• Thuộc tính
Tên đề tài Đánh giá thực trạng đào tạo, sử cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN 877 – 2000

 

 

“ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG CÁN BỘ PHÁP LÝ VÀ

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT

LƯỢNG CÁN BỘ PHÁP LÝ HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC THẾ KỶ XXI”

 

 

 

 

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: PGS.TS. LÊ MINH TÂM

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT

 

BÁO CÁO TỔNG QUAN

 

 


 

A. TỔNG QUAN CHUNG VỀ

KẾT QUẢ THƯC HIÊN DỰ ÁN

 

I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 877/2000

Bước vào thế kỷ XXI, bối cảnh quốc tế và trong nước có thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn và thách thức mới. Đó là khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế diễn ra như một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các nước mới có thể giải quyết được. Trong nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đã giành được trên tất cả các lĩnh vực, chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tồn tại. Trước tình hình đó, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, tích cực và đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước là một yêu cầu cấp thiết.

Có thể nói, trong những năm đổi mới vừa qua công tác đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học và sau đại học ở nước ta đã có những bước tiến đáng phấn khởi. Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo luật đã được tăng cường nhiều so với trước, quy mô đào tạo mở rộng hơn, các loại hình đào tạo đã được đa dạng hoá, chương trình đào tạo đã được đổi mới và cải tiến nhiều, chất lượng đào tạo đã được chú trọng và nâng cao một bước. Sự tiến bộ trong công tác đào tạo luật đã góp phần quan trọng vào việc cung cấp cán bộ pháp lý có trình độ cao cho các cơ quan, ban, ngành, tổ chức; đáp ứng được yêu cầu đổi mới; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý trong cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích nói trên, có những vấn đề đặt ra khiến chúng ta phải suy nghĩ và đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để tìm ra lời giải có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

1. Công tác đào tạo luật ở nước ta có sự chậm trễ lớn, số lượng người có trình độ đại học luật trở lên mới khoảng gần 40.000 người/80.000.000 dân, chiếm xấp xỉ 0,05%. Đây là một tỷ lệ còn quá nhỏ. Đối với các nước phát triển tỷ lệ này thường lớn gấp khoảng 10 lần. Với số lượng còn ít như vậy, nhưng cũng có ý kiến cho là cán bộ pháp lý dường như đã “bão hoà”. Hơn nữa thực tế cũng cho thấy, có nhiều cử nhân luật ra trường khó tìm việc làm. Vậy phải chăng nhu cầu về cán bộ pháp lý ở nước ta còn hạn chế hay còn có lý do gì khác nữa? Cần phải có lời giải đáp vấn đề này từ thực tiễn.

2. Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật đã có nhiều đổi mới. Nhiều người cho rằng chương trình đào tạo đó khá phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay và có tính hiện đại, đã khác rất xa so với thời kỳ trước đổi mới. Từ đây, một hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo ngày càng phong phú và được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ giảng dạy đã có sự trưởng thành cả về lượng và chất; quy chế đào tạo cũng chặt chẽ hơn trước. Những yếu tố trên cho phép khẳng định rằng chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý ở nước ta cao hơn trước. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng, cử nhân luật ra trường chất lượng đào tạo còn kém nên không phát huy được khả năng trong thực tiễn, hiệu quả công việc mà họ đảm nhận còn thấp. Thực sự có phải như vậy không hay còn có những nguyên nhân nào khác?

3. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra cho công tác đào tạo nói chung và đào tạo luật nói riêng những yêu cầu mới hết sức bức xúc. Trong khi đó, mặc dù công tác đào tạo luật ở nước ta có sự chậm trễ lớn so với các ngành đào tạo khác, tỉ lệ cán bộ pháp lý còn rất thấp, nhưng mấy năm gần đây quy mô đào tạo lại có xu hướng “chững lại” và có phần suy giảm nhất định. Điểu này có phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn không, hay do chúng ta chưa có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ nên chưa xác định đúng nhu cầu và đặc biệt là chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra những dự báo khoa học cho công tác đào tạo cử nhân luật. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự khảo sát, điều tra để đánh giá đúng thực chất của vấn đề này.

4. Đào tạo tại chức là hình thức đào tạo đã thực hiện từ nhiều năm qua và đến nay vẫn là hình thức đào tạo đang được áp dụng rộng rãi. Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng cẩn phải xem xét lại loại hình đào tạo này cả về quy mô, phương pháp và chất lượng đào tạo; rằng chính đào tạo tại chức trong những năm qua đã dẫn đến quan niệm về sự “dễ dãi” trong đào tạo đại học tại chức nói chung và đào tạo cử nhân luật hệ tại chức nói riêng và là một trong những nguyên nhân làm cho sinh viên chính quy ra trường khó xin việc làm. Sự đánh giá này có đúng không? Vấn đề này cũng cần có lời giải đáp.

5. Về mối liên quan giữa công tác đào tạo cử nhân luật với việc quy hoạch, sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Có ý kiến cho rằng hai lĩnh vực này chưa có sự gắn kết với nhau, các trường cứ đào tạo mà không quan tâm đến thực tế nhu cầu sử dụng của xã hội; còn các cơ quan, tổ chức khi tuyển dụng, sắp xếp cán bộ pháp lý thì tự mình làm, không có sự liên hệ với các cơ sở đào tạo hoặc không nắm rõ thực trạng về số lượng và chất lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo để chọn lựa và bố trí phù hợp với yêu cầu. Vậy có thể, không phải do chất lượng đào tạo thấp, không phải do quy mô đào tạo nhiều, không phải do nhu cầu sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật ít mà sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Đâu là nguyên nhân thực chất của vấn để; cần phải có những giải pháp gì để khắc phục những tổn tại và phát huy các thế mạnh trong công tác đào taọ luật và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật? Đó cũng là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra đối với Dự án này.

6. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, để thực hiện chủ trương “phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” trong lĩnh vực pháp luật phải có sự chuẩn bị trước một bước. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ và năng lực để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI, đang đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các cơ sở đào tạo luật phải suy nghĩ giải quyết.

Từ những vấn đề có tính bức xúc nêu trên, Dự án 877/2000: “Điều tra cơ bản đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hưởng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI” đã được Nhà nước phê duyệt và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện.

II.MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN 877/2000

1. Mục đích, nhiệm vụ của dự án

Mục đích của Dự án 877/2000 là tiến hành điều tra xã hội học một cách cơ bản để có cơ sở phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận bước đầu nhằm giải đáp các vấn đề về thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý trong những năm qua ở nước ta và đưa ra những giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI. Để đạt được mục đích đặt ra, Dự án 877/2000 đã đưa ra và thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất, sử dụng các phương pháp xã hội học thu thập thông tin, số liệu phản ánh các mặt, các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, trên cơ sở xử lý và phân tích thông tin, làm rõ cơ sở thực tiễn và những luận cứ khoa học cho việc khái quát, đánh giá đúng đắn về tình hình, thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật; chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong những năm qua.

Thứ ba, tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý của đất nước trong những năm tới.

Thứ tư, trên cơ sở khảo sát nghiên cứu, Dự án đưa ra kiến nghị, dự báo có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tư vấn cho Nhà nước nói chung, cho Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng trong việc hoạch định, xây dựng chính sách đào tạo, xác định quy mô đào tạo và nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới - thời kỳ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Cụ thể hoá những nhiệm vụ đặt ra trên đây, Dự án 877/2000 triển khai thành 8 tiểu dự án, bao gồm:

Một là: “Điều tra cơ bản để đánh giá tâm lý xã hội và dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý” do Bộ môn Mác - Lênin đảm nhiệm và Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chủ nhiệm.

Hai là: “Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp” do khoa Pháp luật Quốc tế đảm nhận và Thạc sỹ Nguyễn Văn Luận làm chủ nhiệm.

Ba là: “Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng cán bộ cử nhân luật tại cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra” do khoa Pháp luật Hành chính - Nhà nước đảm nhận và Thạc sĩ Hoàng Văn Sao làm chủ nhiệm.

Bốn là: “Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng cán bộ pháp lý tại các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan” do khoa Tư pháp đảm nhận và Tiến sĩ Ngô Ngọc Thuỷ làm chủ nhiệm.

Năm là: “Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp” do khoa Pháp luật Kinh tế đảm nhận và Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường làm chủ nhiệm.

Sáu là: “Điều tra thực trạng kết quả cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam (các cấp học: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng; các hệ đào tạo: Chính quy, Mở rộng, Chuyên tu, Tại chức và Đào tạo từ xa)” do Phòng Đào tạo đảm nhận và Phó hiệu trưởng Thạc sĩ Trần Đức Thìn làm chủ nhiệm.

Bảy là: “Điều tra thực trạng các yếu tố đảm bảo năng lực đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay” do Trung tâm nghiên cứu bộ máy Nhà nước Khoa Hành chính - Nhà nước đảm nhận và Tiến sĩ Thái Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm.

Tám là: “So sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới” do Phòng Quản lý khoa học đảm nhiệm và Tiến sĩ Đinh Văn Thanh làm chủ nhiệm.

2. Yêu cầu của dự án

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ trên, Dự án: “Điều tra cơ bản đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI” chủ yếu tập trung khảo sát, tìm hiểu:

a) Dư luận xã hội và tâm lý xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý trong một số đối tượng xã hội như: cán bộ quản lý cấp xã, phường; sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường đại học luật (khoa luật); học sinh trung học phổ thông (lớp 12).

b) Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thông qua phương pháp phỏng vấn, sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với những cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác trong các tổ chức nói trên.

c) Thực trạng sử dụng cán bộ cử nhân luật tại cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan Thanh tra thông qua phương pháp phỏng vấn, phát - thu phiếu trưng cầu ý kiến đối với những cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác trong các cơ quan nói trên.

d) Đánh giá hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan bằng phương pháp phỏng vấn, phát - thu phiếu trưng cầu ý kiến đối với những cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác tại các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan.

e) Đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn, phát - thu phiếu trưng cầu ý kiến đối với những cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác tại các cơ quan nói trên.

g) Đánh giá tổng thể kết quả về số lượng và chất lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam (các cấp học: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng; các hệ đào tạo: Chính quy, Mở rộng, Chuyên tu, Tại chức và Đào tạo từ xa)

h) Đánh giá các yếu tố đảm bảo năng lực đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.

i) So sánh hoạt động đào tạo và nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý giữa Việt Nam với một số nước ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Mỗi nhóm đối tượng xã hội trong diện điều tra của Dự án đều có những đặc điểm xã hội riêng. Cán bộ quản lý cấp xã, phường là những người gần gũi, tiếp xúc nhiều với các tầng lớp nhân dân nên biết được nhiều thông tin về chất lượng đào tạo cử nhân luật và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý nên sự đánh giá của họ tương đối khách quan. Sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường đại học luật (khoa luật) là những người đang trực tiếp theo học, họ được coi là “người trong cuộc”, do đó, những thông tin, ý kiến mà họ cung cấp có nhiều cơ sở thực tiễn. Học sinh trung học phổ thông (lớp 12) là những người sắp tốt nghiệp tú tài và đang lựa chọn trường đại học để thi vào. Để chọn thi vào một trường đại học nào đó thì ít hay nhiều họ đều cần tìm hiểu về trường, về ngành mà mình sẽ học trong tương lai. Như vậy dư luận xã hội trong giới học sinh lớp 12 cũng là những ý kiến mà chúng ta cần phải lắng nghe.

Những người đang công tác trong các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan là những người đang trực tiếp áp dụng pháp luật vào những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Họ là những cán bộ hiểu rất rõ vai trò của kiến thức pháp lý, hiểu rõ về hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan đó. Đồng thời, đã từng học qua các cơ sở đào tạo luật nên họ ít nhiều đánh giá được chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay. Do đó, trưng cầu ý kiến cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan cho phép thu thập được những thông tin có độ tin cậy cao.

Xuất phát từ những đặc thù của các đối tượng cung cấp thông tin nói trên nên chúng tôi xác định Dự án: “Điều tra cơ bản đánh giá thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI” phải đạt được một số các yêu cầu cơ bản sau:

- Phải xây dựng được các mẫu phiếu thăm dò dư luận xã hội, phiếu trưng cầu ý kiến và mẫu phiếu phỏng vấn cá nhân phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng trả lời.

- Phải đảm bảo tính thuần nhất và tính đại diện của các đối tượng trả lời phiếu về giới tính, lứa tuổi, học vấn, địa bàn cư trú v.v...

- Phải bảo đảm chất lượng của các thông tin thu thập được là:

+ Thông tin phải bảo đảm tính chân thực.

+ Thông tin phải bảo đảm tính khách quan.

Có như vậy mới đảm bảo độ tin cậy của các đánh giá, kết luận sau này cùng những kiến nghị từ quá trình thực hiện Dự án.

III.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu là những giả định có căn cứ khoa học, là những nhận định sơ bộ ban đầu về tình hình, thực trạng hay bản chất của vấn đề nghiên cứu mà chúng ta sẽ thu thập được qua quá trình điều tra.

Giả thuyết nghiên cứu mang lại cho nhà nghiên cứu một cái nhìn tổng quát về thực trạng của vấn đề nghiên cứu, từ đó mà chọn phương pháp điều tra cũng như xây dựng mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn cho phù hợp.

Xuất phát từ tình hình thực tế, Dự án nêu giả thuyết như sau:

Trong những năm qua công tác đào tạo cử nhân luật tại hầu hết các cơ sở đào tạo luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý của đất nước. Mặc dù vậy, đứng trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dư luận xã hội cũng đang đặt ra nhiều vấn đề có tính bức xúc: chất lượng đào tạo cử nhân luật còn chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội; tâm lý của nhiều người còn băn khoăn khi lựa chọn theo học ngành luật; tình trạng cử nhân luật khó tìm việc làm, cán bộ pháp lý chưa được sử dụng một cách hiệu quả, làm trái ngành được đào tạo v.v... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả những ngụyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

IV.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ĐƯỢC SỬ DỤNG

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của Dự án 877/2000 và của từng tiểu dự án, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp thu thập thông tin được dùng phổ biến trong điều tra xã hội học là phương pháp Ankét và phương pháp phỏng vấn.

1. Phương pháp Ankét

Trong điều tra xã hội học, Ankét là hình thức hỏi - đáp gián tiếp dựa trên cơ sở bảng hỏi (phiếu điều tra) được soạn thảo, chuẩn bị từ trước nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đề tài nghiên cứu. Điều tra viên phát phiếu điều tra, hướng dẫn cách trả lời; người trả lời tự đọc câu hỏi, tự ghi ý kiến của mình vào phiếu rồi nộp lại cho điều tra viên.

Phương pháp Ankét được coi là phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin vì phương pháp này có các ưu điểm sau:

- Cho phép triển khai trên quy mô rộng, thu thập được thông tin của nhiều người tại nhiều nơi.

- Phù hợp với điểu kiện thực tế về nhân công, kinh phí của tiểu dự án.

- Thông tin thực nghiêm thu được đa dạng, phong phú và có chất lượng cao.

Bên cạnh đó phương pháp này cũng có thể có nhược điểm là: vì quen với cách trả lời của đối tượng được hỏi, nên điểu tra viên dễ chủ quan có thể tự mình trả lời thay cho người được hỏi, do đó dễ dẫn đến kết quả phản ánh sai thực tế. Để khắc phục nhược điểm này, trong quá trình thực hiện phương pháp Ankét, Ban chủ nhiệm Dự án và Ban chủ nhiệm các Tiểu dự án đã quán triệt, tổ chức tập huấn và có các biện pháp tích cực để bảo đảm tính trung thực của các kết quả thu thập được, đồng thời đã sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn.

2. Phương pháp phỏng vấn

Trong điều tra xã hội học, phỏng vấn là hình thức hỏi - đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa trên cơ sở bảng hỏi (phiếu điều tra) được chuẩn bị trước. Người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được thông tin nhiều chiều và kiểm tra được độ tin cậy của thông tin, đi sâu tìm hiểu về một vấn để chuyên sâu cần thiết.

Việc sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn với phương pháp Ankét vừa có thể khắc phục được nhược điểm của Ankét vừa đảm bảo cho thông tin thu được có chất lượng và độ tin cậy cao.

V.CÁC LOẠI MẪU PHIẾU

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của dự án tổng thể và của từng tiểu dự án, Ban thư ký Dự án 877/2000 đã soạn thảo các loại mẫu phiếu và chuyển giao cho các tiểu dự án các mẫu phiếu sau:

1. Phiếu thăm dò dư luận xã hội (Dùng cho cán bộ quản lý cấp xã, phường; học sinh PTTH lớp 12; sinh viên chính quy; học viên tại chức).

2. Phiếu phỏng vấn cá nhân (Dùng cho cán bộ quản lý cấp xã, phường, học sinh PTTH lớp 12; sinh viên chính quy; học viên tại chức).

3. Phiếu trưng cầu ý kiến (Dùng cho cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan; cán bộ đang làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cán bộ đang làm việc tại các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan Thanh tra; tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp).

4. Phiếu phỏng vấn cá nhân (Dùng cho cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan; cán bộ đang làm việc tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cán bộ đang làm việc tại các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan Thanh tra; tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp).

5. Phiếu thu thập thông tin (Dùng cho các cán bộ quản lý, giảng dạy đang công tác tại các cơ sở đào tạo luật) nhằm tìm hiểu về các yếu tố đảm bảo năng lực đào tạo cán bộ pháp lý.

6. Phiếu thu thập thông tin (Dùng cho các cán bộ quản lý Khoa sau đại học, Phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên, Khoa tại chức thuộc các cơ sở đào tạo: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở khác) nhằm đánh giá tổng thể kết quả về số lượng và chất lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam (các cấp học: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng; các hệ đào tạo: Chính quy, Mở rộng, Chuyên tu, Tại chức và Đào tạo từ xa).

VI.CHỌN MẪU ĐIỀU TRA

1. Mẫu điều tra (đối tượng trả lời phiếu)

Trong điều tra xã hội học, mẫu điều tra là bộ phận có thể đại diện được cho toàn bộ khách thể nghiên cứu, nói cách khác là những con người cụ thể (cá nhân hoặc nhóm xã hội) tham gia trả lời bảng hỏi, cung cấp thông tin cho nhà nghiên cứu.

2. Cách thức chọn mẫu

Đối tượng cung cấp thông tin đa dạng và phong phú, phân bố trên phạm vi cả nước; hoạt động trên nhiều lĩnh vực; tại nhiều Cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể... nên chúng tôi chọn người trả lời các phiếu thăm dò dư luận xã hội, phiếu trưng cầu ý kiến và các phiếu phỏng vấn cá nhân theo cách thức sau:

- Xác định trước địa chỉ, tên cơ quan, ban ngành mà chúng tôi sẽ đến để thu thập thông tin theo kế hoạch của Dự án 877/2000 và từng tiểu dự án.

- Sử dụng giấy giới thiệu để đến liên hệ với cơ sở có người cung cấp thông tin.

- Chọn ngẫu nhiên bất kỳ những người đang làm việc tại cơ quan đó để phát phiếu trưng cầu ý kiến hoặc thực hiện các cuộc phỏng vấn, nghĩa là chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

3. Địa bàn phân bố của mẫu

Để đảm bảo tính khái quát cửa thông tin thực nghiệm thu được sau này thì việc chọn mẫu điểu tra cũng phải đảm bảo tính khái quát và tính đại điện.

Địa bàn phân bố mẫu của Dự án và từng tiểu dự án được phân bố địa bàn và đối tượng trả lời tương ứng như sau:

3.l. Đối với tiểu dự án 1 (do Khoa Pháp luật Quốc tế thực hiện):

Phiếu trưng cầu ý kiến và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ công chức trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp) đã được phát tới người trả lời trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lào Cai, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Cần Thơ và An Giang.

3.2. Đối với tiểu dự án 2 (do Bộ môn Mác - Lênin thực hiện):

a) Phiếu thăm dò dư luận xã hội và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho sinh viên chính quy và học viên tại chức) đã được phát tới sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ở các địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Bình Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định và Hà Nam.

b) Phiếu thăm dò dư luận xã hội và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ quản lý cấp xã, phường và học sinh PTTH lớp 12) đã được phát tới các trường PTTH và các xã phường trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Lâm Đổng, Long An, Sóc Trăng, Bình Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định và Hà Nam.

3.3. Đối với tiểu dự án 3 (do Khoa Tư pháp thực hiện):

Phiếu trưng cầu ý kiến và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ công chức trong các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan) đã được phát tới người trả lời trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bến Tre, Sóc Trăng và Gia Lai.

3.4. Đối với tiểu dự án 4 (do Khoa Hành chính - Nhà nước thực hiện):

Phiếu trưng cầu ý kiến và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ công chức trong các cơ quan quyển lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan Thanh tra) đã được phát tới người trả lời trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn và Khánh Hoà.

3.5. Đối với tiểu dự án 5 (do Khoa Pháp luật Kinh tế thực hiện):

Phiếu trưng cầu ý kiến và Phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ công chức trong các cơ quan cấp bộ thưc hiên chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp) đã được phát tới người trả lời trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, Thành phổ Hồ Chí Minh và các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Gia Lai, Kiên Giang, Nghệ An và Bà Rịa - Vũng Tàu.

3.6. Đối với tiểu dự án 6 (do Phòng đào tạo thực hiện):

Các mẫu phiếu thu thập thông tin và phiếu phỏng vấn cá nhân (dùng cho cán bộ quản lý, giảng dạy thuộc các cơ sở đào tạo luật) đã được gửi tới Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Luật (Đại học khoa học Huế) và trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

3.7. Đối với tiểu dự án 7 (do Trung tâm nghiên cứu Bộ máy Nhà nước thực hiện):

Các hợp đồng và các mẫu phiếu thu thập thông tin đã được gửi tới Khoa sau đại học, Phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên, Khoa tại chức thuộc các cơ sở đào tạo: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ sở đào tạo khác.

3.8. Đối với tiểu dự án 8 (do phòng Quản lý khoa học thực hiện):

Các hợp đồng thu thập thông tin và dịch thuật đã được ký kết thực hiện với một số cơ quan chức năng để biết về thực trạng đào tạo và sử dụng sinh viên ngành luật của một số nước trong khu vực và thế giới.

4. Số lượng phiếu

Để tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch của tổng thể Dự án, Ban chủ nhiệm các Tiểu dự án đã phát ra và thu về tổng số phiếu của mỗi tiểu dự án cụ thể như sau:

a) Đối với tiểu dự án 1:

- Số phiếu đã phát ra là: 650 phiếu;

- Số phiếu thực tế thu về: 579 phiếu

b) Đối với tiểu dự án 2:

- Số phiếu đã phát ra là: 800 phiếu

- Số phiếu thực tế thu về: 685 phiếu

c) Đối với tiểu dự án 3:

- Số phiếu đã phát ra là: 700 phiếu

- Số phiếu thực tế thu về: 650 phiếu

d) Đối với tiểu dự án 4:

- Số phiếu đã phát ra là: 700 phiếu

- Số phiếu thực tế thu về: 606 phiếu

đ) Đối với tiểu dự án 5:

- Số phiếu đã phát ra là: 750 phiếu

- Số phiếu thực tế thu về: 720 phiếu

e) Đối với tiểu dự án 6:

- Số phiếu đã phát ra là: 400 phiếu      

- Số phiếu thực tế thu về: 310 phiếu

g) Đối với tiểu dự án 7:

Đây là tiểu dự án không sử dụng phiếu điều tra xã hội học mà chỉ sử dụng hợp đồng cung cấp thông tin, số liệu đối với một số cơ sở đào tạo luật trong cả nước.

h) Đối với tiểu dự án 8:

Đây cũng là tiểu dự án không sử dụng phiếu điều tra xã hội học mà chỉ sử dụng hợp đồng cung cấp thông tin và dịch thuật các tài liệu từ tiếng nước ngoài.

Tính chung của toàn Dự án:

- Số phiếu đã phát ra là: 4000 phiếu

- Số phiếu thực tế thu về: 3550 phiếu

- Đã ký kết và thực hiện 135 hợp đổng cung cấp thông tin, dịch thuật với những nơi cung cấp thông tin, dịch vụ.

VII.THỜI GIAN THỰC HIỆN

Quá trình thực hiện Dự án 877/2000 được chia làm 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn điều tra thử:

- Từ tháng 9 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 phối hợp với các chuyên gia xã hội học tiến hành xây dựng các mẫu phiếu điều tra.

- Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 5 năm 2001 tiến hành phát ra và thu về các loại phiếu điều tra thử.

- Trong tháng 6 năm 2001 tiến hành tập hợp, phân loại các loại phiếu và xử lý các thông tin thực nghiệm thu được bằng chương trình máy vi tính chuyên dùng, in kết quả xử lý số liệu.

- Trong tháng 8 năm 2001 tiến hành viết các báo cáo tổng thuật giai đoạn điều tra thử, nghiệm thu kết quả điều tra thử, chỉnh lý các câu hỏi trong bảng hỏi, chuẩn bị cho giai đoạn điều tra chính thức.

2. Giai đoạn điều tra chính thức:

Sau khi đã tiến hành điều tra thử và chỉnh lý các bảng hỏi, tất cả các tiểu dự án đã tiến hành các công việc như sau:

- Từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 tiến hành phát ra và thu về các loại phiếu.

- Từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 3 năm 2002 tiến hành tập hợp, phân loại các loại phiếu và xử lý các thông tin nghiệm thu được bằng chương trình máy vi tính chuyên dùng, in kết quả xử lý số liệu điều tra.

- Từ tháng 4 năm 2002 đến tháng 8 năm 2002 tiến hành viết các báo cáo tổng thuật và các báo cáo phân tích chuyên đề.

- Từ tháng 9 năm 2002 tổ chức các toạ đàm, trao đổi hoàn thiện báo cáo và chuẩn bị cho công tác nghiệm thu.

 

 

 

 

 

B.    KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA DỰ ÁN

I. KẾT LUẬN

Trên cơ sở những kết quả điều tra, khảo sát cụ thể của các tiểu dự án thuộc Dự án 877/2000 được trình bày trong tập Báo cáo kết quả khảo sát, có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Việc lựa chọn các nhóm đối tượng để khảo sát là khá đa dạng, phong phú và thể hiện tính điển hình cao, bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức hiện đang công tác tại các cơ quan kinh tế nhà nước ở trung ương, địa phương và các công ty, doanh nghiệp tư nhân; các cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cơ quan thanh tra; các cơ quan Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan; các cán bộ quản lý, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật; các cán bộ quản lý cấp xã phường, học sinh lớp 12, sinh viên chính quy và học viên tại chức đang theo học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.

Phần lớn cán bộ, công chức tham gia trả lời phiếu thuộc nhóm lứa tuổi dưới 50 tuổi, trong đó nam chiếm khoảng 2/3 và nữ chiếm 1/3. Đại đa số họ có trình độ cử nhân luật, trong đó có một bộ phận đáng kể ở hệ đào tạo tại chức (khoảng 3/4) và hệ đào tạo chính quy (khoảng 1/4). Hầu hết những người trả lời phiếu được đào tạo cử nhân luật tại ba cơ sở đào tạo luật lớn ở nước ta, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là số cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội, tiếp đến là Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cơ sở đào tạo khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong số cán bộ tham gia trả lời bảng câu hỏi có khoảng 80% là những người tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990.

Như vậy, sự đa dạng, phong phú và tính điển hình cao về đối tượng khảo sát khảo sát, cho phép Dự án có được những thông tin nhiều chiều và bảo đảm được tính đại diện của mẫu điều tra, để từ đó có thể đánh giá được thực chất của các vấn đề cần khảo sát.

2. Về kiến thức cần trang bị cho cán bộ pháp lý: Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật là: khoảng 1/4 cán bộ pháp lý có thể sử dụng được ngay kiến thức đã được học vào công việc đang làm; khoảng 1/2 cán bô pháp lý để làm đươc công việc chuyên môn cần có thời gian để học hỏi kinh nghiệm những người đi trước và bộ phận còn lại thấy rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ. Nguyên nhân chính yếu của tình hình này là do những người tốt nghiệp ngành luật còn thiếu kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Vì vậy, để giúp các cán bộ pháp lý nhanh chóng bắt nhịp với thực tiễn, vận dụng có hiệu quả các kiến thức được học trong nhà trường vào công việc được giao thì các cơ sở đào tạo luật bên cạnh việc trang bị các kiến thức lý luận và kiến thức pháp luật cơ bản còn phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

3. Về phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ pháp lý: Đa số người trả lời bảng hỏi của các tiểu dự án cho rằng, bên cạnh các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn thì phẩm chất nghề nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng. Một cán bộ pháp lý tốt nghiệp ra trường không những phải nắm vững kiến thức pháp luật cơ bản, có kiến thức nghề nghiệp và thực tiễn nhất định, đồng thời cũng phải có các phẩm chất như năng động, nhạy bén, quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; có khả năng cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Thực tế cho thấy những phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế, chắc chắn cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận. Vì vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, các cơ sở đào tạo luật cần quan tâm tới công tác quản lý toàn diện và rèn luyện phẩm chất cho sinh viên, học viên.

4. Về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý ở nước ta hiện nay: Đa số người được hỏi có sự đánh giá tích cực, cho rằng việc đánh giá chất lượng đào tạo cần phải dựa vào nhiều yếu tố như: chương trình đào tạo, độỉ ngũ giáo viên, mức độ đầy đủ và chất lượng của các giáo trình, tài liệu phục vụ cho đào tạo và mức độ đầu tư cho đào tạo cán bộ pháp lý... Vì vậy, phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để đánh giá về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người (khoảng 70%) tham gia trả lời các phiếu điều tra, khảo sát của Dự án cho rằng: chất lượng đào tạo luật ở nước ta những năm vừa qua đạt loại khá, tốt và rất tốt. Tiếp đến, có khoảng 20% người được hỏi cho rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt loại trung bình và khoảng 10% đánh giá chất lượng đào tạo còn yếu (chưa tốt). Con số này tuy chưa làm hài lòng các nhà quản lý đào tạo luật, nhưng đã phản ánh thái độ tích cực và quan điểm thực tiễn của dư luận xã hội; là sự gợi ý có nhiều ý nghĩa đối với việc phải phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo trong việc đào tạo cán bộ pháp lý ở Việt Nam.

Các cơ sở đào tạo luật phải không ngừng học hỏi những kinh nghiệm tốt trong đào tạo luật của các nước, nhưng đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đào tạo cán bộ pháp lý trong tương lai, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế. 

5. Về nguyên nhân của chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay: Đa số những người tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát, điều tra cho rằng chất lượng đào tạo tốt là do nhiều nguyên nhân: một là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; hai là, do sinh viên của trường có động cơ học, ý thức học tập và rèn luyện tốt; ba là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên và bốn là, do nhà trường có phương pháp đào tạo tốt đã kết hợp được việc đào tạo lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành. Bên cạnh đó còn 1/3 số người được hỏi đánh giá chất lượng đào tạo luật chỉ ở mức trung bình hoặc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật hiện nay đang làm việc trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể... có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, mà nguyên nhân cơ bản nhất là do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn, học chưa đi đôi với hành.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa cao và ý thức học tập của sinh viên chưa tốt. Như vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, khắc phục những yếu kém hiện nay thì phải có những giải pháp đồng bộ, chứ không chỉ chủ yếu tập trung vào một hay một vài giải pháp.

6. Về các yếu tố bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý: Có nhiều yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo cử nhân luật, trong đó có sáu yếu tố cơ bản: Một là, đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số luợng, mạnh về chất lượng, trình độ và tâm huyết với công tác đào tạo; Hai là, chương trình đào tạo có kết cấu hợp lý, nội dung phong phú, hiện đại; phương pháp đào tạo phù hợp và không ngừng được hoàn thiện; Ba là, hệ thống gỉáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, luôn được cập nhật, sửa đổi bổ sung, và hoàn thiện; Bốn là, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, gắn công tác nghiên cứu khoa học với đào tạo; Năm là, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư đúng mức; Sáu là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Cả 6 yếu tố nêu trên đều được cán bô tốt nghiệp ngành luât đang công tác trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi yếu tố thì được nhấn mạnh ở mức độ khác nhau. Rất ít người chỉ nêu một trong các yếu tố. Điều này cho thấy tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể về sự kết hợp đồng thời nhiều yếu tố. Có một số người chọn hai trong số sáu yếu tố; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số sáu yếu tố; và có người nhấn mạnh đồng thời cả sáu yếu tố. Nói chung, cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác nhau thì mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.

7. Về khả năng thích ứng và điều kiện để cán bộ pháp lý làm việc có chất lượng và hiệu quả. Phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang làm việc trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể tự đánh giá là có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu của công việc chuyên môn được giao. Nhưng cũng còn có một bộ phận đáng kể tự đánh giá khả năng thích ứng công việc của họ chỉ đạt mức trung bình so với yêu cầu công việc. Những người thích ứng công việc chậm chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Có tình trạng trên đây là số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành luật được công tác trong nhiều cơ quan tổ chức khác nhau với những chức năng chuyên môn rất khác nhau. Đa phần những cán bộ pháp lý công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật theo đúng chuyên môn đã được đào tạo là có khả năng thích ứng công việc nhanh. Một số cán bộ công tác tại các cơ quan, tổ chức khác, sự thích ứng có phần chậm hơn. Điều này có nguyên nhân như: Tự thân một số cán bộ chưa thực sự tâm huyết với công việc được giao; do quan niệm và cách bố trí sử dụng cán bộ của một số cơ quan tổ chức chưa hợp lý. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là trong quá trình đào tạo việc trang bị những kiến thức nhằm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật với các vấn đề xã hội khác còn hạn chế.

8. Về việc bố trí công việc cho cán bộ pháp lý: Qua thực tế điều tra cho thấy, chỉ có khoảng 20% cán bộ pháp lý đang làm việc trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể làm việc đạt hiệu quả cao, khoảng 60% đạt hiệu quả trung bình và khoảng 10% đạt hiệu quả công việc còn thấp. Như vậy, có tới 70% người được hỏi đã trả lời rằng hiệu quả công tác của họ chỉ đạt ở mức trung bình hoặc còn thấp. Có nhiều lý do dẫn tới thực trạng trên, trong đó 81,07% người được hỏi cho rằng việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay chưa tương xứng với chuyên môn mà họ được đào tạo. Thậm chí có người cho rằng, họ phải làm những công việc không liên quan gì tới kiến thức pháp luật đã được học trong nhà trường.

Như vậy, bên cạnh việc đào tạo của nhà trường thì việc sử dụng và bố trí cán bộ pháp lý vào những vị trí, công việc đúng với trình độ và khả năng của họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Từ đây, đặt ra một vấn đề quan trọng là cần phải gắn việc đào tạo với quy hoạch và sử dụng hợp lý cán bộ pháp lý; cần có giải pháp để tạo lập mối quan hệ giữa người đào tạo và người sử dụng cán bộ pháp lý.

9. Về nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý còn thấp: Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật cho thấy chỉ có 20% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý đạt hiệu quả cao; khoảng 70% đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 10% cho là hiệu quả thấp. Như vậy, có tới 80% cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp.

Theo kết quả điều tra thì tình hình này có các nguyên nhân sau: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng chưa cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chậm thích ứng, chưa chuyển biến kịp với yêu cầu của công việc được giao; bốn là, do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng và năm là, do việc bố trí, sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật không phù hợp với chuyên môn mà họ đã được đào tạo.

10. Về các yếu tố bảo đảm hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý: Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật cần chú ý đến nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, cần chú trọng các yếu tố cơ bản bao gồm: một là, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; hai là, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc; ba là, Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; và bốn là, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Điều quan trọng hơn là không phải chỉ tập trung vào một giải pháp, mà phải triển khai các giải pháp đó trong tính thống nhất và đồng bộ; kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

II. KIẾN NGHỊ

Từ việc phân tích các thông tin thu được trong quá trình khảo sát điều tra, nhóm thực hiện Dự án 877/2000 xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng, trình độ cao và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo luật.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy là yếu tố quan trọng bậc nhất trong đào tạo đại học. Kết quả khảo sát cho thấy, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy luật ở nước ta hiện nay được coi là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, thu hút sự chú ý của cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường có đào tạo luật đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhưng so với yêu cầu trước mắt và lâu dài thì sự phát triển đó còn chậm và chưa tương xứng.

Để nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng dạy luật đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo luật ở nước ta hiện nay cần phải có những giải pháp đồng bộ. Dự án khuyến nghị cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, đạt tỷ lệ 1 giáo viên/ 20 - 25 sinh viên. Để thực hiện được nhiệm vụ này, một mặt, Nhà nước cần có sự ưu tiên cho các cơ sở đào tạo luật về biên chế; mặt khác, ngay trong quá trình đào tạo các trường đào tạo luật cần chủ động lựa chọn những sinh viên có kết quả học tập giỏi, có khả năng làm công tác giảng dạy đại học để đào tạo, bồi dưỡng và sau khi tốt nghiệp có thể tuyển thẳng số sinh viên này làm cán bộ giảng dạy không cần thi tuyển. Đồng thời, các cơ sở cũng nên có chính sách thu hút các cựu sinh viên có kết quả học tập giỏi, có học vị thạc sĩ và tiến sĩ hiện đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, tâm huyết với công tác đào tạo luật về làm cán bộ giảng dạy.

Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy luật. Tăng tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị sau đại học: Đến năm 2005, các cơ sở đào tạo luật cần có ít nhất 50% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, trong đó có 30% có học vị tiến sĩ và đến năm 2010, tỷ lệ này là 80% và 50%. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo luật cũng cần có kế hoạch cử người đi học để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy. Để thực hiện được nhiệm vụ này, một mặt các cơ sở đào tạo có kế hoạch và tạo điêu kiện về vật chất và tinh thần cho cán bộ giảng dạy; mặt khác, Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ GD&ĐT cũng cần dành sự ưu tiên đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy luật, vì so với các lĩnh vực khác việc đào tạo luật ở nước ta có sự chậm trễ lớn.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ giảng dạy luật thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia vào giải quyết các vấn đề thực tiễn pháp lý. Đây là điều kiện quan trọng để đội ngũ cán bộ giảng dạy luật nhanh chóng trưởng thành và là một trong những điều kiện để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo luật ở nước ta, gắn lý luận với thực tiễn. Xuất phát từ tính đặc thù của công tác đào tạo luật, trong các cơ sở đào tạo luật cần có các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh và những trung tâm tư vấn để tạo ra môi trường cho cán bộ giảng dạy phát huy vai trò, thế mạnh của mình vào việc giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn, đồng thờỉ cũng là môi trường cho sinh viên tiếp xúc với thực tiễn và tập nghiên cứu khoa học.

          Thứ tư, xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy luật. Xuất phát từ tính đặc thù của nghề nghiệp giảng dạy đại học nói chung và giảng đạy đại học luật nói riêng, để xây dựng và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy đòi hỏi phải có một cơ chế hợp lý và có hiệu quả. Để có được cơ chế này, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố như: xây dựng và hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy; quy định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ giảng dạy; định mức giờ giảng và các hoạt động chuyên môn; chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng và kỷ luật... Điều này đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan quản lý giáo dục nói chung và cơ quan quản lý đào tạo luật và các cơ sở đào tạo luật nói riêng phải có sự quan tâm đúng mức tới công tác này.

          Thứ năm, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong đào tạo luật. Cần có chính sách để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo luật thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo luật ở nước ngoài; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng dạy luật Việt Nam đi giảng dạy, học tập, khảo sát về đào tạo và nghiên cứu luật ở nước ngoài cũng như cho các cán bộ giảng dạy luật ở nước ngoài đến Việt Nam để tham gia giảng dạy, trao đổi và hợp tác thực hiện các hoạt động nghiên cứu về luật học với đội ngũ cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.

2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế

Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo ra chất lượng đào tạo. Những năm đổi mới vừa qua, chương trình đào tạo cử nhân luật ở nước ta đã có những cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, chương trình đào tạo cử nhân luật ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng các yêu cầu mới đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần thiết phải có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung chương trình đào tạo theo hướng:

- Xác định rõ mục tiêu đào tạo cử nhân luật là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật, bước đầu có định hướng chuyên sâu; trang bị những kiến thức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật và kiến thức thực tiễn ở một mức độ hợp lý; rèn luyện kỹ năng thực hành để sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể giải quyết được những vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật.

- Đổi mới kết cấu và nội dung các môn học, các học phần; cập nhật những kiến thức mới, đồng thời loại bỏ những kiến thức đã lỗi thời, không còn phù hợp, bảo đảm tính truyền thống và tính hiện đại của chương trình đào tạo, tương xứng với chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo cử nhân luật có uy tín ở khu vực và thế giới. Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm, bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn. Các học phần bắt buộc phải có tính cơ bản và tính hệ thống cao; các học phần tự chọn phải phong phú để mở ra khả năng cho sinh viên chủ động lựa chọn và tự định hướng bước đầu cho nghề nghiệp của mình sau khi ra trường. Việc cấu trúc chương trình đào tạo phải gắn với việc xác định yêu cầu và phương pháp giảng dạy của thầy và học tập của trò để tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo. Đồng thời, trong cấu trúc chương trình đào tạo cần dành một lượng thời gian đáng kể cho sinh viên đi thực tập ở các cơ quan pháp luật để tiếp xúc với thực tế và tập vận dụng kiến thức lý luận vào việc giải quyết các công việc cụ thể đặt ra trong thực tiễn.

3. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đào tạo

Đây là vấn đề có tính cấp bách nhất hiện nay, được nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các Cơ quan, Ban, Ngành, Tổ chức, Đoàn thể có sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật quan tâm. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế là, lâu nay các cơ sở đào tạo luật còn chậm đổi mới hoặc chưa quan tâm đúng mức tới công tác này. Việc đổi mới phương pháp đào tạo nhằm nâng cao tính hấp dẫn trong các giờ giảng; đề cao vai trò của người thầy trong sự định hướng, gợi mở những ý tưởng sáng tạo và phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Đề nghị các cơ sở đào tạo luật có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp đào tạo theo hướng:

- Áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng môn học, từng bộ phận kiến thức của một môn học.

- Hoàn thiện các phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với việc sử dụng các phương tiện hiện đại để tăng tính hấp dẫn của bài giảng.

- Tăng cường phương pháp nêu vấn đề, gợi ý, định hướng cho tư duy sáng tạo của sinh viên.

- Cải tiến phương pháp thảo luận, tạo điều kiện và buộc sinh viên phải chủ động chuẩn bị và tham gia tích cực vào quá trình thảo luận các vấn đề.

- Tăng cường áp dụng phương pháp tình huống vào quá trình đào tạo.

4. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo

Xuất phát từ tình hình đội ngũ cán bộ pháp lý ở nước ta, nhu cầu và thực tiễn đào tạo cử nhân luật những năm vừa qua có thể khẳng định rằng, cần phải tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Bên cạnh để đào tạo đại học luật hệ chính quy, cũng cần duy trì các loại hình đào tạo tại chức, chuyên tu, đào tạo văn bằng hai và đào tạo từ xa. Chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ hiện đang làm việc trong các cơ quan pháp luật và các tổ chức có cán bộ làm công tác pháp luật và xây dựng một đội ngũ cán bộ pháp lý mạnh đủ sức thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo cần gắn với việc xác định rõ nhu cầu, mục đích, đối tượng, quy mô và phương pháp đào tạo phù hơp với từng loại đối tượng, loại hình đào tạo và năng lực thực tế của mỗi cơ sở đào tạo luật.

5. Mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý

Quy mô đào tạo là yếu tố tác động đến nhiều vấn đề, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý của chúng ta trong tương lai. Kết quả khảo sát cho thấy một vấn đề rất đáng quan tâm là, do công tác đào tạo luật có sự chậm trễ lớn so với các lĩnh vực đào tạo khác nên số lượng cán bộ có trình độ cử nhân luật ở nước ta hiện nay còn ít. Tình trạng cán bộ trong các cơ quan pháp luật còn thiếu và yếu là còn khi phổ biến, nhưng sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy lại khó tìm được việc làm sau khi ra trường và có nhiều ý kiến đều cho rằng quy mô tuyển sinh của một số cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay là vượt quá năng lực đào tạo thực tế của các cơ sở đó. Trong mấy năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo luật có xu hướng giảm chững lại và có phần giảm so với trước.

Nhưng trên cơ sở xem xét một cách rất kỹ lưỡng, thực trạng về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ pháp lý của chúng ta và nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế hiện nay, nhóm thực hiện Dự án thấy rằng, nhu cầu về cán bộ pháp lý có trình độ đại học và sau đại học ở nước ta còn lớn và sẽ còn gia tăng trong những năm tới khi sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền phát triển đến một trình độ mới, nhất là trong tương lai gần chúng ta sẽ tham gia đầy đủ vào AFTA và gia nhập WTO. Vì vậy, nếu không chủ động mở rộng quy mô đào tạo cử nhân luật một cách hợp lý thì rất có thể một lần nữa chúng ta lại có thể mắc lại khuyết điểm chậm trễ trong đào tạo luật. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đào tạo cần tính đến những điều kiện cụ thể như năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo luật; nhu cầu bức xúc của từng vùng, từng khu vực, ngành nghề... để có bước đi thích hợp. Nhóm thực hiện Dự án kiến nghị về quy mô đào tạo trong những năm tới như sau:

- Đối với hệ đào tạo cử nhân luật chính quy nên tăng quy mô tuyển sinh từ 10-15%/năm. Đây là loại hình đào tạo chuẩn, đối tượng là những sinh viên trẻ được chọn lựa kỹ, năng động, sáng tạo; không những có khả năng tiếp thu những kiến thức lý luận và thực tiễn về pháp luật mà còn có khả năng tiếp nhận những kiến thức về khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và rất nhạy cảm với những vấn đề mới. Vì vậy, đây sẽ là nguồn cán bộ pháp lý có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong thời gian tới và tương lai, là nguồn bổ sung thường xuyên cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; đồng thời là nguồn cán bộ chủ yếu để chọn lựa cho việc đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ cao và đào tạo nhân tài luật học cho đất nước. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đội ngũ cử nhân luật hệ chính quy hiện còn chiếm tỷ lệ thấp so với số được đào tạo.

- Đối với hệ đào tạo tại chức tăng quy mô tuyển sinh 5% -10%/ năm. Mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về loại hình đào tạo này, nhưng có thể nói, nó, vẫn là loại hình cần được tiếp tục phát triển mới quy mô hợp lý. Do công tác đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học ở nước ta có sự chậm trễ quá lớn, nên tình trạng khủng hoảng thiếu cán bộ pháp lý đã diễn ra khá trầm trọng khi chúng ta thực hiện đường lối đổi mới. Do tình trạng này mà trong một thời gian dài, các cơ quan pháp luật nói riêng và nhiều cơ quan cần có cán bộ pháp luật nói chung đã phải tuyển cán bộ không được đào tạo về luật vào làm việc và nhu cầu về đào tạo tại chức đã gia tăng đột biến, dẫn đến tình trạng đào tạo quá tải, tràn lan, một số cơ sở không được phép đào tạo cũng vẫn mở lớp, dẫn đến chất lượng đào tạo của loại hình đào tạo này thấp. Cũng chính vì lý do này mà trong mấy năm trở lại đây, quy mô đào tạo đại học luật hệ tại chức chỉ còn khoảng 30% - 40% so với trước đây. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy rõ là nếu loại hình này được đào tạo và quản lý chặt chẽ thì nó có hiệu quả rất thiết thực để giải quyết tình trạng thiếu cán bộ pháp lý ở nước ta trước mắt và trong những năm tới, nhất là đối với các tỉnh vùng sâu, vùng xa và đối với nhiều cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vấn đề cán bộ pháp lý.

- Đối với hệ văn bằng hai cũng cần mở rộng quy mô hơn theo yêu cầu cụ thể. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay trong các cơ quan, tổ chức có nhiều người được phân công làm công tác có liên quan đến lĩnh vực pháp luật đã có bằng đại học, nhưng chưa được đào tạo về luật; đặc biệt hiện nay chúng ta có khoảng 90.000 doanh nghiệp (kể cả DNNN và DNTN), trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn nhưng chưa có cán bộ pháp lý làm việc. Các doanh nghiệp này có nhu cầu cử những cán bộ chuyên môn đi học luật với mục đích sử dụng lâu dài. Loại hình đào tạo văn bằng hai mới được áp dụng vài năm nay nhưng đã cho thấy tính hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của nước ta. Tuy nhiên, do còn đang trong quá trình thử nghiệm nên quy mô đào tạo loại hình này còn rất hạn chế, vì vậy cần tăng chỉ tiêu đào tạo loại cử nhân luật loại hình này.

- Tiến hành đào tạo từ xa. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng rất rộng rãi loại hình đào tạo này. Ở nước ta, loại hình đào tạo này đã được áp dụng cho việc đào tạo đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác, nhưng đối với đào tạo luật thì mức độ sử dụng còn hạn chế. Trong những năm tới, các cơ sở đào tạo luật nên mở rộng quy mô đào tạo này. Việc đào tạo loại hình này cần phải có sự đầu tư đủ các điều kiện cần thiết để xây dựng chương trình, giáo trình, sách hướng dẫn, phương tiện kỹ thuật đặc thù...

Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý cần chú ý một cách toàn diện các yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo, trong đó một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là phải căn cứ vào năng lực đào tạo thực tế của các cơ sở đào tạo luật và nhu cầu thực tế của từng loại hình, địa phương và các ngành để phân bổ chỉ tiêu hàng năm. Đồng thời, phải có quy hoạch đào tạo cán bộ pháp lý cho một thời gian tương đối dài, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược pháp luật.

6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Các cơ sở đào tạo cần xác định hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những mặt hoạt động chính của nhà trường để có kế hoạch, tổ chức thực hiện và có sự đầu tư thoả đáng cho công tác này. Có thể nói, so với các lĩnh vực khác, công tác nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta cũng có sự chậm trễ lớn, nhất là việc nghiên cứu có tính ứng dụng trong lĩnh vực đào tạo cán bộ pháp lý. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó phải kể đến là các cơ sở đào tạo luật ở nước ta được thành lập muộn, năng lực còn hạn chế lại phải thực hiện nhiệm vụ lớn. Mặt khác, từ phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan cũng chưa có sự quan tâm đúng mức để hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo về công tác nghiên cứu khoa học. Để nâng cao chất lượng đào tạo thì một trong những giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý trong các cơ sở đào tạo; gắn công tác nghiên cứu khoa học với công tác đạo để phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy và của sinh viên, làm cho công tác đào tạo có môi trường sống động, có điều kiện để tiếp cận với những vấn đề cơ bản, hiện đại, đồng thời luôn gắn với thực tiễn, góp phần phân tích và giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực pháp luật.

Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo luật nhóm thực hiện Dự án khuyến nghị:

- Nhà nước cần có sự ưu tiên đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung và cho các cơ sở đào tạo luật nói riêng. Các cơ sở đào tạo luật cần được đầu tư để có các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh, có điều kiện, phương tiện hiện đại và có đủ kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học lớn để giải quyết những vấn đề cơ bản về phương diện lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực luật học.

- Các cơ sở đào tạo cần chủ động xây dựng kế hoạch có tính chiến lược và cụ thể về nghiên cứu khoa học để góp phần giải quyết những vấn đề chung của đất nước và phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng một hệ thống các đề tài phù hợp, bám sát các yêu cầu của đời sống pháp luật và đòi hỏi nâng cao chất lượng đào tạo.

- Có các biện pháp thu hút sự tham gia của các cán bộ giảng dạy và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật. Cần coi kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng của cán bộ giảng dạy.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học pháp lý, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ giảng dạy luật ở Việt nam có được những điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi với các đồng nghiệp của các nước về những vấn đề pháp lý hiện đại, học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm về đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý của các cơ sở đào tạo luật có uy tín của các nước trong khu vực và quốc tế.

- Có kế hoạch phù hợp để tổ chức triển khai ứng dụng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học vào quá trình đào tạo và giải quyết những vấn đề mà thực tiễn pháp lý đặt ra.

- Đồng thời, để nâng cao chất lượng đào tạo cần tạo ra phong trào nghiên cứu khoa học rộng rãi của sinh viên; gắn yêu cầu học tập với yêu cầu nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thực tiễn. Cần có nhiều hình thức tổ chức, thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học như: Phát động các cuộc thi với chủ đề là những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống pháp luật của đất nước; tổ chức các câu lạc bộ theo chuyên ngành để tạo môi trường cho sinh viên tham gia sinh hoạt nghiên cứu và trình bày ý tưởng và kết quả nghiên cứu khoa học của mình; gắn một số hoạt động có tính khoa học vào quá trình đào tạo như nghiên cứu hồ sơ và tổ chức diễn án; tổ chức cho sinh viên hội thảo về phương pháp học tập và về một số vấn đề thuộc nội dung của từng môn học để sinh viên chủ động nghiên cứu và tập tranh luận về những vấn đề khoa học... Trong việc tổ chức phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên cần lưu ý các giải pháp tạo động lực để sinh viên tự mình chủ động tìm tòi, sáng tạo, đồng thời các cơ sở đào tạo cũng cần có biện pháp động viên khen thưởng kịp thời và thích đáng đối với những sinh viên tích cực và có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học.

7. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo luật

Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu học tập là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Việc đổi mới nội dung, chương trình phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiện được một cách có hiệu quả nếu có được một hệ thống giáo trình, tài liệu phong phú, có chất lượng cao, kịp thời cập nhật những kiến thức mới, hiện đại.

Việc xây dựng và hoàn thiện giáo trình, tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu phải gắn với việc phát triển chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo. Hệ thống các giáo trình tài liệu này bao gồm: Các giáo trình chính thức của các môn học, học phần (bắt buộc và tự chọn); các sách chuyên khảo về những vấn đề chuyên sâu nhằm giúp cho sinh viên tự nghiên cứu và bước đầu có được định hướng chuyên sâu; các sách tham khảo về các vấn đề thuộc môn học được mở rộng, cập nhật những thông tin mới và những nội dung có liên quan cho sinh viên đọc tham khảo kết hợp với giáo trình để mở mang kiến thức và chuẩn bị các bài tiểu luận, luận văn; các sách hướng dẫn phương pháp học các môn học; đề cương môn học; các bài tập lớn và bài tập tình huống... Trong số các hệ sách nói trên, giáo trình được coi là tài liệu chuẩn, chứa đựng những kỉến thức cơ bản, tối thiểu mà sinh viên phải nắm vững toàn bộ. Giáo trình cũng là cơ sở để các giáo viên căn cứ vào đó mà thực hiện việc giảng dạy thống nhất nội dung của môn học và đánh giá kết quả học tập của sinh viên (mức tối thiểu). Vì vậy, việc biên soạn giáo trình phải được coi trọng đặc biệt. Bên cạnh đó, việc biên soạn, in ấn các hệ sách chuyên khảo, tham khảo... cũng cần được đẩy mạnh, vì trong giáo dục đại học hiện đại, người học cần có đủ điều kiện để tự đọc, tự học và người dạy bên cạnh việc giảng dạy trực tiếp cũng cần phải đọc nhiều và hướng dẫn sinh viên đọc, nghiên cứu các sách, tài liệu cụ thể để phát triển trí tuệ.

8. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo luật

Việc phát triển chương trình đào tạo, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo luôn đặt ra yêu cầu phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đủ sức để tạo ra môi trường sư phạm tốt; có đủ điều kiên để người giảng có thể tiết kiệm được thời gian và công sức, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, sinh động và đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời, cũng tạo cho người học sự hứng thú, tập trung và phải chủ động tham gia tích cực vào quá trình đào tạo.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị bao gồm nhiều yếu tố. Trước hết, phải nâng cấp các giảng đường, phòng học. Nhìn chung, các giảng đường, phòng học của các trường đào tạo luật hiện nay vẫn được thiết kế theo cách cũ, nghĩa là cho việc nghe giảng tập trung tại giảng đường theo lớp lớn là chủ yếu; đồng thời cũng có một số phòng học nhỏ cho việc thảo luận và học ngoại ngữ. Các trang thiết bị trong các giảng đường, phòng học này còn rất hạn chế. Hệ thống thư viện, phòng thực hành, cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu, học tập... còn rất lạc hậu. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay, các trường đào tạo luật phải có sự đầu tư thoả đáng để hiện đại hoá cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng:

- Cơ cấu lại và nâng cấp tất cả các giảng đường, phòng học để bảo đảm tính cơ động trong việc giảng dạy lý thuyết ở các hội trường lớn với việc tổ chức học tập theo các lớp có quy mô nhỏ (40 người trở xuống) và áp dụng các phương pháp giảng dạy mới.

- Trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, đèn chiếu, các thiết bị nghe nhìn hiện đại, đủ sức phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong tình hình mới.

- Xây dựng và thường xuyên phát triển cơ sở dữ liệu luật học, luật thực định và dữ liệu đào tạo phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập.

- Thực hiện tin học hoá toàn bộ quá trình đào tạo và quản lý đào tạo; Xây đựng mạng thông tin nội bộ, đồng thời thực hiện việc kết nối internet với các cơ sở trong nước và nước ngoài để khai thác thông tin phục vụ cho quá trình đào tạo.

- Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào việc đánh giá kết quả đào tạo.

- Xây dựng cảnh quan môi trường, bảo đảm điều kiện sinh hoạt và giảng dạy, học tập, vui chơi giải trí cho thầy và trò.

9. Tăng cường công tác quản lý đào tạo và đổi mới công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo

Quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo là yếu tố đặc biệt quan trọng để bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo cán bộ pháp lý. Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy, ở một số cơ sở đào tạo luật công tác quản lý đào tạo còn nhiều yếu kém, thậm chí có cơ sở còn buông lỏng công tác quản lý nên đã để xảy ra những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo không bảo đảm. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này như hệ thống quy phạm điều chỉnh quá trình đào tạo còn chưa đầy đủ, đồng bộ, nhiều quy định đã lỗi thời không còn phù hợp nữa nhưng chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; nhiều cán bộ giảng dạy chỉ chú trọng công tác chuyên môn, chưa tích cực tham gia vào quá trình quản lý đào tạo; sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường... Để nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới nhóm nghiên cứu Dự án khuyến nghị một số giải pháp nhằm tang cường công tác quản lý đào tạo luật như sau:

- Tạo ra sự nhận thức thống nhất và đầy đủ về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác quản lý đào tạo trong hoạt động của các trường đại học đào tạo luật, từ đó xây dựng một cơ chế quản lý đào tạo phù hợp, xây dựng và hoàn thiện các quy định đồng bộ, chặt chẽ về quản lý đào tạo; giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị và cá nhân cán bộ làm công tác quản lý đào tạo; đồng thời động viên toàn thể cán bộ giảng dạy tham gia tích cực vào quá trình quản lý đào tạo.

- Đổi mới công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ quản lý đào tạo, kiên quyết không để những người không có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tham gia vào công tác quản lý, nhất là giữ những chức vụ chủ chốt; động viên và bố trí những cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có uy tín và có năng lực quản lý vào các vị trí quản lý đào tạo và thực hiện sự luân chuyển giữa cán quản lý và cán bộ chuyên môn.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và năng lực ứng dụng các công nghệ đào tạo mới, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình đào tạo cán bộ pháp lý.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác thi và kiểm tra, ứng dụng các công nghệ và phương pháp mới về đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra đào tạo.

- Tăng cường đầu tư để hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện cần thiết cho công tác quản lý đào tạo, đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng đào tạo.

10. Xây dựng mô hình đào tạo và bồi dưỡng liên tục, tạo điều kiện cho cán bộ pháp lý có thể học tập không ngừng

Kết quả khảo sát của Dự án cho thấy, việc đào tạo đại học luật có ý nghĩa hết sức quan trọng, được coi là đào tạo cơ sở, đào tạo nền; chất lượng đào tạo đại học luật là yếu tố có tính quyết định đối với chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ pháp lý. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ nói chung và của khoa học và công nghệ pháp lý nói riêng, khối lượng kiến thức pháp luật ngày càng gia tăng, trong khi đó thời gian đào tạo có giới hạn (4 năm), chương trình đào tạo đại học luật chỉ có thể trang bị cho người học một dung lượng kiến thức cơ bản nhất và tương đối toàn diện, trong đó có một bộ phận kiến thức bắt buộc chung cho tất cả sinh viên, còn lại chương trình phải thiết kế theo hướng mở để cho người học tự định hướng, chon lựa để học. Sau khi tốt nghiệp ra trường, cán bộ pháp lý có thể nhận được công việc không theo định hướng đã lựa chọn trong nhà trường, nên nếu không được đào tạo bổ sung thì cán bộ pháp lý sẽ phải tự mình nghiên cứu và không thể nhanh chóng thích ứng với công việc được giao. Hơn nữa, cùng với sự vận động và phát triển của xã hội, khoa học pháp lý cũng phát triển không ngừng làm gia tăng khối lượng kiến thức mới và đào thải một số kiến thức cũ. Từ đây xuất hiện nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục cho cán bộ pháp lý.

Tình hình đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo cũng phải có các nhiều chương trình đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của cán bộ pháp lý. Nhóm thực hiện Dự án khuyến nghị các trường đào tạo luật nên mở các lớp đào tạo và bồi dưỡng tiếp tục cho cán bộ pháp lý, trong đó có một số loại hình lớp như:

- Các lớp đào tạo theo chuyên đề các môn học, học phần mà trong quá trình học tại trường, sinh viên chưa chọn lựa nhưng nay có nhu cầu học (dạy theo chương trình đào tạo đại học).

- Các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật mới (cả lý thuyết và thực hành) để cán bộ pháp lý có điều kiện thường xuyên cập nhật kiến thức mới một cách bài bản và nhanh nhất, phục vụ cho công tác của mình.

- Các lớp đào tạo và bồi dưỡng nâng cao (sau đại học, nhưng không phải đào tạo theo hướng lý thuyết để lấy bằng thạc sĩ hay tiến sĩ) về các chuyên đề chuyên sâu và có tính ứng dụng cao.

- Các lớp bồi dưỡng về các kiến thức, kỹ năng của một số lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực pháp luật để giúp cho sinh viên đã tốt nghiệp ra trường có thể dự thi vào các ngành nghề được lựa chọn.

11. Gắn công tác đào tạo với công tác sử dụng cán bộ pháp lý

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy, công tác đào tạo chưa có sự gắn kết với công tác sử dụng cán bộ pháp lý. Vì vậy, tình trạng thiếu cán bộ pháp lý mà nhiều sinh viên được đào tạo cơ bản khi ra trường lại không xin được việc làm hoặc có việc làm nhưng được bố trí và sử dụng chưa đúng, nên cán bộ pháp lý chậm thích ứng, hiệu quả công tác chưa cao... Để khắc phục tình trạng này, nhóm thực hiện Dự án kiến nghị:

- Nhà nước cần thực hiện các biện pháp về quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ một cách hợp lý. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu xã hội về cán bộ pháp lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan hữu quan sẽ giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cơ sở đào tạo luật dựa trên các yếu tố đảm bảo năng lực đào tạo của từng cơ sở. 

Nên coi kết quả học tập của sinh viên trong 4 năm tại trường là tiêu chí cơ bản nhất để chọn lựa cán bộ. Đối với số sinh viên có kết quả học tập giỏi không cần phải thi tuyển công chức, vì số này thực sự là vốn quý cần được ưu tiên sử dụng. Đồng thời chú trọng việc bố trí và sử dụng cán bộ một cách hợp lý để phát huy tốt năng lực và kiến thức của cán bộ pháp lý.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý với các cơ sở đào tạo để có thể chọn lựa ngay trong quá trình học tập tại trường những sinh viên có năng lực, có định hướng chuyên ngành phù hơp yêu cầu bố trí và sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức đó; tạo điều kiện cho sinh viên có thể về thực tập tại các cơ quan tổ chức đó để tìm hiểu về thực tiễn của lĩnh vực, chuyên ngành mà họ có năng lực và quan tâm, phát hiện những vấn đề và vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu, giải quyết, làm chuyên đề và viết luận văn tốt nghiệp. Đề nghị các cơ quan, tổ chức tạo môi trường và cử người hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực tập.

- Các trường đào tạo luật cần mở rộng các hình thức thông tin về kết quả đào tạo hàng năm, hàng kỳ và chủ động liên kết với các cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo và sử dụng cán bộ để nắm nhu cầu đào tạo và sử dụng cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ hướng dẫn thực tập cho sinh viên tại các cơ sở và thông tin, tư vấn cho sinh viên về vấn đề việc làm sau khi ra trường.

- Định kỳ nên tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ pháp lý để có sơ sở xem xét, điều chỉnh và phát triển nội dung chương trình, phương pháp và hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội trong từng thời kỳ cụ thể.

12. Có chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ pháp lý

Cán bộ pháp lý hoạt động trong nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, trong đó có những lĩnh vực hoạt động đặc biệt, tính chất công việc của họ có những đặc thù riêng, vì vậy nhà nước, các cơ quan, tổ chức nên có chính sách đãi ngộ phù hợp cho từng đối tượng cụ thể như: Thẩm phán, điều tra viên, thi hành án, giám định viên... Chính sách đãi ngộ bao gồm những ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc; phụ cấp trách nhiệm và những khuyến khích về vật chất; những biện pháp khuyến khích về tinh thần, động viên, khen thưởng những người có nhiều thành tích, tôn vinh những cá nhân có thành tích xuất sắc; khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ pháp lý được thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được đi tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài...

13. Cán bộ pháp lý phải tự mình có ý thức học tập, rèn luyện thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả khảo sát đã cho thấy rõ rằng, để có chất lượng và hiệu quả công tác cao, người cán bộ pháp lý không những phải có kết quả học đại học tốt mà còn cần có thêm những kiến thức thực tiễn, kiến thức về các lĩnh vực có liên quan khác, có kinh nghiệm, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp nhất định; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Các phẩm chất và năng lực đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.

Để có được những phẩm chất và năng lực đó thì ngoài việc các trường, các cơ quan, tổ chức trang bị, tạo điều kiện, người cán bộ pháp lý phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ pháp lý cần tạo những điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí; động viên, khuyến khích kịp thời để cán bộ cử nhân luật thường xuyên học tập nâng cao trình độ.

14. Sắp xếp lại việc đào tạo đại học luật tập trung trung vào hai trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo Luật ở Việt Nam

Từ những kết quả khảo sát của Dự án cho thấy, việc tăng cường năng lực của các trường đào tạo luật là hết sức cần thiết. Năng lực của các trường đào tạo luật do nhiều yếu tố hợp thành như:

- Xác định rõ sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu đào tạo, trong đó sứ mạng của trường thể hiện rõ tính đặc thù, những truyền thống và tầm phát triển tương lai của trường, định hướng rõ những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cần đạt được, có tính khả thi và phù hợp với nguồn lực của trường.

- Có đủ cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Có cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hiệu quả để bảo đảm cho việc thực hiện các kế hoạch và mục tiêu đào tạo đề ra.

- Có đủ đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao.

- Tuyển được đội ngũ sinh viên có phẩm chất và năng lực tốt.

- Có chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và phương pháp tư duy khoa học, khả năng phân tích và biết sử dụng kĩ thuật công nghệ mới vào học tập và nghiên cứu.

- Có phương pháp đào tạo tiên tiến, phù hợp với đối tượng người học, kết hợp lý thuyết với thực hành và bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả và chất lượng đào tạo.

- Có bộ máy, đội ngũ và cơ chế tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ cho công tác đào tạo và phục vụ xã hội.

- Có hệ thống giáo trình tài liệu, thư viện tốt, hiện đại, đáp ứng các chương trình đào tạo của cán bộ, giáo viên và sinh viên.

- Có đủ năng lực để thực hiện và mở rộng quan hệ quốc tế phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học...

Như vậy, phát triển năng lực đào tạo của các trường đào tạo luật là vấn đề có tính bức xúc, nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp và cần có điều kiện và thời gian mới có thể đạt được. Vì vậy, cần có hướng đầu tư trọng điểm để nhanh chóng xây dựng được một số cơ sở đào tạo luật có năng lực mạnh đủ sức thực hiện nhiệm vụ đào tạo luật đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế. Năng lực của trường đại học đào tạo luật quyết định chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Vì vậy, việc giao chỉ tiêu đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo cần căn cứ vào năng lực đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện nay Trường Đại học Luật Hà Nội là cơ sở đào tạo có năng lực đào tạo tốt nhất, tiếp đến là Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Các cơ sở đào tạo luật khác năng lực còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số trường đại học tuy năng lực đào tạo rất hạn chế và không được giao nhiệm vụ đào tạo luật nhưng vẫn thực hiện tuyển sinh và đào tạo luật.

Để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ pháp lý trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, nhóm thực hiện Dự án khuyến nghị Nhà nước có hướng đầu tư trọng điểm, tập trung đào tạo luật vào hai trường Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Đồng thời ưu tiên xây dựng Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo luật ở Việt Nam để chúng ta nhanh chóng có được một trường đại học luật có năng lực, chất lượng đào tạo ngang tầm với khu vực và thế giới.

Để thực hiện được nhiệm vụ này đề nghị Nhà nước có sự ưu tiên đặc biệt cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật và mở mang trụ sở của Trường; xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu; tăng cường nguồn lực tài chính; chỉ tiêu tuyển sinh; mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế... Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là giải pháp có tính cấp bách và có tính khả thi, góp phần khắc phục sự chậm trễ trong lĩnh vực đào tạo luật và tình trạng manh mún, tản mạn không bảo đảm chất lượng đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý của nước ta những năm vừa qua và hiện nay.

15. Kiến nghị về việc tiếp tục triển khai dự án trong tương lai

Dự án 877/2000 đã hoàn thành. Đây là Dự án điều tra khảo sát về thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý được thực hiện lần đầu tiên ở nước ta nên điều kiện hạn chế kinh phí, thời gian, nhân lực tiến hành điều tra, khảo sát cũng còn hạn chế. Ban chủ nhiệm Dự án và các tiểu dự án đã cố gắng tiến hành điều tra trên một diện tương đối rộng, đối với nhiều đối tượng (chọn điểm) khác nhau và kết quả đạt được là khả quan và có độ tin cậy cao. Tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đều đã được thực hiện và hoàn thành tốt.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay và lâu dài, thì việc tiếp tục tiến hành điều tra khảo sát rộng hơn, sâu hơn, với sự tham gia đông đảo hơn của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý thuộc nhiểu lĩnh vực, cơ quan, tổ chức có liên quan là hết sức cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở của những kết quả khảo sát lần thứ nhất này, nhóm nghiên cứu đề nghị cho được phát triển và hình thành một dự án điều tra mới có quy mô và sự đầu tư lớn hơn.

Xin kính trình Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dự án B77/2000.

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN THỨ HAI

 

CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Chuyên đề 1:

 

ĐIỂU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ

CÁN BỘ PHÁP LÝ ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÁC

TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI,

TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP

 

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Trong đời sống xã hội thường ngày cũng như trong công tác nghiên cứu khoa học, các tầng lớp xã hội nói chung cũng như các nhà khoa học luôn mong muốn nghiên cứu, phân tích nhằm tìm ra tình hình, thực trạng hay bản chất của các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội hay các quá trình xã hội khác nhau. Để có được nhận thức phản ánh tương đối chân thực hiện thực xã hội thì cần thiết phải có các phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp khoa học càng tối ưu bao nhiêu thì hiệu quả mang lại càng lớn và càng có giá trị khoa học bấy nhiêu. Chính vì vậy mà ngày nay phương pháp điều tra xã hội học ngày càng được sử dụng rộng rãi để khảo sát và nghiên cứu các vấn đề xã hội mà xã hội đang quan tâm nhằm phục vụ công tác nghiên cứu lý luận cũng như công tác quản lý xã hội.

Trên cơ sở nhận thức đó, Tiểu dự án “Điều tra đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp” đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn cá nhân và phương pháp Ankét nhằm các mục đích:

- Nắm bắt được tình hình, thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghể nghiệp.

- Đánh giá chất lượng kiến thức đã đào tạo, tìm ra những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các cán bộ pháp lý đang làm việc, công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Trên cơ sở kết quả điều tra, tìm ra những nguyên nhân chính tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo cũng như hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đồng thời, đề xuất kiến nghị nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Quá trình thu thập thông tin và xử lý kết quả điều tra xã hội học các cán bộ đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp cho các thông tin về đối tượng khảo sát như sau:

1. Về số lượng các loại phiếu phỏng vấn cá nhân và phiếu trưng cầu ý kiến tương ứng với từng tố chức:

 

Mã phiếu

Các tổ chức

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Các tổ chức chính trị- xã hội

166

43.12

43.12

2

Các tố chức chính trị

121

31.43

74.55

3

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp

89

25.45

100.00

 

Tổng:

385

100.00

 

 

 

2. Về cơ cấu các nhóm lứa tuổi, số lượng các loại phiếu được phân bổ tương ứng với từng nhóm lứa tuổi của đối tượng được khảo sát là:

 

Mã số

Nhóm lứa tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Dưới 30 tuổi

156

40.52

40.52

2

Từ 30 đến 40 tuổi

107

27.79

68.31

3

Từ 40 đến 50 tuổi

96

24.94

93.25

4

Lớn hơn 50 tuổi

26

6.75

100.00

 

Cộng:

385

100.00

 

 

3. Về cơ cấu giới tính, số lượng các loại phiếu được phân bổ tương ứng với hai nhóm giới tinh của đối tượng được khảo sát là:

 

Mã số

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Nam

232

60.26

60.26

2

Nữ

153

39.74

100.00

 

Tổng số:

385

100.00

 

 

4. Xét theo cơ cấu về trình độ chuyên môn, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với ba nhóm trình độ của đối tượng được khảo sát là:

 

Mã số

Hình thức đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Cử nhân luật học

355

92.69

9269

2

Thạc sĩ luật học

24

6.27

98.96

3

Tiến sĩ luật học

4

1.04

100.00

 

Tổng:

383

100.00

 

 

5. Xét theo các hình thức đào tạo, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với sáu hình thức đào tạo mà đối tượng được khảo sát đã theo học là:

 

Mã số

Hình thức đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Chính quy

202

52.60

52.60

2

Tại chức

155

40.36

92.97

3

Chuyên tu

8

2.08

95.05

4

Mở rộng

16

4.17

99.92

5

Đào tạo từ xa

2

0.52

99.74

6

Cử tuyển

1

0.26

100.00

 

Tổng cộng:

384

100.00

 

 

6. Về cơ sở đào tạo luật mà các đối tượng được khảo sát đã từng được học, kết quả khảo sát tương ứng với từng Trường (Khoa) như sau:

 

Mã số

Cơ sở đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Trường Đai hoc Luật HN

192

50.00

50.00

2

Khoa luật ĐHQG. Hà Nội

73

19.01

69.01

3

Trường ĐH.Luật TP.HCM

109

28.39

97.04

4

Các cơ sở đào tạo khác

10

2.60

100.00

 

Cộng

385

100.00

 

 

7. Tính theo cơ cấu năm tốt nghiệp, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với bốn nhóm thời gian mà đối tượng được khảo sát đã tốt nghiệp cử nhân luật bao gồm:

 

Mã số

Năm tốt nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Trước năm l970

35

9.09

9.09

2

Từ 1970 đến 1980

1

0.26

9.35

3

Từ 1980 đến 1990

30

7.97

17.14

4

Từ sau năm 1990

319

82.86

100.00

 

Tổng số:

385

100.00

 

 

8. Tính theo đơn vị là các cơ quan, tổ chức mà cuộc khảo sát đã lấy thông tin gồm có:

8.1. Đoàn luật sư: có 33 lượt người tham gia trả lời.

8.2. Chi hội luật gia: có 8 lượt người tham gia trả lời.

8.3. Hội luật gia: có 12 lượt người tham gia trả lời.

8.4. Báo Đại đoàn kết: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.5. Báo Doanh nghiệp: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.6. Báo Nhân dân: có 10 lượt người tham gia trả lời.

8.7. Báo Tiền phong: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.8. Bộ Lao động - TB - XH: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.9. Bộ Thương mại: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.10. Bưu điện Hà Nội: có 1 lượt người tham gia trả lời.

8.11. Công an quận, huyện: có 4 lượt người tham gia trả lời.

8.13. Các loại công ty: có 24 lượt người tham gia trả lời.

8.14. Nhà xuất bản CAND: có 2 lượt người tham gia trả lời.

8.15. Phân viện học viện CTQG: có 6 lượt người tham gia trả lời.

8.16. Phòng lao động TBXH: có 4 lượt người tham gia trả lời.

8.17. Phòng tư pháp: có 9 lượt người tham gia trả lời.

8.18. Hội liên hiệp phụ nữ: có 29 lượt người tham gia trả lời.

8.19. Ban nội chính TW: có 15 lượt người tham gia trả lời.

8.20. Ban tuyên giáo tỉnh: có 6 lượt người tham gia trả lời.

8.21. Học viện CTQG Hồ Chí Minh: có 27 lượt người tham gia trả lời.

8.22. Quận uỷ và Quận đoàn: có 38 lượt người tham gia trả lời.

8.23. Tổng Liên đoàn lao động: có 8 lượt người tham gia trả lời.

8.24. Liên đoàn lao động tỉnh: có 9 lượt người tham gia trả lời.

8.25. Mặt trận Tổ quốc: có 3 lượt người tham gia trả lời.

Ngoài ra còn có đại diện của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Thành hội Phật giáo, Văn phòng luật sư, Vãn phòng tư vấn pháp luật... cũng tham gia vào cuộc khảo sát.

Kết luận: Sự lựa chọn ba nhóm đối tượng là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát đảm bảo được tính đại diện của mẫu điều tra. Phần lớn người trả lời thuộc nhóm lứa tuổi dưới 50 tuổi (93,25%), trong đó nam chiếm 60,26% và nữ chiếm 39,74%. Đa số họ (92,69%) có trình độ cử nhân luật, tập trung ở hệ đào tạo chính quy (52,60%) và hệ đào tạo tại chức (40,36%). Hầu hết người trả lời phiếu được đào tạo cử nhân luật tại ba cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước là Trường Đại học Luật Hà Nội (50,00%), Trường Đại học Luật TP. HCM (28,39%) và Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (19,01%), trong số đó chiếm tới 82,86% số người tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Cơ quan, tổ chức nơi đối tượng được khảo sát đang làm việc cũng rất đa dạng. Nhiều nhất là ở Quận uỷ, Quận và Huyện đoàn; tiếp đến là làm việc tại các Đoàn luật sư; các toà báo như Báo Nhân dân; các công ty tư vấn đầu tư; Hội và Chi hội luật gia; Hội Liên hiệp phụ nữ; Tổng Liên đoàn lao động và Liên đoàn lao động các tỉnh; Mặt trận Tổ quốc; Văn phòng tư vấn pháp luật...

II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ PHÁP LÝ ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP

1. Cử nhân luật được vào làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp như thế nào?

Quyền được lao động, làm việc để có thu nhập là một trong những quyền cơ bản của con người đang được đề cập đến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quá trình mỗi người phấn đấu học tập, rèn luyện trong suốt cuộc đời mình cũng là nhằm mục đích có được việc làm tốt với thu nhập cao. Sau khi tốt nghiệp ra trường, có được trình độ cử nhân, ai cũng muốn có việc làm. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, chúng tôi nêu câu hỏi: Ông (bà) được nhận vào làm việc trong tổ chức (cơ quan) như thế nào? Kết quả xử lý thông tin cho thấy như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Dự tuyển công chức và trúng tuyển

114

29.61

29.61

2

Do cơ quan chức năng phân công công tác

141

36.62

66.23

3

Theo sự giới thiệu của bạn bè người thân

125

32.47

98.70

4

Theo cách khác

5

1.30

100.00

 

Tổng số:

385

100.00

 

 

Bảng 1: Được nhận vào làm việc trong tổ chức (cơ quan) như thế nào?

Với ba phương án trả lời được liệt kê sẵn và một phương án để ngỏ, bảng 1 cho thấy tỷ lệ người trả lời phân bố tương đối đều. Theo cách dự thi tuyển công chức và trúng tuyển vào làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp có 114 người, chiếm 29,61%. Trong số này, nam chiếm 57,02% và nữ chiếm 42,98%; phần nhiều thuộc nhóm lứa tuổi dưới 30 tuổi (62,28%), tỷ lệ giảm dần theo từng nhóm tuổi và chỉ có 2 người trên 50 tuổi; 102 người (89,47%) trong số họ tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990 và phần lớn tốt nghiệp hệ chính quy (72,57%). Những số liệu trên, một mặt, cho thấy sự phù hợp giữa các đặc điểm cá nhân với yêu cầu của Nhà nước mà họ phải tuân thủ là phải dự thi tuyển công chức và phải trúng tuyển thì mới được nhận vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức Nhà nước; mặt khác, nó cũng chứng minh rằng lớp trẻ ngày nay có ý chí, nghị lực cao trong quá trình lập nghiệp. 

Có 141 người (36,62%) hiện đang làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội là do sự điều động, phân công của các cơ quan chức năng. Số này tập trung ở nhóm tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi (38 người, chiếm 26,95%) và từ 40 tuổi đến 50 tuổi (62 người, chiếm 43,97%), chỉ có 19 người (13,48%) ở độ tuổi ngoài 50 tuổi. Phần nhiều trong số họ (63,12%) tốt nghiệp hệ tại chức sau năm 1990 (79,43%). Có thể thấy rằng đa số những người đang làm việc trong các tổ chức chính trị — xã hội là do sự điều động, phân công của các cơ quan chức năng theo cơ cấu, chính sách sử dụng cán bộ. Vừa đi làm họ vừa theo học cử nhân luật hệ tại chức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Một điều khá lý thú là có tới 125 người (32,47%) trả lời rằng họ đi làm ở các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp theo sự giới thiệu của bạn bè, người thân. Gần 50% trong số này thuộc độ tuổi dưới 30 tuổi, trình độ cử nhân luật.

Vậy cán bộ tốt nghiệp ngành luật đảm nhiệm công việc chuyên môn gì trong các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp? Kết quả điều tra cho thấy họ làm các công việc như sau:

Chiếm nhiều nhất là số làm chuyên viên trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp (66 người - 18,08%). Tiếp đến là làm công tác tư vấn pháp luật (60 người - 16,44%); cán bộ văn phòng (40 người - 10,96%); luật sư (21 người - 5,75%); cán bộ nghiên cứu (17 người - 4,66%). Ngoài ra còn nhiều công việc khác như làm thư ký, trợ lý, công tác dân vận, quản lý nhân sự... Như vậy, lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang làm trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tương đối đa dạng và phong phú, là những công việc có thể phát huy được phần nhiều kiến thức pháp luật mà họ tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường luật. Nhận xét này là có cơ sở vì khi được hỏi: Công việc đó có phù hợp với chuyên môn được đào tạo trong trường không? Phần lớn người được hỏi (322/385, chiếm 83,64%) trả lời rằng có phù hợp (xem bảng 2):

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

322

83.64

83.64

2

Không

63

16.36

100.00

 

Tổng số:

385

100.00

 

 

Bảng 2: Công việc đang làm có phù hợp với chuyên môn được đào tạo?

Số người trả lời công việc không phù hợp phần nhiều (35/63 người, chiếm 55,56%) thuộc độ tuổi dưới 30 tuổi, tốt nghiệp ra trường sau năm 1990 (50/63 người, chiếm 79,37%), bao gồm cả tốt nghiệp hệ chính quy và tại chức. Điều này phản ánh một tình trạng thực tế là có một bộ phận cử nhân luật không được bố trí công việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Lý do chủ yếu là vì sức ép cần việc làm nên họ tự nguyện làm những việc không phù hợp với chuyên môn.

2. Thực trạng vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp:

Rõ ràng có nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Nhưng có phải thực sự các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp cần cán bộ pháp lý không? Người ta đánh giá thế nào về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp? Câu hỏi này cho kết quả:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Rất cần thiết

200

51.95

51.95

2

Cần thiết

174

45.19

97.14

3

Có cũng được không cũng được

10

2.60

99.74

4

Ý kiến khác

1

0.26

100.00

 

Tổng số

385

100.00

 

 

Bảng 3: Đánh giá về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật?

Các số liệu ở bảng 3 đánh giá hết sức khả quan. Có tới 200 người (51,95%) được hỏi nhận định rằng vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là rất cần thiết và 174 người (45,19%) đánh giá là cần thiết. Phần lớn số này thuộc nhóm dưới 40 tuổi. Như vậy không thể phủ nhận vai trò của cán bộ pháp lý trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Điều này càng đúng khi trong các tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sự hiện diện của Đoàn luật sư, Hội luật gia...

3. So sánh kiến thức đã được học với công việc chuyên môn đang làm:

Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật, sinh viên được nhà trường trang bị cho một khối lượng nhất định kiến thức pháp lý và những kiến thức xã hội khác. Vậy khi vào làm việc tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp họ đã phát huy kiến thức đó như thế nào? Để làm sáng tỏ vấn đề này, trong phiếu điều tra đưa ra câu hỏi: Đối chiếu kiến thức đã học với công việc chuyên môn đang làm ông bà thấy thế nào?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Sử dụng ngay được kiến thức đã học

95

24.93

24.93

2

Cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm của người đi trước

220

57.74

82.68

3

Cần tự học và bổ túc kiến thức

43

11.29

93.96

4

Cần được đào tạo lại cho phù hợp với công việc đang làm

23

6.04

100.00

 

Tổng số:

381

100.00

 

 

Bảng 4: Đối chiếu kiến thức đã học với công việc chuyên môn đang làm

Kết quả xử lý số liệu ở bảng 4 cho thấy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (95 người, chiếm 24,93%) cho rằng có thể sử dụng được ngay kiến thức đã học vào công việc đang làm. Số này chủ yếu thuộc giới tính nam (71,58%), phân bố tương đối đều ở các nhóm lứa tuổi đến dưới 50 tuổi, tập trung ở hệ đào tạo chính quy và tại chức. Có lẽ số này tốt nghiệp cử nhân đạt loại khá giỏi nên mạnh dạn khẳng định mình sử dụng được ngay kiến thức đã học vào công việc đang làm. Trong khi đó, chiếm phần nhiều (220 người – 57,74%) số người được hỏi cho rằng để làm được công việc chuyên môn, họ cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước. Trong số này, xét theo hình thức đào tạo có 130 người (59,36%) tốt nghiệp hệ chính quy và 78 người (35,62%) tốt nghiệp hệ tại chức; gần 50% học tại Đại học Luật Hà Nội, còn lại học ở các cơ sở khác. Những con số trên đây phản ánh một tình hình thực tế là cử nhân luật, nhất là tốt nghiệp hệ chính quy, vào đời thường bỡ ngỡ, lúng túng trước những yêu cầu của thực tiễn công việc. Có lẽ còn tồn tại một khoảng cách giữa lý thuyết được trang bị và thực tiễn cuộc sống luôn vận động. Chuyện sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật chính quy mà chưa biết cách đọc và phân tích hồ sơ hồ sơ một vụ án hình sự, chưa làm được một bản báo cáo có chất lượng hay chưa soạn được một văn bản hành chính là những chuyện hoàn toàn có thật. Nếu như học viên tại chức vừa học vừa làm, trực tiếp làm công tác pháp luật hoặc có liên quan đến pháp luật, ít hay nhiều họ đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn; thì sinh viên chính quy ngoài việc học lý thuyết họ hầu như không có được những kiến thức thực tế cần thiết. Như vậy, thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý có liên quan mật thiết với công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân luật. Các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn còn biểu hiện ở một bộ phận nhỏ khác: 43 người (11,29%) cho rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ; 23 người (6,04%) thấy rằng họ cần phải được đào tạo lại cho phù hợp với công việc đang làm.

Kết luận: Thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp là: khoảng 1/4 có thể sử dụng được ngay kiến thức đã được học vào công việc đang làm; gần 2/3 để làm được công việc chuyên môn cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước; bộ phận nhỏ còn lại thấy rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Việc trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có ba nguồn quan trọng nhất. Một là, sinh viên phải tự giác và tích cực tự tìm hiểu, nghiên cứu để trang bị kiến thức thực tiễn cho chính mình. Hai là, đội ngũ thầy cô giáo trong quá trình giảng bài, ngoài việc trình bày những vấn đề lý luận cần vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn pháp lý để giải thích, kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn. Ba là, trong thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp sinh viên cần chú ý rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp từ chính thực tế cuộc sống. Thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp là khồng thể thiếu được đối với sinh viên trước khi ra trường. Khi được hỏi về thời gian thựe tập trước khi tốt nghiệp cần thiết như thế nào đối với cử nhân luật làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, có tới 342/382 người (89,53%) khẳng định là rất cần thiết và cần thiết (xem bảng 5):

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Rất cần thiết

171

44.76

44.76

2

Cần thiết

171

44.76

89.53

3

Có cũng được không cũng được

40

10.47

100.00

 

Tổng số:

382

100.00

 

 

Bảng 5: Thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp cần thiết như thế nào?

4. Thực trạng khả năng thích ứng của cán bộ tốt nghiệp ngành luật với công việc chuyên môn:

Khả năng thích ứng của cán bộ tốt nghiệp ngành luật với công việc chuyên môn là một khía cạnh nói lên thực trạng của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Nhằm khảo sát vấn đề này, chúng tôi đề nghị người trả lời tự đánh giá về khả năng thích ứng của mình với công việc chuyên môn. Kết quả như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Thích ứng nhanh

205

53.39

53.39

2

Thích ứng trung bình

170

44.27

97.66

3

Thích ứng chậm

9

2.34

100.00

 

Tổng số:

384

100.00

 

 

Bảng 6: Đánh giá về khả năng thích ứng

Quan sát các số liệu ở bảng 6 chúng ta thấy ngay rằng phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật (205 người, chiếm 53,39%) tự đánh giá là họ thích ứng nhanh với yêu cầu của công việc chuyên môn được giao. Trong số này, nam giới chiếm 60,49% (124 người) và nữ giới chiếm 39,51% (81 người), tương quan về độ tuổi phân bố tương đối đều trong khoảng từ dưới 30 tuổi đến dưới 50 tuổi. Hầu hết những người có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ đều thuộc nhóm thích ứng nhanh. Xét theo hình thức đào tạo, nhiều nhất là tốt nghiệp hệ chính quy (51,96%), tiếp đến là hệ tại chức (42,65%); chiếm tới 50% (102/205 người) là sinh viên chính quy học tại Đại học Luật Hà Nội. Phần lớn họ (80,49%) tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Như vậy, những người thích ứng nhanh với công việc đang làm tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ, tốt nghiệp trong những năm gần đây; nhờ đó họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc được giao.

Ngoài ra có một bộ phận đáng kể (170/384 người, chiếm 44,27%) tự đánh giá khả năng thích ứng của họ trung bình so với yêu cầu của công việc, tập trung ở độ tuổi dưới 40 tuổi. Những người thích ứng trung bình chiếm tỷ lệ không đáng kể (2,34%). Chắc chắn là có nhiều lý do để họ đánh giá về bản thân như vậy, tiếc rằng khi được phỏng vấn họ đã từ chối không trả lời.

Để có cơ sở phân tích rõ hơn các yếu tố tác động đến khả năng thích ứng với công việc của cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, chúng tôi đưa ra câu hỏi: để làm việc có hiệu quả trong các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp thì cán bộ tốt nghiệp ngành luật cần có những phẩm chất nào? Trong các phương án trả lời liệt kê sẵn 5 phẩm chất cụ thể:

a) Tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi, tinh thông nghề nghiệp được đào tạo.

b) Năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế.

c) Quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc.

d) Cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm.

e) Cả bốn phẩm chất trên đều cần thiết.

Kết quả xử lý thông tin như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Tốt nghiệp đạt loại khá giỏi

40

10.42

10.42

2

Năng động nhạy bén

106

27.60

38.02

3

Quyết đoán tự tin

78

20.31

58.33

4

Cập nhật thông tin, chính sách mới

100

26.04

84.38

5

Cả bốn phẩm chất trên

216

56.25

140.63

 

Tổng số

384

100.00

 

 

Bảng 7: Những phẩm chất cần thiết để làm việc có hiệu quả.

Nhìn vào các số liệu ở bảng 7 có thể thấy ngay rằng các phẩm chất cần có đối với một cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đều được người trả lời đề cập đến, nhưng với tỷ lệ khác ở từng phẩm chất. Có lẽ nếu chỉ tốt nghiệp ra trường đạt loại khá, giỏi là chưa đủ để làm việc có hiệu quả nên rất ít người (40/384 người, chiếm 10,42%) chọn một mình phẩm chất này. Chỉ một mình phẩm chất quyết đoán, tự tin không được nhiều người đánh giá cao (78/384 người, chiếm 20,31%). Tương tự, có 100/384 người (26,04%) chỉ chọn một phẩm chất cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm và 106 người (27,60%) cho rằng chỉ cần năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế sẽ làm việc tốt. Chiếm tới 56,25% (216/384 người) số người trả lời cho rằng họ cần cả năm phẩm chất: tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi, tinh thông nghề nghiệp được đào tạo; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Đánh giá như vậy là đúng vì thực tế cho thấy cả năm phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế thì chắc chắn là cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để có được những phẩm chất nghề nghiệp đó? Nhà trường Đại học Luật cần quan tâm tới điều này.

5. Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được chúng tôi chia theo ba mức độ: đạt hiệu quả cao, đạt hiệu quả trung bình và hiệu quả chưa cao.

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 8:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Đạt được hiệu quả cao

138

36.03

36.03

2

Đạt hiệu quả trung bình

176

45.95

81.98

3

Hiệu quả chưa cao

69

18.02

100.00

 

Tổng số:

383

100.00

 

 

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật

Quan sát các số liệu ở bảng 8 chúng ta thấy có 138/383 người (36,03%) trả lời rằng sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đạt được hiệu quả cao. Số này tập trung ở nhóm dưới 50 tuổi, có 66,67% là nam và 33,3% là nữ. Xét theo trình độ chuyên môn có 91,25% là cử nhân, 6,57% là thạc sỹ và 2,19% là tiến sỹ. Cũng trong bảng 8, có 176/383 người (45,95%) đánh giá rằng sử dụng cán bộ luật chỉ đạt hiệu quả trung bình. Những người này chủ yếu tốt nghiệp cử nhân luật hệ chính quy (98/176 người, chiếm 55,68%) và hệ tại chức (63/176 người, chiếm 35,80%). Chỉ có 69/383 người (18,02%) đánh giá hiệu quả sử dụng chưa cao.

Kết luận: Về cơ bản hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp chưa được như mong muốn của các cơ sở đào tạo luật và của các cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với con số 36,03% đạt hiệu quả cao và 45,95% đạt hiệu quả trung bình và 18,02% đạt hiệu quả chưa cao thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao.

6. Thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay:

Mục đích của tiểu dự án không chỉ khảo sát đánh giá về thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà còn phải đánh giá được thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật ở nước ta hiện nay. Chất lượng đào tạo cử nhân luật có tác động hết sức quan trọng tới hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Về vấn đề này câu hỏi được nêu như sau: ông bà đánh giá như thế nào vể chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta? Kết quả xử lý thông tin thể hiện ở bảng 9:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Rất tốt

7

1.83

1.83

2

Tốt

97

25.39

27.23

3

Khá

132

34.55

61.78

4

Trung bình

123

32.20

93.98

5

Chưa tốt

. ..

23

6.02

100.00

 

Bảng 9: Đánh giá về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay

Chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta được chia theo năm mức độ biểu hiện: rất tốt, tốt, khá, trung bình và chưa tốt. Các số liệu ở bảng 9 cho thấy có 7/382 người (1,83%) đánh giá chất lượng đào tạo rất tốt - một tỷ lệ không đáng kể; tiếp đến có 97/382 người (25,39%) đánh giá chất lượng đào tạo tốt. Chiếm tỷ lệ cao nhất (132/382 người, đạt 34,55%) người được hỏi cho rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật đạt loại khá. Tính chung, số cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật đạt chất lượng khá, tốt và rất tốt chiếm 61,78% (236/382 người tham gia trả lời).

Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ đáng kể người được hỏi đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay chỉ đạt mức độ trung bình (123 người, chiếm 32.20%) hoặc chưa tốt (23 người, chiếm 6,02%). Tổng cộng có 146 người (38,22%) đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay chỉ đạt mức độ trung bình hoặc chưa tốt. Trong số này, tỷ lệ phân bố khá đều giữa nam và nữ, tập trung ở nhóm tuổi dưới 40 tuổi, tốt nghiệp đại học sau năm 1990.

III. CÁC NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG TỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁN BỘ TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT TẠI CÁC TỒ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP

1. Các nguyên nhân tác động tới chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật tại các cơ sở đào tạo luật:

Nhìn chung, tình hình thực trạng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật được 61,78% cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá là khá tốt hoặc rất tốt. Ngoài ra cũng còn một bộ phận đáng kể (38,22%) đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo luật: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, ý thức học tập phấn đấu của sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phương pháp giảng dạy... Những nguyên nhân này nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có nguyên nhân chủ yếu và có nguyên nhân thứ yếu tùy theo cách nhìn nhận, đánh giá của từng người trả lời.

2. Những nguyên nhân giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật được đánh giá là khá, tốt:

Để làm sáng tỏ những nguyên nhân giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật được đánh giá là khá, tốt, chúng tôi đưa ra câu hỏi: nếu đánh giá chất lượng đào tạo là khá, tốt hoặc rất tốt thì do những nguyên nhân nào? Kết quả xử lý thông tin như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Do đội ngũ giảng viên có trình độ cao và tâm huyết

147

61.51

61.51

2

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập

126

52.72

114.23

3

Do trường có nội dung, chương trình đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao

87

36.40

150.63

4

Do cơ sở vật chất tốt

55

23.01

173.64

5

Do gắn được lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành

82

34.31

207.95

 

Tổng số:

497

0.84

208.79

 

Bảng 10. Các nguyên nhân làm nên chất lượng đào tạo khá và tốt

Các số liệu trong bảng 10 cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cán bộ tốt nghiệp ngành luật - những người đã từng học tại một trong số các cơ sở đào tạo luật đánh giá chất lượng đào tạo luật khá, tốt hoặc rất tốt nằm ở cả 5 yếu tố:

a) Do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao. Khi xây dựng được một chương trình đào tạo có kết cấu chặt chẽ, phù hợp với quỹ thời gian đào tạo; nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và làm nên chất lượng đào tạo tốt.

b) Do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có được nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao nhưng còn cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì mới truyền tải tới sinh viên những kiến thức khoa học xã hội và khoa học pháp lý, tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức tốt để họ vững vàng bước vào đời.

c) Do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Công nghệ giảng dạy đại học hiện đại thường lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Chỉ có thể có chất lượng đào tạo tốt khi sinh viên chủ động tích cực và có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu.

d) Do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Dĩ nhiên cơ sở vật chất tốt chưa phải là tất cả, nhưng các điều kiện vật chất như thư viện, hội trường, thiết bị âm thanh, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo... lại không thể thiếu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

e) Do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn. Muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải có phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo.

Trong 5 nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thứ 1 (do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề) được các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đánh giá cao nhất với 147/385 người đề cập tới nguyên nhân này. Điều đó cho thấy cán bộ pháp lý (từng là sinh viên) đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp đến: có 126/385 người đề cập tới nguyên nhân thứ 2 (do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu); có 87/385 người đề cập tới nguyên nhân thứ 3 (do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học và tính thực tiễn cao); có 82/385 SV đề cập tới nguyên nhân thứ 4 (do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên) và chỉ có 55/385 người nói đến nguyên nhân thứ 5 (do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành). Những con số trên đây mới chỉ có ý nghĩa thống kê, nó cho thấy số lượt người trả lời lựa chọn một trong các nguyên nhân; nguyên nhân nào được đề cập nhiều (quan trọng hơn) và nguyên nhân nào được đề cập ít (ít quan trọng hơn).

Trong thực tế, tình hình thực trạng của một vấn đề chịu sự tác động không phải chỉ bởi một nguyên nhân mà bởi nhiều nguyên nhân cùng tác động. Bảng 10.2. chứng minh rất rõ luận điểm này. Quan sát các số liệu trong bảng 10.2. chúng ta thấy có rất ít người chỉ đề cập đến một nguyên nhân, còn đa số đề cập từ hai nguyên nhân trở lên, có những người đề cập do cả năm nguyên nhân. Cụ thể: có 97 người đề cập phối hợp do hai nguyên nhân, 54 người trả lời do ba nguyên nhân kết hợp lại, 19 người nói đến đồng thời bốn nguyên nhân và 5 người cho rằng nhờ cả năm nguyên nhân nên mới có được chất lượng đào tạo khá, tốt.

Như vậy, phần nhiều (61,78%) những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay là khá, tốt và rất tốt. Có được tình hình khả quan đó không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ mà do sự phối kết hợp của nhiều nguyên nhân: một là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; hai là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; ba là, do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học và tính thực tiễn cao; bốn là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; và năm là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành. Mặc dù vậy, các số liệu thống kê cho thấy cũng còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên. Khắc phục những nguyên nhân này là nhiệm vụ quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của các cơ sở đào tạo luật. Những nguyên nhân còn tồn tại sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau.

3. Những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật bị đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt:

Để phân tích rõ những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật bị những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt, chúng tôi đưa ra câu hỏi: nếu đánh giá chất lượng đào tạo là trung bình hoặc chưa tốt thì do những nguyên nhân nào?

Kết quả trả lời như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Do đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng

39

23.21

23.21

2

Do đội ngũ giảng viên có trình độ chưa cao

79

47.02

70.24

3

Do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung, chương trình giảng dạy

58

34.52

104.76

4

Do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu

50

29.76

134.52

5

Do sự cách biệt giữa lý luận và thực tiễn

109

64.88

199.40

6

Nguyên nhân khác

2

1.19

200.60

 

Tổng số

168

 

 

 

Bảng 11. Các nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt

Nhìn các số liệu ở bảng 11 sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, bao gồm:

a) Do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu về số lượng. Cán bộ giảng dạy thiếu tất yếu dẫn đến một loạt sự thay đổi: phải thuê giảng viên nơi khác, không có được sự chủ động thực hiện kế hoạch giảng dạy, có sự xáo trộn lịch giảng cho các khoá, các lớp... Từ đó sẽ dẫn đến giảm sút chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập.

b) Do đội ngũ giảng viên có trình độ chưa cao. Trình độ đội ngũ giảng viên chưa cao và không đồng đều là một nguyên nhân cơ bản tác động tới chất lượng đào tạo vì nó làm cho việc truyền đạt kiến thức cho người học cũng không đồng đều.

c) Do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung, chương trình giảng dạy. Đây là lý do khiến cho cơ sở đào tạo lúng túng, bị động trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình giảng dạy, từ đó tác động tiêu cực tới chất lượng đào tạo. 

d) Do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu. Tình trạng thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như phòng học, phòng đọc, thư viện, giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi tính ít hay nhiều đều có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

e) Do có sự cách biệt giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, đánh giá tính chân thực của hệ thống lý luận. Nếu giữa lý luận và thực tiễn có sự cách biệt; chỉ có kiến thức lý luận mà thiếu tính thực tiễn thì người học chỉ tiếp thu được những lý luận suông.

Trong các nguyên nhân chủ yếu khiến cho cán bộ tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, chiếm nhiều nhất (109/168 người) là nguyên nhân 5 (do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn), tiếp đến có 79/168 người nói đến nguyên nhân 2 (do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường có trình độ chưa cao, không đổng đểu); có 58/168 người đề cập đến nguyên nhân 3 (do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung, chương trình giảng dạy); có 50/168 người nhắc đến nguyên nhân thứ 4 (do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu) và chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 39/168 người nói chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt là do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu về số lượng.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tỉễn, học chưa đi đôi với hành. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

4. Các nguyên nhân tác động tới hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

Như đã trình bày ở phần trước, về cơ bản hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp chưa được như mong muốn của các cơ sở đào tạo luật và của các cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với con số 36,03% đạt hiệu quả cao, 45,95% đạt hiệu quả trung bình và 18, 02% đạt hiệu quả chưa cao thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hỉệu quả trung bình hoặc chưa cao. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

4.1. Những nguyên nhân giúp cho việc sử dụng cán bộ pháp lý tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được đánh giá là đạt hiệu quả cao:

Để tìm hiểu những nguyên nhân này, chúng tôi nêu ra câu hỏi: Nếu đánh giá việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đạt hiệu quả cao xin cho biết do những nguyên nhân gì? Kết quả xử lý thông tin:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao

50

29.76

29.76

2

Do cán bộ cử nhân luật tận tâm với công việc được giao

75

44.64

74.40

3

Do cán bộ cử nhân luật thích ứng nhanh với những yêu cầu đổi mới của thực tiễn công việc

82

48.81

123.21

4

Do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật đã thỏa đáng

15

8.93

132.14

5

Do chính sách sử dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn được đào tạo

60

35.71

167.86

 

Tổng số:

168

 

 

 

Bảng 12: Các nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng cán bộ cao

Chắc chắn là có nhiều nguyên nhân tác động giúp cho việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi tập trung phân tích năm nguyên nhân:

a) Do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao. Giữa chất lượng đào tạo cử nhân luật và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý có mối liên hệ mật thiết với nhau. Công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao là tiền đề hết sức quan trọng đưa tới việc sử dụng cán bộ pháp lý đạt hiệu quả cao. Có 50/168 lượt (chiếm 29,76%) người được hỏi đề cập tới nguyên nhân này. Đây là một tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, trong số 50 người đề cập nguyên nhân này, chỉ có 9 người đề cập duy nhất tới một mình nguyên nhân này, số còn lại nói đến nguyên nhân do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao trong sự kết hợp với các nguyên nhân khác, có người kết hợp thậm chí 5 nguyên nhân cùng một lúc. Điều đó chứng tỏ người trả lời nhìn nhận các nguyên nhân trong mối liên hệ qua lại giữa chúng.

b) Do cán bộ cử nhân luật tận tâm với công việc được giao. Để đạt được hiệu quả cao trong công việc thì sự nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao là một tố chất không thể thiếu được đối với cán bộ nói chung, đối với cán bộ cử nhân luật nói riêng đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Bảng 12 cho thấy có 75/168 người (chiếm 44,64%) cho rằng đạt được hiệu quả cao trong công việc là do cán bộ cử nhân luật tận tâm với công việc được giao. Trong số đó có 20 người đề cập chỉ một nguyên nhân này, đa số còn lại đánh giá trong sự liên hệ cùng các nguyên nhân khác. Vậy trong chính sách sử dụng cán bộ, các cơ quan, tổ chức cần giáo dục cán bộ đề cao sự nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao.

c) Do cán bộ cử nhân luật thích ứng nhanh với những yêu cầu đổi mới của thực tiễn công việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Nguyên nhân này được nhiều người đề cập nhất trong số các nguyên nhân (82/168 người, chiếm 48,81%), trong đó 26 người nhìn nhận nó độc lập với các nguyên nhân khác. Điều đó cho thấy sự thích ứng nhanh với những yêu cầu đổi mới của thực tiễn công việc là một nguyên nhân cơ bản mang lại hiệu quả cao trong công việc của cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

d) Do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật đã thỏa đáng. Chỉ có 15/168 người (8,93%) nói đến nguyên nhân này, và chỉ nhắc đến trong tương quan với các nguyên nhân khác. Điều đó cho thấy, một mặt, cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự giác, nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình mà ít đòi hỏi chế độ đãi ngộ; mặt khác, Nhà nước nên quan tâm hơn tới vấn đề này.

e) Do chính sách sử dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Có 60/168 người (chiếm 35,71%) đề cập tới nguyên nhân này, đây là một tỷ lệ tương đối cao xét trong tương quan với các nguyên nhân khác, nó cho thấy việc sử dụng cán bộ trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp nếu đúng với chuyên môn mà họ được đào tạo sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý. Thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng các cơ quan sử dụng cán bộ không đúng với chuyên môn họ được đào tạo, nhiều cử nhân luật vẫn làm những công việc không có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Như vậy thì không thể có hiệu quả cao trong công việc được.

4.2. Những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng cán bộ pháp lý tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp bị đánh giá là đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao:

Chúng ta nhận thấy, chỉ có 36,03% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các tố chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đạt hiệu quả cao. Như vậy, với con số 45,95% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18, 02% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả chưa cao thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Câu hỏi được đặt ra là: Nếu đánh giá sử dụng cán bộ pháp luật đạt hiệu quả trung bình hoặc thấp xin cho biết do những nguyên nhân gì? Kết quả như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao

116

45.67

45.67

2

Do cán bộ chưa tận tâm với công việc

34

13.39

59.06

3

Do cán bộ chưa chuyển biến thích ứng kịp với công việc

61

30.71

89.76

4

Do chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thỏa đáng

75

36.61

126.38

 

Do chính sách sử dụng cán bộ chưa phù hợp với chuyên môn

97

37.80

164.17

 

Tổng số

293

 

 

 

Bảng 13: Các nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý chưa cao.

Các số liệu trong bảng 13 cho thấy có năm nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc chưa cao, bao gồm:

a) Do công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao. Chất lượng đào tạo có quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng cán bộ. Nếu công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao thì tất yếu hiệu quả sử dụng cán bộ chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp vì cử nhân luật không thể phát huy được những kiến thức đã học vào thực tế công việc của họ. Có tới 116/293 lượt người trả lời (chiếm 39,59%) đề cập tới nguyên nhân này. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân được đề cập. Điều đó chứng tỏ rằng công tác đào tạo cử nhân luật cũng còn nhiều vấn đề phải bàn. Như vậy, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệu quả sử dụng cán bộ chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp là do công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao.

b) Do cán bộ chưa nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao. Chỉ có 14/293 lượt người trả lời nhắc đến nguyên nhân này, chiếm 11,60%. Con số này là tỷ lệ thấp nhất trong các nguyên nhân. Nó cho thấy mặc dù còn những khó khăn trong công tác nhưng đa số cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao.

c) Do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc. Thực tiễn công việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhất là tổ chức xã hội nghề nghiệp được đề cập còn ít hoặc chưa được đề cập đến trong các bài giảng ở trường, nhưng ra trường cử nhân luật lại làm việc ở các cơ quan trên nên không thể lập tức thích ứng kịp với công việc. Mặc dù vậy, cũng chỉ có một bộ phận nhỏ (61/293 lượt người trả lời, chiếm 20,81%) cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp là do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc.

d) Do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng. Có 75/293 lượt người trả lời (chiếm 25,59%) đề cập tới nguyên nhân này. Con số trên nói lên rằng, phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình mà không cần chờ chế độ ưu tiên của Nhà nước. Mặc dù vậy Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn tối vấn đề này.

e) Do chính sách sử dụng cán bộ chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Nguyên nhân này được 97 lượt người trả lời đề cập đến, chiếm 33,10%. Đây là một tỷ lệ đáng kể, nó cho thấy môt thưc tế vẫn tồn tại lâu nay là một bộ phận cử nhân luật ra trường làm những công việc trái với chuyên môn mà họ được đào tạo. Chính vì chính sách sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo nên dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp.

Kết luận: Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp cho thấy chỉ có 36,03% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đạt hiệu quả cao. Sở dĩ họ đánh giá hiệu quả cao là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật thích ứng nhanh, chuyển biến kịp với công việc; bốn là, do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật đã thoả đáng, phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Bên cạnh đó, với con số 45,95% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18, 02% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả chưa cao, thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao. Nguyên nhân đưa tới tình trạng này ngược lại với các nguyên nhân nêu trên.

IV. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁN BỘ TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT TẠI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP

1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay:

Việc tìm hiểu, đánh giá về tình hình, thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay sẽ trở nên vô nghĩa nếu như nó không nhằm mục đích tạo ra những căn cứ thực tiễn để đi đến những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI. Có nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới công tác đào tạo và chất lượng đào tạo, do đó, cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đổng bộ để phát huy các thế mạnh và hạn chế những nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo? Trong phần này chúng tôi tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

a) Phát triển cơ sở vật chất phục vu dạy và học.

b) Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên.

c) Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập.

d) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

e) Thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo

g) Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của giảng viên và sinh viên.

Mỗi giải pháp nêu trên được cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhìn nhận, đánh giá như thế nào? Vấn đề này được đề cập trong câu hỏi: Để nâng cao chất lượng đào tạo cần có những giải pháp gì? Kết quả xử lý phiếu thăm dò dư luận xã hội như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Phát triển cơ sở vật chất dạy và học

151

39.53

39.53

2

Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên

268

70.16

109.69

3

Cải tiến phương pháp dạy và học

297

77.75

187.43

4

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên

166

43.46

230.89

5

Thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo

192

50.26

281.15

6

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế

91

23.82

304.97

7

Giải pháp khác

 

 

 

 

Tổng sổ

382

 

 

 

Bảng 14: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật

Các số liệu ở bảng 14 cho thấy cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Câu hỏi này cho phép có thể chọn nhiều giải pháp nên có rất ít người chỉ chọn một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đồng thời cả 6 giải pháp. Vậy giải pháp nào được đề cập đến nhiều nhất? Tương quan từng giải pháp có số lượt được nhắc đến như sau:

a) Có 151/382 người trả lời (chiếm 39,53%) chọn giải pháp 1: phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp xét trong tương quan với các giải pháp khác, cho thấy cán bộ tốt nghiệp ngành luật không coi trọng lắm tới cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đây không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao cliất lượng đào tạo mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó.

b) Có 268 lượt/382 người (chiếm 70,16%) chọn giải pháp 2: chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên. Đây là một tỷ lệ cao xét trong tương quan với các giải pháp khác. Nó cho thấy đa số người học đòi hỏi chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên phải cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của họ.

c) Có 297 lượt/382 người trả lời (chiếm 77,75%) chọn giải pháp 3: cải tiến phương pháp giảng dạy. Đây là một tỷ lệ cao nhất xét trong tương quan với các giải pháp khác. Điều đó cho thấy phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp cảm thấy bức xúc trước thực trạng phương pháp giảng dạy hiện nay, nếu không cải tiến phương pháp gỉảng dạy sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học.

d) Có 166 lượt/382 người (chiếm 43,46%) chọn giải pháp 4: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Thực tế cho thấy không phải sinh viên không muốn nghiên cứu khoa học. Vấn đề là ở chỗ làm sao có được những cơ chế quản lý, tác động một cách linh hoạt nhằm kích thích sinh viên cả chính quy và tại chức tham gia nghiên cứu khoa học.

e) Có 192 lượt/382 người (chiếm 50,26%) chọn giải pháp 5: thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo. Không có sách thì không có tri thức. Thực tế cho thấy với thời gian lên lớp chỉ hạn chế trong một quỹ thời gian nhất định, giảng viên chỉ có thể truyền đạt những nội dung khoa học cơ bản cho sinh viên. Lượng kiến thức lớn còn lại người học phải tự mình đọc, tìm hiểu trong giáo trình, tài liệu tham khảo cho từng môn học. Do đó, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo là một giải pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay. 

g) Có 91/382 lượt người trả lời (chiếm 23,82%) chọn giải pháp 6: thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Có lẽ đây là vấn đề khá nhạy cảm nên hầu hết người học né tránh trả lời vì nó đụng chạm tới lợi ích thiết thực của họ. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên tất nhiên phải theo hướng ngăn chặn những khe hở có thể phát sinh những hiện tượng tiêu cực (quay cóp bài, xin điểm...). Chúng tôi cho rằng những người đề cập chọn giải pháp 7 là những người thực sự mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo.

Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy có sáu giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, bao gồm: một là, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; hai là, chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên; ba là, cải tiến phương pháp giảng dạy; bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên; năm là, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; và sáu là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Rất ít người chỉ chọn một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đồng thời cả 6 giải pháp. Nói cách khác là cần kết hợp đa dạng, hài hoà các giải pháp khác nhau thì mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

Trong phần khảo sát, tìm hiểu về thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp cho thấy chỉ có 36,03% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, với con số 45,95% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18,02% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả chưa cao, thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao. Sở dĩ họ đánh giá hiệu quả trung bình hoặc chưa cao là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng chưa cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật thiếu nhiệt tình, chưa tận tâm với công việc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, chưa thích ứng kịp với công việc mà họ đảm nhiệm; bốn là, do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ không phù hợp, trái với chuyên môn mà họ được đào tạo.

Để khắc phục những nguyên nhân tồn tại nói trên cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp. Chúng tôi đưa ra các giải pháp sau:

a) Bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.

b) Cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc.

c) Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.

d) Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

Vai trò và tầm quan trọng của mỗi giải pháp nêu trên được người trả lời bảng hỏi lựa chọn và đánh giá như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Bản thân cán bộ phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ

287

75.33

75.33

2

Cơ quan sử dụng phải giao đúng việc

147

38.08

113.91

3

Nhà nước có chế độ đãi ngộ phù hợp

132

34.65

148.56

4

Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật

101

26.51

175.07

5

Giải pháp khác

2

0.52

175.59

 

Tổng số

381

 

 

 

Bảng 15: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp.

Quan sát các số liệu trong bảng 15 chúng ta thấy các giải pháp nêu trên đều được người trả lời đề cập tới nhưng với số lượt lựa chọn mỗi giải pháp có khác nhau. Điều quan trọng hơn là chỉ có một bộ phận nhỏ người trả lời chỉ chọn duy nhất một giải pháp, còn lại đa số họ nhìn nhận các giải pháp trong tính thống nhất và đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Tình hình từng giải pháp cụ thể:

a) Bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Có tới 287/381 lượt người trả lời (chiếm 75,33%) lựa chọn giải pháp này. Đây là tỷ lệ cao nhất xét trong tương quan với các giải pháp khác. Điều đó cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả công việc của cán bộ còn thấp là do năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn nhiều hạn chế. Bản thân các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính tri, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nhận thức rõ điều này. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì giải pháp “bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kĩ năng nghề nghiệp” là giải pháp cấp bách nhất hiện nay. Tính khả thi của giải pháp này nằm trong chính sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người.

b) Cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Bảng 15 cho thấy tầm quan trọng của giải pháp này đứng ở vị trí thứ hai, với 147/382 lượt người trả lời (chiếm 38,58%) đề cập tới giải pháp này. Như đã phân tích, sở dĩ có 37,80% số người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc thấp là do tình trạng sử dụng họ không đúng với chuyên môn được đào tạo. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì một giải pháp cấp bách hiện nay là cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Tính khả thi của giải pháp này là ở sự năng động trong chính sách cán bộ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

c) Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Có 132/381 lượt người trả lời (chiếm 34,65%) coi đây là giải pháp quan trọng kết hợp với các giải pháp khác. Người lao động làm công ăn lương nên họ luôn quan tâm tới chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với họ. Chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp có tác dụng kích thích cán bộ nhiệt tình, tận tâm với công việc, qua đó nâng cao được hiệu quả lao động. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ, Nhà nước cần quan tâm để có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cán bộ.

d) Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với 101/381 lượt người trả lời (chiếm 26,51%) đề cập đến, đây là giải pháp có ít người lựa chọn nhất. Trong thực tế có một tình trạng là một bộ phận đáng kể (30,71%) cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc được giao. Có những kiến thức được học trước đây nay không còn phù hợp trong khi họ không thường xuyên được đào tạo lại, không được cập nhật những kiến thức mới. Do đó, giải pháp cần thiết đặt ta là cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Tính khả thi của giải pháp này là các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật nên phối hợp với các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ sở chức năng khác tổ chức các khoá học chuyên đề ngắn hạn nhằm trang bị thêm các thông tin, văn bản chính sách pháp luật mới, kiến thức mới cho cán bộ của cơ quan mình.

Kết luận: Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, những giải pháp cấp bách, quan trọng cần triển khai bao gồm: một là, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; hai là, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc; ba là, Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; và bốn là, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Điều quan trọng hơn là không phải chỉ tập trung vào một giải pháp, mà phải triển khai các giải pháp đó trong tính thống nhất và đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

1.1. Sự lựa chọn ba nhóm đối tượng là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát đảm bảo được tính đại diện của mẫu điều tra. Phần lớn người trả lời thuộc nhóm lứa tuổi dưới 50 tuổi (93,25%), trong đó nam chiếm 60,26% và nữ chiếm 39,74%. Đa số họ (92,69%) có trình độ cử nhân luật, tập trung ở hệ đào tạo chính quy (52,60%) và hệ đào tạo tại chức (40,36%). Hầu hết người trả lời phiếu được đào tạo cử nhân luật tại ba cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước là Trường Đại học Luật Hà Nội (50,00%), Trường Đại học Luật TP. HCM (28 39%) và Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (19,01%), trong số đó chiếm tới 82,86% số người tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Cơ quan, tổ chức nơi đối tượng được khảo sát đang làm việc cũng rất đa dạng. Nhiều nhất là ở Quận uỷ, Quận và Huyện đoàn; tiếp đến là làm việc tại các Đoàn luật sư; các toà báo như Báo Nhân dân; các công ty tư vấn đầu tư; Hội và Chi hội luật gia; Hội Liên hiệp phụ nữ; Tổng Liên đoàn lao động và Liên đoàn lao động các tỉnh; Mặt trận Tổ quốc; Văn phòng tư vấn pháp luật.

1.2. Thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị - xã hội - nghể nghiệp là: khoảng 1/4 có thể sử dụng được ngay kiến thức đã được học vào công việc đang làm; gần 2/3 để làm được công việc chuyên môn cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước; bộ phận nhỏ còn lại thấy rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Việc trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có ba nguồn quan trọng nhất. Một là, sinh viên phải tự giác và tích cực tự tìm hiểu, nghiên cứu để trang bị kiến thức thực tiễn cho chính mình. Hai là, đội ngũ thầy cô giáo trong quá trình giảng bài, ngoài việc trình bày những vấn đề lý luận cần vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn pháp lý để giải thích, kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn. Ba là, trong thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp sinh viên cần chú ý rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp từ chính thực tế cuộc sống.

1.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp cho thấy chỉ có 36,03% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp đạt hiệu quả cao. Sở dĩ họ đánh giá hiệu quả cao là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật thích ứng nhanh, chuyến biến kịp với công việc; bốn là, do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật đã thỏa đáng, phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Bên cạnh đó, vói con số 45,95% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18, 02% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả chưa cao, thì có tới gần 2/3 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao. Sở dĩ họ đánh giá hiệu quả trung bình hoặc chưa cao là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng chưa cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật thiếu nhiệt tình, chưa tận tâm với công việc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, chưa thích ứng kịp với công việc mà họ đảm nhiệm; bốn là, do chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng, chưa phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ không phù hợp, trái với chuyên môn mà họ được đào tạo.        

1.4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, những giải pháp cấp bách, quan trọng cần triển khai bao gồm: một là, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; hai là, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc; ba là, Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; và bốn là, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Điều quan trọng hơn là không phải chỉ tập trung vào một giải pháp, mà phải triển khai các giải pháp đó trong tính thống nhất và đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

1.5. Nhìn chung, tình hình thực trạng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật được 61,78% cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá khá, tốt hoặc rất tốt. Ngoài ra cũng còn một bộ phận đáng kể (38,22%) đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo luật: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, ý thức học tập phấn đấu của sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phương pháp giảng dạy... Những nguyên nhân này nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có nguyên nhân chủ yếu và có nguyên nhân thứ yếu tuỳ theo cách nhìn nhận, đánh giá của từng người trả lời.

1.6. Phần nhiều (61,78%) những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay là khá, tốt và rất tốt. Có được tình hình khả quan đó không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ mà do sự phối kết hợp của nhiều nguyên nhân: một là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; hai là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; ba là, do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học và tính thực tiễn cao; bốn là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; và năm là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành.

1.7. Có nhiều nguyên nhân khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn, học chưa đi đôi với hành. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

1.8. Kết quả phân tích cho thấy có sáu giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, bao gồm: một là, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; hai là, chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên; ba là, cải tiến phương pháp giảng dạy; bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên; năm là, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; và sáu là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Rất ít người chỉ chọn một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đổng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đổng thời cả 6 giải pháp. Nói cách khác là cần kết hợp đa dạng, hài hoà các giải pháp khác nhau thì mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.

2. Các kiến nghị:

2.1. Đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật:

a) Bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Có tới 287/381 lượt người trả lời (chiếm 75,33%) lựa chọn giải pháp này. Đây là tỷ lệ cao nhất xét trong tương quan với các giải pháp khác. Điều đó cho thấy trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả công việc của cán bộ còn thấp là do năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn nhiều hạn chế. Bản thân các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp tư nhận thức rõ điều này. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì giải pháp “bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp” là giải pháp cấp bách nhất hiện nay. Tính khả thi của giải pháp này nằm trong chính sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người.

b) Cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Bảng 15 cho thấy tầm quan trọng của giải pháp này đứng ở vị trí thứ hai, với 147/382 lượt người trả lời (chiếm 38,58%) đề cập tới giải pháp này. Chúng ta còn nhớ sở dĩ có 37,80% số người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc còn thấp là do tình trạng sử dụng họ không đúng với chuyên môn được đào tạo. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì một giải pháp cấp bách hiện nay là cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Tính khả thi của giải pháp này là ở sự năng động trong chính sách cán bộ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

c) Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Có 132/381 lượt người trả lời (chiếm 34,65%) coi đây là giải pháp quan trọng kết hợp với các giải pháp khác. Người lao động làm công ăn lương nên họ luôn quan tâm tới chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với họ. Chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp có tác dụng kích thích cán bộ nhiệt tình, tận tâm với công việc, qua đó nâng cao được hiệu quả lao động. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ, Nhà nước cần quan tâm để có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cán bộ.

d) Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với 101/381 lượt người trả lời (chiếm 26,51%) đề cập đến, đây là giải pháp có ít người lựa chọn nhất. Trong thực tế có một tình trạng là một bộ phận đáng kể (30,71%) cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc được giao. Có những kiến thức được học trước đây nay không còn phù hợp trong khi họ không thường xuyên được đào tạo lại, không được cập nhật những kiến thức mới. Do đó, giải pháp cần thiết đặt ra là cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Tính khả thi của giải pháp này là các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật nên phối hợp với các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ sở chức năng khác tổ chức các khoá học chuyên đề ngắn hạn nhằm trang bị thêm các thông tin, văn bản chính sách pháp luật mới, kiến thức mới cho cán bộ của cơ quan mình.

2.2. Đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật

a) Cải tiến phương pháp giảng dạy là vấn đề có tính cấp bách nhất hiện nay được nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp quan tâm nhất. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế rằng lâu nay các cơ sở đào tạo luật chậm hoặc chưa quan tâm đúng mức vấn đề này. Hiện tượng giảng viên chưa đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị bài giảng, chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng độc thoại, bài giảng khô khan, nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn... là có thật. Vậy cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo ra những giờ giảng hấp dẫn, lý thú là giải pháp cần được thực hiện ngay.

b) Đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, mục tiêu, nội dung đào tạo cũng là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra với các cơ sơ đào tạo luật, được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp quan tâm. Thực tế cho thấy kết cấu chương trình đào tạo ở môt số nơi vẫn còn cồng kềnh; một số môn luật chuyên ngành có số tiết giảng quá dài; thời khóa biểu bố trí không hợp lý; nội dung đào tạo chưa bám sát yêu cầu thực tế. Do đó, đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, nội dung đào tạo cũng là một giải pháp cần được thực hiện song song với cải tiến phương pháp giảng dạy.

c) Không nên xem nhẹ vai trò của công tác quản lý đào tạo. Quản lý đào tạo không phải chỉ đơn thuần là quản lý về sổ sách, bảng điểm, tuyển sinh hay cấp bằng tốt nghiệp, mà quan trọng hơn là quản lý về mặt con người, giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng cho sinh viên, quản lý về mặt chuyên môn đối với cán bộ, giáo viên. Để hoạt động quản lý đào tạo đi vào nề nếp, đúng quy chế, quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật thì cần phải tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo.

d) Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp rất quan trọng thu hút sự chú ý của cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các tổ chức chính tri, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Trong những năm qua vấn đề này đã được các trường quan tâm; chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên đã được củng cố và nâng cao một bước song vẫn chưa đáp ứng được tốt yêu cầu đào tạo. Tại một số nơi vẫn còn thiếu giảng viên; chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; vẫn còn giảng viên thiếu trách nhiệm khi lên lớp... Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo luật cần phải coi việc chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp thường xuyên.

e) Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cần phải quan tâm hơn tới hai giải pháp có liên quan trực tiếp tới họ: đẩy mạnh cổng tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Những việc này lâu nay các trường đã làm nhưng hiệu quả chưa cao và chưa thiết thực.

Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn mang tính hình thức nên chưa thu hút được sự tham gia của nhiều người. Những ai tham gia nghiên cứu khoa học thì chủ yếu chạy theo thành tích nên không có sự say mê nghiên cứu, chất lượng bài viết nghèo nàn, thiếu chiều sâu.

Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường còn chậm đổi mới. Phổ biến vẫn là áp dụng cách thi viết truyền thống, cách thi trắc nghiệm và thi vấn đáp chưa được áp đụng rộng rãi. Điều đó tạo ra thói chây lười học tập trong sinh viên, phát sinh nạn tiêu cực quay cóp bài và hiện tượng xin điểm trong khi thi hết môn.

Từ thực tế đó, các cơ sở đào tạo luật nên xác định đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng là một giải pháp thường xuyên.

g) Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ dạy và học không phải là yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đào tạo luật, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các trường (khoa) cần chú trọng phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như hệ thống hội trường, thư viện, phòng đọc, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị âm thanh, máy vi tính và áp dụng những công nghệ mới phục vụ dạy và học.

h) Một trong những giải pháp cấp bách là các cơ sở đào tạo luật bằng những cách thức nhất định phải chú trọng và tăng cường rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với một cử nhân luật trong tương lai: có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản đối với sinh viên chính quy; đáp ứng khả năng tiếp cận giải quyết các tình huống thực tế cho học viên tại chức thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng nghề nghiệp. Với việc được rèn luyện những kỹ năng trên, khi tốt nghiệp ra trường cử nhân luật sẽ hội đủ được các phẩm chất: tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi, tinh thông nghề nghiệp được đào tạo; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Đánh giá như vậy là đúng vì thực tế cho thấy cả năm phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế thì chắc chắn là cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận.

2.3. Các kiến nghị cụ thể khác:

a) Giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ pháp luật, lý luận đi đôi với thực tiễn, tổ chức cho sinh viên thực tập nhiều hơn để tiếp cận với thực tiễn đời sống pháp luật và đời sống xã hội nói chung.

b) Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa, người có bằng cử nhân luật phải có trình độ tương xứng. Hiện nay có nhiều người có bằng cử nhân luật mà kiến thức về pháp luật còn quá yếu nếu như không muốn nói là chẳng có gì.

c) Đào tạo cán bộ pháp luật phải có bản lĩnh chính trị, cần phải có thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực tế thì mới làm tốt công tác pháp lý trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

d) Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên để sau này có thể làm việc tốt trong nhiều lĩnh vực xã hội nói chung và trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp nói riêng.

e) Có nhiều cơ sở mở lớp đào tạo luật nên Trường Đại học Luật Hà Nội cần phải quan tâm chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

g) Nên tạo điều kiện cho sinh viên được thâm nhập thực tế, được đi dự các phiên toà, hướng tới đào tạo cán bộ pháp luật có chất lượng cao

h) Chất lượng đào tạo thể hiện ở lượng kiến thức mà người học tiếp thu được và khả năng thích ứng với công việc sau này, Nhà trường cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên chặt chẽ hơn.

i) Nên thường xuyên điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát với tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm túc quy chế giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

k) Đề nghị Nhà nước, các cơ quan sử dụng lao động nên có chế độ tuyển dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật có chất lượng ngay từ đầu. Tránh tình trạng nhiều người đã đi làm mà chưa có trình độ học vấn nói chung và trình độ kiến thức pháp luật nói riêng.

l) Mở rộng đào tạo cử nhân luật, quan tâm hơn nữa đến đào tạo cán bộ pháp lý cho vùng sâu vùng xa, chú trọng đến chất lượng đào tạo. Một số môn luật có số tiết quá dài, nội dung dàn trải. Không nên dạy tràn lan, không nên cứ một văn bản pháp luật ra đời là trở thành một môn học, chỉ nên tập trung vào những ngành luật cơ bản, các ngành khác chỉ nên giới thiệu chuyên đề để học viên tự tìm hiểu.

m) Các cơ sở đào tạo luật nên chú ý tìm hiểu nhu cầu đào tạo lại, trang bị thêm, cập nhật những thông tin, kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác tại các cơ quan ngoài khối tư pháp. Nhu cầu về vấn đề này hiện nay rất bức xúc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Chuyên đề 2

 

THĂM DÒ THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO CÁN BỘ PHÁP LÝ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

I. DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỂU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI

1. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế của dư luận xã hội:

Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng (đúng nhiều, đúng ít) có thể sai (sai ít, sai nhiều). Dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn chế, không nên tuyệt đối hoá khả năng nhận thức của dư luận xã hội. Dù có sai đến mấy, trong dư luận xã hội cũng có những hạt nhân hợp lý, không thể coi thường được. Chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng đúng hơn dư luận của thiểu số. Cái mới, lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy do đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Xuất phát từ tính chất này của dư luận xã hội, cần nhận thức rõ rằng kết quả thăm dò dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý trong các đối tượng xã hội: cán bộ quản lý cấp xã, phường; sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường đại học luật (khoa luật); học sinh trung học phổ thông (lớp 12) cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội:

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trình độ nhận thức, tâm lý xã hội. Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý:

2.1. Thực tế xã hội:

Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội trước hết phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của họ.

Thi tuyển sinh vào đại học Luật dễ dàng, thuận lợi; chất lượng đào tạo cử nhân luật tốt, có nhiều chính sách ưu đãi trong quá trình học tập; tốt nghiệp ra trường nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo v.v. là những yếu tố phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của sinh viên, các bậc phụ huynh và xã hội nói chung. Từ đó sẽ hình thành những dư luận xã hội đánh giá tốt về chất lượng đào tạo của Đại học Luật, thu hút nhiều thí sinh thi vào Đại học Luật. Ngược lại, nếu thi vào khó khăn, ra trường khó xin việc làm, chất lượng đào tạo không tốt... sẽ bị dư luận xã hội chê bai vì không đáp ứng mong đợi của họ.

2.2. Trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý:

Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài, không hình thành dư luận xã hội. Trình độ học vấn của con người cũng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét đánh giá đối với công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý. Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn cao họ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin, phân tích một cách khoa học về tình hình, thực trạng của công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý. Từ đó mà đưa ra các đánh giá, phán xét phù hợp, góp phần hình thành những dư luận xã hội tích cực có lợi cho công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý. Ngược lại, ở những nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp người ta có thể dễ dàng tin tưởng vào những tin tức thiếu chính xác, phản ánh sai thực tế về công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý, vô tình tham gia vào việc làm lan truyền những tin đổn thất thiệt gây bất lợi cho công tác đào tạo cử nhân luật và sử dụng cán bộ pháp lý.

2.3. Thông tin đại chúng

Hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng bao gồm sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, mạng máy tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm đa dạng, phong phú, cập nhật các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước nói chung, các thông tin về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo luật nói riêng. Những bản tin, bài báo, phóng sự điều tra, tác phẩm điện ảnh đang công chiếu... đều có tác động nhất định tới định hướng nghề nghiệp của học sinh, tới thái độ của họ khi đánh giá về công tác đào tạo và chất lương đào tạo cán bộ pháp lý.

2.4. Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội

Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của một nhóm xã hội, một cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục. Ảnh hưởng của những nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận biết. Tuỳ từng thời điểm nhất định, tâm trạng của con người có thể được thể hiện ở các trạng thái: hưng phấn - ức chế; tích cực - tiêu cực; lạc quan - bi quan; yêu đời - chán nản; hi vọng - thất vọng. Bởi vậy, khi thăm dò dư luận xã hội, gặp lúc người trả lời đang có tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét, đánh giá công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân luật sẽ có những khía cạnh khác với khi họ đang ở trong tâm trạng chán nản, bi quan. Thường khi phấn chấn, lạc quan thì thấy nhiều thuận lợi hơn, ít thấy khó khăn và ngược lại.

2.5. Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị chuẩn mực đang hiện hành trong xã hội:

Những yếu tố này trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Nhìn chung, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Trong thực tế, các nhóm xã hội khác nhau có thể đưa ra các phán xét, đánh giá khác nhau vể cùng một vấn đề. Sự đánh giá của cán bộ quản lý cấp xã, phường về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân luật sẽ khác với sự đánh giá của sinh viên chính quy, học viên tại chức hiện đang theo học đại học luật; lại càng khác với cách đánh giá của học sinh phổ thông lớp 12. Điều này cần được tính tới khi phân tích kết quả trả lời của các đối tượng trên.

3. Tác dụng của việc thăm dò dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý:

Việc thăm dò dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý có tác dụng rất quan trọng, thể hiện ở những nội dung sau:

3.1. Tăng cường mối liên hệ giữa các cơ sở đào tạo Luật với các tầng lớp nhân dân:

Với tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, các cơ sở đào tạo Luật phải biết lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân một cách nghiêm túc, phân tích một cách khoa học dư luận của cấc tầng lớp nhân dân để nắm bắt được chính xác, kịp thời tâm trạng và nguyện vọng của họ. Trong sự nghiệp đổi mới nội dung chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cử nhân luật, các cơ sở đào tạo luật còn phải giải quyết hàng loạt các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới chính sách và chiến lược đào tạo. Những việc đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo Luật phải hiểu được đúng đắn, kịp thời nguyện vọng, thái độ của các tầng lớp xã hội đối với hoạt động đào tạo của mình. Mặt khác, thông qua dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân cũng biểu thị ý kiến, các yêu cầu, đòi hỏi của mình về việc nâng cao chất lượng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo luật. Do đó, việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với người phỏng vấn, do đó cần phải làm tốt việc tuyển chọn người đi phỏng vấn, hướng dẫn thái độ và cách làm viêc cho họ (từ cách giao tiếp ban đầu, cách nêu câu hỏi, cách ghi chép thông tin...). Nhìn chung là người phỏng vấn phải biết nói, biết nghe, biết im lặng, biết quan sát và biết kiên nhẫn.

d) Phương pháp ankét: là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi gửi đến tận tay người được nghiên cứu; họ sẽ trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn được ghi trong bảng hỏi. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để tìm hiểu thăm dò dư luận xã hội vì nó cho phép tìm hiểu được rất nhiều người với chi phí tương đối ít, thời gian ngắn. Ưu điểm của phương pháp này là ở tính có mục đích, tính linh hoạt và khả năng thu được cứ liệu theo một mẫu chọn nhất định. Nhược điểm của nó là ở tính chất nhiều giai đoạn, khó sửa chữa những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Cũng cần phải chú ý đến tính chất của việc phát hiện dư luận xã hội trong khi trưng cầu ý kiến. Sinh viên phát biểu ý kiến tại các buổi thảo luận trước tâp thể lớp... là một việc, những để trả lời các câu hỏi trong phiếu anket lại là việc khác. Không nên tuyệt đối hoá việc điều tra theo phiếu anket, xem nó như một phương pháp vạn năng để nghiên cứu dư luận xã hội. Việc nghiên cứu tâm tư của quần chúng nhân dân một cách khoa học thực sự chỉ có thể được đảm bảo bằng cách áp dụng tổng hợp các phương pháp nêu ở trên.

5. Yêu cầu của việc tìm hiểu dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý:

Tìm hiểu dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý phải đạt được các yêu cầu chính sau đây:

a) Thông tin phải khách quan chân thực, nghĩa là phải phản ánh đúng tình hình dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý theo bức tranh vốn có của nó, tránh sửa đổi theo ý kiến chủ quan. Thông tin về dư luận xã hội mà không đúng sẽ ảnh hưởng xấu đến các quyết đinh của các nhà quản lý đào tạo.

b) Thông tin phải tiêu biểu, đại biểu xác đáng cho ý kiến, thái độ của số đông, vì không phải mọi vấn đề đều có thể làm được việc điều tra với tất cả cộng đồng người có liên quan. Do đó phải lấy thông tin đại biểu, có nghĩa là chọn ra trong toàn bộ cộng đồng một bộ phận có đủ tư cách đại biểu cho toàn bộ để nói về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Muốn vậy phải có phương pháp khoa học trong việc lựa chọn mẫu điều tra.

c) Thông tin phải tổng hợp, nghĩa là phải thu thập thông tin nhiều mặt, soi sáng được nhiều khía cạnh của dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, nội dung, khuynh hướng phát triển của dư luận xã hội đó nhằm tạo điều kiện đầy đủ cho việc phân tích và xử lý thông tin.

d) Thông tin phải kịp thời: việc nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội phải phục vụ kịp thời cho sự lãnh đạo của Đảng uỷ, công tác quản lý đào tạo của Ban giám hiệu trong từng thời gian nhất định.

II. KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN CHÍNH QUY VÀ HỌC VIÊN TẠI CHỨC

1. Thực trạng của công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay:

Khảo sát, thăm dò dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sơ đào tạo luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề xã hội có ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Nó mang lại cho xã hội, cho những người quan tâm nói chung và cho các nhà lãnh đạo, quản lý các cơ sở đào tạo luật nói riêng một cái nhìn khái quát, toàn diện về các mặt hoạt động của công tác đào tạo, chất lượng đào tạo cử nhân luật từ trước tới nay. Nó tạo ra cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá đúng đắn về tình hình, thực trạng của công tác này; chỉ ra nguổn gốc, nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó đề xuất những kiến nghị, biện pháp nhằm phát huy những thế mạnh, hạn chế những mặt còn tồn tại của công tác đào tạo cử nhân luật.

Sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường đại học luật (khoa luật) là những người đang trực tiếp theo học cử nhân luật, họ được coi là “người trong cuộc”, do đó, những thông tin, ý kiến mà họ cung cấp qua các cuộc phỏng vấn cá nhân và thăm dò dư luận xã hội có nhiều cơ sở thực tiễn giúp chúng ta đánh giá về tình hình, thực trạng của vấn đề.

1.1. Tâm tư, nguyện vọng của những “người trong cuộc”:

Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, có nhiều yếu tố tác động tới chất lượng đào tạo đại học nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng. Nhưng trong đó có ba yếu tố cơ bản nhất: con người (cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên); cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học; chính sách pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý đào tạo của từng cơ sở đào tạo. Vậy để hiểu được thực trạng của hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo thì trước hết phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên - “người trong cuộc”.

Trải qua những tháng ngày ôn luyện vất vả, vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học với tâm lý căng thẳng, sinh viên nào cũng vui mừng khi bước chân vào cổng trường đại học và phấn khởi, tin tưởng vào tương lai. Là sinh viên, họ đồng thời cũng là niềm tự hào của gia đình và dòng họ; là niềm vui của các thầy cô giáo đã có công dạy dỗ; là sự ngưỡng mộ của bạn bè cùng lớp, cùng trường. Vậy họ đã lựa chọn và quyết định thi vào ngành luật như thế nào? Để trả lời vấn để này chúng tôi đưa ra câu hỏi số 1: Anh (chị) lựa chọn theo học ngành luật như thế nào? Có 3 phương án trả lời được đưa ra: phương án 1 (tự bản thân lựa chọn và quyết định); phương án 2 (chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội và thông tin đại chúng) và phương án 3 (lựa chọn theo gợi ý của bạn bè, người thân). Kết quả trả lời như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Tự bản thân lựa chọn và quyết đinh

109

72.67

72.67

2

Chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội và thông tin đại chúng

9

6.00

78.67

3

Theo gợi ý của bạn bè, người thân

32

21.30

100.00

 

Tổng số

150

100.00

 

 

Bảng B1.1. Lựa chọn theo học ngành luật như thế nào?

Nhìn vào bảng Bl.l. có thể khẳng định rằng đa số sinh viên chính quy (109 SV, chiếm 72,67% số người được hỏi) có tính tự lập rất cao, rất có ý thức trong việc tự lựa chọn và tự quyết định nghề nghiệp tương lai. Một số người khẳng định rằng bản thân phải tự lựa chọn và tự quyết định vì nghề nghiệp là việc của cả đời người, không ai có thể quyết định nghề thay cho bản thân được. Trong số này có 46 SV nam (42,20%) và 63 SV nữ (57,80%), như vậy nữ giới tự lựa chọn ngành luật cao hơn nam giới, điều này phản ánh đúng tình trạng thực tế vì tuyển sinh vào trường luật chủ yếu là khối C thu hút số thí sinh nữ cao hơn nam. SV ở thành phố chiếm tỷ lệ cao hơn (67 SV) so với nông thôn (42 SV). Xét theo điều kiện kinh tế của gia đình (thu nhập của bố mẹ), chỉ 16 SV (14,68%) có điều kiện kinh tế khá giả, còn lại đa số 80 SV (73,39%) có hoàn cảnh kinh tế trung bình và 13 SV (11,93%) có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Số sinh viên có hoàn cảnh kinh tế trung bình và khó khăn tập trung chủ yếu ở nông thôn. Điều đó chứng tỏ rằng trong điều kiện cuộc sống còn nhiều vất vả thì ý chí, nghị lực vươn lên của con người cũng cao hơn.

Cũng trong bảng B1.1 chúng ta thấy có rất ít thí sinh thi vào ngành luật (9 SV - 6,00%) chịu ảnh hưởng của dư luận xã hội và thông tin đại chúng, số này chủ yếu xem sách báo, truyền hình, phim truyện thấy thích công việc của các luật sư, thẩm phán nên thi vào ngành luật. Một bộ phận đáng kể còn lại (32 SV - 21,33%) chọn học ngành luật theo gợi ý của bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Số này chủ yếu tập trung tại thành phố, nông thôn đồng bằng trong những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Lý do chủ yếu để họ chọn học ngành luật là theo định hướng của bố mẹ đang làm việc tại các cơ quan pháp luật nhằm đảm bảo thuận lại cho xin việc làm sau khi tốt nghiệp.

Khác với sinh viên chính quy đang đứng trước ngưỡng cửa vào đời nên tự mình phải quyết định nghề nghiệp; học viên tại chức đa số đã có công việc làm nên nhu cầu học luật của họ lại có xuất phát điểm khác. Vấn đề này được thể hiện ở bảng sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Muốn trở thành luật sư hoặc công việc có liên quan đến pháp luật

24

14.04

14.04

2

Do công việc đang làm đòi hỏi phải có kiến thức pháp luật

113

66.08

80.12

3

Do yêu cầu của nhà nước về chuẩn hóa cán bộ công chức

31

18.13

98.25

4

Cứ tốt nghiệp rồi tính sau

3

1.75

100.00

 

Tổng cộng

171

100.00

 

 

Bảng B1.2. Xuất phát từ nhu cầu nào mà chọn ngành luật?

Bảng B1.2. cho thấy phần lớn học viên tại chức (113 HV — chiếm 66,08%) đi học luật là do công việc mà họ đang làm đòi hỏi phải có kiến thức về pháp luật. Trong số đó, nam giới chiếm 78,76% (89HV) và nữ giới chiếm 21,24% (24 HV); quá nửa trong số họ (59 HV - chiếm 52,21%) khi khảo sát mới đang học năm thứ nhất. Điều đó cho thấy nhu cầu được trang bị những kiến thức, hiểu biết về pháp luật hiện đang là nhu cầu bức xúc đối với nhiều cán bộ đang làm trong các lĩnh vực công việc khác nhau. Có 24 người được hỏi (14,04%) chọn học luật vì muốn trở thành luật sư, thẩm phán hoặc công việc có liên quan đến pháp luật. Họ đi học luật vì nhu cầu hiểu biết về pháp luật thực sự để làm tốt công việc chứ không phải đối phó với yêu cầu của nhà nước về chuẩn hoá cán bộ công chức. Số đối tượng đi học vì lý do đối phó với yêu cầu của nhà nước về chuẩn hoá cán bộ công chức chỉ chiếm 18,13%.

Nguyên nhân mà học viên tại chức đưa ra để giải thích cho sự lựa chọn của họ cũng rất đa dạng:

- Trong công cuộc đổi mới đòi hỏi mọi cán bộ, công chức Nhà nước phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật, nếu không có kiến thức thì hiệu quả công việc thấp.

- Xã hội phát triển đòi hỏi mọi công dân đều phải hiểu biết pháp luật

- Nếu không học nâng cao trình độ thì bản thân sẽ bị lạc hậu và bị đào thải

- Công tác trợ giúp pháp luật cho vùng sâu và xa còn thiếu, nhiều người chưa hiểu biết pháp luật.

Từ thực tế trên nên khi được hỏi có hài lòng với việc theo học ngành luật không? Kết quả trả lời của cả hai đối tượng chính quy và tại chức như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất hài lòng

32

21.33

21.33

2

Hài lòng

79

52.67

74.00

3

Bình thường

36

24.00

98.00

4

Không hài lòng

3

2.00

100.00

 

Tổng cộng

150

100.00

 

 

Bảng B 2.1. Tâm trạng khi đang là sinh viên luật (chính quy)?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất hài lòng

59

34.50

34.50

2

Hài lòng

94

54.97

89.47

3

Bình thường

18

10.53

100.00

 

Tổng cộng

171

100.00

 

 

Bảng B 2.2. Tâm trạng khi đang là sinh viên luật (tại chức)?

Bảng B 2.1. và B 2.2. cho thấy phần lớn sinh viên hài lòng và rất hài lòng (74,00% SVCQ và 89,47% HVTC) khi được theo học tại các cơ sở đào tạo luật. Chỉ có 24% sinh viên chính quy và 10,53% học viên tại chức có tâm trạng bình thường và cá biệt có 2% không hài lòng. Như vậy, về cơ bản sinh viên luật chính quy yên tâm với việc học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; học viên luật tại chức hài lòng với việc tiếp thu kiến thức pháp lý để làm tốt hơn công việc đang đảm nhiệm. Đây là một thuận lợi cơ bản để các trường (khoa) luật có thể hoàn thành tốt công tác đào tạo cử nhân luật.

Để kiểm chứng độ tin cậy của các thông tin trên, chúng tôi sử dụng câu hỏi kiểm tra: Nếu được lựa chọn lại, anh (chị) có nghĩ là sẽ thay đổi quyết định của mình không? Kết quả như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

25

16.67

16.67

2

Không

125

83.33

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

 

Bảng B.3.1. Có thay đổi quyết định không nếu được lựa chọn lại? (chính quy)

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

5

2.96

2.96

2

Không

164

97.04

100.00

 

Tổng

171

100.00

 

 

Bảng B3.2. Có thay đổi quyết định không nếu được lựa chọn lại? (tại chức)

Nhìn vào bảng B3.1. và bảng B.3.2. thấy ngay rằng có tới 83,33% số sinh viên chính quy và 97,4% học viên tại chức được hỏi kiên định với sự lựa chọn của họ, tin rằng quyết định học luật của mình là hoàn toàn đúng đắn, không có chuyện thay đổi.

Thực trạng tư tưởng, tâm lý cùa sinh viên luật cả chính quy và tại chức hiện nay là rất tốt. Họ tin tưởng vào quyết định chọn ngành học và yên tâm học tập, rèn luyện.

1.2. Thực trạng quy mô đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay:

Đánh giá đúng thực trạng quy mô đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay có phù hợp với nhu cầu sử dụng cử nhân luật của xã hội hay không là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Nó tạo cơ sở thực tiễn cho Nhà nước cũng như các trường (khoa) luật xác định quy mô đào tạo hợp lý. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: Anh (chị) đánh giá thế nào về quy mô đào tạo của trường Luật (khoa Luật) hiện nay? Kết quả như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của xã hội

90

60.81

60.81

2

Hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội

36

24.32

85.14

3

Còn ít, chưa đáp ứng so với nhu cầu sử dụng của xã hội

22

14.86

100.00

 

Tổng cộng

148

100.00

 

 

Bảng B4.1. Sinh viên chính quy đánh giá về quy mô đào tạo cử nhân luật.

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của xã hội

36

21.05

21.05

2

Hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội

57

33.33

54.39

3

Còn ít, chưa đáp ứng so với nhu cầu sử dụng của xã hội

78

45.61

100.00

 

Tổng cộng

171

100.00

 

 

Bảng B4.2. Học viên tại chức đánh giá về quy mô đào tạo cử nhân luật.

Các số liệu ở bảng B4.1. cho thấy quá nửa sinh viên chính quy (90 SV - chiếm 60,82%) được hỏi cho rằng quy mô đào tạo cử nhân luật hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật là quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong số đó, sinh viên nam có 39 người (43,33%), sinh viên nữ có 51 người (56,67%); SV Đại học Luật HN có 33/45 người trả lời (chiếm 73,33%), SV Đại học Luật TP. HCM có 28/59 người trả lời (chiếm 47,46%), SV Khoa Luật (ĐHQG HN) có 29/44 người trả lời (chiếm 65,91%). Như vậy SV Đại học Luật HN chiếm tỷ lệ cao hơn cả, xét theo năm đang học thì sinh viên năm thứ 4 có tới 45/90 người trả lời (chiếm 50,00%) đánh giá là quy mô đào tạo quá nhiều, điều này cũng dễ hiểu vì sinh viên năm thứ 4 sắp ra trường, đang chịu nhiều sức ép về việc làm sau khi tốt nghiệp. Xét theo địa bàn cư trú, sinh viên thành phố có 58/90 người trả lời, sinh viên nông thôn có 32/90 người trả lời đánh giá là đào tạo quá nhiều. Điểu đó cho thấy sinh viên ở thành phố lo lắng cho công việc làm nhiều hơn vì tâm lý muốn lập nghiệp ở thành phố, ngại đi về vùng nông thôn.

Trong khi đó các số liệu ở bảng B4.2. lại cho thấy tình hình khác hơn trong cách nhận định của học viên tại chức. Chỉ có 36 HVTC (21,05%) đánh giá là quy mô đào tạo quá nhiều. Đa số học viên tại chức (135 người, chiếm 78,65%) cho rằng quy mô đào tạo của các trường luật hiện nay hợp lý hoặc còn ít so với nhu cầu sử dụng của xã hội. Trong số này có tới 2/3 học viên của Đại học Luật HN, còn lại là học viên Đại học Luật TP. HCM; chủ yếu đang học năm thứ nhất và năm thứ hai. Sở dĩ có sự khác biệt trong cách đánh giá về quy mô đào tạo giữa sinh viên chính quy và học viên tại chức là xuất phát từ yếu tố tâm lý. Sinh viên chính quy lo ngại mất cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp nên đánh giá là quá nhiều. Còn học viên tại chức hầu hết đang có việc làm, phần lớn họ đánh giá quy mô đào tạo hợp lý hoặc còn ít vì họ cần kiến thức pháp lý cho công việc đang làm và trong xã hội càng nhiều người có trình độ kiến thức pháp luật càng tốt.

Cũng trong bảng B4 chúng ta thấy có 36 SV được hỏi (chiếm 2432%) đánh giá quy mô đào tạo hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội hiện nay. Số này tương đối đều về tỷ lệ giữa nam và nữ; tập trung ít ở Đại học Luật HN (5/45 SV - chiếm 11,11%) mà chủ yếu ở Đại học Luật TP. HCM (21/59 SV - chiếm 35,59%). Điều này nói lên rằng nhu cầu sử dụng cử nhân luật ở các tỉnh phía Nam cao hơn so ở các tỉnh phía Bắc. Chỉ có 22 SV được hỏi (14,86%) cho rằng quy mô đào tạo còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Số này tập trụng chủ yếu ở thành phố (13/22) và là con em các gia đình có điều kiện kinh tế khá và trung bình (21/22). Để tìm hiểu dựa trên những căn cứ nào mà sinh viên đánh giá như ở bảng B4.1. và B4.2., chúng tôi đưa ra câu hỏi: Vì lý do nào mà anh (chị) có sự đánh giá như trên?

Kết quả hai mẫu khảo sát như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ cao

13

8.72

8.72

2

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ trung bình

12

8.05

16.78

3

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ thấp

89

59.73

76.51

4

Vì thấy XH vẫn cần những người có kiến thức pháp luật

35

23.49

100.00

 

Tổng

149

100.00

 

 

Bảng B5.1. Lý do có sự đánh giá như ở bảng B4.1. (chính quy)

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ cao

11

6.43

6.43

2

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ trung bình

29

16.96

23.39

3

Vì thấy những người tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ thấp

30

17.54

40.94

4

Vì thấy XH vẫn cần những người có kiến thức pháp luật

101

59.06

100.00

 

Tổng

 

100.00

 

 

Bảng B5.2. Lý do có sự đánh giá như ở bảng B4.2. (tại chức)

Nhìn vào bảng B5.1. chúng ta thấy có sự tương thích giữa kết quả bảng B5.1. với bảng B4.1. Cũng như vậy, có sự tương thích giữa kết quả bảng B5.2. với bảng B5.1. Đa số học viên tại chức (135 người, chiếm 78,65%) cho rằng quy mô đào tạo của các trường luật hiện nay hợp lý hoặc còn ít so với nhu cầu sử dụng của xã hội là do phần lớn họ (83,04%) thấy những người tốt nghiệp có việc làm đạt tỷ lệ trung bình và thấy xã hội vẫn đang cần người có kiến thức pháp luật. Cách đánh giá của học viên tại chức khá nhất quán.

Sở dĩ có 90 SV đánh giá đào tạo quá nhiều là vì 89 SV giải thích rằng họ thấy những người tốt nghiệp cử nhân luật có việc làm chiếm tỷ lệ thấp. Lý do những người tốt nghiệp cử nhân luật có việc làm chiếm tỷ lệ thấp được họ giải thích qua các phiếu phỏng vấn cá nhân bao gồm:

+ Vì sinh viên ra trường không tìm được việc làm, cần tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật cho vùng sâu, vùng xa.

+ Quy mô đào tạo như hiện nay là nhiều vì nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm.

+ Chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng và sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được công việc.

Một bộ phận nhỏ (12 SV, chiếm 8,05%) đánh giá quy mô đào tạo hợp lý so với nhu cầu sử dụng là vì họ thấy những người tốt nghiệp đại học luật có việc làm đạt tỷ lệ trung bình. Lý do được họ giải thích là:

+ Cử nhân nhiều nhưng đội ngũ cán bộ làm trong ngành tư pháp vẫn thiếu

+ Số cử nhân luật chưa nhiều, ai cũng cho là nhiều vì ai cũng muốn việc ở thành phố, không muốn đi vùng sâu, vùng xa.

+ Sinh viên luật ra trường vẫn xin được việc làm nhưng nhiểu người làm trái ngành nghề được đào tạo nên không phát huy được chuyên môn.

+ Xã hội càng phát triển càng cần nhiều luật sư

Một bộ phận nhỏ khác (13 SV, chiếm 8,72%) đánh giá quy mô đào tạo còn ít so với nhu cầu sử dụng là vì họ thấy những người tốt nghiệp đại học luật có việc làm đạt tỷ lệ cao. Căn cứ để họ giải thích là:

+ Vì thực tế thấy nhiều người tốt nghiệp Luật đã đi làm.

+ Vì cung lớn hơn cầu là thực trạng hiện nay của nhiều ngành chứ không riêng gì ngành luật.

+ Đất nước đang hội nhập và phát triển nên cần nhiều cán bộ pháp lý.

+ Nhiều cơ quan vẫn cần cán bộ pháp lý.

Cũng trong Bảng 5 còn có một lý do được một bộ phận đáng kể người trả lời (35 SV, chiếm 23,49%) sử dụng làm căn cứ để giải thích quy mô đào tạo hiện nay là hợp lý hoặc còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Đó là vì họ cho rằng xã hội đang rất cần những người có trình độ kiến thức pháp luật:

+ Xã hội vẫn đang cần những người có kiến thức pháp luật.

+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì càng cần nhiều người có kiến thức pháp luật.

+ Nền kinh tế thị trường nảy sinh nhiều tranh chấp cần phải có kiến thức pháp luật mới giải quyết được

+ Trong xã hội vẫn còn nhiều người chưa hiểu biết về pháp luật, người dân còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp

Sự đánh giá của dư luận xã hội trong sinh viên chính quy về quy mô đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay còn có những ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Nhìn chung dư luận cho rằng quy mô đào tạo luật hiện nay là quá nhiều so với nhu cầu xã hội. Mặc dù vậy xã hội vẫn đang rất cần những người có trình độ kiến thức pháp luật. Như vậy giữa nhu cầu được đào tạo cử nhân luật và nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý còn có những điểm bất hợp lý.

Khác với sinh viên chính quy, ý kiến của đa số học viên tại chức thống nhất khá cao trong nhận định rằng quy mô đào tạo cử nhân luật hợp lý hoặc còn ít so với nhu cầu sử dụng của xã hội. Điều đó cho thấy Nhà nước cần có sự điều chỉnh và phân bổ hợp lý hơn tỷ trọng giữa chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy và chỉ tiêu đào tạo hệ tại chức. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh không chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý trong thực tế mà còn phải căn cứ cả vào nhu cầu được trang bị kiến thức pháp luật của các tầng lớp xã hội.

1.3. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật:

Nội dung chương trình đào tạo luật ở bậc đại học là một yếu tố cấu thành cơ bản, có vai trò hết sức quan trọng đối với chất lượng đào tạo cử nhân luật. Thời gian đào tạo cử nhân luật trong các trường đại học hiện nay là 4 năm. Để đảm bảo chất lượng đào tạo thì nội dung chương trình đào tạo phải có sự phù hợp tương đối so với quỹ thời gian đào tạo. Tìm hiểu thực trạng vấn đề này, chúng tôi đề nghị sinh viên nhận xét về nội dung chương trình đào tạo so với thời gian đào tạo 4 năm. Kết quả nhận xét về hai phần kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành như sau:

a. Phần kiến thức đại cương:

 

Mã số

Phương án trả lời

Sinh viên chính quy

Học viên tại chức

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng

1

Quá tải so với chương trình đào tạo 4 năm

34

22.67

22.67

21

12.28

12.28

2

Hợp lý so với chương trình đào tạo 4 năm

66

44.00

66.67

107

62.57

74.85

3

Cần bổ sung thêm kiến thức về các KHXH khác

50

33.33

100.00

43

25.15

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

171

100.00

 

 

Bảng B 6.1. Nhận xét phần kiến thức đại cương

Phần kiến thức đại cương với những môn học như: các môn khoa học Mác - Lênin, Xã hội học, Lôgíc học, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tâm lý học, Lịch sử Nhà nước và pháp luật... là những môn khoa học rất quan trọng góp phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực xã hội nói chung, về nhà nước và pháp luật nói riêng. Phần kiến thức đại cương tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận giúp sinh viên tiếp thu tốt phần kiến thức chuyên ngành. Với phần kiến thức đại cương mà nhà trường giảng dạy cho sinh viên như hiện naỵ, bảng 6.1. cho thấy đa số sinh viên (116 SV, chiếm 77,33% hệ chính quy và 150 HV, chiếm 86,72% hệ tại chức) nhận xét là hợp lý so với chương trình đào tạo 4 năm và cần bổ sung thêm những kiến thức khoa học xã hội khác. Tỷ lệ này phân bố đều ở cả 3 cơ sở khảo sát là Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP. HCM và Khoa Luật (ĐHQGHN). Điều này được họ giải thích như sau:

- Còn thiếu các kiến thức về xã hội.

- Phần kiến thức đại cương góp phần giáo dục sinh viên về chính trị - tư tưởng, trang bị những kiến thức về xã hội rất quan trọng, nên giữ nguyên như hiện nay hoặc bổ sung thêm càng tốt.

- Cần bổ sung thêm kiến thức các môn khoa học Mác - Lênin và kiến thức các khoa học xã hội khác.

Chỉ có 34 SV (chiếm 22,67%) nhận xét phần kiến thức đại cương là quá tải so với chương trình đào tạo 4 năm và nhận xét thêm rằng trong phần kiến thức đại cương, kiến thức về lịch sử quá nhiều mà phần lý luận lại quá ít.

Phần kiến thức đại cương nhìn chung là hợp lý nên giữ nguyên như hiện nay hoặc bổ sung thêm nếu có thể.

b. Phần kiến thức chuyên ngành:

 

Mã số

Phương án trả lời

Sinh viên chính quy

Học viên tại chức

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng

1

Quá tải so với chương trình đào tạo 4 năm

15

10.20

10.20

13

7.69

7.69

2

Hợp lý so với chương trình đào tạo 4 năm

42

28.57

38.78

129

76.33

84.02

3

Cần bổ sung thêm kiến thức về các KHXH khác

90

61.22

100.00

27

15.98

100.00

 

Tổng

147

100.00

 

169

100.00

 

 

Bảng B 6.2. Nhận xét phần kiến thức chuyên ngành

Nhìn vào bảng B6.2. chúng ta thấy ngay rằng tình hình phần kiến thức chuyên ngành cũng tương tự như phần kiến thức đại cương, có nghĩa là đa số sinh viên (132 SV, chiếm 89,80% hệ chính quy và 156 HV, chiếm 92,31% hệ tại chức) nhận xét là hợp lý so với chương trình đào tạo 4 năm và cần bổ sung thêm những kiến thức về định hướng và kỹ năng nghề nghiệp khác. Đặc biệt sinh viên chính quy (90 người, chiếm 61,22%) nhấn mạnh yêu cầu bổ sung thêm những kiến thức về định hướng và kỹ năng nghề nghiệp khác vì thực trạng của vấn đề này hiện nay là:

- Nhiều khi sinh viên muốn tìm hiểu về nghề thẩm phán, luật sư, thư ký phiên toà mà không biết cần tìm hiểu ở đâu, thiếu kiến thức về định hướng nghề nghiệp.

- Thiếu kiến thức thực tiễn, chỉ nghe giảng lý thuyết mà ít được đọc hồ sơ các vụ án, không được đi dự các phiên toà... nên không có điều kiện so sánh giữa lý thuyết và thực tế.

- Cần bổ sung phần kiến thức định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Chương trình đào tạo cần nhất là xây dựng phương pháp nghiên cứu và kỹ năng nghề nghiệp.

- Nên đi sâu vào một số ngành luật chính chứ không phải giới thiệu hết các ngành luật, nhiều môn luật có số tiết quá dài.

Thực tế cho thấy trong nội dung đào tạo phần kiến thức chuyên ngành của các cơ sở đào tạo luật còn thiên về giảng lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu kiến thức về định hướng và kỹ năng nghề nghiệp.

Cũng nhằm đánh giá về thực trạng nội dung chương trình đào tạo, chúng tôi đưa thêm cho sinh viên câu hỏi vể cách sắp xép các môn học ở từng học kỳ như hiện nay đã đảm bảo tính khoa học hay chưa? Kết quả trả lời như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Đảm bảo tính khoa học

78

52.35

52.35

2

Chưa đảm bảo tính khoa học

71

47.65

100.00

 

Tổng cộng

149

100.00

 

 

Bảng B8.1. Sinh viên chính quy đánh giá về tính khoa học

trong việc sắp xếp lịch giảng các môn học

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Đảm bảo tính khoa học

111

65.29

65.29

2

Chưa đảm bảo tính khoa học

58

35.61

100.00

 

Tổng cộng

170

100.00

 

 

Bảng B8.2. Học viên tại chức đánh giá về tính khoa học

trong việc sắp xếp lịch giảng các môn học

Bảng B8.1. cho thấy cách đánh giá của sinh viên chính quy về tính khoa học hay chưa khoa học trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kỳ không nhất quán. Tỷ lệ chọn giữa hai phương án trả lời chênh lệch nhau không đáng kể: 78 SV (chiếm 52,35%) khẳng định cách sắp xếp các môn học ở từng học kỳ như hiện nay đảm bảo tính khoa học; còn lại 71 SV (chiếm 47,65%) cho rằng cách sắp xếp như hiện nay chưa đảm bảo tính khoa học. Họ giải thích chưa đảm bảo tính khoa học vì các lý do sau:

- Không thấy mối liên hệ giữa các môn học, thầy cô giáo môn sau có khi lại phải bổ sung kiến thức các môn trước.

- Nhiều môn chuyên ngành học cùng một lúc khiến sinh viên căng thẳng.

- Sắp xếp các môn học không hợp lý như: chưa học xong Lý luận về Nhà nước và pháp luật đã học Luật hiến pháp và Luật hành chính; Luật môi trường, Luật Quốc tế học trước Luật kinh tế; trong một học kỳ xếp cả Luật hình sự và Luật dân sự học song song là không hợp lý.

- Chưa học xong kiến thức đại cương đã vào học chuyên ngành nên sinh viên khó tiếp thu; nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn

- Ngày học 6 tiết là quá căng thẳng; đầu kỳ học ít tiết cuối học kỳ lại xếp nhiều môn gây tâm lý học nhồi nhét, sinh viên học đối phó.

Trong khi đó cách đánh giá của học viên tại chức có tính thống nhất hơn (xem bảng 8.2.). Có 111 học viên (65,29%) cho rằng cách sắp xếp đảm bảo tính khoa học và 58 học viên (35,61%) còn lại nói là chưa khoa học. Đặc thù của hệ đào tạo tại chức là mỗi năm tập trung học 2 đợt (mỗi đợt 2 tháng) hoặc 4 đợt (mỗi đợt 1 tháng), học cuốn chiếu từng môn, học xong môn này tới môn khác nên nhìn chung thuận lợi cho việc tập trung tiếp thu kiến thức các môn. Chỉ có một số vấn đề học viên tại chức phàn nàn:

- Môn cần học sau lại học trước (luật tố tụng hình sự lại học trước luật hình sự như ở ĐH Luật TP. HCM) nên hạn chế trong việc tiếp thu bài, nhất là những thuật ngữ chuyên ngành

- Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã có hiệu lực nhưng vẫn học giáo trình cũ (ĐH Luật HN).

- Do thiếu giáo viên nên lịch học các môn hay bị thay đối hoặc học viên phải nghỉ học, ảnh hưởng đến tiến độ toàn khoá học (ĐH Luật TP. HCM)

Mặc dù cách đánh giá của sinh viên chính quy và tại chức về tính khoa học hay chưa khoa học trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kỳ không nhất quán, còn những điểm mâu thuẫn nhau và khác nhau giữa chính quy với tại chức, song nó cũng nói lên thực trạng của vấn đề và gợi lên nhiều điều khiến các nhà quản lý đào tạo luật phải suy nghĩ.

1.4. Thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay:

Chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay như thế nào là vấn đề chủ yếu mà cuộc thăm dò dư luận xã hội tập trung tìm hiểu. Với câu hỏi sinh viên đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của Trường (Khoa) Luật mà họ đang theo học? Kết quả trả lời của hai đối tượng được khảo sát như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất tốt

1

0.67

0.67

2

Tốt

67

44.67

45.33

3

Khá

56

37.33

82.67

4

Trung bình

21

14.00

96.67

5

Chưa tốt

5

3.33

100.00

 

Tổng cộng

150

100.00

 

 

Bảng B9.1. SV chính quy đánh giá về chất lượng đào tạo.

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất tốt

26

15.29

15.29

2

Tốt

95

55.88

71.18

3

Khá

41

24.12

95.29

4

Trung bình

8

4.71

100.00

 

Tổng cộng

170

100.00

 

 

Bảng B9.2. HV tại chức đánh giá về chất lượng đào tạo.

Các số liệu ở bảng B9.1. và bảng B9.2. cho thấy, duy nhất một sinh viên chính quy đánh giá chất lượng đào tạo rất tốt nhưng có tới 26 học viên tại chức (15,29%) đánh giá rất tốt. Chiếm nhiều nhất, 67 SVCQ (44,47%) và 95 HVTC (55,88%), đánh giá chất lượng đào tạo tốt; và 56 SVCQ (37,33%) cùng 41 HVTC (24,12%) đánh giá chất lượng đào tạo khá. Trong khi đa số sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo khá và tốt thì vẫn có một bộ phận sinh viên đánh giá ngược lại: 21 SVCQ (14,00%) và 8 HVTC (4,71%) đánh giá chất lượng đào tạo trung bình; cá biệt có 5 SVCQ (3,33%) đánh giá chất lượng đào tạo chưa tốt. Mặc dù khác nhau về hình thức được đào tạo nhưng nhìn chung nhận định của sinh viên cả hai hệ chính quy và tại chức tương đối đồng thuận, rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật về cơ bản là khá và tốt. Vậy đâu là những nguyên nhân cơ bản tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân luật trong giai đoạn hiện nay?

2. Những nguyên nhân cơ bản tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân luật trong giai đoạn hiện nay:

Nhìn chung, tình hình thực trạng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật được dư luận trong đa số sinh viên chính quy đánh giá khá tốt. Ngoài ra cũng còn một bộ phận, đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo luật: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, ý thức học tập phấn đấu của sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phương pháp giảng dạy... Những nguyên nhân này nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có nguyên nhân chủ yếu và có nguyên nhân thứ yếu tuỳ theo cách nhìn nhận, đánh giá của từng người trả lời. Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng tôi đưa ra cho sinh viên cả chính quy và tại chức hai câu hỏi:

Câu hỏi thứ nhất: nếu đánh giá chất lượng đào tạo là khá, tốt hoặc rất tốt thì do những nguyên nhân nào?

Kết quả xử lý thông tin như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không trả lời

27

18.00

18.00

1

Do có nội dung chặt chẽ, mang tính khoa học cao

3

2.00

20.00

2

Do có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và tâm huyết

14

9.33

29.33

3

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu

0

0

0

4

Do cơ sở đào tạo có cơ sở vật chất tốt

6

4.00

33.33

5

Do phương pháp đào tạo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn

2

1.33

34.67

1+2

Chọn phương án 1 + 2

16

10.67

45.33

1+3

Chọn phương án 1 + 3

1

0.67

46.00

1+4

Chọn phương án 1 + 4

1

0.67

47.67

2+3

Chọn phương án 2 + 3

17

11.33

58.00

2+4

Chọn phương án 2 + 4

24

16.00

74.00

2+5

Chọn phương án 2 + 5

3

2.00

76.00

3+4

Chọn phương án 3 + 4

4

2.67

78.67

3+5

Chọn phương án 3 + 5

2

1.33

80.00

4+5

Chọn phương án 4 + 5

4

2.67

82.67

1+2+3

Chọn phương án 1 + 2 + 3

1

0.67

83.33

1+2+4

Chọn phương án 1 + 2 + 4

4

2.67

86.00

1+2+5

Chọn phương án 1 + 2 + 5

12

8.00

94.00

1+3+5

Chọn phương án 1 + 3 + 5

1

0.67

94.67

2+3+4

Chọn phương án 2 + 3 + 4

2

1.33

96.00

2+4+5

Chọn phương án 2 + 4 + 5

1

0.67

96.67

1234

Chọn phương án 1 + 2 + 3 + 4

1

0.67

97.33

1245

Chọn phương án 1 + 2 + 4 + 5

3

2.00

99.33

2345

Chọn phương án 2 + 3 + 4 + 5

1

0.67

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

 

Bảng B10.1. Các nguyên nhân làm nên chất lượng đào tạo khá và tốt

(SVCQ)

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không có trả lời

6

3.51

3.51

1

Do có nội dung đào tạo chặt chẽ mang tính khoa học và thực tiễn cao

3

1.75

5.23

2

Do có đội ngũ cán bộ có trình độ cao và tâm huyết

14

8.19

13.45

3

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập và nghiên cứu

2

1.17

14.62

4

Do cơ sở đào tạo có cơ sở đào tạo chất lượng tốt

0

0

0

5

Do kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn

2

1.17

15.79

6

Lý do khác

0

0

0

 

1 + 2

53

30.99

46.78

 

1 + 3

1

0.58

47.37

 

1 + 5

13

7.60

54.97

 

1 + 6

1

0.58

55.56

 

2 + 3

19

11.11

66.67

 

2 + 4

2

1.17

67.84

 

2 + 5

20

11.70

79.53

 

1 + 2 + 3

5

2.92

82.46

 

1 + 2 + 4

1

0.58

83.04

 

1 + 2 + 5

17

9.94

92.98

 

1 + 2 + 6

1

0.58

93.57

 

1 + 3 + 5

3

1.75

96.49

 

1+ 5 + 6

1

0.58

97.08

 

1 + 2 + 3 + 5

2

1.17

98.25

 

1 + 2 + 3 + 4 + 5

2

1.17

99.42

 

1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6

1

0.58

100.00

 

Tổng

171

100.00

 

 

Bảng B10.2. Các nguyên nhân làm nên chất lượng đào tạo khá và tốt

(HVTC)

Các số liệu trong bảng B10.1. và bảng B10.2. cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo luật khá, tốt hoặc rất tốt nằm ở cả 5 yếu tố:

a) Do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao. Khi xây dựng được một chương trình đào tạo có kết cấu chặt chẽ, phù hợp với quỹ thời gian đào tạo; nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và làm nên chất lượng đào tạo tốt.

b) Do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có được nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao nhưng còn cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì mới truyền tải tới sinh viên những kiến thức khoa học xã hội và khoa học pháp lý, tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức tốt để họ vững vàng bước vào đời.

c) Do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Công nghệ giảng dạy đại học hiện đại thường lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Chỉ có thể có chất lượng đào tạo tốt khi sinh viên chủ động tích cực và có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu.

d) Do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Dĩ nhiên cơ sở vật chất tốt chưa phải là tất cả, nhưng các điều kiện vật chất như thư viện, hội trường, thiết bị âm thanh, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo... lại không thể thiếu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

e) Do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải có phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo.

Trong 5 nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thứ 2 (do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề) được sinh viên đánh giá cao nhất với 98/123 SVCQ và 141/171 HVTC đề cấp tới nguyên nhân này. Điều đó cho thấy sinh viên rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp đến có 48/123 SVCQ và 24/171 HVTC đề cập tới nguyên nhân thứ 4 (do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên), chứng tỏ sinh viên, nhất là học viên tại chức không đánh giá cao vai trò của cơ sở vật chất đối với chất lượng học tập của họ vì cơ sở vật chất ở các lớp tại chức là của cơ sở liên kết đào tạo hoặc đi thuê. Có 43/123 SVCQ và 102/171 HVTC đề cập tới nguyên nhân thứ 1 (do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao); có 33/123 SVCQ và 38/171 HVTC đề cập tới nguyên nhân thứ 3 (do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu), điều này nói lên rằng một bộ phận đáng kể sinh viên còn thiếu ý thức tự giác trong học tập, lo học đối phó. Chỉ có 29/123 SVCQ và 63/171 HVTC nói đến nguyên nhân thứ 5 (do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn). Đây là một tỷ lệ thấp, phản ánh đúng một thực trạng mà sinh viên nói đến nhiều, rằng phương pháp đào tạo của các trường còn nặng về lý thuyết, ít gắn kết với thực tiễn.

Như vậy là cũng còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên. Khắc phục những nguyên nhân này là nhiệm vụ quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của các cơ sở đào tao luật.

Câu hỏi thứ hai: nếu đánh giá chất lượng đào tạo là trung bình hoặc chưa tốt thì do những nguyên nhân nào?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Không trả lời

120

80.00

80.00

2

Do có nội dung và chương trình đào tạo chưa chặt chẽ, chưa mang tính khoa học cao

2

1.33

81.33

3

Do đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chưa đồng đều

3

2.00

83.33

4

Do sinh viên thiếu ý thức cao trong học tập, nghiên cứu

1

0.67

84.00

5

Do phương pháp đào tạo chưa kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn

7

4.67

88.67

1 + 3

Chọn phương án 1 + 3

3

2.00

90.67

1 + 4

Chọn phương án 1 + 4

2

1.33

92.00

1 + 5

Chọn phương án 1 + 5

4

2.67

94.67

3 + 5

Chọn phương án 3 + 5

3

2.00

96.67

4 + 5

Chọn phương án 4 + 5

1

0.67

97.33

1+3+5

Chọn phương án 1 + 3 + 5

1

0.67

98.00

2+3+5

Chọn phương án 2 + 3 + 5

3

2.00

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

 

Bảng B11.1. Sinh viên chính quy xác định các nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt.

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không trả lời

154

91.67

91.67

1

Do có nội dung đào tạo chưa mang tính khoa học và tính thực tiễn

0

0

0

2

Do đội ngũ giáo viên có trình độ chưa đồng đều

2

1.19

92.86

3

Do sinh viên thiếu ý thức trong học tập, nghiên cứu

2

1.19

94.05

4

Do cơ sở đào tạo thiếu cơ sở vật chất

1

0.60

94.96

5

Do phương pháp đào tạo chưa kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn

1

0.60

95.24

6

Nguyên nhân khác

0

0

95.24

2+3

Chọn phương án 2 + 3

1

0.60

95.83

2+5

Chọn phương án 2 + 5

1

0.60

96.43

3+4

Chọn phương án 3 + 4

1

0.60

97.02

3+5

Chọn phương án 3 + 5

4

2.38

99.40

2+3+5

Chọn phương án 2 + 3 + 5

1

0.60

100.00

 

Tổng

168

100.00

 

 

Bảng B11.2. Học viên tại chức xác định các nguyên nhân làm cho chất lượng

đào tạo trung bình hoặc chưa tốt.

Nhìn các số liệu ở bảng B11.1. và bảng B11.2. sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho một bộ phận sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, bao gồm:

a) Do nội dung chương trình đào tạo của nhà trường chưa chặt chẽ và chưa mang tính khoa học cao.

b) Do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu và trình độ không đều.

c) Do sinh viên của trường thiếu ý thức trong học tập, nghiên cứu.

d) Do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn.

Trong các nguyên nhân chủ yếu khiến cho sinh viên đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, chiếm nhiều nhất (19/26 SV) là nguyên nhân 4 (do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn), tiếp đến có 19/26 SV nói đến nguyên nhân l (do nội dung chương trình đào tạo của nhà trường chưa chặt chẽ và chưa mang tính khoa học cao); có 11/26 SV nói đến nguyên nhân 2 (do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu và trình độ không đều). Những nguyên nhân trên tồn tại ở Đại học Luật TP. HCM và Khoa Luật (ĐHQGHN). Còn lại 4 SV (Đại học Luật HN) đề cập tới nguyên nhân thứ 3 (do sinh viên của trường thiếu ý thức trong học tập, nghiên cứu).

Dư luận xã hội đánh giá chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật nhìn chung là khá và tốt. Có được điều đó chủ yếu là do các cơ sở đào tạo có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

Nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thông tin về nguyên nhân nêu trên, chúng tôi đề nghị sinh viên chính quy và học viên tại chức nhận xét (thông qua phỏng vấn cá nhân) về thế mạnh và những hạn chế còn tồn tại của các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nhận xét về thế mạnh và những hạn chế còn tồn tại của từng cơ sở đào tạo luật được khảo sát như sau:

a) Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội

* Thế mạnh:

- Trường Đại học Luật Hà Nội là một trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý lớn và mạnh ở Việt Nam; tham gia đào tạo cán bộ pháp lý ở các trình độ như trung cấp, đại học, cao học và tiến sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau; hợp với nhiều cơ sở đào tạo trong phạm vi cả nước thu hút được nhiều đối tượng vào học và có số lượng sinh viên, học viên đã tốt nghiệp và đang theo học đông nhất so với các cơ sở đào tạo luật trong nước.

- Cơ sở vật chất tốt, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên, học viên đang theo học tập trung tại trường.

- Đội ngũ giáo viên Đại học Luật Hà Nội, phần lớn có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, được trang bị kiến thức cơ bản vững chắc, vừa có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành của mình vừa có kiến thức tổng hợp về pháp luật và am hiểu thực tiễn xã hội.

- Chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội có nội dung khoa học, hợp lý, tương đối phù hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay và phần nào, phản ánh được xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống giáo trình tương đối đầy đủ, có chất lượng vừa đảm bảo khối lượng kiến thức cơ bản vừa cập nhật được những tri thức hiện đại và thông tin mới.

- Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Luật nói chung là tốt. Sinh viên có ý thức học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật và được trang bị tốt kiến thức lý luận cơ bản về Chủ nghĩa Mác Lênin và luật học. Sau khi ra trường, phần lớn phát huy được kiến thức pháp luật do nhà trường trang bị.

* Hạn chế:

Tổng hợp một số ý kiến của sinh viên, có những ý kiến xác đáng nhưng cũng có những ý kiến còn mang tính chất cảm tính:

- Giáo viên cho điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên quá chặt chẽ nên điểm học tập bình quân của sinh viên thấp;

- Sắp xếp thứ tự các môn học chưa hợp lý nên không phát huy được tính kế thừa giữa các môn học;

- Cơ chế quản lý cồng kềnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên;

- Phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa hay nên sinh viên còn thụ động trong học tập;

- Trình độ giảng viên không đồng đều, một số giáo viên không gần gũi sinh viên và thiếu kiến thức thực tế, một số sinh viên ý thức học tập chưa cao;

- Phương tiện hiện đại để cập nhật thông tin còn hạn chế;

- Một số giáo trình nội dung chưa đáp ứng yêu cầu, cách viết khó hiểu, rườm rà;

- Lớp học bố trí quá đông;

- Thông tin cập nhật văn bản mới còn thiếu;

- Nội dung bài giảng còn nặng lý thuyết, sinh viên ít được tiếp xúc với các vụ án cụ thể;

- Trình độ tiếp thu của học viên tại chức không đồng đều, chất lượng học tập chưa cao. Mấy năm gần đây, tuyển cả học sinh mới tốt nghiệp phổ thông trung học vào hệ đào tạo tại chức nên ý thức học tập chưa cao.

b) Đối với Trường ĐH. Luật TP. Hổ Chí Minh:

* Thế mạnh:

- Cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ;

- Dư luận đánh giá là chất lượng đào tạo đã được củng cố và nâng cao;

- Trường có nhiều lợi thế để phát triển và mở rộng quy mô đào tạo;

* Hạn chế:

- Quản lý đào tạo chưa chặt chẽ, đội ngũ giáo viên còn mỏng;

- Nội dung bài giảng còn xa thực tế, khó hiểu;

- Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết;

- Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo;

- Chất lượng giảng viên chưa đồng đều, chưa cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp giảng dạy chủ yếu là bằng phương pháp thuyết trình thiếu hấp dẫn; chưa thu hút sinh viên; sinh viên chưa phát huy được tính sáng tạo.

c) Đối với Khoa Luật (ĐHQG. Hà Nội):

* Thế mạnh:

- Cơ sở vật chất tốt; đội ngũ giáo viên có trình độ; có giảng viên chuyên ngành tốt;

- Thầy cô tâm huyết với nghề;

- Số lượng sinh viên trong một lớp học bố trí vừa phải nên giáo viên quán xuyến được sinh viên trong quá trình giảng bài.

* Hạn chế:

- Thiếu giáo viên, một số giáo viên dạy không thu hút sinh viên;

- Cách trả thi để giáo viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên có môn chưa chính xác;

- Giáo trình, sách và các tài liệu tham khảo còn ít nên hạn chế đến kết quả học tập của sinh viên;

- Vì thiếu giáo viên nên mời giáo viên thỉnh giảng nhiều, trách nhiệm quản lý lớp chưa cao, để sinh viên nghỉ học nhiều;

- Công tác quản lý sinh viên thiếu chặt chẽ, còn có hiện tượng sinh viên chạy điểm khi thi cử;

Các ý kiến phản ánh trên đây đề cập thêm nhiều nguyên nhân tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân luật. Cần phải có giải pháp gì để phát huy các thế mạnh và hạn chế những nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng ở mỗi cơ sở đào tạo?

3. Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI

Việc tìm hiểu, đánh giá về tình hình, thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay sẽ trở nên vô nghĩa nếu như nó không nhằm mục đích tạo ra những căn cứ thực tiễn để đi đến những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ XXI. Có nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới công tác đào tạo và chất lượng đào tạo, do đó, cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ để phát huy các thế mạnh và hạn chế những nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo? Trong phần này chúng tôi tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

3.1. Tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo.

3.2. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

3.3. Chú trọng nâng cao trình đô đội ngũ giáo viên.

3.4. Cải tiến phương pháp giảng dạy.

3.5. Đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo với thực tế.

3.6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứa khoa học trong sinh viên.

3.7. Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Mỗi giải pháp nêu trên, được sinh viên chính quy và học viên tại chức nhìn nhận, đánh giá như thế nào? Vấn đề này được đề cập trong câu hỏi: Để nâng cao chất lượng đào tạo cần có những giải pháp gì? Kết quả xử lý phiếu thăm dò dư luận xã hội như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo

2

1.33

1.33

2

Phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

1

0.67

2.00

3

Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

1

0.67

2.67

4

Cải tiến phương pháp giảng dạy

3

2.00

4.67

5

Đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo với thực tế

5

3.33

8.00

6

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên

 

 

 

7

Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên

 

 

 

8

Chọn 2 trong số 7 phương án

31

20.67

28.67

9

Chọn 3 trong số 7 phương án

70

46.66

75.33

10

Chọn 4 trong số 7 phương án

28

18.67

94.00

11

Chọn 5 trong số 7 phương án

6

4.00

98.00

12

Chọn 6 trong số 7 phương án

2

1.33

99.33

13

Chọn cả 7 phương án

1

0.67

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

 

Bảng B12.1. Những giải pháp cơ bản (SVCQ)

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác đào tạo

111

64.50

64.50

2

Phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

59

34.30

98.80

3

Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên

92

53.50

152.30

4

Cải tiến phương pháp giảng dạy

79

45.90

198.20

5

Đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo với thực tế

113

65.70

263.90

6

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên

68

39.50

303.50

7

Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên

12

7.00

310.50

 

Tổng

172

100.00

 

 

Bảng B12.2. Những giải pháp cơ bản (HVTC)

Các số liệu ở bảng B12.1. và B12.2. cho thấy cả 7 giải pháp nêu trên đều được sinh viên đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Câu hỏi này cho phép có thể chọn nhiều giải pháp nên có rất ít sinh viên (12/150 SVCQ, chiếm 8,00% và 13 HVTC, chiếm 7,56%) chỉ chọn một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có 31 SVCQ (20,67%) và 24 HVTC (13,95%) chọn hai trong số 7 giải pháp; 70 SVCQ (46,66%) và 92 HVTC (chiếm 61,05%) chọn đổng thời trong số 7 giải pháp; 28 SVCQ (18,67%) và 21 HVTC (26,16%) chọn đồng thời 4 trong số 7 giải pháp; và chỉ có 3 SV (2,00%) chọn đồng thời 6 hoặc cả 7 giải pháp. Vậy giải pháp nào được đề cập đến nhiều nhất? Tương quan từng giải pháp có số lượt được nhắc đến như sau:

- 78 lượt/150 SVCQ và 111 lượt/171 HVTC chọn giải pháp 1: tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, cho thấy có lúc, có nơi công tác quản lý đào tạo còn chưa chặt chẽ đúng như sự phản ánh của sinh viên, nhất là học viên tại chức (64,91%).

- 26 lượt/150 SVCQ và 59 lượt/171 HYTC chọn giải pháp 2: phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các số liệu này cho thấy sinh viên chính quy được học tập tại các trường đại học có cơ sở vật chất tốt nên họ không quan tâm lắm đến vấn đề này, còn học viên tại chức quan tâm hơn (34,50%). Như vậy, khi chọn cơ sở liên kết đào tạo tại chức các trường luật phải chú ý hơn đến vấn đề cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

- 72 lượt/150 SVCQ và 92 lượt/171 HVTC chọn giải pháp 3: chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tức là vẫn có khoảng 50% người học đòi hỏi chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của họ.

- 99 lượt/150 SVCQ và 79 lượt/171 HVTC chọn giải pháp 4: cải tiến phương pháp giảng dạy. Gần 2/3 sinh viên chính quy (66%) cảm thấy bức xúc trước thực trạng phương pháp giảng dạy hiện nay, nếu không cải tiến phương pháp giảng dạy sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sinh viên.

- 90 lượt/150 SVCQ và 113 lượt/171 HVTC chọn giải pháp 5: đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo sát với thực tế. Có thể nói dư luận xã hội trong giới sinh viên chính quy (60,00%) và tại chức (66,08%) hiện đang rất quan tâm tới vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo sát với thực tế. Thực tiễn đời sống xã hội nói chung và các lĩnh vực pháp luật nói riêng luôn vận động, biến đổi và phát triển. Nếu mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo không thường xuyên đổi mới cho phù hợp với thực tiễn thì không thể đạt tới chất lượng đào tạo cao được.

- 37 lượt/150 SVCC) và 68 lượt/171 HVTC chọn giải pháp 6: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Thực tế cho thấy không phải sinh viên không muốn nghiên cứu khoa học. Vấn đề là ở chỗ làm sao có được những cơ chế quản lý, tác động một cách linh hoạt nhằm kích thích sinh viên cả chính quy và tại chức tham gia nghiên cứu khoa học.

- 32 lượt/150 SVGQ và 12 lượt/ 171 HVTC chọn giải pháp 7: đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Có lẽ đây là vấn đề khá nhạy cảm nên hầu hết người học né tránh trả lời vì nó đụng chạm tới lợi ích thiết thực của họ. Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên tất nhiên phải theo hướng ngăn chặn những khe hở có thể phát sinh những hiện tượng tiêu cực (quay cóp bài, xin điểm...). Chúng tôi cho rằng những người đệ cập chọn giải pháp 7 là những người thực sự mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài các giải pháp nêu trên, chúng tôi còn khảo sát một vấn đề rất được sinh viên quan tâm là trường ĐH Luật cần rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất gì để khi ra trường có thể làm việc tốt? Có 4 phẩm chất được đề cập:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý.

b) Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn.

c) Có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người.

d) Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản.

Kết quả xử lý thông tin như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không trả lời

1

0.67

0.67

1

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý

7

4.67

5.33

2

Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn

19

12.67

18.00

3

Có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người

3

2.00

20.00

4

Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản

0

0

0

 

Chọn các phương án 1 + 2

32

21.33

41.33

 

Chọn các phương án 1 + 3

24

16.00

57.33

 

Chọn các phương án 1 + 4

3

2.00

59.33

 

Chọn các phương án 2 + 3

14

9.33

68.67

 

Chọn các phương án 3 + 4

5

3.33

72.00

 

Chọn các phương án 1 + 2 + 3

7

4.67

76.67

 

Chọn các phương án 1 + 2 + 4

6

4.00

80.67

 

Chọn các phương án 1 + 3 + 4

9

6.00

86.67

 

Chọn các phương án 2 + 3 + 4

2

1.33

88.00

 

Chọn cả 4 phương án

18

12.00

100.00

 

Tổng

150

100.00

 

 

Bảng B13.1. Các phẩm chất cần có của cử nhân luật hệ chính quy

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp

19

11.11

11.11

2

Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn

3

1.75

12.87

3

Có khả năng tiếp cận và giải quyết tình huống

10

5.85

18.71

4

Phẩm chất khác

0

0

0

 

1 + 2

14

8.19

26.90

 

1 + 3

74

43.27

70.18

 

2 + 3

16

9.36

79.53

 

3 + 4

1

0.58

80.12

 

1 + 2 + 3

34

19.88

100.00

 

Tổng

171

100.00

 

 

Bảng B13.2. Các phẩm chất cần có của cử nhân luật hệ tại chức.

Các số liệu ở bảng B13.1. và bảng B13.2. cho thấy cả 4 phẩm chất được nêu đều cần thiết cho cử nhân luật, nhưng với mức độ quan trọng khác nhau. Số người chỉ chọn một phẩm chất chỉ chiếm tỷ lệ thấp – 20,00% SVCQ và 18,71% HVTC. Đa số cần từ hai phẩm chất trở lên, cụ thể: 75 SVCQ (50%) và 105 HVTC (61,41%) cho rằng cần có hai phẩm chất; 24 SV (16%) chọn 3 phẩm chất và có 18 SV (12%) cho rằng cử nhân luật cần cả 4 phẩm chất được nêu. Trong số đó, phẩm chất có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý được coi là cần nhất (106/150 SVCQ và 141/171 HVTC). Tiếp đến là phẩm chất có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn (87/150SVCQ và 67/171 HVTC), điều đó cho thấy học viên tại chức đang hàng ngày tiếp xúc với thực tế nên họ ít coi trọng phẩm chất này hơn. Có 82/150 SVCQ thấy cần có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người và 43/150 SVCQ cần đến những kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản. Còn học viên tại chức (135/171 HVTC) đa số lại cần có khả năng tiếp cận và giải quyết tốt các tình huống thực tế.

Khi phỏng vấn cá nhân, đề nghị người trả lời nói rõ thêm về hiện trạng của công tác rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết cho sinh viên trong các cơ sở đào tạo cử nhân luật, có 50 ý kiến nhận xét tập trung vào các điểm sau:

- Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên lâu nay chưa được quan tâm. Nhà trường cần quan tâm đến giáo dục cả năng lực lẫn phẩm chất nghề nghiệp của người cán bộ pháp lý cho sinh viên trong suốt quá trình đào tạo.

- Cán bộ pháp lý cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống và đạo đức nghề nghiệp trong sáng; ngoài ra, cần rèn luyện cho sinh viên khả nãng nghiên cứu thực tế.

- Đa số sinh viên chưa có được những phẩm chất kỹ năng nghề nghiệp, chẳng hạn, kỹ năng soạn thảo văn bản còn yếu, một số còn thiếu tự tin trước đông người. Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.

Từ thực trạng trên, một trong những giải pháp cấp bách là các cơ sở đào tạo luật bằng những cách thức nhất định phải chú trọng và tăng cường rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với một cử nhân luật trong tương lai.

4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận:

a) Nhìn chung tư tưởng, tâm lý của sinh viên luật cả chính quy và tại chức hiện nay là tốt. Mục đích đi học luật của mỗi người có khác nhau, nhưng họ tin tưởng vào quyết định chọn ngành luật để học và yên tâm học tập, rèn luyện.

b) Sự đánh giá của dư luận xã hội trong sinh viên chính quy về quy mô đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay còn có những ý kiến khác nhau. Nhìn chung dư luận trong sinh viên chính quy cho rằng, quy mô đào tạo luật hiện nay là quá nhiều so với nhu cầu xã hội. Mặc dù vậy, xã hội vẫn đang rất cần những người có trình độ kiến thức pháp luật. Trong khi đó đa số học viên tại chức lại đánh giá quy mô đào tạo cứ nhân luật là hợp lý hoặc còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy, đánh giá về nhu cầu đào tạo cử nhân luật và nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý ở các hệ đào tạo khác nhau còn có những điểm chưa thống nhất. Nhà trường nên có biện pháp điều chỉnh quy mô đào tạo, cân đối giữa các hệ, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng cử nhân luật đảm bảo tính tương đồng giữa các hệ đào tạo.

c) Phần kiến thức đại cương nhìn chung là hợp lý, nên giữ nguyên như hiện nay hoặc bổ sung thêm nếu có thể. Thực tế cho thấy trong nội dung đào tạo phần kiến thức chuyên ngành của các cơ sở đào tạo luật còn thiên về giảng lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn, kiến thức về định hướng và kỹ năng nghề nghiệp.

d) Mặc dù cách đánh giá của cả sinh viên chính quy và học viên tại chức về tính khoa học hay chưa khoa học trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kỳ không nhất quán, song nó cũng nói lên thực trạng của việc sắp xếp lịch học và gợi lên nhiều điều khiến các nhà quản lý đào tạo luật phải suy nghĩ.

e) Dư luận xã hội đánh giá chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật nhìn chung là khá và tốt. Có được điểu đó chủ yếu là do các cơ sở đào tạo có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

4.2. Kiến nghị:

a) Cải tiến phương pháp giảng dạy là vấn đề có tính cấp bách nhất hiện nay được nhiều sinh viên quan tâm nhất. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế rằng lâu nay các cơ sở đào tạo luật chậm hoặc chưa quan tâm đúng mức vấn đề này. Hiện tượng giảng viên chưa đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị bài giảng, chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, nên bài giảng nặng nề và thiên về lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn... là có thật. Vậy cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo ra những giờ giảng hấp dẫn, lý thú là giải pháp cần được thực hiện ngay.

b) Đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, mục tiêu, nội dung đào tạo cũng là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra với các cơ sở đào tạo luật, được dư luận trong sinh viên quan tâm. Thực tế cho thấy kết cấu chương trình đào tạo là một số nơi vẫn còn cồng kềnh; một số môn luật chuyên ngành có số tiết giảng quá dài; thời khoá biểu bố trí chưa hợp lý; nội dung đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế... Do đó, đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, nội dung đào tạo cũng là một giải pháp cần được thực hiện song song với cải tiến phương pháp giảng dạy.

c) Không nên xem nhẹ vai trò của công tác quản lý đào tạo. Bên cạnh quản lý chặt chẽ về chuyên môn cũng cần phải chú trọng hơn nữa về quản lý con người, giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng và rèn luyện đạo đức cho sinh viên. Để hoạt động quản lý đào tạo đi vào nề nếp, đúng quy chế, quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật cần phải tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo.

d) Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp rất quan trọng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội và sinh viên. Trong những năm qua vấn đề này đã được các trường quan tâm; chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên đã được củng cố và nâng cao một bước, song vẫn chưa đáp ứng được tốt yêu cầu đào tạo. Tại một số nơi vẫn còn thiếu giảng viên; chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; vẫn còn giảng viên chưa thể hiện hết trách nhiệm khi lên lớp... Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo luật cần phải coi việc chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp thường xuyên.

e) Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cần phải quan tâm hơn tới hai giải pháp có liên quan tới họ. Đó là, đẩy mạnh công tác nghiên cứa khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn mang tính hình thức nên chưa thu hút được sự tham gia của nhiều người. Những ai tham gia nghiên cứu khoa học thì chủ yếu chạy theo thành tích nên không có sự say mê nghiên cứu, chất lượng bài viết nghèo nàn, thiếu chiều sâu.

Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường còn chậm đổi mới. Phổ biến vẫn là áp dụng cách thi viết truyền thống, cách thi trắc nghiệm và thi vấn đáp chưa được áp dụng rộng rãi. Điều đó dễ tạo ra thói chây lười học tập trong sinh viên, phát sinh tiêu cực trong thi và kiểm tra trong sinh viên.

Từ thực tế đó, các cơ sở đào tạo luật nên xác định đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng là một giải pháp thường xuyên.

g) Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ dạy và học không phải là yếu tố có tính quyết định tới chất lượng đào tạo luật, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ sơ vật chất phục vụ dạy và học. Các trường (khoa) cần chú trọng phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như hệ thống hội trường, thư viện, phòng đọc, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị âm thanh, máy vi tính và áp dụng những công nghệ mới phục vụ dạy và học.

h) Một trong những giải pháp cấp bách là các cơ sở đào tạo luật bằng những hình thức nhất định, phải chú trọng và tăng cường rèn luyện năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với một cử nhân luật trong tương lai. Đó là, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản; đáp ứng khả năng tiếp cận giải quyết các tình huống thực tế cho học viên tại chức thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng nghề nghiệp.

III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG HỌC SINH LỚP 12

1. Khái quát về đối tượng được khảo sát:

Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của tiểu dự án, cuộc khảo sát thăm dò dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay, không chỉ hướng tới các đối tượng xã hội là sinh viên chính quy và học viên tại chức các trường (khoa) đào tạo cử nhân luật mà còn hướng tới đối tượng hiện đang là học sinh trung học phổ thông lớp 12. Mỗi đối tượng xã hội trên đều có những đặc điểm xã hội riêng, học sinh trung học phổ thông lớp 12 là những người sắp tốt nghiệp tú tài và đang lựa chọn trường đại học để thi vào. Để chọn thi vào một trường đại học nào đó, ít hay nhiều những người chuẩn bị thi đều có nhu cầu tìm hiểu về trường, về ngành mà mình sẽ học trong tương lai. Như vậy, dư luận xã hội trong giới học sinh lớp 12 cũng là những ý kiến rất quan trọng mà chúng ta cần phải lắng nghe.

Xuất phát từ đặc thù của đối tượng khảo sát là học sinh lớp 12 nên chúng tôi xây dựng cho họ hai loại mẫu phiếu (Phiếu thăm dò dư luận xã hội và Phiếu phỏng vấn cá nhân) phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Sau khi phát phiếu, chúng tôi thu về được 160 phiếu hợp lệ, bao gồm Phiếu thăm dò dư luận xã hội có 107 phiếu, chiếm 66,88%. Phiếu phỏng vấn cá nhân có 53 phiếu, chiếm 33,12%. Các đặc điểm xã hội của người trả lời thể hiện như sau:

1. Về cơ cấu lứa tuổi: học sinh lớp 12 chỉ tập trung ở ba nhóm tuổi gần nhau, nhóm 17 tuổi là những người đi học sớm trước tuổi, nhóm 18 tuổi là những người đi học đứng độ tuổi và duy nhất có 1 người 19 tuổi, có lẽ đi học muộn mất một năm:

 

Mã số

Nhóm lứa tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Không trả lời

7

4.38

4.38

2

17 tuổi

77

48.12

52.50

3

18 tuổi

75

46.88

99.38

4

19 tuổi

1

0.62

100.00

 

Tổng cộng

160

100.00

 

 

Bảng lứa tuổi

2. Về cơ cấu giới tính, tỷ lệ phân bố tương đối đều ở cả hai giới nam và nữ:

 

Mã số

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Nam

86

53.75

53.75

2

Nữ

74

46.25

100.00

 

Tổng cộng

160

100.00

 

 

Bảng giới tính

3. Xét theo tiêu chí đã được kết nạp hay chưa được kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho thấy phần lớn các em học sinh tham gia trả lời đã là Đoàn viên:

 

Mã số

Đoàn viên

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Đã kết nạp

144

94.12

94.12

2

Chưa kết nạp

9

5.88

100.00

 

Tổng cộng

153

100.00

 

 

Bảng Đoàn viên

4. Xét theo tiêu chí nơi ở hiên nay của học sinh lớp 12 là thành phố hay nônq thôn, tỷ lệ phân bố như sau:

4.1. Nơi ở hiện nay là thành phố gồm có nội thành và ngoại thành:

Mã số

Thành phố

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Nội thành

82

76.64

76.64

2

Ngoại thành

25

23.36

100.00

 

Tổng cộng

107

100.00

 

 

Bảng nơi ở hiện nay là thành phố

4.2. Nơi ở hiện nay là nông thôn gồm đồng bằng, trung du và miền núi:

 

Mã số

Nông thôn

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Đồng bằng

26

47.27

47.27

2

Trung du

13

23.64

70.91

3

Miền núi

16

29.09

100.00

 

Tổng cộng

55

100.00

 

 

Bảng nơi ở hiên nay là nông thôn

5. Xét theo điều kiện kinh tế của gia đình (thu nhập của bố mẹ) là yếu tố đảm bảo hay không đảm bảo cho học sinh lớp 12 có thể đi học đại học nếu họ thi đỗ vào đại học:

 

Mã số

Kinh tế

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Khá giả

24

15.09

15.09

2

Trung bình

121

76.10

91.19

3

Miền núi

14

8.81

100.00

 

Tổng cộng

 

100.00

 

 

Bảng điều kiện kinh tế của gia đình

2. Tình hình, thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý qua dư luận xã hội trong học sinh lớp 12

2.1. Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa cuộc đời

Sự đánh giá của dư luận xã hội về một vấn đề xã hội nào đó bao giờ cũng phải dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất định của nó. Có như vậy thì sự đánh giá, phán xét đó mới mang tính chân thực, dù chỉ là tương đối. Cũng như vậy, sự đánh giá của dư luận xã hội trong học sinh lớp 12 về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân nói chung và đào tạo cử nhân luật nói riêng tại các trường đại học chỉ có ý nghĩa khi các em có dự định thi vào đại học và chọn một trường nào đó để thi vào. Khi đã quyết định chọn một trường đại học để thi vào, chắc chắn là ít hay nhiều các em phải có sự tìm hiểu về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của trường đó. Từ đó, những thông tin thu được về các ý kiến, thái độ của các em mới có chất lượng và đảm bảo độ tin cậy. Nhằm tìm hiểu vấn đề này, câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi đưa ra là: bạn có dự định thi vào đại học không?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

159

99.38

99.38

2

Không

1

0.62

100.00

 

Tổng cộng

160

100.00

 

 

Bảng C1: Có thi vào đại học không?

Kết quả ở bảng C1 cho thấy trong số 160 em học sinh lớp 12 tham gia trả lời bảng hỏi, duy nhất chỉ có một em không có dự định thi vào đại học. Tất cả các em còn lại đều sẽ thi vào đại học. Điều đó cho thấy những thông tin thu được từ các ý kiến, thái độ của các em về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay qua cuộc thăm dò dư luận xã hội này là có chất lượng và đảm bảo độ tin cậy cao.

2.2. Sự tác động của bố mẹ, người thân:

Mỗi người đều có một gia đình, có bố mẹ, người thân, ở lứa tuổi học sinh lớp 12, các em đang háo hức bước vào đời, ai cũng muốn chọn cho mình một nghề nghiệp tương lai. Ước mơ thì ai cũng có, nhưng thường thì các em chưa có sự định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Vậy bố mẹ, người thân có gợi ý hoặc định hướng chọn ngành nghề cho các em khi các em thi vào đại học không?

Thông tin thu được về vấn đề này như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

122

76.25

76.25

2

Không

38

23.75

100.00

 

Tổng cộng

160

100.00

 

 

Bảng C2: Bố mẹ, người thân có gợi ý hoặc định hướng chọn ngành nghề?

Các số liệu trong bảng C2 cho thấy có 122/160 học sinh (chiếm 76,25%) trả lời rằng bố mẹ, người thân có gợi ý, định hướng chọn ngành nghề cho các em khi các em thi vào đại học. Trong số này cơ cấu giới tính có tỷ lệ tương đương nhau, nam chiếm 51,64% và nữ chiếm 48,36%; có 85 em hiện đang ở tại thành phố, gồm nội thành 67 em (chiếm 78,82%) và ngoại thành 18 em (chiếm 21,18%); có 38 em hiện đang ở tại nông thôn phân bố tương đối đều ở cả đồng bằng, trung du và miền núi. Xét theo điều kiện kinh tế (thu nhập của bố mẹ), có 20 em (16,39%) có điều kiện kinh tế khá giả; 91 em (74,59%) có điều kiện kinh tế trung bình và 11 em (9,02%) có điều kiện kinh tế khó khăn.

Cũng theo các số liệu trong bảng C2 cho thấy có 38/160 học sinh (chiếm 23,75%) trả lời rằng bố mẹ, người thân không gợi ý, định hướng chọn ngành nghề cho các em, tự bản thân các em quyết đinh thi vào đại học. Trong số này theo cơ cấu giới tính nam có 23 em (chiếm 60,53%) và nữ có 15 em (chiếm 39,47%); có 22 em hiện đang ở tại thành phố, gồm nội thành 15 em (chiếm 68,18%) và ngoại thành 7 em (chiếm 31,82%); có 17 em hiện đang ở tại nông thôn tập trung chủ yếu ở đồng bằng. Xét theo điều kiện kinh tế (thu nhập của bố mẹ), chỉ có 4 em (10,81%) có điều kiện kinh tế khá giả; 30 em (81,08%) có điều kiện kinh tế trung bình và 3 em (8,11%) có điều kiện kinh tế khó khăn.

Như vậy, phần lớn học sinh lớp 12 được hỏi trả lời rằng bố mẹ, người thân của các em đã định hướng hoặc gợi ý cho các em chọn ngành, chọn trường để thi vào đại học. Đa số các em hiện đang sống ở khu vực đô thị (nội thành) và khu vực nông thôn (đồng bằng), trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá giả và trung bình. Điều đó cho thấy rằng: thứ nhất, các bậc phụ huynh ngày nay quan tâm nhiều hơn tới sự định hướng nghề nghiệp cho con cái, sẵn sàng tạo những điều kiện tốt nhất có thể được để con cái họ có cơ hội đạt được trình độ học vấn cao; thứ hai, các bậc phụ huynh nhận thức tốt hơn vấn đề bình đẳng giới khi hầu như không có sự phân biệt con trai hay con gái trong việc định hướng nghề nghiệp và đầu tư học hành; thứ ba, tính cơ động xã hội - nghề nghiệp của học sinh lớp 12 ở đô thị cao hơn so với nông thôn và đồng bằng cao hơn so với miền núi.

2.3. Lựa chọn ngành học:

Vậy các em học sinh lớp 12 sau khi phần lớn được bố mẹ, người thân định hướng nghề nghiêp tương lai thì họ sẽ dự thi vào trường đại học nào?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Khoa học tự nhiên

29

18.12

18.12

2

Khoa học kỹ thuật

19

11.88

30.00

3

Ngoại ngữ

9

5.62

35.62

4

Luật

54

33.75

69.38

5

Kinh tế

18

11.25

80.62

6

Sư phạm

18

11.25

91.88

7

Ngành khác

13

8.12

100.00

 

Tổng số

160

100.00

 

 

Bảng C3: Chọn thi vào ngành nào?

Một cách tương đối, chúng tôi chia các ngành học theo 6 nhóm ngành gồm: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật, Ngoại ngữ, Luật, Kinh tế, Sư phạm và các ngành khác (nếu chọn thì ghi vào phiếu). Kết quả xử lý thông tin ở bảng C3 cho thấy có 54/160 em (33,75%) chọn thi vào ngành luật. Tiếp theo, có 29/160 em (18,12%) chọn thi vào các ngành khoa học tự nhiên; các nhóm ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế và sư phạm có tỷ lệ các em lựa chọn tương đương (trên 11%); thấp nhất là ngành ngoại ngữ (9 em, chiếm 5,62%). Tỷ lệ chọn các ngành khác chỉ có 8,12%. Nếu các em trả lời trung thực thì hiện nay số học sinh lớp 12 chọn ngành luật để thi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm ngành khác. Trong số này, học sinh nữ (31 em, 57,41%) chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nam (23 em, 42,59%); có 37 em (68,52%) hiện sống ở đô thị và 17 em (31,48%) đang sống ở nông thôn; đa số các em có điều kiện kinh tế gia đình khá giả (22/54 học sinh) hoặc trung bình (40/54 học sinh). Như vậy, có thể dự báo rằng, trong những năm tới vẫn có nhiều thí sinh đăng ký dự thi vào các cơ sở đào tạo luật trong cả nước.

2.4. Tại sao không thi vào ngành luật?

Dù sao cũng có hai nhóm ý kiến: không chọn thi vào ngành luật và sẽ thi vào ngành luật. Lý do gì khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định không thi vào ngành luật?

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do không biết gì về ngành Luật

8

7.14

7.14

2

Do không thích ngành Luật

38

33.93

41.07

3

Do thích ngành luật nhưng bố, mẹ định hướng ngành khác

10

8.93

50.00

4

Sợ thi không đỗ (không tin ở bản thân)

19

16.96

66.96

5

Sợ sau này khó xin việc

30

26.79

93.75

6

Bạn bè tác động

5

4.46

98.21

7

Lý do khác

2

1.79

100.00

 

Tổng

 

100.00

 

 

Bảng C4: Lý do không chọn ngành luật?

Rõ ràng là có nhiều lý do khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định không thi vào ngành luật. Đó là: một, do không biết gì về ngành luật (học những kiến thức gì? ra trường sẽ làm gì?); hai, do bản thân không thích ngành luật; ba, do thích ngành luật nhưng bố mẹ định hướng ngành khác thuận lợi hơn cho công việc làm sau này; bốn, do sợ thi không đỗ, không tự tin vào bản thân; năm, do sợ sau này khó xin việc làm và sáu, do bạn bè tác động. Trong các lý do nêu trên, chiếm tỷ lệ cao nhất (33,93%) là do các em không thích ngành luật nên không thi. Một lý do đáng kể khác khiến các em học sinh lớp 12 không thi vào ngành luật là do các em sợ sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ khó xin việc làm. Đây cũng đang là tâm trạng chung của nhiều người mà dư luận xã hội trong các đối tượng xã hội khác như sinh viên chính quy và học viên tại chức đã nhiều lần đề cập đến. Một lý do khác được 16,96% người trả lời nhắc đến là do sợ thi không đỗ, không tự tin vào bản thân; sở dĩ như vậy là vì có sự lan truyền trong học sinh phổ thông lớp 12 dư luận cho rằng điểm chuẩn xét tuyển vào các trường luật quá cao nên họ không dám thi. Các lý do khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đó chính là những lý do khiến cho học sinh lớp 12 dù có muốn nhưng không thi vào Đại học Luật.

2.5. Tại sao chọn thi vào ngành luật?

Về lý do khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định thi vào ngành luật, chính các em giải thích như sau:

- Bản thân không thích ngành luật nhưng theo yêu cầu của bố mẹ nên mới quyết định thi vào Đại học Luật.

- Bố mẹ đang công tác trong ngành luật nêu em học ngành luật, sau này dễ xin việc làm.

- Muốn sau này có việc làm tốt trong xã hội.

- Ngành luật là ngành có vị trí trong xã hội, được xã hội đánh giá cao.

- Qua xem phim thấy thích nghề luật sư, mong muốn sau này trở thành luật sư.

- Tự bản thân thấy tính cách hợp với nghề luật nên muốn thử sức trên lĩnh vực này.

- Điểm chuẩn xét tuyển vào trường luật cao nhưng vẫn thích học luật.

Như vậy, có nhiều lý do khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định thi vào ngành luật, về cơ bản là xuất phát từ nhu cầu, sở thích của bản thân học sinh và có sự gợi ý hoặc định hướng của bố mẹ, người thân. Những yếu tố đó giúp các em có đủ sự mạnh dạn, tự tin để đăng ký dự thi vào ngành luật.

2.6. Thực trạng quy mô đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay:

Đánh giá đúng thực trạng quy mô đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay có phù hợp với nhu cầu sử dụng cử nhân luật của xã hội hay không là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Nó tạo cơ sở thực tiễn cho Nhà nước cũng như các trường (khoa) luật xác định quy mô đào tạo hợp lý. Dư luận xã hội trong giới học sinh phổ thông trung học đánh giá quy mô đào tạo tại các cơ sơ đào tạo luật hiện nay như thế nào? Để tìm hiểu vấn để này chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: Trong trường phổ thông trung học nơi bạn đang học người ta đánh giá như thế nào về quy mô đào tạo của trường Luật (khoa Luật) hiện nay? Kết quả như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của xã hội

59

37.58

37.58

2

Hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội

28

17.83

55.41

3

Còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội

70

 

100.00

 

Tổng

157

100.00

 

 

Bảng C5: Đánh giá về quy mô đào tạo luật

Quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo được chúng tôi chia một cách tương đối theo ba mức độ: một là, quá nhiều so với nhu cầu sử dụng của xã hội; hai là, hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội và ba là, còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Quan sát các số liệu trong bảng 5 chúng ta thấy cách đánh giá của các em học sinh lớp 12 về quy mô đào tạo ngành luật hiện nay không thống nhất. Có 59 em học sinh (chiếm 37,58%) đánh giá quy mô đào tạo như hiện nay là quá nhiều so với nhu cầu sử dụng. Trong số này chiếm 66,10% (39 em) là học sinh ở đô thị và có 33,90% (20 em) là học sinh nông thôn; đa số (83,05%) ở trong những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình. Như vậy, phần nhiều các em học sinh lớp 12 ở đô thị trong gia đình có điều kiện kinh tế trung bình đánh giá quy mô đào tạo như hiện nay là quá nhiểu so với nhu cầu sử dụng.

Các số liệu trong bảng C5 cũng cho thấy có 70 em học sinh lớp 12 (44,59%) cho rằng quy mô đào tạo ngành luật hiện nay là còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong số này có 48 em (chiếm 68,57%) hiện sống tại đô thị và 22 em (31,43%) là học sinh các vùng nông thôn. Gia đình các em về cơ bản có điều kiện kinh tế trung bình và một số khá giả. Chỉ có 28 em (chiếm 17,83%) nhận xét rằng quy mô đào tạo như hiện nay là hợp lý so với nhu cầu sử dụng của xã hội.

Vậy căn cứ vào đâu mà dư luận xã hội trong học sinh phổ thông lớp 12 lại có sự đánh giá khác nhau về quy mô đào tạo? Thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân, thông tin thu được thể hiện trong mấy căn cứ dưới đây:

a. Các căn cứ để đánh giá quy mô đào tạo là quá nhiều:

- Ý thức pháp luật trong nhân dân chưa cao, xã hội chưa phát triển nên luật sư chưa cần nhiều.

- Sinh viên ngành luật ra trường không có việc làm, ra trường nhiều người làm trái ngành được đào tạo.

- Tình trạng khó có việc làm khi ra trường, nhu cầu về luật chưa cao

- Cử nhân luật quá nhiều so với nhu cầu của xã hội, tình trạng khó có việc làm khi ra trường, nhu cầu về luật chưa cao.

- Không có luật sư giỏi, nhưng lại quá nhiều luật sư

b. Các căn cứ để đánh giá quy mô đào tạo là hợp lý:

- Theo tuyển sinh của trường như thế là hợp lý

- Cử nhân luật ra trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan khác nhau, không nhất thiết cứ phải làm trong ngành luật.

- Quy mô tuyển sinh của trường luật ít hơn các trường khác, xã hội càng phát triển càng cần nhiều luật sư.

c. Các căn cứ để đánh giá quy mô đào tạo là còn ít

- Công tác quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi lúc nào cũng cần nhiều cán bộ pháp lý, nhưng cần quan tâm hơn đến chất lượng cán bộ pháp lý.

- Luật sư và cán bộ pháp lý trong xã hội còn ít, cử nhân luật có trình độ khá, giỏi còn ít.

- Cán bộ có trình độ cử nhân luật còn ít so với yêu cầu của xã hội.

- Cán bộ có trình độ cử nhân luật còn ít so với xã hội, mọi người chưa am hiểu nhiều vể pháp luật.

- Vùng núi, trung du thiếu cán bộ pháp lý.

Kết luận: Các ý kiến đánh giá về quy mô tuyển sinh đào tạo của các cơ sở đào tạo luật mặc dù còn khác xa nhau trong con mắt nhìn nhận của học sinh lớp 12. Không loại trừ còn có những ý kiến chủ quan, nhận định cảm tính khi các em trả lời câu hỏi, song nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về quy mô đào tạo mà các nhà quản lý cần tính đến.

2.7. Mục đích theo học ngành luật:

Chúng ta đã biết, trong số 160 học sinh tham gia trả lời phiếu điều tra có 54 em nói sẽ thi vào ngành luật. Sự lựa chọn ngành luật của các em xuất phát từ mục đích gì?

Kết quả trả lời câu hỏi này như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Muốn trở thành cán bộ pháp lý

19

35.19

35.19

2

Ước mơ trở thành thẩm phán, luật sư

29

53.70

88.89

3

Nhận được đảm bảo về việc làm sau này

3

5.56

94.44

4

Chỉ đơn giản là chọn một ngành nghề rồi tính sau

3

5.56

100.00

 

Tổng số

54

100.00

 

 

Bảng C6: Mục đích thi vào ngành luật

Trong 54 học sinh sẽ thi vào ngành luật, có 29 em muốn thực hiện ước mơ sau này trở thành thẩm phán, luật sư; có 19 học sinh muốn trở thành cán bộ pháp lý, làm việc trong lĩnh vực pháp luật. Vậy là phần lớn các em chọn ngành luật theo sở thích cá nhân, theo nguyện vọng và ước mơ phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực. Số còn lại có 3 học sinh chọn thi vào ngành luật vì các em đã nhận được sự bảo đảm về việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường, cả 3 em đều đang sống ở nội thành thành phố, trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả; rất có thể bố mẹ các em đang công tác trong ngành luật. Đó là những thuận lợi cơ bản giúp các em thăng tiến xã hội. Chỉ có 3 em không xác định được mục đích một cách rõ ràng khi chọn thi vào ngành luật, đơn giản là chọn một ngành để học rồi sau này ra trường sẽ tính sau. Có thể thấy hầu hết học sinh lớp 12 chọn thi vào ngành luật đã xác định được mục đích một cách rõ ràng: muốn trở thành thẩm phán, luật sư, muốn sau này công tác trong ngành luật. Các em giải thích thêm về tính mục đích của mình:

- Tự thấy tính cách phù hợp với cán bộ pháp lý.

- Bản thân thích ngành luật, bố làm việc ở toà án nên thuận lợi cho sau này xin việc làm.

- Vừa giúp ích cho xã hội, vừa có công ăn việc làm đàng hoàng.

- Ngành luật có nhiều môn học liên quan đến chính trị, văn hoá, xã hội; giúp em nhạy bén, tự tin, năng động với cái mới; cho phép phát huy được năng lực, khẳng định được chỗ đứng của phái nữ trong xã hội.

- Muốn trở thành người bảo vệ quyền lợi cho mọi người, góp phần nhỏ bé trong việc bảo vệ công lý.

- Muốn giúp ích cho đất nước, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Góp phần nhỏ bé của mình để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.

Những lời giải thích trên đây của học sinh lớp 12 cho thấy sự lựa chọn và yêu thích ngành luật của các em đều xuất phát từ những mục đích, mong muốn rất tốt đẹp. Hy vọng rằng ước mơ của các em sẽ trở thành hiện thực.

Để thu thập thêm nhiều thông tin đa dạng, đa chiều, chúng tôi đề nghị học sinh lớp 12 (tham gia trả lời phiếu) cho biết thêm về sự lựa chọn ngành nghề của bạn bè học cùng trường, cùng lớp với họ bằng câu hỏi: Bạn bè cùng trường, cùng lớp có chọn thi vào ngành luật như bạn không? Kết quả là có 27/54 học sinh trả lời rằng bạn bè cùng trường, cùng lớp có chọn thi vào ngành luật như họ; 24 em nói bạn bè không dự thi vào ngành luật và 3 em không quan tâm việc này nên không biết (xem bảng C7).

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

27

50.50

50.50

2

Không

24

44.44

94.44

3

Không quan tâm

3

5.56

100.00

 

Cộng

54

100.00

 

 

Bảng C7: Bạn bè có cùng thi vào ngành luật không?

Nguyên nhân khiến cho những người bạn đó không chọn ngành luật thể hiện trong bảng C8:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Do các bạn đó không thích ngành luật

8

14.81

14.81

2

Do số lượng thí sinh dự thi quá đông

13

24.07

38.89

3

Do sợ khó xin được việc làm khi tốt nghiệp

33

61.11

100.00

 

Tổng số

54

100.00

 

 

Bảng C8: Nguyên nhân không chọn thi vào ngành luật.

Có ba nguyên nhân chính khiến các bạn không chọn thi vào ngành luật: một là, do các bạn đó không thích ngành luật; hai là, do số lượng thí sinh dự thi quá đông; và ba là, do sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trong ba nguyên nhân đó, chiếm tới 61,11% (33/54 người) các bạn không chọn thi vào ngành luật do sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp ra trường. Họ được chứng kiến thực tế nhiều SV luật ra trường không có việc làm. Có người còn đánh giá một cách bi quan rằng tài năng chỉ là thứ yếu, phải là con cháu của người có chức sắc mới dễ xin việc. Một bộ phận khác (chiếm 24,07%) không dám thi vào ngành luật vì số lượng thí sinh dự thi quá đông. Họ viện dẫn các lý do: tỷ lệ người thi quá đông, điểm chuẩn cao; học luật khó xin việc nhưng số người dự thi vẫn đông. Chỉ có một bộ phận nhỏ (14,81%) không thi vào ngành luật là do không thích ngành luật.

Kết luận: Có nhiều yếu tố tác động tới tư tưởng - tâm lý khiến cho học sinh lớp 12 dù muốn nhưng không dám đăng ký dự thi vào ngành luật, bao gồm: do không thích ngành luật; do số lượng thí sinh dự thi quá đông; do sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trong đó, tâm lý chung của nhiều người là sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp.

2.8. Thực trạng chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo:

Mục tiêu cơ bản của tiểu dự án là điều tra thăm dò dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Vậy dư luận xã hội trong giới học sinh lớp 12 đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cử nhân luật?

Kết quả thể hiện ở bảng C9:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất tốt

11

20.37

20.37

2

Tốt

20

37.04

57.41

3

Khá

19

35.19

92.19

4

Trung bình

2

3.07

96.30

5

Chưa tốt

2

3.07

100.00

 

Tổng số

54

100.00

 

 

Bảng C9: Đánh giá về chất lượng đào tạo cử nhân luật


 

Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cử nhân luật được phân chia theo năm mức độ cụ thể: rất tốt, tốt, khá, trung bình và chưa tốt. Các số liệu trong bảng C9 cho thấy 20,37% học sinh đánh giá chất lượng đào tạo rất tốt, 37,04% học sinh đánh giá chất lượng đào tạo tốt và 35,19% học sinh đánh giá chất lượng đào tạo khá. Tính chung, số học sinh lớp 12 đánh giá chất lượng đào tạo  khá, tốt và rất tốt chiếm tới 92,59%. Chỉ có 4 học sinh (7,41%) đánh giá chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt. Những con số nêu trên cho phép khẳng định rằng đại đa số các em tin tưởng vào chất lượng đào tạo tốt của các cơ sở đào tạo luật nên đăng ký dự thi ngành luật.

2.9. Những yếu tố tác động tới chất lượng đào tạo:

Có những yếu tố khác nhau tác động tới chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, trong đó có những yếu tố tác động từ bên ngoài xã hội tới nhà trường; có những yếu tố thuộc đường lối, chính sách và cơ chế quản lý đào tạo; có những yếu tố nằm trong chính các cơ sở đào tạo. Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát những yếu tố “từ bên trong”, bao gồm hai nhóm các yếu tố: các yếu tố giúp cho chất lượng đào tạo đạt loại khá tốt và các yếu tố dẫn tới chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt.

Câu hỏi nếu đánh giá chất lượng đào tạo là khá, tốt hoặc rất tốt thì vì sao? Kết quả xử lý thông tin như sau:

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không trả lời

109

44.13

44.13

1

Có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ mang tính khoa học cao

33

13.36

57.49

2

Do có đội ngũ giảng viên có trình độ cao tâm huyết

44

17.81

75.30

3

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập

12

4.86

80.16

4

Do có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho giảng dạy và học tập

24

9.72

89.88

5

Do phương pháp đào tạo kết hợp hài hòa lý thuyết với thực tế

25

10.12

100.00

 

Tổng số

247

100.00

 

 

Bảng C10: Các yếu tố làm nên chất lượng đào tạo khá và tốt.

Quan sát các số liệu trong bảng C10 cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho học sinh lớp 12 đánh giá chất lượng đào tạo luật khá, tốt hoặc rất tốt nằm ở cả 5 yếu tố:

a) Do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao. Khi xây dựng được một chương trình đào tạo có kết cấu chặt chẽ, phù hơp với quỹ thời gian đào tao; nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và làm nên chất lượng đào tạo tốt.

b) Do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có được nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao nhưng còn cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì mới truyền tải tới sinh viên những kiến thức khoa học xã hội và khoa học pháp lý, tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức tốt để họ vững vàng bước vào đời.

c) Do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Công nghệ giảng dạy đại học hiện đại thường lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Chỉ có thể có chất lượng đào tạo tốt khi sinh viên chủ động tích cực và có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu.

d) Do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Dĩ nhiên cơ sở vật chất tốt chưa phải là tất cả, nhưng các điều kiện vật chất như thư viện, hội trường, thiết bị âm thanh, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo... lại không thể thiếu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.

e) Do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải có phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo.

Bảng C10 cho thấy có 109 học sinh không trả lời câu hỏi này vì họ là những người không chọn thi vào ngành luật, do đó cũng không tìm hiểu về trường luật.

Trong 5 nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thứ 2 (do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề) được học sinh lớp 12 đánh giá cao nhất với 44 lượt học sinh cập tới nguyên nhân này. Điều đó cho thấy học sinh lớp 12 cũng rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp đến có 33 lượt học sinh lớp 12 đề cập tới nguyên nhân thứ 1 (do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao), có 25 em đề cập tới nguyên nhân thứ 5 (do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn); có 24 học sinh đề cập tới nguyên nhân thứ 4 (do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên). Chỉ có 12 em nói đến nguyên nhân thứ 3 (do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu), điều này nói lên rằng, mặc dù còn chưa thi và chưa trở thành sinh viên nhưng học sinh lớp 12 đã ghi nhận thấy một bộ phận đáng kể sinh viên ngành luật còn thiếu ý thức tự giác trong học tập, lo học đối phó. Giải thích thêm về lý do khiến các em nhận xét như trên, một số học sinh lớp 12 viện dẫn thêm:

- Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đầu ngành về đào tạo cán bộ pháp lý, cơ sở vật chất khang trang.

- Học ngành luật được học nhiều kiến thức khác nhau, thầy cô dạy tốt, cơ sở vật chất khang trang.

- Trường Luật đào tạo tốt, có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề.

Một điểm đáng chú ý là có rất ít học sinh lớp 12 chỉ đề cập đến một nguyên nhân duy nhất. Đa số các em nói đến nhiều nguyên nhân cùng làm nên chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý đạt loại khá, tốt; chứng tỏ học sinh lớp 12 cũng thấy được sự kết hợp của nhiều nguyên nhân mới làm nên chất lượng đào tạo tốt.

Câu hỏi nếu đánh giá chất lượng đào tạo trung binh hoặc chưa tốt thì do nguyên nhân nào?

Dưới đây là bảng số liệu đã được xử lý:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

0

Không trả lời

153

95.62

95.62

1

Nội dung đào tạo chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học

5

3.12

98.75

12

Nội dung đào tạo chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học và đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều

1

0.62

99.38

125

Chọn câu 1,2 và 5

1

0.62

100.00

 

Tổng số

160

100.00

 

 

Bảng C11: Các yếu tố dẫn đến chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt.

Bảng C11 cho thấy có rất ít, chỉ 7 học sinh lớp 12 đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt mức trung bình hoặc chưa tốt. Cụ thể, có 5 em đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt mức trung bình hoặc chưa tốt là do nội dung đào tạo ngành luật chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học; một em cho rằng do hai nguyên nhân là nội dung đào tạo ngành luật chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học và đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều; còn lại một em nói đến cả ba nguyên nhân: nội dung đào tạo ngành luật chưa chặt chẽ, thiếu tính khoa học, đội ngũ cán bộ có trình độ chưa đồng đều và phương pháp đào tạo chưa gắn lý thuyết với thực tiễn.

Kết luận: Thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo luật được dư luận xã hội trong đại đa số học sinh lớp 12 đánh giá là khá, tốt và rất tốt. Đạt được chất lượng tốt là do nhiều nguyên nhân khác nhau: quan trọng nhất là do nhà trường luật có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; tiếp đến là do nhà trường luật có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao; do nhà trường luật có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tỉễn; do nhà trường luật có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; cuối cùng là do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Các nguyên nhân này được học sinh lớp 12 nhìn nhận trong sự kết hợp qua lại giữa chúng với nhau, nếu chỉ một nguyên nhân duy nhất thì khó làm nên chất lượng đào tạo tốt. Bên cạnh đó cũng còn vài ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt mức trung bình hoặc chưa tốt. Nhìn chung dư luận xã hội trong học sinh lớp 12 có tính thống nhất cao trong các nhận định.

Cơ sở để họ đánh giá về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của trường luật chủ yếu từ các nguồn: các phương tiện thông tin đại chúng (60,78%); từ sự phản ánh của các sinh viên hiện đang theo học tại các cơ sở đào tạo luật (31,37%) và từ bạn bè học cùng trường, cùng lớp (7,84%).

III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THĂM DÒ DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP XÃ, PHƯỜNG

1. Khái quát về đối tượng được khảo sát:

Thăm dò dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay cần hướng tới nhiều đối tượng xã hội thì lượng thông tin thu thập được mới đa dạng, phong phú và phản ánh được nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của tiểu dự án, bên cạnh đối tượng thăm dò dư luận xã hội là sinh viên chính quy và học viên tại chức các Trường Đại học Luật (Khoa Luật), học sinh trung học phổ thông lớp 12, chúng tôi còn hướng tới một đối tượng khác là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, phường. Mỗi đối tượng xã hội trên đều có những đặc điểm xã hội riêng. Cán bộ quản lý cấp xã, phường là những người gần gũi, tiếp xúc nhiều với các tầng lớp nhân dân, nghe được nhiều thông tin về chất lượng đào tạo cử nhân luật và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý nên sự đánh giá của họ tương đối khách quan.

Xuất phát từ đặc thù của đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý cấp xã, phường nên chúng tôi xây dựng cho họ hai loại mẫu phiếu (Phiếu thăm dò dư luận xã hội và Phiếu phỏng vấn cá nhân) phù hợp với đặc điểm của đối tượng. Sau khi phát phiếu, chúng tôi thu về được 165 phiếu hợp lệ, bao gổm: phiếu thăm dò dư luận xã hội có 108 phiếu, chiếm 65,45%. Phiếu phỏng vấn cá nhân có 57 phiếu, chiếm 34,55%. Các đặc điểm xã hội của cán bộ quản ly cấp xã phường thể hiện như sau:

 

1. Về cơ cấu lứa tuổi được chia theo bốn nhóm tương ứng như sau:

 

Mã số

Nhóm tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Dưới 30 tuổi

36

21.82

21.82

2

Từ 30 đến 40 tuổi

43

26.06

47.88

3

Từ 40 đến 50 tuổi

54

32.73

80.61

4

Lớn hơn 50 tuổi

32

19.39

100.00

 

Tổng số

165

100.00

 

 

2. Về cơ cấu giới tính

Mã số

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Nam

121

73.33

73.33

2

Nữ

44

26.67

100.00

 

Tổng số

165

100.00

 

 

3. Xét theo cơ cấu về trình độ học vấn gồm bốn nhóm tương ứng dưới đây:

 

Mã số

Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Trung học cơ sở

14

8.70

8.70

2

Trung học phổ thông

55

34.16

42.86

3

Trung cấp

59

36.65

79.50

4

Cao đẳng, đại học

33

20.50

100.00

 

Tổng số

165

100.00

 

 

4. Xét theo chức danh hiện đang đảm nhiệm ở cấp xã, phường gồm có:

 

Mã số

Chức danh

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Bí thư đảng ủy xã phường

8

5.03

5.03

2

Phó bí thư đảng ủy xã phường

6

3.77

8.81

3

Chủ tịch xã phường

8

5.03

13.84

4

Phó chủ tịch xã phường

16

10.06

23.90

5

Cán bộ tư pháp

25

15.72

39.62

6

Chức danh khác

96

60.38

100.00

 

Tổng số

159

100.00

 

 

Các chức danh khác gồm có: Bí thư đoàn xã, phường; Chủ tịch MTTQ xã, phường; Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phường; Công an xã; Phó chủ tịch HĐND xã, phường; Đội trưởng đội thuế...

5. Xét theo địa bàn đang làm việc hiện nay gồm có:

Thành phố:

Mã số

Thành phố

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Nội thành

94

88.68

88.68

2

Ngoại thành

12

11.32

100.00

 

Tổng số

106

100.00

 

 

Nông thôn:

Mã số

Nông thôn

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Đồng bằng

21

33.33

33.33

2

Trung du

9

14.29

47.62

3

Miền núi

3363

52.38

100.00

 

Tổng số

 

100.00

 

 

Kết luận: Các cán bộ quản lý cấp xã, phường tham gia cuộc khảo sát, thăm dò dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay phân bố tương đối đều ở các nhóm tuổi dưới 30 tuổi đến trên 50 tuổi; cán bộ nam chiếm khoảng 3/4 và cán bộ nữ khoảng 1/4. Xét theo trình độ học vấn, chỉ có 8,70% trong số họ tốt nghiệp trung học cơ sở, tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn trung du và miền núi; có 20,50% đạt đến trình độ tốt nghiệp cao đẳng và đại học, đa số họ hiện đang làm việc ở khu vực đô thị, tập trung ở phường nội thành; số còn lại tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp, phân bố đều ở khu vực ngoại thành đô thị và nông thôn đồng bằng. Chức danh mà cán bộ quản lý cấp xã phường hiện đang đảm nhiệm cũng rất đa dạng, chủ yếu là Bí thư, Phó bí thư đảng ủy xã phường; Chủ tịch, Phó chủ tịch xã phường; Cán bộ tư pháp. Ngoài ra còn các chức danh khác như Bí thư đoàn xã, phường; Chủ tịch MTTQ xã, phường; Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phường; Công an xã; Phó chủ tịch HĐND xã, phường; Đội trưởng đội thuế… Những đặc điểm xã hội trên đảm bảo được tính thuần nhất và tính đại diện của đối tượng được khảo sát.

2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý qua dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phường

2.1. Vai trò của kiến thức pháp luật đối với cán bộ quản lý cấp xã phường:

Sự đánh giá của dư luận xã hội về một vấn đề xã hội nào đó bao giờ cũng phải dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất định của nó. Có như vậy thì sự đánh giá, phán xét đó mới đảm bảo độ tin cậy cao. Tìm hiểu trình độ kiến thức về pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phường chúng tôi được biết có 53,33% số người được hỏi chưa hề được đào tạo, trang bị kiến thức về pháp luật; số có trình độ sơ cấp chiếm 18,18%, trình độ trung cấp chiếm 112,12%, trình độ đại học luật chiếm 15,15% và có 2 người (1,21%) đạt trình độ sau đại học. Những người có trình độ trung cấp và đại học luật chủ yếu làm việc ở nội thành đô thị. Điều đó cho thấy sự trang bị kiến thức về pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phường tỷ lệ thuận với sự thuận lợi: về địa bàn cơ trú của họ. Càng ở đô thị, nông thôn đồng bằng càng có nhiều cán bộ quản lý cấp xã phường được trang bị kiến thức về pháp luật; ngược lại, càng ở xa đô thị, ở khu vực nông thôn trung du và miền núi càng ít người trang bị kiến thức về pháp luật.

Vậy vai trò của kiến thức pháp luật quan trọng, cần thiết như thế nào đối với cán bộ quản lý cấp xã phường? Thông tin thu được về câu hỏi này như sau:

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất cần thiết

130

78.79

78.79

2

Cần thiết

35

21.21

100.00

 

Tổng số

165

100.00

 

 

Bảng D1. Vai trò của kiến thức pháp luật

Có ba phương án trả lời về vai trò của kiến thức pháp luật: một là rất cần thiết, hai là cần thiết, ba là có cũng được, không có cũng được. Trong ba cấp độ đó, có tới 130/165 người (chiếm 78,79%) khẳng định rằng kiến thức pháp luật rất cần thiết đối với cán bô quản lý cấp xã phường. Trong số này có mặt hầu hết những cán bộ đang công tác ở miền núi, cho thấy vai trò của kiến thức pháp luật là hết sức quan trọng đối với nông thôn miền núi; có 67/130 cán bộ (51,54%) thuộc nhóm chưa được đào tạo kiến thức về pháp luật, tức là càng những cán bộ xã phường chưa có kiến thức về pháp luật càng nhận thức sâu sắc về vai trò của kiến thức pháp luật đối với công việc của họ. Bảng D1 cũng cho thấy có 35/165 cán bộ (21,21%) cho rằng kiến thức pháp luật cần thiết đối với cán bộ quản lý cấp xã phường. Không có ai nói rằng kiến thức pháp luật là không cần thiết hay có cũng được mà không có cũng được.

Như vậy, tất cả cán bộ quản lý cấp xã phường đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kiến thức pháp luật đối với công việc của họ. Điều đó được họ giải thích như sau:

- Cán bộ xã phường thường xuyên tiếp xúc trực tiếp giải quyết công việc với dân, nơi cuối cùng thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy cán bộ xã phường cần được trang bị kiến thức pháp luật để giải quyết công việc ở tại địa bàn tốt hơn.

- Nhà nước có chủ trương đổi mới quản lý hành chính Nhà nước, cần phải nâng cao trình độ kiến thức pháp luật cho cán bộ làm tư pháp ở cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyển pháp luật trong đời sống nhân dân.

- Dân trí ngày càng cao, đòi hỏi cán bộ xã phường càng phải có trình độ mới đáp ứng nhu cầu làm việc của nhân dân.

- Xã phường là chính quyền địa phương nên người làm công tác xã phường rất cần thiết biết kiến thức pháp luật.

- Nếu cán bộ xã phường có trình độ pháp luật thì giải quyết công việc và thắc mắc của nhân dân được tốt hơn.

- Trình độ kiến thức pháp luật của cán bộ xã phường rất thấp, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi giải quyết công việc sai nguyên tắc, thậm chí vi phạm pháp luật.

- Mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước đều được thực hiện ở xã phường, vì vậy cán bộ xã phường cần phải được đào tạo kiến thức pháp luật để hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật tốt hơn. Xã phường là chính quyền địa phương nên người làm công tác xã phường rất cần thiết biết kiến thức pháp luật, nhiều khi công việc không cần đến nhiều ngành, nhiều cấp giải quyết nếu cán bộ có kiến thức pháp luật.

- Cán bộ xã phường là người gần dân nhất, giải quyết công việc của dân nên rất cần kiến thức pháp luật.

- Vùng sâu, vùng xa bà con hiểu biết pháp luật rất thấp, vì vậy cần tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật cho vùng sâu, vùng xa.

- Thực tế ở địa phương chỉ làm theo kinh nghiệm mà không theo kiến thức pháp luật

2.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý ở nước ta hiện nay

Cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá thế nào về thực trạng nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý ở nước ta hiện nay? Về vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi: Cán bộ pháp lý ở nước ta có đủ đáp ứng yêu cầu không? Kết quả khảo sát như sau:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Thiếu nhiều so với nhu cầu

71

43.29

43.29

2

Thiếu chút ít so với nhu cầu

10

6.10

49.39

3

Đủ đáp ứng nhu cầu

10

6.10

55.49

4

Thừa chút ít

8

4.88

60.37

5

Thừa nhiều

2

1.22

61.59

6

Chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu

63

38.41

100.00

 

Tổng số

164

100.00

 

 

Bảng D2: Nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do tốc độ đào tạo không kịp

54

33.13

33.13

2

Do tốc độ đào tạo tương đối phù hợp

18

11.04

44.17

3

Do tốc độ đào tạo lớn

8

4.91

49.08

4

Do không có kế hoạch phân bố hợp lý cán bộ pháp lý ở địa phương

81

49.69

98.77

5

Lý do khác

2

1.23

100.00

 

Tổng số

163

100.00

 

 

Bảng D3: Những căn cứ để đánh giá như ở bảng D2.

Các số liệu trong bảng D2 cho thấy có 71/164 (chiếm 43,29%) người trả lời cho rằng quy mô đào tạo cử nhân luật như hiện nay còn thiếu nhiều và 10 người (chiếm 6,10%) nói là thiếu chút ít so với nhu cầu xã hội. Trong số này có đủ đại diện tương đối đồng đều ở các nhóm tuổi và ở các địa bàn cư trú. Tương ứng với bảng D3, căn cứ để họ đánh giá cán bộ pháp lý còn thiếu nhiều so với nhu cầu xã hội là do tốc độ đào tạo không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; có 33,13% số người trả lời cho là như vậy. Tất nhiên còn một lý do khác để họ đánh giá thiếu nhiều là do không có kế hoạch phân bố hợp lý cán bộ pháp lý ở các vùng, các đại phương. Khi trả lời phỏng vấn cá nhân, họ giải thích thêm như sau:

- Thực ra số cán bộ có trình độ pháp luật trên tổng số dân cư ở nước ta là thấp, tình trạng thừa ở thành phố lớn nhưng vẫn thiếu ở vùng sâu, vùng xa.

- Đào tạo ngành Luật so với nhu cầu hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sinh viên học xong không chịu về địa phương công tác, cần tăng cường đào tạo cán bộ pháp lý cho cơ sở.

- Chỉ đào tạo ở thành phố, vùng sâu vùng xa còn thiếu nhiều cán bộ.

- Thiếu cán bộ pháp luật là thực tế, còn thừa chỉ là tình trạng giả tạo, nhiều người không muốn làm việc ở những vùng khó khăn.

- Ở địa phương một ngày giải quyết rất nhiều công việc liên quan đến pháp luật, vì vậy cán bộ xã phường rất cần có kiến thức pháp luật.

- Người được đào tạo pháp luật ở nước ta chưa đáp ứng được thực tế, cán bộ làm công tác tư pháp ở địa phương không đáp ứng được công việc dẫn đến nhiều khi làm sai.

Các số liệu trong bảng D2 cũng cho thấy chỉ có 10 người (6,10%) đánh giá số lượng cán bộ pháp lý hiện nay đủ đáp ứng yêu cầu xã hội. Sở dĩ họ đánh giá như vậy là vì thấy tốc độ đào tạo tương đối phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cũng có rất ít (10 người, chiếm 6,00%) cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá số lượng cán bộ pháp lý hiện nay thừa nhiều hoặc thừa chút ít so với nhu cầu xã hội do tốc độ đào tạo lớn hơn so với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận định này dưa vào các căn cứ sau:

- Quá nhiều cơ sở đào tạo tại chức Luật, đào tạo hệ chuyên tu, tại chức phải chú ý đến chất lượng.

- Nhà nước quan tâm đến đào tạo cán bộ pháp luật nhưng sinh viên ra trường lại không có việc và làm trái ngành nghề.

- Trong thực tế chỉ một số ít cán bộ được đào tạo là được phân công công việc.

Chiếm một tỷ lệ đáng kể (63/164 người, 38,41%) những cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá số lượng cán bộ pháp lý hiện nay đang trong tình trạng là chỗ thừa vẫn thừa mà chỗ thiếu vẫn thiếu. Số này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn trung du và miền núi, trong nhóm cán bộ chưa được trang bị kiến thức về pháp luật. Sở dĩ họ đánh giá tình trạng chỗ thừa vẫn thừa mà chỗ thiếu vẫn thiếu là do không có kế hoạch phân bố hợp lý cán bộ pháp lý ở các vùng, các địa phương. Khi trả lời phỏng vấn cá nhân, họ giải thích thêm như sau:

- Do bị ràng buộc bởi cơ chế, sự phân công thiếu hợp lý, chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.

- Sắp xếp cán bộ không đúng với chuyên môn đào tạo.

- Tình trạng thừa cán bộ pháp luật chỉ ở thành phố, còn ở vùng sâu vùng xa vẫn thiếu cán bộ pháp luật.

- Người được đào tạo pháp luật không muốn làm việc ở vùng sâu, vùng xa nên chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.

- Cán bộ xã phường không phải là công chức, do đó nhiều người đã được đào tạo dù không có việc nhưng cũng không muốn làm việc ở cấp xã phường.

- Trường luật đào tạo nhiều sinh viên nhưng chưa có kế hoạch phân bổ, sinh viên không có việc làm nhưng cán bộ pháp luật ở địa phương vẫn thiếu.

- Cán bộ pháp luật thì thiếu nhiều nhưng sinh viên đào tạo ra vẫn không xin được việc.

- Do sinh hoạt quá chênh lệch giữa nông thôn và thành thị nên sinh viên ra trường không muốn về nông thôn, Nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm việc ở vùng nông thôn.

- Người tốt nghiệp đại học gần như không muốn về nông thôn, chí muốn làm việc ở thành thị dù không đúng chuyên môn đào tạo.

3. Thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của tiểu dự án là điều tra thăm dò dư luận xã hội về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý. Vậy dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá như thế nào vể chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở nước ta hiện nay? Kết quả thông tin thu thập được thể hiện ở bảng D4:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất tốt

14

8.59

8.59

2

Tốt

69

42.33

50.92

3

Khá

51

31.29

82.21

4

Trung bình

26

15.95

98.16

5

Chưa tốt

3

1.84

100.00

 

Tổng số

163

100.00

 

 

Bảng D4: Đánh giá về chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật.

Đây là câu hỏi chung được đặt ra với tất cả các đối tượng trả lời bảng hỏi. Do đó, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo cử nhân luật cũng được chúng tôi phân chia theo năm mức độ cụ thể: rất tốt, tốt, khá, trung bình và chưa tốt. Các số liệu trong bảng D4 cho thấy có 14/163 cán bộ xã phường (chiếm 8,59%) đánh giá chất lượng đào tạo rất tốt; 69/163 người (chiếm 42,33%) đánh giá chất lượng đào tạo tốt và 51 người (31,29%) đánh giá chất lượng đào tạo khá. Tổng cộng, số cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá chất lượng đào tạo khá, tốt và rất tốt chiếm tới 82,21%. Chỉ có 26 cán bộ xã phường (15,95%) đánh giá chất lượng đào tạo trung bình và 3 người (1,84%) đánh giá chất lượng đào tạo chưa tốt.

Như vậy, phần lớn cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay đạt kết quả khá, tốt và rất tốt. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ đánh giá chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt. Vậy đâu là những nguyên nhân đưa tới chất lượng đào tạo tốt và đâu là những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo bị đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt?

4. Các nguyên nhân giúp cho công tác đào tạo luật đạt chất lượng khá tốt

Giống như với các đối tượng xã hội được khảo sát khác, để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Nếu đánh giá chất lượng đào tạo là khá, tốt hoặc rất tốt xin cho biết do nguyên nhân nào? Kết quả trả lời của cán bộ quản lý cấp xã phường như sau:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do có nội dung và chương trình đào tạo chặt chẽ, khoa học

87

28.43

28.43

2

Do có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và tâm huyết

118

38.56

66.99

3

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập và nghiên cứu

53

17.32

84.31

4

Do có cơ sở vật chất tốt

10

3.27

87.58

5

Do phương pháp đào tạo kết hợp chặt chẽ lý thuyết với thực tế

37

12.09

99.67

6

Nguyên nhân khác

1

0.33

100.00

 

Tổng số

306

100.00

 

 

Bảng D5: Nguyên nhân giúp cho chất lượng đào tạo luật đạt loại khá tốt

Nhìn vào bảng D5 có thể thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá chất lượng đào tạo luật khá, tốt hoặc rất tốt nằm ở cả 5 yếu tố:

a) Do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao. Khi xây dựng được một chương trình đào tạo có kết cấu chặt chẽ, phù hợp với quỹ thời gian đào tạo; nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và làm nên chất lượng đào tạo tốt. Có 87/306 (chiếm 28,43%) cán bộ xã phường đề cập tới nguyên nhân này. Đây là một tỷ lệ đáng kể xét trong tương quan với các nguyên nhân khác được đề cập. Nguyên nhân này chủ yếu được xem xét kết hợp với các nguyên nhân khác chứ không phải chỉ một mình nó làm nên chất lượng đào tạo tốt.

b) Do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có được nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao nhưng còn cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì mới truyền tải tới sinh viên những kiến thức khoa học xã hội và khoa học pháp lý, tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức tốt để họ vững vàng bước vào đời. Với 118/306 lượt (chiếm 38,56%) cán bộ xã phường nói đến nguyên nhân này, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân, chứng tỏ cán bộ xã phường cũng rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nói đến nguyên nhân do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, họ giải thích thêm như sau:

- Dư luận đều cho rằng cán bộ giảng dạy trường luật có trình độ cao, chất lượng tương đối đều nhưng cần chú ý hơn đến kiến thức thực tiễn.

- Nhà nước quan tâm đến giáo viên, do đó giáo viên yên tâm công tác tốt, chất lượng đào tạo cũng được nâng lên.

- Tâm huyết với nghề giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đối với sinh viên rất tốt

c) Do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Công nghệ giảng dạy đại học hiện đại thường lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Chỉ có thể có chất lượng đào tạo tốt khi sinh viên chủ động tích cực và có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Trong số cán bộ xã phường tham gia cuộc khảo sát có 53/306 lượt người (chiếm 17,32%) cho rằng công tác đào tạo đạt chất lượng khá tốt là do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Họ cũng cho rằng yếu tố này chỉ có ý nghĩa khi nó nằm trong sự phối kết hợp với các nguyên nhân khác.

d) Do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Dĩ nhiên cơ sở vật chất tốt chưa phải là tất cả, nhưng các điều kiện vật chất như thư viện, hội trường, thiết bị âm thanh, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo... lại không thể thiếu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Thực ra nguyên nhân này được rất ít cán bộ xã phường đề cập đến, chỉ có 10/306 lượt người (3,27%) nhắc đến nó. Cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu dạy và học chỉ là yếu tố cần chứ chưa phải đủ để làm nên chất lượng đào tạo tốt.

e) Do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải có phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo. Nguyên nhân này được 37/306 lượt người trả lời (chiếm 12,09%) nói đến. Đây là một tỷ lệ thấp, chứng tỏ còn có khoảng cách xa giữa lý luận và thực tiễn trong phương pháp giảng dạy của giảng viên. Cán bộ xã phường giải thích:

- Sinh viên thiếu kiến thức thực tế

- Nội dung đào tạo cần luôn luôn đổi mới phù hợp với thực tế, giáo trình cho sinh viên đầy đủ hơn.

- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết, cơ sở đào tạo tốt, nhưng phương pháp chưa kết hợp lý thuyết với thực tiễn.

- Cán bộ xã phường ở địa phương gần như không ai có bằng chính quy, khi đi học tại chức thì lại quá thiếu kiến thức sát với thực tế.

- Cán bộ đi học kết hợp vừa học vừa làm, do đó học phải đi đôi với thực tiễn.

5. Các nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo bị đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt.

Chúng ta biết rằng có tới 82,21% cán bộ xã phường đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật đạt loại khá tốt. Bên cạnh đó vẫn còn 17,79% trong số họ cho rằng chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Dưới đây là bảng số liệu minh họa:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do có nội dung và chương trình đào tạo chưa chặt chẽ và chưa mang tính khoa học cao

6

15.00

15.00

2

Do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn thiếu có trình độ chưa đồng đều.

5

12.50

27.50

3

Do sinh viên thiếu ý thức trong học tập và nghiên cứu

5

12.50

40.00

4

Do thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

2

5.00

45.00

5

Do phương pháp đào tạo chưa kết hợp lý thuyết với thực tế

2

5.00

50.00

6

Lý do khác

1

2.50

52.50

 

Chọn 13

2

5.00

57.50

 

Chọn 14

1

2.50

60.00

 

Chọn 15

1

2.50

62.50

 

Chọn 23

2

5 00

67.50

 

Chọn 24

1

2.50

70.00

 

Chọn 35

5

12.50

82.50

 

Chọn 45

2

5.00

8750

 

Chọn 235

1

2.50

90.00

 

Chọn 245

1

2.50

92.50

 

Chọn 345

2

5.00

97.50

 

Chọn 1235

1

2.50

100.00

 

Tổng số

40

100.00

 

 

Bảng D6: Các nguyên nhân dẫn tới chất lượng đào tạo trung bình và chưa tốt

Các số liệu ở bảng D6 cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho một bộ phận cán bộ xã phường đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, bao gồm:

a) Do nội dung chương trình đào tạo của nhà trường chưa chặt chẽ và chưa mang tính khoa học cao. Nguyên nhân này được 11/40 lượt người trả lời đề cập tới, chiếm 27,50%.

b) Do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu và trình độ không đều. Có 11/40 lượt người trả lời đề cập tới nguyên nhân này, chiếm 27,50%.

c) Do sinh viên của trường thiếu ý thức trong học tập, nghiên cứu. Nguyên nhân này được 17/40 lượt người trả lời đề cập tới, chiếm 40,52%.

d) Do thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Nguyên nhân này được 9/40 lượt người trả lời đề cập tới, chiếm 22,50%.

e) Do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn. Có 15/40 lượt người trả lời đề cập tói nguyên nhân này, chiếm 37,50%.

Một số cán bộ xã phường nhìn nhận hai hoặc ba nguyên nhân cùng kết hợp dẫn tới chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý trung bình hoặc chưa tốt. Có một số ý kiến giải thích thêm về các nguyên nhân đượe đề cập như sau:

- Đầu vào tuyển chọn chưa chặt chẽ, thái độ học tập của sinh viên còn lơ là. Một số sinh viên học đối phó nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

- Học viên tại chức kết hợp phải kết hợp vừa học vừa làm nên chưa chuyên tâm học tập, kết quả học tập nhiều khi còn kém.

- Hiện nay quá nhiều cơ sở đào tạo pháp luật chạy theo cơ chế thị trường nên chất lượng đào tạo kém.

- Kiến thức của cán bộ giảng dạy chưa đồng đều, đào tạo không chú ý việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Kết luận: Phần lớn cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay đạt kết quả khá, tốt và rất tốt. Có được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: một là, do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao; hai là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; ba là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; bốn là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên và năm là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Các nguyên nhân này được cán bộ quản lý cấp xã phường nhìn nhận trong sự kết hợp giữa chúng với nhau, nhờ sự kết hợp đó mới giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý đạt chất lượng tốt. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ đánh giá chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt vì những nguyên nhân ngược lại với các nguyên nhân kể trên. Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo luật cần phát huy hơn nữa các thế mạnh của mình và tìm cách hạn chế những nhược điểm còn tồn tại.

Một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các cuộc thăm dò dư luận xã hội là cần phải kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu được. Để kiểm tra độ tin cậy của những thông tin thu được về thực trạng chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý, những nguyên nhân của thực trạng đó qua những nhận định, đánh giá của cán bộ quản lý cấp xã phường, chúng tồi đề nghị cán bộ quản lý cấp xã phường cho biết những nhận định của họ dựa trên cơ sở nào?

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Vì bản thân đã theo học luật

51

21.61

21.61

2

Nghe các sinh viên đang theo học luật về nói lại

66

27.97

49.58

3

Nghe qua dư luận trong nhân dân

51

21.61

71.19

4

Nghe qua đánh giá phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng

56

23.73

94.92

5

Căn cứ khác

11

4.66

99.58

 

Tổng số

236

100.00

 

 

Bảng D7. Cơ sở thông tin để đưa ra các nhận định

Các kết quả trong bảng D7 cho thấy những nguồn thông tin làm cơ sở để cán bộ xã phường đưa ra các nhận định, đánh giá về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tương đối đa dạng và phân bố tương đối đồng đều ở cả bốn nguồn: bản thân đã theo học luật; nghe các sinh viên đang theo học luật về nói lại; nghe qua dư luận trong nhân dân và nghe qua đánh giá phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, các thông tin đảm báo chất lượng và có độ tin cậy cao.

6. Sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn

Thực trạng chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật còn biểu hiện ở sự áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của họ. Vậy giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn có sự bất cập không? Kết quả là 118/162 người (chiếm 72,84%) cho rằng có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Chỉ có 30/162 người (chiếm 18,52%) cho là không có sự bất cập. Dựa trên những cơ sở nào mà cán bộ quản lý cấp xã phường có sự đánh giá như trên?

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có sự bất cập:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Chương trình đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tế

56

25.11

25.11

2

Thời gian thực tập của sinh viên chính quy chưa mang lại hiệu quả

25

11.21

36.32

3

Học viên tại chức không được thực tập nên không có thời gian cọ sát thực tế

65

29.15

65.47

4

Một bộ phận không làm đúng chuyên ngành được đào tạo

30

13.45

78.92

5

Nhà nước đào tạo cử nhân luật nhưng chưa chú ý nhiều tới việc sử dụng họ có hiệu quả

47

21.08

100.00

 

Tổng số

223

100.00

 

 

Bảng D8: Những nguyên nhân dẫn đến sự bất cập.

Các ý kiến trả lời trong bảng D8 tập trung vào năm nguyên nhân cơ bản tạo ra sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật:

a) Chương trình đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tế. Vì lý do này nên nhiều cử nhân luật ra trường được tuyển dụng đã không thể phát huy ngay kiến thức pháp luật vào thực tiễn công việc được giao, lúng túng trước thực tế cuộc sống sôi động. Đó là một biểu hiện của sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Có 56/223 lượt người trả lời (chiếm 25,11%) nói tới nguyên nhân này. Họ giải thích thêm như sau:

- Thực tế và lý thuyết không đi đôi với nhau. Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường luật mà chưa hề dự một phiên toà nào, như thế là thiếu thực tế, học viên tại chức thì lại càng thiếu thực tế.

- Nội dung đào tạo thiên về lý thuyết, không có thực tế; cử nhân được đào tạo lĩnh vực pháp luật nhưng lại làm việc ở lĩnh vực khác.

- Thiếu kiến thức thức tiễn nên hiệu quả công việc chưa cao, do không làm đúng chuyên môn được đào tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ chưa tốt.

- Sinh viên ra trường lúng túng trước thực tế.

b) Thời gian thực tập của sinh viên chính quy chưa mang lại hiệu quả. Một số sinh viên chính quy thậm chí còn coi thời gian thực tập là để nghỉ xả hơi sau mấy năm học tập vất vả. Có 25/223 lượt người trả lời nhắc đến nguyên nhân này, chiếm 11,21%.

c) Học viên tại chức không được thực tập nên không có thời gian cọ sát thực tế. Nguyên nhân này được 65/223 lượt cán bộ xã phường nói đến, chiếm 29,15%. Có thêm một số ý kiến giải thích cho nguyên nhân này:

- Đối với sinh viên tại chức không nên dùng hình thức viết khoá luận vì chỉ là sự sao chép của nhau.

- Nhà trường nên liên hệ với các cơ quan pháp luật ở địa phương nơi mở lớp tại chức, đề nghị các cơ quan đó tạo điều kiện giúp đỡ để học viên tại chức tự tìm hiểu, thâm nhập thực tế, nâng cao hiệu quả học tập.

d) Một bộ phận cử nhân luật không làm đúng chuyên ngành được đào tạo. Đây là một bất cập lớn giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Có 30/223 lượt người trả lời nhắc đến nguyên nhân này, chiếm 13,45%. Các ý kiến giải thích như sau:

- Cần đưa kiến thức thực tiễn vào chương trình đào tạo, điều chỉnh cán bộ làm việc cho đúng với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.

- Hiện nay đào tạo nhiều nhưng sử dụng không đúng chuyên môn.

- Nhu cầu đào tạo và vấn đề giải quyết việc làm hiện nay là bất cập.

- Phân công công tác không đúng với ngành nghề được đào tạo.

- Nhà nước khi tuyển cán bộ chỉ chú trọng đến bằng cấp mà không chú trọng đến nhiều vấn đề khác, hơn nữa nếu ra trường cứ chờ đúng nghề thì biết đến bao giờ mới xin được việc.

- Sinh viên ra trường không xin được việc nhưng người không có trình độ thì lại có việc sau đó mới đi học luật.

e) Nhà nước đào tạo cử nhân luật nhưng chưa chú ý nhiều tới việc sử dụng họ có hiệu quả. Nguyên nhân này được 47/223 lượt cán bộ xã phường nói đến, chiếm 21,08%. Có thêm một số ý kiến giải thích cho nguyên nhân này:

- Nhà nước bỏ kinh phí để đào tạo nhưng lại không sử dụng hết, thế là lãng phí.

- Ngành nào cũng cần phải có kiến thức pháp luật thì cán bộ mới làm tốt được.

Các yếu tố đảm bảo không có sự bất cập bao gồm:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Vì chương trình đào tạo của nhà trường đã kết hợp lý thuyết với thực tiễn

10

17.54

17.54

2

Vì chất lượng đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng

16

28.07

45.61

3

Vì cán bộ cử nhân luật đã đáp ứng được công việc hàng ngày

20

35.09

80.70

4

Vì xã hội đánh giá cao vai trò của cử nhân luât

10

17.54

98.25

5

Lý do khác

1

1.75

100.00

 

Tổng số

57

100.00

 

 

Bảng D9: Các yếu tố đảm bảo không có sự bất cập

Chỉ có 33 cán bộ xã phường khẳng định rằng không có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật, chiếm một tỷ lệ thấp. Các lý do mà họ đưa ra lựa chọn bao gồm:

a) Vì chương trình đào tạo của nhà trường đã kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Có 10/57 lượt người trả lời đề cập tới nguyên nhân này, chiếm 17,54%.

b) Vì chất lượng đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Yếu tố này được 16/57 lượt cán bộ xã phường nói đến, chiếm 28,07%. Họ đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Luật Hà Nội là tốt.

c) Vì cán bộ cử nhân luật đã đáp ứng được công việc hàng ngày. Có 20/57 lượt người trả lời đề cập tới nguyên nhân này, chiếm 35,09%. Những người này cho rằng cán bộ pháp lý đã sử dụng kiến thức được học để giải quyết công việc. Khi có kiến thức pháp luật thì giải quyết công việc tốt hơn.

d) Vì xã hội đánh giá cao vai trò của cử nhân luật. Yếu tố này được 10/57 lượt cán bộ xã phường nói đến, chiếm 17,54%. Sở dĩ họ đánh giá như vậy vì dân trí càng cao thì vai trò của cử nhân luật càng được đánh giá cao. Nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật làm tốt công việc, được nhân dân tin cậy.

Kết luận: Phần lớn cán bộ quản lý cấp xã phường tham gia cuộc thăm dò dư luận xã hội (chiếm 72,84%) cho rằng có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có năm nguyên nhân cơ bản: một là, nội dung chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật còn thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; hai là, cuối khoá học sinh viên chính quy được bố trí đi thực tập, nhưng thời gian thực tập của sinh viên chính quy chưa mang lại hiệu quả thiết thực; ba là, do đặc thù của loại hình đào tạo tại chức, học viên tại chức không được đi thực tập nên không có thời gian cọ sát thực tế; bốn là, một bộ phận cán bộ tốt nghiệp ngành luật không làm đúng chuyên ngành được đào tạo nên không phát huy được kiến thức vào công việc được giao; năm là, Nhà nước đào tạo cử nhân luật nhưng chưa chú ý nhiều tới việc sử dụng họ một cách có hiệu quả. Chỉ có 30/162 người (chiếm 18,52%) cho là không có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

7. Nhà trường cần rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất nghề nghiệp gì?

7.1. Một vấn đề có tính bức xúc liên quan tới hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang được thực tiễn đặt ra là Nhà trường ĐH Luật cần rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất nghề nghiệp gì để khi ra trường có thể làm việc tốt? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra 4 phẩm chất sau:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý.

b) Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn.

c) Có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người.

d) Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản.

Kết quả xử lỷ thông tin như sau:

 

Mã số

Các phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Có bản lĩnh chính trị vững vàng

143

50.00

50.00

2

Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn

53

18.53

68.53

3

Gó kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề trước nhiều người

46

16.08

34.62

4

Có kỹ năng tốt trong xây dựng văn bản

44

15.38

100.00

 

Tổng số

286

100.00

 

 

Bảng D10: Các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết cho cử nhân luật.

Quan sát các số liệu trong bảng D10 chúng ta thấy các phẩm chất nghề nghiệp được đánh giá như sau:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghể nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý. Với 143/286 lượt người trả lời đề cập đến, chiếm 50,00%, đây là phẩm chất nghề nghiệp được nhiều người đánh giá quan trọng nhất. Tính chất quan trọng này được họ giải thích bằng các lý do:

- Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng CS cầm quyền vì vậy những cán bộ nhất là trong ngành pháp luật càng cần phải có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

- Cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực làm việc.

- Nếu không có đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị thì cán bộ dễ bị tha hoá, kỹ năng diễn đạt trình bày là vấn đề không thể thiếu được của cán bộ làm công tác pháp luật.

- Bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp là không thể thiếu được đối với cán bộ pháp luật.

7.2. Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất rất cần cho công việc, mới đảm bảo công bằng xã hội. Thiếu đạo đức nghề nghiệp là mất cái gốc của sự công bằng xã hội. Nếu không có đạo đức nghề nghiệp sẽ làm suy thoái chuẩn mực đạo đức, dẫn đến vi phạm pháp luật.

7.3. Có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. Phẩm chất này được 53/286 lượt người trả lời nói đến, chiếm 18,53%. Đây là một tỷ lệ thấp, chứng tỏ ít người coi trọng phẩm chất này. Còn những người đánh giá cao phẩm chất này đề nghị việc đào tạo cán bộ pháp lý cần rèn luyện cho họ có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. Nâng cao kiến thức thực tế và lý thuyết cho cán bộ làm công tác pháp luật.

7.4. Có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người. Phẩm chất này chỉ được 46/286 lượt cán bộ xã phường nói đến, chiếm 16,08%. Sự cần thiết của phẩm chất này được giải thích rằng: Là một cán bộ pháp luật thì không những có kiến thức pháp luật mà còn phải biết cách tuyên truyền pháp luật cho mọi người.

7.5. Có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản. Phẩm chất này cũng chỉ được 44/286 lượt cán bộ xã phường đề cập đến, chiếm 15,38%. Tính chất cần thiết của phẩm chất này được giải thích thêm:

- Xã hội cần nhiều người có kiến thức pháp luật, Nhà trường cần tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng soạn thảo văn bản cho sinh viên.

- Cán bộ pháp luật cần phải có tất cả những phẩm chất trên, phải có kiến thức thực tế để giải quyết công việc, phải có kỹ năng tổng hợp và trình bày, tăng cường kỹ năng soạn thảo văn bản.

- Cử nhân luật còn nhiều hạn chế trong việc soạn thảo văn bản, nhiều sinh viên ra trường mà không viết nổi một cái đơn xin việc.

- Văn bản pháp luật phải chặt chẽ, từ ngữ cần rõ ràng để tránh vận dụng sai pháp luật.

Kết luận. Các cơ sở đào tạo cử nhân luật còn nhiều hạn chế trong việc giáo dục, rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Trong thời gian tới cần chú trọng nhiều hơn tới công tác này. Đặc biệt rèn luyện cho cử nhân luật: có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản.

8. Kiến nghị về công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý:

8.1. Giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ pháp luật, lý luận đi đôi với thực tiễn, tổ chức cho sinh viên thực tập nhiều hơn để tiếp cận với thực tiễn đời sống pháp luật.

8.2. Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa, người có tấm bằng cử nhân luật phải tương xứng với tấm bằng. Hiện nay có nhiều người có bằng cử nhân luật mà kiến thức vể pháp luật còn quá yếu nếu như không muốn nói là chẳng có gì.

8.3. Đào tạo cán bộ pháp luật phải có bản lĩnh chính trị, cần phải có thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực tế thì mới làm tốt công tác pháp lý.

8.4. Tuyển sinh đầu vào và thi tốt nghiệp đối với hệ đào tạo tại chức cần được tổ chức chặt chẽ hơn.

8.5. Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên để sau này có thể làm việc tốt.

8.6. Có nhiều cơ sở mở lớp đào tạo luật nên Trường Đại học Luật Hà Nội cần phải quan tâm chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

8.7. Mở rộng đào tạo cho các địa phương còn thiếu cán bộ pháp luật.

8.8. Quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác pháp luật, hạn chế tiêu cực trong đào tạo

8.9. Một số giáo viên có học vị tiến sĩ nhưng phương pháp giảng khô khan, khó tiếp thu, đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy

8.10. Nên tạo điều kiện cho sinh viên được thâm nhập thực tế, được đi dự các phiên toà, hướng tới đào tạo cán bộ pháp luật có chất lượng cao.

8.11. Đề nghị các cơ sở đào tạo luật tăng cường công tác quản lý giảng dạy và học tập tại các địa phương.

8.12. Trường luật phải có một đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, lý thuyết phải gắn với thực tế.

8.13. Nhà trường nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo tại chức.

8.14. Chất lượng đào tạo thể hiện ở lượng kiến thức nhận được và khả năng thích ứng với công việc, cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên chặt chẽ hơn.

8.15. Nên thường xuyên điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát với tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm túc quy chế gảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

8.16. Đề nghị Nhà nước có chế độ tuyển dụng cán bộ xã phường có chất lượng ngay từ đầu. Nhiều người đã đi làm mà chưa có trình độ học vấn nói chung và trình độ kiến thức pháp luật nói riêng.

8.17. Mở rộng đào tạo cử nhân luật hơn nữa. Một số môn luật có số tiết quá dài, nội dung dàn trải. Không nên dạy tràn lan, không nên cứ một văn bản pháp luật ra đời là trở thành một môn học.

8.18. Quan tâm hơn nữa đến đào tạo cán bộ pháp lý cho vùng sâu vùng xa, chú trọng đến chất lượng đào tạo.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG CỦA TIỂU DỰ ÁN

1. Các kết luận chung

1.1. Với đối tượng sinh viên chính quy và học viên tại chức:

Một là, thực trạng tư tưởng, tâm lý của sinh viên luật chính quy và tại chức hiện nay là rất tốt. Mục đích đi học luật của mỗi người có khác nhau, nhưng họ tin tưởng vào quyết định chọn ngành luật để học và yên tâm học tập, rèn luyện.

Hai là, sự đánh giá của dư luận xã hội trong sinh viên chính quy về quy mô đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay còn có những ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Nhìn chung dư luận trong sinh viên chính quy cho rằng quy mô đào tạo luật hiện nay là quá nhiều so với nhu cầu xã hội. Mặc dù vậy xã hội vẫn đang rất cần những người có trình độ kiến thức pháp luật. Trong khi đó đa số học viên tại chức lại đánh giá quy mô đào tạo cử nhân luật là hợp lý hoặc còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy giữa nhu cầu được đào tạo cử nhân luật và nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý ở các hệ đào tạo khác nhau còn có những điểm chưa thống nhất. Nên chăng giảm quy mô đào tạo chính quy, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng cử nhân chính quy; tăng quy mô đào tạo tại chức cả về số lượng và chất lượng.

Ba là, phần kiến thức đại cương nhìn chung là hợp lý, nên giữ nguyên như hiện nay hoặc bổ sung thêm nếu có thể. Thực tế cho thấy trong nội dung đào tạo phần kiến thức chuyên ngành của các cơ sở đào tạo luật còn thiên về giảng lý thuyết, thiếu kiến thức thực tiễn, thiếu kiến thức về định hướng và kỹ năng nghề nghiệp.

Bốn là, mặc dù cách đánh giá của cả sinh viên chính quy và học viên tại chức về tính khoa học hay chưa khoa học trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kỳ không nhất quán, song nó cũng nói lên thực trạng của việc sắp xếp lịch học và gợi lên nhiều điều khiến các nhà quản lý đào tạo luật phải suy nghĩ.

Năm là, dư luận xã hội đánh giá chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật nhìn chung là khá và tốt. Có được điều đó chủ yếu là do các cơ sở đào tạo có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

1.2. Với đối tượng học sinh phổ thông lớp 12:

Một là, phần lớn học sinh lớp 12 được hỏi trả lời rằng bố mẹ, người thân của các em đã định hướng hoặc gợi ý cho các em chọn ngành, chọn trường để thi vào đại học. Đa số các em hiện đang sống ở khu vực đô thị (nội thành) và khu vực nông thôn (đồng bằng), trong những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá giả và trung bình. Điều đó cho thấy rằng: thứ nhất, các bậc phụ huynh ngày nay quan tâm nhiều hơn tới sự định hướng nghề nghiệp cho con cái, sẵn sàng tạo những điểu kiện tốt nhất có thể được để con cái họ có cơ hội đạt được trình độ học vấn cao; thứ hai, các bậc phụ huynh nhận thức tốt hơn vấn đề bình đẳng giới khi hầu như không có sự phân biệt con trai hay con gái trong việc định hướng nghề nghiệp và đầu tư học hành; thứ ba, tính cơ động xã hội - nghề nghiệp của học sinh lớp 12 ở đô thị cao hơn so với nông thôn và đồng bằng cao hơn so với miền núi.

Hai là, có nhiều lý do khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định không thi vào ngành luật. Đó là: một, do không biết gì về ngành luật (học những kiến thức gì? ra trường sẽ làm gì?); hai, do bản thân không thích ngành luật; ba, do thích ngành luật nhưng bố mẹ định hướng ngành khác thuận lợi hơn cho công việc làm sau này; bốn, do sợ thi không đỗ, không tự tin vào bản thân; năm, do sợ sau này khó xin việc làm và sáu, do bạn bè tác động. Trong các lý do nêu trên, chiếm tỷ lệ cao nhất (33,93%) là do các em không thích ngành luật nên không thi. Một lý do đáng kể khác khiến các em học sinh lớp 12 không thi vào ngành luật là do các em sợ sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ khó xin việc làm. Đây cũng đang là tâm trạng chung của nhiều người mà dư luận xã hội trong các đối tượng xã hội khác như sinh viên chính quy và học viên tại chức đã nhiều lần đề cập đến. Một lý do khác được 16,96% người trả lời nhắc đến là do sợ thi không đỗ, không tự tin vào bản thân; sở dĩ như vậy là vì có sự lan truyền trong học sinh phổ thông lớp 12 dư luận cho rằng điểm chuẩn xét tuyển vào các trường luật quá cao nên họ không dám thi. Các lý do khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Có nhiều yếu tố tác động tới tư tưởng - tâm lý khiến cho học sinh lớp 12 dù muốn nhưng không dám đăng ký dự thi vào ngành luật, bao gồm: do không thích ngành luật; do số lượng thí sinh dự thi quá đông; do sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp cử nhân luật. Trong đó, tâm lý chung của nhiều người là sợ khó xin việc làm khi tốt nghiệp. Đó chính là những lý do khiến cho học sinh lớp 12 dù có muốn nhưng không thi vào Đại học Luật.

Mặc dù vậy, xét trong tương quan chung với nhiều ngành khác, số các em học sinh lớp 12 quyết định đăng ký dự thi vào ngành luật vẫn cao nhất (33,75% tổng số người trả lời). Có nhiều lý do khiến cho các em học sinh lớp 12 quyết định thi vào ngành luật. Vể cơ bản là xuất phát từ nhu cầu, sở thích của bản thân học sinh và có sự gợi ý hoặc định hướng của bố mẹ, người thân. Những yếu tố đó giúp các em có đủ sự mạnh dạn, tự tin để đăng ký dự thi vào ngành luật. Dự báo trong những năm tới số thí sinh dự thi vào ngành luật vẫn cao.

Ba là, các ý kiến đánh giá về quy mô tuyển sinh đào tạo của các cơ sở đào tạo luật mặc dù còn khác xa nhau trong con mắt nhìn nhận của học sinh lớp 12. Không loại trừ còn có những ý kiến chủ quan, nhận định cảm tính khi các em trả lời câu hỏi, song nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về quy mô đào tạo mà các nhà quản lý đào tạo luật cần tính đến.

Bốn là, thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo luật được dư luận xã hội trong đại đa số học sinh lớp 12 đánh giá là khá, tốt và rất tốt. Đạt được chất lượng tốt là do nhiều nguyên nhân khác nhau: quan trọng nhất là do nhà trường luật có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; tiếp đến là do nhà trường luật có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao; do nhà trường luật có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn; do nhà trường luật có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; cuối cùng là do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Các nguyên nhân này được học sinh lớp 12 nhìn nhận trong sự kết hợp qua lại giữa chúng với nhau, nếu chỉ một nguyên nhân duy nhất thì khó làm nên chất lượng đào tạo tốt. Bên cạnh đó cũng còn vài ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt mức trung bình hoặc chưa tốt. Nhìn chung dư luận xã hội trong học sinh lớp 12 có tính thống nhất cao trong các nhận định.

1.3. Về đối tượng cán bộ quản lý cấp xã phường:

Một là, các cán bộ quản lý cấp xã, phường tham gia cuộc khảo sát, thăm dò dư luận xã hội về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay phân bố tương đối đều ở các nhóm tuổi dưới 30 tuổi đến trên 50 tuổi; cán bộ nam chiếm khoảng 3/4 và cán bộ nữ khoảng 1/4. Xét theo trình độ học vấn, chỉ có 8,70% trong số họ tốt nghiệp trung học cơ sở, tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn trung du và miền núi; có 20,50% đạt đến trình độ tốt nghiệp cao đẳng và đại học, đa số họ hiện đang làm việc ở khu vực đô thị, tập trung ở phường nội thành; số còn lại tốt nghiệp trung học phổ thông và trung cấp, phân bố đều ở khu vực ngoại thành đô thị và nông thôn đồng bằng. Chức danh mà cán bộ quản lý cấp xã phường hiện đang đảm nhiệm cũng rất đa dạng, chủ yếu là Bí thư, Phó bí thư đảng uỷ xã phường; Chủ tịch, Phó chủ tịch xã phường; Cán bộ tư pháp. Ngoài ra còn các chức danh khác như Bí thư đoàn xã, phường; Chủ tịch MTTQ xã, phường; Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, phường; Công an xã; Phó chủ tịch HĐND xã, phường; Đội trưởng đội thuế... Những đặc điểm xã hội trên đảm bảo được tính thuần nhất và tính đại diện của đối tượng được khảo sát.

Hai là, tất cả cán bộ quản lý cấp xã phường đều khẳng định tầm quan trọng không thể thiếu của kiến thức pháp luật đối với công việc của họ. Điều đó được họ giải thích như sau:

- Cán bộ xã phường thường xuyên tiếp xúc trực tiếp giải quyết công việc với dân, nơi cuối cùng thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy cán bộ xã phường cần được trang bị kiến thức pháp luật để giải quyết công việc ở tại địa bàn tốt hơn.

- Nhà nước có chủ trương đổi mới quản lý hành chính Nhà nước, cần phải nâng cao trình độ kiến thức pháp luật cho cán bộ làm tư pháp ở cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trong đời sống nhân dân.

- Dân trí ngày càng cao, đòi hỏi cán bộ xã phường càng phải có trình độ mới đáp ứng nhu cầu làm việc của nhân dân.

- Xã phường là chính quyển địa phương nên người làm công tác xã phường rất cần thiết biết kiến thức pháp luật.

- Nếu cán bộ xã phường có trình độ pháp luật thì giải quyết công việc và thắc mắc của nhân dân được tốt hơn.

- Trình độ kiến thức pháp luật của cán bộ xã phường rất thấp, từ đó dẫn đến tình trạng nhiều khi giải quyết công việc sai nguyên tắc, thậm chí vi phạm pháp luật.

- Mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước đều được thực hiện ở xã phường, vì vậy cán bộ xã phường cần phải được đào tạo kiến thức pháp luật để hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật tốt hơn

- Xã phường là chính quyền địa phương nên người làm công tác xã phường rất cần thiết biết kiến thức pháp luật, nhiều khi công việc không cần đến nhiều ngành, nhiều cấp giải quyết nếu cán bộ có kiến thức pháp luật.

- Cán bộ xã phường là người gần dân nhất, giải quyết công việc của dân nên rất cần kiến thức pháp luật.

- Vùng sâu, vùng xa bà con hiểu biết pháp luật rất thấp, vì vậy cần tăng cường đào tạo cán bộ pháp luật cho vùng sâu, vùng xa.

- Thực tế ở địa phương chỉ làm theo kinh nghiệm mà không theo kiến thức pháp luật.

Ba là, nhìn chung các bộ quản lý cấp xã phường đánh giá quy mô đào tạo cán bộ pháp lý so với nhu cầu của xã hội là vẫn còn thiếu. Chiếm một tỷ lệ đáng kể (63/164 người, 38,41%) những cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá số lượng cán bộ pháp lý hiện nay đang trong tình trạng là chỗ thừa vẫn thừa mà chỗ thiếu vẫn thiếu. Số này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn trung du và miền núi, trong nhóm cán bộ chưa được trang bị kiến thức về pháp luật. Sở dĩ họ đánh giá tình trạng chỗ thừa vẫn thừa mà chỗ thiếu vẫn thiếu là do không có kế hoạch phân bố hợp lý cán bộ pháp lý ở các vùng, các địa phương:

- Do bị ràng buộc bởi cơ chế sự phân công thiếu hợp lý, chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.

- Sắp xếp cán bộ không đúng với chuyên môn đào tạo.

- Tình trạng thừa cán bộ pháp luật chỉ ở thành phố, còn ở vùng sâu vùng xa vẫn thiếu cán bộ pháp luật.

- Người được đào tạo pháp luật không muốn làm việc ở vùng sâu, vùng xa nên chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu.

- Cán bộ xã phường không phải là công chức, do đó nhiều người đã được đào tạo dù không có việc nhưng cũng không muốn làm việc ở cấp xã phường.

- Trường luật đào tạo nhiều sinh viên nhưng chưa có kế hoạch phân bổ, sinh viên không có việc làm nhưng cán bộ pháp luật ở địa phương vẫn thiếu.

- Cán bộ pháp luật thì thiếu nhiều nhưng sinh viên đào tạo ra vẫn không xin được việc.

- Do sinh hoạt quá chênh lệch giữa nông thôn và thành thị nên sinh viên ra trường không muốn về nông thôn. Nhà nước chưa có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm việc ở vùng nông thôn.

- Người tốt nghiệp đại học gần như không muốn về nông thôn, chỉ muốn làm việc ở thành thị dù không đúng chuyên môn đào tạo.

Bốn là, phần lớn cán bộ quản lý cấp xã phường đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay đạt kết quả khá, tốt và rất tốt. Có được kết quả đó là do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: một là, do nhà trường có nội dung chương trình đào tạo chặt chẽ và mang tính khoa học cao; hai là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiêt tình và tâm huyết với nghề; ba là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; bốn là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên và năm là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Các nguyên nhân này được cán bộ quản lý cấp xã phường nhìn nhận trong sư kết hợp giữa chúng với nhau, nhờ sự kết hợp đó mới giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý đạt chất lượng tốt. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ đánh giá chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt vì những nguyên nhân ngược lại với các nguyên nhân kể trên. Điều đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo luật cần phát huy hơn nữa các thế mạnh của mình và tìm cách hạn chế những nhược điểm còn tồn tại.

Năm là, phần lớn cán bộ quản lý cấp xã phường tham gia cuộc thăm dò dư luận xã hội (chiếm 72,84%) cho rằng có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Có nhiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có năm nguyên nhân cơ bản: một là, nội dung chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo luật còn thiên về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; hai là, cuối khoá học sinh viên chính quy được bố trí đi thực tập, nhưng thời gian thực tập của sinh viên chính quy chưa mang lại hiệu quả thiết thực; ba là, do đặc thù của loại hình đào tạo tại chức, học viên tại chức không được đi thực tập nên không có thời gian cọ sát thực tế; bốn là, một bộ phận cán bộ tốt nghiệp ngành luật không làm đúng chuyên ngành được đào tạo nên không phát huy được kiến thức vào công việc được giao; năm là, Nhà nước đào tạo cử nhân luật nhưng chưa chú ý nhiều tới việc sử dụng họ một cách có hiệu quả. Chỉ có 30/162 người (chiếm 18,52%) cho là không có sự bất cập giữa trình độ được đào tạo với việc áp dụng kiến thức pháp luật trong thực tiễn công tác của cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

Sáu là, các cơ sở đào tạo cử nhân luật còn nhiều hạn chế trong việc giáo dục, rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghể nghiệp cần thiết. Trong thời gian tới cần chú trọng nhiều hơn tới công tác này. Đặc biệt rèn luyện cho cử nhân luật: có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn để trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản.

2. Một số kiến nghị:

2.1. Kiến nghị về các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo:

Một là, cải tiến phương pháp giảng dạy là vấn đề có tính cấp bách nhất hiện nay được nhiều sinh viên quan tâm nhất. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế rằng lâu nay các cơ sở đào tạo luật chậm hoặc chưa quan tâm đúng mức vấn đề này. Hiện tượng giảng viên chưa đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị bài giảng, chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng độc thoại, bài giảng khô khan, nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn... là có thật. Vậy cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo ra những giờ giảng hấp dẫn, lý thú là giải pháp cần được thực hiện ngay.

Hai là, đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, mục tiêu, nội dung đào tạo cũng là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra với các cơ sở đào tạo luật, được dư luận trong sinh viên quan tâm. Thực tế cho thấy kết cấu chương trình đào tạo ở một số nơi vẫn còn cồng kềnh; một số môn luật chuyên ngành có số tiết giảng quá dài; thời khoá biểu bố trí không hợp lý; nội dung đào tạo chưa bám sát yêu cầu thực tế... Do đó, đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, nội dung đào tạo cũng là một giải pháp cần được thực hiện song song với cải tiến phương pháp giảng dạy.

Ba là, không nên xem nhẹ vai trò của công tác quản lý đào tạo. Quản lý đào tạo không phải chỉ đơn thuần là quản lý về sổ sách, bảng điểm, tuyển sinh hay cấp bằng tốt nghiệp, mà quan trọng hơn là quản lý về mặt con người, giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng cho sinh viên, quản lý về mặt chuyên môn đối với cán bộ, giáo viên. Để hoạt động quản lý đào tạo đi vào nề nếp, đúng quy chế, quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật thì cần phải tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo.

Bốn là, chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp rất quan trọng thu hút sự chú ý của dư luận xã hội và sinh viên. Trong những năm qua vấn đề này đã được các trường quan tâm; chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên đã được củng cố và nâng cao một bước, song vẫn chưa đáp ứng được tốt yêu cầu đào tạo. Tại một số nơi vẫn còn thiếu giảng viên; chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; vẫn còn giảng viên thiếu trách nhiệm khi lên lớp... Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo luật cần phải coi việc chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp thường xuyên.

Năm là, để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cần phải quan tâm hơn tới hai giải pháp có liên quan trực tiếp tới họ: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Những việc này lâu nay các trường đã làm nhưng hiệu quả chưa cao và chưa thiết thực.

Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn mang tính hình thức nên chưa thu hút được sự tham gia của nhiều người. Những ai tham gia nghiên cứu khoa học thì chủ yếu chạy theo thành tích nên không có sự say mê nghiên cứu, chất lượng bài viết nghèo nàn, thiếu chiều sâu.

Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường còn chậm đổi mới. Phổ biến vẫn là áp dụng cách thi viết truyền thống, cách thi trắc nghiệm và thi vấn đáp chưa được áp dụng rộng rãi. Điều đó tạo ra thói chây lười học tập trong sinh viên, phát sinh nạn tiêu cực quay cóp bài và hiện tượng xin điểm trong khi thi hết môn.

Từ thực tế đó, các cơ sở đào tạo luật nên xác định đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng là một giải pháp thường xuyên.

Sáu là, mặc dù cơ sở vật chất phục vụ dạy và học không phải là yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đào tạo luật, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các trường (khoa) cần chú trọng phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như hệ thống hội trường, thư viện, phòng đọc, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị âm thanh, máy vi tính và áp dụng những cồng nghệ mới phục vụ dạy và học.

Bảy là, một trong những giải pháp cấp bách là các cơ sở đào tạo luật bằng những cách thức nhất định phải chú trọng và tăng cường rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với một cử nhân luật trong tương lai: có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản đối với sinh viên chính quy; đáp ứng khả năng tiếp cận giải quyết các tình huống thực tế cho học viên tại chức thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng nghề nghiệp.

2.2. Các kiến nghị cụ thể khác:

Một là, giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ pháp luật, lý luận đi đôi với thực tiễn, tổ chức cho sinh viên thực tập nhiều hơn để tiếp cận với thực tiễn đời sống pháp luật.

Hai là, cần phải nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa, người có tấm bằng cử nhân luật phải tương xứng với tấm bằng. Hiện nay có nhiểu người có bằng cử nhân luật mà kiến thức về pháp luật còn quá yếu nếu như không muốn nói là chẳng có gì.

Ba là, đào tạo cán bộ pháp luật phải có bản lĩnh chính trị, cần phải có thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực tế thì mới làm tốt công tác pháp lý.

Bốn là, tuyển sinh đầu vào và thi tốt nghiệp đối với hệ đào tạo tại chức cần được tổ chức chặt chẽ hơn.

Năm là, chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên để sau này có thể làm việc tốt.

Sáu là, có nhiều cơ sở mở lớp đào tạo luật nên Trường Đại học Luật Hà Nội cần phải quan tâm chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Bảy là, mở rộng đào tạo cho các địa phương còn thiếu cán bộ pháp luật.

Tám là, quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác pháp luật, hạn chế tiêu cực trong đào tạo.

Chín là, một số giáo viên có học vị tiến sĩ nhưng phương pháp giảng khô khan, khó tiếp thu, đề nghị đổi mới phương pháp giảng dạy.

Mười là, nên tạo điều kiện cho sinh viên được thâm nhập thực tế, được đi dự các phiên toà, hướng tới đào tạo cán bộ pháp luật có chất lượng cao.

Mười một là, đề nghị các cơ sở đào tạo luật tăng cường công tác quản lý giảng dạy và học tập tại các địa phương.

Mười hai là, nhà trường nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo tại chức.

Mười ba là, chất lượng đào tạo thể hiện ở lượng kiến thức nhận được và khả năng thích ứng với công việc, cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên chật chẽ hơn.

Mười bốn là, nên thường xuyên điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát với tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm túc quy chế gảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Mười năm là, đề nghị Nhà nước có chế độ tuyển dụng cán bộ xã phường có chất lượng ngay từ đầu. Nhiều người đã đi làm mà chưa có trình độ học vấn nói chung và trình độ kiến thức pháp luật nói riêng.

Mười sáu là, mở rộng đào tạo cử nhân luật hơn nữa. Một số môn luật có số tiết quá dài, nội dung dàn trải. Không nên dạy tràn lan, không nên cứ một văn bản pháp luật ra đời là trở thành một môn học.

Mười bảy là, quan tâm hơn nữa đến đào tạo cán bộ pháp lý cho vùng sâu vùng xa, chú trọng đến chất lượng đào tạo.

Nhà nước có chủ trương đồi mới quản lý hành chính Nhà nước cần phải nâng cao trình độ kiến thức pháp luật cho cán bộ làm tư pháp ở cơ sở, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong đời sống nhân dân.

 

Chuyên đề 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN LUẬT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁN BỘ PHÁP LÝ TẠI CÁC NGÀNH CÔNG AN, TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VÀ HẢI QUAN

 

  1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN
  1. Mục đích điều tra xã hội học của tiểu dự án

Suốt gần hai thập kỷ vừa qua đất nước ta đang thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật của Việt nam đã được hoàn thiện đáng kể để đáp ứng kịp nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong thời đại mới. Song song với công việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì công tác củng cố hệ thống cán bộ tư pháp ở các ngành cũng được chú trọng. Các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước chỉ có thể đi vào cuộc sống của xã hội nếu như các cán bộ trong các hệ thống cơ quan nhà nước thực sự nắm vững chúng, thực sự hiểu sâu sắc và vận dụng một cách chính xác vào quản lý trong các lĩnh vực cụ thể. Nếu không đủ các cán bộ tư pháp có trình độ cao, tinh thông về kinh nghiệm nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng thì mọi văn bản pháp luật ban hành cũng sẽ hoặc không được thực thi, hoặc được thực thi một cách sai trái gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Việc đào tạo, sử dụng, phát triển các cán bộ tư pháp cho hệ thống các cơ quan nhà nước cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, có chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn. Thực trạng chất lượng cán bộ tư pháp của chúng ta hiện nay ra sao? Việc sử dụng các cán bộ tư pháp ở các ngành chức năng như thế nào? Nguồn đào tạo cung cấp các cán bộ tư pháp đã đáp ứng được đòi hỏi chưa? Nhu cầu đạo tạo các cán bộ tư pháp hiện nay như thế nào? Chất lượng đào tạo đã đạt yêu cầu chưa? Một loạt các vấn đề bức xúc đó đang cần được trả lời chính xác. Đó cũng chính là mục tiêu đặt ra của Dự án 877/2000 mà Bộ Tư pháp giao cho trường đại học Luật Hà Nội tổ chức thực hiện.

Trong khuôn khổ một Tiểu dự án thuộc Dự án 877/2000, Khoa Tư pháp Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thực hiện xong toàn bộ nội dung được giao: “Điều tra đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong các ngành Công an nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan”.

Toàn bộ Tiểu Dự án bao gồm hai nội dung chính như sau:

  1. Điều tra về thực trạng sử dụng cán bộ pháp lý hiện có tại bốn hệ thống các cơ quan Nhà nước (Công an, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, và Hải quan).
  2. Điều tra về thực trạng chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các trường chuyên ngành luật

Có thể nói hai nội dung đó của Tiểu Dự án có quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Thực trạng đội ngũ cán bộ pháp lý hiện đang có tại các cơ quan Nhà nước thiếu hay thừa sẽ là yếu tố quyết định đến nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Công tác đào tạo phải đi trước một bước, nắm bắt được nhu cầu sử dụng thực tế không những tại thời điểm hiện tại. Công tác đào tạo cần phải nắm bắt, định hình được nhu cầu sử dụng cán bộ cho năm, mười năm tới để có thể ngay từ bây giờ bắt tay vào thực hiện kế hoạch đào tạo, kịp thời cho ra trường số lượng đủ các cử nhân luật để tuyển chọn vào các cơ quan nhà nước trong giai đoạn tới.

Khi nói đến chất lượng đào tạo chuyên ngành luật thì có thể khẳng định rằng, nhìn chung hệ thống đào tạo các chuyên gia pháp lý của chúng ta thời gian vừa qua là tương đối tốt. Các cán bộ được đào tạo luật khi ra công tác đều có đủ trình độ chuyên môn cần thiết. Đội ngũ giáo viên giảng day rất tốt, nhiệt tình truyền đạt cho sinh viên và học viên các kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Tuy nhiên, việc thường xuyên xem xét, đổi mới lại các phương pháp giảng dạy sao cho đạt kết quả cao hơn nữa, là vấn đề luồn luôn phải quan tâm. Cũng thông qua khảo sát ý kiến của các cán bộ pháp lý hiện đang công tác sẽ làm cho cán bộ giảng dạy của chúng ta thấy hết được kết quả đào tạo của mình, qua đó chỉnh lý lại được phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp. Nếu như các cán bộ pháp lý khi ra nhận công tác thấy bỡ ngỡ trước thực tiễn công tác, khó hoà nhập hay chậm hoà nhập với cơ quan, chậm thích nghi đáp ứng các nhiệm vụ công tác, thì điều đó nói lên rằng công tác giảng dạy cần phải được củng cố hơn nữa về kiến thức thực tiễn, sao cho kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo không được xa rời thực tiễn cuộc sống, thực tiễn công tác. Còn nếu như có tình trạng cán bộ pháp lý áp dụng không đúng, không linh hoạt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, áp dụng sai pháp luật, thì điều đó lại một phần nói lên rằng các kiến thức lý thuyết cơ bản cần được giảng dạy sâu sắc hơn.

Tất cả những phân tích trên cho ta thấy ý nghĩa rất quan trọng của chương trình khảo sát thực trạng đội ngũ cán bộ pháp lý tại các cơ quan Nhà nước. Chương trình khảo sát sẽ cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh của thực trạng sử dụng và đào tạo cán bộ pháp lý của nước ta hiện nay. Kết quả khách quan mà chương trình mang lại có thể được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nữa, sẽ là những con số đáng tin cậy trong việc hoạch định các phương hướng phát triển chiến lược của nhiều ngành có liên quan.

Hơn thế nữa, việc thực hiện chương trình khảo sát này còn là một cơ hội hết sức thuận lợi cho phép các cán bộ pháp lý đang công tác của chúng ta có thể nói lên được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Chính họ là những người đang trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ pháp lý mà Nhà nước giao phó. Chính họ là những người hiểu được cần phải làm gì, cần có được những gì để thực hiện được công việc được giao. Cũng chính họ là những người có nhiều suy nghĩ, trăn trở nhất muốn nói ra sao cho công tác sử dụng cán bộ và công tác đào tạo của chúng ta được cải thiện tốt hơn nữa. Vì nguyên nhân đó mà việc thực hiện chương trình khảo sát được các cán bộ pháp lý của chúng ta đón nhận và hưởng ứng một cách hết sức nhiệt tình, vô tư, góp ý kiến với tinh thần nghiêm túc và có trách nhiệm.

  1. Phạm vi điều tra

Để cho việc thực hiện chương trình mang lại kết quả tốt nhất, Ban chủ nhiệm dự án đã quyết định thực hiện chương trình theo hai giai đoạn là giai đoạn điều tra thử và giai đoạn điều tra chính thức.

Công tác điều tra thử được tiến hành trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể là việc khảo sát thử nghiệm được thực hiện tại các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát và Hải quan thuộc tất cả các quận và huyện của Hà Nội. Qua quá trình khảo sát thử nghiệm, Ban chủ nhiệm Dự án cùng với các cộng tác viên rút ra được những kinh nghiệm bổ ích, kịp thời chấn chỉnh những vẫn đề phát sinh để chính thức bắt tay vào giai đoạn khảo sát chính thức.

Giai đoạn điều tra chính thức của Dự án được thực hiện đồng loạt trên phạm vi toàn quốc tại các tỉnh: Bắc Ninh, Khánh Hoà, Bến Tre, Sóc Trăng, Gia Lai. Công tác điều tra được thực hiện ở các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát thuộc tỉnh và huyện, cơ quan Hải quan của tỉnh.

  1. Đối tượng điều tra

Đối tượng được điều tra là các cán bộ đang công tác tại các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hải quan.

Theo đánh giá chung, tuy số lượng người được điều tra còn hạn chế, nhưng đã đáp ứng được yêu cầu đa dạng theo nhiều tiêu chí khác nhau, đảm bảo cho kết quả điều tra thể hiện được một cách khách quan nội dung nghiên cứu.

Tổng số các cá nhân được điều tra là 552 người. Trong đó nam giới là 397 người (chiếm tỷ lệ 71,92%), nữ là 155 người (chiếm tỷ lê 28,08%).

Các đối tượng được điều tra đều là những người đã đựợc đào tạo cử nhân luật tại các trường đào tạo chuyên ngành luật: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học An ninh nhân dân. Nhiều người trong số họ đã có trình độ thạc sĩ luật học (có 10 người chiếm tỷ lệ 1,87%).

Kèm theo đó có một số đối tượng được đào tạo tại nước ngoài (tất cả là 6 người).

Các đối tượng nêu trên được đào tạo chuyên ngành luật theo nhiều hệ đào tạo khác nhau:

+ Hệ chính quy là 148 người (Chiếm 27,56% trên tổng số những người được điều tra)

+ Hệ tại chức là 328 người (Chiếm 61,08% trên tổng số những người được điều tra)

+ Hệ chuyên tu là 29 người (Chiếm 5,40% trên tổng số những người được điều tra)

+ Hệ mở rộng là 14 người (Chiếm 2,61% trên tổng số những người được điều tra)

+ Hệ đào tạo từ xa là 8 người (Chiếm 1,49% trên tổng số những người được điều tra)

+ Hệ cử tuyển là 10 người (Chiếm 1,86% trên tổng số những người được điều tra)

Độ tuổi của các đối tượng được điều tra là rất đa dạng:

+ Dưới 30 tuổi có 117 người chiếm tỷ lệ 21,20%

+ Từ 30 đến 40 tuổi có 248 người chiếm tỷ lệ 44,93%

+ Từ 40 đến 50 tuổi có 171 người chiếm tỷ lệ 30,98%

+ Nhiều hơn 50 tuổi có 16 người chiếm tỷ lệ 2,90%

Thời gian tham gia công tác của các cán bộ pháp lý tại các cơ quan tiến hành điều tra cũng rất khác nhau, thể hiện được đánh giá của các thế hệ cán bộ pháp lý khác nhau.

+ Mới công tác được 1 năm: 5 người

+ Từ 1 năn đến 5 năm: 100 người

+ Từ 6 năm đến 10 năm: 106 người

+ Từ 11 năm đến 15 năm: 153 người

+ Từ 16 đến 20 năm: 166 người

+ Từ trên 20 năm: 42 người

Ý thức của những người trả lời câu hỏi điều tra xã hội học nhìn chung là khá nhiệt tình tham gia, trả lời các câu hỏi một cách có cân nhắc kỹ lưỡng, có trách nhiệm. Đa số mọi người đều đang có suy nghĩ trăn trở riêng về trình độ cán bộ pháp lý còn hạn chế và việc sử dụng cán bộ pháp lý còn chưa hợp lý. Nhiều người có đề xuất những ý kiến khá mới mẻ và xác đáng.

  1. Phương pháp điều tra

Các phương pháp được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện Dự án bao gồm:

  • Phương pháp điều tra xã hội học dưới hình thức thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra cá nhân tự điền.
  • Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ Nhà nước và sinh viên, học viên thuộc đối tượng quan tâm để lấy ý kiến.
  • Phương pháp tiếp cận nguồn thông tin tổng hợp từ các bộ phận quản lý cán bộ của từng cơ quan thuộc diện điều tra.
  • Phương pháp xử lý chuyên môn hoá các phiếu điều tra xã hội học để có được các kết quả thống kê tổng quát chính xác.
  • Phương pháp phân tích các kết quả thu được trong mối liên hệ với nhau, tổng hợp và thông qua đó đi đến kết luận cụ thể cho từng vấn đề đang quan tâm.

Ban quản lý Tiểu dự án đã kết hợp cùng với các chuyên gia tâm lý học, các chuyên gia xã hội học nghiên cứu xây dựng ra được 5 loại phiếu điều tra:

  1. Phiếu trưng cầu ý kiến về hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý trong ngành Hải quan.
  2. Phiếu trưng cầu ý kiến về hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý trong ngành Công an nhân dân.
  3. Phiếu trưng cầu ý kiến về hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý trong ngành Toà án nhân dân.
  4. Phiếu trưng cầu ý kiến về hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý trong ngành Viện kiểm sát nhân dân.

đ. Phiếu thu thập thông tin (Về số lượng và hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành Luật trong các ngành Công an, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Hải quan).

Nội dung của mỗi loại phiếu điều tra được cân nhắc bàn bạc kỹ lưỡng và mang tính chuyên môn sao cho số liệu thể hiện trong đó mang lại được kết quả theo nội dung quan tâm. Bố cục chung của mỗi phiếu điều tra nhìn chung là rất hợp lý, rõ ràng, giúp cho người được điều tra hiểu ngay về ý nghĩa của việc điều tra, dễ dàng tiếp nhận được các câu hỏi và lựa chọn được câu trả lời một cách nhanh chóng và thoả đáng. Số lượng câu hỏi trong mỗi phiếu điều tra tương đối đầy đủ thể hiện được mọi khía cạnh của vấn đề đang được quan tâm. Các câu hỏi được nêu ra một cách rõ ràng, ngắn gọn đơn giản.

Các câu hỏi đạt ra trong mỗi phiếu bao gồm bốn nhóm chính:

  • Nhóm thứ nhất, các câu hỏi xác định các thông tin cần thiết về cá nhân được điều tra:

+ Giới tính,

+ Nơi công tác,

+ Công việc chuyên môn được giao,

+ Trình độ chuyên môn được đào tạo,

+ Nơi được đào tạo,

+ Độ tuổi,

+ Thời gian công tác,

+ Các câu hỏi khác.

*Nhóm thứ hai, các câu hỏi liên quan đến chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý của các cơ sở đào tạo:

+ Nêu nhận xét đối chiếu kiến thức tích luỹ được trong quá trình học tập với yêu cầu của công việc chuyên môn đang đảm nhiệm.

+ Nêu nhận xét về thời gian tập sự tại trường trước khi tốt nghiệp.

+ Nêu khả năng thích ứng với các yêu cầu công tác sau khi ra trường.

+ Nêu đánh giá chung về chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên môn luật.

+ Nêu nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo như đánh giá hiện nay.

+ Nêu tầm quan trọng của từng môn học cụ thể đối với công tác mà đối tượng đang thực hiện.

+ Các câu hỏi khác.

  • Nhóm thứ ba, các câu hỏi liên quan đến thực trạng tuyển chọn, sử dụng, điều động cán bộ pháp lý tại các cơ quan tiến hành khảo sát:

+ Hình thức được tuyển chọn vào nơi công tác hiện nay.

+ Đánh giá về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác trong ngành.

+ Các yếu tố cần thiết giúp cho cá nhân thực hiện tốt công việc được giao.

+ Đánh giá về thực trạng tuyển dụng, sử dụng cán bộ pháp lý trong các ngành.

+ Nêu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng cán bộ pháp lý theo đánh giá.

+ Các câu hỏi khác.

*Nhóm thứ tư, các câu hỏi về các kiến nghị cụ thể của từng cá nhân xung quanh hai vấn đề đạo tạo và sử dụng cán bộ pháp lý.

+ Nêu các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.

+ Nêu kiến nghị về phương thức thực tập, thời lượng thực tập và địa chỉ thực tập trước khi tốt nghiệp.

+ Nêu các kiến nghị về các chính sách đãi ngộ phù hợp của nhà nước đối với lực lượng cán bộ tư pháp.

+ Các câu hỏi khác.

  1. Quá trình thực hiện điều tra xã hội học của tiểu dự án

Từ tập thể giáo viên trong khoa Tư pháp, Ban quản lý Tiểu dự án đã chọn ra được một số giáo viên thuộc các tổ bộ môn khác nhau của khoa, có sức khoẻ tốt, năng động, có kinh nghiệm tiếp xúc với các cơ quan Nhà nước cần thiết để thành lập nhóm cộng tác viên của Tiểu dự án thực hiện việc trực tiếp liên hệ với các cơ quan để tiến hành điều tra thu thập số liệu.

Để công tác điều tra có thể đạt được kết quả cao, Ban quản lý Tiểu dự án đã mời thêm một số các cộng tác viên là chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các ngành Toà án nhân dân, Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan tham gia trực tiếp giám sát và góp ý cho công tác điều tra.

Ban quản lý Tiểu dự án đã tổ chức tập huấn về phương pháp điều tra, mời các báo cáo viên hướng dẫn cụ thể những công việc cần làm trong quá trình điều tra, kinh nghiệm điều tra. Sau khi nghe báo cáo, các cộng tác viên được phát các mẫu điều tra để tự nghiên cứu trước khi tiến hành điều tra.

Các công việc điều tra cụ thể đã được tiến hành:

+ Các điều tra viên được phân công trực tiếp đi đến từng cơ quan làm việc với thủ trưởng cơ quan xin phép được điều tra xã hội học trong cơ quan.

+ Điều tra viên có trách nhiệm hướng dẫn những người được điều tra trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra.

+ Sau khi điều tra xong nộp ngay phiếu điều tra cho Ban quản lý Tiểu dự án và báo cáo tình hình điều tra thử.

Thời gian thực hiện nội dung của dự án là từ tháng 8/2001 cho đến tháng 12/2001. Tổng số phiếu phát ra là 700 phiếu.Tổng số phiếu thu về là 650 phiếu.

Nhìn chung các đối tượng được điều tra đều có tinh thần nhiệt tình tham gia điều tra, trả lời các câu hỏi nêu ra một cách có trách nhiệm, rất nhiều các cán bộ đã nêu lên những trăn trở, băn khoăn sâu sắc và đầy nhiệt ý của mình trong công tác đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp. Điều này càng chứng tỏ rằng việc điều tra nghiên cứu của dự án là rất cần thiết và rất được ủng hộ từ phía các cán bộ pháp lý đang công tác trong các ngành được điều tra.

Các cán bộ của các cơ quan được điều tra nhìn chung là đã hiểu được ý nghĩa của việc điều tra, tạo điều kiện cần thiết cho các cộng tác viên Tiểu dự án hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên còn có một số ít các cán bộ quản lý cơ quan do không hiểu thấu đáo mục đích điều tra và e ngại trách nhiệm nên đã không cung cấp thông tin cho các cộng tác viên, hoặc là đã đòi hỏi các cộng tác viên những giấy giới thiệu, giấy xin phép không cần thiết. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho các cộng tác viên Tiểu dự án, thậm chí tại một số nơi điều này đã làm cho các cộng tác viên không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.

  1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
  1. Thực trạng công tác đào tạo cán bộ pháp lý

1.1. Thực trạng công tác đào tạo cử nhân luật:

Hiện nay nước ta có hai cơ sở chính đào tạo cử nhân luật đó là Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. HCM. Ngoài ra còn có các cơ sở khác là Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học dân lập Đông Đô. Theo kết quả điều tra, các cử nhân và thạc sĩ luật đang công tác tại các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan chủ yếu được các nguồn đào tạo luật trong nước cung cấp. Tổng số 577 số cử nhân, thạc sĩ được điều tra đang làm việc trong hệ thống các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan của các tỉnh thì số lượng được đào tạo trong nước là 571 người, chiếm tỷ lệ áp đảo tuyệt đối là gần 99%. Số cán bộ trên tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà nội là 458 người (chiếm tỷ lệ 79,3%). Sau đó là đến Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (có 106 người, chiếm tỷ lệ 18,3%). Còn lại là từ Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội) và các cơ sở đào tạo luật khác (xem mục 3.5 xử lý kết quả Phiếu thu thập thông tin).

Các kết quả nêu trên đã khẳng định vai trò của Trường Đại học luật Hà Nội là nguồn chủ yếu quan trọng nhất đào tạo ra các cán bộ tư pháp cho đất nước, cho các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan.

Trong số các loại hình đào tạo thì số lượng được đào tạo theo hệ tại chức chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng số cán bộ được đào tạo theo hệ tại chức là 423 người trên tổng số 577 người (chiếm tỷ lệ 73,3%). Kết quả đó cho thấy chiến lược đào tạo hệ tại chức để bù đắp nhanh chóng số lượng cán bộ có chuyên môn cho đất nước là một giải pháp rất đúng đắn, cần thiết và phần nào nói lên chủ trương nâng cao chất lượng cán bộ của các cơ quan tổ chức cán bộ các ngành đã được thực hiện rất tốt. Hơn thế nữa, điều đó cũng nói lên tinh thần phấn đấu học tập tự vươn lên trao dồi kiến thức chuyên môn của các cán bộ công chức nhà nước ta là rốt cao (xem mục 3.4 XLKQPTTTT).

Chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Rất tốt

55

9.96

9.96

2

Tốt

213

38.59

48.55

3

Khá

202

36.59

85.14

4

Trung bình

69

12.50

97.64

5

Chưa tốt

13

2.36

100.00

Tổng

552

100.00

 

Theo kết quả điều tra trên, chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý của chúng ta hiện nay tương đối tốt, vì Nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo và đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy từ nhiều nguồn như trong nước, nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn luôn được nâng cao trình độ và có nhiều kinh nghiệm thực tế thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật. Mặt khác, các cán bộ giảng dạy rất yêu nghề, họ đem hết khả năng của mình để đào tạo thế hệ trẻ trở thành cán bộ có trình độ khoa học pháp lý để phục vụ nhân dân.

Trong những năm gần đây, các cơ sở đào tạo đã tích cực cải tiến nội dung giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy và giáo trình. Do đó, chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Chất lượng đào tạo hiện nay được đánh giá như sau:

Chất lượng đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của Dự án. Tất cả mọi câu hỏi đều hướng tới một mục đích là làm sao cho chất lượng đào tạo của chúng ta được ngày một tốt hơn lên. Theo kết quả đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật của các cơ sở pháp lý thì ta có được con số thống kê về các đánh giá như sau:

+ Rất tốt: 9,96%

+ Tốt: 38,59%

+ Khá: 36,59%

+ Trung bình: 12,50%

+ Chưa tốt: 2,36%

Như vậy chúng ta chỉ có thể đánh giá chung chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật ở vào mức khá tốt mà thôi. Nếu xét cụ thể hơn theo từng hình thức đạo tạo thì ta thu được kết quả sau:

  • Đối với hệ chính quy:

 + Rất tốt: 6,08%

+ Tốt: 35,14%

+ Khá: 41,22%

+ Trung bình: 12,84%

  • Đối với hệ tại chức:

+ Rất tốt: 10,37%

+ Tốt: 42,07%

+ Khá: 35,06%

+ Trung bình: 10,67%                              

  • Đối với hệ chuyên tu:

+ Rất tốt: 3,45%

+ Tốt: 24,14%

+ Khá: 37,93%

+ Trung bình: 34,48%

  • Đối với hệ mở rộng:

+ Rất tốt: 7,14%

+ Tốt: 28,57%

+ Khá: 35,71%

+ Trung bình: 28,57%

Qua bảng kết quả đánh giá trên ta nhận thấy các cử nhân luật tốt nghiệp hệ tại chức là có đánh giá khả quan nhất về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật. Điều này dễ hiểu, bởi vì các đối tượng được theo học hệ tại chức hầu hết đều là những người đang công tác, được cử đi học trong thời gian công tác. Ngay trước khi đi học thì họ đã có kinh nghiệm nhất định trong nghề. Thậm chí nhiều người trong số họ đã đảm đương cong tác có liên quan đến pháp luật. Chính họ là những người có cơ hội đối chiếu ngay các kiến thức học được trong trường với thực tế công tác. Hơn ai hết, họ hiểu được rằng kiến thức nào cần thiết cho mình nhất, và cần thiết như thế nào. Họ thực sự là những người theo học luật vì nhu cầu của công tác. Đánh giá của họ về chất lượng đào tạo cũng là kết quả đáng tin cậy nhất.

Nếu so sánh liên kết giữa chất lượng đào tạo với cơ sở đào tạo thì ta nhận thấy các kết quả thu được tương đối đồng đều giữa các trường (Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh). Điều đó chứng tỏ rằng đánh giá của các cựu học viên đối với chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo tương đối giống nhau. Kết quả đó phản ánh chính xác chất lượng đào tạo chung trên phạm vi toàn quốc.

Kết quả toàn cục khá tốt của chất lượng đào tạo luật buộc chúng ta phải tiếp tục nhìn nhận thực trạng đào tạo cả ở hai phương diện: 1) Những gì thuộc ưu điểm về chất lượng mà các cơ sở đào tạo luật đã đạt được, cần duy trì và phát huy; 2) Những nhược điểm cần phát hiện, sớm khắc phục để làm cho chất lượng đào tạo được tốt hơn nữa.

Các yếu tố tích cực của hệ thống các cơ sở đào tạo luật làm cho chất lượng đào tạo khá tốt như hiện nay, theo đánh giá của các cựu học viên, chủ yếu bao gồm những yếu tố sau:

  1. Do đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và tâm huyết với nghề nghiệp. Đây chính là yếu tố tích cực quan trọng nhất, được các cựu sinh viên đề cao nhất, chiếm tỷ lệ 9,18% trong số hàng chục các yếu tố khác nhau.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy của chúng ta, nhìn chung, được ưu tiên tuyển chọn từ số những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất, có kết quả học tập cao nhất được giữ lại trường. Đội ngũ giáo viên là những đối tượng được ưu tiên cử đi học tập sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn. Theo thống kê thì số lượng các thạc sĩ và tiến sĩ luật đang công tác tại các cơ sở đào tạo luật chiếm tỷ lệ khá cao so với số lượng của các cơ quan khác. Đó là kết quả thu nhận được từ chủ trương đúng đắn ưu tiên đào tạo phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay rất năng động, không bó hẹp mình trong phạm vi số giờ giảng dạy, không bó mình trong khuôn khổ các giáo trình cứng nhắc, mà còn chủ động biết liên hệ với nhiều các cơ quan khác để thu nhặt các kiến thức chuyên môn cần thiết bổ sung cho nội dung giảng dạy. Rất nhiều các cán bộ giảng dạy luật của chúng ta tham gia tích cực vào các đoàn luật sư của các tỉnh, thành phố, thu nhận được nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ những vụ việc mà họ trực tiếp tham gia tranh tụng. Các cán bộ giảng dạy luật của chúng ta là một trong những lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học đông đảo nhất, thu được nhiều kết quả nhất. Rất nhiều các sách báo chuyên môn, các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc được đội ngũ các cán bộ giảng dạy thực hiện. Nhiều cán bộ giảng dạy cũng đồng thời là những nhà khoa học có uy tín. Tất cả những cố gắng đó của các cán bộ giảng dạy không hề mang tính chất vụ lợi, mà chủ yếu gắn với tinh thần yêu nghề, tâm huyết vối nghề nghiệp. Họ sẵn sàng làm tất cả vì học viên của mình, làm sao cho các học viên có được các kiến thức đầy đủ nhất, sâu sắc nhất và mới mẻ nhất.

  1. Do các cơ sở đào tạo đã biết gắn lý luận với thực tiễn làm cho việc đào tạo trở nên thiết thực và có hiệu quả. Yếu tố này chiếm vị trí thứ hai, với tỷ lệ 7,62% các cựu sinh viên luật đề cập tới.
  2. Do trường có nội dung và chương trình đào tạo mang tính khoa học và thực tiễn (6,45%). Điều này hoàn toàn đúng, bởi lẽ các chương trình giảng dạy trong trường là kết quả của hàng chục năm tìm tòi, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung liên tục. Các phương pháp giảng dạy trong các trường được thừa hưởng các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực sư phạm của nước ta và các nước khác trên thế giới.
  3. Do sinh viên có ý thức cao trong học tập và nghiên cứu. Yếu tố này chiếm tỷ lệ 5,66%, phần đông các sinh viên đều học tập với thái độ nghiêm túc, học tập một cách tích cực, chủ động. Các sinh viên luôn ý thức được rằng những thành công sau này trong công tác phụ thuộc nhiều vào quá trình học tập, rèn luyện ngay tại trường. Cho nên họ rất cố gắng học tập để đạt kết quả.
  1. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo:
  • Vấn đề giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy là vấn đề gây được sự chú ý lớn, sự góp ý sôi nổi nhất của các đối tượng được điều tra. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa mấu chốt của toàn bộ nội dung Dự án. Trong suốt hàng chục năm qua vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo luật vẫn được quan tâm chú ý thường xuyên, là đề tài nghiên cứu của rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, của nhiều dự án khảo sát khác nhau. Thế nhưng, ở mỗi giai đoạn thì công việc đó lại luôn luôn mang những nội dung mới của nó. Mỗi giai đoạn có những đặc thù riêng, đòi hỏi những giải pháp riêng sao cho thích ứng nhất, hợp lý nhất. Mỗi công trình nghiên cứu khai thác những khía cạnh riêng của cùng một vấn đề, từ đó bổ sung cho nhau, cùng nhau tạo nên được bức tranh chung toàn cảnh. Dó đó vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo luôn luôn thu hút được sự chú ý của nhiều dự án, trong đó có Dự án 877/2000 mà Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện.

Theo kết quả thu được từ việc khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ pháp lý đang công tác trong các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan thì có rất nhiều giải pháp hấp dẫn và hợp lý được ghi nhận. Một số trong rất nhiều các giải pháp đó là:

  1. Cải tiến phương pháp giảng dạy (69,4%):

Cần thiết phải chuẩn hoá tất cả cầc cơ sở đào tạo luật trong nước có cùng chức năng về đào tạo luật cơ bản, đầo tạo nghề luật chuyên sâu, đào tạo lại, đặc biệt cần thiết phải chuẩn hoá số năm đào tạo, môn học, thời gian đào tạo với từng môn tại các cơ sở đào tạo cấp cùng một loại bằng.

Các phương pháp giảng dạy mới cần phải theo đinh hưáng phát triển tư duy chủ động, sáng tạo của sinh viên. Cần thiết phải tăng cường số lượng thời gian tự học. Thời lượng trên lớp được ưu tiên cho những phương pháp thảo luận, cùng tranh luận, qua đó các giảng viên hướng dẫn cho sinh viên kỹ năng tự nghiên cứu, tự mình giải quyết các vân đề pháp lý nảy sinh.

1.2.2. Chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ giảng viên (60,8%):

Đội ngũ cán bộ giảng dạy cần phải được tuyển dụng thêm để đạt được tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 25/1 đối với bậc đào tạo pháp luật cơ bản, và 10-15/1 đối với đào tạo nghề luật. Các giảng viên tại các cơ sở đào tạo pháp luật cần phải được cử đi nghiên cứu, thực tập về nghề luật ở ngoài nước hoặc trong nước để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao trình độ học ngoại ngữ để tăng khả năng tiếp cận các nguồn thông tin pháp luật. Cần thiết phải nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giảng viên thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn trong nước.

Cần thiết phải huy động thêm đội ngũ các thẩm phán, các luật sư, và các cán bộ pháp lý nhiều kinh nghiệm khác tham gia vào quá trình đào tạo pháp luật. Có những chế độ thù lao thích đáng cho các cán bộ trực tiếp làm công tác giảng dạy.

1.2.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên (43,00%):

Cần thiết tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt chuyên môn của sinh viên theo từng môn học trọng điểm. Khuyến khích các sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học. Mạnh dạn quy định những ưu đãi về điểm số học tập cho những sinh viên có được công trình nghiên cứu nghiêm túc.

1.2.4. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học (38,8%):

Cần bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị mới, hiện đại. Cần thiết phải ban hành các quy chế sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật nghiêm ngặt và hợp lý trong các cơ sở đào tạo pháp luật. Cần có những đầu tư hợp lý cho việc bảo dưỡng, bảo trì các trang thiết bị đã có. Cần thiết phải nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống thư viện của các cơ sở đào tạo pháp luật.

1.2.5. Thường xuyên đổi mới hoàn thiện hệ thống giáo trình (31,8%):

Tăng số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo. Nâng cấp, đầu tư và cải tiến phương pháp quản lý tài liệu để đảm bảo cho tất cả sinh viên đều được mượn đủ bộ sách giáo khoa theo từng môn học. Thư viện của các cơ sở đào tạo nên có phương hướng hợp tác nhằm thực hiện chế độ liên kết sử dụng thư viện giữa các trường đại học với nhau, giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi cho việc tham khảo tài liệu không những của thư viện trường mình. Các thiết bị dùng cho thư viện sinh viên cần được hiện đại hóa dần dần từng bước đảm bảo cho sinh viên khả năng truy cập Internet phục vụ học tập.

  1. Các biện pháp khác:
  • Các cơ sở đào tạo nên thường xuyên có kế hoạch rà soát lại nội dung của các giáo trình nhằm sửa đổi lại các nội dung không còn phù hợp, bổ sung thêm các nội dung cần thiết.
  • Khuyến khích và đầu tư thích đáng cho công tác tìm kiếm và dịch các tài liệu nước ngoài có nội dung phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ pháp lý còn một số hạn chế sau đây:

Trong số người trả lời có 12,5% đánh giá chất lượng đào tạo là trung bình 2,36% trả lời chưa tốt vì các nguyên nhân sau đây:

Do trình độ cán bộ giảng dạy chưa cao (11,70%). Thực tế cho thấy, số giảng viên dạy luật có trình độ tiến sỹ và có học hàm giáo sư, phó giáo sư còn quá ít so với các ngành khoa học khác. Trình độ của giảng viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì ngành khoa học pháp lý của nhà nước ta phát triển muộn hơn so với các ngành khoa học khác. Bên cạnh nguyên nhân đó còn có nhiều nguyên nhân khác như chương trình đào tạo chưa gắn liền với thực tiễn (24.47%). Do một số cơ sở đào tạo thiếu nhiều giảng viên (5.32%) và cơ sở vật chất thiếu và chưa đạt yêu cầu (14.95% - Xem phụ lục câu 15).

  1. Hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong các ngành Công An, Toà án, Viện Kiểm Sát và Hải Quan.
    1.  Vai trò của cán bộ pháp lý trong các ngành Công an, Toà án, Viện Kiểm sát và Hải quan:

Trong ngành Toà án, Viện Kiểm sát tuyệt đại đa số cán bộ chuyên môn là cử nhân luật. Ngành Công an và Hải quan những cán bộ làm việc tại các cơ quan Điều tra và một số cơ quan khác cần phải có kiến thức pháp luật để giải quyết các công việc liên quan.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ số cán bộ cử nhân luật có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên là 361 người (chiếm tỷ lệ 62,5%). Như vậy, đội ngũ cán bộ làm việc trong các ngành được điều tra đã được đào tạo lý thuyết chuyên môn cơ bản và có nhiều kinh nghiệm trong công tác, do đó họ đã phát huy được khả năng của mình.

Tuổi đời của các cán bộ pháp lý đang công tác trong ngành tương đối trẻ. Số lượng người có độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 65,1% trong tổng số những người được điều tra. Điều đó cho thấy chủ trương trẻ hoá lực lượng cán bộ của Nhà nước ta trong những năm vừa qua được thực hiện tương đối tốt, mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm còn một số điểm cần lưu ý khắc phục trong công tác tuyển dung và sử dụng cán bộ pháp lý, đó là;

- Số lượng các cán bộ được đào tạo luật còn quá ít. Kết quả điều tra cho thấy đa số các ý kiến đều cho rằng số lượng tốt nghiệp ngành luật còn quá ít so với nhu cầu của ngành (71,4% các ý kiến được địều tra). Thậm chí 23,8% số đối được được điều tra còn đánh giá rằng số lượng được đào tạo thiếu trầm trọng (Xem mục 5 phiếu thu thập thông tin). Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý trong các cơ quan công an, toà án, hải quan, từ nay cho đến năm 2010 các cơ sở đào tạo luật trong cả nước phải đào tạo thêm cho xã hội ít nhất 40 ngàn cán bộ, ehuyên gia pháp luật. Bảo đảm tới năm 2010 cung cấp đủ số lượng cán bộ - chuyên gia pháp luật đáp ứng được nhu cầu về số lượng: khoảng từ 7 - 8 ngàn thẩm phán, 17 - 18 ngàn luật sư, từ 3 - 4,5 ngàn chấp hành viên, 800 - 1000 công chứng viên, 7 ngàn cán bộ pháp luật làm việc tại các cơ quan tư pháp địa phương.

Số lượng các cán bộ có trình độ cao, được đào tạo sau đại học còn quá ít. Điều đó thể hiện rất rõ qua con số thống kê số lượng thạc sĩ luật học tại các cơ quan được điều tra chỉ có vỏn vẹn 3 người (chiếm tỷ lệ 0,51%). Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả công tác của các ngành CA, TA, VKS, HQ cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ pháp lý đang công tác bằng các hình thức đào tạo khác nhau. Mặt khác, trong các ngành còn có sự chênh lệch quá lớn giữa số cán bộ nam và cán bộ nữ. Số lượng cử nhân là nữ là 155 trên tổng số 552 người được điều tra (chiếm tỷ lệ gần 28.08%). Nguyên nhân chênh lệch nêu trên là do yêu cầu công tác tương đối đặc biệt của các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan. Các ngành này đòi hỏi cán bộ phải có sức khoẻ tốt và tính kiên quyết, bản lĩnh cao để thực hiện tốt các nhiệm vụ phức tạp được giao.

Tại các cơ quan Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan, các cán bộ đang công tác được điều tra đang đảm đương những nhiệm vụ rất khác nhau, công việc chuyên môn rất đa dạng, phong phú. Trong khối các cơ quan công an thì các cử nhân luật được đảm nhiệm các chức năng chuyên môn như cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông, công an kinh tế thuộc cơ quan công an tỉnh, cơ quan công an huyện, công an thị xã, cảnh sát khu vực, nhân viên văn phòng quản lý trại giam, trinh sát viên. Trong các cơ quan Toà án nhân dân các cử nhân luật đảm nhiệm các chức năng chuyên môn như thẩm phán, thư ký toà án, chuyên viên, nhân viên văn phòng, thẩm tra viên, thống kê tổng hợp, văn thư, tổ chức cán bộ. Trong các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thì các cử nhân luật đang đảm đương những nhiệm vụ chuyên môn như kiểm sát điều tra, kiểm sát an ninh, kiểm sát dân sự, hôn nhân gia đình, kiểm sát hình sự, kiểm sát giam giữ và cải tạo, kiểm sát kinh tế, kiểm sát thi hành án. Trong cơ quan Hải quan thì các nhiệm vụ mà cán bộ là cử nhân luật được giao bao gồm: kiểm hoá viên, kiểm định viên, phụ trách kho bãi, văn thư, thống kê, thủ quỹ, kế toán, quản lý hành chính...

Khi hỏi về vấn đề công việc được giao có phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của mình hay không thì tuyệt đại đa số các cán bộ đều trả lời là rất phù hợp (95,1%). Kết quả đó cho thấy là tuyệt đại đa số các cán bộ được điều tra đều rất hài lòng với công việc mình đang làm, rất yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với nhiệm vụ được giao.

Các công việc được giao phù hợp vối nguyện vọng của cán bộ vì lý do hết sức quan trọng là công tác tuyển dụng cán bộ của chúng ta được tiến hành theo phương thức tôn trọng nguyên vọng của những cán bộ được tuyển dụng.

Theo kết quả xử lý Phiếu thu thập thông tin thì tuyệt đại đa số các cán bộ đã được tuyển dụng theo nguyện vọng (trong đó bao gồm 71,43% được tuyển chọn theo thể lệ tự nguyện nộp đơn thi tuyển công chức và 14,29% theo thể lệ tự nguyện ký hợp đồng lao động rồi sau đó tuyển dụng sau). Các hình thức khác như chuyển cổng tác, phân công công tác theo quyết định của cấp trên không trực tiếp từ ý nguyện của cán bộ chỉ chiếm tỷ lệ 14,29%.

Các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan là những cơ quan quan trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trên được pháp luật quy định rõ ràng cụ thể. Mặt khác, các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Hải quan là những cơ quan đảm nhiệm trọng trách thực thi pháp luật của Nhà nước, do vậy cán bộ, nhân viên của các cơ quan này cần phải có trình độ pháp lý nhất định thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm, Hải quan có nhiệm vụ tư vấn cho Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật thuộc ngành mình quản lý. Chính vì vậy mà các cơ quan này đã đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý có chuyên môn tốt đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Qua điều tra cho thấy 65,27% người trả lời rất cần thiết, 33,27% cần thiết, 1,45% không cần thiết. Rõ ràng cán bộ trong các cơ quan này cần phải có kiến thức pháp luật mới hoàn thành tốt công tác của mình.

Do cán bộ pháp lý đóng vai trò quan trọng như vậy, cho nên họ có mặt ở hầu hết các cương vị công tác trong hệ thống các ngành nêu trên. Các cán bộ pháp lý được phân bổ đều khắp các phòng ban, các bộ phận của ngành. Họ được giao phó nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ quản lý đến văn thư, trợ lý và đảm trách các chuyên môn trong ngành.

Vai trò to lớn của các cán bộ pháp lý còn được thể hiện rõ nét ở kết quả điều tra về số lượng những cán bộ lãnh đạo chủ chốt được đào tạo cử nhân luật. Con số thống kê cho thấy riêng số lượng các cử nhân luật được giao trọng trách trưởng phó các phòng, ban đã là 199 người, Chuyên viên tư vấn pháp luật là 104 người, trợ lý là 38 người, cán bộ phong trào là 10 người, số còn lại được giao rất nhiều những trọng trách khác nhau. Đa số các đối tượng được điều tra đều cho rằng trình độ hiểu biết cơ bản về pháp luật phải được coi là yếu tố bắt buộc đối với mọi cán bộ nhân viên công tác trong các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan.

Kết quả điều tra cho thấy có 56,02% các đối tượng được điều tra cho rằng muốn làm tốt trong ngành tư pháp thì cán bộ nhất thiết phải tốt nghiệp ngành luật. Số người do dự chưa đưa ra được đánh giá chiếm 16,61%. Chỉ có 27,37% số người được điều tra trả lời là không nhất thiết.

Đại đa số các đối tượng được hỏi đều có ý kiến rằng để làm việc có hiệu quả thì các cán bộ phải có được phẩm chất luôn luôn trau dồi kiến thức, cập nhật thông tin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cập nhật có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành.

  1. Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn của cán bộ pháp lý:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

1

Sử dụng được ngay kiến thức

93

16.88

16.88

2

Cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm của người đã đi trước

386

70.05

86.93

3

Cần tự học thêm

43

7.80

94.74

4

Cần được đào tại lại

28

5.08

99.82

5

Ý kiến khác

1

0.18

100.00

Tổng

551

100.00

 

 

Trong quá trình đào tạo luật cơ bản, các sinh viên được trang bị một vốn kiến thức pháp luật có hệ thống và tương đối toàn diện, được trang bị lý luận chính trị, pháp lý có nội dung mới phù hợp với các nhu cầu của từng giai đoạn. Có thể nói, hệ thống đào tạo luật của Việt Nam cung cấp kiến thức chuyên môn cho sinh viên có thể so sánh với các trường đại học luật của các nước trong khu vực.

Đối chiếu kiến thức được cung cấp trong quá trình học tập với yêu cầu của công việc chuyên môn đang đảm nhiệm thì nhiều ý kiến cho rằng đã sử dụng ngay được kiến thức đã học vào công việc chuyên môn được giao (16,88%).

Đa số các đối tượng được hỏi (70,05%) có nhận xét rằng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì các cán bộ cần phải biết kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Điều này hoàn toàn là hợp lý, bởi vì nhiệm vụ đào tạo chủ yếu của các cơ sở đào tạo luật là cung cấp những kiến thức lý thuyết cơ bản. Trong quá trình học các cơ sở đào tạo đã cung cấp cho học viên một số kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp các cử nhân luật làm việc trong nhiều ngành khác nhau và công việc thực tế rất đa dạng, phong phú. Vì vậy việc kết hợp giữa lý thuyết được đào tạo trong trường với kinh nghiệm thực tế của những thế hệ đi trước là một điều luôn luôn cần thiết và phù hợp với lôgíc cuộc sống.

Việc đào tạo luật tại các trường đại học và cao đẳng hiện nay chủ yếu là đào tạo cơ bản. Việc đào tạo chuyên sâu theo những ngành nghề công tác của các cử nhân luật được giao cho hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành như Trường đào tạo các chức danh tư pháp. Tuy nhiên, Trường đại học Luật Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngay trong quá trình đào tạo cơ bản. Việc phân khoa trong trường thành các khọa: Khoa Tư pháp, khoa Kinh tế, khoa Quốc tế, khoa Nhà nước - Hành chính nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn ngành nghề sau này. Mặt khác, các khoa lựa chọn môn mũi nhọn để tập trung giảng dạy cho sinh viên. Ngoài ra sinh viên lựa chọn các môn học khác phù hợp với nguyên vọng của mình để nghiên cứu hỗ trợ cho nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Từ việc định hướng đào tạo của mỗi khoa mà các tổ bộ môn trong khoa sẽ có kế hoạch sắp xếp chương trình giảng dạy phù hợp. Điều đó giúp cho các giảng viên có thể lồng thêm nhiều kiến thức thực tiễn, các kinh nghiệm có sẵn vào chương trình giảng dạy để giúp ích thêm cho sinh viên có được kiến thức đầy đủ hơn ngay trong quá trình đào tạo.

Nói tóm lại, các kiến thức chuyên môn được đào tạo trong trường cần phải làm sao phù hợp hơn nữa vói các công việc chuyên môn của các cán bộ pháp lý khi ra trường nhận công tác.

Quá trình đào tạo phải kết hợp lý luận với thực tiễn, vì vậy thời gian thực tập của sinh viên tại các cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát là rất cần thiết.

Tuyệt đại đa số những đối tượng được điều tra (96.1%) đều đánh giá cao vai trò của thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp. Thậm chí 63,5% các đối tượng được điều tra còn nhấn mạnh sự rất cần thiết của thời gian thực tập đó. Trong những năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những cố gắng đáng kể trong việe thực hiện chương trình thực tập cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Hàng năm, trường đã chủ động cử các cán bộ nòng cốt của mình đi liên hệ với các cơ quan và các tổ chức ở trung ương và địa phương để đưa sinh viên đi thực tập. Đa số sinh viên đều được thực tập ở những nơi phù hợp với nguyện vọng của mình. Công việc thực tập được tiến hành nghiêm túc, có nội dung, có chất lượng. Công tác tổng kết rút kinh nghiệm sau quá trình thực tập cũng được sinh viên thực hiện một cách nghiêm túc.

Điều đáng lưu ý là các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan đều đang là những địa chỉ thực tập thường xuyên của các sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội. Thực tập ở đây, các sinh viên có điều kiện làm quen, tìm hiểu được nhiều thông tin liên quan đến công việc bảo vệ pháp luật, và thu được nhiều kinh nghiệm quý báu của các cán bộ pháp lý công tác trong ngành, về phần mình, các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Hải quan cũng nhiệt tình cộng tác với trường, đón nhận và hướng dẫn sinh viên thực tập đạt kết quả tốt.

  1. Năng lực làm việc và khả năng thích ứng của cán bộ pháp lý

Sau khi tốt nghiệp đại học luật cán bộ pháp lý cần phải có một thời gian nhất định mới phát huy đuợc năng lực của mình. Nhìn chung, các cử nhân luật đều đáp ứng được yêu cầu cồng việc, thể hiện quả hiệu quả công tác của họ trong cơ quan. Khả năng thích ứng của các cán bộ pháp lý với các nhiệm vụ được giao rất tốt. Điều đó thể hiện quả kết quả điều tra, số cán bộ cảm thấy phù hợp với công việc được giao là 95,11%. Chỉ khi nào các cán bộ pháp lý thích ứng được với công việc được giao, có khả năng thực hiện công việc một cách tự tin, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thì họ mới cảm thấy công việc của mình là phù hợp. Yếu tố cảm nhận công việc phù hợp với bản thân mình không những thể hiện khả năng thích nghi, mà còn nói lên được các cán bộ của chúng ta đã thực sự hoà được mình vào công việc, nắm vững công việc và yêu thích, yên tâm với công việc đó.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ các cán bộ pháp lý thích ứng được nhanh với công việc chiếm tỷ lệ rất cao 63,27% trên tổng số những đối tượng được điều tra. Số lượng cảm thấy tốc độ thích ứng một cách trung bình chiếm tỷ lệ 36,18%. Chỉ có duy nhất 3 người, chiếm tỷ lệ 0,55% số đối tượng được điều tra, cảm thấy mình đã thích ứng chậm với công việc được giao.

Theo thông tin của các cơ quan CA, TA, VKS, HQ khả năng thích ứng nhanh là 52.38%, thích ứng trung bình là 47.62%. Như vậy, các cơ quan sử dụng cán bộ pháp lý đánh giá phù hợp với tự nhận xét của mỗi cán bộ được điều tra.

Việc cán bộ thích ứng nhanh hay chậm với công tác được giao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu so sánh liên kết với độ tuổi thì khoảng tuổi từ 30 đến 40 tuổi là có tỷ lệ thích ứng nhanh cao nhất (64,37%). Tiếp theo là đến độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi có 62,39%. Điều này cũng dễ hiểu do ở mỗi độ tuổi khác nhau thì những khả năng nổi trội khác nhau. Độ tuổi càng cao thì khả năng thích nghi tuy có chậm hơn nhưng khả năng tổng hợp, phân tích lại có chỉ số cao hơn so với độ tuổi thấp hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch về khả năng thích nghi giữa các độ tuổi là không lớn.

Nếu so sánh mối liên kết giữa khả năng thích nghi với giới tính của các cán bộ pháp lý thì ta thấy rằng tỷ lệ nữ thích nghi nhanh với công tác là 65,16%, cao hơn một chút so với tỷ lệ đó ở nam giới (62,53%).

Trong các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thích ứng nhanh với công việc, thì yếu tố quan trọng nhất là yếu tố kiến thức chuyên môn được đào tạo. Sự thích ứng nhanh với công tác cho thấy chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật là khá tốt.

  • Các cử nhân luật tốt nghiệp hệ chính quy có tỷ lệ thích ứng nhanh với công việc (66,89%) cao hơn so với các cử nhân tốt nghiệp hệ tại chức (60,43%). Điều này dễ hiểu, bởi lẽ các cử nhân hệ chính quy được đào tại với thời lượng nhiều hơn, với những đòi hỏi cao hơn so với các loại hình đào tạo khác.
  • Quá trình thích nghi với công việc được diễn ra chủ yếu trong thời gian tập sự. Các cơ quan khi tuyển dụng vào làm việc bao giờ cũng dành một thời gian nhất định để người mới nhận việc tìm hiểu làm quen với công việc được giao, chịu sự hướng dẫn dìu dắt của các đồng nghiệp đi trước nhiều kinh nghiệm. Thời gian tập sự tại mỗi cơ quan khác nhạu, có thể là 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng. Nhưng do khả năng thích nghi với công việc của các cán bộ pháp lý khá nhanh cho nên thời gian đó có thể được rút ngắn lại. Theo kết quả điều tra thì 66,97% các đối tượng được hỏi đều cho rằng chỉ cần khoảng thời gian tập sự hợp lý là trong khoảng 12 tháng là đủ. Chỉ có 9,265 muốn kéo dài thời gian tập sự lên đến 24 tháng. Ngược lại, nếu thời gian tập sự là 6 tháng thì lại quá ít, cho nên chỉ có 1,27% đối tượng được điều tra chọn thời lượng tập sự 6 tháng mà thôi.
  • Để thích ứng hoàn toàn với công việc được giao thì tiếp theo sau quá trình tập sự các cán bộ pháp lý phải thường xuyên cập nhật thông tin, về chính sách, văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi các đồng nghiệp có kinh nghiệm đí trước (70,05%), cần luôn có tinh thần tự học hỏi vươn lên. Cuối cùng, các cán bộ pháp lý cần thiết phải được tham gia học các khoá học ngắn hạn đào tạo thường xuyên để trau dồi, nâng cao kiến thức.
  1. Hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý:

Theo kết quả điều tra thu được từ Phiếu thu thập thông tin về vấn đề hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý thì 95,24% đối tượng được điều tra cho rằng công tác sử dụng cán bộ pháp lý đạt hiệu quả cao và rất cao (trong đó riêng đánh giá đạt hiệu quả rất cao đã chiếm tỷ lệ 80,95%).

Đó là kết quả đánh giá thu nhận được từ phía các cán bộ làm công tác tổ chức trong các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hải quan. Đánh giá của họ với tư cách những người trực tiếp chỉ đạo, thưc hiện công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ pháp lý cho ngành của mình. Cũng về vấn đề đó, nhưng khi lấy đối tượng điều tra là chính các cán bộ pháp lý đang công tác trong ngành, thì ta lại thu được kết quả khác.                                                     

Theo kết quả điều tra của các Phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân về vấn đề hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý thì chỉ có 49,46% cho rằng việc sử dụng đã đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ 44,57% đánh giá công tác sử dụng cán bộ pháp lý mới chỉ đạt hiệu quả trung bình. Còn lại 5,98% có ý kiến cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý còn thấp.                                       

Theo số liệu trong phiếu thu thập thông tin thì có thể thấy kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý chuẩn xác hơn, bởi lẽ những cán bộ cung cấp thông tin đưa ra ý kiến nhận xét dựa trên lượng thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn, họ là những người trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, họ hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng cán bộ. Cũng chính họ là những người trăn trở để làm sao cho hiệu quả sử dụng cán bộ ngày càng được cao hơn.    

Nhìn chung, có thể thống nhất được một ý kiến là: Việc sử dụng cán bộ chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao khi nhận được sự đánh giá cao từ cả hai phía, từ cả phía những người làm công tác tổ chức, lãnh đạo, cũng như từ phía những cán bộ pháp lý đang công tác trong ngành, Theo kết quả trên, đánh giá chung về hiệu quả công tác của cán bộ là cao. Tuy nhiên, còn một số hạn chế sau:     

Hiệu quả công tác của một số cán bộ chưa cao (14.29%). Cán bộ pháp lý có trình độ vân hoá không đồng đếu dẫn đến mức độ nhận thức khác nhau. Cho nên trong công tác họ vận dụng kiến thức đã học còn hạn chế. Mặt khác, do chất lượng đào tạo của các hình thức đào tạo khác nhau (tại chức, đào tạo từ xa, chính quy...). Đối với sinh viên chính quy các cơ sở đào tạo áp đụng nghiêm quy chế quản lý sinh viên, quy chế thi, kiểm tra học trình học phần. Đối với học viên tại chức do địa phương quản lý, cho nên có phần thiếu chặt chẽ hơn. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cán bộ pháp lý.

  1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý:  

Chất lượng công tác của cán bộ pháp lý phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

  • Yếu tố chủ quan:

+ Bản thân các cán bộ pháp lý cần phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn (31,56%). Ở nước ta, Khoa học pháp lý ra đời muộn nhưng phát triển rất nhanh có thể so sánh với một số nước trong khu vực, vì vậy tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ pháp lý là một yêu cầu tất yếu. Bên cạnh đó Nhà nước ta đang thực hiện công cuộc cải cách Tư pháp, đòi hỏi cán bộ làm việc trong lĩnh vực pháp luật cần phải đổi mới phong cách làm việc nâng cao chất lượng công tác đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

+ Nhà nước cần phải có thêm nhiều chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các cán bộ pháp lý làm cho họ thêm yên tâm công tác và thêm gắn bó với công việc (22,50%). Những năm vừa qua Nhà nước ta đã có nhiều chế độ ưu tiên đối với cán bộ trong ngành CA, TA, KS như chế độ lương, phụ cấp. Tuy nhiên, thu nhập của cán bộ của các ngành này không đủ chi phí cho bản thân họ và chính họ cũng không có thu nhập khác ngoài lương. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ trong các ngành trên đảm bảo cuộc sống của họ và gia đình, như vậy họ mới an tâm công tác, phát huy được khả năng của mình.

+ Cần thường xuyên có sự đào tạo lại cán bộ pháp lý. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, vấn đề cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực pháp luật của nước ta và của các nước trong khu vực và thế giới là yêu cầu khách quan, đòi hỏi Nhà nước cần có chiến lược xây dựng và phát triển pháp luật lâu dài. Bên cạnh công tác đào tạo cán bộ pháp luật, Nhà nước cần phải đào tạo lại số cán bộ không có khả năng, điều kiện tự học như cán bộ ở vùng sâu, vùng xa.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Kết kuận

Công cuộc xây đựng đất nước Việt nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Nhà nước ta đã và đang đổi mới phương thức quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật. Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật thì đội ngũ công chức cần phải hiểu biết pháp luật và có trình độ pháp lý nhất định.

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp lý vừa hồng vừa chuyên có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho.

Tuy nhiên, để đánh giá đúng khả năng của cán bộ pháp lý và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ này, đồng thời dự báo nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý trong tương lai, khoa Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội đã thực hiện tiểu dự án điều tra xã hội học về thực trạng của tình hình đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong các ngành CA, TA, VKS, HQ. Kết quả điều tra cho thấy:

Chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành luật là tương đối tốt. Các cử nhân khi ra trường đã được trang bị kiến thức pháp luật một cách tương đối toàn diện. Vì vậy, sau khi ra trường nhận công tác, các cán bộ pháp lý đã nằm bắt được công việc một cách nhanh chóng và thích ứng với công việc được giao ừong một khoảng thời gian rất nhanh.

Theo kết quả điều tra xã hội học của tiểu dự án thì nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý của các cơ quan CA, TA, VKS, HQ rất cao. Vì vậy, các cơ sở đào tạo luật của nước ta cần phải có chiến lược đào tạo cử nhân luật, và các trình độ cao hơn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của các cơ quan đó nói riêng và của xã hội nói chung.

Cần thiết phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Mỗi một loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa...) đều có thế mạnh riêng của mình và cần được khai thác triệt để.

Một vấn đề rất quan trọng của công tác đào tạo là gắn liền lý thuyết với thực tế. Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường thêm thực tế cho các học viên, giảng dạy lý thuỵết phải bám sát với thực tế của xã hội. Mặt khác, để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế cần tăng cường thời lượng thực tập của học viên trước khi tốt nghiệp ra trường và đổi mới phương thức thực tập.

Về phía cơ sở đào tạo, cần thiết phải liên tục nâng cao trình độ của các cán bộ giảng dạy pháp lý, đẩy manh hơn nữa công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức, thường xuyên cập nhật kiến thức mới thông qua các loại hình bồi dưỡng thường xuyên và theo định kỳ.

Việc hiện đại hoá các trang thiết bị đào tạo cũng là yếu tố tác động mạnh đến công tác đào tạo. Các cựu sinh viên đều mong muốn sao cho tại các cơ sở đào tạo có được hệ thống thư viện hiện đại hơn, có được nhiều sách báo và tư liệu chuyên ngành hơn nữa, các điều kiện giảng dạy và học tập được tốt hơn. Các cơ sở đào tạo cần có biện pháp tạo điều kiện giúp đỡ cho các học viên có thể định hướng công tác và giúp đỡ liên hệ nơi công tác ngay trước khi tốt nghiệp. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên trong thời gian đào tạo tại trường.

Việc sử dụng các cán bộ pháp lý hiện nay là có hiệu quả khá cáo, đa số cán bộ pháp lý được sử dụng phù hợp với chuyên môn được đào tạo. các cử nhân luật đều có khả năng thích ứng nhanh với công việc được giao. Tuy nhiên, các cơ quan sử dụng cử nhân luật cần phải bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Ngược lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các cán bộ pháp lý lại phụ thuộc rất nhiểu vào khả năng chuyên môn của từng cán bộ pháp lý, phụ thuộc vào việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của các cán bộ pháp lý.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng và năng lực công tác của cán bộ pháp lý còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính là do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với các cán bộ pháp lý còn chưa thoả đáng, thu nhập thực tế của cán bộ pháp lý chưa cao, cho nên họ không an tâm công tác và bắt buộc họ phải tìm kiếm thêm việc làm để có thu nhập nuôi gia đình.

  1. Một s kiến nghị của tiu dự án:

Thứ nhất, để thực hiện tốt công tác đào tạo, Nhà nước cần chuẩn hoá đội ngũ giảng viên và tiêu chuẩn hoá cơ sở đào tạo. Hiện nay, một số cơ sở đào tạo còn thiếu nhiều giáo viên chính quy, đội ngũ giảng viên chủ yếu là cộng tác. Vì vậy, số giảng viên này thiếu kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp sư phạm thiếu hấp dẫn đối với sinh viên. Đối với các cơ sở đào tạo cần phải có hệ thống thư viện và các phương tiện giảng dạy hiện đại để truyền đạt kiến thức cho sinh viên đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, nhà nước cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước ta tương đối đầy đủ, nhưng các công trình nghiên cứu lý thuyết cơ bản rất ít, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác giảng dậy và học tập.

Thứ ba, các cơ sở đào tạo cần phải đổi mới phương pháp giảng dậy, kết hợp phương pháp truyền thống và hiện đại nhằm phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên.

Thứ tư, để thống nhất việc tuyển dụng cán bộ pháp lý, Nhà nước nên ban hành quy chế tuyển dụng chung cho tất cả các cơ quan của nhă nước từ Trung ương đến địa phương.

Thứ năm, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Các ngành CA, TA, VKS, HQ là những cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước, cho nến đòi hỏi không những các cán bộ làm công tác chuyên môn, mà yêu cầu cán bộ lãnh đạo cần phải có trình độ pháp lý cao để chỉ đạo chuyên môn và xử lý các tình huống pháp lý phức tạp của cơ quan, đơ vị mình quản lý.

Thứ sáu, thường xuyên phải đào tạo lại cán bộ pháp lý bằng các hình thức khác nhau.


 

Chuyên đề 4

 

ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁN BỘ CỬ NHÂN LUẬT TẠI CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN THANH TRA

 

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN

1.       Tính cấp thiết của việc điều tra:

  1. Đất nước ta bước vào thế kỷ 21 trong xu thế hội nhập trên quy mô toàn cầu với xuất phát điểm còn thấp đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chống sự tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh và một đội ngũ cán bộ pháp lý đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước là một yêu cầu cấp thiết.
  2. Thời gian qua, một số lượng lớn sinh viên được trang bị kiến thức pháp luật về quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp, chưa lĩnh hội kịp thời các kiến thức pháp luật về quản lý theo cơ chế thị trường. Mặt khác, phần lớn sinh viên được trang bị khối lượng kiến thức mang nặng tính lý luận, thiếu tính thực tiễn. Nên khi ra trường, họ thường lúng túng, chưa thích ứng được với nhu cầu công tác chuyên môn.
  3. Thời gian qua, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta mới chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên mà chưa có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu xem các kiến thức, kỹ năng mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo có phù hợp với yêu cầu công việc thực tế hay không; có sử đụng được trong mồi trường công tác thực tế hay không.

Từ trước đến nay chưa có điều kiện tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu, tổng kết hiệu quả sử dụng sinh viến sau khi tốt nghiệp, làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cơ sở kinh tế trong và ngoài khu vực quốc doanh.

  1. Việc đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ và năng lực, nhằm giúp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trong điều kiện hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết.

Qua việc điều tra khảo sát sẽ nắm bắt được thực trạng về số lượng sinh viên, học viên sau đại học đã được đào tạo, sử dụng khả năng chuyên môn trong thực tiễn công, sự thích ứng của kiến thức đối với thực tiễn trong điều kiện hiện nay để có kế hoạch đào tạo trong tương lai, xem và rà soát lại nội dung (chất lượng trí thức chuyên môn) cũng như kế hoạch giảng dạy để hoạch định chiến lược đào tạo tổng thể trong tương lai.

  1. Mục đích điều tra, khảo sát của tiểu dự án
    1. Nắm bắt được số lượng cán bộ pháp lý có trình độ từ Cao đẳng trở lên đã được đào tạo tại Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2000 đang công tác tại các cơ quan: Quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước và thanh tra nhà nước. Đây là cơ sở để so sánh tỷ lệ cán bộ pháp lý tính theo đầu người với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó xây dựng được kế hoạch và quy hoạch tổng thể số lượng cán bộ pháp lý cần đào tạo trong tương lai cho nhà nước.
    2. Nắm được tình hình sử dụng cán bộ pháp lý trong các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
    3. Nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý trong 5 năm tới và tương lai tại các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước.
    4. Đánh giá chất lượng đào tạo trong những năm qua, đồng thời tìm ra những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong công tác đào tạo hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật.

2.5. Trên cơ sở kết quả điều tra, tìm kiếm các giải pháp khắc phục những điểm bất cập để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới quy trình dạy và học; nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn làm Cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ pháp lý phục vụ cho các cơ quan: quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước va cơ quan thanh ưa nhà nước.

2.6. Đề xuất mô hình đào tạo cán bộ pháp lý, đặc biệt là nội dung chương trình đào tạo luật phù hợp với yêu cầu hoạt động của các cơ quan: cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước.

  1. Giới hạn phạm vi đối tượng điều tra của tiểu dự án:

3.1. Về giới hạn điều tra:

  • Số lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo từ năm 1980 đến năm 2000 tại các cơ sở từ cấp học Cao đẳng trở lên hiện đang công tác tại cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước.
  • Số lượng cán bộ pháp lý đã tốt nghiệp trước năm 2000 tại các cơ sở đào tạo dưới các hình thức: Chính quy, mở rộng, chuyên tu, tại chức và đào tạo từ xa đang được sử dụng tại cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan thanh tra Nhà nước.
  1. Về phạm vi điều tra của tiểu dự án:

Đối với tiểu dự án: điều tra trên phạm vi toàn quốc

  • Các cơ quan trung ương trên địa bàn Hà Nội: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước.
  • Các cơ quan điạ phương tại các tỉnh, thành phố: Hội đồng nhân dân, UBND, Thanh tra, Sở tư pháp Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Khánh Hoà và một số quận, huyện của các tỉnh, thành phố nêu trên.
  1. Về đối tượng điều tra của tiểu dự án:

Học viên, sinh viên đã tốt nghiệp đại học có bằng cử nhân luật, hiện đang công tác tại các cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước, thanh tra (gồm: Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Sở tư pháp,Thanh tra Nhà nước, đặc biệt các cơ quan thanh tra chuyên ngành.

  1. Phương pháp tiến hành điều tra của tiểu dự án:
  • Lập các bảng, mẫu phiếu điều tra bằng phương pháp xã hội học để các cơ sở sử dụng cán bộ pháp lý điền các số liệu theo yêu cầu, lập các câu hỏi để điều tra.
  • Lập các bảng, mẫu phiếu điều tra bằng phương pháp xã hội học để các cơ quan sử đụng cán bộ pháp lý và những người được điều tra ghi vào phiếu điều tra số liệu theo yêu cầu, lập các câu hỏi để điều tra.
  • Lập câu hỏi điều tra, cán bộ quản lý và những cán bộ nguyên là học viên và sinh viên Luật thông qua đối thoại, phỏng vấn trực tiếp.
  • Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cơ sở đang sử dụng cán bộ pháp lý.

+ Phỏng vấn thông qua cán bộ quản lý

+ Phỏng vấn trực tiếp cán bộ nguyên là học viên, sinh viên Luật.

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo các phòng ban sử dụng cán bộ pháp lý.

  1. Nội dung điều tra

Đối với tiểu dự án: “Thực trạng sử dụng cán bộ cử nhân luật tại các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước”. Để đạt được mục đích điều tra, tiểu dự án đưa ra một số câu hỏi với nội dung sau đây:

  • Lứa tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, trình độ đã được đào tạo và nơi công tác của người được điều tra.
  • Nhận xét của người được điều tra về chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo cử nhân luật (gồm nhận xét tổng thể hay nhận xét một phần, một khâu nào đó trong quy trình đào tạo).
  • Chất lượng tri thức được trang bị trong quá trình đào tạo có phù hợp hay không phù hợp với môi trường, đòi hỏi công tác thực tế hiện nay và nêu rõ nguyên nhân.
  • Những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý nơi người được điều tra phỏng vấn hiện đang công tác, làm việc.
  • Thời gian tập sự chuyên môn cần thiết là bao lâu.
  • Những kết quả đóng góp của các cử nhân luật ở các hệ đào tạo đối với hoạt động của cơ quan và yêu cầu công tác mà người đó đang đảm nhiệm.
  • Kiến nghị các giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại của công tác đào tạo cán bộ pháp lý trong những năm qua; những hạn chế trong việc sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan quyền lực Nhà nước, quản lý Nhà nước và thanh tra.

Nội dung câu hỏi thể hiện trong phiếu phỏng vấn:

  • Những ưu khuyết điểm trong đào tạo cử nhân luật trước đây và hiện nay, những yêu cầu đối với nội dung chuyên ngành luật hành chính - Nhà nước, việc phân chia chuyên ngành đào tạo như hiện nay có hợp lý không?

Nếu không hợp lý cần phải thêm (bớt) nội dung gì? Những yêu cầu đối với việc cải cách đào tạo luật hiện nay. Đặc biệt nêu rõ nguyên nhân.

Sau khi tiến hành điều tra thử đã có sự chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp để đạt được mục đích điều tra của tiểu dự án. Đồng thời, bổ sung và loại bỏ những điểm không phù hợp khi tiến hành điều tra trong phạm vi cả nước.

6. Kế hoạch tổ chức thực hiện:

Thời gian điều tra chính thức:

Từ ngày: 15 tháng 06 năm 2001

Đến ngày: 15 tháng 02 năm 2002

Tiến hành điều tra chính thức tại các cơ quan quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước và thanh tra nhà nước trên địa bàn cả nước, thông qua các hình thức phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp như điều tra thử.

  • Tại thành phố Hà Nội và một số vùng phụ cận gồm: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh Hoà

- Các cơ quan được tiến hành điều tra chính thức và hợp đồng cung cấp thông tin có liên quan là các cơ quan Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ, Hội đồng nhân dân, UBND, Các phòng, ban chức năng và các cơ quan thanh tra nhà nước thuộc tỉnh, thành, quận, huyện các tỉnh, thành nói trên.

Sau khi có kết quả các phiếu điều tra và các số liệu cung cấp theo hợp đồng chúng tôịđặ tổng kết việc điều tra chính thức: Tập hợp và xử lý phiếu. Viết báo cáo kết quả điều tra xã hội học.

  1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA TIỂU DỰ ÁN

Qua điều tra khảo sát thực hiện tiểu dự án “Thực trạng sử dụng cán bộ cử nhân luật tại các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và Cơ quan thạnh tra nhà nước” thuộc Dự án 877/2000, Chủ nhiệm tiểu dự án đã có báo cáo tóm tắt kết quả điều ưa, khảo sát trong giai đoạn I (giai đoạn điều tra thử) và tiến hành khảo sát điều tra giai đoạn II. Có thể nói rằng, đây là lần đầu tiên thực hiện một cuộc điều tra xã hội với quy mô lớn để có sự đánh giá tổng thể về thực trạng sử dụng cán bộ cử nhân luật trong những năm qua. Việc điều tra, khảo sát nhằm nắm được thực trạng công tác đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý. Qua đó, tìm ra những giải pháp để cải tiến chương trình, nội dung đào tạo góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng cán bộ pháp lý trong tương lai.

Đối tượng điều tra của tiểu dự án rất phong phú, đa dạng và khỏng ít phần phức tạp tại các cơ quan: các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan hành chính nhà nước (Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, xã; các Sở, Phòng, Ban chức năng); các cơ quan thanh tra nhà nước tỉnh, huyện,.. Các cơ sở khảo sát điều tra có cả thành thị và nông thôn, cả khu vực đồng bằng và miền núi, trung du trong cả nước... 100% những người được hỏi là những người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học luật và hiện đang công tác trong các cơ quan nhà nước ở độ tuổi từ 20 đến 60.

Ban chủ nhiệm tiểu dự án đã phát ra cho các đối tượng 700 phiếu và thu về 556 phiếu theo các mẫu khác nhau (chiếm 18,23% tổng số phiếu của toàn dự án). Trong đó, số phiếu điều ưa trong các cơ quan hành chính nhà nước là 191 phiếu, trong các cơ quan quản lý nhà nước là 107 phiếu, trong các cơ quan thanh tra nhà nước là 84 phiếu và phỏng vấn cá nhân là 174 phiếu. Qua xử lý số liệu thu thập từ các phiếu điều tra và phỏng vấn, kết quả như sau:

1. Về công việc đang đảm nhiệm phù hợp vớỉ chuyên môn được đào tạo là 92,81 % và không phù hợp là 7,19%.

Như vậy, về mặt chuyên môn được đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay về cơ bản là phù hợp với công việc mà đối tượng được điều tra đang đảm nhiệm. Do đó những thông tin mà các đối tượng cung cấp là những thông tin được rút ra từ thực tế công tác và kiểm nghiệm của cá nhân, có giá trị thực tiễn cao, khẳng định việc đào tạo luật đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội cũng như nguyện vọng của cá nhân.

  1. Về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang làm việc trong cơ quan: 57,01 % số người được hỏi cho là rất cần thiết; 41,91% cho là cần thiết; 1,08 % cho là có cũng được, không có cũng được.

Như vậy: 98,92% số người được hỏi cho rằng vai trò của các cán bộ được đào tạo theo các chuyên ngành luật là cần thiết và rất cần thiết. Điều đó chứng tỏ nhận thức và nhu cầu của xã hội cũng như chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc trong các cơ quan là cao. Bởi vì, xuất phát từ yêu cầu của công việc trong cơ quan mọi người đều nhận thấy, cần phải có những người am hiểu pháp luật mới giải quyết được nhiệm vụ của cơ quan và công việc mà các cá nhân đang đảm nhiệm. Thông qua hoạt động giải quyết công việc có hiệu quả mà vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật càng được khẳng định. Tuy nhiên, có số rất ít những người được đào tạo về luật do bố trí công việc không phù hợp hoặc năng lực giải quyết công việc có hạn chế. Điều này đã không phát huy được những kiến thức pháp luật mà một số cán bộ tích luỹ được, đồng thời cũng làm giảm vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Liên quan tới chất lượng đào tạo, chúng ta xem xét ý kiến đối chiếu kiến thức tích luỹ trong quá trình học với công việc chuyên môn.

  1. Về việc đối chiếu kiến thức tích luỹ trong quá trình đào tạo với công việc chuyên môn đang đảm nhiệm:

15,54% số người được hỏi đều khẳng định sử đụng ngay được kiến thức đã học. Điều này phù hợp với tỷ lệ số học sinh khá giỏi và học sinh giỏi hàng năm. Những học sinh khá giỏi và học sinh giỏi sau khi tốt nghiệp có thể sử dụng ngay kiến thức đã học vào việc thực hiện công việc được giao nhưng phần lớn (chiếm 83,26%) cho rằng: cần phải kết hợp kiến thức đã học với học hỏi kinh nghiệm người đi trước hoặc học thêm theo các lớp nghiệp vụ. Điều đó chứng tỏ, chương trình đào tạo còn phải được bổ sung nhất là kiến thức thưc tế và kỹ năng thực hành, đáp ứng thực tiễn xã hội. Chất lượng của kỳ đi thực tập tốt nghiệp chưa cao cũng cần phải được cải tiến. Từ thực tế này, yêu cầu về chương trình phải cải cách theo hướng bám sát thực tiễn xã hội; giáo trình cần tăng phần liên hệ với thực tiễn ngành; thực tập tốt nghiệp phải có chương trình, nội dung, yêu cầu rất cụ thể hơn nữa đồng thời phải tăng cường kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập chặt chẽ.

Những ý kiến khác trong câu hỏi ngỏ, càng cho ta thấy rõ điều đó. Theo họ, nếu là cán bộ đã làm việc trong lĩnh vực pháp luật mà đi học tiếp đều mang lại hiệu quả, còn những người đi học Luật mà chưa trải qua công tác thì sau khi tốt nghiệp phải được, những người đi trước hướng dẫn, chỉ bảo một vài năm sau mới có thể làm việc độc lập được. Kiến thức được đào tạo ở trường chưa đủ, phải có thời gian thực tế và học kinh nghiệm của người đi trước mới có thể hoàn thành tốt được công việc. Kiến thức ở trường còn nặng về lý thuyết và ít thực tế.

Đối với ngành thanh tra, nội dung đào tạo cần phải được bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu bộ máy nhà nước, luật hành chính, luật dân sự có nghĩa là phải tăng số tiết để rèn kỹ năng thực hành ở lĩnh vực này.

Các cơ quan sử dụng cán bộ cần phải thường xuyên phối hợp với các trường đại học, trao đổi thông tin, kinh nghiệm và mở các lớp bồi dưỡng định kỳ nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ.

Kiến thức học ở nhà trường rất cơ bản, nhưng thực tế luôn biến đổi, tài liệu tham khảo chưa cập nhật vứi kiến thức luật mới. Do đó, những cán bộ sau khi tốt nghiệp cần phải thường xuyên được tập huấn nâng cao kiến thức các ngành luật, trong đó chú ý đến luật thực định, đặc biệt là việc bổ xung hay cập nhật luật nước ngoài để tăng sự hiểu biết về luật của một số nước trong khu vực. Những người có trình độ cử nhân luật cần phải được tham gia đóng góp cho các dự án luật lớn của nhà nước và trong các đợt trưng cầu ý kiến.

  1. Để thích nghi với công việc chuyên môn được giao, thời gian tập sự là cần thiết và rất cần thiết, đó là ý kiến của 99,63% sô'người được hỏi.

Thời gian tập sự cần thiết, các ý kiến của những người được hỏi như sau:

Thời gian tập sự 6 tháng:              8,29%

Thời gian tập sự 12 tháng:            51,71%

Thời gian tập sự 18 tháng:            29,73%

Thời gian tập sự 24 tháng:            10,27%

Kết hợp với việc đánh giá khả năng thích ứng với công việc chuyên môn: 65,65% cho rằng thích ứng nhanh; 34,17% thích ứng trung bình. Như vậy, thời gian dành cho tập sự để thích ứng với công việc: 18 tháng là hợp lý cho mọi đối tượng.

Sự thích ứng với công việc nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Với đối tượng tại chức, phần lớn cho rằng, vì đã qua thực tế công tác nên khi học luật tiếp thu nhanh và có thể vận dụng ngay được kiến thức pháp luật vào công việc. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào năng khiếu và sự yêu nghề. Phần lớn cho rằng, sau khi nhận công tác nắm bắt được ngay chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan và nhiệm vụ cũng như yêu cầu công tác của cán bộ công chức trong cơ quan mình, tự tin và quyết đoán trong công việc. Tuy nhiên cũng có người cho rằng, học ở trường kiến thức còn chung chung và dàn trải, đến khi đi làm có nhiều vấn đề mơi đòi hỏi người cán bộ phải đầu tư thời gian công sức cho việc nghiên cứu. Vì thế, số này cho rằng: thích ứng chỉ ở mức độ bình thường.  

  1. Những phẩm chất cần thiết của người cán bộ để làm tốt công tác trong cơ quan quyền lực nhà nước. Theo ý kiến của những người trả lời:
  • Tốt nghiệp phải đạt loại khá giỏi:     2,98%
  • Năng động nhạy bén:                  11,01%
  • Quyết đoán tự tin:                             3,57%
  • Cập nhật về chính sách, văn bản pháp luật: 14,88%
  • Cả bốn phẩm chất trên:                     50,89%
  • Phẩm chất khác:                                0,3%

Qua số liệu trên, ta thấy trong số những người trả lời: số đông đề cập đến phẩm chất năng động nhạy bén và những người biết cập nhật thông; tin về chính sách, văn bản pháp luật. Trong khi đó, số người cho rằng: tốt nghiệp phải đạt loại khá giỏi chiếm tỷ lệ rất ít: 2,98%. Như vậy, việc đánh giá con người qua kết quả học lực chỉ có ý nghĩa khi tuyển dụng. Còn nếu muốn đánh giá toàn diện phải qua thực tế công tác, người ta quan tâm đến khả năng giải quyết công việc đó là sự năng động nhạy bén, là khả năng cập nhật thông tin về chính sách, văn bản pháp luật. Từ thực tế này, trong đào tạo cần tăng cường rèn luyện cho sinh viên năng lực tư duy và kỹ năng thu tập thông tin, sử lý thông tin phục vụ cho chuyên môn. Ngoài các phẩm chất trên, có một số ý kiến về đạo đức, trách nhiệm với công việc, tự tin, quyết đoán, trung thực thẳng thắn, có bản lĩnh chính trị.

  1. Cán bộ tốt nghiệp ngành Luật, trong công việc đạt hiệu quả trung bình và cao chiếm 93, 86% trong số những người được hỏi (Trung bình: 47,47%; cao: 46,39%):

Như vậy về chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc do thực tiễn đời sống xã hội đặt ra nhưng ở mức thấp. Qua điều tra xác xuất, tỷ lệ đạt hiệu quả cao phải chiếm từ 60% trở lên. Với hiệu quả trung bình, nghĩa là biết áp dụng những điều đã học vào công việc, chứ chưa có khả năng sáng tạo trong công việc.

Nguyên nhân để đạt hiệu quả cao trong công việc, theo ý kiến những người được hỏi:

- Do công tác đào tạo đạt kết quả cao:                     6,47%

- Do cán bộ quan tâm đến công việc:                      10,79%

- Do các bộ thích ứng nhanh với công việc:            13,62%

- Do chế độ chính sách thoả đáng:                         1,43%

- Do sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo:         23,02%

  • Kết hợp các tiêu chí trên với nhau: chỉ có kết hợp 2&5 đạt tỷ lệ 12,95% còn các trường hợp khác không đáng kể. Như vậy, việc sử dụng cán bộ theo đúng chuyên môn được đào tạo là một yếu tố rất quan trọng tác động tích cực đến hiệu quả công việc, sau đó mới đến cán bộ thích ứng nhanh với công việc và cán bộ quan tâm đến công việc. Từ thực tế này, đối với công tác đào tạo cần nắm bắt đúng nhu cầu xã hội, mở rộng quy mô theo yêu cầu của xã hội, tránh tình trạng đào tạo “cung” quá “cầu”. Đào tạo ra các cử nhân luật nhưng không được sử dụng đúng chuyên môn đó là điều lãng phí. Đồng thời chương trình môn học cũng phải phù hợp với thực tế xã hội, tránh tình trạng lý luận xa rời thực tiễn. Khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn quá xa dẫn đến khả năng thích ứng với công việc của cán bộ mới ra trường chậm. Qua tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong ngành chưa cao, ta càng thấy rõ những nhận định trên.
  1. Đâu là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng cấn bộ pháp lý trong ngành chưa cao:

- Do chất lượng đào tạo chưa cao  : 20%

- Do cán bộ chưa tận tâm với công việc        : 16%

- Do chưa chuyển biến kịp với yêu cầu đổi mới : .48%

- Do chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng       : 44%

- Do bất hợp lý trong chính sách sử dụng cán bộ : 28%

- Nguyên nhân khác                      : 8%

Trong số người trả lời, hai nguyên nhân được đề cập nhiều hơn cả là do chưa chuyển biến kịp với yêu cầu đổi mới, do chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng và do bất hợp lý trong chính sách sử dụng cán bộ. Trong khi đó, đề cập đến nguyên nhân do chất lượng đào tạo chưa cao chỉ chiếm 20, cũng đáng tiếc là các đối tượng này vì lý do “tế nhị” mà không đề xuất nguyên nhân nào dẫn đến chất lượng “chưa cao”. Đây cũng là vấn đề chúng ta phải quan tâm mà tự tìm ra.

  1. Về đánh giá chất lượng của các cơ sở đào tạo luật:

 

 

  • Rất tốt:
  • Tốt:

- Khá:

  • Trung bình:
  • Chưa tốt:

2,88%

36,4%

34,77%

24,14%

1,8%

 

 

 

 

 

 


 

Kết quả từ hai câu hỏi để đánh giá một vấn đề từ hai góc độ tương đối thống nhất với nhau. Chất lượng của các cơ sở đào tạo trung bình và chưa tốt chiếm 25,94% tương ứng với chất lượng đào tạo chưa cao.

  1. Đánh giá nguyên nhân về chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật:

- Do đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và tâm huvết: 11,64%

- Do sinh viên có ý thức cao trong học tập:                      7.94%

- Do trường có nội dung đào tạo mang tính khoa học:            30,14%

- Do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tốt:                     1,06%

- Do gắn giữa lý luận và thực tiễn:                                    15,34%

- Kết hợp các lý do trên:                                                            33,96%

Cũng vấn đề này nhưng hỏi dưới góc độ “nguyên nhân về chất lượng đào tạo chưa cao của các cơ sở đào tạo” cũng phù hợp nhưng “rất tế nhị”:

  • Người không trả lời chiếm:                                      70,14%
  • Do đội ngũ giảng dạy còn thiếu về số lượng:          1,08%
  • Do đội ngũ cán bộ có trình độ chưa cao:                  1,08%
  • Do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung học: 1,44%
  • Do cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu:         1,44%
  • Do cách biệt giữa lý luận và thực tiễn:               3,60%
  • Kết hợp các lý do trên:                                     21,22%

Qua hai cách trả lời kết hợp với số phiếu phỏng vấn, ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, số cán bộ có trình độ cao và tâm huyết với nghề chiếm tỷ lệ nhỏ. Hơn nữa, số này lại tham gia giảng dạy ít nên cũng ảnh hưởng đến hứng thú và chất lượng học tập của sinh viên. Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu lại lên lớp nhiều, kiến thức chưa sâu, chưa có thực tiễn nên giảng lý thuyết khó hiểu, khó vận dụng. Khắc phục yếu điểm trên đây, các cơ sở đào tạo cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng tuyển dụng giáo viên và quan tâm đến việc nâng cao chuẩn mực đạo đức và các chuẩn mực khác của người thày.

Thứ hai, ý thức học tập và sự nỗ lực cố sắng của số đông sinh viên chưa cao, số chăm chỉ, sáng tạo trong học tập chỉ chiếm dưới 10%. Tấm gương điển hình và tích cực trong sinh viên ít, nên chưa lôi cuốn được mọi người. Vì thế chưa thể tạo được phong trào học tập sâu, rộng. Hơn nữa với quy mô đào tạo tại chức rộng, chương trình lại có sự rút ngắn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo tại chức. Có nhiều môn học yêu cầu về kiến thức cơ bản đối với sinh viên ngành luật nhưng sinh viên tại chức nắm không chắc, do thời lượng hạn chế.

Thứ ba, nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo luật, theo ý kiến, của những người trả lời chiếm 30,16% cho là tốt, có tính khoa học cao. Tỷ lệ này tuy chưa phải là cao nhưng cũng làm cho những người làm công tác đào tạo tạm yên tâm về nôị dung chương trình, giáo trình để tiếp tục phấn đấu hoàn thiện. Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng đáng để chúng ta quan tâm như: giáo trình còn chung chung, thiếu luận cứ khoa học, thiếu thực tiễn xã hội sâu sắc, chua gắn với nhu cầu của thực tiễn. Lý luận còn xa rời thực tiễn.

Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Nhất là các cơ sở đào tạo tại chức ở một số địa phương.

  1. Về giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật hiện nay:
  • Phát triển cơ sở vật chất dạy và học                     : 1,8%
  • Nâng cao chất lượng, trình độ giảng viên:             : 3,66%
  • Cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn lý luận và thực tiễn: 34,76%
  • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học sinh viên:       1,83%
  • Kiểm tra thực hiện quy chế với giảng viên và sinh viên: 6,1 %
  • Thường xuyên đổi mới giáo trình, tài liệu tham khảo : 0,61%
  • Kết hợp các giải pháp trên                                          : 51,22%

Giải pháp người được hỏi quan tâm nhất để nâng cao chất lượng đào tạo là cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn lý luận và thực tiễn. Trong việc kết hợp các giải pháp trên, ba giải pháp được quan tâm nhất đó là: Nâng cao chất lượng, trình độ giáo viên, cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn và thường xuyên đổi mới giáo trình, tài liệu tham khảo.

Trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, có thể nói yếu tố có vai trò quan trọng và có tính quyết định hàng đầu là chất lượng của người thày: kiến thức, phương pháp và giáo trình của nơi đào tạo, sau đó mới đến các yếu tố khác.

11. Theo ý kiến của bạn quy mô tuyển sinh đào tạo của trường Luật (khoa Luật) hiện nay là thế nào:

  • Quá nhiều so với nhu cầu sử dụng: 87,8%
  • Hợp lý so với nhu cầu sử dụng: 8,2%
  • Còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng: 2%
  • Tại sao bạn lại có ý kiến như vậy: 71,4%

Theo ý kiến của những người được hỏi, đa số cho rằng thời gian qua chúng ta đã đào tạo một lượng cử nhân luật như vậy là quá thừa nhưng thực tế so với các nước trên thế giới và khu vực, chúng ta thấy số lượng đó chưa phải là nhiều mà do cách thức sử dụng cán bộ của ta chưa hợp lý. Nhiều nơi rất cần cán bộ có trình độ đại học luật nhưng những quan đó không có biên chế. Do đó người được đào tạo ra lại không xin được việc làm. Trong các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương rất ít người có trình độ đại học luật. Điều này khẳng định: sự mất cân đối giữa yêu cầu đào tạo yà việc quy hoạch cán bộ sau khi tốt nghiệp đang là vấn đề bức xúc đối với các nhà tổ chức và quản lý.

12. Sau khi tốt nghiệp, ai cũng muốn tìm được việc làm ngay. Vậy theo bạn yếu tố nào sau đậy là then chốt được việc làm:

- Học lực khá giỏi:                        61,3%

- Điều kiện kinh tế gia đình:          14,3%

- Vị trí xã hội cao của bố mẹ, người thân trong gia đình: 34,7%

- Yếu tố khác:                               20,4%

Như vậy, học lực khá, giỏi và có bố mẹ, người thân trong gia đình ở vị trí cao trong xã hội là những điều kiện thuận lợi và có nhiều cơ hội tìm được việc làm cho con cái.

13. Về hoàn cảnh kình tế gia đình sinh viên đang học Luật:

- Khá: 8,2%

- Trung bình:                                                   83,7%

- Khó khăn:                                                      8,2%

Sinh viên học luật phản ánh tình hình kinh tế chung của cả nước, chứ không phải học luật là sự lựa chọn của con nhà giầu

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA TIỂU D ÁN

Công cuộc đổi mới của đất nước trong giai đoạn mới là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Muốn bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ đó, Nhà nước ta đã từng bước đổi mới phương thức quản lý kinh tế và xem pháp luật là một công cụ sắc bén và hiệu quả để quản lý xã hội. Điều đó, đòi hỏi người cán bộ, nhất là cán bộ công chức thuộc các cơ quan quyền lực Nhà nước, hành chính Nhà nước và thanh tra Nhà nước cần phải được trang bị kiến thức hành pháp nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và áp dụng pháp luật chuẩn xác, có lí tính cao.

Trong thời gian vừa qua, Nhà nước ta đã chú trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ pháp lý để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mà Nhà nước và xã hội đang đặt ra và giải quyết. Tuy nhiên, để đánh giá và tổng kết nó thì chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính quy mô và toàn diện. Vì vậy, nhằm góp phần đánh giá xác thực, khách quan về thực trạng sử dụng cán bộ pháp lý ở phạm vi toàn quốc, trong các cơ quan quyền lực Nhà nước, hành chính Nhà nước và thanh tra Nhà nước được Dự án 877/2000 xem là một trong những vấn đề cần được điều tra và khảo sát. Công việc này được triển khai qua 2 giai đoạn từ 2/2001 đến 5/2002.

Qua kết quả điều tra của tiểu dự án chúng tôi nhận thấy các cơ sở đào tạo đã đáp ứng và thích nghi với nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý ngày càng cao. Nhà trường đã kết hợp truyền thụ kiến thức lý luận với thực tiễn nên đã tạo khả năng cho học viên, sinh viên khi ra trường có thể vận dụng được kiến thức đã học và khả năng thích ứng nhanh trong công việc. Tuy nhiên, với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN các cơ sở đào tạo luật trong quá trình đào tạo còn có những bất cập. Để phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt hạn chế, khiếm khuyết bước đầu chúng tôi mạnh dạn đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý trong những năm đầu kỷ nguyên mới như sau:

Một là, đào tạo mang tính định hướng nghề nghiệp và phù hợp với các yêu cầu đối tượng học và nhu cầu xã hội:

Thực tiễn và tính đặc thù chuyên môn của các cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan thanh tra Nhà nước ngày càng đặt ra những yêu cầu bức xúc cho cán bộ làm việc trong những cơ quan này. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức pháp luật mang tính hệ thống. Khác với thời kỳ bao cấp chúng ta quan niệm cán bộ các ngành có thể tốt nghiệp ở các trường đại học khác nhau vẫn có thể đảm đương được nhiệm vụ, thì hiện nay 89,99% số người được hỏi và phỏng vấn đều cho rằng tốt nghiệp ngành luật là cần thiết và rất cần thiết. Điều đó đòi hỏi Nhà nước cần phải xây dựng kịp thời những chính sách thoả đáng để khuyến khích động viên cán bộ trong các cơ quan này tham gia tích cực vào quá trình đào tạo cử nhân luật dưới các loại hình khác nhau như: hệ chính quy, chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần đầu tư thời gian thoả đáng để xây dựng kế hoạch và hoàn thiện các loại hình đào tạo luật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thu hút cán bộ đi học để nâng cao hiệu quả công tác.

Hai là, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kế hoạch đào tạo lại:

Sau khi tốt nghiệp đại học luật, số người được hỏi mới chiếm 15,54% cho rằng sử dụng ngay được kiến thức đã học; còn 83,26% cho rằng cần phải kết hợp kiến thức đã học với học hỏi kinh nghiệm người đi trước, hoặc học thêm các lớp nghiệp vụ. Vì vậy, vấn đề rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp là rất cần thiết. Nó đòi hỏi mỗi cử nhận luật sau khi tốt nghiệp muốn thực sự thành thạo trong chuyên môn nghề nghiệp, cán bộ, công chức trong các cơ quan trên cần phải được bổ túc một lớp nghiệp vụ chuyên sâu về luật. Mô hình đào tạo các bộ các chức danh tư pháp là một mô hình mới nhưng là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan tư pháp trong tình hình mới. Mặt khác, trong thời gian học ở bậc đại học cần hướng học viên, sinh viên học sâu những môn chuyên ngành và phải có đủ dung lượng cần thiết, những bài tập thực hành sát thực với nghề nghiệp, với lĩnh vực ngành mình công tác. Đồng thời định kỳ phải tổ chức những lớp học có tính chuyên đề, nội dung mới cập nhật với các văn bản pháp luật mới, ban hành cho cán bộ pháp lý. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan cần xây dựng kế hoạch, chương trình và nội dung đào tạo lại cán bộ pháp lý đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển cửa đất nước và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Nhất là hiện nay với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì đòi hỏi đó đã trở thành một vấn đề tất yếu và bức xúc.

Ba là, đào tạo phải mang tính toàn diện:

Đối với các cơ sở đào tạo luật ngoài truyền thụ kiến thức, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, còn phải bồi dưỡng cho sinh viên bản lĩnh vững vàng về chính trị và đạo đức., phẩm chất trong sáng của người cán bộ.

Bốn là, chính sách khuyến khích sinh viên, học viên học tập đạt kết quả cao và bố trí cán bộ đúng ngành nghề:

Nhà nước và Bộ chủ quản của các cơ sở đào tạo có kế hoạch và tiêu chuẩn hoá để phân bổ sinh viên tốt nghiệp dại học. luật theo đúng chuyên môn và trình độ nhằm phát huy hết khả năng của từng người. Tránh tình trạng đào tạo ngành này, nhưng khi sử dụng lại cần kiến thức của ngành khác. Điều đó nó không những gây ra sự lãng phí không cần thiết về kinh phí đào tạo mà còn không phát huy được trình độ chuyên môn của cán bộ, làm sai lệch tính định hướng nghề nghiệp trong quá trinh đào tạo.

Có chính sách, chế độ thoả đáng cho những sinh viên, học viên đã đạt được kết quả học tập cao, rèn luyện tốt ở trường.

Năm là, tiêu chuẩn hoá cán bộ giảng dạy và quy chuẩn hoá giờ giảng:

 

Chất lượng đào tạo chưa cao là một trong những nguyên nhân chính làm cho hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý trong ngành chưa cao (chiếm 20% số người được hỏi). Điều này phụ thuộc một phần lớn vào trình độ và năng lực của người thày.

Để đáp ứng được yều cầu nâng cao chất lượng quá trình đào tạo cần phải đẩy nhanh tiêu chuẩn hoá cán bộ giảng dạy.

  1. Ưu tiên những sinh viên học tập xuất sắc được nhận vào các cơ sở đào tạo luật làm công tác giảng dạy.
  2. Cần có chính sách đãi ngộ thích đáng cho cán bộ giảng dạy từ việc nâng cao trình độ chuyên môn như cử đi học sau đại học trong và ngoài nước với số lượng lớn tới việc đãi ngộ về vật chất thích ứng.

3. Cần khuyến khích giảng viên lâu năm và cán bộ có trình độ chuyên môn cao tham gia giảng dạy

Thực tế hiện nay số cán bộ này giành cho công tác quản lý quá nhiều thời gian hoặc chỉ giảng cho đối tượng sau đại học mà không tham gia giảng dạy ở bậc đại học.

  1. Đối với đội ngũ giáo viên trẻ cần quy định số tiết giảng tối đa và cân đối thời gian với thời gian nghiên cứu khoa học, tự học, đi thực tế tìm hiểu đời sống xã hội và hoạt động của các cơ quan chuyên môn theo chuyên ngành được giảng dạy.

Thực hiện được những điều trên, giáo viên trẻ mới đầu tư trí tuệ và công sức tương xứng vào chuẩn bị giáo án, tích luỹ đủ kiến thức cần thiết đổ truyền thụ cho người học.

Hiện nay, vấn đề này hầu như ngược lại. Giáo viên lâu năm giảng ít, giáo, viên trẻ giảng nhiều, nên chất lượng giờ giảng bị xem nhẹ, ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, khổng phản ánh đúng thực chất của các cơ sở đào tạo luật hiện nay. Chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Vì vậy, việc cân đối giữa giờ giảng và nghiên cứu khoa học của mỗi giáo viên theo quy định là rất cần thiết.

Sáu là, bố trí số lượng sinh vỉên trong một lớp học phù hợp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, cân đối tỷ lệ thích hợp giữa thời gian lên lớp và thời gian tự học của sinh viên để chủ động tiến độ chương trình và đạt hiệu quả cao:

Tránh tình trạng hiện nay giáo viên bị động về thời gian lên lớp và môn học bị đảo lộn, hoặc số lượng người học của lớp quá lớn nên thông tin hai chiều giữa người truyền thụ và người đọc truyền thụ kiến thức gần như bị triệt tiêu và hạn chế.

Bảy là, cần nâng cao chất lượng giáo trình, sách tham khảo luật:

Nhìn chung các hệ đào tạo luật ở một số trường trong nhừng năm gần đây đã đáp ứng được gần đủ giáo trình các môn học. Nhưng có những cơ sở đào tạo luật vẫn chưa có giáo trình của mình và nhất là sách nghiên cứu, tham khảo mà còn dựa vào tài liệu, giáo trình của đại học Luật Hà Nội hoặc Khoa Luật đại học quốc gia Hà Nội. Điều này ảnh hưởng không ít đến chất lượng đào tạo của một số cơ sở đào tạo.

Mặt khác, cần phải nâng cao chất lượng giáo trình và có kế hoạch thẩm định một cách nghiêm túc và khoa học về giáo trình các bộ môn luật để đi đến quy chuẩn hoá giáo trình.

Tám là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Nghiên cứu khoa học là một đòi hỏi chính đáng của người học và cũng là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của quá trình đào tạo đại học và sau đại học. Do đó, cần phải động viên cao độ học viên làm quen và tiếp cận với việc nghiên cứu khoa học để kích thích sự sáng tạo, đào sâu suy nghĩ trong quá trình học ở trường. Cần có những hình thức nghiên cứu khoa học phong phú, đa dạng sát với thực tiễn, phù hợp từng cấp độ người học và ưa tiên những giáo viên có trình độ và khả năng về lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn sinh viên, học viên. Cần mạnh dạn có chế độ khuyên khích sinh viên, học viên có công trình khoa học nghiêm túc và đạt chất lượng cao như thưởng điểm, ưu tiên chọn ngành, chọn nghề, hoạc chuyển tiếp sinh...

Chín là, về chính sách phân công công tác:

Nhìn chung, kết quả điều tra đã phản ánh đúng thực chất yêu cầu của chất lượng đào tạo 67,3% cán bộ pháp lý được hỏi đều trả lời yếu tố then chốt để tìm được việc làm là học lực khá, giỏi. Nhưng về vị trí xã hội cao của bố mẹ, người thân trong gia đình là yếu tố quyết định thứ hai chiếm đến 34,7%. Đây là một vấn đề xã hội phức tạp cần phải cải cách hành chính về chế độ tuyển công chức triệt để và hiệu quả hơn để đảm bảo tính công bằng xã hội và quyền lợi của người học sau khi tốt nghiệp khoá học.

Mười là, các biện pháp trên có quan hệ hữu cơ và mang tính đồng bộ:

Giữa các cơ sở đào tạo, các cơ quan chức nãng cần có sự kết nối, phối hợp để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Hàng năm nên tổ chức những cuộc hội thảo chuyên đề giữa các cơ sở đào tạo, các cơ quan có cán bộ pháp luật công tác để tìm ra những biện pháp hữu hiệu và kịp thời về công tác đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý có tính hiệu quả cao trên quy mô toàn quốc.

 

Chuyên đề 5

ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁN BỘ PHÁP LÝ ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÁC CÁC CƠ QUAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP

  1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN
  1. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu dự án:

Công tác đào tạo cán bộ pháp lý có chất lượng cao, sử dụng họ một cách có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng như dư luận xã hội rất quan tâm. Thực trạng công tác đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay ra sao? Những người có trình độ từ cử nhân luật trở lên hiện đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp được sử dụng như thế nào? Trong thực tế, họ có phát huy những kiến thức đã được tích luỹ trong quá trình học tập vào công việc chuyên môn hay không? Các cơ sở đào tạo luật cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo? Các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp đang sử dụng cử nhân luật cần có giải pháp gì để sử dụng một cách có hiệu quả đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật? Đó chính là mục đích của Tiểu dự án “Điều tra đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp” mà Ban chủ nhiệm Dự án 877/2000 giao cho Khoa Pháp luật kinh tế đảm nhiệm. Để đạt được mục đích đặt ra, Tiểu dự án có các nhiệm vụ sau:

- Sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học để nắm bắt được tình hình, thực trạng hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp.

- Đánh giá chất lượng kiến thức đã đào tạo, tìm ra những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các cán bộ pháp lý đang làm việc, công tác tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp.

  • Trên cơ sở kết quả điều tra, tìm ra những nguyên nhân chính tác động tới chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo cũng như hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp.
  1. Phương pháp thu thập thông tin:

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của Tiểu dự án, chúng tôi sử dụng kết hợp hai phương pháp thu thập thông tin được dùng phổ biến trong điều tra xã hội học là phương pháp ankét và phương pháp phỏng vấn.

  1. Phương pháp ankét (trưng cầu ý kiến):

Ankét là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên cơ sở bảng hỏi (phiếu điều tra) được soạn thảo, chuẩn bị từ trước nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đề tài nghiên cứu. Điều tra viên phát phiếu điều tra, hướng dẫn cách trả lời; người trả lời tự đọc câu hỏi, tự ghi ý kiến của mình vào phiếu rồi nộp lại cho điều tra viên.

Phương pháp ankét được sử dụng làm phương pháp chủ đạo để thu thập thông tin vì phương pháp này có các ưu điểm sau:

  • Cho phép triển khai trên quy mô rộng, thu thập được thông tin của nhiều người tại nhiều nơi.
  • Phù hợp với điều kiện thực tế về nhân công, kinh phí của tiểu dự án.
  • Thông tin thực nghiệm thu được đa dạng, phong phú và có chất lượng cao.

Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn.

  1. Phương pháp phỏng vấn:

Trong điều tra xã hội học, phỏng vấn là hình thức hỏi - đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin dựa trên cơ sở bảng hỏi (phiếu điều tra) được chuẩn bị trước. Người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn cho phép thu thập được thông tin nhiều chiều và kiểm tra được độ tin cậy của thông tin, đi sâu tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Việc sử dụng kết hợp phương pháp phỏng vấn với phương pháp ankét vừa có thể khắc phục được nhược điểm của ankét vừa đảm bảo cho thông tin thu được có chất lượng và độ tin cậy cao.

  1. Các loại mẫu phiếu:

Ban thư ký Dự án 877/ 2000 đã soạn thảo các loại mẫu phiếu và chuyển giao cho Tiểu dự án các mẫu phiếu sau:

3.1. Phiếu trưng cầu ý kiến (Dùng cho cán bộ đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương và các doanh nghiệp

  1. Phiếu phỏng vấn cá nhân (Dùng cho cán bộ đang làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương và các doanh nghiệp)
  1. Phiếu thu thập thông tin (Về số lượng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương và các doanh nghiệp)
  1. Cách thức tiến hành:

4.1. Cách thức phát phiếu:

Vì đối tượng được khảo sát đa dạng và phân bố trên phạm vi nhiều địa phương, tại nhiều cơ quan nên chúng tôi chọn người trả lời các phiếu trưng cầu ý kiến và các phiếu phỏng vấn cá nhân theo cách thức sau:

  • Xác định trước địa chỉ, tên cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cấp trung ương, cấp địa phương và các doanh nghiệp mà chúng tôi sẽ đến để thu thập thông tin theo kế hoạch của tiểu dự án.
  • Sử dụng giấy giới thiệu để đến liên hệ với cơ sở có người cung cấp tin.
  • Chọn ngẫu nhiên bất kỳ những người đang làm việc tại cơ quan đó để phát phiếu trưng cầu ý kiến hoặc thực hiện các cuộc phỏng vấn, nghĩa là chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.

4.2. Địa bàn phát phiếu:

Phiếu trưng cầu ý kiến và Phiếu phỏng vấn cá nhân (Dùng cho cán bộ công chức trong các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp) đã được phát tới người trả lời trên các địa bàn: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Sơn La, Gia Lai, Kiên Giang, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu.

  1. Số lượng phiếu:

Để tiến hàn  h thu thập thông tin theo kế hoạch của Dự án tổng thể, Ban chủ nhiệm tiểu dự án đã phát ra và thu về tổng số phiếu như sau.

+ Số phiếu đã phát ra là: 750 phiếu

+ Số phiếu thực tế thu về: 615 phiếu

+ Số phiếu phù hợp, được chấp nhận: 582 phiếu

  1. Thời gian thực hiện:

Quá trình thực hiện Tiểu dự án được chia làm 2 giai đoạn:

5.1. Giai đoạn điều tra thử:

Trong giai đoạn điều tra thử, Ban chủ nhiệm Tiểu dự án đã cho triển khai các công việc sau:

  • Từ tháng 9 năm 2000 đến tháng 11 năm 2000 phối hợp với các chuyên gia xã hội học tiến hành xây dựng các mẫu phiếu điều tra.
  • Từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 03 năm 2001 tiến hành phát ra và thu về các loại phiếu điều tra thử.
  • Trong tháng 04 năm 2001 tiến hành tập hợp, phân loại các loại phiếu và xử lý các thông tin thực nghiệm thu được bằng chương trình máy vi tính chuyên dùng, in kết quả xử lý số liệu.
  • Trong tháng 05 năm 2001 tiến hành viết báo cáo tổng kết giai đoạn điều tra thử, phân tích kết quả điều tra thử, phối hợp với các chuyên gia xã hội học chỉnh lỷ các câu hỏi trong bảng hỏi, chuẩn bị cho giai đoạn điều tra chính thức.
  1. Giai đoạn điều tra chính thức:

Sau khi đã tiến hành điều tra thử và chỉnh lý các bảng hỏi, Ban chủ nhiệm Tiểu dự án đã cho triển khai các công việc như sau:

  • Từ tháng 06 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 tiến hành phát ra và thu về các loại phiếu.
  • Từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 02 năm 2002 tiến hành tâp hợp, phân loại các loại phiếu và chuyển cho Ban thư ký Dự án để xử lý các thông tin thực nghiệm thu được bằng chương trình máy vi tính chuyên dùng, in kết quả xử lý số liệu.
  • Từ tháng 03 năm 2002 đến tháng 04 năm 2002 nhận kết quả xử lý số liệu và tiến hành viết báo cáo tổng thuật và báo cáo phân tích kết quả.
  1. Các thông tin cá nhân về đối tượng khảo sát trong giai đoạn điều tra chính thức:

Quá trình thu thập thông tin và xử lý kết quả điều tra xã hội học về các cán bộ đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nhghiệp cho các thông tin về đối tượng khảo sát như sau:

  1. Về số lượng các loại phiếu phỏng vấn cá nhân và phiếu trưng cầu ỷ kiến tương ứng với tiừig cơ quan, doanh nghiệp:

Mã số

Cơ quan khảo sát

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Cơ quan kinh tế cấp trung ương

85

14.60

14.60

2

Cơ quan kinh tế cấp địa phương

265

45.53

60.14

3

Các Công ty, Doanh nghiệp

232

39.86

100.00

Tổng số

582

100.00

 

 

  1. Về cơ cấu các nhóm lứa tuổi, số lượng các loại phiếu được phân bổ tương ứng với từng nhóm lứa tuổi của đối tượng được khảo sát là:

Mã số

Nhóm lứa tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Dưới 30 tuổi

114

19.59

19.59

2

Từ 30 đến 40 tuổi

194

33.33

52.92

3

Từ 40 đến 50 tuổi

230

39.52

92.44

4

Lớn hơn 50 tuổi

44

7.56

100.00

Tổng số

582

100.00

 

6.3. Về cơ cấu giới tính, số lượng các loại phiếu được phân bổ tương ứng với hai nhóm giới tính của đối tượng được khảo sát là:

Mã số

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Nam

391

71.48

71.48

2

Nữ

156

28.52

100.00

Tổng số

547

100.00

 

  1. Xét theo cơ cấu về trình độ chuyên môn, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với hai nhóm trình độ của đối tượng được khảo sát là:

Mã số

Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Cử nhân Luật học

574

99.65

99.65

2

Thạc sĩ Luật

2

0.35

100.00

Tổng số

576

100.00

 

6.5. Xét theo cơ cấu về trình độ lý luận chính trị số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về là:

Mã số

Trình độ lý luận chính trị

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Sơ cấp

174

33.98

33.98

2

Trung cấp

287

56.05

90.04

3

Cao cấp

51

9.96

100.00

Tổng số

512

100.00

 

  1. Xét theo các hình thức đào tạo, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với sáu hỉnh thức đào tạo mà đối tượng được khảo sát đã theo học là:

Mã số

Hình thức đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Chính quy

117

20.21

20.21

2

Tại chức

454

78.41

98.62

3

Chuyên tu

7

1.21

99.83

4

Cử tuyển

1

0.17

100.00

Tổng số

579

100.00

 

6.7. Về cơ sở đào tạo luật mà các đối tượng được khảo sát đã từng được học, kết quả khảo sát tương ứng với từng Trường (Khoa) như sau:

Mã số

Cơ sở đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Trường Đại học Luật Hà Nội

489

84.90

84.90

2

Khoa Luật (Đại học KHXH và NV)

34

5.90

90.80

3

Trường Đại học Luật TP.HCM

45

7.81

98.61

4

Cơ sở đào tạo khác

8

1.39

100.00

Tổng số

576

100.00

 

  1. Tính theo cơ cấu năm tốt nghiệp, số lượng các loại phiếu được phát ra và thu về tương ứng với bốn nhóm thời gian mà đối tượng được khảo sát đã tốt nghiệp cử nhân luật bao gồm:

Mã số

Năm tốt nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Trước năm 1970

7

1.20

1.20

2

Từ 1970 – 1980

1

0.17

1.37

3

Từ 1980 – 1990

40

6.87

8.25

4

Sau năm 1990

534

91.75

100.00

Tổng số

582

100.00

 

 

Kết luận: Ba nhóm đối tượng là các cơ quan kinh tế cấp trung ương, các cơ quan kinh tế cấp địa phương và các công ty, doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát đảm bảo được tính đại diện của mẫu điều tra. Phần lớn người trả lời thuộc nhóm lứa tuổi dưới 50 tuổi (92,44%), trong đó nam chiếm 71,48% và nữ chiếm 28,52%. Đại đa số họ (99,65%) có trình độ cử nhân luật, tập trung ở hệ đào tạo tại chức (78,41%) và hệ đào tạo chính quy (20,21%). Xét theo trình độ lý luận chính tri, trong số người tham gia trả lời bảng hỏi chiếm 56,05% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 33,98% có trình độ sơ cấp lý luận chính trị và chỉ 9,96% là có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Hầu hết người trả lời phiếu được đào tạo cử nhân luật tại ba cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là số cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội (84,90%), các cơ sở đào tạo khác không đáng kể: Trường Đại học Luật TP. HCM (7,81%) và Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (5,90%). Trong số cán bộ tham gia trả lời bảng hỏi chiếm tới 91,75% là những người tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Cơ quan, tổ chức nơi đối tượng được khảo sát đang làm việc cũng rất đa dạng: ngành du lịch, ngân hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, thuế, khai thác chế biến thuỷ sản, dịch vụ vận tải biển...

  1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
  1. Cán bộ tốt nghiệp ngành luật được nhận vào làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp như thế nào?

Quá trình mỗi người phấn đấu học tập, rèn luyện trong suốt cuộc đời mình cũng là nhằm mục đích có được việc làm tốt với thu nhập cao. Sau khi tốt nghiệp ra trường, có được trình độ cử nhân, ai cũng muốn có việc làm. Để tìm hiểu thực trạng vân đề này, chúng tôi nêu câu hỏi: Ông (bà) được nhận vào làm việc trong cơ quan kinh tế như thế nào? Kết quả xử lý thông tin cho thấy như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Dự thi tuyển công chức và trúng tuyển

204

35.17

35.17

2

Do cơ quan chức năng phân công công tác

297

51.21

86.38

3

Theo giới thiệu của bạn bè, người quen

77

13.28

99.66

4

Theo cách khác

2

0.34

100.00

Tổng số

580

100.00

 

Bảng 1: Được nhận vào làm việc trong cơ quan kinh tế như thế nào?

Các số liệu trong bảng 1 cho thấy tỷ lệ người trả lời phân bố tập trung ở hai phương án đầu tiên. Theo cách dự thi tuyển công chức và trúng tuyển vào làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp có 204 người, chiếm 35,17%. Trong số này, nam chiếm 69,43% và nữ chiếm 30,57%; phần nhiều thuộc nhóm lứa tuổi dựới 40 tuổi (72,06%), tỷ lệ giảm dần theo từng nhóm tuổi và chỉ có 6 người trên 50 tuổi (2,94%); 179 người (87,75%) trong số họ tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990 và qua nửa tốt nghiệp hệ đào tạo tại chức (57,84%). Những số liệu trên cho thấy sự phù hợp giữa các đặc điểm cá nhân với yêu cầu của Nhà nước mà họ phải tuân thủ là phải dự thi tuyển công chức và phải trúng tuyển thì mới được nhận vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước.

Chiếm tỷ lệ cao nhất, 297 người (51,21%) hiện đang làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp là do sự điều động, phân công của các cơ quan chức năng? Số này tập trung ở nhóm tuổi từ 40 tuổi đến 50 tuổi (151 người, chiếm 50,84%); từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 80 người (chiếm 26,94%); dưới 30 tuổi có 31 người (chiếm 10,44%) và có 35 người (11,78%) ở độ tuổi ngoài 50 tuổi. Phần lớn trong số họ (90,51%) tốt nghiệp hệ tại chức sau năm 1990 (79,43%). Có thể thấy rằng đa số cán bộ tốt nghiệp ngành luât đang làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp là đo sự điều động, phân công của các cơ quan chức năng theo cơ cấu, chính sách sử dụng cán bộ. Vừa đi làm họ vừa theo học cử nhân luật hệ tại chức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.

Chỉ có 77 người (13,28%) trả lời rằng họ đi làm ở các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp theo sự giới thiệu của bạn bè, người thân.

Cán bộ tốt nghiệp ngành luật đảm nhiệm công việc chuyên môn gì trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp? Kết quả điều tra cho thấy họ làm các công việc như sau:   

Chiếm nhiều nhất là số làm chuyên viên trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp (44 người - 7,68%). Tiếp đến là số làm kế toán (41 người - 7,15%); giám đốc các cơ quan kinh tế (25 người - 4,36%); phó giám đốc (13 người - 2,27%); cán bộ thanh tra trong các cơ quan kinh tế (20 người - 3,49%). Ngoài ra còn nhiều công việc khác như làm thư ký, trợ lý, công tác kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, khai thác hàng hoá... Như vậy, lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang làm trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp tương đối đa dạng và phong phú, là những công việc có thể phát huy được phần nhiều kiến thức pháp luật mà họ tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường luật. Nhận xét này là có cơ sở vì khi được hỏi: Công việc đó có phù hợp với chuvên môn được đào tạo trong trường không? Phần lớn người được hỏi (512/581 người, chiếm 88,12%) trả lời rằng có phù hợp. Các số kiệu trong bảng 2 thể hiện rõ điều đó:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

512

88.12

88.12

2

Không

69

11.88

100.00

Tổng số

581

100.00

 

Bảng 2: Công việc đang làm có phù hợp với chuyên môn được đào tạo?

Số người trả lời công việc không phù hợp phân bố tương đối đều ở các độ tuổi từ dưới 30 tuổi đến dưới 50 tuổi, tốt nghiệp ra trường sau năm 1990 (66/69 người, chiếm 95,65%), bao gồm cả tốt nghiệp hệ chính quy và tại chức. Điều này phản ánh một tình trạng thực tế là có một bộ phận cử nhân luật không được bố trí công việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Lý do chủ yếu là vì sức ép cần việc làm nên họ tự nguyện làm những việc không phù hợp với chuyên môn.

  1. Đánh giá về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy có nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Nhưng có phải thực sự các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp cần cán bộ pháp lý không? Người ta đánh giá thế nào về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, tại các công ty, doanh nghiệp? Kết quả xử lý thông tin như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất cần thiết

308

53.20

53.20

2

Cần thiết

261

45.08

98.27

3

Có cũng được, không cũng được

8

1.38

99.65

4

Không cần thiết

2

0.35

100.00

Tổng số

579

100.00

 

Bảng 3: Đánh giá về vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật?

Quan sát các số liệu trong Bảng 3 có thể thấy người trả lời đánh giá hết sức khả quan về vai trò của cán bộ pháp lý trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Có tới 308/579 người được hỏi (chiếm 53,20%) nhận định rằng vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác ở các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp là rất cần thiết và 261/579 ngưòi (45,19%) đánh giá là cần thiết. Tổng cộng có 98,27% số người được hỏi đánh giá vai trò của cán bộ tốt nghiệp ngành luật là cần thiết và rất cần thiết. Phần lớn số này thuộc nhóm dưới 50 tuổi. Những con số trên cho thấy vai trò vai trò hết sức quan trọng và cần thiết của cán bộ pháp lý trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Điều này càng đúng khi trong hoạt động của các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp rất cần kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật kinh tế nói riêng,

  1. Đối chiếu kiến thức đã được học với cồng việc chuyên môn đang làm

Trong quá trình đào tạo cử nhân luật, nhà trường đã trang bị cho sinh viên một khối lượng nhất định kiến thức pháp iý và những kiến thức xã hội khác. Khi vào làm việc tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp cán bộ tốt nghiệp ngành luật đã phát huy kiến thức đổ như thế nào? Nhằm tìm hiểu vấn đề này, trong phiếu điều tra đưa ra câu hỏỉ: Đối chiếu kiến thức đã học với công việc chuyên môn đang làm ông (bà) thấy thế nào? Kết quả xử lý số liệu về vấn đề này như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Sử dụng ngay được kiến thức đã học vào công việc

150

25.95

25.95

2

Cần kết hợp được kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm

313

54.15

80.10

3

Cần tự học hỏi thêm, theo lớp nghiệp vụ

80

13.84

93.94

4

Cần được đào tạo lại cho phù hợp

34

5.88

99.83

5

Ý kiến khác

1

0.17

100.00

Tổng số

578

100.00

 

 

Bảng 4: Đối chiếu kiến thức đã học với công việc chuyên môn đang làm

Các số liệu ở Bảng 4 cho thấy chỉ có một tỷ lệ nhỏ (150/578 người, chiếm 25,95%) cho rằng có thể sử dụng được ngay kiến thức đã học vào công việc đang làm. Có lẽ số này tốt nghiệp cử nhân đạt loại khá giỏi nên mạnh dạn khẳng định mình sử dụng được ngay kiến thức đã học vào công việc đang làm. Trong khi đó, chiếm phần nhiều (313/578 người, chiếm 54,15%) số người được hỏi cho rằng để làm được công việc chuyên môn, họ cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước. Những con số trên đây phản ánh một tình hình thực tế là cử nhân luật, nhất là tốt nghiệp hệ chính quy, vào đời thường bỡ ngỡ, lúng túng trước những yêu cầu của thực tiễn công việc. Có lẽ còn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa lý thuyết được trang bị và thực tiễn cuộc sống luôn vận động. Chuyện sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật chính quy mà chưa biết cách đọc và phân tích hồ sơ một vụ án hình sự, chưa làm được một bản báo cáo có chất lượng hay chưa soạn được một văn bản hành chính...là những chuyện hoàn toàn có thật. Nếu như học viên tại chức vừa học vừa làm, trực tiếp làm công tác pháp luật hoặc có liên quan đến pháp luật, ít hay nhiều họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn; thì sinh viên chính quy chủ yếu học lý thuyết, họ hầu như chưa có được những kiến thức thực tế cần thiết. Như vậy, thực trạng sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý có liên quan mật thiết với công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân luật. Các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn còn biểu hiện ở một bộ phận nhỏ khác: 80 người (13,84%) cho rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chưyên môn nghiệp vụ; 34 người (5,88%) thấy rằng họ cần phải được đào tạo lại cho phù hợp với công việc đang làm.

Kết luận: Tình hình vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp là: khoảng 1/4 có thể sử dụng được ngay kiến thức đã được học vào công việc đang làm; gần 1/2 để làm được công việc chuyên môn cần kết hợp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước; hộ phận nhỏ còn lại thấy rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

Sinh viên có thể có thể thu nhận được kiến thức thực tiễn từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng có ba nguồn quan trọng nhất. Một là, sinh viên phải tự giác và tích cực tự tìm hiểu, nghiên cứu để trang bị kiến thức thực tiễn cho chính mình. Hai là, đội ngũ thầy cô giáo trong quá trình giảng bài, ngoài việc trình bày những vấn đề lý luận cần vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn pháp lý để giải thích, kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn. Ba là, trong thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp sinh viên cần chú ý rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp từ chính thực tế cuộc sống, Thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp là không thể thiếu được đối với sinh viên trước khi ra trường. Khi được hỏi về thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp cần thiết như thế nào đối với cử nhân luật làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp, có tới 496/579 người (85,66%) khẳng định là rất cần thiết và cần thiết; chỉ có 75/579 người trả lời (12,95%) nói rằng có cũng được, không có cũng được và 8/579 người (1,38%) khẳng định không cần thiết phải có thời gian thực tập (xem bảng 5):

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất cần thiết

166

28.67

28.67

2

Cần thiết

330

56.99

85.66

3

Có cũng được, không cũng được

75

12.95

98.62

4

Không cần thiết

8

1.38

100.00

Tổng số

579

100.00

 

Bảng 5: Thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp cần thiết như thế nào?

Như vậy, thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, đó là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với những kiến thức thực tiễn cần thiết cho công việc sau này. Vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực tế của thời gian thực tập tốt nghiệp? Về vấn đề này người trả lời có những kiến nghị sau đây:

  • Giúp cho sinh viên thực tập tiếp cận với công việc thực tế để sử dụng lý thuyết đã học. Thực tập phải theo đúng cơ quan, tổ chức có liên quan đến chuyên ngành học, không nhất thiết là phải thực tập ở cơ sở tư pháp hay toà án. Quỹ thời gian thực tập phải là 3 tháng để làm quen với công việc.
  • Thời gian và địa chỉ thực tập nên tuỳ theo từng chuyên ngành để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn. Học chuyên ngành nào thì thực tập theo chuyên ngành đó. Nên có thời gian thực tập dài hơn hiện nay và cho phép sinh viên thực tập ở nơi mà họ định xin việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Cần được cơ sở thực tập giúp đỡ và quản lý chặt chẽ thời gian, đúng mục đích. Thời gian thực tập cần đủ để tìm hiểu hoạt động của đơn vị, xây đựng kế hoạch thực tập và giao cho sinh viên đảm nhận một số công việc đơn giản.
  1. Khả năng thích ứng của cán bộ tốt nghiệp ngành luật với công việc chuyên môn tại các cơ quan kinh tế, cồng ty, doanh nghiệp

Khả năng thích ứng của cán bộ tốt nghiệp ngành luật với công việc chuyên môn là một khía cạnh nói lên thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đề nghị người trả lời tự đánh giá về khả năng thích ứng của mình với công việc chuyên môn. Kết quả như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Thích ứng nhanh

390

67.59

67.59

2

Thích ứng trung bình

180

31.20

98.79

3

Thích ứng chậm

7

1.21

100.00

Tổng số

577

100.00

 

Bảng 6: Đánh giá về khả năng thích ứng.

Các số liệu ở Bảng 6 cho chúng ta thấy rằng phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật (390/577 người, chiếm 67,59%) đang làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp tự đánh giá là họ thích ứng nhanh với yêu cầu của công việc chuyên môn được giao. Trong số này, nam giới chiếm 71,47% (273 người) và nữ giới chiếm 28,53% (109 người), tương quan về độ tuổi phân bố tập trung trong khoảng từ dưới 30 tuổi đến dưới 50 tuổi. Xét theo hình thức đào tạo, nhiều nhất là tốt nghiệp hệ tại chức (76,09%), tiếp đến là hệ chính quy (22,37%); chiếm tới 86,56% (335/387 người) là học viên tại chức học tại Đại học Luật Hà Nội. Phần lớn họ (90,26%) tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Như vậy, những người thích ứng nhanh với công việc đang làm tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp có trình độ cử nhân, tốt nghiệp trong những năm gần đây; nhờ đó họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc được giao.

Bên cạnh đó còn có một bộ phận đáng kể (180/577 người, chiếm 31,20%) tự đánh giá khả năng thích ứng của họ trung bình so với yêu cầu của công việc, tập trung ở độ tuổi dưới 50 tuổi. Những người thích ứng chậm chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,21%). Chắc chắn là có nhiều lý do để họ đánh giá về bàn thân như vậy.

Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến khả năng thích ứng với công việc của cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp. Nhằm khảo sát vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: để làm việc có hiệu quả trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp thì cán bộ tốt nghiệp ngành luật cần có những phẩm chất gì? Trong các phương án trả lời có liệt kê sẵn 5 phương án trả lời cụ thể. Kết quả xử lý thông tin như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Tốt nghiệp phải đạt khá giỏi

7

1.27

1.27

2

Năng động nhạy bén

142

25.82

27.09

3

Quyết đoán, tự tin

79

14.36

41.45

4

Cập nhật thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới

53

9.64

51.09

5

Cả 4 phẩm chất trên

266

48.36

99.45

24

Năng động nhạy bén + Cập nhật thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới

2

0.36

99.82

234

Năng động nhạy bén + Quyết đoán, tự tin + Cập nhật thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới

1

0.18

100.00

Tổng số

550

100.00

 

Bảng 7: Những phẩm chất cần thiết để làm việc có hiệu quả.

Các số liệu trong Bảng 7 cho thấy rằng các phẩm chất cần có đối với một cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp đều được người trả lời đề cập đến, nhưng với tỷ lệ khác nhau ở từng phẩm chất. Có lẽ nếu chỉ tốt nghiệp ra trường đạt loại khá, giỏi là chưa đủ để làm việc có hiệu quả nên rất ít người (7/550 người, chiếrm 1,27%) chọn duy nhất một phẩm chất này. Chỉ một mình phẩm chất quyết đoán, tự tin cũng không được nhiều người đánh giá cao (79/550 người, chiếm 14,36%). Tương tự, chỉ có 53/550 người (9,64%) chỉ chọn một phẩm chất cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm và 142/550 người (25,82%) cho rằng chỉ cần năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế sẽ làm việc tốt. Chiếm tới 48,36% (266/550 người) số người trả lời cho rằng họ cần cả năm phẩm chất: tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi; tinh thông nghề nghiệp được đào tạo; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Đánh giá như vậy là đúng vì thực tế cho thấy cả năm phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế thì chắc chắn là cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận.

  1. Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nạy tại các Cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp được chúng tôi chia theo ba mức độ: đạt hiệu quả cao, đạt hiệu quả trung bình và hiệu quả chưa cao. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Đạt hiệu quả cao

70

12.15

12.15

2

Đạt hiệu quả trung bình

399

69.27

81.42

3

Hiệu quả còn thấp

107

18.58

100.00

Tổng số

576

100.00

 

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật

Quan sát các số liệu ở Bảng 8 chúng ta thấy chỉ có 70/576 người (12,15%) trả lời rằng sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao. Số này tập trung ở nhóm dưới 50 tuổi, có 74,24% là nam và 25,76% là nữ. Cũng trong bảng 8, có tới 399/576 người (69,27%) đánh giá rằng sử dụng cán bộ luật chỉ đạt hiệu quả trung bình. Những người này chủ yếu tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức (298/576 người, chiếm 74,87%) và hệ chính quy (95/576 người, chiếm 23,87%). Số còn lại có107/576 người (18,58%) đánh giá hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp còn thấp.

Kết luận: Theo đánh giá của những “người trong cuộc”, hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp còn thấp. Với con số chỉ có 12,15% cán bộ làm việc đạt hiệu quả cao, 69,27% đạt hiệu quả trung bình và 18,58% đạt hiệu quả công việc còn thấp thì có tới trên 4/5 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp. Chắc chắn là có nhiều lý do đưa tới thực trạng trên, trong đó có một lý do: 81,07% người trả lời cho rằng việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp hiện nay chưa tương xứng với chuyên môn mà họ được đào tạo, thậm chí họ làm những công viêc không liên quan gì tới kiến thức pháp luật đã được học trong trường.

  1. Đánh giá về chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay

Theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tiểu dự án “Điều tra đánh giá chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các doanh nghiệp” không chỉ khảo sát đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp mà còn phải đánh giá được thực trạng chất lượng đào tạo cử nhân luật ở nước ta hiện nay. Chất lượng đào tạo cử nhân luật có tác động hết sức quan trọng tới hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Câu hỏi về vấn đề này được nêu như sau:

Ông (bà) đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay ở nước ta? Kết quả xử lý thông tin thể hiện như sau:

 

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Rất tốt

54

9.34

9.34

2

Tốt

315

4.50

63.84

3

Trung bình

91

15.74

79.58

4

Yếu

106

18.34

97.92

5

Kém

12

2.08

100.00

Tổng số

578

100.00

 

Bảng 9: Đánh giá về chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay

Chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta được chia theo năm mức độ biểu hiện: rất tốt, tốt, trung bình, yếu và kém (chưa tốt). Các số liệu ở Bảng 9 cho thấy có 54/578 người (9,34%) đánh giá chất lượng đào tạo rất tốt - một tỷ lệ không đáng kể. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các mức, có 315/578 người (54,50%) đánh giá chất lượng đào tạo tốt. Tổng cộng, số người đánh giá chất lượng đào tạo đạt loại tốt và rất tốt chiếm 63,84%. Tiếp đến, có 91/578 người, chiếm 15,74% người được hỏi cho rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt loại trung bình. Còn lại, có 118 người (chiếm 20,42%) đánh giá chất lượng đào tạo còn yếu hoặc kém (chưa tốt). Tính chung, số cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất Ịượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật chỉ đạt mức trung bình hoăc chưa tốt chiếm 36,18% (209/578 người tham gia trả lời). So sánh chung thì thấy có chưa đầy 2/3 số người được hỏi ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật đạt loại tốt và rất tốt. Rõ ràng con số này không làm hài lòng các nhà quản lý đào tạo luật. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng trên? Câu trả lời được phân tích trong phần tiếp theo dưới đây.

  1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các cơ quan cấp bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp.
    1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.

Có nhiều yếu tố khác nhau tác động, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo luật như: nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, ý thức học tập phấn đấu của sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phương pháp giảng dạy.. Những yếu tố này nằm trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, có những yếu tố chính và có những yếu tố phụ tuỳ theo cách nhìn nhận, đánh giá của từng người trả lời.

  1. Những yếu tố giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật được đánh giá là tốt và rất tốt:

Nhằm làm rõ những yếu tố giúp cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật được đánh giá là tốt, chúng tôi đưa ra câu hỏi: nếu đánh giá chất lượng đào tao là tốt hoặc rất tốt thì do những nguvên nhân nào? Kết quả xử lý thông tin như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao và tâm huyết

327 lượt

78.42

78.42

2

Do sinh viên có ý thức cao trong học tập và nghiên cứu

100 lượt

23.98

102.40

3

Do các cơ sở đào tạo có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu dạy và học

146 lượt

35.01

137.41

4

Do phương pháp đào tạo gắn lý luận với thực tiễn

114 lượt

27.34

164.75

5

Nguyên nhân khác

5 lượt

1.20

165.95

Tổng số

417 người

 

 

Bảng 10. Các nguyên nhân làm nên chất lượng đào tạo tốt

Quan sát các số liệu trong Bảng 10 chúng ta thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cán bộ tốt nghiệp ngành luật - những người đã từng học tại một trong số các cơ sở đào tạo luật đánh giá chất lượng đào tạo luật tốt hoặc rất tốt nằm ở cả 4 yếu tố:

  • Do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Có được nội dung đào tạo mang tính khoa học và tính thực tiễn cao nhưng còn cần một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề thì mới truyền tải tới sinh viên những kiến thức khoa học xã hội và khoa học pháp lý, tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức tốt để họ vững vàng bước vào đời.
  • Do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu. Công nghệ giảng dạy đại học hiện đại thường lấy sinh viên làm trung tâm của hoạt động đào tạo. Chỉ có thể có chất lượng đào tạo tốt khi sinh viên chủ động tích cực và có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu.
  • Do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. Dĩ nhiên cơ sở vật chất tốt chưa phải là tất cả, nhưng các điều kiện vật chất như thư viện, hội trường, thiết bị âm thanh, ánh sáng, giáo trình, tài liệu tham khảo…lại không thể thiếu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên.
  • Do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn. Muốn có chất lượng đào tạo tốt thì phải có phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo.

Trong 4 nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thứ 1 (do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề) được các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đánh giá cao nhất với 327/417 lượt người trả lời đề cập tới nguyên nhân này. Điều đó cho thấy cán bộ pháp lý (từng là sinh viên) đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các cồng ty, doanh nghiệp rất coi trọng vai trò của thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Tiếp đến: có 100/417 lượt người đề cập tới nguyên nhân thứ 2 (do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu); có 146/417 lượt người trả lời đề cập tới nguyên nhân thứ 3 (do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên) và có 114/417 lượt người nói đến nguyên nhân thứ 4 (do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành). Những con số trên đây mới chỉ có ý nghĩa thống kê, nó cho thấy số lượt người trả lời lựa chọn một trong các nguyên nhân; nguyên nhân nào được đề cập nhiều (quan trọng hơn) và nguyên nhân nào được đề cập ít (ít quan trọng hơn).

Tình hình thực trạng của một vấn đề chịu sự tác động không phải chỉ bởi một nguyên nhân mà bởi nhiều nguyên nhân cùng tác động. Bảng 10 chứng minh rất rõ luận điểm này, Quan sát các số liệu trong bảng 10 chúng ta thấy có rất ít người chỉ đề cập đến một nguyên nhân duy nhất, còn đa số đề cập từ hai nguyên nhân trở lên. Cụ thể: có 270 người đề cập phối hợp do hai nguyên nhân. Như vậy, phần nhiều (63,84%) những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay là tốt và rất tốt. Có được tình hình khả quan đó không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ mà do sự phối kết hơp của nhiều nguyên nhân: một là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; hai là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; ba là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; và bốn là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đồi với hành. Mặc dù vậy, các số liệu thống kê cho thấy cũng còn nhiều vấn để đặt ra liên quan đến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và ý thức học tập của sinh viên. Khắc phục những nguyên nhân này là nhiệm vụ quan trọng trước mắt cũng như lâu dài của các cơ sở đào tạo luật.

  1. Những yếu tố làm cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật bị đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt:

Nhằm tìm hiểu những yếu tố làm cho chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật bị những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá là trung bình hoặc chưa tốt, chúng tôi đưa ra câu hỏi: nếu đánh giá chất lượng đào tạo là trung bình hoặc chưa tốt (yếu, kém) thì do những nguyên nhân nào? Kết quả xử lý thông tin thể hiện trong bảng 11:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do đội ngũ cán bộ giảng dạy còn thiếu về số lượng

0

0

0

2

Do đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chưa cao

17 lượt

16.83

16.83

3

Do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình đào tạo

18 lượt

17.82

34.65

4

Do thiếu cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

14 lượt

13.86

48.51

5

Do có sự cách biệt giữa lý luận và thực tiễn

94 lượt

93.07

141.56

6

Nguyên nhân khác

2 lượt

1.98

143.56

Tổng số

417 người

 

 

Bảng 11: Các nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt.

Quan sát các số liệu ở Bảng 11 chúng ta thấy nguyên nhân chủ yếu khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, bao gồm:

  1. Do đội ngũ cán bộ giảng dạv của nhà trường còn thiếu về số lượng. Cán bộ giảng dạy thiếu tất yếu dẫn đến một loạt sự thay đổi: phải thuê giảng viên nơi khác, không có được sự chủ động thực hiện kế hoạch giảng dạy, có sự xáo trộn lịch giảng cho các khoá, các lớp...Từ đó sẽ dẫn đến giảm sút chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập.
  2. Do đội ngũ giảng viên có trình độ chưa cao. Trình độ đội ngũ giảng viên chưa cao và không đồng đều là một nguỳên nhân cơ bản tác động tới chất lượng đào tạo vì nó làm cho việc truyền đạt kiến thức cho người học cũng không đồng đều.
  3. Do chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung, chương trình giảng dạy. Đây là lý do khiến cho cơ sở đào tạo lúng túng, bị động trong việc thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình giảng dạy, từ đó tác động tiêu cực tới chất lượng đào tạo.
  4. Do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu. Tình trạng thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập như phòng học, phòng đọc, thư viện, giáo trình, tài liệu tham khảo, máy vi tính ít hay nhiều đều có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

đ) Do có sự cách biệt giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận là cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, đánh giá tính chân thực của hệ thống lý luận. Nếu giữa lý luận và thực tiễn có sự cách biệt; chỉ có kiến thức lý luận mà thiếu tính thực tiễn thì người học chỉ tiếp thu được những lý luận mà kém thực tiễn.

Trong các nguyên nhân chủ yếu khiến cho cán bộ tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lyd Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, chiếm nhiều nhất (94/101 người, chiếm 93,07%) là nguyên nhân thứ 5 (do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn). Các nguyên nhân khác chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, cụ thể: có 17/101 người (16,83%) nói đến nguyên nhân thứ 2 (do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường có trình độ chưa cao, không đồng đều): có 18/101 người (17,82%) đề cập đến nguyên nhân thứ 3 (do cơ sở đào tạo chưa chủ động về kế hoạch giảng dạy và nội dung, chương trình giảng dạy); và có 14/101 người (13,86) nhắc đến nguyên nhân thứ 4 (do cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đạt yêu cầu). Đặc biệt, không có người trả lời nào nói chất lượng đào tạo trung bình hoặc chưa tốt là do đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn thiếu về số lượng.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn, học chưa đi đôi với hành. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.

  1. Các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp.

Trong phần đánh giá về hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý chúng ta biết, về cơ bản hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của các cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với con số chỉ có 12,15% người được hỏi đánh giá đạt hiệu quả cao, 69,27% người được hỏi đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18,58% người được hỏi đánh giá đạt hiệu quả chưa cao thì có tới 87,85% người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc chưa cao. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên?

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nêu ra câu hỏi: Nếu đánh giá sử dụng cán bộ pháp luật đạt hiệu quả trung bình hoặc thấp xin cho biết do những nguyên nhân gì? Kết quả như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Do chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý chưa cao

81

13.92

13.92

2

Do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao

77

13.23

27.15

3

Do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, chưa thích ứng kịp với yêu cầu đổi mới của thực tiễn

173

29.73

56.87

4

Do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa thỏa đáng

206

35.40

92.27

5

Do chính sách sử dụng cán bộ chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo

269

46.22

138.49

6

Lý do khác

2

0.34

138.83

Tổng số

582

 

 

Bảng 12: Các nquyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng cán bộ pháp lý chưa cao.

Bảng 12 cho thấy có năm nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc còn thấp, bao gồm:

8.1. Do công tác đào tạo cán bộ pháp lý đạt chất lượng chưa cao.

Chất lượng đào tạo có quan hệ mật thiết với hiệu quả sử dụng cán bộ. Nếu công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao thì tất yếu hiệu quả sử dụng cán bộ chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp vì cử nhân luật không thể phát huy được ngay kiến thức đã học vào thực tế công việc của họ. Có tới 81/558 lượt người trả lời (chiếm 13,92%) đề cập tới nguyên nhân này. Đây là một trong những tỷ lệ thấp trong số các nguyên nhân được đề cập. Một mặt, tỷ lệ này nói lên rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật nhìn chung đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ pháp lý. Mặt khác, dù sao nó cũng chứng tỏ rằng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo cử nhân luật còn có những vấn đề phải bàn. Như vậy, một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả sử dụng cán bộ chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp là do công tác đào tạo đạt chất lượng chưa cao,

8.2. Do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao.

Chỉ có 77/558 lượt người trả lời nhắc đến nguyên nhân này, chiếm 13,23%. Con số này là tỷ lệ thấp nhất trong các nguyên nhân. Nó cho thấy mặc dù còn những khó khăn trong công tác nhưng đa số cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đã nhiệt tình, tận tâm với công việc được giao.

  1. Do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc được giao.

Thực tiễn công việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp chưa được đề cập nhiều trong các bài giảng ở trường, nhưng ra trường cử nhân luật lại làm việc ở các cơ quan trên nên không thể lập tức thích ứng kịp với công việc. Chính vì thế, có một bộ phận đáng kể (173/558 lượt người trả lời, chiếm 29,73%) cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp là do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc.

  1. Do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng.

Có tới 206/558 lượt người trả lời (chiếm 35,40%) đề cập tới nguyên nhân này. Con số trên nói lên rằng, phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật vẫn cố gắng làm tốt công việc của mình mà không cần chờ chế độ ưu tiên của Nhà nước. Mặc đù vậy, Nhà nước nên quan tâm nhiều hợn tới vấn đề này.

  1. Do chính sách sử dụng cán bộ chưa phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Nguyên nhân này được 269/558 lượt người trả lời đề cập đến, chiếm 46,22%. Đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân được đề cập, nó cho thấy một thực tế vẫn tồn tại lâu nay là một bộ phận cử nhân luật ra trường làm những công việc trái với chuyên môn mà họ được đào tạo. Chính vì chính sách sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo nên dẫn đến hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp chỉ đạt mức trung bình hoặc thấp.

Kết luận: Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp cho thấy chỉ có 12,15% người trả lòi đánh giá việc sử dụnơ cán bộ pháp lý trong cáe cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vế kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Còn lại, với con số 69,27% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18, 58% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả thấp, thì có tới 87,85% người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp. Sở dĩ họ đánh giá hiệu quả trung bình và còn thấp là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tao cử nhân luật đạt chất lượng chưa cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa nhiệt tình, chưa tận tâm với công viêc được giao; ba là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chậm thích ứng. chưa chuyển biến kịp với yêu cầu của công việc được giao; bốn là, do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng, chưa phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật không phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo.

  1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật và hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.
    1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.

Có nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới công tác đào tạo và chất lượng đào tạo, do đó, cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ để phát huy các thế mạnh và hạn chế những nhược điểm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo? Trong phần này chúng tôi tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

  1. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.
  2. Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên.
  3. Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập,
  4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

đ. Thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tại liệu tham khảo.

  1. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của giảng viên và sinh viên.

Mỗi giải pháp nêu trên được cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá như thế nào? Vấn đề này được đề cập trong câu hỏi: Để nâng cao chất lượng đào tạo cần có những giải pháp gì? Kết quả xử lý phiếu trưng cầu ý kiến như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Phát triển cở vật chất phục vụ công tác dạy và học

47

8.06

8.06

2

Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy

209

35.85

43.91

3

Cải tiến phương pháp giảng dạy

257

44.08

87.99

4

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên

124

21.27

109.26

5

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo

144

24.70

133.96

6

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế đào tạo

92

15.78

149.74

7

khác

0

0

0

Tổng số

582

 

 

Bảng 13: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật.

Quan sát các số liệu ở Bảng 13 chúng ta thấy cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức nãng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đề cập tới, nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Câu hỏi này cho phép có thể chọn nhiểu giải pháp nên có rất ít người chỉ chọn một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đồng thời cả 6 giải pháp. Vậy giải pháp nào được đề cập đến nhiều nhất?

Tương quan từng giải pháp có số lượt được nhắc đến như sau:

  • Chỉ có 47/582 lượt người trả lời (chiếm 8,06%) chọn giải pháp 1: phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đây là tỷ lệ thấp nhất xét trong tương quan với các giải pháp khác, vì vậy đây không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó.
  • Có 209 lượt/582 người (chiếm 35,85%) chọn giải pháp 2: chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên. Đây là một tỷ lệ cao xét trong tương quan với các giải pháp khác. Nó cho thấy đa số ngưòi học đòi hỏi chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên phải cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của họ.
  • Có 257 lượt/582 người trả lời (chiếm 44,08%) chọn giải pháp 3: cải tiến phương pháp giảng dạy. Đây là một tỷ lệ cao nhất xét trong tuơng quan với các giải pháp khác. Điều đó cho thấy phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp cảm thấy bức xúc trước thực trạng phương pháp giảng dạy hiện nay, nếu không cải tiến phương pháp giảng dạy sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học.
  • Có 124 lượt/582 người (chiếm 21,27%) chọn giải pháp 4: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Thực tế cho thấy không phải sinh viên không muốn nghiên cứu khoa học. Vấn đề là ở chỗ làm sao có được những cơ chế quản lý, tác động một cách linh hoạt nhằm kích thích sinh viên cả chính quy và tại chức tham gia nghiên cứa khoa học.
  • Có 144 lượt/582 người (chiếm 24,07%) chọn giải pháp 5: thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo. Thực tế cho thấy với thời gian lên lớp chỉ hạn chế trong một quỹ thời gian nhất định, giảng viên chỉ có thể truyền đạt những nội dung khoa học cơ bản cho sinh viên. Lượng kiến thức lớn còn lại người học phải tự mình đọc, tìm hiểu trong giáo trình, tài liệu tham khảo cho từng môn học. Do đó, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo là một giải pháp không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay.
  • Có 92/582 lượt người trả lời (chiếm 15,78%) chọn giải pháp 6: thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Có lẽ đây Ịà vấn đề khá nhạy cảm nên hầu hết người học né tránh trả lời vì nó đụng chạm tới lợi ích thiết thực của họ. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên tất nhiên phải theo hướng ngăn chặn những khe hở có thể phát sinh những hiện tượng tiêu cực (quay cóp bài, xin điểm…). Chúng tôi cho rằng những người đề cập chọn giải pháp 6 là những người thực sự mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo.

Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy có sáu giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, bao gồm: một là, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; hai là, chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên; ba là, cải tiến phương pháp giảng dạy; bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên; năm là, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; và sáu là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối vói cán bộ giảng dạy và sinh viên. Cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đề cập tới nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Rất ít người chỉ chọn duy nhất một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoăc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đồng thời cả 6 giải pháp. Nói cách khác là cần kết hợp đa dạng, hài hoà các giải pháp khác nhau thì moi có thể nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.

  1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát về thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp, chúng ta thấy chỉ có 12,15% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, với con số 69,27% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18,58% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả thấp, thì có tới 87,85% người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp. Họ đánh giá hiệu quả trung bình hoặc còn thấp là đo các nguyên nhân. Để khắc phục những nguyên nhân đó cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp. Chúng tôi đưa ra các giải pháp sau:

  1. Bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp.
  2. Cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc.
  3. Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.
  4. Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ cán bộ tốt nghiệp ngành luật.

Vai trò và tầm quan trọng của mỗi giải pháp nêu trên được người trả lời bảng hỏi lựa chọn và đánh giá như sau:

Mã số

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Bản thân cán bộ phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ

239

40.99

40.99

2

Cơ quan sử dụng phải giao đúng việc

202

34.65

75.64

3

Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng

182

31.22

106.86

4

Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật

16

2.74

109.61

Tổng số

639

 

 

 

Bảng 14: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp

Các số liệu trong Bảng 14 cho chúng ta thấy các giải pháp nêu trên đều được người trả lời đề cập tới nhưng với số lượt lựa chọn mỗi giải pháp có khác nhau. Điều quan trọng hơn là chỉ có một bộ phận nhỏ người trả lời chỉ chọn duy nhất một giải pháp, còn lại đa số họ nhìn nhận các giải pháp trong tính thống nhất và đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp. Tình hình từng giải pháp cụ thể được đề cập như sau:

Thứ nhất, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuvên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Có tới 239/576 lượt người trả lời (chiếm 40,99%) lựa chọn giải pháp này. Đây là tỷ lệ cao nhất xét trong tương quan với các giải pháp khác. Điều đó cho thấy một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả công việc của cán bộ còn thấp là do năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn nhiều hạn chế. Bản thân các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp tự nhận thức rõ điều này. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì “bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ nãng nghề nghiệp” là giải pháp cấp bách nhất hiện nay. Tính khả thi của giải pháp này nằm trọng chính sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người.

Thứ hai, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Bảng 14 cho thấy tầm quan trọng của giải pháp này đứng ở vị trí thứ hai, với 202/576 lượt người trả lời (chiếm 34,65%) đề cập tới giải pháp này. Như đã phân tích ở trên, sở dĩ có 87,85% số người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc còn thấp là do tình trạng sử dụng họ không đúng với chuyên môn được đào tạo. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì một giải pháp cấp bách hiện nay là cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Tính khả thi của giải pháp này là ở sự năng động trong chính sách cán bộ của các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.

Thứ ba, nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, Có 182/576 lượt người trả lời (chiếm 31,22%) coi đây là giải pháp quan trọng kết hợp với các giải pháp khác. Người lao động làm công ăn lương nên họ luôn quan tâm tới chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với họ. Chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp có tác dụng kích thích cán bộ nhiệt tình, tận tâm với công việc, qua đó nâng cao được hiệu quả lao động. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ; Nhà nước cần quan tấm để có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cán bộ.

Thứ tư, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với 16/576 lượt người trả lời (chiếm 2,74%) đề cập đến, đây là giải pháp có ít người lựa chọn nhất. Trong thực tế có một tình trạng là một bộ phận đáng kể cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc được giao. Có những kiến thức được học trước đây nay không còn phù hợp, trong khi đó họ không thường xuyên được đào tạo lại, không được cập nhật những kiến thức mới. Do đó, giải pháp cần thiết đặt ra là cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Tính khả thi của giải pháp này là các cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật nên phối hợp với các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ sở chức năng khác tổ chức các khoá học chuyên đề ngắn hạn nhằm trang bị thêm các thông tin, văn bản chính sách pháp luật mới, kiến thức mới cho cán bộ của cơ quan mình.

Kết luận: Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, những giải pháp cấp bách, quan trọng cần triển khai bao gồm: một là, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; hai là, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc; ba là, Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; và bốn là, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mối cho cán bộ cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Điều quan trọng hơn là không phải chỉ tập trung vào một giải pháp, mà phải triển khai các giải pháp đó trong tính thống nhất và đổng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA TIỂU D ÁN

 1.      Các kết luận của tiểu dự án:

  1. Ba nhóm đối tượng là các cơ quan kinh tế cấp trung ương, các cơ quan kinh tế cấp địa phương và các công ty, doanh nghiệp được lựa chọn tham gia vào cuộc khảo sát đảm bảo được tính đại diện của mẫu điều tra. Phần lớn người trả lời thuộc nhóm lứa tuổi dưới 50 tuổi (92,44%), trong đó nam chiếm 71,48% và nữ chiếm 28,52%. Đại đa số họ (99,65%) có trình độ cử nhân luật, tập trung ở hệ đào tạo tại chức (78,41%) và hệ đào tạo chính quy (20,21%). Xét theo trình độ lý luận chính trị, trong số người tham gia trả lời bảng hỏi chiếm 56,05% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 33,98% có trình độ sơ cấp lý luận chính trị và chỉ 9,96% là có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Hầu hết người trả lời phiếu được đào tạo cử nhân luật tại ba cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước, trong đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là số cán bộ được đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội (84,90%), các cơ sở đào tạo khác không đáng kể: Trường Đại học Luật TP. HCM (7,81%) và Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội (5,90%). Trong số cán bộ tham gia trả lời bảng hỏi chiếm tới 91,75% là những người tốt nghiệp cử nhân luật sau năm 1990. Cơ quan, tổ chức nơi đối tượng được khảo sát đang làm việc cũng rất đa dạng: ngành du lịch, ngân hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, thuế, khai thác chế biến thuỷ sản, dịch vụ vận tảí biển...

l.2. Thực trạng của việc vận dụng kiến thức pháp lý vào công việc chuyên môn của đội ngũ cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp là: khoảng 1/4 có thể sử dụng được ngay kiến thức đã được học vào công việc đang làm; gần 1/2 để làm được công việc chuyên môn cần kết hơp kiến thức đã học với việc học hỏi kinh nghiệm những người đi trước; bộ phận nhỏ còn lại thấy rằng để làm được việc cần phải phấn đấu tự học thêm, theo học các lớp bổ túc chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, các cơ sở đào tạo luật phải hết sức chú ý trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên.

  1. Thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với cử nhân luật, đó là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với những kiến thức thực tiễn cần thiết cho công việc sau này. Vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực tế của thời gian thực tập tốt nghiệp?

l.4. Phần lớn cán bộ tốt nghiệp ngành luật (390/577 người, chiếm 67,59%) đang làm việc trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp tự đánh giá là họ thích ứng nhanh với yêu cầu của công việc chuyên môn được giao. Bên cạnh đó còn có một bộ phận đáng kể (180/577 người, chiếm 31,20%) tự đánh giá khả năng thích ứng của họ trung bình so với yêu cầu của công việc, tập trung ở độ tuổi dưới 50 tuổi. Những người thích ứng chậm chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,21%).

  1. Đa số người trả lời cho rằng họ cần năm phẩm chất nghề nghiệp cho cử nhân luật: tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi; tinh thông nghề nghiệp được đào tạo; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Đánh giá như vậy là đúng vì thực tế cho thấy cả năm phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế thì chắc chắn là cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để có được những phẩm chất nghề nghiệp đó? Nhà trường Đại học Luật cần quan tâm tới điều này,
  2. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện nay trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Với con số chỉ có 12,15% cán bộ làm việc đạt hiệu quả cao, 69,27% đạt hiệu quả trung bình và 18,58% đạt hiệu quả công việc còn thấp thì có tới trên 4/5 người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp. Có nhiều lý do đưa tới thực trạng trên, trong đó có một lý do cơ bản: 81,07% người trả lời cho rằng việc sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan kinh tế, công ty, doanh nghiệp hiện nay chưa tương xứng với chuyên môn mà họ được đào tạo, thậm chí họ làm những công việc không liên quan gì tới kiến thức pháp luật đã được học trong trường.
  3. Số người đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật đạt loại tốt và rất tốt chiếm 63,84%. Tiếp đến, có 15,74% người được hỏi cho rằng chất lượng đào tạo cử nhân luật chỉ đạt loại trung bình. Còn lại, có 20,42% đánh giá chất lượng đào tạo còn yếu hoặc kém (chưa tốt). Tính chung, số cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật chỉ đạt mức trung bình hoặc chưa tốt chiếm 36,18%. So sánh chung thì thấy có chưa đầy 2/3 số người được hỏi ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật đạt loại tốt và rất tốt. Rõ ràng con số này chưa thực sự làm hài lòng các nhà quản lý đào tạo luật.
  4. Phần nhiều (63,84%) những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo cử nhân luật hiện nay là tốt và rất tốt. Có được tình hình khả quan đó không chỉ do một nguyên nhân đơn lẻ mà do sự phối kết hợp của nhiều nguyên nhân: một là, do nhà trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề; hai là, do sinh viên của trường có ý thức cao trong học tập, nghiên cứu; ba là, do nhà trường có cơ sở vật chất tốt đáp ứng yêu cầu giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên; và bốn là, do nhà trường có phương pháp đào tạo kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành. Bên cạnh đó còn 36,12% người được hỏi đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt. Có nhiều nguyên nhân khiến cho những người đã tốt nghiệp cử nhân luật và nay đang làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo luật trung bình hoặc chưa tốt, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do phương pháp đào tạo của nhà trường chưa gắn lý thuyết với thực tiễn, học chưa đi đôi với hành. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đặt ra liến quan đến nội dung, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên và ý thức học tập của sinh viên mà các trường cần chú ý khắc phục.
  5. Thực trạng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và các công ty, doanh nghiệp cho thấy chỉ có 12,15% người trả lời đánh giá việc sử dụng cán bộ pháp lý trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, Còn lại, với con số 69,27% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả trung bình và 18,58% người trả lời đánh giá đạt hiệu quả thấp, thì có tới 87,85% người trả lời hiện đang làm việc chỉ đạt hiệu quả trung bình hoặc còn thấp. Họ đánh giá hiệu quả trung bình và còn thấp là do các nguyên nhân: một là, do công tác đào tạo cử nhân luật đạt chất lượng chưa cao; hai là, do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa nhiệt tình, chưa tận tâm với công việc được giao; ba là do cán bộ tốt nghiệp ngành luật chậm thích ứng, chưa chuyển biến kịp với yêu cầu của công việc được giao; bốn là, do chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa thoả đáng, chưa phù hợp với mong muốn của họ; năm là, do chính sách sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật không phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo.
  6. Có sáu giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, bao gồm: một là, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; hai là, chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên; ba là, cải tiến phương pháp giảng dạy; bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên; năm là, thường xuyên đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo; và sáu là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế đối với cán bộ giảng dạy và sinh viên. Cả 6 giải pháp nêu trên đều được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp đề cập tới, nhưng tầm quan trọng của mỗi giải pháp thì được nhấn mạnh khác nhau. Rất ít người chỉ chọn duy nhất một trong các giải pháp. Điều này cho thấy tầm tư duy của họ hướng tới cái nhìn tổng thể với sự kết hợp đồng thời nhiều giải pháp. Có một số người chọn hai trong số 6 giải pháp; có người chọn đồng thời 3 hoặc 4 trong số 6 giải pháp; và có người chọn đồng thời cả 6 giải pháp. Nói cách khác là cần kết hợp đa dạng, hài hoà các giải pháp khác nhau thì mới có thể nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý.
  7. Để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp đang công tác tại các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, những giải pháp cấp bách, quan trọng cần triển khai bao gồm: một là, bản thân cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp; hai là, cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc; ba là, Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp; và bốn là, cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Điều quan trọng hơn là không phải chỉ tập trung vào một giải pháp, mà phải triển khai các giải pháp đó trong tính thống nhất và đồng bộ, kết hợp các giải pháp với nhau để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.
  1. Các kiến nghị của tiểu dự án:
    1. Kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật:
  1. Cải tiến phương pháp giảng dạy là vấn đề có tính cấp bách nhất hiện nay được nhiều cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nựớc về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp quạn tâm nhất. Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế rằng lâu nay các cơ sở đào tạo luật chậm, hoặc chưạ quan tâm đúng mức vấn đề này. Hiện tượng giảng viên chưa đầu tư đủ thời gian, công sức cần thiết để chuẩn bị bài giảng, chủ yếu dùng phương pháp diễn giảng độc thoại, bài giảng còn nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn...là có thật. Vậy cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo ra những giờ giảng hấp dẫn, lý thú là giải pháp cần được thực hiện ngay. Đề nghị các cơ sở đào tạo luật có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy.
  2. Đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, mục tiêu, nội đung, đào tạo cũng là một vấn đề bức xúc đang được đặt ra với các cơ sở đào tạo luật, được cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp quan tâm. Thực tế cho thấy kết cấu chương trình đào tạo ở một số nơi vẫn còn cồng kềnh; một số môn luật chuyên ngành có số tiết giảng quá dài; thời khoá biểu bố trí không hợp lý; nội dung đào tạo chưa bám sát yêu cầu thực tế... Do đó, đổi mới kết cấu chương trình, lịch trình giảng dạy, nội dung đào tạo cũng là một giải pháp cần được thực hiện song song với cải tiến phương pháp giảng dạy.
  3. Quản lý đào tạo chặt chẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên quản lý đào tạo phải bao gồm cả quản lý về chuyên môn và quản lý về mặt con người, Phải chú trọng giáo dục ý thức chính trị - tư tưởng và đạo đức cho sinh viên, quản lý về mặt chuyên môn đối với cán bộ, giáo viên. Để hoạt động quản lý đào tạo đi vào nề nếp, đúng quy chế, quy định của pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật thì các cơ sở đào tạo luật cần phải tăng cường hơn nữa tính khoa học của công tác quản lý đào tạo.
  4. Chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp rất quan trọng thu hút sự chú ý của cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp. Trong những năm qua vấn đề này đã được các trường quan tâm; chất lượng, trình độ độị ngũ giáo viên đã được củng cố và nâng cao một bước, song vẫn chưa đáp ứng được tốt yêu cầu đào tạo. Tại một số nơi vẫn còn thiếu giảng viên; chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên chưa đồng đều; vẫn còn giảng viên chưa thể hiện hết trách nhiệm khi lên lớp... Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo luật cần phải coi việc chú trọng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên là một giải pháp thường xuyên.

đ) Để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cần phải quan tâm hớn tới hai giải pháp có liên quan trực tiếp tới họ: đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đề nghị các cơ sở đào tạo luật có biện pháp động viên, khen thưởng thoả đáng đối với những sinh viên có thành tích học tập, rèn luyện tốt; đổng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy ehế đào tạo.

Trong công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên cần tránh tính hình thức để thu hút được sinh viên giỏi tham gia nghiên cứu khoa học. Cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại các trường còn chậm đổi mới. Phổ biến vẫn là áp dụng cách thi viết truyền thống, cách thi trắc nghiệm và thi vấn đáp chưa được áp dụng rộng rãi.

Từ thực tế đó, các cơ sở đào tạo luật nên xác định đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên và đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng cách áp dụng rộng rãi hình thức thi vấn đáp và trắc nghiệm cũng là một giải pháp cần thực hiện thường xuyên.

e) Mặc dù cơ sở vật chất phục vụ dạy và học không phải là yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đào tạo luật, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Các trường (khoa) cần chú trọng phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như hệ thống hội trường, thư viện, phòng đọc, giáo trình, tài liệu tham khảo, thiết bị âm thanh, máy vi tính và áp dụng những công nghệ mới phục vụ dạy và học.

g) Một trong những giải pháp cấp bách là các cơ sở đào tạo luật bằng những cách thức nhất định phải chú trọng và tăng cường rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất nghề nghiệp cần thiết đối với một cử nhân luật trong tương lai: có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp và lối sống phù hợp với người cán bộ pháp lý; có khả năng nghiên cứu và tổng kết thực tiễn; có kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn để trước nhiều người và có kỹ năng xây dựng, soạn thảo văn bản đối với sinh viên chính quy; đáp ứng khả năng tiếp cận giải quyết các tình huống thực tế cho học viên tại chức thông qua việc trang bị cho họ những kỹ năng nghề nghiệp. Với việc được rèn luyện những kỹ năng trên, khi tốt nghiệp ra trường cử nhân luật sẽ hội đủ được các phẩm chất: tốt nghiệp ra trường phải đạt loại khá, giỏi, tinh thông nghề nghiệp được đào tạo; năng động, nhạy bén với thực tiễn nền kinh tế; quyết đoán, tự tin trong giải quyết các công việc; cập nhật các thông tin về chính sách, văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực công việc đang làm. Đánh giá như vậy là đúng vì thực tế cho thấy cả năm phẩm chất trên đều rất cần thiết, chúng có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có được những phẩm chất nghề nghiệp như thế thì chắc chắn là cán bộ tốt nghiệp ngành luật sẽ nâng cao được hiệu quả công việc mà họ đang đảm nhận.

  1. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật:
  1. Cán bộ tốt nghiệp ngành luật cần thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả công việc của cán bộ còn thấp là do năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ còn nhiều hạn chế. Bản thân các cán bộ tốt nghiệp ngành luật đang công tác trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp tự nhận thức rõ điều này. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dung cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì “cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải thường xuyên học tâp, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp” là giải pháp cấp bách nhất hiện nay. Tính khả thi của giải pháp này nằm trong chính sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi người. Đề nghị Nhà nước và các cơ quan sử dụng cử nhân luật tạo những điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí; động viên, khuyến khích kịp thời để cán bộ cử nhân luật thường xuyên học tập nâng cao trình độ.
  2. Cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Thực tế cho thấy nhiều người được hỏi cho rằng hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật trung bình hoặc còn thấp là do tình trạng sử dụng họ không đúng với chuyên môn được đào tạo. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật thì một giải pháp cấp bách hiện nay là cơ quan sử dụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật phải giao đúng việc. Tính khả thi của giải pháp này là ở sự năng động trong chính sách cán bộ của các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp.
  1. Nhà nước cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp. Người lao động làm công ăn lương nên họ luôn quan tâm tới chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với họ. Chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp có tác dụng kích thích cán bộ nhiệt tình, tận tâm với công việc, qua đó nâng cao được hiệu quả lao động. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân cán bộ, đề nghị Nhà nước và các cơ quan quản lý cần quan tâm để có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cán bộ.
  1. Cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Trong thực tế có tình trạng một bộ phận đáng kể cán bộ tốt nghiệp ngành luật chưa chuyển biến, thích ứng kịp với công việc được giao. Có những kiến thức được học trước đây nay không còn phù hợp, trong khi đó họ không thường xuyên được đào tạo lại, không được cập nhật những kiến thức mới. Do đó, giải pháp cấp thiết đặt ta là cần thường xuyên có chính sách đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật. Tính khả thi của giải pháp này là các cơ quan, tổ chức sử đụng cán bộ tốt nghiệp ngành luật nên phối hợp với các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ sở chức năng khác tổ chức các khoá học chuyên đề ngắn hạn nhằm trang bị thêm các thông tin, văn bản chính sách pháp luật mới, kiến thức mới cho cán bộ của cơ quan mình.
  1. Kiến nghị một số vấn đề cụ thể khác:
  1. Cần chú trọng về thời gian và chất lượng thực tập của sinh viên trước khi tốt nghiệp, đó là khoảng thời gian để sinh viên làm quen với những kiến thức thực tiễn cần thiết cho công việc sau này. Vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực tế của thời gian thực tập tốt nghiệp? Về vấn đề này người trả lời có những kiến nghị sau đây:
  • Giúp cho sinh viên thực tập tiếp cận với công việc thực tế để sử dụng lý thuyết đã học. Thực tập phải theo đúng cơ quan, tổ chức có liên quan đến chuyên ngành học, không nhất thiết là phải thực tập ở cơ sở tư pháp hay toà án. Quỹ thời gian thực tập phải là 3 tháng để làm quen với công việc.
  • Thời gian và địa chỉ thực tập nên tuỳ theo từng chuyên ngành để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn. Học chuyên ngành nào thì thực tập theo chuyên ngành đó. Nên có thời gian thực tập dài hơn hiện nay và cho phép sinh viên thực tập ở noi mà họ định xin việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Cần được cơ sở thực tập giúp đỡ và quản lý chặt chẽ thời gian, đúng mục đích. Thời gian thực tập cần đủ để tìm hiểu hoạt động của đơn vị, xây dựng kế hoạch thực tập và giao cho sinh viên đảm nhận một số công việc đơn giản.
  1. Giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ pháp luật, lý luận đi đôi với thực tiễn, tổ chức cho sinh viên thực tập nhiều hơn để tiếp cận với thực tiễn đời sống pháp luật và đời sống xã hội nói chung.
  2. Chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên để sau này có thể làm việc tốt trong nhiều lĩnh vực xã hội nói chung và trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp nói riêng.
  3. Chất lượng đào tạo thể hiện ở lượng kiến thức mà người học tiếp thu được và khả năng thích ứng với công việc sau này, Nhà trường cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên chặt chẽ hơn.
  4. Nên thường xuyên điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát với tình hình thực tế. Thực hiện nghiêm túc quy chế gảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

 

  1. Cần mở rộng đào tạo cử nhân luật, quan tâm hơn nữa đến đào tạo cán bộ pháp lý cho vùng sâu vùng xa, chú trọng đến chất lượng đào tạo. Nhiều người cho rằng quy mô đào tạo luật như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cán bộ pháp lý của đất nước. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cán bộ pháp lý càng tăng.
  2. Các cơ sở đào tạo luật nên chú ý tìm hiểu nhu cầu đào tạo lại, trang bị thêm, cập nhật những thông tin, kiến thức mới cho cán bộ tốt nghiệp ngành luật hiện đang công tác tại các cơ quan ngoài khối tư pháp. Nhu cầu về vấn đề này hiện nay rất bức xúc. Chẳng hạn, cán bộ pháp lý làm việc trong các cơ quan cấp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và trong các công ty, doanh nghiệp cần được đào tạo chuyên sâu thêm kiến thức về lĩnh vực pháp luật kinh tế.

 


 

Chuyên đề 6

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

  1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỂU D ÁN
  1. Mục đích điều tra xã hội học của tiểu dự án

Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sạch, hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đuợc giao luôn là mục tiêu quan trọng đặt ra trong công tác đào tạo và sử dụng cán bộ nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ pháp lý. Trong bối cảnh hiện nay, khi công cuộc đổi do Đảng khởi xướng đang diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi chúng ta phải có nhiều giải pháp cụ thể, đồng bộ, có tính chiến lược cho từng thời kỳ, từng giai đoạn nhất định. Tiến hành điều tra, phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý đang công tác ở các cơ quan, tổ chức khác nhau trong phạm vi toàn quốc là yêu cầu hết sức cần thiết cho việc đề ra những giải pháp mang tính chiến lược về đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ pháp lý hiện nay ở nước ta. Dự án 877/200 mà Bộ Tư pháp giao cho trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức thực hiện chính là nhằm thực hiện mục đích nêu trên.

Trong khuôn khổ một Tiểu dự án thuộc Dự án 877/2000, Trung tâm nghiên cứu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, Khoa Hành chính Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức thực hiện công việc “Điều tra năng lực đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sờ đào tạo luật trên phạm vi toàn quốc từ năm 1980 đến năm 2000”. Cho đến nay toàn bộ nội dung công việc nêu trên đã được Trung tâm hoàn thành.

Năng lực đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất luợng đào tạo ở các cơ sở để đào tạo luật là nội dung có tính chất quyết định đến trình độ của những cán bộ làm công tác pháp luật. Nhà trường là nơi cung cấp cho các cán bộ pháp luật những kiến thức lý luận và kỹ năng cơ bản, nền tảng để trên cơ sở đó họ có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi giải quyết những tình huống cụ thể phát sinh trên thực tế. Những kiến thức, thông tin được cung cấp trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo luật còn giúp họ đối chiếu, kiểm chứng về sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng và bồi đắp năng lực duy pháp lý, năng lực giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong thực tế đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật trên phạm vi toàn quốc. Chất lượng đào tạo nhìn chung được đánh giá là tốt, đại bộ phận những người được đào tạo có đủ sức để hoàn thành những nhiệm vụ chuyên môn được giao phó. Tuy nhiên, để xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp luật thích ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, với yêu cầu hợp tác và hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiên nay, việc khảo sát, xem xét, đánh giá năng lực đào tạo, các yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật là vấn đề cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Kết quả của việc điều tra, khảo sát này sẽ cho phép chúng ta hình dung được thực tế năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo luật, những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của các cơ sở đó. Kết quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng để các cấp có thẩm quyền xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy mô đào tạo luật, lập kế hoạch cụ thể nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ pháp luật ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

Tiểu dự án mà Trung tâm nghiên cứu pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện bao gồm hai nội dung chính là:

  • Điều tra về thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo luật chính ở nước ta hiện nay (bao gồm Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đai học Quốc gia và Khoa Luật Đại học Huế)
  • Điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật nêu trên.

Mục đích mà chúng tôi đặt ra trong quá trình thực hiện Tiểu dự án này là:

  • Thu thập các thông tin tổng hợp về năng lực đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo từ các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.
  • Thông qua kết quả điều tra, khảo sát đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới quy trình dạy và học, nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ pháp lý phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Dự báo các vấn đề về năng lực đào tạo cũng như các yếu tố bảo đảm chất lượng đào tạo từ các cơ sở đào tạo luật trong xu thế phát triển của đất nước.
  1. Phạm vi điều tra

Với mục đích thực hiện tốt nhất các yêu cầu đã đề ra, Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành việc khảo sát điều tra theo hai giai đoạn: khảo sát, điều tra thử nghiệm và giai đoạn khảo sát, điều tra chính thức.

Việc khảo sát điều tra thử nghiệm được tiến hành trong phạm vi hai cơ sở đào tạo luật chính ở Hà Nội là Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Sau khi khảo sát điều traa thử nghiệm, chúng tôi đã tổ chức tổng kết, viết báo cáo thu hoạch và cùng nhau xem xét, bổ sung kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra khảo sát thử trước khi tiến hành giai đoạn khảo sát điều tra chính thức.

Việc khảo sát điều tra qhính thức được thực hiện đồng loạt tại các cơ sở đào tạo luật chính ở nước ta hiện nay, đó là: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật Đại học Huế.

Ngoài bốn cơ sở đào tạo luật chính nêu trên, ở nước ta hiện nay cũng có một số sở đào tạo luật khác như: Khoa Luật Đại học Cần Thơ, Khoa Luật Đại học dân lập Đông Đô, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. Tuy nhiên, do có sự eo hẹp về kinh phí thực hiện dự án cho nên chúng tôi không tiến hành khảo sát điều tra ở các cơ sở đào tạo này.

  1. Đối tượng điều tra

Với nội dung là “Điều tra năng lực đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật”, cho nên đối tượng điều tra của chúng tôi là các cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý giáo dục, phục vụ ở các cơ sở đào tạo được tiến hành điều tra. Mặc dù, không có điều kiện tổ chức điều tra lấy ý kiến của tất cả các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các cơ sở đào tạo luật nêu trên nhưng đối tượng điều tra đã đáp ứng được yêu cầu đa dạng theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, đảm bảo cho kết quả điều tra được thể hiện một cách khách quan nội dung khảo sát điều tra.

Tổng số người được điều tra là 223, trong đó có 142 nam (chiếm 60.94 %) và 91 nữ (chiếm 39.06%). Con số này cho thấy, ở cơ sở đào tạo luật số lượng phụ nữ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý giáo dục chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới.

Các đối tượng điều tra hầu hết là những người được đào tạo về chuvên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật ở trong nước cũng như là ở nước ngoài trong đó chiếm tỷ lệ lớn là những người được đào tạo tại Khoa Luật Đại học Quốc gia, Đại học luật Hà Nội và Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (tỷ lệ theo thứ tự lần lượt là 30.94%, 26.91% và 17.94% trên tổng số người được điều tra) Bên cạnh đó, số những người được đào tạo ở các cơ sở đào tạo luật của nước ngoài cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (chiếm 17.04% trên tổng số người được điều tra). Xem bảng sau đây:

Cơ sở đào tạo

Số lượng

Tỷ lệ %

Tỷ lệ cộng dồn

Đào tạo từ nước ngoài về

38

17.04

17.04

Trường Đại học luật Hà Nội

60

26.91

43.95

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

69

30.94

74.89

Trường ĐH Luật TP. HCM

40

17.94

92.83

Cơ sở đào tạo khác

11

4.93

97.76

Không trả lời

5

2.24

100.00

Tổng cộng

223

100.00

 

Tuyệt đại bộ phận các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý và phục vụ giáo dục được đào tạo theo hình thức chính quy tập trung (chiếm tỷ lệ 91.39% trên tổng số người được điều tra). Chỉ có một một phần rất nhỏ được đào tạo theo các hình thức tại chức, chuyên tu và mở rộng tỷ lệ lần lượt theo thứ tự là 4.78%, 3.35% và 0.48 % trên tổng số người được điều tra).

Các đối tượng điều tra có trình độ học vấn cao vì công việc mà họ đảm nhiệm chủ yếu giảng dạy và nghiên cứu khoa học chiếm gần một nửa trong số họ có trình độ thạc sỹ (93 thạc sỹ chiếm 41.70%). Một phần trong số các đối tượng điều tra có trình độ tiến sỹ (15 tiến sỹ chiếm 6.73%). Số còn lại hầu hết có trình độ đại học (112 người chiếm tỷ lệ 50.22%). Con số thống kê nêu trên cho thấy, trình độ cán bộ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo luật hiện nay đã có bước cải thiện đáng kể, đáp ứng được với yêu cầu của công tác đào tạo trong điều kiện hiện nay. Xem bảng tổng kết dưới đây:

Mã số

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ

Cộng dồn

1

Trình độ Trung cấp

2

0.90

0.90

2

Trình độ Cao đẳng

1

0.45

1.35

3

Trình độ Đại học

112

50.22

51.57

4

Trình độ Thạc sĩ

93

41.70

93.27

5

Trình độ Tiến sĩ

15

6.73

100.00

Tổng số

223

100.00

 

 

Các đối tượng được điều tra đều có trình độ lý luận chính trị vững vàng. 42.5% số người được điều tra có trình độ lý luận chính trị trung cấp, 1.5% số người được điều tra có trình, độ lý luân chính trị cao cấp, số còn lại đều có trình độ sơ cấp về lý luận chính trị.

Độ tuổi của đối tượng điều tra cũng rất đa dạng:

+ Đối tượng điều tra có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 46.30%

+ Đối tượng điều tra có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36.11 %

+ Đối tượng điều tra có độ tuổi 40 đến 50 tuổi chiếm 11.11 %

+ Đối tượng điều tra có độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 6.48%

Với trình dộ học vấn và lý luận chính trị như đã nêu trên, tuyệt đại bộ phận những đối tượng điều tra đều rất nhiệt tình, cân nhắc một cách cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi trả lời các câu hỏi mà chúng tôi nêu ra trong phiếu hoặc câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. Rất nhiều người được hỏi đều có tâm lý mong muốn được nêu ra những ý kiến của bản thân cá nhân mình nhằm góp nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật hiện nay ở nước ta.

  1. Phương pháp điều tra

Trên cơ sở mục đích, nội dung khảo sát điều tra đã được xác định một cách cụ thể, Ban Chủ nhiệm dự án đã quyết định các phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập thông tin bao gồm:

  • Điều tra xã hội học dưới hình thức thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra tự điền.
  • Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, các cán bộ quản lý, phục vụ cho công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, các cán bộ nghiên cứu về luật tại các cơ sở chuyên nghiên cứu về luật.
  • Phương pháp tiếp cận nguồn thông tin tổng hợp từ các bộ phận quản lý tại các cơ sở đào tạo luật chủ yếu ở nước ta.
  • Phương pháp xử lý chuyên môn hoá các phiếu điều tra xã hội học để có được các kết quả thống kê khái quát, tổng kết và chính xác.
  • Phương pháp phân tích, tổng hợp các kết quả thu được để đưa ra những kết luận cụ thể về từng nội dung quan tâm để từ đó nêu ra các kiến nghị, giải pháp.

Ban chủ nhiệm dự án phối hợp với các chuyên gia về xã hội học nghiên cứu và biên soạn các mẫu phiếu điều tra dưới đây:

+ Mẫu phiếu thu thập thông tin về đội ngũ cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy; những người làm công tác quản lý và phục vụ tại các cơ sở đào tạo luât.

+ Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân dùng cho cán bộ, giáo viên, những người làm công tác quản lý và phục vụ tại các cơ sở đào tạo luật.

+ Mẫu phiếu phỏng vấn cá nhân (hình thức phỏng vấn sâu) dùng cho cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và những người làm công tác quản lý tại các cơ sở đào tạo luật.

Nội dung các mẫu phiếu này đã được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có tính chuyên môn cao nhằm đạt được mục đích thu thập được những thông tin phục vụ trực tiếp cho yêu cầu mà Dự án đề ra. Các mẫu phiếu được xây dựng theo bố cục hợp lý, rõ ràng, làm cho đối tượng điều tra dễ hiểu, dễ nắm bắt được vấn đề, trả lời đúng vào những nội dung được yêu cầu.

Nội dung các câu hỏi trong các phiếu điều tra, về đại thể, có thể phân chia thành các nhóm sau đây:

  • Nhóm các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của đối tượng được điều tra như:

+ Họ, tên, tuổi người đựợc điều tra

+ Giới tính;

+ Nơi công tác;                                                                        

+ Công việc chuyên môn được giao;

+ Trình độ chuyên môn được đào tạo;

+ Thời gian công tác;

+ Các câu hỏi khác.

  • Nhóm các câu hỏi liên quan đến việc điều tra năng lực đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi toàn quốc từ năm 1980 đến năm 2000 bao gồm những nội dung chủ yếu:

+ Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và phục vụ công tác giảng dạy trong cơ sở đào tạo;

+ Chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo, các hình thức đào tạo, chất lượng đào tạo;

+ Hoạt động nghiên cứu khoa học;

+ Hệ thống giáo trình, sách và tài liệu tham khảo;

+ Quy mô tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở đào tạo;

+ Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo;

+ Việc tuyển chọn cán bộ giảng dạy;

+ Vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý;

+ Quan hệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo.

Các câu hỏi thường đề cập dưới dạng yêu cầu nêu nhận xét, đối chiếu, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và nếu các kiến nghị, giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật. Người được hỏi thông thường lựa chọn những phương án trả lời đã được ghi sẵn trong phiếu hoặc trình bày ý kiến của cá nhân mình về một vấn đề được hỏi nào đó.

5. Quá trình thực hiện điều tra xã hội học của tiểu dự án

Để chuẩn bị tốt cho hoạt động điều tra, khảo sát thử, ban chủ nhiệm tiểu dự án đã lựa chọn một số giáo viên của các tổ bộ môn khác nhau, có sức khoẻ, lòng nhiệt tình làm cộng tác viên cho Dự án. Với mong muốn làm cho công tác điều tra, khảo sát đạt được kết quả cao nhất, Ban chủ nhiệm Dự án đã mời thêm một số cộng tác viên khác là cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo về luật ở Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, một số cán bộ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia trực tiếp tham gia đóng ý kiến, cung cấp thông tin cần thiết cho quá trình khảo sát, điều tra.

Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành các công việc cụ thể sau đây:

  1. Tổ chức họp bàn với các thành viên tham gia tiểu dự án và các cộng tác viên để lên chương trình và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của tiểu dự án đặt ra, cụ thể là:
  • Xây đựng đề cương chi tiết và kế hoạch thực hiện tiểu dự án, chuẩn bị cho việc điều tra thử Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó tiến hành điều tra đồng loạt ở các cơ sở đào tạo luật khác trên phạm vi cả nước.
  • Thống nhất về các hình thức và các phương pháp, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện tiểu dự án, theo đó chúng tôi đã xác định:

+ Số lượng người tham gia thực hiện khâu điều tra, lấy số liệu, trưng cầu ý kiến và phỏng vấn gồm 6 người khoa HCNN và các cộng tác viên tại các cơ sở đào tạo luật là: Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật Đại học Huế.

+ Cách thức trưng cầu ý kiến, phỏng vấn cá nhân, thu thập số liệu chủ yếu được tiến hành thông qua các mẫu phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phỏng vấn, phiếu thu thập thông tin.

+ Đối tượng được trưng cầu ý kiến và phỏng vấn là những người trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý và phục vụ tại các cơ sở đào tạo luật.

  • Xây đựng và thống nhất mẫu phiếu điều tra, thu thập thông tin, trưng cầu ý kiến và phỏng vấn cá nhân.
    1. Tổ chức tập huấn cho công tác thu thập thông tin, trưng cầu ý kiến và phỏng vấn cá nhân.

Sau khi nắm được đầy đủ những yêu cầu, nội dung của Dự án 877/2000 và các yêu cầu của tiểu dự án, Chủ nhiệm tiểu dự án (TS Thái Vĩnh Thắng) đã tổ chức tập huấn 1 ngày cho những người tham gia điều tra, phỏng vấn và các cộng tác viên về những công việc cụ thể cần làm trong quá trình điều tra, những kinh nghiệm trong công tác điều tra xã hội học.

  1. In ấn, rà soát, điều chỉnh lại các mẫu phiếu điều tra.

Trên cơ sở bàn bạc, thống nhất ý kiến với các chuyên gia, chúng tôi đã nhất trí xây dựng các mẫu phiếu điều tra, có chỉnh lý bổ sung nhiều lần in ấn và phát phiếu điều tra cho các điều tra viên và các cộng tác viên của Dự án.

  1. Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát trên thực tế:

+ Sau khi nhận được phiếu điều tra, các điều tra viên được phân công trực tiếp đi đến các cơ sở đào tạo luật, làm việc với các cán bộ quản lý tại các cơ sở này để được phép điều tra xã hội học.

+ Các điều tra viên có trách nhiệm hướng dẫn những đối tượng được điều tra trả lời đúng các yêu cầu về câu hỏi trong phiếu điều tra.

+ Sau khi điều tra xong, các điều tra viên nộp phiếu điều tra cho Ban chủ nhiệm Dự án và báo cáo tình hình điều tra thử với Ban chủ nhiệm dự án để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra.

  1. Việc điều tra được thực hiện từ tháng 8 năm 2001 cho đến hết tháng 12 năm 2001 tại bốn cơ sở đào tạo luật chính của nước ta hiện nay: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật Đại học Luật Huế.

Trong quá trình điều tra, các điều tra viên nhận được sự cộng tác rất nhiệt tình của các đối tượng được điều tra. Họ hết sức có trách nhiệm khi trả lời các câu hỏi được nêu ra trong các phiếu điều tra. Đồng thời chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ của các cán bộ quản lý tại các cơ sở đào tạo luật - những người có chung một mong muốn nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý để phục vụ đất nước ngày một tốt hơn. Với sự giúp đỡ này, chúng tôi cho rằng các kết quả đã thu nhận được từ việc khảo sát, điêu tra có độ tin cậy khá cao.

Tuy nhiên, cũng do kinh phí thực hiện dự án còn khá hạn hẹp, nên Tiểu dư án không có điều kiện khảo sát, điều tra tại một số cơ sở đào tạo luật khác. Nếu làm được điều này chắc chắn là kết quả điều tra sẽ có tính thuyết phục cao hơn.

  1. Quá trình thực hiện điều tra xã hội học của tiểu dự án

Trước yêu cầu đổi mới sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trước yêu cầu của xu hướng hợp tác và hội nhập hiện nay, nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật có chất lượng đã trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, muốn đào tạo được đội ngũ cán bộ pháp luật xứng tầm với nhiệm vụ được giao như vậy, cần đánh giá đúng thực chất năng lực đào tạo của các cơ. sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay. Một điều hiển nhiên là, nếu như năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo luật còn hạn chế thì cơ sở đó không thể đào tạo được một đội ngũ cán bộ pháp luật có đủ khả năng thích ứng với yêu cầu hiện nay. Năng lực đào tạo của một cơ sở đào tạo luật được đánh giá dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Những tiêu chí này cũng đồng thời là tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đó.

  1. Tổng số phiếu điều tra thu về như sau:

Tại Đại học Luật Hà Nội:

+ Số phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân: 60 phiếu

+ Số phiếu thu thập thông tin: 05 phiếu

+ Số phiếu phỏng vấn sâu: 20 phiếu

Tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Số phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân: 53 phiếu

+ Số phiếu thu thập thông tin: 05 phiếu                            -

+ Số phiếu phỏng vấn sâu: 22 phiếu

Tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội:

+ Số phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân: 20 phiếu

+ Số phiếu thu thập thông tin: 04 phiếu

+ Số phiếu phỏng vấn sâu: 15 phiếu

Tại Khoa Luật Đại học Khoa học Đại học Huế:

+ Số phiếu trưng cầu ý kiến cá nhân: 17 phiếu

+ Số phiếu thu thập thông tin: 04 phiếu

+ Số phiếu phỏng vấn sâu: 16 phiếu

Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến và phiếu phỏng vấn cá nhân thu về là 223 phiếu (đạt khoảng 80% trên tổng số phiếu phát ra) được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

 

Cơ quan

Số lượng phiếu thu về

Tỷ lệ %

Đại học Luật Hà Nội

80

35.87

Đại học Luật TP HCM

75

33.63

Khoa Luật ĐHQGHN

35

15.70

Khoa Luật ĐH Huế

33

14.80

Tổng cộng

223

100.00

 

  1. Số liệu điều tra xã hội học về các cơ sở đào tạo luật:
  1. Khoa Luật Đại học Khoa học Đại học Huế

Khoa Luật Đại học Khoa học Đại học Huế được thành lập năm 1990. Hiện tại Khoa có 16 cán bộ giảng dạy (8 nam, 8 nữ), trong đó có 3 thạc sỹ luật học. Số cán bộ giảng dạy của Khoa hiện còn rất trẻ, chỉ có 4 người có thâm niên công tác từ 11 - 15 năm. Hầu hết số cán bộ giảng dạy này tốt nghiệp tại các cơ sở đào luật ở Việt Nam, chỉ có hai cán bộ giảng dạy tốt nghiệp đại học ở nước ngoài.

Theo số liệu điều tra năm 2001, hiện nay tại Khoa Luật Đại học khoa học Đại học Huế có 264 sinh viên đang theo học hệ chính quy và 378 học viên theo học hệ tại chức.

  • Về hình thức đào tạo, hệ đào tạo và chương trình đào tạo:

Hiện tại Khoa đào tạo theo 3 chuyên ngành, bao gồm:

  • Chuyên ngành Hành chính - Nhà nước;
  • Chuyên ngành Tư pháp - Dân sự;
  • Chuyên ngành Kinh tế - Quốc tế.

Với năng lực đào tạo của mình, Khoa Luật Đại học Huế hiện mới chỉ đảm nhiệm việc đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học, chưa đào tạo hệ cao học.

Chương trình đào tạo hệ chính quy của Khoa kéo dài trong 4 năm với 3150 tiết học (2775 tiết học bắt buộc và 375 tiết tự chọn) và 4 tuần học giáo dục quốc phòng. Trong thời gian học, sinh viên phải trải qua thời gian 3 tháng thực tập theo các chuyên ngành đã được đào tạo.

Chương trình đào tạo hệ tại chức dài hạn của Khoa kéo dài trong 4 năm với 3090 tiết học (2715 tiết học bắt buộc và 375 tiết tự chọn). Thời gian thực tập của hệ đào tạo này là 3 tháng.

  • Về giáo trình và sách tham khảo: hiện tại Khoa Luật Đại học Huế chưa biên soạn được hệ giáo trình riêng mà sử dụng các giáo trình của Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
  • Về nghiên cứu khoa học: khoa đã chủ trì 11 đề tài cấp trường, 01 đề tài cấp bộ.

- Về cơ sở vật chất: điều kiện cơ sở vật chất tương đối tốt, giảng đường khang trang, đảm bảo ánh sáng, đầy đủ bàn ghế cho sinh viên, micro cho giảng viên, phòng làm việc cho ban chủ nhiệm khoa và giáo viên, có đầy đủ phương tiện hiện đại (máy vi tính, điện thoại, đèn chiếu,…). Tuy nhiên, thư viện còn chưa đầy đủ các tài liệu, sách tham khảo, tạp chí về khoa học pháp lý phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên.

b) Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội thành lập năm 1976. Đến năm l979 Khoa Luật sát nhập với Trường cao đẳng Pháp lý thành Trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Năm 1990 Khoa Luật được tái lập. Hiện tại Khoa có 22 cán bộ giảng dạy, 3 cán bộ làm công tác quản lý. Khoảng một nửa số cán bộ giảng dạy của Khoa tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa hầu hết đã có bằng thạc sỹ và tiến sỹ (trong đó có 12 thạc sỹ và 9 tiến sỹ). Khoa hiện có 1 phó giáo sư, 4 giảng viên chính, 13 giảng viên và 1 giảng viên tập sự.

Theo số liệu điều tra năm 2001, tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội có 150 sinh viên theo học hệ chính quy, 850 học viên hệ tại chức, 125 học viên cao học và 13 nghiên cứu sinh.

  • Về hình thức đào tạo, hệ đào tạo và chương trình đào tạo:

Các loại hình đào tạo bao gồm: đào tạo đại học, đào tạo sau đại học và các khoá học ngắn hạn khác. Khoa đào tạo theo các hình thức: chính quy tập trung, chuyên tu, tại chức.

Đối với đào tạo đại học Khoa không phân chia chuyên ngành đào tạo. Chương trình đào tạo chính quy tập trung kéo dài trong 4 năm (có 3 tháng thực tập) với tổng số 210 đơn vị học trình tương đương với 3150 tiết, trong đó có 204 đơn vị học trình bắt buộc, 6 đơn vị học trình tự chọn.

Chương trình đào tạo tại chức kéo dài 4 năm với tổng số 2220 tiết học, tương đương với 148 học trình.

Chương trình đào tạo sau đại học phân chia thành các chuyên ngành:

  • Lý luận nhà nước và pháp luật;
  • Luật Kinh tế;
  • Tư pháp - hình sự;
  • Luật quốc tế;                                                
  • Luật dân sự;

Đào tạo thạc sỹ kéo dài trong thời gian 3 năm bằng hình thức chính quy không tập trung với 1500 tiết học tương đương khoảng 100 học trình (trong đó 89 học trình bắt buộc; 11 học trình tự chọn).

Đào tạo tiến sỹ bằng hình thức chính quy không tập trung kéo dài 5 năm với 106 đơn vị học trình ( 100 đv ht bắt buộc, 6 đvht tự chọn)

  • Về giáo trình và sách tham khảo: Khoa đã biên soạn được 26 giáo trình đại học, 10 tập bài giảng và 10 đầu sách tham khảo.
  • Về nghiên cứu khoa học: Khoa đã chủ trì 11 đề tài cấp trường, 3 đề tài cấp bộ và tham gia 1 đề tài cấp nhà nước.
  • Về cơ sở vật chất: Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành cho Khoa luật một toà nhà riêng có đầy đủ các giảng đường với các phương tiện phục vụ cho giảng dạv và học tập (đầy đủ ánh sáng, bàn ghế, đèn chiếu, hệ thống âm thanh, máy tính). Phòng làm việc cho ban chủ nhiệm khoa và giáo viên có đủ các phương tiện hiện đại. Thư viện nhà trường có đầy đủ giáo trình và các liệu tham khảo tương đối phong phú. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho rèn luyện thể chất của sinh viên còn thiếu (sân bóng đá, bóng chuyền, phòng tập thể thao,........).
    1. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tách ra từ một phân hiệu của trường Đại học Luật Hà Nội. Trường hiện có 109 cán bộ giảng dạy, trong đó có khoảng 20% số cán bộ giảng dạy tốt nghiệp ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường có trình độ chuyên môn cao, trong đó có 38 thạc sỹ, 15 tiến sỹ. Hiện tại Trường có 13 giảng viên chính, 41 giảng viên và 55 giảng viên tập sự.

Trường hiện có 87 cán bộ làm công tác quản lý và phục vụ đào tạo. Số cán bộ này đều qua các trường lớp đào tạo nghiệp vụ và đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Có khoảng 60% số cán bộ này có trình độ đại học. Hiện Trường có 4 thạc sỹ đang làm công tác quản lý đào tạo.

Theo số liệu thống kê năm 2001, tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang có 6147 sinh viên đang theo học hệ chính quy, 3972 học viên hệ tại chức, 205 học viên hệ chuyên tu, 153 học viên cao học.

  • Về hình thức đào tạo, hệ đào tạo và chương trình đào tạo: Nhà trường có các chương trình đào tạo đại học và đào tạo sau đại học (đào tạo thạc sỹ). Nhà trường có nhiều loại hình đào tạo như: chính quy tập trung, chuyên tu, tại chức.

Đào tạo đại học được phân chia thành các chuyên ngành:

  • Luật thương mại;
  • Luật dân sự;
  • Luật hình sự;
  • Luật hành chính;
  • Luật quốc tế;
  • Đào tạo cạo học có các chuyên ngành:
  • Luật kinh tế ;
  • Luật hình sự và tố tụng hình sự.

Chương trình đào tạo đại học chính quy kéo dài 4.5 năm gồm 50 môn bắt buộc, 10 môn tự chọn với tổng số 3735 tiết học. Thời gian thực tập kéo dài 3 tháng.

Chương trình đào tạo hệ chuyên tu có 990 tiết bao gồm 15 môn bắt buộc.

Chương trình đào tạo tại chức có 36 môn bắt buộc với tổng số 2550 tiết học. Thời gian thực tập là 1 tháng.

  • Về giáo trình và sách tham khảo: Trường chưa biên soạn giáo trình đại học mà sử dụng giáo trình của Đại học Luật Hà Nội. Trường biên soạn được 12 tập bài giảng.
  • Về nghiên cứu khoa học: Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đến nay trường là cơ quan chủ trì nghiên cứu 13 đề tài cấp trường, 8 đề tài cấp bộ; tham gia 6 đề tài cấp bộ, 2 để tài cấp nhà nước.
  • Về cơ sở vật chất: Trường hiện có 2 cơ sở đào tạo (ở Bình Triệu và ở số 2 Nguyễn Tất Thành, Q.l, TP Hồ Chí Minh). Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập tương đối tốt: đầy đủ các giảng đường và các phương tiện hiện đại như: hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống âm thanh ánh sáng, đèn chiếu; có đầy đủ phòng làm việc riêng cho các khoa và các phòng ban với đầy đủ các phương tiện cần thiết (điện thoại, máy vi tính, máy fax, máy lạnh,…). Tuy nhiên, thư viện của Trường còn thiếu nhiều sách tham khảo chuyên môn và các tài liệu pháp luật phục vụ cho nghiên cứu, học tập. Cơ sở vật chất cho các hoạt động thể dục thể thao còn thiếu (phòng tập thể thao, sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,…)
    1. Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập vào năm 1979. Hiện tại Nhà trường 237 cán bộ giảng dạy. Khoảng 25% số cán bộ giảng dạy của nhà truờng đã tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, số còn lại tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo trong nước (trong đó chủ yếu là ở Đại học Luật Hà Nội). Đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường có trình độ chuyên môn cao, trong đó có khoảng 36% số cán bộ giảng dạy đã có bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ (trường hiện có 64 thạc sỹ và 22 tiến sỹ). Hiện tại nhà trường có 4 Phó giáo sư, 63 giảng viên chính, số còn lại là giảng viên (trong đó có 4 giảng viên đang trong thời gian tập sự).

Trường có 200 cán bộ làm công tác quản lý và phục vụ đào tạo, trong đó có 127 cán bộ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trình độ trung cấp trở lên. Khoảng hơn 50% số cán bộ này có trình độ đại học. Trường hiện có 2 thạc sỹ đang làm công tác quản lý đào tạo.

Theo số liệu thống kê năm 2001, tại Trường Đại học Luật Hà Nội hiện đang có 4378 sinh viên theo học hệ chính quy, 10797 học viên hệ tại chức, 189 học viên cao học và 58 nghiên cứu sinh.

  • Về hình thức đào tạo, hệ đào tạo và chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tập trụng của nhà trường được phân chia thành hai chuyên ngành: Hành chính - Tư pháp và Kinh tế - Quốc tế. Chương trình này bao gồm 36 môn học bắt buộc, 4 môn học tự chọn với tổng số 3410 tiết học. Chương trình này kéo dài trong thời gian 4 năm trong đó có gồm có cả thời gian 3 tháng dành cho việc thực tập của sinh viên.

Chương trình đào tạo hệ tại chức dài hạn của nhà trường kéo dài trong thời gian 5 năm gồm có 32 môn học bắt buộc với tổng số tiết là 2645 tiết.

Trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu đào tạo thạc sỹ luật học từ năm 1993 và tiến sỹ luật học tờ năm 1995. Hệ đào tạo thạc sỹ kéo dài trong thời gian 3 năm với tổng số 1720 tiết học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Hệ đào tạo tiến sỹ kéo dài 5 năm đối với những người chưa có bằng thạc sỹ và 2 năm đối với những người đã có bằng thạc sỹ. Các chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ luật học bao gồm:

  • Lý luận nhà nước và pháp luật;
  • Luật Hình sự;
  • Luật Kinh tế;
  • Luật Dân sự.
  • Về giáo trình và sách tham khảo: Hiện tại nhà trường đã có một hệ thống giáo trình và các tài liệu tham khảo tương đối phong phú bao gồm: 32 giáo trình cho hệ đại học, 21 giáo trình cho hệ trung cấp, 4 tập bài giảng, 20 đầu sách tham khảo khác và một tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Luật học - 2 tháng một số).
  • Về nghiên cứu khoa học: Đến nay Trường đã chủ trì 23 đề tài cấp trường, 02 đề tài cấp bộ, 01 đề tài cấp nhà nước; tham gia 05 đề tài cấp nhà nước và 10 đề tài cấp bộ.
  • Về cơ sở vật chất của nhà trường:

Trường Đại học Luật Hà Nội có cơ sở vật chất tốt nhất trong số các cơ sở đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam. Có đầy đủ các giảng đường với các thiết bị cần thiết như: hệ thống âm thanh, ánh sáng tốt, đèn chiếu. Có đầy đủ các phòng làm việc riêng cho Ban giám hiệu, các khoa, các trung tâm, ban chủ nhiệm các khoa và các tổ bộ môn với các thiết bị hiện đại: máy vi tính nối mạng, điện thoại, máy fax, máy in, máy photocopy, máy lạnh, các phương tiện nghe nhìn,…        

Nhà trường có khu ký túc xá, nhà ăn dành riêng cho sinh viên.

Thư viện của nhà trường có phòng đọc rộng rãi có máy lạnh cho sinh viên và giáo viên. Giáo trình, sách tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, văn bản pháp luật, các loại tạp chí chuyên ngành luật tương đối phong phú đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động rèn luyện, giáo dục thể chất cho sinh viên còn thiếu (phòng tập thể thao, sân bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông,…)

  1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
  1. Đánh giá về quy mô tuyển sinh hiện nay tại các cơ sở đào tạo luật, trong phiếu điều tra chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: Ông (bà) đánh giá như thế nào về quy mô tuyển sinh hiện nay của cơ sở đào tạo?

Kết quả điều tra thể hiện qua bảng tổng kết dưới đây:

TT

Đánh giá về quy mô tuyển sinh

Số lượng

Tỷ lệ %

Tỷ lệ cộng dồn

1

Quá nhiều so vối năng lực đào tạo

22

9.87

9.87

2

Hơi nhiều

78

34.98

44.84

3

Phù hợp với năng lực đào tạo

81

36.32

81.17

4

Hơi ít một chút

27

12.11

93.27

5

Quá ít so vối năng lực đào tạo

2

0.90

94.17

6

Không trả lời

13

5.83

100.00

Tổng cộng

223

100.00

 

 

Căn cứ vào bảng tổng kết này, chúng ta thấy rằng phần lớn các ý kiến đều cho rằng; quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo luật ở nuớc ta hiện nay nhìn chung là lớn hơn so với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo (44.85% ý kiến cho rằng là vượt quá năng lực đào tạo so với 36.32% ý kiến cho rằng phù hợp với năng lực đào tạo). Từ kết quả điều tra xã hội học trên cho thấy, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta cần có sự điều chỉnh lại về quy mô tuyển sinh cho phù hợp với năng lực đào tạo hiện tại.

Về nguyên nhân của tình trạng trên, kết quả điều tra đã cho thấy có 13.45% người được hỏi cho rằng đo đội ngũ cán bộ cán bộ giảng dạy còn thiếu (chiếm tỷ lệ lớn nhất); do hạn chế trong công tác quản lý (8.07%); thiếu giáo trình, sách tham khảo (5.83%); các lý do khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Vì thế, để khẳc phục tình trạng trên, chúng tôi cho rằng cần phải:

  • Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng lẫn chất lượng là một yêu cầu quan trọng. Việc điều chỉnh số lượng cán bộ giảng dạy cần dựa trên tỷ lệ chuẩn chung giữa số lượng cán bộ giảng dạy với số sinh viên được tuyển sinh hàng năm. Đồng thời cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật bằng các hình thức: đào tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo  ở trong và ngoài nước, theo hướng 100% các giảng viên đại học phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên, trong đó có khoảng 40% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ; tăng cường cho các cán bộ giảng dạy theo học các khoá đào tạo ngắn hạn, trao đổi nghiên cứu với các giảng viên của các trường đại học ở trong và ngoài nước.
  • Nâng cao chất lượng của giáo trình, sách tham khảo, hệ thống thư viện tại các cơ sở đào tạo luật trong cả nước.
  • Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần củng cố bộ máy làm công tác quản lý đào tạo, đảm bảo bộ phận này thực sự là cơ quan tham mưu cho các cơ sở đào tạo về: khảo sát nhu cầu đào tạo luật; thiết kế các chương trình đào tạo luật phù hợp với từng loại hình đào tạo; bố trí sắp xếp một cách khoa học, hợp lý các môn học; theo dõi một cách sát sao việc thực hiện quy chế trong lĩnh vực tuyển sinh, thi cử và các hoạt động có liên quan khác.
  1. Về tương quan giữa số lượng cán bộ giảng dạy và sinh viên:

Để đánh giá thực chất năng lực đào tạo của các các cơ sở đào tạo luật cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo chúng tôi đã đặt ra một số câu hỏi cụ thể để khảo sát thực tiễn những nội dung này trong đó có vấn đề tương quan giữa số lượng cán bộ giảng dạy với số lượng sinh viên:

Khi đặt câu hỏi “so sánh giữa số lượng cán bộ giảng dạy hiện có với số sinh viên hiện đang theo học, bạn thấy thế nào?”, chúng tôi đã nhận được kết quả điều tra như bảng thống kê tổng hợp dưới đây:

TT

Tương quan giữa giáo viên với sinh viên

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Thừa nhiều

1

0.45

2

Thừa chút ít

41

18.39

3

Vừa đủ

53

23.77

4

Thiếu chút ít

93

41.70

5

Thiếu nhiều

26

11.66

6

Không trả lời

9

4.04

Tổng cộng

223

 

 

Nhìn vào kết quả này chúng ta thấy, tỷ lệ người trả lời số lượng cán bộ giảng dạy còn thiếu chiếm là 53.36% (trong đó tỷ lệ cho là thiếu chút ít chiếm 41.70%, tỷ lệ cho là thiếu nhiều chiếm 11.66%). Trong khi đó chỉ có 23.77 % số lượng người được hỏi cho rằng số lượng cán bộ giảng dạy là phù hợp với số lượng sinh viên hiện có. Bên cạnh đó cũng có khoảng xấp xỉ 19% cho là số lượng cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật là thừa so với số sinh viên đang theo học.

Như vậy, có thể kết luận rằng, hiện tại ở các cơ sở đào luật số lượng cán bộ giảng dạy hiện nay còn thiếu so với nhu cầu đào tạo một số lượng lớn sinh viên và cán bộ làm công tác pháp luật.

  1. Về chất lượng giáo trình và các sách tham khảo

TT

Đánh giá về chất lượng giáo trình

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Tốt

22

9.87

2

Trung bình

128

57.40

3

Yếu

56

25.11

4

Kém

17

7.62

Tổng cộng

223

 

Chất lượng giáo trình và sách tham khảo cũng được đánh giá là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng lực và chất lượng đào tạo luật. Qua kết quả khảo sát, điều tra nêu trên, chúng tôi thấy rằng, có tới hơn một nửa số người đươc hỏi (57.40%) cho rằng chất lượng giáo trình của các cơ sở đào tạo luật hiện nay có chất lượng trung bình. Thậm chí, có Hơn 30% số người được hỏi cho rằng chất lượng giáo trình của các cơ sở đào tạo luật là yếu, kém. Trong khi đó chỉ có khoảng xấp xỉ 10% số người được hỏi đánh giá chất lượng các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật là tốt.

Lý do chất lượng giáo trình và sách tham khảo yếu, kém qua điều tra cho thấy: 34.21% số người được hỏi cho rằng nguyên nhân yếu kém của các giáo trình và sách tham khảo hiện nay là do không được chỉnh lý và bổ sung kịp thời; 26.32% cho rằng chất lượng yếu kém của các giáo trình và sách tham khảo là do việc biên soạn được tiến hành một cách vội vàng, thiếu tính khoa học.

  1. Sự phù hợp giữa chất lượng kiến thức pháp lý của sinh viên được trang bị với yêu cầu của xã hội

TT

Chất lượng

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Phù hợp

50

22.73

2

Chưa phù hợp lắm

146

66.36

3

Chưa phù hợp

24

11.59

Tổng cộng

220

 

Khi được hỏi về sự phù hợp giữa chất lượng kiến thức pháp lý của sinh viên được trang bị với yêu cầu của xã hội, có tới gần 70% cho rằng kiến thức pháp lý mà họ được trang bị tại cơ sở đào tạo luật là chưa phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong khi đó, chỉ có 22.73% số người được hỏi cho là phù hợp. Kết quả điều tra này cho thấy rằng, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy ở các cơ sở đào tạo luật hiện nay cần phải có sự thay đổi một cách căn bản thì mới có khả năng đáp ứng được với yêu cầu đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, với yêu cầu của việc mở cửa, hội nhập và hợp tác.

  1. Công tác nghiên cứu khoa học và việc sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học.

TT

Công tác nghiên cứu khoa học

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Rất được chú trọng

18

8.07

2

Có được chú trọng

166

74.44

3

Chưa được chú trọng đúng mức

39

17.49

Tổng cộng

220

 

Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cũng như chất lượng đào tạo. Những kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở để cơ sở đào tạo vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thiện hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một điều đáng mừng là, kết quả khảo sát đã cho thấy, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, công tác nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật đã được chú trọng (có tới 77.44% số người được hỏi trả lời là công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng tại các cơ sở đào tạo luật, thậm chí có tới  8.07% cho rằng công tác này đã rất được chú trọng). Có khoảng 11% số ý kiến cho rằng công tác nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo luật chưa được đào tạo đúng mức.

Con số thống kê này đã thực sự chứng tỏ rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào luật hiện nay ở Việt Nam đã được đánh giá một cách đúng mức, ngang tầm với vị thế của các cợ sở đào tạo cán bộ pháp luật có trình độ đại học và sau đại học.

Việc sử cỉụng kết quả nghiên cứu khoa học qua điều tra được tổng hợp qua bảng sau:

Kết quả nghiên cứu khoa học

Số lượng

Tỷ lệ

Vận dụng ngay vào giảng dạy

47

21.76

In thành sách, tài liệu

39

18.06

Theo nhu cầu

130

60.19

Khác

1

0.4

Tổng số

217

100.00

Như vậy, với số liệu điều tra nêu trên, chúng tôi đánh giá là, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay cần có sự điều chỉnh một cách hợp lý việc định hướng vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, bởi lẽ:

  • Với tư cách là những cơ sở đào tạo luật, việc vận đụng các kết quả nghiện cứu vào công tác giảng dạy, theo chúng tôi phải chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhà trường là nơi truyền bá những thông tin pháp lý, những kết quả nghiên cứu mới nhất của khoa học pháp lý và giảng dạy là hình thức thông tin nhanh nhất các kết quả nghiên cứu đó tới người học. Nhưng trên thực tế chỉ có 21.76% số người được hỏi trả lời kết quả nghiên cứu được vận dụng vào công tác giảng dạy so với hơn 60% số người được hỏi trả lời kết quả nghiên cứu được sử dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể.
  • Một hình thức thông tin các kết quả nghiên cứu khác cũng rất có hiệu quả đó là in ấn thành sách để phát hành rộng rãi tới các đối tượng đọc khác nhau. Tuy nhiên qua kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng hình thức này còn dừng lại ở con số khiêm tốn (chỉ có 18.06% số người được hỏi trả lời là kết quả nghiên cứu được in thành sách, tài liệu). Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan khác nhau, đòi hỏi sự khắc phục của nhiều ngành nhiều cấp.

6. Về đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ tại các cơ sở đào tạo

Để đánh giá về hiệu quả hoạt động của đội ngũ này tại các cơ sở đào tạo, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số thông tin liên quan về số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác...

Khi được hỏi về mối tương quan tỷ lệ giữa cán bộ giảng dạy với cán bộ quản lý, phục vụ tại hai cơ sở đào tào tạo luật lớn nhất ở nước ta (Đai học Luật Hà Nội và Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) chúng tôi đều nhận được câu trả lời chung là hiện tại số cán bộ giảng dạy trực tiếp ít và số cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo nhiều và số này thừa so với yêu cầu thực tế công việc.

Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được ý kiến cho rằng khi tuyển dụng các cán bộ quản lý và phục vụ đào tạo phải ưu tiên số sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ. Điều này chứng tỏ công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo ở các cơ sở đào tạo luật từ trước đến nay chưa được chú trọng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này, ít nhiều còn có những nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác quản lý, phục vụ đào tạo đối với chất lượng đào tạo.

  1. Đánh giá chất lượng đào tạo

Nhằm mục đích khảo sát về chất lượng đào tạo, trong phiếu điều tra chúng tôi đã đặt ra một câu hỏi có tính chất chung, đòi hỏi người trả lòi đưa ra những nhận xét có tính khái quát về thực trạng chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật hiện nay ở nước ta. Kết quả trả lời của câu hỏi : “Anh (chị) đánh giá như thế nào về chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo?” được thống kê ở bảng tổng kết dưới đây:

Mức độ đánh giá

Số lượng

Tỷ lệ

Tốt

89

41.40

Trung bình

122

56.74

Yếu

4

1.86

Tổng số

215

 

 

Qua bảng tổng hợp kết quả điều tra cho thấy số người được hỏi trả lời rằng chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo ở nước ta ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (56.74%). 41.40% số người được hỏi cho là tốt. Chỉ có 1.86% số người đựợc hỏi trả lời chất lượng đào tạo luật ở nước ta là yếu. Như thế có thể kết luận rằng, thực tế chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào luật ở nước ta hiện nay chỉ dừng lại ở mức độ trên trung bình mà chưa thể xếp vào mức độ tốt theo đánh giá chung hiện nay.

Trong số những người trả lời chất lượng đào tạo là tốt có 41.98% cho rằng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo; 19.75% cho rằng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là việc xây dựng được một chương trình đào tạo khoa học; khoảng 12% cho rằng hệ thống giáo trình, sách tham khảo có chất lượng cũng như công tác quản lý đào tạo được thực hiện nghiêm túc có ảnh không nhỏ đến chất lượng đào tạo luật, Trong khi đó chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số người được hỏi (1.23%) cho rằng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Như thế chúng ta có thể kết luận rằng, đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng đào tạo luật. Từ đó cho thấy xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao là mục tiêu trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở đào tạo luật. Bên cạnh đó, cần chú trọng một cách đúng mức việc thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp, nâng cấp hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đảm bảo những cơ sở cần thiết cho việc dạy và học đạt chất lượng cao.

  1. Dự đoán tình trạng cán bộ pháp lý ở nước ta trong 10 năm tới

Nhằm mục đích xác định chiến lược đào tạo trong thời gian mười năm tới, trên cơ sở đó sắp xếp bố trí một cách hợp lý nguồn nhân lực, điều chỉnh quy mô, kế hoạch đào tạo, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi về dự báo tình hình đội ngũ cán bộ pháp lý trong mười năm tới trong phiếu điều tra của mình. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng thống kê sau đây:

 

 

Số lượng cán bộ

Số lượng

Tỷ lệ

Thiếu nhiều

17

7.62

Thiếu chút ít

10

4.48

Vừa đủ

26

11.66

Thừa chút ít

18

8.07

Thừa nhiều

68

30.49

Chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu

84

37.67

Như vậy, có tới 38.56% số người được hỏi cho rằng sẽ thừa cán bộ trong thời gian mười năm tới (trong đó có tới 30.49% cho rằng là thừa nhiều); 37.67% cho rằng việc sử dụng cán bộ pháp lý của Việt Nam trong 10 năm tới là bất hợp lý (chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu); chỉ có 11.66% số người được hỏi cho rằng số lượng cán bộ pháp lý trong 10 năm tới là vừa đủ.

Kết quả điều tra nêu trên đã cho chúng ta thấy việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý của ta hiện nay còn có quá nhiều bất hợp lý. Điều này kéo theo rất nhiều những ảnh hưởng có tính tiêu cực như: sự lãng phí trong đào tạo, những tiêu cực trong công tác sử dụng cán bộ pháp lý dễ dàng nảy sinh, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ pháp lý chậm được thực hiện...Chính vì vậy cần phải có những giải pháp kịp thời để hạn chế những tiêu cực nêu trên, nhằm dần từng bước đưa công tác đào tạo và sử dụng cán bộ nói chung, cán bộ pháp lý ở nước ta nói riêng đi vào nề nếp quy củ.

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CHO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO LUẬT TẠI VIỆT NAM

Mục đích quan trọng đặt ra cho việc tiến hành điều tra, khảo sát chính là việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay. Từ những kết quả được tổng hợp, phân tích trên cơ sở những số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, trong Báo cáo này chúng tôi muốn đưa ra một số kết luận, kiến nghị giải pháp cụ thể dưới đây:

  1. Kết luận

Để đánh giá về năng lực đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cần phải xem xét một cách đồng bộ, toàn điện nhiêu nội dung khác nhau như: trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ phục vụ công tác đào tạo; số lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, phục vụ trong mối tương quan phù hợp vói số lượng học viên được đào tạo ở mọi loại hình đào tạo; chất lượng của hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, chất lượng của các hoạt động: nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào luật... Đồng thời, để có thể đưa ra được những giải pháp có tính đồng bộ khả thi nhằm nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật hiện nay, cần thấy được những mối liên hệ giữa các nội dung này với nhau, tránh việc nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện, một chiều mà đưa ra những giải pháp không phù hợp, thiếu tính thực tế. Bên cạnh đó, việc đưa ra những giải pháp này cũng cần phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay trong đó có chú ý những xu thế tất yếu đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Có như vậy, những giải pháp mà chúng ta nêu ra vừa có tính thực tiễn vừa phù hợp với xu thế chung của thế giới.

  1. Các giải pháp cụ th mà chúng tôi muốn đưa ra đ nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật hiện nay ở Việt Nam là:
    1. Điều chỉnh lại một cách hợp lý quy mô tuyển sinh hiện nay của các cơ sở đào tạo luật theo hướng giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo luật ở các loại hình đào tạo.

Quy mô tuyển sinh là yếu tố tác động đến nhiều vấn đề, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo hiện nay của các cơ sở đào luật. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ pháp lý của chúng ta trong tương lai. Thực tiễn cho thấy, qua điều tra, phần lớn các ý kiến đều cho rằng quy mô tuyển sinh của các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay là vượt qua so với năng lực đào tạo của các các cơ sở đào tạo luật. Cũng qua kết quả điều tra cho thấy, phần nhiều ý kiến dự báo là trong vòng mười năm tới chúng ta sẽ thừa cán bộ pháp lý. Tuy nhiên giảm chỉ tiêu tuyển sinh đến mức độ nào là điều cần phải tính toán và cân nhắc một cách rất cụ thể. Trong vài năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo luật nhìn chung là đã có xu hướng giảm so với trước. Nhưng tỷ lệ đó đã hợp lý hay chưa còn phải được xem xét một cách rất kỹ lưỡng, trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lương đội ngũ cán bộ pháp lý của chúng ta hiện nay và nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập, hợp tác hiện nay.

  1. Tăng cường số lượng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật.

Năng lực đào tạo cũng như chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy và nghiên cứa khoa học tại các cơ sở đào tạo luật. Qua khảo sát điều tra đã cho thấy, số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật của chúng ta hiện nay còn ít so với quy mô đào tạo mà chúng hiện đang đảm nhiệm. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Thực tế cho thấy, ngay cả khi chúng ta giảm chỉ tiêu tuyển sinh thì số lượng cán bộ giảng dạy vẫn không đáp ứng được với yêu cầu đào tạo đặt ra, bởi lẽ, đối với giảng viên đại học, ngoài công việc đứng lớp giảng dạy, họ còn phải tham gia vào rất nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học khác. Với tình trạng quá tải về giờ lên lớp như hiện nay của các giảng viên đại học, chắc chắn nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy ở bậc học này. Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các sinh viên được đào tạo. Chính vì vậy, trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh hợp lý cần xác định một tỷ lệ khoa học giữa số lượng sinh viên trên một đầu giảng viên, đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam, trên cơ sở cân đối giữa thời gian lên lớp của giáo viên với thời gian tham gia nghiên cứu khoa học, chuẩn bị bài của họ.

Cùng với tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng là vấn đề cần quan tâm hiện nay, bởi nó là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay đòi hỏi:

  • Thực hiện một cách triệt để việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật theo đúng chủ trương mà Nhà nước đề ra. Kiên quyết không tuyển dụng các cán bộ giảng dạy không đủ tiêu chuẩn về chuyên  môn nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất đạo đức, chính trị.
  • Tăng cường cho các cán bộ giảng dạy tích cực tham gia xâm nhập vào các hoạt động thực tiễn, khám phá, tìm tòi thực tiễn để bổ sung cho lý luận. Các cơ quan hữu quan cần có sự quan tâm đúng mức để đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy có điều kiện thực hiện công việc này;
  • Tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo luật khác đặc biệt là các cơ sở đào tạo luật ở nước ngoài;
  • Tạo mọi điều kiện để cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tích cực tham gia các hoạt động khoa học; có các biện pháp khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động này.
    1. Nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ làm các công việc phục vụ trong các cơ sở đào tạo luật

Quản lý đào tạo là yếu tố then chốt, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Qua khảo sát điều tra ở các cơ sở đào tạo luật, chứng tôi thấy xuất hiện những nhận thức không đúng đắn về vai trò của hoạt động này đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó phổ biến là việc xem nhẹ, nhận thức không đầy đủ về vai trò, vị trí của công tác quản lý đào tạo. Vì thế, muốn nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác này, chúng tôi cho rằng cần phải làm tốt những nội dung sau đây:

  • Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác quản lý đào tạo trong hoạt động của các cơ sở đào tạo, từ đó phân định một cách cụ thể các công việc mà bộ phận làm công tác quản lý và phục vụ đào tạo phải thực hiện, tạo ra một bước chuyển trong nhận thức của mọi người về công tác quản lý và phục vụ đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
  • Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác này như cử tham gia theo học các khoá học về quản lý, khoá học về chuyên môn nghiệp vụ, các lớp tin học phục vụ cho công tác quản lý...
  • Cần có các biện pháp hỗ trợ vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý và phục vụ đào tạo như tăng kinh phí hoạt động, trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý đào tạo.
    1. Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo.

Các giáo trình, tài liệu tham khảo cần phải có nội dung phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Cần được biên soạn một cách kỹ lưỡng, công phu, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín. Chúng cần phải thường xuyên được cập nhật, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội.

Giáo trình, tài liệu tham khảo cần được phát hành một cách rộng rãi phục vụ kịp thời nhu cầu của bạn đọc.

  1. Nâng cao hơn nữa chất lượng của các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy của các cơ sở đào tạo.

Các cơ sở đào tạo cần xác định hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung hoạt động chính của các cơ sở đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động này cần phải:

  • Xây đựng một hệ thống các đề tài phù hợp, bám sát và phục vụ yêu cầu của cuộc sống;
  • Có các biện pháp thu hút sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành vào các hoạt động nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo luật.
  • Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học;
  • Có kế hoạch phù hợp để tổ chức triển khai ứng dụng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học trong thực tiễn.
    1. Cần xây dựng thêm các cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động rèn luyện và giáo dục thể chất cho sinh viên như sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, các phòng tập thể thao,....

Trên đây là toàn bộ kết quả điều tra, khảo sát mà tiểu dự án chúng tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Chúng tôi hy vọng rằng, những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực, chất lượng; và hiệu quả đào tạo cán bộ pháp lý tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

 

Chuyên đề 7

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁN BỘ PHÁP LÝ ĐÃ ĐƯỢC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM (CÁC CẤP HỌC: CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC; CÁC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY, MỞ RỘNG, CHUYÊN TU, TẠI CHỨC VÀ ĐÀO TẠO TỪ XA)

 

  1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN
  1. Tính cấp thiết của tiểu dự án
  1. Đất nước bước vào thế kỷ 21, trong xu thế hội nhập trên quy mô toàn cầu, với xuất phát điểm còn thấp đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chống sự tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh và một đội ngũ cán bộ pháp lý đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước là một yêu cầu cấp thiết.
  2. Một số lượng lớn sinh viên được trang bị kiến thức pháp luật về quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp, chưa lĩnh hội kịp thời các kiến thức pháp luật về quản lý theo cơ chế thị trường. Mặt khác, phần lớn sinh viên được trang bị khối lượng kiến thức mang nặng tính lý luận, thiếu tính thực tiễn. Nên khi ra trường, họ thường lúng túng, chưa thích ứng được với nhu cầu công tác chuyên môn.
  3. Thời gian qua, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta mới chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên mà chưa có điều kiện nghiên cứu tìm hiểu xem các kiến thức, kỹ năng mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo có phù hợp với yêu cầu công việc thực tế hay không; có sử dụng được trong môi trường công tác thực tế hay không.

Từ trước đến nay chưa có điều kiện tiến hành điều tra khảo sát một cách đầy đủ về số lượng sinh viên, học viên đã tốt nghiệp (theo các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo) do các cơ sở đào tạo luật trong cả nước tiến hành.

  1. Việc đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý đủ về số lượng; có đủ trình độ và năng lực về chất lượng nhằm giúp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật trong điều kiện hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết.

Qua việc điều tra khảo sát sẽ nắm bắt được:

  • Thực trạng về số lượng cử nhân luật tốt nghiệp theo các hình thức đào tạo, học viên sau đại học đã được đào tạo tại nước ta. Trên cơ sở kết quả điều tra sẽ dự báo kế hoạch cần đào tạo trong tương lai (số lượng).
  • Xem xét kế hoạch tuyển sinh và số lượng tuyển sinh các hình thức và các hệ đào tạo chính quy, tại chức, sau đại học tại các cơ sở đào tạo nhằm góp phần hoạch định chiến lược đào tạo tổng thể số lượng cán bộ pháp lý trong tương lai và cân đối kế hoạch đào tạo.
  • Kiến nghị những giải pháp nhằm ổn định kế hoạch đào tạo cán bộ pháp lý những năm đầu của thế kỷ XXI và những năm tiếp theo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Dự báo số lượng cán bộ pháp lý các hệ cần đào tạo nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và cho nền kinh tế quốc dân.
  1. Mục đích điều tra, khảo sát của tiểu dự án

2.1. Nắm bắt được số lượng cán bộ pháp lý có trình độ từ Cao đẳng trở lên đã được đào tạo tại Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2000.

Đây là cơ sở để so sánh tỷ lệ cán bộ pháp lý tính theo đầu người với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua đó xây dựng được kế hoạch tổng thể số lượng cán bộ pháp lý các hình thức và các hệ cần đào tạo trong tương lai, bảo đảm sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng cán bộ pháp lý với kế hoạch đào tạo đã đề ra.

  1. Trên cơ sở kết quả điều tra, tìm kiếm các giải pháp khắc phục những điểm bất cập để xây dựng một kế hoạch đào tạo cán bộ pháp lý phù hơp và cân đối với sự đòi hỏi của đất nước trong quá công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc hoàn thiện kế hoạch các hình thức và các hệ đào tạo cán bộ pháp lý trong 5 năm tới và trong tương lai.
  1. Giới hạn phạm vi đối tượng điều tra của tiểu dự án.
  1. Về giới hạn điều tra:

+ Số lượng cán bộ pháp lý được đào tạo hệ Cao đẳng Toà án tại trường Cán bộ toà án (nay là trường Đại học Luật Hà Nội).

+ Số lượng cán bộ pháp lý đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo dưới các hình thức: Chính quy, mở rộng, chuyên tu, tại chức và đào tạo từ xa đã ra trường từ năm 1980 đến năm 2001 tại Việt Nam.

+ Số lượng cán bộ pháp lý được đào tạo sau đại học (bao gồm cả tiến sỹ, thạc sỹ) tại Việt Nam.

Dự kiến điều tra tại các cơ sở đào tạo luật sau đây:

+ Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

+ Khoa Luậ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Viện đại học Mở Hà Nội.

+ Khoa Luật, Đại học khoa học Huế.

3.2. Phương pháp tiến hành điều tra:

  • Lập các bảng, mẫu phiếu điều tra bằng phương pháp xã hội học để các cơ sở đào tạo điền các số liệu theo yêu cầu, lập các câu hỏi cho việc phỏng vấn điều tra.
  • Bằng các phương pháp điều tra nêu trên sẽ tiến hành lấy số liệu chính xác số cán bộ pháp lý đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo luật.
  • Tiến hành phỏng vấn điều tra các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ đối với số cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
  • Bằng các phương pháp điều tra nêu trên sẽ tiến hành lấy số liệu chính xác số cán bộ pháp lý đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo luật trong phạm vi cả nước.
  1. Nội dung điều tra.
  • Điều tra cơ bản để nắm được số lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam có trình độ từ Cao đẳng trở lên.
  • Điều tra cơ bản để nắm bắt được thực chất năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo luật trong phạm vi toàn quốc.
  • Nội dung câu hỏi cần thể hiện trong phiếu điều tra:

Đối với tiểu dự án: “Điều tra tổng thể kết quả cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam các cấp học: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng; các hệ đào tạo: Chính quy, Mở rộng, Chuyên tu, Tại chức và Đào tạo từ xa” để đạt được mục đích điều tra dự kiến đưa ra một số câu hỏi với nội dung sau đây:

+ Số liệu chính xác về số lượng cán bô pháp lý đã tốt nghiệp theo cấp học, khoá học và tên cơ sở đào tạo.

+ Số tuyển sinh các hệ đào tạo đầu vào hàng năm.

+ Số lượng cán bộ pháp lý đã được đào tạo qua các hệ tại các cơ sở từ năm 1980 trở lại đây. Số lượng hiện đang trong quá trình đào tạo.

  • Theo cấp học gồm: Số có bằng cao đẳng; Số có bằng cử nhân; Số có bằng thạc sỹ; Số có bằng tiến sỹ.
  • Theo hình thức đào tạo gồm: Số tốt nghiệp hệ Chính quy; Số tốt nghiệp hệ Mở rộng; Số tốt nghiệp hệ Chuyên tu; Số tốt nghiệp hệ Tại chức; Số tốt nghiệp hệ Đào tạo từ xa.
  • Số tốt nghiệp phân theo giới tính: Nam giới và Nữ giới: số người và tỷ lệ %
  • Số tốt nghiệp phân theo khu vực: Miền núi (KV1); Đồng bằng và trung du, ngoại thành và thành phổ trực thuộc tỉnh (KV2); Thành phố trực thuộc Trung ương (KV3).
  • Phân loại tốt nghiệp: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình khá, Trung bình.
  1. Nội dung câu hỏi cần thể hiện trong phiếu phỏng vấn:
  • Bảo đảm yêu cầu: ngắn gọn, dễ hiểu để người được điều tra dễ trả lời (hoặc dễ đánh dấu vào những chỗ cần thiết).
  • Thiết kế nội dung câu hỏi phù hợp với mục đích nắm bắt thông tin của tiểu dự án trong kế hoạch tổng thể của toàn bộ Dự án.
  • Nội dung câu hỏi nhằm xác định được chính xác số lượng cán bộ pháp lý (các hình thức và các hệ đào tạo) đã tốt nghiệp.
  • Những đề xuất về số lượng cán bộ pháp lý cần đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
  1. Kế hoạch tổ chức thực hiện:

Tiến hành điều tra chính thức tại các địa điểm như đã dự kiến trước thông qua các hình thức phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp như điều tra thử.

  • Địa bàn điều tra chính thức:

+ Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

+ Khoa Luật, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Khoa Luật, Đại học khoa học Huế.

  1. Thời gian điều tra chính thức:

Từ ngày 05.04.2001 đến ngày 30.11.2001.

  1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
  1. Độ tuổi trung bình khi tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học, Sau đại học ngành Luật
    1. Cử nhân hệ chính quy:

Số sinh viên hệ chính quy dài hạn, khi tốt nghiệp nhận bằng cử nhân Luật từ năm 1980 đến năm 2001 là 15.410 người. Trong đó, có độ tuổi dưới 25 là 11494 người chiếm 75,5%; có độ tuổi từ 26 đến 30 là 2845 chiếm 18,5%; có độ tuổi trên 30 là 621 người chiếm 4% tổng số sinh viên chính quy dài hạn đã tốt nghiệp.

Hệ chính quy dài hạn, có độ tuổi khi tốt nghiệp dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ 77,5% - đây là số đi học đúng tuổi, học hết phổ thông trung học vào đại học ngay hoặc thi lại một hoặc hai năm đỗ đại học. Số tốt nghiệp từ 25 đến 30 tuổi chiếm 18,5%, đây là số thi đại học đến năm thứ ba hoặc đang học trường khác bỏ học, tiếp tục thi vào trường (khoa) luật hoặc đã đi làm, đi nghĩa vụ quân sự xong về thi đại học. Số tốt nghiệp trên 30 tuổi là những người do quân đội cử đi thi vào học hoặc đã tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp lại tiếp tục thi đại học Luật. Số này chiếm tỷ lệ 4%.

Đối với hệ chính quy dài hạn, tuổi càng cao đi thi và vào học càng ít. Khi tuổi trên 25 có nhu cầu học đại học, họ thường vào học tại chức.

Về cơ cấu lứa tuổi, giới tính giữa nam và nữ ở các miền đi học chính quy dài hạn Luật cũng có sự khác nhau. Đối với khu vực từ Quảng Trị trở vào miền Nam, nữ đi học Luật chính quy dài hạn ít hơn Nam giới (Đại học Huế nữ chiếm 38,72%, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nữ chiếm 46,25%). Ngoài Bắc (từ Quảng Bình trở ra) tỷ lệ nữ đi học chính quy dài hạn ngành luật cao hơn Nam giới (nữ chiếm 52,7%). Như vậy, một ngành thiết tưởng chỉ Nam giới có bản lĩnh cứng rắn mới vào học những Nữ giới cũng muốn khẳng định bản lĩnh của mình. Từ 25 tuổi trở lên thì tỷ lệ nữ đi học luật cũng giảm dần so với Nam giới. Chẳng hạn, ở đại học Huế trên 25 tuổi không có ai, ở đại học luật Hà Nội từ 26 đến 30 là 27,91%, trên 30 tuổi chỉ là 8,47%.

  1. Cử nhân hệ tại chức:
  • Sinh viên tốt nghiệp đại học tại chức ngành Luật tổn 2 số là 24638 người, nếu chia độ tuổi khi tốt nghiệp thành 6 bậc thì tỷ lệ của mỗi độ tuổi với tổng số là:

Dưới 25 tuổi chiếm                  8,70%

Từ 26 đến 30 tuổi chiếm          31,50%

Từ 31 đến 35 tuổi chiếm          5,60%

Từ 36 đến 40 tuổi chiếm          25,60%

Từ 41 đến 45 tuổi chiếm          16,30%

Trên 45 tuổi chiếm                   12,10%

Qua con số thống kê ta thấy, độ tuổi đi học Đại học tại chức Luật cao nhất là vào hai độ tuổi: từ 26 đến 30 và từ 36 đến 40.

Với độ tuổi từ 26 đến 39, sau khi thi đại học chính quy dài hạn không đỗ đi làm, ổn định việc làm là đi học để củng cố vị trí công việc của mình. Với độ tuổi từ 36 đến 40, sau khi ổn định việc làm, ổn định gia đình và kinh tế gia đình, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nhu cầu cần có sự hiểu biết về luật có tính cấp thiết cho chuyên môn nên đi học; ở tuổi này, số đã có bằng đại học đi học tiếp để lấy thêm bằng đại học luật nữa cũng chiếm tỷ lệ lớn.

Trên 40 tuổi, số đi học tại chức luật cũng giảm dần, ở độ tuổi trên 40, một số đang ở cương vị lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước, học để chuẩn hoá cán bộ hoặc có kiến thức luật phục vụ cho công tác lãnh đạo.

Đối với việc học đại học tại chức ngành luật, nữ giới ở mọi độ tuổi đều có tỷ lệ ít hơn nam giới, càng cao tuổi thì tỷ lệ nữ đi học cũng càng giảm:

Dưới 25 tuổi: 693/2142

Từ 26 đến 30 tuổi: 1625/7770

Từ 31 đến 35 tuổi: 461/1396

Từ 36 đến 40 tuổi: 1147/6320

Từ 41 đến 45 tuổi: 673/4023

Trên 45 tuổi: 326/2987

Do công việc gia đình, nghề nghiệp chi phối nên số phụ nữ đi học tại chức Đại học luật ít hơn số nam giới.

  1. Hệ cao học

Tốt nghiệp cao học có bằng thạc sĩ luật dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ không đáng kể 9/466 = 2%. Đây là số rất ít được chuyển tiểp sinh. Tốt nghiệp chính quy dài hạn là 22 tuổi đi học tiếp cao học 3 năm là 25 tuổi.

Tốt nghiệp cao học ở độ tuổi từ 26 đến 30: 28%,

Tốt nghiệp cao học ở độ tuổi từ 31 đến 35: 25%,

Tốt nghiệp cao học ở độ tuổi từ 36 đến 40: 24%,

Tốt nghiệp cao học ở độ tuổi từ 41 đến 45: 13,7%,

Tốt nghiệp cao học ở độ tuổi trên 46: 5,8%.

Hình thành một xu hướng tương đối rõ nét là học xong đại học có nhu cầu học ngay cao học.

Thực tế vừa qua, một số tốt nghiệp chính quy dài hạn có công việc ổn định là đi học cao học. Học xong cao học có thể học tiếp tiến sĩ và thời gian phục vụ ngành được đài hơn. Số đi học cao học luật tính định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Phụ nữ đi học cao học luật chủ yếu trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, sau khi tốt nghiệp ở độ tuổi này còn phục vụ ngành được thời gian dài hơn. Trên 40 tuổi, phụ nữ đi học cao học chiếm tỷ lệ thấp, ở Trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh gần như không có.

  1. Hệ mở rộng:

Tổng số tốt nghiệp hệ mở rộng là 970 người. Trong đổ, dưới 25 tuổi chiếm 92,1%, từ 25 đến 30 tuổi chiếm 7,1%, trên 30 tuổi chiếm 0,7%.

Học hệ mở rộng, về độ tuổi tương tự như hệ chính quy dài hạn. Đây là số sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi không đủ điểm và đại học hệ chính quy dài hạn là chuyển ngay sang học hệ mở rộng.

Tỷ lệ nữ đi học hệ mở rộng (so với tổng số người trong hệ mở rộng) cũng giảm dần theo độ tuổi:

Dưới 25 tuổi: 56,27%

Từ 26 đến 30 tuổi: 21/74%

Trên 30 tuổi: không có.          

Nữ, tuổi ngoài 30 học hệ mở rộng khó kiếm việc làm nên thực sự có ít người đi học.

  1. Tốt nghiệp đại học, cao học luật theo khu vực địa lý
    1. Hệ chính quy dài hạn:
  • Khu vực 1 (KV1): 10,4% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp.
  • Khu vực 2 (KV2): 71,8% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp,
  • Khu vực 3 (KV): 17,8% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp.

Khu vực 1: diện tích rộng, dân số đông nhưng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành luật chỉ chiếm 10,4%. Như vậy là quá thấp. Cần có sự điềụ chỉnh điểm đầu vào hoặc sinh viên tốt nghiệp là người thuộc KV2 và KV3 đến công tác tại KV1.

Khu vực 2: sinh viên chính quy dài hạn tốt nghiệp chiếm 71,8%. Đây là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào cung cấp nhân lực cho cả hai khu vực.

Khu vực 3: (gồm hơn 20 quận nội thành của 4 thành phố lớn trực thuộc trung ương) nhưng sinh viên chính quy dài hạn chiếm 17,8%. Nếu tính tỷ lệ sinh viên chính quy dài hạn tốt nghiệp luật trên đầu dân số thì sẽ chiếm tỷ lệ cao.

2.2. Hệ tại chức

  • KV1: 20,86%

- KV2: 34,02%

- KV3: 45,12%

Trong những năm qua, đào tạo tại chức đại học luật mở lớp tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học tại chức luật KV3 chiếm tới 45,12% là tỷ lệ quá lớn.

Thực tế, khu vực 3 là khu vực có nhiều cơ quan trung ương, nhu cầu sử dụng cán bộ có trình độ cử nhân luật cao, là khư vực dân trí cao, có tiềm lực kinh tế nên mở lớp dễ.

Khu vực 1, cử nhân luật tại chức chiếm 20,86% là một tỷ lệ thấp. Dân thưa, tiềm lực kinh tế yếu, dân trí thấp nên mở lớp khó. Từ trước tới nay thường mở lớp theo tỉnh. Các lớp tại chức đại học luật thường là các cơ sở đào tạo luật kết hợp với các Trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc Trường Đảng, Sở Tư pháp mở lớp. Sau một vài khoá, mở lớp tiếp có nơi không có học sinh. Có thể ưu tiên mở tại chức đại học theo khu vực như mô hình Trung tâm đại học tại chức Tiền Giang, một số tỉnh xung quanh đó có thể theo học.

Khu vực 2, khu vực nông thôn đồng bằng và các thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc địa phương, hệ chính quv dài hạn chiếm 71,8% trong khi đó đại học tại chức chỉ chiếm 34,02%. Số tốt nghiệp phổ thông trung học không thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, hoặc do hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn không đi thi Khu vực 2 cán bộ có trình độ cử nhân luật làm trong bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương rất hiếm. Nếu mở ra các lớp tại chức đào tạo cho cán bộ thôn, xã chắc chắn sẽ là một nguồn cần phải được đào tạo luật rất lớn.

Nhìn chung cử nhân luật hệ tại chức, nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới, trong đó KV 1 thấp hơn KV2 và KV2 thấp hơn KV3.

  1. Hệ mở rộng
  • Khu vực 1: 6%
  • Khu vực 2: 51,2%
  • Khu vực 3: 42,8%

Hệ mở rộng, đi học là những người gia đình có điều kiện về kinh tế và bố mẹ có khả năng lo được việc làm phù hợp với chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, khu vực 3 chiếm tới 42,6%. Tỷ lệ trên, phản ánh đúng điều kiện kinh tế - xã hội ở từng khu vực. Mặc dù, hệ này chỉ mở ra trong một vài năm nhưng thực tế số sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm tỷ lệ cao.

2.4. Bậc cao học

- Khuvực 1:  0,65%

- Khu vực 2: 25,92%

- Khu vực 3: 73,43%

Số học viên cao học tập trung ở Khu vực 3. Đó là những người đang công tác ở các cơ quan trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn nội thành của các thành phố lớn. Đi học cao học luật, đối với các đối tượng thuộc khu vực này là nhu cầu cần thiết, gắn liền với việc chuẩn hoá công chức. Trong số này phần lớn là các giảng viên các chuyên ngành luật thuộc các trường đại học, các chuyên viên của các ban ngành của Quốc hội, Văn phòng chính phủ, Bộ Tư pháp, Toà án tối cao.

Khu vực 2, số người đi học cao học chủ yếu thuộc ngành toà án, kiểm sát. Thực tiễn xã hội chưa có cơ chế đặt ra nhu cầu cấp thiết cần những người có trình độ cao về luật. Vì vậy, những người ở các địa phương đi học cao học luật thường là rất ít.

Đối với khu vực 1, số đi học cao học luật lại càng ít hơn. Trong những năm qua, số ít đó lại rơi vào phụ nữ. Thực tế những người ở miền núi đi học cao học là do hợp lý hoá gia đình (bằng thạc sỹ, có thâm niên công tác dễ chuyển vùng) hơn là do nhu cầu địa phương đòi hỏi phải có người có trình độ cao về luật. Đây cũng là điều cần phải suy nghĩ để trong chính sách cần tạo ra cơ chế đòi hỏi và chấp nhận những người có bằng thạc sỹ trở lên công tác ở các địa phương thuộc khu vực 1 tuyển sinh, để cán bộ đang công tác tại các cơ quan ở địa phương có nguyện vọng nâng cao trình độ chuyên môn về luật.

3. Phân theo loại tốt nghiệp

  1. Hệ chính quy dài hạn:
  • Tốt nghiệp loại Xuất sắc: không có.
  • Tốt nghiệp loại Giỏi: 0,6%
  • Tốt nghiệp loại Khá: 16,4%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình khá: 41,2%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình: 41,8%

Nếu tổng hợp thành 2 nhóm: Khá và Giỏi chiếm 17%, trung bình và trung binh khá chiếm 83%. Như vậy, chất lượng theo loại tốt nghiệp nhìn chung là thấp.

Trong khi đó, nhiều người thi vào ngành luật từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước là những người học ở các trường chuyên của các tỉnh; thành phố và các trường đại học. Điểm chuẩn vào ngành luật thường là cao, ít năm phải hạ điểm chuẩn. Tại sao đầu vào như vậy mà kết quả học chỉ đạt ở mức trung bình và trung bình khá. Phải chăng có nguyên nhân từ phía ngưòi học? Hay chương trình đào tạo quá nặng? Cơ chế đánh giá kết quả học tập khắt khe?

Để trả lời những câu hỏi trên, đã có nhiều tiểu đề tài đi sâu vào để tìm hiểu và lý giải cặn kẽ từng vấn đề. Trong phạm vi tiểu đề tài này, chúng tôi nhận định: kết quả tốt nghiệp như trên là có sự tác động của cả ba yếu tố nêu trên.

Về phía người học, sau khi thi đỗ vào học ngành luật, trước thực trạng về công ăn, việc làm khi ra trường, điều kiện kinh tế đảm bảo cho việc học hành, sự lúng túng về phương pháp học tập ở bậc đại học đã ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập.

Với chương trình như hiện nay, phương pháp giảng dạy nặng tính thuyết trình và phương pháp học của sinh viên không có tính chất sáng tạo mà vẫn “nhồi nhét” học thuộc. Khối lượng tri thức chuyên ngành luật ngày càng tăng, phương pháp học tập theo kiểu “nhồi, nhét” cho thuộc thì không thể “tiêu hoá” được lượng kiến thức lớn đó. Phương pháp học tập như hiện nay không có được học sinh giỏi, học sinh xuất sắc là điều dễ hiểu. Bởi vì, cách học như hiện nay phần lớn chỉ rút gọn giáo trình để nhớ, ít đọc tài liệu tham khảo, hiểu vấn đề không sâu sắc.

Hơn nữa cách đánh giá kết quả học tập như hiên nay vẫn là tìm người có trí nhớ tốt. Vì vậy, mới có tình trạng học sinh không nhớ được thì chuẩn bị tài liệu vào phòng thi giở ra chép. Để có được nhiều học sinh giỏi, phải đổi mới cả chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Trong số học sinh giỏi nam chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ: Nam chiếm 60,6%, Nữ chiếm 39,4%.

Trong số học sinh khá, nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam: Nữ chiếm 52,1%, Nam chiếm 47,9%

Trong số học sinh trung bình khá nam chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ: Nam chiếm 51,2%, Nữ chiếm 46,8%.

Trong số học sinh trung bình nam chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ: Nam chiếm 58,1%, Nữ chiếm 41,9%.

Nhìn chung, học sinh giỏi ở bậc đại học về mặt tư chất phải năng động, sáng tạo, có thể lực tốt, đọc nhiều và có phương pháp học. Điều này, nữ giới thường thua nam giới. Nhưng ở mức đạt loại trung bình khá nữ giới chiếm tỷ lệ cao hom nam. Vì ở mức này, chỉ cần chịu khó chăm chỉ học là được.

  1. Hệ tại chức
  • Tốt nghiệp loại Xuất sắc: không có.
  • Tốt nghiệp loại Giỏi: không có.
  • Tốt nghiệp loại Khá: 8,0%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình khá: 3,45%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình: 88,55%.

Đối với học sinh học tại chức, vừa đi học vừa lo công việc cơ quan, gia đình và thời gian đầu tư vào học tập, nghiên cứu bài vở hạn chế nên kết quả học tập thường không cao. Hơn nữa, mục đích thực của họ là cần tấm bằng nhiều hơn là kiến thức chuyên sâu. Kết quả học tập qua con số thống kê trên ít nhiều phản ánh đúng thực trạng đi học tại chức hiện nay. Vì vậy, mở lớp tại chức là cần thiết nhưng phải có biện pháp nâng cao chất lượng của hình thức đào tạo này.

  1. Hệ cao học
  • Tốt nghiệp loại Xuất sắc: 51,8%
  • Tốt nghiệp loại Giỏi: 38,4%.
  • Tốt nghiệp loại Khá: 9,8%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình khá: không có
  • Tốt nghiệp loại Trung bình: không có.

Ở bậc đào tạo Cao học, đầu vào chọn kỹ và những người thực sự có năng lực, có nguyện vọng gắn bó và tâm huyết với nghề mới đi học. Qua thời gian công tác thực tế, nhu cầu học đối với họ có tính cấp thiết, có phương pháp học và nắm được các vấn đề cần phải học, phải nghiên cứu. Học có trọng tâm, trọng điểm và nắm bài chắc. Vì vậy, kết quả học tập của bậc đào tạo này thường cao hơn so với các bậc đào tạo khác.

Nữ học ở bậc cao học, kết quả vẫn thấp hơn nam giới:

Nữ đạt kết quả loại xuất sắc là 30,7%, loại giỏi: 45%, loại khá: 22,3% trong tổng số nữ tốt nghiệp.

  1. Hệ cử nhân mở rộng
  • Xuất sắc: không có
  • Giỏi: 0,04%

-   Khá: 1%                                     :

  • Trung bình khá: 34,7%
  • Trung bình: 64,2%

Như vậy, do tuyển chọn đầu vào chất lượng thấp, lực học yếu nên kết quả học tập của hệ cử nhân mở rộng cũng không cao. Với hệ đào tạo mở rộng cần phải có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng thêm kiến thức.

  1. Hệ cử tuyển
  • Xuất sắc: không có
  • Giỏi: 0,4%
  • Khá: 1,2%
  • Trung bình khá: 23,5%
  • Trung bình: 74,9%                 

Đối với hệ cử tuyển, lực học yếu nên kết quả học tập cũng không cao. Khi sử dụng cần có sự bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

3.6. Hệ chuyên tu:

  • Tốt nghiệp loại Xuất sắc và Giỏi: không có
  • Tốt nghiệp lại Khá: 14,8%. Trong đó, nữ chiếm 16,38%
  • Tốt nghiệp loại Trung bình: 85,2%. Trong đó, nữ chiếm 18,9%

Kết quả tốt nghiệp của đối tượng chuyên tu cao hơn các đối tượng tại chức, mở rộng, cử tuyển. Đây là đối tượng học thời gian ngắn hơn đối tượng dài hạn nhưng đã qua thực tiễn công tác và học tập trung nên kết quả tốt hơn hệ tại chức, mở rộng, cử tuyển.

  1. Tốt nghiệp đại học theo loại văn bằng đào tạo

4.1. Hệ tại chức:

  • Văn bằng I: 80,06% trong đó nữ chiếm 20%.
  • Văn bằng II: 19,94% trong đó nữ chiếm 23%.

4.2. Hệ chuyên tu:

Văn bằng I: 94,5%

Văn bằng II: 5,5%

Thực tế xã hội có nhu cầu học thêm bằng đại học luật nữa hỗ trợ cho công việc chuyên môn. Vì vậy, có thể mở rộng hướng đào tạo thêm bằng hai cho những người đã có bằng đại học dưới hình thức tại chức.

  1. Tổng số sinh viên đang theo học ngành luật hiện nay là: 27.819 trong đó:

5.1. Hệ chính quy dài hạn:

10.939

5.2. Hệ mở rộng:                     

00

5.3. Hệ tại chức:

15.997

5.4. Chuyên tu:

205

5.5. Văn bằng II:

140

5.6. Bậc cao học:

467

5.7. Bậc tiến sĩ:

71

Qua số liệu trên, ta thấy sinh viên hệ chính quy chiếm 39,32%; hệ tại chức chiếm 57,50%; hệ cao học chiếm 1,67%; hệ đào tạo tiến sĩ chiếm 0,25%; hệ chuyên tu chiếm 0,74%, hệ văn bằng 2 chiếm 0,5% trong tổng số sinh viên, học viên đang theo học ngành luật. Như vậy quy mô đào tạo luật, xét theo chất lượng của loại hình đào tạo là quy mô hình chóp. Thực hiện quy mô đó, phản ánh đúng quan điểm của Đảng là “đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Tuy nhiên, theo chúng tôi thực trạng đào tạo như vậy thì số học viên cao học và nghiên cứu sinh chiếm tỷ lệ quá thấp. Đối tượng đào tạo hệ Cao học và Nghiên cứu sinh trong chỉ tiêu tuyển sinh hàmg năm phải được tăng hơn nữa.

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm

6.1. Hệ dài hạn:

- ĐH. Huế: 100

- ĐH. Luật Hà Nội: 950

- ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh: 900

- ĐH. QG. Hà Nội: 150

  1. Tại chức:

- ĐH. Huế: 120

- ĐH. Luật Hà Nội: 1000

- ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh: 800

- ĐH. QG. Hà Nội: 200

  1. Hệ chuyên tu và văn bằng hai:

- ĐH. Luật Hà Nội: 400 hệ văn bằng hai;

- Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh: 200 hệ chuyên tu.

  1. Hệ đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh

- ĐH. Luật Hà Nội: 50 học viên cao học và 10 NCS

- ĐH. Luật TP. Hồ Chí Minh: 40

- ĐH. QG. Hà Nội: 40 học viên cao học và 5 NCS

Tổng số tuyển sinh hàng năm là 4965 người. Trong đó, hệ chính quy dài hạn là 42,3%; hệ tại chức là 42,7%; hệ cao học là 2,6%; hệ đào tạo tiến sĩ là 0,3%; hệ chuyên tu là 4% và hệ văn bằng 2 là 8,05%. Quy mô đào tạo như vậy so với vài năm trước đây đã giảm, trong khi đó nhu cầu xã hội vẫn rất cần và nhiều nơi còn thiếu những người được đào tạo cơ bản về luật. Xét về các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác đào tạo như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... một số cơ sở đào tạo vẫn có thể đảm bảo đào tạo với số lượng sinh viên, học viên nhiều hơn so với số chỉ tiêu đã giao. Vì vậy, khi giao chỉ tiêu đào tạo luật cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở đào tạo để tăng thêm chỉ tiêu một số hệ đào tạo như hệ chính quy dài hạn, hệ cao học và hệ đào tạo tiến sĩ...

  1. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA TIỂU D ÁN

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hoà nhập quốc tế đã thu được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt. Vì vậy để thích ứng với tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương trong vấn đề giáo dục đạo tạo nói chung cũng như đào tạo cán bộ pháp lý nói riêng phải đa dạng hoá loại hình và hệ đào tạo là một tất yếu.

Nhằm mục đích nắm bắt kịp thời nhu cầu xã hội và có chiến lược đào tạo cân đối cho cán bộ pháp lý trong những năm đầu thế kỷ XXI, tiểu dự án: “Điều tra tổng thể kết quả cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại Việt Nam (các cấp học: sau đại học, đại học, cao đẳng; các hệ đào tạo; chính quy, mở rộng, chuyên tu, tại chức và đào tạo từ xa)” là một nhiệm vụ được đặt ra và cần phải có sự đánh giá có cơ sở khoa học mang tính chất tổng thể.

Đây là một phần của dự án 877/2000 điều tra xã hội học cấp Nhà nước giao cho Trường Đại học Luật Hà Nội chủ trì thực hiện. Nhưng do kinh phí Nhà nước cấp cho Dự án 877/2000 chỉ bằng 1/3 so với dự trù kinh phí ban đầu nên đối tượng, phạm vi điều tra khảo sát bị thu hẹp, Vì vậy, tiểu dự án chỉ giới hạn đối tượng điều tra khảo sát tổng thể số sinh viên, học viên đào tạo ở Việt Nam từ năm 1980 đến năm 2001 trong các cơ sở đào tạo thuộc loại hình công lập.

Qua kết quả điều tra, khảo sát ở những cơ sở đào tạo công lập trên phạm vi cả nước, chúng tôi nhận thấy rằng:

Chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các hệ đào tạo của nhà nước rất phù hợp với yêu cầu của xã hội đang đặt ra và đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn và mang tính khả thi.

Nhưng trong quá trình triển khai công tác đào tạo pháp lý trong thời gian vừa qua có những lúc quá ồ ạt, tràn lan, quá chạy theo xu hướng số lượng mà dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đạt kết quả cao, có những loại hình đào tạo, hệ đào tạo không còn thích hợp với tình hình mới phát triển của đất nước, hoặc sản phẩm đào tạo ra không được xã hội chấp nhận.

Để đánh giá nghiêm túc, khoa học và rút ra những kinh nghiệm kết quả đào tạo cán bộ pháp lý nhằm góp phần tạo ra một chuyển biến mới về chất lượng vấn đề này trong giai đoạn mới của đất nước, chúng tôi bước đầu đề xuất những kiến nghị và giải pháp sau đây:

Một là, đa dạng hóa loại hình đào tạo và các hệ đào tạo phải phù hợp thực tế và yêu cầu xã hội:

Theo số liệu điều tra, số lượng cán bộ pháp lý đã tốt nghiệp và đang theo học tại các cơ sở đào tạo công lập (chưa kể các cơ sở dân lập) trong thời gian 1980 đến năm 2001 là 73.624 người. Đó là một thành công to lớn, thể hiện sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân và sự thể hiện chính sách đúng đắn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý của Nhà nước ta.

Nhưng so với tỷ lệ cán bộ pháp lý tính theo đầu người của các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng và yêu cầu thực tế của xã hội thì con số đó mới dừng ở mức độ khiêm tốn và quá thấp.

Vì vậy, sự đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các hệ đào tạo, các cấp học là đáp ứng cấp thiết cho sự tăng trưởng nhanh về kinh tế của đất nước và chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nhưng trong các loại hình và các hệ đào tạo mà chúng ta đã có vừa qua còn có những chỗ bất cập so với thực tế đòi hỏi của của cuộc sộng. Vì vậy, cần phải có những cuộc hội thảo, rút ra những bài học bổ ích về vấn đề này.

Qua khảo sát, điều tra của tiểu dự án thì hệ chuyên tu và mở rộng hiện nay đã tỏ ra không còn thích hợp và tính hiệu quả thấp, số liệu thống kê cho thấy, số lượng đã được đào tạo trước đây, nhưng hiện nay hệ đào tạo này đã không hoặc gần như không còn tồn tại. Đó là do chất lượng chưa cao (hệ mở rộng: sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi chỉ chiếm 8%, còn 92% là tốt nghiệp trung bình hoặc trung bình khá); không tạo điều kiện cho cán bộ đi học, không kết hợp được phương thức vừa học, vừa làm nên cán bộ đi học không yên tâm, thoát ly khỏi cơ quan trong thời gian đi học (hệ chuyên tu).

Hai là, cân đối đào tạo cán bộ pháp lý giữa các vùng thích hợp với sự phát triển nền kinh tế đất nước:

Nhìn chung số lượng đào tạo cán bộ pháp lý trong các cơ sở đào tạo, công lập chưa cân đối. Đó là tình trạng khu vực miền núi, hải đảo rất thiếu cán bộ pháp lý nhưng tỷ lệ đào tạo còn quá thấp. Đại học Luật hệ chính quy chỉ chiếm 10,4%, hệ tại chức 20,5%, hệ cao học 0,65% so với các vùng khác. Đây là một hiện tượng bất hợp lý cần phải được khắc phục. Nên đẩy mạnh hơn nữa chính sách ưu tiên phát triển đào tạo cán bộ pháp luật miền núi và hải đảo, nhất là đào tạo cán bộ pháp luật hệ tại chức. Đó là chính sách cộng điểm đầu vào, tăng cường, chỉ tiêu học viên đào tạo sau đại học cho cán bộ miền núi, hỗ trợ vật chất cho cán bộ cử đi học. Đặc biệt nên có những cuộc hội thảo, tổng kết mang tính chuyên đề về tăng cường đào tạo cán bộ pháp lý miền núi, hải đảo.

Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo

  • Đối với hệ cử nhân luật chính quy:

Theo số liệu điều tra khảo sát các đối tượng được điều tra của tiểu dự án: Hầu hết học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông thi đậu vào đại học Luật chính quy chiếm tỷ lệ rất cao (74,2%). Đây là lứa tuổi nhạy bén và ham mê tìm tòi, học hỏi và sáng tạo khoa học, nhưng còn thiếu hiểu biết, non nớt về thực tế cuộc sống. Vì vậy, với đối tượng của hệ chính quy phải chăng chúng ta nên xây dựng chương trình giảng dạy cho phù hợp hơn. Cần phải tăng số lượng giờ thực hành, giảng lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn và đưa ra những tình huống bài tập mang tính tổng kết thực tế cao. Đặc biệt thời gian thực tập tốt nghiệp phải được các cơ sở đào tạo quan tâm đặc biệt. Số lượng thòi gian, liên hệ sinh viên về thực tập các cơ sở phù hợp chuyên ngành học và phải có cán bộ lâu năm am hiểu nghề nghiệp hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm.

  • Đối với hệ đại học luật tại chức:

Hệ tại chức Đại học Luật thích hợp với mọi đối tượng đi học từ 25 tuổi trở lên, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức có nhu cầu nâng cao trình độ hiểu biết sau, có hệ thống về kiến thức pháp lý. Tính đến năm 2001: các cơ sở đào tạo đại học công lập đã cấp bằng tốt nghiệp đại học Luật tại chức cho 24.640 học viên và số đang theo học là 15.997 học viên. Vì vậy, Nhà nước nên có chính sách thuận lợi hơn nữa để khuyến khích thu hút cán bộ công chức vào hệ tại chức.

Nhưng chất lượng đầu ra của hệ này chưa đạt được kết quả khả quan (khá, giỏi chỉ chiếm 8%, còn lại là trung bình và trung bình khá). Cần có chế độ vật chất thoả đáng và bố trí thời gian, công việc hợp lý ở cơ quan cho cán bộ đi học tại chức đạt kết quả cao hơn. Đồng thời phải phê phán tâm lý cán bộ học tại chức chỉ cần đạt tấm bằng tốt nghiệp trung bình là đủ. Khuyến khích cán bộ học tại chức đạt được thành tích cao trong học tập như nâng bậc lương, đề bạt cương vị mới thích ứng với chuyên môn. Mặt khác, các cơ sở đào tạo hệ đại học Luật tại chức cần phải tiến hành chương trình giảng dạy phù hợp hơn với hệ này, nâng cao trình độ giáo viên, cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, giáo trình cho học viên, cử giáo viên hoặc cán bộ khoa có kinh nghiệm nghiệm hướng dẫn khoá luận cho học vịên một cách nghiêm túc và có chất lượng.

Đối với hệ tại chức văn bằng II (chiếm 19,94% theo số liệu điều tra của dự án) có xu hướng ngày càng tăng. Đây là một hình thức đào tạo đúng hướng. Nó đáp ứng kịp thời yêu cầu của xã hội đang đòi hỏi, đồng thời hình thức đào tạo tại chức bằng 2 này có hiệu quả cao về kinh tế. Nó là một hình thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ pháp luật và bổ sung nhanh về số lượng còn mỏng cán bộ pháp lý trong cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các ngành kinh tế và phát huy được tối đa những kiến thức đã học ở các trường đại học khác của học viên, sinh viên.

  • Đối với hệ mở rộng (trên thực tế hệ này không được đào tạo nữa):

Qua khảo sát điều tra hệ mở rộng, chúng ta có kết luận là không có hiệu quả. Sinh viên tốt nghiệp hệ này đạt kết quả học tập thấp (tốt nghiệp loại khá, giỏi, chỉ chiếm 1%). Số sinh viên tốt nghiệp hệ này ít có cơ hội làm việc đúng ngành nghề, không được các cơ quan nhà nước chấp nhận khi tuyển dụng. Đặc biệt hệ mở rộng khu vực miền núi chi chiếm 6% nên nguồn bổ sung cho cán bộ miền núi là hết sức hạn chế.

Hệ mở rộng, đào tạo ra chất lượng không cao và không được sử dụng, phần lớn sinh viên tốt nghiệp chuyển đi làm việc khác hoặc đi học thêm bằng đại học khác. Do vậy, hệ đào tạo này không có hiệu quả kinh tế. Hiện nay hệ đào tạo mở rộng không tuyển sinh nữa là một quyết định đúng đắn của các cơ sở đào tạo luật.

  • Hệ đào tạo đại học từ xa:

Nó có hiệu quả kinh tế cao và rất phù hợp với học viên đã có một bằng tốt nghiệp đại học. Nhưng cần cải tiến chương trình học để thật sự thích ứng với đối tượng theo học. Đặc biệt là các cơ sở đào tạo phải cung cấp đầy đủ và kịp thời giáo trình; tài liệu tham khảo, văn bản pháp luật để phát huy được quá trình tự học, tự nghiên cứu của học viên. Đã có một vài cơ sở đào tạo triển khai đào tạo hệ này, nhưng kinh nghiệm chưa nhiều. Cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra ở nhiều cơ sở đào tạo luật.

  • Đối với hệ cử tuyển:                                              

Hệ này thu hút được con em của các gia đình thuộc diện chính sách theo học. Chất lượng hệ cử tuyển chưa cao (1,24% đạt loại khá, giỏi). Nhưng nó là nguồn bổ trợ tại chỗ đáng kể cho cán bộ pháp luật cho miền núi, hải đảo. Để nâng cao chất lượng hệ này cần đầu tư nhiều hơn. Phân công giáo viên có tình độ cao, có phương pháp sư phạm giảng dạy hệ này. Đồng thời cải tiến chương trình học, có thêm những môn học bổ trợ nhằm nâng cao trình độ văn hoá cho hệ này.

  • Đối với hệ sau đại học:

Đến thời điểm năm 2001 các cơ sở đạo tạo cả nước mới có 307 học viên đã tốt nghiệp hệ sau đại học. Chất lượng hệ sau đại học đạt kết quả rất cao (100% khá, giỏi, và xuất sắc). Nhưng số lượng học viên là quá thấp so với yêu cầu xã hội, và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đề ra. Vì vậy, cần tăng thêm chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho hệ này, Hiện nay hệ này khu vực miền núi chiếm (0,65%) cần có chính sách ưu tiên hơn đối với khu vực miền núi vào học hệ này, để cân đối trình độ cán bộ pháp lý có trình độ cao giữa các vùng. Đồng thời cần khuyến khích học sinh tốt nghiệp đại học Luật đạt khá, giỏi học chuyển tiếp sinh.

Bốn là, độ tuổi học viên, sinh viên thuộc các hệ và bậc học:

Đối với hệ cử nhân Luật hệ chính quy với lứa tuổi tốt nghiệp dưới 25 là thích hợp. Hệ tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa phù hợp với lứa tuổi từ 25 đến 50. Nhưng đối với hệ sau đại học, số lượng học viên dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ quá thấp (2%). Điều này hạn chế số lượng học viên theo học hệ sau đại học. Vì vậy đến lúc cần điều chỉnh chính sách thoả đáng hơn, quy chuẩn hoá cụ thể thích hợp hơn lứa tuổi đào tạo theo các hệ, các cấp học.

Năm là, cân đối cán bộ pháp lý giữa nam và nữ:

Nhìn chung tỷ lệ nam và nữ của các hệ đào tạo cán bộ pháp lý là hợp lý. Riêng hệ sau đại học nữ chiếm 36,8% là chưa phát huy tiềm năng học tập, nghiên cứu khoa học của giới phu nữ. Do đó, cần có chính sách ưu tiên chị em đi học sau đại học như thế nào cho thoả đáng để đảm bảo tính bình đẳng về xã hội và nghề nghiệp của giới phụ nữ.

Sáu là, xây dựng các cơ sở đào tạo trọng điểm:

Hiện nay theo chủ trương của nhà nước là quy tụ đào tạo cán bộ pháp lý vào 2 trường đại học là Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc trang bị cơ sở vật chất, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu pháp lý cho hai trường hợp này là một vấn đề được đặt ra và cần phải được giải quyết.

Hiện nay khuôn viên của hai cơ sở này còn quá chật hẹp, số phòng học chưa đáp ứng được số lượng sinh viên, học viên theo học, đề nghị cấp có thẩm quyển nên ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất cho hai trường hợp này xứng đáng với vị thế của nó.

Đồng thời phải đẩy mạnh và đầu tư thoả đáng cho việc nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo pháp lý để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên.

Bảy là, quy hoạch đào tạo cho những năm tới:

Tính đến thời điểm hiện nay (năm 2001) tổng số sinh viên, học viên đang theo học tại tất cả các cơ sở đào tạo luật thuộc diện công lập, chưa kể các cơ sở đào tạo dân lập là 27.819 (theo số liệu điều tra).

Con số này phần nào nói lên khả năng đào tạo của các cơ sở là rất lớn. Nhưng nó chưa đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của nền kinh tế và yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đặt ra. Trong đó hệ tại chức chỉ có 15.997 học viên theo học là chưa phát huy hết tiềm năng đào tạo của các cơ sở đào tạo luật. Đặc biệt chỉ có 538 học viên theo học hệ sau đại học là chưa thể đáp ứng được về số lượng cần thiết cho việc phát triển cán bộ pháp lý có trình độ chuyên sâu trên các lĩnh vực.

Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nên có chính sách cân đối giữa các hệ đào tạo, các cấp học nhằm phát huy hết khả năng cơ sở đào tạo góp phần được nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới những năm đầu thế kỷ XXI.


 

 

Chuyên đề 8

SO SÁNH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU DỰ ÁN

1.  Tính cấp thiết của việc nghiên cứu tiểu dự án

  1. Bước vào thế kỷ 21, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan, một điều kiện để phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như toàn cộng đồng thế giới. Trong bối cảnh đó, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, Nhà nước ta đã triển khai hàng loạt hoạt động quan trọng để chủ động hội nhập khu vực và thế giới. Trong hàng loạt hoạt động đó, lĩnh vực hoạt động pháp luật được Đảng và nước ta đặc biệt quan tâm.

Với phương châm “chủ động hội nhập”, Nhà nước ta đã và đang từng bước điều chỉnh thể chế pháp luật và hệ thống chính sách kinh tế, thương mại và dịch vụ theo hướng phù hợp với những nguyên tắc, thông lệ của khu vực và thế giới.

Để hiểu biết thêm về đối tác, nghiên cứu việc đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của một số nước trong khu vực và trên thế giới là một nhu cầu cấp thiết,

1.2. So sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của Việt Nam với một số nước trong khu vực và thế giới, giúp cho ta hiểu rõ quy mô, phương thức đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của họ và qua đó nhận thức đầy đủ về mình, có đối sách điều chỉnh công tác đào tạo cán bộ pháp lý một cách thích hợp trong quá trình hội nhập.

  1. Qua nghiên cứu so sánh, rút ra những bài học để tiếp thu một cách có chọn lọc những mặt mạnh của các nước trong việc xây dựng nội dung chương trình, quy mô, hình thức đào tạo và cách sử dụng cán bộ sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Nhất là để tránh xu hướng thương mại hoá trong giáo dục đào tạo, tách rời giữa đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý, tránh lãng phí trong công tác đào tạo.
  2. Nghiên cứu tiểu dự án : “So sánh thực trạng đào tạo và sử đụng cán bộ pháp lý của Việt nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới” là sự hoàn thiện “bức tranh toàn cảnh” của việc thực hiện Dự án 877/2000. Bởi vì, chỉ có thể nắm rõ thực trạng đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý và đưa ra được những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng cán bộ pháp lý hướng tới sự phát triển của đất nước thế kỷ 21, trên cơ sở đã “có cái” để so sánh.
  1. Tình hình nghiên cứu đề tài của tiểu dự án:

Việc so sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế giới là một đề tài mới mẻ, từ trước đến nay chưa ai làm. Phần lớn các nhà nghiên cứu pháp luật chỉ tập trung nghiên cứu so sánh luật thực định của Việt Nam với các nước hoặc trao đổi về công tác đào tạo luật của ta với một số trường đại học trên thế giới. Vì thế, khai thác và tập hợp tài liệu có liên quan đến đề tài là một công việc hết sức khó khăn.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tìm gặp những người đã đi học và công tác ở nước ngoài về, nếu họ có tài liệu liên quan đến đề tài thì đề nghị họ ký hợp đồng cung cấp tài liệu. Có tài liệu đã được dịch ra tiếng Việt, có tài liệu chúng tôi mượn hoặc mua nguyên bản về dịch. Trong số các tài liệu có được, có tài liệu chuyên về các cơ sở đào tạo luật của các nước; nhưng cũng có tài liệu từ Bộ Giáo dục đề cập đến cả ngành giáo dục trong đó có đề cập đến đào tạo luật và có nguồn tài liệu từ Bộ Tư pháp của các nước.

  1. Giới hạn phạm vi đối tượng khảo sát nghiên cứu

Do thời gian và khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, chúng tôi chỉ chọn một số nước có tính chất đại diện cho mỗi vùng châu lục và có nền kinh tế, pháp luật tương đối phát triển, có quan hệ kinh tế với nước ta như Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Singapo, Philippin... Theo kinh nghiệm đào tạo, sử dụng cán bộ pháp lý của các nước phát triển và những nước có trình độ phát triển kinh tế tương đồng như Inđônêxia, Philippin, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý mà Dự án 877/2000 đang quan tâm.

  1. Phương pháp nghiên cứu của tiểu dự án

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá để tập hợp, phân loại tài liệu, phân tích các tài liệu đã có (các bản dịch, bản photocopy, số liệu lưu trong đĩa mềm...) để đánh giá nguồn thông tin; đặc biệt là các nguồn qua các hợp đồng cung cấp thông tin với các cơ quan chức năng và những người có thẩm quyền để bảo đảm độ tin cậy của tài liệu. Bằng phương pháp so sánh đối chiếu và quy nạp để khái quát hoá rút ra những bài học cần thiết trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của Nhà nước ta cũng như của mỗi cơ sở đào tạo luật ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

  1. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
    1. Giai đoạn thu thập và thuê dịch tài liệu.

Thời gian: sau khi triển khai tiểu dự án từ ngày: 15 tháng 11 năm 2000 đến ngày 15 tháng 10 năm 2001 liên hệ với các tổ chức và cá nhân ký hợp đồng cung cấp tài liệu, tập hợp, phân loại, dịch các tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt.

5.2. Giai đoạn viết báo cáo và bổ sung tài liệu hoàn thiện:

Từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 02 nam 2002, các thành viên tiểu dự án nộp báo cáo phần công việc được phân công cho chủ nhiệm tiểu dự án, chủ nhiệm tiểu dự án viết báo cáo kết quả nghiên cứu chung.

  1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ PHÁP LÝ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ pháp lý của một số nước trong khu vực và trên thế giới (theo phạm vi và giới hạn nghiên cứu đã nêu ở trên), chúng tôi thấy rằng có những vấn đề cơ bản trong đào tạo cán bộ pháp lý giữa các nước có những điểm khác nhau và cũng có không ít những tương đồng. Sau đây là tóm tắt một số kết quả cơ bản sau khi thực hiện tiểu dự án.

1. Đào tạo luật tại một số nước trên thế giới

1.1. Đào tạo Luật tại Nước Cộng hoà Liên bang Nga.

  1. Cơ sở đào tạo:

Với dân số 147,2 triệu, CHLB Nga hiện có 83 cơ sở đào tạo luật (trong đó bao gồm các Học viện, các trường và khoa luật thuộc các Trường Đại học tổng hợp) với số lượng 111,438 sinh viên (đây là con số thống kê được tính đến những năm cuối của thế kỷ XX). Riêng năm 1995, có tới 10.747 sinh viên đã tốt nghiệp và 32.907 sinh viên nhập trường, ở CHLB Nga ngoài các trường công lập có chức năng đào tạo luật, vào những năm cuối của thế kỷ XX Chính phủ Cộng hoà liên bang Nga còn cho phép một số trường dân lập, loại hình đào tạo khác như liên kết đào tạo có thêm chức năng đào tạo luật. Nếu chỉ tính riêng những loại hình này thì đã có tới 53 cơ sở với số lượng sinh viên là 50.445 người.

Qua những tài liệu và thông tin thu thập được (chưa thật đầy đủ), hệ thống đào tạo luật của Liên bang Nga hiện nay bao gồm:

  • Các cơ sở đào tạo quốc lập:

Hiện ngay ở Cộng hoà Liên bang Nga có 4 Học viện luật và 26 Trường Đại học luật. Số sinh viên ở Matxcơva hiện nay có 15.649 người nhưng phân bố không đồng đều. Ví dụ: ở Uran có 6.260 sinh viên; ở Xaratôp có 5.909 sinh viên; ở Khabarôp có 2.225 sinh viên. Có 53 khoa luật thuộc các Trường Đại học học tổng hợp, trong đó khoa luật Trường Đại học tổng hợp Quốc gia Lômônôxôp có 3.939 sinh viên; khoa luật Trường Đại học tổng hợp Xanh Pêtecpua (trước đây là Trường Đại học tổng hợp Lêningrat) có 3.488 sinh viên; khoa luật Trường Đại học Matxcơva có 69 sinh viên. Thời gian đào tạo luật tại các cơ sở trên đây trung bình từ 4 đến 5 năm.

  • Cơ sở đào tạo luật do các cơ quan hành chính địa phương thành lập.

Những cơ sở này đào tạo cán bộ pháp lý ở trình độ sơ cấp (thời gian đào tạo từ 1 đến 1,5 năm) nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ làm thư ký tại các Tòa án, Viện công tố của địa phương, Xô viết địa phương. Những cơ sở đào tạo luật này cũng được ủy ban giáo dục quốc gia quản lý.

  • Các trường dân lập do các tổ chức, cá nhân, kể cả người nước ngoài thành lập theo giấy phép của ủy ban giáo dục quốc gia.

Sau khi thay đổi thể chế chính trị, Chính phủ Cộng hoà Liên bang Nga đã cho phép một số tổ chức, cá nhân (gồm cả cá nhân và tổ chức nước ngoài) có uy tín và có khả năng tài chính được thành lập các trường dân lập có chức năng đào tạo luật cho nhu cầu của xã hội và cho nền kinh té trong quá trình chuyển đổi. Thời gian đào tạo sinh viên luật ở những cơ sở đào tạo này cũng theo thông lệ chung là: 4 năm.

  1. Hệ thống văn bằng luật của CHLB Nga:
  • Trình độ sơ cấp:

Loại văn bằng này được cấp cho các cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật của địa phương và các trường dân lập (với thời gian đào tạo từ 1 đến 1,5 năm). Các cơ sở đào tạo này có đối tượng dự tuyển là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

  • Trình độ trung cấp:

Loại văn bằng này được cấp cho những cán bộ pháp lý đã được đào tạo tại các trường công lập và dân lập (với thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm). Đối tượng tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo này là những học sinh không đủ điểm vào các trường đại học luật. Những cán bộ pháp lý có văn bằng trung cấp sau khi ra trường sẽ làm tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, các công ty, trợ lý cho các điều tra viên, trợ lý cho luật sư, trợ lý cho cảnh sát, thuế vụ v.v...

  • Cử nhân luật hệ 4 năm:

Loại hình đào tạo luật này được mở ra từ sau năm 1993. Văn bằng này chủ yếu áp dụng cho các trường dân lập (có mã số là 52.14.00) được thành lập theo quyết định của Chính phủ.

  • Cử nhân luật hệ 5 năm:

Loại hình đào tạo này được áp dụng ở các trường công lập truyền thống và một số trường dân lập. Số cán bộ pháp lý ở các trường này sau khi ra trường có thể đảm nhận các chức vụ đòi hỏi có trình độ đại học luật như: có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán, Điều tra viên, Công tố viên, Luật sư v.v...

Đối với loại hình đào tạo cử nhân luật hệ 5 năm bắt buộc các cơ sở đào tạo phải tuân thủ nghiêm chỉnh nội dung chương trình đã được ủy ban giáo dục quốc gia quy định. Chương trình đó là: 46 môn học bắt buộc (chưa kể đến chương trình các môn học tự chọn của sinh viên) trong khi đó đối với hệ 4 năm chỉ có 28 môn học bắt buộc.

Hiện nay tại Cộng hoà Liên bang Nga, giới luật học Nga đã tỏ sự không đồng tình với quyết định của ủy ban giáo dục quốc gia Nga về việc công nhận những sinh viên tốt nghiệp đại học hệ 4 năm có quyền đảm nhiệm các chức vụ trong các cơ quan nhà nước như những sinh viên đã từng theo học và tốt nghiệp hệ 5 năm. Cuộc tranh luận đã diễn ra trong nhiều năm qua. Nhưng để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế, nhiều địa phương vẫn tiếp nhận.

Theo con số thống kê năm 1994 ở Cộng hoà Liên bang Nga có gần 5.000 giảng viên đang làm việc và công tác tại các cơ sở đào tạo luật. Sự phân bố số cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo luật hiện tại ở Nga cũng làm nảy sinh sự bất bình trong giới luật học Nga, vì sự phân bố đó không đồng đều. Ví dụ: tại học viện Matxcơva có 68 giáo sư tiến sỹ, 203 phó giáo sư phó tiến sỹ; ở học viên luật Xaratôp có 27 giáo sư tiến sỹ và 114 phó giáo sư phó tiến sỹ; ở học viện luật  Uran có 37 giáo sư tiến sỹ và 161 phó giáo sư phó tiến sỹ; ở khoa luật tổng hợp Kabađinô có 1 giáo sư tiến sỹ và 2 phó giáo sư phó tiến sỹ(*).

Như vậy có thể thấy rằng: sau khi chuyển đổi thể chế chính trị và phát triển nền kinh tế thị trường, nhu cầu về cán bộ pháp lý tăng vọt trong xã hội, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Liên bang Nga. Để đáp ứng nhu cầu đó Chính phủ Cộng hoà Liên bang Nga cũng đã phải chấp nhận giải pháp cho mở thêm các trường dân lập ở một số địa phương tập trung dân cư, nền kinh tế phát triển được phép dạy luật. Trước đây chỉ có những trường công lập thuộc Nhà nước quản lý mới có chức năng này. Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo loại hình trung cấp và sơ cấp với thời hạn ngắn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội. Ngoài loại hình đào tạo chính quy dài hạn truyền thống, sau năm 1993 loại hình đào tạo tại chức tập trung liên tục, tập trung có thời hạn nhất định cũng được coi trọng để bổ sung thêm đội ngũ cán bộ pháp lý thiếu hụt. Dù rằng trình độ chuyên môn, khả năng thích ứng còn có những vấn đề mà trong giới luật học Nga đang tranh luận nhưng rõ ràng, trong xã hội văn minh thì nhu cầu của xã hội về cán bộ pháp lý càng cao. Để đáp ứng yêu cầu này Chính phủ Cộng hoà Liên bang Nga cũng đã phải chấp nhận giải pháp cho mở thêm các loại hình đào tạo tại các địa phương, thay vì trước đây Nhà nước toàn quyền đào tạo.

  1. Đào tạo Luật tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa

Với số dân là 1.268.000.700 người. Trong giai đoạn phát triển hiện nay Trung Quốc đã coi việc tăng cường giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Việc giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân được coi là một yếu tố văn hóa, tinh thần không thể thiếu đối với xã hội Trung Quốc hiện nay.

Trong một thời gian dài ở Trung Quốc người ta đã phổ biến tư tưởng không thừa nhận vai trò của pháp luật theo truyền thống “pháp trị”, thậm chí có thời gian đã phủ nhận vai trò của pháp luật, coi trong biện pháp “đức trị”. Từ năm 1985 Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp tuyên truyền pháp luật mang tính thông tin đại chúng rộng rãi. Tháng 6/1985 Trung Quốc đã tiến hành hội nghị toàn quốc về việc phổ biến và tuyên truyền pháp luật. Tháng 11/1985 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình 5 năm phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân. Để thực hiện chương trình này, ở Trung Quốc người ta đã tiến hành mở các loại hình đào tạo, khoá học, các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho công chức và nhân dân.

Sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn, chương trình giáo dục pháp lý phổ thông đã được đưa vào giảng dạy trong tất cả các bậc học. Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên phổ biến nội dung các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, Bộ luật hình sự Bộ luật tố tụng hình sự, các nguyên tắc cơ bản của dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luât hôn nhân gia đình, Luật thuế, Luật bảo vệ môi trường gần đây là Luật hợp đồng. Nhiều lớp học phổ biến kiến thức pháp lý cũng đã được mở một cách đại trà ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường công tác xuất bản những tạp chí pháp lý, tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm về những chuyên đề pháp lý.

Hệ thống đào tạo luật của Trung Quốc được hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ XX, nhưng đến thời kỳ “đại nhảy vọt” và sau đó là thời kỳ “cách mạng văn hóa” hệ thống này hầu như bị thủ tiêu. Mãi đến năm 1978 Trung Quốc đã cho khôi phục lại hệ thống đào tạo luật và thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh hệ thống đào tạo luật với các loại hình khác nhau.

Hiện nay ở Trung Quốc có 37 cơ sơ đào tạo luật (trong đó có 5 trường Đại học Luật) với một lực lượng cán bộ giảng dạy có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Hiện tại có khoảng 18.000 sinh viên đang theo học. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có trường luật tại chức thuộc Tòa án nhân dân tối cao quản lý và hàng năm có tới 35.000 học viên theo học. Loại hình đào tạo này nhằm đào tạo cán bộ pháp lý cho ngành Tòa án, Kiểm sát, các cơ quan nhà nước khác đồng thời còn đào tạo cả giảng viên và đội ngũ cán bộ nghiên cứu pháp lý. Thời gian của một khóa học là 4 năm. Nội dung chương trình đào tạo cử nhân luật gồm những môn chính sau:

  • Lý luận nhà nước và pháp luật;
  • Luật hiến pháp;
  • Luật hành chính;
  • Luật hình sự;
  • Luật tố tụng hình sự;
  • Luật dân sự;
  • Luật tố tụng dân sự;
  • Luật kinh tế;
  • Công pháp quốc tế;
  • Tư pháp quốc tế;
  • Giám định pháp y;                                           
  • Tội phạm học;
  • Chính trị và thẩm mỹ học;

Ngoài ra, sinh viên còn có thể tự chọn cho mình một số môn học khác theo chuyên ngành đào tạo. Cơ sở đào tạo luật lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay là trường Chính pháp tại Bắc Kinh.

Qua số liệu chưa đầy đủ trên đây cũng có thể thấy rằng: tỷ lệ cán bộ pháp lý được đào tạo tính trên đầu người đối với một đất nước có số dân đông nhất thế giới có thể nói là chưa cao.

Để chuẩn bị cho tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngoài việc sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát huy những khả năng hiện có để đào tạo gấp một đội ngũ cán bộ pháp lý với những loại hình đào tạo khác nhau, nhằm bổ sung những cán bộ pháp lý có trình độ chuyên môn cao cho các cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của các doanh nghiệp,

  1. Đào tạo Luật tại Nhật Bản

Dân số: 126,5 triệu người.

Nhật Bản là một trong những Quốc gia hàng đầu rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đào tạo, trong đó có việc đào tạo luật. Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã tiến hành dân chủ hoá giáo đục, nhằm tạo ra những cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người. Trong toàn bộ chi tiêu ngân sách, tỷ trọng chi cho giáo dục văn hoá luôn giữ vững ở mức khá cao: năm 1960 là 12,1%; năm 1965 là 12%; năm 1970 là 11,4%; năm 1975 là 12,6%; năm 1995 là 12,3%...(*)

Tại Nhật Bản, Nhà nước và nhân dân cùng tích cực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ngoài sự đầu tư tích cực của Nhà nước, các gia đình cũng đầu tư đáng kể cho việc học hành của con em họ. Các gia đình Nhật Bản trả trung bình 170.000 yên (tương đương 1.037 USD) cho mỗi trẻ em ở trường tiểu học; 210.000 yên (tương đương 1.165 USD) cho mỗi trẻ em học ở trường cấp II; 551.000 yên (tương đương 4.328 USD) cho mỗi trẻ em học ở trường cấp III tư thục (năm 1985). Ước tính có đến 335 tỷ yên (tương đương 2,57 tỷ USD) đã được các gia đình tiêu và chi phí cho giáo dục không liên quan đến trường học cho học sinh lớp 12. Việc đầu tư chi phí giáo dục trung bình (không kể ăn ở đi lại) đối với gia đình có con em là sinh viên đại học là: 666.900 yên (tương đương 5.130 ƯSD)(**)

Nhờ có những chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhờ những nỗ lực của nhân dân trong việc đầu tư, quan tâm đến con cái vào thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao, số lượng học sinh các cấp học gồm cả đào tạo đại học tăng lên một cách vững chắc. Sự tiến bộ của giáo dục đào tạo tại Nhật Bản luôn đi song song và gắn liền với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngày nay “nhìn chung nhân dân Nhật Bản đã có trình độ học vấn cao mà Chính phủ không hề phải đầu tư công cộng quá mức hoặc ép buộc nhân dân học, và đó là điều lợi rõ rệt cho cộng đồng. Mức học vấn trung bình trong toàn quốc đã được nâng lên rất cao và số người học kém tương đối ít”(***)

Việc đào tạo luật gia ở Nhật Bản đã bắt đầu từ khá lâu cùng với những chính sách lớn, về giáo dục và được thực hiện khá bài bản và chặt chẽ. Khái niệm đào tạo luật gia ở đây được hiểu là đào tạo những người hành nghề pháp luật. Hiện tại ở Nhật Bản có ba con đường hành nghề luật được phân biệt khá rõ nét là: nghề Thẩm phán, nghề Công tố và nghề Luật sư. Hầu như tất cả những người hành nghề trong các lĩnh vực nói trên đều được đào tạo tại Viện nghiên cứu và đào tạo luật thuộc Tòa án tối cao Nhật Bản. Nhật Bản có 99 cơ sở đào tạo cán bộ pháp lý.

Quy chế Luật sư điều chỉnh bởi Luật về luật sự ban hành năm 1949, Quy chế về Cồng tố do Luật vể Viện công tố ban hành năm 19.4.7;-việc, tổ ehức và quản lý Tòa án thực hiện theo luật Tòa án.

Để trở thành Thẩm phán, Công tố viên hoặc Luật sư cần phải trải qua kỳ thi pháp luật quốc gia để được vào học tại Học viện nghiên cứu và đào tạo luật thuộc Tòa án tối cao. Những người thi vào Học viện này thường đã tốt nghiệp đại học luật (nhưng cũng không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học mới được thi). Cơ cấu của kỳ thi pháp luật quốc gia bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thi một trong các môn Luật hiến pháp; Luật dân sự và Luật hình sự (thí sinh tự chọn). Trong những kỳ thi này thường chỉ có khoảng 21% thí sinh thi đỗ.
  • Bước 2: Viết tiểu luận về một trong sáu chủ đề đã cho sẵn. Phần thi này thường chỉ có khoảng 17% của 21% số thí sinh đã nói trên thi đỗ.
  • Bước 3: Thi vấn đáp. Hầu hết số thí sinh đã đỗ hai kỳ thi trên sẽ vượt qua được kỳ thi vấn đáp (khoảng 93%).

Vào những năm 60 và 80 của thế kỷ XX hàng năm có khoảng 25.000 thí sinh tham dự kỳ thi quốc gia này nhưng chỉ có khoảng 500 người thi đỗ (khoảng 3%). Đây là một kỳ thi cực kỳ khó và chặt chẽ trong các kỳ thi ở Nhật Bản. Để vượt qua được kỳ thi này trung bình một thí sinh phải thi đến lần thứ 4. Vào những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ XX do nhu cầu về Luật sư ngày càng tăng nên con số thí sinh tham dự cũng tăng và số thi đỗ là 700 thí sinh mỗi năm.

Việc quản lý kỳ thi vào Học viện nghiên cứu và đào tạo pháp luật do Bộ Tư pháp Nhật Bản thực hiện thông qua một Ban giám sát. Ban giám sát này bao gồm một Thứ trưởng Bộ Tư pháp, một tổng Thư ký của Tòa án tối cao và một Luật sư do Bộ tư pháp chỉ định theo đề nghị cửa Liên Hiệp các tổ chức luật sư Nhật Bản.

Sau khi thi đỗ vào Học viện nghiên cứu và đào tạo luật thì học viên sẽ thuộc quyền giám sát của Tòa án tối cao. Tòa án tối cao có trách nhiệm quản lý việc đào tạo này. Học viên sẽ được nhận lương của Chính phủ trong thời gian hai năm học. Trong thời gian học tại Học viện, học viên sẽ được các giáo sư, Công tố viên, Thẩm phán, Luật sư giỏi có kinh nghiệm giảng dạy giúp đỡ. Cuối khóa học là kỳ thi tốt nghiệp.

Hiện tại ở Nhật Bản có khoảng 2000 Thẩm phán, nguồn Thẩm phán được đào tạo chủ yếu và duy nhất từ Học viện nghiên cứu và đào tạo luật. Trong số thẩm phán trên đây có 15 Thẩm phán của Tòa án tối cao (bao gồm cả Chánh án Tòa án tối cao, 8 Chánh án Tòa án thượng thẩm, 1350 Thẩm phán, 600 Thẩm phán tập sự và khoảng 800 Thẩm phán Tòa giản lược)(*).

Thẩm phán Tòa án tối cao được bổ nhiệm từ 3 nguồn: trong các Thẩm phán tòa án cấp dưới; trong các đoàn luật sư và Công tố viên; giáo sư đại học luật và những người khác có kinh nghiệm và hiểu biết rộng lớn về pháp luật.

Các thẩm phán Tòa án giản lược được bổ nhiệm từ những người có kinh nghiệm và hiểu, biết nhất định về pháp luật, những Thẩm phán hoặc công tố viên đã nghỉ hưu hoặc Thẩm phán tập sự làm kiêm nhiệm. Độ tuổi nghỉ hưu của thẩm phán nói chung là từ 65 tuổi, trong khi đó độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán Tòa án tối cao và Tòa giản lược là 70 tuổi, ở Nhật Bản người ta coi Thẩm phán là một nghề chuyên nghiệp. Những người đã tốt nghiệp khóa học đào tạo luật tại học viện nghiên cứu và đào tạo pháp luật được bổ nhiệm vào làm Thẩm phán tập sự trong thời hạn 10 năm và sau 10 năm thì Thẩm phán tập sự này sẽ được bổ nhiệm vào làm Thẩm phán chính thức (nhiệm kỳ của Thẩm phán kéo dài 10 năm). Hết nhiệm kỳ các Thẩm phán lại tiếp tục được bổ nhiệm vào các nhiệm kỳ tiếp theo và cứ theo chu trình như vậy cho đến độ tuổi nghỉ hưu.

Ở Nhật Bản việc bổ nhiệm Thẩm phán tập sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đệ trình danh sách lên Nội Các vào thời điểm mà khóa học kết thúc hàng năm của Học viện nghiên cứu và đào tạo pháp luật. Danh sách các Thẩm phán tập sự được đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm phán chính thức do Tòa tối cao chuẩn bị. Các Thẩm phán tập sự khi được bổ nhiệm thường không gắn với một Tòa án nhất định nào. Một Thẩm phán có thể được chuyển từ Tòa án khu vực sang Tòa án tỉnh hoặc Tòa án quận, huyện. Đây là một trong những biện pháp nhằm làm cho các Thẩm phán tập sự được làm quen với cách thức làm việc tại các Tòa án có quy mô khác nhau. Song, về mặt lý thuyết một Thẩm phán tập sự có thể được bổ nhiệm vào làm việc ờ một Tòa án nhất định mà không cần sự đồng ý của chính bản thân người đó. Việc chuyển đổi như vậy đối với các Thẩm phán chính thức thường ít xảy ra.

Ở Nhật Bản người ta coi việc thăng, thưởng các Thẩm phán là việc chuyển đổi từ vị trí thấp, ít quan trọng lên vị trí quan trọng hơn và cao hơn. Và một điều có ý nghĩa khác là lương của họ cũng sẽ tăng theo. Song việc thăng, thưởng còn đòi hỏi vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố chất lượng công việc và thâm niên là quan trọng nhất. Việc chuyển đổi vị trí một Thẩm phán chính thức từ tòa này sang tòa khác phải được sự thông qua của Tòa án tối cao và được sự đồng ý của chính bản thân Thẩm phán đó.

Ở Nhật Bản, nguồn cung cấp các Công tố viên là những người đã được nghiên cứu và đào tạo tại Học viện nghiên cứu và đào tạo luật như các Thẩm phán. Những người sau khi tốt nghiệp tại Học viện nghiên cứu và đào tạo luật có thể sẽ được bổ nhiệm là Công tố viên. Những Công tố viên mới này sẽ làm việc trong những vùng thuộc khu vực cách các thành phố lớn của Nhật Bản. Sau thời gian tập sự khoảng một năm họ sẽ được điều động tới các vùng nông thôn và tại đây thời gian công tác của họ là hai năm. Sau thời gian này, họ sẽ được bổ nhiệm vào vị trí thường xuyên tại một viện công tố địa phương của Nhật Bản. Những người giỏi, có năng lực sẽ được giữ lại công tác ở các thành phố lớn. Vấn đề thăng tiến của các Công tố viên ở Nhật Bản cũng như các thẩm phán thường phụ thuộc vào quá trình công tác và chất lượng công việc, ở Nhật Bản người ta phân thành hai ngạch Công tố viên: Công tố viên cấp một và Công tố viên cấp hai. Trước hết, những người sau khi tốt nghiệp tại Học viện nghiên cứu và đào tạo luật sẽ được bổ nhiệm vào ngạch Công tố viên cấp hai. Sau khi kết thúc thời gian làm việc 8 năm họ sẽ có đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào ngạch Công tố viên cấp một.

Đối với những Thẩm phán tập sự của Tòa giản lược và các Luật sư, họ cũng có thể được bổ nhiệm vào ngạch Công tố viên cấp một sau khi họ đã có thời gian công tác tại tòa án hoặc các văn phòng luật sư là 8 năm.

Hiện tại ở Nhật Bản có khoảng 22.000 Luật sư đang hành nghề và ở Hoa Kỳ thì có khoảng 800.000 trong khi dân số Mỹ chỉ ở con số gấp đôi dân số Nhật Bản. Như vậy, nếu như so sánh tỷ lệ Luật sư trên đầu người ở Nhật Bản ít hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ do vậy đa phần các luật sư của Nhật Bản chỉ tập trung vào hoạt động ở trong nước mà ít tính đến việc hành nghề luật ở nước ngoài.

Những người đã mãn khóa học tại Học viện nghiên cứu và đào tạo luật có thể đăng ký với Liên hiệp các tổ chức Luật sư của Nhật Bản để hành nghề. Những người này sẽ được Hội đồng của các tổ chức luật sư kiểm tra trước khi họ làm thủ tục đăng ký. Nghề Luật sư ở Nhật Bản được coi là một nghề mà xã hội rất coi trọng. Thời kỳ mà ở Nhật Bản sự phát triển của nển kinh tế - xã hội chưa cao, số người tốt nghiệp tại Học viện nghiên cứu và đào tạo đa phần mong muốn được trở thành Thẩm phán và Công tố viên nhưng từ sau khi nền kinh tế và xã hội Nhật Bản đã ở giai đoạn phát triển thì việc hành nghề Luật sư được nhiều người chú ý đến bởi đây là một nghề tự do và đưa lại một khoản thu nhập cao. Những người hành nghề luật sư ở Nhật Bản thường có mức thu nhập cao gấp ba lần so với thu nhập bình thường (11.030.000 Yên Nhật/1 năm trong khi mức lương trung bình là 3.589.000 Yên Nhật/1 năm)(*).

Ở Nhật Bản còn có nhiều công việc liên quan đến luật và nhừng người hành nghề này được coi như hành nghề “giống như Luật sư”.

Ví dụ: Những người làm tư vấn cho các cơ quan thuế, dịch vụ tư vấn kế toán, ở Nhật Bản có khoảng 60.000 người hành nghề tư vấn về thuế và có khoảng 10.000 người được cấp giấy chứng nhận để hành nghề dịch vụ tư vấn kế toán. Bên cạnh đó có khoảng 3.500 người tham gia hành nghề dịch vụ liên quan đến lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền(*). Việc soạn thảo đơn từ tư pháp và đơn từ hành chính ở Nhật Bản cũng được coi là những dịch vụ pháp lý và người ta coi những người thực hiện công việc này là những “thợ viết”. Những “thợ viết” này muốn hành nghề cũng phải được cấp giấy phép hành nghề.

  1. Đào tạo Luật tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Dân số: khoảng 268 triệu người.

Công việc giáo dục đào tạo ở Hoa Kỳ được Chính phủ quan tâm và thực hiện trên một phạm vi rộng. Chính phủ đã có những đầu tư đáng kể cho ngành giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo luật nói riêng. Hàng năm ngân sách giáo dục của Hoa kỳ chiếm một tỷ lệ khá cao trong Ngân sách nhà nước. Ví dụ: Năm 1993 ngân sách dành cho ngành giáo dục đào tạo các cấp là 331 tỷ USD, trong đó ngân sách liên bang chi 30 tỷ USD, ngân sách các bang chi 301 tỷ USD. Với sự đầu tư này Hoa Kỳ là nước đã phổ cập xong giáo dục trung học và đang tiến hành phổ cập giáo dục đại học chuẩn bị nguồn lực con người cho nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI.

Hoa Kỳ là một nước đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực khoa học, các ngành lý, hoá, sinh lý học và y học đã có 16% người được nhận giải thưởng Noben kể từ khi bắt đầu có giải thưởng này vào năm 1901, chiếm tới hơn 40% số người đoạt giải trên toàn thế giới.

Ngày nay, vấn đề giáo dục cũng vẫn được Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm thường xuyên. Tính cả các loại hình đào tạo: trường công (do Nhà nước quản lý) và trường tư (do tư nhân quản lý - dạng trường tư thục), tại Hoa kỳ hiện đang có tới hơn 46 triệu học sinh các cấp học (trong đó học sinh trường công là 88% và trường tư là 12%). Đối với bậc đào tạo đại học tại Hoa Kỳ hiện có 13 triệu sinh viên đang theo học tại hơn 3000 trường đại học tổng hợp công và tư trong toàn liên bang (78% số sinh viên học tại các trường đại học công lập và 22% theo học tại các trường tư). Tính bình quân đầu người năm 1990 đã có 23% số dân Hoa Kỳ từ 25 tuổi trở lên đã tốt nghiệp đại học hệ 4 năm.

Để thực hiện chiến lược phổ cập giáo dục bậc đại học, nền giáo dục Hoa Kỳ đang tiến hành rộng rãi hình thức: Đại học cộng đồng (Community College) với thời hạn học chỉ có 2 năm tại các khu tập trung dân cư. Với loại hình đào tạo đặc thù này đã tạo nhiều cơ hội cho công dân Hoa Kỳ được học đại học. “Chương trình đại học bốn năm và đại học cộng đồng được cấu tạo theo mô đuyn nên học xong đại học cộng đồng được cấp bằng cử nhân bán phần và đi làm được, đồng thời có thể học tiếp ở đại học 4 năm... Với mô hình đại học cộng đồng, giáo dục Hoa Kỳ đang phổ cập giáo dục đại học ngày càng nhanh chóng” (*).

Công việc đào tạo Luật được chú ý và coi trọng. Tại Hoa Kỳ việc tuyển sinh và đào tạo luật được tiến hành tại các khoa luật của các trường đại học tổng hợp (Tương tự như cấu trúc của các trường đại học tổng hợp ở Liên xô trước đây và các nước khác ở Châu Âu hiện nay). Để theo học ngành luật cũng như một số  ngành khác, học sinh phổ thông trung học (lớp 12) không phải thi. Ngay học sinh lớp 12 cũng không phải thi tốt nghiệp. Các bài kiểm tra các năm và năm cuối cùng được xếp theo hạng: A,B,C,D (trong đó A là giỏi, B là khá...). Cuối năm căn cứ vào việc xếp hạng của các môn học để công nhận tốt nghiệp và khen thưởng. Khi vào học đại học, thí sinh cũng không phải trải qua kỳ thi tuyển sinh như các nước khác. Các trường đại học lựa chọn thí sinh theo ba tiêu chuẩn sau đây:

  • Căn cứ vào điểm trung bình của kết quả học tập trong 3 năm cuối cùng: lớp 10,11,12 (grade point average).
  • Điểm thi trắc nghiệm khả năng hiểu biết, suy luận được chính quyền tổ chức cho mọi học sinh trung học hàng năm để làm cơ sở cho việc xét theo học tại các ngành học khác nhau (scholastic aptitude test).
  • Có khả năng quản lý và tinh thần tham gia công tác phục vụ cộng đồng.

Sinh viên theo học tại các trường công và tư đều phải nộp học phí. Các loại trường nhỏ mức học phí khoảng từ 2000 đến 3000 USD/năm học và tuỳ thuộc vào ngành nghề mà thí sinh theo học. Còn đối với các trường tư có danh tiếng như: Harvard, Yale, Stanford... thì học học phí hàng năm khoảng 20.000 USD (trong đó mức học phí cũng tuỳ thuộc ngành học cụ thể).

Việc đào tạo luật được Chính phủ Hoa Kỳ quan tâm. Đây là một nghề được xã hội tôn vinh và là nghề có thu nhập cao. Tương tự như ở Nhật Bản, sinh viên sau khi tốt nghiệp các khoa luật tại các trường đại học tổng hợp muốn hành nghề luật (làm lụật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, Thẩm phán, Công tố viên) đều phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên ngành.

Hiện tại ở Hoa Kỳ có khoảng 800.000 Luật sư đang hành nghề. Như vậy, nếu như so sánh tỷ lệ Luật sư tính theo tỷ lệ dân số ở Hoa Kỳ nhiều hơn so với tỷ lệ Luật sư tính theo tỷ lệ dân số của Nhật Bản và các nước Châu Âu khác. Luật sư của Hoa kỳ không chỉ tập trung vào hoạt động ở trong nước mà còn hành nghề luật ở nước ngoài theo mô hình mở các Công ty luật hoặc mở các Văn phòng chi nhánh đại diện để tư vấn và giúp đỡ cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ về pháp luật khi đang hoạt động ở nước ngoài.

Những người muốn theo học tại lớp đào tạo luật chuyên ngành để hành nghề luật phải đăng ký với Liên hiệp các tổ chức Luật sư của Hoa Kỳ để được đào tạo các kỹ năng chuyên sâu. Các thí sinh muốn được học tại các lớp đào tạo này được kiểm tra tại những Hội đồng trước khi nhập học. Sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận và làm thủ tục đăng ký hành nghề.

Những người làm nghề luật ở Hoa Kỳ (nhất là nghề Thẩm phán, Luật sư) được Chính phủ và xã hội rất coi trọng, được nhiều người quan tâm, bởi đây là một nghề đòi hỏi có trình độ, năng khiếu, uy tín. Công chức nhà nước làm tại cơ quan pháp luật hoặc hành nghề tại các tổ chức Luật sư thường có một khoản thu nhập rất cao so với các ngành nghề khác. Những người hành nghề Luật sư ở Hoa Kỳ thường có mức thu nhập cao gấp ba lần so với thu nhập bình thường khác.

Việc đào tạo luật ở Hoa kỳ có đặc thù sau: những người đã tốt nghiệp khoa luật tại các trường đại học tổng hợp hệ 4 năm có thể dự thi và tham gia theo học chương trình đào tạo sau đại học với hai cấp bậc đào tạo là thạc sỹ và tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo luật như tại hầu khắp các nước trên thế giớí. Cuối mỗi khoa học, sau khi đã tốt nghiệp cũng được cấp văn bằng học vị theo thông lệ chung. Tuy nhiên, những người này muốn hành nghề luật phải theo học tại một lớp đào tạo luật chuyên ngành để được cấp giấy chứng chỉ. Trên cơ sở giấy chứng chỉ này họ sẽ được hành nghề theo quy định của Nhà nước hay quy chế của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ.

Nghề Luật sư ở Hoa Kỳ được phân chia làm hai loại mang tính chất chuyên sâu rõ rệt là:

  • Luật sư tranh tụng: những Luật sư này được quyền tham gia các loại tố tụng tại phiên toà các cấp để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trước Toà án. Ngoài việc tham gia tranh tụng các Luật sư loại này cũng có thể làm Luật sư tư vấn cho các khách hàng thường xuyên và các khách hàng vãng lai theo yêu cầu của họ.
  • Luật sư tư vấn: là những Luật sư chỉ làm nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng những tri thức pháp lý cần thiết trong những công việc cụ thể; hướng dẫn khách hàng làm những thủ tục pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật. Khách hàng thường có hai dạng: khách hàng có đăng ký thường xuyên và khách hàng vãng lai (chỉ có việc mới nhờ Luật sư tư vấn).

Là nước theo truyền thông pháp luật án lệ (commol Law) nên những người không có tri thức chuyên môn sâu không thể biết được những thủ tục pháp lý cần thiết. Và với một xã hội có trình độ chuyên môn hoá sâu nên ở Hoa Kỳ nghề Luật sư tư vấn rất phát triển. Thông thường, những người dân Hoa Kỳ đều ký hợp đồng với các Công ty luật và thoả thuận mức thù lao trả theo tháng, quý, năm để có Luật sư tư vấn khi gặp những trường hợp cần thiết.

  1. Đào tạo luật ở Cộng hoà liên bang Đức

CHLB Đức có khoảng 82 triệu dân, có 13 Bang và 3 Thành phố lớn được hưởng quy chế Bang(*)

  1. Để trở thành luật gia phải qua trình tự đào tạo sau:

-Thứ nhất: Học và nghiên cứu tại các trường Đại học,

- Thứ hai: Trải qua kỳ thi quốc gia lần 1,

- Thứ ba: Bản thân người đó phải có thời gian công tác thực tế (không có quy định cụ thể),

- Thứ tư: Phải qua được kỳ thi quốc gia lần 2,

Thời gian học tâp và nghiên cứu, đào tạo để trở thành luật gia khoảng từ 7 đến 9 năm. Những người đã qua các kỳ học tập và nghiên cứu trên đây được gọi là luật gia đầy đủ. Trong tổng số những luật gia đầy đủ này sẽ có từ 3 đến 5% được chọn làm Thẩm phán.

 

CHỦ NHIỆM D ÁN

 

 

 

PGS. TS. LÊ MINH TÂM

 

 

 



(*) Tất cả những thông tin trên được sử dụng theo số liệu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ : “Ứng dụng môn luật so sánh vào chương trình giảng dạy ở các trường Đại học Luật tại Việt Nam”. Mã số đề tài đăng ký 98-98-072 năm 2000.

(*) Tài liệu từ : “Nhật Bản - Đường đi tới một siêu cường kinh tế” của tác giả Lê Văn Sang và Lưu Ngọc Trịnh. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, trang 126,127.

(**) Tài liệu từ: “Kinh tế học chính trị Nhật Bản” - Yasusuke Murakami vaf Hugh T. Patrick. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.

(***) Nguồn từ: Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản - Center For Japan Studies. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Số 4, năm 2000, trang 42.

(*)Theo số liêu cập nhật của Tòa án tối cao Nhật Bản 1995.

(*) Theo số liệu của Kitahama Law Office.

 

(*)Tài liệu theo bài viết: Tìm hiểu neefn giáo dục Mỹ - Tạp chí khoa học và tổ quốc của Liên hiệp các hội khoa và kỹ thuật Việt Nam số 17 - 174 ra ngày 5.9.2001, trang 16.

(*) Tư liệu này được truy cập từ kết quả khảo sát của đoàn công tác Bộ Tư pháp Việt Nam làm việc tại Bang Bắc sông Ranh CHLB Đức từ ngày 19.5.2001 đến ngày 02.06.2001.

 

File đính kèm downloadTải về