp.

2.5. Từ thực trạng hoạt động của các tổ chức Pháp chế ở các Bộ, ngành nói trên có thể có nhân xét như sau:

a. Hoạt động Pháp chế ở các Bộ, ngành không đều, hiệu quả chất lượng khác nhau.

b. Các Tổ chức Pháp chế ngành nói chung không ốn đinh trong điều kiện sáp nhận, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý cuả các Bộ, ngành.

c. Chưa có Bộ nào được giao chỉ đạo, hướng dẫn nghệp vụ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Pháp chế ngành nên trình độ, năng lực, kingh nghiệm công tác của cán bộ Pháp chế ngành rất khác nhau; chưa tiêu chuẩn hoá được chức danh, tiêu chuẩn háo cán bộ Pháp chế ngành. Mặt khác, về mặt chủ quan, Bộ chưa thật sự quan tâm đến tổ chức và hoạt động của các tổ chức Pháp chế ngành, chưa coi các tổ chức đó là chỗ dựa của Bộ trong việc thực hiện các chức năng được giao.

d. Sự hạn chế của các tổ chức Pháp chế ngành đã dồn ghánh nặng công việc cho Văn phòng Chính phủ và Bộ tư pháp trong công tác xây dựng văn bản pháp luật.

Nguyên nhân của tình hình trên là:

- Nhân thức chưa đúng, chưa đầy đủ của một số Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành về chức năng, quyền hạn của các tổ chức Pháp chế ngành trong việc giúp Bộ, ngành triển khai công tác xây dựng pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật.

- Ban tổ chức - các Bộ của Chính phủđánh hía chưa đúng, sát thực về vai trò và tác dụng của các tổ chức Pháp chế ngành, còn bỏ ngỏ cho các Bộ, ngành tuỳ nghị quyết định tổ chức và hoạt động cụ thể của tổ chức Pháp chế ngành.

- Đội ngũ cán bộ Pháp chế ngành còn thiếu kiến thức quản lý kinh tế chuyên ngành, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa hướng vào mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức chuyên sâu về Pháp chế ngành.

- Một số tổ chức Pháp chế Bộ, ngành chưa thực sự khẳng định vị trí, chức năng, vai trò, tác dụng thực tế, có kết quả của mình trong hoạt động thực tiễn của Bộ, ngành. Chưa theo kịp đồi hỏi của cuộc sống.

- ảnh hưởng, tác động của Bộ Tư pháp đối với hoạt động của các tổ chức Pháp chế còn bị hạn chế.

- Chậm sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/ HĐBộ Tư pháp ngày 17 tháng 8 năm 1985 về Tổ chức Pháp chế ngành.

Phần II

Yêu cầu kiện toàn tổ chức Pháp chế ngành và

các giải pháp cần thực hiện

I. Yêu cầu kiện toàn các tổ chức pháp chế ngành.

1. Việc tăng cường, kiện toàn tổ chức Pháp chế ngành xuất phát từ những yêu cầu thực tế sau:

a. Trong cơ chế quản lý mới, các Bộ, ngành chủ yếu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở tâm vĩ mô, không còn là một cấp hành chính "chủ quản", "cấp trên" như trước đây để can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, mà phải tập chung vào công việc xây dựng pháp luật, kiểm tra thực hiện pháp luật tong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

b. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi các Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành phải tham gia công việc của Chính phủ về xây dựng pháp luật, cụ thể hoá luật, pháp luật và việc thực hiện pháp luật: trực tiếp xây dựng các văn bản pháp luật của Chính phủ giao, quy định, hướng dẫn thi hành các Nghị định chi tiết của Chính phủ và tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản pháp luật do các Bộ, ngành khác soạn thảo. Các Bộ, ngành đều phải thực hiện đúng Luật thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

c. Quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, nhu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đòi hỏi các Bộ, ngành phải đổi mới căn bản hoạt động quản lý của mình để bảo vệ đúng pháp luật, quản lý theo pháp luật.

Như vậy, khối lượng công tác Pháp chế của các ngành càng nặng, yêu cầu về chất lượng công tác ngày càng cao, tiến độ xây dựng pháp luật càng chặt chẽ, khẩn trương, nếu không có một Vụ Pháp chế chuyên ngành, đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ có chuyên trách cao. Thì các Bộ, ngành rất khó thực hiện tốt, có chất lượng chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao cho tình hình hiện nay.

Gần đây, chỉ thị số 189/ TTg ngày 30 tháng 3 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành phải khẩn trương chuẩn bị trình Chính phủ đúng tiến độ các dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành các Luật, pháp luật đã ban hành, đảm bảo chất lượng dự thảo các văn bản, và giao trách nhiệm cho Bộ Tư pháp thẩm đình tất cả các văn bản pháp luật trước khi trình Chính phủ xem xét. Công văn mới đây thủ tướng Chính phủ đã giao ban tổ chức - cán bộ của Chính phủ chỉ phối hợp với văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp khẩn trương dự thảo, trình Chính phủ ban hành vào cuối tháng 5 năm 1996 Nghị định mới về tổ chức Pháp chế ngành, yêu cầu tăng cường kiện toàn các tổ chức Pháp chế ngành thì không thể bảo đảm bảo công việc quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh, không boat đảm việc điều hành của Chính phủ kịp thời, đúng tiến độ và có chất lượng. Yêu cầu nâng cao hiệu lực của các tổ chức Pháp chế ngành đã, đang trở nên cấp thiết, bức bách. Luật thẩm quyền ban hành văn bản quy định pháp luật đã khẳng định trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật.

2. Để nâng cao hiệu lực của các tổ chức Pháp chế ngành cần xây dựng Pháp chế ngành theo định hướng sau đây.

a. Quy định mô hình tổ chức Pháp chế ngành thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

b. Quy định ro chức năng, nhiệm vụ, quỵền hạn của các loại tổ chức Pháp chế ngành.

c. Quy định chức năng, tiêu chuẩn cán bộ Pháp chế ngành, quy hoạch đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Pháp chế ngành cả về kiến thức pháp luật và điều kiện quản lý kinh tế chuyên ngành.

d. Giao cho Bộ Tư pháp quản lý Nhà nước đối với hoạt động Pháp chế ngành; chỉ đạo hướng dẫn hoạt động Pháp chế ngành của các Bộ, địa phương, đào tạo. Bồi dưỡng cán bộ Pháp chế ngành.

đ. Giải quyết hợp lý mối quan hệ công tác Pháp chế các Bộ, nghành. Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.

II. Các giải pháp cần thực hiện

1. Về mô hình tổ chức Pháp chế ngành cần quy đinh theo hướng.

- ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập Vụ Pháp chế.

- ở các cơ quan thuốc Chính phủ Ban Pháp chế hoặc phòng Pháp chế trực thuộc thủ tứng cơ quan; rồi đối với các Tổng cục do nhu cầu xây dựng pháp luật đã thành lập Vụ Pháp chế thì cân nhắc việc duy trì tổ chức này.

- ở các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương có cán bộ Pháp chế chuyên trách tại các Sở quản lý chuyên ngành.

- ở các doanh nghiệp Nhà nước có cố vấn pháp luật.

2. Giao cho Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Pháp chế ngành, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Pháp chế ngành phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn cán bộ Pháp chế ngành, đào tạo, bồi dượng cán bộ Pháp chế ngành.

3. Tăng cường, kiện toàn Vụ Pháp chế văn phòng Chính phủ và các vụ xây dựng pháp luật của các Bộ Tư pháp để có đủ biên chế, cán bộ trình độ thwmr định các dự thảo văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các tổ chức Pháp chế ngành.

4. Đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Pháp chế ngành, vừa đào tạo, bồi dưỡng về kinh tế thì trường, vừa đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật, đặc biệt về soạn thảo văn bản pháp luật, kinh nghiệm thực tiên tiễn xử lý những vấn đề pháp luật mới phát sinh.

5. Xác định bước đi, thời hạn củng cố, kiện toàn từng loại hình tổ chức Pháp chế nghành.

6. Quy định các biện pháp bảo đảm điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động thích hợp cần thiết cho các tổ chức Pháp chế ngành.

 

Vụ pháp luật dân sự - kinh tế

Báo cáo khoa học

Chuyên đề:

quản lý Nhà nước về trọng tài kinh tế

phi Chính phủ ở nước ta

 

Trọng tài kinh tế phi Chính phủ là một hình thức giả quyết tranh chấp mới phát triển ở Việt Nam. để có cơ sở ly luận cho việc xác định nội dung cũng như tổ chức quản lý Nhà nước đối với trong tài kinh tế, trong báo cáo này. Chúng tôi xin trình bày ba nội dung cơ bản sau.

I. Những đặc điểm chủ yếu của Trọng tài kinh tế phi Chính phủ.

II. Tình hình trọng tài kinh tế phi Chính phủ ở Việt Nam .

III Một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với trong tài kinh tế phi Chính phủ,

Phần I

Những đặc điểm chủ yếu

của Trong tài kinh tế phi Chính phủ

 

Trong tài là một hình thức giải quyết tranh chấp trong nên kinh tế thị trường rất được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Trong nền kinh tế thị trường, nhà kinh doanh (thương gia) có quyền tự chủ cho mọi hoạt động kinh doanh, Trong đó có quyền tự định đoạt việc lựa chọn hình thức giải quyết này, các nước đều thừa nhận và khuyến khích phát triển nhiều hình thức giải quyết tranh chấp để người kinh doanh có cơ hội lựa chọn. thông thường có 4 hình thức giải quyết tranh chấp cơ bản là.

1. Thương lượng

2. Hoà giải, dàn xếp.

3. Trọng tài.

4. Kiện tụng tại toà án.

Thương lượng và hình thức giải quyết tranh chấp thông qua các quộc thảo luận giữa các bên, các bên đưa ra ý kiến của mùnh và tìm cách thoả hiệp với bên kia để giải quyết các bất đồng. Các bên tự gian xếp với nhau, không cần sự hiện diện của một bên thứ ba. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp nhệ nhàng, nhẹ nhàn và kín đáo. nó được các nhà kinh doanh ưu chuộng nhất, nhưng không phải lúc nào người ta cũng có thể đạt được mục đích bằng phương thức này.

Hoà giải cũng là hình thức giải quyết đơn giản như thương lượng nhưng ở đây các bên cần đến một bên thức ba làm trung gian giúp họ đạt được một thoả thuận, giải quết được bất đồng. Bề trung gian có vai trò trung lập, họ cũng có thể dưa ra các ý kiến ca nhân của mình để giúp đỡ các bên có thể đi tới hoà giải.

Thương lượng và hoà giải rất được ưa chuộng nhưng các hình thức này không có giá trị bắt buộc với các bên (non - binding) trừ khi các bên đạt được thoả thuận và tự nguyện thi hành thoả thuận đó.

Giải quyết tranh chấp bằng con đường kiện tụng tại Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan Nhà nước để phán quyết. Vì vậy, đây là hình thức có tính chất cưỡng chế và phải tuân theo các thủ tục chặt chẽ được quy định trong pháp luật. Do nhiều lý do, kiện tụng tại Toà án không phải là phương pháp giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh ưa chuộng.

Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có thể bị cưỡng chế về mặt pháp lý và chỉ có thể được tổ chức trên cơ sở một thoả thuận trọng tài giữa các bên. Có thể nói trọng tài là sự kết hợp các ưu điểm của thương lượng hoà giải và kiện tụng tại toà, là hình thức giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh ưu chuộng. Vậy các đặc điểm cơ bản của trọng tài là gì.

Thứ nhất, trọng tài là kết quả của sự thoả thuận và các bên có thể tiến hành giải quyết tranh chấp theo những quy tắc mà họ cho là có lợi nhất; các bên không bị ràng buộc bởi cac thủ tục bắt buộc như tại toà án; họ có quyền chọn bất kỳ ai làm trọng tài viên hoặc nhiều trọng tài viên để giải quyết tranh chấp; họ có thể chọn thủ tục giải quyết tranh chấp hoặc có thể đưa ra một thủ tục mà họ cho là thích hợp. Vì vậy đặc điểm đầu tiên của việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài có thể gọi là ạc điểm tự do về thể thức (thủ tục).

 

Thứ hai, phiên họp giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Tại toà án, việc giải quyết tranh chấp phải được tranh luận trực tiếp trước toà. "Phiên họp" của trọng tài không nhất thiết phải được tổ chức để các bên có thể trực tiếp tranh luận, họ có thể thông qua con đường trao đổi, đệ trình các tài liệu. Điều này có lợi thế là tiết kiệm được thời gian để tập chung vào công việc linh doanh. Mặt khác thể thức không tranh luận trực tiếp làm cho việc giải quyết tranh chấp bớt nặng nề, tránh được các cuộc tranh luận dài dòng và nó cũng có thể ít tốn kém chi phí hơn.

Thứ ba; gải quyết tranh chấp bằng trọng tài không tuân theo nguyên tắc công khai. Khác với kiện tụng tại toà án, ở đây về nguyên tắc các bên hoàn toàn có thể bí mật, họ có quyền chỉ cho những người mà họ chấp nhận mới được tham dự vào việc giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc không công khai giúp cho các nhà kinh doanh giữ được bí mật trong hoạt động của họ, nhà kinh doanh nói chung đều rất cần uy tín, bởi vì uy tín cũng là giá trị của doanh nghiệp của họ.

Thứ tư, phán quyết của trọng tài có tính chất chung thẩm, có rất ít cơ hội để khiếu nại quyết định của trọng tài được đưa ra trên cơ sở được thoả thuận giữa các bên. Bản thân sự thoả thuận này đã có tính chất bắt buộc thi hành. Tuy nhiên, các bên vẫn có cơ hội để khiếu lại đến toà án nếu trong quá trình giải quyết tranh chấp có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc quyết định của trọng tài có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thứ năm, khi giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài, các nhà kinh doanh có thể chủ động tính toán về thời gian cũng như địa điểm giải quyết tranh chấp. Tại toà án, các bên không có cơ hội để chủ động lựa chọn địa điểm và tính toán thời gian giải quyết tranh chấp vì thủ tục tố tụng tại toà án phải tuân theo các quy định chặt chẽ. Việc chủ động tính toán thời gian (có thể ngay tại doanh nghiệp) giúp cho các nhà kinh doanh có thể thu xếp được công việc kinh doanh của mình một cách hợp lý.

Thứ sáu, các phán xét của toà án do các luật gia chuyên nghiệp đưa ra. Các quyết định của thẩm phán dựa trên cơ sở áp dụng pháp luật và chắc chắn là theo cách tiếp cận pháp lý. Các trọng tài viên không dứt khoát phải là các kuật gia, họ có thể là luật gia hay thương gia hoặc những người điều hành hoạt động kinh doanh, nhứng người am hiểu nhiều về hoạt động thương mại. Các quyết định của trọng tài thường mang tính thương mại nhiều hơn tính pháp lý. Vì vậy các giải pháp mà trọng tài viên đưa ra thường dễ được các thương gia chấp thuận và tự nguyện thi hành.

Ngoài ra cũng có thể nói đến tính ưu việt của trọng tài ở khả năng giải quyết nhanh chóng, chi phí đỡ tốn kém v v

Tuy có những ưu việt nhưng trọng tài cũng có nhiều hạn chế so với toà án, đặc biệt trong những trường hợp cấn phải sử dụng đến quyền lực nhà nước như bắt giữ tàu, kê biên tài sản, phong toả tài khoản vv hoặc trường hợp có sử dụng vũ lực để chống đối khi kiện tụng vv

phần II:

tình hình trọng tài kinh tế phi chính phủ ở việt nam

 

1. Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế hiện nay

1.1. So với lịch sử trọng tài thương mại phi chính phủ trên thế giới, trọng tài thương mại Việt Nam còn rất non trẻ. Năm 1963 ở Việt Nam mới có một tổ chức mang tên trọng tài phi chính phủ đó là "Hội đồng trọng tài ngoại thưong " được tổ chức theo Nghị định 59/CP ngày 30 tháng 04 năm 1963 của Hội đồng chính Phủ.

Năm 1964 ở việt Nam thành lập thêm một tổ chức trọng tài phi chính phủ thứ hai là " Hội đồng trọng tài hàng hải Việt Nam " được tổ chức theo nghị định số 153/CP ngày 05 tháng 10 năm 1964 của Hội đồng chính Phủ.

Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng Hải Việt Nam . Phòng thương mại Việt Nam là một tổ chức kinh tế tự quản, có tư cách pháp nhân và chịu sự giám sát trực tiếp của bộ trưởng bộ Ngoại Thương. Hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng Hải có thẩm quyền giải quyết các trnh chấp kinh tế kiên quan đến ngoại thương và hàng Hải , hoạt động theo các nguyên tắc chung về trọng tài thương mại phi chính phủ trên trường quốc tế .

Qua 30 năm hoặt động, Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng Hải đã thu được những kết quả nhất định. Nhưng thực tế cho thấy, Việt Nam chưa phải chưa phải là một quốc gia phát triển về hàng hải. Mặt khác các tranh chấp hàng hải thường cũng là các tranh chấp mang tính chất ngoại thương, do đó phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã đề nghị thủ tướng chính phủ sáp nhập hai hội đồng trọng tài này dể thành lập "Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam" (Theo quyết định 204 - TTg ngày 28 tháng 04 năm 1993) .

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp việt nam . Phòng thương mại và công nghiệp việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, chịu sự quản lý Nhà nước, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ. Như vậy về phương diện quản lý Nhà nước, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cũng được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Chính phủ. Khi thành lập , trung tâm chỉ có quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế vv năm 1996 Trung tâm Trong tài quốc tế Việt Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế đối với các tranh chấp kinh tế trong nước. Đề nghị này đã được chấp thuận bằng Quyết định số 114 - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/2/1996.

Như vậy là cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 116 - CP ngày 5/9/1994 về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế, ở Việt Nam không tồn tại một tổ chức Trọng tài kinh tế phi chính phủ "nội địa" nào. Đó cũng là biểu hiện đặc trưng của cơ chế quản lý kinh tế theo phương thức kế hoạch hoá tập trung. Khi nền kinh tế đã hoạt động theo cơ chế này, thì Trọng tài Chính phủ không còn các điều kiện để tồn tạivà phát triển. Trong lĩnh vực ngoại thương, hàng hải thì dù nền kinh tế của mỗi quốc gia được tổ chức theo cơ chế quản lý kinh tế nào đi chăng nữa, nó vẫn được vận hành theo những nguyên tắc của cơ chế thị trường vì nó phải quan hệ với các nước với nền kinh tế thị trường, và ở đâu có quan hệ kinh tế với kinh tế thị trường thì ở đó có các điều kiện trong hoạt động Trọng tài kinh tế phi Chính phủ

1.2.Trước yêu cầu cấp bách là tổ chức lại các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường, ngày 1/7/1994 Nhà nước đã giải thể tổ chức trọng tài kinh tế Nhà nước, thành lập toà kinh tế trong toà án nhân dân đồng thời ngày 5/9/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116-CP về tổ chức hoạt động của Trọng tài kinh tế. Đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của các trung tâm Trọng tài kinh tế phi Chính phủ.

Theo điều 1. Nghị định 116-Chính phủ thì "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội, nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tránh chấp giữa công ty với thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán trái phiếu, trái phiếu".

Theo Nghị định 116- Cp thì các tổ chức Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài. Về nguyên tắc, tổ chức hoạt động của các Trọng tài kinh tế Việt Nam được thực hiện theo các nguyên tắc của Trọng tài thương mại phi Chính phủ có tính đến đặc thù hiện nay của Việt Nam.

2. Tổ chức Trọng tài kinh tế hiện nay.

Xuất phát từ hai mặt bằng pháp lý nên việc quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Trọng tài theo hai cơ chế khác nhau.

Trung tâm Trọng tài kinh tế chịu sự quảnlý của Nhà nước trực tiếp của Chính phủ thông qua việc quản lý phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Chính phủ không có cơ quan chuyên môn để quản lý trung tâm Trọng tài quốc tế mà thông qua các vụ văn phòng chuyên môn của Chính phủ. Trung tâm Trọng tài quốc tế không chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

Các Trung tâm Trọng tài kinh tế chịu sự quản lý của Nhà nước trực tiếp của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trung tâm có trụ sở.

Theo Nghị định 116-CP Bộ Tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 - CP quy định thủ tục xét chọn Trọng tài biên, cấp và thu hồi thẻ Trọng tài viên và có ý kiến với uỷ ban nhân dân tỉnh.

Tại Bộ Tư pháp, vụ pháp luật dân sự kinh tế có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong việc quản lý tổ chức của các Trung tâm Trọng tài viên như hướng dẫn thực hiện pháp luật, tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ Trọng tài viên, chuẩn bị ý kiến về việc thành lập các trung tâm trọng tài theo đề nghị của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, theo dõi kiểm tra hoạt động của các trong tài kinh tế và các trọng tài viên Bên cạnh vụ pháp luật dân sự - kinh tế còn có Hội đồng xét chọn trọng tài viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng trong việc cấp thẻ trọng tài viên.

Thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Tư pháp đã ban hành thông tư 02-PLDSKT ngày 3 tháng 1 năm 1995 hướng dẫn thi hành nghị định và chuẩn bị các văn bản hướng dẫn khác như thông tư liên ngành Tài chính - Tư pháp về lệ phí trọng tài, mẫu điều lệ, mẫu giấy ghép thành lập Bộ Tư pháp đã tiến hành việc xét chọn trọng tài viên cho 132 người có đơn xin cấp thẻ trong tài viên thuộc 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, lập Hội đồng xét chọn trọng tài viên đợt 1 để giúp Bộ trưởng trong việc cấp thẻ trọng tài viên.

Ngày 12 tháng 1 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã cấp thẻ trọng tài viên đợt đầu tiên cho 37 người đủ tiêu chuẩn. Đến nay một số địa phương như Hà nội, Hải Hưng, Hà Bắc, Hải Phòng, Tư pháp Hồ Chí Minh, Đồng Nai đang chuyển bị việc thành lập các trung tâm trọng tài kinh tế.

Sở tư pháp giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý tổ chức, hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế tại địa phương, bao gồm các công việc chủ yếu sau đây.

- Tiếp nhận đơn xin phép thành lập trung tâm trọng tài kinh tế, trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định:

- Xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các kiến nghị của trung tâm trọng tài kinh tế và các trọng tài viên.

- Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập trung tâm trong tài kinh tế, trong trường hợp Trung tâm trọng tài kinh tế vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

- Đề nghị Bổ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ trọng viên trong trường hợp trọng tài viên vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

3. Những điểm đáng lưu ý về trọng taì kinh tế hiện nay.

3.1. Như vậy là theo nghị định 116-Chính phủ ngày 5 tháng 9 năm 1994 và Quyết định số 204-TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 thì ở Việt Nam có hai mặt bằng pháp lý về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế phi Chính phủ. Nghị định 116-Chính phủ là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế mang tính chất nội địa. Quyết định 204-TTg là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của một trung tâm trọng tài mang tính chất quốc tế.

2.2. Hai mặt bằng pháp lý trên đây đã tạo ra một số khác nhau cơ bản giữa Trung tâm trọng tài quốc tế và các Trung tâm trọng tài kinh tế khác.

Thứ nhất, Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài quốc tế do phòng thương mại và công nghiệp chọn. Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài kinh tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp chọn. Như vậy là, có một loại trọng taìa khác lại do một tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước chọn.

Thứ hai, Trung tâm trọng tài quốc tế do Thủ tướng quyết định thành lập. Các Trung tâm trọng tài kinh tế do Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Thứ ba, Trung tâm trọng tài quốc tế hoạt động theo Điều lệ được ban hành kèm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Trung tâm trọng tài kinh tế hoạt động theo Nghị đinhgj 116-Chính phủ ngày 5 tháng 9 năm 1994.

Thứ tư, Quyết định của trọng tài viên thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế là chung thẩm và không bị khiếu nại trước bất kỳ hay toà án hay tổ chức nào. Quyết định của trọng tài viên thuộc các Trung tâm trọng tài khác có thể được toà án có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trên cơ sở yêu cầu của một trong các bên tranh chấp nếu bên kia không chấp hành quyết định của trọng tài.

Thứ năm, Trung tâm trọng tài quốc tế chịu sự quản lý của Nhà nước trực tiếp của Chính phủ. Các Trung tâm trọng tài kinh tế chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyết định của trọng taì.

Về nguyên tắc, các quyết định của trọng tài thường được các bên tự nguyện thi hành vì trọng tài hoạt động trên cơ sở thoả thuận giữa các bên tranh chấp. Mặc dù vậy, trong thực tế chắc chắn vẫn có thể xảy ra tình trạng một trong các bên không thi hành quyết định của trọng tài.

Việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tịa Việt Nam và quyết định của trọng tài viên Việt Nam tại nước ngoài có nhiều thuận lợi vì năm 1995 Việt Nam đã tham gia công ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài.

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế cưỡng chế thi hành các quyết định của các Trung tâm trọng tài Việt Nam. Đây là một trong nhữngkhó khăn cho hoạt động của các Trung tâm trọng tài. Nghị định 116-Chính phủ gnày 5 tháng 9 năm 1994 quy định cơ chế cho phép để toà án giải quyết vụ việc đã được trọng taì giải quyết là trái với nguyên tắc chung về trọng tài trên thế giới (tính chung thảm của quyết định trọng tài) và không thể được coi là cơ chế bảo đảm thi hành quyết định của trọng tài.

Phần III

một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với

trọng tài kinh tế phi chính phủ.

1. Cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ tổ chức quản lý Nhà nước.

Để quản lý hoạt động trọng tài phi chính phủ một cách có hiệu quả, giúp cho hoạt động trọng tài ngày càng phát triển, góp phần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, theo chúng tôi, cần phải căn cứ vào một số cơ sở sau đây để xác định nhiệm vụ, chức năng cũng như tổ chức quản lý hoạt động trọng tài.

1.1. Trọng tài kinh tế phi chính phủ là một hoạt động mang tính chất xã hội - nghề nghiệp. Các trọng tài viên độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi giải quyết tranh chấp kinh tế chứ không chịu sự chỉ đạo của bất kỳ cơ quan nào. Chính vì vậy trọng tài viên trước hết phải là những người có hiểu biết và kinh nghiệm về pháp luật kinh tế và đặc biệt là về hoạt động kinh tế. Mặt khác, trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp kinh tế cần có uy tín cá nhân cao thì mới thuyết phục được các tranh chấp. Vì vậy, các trọng tài viên phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, vô tư, khách quan. Chúng tôi cho rằng quản lý Nhà nước trong việc tuyển chọn trọng tài viên là vô cùng quan trọng.

1.2. Tranh chấp kinh tế là loại tranh chấp phát sinh chủ yếu ở các địa phương có các trung tâm thương mại lớn. Kinh nghiệm thực tế của Toà án cho thấy có địa phương từ khi thành lập Toà kinh tế đến nay hầu như không giải quyết vụ tranh chấp kinh tế nào. Vì vậy, Nhà nước cần hướng việc thành lập trung tâm trọng tài kinh tế vào các địa phương có trung tâm thương mại lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố này có thể ra đời một vài trung tâm nhưng nhiều tỉnh khác thì không cần thiết phải thành lập trung tâm.

1.3. Hoạt động trọng tài kinh tế phi Chính phủ ở Việt Nam phải được thực hiện theo một mặt bằng pháp lý. Mặt bằng pháp lý đó được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc chung về trọng tài thương mại trên thế giới nhưng có tính đến các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong mặt bằng pháp lý đó có thể có các cơ chế quản lý khác nhau giữa trọng tài kinh tế trong nướ và trọng tài kinh tế mang tính chất quốc tế, nhưng sự khác nhau đó chỉ mang tính chất kỹ thuật quản lý, không mang tính chất nguyên tắc.

1.4. Trọng tài kinh tế là một hoạt động được pháp luật thừa nhận, vì vậy nó được bảo đảm bằng pháp luật. Khi Nhà nước đã công nhận sự tồn tại của một tổ chức hoạt động thì phải có cơ chế pháp lý bảo đảm cho nó hoạt động có hiệu quả. Đối với trọng tài Nhà nước cần có cơ chế pháp lý để thi hành các quyết định của trọng tài.

2. Một số giải pháp quản lý Nhà nước

2.1. Về xây dựng pháp luật chúng tôi thấy cần nhanh chóng ban hành pháp lệnh trọng tài để giải quyết những mâu thuẫn chồng chéo trong những văn bản pháp luật về trọng tài kinh tế hiện nay. Đồng thời, tạo môi trường pháp lý bình đẳng và ổn định để bảo đảm cho sự phát triển của các hoạt động trọng tài. Pháp lệnh này cần được xây dựng theo các nguyên tắc chung về trọng tài trên thế giới có tính đến các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, mà điểm đặc trưng cơ bản nhất của nó là tính quá độ và tính định hướng xã hội chủ nghĩa.

2.2. Cần xác định rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài. Xác định nội dung quản lý trọng tài là vấn đề rất khó khăn, bởi về nguyên tắc trọng tài viên là những người hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và trên cơ sở thoả thuận của các bên tranh chấp. Vì vậy, quản lý Nhà nước không có nghĩa là Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động trọng tài mà phải nhằm múc đích tạo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động trọng tài, bảo đảm cho trọng tài là trọng tài phi Chính phủ nhưng không hoạt động "phi Chính phủ".

Theo chúng tôi nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động trọng tài hiện nay tập trung vào các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước ban hành một khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho hoạt động trọng tài, hướng dẫn hoạt động trọng tài đi theo hướng lành mạnh và có hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ hai, các trọng tài viên phải là những người có kiến thức pháp luật và kinh tế và có phẩm chất đạo đức tốt, vì vậy Nhà nước phải tổ chức tuyển chọn các trọng tài viên chặt chẽ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới tuy không có việc thi tuyển trọng tài viên nhưng thường đưa ra một số tiêu chuẩn để hạn chế một số người không đủ tiêu chuẩn đó sẽ không làm trọng tài viên. Mặt khác bản thân các Trung tâm trọng tài cũng thường đưa ra các tiêu chuẩn riêng cho các trọng tài viên của Trung tâm. Các tiêu chuẩn về kiến thức, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

Như đã trình bày ở phần trên, ở Việt Nam hiện nay đang thực hiẹn hai cơ chế tuyển chọn khác nhau. Theo chúng tôi, cần có cơ chế thống nhất trong việc tuyển chọn và trong điều kiện hiện nay nên do một cơ quan Nhà nước thực hiện. Trong tuyển chọn có thể đặt ra nhiều mức độ khác nhau như công nhậ đương nhiên, thi tuyển.v.v

Vấn đề quan trọng nhất trong công việc tuyển chọn dù theo hình thức nào là phải đưa ra được các điều kiện có thể lựa chọn được các trọng tài viên tốt nhất.

Thứ ba, việc cấp và thu hồi giấy phép thành lập các Trung tâm. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay chúng ta chưa thể bỏ cơ chế cấp giấy phép mà chỉ tổ chức đăng ký như nhiều nước đang làm. Trọng tài là một trong các loại hình tổ chức mang tính chất nghề nghiệp lại liên quan đến bảo vệ quyền lợi cho người khác. Vì vậy, phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khi thành lập.

Như phần trên đã trình bày, việc cho ra đời các Trung tâm trọng tài phải dựa trên tính chất phát triển kinh tế của từng vùng. Nếu không quản lý chặt chẽ chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng hầu hết các địa phương sẽ có các Trung tâm trọng tài và sẽ có nhiều Trung tâm trọng tài sẽ không thể hoạt động được vì thật sự rất ít "khách hàng". Nếu đã thành lập thì ít nhiều sẽ phải có các chi phí để nuôi Trung tâm và nếu không có khách hàng thì buộc họ phải xoay sở để có được các chi phí để tồn tại. Đó là thời gian mà Trung tâm dễ có các hoạt động vi phạm pháp luật nhất.

Thứ tư là việc giám sát và kiểm tra hoạt động của các Trung tâm trọng tài. Đây là vấn đề rất khó vì các trọng tài viên hoạt động độc lập, các phiên họp giải quyết tranh chấp lại không cần tổ chức công khai, vậy làm thế nào để Nhà nước có thể giám sát, kiểm tra được hoạt động của các trọng tài viên. Chúng tôi cho rằng trước hết cần thiết lập chế độ báo cáo của các Trung tâm trọng tài và của các trọng tài viên với cơ quan quản lý. Mặt khác, mặc dù quyết định của trọng tài là chung thẩm nhưng Nhà nước cần sớm tạo ra cơ chế để các bên tranh chấp có cơ hội đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định trọng tài trong việc áp dụng pháp luật hoạt động cuả các trọng tài viên.

2.3. Về tổ chức quản lý

Chúng tôi cho rằng việc giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý Nhà nước các Trung tâm trọng tài là hoàn toàn thích hợp. Thẩm quyền này của Bộ Tư pháp cần mở rộng đối với tất cả các Trung tâm vì quản lý Nhà nước bao giờ cũng phải tập trung thống nhất. Vì vậy, Trung tâm trọng tài quốc tế và các tf viên nước ngoài nếu hoạt động tại Việt Nam đều phải chịu sự quản lý của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Trung tâm trọng tài sẽ thực hiện chức năng quản lý tại địa phương mình với sự giúp việc của Sở Tư pháp. Sở Tư pháp cần có bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc trong nhiệm vụ này.

Về nội dung quản lý Nhà nước, về cơ bản chúng tôi thấy cần giữ nguyên như trong Nghị định 116 - CP, nhưng cần quy định từng nhiệm vụ một cách rõ hơn.

2.4. Về vấn đề hỗ trợ của Nhà nước

Thảm khảo kinh nghiệm cho thấy các nước phương tây không đặt vấn đề có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động trọng tài. Nhưng ở các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN đếu có sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ tập trung vào một vài Trung tâm và hình thức hỗ trợ chủ yếu là tài chính.

Chúng tôi cho rằng hỗ trợ hoạt động trọng tài cũng là một biện pháp để quản lý các hoạt động trọng tài. Vì vậy, Nhà nước nên có chính sác hỗ trợ rõ ràng giúp cho hoạt động trọng tài phát triển.

 

Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp -

một trong những nhiệm vụ quan trọng

của cải cách tư pháp

PTS. Lê Minh Tâm

Đề tài cải cách hệ thống Tư pháp ở Việt Nam đang được triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng. Nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ rất phong phú, nhưng cũng rất phức tạp được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết. Trong đó việc nghiên cứu một cách toàn diện về đội ngũ cán bộ Tư pháp để đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những quan diểm, giải pháp nhằm đổi mới và xây dựng một đội ngũ cán bộ Tư pháp mạnh, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, được xác định là một trong những hướng nghiên cứu trọng yếu của Đề tài. Báo cáo này trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu của hướng nghiên cứu đó.

1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ Tư pháp

Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ Tư pháp được hiểu là công lý hay ý tưởng về một nền công lý. Theo nghĩa cụ thể, Tư pháp được hiểu theo một số nghĩa khác nhau. Thứ nhất, thuật ngữ Tư pháp được sử dụng để chỉ một ngành luật, ngành luật Tư pháp, nhằm phân biệt với luật công pháp; Thứ hai, Tư pháp được dùng với nội dung rộng để chỉ hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo đảm thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật, pháp chế. Trên thực tế hiện nay thuật ngữ này vẫn được dùng với những nghĩa rộng hẹp khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể đặt ra.

Đề tài khoa học "Cải cách hệ thống Tư pháp Việt Nam" có nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện để đưa ra các kiến giải nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của toàn bộ hệ thống đó, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Vì vậy, thuật ngữ Tư pháp ở đây được dùng theo nghĩa rộng gắn với việc thiết lập củng cố và bảo vệ nền công lý. Thiết chế cụ thể để thực thi nhiệm vụ trên từng lĩnh vực cụ thể, theo các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm được luật định, như Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan Điều tra, Công chứng, luật sư, Giám định Tư pháp, thi hành án...

Hệ thống các cơ quan Tư pháp ở Việt Nam hơn 50 năm qua đã có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ. Hiện tại xung quanh việc xây dựng mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan Tư pháp cũng đang trong quá trình nghiên cứu và còn có những ý kiến khác nhau trên nhiều phương diện, vấn đề, khía cạnh. Tuy nhiên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", trong đó có vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp, đã khẳng định những quan điểm, định hướng quan trọng và cơ cấu của hệ thống Tư pháp với các bộ phận chính đã được xác định. (Xem: Nghị quyết TW8, trang 37 -39).

Theo tinh thần đó, đội ngũ cán bộ Tư pháp rất đông đảo và nhiều loại, bao gồm:

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương: Chánh án, phó chánh án, chánh toà, phó chánh toà, trưởng, phó phòng thuộc các toà án; Giám đốc, phó giám đốc, vụ trưởng, phó vụ trưởng, trưởng phó phòng của các Sở Tư pháp, các Vụ (Ban) pháp chế ngành; Viện trưởng, phó viện trưởng, trưởng phó phòng (ban) các Viện kiểm sát.

- Thẩm phán: Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự (gọi tắt là thẩm phán hình sự), thẩm phán hành chính, thẩm phán lao động

- Kiểm sát viên.

- Dự thẩm viên (Điều tra viên).

- Chấp hành viên.

- Công chứng viên.

- Giám định viên Tư pháp.

- Hộ tịch viên.

- Luật sư (tranh tụng và tư vấn).

- Thư ký toà án.

- Các chuyên viên làm việc trong các cơ quan Tư pháp, pháp chế ngành

2. Tình hình đội ngũ các bộ Tư pháp ở nước ta

2.1. Công tác đào tạo cán bộ pháp lý

Xét về lịch sử, đầu thế kỷ XX dưới thời pháp thuộc, trong giai đoạn 1900 - 1924 ở Việt Nam đã có trường Pháp chính, một trong sáu trường Đại học, cao đẳng đầu tiên ở nước ta (1). Năm 1941, nước Pháp chính được đổi thành khoa luật (Faculce de droit) (2). Trong thời gian này số sinh viên luật đã chiếm một tỷ trọng đáng kể so với tổng số sinh viên nói chung. Cho đến 1925 đã có 163/1013 người tốt nghiệp đại học là cử nhân luật khoa. Năm học 1943 - 1944 có 300/1259 sinh viên luật khoa.

Sau này cách mạng thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cải tổ khoa luật cũ, thành lập trường Đại học pháp lý (Năm 1948) (3). Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh, trong nhiều năm trên miền Bắc Việt Nam, công tác đào tạo luật học ở bậc đại học và sau đại học không thực hiện được. Từ năm 1954 đến năm 1976 việc đào tạo các cấp học này chủ yếu nhờ vào sự giúp đỡ của các nước bằng con đường gửi lưu học sinh đi du học ở nước ngoài. ở miền Nam, trong thời gian chiến tranh việc đào tạo luật vẫ được tiến hành, nhưng quy mô không lớn so với các ngành đào tạo khác. Trên miền Bắc có một số cơ sở đào tạo luật như trường cán bộ toà án, trường cán bộ kiểm sát nhưng quy mô đào tạo nhỏ và chỉ thực hiện việc đào tạo cán bộ bậc sơ, trung học và cao đẳng.

Theo số lượng thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, trong vòng 30 năm (1962 - 1992) có 579 cử nhân luật được đào tạo ở nước ngoài, trong đó có 479 người tốt nghiệp tại Liên Xô, 90 người tốt nghiệp tại CHDC Đức, 7 người tốt nghiệp tại Ba Lan và 3 người tốt nghiệp tại Tiệp khắc. Trong số 597 cử nhân luật có 114 người thuộc chuyên ngành luật quốc tế, 103 cử nhân luật kinh tế, 99 cử nhân luật hình sự và dân sự 64 cử nhân luật hành chính, nhà nước. Số tiến sỹ, phó tiến sỹ luật học chiếm tỷ lệ thấp so với các ngành khác (hiện nay mới có trên 100 người).

Năm 1976 khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập để thực hiện chức năng đào tạo cử nhân luật. Tuy nhiên quy mô đào tạo rất hạn chế. Năm 1976, Nhà nước thành lập trường Đại học Pháp lý Hà Nội, nay là Đại học Luật Hà Nội. Khoa Luật hợp nhất vào Đại học Luật Hà Nội và cho đến 1987 trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở duy nhất thực hiện việc đào tạo luật học ở bậc Đại học. Tuy nhiên, hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh nhỏ, vên số người tốt nghiệp đại học Luật hàng năm rất hạn chế, chỉ khoảng 250 người/năm. Sau 20 năm đào tạo với 16 khoá chính quy ra trường, Đại học Luật Hà Nội mới chỉ đào tạo được hơn 4001 cử nhân luật (bảng 1). Các cơ sở khác có sinh viên tốt nghiệp ra trường từ năm 1991 - 1992 với số lượng nhỏ.

Bảng 1: Số học sinh tốt nghiệp của trường Đại học Luật Hà Nội

trong 20 năm.

Khoá

Số tốt nghiệp

Khoá

Số tốt nghiệp

Khoá 1 (1976-1980

67

Khoá 9 (1984-1988)

251

Khoá 2 (1977-1981)

134

Khoá 10 (1985-1989)

279

Khoá 3 (1978-1982)

80

Khoá 11 (1986-1990)

222

Khoá 4 (1979-1983)

224

Khoá 12 (1987-1991)

201

Khoá 5 (1980-1984)

271

Khoá 13 (1988-1992)

110

Khoá 6 (1981-1985)

240

Khoá 14 (1989-1994)

294

Khoá 7 (1982-1986)

327

Khoá 15 (1990-1995)

413

Khoá 8 (1983-1987)

250

Khoá 16 (1991-1996)

605

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu về cán bộ pháp lý có trình độ cao ngày càng gia tăng mạnh mẽ, công tác đào tạo cán bộ pháp lý cũng bắt đầu có sự khởi sắc. Việc thực hiện chương trình đổi mới công tác giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo luật nói riêng, trong đó có chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo đã mở ra những điều kiện mới cho việc mở rộng quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ pháp lý nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng. Quy mô đào tạo hệ chính quy đã tăng từ 250 người/năm lên 600 người/năm. Đặc biệt do yêu cầu hết sức bức xúc về cán bộ pháp lý nói chung và yêu cầu đổi mới công tác cán bộ luật nói riêng, trong đó có vấn đề tiêu chuẩn hoá cán bộ Tư pháp, hệ đào tạo đại học luật tại chức tăng nhanh rất nhanh. Cho đến nay đã có 47/53 tỉnh, thành phố trong cả nước có mở các lớp đại học luật tại chức với số học viên hàng chục nghìn người. Bên cạnh các lớp đào tạo đại học luật, những năm vừa qua trường Cao đẳng Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đào tạo được một số lượng đáng kể đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng luật. Đồng thời một số địa phương vẫn tiếp tục mở các lớp đào tạo trung học pháp lý để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách về cán bộ và tạo nguồn cho việc đào tạo ở bậc học cao hơn.

Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, một số cơ sở đào tạo luật cũng được lập lại hoặc thành lập mới được như khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; khoa luật Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại thành phố Hồ Chí Minh, thuộc trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1993 một số cơ sở khác như Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1993 một số cơ sở khác như Đại học Mở - bán công thành phố Hồ Chí Minh, Viện đại học Mở Hà Nội, một số trường đại học dân lập cũng tiến hành đào tạo luật bậc Đại học. Tuy nhiên do thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn luật chuyên ngành, nên các cơ sở này đào tạo chỉ chiêu sinh với số lượng rất hạn chế. (Từ năm 1996 các cơ sở này không thực hiện chiêu sinh Đại học luật nữa).

Bên cạnh việc mở rộng quy mô đào tạo cử nhân luật, việc đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ luật cũng được chú trọng hơn. Viện Nhà nước và pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia đã tiến hành đào tạo nghiên cứu sinh từ năm 1986 và từ năm 1993 bắt đầu mở các lớp đào tạo thạc sỹ luật. Sau đó Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Luật Hà Nội cũng đã thực hiện và ngày càng mở rộng có quy mô đào tạo sau và trên Đại học. Tuy nhiên cho đến nay mới có dưới 10 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án phó tiến sỹ luật học và khoảng 50 học viên tốt nghiệp cao học luật trong nước.

Nhìn chung công tác đào tạo luật học ở nước ta trong những năm vừa qua đã có bước phát triển quan trọng và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên so với yêu cầu hiện tại của đất nước về đội ngũ cán bộ luật nói chung và cán bộ Tư pháp nói riêng thì công tác đào tạo luật ở nước ta còn chưa tương xứng và còn nhiều yếu kém, nhược điểm. Cho đến nay mới có khoảng 10.000 người có bằng đại học hoặc cao đẳng luật (chiếm tỷ lệ khoảng 0,013% số dân). Chất lượng đào tạo cũng còn thấp; hệ thống giáo trình, tài liệu thiếu, sự đầu tư của Nhà nước cho công tác đào tạo luật còn chưa tương xứng. Đặc biệt còn chưa chính thức thực hiện loại hình đào tạo nghề nghiệp luật theo các chức danh. (Gần đây Bộ Tư pháp có chủ trương mở loại hình này và trường Đại học Luật Hà Nội đã mở thí điểm một số lớp. Tuy nhiên đây mới chỉ là những thể nghiệm cần phải được tổng kết, rút kinh nghiệm và sớm chính thức hoá loại hình này).

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ Tư pháp.

Những năm vừa qua cùng với những thành tựu quan trọng đã đạt được trên các lĩnh vực trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp ở nước ta cũng đã có bước phát triển bước đầu với những kết quả đáng phấn khởi. Trên cơ sở hiến pháp năm 1992, các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước", xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, của dân, do dân và vì dân, vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp cũng được ban hành như: pháp lệnh về thẩm phán và quy chế thẩm phán; Pháp lệnh về thi hành án; Pháp lệnh về luật sư đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc củng cố tổ chức, xây dựng và đổi mới đội ngũ cán bộ theo hướng:

- Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan Tư pháp.

- Xây dựng và từng bước thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá các chức danh Tư pháp.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Mấy năm vừa qua, nhất là từ sau khi có Hiến pháp năm 1992, các luật về tổ chức như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Nghị định 38/CP, ngày 4 tháng 6 năm 1993 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp đội ngũ cán bộ Tư pháp đã được tăng cường một bước đáng kể về số lượng cũng như chất lượng.

ở cấp Trung ương, Bộ Tư pháp tăng thêm gần 100 người, Tòa án nhân dân tối cao tăng hơn 100 người, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng được tăng tương tự ở địa phương nhìn chung các cơ quan tư pháp đang hoạt động đều được bổ sung tăng cường biên chế để đủ sức làm việc. Đồng thời một số cơ quan được thành lập mới như các toà chuyên môn (Tòa án kinh tế, Tòa án hành chính, Tòa án lao động), một số cơ quan và tổ chức Tư pháp được cải tổ và tăng cường đội ngũ như các cơ quan thi hành án, các phòng thi hành án ở các tỉnh và thành phố; các đội thi hành án ở các quận huyện, các ban tư pháp xã, phường, các tổ chức luật sư tư vấn pháp luậtm giám định Tư pháp Vì vậy đội ngũ cán bộ được tăng cường hàng ngàn người. Hiện nay tổng số biên chế cán bộ công tác trong các cơ quan Tư pháp có gần 30.000 người, trong đó 8601 cán bộ Tòa án; hơn 8000 cán bộ kiểm sát; hơn 4000 cán bộ của các sở, phòng Tư pháp, các cơ quan pháp chế ngành; 4300 cán bộ thi hành án; hàng nghìn cán bộ điều tra và của các cơ quan, tổ chức Tư pháp khác.

Chất lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp được tăng cường đáng kể. Nếu như 10 năm trước đây số cán bộ Tư pháp có trình độ Đại học hoặc cao đẳng luật chỉ chiếm 16%, thì nay tỷ lệ đã được nâng lên nhiều. Có những cơ quan số cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng luật chiếm tỷ lệ khá cao như: Sở Tư pháp Hà Nội có 34/44 người có trình độ Đại học luật trở lên; Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh - 34/55; Sở Tư pháp Hải phòng - 17/27

Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ cán bộ Tư pháp hiện nay còn nhiều nhược điểm và tồn tại thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Về số lượng, hiện tại đội ngũ cán bộ Tư pháp vẫn còn thiếu nhiêu:

Đội ngũ cán bộ Tòa án còn thiếu gần 2000 người, trong đó thẩm phán các toà truyền thống mới có 2881/4773 biên chế (thiếu 39,6%); đối với các toà mới lập (Toà kinh tế, Toà hành chính, Toà lao động) hầu như chưa có cán bộ (thiếu trên 90%); cán bộ thi hành án thiếu gần 1000 người (khoảng gần 20%); cán bộ của các cơ quan pháp chế ngành và các cơ quan tư pháp khác còn thiếu khá trầm trọng. Nhiều Bộ, ngành hiện nay vẫn chưa có tổ chức pháp chế hoàn chỉnh, nhiều Sở, Phòng Tư pháp địa phương hiện nay mới có 600 người (chưa đạt 10% so với nhu cầu)

- Về chất lượng, đội ngũ cán bộ Tư pháp vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh một số cán bộ Tư pháp giỏi, còn không ít cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Thẩm phán là một trong những chức danh có vị trí quan trọng trong hệ các chức danh Tư pháp và luôn được chú trọng với những tiêu chuẩn cao trong việc lựa chon, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và sử dụng. Tuy vậy, qua khảo sát thực trạng đội ngũ thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện của 53 tỉnh và thành phố cho thấy, mặc dù còn thiếu nhiều về số lượng do không tìm được đủ số người có đủ tiêu chuẩn. Nhưng ngay trong số các thẩm phán đã được chủ tịch nước bổ nhiệm vẫn còn 28,5% thẩm phán cấp tỉnh và 59% thẩm phản cấp huyện vẫn phải "nợ" tiêu chuẩn về chuyên môn (xem bảng 2).

Bảng 2: Phân tích trình độ chuyê môn

của đội ngũ thẩm phán cấp Tỉnh và Huyện.

 

Trình độ chuyên môn

Thẩm phán TAND cấp tỉnh

Thẩm phán TAND cấp huyện

Đại học luật chính quy

10,1%

9,3%

Đại học CT - tại chức

42,1%

26,7%

Cao đẳng

19,3%

8%

Luân huấn

22,4%

27,2%

Trung cấp

6,1%

32,2%

Sơ cấp, chưa học

0%

9,6%

 

Hơn thế, do không được đào tạo một cách chính quy chính quy về nghiệp vụ xét xử, cũng phong cách làm việc, nên số thẩm phán có chất lượng xét xử thấp. Trong một số trường hợp thẩm phán đã xét xử sai nghiêm trọng, phong cách làm việc yếu làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ công lý.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn đang làm việc trong các cơ quan kiểm sát hiện nay đa phần được đào tạo theo chương trình cao đẳng kiểm sát, trog đó có một bộ phận đáng kể có bằng cao đẳng kiểm sát hệ tại chức. Mặc dù đào tạo cơ bản với đào tạo nghề nghiệp, nhưng do hạn chế với thời gian đào tạo chương trình không thể dung nạp được một khối lượng nội dung kiển thức cần thiết đạp ứng nhu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ của người cán bộ Tư pháp đảm nhiệm các công việc cơ quan kiểm sát. Gần đây với hình thức đào tạo chuyển hệ hàng trăm cán bộ thuộc diện nói trên đẫ được đào tạo chuẩn khoá kiến thức, trong đó có một số tiếp tục học ở bậc cao học hơn, sau đại học.

Về chất lượng đội ngũ cán bộ đang làm việc trong các cơ sở, phòng Tư pháp, và quan khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ ở 32 Sở Tư pháp và cán bộ thuộc các phòng Tư pháp của 27 tỉnh thành phố cho thấy một tỷ lệ đáng kể cán bộ chuyên môn cò chưa có trình độ tươg xứng. Số có bằng cử nhân luật (các hệ) trong các Sở Tư pháp cũng mới chỉ chiếm 52,6% (xem bảng 3). Còn ở các phòng Tư pháp tỷ lệ đó là 40% (xem bảng 4). Việc đào tạo về nghiệp vụ một cách chính khoá vẫn chưa được đặt gia.

Đối với đội ngũ cán bộ hiện đang công tác trong các cơ quan pháp chế ngành tình hình đáng phải quan tâm hơn. Số lượng cán bộ làm việc tại các cơ quan này vốn đã ít, tổ chức bộ máy nhìn chúng chưa tương xứng so với yêu cầu công tác, xong một bộ phận đáng kể trong họ không đủ trình độ chuyên môn pháp lý và nghề nghiệp Tư pháp, đa phần được chuyển từ các cán bộ của ngành chuyên môn đó chứ không phải các cán bộ được đào toạ cơ bản về Luật học.

Đối với các chức danh Tư pháp khác cũng có tình hình tương tự. Tình trạng giải quyết công việc chậm trễ, hiệu quả công tác thấp của các chuyên viên pháp lý, chấp hành viên, công chức viên có khả năng phổ biến; tình trạng luật sư còn thiên về tình hiều, chưa vưng lý cũng không phải là ít.

Trình độ chuyên môn

PTS

ĐH luật

CĐ&THPL

Chưa có bằng

1

An Giang

25

 

6

8

 

2

Bà rịa vũng tàu

16

 

10

   

3

Bến Tre

17

 

11

5

 

4

Bình Định

19

 

10

2

 

5

Bình Thuận

22

 

16

   

6

Cần Thơ

18

 

11

   

7

Đồng Nai

22

 

16

2

 

8

Đồng Tháp

20

 

10

4

 

9

Gia Lai

11

 

7

   

10

Hoà Bình

16

 

12

   

11

Hải Phòng

27

 

17

   

12

Hồ Chí Minh

55

 

34

3

 

13

Khánh Hoà

17

 

6

2

 

14

Kiền Giang

19

 

3

2

 

15

Kon Tum

15

 

9

2

 

16

Lai Châu

34

 

9

6

 

17

Lạng Sơn

22

 

8

2

 

18

Lâm Đồng

26

 

18

   

19

Long An

18

 

8

5

 

20

Minh Hải

17

 

5

10

 

21

Nam Hà

18

 

15

1

 

22

Nghệ an

20

 

10

3

 

23

Quảng Bình

14

 

2

3

 

24

Quảng Ninh

12

 

10

   

25

Quảng Nam - ĐN

26

 

8

4

 

26

Quảng Trị

10

 

5

2

 

27

Sóc Trăng

18

 

12

   

28

Sông Bé

19

 

14

1

 

29

Tây Ninh

20

 

12

1

 

30

Thái Bình

19

 

14

1

 

31

Thừa Thiên - Huế

18

 

10

4

 

32

Tiền Giang

25

 

7

   

 

 

 

 

Bảng 3: Đội ngũ cán bộ của một số Sở Tư pháp

Phân tích theo trình độ chuyên môn.

Trình độ chuyên môn

PTS

ĐH luật

CĐ&THPL

Chưa có bằng

1

An Giang

25

 

6

8

 

2

Bà rịa vũng tàu

16

 

10

   

3

Bến Tre

17

 

11

5

 

4

Bình Định

19

 

10

2

 

5

Cần Thơ

22

 

16

   

6

Đồng Nai

22

 

16

2

 

7

Đồng Tháp

20

 

10

4

 

8

Gia Lai

11

 

7

   

9

Hà Nội

16

 

12

   

10

Hà Bắc

27

 

17

   

11

Hà Tây

55

 

34

3

 

12

Hải Hưng

17

 

6

2

 

13

Hải Phòng

19

 

3

2

 

14

Hồ Chí Minh

15

 

9

2

 

15

Khánh Hoà

34

 

9

6

 

16

Kiên Giang

22

 

8

2

 

17

Kon Tum

26

 

18

   

18

Lạng Sơn

17

 

5

10

 

19

Long An

18

 

15

1

 

20

Minh Hải

20

 

10

3

 

21

Quảng Bình

14

 

2

3

 

22

Quảng Ngãi

12

 

10

   

23

Quảng Nam - ĐN

26

 

8

4

 

24

Sông Bé

10

 

5

2

 

25

Tây Ninh

18

 

12

   

26

Tiền Giang

19

 

14

1

 

27

Thừa Thiên - Huế

18

 

10

4

 

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên, trong đó phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác đào tạo các cán bộ luật ở Việt Nam cơ sự chậm chễ lớn. Như trên đã phân tích, sau 31 năm thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về đào tạo luật ở bậc đại học mới được tiến hành với quy mô hết sức hạn chế, vì vậy việc thiếu cán bộ trầm trọng đã kéo dài trong nhiều năm và hiện tại vẫn là vấn đề chưa khắc phục được. Để có người làm việc, nhiều cán bộ chưa được đào tạo một cách có hệ thống về pháp luật vẫn được điều sang làm việc trong các cơ quan Tư pháp và họ phải tự học hỏi để hoàn thiện dần kiến thức chuyên mô và nghệp vụ của mình. Phải thừa nhận rằng, mặc dù vậy nhiều cán bộ Tư pháp do có tinh thân trách nhiệm và ý thức và phấn đấu cao đã nhanh chóng trươngr thành và trở thành những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi. Tuy nhiên, cũng không ít cán bộ do không chủ ý học hỏi, nên dù công tác nhiều năm trong ngành nhưng trình độ vẫn rất hạn chế, cá biệt có người phát triển theo hương kinh nghiệm chủ nghĩa, bảo thủ, chậm đổi mới không đáp ứng với uêy cầu trong quá trình mới.

Thứ hai, Công tác tiêu chuẩn hoá cán bộ Tư pháp chưa được quan tâm đúng mức. Trong nhiều năm do qưuan niệm chưa toàn diện về đội ngũ cán bộ Tư pháp, cho nên ở nước ta có nhiều văn bản quy định cụ thể chức danh, tiêu chuẩn của từng loại cán bộ Tư pháp. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng quy hoạch, chọn lựa, bố chí và sử dụng cán bộ. Trong nhiều năm việc chọn lựa và bố trí cán bộ dựa vào tiêu chuẩn chung về trình độ và đạo đức còn các tiêu chuẩn cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ chưa được coi trọng đúng mức. Gần đây công tác tiêu chuẩn hóa cán bộ theo hướng chính quy và từng bước hiện đại hoá đã được đặt ra và đã có nhiều tiến bộ bước đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn xa mới có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hoá theo từng chức danh Tư pháp.

Thứ ba, công tác đào tạo nghề nghiệp Tư pháp chưa được coi trọng. Cho đến nay ở nước ta Chính phủ vẫn chưa chính thức phê chuẩn loại hình đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh Tư pháp. Nhìn chung các cán bộ Tư pháp khi nhận nhiệm vụ đều chưa được đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu một cách chính quy. Vì vậy họ phải tự học hỏi, tự tích luỹ kinh nghiệm nên phải mất nhiều thời gian mới có thể đạt được trình độ nghề nghiệp nhất định. Trong không ít trường hợp, do phải tự học và những hạn chế khác, người cán bộ Tư pháp còn học cả những kinh nghiệm không đúng của đồng nghiệp, dẫn đến hiệu quả công tác thấp, không đáp ứng nhu cầu xã hội; thậm chí áp dụng pháp luật sai gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc chưa tiến hành chính thức loại hình đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh Tư pháp dẫn đến một tình hình là quá coi trọng kinh nghiệm (tính theo thâm niên công tác), coi đó là tiêu chuẩn "Bất di bất dịch" và trong nhiều trường hợp tiêu chuẩn này còn được coi là quan trọng hơn đối với tiêu chuẩn chuyên môn. Thực tế đã cho thấy rõ, có nhiều cán bộ đã có được đào tạo có hệ thống, đã có bằng cử nhân luật hoặc cao hơn, nhưng phải đợi đủ thời gian công tác tại cơ quan Tư pháp rồi mới có thể được xem xét để bổ nhiệm vào chức vụ tương ứng. Điều này dẫn đến một tình hình là hạn chế sự khuyến khích, tạo nguồn cán bộ cho các cơ quan Tư pháp. Có những người học tập tốt, có bằng cử nhân luật loại khá giỏi muốn xin vào làm việc trong các cơ quan Tư pháp mà xin vào các cơ quan, tổ chức khác.

3. Dự báo nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về cán bộ pháp lý nói chung và Tư pháp nói riêng trong những năm sắp tới

Cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế - xã hội và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách hành chính, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp khác tiếp tục được hình thành như một số toà chuyên môn và các tổ chức tư vấn pháp luật sẽ làm nẩy sinh nhu cầu rất lớn về cán bộ luật. Sự phát triển của các tổ chức Tư pháp tư bên cạnh các tổ chức và cơ quan Tư pháp công cũng sẽ xuất hiện theo yêu cầu của khách quan; sự cần thiết phải có các chuyên gia pháp luật làm việc trong nhiều tổ chức kinh tế quốc gia và quốc tế lại càng làm gia tăng nhu cầu về cán bộ có trình độ cao và giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật. Đồng thời với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tự thân của cán bộ, các nhà Doanh nghiệp và của nhân dân về sự hiểu biết pháp luật cũng sẽ xuất hiện ngày càng lớn.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy khi kinh tế xã hội càng phát triển thì phạm vi điều chỉnh của pháp luật càng rộng và đòi hỏi về cán bộ luật cũng sẽ tăng lên. Thật khó ước tính một cách tương đối chính xác tỷ lệ số lượng luật gia theo yêu cầu so với số dân của nước ta vào đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, có thể nhìn vào tỷ lệ này ở một số nước để tạm tiên lượng về nhu cầu cán bộ pháp lý ở Việt Nam những năm tới. ở Đan mạch và Phần lan tỷ lệ người có bằng cử nhân luật trên số dân là 1/420; ở Nauy là 1/400; ở Thuỷ điển là 1/460 và ở Mỹ là 1/300. Trong các nước châu á tỷ lệ này vào khoảng từ 1/600 đến 1/800.

Như vậy, có thể ước tính rằng đối với Việt Nam nhu cầu vào đầu thế kỷ XXI có thể cần phải có khoảng 70.000 đến 80.000 người có trình độ đại học và sau Đại học luật, nghĩa là gấp từ 7 đến 8 lần hiện nay và chiếm tỷ lệ khoảng 1 luật gia/1000 dân. Đội ngũ cán bộ tư pháp cũng sẽ được bổ sung và tăng cường để đạt số lượng khoảng trên 30.000 người. Như vậy nhu cầu về đào tạo cán bộ luật còn lớn.

Mấy năm gần đây việc mở rộng quy mô đào tạo luật học đã tạo ra được những điều kiện tốt cho việc tạo nguồn chọn lựa, tiếp tục đào tạo nghề nghiệp để bổ sung cán bộ cho các cơ quan Tư pháp trong những năm trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, vì quy mô đào tạo mới được mở rộng trong một vài năm trở lại đây, cho nên cũng phải ít năm sau đội ngũ cán bộ Tư pháp mới có được nguồn bổ sung tương đối dồi dào, còn hiện tại vẫn có những hạn chế đáng kê. Và dù rằng nguồn bổ sung có tăng hơn so với trước, nhưng nếu như cách thức đào tạo nghề nghiệp Tư pháp không được đẩy mạnh thì việc bổ sung cán bộ cho các cơ quan Tư pháp vẫn gặp nhiều khó khăn vì vướng mắc tiêu chuẩn về thâm niên công tác.

Vì vậy cần phải có những phương hướng và giải pháp phù hợp để giải quyết khắc phục những khó khăn và tồn tại đó.

4. Phương hướng và giải pháp xây dựng và đổi mới đội ngũ cán bộ Tư pháp.

Bên thềm của thế kỷ thứ 21, cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới, việc phải tăng cường mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp trong một thời gian tương đối ngắn và đang trở thành nhu cầu hết sức bức thiết, không thể chậm trễ, càng không thể ngồi chờ. Để làm được việc đó thiết nghĩ cần thực hiện ngay một số phương hướng và giải pháp sau:

- Cần tạo ra một sự nhận thức thống nhất về mô hình tổ chức của hệ thống các cơ quan Tư pháp Việt Nam, xác định rõ cơ cấu đội ngũ cán bộ Tư pháp, các mối quan hệ và cơ chế quản lý để từ đó có sự phối hợp chỉ đạo và thực hiện các biện pháp nhằm nhanh chóng xây dựng khắc phục những yếu kém trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có những khó khăn nhất định.

- Nhanh chóng xây dựng đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp luật xác định rõ hệ thống chức danh cán bộ Tư pháp và các tiêu chuẩn cụ thể của mỗi chức danh, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc chọn lựa, đào tạo và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ Tư pháp. Chúng tôi cho rằng trong hệ thống chức danh Tư pháp cần tách đôi một số chức danh "kép" như kiểm sát viên thành công tố viên và dự thẩm viên (điều tra viên), luật sư thành luật sư trang tụng và luật sư tư vấn và dự thẩm viên; lập thêm một số chức danh mới như thừa phát lại, cảnh sát Tư pháp; thực hiện song hành hai loại cán bộ trong một số chức danh- công chức Tư pháp và chuyên gia Tư pháp

- Trước mắt cần thực hiện ngay việc rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ Tư pháp hiện có và tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu hiện tại trong một số năm tới về cán bộ Tư pháp theo từng chức danh để từ đó lập quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ. Để làm việc này cần có sự chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Tư pháp với nhau; giữa các cơ quan ở Trung ương với các cơ quan ở địa phương; giữa các cơ quan thực hiện với các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.

- Tổ chức tổng kết quá trình đào tạo luật học nói chung và đào tạo cán bộ Tư pháp nói riêng trong những năm qua để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Cần thực hiện việc đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo cán bộ pháp lý nói chung và cán bộ Tư pháp nói riêng, trong đó việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh Tư pháp.

Theo chúng tôi mô hình tổng thể về đào tạo cán bộ Tư pháp là một quá trình đào tạo liên tục bao gồm các giai đoạn: đào tạo cơ sở (nền tảng) - đào tạo nghề nghiệp - đào tạo lại (bồi dưỡng). Cần thay đổi quan điểm cho rằng người cán bộ Tư pháp chỉ cần có bằng cử nhân luật là đủ. Việc đào tạo theo chương trình Đại học luật có vai trò hết sức quan trọng, vì vậy gọi là đào tạo "nền". Trong quá trình đào tạo này sinh viên được trang bị kiến thức lý luận cơ bản và những kiến thức chuyên sâu về hệ thống pháp luật thực định; rèn luyện phương pháp tư duy khoa học và tiếp cận một mức độ nhất định với thực tiễn pháp lý. Tuy nhiên chỉ có hình thức đào tạo đó thì chưa đủ. Để nhanh chóng có nhiều cán bộ Tư pháp giỏi thì dứt khoát phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh Tư pháp.

Việc đào tạo nghề nghiệp theo các chức danh Tư pháp có những điểm khác cơ bản so với đào tạo nền: thứ nhất, đối tượng đào tạo là những người đã có bằng cử nhân luật, nghĩa là đã qua giai đoạn đào tạo nền, có phẩm chất tốt và có những tư chất phù hợp để trở thành người cán bộ Tư pháp tương lai. Thứ hai, việc đào tạo nghề nghiệp Tư pháp được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp tập giải quyết các tình huống cụ thể và rèn luyện kỹ năng thực hành. Thứ ba, nội dung chủ yếu của chương trình đào tạo nghề nghiệp Tư pháp là những kiến thức về môi trường Tư pháp, môi trường xã hội, pháp luật về tố tụng và kỹ năng nghề nghiệp, không đạt trọng tâm về trang bị những kiến thức lý luận và về hệ thống pháp luật thực định nữa. Thứ tư, quá trình đào tạo nghề luôn luôn gắn với quá trình quản lý và sử dụng cán bộ. Người học viên đi học các lớp này đã được chọn lựa kỹ và nằm trong quy hoạch đội ngũ cán bộ Tư pháp. Trong thời gian học tại trường họ có tư cách như người công chức tập sự. Sau khi ra trường họ trở thành những công chức thực thụ có tay nghề được đào tạo chính quy, có thể nhanh chóng thực thi nhiệm vụ được giao trong có hiệu quả.

Loại hình đào tạo nghề nghiệp Tư pháp có nhiềue ưu điểm như đã nói. Tuy nhiên để thực hiện chương trình đào tạo này cần hội đủ nhiều điều kiện. Trước mắt do nhiều tổ chức, cơ quan chưa có điều kiện thực hiện chương trình này, Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo việc đào tạo những khoá ban đầu cho các chức danh Tư pháp thuộc Bộ quản lý và sẽ bàn phối hợp và hỗ trợ cho các cơ quan khác trong lĩnh vực này nếu các cơ quan đó có nhu cầu. Trong tương lai, khi các tổ chức và cơ quan Tư pháp khác như luật sư Đoàn, các tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện để thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thuộc tổ chức và cơ quan mình thì Bộ chỉ tập trung thực hiện đào tạo một số chức danh.

Cùng với việc đào tạo nền, đào tạo nghề cũng cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ Tư pháp. Đây thực chất là loại hình đào tạo bổ sung cập nhật những kiến thức mới và phổ biến những kinh nghiệm mới, tiên tiến được rút ra trong quá trình hoạt động của các cơ quan và cán bộ Tư pháp. Có 2 loại hình bồi dưỡng thường xuyên là bắt buộc và tự chọn. Đối với loại hình bồi dưỡng tự chọn, cơ chế thực hiện có sự mềm dẻo hơn. Hàng năm hệ chuyên đề về các vấn đề mới, hấp dẫn và cần thiết được biên soạn và thông báo rộng rãi để đội ngũ cán bộ tự đăng ký chuyên đề cần nghe và chủ động sắp xếp thời gian và điều kiện để đi dự lớp.

Với cách thức đào tạo như trên người cán bộ Tư pháp có điều kiện để thường xuyên học hỏi cập nhật, bổ sung, đổi mới và hoàn thiện kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, khắc phục những yếu kém và nhược điểm, nhất là có thể tránh được sự bảo thủ, trì trệ và kinh nghiệm chủ nghĩa, máy móc và sơ cứng trong hoạt động nghề nghiệp.

Đồng thời bên cạnh việc đào tạo có hệ thống ở trình độ cao, vẫn cần duy trì một tỷ lệ thích hợp việc đào tạo hệ trung cấp pháp lý và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp cấp thấp một cách hợp lý. Không nhất thiết các cán bộ Tư pháp cấp thấp phải có kiến thức Đại học luật và chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp một cách chính quy.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giáo viên. Đây là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo cán bộ Tư pháp. Với mô hình đào tạo trên, đội ngũ giáo viên cũng có nhiều loại, bao gồm: Các giáo viên chuyên nghiệp, các giáo viên kiêm chức và các giáo viên hướng dẫn thực hành.

- Đầu tư thoả đáng cho công tác xây dựng giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo và hoạt động thực tiễn của cán bộ Bộ Tư pháp, bao gồm: Các giáo trình giảng dạy hệ Đại học, cao học và NCS, các giáo trình, tài liệu đào tạo nghề theo các chức danh Tư pháp, hệ sách và tài liệu tham khảo, hệ tài liệu bồi dưỡng theo chuyên đề định kỳ, các tập hệ thống hoá các văn bản pháp luật phục vụ cho các chức danh.

- Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo. Bên cạnh hệ thống các cơ sở đào tạo Đại học luật hiện có cần đề nghị với Chính phủ cho chính thức hoá loại hình đào tạo nghề và nhanh chóng xúc tiến việc thành lập một số cơ sở đào tạo nghề tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực khác.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Tư pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III

 

 

 

Các bài tham luận tại hội thảo đổi mới quản lý ngành tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu hội thảo

 

đổi mới quản lý ngành tư pháp

 

 

Đà Lạt- lâm đồng

22- 24/ 12/ 1997

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội

Tháng 12/ 1997

 

Báo cáo dẫn đề tại hội thảo

"đổi mới quản lý ngành tư pháp"

tháng 12/1997

 

 

 

I. Lý do tổ chức hội thảo:

 

1. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khoá VII và Hội nghị Trung ương 3 khoáVIII về cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tổ chức và hợp đồng của các cơ quan tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Bộ Tư pháp chủ trương nghiên cứu, xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp, từng bước hình thành cơ chế quản lý thống nhất các lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp về số lượng và chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước của các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cơ sở.

 

2. Để thực hiện chủ trương đó, năm 1995, Bộ đã thành lập Tiểu ban xây dựng đề án đổi mới quản lý ngành Tư pháp năm 1996- 1997, giao cho Viện Nghien cứu Khoa học Pháp lý phối hợp cùng Tiểu ban triển khai đề tài nghiên cứu cấp Bộ về "Đổi mới quản lý ngành Tư pháp". Đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Hiến được phân công làm trưởng tiểu ban đồng thời là Chủ nhiệm đề tài. Lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện là thành viên của Tiểu ban và trực tiếp viết các chuyên đề của đề tài.

 

3. Tong hơn hai năm qua Tiểu ban cà Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học ở Bộ và ở các địa phương (Hà Tây, Hoà Bình, Hải Dương…) tập hợp, xử lý các số liệu, sơ bộ hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu về lĩnh vực quản lý của ngành Tư pháp và một bản báo cáo tổng hợp.

 

4. Để hoàn chỉnh đề án và chuẩn bị nghiệm thu đề tài và Quý I năm 1998, được sự đồng ý của ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tiểu ban xây dựng đề án và Ban Chủ nhiệm đề tài "Đổi mới quản lý ngành Tư pháp" tổ chức Hội thảo quốcgia với sự tham gia của đại diện các Sở Tư pháp và một số cơ quan tư pháp địa phương (công chứng, Toà án, thi hành án…) tại 30 tỉnh, thành phố và đại diện của các Ban, ngành ở Trung ương có liên quan trực tiếp đến việc tạo nên hiệu quả lãnh đại, chỉ đạo công tác quản lý tư pháp (như Ban tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ khoa học công nghệ và môi trường…)

 

II. Mục tiêu và nội dung của Hội thảo:

 

1. Mục tiêu của Hội thảo.

 

Hội thảo nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề sau:

- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành tư pháp;

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc xác định mô hình tổ chức cơ quan tư pháp địa phương;

- Nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý Nhà nước của các cơ quan tư pháp.

 

2. Nội dung của Hội thảo.

 

Nội dung Họi thảo cần phản ánh đầy đủ thực trạng cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, giáo dục pháp luật đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm đổi mới quản lý ngành Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá VII) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khoá VIII).

 

a) Cơ chế quản lý chung:

- Cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn; ưu điểm, khuyết điểm, khó khăn tồn tại trong cơ chế quản lý ngành Tư pháp hiện nay.

- Các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý.

 

b) Đổi mới tổ chức: (Tập trung vào các cơ quan tư pháp địa phương).

 

- Thực trạng tổ chức cơ quan tư pháp địa phương hiện nay.

+ Mô hình tổ chức các cơ quan tư pháp địa phương (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu bộ máy, mối quan hệ).

+ Đội ngũ cán bộ (số lượng, chất lượng, yêu cầu đề tài, bồi dưỡng…).

 

c) Nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý tư pháp.

 

- Thực tiễn hoạt động và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp trong việc quản lý Nhà nước các lĩnh vực sau:

+ Xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật;

+ Quản lý Toà án nhân dân địa phương về tổ chức;

+ Quản lý công tác thi hành án dân sự;

+ Quản lý các công tác tư pháp khác;

+ Quản lý tài chính và tài sản công.

Trong mỗi lĩnh vực cần làm rõ những vấn đề sau:

1. Nhiệm vụ và nội dung quản lý Nhà nước về lĩnh vực liên quan.

2. Mô hình tổ chức cán bộ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

3. Cơ chế quản lý, cơ chế và phương thức phối hợp giữa ngành tư pháp với các cơ quan hữu quan để quản lý. Khó khăn, vướng mắc.

4. Hướng hoàn thiện mô hình quản lý trong giai đoạn từ nay đến năm 2000 và giai đoạn sau năm 2000.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ nhất

 

 

đánh giá tổng quát thực trạng

tổ chức hoạt động và quản lý

ngành tư pháp

 

 

 

 

1. Mặc dù có lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển những sau hơn 20 năm ngừng hoạt động (1960- 1981), ngành Tư pháp mới được thành lập lại bằng Nghị định số 143/ HĐBT ngày 22/12/1981. Trong hơn mười năm đầu, mặc dù lại tiếp tục trải qua những thử thách, thăng trầm về tổ chức (thời kỳ 1988-1990) trong giai đoạn cả nước chuyển đổi cơ chế quản lý theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Tư pháp vẫn kiên trì vừa xây dựng tổ chức, vừa triển khai hoạt động để đứng vững và tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội và trong bộ máy Nhà nước.

 

Với Nghị định số 38/CP ngày 4/6/1993, chức năng nhiệm vụ của ngành đã được mở rộng, tổ chức bộ máy được củng cố, đôị ngũ cán bộ được tăng cường. Trong số các nhiệm vụ được giao thêm trong mấy năm gần đây, có nhiều nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ, phải vừa làm vừa học, vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm để củng cố và hoàn thiện như quản lý thi hành án dân sự, quản lý thống nhất ngân sách thi hành án, ngân sách Toà án nhân dân địa phương, quản lý luật sư, tư vấn pháp luật (trong nước và nước ngoài ), trọng tài phi Chính phủ … Với sự cố gắng của toàn ngành, có thể nói, cho đén nay, ngành tư pháp đã được định hình với một hệ thống cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cơ sở, đã triển khai ngày càng nhiều hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp: xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý Toà án nhân dân địa phương về tổ chức; quản lý thi hành án dân sự; quản lý hành chính tư pháp đối với các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp luật cho cả nước; mở rộng quan hệ hợp tác quốctế về pháp luật và tư pháp với các nước trên thế giới.

 

Ngành Tư pháp đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân do dân và vì dân.

 

1.2. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động và quản lý ngành những năm qua cho thấy những khó khăn, tồn tại tổng quát sau đây:

 

1.2.1. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp trong nhiều lĩnh vực công tác tư pháp còn chưa được phân định rõ ràng.

 

 

Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì việc quản lý thống nhất lĩnh vực pháp luật và hành chính tư pháp là chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ nhưng Chính phủ lại giao chi nhiều ngành, nhiều cấp thực hiện trên cơ sở phối hợp. Trong các văn bản Luật hiện nay thường không phân biệt rõ ràng trách nhiện và thẩm quyền quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực hành chính- tư pháp giữa Ngành Tư pháp, các Bộ, ngành khác và chính quyền địa phương, đồng thời không xác định cơ chế phối hợp thống nhất giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý các công việc Tư pháp. Một số ví dụ cụ thể:

 

Trong công tác xây dựng pháp luật: chưa có văn bản nào xácđịnh rõ nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, của Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước hoạt động lập pháp, lập quy và rà soát, hệ thống hoá văn bản pháp luật.

 

Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Nghị định 38/CP chỉ quy định chung "Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về phổ biến, giáo dục pháp luật" nhưng chưa xác định rõ nội dung và phương thức quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, chưa quy định rõ cơ chế phối hợp giữa ngành Tư pháp với các ngành khác (giáo dục- đào tạo, văn hoá- thông tin) ở cả Trung ương và địa phương. Vì vậy, trên thực tế chưa hình thành được hệ thống lãnh đại, chỉ đạo, điều hành thông duốt, thống nhất trên quy mô toàn quốc, dẫn đến tình trạng như một số ý kiến đã phát biểu tại các Hội thảo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: "Một dàn hợp xướng thiếu nhạc trưởng!".

 

Trong lĩnh vực quản lý Toà án nhân dân địa phương về tổ chức: Quy chế phối hợp giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốcphòng ban hành kèm theo Nghị địnhsố 46/NQ/UBTUQH 9 ngày 29/9/1993 đã xác định rõ nội dung quản lý và giới hạn thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (những nội dung quản lý nào phải thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những nội dung nào chỉ phải trao đổi ý kiến trước khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định; phương thức giải quyết có khi bất đồng ý kiến trong từng nội dung). Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp chủ thể quản lý (Bộ trưởng Bộ Tư pháp) không thể quyết định được sự việc nếu chủ thể phối hợp (Chánh án Toà án nhân dân tối cao…) chưa có ý kiến trả lời. Do đó, có ý kiến cho rằng cần xác định lại rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý (Bộ Tư pháp) và cơ quan phối hợp (Toà án nhân dân tối cao) cũng như với cấp uỷ địa phương.

 

Trong lĩnh vực quản lý công tác thi hành án dân sự: Bộ Tư pháp được giao trách nhiệm quản lý thống nhất, toàn diện cả về tổ chức lẫn nghiệp vụ Thi hành án đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm "Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương". Tuy nhiên, vẫn còn những điểm bất hợp lý, chưa rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lặp trong quy định về thẩm quyền quản lý, đặc biệt trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự. Hiện nay, Đội thi hành án dân sự bị quá nhiều cơ quan kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đội, hiệu quả kiểm tra cũng không cao.

 

Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật có hiệu lực cao để xác định rõ nội dung, phạm vi quản lý Nhà nước về pháp luật và hành chính tư pháp mà Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp; về mô hình và cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành khác với UBND tỉnh trong khi cung thực hiện chức năng quản lý tư pháp ở Trung ương và địa phương.

 

1.2.2. Chưa có một cơ chế thóng nhất trong quản lý Nhà nước về pháp luật và hành chính tư pháp thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của ngành tư pháp.

 

 

Là hệ quả của điểm 1, mặc dù theo luật định, Bộ Tư pháp có chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác tư pháp (Điều 1- Nghị định 38/CP ) nhưng trên thực tế trách nhiệm quản lý một số lĩnh vực tư pháp được chia sẻ cho nhiều ngành, nhiều cấp.

 

Do đó, tương ứng với các phạm vi và thẩm quyền quản lý khác nhau, đã hình thành những cơ chế quản lý của ngành rất khác nhau (không thống nhất) trong từng lĩnh vực tư pháp. Có thể tạm chia thành 4 loại cơ chế chính sau:

 

 

- Cơ chế Bộ Tư pháp quản lý thống nhất, toàn diện cả về tổ chức, kinh phí và nghiệp cụ đối với công tác thi hành án dân sự (Nghị định 30/CP ngày2/6/2993).

 

- Trong cơ chế này:

 

- Bộ Tư pháp trực tiếp chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ; trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về tổ chức; bảo đảm trực tiếp phân phối hạn mức kinh phí cho các Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp và giao cho Phòng thi hành án thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II đối với kinh phí cấp cho các Độ thi hành án là các đoen vị hạch toàn báo sổ của Phòng thi hành án.

 

- Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện chức năng "kép": Vừa giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức công tác thi hành án ở địa phương, vừa thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về mặt tổ chức các Phòng thi hành án, Đội thi hành án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp (uỷ quyền)- (theo Điều 2, QĐ số 141/QĐ-QLTA- THA ngày 21/3/1994). Khi thực hiện, Giám đốc sr phải tham khảo ý kiến Trưởng phòng, Đội trưởng thi hành án.

 

- Cơ chế Bộ Tư pháp quản lý về tổ chức, kinh phí của các Toà án nhân dân địa phương trên cơ sở phối hợp với Toà án nhân dân tối cao. (Điều 16, Luật tổ chức nội dung).

 

Trong cơ chế này:

 

+ Bộ Tư pháp trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về tổ chức; trực tiếp tổng hợp dự toán ngân sách; trực tiếp phân phối hạn mức kinh phí cho Toà án nhân dân địa phương (bao gồm cả Toà án nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân huyện) bằng hình thức "thông báo hạn mức kinh phí" qua hệ thống kho bạc Nhà nước; kiểm tra xét duyệt quyết toán của Toà án nhân dân địa phương trên cơ sở xác nhận của kho bạc địa phương (khoản 2, mục2, Thông tư liên bộ 88/TTLB ngày 31/12/1992 của liên bộ tài chính- tư pháp).

 

+ Sở Tư pháp thực hiện việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân quận, huyện trong một số lĩnh vực theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Điều 1, quyết định 141/QĐ- QLTA- THA). Trong khi thực hiện các nhiệm vụ này, Giám đốc Sở Tư pháp tham khảo ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh theo Quy chế phối hợp số 91/TP -TA ngày 19/1/1994.

 

- Cơ chế Bộ Tư pháp chỉ đạo về quản lý nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra về tổ chức, trực tiếp quản lý một số vấn đề về nhân sự trong quan hệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành khác. (Ví dụ: Đối với Công chứng Nhà nước, trọng tài kinh tế, xây dựng tổ chức ngành tư pháp ở địa phương).

 

Trong cơ chế này:

+ Bộ Tư pháp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức và trực tiếp quản lý việc cấp và thu hồi thẻ hành nghề cho Công chứng viên, Trọng tài viênghề nghiệp được hỏi ý kiến trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tư pháp.

 

+ Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc phân cấp quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

 

- Cơ chế Bộ Tư pháp chỉ đơn thuần chỉ đạo và quản lý nghiệp vụ được các Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố tham khảo ý kiến về tổ chức, cán bộ trong một số lĩnh vực tư pháp. (Đối với các công tác xây dựng và rà soát văn bản pháp luật, pháp quy; phổ biến, giáo dục pháp luật; hoà giải; giám định tư pháp; hộ tịch…).

 

Do sự tồn tại của các cơ chế quản lý khác nhau đó nên:

 

- Để thực hiện quản lý thống nhất công tác tư pháp ở địa phương, Bộ Tư pháp đã phải dùng biện pháp tình thế, phân cấp một số nhiệm vụ (có thể được) thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp như quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức, quản lý công tác thi hành án dân sự… cho cơ quan chuyên môn của UBND các cấp ở địa phương giúp (hiện nay là các cơ quan Tư pháp địa phương). Cơ chế này làm cho các cơ quan tư pháp địa phương (đặc biệt là Sở Tư pháp) rơi vào thực trạng là cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp, những vừa phải giúp UBND cùng cấp quản lý các công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của UBND, vừa phải giúp Bộ Tư pháp thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp phân cấp. Trong khi đó, tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ của các cơ quan Tư pháp địa phương do UBND tỉnh, thành phố quyết định chỉ đủ để UBND cùng cấp thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý tư pháp của UBND, dẫn đến mâu thuẫn giữa cơ cấu tổ chức, biên chế, đọi ngũ cán bộ và chức năng, nhiệm vụ hiện nay của các cơ quan tư pháp địa phương. Vì không đủ lực lượng cán bộ nên hoạt động tư pháp ở địa phương phải dàn trải, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực tư pháp khác nhau hoặc phải tập trung làm việc theo kiểu cuốn chiếu, hoặc bỏ trống một số lĩnh vực (đặc biệt ở tư pháp huyện và xã)… Nhìn chung, hiệu quả hoạt động tư pháp ở những địa phương này không cao, do c quản lý không thống nhất gây ra.

 

Phần lớn các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp như Pháp lệnh về tổ chức luật sư 1987: "Quy chế Đoàn luật sư" ban hành kèm theo Nghị định số 15/HĐBT 1989; Nghị định số 117/ HĐBT năm 1988 về giám định Tư pháp; "Điều lệ đăng ký hộ tịch" ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP năm 1961 về quản lý và đăng ký hộc tịch và các văn bản hướng dẫn khác về lĩnh vực này được ban hành theo cơ chế cũ, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật này không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, đồng thời nhiều quan hệ mới phát sinh theo cơ chế mới chưa được quy định kịp thời, dẫn đến thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp chưa được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay và thiếu hẳn một cơ chế quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đây là một trong những khó khăn lớn trong việc kiện toàn tổ chức, xây dựng cơ chế quản lý thống nhất, có hiệu quả của ngành Tư pháp. Thực trạng trên đòi hỏi một cách khách quan phải thau đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về các lĩnh vực tư pháp để tạo môi trường pháp luật thuận lợi cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ác cơ quan tư pháp.

 

- Cần có những giải pháp trước mắt để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong từng cơ chế quản lý trên cơ sở pháp luật hiện hành, đồng thời nhiệm vụ xây dựng cơ chế quản lý thống nhất của ngành tư pháp với những bước đi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của ngành.

 

1.2.3. Tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ để thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về pháp luật và hành chính tư pháp của ngành tư pháp: chưa được quy định thóng nhất, chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ mới.

 

 

So với yêu cầu nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác quản lý hành chính tư pháp ngày một tăng của ngành thì cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành tư pháp từ Trung ương đến địa phương, cơ sở đều còn chưa hợp lý; đội ngũ cán bộ ở phần lớn các cơ quan tư pháp địa phương còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

 

Một nguyên nhân quan trọng, trực tiếp của tồn tại này là do chưa có văn bản pháp luật nào quy định thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy cảu các cơ quan, tổ chức tư pháp địa phương . Theo Nghị định số 38/CP thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm và quyền hạn quy định về vấn đề này sau khi được sự thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức cán bộ Chính phủ chỉ quy định thống nhất chức năng, nhiệm vụ mà không quy định cơ cấu bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương, dành quyền đó cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy do nhận thức khác nhau nên việc xác định tổ chức, biên chế, kiện toàn đội ngũ cán bộ ở các cơ quan tư pháp địa phương cũng rất khác nhau trong cả nước, phần lớn là bất hợp lý, không căn cứ đầy đủ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành tư pháp. Điều đó dẫn đến thực trạng là mặc dù rất cố gắng nhưng do cơ cấu bất cập, đội ngũ cán bộ quá thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nên nhiều lĩnh vực công tác chưa được triển khai hoặc triển khai ở mức độ rất thấp, hiệu quả hoạt động không cao.

 

Vì vậy, việc cần làm ngay là Bộ Tư pháp cùng với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 12/TTLB theo những hướng sau:

 

- Quy định rõ chức năng "kép" của Sở Tư pháp vừa có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương vừa có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện phân cấp, uỷ quyền quản lý các lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trong phạm vi địa phương.

 

- Bổ sung các nhiệm vụ mới được Nhà nước giao thêm cho ngành tư pháp mà chưa được quy định trong Thông tư liên bộ số 12/TTLB.

 

- Quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao để áp dụng thống nhất trong cả nước không để Uỷ ban nhân dân tỉnh tự quyết định theo ý chí chủ quan như hiện nay.

 

Các khó khăn, tồn tại chung, tổng quát trên đây (về nội dung và thẩm quyền quản lý của ngành tư pháp; về cơ chế quản lý hiện hành đối với từng lĩnh vực hoạt động tư pháp; về tổ chức bộ máy và cán bộ) sẽ được phân tích cụ thể trong các tham luận chuyên đề.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần thứ hai

 

phương hướng tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp từ nay đến năm 2000 và sau năm 2000

 

 

 

 

I. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới của ngành tư pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng.

 

1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được để hoàn thành các nhiệm vụ mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra.

 

Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, ngành Tư pháp nước ta đã có sự phát triển không ngừng, chức năng, nhiệm vụ ngày càng được mở rộng và cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý bằng pháp luật mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vị trí,vai trò của ngàng ngày càng được khẳng định trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Toàn ngành đã có hệ thống tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương đến địa phương với đội ngũ khá đông đảo về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, từng bước khẳng định được vị trí, vai trò trong đời sống xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.

 

Tuy nhiên, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đang đặt ra từ nay đến năm 2000 và những năm tiếp theo đối với ngàng Tư pháp là hết sức nặng nề, phức tạp trong cả 3 lĩnh vực, xây dựng pháp luật.

 

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Trong phần "tiếp tục cảI cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam " đã đề ra phương hướng cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp ở 3 lĩnh vực:

 

Xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp;

Củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp;

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có phẩm chất, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng .

 

Những yêu cầu này đòi hỏi toàn ngành phải có cố gắng nỗ lực vượt bậc, tự đổi mới và hoàn thiện để hoàn thành tốt những nhiệm vụ đang và sẽ phải đảm đương.

 

Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá đầy đủ, toàn diện các mặt, các lĩnh vực quản lý của ngành, những ưu điểm, tồn tại qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành của ngành, kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới.

 

2.Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, cải cách nền hành chính quốc gia và đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.

 

2.1- Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhiệm vụ cải cách tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan Tư pháp.

 

a/ Tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, do đó việc đổi mới tổ chứcvà hoạt động của ngànhvừa là tiền đề, vừa là kết quả của cải cách tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan tư pháp vừa phục vụ trực tiếp cho đổi mới tổ chức, hoạt động của ngành tư pháp.

 

Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khoáVII (1995) và Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khoá VIII (1997) đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan tư pháp ổ các mặt và các nội dung cơ bản sau:

 

- Tiếp tục sửa đổi, bổ xung pháp luật, làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp; sớm ban hành Bộ luật tố tụng dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân. Nghiên cứu xây dựng các tổ chức trọng tài để thực hiện chức năng hoà giải các tranh chấp. Nghiên cứu sửa đổi Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự phù hợp với tình hình mới. Mở rộng quan hệ quốc tế về tương trợ tư pháp, về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công khai trong hoạt động.

 

Về tổ chức hoạt động của toà án nhân dân : Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét xử sơ chung thẩm của Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự Trung ương, nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng. Trên cơ sở kiện toàn tổ chức và cán bộ, nghien cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩmđược thực hiện chủ yếu ở toà án cấp này; Toà án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt chức năng giám đốc thẩm. Về quản lý cán bộ, nghiên cứu phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán caps tỉnh và toà án cấp huyện; điều chỉnh tiêu chuẩn tuyển chọn cho phù hợp tình hình cán bộ hiện nay để bổ sung đủ thẩm phán cho toà án cấp huyện và toà án cấp tỉnh;

Tổng kết thực tiễn công tác quản lý tòa án địa phương, xác định rõ trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong việc quản lý các toà án địa phương về tổ chức và cán bộ.

 

- Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chong các bản án và quyết định của toà án, của tổ chức trọng tài, chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân. Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án trên cơ sở hoàn thiện pháp luật thi hành án. Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát tư pháp.

 

- Quy định rõ nguyên tắc, nội dung hoạt động của các tổ chức hỗ trợ tư pháp để hỗ trợ đắc lực vho hoạt động xét xử của Toà án một cách khách quan, chính xác và đúng luật. Đổi mới quản lý Nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp phù hợp với chủ trương xã hội hoá; kết hợp quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí. Củng cố cac cơ quan giám định tư pháp để hỗ trợ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; sớm thành lập Viện giám định pháp y quốc gia.

 

- Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sach, vững mạnh; tăng cường công tác giám sáu, kiểm tra, thành tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ.

b/ Những định hướng nêu trên sẽ tác động đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của bộ máy ngành tư pháp ở các mặt sau:

 

* Trong nhiệm vụ xây dựng pháp luật, ngành tư pháp là một đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan sớm chuẩn bị, hoàn thiện và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật cần thiết quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống tư pháp nói riêng, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến việc tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp trong nội bộ nhân dân, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

 

* Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp sẽ tập trung thêm cho ngành tư pháp một số nhiệm vụ quyền hạn, đồng thời, trong số các nhiệm vụ quyền hạn đã được giao trước đây cũng cần phải được xem xét đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý cho phù hợp với tình hình mới. Đặc biệt là ở các mặt, các lĩnh vực sau:

 

- Nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của ngành trong hoạt động lập pháp, lập quy, đặc biệt là trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho cải cách tư pháp, cho hoạt động quản lý của ngành.

 

- Cải tiến phương thức, biện pháp quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực: quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức; quản lý thi hành án theo hướng tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tư pháp; quản lý luật sư tư vấn pháp luật và các tổ chức hành chính- tư pháp khác (công chứng, giám định, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp…).

 

- Củng cố, kiện toàn bộ máy, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thuộc ngành tư pháp theo hướng tinh gọn, bảo đảm sự điều hành tập trung, thông suốt có hiệu lực từ Trung ương đến địa phương, chuẩn bị tốt các tiền đề về tổ chức để đảm nhận các nhiệm vụ mới theo sự phân công của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 

* Trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cần xây dựng được một cơ chế phối hợp đồng bộ, ăn khớp, hỗ trợ cho nhau giữa ngành Tư pháp với các cơ quan Toà án, Viện Kiểm sát… trong hệ thống tư pháp. Thực chất, đây là một mặt biểu hiện của mối quan hệ phân công và phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp của Nhà nước ta theo nguyên tắc: "quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp"

 

2.2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt: cải cách nền hành chính Nhà nước.

 

Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: "cải cách nền hành chính Nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính " .

a/ Trước hết, tập trung cải cách thủ tục trong các lĩnh vực tác động trực tiếp đến nhân dân, đến cơ sở như quản lý Toà án, thi hành án, công chứng, hộ tịch, quốc tịch, quản lý tài chính, luật sư, tư vấn pháp luật,..

 

Đẩy mạnh việc giải quyết các khiếu nại tố cáo của dân liên quan đến tổ chức hoạt động của ngành. Coi trọng vai trò hoà giải ở cơ sở. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý cán bộ trong việc giải quyết các đoqn, thư tố cáo về những sai phạm của cán bộ, công chức ngành tư pháp.

 

Chú trọng việc đề xuất các biện pháp có hiệu quả đổi mới quy trình lâp pháp, lập quy, nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, thết lập trật tự kỷ cương xã hội, kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

 

b/ Cải cách tổ chức bộ máy : thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành theo định hướng làm cho bộ máy tinh gọn, bảo đảm sự đièu hành tập trung, thống nhất, thông suốt, có hiệu lực từ Bộ xuống đến Sở, phòng, Ban Tư pháp. Xác định cụ thể, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp quản lý trong từng lĩnh vực quản lý của ngành. Vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủvà nguyên tắc kết hợp giữa ngành và lãnh thổ trong hoạt động quản lý của ngành. Định lượng rõ, cụ thể các nguyên tắc này cho phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực quản lý để xác định rành mạch, cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của Bộ, của Sở, Phòng,Ban Tư pháp. Phân định rõ và xây dựng cơ chế phối hợp hợp lý giữa ngành Tư pháp với các cơ quan, Ban ngành khác trong hệ thống tố chức bộ máy Nhà nước ở các cấp.

 

c/ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của ngành tư pháp đủ sức đảm nhiệm và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của thời kỳ mới. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc công chức của ngành, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nhiệm vụ với chính sách đãi ngộ. Thực hiện việc tuyển dụng và đề bạt qua thi tuyển hoặc kiểm tra sát hạch. Huấn luyện lại và tuyển chọn công chức theo tiêu chuẩn chức danh của ngành.

 

Đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức theo kịp trình độ hiện đại. Phấn đấu sau một số năm, các công chức ngành tư pháp đều đạt tiêu chuẩn quy định cho từng ngạch, từng chức danh, từng bước hiện đại hoá công sở và sớm hình thành mạng lưới tin học trong hệ thống quản lý của ngành.

 

2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải được dặt trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị của nước ta.

 

"Mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân" và để khắc phục tình trạng "Năng lực và hiệu quả lãnh đại của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các ngành đoàn thể chính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình" .

 

ở mức độ khái quá thì chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của ngành gắn chặt với tổ chức và hoạt động của các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị của nước ta: Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội mà ngành Tư pháp là một bộ phận trong hệ thống chính trị đó. Do vậy chúng ta phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ, có sự tác động qua lại lẫn nhau, những kết quả và thành tựu trong đổi mới hệ thống chính trị là tiền đề cho đổi mới ngành và ngược lại những thành công trong đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành sẽ tại điều kiện cho đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị. Trước hết, về phía ngành tư pháp, cần phải xác định rõ việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành phải dựa trên cơ sở và để bảo đảm cho việc đổi mới hệ thống chính trị theo định hướng mà Đảng đã đề ra nhằm thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân.

 

3. Cần có các bước đi, biện pháp thích hợp, xử lý tốt các mối quan hệ phát sinh, kết hợp điểm và diện, bộ phận với toàn bộ, trước mắt và lâu dài trong quá trình đổi mới.

 

Nghị quyết VIII đã chỉ rõ "xác định đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới" . Định hướng này cần phải được quán triệt và vận dụng sáng tạo trong quá trình đổi mới của ngành.

 

3.1. Cần tập trung xây dựng cho được các tiền đề, dự báo cơ bản về phát triển ngành:

 

Cần xây dựng các định hướng trước mắt (đến năm 2000) và định hướng chiến lược (2000 trở đi) trong đó kết hợp các giải pháp tình thế và giải pháp chiến lược trong mối quan hệ biện chứng giữa các giải pháp. Dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ, toàn diện các mặt khách quan và chủ quan, các điều kiện và tiền đề, đưa ra các dự báo, các định hướng cơ bản để hướng dẫn, tạo điều kiện xây dựng tổ chức bộ máy của ngành theo định hướng ấy.

 

Việc xây dựng các định hướng phải trên cơ sở quán triệt những quan điểm lớn được thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, văn kiện Đại hội Đảng, đồng thời xuất phát từ sự tổng kết thực tiễn xây dựng ngành trong những năm qua và nhu cầu quản lý ngành trong những năm sắp tới.

 

3.2. Cần lựa chọn bứôc đi, biện pháp thích hợp:

 

a/ Trước mắt có thể xác định một số mục tiêu cụ thể, một số lĩnh vực trọng tâm, một số hoạt động chủ yếu để đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo thế và lực cho những bước đổi mới hoàn thiện tiếp theo.

 

 

Từ nay đến năm 2000 có thể tập trung vào một số công việc sau:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của ngành.

 

- Xây dựng củng cố lực lượng, mô hình tổ chức theo các định hướng mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khoá VII), Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra. Trongđó chú trọng củng cố tổ chức bộ máy của cơ quan tham mưu của Bộ (cơ quan Văn phòng Bộ), các Sở Tư pháp, Phòng, Ban Tư pháp ở các mặt: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy sắp xếp lại nhân sự, biên chế đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, từng bước hiện đại hoá công sở…

 

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp tốt với các Bộ, ngành, các cấp có liên quan trong lĩnh vực quản lý ngành. Do chức năng, nhiệm vụ của ngành có liên quan đến cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cho nên cần có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rành mạch và trên cơ sở đó tạo ra sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp với các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan.

 

- Xác định rõ mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Bảo đảm sự diều hành tập trung thông suốt, có hiệu lực từ Bộ đến Sở, Phòng, Ban Tư pháp, đồng thời phát huy quyền chủ động năng động của địa phương trên địa bàn lãnh thổ.

 

- Xác định một số lĩnh vực trọng tâm để có sự quan tâm giải quyết tốt trong những năm trước mắt như xây dựng pháp luật và tuyên truyền giáo dục pháp luật, một số lĩnh vực quản lý ngành như quản lý thi hành án, quản lý Toà án, công chứng, luật sư, tư vấn pháp luật, đào tạo…

 

- Sử dụng các biện pháp có sự kết hợp đồng bộ giữa chính sách cơ chế với tổ chức bộ máy và con người để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình đổi mới

 

b/ Kết hợp các giải pháp tình thế và giải pháp chiến lược, trước mắt và lâu dài trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và khả năng cụ thể. Giải pháp chiến lược tạo định hướng chung cơ bản, trên cơ sở đó xác định các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trong tổng thể định hướng chung. Yêu cầu này đòi hỏi trong từng lĩnh vực, từng bộ phận phải có kế hoạch, trong đó xác định mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện tốt các nhiệm vụ quyền hạn đã được quy định trong Nghị định 38/CP , vừa triển khai tiếp nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mới được giao như quản lý tổ chức tư vấn pháp luật, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Trọng tài kinh tế phi Chính phủ, quốc tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp … và những nhiệm vụ sẽ được giao thêm trong thời gian tới.

 

II/ Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành tư pháp từ nay đến năm 2000.

 

Trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo về cải cách hành chính và cải cách tư pháp do Đại hội Đảng VIII đề ra cùng với việc nghiên cứu, sơ kết thực tiễn hoạt động của ngành sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau năm năm triển khai hiến pháp 1992, từ nay đến năm 2000, toàn ngành Tư pháp phải nỗ lực tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là sự đổi mới và hoàn thiện trên cả ba phương diện : thể chế, tố chức bộ máy và đội ngũ công chức tư pháp.

 

1. Đổi mới thể chế hành chính - tư pháp :

 

1.1. Hoàn thiện trên cơ sở pháp lý cho các hoạt động tư pháp.

 

Bộ Tư pháp phối hợp cùng các ngành hữu quan nghiên cứu, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội và Chính phủ, chủ trì hoặc tham gia dự thảo để trình ban hành theo thẩm quyền những văn bản pháp luật mới và văn bản sửa đổi, bổ sung điều chỉnh các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý thống nhất của Bộ Tư pháp theo Nghị định số 38/CP . Một số văn bản quan trọng cần tập trung là:

 

- Luật(Pháp lệnh) về thẩm quyền, thủ tục, trình tự ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó khẳng định rõ vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực này; trách nhiệm, quyền hạn của Sở Tư pháp trong công tác xây dựng văn bản pháp quy ở địa phương.

 

- Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một chương trình quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật để bảo đảm tính định hướng thống nhất, tính kế hoạch và các nội dung cũng như cơ chế quản lý Nhà nước về giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của nhân dân. Xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực này.

 

- Các Luật tố tụng và Luật tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi) theo những định hướng do Đại hội Đảng lần thứ VIII và các Hội nghị Trung ương đã đề ra.

 

- Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn theo hướng tập trung sự quản lý thống nhất công tác thi hành án, bao gồm cả thi hành án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động… vào Bộ Tư pháp. Để chuẩn bị cho việc ban hành và thực hiện Luật thi hành án, cần nghiên cứu mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm nhiệm thi hành và quản lý thi hành án theo Luật định.

 

- Pháp lệnh Luật sư và các văn bản hướng dẫn nhằm đổi mới cơ bản tổ chức, hoạt động và quản lý luật sư phù hợp với điều kiện cụ thể của giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế như: khẳng định hoạt động luật sư là một nghề tự do, tôn trọng nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm của luật sư thông qua các quy định về tổ chức hành nghề (các hình thức Văn phòng luật sư) và tổ chức hiệp hội của luật sư (Đoàn luật sư); đồng thời tăng cường tác động tích cực của Nhà nước vào quá trình hình thành và phát triển nghề luật sư theo hướng Nhà nước không can thiệp trực tiếp cào việc hành nghề của luật sư nhưng phải nắm những khâu then chốt định hướng phát triển nghề luật sư (ban hành các văn bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động luật sư, đào tạo, công nhận và cấp thẻ luật sư; cấp phép và quản lý việc đăng ký của các tổ chức hành nghề của luật sư; kiểm soát có hiệu quả việc tuân theo pháp luật của luật sư khi hành nghề kể cả việc tuân theo các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền những khiếu nại, tố cáo về vi phạn pháp luật trong khi hành nghề của luật sư và tổ chức luật sư…). Pháp lệnh cũng quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về luật sư của Bộ Tư pháp và trách nhiệm phối hợp của các bộ, ngành UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 "Về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước" theo hướng cụ thể, đơn giản, hợp lý hoá nội dung và các thủ tục công chứng, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về công tác công chứng giữa các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương. Công chứng trong giai đoạn này vẫn là công chứng Nhà nước, cơ quan công chứng là các Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp, công chứng viên là công chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn nghiệp vụ do pháp luật quy định.

 

- Pháp lệnh về tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp theo hướng thành lập Trung tâm, Viện giám định tư pháp quốc gia theo các chuyên ngành với đội ngũ giám định viên tư pháp chuyên trách (trước mắt là giám định viên pháp y tâm thần và giám định viên kỹ thuật hình sự) có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và pháp lý do luật định và được Nhà nước công nhận kết quả giám định tư pháp; phân dịnh rõ phạm vi và tăng cường trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp, các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với công tác giám định tư pháp.

 

- Nghị định ban hành Điều lệ hộ tịch mới và tiến tới xây dựng thành Pháp lệnh hộ tịch theo hướng tập hợp một cách hệ thống các chế định pháp luật về hộ tịch hiện đang được quy định tại các văn bản khác nhau; quy định cụ thể các thủ tục đăng ký từng loại hộ tịch; chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ của hộ tịch viên; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư pháp, Uỷ ban nhân dân từng cấp trong việc quản lý hộ tịch nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về hộ tịch, tạo thuận lợi cho nhân dân khi đăng ký hộ tịch theo đúng tinh thần của Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính.

 

- Luật quốc tịch (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn phù hợp với các quy định về quốc tịch trong Hiến pháp và các luật mới ban hành, bảo đảm thi hành nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam, đồng thời làm rõ tình trạng quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quy định rõ thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch và vấn đề quản lý Nhà nước về quốc tịch, tạo ra cơ chế đồng bộ góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vị thế quốc tế của Nhà nước ta về đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vị thế quốc tế của Nhà nước ta trên trường quốc tế trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

 

- Pháp lệnh, Luật trọng tài kinh tế nhằm tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất cho hoạt động trọng tài kinh tế phi Chính phủ ở Việt Nam (gồm cả trọng tài trong nước và trọng tài quốc tế của Việt Nam) phù hợp với các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của trọng tài trên thế giới có tính đến các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; bảo đảm sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, thi tuyển và công nhận cấp thẻ trọng tài viên…) và quản lý các trung tâm trọng tài (cấp giấy phép và quản lý đăng ký hoạt động…); thiết lập cơ chế hữu hiệu kiểm tra, giám sát của Toà án thông qua trình tự tố tụng đối với các quyết định của trọng tài; cơ chế công nhận và bảo đảm thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài Việt Nam và trọng tài nước ngoài.

 

- Pháp lệnh về hoà giải nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển tổ chức, hoạt động và hiệu quả hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế… góp phần tích cực ổn định các quan hệ xã hội theo cách thức phù hợp với truyền thống dân tộc và xu thế chung của Nhà nước về hoà giải.

 

1.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý của tổ chức và hoạt động của các cơ quan Tư pháp từ Trung ương đến địa phương và pháp chế ngành.

 

Với chức năng được Nhà nước giao là quản lý thống nhất các lĩnh vực hoạt động tư pháp mà phạm vi, nội dung và quy trình thực hiện việc quản lý các hoạt động đó được quy định tại nhiều bộ luật, Luật, Pháp lệnh, có liên quan đến không chỉ các cơ quan thuộc Chính phủ và bộ máy hành pháp ở Trung ương và địa phương mà còn liên quan mật thiết tới các cơ quan lập pháp, xét xử, kiểm sát, các hiệp hội nghề nghiệp về luật. Thực tiễn hoạt động của ngành những năm qua đã và đang dặt ra một đòi hỏi cấp bách là cần có một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao làm cơ sở cho hệ thống tổ chức đồng bộ, hoạt động thống nhất, thông suốt của các cơ quan tư pháp từ Trung ương đến cơ sở cùng với một đội ngũ công chức tư pháp được đào tạo, bổ nhiệm và sử dụng ổn định để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, trách nhiệm ngày càng lớn của ngành tư pháp trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo tinh thần Đại hội Đảng VIII. Vì vậy, cùng với quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hoạt động tư pháp và quản lý hành chính - tư pháp nói ở mục trên, Bộ Tư pháp sẽ khẩn trương trình Chính phủ và Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật việc Nghị định mới sau đó nâng lên thành Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động tư pháp.

 

 

Trước mắt, bộ sẽ trình Chính phủ ban hành hoặc tự ban hành và phối hợp với các bộ, ngành hữu quan ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp quy mới hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của các cơ quan thuộc bộ, các cơ quan tư pháp địa phương từ tỉnh, huyện đến xã, phường, nhằm từng bước tạo ra mô hình tổ chức thống nhất, hợp lý của các cơ quan tư pháp, điều chỉnh và tháo gỡ từng bước những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế và phương thức phối hợp hiện tại với các cơ quan hữu quan, bảo đảm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đã, đang và sẽ được giao. Cụ thể là:

 

- Trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Trong thời gian tới, nội dung quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp đối với các công tác tư pháp bao gồm:

 

1/ Trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản điều chỉnh các hoạt động tư pháp và quản lý hành chính- tư pháp;

 

2/ Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực trên.

 

3/ Hoàn chỉnh tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, đạo đức của các chức danh tư pháp; lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán các Toà án địa phương; bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên, công chứng viên Nhà nước; công nhận và cấp thẻ hoạt động cho luật sư, giám định viên tư pháp, trọng tài viên…

 

4/ Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thành lập các cơ quan tư pháp ở địa phương và bố trí cán bộ lãnh đạo đủ năng lực; cấp giấy phép thành lập và quản lý hoạt động của các phòng công chứng Nhà nước, các tổ chức hành nghề và hiệp hội của luật sư, các trung tâm trọng tài kinh tế phi Chính phủ. Bộ Tư pháp trực tiếp cấp giấy phép mở Chi nhánh tại Việt Nam của các tổ chức luật sư nước ngoài.

 

5/ Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, hồ sơ quản lý các công tác tư pháp.

 

6/ Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền đối với vi phạm pháp luật của các tổ chức, chức danh tư pháp.

 

7/ Tổng kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn và thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tư pháp.

 

8/ Quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và các lĩnh vực tư pháp.

 

Riêng đối với các Toà án nhân dân địa phương và các phòng thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp thực hiện sự quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức, biên chế, cán bộ và kinh phí hoạt động theo luật định. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sự phối hợp hiện nay giữa Bộ Tư pháp với Toà án nhân dân tối cao sẽ hoàn thiện Quy chế phối hợp theo hướng bảo đảm hiệu lực và hiệu quả quản lý của cơ quan chịu trách nhiệm chính theo đúng luật định.

 

- Ban hành các Quy chế, Điều lệ về tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thuộc Bộ, trên cơ sở đó xác định rõ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, tạo nên cơ chế quản lý khoa học, đồng bộ, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công tác tư pháp đựơc giao (đặc biệt chú trọng hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa Vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương, Cục thi hành án dân sự, Vụ TCCB, Vụ kế hoạch- tài vụ trong việc quản lý các TAND địa phương, các cơ quan thi hành án dân sự và quản lý thi hành án dân sự ở địa phương; giữa các Vụ chuyên môn với Vụ TCCB và Văn phòng Bộ trong việc quản lý các tổ chức pháp chế ngành, tổ hoà giải ở cơ sở…).

 

- Bộ Tư pháp cùng với Ban tổ chức cán bộ Chính phủ rà soát các văn bản liên quan đến hoạt động tư pháp ở địa phương nhằm :

1/ Sửa đổi, bổ sung thông tư liên bộ số 12/TTLB về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương. Từ nay đến năm 2000 trên cơ sở luật định và cũng phù hợp với điều kiện phát triển, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thực tế của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ tư pháp hiện nay, việc quản lý phần lớn các công tác tư pháp vẫn được giao cho một số Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện dưới sự hướng dẫn thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên bộ số 12/TTLB sẽ theo hướng các cơ quan tư pháp địa phương vẫn dược tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc với chức năng kép là vừa giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc quản lý các công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân vừa thực hiện một số nhiệm vụ theo phân cấp của Bộ Tư pháp trong việc quản lý các công tác do Bộ quản lý trực tiếp, toàn diện. Thông tư này sẽ quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương tương xứng với chức năng,nhiệm vụ được giao và phải được áp dụng thống nhất trong cả nước;

 

 

2/ Ban hành Quy chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các việc : thành lập các cơ quan, tổ chức tư pháp và bổ trợ tư pháp tại địa phương; quản lý cán bộ hành chính- tư pháp ( đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thuyên chuyển đội ngũ lãnh đạo các Sở Tư pháp) và các chức danh tư pháp khác tư pháp khác; thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động, khen thưởng và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân thuộc ngành tư pháp;

 

- Bộ Tư pháp cùng vơí Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức và ngiệp vụ để thi hành Nghị định 94/CP về tổ chức pháp chế ngành. Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của pháp chế ngành; phối hợp với Ban tổ chức Chính phủ quy định chức danh tiêu chuẩn cán bộ pháp chế ngành; phối hợp với các Bộ, ngành trong việc thành lập các tổ chức pháp chế và bố trí cán bộ lãnh đạo của các tổ chức pháp chế…

 

 

2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ Tư pháp, các cơ quan Tư pháp địa phương.

 

2.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Bộ Tư pháp.

 

Tiếp tục nghiên cứu Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị Cục, Vụ, Viện… thuộc Bộ theo hướng củng cố, kiện toàn các đơn vị hiện có, nghiên cứu hình thành các đơn vị mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý tư pháp được Nhà nước giao thêm trong tiến trình cải cách tư pháp và cải cách nền hành chính Nhà nước (có đề án riêng).

 

2.2. Đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Tư pháp địa phương ( xem Dự thảo Thông tư liên bộ giữa Bộ Tư pháp và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ).

 

2.3. Đổi mới, hiện đại hoá từng bước phương pháp, phương tiện hoạt động của bộ máy tư pháp.

 

Từng bước tạo cơ sở vật chất- kỹ thuật thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tin học hoá các phương tiện thực hiện công tác tưpháp và quản lý hành chính- tư pháp của ngành ( soạn htoả và rà soát văn bản QPPL; thông tin, phổ biến pháp luật; đăng kí và quản lý hộ tịch; công chứng; giám định tư pháphổ biến, giáo dục pháp luật quản lý lý lịch tư pháp ; quản lý tổ chức, nhân sự và tài chính của hệ thống các cơ quan tư pháp, Toà án địa phương, cơ quan Thi hành án; …). Triển khai chương trình công nghệ thông tin ngành tư pháp từ nay đến năm 2000 đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời tăng cường các dự án hợp tác quốc tế về tin học hoá trong từng lĩnh vực tư pháp ( công chứng, hộ tịch, thông tin khoa học pháp lý, quản lý nhân sự, hoạt động Toà án và thi hành án ở địa phương…). Tham gia vào việc hình thành mạng lưới thông tin pháp luật quốc gia phục vụ cho việc hoạch định các chính sách pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, biện pháp công tác của ngành.

 

3- Tăng cường đội ngũ cán bộ tư pháp ngang tầm nhiệm vụ

 

 

 

Con người là yếu tố quyết định sự thành công của mọi công cuộc đổi mới, do đó, cùng với việc cải cách thể chế và tổ chức bộ máy hành chính- tư pháp, mộ yêu cầu cấp bách là phải tiếp tục xây dựng và tăng cường đội ngũ công chức hành chính ngành tư pháp cũng như đội ngũ các chức danh tư pháp khác (Thẩm phán, thư kí Toà án, chấp hành viên, luật sư, công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên, trọng tài viên…) vừa có giác ngộ chính trị cao, vừa có trình độ chuyên môn, đạo đức và kĩ thuật nghề nghiệp vững vàng, tân tuỵ; công tâm thi hành nhiệm vụ.

3.1- Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, năng lực nghiên cứu và quản lý cho đội ngũ công chức hành chính ngành tư pháp tại Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương theo các chức danh, tiêu chuẩn do Bộ Tư pháp, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành. Thực hiện chế độ thi tuyyển dụng và thi chuyển ngạch công chức tư pháp. Cần đặc biệt chú trọng củng cố, tăng cường cán bộ lanhx đạo có đủ năng lực quản lý, điều hành ở các cục, vụ ,viện thuộc Bộ; từng bước thực hiện hiện đại hoá cán bộ lãnh đạo các cơ quan tư pháp địa phương; quy định chế độ định kỳ (hàng năm) tham dự các chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật về chính trị, chuyên môn pháp lý và nghiệp vụ quản lý hành chính- tư pháp đối với cán bộ lãnh đạo các cấp trong ngành. Quan tâm đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy pháp luật gần tới tiêu chuẩn về trình độ chung của khu vực và thế giới.

 

3.2- Xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độh chính trị và chuyên môn, kĩ năng về đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên trước và sau khi được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn và quy trình do luật định. Sớm hoàn chỉnh các chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm đào tạo thẩm phán và các chức danh tư pháp khác cùng với việc hình thành, củng cố đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm, chủ yếu là các thẩm phán, luật sư, chấp hành viên, trọng tài viên, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế dày dặn và năng lực thực hành vững vàng.

 

Xây dựng, thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện các chương trình đào tạo, kèm cặp, bồi dưỡng về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đối với luật sư, trọng tài viên, giám định viên, hộ tịch viên… Tổ chức thi tuyển, công nhận và cấp thẻ hành nghề cho luật sư và trọng tại viên; thu hút đúng mức sự tham gia, giúp đỡ về tài liệu, trao đổi kinh nghiệm của các luật sư và trọng tài viên quốc tế đang hành nghề tại Việt Nam trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

 

3.3. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế độ, chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng đắn, phù hợp đối với các công chức tư pháp (về lương, nâng bậc, phụ cấp, bồi dưỡng, thù lao theo công việc khen thưởng, kỷ luật, hưu trí…) nhằm thu hút người tài, duy trì và khuyến khích đội ngũ công chức phát huy năng lực, gắn bó phục vụ lâu dài cho sự nghiệp tư pháp, tạo nguồn ổn định cho ngành.

 

III/ Định hướng hoạt động và mô hình tổ chức của ngành tư pháp sau năm 2000.

 

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thới kỳ quá độ lên CNXH do Đại hội Đảng VII đã nêu một định hướng xuyên suốt về xây dựng Nhà nước là "Cải cách bộ máy hành chính, kiện toàn các cơ quan pháp luật để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương " trong nền kinh tế thị trường phát triển với sự giao lưu kinh tế thông suốt cả nước và với thị trường thế giới. Theo định hướng đó và trên cơ sở kết quả cải cách tư pháp của giai đoạn 1996- 2000, ngành tư pháp Việt Nam sẽ bước vào thế kỷ 21 với mục tiêu xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, hiện đại, dân chủ, có bộ máy tổ chức đồng bộ, thống nhất, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương và cơ sở, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý Nhà nước thống nhất các lĩnh vực tư pháp.

 

1. Vài nét định hướng đổi mới một số tổ chức và hoạt động tư pháp:

 

- Nghiên cứu việc chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn hoạt động lập pháp; lập quy để nâng cao chất lượng từng văn bản pháp luật đồng thời bảo đảm tính thống nhất, khoa học của cả hệ thống pháp luật. Phương pháp sử dụng các chuyên gia về pháp luật và kỹ thuật văn bản của Bộ Tư pháp trong việc soạn thảo các dự án luật, Pháp lệnh sẽ được tăng cường cùng với việc hoạch định các chính sách pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội ổn định, rõ ràng từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

 

- Nghiên cứu việc hình thành các Toà án sơ thẩm khu vực và các Toà án phúc thẩm không phụ thuộc vào địa giới hành chính để tiến tới sắp xếp lại hệ thống các Toà án thực sự theo nguyên tắc hai cấp xét xử. Các cơ quan thành lập Toà án lúc đó cũng sẽ phải thay đổi tương ứng về tổ chức.

 

- Nghiên cứu từng bước thực hiện xã hội hoá việc quản lý các tổ chức và hoạt động nghề nghiệp tự do trong lĩnh vực pháp luật (luật sư, công chứng trọng tài…) đồng thời với việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở những khâu then chốt theo tinh thần Đại hội Đảng VIII nhằm phát huy khả năng của các loại hình dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với từng bước phát triển của xã hội Việt Nam và xu hướng chung của thế giới. Nghiên cứu hình thành một số chức danh nghề nghiệp tư pháp khác như thừa phát lại, hỗ giá viên…

 

2. Mô hình tổ chức hệ thống ngành Tư pháp sau năm 2000.

 

Xuất phát từ vị trí của Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý thống nhất về công tác Tư pháp trong phạm vi cả nước, nên cùng với cải cách tư pháp theo hướng tập trung các lĩnh vực quản lý hành chính- tư pháp về Bộ Tư pháp (theo đúng nghĩa của nó) thì mô hình tổ chức hệ thống ngành tư pháp cũng phải được tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nghĩa là Bộ Tư pháp không chỉ có các cơ quan trực thuộc ở cơ quan Bộ như các Cục, Vụ, Viện … mà còn có các cơ quan, đơn bị trực thuộc Bộ đăth tại địa phương hoặc theo khu vực từng lãnh thổ để giúp bộ quản lý thống nhất các lĩnh vực tư pháp ở địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp.

 

Các cơ quan Tư pháp địa phương theo mô hình trên đây do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý và quản lý toàn diện từ cơ cấu tổ chức, biên chế, cán bộ, ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, đến việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra hoạt động. Các cơ quan Tư pháp địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp về toàn bộ nhiệm vụ quản lý tư pháp ở địa phương hoặc trên vùng lãnh thổ được Bộ trưởng giao.

 

Bên cạnh đó vẫn tồn tại một tổ chức giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý một số lĩnh vực tư pháp gắn kiền với hoạt động chấp hành và điều hành mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương, thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân các cấp như: quản lý văn bản pháp quy, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, làm tư vấn và đại diện về pháp luật cho Uỷ ban nhân dân các cấp… Tổ chức này sẽ hoạt động giống như các tổ chức pháp chế ngành.

 

3. Mô hình tổ chức hệ thống cơ quan Tư pháp thống nhất trên đây có những ưu điểm sau:

 

- Tạo nên cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, góip Bộ Tư pháp chỉ đạo, điều hành nahnh, nhạy và kịp thời, thống nhất các lĩnh vực Tư pháp trong phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cẩu đổi mới toàn diện dất nước trong giai đoạn mới.

- Bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với khoa học quản lý trong xây dựng tổ chức bộ máy và trong chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống ngành tư pháp.

 

- Giúp giải quyết về cơ bản những mâu thuẫn, những khó khăn, tồn tại trong xây dựng tổ chức bộ máy, trong cơ chế quản lý và những bất cập về tổ chức và đội ngũ cán bộ Tư pháp địa phương hiện nay đang gặp phải.

 

 

4- Một số điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình quản lý tập trung thống nhất.

 

Mô hình quản lý tập trung, thống nhất của ngành tư pháp có thể được thực hiện sau năm 2000 tuỳ thuộc vào tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta và trực tiếp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

 

 

Thứ nhất, Bộ Tư pháp phải được chính phủ giao quản lý thống nhất và toàn diện các lĩnh vực hành chính - tư pháp, trong đó có quản lý và tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp và các tổ chức bổ trợ tư pháp như : công chứng, luật sư, giám định, trọng tài kinh tế, tư vấn pháp luật … Hiện nay, nhiệm vụ quản lý các tổ chức và hoạt động này được Chính phủ giao cho nhiều cơ quan Nhà nước quản lý theo cơ chế phối hợp là chủ yếu.

 

Thứ hai, các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý các lĩnh vực tư pháp cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng phân định rõ:

 

1/ Các lĩnh vực tập trung vào thẩm quyền quản lý trực tiếp và toàn diện của Bộ Tư pháp, không phân mảng quản lý như cơ chế hiện nay ( quản lý Toà án địa phương về tổ chức; thi hành án; giám định tư pháp …);

 

2/ Một số lĩnh vực tư pháp nhất thiết cần phải phối hợp quản lý giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương ( xây dựng pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật …) hoặc với các Hiệp hội nghề nghiệp ( luật sư, công chứng, trọng tài…) thì phải quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chính và cơ quan chỉ có trách nhiệm phối hợp, tao cơ chế dành quyền chủ động quyết định cho cơ quan chịu trách nhiệm chính để đảm bảo điều hành thông suốt, kịp thời;

 

 

3/ Đối với các hoạt động nghề nghiệp tự do, bên cạnh quy định trách nhiệm của Bộ Tư Pháp quản lý một vài khâu then chốt đảm bảo định hướng phát triển đúng, Nhà nước thừa nhận và quy định rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm tự quản của các tổ chức Hiệp hội nghề nghề nghiệp ( Hiệp hội luật sư, Hiệp hội công chứng viên, Hiẹp hội trọng tài viên…) đối với các thành viên của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật.

 

Thứ ba, đội ngũ công chức hành chính - tư pháp phải đủ về số lượng và đủ cả năng lực quản lý vĩ mô lẫn điều hành cụ thể; đội ngũ thẩm phán, luật sư và các chức danh tư pháp khác trưởng thành về mọi mặt đối với từng chức danh, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của xã hội.

 

Thứ tư, cơ sở vật chất - kĩ thuật được phát triển và hiện đại hoá, đảm bảo phục vụ yêu cầu thông tin quản lý, điều hành thông suốt trong toàn quốc . / .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

-------------------------

 

 

 

một số vấn đề về đổi mới quản lý

ngành tư pháp, nhìn từ góc độ thực tiễn

(Trích)

 

(Báo cáo tham luận tại Hội thảo Đà Lạt, tháng 12/ 1997

của Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hoà)

 

 

 

 

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành rung ương Đảng khoá VII về " Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước", xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân và nghị quyết TW 3 khoá VIIIvề " Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh " và "Chiến lược cán bộ thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước ", Ngành tư pháp đã và đangthực hiện đổi mới cải tiến tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách Tư Pháp và quản lý hành chính Tư pháp trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay.

Là những người làm công tác quản lý ở cơ sở, chúng tôi trăn trở về những yêu cầu mà cuộc sống đang đòi hỏicần có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống Tư pháp của đất nước và chúng ta phải làm như thế nào để vừa làm tốt chức năng của mình, vừa có thể phối hợp với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chunglà giữ vững kỷ cương pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng và công bằng xã hội.

Với tinh thần đó, chúng tôi xin góp một vài suy nghĩ vào Hội thảo khoa học về " Đổi mới quản lý ngành Tư pháp" do Bộ Tư pháp tổ chức.

I. CƠ CHế QUảN Lý

Ngành Tư pháp nước ta trong quá trình phát triển đã có những bước thăng trầm, do vậy, tuy ra đời sớm nhưng lại chỉ bắt đầu ổn định và thực sự hoạt động với tư cách là một hệ thống ngành kể từ khi Nghị định 38/ CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ ra đời. Chính vì thế nên cơ chế quản lý ngành Tư pháp, chủ yếu được hình thành trong những năm công cuộc đổi mới đất nướcta đã đi dần vào thế ổn định. Cơ chế quản lý ngành Tư pháp, vì thế, có ưu thế của người đi sau, thích ứng tốt hơn với cơ chế mới, hoàn thành các nhiệm vụ quản lý của ngành mà Nhà nước đã giao phó. Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện Nhà nước, ngành ngày càng được bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ mới, có tính đặc thù, nên lại xuất hiện những điểm bất ổncủa cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý ấy, qua thực tiễn, dưới góc độ cơ quan tư pháp ở địa phương, chúng tôi có những nhận xét sau đây:

 

1. Cơ chế quản lý ngành Tư pháp là một cơ chế tách rời của nhiều cơ quan quản lý :

 

Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong cơ chế quản lý ngành hiện nay. Qua các quy định của pháp luật và trong thực tiễn vận hành cơ chế quản lý ngành chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ nét của 4 cơ chế quản lý sau đây:

 

- Cơ chế quản lý thi hành án dân sự;

- Cơ chế quản lý công chứng Nhà nước;

- Cơ chế quản lý Toà án về mặt tổ chức;

- Cơ chế quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến và giáo dục pháp luật, hộ tịch và tư pháp khác.

 

Do đặc điểm của đối tượng quản lý khác nhau, nên việc hình thành nhiều cơ chế quản lý khác nhau là đòi hỏi tất yếu của quản lý, nhưng sự khác nhau về cơ chế quản lý đó nếu chúng ta tuyệt đối hoá, dẫn đến việc tách rời, chia cắt bộ máy quản lý trong nội bộ từng cấp quản lý lại là một nhược điểm, vì việc chia cắt, tách rời ấy dễ tạo ra các khu biệt lợi ích - điểm nhạy cảm cho các xung đột nội bộ, trong cùng một tổ chức, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy của các Sở Tư pháp hiện nay. Trong thực tiễn chúng ta đã có bài học này từ cơ chế quản lý công chứng Nhà nước theo Nghị định 45/CP và biểu hiện của nó đã xảy ra và đang có tiềm ẩn trong cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay.

 

2. Cơ chế quản lý ngành còn thiếu đồng bộ

Sự đồng bộ trong quản lý, trước hết phải là sự đồng bộ giữa chức năng, nhiệm vụ- tổ chức bộ máy - các bảo đảm vật chất; giữa quyền hạn và trách nhiệm quản lý. Trong thực tiễn vận hành của cơ chế quản lý ngành chúng ta có thể nhận thấy sự thiếu đồng bộ đó ở từng lĩnh vực, từng cấp quản lý, đặc biệt là ở các cơ quan tư pháp địa phương.

 

Trước hết là sự thiếu đồng bộ giữa chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy. Cho đến nay mô hình tổ chức của các Sở Tư pháp trong cả nước chưa có chuẩn thống nhất, biên chế "mạnh ai nấy xin". Về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương và các bảo đảm vật chất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó, cũng chưa đáp ứng được, nhất là trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Sự không đồng bộ nói trên còn biểu hiện ở chỗ quyền hạn chưa tương xứng với trách nhiệm được giao. ở nhiều lĩnh vực quyền hạn của các cơ quan tư pháp chủ yếu là "quyền phối hợp", "quyền chủ động đi tìm sự thống nhất ý kiến", nhất là trong công tác quản lý Toà án địa phương. Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng tương tự như vậy.

 

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý cong thiếu và chưa đồng bộ, do Bộ chưa tập trung nhiều vào việc hoàn thiện thể chế hoạt động quản lý, nhất là đối với hoạt động quản lý của các cơ quan tư pháp địa phương.

 

3. Trong cơ chế quản lý ngành, nhiều hành vi quản lý còn thiếu rõ ràng, cụ thể:

 

Hoạt động quản lý Nhà nước bao giờ cũng tồn tại và được thực hiện với những hành vi quản lý cụ thể, nhưng nhiều hoạt động quản lý tư pháp ở một số lĩnh vực chỉ tồn tại khái niệm quản lý chung chung, như quản lý tổ chức và hoạt động luật sư, giám định, trọng tài kinh tế phi Chính phủ là những ví dụ.

 

Từ những nhận xét trên, chúng tôi đề nghị một số biện pháp để hoàn thịên cơ chế quản lý ngành như sau:

 

- Để tạo ra sự thống nhất về mặt tổ chức, trong từng cấp quản lý cần phải thống nhất quản lý các cơ quan thi hành án theo ngành dọc. Trong khi chưa thực hiện được quản lý thống nhất các cơ quan thi hành án theo ngành dọc, cần thiết phải tăng cường hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng tư pháp trong quản lý công tác thi hành án theo hướng: bỏ chế độ Phó Giám đốc Sở kiêm nhiệm Trưởng phòng thi hành án mà trong thực tế hiện nay thường là "Trưởng phòng kiêm Phó Giám đốc Sở"; tách hoạt động quản lý của Trưởng phòng thi hành án với hoạt động thi hành án tư cách chấp hành viên trưởng, theo đó với tư cách trưởng phòng, Trưởng phòng thi hành án chỉ giúp Giám đốc Sở thực hiện các hoạt động quản lý, với tư cách chấp hành viên trưởng để thực hiện vai trò của thủ trưởng cơ quan thi hành án.

 

Theo tinh thần trên, Trưởng phòng công chứng Nhà nước không nên quy định Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm mà giao cho Giám đốc Sở bổ nhiệm vì trưởng phòng công chứng Nhà nước thuần tuý là chức danh quản lý như các trưởng phòng thuộc Sở khác.

 

- Để bảo đảm tạo ra sự đồng bộ trong cơ chế quản lý, chúng tôi đề nghị:

 

+ Cần thống nhất mô hình tổ chức, định rõ các tiêu chí biên chế cho cơ quan tư pháp địa phương; đưa kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vào kinh phí hoạt động sự nghiệp và sớm có văn bản quy định về kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó cần mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

 

+ Cần nghiên cứu chế độ phân cấp quản lý của Bộ về một số hoạt động quản lý nhằm bảo đảm sự đồng bộ hơn cho hoạt động quản lý của các Sở Tư pháp về nhiệm vụ được uỷ quyền, theo hướng tăng thêm quyền hạn, đưa kinh phí "hỗ trợ" của Bộ thành kinh phí thường xuyên cho hoạt động quản lý được uỷ quyền của các Sở Tư pháp.

 

+ Cần tập trung hơn nữa cho việc xây dựng pháp luật hoàn thiện thể chế quản lý, nhất là thể chế quản lý của cơ quan tư pháp địa phương.

 

- Xác định cụ thể , rõ ràng các hành vi quản lý ở những lĩnh vực mà hoạt động quản lý thiếu nội hàm quản lý cụ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Tư pháp

Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

Báo cáo tham luận

 

thực trạng tổ chức bộ máy của

Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh-

kiến nghị những biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động

 

 

 

 

Căn cứ nội dung số 143- HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng bổ định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp và hệ thống Tư pháp trên cả nước và Thông tư 08/TT ngày 06/01/1982 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 143- HĐBộ Tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập bằng Quyết định số 43/QĐ - UB ngày 27/3/1982 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chấm dứt hoạt động của Ban Pháp chế được thành lập theo Quyết định số 349/ QĐ - UB-TC ngày 07/5/1977 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

 

Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở Quyết định số 43/QĐ - UB ngày 27/3/1982 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, mà tiền thân là Phòng Pháp chế (thành lập theo Quyết định số 362/QĐ -UB - TC ngày 07/5/1977 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).

 

Ngày 04/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP bổ định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp, trong đó có bổ định về hệ thống tổ chức Tư pháp ở địa phương thay thế Nghị định số 143- HĐBT ngày 22/11/1981 và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 20/7/1993 Bộ Tư pháp- Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan Tư pháp địa phương. Từ đó, thành phố Hồ Chí Minh cùng với các địa phương trong cả nước tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp được điều chỉnh theo hướng dẫn này.

 

I. Thực trạng tổ chức bộ máy Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh:

 

 

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung được bổ định ở trên, hiện nay tổ chức Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh được cơ cấu như sau:

 

1. Ban Giám đốc Sở:

 

 

Gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, Giám đốc là người quyết định mọi chủ trương, kế hoạch và những việc trọng yếu về đối nội, đối ngoại thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở đã được Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động của cơ quan Sở.

 

Hai Phó Giám đốc (một Phó Giám đốc phụ trách công tác văn bản, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hộ tịch và một Phó Giám đốc phụ trách công tác thi hành án và bổ trợ tư pháp) là người giúp Giám đốc điều hành công việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc đã được phân công.

 

2.Các phòng nhiệm vụ của Sở:

 

Hiện nay có 07 phòng, gồm:

 

2.1. Văn phòng:

 

 

Là bộ phận thường trực của cơ quan Sở có chức năng tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc điều hành các hoạt động của Sở được thường xuyên liên tục và quản lý công tác hành chính, quản trị của cơ quan Sở.

 

2.2. Nhiệm vụ vủa phòng văn bản pháp bổ.

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong công tác soạn thảo, góp ý các văn bản pháp luật, văn bản pháp bổ và tư vấn pháp lý cho Uỷ ban nhân dân Thành phố.

 

2.3. Phòng tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm ở thành phố. Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong trường học.

 

2.4. Phòng Bổ trợ tư pháp.

 

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp gồm luật sư, công chứng, giám định, lý lịch tư pháp, tư vấn pháp luật, trọng tài kinh tế, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài.

 

2.5. Phòng Tổ chức.

 

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác xây dựng, tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhân sự của Sở, của các đơn vị trực thuộc của cơ quan thi hành án và Toà án Quận, Huyện.

 

2.6. Phòng Hộ tịch.

 

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc giải quyết việc đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố và tiếp nhận hồ sơ liên quan đến hộ tịch (hiện nay là hồ sơ xin xác nhận Quốc tịch).

 

2.7. Thanh tra Sở.

 

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác tiếp dân, xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và công chức, viên chức, ngoài ra Thanh tra còn thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp và quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý.

 

2.8. Phòng Lý lịch Tư pháp.

 

 

Là phòng nghiệp vụ của Sở có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác tiếp dân, xét giải quyết cấp phát lý lịch tư pháp cho công dân khi công dân có yêu cầu.

3. Các đơn vị trực thuộc:

 

 

3.1. Phòng Thi hành án:

 

 

Là phòng thuộc Sở có chức năng thi hành những bản án, quyết định của Toà án về dân sự đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay (theo Điều 3 Pháp lệnh thi hành án dân sự).

 

3.2. Phòng Công chứng Nhà nước số 1 và số 2:

 

 

Là phòng thuộc Sở có chức năng chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và các giáy tờ của công dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội theo bổ định của pháp luật.

 

3.3. Tuần báo Pháp luật:

 

 

Là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Tư pháp, hoạt động theo chế độ gắn thu bù chi tiến tới hạch toàn độc lập.

Tuần báo Pháp luật có nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, giáo dục về pháp luật cho cán bộ, nhân dân góp phần xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ luật pháp, phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đấu tranh chống những biểu hiện phạm pháp trong đời sống xây dựng.

- Hoạt động theo đúng các luật lệ và bổ định của Nhà nước về báo chí và trong phạm vi giấy phép xuất bản báo chí số 231/BTT ngày 06/04/1990 của Bộ Thông tin.

- Thường xuyên giáo dục đường lối, chình sách xã hội chủ nghĩa, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bồi dưỡng văn hoá nghiệp vụ và chăm lo đơid sống cho cán bộ công nhân viên thuộc cơ quan tuần báo Pháp luật.

 

4. Các đơn vị được Sở Tư pháp chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ hoặc tổ chức:

 

 

- Phòng Tư pháp Quận, Huyện:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh có 22 Phòng Tư pháp Quận, Huyện là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện thực hiện quản lý Nhà nước các công việc về Tư pháp trong phạm vi Quận, Huyện và chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

Trong đó Phòng Tư pháp Quận, Huyện giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Quận, Huyện và Giám đốc Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương, tổ chức và kiểm tra hoạt động thi hành án của Đội Thi hành án, chỉ đạo công tác của Ban Tư pháp Phường, Xã (với 22 Quận, 303 Ban Tư pháp Phường, Xã).

 

 

 

- Đội thi hành án Quận, Huyện:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh có 22 Đội Thi hành án Quận, Huyện thuộc Phòng Tư pháp Quận, Huyện chịu sự quản lý về tổ chức của Sở Tư pháp và chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Phòng Thi hành án.

 

- Toà án Quận, Huyện:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh có 22 Toà án Quận, Huyện là cơ quan xét xử của địa phương chịu sự quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế kinh phí của Sở Tư pháp.

 

5. Các tổ chức Tư pháp khác:

 

 

- Đoàn luật sư, các Văn phòng tư vấn pháp luật:

 

 

Hiện nay, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có 171 luật sư và 24 Văn phòng tư vấn pháp luật theo Thông tư 12/TTLB ngày 26/7/1993 của liên Bộ Bộ Tư pháp- Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương, trong đó có bổ định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp là quản lý tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật theo bổ định của Bộ Tư pháp.

 

- Các Tổ chức giám định:

 

 

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 5 tổ chức giám định với 44 giám định viên, trong đó có 5 Giám định Trưởng. Theo Điều 12, Nghị định 117/HĐBộ Tư pháp Bộ Tư pháp thống nhất quản lý công tác giám định tư pháp và Thông tư 78/TT- QĐ ngày 26/1/1989 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/HĐBT Sở Tư pháp có nhiệm vụ:

" Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp trong địa phương".

 

- Các chi nhánh công ty Luật nước ngoài:

 

 

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 21 chi nhánh tổ chức Luật sư nước ngoài.

Căn cứ bổ chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày 08/07/1995), Sở Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây đối với các Chi nhánh tổ chức Luật sư nước ngoài:

- Thực hiện đăng ký hành nghề của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, đăng ký gia hạn hoạt động của chi nhánh.

- Chấp thuận việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài.

- Thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

 

- Trọng tài Phi Chính phủ:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thành lập 1 Trung tâm trọng tài Phi Chính phủ đó là: Trung tâm trọng tài Kinh tế Sài Gòn.

Theo Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994: Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế trong cả nước. Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp Tỉnh quản lý tổ chức, hoạt động của Trung tâm trọng tài kinh tế địa phương.

(Đính kèm Sơ đồ hệ thống Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh).

 

II. những bất cập trong quản lý và hoạt động:

 

 

Với thực trạng tổ chức bộ máy theo quy định như trên, trong công tác quản lý và hoạt động, ngành Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, vướng mắc sau:

 

1. Về tổ chức:

 

 

Công tác tổ chức đối với Toà án, Thi hành án Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo cùng lúc của 3 cơ quan thuộc Bộ: Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ quản lý Toà án địa phương và Cục Thi hành án Dân sự.

Trong nhiều trường hợp ý kiến chỉ đạo của 3 cơ quan này khác nhau đưa đến khó khăn, lúng túng cho Sở Tư pháp.

 

2. Về quản lý:

 

 

a. Đối với công tác thi hành án dân sự:

 

 

Nghị định 30/CP ngày 02/6/1993 quy định những cơ quan có chức năng quản lý công tác thi hành án dân sự là: Cục thi hành án dân sự, Sở Tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp Quận, Huyện, Thị xã trực thuộc tỉnh.

Các cơ quan Tư pháp địa phương giúp UBND cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án. Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp Quận, Huyện, Thị xã thuộc tỉnh, thành phố.

 

Trong khi đó, Nghị định 30/CP cũng quy định: Cục Quản lý Thi hành án là cơ quan quản lý nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, kiểm tra các hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định và phân bổ biên chế, kinh phí cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

 

Những bổ định về quản lý như trên đã dẫn đến lúng túng cho cơ quan Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong công tác quản lý thi hành án.

 

Hiện nay, lúng túng lớn nhất là công tác kiểm tra hoạt động thi hành án của Đội Thi hành án mà Phòng Tư pháp được giao nhiệm vụ. Kiểm tra nội dung gì thì không được bổ định rõ. Thực tế Phòng Tư pháp không quản lý được Đội Thi hành án, bản thân Đội Thi hành án cũng không nhận thức rõ đội thuộc phòng tư pháp ở mặt nào.

 

b. Đối với hoạt động công chứng Nhà nước:

 

 

Điều 12, 13, 14 Nghị định 31/CP quy định; "Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp, Phòng Công chứng Nhà nước có Trưởng, Phó phòng, các Công chứng viên và các nhân viên khác. Trưởng, Phó phòng Công chứng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Phòng Công chứng, khi thực hiện công chứng, Trưởng, Phó phòng ký các văn bản Công chứng với tư cách Công chứng viên"

Công chứng viên trực tiếp thực hiện Công chứng, ký văn bản Công chứng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc Công chứng do mình thực hiện (Điều 21).

 

Tuy nhiên, Điều 11 Nghị định 31/CP : Giám đốc Sở Tư pháp có quyền giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ của Công chứng viên.

 

Công dân, tổ chức có quyền khiếu nại với Trưởng phòng Công chứng về việc từ chối thực hiện công chứng hoặc về nội dung công chứng mà công chứng viên đã thực hiện (Điều 35). Nhưng Bộ Tư pháp mới có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động nghiệp vụ công chứng (Điều 9).

Và còn nữa, Điều 14 Nghị định 31/CP : Định kỳ 6 tháng, hàng năm Trưởng phòng Công chứng báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phòng với Giám đốc Sở Tư pháp.

 

Những quy định dẫn trên đã tạo ra sự lúng túng trong quản lý cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố.

 

Công chứng viên chỉ chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật đối với hành vi công chứng của mình thì việc giải quyết khiếu nại về nghiệp vụ đối với công chứng viên, Giám đốc Sở Tư pháp, trưởng phòng công chứng có quyền hạn giải quyết đến đâu, kết luận như thế nào theo bổ định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo?

 

Quy định Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp nhưng lại bổ định định kỳ 06 tháng, hàng năm Trưởng Phòng Công chứng mới báo cáo về tổ chức và hoạt động của phòng với Giám đốc Sở Tư pháp?

 

c. Đối với hoạt động của Đoàn Luật sư và các Văn phòng tư vấn pháp luật:

 

 

Thông tư 12/TTLB quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp "Quản lý tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư" trong khi Đoàn Luật sư là tổ chức nghề nghiệp của Luật sư do UBND tỉnh, thành phố ra Quyết định thành lập theo giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố.

Căn cứ Thông tư 313/TT/LS ngày 15/4/1989 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quy chế Đoàn Luật sư: Bộ Tư pháp uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi tình hình hoạt động của Đoàn Luật sư và kiểm tra việc thực hiện quy chế Đoàn Luật sư để báo cáo với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm cho Luật sư thực hiện được các quyền của mình trong hoạt động tố tụng. Phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất cho Đoàn Luật sư và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Luật sư. Giúp Bộ tiến hành 1 số công tác chuẩn bị việc bồi dưỡng chính trị, nghiệp cụ cho các Luật sư.

 

Thời gian qua Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thực hiện được định kỳ kiểm tra hoạt động của Đoàn Luật sư theo quy chế. Ngay việc Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Luật sư được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp cũng không thông báo cho Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh?

 

 

 

d. Đối với các tổ chức giám định:

 

 

Theo Nghị định 117/HĐBộ Tư pháp và Thông tư 78/TT-QĐ : giáo dục Sở Tư pháp tiến hành việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp.

 

Thực tế tổ chức giám định là một tổ chức bổ trợ tư pháp. Mỗi giám định viên khi thực hiện yêu cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng với chức danh giám định viên, phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về bản kết luận của mình. Giám định viên của các tổ chức giám định tại Thành phố Hồ Chí Minh được UBND thành phố bổ nhiệm và hầu hết giám định viên đều hoạt động kiêm nhiệm, trụ sở, văn phòng các tổ chức giám định gắn với ngành, Sở chuyên môn. Ngay cùng 1 tổ chức giám định, các giám định viên vẫn có hoạt động độc lập với nhau, ít có được sinh hoạt, hội họp.

 

Ngành Tư pháp không có thẩm quyền về bổ nhiệm, bãi miễn giám định viên, đặc biệt giám định viên thuộc biên chế các Sở nên việc quản lý của ngành Tư pháp gần như không thẩm quyền.

 

e. Đối với các Chi nhánh luật sư nước ngoài:

 

 

Theo Nghị định 42/CP Sở Tư pháp tỉnh, thành phố có quyền cấp giấy đăng ký hành nghề cho các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài. Ngoài ra chế độ báo cáo, kiểm tra hoạt động tư vấn pháp luật đối với các chi nhánh này thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, thành phố.

Thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ khi cấp giấy phép đăng ký hành nghề cho các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài đến nay đã phải thường xuyên báo cáo về tổ chức, nhân sự của các chi nhánh này cho các cơ quan hữu quan có trách nhiệm theo dõi hoạt động của các đơn vị có liên quan nước ngoài. Do đó, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện một số yêu cấu đối với các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, ngoài thẩm quyền được quy định ở Nghị định 42/CP để đáp ừng yêu cầu của các cơ quan hữu quan.

 

Mặt khác, trong phạm vi hoạt động của các chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài có những nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo bổ định, việc hợp đồng thuê nhân viên Việt Nam phù hợp với pháp luật về luật sư của Việt Nam thì việc tổ chức kiểm tra chưa được thực hiện.

 

 

 

f. Đối với Trung tâm trọng tài kinh tế Phi Chính phủ:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thi chọn trọng tài viên và đã có 17 được cấp thẻ trọng tài viên.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thành lập một trung tâm trọng tài kinh tế Phi Chính phủ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện trung tâm này đang chuẩn bị các điều kiện để hoạt động.

 

Theo Nghị định 116/CP về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý tổ chức, hoạt động của trung tâm thực tiễn kinh tế tại địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố Quyết định các biện pháp quản lý tổ chức, hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế.

 

Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoạt động theo điều lệ, cơ cấu tổ chức đã được bổ định trong đuều lệ.

 

Việc quản lý đối với một tổ chức xã hội nghề nghiệp cần có một thể chế khác: quy chế hoạt động.

 

iii. kiến nghị về đổi mới cơ chế quản lý.

 

 

Thực trạng về những vướng mắc khó khăn trong quản lý hoạt động của ngành tư pháp hiện nay là do cơ chế tổ chức quản lý không phù hợp.

Việc xây dựng một cơ chế tổ chức không phù hợp như hiện nay bắt nguồn từ việc không phân biệt rạch ròi giữa tổ chức hành chính- tổ chức tư pháp, quản lý cơ quan tư pháp như thế nào?

 

Hiến pháp Việt Nam không xác lập cơ chế tam quyền phân lập nhưng cũng không phủ định cơ cấu của mô hình tam quyền. Cả 3 quyền đều có tổ chức, bộ máy để thực thi quyền lực, đó là cơ quan hành chính. Để phục vụ hành chính cho tổ chức Quốc hội có Văn phòng Quốc hội, đối với hành pháp có Chính phủ và đối với tư pháp thì có Bộ Tư pháp.

 

Quyền tư pháp còn được hiểu là quyền xét xử, quyền bảo vệ pháp luật. Xét từ góc độ bộ máy Nhà nước, thì quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Toà án và những hoạt động của cơ quan Nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Toà án nhằm bảo vệ chế độ XHCN và pháp chế XHCN. Như vậy, các cơ quan tư pháp của nước ta được hiểu là các cơ quan sau: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, các cơ quan và tổ chức bổ trợ tư pháp như cơ quan công chứng, giám định, tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật, thi hành án… Trong hệ thống các cơ quan này Toà án là tiêu điểm, là trung tâm củ hoạt động tư pháp. Hoạt động của các cơ quan tư pháp khác chủ yếu đẻ nhằm phục vụ cho công tác xét xử của Toà án, đẻ xác định được công lý, bảo đảm được sự công bằng.

 

Và như đã nói trên, tổ chức bộ máy để thực thi quyền lực, dù để thực thi quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đó là các cơ quan hành chính. Vậy toàn bộ các tổ chức tư pháp và bổ trợ tư pháp như đã nêu cũng nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính chịu sự điều hành của Chính phủ, Bộ Tư pháp là cơ quan cao nhất để phục vụ hành chính cho quyền tư pháp, là cơ quan hành chính của quyền tư pháp.

 

Từ đó có một số kiến nghị sau:

 

1. Hiện nay, đối với tổ chức bộ máy của Chính phủ tức bộ máy hành chính còn nhiều phân tán. Để cho quyền quản lý hành chính của Chính phủ được tập trung thống nhất cần phải giao quyền quản lý hành chính của Toà án Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Bộ Tư pháp quản lý, tổ chức như thế không ảnh hưởng đến sự độc lập của quyền xét xử, quyền kiểm sát mà trái lại còn tạo điều kiện cho các chức danh được bổ nhiệm phát huy mạnh mẽ quyền lực của chính mình.

 

2. Để tham mưu cho Chính phủ thành lập các tổ chức tư pháp đúng chức năng và nhiệm vụ, Bộ Tư pháp cần được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý tất cả các tổ chức tư pháp bao gồm hệ thống các Toà án và các tổ chức bổ trợ tư pháp.

 

Theo Luật Toà án nhân dân năm 1992: Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với các Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

 

Theo Nghị định 38/CP : Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thống nhất về công tác tư pháp… Quản lý về mặt tổ chức TAND địa phương… quản lý các công tác tư pháp khác đựơc Chính phủ giao.

 

Từ sau khi có Luật Toà án nhân dân 1992 và Nghị định 38/CP , tổ chức và hoạt động của TAND Quận, Huyện đã có một bước đổi mới về tổ chức bộ máy biên chế, tuyển dụng cán bộ, đề bạt, tuyển chọn thẩm phán, kinh phí hoạt động, trang thiết bị, cải tạo, xây dựng trụ sở mới, trình độ lý luận chuyên môn của thẩm phán nhất là cấp Quận, Huyện đã được nâng cao lên rõ rệt qua công tác đào tạo, bồi dưỡng… điều đó khẳng định rằng đã định hướng đúng đắn mô hình quản lý Toà án nhân dân địa phương. Chỉ có đề nghị thêm: Việc bổ nhiệm thẩm phán cần được thẩm định từ Hội đồng của Bộ và bổ nhiệm nhậm chức khác địa phương cư trú để bảo đảm tính vô tư trong xét xử.

 

Còn đối với các cơ quan tư pháp khác, nhất là đối với các tổ chức bổ trợ tư pháp, thời gian qua lại chưa có được một mô hình quản lý.

 

Cần thiết là các tổ chức bổ trợ tư pháp phải thuộc Bộ Tư pháp thống nhất quản lý.

 

Trước hết, xin đề cập đến Tổ chức Công chứng:

 

Hoạt động của cơ quan công chứng phục vụ cho nhu cầu của công dân, tổ chức tạo lập được các loại giấy tờ tài liệu do công chứng lập sẽ ngăn chăn, giảm bớt các tranh chấp trong dân vì sự xác thực, rõ ràng của các tài liệu này. Giảm bớt tranh chấp tức là giảm bớt công việc cho Toà án. mặt khác nếu xảy ra tranh chấp thì Toà án cũng dễ dang đưa ra được những phán quyết đúng đắn. Thật sự tổ chức Công chứng là cần thiết cho dân, hoạt động Công chứng cùng các hoạt động bổ trợ tư pháp khác chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác xét xử cảu Toà án để xác định được công lý, bảo đảm sự công bằng.

 

Tuy nhiên, tổ chức Công chứng như hiện nay gây nhiều phiền nhiễu cho dân. Tổ chức Công chứng chỉ nên tồn tại và tổ chức để phục vụ cho yêu cầu của nhân dân mà trong hệ thống hành chính không đáp ứng.

 

Việc quản lý đối với tổ chức công chứng phải thống nhất một đầu mồi do Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thành lập, bổ nhiệm công chứng viên, cần thiết xây dựng chức danh công chứng viên trưởng và không thể bổ định "Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp", nghĩa là Phòng Công chứng là một cơ quan hành chính đơn thuần trực thuộc một cơ quan hành chính cấp trên, phải chấp hành kỷ luật hành chính của cơ quan chủ quản, của lãnh đạo cấp trên trực tiếp, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hành chính, như vậy sẽ mất đi vai trò độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật của công chứng viên.

 

Đối với các tổ chức giám định tư pháp:

Theo Nghị định 117/HĐBộ Tư pháp về giám định tư pháp và Thông tư 78/TT-QĐ hướng dẫn thực hiện Nghị định 117/HĐBộ Tư pháp của Bộ Tư pháp thì giám định tư pháp được hiểu là "sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn để kết luận về vấn đề có liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, các tranh chấp lao động. Theo Quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử".

Hiện nay, ở nước ta, hoạt động giám định tổ chức thành hai cấp: Trung ương và tỉnh, thành phố.

 

ở Trung ương: Giám định pháp y được thành lập ở Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng, Giám định pháp y tâm thần (Bộ Y tế), Giám định kỹ thuật hình sự (Bộ Nội vụ), Giám định kế toán- tài chính (Bộ Tài chính), Giám định tác phẩm nghệ thuật, văn hoá phẩm nghệ thuật (Bộ Văn hoá), Giám định trong từng lĩnh vực khoa học kỹ thuật ( Bộ Khoa học Công nghệ môi trường và các Bộ chuyên ngành).

 

ở địa phương (tỉnh, thành phố) thành lập tổ chức Giám định pháp y, Giám định pháp y tâm thần, Giám định kế toán tài chính và các tổ chức giám định chuyên ngành.

 

Các ngành không có tổ chức giám định tư pháp khi có quyết định trưng cầu giám định tư pháp về những vụ việc có liên quan đến ngành mình, thì thủ trưởng ngành đó cử người thực hiện yêu cầu giám định.

 

Những người làm công tác giám định tư pháp có thể là giám định chuyên nghiệp, kiêm nhiệm do Bộ, ngành Trung ương hoặc UBND tỉnh, thành phố ra quyết định bổ nhiệm (sau khi có sự nhất trí của Bộ Tư pháp).

 

Thời gian qua, các tổ chức giám định đã thực hiện trên hàng chục ngàn vụ việc theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nhìn chung kết quả giám định đạt hiệu quả tương đối tốt, giúp các cơ quan điều tra, truy tố có thêm cơ sở, tình tiết tìm ra sự thật khách quan của vụ án, giúp cơ quan Toà án xét xử đúng người, đúng tội, hạn chế hàm oan người vô tội.

 

Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp vừa qua còn nhiều vướng mắc, lúng túng liên quan đến cơ chế, tổ chức, quan hệ lề lối làm việc trong tổ chức giám định.

 

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc đề xuất mô hình tổ chức giám định tư pháp. Xin đề xuất một mô hình:

 

Có thể có 2 tổ chức giám định tư pháp: Tổ chức giám định Nhà nước và tổ chức giám định độc lập.

 

- Tổ chức giám định Nhà nước: Là tổ chức giám định của Nhà nước được thành lập theo khu vực ba miền: Bắc, Trung, Nam, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, con dấu riêng, kinh phí hoạt động một phần do ngân sách Nhà nước cấp. Trong tổ chức giám định Nhà nước theo khu vực thì có các tổ chức giám định theo chuyên ngành. Giám định Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các lĩnh vực giám định theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức phục vụ cả trong tố tụng và ngoài tố tụng. Hoạt động giám định được thu lệ phí theo bổ định của Nhà nước. Những người làm việc trong tổ chức này là công chức Nhà nước. Ngoài ra, tổ chức này tuỳ theo yêu cầu của công việc được quyền trưng dùng hoặc sử dụng cộng tác viên tuỳ theo ngành nghề chuyên môn. Các Giám định viên và cộng tác viên hoạt động chỉ tuân thủ theo pháp luật và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ đã được quy định và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những kết luận giám định của mình.

 

- Tổ chức Giám định độc lập: Tổ chức Giám định độc lập gồm có công ty giám định (của tập thể giám định viên) và Văn phòng giám định (của cá nhân giám định viên).

 

Các giám định viên phải qua kỳ thi tuyển được Hội đồng thi cấp Nhà nước tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên. Các giám định viên được đăng ký hành nghề trong các tổ chức giám định độc lập được thành lập hợp pháp.

 

Tổ chức giám định độc lập là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được thu phí dịch vụ giám định theo hợp đồng do hai bên thoả thuận căn cứ vào khối lượng, tính chất của công việc cần giám định, thời gian giám định và khung giá phí giám định do Bộ Tư pháp- Bộ Tài chính quy định.

 

Các tổ chức giám định độc lập phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.

 

Các tổ chức giám định độc lập phải đăng ký danh sách giám định viên hoạt động trong tổ chức tại Bộ Tư pháp và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động nghề nghiệp của giám định viên thuộc tổ chức mình quản lý. Trường hợp giám định viên vi phạm các nguyên tắc, quy chế hành nghề thì tổ chức giám định độc lập phải chịu trách nhiệm liên đới. Nếu giám định viên làm sai thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại cho khách hàng thì tổ chức giám định phải bồi thường thiệt hại.

 

Theo mô hình này, những lĩnh vực giám định phục vụ lợi ích công cộng thì Nhà nước đài thọ một phần hoặc toàn bộ chi phí và do tổ chức giám định Nhà nước thực hiện. Còn giám định phục vụ lợi ích cá nhân như liên quan kinh tế, dân sự, hôn nhân gia đình… thì người có yêu cầu giám định phải trả chi phí cho tổ chức giám định theo khung giá được Bộ Tư pháp- Bộ Tài chính hướng dẫn, quy định.

 

Tổ chức giám định tư pháp theo mô hình này sẽ khuyến khích được những người có trình độ khả năng chuyên môn và năng lực tài chính bỏ vốn thành lập công ty hoặc Văn phòng giám định. Qua đó, thúc đẩy hoạt động giám định phát triển cả về chất và về lượng và do có nhiều tổ chức giám định sẽ tạo được mọi điều kiện thuận tiện, dễ dàng cho công dân, tổ chức khi có yêu cầu giám định.

 

Để xây dựng mô hình mới về tổ chức giám định Nhà nước cần ban hành bằng Pháp lệnh. Vì nội dung giám định có liên quan đến hoạt động của cơ quan kiểm sát, Toà án nếu chỉ quy định bằng Nghị định của Chính phủ e có nhiều điểm chưa ổn. Tất nhiên trong văn bản pháp luật này sẽ phải quy định nhiều mặt: tổ chức giám định là tổ chức tư pháp hay tổ chức hành chính, nội dung phạm vi trưng cầu giám định, quyền, nghĩa vụ giám định viên, cơ chế phối hợp và cơ quan quản lý Nhà nước đối với công tác giám định, điều kiện về con người và cơ sở vật chất để thành lập tổ chức giám định.

 

Đối với tổ chức Luật sư: Hoạt động luật sư là nhân tố bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được khách quan. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm hại. Hoạt động luật sư gắn liền với mục đích hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả cho hoạt động xét xử của Toà án, góp phần cho việc xét xử được khách quan,chính xác và đúng pháp luật. Do đó tổ chức luật sư là tổ chức bổ trợ tư pháp.

 

Thông qua việc tư vấn pháp luật, bào chữa hoặc đại diện trước Toà án luật sư bênh vực quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc làm này được thực hiện như là một loại dịch vụ được trả công. Các luật sư chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ của mình.

 

Xét về mặt Nhà nước tổ chức luật sư không nằm trong cơ cấu quyền lực Nhà nước: Là tổ chức nghề nghiệp của tư pháp phải do Bộ Tư pháp quản lý về tổ chức và hoạt động.

 

Đối với cơ quan Thi hành án: Nhìn chung công tác thi hành án đang ở tình trạng phân tán, thiếu tập trung, không thống nhất về tổ chức thực hiện và quản lý Nhà nước. Hiện nay chưa có một cơ chế phối hợp cho có hiệu quả trong việc tổ chức thi hành án. Vì thế việc giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án là cần thiết nhằm khắc phục những lúng túng hiện nay trong công tác quản lý thi hành án. Cơ chế Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp trực thuộc UBND tỉnh, thành phố, Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp trực thuộc UBND Quận, Huyện nghĩa là trực thuộc những cơ quan hành chínhphải có trách nhiệm chấp hành kỷ luật hành chính, mệnh lệnh hành chính, không thể bảo đảm được tính độc lập của Chấp hành viên phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc thi hành án được giao.

 

Với chức năng của ngành tư pháp các cơ quan tư pháp và từ ý kiến đề xuất vê một số tổ chức bổ trợ tư pháp trên, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh có một ý kiến chung: Tổ chức tư pháp không thể trực thuộc chính quyền địa phương mà phải trực thuộc Bộ Tư pháp vì như đã nêu trên hai quyền tư pháp và hành pháp là hai quyền chấp hành, luôn kết hợp bổ sung lẫn nhau để bảo đảm cho sự tự do công bằng xã hội, phục vụ cuộc sống hài hoà, hạnh phúc của mọi người trong cộng đồng xã hội. Quyền hành pháp có bộ máy Chính phủ với nhiều phương tiện như: các thủ tục hành chính, lực lượng quân đội và công an, cảnh sát. Quyền tư pháp có hệ thống các Toà án và các tổ chức bổ trợ tư pháp. Phương tiện thể hiện quyền lực cảu quyền tư pháp là việc xét xử tại Toà án, là bản án của Toà án.

 

Để đối trọng với quyền hành pháp, quyền tư pháp cần được tổ chức độc lập với các tổ chức chính quyền địa phương, các viên chức hoạt động trong tổ chức này phải được thiết chế một chính sách khác với chế độ công chức. Đó là chế độ chức danh do Nhà nước bổ nhiệm. Kinh phí hoạt động từ ngân sách cấp cho các tổ chức này có thể hạn chế mà tăng thu phí đủ bảo đảm cho hoạt động. Đối với Sở Tư pháp, Sở thuộc Bộ không thuộc chính quyền địa phương. Giám đốc Sở phải được Bộ trưởng bổ nhiệm và uỷ quyền một số nhiệm vụ.

 

Ngoài ra, xin góp ý thêm trong chức năng quản lý ngành, một số chức năng nhiệm vụ thuộc Bộ Tư pháp hiện nay cần được nghiên cứu phân công lại trên cơ sở cải cách hành chính.

 

1. Về nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Thấy rằng nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật phải thuộc Bộ Văn hoá thông tin. Còn nhiệm vụ giáo dục Pháp luật phải thuộc Bộ Giáo dục.

 

2. Về công tác văn bản pháp quy: Công tác này phải thuộc các cơ quan hành chính địa phương và ngành quản lý.

 

3. Về công tác hộ tịch: Đây là công tác của cơ quan hành chính địa phương cần giao về cho chính quyền địa phương.

 

Công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cong đang được từng bước thực hiện. Nội dung cải cách tư pháp còn nhiều vấn đề phải bàn. Trong phạm vi cho phép Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đề cập đến thực trạng tổ chức bộ máy với những bất cập cần nghiên cứu cải cách về mặt tổ chức quản lý đối với cơ quan tư pháp và các tổ chức bổ trợ tư pháp. Tất nhiên, đây cũng chỉ là những kiến nghị để tham khảo.

 

 

Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 12/1997.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

sơ đồ hệ thống tư pháp tại

Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các đơn vị trực thuộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh Đồng Tháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Tư pháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------ ----------------------

TX Cao Lãnh, ngày 30/11/1997

 

báo cáo tham luận

 

Về đổi mới quản lý Ngành Tư pháp

(tại hội thảo khoa học năm 1997do Bộ Tư pháp tổ chức)

 

Với nội dung hội thảo đã đặt ra - Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp xin tham luận 2 nội dung sau:

 

1. Đổi mới tổ chức

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động một số lĩnh vực quản lý Tư pháp.

 

i. về đổi mới tổ chức:

 

 

A. Thực trạng tổ chức cơ quan Tư pháp địa phương hiện nay:

 

 

Thực hiện Thông tư liên bộ số 12/ TTLB Sở Tư pháp Đồng Tháp đã xây dựng đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành ở địa phương trình UBND Tỉnh đồng thời tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường đội ngũ cán bộ cho các cơ quan Tư pháp.

 

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tư pháp các cấp:

 

 

a. Sở Tư pháp:

 

 

Hiện Sở Tư pháp Đồng Tháp có cơ chế tổ chức như sau:

- Ban Giám đốc.

- Phòng Quản lý văn bản và phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phòng QLTA và TCĐT - thanh tra.

- Phòng Quản lý và công tác bổ trợ Tư pháp.

- Phòng THA.

- Phòng HCQT.

- 03 Phòng công chứng Nhà nước.

- 02 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và tư vấn pháp luật.

 

 

 

2. Biên chế cơ quan Sở Tư pháp.

 

 

Trừ phòng THA, UBND Tỉnh phân bố tổng biên chế là 51 đã thực hiện được 44 còn thiếu 7. Nếu Thành lập mới 2 tổ chức trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách biên chế sẽ được tăng thêm 10 ( trong đó trung tâm dịch vụ: 7, tổ chức trợ giúp 3).

 

3. Cơ cấu cán bộ và chất lượng cán bộ:

 

 

- Ban Giám đốc Sở 04 đ/c (01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc) hiện có 05 Trưởng phòng, 02 Phó phòng, thiếu 02 Trưởng phòng ( tổ chức và HCQT ) và 05 Phó phòng ( QLVB, QLTA và TCĐT, QLTTK, Phòng THA, 01 Phòng Công chứng ).

- Trong 51 cán bộ có 12 tốt nghiệp Đại học Luật và tương đương, 10 đang học Đại học Luật, 09 trung học và 08 sơ học và 05 chưa qua đào tạo.

 

b. Phòng Tư pháp huyện thị:

 

 

11huyện thị có 11Phòng Tư pháp với 11đ/c Trưởng Phòng, 07 Phó phòng. Tổng biên chế được phân bổ là 56, đã thực hiện được 49, thiếu 07 ( không tính các đội THA).

Về chất lượng cán bộ Tư pháp cấp huyện, tốt nghiệp Đại học Luật 11, đang học Đại học Luật 15, trung học 13; chưa qua đào tạo 10, do phần lớn cán bộ Tư pháp huyện từ ngành khác chuyển sang.

 

c. Về Tư pháp ở cơ sở:

 

 

- Toàn tỉnh có 138/ 138 Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn, Trưởng Ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch đảm trách và 138 Ban có 192 cán bộ Tư pháp ( có Ban Tư pháp 02 cán bộ ) đã qua sơ học và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tư pháp cơ sở là 76; 96 đ/c chưa qua bồi dưỡng do cán bộ Tư pháp ở cơ sở không ổn định thay đổi thường xuyên chứ không phảỉ đựơc đào tạo bồi dưỡng.

 

- Qua bốn năm kiện toàn củng cố lại 138 xã, phường, thị trấn hiện có 1978 tổ hoà giải với 1375 tổ viên: số qua lại nhiều lần tổ chức đã tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 2/3 tổ viên số còn lại các phòng Tư pháp đang tổ chức tập huấn.

 

Từ thực trạng tổ chức bộ máy cà đội ngũ cán bộ của ngành Tư pháp tỉnh nhà, qua gần 5 năm thực hiện Thông tư liên bộ số 12/TTLB như dẫ nêu trên, cho thấy hệ thống ngành Tư pháp Đồng Tháp tuy được củng cố kiện toàn lại nhưng chưa đạt được số lượng và chất lượng như trước những năm 1986 với một hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng được định hình bằng những quy định khá cụ thể. Có khác chăng là số cán bộ hiện tại luôn phải đi học để bảo đảm tiêu chuẩn hoá cán bộ song chất lượng học tập và năng lực nghiệp vụ còn rất nhiều hạn chế.

 

Nếu so với nhiệm vụ quản lý thống nhất công tác hành chính Tư pháp ngày một tăng của ngành theo cơ chế quản lý mới hiện nay thì cơ cấu tổ chức, bộ máy của Ngành Tư pháp nói chung và Ngành Tư pháp Đồng Tháp nói riêng là chưa hợp lý; đội ngũ cán bộ Tư pháp ở địa phương còn hụt hẫng về số lượng, chất lượng, không thể tương xớng với nhiệm vụ được giao.

 

Vì vậy, sởm sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi toàn bộ Thông tư liên bộ số 12/ TTLB là điều bức xúc nhằm định ra cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế và tiêu chuẩn cán bộ Tư pháp cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao của các cấp Tư pháp một cách toàn diện đồng bộ, cụ thể và thống nhất thì mới nâng được chất lượng tổ chức cán bộ của Ngành nói chung trong đó có Tư pháp Đồng Tháp.

 

Việc sửa đổi bổ sung Thông tư liên bộ số 12 / TTLB nếu có diễn ra chúng tôi đề nghị mấy vấn đề trọng tâm sau:

 

- Phải xác định và có quy định thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy của các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp, trong đó đặc biệt chú ý là tổ chức bộ máy BTP cơ sở.

 

- Về biên chế cần có quy định cho phù hợp với nhiệm vụ được giao một cách tương xứng. Tuỳ từng vùng, từng miền, khu vực mà có quy định khung biên chế để từng địa phương căn cứ vào địa bàn dân cư, trình độ cán bộ, trình độ dân trí, đặc điểm tình hình để đề xuất biên chế cụ thể.

 

- Cần sớm thực hiện việc tiêu chuẩn và chuyên môn hoá cán bộ hộ tịch ở cơ sở.

 

- Phân định thẩm quyền quản lý và mối quan hệ quản lý của cơ quan Tư pháp với cơ quan THA, với các Phòng công chứng Nhà nước một cách rõ ràng cụ thể. Quy định rõ trách nhiệm của Giám đốc, Trưởng Phòng Tư pháp trong mối quan hệ quản lý này.

 

- Cần xác lập lại mối quan hệ trong việc bổ nhiệm miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo Tư pháp các cấp và khi cần thay đổi cán bộ lãnh đạo và cán bộ Tư pháp cùng cấp thì mối quan hệ đó ra sao ? Để bảo đảm ổn định, tránh sự thay đổi tràn lan nhất là ở cơ sở; chỉ thay đổi cán bộ khi thật cần thiết.

 

- Hiện nay Nhà nước ta có 4 cấp nhưng 3 cấp có Thanh tra Nhà nước - cấp cơ sở giao cho đ/ c Chủ tịch UBND phụ trách công tác Thanh tra nhưng lại không có bộ máy chuên môn giúp việc. Do vậy, hầu như công tác Thanh tra ở cơ sở đ/ c Chủ tịch giao luôn cho cơ quan Tư pháp thực hiện vừa không đảm đương được vừa không hợp lý - do đó, chúng tôi đề nghị cần sửa đổi Pháp lệnh Thanh tra - ở cơ sở nên có một tổ chức Thanh tra Nhà nước giúp cho UBND cơ sở thực hiện chức năng Thanh tra, nhằm giảm gánh nặng cho cơ quan Tư pháp như hiện nay.

 

- Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu phân cấp cho địa phương theo hướng mở rộng quyền trong việc tuyển dụng cán bộ, thuyên chuyển, kỷ luật… nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của địa phương- bởi vì khi giải quyết các yêu cầu trên đều có sự tham gia lãnh đại của Đảng và chính quyền địa phương, đó cũng chính là cơ sở giúp Bộ trực tiếp thanh tra giám sát.

 

B. Về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ:

 

 

- Sở Tư pháp Đồng Tháp xin có một vài ý kiến:

 

Cho đến nay, công tác đào tạo và sử dụng văn bản nói chung vẫn mang tính chất của giải pháp tình thế. Chắc rằng sẽ phải áp dụng giải pháp này trong một thời gian nữa; song không thể kéo dài quá lâu vì như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bị động, manh mún là khó tránh khỏi. Để có sự chủ động trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ thì Bộ Tư pháp phải hoạch định phương hướng, chỉ đạo hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ và xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng thời kỳ, từng năm đối với từng chức danh tư pháp với quy mô và hình thức đào tạo phù hợp. Mặt khác nội dung, chương trình, hình thức và phương thức đào tạo phải được xây dựng trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và phải xuất phát từ tình hình thực tiễn, trong đó cần phải sớm triển khai chứ không phải tốt nghiệp cử nhân Luật xong là đã làm được tất cả các nghề như phần lớn cán bộ tư pháp đương nhiệm hiện nay. Khi nói đến công tác đào tạo, bồi dưỡng phải phát huy được kết quả nghiên cứu học tập ở trường lớp và vận dụng kiến thức ở trường, lớp vào thực tiễn công tác ở từng lúc, từng nơi, từng cương vị của mỗi cán bộ. Một thực tế hiện nay trong đội ngũ cán bộ tư pháp có thể nói là không thiếu bằng cấp song không có mấy người có bằng cấp phát huy được trong công tác và cũng có người không bằng ai về bằng cấp song không phải không làm được việc như những người có bằng cấp. Cụ thể hơn nữa đâu phải ai có băng cử nhân Luật là có thể làm tốt việc xét xử, công chứng, điều tra, hộ tịch, luật sư… mà phải có nghề, có phẩm chất đạo đức và nhiều vấn đề cần thiết khác. Thiết nghĩ, Bác Hồ dạy: Cán bộ phải "vừa hồng vừa chuyên" hiện nay lời dạy ấy chưa được thực hiện trong công tác cán bộ nói chung và trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói riêng.

 

Mong rằng tất cả những cấp, ngành và những người có trách nhiệm không để công tác đào tạo Luật ở Việt Nam lại tiếp tục có sự chậm trễ lớn và những thế hệ cán bộ tư pháp kế tiếp nhau sau này có thừa bằng cấp mà thiếu đi những tri thức, kiến thức pháp lý, nghề nghiệp lại là người nhân danh công lý, thực thi pháp luật và bảo vệ luật pháp.

 

ii. Về nâng cao hiệu quả hoạt động các lĩnh vực tư pháp:

 

 

Qua thực tiễn hoạt động, Sở Tư pháp Đồng Tháp xin tham gia ý kiến 3 lĩnh vực sau:

 

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật:

 

 

Công việc này cũng là một nghề, nghề viết và nghề nói. Tất nhiên, muốn viết được, nói được phải còn nhiều yếu tố khác như trình độ, năng lực, kiến thức, phẩm chất, năng khiếu và khả năng tw duy, kinh nghiệm của mỗi cán bộ…

 

Với điều kiện như vậy nếu không được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu thì làm sao công tác được tốt, công việc có chất lượngđem lại hiệu quả đúng với yêu cầu mà bấy lâu nay cán bộ tư pháp đảm trách phần việc này chỉ được tập huấn đôi ba ngày hoặc nhiều hơn nữa là một tuần về soạn thảo văn bản, rà soát văn bản, tuyên truyền miệng. Do vậy cán bộ phải được đào tạo chuyên sâu từng lĩnh vực, đó là vấn đề thứ nhất.

 

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta nói chung và của địa phương nói riêng quá đồ sộ về số lượng, dàn trải về nội dung, sơ hở nhiều và có mâu thuẫn ở các quy định… nói lên điều này chúng tôi đè xuất Nhà nước ta mà trước tiên là Chính phủ phải tập trung cho việc hệ thống hoà và pháp điển hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Cần thiết phải thành lập mọt cơ quan để thực hiện công việc này và có sự đầu tư thoả đáng. Xin được chỉ ra một vấn đề là riêng việc xử lý vi phạm hành chính hiện đã có 1 Pháp lệnh và trên 40 Nghị định (còn nữa) vì vậy rất khó thực thi và áp dụng pháp luật kể từ hai phía một bên là Nhà nước một bên công dân và tổ chức. Đó chỉ mới nói về số lượng văn bản còn nội dung quy định trong từng văn bản còn nhiều vấn đề chưa thể nói trong phần tham luận.

 

- Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chi phí khá tốn kém song hiệu quả của công tác thật khó mà đánh giá. Một thực tế cho thấy khi triển khai phổ biến một văn bản quy phạm pháp luật nào là phải biên soạn đề cương, in ấn tài liệu, mua văn bản đó phân phát từ Trung ương đến tận cơ sở cho nhiều cấp, nhiều ngành,,, Rồi thực tế với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta như hiện nay khi mỗi lần phổ biến, triển khai (tính khoảng 1/3 số lượng văn bản quy phạm pháp luật cần phổ biến) phải làm như vậy thì cả nước phải chi phí rất lớn nhưng việc đầu tư đó không đem lại hiệu quả; đề cương tuyên truyền, văn bản quy phạm pháp luật rải rác khắp nơi mà nội dung là không đến được cán bộ và nhân dân. Nêu lên việc này chúng tôi muốn đề nghị là trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kể cả văn bản đã ban hành còn hiệu lực và sẽ ban hành thì văn bản nào cần phổ biến, giáo dục rộng rãi cho nhân dân và cán bộ thì Trung ương có chỉ đạo đẻ địa phương thực hiện, cong văn bản quy phạm pháp luật nào không nhất thiết phải phổ biến, giáo dục trong cán bộ và nhân dân thì không tổ chức triển khai mà áp dụng các hình thức khác, chẳn hạn thông qua Tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý hoặc dịch vụ pháp lý để nhân dân hoặc cán bộ sẽ nắm và biết được nội dung quy định về những vấn đề mà họ có nhu cầu cần đến khi thực hiện quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ. Hoặc phải tìm các hình thức, phương pháp phổ biến khác cho thất có hiệu quả, chứ không đổi mới được nội dung hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục mà vẫn làm như hiện nay là đãn đến tốn kém nhưng không đem lại hiệu quả là bao. Chúng tôi đề xuất với Bộ Tư pháp nghiên cứu tổ chức hội thảo chuyên đề về lĩnh vực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài ra, chúng tôi thấy hiện nay chưa có một văn bản có hiệu lực để quy định về trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của ngành, đơn vị, cấp mình còn quy định chung chung muốn làm thì làm, không thực hiện cũng chẳng sao thì cũng rất khó đưa hoạt động có hiệu quả.

 

2. Về công tác quản lý TAND địa phương về tổ chức:

 

 

Chúng tôi xin tham gia với hội thảo mấy ý kiến sau đây:

Qua gần 5 năm thực hiện Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm Toà án nhân dân và các văn bản khác về thực hiện quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Trong Pháp lệnh và các văn bản đó có những quy định cần phải nghiên cứu bổ sung, sửa đổi. Do đó, rà soát hệ thống lại các văn bản này là điều cần sớm phải thực hiện từ địa phương đến Bộ, vì vậy Bộ cần có chỉ đạo riêng về phần việc này, trên cơ sở có tham khảo với cấp Uỷ, Uỷ ban nhân dân địa phương về quá trinhg tổ chức thực hiện trong thời gian qua.

Mấy vấn đề xin được Bộ Tư pháp lưu ý trong lĩnh vực quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức:

- Quy trình tuyển chọn Thẩm phán TAND huyện thị chưa thật gọn từ lúc trình đến lúc bổ nhiệm thời gian còn khá dài, cần rà soát lại phần thủ tục.

- Vấn đề tuyển dụng công chức TA và THA nên có sự phân cấp cho từng loại chức danh. Chức danh nào có thể giao cho Giám đốc Sở quyết định.

- Có sự điều chỉnh thêm về tiêu chuẩn cán bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng trong thời gian nhất định theo hướng giảm một số tiêu chuẩn về chuyên môn để giúp cho việc thực hệin công tác tuyển dụng được thuận lợi.

- Thủ tục thi tuyển và tuyển dụng còn có những vần đề chưa hợp lý, rườm rà.

- Vấn đề quản lý ngân sách TAND huyện thị đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm, không làm như hiện nay dẫn đến công tác quản lý không sát, công tác kiểm tra quyết toán thu chi thiếu cụ thể và chậm giải quyết những yêu cầu cần thiết của từng đơn vị khi có nhu cầu.

- Bộ sớm đề xuất với Chính phủ có chính sách đãi ngộ và thu hut cán bộ vào công tác ở các cơ quan tư pháp địa phương.

- Cải tiến chế độ khen thưởng đi vào chất lượng, không khen tràn lan, giảm bớt thủ tục đề nghị khen.

3. Công tác thi hành án dân sự;

 

Hiện nay Nhà nước ta đang tòn tại hai hệ thống cơ quan thi hành án (cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Nội vụ và cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp).

Do chưa thành hệ thống thống nhất nên rất khó phối hợp trong hoạt động thi hành án, đồng thời cũng không có cơ chế quản lý thống nhất nên trong chỉ đạo điều hành công tác thi hành án gặp không ít khó khăn, thường để công việc giải quyết kéo dài- giải quyết không kịp thời thậm chí không giải quyết được trong mối quan hệ thi hành án hình sự với thi hành án dân sự.

 

Vì vậy, trước mắt tôi đề nghị nên thống nhất 2 cơ quan thi hành án này giao cho Bộ Nội vụ hay Bộ Tư pháp (theo tôi giao cho Bộ Tư pháp là phù hợp) để thống nhất đầu mồi chỉ đạo điều hành nhằm khắc phục những nhược điểm nêu trên.

 

Nhưng về lâu dài tôi thấy cần hình thành 1 tổ chức thuộc Chính phủ chỉ đạo điều hành công tác thi hành án dân sự, hình sự, quản lý cả trại giam, trại tạm giam, thực hiện công tác bảo vệ phiên toà, bảo vệ thi hành án… mà lực lượng theo hệ thống này gọi là lực lượng Cảnh sát Tư pháp (bao gồm là Chấp hành viên HSDS là Giám thị trại giam, là canh coi, là lực lượng bảo vệ, là lực lượng áp giải, là lực lượng tổ chức cưỡng chế thi hành án…). Nhằm giảm bớt công việc không cần thiết mà cơ quan Công an phải đảm trách, để cơ quan Công an tập trung lo việc đánh địch và bảo đảm an toàn xã hội - đồng thời các mặt hoạt động vừa nêu trên phát huy được hiệu quả cao hơn.

 

- Bộ sớm có phương án đề xuất cấp có thẩm quyền có chỉ đạo giải quyết ssố án tồn đọng đã có hiệu lực pháp luật nhưng người phải thi hành án không còn khả năng nào để THA. Nhằm giải quyết dứt điểm số án này.

 

- Việc bàn giao tang tài vật kèm theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho cơ quan THA chưa có quy định để đảm bảo tính khả thi và rất nhiều vấn đề nảy sinh giữa các cơ quan liên quan về nơi giao, nơi nhận, kho tàng cất giữ, bảo quản, những tài sản không cất giữ trong kho được, không thể giao về cơ quan THA nhận mà phải thuê giữ … cần phải có văn bản quy định cụ thể, thống nhất.

 

- Bộ cần phối hợp liên Ngành ban hành các văn bản quy định trong việc giản chính một số quy định rườm rà đòi hỏi thủ tục mua tài sản THA phát mãi cũng phải giống như việc mua bán bình thường khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc THA.

 

4. Về đổi mới Tổ chức luật sư:

 

 

- Cần thống nhất quản lý tổ chức và Hội đồng của luật sư theo hướng tập trung vào một đầu mối là Bộ Tư pháp, cần có những quy định pháp luật chặt chẽ hơn nhằm đề cao trách nhiệm của luật sư không thể như quy định hiện hành.

 

- Về mô hình tổ chức nên có một tổ chức thích hợp nhằm tập hợp các Đoàn Luật sư trong cả nước mà mỗi Đoàn là 01 thành viên mỗi tỉnh có 01 Đoàn luật sư; mỗi huyện có chi nhánh luật sư có từ 01 đến 02 luật sư để thuận lợi cho công dân có nhu cầu, chi nhánh này có một bộ phận của Đoàn Luật sư tỉnh hoạt động theo quy chế và nội dung của Đoàn.

 

- Việc đưa tổ chức luật sư những thành viên mới thì cố nhiên phải căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định để đảm bảo hành nghề có hiệu quả cao ( bao gồm cả đạo đức, tư cách ). Tiến tới hình thành Đoàn Luật sư bao gồm các luật sư chuyên trách và các công chức không được kiêm nhiệm hành nghề luật sư, nhằm đảm bảo tính khách quan và chuyên sâu nghề nghiệp. Đồng thời Nhà nước ta phải có một khoa nằm trong Trường Đại học đề đào taọ loại nghề nghiệp này do Bộ Tư pháp tuyển chọn đào tạo.

- Hiện nay không nên có luật sư tư nhân mà Luật sư phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tuyển chọn bổ nhiệm, cấp thẻ, kiểm tra hoạt động theo các quy định pháp luật.

- Về hoạt động coi luật sư là một tổ chức XH nghề nghiệp, mang ý nghĩa chính trị pháp lý có tính chất rộng, song song vận hành với hoạt động của các cơ quan khác. Cần có những quy định pháp luật xác định rõ hơn hoạt động Luật sư, nếu được đặt đúng vị trí cũng tức là góp phần bảo vệ Pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp công dân, tôn trọng và duy trì công lý.

Do đó, trong nội dung cải cách Tư pháp phải bao gồm cả đổi mới và hoàn tiện tổ chức và hoạt động của tổ chức luật sư.

5. Về tổ chức Công chứng Nhà nước:

 

Trước mắt ta vẫn duy trì thể chế Công chứng hiện nay nhưng cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động cho phù hợp.

Trước hết cần xách định vị trí, tên gọi, tổ chức và quản lý Công chứng như thế nào ?

- Về vị trí hoạt động Công chứng thuộc nhóm hoạt động bổ trợ Tư pháp thuộc hệ thống Tư pháp, nên không thể giao cho cơ quan nành pháp trực tiếp thực hiện ( như ở cấp huyện, xã giao cho UBND thực hiện không phù hợp với luật hiện hành ). Mà cơ quan hành pháp chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước - về Công chứng còn Bộ Tư pháp mới là cơ quan thực hiện sự quản lý đó bằng cách trực tiếp tổ chức hiện thực.

- Từ đó tên gọi nên gọi là cơ quan " Công chứng" không gọi "Công chứng Nhà nước". Luật tổ chức Chính phủ và Nội dung 38 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tư pháp - đã ghi là cơ quan Công chứng.

- Về tổ chức Công chứng hiện nay nên vận dụng theo hướng như tổ chức THA, DS; ở tỉnh có các Phòng Công chứng đặc trách từng khu vực tuỳ theo địa bàn và nhu cầu Công chứng; không nên giao cho UBND huyện xã thực hiện một số hành vi Công chứng như hiện nay mà cơ quan Công chứng khu vực đảm nhận hết - tuỳ theo nhu cầu Công chứng mà có thể tổ chức thêm Phòng Công chứng khu vực hoặc tăng thêm biên chế và Công chứng viên để đảm nhận công việc.

- Về cán bộ Công chứng cần có một Khoa đào tạo Công chứng để đào tạo chuyên ngành Công chứng đến bậc Đại học nhằm chuyên môn hoá đội ngũ này.

- Về các việc Công chứng hiện nay có 10 nhóm Công chứng theo quy định - nên xem xét xác định lại nhóm nào thuộc hành vi Công chứng thì giao cho cơ quan Công chứng thực hiện, nhóm nào thuộc lĩnh vực mang tính chất hành chính (thị thực, sao y giấy tờ …) thì nên giao cho UBND các cấp thực hiện nhằm phân biệt rạch ròi cái nào thuộc chức năng Tư pháp thực hiện, cái nào thuộc chức năng nành chính Nhà nước thực hiện.

6.Về Hộ tịch:

 

- Đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ sớm ban hành điều lệ Hộ tịch mới thay thế điều lệ Hộ tịch năm 1961 cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Về hệ thống tổ chức quản lý cần có một hệ thống tổ chức quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở - như hệ thống cơ quan Địa chính hiện nay. Và hệ thống cơ quan đó có thể thuộc Bộ Tư pháp lương và các khoản hoạt động do Trung ương cấp. Đồng thời còn chuyên môn hoá viên chức Hộ tịch và từng bước vi tính hoá lưu trữ hồ sơ Hộ tịch.

- Việc giáo dục quần chúng để thực hiện các hành vi Hộ tịch là công việc thường xuyên, nhưng để bảo đảm công tác Hộ tịch vào nề nếp đề nghị Nhà nước cần có văn bản xử phạt hành chính trên lĩnh vực này để áp dụng chung cho cả nước nhằn để tăng cường giáo dục quần chúng.

- Các loại sổ sách, hồ sơ Hộ tịch cần nghiên cứu cải tiến cho phù hợp ( giấy, chữ viết, cột mục, từ ngữ …) nhằm bảo đảm lưu trữ lâu dài.

Trong phạm vi cho phép Sở Tư pháp Đồng Tháp xin tham gia với hội thảo một số ý kiến trên, các nội dung còn lại được biết các báo cáo tham luận khác sẽ đề cập.

Sở Tư pháp Đồng Tháp.

 

UBND tỉnh lâm đồng cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Tư pháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------ ----------------------------

 

Hội thảo Đà Lạt, ngày 15/12/1997

 

"Đổi mới quản lý

Ngành Tư pháp" tại

Đà Lạt, tháng 12/1997.

 

 

Báo cáo

kiện toàn tổ chức và nâng cao

hiệu quả hoạt động các lĩnh vực

tư pháp- đòi hỏi khách quan của

sự nghiệp đổi mới ngành tư pháp

---------------------------------

 

 

 

 

Lâm Đồng là tỉnh miềm núi - nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9. 773,95 km2. Theo thống kê cuối năm 1996 dân số 891.077 người ( mật độ 91 người/ km2) với trên 30 dân tộc anh em. Trong đó số dân di cư từ các tỉnh đến Lâm Đồng từ 1975 - 1977 là 178.040 người. Toàn Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp Huyện (1Thành phố, 1 Thị xã, 9 Huyện) 128 xã, Phường, Thị Trấn. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự điều hành của các cấp chính quyền, sự nghiệp phát triển - kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng trong những năm qua, nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng đến nay có bước phát triển mới, đời sống vật chất tinh thần của các dân tộc Lâm Đồng không ngừng được cải thiện; công tác điều hành và quản lý Nhà nước của cấ cấp chính quyền nói chung, công tác quản lý và hoạt động của các cơ quan Tư pháp nói riêng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, là Tỉnh miền núi đất rộng, người thưa có nhiều dân tộc, tình trạng di dân tự do đến Lâm Đồng rất lớn, tiềm năng, thế mạnh về kinh tế chưa được khai thác, khoảng cách về đời sống kinh tế - xã hội ở nhiều vùng trong Tỉnh chênh lệch nhau tương đối lớn, đã ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động của Tư pháp Lâm Đồng.

 

Tai hội thảo "Đổi mới quản lý ngành Tư Pháp" lần này, cho phép tôi được báo cáo về thực tiễn kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động các lĩnh vực Tư Pháp tai Lâm Đồng trong thời gian qua, và những suy nghĩ về công tác này trong thời gian tới.

 

I- kiện toàn tổ chức.

 

Sở Tư pháp Lâm Đồng được thành lập từ cuối năm 1982 và đi vào hoạt động từ đầu năm 1993. Nguồn cán bộ được điều từ cơ quan UBND Tỉnh sang, tiếp nhận 1 số cán bộ từ các ngành khác đến. Mặc dù mới được thành lập, biên chế ít song Sở Tư pháp đã triển khai các mặt côngtác theo quy định tại Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội Đòng Bổ Trưởng và ởnong tư 08-TT ngày 6/1/1982 của Bộ Tư pháp.

 

Đến năm 1988, cùng với sự biến động chung của cả nước, các Phòng Tư Pháp bị sát nhập vào Văn phòng UBND cấp Huyện, các Ban Tư Pháp xã không còn định xuất chuyên trách lại thiếu đầu mối chỉ đạo nghiệp vụ; Sở Tư Pháp bị thu hẹp biên chế và luôn biến động về cơ cấu tổ chức nên các hoạt động Tư Pháp ở Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn.

 

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại Hội lần thứ 6 của Đảng, Quốc hội khoá 8 thông qua Hiến pháp 1992, Chính Phủ ban hành Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 và Thông Tư Liên Bộ Tư pháp - Ban Cán Bộ Chính Phủ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Tư pháp ở địa phương, không những đã đặt nền móng cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền mà đã "hồi sinh" các cơ quan Tư pháp địa phương, từ cấp Tỉnh đến Xã. Luật tổ chức TAND được sửa đổi nên đầu năm 1984 Sở Tư pháp tiếp nhận công tác quản lý về mặt tổ chức TAND cấp Huyện và cùng với việc thực hiện chỉ thị số 266/TTg ngày 2/6/1993 của Thủ Tướng Chính phủ tiếp nhận công tác thi hành án dân sự từ Toà án chuyển sang cơ quan Tư pháp, vị trí ngành Tư pháp không những đã được khẳng định trong sự nghiệp đổi mới mà chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp ngày càng được bổ sung nặng nề hơn.

 

ý thức dược trách nhiệm của mình, ngành Tư pháp Lâm Đồng đã đưa nhiệm vụ hàng đầu là tập trung xây dựng, kiện toàn, củng cố các cơ quan Tư pháp trong sạch vững mạnh là nhân tố quyết định hiệu quả các hoạt động Tư pháp. Do vậy đã đạt được kết quả như sau:

 

+ Đối với Sở Tư pháp. Đã hình thành cơ cấu như sau :

 

 

Từ chỗ trước đây làm theo chế độ chuyên viên đến nay đã hình thành các Phòng và các Tổ chức như :

- Phòng Tổ chức - hành chính: chuyên lo công tác Tổ chức- đào tạo và văn phòng Tổng hợp.

 

- Phòng Nghiên Cứu Pháp luật. Chuyên lo công tác tham mưu cho Giám đốc giúp UBND Tỉnh quản lý việc ban hành VBQPPL ở địa phương.

 

- Phòng Tuyên Truyền phổ biến pháp luật, tham mưu cho giám đốc giúp UBND Tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật.

 

- Phòng quản lý về tổ chức Toà án cấp Huyện : Tham mưu giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ do bộ Trưởng Bộ Bộ Tư pháp uỷ quyền quản lý về mặt Tổ chức Toà án cấp Huyện.

 

- Phòng hộ tịch và quản lý các Tổ chức bổ trự TưPháp, tham mưu cho Giám đốc giúp UBND Tỉnh và Bộ Tư Pháp quản lý Nhà nước về công tác hộ tịch và hoạt động của các tổ chức bổ trợ Tư Pháp.

 

- Hai Phòng Công Chứng Nhà nước (số I và số II)

 

- Trung tâm bán đấu giá tài sản.

 

- Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

 

Về biên chế từ chỗ lúc đầu mới thành lập biên chế còn ít, để đảm đương dược nhiệm vụ của mình qua từng thời gian biên chế của Sở được bố trí thích hợp. Năm 1994 được phân bổ biên chế 20. Đến năm 1997 được phân bổ 50 (Các Phòng tham mưu 26; Hai phòng Công chứng 12; Trung tâm bán đấu giá 6; Trung tâm bổ trợ pháp lý 6;). Đến nay đã thực hiện : 43/50 biên chế. Trong số đó có : ban Giám đốc 3; 9 trưởng Phó Phòng ; 2 Giám đốc Trung tâm, 4 Công chứng viên. Trong số biên chế hiện có có 43 về trình độ : Đại học và cao đẳng 31/43 (Tỷ lệ gồm 72%) Trung cấp pháp lý và Trung cấp khác 8/43 ( tỷ lệ 18,6%).

 

+ Tổ chức và đội ngũ cán bộ Phòng Tư pháp cấp Huyện, xã. Ngay sau khi có Nghị định 38/CP của Chính phủ và Thông Tư Liên Bộ số 12/TT -LB, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Tư pháp ở cấp Huyện đã được thành lập lại 11 Phòng Tư Pháp. Hiện nay biên chế có 38 (nơi có nhiều như TP Đà Lạt 5 biên chế, nơi ít nhất 2 biên chế ). Về trình độ 20/38 có trình độ đại học và cao đẳng (Tỷ lệ 52%) và 12 Trung cấp (Tỷ lệ 30%).

 

ở cấp xã: Ban tư pháp đã được thành lập ở 128/128 xã, phường, thị trấn, với tổng số các thành viên 461 người (có 100 cán bộ tư pháp chuyên trách được hưởng định xuất). Trong số đó có : 37 Trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp kiêm nhiệm; 91 Trưởng ban do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp kiêm nhiệm. Trong số 100 cán bộ Tư pháp được hưởng định suất, về trình độ văn hoá cấp III có 55 người, cấp II có 44 người , cấp I có 01 người. Về trình độ chuyên môn: Đại học Luật 4; Trung cấp Luật 4; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp 79.

 

Toàn tỉnh đã xây dựng tổ hoà giải ở 123/ 128 xã, phường, thị trấn (5 xã vùng sâu chưa có Tổ hoà giải) với tổng số 1421 tổ hoà giải với 5436 tổ viên. Về cơ cấuTổ trưởng Tổ hoà giải:

- Đại diện Mặt trận Tổ quốc 174

- Đại diện Hội phụ nữ 77

- Bí Thư Chi Bộ 25

- Trưởng thôn 509

- Tổ trưởng dân phố 554

- Thành phần khác 82

 

+ Về tổ chức Toà án ở 11 huyện, thị và thành phố hiện có 79/83 biên chế. Về trình độ chuyên môn nếu so với năm 1984 nhận bàn giao từ ngành Toà án chuyển sang chỉ có một số ít có trình độ cao đẳng Toà án, thì đến nay trình độ chuyên môn cán bộ Toà án đã nâng lên rõ rệt.

 

Trong số 79 biên chế hiện có (32 Thẩm phán và Chánh, Phó án) trinhg độ đại học và cao đẳng 56/79 (tỷ lệ 70%) luân huấn3, trung cấp 4, sơ cấp 4. (Trong 56 đại học có 18 đang học tại chức).

 

+ Về tổ chức các cơ quan thi hành án:

 

Hiện có 69/75 biên chế được phân bổ, trong đó có 27 chấp hành viên (5 cấp tỉnh, 22 cấp huyện). Về trình độ chuyên môn:47/69 đại học, cao đẳng (tỷ lệ 68, 11%) 4 luân huấn, 15 trung cấp… (trong đó có 22 đăng học đại học tại chức).

 

Nhìn chung, thực trạng tổ chức ngành tư pháp ở Lâm Đồng so với thời kỳ đầu mới thành lập, đến nay đã có nhiều đổi mới và được xây dựng củng cố từng bước tương đối hoàn chỉnh từ tỉnh đến cơ sở; đội ngũ cán bộ đã được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng,từng bước đáp ứng yêu cầu khách quan về xây dựng và đổi mới ngành tư pháp, trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước.

 

Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới hiện nay, đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là ở cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Đặc biệt nhìn tổng thể về hệ thống tổ chức của ngành và qua thực tiễn hoạt động đã nảy sinh những vấn đề chưa hợp lý về cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức của ngành và qua thực tiễn hoạt động đã nảy sinh những vấn đề chưa hợp lý về cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức của ngành dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý xây dựng của ngành như:

 

+ Nghị định 38/CP và Thông tư liên bộ số 12/TT chỉ quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp địa phương mà không quy định cụ thể rõ ràng về mô hình cơ cấu tổ chức, biên chế, chất lượng cán bộ tư pháp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đẫn đến cơ cấu tổ chức biên chế của cơ quan tư pháp không thống nhất, tuỳ thuộc vào từng địa phương để vận dụng. Đặc biệt đối với Ban Tư pháp, tuy có quy định về chức năng, nhiệm vụ nhưng về mô hình, cơ cấu tổ chức, biên chế và biện pháp bảo đảm cho Ban Tư pháp thực hiện nhiệm vụ không cụ thể rõ ràng với đúng nghĩa là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân. Mặt khác, các cơ quan tư pháp địa phương được Bộ uỷ quyền, phân cấp quản lý một số lĩnh vực về tổ chức hoạt động thi hành án, quản lý Toà án… đồng thời lại phải triển khai thực hiện một số chức năng mới như lý lịch tư pháp, quốc tịch, tư vấn pháp luật miễn phí, đấu giá tài sản… dẫn đến tình trạng vữa phải giúp UBND quản lý các công tác tư pháp thuộc thẩm quyền UBND, vừa phải thực hiện sự uỷ quyền quản lý của Bộ Tư pháp, trong khi tổ chức, biên chế, đội ngũ cán bộ do UBND quyết định, là điều không hợp lý giữa tổ chức, biên chế với chức năng, nhiệm vụ ngày càng tăng và nặng nề của cơ quan tư pháp.

 

+ Công tác quản lý Toà án nhân dân cấp huyện tuy có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, song qua thực tiễn cần phải được nghiên cứu đêt bổ sung như; Quy định về quy trình tiếp nhận, tuyển dụng, điều động cán bộ Toà án (không phải thẩm phán) còn rườm rà, nhiều thủ tục, vì đều phải được xét duyệt của Bộ trước khi Giám đốc Sở ra quyết định tuyển dụng, điều động thư ký và các chức danh khác của Toà án cấp huyện. Đặc biệt thủ tục điều động thẩm phán yêu cầu phải có ý kiến nhất trí của cấp uỷ nơi đi và nơi đến đãn đến việc nếu cấp uỷ nơi đi hoặc nơi đến không thống nhất vị ách tắCP công tác quản lý ngân sách đối với các cơ quan Toà án cấp huyện của Sở chỉ là hình thức và sự vụ, thiếu tính khẩ thi. Do vậy, cần có quy định thật cụ thể phạm vi uỷ quyền, tránh việc uỷ quyền chung chung và sự vụ. Đặc biệt việc điều động thẩm phán nếu cấp uỷ nơi đi hoặc nơi đến không thống nhất thì nên quy định ý kiến cấp uỷ cấp trên quyết định và cấp uỷ cấp dưới phải tạo điều kiện cho thẩm phán được điều động đến hoàn thành nhiệm vụ.

 

+ Công tác quản lý hoạt động của các tổ chức giám định, tổ chức luật sư, công chứng này đều do UBND tỉnh thành lập, song việc đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết khiếu nại không quy định Chủ tịch UBND tỉnh có quyền giải quyết.

 

+ Công tác đào tạo các chức danh tư pháp, nhất là cán bộ tư pháp cấp xã chưa có chế độ tương xứng với nhiệm vụ được giao, công tác đào tạo cán bộ Toà án, thi hành án nặng về chuyên môn nghiệp vụ, chưa quan tâm bồi dưỡng đào tạo về trình độ chính trị, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Do vậy, bị hẫng hụt về kiến thức, chưa đáp ứng với đòi hỏi khách quan của yêu cầu đổi mới hiện nay.

 

ii. thực tiễn hoạt động một số lĩnh vực quản lý tư pháp.

 

Song song với công tác kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành, trong nhiều năm qua. Đặc biệt là từ năm 1993 đến nay, các cơ quan tư pháp ở Lâm Đồng đã vươn lên triển khai đồng bộ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác, đạt nhiều kết quả, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

 

Trong lĩnh vực quản lý văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan tư pháp đã khẳng định được vị trí vai trò của ngành trong việc giúp UBND các cấp từ khâu tổ chức lấy ý kiến xây dựng pháp luật của cấp trên đến việc xây dựng kế hoạch ban hành văn bản. Trung bình hàng năm Sở đã trực tiếp siạn thải tham gia soạn thảo gần 40 văn bản quy phạm pháp luật, cấp huyện các Phòng T pháp đã soạn thảo và tham gia soạn thảo trung bình hàng năm từ 45- 50 văn bản quy phạm pháp luật và gần 6000 văn bản áp dụng pháp luật, xử lý hành chính (nhiều phòng tư pháp đã thực hiện tốt công tác thẩm định văn bản trớc khi Uỷ ban nhân dân ký ban hành), hàng năm đều thờng xuyên tiến hành rà soát hàng ngàn văn bản của các cấp, các ngành và đã phát hiện hàng chục văn bản không phù hợp, không đúng thẩm quyền… góp phần tích cực vào việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở địa phơng bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, phù hợp thực tiễn.

 

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong những năm gần đây đã đợc sự quan tâm nhiều hơn của các cấp, các ngành, tỉnh uỷ, HĐND và UBND đều có Nghị quyết và quyết định, chỉ thị về tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Hầu hết các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ơng và của tỉnh đợc triển khai phổ biến rộng rãi với nhiều hình thức phong phú, thiết thực trong các tầng lớp nhân dân, duy trì nhiều năm việc đa giáo dục pháp luật vào trường học và các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng năm đã thực hiện hàng chục kế hoạch phối hợp đa phương, phối hợp song phương với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, từng bước đổi mới về công tác tổ chức phối hợp, nội dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp, liên tục và rộng khắp. Có thể nói đến nay, các cơ quan tư pháp (tỉnh, huyện) đã khẳng định được vai trò đầu mối trung tâm phối hợp giúp UBND trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, từ việc xây dựng chương trình, soạn thảo đề cương, in ấn, cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn, hội thảo đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức điều hoà phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch tuyên truyền pháp luật.

 

Công tác quản lý hộ tịch, cấp lý lịch tư pháp, thẩm định giúp Bộ Tư pháp về hồ sơ xin xác nhận quốc tịch… đã đi vào nề nếp.

 

Nhìn chung, trong hoạt động các lĩnh vực công tác tư pháp ở Lâm Đồng thời gian qua từng bớc đợc đổi mới, hoạt động có hiệu quả, không những đóng góp phần nâng cao dân trí về kiến thức pháp luật, mà còn góp phần đáng kể tăng cờng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nớc ở địa phương.

Tuy nhiên, thời gian tới đề nghị Bộ Tư pháp cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với cán bộ tư pháp địa phương. Đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư thích đáng cả phơng tiện lẫn kinh phí về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt cần triển khai công tác cải cách hành chính trong hoạt động tư pháp sao cho thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

 

III. Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ T pháp tôi xin báo cáo về thực tiễn quản lý hoạt động thi hành án dân sự ở Lâm Đồng (phần tổ chức đã nêu ở trên).

 

 

Thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Nghị định số 30/ CP , 38/CP của Chính phủ và quyết định 141/QĐ - QLTA- THA ngày 21/3/1994 của Bộ trởng Bộ T pháp quy định phân cấp quản lý Thi hành án dân sự. Với nhận thức công tác thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ của UBND các cấp. Do vậy, là cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp, khi được tiếp nhận công tác này chúng tôi đã lấy phương châm "vừa xây dựng, kiện toàn tổ chức vừa đẩy mạnh hoạt động thi hành án". Ngay từ khi tiếp nhận bàn giao, Sở Tư pháp đã tập trung chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường đội ngũ cán bộ cho các cơ quan thi hành án. Để thực hiện được mục tiêu đó, hàng năm Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh hoặc trực tiếp phát động chiến dịch thi hành án 6 tháng hoặc cả năm, chú trọng tổng kết và sơ kết (trung bình hàng năm tổ chức 2 lần sơ, tổng kết) về công tác thi hành án, kịp thời đề ra các biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động thi hành án.

Sở Tư pháp chủ động, xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Toà án) trong việc chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tẩu tán tài sản, ra các bản án chính xác, rõ ràng để làm căn cứ thi hành án và đặc biệt là xây dựng mối quan hệ phối hợp giúp đỡ của chính quyền, mặt trận, các đoàn thể ở cơ sở với các cơ quan thi hành án; lấy địa bàn xã, phờng, thị trấn là trận địa tổ chức thi hành án, dựa vào nhân dân để kiên trì giáo dục thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án; đồng thời kiên quyết cưỡng chế với các đối tượng có điều kiện song chây ỳ, trốn tránh thi hành án nên được quần chúng đồng tình ủng hộ.

 

Mặt khác Sở đã chỉ đạo cac cơ quan thi hành án chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp, phân công trách nhiệm cho từng cán bộ thi hành án và chủ động kịp thời tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của UBND các cấp kịp thời thảo gỡ các khó khăn vớng mắc, hỗ trợ phơng tiện, kinh phí để tổ chức thi hành các bản án phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn; Qua thực tiễn thi hành án, coi trọng công tác tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dỡng chuyên đề về kinh nghiệm thi hành các loại án cũng nh giáo dục về phẩm chất chính trị, đạo đức chí công vô tư, trí thông minh và lòng dũng cảm vợt qua khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện thi hành án cho đội ngũ cán bộ thi hành án. Do vậy, công tác thi hành án dân sự ở Lâm Đồng những năm qua đạt kết quả năm sau cao hơn năm trớc , khôi phục lòng tin của nhân dân đối với công tác thi hành án dân sự.

 

Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành án dân sự ở địa phơng chúng tôi thấy rằng Pháp lệnh về thi hành án dân sự hiện hành nặng về công tác thi hành án và hệ thống khép kín các cơ quan thi hành án mà cha đề cập đến công tác quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự vốn là nhiệm vụ của Chính phủ và UBND các cấp. Bộ trởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm gì trong tổ chức chỉ đạo quá trình thi hành án chưa được đề cập hoặc đề cập không rõ ràng. Ví dụ như việc giải quyết khiếu nại về thi hành án chẳng hạn? Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp chỉ tác động đến mặt tổ chức, còn về quá trình tổ chức thi hành án ra sao, việc chấp hành pháp luật, đường lối chính sách của các cán bộ thi hành án cũng như tác động chỉ đạo về nghiệp vụ thi hành án đều chưa quy định rõ ràng. Trong khi đó Phòng thi hành án lại là một phòng trong cơ cấu tổ chức của Sở.

 

IV. Về tổ chức và hoạt động của ban cán sự đảng.

 

 

Căn cứ quyết định số 62/QĐ - TW ngày 15/3/1993 của Ban Bí thư Trung ương tại quyết định số 250/QĐ /NS/TƯ ngày 19/5/1993 Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ Lâm Đồng quyết định thành lập ban cán sự Đảng Sở Tư pháp với 3 thành viên, do Giám đốc Sở làm bí thư. Sau đó được kiện toàn, hiện nay Ban cán sự Đảng Sở T pháp có 4 thành viên, do Giám đốc Sở làm bí th và 3 uỷ viên (2 đ/c Phó Giám đốc Sở và 1 trưởng phòng tổ chức hành chính).

 

Sau khi đợc thành lập, Ban cán sự Đảng Sở T pháp đã xây dựng quy chế và xây dựng chương trình hành động như: Phân công trách nhiệm của các thành viên, xây dựng lề lôí sinh hoạt.

 

Qua thực tiễn hoạt động ban cán sự Đảng Sở đã giữ mối quan hệ với tỉnh uỷ trong việc tiếp thu các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ để thống nhất lãnh đạo về chính trị tư tưởng bảo đảm cho toàn ngành thực hiện đúng đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng; quyết định về quy hoạch, đào tạo cán bộ trong toàn ngành; giữ mối quan hệ với các cấp uỷ Đảng địa phơng trong việc xây dựng củng cố tổ chức, quy hoạch đào tạo cán bộ và lãnh đạo chính trị tư tưởng trong toàn ngành cũng như công tác xây dựng Đảng trong các tổ chức Tư pháp thuộc quyền quản lý của Sở. Ban Cán Sự Đảng giữ mối quan hệ với Đảng uỷ dân chính Đảng và Chi bộ trong việc xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, cũng nh phối hợp kiểm tra việc chấp hành đờng lối, chính sách, chủ trương, Nghị quyết của Đảng đối với cán bộ Đảng viên thuộc quyền quản lý của ngành.

 

Có thể nói, trong điều kiện các quy định và hớng dẫn của các cơ quan Đảng cấp trên về hoạt động của Ban cán sự Đảng chưa đầy đủ, song kể từ khi thành lập đến nay, ban cán sự Đảng Sở Tư pháp vừa làm vừa rút kinh nghiệm và thực sự giữ được mối quan hệ với các tổ chức Đảng trong việc củng cố, xây dựng ngành tư pháp trong sạch vững mạnh.

 

Tuy nhiên, hoạt động của Ban cán sự Đảng còn rất lúng túng cần có sự hướng dẫn của cấp uỷ Đảng cấp trên trong thời gian tới.

 

Kính chúc sức khoẻ các đ/c lãnh đạo Bộ Tư pháp và các đại biểu.

 

 

Giám đốc

 

 

 

 

 

huỳnh xuân phong

UBND tỉnh đăklăk Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Tư pháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

…………………………..

Số: … BC- TP Buôn Ma Thuột, ngày 05/12/1997

 

 

 

 

báo cáo tham luận

"Hội thảo đổi mới quản lý ngành Tư pháp"

 

 

 

Kính gửi: Bộ T pháp

 

 

 

Để tiếp tục đổi mới các cơ quan quản lý T pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tư pháp, trên cơ sở hoạt động thực tiễn trong những năm qua, Sở Tư pháp Đăk Lăk báo cáo về tình hình tổ chức bộ máy và hoạt động của địa phương. Đồng thời có một số kiến nghị về đổi mới quản lý ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành trong giai đoạn hiện nay.

 

I. Về cơ chế quản lý ngành hiện nay:

 

1. Ưu điểm và khó khăn tồn tại của cơ chế quản lý ngành hiện nay:

Ngành Tư pháp Đăk Lăk được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 02/8/1992 trên cơ sở của Nghị định 143/ HĐBT, ngay từ khi thành lập đến nay ngành luôn phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao. Tiếp đến khi ngành triển khai thực hiện Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ và Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp. Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các cơ quan Tư pháp địa phương, đến nay ngành Tư pháp đã thực sự khẳng định được sự cần thiết và vị trí vai trò của mình trong bộ máy Nhà nước và ngày càng lớn mạnh, tham mu giúp UBND các cấp từng bớc hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nớc về lĩnh vực T pháp đồng thời xác định đợc rõ hơn chức năng, nhiệm vụ đợc giao của chính quyền Nhà nớc, đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phơng.

 

Tuy nhiên, kể từ khi triển khai thực hiện Nghị định 38/CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ và Thông tư liên bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp- Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ đến nay, về cơ chế quản lý hoạt động của ngành bộc lộ những điểm chưa hợp lý cần phải được xây dựng, bổ sung cho phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngành đó là:

 

a. Về chức năng cơ quan tư pháp được xác định chưa rõ ràng do nhận thức chưa thống nhất cơ quan tư pháp là cơ quan quản lý lĩnh vực gì? Thực hiện quản lý Nhà nước về công việc tư pháp đã được xác định tương đối rõ song thẩm quyền trách nhiệm và cơ chế bảo đảm thực hiện chưa được xác định rõ, nhất là các lĩnh vực Sở Tư pháp quản lý như: Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách, quản lý về mặt tổ chức và hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp, quản lý Đoàn Luật sư, lý lịch tư pháp, Thống kê tư pháp…

 

b. Về quyền hạn của các cơ quan tư pháp địa phương được giao nhng không đầy đủ, quyền hạn được giao mới chỉ dừng lại ở chỗ giúp "UBND cùng cấp" hoặc thực hiện công việc theo "uỷ quyền của Bộ", hoặc "thoả thuận", đối với các quyền hạn cụ thể chưa mang tính pháp lý bắt buộc. Tóm lại, về quyền hạn của ngành còn mang tính chất chung chung, chưa có cơ chế nội dung tính khả thi.

 

c. Quan hệ giữa ngành Tư pháp với các ngành còn nhiều hạn chế do những quy định về chức năng, quyền hạn chưa xác định cụ thể.

 

d. Các văn bản của Bộ Tư pháp ban hành để thực hiện công tác quản lý trong nội bộ ngành còn mang nặng tính tập quyền, thiếu dân chủ và cha mạnh dạn phân cấp rõ ràng, cụ thể, dẫn đến tình trạng tập trung quan liêu xa rời thực tế tại các địa phương; vì vậy khi triển khai công tác rất lúng túng làm giảm tính năng động sáng tạo của địa phương, hạn chế hiệu quả trong quản lý.

 

2. Các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý:

 

Để ngành tư pháp ngày càng được củng cố vững mạnh về mọi mặt, cơ chế quản lý của ngành hiện nay cần phải được đổi mới, để khắc phục những khó khăn những tồn tại và vướng mắc nêu trên, đề nghị Bộ T pháp xem xét, nghiên cứu đề nghị sửa đổi lại Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ và trước hết là Thông tư liên bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp- Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ, theo hớng:

a. Xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp (nhất là các cơ quan Tư pháp địa phương).

 

b. Quy định rõ quyền hạn cụ thể và cơ chế pháp lý nội dung thực hiện của cơ quan Tư pháp các cấp;

 

c. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý trong nội bộ ngành;

 

d. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý ngành theo đúng tinh thần của Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 khoá VII và Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khoá VIII.

 

II. Đổi mới tổ chức ngành Tư pháp:

 

1. Thực trạng tổ chức cơ quan Tư pháp Đăk Lăk hiện nay:

* Về tổ chức, bộ máy của ngành Tư pháp Đăk Lăk hiện nay được xây dựng ở 3 cấp:

- Sở Tư pháp ở cấp tỉnh;

- Phòng tư pháp ở các huyện, thành phố;

- Ban tư pháp ở xã, phường, thị trấn.

 

a. Đối với Sở Tư pháp.

 

 

Căn cứ vào Thông tư liên bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993, Sở Tư pháp Đăk Lăk đã tiến hành triển khai xây dựng đề án củng cố lại tổ chức, bộ máy của Sở trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Do yêu cầu của tình hình công tác xét thấy cần phải tăng cường củng cố về tổ chức, bộ máy nên đầu năm 1997 Sở đã tổ chức xây dựng lại đề án về củng cố tổ chức bộ máy của Sở trình UBND tỉnh phê duyệt, Theo Quyết định số 396/QĐ - UB ngày 22/2/1997 của UBND tỉnh Đăk Lăk thì mô hình tổ chức của Sở Tư pháp gồm có lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn nghiệp vụ như sau:

Lãnh đạo Sở (gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc);

Phòng tổ chức đào tạo quản lý Toà án nhân dân các huyện: Biên chế hiện có 3/5 (gồm 1 trưởng phòng và 6 chuyên viên, cán bộ);

Phòng văn bản tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Biên chế hiện có 7/7 đ/c (gồm 1 trưởng phòng và 6 chuyên viên, cán bộ);

Phòng quản lý hộ tịch và tư pháp khác biên chế hiện có 3 đồng chí (gồm 1 trưởng phòng và 2 chuyên viên);

Văn phòng sở biên chế hiện có 7/7 đồng chí (gồm Chánh Văn phòng, 1 chuyên viên và 5 cán bộ nhân viên giúp việc);

Thanh tra sở hiện có 1/3 biên chế, gồm 1 thanh tra viên cấp 1, Chánh thanh tra do đồng chí Phó Giám đốc sở kiêm nhiệm;

Phòng công chứng Nhà nớc số I biên chế hiện có 5/5 đ/c (gồm 1 công chứng viên- phó phòng, 1 công chứng viên và 3 cán bộ giúp việc);

Phòng công chứng Nhà nớc số II biên chế hiện có 3/3 đ/c (gồm 1 công chứng viên- phó phòng, 2 cán bộ giúp việc);

Phòng công chứng Nhà nớc số III biên chế hiện có 4/3 đ/c (gồm 1 công chứng viên- trưởng phòngvà 3 cán bộ giúp việc);

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hiện có 1 đồng chí Giám đốc trung tâm do đ/c Phó Giám đốc Sở kiêm nhiệm, 1 đồng chí Phó Giám đốc trung tâm, bộ phận giúp việc do Văn phòng sở kiêm nhiệm. Dự kiến đề nghị xin 3 chỉ tiêu biên chế chuyên trách cho Trung tâm nhưng hiện tại chưa được bố trí, như vậy hoạt động của Trung tâm đều do cán bộ Sở kiêm nhiệm.

Riêng phòng thi hành án dân sự thuộc Sở biên chế do Bộ phân bổ hiện có 12/15 đồng chí (gồm 1 chấp hành viên trưởng- trưởng phòng, 1 chấp hành viên- phó phòng, 2 chấp hành viên, 8 chuyên viên và cán bộ giúp việc).

Như vậy, biên chế của Sở do UBND tỉnh giao hiện nay có 38/39 ngời, so với biên chế được giao còn thiếu1, so với biên chế năm 1996 tăng 5 biên chế.

- Về chất lượng đội ngũ cán bộ của Sở được phân tích như sau:

 

+ Trình độ văn hoá:

Tốt nghiệp phổ thông trung học (hệ 10/10, 12/12): 35 đồng chí.

Tốt nghiệp phổ thông cơ sở (hệ 7/10, 9/12): 2 đồng chí.

Đã học hết lớp 9/10 có 1 đồng chí.

 

+ Trình độ chính trị:

Cử nhân chính trị: 1 đồng chí.

Lý luận chính trị cao cấp: 2 đồng chí.

Lý luận chính trị trung cấp: 21đồng chí.

Có 22/38 đồng chí là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

 

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Tốt nghiệp Đại học Luật: 25 đồng chí.

Tốt nghiệp Đại học khác: 4 đồng chí (3 Đại học Tài chính, 1 Đại học S phạm).

Tốt nghiệp trung cấp Luật và trung cấp chuyên ngành khác 6 đồng chí.

Sơ cấp văn thư đánh máy: 3 đồng chí.

Như vậy, so với Thông tư liên bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp- Ban tổ chức cán bộ Chính phủ thì về cơ cấu tổ chức bộ máy đểu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao thì thấy tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp ngày càng đợc củng cố và phát triển. Các phòng chuyên môn đợc xây dựng để tham mưu cho lãnh đạo Sở thực hiện từng phần chức năng, nhiệm vụ của Sở.

 

Tuy nhiên, do cơ chế pháp lý (những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Tư pháp địa phương) nên quá trình thực hiện nhiệm vụ còn nhiều vướng mắc. Việc quản lý đối với một số phòng thuộc Sở và một số lĩnh vực như: Phòng thi hành án dân sự, Phòng công chứng Nhà nớc, quản lý Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức; quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp… thì Sở không được quản lý về nghiệp vụ, xem xét giải quyết khiếu nại về nghiệp vụ của công chức viên chức các lĩnh vực này không kịp thời, dẫn đến việc quản lý còn nhiều khó khăn, hiệu quả công tác do vậy còn nhiều hạn chế.

 

Đồng thời do quy định không rõ, không đầy đủ về quyền hạn của cơ quan Tư pháp địa phương nên quan hệ giữa các cơ quan Tư pháp với các ngành còn nhiều hạn chế. ý kiến, quan điểm của ngành Tư pháp không mang tính chất bắt buộc nên các ngành có biểu hiện có Tư pháp cũng được, không có cũng được, những việc khó thì nhờ đến cơ quan Tư pháp, những việc có lợi cho ngành họ thì họ bằng cách này hay cách khác không cần qua cơ quan Tư pháp để thẩm định tính hợp pháp của các văn bản quy phạm trước khi ban hành.

 

Chính vì vậy, để đổi mới công tác Tư pháp trớc hết cần đổi mới về tổ chức, cần thiết phải xem xét để xây dựng lại nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Tư pháp theo hớng định rõ nhiệm vụ cụ thể, phân cấp triệt để quyền hạn mang tính chất pháp lý bắt buộc chung.

 

Về mô hình tổ chức bộ máy của cơ quan Tư pháp địa phương. Bộ nên xem xét và có quy định về mô hình chung cho toàn quốc có tính chất bắt buộc các địa phơng phải thực hiện nhằm tránh tình trạng hiện nay mỗi địa phương có một mô hình khác nhau, biên chế khác nhau dẫn đến hiệu quả công tác chung của ngành kém.

 

b. Đối với Phòng Tư pháp các huyện, thành phố trong tỉnh:

 

Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk có 18 Phòng Tư pháp huyện, thành phố đang hoạt động ổn đinh, đội ngũ cán bộ từng bước được tăng cường, củng cố. Tuy nhiên, so với biên chế được giao còn thiếu, chất lượng công tác còn nhiều hạn chế. Hầu hết các Phòng Tư pháp chưa thực hiện hết nhiệm vụ được giao do nhiệm vụ của phòng quy định chung chung nên khi triển khai công tác đa số các đơn vị còn bị động, lúng túng và không đủ kinh phí bảo đảm hoạt động.

 

Về tổ chức các Phòng Tư pháp hiện nay đã có 11 đồng chí Trưởng phòng, 6 đồng chí Phó trưởng phòng (1 huyện mới thành lập chưa có Trưởng, Phó phòng, có 2 cán bộ).

 

Phân tích đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp huyện gồm có:

+ Tổng biên chế được giao: 59 người, hiện có 46 ngời.

+ Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp PTTH (10/10, 12/12) 41 người. Học hết lớp 9/10, 10/ 12) 5 người.

+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học Luật 10 người; Đại học khác 1 người, tốt nghiệp trung cấp Luật 20 người; tốt nghiệp chuyên ngành khác: 10 người.

+ Trình độ lý luận chính trị: trình độ lý luận chính trị cao cấp: 2 người, lý luận chính trị trung cấp 28 người.

 

c. Đối với Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn trong tỉnh (gọi chung là xã).

 

Do những quy định của Thông tư liên bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993 về tổ chức, bộ máy của Ban tư pháp xã cha cụ thể, vì vậy về cơ cấu, tổ chức các Ban tư pháp xã trong tỉnh hiện nay nhìn chung cha thống nhất, chất lợng hoạt động cha đồng đều. Năm 1997 Sở Tư pháp đã thực hiện kế hoạch xây dựng củng cố tổ chức và hoạt động của Ban tư pháp cấp xã ở 3 đơn vị: Huyện Đăk Rlắp, Krông Búk, Thành phố Buôn Ma Thuột, đã tiến hành biên soạn in ấn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo chơng trình chung cho cơ quan tư pháp xã, 3 đơn vị trên. Hiện Sở đang tập trung kiểm tra kết quả hoạt động để sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai ra toàn tỉnh.

Tổng số Ban Tư pháp hiện có là : 192/192 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

 

III. Thực tiễn hoạt động và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp, chúng tôi xin đề cập một số vấn đề như sau:

 

1. Công tác thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Công tác trên được xem là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành Tư pháp địa phương nưng quá trình triển khai, thực hiện còn thấy rất nhiều vướng mắc đó là:

 

a. Các ngành hiểu chưa đúng về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Tư pháp, có khi Uỷ ban giao trắng cho các ngành soạn thảo văn bản của ngành mình (có văn bản quy định không đúng, trái với văn bản của cấp trên) không qua cơ quan Tư pháp thẩm định tính hợp pháp; khi nghiên cứu văn bản y; đã ban hành cơ quan Tư pháp có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhưng do không có quy định về giá trị pháp lý ý kiến của cơ quan Tư pháp nên có một số văn bản UBND vẫn không chấp nhận.

 

b. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương lâu nay, các ngnàh, các cấp hiểu chưa đúng có khi khóan trắng và cho rằng đây là nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Công tác này cần phải được quán triệt là của cả hệ thống chính trị, của tất cả các ngành, các cấp, cơ quan Tư pháp chỉ giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chứ không phải cơ quan chuyên trách tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. (Vì ngành Tư pháp không được đầu tư phương tiện, kinh phí, biên chế cho việc này) và đây là nhiệm vụ của các ngành, các cấp, các đoàn thể.

 

Để công tác trên thực hiện được tốt, kiến nghị Bộ nghiên cứu, xem xét một số vấn đề sau:

 

a. Nghiên cứu và quy định rõ thẩm quyền của ngành Tư pháp về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. ý kiến của ngành Tư pháp về văn bản phải có giá trị pháp lý bắt buộc. Các văn bản trình UBND ban hành phải có ý kiến thẩm định của cơ quan tư pháp mới hợp pháp.

 

b. Nghiên cứu để có thể xây dựng Pháp lệnh phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng xã hội hoá mạnh mẽ công tác này. Nếu quy định đây là nhiệm vụ của ngành Tư pháp thì phải quy định rõ về biên chế, phương tiện, kinh phí để tổ chức thực hiện.

 

2. Công tác quản lý TAND cấp huyện về mặt tổ chức:

 

Trong quá trình tổ chức, thực hiện về nguyên tắc Sở Tư pháp Đăk Lăk thống nhất với những quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân. tuy nhiên, quá trình thực hiện thấy rằng cơ chế, phơng thức quản lý hiện nay cha phù hợp, còn mang nặng tính tập trung, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tiễn cần phải đợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp có như vậy mới kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cơ chế quản lý tập trung như hiện nay làm cho các địa phương rất bị động chạy theo sự vụ, đã hạn chế rất nhiều chất lượng, hiệu quả công tác quản lý của ngành.

 

Để công tác quản lý TAND cấp huyện đạt được hiệu quả cao, chúng tôi xin kiến nghị Bộ xem xét giải quyết một số vấn đề sau:

 

a. Về quản lý: ở Bộ chỉ cần tập trung quản lý cơ chế, nguyên tắc quy hoạch, kế hoạch, các chính sách… bằng hệ thống văn bản pháp quy; quản lý tổng biên chế, chế độ, chính sách, kế hoạch đầu tư và tăng cường công tác kiểm tra.

 

b. Thực hiện triệt để việc phân cấp đối với địa phương trong công tác tuyển dụng điều động, bổ nhiệm (trừ thẩm phán), nâng lương và xử lý kỷ luật đối với công chức được giao quản lý. Tránh tình trạng hiện nay địa phương chỉ giúp Bộ, còn thực tế địa phương không có quyền gì? biến địa phương thành bộ phận chuyên thực hiện các sự vụ của Bộ, thủ tục còn lòng vòng, rườm rà.

Việc bổ nhiệm Thẩm phán, Chấp hành viên cần phân cấp cụ thể theo hướng Thẩm phán cấp huyện do Chủ tịch HĐND tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán TAND cũng cần xem xét quy định lại vì giữa Thẩm phán cấp huyện, tỉnh, tối cao chỉ chênh nhau 1-2 năm thâm niên công tác là không hợp lý mà cần theo hớng phải có quá trình công tác từ TAND cấp huyện để tuyển chọn, bổ sung cho Toà án cấp trên.

Việc thuyên chuyển điều động đối với Thẩm phán, Chấp hành viên cũng vần phân cấp cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện để bảo đảm phục vụ yêu cầu nhiệm vụ được kịp thời.

 

c. Về chế độ chính sách đối với Thẩm phán cũng cần xem xét lại cho phù hợp theo hướng thang lương của Thẩm phán TAND cấp huyện, tỉnh, tối cao. Chỉ nên chênh lệch 1 bậc vì hiện tại bậc lương khởi điểm của Thẩm phán 3 cấp chênh lệch nhau quá lớn, không bảo đảm công bằng và hợp lý. (Vì tiêu chuẩn nh nhau, chỉ chênh lệch thâm niên công tác 1 năm đối với Thẩm phán tỉnh, 2 năm đối với Thẩm phán TATC chưa đủ điều kiện thời gian của một bậc lương).

3. Về quản lý công tác thi hành án dân sự.

 

Hiện tại công tác thi hành án dân sự không chỉ còn đơn thuần là thi hành án dân sự mà còn phải thi hành án hành chính, kinh tế, lao động. Trong khi đó Pháp lệnh về thi hành án chưa được bổ sung kịp thời, chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và chất lượng công tác thi hành án nói chung. Để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao hơn, Sở Tư pháp đề nghị như sau:

 

a. Nên tách cơ quan thi hành án dân sự ra khỏi cơ quan Tư pháp để xây dựng lực lượng riêng cho phù hợp với tổ chức và quy mô của công tác thi hành án hiện nay.

 

b. Cần xây dựng, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét để ban hành Luật về công tác thi hành án.

 

c. Nếu để cơ quan thi hành án trực thuộc cơ quan Tư pháp thì cần phải xem xét và tiến hành phân cấp triệt để về quản lý tổ chức như đối với công tác quản lý Toà án nhân dân địa phương về: điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thực hiện chế độ tiền lơng, đồng thời thanh tra, kiểm tra hoạt động kể cả hoạt động chuyên môn bởi hoạt động thi hành án không phải là hoạt động tố tụng, không nên để tình trạng như hiện nay.

 

4. Về công tác Tư pháp khác.

 

Về quản lý công tác Tư pháp khác, hiện này là 1 trong những mảng công tác phức tạp, còn nhiều vấn đề chưa được quy định rõ ràng, Bộ chưa quan tâm để có văn bản chính thức hướng dẫn các địa phương thực hiện, có những vấn đề còn quy định chung chung như: công tác quản lý Lý lịch tư pháp, Thống kê tư pháp… chưa xác định cụ thể nội dung và phương thức là gì? Chính vì vậy địa phương không tiến hành triển khai được. Các văn bản về pháp luật công chứng quy định còn nhiều chồng chéo, dẫn đến công tác công chứng thực hiện rất khó khăn, kể cả việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn công chứng viên cũng phải nghiên cứu quy định cho phù hợp. Vì vậy, Sở Tư pháp kiến nghị với Bộ một số vấn đề thuộc lĩnh vực trên như sau:

 

a. Xác định rõ nội dung và phương thức quản lý Lý lịch tư pháp, Thống kê tư pháp là gì? Nếu thuộc ngành Tư pháp quản lý thì phải có văn bản hướng dẫn để địa phương tổ chức thực hiện (đã 16 năm nay chưa triển khai được).

 

b. Về công tác công chứng Nhà nước: Theo quy định của Nghị định 31/CP như hiện nay là không ổn, còn nhiều chồng chéo, nên Bộ cần xem xét và quy định rõ hành vi công chứng Nhà nước là hành vi nào? Còn những hành vi chứng nhận nào là hành vi thuộc quản lý hành chính thuần tuý (ví dụ: hành vi chứng nhận bản sao…).

 

Hiện nay hành vi công chứng Nhà nước mở rộng tràn lan, cấp huyện, xã các ngành cũng được quy định rõ trong Nghị định 31/CP , phạm vi quản lý của ngành Tư pháp đến đâu không rõ, vì vậy việc quản lý không thể thực hiện được.

Nếu xác định những hành vi công chứng thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã và các ngành là công chứng Nhà nước thì có thuộc quyền quản lý của ngành Tư pháp hay không? Khả năng có quản lý được hay không? phơng án nào để thực hịên quản lý?

c. Về quản lý hoạt động của Luật sư: Bộ cần xem xét và nghiên cứu để có quy định về việc quản lý tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, giám sát, kiểm tra hoạt động của luật sư. Vì hiện tại theo quy định, Sở Tư pháp chỉ tham gia ban đầu để thành lập ra Đoàn Luật sư, Bộ công nhận Luật sư, còn sau đó không ai quản lý, kiểm tra, giám sát, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hoạt động của luật sư và Đoàn Luật sư và Bộ cũng không thể quản lý được.

 

d. Về công tác giám định tư pháp, hiện nay Sở Tư pháp chỉ có quyền đề nghị thành lập, bổ nhiệm giám định viên, còn lại không có quy định cụ thể nên Sở Tư pháp cũng thực sự không quản lý được, vì vậy đề nghị Bộ xem xét và giao cho các ngành chuyên môn quản lý. Nếu xác định ngành Tư pháp quản lý thì cần quy định rõ về việc quản lý theo phương hướng: Quản lý trực tiếp Tổ chức giám định bao gồm: thành lập tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, thanh tra, kiểm tra hoạt động và xử lý vi phạm đối với Giám định viên, có như vậy mới quản lý được.

 

đ. Về trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm tư vấn pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

 

Do cơ chế pháp lý quy định về việc quản lý đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hiện nay chưa rõ ràng, Bộ đơn phương ra Thông tư hướng dẫn nên mặc dù địa phương đã thành lập nhưng chưa triển khai hoạt động được, do không được bố trí biên chế cán bộ, không được đầu tư kinh phí, phương tiện phục vụ công tác. Xét về chức năng của Tư pháp thì thấy việc giao cho Sở Tư pháp quản lý Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là không phù hợp; vì vậy đề nghị Bộ xem xét lại theo hướng chuyển giao việc quản lý Ttung tâm cho cơ quan Tài chính- Vật giá, hoặc cơ quan Thi hành án cho phù hợp, vì 2 đơn vị này đang thực hiện việc bán đấu giá tài sản.

Đối với Trung tâm tư vấn pháp lý, mặc dù có Quyết định của Chính phủ nhưng đến nay Bộ cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nên chưa triển khai ược; mặt khác, với chức năng của ngành Tư pháp thì việc quản lý Trung tâm tư vấn pháp lý cũng không phù hợp; vì vậy đề nghị Bộ cần xem xét theo hướng giao cho Sở Lao động- Thơng binh- Xã hội hoặc Hội luật gia quản lý chỉ đạo cho phù hợp.

 

5. Về công tác quản lý tào chính và tài sản công:

 

Thời gian qua, công tác này Bộ trực tiếp quản lý nên thực hiện có nhiều tíên bộ; song nhìn chung còn nhiều vấn đề ách tắc chưa được khắc phục như việc cấp phát kinh phí chưa chính xác, không kịp thời, mục thiếu, mục thừa, việc in ấn tài liệu biểu mẫu cấp phát, vận chuyển đồng thời không sát thực tế các địa phương. Việc thực hiện chế độ trang phục còn nhiều điểm cần khắc phục như Bộ giao cho Toà án nhân dân tỉnh thực hiện may sắm, nhưng Bộ yêu cầu Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo; như vậy Bộ làm cho Sở Tư pháp các địa phương trở thành bộ phận thực hiện những sự vụ không đúng với chức năng của ngành ở địa phương. Điều đó cũng làm cho Bộ không tơng xứng với vai trò, vị trí, chức năng của Bộ. Vì vậy, Sở T pháp kiến nghị Bộ xem xét một số vấn đề sau:

 

Đề nghị Bộ xem xét và tiến hành phân cấp triệt để công tác quản lý tài chính đối với Toà án nhân dân địa phơng, giao cho Sở Tư pháp các địa phương trực tiếp thực hiện quản lý cấp phát, thực hiện các chế độ tài chính đối với Toà án nhân dân cấp huyện (như cấp phát trang phục, in ấn biểu mẫu…), có như vậy Tư pháp địa phương thực hiện quản lý về mặt tổ chức Toà án nhân dân cấp huyện để thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt hơn, triệt để hơn. Việc thanh quyết toán cũng thuận lợi hơn cho các đơn vị Toà án nhân dân cấp huyện.

 

b. Về quản lý tài sản công, trên cơ sở phân cấp về quản lý tài chính, Bộ xem xét và phân cấp luôn việc quản lý tài sản công đợc bảo vệ và sử dụng đúng mục đích.

 

6. Về công tác thành tra ngành:

 

Hiện nay về thẩm quyền còn hạn chế, chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực còn một số lĩnh vực như quản lý Toà án nhân dân cấp huyện, thi hành án dân sự, công chứng Nhà nước, Luật sư, Bổ trợ tư pháp… thanh tra không có thẩm quyền thanh tra kiểm tra nên hạn chế hiệu quả công tác vì vậy cần phải xem xét và mở rộng thẩm quyền của thành tra ngành theo hớng thẩm quyền quản lý của Giám đốc sở đến đây thì thẩm quyền của thanh tra ngành đến đó, vì thanh tra ngành là ngời giúp lãnh đạo sở trong công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc quyền quản lý.

 

Trên đây là một số kiến nghị của Sở Tư pháp tỉnh Đăk Lăk về đổi mới quản lý ngành Tư pháp, trên quan điểm đổi mới để tồn tại và phát triển. Vì vậy, mong Bộ nghiên cứu tham khảo trong quá trình hoàn thiện bộ máy của toàn ngành, làm cho ngành Tư pháp có vai trò vị trí xứng đáng trong bộ máy Nhà nước hiện nay.

 

Xin trân trọng cảm ơn.

 

Sở Tư pháp tỉnh Đăk Lăk

 

 

quản lý công tác xây dựng, tham gia xây dựng và rà soát, hệ thống hoá

văn bản quy phạm pháp luật

*******

 

vụ pháp luật hình sự- hành chính

 

 

 

I. thực trạng công tác xây dựng, tham gia xây dựng và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

1. Cơ sở pháp lý của việc quản lý công tác hoạt động xây dựng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

 

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trải qua các thời ký cách mạng và các giai đoạn phát triển khác nhau, tuy cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của ngành tư pháp có nhiều thay đổi, nhưng nhiệm vụ xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, luôn là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và tương đối ổn định của ngành. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ này lại càng được nhấn mạnh, cụ thể hoá thêm.

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiệm vụ xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật của ngành đợc quy định ở Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ T pháp, Thông tư liên bộ số 12/TT- LB của Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương; Nghị định số 94/CP ngày 26/9/1997 của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đặc biệt nhiệm vụ này đã được xác định rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 29, Điều 63 và Điều 65) và Nghị định 101/CP ngày 23/9/1997 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (lập dự kiến chương trình soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật).

 

Theo quy định tại Nghị định 38/CP nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:

Tham gia xây dựng chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh dài hạn và hàng năm;

Chủ trì soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh được giao;

Thẩm định các văn bản pháp luật trình Chính phủ;

Tổ chức chỉ đạo công tác hệ thống hoá văn bản pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản không phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

 

Theo quy định của Thông tư liên bộ 12/TT- LB, Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cuả Uỷ ban nhân dân:

Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;

Xem xét, có ý kiến về mặt pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Uỷ ban nhân dân;

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật, Pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân và Bộ Tư pháp;

Đối chiếu, kiểm tra và hướng dẫn rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;

 

Phòng Tư pháp có nhiệm vụ quyền hạn tương tự Sở Tư pháp trong việc giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

 

Ban Tư pháp xã, phường giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp soạn thảo ban hành các quyết định, chỉ thị.

 

Theo quy định tại Nghị định 94/CP , pháp chế Bộ, ngành có nhiệm vụ giúp Thủ trưởng Bộ, ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

 

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định "Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án Luật, dự án Pháp lệnh để Chính phủ xem xét trớc khi quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc để Chính phủ tham gia ý kiến đối với những dự án do cơ quan khác, tổ chức đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khoản 3 Điều 29). "Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thẩm định các dự thảo nghị quyết, Nghị định trước khi trình Chính phủ để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật" (Điều 63). Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ" (khoản 4 Điều 65).

 

Nghị định 101/CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc tham gia chuẩn bị chương trình, lập dự kiến chương trình của Quốc hội về xây dựng Luật, Pháp lệnh, chơng trình của Quốc hội về xây dựng Nghị quyết, Nghị định, tham gia soạn thảo, soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định… thảm định và trình Chính phủ dự án Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ.

 

Như vậy, nhiệm vụ quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành tư pháp bao gồm: tham gia chuẩn bị chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo, tham gia soạn thảo văn bản; góp ý kiến, thẩm định về mặt pháp lý các dự án văn bản; tổ chức lấy ý kiến xây dựng văn bản pháp luật. rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

Hạn chế của cơ sở pháp lý trong lĩnh vực này là việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ngành T pháp mới dừng lại ở cấp Bộ, còn ở địa phương tuy đã có Thông tư 12/TT- LB nhng việc thi hành còn nhiều hạn chế, nhiều khi tuỳ thuộc vào nhận thức, quan niệm của từng địa phương. ở nhiều địa phương, Uỷ ban nhân dân cũng phải ban hành văn bản khẳng định lại vai trò của Sở Tư pháp, Phòng tư pháp trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mới được các ngành, các cấp chú ý thi hành.

 

2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật của ngành.

 

2.1. Khái quát thực trạng quản lý.

 

a) Mặt ưu điểm:

 

Thời gian qua toàn ngành đã có nhiều cố gắng góp phần xứng đáng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của thời kỳ đổi mới. Đánh giá chung trong phạm vi toàn ngành thì đây là lĩnh vực mà chúng ta đã giành nhiều công sức, lực lượng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có những bớc tiến bộ vững chắc, ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của ngành trong hoạt động lập pháp, lập quy của các cấp, các ngành. Các khâu quan trọng trong công tác này hiện nay đều có sự tham gia tích cực, có hiệu quả của ngành như lập kế hoạch, soạn thảo, tham gia ý kiến và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

 

Cơ quan Bộ hiện nay là đầu mối tập hợp các chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, chủ trì và tham gia soạn thảo nhiều dự án luật, Pháp lệnh quan trọng và hiện nay đang triển khai tích cực việc thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 101/CP của Chính phủ nhất là khẳng định Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương trong nhiều năm qua cũng có những bước phát triển tích cực. Nhiều Sở Tư pháp đã có đóng góp quan trọng và dành được sự tín nhiệm trong công tác lập quy của địa phương, tích cực tham gia hoặc chủ trì soạn thảo các văn bản pháp quy trên các lĩnh vực quản lý. Nhiều sở đã chủ động lập kế hoạch xây dựng pháp luật của địa phương, đã chủ động thẩm định các văn bản trình Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ban hành. Việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào các dự án văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đã được chú ý và ngày càng đạt được chất lượng cao. Công tác hệ thống hoá rà soát văn bản ngày càng đi vào nề nếp.

 

Vai trò của pháp chế ngành trong công tác lập pháp, lập quy cũng được chú trọng hơn.

 

b) Mặt hạn chế.

 

Thực tế nhiều năm qua đã chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật của ngành toàn ngành, thể hiện cụ thể ở các mặt sau đây:

 

- Chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật chưa cao, chưa đồng đều ở các cấp, các ngành, các địa phương. ở nhiều ngành, nhiều địa phương, vị trí, vai trò của tư pháp, pháp chế chưa được coi trọng, một phần do hạn chế, yếu kém của bản thân bộ phận này.

 

- Việc lập chương trình, kế hoạch nhiều khi còn chủ quan, tuỳ tiện, thiếu căn cứ làm cho chương trình, kế hoạch thiếu tính khả thi, mức độ hoàn thành kế hoạch đạt thấp.

 

- Tốc độ soạn thảo các văn bản còn chậm, có nhiều hạn chế về chất lợng, nhiều trường hợp tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo, có các lỗ hổng trong hệ thống pháp luật, nhiều quy định trong văn bản thiếu chặt chẽ, dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất.

 

- Công tác rà soát hệ thống hoá văn bản nhiều nơi chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.

 

 

 

2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý, xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật.

 

Theo cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay, ở Bộ có 3 Vụ xây dựng pháp luật, tập trung lực lượng chủ lực quan trọng của Bộ để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật. Việc phân chia các lĩnh vực lập pháp để tổ chức các vụ có thuận lợi là tập trung chuyên gia vào các lĩnh vực, có điều kiện chuyên sâu ở các mảng, lĩnh vực được giao, song cũng bộc lộ những hạn chế như: có một số công tác đòi hỏi có sự tập trung vào một đầu mối như xây dựng kế hoạch chương trình lập pháp, lập quy của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; công tác rà soát hệ thống hoá; công tác hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý hoạt động của địa phương, pháp chế ngành trong lĩnh vực này… còn tản mạn, lúng túng làm hạn chế chất lượng, hiệu quả công việc.

 

ở địa phương và các ngành bộ phận quản lý văn bản chưa đủ số lượng cán bộ chuyên trách, lực lượng mỏng, nhiều nơi vừa thiếu vừa yếu, làm cho công tác soạn thảo, tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không đáp ứng yêu cầu.

 

Chỉ một số ít địa phơng như Nghệ An, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Hải Phòng và một số địa phương khác đã xây dựng chương trình xây dựng văn bản pháp luật hàng năm cuả địa phương. Phần lớn các địa phương khác công tác này chưa được quan tâm triển khai.

 

3. Thực trạng quản lý công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan Nhà nước. Mục tiêu của công tác này là phát hiện và xử lý các văn bản, các quy định đã được ban hành nhưng trái pháp luật, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Trên cơ sở kết quả công tác rà soát, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định kỳ xác lập và công bố các tuyển tập luật lệ ban hành bao gồm những văn bản được xác định là có hiệu lực thi hành trên phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi từng ngành, từng địa phương sau khi đã xử lý các văn bản, các quy định sau thể thức, sau thẩm quyền, có mâu thuẫn, chồng chéo, nội dung không còn phù hợp nói trên.

 

Nhà nước ta từ trớc đến nay đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật như Chỉ thị 166/CT ngày 20/6/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), Nghị quyết số 38 ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức, chỉ thị số 445/TTg ngày 9/8/1995 về tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; Chỉ thị số 833/TTg ngày 19/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành bộ luật dân sự, Chỉ thị số 51 ngày 24/1/1997 và Quyết định số 355/TTg ngày 28/5/1997 về đợt tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật đợc ban hành từ ngày 31/12/1996 trở về trước (gắn với thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 1/1/1997). Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật dành riêng 1 điều (Điều 8) quy định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

Trong các văn bản này, bên cạnh việc xác định nhiệm vụ quyền hạn của các cấp, các ngành, ngành tư pháp được giao nhiệm vụ đầu mối phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan trong việc tổ chức chỉ đạo công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. ở địa phương cơ quan tư pháp cấp tỉnh được giao nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân về nghiệp vụ rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương; cơ quan tư pháp cấp huyện được giao nhiệm vụ thường xuyên rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành.

 

Thời gian qua, ngành tư pháp đã có nhiều cố gắng để đưa công tác rà soát, hệ thống hoá vào nề nếp. Công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật bước đầu được chú trọng không chỉ khi chuẩn bị soạn thảo một văn bản quy phạm pháp luật mới mà còn được triển khai thực hiện có tính chất thường xuyên và đã định kỳ hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật ở nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành. Những kết quả bớc đầu quan trọng này đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 

Tuy nhiên, công tác rà soát hệ thống hoá trong ngành tư pháp cũng như ở các cơ quan ban, ngành khác trong bộ máy Nhà nước ta chưa thực sự bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Nhiều nơi chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa kịp thời phát hiện văn bản được ban hành có sai trái, mâu thuẫn, chồng chéo cũng như qua công tác rà soát để phát hiện nhu cầu xây dựng và ban hành văn bản mới.

 

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, đôn đốc phối hợp, kiểm tra của cơ quan tư pháp các cấp đối với việc rà soát, hệ thống hoá chưa thật sự được chú trọng đúng mức (gần đây chỉ mới được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tớng Chính phủ về đợt tổng rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật). Cơ quan tư pháp các cấp chưa chú trọng xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm đảm nhiệm việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan Nhà nước trong việc rà soát, hệ thống hoá, chưa có một đầu mối tập trung cho hoạt động này ở Bộ Tư pháp và cơ quan tư pháp địa phương. Trong quan niệm và chỉ đạo, việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật đựơc coi như một hoạt động phụ, có tính chất kiêm nhiệm, cha có lực lượng chuyên trách để chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra thường xuyên công tác này.

 

ở các ngành các cấp, việc rà soát, hệ thống hoá chưa được triển khai thường xuyên, nhiều địa phương. Nhiều ngành do thiếu cán bộ, hoặc do cán bộ không có đủ trình độ nghiệp vụ nên thường làm chiếu lệ, nhiều văn bản không được rà soát, bỏ sót nhiều văn bản sai trái, mâu thuẫn, chồng chéo.

 

ii. một số kiến nghị hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của ngành tư pháp.

 

1. Về quản lý công tác xây dựng, tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

 

a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý.

 

Trên cơ sở các quy định hiện hành, cần tiến hành tổ chức nghiên cứu ban hành các quy chế phối hợp nội bộ các bộ phận trực thuộc Bộ có trách nhiệm tham gia vào quá trình chuẩn bị chương trình, kế hoạch, soạn thảo các dự án, dự thảo, thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Những quy định có tính chất nội bộ này phải dựa trên cơ sở và nhằm cụ thể hoá, quy định chi tiết các nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 101/CP của Chính phủ.

 

Đối với cơ quan tư pháp địa phương, một mặt cần tổ chức thực hiện tốt các quy định của Nghị định 38/CP , Thông tư 12/TT- LB xác định nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân; chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản tư pháp pháp luật theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân; xem xét và cho ý kiến về mặt pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Uỷ ban nhân dân ban hành. Mặt khác, cần khẩn trương soạn thảo, trình Quốc hội ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong đó xác định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư pháp địa phương theo hướng tương tự nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc lập kế hoạch, chủ trì soạn thảo, tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản, thẩm định về đối tợng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, tính khả thi của văn bản, kỹ thuật soạn thảo, thuật ngữ pháp lý và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản trong hệ thống pháp luật…

 

b) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, sự phối kết hợp các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư pháp, ngành tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

 

* Tiếp tục tập trung ưu tiên lực lượng biên chế và những cán bộ có trình độ pháp lý và quản lý văn bản quy phạm cho công tác này ở Trung ương cũng như ở địa phương, nội dung có đủ số lượng, chất lượng cán bộ đảm đương tốt nhiệm vụ mà hiện nay và sắp tới ngành được giao.

 

Trên cơ sở kết quả và những bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật trong những năm qua, Bộ và các Sở cần tập trung nghiên cứu đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, tạo sự chuyển biến tích cực về tiến độ và chất lượng xây dựng pháp luật cả về nội dung và kỹ thuật soạn thảo văn bản.

 

* Chú trọng đổi mới cơ chế, bố trí lực lợng và cơ chế phối kết hợp thích hợp cho các hoạt động xây dựng chơng trình, kế hoạch, chỉ đạo và quản lý hoạt động xây dựng pháp luật ở các cấp, các ngành, cơ chế thẩm định văn bản, rà soát, hệ thống hoá, bồi dỡng nghiệp vụ kiến thức lập pháp, lập quy… cần thiết phải rà soát, cân đối lại nhiệm vụ, quyền hạn, sự phối hợp giữa các bộ phận xây dựng pháp luật, quản lý văn bản của Bộ.

 

Đối với các cơ quan tư pháp địa phương, cần ưu tiên cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xây dựng và quản lý văn bản. Củng cố phòng văn bản pháp quy. Khắc phục tình trạng ghép, kiêm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác.

 

* Trên cơ sở Nghị định 94/CP cần tập trung đổi mới pháp chế ngành để đủ sức đảm đương nhiệm vụ xây dựng và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của ngành trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng tăng cường kiện toàn vụ pháp chế với tư cách là một cơ quan độc lập của Bộ, đủ biên chế và chất lượng cán bộ để tham mưu cho Thủ trưởng Bộ, ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Chủ trì soạn thảo, tham gia soạn thảo văn bản của Bộ, ngành; thẩm định về mặt pháp lý các văn bản pháp quy của Bộ…

 

* Cần xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước hoạt động lập pháp, lập quy của các ngành, các địa phương. Xác định rõ nội dung các hoạt động chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đào tạo bồi dưỡng cán bộ xây dựng văn bản và bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng văn bản của ngành và địa phương. Quy định hợp lý đầu mối chịu trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng pháp luật trong toàn ngành, đặc biệt là về kỹ thuật soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch lập pháp, lập quy, thẩm định văn bản, rà soát và hệ thống hoá…

 

2. Về quản lý công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

a) Chú trọng xây dựng một quy trình khoa học hợp lý trong đó xác định rõ các bước đi, biện pháp, các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn cần thiết của công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, dựa trên thành tựu công nghệ tin học, các phương tiện kỹ thuật phù hợp với điều kiện hiện nay. Quy trình này là cơ sở cho hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan tư pháp đối với các cơ quan Nhà nước khác trong công tác rà sóat , hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

 

b) Hình thành và kiện toàn một đội ngũ (có thể là chuyên gia có kinh nghiệm kiêm nhiệm) có trình độ nghiệp vụ kỹ thuật ở Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước hoạt động rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra…). Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp có trình độ, kỹ năng thành thạo để đảm nhiệm công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương, đa công tác rà soát, hệ thống hoá vào nề nếp thường xuyên theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 

c) Chú trọng việc hệ thống hoá, định kỳ xây dựng và xuất bản các tuyển tập luật lệ ban hành ở Trung ương cũng như địa phương làm cơ sở cho hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 

 

 

 

 

 

báO cáO tham luậN

 

 

công tác xây dựng văn bản quy phạm

pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật

ở tÂy ninh trong thờI gian qua-

mộT số kiếN nghị

…………………………

 

 

 

 

 

 

 

Theo quy định của Nghị định 38/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp và Thông tư liên bộ của Bộ Tư pháp- Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ- ngày 26/7/1993 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan Tư pháp địa phương thì Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có chức năng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước công tác Tư pháp trong phạm vi tỉnh Tây Ninh. Cụ thể giúp UBND tỉnh thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh:

 

- Chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của UBND tỉnh.

 

- Được UBND tỉnh uỷ nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, do các cơ quan khác thuộc UBND tỉnh soạn thảo, trước khi trình UBND tỉnh quyết định ban hành.

 

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND tỉnh về nghiệp vụ trong việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật ban hành không còn phù hợp với quy định, do các cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành.

 

- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật, Pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

 

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và ngắn hạn ở địa phương; phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và cơ quan hữu quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học.

 

- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu trên trong những năm qua với chức năng là cơ quan tham mưu về mặt văn bản quy phạm pháp luật cho UBND tỉnh, đơn vị hành chính trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng. Pháp luật của Nhà nước bảo đảm sự quản lý và phát triển toàn diện, đời sông dân ở địa phương trong một địa bàn tương đối rộng. Để thực hiện nhiệm vụ đó chính quyền địa phương vừa phải nắm vững các quy định của Trung ương, vừa phải cụ thể hoá các quy định đó cho phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương, đồng thời phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình, để điều chỉnh những vần đề nảy sinh ở địa phương mà Trung uơng chưa quy định. Đây là một vần đề theo chúng tôi là khá phức tạp và tế nhị, Vì hàng năm ở tỉnh Tây Ninh ban hành từ 50- 70 văn bản gồm Nghị quyết HĐND, Quyết định, Chỉ thị. Về cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương cũng như các yêu cầu về kỹ thuật lập quy, trong đó có sự cố gắng trong vai trò tham mưu của Sở Tư pháp. Song về tổng thể do từ trước đến nay Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể về việc Ngành Tư pháp phải có ý kiến tham mưu cho UBND các cấp về mặt chuyên môn pháp lý trước khi UBND các cấp ký ban hành. Do đó, vẫn còn nhiều văn bản UBND các cấp ký ban hành không có ý kiến tham mưu về mặt pháp lý của ngành Tư pháp dẫn đến tình hình chung là hàng năm vẫn còn một số văn bản có sai sót về thẩm quyền hình thức cũng như trái quy định của các văn bản cấp trên.

 

Trong văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương phải nói rằng, trong một thời gian dài Nhà nước ta chưa có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nên chưa có một hành lang pháp lý ổn định để thực hiện việc quản lý Nhà nước trên lĩnh vực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến tình trạng khá tuỳ tiện trong công tác này. Đối với ngành Tư pháp là cơ quan tham mưu cho chính quyền các cấp trên lĩnh vực này nhưng cũng không có cơ sở pháp lý vững vàng để thực hiện tốt công tác tham mưu. Đến nay, tuy đã có Luật ban hành văn bản vi phạm pháp luật nhưng cho đến hôm nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này đối với chính quyền địa phương các cấp làm cho ngành Tư pháp địa phương vẫn chưa thoát ra khỏi sự lúng túng. Riêng đối với Tây Ninh, hàng năm Sở Tư pháp trực tiếp soạn thảo cho UBND tỉnh khoảng trên dưới 10% văn bản quy phạm pháp luật, tham gia soạn thảo hoặc góp ý kiến khoảng 30-35% văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh trước khi ban hành. Tỷ lệ nêu trên so với yêu cầu nhiệm vụ được giao là còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu có cả mặt chủ quan lẫn khách quan:

 

- Về mặt chủ quan:

 

 

Do hạn chế về mặt con người cũng như trình độ nghiệp vụ chuyên môn nên ngành Tư pháp chưa thể bao quát hết toàn bộ công tác soạn thảo, tham gia soạn thảo hoặc góp ý kiến về mặt pháp lý toàn diện văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh trước khi ban hành.

 

- Về mặt khách quan:

 

 

Là do chính quyền các cấp cha nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ của ngành Tư pháp trong công tác tham mưu về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có cả những lý do tế nhị, mang tính địa phương.

 

Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, một công tác được coi là bộ phận hợp thành của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là khâu đầu tiên trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, gắn liền với việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, làm cho mọi công dân hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các nguyên tắc xử sự của đời sống xã hội.

 

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong những năm qua Sở Tư pháp Tây Ninh luôn quan tâm đến công tác này và cũng đã thu được một số kết quat: Cụ thể hàng năm đã xây dựng được hàng chục kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức phối hợp cùng các ngành, đoàn thể tổ chức được hàng ngàn cuộc thi cho hàng trăm lượt người tham gia tìm hiểu, học tập các văn bản pháp luật, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên duy trì, phát huy các chuyên mục "Tìm hiểu Pháp luật", "Giải đáp pháp luật", "Chính sách pháp luật", "Văn bản mới", đăng trên báo, phát trên Đài phát thanh- truyền hình rộng rãi, thường xuyên cho nhân dân trong tỉnh kịp thời nắm bắt các quy định pháp luật của Nhà nước.

 

Tuy nhiên, theo chúng tôi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trớc hết phải xác định trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cũng nh tổ chức thực hiện là của chính quyền các cấp. Cơ quan Tư pháp là cơ quan tham mưu về mặt chuyên môn giúp UBND các cấp làm công tác tổ chức cũng như đầu mối phối hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể ở địa phương chứ không phải là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm về công tác này. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, các ngành khoán trắng cho ngành tư pháp làm được đến đâu hay đến đó. Riêng Tây Ninh trong những năm gần đây chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự quan tâm, tạo điều kiện để ngành Tư pháp làm tốt công tác tham mưu trên lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật. Mặt khác các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể cũng đã thấy đợc vai trò, vị trí của công tác này trong việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phơng, song cũng vẫn còn không ít ngời còn xem nhẹ công tác này. Đặc biệt hàng năm các cấp, các ngành có thể bỏ ra một khoản kinh phí không phải là nhỏ cho các hoạt động văn hoá, xã hội khác nhưng lại khá tiết kiệm kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng.

 

Thực trạng nêu trên, ngoài yếu tố khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan là ngành Tư pháp chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém trong lĩnh vực công tác này, từ khâu con người đến khâu tổ chức thực hiện. Với cơ cấu tổ chức như hiện nay toàn tỉnh chỉ có từ 2 đến 3 cán bộ chuyên trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (cấp Sở) còn các Phòng Tư pháp hầu hết chỉ có từ 3 đến 4 cán bộ tư pháp không có lực lượng chuyên trách về công tác này. Riêng cấp xã Ban Tư pháp chỉ có từ 1 đến 2 đồng chí, có cả cán bộ kiêm nhiệm, chắc chắn sẽ không làm hết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nếu không có sự hỗ trợ giúp đỡ, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp Uỷ, chính quyền các cấp.

 

Xuất phát từ tình hình trên đây chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Tư pháp trong lĩnh vực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật:

 

1. Đề nghị Bộ Tư pháp sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là văn bản quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Trong văn bản này cần quy định rõ ngành Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn đến đâu trong trình tự thủ tục chung…

 

2. Bộ sớm nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành một văn bản về việc phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến cấp quận, huyện, thị xã (chẳng hạn như Hội đồng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật) trong đó ngành Tư pháp là cơ quan thường trực.

 

3. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phải có kinh phí lớn, Tư pháp là ngành không có phương tiện, không có kinh phí phải hoàn toàn dựa vào sự quan tâm của UBND các cấp nên không thể chủ động được trong việc triển khai thực hiện công tác này. Để giúp Tư pháp địa phương khắc phục khó khăn này- đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị với Chính phủ hàng năm dành một khoản kinh phí riêng giao cho các địa phương trong kế hoạch chi thường xuyên từ cấp tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn và phải xem đây là kế hoạch ngân sách hàng năm của các địa phương.

 

4. Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các ngành hữu quan ở Trung ương sớm ra văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Văn phòng về công tác pháp chế ngành ở địa phương.

 

Vì đây là đội ngũ cán bộ tham gia quan trọng trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.

 

Trên đây là một số ý kiến rút ra từ thực tiễn công tác xây dựng văn bản và phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp Tây Ninh trong thời gian qua và một số kiến nghị. Rất mong được hội nghị cho ý kiến đóng góp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

vụ PBGDPL báo cáo tại hội thảo khoa học

 

"đổi mới và quản lý ngành tư pháp"

*

* *

 

 

 

tên báo cáo: "quản lý Nhà nước về

phổ biến, giáo dục pháp luật"

 

 

 

cấu trúc của báo cáo:

 

mở đầu

 

1. thực trạng quản lý Nhà nước về PBGDPL

 

1.1. Về cơ chế quản lý.

1.2. Về tổ chức bộ máy.

1.3. Về hoạt động thực tiễn.

 

2. phơng hướng đổi mới quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành tư pháp

 

2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý.

2.2. Xây dựng mô hình tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ.

2.3. Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

kết luận

 

 

nội dung báo cáo:

 

Mở đầu:

 

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vị trí quan trọng trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Báo cáo chính trị của Ban chấp Trung ương Đảng tại hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã nêu rõ: "Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiều biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng". Trong những năm gần đây, vấn đề này đang được các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng quan tâm; cố gắng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, bằng nhiều hình thức và bước đầu đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế dẫn đến pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống, trình độ văn hoá pháp lý và ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, viên chức Nhà nước và nhân dân còn thấp.

 

Nguyên nhân của những tồn tại có nhiều, trong đó có nguyên nhân về cơ chế quản lý, về tổ chức bộ máy, về lực lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.

 

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, cần phải xem xét, đánh giá đúng thực trạng quản lý Nhà nuớc về phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là những nguyên nhân tồn tại, từ đó tìm những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

 

1. thực trạng quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Có thể xác đinh và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua trên các phương diện: cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và hoạt động thực tiễn của công tác này trong việc nâng cao dân trí pháp lý của cán bộ và nhân dân.

 

1.1. Về cơ chế quản lý.

 

Từ nhận thức giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tợng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, hơn 10 năm qua, cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, định hướng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong một số Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước đều có xác định trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế… về việc đảm bảo thực thi pháp luật. Những quy định trong các văn bản đó, đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương cụ thể. Dựa vào những quy định này mà một số cơ quan, đơn vị đã chủ động tổ chức một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh ưu điểm đó, còn có một số khó khăn, tồn tại trong cơ chế quản lý hiện nay:

 

Một là, về phương diện quản lý thống nhất hoạt động PBGDPL nói chung, cho đến nay Nhà nước chưa có một văn bản pháp luật có hiệu lực cao, mà trong đó quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như quy định rõ cơ chế phối hợp hoạt động … vì vậy, chưa hình thành được hệ thống lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất, thông suốt trên quy mô toàn quốc.

 

 

Hai là, về quản lý Nhà nớc với phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp, trong Nghị định 38/ Chính phủ ngày 4/ 6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về … phổ biến, giáo dục pháp luật … có nhiệm vụ: Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học. Nhưng ở đây chưa xác định rõ nội dung và phương thức quản lý Nhà nước về PBGDPL, chưa quy định rõ các biện pháp tổ chức thực hiện và cha xác định nhất quán cơ chế phối hợp, vì vậy gặp không ít khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện. Trên thực tế đã hình thành quan hệ giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, Ngành, Tổ chức ở Trung ương (quan hệ phối hợp) và với các địa phương (quan hệ chỉ đạo) . Mối quan hệ chỉ đạo theo chiều dọc tuy còn một số hạn chế, nhưng cũng có nhiều thuận lợi vì đã có những quy định trong Nghị định 38/ Chính phủ và Thông tư liên bộ số 12/TTLB. Riêng đối với mối quan hệ theo chiều ngang - " sự phối hợp " đang gặp nhiều khó khăn. Về nhận thức, các Bộ , Ngành, Tổ chức chưa coi công tác PBGDPL là nhiệm vụ của mình, vì vậy chưa sẵn sàng phối hợp với Bộ Tư pháp hoặc có hợp tác thì coi đó là việc làm giúp Bộ Tư pháp, nên nêu ra khó khăn về kinh phí, về thời gian, biên chế … làm cho công tác bị ách tắc, không duy trì đợc thờng xuyên và cha đi vào nề nếp. Những vớng mắc tương tự cũng xảy ra đối với cơ quan Tư pháp địa phương trong quan hệ phối hợp với các Ngành ở địa phương.

 

 

1.2. Về tổ chức bộ máy

 

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo Nghị định 38/ Chính phủ ngày 4/6/1993 và Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993, tổ chức bộ máy Ngành Tư pháp được xây dựng và củng cố từ Trung ương đến địa phương. ở Bộ Tư pháp có Vụ chuyên trách để giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật đó là Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Vụ có 15 biên chế, gồm Vụ trưởng, Vụ phó và các cán bộ làm việc theo chế độ chuyên viên; có 3 nhóm công tác: nhóm địa phương- ngành, nhóm báo đài và nhóm nhà trường. Mỗi chuyên viên phụ trách một mảng công việc cụ thể theo ngành luật (lĩnh vực hành chính, Nhà nước, Hình sự, Dân sự, Kinh tế, Lao động…) theo đối tượng quan hệ (các báo đài, khối trường, Bộ, ngành, địa phương…), theo hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Mô hình tổ chức hoạt động như vậy có ưu điểm là linh hoạt, vừa chuyên sâu, vừa bao quát, có thể phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trên mọi phương diện. Tuy nhiên, cũng có hạn chế, khó khăn là trong quan hệ phối hợp với rất nhiều đầu mối còn có biểu hiện chồng chéo, cần phải có cán bộ phụ trách tương đối ổn định, có kinh nghiệm thì theo biên chế hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và non yếu về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; mặt khác làm việc theo chế độ chuyên viên, mọi cán bộ phải làm việc trực tiếp với lãnh đạo Vụ phải giải quyết quá nhiều công việc làm hạn chế nhiều hoạt động của cả hai phía lãnh đạo và chuyên viên.

ở các Sở Tư pháp có Phòng hoặc bộ phận phổ biến, giáo dục pháp luật. ở các Phòng Tư pháp quận, huyện và Ban Tư pháp xã, phường có cán bộ làm công tác Tư pháp kiêm nhiệm việc phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Hiện nay, mới chỉ có một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Lai Châu, Sơn La, An Giang có phòng phổ biến, giáo dục pháp luật riêng với biên chế từ 3- 6 người. Các tỉnh, thành còn lại chỉ có bộ phận phổ biến, giáo dục pháp luật với 2- 3 người và ghép cùng bộ phận văn bản pháp quy thành một phòng với các tên gọi khác nhau. Thực chất ở các địa phương chỉ có bình quân từ 1- 2 cán bộ chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thậm chí có nơi (như ở miền núi) còn phải kiêm nhiệm công tác khác. Đội ngũ làm chuyên trách công tác này như thế là quá ít lại không chuyên sâu, chuyên tâm nên khó có thể làm hết chức năng, nhiệm vụ, nhiều nơi dẫn đến tình trạng buông trôi, bỏ mặc hoặc làm qua loa, chiếu lệ.

 

ở các Bộ, ngành Trung ương đến nay chỉ có rất ít cơ quan (Bộ Nội vụ, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá- Thông tin, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước) có Vụ pháp chế, trong đó có 1-2 cán bộ chuyên môn kiêm phụ trách phổ biến, giáo dục pháp luật; phần lớn Bộ, ngành còn lại hầu như không có tổ chức pháp chế và không có cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chính vì vậy tự các Bộ, ngành đó không có cán bộ tham mưu tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và không có đầu mối để phối hợp với Bộ Tư pháp trong hoạt động giáo dục pháp luật đối với ngành mình. Đó là nguyên nhân của tồn tại trong hoạt động, trong phối hợp và trong quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp đối với các Bộ, ngành khác.

 

1.3. Về hoạt động thực tiễn.

 

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, từ cơ chế, tổ chức bộ máy và lực lượng chuyên trách, Bộ Tư pháp đã thực hiện quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Đối với các địa phương, Bộ đã chỉ đạo, hướng dẫn công tác bằng các chương trình, kế hoạch dài hạn, hàng năm, hàng quý và theo từng đợt, từng văn bản trọng điểm; cung cấp đề cương, tài liệu phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành; tập huấn bồi dưỡng báo cáo viên, cộng tác viên PBGDPL; chỉ đạo hướng dẫn các nghiệp vụ khác như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổng kết rút kinh nghiệm, hướng dẫn đẩy mạnh từng biện pháp, hình thức PBGDPL… Từ hớng dẫn, chỉ đạo của Bộ, các Sở Tư pháp đã triển khai ở các tỉnh bằng sự chỉ đạo, hớng dẫn các huyện, các xã theo hệ thống ngành tư pháp; đồng thời phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổ chức tốt hoạt động PBGDPL. Nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau đã tham mưu cho UBND tỉnh ra được chỉ thị về công tác PBGDPL làm cơ sở pháp lý và tạo ra cơ chế thuận lợi cho sự phối hợp với các Ban, Ngành trong công tác PBGDPL. Sở Tư pháp một số tỉnh đã chủ động phối hợp tốt với Ban tuyên giáo, Sở Văn hoá- thông tin, các báo đài địa phương để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân; phối hợp với Sở Giáo dục- Đào tạo đểchỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường. Tóm lại, ở địa phương nào UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Tư pháp quan tâm đến công tác PBGDPL thì hoạt động PBGDPL ở nơi đó đã vận hành tốt và có hiệu quả.

Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương trong thời gian qua do chưa có chương trình, kế hoạch của Chính phủ về công tác PBGDPL nên việc quản lý Nhà nước thống nhất của Chính phủ thông qua chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp chưa thực hiện tốt. Trên cơ sở kế hoạch công tác của mình, Bộ Tư pháp mới chỉ phối hợp với một số Bộ, ngành tổ chức như: Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Văn hoá- thông tin, Bộ Nội vụ, Thanh tra Nhà nớc, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Báo, Đài… tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho một số đối tượng nhất định. Vướng mắc trong mối "quan hệ ngang" này là cơ chế chưa rõ ràng, chưa có tổ chức bộ máy phù hợp và chưa có đủ lực lượng, kinh phí đáp ứng yêu cầu của công tác.

2. phơng hướng đổi mới quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Từ thực trạng quản lý Nhà nước về PBGDPL như đã nêu trên trong phương hướng đổi mới quản lý phổ biến, giáo dục pháp luật vần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu sau:

 

Hoàn thiện cơ chế quản lý.

Xây dựng mô hình tổ chức và tăng cường đội ngũ cán bộ.

Bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động PBGDPL.

 

2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý.

 

Để hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL phải tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Về lâu dài phải có các văn bản pháp luật có hiệu lực cao, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước (từ Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát ở địa phương), các tổ chức nghề nghiệp, các đoàn thể xã hội… trong việc thực hiện mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật. Trước mắt cần ban hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong chỉ thị này có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, rành mạch và trên cơ sở đó tạo ra sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, Ngành, các cơ quan có liên quan; đồng thời xác định rõ mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, bảo đảm sự điều hành tập trung thông suốt, có hiệu lực từ Bộ đến Sở, Phòng, Ban Tư pháp, đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo cuả địa phương trên địa bàn phụ trách.

 

ở đây phải thấy được đặc thù của cơ chế quản lý Nhà nước về PBGDPL là chỉ đạo và phối hợp. Điều này bắt nguồn từ đặc thù của công tác PBGDPL- đó là một hoạt động có nhiều chủ thể, nhiều đối tượng, nhiều nội dung, nhiều biện pháp, nhiều hình thức; có cái chung, có cái riêng… nên phải có sự chỉ đạo thống nhất và có sự phối hợp lẫn nhau để không chồng chéo hay bỏ sót nhằm đạt đựơc hiệu quả chung cao nhất.

 

ở Trung ương, việc chỉ đạo là của Chính phủ (thông qua chương trình, kế hoạch, hớng dẫn, kiểm tra); việc thực hiện và phối hợp thực hiện là của các Bộ, Ngành do Bộ Tư pháp làm đầu mối và trung tâm trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng Bộ, ngành.

 

ở địa phương, việc chỉ đạo chung là UBND tỉnh, thành (theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và tình hình, đặc điểm, yêu cầu thực tế của địa phơng); các Sở, Ban, Ngành có trách nhiệm thực hiện và phối hợp thực hiện, trong đó Sở Tư pháp vừa là đầu mối, trung tâm phối hợp cuả các Sở, Ban, Ngành, vừa giúp UBND thực hiện công tác PBGDPL thuộc thẩm quyền của UBND, vừa thực hiện nhiệm vụ PBGDPL theo sự chỉ đạo trực tiếp thường xuyên của Bộ Tư pháp.

 

Để có cơ sở pháp lý phối hợp sự hoạt động, tăng cường công tác PBGDPL cần thiết phải có Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và có thể cả cấp huyện với sự tham gia của đại diện các cơ quan, ban ngành có liên quan. Trên cơ sở kế hoạch PBGDPL của Chính phủ, Hội đồng sẽ đề ra chương trình phối hợp chung giữa cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí trong việc PBGDPL trong từng thời kỳ, định kỳ kiểm tra việc thực hiện các chương trình đó.

 

2.2. Xây dựng mô hình tổ chức và tăng cờng đội ngũ cán bộ.

 

Thứ nhất, cùng với việc đổi mới, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Bộ T pháp, các cơ quan Tư pháp địa phương theo tinh thần Nghị quyết lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) cần phải xây dựng, củng cố, hoàn thiện mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Tư pháp.

 

ở Bộ Tư pháp

 

Để giúp Bộ trởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước, cần phải tiếp tục củng cố, kiện toàn Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (tăng biên chế; tăng cán bộ lãnh đạo; bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức; thành lập các phòng chuyên môn…). Để phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân cần tiếp tục củng cố, kiện toàn Báo pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tin tức tư pháp; đồng thời triển khai thành lập Nhà Xuất bản pháp lý và sớm đưa vào hoạt động.

 

 

 

ở các Sở Tư pháp

 

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ ở địa phương và thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo trực tiếp, thống nhất của Bộ T pháp, ở các Sở T pháp của tất cả các tỉnh, thành trong cả nước cần thành lập riêng phòng phổ biến, giáo dục pháp luật với biên chế từ 4- 6 ngời ở các Sở T pháp tỉnh, thành lớn và từ 3-4 người ở các Sở Tư pháp khác.

 

ở các phòng Tư pháp quận, huyện và các Ban Tư pháp xã, phường cần có 1-2 cán bộ tư pháp phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Thứ hai, trên cơ sở Nghị định số 94/CP ngày 6/9/1997 của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong quá trình kiện toàn tổ chức pháp chế ở các Bộ, ngành cần xác đinh rõ trách nhiệm và bó trí biên chế làm công tác PBGDPL. Tốt nhất là có một phòng hoặc tổ chuyên trách để chủ động tổ chức thực hiện và làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành khác mà trước hết và thờng xuyên với Bộ Tư pháp.

 

Thứ ba, cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, cần có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo giáo dục pháp luật ở các Bộ, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng. Sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh công chức làm công tác quản lý, thực hiện PBGDPL ở từng cấp, từng ngành và có chế độ, chính sách sử dụng, đãi ngộ đúng đắn, phù hợp nhưng khuyến khích phát huy năng lực, gắn bó phục vụ ổn định lâu dài.

 

Ngoài lực lượng chuyên trách, cần quan tâm hơn đối với lực lượng không chuyên trách và cộng tác viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Duy trì tốt mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt mục tiêu chung trong công tác PBGDPL cho nhân dân.

 

2.3. Bảo đảm cơ sở vật chát, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

 

Để phục vụ tốt hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, ngoài nhân tố con ngời, phải bảo đảm phương tiện cần thiết cho công tác như:

 

- Tủ sách pháp lý với đầy đủ các văn bản pháp luật; tạp chí chuyên ngành của các cơ quan bảo vệ pháp luật; một số báo của Trung ương và địa phương.

 

- Máy ảnh, ghi âm camera.

- Máy vi tính và máy phôtcopy.

 

Cần phải có một khoản kinh phí riêng tương xứng cho công tác PBGDPL. Để thực hiện các biện pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật mà trước hết là in ấn tài liệu, phát hành sách báo pháp luật với giá rẻ cho đông đảo cán bộ, nhân dân, không nên coi lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật cũng là kinh phí phục vụ hoạt động hành chính đơn thuần. Nguồn kinh phí này chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và có thể huy động một phần từ các ngành kinh tế, từ các chương trình hợp tác với các nước, các tổ chức Phi Chính phủ trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và sự tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp.

 

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cho hoạt động PBGDPL trình Chính phủ xem xét để đưa vào dự toán ngân sách Nhà nớc hàng năm, đồng thời quản lý, phân bổ, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí này.

 

Uỷ ban nhân dân các cấp trên cơ sở chơng trình, kế hoạch của Chính phủ và yêu cầu tình hình thực tế của địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và cấp kinh phí thờng xuyên cho hoạt động PBGDPL ở địa phương mình.

 

kết luận

 

Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, từng bước nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân để hình thành thói quen "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật". Đó là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề, phức tạp vừa cấp bách, vừa lâu dài của các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành và của toàn xây dựng. Để quản lý thống nhất công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động được sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội. Một mặt Nhà nước phải hoàn thiện cơ chế quản lý, mặt khác ngành Tư pháp phải vượt qua những khó khăn để xây dựng tổ chức, củng cố lực lượng là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Trong hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện PBGDPL cần có sự kết hợp đồng bộ, cân đối giữa cơ chế, bộ máy và con người để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình đổi mới.

 

 

 

 

 

 

đổi mới hoạt động để nâng cao

hiệu quả quản lý tAND cấp huyện về mặt tổ chức, một nội dung chủ yếu trong phương án thực hiện Nghị quyết Trung ơng IIi của Sở T pháp Nghệ an

 

 

 

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng- từ sau cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền nhân dân đựơc thành lập và trở thành nhân tố có tính quyết định trong tổ chức xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngành Tư pháp qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử đã có những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân. Nhất là sau Hiến pháp 1992 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành Tư pháp càng được Đảng và Nhà nước khẳng định. Theo quy định của pháp luật Bộ trưởng Bộ Tư pháp có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý TAND địa phơng về mặt tổ chức. Nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp địa phương được xác định gồm: xây dựng và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý Nhà nước công tác thi hành án dân sự, quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp và công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp. Riêng Sở Tư pháp được Bộ trởng Bộ Tư pháp phân cấp cho Giám đốc Quyết định Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức. Đây là một nhiệm vụ có tính đặc thù trong quan hệ quản lý hành chính Nhà nước đối với cơ quan tài phán ở địa phương.

 

Chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp các cấp được thể chế bằng các văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi trong công cuộc đổi mới, nhưng trong quá trình thực hiện còn không ít khó khăn vớng mắc. Đó là: đội ngũ cán bộ của cơ quan tư pháp địa phơng từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng; cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc không đầy đủ; cơ chế quản lý thiếu đồng bộ, không cụ thể, chưa dứt khoát và không còn phù hợp với thực tế của đời sống xã hội ở thời kỳ đổi mới. Như có văn bản pháp quy ban hành từ những năm 1960 và cả sau này cũng vậy, thể hiện rõ là các lĩnh vực quản lý đăng ký hộ tịch, quản lý luật sư công chứng, giám định tư pháp, thống kê tư pháp và quản lý lý lịch tư pháp, quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự, công tác tổ chức cán bộ…

Mặc dù trong khi thực hiện còn gặp những khó khăn, vướng mắc về tổ chức và cơ chế quản lý; nhưng ngành Tư pháp ở tỉnh Nghệ An đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Nhất là Tư pháp cấp huyện đã được kiện toàn, bình quân mỗi huyện, thành phố và thị xã có từ 3- 5 cán bộ và tư pháp cấp huyện đã hoạt động nền nếp, có hiệu quả thiết thực. Đối với Sở Tư pháp đã xây dựng và thực hiện phương án tổ chức các phòng chuyên môn: gồm phòng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phòng phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng tổ chức đào tạo; phòng quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp và quản lý hộ tịch; phòng thi hành án dân sự; thành tra sở; phòng hành chính tổng hợp; phòng công chứng Nhà nước và 2 trung tâm: Trợ giúp pháp lý người nghèo, đối tượng chính sách và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Tuy phương án xây dựng và củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ đã từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở tỉnh và cấp huyện; nhưng đến nay cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chưa có hoạt động của Ban tư pháp xã đang còn hình thức và chính sách chế độ không có. Do đó hoạt động cơ sở còn bị hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

 

Trong hội thảo "Đổi mới tổ chức hoạt động của ngành Tư pháp" do Bộ Tư pháp tổ chức, chúng tôi không có tham vọng tham gia ý kiến về tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành mà chỉ xin tham gia ý kiến về thực tiễn quản lý ở Toà án cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân cấp cho Sở Tư pháp.

 

Theo quy định của pháp luật, nhiệm vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương được Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Giám đốc Sở Tư pháp được Bộ trưởng phân cấp quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức. Đây là một nhiệm vụ nặng nề, không ít khó khăn. Nhiệm vụ quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức được quy định tại quyết định số 141/QĐ - QLTA- THA của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bao gồm xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế và phân bổ chỉ tiêu biên chế cho từng Toà án; tiếp nhận tuyển dụng công chức và điều động thuyên chuyển công chức; chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đề nghị tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán; thực hiện chế độ chính sách đối với công chức; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; quyết định và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng; áp dụng và đề nghị các hình thức kỷ luật đối với các ngạch công chức Toà án cấp huyện. Ngoài quyết định 141/QĐ - QLTA- THA còn có quy chế số 91/TT-TA của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh trong việc quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức. Như phối hợp kiểm tra, thống nhất biên chế, thuyên chuyển và miễn nhiệm thẩm phán; quy hoạch đào tạo cán bộ… Song song với việc phân cấp, phối hợp quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức; Bộ trởng Bộ Tư pháp còn giao nhiệm vụ phối hợp cùng Vụ kế hoạch tài chính của Bộ giúp Bộ trưởng lập dự toán và thẩm định ngân sách của Toà án cấp huyện.

 

Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật đã quy định; đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của tỉnh và từng Toà án huyện, thành phố, thị xã. Nhiệm vụ đầu tiên có tính quyết định là ra soát cơ cấu tổ chức, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung của từng Toà án huyện để qua đó xây dựng phương án củng cố tổ chức, bố trí và đào tạo cán bộ. Trong những năm qua Sở Tư pháp Nghệ An đã tiến hành kiện toàn tổ chức phần lớn Toà án các huyện, thành phố và thị xã, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý và thẩm phán; đồng thời tiến hành bồi dỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức năng lực cho đội ngũ cán bộ hiện có. Tiếp nhận tuyển dụng những cán bộ đã qua đào tạo cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Trong bố trí cán bộ đã xuất phát từ nhiệm vụ chính trị để cơ cấu các chức danh, do đó ở các Toà án cấp huyện được chia thành 3 nhóm chức danh gồm: Các thẩm phán, thư ký và cán bộ Văn phòng.

 

Hoạt động xem xét của thẩm phán là một nghề đặc biệt quan trọng, người thẩm phán không chỉ có trình độ chuyên môn và năng lực, mà còn đòi hỏi phải có chính trị vững vàng và có phẩm chất đạo đức. Chính vì vậy việc tuyển chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm làm thẩm phán phải bảo đảm theo quy định của Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Quá trình chuẩn bị nhân sự, Ban cán sự và Lãnh đạo Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với tổ chức của cấp uỷ Đảng ở cấp huyện để đánh giá rà soát những người đủ tiêu chuẩn; thăm dò ý kiến quần chúng nơi họ công tác và nơi gia đình cư trú. Sau đó giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh kiểm tra thống nhất trình ra Hội đồng tuyển chọn thẩm phán cấp huyện xem xét.

 

Có thể nói thời gian quản lý Toà án nhân dân cấp huyện của Sở T pháp Nghệ An cha dài, nhưng trong quá trình thực hiện đã hướng dẫn chỉ đạo và phối hợp với tổ chức của cấp uỷ để tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ Chánh án và nâng dần trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Toà án. ở Toà án nhân dân cấp huyện với số lượng hiện có 154 người trong đó có 63 thẩm phán (kể cả chánh án và phó chánh án), 69 thư ký và 22 cán bộ. Về trình độ chuyên môn: cử nhân Luật và đại học khác 100 ngời, chiếm tỷ lệ 64%; cao đẳng 14 ngời chiếm tỷ lệ 9%; trung cấp Toà án tài chính 37 ngời chiếm tỷ lệ 24%. Trong số 63 thẩm phán thì số có trình độ đại học Luật và cao đẳng Toà án 55 ngừơi chiếm tỷ lệ 87,2%. Thẩm phán là người dân tộc có 11 ngời và thẩm phán nữ có 10 người chiếm tỷ lệ 15%. Thẩm phán là Đảng viên chíêm tỷ lệ 100%. Để nâng cao cho trình độ đội ngũ cho cán bộ Toà án cấp huyện nói chung, trong những năm qua Sở Tư pháp đã cử 58 người đi học đại học Luật chuyên tu, luân huấn, tại chức và đổi bằng cử nhân; trong đó có 40 người là chánh án, phó chánh án và thẩm phán.

 

Song song với việc kiện toàn tổ chức, tuyển dụng bố trí cán bộ và chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm thẩm phán; Sở Tư pháp đã tăng cường kiểm tra công tác của Toà án cấp huyện về các mặt như chất lượng và kết quả xem xét, thi hành án phạt tù; vai trò của Chánh án trong việc quản lý điều hành và chăm lo đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ. Mục đích của công tác kiểm tra để uốn nắn những sai sót, xây dựng kế hoạch quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và có cơ sở để hàng năm đánh giá phân loại công chức. Vì chúng tôi nhận thức rằng nếu quản lý tổ chức và cán bộ mà không kiểm tra, thì không thể có cơ sở để đánh giá đúng và khách quan tình hình. Năm 1997 Sở Tư pháp đã xây dựng đề cơng nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra để hớng dẫn Toà án cấp huyện tự kiểm tra; đồng thời Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra trực tiếp một số đơn vị Toà án. Mỗi một khi có những dấu hiệu không bình thường của một đơn vị hoặc cá nhân có dư luận, Ban cán sự và Lãnh đạo Sở Tư pháp phối hợp với cấp uỷ Đảng và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh kiểm tra kết luận và thống nhất giải quyết kịp thời, nghiêm túc. Có như vậy mới bảo vệ được cán bộ, xử lý người Văn phòng để làm trong sạch nội bộ, giữ được uy tín của một cơ quan bảo vệ pháp luật.

 

Quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức là nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nhưng có sự phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và ở cấp huyện thì có sự phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh. Đây là một yêu cầu cần thiết, vì theo quy định của pháp luật: Toà án nhân dân thực hiện 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm; Đồng thời trách nhiệm của Toà án nhân dân tối cao hàng năm tổng kết đường lối xét xử các loại án và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành các Nghị quyết hướng dẫn Toà án nhân dân địa phương áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động xét xử. Dó đó quan hệ phối hợp cần đợc tăng cờng, thực sự có trách nhiệm và mang tính xây dựng, để qua đó đánh giá, quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ cho Toà án địa phương làm tốt nhiệm vụ xét xử; nhưng đồng thời cũng cần phân định rõ giới hạn phối hợp ở những khâu nào, mà không nêu tất cả các mặt đều phối hợp.

 

Đối với việc quản lý ngân sách ngành Tư pháp theo quy định 143/QĐ -KHTC của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thì Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Vụ kế hoạch tài chính của Bộ thẩm tra dự toán, quyết toán kinh phí hàng quý và năm của Toà án cấp huyện. Kiểm tra việc chi tiêu, đề xuất mua sắm tài sản và cùng Chánh án Toà án nhân dân tỉnh thống nhất đề nghị cải tạo và xây dựng trụ sở Toà án cấp huyện.

 

Để giúp Bộ và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện cho Toà án làm đúng nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính, những năm qua Sở Tư pháp đã cử cán bộ có trình độ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn Toà án cấp huyện và đã bố trí ở mỗi một huyện có một kế toán có trình độ nghiệp vụ; đồng thời tiến hành chấn chỉnh công tác tài vụ để đi dần vào thực hiện đúng nguyên tắc quản lý của Nhà nước quy định.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được của nhiệm vụ quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức, thì cũng còn những mặt tồn tại và hạn chế.

 

Trước hết là quản lý tổ chức, cán bộ và quan hệ phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chánh án Toà án nhân dân tỉnh có một số điểm còn vướng mắc. Việc xây dựng chỉ tiêu biên chế hàng năm để trình Bộ trưởng thì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của từng đơn vị Toà án để phân bổ. Việc quyết định tuyển dụng công chức, thuyên chuyển cán bộ và nhất là việc điều động thẩm phán từ địa phương này đến địa phương khác Bộ quy định còn nhiều tầng nấc và nhiều thủ tục hành chính không thuận với yêu cầu cải cách và đổi mới cơ chế điều hành.

 

Do thẩm quyền của Giám đốc Sở Tư pháp có giới hạn và Sở Tư pháp không phải là cấp quản lý ngân sách trực tiếp, dó đó chưa đáp ứng đựơc những yêu cầu về việc chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ cán bộ Toà án cấp huyện như chế độ đau ốm, nghỉ ngơi, tham quan học hỏi các đơn vị có nhiều kinh nghiệm hay và phong phú. Trong khi đó thực tế đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ cơ quan Toà án cấp huyện so với một số ngành còn quá chênh lệch. Về phần mình, Sở Tư pháp cũng đã tìm các giải pháp như đề xuất với Thường vụ tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo cấp uỷ và UBND cấp huyện tăng cường lãnh đạo và chăm lo giúp đỡ một phần về kinh phí đối với Toà án các huyện; nhưng cũng không làm được thường xuyên và không thể giải quyết được cơ bản.

 

Việc quản lý ngân sách như hiện nay Bộ đang thực hiện so với điều kiện thực tế và cải cách thủ tục hành chính chưa phù hợp. Bộ quản lý nhiều đầu mối với 61 Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tất cả Toà án cấp huyện thành phố, thị xã thuộc tỉnh và phòng thi hành án dân sự là quá rộng và sẽ không sâu sát.

 

Nguyên nhân của những tồn tại, cơ bản là do cơ chế quản lý có một số điểm quy định chung chung, không cụ thể và không phù hợp với thực tế. Có những vấn đề cha gắn quyền hạn, trách nhiệm mà còn mang nặng hình thức và hành chính thuần tuý.

 

Quản lý Toà án địa phương mang tính chất đặc thù, nhưng không vì thế mà quy định nhiều tầng nấc, đơn thuần hành chính. Vì trong thực tế nhiều cơ quan cùng quản lý một tổ chức và trong tổ chức cùng một cấp, một ngành lại có nhiều cấp cùng quản lý. Nếu không có những quy định cụ thể và dứt khoát quyền năng pháp lý ở từng cấp, từng cơ quan thì những tồn tại, khó khăn và vướng mắc như hiện nay sẽ còn tiếp diễn là đương nhiên.

 

Thực tiễn quản lý Toà án địa phương cấp huyện của tỉnh Nghệ An cha phải là hoàn thiện, kinh nghiệm chưa có nhiều; trong khi đó vấn đề quản lý Toà án địa phương đã và đang có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau, vấn đề này đang được Đảng, Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, xem xét. Nhưng hiện tại Quốc hội và Chính phủ vẫn giao cho Bộ trởng Bộ Tư pháp quản lý, do đó nhân cuộc hội thảo này chúng tôi đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi một số điểm trong các văn bản quy định về cơ chế quản lý tổ chức, cán bộ, chế độ chính sách, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động rõ ràng dứt khoát và cụ thể để sớm khắc phục những khó khăn, vớng mắc, đồng thời đề nghị Bộ Tư pháp sớm tổng kết thực tiễn quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức, để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với giai đoạn hiện nay và sau này tạo điều kiện cho Toà án xem xét tốt hơn, đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả; bảo đảm cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân khi xem xét độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

 

 

Sở Tư pháp tỉnh nghệ an.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiền Giang, ngày 10/12/1997

 

 

quản lý Toà án huyện về mặt tổ chức bớc đầu đã đợc khẳng định

 

(tham luận của Sở Tư pháp tỉnh tiền giang)

*************

 

 

kính thưa: lãnh đạo hội nghị

 

kính thưa các đồng chí có mặt.

 

 

 

Theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang xin được tham luận với chủ đề "Quản lý Toà án huyện về mặt tổ chức bước đầu đã được khẳng định".

 

Trước tiên, tôi xin thay mặt Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang nhiệt liệt chào mừng các đồng chí và chúc hội nghị sớm tìm ra mô hình quản lý tốt đẹp.

 

Kính thưa các đồng chí: Nghị quyết lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) xác định: cải cách Tư pháp là một yêu cầu cấp bách, quyền Tư pháp do chính quyền Trung ương đảm nhiệm với sự giám sát kiểm tra của Chính quyền địa phương. Vì vậy, Bộ chủ trương hội thảo khoa học chuyên đề "Đổi mới quản lý ngành Tư pháp" là một chủ trương kịp thời và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Qua đó nhằm đánh giá công tác quản lý ngành trong thời gian qua, tìm ra một cơ chế, biện pháp mô hình thích hợp tối ưu để quản lý có hiệu quả hơn.

 

Tuy chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, song trong công tác quản lý của mình tôi xin phép đặt ra mấy vấn đề sau:

 

1. Về cơ sở pháp lý:

 

 

Quản lý Toà án huyện về mặt tổ chức là một bộ phận của công tác quản lý ngành. Trước đây công tác này được quy định tại Nghị định 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 08/TT ngày 06/01/1982. Để quản lý Toà án cấp huyện, ngay sau khi thành lập Sở Tư pháp, Sở và Toà án nhân dân tỉnh đã ký công văn liên ngành quy định phạm vi, trách nhiệm phối hợp quản lý của hai ngành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, qua ba lần thay đổi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh nội dung công văn phối hợp được hai bên đưa ra thảo luận và thống nhất. Chỉ có sửa đổi, bổ sung khi giao công tác thi đua cho Sở Tư pháp quản lý.

Hiến pháp 1992 ra đời, công tác quản lý Toà án đã được Hiến định, Nghị định số 38/CP , Thông tư liên bộ 12/TT- LB. Đặc biệt quy chế phối hợp số 91 của Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao đã xác lập cơ chế quản lý mới phù hợp với điều kiện thực tiễn. Sau khi các văn bản được ban hành Giám đốc Sở Tư pháp và Chánh án Toà án nhân dân tỉnh đã rà soát và đánh giá đầy đủ công tác phối hợp quản lý . Thời gian qua sự phối hợp giữa Sở Tư pháp và Toà án tỉnh quản lý Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức là có hiệu quả, hai bên đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sự thống nhất cao về quản lý Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức là có hiệu quả, hai bên đã hỗ trợ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sự thống nhất cao về quản lý Toà án nhân dân cấp huyện về mặt tổ chức nêu trên không những do các văn bản pháp luật ràng buộc mà điều quan trọng là Sở Tư pháp và Toà án tỉnh thấy sự quản lý đó là có cơ sở khoa học. Bởi lẽ:

 

- Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội thì tất yếu phải quản lý Tư pháp mà công tác quản lý Toà án cấp huyện về mặt tổ chức là một bộ phận không thể thiếu của công tác quản lý Tư pháp.

 

- Chính phủ quản lý về mặt tổ chức, Toà án thực hiện chức năng xét xử đã tạo tính năng động, tư duy độc lập của người thẩm phán phục vụ tốt hơn công tác xét xử được khách quan công bằng theo đúng nguyên tắc "… Khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

 

Việc Sở Tư pháp quản lý Toà án nhân dân cấp huyện còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Toà án có đủ thời gian để nghiên cứu sâu trong nghiệp vụ, chất lượng xét xử ngày càng cao.

 

ở Tiền Giang, sự thống nhất về cơ chế quản lý trên không chỉ bó hẹp ở phạm vi các cơ quan bảo vệ pháp luật mà ngay cả cấp uỷ, chính quyền địa phương quan các lần họp nội dung cải cách hành chính, cải cách Tư pháp cũng nhất trí cho rằng, thời gian qua hai ngành phối hợp tốt và quản lý Toà án cấp huyện có hiệu quả, cần phải tích cực thực hiện trong tinh thần đoàn kết hợp tác.

 

2. Kết quả thực hiện:

 

 

Trên thực tế hơn 10 năm qua việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án huyện đã đạt được một số kết quả sau:

 

 

- Về quy hoạch cán bộ:

 

Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ huyện tà soát đánh giá cán bộ, lập danh sách diện quy hoạch chức vụ chánh án, phó chánh án và chức danh thẩm phán cho 9 đơn vị Toà án cấp huyện từ nay cho tới năm 2000 và 2005 được thường trực tỉnh uỷ nhất trí thông qua.

 

Trong công tác quy hoạch cũng như đào tạo Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp thực hiện đúng quy trình đánh giá tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Qua 4 lần trình ra Hội đồng tuyển chọn xem xét và thống nhất đề nghị lên Bộ trình Chủ tịch nước bổ nhiệm 41/41 thẩm phán và phối hợp với Chánh án Toà án tỉnh thống nhất đề nghị bổ nhiệm 8 Chánh án, 7 phó Chánh án. Tuy nhiên số lượng thẩm phán hiện nay còn thiếu so với định biên của Bộ quy định vì lực bất tòng tâm.

 

- Về đào tạo:

 

Đây là lĩnh vực Sở đặc biệt quan tâm là một khâu có tính chất quyết định. Từ những năm 1991 trở về trước đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp và Toà án còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ pháp lý, Sở đã mạnh dạn xin ý kiến Bộ cho phép mở các lớp trung cấp luật sau đó phối hợp với trường đại học Luật Hà Nội mở các lớp đại học tại chức. Kết quả Sở đã mở 8 khoá trung cấp Luật, đào tạo hơn 700 đồng chí. Trong đó đa số bố trí cho cơ quan Tư pháp và Toà án nhất là Tư pháp xã và huyện. Từ 1991 trở lại đây; mở kiên tiếp 4 lớp đại học Luật. Tính đến nay đội ngũ cán bộ Toà án cấp huyện đã có 44/50 thẩm phán đã tốt nghiệp cử nhân Luật, 6 đồng chí học đại học Luật sắp tốt nghiệp và 37/31 thư ký, cán bộ khác có trình độ đại học và trung cấp.

 

Song song với đào tạo, việc tuyển dụng- điều động và thuyên chuyển cán bộ, Sở thực hiện đúng quy định trình về phân cấp quản lý cán bộ. Bảo đảm đội ngũ vào ngành có đủ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

 

 

 

 

- Về chăm lo đời sống vật chất:

 

Đây là mặt thể hiện tình cảm trong sáng, tình đồng chí anh em mỗi khi có khó khăn hoạn nạn thường giúp đỡ nhau Sở thường xuyên nhắc nhở động viên nhau làm tốt.

 

Về chăm lo xây dựng vật chất, rõ nét nhất là sự đầu tư về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc nội dung các chế độ hoạt động của Bộ Tư pháp đã làm cho các Toà án khang trang hơn, thoải mái hơn, qua đó thực hiện tốt chức năng xem xét của mình. Tất cả những vấn đề trên tạo thành mắt xích không thể thiếu, tạo tiền đề vững chắc cho Toà án ngày càng lớn mạnh. Thể hiện rõ nhất ở chỗ chất lượng xem xét ngày càng cao, số án huỷ, cải sửa ít.

 

3. Tồn tại:

 

 

Bên cạnh những mặt công tác đã đạt được vẫn còn một số tồn tại như sau: Chúng tôi nhận thức rằng các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tư pháp quy định về công tác quản lý Toà án huyện về mặt tổ chức trong tình hình hiện nay tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước cũng như thực hiện tốt chức năng xem xét của Toà án. Tuy nhiên trong nội dung, trong quy chế chúng tôi thấy có quá nhiều điều phải phối hợp. ở Tiền Giang sự phối hợp giữa hai cơ quan là hờn toàn thống nhất, không có ý kiến trái ngược nhau. Nhưng việc đó làm tốn nhiều thời gian, chậm trễ.

 

- Vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm thẩm phán, các trường hợp thuyên chuyển phải nhìn nhận rằng các quy định hiện hành chặt chẽ nhưng chúng tôi thấy việc tổ chức thực hiện ở cấp Trung ương còn chậm. Thật ra, nói đến cán bộ vai trò của cấp uỷ là quyết định, việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo của địa phương theo nhiệm kỳ cấp uỷ thường xảy ra, nhưng khi đề nghị lên trên thì không kịp thời giải quyết làm ách tắc đến việc triển khai thực hiện ở địa phương.

 

- Vấn đề áp dụng cơ chế mới trong xét xử, việc huỷ án, sửa nạng sẽ bị kiểm điểm hoặc bị xử lý. Đây là một chủ trương nhằm nâng cao chất lượng xét xử của thẩm phán và xa hơn nữa còn có thể quy định thẩm phán không được nêu lý do trình độ kém, xét xử không tốt. Theo chúng tôi, áp dụng cơ chế đó có thể dẫn đến tình trạng Toà án cấp dưới sẽ thỉnh thị Toà án cấp trên nhiều hơn. Dẫn đến vi phạm nguyên tắc xét xử. Vấn đề cần đề cập là thực hiện cơ chế này ở giai đoạn nào? Nếu ở giai đoạn phúc thẩm thì chưa hắn đúng mà nên ở giai đoạn Giám đốc thẩm, tái thẩm.

 

- Vấn đề kinh phí đào tạo cán bộ: Hiện nay Bộ chỉ mới đàu tư cho thẩm phán học chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi nhu cầu học tập không chỉ dừng lại ở nghiệp vụ của thẩm phán mà còn ở cả cán bộ khác, không chỉ học chuyên môn nghiệp vụ mà cả chính trị, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ… Vì vậy, kinh phí như hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu học tập, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Thực tế nếu cán bộ tự bỏ tiền đi học thì nảy sinh hai tình huống:

 

+ Một là: Các đồng chí vì điều kiện khó khăn không thể đi học được thì sẽ không đạt tiêu chuẩn hoá cán bộ.

 

+ Hai là: Nếu tự lo để đóng tiền học thì các đồng chí không đủ khả năng, học ra rồi đôi khi khó gắn bó với nghề nghiệp vì cơ chế thị trường chi phối.

 

 

kiến nghị

 

Để góp phần đổi mới cơ chế quản lý ngành trong giai đoạn hiện nay cần:

 

1/ Các đề nghị của địa phương phải được giải quyết nhanh và phù hợp. Cần phân biệt tõ thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tư pháp. Có thể, trong điều kiện hiện nay, đối với thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện có thể do Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

 

Đối với Giám đốc Sở, được quyền điều động, luân chuyển cán bộ trong phạm vi quản lý của mình. Để điều chỉnh giữa nơi thừ, nơi thiếu. Giải quyết được tình trạng lực lượng cán bộ đang căng thẳng.

 

2/ Đối với thư ký Toà án huyện, theo chúng tôi tiêu thuẩn chỉ cần có trình độ trung cấp cộng với nghiệp vụ thư ký là đue. Thật ra sử dụng lực lượng đại học làm công tác thư ký thì rất lãng phí, nên căn cứ trình độ xếp lương thì chỉ thiệt cho Nhà nước.

 

3/ Ngoài ra, để quản lý tốt Toà án huyện về mặt tổ chức, nâng cao chất lượng xét xử của Toà án thì cần củng cố và nâng chất Tư pháp và tổ hoà giải. Vì hai lực lượng này có tác động, ảnh hưởng không ít đến hoạt động của Toà án. Thực tế chỉ ra rằng nơi nào Tư pháp xã và tổ hoà giải mạnh thì nơi đó hoạt động của Toà án cũng thuận lưọi hơn.

 

Kính thưa các đồng chí, trước khi dứt lời tôi muốn tâm sự với các đồng chí, thật ra cơ chế quản lý không phải là cái gì khó hiểu đó là sản phẩm của con người đặt ra, nếu như chúng ta bình tĩnh khách quan thì nhận ra ngay tằng cơ chế tốt, xấu, phù hợp hay không chính là hiệu quả của nó. Mấy năm qua Quốc hội Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp quản lý Toà án về mặt tổ chức, nếu so với trước đó, chẳng những tốt hơn mà thành quả vượt xa một trời một vực.

 

Là một địa phương, hai ngành Tư pháp, Toà án sát cánh bên nhau để xây dựng Toà án cấp huyện chúng tôi thấy vui hơn là phiền trách, mặc dù phía trước chúng tôi còn bề bộn công việc phải làm.

 

Cuối cùng tôi xin kính chúc các đồng chí có một sức khoẻ dồi dào, tinh thần sáng suốt, đóng góp cho hội nghị nhiều ý kiến tốt, đưa hội nghị đạt được thắng lợi. Cám ơn tất cả các đồng chí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toà án nhân dân Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Huyện di linh Độc lập- tự do- hạnh phúc

----------------------------

Di Linh, ngày 25/11/1997

 

 

 

báo cáo tham luận

về tổ chức và hoạt động của đơn vị

Toà án nhân dân huyện di linh về

đổi mới quản lý ngành tư pháp

 

 

 

 

 

Huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng là một huyện miền núi vùng cao, diện tích tự nhiên 162.755 ha. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn, dân số có 112.888 người, trong đó có 1/3 người là dân tộc thiểu số. Về giao thông đi lại trong huyện khó khăn, có 1/4 xã đường đi là rừng núi, cách xã trung tâm huỵen từ 40-50 km. Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước, đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân huyện Di Linh ngày càng một nâng lên, nhưng so với các tỉnh, thành phố và các huỵên đồng bằng khác thì có nhiều mặt bị hạn chế, nên về mặt tổ chức và hoạt động của đơn vị Toà án huyện Di Linh cũng nằm trong bối cảnh chung đó.

 

Tính thời gian từ năm 1993 cho đến nay về mặt tổ chức và hoạt động của đơn vị như sau: Toà án huyện Di Linh được cấp trên phân bổ 6 biên chế trong đó có 3 thẩm phán và 3 thư ký, đơn vị đã thực hiện đủ. Về trình độ chuyên môn của cán bộ như sau: 1 Cao đẳng Toà án, 3 Đại học Luật, 1 đồng chí đang theo học lớp Đại học Luật tại chức và 1 sơ cấp pháp lý, trong đó có 3 đồng chí thẩm phán có bằng Cao đẳng hoặc Đại học Luật. So với trước năm 1993 thì đội ngũ cán bộ Toà án không tăng về số lượng nhưng về chất lượng nghiệp cụ, chuyên môn được nâng cao hơn. Qya công tác giải quyết các loại án hàng năm của đơn vị cho thấy: Năm 1993 có 61 vụ việc, năm 1994 có 91 vụ việc, năm 1995 có 59 vụ việc, năm 1996 có 121 vụ việc và năm 1997 có 161 vụ việc. Tuy số lượng giải quyết các án hàng năm đều tăng so với năm trước, nhưng về tiến dộ giải quyết các loại án của đơn vị vẫn bảo đảm kịp thời, về chất lượng giải quyết cũng được nâng lên rõ rệt. Trong những năm gần đây, đơn vị Toà án Di Linh không có án nào bị huỷ hoặc cải sửa nặng. Điều đó cho thấy từ năm 1993 cho đến nay việc giải quyết các loại án có chất lượng hơn. Song qua thực tế chúng tôi thấy về mặt tổ chức và hoạt động của đơn vị Toà án Di Linh trong những năm qua vấn chưa đáp ừng cới công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Qua cuộc Hội thảo này, là một đơn vị Toà án cấp huyện chúng tôi xin trình bày 1 số vấn đề liên quan đến công tác quản lý ngành Tư pháp như sau:

 

i. về đội ngũ cán bộ Toà án:

 

Là đơn vị Toà án cấp huyện, hàng ngày chúng tôi trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân như giải quyết án kiện dân sự, hôn nhân gia đình… và những vụ án hình sự mà hiện nay luật quy định có khung hình phạt 7 năm tù trở xuống. Chúng tôi nhận thức rằng để xây dựng một đội ngũ cán bộ Toà án trong sạch, vững mạnh đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay, thì trước hết phải chú trọng đến đội ngũ thẩm phán: Vì toàn bộ hoạt động của Toà án đều thông qua các thẩm phán giải quyết. Nếu các thẩm phán thực sự trong sạch, vững mạnh thì mọi việc sẽ thành công. Để đạt được vấn đề nêu trên thì ngoài việc quy định các tiêu chuẩn về kiến thức pháp lý, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ và các tiêu chuẩn khác đã được nêu trong Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Nhưng sau khi được bổ nhiệm làm thẩm phán, trong quá trình công tác các thẩm phán có giữ được phẩm chất, đạo đức, sự liêm khiết, tring thực, có chí công vô tư, trành được sự cảm tình nể nang hoặc bị một thế lực nào tác động khi giải quyết các vụ việc hay không? Qua thực tế chúng tôi thấy rằng điều này phụ thuộc vào sự rèn luyện của chính bản thân người thẩm phán và sự giám sát, giúp đỡ của các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể, tập thể cơ quan và của nhân dân. hiện tại cơ quan Toà án Di Linh chỉ tiến hành giám sát, giúp đỡ này chủ yếu là thông qua tổ chức Đảng "Chi bộ", tập thể cơ quan và sự phán ánh của các cơ quan ban ngành và của nhân dân. Do vậy, qua cuộc Hội thảo này đền nghị Bộ Tư pháp- Toà án nhân dân tối cao cần nghiên cứu ban hành Quy chế giám sát cho cụ thể.

 

Để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Toà án hoạt động có hiệu quả đề nghị Bộ Tư pháp cần bổ sung biên chế kịp thời cho đơn vị, quan tâm đến cơ sở vật chất, phương tiện đi lại cho các Toà án cấp huyện. Đặc biệt cần nghiên cứu chế độ tiền lương cho cán bộ Toà án sao cho phù hợp với tình hình hiện nay. Nếu tiền lương là một nguồn thu nhập chính duy nhất thì cán bộ Toà án mới toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, không có sự làm sai pháp luật để thu lợi riêng.

 

 

 

ii. về tổ chức Toà án:

 

Hiện nay có ý kiến đề xuất nên thành lập các Toà án khu vực, là một đơn vị Toà án cấp huyện chúng tôi đề nghị cần thận trọng, nghiên cứu kỹ khi quyết định vấn đề này. Qua tham khoả nhiều người dân và một số cán bộ trong ngành xung quanh việc "Thành lập Toà án khu vực" thì hầu hết nhân dân không đồng tình với lý do: Diện nay việc đi lại đến Toà án cấp huyện đã khó khăn, nếu thành lập Toà án khi vực thì việc đi lại của nhân dân lại càng khó khăn hơn, cực khổ hơn. Còn cán bộ Toà án thì thấy rằng nếu thành lập Toà án khu vực thì sự phối hợp với chính quyền xã, thôn, bản sẽ gặp khó khăn. Do vậy, chúng tôi đề nghị vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức Toà án theo cấp hành chính như hiện nay.

 

iii. về thẩm quyền xét xử:

 

Chúng tôi đồng tình, nhất trí cao với Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 7 đề ra là: Cần nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện, theo hướng về hình sự quy định xét xử khung hình phạt đến 15 năm tù trở xuống trừ một số tội như tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến an ninh quốc gia, tội phá hoại hoà bình, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh, còn lĩnh vực dân sự chỉ cần giữ nguyên các quy định hiện hành là phù hợp.

 

iv, về mặt quản lý Toà án địa phương về mặt tổ chức:

 

Hiện nay có hai quan điểm, có nhiều ý kiến khác nhau tranh luận về vấn đề này, là đơn vị Toà án cấp huyện chúng tôi xin trình bày và có quan điểm của mình như sau:

 

Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 6/10/1992 tại Điều 16 quy định về quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhận có sự phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

 

Qua 5 năm thực hiện, nhất là từ khi có chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo Pháp lệnh. Chúng tôi thấy rằng về mặt tổ chức Toà án đã thực sự đổi mới về chất, cụ thể:

 

- Về đội ngũ cán bộ Toà án: Tuy về số lượng của đơn vị không tăng nhưng về chất lượng, nghiệp vụ pháp lý chuyên môn được nâng lên hẳn, có 5/6 cán bộ có trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm 83%, so với kỳ trước năm 1993 thì tỷ lệ này chỉ chiếm 30-40%.

- Về cơ sở vật chất: Chúng tôi thấy từ năm 1993 đến nay Toà án nhân dân các tỉnh, thành và cấp huyện trong cả nước đều lần lượt được xây dựng trụ sỏ mới hoặc sửa chữa, cải tạo nâng cấp lại. Về phương tiện và cơ sở vật chất khác đều được tăng cường hơn. So với trước năm 1993 thì việc xây dựng các trụ sở, cải tạo, nâng cấp thì hiếm có.

 

Cũng từ khi Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức và quản lý cấp phát ngân sách cho Toà án nhân dân địa phương, là đơn vị cấp huyện chúng tôi không phải lo chạy xin kinh phí cho từng tháng như trước nữa. Từ đó cán bộ Toà án an tâm làm việc và hiệu quả công tác cũng được nâng cao.

 

Từ thực tiễn trên chúng tôi thấy: Việc giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân địa phương như hiện nay là phù hợp, nó bảo đảm cho nguyên tắc xét xử của Toà án hơn và đay cũng là điều kiện cho Toà án cấp trên tập trung, lãnh đạo công tác xét xử, lãnh đạo chuyên môn của ngành.

 

 

TM. Toà án nhân dân huyện Di Linh

 

chánh án

 

nguyễn hữu mừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TAND quận ba đình cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thành phố hà nội Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

-------------------------------

Hà Nội, ngày 22/12/1997

 

 

tham luận tại Hội thảo khoa học

"đổi mới quản lý ngành tư pháp"

 

Đà Lạt- Lâm Đồng

 

 

 

 

Toà án nhân dân Quận Ba Đình là một trong 4 Toà án Quận nội thành Hà Nội gần đây mới chia tách thêm thành 7 quận. Quận Ba Đình có 12 phường với 181.600 dân. Trên địa bàn tập trung nhiều cơ quan Trung ương của Đảng, Chính phủ, có Lăng Bác Hồ, có khu lưu niệm nơi Bác Hồ đã sống và làm việc nhiều năm và sống những ngày cuối đời. Có hội trường Ba Đình trụ sở làm việc của Quốc hội… và có nhiều cơ quan chính quyền khác cũng đóng trong quận này.

 

Tình hình đó đặt ra cho các cơ quan bảo vệ pháp luật của Quận trong đó có Toà án Quận chúng tôi phải hết sức quan tâm đến nhiệm vụ gìn giữ trật tự an ninh của Quận.

 

Thời gian qua Toà án nhân dân Quận Ba Đình cũng như các Toà án quận, huyện trong thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhờ ở nỗ lực bản thân của các cán bộ Toà án đồng thời phải kể đến cơ chế quản lý Toà án được cải tiến, hoàn thiện ngày càng tốt hơn.

 

Cũng vì vậy hôm nay Toà án Ba Đình muốn góp thêm một vài ý kiến nhằm làm cho mối quản lý đó ngày càng tốt hơn, tạo cơ sở tinh thần và vật chất để chúng tôi làm tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của Toà án một quận ở trung tâm Thủ đô.

 

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 giao cho Bộ Tư pháp quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức. Tuy nhiên có những công việc quan trọng trong quản lý Toà án vẫn thuộc cấp uỷ, Uỷ ban nhân dân địa phương như bầu thẩm phán, cấp phát kinh phí cho Toà án…

 

Ngày 6/10/1992 Quốc hội ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân mới đến ngày 16/12/1992 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 173/TTg giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý ngân sách của các Toà án nhân dân địa phương và các văn bản khác đã dần dần quy định rõ hơn nhiệm vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương cho Bộ Tư pháp.

 

Từ đó Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã đáp ứng các yêu cầu cho Toà án nhân dân địa phương. Cụ thể khi thành phố Hà Nội được chia tách lập thêm các quận huyện mới. Sở Tư pháp dưới sự chỉ đạo của Bộ đã kịp thời bố trí lực lượng thẩm phán, thư ký cán bộ cho Toà án mới. Bộ đã kịp thời bổ sung kinh phí… làm cho các Toà án đó nhanh chống ổn định tổ chức và đi vào hoạt động xét xử kịp thời.

 

Về chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt nhờ sự quan tâm của Bộ, đã tích cực chủ động triển khai các hình thức trường lớp đào tạo, tạo điều kiện cho thẩm phán, thư ký đi học chuyên môn, nghiệp vụ, học chính trị… cho đến nay 100% thẩm phán, thư ký của Toà án Ba Đình đều đạt trình độ cử nhân Luật (những năm trước đây chỉ có 50% Đại học Luật). Số cán bộ trẻ tốt nghiệp Đại học Luật ở trường Đại học về đang được tăng dần dần (trước kia hầu như không có hoặc chỉ có vài ba người) đã làm trẻ hoá cán bộ Toà án Ba Đình.

 

Tuy nhiên, trong việc phân công quản lý của Bộ cũng như trong quan hệ phối hợp quản lý Toà án nhân dân cấp quận, huyện còn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu xem xét. Chúng tôi xin nêu một số ý kiến như sau:

 

1. Về Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án cấp quận, huyện: Thực hiện chế định bổ nhiệm thẩm phán thông qua Hội đồng tuyển chọn, như vậy thành phần Hội đồng tuyển chọn nên là những người thường xuyên có quy định với Toà án nhân dân, phải nắm được hoạt động của Toà án, hiểu biết được cán bộ, những đối tượng sẽ đưa ra Hội đồng để khi xem xét đánh giá bổ nhiệm được chính xác. Trước hết những người lãnh đạo của hai ngành Toà án tỉnh, thành phố và Sở Tư pháp phải là cơ quan có trách nhiệm chính trong vấn đề này. Việc cơ cấu Hội đồng tuyển chọn nếu xem như một tổ chức hiệp thương là chưa thoả đáng.

 

2. Vai trò trách nhiệm của chi bộ, cấp uỷ Đảng trong việc kiểm tra xem xét bổ nhiệm này đến đâu. Quận, huyện uỷ, Đảng uỷ, Ban ván sự Đảng của hai cơ quan Tư pháp và Toà án nhân dân tỉnh, thành, lãnh đạo trong công tác tuyển chọn thẩm phán, chấp hành viên, công chứng viên, giám định viên như thế nào và sự phối hợp của các cơ quan đó.

 

Cần có quy chế, quy trình để xác định rõ vai trò Đảng lãnh đạo và quan hệ phối hợp trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân, phát huy tính tập thể, dân chủ.

 

3. Luật đã quy định Toà án nhân dân gồm có thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án. Luật đã chỉ rõ vị trí pháp lý của Hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong Hội đồng xem xét của Toà án, nên cần có quy chế tuyển chọn thích hợp, vừa thể hiện vai trò hội thẩm vừa chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ xem xét cho họ và có chế độ chính sách tương xứng, mặc dù hội thẩm là những người kiêm chức hoặc hưu trí, song ý nghĩa và trách nhiệm trong quyết định bản án cũng rất quan trọng. Để thực hiện tốt trách nhiệm này nên xem xét để giao cho trách nhiệm cho Sở Tư pháp.

 

4. Trong quy chế 91- TP/TA chúng tôi đề nghị có phối hợp nhưng phải có phân công đề cao trách nhiệm của từng đơn vị, cụ thể là: Sự phối hợp giữa thủ trưởng hai ngành Toà án và Sở Tư pháp tỉnh thành, cũng như đối với cấp uỷ địa phương (huyện, Quận, thị uỷ) cần đặt ra có tính nguyên tắc bắt buộc (dù thống nhất được hay không thống nhất được với nhau). Đối với những loại việc quan trọng về chủ trương chính sách, về thực hiện việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nhận xét, đánh giá cán bộ các chức danh chánh án, phó chánh án và thẩm phán. Còn loại việc trong công tác quản lý cán bộ đối với công chức thường xuyên… Nên phân công cho Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm chính. Trừ những vấn đề phức tạp thì Sở Tư pháp chủ động lấy ý kiến chánh án để tham khảo trước khi quyết định.

 

Cần có quy định chế độ phản ánh định kỳ giữa thủ trưởng hai ngành thông báo cho nhau về tình hình thực hiện của mỗi bên để có định hướng lãnh đạo.

 

5. Sở Tư pháp cần được tham dự đầy đủ các cuộc kiểm tra Giám đốc án của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố đối với Toà án nhân dân Quận, Huyện. Nghe đánh giá chất lượng xét xử, qua đó nắm được phẩm chất, năng lực cán bộ (đặc biệt là thẩm phán), ngược lại Toà án nhân dân tỉnh, thành phố cũng cần được tham dự đầy đủ các cuộc nhận xét đánh giá cán bộ, nhận được thông báo về tổ chức và trang thiết bị phương tiện làm việc của Toà án Quận, Huyện để có những kiến nghị giúp cho công tác xét xử đạt kết quả.

 

6. Về việc luân chuyển cán bộ giữa các cấp Toà án. Trước hết Bộ và lãnh đạo Sở, Toà án cần xét xử việc luân chuyển cán bộ, nhất là điều động để bổ nhiệm thẩm phán ở Toà án cấp trên là sự phát triển, đánh giá sự tiến bộ của cán bộ không nên chỉ nhìn vào lợi ích của đồng chí lãnh đạo muốn kéo cán bộ giỏi về mình.

 

Từ đó đòi hỏi quan hệ phối hợp giữa lãnh đạo Sở và lãnh đạo Toà án phải hết sức công tâm, vì lợi ích chung và của cán bộ.

 

Khi hai bên chưa nhất trí vẫn có quy định trình lên Bộ để giải quyết.

 

Không để tình trạng, khi hai ý kiến không gặp nhau thì lại khép kín trong toà cấp trên chỉ lấy cán bộ tại chỗ để bổ nhiệm, trong khi so với đồng chí ở toà dưới, không đạt yêu cầu bằng.

 

Một góc độ khác với chức danh thẩm phán, đề nghị Bộ nghiên cứu xem xét: Thẩm phán tất cả 3 cấp Quận, Huyện, Tỉnh thành và tối cao đều có tiêu chuẩn như nhau, đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, điều khác nhau là thâm niên công tác và ở cấp khác nhau thì luật quy định thẩm quyền xét xử khác nhau.

 

Vậy khi điều động thẩm phán giữa các cấp có nhất thiết phải xem xét gì nữa không? Lại phải làm hai đơn, lại tuyển chọn…

 

7. Về mối quan hệ phối hợp trong quản lý tài chính.

 

Theo tinh thần nội dung 173/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp thống nhất quản lý ngân sách Toà án nhân dân địa phương, đặc biệt là quy chế quản lý ngân sách ngành Tư pháp do Bộ Tư pháp quy định:

Sở Tư pháp thẩm tra dự toán.

Thẩm tra quyết toán.

Kiểm tra chi tiêu cảu Toà án nhân dân Quận, Huyện…, quy định này thời gian qua hầu như không thực hiện được bởi:

+ Sở Tư pháp không cấp kinh phí thì không có cơ sở kiểm tra chi tiêu của Toà án.

+ Nếu thủ tục cấp kinh phí thẳng (Bộ xuống Toà án) như hiện nay thì việc thẩm tra đó vẵn là hình thức, Sở Tư pháp khó thực hiện được.

 

Đề nghị Bộ nghiên cứu và có quy định phù hợp để tạo điều kiện cho Toà án Quận, Huyện quản lý ngân sách được chặt chẽ theo Luật ngân sách mới ban hành, hạn chế được sai sót trong thi hành chế độ kế toán thống kê.

 

Trên đây là một số ý kiến xin đóng góp để qua hội nghị này giải quyết tốt hơn quy chế phối hợp liên ngành giúp cho Toà án nhân dân Quận, Huyện, Thị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao xứng đáng là cơ quan xem xét của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Toà án nhân dân quận ba đình

 

quản lý Nhà nước về

công tác thi hành án dân sự

*******

 

(Cục quản lý thi hành án dân sự)

 

 

 

 

Tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và công tác thi hành án dân sự nói riêng là một bộ phận hữu cơ của tổ chức và hoạt động Nhà nước. Hiệu lực của chính quyền không chỉ là ở việc tuyên một vản án mà là ở chỗ bản án đó phải được thực thi. Hoạt động thi hành án diễn ra sau khi Toà án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra những phán quyết bắt buộc thi hành. Thông qua hoạt động thi hành án, các bán án, quyết định của Toà án được thi hành trên thực tế, quyền và lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của công dân được nội dung. Trong công cuộc đổi mới, xã hội và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có nhiệm vụ tiếp tục cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, vấn đề kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác thi hành án là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

 

Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý ngành tư pháp trong những điều kiện mới, bản báo cáo này đề cập thực tiễn hoạt động và quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ chế quản lý đánh giá những ưu, nhược điểm của cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay, từ đó kiến nghị, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện, hội nghị Trung ương III (khoá VIII) đã đề ra.

 

i. cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.

 

Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.

 

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong Hội đồng Nhà nước, công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng có một ý nghĩa rất quan trọng. thông qua hoạt động thi hành án, những phán quyết của Toà án nhân danh Nhà nước thể hiện ý chí của Nhà nước được trở thành hiện thức, công lý xã hội được thực hiện. Quá trình giải quyết một vụ án chỉ kết thúc khi bản án, quyết định của Toà án được thi hành đầy đủ và kịp thời. Nếu công tác thi hành án không được quan tâm đầy đủ không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực, tác động đến kết quả của toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xem xét; trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm.

 

Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, hoạt động thi hành án trực tiếp tác động đến những con người cụ thể, đụng chạm đến những quyền lợi thiết thân của họ. Do đó, thường gặp phải thái độ phản ứng gay gắt, sự phản kháng quyết liệt từ phía người phải thi hành án và thân nhân của họ. Vì vậy, việc tổ chức thi hành án không chỉ đơn thuần là một công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ mà còn thể hiện tính quyền lực Nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Bảo đảm hiệu lực các bản án, quyết định của Toà án là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động Nhà nước, là nguyên tắc Hiến định chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Điều 136 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: "Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành".

 

Thi hành án dân sự ở nước ta là một nội dung của hoạt động Nhà nước mang bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động. Điều này thẻ hiện ở thiết ché: cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan Nhà nước, chấp hành viên là người được giao trách nhiệm tổ chức thi hành án là công chức Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và nhân dân đều có trách nhiệm trong công tác thi hành án dân sự khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Nhà nước không chỉ tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự mà còn chủ động trong việc tổ chức thi hành án dân sự.

 

Qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, công tác thi hành án dân sự Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua từng giai đoạn lịch sử, thi hành án dân sự Việt Nam ngày càng được hoàn thiện củng cố phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mà Nhà nước đặt ra. Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp thiết cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng trong tiến trình đổi mới đó. Thực hiện Nghị quyết Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ nhất từ tháng 7 năm 1993, toàn bộ công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Toà án sang các cơ quan của Chính phủ. hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự được hình thành từ Trung ương đến địa phương. Chức năng thi hành án được tách khỏi cơ quan Toà án. Hoạt động thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập, từ chỗ là một giai đoạn tố tụng dân sự do Toà án tiến hành đã chuyển sang hoạt động mang tính hành chính tư pháp.

 

Trong tổ chức thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án và Chấp hành viên hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp vào quá trình thực thi nhiệm vụ thi hành án. Tuy nhiên, cơ quan thi hành án là cơ quan thuộc Chính phủ, Chấp hành viên là công chức Nhà nước, thì không thể thoát ly khỏi sự quản lý thống nhất của Chính phủ về tổ chức bộ máy, chế độ chính sách cán bộ, cơ sở vật chất… Hơn nữa, ngoài những điều kiện chủ quan cần thiết như có các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị, trình độ pháp lý… thì các điều kiện khách quan như hệ thống văn bản pháp luật, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, sự phối hợp với các cơ quan hữu quan… là rất quan trọng, không thể thiếu được trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Việc bảo đảm các thủ tục về thành lập, giải thể cơ quan thi hành án, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chấp hành viên, đào tạo quy hoạch cán bộ, bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, chỉ đạo thống nhất về mặt nghiệp vụ… chính là nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự. Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án và công tác quản lý thi hành án dân sự, yêu cầu đặt ra trong những năm tới là tiếp tục nghiên cứu, đúc kết và đưa ra mô hình, cơ chế quản lý thi hành án thích hợp, khoa học, đồng thời tăng cường hoàn thiện cơ chế thi hành án và cơ chế quản lý hiện có.

 

2. Vài nét về tình hình tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam:

 

Sau cách mạng tháng 8/1945, trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tạm thời giữ các luật lệ hiện hành của chế độ cũ ở Bắc, Trung, Nam Bộ với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà", hoạt động của thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến năm 1950. Theo quy định của pháp luật trước đây, thì thừa phát lại có nhiệm vụ thi hành các bản án, quy định của Toà án dân sự . Bên cạnh đó, theo Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 cũng quy định Ban Tư pháp xã có quyền "thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên" bao gồm cả bản án, quyết định của Toà án. Như vậy, trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, tổ chức thi hành án dân sự đã được hình thành và tồn tại song song hai lực lượng thi hành án là Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã. Vào cuối năm 1950, theo Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 "về cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng", công tác thi hành án dân sự được giao cho thẩm phán Toà án huyện đảm nhận.

 

Năm 1960, Luật tổ chức Toà án nhân dân được Quốc hội ban hành, Điều 24 của Luật này đã xác định: "tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành các bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết định hình sự". Việc xác định rõ vị trí, chức năng nhiệm vụ của nhân viên Chấp hành án trong Luật tổ chức Toà án nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của công tác thi hành án dân sự. Ngày 13/10/1973, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên. Theo quyết định này, Chấp hành viên đựơc đặt tại các Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, huyện, thị xã, khu phố và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Nhà nước không tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng mà chỉ đặt ra các Chấp hành viên tại các Toà án địa phương để chuyên trách việc thi hành án. Các Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án, giúp Chánh án đôn đốc kiểm tra công tác thi hành án tại các Toà án nhân dân cấp dưới. Chấp hành viên thực thi nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp, không có quyền chỉ đạo công tác của Chấp hành viên Toà án cấp dưới, có trách nhiệm giúp Chánh án nắm tình hình theo dõi kiểm tra, đôn đốc công tác thi hành án của các Chấp hành viên tại các Toà án nhân dân cấp dưới và của tư pháp xã, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác thi hành án ở địa phương.

 

Chánh án Toà án nhân dân địa phương có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo Chấp hành viên của Toà án mình và có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn công tác thi hành án của Toà án nhân dân cấp dưới; chỉ đạo công tác thống kê, sơ kết, tổng kết công tác thi hành án, giải quyết khiếu nại về thi hành án và xây dựng, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ Chấp hành viên.

 

Nhìn chung, trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy cũng như nguyên tắc hoạt động của cơ quan thi hành án chưa được chú trọng. Cơ chế quản lý và tổ chức thi hành án chưa tạo được vị trí của Chấp hành viên tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra; Mặt khác, tổ chức và hoạt động thi hành án là một giai đoạn khép kín trong Toà án và tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo của Chánh án Toà án nhân dân địa phương. Vai trò của Toà án nhân dân tối cao (và tiếp đó là Bộ Tư pháp từ 1981-1992) trong việc quản lý Toà án địa phương mới dừng lại ở vai trò quản lý chung, còn thực chất việc quản lý đội ngũ cán bộ Toà án, cũng như việc xây dựng bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử, thi hành án do chính quyền địa phương thực hiện. Nhiều năm liền mối quan tâm chú trọng của Toà án vẫn dành cho công tác xét xử, còn thi hành án hầu như ít quan tâm. Điều này dẫn đến tình trạng lượng án xét xử xong không được thi hành chiếm tỷ lệ lớn trong lượng án hàng năm.

 

Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự đầu tiên đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện t và hoạt động thi hành án. Theo Pháp lệnh này cơ chế kết hợp quyền tự định đoạt của đương sự với sự chủ động của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên đã tạo ra sự phát triển mới trong công tác thi hành án dân sự. Cùng với sự đổi mới của cơ chế thi hành án, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án cũng không ngừng được củng cố và tăng cường. Từ chỗ thẩm phán vừa làm nhiệm vụ xét xử, vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án, đội ngũ cán bộ thi hành án đã được chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các phán quyết của Toà án.

 

Mặc dù cơ chế thi hành án từng bước được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ làm công tác này được củng cố, tăng cường nhưng sự chỉ đạo điều hành công tác thi hành án vẫn chưa được thay đổi phù hợp. Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thuộc Toà án và do Toà án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động thi hành án. Mọi quyết định quan trọng trong thủ tục thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án. Chấp hành viên với trách nhiệm là "người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án", thực ra chỉ là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, không có quyền năng thực sự để nội dung thực thi nhiệm vụ của mình. Mặt khác, Chánh án với tư cách là người chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động xét xử phải đồng thời là người chỉ đạo việc thi hành các phán quyết của Toà án, dẫn đến tình trạng quá tải về công việc, có nơi, có lúc chưa giải quyết kịp thời yêu cầu thi hành án đặt ra.

 

Do trọng tâm của các Toà án là xét xử nên trong một thời gian dài, tổ chức hoạt động thi hành án chưa được quan tâm đầy đủ. Số cán bộ giỏi thường được bổ sung sang làm thẩm phán, đội ngũ cán bộ thi hành án luôn bị xáo trộn, không được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên; chế độ chính sách không được chú ý đúng mức, lực lượng Chấp hành viên, cán bộ thi hành án vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động thi hành án hầu như không được trang bị, quản lý Nhà nước về thi hành án bị buông lỏng…công tác thi hành án không nghiêm, nhiều bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tôn trọng, không được thi hành nghiêm chính, ảnh hưởng xấu đến việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, các quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân tiếp tục bị xâm phạm, pháp luật kỷ cương phép nước bị coi thường gây nên sự phản ứng của dư luận và sự bất bình trong nhân dân.

 

Trước tình hình đó, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX ngày 6/10/1992 đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ vào tháng 6/1993. Pháp lệnh thi hành án dân sự được ban hành ngày 21/4/1993 có hiệu lực từ ngày 1/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 đã tạo ra bước ngoặt về tổ chức và hoạt động của công tác thi hành án dân sự của nước ta; đưa công tác này sang một giai đoạn phát triển mới, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đất nước đặt ra. Là thành viên của Chính phủ, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác thi hành án dân sự. Ngày 20/7/1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra quyết định thành lập Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, là đơn vị có chức năng Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Riêng lĩnh vực thi hành án trong quân đội vẫn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự.

 

 

 

ii. nội dung quản lý công tác thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp theo pháp luật hiện hành.

 

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác tư pháp, trong đó có lĩnh vực thi hành án dân sự. Theo điều 10 Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 thì: "Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự". Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp thực hiện những nội dung quản lý như sau trong lĩnh vực thi hành án dân sự:

 

Giúp Chính phủ chuẩn bị các dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các dự án khác về công tác thi hành án dân sự.

 

2. Chỉ đaọ và kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành án dân sự, trực tiếp quản lý hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, quyết định việc thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự.

 

3. Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác thi hành án dân sự.

 

4. Quản lý công tác đào tạo cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.

 

5. Quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật, kinh phí, phương tiện cần thiết cho công tác thi hành án dân sự.

 

Như vậy, Bộ Tư pháp quản lý toàn diện hoạt động thi hành án dân sự, từ tổ chức, cán bộ, chính sách đến soạn thảo pháp luật thanh tra nghiệp vụ và cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.

 

Ngoài ra, Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Bộ quốc phòng trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự. Theo Thông tư liên bộ số 1108/TTLB, ngày 16/8/1993 của Bộ quốc phòng- Bộ Tư pháp thì nội dung quản lý thể hiện như sau:

 

+ Hàng năm, Bộ Tư pháp phân bổ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án trong quân đội trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự của cả nước.

 

+ Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đề nghị, Bộ Tư pháp trình Chính phủ quy định và thực hiện phân bổ kinh phí cho Phòng quản lý thi hành án và các Phòng thi hành án Quân khu, quân chủng Hải quân trong hạn mức kinh phí đã được xét duyệt.

 

+ Bộ Tư pháp làm thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng trong quân đội.

 

Những việc sau đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

 

+ Tổ chức, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc phương tiện hoạt động của Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

 

+ Quy định các tiêu chuẩn cụ thể ngoài các tiêu chuẩn chung để bổ nhiệm Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng trong quân đội.

 

+ Điều động, thuyên chuyển Trưởng phòng, Phó trưởng phòng trợ lý làm công tác thi hành án.

 

Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý trên có Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ kế hoạch tài chính thuộc Bộ.

 

Theo Điều 2 Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên, Cục quản lý thi hành án dân sự thực hiện các nội dung quản lý như sau:

 

1. Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự và tổ chức việc thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Đó là:

 

a/ Chuẩn bị các dự thảo văn bản về quản lý công tác thi hành án dân sự, về quy chế Chấp hành viên, chế độ chính sách đối với Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.

 

b/ Trình Bộ trưởng quyết định việc thành lập, giải thêt các cơ quan thi hành án dân sự.

 

2. Quản lý nghiệp vụ thi hành án bao gồm:

 

a/ Hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự.

 

b/ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án dân sự.

 

c/ Kiểm tra hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

 

d/ Giải quyết khiếu nại tó cáo hành vi trái pháp luật của Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án, giải quyết khiếu nại các quyết định về thi hành án của trưởng Phòng thi hành án tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Ngoài ra, Cục quản lý thi hành án dân sự còn có trách nhiệm phối hợp với Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng trong việc quản lý nghiệp vụ công tác thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự.

 

Về chức năng quản lý cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho cơ quan thi hành án dân sự do Vụ kế hoạch tài chính chịu trách nhiệm. Kể từ quý III năm 1993 trở đi, kinh phí chi cho các cơ quan thi hành án dân sự địa phương do ngân sách Trung ương đảm nhiệm và do Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý. Hàng năm, hàng quý, Vụ kế hoạch tài chính có nhiệm vụ:

 

+ Hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự địa phương lập kế hoạch chi trên ngân sách trong năm như tiền lương, phụ cấp công tác phí, nghiệp vụ phí, mua sắm, sửa chữa và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

 

+ Căn cứ kế hoạch được duyệt thông báo nhiệm vụ chi tiêu cho từng cơ quan thi hành án dân sự, làm thủ tục phân phối hạn mức kinh phí bằng hình thức thống báo hạn mức kinh phí qua hệ thống kho bạc Nhà nước.

 

+ Kiểm tra, xét duyệt, tổng hợp các báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

 

+ Lập kế hoạch mua sắm, in ấn, cấp phát kịp thời các phương tiện trang thiết bị cần thiết cho công tác thi hành án.

 

Ngoài ra, Văn phòng Bộ thực hiện việc lập kế hoạch mua sắm, in ấn, cấp phát kịp thời các loại sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ cần thiết cho công tác thi hành án dân sự. Vụ Tổ chức cán bộ- đào tạo thực hiện việc tổ chức các khoá học, lớp học nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ tư pháp, trong đó có Chấp hành viên và cán bộ thi hành án.

 

iii. cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự- những thuận lợi, khó khăn của thực tiễn quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự hiện nay.

 

1. Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý công tác thi hành án dân sự:

 

Thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993, từ 1/7/1993, toàn bộ công tác thi hành án dân sự được chuyển giao từ Toà án sang các cơ quan của Chính phủ- Bộ Tư pháp là cơ quan được giao chức năng quản lý công tác thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước. Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao, hệ thống cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự đã được thành lập từ Trung ương đến địa phương, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan đã được quy định tương đối cụ thể nội dung cho hoạt động thi hành án đi vào nề nếp, không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của đời sống xã hội.

 

Theo quy định tại Nghị định 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ, thì các cơ quan thực hiện chức năng quản lý thi hành án dân sự hiện nay bao gồm:

 

+ Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

 

+ Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng;

 

+ Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 

+ Phòng Tư pháp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

 

Như vậy, nếu không kể hệ thống thi hành án trong quân đội, thì từ Trung ương đến địa phương có 3 cấp quản lý: Cục quản lý thi hành án dân sự, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp.

 

Về chức năng, các cơ quan tư pháp địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tư pháp cấp trên về tình hình quản lý công tác thi hành án và tổ chức việc thi hành án ở địa phương.

 

Trong thực tiễn quản lý công tác thi hành án dân sự hiện nay, Bộ Tư pháp đã quản lý một cách toàn diện các mặt của công tác thi hành án dân sự bao gồm từ tổ chức nhân sự, kinh phí hoạt động và nghiệp vụ thi hành án. Trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ yếu dùng phương pháp hành chính để điều hành hoạt động của cơ quan cấp dưới bằng hình thức ban hành văn bản quản lý, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ. Bộ Tư pháp cũng đã thực hiện sự phân cấp cho các Sở Tư pháp quản lý về mật tổ chức đối với phòng thi hành án và các Đội thi hành án. Theo quyết định số 141/QĐ - QLTA- THA ngày 21/3/1994 của Bộ Tư pháp ban hành "quy định về việc phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Phòng thi hành án, Đội thi hành án", Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý về mặt tổ chức các Phòng thi hành án, Đội thi hành án trong các lĩnh vực sau:

 

- Kiểm tra, đôn đốc việc kiện toàn tổ chức Phòng thi hành án, Đội thi hành án; phân bổ chỉ tiêu biên chế và số lượng Chấp hành viên cho các Độ thi hành án, xây dựng và thực hiện kế hoạch chỉ tiêu biên chế và số lượng Chấp hành viên của Phòng thi hành án;

 

- Tuyển dụng cán bộ cho Phòng thi hành án và Đội thi hành án;

 

- Điều động, thuyên chuyển công chức của Phòng thi hành án và Đội thi hành án (đối với Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

 

- Chuẩn bị hồ sơ nhân sự, hồ sơ bổ nhiệm Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng của Phòng thi hành án, Đội thi hành án;

 

- Ra quyết định nâng lương đối với công chức của Phòng thi hành án, Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng, công chức Đội thi hành án, sau khi có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định nâng lương cho Chấp hành viên, Chấp hành viên trưởng và chuyên viên chính của Phòng thi hành án;

 

- Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Phòng thi hành án, Đội thi hành án theo tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định đối với từng chức danh;

 

- Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với đơn vị và cá nhân Phòng thi hành án và Đội thi hành án theo quy định;

 

- Kiểm tra công tác của Đội thi hành án và Phòng thi hành án; thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo đối với công chức Phòng, Đội thi hành án, trừ khiếu nại về nghiệp vụ thi hành án.

 

Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp chủ tichj Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Giám đốc Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương, tổ chức và kiểm tra hoạt động của Đội thi hành án.

 

Phòng quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý về công tác thi hành các quyết định về tài sản trong bản án hình sự của Toà án quân sự và phối hợp với Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quản lý nghiệp vụ thi hành án trong quân đội.

 

Về số cán bộ đang trực tiếp làm công tác quản lý thi hành án hiện nay, ở Cục quản lý thi hành án dân sự hiện có 32 người (biên chế phân bổ 40); ở Sở Tư pháp có ban Giám đốc sở trực tiếp quản lý và có từ một đến 2 người thuộc Phòng thi hành án hoặc Phòng tổ chức của cơ sở; ở Phong tư pháp có từ một đến hai người (thường do Trưởng hoặc Phó Phòng phụ trách).

 

Cùng với việc tình thành các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự nhanh chóng được thành lập, đi vào hoạt động có nề nếp. Mô hình tổ chức, biên chế của mỗi cơ quan thi hành án đã được định ra phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng vùng trong cả nước. Tính đến năm 1997, các cơ quan thi hành án đã được thành lập ở hầu hết các địa phương: 61/61 Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 596/600 Đội thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 9 Phòng thi hành án của 8 quân khu và quân chủng hải quân thuộc Bộ quốc phòng. Hiện nay vẫn còn 4 đơn vị hành chính cấp huyện chưa thành lập Đội thi hành án vì các đơn vị này thuộc các huyện đảo, số vụ việc hàng năm ít và có khó khăn về nhân sự. Việc tổ chức thi hành án ở những nơi này do Chấp hành viên cấp tỉnh thực hiện theo quyết định của trưởng Phòng thi hành án.

 

Cán bộ là khâu có ya ngiã quyết định toàn bộ tổ chức và hoạt động công tác thi hành án dân sự từ Toà án sang, Bộ Tư pháp đã quan tâm củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Khi tiếp nhận bàn giao tháng 7/1993, số lượng cán bộ thi hành án dân sự có 1126 người; trong đó có 700 Chấp hành viên từ các Toà án chuyển sang. Nhiều nơi Toà án bàn giao chỉ có 1 đến 2 cán bộ thi hành án. Có nơi Chấp hành viên lại do thẩm phán kiêm nhiệm. Phần lớn cán bộ chưa có trình độ nghiệp vụ tương xứng với tiêu chuẩn quy định.

 

Trước yêu cầu triển khai công việc, nhu cầu cán bộ thi hành án ở hầu hết các địa phương đều trở nên cấp thiết, phải khắc phục cho được tình trạng thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của toàn ngành tư pháp nói chung và các cơ quan thi hành án nói riêng, đội ngũ cán bộ thi hành án, nhất là đội ngũ Chấp hành viên đã không ngừng củng cố kiện toàn. Tính đến tháng 10 năm 1997, tổng số cán bộ thi hành án trong toàn quốc là 3669 người, tăng gấp hơn 3 lần so với thời điểm bàn giao, trong đó có 1582 Chấp hành viên, tăng gấp hơn hai lần. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993, Nghị định 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ, Chấp hành viên các cấp (tỉnh, huyện) đều phải có trình độ dại học Luật hoặc tương đương. Việc yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn Chấp hành viên và xác định quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chặt chẽ nhằm từng bước tăng cường đội ngũ Chấp hành viên tương xứng với vị trí , trách nhiệm và quyền hạn được giao, phù hợp với tình hình phát triển của xã hội. Hiện nay, phần lớn các Chấp hành viên được bổ nhiệm đều bảo đảm các tiêu chuẩn quy định, có trình độ Đại học Luật và tương đương. Một số ít Chấp hành viên có trình độ trung cấp pháp lý và sơ cấp pháp lý, chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa do thiếu nguồn cán bộ. Để khắc phục tình trạng này, công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ đã được đặc biệt chú trọng: nhiều lớp Đại học Luật tại chức đã được mở tại địa phương; các lớp luân huấn chuyên đề, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn đã được tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thi hành án. Bộ Tư pháp đã xây dựng đề án đào tạo và bồi dưỡng để trong vòng 3-5 năm tới bảo đảm tất cả các Chấp hành viên đều có đủ tiêu chuẩn quy định.

 

Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cũng được sự quan tâm đúng mức góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt. Đến nay đã có 32 Phòng thi hành án cấp tỉnh đã và đang được xây dựng trụ sở làm việc, các đội thi hành án cấp huyện cũng đang từng bước được cải thiện, điều kiện làm việc, bảo đảm hiệu quả hoạt động thi hành án.

 

Để ngày càng hoàn thiện chính sách đối với cán bộ các cơ quan thi hành án, nhẵm nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ra quyết định quy định về chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia cưỡng chế; chế độ cấp phát trang phục đối với cán bộ, nhân viên các cơ quan thi hành án; chế độ phụ cấp độc hại đối với nhân viên lưu trữ, thủ kho tang vật…

 

Về công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án, để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 về quy định thủ tục thi hành án dân sự, ban hành các Thông tư, chỉ thị hoặc phối hợp với các ngành hữu quan xây dựng, ban hành nhiều Thông tư liên tịch hướng dẫn về công tác thi hành án. Bộ Tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn và trả lời ý kiến thỉnh thị của địa phương, hướng dẫn áp dụng pháp luật đúng đắn, giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo đối với Chấp hành viên theo quy định của pháp luật.

 

Theo báo cáo chưa đầy đủ từ tháng 6/1993 đến tháng 6/1996 các cơ quan thi hành án đã thụ lý 370.955 việc phải thi hành trong đó có điều kiện thi hành là 292.001 việc, số không có điều kiện thi hành là 102.027 việc, chiếm tỷ lệ 21,3%. Các cơ quan thi hành án đã giải quyết được 282.159 việc, trong đó thi hành xong hoàn toàn 180.135 việc, thi hành đều và dở dang là 102.000 việc, đạt tỷ lệ 96,6% trên tổng số việc có điều kiện thi hành. Tổng số tiền thu được 352.206.694.000đ và nhiều tài sản có giá trị khác.

 

Kết quả và chất lượng công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đã khẳng định chủ trương của Quốc hội về việc chuyển giao công tác thi hành án từ Toà án sang các cơ quan Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh tính ưu việt của cơ chế thi hành án mới phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, tạo một bước ngoặt trong nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác thi hành án và bước đầu thay đổi cục diện công tác thi hành án sau nhiều năm trì trệ, góp phần quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.

 

2. Ưu điểm, thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý thi hành án dân sự về mặt tổ chức:

 

Qua thực tiễn quản lý công tác thi hành án dân sự theo cơ chế mới trong 4 năm qua có thể rút ra những ưu điểm, khuyết điểm cũng như những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc như sau:

 

a. Những ưu điểm, thuận lợi cơ bản:

 

- Cơ chế quản lý thống nhất toàn diện như hiện nay đã giúp cho việc tập trung đến mức tối đa đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở, phương tiện làm việc, con người và cho chính hoạt động thi hành án.

 

- Cơ chế quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ, sự phân cấp quản lý cũng như sự phối hợp quản lý đã tạo ra một cơ chế quản lý tương đối thích hợp, giúp cho hoạt động thi hành án được thống nhất trong toàn quốc cũng như góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương.

 

- Việc giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương đã tạo điều kiện cho sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc tổ chức thi hành án, đặc biệt là nhữn vụ việc phức tạp, có nhiều vướng mắc, có khả năng ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật từ an toàn xã hội ở địa phương.

 

- Việc giao cho Cục quản lý thi hành án dân sự quản lý cả về tổ chức, nghiệp vụ thi hành án đã giúp cho việc quản lý Chấp hành viên và cán bộ đến bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên. Thông qua kết quả hoạt động nghiệp vụ, giải quyết khiếu nại tố cáo nắm được phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, giúp cho việc đánh giá, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đề bạt công chức thi hành án được chính xác hơn, phát huy được hiệu quả của việc quản lý.

 

b. Những vướng mắc, khó khăn:

 

Đội ngũ làm công tác quản lý thi hành án dân sự nhìn chung còn mỏng chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được đào tạo về khoa học quản lý. Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý hầy như chưa được triển khai thực hiện. Vấn đề đầu tư cho con người, cơ sở vật chất, trụ sở hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thi hành án và hoạt động thi hành án dân sự trong tình hình hiện nay.

 

- Quy định về thẩm quyền quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương còn có những điểm bất hợp lý, chưa cụ thể rõ ràng hoặc chồng chéo, trùng lặp, nhất là trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án. Có nhiều cơ quan quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự, nhưng nội dung, giới hạn quản lý lại chưa được quy định cụ thể. Đặc biệt đối với Đội thi hành án, nếu xét ở góc độ các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động thi hành án, kể cả hoạt động kiểm sát thi hành án, thanh tra Nhà nước thì Đội thi hành án bị quá nhiều cơ quan kiểm tra, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Đội, mà hiệu quả của việc kiểm tra chưa cao. Cũng do có quá nhiều đầu mối mà việc quản lý bị chia cắt qua nhiều khâu trung gian. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến tính độc lập của cơ quan thi hành án trong tác nghiệp, khó tránh khỏi sự can thiệp, không nêu cao được vai trò của cơ quan thi hành án là cơ quan thi hành pháp luật, mang tính quyền lực Nhà nước.

 

Thực tiễn quản lý còn cho thấy một điều bất cập là chính cơ quan có thẩm quyền quản lý (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) lại trực thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp, thuộc biên chế, hưởng lương từ nguồn ngân sách địa phương, còn đối tượng quản lý là Phòng thi hành án, Đội thi hành án lại thuộc biên chế Trung ương, hưởng lương kinh phí từ Trung ương, có con dấu, quốc huy, có tài khoản, trụ sở riêng. Mặt khác, cho đến nay còn có những huyện chưa thành lập Phòng Tư pháp mặc dù Đội thi hành án đã được thành lập, dẫn đến tình trạng có đối tượng quản lý mà không có chủ thể quản lý trực tiếp.

 

- Mối quản lý với trưởng Phòng thi hành án và Giám đốc Sở Tư pháp có lúc có nơi còn vướng mắc, chưa đạt đến sự nhất trí cao, trong các vấn đề về tuyển dụng cán bộ vào cơ quan thi hành án, điều động cán bộ, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án, sử dụng cơ sở vật chất… Cụ thể như sau:

 

+ Về vấn đề tuyển dụng, điều động cán bộ ở một số địa phương, việc tuyển dụng cán bộ cho Phòng thi hành án chưa tham khảo ý kiến của Trưởng Phòng thi hành án có chức năng giúp Giám đốc Sở Tư pháp trong vấn đề này. Việc điều động, thuyên chuyển công tác đối với Chấp hành viên có trường hợp chưa chặt chẽ, chưa chú trọng đếu nhu cầu công tác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số Giám đốc Sở Tư pháp chưa thực hiện đúng quy định về việc phân cấp quản lý về mặt tổ chức đối với Phòng thi hành án và Đội thi hành án. Nhiều nơi Trưởng Phòng thi hành án, Đội trưởng Đội thi hành án chưa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong việc giúp Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Phòng Tư pháp trong việc quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương.

 

- Về cơ sở vật chất được cấp cho Phòng thi hành án, Đội thi hành án nhưng ở một số nơi do Sở Tư pháp quản lý, đi đâu, phải đăng ký xin Văn phòng sở hoặc trong vấn đề xây dựng cơ bản cũng có những vướng mắc giữa Sở Tư pháp và Phòng thi hành án.

 

+ Chế độ kiểm tra, thanh tra của Sở Tư pháp, Phòng tư pháp đối với Phòng thi hành án, Đội thi hành án cũng cần đựơc lưu ý nhằm bảo đảm kiểm tra thanh tra được kịp thời, thường xuyên, đồng thời tránh sự chồng chéo, gây cản trở hoạt động thi hành án.

 

- Việc phối hợp công tác giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Công an có nơi có lúc chưa chặt chẽ, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án.

 

- Hiện nay, một số trường hợp cán bộ quản lý thi hành án còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đặc biệt có 4 đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp kiêm trưởng Phòng thi hành án và một số Trưởng Phòng tư pháp kiêm đội trưởng Đội thi hành án. Việc kiêm nhiệm nàu có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

 

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác thi hành án dân sự là giữa đơn vị có chức năng quản lý về kinh phí (Vụ kế hoạch tài chính Bộ Tư pháp) và đơn vị có chức năng quản lý về mặt tổ chức, nghiệp vụ thi hành án (Cục quản lý thi hành án dân sự) chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đầy đủ. Đồng thời mối quan hệ giữa cơ quan có chức năng quản lý thống nhất công tác quản lý thi hành án dân sự trong cả nước là Cục quản lý thi hành án dân sự và cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự ở địa phương là Sở Tư pháp có lúc chưa có sự phối hợp thống nhất kịp thời.

 

- Ngoài ra, cơ sở pháp lý về hoạt động thi hành án dân sự chưa được hoàn thiện:

 

+ Cùng với sự ban hành một loạt các văn bản pháp luật mới, nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án dân sự ngày càng mở rộng hơn. Luật phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh về thủ tục giải quyết vụ án kinh tế, Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính… đã giao cho cơ quan thi hành án thi hành các bản án, quyết định này chưa được quy định.

 

+ Một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa đầy đủ, không phù hợp với thực tiễn, nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời.

 

+ Cơ chế quản lý thi hành án nói chung hiện nay còn nhiều đầu mối: thi hành án phật tù do Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng đảm nhiệm; thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quản lý, còn vấn đề thi hành án treo, quản chế chữa bệnh bắt buộc chưa được giao cho cơ quan nào thống nhất quản lý chỉ đạo và hướng dẫn…

 

IV. những giải pháp hoàn thiện quản lý công tác thi hành án dân sự:

 

Tổ chức và hoạt động thi hành án là một bộ phận của hệ thống tổ chức và hoạt động tư pháp nói chung. Việc đổi mới tổ chức, nâng cao hoạt động quản lý công tác thi hành án dân sự không thể tách rời mà phải nằm trong tổng thể đồng bộ của công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách tư pháp là một quá trình nhằm xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam. Đây là việc làm không chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý công tác thi hành án, cơ quan thi hành án mà đòi hỏi phải có sự quan tâm của Nhà nước, của các ngành, các cấp có liên quan. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thực tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay đòi hỏi cấp bách phải có những biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; Mặt khác, cần khẩn trương có những giải pháp đồng bộ, lâu dài nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý thi hành án nòi chung và thi hành án dân sự nói riêng.

 

1. Những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, hoàn thiện cơ chế quản lý thi hành án dân sự hiện nay.

 

a. Khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất của các cơ quan thi hành án dân sự:

 

Đến nay, hệ thống các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương đã được thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, một số Phòng thi hành án, Đội thi hành án chưa được củng cố nhất là các đơn vị miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay còn có 4 Phòng thi hành án chưa có Trưởng Phòng thi hành án mà do một Phó Phòng phụ trách, có 37 Đội thi hành án chưa có Đội trưởng (trong đó có 18 Đội không có cả Đội trưởng và Đội phó), một số Đội thi hành án chỉ có một hai cán bộ, 4 huyện đảo chưa thành lập Đội thi hành án. Tổng số cán bộ thi hành án mới tuyển dụng được 82% so với biên chế phân bổ, số Chấp hành viên còn thiếu gần 300 người. Cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nhìn chung còn thiếu thốn khó khăn…

 

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án, vấn đề có yêu cầu nghĩa quyết định là phải có tổ chức bộ máy đồng bộ, đội ngũ cán bộ phải được tăng cường đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Trước mắt vần quan tâm giải quyết những vấn đề sau:

 

- Sớm kiện toàn bộ máy các cơ quan thi hành án địa phương đủ về cán bộ lãnh đạo là Trưởng Phòng thi hành án, Đội trưởng Đội thi hành án.

 

- Tăng cường đội ngũ cán bộ thi hành án, trước hết là lực lượng Chấp hành viên đủ về số lượng và chất lượng, khẩn trương thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thi hành án. Đối với những nơi khó khăn về nhân sự như các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa, cần có kế hoạch tạo nguồn tuyển dụng tại chỗ nhằm kiện toàn, ổn định đội ngũ cán bộ lâu dài.

 

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thi hành án; đổi mới kiếm thức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới.

 

- Tăng cường cơ sở vật chất kinh phí và phương tiện hoạt động, tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án dân sự.

 

b. Xác định rõ cơ chế quản lý thi hành án dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành:

 

- Xác định rõ mối quan hệ giữa Phòng thi hành án và Sở Tư pháp, giữa Đội thi hành án và Phòng tư pháp. Quy định rõ lĩnh vực nào Phòng thi hành án phải báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, Đội thi hành án phải báo cáo Trưởng Phòng tư pháp, lĩnh vực nào được độc lập quyết định. Xây dựng quy chế hoạt động của các cơ quan thi hành án, để xác định cụ thể mối quan hệ giữa cơ quan quản lý thi hành án và các cơ quan thi hành án ở địa phương nhằm vừa bảo đảm được tính chặt chẽ khoa học, có hiệu quả trong quản lý, vừa tránh được sự can thiếp quá sâu vào hoạt động độc lập của cơ quan thi hành án.

 

Theo phương hướng trên, hiện nay nhiều địa phương như thành phố Đà Nẵng, Đồng Tháp, An Giang, Thừa Thiên- Huế… đã chủ động xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của cơ quan thi hành án, xác định đúng đắn mối quan hệ giữa cơ quan thi hành án và cơ quan tư pháp địa phương, góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

 

- Phát huy đầy đủ vai trò của Trưởng Phòng thi hành án trong việc giúp Giám đốc Sở Tư pháp quản lý công tác thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 8 của nội dung 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ và công văn số 39/THA ngày /1996 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

- Xác định rõ thẩm quyền và lĩnh vực kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, đặc biệt là đối với Đội thi hành án cấp huyện, nhằm tránh sự chồng chéo, phiến hà, bảo đảm tăng cường chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, mặt khác không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan thi hành án.

 

- Cần có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Cục quản lý thi hành án dân sự và Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Tư pháp) trong việc phân bổ kinh phí cho các cơ quan thi hành án địa phương, bảo đảm phân bổ đúng đối tượng, tính chất công việc, sát với tình hình thực tws của từng đơn vị.

 

c. Sớm kiện toàn tổ chức của Cục quản lý thi hành án dân sự trên cơ sở quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị. Có biện pháp bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ hiện có ngang tầm nhiệm vụ mới.

 

d. Khẩn trương nghiên cứu xây dựng đề án về cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi hành án dân sự, khắc phục tình trạng trì trệ, gây phiền hà cho nhân dân, tăng cường hiệu quả công tác này.

 

đ. Sửa đổi, bổ sung kịp thời những văn bản pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự như: Nghiên cứu, xây dựng văn bản hướng dẫn thủ tục kê biên quyền sử dụng đất; bổ sung quy định về điều kiện xét giảm án, tha trước thời hạn theo hướng đưa việc thực hiện xong trách nhiệm dân sự của bị cáo là một trong những yếu tố xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; hướng dẫn thủ tục thi hành các bản án, quyết định của Toà án về hành chính, lao động, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp…

 

2. Những giải pháp nhằm đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự:

 

a. Khẩn trương soạn thảo và ban hành Luật thi hành án:

 

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 7 về "tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính" đã chỉ rõ: "sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án về Bộ Tư pháp". Đây là quan điểm cơ bản xuyên suổ trong toàn bọ quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án. Việc đổi mới cơ chế thi hành án là một vấn đề có tính chiến lược, nằm trong quá trình cải cách tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước. Vì vậy, cần phải hoàn thiện pháp luật thi hành án nói chung trong đó có thi hành án dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự. Hiện nay, tình trạng pháp luật thi hành án còn tản mạn, chồng chéo, kém hiệu lực; phần lớn các văn bản pháp luật dưới dạng đơn hành. Ngay cả Pháp lệnh thi hành án ngày 21/4/1993 được ban hành trước hết nhằm phục vụ cho việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án sang các cơ quan của Chính phủ theo Nghị quyết của Quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ I ngày 6/10/1992 nên còn nhiều vấn đề trong tổ chức và hoạt động thi hành án chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong Pháp lệnh này. Mặt khác, việc quản lý tổ chức thi hành án thuộc các lĩnh vực khác nhau lại do nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, không đồng bộ dẫn đến việc không thống nhất trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát huy được hiệu quả công tác thi hành án. Thật vậy, hiện nay, công tác thi hành án do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện: Bộ Tư pháp quản lý và tổ chức thi hành án dân sự, Bộ Nội vụ đảm nhiệm việc thi hành án phạt tù; Bộ Quốc phòng tổ chức thi hành các bản án quyết định của Toà án quân sự; lĩnh vực quản chế, án treo, cải tạo không giam giữ do chính quyền cơ sở hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư truc hoặc làm việc đảm nhiệm, việc ra quyết định giảm thời hạn hình phạt tù do Toà án nhân dân thực hiện. Thực tế cho thấy, hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạô ra sự thiếu thống nhất trong quản lý thi hành án, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan thi hành án và cơ quan có kiên quan, hạn chế hiệu quả của công tác này.

 

Xuất phát từ tình hình trên, việc ban hành Luật thi hành án trên cơ sở hệ thống hoá, pháp điểm hoá, mở rộng phạm vi điều chỉnh là càn thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thi hành án, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, là cơ sở pháp lý cho việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp .

 

b. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức các cơ quan làm công tác thi hành án:

 

Việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức của các cơ quan làm công tác thi hành án là một nội dung quan trọng của cải cách tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước. Theo phương hướng mà Hội nghị Trung ương lần thứ VIII khoá 7 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ III khoá 8 đã đề ra, trong những năm tới cần tích cực "chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án" nhằm bảo đảm được sự quản lý thống nhất về tổ chức, cơ chế hoạt động, chỉ đạo chuyên môn, tập trung lực lượng cán bộ và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ này, tăng cường cơ sở vật chất, khắc phục tình trạng phân tán trong hoạt động thi hành án hiện nay. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm ra mô hình tổ chức hợp lý để tăng cường hiệu quả của công tác thi hành án và thực hiện chủ trương của Đảng đã nêu trên. Để giải quyết nhiệm vụ khó khăn này, phải khẩn trương chuẩn bị về nhiều mặt và cần có bước di thích hợp. Có nhiều ý kiến đề xuất xung quanh vấn đề này, ở đây xin nêu một số dự kiến mô hình tổ chức để có thể nghiên cứu, lựa chọn:

Mô hình 1: Bộ Tư pháp quản lý thống nhất công tác thi hành án (bao gồm thi hành án dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, trọng tài…) cả về tổ chức và nghiệp vụ theo hướng: ở Trung ương có tổng Cục thi hành án thuộc Bộ Tư pháp; ở các tỉnh có Cục thi hành án; và ở các huyện có Chi cục thi hành án. Công tác thi hành án phạt tù mà hiện nay Bọ Nội vụ đang đảm nhiệm sẽ được chuyển giao toàn bộ sang Bộ Tư pháp. Trong các cơ quan thi hành án có lực lượng cảnh sát tư pháp chịu trách nhiệm dẫn giải phạm nhân, bảo vệ cưỡng chế thi hành án, làm nhiệm vụ thi hành án phạt tù… Bộ Tư pháp cũng quản lý việc thi hành án các hình phạt khác như: án treo, cải tạo không giam giữ và các biện pháp tư pháp khác.

 

Mô hình này có ưu điểm là tạo được sự quản lý Nhà nước tập trung, thống nhất, có điều kiện bảo đảm cho sự đầu tư về con người, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại; bảo đảm sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, điều hành nhanh nhạy, kịp thời phát hiện và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tránh được sự can thiệp vào hoạt động thi hành án, bảo đảm hoạt động thi hành án có hiệu quả.

 

Nhược điểm của mô hình này là không đặt ra sự quản lý của Sở Tư pháp, cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân quản lý công tác tư pháp ở địa phương. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục bằng việc quy định Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý công tác thi hành án ở địa phương theo cơ chế mà Bộ Nội vụ hoặc Bộ Quốc phòng đang thực hiện. Mô hình này cẫn bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án thông qua tổ chức Đảng trong toàn ngành tư pháp theo ngành dọc hoặc tổ chức Đảng ở địa phương nơi có cơ quan thi hành án.

 

Mô hình 2: Bộ Tư pháp quản lý công tác thi hành án dân sự như hiện nay đang làm và chỉ quản lý công tác thi hành án hình sự về mặt tổ chức hoạt động còn việc thực hiện hoạt động giam giữ cải tạo phạm nhân vẫn do Bộ Nội vụ đảm nhiệm . Ngoài ra, Bộ Tư pháp thực hiện quản lý công tác thi hành các hình phạt khác như án treo, cải tạo không giam giữ và các biện pháp tư pháp khác.

 

ưu điểm của mô hình tổ chức này là vẫn thể hiện được sự quản lý Nhà nước tập trung thống nhất công tác thi hành án, nhưng vẫn có hạn chế là thi hành án hình sự vẫn do nhiều cơ quan có chức năng khác nhau quản lý về nghiệp vụ. Mặt khác, thi hành án nói chung và đặc biệt là thi hành án hình sự nói riêng là hoạt động mang tính chất hành chính- tư pháp nhằm thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các bản án, quyết định của Toà án. Điểm khác nhau cơ bản giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự là thi hành án hình sự hoàn toàn mang tính chất cưỡng chế, không tuỳ thuộc vào ý chí của người phải thi hành án. Một hoạt động mang tính chất hành chính- tư pháp mà do nhiều cơ quan quản lý sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình phối hợp hoạt động.

 

Mô hình 3: Hoạt động thi hành án phạt tù vẫn do Bộ Nội vụ quản lý còn Bộ Tư pháp, ngoài ciệc quản lý công tác thi hành án dân sự (bao gồm cả kinh tế, lao động, hành chính, trọng tài…) sẽ đảm nhiệm thêm việc quản lý thống nhất công tác thi hành các hình phạt khác như án treo, cải tạo không giam giữ, các biện pháp tư pháp khác.

 

Mô hình tổ chức này phù hợp với yêu cầu là cần phải có thời gian để giải quyết từng bước theo hướng tập trung dần về một đầu mồi để thực hiện quản lý tập trung thống nhaats công tác thi hành án, nhưng có hạn chế là vẫn còn tình trạng chia cắt, phân tán về quản lý Nhà nước, cũng như quản lý nghiệp vụ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Tư pháp hà nam

 

Tham luận tại Hội thảo

 

 

"đổi mới quản lý ngành tư pháp"

 

chuyên đề

Quản lý Nhà nước về thi hành án dân sự

 

 

 

 

Quốc hội khoá IX khi thông qua Luật tổ chức Chính phủ đã quyết định chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang Chính phủ.

 

Bắt đầu từ 1/7/1993 các đơn vị thi hành án dân sự trên toàn quốc đã đi vào hoạt động theo cơ chế thi hành án mới.

 

Theo quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 và Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành ngày 2/6/1993 và đi vào hoạt động theo cơ chế Thi hành án mới.

 

Theo Quyết định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 2/6/1993 và Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành ngày 2/6/1993. Hệ thống các cơ quan quản lý Thi hành án dân sự và các cơ quan Thi hành án dân sự được hình thành từ trên xuống dưới như sau:

 

+ Các cơ quan quản lý công tác Thi hành án dân sự:

Cục quản lý Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.

Phòng quản lý Thi hành án thuộc Bộ quốc phòng.

Sở Tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

Phòng Tư pháp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh.

 

+ Các cơ quan Thi hành án dân sự:

1. Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

Phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương.

2. Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp, Quận, huỵên thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

Với hệ thống các cơ quan quản lý và các cơ quan thi hành án dân sự như trên, công tác thi hành án dân sự bước bào hoạt động theo những quy định mới.

 

Ngoài việc tuân theo những quy định tại các điều khoản của Pháp lệnh thi hành án dân sự, các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý, Thi hành án tại Nghị định 30/CP . Còn có các quy định khác về chức năng, nhiệm vụ và những vấn đề liên quan tới công tác tổ chức cán bộ cho các đơn vị thi hành án như Thông tư liên bộ số 12/TT- LB của Bộ Tư pháp- Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ; Thông tư 555-TT/THA ngày 10/6/1993 của Bộ Tư pháp. Việc quản lý Nhà nước về công tác Thi hành án dân sự được thực hiện tính đến nay đã được gần 4 năm.

 

Trong quá trình thực hiện chức năng này, các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác Thi hành án dân sự đã làm tốt nhiệm vụ của mình song cũng đã nảy sinh ra không ít những vướng mắc bắt nguồn từ những quy định chưa phù hợp của các văn bản pháp luật về Thi hành án dân sự.

 

Những mâu thuẫn này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý cũng như trực tiếp Thi hành án dân sự.

 

Trước hết nói về công tác tổ chức cán bộ: Nhìn chung công tác tổ chức cán bộ được thực hiện tương đối nhanh chóng, bảo đảm đúng quy định của Nhà nước và Ngành đề ra, góp phần kiện toàn hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự ngày một vững mạnh cả về số lượng và chất lượng. Song trên thực tế việc các cơ quan quản lý chuẩn bị và sắp xếp tổ chức, con người, cũng như tuyển dụng cho thôi việc… cho các cơ quan Thi hành án dân sự còn có những vướng mắc nhất định nhiều khi ở một số đơn vị việc tuyển dụng,đề bạt, bổ nhiệm không có ý kiến của cơ quan Thi hành án.

 

Trong khi đó, các cơ quan thi hành án lại là đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành sắp xếp công việc cho cán bộ mà được cơ quan quản lý Thi hành án tuyển dụng.

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành,vấn đề của tổ chức cơ quan Thi hành án do đồng chí Giám đốc quyết định, đồng chí Trưởng phòng (thủ trưởng cơ quan Thi hành án) chỉ ở vai trò kết hợp, tham mưu. Từ đó dẫn đến, khi tiếp nhận hoặc đề bạt cán bộ quyền quyết định thuộc về đồng chí Giám đốc, mặc dù đồng chí trưởng phòng về tư tưởng không đồng ý song cơ chế đó cũng không dám cương quyết phản đối. Trong quá trình chỉ đạo và kiểm tra công tác Thi hành án khi đồng chí Trưởng phòng phát hiện những việc làm sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật của cán bộ Thi hành án, nhưng không có quyền xử lý kịp thời mà chỉ báo cáo đề xuất với đồng chí Giám đốc. Việc chấp nhận đề xuất đó để xử lý hay không thuộc thẩm quyền Giám đốc. Thực tế có việc được chấp nhận xử lý, có việc vì những lý do khác nhau, chỉ nghe ý kiến rồi để đó. Điều đáng nói là thời gian xem xét để có hướng giải quyết, nói chung là dãi dẫn đến tính giáo dục và ngăn chặn những việc làm vi phạm không kịp thời. Đối với Phòng Tư pháp và đội thi hành án cấp huyện thì mối quan hệ này càng có vướng mắc. Theo quy định tiếp nhận cán bộ vào đội phải có ý kiến của đồng chí trưởng phòng tư pháp thế là xảy ra trường hợp "ông chẳng bà chuộc" Đội muốn nhận thì Phòng không nhận và ngược lại. Có trường hợp chỉ có ý kiến đề nghị của Trưởng phòng tư pháp, do đó cán bộ được nhận vào, đội trưởng không được bàn bạc gì mà mặc nhiên phải công nhận. Ngược lại có đồng chí Trưởng phòng tư pháp cho rằng việc quản lý này giao cho mình chỉ là "hờ" cho nên chẳng mấy quan tâm, nhận ai đều do đồng chí Đội trưởng đề xuất còn đồng chí trưởng phòng chỉ ký vào cho đủ thủ tục. Với cơ chế như trên việc quản lý lao động hàng ngày cũng gặp không ít khó khăn, có trường hợp trưởng phòng tư pháp triệu tập họp, nhưng đồng chí đội trưởng lại bố trí cho anh em xuống xã, với lý do là tập chung cho công tác chuyên môn, nhưng thực chất là để thể hiện quyền anh, quyền tôi.

 

Về quản lý nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự theo quy định, các đơn vị quản lý công tác Thi hành án tiến hành thường xuyên và đều đặn các mặt hoạt động như:

 

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, cán bộ Thi hành án kiểm tra, Thanh tra hoạt động của các cơ quan Thi hành án, từ thực tiễn hoạt động với cơ chế tổ chức như đã quy định việc thực hiện các chức năng trên đạt hiệu quả không cao xảy ra hiện tượng ở một số địa phương đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, lẫn lộn về thẩm quyền giữa quản lý và trực tiếp thi hành án, sự ràng buộc phối hợp trong thi hành án giữa cơ quan ban ngành liên quan không được quy định cụ thể. Điều này gây khó khăn không ít đến việc chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn mà cần phải có sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và sự phối hợp nhiệt tình có trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước liên quan. Thực tế cho thấy, vai trò của các đồng chí Giám đốc Sở, Trưởng phòng Tư pháp, nhiều khi không xác định cụ thể được trong quá trình chỉ đạo, xử lý thi hành một vụ án cụ thể dẫn đến tình trạng dễ làm, khó bỏ mà không quy kết trách nhiệm đến cùng cho ai.

 

Cũng trong công tác quản lý Nhà nước về Thi hành án đó là việc thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu Tài chính của phòng thi hành án, đội thi hành án. Thực tế cho thấy đay là một chức năng chỉ có giá trị và được áp dụng ở những đơn vị mà đồng chí Giám đốc Sở, Trưởng phòng Tư pháp nhận rõ trách nhiệm của mình, còn lại đa phần có tình trạng nề hà, ngại va chạm, không sâu sát chức năng quản lý.

 

Theo quy định của Thông tư 555-THA thì việc quản lý không phải là phê duyệt chỉ theo giác độ tài chính. Thực hiện chức năng quản lý này, chủ yếu là nghe báo cáo tổng thể và kiểm tra lại việc thực hiện như đã báo cáo có chính xác hay không, có thật hay không.

 

Thực tế ở một số đơn vị địa phương sự giám sát chi tiêu của Sở, Phòng Tư pháp đã có nhiều tác dụng trong việc uốn nắn, đưa việc chi tiêu của phòng, đội vào nề nếp theo đúng quy định của Luật ngân sách và yêu cầu tài chính đòi hỏi. Tuy nhiên, với 2 nguồn kinh phí khác nhau và 2 người khác nhay (Giám đốc Sở, Trưởng phòng thi hành án) quản lý trong cùng một đơn vị cũng là nguyên nhân gây ra những phức tạp không cần thiết. ở cấp tỉnh, mối quan hệ giữa Sở với phòng thi hành án trong lĩnh vực này có thể tạm ổn hơn. Vì Giám đốc Sở và Trưởng Phòng thi hành án đều là chủ tài khoản một nguồn kinh phí nhất định, mỗi người đều có quyền chủ động của mình. Tuy nhiên, cũng không phải không có gì xảy ra. Được biết có đồng chí Trưởng phòng thi hành án dùng xe của Bộ cấp cho Phòng để đi công tác mà đồng chí Giám đốc không cho đi, phải chịu.

 

Mối quy định giữa Phòng Tư pháp cấp huyện và Đội thi hành án ở lĩnh vực này thì phức tạp hơn, Trưởng phòng tư pháp không làm chủ tài khoản, mọi chi tiêu của phòng đều do Văn phòng Uỷ ban hoặc phòng tài chính huyện đảm nhận. Điều đó có nghĩa là nhất mọi chi tiêu từ nhỏ đến lớn của phòng đều phải báo cáo trước, nếu đựơc đồng ý mới được chi tiêu. Trong khi đó đội trưởng đội thi hành án (thuộc phòng Tư pháp) lại có một nguồn kinh phí ổn định hàng tháng hoàn toàn chủ động sử dụng theo quy định của Bộ. Đồng chí đội trưởng không thể lấy nguồn kinh phí này để sử dụng vào hoạt động chung của phòng, dù muốn. Chính cơ chế như thế dẫn đến sự "vênh" giữa Trưởng phòng Tư pháp và Đội trưởng Đội thi hành án. Đồng chí trưởng phòng Tư pháp thì cảm thấy thiếu một quyền quyết định còn đồng chí đội trưởng cũng cảm thấy khó chịu khi phải thông báo về việc chi tiêu của mình cho trưởng phòng Tư pháp. Trong khi xử lý mối quan hệ về mặt tài chính giữa cơ quan quản lý thi hành án và cơ quan Thi hành án thì cũng cần xét nhiệm vụ chức năng và mối quan hệ giữa Cục quản lý Thi hành án và Vụ kế hoạch- tài chính Bộ Tư pháp. Hiện nay theo các văn bản pháp luật về thi hành án thì Cục quản lý thi hành án là đơn vị giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi hành án trên phạm vi cả nước, mà nếu thực hiện nghiêm chỉnh chức năng này thì trong đó việc kiểm tra giám sát chi tiêu phân bổ, cấp ngân sách cho các đơn vị thi hành án cũng phải là một nhiệm vụ quan trọng. Trong khi đó việc này, phần lớn do Vụ kế hoạch- tài chính đảm nhiệm. Vì vậy, cùng là các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, một bên cấp phát và một bên được quy định quản lý nói chung dẫn đến việc quản lý đó khó có hiệu quả và chính xác.

 

Từ những vướng mắc trên chúng tôi có một vài đề xuất sau:

 

+) Công tác thi hành án dân sự là một việc vô cùng khó khăn và phức tạp, ít có sức hấp dẫn đối với mọi người, để đạt được hiệu quả cao, nhất thiết đòi hỏi phải có sự Lãnh đạo của cấp Uỷ và chỉ đạo tích cực của Chính quyền các cấp. Song làm được điều đó thì chỉ một cơ quan thi hành án dân sự không thể làm được ( vì theo quy định nó chỉ là một cơ quan thi hành án mà thôi ). Trong điều kiện hiện tại không ai khác, phải là cơ quan quản lý ( cơ quan Tư pháp ) . Vì cơ quan Tư pháp được xác định là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban giúp UBND và Bộ Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương. Với vị trí như thế cơ quan Tư pháp mới có điều kiện báo cáo tình hình Thi hành án dân sự và đề xuất những giải pháp với cấp Uỷ và chính quyền giúp cho cấp Uỷ và chính quyền hiều và quan tâm hơn, đồng thời xác định công tác Thi hành án dân sự là công tác của cơ quan hành pháp ( của Uỷ ban nhân dân các cấp ). Nhưng với mô hình tổ chức như hiện nay dễ dẫn đến tình trạng chăng hay chớ, đùn đảy né tránh, dễ dẫn đến hiểu sai, kết quả thi hành án dân sự tốt hay xấu là do cơ quan thi hành, còn cơ quan tư pháp chỉ là cơ quan quản lý chung mà thôi. Cũng từ mô hình tổ chức đó cùng các quy định hiện hành dẫn đến có những việc rất được quan tâm ( sử dụng kinh phí ) ngược lại có việc rất dễ bị né tránh đó là việc chỉ đạo tổ chức thi hành những vụ án cụ thể. Do đó trong lúc chưa thay đổi được căn bản mô hình tổ chức hiện nay, chúng ta cần phải có những diều chỉnh cần thiết để sao cho gắn chặt hoạt động của cơ quan quản lý với cơ quan thi hành án, nhằm làm cho công tác thi hành án dân sự tốt hơn. Phải có quy định để ràng buộc cơ quan Tư pháp có trách nhiệm cao từ khâu tuyển dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, chăm lo cơ sở vật chất phương tiện điều kiện phương tiện làm việc đến việc chỉ đạo tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án ở địa phương. Đặc biệt trong tổ chức thi hành các vụ án, Giám đốc phải luôn là người chịu trách nhiệm chính, có thể ra những mệnh lệnh cần thiết để xử lý trong những tình huống cụ thể. Nói như thế không có nghĩa là hiện nay chưa có quy định. Đúng là đã có quy định rồi, song quy định như thế chưa rõ trách nhiệm, làm cho Giám đốc cho rằng những việc làm đó chỉ là những việc làm giúp Bộ, có thể làm hoặc tìm cách né tránh cũng chẳng sao. Những quy định như thế cũng không cho phếp Giấm đốc can thiệp trực tiếp vào trong quá trình Thi hành án,dù muốn.

 

Là một phòng thuộc Sở, thế mà khi đ/c trưởng phòng Thi hành án, thậm chí là Chấp hành viên có những việc làm sai trong khi thi hành án mà đ/c Giám đốc không thể can thiệp vào được, vì đ/c Giám đốc nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh thi hành án dân sự. Từ những vướng mắc trên, nên chăng phải quy định thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ của cơ quan tư pháp. Đòng chí Giám đốc không chỉ chịu trách nhiệm toàn diện về công tác thi hành án dân sự trên phạm vi đp mình quản lý. Để làm tốt nhiệm vụ được giao này đồng chí Giám đốc có toàn quyền sắp xếp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ Chấp hành viên.

 

+) Theo quy định, phòng thi hành án thuộc Sở, trong quá trình hoạt động, có thể nói đã vượt qua tầm của một phòng thuộc Sở. Như vấn đề kinh phí, vấn đề chỉ đạo nghiệp vụ hàng tháng, quý, năm, thậm chí hàng ngày phòng luôn theo dõi chỉ đạo nghiệp vụ các Đội, tổng hợp thống kê báo cáo diễn biến tình hình thi hành án trong phạm vi toàn tỉnh. Đay là công việc rất lớn song là vì một phòng thuộc Sổch nên trong phòng không thể hình thành một bộ phận văn phòng hoàn chỉnh, tất cả đều là kiêm nhiệm , điều đó gây cho phòng không ít khó khăn. Do đó đề nghị Bộ nên quy định trong phòng Thi hành án phải có người chuyên làm công tác văn phòng, tức là phải có biên chế, chế độ trách nhiệm rõ ràng, có như thế mới đảm bảo chế độ thông tin báo cáo kịp thời, chăm lo đầy đủ về điều kiện vật chất cho toàn hệ thống thi hành án trong tỉnh.

 

Điều đặc biệt là phải quy định rõ hơn quyền hạn, nhiệm vụ của phòng Thi hành án trong công tác tổ chức cán bộ, theo hướng những đề xuất của trưởng phòng Thi hành án có tính tham mưu số một cho Giám đốc Sởư lý khi tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm kỷ lụât… cán bộ cơ quan thi hành án, chứ không phải như hiện nay tham mưu đó thuộc trưởng phòng tổ chức Sở Tư pháp. Cũng nên quy định rõ, khống chế về mặt thời gian đ/c Giám đốc Sở phải giải quyết khi đ/c Trưởng phòng Thi hành án đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ chức, tránh để tình trạng công tác tổ chức trì trệ như đã xảy ra ở một số nơi.

 

+) Cục quản lý Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp theo quy định có trách nhiệm rất lớn đối với Bộ, song trên thực tế hoạt động của cục mới nổi lên và chủ yếu ở khâu tổ chức cán bộ, và chỉ đạo nghiệp vụ. Hướng tới phải quy định rõ hơn quyền hạn, nhiệm vụ của Cục trong việc phân bổ kinh phí, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan thi hành án ở địa phương. Trước mắt nếu Cục chưa quản lý kinh phí, Cục cần tiếp tục kết hợp với Vụ kế hoạch - Tài chính để tham mưu cho lãnh đạo Bộ, song tiếng nói cuối cùng về lĩnh vực kinh phí phải thuộc về Cục. Ngoài ra để công tác quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ đối với các cơ quan thi hành án ở địa phương tốt hơn phải có quy định để Cục có thể tham gia trực tiếp vào việc thi hành những vụ án cụ thể khi cần thiết. Do đó phải có Chấp hành viên ở cấp Cục .

 

Trên đây là một số ý kiến tham luận, có thể nó mới phản ánh được tình hình ở địa phương chúng tôi, song cũng xin mạnh dạn trình bày.

 

Xin cảm ơn.

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

*******

 

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/1997

 

 

 

tham luận của phòng thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh tại hội thảo khoa học

"đổi mới quản lý ngành tư pháp"

đà lạt từ ngày 22 đến ngày 24/12/1997

 

 

 

 

 

Kính thưa…

 

Ngày 30/6/1993, các cơ quan thi hành án dân sự của thành phố Hồ Chí Minh được chuyển giao từ Toà án nhân dân sang các cơ quan tư pháp địa phương và chính thức hoạt động trong tổ chức mới từ ngày 1/7/1993.

 

Hơn 4 năm qua, khoảng thời gian tương đối ngắn ngủi nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Uỷ ban nhân dân thành phố, Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân và các Phòng Tư pháp Quận, Huyện nên hệ thống cơ quan thi hành án dân sự trong toàn thành phố đã từng bước được kiện toàn về tổ chức, cơ sở vật chất và được bồi dưỡng nghiệp vụ, toàn ngành thi hành án thành phố đã nỗ lực hoạt động, đạt được kết quả quan trọng bước đầu, góp phần đáng kể vào lĩnh vực thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân đối với công tác thi hành án.

 

Tuy vậy, trong lĩnh vực quản lý, tổ chức và hoạt động nghiệp vụ về thi hành án có những vấn đề cần được quan tâm giải quyết, đổi mới. Được sự phan công của Giám đốc Sở Tư pháp, Phòng Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh xin được tham gia ý kiến về 2 vấn đề:

 

- Thực trạng về quản lý, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thi hành án.

 

i. thực trạng quản lý tổ chức và hoạt động:

 

1. Về cơ chế quản lý:

 

 

Theo quy định hiện hành, Cục Quản lý thi hành án dân sự- Bộ Tư pháp cà Sở Tư pháp quản lý Nhà nước về công tác thi hành án đối với Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp quận, huyện quản lý Nhà nước về công tác thi hành án đối với Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp. Về mặt nghiệp vụ, Phòng Thi hành án chịu sự quản lý của Cục Quản lý thi hành án và Đội Thi hành án chịu sự quản lý của Phòng Thi hành án.

 

Ngoài ra, Phòng Thi hành án và Đội Thi hành án còn chịu sự quản lý Nhà nước về công tác thi hành án của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh thi hành án).

 

 

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ những tháng đầu mới tách khỏi Toà án cho đến nay, Phòng Thi hành án thành phố và các Đội thi hành án quận, huyện luôn phải đảm đương một khối lượng công tác thi hành án rất lớn và ngày càng tăng trong điều kiện còn nhiều khó khăn về trụ sở, biên chế và điều kiện làm việc.

 

Trong tình hình trên, Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện đã quan tâm chỉ đạo, giải quyết nhiều khó khăn cho các cơ quan thi hành án của thành phố. Hầu hết các Đội Thi hành án quận, huyện đều được cấp trụ sở làm việc, tổ chức tương đối ổn định, trình độ nghiệp vụ được bồi dưỡng, nâng lên rõ rệt, kinh phí và phương tiện làm việc của các cơ quan thi hành án thành phố được giải quyết kịp thời.

 

Tuy nhiên, cơ chế quản lý tưởng chừng như rất chặt chẽ nói trên có tồn tại cần phải khắc phục là:

 

Hầu hết các Phòng Tư pháp quận, huyện trong mối quan hệ với Đội Thi hành án thường rất lúng túng vì nội dung của mối quan hệ, của công việc quản lý không rõ ràng nên có tình trạng một số nơi Trưởng Phòng Tư pháp buông lơi quản lý, ngược lại có Phòng tư pháp lại bao biện, vượt quá giới hạn quản lý, hoặc lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước và quản lý nghiệp vụ, lẫn lộn giữa chức năng quản lý của Sở và của Phòng Tư pháp.

 

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án:

 

 

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có Phòng Thi hành án và 22 Đội Thi hành án quận, huyện với 167 người trong đó có 80 chấp hành viên, 62 Đảng viên, 101 cán bộ đã tốt nghiệp đại học Luật. Riêng Phòng Thi hành án thành phố có 35 biên chế trong đó có 16 chấp hành viên. Mặc dù tại thành phố, nguồn cán bộ để tuyển dụng không thiếu nhưng những người có đủ tiêu chuẩn thì ít người muốn vào ngành thi hành án vì lương thấp, công việc khó khăn, phức tạp, thủ tục tuyển dụng rườm rà, mất nhiều thời gian. Vì vậy, trong năm 1997, Phòng Thi hành án đã tham dự với Sở Tư pháp tổ chức 3 đợt thi tuyển công chức để chọn người bổ sung cho ngành thi hành án, nhưng mới chỉ tuyển dụng được 27 người, toàn thành phố còn thiếu 62 người, so với biên chế được Bộ Tư pháp giải quyết năm 1997.

 

Mặc dù lực lượng cán bộ còn thiếu và yếu nhưng hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh tương đối đã ổn định về tổ chức và trưởng thành về mặt hoạt động, có khả năng phấn đấu hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn trong điều kiện số lượng án phải thi hành ngày càng tăng. Nếu các năm 1993, 1994, 1995 số lượng án phải tổ chức thi hành mỗi năm trong toàn thành phố là hơn 30.000 vụ, việc thì từ nưm 1996 số lượng đó đã tăng lên rất nhiều và năm 1997 toàn thành phố phải tổ chức thi hành gần 46.000 vụ, việc.

 

Tuy nhiên, thực trạng tổ chức cơ quan thi hành án hiện nay có những khó khăn, tồn tại làm hạn chế hoạt động thi hành án:

 

- Trước hết với tên gọi Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp, Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp đã không phù hợp với quy mô tổ chức và thực tiễn hoạt động của nó. Thực tế, Phòng thi hành án và Đội thi hành án là cơ quan có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, chức năng hoạt động tương đối độc lập theo Pháp lệnh thi hành án dân sự.

 

- Theo các văn bản quy định mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án, (Thông tư liên ngành 981) thì cơ quan thi hành án có mối quan hệ phối hợp, bình đẳng với các cơ quan tố tụng như cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử … cùng cấp.

 

Rất nhiều trường hợp công việc giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án, đúng ra phải gửi về cơ quan thi hành án nhưng các cơ quan và nhân dân có yêu cầu lại gửi về Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp vì Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp và Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp.

 

Có Đội Thi hành án quận, huyện khi quan hệ công việc thì đội thuộc Phòng Tư pháp nhưng khi giải quyết phụ cấp, chính sách, đời sống thì Đội không thuộc Phòng Tư pháp nên cùng chung một trụ sở mà cán bộ Pòng Tư pháp được Uỷ ban nhân dân trợ cấp tiền cơm trưa, còn cán bộ Đội Thi hành án thì không.

 

Mặt khác, nhiệm vụ của các cơ quan thi hành án dân sự hiện nay đã mở rộng; phải tổ chức thi hành cả án hành chính, lao động, kinh tế, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp nên tên gọi của cơ quan thi hành án cũng cần phải xem xét lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới.

 

Bên cạnh những khó khăn về thực trạng tổ chức, trong thực tiễn hoạt động cũng còn nhiều nguyên nhân khách quan làm hạn chế kết quả thi hành án, đáng kể là:

 

a. Pháp lệnh thi hành án dân sự không thể áp dụng để thi hành các loại án mới như án kinh tế, lao động, hành chính, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Ví dụ: án lao động tuyên "Buộc thủ trưởng cơ quan A phải nhận người lao động trở lại làm việc" nếu thủ trưởng cơ quan A không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế nào để thi hành vì Pháp lệnh thi hành án dân sự không quy định.

 

b. Trong lĩnh vực tài chính theo Thông tư 67 ngày 5/7/1996 của Bộ Tư pháp: Hầu hết các khoản tiền, vàng thu được để thi hành án đều phải gửi kho bạc Nhà nước, trong đó tiền gửi đã không được tính lãi, còn vàng thì phải chịu thêm phí tổn lưu giữ của kho bạc là một bất hợp lý gây nên những thắc mắc, khiếu nại cho các bên đương sự trong thi hành án.

 

Đối với các khoản tiền do người được thi hành án chưa chịu nhận thì chấp hành viên được gửi tiết kiệm. Sổ tiết kiệm đứng tên cơ quan thi hành án gửi tiền đồng thời ghi tên người được hưởng. Nhưng ngân hàng thì không đồng ý thủ tục này, chỉ cho người gửi đứng tên sổ tiết kiệm, nếu dùng danh nghĩa cơ quan thì phải mở tài khoản tạm gửi. Đây là khó khăn chưa được giải quyết.

 

c. Trong quan hệ giữa cơ quan kiểm sát và cơ quan thi hành án, Thông tư liên ngành 981/TTLN ngày 21/9/1993 có quy định: Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan không nhất trí với nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó có quyền đề nghị Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét lại kháng nghị hoặc quyết định đó… Quyết định của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. Với quy định này, vai trò của cơ quan thi hành án và cơ quan quản lý công tác thi hành án cấp trên không được can thiệp là một thiệt thòi cho cơ quan thi hành án bị kháng nghị.

 

d. Hiện nay có tình trạng 1 bản án hình sự được nhiều cơ quan, tổ chức thi hành: Chánh án ra quyết định thi hành án phạt tù, cơ quan Công an thực hiện giam giữ, tư pháp phường quản lý đối tượng bị án treo, cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần dân sự trong bản án nhưng không có một quy định nào về sự phối hợp giữa các cơ quan này, dẫn đến nhiều trường hợp người bị án được hội đồng cho giảm án phạt tù trong lúc vẫn đang né tránh thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong bản án. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho án dân sự bị tồn đọng.

 

đ. Hàng năm, tại các cơ quan thi hành án, số lượng án không có điều kiện thi hành luôn gia tăng và chiếm một tỷ lệ khá cao. Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 tỷ lệ này là 27,42% tổng số án đưa ra thi hành. Đó là trường hợp người thi hành án đang ở tù dài hạn hoặc đã bỏ trốn khỏi địa phương, không rõ địa chỉ hoặc không có tài sản, không có thu nhập để thi hành án, không có tài sản để thi hành án hoặc đã giải thể mà tài sản không còn để thi hành.

 

e. Bên cạnh một số loại án rất khó thi hành, dù cơ quan thi hành án có cố gắng lớn vẫn không thể thi hành nhanh được như các vụ án có số tài sản phải thi hành án hàng chục tỷ đồng, số người bị hại lên tới hàng chục ngàn người hoặc các quyết định công nhận thoả thuận giữa các bên đương sự, không có kê biên, thế chấp tài sản… còn phải kể đến các quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà việc tổ chức thi hành phải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời gian, nếu số lượng quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp tăng thì nhân sự của các cơ quan thi hành án không tăng kịp để đủ đáp ứng.

 

 

 

Kiến nghị:

 

Để hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án, bảo đảm cho hoạt động thi hành án dân sự có hiệu quả hơn, Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh xin kiến nghị mấy vấn đề như sau:

 

1. Kiến nghị sớm ban hành Luật thi hành án thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự và các văn bản có liên quan trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án theo hướng:

 

Nên thành lập hệ thống cơ quan thi hành án theo mô hình tổ chức của ngành hải quan hoặc thuế vụ: Cấp Trung ương có tổng cục thi hành án, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục thi hành án, cấp quận, huyện, thị xã có Chi cục thi hành án.

 

2. Trong điều kiện hiện nay chưa thể sát nhập cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án hình sự thành một mối vì lực lượng thi hành án dân sự còn yếu và thiếu, chưa đảm đương nổi 2 phần việc nặng nề, phức tạp nói trên.

 

Đề nghị cần tiếp tục xây dựng lực lượng thi hành án dân sự và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết khác để thi hành án dân sự có thể tiếp nhận thi hành án hình sự trong khoảng thời gian sớm nhất là 5 năm sau.

 

Trước mắt nên ban hành các quy định về sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án hình sự để bảo đảm hiệu quả thi hành án.

 

3. Kiến nghị nên cho gửi tiết kiệm tại ngân hàng các khoản tiền chờ thi hành án như tiền dự phí, tiền bồi thường… để hạn chế thiệt hại cho cá nhân và cơ quan Nhà nước trong thi hành án.

 

4. Cần có quy định thu lệ phí đối với bên được thi hành án dân sự để thực hiện sự công bằng, hợp lý và sử dụng làm nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động thi hành án dân sự.

 

5. Kiến nghị Chính phủ có văn bản chỉ đạo hướng xử lý những bản án không còn khả năng thi hành về án phí, sung công để giảm bớt số lượng án không có điều kiện thi hành đang còn rất lớn tại các cơ quan thi hành án.

 

6. Việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương châm phân bổ kinh phí bình quân cho đầu người như hiện nay là bất hợp lý vì mỗi chấp hành viên, cán bộ thi hành án tại các địa phương phải đảm đương một số lượng án khác nhau, tính chất phức tạp khác nhau. Đề nghị Bộ Tư pháp cấp kinh phí hoạt động theo số lượng án phải thi hành hoặc tăng kinh phí hoạt động cho cơ quan thi hành án tại các địa phương theo khối lượng công việc như các Toà án hiện nay.

 

7. Đề nghị Chính phủ có chính sách hợp với lực lượng chấp hành viên và cán bộ làm công tác thi hành án để động viên lực lượng này cống hiến nhiều hơn nữa và hấp dẫn được số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Luật vào ngành.

 

Được trình bày tham luận trên đây, Phòng Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được đóng góp một số ý kiến nhỏ để cùng với các cơ quan đồng nghiệp trong nước tham gia đổi mới ngành thi hành án.

 

Phòng Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tham luận của Phòng Thi hành án Hà Nội

 

Về cơ chế quản lý đối với

công tác thi hành án dân sự

 

 

 

 

 

Tháng 7/1993 công tác Thi hành án được chuyển giao từ Toà án nhân dân sang Cơ quan Chính phủ, Chính phủ đã giao cho Cơ quan Tư pháp quản lý về mặt Nhà nước công tác này từ đó đến nay.

 

Sau 4 năm rưỡi thực hiện cơ chế quản lý mới đối với công tác Thi hành án, chúng tôi nhận thấy có những điểm mạnh và yếu của việc này như sau:

 

Khi còn ở Toà án, bộ phận thi hành án vừa Thi hành án dân sự vừa theo dõi Thi hành án hình sự nên có điều kiện để hai công việc trên có tác động hỗ trợ lẫn nhau do đó việc thi hành các Quyết định về dân sự trong bản án hình sự được thuận lợi và dễ dàng hơn.

 

Mặc dù bộ phận thi hành án tại Toà án được biên chế ít người hơn bây giờ, phương tiện làm việc thiếu thốn hơn, ít đựơc chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ hơn nhưng công việc vẫn được tiến triển một cách tốt đẹp trong điều kiện lúc bấy giờ. Được như vậy là vì:

 

- Các Toà án đã biết vận dụng những điều kiện cụ thể mà Pháp luật cho phép để kết hợp công tác xét xử và thi hành án do đó có những vụ vừa xét xử xong thì cũng thi hành án xong.

 

- Các bộ phận trong cùng Cơ quan Toà án dưới sự điều hành chỉ đạo của Chánh án có thể hỗ trợ nhau trong công việc, khi cần thì tập trung nhân lực phục vụ cho công tác hỗ trợ xét xử và khi thi hành án nếu cần cũng có thể huy động người của các bộ phận khác sang để cùng thực hiện nhiệm vụ.Vì vậy, biên chế của Toà án gồm các bộ phận xét xử và bộ phận thi hành án không cần nhiều mà biết vận dụng linh hoạt thì vẫn đạt hiệu quả cao. Có Toà án để bộ phận thi hành án đủ mạnh đã điều những Thẩm phán, Phó Chánh án có năng lực phụ trách, do đó trong thực thi nhiệm vụ cũng đã bớt những khó khăn, vướng mắc.

 

Thi hành án cũng là nghiệp vụ chuyên môn nên Chánh án, Uỷ ban Thẩm phán của Toà án có trách nhiệm chỉ đạo và quản lý vì vậy đối với những vụ án phức tạp, khó khăn đều có sự lãnh đạo cụ thể sát sao và sáng suốt của Chánh án và Uỷ ban Thẩm phán lên những người làm công tác thi hành án cũng vững tâm thực hiện nhiệm vụ. Đây thực sự là chỗ dựa vững chắc cho bộ phận thi hành án thuộc Toà án.

 

Khi thi hành nhiệm vụ các cán bộ thi hành án nhân danh Toà án là Cơ quan pháp luật tầm cỡ ai ai cũng biết. Mọi quyết định thi hành án đều do Chánh án ký, chấp hành viên là người thực hiện các quyết định của Chánh án nên luôn được các Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân vị nể hơn, tư thế làm việc chững chạc, vững vàng hơn do đó hiệu quả nhanh hơn.

 

 

*

 

* *

 

 

Từ khi tách ra cho đến nay, những thuận lợi như khi nằm trong biên chế của Toà án không còn nữa, tuy nhiên cũng có những điểm mạnh của riêng nó.

 

Vì được tương đối độc lập hơn nên các Chấp hành viên cũng chủ động hơn trong công tác và nêu cao hơn trách nhiệm đối với công việc của mình.

 

Sau khi tách ra khỏi Toà án các Cơ quan thi hành án được Nhà nước chăm lo trang bị nhiều phương tiện làm việc, được học tập, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ nên trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ cũng được tăng lên do đó hiệu quả công tác cũng được tăng lên đáng kể.

 

 

 

Tuy nhiên, việc trở thành Cơ quan thi hành án, không còn là những bộ phận thuộc Toà án như trước cũng bộc lộ những mặt hạn chế của nó.

 

Trong các văn bản của cơ quan Nhà nước, của Bộ Tư pháp đều khẳng định Cơ quan thi hành án thuộc cơ quan Tư pháp địa phương nên nhiều người tưởng lầm Cơ quan Tư pháp là Cơ quan cấp trên về mọi mặt của Cơ quan thi hành án và nhiều Cơ quan Tư pháp địa phương cũng ngộ nhận như vậy nên muốn quản lý toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực hoạt động của Cơ quan thi hành án như nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức, kinh phí… Nhất nhất mọi hoạt động của Cơ quan thi hành án phải được sự đồng ý của Cơ quan Tư pháp địa phương. Có nơi các Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội làm việc với Cơ quan thi hành án phải thông qua Cơ quan Tư pháp địa phương, Cơ quan thi hành án muốn làm việc với chính quyền địa phương lại phải thông qua Cơ quan Tư pháp. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa kém hiệu quả. Có địa phương chỉ đạo tất cả, không thực hiện thì không được nhưng khi thực hiện nếu có gì xảy ra thì cơ quan Thi hành án hoàn toàn chịu trách nhiệm. Đấy là chưa kể những việc tế nhị mà chỉ người trong cuộc mới hiểu.

 

Các cơ quan Tư pháp ít am hiểu về pháp luật thi hành án nên khi chỉ đạo thường theo ý thức chủ quan, vì vậy Cơ quan thi hành án cũng khó làm việc.

 

Vì những việc trên nên vai trò vị trí của Cơ quan thi hành án nhiều khi bị đánh giá thấp, bị lu mờ trước xã hội. Những người thừa hành nhiệm vụ đôi khi bị xem thường không bảo đảm vị thế cần có để giải quyết các công việc về thi hành án.

 

Về công tác tổ chức càng cồng kềnh phiền toái hơn, để tuyển dụng hoặc bổ nhiệm một cán bộ trước khi trình Bộ xem xét quyết định Cơ quan thi hành án phải được sự nhất trí từ dưới lên trên với đủ thành phần, Thi hành án, Tư pháp và Uỷ ban nhân dân địa phương nên mất nhiều thời gian. Nếu bị trục trặc tại khâu nào thì thời gian còn phải kéo dài hơn nữa, nhiều khi bế tắc vì có một công đoạn nào đó không khai thông được.

 

Ngoài ra, còn kể đến sự quản lý chỉ đạo đối với công tác thi hành án mỗi một địa phương một khác, sự quan tâm đến công tác này cũng không đồng đều giữa các địa phương. Do đó dẫn đến tình trạng trong cùng một tỉnh để có được sự quan tâm hỗ trợ đến công tác thi hành án thì phương pháp làm việc với từng địa phương cũng khác nhau.

 

ở địa phương Cơ quan thi hành án cao nhất là Phòng thi hành án tỉnh. Vì tên gọi là Phòng nên mô hình tổ chức chỉ dừng lại như một Phòng nghiệp vụ của cấp Sở. Với quy mô tổ chức này để thực hiện đầy đủ chức năng mà Phòng được giao thì khó mà đảm đương được một cách trôi trẩy. Vì tiếng chỉ là một Phòng nghiệp vụ chuyên môn nên biên chế, mô hình tổ chức cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhiệm vụ chuyên môn còn các việc quan trọng khác phải thực hiện như chăm lo đời sống cho Chấp hành viên, cán bộ, lo kinh phí phương tiện làm việc cho Phòng và các Đội trong tỉnh, lo chế độ chính sách cho anh em như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hiếu hỉ… lo mua sắm, may trang phục, lo sửa chữa, xây dựng trụ sở cho Phòng và các Đội. Cao hơn nữa là phải quản lý về mọi mặt đối với các Đội về tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn. Riêng về chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, xét trả lời và khiếu nại của đương sự đối với Chấp hành viên cũng đã mất rất nhiều thời gian. Xét vè một góc độ nào đó thì nhiệm vụ của Phòng thi hành án thực sự là nhiệm vụ của một Cơ quan theo đúng nghĩa của nó, đồng thời là Cơ quan chủ quản đối với các Cơ quan thi hành án cấp dưới. Vì vậy, mô hình tổ chức Phòng thi hành án như hiện nay là không phù hợp và điều tất yếu dẫn đến là không quán xuyến, đảm đương đầy đủ công việc được giao phó.

 

Một nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ thi hành án của Phòng thi hành án thì tốt, còn những công việc khác thường yếu, chậm trễ vì thành phần trong Phòng chủ yếu có 2 loại đó là Chấp hành viên và cán bộ chuyên môn. Giữa 2 loại này thì Chấp hành viên có chế độ cao hơn, công việc thuần tuý chuyên môn nên cán bộ nào cũng muốn phấn đấu trở thành Chấp hành viên mà không thích làm những công việc không phải nghiệp vụ. Vì vậy, những việc không phải nghiệp vụ không có bộ phận chuyên trách thì cũng không ai thích làm, mà công việc này lại quá nhiều.

 

Đã không phải là một Cơ quan hoàn chỉnh nhưng nhiều việc lại không được chủ động, phải thông qua nhiều tầng, nấc trung gian nên công việc nhiều lại chậm trễ mất thời cơ, thậm chí có lúc ách tắc. Do đó, nhiều lúc Cơ quan thi hành án lúng túng bị động là điều không tránh khỏi.

 

Tóm lại, với mô hình tổ chức, với cơ chế quản lý như hiện nay còn có nhiều bất cập không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Sở dĩ hiện tại công tác thi hành án có nhiều chuyển biến tốt vì được quan tâm chú ý chăm lo về mọi mặt nhiều hơn trước. Với một mô hình tổ chức hoàn chỉnh hơn, tính chủ động rộng lớn hơn, có tư thế làm việc chững chạc hơn chắc chắn công tác thi hành án còn đạt hiệu quả cao hơn.

 

 

 

 

 

 

vụ kế hoạch tài chính

 

 

 

quản lý ngân sách ngành tư pháp

*******

 

 

PTS Phạm Quang Vinh

Vụ trưởng Vụ KHTC- Bộ Tư pháp

 

 

 

 

 

Vấn đề ai quản lý và quản lý ngân sách của Toà án nhân dân địa phương như thế nào để đạt hiệu quả cao là 2 vấn đề đang có nhiều ý kiến trong ngành Tư pháp và địa phương.

 

Căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tư pháp đâng quản lý nội dung của Toà án nhân dân địa phương và cơ quan thi hành án dân sự trong cả nước. Bộ Tư pháp nhận kinh phí từ ngân sách Trung ương, cấp phát trực tiếp cho 61 Toà án cấp tỉnh, 600 Toà án cấp huyện, 61 Phòng thi hành án và khoảng 100 công trình xây dựng mới. Các công trình mới và cũ phải làm thủ tục duyệt dự toán, cấp phát, quyết toán hàng năm khoảng 300- 350 công trình.

 

Số lượng các đối tượng quản lý của Bộ về ngân sách quá lớn, quá rộng, trải khắp cả nước từ hải đảo xa xôi đến vùng cao. Việc này, từ trước đến nay chưa có Bộ nào trong Chính phủ tổ chức quản lý như Bộ Tư pháp đang làm.

 

Vì vậy, có ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề quản lý tài chính là lẽ thường tình.

 

Trước khi đi vào phân tích các ý kiến khác nhau về quản lý tài chính ngành, chúng tôi thấy cần phải trình bày cơ sở lý luận lẫn tính pháp lý của việc tổ chức các đơn vị dự toán.

 

 

 

 

 

i. các phương án tổ chức các đơn vị dự toàn trong ngành tư pháp, khả năng lựa chọn giải pháp khả thi.

 

1. Nguyên tắc tổ chức các đơn vị dự toán trong ngành.

 

- Các cơ quan Nhà nước có đủ tư cách pháp nhân, trực tiếp nhận kinh phí do cấp chính quyền giao cho, có người phụ trách kế toán đều có thể tổ chức thành đơn vị dự toán.

 

- Tôn trọng những quy định của pháp luật về tổ chức các đơn vị dự toán các cấp.

 

2. Căn cứ pháp lý để tổ chức các đơn vị dự toán.

 

- Điều lệ quản lý kinh phí hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 24/12/1960 của Hội đồng Chính phủ và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước (điều 7) ban hành kèm theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

 

- Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước, mỗi cấp ngân sách đều tổ chức thành các đơn vị dự toán cấp I liên hệ trực tiếp với cơ quan tài chính Nhà nước để nhận kinh phí của ngân sách cấp cho toàn ngành. Đơn vị dự toán cấp II nhận được ngân sách cấp thông qua đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán cấp III nhận được ngân sách cấp thông qua đơn vị dự toán cấp II. Các đơn vị có ngân sách ngành dọc như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục thống kê, Kho bạc Nhà nước, được tổ chức quản lý theo mô hình trên đây. Ngành thi hành án dân sự hiện nay cũng quản lý theo quy định này (Thông tư liên bộ Tài chính- Tư pháp, số 52- TTLB ngày 3/7/1993). Theo mô hình quản lý này, các Bộ chỉ liên hệ trực tiếp với các tỉnh, cấp tỉnh trực tiếp quan hệ với cấp huyện.

 

Đến nay, sau khi Luật Ngân sách Nhà nước ban hành, mô hình quản lý nói trên vẫn được áp dụng (Thông tư số 09/TC/NSNN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính: "Hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước").

 

3. Mô hình quản lý tài chính Toà án địa phương- một cơ chế tổ chức quản lý đặc thù.

 

Bên cạnh mô hình quản lý tài hcính thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp còn một mô hình quản lý độc đáo mà không đâu có. Đó là mô hình rót trực tiếp kinh phí từ ngân sách Trung ương qua Bộ Tư pháp để chuyển cho các Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện (Thông tư liên bộ Tài chính- Tư pháp số 88/TT- LB ngày 31/12/1992).

 

Đến nay Bộ Tư pháp đã trực tiếp cấp kinh phí cho 61 Toà án cấp tỉnh, 600 Toà án cấp huyện và 61 Phòng thi hành án. Bởi vậy, Bộ Tư pháp đã trở thành cơ quan chủ quản có số lượng đơn vị dự toán trực thuộc lớn nhất trong cả nước.

 

Công tác điều hành Ngân sách ngành dọc với số lượng đơn vị dự toàn lớn và ở rải rác khắp cả nước, không thể tránh khỏi một số trục trặc, khiếm khuyết trong những năm đầu mới quản lý ngân sách ngành dọc.

 

Cho đến nay, một số người còn có ý kiến cho rằng Bộ Tư pháp ôm đồm, không thể với được đến các Toà án cấp huyện, sớm hay muộn cũng phải giao cho Sở Tư pháp hoặc Toà án cấp tỉnh quản lý tài chính Toà án cấp huyện. Thậm chí, có một vài ý kiến cho rằng mô hình quản lý tài chính Toà án địa phương hiện nay là dị dạng không thể tồn tại lâu được.

 

Theo chúng tôi, Bộ Tư pháp cũng không muốn quản lý như vậy.

 

- Tại sao việc Bộ Tài chính- Tư pháp ký văn bản để tạo ra cơ chế đặc thù thì có một không hai từ trước đến nay?

 

Tại sao không giao cho Toà án cấp tỉnh cấp kinh phí cho Toà án huyện?

 

Chúng ta lần lượt phân tích để trả lời hai câu hỏi này.

 

Theo Hiến pháp (điều 127) Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương là cơ quan xét sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Theo Hiến pháp và luật tổ chức Toà án nhân dân thì Toà án tối cao giám đốc việc xét sử của các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm và tái thẩm những vụ án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị.

 

Hiến pháp và pháp luật không quy định các Toà án cấp trên quản lý Toà án cấp dưới. Như vậy, câu hỏi trên là không thể thực hiện được, trái với hiến pháp và luật pháp.

 

Để bảo đảm và tôn trọng quyền độc lập xét xử của Toà án các cấp, điều 16 Luật tổ chức Toà án nhân dân quy định việc quản lý Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân tối cao.

 

- Tại sao không giao cho Sở Tư pháp quản lý tài chính Toà án cấp huyện ?

 

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Điều4, Nghị định 38- CP ngày 4-6-1993 quy định: " Sở Tư pháp, phòng tư pháp, ban tư pháp là cơ quan chuyên môn Uỷ ban nhân dân cùng cấp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn của cơ quan tư pháp cấp trên".

 

Thông tư liên Bộ Bộ Tư pháp - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, số 12/TTLB ngày 26-7-1993 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương không quy định các Sở Tư pháp có nhiệm vụ quản lý tài chính Toà án cấp huyện.

 

Quyết định số 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phân cấp quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân cấp huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh và phòng thi hành án, đội thi hành án cũng không giao cho Giám đốc các Sở Tư pháp quản lý tài chính các Toà án cấp huyện, và phòng thi hành án dân sự.

 

- Quyết định số 143-QĐ-KHTC ngày 21-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế quản lý ngân sách ngành Tư pháp cũng không giao nhiệm vụ cho các Giám đốc Sở Tư pháp quản lý ngân sách các Toà án cấp huyện và ngân sách cơ quan thi hành án địa phương.

 

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh nên Sở Tư pháp là đơn vị trực toán thuộc ngân sách tỉnh, vì vậy ngân sách trung ương không thể chuyển kinh phí về cho đơn vị dự toán trực thuộc nhân sách địa phương. Theo các văn bản pháp quy trước đây Điều 3 - Nghị định 74- CP ngày 24 - 12 - 1960 của Hội đồng Chính phủ về điều kiện quản lý kinh tế hành chính và luật ngân sách Nhà nước ( điều 4, khoản 4, luật ngân sách Nhà nước) hiện nay, ngân sách Trung ương không thể cấp kinh phí cho các cơ quan chuyên môn của địa phương.Vì vậy, chưa có văn bản pháp quy nào giao nhiệm vụ quản lý ngân sách Toà án cấp huyện cho Sở Tư pháp. Phân tích ở góc độ pháp lý có thể kết luận : liên Bộ Tài chính - Tư pháp không có cách nào khác ngoài việc phải cấp kinh phí trực tiếp cho các Toà án cấp huyện. Điều này cũng giải thích căn cứ khoa học và căn cứ pháp lý của những quy định tại Thông tư Liên Bộ Tài chính - Tư pháp số 88- TT- LB ngày 31-12-1992 " Hướng dẫn cấp pháp và quản lý kinh phí ngân sách Nhà nước cho Toà án nhân dân địa phương".

 

Vấn đề quản lý tài chính Toà án cấp huyện đang có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay có 4 loại ý kiến sau đây:

 

a) Giữ nguyên mô hình hiện nay: Bộ Tư pháp cáp kinh phí và

trực tiếp quản lý tài chính cấp huyện.

 

b) Giao cho Toà án nhân dân cấp tỉnh cấp pháp và quản lý tài chính Toà án cấp huyện. Vấn đề này hợp với cơ chế tài chính hiện hành. Bộ Tài chính đang cấp kinh phí cho Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện qua Bộ Tư pháp. Vậy Bộ Tư pháp cáp kinh phí cho Toà án cấp huyện qua Toà án cấp tỉnh là hợp lý và Toà án cấp tỉnh cũng có khả năng cấp phát và quản lý tài chính Toà án cấp huyện.

 

Điều kiện thực hiện mô hình này là tăng cường cán bộ tài chính kế toán cho Toà án cấp tỉnh để có khả năng quản lý tài chính Toà án cấp huyện theo quy định của pháp luật. Mặt khác phải sửa đổi Luật tổ chức Toà án nhân dân để Toà án cấp tỉnh có thêmớchcs năng quản lý - ngoài nhiệm vụ xét xử.

 

c) Giao cho Sở Tư pháp cấp pháp và al tài chính Toà án cấp huyện.

 

Điều kiện thực hiện mô hình này là: Kinh phí của Sở Tư pháp phải đươcl ngân sách Trung ương đài thọ, Bộ Tư pháp trực tiếp cấp kinh phí cho Sở Tư pháp ( hiện nay Sở Tài chính cấp trực tiếp cho Sở Tư pháp ). Nói cách khác Bộ Tư pháp phải trực tiếp quản lý về tổ chức các Sở Tư pháp địa phương.

 

d) Loại ý kiến thứ 4 là thành lập ở mỗi vùng một bộ phận thường trực của Vụ Kế hoạch tài chính để quản lý tài chính của tất cả các đơn vị dự toán của Toà án và thi hành án trên địa bàn của từng vùng. Mô hình này được ví như Vụ Kế hoạch tài chính được nối thêm cánh tay để với được đến cấp huyện, khắc phục tình trạng ở Hà Nội quá xa, không sát với các đơn vị ở cấp huyện.

 

Bốn mô hình trên đây, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng của nó.

 

Thí dụ:

 

Loại thứ 1: Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý.

 

Ưu điểm:

 

- Nắm được thông tin kịp thời, giải quyết cụ thể và trực tiếp yêu cầu của các đơn vị cấp huyện, có biện pháp giải quyết đồng đều nhu cầu trang bị phương tiện làm việc như xe máy, thuyền gắn máy phục vụ công tác xét xử, máy chữ, máy Photcopy …, trang bị đồ gỗ…

 

- kinh phí chi thường xuyên cấp theo định mức cho Toà án cấp huyện, các Toà án nhận được kinh phí trực tiếp, không sợ đôn vị dự oán cấp trên giữ lại một phần. Đây là tâm lý lo âu thực sự, vì đã xảy ra ở một số nơi quản lý kimh phí theo ngành dọc.

 

Nhược điểm:

 

Không giám sát được kịp thời và thường xuyên việc sử dụng kinh phí của các đơn vị cấp huyện.

 

Loại thứ 2: Không phù hợp với quy định hiện nay là các Toà án không có chức năng quản lý đơn vi Toà án cấp dưới. Vấn đề này có thể thực hiện khi Quốc hội sửa lại Luật Tổ chức Toà án nhân dân.

 

Loại thứ 3: Thực hiện mô hình này tương đối thuận lợi, vì Sở Tư pháp đã quản lý về tổ chức các Toà án huyện, có thể quản lý luôn kinh phí các Toà án cấp huyện. Luật Ngân sách lại không cho phép, vì các Sở Tư pháp do Ngân sách địa phương cấp kinh phí, nên Bộ Tư pháp không thể cấp kinh phí của ngân sách Trung ương cho một đơn vị dự toán thuộc ng địa phương.

 

Vậy tại sao Bộ Tư pháp lại giao nhiệm vụ cho các Sở Tư pháp kiểm tra tài chính các Toà án cấp huyện và cơ quan thi hành án. Giao cho Sở Tư pháp quản lý về tổ chức, về biên chế, nhân sự, theo dõi việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước… Tất cả những hoạt động này đều được thể hiện ở sử dụng kinh phí của đơn vị. Vì vậy công tác kiểm tra tài chính của Sở Tư pháp là một nhiệm vụ trong công tác quản lý về mặt tổ chức.

 

Tuy vậy công tác kiểm tra của Sở Tư pháp không thể thay cho việc kiểm tra của Bộ Tư pháp. Vì hai lý do sau đây:

 

- Hoạt động tài chính của ngành Tư pháp cũng như tài chính Nhà nước đều thực hiện hai chức năng: phân phối và giám đốc của tài chính. Hai chức năng này gắn chặt với nhau và được thực hiện thông qua hoạt động của cơ quan tài chính ngành. Một tổ chức không có chức năng phân phối thì cũng không thể thực hiện được chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động của ngành. Phân phối tạo diều kiện cho giám đốc. Ngược lại, giám đốc cho biết việc phân phối có đúng mục đích, đúng địa chỉ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả kinh phí được phân phối hay không.

 

- Các Sở Tư pháp không phân phối kinh phí nên không có căn cứ để kiểm tra giám sát việc sử dụng đồng tiền.

 

- Lý do thứ 2 là các Sở Tư pháp không có cán bộ chuyên môn về tài chính kế toán xét về số lượng lẫn chất lượng để tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất công tác tài chính kế toán của Toà án và thi hành án cấp huyện. Vì vậy điều 15 chương III Quy chế quản lý Ngân sách ngành Tư pháp có quy định là, Vụ kế hoạch tài chính phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc.

 

Loại thứ 4: Thực hiện mô hình này biên chế sẽ phình ra, mặt khác không ai quản lý số cán bộ ở các vùng, hiệu xuất công tác của bộ phận này kém. Bộ phận thường trực không có quyền duyệt chi cho các đơn vị. Do vậy, ở góc độ kế hoạch không cần thiết phải thành lập bộ phận thường trực. Nếu cấp kinh phí cho các Toà án huyện cũng cần thiết chuyển tiền qua khâu trung gian. Nếu ở góc độ kiểm soát sau khi chi thì không nhất thiết cán bộ ở các trạm thường trực mới có thể giám sát được, miễn là có đủ cán bộ và có chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất là cán bộ của vụ Kế hoạch tài chính đi kiểm tra các đơn vị trực thuộc.

 

Đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành, Vụ kế hoạch tài chính Bộ Tư pháp ở góc độ đè tài khoa học đã lấy ý kiến về mô hình quản lý tài chính cấp huyện như sau:

 

Trong số 592 ý kiến trả lời thì có:

+ 63% ý kiến đề nghị giữ nguyên mô hình hiện nay.

+ 23% ý kiến đề nghị cấp kinh phí qua Sở Tư pháp.

+ 14% ý kiền đề nghị cấp kinh phí qua Toà án cấp tỉnh.

 

Mô hình quản lý hiện nay đã được thể nghiệm trong thực tiễn quản lý tài chính ngành.

 

4. Mô hình tổ chức quản lý tài chính đặc thù đã được thực tiễn kiểm nghiệm.

 

Trong thảo luận, cũng có ý kiến cho rằng: quản lý tài chính Toà án địa phương là do luật định, nhưng pháp luật do con người đặt ra nên cũng có thể quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn khách quan, nên phải sửa luật. Một số người đang đề nghị Đảng và Nhà nước sửa lại Điều 16 Luật Tổ chức Toà án nhân dân, giao lại công tác quản lý tổ chức, tài chính cho Toà án nhân dân tối cao nhằm bảo đảm nguyên tắc công tác quản lý tổ chức gắn liền với nhiệm vụ chính trị.

 

Về lý luận thực tiễn cho thấy cho một cơ chế quản lý đúng đắn phù hợp với hoạt động thực tiễn, nó sẽ phát huy được các nguồn lực, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống để thực hiện mục tiêu lâu dài cũng như những nhiệm vụ trước mắt.

 

Trong năm đầu (1993) thực hiện nhiệm vụ quản lý trực tiếp các Toà án cấp huyện, Bộ Tư pháp đã đề ra những nguyên tắc quản lý ngân sách ngành như sau:

 

- Bám sát định mức chi tiêu của tài chính Nhà nước đối với cấp tỉnh và cấp huyện, cấp phát đầy đủ và kịp thời chi thường xuyên theo hạn mức kinh phí được cấp hàng quý phục vụ nhiệm vụ xem xét và thi hành án, thực hiện tiết kiệm chi ngân sách.

 

- Tập trung đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư tập trung và nguồn vốn chống xuống cấp trong kinh phí hành chính sự nghiệp, thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư trên cơ sở bảo đảm cân đối với nguồn vốn và công bằng, chú ý đến những đơn vị mà cơ sở vật chất quá thấp kém, các tỉnh miền núi và biên giới.

 

Từng bước đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và điều kiện làm việc của cơ sở.

 

Thực hiện kiểm tra thanh tra việc sử dụng vốn, kết hợp kiểm tra của Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp, kiểm tra của ngành Tư pháp với kiểm tra của Đảng và các ngành khác.

 

Trong gần 4 năm qua, những nguyên tắc quản lý Ngân sách ngành nói trên được cụ thể hoá bằng những văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ về lập ngân sách, cấp phát, sử dụng kinh phí được cấp, kế toán và quyết toán ngân sách.

 

Kết quả đạt được trong 4 năm qua đã chứng minh mô hình quản lý tài chính ngành hiện nay bước đầu đã tập trung được mọi cố gắng của toàn ngành, tranh thủ được sự ủng hộ của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài về xây dựng cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá công tác xem xét của ngành Toà án và thi hành án địa phương.

 

- ưu điểm của mô hình này là phù hợp với quy định của pháp luật, tập trung trách nhiệm và kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành, kinh phí của các Toà án huyện được cấp trực tiếp đều đặn và kịp thời không sợ "hao hụt" khi nhận kinh phí từ ngân sách Trung ương phải qua khâu trung gian là cấp tỉnh như ngành thi hành án hiện nay hoặc ở một số ngành khác.

 

- Đề cao được trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong khi sử dụng kinh phí của ngân sách.

 

- Nhược điểm của mô hình này là Bộ không giám sát được kịp thời và thường xuyên việc sử dụng kinh phí của các đơn vị, hành vi sử dụng kinh phí trái chế độ, gian lận và sai sót có cơ hội phát sinh.

 

ii. nội dung công tác quản lý tài chính ngành tư pháp.

 

1. Nhiệm vụ bao trùm của công tác quản lý tài chính là phải nắm cho được và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực được đưa vào phục vụ cho hoạt động của ngành.

 

Dưới hình thức giá trị, các nguồn lực được huy động vào hoạt động của ngành bao gồm:

 

1. Kinh phí HCSN do ngân sách Nhà nước cấp.

 

2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ngân sách của Nhà nước.

 

3. Tài sản cố định hiện có.

 

4. án phí và lệ phí do pháp luật quy định.

 

5. Sự trợ giúp của nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

 

Đến nay, sau 4 năm quản lý ngành, chúng ta mới nắm được và điều hành tương đối có hệ thống và có quy định của hai nguồn vốn đầu, còn ba nhồn vốn còn lại chưa có khả năng theo dõi toàn ngành một cách đầy đủ và có hệ thống, các nguồn lực này đang nằm ở cơ sở.

 

Các nguồn lực nói trên được tập trung, phân phối và sử dụng theo một quy trình thống nhất từ khâu lập dự toán, cấp phát, hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán. Trong quy trình này, công tác kiểm tra giám sát bao giờ cũng là điều kiện cần thiết cho việc phân phối đúng mục đích và tiết kiệm.

 

2. Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính ngành là xây dựng và củng cố bộ máy quản lý tài chính ngành.

 

a. Cán bộ quản lý tài chính ngành ở cơ sở.

 

Cán bộ quản lý tài chính ngành ở cơ sở bao gồm thủ trưởng đơn vị và kế toán hoặc hầu hết Toà án cấp huyện chưa có kế toán chuyên trách, do vậy họ có cớ để biện minh cho những việc làm sau phạm chế độ tài chính kế toán của mình.

 

Vì vậy, trong toàn bộ công tác xây dựng và củng cố bộ máy tài chính kế toán của ngành, vấn đề củng cố bộ máy tài vụ kế toán ở Toà án cấp huyện là cần thiết và là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình quản lý tài chính ngành tư pháp.

 

b. Củng cố và tăng cường cán bộ cho Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Tư pháp.

 

Vụ kế hoạch tài chính đựơc thành lập theo Quyết định số 531b/QĐ -TC ngày 11/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính kế toán, tài sản của toàn ngành. Trong 4 ănm hoạt động, Vụ kế hoạch tài chính đã cố gắng làm đủ các khâu nói trên nhưng hiện nay khâu yếu nhất trong toàn bộ công tác của vụ là chưa thiết lập được cơ chế giám sát thường xuyên và có hiệu quả việc sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước tại các đơn vị dự toán. Trong hoạt động của Vụ đều thể hiện sự bất cập, hiện tượng quá tải thường xuyên xảy ra trong mọi khâu quản lý XDCB, cấp phát, kiểm tra kế toán và quyết toán…

 

Tóm lại:

 

Toà án Tối cao không phải là cơ quan tài chính cấp trên của TAND địa phương. Toà án cấp tỉnh, Sở Tư pháp cũng không phải là cơ quan tài chính cấp trên của TAND cấp huyện. Giữa các Toà án có tính độc lập nhất định. Toà án các cấp, Sở Tư pháp các tỉnh không thể dùng sự phụ thuộc về ngân sách để gây ảnh hưởng đối với hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới chỉ có Bộ Tư pháp là cơ quan tài chính cấp trên của các TAND và cơ quan thi hành án địa phương.

 

Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính ngành Tư pháp, từ năm 1993 đến nay, Bộ Tư pháp đã từng bước xây dựng được cơ chế quản lý mói phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức hệ thống Toà án và quản lý Toà án địa phương: xét xử độc lập, khách quan, công bằng, chỉ tuân theo pháp luật.

 

Cơ chế quản lý mới phù hợp với hoạt động thực tiễn của các cơ quan xét xử, bước đầu đã tập hợp và phát huy được các nguồn lực, đề cao được trách nhiệm của cả hệ thống để thực hiện mục tiêu lâu dài cũng như nhiệm vụ trước mắt.

 

Bốn năm vừa xây dựng vừa vận hành một cơ chế mới đặc thù chưa có tiền lệ, bản thân nó còn có những thiếu sót và yếu kém cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề là cần khắc phục gấp những yếu kém nói trên để phát huy mạnh mẽ công tác hậu cần cho sự nghiệp tư pháp trong công cuộc đổi mới của đất nước.

 

3. Nguyên nhân của những yếu kém.

 

Khách quan.

 

a. Chuyển đổi cơ chế quản lý, thiếu sự chuẩn bị về mặt tổ chức cán bộ.

 

Trước năm 1993 các Sở tài chính cấp phát kinh phí cho Toà án tỉnh và các Phòng Tài chính huyện cấp phát kinh phí cho Toà án quận, huyện.

 

Từ năm 1993 đến nay tập trung về NSTƯ, cấp phát và quản lý vào một mối là Bộ Tư pháp, từ chỗ nhiều đầu mối quản lý và giám sát trực tiếp đến chỗ một đầu mối và giám sát gián tiếp.

 

Do đó đã tạo ra:

 

- Đầu mối quản lý qúa lớn, diên quản lý quá rộng, gây hiện tượng quá tải dẫn đến buông lỏng trong quản lý vì không có khả năng với tới, nên không phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót trong quản lý.

 

b. Do tiêu cực của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến những người làm công tác tài chính kế toán ở đơn vị - Những người này không có nghiệp vụ TCKT, không được tập huấn - làm cho hiện tượng tiêu cực có mảnh đất phát triển, lạm dụng, lãng phí, sai chế độ và tham ô…

 

 

 

 

Chủ quan .

 

a) Công tác quản lý tài chính kế toán chưa được coi trọng đúng mức. Sau 4 năm quản lý ngành mà bộ máy tài chính kế toán từ Trung ương đến cơ sở chưa được củng cố và tăng cường ngang với tầm của nhiệm vụ.

 

ở cấp huyện, còn đến 80% kế toán Toà án là cán bộ kiêm nhiệm, không được đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống nghiệp vụ TCKT.

 

Đã 4 năm quản lý ngành mà đội ngũ chủ tài khoản chưa được tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính kế toán ( đến nay mới được tập huấn luật NSNN và kiểm kê tài sản cố định ).

 

b. Chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên của chi bộ Đảng, tập thể công nhân viên chức đối với việc chi tiêu của chủ tài khoản và kế toán. Chưa đảm bảo dân chủ trong quản lý tài chính kế toán, còn có hiện tượng khoán trắng cho một số người trong việc sử dụng kinh phí được cấp.

 

c. Hệ thống tổ chức cơ quan tư pháp còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, thẩm quyền quản lý tài chính chưa được phân định phù hợp với tính chất và đặc thù của từng loại cơ quan Toà án và thi hành án.

 

Các Sở Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng lại không có khả năng tự tổ chức kiểm tra điịnh kỳ hoặc đột xuất công tác tài chính kế toán của các Toà án và thi hành án cấp huyện vì các Sở Tư pháp không có cán bộ chuyên trách về tài chính kế toán để quản lý cấp huyện, các Sở khôpng phân phối kinh phí cho Toà án cấp huyện nên khoong có căn cứ để kiểm tra.

 

d. Đội ngũ cán bộ tài chính kế toán vừa thiếu về số lượng vừa kém về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, do chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Thêm vào đó chính sách và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ tài chính kế toán còn nhiều điều bất hợp lý làm cho đội nhũ cán bộ tài chính kế toán vốn đã yếu lại không chuyên tâm vào nghề nghiệp, muốn chuyển sang làm công tác xét xử.

 

 

 

 

 

iii. một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tư pháp.

 

A. Một số quan điểm chủ yếu.

 

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ngành tư pháp theo quan điểm nào?

 

Về nguyên tắc, cơ chế quản lý tài chính phụ thuộc vào tổ chức và hoạt động của các Toà án và thi hành án. Vấn đề này đang còn có những ý kiến khác nhau, các ý kiến này được đề cập đến hai vấn đề sau:

 

- Tổ chức và hoạt động của Toà án và thi hành giữ nguyên như hiện nay.

 

- Nên thành lập Toà án khu vực gồm hai hay một số quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh thay cho Toà án cấp huyện để hình thành tổ chức Toà án theo cấp xét xử.

 

Vấn đề này có liên quan đến việc tổ chức cơ quan điều tra, truy tố và thi hành án có theo khu vực hay không?

 

Các ý kiến trên đây đang được bàn bạc ở góc độ lý luận.

 

Tính thực tiễn của công tác quản lý yêu cầu quán triệt các quan điểm sau đây khi đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ngành:

 

1. Tổ chức và hoạt động của TAND trong khuôn khổ Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.

 

2. Chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp trực tiếp Quyết định ngân sách của TAND và cơ quan thi hành án địa phương (quyết định số 173/TTg ngày 16/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ).

 

3. Kinh phí chi cho TAND và thi hành án địa phương do NSTƯ đảm nhiệm.

 

Sở dĩ đưa ra các quan điểm này vì hiện nay cũng có những quan điểm khác như sau:

 

- Giao cho TAND tối cao quản lý về mặt tổ chức và kinh phí của TAND địa phương.

- Giao cho các Sở Tư pháp quản lý về mặt kinh phí để phù hợp với việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao cho Giám đốc Sở Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

 

Phạm vi của hội thảo này, không cho phép đề xuất mô hình quản lý tài chính khi nó được chuyển giao cho TAND tối cao hay cho Sở Tư pháp. Vì lý do sau đây:

 

a. Khi đã chuyển công tác quản lý về mặt tổ chức và ngân sách từ Bộ Tư pháp sang TAND tối cao, có nghĩa là phải xây dựng một cơ chế quản lý tài chính mới của ngành Toà án, còn ngành Tư pháp chỉ còn quản lý ngân sách của các cơ quan thi hành án địa phương.

 

b. Mặt khác khi chuyển công tác quản lý ngân sách của TAND và cơ quan thi hành án địa phương cho các Sở Tư pháp quản lý cũng có nghĩa là chuyển cho chình quyền địa phương quản lý ngân sách; hai ngành này; kinh phí từ NSTƯ đài thọ được chuyển cho ngân sách địa phương đài thọ. Vì theo điều 4, Luật NSNN, Bộ Tư pháp không được cấp phát kinh phí của NSTƯ cho một đơn vị dự toán (Sở Tư pháp) thuộc NSĐP để cấp lại cho các TAND và cơ quan thi hành án địa phương. Do vậy, Sở Tư pháp muốn quản lý ngân sách của Toà án và cơ quan thi hành án địa phương thì Bộ Tư pháp phải chuyển giao công tác này cho chính quyền địa phương. Cũng có phương án chuyển toàn bộ ngân sách của Sở Tư pháp cho NSTƯ đài thọ. Đây là vấn đề lâu dài không thể giải quyết ngay được.

 

A. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ngành tư pháp.

 

Tư tưởng chế tạo để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ngành tư pháp là:

 

- Đề ra những biện pháp khắc phục những yếu kém hiện nay trong công tác quản lý tài chính.

 

- Tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quản lý mà lâu nay chưa làm được, hoặc có làm nhưng chưa có hệ thống và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngành.

 

1. Chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách ngành, thực hiện, nghiêm chỉnh Luật ngân sách Nhà nước, khắc phục tình trạng buông lỏng, quản lý ngân sách Nhà nước.

 

Thông thường mọi người đều cho rằng ở các cơ quan bảo vệ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật được mọi người đề cao và tôn trọng, đặc biệt đồng chí thủ trưởng các Toà án và cơ quan thi hành án lại càng chăm lo đến công tác bảo vệ pháp luật hơn ai hết.

 

Thực tế cho thấy không phải luôn luôn như vậy, ở nhiều nơi, kỷ luật tài chính và kế toán không được tôn trọng, nhiều quy phạm pháp luật viết rất rõ ràng và được hướng dẫn đầy đủ, được nhắc nhở nhiều lần nhưng không được các thủ trưởng đơn vị, kế toán và cán bộ công nhân viên chức thực hiện nghiêm chỉnh, thậm chí có nơi có lúc còn cố ý làm trái.

 

Nói chấn chỉnh công tác quản lý tài chính ngành, nghe rất đơn giản nhưng thực hiện không phải dễ. Đây là cả quá trình "vừa xây, vừa chống", cụ thể:

 

a. Xây dựng quan điểm đúng đắn về ý thức tôn trọng pháp luật ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cung cấp cho các đơn vị, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, các văn bản pháp quy để biết và nghiêm chỉnh thực hiện.

 

- Tập huấn nghiệp vụ tài chính kế toán cho các chủ tài khoản và người làm công tác kế toán để họ làm theo đùng pháp luật, giúp họ nâng cao trình độ quản lý tài chính.

 

- Tập huấn Luật NSNN cho cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong ngành, thực hiện nghiêm chỉnh Luật NSNN. Điều này cũng có nghĩa là tăng cường nghiệp vụ quản lý tài chính, từ khâu lập dự toán, cấp phát thanh toán đến quyết toán chi ngân sách hàng năm cho đội ngũ cán bộ trong ngành.

 

b. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, có đạo đức và lối sống trong sáng, có nghiệp tài chính kế toán.

 

Trước mắt, xác định số biên chế cán bộ tài chính kế toán chuyên trách ở cấp huyện, từng bước bồi dưỡng những cán bộ tài chính kế toán đã được đào tạo trung cấp, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho số cán bộ kế toán chưa được đào tạo một số kiến thức tối thiểu để đáp ứng yêu cầu trước mắt. Số người làm công tác kế toán chưa được đào tạo đến tháng 2/1997 là 275 người, chiếm 39% số cán bộ tài chính kế toán của các Toà án và thi hành án địa phương.

 

Cán bộ kế toán kiêm nhiệm công tác khác ( văn thư đánh máy) được bồi dưỡng thêm cho thời gian kiêm nhiệm. Ngược lại, nơi nào thẩm phán, thư ký kiêm công tác kế toán cũng được bồi dưỡng thêm trong thời gian kiêm nhiệm .

c. Thực hiện dân chủ hoá công tác quản lý ngân sách tại các đơn vị dự toán, ngăn ngừa tình trạng khoán trắng việc chỉ tiêu cho Chánh án và kế toán, dẫn đến tuỳ tiện và cố ý làm trái các quy định, các chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.

 

Dân chủ hoá công tác quản lý ngân sách cũng có nghĩa là đề cao vai trò kiểm soát, vai trò giám sát của CNVC , tổ chức Đảng đoàn thể đối với việc sử dụng kinh phí được cấp tại các đơn vị dự toán.

 

Nội dung việc dân chủ hoá trong quản lý ngân sách ngành Tư pháp bao gồm một số vấn đề sau đây:

 

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán, phổ biến cho công nhân viên chức về định mức cấp phát kinh phí hàng năm do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, các chế độ phụ cấp, trợ cấp của Nhà nước cho công nhân viên chức.

 

- Hàng năm, Chánh án Toà án nhân dân và trưởng phòng thi hành án địa phương phải báo cáo công khai kinh phí được cấp, tình hình sử dụng kinh phí tại đơn vị cho công nhân viên chức biết, kiểm tra và giám sát việc chi tiêu của thủ trưởng và kế toán.

 

- Thực hiện quyền kiểm tra, giám sát về tài chính của tổ chức Đảng, công đoàn đối với việc chi tiêu của thủ trưởng và kế toán.

 

Củng cố tổ chức thanh tra công nhân viên chức trong cơ quan, xây dựng quy chế giám sát thanh tra CNVC đối với hoạt động tài chính, mua sắm tài sản, xây dựng trụ sở nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

 

- Đề cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Kinh ngiệm cho thấy, ở đâu vi phạm nguyên tắc tài chính, chi sai chế độ Nhà nước thì ở đó vi phạm quyền làm chủ của người lao động, tồn tại mảnh đất quan liêu phát sinh thái độ xấu về đạo đức của CNVC, khiếu nại, tố cáo và mất đoàn kết. Để ngăn ngừa hiện tượng noí trên cần đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trướng đơn vị dự toán, vấn đề này được ghi cụ thể ở điều 26 Luật NSNN … Vấn đề nói trên đã được bộ quy định trong Thông tư số 504 - KHTC ngày 14/7/1997 và đã ghi trong NQTƯ III ( khoá VIII).

 

2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính kế toán, thieets lập cơ chế giám sát thường xuyên và có hiệu quả việc sử dụng Ngân quỹ Nhà nước tại các đơn vị dự toán.

 

Hầu hết chi Ngân sách Nhà nước được thực hiện ở cơ sở, việc kiểm tra thường xuyên và sát sao các quyết định chi tiêu của các Chánh án, trưởng phòng thi hành án ở rải rác khắp cả nước là khâu quan trọng nhất để hoàn thiện cơ chế quản lý luật sư ngành trong tình hình hiện nay.

 

Quy trình giám sát chi ngân sách bao gồm:

 

- Thẩm tra dự toán chi hàng năm, dự toán chi thường xuyên của các đơn vị, dự toán chi tiêu mục tiêu ( giám sát trước khi chi ).

 

- Giám sát toàn bộ quá trình chấp hành ngân sách.

 

+ Giám sát việc cấp phát và sử dụng ngân sách .

 

+ Giám sát và điều hành công tác kế toán của các đơn vị dự toán.

 

- Thu nhập báo cáo quyết toán quý, năm, thanh tra công tác chấp hành ngân sách ở các đơn vị dự toán và nhận xét công tác chấp hành ngân sách, công tác kế toán ngân sách, chấp hành các chế độ tài chính và kỷ luật tài chính kế toán.

 

Để thực hiện quy trình giám sát nói trên, ngoài việc kiểm tra trước khi chi, cần kiểm tra tài chính kế toán tại chỗ đối với các đơn vị cụ thể như sau:

 

- Bộ Tư pháp kiểm tra thường xuyên đối với các Toà án tỉnh, phòng thi hành án, ít nhất mỗi năm một lần, nhiều nhất là hai lần.

 

- Sở Tư pháp cùng với chuyên viên của Bộ Tư pháp kiểm tra thường xuyên các Toà án cấp huyện ít nhất mỗi năm một lần.

 

- Tiến hành kiểm tra đột xuất các vụ việc theo đơn thư khiếu tố hoặc khi xuất hiện tình hình tài chính không bình thường ( nợ nần lớn, sử dụng kinh phí không đúng mục đích).

 

- Thực hiện kiểm tra liên ngành kiểm tra của Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao đối với các Toà án nhân dân địa phương. Kiểm tra của các ngành ở địa phương như đoàn kiểm tra toàn diện của liên ngành : hoạt động nhân dân tỉnh, Ban nội chính tỉnh uỷ, thanh tra hay Viện Kiểm sát tỉnh, Sở Tư pháp đối với các TAND cấp huyện và cơ quan thi hành án địa phương.

 

 

3. Chấn chỉnh công tác quản lý cộng sản.

 

a. Tình hình quản lý tài sản hiện nay.

 

Tài sản của ngành Tư pháp bao gồm đất đai, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc, thết bị giao thông… theo thống kê chưa đầy đủ, giá trị tài sản của toàn ngành hiện nay khoảng trên 500 tỷ đồng ( không kể đất đai) , trong đó: vốn đầu tư mới từ năm 1993 đến nay khoảng trên 400 tỷ đồng. Cùng với việc tăng nhanh vốn đầu tư của Nhà nước, tài sản công trong toàn ngành đã tăng nhanh trong 4 năm qua.

 

Công tác quản lý tài sản hiên nay chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:

 

- Giá trị tài sản ( nhà, đất) không được thể hiện trong hệ thống tài sản cỷa cơ quan, không theo dõi để đánh giá giá trị còn lại hàng năm hoặc định kỳ. Khi xây dựng được trụ sở mới, việc chuyển nhượng trụ sở cũ, Bộ cũng không biết, do địa phương quyết định.

 

Năm 1993, khi chuyển công tác quản lý ngân sách các Toà án nhân dân từ địa phương về Trung ương quản lý theo quyết định số 173/TTg ngày 16/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ không lập biên bản bàn giao tài sản giữa Bộ Tư pháp với các Uỷ ban nhân dân địa phương. Do đó có tình trạng khi đầu tư xây dựng mới thì Bộ Tư pháp bỏ vốn, khi sử dụng, thuyên chuyển thì do địa phương quyết định.

 

- Một số Toà án và Phòng thi hành án lấy nhà đất được cấp cho cá nhân trong nước thuê, cho cán bộ công nhân viên ở nhưng không thu tiền nhà, tiền điện nước để giảm chi, hoặc có thu thì cũng còn thấp xa so với thực tế sử dụng.

 

- Các Toà án, các Đội thi hành án chỉ quan tâm đến việc khai thác sử dụng, chưa quan tâm đến bảo quản sửa chữa.

 

- Cơ quan Bộ Tư pháp trực tiếp là Vụ Kế hoạch tài chính chưa nắm được tình hình sử dụng nhà đất, tài sản của các đơn vị trực thuộc một số đơn vị tự động thanh lý đổi trác Bộ cũng không biết. Bộ chỉ biết cấp phát kinh phí để mua sắm sửa chữa đơn thuần một chiều từ ngân sách Nhà nước, không biết việc sử dụng tài sản ở tại đơn vị, thậm chí việc sử dụng xe máy, ô tô vào việc riêng để xảy ra tai nạn hư hỏng cơ quan lại bỏ tiền sửa chữa Bộ cũng không biết.

 

- Một số địa phương, trụ sở của Toà án hiện nay vẫn tiếp tục trả tiền thuê nhà nhưng vẫn phải xin Bộ tiền để sửa chữa thường xuyên trụ sở. Như vậy là ngân sách phải chi 2 lần cho cùng một công việc.

 

b. Yêu cầu của công tác quản lý tài sản.

 

- Nắm chắc và đầy đủ những tài sản những tài sản hiện có để khai thác, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả để phục vụ nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.

 

- Xây dựng các quy chế quản lý, sử dụng tài sản áp dụng thống nhất trong cả nước nhằm sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả.

 

- Xây dựng tiêu chuẩn cấp trang thiết bị, phương tiện đi lại và phương tiện phục vụ công tác xét xử.

 

Công tác kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ vào 0h ngày 1/1/1998 là nhằm thực hiện bước đầu yêu cầu này.

 

4. Tăng cường công tác quản lý thu sự nghiệp: án phí, lệ phí.

 

Theo quy định của pháp luật, ngành tư pháp đang trực tiếp quản lý các khoản thu sau:

 

a. Thu án phí và lệ phí.

 

b. Thu tiền hoặc tài sản mà mỗi đương sự phải nọp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

 

Hai khoản thu này hàng năm đạt từ 60-70 tỷ đồng.

 

Theo quy định hiện nay, số thu này đang được thu nộp vào ngân sách địa phương, do vậy Bộ Tư pháp chưa thể tổ chức thu nộp vào ngân sách địa phương, do vậy Bộ Tư pháp chưa thể tổ chức thu nộp vào NSTƯ và có thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép trích để lại cho toàn ngành một phần kinh phí để mua sắm thêm phương tiện làm việc.

 

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang cùng Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết việc thu nộp, sử dụng, quản lý án phí lệ phí Toà án theo Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về lệ phí án, phí Toà án.

 

 

 

5. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng.

 

Công tác đầu tư xây dựng của ngành tư pháp có đặc thù sau đây:

 

- Các công trình xây dựng trụ sở ngành Toà án và thi hành án thuộc nhóm C nên không phân biệt các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án và thực hiện dự án. Các công trình ở rải rác khắp cả nứơc.

 

- Các chủ đầu tư đều chưa biết cách quản lý dự án đầu tư, hầu hết phụ thuộc vào tư vấn hoặc bên B.

 

Từ đặc điểm trên, công tác quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Tư pháp gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể;

 

- Nhiều công trình đã xây dựng xong, quyết toán đã được duyệt, vốn đã cấp đủ, khi đó Chánh án mới đề nghị Bộ thanh toán tiền khảo sát thiết kế, giải phóng mặt bằng. Một số công trình, khi thi công, A và B tự thoả thuận thay đổi thiết kế và dự toán nhưng không trình Bộ duyệt nên gặp khó khăn khi thanh toán.

 

- Số cán bộ chuyên trách công tác đầy tư xây dựng của Vụ KHTC ít (5 người), phải quản lý trên 500 công trình xây dựng mới ở rải rác trong cả nước, do đó gây nên quá tải cho Vụ KHTC, không có thời gian đến các công trình để kiểm tra, xét duyệt các hạng mục phát sinh, tham gia tổ chức nghiệm thu và thẩm định quyết toán.

 

Trước tình hình này, để tăng cường công tác quản lý đấu tư và xây dựng, cần thuê tư vấn theo quy định của Nhà nước giúp Bộ trưởng thẩm định dự toán, tổ chức đấu thầu, xét duyệt quyết toán và tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại hiện trường.

 

6. Củng cố Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ Tư pháp.

 

Củng cố Vụ KHTC trên cả hai mặt sau đây:

 

a. Tăng thêm biên chế:

 

- Tăng thêm biên chế để có người chuyên trách công tác quản lý tài sản toàn ngành.

 

- Tăng thêm người đi kiểm tra tài chính và kế toán theo kế hoạch kiểm tra trọng điểm của Vụ.

- Tăng thêm người để kiểm tra công tác xây dựng cơ bản của ngành ở rải rác khắp cả nước.

 

- Tăng thêm biên chế để có thể tổng hợp được tình hình thu sự nghiệp trong cả nước.

 

b. Tăng cường kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ tài chính thuộc Vụ KHTC, thực hiện giám sát, kiểm tra nội bộ.

 

- Vụ phải ban hành quy chế điều hanh ngân sách theo quy định của Luật NSNN.

 

- Điều hành và giám sát công tác tài chính kế toán và công việc của cán bộ trong Vụ.

 

- Lập kế hoạch điều hành và tổ chức điều hành công tác trong Vụ để thực hiện ngân sách và công tác kế toán.

 

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong Vụ.

 

- Phân công sắp xếp cán bộ trong Vụ theo nguyên tắc:

Cán bộ phụ trách địa phương nào phải chịu trách nhiệm cá nhân về tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin để giúp Vụ quản lý ngân sách ngành.

 

- Định kỳ, thực hiện luân chuyển cán bộ trong việc phân công phụ trách tỉnh để có quan điểm mới trong việc giải quyết các vấn đề địa phương địa phương đề xuất.

 

C. Hiện đại hoá kỹ thuật quản lý tài chính trong Vụ.

 

- Đưa dự án thông tin vào quản lý tài chính ngành, để rút ngắn thời gian tổng hợp, tăng thêm độ chính xác và kịp thời, cố gắng nối mạng đến 61 tỉnh thành về quá trình lập và chấp hành ngân sách.

 

Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ngành nói trên đang được từng bước triển khai trong thực tiễn quản lý. Ví dụ:

 

- Vấn đề dân chủ công tác quản lý ngân sách đã được ghi trong Nghị quyết Trung ương III khoá 8.

 

- Vấn đề quản lý cộng sản, vấn đề tập huấn tài chính kế toán.

 

- Vấn đề chấn chỉnh công tác tài chính kế toán ở Toà án cấp huyện.

 

Cơ chế quản lý ngân sách ngành là một bộ phận của cơ chế quản lý ngành, vì vậy nó phải thay đổi khi cơ chế quản lý ngành được điều chỉnh và cải tiến. Về lâu dài, vấn đề quản lý ngành còn tiếp tục được thay đổi theo đà đổi mới của đất nước.

 

Do tính thực tiễn của công tác quản lý, xin phép chỉ đề cập đến những vấn đề nói trên trong khuôn khổ hội thảo kỳ này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

mô hình quản lý ngân sách

ngành tư pháp

 

 

 

 

 

 

 

Quản lý Ngân sách theo cấp chính quyền

Quản lý Ngân sách theo

ngành dọc

Bộ Tư pháp

TAND địa phương

Cơ quan thi hành án

ngân sách Trung ương (NSTƯ)

Cấp I

- Các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội,

các đoàn thể chính trị T.Ư

Cấp I

Cấp I

Cấp I

ngân sách cấp tỉnh, tp trực thụôc t.Ư (NST)

Cấp I

- Các cơ quan thuộc cấp tỉnh

Cấp II

Cấp III

Cấp II

ngân sách cấp huyện (Nsh)

ngân sách cấp xã (nsx)

Cấp I

 

 

Cấp I

- Các cơ quan thuộc cấp huỵên

 

- Các cơ quan thuộc cấp xã

Cấp III

Cấp III

Cấp III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

mô hình quản lý

kinh phí hành chính sự nghiệp

 

 

 

 

Trước khi có Luật Ngân sách Nhà nước

Quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

Thực hiện năm 1997

Ngân sách giáo dục, y tế được phân cấp như sau:

Các tỉnh cấp chi thường xuyên cho các Sở, ngân sách tỉnh cấp phát trực tiếp cho Phòng Tài chính huyện để cấp cho các trường, bệnh việc thuộc huyện. Riêng kinh phí của các chương trình mục tiêu do NSTƯ cấp phát cho Bộ Giáo dục và Bộ Y tế để 2 Bộ này phân phối về cho các tỉnh có ghi rõ từng trường và từng bệnh viện.

 

Quy định chung của Luật Ngân sách Nhà nước, cơ quan Tài chính cấp kinh phí cho các cơ sở thuộc ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương qua hệ thống kho bạc Nhà nước. Các cơ quan chủ quản chỉ có nhiệm vụ phân bổ ngân sách được giao cho các đơn vị trực thuộc để chuyển cho cơ quan tài chính cấp phát. Tiền từ kho bạc Trung ương sẽ chuyển đến các kho bạc tỉnh và huyện trong cả nước. Phương thức cấp phát này đang áp dụng cho vốn đầu tư xây dựng.

Bộ Tài chính và các Sở Tài chính mới trực tiếp cấp phát được cho các cơ quan có ít đơn vị dự toán cấp II và cấp III. Riêng Bộ Tư pháp, do có nhiều đơn vị dự toán cấp dưới nên được Bộ Tài chính uỷ quyền cho phân phối hạn mức kinh phí đến các đơn vị trực thuộc.

Từ trước đến nay, pháp luật không cho phép một đơn vị dự toáng được sử dụng kinh phí từ 2 cấp ngân sách khác nhau. Vì tạo sơ hở trong quản lý, mầm mống của những tiêu cực mà thời gian qua được phát hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh ninh bình cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sở Tư pháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

………..****……….. …………………………..

 

 

 

nâng cao hiệu lực quản lý đổi mới hình sự tư pháp ở tỉnh ninh bình

(Trích)

 

 

 

Báo cáo tham luận của ngành Tư pháp Ninh Bình

tại Hội nghị chuyên đề của Bộ Tư pháp tại Đà Lạt (1997)

…...*…..

 

 

 

 

 

Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến vai trò của Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Tư pháp nói chung và công tác tổ chức và cán bộ của ngành nói riêng.

 

Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp Ninh Bình được thành lập ngày 21/11/1993 theo Quyết định số 136 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Ninh Bình. Thành viên Ban cán sự Đảng là các đồng chí trong Ban lãnh đạo Sở, đồng chí Bí thư Chi bộ và đồng chí Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính- Tổng hợp. Đối với công tác tổ chức cán bộ, Ban cán sự Đảng Sở có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng về tổ chức cán bộ. Quyết định những vấn đề tổ chức cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Phương thức hoạt động của Ban cán sự Đảng Sở là làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phục trách và quyết định theo đa số.

 

Căn cứ vào quy chế tổ chức và cán bộ của Thường vụ Tỉnh uỷ, từ khi thành lập đến nay Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp Ninh Bình căn cứ vào các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và điều kiện hoàn cảnh thực tế ở địa phương đã cho ý kiến vào các đề án của ngành trình UBND tỉnh trong việc tổ chức bộ máy của ngành theo danh mục chức vụ cán bộ được phân cấp, quyết định việc thực hiện chỉ tiêu biên chế được giao, nhận xét đánh giá cán bộ, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tiếp nhận, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách chế độ đối với cán bộ trong ngành. Cụ thể:

 

Ban cán sự Đảng Sở đã phối hợp với thường trực cấp uỷ các huyện thị thực hiện Quyết định 634 của UBND tỉnh thành lập được 7 phòng tư pháp huyện thị trên tổng số 8 đơn vị huyện thị trong tỉnh. Bố trí đề bạt 9 cán bộ làm Trưởng, Phó Phòng Tư pháp, 8 Chấp hành viên được bổ nhiệm là Đội trưởng Đội thi hành án, 15 thẩm phán được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án TAND huyện, thị.

 

…….

 

Đối với những cán bộ thoái hoá, biến chất, vi phạm kỷ luật Ban cán sự Đảng có thái độ kiên quyết xử lý. Năm năm qua, Ban cán sự Đảng đã xem xét quyết định xử lý 5 trường hợp vi phạm kỷ luật, trong đó kỷ luật buộc thôi việc 3 trường hợp, 2 trường hợp cảnh cáo và khỉên trách. Bên cạnh đó, Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp cũng đã xem xét quyết định một số trường hợp thuyên chuyển công tác theo yêu cầu nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể ở địa phương.

 

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp luôn luôn tạo ra mối quan hệ khăng khít, thống nhất giữa Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Sở và cấp uỷ cơ quan.

 

Mặc dù thành viên của Ban cán sự Đảng cũng đồng thời là thành viên của lãnh đạo Sở nhưng về chức năng, nhiệm vụ thì Ban cán sự Đảng có trách nhiệm lãnh đạo bảo đảm cho Văn phòng Sở cũng như toàn ngành thực hiện đúng đắn các chủ trương chính sách và Nghị quyết của Đảng cấp trên. Ban cán sự Đảng bàn những biện pháp thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ quan và quyết định những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ theo sự phân cấp. Dó Ban cán sự Đảng làm việc theo nguyên tắc tập thể chế, nên mọi vấn đề thảo luận và quyết định của Ban cán sự Đảng đều có sự chuẩn bị chu đáo, có đề án, được thảo luận và quyết định của Ban cán sự Đảng đều có sự chuẩn bị chu đáo, được thảo luận dân chủ và đi đến thống nhất. Căn cứ nghị quyết của Ban cán sự Đảng và chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định, Giám đốc Sở tổ chức thực hiện theo chế độ Thủ trưởng chế và quyết định theo thẩm quyền. Có thể nói trong cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội thì vai trò lãnh đạo cảu Ban cán sự Đảng Sở đối với lãnh đạo Sở và cấp uỷ cơ quan là rất cần thiết và phải được tăng cường. Hoạt động của Ban cán sự Đảng không làm mất đi vai trò của Giám đốc Sở, cấp uỷ cơ quan, ngược lại hoạt động của Ban cán sự Đảng Sở nhằm làm cho các quyết định của Giám đốc Sở, chủ trương của cấp uỷ cơ quan đúng đắn, khách quan. Vì vậy, trong thắng lợi chung của ngành, có sự đóng góp rất quan trọng của Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp Ninh Bình.

Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, Ban cán sự Đảng Sở Tư pháp Ninh Bình vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đó là:

 

- Một số chủ trương, mặc dù đã được Ban cán sự Đảng sớm đưa ra thảo luận, quyết định những chủ trương biện pháp lớn nhưng do vai trò của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Sở và thủ trưởng các cơ quan trực thuộc còn hạn chế nên dẫn đến hiệu quả lãnh đạo chưa cao.

 

- Công tác quản lý đội ngũ cán bộ chưa được kiểm tra thường xuyên, bộc lộ một số hạn chế, dẫn đến một số cán bộ vi phạm phải xử lý kỷ luật, đặc biệt 5 năm qua đã có 3 trường hợp phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.

 

- Chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc phối kết hợp chặt chẽ với các ngành liên quan và cấp uỷ các huyện- thị trong việc đẩy mạnh và tăng cường công tác thi hành án dân sự, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vốn là hai mảng khó khăn lớn nhất hiện nay tại địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

tham luận trình bày hội thảo

"đổi mới quản lý ngành Tư pháp" toàn quốc (12/1997) của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hoá

 

 

"Bàn về đổi mới tổ chức

quản lý Sở Tư pháp"

 

 

 

 

Công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh đòi hỏi phải tiến hành CCNN, xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh. Trong đó: Trọng tâm cải cách nền hành chính Nhà nước (bao gồm cả thể chế, bộ máy và công chức).

 

Là cơ quan giúp chính quyền địa phương và Bộ Tư pháp quản lý hành chính Tư pháp trên địa bàn một tỉnh thành, các Sở Tư pháp ý thức rõ trách nhiệm của mình theo Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính phủ, Thông tư liên ngành số 12 TC-TP ngày 26/7/1993 của Bộ Tài chính Chính phủ và BTP cùng các văn bản khác có liên quan đến nhiệm vụ của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh thành do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch UBND tỉnh, thành ban hành.

 

Qua thực tiễn quản lý các hoạt động hành chính tư pháp, vấn đề đổi mới quản lý ngành đang đặt ra bức xúc để hoạt động tư pháp phát triển và hiệu quả hơn tham gia và tác động vào hoạt động chung của quản lý Nhà nước góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, trong đó mô hình hợp lý thống nhất về một cơ quan Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là một yêu cầu cụ thể trực tiếp và thiết thực.

 

 

Thanh Hoá là một tỉnh lớn, đông dân, nhiều đơn vị hành chính, gồm đủ cả các vùng: Miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển, đô thị, khu công nghiệp tập trung…

 

Hiện nay với 3,6 triệu dân (trong đó 1 triệu dân miền núi dân tộc ít người) phân bổ ra 27 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã, 11 huyện miền núi). Sở Tư pháp Thanh Hoá, cũng như các Sở Tư pháp các tỉnh bạn là các Sở rất trẻ mới được thành lập hơn 10 năm trong đó thực sự được củng cố và tăng cường trong vòng năm năm nay phục vụ cho yêu cầu tăng cường quản lý Nhà nước đổi mới quản lý xã hội và củng cố quốc phòng an ninh.

Nhà nước đã và đang từng bước giao thêm nhiệm vụ cho các Sở Tư pháp. Do đó, thông qua hoạt động- chuyên môn đội ngũ ngày một trưởng thành, có những đóng góp cụ thể, do bản thân mỗi công nhân viên chức vươn lên không ngừng về năng lực trình độ và phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ song mô hình tổ chức và cơ chế làm việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của mỗi công chức, viên chức. Vì đây là mối quan hệ nhân quả giữa tổ chức cơ chế và cán bộ.

 

Sau đây chúng tôi xin trình bày đôi nét về tổ chức và hiệu quả hoạt động của Sở Tư pháp Thanh Hoá.

 

1. Các phòng chức năng nghiệp vụ:

 

Sở Tư pháp Thanh Hoá hiện có 8 phòng. Gồm 6 phòng trong Văn phòng Sở và 2 phòng thuộc Sở (có tư cách pháp nhân).

 

6 phòng trong Văn phòng Sở là:

Phòng văn bản pháp quy.

Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật.

Phòng quản lý các tổ chức tư pháp khác.

(Theo dõi các tổ chức bổ trợ Tư pháp hộ tịch và lý lịch tư pháp huyện, tư pháp cơ sở).

Thanh tra Sở

Phòng hành chính, tổng hợp.

 

2 phòng thuộc Sở:

Phòng thi hành án dân sự.

Phòng công chứng Nhà nước số I và chuẩn bị ra đời 2 trung tâm thuộc Sở:

Trung tâm bán đấu giá.

Trung tâm trợ giúp pháp lý.

 

Với số cán bộ hiện có: 60 người. Trong đó:

Trình độ Đại học 28% còn lại là trung câp, chủ yếu ở Văn phòng, phục vụ hành chính, lái xe.

 

Phân ra:

-Phòng VBPQ: 5 người

- Phòng PBGDPL: 4 người

- Phòng TP khác: 5 người

- Phòng thanh tra: 3 người (3 thanh tra viên)

- Phòng TCQLTA: 5 người

- Phòng THA dân sự: 20 người (7 Chấp hành viên cấp tỉnh)

- Phòng CCNN số I: 9 người (4 Công chứng viên)

- Phòng HC tổng hợp: 8 người

 

Với số công chứ viên chức trên, Sở đang trực tiếp phải quản lý về tổ chức, 27 Toà án huyện với 280 công chức viên chức, 27 đội thi hành án với 150 CCVC. Quản lý nghiệp vụ, quản lý Nhà nước 27 phòng TP huyện, 627 Ban tư pháp xã và 5270 tổ hoà giải cơ sở, 5 tổ chức giám định TP , 26 luật sư trong đoàn LS tỉnh, chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban tỉnh quản lý việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật…

 

2. Hiệu quả hoạt động rõ nét trên các lĩnh vực:

 

- Đã chủ động cùng các cấp cơ quan sửa đổi hệ thống TCTP gồm 27 phòng tư pháp cấp huyện, 627 Ban Tư pháp xã, phường, 5270 tổ hoà giải nhân dân. Tất cả các thành viên của các tổ chức nêu trên đều được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác tư pháp. Hiện nay hệ thống tổ chức này đang hoạt động thường xuyên, đang phát huy tác dụng.

 

- Giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thẩm định và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật góp phần lập lại trật tự trong việc ban hành và thực hiện các VBQPPL của chính quyền các cấp trong tỉnh.

 

- Chủ động phối hợp triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, tất cả các văn bản pháp luật đều được tổ chức phổ biến bằng nhiều phương thức phù hợp với đặc điểm dân cư của dân tộc ở từng vùng khác nhau.

 

- Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý chặt chẽ về tổ chức đối với lực lượng công chức, viên chức các TAND cấp huyện. Quản lý Nhà nước đối với lực lượng thi hành án dân sự.

 

- Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tư pháp bổ trợ trên địa bàn tỉnh.

 

- Là cơ quan được giao nhiệm vụ cùng VPUB tỉnh thường trực ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, đã chủ động đề xuất những nội dung đổi mới cơ chế hành chính theo hướng "một cửa, giảm dấu" trong tỉnh.

 

3. Những vấn đề bộc lộ, cần xem xét bổ sung sửa đổi để hoạt động của 1 Sở Tư pháp vững mạnh, hiệu quả hơn.

 

a. Số lượng và chất lượng cán bộ cần phải tăng cường:

 

+ Về số lượng: Quá thiếu.

Ví dụ 1: Phòng văn bản pháp quy khối lượng văn bản thẩm định quá lớn, do thiếu chất lượng nên làm cho các ngành và Uỷ ban tỉnh phải chờ đợi, không kịp thời. Hơn nữa, không chỉ là thẩm định và soạn thảo mà cần phải có chuyên viên pháp lý kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật để kiến nghị thúc đẩy thực hiện đúng.

 

Ví dụ 2: Phòng Tư pháp khác: cần phải tách ra thành 2 phòng: phòng hộ tịch, lý lịch tư pháp và phong quản lý các tổ chức tư pháp bổ trợ và tư pháp cơ sở.

 

Với số cán bộ như hiện nay là làm không thể hết việc ( chỉ riêng việc cải chính hộ tịch hàng năm gần 1000 trường hợp phải xác minh tận cơ sở song chỉ có một việc là không thể nào yên tâm được.

 

Ví dụ 3: Thẩm định biên để cho ra đời phòng công chứng Nhà nước số 2, số3 ( với một tỉnh rộng lớn như TH) thiếu định biên để ra đời trung tâm bán đấu giá và trung tâm trợ giáp pháp lý là những trung tâm rất cần phải được ra đời để phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước…

 

+ Về chất lượng: Tuy hầu hết có trình độ Đại học Luật và Đại học khác song vẫn thiếu kiến thức sâu về nghề trong tác nghiệp cụ thể: nghề thẩm phán, nghề thi hành án, nghề công chứng, luật sư, hộ tịch, giấm định… nên rất cần thiết yêu cầu trung tâm đào tạo các chức danh Tư pháp của Bộ Tư pháp phải lần lượt đào tạo tiếp và nâng cao đần qua hoạt động thực tiễn của mỗi công chức, viên chức tư pháp ở Sở cũng như ở các cơ quan tư pháp khác.

 

b. Cơ chế quản lý ngành đối với Sở Tư pháp cần sửa đổi căn bản:

 

Hiện nay Sở Tư pháp hoạt động rộng lớn, nhiều việc song không có ngân sách bảo đảm cho hoạt động quản lý. Mọi chi phí cho hoạt động của Sở chỉ nhìn vào số ngân sách " khoán" theo đầu công chứng viên ở Văn phòng Sở ( vốn rất ít như Thanh Hoá 31 người, có nhiều tỉnh ít hơn nhiều) 2/3 công việc quản lý là quản lý theo phân cấp, uỷ quyền cuả Bộ trưởng Tư pháp, nhưng ngân sách lại thuộc Bộ Tư pháp cấp thẳng xuống huyện ( TAND, thi hành án dân sự ) theo mô hình ngân sách cấp một xuống thẳng ngân sách cấp 3 không có cấp 2, mà lẽ ra là phải là ngân sách ở Sở Tư pháp. Điều đó gây khó khăn lớn trong công tác quản lý tổ chức, quản lý lao động, quản lý cán bộ và cá hoạt động chuyên môn. Cùng với các lý do khác về quản lý nghiệp vụ, đây là lý do chính bức xúc phải sớm thành lập phòng tài vụ ở Sở Tư pháp do công chức ( định biên của bộ ) đảm nhiệm giúp Vụ Kế hoạch tài vụ Bộ quản lý trực tiếp tài chính các TAND và THA cấp huyện. Tích cực chuẩn bị các điều kiện về thể chế, cán bộ và CSVC để chuyển dần quản lý ngành theo hướng quản lý dọc toàn quốc vừa bảo đảm chỉ đạo chính xác về chuyên môn nghiệp vụ, vừa thuận lợi cho công tác quản lý. Là điều kiện tiền đề cho yêu cầu từng bước chính quy hành chính tư pháp. Một khi hành chính tư pháp càng chính quy văn hoá hành chính - tư pháp càng cao thì việc giúp chính quyền địa phương quản lý hành chính Nhà nước trên các nhiệm vụ ngày càng có điều kiện hoàn thiện và hiệu quả hơn thống nhất hơn trên phạm vi quốc gia.

 

4. Một mô hình Sở Tư pháp thống nhất ( về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ).

 

 

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Sở Tư pháp, từ thực tiễn của Sở Tư pháp Thanh Hoá - một tỉnh lớn đa dạng phong phú các đơn vị hoạt động các vùng miền chúng tôi kiến nghị sớm thống nhất về cơ cấu tổ chức 1 Sở Tư pháp cấp tỉnh như sau:

 

a. Lãnh đạo: 3 đồng chí ( tỉnh nhỏ có thể 2).

 

- Giám đốc phụ trách chung trực tiếp phụ trách tổ chức QLTA, Thanh tra, Chủ tài khoản.

 

- 1 Phó Giám đốc kiêm trưởng phòng thi hành án ( tương lai có thể sẽ là Cục trưởng Thi hành án tỉnh khi Bộ Tư pháp thành lập Tổng cục thi hành án và nhận cả nhiệm vụ thi hành án hình sự …) .

 

- 1 Phó Giám đốc phụ trách văn bản pháp quy, nghiên cứu khoa pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật, Văn phòng Sở, chủ tài khoản uỷ nhiệm.

 

- 1 Phó Giám đốc phụ trách: hộ tịch, lý lịch tư pháp, luật sư tư vấn, các tổ chức giám định, công chứng và tư pháp huyện, xã, phường…

 

b. Ban phòng trong Văn phòng Sở: 8 phòng.

 

+ Văn phòng ( hành chính tổng hợp ).

+ Phòng kế hoạch - tài vụ.

+ Tổ chức và quản lý Toà án.

+ Thanh tra Sở.

+ Phòng văn bản pháp quy.

+ Phòng phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Phòng hộ tịch, lý lịch tư pháp.

+ Phòng quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp ( luật sư, tư vấn, công chứng giám định, tư pháp cấp huyện, xã).

 

- 1số phòng thuộc Sở:

+ Các phòng công chứng thuộc Sở ( Thanh Hoá khoảng 3 phòng).

+ Trung tâm bán đấu giá thuộc Sở.

+ Trung tâm trợ giúp Pháp lý thuộc Sở.

 

c. Số lượng cán bộ:

 

Tỉnh thành lớn từ 80-90 công chức, viên chức.

Trong đó:20-25 là định biên ở phòng Thi hành án.

Các tỉnh trung bình: 60-80 CCVC.

Các tỉnh nhỏ: 50-70 CCVC ( diện đơn vị hành chính ít song nhiệm vụ vẫn giống như các tỉnh thành lớn).

 

5. Một số kiến nghị có liên quan đến TCCB và cơ chế quản lý ngành:

 

- Từng bước chuẩn bị các điều kiện để tiến đến thống nhất quản lý TCCB và ngân sách về Bộ Tư pháp:

 

Bộ quản lý trực tiếp tổ chức cán bộ ngân sách tư pháp từ Bộ đến Phòng Tư pháp huyện và hộ tịch viên ở xã ( làm nòng cốt trong Ban Tư pháp xã, có đào tạo cơ bản về Luật và nghiệp vụ Tư pháp, hộ tịch viên).

 

- Sở Tư pháp là cấp ngân sách thứ 2 của ngành Tư pháp trực tiếp quản lý ngân sách cấp 3 là ngân sách cuả các TAND cấp huyện, thi hành án huyện và phòng Tư pháp huyện ( gồm cả công chứng viên ở phòng Tư pháp và các hộ tịch viên ở các xã).

 

- Bổ nhiệm công chứng viên đủ mỗi đơn vị cấp huyện có 1, sinh hoạt trong phòng Tư pháp làm nghiên cứu công chứng của cấp huyện.

 

- Tuyển và đào tạo chính quy hộ tịch viên phân bổ về mỗi xã phường 1 hộ tịch viên do phòng Tư pháp quản lý. Làm nhiệm vụ hộ tịch viên chuyên trách tại xã phường và cán bộ trực của Bộ Tư pháp xã phường.

 

- Bộ trưởng Tư pháp giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tư pháp ký thuyên chuyển các thẩm phán do yêu cầu công tác xem xét của các TAND cấp huyện trong tỉnh ( sau khi đã báo cáo thống nhất với Vụ trưởng QLTA địa phương Bộ Tư pháp ).

- Đổi mới cơ chế bổ nhiệm thẩm phán: Quốc hội bầu Chánh án TANDTC, Chủ tịch nước bổ nhiệm: thẩm phán TANDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh, thành, quân khu, Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm, Phó Chánh án và các thẩm phán TAND tỉnh, thành, Quân khu, Chánh án, Phó CA, thẩm phán các TAND cấp huyện ( sau khi các hội đồng tuyển chọn đã trình và có sự thoả thuận với Chánh án TAND tối cao).

 

- Huấn luyện và hướng dẫn kịp thời nhiệm vụ quản lý LLTP cho các cấp hành chính tư pháp.

 

- Bằng nhiều phương thức huấn luyện " nghề" cho các thẩm phán, các Chấp hành viên , công chứng viên, giám định viên, hộ tịch viên và tổng kết bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Giám đốc Sở Tư pháp, trưởng phòng tư pháp cấp huyện, trưởng ban tư pháp cấp xã.

 

- ở Bộ Tư pháp nên thành lập Vụ quản lý Tư pháp địa phương (Vụ địa phương ) giúp Bộ trưởng chuyên quản lý hướng dẫn kiểm tra hoạt động tư pháp các tỉnh thành ( qua các Sở Tư pháp) hoặc trước mắt mở rộng nhiệm vụ và tăng cường thêm cán bộ cho Vụ TC đào tạo thành Vụ tổ chức xây dựng ngành đảm nhiệm việc này.

 

Đổi mới tổ chức quản lý ngành là việc rất lớn và rất khó phải tổng kết và hoàn thiện từng bước vững chắc.

 

Trên đây là một số suy nghĩ nhìn từ thực tiễn hoạt động tư pháp 1 tỉnh bàn về đổi mới tổ chức quản lý ở cơ quan Sở Tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương - 1 khâu quan trọng trong hệ thống quản lý ngành tư pháp toàn quốc. Xin đóng góp để các cơ quan chức năng tham khảo xây dựng mô hình cơ quan Sở Tư pháp thống nhất trong cả nước góp phần đổi mới hoạt động tư pháp theo yêu cầu của thời kỳ mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 

Thanh Hoá, ngày 5/12/1997

 

lê duy truy

( Giám đốc Sở Tư pháp thanh hoá)

 

 

 

 

 

 

 

ubnd tp đà lạt cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phòng Tư pháp Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…*… …….*…….

số 53/ BC - PTP đà lạt, ngày 6 tháng 12 năm 1997

 

 

 

 

 

báo cáo tham luận

về tình hình tổ chức, hoạt động

tư pháp Thành Phố Đà Lạt

 

 

 

Nghị quyết trung ương khoá 2, khoá VII đã khẳng định nhiệm vụ thực hiện " cải cách đồng bộ về các mặt tổ chức, chức trách, phương thức hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp " trong đó việc cải cách hệ thống tư pháp là một bộ phận rất quan trọng.

 

Căn cứ Nghị định 38/CP ngày 04/06/1993 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp ; Thông tư liên Bộ số 12/TT-LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp - Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan Tư pháp địa phương, Phòng tư pháp TP Đà Lạt sau một thời gian bị giải thể đến tháng 7/1993 được thành lập lại cùng với Đội thi hành án.

 

Biên chế của Phòng Tư pháp đã được UBND TP Đà Lạt giao là 05 cán bộ, hiện nay đã thực hiện được 04 cán bộ viên chức gồm 02 nam, 02 nữ. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động số CBVC của Phòng cũng thường có sự thay đổi, cuối năm 1995 có sự thay Trưởng phòng do đồng chí Trưởng phòng trước chuyển công tác sang Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ mới, 02 cán bộ khác chuyển công tác sang đơn vị khác.

Trình độ cán bộ trong phòng có 01 Đại học luật ( tại chức), 01 Trung cấp pháp lý đang theo học Đại học Luật, 01 Trung cấp quản lý Nhà nước, 01 Trung cấp kế toán tài chính.

Nhìn chung về lực lượng cán bộ trong Phòng tư pháp chưa được ổn định, trình độ năng lực còn hạn chế, còn cán bộ chưa qua đào tạo về pháp lý.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng tư pháp được quy định tại thông tư liên Bộ số 12/TT- LB, được sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND,UBND TP Đà Lạt, sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp tỉnh Lâm đồng. Phòng tư pháp TP Đà Lạt đã thực hiện các mặt công tác góp phần trong việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở địa phương:

 

1. Giúp UBND quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND TP:

 

* Theo sự phân công của UBND, Phòng đã tham gia soạn thảo hoặc có ý kiến về mặt pháp lý đôí với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác của UBND soạn thảo trước khi trình UBND ban hành như các văn bản: quy định về chức năng nhiệm vụ một số đơn vị trực thuộc; quy định về quản lý xây dựng, cấp phép xây dựng, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ vận tải bằng xe môtô hai bánh; chỉ thị về bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, về tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, triển khai thực hiện Luật HTX…

* Thường xuyên cử cán bộ rà soát văn bản QPPL do UBND ban hành. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về triển khai thực hiện Bộ luật dân sự, đã tiến hành rà soát các văn bản QPPL ban hành từ năm 1991 đến năm 1995. Triển khai thực hiện Quyết định 355/TTg ngày 28/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản QPPL.

* Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt và hướng dẫn của Sở Tư pháp, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật như Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự.

2. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được quy định tại điều 43 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi), trong những năm qua, được sự lãnh đạo của cấp uỷ, HĐND, UBND, sự hướng dẫn của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp đã được xác định là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ nhân dân trên địa bàn, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, gằn với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương.

Có những đợt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo thực hiện bằng Chỉ thị Thành uỷ, Chỉ thị của UBND như tuyên truyền, và Luật bầu cử HĐND , Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Bộ luật dân sự, Chỉ thị 406/TTg của Thủ tướng về cầm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, Nghị định 36/CP , Nghị định 87/CP , các quy định của Nhà nước trong các lĩnh vực quản lý xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, vệ sinh, môi trường…

Về phương pháp tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thường là thành phố tổ chức học tập, quán triệt cho cán bộ cốt cán của thành phố, phường xã để trên cơ sở đó tuyên truyền phổ biến đến người dân. Có những đợt ngoài cán bộ cốt cán, còn xây dựng lực lượng báo cáo viên để truyền đạt đến tận cơ sở như tuyên truyền Bộ luật dân sự, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội…; trả lời trên Đài; vận động cán bộ nhân dân tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền bằng hình thức cụm panô, băng rôn…

Trong năm 1997, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã gắn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, gắn với việc tuyên truyền các chủ trương Nghị quyết 07/NQ-TƯ, Nghị quyết 06/NQ-THU về quản lý, bẩo vệ phát triển cảnh quan môi trường với các văn bản pháp luật như Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 26/CP , 04/CP , 48/CP về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực vệ sinh môi trường; quản lý sử dụng đất đai; quản lý xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị… Từ đó công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được triển khai đồng bộ đến đơn vị tổ dân phố, kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền được thuận lợi hơn.

Qua công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục phổ biến, giáo dục pháp luật đã nâng dần ý thức pháp luật trong cán bộ, nhân dân trên địa bàn thể hiện tỷ lệ cử tri trên địa bàn đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội.

Năm 1996 đã triển khai tuyên truyền, phổ biến Bộ luật dân sự rộng rãi đến cán bộ, nhân dân ở các phường xã được hơn 100 lượt buổi với 17.000 người tham dự.

Năm 1997 đã tuyên truyền phổ biến Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng, đất đai đến 1008 tổ dân phố với 302 lượt, buổi cho 28.860 người.

+ Thực hiện đăng ký hộ tịch:

Về sổ sách đăng ký, từ năm 1995 Phòng đã lập dự trù hàng năm cấp phát cho các phường, xã, sổ đăng ký do Bộ Tư pháp phả hành để bảo đảm sổ sách lưu trữ được thống nhất. Hướng dẫn việc lập sổ sách mỗi loại 2 sổ giống nhau đến cuối năm kết sổ gửi về Phòng tư pháp lưu trữ một sổ, tuy nhiên việc lập 2 sổ và gửi về Phòng tư pháp lưu trữ chưa được thực hiện đầy đủ, có đơn vị thực hiện, có đơn vị chưa thực hiện.

Phòng cũng đã thường xuyên hướng dẫn các hộ tịch viên khi có vướng mắc, bảo đảm quyền được khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp cá biệt như trẻ bị bỏ rơi, cho mẹ chưa đăng ký nhân khẩu thường trú, con ngoài giá thú… Tuy nhiên, có lúc Phòng chưa bố trí được cán bộ hộ tịch chuyên trách để thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác đăng ký hộ tịch.

Về hộ tịch viên ở phường, xã hầu hết là cán bộ Văn phòng UBND đảm nhiệm luôn công tác đăng ký hộ tịch.

Thực hiện công văn số 1571/HT ngày 15/11/1997 của Bộ Tư pháp, Phòng Tư pháp đã phối hợp cùng Phòng thương mại, Phòng văn hoá thông tin, Công an TP, UBND phường 1 kiểm tra các điểm lưu hành các mẫu biểu hộ tịch như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn ở khu vực trung tâm thành phố, đã thu giữ 132 giấy đăng ký kết hôn, 408 giấy khai sinh, nhắc nhở giáo dục các hộ vi phạm.

+ Hướng dẫn quản lý hoạt động của các tổ hoà giải.

Từ năm 1993 thực hiện chỉ dạo của Sở Tư pháp, Phòng tư pháp đã chú ý hướng dẫn các Ban tư pháp xây dựng, củng cố các tổ hoà giải trên địa bàn, đến nay đã có 630 tổ hoà giải với 1895 thành viên. Tổ hoà giải được xây dựng theo đơn vị dân cư: tổ dân phố, tổ nhân dân, khu phố, thôn có 5 đơn vị phưỡng, xã xây dựng theo địa bàn khi phố, thôn, 10 đơn vị phường, xã xây dựng theo địa bàn tổ dân phố, tổ nhân dân. Tổ hoà giải có từ 2-8 người. Riêng ở xã Xuân Thọ và xã Tà Nung ngoài tổ hoà giải, còn có Ban hoà giải ở đơn vị thôn, mỗi Ban hoà giải có từ 3-7 người, tạo thành hệ thống hoà giải ở xã từ tổ hoà giải, Ban hoà giải đến Ban tư pháp xã.

Năm 1997 các tổ hoà giải đã tiến hành hoà giải 514 vụ việc tranh chấp, xích mích, mâu thuẫn, qua đó đã hoà giải được 475 vụ trong đó hoà giải thành 63 vụ về xích mích, mâu thuẫn gia đình, 204 vụ tranh chấp đất đai, ranh giới, lối đi, 208 vụ tranh chấp khác. Qua phân loại đánh giá của các Ban tư pháp có 142 tổ hoạt động khá, 226 tổ hoạt động trung bình.

UBND TP cũng đã tổ chức sơ kết công tác tổ hoà giải (1993-1997) qua đó cũng đã nâng cao hơn nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò vị trí tổ hoà giải ở địa bàn dân cư tạo tiền đề cho việc kiện toàn, củng cố tổ hoà giải trong thời gian tới.

+ Ngoài việc hoà giải ở tổ hoà giải tại địa bàn khu dân cư kịp thời giải quyết các vụ việc khi mới phát sinh, Ban tư pháp phường, xã cũng đã tiếp nhận giải quyết các vụ việc mà tổ hoà giải chuyển lên hoặc quá khả năng của tổ hoà giải. Năm 1996 các Ban tư pháp đã tiếp nhận 482 vụ việc, đã tiến hành hoà giải được 410 vụ về tranh chấp đất đai, ranh giới, 85 vụ về tranh chấp khác.

Qua số liệu thống kê được cho thấy các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân xảy ra khá nhiều 896 vụ việc, các tổ hoà giải, Ban tư pháp cơ sở đã có nhiều cố gắng hoà giải, giải quyết 896 vụ trong đó tổ hoà giải góp phần hoà giải 475 vụ chiếm 58,9% đã góp phần giảm bớt số đơn khiếu nại lên cơ quan cấp trên, Toà án đồng thời góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

4. Công tác giúp UBND trong việc quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của Đội thi hành án dân sự.

Công tác thi hành án dân sự thường xuyên phải thụ lý giải quyết một số lượng án tương đối nhiều: năm 1995 là 950 vụ, 1996 là 861 vụ, 1997 là 864 vụ (kể cả án năm trước chuyển sang). Phòng đã cùng với Đội thi hành án đề xuất lãnh đạo các cấp xem xét giải quyết cac khó khăn tạo điều kiện cho công tác thi hành án dân sự như tăng biên chế cho Đội, mua sắm phương tiện đi lại phục vụ công tác, làm việc với các phòng ban liên quan trong công tác phối hợp với Đội thi hành án như công an, các Ban tư pháp cơ sở, tài chính. Cùng với Đội tham mưu đề xuất trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng cán bộ. Tham gia ý kiến vào phương án cưỡng chế khi Đội báo cáo với phòng, đề xuất UBND thành phố chỉ đạo, tập trung lực lượng bảo đảm thực hiện thi hành án đối với các vụ việc phức tạp.

Qua tình hình thực trạng về tổ chức, hoạt động của tư pháp thành phố Đà Lạt, chúng tôi xin kiến nghị các cấp lãnh đạo một số vấn đề sau:

Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật vvề nghị cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa nhất là vấn đề kinh phí. Năm 1996 khi triển khai tuyên truyền phổ biến Bộ Luật dân sự là một Bộ luật có nhiều mối quan hệ đến đời sống xã hội cần thiết phải được tuyên truyền sâu rộng đến người dân, trong kế hoạch ban đầu, Phòng tư pháp đã lập tổ chức phân phối tài liệu đến địa bàn tổ dân phố, khu phố nhưng sau đó không thực hiện được vì thiếu kinh phí.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhất là đối với cán bộ tư pháp cơ sở, thời gian qua chưa được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cơ bản. Đề nghị cấp trên nên có kế hoạch, chương trình nhằm từng bước nâng cao trình độ pháp lý cơ bản cho đội ngũ tư pháp cơ sở, phấn đấu đạt trình độ trung cấp pháp lý, đồng thời có chế độ chính sách phù hợp để yên tâm hoạt động trong ngành.

Về lực lượng ở các tổ hoà giải hiện nay hoạt động chủ yếu dựa trên sự nhiệt tình, sự tín nhiệm của nhân dân, chưa có một chế độ đãi ngộ nào để động viên như trợ cấp, giấy bút, tài liệu… đề nghị các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm để duy trì tốt hơn nữa công tác hoà giải ở cơ sở.

Về tài liệu tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đề nghị Trung ương nghiên cứu, có những tài liệu cần in với giá rẻ như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự… đẻ có nhiều người dân có thể mua tự nghiên cứu, cũng như việc tổ chức tuyên truyền được thuận lợi, sâu rộng hơn trong nhân dân.

Về quản lý công tác hộ tịch;

* Trung ương cần ban hành quy định hướng dẫn thủ tục lập sổ hộ tịch vì các văn bản hướng dẫn trước đây đã quá lâu như việc lập 2 sổ giống nhau, cuối năm kết sổ, lưu 1 sổ ở UBND cơ sở, 1 sổ gửi về cơ quan quản lý cấp trên.

* Cần cải tiến biểu mẫu thóng kê tình hình đăng ký hộ tịch như đăng ký sinh cần thêm mục sinh của các năm trước đến năm hiện tại mới đăng ký, bỏ mục tử vì chiến tranh.

* Tiến hành sớm đề án lưu trữ hộ tịch trên máy vi tính.

Trên đây là tình hình tổ chức và hoạt động công tác tư pháp thành phố Đà Lạt.

Kính chức các đối với lãnh đạo, quý vị đại biểu tham dự hội thảo sức khoẻ.

Kính chúc hội thảo đạt nhiều kết quả.

Xin chân thành cảm ơn quý vị đại biểu.

 

 

UBND huyện lấp vò Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

tỉnh đồng tháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

……….. …………..***…………

phòng tư pháp TT Lấp Vò, ngày 30/11/1997

 

 

 

báo cáo tham luận

của phòng tư pháp huyện lấp vò- tỉnh đồng tháp

(Tại Hội thảo khoa học năm 1997 do Bộ Tư pháp tổ chức)

 

 

 

Với nội dung Hội thảo đặt ra, Phòng tư pháp huyện Lấp Vò xin tham luận hai nội dung sau:

 

I. Báo cáo tình hình hoạt động công tác Tư pháp.

 

 

II. Phản ánh tồn tại, vướng mắc và những kiến nghị.

 

 

Về phương thức tham luận chúng tôi tòm tắt nhiệm vụ từng khâu, nêu những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và những giải pháp khắc phục và kiến nghị.

 

1. Về tổ chức:

 

 

Phòng tư pháp huyện Lấp Vò hiện có 11 đồng chí (Tư pháp 5 đồng chí, Đội thi hành án 6 đồng chí).

* Cơ cấu tổ chức như sau:

Trưởng phòng phục trách chung kiêm phụ trách khâu tuyên truyền.

1 Phó Phòng Tư pháp kiêm Đội trưởng Đội thi hành án.

1 chuyên viên phụ trách khâu văn bản, tư vấn pháp luật.

1 cán sự phụ trách khâu hộ tịch, kiêm văn thư đánh máy, thủ quỹ thi hành án, thủ thư cơ quan.

1 cán sự phụ trách cơ sở, thẩm tra xác minh đơn từ và tham gia thực hiện cưỡng chế hành chính các quyết định cưỡng chế của huyện.

1 cán bộ phụ trách khâu công chứng kiêm kế toán.

2 Chấp hành viên.

3 cán bộ thi hành án.

* Trình độ chuyên môn:

1 đồng chí đã qua Đại học pháp lý hệ chuyên tu.

2 đồng chí đã qua trung cấp pháp lý.

4 đồng chí đang học Đại học Luật tại chức năm thứ 4.

1 đồng chí đang học trung cấp hành chính tại chức.

1 đồng chí đã qua trung cấp kế toán.

1 đồng chí đã qua Đại học Kinh Tế tại chức.

1 đồng chí sơ cấp pháp lý.

Với số lượng cán bộ được bố trí như trên song do đặc điểm của huyện, dân số đông, tình hình kinh tế xã hội phát triển mạnh, vụ việc nhiều, phức tạp cả tập thể cán bộ viên chức phải toàn tâm dốc sức mới giải quyết kịp thời công việc.

 

Về cơ cấu tổ chức Ban Tư pháp xã, toàn huyện có 13/13 Ban tư pháp xã, thị trấn, có 8 Ban tư pháp xã có 2 đồng chí, 3 Ban tư pháp có 3 đồng chí, hầu hết trưởng Ban tư pháp xã đều là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã kiêm nhiệm.

 

Khâu cán bộ tư pháp xã thường xuyên bị thay đổi, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của Ban tư pháp xã trong thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, đây là vấn đề hết sức khó khăn cần phải sớm khắc phục.

 

Theo chức năng nhiệm vụ Ban tư pháp xã có nhiệm vụ hoà giải các tranh chấp trong nhân dân, xây dựng tổ hoà giải, thực hiện công tác hộ tịch, công chứng, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hệ thống hoà văn bản, tống đạt giấy báo và kiêm công tác thanh tra, (biên chế tuy 2 đồng chí nhưng chỉ có một cán bộ chuyên trách nên không thể đảm đương hết công việc được).

 

Riêng về hoạt động tổ hoà giải: Chúng ta ai cũng biết tổ hoà giải hoạt động tốt sẽ góp phần hạn chế đơn từ tranh chấp, hàn gắn kịp thời tình đoàn kết thôn xóm, hạn chế tốn kém chi phí xã hội đáng kể, nhưng hiện tại không có chế độ, chính sách nào đồng chí cán bộ làm công tác hoà giải và theo dự thảo Pháp lệnh tổ hoà giải hiện nay cũng vậy, vì vậy không có một sự ràng buộc trách nhiệm nào đối với những người làm công tác tổ hoà giải. Như vậy, hiệu quả hoạt động khó đạt được theo mong muốn.

 

 

 

 

2. Về hoạt động:

 

 

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

 

Đây là công tác thực hiện thường xuyên, trong những năm qua các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định của Quốc hội, Chính phủ đều được triển khai từ huỵên đến cơ sở, từ đó đã góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo tiền đề cho việc lập lại trật tự kỷ cương trên nhiều lĩnh vực, nâng cao thêm ý thức chấp hành luật của cán bộ và nhân dân, từng bước đưa nếp sống làm việc theo pháp luật ngày càng trở thành hiện thực trong đời sống xã hội.

 

Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu ở mọi lúc, mọi nơi. Trên thức tế đối với cơ sở UBND xã chưa chủ động phát huy vai trò của mình, không ít nơi còn thụ động trông chờ cấp trên hỗ trợ triển khai, cán bộ thực hiện còn hạn chế về chuyên môn, phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền chưa được trang bị tương xứng đã là nguyên nhân làm hạn chế hoạt động.

 

Đề nghị Bộ Tư pháp có kế hoạch ngân sách các cấp, cấp kinh phí in ấn tài liệu để tuyên truyền nhất là cấp xã, còn cấp huyện cần trang bị máy ghi âm, các sách phục vụ cho công tác tuyên truyền và mở lớp đr báo cáo viên.

 

- Về công tác xây dựng văn bản và áp dụng văn bản:

 

Thời gian qua nhiều văn bản ban hành trùng lặp hoặc phải bổ sung sửa đổi nhiều lần, việc này đã tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng vi phạm tư lợi cá nhân.

 

Đặc biệt, một sự việc nhưng của văn bản nhiều cấp ban hành nhiều lần gây nhiều tốn kém nhưng nội dung không thay đổi.

 

Ví dụ: Về vấn đề phòng chống lũ lụt, Chính phủ ban hành chỉ thị, UBND tỉnh và UBND huyện cũng ban hành Chỉ thị lặp lại.

 

Vấn đề này chúng tôi xin đề xuất trên nên có quy định thống nhất một văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương có hiệu lực áp dụng chung toàn quốc không nhất thiết phải ban hành lặp lại.

 

3. Công tác hộ tịch:

 

 

Thực hiện Nghị định 219 Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị 1071 Chính phủ của Bộ Tư pháp về việc tổ chức bàn giao công tác hộ tịch từ cơ quan của Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và UBND các cấp, từ khi nhận nhiệm vụ bàn giao đến nay việc quản lý công tác hộ tịch từng bước đi vào nề nếp năm sau tiến bộ hơn năm trước. Tuy nhiên, còn những khó khăn cho cơ sở hiện nay: lúc tiếp nhận Công an chuyển sang nhièu xã bộ sổ hộ tịch lưu trữ từ năm 1988 trở vè trước bị thất lạc, do đó khi người dân có yêu cầu trích lục bộ rất khó khăn.

 

- Bộ chưa ban hành kịp thời các văn bản quy định về hộ tichj nhưng văn bản cũ nhiều chỗ còn thiếu hoặc không phù hợp thực tế.

 

- Chưa có văn bản quy định biện pháp chế tài thích đáng trong công tác hộ tịch và nhiều văn bản liên quan trong công tác hộ tịch mâu thuẫn nhau gây nhiều khó khăn trong thực hiện chuyên môn dẫn đến tâm lý người dân xem thường, khi nào cần họ đăng ký nếu thấy chưa cần thì thôi, do đó tình trạng đăng ký trễ hạn rất nhiều.

 

+ Chúng ta không giải quyết cho đăng ký kết hôn nữ dưới tuổi 18 nam dưới tuổi 20 nhưng ta lại thừa nhận hôn nhân thực tế và phải giải quyết cấp khai sinh cho đứa trẻ của đôi hôn nhân này, rồi vài năm sau đó lại phải giải quyết cho họ đăng ký kết hôn trễ hạn vì khi đó họ đã đủ tuổi kết hôn.

 

+ Biểu mẫu phục vụ công tác hộ tịch còn nhiều biểu mẫu chưa thích hợp.

Ví dụ: giấy chứng nhận kết hôn chỉ ghi ngày tháng đăng ký nên đối với những người đăng ký kết hôn trễ sau 10 năm hoặc 20 năm ngày cưới xem không được phù hợp.

 

+ Tình trạng chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn, xem nhẹ công tác hộ tịch dẫn đến dễ dãi trong việc quy định đăng ký hộ tịch: mất khai sinh (thì giải quyết cho dựng lại hoặc 1 người 2, 3 khai sinh khác nhau rồi sau đó lại giải quyết cải chính điều chỉnh.

 

+ Khâu công tác hộ tịch và hộ khẩu là hai khâu công tác liên quan mật thiết với nhau, ngành Tư pháp quản lý công tác hộ tịch ngành Công an quản lý công tác hộ khẩu.

 

- Theo quy định một công dân khi mới sinh ra phải đăng ký khai sinh trước, giấy khai sinh là cơ sở pháp lý của công dân để họ được đăng ký hộ khẩu và các giấy tờ tuỳ thân khác sau này, nhưng được biết các địa phương khác nói chung, huyện Lấp Vò nói riêng tình trạng một công dân không có khai sinh nhưng có hộ khẩu và chứng minh nhân dân xảy ra rất phổ biến, rồi do sau sót một công dân có họ tên hoặc năm sinh trong hộ khẩu không khớp với họ tên, năm sinh trong chứng minh nhân dân nay họ yêu cầu được cải chính, trường hợp này ta phải giải quyết theo quyết định nào?

+ Về tổ chức: như đã thuyết trình ở phần trên cán bộ thường xuyện bị thay đổi lại phải kiêm nhiệm nhiều việc nên trong giải quyết chuyên môn còn bị động lúng túng, chỉ chạy theo sự việc trước mắt.

 

Từ những thực tiễn trên chúng tôi kiến nghị:

 

- Đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành những văn bản quy định về công tác hộ tịch, chấn chỉnh những điểm mâu thuẫn chống chéo trong thời gian qua.

 

- Đề nghị thực hiện chuyên môn hoá, cán bộ làm công tác hộ tịch và thống nhất quản lý cán bộ hộ tịch theo hệ thống dọc, trên trả lương.

 

- Về biểu mẫu đề nghị nên có thêm mẫu trễ hạn, dựng lại, mẫu trích lục cho việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, mẫu giấy chứng nhận kết hôn nên có cột ghi ngày tháng kết hôn, ngày tháng đăng ký đối với trường hợp kết hôn trễ hạn.

 

- Đề nghị trên có văn bản xử lý nghiêm khắcdv những cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn cố ý làm trái nguyên tắc trong công tác hộ tịch.

 

4. Công tác thi hành án:

 

 

- Thực hiện Chỉ thị 266/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai bàn giao và tăng cường công tác thi hành án dân sự thì từ khi nhận bàn giao công tác thi hành án đến nay Đội thi hành án huyện Lấp Vò đã chủ động đề ra chương trình kế hoạch thi hành án, tăng cường thẩm tra, xác minh phân loại án, ra quyết định thi hành án và phối hợp các ngành, Uỷ ban nhân dân xã thành lập đoàn đến từng địa bàn để thực hiện thi hành án những bản án có hiệu lực pháp luật và thành lập đoàn thi hành án dứt điểm, từ đó đã làm giảm đáng kể số án, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác thi hành án là công tác rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, nếu không có sự phối hợp này thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

 

- Tuy nhiên, thời gian qua cơ quan thi hành án cũng còn gặp những khó khăn, việc phối hợp với các ngành có liên quan chưa được đồng bộ:

 

 

 

 

Trong quan hệ cơ quan Toà án:

 

Toà án chưa thực hiện hết chức năng, chưa coi trọng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm thi hành án, có một số bản án Toà án tuyên không rõ ràng nên trở ngại đến công tác thi hành án khi cơ quan thi hành án đề nghị giải thích phần án tuyên cho rõ thì chậm được trả lời.

Phía lực lượng bảo vệ cưỡng chế thi hành án:

Đôi lúc ngành Công an chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc cưỡng chế thi hành án. Lực lượng Công an chưa thực sự phối hợp để bảo đảm cho việc thực thi pháp luật được nghiêm minh, tạo sự công bằng xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước và thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Phòng tư pháp huyện Lấp Vò đề nghị Bộ Tư pháp có Thông tư hướng dẫn chỉ đạo đối với các cấp Toà án và thi hành án chi tiết thi hành Pháp lệnh thi hành án.

Việc thi hành án khi tiến hành cưỡng chế đội thi hành án bị động về lực lượng, đề nghị Bộ Tư pháp, Chính phủ giao công tác thi hành án dân sự về Uỷ ban nhân dân các cấp và thành lập Cảnh sát Tư pháp.

5. Công tác công chứng:

 

Đây là khâu công tác mới mẻ, hiện tại trên chưa có văn bản quy định hướng dẫn thống nhất, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mỗi tỉnh áp dụng mỗi kiểu mẫu khác nhau.

Cụ thể:

- Đồng Tháp thu lệ phí bằng ơhiếu thu, trong khi đó có một số tỉnh bạn thu lệ phí bằng dán tem, người dân có yêu cầu thị thực, sao y khai sinh tại huyện Lấp Vò và sau đó nộp hồ sơ xin xuất cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì khai sinh công chứng không dán tem nên cơ quan xuất nhập cảnh Thành phố Hồ Chí Minh không chịu tiếp nhận và yêu cầu người dân trở về địa phương xin dán tem vào khai sinh, chúng tôi không có tem để thực hiện điều này gây nhiều khó khăn, tốn kém cho người dân.

- Về công chứng thế chấp thì mỗi ngân hàng mỗi biểu mẫu khác nhau (hiện tại có 4, 5 loại ngân hàng) và mỗi ngân hàng lại yêu cầu một cách công chứng khác nhau và thực hiện nhiều loại biểu mẫu nên không thực hiện theo đúng yêu cầu của họ thì học bắt người dân phải đi lại nhiều lần có khi không được vay vốn.

 

Những đề xuất kiến nghị:

- Đề nghị Bộ Tư pháp có kế hoạch bàn bạc cùng ngân hàng Trung ương có hướng thống nhất về biểu mẫu bảo đảm vừa gọn gàng vừa chặt chẽ.

- Đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thống nhất về quy cách thị thực công chứng.

- Mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác công chứng.

Trên đây là những ý kiến tham luận của Phòng tư pháp huyện Lấp Vò để các đại biểu và Bộ Tư pháp nghiên cứu, xem xét.

Hy vọng qua hội thảo này Bộ Tư pháp sớm ban hành, chấn chỉnh những điều chúng tôi kiến nghị để làm căn cứ pháp lý thống nhất chung cả nước cho các địa phương áp dụng đó là điều kiện tốt nhất giúp cho các địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng nhằm đưa hoạt động ngành Tư pháp đi vào nề nếp, chính quy hiện đại hơn.

 

 

 

phòng tư pháp huyện Lấp Vò

Trưởng phòng

Nguyễn Ngọc No

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND Quận 4 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phòng Tư pháp Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

………. ……………………

Quận 4, ngày 24/11/1997

 

báo cáo tham luận

về đổi mới tổ chức và hoạt động của tư pháp Quận, huyện và phường, xã, thị trấn

 

 

 

 

Những năm qua, Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc cải cách hành chính tiến đến mục tiêu chung là xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về kinh tế và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 

Nghị Quyết Trung Ương 3 của Bộ Chính Trị đặt một trong những trong tâm của công cuộc cải cách hành chính trong thời gian tới là đẩy mạnh cải cách tư pháp.

 

Hệ thống tư pháp nước ta gồm 4 cấp, từ Trung Ương đến địa phương. Quá trình hình thành hoạt động của các cơ quan tư pháp nhìn chung thiếu sự ổn định, cho đến ngày 04/06/1993, Chính phủ ban hành N Nghị Định 38/CP và Thông Tư Liên Bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp -Ban Tổ Chức cán bộ Chính phủ cho thấy vị trí, vai trò của hệ thống các cơ quan tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới.

 

Trong phạm vi bản tham luận này, tôi xin trình bày thực trạng về tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp cấp Quận, Huyện và Ban Tư pháp xã, Phường để thông qua đó, kiến nghị với các Đ/C lãnh đạo Bộ một số vấn đề mà cơ sở đã và đang gặp nhiều khó khăn.

 

1/ đối với phòng tư pháp cấp quận, huyện:

 

 

Về mặt tổ chức, biên chế của các Phòng Tư pháp Quận, Huyện thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay có từ 5 đến 7 Đ/C. Với một khối lượng công việc được quy định theo chức năng trong Thông Tư 12/TTLB, Phòng Tư Pháp phải đảm nhiệm 7 mặt công tác chyên môn: công tác soạn thảo văn bản pháp quy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác hộ tịch, công tác công chứng, hướng dẫn hoạt động Ban Tư Pháp Phường, Xã, gíup UBND Quận quản lý Nhà nước công tác Thi Hành án và công tác tư vấn pháp luật.

 

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà hầu hết các Phòng Tư Pháp đều phải thực hiện một số nhiệm vụ và công tác " không tên" khác theo sự chỉđạo, phân công của Cấp Uỷ, UBND Quận - Huyện nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương.

 

Do đó, công việc đòi hỏi chúng ta phải biết tổ chức khoa học, chủ động tranh thủ chỉ đạo và phối hợp tốt với các ngành, các doàn thể để hoàn thành nhiệm vụ.

 

Song, chúng tôi nghĩ tới yêu cầu đòi hỏi như trên, và sự cố gắng của đội nhũ Cán bộ viên chức hiện nay nhìn chung đều đảm bảo khả năng hoạt động, nên với quan điểm xây dựng bộ máy gọn, nhẹ, kiện toàn có hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy biên chế tổ chức như hiện nay là tương đối phù hợp, chỉ cần có sự phân cong rành machj, sắp xếp công việc khoa học … thì vẫn có thể đảm bảo nhiệm vụ trước mắt.

 

Trong thực tiễn hoạt động các mặt công tác chuyên môn, chúng tôi xin đề cập đến một số mặt công tác sau đây:

 

Về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:

 

Đối với công tác này, Phòng Tư Pháp đóng vai trò trung tâm , chủ động và có nhiệm vụ làm tham mưu giúp UBND xây dựng kể hoạch, triển khai thực hiện và phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức phổ biến kiến thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân và CBCNV.

 

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là "một kênh" trong công tác thông tin để đưa những kiến thức pháp luật đến nhân dân, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của người dân để từng bước thực hiện " quản lý xã hội bằng pháp luật". Trên thực tế, các biện pháp đưa pháp luật vào cuộc sống người dân tuy phong phú, đa dạng, bằng nhiều cách. Nhưng đồng thời, cũng cho thấy cần rất nhiều khó khăn bởi lẽ việc tiếp nhận, truyền thụ của nhân dân về kiến thức pháp luật vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này rất dễ hiểu, vì nhân dân ta còn nghèo lao động vất vả, đầu tắt mặt tối, đời sống tinh thần còn thấp kém thời gian dành cho xem Tivi, đọc sách báo rất ít ỏi. Do đó các kênh thông tin này không đến được với họ. Trình độ pháp luật ở trong cấu trúc trình độ văn hoá. Văn hoá thấp thì sự hiểu biết về pháp luật cũng thấp . Người dân chỉ quan tâm đến pháp luật khi gặp phải sự việc cụ thể, lúc đó những người trong cuộc thường rất quan tâm, tìm hiểu. Ví dụ : Cả xóm lại phải giải toả cắt mặt tiền nhà vào sâu 2m. Tổ dân phố họp, bàn bạc, đưa các cán bộ pháp quy ra tìm hiểu, mọi người đều rất chý ý lắng nghe để xem xét quyết định đó đúng sai. Hoặc họp Tổ dân phố để kiểm điểm một cá nhân có vi phạm hành chính về tệ nạn xã hội, cần đưa vào cơ sở chữa bệnh… Nếu Tổ dân phố nào, sinh hoạt đều đặn, thường có trao đổi bàn bạc các vấn đề liên quan đến đời sống biết nêu các văn bản quy phạm pháp luật để căn cứ giải quyết. Qua cách làm đó, nhân dân trong Tổ dân phố đó tích luỹ dần được sự hiểu biết pháp luật.

 

Việc khảo sát thái độ chấp hành pháp luật trong các tổ chức, cá nhân để đánh giá việc tho hành pháp luật, tính khả thi có pháp luật cũng rất cần thiết. Có tổ chức khảo sát, chúng ta kịp thời kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các quy định không phù hợp thực tế.

 

Về công tác công chứng : Nghị định 31/CP quy định thẩm quyền công chứng gồm các Phòng Công Chứng Nhà nước địa hạt ở Tỉnh, Thành Phố, UBND cấp Quận-Huyện, Phường, Xã công chứng các loại giấy tờ theo pháp luật và theo yêu cầu của công dân. Từ lúc triển khaihd công chứng cho đến nay, bước đầu các chính quyền địa phương đều tỏ ra lúng túng trước công việc mới mẻ, đồng thời cũng có sự thay đổi về mặt nhận thức. Tuy nhiên, quá trình hoạt động cho thấy ngày càng bộc lộ một số điểm mà chúng tôi nhận thấy Bộ cần có sửa đổi bổ sung để ngày càng đáp ứng yêu cầu hơn.

 

Thứ nhất, Bộ cần nói rõ có nên phân biệt hành vi công chứng với hành vi hành chính không ? Hay là công chứng và hành vi hành chính của các cấp chính quyền là một. Đây là vấn đề vướng mắc nhiều nhất ở cấp cơ sở hiện nay.

 

Thứ hai, Việc công chứng di chúc đối với cấp Phường, Xã đều cho rằng mang tính nghiệp vụ cao bởi cán bộ được phân công phụ trách phải biết nhận thức đúng các tài liệu về quyền sở hữu bất động sản mới tránh được sai sót. Việc này vượt quá khả năng cấp Phường. Mặt khác, hợp đồng uỷ quyền thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp Huyện. Nhưng, một số hợp đồng uỷ quyền nội dung hết sức dơn giản như uỷ quyền để nhận lĩnh tiền, hàng, thực hiện một số hành vi… nếu yêu cầu nhân dân đến UBND cấp Huyện thì gặp trở ngại vì đường xa , mất thời gian, có khi khoảng cách từ nhà công dân đến nơi giải quyết lại gần hơn phải đến UBND cấp Huyện ( Thí dụ ở các Huyện ngoại thành ). Trong thực tế với quy định như vậy cũng đồng nghĩa với việc không cho uỷ quyền. Ví dụ : Về đau yếu, già cả muốn uỷ quyền cho cong cháu lãnh tiền, quà biếu tại Bưu Điện Quận, Huyện. Nhưng phải đến UBND Quận-Huyện để uỷ quyền thôi thà trực tiếp đi lãnh tiền hàng còn hơn.

 

Thứ ba, Về sao y các giấy tờ từ bản chính: Hiện nay, các cơ quan cấp bản chính chưa thực hiện việc cấp bản sao nên công việc chứng thực sao y vẫn là khối lượng việc công chứng nhiều nhất của UBND Quận, Huyện. Từ đó, tạo áp lực về phía cán bộ giải quyết và gây phiền hà nhân dân. Ngoài ra, việc thu lệ phí công chứng, căn cứ Thông Tư 84/TTLB là thực hiện thu theo Biên lai lệ phí do Cục Thuế phát hànhđã mất nhiều thời gian khi giải quyết vụ việc. Đề nghị Bộ nghiên cứu để thống nhất dán con niêm trên các bản sao công chứng bằng số lệ phí. Về lưu giữ tài liệu, quy định lưu 1 bản sao y trong thời gian 5 năm thì chưa hợp lý lắm do cứ mỗi lần người dân đến yêu cầu chứng thực sao y thì phải Photo thêm một bản dể công chứng lưu giữ. Như vậy, xảy ra tình trạng trùng lặp. Theo chúng tôi, vấn đề lưu bản sao không cần thiết, vừa tốn kinh phí vừa tốn kho lưu trữ.

 

Công tác quản lý Nhà nước về thi hành án : Cho đến nay, xét khía cạnh nhiệm vụ trách nhiệm của phòng Tư pháp đối với việc quản lý Nhà nước công tác thi hành án theo Pháp lệnh Thi hành án Dân sự quy định, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ tổ chức, hành chính và kiểm tra công tác thi hành án. Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm trong chừng mực nào thì thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công tác thi hành án đến đâu, thì vẫn còn là hình thức trong công tác quản lý, chưa đi vào bản chất, nội dung của công tác này. Do vậy, tác động, hỗ trợ phối hợp với các Đội Thi hành án chưa có nội dung thực hiện nhưng thường xảy ra mâu thuẫn tranh cãi giữa 2 thẩm quyền Phòng và Đội, giữa quản lý và chuyên môn. Mô hình sống chung này rất gượng ép, đồng sàng dị mộng, không thực sự gắn bó, đoàn kết. Về mặt khoa học, tổ chức bất hợp lý. Đội là đấu Quốc huy lại thuộc và ở trong Phòng dấu tròn. Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh, các Phòng không có dấu lại lãnh đạo Trực thuộc Đội có dấu Quốc Huy.

 

Nhân đây, kiến nghị Bộ Tư pháp sớm trình Chính phủ đề án tổ chức hoạt động của tổ chức thừa phát lại nhằm mang lại hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của tình hình trước mắt cũng như lâu dài.

 

2/ đối với Ban tư pháp phường, xã, thị trấn:

 

Về mặt tổ chức, Ban Tư pháp Phường, Xã, Thị trấn do 1 Phó Chủ tịch UBND Phường, Xã, Thị trấn tổ chức, bên cạnh đó gồm có nhiều thành viên ( Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Cựu Chiến Binh…), không có cán bộ tư pháp chuyên trách.

 

 

Do đó, các mặt công tác thuộc chức năng của Ban tư pháp ohải được triển khai và phân cong cho nhiều cán bộ ở các ngành khác kiêm nhiệm. Ví dụ: Uỷ viên Văn phòng phụ trách công tác hộ tịch, Uỷ viên nhà đất kiêm nhiệm công tác hoà giải- thi hành án, Uỷ viên văn hoá xã hội kiêm nhiệm công tác tuyên truyền … Do tính chất kiêm nhiệm dẫn đến ý thức trách nhiệm của cán bộ thiếu triệt để, nghiệp vụ chuyên môn không được đào tạo chuyên sâu và chưa có chế độ trợ cấp nhiệm vụ động viên tinh thần anh em làm công tác tư pháp. Song song đó, đội ngũ Chính phủ phụ trách công tác tư pháp lại thường biến động, nên UBND cấp Phường, Xã gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp.

 

Chúng tôi đề nghị Bộ trình Chính phủ để thống nhất giải quyết một biên chế chuyên trách công tác tư pháp Phường, Xã .

 

Trong hoạt động tư pháp Phường, Xã hiện nay chúng ta đều thấy rõ vai trò cần thiết của cán bộ tư pháp nhất là về công tác hộ tịch, công tác hoà giải, công tác tuyên truyền pháp luật và công tác thi hành án.

 

Công tác hộ tịch: Ngày càng chi thấy vị trí vai trò quan trọng. Trước hết, nó xác định nhân thân của một con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ công dân trong một nước. Mặt khác, trên số liệu thống kê, các nhà quản lý khai thác thông tin như một " số liệu sống" để cung cấp những dữ liệu đề ra chính sách, biện pháp thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ở tầm vi mô và vĩ mô. Năm qua, dự thảo " điều lệ hộ tịch" mới thay thế điều lệ hộ tịch 1961 đã được cấp cơ sở nhiều lần góp ý. Chúng tôi đề nghị Bộ quan tâm đến hình thức các biểu mẫu về chứng nhận hộ tịch, sổ bộ lưu trữ để có hướng đổi mới so với cách làm hiện nay chưa đảm bảo tốt cho việc ghi chép vào Sổ lưu trữ lâu dài.

 

Công tác hoà giải: Hơn lúc nào hết, trong cơ chế thi trường hiện nay, " hoà giải" đóng một vai trò quan trọng. Nó đã gây tác dụng tốt để mọi người thông cảm, đoàn kết lẫn nhau, thực hiện sự " chín bỏ làm mười" để cùng nhau giúp đỡ, thương yeu về vật chất tinh thần. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác hoà giải ở địa phương đã chiếm một thời gian không ít cho các anh chị em tình nguyện " ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" . Nhất là riêng với Thành phố Hồ Chí Minh, trước sự chuyển mình phát triển " đô thị hoá" thì giá trị đất đai, nhà ở là một tài sản dặc biệt, có khi mang kại " lợi nhuận siêu ngạch vô hình " mà làm đổ vỡ biết bao gia đình, tình hàng xóm, mâu thuẫn xảy ra giữa chính cha mẹ, vợ chồng, anh chị em và con cái… mang lại những hậu quả không lường được. Phát hiện mâu thuẫn và giải quýât mâu thuẫn này nhanh chóng, kịp lúc và hiệu quả tốt nhất là các hoà giải viên, nhân dân ở Tổ dân phố, khóm ấp nhân dân. Rõ ràng công tác hoà giải vừa đem lại kết quả vừa là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật rất đạt hiệu quả thiết thực.

 

Điều đáng trân trọng là lực lượng hoà giải viên không đòi hỏi phải được trợ cấp kinh phí, mà anh em đã không quản ngại khó khăn, nhiệt tình trong nhiệm vụ nhằm xây dựng tình đoàn kết xóm làng. Dự thảo " Pháp lệnh về tổ chức hoạt động Tổ hoà giải cơ sở " cũng đã được tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, đánh dấu một bước của sự quan tâm cấp lãnh đạo đối với công tác này. Chúng tôi cũng thống nhất cơ bản với dư thảo.

 

Chúng tôi đề nghị Bộ sớm trình Chính phủ để thông qua UBTV Quốc Hội ban hành.

 

Công tác thi hành án ở địa phương: Với biên chế ít ỏi, các Đội Thi hành án Quận, huyện hầu hết đều phải nhờ sự hỗ trợ giúp sức của các Ban Tư pháp Phường trong công tác thi hành án như xác minh tài sản địa chỉ, tình trạng gia đình người phải thi hành án, tống đạt các thư mời đối tượng, tham gia trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế… Vì vậy, cán bộ tư pháp Phường góp phần quan trọng trong công tác thi hành án.

 

Trên đây chỉ là 3 mặt công tác trong số 6 mặt công tác của Ban tư pháp phường. Vì vậy, muốn đẩy mạnh hoạt động tư pháp, một hoạt động cần thiết trong giai đoạn đất nước ta xây dựng Nhà nước pháp quyền "của dân do dân và vì dân", nhất thiết phải đổi mới về cơ chế và tổ chức, như chúng tôi đã trình bày.

 

Kính chúc sức khoẻ tất cả các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư pháp và các đồng chí đại biểu. Chúng tôi mong rằng các ý kiến nêu trên sẽ được sự quan tâm của các đồng chí.

 

 

trưởng phòng tư pháp quận 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ban tổ chức Độc lập- tự do- hạnh phúc

cán bộ Chính phủ …………o0o…………

số /1997/TTLT-BTP-BTCCB-CP

(Dự thảo) Hà Nội, ngày /11/1997

 

 

 

 

Thông tư liên tịch

Bộ Tư pháp- Ban tổ chức cán bộ

Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức

cơ quan tư pháp địa phương

 

 

 

 

Ngày 4/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp.

 

Điều 4 của Nghị định đã quy định hệ thống tổ chức cơ quan tư pháp ở địa phương gồm có: Sở Tư pháp ở tỉnh và cấp tương đương; ngày 26/7/1993 Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ đã vó Thông tư liên bộ số 12 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp địa phương.

 

Đến nay, có thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định thêm nhiệm vụ cho ngành tư pháp. Để bảo đảm sự thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức bộ máy cơ quan tư pháp địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng- Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền, tổ chức và biên chế của các cơ quan tư pháp ở địa phương như sau:

 

 

 

 

 

 

 

i. chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

1. Chức năng của Sở Tư pháp;

 

 

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đầy gọi chung là UBND cấp tỉnh), có chức năng giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương; đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác so Bộ trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền, phân cấp; chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

 

2. Sở Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

 

 

2.1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND:

 

Chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân;

Được Uỷ ban nhân dân uỷ nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân soạn thảo, trước khi trình Uỷ ban nhân dân quyết định ban hành;

Tổ chức lấy ý kiến ở địa phương về các dự án Luật, Pháp lệnh theo sự chỉ đạo của UBND và Bộ Tư pháp;

Đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan thuộc UBND trong việc rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.

2.2. Quản lý các Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về mặt tổ chức, thưo sự phân cấp của Bộ Tư pháp;

 

2.3. Quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương theo pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.4. Quản lý tổ chức và hoạt động của các Đoàn Luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

 

Quản lý tổ chức và hoạt động hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài ở địa phương, theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh.

2.5. Quản lý tổ chức và hoạt động của các Phòng Công chứng Nhà nước theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động Công chứng Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.6. Quản lý công tác Giám định tư pháp, lý lịch tư pháp và Thống kê tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.7. Giúp UBND tỉnh thực hiện đăng ký và quản lý công tác hộ tịch thuộc thẩm quyền; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện công tác hộ tịch ở địa phương theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.8. Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.9. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý, tổ chức hoạt động của Trung tâm Trọng tài kinh tế tại địa phương theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.10. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và ngắn hạn ở địa phương; Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và các tổ chức có liên quan hướng dẫn thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong trường học;

 

2.11. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

 

2.12. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế của các ngành, các cấp ở địa phương;

 

2.13. Chỉ đạo hướng dẫn và tổng kết hoạt động của tổ chức hoà giải trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

 

2.14. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo công tác với UBND và Bộ Tư pháp.

 

2.15. Thực hiện các nhiệm vụ khác được UBND tỉnh giao.

 

 

3. Cơ cấu, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp:

 

3.1. Sở Tư pháp do Giám đốc lãnh đạo, Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Sở. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở Tư pháp do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định, sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

 

Giúp việc Giám đốc Sở Tư pháp có từ 2-3 Phó Giám đốc. Phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.

3.2. Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp gồm các Phòng và đơn vị thuộc Sở Tư pháp theo mô hình sau:

 

3.2.1. Các phòng và đơn vị tương đương thuộc Sở Tư pháp đã đựơc pháp luật quy định:

 

a. Đơn vị tổ chức theo hệ thống dọc Bộ Tư pháp, có sự quản lý trực tiếp của Sở Tư pháp theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Phòng thi hành án dân sự.

b. Các Phòng và đơn vị do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập, thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật:

+ Các Phòng công chứng Nhà nước.

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách;

+ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

c. Thanh tra Sở. Tổ chức theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3.2.2. Các phòng và đơn vị tương đương trực tiếp thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc lãnh đạo Sở Tư pháp:

 

Văn phòng Sở : Thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp, hành chính, văn thư lưu trữ, kế toán, quản trị, lái xe, phục vụ;

Phòng nghiên cứu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật .

Phong phổ biến, giáo dục pháp luật;

Phòng tổ chức và quản lý Toà án quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là Toà án cấp huyện).

Phòng quản lý tổ chức bổ trợ tư pháp ( gồm luật sư, giám định tư pháp, công chứng, các trung tâm thuộc Sở, trọng tài kinh tế…).

Phòng hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp .

Theo hướng dẫn trên những Sở Tư pháp đã tổ chức các Phòng hoặc đợn vị tương đương phòng thì có kế hoạch củng cố kiện toàn. Những Sở Tư pháp khác chưa tổ chức hoặc chưa đủ các Phòng nói trên thì phối hợp với Ban tổ chức chính quyền nghiên cứu xây dựng đề án trình UBND quyết định.

3.3. Về biên chế của Sở Tư pháp được thực hiện như sau:

 

+ Biên chế của Phòng THA do Bộ Tư pháp quy định và phân bổ trong tổng biên chế cơ quan THA của tỉnh được Bộ phân bổ.

+Biên chế các Phòng công chứng Nhà nước đã có quy định hướng dẫn riêng;

+ Trung tâm trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách là đợn vị hoạt động sự nghiệp xã hội, không có thu. Biên chế và quỹ tiền lương thuộc khu vực sự nghiệp xã hội. Trước mắt biên chế của Trung tâm có từ 3 đến 5 chuyên viên pháp lý có thâm niên công tác pháp lý ít nhất 2 năm, có kinh nghiệm công tác pháp lý và một số nhân viên khác.

+ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp là đơn vị sự nghiệp lấy thu bù chi. Biên chế của trung tâm gồm các công chức hưởng lương từ ngân sách ( Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng và chuyên viên làm nhiệm vụ điều hành bán đấu gía) và một số cán bộ nhân viên hợp đồng lao động, tuỳ theo yêu cầu nghiệp vụ và công việc.

+ Thanh tra Sở Tư pháp thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước, vừa là thanh tra chuyên ngành tư pháp, có từ 3 thanh tra viên trở lên.

+ Các phòng và đơn vị khác thuộc khu vực quản lý Nhà nước: để hoàn thành được nhiệm vụ mối phòng nghiệp vụ ( trừ Văn phòng Sở) cần có ít nhất 4 chuyên viên pháp lý.

Trên cơ sở mô hình cơ cấu tổ chức biên chế của Sở Tư pháp hướng dẫn trên đây, Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ trong tổng biên chế hành chính và sự nghiệp của tỉnh được giao. Việc tuyển dụng người vào làm việc trong các đơn vị thuộc Sở Tư pháp phải tuân thủ các quy định về quản lý công chức, phải đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh ngạch công chức hành chính ngành tư pháp và phù hợp với công việc của đơn vị.

ii. chức năng, nhiệm vụ quyền hạn tổ chức và biên chế của phòng tư pháp Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1. Chức năng của Phòng tư pháp huyện:

Phòng tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND quân, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là cấp huyện) có chức năng giúp UBND thực hiện quản lý Nhà nước và công tác về tư pháp trong phạm vi huyện; thuộc hệ thống cơ quan tư pháp, chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

2. Phòng tư pháp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2.1. Giúp UBND quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện.

 

Soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của UBND;

Được UBND uỷ nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác thuộc UBND soạn thảo trước khi trình UBND ban hành;

Thường xuyên rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do UBND ban hành;

Tổ chức thực hiện lấy ý kiến nhân dân về các dự án Luật; Pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh theo sự chỉ đạo của UBND cấp huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp.

2.2.Giúp Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Tư pháp trong việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở địa phương; tổ chức và kiểm tra hoạt động thi hành án của Đội thi hành án;

 

2.3. Quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp;

 

2.4. Giúp UBND thực hiện một số hành vi công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng ;

 

2.5. Hướng dẫn nghiệp vụ; chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Ban tư pháp xã, phường, thị trấn và tổ hoà giải.

 

2.6. Tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; phối hợp với Phòng giáo dục và các tổ chức cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy pháp luật trong nhà trường phổ thông thao hướng dẫn của Sở giáo dục - đào tạo và Sở Tư pháp.

 

2.7. Thực hiện đầy đủ báo cáo tháng, báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết công tác năm với UBND cùng cáp và Sở Tư pháp.

 

3. Về tổ chức, biên chế của phòng tư pháp cấp huyện.

3.1. Cơ cấu tổ chức Phòng tư pháp cấp huyện gồm có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Đội thi hành án dân sự và bộ phận cán bộ tư pháp.

 

- Đội thi hành án dân sự thuộc Phòng tư pháp được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ về tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên; và theo sự hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

- Bộ phận tư pháp có trưởng phòng, phó trưởng phòng ( phó trưởng phòng tư pháp có thể kiêm Đội trưởng Đội thi hành án dân sự ) và các chuyên viên, cán sự pháp lý.

Trưởng phòng tư pháp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và Giám đốc Sở Tư pháp về toàn bộ công tác tư pháp trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND huyện; phó trưởng phòng tư pháp giúp trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của trưởng phòng; các chuyên viên, cán sự pháp lý thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công trực tiếp của Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng tư pháp cấp huyện.

3.2. Biên chế của Phòng tư pháp cấp huyện gồm có biên chế của Đội thi hành án dân sự và biên chế bộ phận tư pháp.

 

- Đội thi hành án dân sự gồm có Đội trưởng - Chấp hành viên trưởng, các Chấp hành viên và công chức làm công tác thi hành án. Biên chế của Đội thi hành án dân sự trong tổng biên chế cơ quan THA của tỉnh do Bộ Tư pháp giao hàng năm.

- Biên chế bộ phận Tư pháp huyện:

Trên cơ sở khối lượng công việc thuộc các lĩnh vực công tác của Phòng tư pháp, bảo đảm để mỗi lĩnh vực công tác có một người đảm nhiệm, đáp ứng yêu cầu công tác, nâng cao được hiệu quả hoạt động. Biên chế bộ phận tư pháp ở các quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã có thể bố trí tăng thêm theo nhu cầu công việc.

Việc tuyển dụng, bổ sung cán bộ Phòng tư pháp cấp huyện phải chọn người có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh các ngạch công chức ngành tư pháp và các quy định của Nhà nước. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tư pháp cấp huyện do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với Giám đốc Sở Tư pháp.

IIi. chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức Ban tư pháp xã, phường, thị trấn ( gọi tắt là Ban tư pháp xã).

1. Ban tư pháp xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn của UBND xã, phường, thị trấn ( sau đây gọi chung là UBND xã) là đơn vị cơ sở trong hệ thống cơ quan tư pháp ; Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng tư pháp cấp huyện.

 

2. Ban tư pháp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

2.1. Giúp UBND xã thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp;

 

2.2. Giúp UBND xã soạn thảo, ban hành các quyết định , chỉ thị để thi hành các quyết định, chỉ thị của UBND huyện;

 

2.3. Tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân ;

 

2.4. Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch ; quản lý lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.

 

2.5. Hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ hoà giải;

 

2.6. Tổ chức phối hợp việc thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của Đội thi hành án.

 

3. Tổ chức biên chế của Ban tư pháp xã:

Ban tư pháp xã có Trưởng Ban và 2 thành viên. Trưởng Ban tư pháp xã do 1 Phó Chủ tịch UBND xã đảm nhiệm 2 thành viên của Ban tư pháp xã là Hộ tịch viên và cán sự pháp lý là cán bộ chuyên trách được hưởng chế độ sinh hoạy phí quy định tại Thông tư liên bộ số 97/ TT- LB/TCCBCP- TC ngày 16/8/1995 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/ CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Việc tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách của Ban tư pháp xã phải tiến hành chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ ( do Sở Tư pháp hướng dẫn) được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, để chuyên môn hoá theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Tuỳ theo khối lượng công việc tư pháp có thể bố trí thêm từ 1 đến 3 thành viên là cán bộ Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể ở xã, có uy tín có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác tư pháp, làm kiêm nhiệm thành viên Ban tư pháp.

iv. tổ chức thực hiện.

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày tháng năm và thay thế Thông tư liên bộ số 12/TT- LB ngày 26/7/1993 của Bộ Tư pháp- Ban tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp ở địa phương .

 

2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quy định tại Thông tư này, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Trưởng Ban Ban tổ chức chính quyền tỉnh lập Đề án trình UBND cấp tỉnh quyết định : đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cấp dưới.

 

Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc cần báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Tư pháp- Trưởng Ban Ban tổ chức- cán bộ Chính phủ để kịp thời xử lý.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bộ trưởng - Trưởng Ban

Ban tổ chức cán bộ Chính phủ .

 

 

 

File đính kèm downloadTải về