• Thuộc tính
Tên đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp
Nội dung tóm tắt
Nội dung toàn văn

BỘ TƯ PHÁP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

 

 

 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐỂ XÂY DỰNG MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TƯ PHÁP CHO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, 2004


BỘ TƯ PHÁP

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

 

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2002

“Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn Đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp”

 

 

Cơ quan chủ quản:

Bộ Tư pháp

Cơ quan chủ trì:

Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tư pháp)

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Phan Hữu Thư

Phó Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Văn Huyên

TS. Nguyễn Thành Trì

Thư ký đề tài:

ThS. Lê Thu Hà

Cơ quan phối hợp chính:

Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội

Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật

Khoa Luật Đại học Quốc gia

Vụ Luật sư, tư vấn pháp luật Bộ Tư pháp (nay là Vụ Bổ trợ tư pháp)

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

PHẦN BÁO CÁO PHÚC TRÌNH

TRANG

 

Đặt vấn đề

 

1

Cơ sở lý luận để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp

 

2

Cơ sở thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp

 

3

Nội dung môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp của các chức danh tư pháp

 

PHN CÁC CHUYÊN Đ

1

Vị trí, vai trò và các đặc trưng; của hoạt động tư pháp

 

2

Khái niệm các chức danh tư pháp

 

3

Thực trạng trình độ chuyên môn yà phẩm chất đạo đức của đội ngũ thẩm phán và thư ký toà án

 

4

Thực trạng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ luật sư

 

5

Thực trạng trình độ chuyên môn và pham chất đạo đức của đội ngũ chấp hành viên

 

6

Thực trạng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chứng viên

 

7

Khái niệm, nội hàm đạo đức tư pháp

 

8

Đạo đức nghề luật

 

9

Mối quan hệ giữa đạo đức tư pháp và chất lượng hiệu quả của hoạt động tư pháp

 

1

Đạo đức tư pháp, văn hoá tư pháp và pháp luật

 

1

Quan niệm đạo đức tư pháp ở một số nước

 

PHẦN PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN BÁO CÁO PHÚC TRÌNH


 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với Nhà nước cách mạng ra đời, nền Tư pháp kiểu mới - nền tư pháp nhân dân đã được thiết lập. Vượt qua những khó khăn, trở ngại, các cơ quan Tư pháp mà hạt nhân là đội ngũ các chức danh tư pháp đã phấn đấu nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Đội ngũ các chức danh tư pháp đã đóng góp một phần không nhỏ vào thắng lợi chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong thời kỳ “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước là phải tiến hành đổi mới bộ máy Nhà nước, mà trong đó cải cách tư pháp chiếm vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì các cơ quan tư pháp là công cụ quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của nhân dân, đảm bảo pháp chế và kỷ cương của xã hội.

Vấn đề cốt lõi của sự nghiệp xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh chính là vấn đề con người. Họ chính là đội ngũ các chức danh tư pháp đang hoạt động trong các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan Thi hành án, cơ quan điều tra, các cơ quan tổ chức bổ trợ tư pháp, công chứng, giám định tư pháp, luật sư, tư vấn...

Bên cạnh những đóng góp to lớn của đội ngũ các chức danh tư pháp, trong những năm gần đây, dư luận xã hội nói chung và ở nhiều kỳ họp Quốc hội nước ta nói riêng, vấn đề chất lượng, hiệu quả công tác, vấn đề đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ các chức danh tư pháp đã trở thành mối quan tâm, trăn trở và hết sức bức xúc của toàn Đảng, toàn dân.

Theo đánh giá chung hiện nay, đội ngũ các chức danh tư pháp “vẫn còn thiếu và yếu”[1], “chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp”[2]. Hiển nhiên những tồn tại, khuyết điểm trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trước hết là do:

“Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước”[3].

Trước thực trạng đó, quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương quyết định: cần phải “đổi mới công tác đào tạo cán bộ các chức danh tư pháp theo hướng các chức danh tư pháp phải có trình độ đại học Luật và được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh”[4].

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các chức danh tư pháp thông qua giáo dục là một trong những giải pháp khả thi và được Đảng, nhà nước ta chú trọng quan tâm. Trên thực tế, Học viện Tư pháp đã được thành lập và được gắn với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo các chức danh tư pháp. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, nhiệm vụ trang bị đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp cũng không kém phần quan trọng. Để thực hiện được nhiệm vụ này, phải căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp dùng để giảng dạy không chỉ trong các cơ sở đào tạo nghề luật như Học viện Tư pháp, cơ sở đào tạo Điều tra viên... mà có thể là môn học hết sức cần thiết dùng giảng dạy trong chương trình đào tạo các cử nhân luật trong các cơ sở đào tạo đại học luật.

Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn Đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp”.

Với điều kiện khách quan và chủ quan cho phép, Ban chủ nhiệm và nhóm tác giả đã đề ra nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài này như sau:

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp.

Xuất phát từ thực tế là hiện nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm các chức danh tư pháp, do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các chức danh tư pháp hiện đang được đào tạo tại Học viện tư pháp và kết quả nghiên cứu của đề tài, trước hết, sẽ được áp dụng cho việc đào tạo các chức danh tư pháp tại Học viện Tư pháp. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được Học viện Tư pháp - cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp của Nhà nước hiện nay - sử dụng làm căn cứ để xây dựng nội dung môn học Đạo đức nghề nghiệp tư pháp của các chức danh tư pháp.

Để nghiên cứu đề tài này một cách có kết quả, Ban chủ nhiệm đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phương pháp phân tích tổng hợp, khảo sát và đúc rút kinh nghiệm thực tế đã được kiểm nghiệm.

Với nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu như đã trình bày ở trên, bố cục của Phần tổng thuật gồm có 3 phần như sau:

1. Cơ sở lý luận để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp

2. Cơ sở thực tiễn để xây dựng môn đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp

3. Nội dung của môn đạo đức nghề nghiệp


 

  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TƯ PHÁP CHO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP
    1. Khái niệm hoạt động tư pháp

1.1.1. Các quan niệm về hoạt động tư pháp

Cho đến ngy, ở Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một khái niệm thống nhất về hoạt động tư pháp. Chính vì vậy, hiện đang tồn tại rất nhiều quan niệm về hoạt động tư pháp với những nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Với mỗi quan niệm, hoạt động tư pháp sẽ có phạm vi rộng hẹp khác nhau.

Có quan niệm cho rằng hoạt động tư pháp là hoạt động liên quan đến quá trình giải quyét các tranh chấp bao gồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về tranh chấp; hoạt động khởi kiện, khởi tố, truy tố; hoạt động xét xử và hoạt động thi hành các phán quyết của toà án trong thực tiễn và những hoạt động này phải do cơ quan tư pháp tiến hành. Theo đó, những người theo quan niệm này cho rằng hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của luật sư, của các đương sự, của người bị buộc tội không thể coi là hoạt động tư pháp (PGS-TS Phạm Hồng Hải - Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật).

Có quan niệm lại cho rằng hoạt động tư pháp là hoạt động xét xử của Toà án và các hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác được Nhà nước cho phép thành lập, trực tiếp liên quan hoặc phục vụ cho việc xét xử của Toà án.

Ngoài ra, xét theo mục đích của hoạt động, có quan niệm cho rằng, hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Có quan điếm khác cho rằng hoạt động tư pháp không chỉ là hoạt động tố tụng mà còn bao gồm cả hoạt động ngoài tố tụng phục vụ cho việc Nhà nước đưa ra được phán quyết cuối cùng về các vụ án, các tranh chấp. Khi hiểu hoạt động tư pháp theo nghĩa hẹp là hoạt động tố tụng thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau vì hiện nay giới khoa học pháp lý vẫn chưa thống nhất được vấn đề thi hành án là hoạt động tố tụng hay hoạt động hành chính - tư pháp.

Trong phạm vi đề tài này, để tránh những tranh luận khó kết thúc, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận là chỉ xem xét khái niệm hoạt động tư pháp theo quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn kiện chính thức như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khoá VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới Theo các văn kiện này, hoạt động tư pháp được hiểu bao gồm: các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và một số hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, giám định tư pháp, công chứng nhằm giúp cho việc xét xử được khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng việc, đúng pháp luật.

Cũng cần phải khẳng định rằng không phải tất cả các hoạt động của cơ quan tư pháp đều được gọi là hoạt động tư pháp. Xuất phát từ nghĩa rộng của khái niệm tư pháp là phán xét, giải quyết các tranh chấp nên có thể hiểu hoạt động tư pháp là các hoạt động liên quan tới quá trình giải quyết các tranh chấp bao gồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ; hoạt động khởi kiện, khởi tố, truy tố; hoạt động xét xử và hoạt động thi hành các phán quyết của toà án trong thực tiễn. Cũng như các cơ quan nhà nước khác, các cơ quan tư pháp cũng có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, hoạt động, truy tố, hoạt động xét xử...) mỗi cơ quan tư pháp còn có nhiều lĩnh vực hoạt động khác, thí dụ: Cơ quan điều tra và viện kiểm sát còn thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm, toà án còn thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân. Hoạt động phòng ngừa tội phạm, hoạt động giáo dục, tuyên truyên pháp luật… mặc dù cũng do cơ quan tư pháp tiên hành nhưng nó không gắn với quá trình giải quyết một vụ án cụ thể nên nó không được gọi là hoạt động tư pháp. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động tư pháp, trong từng cơ quan tư pháp tồn tại một loại hoạt động mà hoạt động này được điều chỉnh bằng luật hành chính chứ không được điều chỉnh bởi tố tụng; và vì vậy nó cũng không được coi là hoạt động; tư pháp (thí dụ: Hoạt động báo cáo công tác của cấp dưới với cấp trên, hoạt động thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, hoạt động tổng kết công tác của mỗi cơ quan…). Trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, giữa những người cùng một cơ quan tư pháp hoặc giữa những người ở các cơ quan tư pháp khác nhau luôn tồn tại một loại quan hệ được gọi là quan hệ hành chính - tư pháp (thí dụ: Quan hệ hành chính giữa thủ trưởng và nhân viên trong việc phân công công tác, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong các cuộc họp liên ngành...).

1.1.2. Vị trí, vai trò của hoạt động tư pháp

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng; ta đã nhấn mạnh một trong những quan điểm cơ bản cần quán triệt để tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nưóc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp[5]

Từ quan điểm trên đây của Đảng, ta có thể hiểu hoạt động tư pháp là một trong nhiều loại hoạt động của Nhà nước ta, nó không thể tách rời hoạt động lập pháp và hoạt động hành pháp.

Trong bất kì nhà nước nào, để quản lý xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Khi xã hội càng phát triển thì càng cần có pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bao gồm cao nhất là Hiến pháp, tiếp đến là luật, các văn bản dưới luật luôn đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Vì vậy, hoạt động lập pháp luôn được coi là có vai trò quan trọng nhất trong số các hoạt động của nhà nước. Vì vậy, hoạt động lập pháp luôn là hoạt động đi trước, là tiền đề cho hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp. Thi hành và áp dụng pháp luật thuộc nội dung; của hoạt động hành pháp. Đây là một quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, dùng pháp luật như một công cụ quản lý các lĩnh vực của đời sống, xã hội. Để công việc quản lý xã hội có hiệu quả, ngoài yếu tố phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh - kết quả của hoạt động lập pháp, còn cần có sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt từ phía các chủ thể của hoạt động hành pháp và các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và mọi công dân. Bất kì một vi phạm và tội phạm nào dù do ai thực hiện cần được phát hiện và xử lý kịp thời. Công việc này thuộc nội dung của hoạt động tư pháp. Vì vậv, có thể nói rằng hoạt động tư pháp có mục đích là bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động hành pháp đạt hiệu quả cao. Hoạt động tư pháp bảo đảm cho sự tồn lại của pháp luật và chế độ tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Nếu không có hoạt động tư pháp thì các vi phạm pháp luật và tội phạm không bị phát hiện và xử lý, điều này sẽ dẫn tới hậu quả là các văn bản pháp luật và dưới luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không được thi hành hoặc thi hành không có hiệu quả, quá trình quản lý xã hội không đạt được mục đích mong muốn, xã hội sẽ trở nên trì trệ, kém phát triển.

Khi thực hiện chức năng của riêng mình, các cơ quan tư pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp và vụ án hình sự mang tính phối hợp. Khi mối quan hệ phối hợp trên đây được xác lập và tồn tại một cách hợp lý thì nó là một trong những điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động tư pháp. Ngược lại, nếu mối quan hệ phối hợp được thiết lập một cách bất hợp lý (quá hời hợt hoặc quá chặt chẽ làm cho các cơ quan tư pháp như một) sẽ làm cho cơ quan tư pháp hoạt động rời rạc, đơn lẻ hoặc làm mất tính độc lập tương đối của các cơ quan tư pháp với nhau.

  1. Khái niệm cơ quan tư pháp và hệ thống tư pháp

Quan điểm đầu tiên về cơ quan tư pháp ở nước ta được thể hiện trong bản Hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946. Chương VI Hiến pháp 1946 với tên gọi “Cơ quan tư pháp” có 7 điều quy định về tổ chức bộ máy và các nguyên tắc hoạt động của ngành tòa án. Ngay Điều 63 Hiến pháp 1946 quy định: “Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có:

  1. Tòa án tối cao;
  2. Các tòa phúc thẩm;
  3. Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp”.

Qua nội dung điều luật trên và các điều luật tiếp theo trong chương VI Hiến pháp 1946 chúng ta thấy ở nước ta dường như người làm luật quan niệm tư pháp là xét xử; cơ quan tư pháp là cơ quan xét xử (tòa án) và cơ quan tư pháp không phải là cơ quan độc lập mà nó thuộc sự quản lý của Bộ tư pháp - thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quan điểm về cơ quan tư pháp trong thời kì này, chúng tôi cũng đã thấy một điều là trước khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên vào ngày 9/1 1/1946 thì trước đó trong các Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 cũng đã thể hiện nội dung rất quan trọng là trong cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành tòa án, tòa án được tổ chức ở ba cấp gồm tòa án sơ cấp (giống như tòa án quận huyện hiện nay), tòa án đệ nhị cấp (giống tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay) và tòa thượng thẩm được thành lập ở Bắc kì, Trung kì và Nam kì. Ở Tòa án sơ cấp, thẩm phán làm cả nhiệm vụ buộc tội và xét xử, ở Tòa án đệ nhị cấp có thẩm phán buộc tội (hay còn gọi là thẩm phán công tố), ở Tòa thượng thẩm có Công tố viện do chưởng lý đứng đầu và dưới quyền là các viên chức làm công tác công tố chuyên trách. Các công tố viên có quyền tư pháp cảnh sát (điều tra các vụ án hình sự), điều khiển công việc và giám sát hoạt động điều tra của tư pháp cảnh sát, thực hành quyền công tố (buộc tội).

Như vậy, xét một cách tổng thể thì thấy, ngay từ những ngày đầu tiên Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, ở nước ta đã tồn tại quan niệm rộng về cơ quan tư pháp. Qua các văn bản pháp luật cũng như quy định của Hiến pháp 1946 người ta thấy rằng cơ quan tư pháp không chỉ là tòa án và chức năng của cơ quan tư pháp không chỉ là xét xử. Khái niệm cơ quan tư pháp lúc đó đã được hiểu theo nghĩa rộng của từ này, nó bao gồm cơ quan làm công tác xét xử (tòa án) và cơ quan buộc tội phục vụ cho công tác xét xử là cơ quan công tố. Cả hai loại cơ quan trên đều được đặt dưới sự quản lý của Bộ tư pháp.

Trong thực tế khái niệm cơ quan tư pháp được gắn liền với khái niệm tư pháp (xét xử). Điều này có thể được minh chứng qua các lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cơ quan tư pháp sau đây:

Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948 Hồ Chủ Tịch đã viết: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ, cho nên càng phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung cho c tư pháp hành chính”[6]. Phát biểu tại Hội nghị cán bộ tư pháp năm 1949 Hồ Chủ  Tịch đã nói: “Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”[7]. Tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Hồ Chủ Tịch cũng đã nói: “Các chú hiện nay làm công tác tư pháp, công tác xử án. Vậy muốn làm tốt công tác ấy thì phải làm thế nào?... Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án…”[8].

Từ giữa những năm 50 khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng ở nước ta đã diễn ra cuộc cải cách tư pháp với sự thay đổi rất quan trọng. Cùng với việc thành lập hệ thống tòa án nhân dân các cấp (thay cho tòa án thường trước đây) ngày 29/1/1958, Quốc hội đã có Nghị quyết thành lập Viện công tố trung ương và từ đây hệ thống công tố được tách ra khỏi hệ thống tòa án nhân dân nhưng vẫn trực thuộc hội đồng chính phủ. Và trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 1960, hệ thống viện kiểm sát nhân dân ra đời đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Từ đó tới nay hệ thống viện kiểm sát nhân dân luôn tồn tại như bộ phận hợp thành của nhánh quyền lực thứ ba của Nhà nước ta - quyền tư pháp. Ngày ngy, với xu thế tiếp tục đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng ta cũng đã thể hiện rõ quan điểm về cơ quan tư pháp cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này trong tình hình mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã nhấn mạnh một trong những quan điểm cơ bản cần phải quán triệt để tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.[9] Ngoài ra, Trung ương đảng cũng chỉ ra nhiệm vụ trong cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp là củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp; phân định lại thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho tòa án nhân dân cấp huyện; đổi mới tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp[10]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII ngày 18/6/1997 đã làm rõ nội dung của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay bao gồm việc nâng cao chất lượng hoạt động của viện kiểm sát và tòa án nhân dân, sắp xếp lại cơ quan điều tra theo hướng gọn nhẹ, kiện toàn tổ chức thi hành án, củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp, tiến tới thành lập cảnh sát tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh[11].

Qua việc nghiên cứu, phân tích các văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn kiện của Đảng ta có thể rút ra kết luận rằng trong hơn nửa thế kỉ qua khái niệm cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước nhìn nhận duới nghĩa rộng của từ này có xuất phát từ nghĩa gốc của tư pháp là xét xử. Càng ngày, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội và nhu cầu của hoạt động tư pháp, khái niệm cơ quan tư pháp càng có những nội dung rộng hơn, phong phú hơn. Nếu như trước đây trong Hiến pháp 1946 cơ quan tư pháp chỉ được coi là tòa án các cấp và nếu có thể coi là nó đã được bổ sung bởi các quy định trong các sắc lệnh được ban hành trước đó thì cơ quan tư pháp cũng vẫn chỉ là tòa án mặc đù đã có sự hiện diện của cơ quan buộc tội (công tố) trong cơ cấu tổ chức bộ máy của tòa án. Sự ra đời của ngành kiểm sát vào nắm 1961 (trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960) đã làm phong phú thêm khái niệm cơ quan tư pháp. Chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự vẫn thuộc về các tòa án nhưng; để bảo đảm cho việc xét xử các vụ án hình sự được đúng người, đúng tội và các vụ án dân sự được chính xác, khách quan và công minh không thể không có hoạt dộng giám sát của cơ quan đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực cao nhất là viện kiêm sát các cấp. Bên cạnh tòa án hệ thống cơ quan tư pháp còn có cả viện kiểm sát - cơ quan thực hiện sự buộc tội và truy tố một người nào đó ra tòa để xét xử đồng thời thực hiện sự giám sát nhằm bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định của tòa án khi giải quyết các tranh chấp về dân sự.

Hệ thống các cơ quan tư pháp và nội dung của hoạt động tư pháp càng ngàv càng trở nên phong phú hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

Thứ nhất, khi xã hội càng phát triển thì càng có nhiều quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh bằng pháp luật. Để phản ánh và cũng để phù hợp với điều đó, các ngành luật khác nhau lần lượt ra đời và phái triển. Sự đa dạng các ngành luật trong hệ thống pháp luật cũng chính là tiền đề làm phát sinh sự đa dạng của các hành vi và quyết định pháp lý. Và đến lượt nó sự đa dạng của các hành vi và quyết định pháp lý làm phát sinh sự đa dạng của các tranh chấp giữa các chủ thể các quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân và pháp nhân. Cơ quan xét xử giờ đây không chỉ đơn thuần xét xử về hình sự hoặc dân sự như trước đây mà thẩm quyền của nó còn là xét xử cả các tranh chấp về kinh tế, lao động và hành chính nữa.

Thứ hai, khi xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động trong xã hội ngày càng hợp lý và khoa học. Công việc xét xử không phải chỉ đơn thuần là ra các phán quyết, vấn đề quan trọng hơn là làm sao để các phán quyết được ra phải đúng đắn và có giá trị pháp lý trong thực tiễn, để đạt được điều này, ngoài các cơ quan tư pháp được xem là truyền thống như: điều tra, truy tố, xét xử, thì sự hình thành các cơ quan như: luật sư, công, chứng, giám định, thi hành án là hết sức cần thiết và nó           hợp thành với các cơ quan trên thành một chỉnh thể mà người ta gọi là hệ thống các cơ quan tư pháp.

Thứ ba, một trong những yêu cầu đối với công tác xét xử (hay phán quyết các tranh chấp) là phải khách quan. Và rõ ràng để có các quyết định khách quan không thể tồn tại cơ chế một cơ quan hoặc một người nào đó thực hiện hai hoặc nhiều khâu của một quá trình giải quyết tranh chấp (người ta gọi là tố tụng) được (thí dụ, tòa án không thể vừa buộc tội vừa xét xử, viện kiểm sát không thể vừa điều tra vừa truy tố...). Chính vì vậy, sự phân công trách nhiệm trong việc thực hiện quyền tư pháp thành nhiều cấp, nhiều tầng nấc không phải là làm phức tạp bản thân hệ thông các cơ quan tư pháp mà thực chất đó là điều kiện để các cơ quan tư pháp cùng lúc vừa thực hiện được sự phối hợp với nhau lại vừa chế ước lẫn nhau.

Qua sự phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng cần thiết phải hiểu khái niệm cơ quan tư pháp theo nghĩa rộng của từ này với nội dung đó là cơ quan điều tra, cơ quan kiêm sát, toà án, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự; các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp bao gồm tổ chức luật sư, giám định tư pháp, công chứng. Như vậy. khác với các nhà nước được tổ chức theo quan điểm tam quyền phân lập cứng rắn, ở nước ta, quyền tư pháp không phải được giao cho một hệ thống cơ quan riêng biệt đảm nhiệm mà do nhiêu loại cơ quan, tổ chức khác nhau cùng thực hiện, trong đó có cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, một số khác thuôc lực lượng vũ trang, an ninh đồng thời lại có cả tổ chức phi nhà nước. Theo chúng tôi, cách hiểu trên đây về cơ quan tư pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, nó là xuất phát điểm cho việc nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Khái niệm các chức danh tư pháp

1.3.3. Khái niệm

Cũng giống như khái niệm hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức quy định hay giải thích đầy đủ về khái niệm chức danh tư pháp, cũng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu riêng về vấn đề này, mặc dù khái niệm chức danh tư pháp vẫn được dùng mặc nhiên trong một số bài báo, bài giảng.

Vì vậy, để có thể hình thành khái niệm về các chức danh tư pháp, cần gắn khái niệm cán bộ, công chức với hoạt động tư pháp.

a/ Khái niệm cán bộ công chức:

Theo Từ điển tiếng Việt 1992: cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; công chức là người làm việc có chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước[12].

Theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1993, điều 1: Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh): ở huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nuớc ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp;

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã phường, thị trấn (sau dây gọi chung là cấp xã);

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến một khái niệm có liên quan là Viên chức: theo Đại từ điển tiếng Việt “viên chức là những người làm việc trong cơ quan hay trong sở tư nói chung” và theo một số nhà nghiên cứu thì viên chức có ngoại diên rộng hơn so với công chức vì bao gồm “tất cả những người làm việc thông thường và những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công hoặc tư, nhà nước hoặc dân sự, được hưởng lương theo ngạch bậc, trình độ và chức vụ”[13].

      b/ Chức danh, tiêu chuẩn cán bộ công chức:

- Chức danh cán bộ, công chức: Theo Từ điển tiếng Việt; Chức danh là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi chức; còn chức là danh vị thể hiện cấp bậc và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của nhà nước hay đoàn thể[14]. Như vậy, có thế hiểu chức danh cán bộ, công chức, viên chức là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp.

- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Theo Từ điển tiếng Việt; Tiêu chuẩn là những điều quy định làm căn cứ để đánh giá; tiêu chuẩn hoá (chuẩn hoá) là xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất trong sản xuất, công tác[15]. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là những quy định làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê thì tiêu chuẩn của người cán bộ phải là sự hội tụ của hai yếu tố phẩm chất - đạo đức và tri thức - năng lực hoặc như Hồ Chủ tịch thường nói ngắn gọn có đức, có tài” để thực hiện chức trách, vai trò của họ trong 4 mối quan hệ: một là với đường lối, chính sách; hai là với bộ máy, tổ chức; ba là với công việc; bốn là với quần chúng[16].

Việc quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức là một nội dung quản lý nhà nước về cán bộ, công chức (Điều 33 Pháp lệnh cán bộ, công chức). Theo Pháp lệnh, Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước (Điều 36); việc quản lý thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh về kiểm sát viên VKSND (Điều 35).

- Ngạch, bậc công chức là khái niệm gắn liền với chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Theo Từ điển tiếng Việt - ngạch là hệ thống sắp xếp có thứ tự theo từng loại, do nhà nước quy định (tr.662); bậc là hạng, thứ xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới (tr.61). Ví dụ - Ngạch công chức hành chính được giải thích trong Thông tư số 444/TCCP-VC ngày 5/6/1993 của Ban TCCB Chính phủ: mỗi ngạch công chức hành chính thể hiện chức và cấp của từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu bộ máy của nền hành chính quốc gia có tên gọi (chức danh) và có tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng, trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ, nội dung công việc phải làm, ứng với độ phức tạp nhất định và yêu cầu cấp đào tạo ban đầu phải có; đồng thời có tiền lương riêng (bậc) thể hiện chính sách khuyến khích công chức yên tâm, tận tuỵ với công việc.

Từ các quy định về cán bộ, công chức, găn với vị trí, vai trò và các đặc trưng của hoạt động tư pháp, theo suy luận logic hình thức, có thể hiểu chức danh tư pháp là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi vị trí chuyên môn, nghiệp vụ tư pháp trong các cơ quan tư pháp, tổ chức bổ trợ tư pháp.

Cụ thể, các chức danh tư pháp theo cách hiểu trên có thể gồm:

1. Điều tra viên - Theo Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, chức danh điều tra viên thuộc về cơ quan điều tra của Lực lượng cảnh sát nhân dân và an ninh nhân dân; cơ quan điều tra của quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiêm sát nhân dân; các cán bộ được phân công tiến hành điều tra theo thẩm quyền thuộc Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm;

2. Kiểm sát viên thuộc các Viện kiểm sát nhân dân;

3. Thẩm phán; 4. Thẩm tra viên và 5. Hội thẩm nhân dân thuộc các Toà án nhân dân;

6. Giám thị, quản giáo thuộc cơ quan quản lý trại giam của Bộ Công an;

7. Chấp hành viên thuộc các cơ quan thi hành án dân sự;

8. Luật sư thuộc các Đoàn luật sư;

9. Giám định viên tư pháp - Theo Nghị định số 117/HĐBT ngày I 21/7/1988 chức danh giám định viên tư pháp có thể được bổ nhiệm để phục vụ thường xuyên cho công tác điều tra, truy tố, xét xử gồm:

- Giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y của Bộ Nội vụ;

- Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của Bộ Y tế;

- Giám định viên pháp y thuộc Bộ Quốc phòng;

- Giám định viên kế toán - tài chính thuộc Bộ Tài chính;

- Giám định viên tác phẩm văn hoá - nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá;

- Giám định viên trong từng lĩnh vực khoa học - kỹ thuật thuộc UBKH&KT (nay là Bộ khoa học, công nghệ);

10. Công chứng viên thuộc các Phòng công chứng nhà nước;

11. Hộ tịch viên thuộc cơ quan tư pháp cấp xã;

12. Trọng tài viên thuộc cơ quan trọng tài.

Tuy nhiên, có hai điểm cần lưu ý là:

- Không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan tư pháp đều là người có chức danh tư pháp; chỉ những người nào trực tiếp tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp, công chứng, bào chữa, tư vấn pháp luật và phải có văn bản quy phạm pháp luật xác định tên chức danh tương ứng thì mới là người có chức danh tư pháp (ví dụ: Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh kiểm sát viên Viện KSND...). Theo Thông tư số 444/TCCP-VC ngày 5/6/1993 của Ban TCCB Chính phủ thì các công chức làm công; tác hành chính theo chế độ tuyển dụng tại cơ quan tư pháp các cấp (toà án, kiểm sát, thi hành án…) vẫn thuộc các ngạch công chức hành chính (chuyên viên, chuyên viên pháp lý, nhân viên...).

- Không phải tất cả các chức danh tư pháp đêu là công chức mà trong số đó có những chức danh do sĩ quan quân đội hoặc sĩ quan công an nhân dân đảm nhiệm (như điều tra viên, quản giáo) hoặc do người hành nghề tự do (luật sư) thuộc các tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện.

1.3.2. Đặc trưng nghề nghiệp của các chức danh tư pháp

Có thế sơ bộ khái quát năm đặc thù nghề nghiệp của các chức danh tư pháp như sau:

Đặc thù thứ nhất - Pháp luật là chuẩn mực, là nội dung và phương tiện hoạt động của các chức danh tư pháp.

Các chức danh tư pháp là những người trực tiếp áp dụng pháp luật hay tổ chức thi hành pháp luật. Mọi hoạt động của họ đều phải dựa trên và tuân theo các quy trình, thủ tục chặt chẽ do luật định; phạm vi, nội dung hoạt động và thẩm quyền của chức danh tư pháp đều được quy định chặt chẽ trong các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, luật nội dung và luật tố tụng. Do đó, yêu cầu về trình độ hiểu biết pháp luật là yêu cầu chung, có tính chất nền tảng đầu tiên cần được chuẩn hoá đối với tất cả các chức danh tư pháp. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ bản, tối thiểu đối với các chức danh tư pháp ở các nước. Các Mác đã từng khẳng định “Đối với thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp. Thẩm phán có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri... Thẩm phán độc lập không thuộc về tôi cũng không thuộc về chính phủ. Thẩm phán xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định”[17]. Tại Việt Nam, ngay trong những ngày tháng đầu của nhà nước dân chủ nhân dân, đồng thời với việc ban hành sắc lệnh xoá bỏ chế độ quan chức tư pháp của thời thuộc địa, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán, theo đó, phê chuẩn đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc “thu nạp trong những hàng công chức cũ, kể cả quan lại và tuyển những người mới để có đủ người vừa hiểu biết về pháp luật lại vừa có đức hạnh” để làm thẩm phán. Tuy nhiên, sau đó đã có những thời kỳ, vì những lý do chủ quan và khách quan trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tiêu chuẩn hiểu biết pháp luật bị coi nhẹ trong khi tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức tư pháp. Điều đó dẫn đến những hậu quả không nhỏ mà phải mất nhiêu thời gian chúng ta mới có thể khắc phục được từng bước.

Đặc thù thứ hai - Tính chuyên môn, nghiệp vụ cao trong hoạt động của các chức danh tư pháp.

Điều tra, truy tố, xét xử đều là những hoạt động tố tụng; phức tạp đòi hỏi người tiến hành phải có trình độ chuyên môn và các kỹ năng; nghiệp vụ chuyên sâu như nghiệp vụ phát hiện, đánh giá chứng cứ; hỏi cung bị can; nghiệp vụ nghiên cứu hồ sơ và lập kế hoạch xét xử, kỳ năng thẩm vấn và điều khiển phiên toà công khai theo đúng thủ tục tố tụng; kỹ năng viết cáo trạng và buộc tội đúng pháp luật: kỹ năng tranh tụng công khai trước toà và nghệ thuật bào chữa; kỹ năng giáo dục, cảm hóa phạm nhân... Một chức danh tư pháp, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thường phải biết và sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác nhau, ví dụ như chấp hành viên không chỉ cần kỹ năng tổ chức thi hành án hay cưỡng chế thi hành án mà còn phảỉ có kỹ năng thuyết phục, hoà giải các bên để họ tự nguyện thi hành án nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án.

Do đó, ngoài tiêu chuẩn nền là kiến thức pháp luật, các chức danh tư pháp không thể không đạt tiêu chuẩn nhất định về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình thức đào tạo nghề trong nhà trường và qua thực tiễn công tác. Tại hầu hết các nước có nền tư pháp phát triển, các chứng chỉ đào tạo nghề là điều kiện bắt buộc để các cử nhân luật có thể được tham gia xét tuyển vào các ngạch chức danh tư pháp. Do vậy các kỳ thi tuyển vào trường đào tạo nghề ở các nước này còn khó khăn, ngặt nghèo hơn cả kỳ thi vào đại học luật. Tại Việt Nam, trong suốt thời gian dài, yêu cầu đặc thù này đối với cán bộ tư pháp đã không được nhận thức đầy đủ nên chỉ một số rất ít chức danh tư pháp có đặt ra tiêu chuẩn nghề. Việc đào tạo nghề chưa được coi trọng, một số nội dung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chỉ được “cấy ghép” vào chương trình của một bậc đào tạo chuyên môn (đại học, trung cấp, sơ cấp). Mãi đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Trường đào tạo các chức danh tư pháp mới được thành lập để chính thức làm nhiệm vụ đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tư pháp).

Đặc thù thứ ba - Tính độc lập và chế độ trách nhiệm cá nhân cao của các chức danh tư pháp.

Các chức danh tư pháp đều chịu trách nhiệm rất lớn trước xã hội vì mỗi quyết định của cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án đều tác động trực tiếp đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, tổ chức, đến sinh mạng pháp lý- chính trị của họ; mỗi hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến lọi ích của công dân, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức sử dụng dịch vụ... Khi thực hiện các hoại động chuyên môn, nghiệp vụ, các chức danh tư pháp độc lập trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Nguyên tắc “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được ghi nhận trong cả 4 bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam, trong các đạo luật về tổ chức toà án nhân dân và pháp luật tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự đã bổ sung nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng về hành vi, quyết định của mình “Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (Điều l0a) đồng thời cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ (điều 624 Bộ luật dân sự). Không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp vào các hoạt động tố tụng do các chức danh tư pháp tiến hành hoặc gây ảnh hưởng, tác động đến việc độc lập ra quyết định của các chức danh tư pháp. Bộ luật hình sự dành một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong đó có “Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật” (Điều 297).

Đặc thù thứ tư - Các chức danh tư pháp phải tuân thủ các quy tắc đạo đức  nghề nghiệp nghiêm khắc.

Cũng giống như những người hành nghề y được chịu trách nhiệm nghề nghiệp về sức khoẻ, tính mạng của người bệnh, hoạt động của nhiều chức danh tư pháp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh mạng pháp lý của công dân. Vì vậy, ngoài những trách nhiệm và nghĩa vụ chung của mọi công chức nhà nước, các chức danh tư pháp còn phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng. Hoạt động tư pháp là hoạt động công khai, mọi người dân đều có quyền và có thể giám sát hoạt động tư pháp, họ đặt niềm tin vào công lý và công bằng xã hội thông qua cách hành xử và tư cách của người cán bộ tư pháp. Hồ Chủ tịch đã dạy: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền. Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”[18]. Đối với thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Người yêu cầu Trong công tác xứ án phi công bằng, liêm khiết trong sạch[19]. Đối với luật sư – “ngay c khi hành nghề tự do thì luật sư cũng phi hành động với hai tư cách: là người tư vấn, đại diện tin cậy của khách hàng và là người trợ giúp trung thực của toà án trong việc giải quyết các vụ án”[20]. Do vậy, các luật sư cũng phải tự nguyện tuân thủ một cách chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong khi thực hiện các nghĩa vụ trước khách hàng (thân chủ), trước Nhà nước cũng như trước các đồng nghiệp để góp phần gìn giữ uy tín tổ chức nghề nghiệp của mình trong xã hội. Ở hầu hết các nước, bên cạnh những đạo luật của nhà nước về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức tư pháp, các hiệp hội nghề nghiệp luật (luật sư, trọng tài...) còn xây dựng những Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có hiệu lực bắt buộc chung với mọi thành viên, tạo thành cơ sở cho việc xem xét kết nạp, khen thưởng, kỷ luật, khai trừ các chức danh tư pháp là thành viên của hiệp hội. Vì vậy tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được coi là không thể tách rời khỏi các chức danh tư pháp, phải là một nội dung đào tạo, rèn luyện từ trong trường đào tạo nghề cho đến suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tư pháp.

Đặc thù th năm - Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đòi hỏi một bản lĩnh chính trị vững vàng, sự hiểu biết tổng hợp về các khoa học xã hội, khoa học tâm lý, vốn sống và kinh nghiệm đối nhân, xử thế.

Hoạt động tư pháp là hoạt động với con người, vì con người như Hồ Chủ tịch đã dạy “Nghĩ cho cùng, vn đề tư pháp, cũng như mọi vn đề khác, trong c này, vấn đề ở đời và làm người[21]. Vì vậy, một chức danh tư pháp, khi nhân danh Nhà nước pháp quyền thực thi công lý phải kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ với những hiểu biết kinh nghiệm tổng hợp về xã hội, về con người trên nền tảng của một nhân cách vững vàng để có thể xử lý những vấn đề pháp lý liên quan đến từng số phận con người một cách thấu tình, đạt lý, khiến cho mọi người tâm phục, khẩu phục. Nhiều trường hợp, cán bộ tư pháp phải hành động, phải ra quyết định trong những điều kiện, tình huống rất khó khăn, thậm chí hiểm nghèo hoặc có sự xung đột gay gắt về lợi ích đòi hỏi sự chấp nhận hy sinh cá nhân – đó chính là những thách thức làm bộc lộ bản lĩnh chính trị và nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp. Ý chí và đạo đức của các chức danh tư pháp được khẳng định ngay trong lời tuyênn thệ thiêng liêng khi vào nghề: “Tôi thề sẽ trung thành vi Chính ph Việt Nam dân ch cộng hoà. Tôi th sẽ mang hết sức và công tâm ra phụng sự chức vụ của tôi, sẽ giữ khn mật những cuộc thm nghị, và luôn luôn cư xử cho xứng đáng là một vị thm phán cương trực và đủ tư cách”. Để giữ vững được lời thề ấy trước những thử thách của cuộc sống, Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở cán bộ tư pháp “Các chú phải công bng, liêm khiết, trong sạch, phi gn n, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân đ giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng”, phải lấy nhân dân là nguồn sức mạnh, li ích của dân là thước đo năng lực, phẩm chất và hiệu quả công tác của người cán bộ tư pháp.

Những đặc thù nghề nghiệp trên có tính phổ biến đối với người làm công tác tư pháp không chỉ ở Việt Nam, nhưng ở mỗi nước và trong từng thời kỳ lịch sử những đặc thù đó lại mang những nội dung cụ thể và đặt ra những yêu cầu mang sắc thái riêng của hệ thống chính trị - pháp lý quốc gia. Những đặc thù nghề nghiệp của cán bộ tư pháp đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách và pháp luật tương ứng để chuẩn hoá và phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp thực sự là những người nhân danh công lý bảo vệ lẽ phải, sự công bằng, bảo vệ chế độ và lợi ích của nhân dân.

1.4. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp tư pháp    

1.4.1. Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được hình thành từ rất sớm trong lịch sử và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Tuỳ thuộc vào vị trí xã  hội, địa vị và lợi ích giai cấp trong cùng một chế độ xã hội có giai cấp hay tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử mà các quan điểm về đạo đức cũng khác nhau.

Theo nghĩa hẹp, đạo đức được hiểu là những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người.

Theo nghĩa rộng. khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị,  pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. Đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa con người với con người. Đạo đức là một chỉnh thể đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân.

Từ các nghĩa rộng, hẹp khác nhau về đạo đức, có thể định nghĩa đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.

* Đặc điểm:

- Đạo đức, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội và bị chi phối bởi tồn tại xã hội, bởi hiện thực đời sống đạo đức xã hội.   

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Sự đánh giá hành vi của con người theo khuôn phép chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về cái thiện và cái ác; cái tốt và cái xấu; cái có lương tâm và cái không có lương tâm; cũng như về nghĩa vụ và trách nhiệm.

- Đạo đức là một hệ thống các giá trị, nó là thước đo giá trị cần có ở mỗi người.

1.4.2. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp tư pháp

Mỗi một xã hội có quan niệm của mình về đạo đức. Đạo đức là một phạm trù vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp sâu sắc. Vì vậy, đạo đức bị chi phối mạnh mẽ bởi tính dân tộc, tính truyền thống và tính lịch sử.

Trong xã hội hiện đại, quan niệm về đạo đức đã được nâng lên một tầng cao mới phù hợp với nền văn hoá hiện đại. Bên cạnh đạo đức xã hội còn xuất hiện quan niệm về đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm người, một tổ chức người nhất định. Đạo đức nghề nghiệp trước hết phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó. đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trưng riêng của mình. Đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp là một loại hình đạo đức nghề nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, điều tra viên, chấp hành viên…

Đạo đức xã hội là những quan niệm nhằm hướng tới chân, thiện, mỹ. Đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp là tổng hợp những yếu tố để giúp các chức danh tư pháp trong hoạt động nghề nghiệp của mình xác định được chân, thiện, mỹ để bảo vệ một trật tự do luật định. Như vậy, thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, bằng các tác nghiệp, các chức danh tư pháp hướng tới cái thiện, cái đúng, cái đẹp, sự công bằng để hành động. Quyết định, hành vi của các chức danh tư pháp trước hết phải phù hợp với pháp luật, mang tính khả thi sâu sắc, phù hợp với cái chân, thiện, mỹ chung của toàn xã hội mà trong đó các chức danh tư pháp là một thành viên.

1.4.2.1. Nội hàm khái niệm đạo đức nghề nghiệp tư pháp của các chức danh tư pháp theo quan điểm của Việt Nam

Đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp được hình thành và tạo nên bởi những yếu tố sau:

- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao:

Các chức danh tư pháp có đạo đức nghề nghiệp phải là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Bác Hồ nói: “ Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, tài và đức là hai tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Có nghĩa là khi nói đến đạo đức nghề nghiệp thì yếu tố tài và đức gắn liền với nhau, tạo thành mối liên kết không thể tách rời để hình thành đạo đức nghề nghiệp. Không thể nói một các chức danh tư pháp có đạo đức nghề nghiệp cao nếu như do trình độ chuyên môn và nghiệp vụ non kém đã dẫn đến việc ra một bản án hay một quyết định không khách quan, gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khoẻ của cá nhân trong xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh tư pháp được coi là yếu tố đầu tiên tạo nên đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp. Như vậy, không có gì lạ khi nói rằng việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp phải được bắt đầu từ việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Lương tâm nghề nghiệp và tính nhân đạo:

Lương tâm nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đòi hỏi ở họ tính nguyên tắc của nghề nghiệp. Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động phải được thực hiện theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, đòi hỏi sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt, hơn nữa kết quả của hoạt động tư pháp thể hiện nền công lý của mỗi quốc gia, bởi vậy, khi chủ thể của hoạt động tư pháp, tức là đội ngũ các chức danh tư pháp phải tuân theo những nguyên tắc nghề nghiệp nhất định.

Các chức danh tư pháp có tính nguyên tắc là những người phải tự vượt qua chính mình, vượt qua những lệ thuộc về gia đình, bạn bè hoặc kinh tế... để giữ vững nguyên tắc, quan điểm của mình.

Các chức danh tư pháp có tính nguyên tắc thường tự tin, có bản lĩnh và vững vàng trước mọi cám dỗ. Họ không bao giờ để mình rơi vào lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm, nhưng cũng không tự vây hãm mình trong cách sống và làm việc một cách cứng nhắc, thờ ơ, lãnh đạm.

Bên cạnh lương tâm đối với nghề nghiệp, các chức danh tư pháp tư pháp còn phải có tính nhân đạo. Tính nhân đạo của các chức danh tư pháp xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo Xã hội chủ nghĩa, nó được thể hiện ở sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người. Ngoài ra, tính nhân đạo của các chức danh tư pháp còn thể hiện thông qua việc họ biết đấu tranh với điều ác, bảo vệ điều thiện.

- Bản lĩnh nghề nghiệp

Bản lĩnh là đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ và hành động của mình, không chịu áp lực từ bên ngoài mà thay đổi quan điểm. Bản lĩnh còn là khả năng hướng tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Bản lĩnh nghề nghiệp của các chức danh tư pháp được hình thành, củng cố và phát triển trên cơ sở của tính tự tin, tinh thần thái độ độc lập, cương quyết, thái độ công bằng, khách quan vô tư, tôn trọng sự thật, không thiên lệch, trong sáng cũng như không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân.

- Tính trung thực

Trung thực, trước hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong các mối quan hệ xã hội, trong cách ứng xử với mọi người, với tập thể và xã hội. Yêu cầu chung của sự trung thực đòi hỏi các chức danh tư pháp phải hành động phù hợp với sự thật, lẽ phải và chân lý.

- Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm của các chức danh tư pháp được thể hiện qua sự tận tuy, qua sự tự giác thực hiện các công việc được giao theo đúng lương tâm, đúng pháp luật. Tinh thần trách nhiệm của các chức danh tư pháp còn thể hiện ở sự chu đáo, thận trọng, tỷ mỷ khi áp dụng pháp luật trong từng vụ án cụ thể để có quyết định đúng. Các chức danh tư pháp có trách nhiệm là người tự giác thực hiện các công việc được giao theo đúng lương tâm, không có thái độ chây lười, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

- Tính khiêm tốn

Tính khiêm tốn là một trong những đức tính được đánh giá cao của các chức danh tư pháp. Người có đức tính khiêm tốn là người có thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình là hơn người. Các chức danh tư pháp có đức tính khiêm tốn trước hết là người không chỉ biết có những công văn khác lao, thành tích, ưu điểm của mình mà còn biết tôn trọng, cảm phục tài năng, công lao của người khác. Sự khiêm tốn chứa dựng nội dung trung thực, tính có nguyên tắc và sự công bằng.

Tất cả những đức tính này luôn hoà quyện vào nhau tạo nên phẩm chất đạo đức của đội ngũ các chức danh tư pháp. Phẩm chất này không phải là cái vốn có, cái bẩm sinh mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện bằng quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và thử thách trong quá trình làm việc và đào tạo, bồi dưỡng.

1.4.2.2. Nội hàm khái niệm đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp theo quan niệm của một số nước trên thế giới.

Những căn cứ lịch sử minh chứng cho việc xuất hiện Nhà nước và pháp luật. đồng thời xuất hiện đội ngũ những người nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và đội ngũ thực thi quyền lực Nhà nước trong đó bao gồm cả đội ngũ chức danh tư pháp. Họ là những người đại diện cho giai cấp cầm quyền. Chính địa vị giai cấp cầm quyền của mỗi thời kỳ lịch sử quy định chi phối hành vi, ứng xử của đội ngũ này. Vì vậy hệ tiêu chí đạo đức của từng thời kỳ lịch sử được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của chính giai cấp cầm quyền ở thời kỳ đó. Do vậy khi nói về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp - là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội, tức là nói đến hành vi ứng xử, lối sống của các chức danh tư pháp phải phù hợp với tiêu chí đạo đức của giai cấp đang nắm Nhà nước trong tay. Đạo đức nghề nghiệp là tập hợp các quan điểm, tư tưởng nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc và hoạt động tư pháp cũng như về một nền tư pháp trong xã hội.[22]

Với yêu cầu chính trị, giai cấp cầm quyền luôn đặt ra yêu cầu về tiêu chí đạo đức cho các chức danh tư pháp, buộc họ phải đảm bảo các yêu cầu phẩm chất đạo đức phù hợp và quy định các hành vi đạo đức của đội ngũ này trong đời sống xã hội, nhằm tạo ra một đội ngũ “Công bộc” trung thành với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đấy là tính thực, nội hàm vốn có, là tính khách quan, hi hữu và thực dụng của hệ chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người, thì đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp lấy pháp luật làm nền tảng và chỉ hình thành trong lĩnh vực tư pháp.[23]

Ngoài ra, cũng cần đề cập đến một khía cạnh khác của đạo đức - đó là tính lý tưởng, là khát vọng của xã hội loài người vươn tới chân - thiện - mỹ, mà với ước mơ con người thực thi quyền lực tư pháp có đạo đức siêu phàm thực thi công lý, đảm bảo tính nhân ái, công bằng, vô tư khách quan. Trong đời sống dân gian của xã hội phương Đông cũng như phương Tây, ở nhiều Quốc gia đã xây dựng không ít những nhân vật điển hình như “Bao công”... và đó vẫn chỉ là hoài bão ước mơ về những con người với chuẩn mực đạo đức siêu phàm có thể thực thi lẽ công bằng trong xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp ở nhiều nước chủ yếu được đề cập đến là đạo đức hành nghề của các chức danh tư pháp như: Thẩm phán, Luật sư, công tố viên, thừa phát lại (Chấp hành viên), Công chứng viên...; do tính trách nhiệm cao và những yêu cầu mang tính xã hội và chính trị của việc hành nghề các chức danh tư pháp, mà nhiều nước mới đưa yêu cầu khác nhau về quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đối với Thẩm phán, Công tố viên, điều tra viên, Thừa phát lại thường được pháp điển hoá thành các điều trong các luật, hoặc Bộ luật: Hình sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Thi hành án.... Đặc biệt đối với những chức danh như Thẩm phán, Luật sư là nhân vật trung tâm, hết sức quan trọng trong hệ thống Tư pháp - quyền lực thứ 3 trong hệ thống tam quyền phân lập, ngoài những quy định tiêu chuẩn đạo đức đã được pháp điển hoá trong các luật (bộ luật), nhà nước còn ban hành các luật về đạo đức Thẩm phán hoặc quy chế đạo đức hành nghề luật sư.

a/ Quy chế đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán:

Hầu như nhiều quốc gia trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của mình đã hình thành quy chế hành nghề quan toà ở dưới dạng tập quán nghề nghiệp hay dưới các hình thức văn bản khác như chiếu lệnh của Hoàng đế về tiêu chuẩn về đạo đức để bổ nhiệm các quan lại.

Ở các nước phương Đông, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và phụ thuộc vào hình thức tổ chức quyền lực nhà nước mà thông qua đó để thực thi quyền Tư pháp qua từng chức tước cụ thể.

Chẳng hạn, như ở Trung Quốc trong chế độ phong kiến tập quyền, trên thì có Hoàng đế dưới có Bộ hình, đứng đầu bộ hình thường là quan Thượng thư, đến các phủ có quan phủ, quan phủ vừa tập trung ba quyền lực trong tay, trợ giúp cho quan phủ trong thực thi quyền tư pháp trên công đường có quan án sát, trong nhiều trường hợp cụ thể được uỷ nhiệm của quan phủ, quan án sát tỉnh có thể lên công đường xử án. Còn cấp quận huyện tương tự như cấp phủ, do quan huyện đứng đầu, trợ giúp cho cơ quan huyện xử án có sư gia... Ở các nước phương tây, chế độ phong kiến tập quyền ở mỗi nước có hệ thống và tổ chức quyền lực khác nhau, nhưng nhìn chung quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào Hoàng đế và các chức quan đứng đầu các đơn vị hành chính của quốc gia. Tiêu chí đạo đức tư pháp hầu như năm trong tiêu chuẩn đạo đức “trung quân, ái quốc”, “liêm minh chính trực” của Hoàng đế khi bổ nhiệm quan lại, ngoài những tiêu chuẩn về học vấn, tiêu chí dòng dõi hoàng tộc. dòng dõi quan gia, hàm tước là một trong những điều kiện đạo đức để Hoàng đế bổ nhiệm chức tước quan lại cai trị.

Để đảm bảo quản lý điều hành được quốc gia, mỗi Hoàng đế ở mỗi nước có những yêu cầu của riêng mình đối với các quan lại cấp dưới, ví dụ Hoàng đế Justinian La mã yêu cầu các quan toà phải liêm minh, vô tư, vì thế đã ra Chiếu lệnh cấm quan cai trị không được cưới vợ là người dân thuộc địa hạt mình quản lý, hay để đảm bảo tính vô tư Hoàng đế Justinian không bổ nhiệm quan cai trị ở địa phương là nguyên quán của người đó..

Ngày nay, ở nhiều nước khi hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước đã thay đổi, với thiết chế tam quyền phân lập, ở nhiều quốc gia đã có những đạo luật về đạo đức riêng đối với Thẩm phán. Tuy các quy chế đạo đức có tên gọi khác nhau, nhưng các luật này đều “quy định nguyên tắc xử sự về mặt đạo đức”[24], hay là “các chuẩn mực cư xử”[25] của Thẩm phán.

Trong các bản Quy chế đạo đức Thẩm phán của một số nước, đều có những điều khoản quy định chung, cụ thể:

“Những quy phạm điều chỉnh phạm trù đạo đức của Thẩm phán”. Trên cơ sở Hiến pháp nước cộng hoà Belaruxia, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Không được đặt lý do “vì sự công bằng tối thượng” và sự hợp lý, vì quyền lợi của bất kỳ ai và bất kỳ hoàn cảnh nào cao hơn hiến pháp nước cộng hoà Belaruxia và các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp.

Khi xét xử, Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật và lương tâm của mình.

Bằng toàn bộ công việc và hành vi của mình, Thẩm phán phải giúp hình thành ở các nhà chức sắc và các công dân ý thức tôn trọng hiện pháp cộng hoà Belaruxia, phải nêu tấm gương về ý thức tuân thủ pháp luật.[26]

Trong lời nói đầu của bản Quy ước về ứng xứ của Thẩm phán Bang Queesland (Úc) quy định:

Bảng quy ước nhằm thể hiện bằng văn bản các chuẩn mực cư xử Thẩm phán ở Bang này cần đạt tới và duy trì lâu dài.

Mục đích của quy ước này là đưa ra các định hướng cơ bản cho việc tăng cường và bảo vệ danh dự cũng như tính độc lập của giới Thẩm phán.

Quy ước không liệt kê hết mà nhằm mục đích vạch ra các nguyên tắc đạo đức chỉ đạo chung và đưa ra chuẩn mực tối thiểu trong cư xử cần áp dụng cho các Thẩm phán.

Trong các Quy chế đạo đức đều quy định nguyên tắc hành xử đảm bảo tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán.

Bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, Thẩm phán cũng phải có hành vi ứng xử sao cho trong xã hội khẳng định được niềm tin vào tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán khi xét xử.

Thẩm phán không được để cho bất kỳ ai, kể cả các nhà chức sắc của Toà án cấp trên, các nhà chức sắc khác, không phụ thuộc vào vị trí công tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người thân thích, bạn bè hoặc người quen gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của họ.

Điều có ý nghĩa cao nhất đối với Thẩm phán là việc hoàn thành một cách trung thực nhiệm vụ của mình.

Thẩm phán không bị chi phối bởi dư luận xã hội, cho dù dư luận đó bất lợi cho họ, không phải lo sợ bị chỉ trích về hoạt động xét xử của họ.[27]

Hay nói về nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán:

Nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán phải được đặt lên hàng đầu so với mọi nghĩa vụ khác của Thẩm phán.

Thẩm phán phải thực hiện nghĩa vụ xét xử mà không được thiên vị hoặc định kiến.

Thẩm phán phải tuân thủ các đòi hỏi của luật đặt ra cho Thẩm phán và phải trung thành với luật đó.

Thẩm phán không bị giao động bởi lợi ích của người khác, dư luận xã hội, sự lo sợ bị chỉ trích hoặc sự kháng án lên cấp phúc thẩm.

Thẩm phản phải duy trì trật tự và sự tôn trọng nghiêm trang của phiên toà do mình xét xử.

Thẩm phán phải kiên nhẫn, nghiêm túc và lịch sự đối với các bên tranh chấp, các người làm chứng, các luật sư, các công tố viên và các người khác tham gia vào vụ việc do Thẩm phán giải quyết, đồng thời phải yêu cầu luật sư, công tố viên, các cán bộ, nhân viên toà án và những người khác thuộc quyền điều hành và kiểm tra tương tự như vậy.

Thẩm phán phải đảm bảo đầy đủ quyền được trình bày theo đúng quy định của pháp luật cho mọi người liên quan về mặt pháp luật tại phiên toà.

Thẩm phán cần phải thực hiện công việc của toà một cách kịp thời và đúng mực.

Thẩm phán phải tránh đưa ra bình luận công khai về các phiên toà đang chờ đưa ra xét xử ở bất kỳ toà án nào và đòi hỏi các nhân viên toà án thuộc quyền điều hành và kiểm tra của mình cũng hành động như vậy. Tiểu mục này không cấm Thẩm phán đưa ra các tuyên bố công khai trong quá trình thực thi các công vụ của mình, cũng như không cấm việc giải thích cho thông tin đại chúng về các thủ tục tố tụng tại toà.

Trong các trường hợp cần hành động để bảo vệ và trong trường hợp cần thiết khác, thẩm phán phải nêu các do đối với các quyết định xét xử hoặc các hành với động của mình, nhưng Thẩm phán cần phải và nếu như bị hỏi không buộc phải biện hộ, bảo vệ, xin lỗi hoặc có bất kỳ giải thích nào về các quyết định xét xử hay hành động như vậy, trừ khi luật có quy định riêng biệt bắt buộc hoặc yêu cầu làm như vậy.

Thẩm phán có quyền từ chối tiến hành tố tụng (Quy ước 3).

Thẩm phán cần phải từ chối tiến hành bất kỳ quá trình tố tụng nào mà ở đó sự vô tư, khách quan của Thẩm phán có lý do để bị nghi ngờ.[28]

Trong các Quy chế dạo đức Thẩm phán đều quy định về văn hoá ứng xử của Thẩm phán:

Thẩm phán phải tham gia vào việc duy trì và ủng hộ các chuẩn mực cư xử nhằm bảo vệ danh dự và tính độc lập của giới Thẩm phán.

Thẩm phán phải tôn trọng và tuân theo pháp luật, tự mình cư xử một cách đúng đắn để làm tăng niềm tin của công chúng vào danh dự và tính độc lập của giới Thẩm phán. Thẩm phán cần thận trọng tránh bất kỳ hành vi nào có thể dẫn giới Thẩm phán tới chỗ bị coi thường hoặc làm xói mòn tính công bằng, ngay thẳng của toà án.

Thẩm phán phải luôn luôn hành xử công bằng, không để cho công tác xét xử hoặc quyết định của mình bị ảnh hưởng bởi gia đình mình, bởi các quan hệ xã hội hoặc các quan hệ khác.

Thẩm phán không được biểu hiện, hoặc để cho người khác biểu hiện ấn tượng rằng họ có vị thế đặc biệt để tác động tới thẩm phán.

Trong quan hệ với mọi người, khi thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng và quan hệ ngoài công việc. Thẩm phán phải tuân theo các nguyên tắc ứng trong các xử chung, hành xử một cách tự trọng.

Thẩm phán phải xử sự lịch sự, đúng mực, kiên trì có tính nguyên tắc, ham muốn đi sâu tìm hiểu bản chất sự việc, khả năng lắng nghe người đối thoại và hiểu quan điểm của họ, cân nhắc và có căn cứ khi đưa ra các quyết định.

Khuyến khích Thẩm phán xây dựng cách xử sự tương tự ở các đồng nghiệp, các công chức của toà án, cũng như các công dân khác.

Quy chế đạo đức cũng đề cập đến những quy định về giao dịch tài chính và quà tặng.

Thẩm phán phải tránh các giao dịch tài chính và kinh doanh có khuynh hướng gây ảnh hưởng xấu tới tính khách quan, tới sự thực hiện đúng mực nghĩa vụ xét xử, tới việc lợi dụng địa vị xét xử hoặc lôi cuốn Thẩm phán vào các giao dịch thường xuyên với các luật sư hoặc những người thường có quan hệ với toà án nơi Thẩm phán làm việc.

Trong khi phải phục tùng các đòi hỏi nêu ở điểm trên, thẩm phán có thể tiến hành và theo dõi việc đầu tư, kể cả đầu tư bất động sản, tham gia vào các hoạt động có thù lao khác nhưng không được làm việc với tư cách nhân viên, giám đốc, người điều hành cố vấn hoặc nhân viên của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Thẩm phán phải tìm cách để việc đầu tư vào các lợi ích tài chính của mình giảm đến mức tối thiểu số trường hợp Thẩm phán phải từ chối việc tham gia tố tụng. Nếu có thể làm như vậy mà không gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng thì Thẩm phán phải từ bỏ các đầu tư và các lợi ích tài chính khác có thể gây ra việc thường xuyên phải từ chối tham gia tố tụng.

Thẩm phán không được sử dụng hoặc tiết lộ những thông tin mà thẩm phán thu được ở cương vị xét xử vào các giao dịch tài chính hay bất kỳ mục đích nào khác không liên quan tới nghĩa vụ xét xử của thẩm phán.

Thẩm phán chỉ được nhận các món quà khi không có lý do để cho rằng món quà như vậy có thể ảnh hưởng tới tính độc lập xét xử. Trong bất kỳ tình huống nào, thẩm phán cũng không được nhận quà từ những người tranh chấp phải hoặc có thể phải có mặt trước thẩm phán.[29]

Trong Luật đạo đức Thẩm phán còn quy định về các hoạt động khác của Thẩm phán:

Theo Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, Thẩm phán không được tiến hành hoạt động kinh doanh thực hiện các công việc có hưởng lương khác, trừ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Thẩm phán không được tham gia vào hoạt động từ thiện và giáo dục nếu như hoạt động đó có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của thẩm phán. Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình để hoạt động ngoài xã hội với tư cách là trọng tài viên, hoặc người trung gian để giải quyết tranh chấp, kiện tụng.

Trong việc xác lập và tiến hành các mối quan hệ riêng về tài chính, cũng như trong quan hệ công tác, Thẩm phán phải cân nhắc thận trọng, để tránh trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng do có liên đến vụ việc.[30]

Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình vào mục đích cá nhân. hoặc vì lợi ích của bất kỳ ai mà làm trái với Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, cũng như không được bằng hành vi xử sự của mình cho phép người khác tạo ra cảm giác rằng họ có thể gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán.

Thẩm phán không được tham gia giải quyết vụ án nếu có quyền lợi trong vụ án đó.

Thẩm phán phải thận trọng khi lựa chọn bạn bè, người quen, tránh những mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến thẩm phán.

Trong mọi trường hợp, Thẩm phán phải suy nghĩ trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào, phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra, phải đối chiếu hành vi của mình với các chuẩn mực về đạo đức.

Thẩm phán không được bỏ qua các dư luận xã hội cho rằng Thẩm phán đó đã cố ý vi phạm hiến pháp cộng hoà Belaruxia và các văn bản pháp luật khác, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền lợi trong vụ án. Trong trường hợp dư luận xã hội không có cơ sở, thẩm phán có quyền can thiệp yêu cầu hiệp hội thẩm phán giúp đỡ.

Ngoài ra một số nước còn quy định quy chế cụ thể liên quan đến hành nghề pháp luật và các nghĩa vụ khác.

Thẩm phán không được hành nghề pháp luật nhưng có thể tự mình tham gia trong tất cả các công việc pháp luật liên quan đến mình, và có thể tư vấn pháp luật, soạn thảo hay xem lại các văn bản, hồ sơ pháp lý cho thành viên của gia đình mình mà không có thù lao.

Thẩm phán không được chấp nhận việc được bổ nhiệm vào một Uỷ ban, Ban của Chính phủ, hoặc vào vị trí khác có liên quan đến sự kiện hay chính sách về những vấn đề ngoài việc hoàn thiện pháp luật hoặc công tác hành chính tư pháp. Tuy nhiên. Thẩm phán có thể đại diện cho nước mình, bang mình hay địa phương mình trong các dịp lễ hoặc liên quan đến các hoạt động lịch sử, giáo dục và văn hoá.[31]

Quy chế đạo đức thẩm phán còn quy dịnh văn hóa pháp đình của Thẩm phán tại phiên toà:

Thẩm phán phải cố gắng xây dựng không khí nghiêm trang, thiện chí và ôn hoà tại phiên toà xét xử.

Thẩm phán phải thể hiện tính kiên nhẫn, tôn trọng và lịch sự đối với các bên đương sự, các đại diện hợp pháp của họ và những người tham gia phiên toà. Thẩm phán không được thể hiện mối quan hệ của mình đối với bất kỳ ai tham gia phiên toà dưới bất kỳ hình thức nào (Lời nói, cử chỉ, ra hiệu).

Thẩm phán không được bỏ qua những vi phạm nguyên tắc đạo đức từ phía các công chức toà án đối với những người tham gia phiên toà và những người dự phiên toà[32].

Quy chế đạo đức Thẩm phán còn đưa ra yêu cầu:

Thẩm phán phải thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, kịp thời cập nhật các kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử.

Thẩm phán có quyền tham gia vào các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống cơ quan toà án, tổ chức toà án và thủ tục giải quyết các vụ án.

Thẩm phán phải công khai phê bình hành vi ứng xử của thẩm phán khác.

Là thành viên của hiệp hội thẩm phán, thẩm phán phải giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ngành toà án, truyền lại cho thế hệ thẩm phán mới.

Thẩm phán có nghĩa vụ giúp đỡ các thẩm phán trẻ nắm vững các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Ở nhiều nước, trong Quy chế đạo đức Thẩm phán còn quy định hoạt động chính trị của thẩm phán:

Theo hiến pháp cộng hoà Belaruxia, thẩm phán không được trở thành thành viên của tổ chức chính trị hoặc tổ chức xã hội có mục đích chính trị, không được giúp đỡ các tổ chức này bằng tài chính hay hình thức khác.

Thẩm phán phải tránh công khai thể hiện mối thiện cảm hoặc không thiện cảm của mình đối với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội có mục đích chính trị thuộc hệ tư tưởng khác nhau.

Thẩm phán phải tránh không tranh luận công khai về việc ủng hộ hoặc phản đối các ứng cử viên theo chế độ cử hoặc bầu vào các chức vụ của bộ máy nhà nước.

Thẩm phán có quyền ứng cử và đề cử vào các cơ quan quản lý Thẩm phán.[33]

Thẩm phán phải xử sự khách quan giữa công tố viên và luật sư bào chữa, phải hết sức tránh bất kỳ quan hệ cá nhân nào với cả đôi bên mà có thể là, hoặc tỏ ra là có sự thiên vị bằng cách này hay cách khác.

Thẩm phán phải hết sức tránh có quan hệ cá nhân với các nhân viên cảnh sát mà có thể là, hoặc tỏ ra là có thiên vị hoặc chống lại các nhân viên cảnh sát đó. Nhưng hạn chế tương tự cũng đặt ra trong quan hệ của thẩm phán với bất kỳ người nào là, hoặc có thể là đương sự trong vụ án do Thẩm phán xét xử.

Quy chế đạo đức của Thẩm phán còn quy định nghĩa vụ của Thẩm phán trong khi thực hiện nghiệp vụ xét xử:

Thẩm phán có nghĩa vụ phải giữ bí mật đối với những thông tin có được tại phiên toà xét xử công khai.

Thẩm phán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi xâm phạm hoạt động của toà án, tội phạm về chức vụ hoặc tội phạm khác.

b/ Đối với Luật sư:

Nhiều quốc gia đã ban hành quy chế đạo đức Luật sư khi hành nghề, khẳng định rằng trong hoạt động tố tụng Luật sư có một trọng trách đặc biệt để đảm bảo cho lẽ công bằng thực thi và giá trị trong hoạt động tố tụng, Quy chế đạo đức Luật sư đòi hỏi rất cao đối với mỗi Luật sư khi hành nghề, cụ thể Quy chế hành nghề luật sư của bang California[34] quy định:

Điều 2 - 400: Cấm hành vi phân biệt đối xử trong hành nghề Luật sư.

Trong khi quản lý hoặc thực hành nghề luật, thành viên của Đoàn luật sư được có sự phân biệt chủng, tộc, giới tính, tôn giáo, tuổi... trong việc: Thuê, đề bạt cá nhân nào; Chấp nhận đại diện cho thân chủ.

Biều 3 - 210:

Thành viên Đoàn luật sư không được tư vấn cho thân chủ vi phạm bất kỳ quy định nào trừ khi hoàn toàn tin ràng những quy định, điều luật trên là trái

Điều 3 - 300: Quy chế đạo đức cấm Luật sư.

Xung đột lợi ích với thân chủ và quy định Luật sư không đuợc tham gia giao dịch kinh tế với thân chủ của mình - trừ trường hợp giao dịch đó là hợp lý và công bằng đối với thân chủ.

Điều 3 - 310:

Trong một vụ việc, Luật sư không được đại diện cho cùng một lúc nhiều thân mà lợi ích của họ trong vụ việc là xung đột nhau.

Điều 5 - 100:

Luật sư không được đe doạ buộc tội hình sự, hành chính để đạt được lợi thế trong một vụ tranh chấp dân sự.

Điều 4 - 400:

Luật sư không được thuyết phục, gợi ý thân chủ tặng quà cho mình, cợ con hoặc những người thân của mình, trừ trường hợp thân chủ có quan hệ họ hàng với luật sư.

Điều 5 - 200:

Khi trình bàv sự việc trước toà:

1. Luật sư không được tìm cách gây nhầm lẫn cho thẩm phán, bồi thẩm đoàn bằng những mưu mẹo hoặc những nhận định sai sự thật về sự việc hoặc pháp luật.

2. Không được cố tình trích dẫn sai những ngôn ngữ từ các học thuyết pháp luật hoặc quyết định của toà án.

3. Không được cố ý viện dẫn một quy định hoặc đạo luật đã bị tuyên bố là trái pháp luật.

Điều 5 - 220:

Luật sư không được thủ tiêu, giữ kín hoặc lấp liếm bất kỳ chứng cứ nào mà luật sư hoặc thân chủ của họ có nghĩa vụ pháp lý phải công bố.

Điều 5 -300:

Luật sư không được gián tiếp hay trực tiếp đưa hoặc cho thẩm phán, nhân viên tòa án bất kỳ thứ gì có giá trị trừ khi mối quan hệ giữa Luật sư hoặc gia đình Luật sư với những người đó ở mức độ mà các tặng phẩm vẫn được tặng.

Điều 5 - 310:

Luật sư không được trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản không cho nhân chứng ra làm chứng trước toà.

Điều 5 - 320:

Luật sư không được giao tiếp với bất kỳ ai trong số những người có thể được chọn làm bồi thẩm đoàn.

Trong quá trình xét xử của Toà án Luật sư không được biểu hiện mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với bất kỳ thành viên của bồi thẩm đoàn.

Không được tiến hành việc điều tra ngoài Toà án với thành viên bồi thẩm đàon nhằm gây ảnh hưởng đến họ.

1.4.3. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp với pháp luật, với hoạt động tư pháp và với văn hóa tư pháp

1.4.3.1. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp với pháp luật

Pháp luật và đạo đức là những hiện tượng; xã hội gần gũi và bổ sung cho nhau giũa pháp luật và đạo đức có những mỗi liên hệ nhất định và có sự tác động iaii nhau vì cùng là hai hiện tượng của kiến trúc thượng tang của xã hộị. Đạo iệ thống chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Những chuẩn Ịplâ các tiêu chí để đánh giá hành vi của con người từ góc độ của các phạm trù thiện, ác, tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, công bằng, không công bằng...

Trong xã hội XHCN, đạo đức là những chuẩn mực thống nhất cho mọi người. Nhưng việc vận dụng những chuẩn mực đạo đức vào trong từng lĩnh vực của đời xã hội lại tuỳ thuộc vào những đặc thù của lĩnh vực đó (ví dụ như y đức trong nghề y, đạo đức của nhà giáo trong nghề sư phạm, đạo đức thể thao trong thể thao, đạo đức của nhà báo trong hoạt động báo chí...). Tương tự như vậy, trong lĩnh vực hoạt động tư pháp luôn luôn có tác động của một nhóm các nguyên tắc, các phạm trù đạo đức. Chúng định hình, tồn tại và được thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ án. Ví dụ ở lĩnh vực tư pháp hình sự, việc áp đụng đúng hình phạt, giáo dục và cải tạo người phạm tội trở về cuộc sống lương thiện đều dựa trên một nền đạo đức thống nhất của xã hội. Các biện pháp mà các cơ quan tư pháp hình sự áp dụng đối với người phạm tội trong quá trình điều tra cũng như khi xét xử không những phải phù hợp với pháp luật mà còn phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức XHCN. Mục đích của các cơ quan tư pháp hình sự cần phải đạt được không những chỉ bằng các biện pháp pháp luật mà còn bằng sức mạnh của đạo đức. Còn trong tư pháp phi hình sự (dân sự, lao động...) thì việc áp dụng chính xác các quy định của pháp luật để giải quyết đúng đắn các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên cũng chính là đáp ứng được các yêu cầu của đạo đức. Như vậy, trong lĩnh vực hoạt động tư pháp có những nguyên tắc, những giá trị đạo đức được vận dụng, nguyên tắc và giá trị đạo đức này hợp thành đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp được xem như là mội bộ phận hợp thành của đạo đức xã hội. Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một lập thể, một cộng đồng về hoạt động tư pháp và về một nền tư pháp.

Nếu như phạm trù đạo đức được hiểu theo nghĩa xã hội chung nhất (như trên đã định nghĩa) thì đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp lấy pháp luật làm nền tảng và chỉ hình thành trong lĩnh vực tư pháp. Những giá trị có ý nghĩa rất quan trọng như công bằng, vô tư, khách quan, nhân đạo, tình người, lợi ích, danh dự, nhân phẩm của con người phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và kết quả hoạt động của Toà án và các cơ quan, tổ chức tư pháp khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, giám định tư pháp, luật sư... Nếu bản án mà Toà án tuyên vừa chính xác, vừa đúng pháp luật, vừa thấu tình, vừa đạt lý, tức là đạt ở trình độ cao về pháp luật và đạo đức thì sẽ tạo cho công dân một ấn tượng tốt, một sự đồng tình xét từ góc độ tình cảm pháp lý, củng cố lòng tin của họ vào pháp luật và họ thấy rằng: sự thật và công lý luôn luôn chiến thắng ngay trong những tình huống khó khăn và phức tạp nhất. Ngược lại, bản án không đáp ứng các yêu cầu trên thì sẽ làm mất lòng tin và những giá trị đạo đức sẽ bị hiểu sai lệch. Buộc tội oan, sai, xét xử thiên vị các tranh chấp sẽ gây ra thiệt hại khôn lường về đạo đức trong xã hội (mà những giá trị đạo đức cũng rất quan trọng và cần được bảo vệ như là các giá trị vật chất).

Chính vì các nguyên tắc đạo đức xuyên suốt pháp luật như vậy mà bản thân pháp luật cũng trở thành hiện tượng đạo đức theo nghĩa rộng của nó và việc không tuân thủ đối với bất kỳ quy phạm pháp luật nào đều được coi là hành vi trái đạo đức.

Những nguyên tắc, phạm trù đạo đức thể hiện ở mọi giai đoạn tố tụng ở hoạt động của mọi chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có Toà án. Xét xử là giai đoạn quyết định của quá trình tố tụng, được tiến hành công khai, có tranh tụng, do đó, chỉ một biểu hiện nhỏ vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy phiên toà hay vi phạm các chuẩn mực đạo đức thì rất dễ gây ấn tượng không tốt cho công chúng.

Vì vậy, cần phải tạo ra một thái độ, một không khí tin cậy, một niềm tin của những người tham dự phiên toà đối với Hội đồng xét xử. Điều đó dòi hỏi Thẩm phán. Hội thẩm ngoài việc chấp hành nghiêm chính pháp luật. phải tôn trọng các nguyên tắc và giá trị đạo đức. Giá trị đạo đức là những cái được con người lựa chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đó là các giá trị:

- Công bằng: Bản thân khái niệm công bằng đã là hiện thân của nền tư pháp dân chủ. Sự công bằng, công minh được kết tinh trong các đạo luật, trong các quy phạm pháp luật. Công bằng đòi hỏi các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và các đương sự phải được bảo vệ.

- Vô tư khách quan là đòi hỏi về mặt pháp luật cũng như về đạo đức. Nhưng vô tư không có nghĩa là bàng quan và dửng dưng với lợi ích của con người. Ví dụ: sự vô tư của Hội đồng xét xử thể hiện qua việc bảo đảm sự bình đẳng của các bên, không nghiêng về bên này mà làm hại lợi ích bên kia, trong khi ranh giới giữa lợi ích các bên có khi chỉ chênh nhau như sợi tóc.

Sự vô tư và khách quan của cán bộ tư pháp còn thể hiện ở chỗ không bị mặc cảm bởi những ấn tượng ban đầu về vụ án hay nhân thân cũng như các đương sự khác có lợi ích trong vụ án. Vì nếu những cảm giác hay ấn tượng ban đầu đó mà không dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc thì rất dễ mắc sai lầm. Và điều quan trọng hơn cả, muốn vô tư thì “tâm” phải sáng. Không thể xét xử vô tư và khách quan khi cán bộ tư pháp có những hành vi vi phạm.

1.4.3.2. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp với hoạt động tư pháp

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tư pháp đang là một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Vì vậy, đã có không ít người, công trình nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động tư pháp và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hoạt động này. Tuy nhiên, việc đề cập đạo đức nghề nghiệp như một yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Hoạt động tư pháp, cũng như bất kỳ một loại hoạt động nào khác, đều là hoạt động của những con người cụ thể. Mà khi dùng người, thì người ta luôn đặt ra hai vấn đề là tài và đức, tức là năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức. Như Hồ Chủ tịch đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Trong hoạt động tư pháp cũng vậy, khi mà chủ thể của hoạt động tư pháp không tự rèn luyện mình, không tu dưỡng đạo đức, không có tính thần thái độ làm việc theo dúng các quy định của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc được xã hội thừa nhận thì hoạt động tư pháp không thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, có thể nói, đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp và chất lượng hiệu quả của hoạt động tư pháp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đạo đức nghề nghiệp như một tiền đề, một điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Ở mọi quốc gia, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp luôn luôn được xã hội quan tâm. Một xã hội được coi là văn minh, một xã hội được coi là ổn định, một xã hội được coi là dân chủ khi hoạt động tư pháp trong xã hội đó đạt được hiệu quả cao. Một người bất kì khi tới quốc gia khác, câu hỏi đầu tiên của họ sẽ là liệu họ có an toàn về tính mạng, sức khoẻ ở đây; liệu các quyền về nhân thân, quyền về tài sản có được pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước sở tại bảo vệ? Người dân trong mỗi quốc gia lại thường đánh giá tính ổn định và phát triển của đất nước thông qua tính nghiêm minh của pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, kết quả trong đấu tranh với vi phạm pháp luật và tội phạm, hiệu quả hoạt động của cảnh sát, công tố, toà án...

Ở nước ta những năm qua, hoạt động của cảnh sát, viện kiểm sát, toà án đã được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Quá trình giải quyết các vụ án lớn cả về kinh tế, hình sự, dân sự... đã gây sự chú ý cho hàng triệu người. Sự bàn tán, đánh giá của xã hội cuối cùng vẫn tập trung vào một câu hỏi lớn: Việc giải quyết các vụ án có khách quan, đúng pháp luật? Rõ ràng chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp đang là mối quan tâm lớn trong xã hội, đặc biệt trong số những người, những cơ quan là chủ thể của hoạt động tư pháp và những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lí. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

Nói tới hiệu quả của một loại hoạt động nào đó chính là nói tới mối tương quan giữa cái đã đạt được trong thực tiễn và mục đích đặt ra. Khi kết quả đạt được trong thực tiễn càng tiệm cận với mục đích đặt ra có nghĩa là hiệu quả lớn và ngược lại. Cũng như các loại hoạt động khác, hiệu quả của hoạt động tư pháp cũng có thể được đánh giá bằng mối tương quan giữa kết quả đạt được với mục đích đặt ra.

Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tư pháp, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí chính sau đây:

- Tình trạng các tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra trong xã hội (nếu tình trạng trên đây xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, kể cả về số lượng và hậu quả gây ra, có nghĩa là hiệu quả của hoạt động tư pháp còn thấp);

- Tỉ lệ các vụ việc, vụ án đã được các cơ quan tư pháp có thẩm quyền xử lí so với số vụ việc, vụ án xảy ra (nếu tỉ lệ nói trên càng cao có nghĩa là hoạt động tư pháp đã đạt hiệu quả cao);

- Tỉ lệ các vụ việc, vụ án giải quyết không đúng so với tổng số các vụ việc đã được giải quyết;

- Tỉ lệ oan sai trong các quyết định của cơ quan tư pháp;

- Mức độ khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật và tội phạm gây ra và khả năng khôi phục lại các quan hệ xã hội đã bị vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại (mức độ khắc phục hậu quả càng cao, khả năng khôi phục lại các quan hệ xã hội bị xâm hại càng lớn, có nghĩa là hiệu quả của hoạt động tư pháp càng lớn);

- Tỉ lệ tái phạm;

- Mức độ tác động tích cực của hoạt động tư pháp tới quá trình phát triển của xã hội;

- Mức độ tác động tích cực của hoạt động tư pháp tới ý thức pháp luật của nhân dân...

Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tư pháp cần xuất phát từ nguyên tắc khách quan, toàn diện. Các tiêu chí trên đây cần được xem xét, đánh giá một cách tổng thể, không được thiên lệch về một hoặc một vài tiêu chí nào. Đánh giá và tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp là những công việc không thể tách rời nhau. Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động phức tạp, nó đồng thời do nhiều cơ quan, nhiều người tiến hành. Nó được tiến hành thường xuyên, mỗi vụ việc lại được giải quyết trong một khoảng thời gian dài, trong một không gian rộng, có thể ở phạm vi một địa phương, tỉnh, thành phố cũng có thể ở phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nước ngoài. Chính vì tính phức tạp trên đây nên hiệu quả hoạt động tư pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như pháp luật, cơ sở vật chất - kĩ thuật của cơ quan tư pháp, công tác tổ chức cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp...

Cho đến nay, đã có không ít người, công trình nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động tư pháp và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hoạt động này. Tuy nhiên, việc đề cập đạo đức tư pháp như một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Hoạt động tư pháp, cũng như các loại hoạt động khác, là hoạt động của những con người cụ thể. Cho dù nó được dựa trên một nền tảng pháp lí vững chắc, một cơ chế phù hợp, được thực hiện bởi những cán bộ tư pháp có năng lực, trình độ nhưng kém phẩm chất đạo đức thì hiệu quả của hoạt động tư pháp cũng không thể cao. Một khi, bản thân con người - chủ thể của hoạt động tư pháp không tự rèn luyện mình, không tu dưỡng đạo đức, không có tinh thần, thái độ làm việc theo đúng các quy định của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc được xã hội thừa nhận thì hoạt động tư pháp không thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, có thể nói đạo đức nghề nghiệp và chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đạo đức nghề nghiệp như một tiền đề, một điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Hoạt động tư pháp là hoạt động của Nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan tư pháp và các nhân viên tư pháp. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp chính là quan niệm, nhận thức, cách ứng xử, đối xử của những người nói trên với nhau, với những người tham gia trong hoạt động tư pháp và với toàn xã hội. Việc giải quyết các vụ tranh chấp, các vụ án cho dù là hình sự hay kinh tế, dân sự, lao động, hành chính luôn là công việc khó khăn, phức tạp mà không một cơ quan hay một cá nhân nào có thể thực hiện được. Sự phối kết hợp trong quá trình hoạt động giữa các cơ quan tư pháp và cán bộ, nhân viên tư pháp là việc làm cần thiết. Pháp luật tố tụng bao gồm bộ luật, pháp lệnh, thông tư, thông tư liên ngành đã có những quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và nhân viên tư pháp nhưng thực tế những quy định của pháp luật tố tụng đã và sẽ không bao giờ có thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tư pháp. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp sẽ có tác dụng lấp vào chỗ trống của pháp luật tố tụng, bảo đảm cho hoạt động tư pháp được tiến hành một cách bình thường. Đạo đức và pháp luật luôn có mối kết gắn với nhau. Các quy phạm pháp luật phải căn cứ vào đạo đức đồng thời pháp luật cũng là một phương tiện củng cố những truyền thống đạo đức.

Khi thực hiện một công việc cụ thể nào đó thuộc lĩnh vực của hoạt động tư pháp, nhân viên tư pháp có thể độc lập và cũng có thể phải phối hợp với đồng nghiệp. Mối quan hệ phối hợp giữa những nhân viên tư pháp trước hết thể hiện trong quan hệ giữa những người cùng một cơ quan. Khi công việc điều tra một vụ án hình sự được giao cho nhiều điều tra viên thì nó chỉ có thể được tiến hành nhanh chóng và có chất lượng khi các điều tra viên có tinh thần hợp tác với nhau, “dàn hàng ngang” để tiến. Công việc của người này phải thực sự là yếu tố bảo đảm chất lượng hiệu quả công việc của người kia. Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát xét xử sẽ không thể thực hiện được công việc của mình có hiệu quả nếu kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc củng cố chứng cứ buộc tội và hoàn tất hồ sơ trong thời hạn luật định. Các điều tra viên trong các chuyên án không thể nhanh chóng kết thúc điều tra khi các trinh sát không tích cực truy tìm tội phạm và các chứng cứ về tội phạm. Trong công việc, các nhân viên tư pháp còn có mối quan hệ với người lãnh đạo, quản lý. Mối quan hệ này có khi chỉ là mối quan hệ hành chính (mối quan hệ giữa thẩm phán và chánh án) và cũng có khi vừa là quan hệ hành chính vừa là quan hệ tố tụng (thí dụ, mối quan hệ giữa điều tra viên và thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; mối quan hệ giữa kiểm sát viên và viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát). Mối quan hệ tố tụng đã được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng còn mối quan hệ hành chính thì không phải tất cả đều được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hành chính hoặc các quy định nội bộ cơ quan trong khi chúng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả của công việc. Cơ quan tư pháp không giống như các cơ quan nhà nước khác trong đó nhân viên làm việc theo một kế hoạch định sẵn. Người đứng đầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan thi hành án... không thể giao cho nhân viên dưới quyền một tháng, một năm phải thụ lí giải quyết bao nhiêu vụ án bởi số lượng công việc của những người này phụ thuộc vào số lượng các vụ tranh chấp, các vụ án xảy ra ngoài xã hội. Hơn nữa, một số vụ việc chỉ có thể được hoàn thành khi giao cho những người cụ thể nào đó. Vì vậy, trong các cơ quan tư pháp, khối lượng công việc mà mỗi người phải thực hiện không giống nhau. Nếu cán bộ tư pháp không có thái độ tuyệt đối tuân thủ sự phân công, phân nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lí tất yếu dẫn tới tình trạng vụ việc ách tắc, không được giải quyết đúng hạn luật định. Cũng là cơ quan nhà nước nhưng một số cơ quan tư pháp như cơ quan điều tra, viện kiểm sát không thể làm việc theo giờ hành chính, theo những ngày lao động như quy định của Bộ luật lao động. Vì thế, khi nhân viên tư pháp ở các cơ quan này không nêu cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp thì hoạt động tư pháp không được thực hiện. Chúng ta thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi điều tra viên từ chối việc khám nhà, bắt người vào ban đêm khi những việc làm nói trên không thể trì hoãn; kiểm sát viên từ chối có mặt để tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi... vào thời gian ngoài giờ hành chính...

Mối quan hệ và cách ứng xử giữa các nhân viên tư pháp không cùng một cơ quan cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, vụ án khác nhau, các quan hệ giữa những người nói trên vừa mang tính phối hợp vừa mang tính chế ước. Dù chưa đạt tới mức tối ưu nhưng pháp luật tố tụng của nước ta cũng đã có những quy định để thể chế hoá các mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và giữa nhân viên tư pháp thuộc các cơ quan khác nhau với nhau. Tuy nhiên, việc có thực hiện được hay không các quy định của pháp luật tố tụng lại phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của chính các nhân viên tư pháp. Xét từ khía cạnh hiệu quả của công việc, mỗi cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp có vị trí, vai trò khác nhau. Không thể nói cơ quan tư pháp này, nhân viên tư pháp này quan trọng hơn cơ quan tư pháp và nhân viên tư pháp khác. Nếu mỗi cơ quan tư pháp, mỗi nhân viên tư pháp ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, của cơ quan mình, của công việc do mình đang thực hiện thì guồng máy tư pháp sẽ chuyển động nhịp nhàng và hoạt động tư pháp có khả năng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng diễn ra như xã hội mong muốn. Có những điều tra viên, do những nguyên nhân chủ quan đã không thể hoàn tất được hồ sơ trong thời gian luật định nhưng họ đã lách luật, đẩy khó khăn cho viện kiểm sát bằng cách chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát với các tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ. Lẽ đương nhiên, trong trường hợp này viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung và lúc này điều tra viên lại có thời gian là hai tháng để điều tra bổ sung. Cho rằng sau này hồ sơ có được hoàn tất trong thời gian luật định nhưng rõ ràng tố tụng hình sự đã kéo dài thêm hai tháng và nếu một người bị tạm giam không có căn cứ thì họ đã bị thêm hai tháng hạn chế quyền tự do trong trại tạm giam. Để hoạt động tư pháp có hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp trong phạm vi quy định của pháp luật là rất cần thiết. Quan niệm “việc tôi tôi làm, việc anh anh làm” phủ nhận hoặc hạn chế sự phối hợp giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp sẽ làm phức tạp và kéo dài quá trình giải quyết các tranh chấp, vụ án, không kịp thời khắc phục hậu quả đã xảy ra, không kịp thời khôi phục lại những quan hệ xã hội đã bị xâm hại, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.

Cũng như quan hệ phối hợp, quan hệ chế ước giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp do pháp luật tố tụng quy định. Việc pháp luật quy định một cơ quan, một nhân viên tư pháp được quyền kiểm tra, giám sát, phủ nhận quyết định của cơ quan, nhân viên tư pháp khác hoặc yêu cầu cơ quan và nhân viên tư pháp này thực hiện một công việc nào đó là để tạo ra trong hoạt động tư pháp một cơ chế đối trọng, cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau với mục đích hạn chế hoặc khắc phục sai lầm có thể đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Thực hiện sự kiểm tra, giám sát và chịu sự kiểm tra, giám sát trong hoạt động tư pháp là sự tuân thủ pháp luật chứ không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của ai. Trong thực tế, có người có quyền nhưng lại không thực hiện vì có sự nể nang, ngược lại có người có nghĩa vụ chấp hành nhưng cũng không thực hiện vì thiếu trách nhiệm hoặc nghĩ rằng mình có trình độ chuyên môn hơn người nên không ai có quyền kiểm tra, giám sát và chỉ đạo. Nhiều vụ án khi viện kiểm sát hay toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra viên không làm gì thêm hay toà án cấp trên xử huỷ án yêu cầu toà cấp dưới xử lại theo hướng chỉ đạo nhưng toà án cấp dưới vẫn lại xử như cũ. Việc làm trên đây cũng sẽ kéo dài quá trình giải quyết vụ án hoặc dẫn tới các quyết định, bản án của toà án thiếu căn cứ pháp luật, có khi bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Trong hoạt động tư pháp, những người bị buộc tội như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người chịu nhiều thiệt thời nhất khi các nhân viên tư pháp có những hành vi và cách ứng xử không dùng với đạo đức nghề nghiệp. Người bị buộc tội với một trong những tư cách nêu trên vẫn chưa được coi là có tội. Điều này đã được pháp luật tố tụng hình sự khẳng định như một nguyên tắc. Thế nhưng trong thời gian qua nguyên tắc này đã hầu như không được tôn trọng và thực hiện. Đã có không ít người bỏ trốn trong quá trình điều tra, đã chống lại nhân viên tư pháp (kể cả tại phiên toà xét xử) do không chịu được sức ép tâm lí bởi các cán bộ quản giáo, điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên lăng mạ, ép cung. Cũng đã không dưới một lần báo chí thông tin về những vụ người bị tạm giam, người bị kết án bị đánh chết hoặc tự tử trong các trại tạm giam hay trại cải tạo. Một người đang bị truy tố với tư cách là bị can, bị cáo, một người dù đã bị kết án nhưng họ vẫn là con người. Nếu thực sự họ phạm tội thì họ phải chịu các hình thức cưỡng chế của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội. Trong quá trình thực thi công vụ, nhân viên tư pháp phải đối xử với họ với hai tư cách: Người tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo, người bị kết án và giữa người với người. Mọi hành vi hạ thấp nhân phẩm, danh dự, xâm phạm tới sức khoẻ, tính mạng của người phạm tội cho dù là từ phía cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp cũng đều bị coi là vi phạm và xa lạ với đạo đức xã hội chủ nghĩa nói chung và đạo đức tư pháp xã hội chủ nghĩa nói riêng. Các hành vi trên đây là vi phạm đạo đức và một số hành vi trong số đó bị coi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - thứ rào cản của chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hiện nay.

Nghề nghiệp của các nhân viên tư pháp là một nghề đặc thù. Đây là một nghề vinh quang nhưng cũng đầy chông gai, thử thách. Nhân viên tư pháp là những chiến sĩ trên mặt trận đánh giặc nội xâm. Trong hoạt động, họ có thể phải hi sinh cả tính mạng của mình. Khi gia nhập hàng ngũ những người thực hiện hoạt động tư pháp, mỗi người đều phải xác định vị trí quan trọng của mình trong quần chúng, trong xã hội. Nhiệm vụ của nhân viên tư pháp chỉ có thể thực hiện tốt, có hiệu quả khi họ là người “vừa hồng vừa chuyên”. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chỉ có thể được phát huy khi mỗi nhân viên tư pháp có đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao; tính kiên quyết trong đấu tranh với vi phạm và tội phạm; đức hi sinh cao cả và luôn đặt lợi ích của Nhà nước, của xã hội lên trên lợi ích cá nhân; lòng nhân ái, độ lượng, bao dung; tình đoàn kết và tính cách cương trực, trung thực... là những nội dung của đạo dức tư pháp cách mạng. Nó cần có trong mỗi điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Nó vừa là yếu tố để mỗi nhân viên tư pháp đứng vững trên trận tuyến của mình, khẳng định chính mình để không bị gục ngã trước những viên đạn bọc đường của kẻ thù, vừa là yếu tố bảo đảm cho chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Đạo đức nghề nghiệp không phải là cái có sẵn và đầy đủ trong mỗi nhân viên tư pháp. Nó dần dần được hình thành trong mỗi con người qua con đường đào tạo ở trường lớp và tự rèn luyện của mỗi cá nhân từ hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, việc tự rèn luyện để có được đạo đức nghề nghiệp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đạo đức nghề nghiệp trong các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đành rằng, một số nội dung của đạo đức nghề nghiệp đã được thể chế hoá trong chính các quy phạm pháp luật nhưng hầu như nó đã không được và không thể được truyền tải trong quá trình giảng dạy ở nhà trường cho các cán bộ, nhân viên tư pháp tương lai. Chính vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng cần phải có một môn học mới - môn đạo đức nghề nghiệp trong các trường đào tạo các chức danh tư pháp nhằm trang bị những vấn đề nêu trên cho học viên - những người bảo vệ sự bình yên cho xã hội khỏi sự xâm hại của các vi phạm pháp luật và tội phạm.

1.4.3.3. Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp với văn hoá tư pháp

Hệ thống tư pháp, với tính cách là một trong những hiện tượng của kiến trúc thượng tầng, có mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng khác như pháp luật, văn hoá, đạo đức. Các yếu tố này đều chịu sự chi phối và bị quy định bởi cơ sở kinh tế của xã hội, đồng thời lại có mối liên hệ, chịu sự quy định và chi phối lẫn nhau.

Vấn đề đặt ra là: Giữa pháp luật, văn hoá và đạo đức thì yếu tố nào giữ vai trò chủ yếu trong việc quy định lẫn nhau, hay là ở mỗi thời điểm của lịch sử, yếu tố này hay yếu tố kia có tính “trội” hơn.

Với mối quan hệ giữa pháp luật, đạo đức và văn hoá như vậy, khi một thiết chế của bộ máy Nhà nước như thiết chế tư pháp được thiết lập thì mối quan hệ của nó với các yếu tố trên sẽ như thế nào?

Dưới đây sẽ lần lượt phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố pháp luật, văn hoá và đạo đức trong lĩnh vực tư pháp.

Như chúng ta đều biết, một nguyên tắc tổ chức và hoạt động rất cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quyền lực Nhà nước là thống nhất (không theo nguyên tắc tam quyền phân lập) nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó việc tổ chức và thực hiện quyền lực tư pháp được tiến hành bằng toàn bộ các thiết chế và thể chế tư pháp. Nhưng tổ chức và hoạt động của các thiết chế tư pháp (toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức tư pháp - theo nghĩa rộng) lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố như pháp luật, văn hoá, đạo đức, truyền thống... Trong văn hoá thì văn hoá pháp lý có ảnh hưởng rõ nét nhất, bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp - với tính cách là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội nói chung cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tư pháp.

Về mối quan hệ giữa văn hoá tư pháp và pháp luật

Văn hoá là một khái niệm rộng. Cho đến nay đã có hàng chục định nghĩa về văn hoá nhưng chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh được thừa nhận chung. Trong nền văn hoá chung của Việt Nam, văn hoá pháp lý là một bộ phận không thể thiếu. Trình độ phát triển của một xã hội được đo bằng nhiều chuẩn mực khác nhau, trong đó có chuẩn mực về văn minh pháp luật và văn hoá pháp lý. Văn hoá pháp lý cũng như các loại hình văn hoá khác thể hiện trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể của mỗi đất nước, mỗi dân tộc được tạo thành bởi các yếu tố căn bản là: (i) các yếu tố ý thức (các giá trị tư tưởng, đạo đức, mỹ học); (ii) các yếu tố (giá trị) vật chất do con người lao động, sáng tạo nên; (iii) năng lực, cách thức sử dụng các dạng vật chất đã sáng tạo ra (hành vi, lối sống). Như vậy, văn hoá pháp lý là những quan điểm, quan niệm, giá trị, cách ứng xử của con người hợp thành các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, được lưu truyền qua các thế hệ.

Nếu như với văn hoá là cái chung thì văn hoá pháp lý là cái riêng, còn văn hoá tư pháp là cái đặc thù.

Trong lĩnh vực tư pháp, văn hoá pháp lý được thể hiện rất rõ qua văn hoá tư pháp. Với hệ thống tư pháp như đã kể trên, với những đặc thù của tổ chức thực hiện quyền lực tư pháp, văn hóa tư pháp được hình thành và củng cố bởi nhiều yếu tố quy định, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Văn hoá tư pháp có thể được hiểu là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động tư pháp, đó là tổng hợp các quan điểm, nhận thức, cách nhìn, lối xử sự, thái độ tôn trọng đối với pháp luật và ý thức tự giác chấp hành các quyết định của các cơ quan tư pháp nói riêng.

Văn hoá tư pháp hình thành, tồn tại, củng cố và phát triển trên những cơ sở sau:

- Các quy định pháp luật, đặc biệt là các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp, về hoạt động tố tụng, cũng như các quy định pháp luật về nội dung là cơ sở “tinh thần” rất quan trọng của văn hoá tư pháp. Các quan niệm về một nền công lý nhân dân, các giá trị pháp luật mang tính nhân văn, dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các giá trị tư tưởng pháp lý, quan niệm cơ bản về một nền tư pháp đã chi phối trực tiếp và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hoá tư pháp. Trong điều tra, truy tố, xét xử, đó là sự hiện diện của các nguyên tắc như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; xét xử công khai; tranh tụng; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án...

- Văn hoá tư pháp được hình thành bởi chính văn hoá pháp luật của những người tiến hành hoạt động tư pháp (cán bộ, nhân viên tư pháp) và những người tham gia vào hoạt động tư pháp. Những người tiến hành hoạt động tư pháp theo thẩm quyền được Nhà nước giao, thể hiện văn hoá pháp lý của họ qua ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cách ứng xử văn hoá của họ trong hoạt động thực tiễn tư pháp. Chính pháp luật, văn hoá và thực tiễn tư pháp mang lại cho họ những tố chất không thể có ở những cán bộ thuộc các lĩnh vực khác trong hoạt động của Nhà nước. Và xét đến cùng, biểu hiện ra bằng hành vi của những cán bộ, nhân viên tư pháp trong hoạt động cụ thể của mình. Văn hoá tư pháp không chỉ thể hiện tính chất dân chủ của nền tư pháp mà còn thể hiện những giá trị nhân văn. Khi con người va chạm, động chạm đến pháp luật, văn hoá tư pháp ở mức độ cao sẽ tạo cho cán bộ tư pháp (kể cả luật sư) tư duy mạch lạc, xử lý nhạy bén các tình huống pháp lý một cách độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động đa chiều khác về vụ việc đang được quan tâm. Bên cạnh đó, văn hoá của những người tham gia hoạt động tư pháp (dù có lợi ích hay không có lợi ích liên quan đến vụ việc) cũng có vai trò rất quan trọng. Đó là sự nhận thức và khả năng thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã trao cho họ, ở cả trong quá trình giải quyết vụ việc đến khi thi hành các phán quyết cuối cùng của cơ quan tư pháp. Có thể nói, trình độ văn hoá pháp luật, văn hoá tư pháp của những người tham gia vào hoạt động tư pháp đến mức nào thì khả năng tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ sẽ hiệu quả đến chừng ấy.

1.4.4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp

Chính vì sự tác động mạnh mẽ của đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động tư pháp như vậy mà pháp luật, mặc dù không có một văn bản quy định riêng nào về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, nhưng trong các văn bản có quy định về hoạt động của các chức danh tư pháp đều quy định về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp.

- Về thẩm phán

Nghề thẩm phán là một nghề cao quý, hoạt động xét xử của Thẩm phán là một loại hình lao động đặc biệt. Mỗi phán quyết của Thẩm phán đều có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, sinh mạng của con người, ảnh hưởng đến tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Hoạt động tố tụng của Thẩm phán sẽ dẫn đến việc có hay không có một bản án hay quyết định công minh, đúng người đúng tội, thấu tình đạt lý cho mỗi vụ án. Vì vậy, để đảm bảo cho đội ngũ Thẩm phán TAND các cấp hoạt động được tốt Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán như trong Hiến pháp 1992, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Một vấn đề cũng cần được quan tâm nhiều đó là đạo đức người thẩm phán, do vậy, các quy định pháp luật cũng đã đề cập từ rất sớm đến tiêu chuẩn đạo đức của Thẩm phán. Sắc lệnh 13/SL ngày 24 tháng 1 năm 1946 về Tổ chức toà án và các ngạch Thẩm phán đã ghi rõ: “Thanh liêm là một đức tính thiêng liêng của các Thẩm phán Việt Nam ngày nay” (Điều 83) và “trong đời tư cũng như đời công, các Thẩm phán phải cư xử đúng mực và biết tự trọng để giữ thanh danh và phẩm cách một vị quan toà” (Điều 84); và khi nhận chức phải tuyên thệ: “mang hết sức và công tâm ra phụng sự chức vụ, luôn luôn cư xử cho xứng đáng là một vị thẩm phán cương trực và đủ tư cách” (Điều 94). Còn theo Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân thì ngoài các tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, Thẩm phán phải “có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật... có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”... (Điều 4)

Ngoài ra, Quy chế về đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán được được các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo và hoàn thiện. Theo đó, quy chế này thể hiện rõ các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo vệ quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng; thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật... khi tiến hành xét xử. Quy chế này cũng sẽ nêu rõ những phẩm chất đạo đức cần phải có của người thẩm phán, những chuẩn mực đạo đức mà người thẩm phán phải tuân thủ để mỗi thẩm phán không chỉ là một công chức tốt, một người “cầm cân nảy mực” chỉ tuân theo pháp luật và lương tâm nghề nghiệp mà còn là một công dân gương mẫu, biết xử sự theo lẽ công bằng trong đời sống hằng ngày...

Hy vọng rằng, chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Quy chế đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán sẽ được thông qua và áp dụng vào thực tiễn, trở thành một công cụ pháp lý bổ sung cùng các văn bản pháp lý hiện hành để tạo cho thẩm phán những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần thiết góp phần cho các phán quyết của Toà án có giá trị nhân văn, đạo đức cao cả và ý thức giáo dục pháp luật sâu sắc. Và quy chế này cũng sẽ là một “thước đo giá trị” đạo đức, phẩm chất để mỗi thẩm phán lấy đó làm tiêu chuẩn tự tu dưỡng, rèn luyện mình; để nhà nước, nhân dân và xã hội có thể đánh giá được năng lực, cốt cách của ngườờ thẩm phán trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. bảo vệ pháp luật, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước.

- Về luật sư

Nghề luật sư là một nghề đặc thù gắn với pháp luật, với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng coi trọng việc quy định những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ, trong đó coi trọng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư kèm theo chế tài xử lý nghiêm minh.

Trong tình hình hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt nam đã cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt Chi nhánh hành nghề tại Việt Nam. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích lại gần với thông lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo đức của luật sư.

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đề ra chủ trương củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong Nghị quyết đã nhấn mạnh “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật... phù hợp với chủ trương xã hội hóa; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng”. Đó là cơ sở cho việc cải cách tổ chức và hoạt động luật sư nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc phát triển nghề luật sư ở Việt Nam với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng tăng của xã hội.

Trong thời điểm hiện nay cần chú ý và đề cao đạo đức nghề nghiệp của luật sư nhằm hạn chế, ngăn ngừa những tiêu cực, xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch, tăng cường quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của luật sư phù hợp với yêu cầu của cơ chế mới. Các Đoàn luật sư phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong việc bồi dưỡng chuyên môn, chính trị cho luật sư, duy trì kỷ luật và nâng cao đạo đức nghề nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác nhằm nâng cao hiệu quả hành nghề và vai trò của luật sư trong xã hội.

Cùng với việc nâng cao vai trò tự quản của tổ chức luật sư, trong giai đoạn hiện nay để khuyến khích, phát triển nghề luật sư ở Việt Nam cần đổi mới và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hành nghề luật sư. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về luật sư, nhà nước đào tạo nghề và cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Các Đoàn luật sư chịu trách nhiệm quản lý luật sư của đoàn về kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Quy định như vậy thể hiện được sự quản lý của Nhà nước, đồng thời coi trọng và phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các luật sư thông qua tổ chức hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp của họ.

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc xây dựng một văn bản quy định thống nhất về đạo đức nghề nghiệp của luật sư Việt Nam là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Dù dưới hình thức một Quy chế hay bộ quy tắc mẫu, văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý để áp dụng trong quá trình giám sát hoạt động nghề nghiệp, xử lý đối với hành vi vi phạm đạo đức của luật sư, góp phần giữ gìn phẩm chất đạo đức luật sư và nâng cao uy tín của luật sư trong hành nghề. Tại Điều 33 Nghị định 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2001 đã giao cho Bộ Tư pháp ban hành bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Trên cở sở bản quy tắc mẫu này, các Đoàn luật sư sẽ triển khai ở Đoàn mình và xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư riêng.

Ngày 5 tháng 8 năm 2001 Bộ trưởng đã ký ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nội dung của bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã thể hiện được nhiều điểm cơ bản, tuy nhiên, những quy định tại bản Quy tắc mẫu này mới chỉ đưa ra những quy định manh tính chung nhất mà các luật sư phải tuân theo. Tại Điều 1 của Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 5 tháng 8 năm 2002 về việc ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã quy định “Căn cứ vào Quy tắc mẫu này, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình”. Như vậy bản Quy tắc mẫu mới chỉ đưa ra được những quy định về mặt nguyên tắc. Vì thế để quy tắc mẫu này thực sự đi vào thực tế và có hiệu quả thì mỗi Đoàn luật sư cần phải làm rõ từng quy tắc trong Quy tắc mẫu.

Theo bản quy tắc mẫu này. Luật sư phải tuân thủ các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp sau đây:

- Giữ gìn phẩm giá và danh dự nghề nghiệp: Luật sư luôn giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt chức năng nghề nghiệp của luật sư, tôn vinh nghề nghiệp luật sư.

- Độc lập, trung thực, khách quan: Luật sư độc lập, trung thực, khách quan và tận tuỵ trong hành nghề, không vì bất cứ lợi ích vật chất hoặc áp lực nào khác mà làm sai lệch sự thật, trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp.

- Văn hoá ứng xử trong hành nghề và lối sống: Luật sư ứng xử đúng mực, có văn hoá trong hành nghề và trong lối sống để luôn tạo được sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.

- Nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý: Nghĩa vụ cao cả của luật sư là tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Luật sư tận tâm, tích cực thực hiện yêu cầu trợ giúp pháp lý như đối với các vụ việc có thù lao.

Người luật sư có đạo đức là người thực hiện trọn vẹn các quy tắc chung nói trên. Muốn thực hiện các quy tắc chung đó, người luật sư phải thực hiện đầy đủ các quy tắc cụ thể trong quan hệ, ứng xử với khách hàng, với cơ quan nhà nước và với đồng nghiệp. Ngược lại khi thực hiện các quy tắc cụ thể người luật sư cần phải dựa vào quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp luật sư. Các quy tắc này luôn bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và tạo thành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

- Về chấp hành viên

Là công chức hoạt động trong lĩnh vực thi hành án dân sự, chấp hành viên có vinh dự và trách nhiệm được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án, thể hiện trên thực tế tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, công lý của chế độ, xuất phát từ tính chất công việc hết sức đặc thù của hoạt động thi hành án là tác động trực tiếp đến các lợi ích thiết thân của các bên thi hành án (người được thi hành án, người phải thi hành án, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); xuất phát từ nhu cầu xây dựng hệ thống các chuẩn mực đạo đức có tính chất đặc trưng của nghề nghiệp đối với Chấp hành viên nhằm thường xuyên nhắc nhở Chấp hành viên rèn luyện đạo đức, nhằm hạn chế những vi phạm, giúp họ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ thi hành án, Bộ Tư pháp đã ban hành chuẩn mực đạo đức chấp hành viên ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/2/2002.

Chuẩn mực đạo đức chấp hành viên đã quy định rõ những việc Chấp hành viên không được làm. Việc đặt ra các quy định này nhằm để việc thi hành án được vô tư, khách quan và tránh những tiêu cực trong công tác thi hành án, vì muốn thi hành vụ việc một cách công bằng trước hết cái tâm của người Chấp hành viên phải trong sáng, không tư lợi, không bị chi phối ràng buộc bởi các quan hệ ngoài công việc chung hoặc những “sức ép” trái pháp luật. Để đảm bảo sự vô tư, khách quan. Chấp hành viên cũng phải từ chối, không thi hành các vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân và người thân thích. Cụ thể một số nội dung chấp hành viên không được làm được thể hiện trong chuẩn mực đạo đức chấp hành viên như sau:

+ Không tham gia việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại với đương sự;

+ Không tham gia vào những việc bị coi là trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc;

+ Không uống bia, rượu hoặc ở tình trạng say bia, rượu trong giờ làm việc, khi tiếp xúc với đương sự: say bia, rượu ở nơi công cộng;

+ Không tiếp đương sự ngoài trụ sở cơ quan thi hành án (trừ những nơi liên quan đến việc tổ chức thi hành án);

+ Lợi dụng ảnh hưởng của mình với đương sự để mưu lợi cá nhân, như nhờ vả những công việc có liên quan đến đương sự hoặc những công việc gây phiền hà cho đương sự, ép đương sự làm những việc sai quy định...

+ Mua, môi giới mua bán tài sản hoặc thông qua những người thân thích để mua, môi giới mua bán tài sản liên quan đến vụ việc do mình hoặc cơ quan thi hành án đang giải quyết

+ Nhận tiền, lợi ích vật chất của đương sự dưới hình thức biếu, tặng, cho hoặc bồi dưỡng (kể cả trường hợp đương sự tự nguyện).

Chuẩn mực đạo đức cũng đặt ra những yêu cầu lớn đối với hoạt động nghiệp vụ của Chấp hành viên. Điều này thể hiện ở việc quy định rõ trách nhiệm, lương tâm của Chấp hành viên đối với việc thi hành án.

Chuẩn mực đạo đức chấp hành viên quy định rất rõ các yêu cầu về ứng xử của Chấp hành viên. Ở khía cạnh này, Chấp hành viên cũng phải thể hiện là người có văn hoá, đồng thời gần gũi với dân, hiểu được những tâm tư, hoàn cảnh và nguyện vọng của họ để có cách ứng xử vừa đúng pháp luật, vừa đúng đạo lý.

Ngoài ra Chuẩn mực cũng đề ra các tiêu chuẩn về đạo đức của chấp hành viên trong đời thường như phải tuân thủ, xử sự phù hợp với các chuẩn mực chung của xã hội, nhưng cũng phải là người có lối sống, phong cách của người “công bộc” của dân với các đức tính cần kiệm, liêm chính, giản dị. Mặt khác, chấp hành viên cũng phải làm ảnh hưởng đạo đức, tác phong của mình đối với thành viên trong gia đình, tạo cho họ thói quen, nếp sống văn hoá, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.

- Về công chứng viên

Nghị định 45 HĐBT đã dành riêng Điều 14 để quy định những người có đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên như: phải là công dân nước CHXHCNVN; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; tốt nghiệp đại học pháp lý; đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng.

Tiếp sau đó là Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT. Tại Nghị định này, đạo đức nghề nghiệp, trình độ công chứng viên được đòi hỏi cao hơn, cụ thể Nghị định đã dành riêng Chương IV Công chứng viên. Trong chương này, tại Điều 17 đã quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có dù các tiêu chuẩn sau đây được xem xét tuyển chọn và bổ nhiệm làm công chứng viên: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công minh, trung thực, liêm khiết, khách quan; Tốt nghiệp Đại học Luật; có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, và không được hành nghề tự do.

So sánh với các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay về hoạt động công chứng, chứng thực thì Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ và phát triển trong việc quy định về quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, quy trình về điều động, biệt phái, tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng của công chứng viên. Quy định cao hơn, đầy đủ hơn về tiêu chuẩn trình độ, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên.

Do nghề nghiệp của công chứng viên có tính chất đặc thù riêng, “công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác” (Điều 30). Khi thực hiện công chứng phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc công chứng của mình, biết và phải biết việc công chứng nếu trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không được thực hiện, phải giữ bí mật về nội dung liên quan đến việc công chứng (Điều 6). Về phẩm chất đạo đức phải tốt, trình độ năng lực đòi hỏi cao, cường độ lao động hàng ngày vượt quá thời gian quy định. Công chứng viên là công chức trong biên chế nhà nước, được tuyển dụng theo quy định của pháp luật công chức để thực hiện chuyên trách một hoạt động công vụ và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài những quy định chung của pháp luật đối với công chức nhà nước, công chứng viên còn có nhiệm vụ, quyền hạn và phải chịu sự điều chỉnh ràng buộc đối với các quy định của văn bản pháp luật về công chứng. Trong lĩnh vực công việc được giao, nhiệm vụ và trách nhiệm của công chứng viên rất nhiều và khó khăn phức tạp như: phổ biến trình tự, thủ tục thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu công chứng xuất trình: trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện: giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp lý của việc công chứng: lập hồ sơ, soạn thảo hợp đồng khi có yêu cầu; xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu: xem xét các hợp đồng nếu thấy không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì mới công chứng. Khi thực hiện nhiệm vụ công chứng viên phải độc lập trong việc ký công chứng của mình, do vậy đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ pháp luật chuyên sâu, nắm bắt được quy định của pháp luật. Mặt khác, đòi hỏi công chứng viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hòa nhã, lịch thiệp, tôn trọng nhân dân; không được hách dịch, đùn đẩy các yêu cầu công chứng cho các cơ quan khác. Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, người đã được bổ nhiệm công chứng viên không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và không được lạm dụng chức danh được bổ nhiệm để hành nghề tự do.


 

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TƯ PHÁP CHO CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP

2.1. Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ các chức danh tư pháp

2.1.1. Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ thẩm phán, đội ngũ thư ký toà án

2.1.1.1. Nhiệm vụ của thẩm phán, thư ký toà án

Thẩm phán và thư ký toà án là các chức danh được quy định trong Luật Tổ chức Toà án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 tại Điều 1 có nêu khái niệm về thẩm phán như sau: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”.

Thư ký toà án là người tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ ghi biên bản phiên toà trong khi xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, lao động và thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán toà án nhân dân hiện nay bao gồm:

- Thẩm phán toà án nhân dân tối cao và thẩm phán toà án quân sự trung ương (gọi chung là thẩm phán toà án nhân dân tối cao).

- Thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự quân khu và tương đương (gọi chung là thẩm phán cấp tỉnh).

- Thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, toà án quân sự khu vực (gọi chung là thẩm phán cấp huyện).

Hiện nay thư ký toà án có ở các cấp toà án nhưng không có sự phân biệt về tiêu chuẩn, chế độ giữa thư ký toà án tối cao, thư ký toà án cấp tỉnh hay thư ký toà án cấp huyện.

Thẩm phán và thư ký là những người tiến hành tố tụng, giải quyết các vụ án. Đối với thẩm phán, Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân có quy định: “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Với quy định của Pháp luật như vậy cho thấy thẩm phán và thư ký có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, điều này được thể hiện trên các mặt sau đây:

Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội:

Mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm đều trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, ảnh hưởng đến sự ổn định, bền vững của xã hội. Do vậy công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm của thẩm phán, thư ký là cần thiết nhằm duy trì trật tự, kỷ cương của đất nước. Các quyết định của toà án không chỉ buộc người vi phạm pháp luật phải hành xử theo đúng pháp luật, mà còn tạo nên một môi trường an toàn cho cộng đồng xã hội.

Trong xã hội, các mâu thuẫn, tranh chấp nẩy sinh là một hiện tượng tự nhiên và việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội là việc làm cần thiết nhằm ổn định xã hội. Việc các thẩm phán giải quyết các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động không chỉ khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, mà còn góp phần củng cố sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu, đùm bọc ở từng gia đình trong cộng đồng xã hội.

Bảo đảm công bằng trước pháp luật và duy trì công lý.

Theo quy định của pháp luật, những người vi phạm pháp luật đều phải được xem xét, xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền khởi kiện ra toà án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy khi xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt người đó là ai, giữ chức vụ gì trong xã hội.

Trong xã hội một số người dân còn bị oan ức do các cơ quan quản lý nhà nước và ngay cả cơ quan xét xử cấp dưới gây ra, hậu quả là bị tịch thu tài sản, bị bắt giam không đúng pháp luật. Không ít người phải bán nhà đội nón lên huyện, tỉnh, trung ương để kêu oan, để đi tìm công lý, khiếu nại về hành vi, quyết định sai trái của các cơ quan nhà nước, của các viên chức nhà nước có thẩm quyền, gây ra cho họ. Trước tình hình như vậy, các thẩm phán bằng lương tâm, trách nhiệm, quyền hạn của mình ra các bản án, quyết định của toà án huỷ bỏ các quyết định sai trái, khôi phục danh dự, quyền lợi, trả lại tài sản cho những người bị oan trái, lập lại công bằng, công lý cho người dân.

Góp phần cho mọi người dân phát huy dân chủ, tôn trọng pháp luật

Sự ra đời của cơ quan toà án là sự phát huy dân chủ, là kết quả đấu tranh vì quyền con người. Cơ quan toà án vững mạnh, thẩm phán, thư ký toà án có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức thì sẽ trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Tuy nhiên, nhiều khi chính một số một mối nối cán bộ công chức nhà nước lại dùng quyền được giao đó để nhũng nhiễu nhân dân. Do vậy các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp còn là công cụ, chỗ dựa để người dân đấu tranh với tệ cửa quyền, vô trách nhiệm của không ít nhân viên nhà nước.

2.1.1.2. Yêu cầu đối với đội ngũ thẩm phản, thư ký trong giai đoạn mới

Khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ chúng ta phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Vì vậy tiêu chuẩn chung của người cán bộ trong giai đoạn hiện nay là:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu được giao.

Các tiêu chuẩn đó có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. (Văn kiện lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1997, trang 80).

Từ tiêu chuẩn cán bộ nói chung đã nêu trên đây, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra “xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký toà án có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”[35]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khoá VIII đã khẳng định “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực chuyên môn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể”[36].

Thực tế phát triển của kinh tế, xã hội đã đặt ra vấn đề thẩm phán, thư ký phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.

Qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội đều có những thay đổi đáng kể so với thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính bao cấp. Đó là nền kinh tế ngày càng phát triển, bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác như: kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước đã cùng tồn tại và phát triển bình đẳng trước pháp luật. Cộng với sự phát triển về kinh tế đã xuất hiện nhiều quan hệ về hành chính, kinh tế, lao động trong đời sống xã hội.

Những thay đổi về kinh tế, xã hội đã đòi hỏi về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các cơ quan tư pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp. Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 quy định Toà án chỉ xét xử những vụ án về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình. Đến năm 1995 Luật Tổ chức Toà án nhân dân được sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của toà án còn phải xét xử các vụ án về kinh tế, hành chính, lao động.

Trước những yêu cầu như vậy đòi hỏi thẩm phán, thư ký toà án phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức tác phong nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

2.1.1.3. Thực trạng trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký.

a/. Đặc điểm tình hình phát triển của thẩm phán, thư ký ở nước ta trong thời gian qua:

Năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13 tổ chức ra toà án sơ cấp ở cấp huyện, toà án đệ nhị cấp ở cấp tỉnh, toà án thượng thẩm cấp Kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ). Thẩm phán ở toà thượng thẩm và toà án đệ nhị cấp do Chủ tịch nước bổ nhiệm, còn thẩm phán ở toà án sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Số lượng thẩm phán trong nước có rất ít, nhiều người đã tốt nghiệp trường Luật hoặc đang học dở dang trường Luật do Pháp đào tạo. Từ năm 1960 trở đi, sau khi Luật Tổ chức toà án được ban hành, số lượng thẩm phán, thư ký toà án dần dần được tăng cường. Từ năm 1960 đến năm 1980 cán bộ toà án chủ yếu được đào tạo tại trường cán bộ toà án. Năm 1976 Nhà nước thành lập Khoa luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1980, Nhà nước tách khoa luật ra thành lập trường Đại học Pháp lý Hà Nội, tiền thân trường Đại học Luật ngày nay. Những người tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà nội và một số ít người được đào tạo luật ở nước ngoài đã được bổ sung cho ngành toà án. Do vậy vào cuối của thập kỷ 80 các thẩm phán toà án địa phương đã được bầu với những tiêu chuẩn cao hơn, mở đầu thời kỳ tiêu chuẩn hoá cán bộ toà án, một bước ngoặt thúc đẩy cán bộ toà án phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu năm 1981 tổng số cán bộ toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 2524 cán bộ trong đó cán bộ có trình độ đại học chỉ có 3% thì đến năm 1991 tổng số cán bộ toà địa phương là 6050 người, trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm 31%.

Có thể nói đội ngũ thẩm phán đã từng bước được nâng cao trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập và chi tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, đầu những năm 1990 số lượng thẩm phán chưa tốt nghiệp đại học còn nhiều. Theo số liệu thống kê tháng 2/1994 thì đội ngũ thẩm phán cần được đào tạo còn khá lớn. Trong số 516 thẩm phán cấp tỉnh có 353 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng luật, 40 người tốt nghiệp trung cấp luật, 100 người đã học qua các lớp luận huấn, 17 người có bằng đại học khác và 6 người chưa qua lớp đào tạo nào. Trong số 1920 thẩm phán huyện có 824 người đã tốt nghiệp đại học luật, 117 tốt nghiệp cao đẳng luật, 465 người tốt nghiệp trung cấp luật, 282 người đã học qua luân huấn, 70 người qua lớp sơ cấp và 162 người chưa được đào tạo.

Năm 1990 Luật Tổ chức toà án nhân dân được sửa đổi bổ sung, trong đó có một số thay đổi rất cơ bản. Đó là thay chế định bầu thẩm phán bằng chế định bổ nhiệm thẩm phán; thẩm phán được bổ nhiệm phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Tổ chức toa án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Với quy định như vậy đội ngũ thẩm phán đã được nâng cao một bước về chất lượng. So sánh số lượng thẩm phán toà án nhân dân địa phương trước năm 1993 thực hiện thẩm phán bầu và một nhiệm kỳ đầu tiên 1994-1999 cho thấy thẩm phán không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng tăng khá cao.

Đánh giá về chất lượng Thẩm phán, các cơ quan quản lý đã đề ra các tiêu chí để đánh giá về chất lượng thẩm phán như sau:

- Thẩm phán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Giữ gìn phẩm chất, có lối sống lành mạnh, bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có án bị huỷ, bị cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, được cơ quan tín nhiệm, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và các kiến thức khác.

- Thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ: Giữ gìn phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, bản thân và gia đình nghiêm chỉnh chấp hành dường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ít án bị huỷ, bị cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, hoàn thành chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn.

- Thẩm phán cần xem xét: Là thẩm phán thuộc một trong những trường hợp sau: Uy tín bị giảm sút trong cơ quan và trong nhân dân tại nơi cư trú, có biểu hiện tiêu cực trong công tác xét xử, có nhiều án bị hủy và cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, năng lực yếu, không đủ sức khoẻ làm việc, có thân nhân vi phạm pháp luật, không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn theo quy định.

Theo báo cáo của 61 địa phương thì kết quả phân loại như sau: (Số liệu báo cáo năm 1999)

Thẩm phán

Xuất sắc

Hoàn thành nhiệm vụ

Cần xem xét

Cấp tỉnh

503

363

30

Cấp huyện

636

1122

241

Với số liệu trên đây cho thấy, số thẩm phán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ trên 90%, số thẩm phán cần phải xem xét lại chiếm tỷ lệ thấp.

b/. Năng lực của thẩm phán và thư ký toà án hiện nay

Trong báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2002 trước Quốc hội khoá 11 có nêu: chất lượng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, chưa thật cao, đặc biệt là tình trạng có những vụ việc đã đưa ra xét xử qua nhiều vòng tố tụng ở các cấp và qua nhiều năm. Chất lượng xét xử của toà án cấp huyện vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt, tỷ lệ án cải sửa và huỷ các vụ án hình sự là 31,2%, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình là 46% - 48% tổng số các vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã được xét xử. Trong giải quyết một số vụ án, thẩm phán chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo báo cáo của toà án nhân dân tối cao năm qua công tác kiểm tra toà án cấp tỉnh đã phát hiện trên 800 vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm; chưa kể có những bản án, quyết định khi phát hiện có sai lầm thì đã hết thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm. Trong hoạt động xét xử của toà án các cấp còn có hiện tượng áp dụng pháp luật chưa đúng đắn hoặc chưa thống nhất.

Những số liệu và nhận định trên đây đã phản ánh được phần nào năng lực của các Thẩm phán của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì số lượng án bị huỷ sửa đã giảm đi nhiều, thể hiện trình độ của Thẩm phản đã được nâng lên đáng kể. Nhưng theo đánh giá chung thì trình độ năng lực của Thẩm phán chúng ta hiện nay, trước mắt có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ xét xử hiện tại, nhưng cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh thị trường với những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội, nhất là những quan hệ quốc tế trong xu thế hội nhập, từ đó sẽ phát sinh những tranh chấp đòi hỏi Toà án phải giải quyết, thì với trình độ năng lực của thẩm phán hiện nay phần lớn là chưa thể đáp ứng được. Thẩm phán của chúng ta rất yếu về ngoại ngữ, không am hiểu những pháp luật và thông lệ quốc tế có tính phổ biến nhất. Vì vậy khi xét xử những vụ án mà một bên là người nước ngoài tham gia là rất khó khăn. Do vậy để tăng cường năng lực cán bộ Toà án hiện nay đề nghị Nhà nước, quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ toà án, chủ yếu là đào tạo thẩm phán và thư ký.

Đối với việc đào tạo lại thẩm phán: thẩm phán ở toà án hiện nay chủ yếu xét xử bằng những kiến thức đã học trong nhà trường và tự mình cập nhật thêm kiến thức hầu như không được đào tạo lại. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cứ 5 năm các thẩm phán lại phải quay về trường một thời gian để được đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức pháp luật của 5 năm qua đã thay đổi bổ sung. Vì vậy đề nghị Chính phủ, cần giành khoản ngân sách thích đang để đào tạo lại cán bộ Toà án.

- Về đào tạo thẩm phán, thư ký toà án: Thẩm phán, thư ký phải được coi như thành một nghề và phải được đào tạo nghề, thẩm phán hiện nay chủ yếu phát triển từ thư ký toà án đi lên. Còn thư ký khi được nhận về toà án làm thư ký cũng không được đào tạo nghiệp vụ thư ký. Để giải quyết vấn đề này, Học viện Tư pháp được thành lập, các thẩm phán trước khi được bổ nhiệm phải được đào tạo cơ bản tại Học viện Tư pháp. Những người vào học tại Học viện Tư pháp phải qua kỳ thi đầu vào. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm phán, chủ động nguồn để bổ nhiệm thẩm phán.

Đối với thư ký toà án: thư ký toà án là người tiến hành tố tụng được quy định trong Luật Tổ chức toà án. Thư ký có vị trí rất quan trọng nhưng ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy thư ký cũng phải được đào tạo đến nơi, đến chốn. Bằng cách những ai có nguyện vọng làm thư ký toà án sẽ thi vào học lớp thư ký. Sau khi ra trường về công tác ở các toà án sẽ chỉ làm thư ký toà án trong thời gian công tác. Có như vậy mới có thư ký giỏi. Thư ký ở các toà án hiện nay chỉ mong sao sớm được bổ nhiệm thẩm phán mà ít chuyên tâm đến việc phấn đấu để trở thành một thư ký giỏi. Các nước trên thế giới thư ký toà án còn gọi là lục sự, được đào tạo và có ngạch bậc riêng, có người đứng đầu các lục sự gọi là lục sự trưởng và chỉ làm lục sự cho đến khi nghỉ hưu. Vì vậy họ rất yên tâm làm công việc lục sự.

c/ Thực trạng đạo đức thẩm phán và thư ký toà án hiện nay.

Để xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký toà án đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay, cùng với việc đổi mới về chuyên môn nghiệp vụ còn phải coi trọng về phẩm chất đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án. Hai yêu cầu này phải thường xuyên đi liền với nhau, mỗi thẩm phán, thư ký toà án không chỉ có chuyên môn giỏi còn phải kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, dân tộc ta đã lựa chọn; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quán triệt sâu sắc và đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” trong lĩnh vực tư pháp.

Trong pháp lệnh Cán bộ công chức, pháp lệnh Chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về cán bộ tư pháp đều có các quy định thể hiện đạo đức của các thẩm phán, thư ký toà án. Đó là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; đấu tranh để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; công bằng, khách quan; không lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi; không nhận quà biếu... Khi các Thẩm phán, Thư ký toà án thực hiện ton tđầy đủ, đúng các quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ của mình thì đã làm tròn đạo đức của người cán bộ tư pháp. Tuy nhiên thẩm phán, thư ký không chỉ thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm mà còn phải coi trọng phẩm chất đạo đức của người cán bộ tư pháp. Điều này được thể hiện trên các nội dung sau:

- Khi đề cập đến phẩm chất đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án thì vai trò đầu tiên của đạo đức là đề cao trách nhiệm của một người cán bộ tư pháp. Các chức danh tư pháp không chỉ thực hiện đúng, đầy đủ mà còn phải thực hiện tốt nhất quyền hạn, nghĩa vụ của mình. Nhanh chóng, kịp thời giải quyết các đề nghị, khiếu nại của người dân; sử dụng các quyền hạn mà pháp luật trao cho mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân.

- Đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án còn thể hiện ở thái độ khi tiếp xúc với nhân dân. Trong khi thực hành công vụ, không ít cán bộ toà án ngạo mạn, thô lỗ, miệt thị, thậm chí chửi mắng đương sự.

- Đối với các thẩm phán, thư ký toà án cần phải lắng nghe người dân trình bày, bình tĩnh giải thích cho đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ, kiên trì thuyết phục người sai phạm thấy rõ khuyết điểm, thiếu sót của họ, điều đó vừa thể hiện đạo đức, văn hoá của cán bộ toà án, vừa là nghệ thuật nghề nghiệp.

- Đạo đức của thẩm phán không chỉ thể hiện trong quan hệ với người dân mà còn thấu suốt trong quan hệ với đồng nghiệp, đồng chí. Tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, khiêm tốn học hỏi, thẳng thắn phê bình góp ý với mọi người trong đơn vị đó cũng chính là đạo đức của người cán bộ toà án. Bất cứ người thẩm phán, thư ký toà án nào cũng phải phấn đấu thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch về cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đối với cán bộ tư pháp thì đạo đức cách mạng đó lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Đánh giá về phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký toà án hiện nay thấy rằng tuyệt đại đa số thẩm phán, thư ký toà án, làm việc trong môi trường công tác rất phức tạp, song vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lối sống trong sạch, lành mạnh, không bị sa ngã trước các tiêu cực của xã hội. Bên cạnh những ưu đi tuyết điểm, tích cực trên, trong thời gian qua trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cán bộ công chức hoạt động trong các cơ quan toà án đã bộc lộ một số tồn tại, khuyết điểm cần phải khắc phục.

Trong thời gian qua các thế lực thù địch hoạt động tích cực để chống phá cách mạng nước ta, hoạt động tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, song một số thẩm phán, thư ký thiếu nhậy bén về chính trị, thiếu những biện pháp đấu tranh, giải quyết một cách khôn khéo làm cho hiệu quả đấu tranh tội phạm, tham nhũng chưa cao.

Một số ít thẩm phán, thư ký có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hoá biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ quyền hạn dễ tiếp tay cho bọn tội phạm. Thậm chí có thẩm phán còn lợi dụng quyền năng pháp lý của mình để làm sai lệch hồ sơ vì động cơ vụ lợi cá nhân, dẫn đến làm oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Những sai phạm trên đây đã dẫn đến có thẩm phán, thư ký đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố ra trước toà án. Qua đây cho thấy vấn đề năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được sớm khắc phục, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toà án mà cụ thể là thẩm phán và thư ký, đòi hỏi các cấp các ngành phải có một nhận thức đầy đủ về việc nâng cao chất lượng cán bộ toà án. Đối với các Hội đồng tuyển chọn thẩm phán phải thật sự chú ý đến chất lượng cán bộ được đề nghị bổ nhiệm thẩm phán, trước hết phải căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán được quy định trong Luật Tổ chức toà án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Tuy nhiên ngay cả những người đã đủ các điều kiện như tốt nghiệp đại học luật, đủ năm công tác theo quy định, đã học qua lớp đào tạo thẩm phán, đây chỉ là điều kiện cần phải có còn điều kiện đủ thì phải xem xét toàn diện hơn, trên các mặt phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, quá trình rèn luyện phấn đấu học tập, và vấn đề hết sức quan trọng đó là năng lực thực tế của người cán bộ đó có đáp ứng yêu cầu của người thẩm phán không.

Cần có chiến lược sử dụng sắp xếp bố trí cán bộ toà án cho phù hợp với tình hình cán bộ toà án hiện nay. Trong những năm qua vì nhiều lý do khác nhau số cán bộ tốt nghiệp đại học luật chính quy làm việc ở toà án chiếm tỷ lệ ít, chúng ta đã tuyển dụng số lượng lớn cán bộ vào làm việc trong các cơ quan toà án, sau đó mới cho đi đào tạo đại học luật tại chức. Thực tế có một số cơ sở đào tạo luật tại chức chất lượng thấp, dư luận xã hội đã lên tiếng phản đối, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Vì vậy phải thận trọng khi đề nghị bổ nhiệm cán bộ không được đào tạo cơ bản. Hiện nay số sinh viên tốt nghiệp đại học luật chính quy chưa có việc làm trên toàn quốc còn vài nghìn, trong đó có rất nhiều học sinh đỗ loại khá giỏi. Nhà nước cần có những giải pháp để tuyển dụng họ vào các cơ quan toà án để đào tạo trở thành thẩm phán. Những người có năng lực thấp đang công tác tại các cơ quan Toà án hiện nay chỉ để làm thư ký toà án, đây là vấn đề mang tầm vĩ mô của Nhà nước, của Toà án tối cao.

Phẩm chất đạo đức có thể coi là tiêu chuẩn đầu tiên và là gốc của người thẩm phán, bởi vì phẩm chất đạo đức của thẩm phán gắn liền với hoạt động xét xử. Người thẩm phán trước hết phải là người gương mẫu trong cuộc sống, phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực dụng, tham vọng cá nhân, lối sống vị kỷ, sa đoạ. Vì vậy cần nghiên cứu ban hành các văn bản quy định: Danh hiệu vinh dự của thẩm phán; Quy chế đạo đức thẩm phán; Quy chế làm việc của các Toà án...

2.1.2. Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ luật sư

Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước đang bước đầu chuyển dần sang cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Sau nhiều năm thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, các Đoàn luật sư đã được thành lập, từng bước củng cố và phát triển, hoạt động luật sư có những chuyển biến tích cực, bước đầu đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và các tổ chức, góp phần giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Cùng với việc hình thành các Đoàn luật sư thì đội ngũ luật sư ở Việt Nam cũng được hình thành và phát triển. Từ những bào chữa viên nhân dân không chuyên nghiệp đã phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.

Sau hơn mười năm thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Từ 186 luật sư năm 1989 đến 30/9/2004 đã đạt con số 3213 luật sư. Trong đó có 2047 luật sư chính thức và 1166 luật sư tập sự. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà Pháp lệnh luật sư yêu cầu những luật sư kiêm nhiệm phải lựa chọn hoặc chỉ làm công chức, hoặc chỉ làm luật sư, do vậy, số lượng luật sư xin rút ra khỏi đoàn luật sư khoảng 360 người.

Hoạt động tích cực của đội ngũ luật sư bằng các biện pháp được pháp luật quy định đã giúp Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, làm rõ sự thật khách quan, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự khác, đồng thời cũng bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Qua đó các luật sư cũng nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, mà một biểu hiện cụ thể là ngày càng có nhiều vụ việc luật sư tham gia do công dân, tổ chức trực tiếp mời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Các Đoàn luật sư đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng giúp đỡ pháp lý cho công dân, tổ chức, bảo đảm cử luật sư tham gia các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, giúp đỡ miễn phí hoặc giảm phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Từ khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư đến nay, quan hệ giữa tổ chức luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng đã dần dần đi vào nề nếp, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Đoàn luật sư với Toà án trên cơ sở tôn trọng chức năng và quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức đã được pháp luật quy định. Nhìn chung các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao vai trò của luật sư thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:

- Có sự tham gia của luật sư các cơ quan và người tiến hành tố tụng thận trong việc giải quyết vụ án;

- Trong nhiều vụ án, luật sư đã góp phần đáng kể làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác, công minh;

- Các Đoàn luật sư đã đáp ứng tích cực và kịp thời yêu cầu của Toà án trong các vụ án mà theo pháp luật phải có luật sư bào chữa cho bị cáo.

Các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện tốt để luật sư thực hiện nhiệm vụ của mình, tuy nhiên cũng có lúc, có nơi vai trò của luật sư còn chưa được coi trọng đúng mức, cá biệt có cán bộ điều tra, kiểm sát, thẩm phán coi thường và phủ nhận vai trò của luật sư, gây khó khăn cho luật sư trong khi luật sư thực hiện chức năng của mình.

Hình thức tư vấn pháp luật cho công dân và tổ chức chưa được đẩy mạnh ở một số Đoàn luật sư, có Đoàn trên thực tế chưa tổ chức thực hiện hình thức giúp đỡ pháp lý quan trọng này. Trong cơ chế thị trường, để kinh doanh có hiệu quả, dùng pháp luật các cá nhân, tổ chức kinh tế rất cần sự giúp đỡ của luật sư, rất cần đến dịch vụ tư vấn pháp luật. Ở các Đoàn luật sư, còn ít luật sư giỏi chuyển thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là nhu cầu cấp thiết mà trong những năm qua các Đoàn luật sư chưa đáp ứng được.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan về những vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động luật sư hiện nay như pháp luật chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường vật chất của luật sư khi gây thiệt hại cho khách hàng. Bởi vậy, nhiều trường hợp vì lý do nào đó mà luật sư không có mặt tại phiên toà để bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của luật sư trước khách hàng, đều chưa bị ràng buộc về trách nhiệm. Điều này đã làm cho một số luật sư không tận tuỵ và thiếu thận trọng trong hành nghề, làm thiệt hại cho khách hàng và gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo báo cáo hàng năm của các Đoàn luật sư, số vụ việc nhiều vẫn tập trung ở các Đoàn luật sư lớn như Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn luật sư Hà Nội với hàng nghìn vụ việc một năm, trong khi đó có Đoàn luật sư chỉ thực hiện vài chục vụ việc một năm như Đoàn luật sư Kon Tum, Hà giang.

Hiện nay có hiện tượng một số luật sư tham gia vào Đoàn luật sư chỉ để lấy danh mà không có hoạt động gì cả. Vì vậy một số Đoàn luật sư đã ra nghị quyết về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn nếu luật sư không tham gia vụ việc nào trong 1 năm.

Về việc bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ chỉ có những Đoàn luật tâm đến vấn đề này, song chỉ dừng lại ở việc tổ chức những buổi giới thiệu về các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc rút kinh nghiệm về việc luật sư tham gia các vụ án lớn. Các luật sư mong mỏi có một tờ tin hoặc nội san của luật sư đề các luật sư trao đổi kinh nghiệm, nói lên tiếng nói của mình. Nhưng nội dung là vấn đề được mọi người quan tâm làm sao cho phù hợp với nghề luật sư.

Trong khi đại đa số luật sư tích cực sử dụng các biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, đương sự, thì không ít luật sư thực hiện nhiệm vụ một cách hình thức, qua loa, nhất là đối với vụ án được chỉ định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có luật sư không đến dự phiên toà mà không báo trước cho Toà án biệt, buộc Toà án phải hoàn xét xử, gây khó khăn cho hoạt động Toà án và việc giải quyết vụ án, tốn kém cho Nhà nước. Đặc biệt có luật sư đã bị cơ quan tiến hành tố tụng gửi công văn phê bình luật sư về việc này. Chất lượng tham gia của luật sư vào các vụ án hình sự, dân sự chưa cao, có luật sư còn phát biểu chung chung, không đi vào đánh giá, phân tích tình tiết, chứng cứ của vụ án, thậm chí có luật sư trong phiên toà còn không tập trung theo dõi mà còn có những biểu hiện không đúng mực ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức luật sư. Luật sư mới chỉ tham gia nhiều ở các vụ án do Toà án cấp tỉnh xét xử, ở Toà án cấp huyện còn ít.

Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là 2 mặt của một vấn đề, không thể tách rời, nhưng trong hoạt động, một số luật sư do chưa thấy rõ mối quan hệ khăng khít này nên có những quan điểm, định hưởng lệch lạc khi tham gia bào chữa một vụ án cụ thể. Có luật sư còn cố tình bảo vệ quyền và lợi ích bất hợp pháp của bị cáo, không phù hợp với thực tế vụ án, trái pháp luật, gây mất lòng tin của Hội đồng xét xử và không được nhân dân tham dự phiên toà ủng hộ. Hiện tượng này là biểu hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và tuân theo pháp luật đã quy định tại Điều 2 Pháp lệnh luật sư, đồng thời cũng là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Một số luật sư đã vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong năm 2004, có 16 luật sư bị kỷ luật: trong đó có 4 luật sư chính thức và 8 luật sư tập sự bị xoá tên khỏi đoàn luật sư, 2 luật sư bị tạm đình chỉ hoạt động, 1 luật sư bị cảnh cáo, 1 luật sư bị khiển trách, nguyên nhân chủ yếu là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và vi phạm điều lệ đoàn luật sư.

Trong tình hình hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt nam đã cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt Chi nhánh hành nghề tại Việt Nam. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích lại gần với thông lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo đức của luật sư.

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đề ra chủ trương củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong Nghị quyết đã nhấn mạnh “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật... phù hợp với chủ trương xã hội hóa; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng”. Đó là cơ sở cho việc cải cách tổ chức và hoạt động luật sư nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc phát triển nghề luật sư ở Việt Nam với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng tăng của xã hội.

Cùng với việc nâng cao vai trò tự quản của tổ chức luật sư, trong giai đoạn hiện nay để khuyến khích, phát triển nghề luật sư ở Việt Nam cần đổi mới và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hành nghề luật sư. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về luật sư, nhà nước đào tạo nghề và cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Các Đoàn luật sư chịu trách nhiệm quản lý luật sư của đoàn về kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Quy định như vậy thể hiện được sự quản lý của Nhà nước, đồng thời coi trọng và phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các luật sư thông qua tổ chức hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp của họ.

Trong thời gian qua, thực tế hoạt động của luật sư và các Đoàn luật sư cho thấy một số biểu hiện luật sư vi phạm các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thông thường:

- Luật sư dùng thủ đoạn trái pháp luật để bảo vệ lợi ích của khách hàng;

- Luật sư lừa dối khách hàng hoặc thiếu trách nhiệm với khách hàng của mình: nhận tiền của khách hàng, hứa hẹn kết quả công việc để lấy thù lao cao, tự ý bỏ việc nửa chừng mà không trả lại tiền cho khách hàng...

- Luật sư tự ý bỏ phiên tòa, không có mặt để đại diện cho thân chủ khi Tòa án yêu cầu;

- Luật sư trực tiếp nhận vụ việc mà không thông qua hoặc báo cáo Đoàn luật sư, tự ý nhận thủ lao, tiền thưởng, quà tặng của khách hàng;

- Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho khách hàng có lợi ích đối lập nhau là khá phổ biển;

- Luật sư giữ vai trò trung gian, môi giới hối lộ, hối lộ hoặc lo lót để đạt bằng được kết quả vụ kiện;

- Xúc phạm luật sư đồng nghiệp và cơ quan tiến hành tố tụng;

- Phát ngôn thiếu lịch sự trước phiên toà, hoặc bài bào chữa có lời lẽ thiếu văn hóa, v.v...

Những dạng vi phạm kể trên có chiều hướng gia tăng, nhất là trong vài năm gần đây, khi có sự tham gia của nhiều luật sư trong việc biện hộ, bào chữa các vụ án lớn về dân sự, kinh tế, hình sự. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý những vi phạm liên quan đến ứng xử nghề nghiệp, đạo đức luật sư là một việc làm rất khó, thường gây ít nhiều lúng túng cho các Đoàn luật sư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đoàn luật sư đuợc thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, có trách nhiệm giám sát hoạt động hành nghề của luật sư, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư; giám sát, kiểm tra việc tuân thủ Điều lệ của Đoàn; xử lý kỷ luật đối với luật sư theo các hình thức được quy định trong Điều lệ của Đoàn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì có nhiều, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

Về mặt chủ quan:

- Cá nhân luật sư chưa ý thức được đầy đủ về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong khi hành nghề. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức được đặt ra là một trong những điều kiện để trở thành luật sư, nhưng chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét kết nạp, và khi đã là luật sư, thì việc học tập, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp lại không được sắp xếp, duy trì trong các chương trình bồi dưỡng cho luật sư.

- Nhiều Đoàn luật sư còn coi nhẹ vấn đề này, chưa chú trọng công tác bồi đường về phẩm chất chính trị, đạo đức cho các thành viên của mình, chưa giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm của luật sư.

- Nhiều biểu hiện sai lệch của luật sư trong hành nghề được dư luận, báo chí phản ánh nhưng không thuộc phạm vi pháp luật điều chỉnh, xử lý, trong khi chưa có quy chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng thống nhất cho luật sư trong cả nước.

Về mặt khách quan:

- Quan điểm, thái độ chưa đúng của một bộ phận công chúng, một số cơ quan, tổ chức đối với luật sư và hoạt động luật sư, đặc biệt là đối với các biểu hiện vi phạm đạo đức của luật sư. Nếu công chúng có sự đánh giá đúng mức đối với những sai phạm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thì dư luận sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của luật sư, góp phần định hướng và nâng cao danh dự, uy tín của nghề này.

- Hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của luật sư Việt Nam đang trong quá trình xây dựng để hoàn chỉnh, đồng bộ, trong đó còn có nhiều sơ hở tạo môi trường điều kiện phát sinh những tiêu cực về đạo đức trong hoạt động của luật sư.

Trong tình hình hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt Nam đã cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt Chi nhánh hành nghề tại Việt Nam. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích lại gần với thông lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo đức của luật sư.

2.1.3. Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chứng viên

Tổ chức, quản lý Công chứng trong những năm qua đã có nhiều bước tiến bộ rõ rệt, hệ thống công chứng trong cả nước đang ngày càng được coi trọng và phát triển. Các Phòng Công chứng ngày càng được củng cố, nâng cấp, đội ngũ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, công chứng viên đang được tiếp tục bổ nhiệm và được nâng cao về trình độ, phẩm chất đạo đức. Nhìn chung, hoạt động Công chứng đang góp phần đáng kể vào việc bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, tập thể, và mọi cá nhân, tổ chức trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự,. kinh tế và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ công chứng viên vững mạnh có đạo đức tốt, có trình độ năng lực trong công tác và tận tâm phục vụ nhân dân là nhiệm vụ cần thiết được Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và chú trọng. Muốn hoạt động công chứng có hiệu quả cao trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề tổ chức và chế độ quản lý công chứng viên; quan tâm đến trình độ, đạo đức của đội ngũ công chứng viên để xây dựng một đội ngũ công chứng viên có đầy đủ năng lực, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, vô tư khách quan, tận tuỵ với công việc được giao. Từ đó mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ công chứng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều hợp đồng, giao dịch phức tạp đòi hỏi phải công chứng.

2.1.3.1. Vài nét về những quy định trong việc quản lý đội ngũ công chứng viên từ trước tới nay

Kể từ khi Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước được ban hành, các Phòng Công chứng ở nước ta mới bắt đầu được thành lập rộng khắp trên toàn quốc (ngoại trừ Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1988 và Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội được thành lập năm 1989). Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng Nghị định số 45/HĐBT đã được xem là văn bản có giá trị pháp lý nhất so với các văn bản trước đây về công chứng, chứng thực. Từ những quy định của Nghị định này, hoạt động công chứng đã được hình thành rõ nét. Nghị định đã dành riêng Điều 14 để quy định những người có đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên như: phải là công dân nước CHXHCNVN; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt: tốt nghiệp đại học pháp lý đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng. Tuy đội ngũ công chứng viên trong thời gian này còn ít. một số Phòng Công chứng được thành lập mới chỉ có 1 đến 2 công chứng viên nhưng những người được bổ nhiệm làm công chứng viên đã được đặt phẩm chất đạo đức lên hàng đầu và sau đó là phải có trình độ đại học luật. Do vậy, các công chứng viên trong thời gian này cũng đã bảo đảm được những yêu cầu nhất định đối với đòi hỏi của đặc thù nghề nghiệp công chứng.

Tiếp sau đó là Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định số 45 IIDBT. Tại Nghị định này, đạo đức nghề nghiệp, trình độ công chứng viên được đòi hỏi cao hơn, cụ thể Nghị định đã dành riêng Chương IV Công chứng viên. Trong chương này, Lại Điều 17 đã quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được xem xét tuyển chọn và bổ nhiệm làm công chứng viên: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công minh, trung thực, liêm khiết, khách quan; Tốtnghiệp Đại học Luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và không được hành nghề tự do.

Từ những quy định nêu trên, hơn 4 năm thực hiện Nghị định 31/CP đội ngũ công chứng viên trong cả nước đã được tăng cường về số lượng và chất lượng. Tuy đã có một đội ngũ công chứng viên có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực thi công vụ, nhưng sau một thời gian thực hiện Nghị định 31/CP đã bộc lộ những bất hợp lý trong việc phân định trách nhiệm quản lý về tổ chức công chứng giữa Trung ương và địa phương, thiếu quy định về sự phối kết hợp đối với chế độ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, chế độ báo cáo. Phạm vi công chứng, chứng thực quá bó hẹp, nhiều loại giao dịch, hợp đồng phát sinh trong thực tế không được quy định. Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên chưa theo một quy trình đầy đủ. Do vậy, ngày 8/12/2000, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực được ban hành. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2001 đã bổ sung, khắc phục những vấn đề bất cập của Nghị định 31/CP. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, củng cố các Phòng Công chứng, mở rộng phạm vi chứng nhận cho Phòng công chứng. Nghị định đã phân biệt rõ ràng giữa chứng nhận và chứng thực. Đó là sự phân biệt giữa cơ quan chuyên trách là Phòng Công chứng và cơ quan không chuyên trách là Uỷ ban nhân dân các cấp. Từ đó cho thấy vai trò trách nhiệm của công chứng viên đòi hỏi phải cao hơn nhiều so với người có thẩm quyền chứng thực tại các cơ quan không chuyên trách về năng lực trình độ trong công việc.

So sánh với các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay về hoạt động công chứng, chứng thực thi Nghị định số 75/2000 ND-CP đã có nhiều tiến bộ và phát triển trong việc quy định về quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, quy trình về điều động, biệt phái, tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng của công chứng viên. Quy định cao hơn, đầy đủ hơn về tiêu chuẩn trình độ, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Từ đó, chứng tỏ rằng đội ngũ công chứng viên đang ngày càng được Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần nhìn nhận một cách khách quan để đánh giá công tác tổ chức, quản lý đội ngũ công chứng viên, đánh giá về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chứng viên trong những năm qua.

2.1.3.2. Thực trạng về tổ chức, quản lý đội ngũ công chứng viên, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của công chứng viên

Do nghề nghiệp của công chứng viên có tính chất đặc thù riêng, “công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác” (Điều 30). Khi thực hiện công chứng phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc công chứng của mình, biết và phải biết việc công chứng nếu trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không được thực hiện, phải giữ bí mật về nội dung liên quan đến việc công chứng (Điều 6). Về phẩm chất đạo đức phải tốt, trình độ năng lực đòi hỏi cao, cường độ lao động hàng ngày vượt quá thời gian quy định. Công chứng viên là công chức trong biên chế nhà nước, được tuyển dụng theo quy định của pháp luật công chức để thực hiện chuyên trách một hoạt động công vụ và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài những quy định chung của pháp luật đối với công chức nhà nước, công chứng viên còn có nhiệm vụ, quyền hạn và phải chịu sự điều chỉnh ràng buộc đối với các quy định của văn bản pháp luật về công chứng. Trong lĩnh vực công việc được giao, nhiệm vụ và trách nhiệm của công chứng viên rất nhiều và khó khăn phức tạp như: phổ biến trình tự, thủ tục thực hiện công chứng cho người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu công chứng xuất trình; trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp lý của việc công chứng; lập hồ sơ, soạn thảo hợp đồng khi có yêu cầu; xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu; xem xét các hợp đồng nếu thấy không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì mới công chứng. Khi thực hiện nhiệm vụ công chứng viên phải độc lập trong việc ký công chứng của mình, do vậy đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ pháp luật chuyên sâu, nắm bắt được quy định của pháp luật. Mặt khác, đòi hỏi công chứng viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hòa nhã, lịch thiệp, tôn trọng nhân dân; không được hách dịch, dùn đẩy các yêu cầu công chứng cho các cơ quan khác. Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, người đã được bổ nhiệm công chứng viên không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và không được lạm dụng chức danh được bổ nhiệm để hành nghề tự do.

Hoạt động công chứng được xem là một vị trí quan trọng đáng tin cậy trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao định trong đời sống xã hội của cá nhân và tổ chức. Trong những năm qua hoạt động công chứng đang trên đà phát triển và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp đáng tin cậy, được dư luận xã hội hoan nghênh.

Theo thống kê tổng hợp tính đến ngày 01/12/2004 cho thấy tổng số Phòng Công chứng trong cả nước gồm có 110 Phòng với tổng số công chứng viên trong cả nước là: 350 người.

Việc miễn nhiệm công chứng viên trong những năm qua theo thống kê cho thấy: tính đến nay trên cả nước đã miễn nhiệm 59 công chứng viên, trong đó 20 công chứng viên chuyển công tác để giữ chức Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó giám đốc hoặc Giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý, Phó chánh án Toà án nhân dân tỉnh. 30 công chứng viên chuyển công tác sang 1 số lĩnh vực công tác khác như Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng Phòng của Sở Tư pháp, của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Một số trường hợp bị ốm đau xin thôi việc... Như vậy, đội ngũ công chứng viên miễn nhiệm đa số là để chuyển công tác và giữ chức vụ cao hơn do có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tốt. Chỉ có 9 công chứng viên miễn nhiệm bị kỷ luật do sai phạm trong việc ký công chứng. Đặc biệt có 1 trường hợp bị tử hình là công chứng viên của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy số lượng công chứng viên bị miễn nhiệm do vi phạm kỷ luật không đáng kể, nhưng đó là tổn thất lớn đối với ngành công chứng. Đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan có thẩm quyền cần nhìn nhận lại một cách khách quan hơn trong công tác quản lý đội ngũ công chứng viên.

Hiện nay, Nghị định số 75 2000/NĐ-CP đã được triển khai thực hiện gần 2 năm nhưng việc kiện toàn tổ chức các Phòng công chứng vẫn chưa thật ổn định, nhiều tỉnh có các Phòng Công chứng mới thành lập, biên chế chỉ tiêu rất ít, đặc biệt là các Phòng số 2, 3, 4 đối với tỉnh mới chia tách, tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Quy định “Phòng Công chứng phải có ít nhất 3 công chứng viên”, chưa thực hiện được. Hiện tại, còn 42 Phòng Công chứng chỉ có từ 1 đến 2 công chứng viên. Do vậy, việc đòi hỏi nâng cao trình độ của công chứng viên còn nhiều bất cập. Trong thực tế vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó phòng Công chứng và công chứng viên còn nhiều vướng mắc. Trong những năm gần đây, công chứng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ xã hội và quan hệ thị trường. Do vậy, cần tiếp tục đổi mới về thủ tục, tổ chức và con người. Cần tăng cường chất lượng cán bộ quản lý công chứng, công chứng viên của các Phòng Công chứng.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, tại Điều 30 Nghị định đã quy định về tiêu chuẩn, điều kiện khi bổ nhiệm công chứng viên đòi hỏi cao hơn so với các Nghị định trước đây. Nghị định đã quy định chặt chẽ hơn tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, ngoài việc đòi hỏi có bằng cử nhân luật, còn phải có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng và phải “có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5 năm trở lên, kể từ khi có bằng cử nhân Luật”. Điểm này áp dụng cho những người đã có bằng cử nhân Luật được nhận vào công tác tại các cơ quan pháp luật thì phải có thời gian công tác là 5 năm mới được đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. “Đối với những người đã có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5 năm trở lên trước khi có bằng cử nhân Luật thì thời gian công tác pháp luật sau khi có bằng cử nhân Luật ít nhất là 2 năm liên tục” (điểm d, khoản 1, Điều 30). Điểm này áp dụng cho những người đang công tác trong ngành Tư pháp chưa có bằng cử nhân Luật, được cơ quan cử đi học các lớp tại chức thì sau khi có bằng cử nhân Luật cần có thêm 2 năm công tác mới được bổ nhiệm công chứng viên. Khác với Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 và Thông tư hướng dẫn số 1411/TT-CC ngày 3/10/1996 chỉ quy định: “Tốt nghiệp đại học Luật; đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan tư pháp, toà án, kiểm sát, công chứng, thi hành án, thanh tra, hải quan, luật sư; chuyên viên pháp lý tại Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tổ chức pháp chế của các ngành”. Quy định trước đây chưa nâng cao được chất lượng công chứng viên, nhiều trường hợp đang làm văn thư, đánh máy, kế toán tại các cơ quan Tư pháp được cử đi học tại chức chưa qua thời gian làm nghiệp vụ công chứng, sau khi có bằng cử nhân Luật đã được các địa phương đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên.

Nhìn chung trong cả nước các Phòng Công chứng đang được tăng nhanh về số lượng, chất lượng. Đội ngũ công chứng viên đang ngày càng được nâng cao về tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động công chứng đã và đang trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân, bảo đảm an toàn pháp lý trong các quan hệ giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... Để nâng cao trình độ công chứng viên, trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề công chứng đã được quan tâm và coi trọng, nhiều lớp đào tạo nghề công chứng đã được mở tại trung tâm Đào tạo các chức danh Tư pháp để tạo nguồn cho đội ngũ công chứng viên trong tương lai có đầy đủ năng lực, phẩm chất khi đảm nhiệm công việc được giao. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện nâng cao trình độ, đạo đức cho công chứng viên do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Các địa phương không có kế hoạch quy hoạch tạo nguồn cán bộ để chuẩn bị cho việc bổ sung nguồn công chứng viên khi cần thiết.

Thứ hai: Việc tuyển dụng cán bộ, nhân viên nghiệp vụ của các Phòng Công chứng được phân cấp cho địa phương. Do vậy, về tiêu chuẩn, trình độ, đạo đức, thời gian công tác pháp luật của nhiều trường hợp không đủ so với quy định, dẫn đến khi cần bổ nhiệm công chứng viên không có người đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba: Do chỉ tiêu biên chế của các địa phương được phân bổ ít, phần lớn là cán bộ được tuyển dụng trong ngành đã có từ trước. Vì vậy, nhiều người được đề nghị bổ nhiệm công chứng viên tốt nghiệp đại học luật chuyên tu, tại chức. Số người tốt nghiệp đại học chính quy được tuyển dụng còn ít hoặc chưa dù năm công tác, chưa được đào tạo nghề công chứng để đảm bảo đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức viên.

Thứ tư: Một số tỉnh sau khi thấy cần thiết thành lập thêm Phòng Công chứng nhưng lại không chuẩn bị được nhân sự đầy đủ về tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên. Do vậy, khi đề nghị bổ nhiệm thiếu các tiêu chuẩn theo quy định đều đề nghị châm chước.

Vấn đề này, đòi hỏi các cơ quan có chức năng thẩm quyền quản lý về đội ngũ công chứng viên phải quan tâm hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn để sẵn sàng có một đội ngũ kế cận khi cần thiết bổ sung cho đội ngũ công chứng viên.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp đang đã chỉ đạo và kết hợp với Học viện Tư pháp hàng năm mở các lớp Đào tạo nghề công chứng cho chuyên viên nghiệp vụ của các Phòng Công chứng. Số người tham gia lớp học ngày càng nhiều, chương trình học được nâng cao về mọi mặt như chuyên môn, nghiệp vụ công chứng, các văn bản pháp luật hiện hành, pháp luật trong nước và nước ngoài, các khoá đào tạo đều có giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy.

Ngoài ra, để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều hợp đồng, giao dịch phức tạp yêu cầu đòi hỏi phải công chứng. Cần phải có một đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững về mọi lĩnh vực pháp luật để đảm nhiệm được công việc trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2003 trở về sau, Bộ Tư pháp đang có chủ trương mở các lớp đào tạo lại hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ, bồi dưỡng về đạo đức nghề công chứng cho những người đã được bổ nhiệm công chứng viên từ trước tới nay.

2.1.4. Thực trạng phẩm chất đạo đức của đội ngũ chấp hành viên

2.1.4.1. Nhiệm vụ của chấp hành viên

Trước cách mạng tháng Tám, ở nước ta đã tồn tại chế định Thừa phát lại làm nhiệm vụ thi hành án dân sự. Thừa phát lại (huissier) là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của khách hàng theo biểu giá quy định. Khác với Luật sư, thừa phát lại không có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những công chức có trách nhiệm của toà án như: chưởng lý, biện lý, thẩm phán, lục sự... Tổ chức thừa phát lại chủ yếu tồn tại, hoạt động ở các thành phố lớn, còn ở các vùng nông thôn việc thi hành án do chính quyền cơ sở đảm nhiệm.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy “không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”, chế định thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến đầu năm 1950. Bên cạnh đó, Ban Tư pháp xã cũng được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án về dân sự.

Đến tháng 5/1950, với Sắc lệnh số 85/SL về “cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng”, việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã thực hiện trước đây được thay thế bằng Thẩm phán huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án.

Năm 1960, Luật Tổ chức toà án nhân dân được Quốc hội ban hành, tại Điều 24 của Luật này đã xác định: “Tại các toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết định hình sự”. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án được xác định rõ trong Luật Tổ chức toà án nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.

Ngày 13/10/1972, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên. Tên gọi “chấp hành viên” ra đời từ đó và tồn tại cho đến ngày nay.

Nhà nước không tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng mà chỉ đặt chấp hành viên tại các toà án nhân dân địa phương để thực hiện chuyên trách việc thi hành án dân sự. Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định về dân sự, những khoản xử phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường, hoàn trả lại tài sản trong các bản án, quyết định hình sự; giúp Chánh án toà án nhân dân đôn đốc, kiểm tra công tác thi hành án tại các Toà án nhân dân cấp dưới.

Luật Tổ chức toà án nhân dân năm 1981, tại Điều 16 đã giao cho Bộ Tư pháp (mới được thành lập lại sau hơn 20 năm giải thể) đảm nhiệm công tác quản lý toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định: Bộ Tư pháp có nhiệm vụ “trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế chấp hành án”. Toà án nhân tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án trong phạm vi cả nước sang Bộ Tư pháp bắt đầu từ ngày 1/1/1982. Ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên ngành số 472 về “quản lý công tác thi hành án trong thời kỳ trước mắt” quy định: ở địa phương tại các toà án cấp tỉnh có phòng thi hành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của toà án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án; ở các Toà án cấp huyện có chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án.

Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự, một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao, lần đầu tiên đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, Quy chế chấp hành viên đã được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 6/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 và Quy chế chấp hành viên, thì chỉ có chấp hành viên là người được nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án quyết định của toà án (trước đây việc thi hành án, ngoài chấp hành viên còn có thể do cán bộ khác của toà án thực hiện). Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định số lượng biên chế chấp hành viên, cán bộ thi hành án cho từng toà án địa phương. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân địa phương. Chấp hành viên được bổ nhiệm ở các toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án cấp huyện.

Cùng với sự đổi mới của cơ chế thi hành án, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án cũng không ngừng được củng cố và tăng cường. Từ chỗ thẩm phán vừa làm nhiệm vụ xét xử, vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án, đội ngũ cán bộ thi hành án đã được chuyên môn hoá, có chức danh, tiêu chuẩn riêng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các phán quyết của toà án.

Tuy vậy, mặc dù cơ chế thi hành án đã từng bước được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ làm công tác này được củng cố, tăng cường một bước, nhưng sự chỉ đạo điều hành công tác thi hành án vẫn chưa được thay đổi phù hợp. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên thuộc toà án, do toà án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về kết quả của hoạt động thi hành án. Mọi quyết định quan trọng trong thủ tục thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án. Chấp hành viên với trách nhiệm là “Người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của toà án”, thực ra chỉ là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, không có quyền năng thực sự để đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình.

Do trọng tâm của toà án là xét xử nên trong một thời gian dài tổ chức hoạt động thi hành án chưa được quan tâm đầy đủ. Số cán bộ giỏi thường được bổ sung sang làm thẩm phán, đội ngũ cán bộ luôn luôn bị xáo trộn không được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, chế độ chính sách không được chú ý đúng mức. Lực lượng chấp hành viên, cán bộ thi hành án vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ nhất, ngày 6/10/1992 toàn bộ công tác thi hành án dân sự đã được bàn giao từ toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 1/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 đã tạo ra bước ngoặt về tổ chức và hoạt động của công tác thi hành án dân sự ở nước ta. Nhiệm vụ thi hành án dân sự được chuyển cho một cơ quan Nhà nước mới được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/7/1993, đó là hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự. Việc ra các quyết định về thi hành án trước đây thuộc thẩm quyền của Chánh án toà án, thì nay thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.

Với nhận thức coi cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, ngay sau khi tiếp nhận bàn giao công tác thi hành án dân sự từ toà án sang, Bộ Tư pháp đã quan tâm cũng có và tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Khi tiếp nhận bàn giao (tháng 7/1993) số lượng cán bộ thi hành án dân sự có 1126 người, trong đó có 700 Chấp hành viên từ các toà án chuyển sang. Nhiều nơi toà án chi bàn giao có 1 đến 2 cán bộ thi hành án. Có nơi Chấp hành viên lại do thẩm phán kiêm nhiệm. Phần lớn là cán bộ chưa có nghiệp vụ tương xứng với tiêu chuẩn quy định.

Trong gần 10 năm qua, đội ngũ chấp hành viên đã không ngừng được củng cố, kiện toàn. Tính đến cuối năm 2002, tổng số biên chế các cơ quan thi hành án trong toàn quốc là 4450 người (chưa kể số biên chế được bổ sung của năm 2003), tăng gấp 4 lần so với thời điểm chuyển giao, trong đó có trên 1.900 chấp hành viên được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại theo quy chế mới, tăng gấp hơn hai lần. Tính đến 1/12/2004 số lượng chấp hành viên trong toàn quốc là 2132 chấp hành viên. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Nghị định 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ, chấp hành viên các cấp tỉnh, huyện đều phải có trình độ Đại học Luật và tương đương. Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đã nâng lên một bậc nữa yêu cầu về trình độ chuyên môn của đội ngũ chấp hành viên đó là phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án.

2.1.4.2. Thực trạng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ chấp hành viên

Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đã khẳng định nguyên tắc chỉ có chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự là có thẩm quyền thi hành án dân sự. Điều 12 của Pháp lệnh nêu rõ, chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thi hành án, chấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật và “được pháp luật bảo vệ”. “Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình chấp hành viên phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án được giao”. Như vậy, hoạt động của chấp hành viên vừa mang tính quyền lực Nhà nước, vừa thể hiện tính chuyên trách trong việc thực thi pháp luật.

Bên cạnh việc quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên, pháp luật cũng xác định trách nhiệm của chấp hành viên khi không thi hành đúng bản án, quyết định của toà án, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thị hành án trái pháp luật, vi phạm phẩm chất, đạo đức của người chấp hành viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật: cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Việc yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chấp hành viên, xác định quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chặt chẽ nhằm từng bước tăng cường đội ngũ chấp hành viên tương xứng với vị trí, trách nhiệm và quyền hạn được giao, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Nhờ đó thời gian qua, phần lớn các chấp hành viên được bổ nhiệm đều đảm bảo tiêu chuẩn quy định.

Chất lượng đội ngũ Chấp hành viên là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Có thể đánh giá về vấn đề này dưới hai phương diện sau đây:

Một là, về phương diện trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên:

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, thì đến nay hầu hết Chấp hành viên đã có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, trình độ; đội ngũ cán bộ thi hành án đã được nâng lên một bước so với những năm trước. Số cán bộ có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp pháp lý chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5 %) và tập trung chủ yếu ở các đơn vị miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ chấp hành viên vẫn còn những hạn chế và bất cập. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chấp hành viên tuy đã được nâng lên so với trước nhưng phần lớn vẫn chưa được trang bị kiến thức về quản lý hành chính nhà nước; còn hạn chế về năng lực quản lý, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học... Mặt khác, nếu so với yêu cầu hiện nay và xu thế phát triển thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên các cơ quan thi hành án ở nước ta còn thấp, có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Yêu cầu phát triển của  sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ Chấp hành viên phải được tiêu chuẩn hoá theo hướng ngày càng cao. Trong khi đó, nhiều Chấp hành viên hiện nay đang làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm mà chưa thực sự trên cơ sở lý luận, khoa học; Tính chất của các vụ việc thi hành án ngày càng đa dạng, khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều mối quan hệ đòi hỏi phải được xử lý toàn diện, kiên quyết, tinh tế; Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng đòi hỏi đội ngũ Chấp hành viên không chỉ nắm được pháp luật trong nước mà còn phải nắm được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế cũng như pháp luật của các nước liên quan.

Những yêu cầu trên đòi hỏi Chấp hành viên phải không ngừng được hoàn thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những năm qua, Bộ Tư pháp, các cơ quan chức năng ở địa phương đã rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên. Cụ thể là đã tổ chức nhiều lớp Luân huấn đại học luật, tạo điều kiện cho Chấp hành viên theo học các lớp đại học luật tại chức và nhiều hình thức đào tạo khác. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp thì năm 1997 có 169 lượt, năm 1998 có 194 lượt Chấp hành viên tham gia các lớp học luân huấn luật; năm 1999 có 107 Chấp hành viên theo học các lớp nâng cao trình độ của dự án VIE.... Năm 2004, Cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Học viện Tư pháp tổ chức ba lớp bồi dưỡng cho gần 300 chấp hành viên mới được bổ nhiệm và bổ nhiệm lâu năm chưa được bồi dưỡng, đặc biệt, kể từ năm 2002, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tư pháp) đã mở 3 khoá đào tạo nghề cho 535 cán bộ thuộc diện quy hoạch tạo nguồn bổ nhiệm chấp hành viên. Cục Thi hành án dân sự cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho Chấp hành viên, nhờ đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên đã được nâng cao một bước. Ngày 10/9/2001, Bộ Tư pháp có Công văn số 292/TP-QLTA-THA hướng dẫn xác định đối tượng thuộc diện đi học lý luận chính trị và quản lý nhà nước (đại học, cao cấp, trung cấp), đối với Phòng thi hành án, gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng thi hành án.

Trên thực tế, ngoài các lớp đào tạo chấp hành viên mới bắt đầu được mở từ năm 2002, lâu nay việc đào tạo Chấp hành viên còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ và chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo lý luận cơ bản mà chưa đi sâu vào việc đào tạo nghề. Do vậy, nhiều Chấp hành viên sau khi được bổ nhiệm còn gặp rất nhiều lúng túng về các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của hoạt động thi hành án dân sự như: các yêu cầu của việc tống đạt giấy tờ, yêu cầu của quá trình xác minh, kỹ năng lập biên bản, yêu cầu của việc cưỡng chế... Trong khi đó, các kỹ năng nghề nghiệp lại là điều kiện hết sức quan trọng để một Chấp hành viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chưa nói đến thực trạng pháp luật ở nước ta thường xuyên thay đổi, nhiều quy định quá chung chung, thiếu rõ ràng, trong khi đó Chấp hành viên không được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn một cách thường xuyên, kịp thời, dẫn đến một thực tế là có Chấp hành viên áp dụng không đúng, thiếu thống nhất, thậm chí sai các quy định của pháp luật.

Hai là, về phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống của chấp hành viên:

Với vị trí, chức năng nhiệm vụ được giao, Chấp hành viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thế nhưng trên thực tế, bên cạnh những Chấp hành viên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao thì cũng còn có một số Chấp hành viên có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đương sự như gợi ý xin tiền bồi dưỡng, tự định ra thời hạn thi hành án trái pháp luật. Theo số liệu của Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, trong năm 1996 ở các cơ quan thi hành án có 38 trường hợp bị xử lý kỷ luật (trong đó có 2 trường hợp bị Toà án đưa ra xét xử, cách chức 5, cảnh cáo 22, số còn lại là khiển trách); năm 1997 có 45 trường hợp xử lý kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 8 người, cách chức 14 Chấp hành viên, số còn lại là cảnh cáo và khiển trách); năm 1998, xử lý 82 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 9, cách chức 18, hạ bậc lương 1, cảnh cáo 33, khiển trách 21); năm 1999, xử lý 51 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 11, cách chức 8, hạ bậc lương 2, cảnh cáo 17, khiển trách 13); năm 2000, xử lý 55 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc ant thôi việc 18, cách chức 11, hạ bậc lương 4, cảnh cáo 14, khiến trách 7, hạ ngạch 1); năm 2001, xử lý 23 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 2, cách chức 4, cảnh cáo 9, khiến trách 8); năm 2002, có 83 trường hợp cán bộ thi hành án đã bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiến trách 27 người, cảnh cáo 33 người, hạ bậc lương 4, hạ ngạch 1 người, cách chức 9 người, buộc thôi việc 9. Các trường hợp vi phạm nguyên nhân chủ yếu là do xâm tiêu, sử dụng tiền thi hành án sai quy định, sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp, cá biệt có trường hợp bị Toà án tuyên phạt 15 tháng tù giam về tội nhận hối lộ. Qua việc xử lý vi phạm cho thấy từ năm 1996 đến nay tình trạng cán bộ thi hành án nói chung và đội ngũ Chấp hành viên nói riêng vi phạm kỷ luật không có xu hướng giảm mà có phần gia tăng.

Tình hình trên đây đã và đang đặt ra đòi hỏi cần phải có những biện pháp cụ thể cho vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ Chấp hành viên để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi hành án dân sự, cụ thể là:

- Cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, đào tạo nghề, tiêu chuẩn hoá đội ngũ Chấp hành viên, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức lối sống. Trên cơ sở đó để đặt ra kế hoạch chương trình, nội dung đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó cần lập kế hoạch để tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính và lý luận chính trị cho Chấp hành viên, cán bộ thi hành án (trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với Chấp hành viên trưởng, Chấp hành viên) theo chương trình, kế hoạch đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001.

- Cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án nhằm bảo đảm để họ không những có đầy đủ trình độ về kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về đạo đức. Đổi mới việc tổ chức, đánh giá cán bộ, bố trí cán bộ theo hướng năng lực cán bộ được đánh giá chủ yếu trên năng lực cán bộ, kết quả công việc và phẩm chất đạo đức.

2.2. Nguyên nhân của tình trạng đạo đức nghề nghiệp sa sút

2.2.1. Các nguyên nhân chủ quan và khách quan

Về mặt chủ quan:

- Cá nhân các chức danh tư pháp chưa ý thức được đầy đủ về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề nghiệp của mình trong khi hành nghề. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức được đặt ra là một trong những điều kiện để trở thành hoặc bổ nhiệm một chức danh tư pháp nhưng chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét bổ nhiệm và khi đã được kết nạp, bổ nhiệm, thì việc học tập, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp lại không được sắp xếp, duy trì trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Các cơ quan, tổ chức còn coi nhẹ vấn đề này, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cho các thành viên của mình, chưa giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm của các chức danh tư pháp.

- Nhiều biểu hiện sai lệch của các chức danh tư pháp trong hành nghề được dư luận, báo chí phản ánh nhưng không thuộc phạm vi pháp luật điều chỉnh, xử lý, trong khi chưa có quy chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho các chức danh tư pháp.

Về mặt khách quan:

- Quan điểm, thái độ chưa đúng của một bộ phận công chúng, một số cơ quan, tổ chức đối với các chức danh tư pháp, đặc biệt là đối với các biểu hiện vi phạm đạo đức của các chức danh tư pháp. Nếu công chúng có sự đánh giá đúng mức đối với những sai phạm của các chức danh tư pháp trong hoạt động nghề nghiệp thì dư luận sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các chức danh tư pháp.

- Hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của các chức danh tư pháp Việt Nam đang trong quá trình xây dựng để hoàn chỉnh, đồng bộ, trong đó còn có nhiều sơ hở tạo môi trường và điều kiện phát sinh những tiêu cực về đạo đức trong hoạt động của các chức danh tư pháp.

2.2.2. Nguyên nhân giáo dục

Có người cho rằng đạo đức là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp cũng là một khái niệm trừu tượng. Hiểu như thế tuy đúng nhưng chưa đủ, bên cạnh những khái niệm trừu tượng của đạo đức còn có những khái niệm không trừu tượng. Như trên đã nêu, khi nói đến các tố chất tạo thành đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp, chúng tôi đã đề cập đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đó, bản lĩnh nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được giao, và những phẩm chất tốt đẹp khác. Vì vậy, đạo đức nghề nghiệp không phải là cái gì đó có sẵn, bất biến, không thể đổi thay, mà nó cần được đào tạo, bồi dưỡng, vun đắp hàng ngày. Việc đào tạo, bồi dưỡng dạo đức nghề nghiệp là có thể thực hiện được thông qua một số quá trình sau đây:

- Bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề luật tại các cơ sở đào tạo nghề luật.

Quá trình đào tạo nghề nghiệp đối với các chức danh tư pháp trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng hành nghề của các chức danh tư pháp, trang bị cho họ những kiến thức chuyên môn cần thiết, cập nhật những thông tin mới về luật thực định, rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ để sau khi ra trường họ có thể tác nghiệp một cách thành thạo, độc lập và tự tin. Bản thân quá trình đào tạo nghề nghiệp đó đối với các chức danh tư pháp đã là một quá trình bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho họ. Điều này có thể được lý giải rằng quá trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp đã tạo cho họ tính tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng nghề nghiệp mà mình đã chọn trên cơ sở đó hình thành bản lĩnh của các chức danh tư pháp. Tất nhiên, trong quá trình đào tạo nghề nghiệp cũng cần bố trí những bài giảng về đạo đức. Những bài giảng này một mặt giúp các chức danh tư pháp có những hiểu đúng, nhận thức đúng về những phẩm chất tốt đẹp mà các chức danh tư pháp cần phải có, ví dụ như tính trung thực, lòng dũng cảm, sự tự tin vào năng lực của bản thân.

- Quá trình tự rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp.

Việc bồi dưỡng và rèn luyện tại các cơ sở đào tạo nghề luật nhằm giúp các học viên hình thành những tố chất của đạo đức nghề luật là điều hết sức quan trọng, tuy vậy để hình thành được những phẩm chất tốt đẹp của các chức danh tư pháp đòi hỏi một quá trình lâu dài và bền bỉ, trong đó yếu tố tự rèn luyện và tự bồi dưỡng là không thể thiếu được.

Quá trình tự rèn luyện và tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đã hình thành khi họ lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động nghiệp vụ của các chức danh tư pháp. Quá trình tự rèn luyện và tự bồi dưỡng này phát triển mạnh mẽ khi các học viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo. Quá trình này còn được tiếp diễn, không ngừng phát triển và hoàn thiện khi họ đã trở thành những các chức danh tư pháp thực thụ. Thông qua thực tiễn của chính bản thân họ, thông qua mối giao tiếp nghề nghiệp với các đồng nghiệp và các đương sự cũng như bị can, bị cáo giúp các chức danh tư pháp thực thụ có nhiều cơ hội để nhìn nhận lại chính mình. Đó chính là quá trình đấu tranh và tự đấu tranh để loại bỏ những cái xấu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp. Tất nhiên, quá trình tự rèn luyện và tự bồi dưỡng chỉ có hiệu quả nếu cá nhân các chức danh tư pháp có tinh thần tự giác cao độ đồng thời cần phải có sự hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan và các đồng nghiệp. Do đó, ngoài quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nghề nghiệp cần phải kể đến quá trình rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp tại đơn vị công tác của họ.

- Quá trình rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề luật thông qua hoạt động nghiệp vụ của các chức danh tư pháp.

Như trên đã nêu, trong quá trình hành nghề, các chức danh tư pháp thông qua hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình có thể tự rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho mình. Tuy vậy, để đạt hiệu quả cao cần có sự định hướng của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi các chức danh tư pháp công tác. Để rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho họ tại cơ quan, đơn vị, cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi học tập rút kinh nghiệm công tác, học gương người tốt, việc tốt. Lãnh đạo cơ quan cũng cần thường xuyên biểu dương và khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động xét xử, đồng thời phê phán và có biện pháp đối với những người có hành vi sai trái làm tổn hại đến đạo đức của các chức danh tư pháp.

Qua việc phân tích trên, chúng ta thấy rằng các bài giảng về đạo đức vẫn có một vai trò, vị trí quan trọng trong việc định hướng cho các chức danh tư pháp có cách hiểu đúng, nhận thức đúng về những phẩm chất tốt đẹp mà các chức danh tư pháp cần phải có như tính trung thực, lòng dũng cảm, tính tự tin, thái độ công bằng, tính nhân bản, tinh thần trách nhiệm...

Tuy nhiên, trên thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng đạo dức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp vẫn chưa được chú trọng.


 

3. NỘI DUNG MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TƯ PHÁP CỦA CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP

3.1. Thực trạng giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài Học viện Tư pháp thi không có cơ sở đào tạo nào giảng dạy môn Đạo đức nghề nghiệp tư pháp. Thậm chí, ngay tại Học viện Tư pháp thì việc giảng dạy đạo đức nghề nghiệp cho các chức danh tư pháp cũng chưa được quan tâm thích đáng, có chăng, chuyên đề đạo đức nghề nghiệp của từng chức danh được thiết kế trong các chương trình đào tạo cụ thể (như Chương trình Đào tạo Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Công chứng viên) với thời lượng khoảng 5 đến 10 tiết học.

3.2. Nội dung cơ bản của môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp

Môn đạo đức nghề nghiệp tư pháp cho các chức danh tư pháp sẽ được thiết kế bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

i) Những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật và tư pháp;

ii) Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các chức danh tư pháp;

iii) Những vấn đề về đạo đức và đạo đức của các chức danh tư pháp;

iv) Những vấn đề về quy tắc ứng xử, quy tắc hành nghề của các chức danh tư pháp;

v) Mối liên hệ giữa các chức danh tư pháp với nhau.


 

 

PHẦN CÁC CHUYÊN ĐỀ


 

VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG

CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

PGS. TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật

1. Khái niệm cơ quan tư pháp

Bất kì quan niệm nào về cơ quan tư pháp cũng xuất phát từ các học thuyết chính trị - pháp lí khác nhau. Những người thừa nhận học thuyết chính trị - pháp lí này sẽ có quan điểm về cơ quan tư pháp phù hợp với nó; và ngược lại, những người thừa nhận học thuyết chính trị - pháp lí khác lại có quan điểm khác về cơ quan tư pháp.

Ở các nước Đông Âu trước đây, các tư tưởng về nhà nước và pháp luật của J. Lock, S.L. Montesquieu đã có ảnh hưởng rất lớn tới các chính trị gia và các nhà lập pháp. Tư tưởng chống độc quyền của một người hay một cơ quan nào đó nắm toàn bộ quyền lực nhà nước, hay tư tưởng phải tách riêng quyền tư pháp khỏi hai nhánh quyền lực khác là lập pháp và hành pháp đã có ảnh hưởng rất lớn tới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở những nước này và chính những tư tưởng đó đã là cơ sở cho sự hình thành các quan điểm mác xít về nhà nước và pháp luật.

Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa và vì thế phải khẳng định là các quan điểm mác xít về nhà nước và pháp luật luôn là kim chỉ nam cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, với những điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội đặc thù, quan niệm về cơ quan tư pháp cũng có những điểm không đồng nhất với quan điểm của một số quốc gia khác mặc dù đều là các nước xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm đầu tiên về cơ quan tư pháp ở nước ta được thể hiện trong bản hiến pháp đầu tiên - Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946. Chương VI Hiến pháp 1946 với tên gọi “Cơ quan tư pháp” có 7 điều quy định về tổ chức bộ máy và các nguyên tắc hoạt động của ngành tòa án. Ngay Điều 63 Hiến pháp 1946 quy định: “Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có:

a. Tòa án tối cao;

b. Các tòa phúc thẩm;

c. Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp”.

Điều 64 Hiến pháp 1946 quy định: “Các nhân viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm”; Điều 65 quy định: “Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc tiểu hình”.

Qua nội dung các điều luật trên và các điều luật tiếp theo trong chương VI Hiến pháp 1946 chúng ta thấy ở nước ta dường như người làm luật quan niệm tư pháp là xét xử; cơ quan tư pháp là cơ quan xét xử (tòa án) và cơ quan tư pháp không phải là cơ quan độc lập mà nó thuộc sự quản lí của Bộ tư pháp - thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên, khi nghiên cứu quan điểm về cơ quan tư pháp trong thời kì này, chúng tôi cũng đã thấy một điều là trước khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên vào ngày 9/11/1946 thì trước đó trong các Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 và Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 cũng đã thể hiện nội dung rất quan trọng là trong cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành tòa án, tòa án được tổ chức ở ba cấp gồm tòa án sơ cấp (giống như tòa án quận huyện hiện nay), tòa án đệ nhị cấp (giống tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay) và tòa thượng thẩm được thành lập ở Bắc kì, Trung kì và Nam kì. Ở Tòa án sơ cấp, thẩm phán làm cả nhiệm vụ buộc tội và xét xử, ở Tòa án đệ nhị cấp có thẩm phán buộc tội (thẩm phán đứng hay còn gọi là thẩm phán công tố), ở Tòa thượng thẩm có Công tố viện do chưởng lí đứng đầu và dưới quyền là các viên chức làm công tác công tố chuyên trách. Các công tố viên có quyền tư pháp cảnh sát (điều tra các vụ án hình sự), điều khiển công việc và giám sát hoạt động điều tra của tư pháp cảnh sát, thực hành quyền công tố (buộc tội).

Như vậy, xét một cách tổng thể thì thấy, ngay từ những ngày đầu tiên Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, ở nước ta đã tồn tại quan niệm rộng về cơ quan tư pháp. Qua các văn bản pháp luật cũng như quy định của Hiến pháp 1946 người ta thấy rằng cơ quan tư pháp không chỉ là tòa án và chức năng của cơ quan tư pháp không chỉ là xét xử. Khái niệm cơ quan tư pháp lúc đó đã được hiểu theo nghĩa rộng của từ này, nó bao gồm cơ quan làm công tác xét xử (tòa án) và cơ quan buộc tội phục vụ cho công tác xét xử là cơ quan công tố. Cả hai loại cơ quan trên đều được đặt dưới sự quản lí của Bộ tư pháp.

Trong thực tế khái niệm cơ quan tư pháp được gắn liền với khái niệm tư pháp (xét xử). Điều này có thể được minh chứng qua các lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cơ quan tư pháp sau đây:

Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2/1948 Hồ Chủ Tịch đã viết: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ, cho nên càng phải có tinh thần đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh những mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì lợi quyền nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung cho cả tư pháp và hành chính[37] (tôi nhấn mạnh - P.H.H.). Phát biểu tại Hội nghị cán bộ tư pháp năm 1949 Hồ Chủ Tịch đã nói: “Xét xử đúng là tốt nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”.[38] Tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950, Hồ Chủ Tịch cũng đã nói: “Các chú hiện nay làm công tác tư pháp, công tác xử án. Vậy muốn làm tốt công tác ấy thì phải làm thế nào?... Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án... ”.[39]

Từ giữa những năm 50 khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng ở nước ta đã diễn ra cuộc cải cách tư pháp với sự thay đổi rất quan trọng. Cùng với việc thành lập hệ thống tòa án nhân dân các cấp (thay cho tòa án thường trước đây) ngày 29/1/1958, Quốc hội đã có Nghị quyết thành lập Viện công tố trung ương và từ đây hệ thống công tố được tách ra khỏi hệ thống tòa án nhân dân những vẫn trực thuộc hội đồng chính phủ. Và trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 1960, hệ thống viện kiểm sát nhân dân ra đời đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội. Từ đó tới nay hệ thống viện kiểm sát nhân dân luôn tồn tại như bộ phận hợp thành của nhánh quyền lực thứ ba của Nhà nước ta - quyền tư pháp. Ngày nay, với xu thế tiếp tục đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, Đảng ta cũng đã thể hiện rõ quan điểm về cơ quan tư pháp cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này trong tình hình mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã nhấn mạnh một trong những quan điểm cơ bản cần phải quán triệt để tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[40]. Ngoài ra, Trung ương đảng cũng chỉ ra nhiệm vụ trong cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp là củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp; phân định lại thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho tòa án nhân dân huyện; đổi mới tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp[41]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII ngày 18/6/1997 đã làm rõ nội dung của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay bao gồm việc nâng cao chất lượng hoạt động của viện kiểm sát và tòa án nhân dân, sắp xếp lại cơ quan điều tra theo hướng gọn nhẹ, kiện toàn tổ chức thi hành án, củng cố và tăng cường các tổ chức bổ than trợ tư pháp, tiến tới thành lập cảnh sát tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh[42].

Qua việc nghiên cứu, phân tích các văn bản pháp luật của Nhà nước và các văn kiện của Đảng ta có thể rút ra kết luận rằng trong hơn nửa thế kỉ qua khái niệm cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước nhìn nhận dưới nghĩa rộng của từ này có xuất phát từ nghĩa gốc của tư pháp là xét xử. Càng ngày, cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội và nhu cầu của hoạt động tư pháp, khái niệm cơ quan tư pháp càng có những nội dung rộng hơn, phong phú hơn. Nếu như trước đây trong Hiến pháp 1946 cơ quan tư pháp chỉ được coi là tòa án các cấp và nếu có thể coi là nó đã được bổ sung bởi các quy định trong các sắc lệnh được ban hành trước đó thì cơ quan tư pháp cũng vẫn chỉ là tòa án mặc dù đã có sự hiện diện của cơ quan buộc tội (công tố) trong cơ cấu tổ chức bộ máy của tòa án. Sự ra đời của ngành kiểm sát vào năm 1961 (trên cơ sở Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960) đã làm phong phú thêm khái niệm cơ quan tư pháp. Chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự vẫn thuộc về các tòa án nhưng để bảo đảm cho việc xét xử các vụ án hình sự được đúng người, đúng tội và các vụ án dân sự được chính xác, khách quan và công minh không thể không có hoạt động giám sát của cơ quan đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan quyền lực cao nhất là viện kiểm sát các cấp. Bên cạnh tòa án hệ thống cơ quan tư pháp còn có cả viện kiểm sát - cơ quan thực hiện sự buộc tội và truy tố một người nào đó ra tòa để xét xử đồng thời thực hiện sự giám sát nhằm bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định của tòa án khi giải quyết các tranh chấp về dân sự.

Hệ thống các cơ quan tư pháp và nội dung của hoạt động tư pháp càng ngày càng trở nên phong phú hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

Thứ nhất, khi xã hội càng phát triển thì càng có nhiều quan hệ xã hội cần phải điểu chỉnh bằng pháp luật. Để phản ánh và cũng để phù hợp với điều đó, các ngành luật khác nhau lần lượt ra đời và phát triển. Sự đa dạng các ngành luật trong hệ thống pháp luật cũng chính là tiền đề làm phát sinh sự đa dạng của các hành vi và quyết định pháp lí. Và đến lượt nó sự đa dạng của các hành vi và quyết định pháp lí làm phát sinh sự đa dạng của các tranh chấp giữa các chủ thể các quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân và pháp nhân. Cơ quan xét xử giờ đây không chỉ đơn thuần xét xử về hình sự hoặc dân sự như trước đây mà thẩm quyền của nó còn là xét xử cả các tranh chấp về kinh tế, lao động và hành chính nữa.

Thứ hai, khi xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động trong xã hội ngày càng hợp lí và khoa học. Công việc xét xử không phải chỉ đơn thuần là ra các phán quyết, mà để ra được các phán quyết đúng đắn buộc phải có các tài liệu làm căn cứ cho sự phán quyết đó và cũng để các phán quyết của tòa án có giá trị pháp lí trong thực tiễn cần phải có một cơ quan chuyên trách thi hành các quyết định của tòa án. Vì thế, sự hình thành các cơ quan như cơ quan điều tra chuyên trách, cơ quan thi hành án là cần thiết và nó hợp thành với tòa án và viện kiểm sát thành một chỉnh thể mà người ta gọi là hệ thống các cơ quan tư pháp.

Thứ ba, một trong những yêu cầu đối với công tác xét xử (hay phán quyết các tranh chấp) là phải khách quan. Và rõ ràng để có các quyết định khách quan không thể tồn tại cơ chế một cơ quan hoặc một người nào đó thực hiện hai hoặc nhiều khâu của một quá trình giải quyết tranh chấp (người ta gọi là tố tụng) được (thí dụ, tòa án không thể vừa buộc tội vừa xét xử, viện kiểm sát không thể vừa điều truy tố... Chính vì vậy, sự phân công trách nhiệm trong việc thực hiện quyền tư pháp thành nhiều cấp, nhiều tầng nấc không phải là làm phức tạp bản thân hệ thống các cơ quan tư pháp mà thực chất đó là điều kiện để các cơ quan tư pháp cùng lúc vừa thực hiện được sự phối hợp với nhau lại vừa chế ước lẫn nhau.

Qua sự phân tích trên đây, chúnh tôi cho rằng cần thiết phải hiểu khái niệm cơ quan tư pháp theo nghĩa rộng của từ này với nội dung “Cơ quan tư pháp là một cơ quan do Nhà nước lập ra có chức năng thực hiện một hay một số hoạt động nào đó của quá trình giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của các quan hệ pháp luật khác nhau”. Theo chúng tôi, định nghĩa trên đây về cơ quan tư pháp có ý nghĩa lí luận và thực tiễn lớn, nó là xuất phát điểm cho việc nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

2. Hoạt động tư pháp

Xác định hệ thống các cơ quan tư pháp như đã nêu trên có ý nghĩa lớn đối với việc xác định các hoạt động tư pháp.

Trước hết, phải khẳng định hoạt động tư pháp phải do cơ quan tư pháp tiến hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động của cơ quan tư pháp đều được gọi là hoạt động tư pháp. Xuất phát từ nghĩa rộng của khái niệm tư pháp là phán xét, giải quyết các tranh chấp nên có thể hiểu hoạt động tư pháp là các hoạt động liên quan tới quá trình giải quyết các tranh chấp bao gồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về tranh chấp; hoạt động khởi kiện, khởi tố, truy tố; hoạt động xét xử và hoạt động thi hành các phán quyết của toà án trong thực tiễn. Cũng như các cơ quan nhà nước khác, các cơ quan tư pháp cũng có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư pháp (hoạt động điều tra, hoạt động truy tố, hoạt động xét xử...) mỗi cơ quan tư pháp còn có nhiều lĩnh vực hoạt động khác, thí dụ: Cơ quan điều tra và viện kiểm sát còn thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm, toà án còn thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân. Hoạt động phòng ngừa tội phạm, hoạt động giáo dục, tuyên truyền pháp luật... mặc dù cũng do cơ quan tư pháp tiến hành nhưng nó không gắn với quá trình giải quyết một vụ án cụ thể nên nó không được gọi là hoạt động tư pháp. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động tư pháp, trong từng cơ quan tư pháp tồn tại một loại hoạt động mà hoạt động này được điều chỉnh bằng luật hành chính chứ không được điều chỉnh bởi tố tụng và vì vậy nó cũng không được coi là hoạt động tư pháp (thí dụ: Hoạt động báo cáo công tác của cấp dưới với cấp trên, hoạt động thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, hoạt động tổng kết công tác của mỗi cơ quan...). Trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, giữa những người cùng một cơ quan tư pháp hoặc giữa những người ở các cơ quan tư pháp khác nhau luôn tồn tại một loại quan hệ được gọi là quan hệ hành chính - tư pháp (thí dụ: Quan hệ hành chính giữa thủ trưởng và nhân viên trong việc phân công công tác, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong các cuộc họp liên ngành...). Vì không phải là hoạt động tư pháp nên những hoạt động nói trên cũng không phải là đối tượng của kiểm sát. Trong thực tế, mỗi hoạt động tư pháp có thể do một cơ quan tư pháp thực hiện và cũng có thể do nhiều cơ quan tư pháp cùng thực hiện. Thí dụ, hoạt động xét xử chỉ do toà án thực hiện nhưng hoạt động điều tra có thể do cả cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện. Có những hoạt động cũng do cơ quan tư pháp thực hiện trực tiếp liên quan đến việc giải quyết các vụ án khác nhau nhưng nó xảy ra trước hoặc quá trình tố tụng thì cũng không thể coi là hoạt động tư pháp (thí dụ hoạt động trinh sát điều tra, hoạt động xác minh trước khi có quyết định khởi tố vụ án, hoạt động hoà giải trước khi thụ lý đơn khởi kiện...).

Từ sự phân tích trên đây có thể đi tới định nghĩa về hoạt động tư pháp như sau: Hoạt động tư pháp là tập hợp những việc làm cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tụng trực tiếp liên quan và hướng tới mục đích giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan.

Từ định nghĩa trên đây có thể rút ra kết luận về một số đặc điểm của hoạt động tư pháp như sau:

- Hoạt động tư pháp phải do cơ quan tư pháp thực hiện, vì vậy nó mang tính quyền lực nhà nước.

- Hoạt động tư pháp được thực hiện trong quá trình tố tụng và nó được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng.

- Hoạt động tư pháp là những việc làm trực tiếp liên quan tới quá trình giải quyết các vụ án.

- Hoạt động tư pháp có tính mục đích là giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan.

Một hoạt động nào đó nếu thiếu một trong những đặc điểm nêu trên thì không thể gọi là hoạt động tư pháp (thí dụ hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ của luật sư, của các đương sự, của người bị buộc tội...). Chính vì lẽ đó mà khái niệm kiểm sát hoạt động tư pháp có nội dung hẹp hơn khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng và rõ ràng ai cũng thấy việc sửa đổi chức năng của Viện Kiểm sát được thể hiện trong Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã tạo ra một khoảng trống của pháp luật: đó là hoạt động của các cơ quan nhà nước (không phải là cơ quan tư pháp), tổ chức xã hội và công dân trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động không được đặt dưới sự giám sát của cơ quan nào.

Có thể phân loại các hoạt động tư pháp theo các tiêu chí khác nhau. Dựa vào sự liên quan hay lĩnh vực tồn tại của hoạt động tư pháp tới quá trình giải quyết các vụ án khác nhau có thể phân chia hoạt động tư pháp làm 5 loại. Hoạt động trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án (tranh chấp) kinh tế, hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính và hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án lao động.

Dựa vào chủ thể của hoạt động tư pháp có thể phân chia hoạt động tư pháp thành 4 loại:

- Hoạt động tư pháp do cơ quan điều tra tiến hành

- Hoạt động tư pháp do Viện Kiểm sát tiến hành

- Hoạt động tư pháp do toà án tiến hành

- Hoạt động tư pháp do cơ quan thi hành án tiến hành

3. Vị trí, vai trò của hoạt động tư pháp

Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, khi nói về nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, Đảng ta đã chỉ rõ: “Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm tới lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (7) (tôi nhấn mạnh P.H.H).

Từ quan điểm trên đây của Đảng, ta có thể hiểu hoạt động tư pháp là một trong nhiều loại hoạt động của Nhà nước ta, nó không thể tách rời hoạt động lập pháp và hoạt động hành pháp.

Trong bất kì nhà nước nào, để quản lí xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Khi xã hội càng phát triển thì càng cần có pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bao gồm cao nhất là Hiến pháp, tiếp đến là luật, các văn bản dưới luật luôn đóng vai trỏ là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng quản lí của mình. Vì vậy, hoạt động lập pháp luôn được coi là có vai trò quan trọng nhất trong số các hoạt động của nhà nước. Vì vậy, hoạt động lập pháp luôn là hoạt động đi trước, là tiền đề cho hoạt động hành pháp và hoạt động tư pháp. Thi hành và áp dụng pháp luật thuộc nội dung của hoạt động hành pháp. Đây là một quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, dùng pháp luật như một công cụ quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để công việc quản lí xã hội có hiệu quả, ngoài yếu tố phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh - kết quả của hoạt động lập pháp, còn cần có sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm ngặt từ phía các chủ thể của hoạt động hành pháp và các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và mọi công dân. Bất kì một vi phạm và tội phạm nào dù do ai thực hiện cần được phát hiện và xử lí kịp thời. Công việc này thuộc nội dung của hoạt động tư pháp. Vì vậy, có thể nói rằng hoạt động tư pháp có mục đích là bảo vệ pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động hành pháp đạt hiệu quả cao. Hoạt động tư pháp bảo đảm cho sự tồn tại của pháp luật và chế độ tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Nếu không có hoạt động tư pháp thì các vi phạm pháp luật và tội phạm không bị phát hiện và xử lí, điều này sẽ dẫn tới hậu quả là các văn bản pháp luật và dưới luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không được thi hành hoặc thi hành không có hiệu quả, quá trình quản lí xã hội không đạt được mục đích mong muốn, xã hội sẽ trở nên trì trệ., kém phát triển.

Trong quá trình tiến hành hoạt động tư pháp bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của toà án, các cơ quan tư pháp không thể không có quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan bổ trợ tư pháp. Vì vậy, hoạt động tư pháp bao giờ cũng gắn bó một cách mật thiết với hoạt động quản lí hành chính - tư pháp và hoạt động bổ trợ tư pháp. Khi thực hiện chức năng của riêng mình, các cơ quan tư pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp và vụ án hình sự mang tính phối hợp. Khi mối quan hệ phối hợp trên đây được xác lập và tồn tại một cách hợp lí thì nó là một trong những điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động tư pháp. Ngược lại, nếu mối quan hệ phối hợp được thiết lập một cách bất hợp lí (quá hời hợt hoặc quá chặt chẽ làm cho các cơ quan tư pháp như một) sẽ làm cho cơ quan tư pháp hoạt động rời rạc, đơn lẻ hoặc làm mất tính độc lập tương đối của các cơ quan tư pháp với nhau. Trong nội bộ từng cơ quan tư pháp, ngoài quan hệ tố tụng liên quan tới hoạt động tư pháp còn có quan hệ hành chính. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan tới việc giải quyết các vụ án khác nhau, chủ thể của hoạt động tư pháp là cá nhân như điều tra viên, công tố viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí phiên toà, chấp hành viên luôn đặt dưới sự quản lí của thủ trưởng hành chính. Sự quản lí này không ngăn cản hoặc làm mất tính độc lập của hoạt động tư pháp mà là điều kiện bảo đảm tính kỷ luật, sự tuân thủ pháp luật của các cá nhân là chủ thể của hoạt động tư pháp nói chung.

Hoạt động tư pháp mặc dù mang tính quyền lực nhà nước nhưng nó không thể tách rời những hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước như hoạt động của cơ quan công chứng, các tổ chức giám định, các tổ chức luật sư. Hiện nay, người ta thường gọi các cơ quan, tổ chức trên là cơ quan bổ trợ tư pháp. Cách gọi này cũng có những căn cứ của nó bởi các cơ quan, tổ chức này không được quyền quyết định một vấn đề gì liên quan tới quá trình giải quyết các tranh chấp và các vụ án hình sự. Hoạt động của chúng chỉ có tác dụng tham vấn cho các cơ quan tư pháp hiểu rõ một vấn đề nào đó liên quan tới công việc đang thực hiện, trên cơ sở đó đưa ra quyết định của mình. Vì lẽ trên, theo quan điểm của chúng tôi, không thể coi giám định viên, công chứng viên, luật sư là các chức danh tư pháp.

 

KHÁI NIỆM CHỨC DANH TƯ PHÁP

TS. Dương Thanh Mai

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp

1. Khái niệm chức danh tư pháp và các khái niệm liên quan:

a/ Khái niệm cán bộ, công chức:

Theo Từ điển tiếng Việt 1992: cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước; công chức là người làm việc có chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước[43].

Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức 1993, điều 1: cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người:

- Do bầu cử để làm nhiệm vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch vai hành chính, sự nghiệp trong cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện về cấp, về ba chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

- Thẩm phán TAND, kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến một khái niệm có liên quan là Viên chức: theo Đại từ điển tiếng Việt “viên chức là những người làm việc trong cơ quan hay trong sở tư nói chung” và theo một số nhà nghiên cứu thì viên chức có ngoại diên rộng hơn so với công chức vì bao gồm tất cả những người làm việc thông thường và những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công hoặc tư, nhà nước hoặc dân sự, được hưởng lương theo ngạch bậc, trình độ và chức vụ”[44].

 b/Chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức:

- Chức danh cán bộ, công chức: Theo Từ điển tiếng Việt: Chức danh là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, nhiệm vụ của mỗi chức; còn chức là danh vị thể hiện cấp bậc và trách nhiệm của một người trong hệ thống tổ chức của nhà nước hay đoàn thể [45]. Như vậy, có thể hiểu chức danh cán bộ, công chức, viên chức là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp.

- Tiêu chuẩn cán bộ, công chức: Theo Từ điển tiếng Việt: Tiêu chuẩn là những điều quy định làm căn cứ để đánh giá; tiêu chuẩn hoá (chuẩn hoá) là xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất trong sản xuất, công tác[46]. Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là những quy định làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê thì tiêu chuẩn của người cán bộ phải là sự hội tụ của hai yếu tố phẩm chất - đạo đức và tri thức năng lực hoặc như Hồ Chủ tịch thường nói ngắn gọn “có đức, có tài” để thực hiện chức trách, vai trò của họ trong 4 mối quan hệ: một là với đường lối, chính sách; hai là với bộ máy, tổ chức; ba là với công việc; bốn là với quần chúng[47].

Việc quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức là một nội dung quản lý nhà nước về cán bộ, công chức (điều 33 Pháp lệnh cán bộ, công chức). Theo Pháp lệnh, Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước (điều 36); việc quản lý thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh về kiểm sát viên VKSND (điều 35).

- Ngạch, bậc công chức là khái niệm gắn liền với chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Theo Từ điển tiếng Việt - ngạch là hệ thống sắp xếp có thứ tự theo từng loại, do nhà nước quy định (tr.662); bậc là hạng, thứ xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới (tr.61). Ví dụ - Ngạch công chức hành chính được giải thích trong Thông tư số 444/TCCP-VC ngày 5/6/1993 của Ban TCCB Chính phủ: mỗi ngạch công chức hành chính thể hiện chức và cấp của từng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ cấu bộ máy của nền hành chính quốc gia có tên gọi (chức danh) và có tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng, trong đó xác định rõ chức trách, nhiệm vụ, nội dung công việc phải làm, ứng với độ phức tạp nhất định và yêu cầu cấp đào tạo ban đầu phải có; đồng thời có tiền lương riêng (bậc) thể hiện chính sách khuyến khích công chức yên tâm, tận tuỵ với công việc.

c/ Hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp.

Cho đến nay, có thể nói, ở Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một quan niệm thống nhất về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp và cơ quan tư pháp. Theo Từ điển tiếng Việt “Tư pháp là việc xét xử các hành vi phạm pháp và các vụ kiện tụng trong nhân dân” (tr.1051). Khái niệm này phản ánh quan điểm cho rằng quyền tư pháp là quyền tài phán được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của tòa án. Bên cạnh đó, quan niệm tư pháp là bảo vệ, duy trì công lý lại cho rằng hệ thống tư pháp gồm tất cả các cơ quan nhà nước và các thiết chế thực hiện chức năng duy trì và bảo vệ công lý bằng các hoạt động, biện pháp và thủ tục đặc thù dựa trên nguyên tắc tài phán[48]. Với mỗi quan niệm, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp sẽ có phạm vi rộng, hẹp rất khác nhau. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài này, để tránh những tranh luận khó kết thúc, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận là xem xét các khái niệm này theo quan điểm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn kiện chính thức như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8/VII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3/VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Theo các văn kiện này:

- Hoạt động tư pháp được hiểu bao gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và một số hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, giám định tư pháp, công chứng nhằm giúp cho việc xét xử được khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội/đúng việc, đúng pháp luật.

- Các cơ quan tư pháp, do vậy, là các cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, toà án, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự; các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp bao gồm tổ chức luật sư, giám định tư pháp, công chứng. Như vậy, khác với các nhà nước được tổ chức theo quan điểm ba quyền phân lập cứng rắn, ở nước ta, quyền tư pháp không phải được giao cho một hệ thống cơ quan riêng biệt đảm nhiệm mà do nhiều loại cơ quan, tổ chức khác nhau cùng thực hiện, trong đó có cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, một số khác thuộc lực lượng vũ trang, an ninh đồng thời lại có cả tổ chức phi nhà nước.

d/ Chức danh tư pháp:

Cho đến nay, Nhà nước chưa có văn bản nào chính thức quy định hay giải thích đầy đủ về khái niệm chức danh tư pháp, cũng chưa có các công trình nghiên cứu khoa học riêng về vấn đề này, mặc dù khái niệm chức danh tư pháp vẫn được dùng mặc nhiên trong một số bài báo, bài giảng. Theo suy luận logic hình thức, từ các khái niệm chung ở mục ii/và iv/có thể hiểu chức danh tư pháp là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi vị trí chuyên môn, nghiệp vụ tư pháp trong các cơ quan tư pháp, tổ chức bổ trợ tư pháp.

Cụ thể:

Các chức danh tư pháp theo cách hiểu trên có thể gồm:

1. Điều tra viên - Theo Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, chức danh điều tra viên thuộc về cơ quan điều tra của Lực lượng cảnh sát nhân dân và an ninh nhân dân; cơ quan điều tra của quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân; các cán bộ được phân công tiến hành điều tra theo thẩm quyền thuộc Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm.

2. Kiểm sát viên thuộc các Viện kiểm sát nhân dân.

3.Thẩm phán, 4/ Thẩm tra viên và 5/ Hội thẩm nhân dân thuộc các Toà án nhân dân.

6. Giám thị, quản giáo thuộc cơ quan quản lý trại giam của Bộ Công an

7. Chấp hành viên thuộc các cơ quan thi hành án dân sự

8. Luật sư;

9. Giám định viên tư pháp – Theo Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 chức danh giám định viên tư pháp có thể được bổ nhiệm để phục vụ thường xuyên cho công tác điều tra, truy tố, xét xử gồm:

- Giám định viên kỹ thuật hình sự và giám định viên pháp y của Bộ Nội vụ;

- Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của Bộ Y tế;

- Giám định viên pháp y thuộc Bộ Quốc phòng;

- Giám định viên kế toán- tài chính thuộc Bộ Tài chính;

- Giám định viên tác phẩm văn hoá - nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá;

- Giám định viên trong từng lĩnh vực khoa học - kỹ thuật thuộc UBKH & KT (nay là Bộ khoa học, công nghệ);

10. Công chứng viên thuộc các Phòng công chứng nhà nước.

Có hai điểm cần lưu ý là:

- Không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp đều là người có chức danh tư pháp; chỉ những người nào trực tiếp tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, giám định tư pháp, công chứng, bào chữa, tư vấn pháp luật và phải có văn bản quy phạm pháp luật xác định tên chức danh tương ứng thì mới là người có chức danh tư pháp (ví dụ: Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh kiểm sát viên Viện KSND...). Theo Thông tư số 444/TCCP-VC ngày 5/6/1993 của Ban TCCB Chính phủ thì các công chức làm công tác hành chính theo chế độ tuyển dụng tại cơ quan tư pháp các cấp (toà án, kiểm sát, thi hành án..) vẫn thuộc các ngạch công chức hành chính (chuyên viên, chuyên viên pháp lý, nhân viên....).

- Không phải tất cả các chức danh tư pháp đều là công chức mà trong số đó có những chức danh do sĩ quan quân đội hoặc sĩ quan công an nhân dân đảm nhiệm (như điều tra viên, quản giáo) hoặc do người hành nghề tự do (luật sư) thuộc các tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện. Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ xác định chỉ có các chức danh tư pháp: chấp hành viên, công chứng viên, thẩm tra viên thuộc các ngạch công chức hành chính, sự nghiệp.

2. Đặc thù nghề nghiệp của các chức danh tư pháp:

Mặc dù rất đa dạng về phạm vi, nội dung hoạt động nhưng nhiều chức danh tư pháp lại có chung một số đặc thù nghề nghiệp rất quan trọng, là cơ sở để xác định những tiêu chuẩn riêng cần có của chức danh tư pháp. Các đặc thù này được quy định bởi các nguyên tắc tổ chức quyền lực tư pháp trong nhà nước pháp quyền và bởi các nguyên tắc, thủ tục tố tụng tư pháp.

Có thể sơ bộ khái quát năm đặc thù nghề nghiệp của các chức danh tư pháp như sau:

Đặc thù thứ nhất - Pháp luật là chuẩn mực, là nội dung và phương tiện hoạt động của các chức danh tư pháp.

Các chức danh tư pháp là những người trực tiếp áp dụng pháp luật hay tổ chức thi hành pháp luật. Mọi hoạt động của họ đều phải dựa trên và tuân theo các quy trình, thủ tục chặt chẽ do luật định; phạm vi, nội dung hoạt động và thẩm quyền của chức danh tư pháp đều được quy định chặt chẽ trong các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, luật nội dung và luật tố tụng. Do đó, yêu cầu về trình độ hiểu biết pháp luật là yêu cầu chung, có tính chất nền tảng đầu tiên cần được chuẩn hoá đối với tất cả các chức danh tư pháp. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ bản, tối thiểu đối với các chức danh tư pháp ở các nước. Các Mác đã từng khẳng định “Đối với thẩm phán thì không có cấp trên nào khác ngoài luật pháp. Thẩm phán có trách nhiệm giải thích luật pháp trong việc vận dụng vào từng trường hợp cá biệt, đúng như ông ta hiểu luật pháp khi xem xét nó một cách có lương tri... Thẩm phán độc lập không thuộc về tôi cũng không thuộc về chính phủ. Thẩm phán xem xét hành động của tôi trên cơ sở một đạo luật nhất định[49]. Tại Việt Nam, ngay trong những ngày tháng đầu của nhà nước dân chủ nhân dân, đồng thời với việc ban hành Sắc lệnh xoá bỏ chế độ quan chức tư pháp của thời thuộc địa, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán, theo đó, phê chuẩn đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc “thu nạp trong những hàng công chức cũ, kể cả quan lại và tuyển những người mới để có đủ người vừa hiểu biết về pháp luật lại vừa có đức hạnh” để làm thẩm phán. Tuy nhiên, sau đó, đã có những thời kỳ, do những lí do chủ quan và khách quan trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tiêu chuẩn hiểu biết pháp luật bị coi nhẹ trong khi tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, công chức tư pháp. Điều đó dẫn đến những hậu quả không nhỏ mà phải mất nhiều thời gian chúng ta mới có thể khắc phục được từng bước.

Đặc thù thứ hai - Tính chuyên môn, nghiệp vụ cao trong hoạt động của các chức danh tư pháp.

Điều tra, truy tố, xét xử đều là những hoạt động tố tụng phức tạp đòi hỏi người tiến hành phải có trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu như nghiệp vụ phát hiện, đánh giá chứng cứ; hỏi cung bị can; nghiệp vụ nghiên cứu hồ sơ và lập kế hoạch xét xử, kỹ năng thẩm vấn và điều khiển phiên toà công khai theo đúng thủ tục tố tụng; kỹ năng viết cáo trạng và buộc tội đúng pháp luật; kỹ năng tranh tụng công khai trước toà và nghệ thuật bào chữa; kỹ năng giáo dục, cảm hoá phạm nhân... Một chức danh tư pháp, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình thường phải biết và sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác nhau, ví dụ như chấp hành viên không chỉ cần kỹ năng tổ chức thi hành án hay cưỡng chế thi hành án mà còn phải có kỹ năng thuyết phục, hoà giải các bên để họ tự nguyện thi hành án, nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án.

Do đó, ngoài tiêu chuẩn nền là kiến thức pháp luật, các chức danh tư pháp không thể không đạt tiêu chuẩn nhất định về kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình thức đào tạo nghề trong nhà trường và qua thực tiễn công tác. Tại hầu hết các nước có nền tư pháp phát triển, các chứng chỉ đào tạo nghề là điều kiện bắt buộc để các cử nhân luật có thể được tham gia xét tuyển vào các ngạch chức danh tư pháp. Do vậy các kỳ thi tuyển vào trường đào tạo nghề ở các nước này còn khó khăn, ngặt nghèo hơn cả kỳ thi vào đại học luật[50]. Tại Việt Nam, trong suốt thời gian dài, yêu cầu đặc thù này đối với cán bộ tư pháp đã không được nhận thức đầy đủ nên chỉ một số rất ít chức danh tư pháp có đặt ra tiêu chuẩn nghề. Việc đào tạo nghề chưa được coi trọng, một số nội dung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chỉ được “cấy ghép” vào chương trình của một bậc đào tạo chuyên môn (đại học, trung cấp, sơ cấp)[51]. Mãi đến những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Trường đào tạo các chức danh tư pháp mới được thành lập để chính thức làm nhiệm vụ đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp.

Đặc thù thứ ba - Tính độc lập và chế độ trách nhiệm cá nhân cao của các chức danh tư pháp.

Các chức danh tư pháp đều chịu trách nhiệm rất lớn trước xã hội vì mỗi quyết định của cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án đều tác động trực tiếp đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, tổ chức, đến sinh mạng pháp lý - chính trị của họ; mỗi hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của công dân, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức sử dụng dịch vụ.... Khi thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, các chức danh tư pháp độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Nguyên tắc “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được ghi nhận trong cả 4 bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam, trong các đạo luật về tổ chức toà án nhân dân và pháp luật tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi năm 2000) đã được bổ sung nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng về hành vi, quyết định của mình “Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (điều 10a) đồng thời cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ (điều 624 Bộ luật dân sự). Không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp vào các hoạt động tố tụng do các chức danh tư pháp tiến hành hoặc tố tụng do các chức danh tư pháp tiến hành hoặc gây ảnh hưởng, tác động đến việc độc lập ra quyết định của các chức danh tư pháp. Bộ luật hình sự dành một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong đó có “Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật” (điều 297).

Đặc thù thứ tư - Các chức danh tư pháp phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc.

Cũng giống như những người hành nghề y dược chịu trách nhiệm nghề nghiệp về sức khoẻ, tính mạng của người bệnh, hoạt động của nhiều chức danh tư pháp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh mạng pháp lý của công dân. Vì vậy, ngoài những trách nhiệm và nghĩa vụ chung của mọi công chức nhà nước, các chức danh tư pháp còn phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng. Hoạt động tư pháp là hoạt động công khai, mọi người dân đều có quyền và có thể giám sát hoạt động tư pháp, họ đặt niềm tin vào công lý và công bằng xã hội thông qua cách hành xử và tư cách của người cán bộ tư pháp. Hồ Chủ tịch đã dạy: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền. Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân nii theo”[52]. Đối với thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Người yêu cầu “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch”[53]. Đối với luật sư - “ngay cả khi hành nghề tự do thì luật sư cũng phải hành động với hai tư cách: là người tư vấn, đại diện tin cậy của khách hàng và là người trợ giúp trung thực của toà án trong việc giải quyết các vụ án[54]. Do vậy, các luật sư cũng phải tự nguyện tuân thủ một cách chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong khi thực hiện các nghĩa vụ trước khách hàng (thân chủ), trước Nhà nước cũng như trước các đồng nghiệp để góp phần gìn giữ uy tín tổ chức nghề nghiệp của mình trong xã hội. Ở hầu hết các nước, bên cạnh những đạo luật của nhà nước về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức tư pháp, các hiệp hội nghề nghiệp luật (luật sư, trọng tài…) còn xây dựng những Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có hiệu lực bắt buộc chung với mọi thành viên, tạo thành cơ sở cho việc xem xét kết nạp khen thưởng, kỷ luật, khai trừ các chức danh tư pháp là thành viên của hiệp hội. Vì vậy, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được coi là không thể tách rời khỏi các chức danh tư pháp, phải là một nội dung đào tạo, rèn luyện từ trong trường đào tạo nghề cho đến suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tư pháp.

Đặc thù thứ năm - Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp đòi hỏi một bản lĩnh chính trị vững vàng, sự hiểu biết tổng hợp về các khoa học xã hội, khoa học tâm lý, vốn sống và kinh nghiệm đối nhân, xử thế.

Hoạt động tư pháp là hoạt động với con người, vì con người như Hồ Chủ tịch đã dạy “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người”[55]. Vì vậy, một chức danh tư pháp, khi nhân danh Nhà nước pháp quyền thực thi công lý phải kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ với những hiểu biết, kinh nghiệm tổng hợp về xã hội, về con người trên nền tảng của một nhân cách vững vàng để có thể xử lý những vấn đề pháp lý liên quan đến từng số phận con người một cách thấu tình, đạt lý, khiến cho mọi người tâm phục, khẩu phục. Nhiều trường hợp, cán bộ tư pháp phải hành động, phải ra quyết định trong những điều kiện, tình huống rất khó khăn, thậm chí hiểm nghèo hoặc có sự xung đột gay gắt về lợi ích đòi hỏi sự chấp nhận hy sinh cá nhân đó chính là những thách thức làm bộc lộ bản lĩnh chính trị và nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tư pháp, ý chí và đạo đức của các chức danh tư pháp được khẳng định ngay trong lời tuyên thệ thiêng liêng khi vào nghề: “Tôi thề sẽ trung thành với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tôi thề sẽ mang hết sức và công tâm ra phụng sự chức vụ của tôi, sẽ giữ khẩn mật những cuộc thẩm nghị, và luôn luôn cư xử cho xứng đáng là một vị thẩm phán cương trực và đủ tư cách”. Để giữ vững được lời thề ấy trước những thử thách của cuộc sống, Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở cán bộ tư pháp “Các chú phải công băng, liêm khiết, trong sạch, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng, phải lấy nhân dân là nguồn sức mạnh, lợi ích của dân là thước đo năng lực, phẩm chất và hiệu quả công tác của người cán bộ tư pháp.

Những đặc thù nghề nghiệp trên có tính phổ biến đối với người làm công tác tư pháp không chỉ ở Việt Nam nhưng ở mỗi nước và trong từng thời kỳ lịch sử những đặc thù đó lại mang những nội dung cụ thể và đặt ra những yêu cầu mang thái riêng của hệ thống chính trị - pháp lý quốc gia. Những đặc thủ nghề nghiệp của cán bộ tư pháp đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách và pháp luật tương ứng để chuẩn hoá và phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp thực sự là những người nhân danh công lý bảo vệ lẽ phải, sự công bằng, bảo vệ chế độ và lợi ích của nhân dân.

3. Quy định hiện hành về chức danh tư pháp, tiêu chuẩn chức danh tư pháp

Do tính chất đa dạng của các chức danh tư pháp nên hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về tất cả các chức danh tư pháp. Một số chức danh được quy định tại các luật, pháp lệnh (Luật tổ chức toà án nhân dân và Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, Luật tổ chức Viện KSND và Pháp lệnh về kiểm sát viên Viện KSND, Pháp lệnh luật sư, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh thi hành án dân sự…); một số chức danh khác được quy định tại các Nghị định hướng dẫn chi tiết luật hoặc pháp lệnh (Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993 ban hành Quy chế trại giam trong đó có quy định về chức danh giám thị, phó giám thị, quản giáo) hay tại các nghị định độc lập về một lĩnh vực hoạt động tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất định (Nghị định số 117/HĐBT ngày 21/7/1988 về giám định tư pháp, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 về công chứng, chứng thực). Mức độ chi tiết của các quy định tiêu chuẩn của từng chức danh rất khác nhau. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đã và đang tiếp tục ban hành các văn bản (thường dưới hình thức quyết định) về Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một số chức danh (luật sư, chấp hành viên..).

Khái quát lại, một số nhận xét chung về quy định hiện hành về chức danh tư pháp và tiêu chuẩn chức danh tư pháp:

1. Mỗi chức danh tư pháp thường được chia thành các cấp (ngạch) theo các căn cứ khác nhau:

+ Theo cấp hành chính của cơ quan mà chức danh đó trực thuộc (ví dụ thẩm phán, kiểm sát viên chia thành các ngạch thẩm phán, kiểm sát viên cấp huyện, cấp tỉnh, cấp tối cao hoặc trong quân đội thì thành các ngạch thẩm phán, kiểm sát viên cấp khu vực, cấp quân khu và trung ương). Về thực chất, đây là sự phân cấp theo thẩm quyền công việc mà chức danh, cơ quan đó được giải quyết theo luật định;

+ Theo phân loại đối tượng của hoạt động mà chức danh đó đảm nhiệm (ví dụ tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của loại vụ án mà xác định giao cho điều tra viên cao cấp, trung cấp, hay sơ cấp thực hiện).

2. Các tiêu chuẩn chung mang tính phổ biến đối với các chức danh tư pháp:

+ Là công dân Việt Nam;

+ Phẩm chất chính trị: trung thành với Tổ quốc; kiên quyết bảo vệ pháp chế XHCN;

+ Phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, khách quan, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật;

+ Trình độ chuyên môn: đại học luật;

+ Kỹ năng nghề nghiệp: qua đào tạo hay bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp.

3. Ngoài tiêu chuẩn chung, mỗi bậc, ngạch chức danh thường được phân biệt bởi các tiêu chuẩn cụ thể như: trình độ đào tạo chuyên môn, thâm niên công tác pháp luật nói chung hoặc thâm niên ở các vị trí, chức danh cụ thể (ví dụ để được bổ nhiệm làm thẩm phán TAND cấp huyện phải có 4 năm làm công tác pháp luật; để được bổ nhiệm thẩm phán TAND cấp tỉnh thì phải có ít nhất 5 năm là thẩm phán TAND cấp huyện..); năng lực quản lý, điều hành hoặc năng lực nghiên cứu, tổ chức và hướng dẫn công việc chuyên môn;

Ngoài ra, một số chức danh tư pháp thuộc các lực lượng vũ trang (công an, quân đội) còn phải tuân theo các tiêu chuẩn riêng đối với lực lượng đó.

4. Phần lớn các chức danh tư pháp được bổ nhiệm trên cơ sở tiêu chuẩn chung đối với một chức danh và các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng ngạch của cùng một chức danh (thẩm phán TAND các cấp; kiểm sát viên Viện KSND các cấp: điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp: chấp hành viên của cơ quan THA các cấp: giám định viên tư pháp; công chứng viên...); trong số này, có những chức danh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ (thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên thuộc Viện KSND với nhiệm kỳ 5 năm), một số chức danh khác bổ nhiệm không thời hạn (điều tra viên thuộc các cơ quan điều tra trừ Viện KSND, chấp hành viên, giám thị, quản giáo, giám định viên tư pháp, công chứng viên...).

Hội thẩm nhân dân được bầu theo nhiệm kỳ (5 năm); Luật sư được hành nghề trên cơ sở Chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc bầu hội thẩm nhân dân hoặc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư đều căn cứ vào các tiêu chuẩn chức danh theo pháp luật hiện hành

5. Một số chức danh tư pháp phải tuân thủ các Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, ví dụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chuẩn mực đạo đức chấp hành viên theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/2/2002, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP ngày 5/8/2002. Các quy tắc, chuẩn mực đạo đức này điều chỉnh mối quan hệ giữa các chức danh tư pháp với công việc, nghề nghiệp; với đương sự/khách hàng; với đồng nghiệp và với gia đình, xã hội. Có thể hiểu các quy tắc đạo đức này có giá trị ràng buộc đối với từng chức danh tư pháp trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình nhưng chưa rõ các chuẩn mực đó có phải là tiêu chuẩn bổ khi xét bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm chức danh tư pháp không.

6. Quy định về tiêu chuẩn của các chức danh tư pháp thường ngắn gọn, chưa đầy đủ và thiếu cụ thể so với một số chức danh hành chính sự nghiệp khác. Cấu trúc thông thường của một mục tiêu chuẩn chức danh hành chính gồm:

- Chức trách, nhiệm vụ cụ thể;

- Hiểu biết (về đường lối, chính sách; về chuyên môn, nghiệp vụ; về phương pháp làm việc; về thực tiễn công tác; về quản lý, điều hành)

- Yêu cầu trình độ (chuyên môn; chính trị, quản lý hành chính; ngoại ngữ, công trình);

- Thời gian tối thiểu giữ ngạch chức danh (ngạch, bậc) liền kề trước đó.

Trong khi đó, đối với chức danh tư pháp, phần chức trách, nhiệm vụ thường bỏ qua (điều này có thể lý giải là do chức trách, cách thức hoạt động của các chức danh tư pháp đều đã được quy định khá chặt chẽ trong pháp luật tố tụng); phần hiểu biết thường cũng rất sơ sài; yêu cầu trình độ của hầu hết các chức danh đều chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn nền là đại học luật còn về đào tạo, bồi dưỡng nghề mới chỉ nêu yêu cầu có chứng chỉ nghề nghiệp, chưa có quy định cụ thể về các yêu cầu khác.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Đại hội Đảng IX thông qua, Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã khẳng định đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Cùng với việc sửa đổi một bước các luật về tổ chức các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Một trong bốn nội dung cơ bản của Chương trình là đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức với yêu cầu “Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn Việt Nam, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực cán bộ, công chức”.

Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng đã xác định một trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh với yêu cầu “nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp”.

Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh tư pháp phải đặt trong tiến trình chung của cải cách hành chính, cải cách pháp luật và tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Các quan điểm về đổi mới hoạt động và tổ chức của các cơ quan tư pháp cùng với các quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của nhà nước pháp quyền là hai yếu tố trực tiếp có tính chất chi phối, quyết định các định hướng và giải pháp hoàn thiện các tiêu chuẩn chức danh pháp nói riêng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp nói chung.


 

THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN VÀ THƯ KÝ TOÀ ÁN

TS. Phạm Quý Tỵ

Chánh án TAND Thành phố Hà Nội

1. Vị trí, vai trò của thẩm phán và thư ký trong hoạt động xét xử của Toà án

Thẩm phán và thư ký toà án là các chức danh được quy định trong Luật Tổ chức Toà án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 tại Điều 1 có nêu khái niệm về thẩm phán như sau: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án”.

Thư ký toà án là người tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ ghi bút ký phiên toà trong khi xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, lao động và thực hiện những nhiệm vụ khác theo tác theo quy định của pháp luật.

Thẩm phán toà án nhân dân hiện nay bao gồm:

- Thẩm phán toà án nhân dân tối cao và thẩm phán toà án quân sự trung ương (gọi chung là thẩm phán toà án nhân dân tối cao).

- Thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án quân sự quân khu và tương đương (gọi chung là thẩm phán cấp tỉnh).

- Thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, toà án quân sự khu vực (gọi chung là thẩm phán cấp huyện).

Hiện nay thư ký toà án có ở cả ba cấp toà án nhưng không có sự phân biệt về tiêu chuẩn, chế độ giữa thư ký toà án tối cao, thư ký toà án cấp tỉnh hay thư ký toà án cấp huyện.

Thẩm phán và thư ký là những người tiến hành tố tụng, giải quyết các vụ án. Đối với thẩm phán, Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm nhân dân có quy định: “Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Với quy định của Pháp luật như vậy cho thấy thẩm phán và thư ký có vai trò rất quan trọng đời sống xã hội, điều này được thể hiện trên các mặt sau đây:

Góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội:

Mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm đều trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân, ảnh hưởng đến sự ổn định, bền vững của xã hội. Do vậy công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm của thẩm phán, thư ký là cần thiết nhằm duy trì trật tự, kỷ cương của đất nước. Các quyết định của toà án không chỉ buộc người vi phạm pháp luật phải hành xử theo đúng pháp luật, mà còn tạo nên một môi trường an toàn cho cộng đồng xã hội.

Trong xã hội, các mâu thuẫn, tranh chấp nẩy sinh là một hiện tượng tự nhiên và việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội là việc làm cần thiết nhằm ổn định xã hội. Việc các thẩm phán giải quyết các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động không chỉ khôi phục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, mà còn góp phần củng cố sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu, đùm bọc ở từng gia đình trong cộng đồng xã hội.

Bảo đảm công bằng trước pháp luật và duy trì công lý.

Theo quy định của pháp luật, những người vi phạm pháp luật đều phải được xem xét, xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm. Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều có quyền khởi kiện ra toà án để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy khi xét xử các vụ án về hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt người đó là ai, giữ chức vụ gì trong xã hội.

Trong xã hội một số người dân còn bị oan ức do các cơ quan quản lý nhà nước và ngay cả cơ quan xét xử cấp dưới gây ra, hậu quả là bị tịch thu tài sản, bị bắt giam không đúng pháp luật. Không ít người phải bán nhà đội nón lên huyện, tỉnh, trung ương để kêu oan, để đi tìm công lý, khiếu nại về hành vi. quyết định sai trái của các cơ quan nhà nước, của các viên chức nhà nước có thẩm quyền, gây ra cho họ. Trước tình hình như vậy, các thẩm phán bằng lương tâm, trách nhiệm, quyền hạn của mình ra các bản án, quyết định của toà án huỷ bỏ các quyết định sai trái, khôi phục danh dự, quyền lợi, trả lại tài sản cho những người bị oan trái, lập lại công bằng, công lý cho người dân.

Góp phần cho mọi người dân phát huy dân chủ, tôn trọng pháp luật

Sự ra đời của cơ quan toà án là sự phát huy dân chủ, là kết quả đấu tranh vì quyền con người. Cơ quan toà án vững mạnh, thẩm phán, thư ký toà án có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức thì sẽ trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bằng hoạt động của mình, toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Tuy nhiên, nhiều khi chính một số cán bộ công chức nhà nước lại dùng quyền được giao đó để nhũng nhiễu nhân dân. Do vậy các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp còn là công cụ, chỗ dựa để người dân đấu tranh với tệ cửa quyền, vô trách nhiệm của không ít nhân viên nhà nước.

2. Thẩm phán và thư ký phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ chúng ta phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, năng lực công tác và nghề nghiệp vững vàng. Vì vậy tiêu chuẩn chung của người cán bộ trong giai đoạn hiện nay là:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiệt với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu được giao.

Các tiêu chuẩn đó có quan hệ mật thiết với nhau. Coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. (Văn kiện lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, trang 80).

Từ tiêu chuẩn cán bộ nói chung đã nêu trên đây, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra “xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký toà án có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”. (Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội – 1996, trang 132-133). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khoá VIII đã khẳng định “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực chuyên môn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể” (Nghị quyết hội nghị Trung ương III, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1997, trang 58-59).

Thực tế phát triển của kinh tế, xã hội đã đặt ra vấn đề thẩm phán, thư ký phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.

Qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các lĩnh vực kinh tế văn hoá, xã hội đều có những thay đổi đáng kể so với thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính bao cấp. Đó là nền kinh tế ngày càng phát triển, bên cạnh thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã xuất hiện nhiều thành phần kinh tế khác như: kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước đã cùng tồn tại và phát triển bình đẳng trước pháp luật. Cộng với sự phát triển về kinh tế đã xuất hiện nhiều quan hệ về hành chính, kinh tế, lao động trong đời sống xã hội.

Những thay đổi về kinh tế, xã hội đã đòi hỏi về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức các cơ quan tư pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp. Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 quy định Toà án chỉ xét xử những vụ án về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình. Đến năm 1995 Luật Tổ chức Toà án nhân dân được sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của toà án còn phải xét xử các vụ án về kinh tế, hành chính, lao động.

Trước những yêu cầu như vậy đòi hỏi thẩm phán, thư ký toà án phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức tác phong nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

3. Thực trạng trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký

3.1. Về trình độ chuyên môn

3.1.1. Đặc điểm tình hình phát triển của thẩm phán, thư ký ở nước ta trong thời gian qua

Năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13 tổ chức ra toà án sơ cấp ở cấp huyện, toà án đệ nhị cấp ở cấp tỉnh, toà án thượng thẩm cấp Kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ). Thẩm phán ở toà thượng thẩm và toà án đệ nhị cấp do Chủ tịch nước bổ nhiệm, còn thẩm phán ở toà án sơ cấp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Số lượng thẩm phán trong nước có rất ít, nhiều người đã tốt nghiệp trường Luật hoặc đang học dở dang trường Luật do Pháp đào tạo. Từ năm 1960 trở đi, sau khi Luật Tổ chức toà án được ban hành, số lượng thẩm phán, thư ký toà án dần dần được tăng cường. Từ năm 1960 đến năm 1980 cán bộ toà án chủ yếu được đào tạo tại trường cán bộ toà án. Năm 1976 Nhà nước thành lập Khoa luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến năm 1980, Nhà nước tách khoa luật ra thành lập trường Đại học Pháp lý Hà Nội, tiền thân trường Đại học Luật ngày nay. Những người tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội và một số ít người được đào tạo luật ở nước ngoài đã được bổ sung cho ngành toà án. Do vậy vào cuối của thập kỷ 80 các thẩm phán toà án địa phương đã được bầu với những tiêu chuẩn cao hơn, mở đầu thời kỳ tiêu chuẩn hoá cán bộ toà án, một bước ngoặt thúc đẩy cán bộ toà án phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nếu năm 1981 tổng số cán bộ toà án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện là 2524 cán bộ trong đó cán bộ có trình độ đại học chỉ có 3% thì đến năm 1991 tổng số cán bộ toà án địa phương là 6050 người, trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm 31%.

Có thể nói đội ngũ thẩm phán đã từng bước được nâng cao trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, đầu những năm 1990 số lượng thẩm phán chưa tốt nghiệp đại học còn nhiều. Theo số liệu thống kê tháng 2/1994 thì đội ngũ thẩm phán cần được đào tạo còn khá lớn. Trong số 516 thẩm phán cấp tỉnh có 353 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng luật, 40 người tốt nghiệp trung cấp luật, 100 người đã học qua các lớp luân huấn, 17 người có bằng đại học khác và 6 người chưa qua lớp đào tạo nào. Trong số 1920 thẩm phán huyện có 824 người đã tốt nghiệp đại học luật, 117 tốt nghiệp cao đẳng luật, 465 người tốt nghiệp trung cấp luật, 282 người đã học qua luân huấn, 70 người qua lớp sơ cấp và 162 người chưa được đào tạo.

Năm 1990 Luật Tổ chức toà án nhân dân được sửa đổi bổ sung, trong đó có một số thay đổi rất cơ bản. Đó là thay chế định bầu thẩm phán bằng chế định bổ nhiệm thẩm phán; thẩm phán được bổ nhiệm phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Tổ chức toa án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Với quy định như vậy đội ngũ thẩm phán đã được nâng cao một bước về chất lượng. So sánh số lượng thẩm phán toà án nhân dân địa phương trước năm 1993 thực hiện thẩm phán bầu và một nhiệm kỳ đầu tiên 1994-1999 cho thấy thẩm phán không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng tăng khá cao.

Nhiệm kỳ

Thẩm phán TAND cấp huyện

Thẩm phán TAND cấp tỉnh

Tổng số

Đại học

Trung cấp

Luân huấn

S.Cấp

0 học

Tổng số

Cao học

Đại học

Trung cấp

Luân huấn

S.Cấp

0 học

Trước năm 1993 theo chế định bầu cử

1.373

250

604

227

292

619

0

438

53

118

10

1994-1999 (tính đến 9/98 theo chế định bổ nhiệm)

2.199

1282

452

436

29

908

11

804

20

60

0

Đánh giá về chất lượng Thẩm phán, các cơ quan quản lý đã đề ra các tiêu chí để đánh giá về chất lượng thẩm phán như sau:

- Thẩm phán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Giữ gìn phẩm chất, có lối sống lành mạnh, bản thân và gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, không có án bị huỷ, bị cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, được cơ quan tín nhiệm, có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và các kiến thức khác.

- Thẩm phán hoàn thành nhiệm vụ: Giữ gìn phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, bản thân và gia đình nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ít án bị huỷ, bị cải sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, hoàn thành chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn.

- Thẩm phán cần xem xét: Là thẩm phán thuộc một trong những trường hợp sau: Uy tín bị giảm sút trong cơ quan và trong nhân dân tại nơi cư trú, có biểu hiện tiêu cực trong công tác xét xử, có nhiều án bị hủy và cải sửa nghiêm trọng do lỗi quan, năng lực yếu, không đủ sức khoẻ làm việc, có thân nhân vi phạm pháp luật, không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo về chuyên môn theo quy định.

Theo báo cáo của 61 địa phương thì kết quả phân loại như sau: (Số liệu báo cáo năm 1999)

Thẩm phán

Xuất sắc

Hoàn thành nhiệm vụ

Cần xem xét

Cấp tỉnh

503

363

30

Cấp huyện

636

1122

241

Với số liệu trên đây cho thấy, số thẩm phán hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ trên 90%, số thẩm phán cần phải xem xét lại chiếm tỷ lệ thấp.

3.1.2. Năng lực của thẩm phán và thư ký toà án hiện nay

Trong báo cáo của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2002 trước Quốc hội khoá 11 có nêu: chất lượng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, chưa thật cao, đặc biệt là tình trạng có những vụ việc đã đưa ra xét xử nhiều vòng tố tụng ở các cấp và nhiều năm. Chất lượng xét xử của toà án cấp huyện vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt, qua qua tỷ lệ án cải sửa và huỷ các vụ án hình sự là 31,2%, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình là 46% - 48% tổng số các vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã được xét xử. Trong giải quyết một số vụ án, thẩm phán chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo báo cáo của toà án nhân dân tối cao năm qua công tác kiểm tra toà án cấp tỉnh đã phát hiện trên 800 vụ án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm; chưa kể có những bản án, quyết định khi phát hiện có sai lầm thì đã hết thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm. Trong hoạt động xét xử của toà án các cấp còn có hiện tượng áp dụng pháp luật chưa đúng đắn hoặc chưa thống nhất.

Những số liệu và nhận định trên đây đã phản ánh được phần nào năng lực của các Thẩm phán của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, so với những năm trước đây thì số lượng án bị huỷ sửa đã giảm đi nhiều, thể hiện trình độ của Thẩm phán đã được nâng lên đáng kể. Nhưng theo đánh giá chung thì trình độ năng lực của Thẩm phán chúng ta hiện nay, trước mắt có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ xét xử hiện tại, nhưng cùng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thị trường với những thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội, nhất là những quan hệ quốc tế trong xu thế hội nhập, từ đó sẽ phát sinh những tranh chấp đòi hỏi Toà án phải giải quyết, thì với trình độ năng lực của thẩm phán hiện nay phần lớn là chưa thể đáp ứng được. Thẩm phán của chúng ta rất yếu về ngoại ngữ, không am hiểu những pháp luật và thông lệ quốc tế có tính phổ biến nhất. Vì vậy khi xét xử những vụ án mà một bên là người nước ngoài tham gia là rất khó khăn. Do vậy để tăng cường năng lực cán bộ Toà án hiện nay đề nghị Nhà nước, quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ toà án, chủ yếu là đào tạo thẩm phán và thư ký.

Đối với việc đào tạo lại thẩm phán: thẩm phán ở toà án hiện nay chủ yếu xét xử bằng những kiến thức đã học trong nhà trường và tự mình cập nhật thêm kiến thức hầu như không được đào tạo lại. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cứ 5 năm các thẩm phán lại phải quay về trường một thời gian để được đào tạo lại, bổ sung thêm kiến thức pháp luật của 5 năm qua đã thay đổ bổ sung. Vì vậy đề nghị Chính phủ, cần giành khoản ngân sách thích đang để đào tạo lại cán bộ Toà án.

- Về đào tạo thẩm phán, thư ký toà án: Thẩm phán, thư ký phải được coi như một nghề và phải được đào tạo nghề, thẩm phán hiện nay chủ yếu phát triển từ thư ký toà án đi lên không được đào tạo qua trường Thẩm phán. Còn thư ký khi được nhận về toà án làm thư ký cũng không được đào tạo nghiệp vụ thư ký. Cả thẩm phán và thư ký đều làm việc theo kinh nghiệm. Nếu cứ kéo dài tình trạng chúng ta sẽ không thể có đội ngũ thẩm phán và thư ký giỏi. Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đề nghị Nhà nước cần phải có chiến lược đào tạo thẩm phán, thư ký toà án bằng cách thẩm phán trước khi được bổ nhiệm phải được đào tạo cơ bản kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Những người vào học Trường thẩm phán phải có thi đầu vào, thi đầu ra. Chỉ bổ nhiệm cho những người đã tốt nghiệp Trường thẩm phán làm thẩm phán toà án các cấp. Làm được như vậy sẽ nâng cao chất lượng thẩm phán chủ động nguồn để bổ nhiệm thẩm phán.

Đối với thư ký toà án: thư ký toà án là người tiến hành tố tụng được quy định trong Luật Tổ chức toà án. Thư ký có vị trí rất quan trọng nhưng ít được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng. Do vậy thư ký cũng phải được đào tạo đến nơi, đến chốn. Bằng cách những ai không có khả năng thi vào học lớp thư ký. Sau khi ra trường về công tác ở các toà án sẽ chỉ làm thư ký toà án trong thời gian công tác. Có như vậy mới có thư ký giỏi. Thư ký ở các toà án hiện nay chỉ mong sao sớm được bổ nhiệm thẩm phán mà ít chuyên tâm đến việc phấn đấu để trở thành một thư ký giỏi. Các nước trên thế giới thư ký toà án còn gọi là lục sự, được đào tạo và có ngạch bậc riêng, có người đứng đầu các lục sự gọi là lục sự trưởng và chỉ làm lục sự cho đến khi nghỉ hưu. Vì vậy họ rất yên tâm làm công việc lục sự.

3.2. Thực trạng đạo đức thẩm phán và thư ký toà án hiện nay

Để xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư ký toà án đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay, cùng với việc đổi mới về chuyên môn nghiệp vụ còn phải coi về phẩm chất đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án. Hai yêu cầu này phải thường xuyên đi liền với nhau, mỗi thẩm phán, thư ký toà án không chỉ có chuyên môn giỏi còn phải kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, dân tộc ta đã lựa chọn; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quán triệt sâu sắc và đấu tranh bảo vệ đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” trong lĩnh vực tư pháp.

Trong pháp lệnh Cán bộ công chức, pháp lệnh Chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về cán bộ tư pháp đều có các quy định thể hiện đạo đức của các thẩm phán, thư ký toà án. Đó là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; đấu tranh để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; công bằng, khách quan; không lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi; không nhận quà biếu... Khi các Thẩm phán, Thư ký toà án thực hiện đầy đủ, đúng các quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ của mình thì đã làm tròn đạo đức của người cán bộ tư pháp. Tuy nhiên thẩm phán, thư ký không chỉ thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm mà còn phải coi trọng phẩm chất đạo đức của người cán bộ tư pháp. Điều này được thể hiện trên các nội dung sau:

- Khi đề cập đến phẩm chất đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án thì vai trò đầu tiên của đạo đức là đề cao trách nhiệm của một người cán bộ tư pháp. Các chức danh tư pháp không chỉ thực hiện đúng, đầy đủ mà còn phải thực hiện tốt nhất quyền hạn, nghĩa vụ của mình. Nhanh chóng, kịp thời giải quyết các đề nghị, khiếu nại của người dân; sử dụng các quyền hạn mà pháp luật trao cho mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và của công dân.

- Đạo đức của người thẩm phán, thư ký toà án còn thể hiện ở thái độ khi tiếp xúc với nhân dân. Trong khi thực hành công vụ, không ít cán bộ toà án ngạo mạn, thô lỗ, miệt thị, thậm chí chửi mắng dương sự. Hồ Chủ tịch đã phê phán: “Thậm chí có ông tư pháp khi xử kiện bắt phạm nhân quỳ trước thềm đánh đập, chửi mắng tội nhân, hách dịch đúng như ông quan”, “Ông thanh tra” dưới thời Pháp thuộc. Nhật thuộc”. (Hồ Chí Minh toàn tập – NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995, tập 4, trang 47).

- Đối với các thẩm phán, thư ký toà án cần phải lắng nghe người dân trình bày, bình tĩnh giải thích cho đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ, kiên trì thuyết phục người sai phạm thấy rõ khuyết điểm, thiếu sót của họ, điều đó vừa thể hiện đạo đức, văn hoá của cán bộ toà án, vừa là nghệ thuật nghề nghiệp.

- Đạo đức của thẩm phán không chỉ thể hiện trong quan hệ với người dân mà còn thấu suốt trong quan hệ với đồng nghiệp, đồng chí. Tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, khiêm tốn học hỏi, thẳng thắn phê bình góp ý với mọi người trong đơn vị đó cũng chính là đạo đức của người cán bộ toà án. Bất cứ người thẩm phán, thư ký toà án nào cũng phải phấn đấu thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch về cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đối với cán bộ tư pháp thì đạo đức cách mạng đó lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Đánh giá về phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký toà án hiện nay thấy rằng tuyệt đại đa số thẩm phán, thư ký toà án, làm việc trong môi trường cộng tác rất phức tạp, song vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lối sống trong sạch, lành mạnh, không bị sa ngã trước các tiêu cực của xã hội. Bên cạnh những ưu điểm, tích cực trên, trong thời gian qua trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cán bộ công chức hoạt động trong các cơ quan toà án đã bộc lộ một số tồn tại, khuyết điểm cần phải khắc phục.

Trong thời gian qua các thế lực thù địch hoạt động tích cực để chống phá cách mạng nước ta, hoạt động tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, song một số thẩm phán, thư ký thiếu nhậy bén về chính trị, thiếu những biện pháp đấu tranh, giải quyết một cách khôn khéo làm cho hiệu quả đấu tranh tội phạm, tham nhũng chưa cao.

Một số ít thẩm phán, thư ký có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, thoái hoá biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ quyền hạn để tiếp tay cho bọn tội phạm. Thậm chí có thẩm phán còn lợi dụng quyền năng pháp lý của mình để làm sai lệch hồ sơ vì động cơ vụ lợi cá nhân, dẫn đến làm oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Những sai phạm trên đây đã dẫn đến có thẩm phán, thư ký đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị tố ra trước toà án. Qua đây cho thấy vấn đề năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của thẩm phán, thư ký là những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được sớm khắc phục, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của thẩm phán và thư ký toà án.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ toà án mà cụ thể là thẩm phán và thư ký, đòi hỏi các cấp các ngành phải có một nhận thức đầy đủ về việc nâng cao chất lượng cán bộ toà án. Đối với các Hội đồng tuyển chọn thẩm phán phải thật sự chú ý đến chất lượng cán bộ được đề nghị bổ nhiệm thẩm phán, trước hết phải căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm thẩm phán được quy định trong Luật Tổ chức toà án và Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân. Tuy nhiên ngay cả những người đã đủ các điều kiện như tốt nghiệp đại học luật, đủ năm công tác theo quy định, đã học qua lớp đào tạo thẩm phán, đây chỉ là điều kiện cần phải có còn điều kiện đủ thì phải xem xét toàn diện hơn, trên các mặt phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, quá trình rèn luyện phấn đấu học tập, và vấn đề hết sức quan trọng đó là năng lực thực tế của người cán bộ đó có đáp ứng yêu cầu của người thẩm phán không.

Cần có chiến lược sử dụng sắp xếp bố trí cán bộ toà án cho phù hợp với tình hình cán bộ toà án hiện nay. Trong những năm qua vì nhiều lý do khác nhau số cán bộ tốt nghiệp đại học luật chính quy làm việc ở toà án chiếm tỷ lệ ít, chúng ta đã tuyển dụng số lượng lớn cán bộ vào làm việc trong các cơ quan toà án, sau đó mới cho đi đào tạo đại học luật tại chức. Thực tế có một số cơ sở đào tạo luật tại chức chất lượng thấp, dư luận xã hội đã lên tiếng phản đối, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Vì vậy phải thận trọng khi đề nghị bổ nhiệm cán bộ không được đào tạo cơ bản. Hiện nay số sinh viên tốt nghiệp đại học luật chính quy chưa có việc làm trên toàn quốc còn vài nghìn, trong đó có rất nhiều học sinh đỗ loại khá giỏi. Nhà nước cần có những giải pháp để tuyển dụng họ vào các cơ quan toà án để đào tạo trở thành thẩm phán. Những người có năng lực thấp đang công tác tại các cơ quan Toà án hiện nay chỉ để làm thư ký toà án, đây là vấn đề mang tâm vĩ mộ của Nhà nước, của Toà án tối cao.

Phẩm chất đạo đức có thể coi là tiêu chuẩn đầu tiên và là gốc của người thầm phán, bởi vì phẩm chất đạo đức của thẩm phán gắn liền với hoạt động xét xử. Người thẩm phán trước hết phải là người gương mẫu trong cuộc sống, phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, tư tưởng thực dụng, tham vọng cá nhân, lối sống vị kỷ, sa đoạ. Vì vậy cần nghiên cứu ban hành các văn bản quy định: Danh hiệu vinh dự của thẩm phán; Quy chế đạo đức thẩm phán; Quy chế làm việc của các Toà án...


 

THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ

TS. Nguyễn Văn Tuân

Tổng biên tập Tạp chí dân chủ và pháp luật

1. Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nền kinh tế đất nước đang bước đầu chuyển dần sang cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Sau nhiều năm thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, các Đoàn luật sư đã được thành lập, từng bước củng cố và phát triển, hoạt động luật sư có những chuyển biến tích cực, bước đầu đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và các tổ chức, góp phần giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Cùng với việc hình thành các Đoàn luật sư thì đội ngũ luật sư ở Việt Nam cũng được hình thành và phát triển. Từ những bào chữa viên nhân dân không chuyên nghiệp đã phát triển đội ngũ luật sư chuyên nghiệp.

Sau hơn mười năm thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, đội ngũ luật sư đã tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Từ 186 luật sư năm 1989 đến 30/9/2001 đã đạt con số 2100 luật sư. Theo số liệu thống kê đến ngày 30/9/2004 thì số lượng luật sư đã đạt lên con số 3213 luật sư. Nhiều Đoàn luật sư đã quan tâm thích đáng thành viên mới nên số luật sư của những đoàn này tăng đáng kể so tới việc kết nạp với khi mới thành lập. Nhìn chung số luật sư ở Việt Nam tăng chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Sở dĩ có tình trạng này, một mặt là do đội ngũ những người có đủ điều kiện gia nhập Đoàn luật sư trước đây còn ít, các quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư và bản thân hoạt động của các Đoàn luật sư chưa thực sự hấp dẫn và chưa tạo thuận lợi nên chưa thu hút được nhiều người tham gia Đoàn luật sư, mặt khác một số Đoàn luật sư chưa quan tâm thích đáng đến công tác phát triển luật sư.

Xuất phát từ tình hình thực tế của nước ta ở thời điểm ban hành Pháp lệnh cho nên quy định về trình độ pháp lý đối với người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải có băng cử nhân luật hoặc có trình độ tương đương đại học pháp lý.

Số luật sư kiêm nhiệm ở các Đoàn luật sư chiếm khoảng 40% trong tổng số luật sư của cả nước. Số luật sư chuyên trách thì đa phần là cán bộ nghỉ hưu. Qua số liệu dưới đây cho thấy trình độ chuyên môn của các luật sư không đồng đều, số luật sư không có bằng cử nhân luật, số luật sư kiêm nhiệm lại chiếm tỉ lệ đáng kể.

Năm

Tổng số luật sư

Đại học luật

Tương đương

Chuyên trách

Kiêm nhiệm

1989

186

110

76

101

85

1990

322

178

144

179

143

1991

369

221

158

226

143

1992

484

281

203

295

185

1993

551

318

233

332

219

1994

570

335

235

340

230

1995

668

389

279

423

245

1996

727

419

308

453

274

1997

979

701

278

591

388

1998

1069

846

223

618

451

1999

1348

1137

211

806

542

2000

1471

1253

218

919

542

9/2001

2100

1877

223

1274

826

 

 

Trong số 2100 luật sư có 1632 luật sư chính thức và 468 luật sư tập sự. Số luật sư nữ chiếm gần 30% tổng số luật sư trong cả nước.

Hiện nay, tính đến ngày 30/9/2004 thì số lượng luật sư là 3213 người, trong đó có 2047 luật sư chính thức và 1166 luật sư tập sự. Tuy nhiên, do quy định của Pháp lệnh luật sư, số luật sư kiêm nhiệm phải chọn hoặc là làm luật sư hoặc là làm công chức, do vậy, tình trạng luật sư kiêm nhiệm sẽ chấm dứt, theo đó, số luật sư xin rút khỏi đoàn luật sư là 360 người.

Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư, Quy chế Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư có nhiều quyền hạn, từ việc kết nạp, cấp thẻ luật sư đến kỷ luật luật sư và điều hành các công việc của luật sư. Do vậy có tình trạng Đoàn luật sư khép kín, không muốn kết nạp thêm luật sư hoặc có xu hướng độc quyền trong hành nghề luật sư. Ngược lại, ở một số Đoàn luật sư có hiện tượng kết nạp ồ ạt thành viên mới, không cân nhắc kỹ về tiêu chuẩn, điều kiện. Đáng chú ý là việc người thường trú tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xin gia nhập Đoàn luật sư các tỉnh khác ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng Đoàn luật sư không quản lý được hoạt động của các luật sư này, đặc biệt việc quản lý sử dụng thẻ luật sư.

Việc quản lý, điều hành hoạt động luật sư chủ yếu do Ban chủ nhiệm thực hiện và còn mang nhiều tính chất hành chính, bao biện. Nhu cầu về giúp đỡ pháp lý ngày càng tăng, trong khi đó việc gia nhập Đoàn luật sư thật khó khăn. Trong nội bộ Đoàn luật sư thì luật sư chưa được tự do hành nghề và có những hạn chế nhất định. Đoàn luật sư là một tổ chức nghề nghiệp, nhưng các quy định về thủ tục kết nạp, quy chế thành viên, cơ cấu và tổ chức của Đoàn là thể hiện tính chất của hiệp hội. Vì vậy Đoàn luật sư vừa mang tính chất là một hiệp hội, vừa lại là một tổ chức hành nghề. Hình thức hành nghề như vậy không còn phù hợp với cơ chế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Trên thực tế Ban chủ nhiệm một số Đoàn luật sư chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong việc quản lý điều hành hoạt động của Đoàn; công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho luật sư chưa được quan tâm đúng mức.

Về quy định thù lao, theo hướng dẫn tại Thông tư số 313/TT/LS ngày 15/4/1989 của Bộ Tư pháp thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quy định tạm thời về mức thù lao cho luật sư để áp dụng tại địa phương. Tại một số Đoàn luật sư do chưa quy định tạm thời về thù lao cho luật sư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc quy định này đã lạc hậu cho nên Đoàn luật sư đã tự quy định mức thù lao cho luật sư để áp dụng trong Đoàn mình. Hầu hết các Đoàn luật sư mới chỉ quản lý được việc thu thù lao khi luật sư tham gia tranh tụng mà không kiểm soát được việc thu thù lao khi luật sư làm tư vấn pháp luật và để luật sư tự thoả thuận và trực tiếp thu từ khách hàng. Tình trạng vi phạm quy định về thù lao, hứa hẹn với khách hàng, thu thù lao không thông qua Đoàn luật sư là vấn đề bức xúc hiện nay, đang được dư luận quan tâm.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xem xét kỷ luật đối với luật sư chưa được Đoàn luật sư quan tâm đúng mức. Hiện tượng luật sư vi phạm Nội quy của Đoàn, thậm chí vi phạm pháp luật không được phát hiện và xử lý kịp thời hoặc có phát hiện thì xử lý mang tính hình thức, không triệt để. Chế độ báo cáo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kỷ luật luật sư không đầy đủ. Hiện tượng luật sư bị kỷ luật xoá tên khỏi danh sách luật sư vẫn dùng Thẻ luật sư để hành nghề hoặc xoá tên khỏi Đoàn luật sư này lại xin gia nhập Đoàn luật sư khác.

Thi hành Pháp lệnh tổ chức luật sư, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật sư. Ở trung ương, Bộ Tư pháp tích cực hướng dẫn các địa phương trong việc thành lập các Đoàn luật sư, hướng dẫn bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ cho các luật sư, theo dõi, kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư, hàng năm tổng kết, phổ biến kinh nghiệm hoạt động cho các Đoàn luật sư. Ở địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Tư pháp tạo mọi điều kiện để thành lập Đoàn luật sư, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho hoạt động của Đoàn luật sư, đặc biệt là thời kỳ đầu mới thành lập.

Kể từ khi được thành lập, mặc dù còn có khó khăn về nhiều mặt nhưng các Đoàn luật sư đã triển khai nhanh chóng hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân và tổ chức.

Hoạt động tích cực của đội ngũ luật sư bằng các biện pháp được pháp luật quy định đã giúp Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, làm rõ sự thật khách quan, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự khác, đồng thời cũng bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Qua đó các luật sư cũng nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, mà một biểu hiện cụ thể là ngày càng có nhiêu vụ việc luật sư tham gia do công dân, tổ chức trực tiếp mời để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Các Đoàn luật sư đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng giúp dỡ pháp lý cho công dân, tổ chức, bảo đảm cử luật sư tham gia các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, giúp đỡ miễn phí hoặc giảm phí cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Trong khi đại đa số luật sư tích cực sử dụng các biện pháp được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, đương sự, thì không ít luật sư thực hiện nhiệm vụ một cách hình thức, qua loa, nhất là đối với vụ án được chỉ định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có luật sư không đến dự phiên toà mà không báo trước cho Toà án biết, buộc Toà án phải hoãn xét xử, gây khó khăn cho hoạt động Toà án và việc giải quyết vụ án, tốn kém cho Nhà nước. Đặc biệt có luật sư đã bị cơ quan tiến hành tố tụng gửi công văn phê bình luật sư về việc này. Chất lượng tham gia của luật sư vào các vụ án hình sự, dân sự chưa cao, có luật sư còn phát biểu chung chung, không đi vào đánh giá, phân tích tình tiết, chứng cứ của vụ án, thậm chí có luật sư trong phiên toà còn không tập trung theo dõi mà còn có những biểu hiện không đúng mực ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức luật sư. Luật sư mới chỉ tham gia nhiều ở các vụ án do Toà án cấp tỉnh xét xử, ở Toà án cấp huyện còn ít.

Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây là 2 mặt của một vấn đề, không thể tách rời, nhưng trong hoạt động, một số luật sư do chưa thấy rõ mối quan hệ khăng khít này nên có những quan điểm, định hướng lệch lạc khi tham gia bào chữa một vụ án cụ thể. Có luật sư còn cố tình bảo vệ quyền và lợi ích bất hợp pháp của bị cáo, không phù hợp với thực tế vụ án, trái pháp luật, gây mất lòng tin của Hội đồng xét xử và không được nhân dân tham dự phiên toà ủng hộ. Hiện tượng này là biểu hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan và tuân theo pháp luật đã quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức luật sư, Điều 15 Quy chế Đoàn luật sư, đồng thời cũng là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Một số luật sư đã vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Từ khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư, quan hệ giữa tổ chức luật sư và các cơ quan tiến hành tô tụng đã dần dần đi vào nề nếp, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn luật sư và các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là giữa Đoàn luật sư với Toà án trên cơ sở tôn trọng chức năng và quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức đã được pháp luật quy định. Nhìn chung các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cao vai trò của luật sư thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây:

- Có sự tham gia của luật sư các cơ quan và người tiến hành tố tụng thận trọng hơn, khách quan hơn trong việc giải quyết vụ án;

- Trong nhiều vụ án, luật sư đã góp phần đáng kể làm sáng tỏ sự thật khách quan, làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác, công minh;

- Các Đoàn luật sư đã đáp ứng tích cực và kịp thời yêu cầu của Toà án trong các vụ án mà theo pháp luật phải có luật sư bào chữa cho bị cáo.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện tốt để luật sư thực hiện nhiệm vụ của mình, tuy nhiên cũng có lúc, có nơi vai trò của luật sư còn chưa được coi trọng đúng mức, cá biệt có cán bộ điều tra, kiểm sát, thẩm phán coi thường và phủ nhận vai trò của luật sư, gây khó khăn cho luật sư trong khi luật sư thực hiện chức năng của mình.

Hình thức tư vấn pháp luật cho công dân và tổ chức chưa được đẩy mạnh ở một số Đoàn luật sư, có Đoàn trên thực tế chưa tổ chức thực hiện hình thức giúp đỡ pháp lý quan trọng này. Trong cơ chế thị trường, để kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật các cá nhân, tổ chức kinh tế rất cần sự giúp đỡ của luật sư, rất cần đến dịch vụ tư vấn pháp luật. Ở các Đoàn luật sư, còn luật sư giỏi chuyên thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là nhu cầu cấp thiết mà trong những năm qua các Đoàn luật sư chưa đáp ứng được.

Một vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động luật sư hiện nay là pháp luật chưa có quy định về trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, đặc biệt chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường vật chất của luật sư khi gây thiệt hại cho khách hàng. Bởi vậy, nhiều trường hợp vì lý do nào đó mà luật sư không có mặt tại phiên toà để bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của luật sư trước khách hàng, đều chưa bị ràng buộc về trách nhiệm. Điều này đã làm cho một số luật sư không tận tuỵ và thiếu thận trọng trong hành nghề, làm thiệt hại cho khách hàng và gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo báo cáo hàng năm của các Đoàn luật sư, số vụ việc nhiều vẫn tập trung ở các Đoàn luật sư lớn như Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn luật sư Hà Nội với hàng nghìn vụ việc một năm, trong khi đó có Đoàn luật sư chỉ thực hiện vài chục vụ việc một năm như Đoàn luật sư Kon Tum, Hà giang.

Hiện nay có hiện tượng một số luật sư tham gia vào Đoàn luật sư chỉ để lấy danh mà không có hoạt động gì cả. Vì vậy một số Đoàn luật sư đã ra nghị quyết về việc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn nếu luật sư không tham gia vụ việc nào trong 1 năm.

Về việc bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ chỉ có những Đoàn luật sư lớn quan tâm đến vấn đề này, song chỉ dừng lại ở việc tổ chức những buổi giới thiệu về các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc rút kinh nghiệm về việc luật sư tham gia các vụ án lớn. Các luật sư mong mỏi có một tờ tin hoặc nội san của luật sư để các luật sư trao đổi kinh nghiệm, nói lên tiếng nói của mình. Nhưng nội dung là vấn đề được mọi người quan tâm làm sao cho phù hợp với nghề luật sư.

2. Trong những năm qua, thực hiện đường lối và những chủ trương đổi mới của Đảng, ở Việt Nam đã có những chuyển biến to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội. Hoạt động của luật sư cũng đã có sự thay đổi căn bản. Trước tình hình đó nhiều quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư được ban hành trong năm đầu của thời kỳ đổi mới đã tỏ ra bất cập, không còn phù hợp với thực tế sống động của đời sống kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, làm cho hoạt động của luật sư không thể đáp ứng được nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của xã hội. Điều này trong thực tế đã được biểu hiện rõ ở một số mặt cơ bản như điều kiện hành nghề, hình thức hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.

Các quy định hiện hành điều chỉnh về tổ chức và hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật thiếu tính thống nhất, đồng bộ dẫn đến có nhiều loại hình tổ chức luật sư, tư vấn pháp luật khác nhau được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau. Đoàn luật sư hoạt động trong lĩnh vực tham gia tố tụng và lĩnh vực tư vấn pháp luật quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, trong khi đó các công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật theo quy định của Luật công ty năm 1990. Theo các quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và trong thực tế thì hoạt động luật sư chưa thực sự được quan niệm là một nghề mang tính chuyên nghiệp.

Những năm gần đây nhu cầu về số lượng luật sư tăng rất nhanh, kể cả trong lĩnh vực tố tụng và trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Nhưng theo quy định hiện hành muốn được hành nghề luật sư thì phải được kết nạp vào một Đoàn luật sư. Quy định này dẫn đến tình trạng nhiều người có đủ điều kiện trở thành luật sư theo quy định của Pháp lệnh và có nguyện vọng hành nghề luật sư nhưng lại không thể trở thành luật sư do không được Đoàn luật sư kết nạp.

Yêu cầu của xã hội về chất lượng luật sư ngày càng cao, đòi hỏi các luật sư ngoài kiến thức pháp luật vững vàng, còn phải có trình độ chuyên sâu về kỹ năng nghề nghiệp luật sư, có phẩm chất đạo đức trong sạch. Nhưng điều kiện trở thành luật sư trong Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 chỉ quy định về trình độ pháp lý mà chưa có yêu cầu về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, chưa coi trọng đúng mức về phẩm chất đạo đức. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động nghề nghiệp của luật sư.

Nghề luật sư là một nghề đặc thù gắn với pháp luật, với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng coi trọng việc quy định những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ, trong đó coi trọng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư kèm theo chế tài xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 có quy định về vấn đề này nhưng chưa thật cụ thể, chưa thể hiện hết đặc thù của nghề luật sư. Chính vì vậy, trong thực tiễn, hiện tượng luật sư vi phạm các quy tắc phổ biến của nghề luật sư có khi là quy tắc tối thiểu nhất. Cũng chính vì không có quy định chặt tắc hành nghề nên những tiêu cực trong hoạt động luật sư có điều kiện che ve quy phát sinh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín luật sư, nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý chưa thích đáng.

Theo Pháp lệnh hiện hành. Đoàn luật sư vừa là tổ chức mang tính chất xã hội nghề nghiệp vừa là nơi hành nghề của luật sư (như là một Văn phòng luật sư). Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sư, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ của luật sư và chưa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sư. Mặt khác, hình thức tổ chức này hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn luật sư đối với cá nhân và tổ chức. Thực tế đó cho thấy rằng việc phân biệt rõ hình thức tổ chức hành nghề với hình thức tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, đồng thời cho phép các luật sư thành lập tổ chức hành nghề của mình là các Văn phòng luật sư, Công ty luật là một nhu cầu tất yếu khách quan.

Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của các Đoàn luật sư, còn Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp tỉnh giám sát hoạt động của Đoàn luật sư tại địa phương. Những quy định này còn chung chung, thiếu cụ thể, chưa có sự phân sân rõ ràng, nội dung và cả phương thức quản lý luật sư còn chưa phù hợp với tính chất của nghề luật sư, đồng thời cũng chưa phù hợp với cơ chế phát huy tính tự chủ, tự quản của các luật sư thông qua tổ chức nghề nghiệp của họ, đồng thời tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đội ngũ luật sư.

Trong tình hình hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt nam đã cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt Chi nhánh hành nghề tại Việt Nam. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích lại gần với thông lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo đức của luật sư.

Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đề ra chủ trương củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong Nghị quyết đã nhấn mạnh “Đổi mới quản lý nhà nước đối với các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật... phù hợp với chủ trương xã hội hóa; kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp. Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và trong tố tụng”. Đó là cơ sở cho việc cải cách tổ chức và hoạt động luật sư nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc phát triển nghề luật sư ở Việt Nam với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng tăng của xã hội.

Trong thời điểm hiện nay cần chú ý và đề cao đạo đức nghề nghiệp của luật sư nhằm hạn chế, ngăn ngừa những tiêu cực, xây dựng đội ngũ luật sư trong sạch, tăng cường quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của luật sư phù hợp với yêu cầu của cơ chế mới. Các Đoàn luật sư phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình trong việc bồi dưỡng chuyên môn, chính trị cho luật sư, duy trì kỷ luật và nâng cao đạo đức nghề nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác nhằm nâng cao hiệu quả hành nghề và vai trò của luật sư trong xã hội.

Cùng với việc nâng cao vai trò tự quản của tổ chức luật sư, trong giai đoạn hiện nay để khuyến khích, phát triển nghề luật sư ở Việt Nam cần đổi mới và tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hành nghề luật sư. Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về luật sư, nhà nước đào tạo nghề và cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Các Đoàn luật sư chịu trách nhiệm quản lý luật sư của đoàn về kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp. Quy định như vậy thể hiện được sự quản lý của Nhà nước, đồng thời coi trọng và phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của các luật sư thông qua tổ chức hành nghề và tổ chức xã hội nghề nghiệp của họ.

3. Pháp lệnh luật sư 1987 và các văn bản pháp luật hiện hành có một số quy phạm điều chỉnh những vấn đề thuộc về đạo đức nghề nghiệp của luật sư, chẳng hạn như Điều 35 (khoản 3), Điều 36 (khoản 3) của Bộ luật Tố tụng hình sự; Điều 16 của Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987... Đó không thuần tuý chỉ là các quy tắc ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp mà đã được nâng lên thành quy phạm bắt buộc đối với luật sư, điều lệ của các Đoàn luật sư cũng đề cập đến tác phong, hành vi ứng xử của luật sư trong các mối quan hệ công việc. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, luật sư còn phải tuân thủ các quy định của các cơ quan, tổ chức hữu quan khác; ví dụ: nội quy phiên tòa, quy chế, lề lối làm việc của cơ quan, tổ chức v.v... Nhìn chung, cho đến thời điểm ban hành Pháp lệnh Luật sư, nước ta chưa có một văn bản nào hoàn chỉnh, quy định thống nhất về những vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Một số Đoàn luật sư địa phương đã soạn thảo bản quy tắc đạo dức cho luật sư của Đoàn và chỉ áp dụng trong phạm vi tổ chức mình (các Đoàn luật sư Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng....). Đây mới chỉ là những quy tắc mang tính thử nghiệm, tạm thời, chưa đầy đủ và toàn diện.

Trong thời gian qua, thực tế hoạt động của luật sư và các Đoàn luật sư cho thấy một số biểu hiện luật sư vi phạm các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thông thường:

- Luật sư dùng thủ đoạn trái pháp luật để bảo vệ lợi ích của khách hàng;

- Luật sư lừa dối khách hàng hoặc thiếu trách nhiệm với khách hàng của mình: nhận tiền của khách hàng, hứa hẹn kết quả công việc để lấy thù lao cao, tự ý bỏ việc nửa chừng mà không trả lại tiền cho khách hàng…;

- Luật sư tự ý bỏ phiên tòa, không có mặt để đại diện cho thân chủ khi Tòa án yêu cầu;

- Luật sư trực tiếp nhận vụ việc mà không thông qua hoặc báo cáo Đoàn luật sư, tự ý nhận thù lao, tiền thưởng, quà tặng của khách hàng;

- Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho khách hàng có lợi ích đối lập nhau là khá phổ biến;

- Luật sư giữ vai trò trung gian, môi giới hối lộ, hối lộ hoặc lo lót để đạt bằng được kết quả vụ kiện;

- Xúc phạm luật sư đồng nghiệp và cơ quan tiến hành tố tụng;

- Phát ngôn thiếu lịch sự trước phiên toà, hoặc bài bào chữa có lời lẽ thiếu văn hóa, v.v...

Những dạng vi phạm kể trên có chiều hướng gia tăng, nhất là trong vài năm gần đây, khi có sự tham gia của nhiều luật sư trong việc biện hộ, bào chữa các vụ án lớn về dân sự, kinh tế, hình sự. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý những vi phạm đến ứng xử nghề nghiệp, đạo đức luật sư là một việc làm rất khó, thường gây ít nhiều lúng túng cho các Đoàn luật sư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Đoàn luật sư được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, là tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, có trách nhiệm giám sát hoạt động hành nghề của luật sư, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư; giám sát, kiểm tra việc tuân thủ Điều lệ của Đoàn; xử lý kỷ luật đối với luật sư theo các hình thức, Điều lệ của Đoàn. Các quy định pháp luật không mô tả cụ thể các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, trong khi chưa có một bản quy tắc mẫu được quy định trong liên quan quy định thống nhất về những vấn đề này, do đó dễ dẫn đến hiện tượng không xử lý được hoặc xử lý tuỳ tiện. Từ năm 1990 trở lại đây, theo báo cáo của các Đoàn luật sư thì cả nước chỉ có 14 trường hợp luật sư bị xử lý về vi phạm tư cách đạo đức, với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo (7 trường hợp); tạm đình chỉ hành nghề (2 trường hợp); xóa tên trong danh sách luật sư và thu hồi thẻ luật sư (5 trường hợp). Trong số những trường hợp này, có một số trường hợp khiếu nại kéo dài, gây sự tập trung chú ý của dư luận, báo chí. Trong năm 2004, số luật sư bị kỷ luật lên tới 16 người chủ yếu là do vi phạm đạo đức nghề nghiệp và vi phạm điều lệ, trong đó có 12 luật sư bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư (4 luật sư chính thức, 8 luật sư tập sự); 2 luật sư bị tạm đình chỉ hành nghề; 1 luật sư bị cảnh cáo; 1 luật sư bị khiển trách.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì có nhiều, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

Về mặt chủ quan:

- Cá nhân luật sư chưa ý thức được đầy đủ về vấn đề đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong khi hành nghề. Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức được đặt ra là một trong những điều kiện để trở thành luật sư, nhưng chưa được quan tâm đúng mức khi xem xét kết nạp, và khi đã là luật sư, thì việc học tập, rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp lại không được sắp xếp, duy trì trong các chương trình bồi dưỡng cho luật sư.

- Nhiều Đoàn luật sư còn coi nhẹ vấn đề này, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cho các thành viên của mình, chưa giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm túc, dứt điểm các hành vi vi phạm của luật sư.

- Nhiều biểu hiện sai lệch của luật sư trong hành nghề được dư luận, báo chí phản ánh nhưng không thuộc phạm vi pháp luật điều chỉnh, xử lý, trong khi chưa có quy chế đạo đức nghề nghiệp áp dụng thống nhất cho luật sư trong cả nước.

Về mặt khách quan:

- Quan điểm, thái độ chưa đúng của một bộ phận công chúng, một số cơ quan, tổ chức đối với luật sư và hoạt động luật sư, đặc biệt là đối với các biểu hiện vi phạm đạo đức của luật sư. Nếu công chúng có sự đánh giá đúng mức đối với những sai phạm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp thì dư luận sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của luật sư, góp phần định hướng và nâng cao danh dự, uy tín của nghề này.

- Hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của luật sư Việt Nam đang trong quá trình xây dựng để hoàn chỉnh, đồng bộ, trong đó còn có nhiều sơ hở tạo môi trường và điều kiện phát sinh những tiêu cực về đạo đức trong hoạt động của luật sư.

Nghề luật sư là một nghề đặc thù gắn với pháp luật, với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và với việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Do đó, bất kỳ quốc gia nào cũng coi trọng việc quy định những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ, trong đó coi trọng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư kèm theo chế tài xử lý nghiêm minh. Trong khi đó, Pháp lệnh tổ chức luật sư 1987 có quy định về vấn đề này nhưng chưa thật cụ thể, chưa thể hiện hết đặc thù của nghề luật sư. Chính vì vậy, trong thực tiễn, hiện tượng luật sư vi phạm các quy tắc phổ biến của nghề luật sư có khi là quy tắc tối thiểu nhất. Cũng chính vì không có quy định chặt tắc hành nghề nên những tiêu cực trong hoạt động luật sư có điều kiện phát sinh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín luật sư, nhưng chưa được xử lý hoặc xử lý chưa thích đáng.

Trong tình hình hiện nay, quan hệ về pháp luật, tư pháp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng phát triển. Việt nam đã cho phép các tổ chức luật sư nước ngoài đặt Chi nhánh hành nghề tại Việt Nam. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nhanh chóng đưa chế định luật sư của Việt Nam xích lại gần với thông lệ quốc tế về nghề luật sư, trong đó cần chú ý đến vấn đề đạo đức của luật sư.

Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, việc xây dựng một văn bản quy định thống nhất về đạo đức nghề nghiệp của luật sư Việt Nam là nhu cầu cấp thiết giai đoạn hiện nay. Dù dưới hình thức một Quy chế hay bộ quy tắc mẫu, văn bản này sẽ là căn cứ pháp lý để áp dụng trong quá trình giám sát hoạt động nghề nghiệp, xử lý đối với hành vi vi phạm đạo đức của luật sư, góp phần giữ gìn phẩm chất đạo dức luật sư và nâng cao uy tín của luật sư trong hành nghề. Tại Điều 33 Nghị định 04/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2001 đã giao cho Bộ Tư pháp ban hành bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Trên cở sở bản tắ mẫu này, các Đoàn luật sư sẽ triển khai ở Đoàn mình và xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư riêng.

 Ngày 5 tháng 8 năm 2001 Bộ trưởng đã ký ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. Nội dung của bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã thể hiện được nhiều điểm cơ bản, tuy nhiên, những quy định tại bản Quy tắc mẫu này mới chỉ đưa ra những quy định manh tính chung nhất mà các luật sư phải tuân theo. Tại Điều 1 của Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 5 tháng 8 năm 2002 về việc ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã quy định “Căn cứ vào Quy tắc mẫu này, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình”. Như vậy bản Quy tắc mẫu mới chỉ đưa ra được những quy định về mặt nguyên tắc. Vì thế để quy tắc mẫu này thực sự đi vào thực tế và có hiệu quả thì mỗi Đoàn luật sư cần phải làm rõ từng quy tắc trong Quy tắc mẫu.


 

THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN

Nguyễn Thanh Thủy

Phó Cục trưởng Cục THADS

1. Vài nét về sự hình thành, phát triển của lực lượng chấp hành viên

Trước cách mạng tháng Tám, ở nước ta đã tồn tại chế định Thừa phát lại làm nhiệm vụ thi hành án dân sự. Thừa phát lại (huissier) là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của khách hàng theo biểu giá quy định. Khác với Luật sư, thừa phát lại không có quyền từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những công chức có trách nhiệm của toà án như: chưởng lý, biện lý, thẩm phán, lục sự... Tổ chức thừa phát lại chủ yếu tồn tại, hoạt động ở các thành phố lớn, còn ở các vùng nông thôn việc thi hành án do chính quyền cơ sở đảm nhiệm.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy “không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”, chế định thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến đầu năm 1950. Bên cạnh đó, Ban Tư pháp xã cũng được giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Toà án về dân sự.

Đến tháng 5/1950, với Sắc lệnh số 85/SL về “cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng”, việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và Ban Tư pháp xã thực hiện trước đây được thay thế bằng Thẩm phán huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án.

Năm 1960, Luật Tổ chức toà án nhân dân được Quốc hội ban hành, tại Điều 24 của Luật này đã xác định: “Tại các toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết định hình sự”. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án được xác định rõ trong Luật Tổ chức toà án nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự.

Ngày 13/10/1972, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên. Tên gọi “chấp hành viên” ra đời từ và đó tôn tại cho đến ngày nay.

Nhà nước không tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng mà chỉ đặt chấp hành viên tại các toà án nhân dân địa phương để thực hiện chuyên trách việc thi hành án dân sự. Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định về dân sự, những khoản xử phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường, hoàn trả lại tài sản trong các bản án, quyết định hình sự; giúp Chánh án toà án nhân dân đôn đốc, kiểm tra công tác thi hành án tại các Toà án nhân dân cấp dưới.

Luật Tổ chức toà án nhân dân năm 1981, tại Điều 16 đã giao cho Bộ Tư pháp (mới được thành lập lại sau hơn 20 năm giải thể) đảm nhiệm công tác quản lý toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp đã quy định: Bộ Tư pháp có nhiệm vụ “trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy chế chấp hành án”. Toà án nhân tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án trong phạm vi cả nước sang Bộ Tư pháp bắt đầu từ ngày 1/1/1982. Ngày 18/7/1982, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên ngành số 472 về “quản lý công tác thi hành án trong thời kỳ trước mắt” quy định: ở địa phương tại các toà án cấp tỉnh có phòng thi hành án nằm trong cơ cấu bộ máy và biên chế của toà án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án; ở các Toà án cấp huyện có chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án.

Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự, một hình thức văn bản pháp lý có hiệu lực cao, lần đầu tiên đã được ban hành, đặt cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, Quy chế chấp hành viên đã được ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 6/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 và Quy chế chấp hành viên, thì chỉ có chấp hành viên là người được nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án quyết định của toà án (trước đây việc thi hành án, ngoài chấp hành viên còn có thể do cán bộ khác của toà án thực hiện). Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định số lượng biên chế chấp hành viên, cán bộ thi hành án cho từng toà án địa phương. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân địa phương. Chấp hành viên được bổ nhiệm ở các toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án cấp huyện.

Cùng với sự đổi mới của cơ chế thi hành án, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án cũng không ngừng được củng cố và tăng cường. Từ chỗ thẩm phán vừa làm nhiệm vụ xét xử, vừa tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành án, đội ngũ cán bộ thi hành án đã được chuyên môn hoá, có chức danh, tiêu chuẩn riêng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các phán quyết của toà án.

Tuy vậy, mặc dù cơ chế thi hành án đã từng bước được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ làm công tác này được củng cố, tăng cường một bước, nhưng sự chỉ đạo điều hành công tác thi hành án vẫn chưa được thay đổi phù hợp. Cơ quan thi hành án, chấp hành viên thuộc toà án, do toà án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về kết quả của hoạt động thi hành án. Mọi quyết định quan thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án. Chấp hành viên trọng trong thủ tục với trách nhiệm là “Người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của toà án”, thực ra chỉ là người thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, không có quyền năng thực sự để đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình.

Do trọng tâm của toà án là xét xử nên trong một thời gian dài tổ chức hoạt động thi hành án chưa được quan tâm đầy đủ. Số cán bộ giỏi thường được bổ sung sang làm thẩm phán, đội ngũ cán bộ luôn luôn bị xáo trộn không được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, chế độ chính sách không được chú ý đúng mức. Lực lượng chấp hành viên, cán bộ thi hành án vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ nhất, ngày 6/10/1992 toàn bộ công tác thi hành án dân sự đã được bàn giao từ toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 21/4/1993, có hiệu lực ngày 1/6/1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự ban hành ngày 28/8/1989 đã tạo ra bước ngoặt về tổ chức và hoạt động của công tác thi hành án dân sự ở nước ta. Nhiệm vụ thi hành án dân sự được chuyển cho một cơ quan Nhà nước mới được thành lập và đi vào hoạt động từ 1/7/1993, đó là hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự. Việc ra các quyết định về thi hành án trước đây thuộc thẩm quyền của Chánh án toà án, thì nay thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên.

Với nhận thức coi cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, ngay sau khi tiếp nhận bàn giao công tác thi hành án dân sự từ toà án sang, Bộ Tư pháp đã quan tâm củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Khi tiếp nhận bàn giao (tháng 7/1993) số lượng cán bộ thi hành án dân sự có 1126 người, trong đó có 700 Chấp hành viên từ các toà án chuyển sang. Nhiều nơi toà án chỉ bàn giao có 1 đến 2 cán bộ thi hành án. Có nơi Chấp hành viên lại do thẩm phán kiêm nhiệm. Phần lớn là cán bộ chưa có nghiệp vụ tương xứng với tiêu chuẩn quy định.

Trong gần 10 năm qua, đội ngũ chấp hành viên đã không ngừng được củng cố, kiện toàn. Tính đến cuối năm 2002, tổng số biên chế các cơ quan thi hành án trong toàn quốc là 4450 người (chưa kể số biên chế được bổ sung của năm 2003), tăng gấp 4 lần so với thời điểm chuyển giao, trong đó có trên 1.900 chấp hành viên được bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại theo quy chế mới, tăng gấp hơn hai lần. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Nghị định 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ, chấp hành viên các cấp tỉnh, huyện đều phải có trình độ Đại học Luật và tương đương.

2. Thực trạng trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ chấp hành viên

Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 đã khẳng định nguyên tắc chỉ có chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự là có thẩm quyền thi hành án dân sự. Điều 12 của Pháp lệnh nêu rõ, chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của toà án theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thi hành án, chấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật và “được pháp luật bảo vệ”. “Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình chấp hành viên phải tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án được giao”. Như vậy, hoạt động của chấp hành viên vừa mang tính quyền lực Nhà nước, vừa thể hiện tính chuyên trách trong việc thực thi pháp luật.

Bên cạnh việc quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên, pháp luật cũng xác định trách nhiệm của chấp hành viên khi không thi hành đúng bản án, quyết định của toà án, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thị hành án trái pháp luật, vi phạm phẩm chất, đạo đức của người chấp hành viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật: cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 14, của Pháp lệnh thi hành án dân sự, Điều 18 của Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993).

Để nâng cao chất lượng đội ngũ chấp hành viên, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993 của Chính phủ đã quy định cụ thể các tiêu chuẩn của chấp hành viên. So với tiêu chuẩn của chấp hành viên quy định tại Thông tư số 394/QLTA ngày 25 tháng 5 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì tiêu chuẩn chấp hành viên theo các quy định hiện hành đã được nâng lên rõ rệt. Nếu như trước đây đối với chấp hành viên cấp huyện chỉ đặt ra yêu cầu có trình độ trung học pháp lý hoặc tương đương, thì nay qui định mới đòi hỏi chấp hành viên các cấp đều phải có trình độ đại học luật hoặc tương đương.

Việc yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chấp hành viên, xác định qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chặt chẽ nhằm từng bước tăng cường đội ngũ chấp hành viên tương xứng với vị trí, trách nhiệm và quyền hạn được giao, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Nhờ đó thời gian qua, phần lớn các chấp hành viên được bổ nhiệm đều đảm bảo tiêu chuẩn qui định, có trình độ đại học luật và tương đương. Chỉ có số ít các chấp hành viên có trình độ trung cấp pháp lý, chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa do thiếu nguồn cán bộ.

Chất lượng đội ngũ Chấp hành viên là vấn đề quan trọng hàng đầu có tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Có thể đánh giá về vấn đề này dưới hai phương diện sau đây:

Một là, về phương diện trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên:

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, thì đến nay hầu hết Chấp hành viên đã có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, trình độ; đội ngũ cán bộ thi hành án đã được nâng lên một bước so với những năm trước. Số cán bộ có trình độ trung cấp hoặc sơ cấp pháp lý chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 5%) và tập trung chủ yêu ở các đơn vị miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, thực trạng đội ngũ chấp hành viên vẫn còn những hạn chế và bất cập. Trình độ chuyên môn nghiệp của đội ngũ chấp hành viên tuy đã được nâng lên so với trước nhưng phần lớn vẫn chưa được trang bị kiến thức về quản lý hành chính nhà nước; còn hạn chế về năng lực quản lý, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học... Mặt khác, nếu so với yêu cầu hiện nay và xu thế phát triển thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Chấp hành viên các cơ quan thi hành án ở nước ta còn thấp, có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ Chấp hành viên phải được tiêu chuẩn hoá theo hướng ngày càng cao. Trong khi đó, nhiều Chấp hành viên hiện nay đang làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm mà chưa thực sự trên cơ sở lý luận, khoa học; Tính chất của các vụ việc thi hành án ngày càng đa dạng, khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều mối quan hệ đòi hỏi phải được xử lý toàn diện, kiên quyết, tinh tế; Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng đòi hỏi đội ngũ Chấp hành viên không chỉ nắm được pháp luật trong nước mà còn phải nắm được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế cũng như pháp luật của các nước liên quan.

Những yêu cầu trên đòi hỏi Chấp hành viên phải không ngừng được hoàn thiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Những năm qua, Bộ Tư pháp, các cơ quan chức năng ở địa phương đã rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên. Cụ thể là đã tổ chức nhiều lớp Luân huấn đại học luật, tạo điều kiện cho Chấp hành viên theo học các lớp đại học luật tại chức và nhiều hình thức đào tạo khác. Theo số liệu tổng hợp của Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp thì năm 1997 có 169 lượt, năm 1998 có 194 lượt Chấp hành viên tham gia các lớp học luân huấn luật; năm 1999 có 107 Chấp hành viên theo học các lớp nâng cao trình độ của dự án VIE,... Năm 2004. Cục Thi hành án dân sự đã phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Học viện Tư pháp tổ chức ba lớp bồi dưỡng cho gần 300 chấp hành viên mới được bổ nhiệm và bổ nhiệm lâu năm chưa được đào tạo, đặc biệt, kể từ năm 2002, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (nay là Học viện Tư pháp) đã mở 3 khoá đào tạo nghề cho 535 cán bộ thuộc diện quy hoạch tạo nguồn bổ nhiệm chấp hành viên. Cục Thi hành án dân sự cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho Chấp hành viên, nhờ đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Chấp hành viên đã được nâng cao một bước. Ngày 10/9/2001, Bộ Tư pháp có Công văn số 292/TP-QLTA-THA hướng dẫn xác định đối tượng thuộc diện đi học lý luận chính trị và quản lý nhà nước (đại học, cao cấp, trung cấp), đối với Phòng thi hành án, gồm có: Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng thi hành án.

Trên thực tế, trừ lớp đào tạo chấp hành viên mới được mở năm 2002 nêu trên, lâu nay việc đào tạo Chấp hành viên còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ và chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc đào tạo lý luận cơ bản mà chưa đi sâu vào việc đào tạo nghề. Do vậy, nhiều Chấp hành viên sau khi được bổ nhiệm còn gặp rất nhiều lúng túng về các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của hoạt động thi hành án dân sự như: các yêu cầu của việc tống đạt giấy tờ, yêu cầu của quá trình xác minh, kỹ năng lập biên bản, yêu cầu của việc cưỡng chế,... Trong khi đó, các kỹ năng nghề nghiệp lại là điều kiện hết sức quan trọng để một Chấp hành viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chưa nói đến thực trạng pháp luật ở nước ta thường xuyên thay đổi, nhiều quy định quá chung chung, thiếu rõ ràng... trong khi đó Chấp hành viên không được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn một cách thường xuyên, kịp thời, dẫn đến một thực tế là có Chấp hành viên áp dụng không đúng, thiếu thống nhất, thậm chí sai các quy định của pháp luật.

Hai là, về phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống của chấp hành viên:

Với vị trí, chức năng nhiệm vụ được giao, Chấp hành viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của công dân. Thế nhưng trên thực tế, bên cạnh những Chấp hành viên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao thì cũng còn có một số Chấp hành viên có biểu hiện nhũng nhiễu, gây phiền hà cho đương sự như gợi ý xin tiền bồi dưỡng, tự định ra thời hạn thi hành án trái pháp luật. Theo số liệu của Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, trong năm 1996 ở các cơ quan thi hành án có 38 trường hợp bị xử lý kỷ luật (trong đó có 2 trường hợp bị Toà án đưa ra xét xử, cách chức 5, cảnh cáo 22, số còn lại là khiển trách); năm 1997 có 45 trường hợp xử lý kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 8 người, cách chức 14 Chấp hành viên, số còn lại là cảnh cáo và khiển trách); năm 1998, xử lý 82 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 9, cách chức 18, hạ bậc lương 1, cảnh cáo 33, khiển trách 21); năm 1999, xử lý 51 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 11, cách chức 8, hạ bậc lương 2, cảnh cáo 17, khiển trách 13); năm 2000, xử lý 55 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 18, cách chức 11, hạ bậc lương 4, cảnh cáo 14, khiển trách 7, hạ ngạch 1); năm 2001, xử lý 23 trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật (trong đó buộc thôi việc 2, cách chức 4, cảnh cáo 9, khiển trách 8); năm 2002, có 83 trường hợp cán bộ thi hành án đã bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách 27 người, cảnh cáo 33 người, hạ bậc lương 4, hạ ngạch 1 người, cách chức 9 người, buộc thôi việc 9. Các trường hợp vi phạm nguyên nhân chủ yếu là do xâm tiêu, sử dụng tiền thi hành án sai quy định, sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp, cá biệt có trường hợp bị Toà án tuyên phạt 15 tháng tù giam về tội nhận hối lộ. Qua việc xử lý vi phạm cho thấy từ năm 1996 đến nay tình trạng cán bộ thi hành án nói chung và đội ngũ Chấp hành viên nói riêng vi phạm kỷ luật không có xu hướng giảm mà có phần gia tăng.

Tình hình trên đây đã và đang đặt ra đòi hỏi cần phải có những biện pháp cụ thể cho vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ Chấp hành viên để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của công tác thi hành án dân sự, cụ thể là:

- Cần phải xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, đào tạo nghề, tiêu chuẩn hoá đội ngũ Chấp hành viên, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức lối sống. Trên cơ sở đó để đặt ra kế hoạch chương trình, nội dung đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó cân lập kế hoạch để tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính và lý luận chính trị cho Chấp hành viên, cán bộ thi hành án (trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với Chấp hành viên trưởng, Chấp hành viên) theo chương trình, kế hoạch đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 07/5/2001.

- Cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chấp hành viên, cán bộ thi hành án nhằm bảo đảm để họ không những có đầy đủ các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ chuyên môn mà còn phải có trình độ về kỹ năng nghề nghiệp (bắt buộc tất cả các chấp hành viên đều phải qua đào tạo và phải có bằng cấp, chứng chỉ về kỹ năng nghề nghiệp). Đổi mới việc tổ chức, đánh giá cán bộ, bố trí cán bộ theo hướng năng lực cán bộ được đánh giá chủ yếu trên kết quả công việc và việc bố trí cán bộ phải phù hợp với năng lực cán bộ.


 

THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨNG VIÊN

Phan Thuỷ

Tổ chức, quản lý Công chứng trong những năm qua đã có nhiều bước tiến bộ rõ rệt, hệ thống công chứng trong cả nước đang ngày càng được coi trọng và phát triển. Các Phòng Công chứng ngày càng được củng cố, nâng cấp, đội ngũ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, công chứng viên đang được tiếp tục bổ nhiệm và được nâng cao về trình độ, phẩm chất đạo đức. Nhìn chung, hoạt động Công chứng đang góp phần đáng kể vào việc bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như bảo về quyền và lợi ích của nhà nước, tập thể, và mọi cá nhân, tổ chức trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ công chứng viên vững mạnh có đạo đức tốt, có trình độ năng lực trong công tác và tận tâm phục vụ nhân dân là nhiệm vụ cần thiết được Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và chú trọng. Muốn hoạt động công chứng có hiệu quả cao trước hết cần phải quan tâm đến vấn đề tổ chức và chế độ quản lý công chứng viên; quan tâm đến trình độ, đạo đức của đội ngũ công chứng viên để xây dựng một đội ngũ công chứng viên có đầy đủ năng lực, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, vô tư khách quan, tận tuy với công việc được giao. Từ đó mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ công chứng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều hợp đồng, giao dịch phức tạp đòi hỏi phải công chứng.

1. Vài nét về những quy định trong việc quản lý đội ngũ công chứng viên từ trước tới nay

Kể từ khi Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/2/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước được ban hành, các Phòng Công chứng ở nước ta mới bắt đầu được thành lập rộng khắp trên toàn quốc (ngoại trừ Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1988 và Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội được thành lập năm 1989). Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng Nghị định số 45 HIĐBT đã được xem là văn bản có giá trị pháp lý nhất so với các văn bản trước đây về công chứng, chứng thực. Từ những quy định của Nghị định này, hoạt động công chứng đã được hình thành rõ nét. Nghị định đã dành riêng Điều 14 để quy định những người có đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên như: phải là công dân nước CHXHCNVN; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; tốt nghiệp đại học pháp lý; đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng. Tuy đội ngũ công chứng viên trong thời gian này còn ít, một số Phòng Công chứng được thành lập mới chí có 1 đến 2 công chứng viên nhưng những người được bổ nhiệm làm công chứng viên đã được đặt phẩm chất đạo đức lên hàng đầu và sau đó là phải có trình độ đại học luật. Do vậy, các công chứng viên trong thời gian này cũng đã bảo đảm được những yêu cầu nhất định đối với đòi hỏi của đặc thù nghề nghiệp công chứng.

Tiếp sau đó là Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định số 45/HĐBT. Tại Nghị định này, đạo đức nghề nghiệp, trình độ công chứng viên được đòi hỏi cao hơn, cụ thể Nghị định đã dành riêng Chương IV Công chứng viên. Trong chương này, tại Điều 17 đã quy định: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được xem xét tuyển chọn và bổ nhiệm làm công chứng viên: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công minh, trung thực, liêm khiết, khách quan; Tốt nghiệp Đại học Luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, và không được hành nghề tự do.

Từ những quy định nêu trên, hơn 4 năm thực hiện Nghị định 31/CP đội ngũ công chứng viên trong cả nước đã được tăng cường về số lượng và chất lượng. Tuy đã có một đội ngũ công chứng viên có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực thi công vụ, nhưng sau một thời gian thực hiện Nghị định 31/CP đã bộc lộ những bất hợp lý trong việc phân định trách nhiệm quản lý về tổ chức công chứng giữa Trung ương và địa phương, thiếu quy định về sự phối kết hợp đối với chế độ kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, chế độ báo cáo. Phạm vi công chứng, chứng thực quá bó hẹp, nhiều loại giao dịch, hợp đồng phát sinh trong thực tế không được quy định. Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên chưa theo một quy trình đầy đủ. Do vậy, ngày 8/12/2000, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực được ban hành. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2001 đã bổ sung, khắc phục những vấn đề bất cập của Nghị định 31/CP. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường, củng cố các Phòng Công chứng, mở rộng phạm vi chứng nhận cho Phòng công chứng. Nghị định đã phân biệt rõ ràng giữa chứng nhận và chứng thực. Đó là sự phân biệt giữa cơ quan chuyên trách là Phòng Công chứng và cơ quan không chuyên trách là Uỷ ban nhân dân các cấp. Từ đó cho thấy vai trò trách nhiệm của công chứng viên đòi hỏi phải cao hơn nhiều so với người có thẩm quyền chứng thực tại các cơ quan không chuyên trách về năng lực trình độ trong công việc.

So sánh với các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay về hoạt động công chứng, chứng thực thì Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã có nhiều tiến bộ và phát triển trong việc quy định về quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, quy trình về điều động, biệt phái, tạm đình chỉ việc thực hiện công chứng của công chứng viên. Quy định cao hơn, đầy đủ hơn về tiêu chuẩn trình độ, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Từ đó, chứng tỏ rằng đội ngũ công chứng viên đang ngày càng được Đảng, Nhà nước và nhân dân coi trọng. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần nhìn nhận một cách khách quan để đánh giá công tác tổ chức, quản lý đội ngũ công chứng viên, đánh giá về phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chứng viên trong những năm qua.

2. Thực trạng về tổ chức, quản lý đội ngũ công chứng viên, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của công chứng viên

Do nghề nghiệp của công chứng viên có tính chất đặc thù riêng, “công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác” (Điều 30). Khi thực hiện công chứng phải khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc công chứng của mình, biết và phải biết việc công chứng nếu trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội thì không được thực hiện, phải giữ bí mật về nội dung liên quan đến việc công chứng (Điều 6). Về phẩm chất đạo đức phải tốt, trình độ năng lực đòi hỏi cao, cường độ lao động hàng ngày vượt quá thời gian quy định. Công chứng viên là công chức trong biên chế nhà nước, được tuyển dụng theo quy định của pháp luật công chức để thực hiện chuyên trách một hoạt động công vụ và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ngoài những quy định chung của pháp luật đối với công chức nhà nước, công chứng viên còn có nhiệm vụ, quyền hạn và phải chịu sự điều chỉnh ràng buộc đối với các quy định của văn bản pháp luật về công chứng. Trong lĩnh vực công việc được giao, nhiệm vụ và trách nhiệm của công chứng viên rất nhiều và khó khăn phức tạp như: phổ biến trình tự, thủ tục thực hiện công chứng cho người yêu câu công chứng theo quy định của pháp luật; tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu do người yêu cầu công chứng xuất trình; trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp lý của việc công chứng; lập hồ sơ, soạn thảo hợp đồng khi có yêu cầu; xác định năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu; xem xét các hợp đồng nếu thấy không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì mới công chứng. Khi thực hiện nhiệm vụ công chứng viên phải độc lập trong việc ký công chứng của mình, do vậy đòi hỏi công chứng viên phải có trình độ pháp luật chuyên sâu, nắm bắt được quy định của pháp luật. Mặt khác, đòi hỏi công chứng viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hòa nhã, lịch thiệp, tôn trọng nhân dân; không được hách dịch, đùn đẩy các yêu cầu công chứng cho các như cơ quan khác. Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, người đã được bổ nhiệm công chứng viên không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế và không được lạm dụng chức danh được bổ nhiệm để hành nghề tự do.

Hoạt động công chứng được xem là một vị trí quan trọng đáng tin cậy trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan hệ giao định trong đời sống xã hội của cá nhân và tổ chức. Trong những năm qua hoạt động công chứng đang trên đà phát triển và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp đáng tin cậy, được dư luận xã hội hoan nghênh.

Theo thống kê tổng hợp tính đến ngày 20/10/2002 cho thấy tổng số Phòng Công chứng trong cả nước gồm có 103 Phòng trong đó: 4 tỉnh có 4 Phòng công chứng là thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đắc Lắc, Đồng Nai; 7 tỉnh có 3 Phòng Công chứng là thành phố Hà Nội, Thanh Hoá, Gia Lai, Long An, Tiền Giang, Đồng Thá, Bà Rịa - Vũng Tàu: 33 tỉnh có 2 Phòng Công chứng, 35 tỉnh có 1 Phòng Công chứng. Tính đến ngày 1/12/2004, số lượng phòng Công chứng trong nước là 110 phòng.

Tổng số công chứng viên trong cả nước là: 285 người (tính đến ngày 1/12/2004, số lượng công chứng viên trong cả nước là 350 người), trong số này 100% có bằng cử nhân luật, 6 công chứng viên có trình độ là thạc sĩ luật, 2 công chứng viên có trình độ tiến sĩ luật (hiện nay đã được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tư pháp 2 thành phố lớn Hà Nội và Hải Phòng). Trình độ công chứng viên trong một số năm gần đây được bổ nhiệm như sau: chỉ tính từ năm 1997 đến tháng 11/2002 đã bổ nhiệm được 175 công chứng viên, trong đó có 61 công chứng viên có bằng tốt nghiệp đại học luật chính quy, 114 công chứng viên có bằng tốt nghiệp luật chuyên tu, tại chức. Riêng năm 2000 bổ nhiệm: 28 công chứng viên (10 người có bằng cử nhân luật chính quy, 18 người có bằng cử nhân luật chuyên tu, tại chức); Năm 2001 bổ nhiệm 33 công chứng viên (10 người có bằng cử nhân luật chính quy, 23 người có bằng cử nhân luật chuyên tu, tại chức); trong năm 2002 bổ nhiệm 38 công chứng viên (12 người có bằng cử nhân luật chính quy, 26 người có bằng cử nhân luật chuyên tu, tại chức).

Việc miễn nhiệm công chứng viên rong những năm qua theo thống kê cho thấy: tính đến nay trên cả nước đã miễn nhiệm 59 công chứng viên, trong đó 20 công chứng viên chuyển công tác để giữ chức Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phó giám đốc hoặc Giám đốc trung tâm trợ giúp pháp lý, Phó chánh án Toà án nhân dân tỉnh. 30 công chứng viên chuyển công tác sang 1 số lĩnh vực công tác khác như Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng Phòng của Sở Tư pháp, của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Một số trường hợp bị ốm đau xin thôi việc... Như vậy, đội ngũ công chứng viên miễn nhiệm đa số là để chuyển công tác và giữ chức vụ cao hơn do có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tốt. Chỉ có 9 công chứng viên miễn nhiệm bị kỷ luật do sai phạm trong việc ký công chứng. Đặc biệt có 1 trường hợp bị tử hình là công chứng viên của Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy số lượng công chứng viên bị miễn nhiệm do vi phạm kỷ luật không đáng kê, nhưng đó là tổn thất lớn đối với ngành công chứng. Đó cũng là bài học kinh nghiệm cho các cơ quan có thẩm quyền cân nhìn nhận lại một cách khách quan hơn trong công tác quản lý đội ngũ công chứng viên.

Hiện nay, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã được triển khai thực hiện gần 2 năm nhưng việc kiện toàn tổ chức các Phòng công chứng vẫn chưa thật ổn định, nhiều tỉnh có các Phòng Công chứng mới thành lập, biên chế chi tiêu rất ít, đặc biệt là các Phòng số 2, 3, 4 đối với tỉnh mới chia tách, tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Quy định “Phòng Công chứng phải có ít nhất 3 công chứng viên”, chưa thực hiện được. Hiện tại, còn 42 Phòng Công chứng chỉ có từ 1 đến 2 công chứng viên. Do vậy, việc đòi hỏi nâng cao trình độ của công chứng viên còn nhiều bất cập. Trong thực tế vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó phòng Công chứng và công chứng viên còn nhiều vướng mắc. Trong những năm gần đây, công chứng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ xã hội và quan hệ thị trường. Do vậy, cần tiếp tục đổi mới về thủ tổ chức và con người. Cần tăng cường chất lượng cán bộ quản lý công chứng, công chứng viên của các Phòng Công chứng.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, tại Điều 30 Nghị định đã quy định về tiêu chuẩn, điều kiện khi bổ nhiệm công chứng viên đòi hỏi cao hơn so với các Nghị định trước đây. Nghị định đã quy định chặt chẽ hơn tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên, ngoài việc đòi hỏi có bằng cử nhân luật, còn phải có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng và phải “có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5 năm trở lên, kể từ khi có bằng cử nhân Luật”. Điểm này áp dụng cho những người đã có bằng cử nhân Luật được nhận vào công tác tại các cơ quan pháp luật thì phải có thời gian công tác là 5 năm mới được đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. “Đối với những người đã có thời gian công tác pháp luật liên tục từ 5 năm trở lên trước khi có bằng cử nhân Luật thì thời gian công tác pháp luật sau khi có bằng cử nhân Luật ít nhất là 2 năm liên tục” (điểm d, khoản 1, Điều 30). Điểm này áp dụng cho những người đang công tác trong ngành Tư pháp chưa có bằng cử nhân Luật, được cơ quan cử đi học các lớp tại chức thì sau khi có bằng cử nhân Luật cần có thêm 2 năm công tác mới được bổ nhiệm công chứng viên. Khác với Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 và Thông tư hướng dẫn số 1411/TT-CC ngày 3/10/1996 chỉ quy định: “Tốt nghiệp đại học Luật; đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên tại các cơ quan tư pháp, toà án, kiểm sát, công chứng, thi hành án, thanh tra, hải quan, luật sư; chuyên viên pháp lý tại Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, tổ chức pháp chế của các ngành”. Quy định trước đây chưa nâng cao được chất lượng công chứng viên, nhiều trường hợp đang làm văn thư, đánh máy, kế toán tại các cơ quan Tư pháp được cử đi học tại chức chưa qua thời gian làm nghiệp vụ công chứng, sau khi có bằng cử nhân Luật đã được các địa phương đề nghị bổ nhiệm làm công chứng viên.

Nhìn chung trong cả nước các Phòng Công chứng đang được tăng nhanh về số lượng, chất lượng. Đội ngũ công chứng viên đang ngày càng được nâng cao về tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động công chứng đã và đang trở thành địa chỉ đáng tin cậy của nhân dân, bảo đảm an toàn pháp lý trong các quan hệ giao dịch kinh tế, dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... Để nâng cao trình độ công chứng viên, trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề công chứng đã được quan tâm và coi trọng, nhiều lớp đào tạo nghề công chứng đã được mở tại trung tâm Đào tạo các chức danh Tư pháp để tạo nguồn cho đội ngũ công chứng viên trong tương lai có đầy đủ năng lực, phẩm chất khi đảm nhiệm công việc được giao. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện nâng cao trình độ, đạo đức cho công chứng viên do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất: Các địa phương không có kế hoạch quy hoạch tạo nguồn cán bộ để chuẩn bị cho việc bổ sung nguồn công chứng viên khi cần thiết.

Thứ hai: Việc tuyển dụng cán bộ, nhân viên nghiệp vụ của các Phòng Công chứng được phân cấp cho địa phương. Do vậy, về tiêu chuẩn, trình độ, đạo đức, thời gian công tác pháp luật của nhiều trường hợp không đủ so với quy định, dẫn đến khi cần bổ nhiệm công chứng viên không có người đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba: Do chỉ tiêu biên chế của các địa phương được phân bổ ít, phần lớn là cán bộ được tuyển dụng trong ngành đã có từ trước. Vì vậy, nhiều người được đề nghị bổ nhiệm công chứng viên tốt nghiệp đại học luật chuyên tu, tại chức. Số người tốt nghiệp đại học chính quy được tuyển dụng còn ít hoặc chưa đủ năm công tác, chưa được đào tạo nghề công chứng để đảm bảo đủ tiêu chuẩn bộ nhiệm công chức viên.

Thứ tư: Một số tỉnh sau khi thấy cần thiết thành lập thêm Phòng Công chứng nhưng lại không chuẩn bị được nhân sự đây đủ về tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên. Do vậy, khi đề nghị bổ nhiệm thiếu các tiêu chuẩn theo quy định đều đề nghị châm chước.

Vấn đề này, đòi hỏi các cơ quan có chức năng thẩm quyền quản lý về đội ngũ công chứng viên phải quan tâm hơn nữa trong công tác quy hoạch, đào tạo nguồn để sẵn sàng có một đội ngũ kế cận khi cần thiết bổ sung cho đội ngũ công chứng viên.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp đang đã chỉ đạo và kết hợp với trường Đào tạo chức danh Tư pháp hàng năm mở các lớp Đào tạo nghề công chứng cho chuyên viên nghiệp vụ của các Phòng Công chứng. Số người tham gia lớp học ngày càng nhiều, chương trình học được nâng cao về mọi mặt như chuyên môn, nghiệp vụ công chứng, các văn bản pháp luật hiện hành, tin học, pháp luật trong nước và nước ngoài, các khoá đào tạo đều có giảng viên nước ngoài tham dự.

Ngoài ra, để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều hợp đồng, giao dịch phức tạp yêu cầu đòi hỏi phải công chứng. Cần phải có một đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và nắm vững về mọi lĩnh vực pháp luật để đảm nhiệm được công việc trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 2003 trở về sau, Bộ Tư pháp đang có chủ trương mở các lớp đào tạo lại hoặc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ, bồi dưỡng về đạo đức nghề công chứng cho những nghiệp vụ để người đã được bổ nhiệm công chứng viên từ trước tới nay.


 

KHÁI NIỆM, NỘI HÀM ĐẠO ĐỨC TƯ PHÁP

Đặng Thanh Nga

Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội

1. Khái niệm chung về đạo đức

1.1. Khái niệm về đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức được hình thành rất sớm trong lịch sử và được mọi xã hội, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. Tuỳ thuộc vào vị trí xã hội, địa vị và lợi ích giai cấp trong cùng một chế độ xã hội có giai cấp, hay tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử mà các quan điểm về đạo đức cũng khác nhau.

Xét dưới góc độ triết học, đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 1997 thì: “Đạo đức là tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”.

Bên cạnh đó một số tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về đạo đức như sau:

“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”[56].

“Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[57].

“Đạo đức là một hình thái ý thức - xã hội bao gồm những nguyên tắc, qui tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ người - người”[58].

Đạo đức theo nghĩa hẹp, là những qui định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người. Nhưng trong xã hội hiện đại, chính quan hệ của con người cũng đã được mở rộng và đạo đức bao gồm những qui định, những chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với bản thân và kể cả với thiên nhiên, môi trường sống.

Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá[59]. Đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa con người với con người. Đạo đức là một chỉnh thể đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân.

Từ những lập luận trên, có thể định nghĩa đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.

Trong định nghĩa này cần chú ý những điểm sau:

- Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội.

- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Sự đánh giá hành vi của con người theo khuôn phép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về cái thiện và cái ác; cái tốt và cái xấu; cái có lương tâm và cái không có lương tâm; cũng như về nghĩa vụ, trách nhiệm. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, đạo đức con người cũng đều được đánh giá như vậy và tất cả đều hướng những hành vi con người vào vòng trật tự xã hội vào cái tích cực, cái chân, thiện, mỹ do chính con người và xã hội đặt ra.

- Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Đó là những phẩm chất đạo đức có tính chất chuẩn mực, được nhiều người thừa nhận, được dư luận xác định như một đòi hỏi khách quan, là thước đo giá trị cần có ở mỗi người.

1.2. Những chuẩn mực đạo đức cần thiết của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xuất phát từ vai trò của đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, cũng như từ vị trí con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tự nhiên với tư cách là chủ thể giải quyết các mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa vật chất và tinh thần. Có thể xác định hệ thống chuẩn mực đạo đức theo năm nhóm sau[60]:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị 9 lý tưởng sống của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội).

+ Có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp, hiện đại hóa đất nước;

+ Yêu quê hương, đất nước;

+ Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng;

+ Tin tưởng vào Đảng và đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

- Nhóm những phẩm chất đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân bao gồm các chuẩn mực sau: Tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thực, siêng năng, hướng thiện (trong suy nghĩ và hành động); biết kiềm chế, biết hối hận.

- Nhóm những chuẩn mực đạp đức thể hiện quan hệ đối với mọi người và dân tộc khác. Đó là: Nhân nghĩa, mà cụ thể hơn là biết ơn và kính trọng những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ những người có nhân cách, yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, lịch sự tế nhị, tôn trọng mọi người, thủy chung, giữ chữ tín.

- Nhóm những chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với việc. Đó là: Trách nhiệm cao; có lương tâm; tôn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải; dũng cảm;

- Nhóm những chuẩm mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội). Đó là: Xây dựng hạnh phúc gia đình; giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường văn hoá xã hội dân chủ, bình đẳng, mặt khác, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống; bảo vệ hoà bình; bảo vệ, phát huy truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại.

2. Khái niệm đạo đức tư pháp

Hoạt động tư pháp có liên quan trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; có ảnh hưởng tới tính công minh của pháp luật, uy tín và nền công lý của quốc gia đồng thời góp phần giáo dục công dân có ý thức pháp luật, tôn trọng các qui tắc của cuộc sống xã hội, động viên họ tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Do đó, bên cạnh việc coi trọng trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng, làm cơ sở cho hoạt động tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo và hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ các chức danh tư pháp.

Đạo đức tư pháp là một loại hình đạo đức được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động tư pháp. Đạo đức tư pháp trước hết phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không trái với đạo đức xã hội. Đạo đức tư pháp là “tập hợp các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc về hoạt động tư pháp cũng như về một nền tư pháp trong xã hội đó”[61].

Như vậy, đạo đức tư pháp là một tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều khiển và đánh giá cách ứng xử của đội ngũ cán bộ tư pháp trong hoạt động tư pháp, trong xã hội đó.

3. Nội hàm của đạo đức tư pháp

Đạo đức tư pháp là tổng hợp các yếu tố để giúp cho đội ngũ tư pháp trong hoạt động nghề nghiệp của mình có thể xác định được cái tích cực, cái chân, thiện, mỹ đề bảo vệ một trật tự do pháp luật qui định. Đạo đức tư pháp được hình thành và tạo nên bởi các yếu tố sau:

3.1. Lương tâm nghề nghiệp và tính nhân đạo

Mỗi một con người dù làm bất kỳ ngành nghề nào cũng phải có lương tâm. Lương tâm là ý thức trách nhiệm đạo đức của cá nhân con người đối với hành vi của mình trong quan hệ với người khác, với số phận một người hay nhiều người khác, với dân tộc và với xã hội. Lương tâm nghề nghiệp của các chức danh tư pháp là yếu tố nội tâm tạo cho họ khả năng tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức và tự điều chỉnh hành vi của mình.

Lương tâm của các chức danh tư pháp đòi hỏi ở họ tính nguyên tắc của nghề nghiệp, bởi vì không giống như bất cứ nghề nào, hoạt động tư pháp được thực hiện theo một trình tự pháp lý chặt chẽ của pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng, đồng thời kết quả của hoạt động tư pháp thể hiện nền công lý của mỗi quốc gia nên mỗi “đường đi, nước bước” của họ đều chịu sự giám sát chặt chẽ của xã hội từ góc độ Nhà nước cũng như công dân.

Sống, hoạt động có nguyên tắc là một đức tính quan trọng đối với người cán bộ tư pháp, nó có ý nghĩa định hướng sự hoạt động cũng như quá trình giao tiếp của họ. Trong cuộc sống, các chức danh tư pháp luôn luôn phải giải quyết những mối quan hệ hết sức đa dạng và phức tạp. Các quan hệ đó luôn đặt trước họ những mẫu thuẫn khác nhau, đòi hỏi phải lựa chọn, giải quyết và có những định hướng chủ yếu thể hiện các nguyên tắc cơ bản của mình. Các nguyên tắc đó được xây dựng trên cơ sở những quan điểm cơ bản của các chức danh tư pháp về pháp luật và về cuộc sống của con người. Ngoài ra, tính nguyên tắc của nghề nghiệp được xây dựng trên cơ sở của ý thức trách nhiệm của các chức danh tư pháp trước xã hội và con người.

Các chức danh tư pháp có tính nguyên tắc là những người phải tự vượt qua chính minh, vượt qua những lệ thuộc về gia đình, bạn bè hoặc kinh tế... để giữ vững những nguyên tắc sống, quan điểm của mình. Họ coi những nguyên tắc đó là cơ sở của nhân sinh quan.

Để có tính nguyên tắc nghề nghiệp đúng thì trước hết mỗi các chức danh tư pháp phải có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, tầm hiểu biết sâu sắc về xã hội và lòng nhân hậu bao dung. Có như vậy, các chức danh tư pháp mới có được những giải pháp, những cách ứng xử linh hoạt, đa dạng và phong phú trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Các chức danh tư pháp có tính nguyên tắc thường tự tin, có bản lĩnh và vững vàng trước mọi cám dỗ. Họ không bao giờ để mình rơi vào lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm, nhưng không tự vây hãm mình trong cách sống và làm việc một cách cứng nhắc, thờ ơ, lãnh đạm. Ngược lại, họ là những người thường có phong cách sống lành mạnh, suy nghĩ trong sáng, thái độ thân thiện đối với tất cả các thành viên trong cộng đồng xã hội và công việc.

Bên cạnh lương tâm đối với nghề nghiệp, các chức danh tư pháp còn phải có tính nhân đạo. Tính nhân đạo của các chức danh tư pháp xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo XHCN, nó được thể hiện ở sự thương yêu, quí trọng và bảo vệ con người. Ngoài ra, tính nhân đạo của các chức danh tư pháp còn thể hiện thông qua việc họ biết đấu tranh với điều ác, bảo vệ điều thiện.

3.2. Bản lĩnh nghề nghiệp

Bản lĩnh là đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không chịu bị áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm[62]. Bản lĩnh còn là khả năng hướng tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Do hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp luôn gắn liền với tính độc lập, tính tự chủ, tính tự quyết, khả năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm. Nên bản lĩnh nghề nghiệp của họ được hình thành, củng cố và phát triển trên cơ sở của tính tự tin, tinh thần thái độ độc lập, cương quyết, thái độ công bằng, quan vô tư, tôn trọng sự thật, không thiên lệch, trong sáng cũng như không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Các chức danh tư pháp chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp khi họ phải chú trọng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất nhiên, các chức danh tư pháp muốn độc lập, hoặc tự chủ khi ra quyết định thì phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm sống phong phú, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, dũng cảm bảo vệ chân lý...

3.3. Tính trung thực

Trong các hoạt động xã hội, một trong những yêu cầu cần thiết đối với mỗi người nói chung và đối với các chức danh tư pháp nói riêng là phải có phẩm chất trung thực. Trung thực, trước hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong các quan hệ xã hội, trong cách ứng xử với mọi người, với tập thể và xã hội.

Yêu cầu chung của sự trung thực đòi hỏi các chức danh tư pháp phải cư xử, hành động phù hợp với sự thật, lẽ phải và chân lý. Giá trị của sự trung thực càng cao khi mà vì sự trung thực ấy các chức danh tư pháp phải hứng chịu những nguy hiểm, những mối đe doạ nhằm vào bản thân hoặc gia đình họ. Ngoài ra, tính trung thực còn phải đặt trên cơ sở động cơ trong sáng của hành động. Chỉ có những hành vi, cử chỉ hay hành động của các chức danh tư pháp nhằm bảo vệ sự thật, lẽ phải và chân lý, vì những lợi ích hợp pháp của người khác và xã hội thì mới được xem là những hành động trung thực. Nếu các chức danh tư pháp luôn luôn nói tất cả những điều mình biết, dù đó là sự thật, ở mọi nơi, mọi lúc với mục đích là để khoe khoang thì đó không phải là trung thực. Ví dụ: Trong trường hợp Thẩm phán đã tiết lộ bí mật ý kiến quan điểm của mình về đường lối giải quyết vụ án trước khi mở phiên toà.

Tính trung thực là đáng trân trọng và khuyến khích, nhưng những trường hợp nói đúng sự thật để nhằm đạt mục đích cá nhân của mình mà làm hại người khác thì sự thật đó cũng không được coi là trung thực vì không có động cơ hợp đạo đức. Ví dụ: Trong trường hợp Luật sư đã sử dụng những thông tin nắm được trong quá trình làm đại diện cho khách hàng vào những việc bất lợi cho khách hàng hoặc vào những việc cho mục đích riêng của mình, mà không được sự đồng ý của khách hàng. Ngược lại, những trường hợp nói đúng sự thật nhằm vạch trần hành vi vi phạm pháp luật thì sự thực đó luôn luôn hợp đạo đức.

Do đó, trung thực nghĩa là lòng dũng cảm và sự ngay thẳng mà không cứng nhắc, bảo thủ. Trung thực không có nghĩa là khờ dại. Người khờ dại nói, hành động thường bị ảnh hưởng và dưới sự điều khiển của người khác. Ngược lại, người trung thực hành động xuất phát từ sự thúc bách của tinh thần trách nhiệm, ý thức nghĩa vụ đạo đức, ý thức danh dự và sự lựa chọn có tính trí tuệ. Đức tính trung thực giup các chức danh tư pháp xây dựng lòng tin, tinh thần kiên quyết, tự chủ, sự thanh thản cho của lương tâm.

3.4. Tinh thần trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt đối với những hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ, tính mạng của con người. Do đó, tinh thần trách nhiệm của các chức danh tư pháp cần được đề cao trong hoạt động tư pháp.

Tinh thần trách nhiệm của các chức danh tư pháp được thể hiện qua sự tận tuy, qua sự tự giác thực hiện các công việc được giao theo đúng lương tâm, đúng pháp luật. Tinh thần trách nhiệm của các chức danh tư pháp còn thể hiện ở sự chu đáo, thận trọng, tỉ mỉ khi áp dụng pháp luật trong từng vụ án cụ thể để có quyết định đúng. Nếu các chức danh tư pháp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm thì không thể nói đó là một cán bộ tư pháp có đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ: Trong trường hợp Thẩm phán do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng tỉ mỉ, cẩu thả hoặc làm ẩu, thậm chí còn “khoán trắng” cho Thư ký xây dựng hồ sơ vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính và kinh tế nên dẫn đến tình trạng có rất nhiều sai sót trong việc điều hành phiên toà, viết bản án và thực hiện các thủ tục tụng. Hay trong hoạt động bào chữa có Luật sư do thiếu tinh thần trách nhiệm với khách hàng của mình, chỉ đọc cáo trạng rồi “cãi” chứ không nghiên cứu hồ sơ vì lý do “bận” nên xem cáo trạng để cãi cho xong.

Các chức danh tư pháp có trách nhiệm là người ý thức được rằng hành vi của mình không chỉ liên quan đến một người, một tổ chức trong xã hội mà còn liên quan đến nhiều người, nhiều gia đình, nhiều tổ chức trong xã hội. Do đó họ phải dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình và quan trọng là phải tự giác thực hiện các công việc được giao theo dúng lương tâm, không có thái độ chây lười, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.

3.5. Tính khiêm tốn

Tính khiêm tốn là một trong những đức tính được đánh giá cao của người cán bộ đang công tác trong các cơ quan tư pháp. Người có đức tính khiêm tốn là là người có thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình là hơn người. Đức tính khiêm tốn giúp cho các chức danh tư pháp sống thanh thản, trong sáng, lành mạnh và loại bỏ được những dằn vặt tạo nên hơi những thói tham lam, ích kỷ, đố kỵ, ghen ghét.

Khi tự đánh giá về mình, chúng ta thường rơi vào một trong những trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: đánh giá cao về những thành tích, công lao, ưu điểm của bản thân, đồng thời xem nhẹ những lỗi lầm của mình và cho mình là hơn hết, xem thường khả năng, ưu điểm của người khác. Những người như vậy là những người mắc phải bệnh kiêu ngạo. Những người kiêu ngạo thường hay vỗ ngực, khoe khoang, khoác lác về bản thân, coi thường mọi người xung quanh. Ngoài ra, họ còn có những thói xấu như tham vọng quyền lực, danh vọng, mưu cầu lợi ích cá nhân, thói đố kỵ, ích kỷ... Do tự đề cao mình một cách quá mức nên người mắc bệnh kiêu ngạo thường mang tính bảo thủ, độc đoán.

Trường hợp thứ hai: khi đánh giá về mình, nhiều người thường hay mắc phải bệnh tự ti. Người mắc bệnh tự ti thường hay có mặc cảm về sự thấp kém của mình về mọi mặt so với những người khác. Những người tự ti thường hay thổi phồng những giá trị của những người xung quanh đã đạt được một cách quá mức và trở nên choáng ngợp trước chúng. Do đó, họ thường sống trong tâm trạng e dè, lo sợ, không mạnh dạn, không tự tin vào bản thân, không độc lập tự chủ và thường phụ thuộc vào người khác.

Các chức danh tư pháp có đức tính khiêm tốn trước hết là người không chỉ biết có những công lao, thành tích, ưu điểm của mình mà còn biết tôn trọng, cảm phục tài năng, công lao của người khác. Sự khiêm tốn chứa đựng nội dung trung thực, tính có nguyên tắc và sự công bằng.

Tóm lại, lương tâm, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực... luôn luôn hoà quyện vào nhau tạo nên phẩm chất đạo đức của người cán bộ tư pháp. Phẩm chất đạo đức của dội ngũ các chức danh tư pháp không phải là cái vốn có, cái bẩm sinh, mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện bằng một quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng và thử thách trong quá trình sống và hoạt động tư pháp.


 

ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT

Tiến sỹ Phan Hữu Thư

Giám đốc Học viện Tư pháp

1. Nghề và Nghề luật

Nghề luật là một nghề tương đối đặc thù, bên cạnh các nghề đặc thù khác như nghề y, các ngành, nghề nghệ thuật, thể thao... Những người hành nghề luật có thể kể đến như là thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, kiểm sát viên, điều tra viên, thư ký toà án, công an... Do đó, khi nói đến nghề luật là nói đến lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp rất rộng lớn. Bên cạnh đó còn có những nghề có liên quan đến nghề luật. Nghề Luật, với tư cách là một nghề mà trong đó những người hành nghề được nhà nước phân định thành chức danh rõ ràng.

1.1. Hiện nay trong xã hội tồn tại và phát triển nhiều ngành nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có vinh dự và trách nhiệm của mình. Nghề được xem là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội[63] hoặc một công việc mà mình chuyên sâu, thành thạo. Thông thường một người khi có một nghề thì phải có đủ thu nhập từ nghề đó để đủ nuôi sống bản thân mình và gia đình. Hiện nay, khi Việt Nam đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, có nhiều nghề mà trước đây chưa có nay đã và đang xuất hiện và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Có thể kể đến những nghề cao quý mà từ trước đến nay vẫn được trọng vọng như nghề luật sư, bác sỹ, nghề giáo. Cũng có những công việc được xem là một nghề nhưng lại bị xã hội coi là những nghề thiếu may mắn. Cũng có những nghề mới ra đời đã bị cả xã hội lên án và trở thành mối lo ngại cho toàn xã hội. Có người suốt cả đời chỉ hành có một nghề, cũng có người có nghề nhưng lại sống bằng nghề khác. Có người có nhiều nghề cùng một lúc nhưng cũng không đủ sống.

Như vậy khái niệm nghề nói chung được hiểu trước hết là một công việc và người đó đã được đào tạo một cách chính thức thông qua trường lớp hoặc được tự đào tạo thông qua các hoạt động tự thân trong xã hội, thông qua bạn bè hoặc những nguồn khác nhau.

Đặc điểm thứ hai của nghề được hiểu là người đó phải hành nghề, có nghĩa là người đã được đào tạo phải vận dụng, có cơ hội vận dụng những hiểu biết của mình về một lĩnh vực nhất định để hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động nghề nghiệp ở đây được hiểu là hành vi tạo ra sản phẩm xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đặc điểm thứ ba của nghề là người được đào tạo kiến thức trong một lĩnh vực xã hội nhất định, hành nghề theo sự hiểu biết của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân và xã hội. Có nghĩa là họ hành nghề theo sự phân công lao động của xã hội. Sự phân công này được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là được Nhà nước hoặc xã hội phân công và chịu sự chỉ đạo, quản lý của Nhà nước và xã hội theo chế độ chung. Các đối tượng này thông thường là cán bộ công chức nhà nước.

Quan niệm về nghề nghiệp hiện nay còn nhiều sai lệch. Nhiều người chỉ nhìn thấy nhu cầu trước mắt của xã hội mà không tính đến sự phát triển lâu dài trong tương lai, cho nên họ định hướng cho mình hoặc cho những người thân trong gia đình mình theo một nghề nghiệp mà hiện đang được quan tâm. Người đó không hiểu rằng sự chuyên môn hoá nghề nghiệp sẽ tạo cơ hội cho các nghề nghiệp khác nhau có chỗ đứng bình đẳng trong xã hội. Hơn nữa, cơ chế thị trường có điều tiết, chính bản thân nó sẽ thiết lập sự cân bằng giữa cung và cầu. Một nghề được ưa chuộng trong hiện tại nhưng nếu có nhiều người theo đuổi nghề ấy, làm cho số lượng người hành nghề càng ngày càng nhiều, trong lúc đó cơ hội hành nghề càng ngày càng bị thu hẹp lại, từ đó thu nhập đối với nghề nghiệp bị giảm sút. Đó chính là nguyên nhân làm cho một nghề hoặc nhiều nghề được quan tâm vào thời điểm hiện tại nhưng lại bị kém quan tâm ở một giai đoạn khác. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là phải tạo ra sự cân bằng nghề nghiệp trong xã hội.

1.2. Pháp luật hình thành cùng với Nhà nước và có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Trước đây, kể từ khi có Nhà nước, pháp luật đã trở thành công cụ cai trị, quản lý Nhà nước và xã hội của các giai cấp cầm quyền. Ngày nay khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương sống và làm việc theo pháp luật, từng bước tạo tiền đề để xây dựng một Nhà nước pháp quyền, trong đó mỗi một hoạt động của các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân đều phải tôn trọng luật pháp, lấy luật pháp làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Khổng Tử cho rằng một xã hội phong kiến lý tưởng là một xã hội có trật tự, tôn ti, từ thiên tử tới các chư hầu lớn nhỏ, quý tộc, bình dân, ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hoà hảo với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạm nhau, ai cũng phải tu thân, nhất là hạng Vua chúa vì ngoài bổn phận dưỡng dân - lo cho dân đủ ăn đủ mặc, lão giả an chi, thiếu giả hoài chi - còn có bổn phận giáo dân nữa bằng cách làm gương cho họ, và bằng lễ, nhạc, văn, đức.

Trên cơ sở quan niệm như trên về luật pháp trong mối tương quan giữa các sự vật, Montesquieu cho rằng Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội và quản lý các công dân của mình thông qua ba quyền lực độc lập nhau, đó là quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự[64]. Mỗi một quyền này đều được trao cho một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm giữ. Montesquieu cho rằng quyền phán xét không nên giao cho một Viện nguyên lão thường trực, mà phải do những người trong đoàn thể dân chúng được cử ra từng thời gian trong một năm, do luật quy định, lập thành Toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự cần thiết[65].

Làm như thế thì quyền xét xử, một thứ quyền đáng sợ đối với người đời, không gắn vào một cơ quan nào hay một chức vụ nào, nó trở thành như vô hình, như là con số không. Người ta không luôn luôn nhìn thấy Toà án trước mắt mình, nên người ta chỉ sợ cơ chế cai trị chứ không sợ các quan cai trị. Trong các vụ hình án lớn, người bị cáo tranh chấp với luật pháp cần được mình chọn thẩm phán cho mình (luật sư), hoặc ít ra là có quyền từ chối người thẩm phán đã được chỉ định mà bị cáo không thích[66].

 Còn như quyền lập pháp và quyền hành pháp, theo Montesquieu thì có thể giao cho các cơ quan thường trực và các quan chức, vì nó không áp dụng cho từng cá nhân. Quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia, quyền hành pháp thì thực hiện ý chí chung đó[67].

Từ khái niệm về ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp trong mỗi quốc gia của Montesquieu đã hình thành khái niệm những người hành nghề luật trong các quốc gia đó. Những người được giao quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều phải lãnh trách nhiệm trước Nhà nước để hành xử phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta đã từng nói: “Suy cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người”.

Ở nhiều nước trên thế giới, khái niệm nghề luật nói chung và những nghề cụ thể để xây dựng, thực thi và áp dụng pháp luật được hình thành từ rất sớm. Người Pháp không ngại ngùng khi nói thẩm phán là một nghề: métier des magistrats. Thẩm phán ở đây được hiểu là bao gồm cả thẩm phán xét xử, thẩm phán công tố và thẩm phán điều tra, thẩm phán áp dụng hình phạt, thẩm phán hôn nhân gia đình, thẩm phán trẻ em... Luật sư cũng là một nghề được coi trọng tại các nước phương Tây. Thực tế thì trong những xã hội có sự phân công lao động cao, những nghề như luật sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo, thẩm phán... được thừa nhận và được coi trọng.

Ở Việt Nam, nghề luật cũng được đặc biệt coi trọng. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhiều các văn bản liên quan đến nghề và hành nghề luật đã được ban hành. Các văn bản được ban hành từ sau năm 1945 có thể kể đến là: Sắc lệnh 13/SL ngày 24-01-1946 tổ chức các Toà án và các ngạch Thẩm phán, Sắc lệnh 51/SL ngày 17-4-1946 quy định thẩm quyền của các Toà án, Sắc lệnh 112/SL ngày 28-6-1946 bổ sung Sắc lệnh 51/SL, Sắc lệnh 130/SL ngày 19-7-1946 quy định thể thức thi hành án, Sắc lệnh 85/SL ngày 22-5-1950 cải cách bộ máy Tư pháp và luật tố tụng... Các văn bản liên quan đến nghề và hành nghề luật cùng với các văn bản khác năm trong hệ thống pháp luật luôn được sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Cho tới nay, hệ thống văn bản về nghề và hành nghề luật đã tương đối hoàn chỉnh, trong đó quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hành nghề, phạm vi hoạt động... của từng loại nghề luật cụ thể. Ví dụ: các Luật như Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND...; các Pháp lệnh như Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh Luật sư.

2. Đặc trưng nghề luật

Nghề luật không những chỉ là một nghề vinh quang mà còn là một nghề đầy thách thức. Những người hành nghề luật là những người không những chỉ cần có tiến thức sâu rộng về luật pháp, về các ngành khoa học khác mà còn phải có bản lĩnh vững vàng, lòng dũng cảm, tính trung thực, dám đấu tranh và đấu tranh không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật. Qua nghiên cứu thực tiễn hành nghề luật trong thời gian qua xin được nêu ra một số đặc trưng sau đây của nghề luật (Khái niệm nghề luật trong bài này được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ bàn đến nghề luật của các chức danh tư pháp).

2.1. Nghề luật là nghề sáng tạo pháp luật, bảo vệ và thực thi pháp luật, duy trì và giữ gìn kỷ cương phép nước theo tinh thần độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động của những người hành nghề luật cũng là một hoạt động mang tính sáng tạo cao. Cần hiểu một cách biện chứng và khoa học rằng không phải chỉ có người xây dựng pháp luật mới sáng tạo pháp luật mà cả những người thi hành pháp luật hay áp dụng pháp luật cũng thực hành một lao động sáng tạo. Người thẩm phán khi xét xử một vụ án, người luật sư trong hoạt động tranh tụng tại phiên toà hay trong hoạt động tư vấn pháp luật, chấp hành viên khi thi hành bản án hoặc quyết định, công chứng viên thực hiện việc công chứng, điều tra viên hay kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều thực hiện một lao động sáng tạo pháp luật. Từ xuất phát điểm này có thể nên nhìn nhận lại thẩm quyền giải thích luật như các quy định hiện nay. Chính các chức danh tư pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình cũng đồng thời thực hiện chức năng giải thích luật và phổ biến giáo dục pháp luật. Nghề luật không giống các nghệ khác ở chỗ, nghề luật vừa sử dụng pháp luật như là một tổng hợp kiến thức nghề nghiệp, vừa phải thực hiện chức năng của pháp luật là chức năng giáo dục.

2.2. Nghề luật là nghề lao động trí óc độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cap

Nghề luật là một nghề lao động trí óc độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân cao. Dù ở vị trí nào thì hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật hoặc thi hành pháp luật cũng là một lao động trí tuệ. Hoạt động này thể hiện ở một quy trình rất chặt chẽ trong nghề nghiệp, đó là: hiểu và nắm vững pháp luật qua các văn bản để áp dụng trong trường hợp cụ thể, trên cơ sở pháp luật đưa ra các giải pháp thích hợp đối với từng vụ việc đó. Lao động trí óc một cách độc lập ở cường độ cao còn thể hiện ở chỗ hoạt động nghề luật không chỉ đơn thuần là hiểu và áp dụng đúng pháp luật mà còn biết thể hiện thành sản phẩm cuối cùng, các sản phẩm cuối cùng này là kết quả lao động trí tuệ sáng tạo của người hành nghề luật và phản ánh đúng tinh thần pháp luật và ý nguyện của xã hội. Các sản phẩm cuối cùng được thể hiện dưới dạng các bản án, quyết định hoặc các văn bản tố tụng khác. Các văn tụng này vừa phải tuân theo quy định khắt khe của pháp luật về mặt hình thức nhưng lại phản ánh trình độ chuyên môn, năng lực và cả đức độ của người làm nghề luật.

2.3. Nghề luật là nghề mang tinh nhân bản sâu sắc

Mỗi một quyết định, một văn bản tố tụng trước hết là nhằm vào con người, một cách trực tiếp (phần lớn) hoặc một cách gián tiếp. Các quyết định này liên quan đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, liên hệ đến quá khứ, tương lai của một người, một tập thể hoặc một tổ chức. Bác Hồ nói: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người”[68]. Vì vậy, nghề luật trước hết là một nghề vì con người, cho con người. Ngoài việc phải có chuyên môn giỏi, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, người hành nghề luật cần phải có những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và phải có tình người. Tình người là một khái niệm đạo đức xã hội nhưng cũng là một đức tính cần phải có của người hành nghề luật[69]. Nhà lập pháp đã cố gắng đưa sự nghiêm minh, tính công bằng vào trong các đạo luật. Nhưng thẩm phán khi quyết định hình phạt không thể có được một sự tính toán chính xác về mặt lý trí cũng như về toán học. Trong trường hợp này sự công minh về mặt pháp luật và tình cảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dĩ nhiên đây không phải là một tình cảm thông thường, mang bản tính tự nhiên, mà đó là kết quả của những kinh nghiệm sống, sự hiểu biết về tâm lý con người, những kiến thức xã hội rộng lớn, những chiêm nghiệm về cuộc sống. Đây là những yếu tố căn bản hình thành nên tình người. Và với tình người, người hành nghề luật sẽ làm những kết quả hoạt động của mình vừa có lý, vừa có tình, “tâm phục, khẩu phục”.

2.4. Nghề luật là nghề sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều khoa học khác nhau

Nghề luật là một nghề sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều khoa học khác nhau. Người hành nghề phải thông hiểu pháp luật, nhưng không phải chỉ pháp luật, người hành nghề luật phải trau dồi kiến thức của nhiều ngành khoa học khác. Người hành nghề luật không những phải am hiểu khoa học nhận dạng, giám định, tâm lý học, tâm thần học, toán học, địa lý, tài chính, kế toán, xây dựng, môi trường, kiến trúc, khoa học xã hội và nhân văn mà còn phải biết về ngôn ngữ học, tu từ học. Người hành nghề luật vừa đồng thời là nhà hùng biện, là hoà giải viên, là người làm công tác quần chúng, là người biết điều khiển, là người có tài ứng đối, vừa còn phải là một nhà báo, người nghệ sỹ... Ngoài ra, người hành nghề luật còn phải là người giao tiếp rộng rãi, hiểu biết xã hội, nhân tình thế thái, tình hình chính trị trong và ngoài nước, đặc điểm của địa phương, khu vực, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước... Nói như vậy thì người hành nghề luật phải học đến bao giờ mới hết. Tuy nhiên, đó chỉ là những kiến thức mà người hành nghề luật cần phải luôn luôn có ý thức tích luỹ, rèn luyện, trau dồi. Sẽ không có một trường, lớp nào có thể dậy bảo cho con người hết tất cả những kiến thức mà con người cần phải có. Đây là kiến thức của cuộc sống, của trường đời. Chỉ cần có ý thức, con người sẽ được cuộc sống trao cho những kiến thức cần thiết để làm chủ cuộc sống, làm chủ nghề nghiệp của mình.

2.5. Nghề luật là nghề đòi hỏi bản lĩnh kiên định, lòng dũng cảm, tính trung thực và đạo đức trong sáng

Nghề luật luôn đối mặt trực diện với thực tiễn. Thực tiễn đó nhiều khi phũ phàng, khó khăn, thậm chí nguy hiểm. Nghề luật đòi hỏi phải quyết đoán, phải đưa ra được quyết định đúng đắn kể cả trong trường hợp gay go nhất. Nghề luật tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, cả những người lương thiện và cả những phần tử nguy hiểm. Nghề luật đối mặt với những cám dỗ đời thường nhiều khi rất hấp dẫn. Nghề luật nhiều khi còn đối mặt với những tình thế vô cùng khó xử khi liên hệ đến tình cảm trên, dưới, gia đình, bạn bè, đồng chí... Vì những lẽ đó, người hành nghề luật nếu không có bản lĩnh kiên định, lòng dũng cảm, tính trung thực và đạo đức trong sáng thì khó mà hoàn thành được nhiệm vụ được giao[70].

2.6. Nghề luật là nghề đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, chuẩn xác

Như trên đã nêu, người hành nghề luật cần phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học bên cạnh sự am hiểu sâu sắc pháp luật Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, người hành nghề luật còn phải sử dụng thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp khi hành nghề. Các kỹ năng đó thông thường là kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng hùng biện, kỹ năng phân tích và tổng hợp pháp luật, kỹ năng viết bản án, quyết định, kỹ năng hoà giải thương lượng, kỹ năng viết bản luận cứ luật sư, kỹ năng tốc ký, kỹ năng đọc và hiểu đúng các loại quyết định giám định, kỹ năng xét xử, kỹ năng tư vấn, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ...

Nghề luật là một nghề vinh quang nhưng đòi hỏi người hành nghề luật nhiều yếu tố đặc trưng mà họ phải cố gắng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng rất nhiều thì mới đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới. Mong rằng đội ngũ các chức danh tư pháp những người đang hành nghề luật với những nỗ lực to lớn của mình sẽ càng ngày càng làm rạng danh một nghề vô cùng cao quý nhưng cũng còn nhiều “tai tiếng” như nghề luật.

3. Những người hành nghề luật và các chức danh tư pháp

3.1. Những người hành nghề luật

Như đã nêu, ở Việt Nam, nghề luật cũng được đặc biệt coi trọng. Theo cách hiểu thông thường, nghề luật bao gồm xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, kiểm tra và giám sát các hoạt động pháp luật, nghề xét xử (Thẩm phán), nghề Luật sư, nghề công chứng (Công chứng viên), thi hành án... Như vậy có thể nói nghề luật đã được quan tâm từ rất sớm, phát triển đa dạng và phong phú. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động của nghề luật, người hành nghề đều phải am hiểu sâu pháp luật, có kỹ năng tác nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình; và như vậy những người hành nghề luật phải không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng... mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình đặc biệt là nền kinh tế thị trường đầy thách thức đối với công việc vinh quang mà họ đảm trách.

Với cách hiểu như trên, những người hành nghề luật được hiểu là những người mà hoạt động nghề nghiệp của họ liên quan đến pháp luật. Đây là một khái niệm rất rộng.

3.2. Khái niệm, phạm vi, đặc điểm, vị trí của các chức danh tư pháp và một số yêu cầu đặt ra nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ tiêu chuẩn CDTP trong giải đoạn hiện nay

Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành T.Ư Đảng cộng sản VN Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã chỉ rõ: “Đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng: cán bộ có chức danh tư pháp phải được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp theo chức danh”. Như vậy, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyên, việc nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ các chức danh tư pháp cũng như việc xây dựng hoàn thiện hệ tiêu chuẩn chức danh tư pháp là một vấn đề cấp bách được đặt ra.

3.2.1. Khái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp, hệ thống tư pháp, chức danh tư

i) Khái niệm tư pháp

Tư pháp là một thuật ngữ Hán - Việt nhưng đã được sử dụng rất thường xuyên trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động tố tụng. Thuật ngữ này được hiểu rất khác nhau tuỳ theo từng ngữ cảnh. Tuy vậy có thể liệt kê một số cách hiểu sau:

- Dùng tư pháp để phân biệt với công pháp trong hệ thống pháp luật Common Law.

- Tư pháp theo nghĩa Hán - Việt là bảo vệ pháp luật. Do đó được dùng như một tính từ để chỉ tất cả hoạt động liên quan đến bảo vệ pháp luật và duy trì công lý, đi kèm những danh từ ví dụ như cơ quan tư pháp, hệ thống tư pháp, chức danh tư pháp...

- Tư pháp, theo nghĩa chung nhất rất gần với nghĩa là pháp luật;

- Dùng tư pháp để chỉ hoạt động liên quan đến điều tra truy tố, xét xử.

ii) Cơ quan tư pháp

- Theo nghĩa rộng, cơ quan tư pháp là cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Theo nghĩa hẹp, cơ quan tư pháp là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thị hành án.

- Theo nghĩa thông dụng nhất thì cơ quan tư pháp là cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan hành chính tư pháp, cơ quan thi hành án.

iii) Hệ thống tư pháp

- Hệ thống quyền lực nhà nước được xác định trên sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do đó, hoạt động của hệ thống tư pháp có tính độc lập tương tổng thể hệ thống quyền lực nhà nước.

Hệ thống thống tư pháp bao gồm pháp luật về tư pháp và các thiết chế tư pháp. Hệ thống tư pháp vận hành nhằm bảo đảm các yêu cầu sau:

- Xây dựng một hệ thống pháp luật về tư pháp làm cơ sở pháp lí cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của toàn xã hội.

- Hệ thống tư pháp tạo thành hệ thống các khâu tố tụng dẫn đến xét xử và phán quyết của toà án. Xuất phát từ quan điểm coi toà án là nơi biểu hiện tập trung tư pháp, nơi mà các kết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa, giám định được sử dụng một cách công khai thông qua các thủ tục tố tụng để đưa ra phán xét cuối cùng mang tính quyền lực nhà nước. Thông qua đó, thiết lập hệ thống các quá trình áp dụng pháp luật từ phía các cơ quan quyền lực nhà nước.

iv) Chức danh tư pháp

- Chức danh tư pháp là khái niệm chỉ người thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa hẹp) được đào tạo kĩ năng thực hành nghề và hành nghề theo một chuyên môn nhất định; có danh xưng được bổ nhiệm hoặc thừa nhận theo pháp luật khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xác định theo quy định của pháp luật; gián tiếp thực hiện quyền lực nhà nước; khi thực hiện quyền lực nhà nước có các quyền và nghĩa vụ theo luật định.

3.2.2. Phân loại chức danh tư pháp

i) Nhóm chức danh điều tra - truy tố - xét xử:

- Thẩm phán

- Kiểm sát viên

- Thư kí toà án

- Hội thẩm

- Thẩm tra viên

- Điều tra viên

ii) Nhóm chức danh bổ trợ tư pháp

- Luật sư

- Tư vấn pháp luật Bào chữa viên nhân dân

- Chuyên viên trợ giúp pháp lí

iii) Nhóm chức danh hành chính tư pháp

- Công chứng viên

- Hộ tịch viên

- Giám định viên tư pháp

iv) Nhóm chức danh tư pháp khác (thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa tương đối)

- Chấp hành viên

- Trọng tài viên

3.2.3. Vị trí, vai trò của các chức danh tư pháp

- Thực hiện chuyên môn đặc biệt theo quy định của pháp luật đó là áp dụng pháp luật trên cơ sở những sự kiện pháp lí xảy ra. Tính chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi hiểu biết sâu về pháp luật và khả năng nhận biết những sự kiện.

- Có các quyền và nghĩa vụ theo luật định làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ.

- Hoạt động nhằm duy trì công lí - bảo vệ pháp luật. Từ đó, hoạt động trung tâm là hoạt động phán xử - đánh giá về mặt pháp lí trên cơ sở hoạt động tìm kiếm, xác định và minh định những sự kiện xảy ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.

- Hoạt động của các chức danh tư pháp tuân theo một quy trình luật định thể hiện ở chỗ theo một thủ tục pháp lí đa dạng nhưng rõ ràng, minh bạch và công khai.

- Có hành vi làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật

- Hậu quả của hành vi là các văn bản pháp lí có giá trị buộc các chủ thể khác tôn trọng và thi hành.

3.2.4. Yêu cầu đặt ra nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ tiêu chuẩn chức danh tư pháp trong giai đoạn hiện nay

- Làm rõ về lí luận các khái niệm như tư pháp, cơ quan tư pháp, chức danh tư pháp.

- Thể chế hoá các tiêu chuẩn của chức danh tư pháp theo hướng cán bộ có chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và được đào tạo vẽ kĩ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh kèm theo tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

- Chuẩn hoá đào tạo và bổ nhiệm chức danh tư pháp; xây dựng chương trình giáo trình đào tạo, đảm bảo các học viên khi tốt nghiệp phải có quan điểm chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và nắm vững kiến thức pháp luật.

 - Thống nhất đầu mối quản lí Nhà nước đối với chức danh tư pháp (Bộ Tư pháp).

4. Đạo đức nghề luật

4.1. Quan niệm về đạo đức

4.1.1. Quan niệm về đạo đức của Khổng Tử

Đối với Khổng Tử, người sinh ra vào những năm từ 551 đến 479 trước công nguyên, mặc dầu chưa hình thành ra khái niệm những người hành nghề luật nhưng cũng đã xây dựng những quan niệm về cai trị xã hội tương đối hoàn chỉnh. Tư tưởng Khổng Tử hình thành ra đạo làm người nói chung và đạo làm quan nói riêng. Đạo làm người chính là lối sống của con người đó, tư cách, tính tình, cái nhân, cái trí và mối quan hệ với các giai tầng trong xã hội. Đạo làm người cũng phải được phân biệt theo các giai tầng như nhân, kẻ sĩ, quân tử, trời, thiên mệnh, quỷ, thần. Theo Khổng Tử thì nhân có hai phần tích cực và tiêu cực. Tích cực là “kỷ dục lập nhi, lập nhân, kỷ dục đạt nhi, đạt nhân” (đó là đức trung yêu người, hết lòng với người), tiêu cực là “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (đây là đức thứ. Chữ thứ gồm chữ như ở trên, chữ tâm ở dưới nghĩa là suy lòng mình mà biết lòng người, mình muốn cái gì thì người cũng muốn cái đó, vậy nên làm cho người những cái mà mình muốn và đừng làm cho người những cái mà mình không muốn).

i) Tư cách và thái độ của người quân tử

Người quân tử chỉ cầu ở mình không cầu ở người; giữ vững chính nghĩa, cố chấp điều tín nhỏ nhặt; giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn; lo không đạt được đạo chứ không lo nghèo; thư thái mà không kiêu căng; không lo không sợ vì tự xét mình không có điều gì đáng xấu hổ, nghĩ vậy mà lúc nào cũng thản nhiên vui vẻ; nếu có hận chỉ hận một điều chết mà không làm được gì để người khác nghĩ đến mình; thân với mọi người mà không kết đảng; hoà hợp với mọi người mà không a dua; nghiêm trang giữ lập trường mà không tranh với ai; có lỗi thì không ngại sửa.

ii) Đức của người quân tử

Người quân tử cần có đức nhân: giúp người làm việc thiện; trọng nghĩa; lấy nghĩa làm gốc theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà lên việc; sửa mình thành người kính cẩn; chất phác mà văn nhã, hai phần đều nhau, nếu chất phác quá thì quê mùa, văn nhã quá thì không thành thực trọng hình thức quá; hướng lên cao mà mong đạt tới.

iii) Người quân tử phải có tài năng kiến thức

Người quân tử phải hiểu rộng biết nhiều làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dùng được vào một việc, có thể không biết những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đương được việc lớn; biết mệnh trời; tóm được tài đức của người quân tử cần cho việc trị dân: tài trí đủ để trị dân mà không biết dùng đức nhân để giữ dân tất sẽ mất dân. Tài trí đủ để trị dân biết dùng nhân đức giữ dân mà đối đãi với dân không trang nghiêm thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân biết dùng nhân đức giữ dân, lại biết trang nghiêm đối đãi với dân mà không biết dùng lễ cổ vũ dân thì chưa hoàn tất tốt.

iv) Người quân tử phải có hành vi ngôn ngữ đúng mực

Người quân tử phải thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm; làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau; thẹn rằng nói nhiều mà làm ít; xét người thì không vì lời nói của một người mà đề cử người đó, không vì phẩm hạnh xấu của người mà không nghe lời nói phải của người ta; sai khiến người thì không trách bị cầu toàn; phải xét nét chín điều này: khi trông thì để ý để thấy cho minh bạch; khi nghe thì phải lăng tại nghe cho rõ; sắc mặt thì giữ cho ôn hoà; diện mạo giữ cho đoạn trang; nói thì giữ cho trung thực; làm thì giữ cho kính cẩn; có điều nghi hoặc thì hỏi han; khi giận thì nghĩ đến hậu quả tai hại sẽ xảy ra; thấy mối lợi thì nghĩ đến điều nghĩa. Theo thuyết Khổng Tử thì một người làm quan phải tu thân, tích đức và phải học để trao đổi kiến thức. Khổng Tử rất coi trọng đạo đức. Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bốn phận họ phải sửa mình, làm gương cho dân và giáo dưỡng dân. Ông không tách rời đạo đức và chính trị. Ông đã đạo đức hoá chính trị. Tất cả triết lý chính trị của ông gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân phải có đức, phải trị dân bằng đức trí không dùng bạo lực. Khổng Tử cũng quan niệm phải tu thân để xứng đáng làm người thay trời trị dân, để cho thực hợp với danh. Khổng Tử khuyên các vua chúa và những người có trọng trách phải sửa mình, tự trách mình phải học. Theo ông thì học có nghĩa là học đạo, học cách cư xử, cách làm người trước hết thì mới học văn và những kiến thức cần thiết. Có học mới biết phán đoán, khỏi bị sai lầm, khỏi bị che lấp. Ham đức nhân mà không ham học thì sự bị che lấp là ngu muội; ham đức trí mà không ham học thì bị che lấp là phóng đãng...

Với quan điểm về đạo đức của một người sống trước chúng ta hàng nghìn năm nhưng soi lại trong thực tế của đời sống hiện đại thấy nhiều điều chúng ta vẫn phải học.

4.1.2. Quan niệm về đạo đức của Mạnh Tử

Mạnh Tử là một triết gia Trung Hoa cổ đại thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, tuy vậy những tư tưởng về đạo đức của ông vẫn còn mang những giá trị sâu sắc buộc chúng ta phải suy nghĩ trong thời hiện đại. Đạo đức của cá nhân bao gồm hai loại quan hệ đạo đức: quan hệ đạo đức của cá nhân với người khác, với những cộng đồng có liên quan đến mình và quan hệ đạo đức của cá nhân với bản thân mình. Từ thế kỷ IV trước C.N, Mạnh Tử đã coi trọng sự tự xét mình và sự tự giác trong hành vi đạo đức cùng một bản chất với tinh thần coi trọng sự xem xét độc lập, sự phán xét độc lập và sự quyết định độc lập của chính mình trong hành động. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử hết sức coi trọng nội lực ở bản thân con người, tính tính chủ động của chủ thể đạo đức. Trong đời sống đạo đức, nội lực trước hết là sức mạnh tinh thần bên trong, sự giác ngộ bên trong. Mạnh Tử dẫn lời của Khổng Tử rằng: Nếu tự xét lấy mình, thấy mình có điều ngay thẳng dẫu với hàng ngàn, hàng muôn người, mình cũng vẫn đi qua một cách an nhiên.

4.1.3. Đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong thời đại Hồ Chí Minh, khái niệm đạo đức đã được nâng lên một tầng cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các bài viết của mình đã đưa ra một khái niệm mới về đạo đức, đây là đạo đức cách mạng. Bác viết: Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách mạng[71]. Bác cũng viết: Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng. Theo Bác thì muốn cải thiện đời sống, thì trước phải ra sức thi đua phát triển sản xuất; và trước phải nâng cao mức sống của nhân dân, rồi mới nâng cao mức sống của cá nhân mình. Tức là: “Lo, thì trước thiên hạ; hưởng, thì sau thiên hạ”.

Từ tư tưởng đạo đức cách mạng, Bác Hồ mở rộng sang khái niệm tư cách và đạo đức cách mạng. Trong bài viết của Bác Tư cách và đạo đức cách mạng[72]. Bác trình bày về tư cách của Đảng chân chính cách mạng; phận sự của Đảng viên và cán bộ; tư cách và bổn phận của đảng viên. Về tư cách của đảng chân chính cách mạng, Bác cho rằng Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh đồng bào sung sướng. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau. Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước và ở địa phương. Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không. Phải luôn luôn xem xét lại tất cả công tác của Đảng. Mọi công tác của Đảng luôn luôn đứng về phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ đảng viên và nhân dân. Mỗi công việc của Đảng đều là vì lợi ích của nhân dân, vì nhân dân.

Trong phân Phận sự của Đảng viên và cán bộ. Bác dạy mỗi người trong đảng phải hiểu rằng, lợi ích của cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng: lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể; lợi ích tạm thời phải phục tùng lợi ích lâu dài.

Đề cập đến đạo đức cách mạng, Bác chỉ ra 5 điều chủ yếu, đó là: nhân nghĩa, trí, dũng, liêm. Theo Bác thì nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào, kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến đảng đến nhân dân, sẵn sàng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền. Nghĩa là ngay thẳng không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu đảng. Trí là vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ có gan chịu đựng, có gan chống lại những sự vinh hoa phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát. Liêm là không tham địa vị không tham tiền tài không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Bác cho rằng đó là những yếu tố của đạo đức cách mạng. Bác cũng trình bày một cách cụ thể, dễ hiểu về tư cách và bổn phận đảng viên. Theo Bác người đảng viên cần có những tư cách sau đây: Thừa nhận chính sách của đảng, thực hành các nghị quyết của đảng, ra sức làm công việc của đảng, nộp đảng phí. Những người trí thức, công nhân, nông dân, phụ nữ, quân nhân, hăng hái yêu nước từ 18 tuổi trở lên đều được vào đảng. Về bổn phận đảng viên Bác chỉ rõ, các đảng viên có các bổn phận như: Suốt đời tranh đấu cho dân tộc cho tổ quốc; đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, lên trước hết; hết sức giữ kỷ luật và giữ bí mật của đảng; kiên quyết thi hành những nghị quyết của đảng; cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc; cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hoá, phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, lãnh đạo quần chúng. Ngoài ra, mỗi cán bộ đảng viên cần phải có tính đảng. Tính đảng trước hết là đặt lợi ích của đảng của dân tộc lên trên hết; việc gì cũng phải điều tra rõ ràng và phải làm đến nơi đến chốn: lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đối với nhau.

Quan niệm của Bác về đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng nói riêng là quan niệm rất mới, rất hiện đại. Tuy vậy, những quan niệm này đều xuất phát từ tính nhân văn sâu sắc, lấy cái chung để dẫn đạo cái riêng, lấy quần chúng làm đối tượng phục vụ, lấy cần kiệm, liêm, chính làm lẽ sống, lấy kỷ luật Đảng để nhắc nhở Đảng viên sống và làm việc theo kỷ cương, phép nước, ý Đảng, lòng dân. Bác cũng lấy nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm để diễn tả khái niệm đạo đức cách mạng. Lây phụng công thủ pháp, chí công vô tư để làm kim chỉ nam cho mọi hành động của cán bộ, đảng viên. Tư tưởng về đạo đức cách mạng của Người vẫn mãi mãi mới và vẫn mãi mãi là những điều cho mỗi một người chúng ta học tập.

Hiện nay tình trạng xuống cấp về đạo đức đang xẩy ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên hoặc một vài bộ phận dân cư. Giá trị đạo đức của gia đình được đánh giá là đang bị xói mòn[73]. Qua số liệu Điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu Thanh niên, PGS - TS Viện trưởng Đặng Cảnh Khanh, đã đưa ra kết luận trên.

Những quan niệm cơ bản về vị trí, vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước vẫn còn nguyên giá trị. Người Việt Nam luôn sống gắn bó với gia đình. Tuy nhiên, một số giá trị truyền thống có biểu hiện giảm sút như: lòng hiếu thảo, sự tôn sư trọng đạo, tinh thần đoàn kết. Ở các vùng đô thị có nền kinh tế hàng hoá phát triển, sự xói mòn đạo đức truyền thống diễn ra mạnh mẽ và gay gắt hơn những vùng nông thôn[74].

Ngoài ra, sự cám dỗ của đồng tiền và nhu cầu hưởng thụ vật chất đã làm không ít người chóng mặt và sẵn sàng chà đạp lên luân thường đạo lý. Có đến 17,8% số thanh niên được phỏng vấn đồng ý với việc có tiền là có tất cả. Quan niệm sai lệch này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục những giá trị chân lý trong gia đình, là nguyên nhân dẫn đến việc vợ chồng xung khắc, anh em bất hoà, con cái bỏ rơi cha mẹ già[75].

Nhìn chung, việc gìn giữ và giáo dục các giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh thiếu sự thống nhất chung về lý luận, phương pháp luận và một cơ chế vận hành có thể phối hợp sức mạnh chung của toàn xã hội. Điều này làm cho nhận thức và hành động của cộng đồng xã hội đi theo hai cực. Cực thứ nhất, những người muốn mở rộng cửa để tiếp thu tinh hoa tiến bộ của nhân loại thì tỏ ra e ngại với giá trị truyền thống, coi nó là di sản của quá khứ, cản trở mọi sự tiến bộ và phát triển. Ở cực thứ hai, những người ủng hộ việc kế thừa giá trị truyền thống lại muốn sử dụng chuẩn mực của quá khứ để ngăn chặn làn sóng văn hoá, kiến thức mà họ cho là xâu xa, phi nhân bản đang tràn đến từ bên ngoài[76].

 Hơn nữa, việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ, ngoài gia đình còn nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Hội Phụ nữ và nhiều tổ chức xã hội khác nhưng dàn hợp xướng này dường như vắng bóng một vị nhạc trưởng. Mỗi tổ chức chính quyền, đoàn thể tại địa phương lại có quan niệm và cách làm khác nhau. Nếu ở nơi này có sự chồng chéo, lấn sân, thì ở nơi khác lại là sự lảng tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau[77].

4.2. Đạo đức tư pháp

Mỗi một xã hội có quan niệm của mình về đạo đức. Đạo đức vừa mang tính xã hội vừa mang tính giai cấp sâu sắc. Bên cạnh đó, đạo đức còn bị chi phối bởi tính dân tộc, tính truyền thống và tính lịch sử.

Đạo đức cũng là một phạm trù xã hội. Đạo đức hình thành trên cơ sở nhận thức của con người về điều thiện, điều ác, về cái tốt và cái xấu. Đạo đức đề cập đến các chuẩn mực trong xã hội. Do đó, đạo đức nói chung là tổng hợp các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một xã hội, một dân tộc về các giá trị tinh thần trong xã hội đó. Vì vậy, mỗi một xã hội có đạo đức riêng của dân tộc mình. Và quan niệm đạo đức của từng xã hội không giống nhau.

Trong xã hội hiện đại, quan niệm về đạo đức đã được nâng lên một tầng cao mới phù hợp với nền văn hoá hiện đại. Bên cạnh đạo đức xã hội còn xuất hiện quan niệm về đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức được hình thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm người, một tổ chức người nhất định. Đó là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc về hoạt động tư pháp cũng như về nền tư pháp trong xã hội đó. Đạo đức nghề nghiệp trước hết phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trưng riêng của mình. Đạo đức nghề luật là một loại hình đạo đức nghề nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật, như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên... Nghề luật là một nghề mang tính đặc thù và đặc: mối một quyết định, hành vi của người hành nghề luật có thể liên hệ đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nghề luật là một nghề rất cao quý, vì vậy việc lựa chọn những công dân có đầy đủ các phẩm chất và điều kiện cần thiết là một công việc cần làm.

Khác với phạm trù về đạo đức nói chung, đạo đức tư pháp không hoàn toàn dựa vào cái thiện, cái ác chung chung hoặc điều tốt điều xấu theo nghĩa xã hội của từ đó. Đạo đức tư pháp lấy pháp luật làm nền tảng. Chính vì thế, đạo đức tư pháp chỉ hình thành trong lĩnh vực hoạt động tư pháp và quan hệ nhiều đến những người hành nghề luật. Ngoài những quan niệm chung về đạo đức tư pháp, gắn với mỗi một chức danh tư pháp, đạo đức tư pháp còn có những thể hiện riêng, gắn liền với nghề nghiệp tư pháp của chức danh đó.

Đạo đức xã hội là tập hợp những quan niệm nhằm hướng tới chân, thiện, mỹ. Đạo đức nghề luật cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Đạo đức nghề luật là tổng hợp những yếu tố để giúp người hành nghề luật trong hoạt động nghề nghiệp của mình xác định được chân, thiện, mỹ để bảo vệ một trật tự do luật định. Như vậy, thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, bằng các tác nghiệp, người hành nghề luật hướng tới cái thiện, cái đúng, cái đẹp, sự công băng để phán quyết. Hoạt động của người hành nghề luật trước hết phải phù hợp với pháp luật, mang tính khả thi sâu sắc, phù hợp với cái chân, thiện, mỹ chung của toàn xã hội mà trong đó người hành nghề luật là một thành viên.

Theo Denis Salas[78] thì đạo đức được hiểu là “có thiện ý khi thực hiện một nhiệm vụ, công việc”. Đạo đức chỉ là thể hiện thiện ý, thiện ý này hoàn toàn do người thực hiện công việc tự ý thức được cần phải có mà không ai hoặc có một văn bản nào bắt buộc cả. Còn quy tắc ứng xử hay quy chế đạo đức lại là những nguyên tắc quy định rõ cần phải thực hiện thiện ý đó như thế nào[79]. Kỷ luật là chế tài áp dụng khi vi phạm những nguyên tắc của quy chế đạo đức[80].

Giữa đạo đức, quy chế đạo đức và kỷ luật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đạo đức là một khái niệm được hình thành tự phát, được chấp nhận hay loại bỏ một cách tự phát và phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử xã hội. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc được xây dựng trên nền của đạo đức. Hiện nay, ở nước ta, đạo đức nghề nghiệp được xác định là một tiêu chuẩn của chức danh tư pháp.

Chẳng hạn, việc bổ nhiệm thẩm phán mới được tiến hành gần đây theo Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Theo Pháp lệnh này, thẩm phán phải là “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có kiến thức pháp lý, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành được nhiệm vụ được giao”. Một trong những vấn đề được xã hội lưu ý quan tâm nhiều đó là đạo đức người thẩm phán. Tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc tại Huế, tháng 3 năm 1995, Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc khi nói đến các điều kiện cần thiết của một thẩm phán đã nhấn mạnh: “Nói đến tiêu chuẩn bằng cấp, không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng đạo đức của thẩm phán chính là xét xử đúng pháp luật, một việc cần phải được rèn luyện thông qua chuyên môn nghiệp vụ”[81]. Như vậy, sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong các thao tác, nhuần nhuyễn trong việc vận dụng pháp luật, nhạy bén trong việc xử lý công việc sẽ tạo nên niềm tin nội tâm của người thẩm phán, là đạo đức của người làm công tác xét xử.

Cần tránh tình trạng cho rằng thẩm phán không cần đến đạo đức tốt, mà chỉ cần có chuyên môn giỏi. Một số người cho rằng, thẩm phán như một cái máy. Họ được lên chương trình trước và chỉ cần “bấm nút” thế là có một bản án[82].

Ngoài việc phải có những kiến thức chuyên môn giỏi, có một trình độ nghiệp vụ vững vàng, người Thẩm phán cần phải có những hiểu biết rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và phải có tình người. Những hiểu biết sâu rộng về mặt xã hội cho phép người thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục, và bản án được tuyên trong trường hợp này được rộng rãi quần chúng chấp nhận. Phẩm chất trung thực của người thẩm phán là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi con người nói chung và đối với mỗi thẩm phán nói riêng. Trung thực, trước hết là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải và chân lý trong các quan hệ xã hội. Do đó, trung thực nghĩa là dũng cảm và ngay thăng mà không cứng nhắc, bảo thủ[83]. Tình người cũng là một khái niệm đạo đức xã hội nhưng cũng là một đức tính cần phải có của người thẩm phán[84]. Nhà lập pháp đã cố gắng đưa sự nghiêm minh, tính công bằng vào trong các đạo luật. Nhưng một thẩm phán khi quyết định một hình phạt không thể có được một sự tính toán chính xác về mặt lý trí cũng như về toán học. Trong trường hợp này sự công minh và tình người giúp Thẩm phán hành động đúng.

Trong chương trình đào tạo thẩm phán tại Trường Quốc gia Thẩm phán Pháp dành chỗ cho môn đạo đức học. Trong thời gian đầu ở Bordeaux, các học viên thẩm phán chuẩn bị được đi thực tập tại các cơ sở xét xử. Họ sẽ phải chạm trán trên thực tế với những vấn đề không tương hợp, về lòng trung thực, về thái độ dè dặt với những liên lụy về đạo đức nghề nghiệp khác nhau trong khi thực thi nhiệm vụ của mình. Do đó, một bàn tròn được tổ chức để làm cho các thẩm phán nhạy cảm với những vấn đề đó, những vấn đề không được đề cập đến trong các văn bản pháp luật.

Như vậy, đạo đức của người thẩm phán vừa là một khái niệm cụ thể, bao gồm một tập hợp các quan điểm, cách xử sự, hành động, phẩm chất, sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà người thẩm phán có thể được trang bị trong trường học, vừa là một cái mà người thẩm phán phải tự học hỏi, tích luỹ trong suốt cả một quá trình thông qua hoạt động chuyên môn của mình. Không có một nguyên mẫu nào, một mô hình nào thật sự cụ thể hoặc chính xác để đo được đạo đức người thẩm phán, tuy nhiên cũng có thể đánh giá được đạo đức của họ thông qua hoạt động xét xử và thi hành án.

Người ta so sánh người thẩm phán cũng như người thày thuốc. Trong bất kỳ giờ phút nào cũng phải phục vụ nghề nghiệp của mình một cách vô điều kiện tuyệt đối trung thành với lý tưởng đã chọn. Đối với một thẩm phán điều quan trọng là phải biết khắc phục những mất mát trong nghề nghiệp của mình, khắc phục sự phiến diện trong suy luận, thói hình thức, thói quen buộc tội. Tính khách quan tột bực, sự lịch thiệp, sự tế nhị cao trong xử sự cá nhân và những điều khác làm hình thành cơ sở đạo đức trong hoạt động của người thẩm phán[85].

 Đối với các chức danh tư pháp khác, như Luật sư, kiểm sát viên… cũng như thẩm phán, đạo đức tư pháp ngoài sự trung thực, hết lòng vì công việc “phụng công thủ pháp”, còn thể hiện qua kết quả và chất lượng của công việc, thể hiện qua sự tác động tích cực của hoạt động nghề nghiệp của chức danh tư pháp đối với đời sống xã hội.

4.3. Các đặc trưng của đạo đức tư pháp

Biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp là chất lượng của hoạt động nghề nghiệp. Bởi vậy, có thể chỉ ra một số những đặc trưng của đạo đức nghề nghiệp như sau:

4.3.1. Người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao.

Không có gì lạ khi nói rằng đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật phải được bắt đầu từ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy vậy, tài và đức là hai tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Có nghĩa là khi nói đến đạo đức nghề nghiệp thì yếu tố tài và đức gắn liền với nhau, tạo thành mối liên kết không thể tách rời để hình thành đạo đức nghề nghiệp. Không thể nói một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp cao nếu như do trình độ chuyên môn và nghiệp vụ non kém đã dẫn đến việc ra một bản án hay một quyết định không khách quan, gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khoẻ của cá nhân trong xã hội. Vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người hành nghề luật được coi là tố chất đầu tiên tạo nên đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật. Người xưa quan niệm rằng người tài thường hay có tật, có nghĩa là người tài thường bướng binh, khó bảo và có những cá tính gây khó chịu cho người khác.

4.3.2. Yếu tố thứ hai để tạo nên đạo đức của người hành nghề luật hiện đại là bản lĩnh nghề nghiệp.

Bản lĩnh là sự kiên định, là sự quyết đoán. Bản lĩnh còn là khả năng hướng tới cái đúng, cái công bằng và cái hoàn thiện. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật là một tố chất không thể thiếu trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Do điều kiện hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật gắn liền với tính độc lập, tính tự quyết, khả năng phán quyết mọi vấn đề trên cơ sở phân tích pháp luật và niềm tin nội tâm. Bản lĩnh nghề nghiệp của người hành nghề luật được hình thành, xây dựng, củng cố và phát triển trên cơ sở của tính tự tin, thái độ cương quyết, tinh thần độc lập và thái độ khách quan, tôn trọng sự công bằng, không thiên lệch, vô tư, trong sáng, không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân. Như vậy bản lĩnh cũng phải được hình thành và phát triển trên cở sở một sự hiểu biết sâu sắc về công việc của mình đang làm. Bản lĩnh sẽ không có đất tồn tại và phát triển nếu như người hành nghề luật không được đào tạo, bồi dưỡng; bản thân người hành nghề luật không có ý thức chú trọng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của mình.

4.3.3. Yếu tố quan trọng thứ ba để tạo nên đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật là tinh thần có trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp của mình

Trách nhiệm hay nghĩa vụ là một khái niệm mang màu sắc pháp lý, tuy vậy lại là một tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Nếu ở phương diện luật học, người ta nói nghĩa vụ đi đôi với quyền thì ở phương diện đạo đức, người ta đề cao tinh thần trách nhiệm mà không gắn với quyền lợi. Như vậy, trách nhiệm của người hành nghề luật được hiểu là thái độ tự tin vào cộng việc hàng ngày của mình và ý thức bảo đảm cho những gì mình thực hiện là đúng đắn. Nói một người hành nghề luật có trách nhiệm có nghĩa là người hành nghề luật đó ý thức được công việc mình làm, dám chịu trách nhiệm về các hành vi của mình và điều quan trọng là tự giác thực hiện các công việc được giao theo đúng lương tâm. Nếu một người hành nghề luật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm thì không thể nói đó là một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm nghề nghiệp của người hành nghề luật thể hiện sự tận tuy trong công việc, sự chu đáo, cẩn trọng khi thực hiện các hành vi

4.3.4. Yếu tố thứ tư tạo nên đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật là những phẩm chất đạo đức cần có theo nghĩa xã hội thông thường đối với một công dân trong xã hội.

Như trên đã nêu, người hành nghề luật trước hết là một con người, một công dân. Vì vậy, người hành nghề luật phải mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp về mặt đạo đức như những người công dân bình thường khác trong xã hội. Không thể nói một người hành nghề luật có đạo đức nghề nghiệp cao ngay cả khi người đó có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp và có trách nhiệm đối với công việc của mình nhưng lại thiếu những phẩm chất tốt đẹp của một người công dân bình thường. Người hành nghề luật cần có một lối sống lành mạnh, suy nghĩ trong sáng, thái độ thân thiện với tất cả mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, công việc và cuộc sống. Những phẩm chất đó có thể là tính trung thực, lòng dũng cảm, tính công bằng, khách quan và tính nhân bản...

4.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề luật.

Có người cho rằng đạo đức là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy đạo đức nghề nghiệp cũng là một khái niệm trừu tượng. Hiểu như thế tuy đúng nhưng chưa đủ, bên cạnh những khái niệm trừu tượng của đạo đức còn có những khái niệm không trừu tượng. Như trên đã nêu, khi nói đến các tố chất tạo thành đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật, chúng tôi đã đề cập đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đó, bản lĩnh nghề nghiệp và trách nhiệm của họ đối với công việc được giao và cuối cùng là những phẩm chất tốt đẹp tạo nên đạo đức nói chung ở những công dân bình thường trong xã hội. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề luật có thể được thực hiện thông qua một số quá trình sau đây:

4.4.1. Bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề luật tại các cơ sở đào tạo nghề luật.

Quá trình đào tạo nghề nghiệp của người hành nghề luật trong đó chú trọng rèn luyện các kỹ năng hành nghề của người hành nghề luật, trang bị cho họ những kiến thức chuyên môn cần thiết, cập nhật những thông tin mới về luật thực định, rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ để sau khi ra trường họ có thể tác nghiệp một cách thành thạo, độc lập và tự tin. Bản thân quá trình đào tạo nghề nghiệp đó đối với người hành nghề luật đã là một quá trình bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho họ. Điều này có thể được lý giải rằng quá trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề luật đã tạo cho họ tính tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tôn trọng nghề nghiệp mà mình đã chọn trên cơ sở đó hình thành bản lĩnh của người hành nghề luật. Tất nhiên, trong quá trình đào tạo nghề nghiệp cũng cần bố trí những bài giảng về đạo đức. Những bài giảng này một mặt giúp người hành nghề luật có những hiểu đúng, nhận thức đúng về những phẩm chất tốt đẹp mà người hành nghề luật cần phải có, ví dụ như tính trung thực, lòng dũng cảm, sự tự tin vào năng lực của bản thân.

4.4.2. Quá trình tự rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật.

Việc bồi dưỡng và rèn luyện tại các cơ sở đào tạo nghề luật nhằm giúp các học viên hình thành những tố chất của đạo đức nghề luật là điều hết sức quan trọng, tuy vậy để hình thành được những phẩm chất tốt đẹp của người hành nghề luật đòi hỏi một quá trình lâu dài và bền bỉ, trong đó yếu tố tự rèn luyện và tự bồi dưỡng là không thể thiếu được.

Quá trình tự rèn luyện và tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật đã hình thành khi họ lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề luật. Quá trình tự rèn luyện và tự bồi dưỡng này phát triển mạnh mẽ khi các học viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo. Quá trình này còn được tiếp diễn, không ngừng phát triển và hoàn thiện khi họ đã trở thành những người hành nghề luật thực thụ. Thông qua thực tiễn của chính bản thân họ, thông qua mối giao tiếp nghề nghiệp với các đồng nghiệp và các đương sự cũng như bị can, bị cáo giúp người hành nghề luật thực thụ có nhiều cơ hội để nhìn nhận lại chính mình. Đó chính là quá trình đấu tranh và tự đấu tranh để loại bỏ những cái xấu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất tốt đẹp. Tất nhiên, quá trình tự rèn luyện bồi dưỡng chỉ có hiệu quả nếu cá nhân người hành nghề luật có tinh thần tự giác cao độ đồng thời cần phải có sự hỗ trợ và giúp đỡ của cơ quan và các đồng nghiệp. Do đó, ngoài quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cần phải kể đến quá trình rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật tại đơn vị công tác của họ.

4.4.3. Quá trình rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề luật thông qua hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề luật.

Như trên đã nêu, trong quá trình hành nghề, người hành nghề luật thông qua hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình có thể tự rèn luyện, tự bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho mình. Tuy vậy, để đạt hiệu quả cao cần có sự định hướng của lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi người hành nghề luật công tác. Để rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho họ tại cơ quan, đơn vị, cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi học tập rút kinh nghiệm công tác, học gương người tốt, việc tốt. Lãnh đạo cơ quan cũng cần thường xuyên biểu dương và khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong hoạt động xét xử, đồng thời phê phán và có biện pháp đối với những người có hành vi sai trái làm tổn hại đến đạo đức của người hành nghề luật.

4.5. Nội dung chương trình môn đạo đức học tư pháp

Các học viên học tại Học viện Tư pháp sẽ được bồi dưỡng một chương trình về đạo đức học tư pháp. Theo đó, chương trình này sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

(i). Những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật và về tư pháp;

(ii). Những vấn đề về đạo đức và đạo đức của các chức danh tư pháp;

(iii). Những vấn đề về quy tắc ứng xử, quy tắc hành nghề của các chức danh tư pháp;

(iv). Vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ của các chức danh tư pháp

(v). Mối liên hệ giữa các chức danh tư pháp với nhau.

5. Quan niệm về văn hoá tư pháp và mối quan hệ giữa văn hoá tư pháp và đạo đức tư pháp.

5.1. Văn hoá và văn hoá tư pháp

Văn hoá là một khái niệm rất rộng lớn. Văn hoá gắn liền với sự phát triển của loài người và phản ánh nền văn minh qua các thời kỳ xã hội. Có rất nhiều cách định nghĩa văn hoá khác nhau. Mỗi một định nghĩa văn hoá đều muốn nhấn mạnh một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội. Theo quan niệm của Taylor, một nhà nghiên cứu nhân loại học thì “Văn hoá là một tổng hợp phức tạp, bao gồm: tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội”[86]. Abraham Moles (nhà văn hoá người Pháp) có nói: “Văn hoá chịu sự tác động của môi trường nhân tạo, do con người xây dựng nên trong tình trạng đời sống xã hội của mình”. Fedorico Mayor (nguyên tổng giám đốc UNESCO): “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của cuộc sống con người đó diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó hình thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống về thẩm mỹ, lối sống...

Trong tất cả các nhìn nhận nêu trên về văn hoá, chúng tôi nhận thấy văn hoá là một phần của cuộc sống xã hội, nó thể hiện trình độ văn minh của xã hội, phản ánh những suy tư, trăn trở của các thành viên xã hội đối với cuộc sống hiện tại của họ, đối với quá khứ đã qua cũng như tương lai sắp đến. Văn hoá là một phạm trù giai cấp và được kế thừa cũng như loại bỏ qua các thời kỳ khác nhau. Từ đó, chúng tôi cho rằng văn hoá là một quá trình từ nhận thức của con người đến việc phản ánh nhận thức đó trong đời sống xã hội. Văn hoá gắn liền với nhận thức, vì vậy văn hoá chỉ tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, văn hoá là thuộc tính căn bản của con người. Văn hoá có mặt trong muôn mặt của đời sống thường nhật. Văn hoá hiện diện trong đời sống xã hội với nhiều nhận thức phân biệt khác nhau. Người ta có thể phân biệt giữa văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội. Có thể phân biệt văn hoá sản xuất, văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng, văn hoá nghệ thuật. Có người chia văn hoá thành văn hoá vật chất, văn hoá nhận thức, văn hoá ứng xử, văn hoá đời sống. Tuy vậy, hai quan niệm về văn hoá được chấp nhận nhiều hơn cả trong đời sống xã hội là i) quan niệm về văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể và ii) quan niệm phân biệt văn hoá thành văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.

5.2. Văn hoá tư pháp và mối quan hệ với đạo đức tư pháp.

5.2.1. Văn hoá tư pháp

Từ lâu nay chúng ta vẫn thường nghe nhắc nhiều đến “văn hoá tư pháp” hoặc “văn hoá pháp lý”[87] trong sách báo pháp lý. Nhưng thực chất của khái niệm đó ít được nói đến một cách kỹ lưỡng và hầu như chưa được đề cập đến một cách chính thức như những khái niệm mà chúng ta quen dùng như: “ý thức pháp luật”, hoặc “bản chất pháp luật”. Văn hoá tư pháp, theo chúng tôi, là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây và được “nhập khẩu” từ một số nước châu Âu. Người Pháp vẫn thường dùng thuật ngữ: “Culture judiciaire” đề nói về những quan điểm, cách xử sự, ứng xử hoặc trình độ nhận thức của một người, một tập thể trong các hoạt động tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...

Ở Việt nam, khái niệm văn hoá tư pháp được hiểu như là tổng hợp các quan điểm, nhận thức, cách nhìn, lối xử sự, thái độ tôn trọng đối với pháp luật nói chung và ý thức tự giác đối với việc chấp hành các quyết định của cơ quan tư pháp nói riêng. Văn hoá tư pháp không những chỉ hình thành trong nhân dân, đối tượng của hoạt động tư pháp, mà còn hình thành trong nội bộ những người thực hiện hoạt động đó. Đội ngũ này bao gồm các thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên... Có nghĩa là đội ngũ những người làm công tác bảo vệ pháp luật. Cũng như trình độ văn hóa nói chung có ảnh hưởng đến quan niệm sống, lối sống, lập trường, quan điểm, nhận thức xã hội và nhận thức chính trị của từng cá nhân trong xã hội, văn hoá nói chung cũng như văn hóa tư pháp nói riêng hình thành theo từng thời kỳ, đối với từng cá nhân, từng tập thể và lớn hơn là đối với cả một dân tộc, một quốc gia. Do đó, mỗi một dân tộc, mỗi một quốc gia có nền văn hoá riêng của mình, trong đó bao gồm cả văn hoá tư pháp.

Phải nói rằng trình độ văn hoá tư pháp của nhân dân Việt nam đã có những bước phát triển trong thời gian qua. Do sự hiểu biết về luật pháp của nhân dân ta không ngừng được cải thiện. Thái độ tôn trọng sự công bằng, mong muốn thiết lập sự công bằng trong nhân dân đã tạo tiến để hình thành văn hoá tư pháp. Thêm vào đó, ý thức tuân theo pháp luật, mong muốn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, muốn mọi người cũng tôn trọng pháp luật như mình... đã tạo nên một nền tư pháp lành mạnh[1].

Văn hóa tư pháp được thể hiện chủ yếu thông qua giao tiếp.

Trong tâm lý học giao tiếp được hiểu là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp và nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Có những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp sau đây:

- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người nghĩa là chỉ riêng con người mới có giao tiếp thật sự trong quá trình sử dụng phương tiện ngôn ngữ như: nói, viết, hình ảnh....

- Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hoặc nhiều người khác trong xã hội.

- Giao tiếp được thể hiện qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, những rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người. Như vậy, giao tiếp chính là một hiện tượng đặc thù, đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó làm phát sinh sự tiếp xúc tâm lý và biểu hiện qua các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.

- Giao tiếp có các hình thức khác nhau như: giao tiếp trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp giữa một cá nhân với một hay nhiều giao tiếp giữa một nhóm người này với một nhóm khác, Giao tiếp còn thể hiện ở hình thức giao tiếp chính thức và giao tiếp không chức thức. Giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ.

Trong tâm lý học người ta phân biệt tiếp theo các giai đoạn sau: (i) Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp, (ii) Giai đoạn mới đầu của quá trình giao tiếp, (ii) Giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển đã thực hiện và xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động cho hoạt động tiếp theo.

Cũng trong tâm lý học thì muốc giao tiếp đạt kết quả người giao tiếp phải có được những kỹ năng. Khoa học tâm lý phân biệt mấy kỹ năng giao tiếp sau đây:

+ Kỹ năng định hướng giao tiếp. Kỹ năng này được thể hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài nào đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như một quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Nhóm kỹ năng này còn được phân chia thành các kỹ năng như: Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói. Kỹ năng chuyển từ tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách.

+ Kỹ năng định vị. Kỹ năng này là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể hiểu biết đối tác và điều kiện để đối tác chủ động giao tiếp với mình, từ đó biết chọn khoảng cách giữa người giao tiếp với đối tác, chọn thời điểm mở đầu, thời điểm ngừng, tiếp tục hoặc kết thúc giao tiếp.

+ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Thể hiện ở kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biết tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng khi cần thiết, điều chỉnh và điều khiển các diễn biến tâm lý. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp còn thể hiện ở kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Phương tiện giao tiếp chủ yếu và đặc trưng của con người là ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng. Giọng nói của con người có thể nói những lời nói tạo ra niềm tin và hy vọng cũng có thể đưa đến cho người khác sự đau khổ dằn vặt. Như vậy giọng nói trước hết là để diễn đạt một cách chính xác những ý nghĩ, tình cảm của mình, ngoài ra nó là phương tiện giao tiếp để đạt được mục đích đề ra. Ngoài ngôn ngữ thì tác phong, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười cho người giao tiếp trong quan hệ với đối tác. Tâm lý học coi giao tiếp là hoạt động có mục đích, có ý thức đặc trưng cho con người. Nội dung giao tiếp rất đa dạng, bao gồm nhiều đề tài khác nhau.

Giao tiếp tư pháp là một khái niệm mới. Qua phân tích các đặc trưng và kỹ năng của giao tiếp theo nhận thức từ góc độ tâm lý học, có thể nói rằng đối với giao tiếp tư pháp cũng xuất phát từ những nguyên tắc trên như nêu ở trên.

Giao tiếp tư pháp trước hết được hiểu là những nguyên tắc, những biện pháp và kỹ năng tác động lẫn nhau giữa những người hành nghề luật với những cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Mục đích của giao tiếp tư pháp là tạo nên mối liên hệ hai chiều và/hoặc đa chiều trong hoạt động tư pháp để thực hiện tốt quá trình đó. Trong giao tiếp tư pháp thông thường cũng bao gồm các giai đoạn như: i) Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp. ii) Giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp. iii) Giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá trình giao tiếp và iv) Giai đoạn phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện và xây dựng mô hình cho giai đoạn giao tiếp tiếp theo.

Kỹ năng giao tiếp tư pháp cũng được hiểu là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của những người tham gia hoạt động tư pháp, đồng thời sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích của hoạt động tư pháp. Có thể phân biệt thành 3 nhóm kỹ năng sau đây:

i) Kỹ năng định hướng giao tiếp tư pháp.

Kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên trong thông qua các sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm, không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Nhóm kỹ năng này có thể phân chia thành các nhóm kỹ năng nhỏ hơn như kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói; kỹ năng chuyển từ trị giác cái bên ngoài đến cái bản chất bên trong của nhân cách đối tượng.

+ Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.

+ Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bên trong của nhân cách. Hoạt động tư pháp là một hoạt động sáng tạo trên cơ sở pháp luật của người hành nghề luật. Hoạt động này hoàn toàn không mang tính thụ động hay bị chi phối bởi quy luật khách quan mà đây hoàn toàn là một hoạt động mang tính tri thức chủ quan của con người. Vì vậy, qua quá trình giao tiếp tư pháp, người hành nghề tư pháp chuyên hoá sự nhận biết bên ngoài thành nhận biết bản chất bên trong của nhân cách, biết lợi dụng hoàn cảnh và tình huống để đạt được mục đích. Đây luôn luôn là một quá trình hai mặt. Những biểu hiện bên ngoài của đối tượng không phải lúc nào cũng biểu hiện đúng suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng hay nhân cách bên trong của đối tượng.

ii) Kỹ năng định vị của giao tiếp tư pháp.

Hoạt động tư pháp, về nguyên tắc là một hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước. Ở đây rõ ràng hình thành ít nhất hai thái cực: thái cực của người hành nghề luật và thái cực của đối tượng bị áp dụng pháp luật. Quyền lực nhà nước được duy trì giữa hai thái cực đó để cuối cùng là một kết quả của hoạt động. Kỹ năng định vị trong giao tiếp tư pháp là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để mối quan hệ bình đẳng, giúp đối tượng có điều kiện chủ động tham gia quan hệ giao tiếp. Kỹ năng định vị trong giao tiếp còn thể hiện ở chỗ xác định đúng không gian và thời gian giao tiếp. Biết chọn thời điểm mở đầu và kết thúc giao tiếp, đưa ra được những câu hỏi gợi ý thích hợp hoặc biết.

iii) Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp tư pháp thể hiện ở chỗ biết thu hút đối tượng tham gia giao tiếp. Đây là một kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với các thành viên của Hội đồng xét xử. Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân thể hiện ở chỗ tự biết kiềm chế, che dấu được tâm trạng của mình khi cần thiết, điều chỉnh và điều khiển các diễn biến tâm lý của mình và các phương pháp tiến hành giao tiếp. Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp tư pháp còn thể hiện qua kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, tác phong, điệu bộ, nét mặt, nụ cười...

Có thể nói, những kỹ năng giao tiếp tư pháp là những nội dung quan trọng và yếu của văn hoá tư pháp.

Để xây dựng một nền văn hoá tư pháp xã hội chủ nghĩa, cần phải từng bước chú trọng đến những điểm sau:

i) Cần phải có một môi trường tư pháp bền vững và lành mạnh.

Ở đây, môi trường tư pháp được hiểu là bao gồm một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cộng với hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật thực sự phù hợp để “vận hành” hệ thống pháp luật đó. Có lẽ nói về một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh ở Việt bây giờ là hơi sớm nhưng trong một tương lai gần điều đó không phải là không thực hiện được. Việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội đang được xúc tiến và chúng ta đã thực sự nhìn thấy sự tiến triển trong lĩnh vực này. Hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật ở nước ta cũng đang từng bước được kiện toàn và có những thay đổi mới nhất định để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.

ii) Những người thi hành pháp luật (những người làm việc trong các ngành công an, Toà án, Viện kiểm sát...) phải được đào tạo về luật pháp để nắm vững luật pháp và không ngừng tự cập nhật các kiến thức mới về luật pháp để thi hành đúng pháp luật. Ngoài ra họ cũng cần phải có ý thức về đào tạo nghề nghiệp.

iii) Không ngừng nâng cao những hiểu biết về pháp luật và ý thức pháp luật cho nhân dân.

Làm cho người dân thấy được rằng pháp luật có tính bắt buộc đối với tất cả mọi người và mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân cũng cần phải biết xử sự đúng pháp luật trước những tình huống mà họ gặp phải. Ở đây, vấn đề tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nhân dân cũng như trong nhà trường có một ý nghĩa quan trọng. [2]

5.2.2. Mối quan hệ giữa đạo đức tư pháp và văn hoá tư pháp

Giữa đạo đức tư pháp và Văn hoá tư pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức tư pháp được thể hiện qua văn hoá tư pháp. Có đạo đức tư pháp thì mới tạo nên văn hoá tư pháp. Sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, lòng dũng cảm, tính vô tư cũng như phẩm chất trung thực của các chức danh tư pháp luôn luôn quyện vào nhau, tạo nên vẻ đẹp của nghề nghiệp. Khi xét xử vụ án, nêu tôi là thẩm phán, tôi chỉ có một quyết định, đó là quyết định duy nhất đúng. Tôi - Người thẩm phán, không thể làm khác bởi vì “logic của sự vật, cảm xúc bên trong và lẽ phải của cuộc sống, đạo lý của pháp luật dứt khoát và không ngừng nhắc nhở tôi, thúc giục tôi quyết định cần phải đúng và lương tâm của tôi, lương tâm của người thâm phán và của một con người bắt buộc tội chống lại bất kỳ một cái gì khác ngoài các quyết định cần có”[88].

Vì vậy, người hành nghề luật phải chú trọng bồi dưỡng đạo đức tư pháp cũng như ý thức về văn hoá tư pháp, làm cho hoạt động nghề nghiệp của mình thực sự đưa đến những lợi ích cho xã hội, cho cuộc sống cộng đồng.

***

[1] Trước đây, khi nhìn thấy một kẻ gian móc túi ở chỗ công cộng, những người xung quanh không giám tố giác hoặc cộng tác với những người có trách nhiệm bắt giữ kẻ gian. Hiện nay, thái độ của nhân dân đối với những hành vi tương tự đã thay đổi. Ngoài ra, nhân dân còn giúp đỡ những người vì thi hành những nhiệm vụ trên mà nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ. Việc cả xã hội, từ người đứng đầu Đảng và Nhà nước cho đến người công dân bình thường trực tiếp giúp đỡ gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Ngữ bằng chính đồng lương của mình trong thời gian qua là một thí dụ sinh động.

 [2] Trong bài viết của mình đăng trong Tạp chí Luật học (Đại học Luật Hà Nội), số 4 năm 1995, Trần Ngọc Đường có đề cập đến ba yếu tố tạo nên trình độ và văn hoá pháp lý của một người, đó là:

- Tri thức pháp luật của công dân;

- Tình cảm tôn trọng pháp luật của công dân;

- Hành vi xử sự theo đúng những đòi hỏi của pháp luật của công dân.


 

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC TƯ PHÁP VÀ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

PGS. TS. Phạm Hồng Hải

Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật

Hoạt động tư pháp là một dạng hoạt động của Nhà nước do các cơ quan tư pháp thực hiện. Nội dung của hoạt động tư pháp bao gồm các hoạt động khác nhau nhằm giải quyết các loại tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm. Dựa vào đặc điểm, lĩnh vực của các loại tranh chấp, vi phạm pháp luật có thể chia hoạt động tư pháp thành hoạt động hoà giải, hoạt động giải quyết vi phạm hành chính, dân sự, kinh tế, lao động và hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Dựa vào chủ thể thực hiện hoạt động tư pháp có thể chia hoạt động tư pháp thành hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động của viện kiểm sát, hoạt động xét xử của toà án và hoạt động của cơ quan thi hành án trong việc thi hành các quyết định và bản án có hiệu lực pháp luật của toà án. Hoạt động tư pháp là loại hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước có mục đích giải quyết đúng đắn các tranh chấp, các vụ vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, các tổ chức và công dân, góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, đối nội, đối ngoại... của Nhà nước.

Ở mọi quốc gia, chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp luôn luôn được xã hội quan tâm. Một xã hội được coi là văn minh, một xã hội được coi là ổn định, một xã hội được coi là dân chủ khi hoạt động tư pháp trong xã hội đó đạt được hiệu quả cao. Một người bất kì khi tới quốc gia khác, câu hỏi đầu tiên của họ sẽ là liệu họ có an toàn về tính mạng, sức khoẻ ở đây; liệu các quyền về nhân thân, quyền về tài sản có được pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước sở tại bảo vệ ? Người dân trong mối quốc gia lại thường đánh giá tính ổn định và phát triển của đất nước thông qua tính nghiêm minh của pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật, kết quả trong đấu tranh với vi phạm pháp luật và tội phạm, hiệu quả hoạt động của cảnh sát, công tố, toà án.

Ở nước ta những năm qua, hoạt động của cảnh sát, viện kiểm sát, toà án đã được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Quá trình giải quyết các vụ án lớn cả về kinh tế, hình sự, dân sự... đã gây sự chú ý cho hàng triệu người. Sự bàn tán, đánh giá của xã hội cuối cùng vẫn tập trung vào một câu hỏi lớn: Việc giải quyết các vụ án có khách quan, đúng pháp luật? Rõ ràng chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp tâm lớn trong xã hội, đặc biệt trong số những người, những cơ quan là chủ thể của hoạt động tư pháp và những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lí. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

Nói tới hiệu quả của một loại hoạt động nào đó chính là nói tới mối tương quan giữa cái đã đạt được trong thực tiễn và mục đích đặt ra. Khi kết quả đạt được trong thực tiễn càng tiệm cận với mục đích đặt ra có nghĩa là hiệu quả lớn và ngược lại. Cũng như các loại hoạt động khác, hiệu quả của hoạt động tư pháp cũng có thể được đánh giá bằng mối tương quan giữa kết quả đạt được với mục đích đặt ra.

Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tư pháp, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí chính sau đây:

- Tình trạng các tranh chấp, vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra trong xã hội (nếu tình trạng trên đây xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, kể cả về số lượng và hậu quả gây ra, có nghĩa là hiệu quả của hoạt động tư pháp còn thấp);

- Tỉ lệ các vụ việc, vụ án đã được các cơ quan tư pháp có thẩm quyền xử lí so với số vụ việc, vụ án xảy ra (nếu tỉ lệ nói trên càng cao có nghĩa là hoạt động tư pháp đã đạt hiệu quả cao);

- Tỉ lệ các vụ việc, vụ án giải quyết không đúng so với tổng số các vụ việc đã được giải quyết;

- Tỉ lệ oan sai trong các quyết định của cơ quan tư pháp;

- Mức độ khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật và tội phạm gây ra và khả năng khôi phục lại các quan hệ xã hội đã bị vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại (mức độ khắc phục hậu quả càng cao, khả năng khôi phục lại các quan hệ xã hội bị xâm hại càng lớn, có nghĩa là hiệu quả của hoạt động tư pháp càng lớn);

- Tỉ lệ tái phạm;

- Mức độ tác động tích cực của hoạt động tư pháp tới quá trình phát triển của xã hội;

- Mức độ tác động tích cực của hoạt động tư pháp tới ý thức pháp luật của nhân dân...

Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động tư pháp cần xuất phát từ nguyên tắc khách quan, toàn diện. Các tiêu chí trên đây cần được xem xét, đánh giá một cách tổng thể, không được thiên lệch về một hoặc một vài tiêu chí nào. Đánh giá và tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp là những công việc không thể tách rời nhau. Hoạt động tư pháp là một loại hoạt động phức tạp, nó đồng thời do nhiều cơ quan, nhiều người tiến hành. Nó được tiến hành thường xuyên, mỗi vụ việc lại được giải quyết trong một khoảng thời gian dài, trong một không gian rộng, có thể ở phạm vi một địa phương, tỉnh, thành phố cũng có thể ở phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nước ngoài. Chính vì tính phức tạp trên đây nên hiệu quả hoạt động tư pháp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như pháp luật, cơ sở vật chất - kĩ thuật của cơ quan tư pháp, công tác tổ chức cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tư pháp...

Cho đến nay, đã có không ít người, công trình nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động tư pháp và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của loại hoạt động này. Tuy nhiên, việc đề cập đạo đức tư pháp như một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hầu như chưa được quan tâm đúng mức.

Hoạt động tư pháp, cũng như các loại hoạt động khác, là hoạt động của những con người cụ thể. Cho dù nó được dựa trên một nền tảng pháp lí vững chắc, một cơ chế phù hợp, được thực hiện bởi những cán bộ tư pháp có năng lực, trình độ nhưng kém phẩm chất đạo đức thì hiệu quả của hoạt động tư pháp cũng không thể cao. Một khi, bản thân con người - chủ thể của hoạt động tư pháp không tự rèn luyện mình, không tu dưỡng đạo dức, không có tinh thần, thái độ làm việc theo đúng các quy định của pháp luật, không phù hợp với nguyên tắc được xã hội thừa nhận thì hoạt động tư pháp không thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, có thể nói đạo đức tư pháp và chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đạo đức tư pháp như một tiền đề, một điều kiện bảo đảm cho hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Đạo đức, như quan niệm của các nhà ngôn ngữ, đó là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” (Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng 2000, trang 290). Đạo đức luôn mang tính lịch sử và tính giai cấp, ở mỗi thời kì phát triển của xã hội, đạo đức có những nội dung và giá trị riêng. Mỗi giai cấp lại quan niệm về đạo đức khác nhau. Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, chúng ta lại đang thực hiện những tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, đạo đức trong xã hội ta hiện nay là sự quan niệm, cách đối xử và ứng xử của những cá nhân với nhau, với xã hội, hướng tới lợi ích của con người, của tập thể và của toàn xã hội. Đạo đức tư pháp là một bộ phận hợp thành của đạo đức xã hội, nó không thể tách rời và biệt lập với xu thế chung của thời đại, nó cũng chịu sự ảnh hưởng của đạo đức xã hội và tới lượt nó, nó cũng chi phối và tác động ngược trở lại đối với đạo đức xã hội.

Hoạt động tư pháp là hoạt động của Nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan tư pháp và các nhân viên tư pháp. Vì thế, đạo đức tư pháp chính là quan niệm, nhận thức, cách ứng xử, đối xử của những người nói trên với nhau, với những người tham gia trong hoạt động tư pháp và với toàn xã hội. Việc giải quyết các vụ tranh chấp, các vụ án cho dù là hình sự hay kinh tế, dân sự, lao động, hành chính luôn là công việc khó khăn, phức tạp mà không một cơ quan hay một cá nhân nào có thể thực hiện được. Sự phối kết hợp trong quá trình hoạt động giữa các cơ quan tư pháp và cán bộ, nhân viên tư pháp là việc làm cần thiết. Pháp luật tố tụng bao gồm bộ luật, pháp lệnh, thông tư, thông tư liên ngành đã có những quy định về giữa các cơ quan tư pháp và nhân viên tư pháp nhưng thực tế những quy định của pháp luật tố tụng đã và sẽ không bao giờ có thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tư pháp. Vì thế, trong rất nhiều trường hợp, đạo đức tư pháp sẽ có tác dụng lấp vào chỗ trống của pháp luật tố tụng, bảo đảm cho hoạt động tư pháp được tiến hành một cách bình thường. Đạo đức và pháp luật luôn có mối kết gắn với nhau. Các quy phạm pháp luật phải căn cứ vào đạo đức đồng thời pháp luật cũng là một phương tiện củng cố những truyền thống đạo đức.

Khi thực hiện một công việc cụ thể nào đó thuộc lĩnh vực của hoạt động tư pháp, nhân viên tư pháp có thể độc lập và cũng có thể phải phối hợp với đồng nghiệp. Mối quan hệ phối hợp giữa những nhân viên tư pháp trước hết thể hiện trong quan hệ giữa những người cùng một cơ quan. Khi công việc điều tra một vụ án hình sự được giao cho nhiều điều tra viên thì nó chỉ có thể được tiến hành nhanh chóng và có chất lượng khi các điều tra viên có tinh thần hợp tác với nhau, “dàn hàng ngang” để tiến. Công việc của người này phải thực sự là yếu tố bảo đảm chất lượng hiệu quả công việc của người kia. Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát xét xử sẽ không thể thực hiện được công việc của mình có hiệu quả nếu kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc củng cố chứng cứ buộc tội và hoàn tất hồ sơ trong thời hạn luật định. Các điều tra viên trong các chuyên án không thể nhanh chóng kết thúc điều tra khi các trinh sát không tích cực truy tìm tội phạm và các chứng cứ về tội phạm. Trong công việc, các nhân viên tư pháp còn có mối quan hệ với người lãnh đạo, quản lí. Mối quan hệ này có khi chỉ là mối quan hệ hành chính (mối quan hệ giữa thẩm phán và chánh án) và cũng có khi vừa là quan hệ hành chính vừa là quan hệ tố tụng (thí dụ, mối quan hệ giữa điều tra viên và thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; mối quan hệ giữa kiểm sát viên và viện trưởng hoặc phó viện trưởng viện kiểm sát). Mối quan hệ tố tụng đã được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng còn mối quan hệ hành chính thì không phải tất cả đều được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hành chính hoặc các quy định nội bộ cơ quan trong khi chúng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả của công việc. Cơ quan tư pháp không giống như các cơ quan nhà nước khác trong đó nhân viên làm việc theo một kế hoạch định sẵn. Người đứng đầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, cơ quan thi hành án... không thể giao cho nhân viên dưới quyền một tháng, một năm phải thụ lí giải quyết bao nhiêu vụ án bởi số lượng công việc của những người này phụ thuộc vào số lượng các vụ tranh chấp, các vụ án xảy ra ngoài xã hội. Hơn nữa, một số vụ việc chỉ có thể được hoàn thành khi giao cho những người cụ thể nào đó. Vì vậy, trong các cơ quan tư pháp, khối lượng công việc mà mỗi người phải thực hiện không giống nhau. Nếu cán bộ tư pháp không có thái độ tuyệt đối tuân thủ sự phân công, phân nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lí tất yếu dẫn tới tình trạng vụ việc ách tắc, không được giải quyết đúng hạn luật định. Cũng là cơ quan nhà nước nhưng một số cơ quan tư pháp như cơ quan điều tra, viện kiểm sát không thể làm việc theo giờ hành chính, theo những ngày lao động như quy định của Bộ luật lao động. Vì thế, khi nhân viên tư pháp ở các cơ quan này không nêu cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp thì hoạt động tư pháp không được thực hiện. Chúng ta thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi điều tra viên từ chối việc khám nhà, bắt người vào ban đêm khi những việc làm nói trên không thể trì hoãn; kiểm sát viên từ chối có mặt để tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi... vào thời gian ngoài giờ hành chính...

Mối quan hệ và cách ứng xử giữa các nhân viên tư pháp không cùng một cơ quan cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp, vụ án khác nhau, các quan hệ giữa những người nói trên vừa mang tính phối hợp vừa mang tính chế ước. Dù chưa đạt tới mức tối ưu nhưng pháp luật tố tụng của nước ta cũng đã có những quy định để thể chế hoá các mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và giữa nhân viên tư pháp thuộc các cơ quan khác nhau với nhau. Tuy nhiên, việc có thực hiện được hay không các quy định của pháp luật tố tụng lại phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của chính các nhân viên tư pháp. Xét từ khía cạnh hiệu quả của công việc, mỗi cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp có vị trí, vai trò khác nhau. Không thể nói cơ quan tư pháp này, nhân viên tư pháp này quan trọng hơn cơ quan tư pháp và nhân viên tư pháp khác. Nếu mỗi cơ quan tư pháp, mỗi nhân viên tư pháp ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, của cơ quan mình, của công việc do mình đang thực hiện thì guồng máy tư pháp sẽ chuyển động nhịp nhàng và hoạt động tư pháp có khả năng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các cơ quan tư pháp không phải lúc nào cũng diễn ra như xã hội mong muốn. Có những điều tra viên, do những nguyên nhân chủ quan đã không thể hoàn tất được hồ sơ trong thời gian luật định nhưng họ đã lách luật, đẩy khó khăn cho viện kiểm sát băng cách chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát với các tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ. Lẽ đương nhiên, trong trường hợp này viện kiêm sát phải hoàn trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung và lúc này điều tra viên lại có thời gian là hai tháng để điều tra bổ sung. Cho rằng sau này hộ sơ có được hoàn tất trong thời gian luật định nhưng rõ ràng tố tụng hình sự đã kéo dài thêm hai tháng và nếu một người bị tạm giam không có căn cứ thì họ đã bị thêm hai tháng hạn chế quyền tự do trong trại tạm giam. Đề hoạt động tư pháp có hiệu quả, sự phối kết hợp giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp trong phạm vi quy định của pháp luật là rất cần thiết. Quan niệm “việc tôi tôi làm, việc anh anh làm” phủ nhận hoặc hạn chế sự phối hợp giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp sẽ làm phức tạp và kéo dài quá trình giải quyết các tranh chấp, vụ án, không kịp thời khắc phục hậu quả đã xảy ra, không kịp thời khôi phục lại những quan hệ xã hội đã bị xâm hại, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước.

Cũng như quan hệ phối hợp, quan hệ chế ước giữa các cơ quan và nhân viên tư pháp do pháp luật tố tụng quy định. Việc pháp luật quy định một cơ quan, một nhân viên tư pháp được quyền kiểm tra, giám sát, phủ nhận quyết định của cơ quan, nhân viên tư pháp khác hoặc yêu cầu cơ quan và nhân viên tư pháp này thực hiện một công việc nào đó là để tạo ra trong hoạt động tư pháp một cơ chế đối trọng, cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau với mục đích hạn chế hoặc khắc phục sai lầm có thể đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Thực hiện sự kiểm tra, giám sát và chịu sự kiểm tra, giám sát trong hoạt động tư pháp là sự tuân thủ pháp luật chứ không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của ai. Trong thực tế, có người có quyền nhưng lại không thực hiện vì sự nể nang, ngược lại có người có nghĩa vụ chấp hành nhưng cũng không thực hiện vì thiếu trách nhiệm hoặc nghĩ rằng mình có trình độ chuyên môn hơn người nên không ai có quyền kiểm tra, giám sát và chỉ đạo. Nhiều vụ án khi viện kiểm sát hay toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra viên không làm gì thêm hay toà án cấp trên xử huỷ án yêu cầu toà cấp dưới xử lại theo hướng chỉ đạo nhưng toà án cấp dưới vẫn lại xử như cũ. Việc làm trên đây cũng sẽ kéo dài quá trình giải quyết vụ án hoặc dẫn tới các quyết định, bản án của toà án thiếu căn cứ pháp luật, có khi bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp và các vụ án khác nhau, nhân viên tư pháp còn có quan hệ với những người thuộc các cơ quan bổ trợ tư pháp như luật sư; giám định viên: những người tham gia tố tụng khác như bị can, bị cáo; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bị hại. Trong thực tế hiện nay, người ta gọi cơ quan giám định, tổ chức luật sư, cơ quan công chứng là các cơ quan bổ trợ tư pháp. Tuy nhiên, phải thấy một điều là sự thiếu vắng của các cơ quan nói trên đôi khi làm cho hoạt động tư pháp không đạt hiệu quả hoặc thậm chí không thực hiện được. Hiện nay, cơ quan giám định và cơ quan công chứng vẫn là các cơ quan nhà nước nên dù sao, trong một chừng mực nào đó, sự đối xử với họ từ phía các cơ quan tư pháp có phần tốt hơn và gần gũi hơn so với các luật sư và tổ chức luật sư. Bên cạnh một số cán bộ tư pháp hiểu đúng vai trò, vị trí của luật sư trong xã hội nói chung và trong hoạt động tư pháp nói riêng còn số đông cán bộ tư pháp xem thường vai trò của luật sư. Những người này có những hành vi tỏ ra thiếu tôn trọng sự có mặt của luật sư trong quá trình giải quyết vụ việc, thậm chí không ít người xem thường, không tôn trọng chính bản thân các luật sư. Họ cho rằng, pháp luật quy định có luật sư tham gia trong hoạt động tư pháp là để cho hay, cho có vẻ dân chủ chứ thực chất việc làm của luật sư chỉ gây khó khăn cho hoạt động của họ. Chúng tôi đã nghe không ít người nói rằng khi tiếp xúc với nhân viên tư pháp như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán thì được “giải thích” luật sư không có vai trò gì, không làm gì phải mất tiền nhờ luật sư, chính họ mới là những người có thẩm quyền quyết định vụ việc và nên nhờ họ. Cách ứng xử trên đây đã hạ thấp vai trò và uy tín của luật sư, làm cho các đương sự hoang mang, dao động và cuối cùng thì một số người đã phải hối lộ các nhân viên tư pháp còn một số người khác không nghe theo mà cứ mời luật sư thì bị gây khó dễ hoặc chịu những thiệt thòi khác nhau do nhân viên tư pháp gây ra. Rõ ràng, quan niệm, nhận thức và cách ứng xử trên đây là trái với đạo đức tư pháp trong xã hội ta, là vật cản không nhỏ đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Trong hoạt động tư pháp, những người bị buộc tội như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi các nhân viên tư pháp có những hành vi và cách ứng xử không đúng với đạo đức tư pháp. Người bị buộc tội với một trong những tư cách nêu trên vẫn chưa được coi là có tội. Điều này đã được pháp luật tố tụng hình sự khẳng định như một nguyên tắc. Thế nhưng trong thời gian qua nguyên tắc này đã hầu như không được tôn trọng và thực hiện. Đã có không ít người bỏ trốn trong quá trình điều tra, đã chống lại nhân viên tư pháp (kể cả tại phiên toà xét xử) do không chịu được sức ép tâm lí bởi các cán bộ quản giáo, điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên lăng mạ, ép cung. Cũng đã không dưới một lần báo chí thông tin về những vụ người bị tạm giam, người bị kết án bị đánh chết hoặc tự tử trong các trại tạm giam hay trại cải tạo. Một người đang bị truy tố với tư cách là bị can, bị cáo, một người dù đã bị kết án nhưng họ vẫn là con người. Nếu thực sự họ phạm tội thì họ phải chịu các hình thức cưỡng chế của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội. Trong quá trình thực thi công vụ, nhân viên tư pháp phải đối xử với họ với hai tư cách: Người tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo, người bị kết án và giữa người với người. Mọi hành vi hạ thấp nhân phẩm, danh dự, xâm phạm tới sức khoẻ, tính mạng của người phạm tội cho dù là từ phía cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp cũng đều bị coi là vi phạm và xa lạ với đạo đức xã hội chủ nghĩa nói chung và đạo đức tư pháp xã hội chủ nghĩa nói riêng. Các hành vi trên đây là vi phạm đạo đức và một số hành vi trong số đó bị coi là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp - thứ rào cản của chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp hiện nay.

Nghề nghiệp của các nhân viên tư pháp là một nghề đặc thù. Đây là một nghề vinh quang nhưng cũng đầy chông gai, thử thách. Nhân viên tư pháp là những chiến sĩ trên mặt trận đánh giặc nội xâm. Trong hoạt động, họ có thể phải hi sinh cả tính mạng của mình. Khi gia nhập hàng ngũ những người thực hiện hoạt động tư pháp, mỗi người đều phải xác định vị trí quan trọng của mình trong quần chúng, trong xã hội. Nhiệm vụ của nhân viên tư pháp chỉ có thể thực hiện tốt, có hiệu quả khi họ là người “vừa hồng vừa chuyên”. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ chỉ có thể được phát huy khi mỗi nhân viên tư pháp có đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao; tính kiên quyết trong đấu tranh với vi phạm và tội phạm; đức hi sinh cao cả và luôn đặt lợi ích của Nhà nước, của xã hội lên trên lợi ích cá nhân: lòng nhân ái, độ lượng, bao dung; tình đoàn kết và tính cách cương trực, trung thực... là những nội dung của đạo đức tư pháp cách mạng. Nó cần có trong mỗi điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Nó vừa là yếu tố để mỗi nhân viên tư pháp đứng vững trên trận tuyến của mình, khẳng định chính mình để không bị gục ngã trước những viên đạn bọc đường của kẻ thù, vừa là yếu tố bảo đảm cho chất lượng, hiệu quả của hoạt động tư pháp.

Đạo đức tư pháp không phải là cái có sẵn và đầy đủ trong mỗi nhân viên tư pháp. Nó dần dần được hình thành trong mỗi con người qua con đường đào tạo ở trường lớp và tự rèn luyện của mỗi cá nhân từ hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, việc tự rèn luyện để có được đạo đức tư pháp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đạo đức tư pháp trong các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Đành rằng, một số nội dung của đạo đức tư pháp đã được thể chế hoá trong chính các quy phạm pháp luật nhưng hầu như nó đã không được và không thể được truyền tải trong quá trình giảng dạy ở nhà trường cho các cán bộ, nhân viên tư pháp tương lai. Chính vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng cần phải có một môn học mới - môn đạo đức tư pháp trong các trường đào tạo nhân viên tư pháp nhằm trang bị những vấn đề nêu trên cho học viên - những người bảo vệ sự bình yên cho xã hội khỏi sự xâm hại của các vi phạm pháp luật và tội phạm.


 

ĐẠO ĐỨC TƯ PHÁP, VĂN HOÁ TƯ PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

PGS - TS. Nguyễn Tất Viễn

Vụ trưởng Vụ TTPBGDPL

Khái niệm về tư pháp và hoạt động tư pháp

Cùng với các khái niệm khác như tư pháp, nền tư pháp, quyền tư pháp, bộ máy tư pháp, hệ thống tư pháp, cơ quan tư pháp... lâu nay, khái niệm hoạt động tư pháp ở nước ta đã được các nhà chính trị, các nhà quản lý, các nhà luật học đề cập nhưng vẫn chưa có ý kiến thống nhất. Điều này là do có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ gốc “tư pháp”.

Cách hiểu thứ nhất cho rằng, tư pháp được dùng để chỉ hoạt động tài phán và được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bao gồm cả việc xét xử và công tố.

Cách hiểu thứ hai thì cho rằng, tư pháp với nghĩa chung nhất là một ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết mọi tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm lòng tin của công dân và xã hội và pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội.

Theo nghĩa Hán - Việt, thuật ngữ tư pháp có nghĩa là gìn giữ hay bảo vệ pháp luật (tư có nghĩa là trông coi, giữ, bảo vệ; pháp có nghĩa là pháp luật, pháp chế).

Khái niệm tư pháp còn được sử dụng để chỉ một loại cơ quan trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước đó là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, bao gồm: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, và Ban tư pháp xã, phường, thị trấn. Đây là những cơ quan hành pháp có chức năng giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về một số lĩnh vực hành chính, hành chính tư pháp.

Ngoài ra, thuật ngữ tư pháp còn dùng để chỉ một bộ phận của hệ thống pháp luật của một quốc gia mà ở đó pháp luật được chia thành hai bộ phận công pháp và tư pháp. Công pháp gồm những ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội có tính “công” như luật hành chính, hình sự... và tư pháp gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ “tư” như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, luật lao động…

Xuất phát từ nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tư pháp ở trên, nên khái niệm hệ thống các cơ quan pháp (hệ thống tư pháp hay cơ quan tư pháp) ở nước ta cũng theo đó có nhiều ý kiến khác nhau ý kiến thứ nhất cho rằng cơ quan tư pháp là cơ quan xét xử và chỉ là cơ quan xét xử mà thôi ý kiến thứ hai cho rằng cơ quan tư pháp là cơ quan xét xử và cơ quan duy trì quyền công tố (Viện kiểm sát). Ý kiến khác cho rằng các cơ quan tư pháp là những cơ quan bảo vệ pháp luật gồm: Toà án, Viện kiểm sát, các cơ quan điều tra và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp như: giám định tư pháp, luật sư, công chứng...

Ở nước ta, quyền tư pháp được hiểu là quyền lực nhà nước trao cho các cơ quan tư pháp để tiến hành các hoạt động: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Vì vậy, theo Hiến pháp năm 1992 và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước thì hệ thống cơ quan tư pháp được hiểu theo nghĩa rộng và được thiết kế như sau:

a. Toà án: Được tổ chức theo nguyên tắc kết hợp thẩm quyền với lãnh thổ bao gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện và các Toà án quân sự.

b. Viện kiểm sát: Được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Hệ thống Viện kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và Viện kiểm sát quân sự các cấp.

c. Cơ quan điều tra gồm:

- Cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân;

- Cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân;

- Cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân.

Ngoài ra, xét theo mục đích của hoạt động, ý kiến thứ nhất cho rằng, hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Ý kiến thứ hai cho rằng hoạt động tư pháp phải được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ là các hoạt động tố tụng mà còn bao gồm cả hoạt động ngoài tố tụng phục vụ cho việc Nhà nước đưa ra được phán quyết cuối cùng về các vụ án, các tranh chấp. Khi hiểu hoạt động tư pháp theo nghĩa hẹp là hoạt động tố tụng thì vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau vì hiện nay giới khoa học pháp lý vẫn chưa thống nhất được vấn đề thi hành án là hoạt động tố tụng hay hoạt động hành chính - tư pháp.

Ở Việt Nam, hoạt động tư pháp cần được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động xét xử của Toà án và các hoạt động của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác được Nhà nước cho phép thành lập, trực tiếp liên quan hoặc phục vụ cho việc xét xử của Toà án. Toà án sử dụng công khai các kết quả hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tư pháp theo luật định để nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là nhằm duy trì và bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân.

Khái niệm “hoạt động tư pháp” được nêu ở Điều 292 Bộ luật hình sự năm 1999: “hoạt động tư pháp là hoạt động của cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án” theo chúng tôi là chưa đầy đủ.

Như vậy, hoạt động tư pháp cần được hiểu là hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Toà án.

Hoạt động tư pháp chỉ do các cơ quan tư pháp tiến hành theo những nguyên tắc đặc thù như: nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc tranh tụng: nguyên tắc suy đoán vô tội...

Hoạt động tư pháp xét đến cùng có mục đích là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Hệ thống tư pháp, với tính cách là một trong những hiện tượng của kiến trúc thượng tầng, có mối liên hệ biện chứng với các hiện tượng khác như pháp luật, văn hoá, đạo đức. Các yếu tố này đều chịu sự chi phối và bị quy định bởi cơ sở kinh tế của xã hội. Đồng thời lại có mối liên hệ, chịu sự quy định và chi phối lẫn nhau.

Vấn đề đặt ra là: Giữa pháp luật, văn hoá và đạo đức thì yếu tố nào giữ vai chủ yếu trong việc quy định lẫn nhau, hay là ở mỗi thời điểm của lịch sử, yếu tố này hay yếu tố kia có tính “trội” hơn.

Với mối quan hệ giữa pháp luật, đạo đức và văn hoá như vậy, khi một thiết chế của bộ máy Nhà nước như thiết chế tư pháp được thiết lập thì mối quan hệ của nó với các yếu tố trên sẽ như thế nào?

Dưới đây sẽ lần lượt phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố pháp luật, văn hoá và đạo đức trong lĩnh vực tư pháp.

Như chúng ta đều biết, một nguyên tắc tổ chức và hoạt động rất cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quyền lực Nhà nước là thống nhất (không theo nguyên tắc tam quyền phân lập) nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong đó việc tổ chức và thực hiện quyền lực tư pháp được tiến hành bằng toàn bộ các thiết chế và thể chế tư pháp. Nhưng tổ chức và hoạt động của các thiết chế tư pháp (toàn bộ hệ thống cơ quan, tổ chức tư pháp - theo nghĩa rộng) lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố như pháp luật, văn hoá, đạo đức, truyền thống... Trong văn hoá thì văn hoá pháp lý có ảnh hưởng rõ nét nhất, bên cạnh đó, đạo đức tư pháp - với tính cách là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội nói chung cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tư pháp.

Về mối quan hệ thứ nhất: Văn hoá tư pháp và pháp luật

Văn hoá là một khái niệm rộng. Cho đến nay đã có hành chục định nghĩa về văn hoá nhưng chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh được thừa nhận chung. Trong nền văn hoá chung của Việt Nam, văn hoá pháp lý là một bộ phận không thể thiếu. Trình độ phát triển của một xã hội được đo bằng nhiều chuẩn mực khác nhau, trong đó có chuẩn mực về văn minh pháp luật và văn hoá pháp lý. Văn hoá pháp lý cũng như các loại hình văn hoá khác thể hiện trong từng lĩnh vực hoạt động xã hội. Cụ thể của mỗi đất nước, mỗi dân tộc được tạo thành bởi các yếu tố căn bản là: (i) các yếu tố ý thức (các giá trị tư tưởng, đạo đức, mỹ học); (ii) các yếu tố (giá trị) vật chất do con người lao động, sáng tạo nên; (iii) năng lực, cách thức sử dụng các dạng vật chất đã sáng tạo ra (hành vi, lối sống). Như vậy, văn hoá pháp lý là những quan điểm, quan niệm, giá trị, cách ứng xử của con người hợp thành các giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống, được lưu truyền qua các thế hệ.

Nếu như với văn hoá là cái chung thì văn hoá pháp lý là cái riêng, còn văn hoá tư pháp là cái đặc thù.

Trong lĩnh vực tư pháp, văn hoá pháp lý được thể hiện rất rõ qua văn hoá tư pháp. Với hệ thống tư pháp như đã kể trên, với những đặc thù của tổ chức thực hiện quyền lực tư pháp, văn hoá tư pháp được hình thành và củng cố bởi nhiều yếu tố quy định, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Văn hoá tư pháp có thể được hiểu là các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động tư pháp, đó là tổng hợp các quan điểm, nhận thức, cách nhìn, lối xử sự, thái độ tôn trọng đối với pháp luật và ý thức tự giác chấp hành các quyết định của các cơ quan tư pháp nói riêng.

Văn hoá tư pháp hình thành, tồn tại, củng cố và phát triển trên những cơ sở sau:

- Các quy định pháp luật, đặc biệt là các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp, về hoạt động tố tụng, cũng như các quy định pháp luật về nội dung là cơ sở “tinh thần” rất quan trọng của văn hoá tư pháp. Các quan niệm về một nền công lý nhân dân, các giá trị pháp luật mang tính nhân văn, dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; các giá trị tư tưởng pháp lý, quan niệm cơ bản về một nền tư pháp đã chi phối trực tiếp và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn hoá tư pháp. Trong điều tra, truy tố, xét xử, đó là sự hiện diện của các nguyên tắc như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; xét xử công khai; tranh tụng; nguyên tắc xác định sự thật của vụ án...

- Văn hoá tư pháp được hình thành bởi chính văn hoá pháp luật của những người tiến hành hoạt động tư pháp (cán bộ, nhân viên tư pháp) và những người tham gia vào hoạt động tư pháp. Những người tiến hành hoạt động tư pháp theo thẩm quyền được Nhà nước giao, thể hiện văn hoá pháp lý của họ qua ý thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cách ứng xử văn hoá của họ trong hoạt động tiễn tư pháp. Chính pháp luật, văn hoá và thực tiễn tư pháp mang lại cho họ tố chất không thể có ở những cán bộ thuộc các lĩnh vực khác trong hoạt động của Nhà nước. Và xét đến cùng, biểu hiện ra bằng hành vi của những cán bộ, nhân viên tư pháp trong hoạt động cụ thể của mình. Văn hoá tư pháp không chỉ thể hiện tính chất dân chủ của nền tư pháp mà còn thể hiện những giá trị nhân văn. Khi con người va chạm, động chạm đến pháp luật, văn hoá tư pháp ở mức độ cao sẽ tạo cho cán bộ tư pháp (kể cả luật sư) tư duy mạch lạc, xử lý nhạy bén các tình huống pháp lý một cách độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động đa chiều khác về vụ việc đang được quan tâm. Bên cạnh đó, văn hoá của những người tham gia hoạt động tư pháp (dù có lợi ích hay không có lợi ích liên quan đến vụ việc) cũng có vai trò rất quan trọng. Đó là sự nhận thức và khả năng thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã trao cho họ, ở cả trong quá trình giải quyết vụ việc đến khi thi hành các phán quyết cuối cùng của cơ quan tư pháp. Có thể nói, trình độ văn hoá pháp luật, văn hoá tư pháp của những người tham gia vào hoạt động tư pháp đến mức nào thì khả năng tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ sẽ hiệu quả đến chừng ấy.

Đạo đức tư pháp - một bộ phận hợp thành của đạo đức nghề nghiệp.

Pháp luật và đạo đức là những hiện tượng xã hội gần gũi và bổ sung cho nhau. Giữa pháp luật và đạo đức có những mỗi liên hệ nhất định và có sự tác động qua lại lẫn nhau vì cùng là hai hiện tượng của kiến trúc thượng tầng của xã hội. Đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Những chuẩn mực này là các tiêu chí để đánh giá hành vi của con người từ góc độ của các phạm trù thiện, ác, tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, công bằng, không công bằng…

Trong xã hội XHCN, đạo đức là những chuẩn mực thống nhất cho mọi người. Nhưng việc vận dụng những chuẩn mực đạo đức vào trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội lại tuỳ thuộc vào những đặc thù của lĩnh vực đó (ví dụ như y đức trong nghề y, đạo đức của nhà giáo trong nghề sư phạm, đạo đức thể thao trong thể thao, đạo đức của nhà báo trong hoạt động báo chí...). Tương tự như vậy, trong lĩnh vực hoạt động tư pháp luôn luôn có tác động của một nhóm các nguyên tắc, các phạm trù đạo đức. Chúng định hình, tồn tại và được thực hiện trong quá trình giải quyết các vụ án. Ví dụ ở lĩnh vực tư pháp hình sự, việc áp dụng đúng hình phạt, giáo dục và cải tạo người phạm tội trở về cuộc sống lương thiện đều dựa trên một nền đạo đức thống nhất của xã hội. Các biện pháp mà các cơ quan tư pháp hình sự áp dụng đối với người phạm tội trong quá trình điều tra cũng như khi xét xử không những phải phù hợp với pháp luật mà còn phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức XHCN. Mục đích của các cơ quan tư pháp hình sự cần phải đạt được không những chỉ bằng các biện pháp pháp luật mà còn bằng sức mạnh của đạo đức. Còn trong tư pháp phi hình sự (dân sự, lao động...) thì việc áp dụng chính xác các quy định của pháp luật để giải quyết đúng đắn các tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên cũng chính là đáp ứng được các yêu cầu của đạo đức. Như vậy, trong lĩnh vực hoạt động tư pháp có những nguyên tắc, những giá trị đạo đức được vận dụng, những nguyên tắc và giá trị đạo đức này hợp thành đạo đức tư pháp. Đây là một dạng của đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức tư pháp được xem như là một bộ phận hợp thành của đạo đức xã hội. Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, nhận thức của một người, một tập thể, một cộng đồng về hoạt động tư pháp và về một nền tư pháp.

Nếu như phạm trù đạo đức được hiểu theo nghĩa xã hội chung nhất (như trên đã định nghĩa) thì đạo đức tư pháp lấy pháp luật làm nền tảng và chỉ hình thành trong lĩnh vực tư pháp. Những giá trị có ý nghĩa rất quan trọng như công bằng, vô tư, khách quan, nhân đạo, tình người, lợi ích, danh dự, nhân phẩm của con người phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và kết quả hoạt động của Toà án và các cơ quan, tổ chức tư pháp khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, giám định tư pháp, luật sư... Nếu bản án mà Toà án tuyên vừa chính xác, vừa đúng pháp luật, vừa thấu tình, vừa đạt lý, tức là đạt ở trình độ cao về pháp luật và đạo đức thì sẽ tạo cho công dân một ấn tượng tốt, một sự đồng tình xét từ góc độ tình cảm pháp lý, củng cố lòng tin của họ vào pháp luật và để họ thấy rằng: sự thật và công lý luôn luôn chiến thắng ngay trong những tình huống khó khăn và phức tạp nhất. Ngược lại, bản án không đáp ứng các yêu cầu trên thì sẽ làm mất lòng tin và những giá trị đạo đức sẽ bị hiểu sai lệch. Buộc tội oan, sai, xét xử thiên vị các tranh chấp sẽ gây ra thiệt hại khôn lường về đạo đức trong xã hội (mà những giá trị đạo đức cũng rất quan trọng và cần được bảo vệ như là các giá trị vật chất).

Chính vì các nguyên tắc đạo đức xuyên suốt pháp luật như vậy mà bản thân pháp luật cũng trở thành hiện tượng đạo đức theo nghĩa rộng của nó và việc không tuân thủ đối với bất kỳ quy phạm pháp luật nào đều được coi là hành vi trái đạo đức.

Những nguyên tắc, phạm trù đạo đức thể hiện ở mọi giai đoạn tố tụng ở hoạt động của mọi chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có Toà án. Xét xử là giai đoạn quyết định của quá trình tố tụng, được tiến hành công khai, có tranh tụng, do đó, chỉ một biểu hiện nhỏ vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy phiên toà hay vi phạm các chuẩn mực đạo đức thì rất dễ gây ấn tượng không tốt cho công chúng.

Vì vậy, cần phải tạo ra một thái độ, một không khí tin cậy, một niềm tin của những người tham dự phiên toà đối với Hội đồng xét xử. Điều đó đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phải tôn trọng các nguyên tắc và giá trị đạo đức. Giá trị đạo đức là những cái được con người lựa chọn và đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đó là các giá trị:

- Công bằng: Bản thân khái niệm công bằng đã là hiện thân của nền tư pháp dân chủ. Sự công bằng, công minh được kết tinh trong các đạo luật, trong các quy phạm pháp luật. Công bằng đòi hỏi các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, người bị hại và các đương sự phải được bảo vệ.

- Vô tư khách quan là đòi hỏi về mặt pháp luật cũng như về đạo đức. Nhưng vô tư không có nghĩa là bàng quan và dửng dưng với lợi ích của con người. Ví dụ: sự vô tư của Hội đồng xét xử thể hiện qua việc bảo đảm sự bình đẳng của các bên, không nghiêng về bên này mà làm hại lợi ích bên kia, trong khi ranh giới giữa lợi ích các bên có khi chỉ chênh nhau như sợi tóc.

Sự vô tư và khách quan của cán bộ tư pháp còn thể hiện ở chỗ không bị mặc cảm bởi những ấn tượng ban đầu về vụ án hay nhân thân cũng như các đương sự khác có lợi ích trong vụ án. Vì nếu những cảm giác hay ấn tượng ban đầu đó mà không dựa trên những sự kiện thực tế của vụ việc thì rất dễ mặc sai lầm.

Và điều quan trọng hơn cả, muốn vô tư thì “tâm” phải sáng. Không thể xét xử vô tư và khách quan khi cán bộ tư pháp có hành vi vi phạm.


 

QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TƯ PHÁP Ở MỘT SỐ NƯỚC

TS. Nguyễn Thành Trì

Học viện Tư pháp

1. Hệ chuẩn mực đạo đức làm Người được xã hội thừa nhận - Là bộ phận cấu thành của khái niệm đạo đức tư pháp

Hầu như ở nhiều quốc gia, từ thời cổ đại cho đến ngày nay đều quan niệm đạo đức là một thuộc tính của đời sống xã hội, vì lẽ con người sống trong xã hội là một phần của cộng đồng. Bản chất của con người là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, là một phần trong tổng thể xã hội thống nhất. Cá nhân từng con người không thể tách biệt lập khỏi đời sống cộng đồng, một ai đó chủ quan muốn tách mình khỏi đời sống xã hội, thì cũng như “tự mình nắm lấy tóc mình, mà đòi nâng mình lên khỏi mặt đất” vậy. Trong đời sống xã hội, con người để duy trì cuộc sống của chính mình, họ phải tiếp xúc, quan hệ, giao tiếp với nhau, những hành vi giao tiếp của con người không chỉ thuần tuý quan hệ về vật chất, mà còn bao gồm cả những quan hệ về tình cảm, tinh thần... và ngay cả những quan hệ để duy trì nòi giống như một thực thể sinh học cũng đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc hành xử đúng mực trong đời sống loài người.

Xuất phát từ quan niệm, con người không chỉ là sinh vật thượng đẳng mà là tổng hoà của các quan hệ xã hội, vì vậy xuất hiện khái niệm về đạo đức sống trong xã hội. Đòi hỏi khách quan của xã hội là buộc các thành viên trong cộng đồng phải luân thủ hệ tiêu chí, quy tắc ứng xử được xã hội công nhận. Vì lẽ, mỗi cá nhân khi thực hiện hành vi nào đó đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của những người xung quanh. Hiển nhiên không phải hành vi nào, cung cách ứng xử nào của một cá nhân đều được xã hội chấp nhận, đều chính đáng. Chính vì vậy, trải qua một thời gian dài sinh tồn và phát triển, mỗi một cộng đồng, mỗi một xã hội và theo sự hình thành, phát triển của nền kinh tế - địa - chính trị mà hình thành hệ tiêu chí đạo đức của mỗi một quốc gia. Trên cơ sở của hệ tiêu chí đạo đức xã hội mà xã hội với thiết chế mà mình quan sát, theo dõi và chấp nhận hay không chấp nhận thành vi của thành viên trong xã hội. Đời sống cộng đồng xã hội đặt ra yêu cầu về chuẩn mực hành vi, ứng xử mang tính chất đạo đức để buộc các thành viên phải tuân thủ, trực tiếp điều chỉnh, chi phối hành vi của từng cá nhân; đến lượt mình từng cá nhân cũng đóng góp phần của mình để hoàn thiện hệ tiêu chí đạo đức xã hội.

Lịch sử phát triển xã hội loài người, lịch sử Nhà nước pháp quyền đã chỉ ra rằng hệ tiêu chuẩn đạo đức của từng thời kỳ phát triển, của từng mỗi một Quốc gia, dân tộc, cộng đồng sắc tộc, tôn giáo đều có những điều chỉnh, thay đổi, phù hợp theo yêu cầu của thực thể xã hội đó. Chính vì vậy, hệ tiêu chuẩn đạo đức luôn luôn mang tính đặc thù, dấu ấn của từng xã hội, từng thời đại và luôn mang tính giai cấp, khi xã hội đã bị phân hoá giai cấp, giai tầng, đẳng cấp...

Những căn cứ lịch sử minh chứng cho việc xuất hiện Nhà nước và pháp luật, đồng thời xuất hiện đội ngũ những người nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và đội ngũ thực thi quyền lực Nhà nước trong đó bao gồm cả đội ngũ chức danh pháp. Họ là những người đại diện cho giai cấp cầm quyền. Chính địa vị giai cấp cầm quyền của mỗi thời kỳ lịch sử quy định chi phối hành vi, ứng xử của đội ngũ này, vì vậy hệ tiêu chí đạo đức của từng thời kỳ lịch sử được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của chính giai cấp cầm quyền ở thời kỳ đó. Do vậy khi nói về đạo đức tư pháp - là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội, tức là nói đến hành vi ứng xử, lối sống của các chức danh tư pháp phải phù hợp với tiêu chí đạo đức của giai cấp đang nắm Nhà nước trong tay. Đạo đức tư pháp là tập hợp các quan điểm, tư tưởng nhận thức của một người, một tập thể, một dân tộc và hoạt động tư pháp cũng như về một nền tư pháp trong xã hội[89].

Với yêu cầu chính trị, giai cấp cầm quyền luôn đặt ra yêu cầu về tiêu chí đạo đức cho các chức danh tư pháp, buộc họ phải đảm bảo các yêu cầu phẩm chất đạo đức phù hợp và quy định các hành vi đạo đức của đội ngũ này trong đời sống xã hội, nhằm tạo ra một đội ngũ “Công bộc” trung thành với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đấy là tính thực, nội hàm vốn có, là tính khách quan, hi hữu và thực dụng của hệ chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung, đạo đức tư pháp nói riêng trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Đạo đức là hệ thống chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người, thì đạo đức tư pháp lấy pháp luật làm nền tảng và chỉ hình thành trong lĩnh vực tư pháp[90].

Ngoài ra, cũng cần đề cập đến một khía cạnh khác của đạo đức - đó là tính lý tưởng, là khát vọng của xã hội loài người vươn tới chân - thiện - mỹ, mà với ước mơ người thực thi quyền lực tư pháp có đạo đức siêu phàm thực thi công lý, đảm bảo tính nhân ái, công bằng, vô tư khách quan. Trong đời sống dân gian của xã hội phương Đông cũng như phương Tây, ở nhiều Quốc gia đã xây dựng không ít và đó vẫn chỉ là hoài bão ước mơ về những nhân vật điển hình như “Bao công”, những con người với chuẩn mực đạo đức siêu phàm có thể thực thi lẽ công bằng trong xã hội.

2. Đạo đức tư pháp ở nhiều nước - là hệ thống các chuẩn mực hành xử, là hệ tiêu chí đạo đức được pháp điển hoá trong quy chế nghề nghiệp

Đạo đức tư pháp ở nhiều nước thường và chủ yếu được đề cập đến là đạo đức hành nghề của các chức danh tư pháp như: Thẩm phán, Luật sư, công tố viên, thừa phát lại (Chấp Hành viên, Công chứng viên)...; do tính trách nhiệm cao và những yêu cầu mang tính xã hội và chính trị của việc hành nghề các chức danh tư pháp, mà nhiều nước mới đưa yêu cầu khác nhau về quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đối với Thẩm phán, Công tố viên, điều tra viên, Thừa phát lại thường được pháp điển hoá thành các điều trong các bộ luật (Luật Hình sự, luật tố hình sự, luật tố tụng dân sự, luật thi hành án, luật Nhà nước...). Đặc biệt đối với những chức danh Thẩm phán, Luật sư là nhân vật trung tâm, hết sức quan trọng trong hệ thống Tư pháp - quyền lực thứ 3 trong hệ thống tam quyền phân lập, ngoài những quy định tiêu chuẩn đạo đức đã được pháp điển hoá trong các bộ luật, nhà nước còn ban hành các luật về đạo đức Thẩm phán hoặc quy chế đạo đức hành nghề luật sư.

2.1. Quy chế đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán

Hầu như nhiều quốc gia trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện của mình đã hình thành quy chế hành nghề quan toà ở dưới dạng tập quán nghề nghiệp hay dưới các hình thức văn bản khác như chiếu lệnh của Hoàng đế về tiêu chuẩn về đạo đức để bổ nhiệm các quan lại.

Ở các nước phương Đông, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và phụ thuộc vào hình thức tổ chức quyền lực nhà nước mà thông qua đó để thực thi quyền Tư pháp qua từng chức tước cụ thể.

Chẳng hạn, như ở Trung Quốc trong chế độ phong kiến tập quyền, trên thì có Hoàng đế dưới có Bộ hình, đứng đầu bộ hình thường là quan Thượng thư, đến các phủ có quan phủ, quan phủ vừa tập trung ba quyền lực trong tay, trợ giúp cho quan phủ trong thực thì quyền tư pháp trên công đường có quan án sát, trong nhiều trường hợp cụ thể được uỷ nhiệm của quan phủ, quan án sát tỉnh có thể lên công đường xử án. Còn cấp quận huyện tương tự như cấp phủ, do quan huyện đứng đầu, trợ giúp cho cơ quan huyện xử án có sư gia... Ở các nước phương tây, chế độ phong kiến tập quyền ở mỗi nước có hệ thống và tổ chức quyền lực khác nhau, nhưng nhìn chung quyền lực nhà nước chủ yếu tập trung vào Hoàng đế và các chức quan đứng đầu các đơn vị hành chính của quốc gia. Tiêu chí đạo đức tư pháp hầu như nằm trong tiêu chuẩn đạo đức “trung quân, ái quốc”, “liêm minh chính trực” của Hoàng đế khi bổ nhiệm quan lại, ngoài những tiêu chuẩn về học vấn, tiêu chí dòng dõi hoàng tộc, dòng dõi quan gia, hàm tước là một trong những điều kiện đạo đức để Hoàng đế bổ nhiệm chức tước quan lại cai trị.

Để đảm bảo quản lý điều hành được quốc gia, mỗi Hoàng đế ở mỗi nước có những yêu cầu của riêng mình đối với các quan lại cấp dưới, ví dụ Hoàng đế Justinian La mã yêu cầu các quan toà phải liêm minh, vô tư, vì thế đã ra Chiếu lệnh cấm quan cai trị không được cưới vợ là người dân thuộc địa hạt mình quản lý, hay để đảm bảo tính vô tư Hoàng đế Justinian không bổ nhiệm quan cai trị ở địa phương là nguyên quán của người đó...

Ngày nay, ở nhiều nước khi hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước đã thay đổi, với thiết chế tam quyền phân lập, ở nhiều quốc gia đã có những đạo luật về đạo đức riêng đối với Thẩm phán. Tuy các quy chế đạo đức có tên gọi khác nhau, nhưng các luật này đều “quy định nguyên tắc xử sự về mặt đạo đức”[91], hay là “các chuẩn mực cư xử”[92] của Thẩm phán.

Trong các bản Quy chế đạo đức Thẩm phán của một số nước, đều có những điều khoản quy định chung, cụ thể:

“Những quy phạm điều chỉnh phạm trù đạo đức của Thẩm phán”. Trên cơ sở Hiến pháp nước cộng hoà Belaruxia, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Không được đặt lý do “vì sự công bằng tối thượng” và sự hợp lý, vì quyền lợi của bất kỳ ai và bất kỳ hoàn cảnh nào cao hơn hiến pháp nước cộng hoà Belaruxia và các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp.

Khi xét xử, Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật và lương tâm của mình.

Bằng toàn bộ công việc và hành vi của mình, Thẩm phán phải giúp hình thành ở các nhà chức sắc và các công dân ý thức tôn trọng hiến pháp cộng hoà Belaruxia, phải nêu tấm gương về ý thức tuân thủ pháp luật[93].

Trong lời nói đầu của bản Quy ước về ứng xử của Thẩm phán Bang Queesland (úc) quy định:

Bảng quy ước nhằm thể hiện bằng văn bản các chuẩn mực cư xử Thẩm phán ở Bang này cần đạt tới và duy trì lâu dài.

Mục đích của quy ước này là đưa ra các định hướng cơ bản cho việc tăng cường và bảo vệ danh dự cũng như tính độc lập của giới Thẩm phán.

Quy ước không liệt kê hết mà nhằm mục đích vạch ra các nguyên tắc đạo đức chỉ đạo chung và đưa ra chuẩn mực tối thiểu trong cư xử cần áp dụng cho các Thẩm phán.

Trong các Quy chế đạo đức đều quy định nguyên tắc hành xử đảm bảo tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán.

Bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, Thẩm phán cũng phải có hành vi ứng xử sao cho trong xã hội khẳng định được niềm tin vào tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán khi xét xử.

Thẩm phán không được để cho bất kỳ ai, kể cả các nhà chức sắc của Toà án cấp trên, các nhà chức sắc khác, không phụ thuộc vào vị trí công tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người thân thích, bạn bè hoặc người quen gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của họ.

Điều có ý nghĩa cao nhất đối với Thẩm phán là việc hoàn thành một cách trung thực nhiệm vụ của mình.

Thẩm phán không bị chi phối bởi dư luận xã hội, cho dù dư luận đó bất lợi cho họ, không phải lo sợ bị chỉ trích về hoạt động xét xử của họ[94].

Hay nói về nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán:

Nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán phải được đặt lên hàng đầu so với mọi nghĩa vụ khác của Thẩm phán.

Thẩm phán phải thực hiện nghĩa vụ xét xử mà không được thiên vị hoặc định kiến.

Thẩm phán phải tuân thủ các đòi hỏi của luật đặt ra cho Thẩm phán và phải trung thành với luật đó.

Thẩm phán không bị giao động bởi lợi ích của người khác, dư luận xã hội, sự lo sợ bị chỉ trích hoặc sự kháng án lên cấp phúc thẩm.

Thẩm phán phải duy trì trật tự và sự tôn trọng nghiêm trang của phiên toà do mình xét xử.

Thẩm phán phải kiên nhẫn, nghiêm túc và lịch sự đối với các bên tranh chấp, các người làm chứng, các luật sư, các công tố viên và các người khác tham gia vào vụ việc do Thẩm phán giải quyết, đồng thời phải yêu cầu luật sư, công tố viên, các cán bộ, nhân viên toà án và những người khác thuộc quyền điều hành và kiểm tra tương tự như vậy.

Thẩm phán phải đảm bảo đầy đủ quyền được trình bày theo đúng quy định của pháp luật cho mọi người liên quan về mặt pháp luật tại phiên toà.

Thẩm phán cần phải thực hiện công việc của toà một cách kịp thời và đúng mực.

Thẩm phán phải tránh đưa ra bình luận công khai về các phiên toà đang chờ đưa ra xét xử ở bất kỳ toà án nào và đòi hỏi các nhân viên toà án thuộc quyền điều hành và kiểm tra của mình cũng hành động như vậy. Tiểu mục này không cấm Thẩm phán đưa ra các tuyên bố công khai trong quá trình thực thi các công vụ của mình, cũng như không cấm việc giải thích cho thông tin đại chúng về các thủ tục tố tụng tại toà.

Trong các trường hợp cần hành động để bảo vệ và trong trường hợp cần thiết khác, thẩm phán phải nêu các lý do đối với các quyết định xét xử hoặc các hành động của mình, nhưng Thẩm phán cần phải và nếu như bị hỏi không buộc phải biện hộ, bảo vệ, xin lỗi hoặc có bất kỳ giải thích nào về các quyết định xét xử hay hành động như vậy, trừ khi luật có quy định riêng biệt bắt buộc hoặc yêu cầu làm như vậy.

Thẩm phán có quyền từ chối tiến hành tố tụng (Quy ước 3).

Thẩm phán cần phải từ chối tiến hành bất kỳ quá trình tố tụng nào mà ở đó sự vô tư, khách quan của Thẩm phán có lý do để bị nghi ngờ[95].

Trong các Quy chế đạo đức Thẩm phán đều quy định về văn hoá ứng xử của Thẩm phán:

Thẩm phán phải tham gia vào việc duy trì và ủng hộ các chuẩn mực cư xử nhằm bảo vệ danh dự và tính độc lập của giới Thẩm phán.

Thẩm phán phải tôn trọng và tuân theo pháp luật, tự mình cư xử một cách đúng đắn để làm tăng niềm tin của công chúng vào danh dự và tính độc lập của giới Thẩm phán. Thẩm phán cần thận trọng tránh bất kỳ hành vi nào có thể dẫn giới Thẩm phán tới chỗ bị coi thường hoặc làm xói mòn tính công bằng, ngay thẳng của toà án.

Thẩm phán phải luôn luôn hành xử công bằng, không để cho công tác xét xử hoặc quyết định của mình bị ảnh hưởng bởi gia đình mình, bởi các quan hệ xã hội hoặc các quan hệ khác.

Thẩm phán không được biểu hiện, hoặc để cho người khác biểu hiện ấn tượng rằng họ có vị thế đặc biệt để tác động tới thẩm phán.

Trong quan hệ với mọi người, khi thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng và trong các quan hệ ngoài công việc, Thẩm phán phải tuân theo các nguyên tắc ứng xử chung, hành xử một cách tự trọng.

Thẩm phán phải xử sự lịch sự, đúng mực, kiên trì có tính nguyên tắc, ham muốn đi sâu tìm hiểu bản chất sự việc, khả năng lắng nghe người đối thoại và hiểu quan điểm của họ, cân nhắc và có căn cứ khi đưa ra các quyết định.

Khuyến khích Thẩm phán xây dựng cách xử sự tương tự ở các đồng nghiệp, các công chức của toà án, cũng như các công dân khác.

Quy chế đạo đức cũng đề cập đến những quy định về giao dịch tài chính và quà tặng.

Thẩm phán phải tránh các giao dịch tài chính và kinh doanh có khuynh hướng gây ảnh hưởng xấu tới tính khách quan, tới sự thực hiện đúng mực nghĩa vụ xét xử, tới việc lợi dụng địa vị xét xử hoặc lôi cuốn Thẩm phán vào các giao dịch thường xuyên với các luật sư hoặc những người thường có quan hệ với toà án nơi Thẩm phán làm việc.

Trong khi phải phục tùng các đòi hỏi nêu ở điểm trên, thẩm phán có thể tiến hành và theo dõi việc đầu tư, kể cả đầu tư bất động sản, tham gia vào các hoạt động có thù lao khác nhưng không được làm việc với tư cách nhân viên, giám đốc, người điều hành cố vấn hoặc nhân viên của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Thẩm phán phải tìm cách để việc đầu tư vào các lợi ích tài chính của mình giảm đến mức tối thiểu số trường hợp Thẩm phán phải từ chối việc tham gia tố tụng. Nếu có thể làm như vậy mà không gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng thì Thẩm phán phải từ bỏ các đầu tư và các lợi ích tài chính khác có thể gây ra việc thường xuyên phải từ chối tham gia tố tụng.

Thẩm phán không được sử dụng hoặc tiết lộ những thông tin mà thẩm phán thu được ở cương vị xét xử vào các giao dịch tài chính hay bất kỳ mục đích nào khác không liên quan tới nghĩa vụ xét xử của thẩm phán.

Thẩm phán chỉ được nhận các món quà khi không có lý do để cho rằng món quà như vậy có thể ảnh hưởng tới tính độc lập xét xử. Trong bất kỳ tình huống nào, thẩm phán cũng không được nhận quà từ những người tranh chấp phải hoặc có thể phải có mặt trước thẩm phán[96].

Trong Luật đạo đức Thẩm phán còn quy định về các hoạt động khác của Thẩm phán:

Theo Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, Thẩm phán không được tiến hành hoạt động kinh doanh thực hiện các công việc có hưởng lương khác, trừ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Thẩm phán không được tham gia vào hoạt động từ thiện và giáo dục nếu như hoạt động đó có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của thẩm phán. Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình để hoạt động ngoài xã hội với tư cách là trọng tài viên, hoặc người trung gian để giải quyết tranh chấp, kiện tụng.

Trong việc xác lập và tiến hành các mối quan hệ riêng về tài chính, cũng như trong quan hệ công tác, Thẩm phán phải cân nhắc thận trọng, để tránh trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng do có liên đên quan vụ việc[97].

Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình vào mục đích cá nhân, hoặc vì lợi ích của bất kỳ ai mà làm trái với Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, cũng như không được bằng hành vi xử sự của mình cho phép người khác tạo ra cảm giác rằng họ có thể gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán.

Thẩm phán không được tham gia giải quyết vụ án nếu có quyền lợi trong vụ án đó.

Thẩm phán phải thận trọng khi lựa chọn bạn bè, người quen, tránh những quan hệ có thể ảnh hưởng đến thẩm phán.

Trong mọi trường hợp, Thẩm phán phải suy nghĩ trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào, phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra, phải đối chiếu hành vi của mình với các chuẩn mực về đạo đức. 

Thẩm phán không được bỏ qua các dư luận xã hội cho rằng Thẩm phán đó đã cố ý vi phạm hiến pháp cộng hoà Belaruxia và các văn bản pháp luật khác, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền lợi trong vụ án. Trong trường hợp dư luận xã hội không có cơ sở, thẩm phán có quyền can thiệp yêu cầu hiệp hội thẩm phán giúp đỡ.

 Ngoài ra một số nước còn quy định quy chế cụ thể liên quan đến hành nghề pháp luật và các nghĩa vụ khác.

Thẩm phán không được hành nghề pháp luật nhưng có thể tự mình tham gia trong tất cả các công việc pháp luật liên quan đến mình, và có thể tư vấn pháp luật, soạn thảo hay xem lại các văn bản, hồ sơ pháp lý cho thành viên của gia đình mình mà không có thù lao.

Thẩm phán không được chấp nhận việc được bổ nhiệm vào một Uỷ ban, Ban của Chính phủ, hoặc vào vị trí khác có liên quan đến sự kiện hay chính sách về những vấn đề ngoài việc hoàn thiện pháp luật hoặc công tác hành chính tư pháp. Tuy nhiên, Thẩm phán có thể đại diện cho nước mình, bang mình hay địa phương mình trong các dịp lễ hoặc liên quan đến các hoạt động lịch sử, giáo dục và văn hoá[98].

Quy chế đạo đức thẩm phán còn quy định văn hoá pháp đình của Thẩm phán tại phiên toà:

Thẩm phán phải cố gắng xây dựng không khí nghiêm trang, thiện chí và ôn hoà tại phiên toà xét xử.

Thẩm phán phải thể hiện tính kiên nhẫn, tôn trọng và lịch sự đối với các bên đương sự, các đại diện hợp pháp của họ và những người tham gia phiên toà. Thẩm phán không được thể hiện mối quan hệ của mình đối với bất kỳ ai tham gia phiên toà dưới bất kỳ hình thức nào (Lời nói, cử chỉ, ra hiệu).

Thẩm phán không được bỏ qua những vi phạm nguyên tắc đạo đức từ phía các công chức toà án đối với những người tham gia phiên toà và những người dự phiên toà[99].

Quy chế đạo đức Thẩm phán còn đưa ra yêu cầu:

Thẩm phán phải thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, kịp thời cập nhật các kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử.

Thẩm phán có quyền tham gia vào các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống cơ quan toà án, tổ chức toà án và thủ tục giải quyết các vụ án.

Thẩm phán phải công khai phê bình hành vi ứng xử của thẩm phán khác.

Là thành viên của hiệp hội thẩm phán, thẩm phán phải giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ngành toà án, truyền lại cho thế hệ thẩm phán mới.

Thẩm phán có nghĩa vụ giúp đỡ các thẩm phán trẻ nắm vững các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Ở nhiều nước, trong Quy chế đạo đức Thẩm phán còn quy định hoạt động chính trị của thẩm phán:

Theo hiến pháp cộng hoà Belaruxia, thẩm phán không được trở thành thành viên của tổ chức chính trị hoặc tổ chức xã hội có mục đích chính trị, không được giúp đỡ các tổ chức này bằng tài chính hay hình thức khác.

Thẩm phán phải tránh công khai thể hiện mối thiện cảm hoặc không thiện cảm của mình đối với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội có mục đích chính trị thuộc hệ tư tưởng khác nhau.

Thẩm phán phải tránh không tranh luận công khai về việc ủng hộ hoặc phản đối các ứng cử viên theo chế độ cử hoặc bầu vào các chức vụ của bộ máy nhà nước.

Thẩm phán có quyền ứng cử và đề cử vào các cơ quan quản lý Thẩm phán[100].

Thẩm phán phải xử sự khách quan giữa công tố viên và luật sư bào chữa, phải hết sức tránh bất kỳ quan hệ cá nhân nào với cả đôi bên mà có thể là, hoặc tỏ ra là có sự thiên vị bằng cách này hay cách khác.

Thẩm phán phải hết sức tránh có quan hệ cá nhân với các nhân viên cảnh sát mà có thể là, hoặc tỏ ra là có thiên vị hoặc chống lại các nhân viên cảnh sát đó. Những hạn chế tương tự cũng đặt ra trong quan hệ của thẩm phán với bất kỳ người nào là, hoặc có thể là đương sự trong vụ án do Thẩm phán xét xử.

Quy chế đạo đức của Thẩm phán còn quy định nghĩa vụ của Thẩm phán trong khi thực hiện nghiệp vụ xét xử:

Thẩm phán có nghĩa vụ phải giữ bí mật đối với những thông tin có được tại phiên toà xét xử công khai.

Thẩm phán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi xâm phạm hoạt động của toà án, tội phạm về chức vụ hoặc tội phạm khác.

2.2. Đối với Luật sư

Nhiều quốc gia đã ban hành quy chế đạo đức Luật sư khi hành nghề, khẳng định rằng trong hoạt động tố tụng Luật sư có một trọng trách đặc biệt để đảm bảo cho lẽ công bằng thực thi và giá trị trong hoạt động tố tụng, Quy chế đạo đức Luật sư đòi hỏi rất cao đối với mỗi một Luật sư khi hành nghề, cụ thể Quy chế hành nghề luật sư của bang California[101] quy định:

Điều 2 - 400: Cấm hành vi phân biệt đối xử trong hành nghề Luật sư.

Trong khi quản lý hoặc thực hành nghề luật, thành viên của Đoàn luật sư không được có sự phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tuổi... trong việc: Thuê, đề bạt cá nhân nào; Chấp nhận đại diện cho thân chủ.

Điều 3 - 210:

Thành viên Đoàn luật sư không được tư vấn cho thân chủ vi phạm bất kỳ quy định nào trừ khi hoàn toàn tin rằng những quy định, điều luật trên là trái luật.

Điều 3 - 300: Quy chế đạo đức cấm Luật sư.

Xung đột lợi ích với thân chủ và quy định Luật sư không được tham gia giao dịch kinh tế với thân chủ của mình - trừ trường hợp giao dịch đó là hợp lý và công bằng đối với thân chủ.

Điều 3 - 310:

Trong một vụ việc, Luật sư không được đại diện cho cùng một lúc nhiều thân chủ mà lợi ích của họ trong vụ việc là xung đột nhau.

Điều 5 - 100:

Luật sư không được đe doạ buộc tội hình sự, hành chính để đạt được lợi thế trong một vụ tranh chấp dân sự.

Điều 4 - 400:

Luật sư không được thuyết phục, gợi ý thân chủ tặng quà cho mình, vợ con hoặc những người thân của mình, trừ trường hợp thân chủ có quan hệ họ hàng với luật sư.

Điều 5 - 200:

Khi trình bày sự việc trước toà:

1. Luật sư không được tìm cách gây nhầm lẫn cho thẩm phán, bồi thẩm đoàn bằng những mưu mẹo hoặc những nhận định sai sự thật về sự việc hoặc pháp luật.

2. Không được cố tình trích dẫn sai những ngôn ngữ từ các học thuyết pháp lý, các đạo luật hoặc quyết định của toà án.

3. Không được cố ý viện dẫn một quy định hoặc đạo luật đã bị tuyên bố là trái pháp luật.

Điều 5 - 220:

Luật sư không được thủ tiêu, giữ kín hoặc lấp liếm bất kỳ chứng cứ nào mà luật sư hoặc thân chủ của họ có nghĩa vụ pháp lý phải công bố.

Điều 5 - 300:

Luật sư không được gián tiếp hay trực tiếp đưa hoặc cho thẩm phán, nhân viên toà án bất kỳ thứ gì có giá trị trừ khi mối quan hệ giữa Luật sư hoặc gia đình Luật sư với những người đó ở mức độ mà các tặng phẩm vẫn được tặng.

Điều 5 - 310:

Luật sư không được trực tiếp hay gián tiếp ngăn cản không cho nhân chứng ra làm chứng trước toà.

Điều 5 - 320:

Luật sư không được giao tiếp với bất kỳ ai trong số những người có thể được chọn làm bồi thẩm đoàn.

Trong quá trình xét xử của Toà án Luật sư không được biểu hiện mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với bất kỳ thành viên của bồi thẩm đoàn.

Không được tiến hành việc điều tra ngoài Toà án với thành viên bồi thẩm đoàn nhằm gây ảnh hưởng đến họ.


 

Phu lục 1:

LUẬT CỦA LIÊN BANG SỐ 3132-1 NGÀY 26-6-1992

(Được sửa đổi ngày 21-6-1995)

QUY CHẾ THẨM PHÁN LIÊN BANG NGA

 

Điều 1: Thẩm phán - người thực thi quyền lực xét xử

  1. Thẩm quyền xét xử ở Liên bang Nga chỉ thuộc Thẩm phán thay mặt Tòa án và trong những trường hợp được pháp luật quy định có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân.
  2. Thẩm quyền xét xử độc lập và hoạt động không phụ thuộc vào quyền lập pháp và hành pháp.
  3. Theo quy định tại luật này thì Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của Hiến pháp để thực thi việc xét xử và họ thực hiện nghĩa vụ của mình trên cơ sở chuyên nghiệp.
  4. Thẩm phán hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Khi thực thi quyền xét xử Thẩm phán không phải báo cáo cho bất kỳ người nào.
  5. Bất kỳ một sự không tôn trọng nào đối với Toà án hoặc Thẩm phán đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  6. Mọi yêu cầu và mệnh lệnh của Thẩm phán được ban hành trong khi Thẩm phán thực hiện quyền xét xử của mình đều có tính bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức khác, không trừ một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Mọi thông tin, tài liệu và những bản sao của các văn bản này, nếu thấy cần thiết cho hoạt động xét xử, thì khi Thẩm phán yêu cầu, chúng phải được xuất trình một cách nhanh chóng. Việc không thực hiện yêu cầu và mệnh lệnh của Thẩm phán sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Điều 2: Sự thống nhất của Quy chế Thẩm phán

  1. Tất cả mọi Thẩm phán trong: Liên bang Nga đều có chung một quy chế. Một số chế định đặc biệt đối với một số loại Thẩm phán, trong đó có Thẩm phán Toà án quân sự, được luật pháp Liên bang quy định, trong những trường hợp được Luật pháp Liên bang quy định do luật pháp của các chủ thể khác của Liên bang Nga quy định.

Những quy chế đặc biệt của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga được quy định trong Hiến pháp của Liên bang (Luật của Liên bang ngày 21.6.1995).

  1. Thẩm phán, phụ thuộc vào chức vụ đang giữ, thâm niên công tác Thẩm phán và những điều kiện khác được phong Thẩm phán chuyên môn loại cao.

Việc phong tặng đanh hiệu Thẩm phán chuyên môn cao không làm thay đổi địa vị của Thẩm phán đó so với các Thẩm phán khác trong Liên bang Nga.

  1. Những yêu cầu đối với Thẩm phán.

3.1. Thẩm phán phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp Liên bang Nga và những đạo luật khác.

3.2. Thẩm phán trong khi thi hành công vụ cũng như khi không làm nhiệm vụ Thẩm phán đều phải tránh tất cả những hành vi, việc làm mà có thể làm giảm uy tín của cơ quan xét xử, phẩm chất của Thẩm phán hoặc có thể gây nhầm lẫn tính khách quan, công bằng, chí công vô tư của Thẩm phán.

3.3. Thẩm phán không có quyền trở thành đại biểu của một đảng phái hoặc một phong trào nào, không được tham gia kinh doanh, cũng như không được kết hợp công việc của Thẩm phán với những việc được trả lương khác, trừ những việc như công tác khoa học, giáo viên, nhà văn hoặc những hoạt động sáng tác khác. Thẩm phán khi đã miễn nhiệm được quyền công tác trong lĩnh vực tư pháp.

Điều 4: Những yêu cầu đối với ứng cử viên chức vụ Thẩm phán

  1. Tất cả mọi công dân Liên bang Nga, đủ 25 tuổi, có bằng Đại học có thâm niên công tác pháp luật không dưới 5 năm, không vi phạm pháp luật, đã thi đậu kỳ thi tuyển chọn và nhận được sự đề cử của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán đều có thể trở thành Thẩm phán.

Đối với Thẩm phán Toà án cấp trên có thể là công dân Liên bang Nga, đủ 30 tuổi, Thẩm phán của Toà án tối cao Liên bang Nga và Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga - đủ 35 tuổi và có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên trong lĩnh vực pháp luật.

  1. Những yêu cầu phụ thểm đối với ứng cử viên Thẩm phán các Toà án Liên bang Nga được luật pháp liên bang quy định.

Điều 5: Tuyển chọn ứng cử viên cho chức vụ Thẩm phán

  1. Việc tuyển chọn ứng cử viên cho chức vụ Thẩm phán được tiến hành trên cơ sở thi tuyển.
  2. Bất kỳ một công dân Liên bang Nga nào có trình độ Đại học Luật và đạt độ tuổi 25, đều có quyền được tham gia kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán.
  1. Kỳ thi chuyên môn cao vào chức vụ Thẩm phán được cơ quan tổ chức thi tuyển trực thuộc Bộ Tư pháp, thành phần từng Hội đồng được Hội đồng tuyển chọn phê chuẩn.
  2. Những người không phải là Thẩm phán được tham đự kỳ thi tuyển. Kết quả kỳ thi chuyên môn có hiệu lực từ 3 năm kể từ thời điểm người đó thi đậu trong kỳ thi và trong suốt thời gian người đó giữ chức vụ Thẩm phán.
  3. Mỗi công dân Liên bang Nga mà đáp ứng được những tiêu chuẩn đối với ứng cử viên chức vụ Thẩm phán của Toà án cấp tương ứng có quyền yêu cầu Hội đồng Thẩm phán giới thiệu vào chức vụ này.
  4. Hội đồng Thẩm phán trong phạm vi quyền hạn của mình xem xét đơn yêu cầu của người có nguyện vọng được giữ chức vụ Thẩm phán, và Hội đồng cũng cân nhắc kết quả của kỳ thi chuyên môn để đưa ra kết luận về việc đề cử hoặc từ chối việc đề cử người này vào chức vụ Thẩm phán.

Việc yêu cầu Hội đồng Thẩm phán đề cử lại không được sớm hơn một năm từ ngày đưa ra bản kết luận.

  1. Hội đồng Thẩm phán trình Chánh án Toà án cùng cấp kết luận từng ứng cử viên được đề cử. Trong trường hợp Chánh án không đồng ý với kết luận thì kết luận đó được trả lại để chính hội đồng Thẩm phán đỏ xem xét lại. Bản kết luận lại của Hội đồng tuyển chọn được trình Chánh án Toà án cùng cấp để tiếp tục xem xét theo đúng trình tự đã được quy định.

Điều 6: Trình tự phân chia thẩm quyển của Thẩm phán.

  1. Thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga và Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga được Uỷ ban đại hội Liên bang Nga bổ nhiệm theo giới thiệu của hánh án Toà án tối cao và Chánh án Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga.
  2. Thẩm phán Toà án trọng tài Liên bang Nga khu vực được Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm theo giới thiệu của Chánh án Toà án Trọng tài cao cấp Liên bang Nga.
  3. Thẩm phán của những Toà án liên bang có thẩm quyền xét xử chung và Toà án trọng tài được Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm theo giới thiệu của Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga và Chánh án Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga có xem xét đến ý kiến của cơ quan lập pháp (hành pháp) của chủ thể ương ứng của Liên bang Nga.
  4. Thẩm phán Toà án quân sự được Tổng thống Liên bang Nga bổ nhiệm theo giới thiệu của Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga.
  5. Tổng thống Liên bang Nga trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được tài liệu cần thiết bổ nhiệm Thẩm phán Toà án liên bang, giới thiệu ứng cử viên lia chức vụ Thẩm phán Toà án tối cao và Toà án trọng tài cao cấp để Uỷ ban Liên bang đại hội Liên bang Nga bổ nhiệm hoặc bác bỏ những ứng cử viên được đề cử và thông báo cho Chánh án Toà án tương ứng về những việc đó.
  6. Việc bổ nhiệm ứng cử viên vào chức vụ Thẩm phán được tiến hành chỉ khi có kết luận đồng ý của Hội đồng tương ứng.
  7. Trong trường hợp bác bỏ ứng cử viên chức vụ Thẩm phán Tòa án Liên bang thẩm quyền xét xử chung và Toà án trọng tài Hội đồng tuyển chọn cấp tương ứng khi có đơn nộp lại của ứng cử viên có quyền xem xét những cơ sở bác bỏ, một lần nữa đưa ra bản kết luận đồng ý bổ nhiệm ứng cử viên đó vào chức vụ Thẩm phán.

Điều 7: (Đã được huỷ bỏ theo Luật Liên bang ngày 21.6.1995)

  1. Thực hiện nghĩa vụ của Thẩm phán.

Để thực hiện quyền xét xử với tư cách là Thẩm phán, trừ việc thi hành nhiệm vụ của Thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, khi có sự đồng ý của họ những người Thẩm phán đã nghỉ trong thời hạn không quá một năm trong trường hợp chức vụ Thẩm phán còn thiếu, hoặc trong trường hợp tạm thời công việc ở Tòa án tăng lên trong trường hợp Thẩm phán vắng mặt hoặc bị đình chỉ quyền hạn.

  1. Việc tuyển dụng Thẩm phán đã nghỉ để thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán được Chánh án Toà án trên một cấp phê chuẩn theo bản kết luận đồng ý của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán.

Điều 8: Tuyên thệ của Thẩm phán.

1. Thẩm phán, người lần đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ Thẩm phán tiến hành việc tuyên thệ trọng thể theo nội dung sau:

«Xin trân trọng thể sẽ trung thực và chí công vô tư thực hiện các nghĩa vụ của mình, khi thực hiện thẩm quyền xét xử chỉ tuân theo các quy định của pháp luật, không thiên vị và công bằng là bổn phận của người Thẩm phán và lương tâm của tôi».

2. Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga và Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga thực hiện việc tuyên thệ tại cuộc họp các Thẩm phán của Toà án đó.

Thẩm phán các Toà án khác thực hiện việc tuyên thệ tại Đại hội hoặc cuộc họp của Thẩm phán.

  1. Việc tuyên thệ được tiến hành dưới quốc kỳ của Liên bang Nga, cũng như trong những trường hợp tương ứng dưới quốc kỳ của nước Cộng hoà trong thành phần Liên bang Nga.

Điều 9: Bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán.

1. Sự độc lập của Thẩm phán được bảo đảm:

- Thủ tục tố tụng được pháp luật quy định khi thực hiện quyền xét xử.

- Ngăn cấm mọi hành vi đe doạ làm cản trở hoạt động xét xử.

- Việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán theo thủ tục được quy định.

- Quyền được rút khỏi chức vụ Thẩm phán.

- Sự bất khả xâm phạm của Thẩm phán.

- Hệ thống cơ quan của Hiệp hội Thẩm phán.

- Được hưởng sự bảo đảm Nhà nước và xã hội tương ứng với địa vị của họ.

- Thẩm phán, các thành viên của gia đình họ và tài sản của họ được nhận sự bảo vệ đặc biệt của Nhà nước. Cơ quan nội vụ phải áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn của Thẩm phán, các thành viên của gia đình họ, bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của họ, nếu như Thẩm phán có đơn yêu cầu phải áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Thẩm phán có quyền cất giữ và mang vũ khí được cơ quan công an cấp theo đơn yêu cầu của họ theo thủ tục được quy định theo Luật của Liên bang «về vũ khí».

2. Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Bộ Tư pháp các nước cộng hoà trong thành phần Liên bang Nga và những cơ quan tư pháp khác tiến hành những biện pháp để tạo điều kiện cần thiết đối với hoạt động của Toà án, cán bộ, tổ chức và nguồn dự trữ của nó. Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga tiến hành những biện pháp để tạo điều kiện cần thiết đối với hoạt động của Toà án trọng tài. Hoạt động của Toà án quân sự được bảo đảm theo trình tự được quy định tại Luật của liên bang về Toà án Quân sự.

  1. Bảo đảm tính độc lập của Thẩm phán, gồm những biện pháp bảo vệ pháp luật, đảm bảo vật chất và xã hội được quy định tại luật này, được áp dụng cho tất cả các Thẩm phán trên toàn Liên bang Nga và không thể bị thay đổi và hạn chế bởi các quy định pháp luật khác của Liên bang Nga và những chủ thể khác của liên bang.

Điều 10. Không can thiệp vào hoạt động của Thẩm phán

1. Tất cả hành vi can thiệp vào hoạt động của Thẩm phán trong khi đang thực thi quyền xét xử đều bị xử lý theo pháp luật.

2. Thẩm phán không có nghĩa vụ phải đưa ra bất kỳ một sự giải thích nào về bản chất của vụ án đã được xét xử hoặc đang ở trong giai đoạn xét xử, cũng như việc cho phép một cá nhân nào đó tiếp xúc với chúng ngoài những trường hợp được pháp luật tố tụng quy định.

Điều 11: Thời hạn của nhiệm kỳ Thẩm phán.

  1. Quyền hạn của chức vụ Thẩm phán không bị giới hạn thời gian, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 và điều 3 này.
  2. Thẩm phán hoà giải được nhân dân khu vực bầu với thời hạn là 5 năm, được quyền xét xử.
  3. Thẩm phán Toà án nhân dân quận, (thành phố), Thẩm phán Toà án quân sự được bổ nhiệm lần đầu tiên với thời hạn là 3 năm, sau khi hết thời hạn này họ có thể được bổ nhiệm lại mà không bị giới hạn về thời hạn của thẩm quyền của họ.

Điều 12: Thẩm phán không thể bãi miễn.

Thẩm phán không thể bãi miễn, Thẩm phán cũng thể bị chuyển sang chức vụ khác hoặc Toà án khác mà không có sự đồng ý của họ, và quyền hạn của họ có thể bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ theo những căn cứ và trình tự được quy định tại luật này.

Điều 13: Tạm đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán.

  1. Quyền hạn của Thẩm phán bị tạm đình chỉ theo quyết định của Hội đồng tuyển chọn khi có một trong những căn cứ sau:

1.l. Thừa nhận Thẩm phán bị mất tích theo quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

  1. Sự đồng ý của Hội đồng Thẩm phán về việc truy tố hình sự đối với thẩm phán hoặc giam giữ Thẩm phán đó.

1.3. Sự tham gia của Thẩm phán vào liên minh trước bầu cử vói tư cách là ứng cử viên vào cơ cấu của cơ quan lập pháp (hành pháp) Liên bang Nga hoặc các chủ thể khác trong thành phần Liên bang Nga.

  1. Thẩm phán, người mà quyền hạn bị đình chỉ theo quy định tại điểm 2 và 3 khoản 1 Điều này hoặc bị từ chối tạm đình chỉ, có thể khiếu nại quyết định này đến Hội đồng Thẩm phán trong 10 ngày kể từ ngày nhận được bản sao của quyết định. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán cấp trên có thể bị khiếu nại lên Toà án tối cao Liên bang Nga cũng trong thời hạn đó.
  2. Việc tạm đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán, trừ trường hợp khi Thẩm phán bị giam giữ vẫn được hưởng mức lương Thẩm phán, nếu Thẩm phán đó bị coi là đã mất tích thì gia đình họ được hưởng lương của họ hoặc không bị cắt giảm mức lương đó. Việc tạm đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán, trừ trường hợp thẩm phán đó bị giam giữ, không làm giảm sút mức độ đảm bảo về vật chất và xã hội của Thẩm phán và không làm mất quyền bất khả xâm phạm của người đó theo quy định của luật này.

Hội đồng Thẩm phán đã đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán thông qua quyết định khôi phục lại quyền hạn của Thẩm phán.

Điều 14: Chấm dứt quyền hạn của Thẩm phán.

  1. Quyền hạn của Thẩm phán bị chấm dứt theo những căn cứ sau:
    1. Đơn bằng văn bản của Thẩm phán về việc xin nghỉ.
    2. Trường hợp không bảo đảm sức khoẻ hoặc theo những lý do chính đáng khác trong một thời gian dài trong thời gian giữ chức vụ Thẩm phán. Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán có thể chấm đứt quyền hạn của Thẩm phán theo những căn cứ này, tuy nhiên Hội đồng này không có quyền chấp nhận quyết định như thế này, nếu Thẩm phán trở lại thực hiện nghĩa vụ của mình.
    3. Đơn bằng văn bản của Thẩm phán về việc chấm dứt quyền hạn của mình để chuyển sang công tác khác hoặc theo những nguyên nhân khác.
    4. Đã hết nhiệm kỳ Thẩm phán, nếu như quyền hạn đó được hạn chế một thời gian nhất định.
    5. Sự sa thải Thẩm phán Toà án quân sự khi đã hết thời hạn phục vụ trong quân đội.
    6. Chấm dứt quyền làm công dân Liên bang Nga.
    7. Tham gia những hoạt động mà không thể gắn với trách nhiệm Thẩm phán.
    8. Bản án hình sự của Toà án đã có hiệu lực pháp luật đối với Thẩm phán hoặc quyết định của Toà án về việc áp dụng biện pháp y tế đối với Thẩm phán đó.
    9. Thực hiện hành vi mà làm giảm nhân phẩm và danh dự của Thẩm phán hoặc làm giảm uy tín của cơ quan xét xử.
    10. Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về việc hạn chế năng lực hành vi dân sự của Thẩm phán đó hoặc thừa nhận Thẩm phán đó mất năng lực hành vi dân sự.
    11. Thẩm phán chết hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thông báo người đó chết.
    12. Thẩm phán từ chối thuyên chuyển sang Toà án khác liên quan đến việc huỷ bỏ hoặc tổ chức lại Toà án.
  2. Quyền hạn của Thẩm phán bị chấm dứt bởi quyết định của Hội đồng cấp tương ứng, mà có thể bị khiếu nại lên Hội đồng cấp cao hơn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được bản sao của quyết định này. Quyết định của Hội đồng cấp cao hơn có thể bị khiếu nại lên Toà án tối cao Liên bang Nga cũng trong thời hạn đó.
  3. Trong trường hợp quyết định của Hội đồng về việc đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán bị huỷ bỏ hoặc bản án hình sự của Toà án hoặc quyết định của Toà án được quy định tại điểm 8 khoản 1 Điều này bị hủy bỏ thì Thẩm phán đó sẽ được khôi phục lại chức vụ cũ cùng với mức tiền lương tương ứng.

Điều 15: Sự từ chức của Thẩm phán.

  1. Sự từ chức theo quy định của Luật này được hiểu là sự ra đi một cách vinh dự hoặc sự rút lui vinh dự của Thẩm phán khỏi chức vụ đó. Đối với Thẩm phán, người đã từ chức, được giữ lại danh hiệu Thẩm phán, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm của cá nhân Thẩm phán đó và trực thuộc tổ chức Toà án.
  2. Mọi Thẩm phán đều có quyền được từ chức theo chính nguyện vọng của mình mà không phụ thuộc vào tuổi tác. Thẩm phán được coi là từ chức nếu như quyền hạn của người đó bị đình chỉ theo những căn cứ được quy định tại các điểm 1, 2, 4, 5 và 10 khoản 1 Điều 14 Luật này.

Thời gian giữ chức vụ ở vùng cực Bắc và những vùng tương ứng được tính thâm niên công tác bằng 1,5 lần mức quy định.

  1. Khi từ chức Thẩm phán được trả một khoản trợ cấp thôi việc được tính từ mức lương của chức vụ cuối cùng cho mỗi một năm tròn làm công việc phẩm phán, nhưng không được ít hơn 6 lần mức lương tháng khi đang còn giữ chức vụ đó. Trong trường hợp Thẩm phán nghỉ việc hoặc từ chức sớm được tính thời gian người đó giữ chức vụ Thẩm phán đã qua kể từ thời điểm chấm dứt việc từ chức cuối cùng.

4. Sau khi nghỉ hưu hoặc từ chức Thẩm phán được giữ lại quyền được đi lại trên các phương tiện công cộng không mất tiền, cũng như các quyền khác được quy định đối với đối tượng là Thẩm phán trong những luật khác đang có hiệu lực pháp luật ở Liên bang Nga.

  1. Sau khi từ chức Thẩm phán được hưởng một khoản lương hưu theo quy định chung. Những Thẩm phán có thâm niên công tác Thẩm phán từ 20 năm trở lên thì lương hưu sẽ được chi trả theo sự lựa chọn của họ theo quy định chung hoặc không bị đánh thuế đối với khoản thu nhập hàng tháng bằng 80% mức lương người đó nhận được khi đang giữ chức vụ Thẩm phán. Đối với những Thẩm phán mà có thâm niên làm nhiệm vụ Thẩm phán dưới 20 năm và đạt độ tuổi 55 (đối với phụ nữ - 50 tuổi) thì mức lương hưu hàng tháng được tính tỷ lệ với số lượng những năm tròn làm công tác Thẩm phán.

Đối với Thẩm phán có thâm niên công tác trên 20 năm thì mức lương hưu hàng tháng mà họ được hưởng được tính tăng lên như sau: cứ một năm làm việc trên 20 năm thì được tính thểm 1% mức lương được hưởng, nhưng tổng cộng không được quá 85% mức lương khi người đó đang giữ chức vụ Thẩm phán.

Đối với những Thẩm phán là thương binh trong chiến tranh khi nghỉ hưu có quyền được nhận khoản thu nhập hàng tháng và lương hưu theo thương binh.

  1. Thẩm phán được coi là đang nghỉ hưu chỉ khi tuân thủ những yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật này, vẫn là công dân Liên bang Nga và không được phép có những hành vi bôi nhọ và nhất là giảm uy tín của cơ quan xét xử.
  2. Hội đồng Thẩm phán theo nơi công tác cũ hoặc tại nơi người đó thường trú sau khi nghỉ hưu xác minh rằng Thẩm phán đó không đáp ứng được những yêu cầu được quy định trong luật này, chấm dứt việc nghỉ hưu của Thẩm phán đó. Thẩm phán, người mà việc nghỉ hưu bị chấm dứt có quyền khiếu nại quyết định đó theo thủ tục được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật này.
  3. Việc từ chức của Thẩm phán cũng bị chấm dứt, có quyền được bảo đảm lương hưu theo quy định của luật pháp Liên bang.
  4. Thẩm phán, người mà việc từ chức bị chấm dút, có quyền được bảo đảm lương hưu theo quy định của luật pháp Liên bang.

Điều 16: Sự bất khả xâm phạm của Thẩm phán.

1.     Cá nhân Thẩm phán là bất khả xâm phạm, sự bất khả xâm phạm của Thẩm phán còn được mở rộng đến nơi ở và nơi làm việc của người đó, phương tiện giao thông được người đó sử dụng và phương tiện liên lạc, thư tín, tài sản và tài liệu thuộc sở hữu của Thẩm phán đó.

  1. Thẩm phán không thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính và kỷ luật, thẩm phán cũng sẽ không bị truy cứu bất kỳ trách nhiệm nào đối với ý kiến hoặc quyết định được đưa ra trong khi thực thi quyền hạn xét xử, nếu như bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án không xác định là người đó có tội do lạm dụng.
  2. Việc khởi tố vụ án hình sự đối với Thẩm phán phải do Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga hoặc người thực hiện quyền của Viện trưởng và có sự đồng ý của Hội đồng:
  3. Thẩm phán có thể không bị khởi tố vụ án hình sự, bị bắt giam, bị giam mà không có sự phê chuẩn của Hội đồng tuyển chọn tương ứng. Việc giam giữ thẩm phán chỉ được phép chỉ khi có sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga hoặc những người đang thực hiện trách nhiệm của Viện trưởng, hoặc theo quyết định của Toà án.
  4. Thẩm phán sẽ không bị bắt giam hoặc bị áp giải đến bất kỳ một cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính. Thẩm phán, người bị tình nghi là phạm tội, bị bắt hoặc bị áp giải đến cơ quan công an, cơ quan Nhà nước khác để giải quyết vụ án hành chính, thì khi xác định được nhân thân của thẩm phán đó thì phải trả lại tự do cho Thẩm phán đó không được chậm trễ.
  5. Việc đột nhập vào nơi ở hoặc nơi làm việc của Thẩm phán, phương tiện giao thông riêng hoặc công vụ, việc khám xét nơi ở, khám xét hoặc thu, việc nghe những cuộc đàm thoại, kiểm tra hoặc khám xét người thẩm phán, cũng như việc khám xét, thu giữ thư tín thuộc sở hữu người đó và các tài liệu phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp Liên bang Nga và chỉ những thứ có liên quan đến việc giải quyết vụ án có quan hệ đến Thẩm phán đó.
  6. Chỉ có Toà án tối cao Liên bang Nga có quyền xét xử những vụ án hình sự có liên quan đến Thẩm phán mà người đó có yêu cầu.

Điều 17: Cơ quan của tổ chức của Toà án.

  1. Để thể hiện quyền lợi của Thẩm phán như là người mang quyền lực xét xử, những cơ quan của hiệp hội Thẩm phán được thành lập.
  2. Những cơ quan của tổ chức Toà án:

- Đại hội các Thẩm phán toàn Nga, trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội là uỷ ban Thẩm phán Liên bang Nga, được Đại hội các Thẩm phán toàn Nga bầu ra.

- Cuộc họp của Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga và Toà án Trọng tài cao cấp Liên bang Nga.

- Các Đại hội (hội nghị) Thẩm phán của nước cộng hoà trong thành phần Liên bang Nga, khu vực, vùng, khu tự trị,... thành phố Matxcơva và Sanh-Petecbua, các khu quân sự, binh chủng và hạm đội, Toà án trọng tài, còn trong thời gian giữa các kỳ đại hội là ủy ban Thẩm phán đã được bầu tại đại hội.

  1. Cơ quan của tổ chức Toà án:
    1. Thảo luận những vấn đề của thực tiễn xét xử và hoàn thiện pháp luật.
    2. Thực hiện việc thẩm định những dự thảo luật và những hướng dẫn pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của Toà án và quy chế của Thẩm phán.

3.3.    Xem xét những vấn đề cấp thiết trong công việc của Toà án, nhân sự, tổ chức và nguồn bảo đảm dự trữ, cũng như địa vị pháp lý và xã hội của Thẩm phán.

  1. Đại diện quyền lợi của Thẩm phán trong cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội.
  2. Bầu Hội đồng Thẩm phán chuyên môn cao thích họp (đối với Toà án thẩm quyền chung, Toà án quân sự và Toà án trọng tài).
  1. Cơ quan của tổ chức Toà án đưa ra quyết định cũng như thông báo cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và những người có trách nhiệm những vấn đề đã được thảo luận để xem xét trong thời gian một tháng.
  2. Cơ quan của tổ chức Toà án tiến hành công việc của mình theo nguyên tắc độc lập và không can thiệp vào hoạt động xét xử.
  3. Trình tự thành lập và hoạt động của các cơ quan của tồ chức Toà án được đại hội các Thẩm phán toàn Nga xác định.

Điều 18: Hội đồng các Thẩm phán chuyên môn cao.

l. Để xem xét những vấn đề: Tuyển chọn ứng cử viên cho chức danh Thẩm phán; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ quyền hạn của Thẩm phán; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm của Thẩm phán, tiến hành việc nhận xét các Thẩm phán và ban cho họ danh hiệu Thẩm phán chuyên môn cao - thành lập Hội đồng Thẩm phán tối cao và Hội đồng thẩm phán chuyên môn cao của Toà án tối cao Liên bang Nga.

Thẩm phán các nước cộng hoà trong cơ cấu Liên bang Nga, cũng như Toà án trọng tài cao cấp Liên bang Nga và các Toà án trọng tài khác.

  1. Trình tự tổ chức và hoạt động, cũng như quyền hạn của Hội đồng thẩm phán tối cao và những Hội đồng Thẩm phán khác được xác định tại Quy chế Hội đồng Thẩm phán chuyên môn cao đã được Đu Ma Liên bang Nga thông qua.

Điều 19: Đảm bảo vật chất của Thẩm phán.

  1. Tiền lương của Thẩm phán (phụ cấp của Thẩm phán Toà án quân sự) gồm có lương chức vụ, đối với Thẩm phán quân sự tiền lương được trả theo cấp hiệu, các khoản phụ cấp cho loại chuyên môn, năm phục vụ và 50% mức phụ cấp chức vụ vì những điều kiện làm việc đặc biệt, cũng sẽ không bị cắt giảm. Thẩm phán cũng được hưởng những khoản phụ cấp khác theo quy định của pháp luật. Mức phụ cấp cho loại chuyên môn và năm phục vụ được xác định bởi luật pháp của liên bang. Mức phụ cấp chức vụ của Thẩm phán được xác định tương ứng với chức vụ của họ tỷ lệ phần trăm với phụ cấp của Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga và Chủ tịch Toà án trọng tài Liên bang Nga và không được ít hơn 50% mức phụ cấp của những người nói trên. Phụ cấp chức vụ của Thẩm phán không được ít hơn 80% mức phụ cấp chức vụ của Chánh án Tòa án tương ứng. Thẩm phán, người đủ 60 tuổi (đối với nữ - 55 tuổi) có thâm niên làm công tác pháp lý không dưới 25 năm, trong đó có không dưới 10 năm làm công tác Thẩm phán, thì người đó được nghỉ hưu, được nhận mức lương hưu hàng tháng toàn bộ. Thâm niên công tác được tính để mức lương hưu hàng tháng, gồm cả thời gian làm công tác Thẩm phán cũng như làm công tác pháp luật tại các cơ quan Nhà nước hoặc có trình tự chuyên môn cao để thay thế những điều kiện trên, cũng như thời gian làm luật sư trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán.

Thẩm phán, người có thời gian làm việc tại vùng cực Bắc và những vùng khác tương đương không ít hơn 10 năm và 20 năm và khi nghỉ hưu thì mức lương hưu hàng tháng được tính và trả theo hệ số vùng không phụ thuộc vào địa điểm và thời gian nghỉ hưu.

Thẩm phán, người có học vị Phó tiến sỹ luật học hoặc chức danh Phó Giáo sư, được nhận mức phụ cấp bằng 5% mức phụ cấp chức vụ, và Thẩm phán người có học vị tiến sỹ khoa học hoặc chức danh giáo sư thì được hưởng mức phụ cấp bắng 10% mức phụ cấp chức vụ.

Thẩm phán, người được nhận danh hiệu «Luật sư công huân của Liên bang Nga» được nhận mức phụ cấp bằng 10% mức phụ cấp chức vụ. Thẩm phán, người đã nghỉ hưu, cũng như các nhân viên khác của Toà án, những người có cấp bậc cũng được hưởng các mức phụ cấp nêu trên.

Đối với những trường hợp này mức phụ cấp hàng tháng cùng với những mức trợ cấp khác được nêu ở điểm 5 Điều 15 Luật này, cũng không được vượt quá 85% mức lương tương ứng với chức vụ mà Thẩm phán đó giữ.

2. Thẩm phán được nghỉ phép hàng năm có trả lương là 30 ngày.

Thẩm phán, người có thời gian làm việc ở vùng cực Bắc hàng năm được hưởng 51 ngày nghỉ phép có trả lương, ở những địa phương tương ứng vùng cực Bắc và những địa phương khác có điều kiện khí hậu nặng nề và không thuận lợi, nơi được cộng thểm hệ số lương được hưởng 45 ngày nghỉ phép có trả lương hàng năm.

Thẩm phán còn được tính thểm những ngày nghỉ phép có trả lương theo thâm niên công tác pháp luật của họ:

-          Từ 5 năm đến 10 năm: 5 ngày

-          Từ 10 năm đến Ỉ5 năm: 10 ngày

-          Từ 15 năm trở lên: 15 ngày

Thời gian Thẩm phán đi đến nơi nghỉ và quay về không phải tính vào thời gian nghỉ phép của người đó. Được thanh toán tiền vé đi và về.

Thủ tục xác định thâm niên công tác để tính thểm thời gian được nghỉ phép có trả lương được Toà án tối cao Liên bang Nga, Toà án trọng tài cao cấp và Bộ Tư pháp Liên bang Nga quy định.

  1. Chính quyền sở tại trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thẩm phán được bổ nhiệm và (hoặc) trong trường hợp cần thiết nâng cao điều kiện về nhà ở của Thẩm phán, phải có nghĩa vụ cung cấp cho Thẩm phán đó (không phải xếp hàng) tại địa phương nơi có Toà án, có trụ sở một nơi ở đầy đủ tiện nghi là một căn hộ riêng biệt hoặc nhà riêng mà đáp ứng được quyền lợi của Thẩm phán đối với phần diện tích được cấp thểm không ít hơn mức tiêu chuẩn là 20m2 hoặc là một phòng riêng biệt. Nhà ở nói trên được lấy từ quỹ địa phương được đổi trừ từ ngân sách Liên bang trong thời hạn không quá 6 tháng hoặc là Toà án được nhận từ ngân sách liên bang dành cho mục đích này. Thẩm phán người mà đang sống trong điều kiện nhà ở không đáp ứng được mức được quy định tại Luật về nhà ở hoặc đang sống trong căn hộ tập thể thì được coi là có nhu cầu cải tạo điều kiện về nhà ở. Nhà ở được giao cho Thẩm phán sở hữu mà không phải trả tiền.

Nếu có sự đồng ý của Thẩm phán thì thay cho việc cung cấp nhà ở Thẩm phán có thể vay tiền từ ngân sách Liên bang mà không phải trả lãi trong thời hạn 10 năm người đó giữ chức vụ Thẩm phán để mua hoặc xây dựng nhà ở.

Ngoài ra, Thẩm phán còn được đáp ứng các điều kiện khác như điện thoại, nhà riêng, vườn trẻ cũng được ưu tiên giải quyết mà không phải xếp hàng.

  1. Thẩm phán, người nghỉ hưu hoặc từ chức mà có thâm niên công tác Thẩm phán không dưới 20 năm hoặc là thương binh trong thời gian công tác và có nguyện vọng chuyển đến sống ở một nơi khác, thì được chính quyền địa phương ưu tiên cấp nhà ở hoặc căn hộ lấy từ quỹ của Liên bang mà không phải xếp hàng. Họ còn được phép tham gia vào tổ hợp xây dựng nhà ở mà không phải xếp hàng, được giúp đỡ trong việc xây dựng nhà ở riêng.

Đối với Thẩm phán đã nghỉ hưu, họ vẫn được giữ quyền sử dụng nhà ở đã được cấp theo quy định tại khoản 3 điều này.

  1. Thẩm phán và các thành viên trong gia đình họ được hưởng sự phục vụ y tế, trong đó gồm cả việc được cấp phát thuốc, được lấy từ ngân sách Liên bang. Họ cũng được quyền được điều trị tại các nhà điều dưỡng mà kinh phí được lấy từ ngân sách Liên bang. Những quyền lợi này cũng được áp dụng đối với Thẩm phán đã từ chức hoặc đã nghỉ hưu. Trong trường hợp này chi phí chi trả cho việc chữa bệnh của Thẩm phán và các thành viên trong gia đình họ được lấy từ ngân sách Liên bang và trả trực tiếp cho bệnh viện, nơi họ đăng ký khám chữa bệnh.
  2. Trong trường hợp quyền hạn của Thẩm phán bị đình chỉ theo những lý do được quy định tại điểm 14 khoản 1 Điều 14 luật này, thành viên của gia đình họ được nhận trợ cấp một lần được tính bằng mức lương tháng của người đó theo hcức vụ cuối cùng mà người đó giữ cho mỗi một năm tròn nhưng không được ít hơn mức lương một năm của người đó.

Trong truường hợp giải thể hoặc tổ chức lại Toà án, Thẩm phán có thể được chuyển sang Toà án khác nếu họ đồng ý. Thời gian chờ chuyển sang công tác mới Thẩm phán được hưởng nguyên lương. Trường hợp Thẩm phán từ chối chuyển sang Toà án khác thì người đó được quyền từ chức theo những lý do chung. Trong trường hợp này Thẩm phán được nhận một khoản trợ cấp bằng một năm lương của chức vụ cuối cùng.

  1. Thẩm phán theo giấy chứng minh công vụ được quyền sử dụng các phương tiện giao thông công cộng của thành phố, ở ngoại ô và địa phương (trừ taxi) không phải trả tiền. Thẩm phán cũng có quyền được giữ chỗ trước và được phục vụ ưu tiên ở các khách sạn, các điểm bán vé đối với phương tiện giao thông công cộng.

8.         Thẩm phán và các chức dành khác của cán bộ Toà án được cấp phát đồng phục theo tiêu chuẩn được chính phủ Liên bang quy định.

Điều 20: Các biện pháp bảo vệ xã hội đối với Thẩm phán và các thành viên của gia đình họ.

  1. Tính mạng, sức khoẻ và tài sản của Thẩm phán được bảo hiểm bắt buộc lấy kinh phí từ ngân sách Liên bang. Tính mạng và sức khoẻ của Thẩm phán được bảo hiểm bằng mức 15 năm lương của người đó.
  2. Cơ quan bảo hiểm quốc gia chi trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp sau:

- Thẩm phán bị chết trong thời gian làm việc hoặc sau khi thôi việc, nếu người đó bị chết do bị thương nặng hoặc thương tích khác thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của họ với mức bảo hiểm bằng 15 năm lương của Thẩm phán.

- Thẩm phán bị thương hoặc bị những tổn thất sức khoẻ khác mà không thể tiếp tục có khả năng hoạt động chuyên môn thì được trả mức bảo hiểm bằng 3 năm lương của Thẩm phán đó.

- Thẩm phán bị thương tật nặng hoặc những tổn thất khác về sức khoẻ nhưng không làm mất khả năng lao động lâu dài thì được hưởng mức bảo hiểm bằng một năm lương của Thẩm phán.

  1. Trong trường hợp Thẩm phán bị thưong hoặc bị những tổn thương khác về sức khoẻ, mà loại trừ khả năng tiếp tục công việc thì được trả mức bồi thuờng hàng tháng bằng hình thức là tiền lương hàng tháng tương ứng với chức vụ của Thẩm phán.

Trường hợp này mức lương hưu theo thương tật được cấp cho Thẩm phán do bị thương, bằng đúng những loại lương hưu khác mà người đó được hưởng trước, trong và sau khi bị thương, mức bồi thường thiệt hại mà người đó nhận được sau khi bị thương, cũng như khoản tiền do cơ quan bảo hiểm chi trả không phải khấu trừ.

  1. Trong trường hợp Thẩm phán chết mà có thành viên trong gia đình không có khả năng lao động mà người đó phải nuôi dưỡng thì mức trợ cấp hàng tháng bằng mức lương của Thẩm phán khi đang giữ chức vụ tương ứng trừ đi phần của Thẩm phán đó, không được khấu trừ phần bồi thường cơ quan bảo hiểm đã trả.

Trình tự nêu trên được áp dụng đối với tnrờng hợp Thẩm phán đã nghỉ hưu bị chết, những thành viên sống nương nhờ vào Thẩm phán đó được hưởng mức trợ cấp hàng tháng từ mức lương hưu suốt đời được quy định cho Thẩm phán.

  1. Tổn thất do việc thủ tiêu hoặc phá huỷ tài sản thuộc sở hữu của Thẩm |án hoặc các thành viên khác trong gia đình của họ được bồi thường toàn bộ cho Ịiấm phán hoặc các thành viên eia đình họ.
  2. Mức chi trả bồi thường thiệt hại được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điêu này được lấy từ ngân sách Liên bang.
  3.        Những nguyên tắc được quy định tại các khoán 2. 3, 4, 5 Điều này sẽ không được áp dụng nếu theo thủ tục được pháp luật quy định mà xác định được rằng việc gây thiệt hại cho Thẩm phán và các thành viên khác trong gia đình không liên quan đến công vụ của Thẩm phán.

Điều 21: Biểu tượng của cơ quan xét xử.

  1. Trên nóc nhà của Toà án treo Quốc kỳ của Liên bang Nga, trong phòng xét xử treo quốc huy và quốc kỳ của Liên bang.
  2. Khi xét xử Thẩm phán phải mặc áo choàng.
  3. Cơ quan bổ nhiệm Thẩm phán có nhiệm vụ cấp cho Thẩm phán, kể cả những người đã nghỉ hưu thẻ Thẩm phán.

 

Ph lục 2

LUẬT CỦA LIÊN BANG NGA SỐ 4791-1 NGÀY 14.4.1993

(Về việc sửa đổi bổ sung luật về Quy chế của Thẩm phán Liên bang Nga)

 

Luật «Quy chế Thẩm phán Liên bang Nga» đưọc sửa đổi, bổ sung một số điều sau đây:

  1. Thểm vào Điều 6 một khoản mới với nội dung:

«Bản kết luận của cơ quan tư pháp về ứng cử viên của chức vụ Thẩm phán được gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp tương ứng khi xem xét việc chọn Thẩm phán».

Như vậy, khoản vừa nêu trên là khoản 5 và khoản 5 cũ của Điều này là khoản 6.

  1. Điều 11 được sửa đổi như sau:

«Điều 11: Thời hạn của nhiệm kỳ Thẩm phán»

  1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán ở Liên bang Nga không bị giới hạn về thời gian, trừ những trường hợp khác được Hiến pháp và Luật pháp Liên bang quy định.
  2. Thẩm phán hoà giải nhân dân khu vực bầu với nhiệm kỳ là 5 năm và được thực hiện quyền xét xử.
  3. Thẩm phán Toà án nhân đân thành phố, quận, Thẩm phán Toà án quân sự được bầu lần đầu với nhiệm kỳ là 5 năm, khi hết thời hạn đó họ có thể được bổ nhiệm lại suốt đời.

 

Phụ lục 3

HỆ THỐNG TƯ PHÁP CỦA LIÊN BANG NGA

LUẬT LIÊN BANG SỐ 45 NGÀY 20-4-1995

“Về sự bảo về của Nhà nước đối với Thẩm phán, người có thẩm quyền trong cácc cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan kiểm sát”

Đã được Đu Ma quốc gia thông qua ngày 22/03/1995.

Với mục đích đảm bảo sự bảo vệ của Nhà nước đối với Thẩm phán, người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo về pháp luật và các cơ quan kiểm sát, nhân viên trong các cơ quan liên bang bảo vệ Nhà nước, mà khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ có sự đe doạ nguy hiểm đến an toàn của họ, cũng như để tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc xét xử, đấu tranh chống tội phạm và những vi phạm pháp luật khác, Luật Liên bang này quy định hệ thông các biện pháp bảo vệ của Nhà nước đối với tính mạng, sức khoẻ và tài sản của những người nêu trên và những người thân thiết của họ.

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đảm bảo sự bảo vệ của Nhà nước đối với Thẩm phán, người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan kiểm sát

Đảm bảo sự bảo vệ của Nhà nước đối với các Thẩm phán, người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan kiểm sát, nhân dân trong các cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước bao gồm các biện pháp an ninh, pháp lý và xã hội (gọi là các biện pháp bảo vệ của Nhà nước) mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được nêu tại điều luật này thực hiện khi có sự nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng sức khoẻ và tài sản của những người nêu trên liên quan đến hoạt động công cụ. Biện pháp bảo vệ của Nhà nước cũng có thể áp dụng đối với những người thân thích ruột thịt, và trong những trường hợp đặc biệt cũng có thế áp dụng đối với những người mà sự đe doạ đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của học nhằm mục đích cản trở hoạt động luật pháp của Thẩm phán, của người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan kiểm sát, nhân viên trong các cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước hoặc cưỡng bức họ để làm thay đổi tính chất công việc hoặc nhằm trả thù vì hoạt động công cụ của họ (gọi là người thân thích).

Điều 2: Những người được hưởng sự bảo vệ của Nhà nườc.

Theo luật Liên bang này những người được hưởng sự bảo vệ của Nhà nước là những người sau:

  • Thẩm phán của tất cả các Toà án thẩm quyền chung, trọng tài viên, Hội thẩm nhân dân và bồi thẩm.
  • Kiểm sát viên
  • Dự thẩm
  • Người làm công tác điều tra
  • Người thực hiện hoạt động truy tìm, truy nã
  • Nhân viên của các cơ quan công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ an toàn xã hội cũng như tổ chức thi hành các bản án quyết định hình sự của án (của Thẩm phán) những quyết định của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.
  • Nhân viên của các cơ quan phản gián
  • Nhân viên của cơ quan cảnh sát, thuế vụ Liên bang
  • Chấp hành viên
  • Nhân viên các cơ quan kiểm tra của Tổng thống Liên bang Nga
  • Người phụ trách cơ quan hành chính các thủ thể Liên bang Nga, mà những người này kiểm tra việc thực hiện các đạo đức và những văn bản pháp luật, phát hiện các vi phạm pháp luật.
  • Nhân viên cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước.
  • Nhân viên cơ quan Hải quan, cục thuế Quốc gia, cơ quan giám sát việc tuân thủ những quy định về săn bắn trên lãnh thổ được phép săn bắn, cơ quan bảo vệ các và bảo vệ rừng Quốc gia, cơ quan giám sát vệ sinh dịch tễ, chính của những chủ thể khác trong Liên bang Nga mà những người này thực hiện chức năng kiểm tra việc thực hiện các đạo luật hiện hành và những văn bản pháp luật, phát hiện việc vi phạm pháp luật.
  • Những người thân thích của những người được nêu từ điểm 1 đến điểm 12 của khoản 1 Điều này. Đối với những người nói tại khoản 1 Điều này (từ điểm 1 đến điểm 12) khi có quyết định về việc áp dụng biện pháp bảo vệ của Nhà nước thì gọi là “những người được bảo vệ”.

Điều 3: Các phương thức bảo vệ của Nhà nước.

Theo Luật Liên bang này và những luật khác của Liên bang Nga, những người được bảo vệ được bảo đảm:

  • Áp dụng biện pháp an ninh đối với tính mạng, sức khoẻ của những người được bảo vệ cũng như bảo vệ, giữ gìn tài sản của họ do các cơ quan có thẩm quyền (gọi là cơ quan đảm bảo an ninh) thực hiện.
  • Áp dụng biện pháp pháp lý trong đó tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với việc xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của những người được bảo vệ.
  • Thực hiện biện pháp bảo vệ về mặt xã hội do luật này quy định về việc bồi thường vất chất trong trường hợp người bảo vệ bị chết, thương tật nặng hoặc có những tổn hại hoặc hư hỏng ho thực hiện công cụ.

Điều 4: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi thi hành biện pháp bảo vệ của Nhà nước.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi thi hành biện pháp bảo vệ Nhà nước được giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga và những kiểm sát viên dưới quyền.

CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH

Điều 5: Các biện pháp an ninh.

Để đảm bảo an ninh đối với tính mạng, sức khoẻ của những người được bảo vệ và giữ gìn tài sản của họ, những cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trong những tình huống cụ thể có thể tiến hành các biện pháp sau:

  • Bảo vệ thân thể, nhà và tài sản;
  • Cấp phát vũ khí và những phương tiện đặc biệt để bảo vệ cá nhân và báo động sự nguy hiểm;
  • Tạm thời chuyển tới nơi an toàn;
  • Đảm bảo bí mật những thông tin cá nhân và những người được bảo vệ;
  • Chuyển sang công việc việc khác (công cụ khác), thay đổi nơi làm việc hoặc nơi học tập;
  • Thay đổi chỗ ở;
  • Thay đổi giấy tờ tuỳ thân, thay đổi hình dáng bên ngoài. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh được nêu tại điều này có thể tiến hành các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Luật định Liên bang Nga “Về hoạt động truy tìm, truy nã ở Liên bang Nga”.

Điều 6: Bảo vệ thân thể, nhà ở và tài sản.

Khi chứng minh được có sự đe dọa, xâm hại tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người được bảo vệ và được sự đồng ý của họ, cơ quan bảo đảm an ninh thực hiện việc bảo vệ thân thể, nhà ở và tài sản của họ. Trong trường hợp cần thiết nhà ở và tài sản của những người được bảo vệ có thể được trang bị những phương tiện phòng cháy, chữa cháy, tín hiệu bảo vệ, số điện thoại và biển số những phương tiện giao thông của họ đã đăng ký có thể được thay đổi.

Điều 7: Cấp phát vũ khí phương tiện đặc biệt để bảo vệ cá nhân và báo động nguy hiểm.

Tuỳ theo mức độ nguy hiểm đối với tính mạng, sức khoẻ của người được bảo vệ, cơ quan bảo đảm an ninh có thể phát vũ khí cho họ bao gồm vũ khí chiến đấu, vũ khí bổ trợ, cấp pháp vũ khí cho những người được bảo vệ, trừ những người có quyền sử dụng và bảo quản súng theo nghề nghiệp của họ do chính phủ Liên bang Nga quy định.

Trong trường hợp cần thiết sử dụng vũ khí, người được bảo vệ cần phải tuân thủ theo Điều 24 Luật Liên bang Nga “Về vũ khí”.

Điều 8: Tạm thời chuyển đến nơi an toàn.

Trong trường hợp cền thiêt, người ta được bảo vệ là người đã thành niên, có sự đồng ý của họ hoặc người chưa thành niên, có sự đồng ý của cha mẹ họ hoặc người giám hộ, có thể chuyển nơi đảm bảo an toàn.

Điều 9: Đảm bảo bí mật những thông tin cá nhân về những người được bảo vệ.

Theo quyết định của cơ quan đảm bảo an ninh, có thể ra lệnh tạm thời cấm cung cấp thông tin cá nhân về người được bảo vệ, về chỗ ở của họ và những thông tin khác từ cơ quan bưu điện, cơ quan cấp chứng minh thư, cơ quan thanh tra giao thông, dịch vụ điện thoại tự động và từ những nơi cung cấp thông tin khác, trừ trường hợp những thông tin này trở nên rõ ràng trong quá trình điều tra hình sự.

Đối với những người nêu tại điểm 1 đến điểm 12 Khoản 1 Điều 2 Luật này thì bí mật về thông tin có thể đảm bảo đồng thời khi họ bắt đầu nhận chức hoặc khi họ được bổ nhiệm.

Điều 10: Chuyển sang công việc (công tác), thay đi nơi làm việc hoặc nơi học tập, thay đổi chỗ ở.

Theo yêu cầu hoặc được sự đồng ý người được bảo vệ nêu tại điểm 1 đến điểm 12 Khoản 1 Điều 2 Luật này, họ có thể tạm thời hoặc chuyển hẳn sang công việc khác hoặc chỗ ở khác.

Điều 11: Thay đổi giấy tờ tuỳ thân, thay đỗi hình dạng bên ngoài.

Trong những trường hợp đặc biệt, khi sự an toàn của người được bảo vệ không thể áp dụng những biện pháp khác thì theo yêu cầu hoặc sự đồng ý của họ, có thể cấp cho họ những giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ khác, có những thay đổi về lý lịch và cũng có thể tiến hành thay đổi hình dạng bên ngoài của họ.

 

CHƯƠNG III: NHỮNG QUAN ĐM BO AN NINH CĂN CỨ VÀ THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP AN NINH

Điều 12: Các cơ quan bảo đảm bảo an ninh.

Việc áp dụng và thực hiện biện pháp an ninh được giao cho các cơ quan sau đây:

  • Đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, bồi thẩm, kiểm sát viên, dự  thẩm, chấp hành viên và những người có thẩm quyền trong các cơ quan kiểm sát đã được nêu tại khoản 1 Điều 2 của luật này và cũng như những người thân của họ được giao cho cơ quan công an.
  • Đối với người có thẩm quyền trong các cơ quan công an, cơ quan phản gián, cơ quan hải quan, cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước và người thân của họ thì giao cho chính những cơ quan này.
  • Đối với người có thẩm quyền ở cơ quan cục thuế Quốc gia, cảnh sát thuế vụ liên bang và những người thân của họ giao cho cơ quan cảnh sát thuế vụ Liên bang. Để phục vụ mục đích đảm bảo an toàn cho người được bảo vệ, trong các cơ quan công an, cơ quan phản gián, cơ quan hải quan, cơ quan cảnh sát thuế vụ, và cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước thành lập những đơn vị chuyên trách theo quy định.

Những biện pháp đảm bảo an ninh đối với các Thẩm phán Toà án quân sự, kiểm sát viên và bồi thẩm viên, kiểm sát quân sự, quân nhân, điều tra viên và những thân của họ do người chỉ huy đơn vị mình hoặc thủ trưởng của cơ quan quân sự có trọng trách thực hiện.

Điều 13: Căn cứ và cơ sở để áp dụng biện pháp an ninh.

Căn cứ để áp dụng biện pháp an ninh đối với người được bảo vệ là:

  • Yêu cầu của người được bảo vệ;
  • Yêu cầu của Chánh án hoặc của lãnh đạo các cơ quan kiểm sát và bảo vệ pháp luật, hoặc của lãnh đạo cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước;
  • Do cơ quan đảm bảo an ninh nhận được thông tin về sự nguy hiểm đối với sự an toàn của người được bảo vệ. Cơ sở để áp dụng biện pháp an ninh là khi có những thông tin chính xác chứng minh được thật sự có nguy hiểm đối với sự an toàn của người được bảo vệ.

Điều 14: Quyết định về áp dụng biện pháp an ninh.

Khi nhận được yêu cầu (ý kiến, thông tin) đã được nêu tại khoản 1 Điều 13 Luật Liên bang này về mối nguy hiểm đối với sự an toàn của người được bảo vệ, trong thời hạn không quá 3 ngày cơ quan đảm bảo an ninh phải ra quyết định áp dụng hoặc từ chối áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh đối với những người này. Trong trường hợp không thể trì hoãn được, biện pháp báo đảm an ninh phải được áp dụng ngay.

Trong trường hợp được nêu tại điểm 2 và 3 Điều 13 của Bộ luật Liên bang này, đối với việc ban hành quyết định về áp dụng biện pháp bảo đảm cần phải có sự đồng ý của người được bảo vệ. Quyết định về việc áp dụng biện pháp an ninh phải nêu được: Lý do quyết định, những biện pháp an ninh cụ thể, thời gian thực hiện, nội dung cần thông báo cho người được bảo vệ và Chánh án (lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan kiểm sát, lãnh đạo cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước), mà có yêu cầu về áp dụng biện pháp an ninh đối với người được bảo vệ. Đồng thời cơ quan an ninh có thể đưa ra những chỉ đẫn cụ thể cho người được bảo vệ mà việc thực hiện những chỉ dẫn này là cần thiết để bảo đảm an toàn cho họ.

Việc từ chối áp dụng biện pháp an ninh có thể bị người được bảo vệ, Chánh án (lãnh đạo cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc cơ quan kiểm sát, lãnh đạo cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước) có yêu cầu về áp dụng biện pháp an ninh đối với người được bảo vệ khiếu nại lên cơ quan bảo vệ an ninh cấp trên, đến Viện kiểm sát hoặc Toà án. Đơn khiếu nại cần được giải quyết kịp thời.

Điều 15: Trình tự áp dụng biện pháp an ninh

Trình tự áp dụng biện pháp an ninh được quy định tại Luật Liên bang này và những văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện luật này. Những biện pháp này không được ảnh hưởng đến quyền về nhà ở, lao động, về hưu và những quyền khác của người được bảo vệ và những người khác.

Điều 16: Tính cấp thiết của vic thi hành quyết định về áp dụng biện pháp an ninh.

Các quyết định của cơ quan an ninh ban hành đúng với quyền hạn của họ có hiệu lực bắt buộc đối với những người có thẩm quyền ở cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, nơi nhận được quyết định này.

Điều 17: Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ

Khi có quyết định về áp dụng biện pháp an ninh thì người được bảo vệ có quyền:

  • Được biết những biện pháp áp dụng bảo vệ an ninh;
  • Được yêu cầu áp dụng hoặc không áp dụng đối với họ những biện pháp an ninh cụ thể đã được nêu tại khoản 1 Điều 5 Luật Liên bang này;
  • Yêu cầu cơ quan đảm bảo an ninh áp dụng với họ những biện pháp an ninh, ngoài những biện pháp đã được quy định tại Luật Liên bang này hoặc yêu cầu thay đổi biện pháp đang thực hiện.
  • Khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp, Viện kiểm sát hoặc Toà án những quyết định và hành vi trái phép luật của người có thẩm quyền thực hiện biện pháp an ninh.

Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

  • Thực hiện những yêu cầu có căn cứ của cơ quan đảm bảo an ninh;
  • Kịp thời thông tin cho cơ quan đảm bảo an ninh về mỗi trường hợp nguy hiểm hoặc những hành vi trái pháp luật đối với họ.
  • Có ý thức giữ gìn tài sản mà cơ quan bảo an ninh giao cho họ để sử dụng cá nhân vì mục đích đảm bảo an toàn;
  • Không được tiết lộ thông tin về những biện pháp đảm bảo an ninh được tiếp nhận khi chưa có sự cho phép của cơ quan thực hiện những biện pháp này.

Điều 18: Thay đổi biện pháp đảm bảo an ninh

Để loại trừ những nguy hiểm đối với sự an toàn của người được bảo vệ hoặc trong trường hợp có căn cứ để thay đổi biện pháp bảo vệ an ninh thì người có thẩm quyền có trách nhiệm ra quyết định phù hợp và thông báo quyết định này cho người bảo vệ. Quyết định này có thể bị khiếu nại bởi những người quan tâm trong trình tự được quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Liên bang này.

Điều 19: Trách nhiệm đối với việc vi phạm yêu cầu do Luật Liên bang này quy định.

Người có thẩm quyền của các cơ quan đảm bảo an ninh có lỗi trong việc không thực hiện hoặc những biện pháp không thoả đáng đối với người được bảo vệ, hoặc có lỗi trong việc làm lộ những thông tin về những biện pháp được nêu ra thì bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành. Những người có thẩm quyền trong các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, nơi mà nhận những quyết định của cơ quan đảm bảo an ninh trong trường hợp họ không thực hiện hoặc làm lộ những thông tin về những biện pháp thực hiện đảm bảo an ninh thì bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành.

Người được bảo vệ làm lộ thông tin về biện pháp được áp dụng với họ, mà theo đó dẫn tới hậu quả nặng nề đối với người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHƯƠNG IV: NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ VỀ MẶT XÃ HỘI

Điều 20: Bồi thường vật chất trong trường hợp người có thẩm quyền bị chết, sức khỏe bị tổn hại, tài sản của họ bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng do thực hiện công cụ.

Tính mạng và sức khoẻ của Thẩm phán. Hội thẩm nhân dân, bồi thẩm, chấp hành viên, người có thẩm quyền trong cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan kiểm sát, nhân viên của cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước được hưởng bảo hiểm Nhà nước bắt buộc, kinh phí lấy từ ngân sách của Liên bang hoặc lấy từ ngân sách khác với mức 180 lần mức lương trung bình hàng tháng (thu nhập trung bình hàng tháng) của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, bồi thẩm, chấp hành viên, người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và các quan kiểm sát, nhân viên của các cơ quan Liên bang bảo vệ Nhà nước.

Các cơ quan bảo hiểm Nhà nước trả mức bảo hiểm trong các trường hợp sau:

Những người được nêu tại Khoản 1 Điều này bị chết trong thời gian đang công tác (phụ vụ) hoặc sau khi thôi việc, từ chức, về hưu, mà nguyên nhân chết là do những thương tật nặng hoặc những tổn hại sức khoẻ do thực hiện công vụ thì người thừa kế của họ được trả mức bảo hiểm bằng 180 lần lương trung bình hàng tháng (thu nhập trung bình hàng tháng) của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, bồi thẩm, chấp hành viên, người có thẩm quyền trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan kiểm sát, nhân viên Liên bang bảo vệ Nhà nước:

- Trong trường hợp những người nêu tại khoản 1 Điều này do thực hiện công cụ bị thương tật nặng hoặ tổn hại đến sức khoẻ trừ trường hợp có khả năng tiếp tục nghề nghiệp của mình thì được hưởng mức bảo hiểm bằng 36 lần lương trung bình hàng tháng (thu nhập trung bình hàng tháng) của họ.

- Trong trường hợp những người được nêu tại khoản 1 Điều này do thực hiện công vụ bị thương tật nặng hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ mà không bị mất khả năng lao động, khả năng tiếp tục đảm nhiệm nghề nghiệp thì được hưởng mức bảo hiểm bằng 12 lần lương trung bình hàng tháng (thu nhập trung bình hàng tháng) của họ.

- Trong trường hợp những người được nêu tại khoản 1 Điều này do thực hiện công vụ thương tật nặng hoặc tổn hại đến sức khoẻ trừ trường hợp họ có khả năng tiếp tục đảm nhận hoạt động nghề nghiệp, hàng tháng được hưởng mức trợ cấp bằng chênh lệch giữa lương trung bình hàng tháng (thu nhập trung bình hàng tháng), và lương hưu của họ, không kể tiền mà cơ quan bảo hiểm Nhà nước trả cho họ.

- Trong trường hợp mà những người được nêu trên chết trong có những người thôi việc, từ chức, về hưu, mà bị chết do bị thương tật nặng hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ do thực hiện công vụ thì các thành viên của gia định họ không có khả lao động, sống phụ thuộc vào họ, hàng tháng được hưởng mức trợ cấp bằng mức chênh lệch giữa phần lương (phần thu nhập trung bình hàng tháng) của người chết và trợ cấp của họ do không có người nuôi dưỡng, không kể khoản tiền bảo hiểm Nhà nước trả cho họ. Để xác định phần lương (thu nhập) nêu trên thì tiền lương trung bình hàng tháng (thu thập trung bình hàng tháng) của người chết chia cho thành viên của gia đình sống phụ thuộc vào họ, kể cả thành viên có khả năng lao động.

- Trường hợp thiệt hại do tài sản của những người được nêu tại Khoản 1 Điều này hoặc thành viên trong gia đình họ bị huỷ hoại hoặc hư hỏng thì được bồi thường đầy đủ, kể cả lợi tức bị mất, theo trình tự đã quy định.

Cơ sở để từ chối trả bảo hiểm và trả tiền trợ cấp trong các trường hợp được quy định tại Điều này là bản án, quyết địn của Toà án đối với người gây ra cái chết, thương tật nặng hoặc làm huỷ hoại, hư hỏng tài sản của những người nói tại khoản 1 Điều này nhưng những hành vi này không liên quan đến hoạt động công cụ của họ.

CHƯƠNG V: KINH PHÍ VÀ SỰ ĐẢM BẢO VỀ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT CHO CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ CỦA NHÀ NƯỚC

Kinh phí và sự đảm bảo vật chất - kỹ thuật đối với các biện pháp bảo vệ của Nhà nước quy định tại Luật Liên bang này được lấy từ ngân sách Liên bang hoặc nguồn khác trên cơ sở luật pháp Liên bang Nga theo trình tự do Chính phủ Liên bang Nga quy định, cũng như lấy từ quỹ ngoài ngân sách phù hợp với tình hình tài chính của những quỹ này. Không được buộc người bảo vệ phải chịu kinh phí dùng để phục vụ cho các biện pháp an ninh.

CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 22: Hiệu lực thi hành của Luật Liên bang này.

Luật Liên bang này có hiện lực sau 9 ngày kể từ ngày chính thức công bố, trừ Điều 6, Điều 7, Điều 20 và Điều 11 phần quy định về biện pháp thay đổi hình dáng bên ngoài của người được bảo vệ, do đã có hiệu lực từ ngày 01/01/1996 Điều 10 phần quy đinh về việc chuyển người được bảo vệ sang chỗ ở khác do đã có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Chính phủ Liên bang Nga dự trừ quỹ trong ngân sách của Liên bang để thực hiện Luật Liên bang này.

Điều 23: Ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với Luật Liên bang này.

Những văn bản pháp luật của Tổng thống Liên bang Nga, Chính phủ Liên bang Nga, văn bản pháp Luật của các Bộ, Ngành, văn bản pháp luật của các cơ quan chính quyền, các chủ thể ở Liên bang Nga và các cơ quan của những địa phương tự trị, được ban hành phù hợp với Luật Liên bang này trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày Luật Liên bang có hiện lực.

Tổng thống Liên bang Nga - Matxcơva.

Kremlin ngày 20/04/1995 - Số 45 -

 

Phu lục 4

Lệnh của tống thống liên bang nga Số 11116 ngày 22/09/1992

(Về những biện pháp bổ sung cho việc bảo vệ về mặt xã hội đối với nhân viên Toà án Liên bang Nga)

Với mục đích tăng cường sự bảo vệ mặt xã hội đối với nhân viên Toà án Liên bang Nga nay quyết định:

Mở rộng hiệu lực Nghị đinh của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Nga ngày 12/10/1991, số 530 về sự đảm bảo đảm lương thực hiện đối với những nhân viên, thành phần thủ trưởng, cấp chỉ huy và một số người khác của các cơ quan Liên bang Nga, đối với Thẩm phán và những nhân viên có danh hiệu cao quý thuộc Toà án Liên bang Nga.

Lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/07/1992.

Tổng thống Liên Bang Nga

 

 

Phụ lục 5

LUẬT LIÊN BANG SỐ 6 NGÀY 10/01/1996

(Về những đảm bảo bổ sung cho việc bảo vệ về mặt xã hội đối với Thẩm phán và nhân viên trong bộ máy Toà án Liên Bang Nga)

Điều 1: Quy định mức lương chức vụ của Thẩm phán Liên bang Nga trên cơ sở tính phần trăm so với lương chức vụ của Chánh án Toà án Tối cao Liên bang Nga theo bảng biểu.

Lương chức vụ của nhân viên trong bộ máy Toà án Liên bang Nga quy định tương ứng với lương chức vụ của nhân viên trong Bộ máy các cơ quan lập pháp của chính quyền, còn trong vùng (thành phố, các quận của thành phố) thì tương ứng với lương chức vụ của nhân viên trong bộ máy những người đứng đầu cơ quan hành chính.

Điều 2: Tiền lương của Thẩm phán Liên bang Nga (tiền lương của Thẩm phán Toà án quân sự) bao gồm tiền lương chức vụ, còn đối với Thẩm phán Toà án quân sự thì tiền lương trả theo cấp bậc, tiền trả thêm theo cấp bậc, thâm niên công tác, 50 phần trăm lương trả thêm cho lương chức vụ cho điều kiện lao động đặc biệt, phụ cấp học vị hoặc học hàm, danh hiệu vinh dự “nhà luật học có công của Liên bang”, khó khăn, cường độ, những thành tích cao trong lao động và chế độ làm việc đặc biệt, tiền thưởng do thành tích lao động sau một quý, một năm và giá trị của phần lương (nếu như không được trả bằng hiện vật).

Lương của nhân viên trong Bộ máy Toà án Liên bang Nga mà những người này được tặng danh hiện cao quý, bao gồm lương chức vụ, lương trả thêm vì cấp bậc ưu tú, thâm niên công tác phụ cấp học vụ hoặc học làm, danh hiện vinh dự “nhà luật học có công của Liên bang Nga”, khó khăn, cường độ, những thành tích trong lao động và chế độ làm việc đặc biệt, tiền thưởng do thành tích lao động sau một quý, một năm giá trị của phần lương thực (nếu như không được trả bằng hiện vật).

Thẩm phán và nhân viên trong Bộ máy của Toà án Liên bang Nga còn được trả những khoản tiền khác do các đạo luật và những văn bản pháp luật khác quy định.

Mức tiền thưởng do Thẩm phán và nhân viên trong Bộ máy Toà án Liên bang Nga do thành tính lao động sau quý và năm không thể ít hơn mức tiền thưởng đã quy định đối với nhân viên tương ứng của các cơ quan hành pháp.

Tiền lương của Thẩm phán Liên bang Nga và các khoản tiền khác được các đạo luật và những văn bản pháp luật quy định không được giảm và không bị đánh thuế.

Điều 3: Những Thẩm phán của Toà án Liên bang Nga mà hàng tháng có quyền được hưởng toàn bộ tiền trợ cấp suốt đời nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng 50% của tiền trợ cấp suốt đời hàng tháng, số tiền này cũng được tính thêm cho họ về hưu.

Điều 4: Thẩm phán của Liên bang Nga có quyền được thanh toán chi phí bỏ ra thuê nhà để ở trước khi họ được cấp nhà ở. Diện tích nhà ở của họ và của các thành viên trong gia đình họ.

Điều 5: Các Thẩm phán của Liên bang Nga có quyền được thanh toán chi phí bỏ ra thuê ở trước khi họ được cấp nhà ở. Diện tích nhà ở của Thẩm phán Liên bang Nga trong các khu nhà thuộc quỹ nhà của Nhà nước và quỹ nhà của địa phương mà không còn nhu cầu sử dụng thì được cấp cho Thẩm phán hoặc nhân viên trong bộ máy Toà án có nhu cầu cải thiện nhà ở.

Điều 6: Thẩm phán, nhân viên được phong tặng danh hiệu cao quý trong bộ máy Toà án Liên bang Nga và các thành viên sống cùng họ cùng gia đình được miễn giảm 50% tiền nhà ở trong các nhà lấy từ quỹ Nhà nước và quỹ nhà của địa phương và cũng như các nhà đã được tư nhân hoá, tiền thuế tài sản đối với căn hộ hoặc nhà tư nhân, tiền trả cho các dịch vụ công công (điện, ga, lò sưởi, nước....), tiền sử dụng điện thoại không phụ thuộc vào các loại nhà ở.

Điều 7: Quy định việc tính thâm niên của Thẩm phán Liên bang Nga để nghỉ hưu và nhận mọi thu thập, ưu đãi bao gồm thời gian làm việc ở Toà án và ở các cơ quan Tư pháp với chức vụ đòi hỏi phải có trình độ Đại học Luật, đồng thời cũng như đã là kiểm sát viên, dự thẩm, bảo chữa viên.

Điều luật này cũng được áp dụng đối với Thẩm phán Liên bang Nga, mà những người này đã từ chức hoặc về hưu trước khi luật này được ban hành.

Điều 8: Thẩm phán Liên bang Nga đã nghỉ hưu mà tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán cũng được trả đủ tiền lương hưu và tiền lương.

Điều 9: Thẩm phán Liên bang Nga không sử dụng quyền đi an dưỡng thì được trả khoản tiền đúng theo giá trị của phiếu an dưỡng (phiếu nghỉ) đó.

Điều 10: Luật Liên bang này có hiệu lực từ ngày 01/01/1997.

Tổng thống Liên bang Nga

Maxcova. Kremlin ngày 10/01/1996

Số 06 - 0

 

Phụ lục 6

BẢN QUY ƯỚC ỨNG XỬ CỦA THẨM PHÁN BANG QUEENSLAND (AUSTRALIA)

LỜI NÓI ĐẦU

Bảng quy ước dưới đây nhằm thể hiện bằng văn bản các chuẩn mực cư xử Thẩm phán ở Bang này cần đạt tới và duy trì lâu dài.

Mục đích của quy ước này là đưa ra các định hướng cơ bản cho việc tăng cường và bảo vệ danh dự tính độc lập của giới Thẩm phán.

Các quy định trong bản quy ước này cần phải được luôn nhớ để bám sát mục tiêu đó.

Quy ước này không liệt kê hết mà nhằm mục đích vạch ra các nguyên tắc đạo đức chỉ đạo chung và đưa ra chuẩn mực tối thiểu trong cư xử cần áp dụng cho các Thẩm phán.

Uỷ ban đạo đức sẽ tận tâm tư vấn cho bất kỳ Thẩm phán nào có yêu cầu uỷ ban giải đáp, nhưng phải luôn hiểu rằng Bản quy ước này không có giá trị bắt buộc của một đạo luật, do đó quyết định cuối cùng và trách nhiệm vẫn thuộc về cá nhân Thẩm phán.

Quy ước 1: Sự đúng mực của bản thân và cách xử sự.

A. Thẩm phán phải tham gia vào việc duy trì và ủng hộ của chuẩn mực cư xử nhằm bảo vệ danh dự và tính độc lập của giới Thẩm phán.

B. Thẩm phán phải tôn trọng và tuân theo pháp luật, tự mình cư xử một cách đúng đắn để làm tăng niềm tin của công chúng vào danh dự và tính độc của giới Thẩm phán. Thẩm phán cần thận trọng tránh bất kỳ hành vi nào có thể dẫn giới Thẩm phán tới chỗ bị coi thường hoặc làm xói mòn tính công bằng, ngay thẳng của Toà án.

C. Thẩm phán phải luôn luôn hành xử công bằng, không để công tác xét xử hoặc quyết định của mình bị ảnh hưởng bởi gia đình mình, bởi quan hệ xã hội hay các quan hệ khác.

D. Thẩm phán không được biểu hiện, hoặc để cho người khác biểu hiện ấn tượng rằng họ có vị thế đặc biệt để tác động tới Thẩm phán.

Quy ước 2: Nghĩa vụ xét xử.

A. Nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán phải được đặt lên hàng đầu so với mọi nghĩa vụ khác của Thẩm phán.

B. Thẩm phán thực hiện nghĩa vụ xét xử mà không được thiên vụ hoặc định kiến.

C. Thẩm phán phải tuân thủ các đòi hỏi của luật đặt ra cho Thẩm phán và phải trung thành với luật đó.

D. Thẩm phán không bị giao động bởi lợi ích của người khác, dư luật xã hội, sự lo sợ bị chỉ trích hoặc sự kháng án lên cấp phúc thẩm.

E. Thẩm phán phải duy trì trật tự và sự tôn trọng nghiêm của phiên toà do mình xét xử. 

F. Thẩm phán phải biết kiên nhẫn, nghiêm túc và lịch sự đối với các bên tranh chấp, các người làm chứng, các Luật sư, các Công tố viên và các người khác tham gia vào vụ việc do Thẩm phán giải quyết, đồng thời phải yêu cầu Luật sư, Công tố viên, các cán bộ, nhân viên Toà án và những người khác thuộc quyền điều hành và kiểm tra tương tự như vậy.

G. Thẩm phán phải bảo đảm đầy đủ quyền được trình bày theo đúng quy định của pháp luật cho mọi người liên quan về mặt pháp luật tại phiên toà.

H. Thẩm phán cần phải thực hiện công việc của Toà án một cách kịp thời và đúng mực.

I. Thẩm phán phải tránh đưa ra bình luận công khai về các phiên toà đang chờ đưa ra xét xử ở bất kỳ Toà án nào và đòi hỏi các nhân viên Toà án thuộc quyền điều hành và kiểm tra của mình cũng hành động như vậy. Tiểu mục này không cấm Thẩm phán đưa ra các tuyên bố công khai trong quá trình thực thi các công vụ của mình, cũng như không cấm việc giải thích cho thông tin đại chúng về các thủ tục tố tụng tại Toà.

J. Trong các trường hợp cần hành động để bảo vệ và trong các trường hợp cần thiết khác. Thẩm phán nêu các lý do đối với các quyết định xét xử hoặc các hành động của mình, nhưng Thẩm phán không cần phải, và nếu như bị hỏi, không buộc phải hộ, bảo vệ, xin lỗi hoặc có bất kỳ giải thích nào về các quyết định xét xử hay hành động như vậy, trừ khi luật có quy định riệng bắt buộc yêu cầu làm như vậy.

Quy ước 3: Từ chối tiến hành tố tụng.

Thẩm phán cần phải từ chối tiến hành bất kỳ quy trình tố tụng nào mà ở đó sự vô tư, khách quan của Thẩm phán có lý do để bị nghi ngờ.

Quy ước 4: Nghĩa vụ hành chính.

A. Thẩm phán phải ra sức hoàn thành trách nhiệm hành chính của mình và duy trì thẩm quyền chuyên môn trong hành chính tư pháp.

B. Thẩm phán phải đòi hỏi các cán bộ và nhân viên Toà án thuộc quyền điều hành và kiểm tra của mình tuân thủ cùng chuẩn mực trách nhiện hành chính và thẩm quyền được áp dụng đối với mình.

Quy ước 5: Giao dịch tài chính và quà tặng.

A. Thẩm phán tránh các giao dịch tài chính và kinh doanh có khuynh hướng gây ảnh hưởng xấu tới khách quan, tới sự thực hiện đúng mực nghĩa vụ xét xử, tới việc lợi dụng địa vụ xét xử hoặc lôi cuốn Thẩm phán vào các giao dịch thường xuyên với các luật sư hoặc những người thường có quan hệ với Toà án nơi Thẩm phán làm việc.

B. Trong khi phải phục tùng các đòi hỏi nêu ở điểm A trên đây, Thẩm phán có thể tiến hành và theo dõi việc đầu tư, kể cả đầu tư bất động sản, tham gia vào các hoạt động có thù lao khác nhưng không được làm việc với tư cách nhân viên, giám đốc, người điều hành cố vấn hoặc nhân viên của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

C. Thẩm phán phải tìm cách để việc đầu tư vào các lợi ích tài chính của mình giảm đến mức tối thiểu số trường hợp Thẩm phán phải từ chối tham gia tố tụng. Nếu có thể làm như vậy mà không gây ra thiệt hại tài chính nghiêm trọng thì Thẩm phán phải từ bỏ các đầu tư và các lợi ích tài chính khác có thể gây ra việc thường xuyên phải từ chối tham gia tố tụng.

D. Thẩm phán không được sử dụng hoặc tiết lộ những thông tin mà Thẩm phán thu được ở cương vị xét xử vào các giao dịch tài chính hay bất kỳ mục đích nào khác không liên quan tới nghĩa vụ xét xử của Thẩm phán.

E. Thẩm phán chỉ được nhận các món quà khi không có lý do để cho rằng món quà như vậy có thể ảnh hưởng tới tính độc lập xét xử.

Trong bất kỳ tình huống nào, Thẩm phán cũng không được nhận quà từ chối người tranh chấp phải hoặc có thể phải có mặt trước Thẩm phán.

Quy ước 6: Hành nghề pháp luật.

Thẩm phán không được hành nghề luật nhưng có thể tự mình tham gia trong tất cả các công việc pháp luật liên quan đến mình, và có thể tư vấn pháp luật, soạn thảo hay xem lại các văn bản, hồ sơ pháp lý cho thành viên của gia đình mình mà không có thù lao.

Quy ước 7: Các nghĩa vụ khác gần như là xét xử.

Thẩm phán không được chấp nhận việc được bổ nhiệm vào một Ủy ban, Ban của Chính phủ, hoặc vào vị trí khác có liên quan đến các sự kiện hay chính sách về những vấn đề khác ngoài việc hoàn thiện pháp luật, hệ thống pháp luật hoặc công tác hành chính tư pháp. Tuy nhiên, Thẩm phán có thể đại diện cho nước mình, bang mình hay địa phương mình trong các dịch lễ hoặc liên quan đến các hoạt động lịch sử, giáo dục và văn hoá.

Quy ước 8: Hoạt động chính trị.

A. Thẩm phán phải xử sự khách quan giữa Công tố viên là Luật sư bào chữa, và phải hết sức tránh bất kỳ quan hệ cá nhân nào với cả đôi bên mà có thể là, hoặc tỏ ra có sự thiên vị bằng cách này hay cách khác.

B. Thẩm phán phải hết sức tránh có quan hệ cá nhân với các nhân viên cảnh sát mà có thể là, hoặc tỏ ra là có thiên vị hoặc chống lại các nhân viên cảnh sát đó. Nhưng hạn chế tương tự cũng được đặt ra trong quan hệ của Thẩm phán với bất cứ người nào là, hoặc có thể là đương sự trong vụ án do Thẩm phán xét xử.

Quy ước 10: Về cách xử sự sai trái của Thẩm phán.

Khi một Thẩm phán dựa vào các căn cứ xác đáng và rõ ràng biết được rằng một Thẩm phán khác đã cư xử hoặc có thể cư xử một cách gây tổn hại cho danh dự và hoặc tính độc lập của giới Thẩm phán thì Thẩm phán đó phải có hành động thích hợp. Hành động thích hợp có thể bao gồm việc trao đổi trực tiếp với Thẩm phán trong cuộc, hoặc trong trường hợp sự cư xử xấu là nghiêm trọng và hoặc thường xuyên, liên tục thì phải báo cáo sự việc cho Chánh Thẩm phán ăn lương.

Quy ước 10 không áp dụng cho chức năng xét xử của Thẩm phán.

 

 

Phụ lục 7

QUY CHẾ THM PHÁN CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ngạch Tư pháp gồm:

1. Các Thẩm phán xét xử và các Thẩm phán công tố của Toà án Phá án, các Toà thượng thẩm và các Toà Sơ thẩm cũng như các Thẩm phán thuộc ngạch cán bộ quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp.

2. Các Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công tố được bố trí tương ứng bên cạnh Thẩm phán Chánh án và Chưởng lý của Toà Thượng thẩm và có quyền thực hiện các chức năng theo bậc của mình tại tất cả các Toà án sơ thẩm thuộc phạm vi thẩm quyền của Toà án Thượng thẩm, mà họ có liên hệ.

3. Các dự thính viên tư pháp.

Điều 2: Thang bậc của ngạch Tư pháp có hai bậc. Mỗi bậc có nhiều nấc thâm niên.

Những chức năng do Thẩm phán thuộc bậc này hay bậc kia thực hiện được quy định trong một văn bản pháp quy hành chính Nhà nước.

Điều 3: Được xếp ngoại hạng, các Thẩm phán của Toà án phá án, trừ các kiểm toán viên, các Chánh án các Toà Thượng thẩm và các Chưởng lý bên cạnh các Toà án ngành, các Chánh toà tại Toà thượng thẩm Paris và tại Toà thượng thẩm Versaimes và các Phó chưởng lý bên cạnh các Toà án này, Chánh án và các Phó Chánh án thứ nhất của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng Paris, Biện lý và các Phó biện lý bên cạnh Toà án này, các Chánh án của Toà án sơ thẩm thẩm quyền rộng ở Nanterre, Cretell, Bobiguy, Marsva, Lyon, Live, và Versaille và các Biện lý bên cạnh các Toà án này.

Điều 3.1: Các Thẩm phán nêu tại điểm 2 điều 1 được cử tạm thời thay thế các Thẩm phán bậc 2 của Toà án sơ thẩm bị trở ngại trong việc thực hiện chức năng của họ vì lý nghi ốm, bệnh tật kéo dài, nhận con nuôi, nghỉ đẻ, nuôi con nhỏ hoặc do phải tham dự các khóa thực tập bồi dưỡng nghề nghiệp. Ngoài ra, các thẩm phán nói trên cũng có thể được điều về các Toà án sơ thẩm theo danh sách do Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước quy định để thay thế các Thẩm phán được chấp nhận nghỉ phép năm cũng như để thực hiện các chức năng có liên quan đến công việc còn khuyết của thẩm phán bậc 2 trong một thời hạn không lập lại vì không được vượt quá 4 tháng. Nếu là Thẩm phán xét xử và trừ trường hợp họ đồng ý về việc thay đổi nhiệm sở, họ tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi người Thẩm phán mà họ thay thế trở lại làm việc.

Việc bổ nhiệm các Thẩm phán này, tuỳ theo họ là Thẩm phán xét xử hay Thẩm phán công tố, được công bố theo lệnh của Chánh án Toà Thượng thẩm hoặc theo Quyết định của Chưởng lý, trong đó có nêu rõ lý do và thời hạn thay thế. Trong trường hợp không thực hiện được viết thay thế theo các quy định trên đây, thì các Thẩm phán thực hiện các chức năng xét xử phạm vi thẩm quyền của Toà Thượng thẩm nơi mà họ phối thuộc hoặc tại Toà án thẩm quyền rộng quan trọng nhất tại tỉnh nơi mà Toà thượng thẩm có trụ sở.

Số lượng các Thẩm phán này ở mỗi Toà Thượng thẩm không vượt quá con số 20 trong số các chức vụ của Thẩm phán bậc 2 của Toà án này.

Trường hợp cần thiết, việc bổ nhiệm họ có thể được quyết định vượt quá số quân số của Toà Thượng thẩm phối thuộc trong giới hạn quỹ lương thực tế chung cho các chức vụ bậc 2. Sau hai năm thực hiện nhiệm vụ và theo yêu cầu của họ, các Thẩm phán này được bổ nhiệm về một Toà án thẩm quyền rộng thuộc phạm vi thẩm quyền của Toà Thượng thẩm nơi mà họ có liên hệ hoặc về một Toà án thẩm quyền rộng quan trọng nhất của tỉnh nơi Toà Thượng thẩm nói trên có trụ sở. Việc bổ nhiệm được tiến hành khi xuất hiện chức vụ xét xử hay công tố còn khuyết tương ứng với ngạch bậc của họ và họ đang ứng cử vào chức vụ đó.

Các Thẩm phán này, trong bất kỳ trường hợp nào, không thể thực hiện những chức vụ quy định tại Điều này trong thời hạn vượt quá 6 năm. Hết thời hạn này họ được bổ nhiệm tương ứng vào chức vụ Thâm phán xét xử hay Công tố theo ngạch bậc tại một trong hai cơ quan xét xử nói ở đoạn trên đây, nơi mà chậm nhất là 4 tháng trước khi kết thúc năm công tác thứ 6 họ đã yêu cầu được bổ nhiệm đến Toà án thẩm quyền rộng quan trọng nhất của tỉnh nơi Toà Thượng thẩm mà họ phối thuộc có trụ sở. Trường hợp cần thiết, việc bổ nhiệm họ có thể được quyết định vượt quá mức hạn định kinh phí đối với ngạch bậc mà họ thuộc về ngạch bậc đó và nếu việc đó được thực hiện vì vượt quân số biên chế tổ chức của cơ quan xét xử. Số lượng vượt quá này được bố trí thay thế vào vị trí còn khuyết xuất hiện đầu tiên tại cơ quan xét xử. Số lượng vượt quá này được bố trí thay thế vào các vị trí còn khuyết xuất hiện đầu tiên tại cơ quan xét xử có liên quan.

Căn cứ vào nhu cầu, Hội đồng Nhà nước ban hành Sắc lệnh quy định các điều kiện áp dụng điều luật này.

Điều 4: Các thẩm phán xét xử không bị bãi miễn. Cho nên, Thẩm phán xét xử không thể được cử vào một chức vụ mới nếu không có sự đồng ý của Toà kể cả khi họ được thăng cấp bậc.

Điều 5: Các Thẩm phán công tố đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm tra của Thủ trưởng trực tiếp của họ và dưới quyền của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tại phiên toà họ được phát biểu tự do.

Điều 6: Tất cả thẩm phán, khi được bổ nhiệm vào chức vụ đầu tiên và trước lúc bắt đầu làm nhiệm vụ, tuyên thệ theo những lời sau: “Tôi thề hoàn thành tốt và trung thành những nghĩa vụ của tôi, bảo vệ một cách thiêng liêng bí mật của các điều nghị án và luôn luôn xử sự là một Thẩm phán có phẩm cách và trung thành”. Trong bất cứ trường hợp nào, không thể tước đi lời thề này.

Lời thề được tuyên trước Toà Thượng thẩm. Tuy nhiên, đối với các Thẩm phán được bổ nhiệm trực tiếp tại Toà án phá án, họ tuyên thệ trước Toà án này. Người Thẩm phán cũ tuyên lại lời thề khi họ được trực tiếp trở lại công tác.

Điều 7: Các Thẩm phán nhậm chức tại phiên toà long trọng của Toà án nơi họ được bổ nhiệm hay có liên hệ.

Trong trường hợp cần thiết. Thẩm phán có thể nhậm chức bằng văn bản viết, nếu việc đó được thực hiện thì tuyên thệ trước Toà Thượng thẩm nơi cư trú của họ.

Điều 8: Việc thực hiện chức năng Thẩm phán không được kiêm nhiệm với việc thực hiện tất cả các chức năng Nhà nước khác và mọi hoạt động nghề nghiệp hay các hoạt động làm công ăn lương khác.

Tuy nhiên, theo quyết định của người đứng đầu toà án, có thể cho phép các Thẩm phán một số ngoại lệ có tính chất cá nhân trang bị những kiến thức thuộc thẩm quyền của họ hoặc nhằm thực hiện các chức năng và hoạt động không có tính chất phương hại đến tư cách người thẩm phán và tính độc lập của họ.

Các thẩm phán có thể tiến hành các hoạt động khoa học, văn học hoặc nghệ thuật, mà không cần phải có sự cho phép trước.

Điều 9: Việc thực hiện chức năng Thẩm phán kiêm nghiệm với việc không được thực hiện chức của đại biểu tại Nghị viện của Cộng đồng Châu âu tại Hội đồng kinh tế và xã hội. Không ai có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán hoặc thực hiện chức năng Thẩm phán tại một cơ quan xét xử mà phạm vi thẩm quyền của nó nằm trọn hay một phần trong tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng của người ấy là Hạ nghị sỹ hay Thượng nghị sỹ. Việc thực hiện chức năng Thẩm phán cũng không được kiêm nghiệm với việc thực hiện chức năng của Uỷ viên Hội đồng hàng hoá hoặc Hội đồng thành phố trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan xét xử nơi mà họ trực thuộc hoặc có liên quan.

Không ai có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán hoặc thực hiện chức năng Thẩm phán tại một cơ quan xét xử mà trong phạm vi thẩm quyền của người này đã thực hiện trong thời gian ít nhất là 5 năm, một chức năng Nhà nước do được bầu cử quy định tại Điều này hoặc đã có hành vi xét xử vào một trong các chức vụ này, kể từ ít nhất là 3 năm đã qua.

Những quy định tại 3 điểm trên đây không áp dụng đối với các Thẩm phán tại Toà án phá án.

Điều 10: Đối với ngạch Thẩm phán mọi cuộc bàn luận về chính trị đều bị cấm.

Đối với ngạch Thẩm phán, mọi cuộc biểu tình chống đối lại nguyên thể và hình thái của Chính phủ của các nước Cộng hoà đều bị cảm, cũng như những cuộc biểu tình mang bản chất chính trị đều trái với sự dè dặt, thận trọng mà chức năng của họ buộc họ phải làm như vậy. Mọi hành vi bàn luận trước có tính chất làm ngừng trệ hoặc cản trở hoạt động của các cơ quan xét xử đều bị cấm.

Điều 11: Độc lập với các quy định trong Bộ luật Hình sự và các đạo luật riêng cho các Thẩm phán được bảo vệ trước những sự đe doạ, gây hấn thuộc đối xử hình thức nào mà họ có thể là đối tượng trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc vì lý do chức năng của họ. Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trực tiếp do hậu quả trên gây ra trong tất cả các trường hợp chưa được quy định trong văn bản pháp luật về trợ cấp.

Các Thẩm phán thuộc ngành tư pháp chỉ chịu trách nhiệm về lỗi cá nhân của họ.

Trách nhiệm của các Thẩm phán đã phạm lỗi cá nhân có liên quan đến công vụ tư pháp chỉ có thể được phát sinh theo tố quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường. Tố quyền đòi bồi thường này được thực hiện tại Toà dân sự của Toà án phá án.

Điều 12: Các Thẩm phán ngoài các chức năng của mình không thể bị trưng tập vào các công vụ khác trừ việc phục vụ quân sự.

Mọi quy định mới trong văn bản hành chính xác định việc họ tham gia vào công việc của các tổ chức hay uỷ ban phi tư pháp phải được đệ trình để ông Chưởng ấn ký kèm.

Không một Thẩm phán nào được bổ nhiệm vào văn phòng Bộ hoặc bố trí biệt phái, nếu họ chưa hoàn thành 4 năm công tác thực tế trong ngạch Thẩm phán kể từ khi họ bước vào nghề Thẩm phán.

Điều 13: Thẩm phán buộc phải cư trú tại cơ sở của cơ quan xét xử nơi họ công tác hay sát nhập. Các ngoại lệ có tính chất cá nhân và tạm thời có thể được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chấp nhận theo ý kiến tán thành của người đứng đầu các Toà thượng thẩm.

CHƯƠNG II: THẨM PHÁN ĐOÀN

Điều 13.1: Thẩm phán đoàn của Toà án phá án, các Toà thượng thẩm và các Toà án sơ thẩm và của Bộ Tư pháp lập danh sách các Thẩm phán thuộc ngạch tư pháp mà họ có trách nhiệm đề cử để được bổ nhiệm với tư cách là Uỷ viên của Uỷ ban xét thăng cập và Uỷ viên của Uỷ ban xét kỷ luật của Viện công tố. Các thành viên của Thẩm phán đoàn nêu tại điểm trên được các Thẩm phán trong ngạch tư pháp chọn bằng cách bỏ phiếu kín cho một thời hạn là 3 năm.

Điều 13.2: Trong mỗi khu vực thẩm quyền của Toà thượng thẩm, các Thẩm phán, trừ các Chánh án và các Chưởng lý, đều được đăng ký trên một danh sách duy nhất.

Các Thẩm phán bậc một và bậc hai của Toà án phá án và các Thẩm phán của Toà án an ninh Quốc gia, trừ ông Chánh án và ông Chưởng lý, đều được ghi trên danh sách của Thẩm phán thuộc khu vực thẩm quyền của Toà thượng thẩm Paris.

Các Thẩm phán đang thực hiện chức năng quản lý hành chính Trung ương tại Bộ Tư pháp và các Thẩm phán ở cương vị biệt phái được đăng ký trên một danh sách đặc biệt.

Cũng áp dụng tương ứng đối với các thẩm phán đang thực hiện công vụ tại hải ngoại. Các Thẩm phán ở trong tình trạng nghỉ chờ việc, nghỉ đặc biệt, nghỉ dài hạn, đang phục vụ trong quân ngũ hoặc đang thực hiện công vụ Quốc gia cũng như các Thẩm phán tạm thời bị đình chỉ công tác không được đăng ký vào các danh sách trong thời gian mà họ đang nằm trong các hoàn cảnh đó.

Điều 13.3: Các Thẩm phán thành viên của Thẩm phán đoàn được chọn trong số các Thẩm phán không thuộc diện ngoại hạng, đăng ký trên các bảng danh sách nói tại Điều 13.2.

Các thẩm phán thuộc mỗi khu vực thẩm quyền và thuộc một trong các ngạch bậc nói tại Điều 13.2 chọn các ứng cử viên tương ứng đã được đăng ký trên bảng danh sách mà trong đó có tên của chính họ.

Chỉ có thể được chỉ định:

a) Vào những chức vụ được phân cho các Thẩm phán của các Toà thượng thẩm: Các Thẩm phán của các Toà án này và các Thẩm phán nêu tại điểm 2. Điều 13.2.

b) Vào những chức vụ được phân cho các Thẩm phán của các Toà án sơ thẩm: Các Thẩm phán của các Toà án này và các Thẩm phán nêu tại điểm 3, Điều 13.2 nói trên.

Điều 13.4: Thẩm phán đoàn họp tại Toà phá án theo sự triệu tập và dưới sự chỉ đạo của Chánh án Toà án này.

Thẩm phán đoàn tiến hành bỏ phiếu kín để chọn các Thẩm phán mà họ có nhiệm vụ đề cử để được bổ nhiệm với tư cách thành viên của các tổ chức nói tại Điều 13.1. Các Thẩm phán này phải được đăng ký trên những bảng danh sách nêu tại Điều 13.2.

Thẩm phán đoàn phải tiến hành việc chỉ định những người này trong thời hạn 3 ngày kể từ phiên họp đầu tiên của mình.

Nếu trong thời hạn quy định tại điểm trên đây mà Thẩm phán đoàn không giới thiệu được các danh sách hoặc giới thiệu được các danh sách nhưng không đầy đủ, thì các quyền của họ được chuyển sang cho Hội nghị Toàn thể Toà án phá án, bổ sung hoàn chỉnh các danh sách nói trên.

Điều 13.5: Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước quy định các điều kiện áp dụng chương này.

CHƯƠNG III: ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC THẨM PHÁN

Điều 14: Trường Quốc gia Thẩm phán đảm nhận việc đào tạo nghề nghiệp cho các dự thính viên tư pháp cũng như việc cung cấp thông tin và hoàn thiện nghề nghiệp cho các Thẩm phán.

Ngoài ra, trường cũng có thể góp phần hoặc vào việc đào tạo các Thẩm phán tương lai cho nước ngoài, đặc biệt là những nước mà nước Pháp có quan hệ bằng các Hiệp định về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực tư pháp, hoặc vào việc cung cấp thông tin và hoàn thiện nghề nghiệp cho các Thẩm phán của những nước này.

Tổ chức và điều kiện hoạt động của trường Quốc gia Thẩm phán do một văn bản pháp quy hành chính Nhà nước quy định.

Điều 15: Các dự thính viên tư pháp được tuyển dụng:

1. Bằng con đường thi tuyển theo các điều kiện quy định tại Điều 17.

2. Theo chức vụ và trường hợp cần thiết, thì phải qua một số môn thi theo các điều kiện quy định tại Điều 22.

Điều 16: Những người dự tuyển vào ngạch dự thính viên phải:

1. Là người thực thụ có Bằng Quốc gia Chứng nhận tốt nghiệp hệ thứ hai đại học, hoặc có học vị hay văn bằng có trình độ tương đương ghi tên danh sách được xác lập theo Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước.

Yêu cầu này không áp dụng đối với các ứng cử viên nêu tại Điều 17.

2. Có quốc tịch Pháp.

3. Được hưởng quyền công dân và có đạo đức tốt.

4. Sẵn sàng thực hiện luật pháp về tuyển sinh.

5. Có đầy đủ các điều kiện về thể lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình và được xác nhận là không mắc bệnh hoặc đã được chữa khỏi mọi bệnh tật dẫn đến việc phải nghỉ dài hạn.

Điều 17: Hai kỳ thi tuyển được tổ chức để tuyển chọn các dự thính viên tư pháp.

1. Kỳ thứ nhất cho các thí sinh thực thụ có một trong các văn bản bằng hay học vị nêu tại điểm 1 Điều 16.

2. Kỳ thứ hai với cùng mức độ, cho các cấp chính quyền địa phương hay của một công sở được xác nhận đến ngày 1 tháng giêng của năm thi tuyển đã có 4 năm thực hiện công vụ ở các cương vị ấy. Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước quy định các điều kiện áp dụng điều luật này.

Điều 17.1: Những quy định lập pháp về việc rút giới hạn tuổi để được thi tuyển vào các chức vụ của Nhà nước cũng được áp dụng trong những điều kiện tương tự đối với việc thi tuyển vào ngạch Thẩm phán.

Điều 18: Các thí sinh trúng tuyển qua một trong các kỳ thi tuyển nói tại Điều 17, được bổ nhiệm làm dự thính viên tư pháp theo Nghị định của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và được nhận lương bổng.

Điều 19: Theo trách nhiệm của các Thẩm phán các dự thính viên tư pháp tham gia vào hoạt động xét xử, nhưng không được uỷ quyền để ký văn bản.

Đặc biệt họ có thể:

- Giúp việc cho Dự thẩm viên trong mọi hành vi điều tra.

- Giúp việc cho Thẩm phán công tố trong việc thực hiện chức năng công tố.

- Ở vị trí dự bị và tham gia với tiếng nói tham khảo và các cuộc nghị án tại các phiên toà xét xử về dân sự và tiểu hình.

- Tham gia vào các cuộc nghị án của các Toà đại hình.

Các dự thính viên tư pháp, với tư cách riêng của mình, có thể thực hiện một đợt thực tập, tham dự một phần thời gian của khoá học tại Trường Quốc gia Thẩm phán, cũng như làm cộng tác viên của một Luật sư có đăng ký tại đoàn Luật sư. Hoạt động của những người này ở các cương vị nói trên mang tính chất tự nguyện.

Điều 20: Các dự thính viên tư pháp bắt buộc phải giữ bí mật nghề nghiệp. Trước khi tiến hành các hoạt động, họ phải tuyên thệ trước các Toà thượng thẩm bằng những lời như sau:

“Tôi xin thề giữ gìn một cách thiêng liêng bí mật nghề nghiệp và luôn xử sự là một viên chức tư pháp xứng đáng và trung thực”.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng không tước bỏ lời thề ấy.

Điều 21: Đã hủy bỏ.

Điều 22: Có thể được bổ nhiệm trực tiếp làm dự thính viên tư pháp, trường hợp cần thiết thì sau một số kỳ thi, nếu họ là cử nhân luật và nếu họ có đủ các điều kiện khác quy định tại Điều 16 những người:

1. Được xác nhận có ít nhất là 3 năm hành nghề, là các Luật sư ở Hội đồng Nhà nước và ở Toà án phá án, các đại tụng viên, các Công chứng viên, Chấp hành viên, thừa phát lại trưởng và những người là đại diện thương vụ tại các Toà án thương mại sơ thẩm.

2. Các Luật sư, ngoài những năm tập sự, được xác nhận có ít nhất 3 năm hành nghề bên cạnh một Toà án của nước Cộng hoà hoặc của một nước mà nước Pháp có quan hệ bằng các Hiệp định hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực tư pháp.

3. Các công chức và nhân viên Nhà nước mà năng lực và hoạt động của họ trong lĩnh vực tư pháp, kinh tế hoặc xã hội bảo đảm cho họ thực hiện được các chức năng tư pháp.

4. Những người đã thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong thời gian ít nhất là 8 năm trong lĩnh vực tư pháp, hành chính, kinh tế hoặc xã hội mà năng lực và uy tín cá nhân của họ bảo đảm đặc biệt cho họ thực hiện được các chức năng tư pháp.

Điều 23: Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước quy định những giới hạn về độ tuổi tối thiểu hoặc tối đa cho các thí sinh nêu ở Điều 22.

Điều 24: Thời gian của khoá học của dự thính viên tư pháp đã được tuyển dụng theo chức vụ nêu tại Điều 22 được rút ngắn theo các điều kiện quy định tại văn bản pháp quy hành chính Nhà nước.

Các dự thính viên này phải qua chế độ tập sự và nghiên cứu phù hợp với việc đào tạo ban đầu của họ. Khi kết thúc khoá học, họ phải thi tuyển để xếp hạng với các dự thính viên cùng khoá mà họ có liên quan.

Điều 25: Ban giám khảo tiến hành xếp hạng các dự thính viên tư pháp mà họ nhận xét là những người này có khả năng thực hiện các chức năng tư pháp khi họ ra trường.

Ban giám khảo cũng có thể loại dự thính viên tư pháp ra khỏi những chức vụ này hoặc buộc tiếp tục học thêm một năm nữa.

Danh sách xếp hạng được trình lên ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp để được công bố nêu Công báo.

CHƯƠNG III: CÁC THẨM PHÁN BẬC MỘT VÀ BẬC HAI

Điều 26: Tổng thống nước Cộng hoà bổ nhiệm các dự thính viên của ngạch tư pháp theo đề nghị của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Theo thứ hạng trong bảng xếp hạng, các dự thính viên tư pháp lựa chọn chức vụ trên bảng danh sách đã được giới thiệu cho họ.

Thí sinh nào không thực hiện việc lựa chọn này thì bị bổ nhiệm bắt buộc. Nếu họ từ chối việc bổ nhiệm này, thì họ được xem như từ chức.

Điều 27: Không một Thẩm phán bậc hai nào có thể được bổ nhiệm vào chức vụ bậc nhất, nếu như họ không được ghi tên trong bản thăng cấp.

Việc bổ nhiệm vào một số chức năng đặc biệt thuộc bậc một có thể bị lệ thuộc vào việc đăng ký tên trong một mục riêng của bảng thăng cấp.

Điều 28: Các Sắc lệnh về nâng bậc hay bổ nhiệm vào các chức vụ nói tại điểm 3 Điều 2 do Tổng thống nước Cộng hoà ban hành theo đề nghị của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và về những vấn đề liên quan đến các Thẩm phán xét xử thì sau khi có ý kiến của Hội đồng cấp cao các Thẩm phán.

Các kiểm toán viên tại Toà án phá án, theo đề nghị của Hội đồng cấp cao các Thẩm phán, được tuyển chọn trong số các Thẩm phán bậc hai có tên hoặc đã ghi tên trong bảng danh sách những người có năng lực đặc biệt hoặc được ghi tên vào một mục riêng của bảng thăng cấp. Thời hạn thực hiện chức năng kiểm toán viên là 10 năm. Thời hạn này không được lặp lại cũng như không được gia hạn. Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước sẽ có quy định thời gian thực hiện công vụ thực tế mà họ phải hoàn thành tại một cơ quan xét xử trước khi có thể được bổ nhiệm vào một chức vụ ngoại hạng của Toà phá án. Thời hạn này không được dưới 5 năm.

Điều 28.1: Chậm nhất là 9 tháng khi kết thúc năm thứ 10 thực hiện chức năng riêng của mình, các kiểm toán viên báo cho ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp biết việc bổ dụng mà họ mong muốn với cấp bậc tương đương tại 3 cơ quan xét xử thuộc phạm vi thẩm quyền khác nhau của Toà thượng thẩm, chậm nhất là 6 tháng trước khi kết thúc năm thứ 10 thực hiện các chức năng của các Thẩm phán có liên quan, ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể thúc giục họ trình bày 3 yêu cầu bổ sung về việc bổ dụng tại 3 cơ quan xét xử thuộc các khu vực thẩm quyền liên khác nhau của Toà thượng thẩm.

Khi kết thúc năm thứ 10 thực hiện các chức năng của các kiểm toán viên, các Thẩm phán này được bổ nhiệm vào một trong các chức trách là đối tượng đã nêu các đơn yêu cầu của họ theo các yêu cầu quy định tại hai điểm trên đây.

Nếu các Thẩm phán này không bày tỏ yêu cầu về việc bổ sung theo các điều kiện quy định tại điểm 1 và trường hợp cần thiết theo điểm hai của điều này, ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề xuất với họ việc bổ dụng với cấp bậc tương đương vào các chức năng xét xử tại 3 cơ quan xét xử.

Nếu không có sự chấp nhận trong thời gian 1 tháng khi kết thúc năm thứ 10 thực hiện các chức năng của kiểm toán viên, họ được bổ nhiệm vào một trong các chức vụ đã giành cho họ tại một trong các cơ quan xét xử.

Việc bổ nhiệm quy định tại điều này được quyết định, trường hợp cần thiết, vượt quá số kinh phí dành cho cấp bậc và nhóm các chức vụ mà các kiểm toán viên trực thuộc và nếu việc đó xảy ra thì vượt quá số biên chế tổ chức của cơ quan xét xử. Các Thẩm phán có liên quan được bổ nhiệm vào chức vụ đầu tiên còn khuyết mới xuất hiện tại cơ quan xét xử mà họ được bổ nhiệm vượt quá số lượng, phù hợp với các chức năng mà họ đã thực hiện.

Điều 29: Trong thời hạn một năm tính theo luật Dân sự, có thể bổ sung bằng việc thực hiện việc bổ nhiệm theo các điều kiện quy định tại Điều 30, vào một số chức vụ bậc một và bậc hai còn khuyết được tính toán trên cơ sở các chức vụ được xác nhận là còn khuyết vì mọi lý do thuyên chuyển sang các bậc tương đương trong mỗi một cấp bậc ấy trong thời hạn của năm dân sự trước đây.

Việc bổ nhiệm này không thể vượt quá một phần mười số các chức vụ còn khuyết được xác nhận trong khi áp dụng quy định trên đây đối với một trong cấp bậc ấy.

Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước sẽ xác định những trường hợp mà trong đó người được bổ nhiệm vào các chức vụ quy định tại Điều 30 có thể vượt quá sự hạn chế này.

Điều 30: Ngoài các Thẩm phán trước đây của ngành Tư pháp, có thể được bổ nhiệm trực tiếp vào các chức vụ bậc một và bậc hai của ngạch tư pháp, nếu họ là cử nhân luật và nêu họ có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16.

1. Các công chức và nhân việc Nhà nước thực thụ, cũng như các sỹ quan hoặc những nhân viên chức được coi như quân nhân tại ngũ chiến đấu được xác nhận có ít nhất 8 năm công vụ với một trong các tư cách trên, khi mà năng lực và hoạt động của họ trong lĩnh vực tư pháp, kinh tế hoặc xã hội bảo đảm cho họ có đủ khả năng để thực hiện các chức năng tư pháp. Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước sẽ quy định các điều kiện áp dụng quy định nói trên và nhất là xác định thâm niên công tác cần thiết đối với các chức vụ trước đây cũng như ngạch bậc của họ. Văn bản này cũng sẽ xác định tỷ lệ phần trăm tối thiểu các chức vụ giành cho những người có liên quan trong giới hạn quy định tại Điều 20.

2. Các Giáo sư thực thụ, các giảng viên Thạc sỹ các khoa luật của Nhà nước, những người chịu trách nhiệm giảng dạy tại các khoa luật của Nhà nước với chức danh này trong thời gian ít nhất là 2 năm cũng như những trợ lý các khoa luật của Nhà nước đã giảng dạy với chức danh này trong thời gian ít nhất là 4 năm.

3. Các luật sư, luật sư bào chữa, luật sư tại Hội đồng Nhà nước và tại Toà án phá án, các đại tụng viên, công chức viên, chấp hành viên tư pháp, thừa phát lại trưởng và những đại diện thương vụ tố tụng bên cạnh các Toà án thương mại sơ thẩm, đã thực hiện một hoặc nhiều nghề nghiệp này tại các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà hoặc của các nước có quan hệ với nước Pháp bằng các hiệp định hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực tư pháp.

4. Các Luật sư, Luật sư bào chữa, đại tụng viên, công chứng viên đã thực hiện trong thời gian ít nhất là 8 năm, một hoặc nhiều nghề nghiệp... tại các cơ quan xét xử của Nhà nước mà trên lãnh thổ của các cơ quan xét xử này việc thực hiện các nghề nghiệp nói trên được mở rộng cho các công dân Pháp.

Việc bổ nhiệm vào chức vụ tại Điều 29 được thực hiện theo ý kiến phối hợp của Uỷ ban quy định tại Điều 31. Uỷ ban này quyết định cấp bậc vào chức vụ mà các thí sinh có thể được bổ nhiệm.

Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước sẽ cụ thể hoá các điều kiện trong đó các luật sư, đại tụng viên, công chức viên và các chấp hành viên đã được chuyển trực tiếp sang ngạch Thẩm phán vào các chức vụ tại điều.... có thể được hưởng những năm hoạt động nghề nghiệp do họ thực hiện trước đây, trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán nhờ vào số tiền mà họ đóng góp. Sắc lệnh nói trên cũng xác định số tiền và các thể thức đóng góp nhằm thiết lập các quyền của họ được hưởng trợ cấp hưu trí của Nhà nước hoặc được hoàn lại các khoản tiền đóng góp bổ sung.

Ngoài ra, Sắc lệnh này cũng cụ thể hoá các điều kiện trong đó những người được tuyển dụng trước ngày có hiệu lực của Luật sư tổ chức số 80-84 ngày 29-10-1980, có thể được hưởng các điều kiện quy định tại điểm này bằng việc mua lại các khoản tiền đóng góp.

Điều 30.1: Ngoài ra có thể được bổ nhiệm trực tiếp vào các chức vụ bậc hai của ngạch tư pháp:

1. Chánh lục sự của các Toà án được xác nhận có 15 năm công vụ mà trong đó có ít nhất 8 năm làm Chánh lục sự.

2. Các nhân viên quản lý hành chính Trung ương được xác nhận có 15 năm công vụ mà trong đó có ít nhất 8 năm làm công vụ quản lý hành chính Trung ương tại Bộ Tư pháp hoặc Hội đồng Nhà nước.

Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước quy định các chức vụ mà những người này có thể được bổ nhiệm vào các chức vụ đó, cũng như thời hạn và các thể thức đào tạo đặc biệt mà họ bắt buộc phải nhận được tại Trường Quốc gia Thẩm phán trước khi họ được bổ nhiệm là Thẩm phán.

Điều 31: Việc bổ nhiệm vào chức vụ tại Điều 29 chỉ có thể thực hiện theo ý kiến phù hợp của Uỷ ban xét thăng bậc quy định tại Điều 34. Uỷ ban này xác định cấp bậc và những chức vụ mà những ứng cử viên có thể được bổ nhiệm vào.

Trong trường hợp này, Uỷ ban gồm có: Ngoài Chánh án Toà án phá án, Chưởng lý bên cạnh Toà án này và các thành viên nói tại điểm 1, 2, 3 của Điều 35, chín Thẩm phán nói tại điểm 4 của Điều 35. Một đại diện của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia vào các cuộc thảo luận của Uỷ ban. Người này không tham gia vào việc bỏ phiếu.

Điều 32: Không ai có thể được bổ nhiệm là thẩm phán trong phạm vi thẩm của Toà án sơ thẩm có thẩm quyền rộng, nơi người này kể từ thời điểm dưới 5 năm đã thực hiện các nghề luật sư, đại tụng viên, chấp hành tư pháp hoặc đại diện tố tụng bên cạnh các Toà án thương mại sơ thẩm. Tuy nhiên, việc loại trừ này được mở rộng đối với việc bổ nhiệm được xác định tại một hoặc nhiều quản hạt khác của các Toà án sơ thẩm thuộc phạm vi thẩm quyền của Toà thượng thẩm, ngay từ lúc mà Uỷ ban quy định tại Điều 34 đã có ý kiến theo hướng đó.

Điều 33: Các viên chức của phòng lục sự của các cơ quan xét xử khác nhau của các tỉnh vùng sông Ranh hạ, sông Ranh thượng và vùng Moseme. Có thể được bổ nhiệm là Thẩm phán chuyên đề lĩnh vực địa bạ theo các điều kiện do văn bản pháp quy hành chính Nhà nước quy định.

CHƯƠNG IV: UỶ BAN NÂNG CẤP BẬC

Điều 34: Một Uỷ ban được thành lập để đảm nhiệm việc xác lập và quyết định bảng thăng cấp bậc cũng như các danh sách những người có năng lực để bổ nhiệm vào các chức vụ: Uỷ ban này hoạt động chung cho các Thẩm phán xét xử và công tố. Bảng thăng cấp bậc được gửi cho Hội đồng cấp cao các Thẩm phán để cho ý kiến về các vấn đề có liên quan đến Thẩm phán xét xử, trước khi trình Tổng thống nước Cộng hoà ký.

Điều 35: Uỷ ban xét thăng cấp bậc, ngoài Chánh án Toà phá án là chủ tịch, chưởng lý bên cạnh Toà án này, bao gồm:

1. Tổng thanh tra công vụ hoặc trong trường hợp vắng mặt thì có phó tổng thanh tra, Vụ trưởng các công vụ tư pháp, Vụ trưởng các việc hộ và con dấu, Vụ trưởng các việc hình sự và ân xá hoặc đại diện của họ có cấp bậc ít nhất tương đương với cấp bậc vụ phó và có tư cách Thẩm phán.

2. Hai Thẩm phán ngoại hạng của Toà phá án, một là Thẩm phán xét xử, một là Thẩm phán công tố, được tuyển chọn theo 2 danh sách do Hội nghị toàn thể của Toà án phá án lập ra.

3. Hai Chánh án và hai Chưởng lý của Toà thượng thẩm được chọn theo hai danh sách tương ứng do toàn thể các Chánh án và toàn thể các Chưởng lý các Toà thượng thẩm lập ra.

4. Mười Thẩm phán thuộc ngạch tư pháp, ba Thẩm phán bậc nhất, bốn thuộc nhóm thứ hai của bậc hai, bốn thuộc nhóm thứ nhất của bậc hai được chọn trên 3 danh sách do Thẩm phán đoàn lập ra theo các điều kiện nêu tại Chương I.

Các danh sách nêu tại điểm 2, 3, 4 bao gồm số lượng người nhiều gấp 3 lần số lượng các chức vụ được chọn.

Điều 35.1: Các thành viên của Uỷ ban xét thăng cấp bậc nêu tại các điểm 2, 3, 4 của điều luật nói trên được chỉ định trong thời gian 3 năm theo Sắc lệnh được ban hành theo đề nghị của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Khi khuyết một thành viên trong thời gian trên 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của họ, thì trong thời hạn 3 tháng phải tiến hành việc chỉ định bổ sung theo các thể thức quy định tại điều luật nói trên. Thành viên được chỉ định này hoàn thành nhiệm vụ của người tiền nhiệm.

Các thành viên hết nhiệm kỳ không được tái nhiệm ngay.

Điều 36: Bảng thăng cấp bậc và danh sách những người có năng lực được xác lập hàng năm. Bảng thăng cấp bậc được xác lập cho một năm xác định có hiệu lực cho đến ngày công bố bảng thăng cấp bậc được xác lập cho năm tiếp theo.

Việc ghi tên trên các bảng những người có năng lực có hiệu chung thẩm, trừ trường hợp có sự xoá tên được quyết định theo cùng những hình thức với việc ghi tên.

Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước quy định rõ các chức vụ riêng biệt chỉ có thể được giao sau khi có sự ghi tên trên bảng năng lực.

Văn bản này quy định các điều kiện bắt buộc đối với việc ghi tên trên bảng thăng cấp hoặc trên các danh sách những người có năng lực cũng như các thể thức soạn thảo và xác lập bảng thăng cấp hàng năm, các bảng bổ sung nếu có và các danh sách những người có năng lực.

CHƯƠNG V: CÁC THẨM PHÁN NGOẠI HẠNG

Điều 37: Các Thẩm phán xét xử ngoại hạng được bổ nhiệm theo Sắc lệnh của Tổng thống nước Cộng hoà theo các điều kiện quy định tại Điều 65 của Hiến pháp.

Điều 38: Các Thẩm phán công tố xếp ngoại hạng được bổ nhiệm theo Sắc lệnh của Tổng thống nước Cộng hoà có tính đến các quy định của Pháp lệnh số 58-1136 ngày 28/11/1958 ban hành kèm theo Luật tổ chức liên quan đến việc bổ nhiệm vào các chức vụ dân sự và quân sự của Nhà nước.

Điều 39: Các quy định liên quan đến việc thăng cấp bậc không áp dụng đối với việc bổ nhiệm các Thẩm phán ngoại hạng.

Tuy nhiên, không Thẩm phán nào có thể được bổ nhiệm vào một chức vụ ngoại hạng tại Toà phá án, nếu người đó không phải hoặc chưa phải là Thẩm phán ngoại hạng, Chánh toà của Toà thượng thẩm hoặc Phó chưởng lý.

Điều 40: Những người sau đây có thể được bổ nhiệm thẳng vào các chức vụ ngoại hạng, nếu họ có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 trên đây:

1. Các Uỷ viên Hội đồng Nhà nước đang thực hiện công vụ thông thường.

2. Các Thẩm phán thuộc ngành Tư pháp được biệt phái đến nhận nhiệm vụ Trưởng hoặc Giám đốc tại Bộ Tư pháp hay Giám đốc Trường Quốc gia Thẩm phán, tuy nhiên với cương vị Vụ trưởng hay Giám đốc trực tiếp để có thể đảm nhiệm các chức vụ ngoại hạng tại Toà phá án, họ phải chứng minh là có 5 biệt phái với cương vị Vụ trưởng hay Giám đốc.

3. Các Uỷ viên thẩm tra lại Hội đồng Nhà nước đã có ít là 10 năm công vụ ở cương vị này.

4. Các Giáo sư các khoa luật của Nhà nước đã giảng dạy ít là 10 năm với cương vị Giáo sư hay Thạc sỹ.

5. Các Luật sư tại Hội đồng Nhà nước và tại Toà phá án, các uỷ viên hay cựu uỷ viên của Hội đồng đoàn Luật sư đã có ít là 20 năm thực hiện nghề nghiệp của họ. Những người được xét bổ nhiệm nêu tại các điểm 3, 4 và 5 của điều này chỉ có thể bổ nhiệm vào các chức vụ ngoại hạng sau khi có ý kiến của Uỷ ban quy định tại Điều 31.

CHƯƠNG VI: LƯƠNG BỔNG

Điều 42: Các Thẩm phán được nhận lương bổng bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp. Mức lương của các Thẩm phán được quy định theo Sắc lệnh của Hội đồng các Bộ trưởng.

CHƯƠNG VII: KỶ LUẬT

TIẾT 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 43: Mọi thiếu sót do Thẩm phán gây ra đối với bổn phận, danh dự, sự tế nhị hoặc phẩm cách, tạo thành lỗi kỷ luật.

Đối với một thành viên Viện công tố hoặc một Thẩm phán ngạch quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp, lỗi này được xem xét có tính đến những nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ phụ thuộc theo hệ thống của họ.

Điều 44: Ngoài những hành vi kỷ luật, Tổng thanh tra công vụ tư pháp, các Chánh án, các Chưởng lý, các Vụ trưởng các đơn vị quản lý hành chính Trung ương và Giám đốc cục giáo dục giám sát có quyền cảnh cáo các Thẩm phán dưới quyền của mình.

Điều 45: Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với các Thẩm phán bao gồm:

1. Khiển trách và ghi vào hồ sơ.

2. Thuyên chuyển bắt buộc.

3. Đưa ra khỏi một số chức vụ.

4. Hạ bậc.

5. Giáng bậc.

6. Buộc nghỉ hưu hay cho phép thôi không đảm nhiệm chức vụ, khi Thẩm phán không có quyền hưởng trợ cấp hưu trí.

7. Miễn nhiệm kèm theo việc đình chỉ hay không đình chỉ các quyền về trợ cấp.

Điều 46: Nếu một Thẩm phán bị truy cứu đồng thời về nhiều hành vi, thì họ cũng chỉ có thể bị xử lý bằng một trong số các hình thức kỷ luật quy định điều luật nói trên. Mỗi một lỗi kỷ luật chỉ có thể dẫn đến một trong số các hình thức kỷ luật đã nêu ở trên. Tuy nhiên, những chế tài nêu tại các điểm 3, 4, 5 của điều luật trên đây có thể được kết hợp với chế tài thuyên chuyển bắt buộc.

Điều 47: Ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Tư pháp, khi có đơn khiếu tố hoặc được thông báo về những hành vi có tính chất dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với Thẩm phán, nếu thấy cần thiết và theo đề nghị của các thủ trưởng trực tiếp của họ, có thể cấm người Thẩm phán đang là đối tượng của một cuộc điều tra, thực hiện các chức trách của họ cho đến khi có quyết định cuối cùng về hành vi vi phạm kỷ luật.

Việc ngăn cấm tạm thời không bao hàm việc truất quyền hưởng lương bổng. Quyết định này vì lợi ích công vụ nên không thể được công bố công khai.

Về những vấn đề liên quan đến các Thẩm phán xét xử, biện pháp này chỉ có thể được tiến hành sau khi có ý kiến của Hội đồng cấp cao các Thẩm phán.

Điều 48: Quyền kỷ luật đối với các Thẩm phán xét xử thuộc về Hội đồng cấp cao các Thẩm phán, đối với các Thẩm phán Viện công tố, hoặc ngạch quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp về ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp.

TIẾT 2: KỶ LUẬT CÁC THẨM PHÁN XÉT XỬ

Điều 49: Hội đồng kỷ luật các Thẩm phán xét xử có thành phần theo đúng quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức Hội đồng cấp cao các Thẩm phán.

Điều 50: Ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp thông báo cho Hội đồng cấp cao các Thẩm phán những hành vi là lý do dự tới việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật.

Điều 51: Ngay từ khi đưa sự việc ra Hội đồng kỷ luật, Thẩm phán có quyền được thông báo về hồ sơ của mình và các tài liệu của cuộc điều tra sơ bộ nếu có Chánh án Toà phá án với tư cách là Chủ tịch Hội đồng kỷ luật, chỉ định một báo cáo trong số uỷ viên của Hội đồng. Người này được giao tiến hành điều tra nếu cần thiết.

Chủ tịch Hội đồng kỷ luật có thể cấm Thẩm phán đang bị tố cáo, ngay cả trước khi thông báo hồ sơ, thực hiện chức năng của họ cho đến khi có quyết định cuối cùng. Việc ngăn câm này không bao hàm cả việc tước quyền được hưởng lương bổng. Quyết định này không được công bố công khai.

Điều 52: Trong quá trình điều tra, báo cáo viên nghe người có liên quan trình bày hoặc để cho một Thẩm phán khác có cấp bậc ít nhất bằng cấp bậc của người này nghe họ trình bày, nếu thấy cần thiết thì nghe cả người khiếu tố và nhân chứng trình bày. Báo cáo viên thực hiện các hành vi điều tra cần thiết.

Thẩm phán bị khiếu tố có thể nhờ một trong số các đồng nghiệp cùng cấp bậc của mình, nhờ luật sư tại Hội đồng Nhà nước và tại Toà án phá án hoặc Luật sư đăng ký hành nghề tại Đoàn Luật sư giúp đỡ.

Trình tự tố tụng phải được thông báo cho người có liên quan hoặc cố vấn của họ biết ít nhất là 48 giờ trước mỗi lần họ khai trình.

Điều 53: Khi cuộc điều tra xét thấy không cần thiết hoặc khi điều tra đã hoàn chỉnh, người Thẩm phán có liên quan được gọi ra trước Hội đồng kỷ luật.

Điều 54: Thẩm phán được gọi ra trước Hội đồng kỷ luật phải tự mình có mặt trước Hội đồng đó. Người này cũng có thể nhờ người khác tham dự và trong trường hợp bị ốm đau hay trở ngại có lý do chính đáng, có thể nhờ một trong số đồng nghiệp có cùng cấp bậc của mình, nhờ Luật sư tại Hội đồng Nhà nước và tại Toà án phá án hay một Luật sư đăng ký tại Đoàn Luật sư đại diện cho mình.

Điều 55: Thẩm phán có quyền được thông báo về hồ sơ của họ, tất cả các tài liệu điều tra và về báo cáo do báo cáo viên thảo ra. Đại diện của họ cũng có quyền được thông báo về cùng các tài liệu như đối với họ.

Điều 56: Vào ngày đã định trong giấy gọi, sau khi ông Giám đốc công vụ tư pháp nghe những lời khai trình và sau khi đọc Báo cáo, Thẩm phán được gọi ra trước Hội đồng kỷ luật được mời trình bày lời giải thích và các phương tiện tự bào chữa đối với các hành vi đang bị phê phán.

Điều 57: Hội đồng kỷ luật quyết định tại phiên họp kín. Quyết định của Hội đồng kỷ luật phải nêu rõ lý do và không thể bị kháng tố. Nếu Thẩm phán nói trên, ngoài trường hợp bất khả kháng, không có mặt, thì họ vẫn bị phán xét và quyết định được coi như có đối chất.

Điều 58: Quyết định đã ban hành được thông báo cho Thẩm phán có liên biết theo thể thức hành chính. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày thông báo.

TIẾT 3: KỶ LUẬT THẨM PHÁN CÔNG TỔ

Điều 59: Uỷ ban kỷ luật của công tố viên được thành lập bên cạnh Bộ Tư pháp.

Không một hình thức kỷ luật nào được quyết định đối với Thẩm phán công tố mà không có ý kiến của Uỷ ban nào.

Các quy định của tiết này cũng áp dụng đối với các Thẩm phán ngạch quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp.

Điều 60: Uỷ ban kỷ luật của công tố viên, ngoài ông Chưởng lý bên cạnh Toà phá án là Chủ tịch, gồm có:

Một Công tố viên là hai Phó chưởng lý tại Toà phá án, được chọn trong hai danh sách do hội nghị Toàn thể của Toà án này lập ra và bao gồm số lượng người nhiều gấp 3 lần số chức vụ cần chọn.

Mười lăm Thẩm phán công tố của các Toà thượng thẩm, các Toà án cấp sơ thẩm và của ngạch quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp, mỗi cấp bậc lấy 3 người chọn trong 5 danh sách bao gồm cho mỗi cấp bậc, số lượng người nhiều gấp 3 lần số chức vụ cần chọn. Các Thẩm phán có tên trong các danh sách này do Thẩm phán đoàn chỉ định theo các điều kiện quy định tại Chương 1, trừ những việc quan đến các Thẩm phán ngoại hạng, thì những người này được Toàn thể các Thẩm phán công tố cùng cấp bậc chỉ định. Chỉ tham gia vào thành phần của Uỷ ban 3 Thẩm phán có cùng cấp bậc với Thẩm phán bị khiếu tố.

Điều 61: Các thành viên của Uỷ ban kỷ luật được chỉ định với thời hạn 3 năm, theo Nghị định của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp.

Khi khuyết một thành viên với thời gian trên 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, thì trong thời hạn 3 tháng và theo các thể thức quy định tại điều trên đây, cần phải tiến hành việc chỉ định bổ sung. Thành viên được chỉ định bổ thành nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.

Điều 62: Ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp chuyển ông Chưởng lý bên cạnh toà phá án, Chủ tịch Uỷ ban kỷ luật, những sự việc là lý do dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với Thẩm phán công tố.

Ngay từ khi đưa sự việc ra trước Uỷ ban kỷ luật Thẩm phán có quyền được thông báo về Hồ sơ của mình và các tài liệu của cuộc điều tra sơ bộ nếu đã được tiến hành.

Chủ tịch Uỷ ban kỷ luật chỉ định một thành viên của Uỷ ban làm báo cáo viên. Nếu thấy cần thiết, thì Chủ tịch giao nhiệm vụ cho họ tiến hành điều tra. Các quy định tại Điều 52 cũng được áp dụng tương ứng.

Điều 64: Khi cuộc điều tra xét thấy không cần thiết hoặc khi cuộc điều tra đã hoàn chỉnh, Thẩm phán có liên quan được gọi ra trước Uỷ ban kỷ luật của các công tố viên. Các quy định tại các Điều 54, 55, 56 được áp dụng đối với trình tự tại Uỷ ban này.

Điều 65: Nếu người Thẩm phán được gọi ra trước Uỷ ban mà không có mặt, trừ trường hợp bất khả kháng, thì Uỷ ban tiến hành thảo luận tại phiên họp kín và đưa ra ý kiến về hình thức kỷ luật đối với đương sự có nêu rõ lý do, ý kiến này được đệ trình cho ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp.

Điều 65.1: Nếu Uỷ ban kỷ luật có ý kiến cho rằng sự không có lỗi trong việc thực hiện nhiệm vụ, thì ông Chưởng ấn không thể quyết định hình thức kỷ luật đối với Thẩm phán có liên quan, nếu trước đó không nêu vấn đề này ra trước Uỷ ban đặc biệt được thành lập bên cạnh Toà phá án với thành phần như sau:

- Chánh án Toà án phá án, chủ tịch.

- 3 công tố viên và 3 Phó chưởng lý tại Toà phá án do Hội nghị toàn thể của cơ quan xét xử này chỉ định hàng năm.

Quyết định của Uỷ ban này có tính chất bắt buộc đối với ông Chưởng ấn và Uỷ ban kỷ luật.

Điều 66: Khi ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp thấy cần áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn so với hình thức do Uỷ ban kỷ luật đề nghị, thì ông Chưởng ấn yêu cầu Uỷ ban này xem xét dự thảo quyết định của mình trong đó có nêu rõ lý do. Uỷ ban này đưa ra ý kiến mới, ý kiến này được ghi vào hồ sơ của Thẩm phán có liên quan.

Quyết định của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng tư pháp được thông báo cho Thẩm phán có liên quan theo thể thức hành chính. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày thông báo.

Điều 66.1: Trong trường hợp có sự kháng tố tranh tụng, quyết định của Uỷ ban quy định tại Điều 65.1 có tính chất bắt buộc đối với Hội đồng Nhà nước. Khi Uỷ ban không được yêu cầu theo quy định của điều khoản nói trên, thì Hội đồng Nhà nước trước khi quyết định, yêu cầu Uỷ ban đặc biệt xem xét quyết định vấn đề có phải giải quyết trước tiên là lỗi trong khi thực hiện nhiệm vụ.

CHƯƠNG VIII: CÁC CƯƠNG VỊ CỦA THẨM PHÁN

Điều 67: Mọi Thẩm phán được sắp xếp vào một trong các cương vị sau đây:

1. Đang hoạt động.

2. Đang công tác biệt phái.

3. Đang nghỉ việc.

4. Đang phục vụ trong quân ngũ.

5. Đang nghỉ sau khi sinh đẻ.

Điều 68: Các quy định trong quy chế chung về công chức có liên quan đến những cương vị nói trên được áp dụng đối với các Thẩm phán trong phạm vi không trái với các quy tắc có tính chất quy chế của ngạch tư pháp và trừ những ngoại lệ dưới đây.

Điều 69: Đã hủy bỏ.

Điều 70: Số lượng các Thẩm phán biệt phái không được vượt quá 20% quân số ngạch tư pháp. Việc giới hạn này không áp dụng đối với các Thẩm phán nêu ở điểm 2 Điều 69 trên đây.

Điều 71: Khi hết hạn nghỉ việc và trong trường hợp nghỉ việc bắt buộc, sau khi được công nhận là có khả năng trở lại công vụ, Thẩm phán được bố trí vào chức vụ đúng với ngạch bậc của họ.

Nếu họ không được công nhận là có khả năng trở lại công vụ thì họ được phép thôi không đảm nhiệm các chức vụ và trong trường hợp như vậy thì được phép đòi hỏi các quyền lợi về hưu trí.

Thẩm phán nào từ chối chức vụ đã giao theo các điều kiện nói ở trên, thì mặc nhiên được bổ nhiệm vào chức vụ khác tương đương với ngạch bậc của họ. Nếu họ từ chối chức vụ này, thì họ được phép thôi không đảm nhận các chức vụ và trong trường hợp như vậy thì được phép đòi hỏi các quyền lời về hưu trí.

Điều 72: Việc sắp xếp vào cương vị biệt phái, nghỉ việc hoặc phục vụ trong quân ngũ được quyết định trong từng trường hợp, theo các thể thức quy định đối với việc bổ nhiệm các Thẩm phán xét xử hay công tố.

Các Sắc lệnh về biệt phái Thẩm phán đều được ông Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Bộ trưởng có các Thẩm phán được biệt phái đến ký kèm. Tuy nhiên trong trường hợp biệt phái nhằm thực hiện những chức trách tại nước đã ký kết với nước Pháp các Hiệp định về hợp tác kỹ thuật, tại một tổ chức quốc tế hoặc tại nước ngoài thì chỉ cần nói chữ ký của ông Bộ trưởng có liên quan. Những chữ ký kèm này là không cần thiết trong trường hợp biệt phái lại khi các điều kiện biệt phái này đồng nhất với các điều kiện đã nêu trong Sắc lệnh ban đầu.

Việc bố trí công tác trở lại cho Thẩm phán được quyết định theo quy định tại các Điều 28, 37, 38 của Pháp lệnh này.

CHƯƠNG IX: THÔI KHÔNG ĐẢM NHẬN CÁC CHỨC VỤ

Điều 73: Việc chấm dứt hẳn các chức vụ dẫn đến việc xoá tên khỏi ngạch tư pháp; trừ các quy định tại Điều 77 dưới đây; việc mất tư cách Thẩm phán phát sinh từ:

1. Việc từ chức bắt buộc hoặc từ chức được chấp nhận một cách hợp lệ;

2. Việc cho về hưu hay chấp nhận cho thôi không đảm nhận các chức vụ khi Thẩm phán không có quyền hưởng trợ cấp;

3. Việc miễn nhiệm;

4. Việc bổ nhiệm thẳng vào một trong các cơ quan quản lý hành chính Trung ương của Nhà nước, các cơ quan ở nước ngoài hay các công sở Nhà nước theo các quy định tại Điều 76.2 dưới đây.

Điều 74: Ngoài ra trường hợp từ chức bắt buộc, việc từ chức chỉ có thể do người có liên quan yêu cầu một cách rõ ràng và bằng văn bản. Việc từ chức chỉ có giá trị khi được nhà chức trách có thẩm quyền bổ nhiệm chấp nhận và có hiệu lực vào ngày do nhà chức trách ấn định.

Điều 75: Việc chấp nhận sự từ chức làm cho nó trở thành nhất định không thể bị thay đổi. Việc này không gây trở ngại đối với việc thực hiện kỹ thuật trong trường hợp cần thiết, đối với các hành vi vì lý do chứng chỉ được phát hiện sau khi có sự chấp nhận này.

Điều 76: Trừ trường hợp rút lại việc giới hạn tuổi xuất phát từ các văn bản áp dụng chung cho Toàn thể nhân viên Nhà nước, giới hạn tuổi của các Thẩm phán xác định mình ngành Tư pháp được quy định là 65 tuổi.

Tuy nhiên, giới hạn tuổi của các Thẩm phán giữ các chức vụ Chánh án và Chưởng lý Toà án phá án được quy định là 68 tuổi.

Điều 76.1: Các Thẩm phán được giữ chức vụ, trừ khi có yêu cầu ngược lại, cho đến ngày 30/6 hoặc 3/12 của năm đang công tác tuỳ theo họ đạt tới giới hạn tuổi vào sáu tháng đầu năm hay sáu tháng cuối năm.

Điều 76.2: Các Thẩm phán đã hoàn thành 4 năm công tác thực tế trong ngạch tư pháp kể từ khi nhận chức lần đầu tiên, theo yêu cầu của họ có thể được bổ nhiệm làm thành viên của các ngạch khác được tuyển dụng theo con đường trường Quốc gia hành chính, sau khi có ý kiến của Uỷ ban điều giải hành chính của ngạch tiếp nhận Thẩm phán đó.

Điều 77: Tất cả các Thẩm phán được chấp nhận về nghỉ hưu được phép tự hào về danh dự đối với các chức vụ của mình.

Tuy nhiên, danh dự này cũng có thể không được thừa nhận từ thời điểm người Thẩm phán rời khỏi chức vụ theo quyết định có nêu rõ lý do của người có thẩm quyền quyết định cho họ nghỉ hưu, sau khi có ý kiến của Hội đồng cấp cao các thẩm phấn về những vấn đề có liên quan đến Thẩm phán xét xử.

Điều 78: Các Thẩm phán danh dự được gắn với danh dự đó tại cơ quan xét xử mà họ có liên quan. Họ tiếp tục được hưởng các vinh dự và đặc quyền gắn liền với danh dự của họ và có thể tham dự các buổi lễ long trọng tại cơ quan xét xử của mình với trang phục phiên toà.

Họ đứng ở hàng tiếp theo các Thẩm phán cùng cấp bậc với họ.

Điều 79: Các Thẩm phán danh dự phải chịu các điều hạn chế áp đặt đối với điều kiện của họ.

Hàm vinh dự của Thẩm phán chỉ có thể bị tước theo các hình thức quy định tại chương VII.

CHƯƠNG X: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VÀ BIỆN PHÁP CHUYỂN TIẾP

Điều 80: Một văn bản hành chính Nhà nước sẽ xác định ngày có hiệu lực của Pháp lệnh này và xác định các thể thức áp dụng cũng như các biện pháp có tuyển tiếp cần thiết để áp dụng Pháp lệnh.

Đặc biệt văn bản này quy định các điều kiện để chuyển các Thẩm phán sang ngạch quản lý hành chính Trung ương của Bộ Tư pháp, các điều kiện mà theo đó các Thẩm phán hoà giải phụ thuộc vào ngày có hiệu lực của Pháp lệnh này, được xếp hạng trong ngạch tư pháp mới, cũng như đối với các Thẩm phán hoà giải không được xếp hạng và tạo thành ngạch sẽ có các quy tắc đặc biệt, ngoại lệ tại Điều 2 của quy chế này được áp dụng đối với họ.

Điều 80.1: Văn bản pháp quy hành chính sẽ quy định các điều kiện bổ sung đối với việc bổ nhiệm vào các chức vụ kiểm toán viên tại Toà phá án. Văn bản này cũng dự kiến các biện pháp chuyển tiếp cần thiết để áp dụng các quy định này và quy định tại điểm 2 Điều 28.

Điều 81: Các Thẩm phán của nước Pháp ở hải ngoại là một bộ phận của ngạch tư pháp thuộc phạm vi áp dụng của quy chế này.

Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước sẽ được quy định các thể thức áp dụng quy định trên đây. Đặc biệt văn bản này cũng sẽ quy định các điều kiện đặc biệt đối với việc xếp hạng các Thẩm phán của nước Pháp ở hải ngoại trong ngạch Văn bản có thể quy định với tính chất chuyển tiếp các quy định riêng biệt liên đến việc bổ nhiệm và giới hạn tuổi của họ.

Điều 82: Văn bản pháp quy hành chính Nhà nước sẽ quy định chế độ riêng biệt về tính không thể kiêm nhiệm các chức vụ khác áp dụng đối với các Thẩm phán đang thực hiện chức trách tại các vùng lãnh thổ ở hải ngoại và từ các nước trong cộng đồng Châu âu.

HỘI ĐỒNG CẤP CAO CÁC THẨM PHÁN

PHẦN THỨ NHẤT

THÀNH PHẦN

Điều 1: Hội đồng cấp cao các Thẩm phán gồm 9 người thành viên do Tổng thống nước Cộng hoà bổ nhiệm theo những điều kiện sau đây:

- 3 thành viên của Toà phá án, trong đó có 1 Phó chưởng lý; 3 Thẩm phán xét xử của các Toà thượng thẩm và Toà án cấp sơ thẩm. Sáu thành viên này được chọn trong 1 danh sách do Văn phòng Toà án phá án lập và bao gồm đối với mỗi một loại, số lượng người nhiều gấp 3 lần số chức vụ cần có.

- 1 uỷ viên Hội đồng Nhà nước được chọn trong danh sách (gồm 3 người do Hội nghị Toàn thể Hội đồng Nhà nước lập).

Hai người không thuộc nghề Thẩm phán, được chọn trên cơ sở sự uyên bác của họ. Không một thành viên nào, trong thời gian thực hiện các chức trách tại Hội đồng cấp cao các Thẩm phán hoặc là được thực hiện chức trách của đại biểu Nghị viện hoặc nghề Luật sư hoặc nghề nhân viên cộng lại hay viên chức ở các bộ.

Số các thành viên danh dự đối với chức vụ quy định tại các điểm 2 và 3 ra điều này không thể vượt quá 3 người.

Điều 2: Các thành viên của Hội đồng cấp cao các Thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 4 năm.

Khi khuyết một thành viên trước ngày kết thúc nhiệm kỳ của họ, thì phải tiến hành việc chỉ định bổ sung trong thời hạn 3 tháng và theo các thể thức quy định tại Điều 1. Thành viên mới được chỉ định hoàn thành nhiệm kỳ của người tiền nhiệm. Các thành viên hết nhiệm kỳ chỉ có thể được tái nhiệm một lần.

Điều 3: Có thể bổ nhiệm thay thế các thành viên của Hội đồng cấp cao ít nhất là 5 ngày trước ngày kết thúc nhiệm kỳ của họ.

Điều 4: Nếu một thành viên của Hội đồng cấp cao các Thẩm phán đệ đơn lên Tổng thống nước Cộng hoà xin từ chức, thì việc bổ nhiệm người thay thế phải tiến hành chậm nhất trong thời hạn 3 tháng của việc từ chức. Việc từ chức có hiệu lực kể từ khi bổ nhiệm người thay thế.

Điều 5: Các Thẩm phán thành viên của Hội đồng cấp cao không thể là đối tượng hoặc là của việc thăng cấp bậc hay là đối tượng của việc thuyên chuyển trong thời gian nhiệm kỳ của họ.

Tổng thống nước Cộng hoà quyết định việc biệt phái Thẩm phán thành viên của Hội đồng cấp cao, những người không thể tiếp tục đảm đương chức trách của mình, vì lý do bảo đảm việc tiếp tục thực hiện nhiệm kỳ của họ.

Mặc dù có các quy định tại điểm cuối của Điều 1, các thành viên của Hội đồng cấp cao được nhận hàm danh dự, tiếp tục giữ chức vụ cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của họ.

Điều 6: Các thành viên của Hội đồng cấp cao được nhận 1 khoản tiền trợ cấp các vụ do văn bản pháp quy hành chính Nhà nước quy định, cũng như được nhận một khoản trợ cấp thuyên chuyển, nếu có việc thuyên chuyển.

Khoản trợ cấp chức vụ có thể khác nhau ngoài ra có tính đến các khoản tiền mà các thành viên của Hội đồng cấp cao đã nhận được từ các hoạt động công hay tư.

Thẩm phán đang ở trong tình trạng biệt phái như đã nói ở điểm 2 Điều 5 ngoài ra còn được giữ lại tiền lương và các khoản phụ cấp có liên quan.

Điều 7: Các thành viên của Hội đồng cấp cao, cũng như những người khác bất kỳ chức vụ nào, tham gia vào các cuộc thảo luận, có trách nhiệm giữ gìn bí mật nghề nghiệp.

Điều 8: Thể thức hoạt động của Hội đồng cấp cao, cũng như tổ chức của bộ phận thư ký của Hội đồng do Sắc lệnh của Hội đồng các Bộ trưởng quy định.

Điều 9: Kinh phí cần thiết cho hoạt động của Hội đồng cấp cao được lấy từ ngân sách của Bộ Tư pháp.

PHẦN THỨ HAI

QUYỀN HẠN

Điều 10: Hội đồng cấp cao của Thẩm phán họp theo sự triệu tập của Chủ tịch Hội đồng, trường hợp cần thiết thì theo sự triệu tập của Bộ trưởng tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng.

Điều 11: Để thảo luận một cách có giá trị Hội đồng cấp cao ngoài Chủ tịch Hội đồng và trường hợp cần thiết thì ngoài Phó chủ tịch phải có ít nhất 5 thành viên.

Những đề nghị và ý kiến của Hội đồng cấp cao được thông qua theo đề số.

MỤC 1: BỔ NHIỆM CÁC THẨM PHÁN XÉT XỬ

Điều 12: Mỗi lần bổ nhiệm Thẩm phán xét xử tại Toà phá án hoặc Chánh án Toà thượng thẩm. Hội đồng cấp cao đệ trình đề nghị lên Tổng thống nước Cộng hoà.

Đề nghị này được thông qua căn cứ vào báo cáo của một thành viên của Hội đồng cấp cao về những vấn đề liên quan đến việc bổ nhiệm các Thẩm phán xét xử khác, ý kiến của Hội đồng cấp cao được đưa ra trên cơ sở những đề nghị của Bộ trưởng tư pháp và sau khi có báo cáo của một thành viên của Hội đồng.

Hội đồng cho ý kiến về việc phong cấp Huân, Huy chương cho các Thẩm phán xét xử.

Tổng thống nước Cộng hoà có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng về tất cả các vấn đề liên quan đến độc lập của nghề Thẩm phán.

MỤC 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KỶ LUẬT

Điều 13: Khi quyết định với tư cách là Hội đồng kỷ luật các Thẩm phán xét xử Hội đồng cấp cao họp dưới sự chủ toạ của Chánh án Toà phá án.

Tổng thống nước Cộng hoà và Bộ trưởng tư pháp không tham dự vào các phiên toà.

Điều 14: Việc xác định các hình thức kỷ luật được áp dụng cũng như trình tự tố tụng xử lý kỷ luật do luật tổ chức ban hành quy chế Thẩm phán quy định.

MỤC 3: VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ÂN XÁ

Điều 15: Những việc thỉnh cầu xin ân xá do Bộ trưởng Tư pháp đề khởi, trong trường hợp cần thiết sau khi có sự xem xét của các Bộ trưởng có liên quan.

Điều 16: Hội đồng cấp cao được tham khảo ý kiến về các đơn thỉnh cầu có đến việc thi hành hình phạt tử hình.

Đối với các đơn xin ân xá khác, Hội đồng cấp cao có thể cử 1 trong số các thành viên của mình đến Bộ Tư pháp để tìm hiểu các hồ sơ mà Tổng thống nước Cộng hoà quan tâm đến. Tổng thống nước Cộng hoà quyết định tham khảo ý kiến của Hội đồng cấp cao, nếu cần thiết.

Điều 17: Hội đồng cấp cao các Thẩm phán nêu ý kiến về các đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp và sau khi báo cáo của một thành viên của Hội đồng do Tổng thống nước Cộng hoà chỉ định.

Điều 18: Sắc lệnh ân xá do Tổng thống nước Cộng hoà ký, được Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp và nếu cần thiết, thì do Bộ trưởng đã tiến hành việc đề khởi kiện ân xá, ký tiếp.

 

 

Phụ lục 8.

TỔ CHỨC TÀI PHÁN Ở NƯỚC CÔNG HOÀ PHÁP

Tổ chức tài phán ở nước Pháp bị chi phối bởi nguyên tắc cơ bản, đó là: nguyên tắc phân chia các quyền hành chính và tư pháp. Nguyên tắc này đã được khẳng định trong các văn bản của thời kỳ cách mạng, nhưng trong thực tế thì đã bị coi nhẹ dưới chế độ quân chủ.

Ngày nay, hệ quả chính của sự phân chia các quyền hành chính và tư pháp là sự tồn tại của hai cấp cơ quan xét xử thuộc ngạch tư pháp.

Khi Nhà chức trách hành chính sử dụng các phương tiện của quyền lực hành chính Nhà nước thì việc tranh tụng có liên quan đến các phương tiện đó, thuộc thẩm quyền của các cơ quan tài phán hành chính. Cơ quan tài phán hành chính tối cao là Hội đồng Nhà nước. Về nguyên tắc, các tranh chấp về hành chính do các Toà án hành chính xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, có các Toà án hành chính chuyên môn hoá.

Đối với các Toà án tư pháp. Các Toà án có thẩm quyền đối với các tranh chấp giữa tư nhân với nhau cũng như đối với các tranh chấp có liên quan đến cơ quan hành chính khi cơ quan này hành động như một tư nhân. Đối với các tranh chấp đã phát sinh, đôi khi cũng khó có thể nói là tranh chấp này thuộc thẩm quyền của một Toà án hành chính hay một Toà án tư pháp. Trong trường hợp khó phân định thẩm quyền, thì Toà án tranh thẩm (Toà án giải quyết tranh chấp về thẩm quyền bao gồm một nửa là số thành viên của Hội đồng Nhà nước và một nửa là số thành viên của Toà án (Toà án tư pháp tối cao) sẽ chỉ định Toà án có thẩm quyền.

Hai vấn đề quan trọng có liên quan đến tổ chức chung của Toàn thể các Toà án hệ tư pháp cần chú ý là:

a. Nguyên tắc Toà án xét xử hai cấp.

Trừ trường hợp ngoại lệ, một bản án do Toà án cấp sơ thẩm tuyên có thể là đối tượng của việc kháng cáo trước Toà án thượng thẩm. Bởi vậy, về nguyên tắc. mỗi một vụ án có thể được xét hai lần về nội dung.

b. Vai trò thống nhất án lệ của Toà án phá án.

Toà án phá án có trụ sở tại Paris và có thẩm quyền đối với Toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Về nguyên tắc, tất cả các quyết định chung thẩm của Toà án hệ tư pháp có tinh chất trừng phạt hay không có tính chất trừng phạt đều có thể bị cá nhân hay Viện công tố kháng tố theo trình tự phá án. Toà phá án kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định bằng việc xem xét các quy định của pháp luật có được áp dụng đúng đắn hay không. Toà án không tiến hành xem xét lại các sự kiện, mà xác định ý nghĩa của các quy định pháp luật cần phải được áp dụng.

Khi có quyết định của Toà án phá án, nghĩa là khi Toà phá án thấy rằng bản án hoặc quyết định chung thẩm không đúng pháp luật và cần phải bị huỷ bỏ, thì vụ án được chuyển cho một Toà án khác cùng cấp với Toà án bị huỷ tuyên quyết định bị huỷ bỏ để xét xử quyết định lại. Trong trường hợp quyết định này lại bị khiếu nại theo cùng những phương tiện như nhau trước Toà án, thì Toà án quyết định tại phiên họp Toàn thể (đại Hội đồng) và quyết định của Toà án phá án có tính chất bắt buộc đối với Toà án được chuyển giao vụ án để xét xử, quyết định lại.

Về dân sự phiên họp Toàn thể cũng có thể tự mình quyết định mà không cần chuyển vụ án, khi quyết định thứ hai bị khiếu nại, bị huỷ bỏ vì cùng những lý do như đối với quyết định ban đầu và nếu những nhận xét, đánh giá mà quyết định nêu ra cho phép làm như vậy.

Cuối cùng, Toà án phá án cũng có thể tự quyết định tại các Toà hỗn hợp, khi vụ án đặt ra vấn đề về nguyên tắc hoặc vấn đề thuộc chức năng của nhiều Toà hoặc khi việc giải quyết vụ án có thể gây ra sự trái ngược, mâu thuẫn của các quyết định (Toà án gồm có 5 Toà án về dân sự và 1 Toà án hình sự) Viện công tố có đại diện bên cạnh Toà án phá án. Chưởng lý Toà phá án có vai trò quyết định đối với việc đề xuất các giải pháp án lệ mới; đối với sự thống nhất án lệ của các phòng khác nhau về cùng một vấn đề pháp lý hoặc đối với sự liên tục của án lệ của Toà án phá án.

I. CÁC TOÀ ÁN HỆ TƯ PHÁP KHÔNG CÓ TÍNH CHẤT TRỪNG PHẠT (các Toà án về dân sự).

Ở cấp sở thẩm, người ta phân biệt các Toà án xét xử theo thường luật và các Toà án có các chức năng riêng biệt (còn gọi là các Toà án chuyên môn hoá). Về nguyên tắc, một Toà án xét xử theo thường luật có thẩm quyền đối với tất cả các tranh chấp này không được giao riêng biệt cho một Toà án khác.

Một Toà án chuyên môn hoá có thẩm có thẩm quyền đối với một hoặc nhiều lĩnh vực; được pháp luật giao một cách riêng biệt.

Trong hệ thống tài phán của nước Pháp. Toà án xét xử theo thường luật ở cấp sơ thẩm là Toà án có thẩm quyền rộng.

Nằm gần Toà án có thẩm quyền rộng là các Toà án có các chức năng chuyên môn hoá như: Toà thẩm tụng, Toà án thương mại, Toà án lao động, các Toà án xét xử các vụ về an toàn xã hội và các Toà án điều giải các tranh chấp về thuế mướn ruộng đất ở nông thôn. Cần nói rõ là Toà thẩm tụng có thẩm quyền đối với nhiều loại việc khác nhau. Hoàn toàn không chính xác nếu rói rằng ở cấp sơ thẩm có cơ quan xét xử theo thường luật mà các loại việc lại được phân chia giữa Toà án có thẩm quyền rộng và Toà thẩm tụng.

Ở cấp phúc thẩm - có sự thống nhất các cơ quan xét xử, vì về nguyên tắc Toà thượng thẩm có thẩm quyền xét xử các kháng cáo đối với các bản án của tất cả các Toà sơ thẩm.

1. Các Toà án dân sự cấp sơ thẩm.

A. Toà án xét xử theo thường luật: Toà án có thẩm quyền rộng.

Toà án này có thẩm quyền xét xử về dân sự tất cả các tranh chấp mà chúng không được pháp luật giao riêng biệt cho một Toà án khác.

Hiện có 175 Toà án có thẩm quyền rộng ở chính quốc (mỗi tỉnh có 1 hoặc nhiều Toà án này) và 6 Toà án tại các tỉnh ở hải ngoại.

Toà án có thẩm quyền rộng xét xử tập thể (gồm 3 Thẩm phán). Toà án này gồm có các Thẩm phán chuyên nghiệp (Chánh án, các Phó chánh án và các Thẩm phán). Tuy nhiên, một số vụ án do Thâm phản duy nhất xét xử.

Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của mình. Toà án có thẩm quyền rộng có thể bao gồm nhiều Toà (Marseile: 11, Toa lyon: 10 Toà và Paris 31 Toà). Mỗi Toà án có thẩm quyền rộng có 1 Chánh án mà vai trò của người này rất quan trọng liên quan tổ chức và quản lý nội bộ của Toà án.

Ngoài ra, Chánh án Toà án có thẩm quyền rộng có các thẩm quyền tư pháp riêng trong phạm vi của tố tụng cấp thẩm (tố tụng xét xử nhanh).

Tại Toà án có thẩm quyền rộng, một số thẩm phán có các chức năng riêng về dân sự. Thẩm phán chuyên về các việc có liên quan đến chế độ hôn sản, có thẩm quyền duy nhất quyết dịnh một mình về nhiều vấn đề có liên quan đến ly hôn hay ly thân; Thẩm phán chuẩn bị xét xử có nhiệm vụ chăm lo đến việc tiến hành một một cách bình thường các thủ tục về dân sự trước khi xem xét vụ án tại phiên Toà.

Cuối cùng, cần phải đề cập đến Viện công tố. Trong tố tụng dân sự, công tố trong một số trường hợp bắt buộc phải tham gia tố tụng. Viện công tố bên cạnh Toà án có thẩm quyền rộng do ông biện lý và các ông Thẩm lý đại diện.

B. Các Toà án có chức năng chuyên môn hoá

a) Toà thẩm tụng.

Chúng ta có thể tóm tắt thẩm quyền của Toà án này như sau: Toà án này có thể quyền xét xử các tranh tụng nhỏ về dân sự.

Toà án này được giao xét xử một số loại việc có giá ngạch nhất định. đó là các tố quyền về nhân thân hoặc tài sản. Toà án xét xử chung thẩm các loại việc nói trên khi có giá ngạch đến 13.000 Franc và xét xử có kháng có khi giá ngạch đến 30.000 Franc (từ 30.000 Franc thuộc thẩm quyền của Toà án có thẩm quyền rộng). Toà án được giao xét xử các loại việc khác như: các tố quyền có liên quan đến hợp đồng thuê bất động sản, các tố quyền chấp hữu, các tranh chấp về đăng ký danh sách cử tri, giám hộ... (danh sách các loại việc rất dài).

Toà thẩm tụng quyết định với một thẩm phán duy nhất. Thẩm phán này là một Thẩm phán chuyên nghiệp.

Phạm vi thẩm quyền của các Toà án thẩm tụng bao gồm 1 hoặc nhiều tổng. Hiện có 468 Toà thẩm tụng. Đây là Toà án rất gần gũi với người đi kiện.

Cần phải nhấn mạnh là trong một số trường hợp, Toà thẩm tụng xét xử sơ thẩm (có thể kháng cáo) và trong một số trường hợp khác thì xét xử sơ thẩm đồng thời phúc thẩm (chỉ có thể kháng tố theo thủ tục phá án).

b) Các toà án có các chức danh hỗn hợp:

Chánh án là một Thẩm phán chuyên nghiệp, nhưng các hội thẩm là các Thẩm phán không chuyên nghiệp. Có 2 cơ quan xét xử chính thuộc loại này.

Toà án điều giải quyết các tranh chấp về thuê mướn ruộng đất ở nông thôn.

Toà án này nằm trong địa hạt của một Toà thẩm tụng, do một Thẩm phán Toà án thẩm tụng chủ toà, có sự trợ giúp của 4 hội thẩm được bầu ra, bao gồm 2 hội thẩm là những người cho thuê và 2 là những người thuê đất.

Về nguyên tắc, Toà án điều giải các tranh chấp về thuê mướn ruộng đất có thẩm quyền xét xử các tranh chấp phát sinh giữa một chủ sở hữu bất động sản ở nông thôn và người thuê đất (người tá điền) hoặc làm rẽ (người lĩnh canh) Toà án này có thể xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm.

Toà án xét xử các vụ án về bảo hiểm xã hội.

Toà án này do Chánh án Toà án có thẩm quyền rộng nơi Toà án xét xử các vụ án về bảo hiểm xã hội có trụ sở, hoặc do một Thẩm phán được uỷ quyền (luôn luôn là Thẩm phán chuyên nghiệp) chủ toạ. Thẩm phán này có hai hội thẩm trợ lực, một là những làm công ăn lương, người khác là những chủ nhân hoặc những người lao động độc lập. Các hội thẩm do Chánh án Toà án có thẩm quyền rộng chỉ định theo đề nghị của các tổ chức công đoàn có nhiều người đại diện nhất.

Toà án xét xử các vụ án về bảo hiểm xét xử các tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng các văn bản có liên quan đến bảo hiểm xã hội. Tuỳ trường hợp, Toà án này xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm.

c. Các cơ quan xét xử chuyên môn hoá có các Thẩm phán không chuyên nghiệp.

Có hai Toà án chính thuộc loại trong hệ thống của Pháp, đó là: Toà án thương mại và Hội đông hoà giải lao động (Toà án lao động).

Toà án thương mại.

Toà án này chỉ có thành phần duy nhất là các thương gia (gồm có ít nhất là 1 Chánh án, 2 Thẩm phán thực hiện thụ và hai Thẩm phán duy nhất dự khuyết) do các đồng nghiệp của hộ bầu ra theo thể thức bỏ phiếu ở hai cấp. Các Toà án thương mại có thẩm quyền xét xử các tranh chấp giữa các thương gia với nhau và các tranh chấp liên quan đến các hành vi thương mại.

Số lượng các Toà án thương mại là 228.

Toà án thương mại xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm hoặc xét xử sơ thẩm. Thành phần xét xử phải có ít nhất là 3 Thẩm phán được bầu (trong đó có thể có Chánh án).

Hội đồng hoà giải lao động (Toà án lao động).

Toà án này gồm có một nửa là đại diện của người sử dụng lao động (chủ nhân) và một nửa là đại diện của những người làm công ăn lương.

Các Thẩm phán hoà giải chủ nhân và người làm công ăn lương do các đồng nghiệp của họ bầu ra.

Chức năng chủ yếu của Toà án này là giải quyết bằng con đường hoà giải và quyết định (khi không hoà giải được) các tranh chấp phát sinh trong khi thực hiện hợp đồng lao động cá nhân giữa chủ nhân và người làm công ăn lương (các vấn đề về lương, thưởng, thải hồ). Nếu Toà án không có sự nhất trí về ý kiến giải quyết vụ tranh chấp, thì Toà án tiến hành họp lại dưới sự chủ toạ của một Thẩm phán Toà thẩm tụng (Thẩm phán điều giải) Toà án này có thể quyết định sơ thẩm đồng thời chung thẩm hoặc quyết định sơ thẩm.

Hiện có 218 Toà án lao động.

2. Toà án xét xử ở cấp thứ hai.

Toà thượng thẩm có 30 Toà thượng thẩm ở chính quyền và 3 ở các tỉnh thuộc hải ngoại. Quản hạt của Toà án này có thể mở rộng cho hai hoặc nhiều tỉnh. Có 2 Toà thượng ở các vùng lãnh thổ hải ngoại.

Toà thượng thẩm có thành phần duy nhất là các Thẩm phán chuyên nghiệp Chánh án và các Thẩm phán).

Thành phần xét xử của Toà thượng thẩm gồm 3 thành viên, trong đó có 1 Chánh án. Tuy nhiên, đối với các vụ án được đưa ra xét xử tại Toà long trọng (thí dụ, khi xét xử vụ án do Toà án do Toà phá án chuyển đến) các quyết định do 5 Thẩm phán biểu, quyết. Viện công tố do một Thẩm phán chuyên nghiệp đại diện tại các phiên Toà án của Toà án (Chưởng lý hoặc Phó Chưởng lý).

Các Toà thượng thẩm có thẩm quyền xem xét lại tất cả các vụ án mà các Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử sơ thẩm.

Các quyết định của Toà án lao động, các Toà án điều giải các tranh chấp về thuê mướn ruộng đất ở nông thôn khi có kháng cáo được đưa ra xem xét tại một Toà chuyên biệt của Toà thượng thẩm có tên là Toà xã hội.

Toà thượng thẩm thực hiện việc kiểm tra các bản án được chuyển giao về pháp luật và về nội dụng. Toà thượng thẩm có thể y quyết định của các thẩm phán sơ thẩm hoặc bác bỏ quyết định đó; trong trường hợp bác bỏ quyết định của Thẩm phán sơ thẩm Toà thượng có quyền giữ lại vụ án đó và quyết định về nội dụng vụ án.

II. CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP CÓ TÍNH CHẤT TRỪNG PHẠT

(Các cơ quan xét xử hình sự)

Các Toà án này xét xử các cá nhân bị truy tố vì đã có các hành vi vi phạm pháp luật theo luật hình sự. Luật hình sự Pháp phân biệt 3 phạm trù vi phạm pháp luật.

- Các tội vi cảnh

- Các tội tiểu hình

- Các tội đại hình.

1. Các Toà án xét xử ở cấp sơ thẩm.

Mỗi một phạm trù của các hành vi vi phạm pháp luật có một Toà án sơ thẩm có thẩm quyền.

-  Toà vi cảnh xét xử các tội vi cảnh;

- Toà tiểu hình xét xử các tội tiểu hình;

- Toà đại hình xét xử các tội đại hình (Toà án luôn luôn xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm)

a) Toà vi cảnh xét xử các tội vi cảnh, cụ thể là vi phạm pháp luật bị xử phạt, hình phạt tối thiểu 1 là 2 tháng tù giam và phạt tiền với mức 3000F hoặc 6000F trong trường hợp tái phạm. Toà án này xét xử xét xử với một Thẩm phán duy nhất. Thẩm phán này luôn là một Thẩm phán chuyên nghiệp, về nguyên tắc là 1 Thẩm phán của Toà thẩm tụng.

Trước Toà vi cảnh, Viện công tố do biện lý của Toà án có thẩm quyền rộng hoặc do một trong số các thẩm lý của Viện công tố này chịu trách nhiệm về các tội vi cảnh nghiêm trọng nhất (các tội vi cảnh thuộc hạng 5) hoặc do một uỷ viên cảnh sát (không phải Thẩm phán nghề nghiệp) chịu trách nhiệm về các tội vi cảnh khác đại diện, trừ trường hợp biện lý quyết định tự mình đại diện Viện công tố.

Khi Toà vi cảnh xét xử các tội vi cảnh ít nghiêm trọng hoặc tuyên một hình phạt nhẹ, thì Toà án xét xử vụ án sơ thẩm đồng thời chung thẩm.

Trong trường hợp này, chỉ có thể khiếu nại theo thủ tục phá án.

Ngược lại, nếu Toà vi cảnh xét xử một tội vi cảnh nghiệm trọng hoặc tuyên một hình phạt nặng hơn, thì có thể kháng cáo trước Toà thượng thẩm.

b) Toà tiểu hình.

Toà tiểu hình xét xử các tội tiểu hình, cụ thể là các hành vi phạm tội bị xử phạt với hình phạt nặng hơn, mức hình phạt cao hơn 2 tháng tù giam nhưng không vượt quá 5 năm, trừ trường hợp tái phạm hoặc trường hợp đặc biệt.

Toà tiểu hình, thực tế là một Toà của Toà án có thẩm quyền rộng, xét xử bằng 1 hợp đồng. Về nguyên tắc, Toà án này bao gồm 3 Thẩm phán chuyên nghiệp của Toà án có Thẩm quyền rộng mà trong đó có 1 người chủ toạ Toà án. Tuy nhiên, một số tội tiểu hình hoặc ý định phạm tội có thể do Toà tiểu hình xét với một Thẩm phán duy nhất. 

Trước Toà tiểu hình, viên công tố do biện lý hoặc do trong số các tham lý đại điện. Các bản án của Toà tiểu hình có thể bị kháng cáo trước Toà thượng thẩm.

c. Toà đại hình.

Toà án này xét xử các tội đại hình, cụ thể là các vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam vì đại hình (trước quyền tự do trên 5 năm).

Thành phần của Toà án này rất đặc biệt: 3 Thẩm phán nghề nghiệp mà trong đó có một thành viên của Toà thượng thẩm chủ toạ Toà đại hành và 9 hội thẩm được chỉ định bằng cách bốc thăm trong số các công dân. 3 Thẩm phán chuyên nghiệp (Toà án) và 9 bồi thẩm nhân dân (hội thẩm đoàn) thảo luận chung về tội phạm của người bị kết tội và về hình phạt được áp dụng.

Toà đại hình ra các quyết định chung thẩm (mang tính chất quyền lực nhân dân) có ý nghĩa là Toà đại hình xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm và các quyết định của Toà này chỉ có thể bị khiếu nại theo trình tự phá án trước Toà án (phòng đại hình).

Các chức năng của Viện công tố trước toà đại hình do 1 Thẩm phán thành viên của Viện công tố tại Toà án có thẩm quyền rộng đại diện.

2. Cơ quan xét xử về hình sự ở cấp thứ hai.

Toà thượng thẩm. Việc kháng cáo các bản án về hình sự ở cấp sơ thẩm được thực hiện trước Toà thượng thẩm (trừ các bản án của Toà đại hình) Toà thượng thẩm xét xử tập thể với thành phần gồm 3 Thẩm phán nghề nghiệp.

Chức năng của Viện công tố do ông Chưởng lý hoặc một trong số các người trực thuộc (Phó chưởng lý, thẩm lý) thực hiện.

Các quyết định về hình sự của các Toà thượng thẩm có thể bị khiếu nại theo thủ tục phán án.

3. Các cơ quan tài phán có vai trò trong việc xét xử về hình sự

a) Các cơ quan thẩm cứu.

Trước khi Toà án hình sự xem xét, các vụ án tại hình và một số vụ tiểu hình là đối tượng của việc thẩm cứu.

Quyền tài phán thẩm cứu sơ thẩm do Thẩm phán thẩm cứu thực hiện người này là 1 Thẩm phán chuyên môn hoá của Toà án có thẩm quyền rộng, Quyền tại thẩm cứu ở cấp thứ hai do phòng luận tội thực hiện, đây là 1 Toà của Toà thượng thẩm gồm có Chánh toà và 2 Thẩm phán.

b) Thẩm phán thực hiện các hình phạt

Thẩm phán chuyên môn hoá của Toà án có thẩm quyền rộng tiến hành việc thực hiện các hình phạt của những người bị kết án.

Người này bảo đảm việc cá thể hoá việc thực hiện các hình phạt tước quyền tự do, với tư cách này, họ chủ toạ uỷ ban áp dụng các hình phạt.

Người cũng thúc đẩy uỷ ban thủ thách và giúp đỡ những người được tự do nhằm vào việc khuyến kích sự sắp xếp lại những người được trả tự do và bảo đảm việc liên thủ thách những người bị kết án (hoãn thi hành án kèm theo những nghĩa vụ khác nhau: cai nghiện chăm chỉ, làm việc, lao động công ích....)

c) Các cơ quan xét xử đối với những người chưa thành niên

Có cơ quan xét xử chuyên môn hoá để xét xử những người chưa thành niên phạm tội:

- Thẩm phán thiếu nhi, là Thẩm phán chuyên được chuyên môn hoá của Toà án có thẩm quyền rộng, có thể thẩm cứu các vụ của người chưa thành niên và có thể xét xử một mình những người chưa thanh niên bị truy tố về những hành vi vi phạm phát luật nhưng không vượt quá một số mức độ nghiêm trọng.

Việc công tố do một Thẩm phán chuyên môn hoá đại diện trong các vụ án người chưa thành niên phạm tội.

Toà đại hình thiếu nhi, xét xử những người chưa thành niên bị truy tố về tội đại hình thành phần gồm 3 Thẩm phán nghề nghiệp (Toà án) và 9 hội thẩm được rút thăm (hội thẩm đoàn).

Trong số 3 Thẩm phán nghề nghiệp, có 2 người phải là Thẩm phán thiếu nhi, Chánh án là chánh toà hoặc một Thẩm phán của Toà thượng thẩm.

Viện công tố do một thẩm phán công tố chuyên môn hóa chịu trách nhiệm về các vụ án người chưa thành niên phạm tội đại diện.

CÁC THẨM PHÁN NGẠCH TƯ PHÁP

Ở Pháp có 6034 Thẩm phán chuyên nghiệp. Các Thẩm phán này tuân theo các quy định của quy chế có sự phân biệt với các quy định của quy chế áp dụng cho các công chức.

Để trình bày quy chế Thẩm phán ở Pháp, chúng ta giới thiệu khái quát một sự phân biệt được coi là cơ bản là sự phân biệt giữa Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công tố.

Các Thẩm phán xét xử được hưởng sự độc lập.

Nhằm cụ thể hoá sự độc lập này, Hiến pháp quy định là các Thẩm phán xét xử không bị bãi miễn. Các Thẩm phán công tố phụ thuộc theo đẳng cấp và ông Chưởng ấn, Bộ trưởng bộ Tư pháp và ông này là thành viên của Chính phủ. Các Thẩm phán công tố không được hưởng quy chế không bị bãi miễn. Tuy nhiên, việc xem xét quy chế Thẩm phán, luật tổ chức quy định cho phép nhận thấy có nhiều quy định của quy chế chung cho các Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công tố. Chúng ta cần biết một thực tế ở Pháp là các Thẩm phán xét xử và các Thẩm phán công tố đều thuộc về một ngạch duy nhất và cùng một ngạch tư pháp. Họ đều có tư cách Thẩm phán.

I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ CHUNG CHO CÁC THẨM PHÁN XÉT XỬ VÀ THẨM PHÁN CÔNG TỐ.

1. Việc tuyển dụng các Thẩm phán xét xử và công tố được tuyển dụng theo cùng một phương cách.

a) Phương cách tuyển dụng chính là thi tuyển vào trường Thẩm phán Quốc gia. Các thí sinh trúng tuyển tại các kỳ thi tuyển mà người ta gọi là dự thính viên tư pháp, được theo khoá học tại trường và thực hiện việc thực tập tại Toà án. Khi kết thúc khoá học đào tạo, họ phải trải qua các kỳ thi để xếp hạng, sau đó được chọn chức Thẩm phán xét xử hay Thẩm phán công tố theo thứ tự xếp hạng.

b) Phương thức tuyển dụng phụ bao gồm:

- Việc tuyển dụng tương đương, phương cách này cho đến khi cải cách năm 1992, chỉ được áp dụng cho các luật sư, công chức có thâm niên công tác nhất định, nay được mở rộng cho tất cả mọi người được xác nhận là có bằng cấp cần thiết cho việc thi tuyển vào Trường Thẩm phán Quốc gia và đang thực hiện một nghề nghiệp chứng minh họ đặc biệt có khả năng phù hợp với các chức vụ của Thẩm phán.

Việc tuyển dụng thuờng phụ thuộc vào ý kiến phù hợp của Uỷ ban nhập ngạch.

- Để khắc phục khiếm khuyết của các phương cách tuyển dụng đã nói trên, luật tổ năm 1980 đã cho phép trong năm 1980 - 1981 và 1982 và mới đây là năm 1991 tổ chức các kỳ thi tuyển ngoại lệ cho phép những người có bằng cấp tham gia được chứng minh họ có một hoạt động nghề nghiệp trước đó.

Những thí sinh trúng tuyển tại các kỳ thi tuyển dụng được đào tạo với thời gian đào tạo của các dự thính viên tư pháp, trước khi họ được bổ nhiệm là Thẩm phán.

c) Việc đảm nhiệm các chức vụ Thẩm phán với thời gian hạn chế.

Việc cải cách quy chế Thẩm phán tiến hành năm 1992 đã thiết lập 2 khả năng thực hiện chức năng Thẩm phán với thời gian hạn chế.

Cuộc cải cách đã thiết lập thể chế biệt phái tư pháp cho phép các thành viên của ngạch đã được tuyển chọn thông qua con đường Trường Thẩm phán Quốc gia hoặc cho phép các Giáo sư, các giảng viên các trường đại học được thực hiện các chức vụ Thẩm phán xét xử hoặc công tố với thời gian 5 năm nhưng không được tín nhiệm. Việc bổ nhiệm họ có thể tiến hành theo trình tự đặc biệt, kết hợp với các bảo đảm có hiệu quả nhằm bảo vệ sự độc lập của những người này trong thời gian biệt tư pháp của họ. Việc biệt phái này có thể dẫn tới việc nhập ngạch, chuyển sang Thẩm phán.

Đối với những vấn đề có liên quan đến các Thẩm phán ở Toà án án, việc cải cách này đã xác lập chức vụ Thẩm phán và Phó chưởng lý công cụ đặc biệt. Các chức vụ này hiện số lượng còn giới hạn là 6, sẽ được mở rộng cho những người chứng minh là có một trong số các bằng cấp cần thiết cho việc tiếp nhận vào Trường Thẩm phán Quốc gia và có 25 năm hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, các bảo đảm được kết hợp rất chặt chẽ với việc tuyển dụng này. Việc tuyển dụng không mở rộng đối với việc tuyển dụng có tính chất đặc biệt trong ngạch Tư pháp.

2. Đẳng cấp tư pháp.

Các Thẩm phán xét xử và công tố được phân chia là 2 bậc (mỗi một bậc có 2 nhóm).

- Bậc hai là bậc bắt đầu chức nghiệp Thẩm phán, bậc này đứng vị trí sau bậc một. Chức nghiệp còn có thể được tiếp tục theo các chức vụ ngoại hạng. Sự liên tục của chức nghiệp dựa theo các cơ chế tuyển chọn và lựa chọn.

Cuộc cải cách năm 1992 dự tính kể từ ngày 1.7.1993, chức nghiệp trong bậc hai sẽ được đơn giản hoá, bởi vì nó sẽ không còn các nhóm nữa.

3. Hoàn cảnh vật chất.

Tất cả các Thẩm phán được nhận lương xác định theo chỉ số. Việc tăng chỉ số lượng gắn liền chặt chẽ với việc thăng chức nghiệp. Tất cả các Thẩm phán cũng được nhận một khoản phụ cấp chức vụ, tính theo tỷ lệ phần lương cũng được nhận một khoản phụ cấp chức vụ, tính theo tỷ lệ phần trăm lương, mức phụ cấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm.

4. Tiến trình nghề nghiệp

a) Tất cả các Thẩm phán là đối tượng của việc ghi nhận xét hàng năm. Theo quy định chung, thì các Thẩm phán xét xử do Chánh án Toà thượng thẩm nhận xét, các Thẩm phán Viện công tố do Chưởng lý tại Toà thượng thẩm nhận xét.

Cuộc cải cách năm 1992, vẫn khẳng định sự tồn tại của việc đánh giá về các hoạt động của các Thẩm phán, đã thay thế việc nhận xét việc “đánh giá hoạt động nghề nghiệp”; việc đánh giá này chi tiến hành 2 năm một lần.

Việc đó gắn chặt với người Thẩm phán có liên quan, vì như vậy sẽ có các cuộc tiếp xúc với người đứng đầu cơ quan xét xử và người đứng đầu cơ quan nơi công tác. Nguyên tắc đương tịch được tuân thủ trong quá trình hiện thực trình tự này

b) Việc chuyển các Thẩm phán của nhóm thứ nhất sang nhóm thứ hai của bậc hai, sau đó là từ bậc hai sang bậc một, phụ thuộc vào việc tuyển chọn thông qua Uỷ ban xét nâng cấp bậc. Uỷ ban này có thành phần gồm có các đại diện của Tư pháp và các đại diện của các Thẩm phán có các bậc khác nhau.

Để thực hiện việc thăng cấp, các Thẩm phán được tuyển chọn, sau đó sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ phù hợp với tiêu chuẩn bổ nhiệm theo ngạch bậc.

Tiến hành nghề nghiệp sẽ được đơn giản hoá bằng việc loại bỏ các nhóm trong bậc hai kể từ ngày 1.7.1993.

II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC THẨM PHÁN XÉT XỬ HOẶC ĐỐI VỚI CÁC THẨM PHÁN CÔNG TỐ.

A) Các quy định đặc thù của các thẩm phán xét xử

1. Không thể bị bãi miễn.

Các Thẩm phán xét xử về nguyên tắc không thể bị thuyên chuyển khỏi chức vụ mà họ đang giữ nếu không có sự đồng ý của họ trừ trường hợp thuyên chuyển trong khuôn khổ của trình tự tố tụng kỷ luật.

Hiệu lực cụ thể của nguyên tắc không thể bị bãi miễn thay đổi theo chức năng mà Thẩm phán thực hiện. Các Thẩm phán chuyên môn hoá như Thẩm phán thẩm cứu, Thẩm phán thiếu nhi, Thẩm phán thẩm tụng, không thể bị bỏ khỏi các hoạt động chuyên môn hoá của họ. Ngược lại, các Thẩm phán được bổ nhiệm tại Toà án có thẩm quyền rộng không có chức năng chuyên môn hoá được ghi rõ trong văn bản bổ nhiệm, tại Toà án này được bổ dụng vào một số công vụ và vào một hoặc nhiều Toà nhiều theo quyết định của Chánh án Toà án. Chánh án Toà án có thể thay đổi hoặc rút lại việc bổ dụng các Thẩm phán.

2. Sự độc lập của các Thẩm phán

Các Thẩm phán xét xử độc lập. Sự độc lập này thể hiện là họ không được nhận bất kỳ chỉ thị mệnh lệnh nào trong khi thực hiện hoạt động xét xử của mình.

3. Vai trò của Hội đồng cấp cao cấp Thẩm phán

Hiến pháp đã thiết lập một cơ quan có vai trò đối với các quyết định có liên quan đến chức nghiệp của các Thẩm phán xét xử. Đó là Hội đồng cấp cao các Thẩm phán. Hội đồng này do Tổng thống nước Cộng hoà chủ toạ (theo Hiến pháp thì Tổng thống bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán). Phó Chủ tịch Hội đồng là ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hội đồng gồm có: ngoài 9 thành viên do Tổng thống nước Cộng hoà bổ nhiệm, mà trong đó có 6 Thẩm phán được chọn trong danh sách gồm 18 người do Văn phòng Toà án lập, một Uỷ viên Hội đồng Nhà nước và hai người được chỉ định tự do không thuộc ngạch Thẩm phán.

Hội đồng cấp cao các Thẩm phán tiến hành việc đề nghị bổ nhiệm các Thẩm phán bậc cao trong ngạch Tư pháp. Đối với việc bổ nhiệm các Thẩm phán khác, Hội đồng này trình bày ý kiến của mình theo đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp.

Hội đồng cấp cao các Thẩm phán có thẩm quyền duy nhất đối với việc quyết định hình thức kỷ luật các Thẩm phán xét xử.

B. Các quy định đặc thù đối với các Thẩm phán công tố.

1. Sự phụ thuộc theo hệ thống vào Bộ trưởng Tư pháp.

Quy chế Thẩm phán xác định là các Thẩm phán công tố bố đặt dưới sự lãnh đạo và kiểm tra của các thủ trưởng theo hệ thống của họ và dưới quyền của ông Chưởng ấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Các Thẩm phán công tố có nhận được các chỉ định trưng tập của thủ trưởng cấp trên theo hệ thống của họ theo nội dung đã dùng được xác định.

Tuy nhiên sự phụ thuộc hệ thống này được điều tiết bởi nguyên tắc truyền thống về sự tự do phát biểu của Thẩm phán công tại phiên toà. Một câu ngạn ngữ nổi tiếng chỉ rõ “ngòi bút bị nô lệ”, “lời nói là tự do”. Một hệ quả quan trọng của sự phụ thuộc theo hệ thống là các quyết định có liên quan đến chức nghiệp của các Thẩm phán công tố nhìn chung được ban hành theo đề nghị của ông Chưởng ấn. Kể từ năm 1992, ông Chương ấn sẽ tiếp nhận trước ý kiến của Uỷ ban tư vấn công tố viên, do Chưởng lý Toà phá án chủ toạ và có thành phần gồm một nửa là các đại diện của ông Chưởng ấn và chủ toạ và có thành phần gồm một nửa là đại diện của ông Chưởng ấn và một nửa là các Thẩm phán công tố do các đồng nghiệp cùng cấp bầu ra.

Các Thẩm phán công tố có thể bị thuyên chuyển vì lợi ích công vụ.

2. Tố tụng kỷ luật.

Chính ông Chưởng ấn, Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật đối với các Thẩm phán công tố.

Tuy nhiên, các Thẩm phán công tố không bị tước bỏ những đảm bảo. Bởi vậy, ông Chưởng ấn chỉ có thể quyết định một hình thức kỷ luật sau khi đã tham khảo ý kiến của Uỷ ban kỷ luật công tố viên; Uỷ ban này do Chưởng lý bên cạnh Toà phá án chủ toạ và các thành viên khác do ông Chưởng ấn chỉ định theo các danh sách do Thẩm phán đoàn lập; Thẩm phán đoàn gồm các thành viên do các Thẩm phán bầu. Kể Uỷ ban kỷ luật công tố viên cho rằng trường hợp mà Uỷ ban xem xét không có lỗi kỷ luật thì ông Chưởng ấn nếu vẫn muốn hình thức kỷ luật, phải tham khảo ý kiến của một Uỷ ban khác do Chánh án Toà phá án và có thành phần gồm có 3 Thẩm phán và 3 Phó chưởng lý tại Toà án. Ý kiến của Uỷ ban này có tính chất bắt buộc với ông Chưởng ấn.

Các chức năng chủ yếu do các Thẩm phán thực hiện.

1. Các chức năng thực hiện tại cơ quan xét xử.

a) Các Thẩm phán xét xử.

- Ở cấp sơ thẩm, có các Thẩm phán tại Toà án có thẩm quyền rộng, mà trong một số người được chuyên môn hoá (Thẩm phán dự thẩm, Thẩm phán thiếu nhi, Thẩm phán thẩm tụng), một hoặc nhiều Phó Chánh án và Chánh án Toà án có thẩm quyền rộng.

- Toà cấp Toà thượng thẩm: Có các Thẩm phán, các Chánh toà và Chánh án.

- Ở cấp Toà án: Có các Thẩm phán, các Chánh toà và Chánh án.

b) Các Thẩm phán công tố.

- Ở cấp sơ thẩm: Có các Thẩm phán và Biện lý. Tại một số Toà án lớn, các Viên công tố gồm có một hoặc nhiều Phó biện lý.

- Ở cấp Toà phá án: Có các Phó chưởng lý, một Phó chưởng lý thứ nhất và phó Chưởng lý.

2. Các chức năng chính thức được thực hiện ngoài cơ quan xét xử.

a) Các Thẩm phán của bộ Tư pháp

Ở Bộ Tư pháp có các Thẩm phán ngạch quản lý hành chính Trung ương về Tư pháp. Có thể được giao chức vụ các Thẩm phán của các Toà án sau một thời gian nhất định đảm nhiệm các chức vụ của Thẩm phán.

Các Thẩm phán ngạch quản lý hành chính Trung ương thực hiện các công việc chuẩn bị các văn bản và lập quy cũng như các công việc hành chính.

b) Chức năng ở Trường Thẩm phán Quốc gia.

Các Thẩm phán có thể được biệt phải đến trường Thẩm phán Quốc gia để thực hiện các chức năng giáo dục hoặc chức năng lãnh đạo trường./.

 

 

Phụ lục 9

CÁC CHUẨN MỰC LIÊN QUAN TỚI VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI THẨM PHÁN.

(Tài liệu tham khảo của Hoa Kỳ).

PHẦN 1: CÁC BỔN PHẬN CƠ BẢN:

1.1. Các bổn phận chung:

a) Trách nhiệm bảo vệ quyền của bị cáo và lợi ích của xã hội trong khi thực thi quyền tài phán hình sự: đúng người, đúng tội, đúng thủ tục tố tụng.

b) Tạo lập một bầu không khí và cơ sở vật chất để bảm bảo sự tôn trọng nhân cách và phẩm giá con người; thủ rục rõ ràng, ngôn ngữ dễ hiểu, quyết định dựa trên sự thật khách quan.

c) Nhạy cảm có vai trò quan trọng của công tố và luật sư bào chữa cho bị cáo; cư xử với họ công bằng và đúng tinh thần nghề nghiệp.

1.2. Tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp.

1.3. Ăn mặc và hình thức xuất hiện trước phiên toà.

1.4. Nghĩa vụ sử dụng thời gian một cách có hiệu quả.

1.5. Nghĩa vụ gìn giữ sự khách quan.

1.6. Nghĩa vụ ngăn cản các tranh luận không liên quan trực tiếp đến vụ án.

1.7. Các trường hợp phải khước từ việc xét xử.

Phần II.

Các phương tiện và đội nhân viên.

Phần III.

Các nghĩa vụ trước phiên toà.

Phần IV.

Phần V: Các nghĩa vụ tại phiên toà:

5.1. Đối với Bồi thẩm đoàn.

5.2. Đối với bị cáo và nhân chứng.

Phần VI. Nghĩa vụ gìn giữ trật tự phiên toà.

Phần VII. Các nghĩa vụ sử dụng các thẩm quyền của Toà án.

Phần VIII. Quyết định và các nghĩa vụ sau khi tuyên án.

Phần IX. Kỷ luật Thẩm phán.

CÁC CHUẨN MỰC LIÊN QUAN TỚI VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI THẨM PHÁN XÉT XỬ.

Phần I - Các nghĩa vụ cơ bản.

1.1. Các trách nhiệm chung của Thẩm phán xét xử.

a) Thẩm phán xét xử có trách nhiệm bảo vệ quyền của bị cáo và lợi ích của xã hội trong khi thực thi nền Tư pháp. Bản chất của quá trình tranh tụng mọi lúc mất đi ở người Thẩm phán xét xử nghĩa vụ phải chủ động trong mọi lúc và bằng mọi cách thức thích hợp nhằm làm sáng toả vụ án. Mục tiêu duy nhất của một vụ án hình sự là xác định việc công tố kết tội bị cáo có tuân theo thủ pháp luật hay không và Thẩm phán xét xử không được để cho quá trình tố tụng đi chệch khỏi mục đích đó.

b) Thẩm phán xét xử cần đòi hỏi để quá trình tố tụng do ông ta chủ trì phải được diễn ra trong sự tôn trọng danh dự, phẩm giá con người và nhằm tạo ra một bầu không khí vật chất phù hợp với yêu cầu của nền hành chính Tư pháp. Thẩm phán phải có cách đối xử riêng thích hợp với từng vụ án đó. Thẩm phán phải dẫn dắt quá trình xét xét bằng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu kể cả dùng phiên dịch khi cần thiết.

c) Thẩm phán cần nhạy cảm với vai trò quan trọng của công tố viên và Luật sư bào chữa cho bị cáo: các ứng xử của Thẩm phán đối với họ phải công bằng, lịch sự và theo đúng tinh thần nghề nghiệp.

1.2. Tuân theo các chuẩn mực.

Các Thẩm phán xét xử phải hiểu biết và tuân thủ các bộ luật và quy tắc áp dụng tại Toà án, các quy tắc về trách nhiệm nghề nghiệp và những chuẩn mực liên quan đến việc thực thi đúng dắn Tư pháp hình sự.

1.3. Nghĩa vụ sử dụng hiệu quả thời gian xét xử.

Các Thẩm phán xét xử phải phản ánh được phẩm giá vị trí của mình và làm tăng sự tin tưởng của công chúng vào nền hành chính Tư pháp bằng chính phong thái và cách ứng xử của mình. Việc sử dụng trang phục riêng của Thẩm phán cũng góp phần đạt mục tiêu này.

1.4. Nghĩa vụ sử dụng hiệu quả thời gian xét xử.

Thẩm phán có nghĩa vụ tránh sự chậm trễ hay kéo dài những sự trì hoãn trừ khi có lý do chính đáng. Về tính đúng giờ, tuân thủ thời gian biểu của phiên toà và sử dụng tốt thời gian làm việc thì Thẩm phán phải là tấm gương cho mọi người tham dự phiên toà. Thẩm phán có quyền yêu cầu tất cả mọi người phải đúng giờ và sử dụng tối ưu thời gian làm việc.

1.5. Nghĩa vụ duy trì sự vô tư, khách quan.

Thẩm phán xét xử phải tránh sự cư xử không đúng đắn và các biểu hiện của sự cư xử đó trong mọi hoạt động của mình và phải xử sự trong mọi lúc sao cho tăng cường được lòng tin của xã hội vào sự liêm chính và vô tư, khách quan của Tư pháp. Thẩm phán không được phép để các quan hệ gia đình, xã hội hay quan hệ khác làm ảnh hưởng đến các hoạt động xét xử và phán quyết của mình.

1.6. Nghĩa vụ ngăn chặn những bàn luận riêng về vụ việc đang xem xét.

Thẩm phán xét xử khẳng định rằng không một bên nào dù là công tố viên Luật sư bào chữa hay bất cứ ai được bàn riêng với Thẩm phán về vụ việc đang được xem xét trừ khi đã có thông báo cần thiết cho tất cả các bên khác hoặc khi có quy định của pháp luật về việc này.

1.7. Những trường hợp đòi hỏi sự khước từ nhiệm vụ.

Thẩm phán xét xử phải tự khước từ nhiệm vụ xét xử bất cứ lúc nào có căn cứ để nghi ngờ vào khả năng xử sự không vô tư hay khi ông Toà án tin rằng sự vô tư của mình có thể có lý do để bị thách thức.

PHẦN II - TRANG THIẾT BỊ VÀ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ.

2.1. Sự cần thiết phải đảm bảo đủ số lượng Thẩm phán cho mỗi Toà án.

2.2. Trang thiết bị và đội ngũ nhân viên phục vụ hợp lý cho phiên Toà.

2.3. Nghĩa vụ của Toà án trong việc tìm kiếm sự hợp tác (với các cơ quan lập pháp hay hành pháp) và trong việc tìm kiếm sự hợp tác (với cơ quan lập pháp hay hành pháp) và trong việc buộc các cơ quan Chính phủ liên quan đảm bảo các điều kiện về cán bộ (Thẩm phán và nhân viên phục vụ), về trang thiết bị và về kinh phí cần thiết cho việc thực hiện thi các chức năng và trách nhiệm của Toà án.

2.4. Nghĩa vụ đào tạo đội ngũ nhân viên lành nghề.

2.5. Nghĩa vụ của Thẩm phán đối với việc ghi chép lại quá trình tố tụng.

Thẩm phán xét xử có nghĩa vụ giao cho thư ký ghi chép lại một cách trung thực, đầy đủ và chính xác mọi diễn biến củng cố quá trình tố tụng, Thẩm phán phải luôn luôn tôn trọng sự độc lập nghề nghiệp của người thư ký nhưng cũng có quyền đòi hỏi sự chính xác của việc ghi chép do thư ký thực hiện.

Thẩm phán không được thay đổi biên bản viết mà không thông báo và không tạo cơ hội cho công tố viên, Luật sư và thư ký được biết về sự thay đổi đó.

Thẩm phán phải có các biện pháp để đảm bảo rằng thư ký sẽ thực hiện nghĩa vụ kết thúc biên bản phiên toà một cách nhanh chóng theo yêu cầu.

PHẦN III. CÁC NGHĨA VỤ TRƯỚC PHIÊN TOÀ.

3.1. Ra hoặc xem xét lại các lệnh.

3.2. Thẩm vấn những người đang bị tạm giam.

3.3. Ra các lệnh tha tạm giam trước phiên toà.

3.4. Bảo vệ quyền của bị cáo có người đại diện:

a) Thẩm phán xét xử phải hỏi xem bị cáo đã có người đại diện chưa ngay tại lần đầu tiên bị cáo xuất hiện Thẩm phán. Nếu bị cáo trả lời chưa thì Thẩm phán phải kiểm tra bị cáo có đủ tư cách để được chỉ định Luật sư đại diện không và nếu có thì Thẩm phán chỉ định Luật sư đại diện cho bị cáo.

b) Nếu có hai hoặc nhiều hơn bị cáo cùng bị buộc tội hoặc những người bị cùng đưa ra xét xử, mà có chung Luật sư đại diện thì Thẩm phán phải kiểm tra về khả năng xảy ra xung đột làm nguy hại quyền của mỗi bị cáo đối với tính trung thực của Luật sư đại diện cho mình.

3.5. Luật sư nước ngoài.

3.6. Tố tụng trước phiên toà.

3.7. Công khai có hại.

a) Toà án phải ban hành các quy định cấm các nhân viên của Toà án được tiết lộ với bất kỳ ai mà chưa được cho phép về những thông tin liên đến vụ án  đang xem xét.

b) Thẩm phán phải kiềm chế để không đưa ra những bình luận công khai về vụ án đang xem xét hoặc bất cứ lời bình luận nào có thể dẫn đến sự hạn chế quyền của một bên được tham dự vào phiên toà công bằng.

PHẦN IV- TIẾP NHẬN LỜI NHẬN TỘI VÀ ĐƠN KHƯỚC TỪ.

4.1. Vai trò của Thẩm phán trong các cuộc tranh luận và thoả thuận về lời buộc tội, lời nhận tội.

a) Thẩm phán không được tham gia vào các cuộc tranh luận về lời kết tội hoặc nhận tội trước khi các bên đạt được sự thoả thuận trừ việc thúc đẩy công tố viên và luật sư bào chữa cho bị cáo thực hiện nghĩa vụ của mình nhằm khai thác hết các khả năng dàn xếp mà không cần đưa ra toà xét xử.

b) Thẩm phán không được chấp nhận tội mà không thẩm tra xem đã có sự thoả thuận nào chưa giữa các bên, nếu có thì phải buộc các bên đưa vào hồ sơ.

4.2. Tiếp nhận lời nhận tội.

a) Cho dù lời nhận tội được đưa ra sau khi đã có sự thoả thuận giữa các bên. Thẩm phán vẫn không được tiếp nhận nếu chưa trực tiếp hỏi lại bị cáo để xác định:

- Bị cáo đã hiểu đúng bản chất của lời nhận tội;

- Bị cáo đã hiểu rằng với lời nhận tội này, anh Toà án đã bị khước từ số quyền hiến định mà trước tiên là quyền khẳng định mình không có tội và tiếp tục im lặng; quyền được xét xử bằng bồi thẩm đoàn và quyền được đối chất với các nhân chứng chống lại anh ta.

- Lời nhận tội là tự nguyện.

- Bị cáo hiểu rằng hình phạt tối đa và tối thiểu có thể sẽ được áp dụng với tội danh này đồng thời cũng hiểu rằng sẽ có những hình phạt khác hoặc bổ sung được áp dụng do anh ta đã có tiền án hay do những yếu tố khác sẽ bị phạt liên quan đến hành vi phạm tội mới này của anh ta.

b) Cho dù bị cáo đã có lời nhận tội nhưng Thẩm phán vẫn phải thẩm vấn để có thể tự mình tin tưởng rằng có các căn cứ thực tế cho lời nhận tội đó.

4.3. Khước từ quyền xét xử bằng bồi thường đoàn.

Thẩm phán không được tiếp nhận lời khước từ của bị cáo đối với quyền được xét xử bằng bồi thẩm đoàn trừ khi bị cáo, mặc dù đã được Toà án khuyến cáo về quyền này, vẫn tự mình khẳng định sự khước từ hoặc bằng văn bản hoặc tại phiên toà công khai và được ghi vào biên bản.

PHẦN V: TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ.

5.1. Thẩm vấn bồi thẩm đoàn.

Thẩm phán phải chủ động thẩm vấn bồi thẩm đoàn về tư cách của họ trong đó có cả sự vô tư, khách quan của họ để làm nhiệm vụ bồi thẩm viên trong vụ án. Thẩm phán cũng phải cho phép bị cáo và Luật sư bào chữa cho bị cáo cũng như công tố viên được đặt các câu hỏi bổ sung nếu Thẩm phán thấy có lý do hợp lý.

5.2. Kiểm tra các mối quan hệ với bồi thẩm viên.

a) Thẩm phán phải áp dụng các bước thích hợp để cảnh cáo bồi thẩm viên về việc sẽ phải tách biệt họ trong quá trình xét xử nhằm tránh việc họ sẽ tiếp cận với các nguồn thông tin hoặc các quan điểm có thể ảnh hưởng, tác động đến sự khách quan của họ khi kết luận về những chứng cứ được đưa ra tại toà.

b) Thẩm phán phải yêu cầu ghi lại toàn bộ sự liên lạc của các bồi thẩm viên sau khi đã tuyên thệ mà Thẩm phán được và bản thân Thẩm phán thì không được có bất cứ mối quan hệ giao tiếp nào với các bồi thẩm viên về những vấn đề liên quan đến vụ án (ngoài những việc liên quan đến điền kiện ăn ở thuận lợi cho bồi thẩm viên) trừ khi đã thông báo cho các bên và tạo cho họ những cơ hội thuận tiện để có mặt tại buổi tiếp xúc.

5.3. Việc canh giữ và bảo vệ bị cáo, người làm chứng.

5.4. Nghĩa vụ bảo vệ người làm chứng.

a) Thẩm phán cho phép việc kiểm tra và kiểm tra chéo một cách đầy đủ đối với các nhân chứng nhưng phải yêu cầu đối chứng được tiến hành công bằng, khách quan, tôn trọng phẩm giá và sự riêng tư hợp pháp của những người làm chứng.

5.5. Nghĩa vụ kiểm tra độ dài và phạm vi kiểm tra nhân chứng.

5.6. Quyền của Thẩm phán giúp đỡ bồi thường đoàn trong quá trình xét xử.

a) Thẩm phán không được bày tỏ hoặc bằng cách nào khác làm cho bồi thẩm đoàn biết về quan điểm của mình đối với đánh giá bị cáo có tội hay không hoặc những chứng cứ nào là đáng tin cậy.

b) Khi cần thiết nhằm giúp cho bồi thẩm đoàn hiểu đúng về tố tụng, Thẩm phán có thể can thiệp vào quá trình kiểm tra nhân chứng để hướng dẫn về các nguyên tắc của luật chứng cứ hoặc về tính áp dụng được của chứng cứ đó đối với vụ kiện. Điều này chỉ nên làm vào thời điểm cuối trước khi kết thúc phần hướng dẫn mà các bồi thẩm viên vẫn chưa hiểu được kỹ vấn đề.

5.7. Nghĩa vụ của Thẩm phán đối với các đề nghị hay phản đối của Luật sự.

Thẩm phán phải tôn trọng nghĩa vụ của Luật sư trình bày sự phản đối với việc chấp nhận chứng cứ, quyền yêu cầu được đưa ra các bằng chứng cũng như quyền được đòi ghi nhận vào biên bản cách cư xử của Thẩm phán mà Luật sư cho rằng có hại cho bị cáo.

5.8. Nghĩa vụ của Thẩm phán phải tôn trọng mối quan hệ giữa Luật sư và thân chủ của họ.

Thẩm phán phải tôn trọng nghĩa vụ của Luật sư tránh nói đến những đặc quyền và không đặt họ vào những tình thế mà theo bổn phận của họ, thí dụ như từ chối trả lời, có thể dẫn đến những cái không có lợi cho thân chủ của mình. Trừ khi những đặc quyền đã bị khước từ, Thẩm phán không yêu cầu Luật sư bình luận về các chứng cứ hoặc về những việc khác mà ông ta đã biết được thông qua những đặc quyền nghề nghiệp của mình.

5.9. Giúp đỡ bồi thẩm đoàn trong khi thảo luận định tội.

Thẩm phán phải giúp đỡ thẩm đoàn trong quá trình thảo luận bằng cách cho phép mang các tài liệu xét xử vào phòng của bồi thẩm và đáp ứng các đề nghị xem xét lại chứng cứ của bồi thẩm đoàn theo các quy định tại Quy tắc của Hiệp hội Luật sư và quy tắc xét xử bằng bồi thẩm đoàn.

5.10. Bình luận về kết luận của bồi thẩm đoàn.

Vào lúc thích hợp khi kết luận phiên toà. Thẩm phán cám ơn các bồi thẩm viên về sự đóng góp cho xã hội của họ, tuy nhiên các bình luận này không được bao gồm lời khen ngợi hay chỉ trích kết luận của bồi thẩm đoàn.

PHẦN VI: GIỮ GÌN SỰ TÔN NGHIÊM TẠI PHIÊN TOÀ

6.1. Các quy tắc riêng về trật tự tại phòng xét xử.

Trước khi bắt đầu phiên xét xử, Thẩm phán phải làm cho mọi người tham dự biết các quy tắc về cách xử của các bên, của công tố viên, của Luật sư bào chữa, nhân chứng và những người khác tại phiên toà những điều chưa được mô tả đầy đủ trong Bộ luật tố tụng hay các Quy tắc đã ban hành của toà.

6.2. Hội đàm giữa các Luật sư

6.3. Thẩm phán duy trì trật tự phiên toà.

Thẩm phán có nghĩa vụ sử dụng quyền của mình để ngăn chặn những việc làm phân tán, gián đoạn phiên xét xử. Nếu Thẩm phán xác định cần phải áp dụng hình phạt đối với hành vi sai trái cần phải áp dụng hình phạt ít nghiêm khắc nhất thích hợp với mục tiêu uốn nắn sự lạm dụng và ngăn ngừa tái phạm.

6.4. Trách nhiệm kiềm chế bản thân của Thẩm phán.

Thẩm phán phải là thí dụ của sự vô tư và phẩm giá cao quý. Thẩm phán phải kiềm chế hành động và lời nói của mình. Thẩm phán phải chế ngự được những ý thích riêng và kiểm soát được tâm trong và cảm xúc của mình. Thẩm phán không được để cho ai trong phòng xét xử đẩy mình đến điểm xung đột cũng như tránh hành động theo cách có thể làm giảm uy tín của mình.

Trong quá trình xét xử, nếu Thẩm phán buộc phải bình luận hành vi của nhân chứng, thanh tra, Luật sư và những người khác hoặc về các lời khai có tuyên thệ thì Thẩm phán cần phải làm việc đó một cách tự tin, chững chạc và kiềm chế, tránh đấu khẩu, hạn chế việc bình luận và phán xét trong phạm vi những yêu cầu có căn cứ để thúc đẩy trình tự tố tụng tránh tất cả những biểu hiện coi thường đối với cá nhân hay vấn đề được đặt ra.

6.5 - 6.10. Ngăn chặn và uốn nắn hành vi của Luật sư, Công tố, bị cáo, tranh tra viên và những người khác.

6.11. Quan hệ với thông tin đại chúng.

Mặc dù các phóng viên báo chí có thể đến quan sát phiên toà xét xử để thu thập thông tin cho việc thông tin đại chúng nhưng Thẩm phán cần yêu cầu họ không được làm ảnh hưởng đến trật tự và sự nghiêm trang của phòng xử án.

Thẩm phán phải thu xếp một cách hợp lý cho các phóng viên tham dự phiên toà cùng với những người dân khác.

PHẦN VIII: TUYÊN ÁN.

8.1. Nghĩa vụ của Thẩm phán khi tuyên án.

Chính là Thẩm phán chứ không phải bồi thẩm đoàn xác định hình phạt trừ án tử hình.

 

 

Phụ lục 10

BỘ LUẬT VỀ DANH DỰ CỦA THÁM PHÁN NƯỚC CỘNG HOÀ BELARUXIA

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật.

Bộ luật này quy định nguyên tắc xử sự về mặt đạo đức, có tính bắt buộc đối với mỗi Thẩm phán Cộng hoà Bela ruxia (dưới đây gọi chung là Thẩm phán), không phụ thuộc vào vị trí công tác của Thẩm phán.

Nguyên tắc đạo đức được quy định trong Bộ luật này cũng được áp dụng đối với những Thẩm phán hiện đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ danh hiệu Thẩm phán và thuộc Thẩm phán, trừ những trường hợp có quy định khác.

Điều 2: Những quy phạm điều chỉnh phạm trù đạo đức của Thẩm phán.

Trên cơ sở Hiến pháp nước Công hoà Belaruxia. Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Không được đặt lý do «vì sự công bằng tối thượng» và sự hợp lý, vì quyền lợi của bất kỳ ai và bất kỳ hoàn cảnh nào cao hơn Hiến pháp nước Cộng hoà Belaruxia, phải nêu tấm gương về ý thức tuân thủ pháp luật.

Điều 3: Nguyên tắc hành xử đảm bảo tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán.

Bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào, Thẩm phán cũng phải có hành vi ứng xử sao cho trong xã hội khẳng định được niềm tin vào tính độc lập, khách quan và vô tư của Thẩm phán khi xét xử.

Thẩm phán không được để cho bất kỳ ai, kể cả các nhà chức sắc của Toà án cấp trên, các nhà chức sắc khác, không phụ thuộc vào vị trí công tác và địa vị của họ, các đồng nghiệp, người thân thích, bạn bè hoặc người quen gây ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của họ.

Điều có ý nghĩa cao nhất đối với Thẩm phán là việc hoàn thành một cách trung thực nhiệm vụ của mình.

Thẩm phán không bị chi phối bởi dư luận xã hội, cho dù dư luận đó bất lợi cho, không phải lo sợ bị chỉ trích về hoạt động xét xử của họ.

Điều 4: Nghiêm cấm Thẩm phán lợi dụng chức vụ, quyền hạn trái với quy định của Hiến pháp Cộng hoà Belaruxia.

Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình vào mục đích cá nhân, hoặc vì lợi ích của bất kỳ ai mà làm trái với Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, cũng như không được bằng hành vi xử sự của mình cho phép người khác tạo ra cảm giác rằng họ có thể gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán.

Thẩm phán không được tham gia giải quyết vụ án nếu có quyền lợi trong vụ án đó.

Thẩm phán phải thận trong khi lựa chọn bạn bè, người quen, tránh những mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến Thẩm phán.

Trong mọi trường hợp, Thẩm phán phải suy nghĩ trước khi thực hiện bất lý hành vi nào, phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra, phải đối chiếu hành vi của mình với các chuẩn mực về đạo đức.

Thẩm phán không được bỏ qua các dư luận xã hội cho rằng Thẩm phán đó đã có ý vi phạm Hiến pháp công hoà Belaruxia và các văn bản pháp luật khác, đã lợi dụng chứ vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền lợi trong vụ án. Trong trường hợp dư luận xã hội không có cơ sở, Thẩm phán có quyền yêu cầu hiệp hội Thẩm phán giúp đỡ.

Điều 5: Văn hoá cư xử của Thẩm phán.

Trong quan hệ với mọi người, khi thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng, và trong các quan hệ trong các quan hệ ngoài công việc, Thẩm phán phải tuân theo các nguyên tắc ứng xử chụng, hành xử một cách tự trọng.

Thẩm phán phải xử sự lịch sự, đúng mực, kiên trì, có tính nguyên tắc, ham muốn đi sâu tìm hiểu bản chất sự việc, khả năng lắng nghe người đối thoại và hiểu quan điểm của họ, cân nhắc và có căn cứ khi đưa ra các quyết định.

Khuyến khích Thẩm phán xây dựng cách xử sự tương tự ở các đồng nghiệp, các công chức của Toà án, cũng như các công dân khác.

Điều 6: Trách nhiệm của Thẩm phán không bình luận công khai về vụ việc trước khi quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành.

Thẩm phán không được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, công khai nói ra ý kiến của mình và những vụ việc đã được thụ lý, đang trong quá trình giải quyết do chính mình hoặc do các Thẩm phán khác phụ trách, cũng như về các vụ việc đã được giải quyết trước khi các quyết định giải quyết có hiệu lực thi hành.

Điều 7: Hoạt động khác của Thẩm phán.

Theo Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, Thẩm phán không được tiến hành hoạt động kinh doanh thực hiện các công việc có hưởng lương khác, trừ hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Thẩm phán không được tham gia vào hoạt động từ thiện và giáo dục nếu như hoạt động đó có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng của Thẩm phán. Thẩm phán không được lợi dụng vị trí công tác của mình để hoạt động ngoài xã hội với tư cách là trọng tài viên, hoặc người trung gian để giải quyết tranh chấp, kiện tụng.

Trong việc xác lập và tiến hành các mối quan hệ riêng về Tài chính, cũng như trong quan hệ công tác, Thẩm phán phải cân nhắc thận trọng, để tránh trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng có liên quan đến vụ việc.

Điều 8: Hạn chế việc Thẩm phán tham gia hoạt động chính trị.

Theo Hiến pháp cộng hoà Belaruxia, Thẩm phán không được trở thành thành viên của tổ chức chính trị hoặc tổ chức xã hội có mục đích chính trị, không được giúp đỡ các tổ chức này bằng Tài chính bằng hình thức khác.

Thẩm phán phải tránh công khai thể hiện mối thiện cảm hoặc không thiện cảm của mình đối với các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội có mục đích chính trị thuộc các hệ tư tưởng khác nhau.

Thẩm phán phải tránh không tranh luận công khai về việc ủng hộ hoặc phản đối các ứng cử viên theo chế độ cử hoặc bầu vào các chức vụ của bộ máy Nhà nước.

Thẩm phán có quyền ứng cử và đề cử vào các cơ quan quản lý Thẩm phán.

Điều 9: Tránh nhiệm của Thẩm phán về việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Thẩm phán phải thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, kịp thời cập nhập các kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xét xử.

Thẩm phán có quyền tham gia vào các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luận, hệ thống có quan Toà án, tổ chức Toà án và thủ tục giải quyết các vụ án.

Điều 10: Trách nhiệm của Thẩm phán với hiệp hội Thẩm phán.

Thẩm phán phải tránh công khai phê bình hành vi ứng xử của Thẩm phán khác.

Là thành viên của hiệp hội Thẩm phán, Thẩm phán phải gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của ngành Toà án Belaruxia, và truyền lại cho thế hệ Thẩm phán mới.

Thẩm phán có nghĩa vụ giúp đỡ các Thẩm phán trẻ nắm từng các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Điều 11: Đạo đức của Thẩm phán tại phiên toà.

Thẩm phán phải có cố gắng xây dựng không khí trang nghiêm, thiện chí và ôn hoà tại phiên toà xét xử.

Thẩm phán phải thể hiện tính kiên nhẫn, tôn trọng lịch và lịch sự đối với các bên đương sự, các đại diện hợp pháp có họ, và những người tham gia phiên toà. Thẩm phán không được thể hiện mối quan hệ của mình đối với bất kỳ ai tham gia phiên toà dưới bất kỳ hình thức nào (lời nói, cử chỉ, ra hiệu).

Thẩm phán không được bỏ qua những vi phạm vô nguyên tắc đạo đức từ phía các công chức Toà án đối với những tham gia phiên toà, và những dự phiên toà.

Điều 12: Nghĩa vụ của Thẩm phán bảo đảm bí mật công tác.

Thẩm phán có nghĩa vụ giữ bí mật đối với những thông tin có được do thực hiện nhiệm vụ, trừ những thông tin có được tại phiên toà xét xử công khai.

Điều 13: Trách nhiệm của Thâm phán trước pháp luật.

Thẩm phán phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với hành vi xâm phạm hoạt động của Tòa án, tội phạm về chức vụ hoặc tội phạm khác.

Điều 14: Quyền yêu cầu xem xét các đề nghị của Thẩm phán.

Theo quy định của Bộ luật này, Thẩm phán có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền, cũng như các cơ quan thuộc hiệp hội Thẩm phán xem xét một cách khách quan và toàn diện các đề nghị của họ.

 

 



[1] Bài viết của Chủ tịch nước Trẩn Đúc Lương - Báo nhân dân số ra ngày 26/3/2002.

[2] Nghị quyết số 08/NQ-TW 02 tháng 01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

[3] Nghị quyết số 08/NQ-TW 02 tháng 01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

[4] Nghị quyết số 08/NQ-TW 02 tháng 01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia. H.1996, tr129-132

[6] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985. tr. 86, 87, 90, 91.

[7] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985. tr. 86, 87, 90, 91.

[8] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985. tr. 86, 87, 90, 91.

[9] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr.129-132.

[10] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr.129-132.

[11] Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ươngĐảng cộng sản Việt Nam khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1997, tr.57-58.

[12] Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội, 1902, tr.l21 và tr.217.

[13] Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Chủ biên – PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001, tr.31

[14] Xem 12, tr.20l.

[15] Xem 12, tr.972.

[16] Xem 13, tr.45.

[17] Các Mác toàn tập, T1, Nxb. Chính trị quốc gia – ST, H.1995, tr.137.

[18] Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, H.1990, tr.162.

[19] Xem 18, tr.175.

[20] Regulation of Lawyers – Problems of law anh ethies, New York, 1985, tr.308.

[21] Xem 18, tr.174

[22] TS. Phan Hữu Thu, Văn hoá tư pháp và đạo đức người Thẩm phán - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2, năm 1996, tr. 4

[23] TS. Nguyễn Tất Viễn, Đạo đức tư pháp và vận dụng phạm trù đạo đức tư pháp trong việc xét xử các vụ án hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5, năm 2001.

[24] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hòa Belaruxia.

[25] Bản Quy ước về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (Úc).

[26] Điều 2 Bộ luật Danh sự Thẩm phán cộng hòa Belaruxia.

[27] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hòa Belaruxia.

[28] Ban Quy ước về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (Úc).

[29] Quy ước 5 về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (Úc).

[30] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[31] Quy ước 7 về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (Úc).

[32] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxi.

[33] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hòa Belaruxia.

[34] Quy chế hành nghề Luật sư của Bang California (Hoa Kỳ).

[35] Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.132-133

[36] Nghị quyết hội nghị Trung ương III, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.58-59

[37] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr. 86, 87, 90, 91.

[38] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr. 86, 87, 90, 91.

[39] Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr. 86, 87, 90, 91.

[40] Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1996, tr. 129 - 132.

[41] Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1996, tr. 129 - 132.

[42] Xem: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, II. 1997, tr. 57 - 58.

[43] Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội, 1992, tr.121 và tr.217.

[44] Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Chủ biên - PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr.31.

[45] Xem 1, tr.201.

[46] Xem 1, tr 972.

[47] Xem 2, tr. 45.

[48] Cải cách tư pháp - những vấn đề về phương pháp và nội dung nghiên cứu – Kỷ yếu hội thao khoa học Viện NCKHPL 10/1993, tr.32-38.

[49] Các Mác toàn tập, T.I, NXB Chính trị quốc gia - ST, H, 1995, tr.137

[50] Tại Nhật Bản, mỗi năm chỉ có khoảng 500 trên tổng số 25000-30000 thí sinh qua được vòng thi chung khảo để vào học tại Trường đào tạo các chức danh tư pháp (công tố, thẩm phán, luật sư).

[51] Trường cán bộ toà án thuộc Toà án tối cao sau chuyển sang thuộc Uỷ ban pháp chế về thực chất là đào tạo trung cấp luật, có một số nội dung bồi dưỡng kỹ năng cán bộ toà in, pháp chế ngành.

[52] Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, H, 1990, tr.162

[53] Xem 10, tr. 175.

[54] Regulation of Lawyers - Problems of law and ethies, New York, 1985 tr.308.

[55] Xem 10, tr 174.

[56] Trần Hậu Kiêm (Chủ biên). Hỏi - đáp về đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Tr. 10

[57] Giáo trình đạo đức học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2000. Tr. 8

[58] Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên). Một số văn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2001, Tr. 44

[59] Phạm Minh Hạc (Chu biên). Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001. Tr. 153, 158.

[60] Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội 2001. Tr. 153, 158.

[61] Phan Hữu Thư. Văn hóa tư pháp và đạo đức tư pháp. Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Số 2/1996. Trang 4

[62] Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. Trung tâm tử điển học Hà Nội - Đà Nẵng 1997. Trang 28.

[63] Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1996, tr. 654

[64] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 1996, tr.100

[65] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 1996, tr.102

[66] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 1996, tr.102

[67] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục – Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 1996, tr.102 - 103

[68] Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, NXB Pháp lý, H 1990, tr 174

[69] Phan Hữu Thư, Văn hóa tư pháp và đạo đức người thẩm phán, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2, 1996, tr.3

[70] Phan Hữu Thư, tài liệu đã dẫn, trang 3

[71] Hồ Chí Minh toàn tập. CD - ROM, tập7, tr. 568

[72] Tài liệu đã dẫn tr. 249 – 267

[73] http://vinaexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Gia-dinh/2001/03/3B9AE97E/

[74] http://vinaexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Gia-dinh/2001/03/3B9AE97E/

[75] http://vinaexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Gia-dinh/2001/03/3B9AE97E/

[76] http://vinaexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Gia-dinh/2001/03/3B9AE97E/

[77] http://vinaexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Gia-dinh/2001/03/3B9AE97E/

[78] L’Ethique du juge: une approche européenne et internationale. p.5. Dalloz. 2003

[79] Tài liệu đã dẫn, cùng trang

[80] Tài liệu đã dẫn, cùng trang

[81] Dân chủ và Pháp luật, tháng 3/1995

[82] Theo Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp (ngày 22/12/1995) thì hiện nay ở Mỹ máy tính đã xâm nhập vào một số lĩnh vực của hoạt động tư pháp. Máy vi tính luật sư có khả năng cung cấp cho các luật sư các tư liệu có liên quan, dự thảo các văn bản pháp luật, đưa ra các dự đoán thành bại của các vụ kiện. Ở Nhật, hội luật gia Nhật Bản đã chế tạo thành công một máy vi tính chuyên dùng cho Toà án. Trong bộ nhớ của máy chứa đầy đủ các kiến thức pháp luật

[83] Báo Pháp luật của Bộ Tư pháp ngày 31/10/1995

[84] Theo sách đã dẫn ở chú thích 1, trang 164 có nêu hình tượng Nữ thân công lý Phemida từ thời xa xưa được mô tả dưới dạng một phụ nữ nghiêm khắc lạnh lùng, trong tay cầm một chiếc cân để cân đo sự thật. Nhưng Nữ thần Công lý không chỉ có nét mặt nghiệm khắc mà là một phụ nữ rất xinh đẹp và tốt bụng

[85] Sách đã dẫn, tr70

[86] Một số bài giảng Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Phân viện Hà Nội, Khoa văn hoá XHCN, Hà Nội 2000, tr56

[87] Theo S.S. Alexxeev, trong Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta, Đồng ánh Quang dịch. Nguyễn Đình Lộc hiệu đính, NXB Pháp Lý, Hà Nội, 1986, tr. 92 thì “Văn hoá pháp lý là một loại tài sản pháp lý. Nó đặc trưng cho bầu không khí chung của pháp luật, là sự thẻ hiện vào cuộc sống xã hội Xã hội chủ nghĩa những thuộc tính có ích về mặt xã hội và các đặc trưng của pháp luật. Như vậy, sức mạnh hiện thực của pháp luật mà chính ở mức rất lớn phụ thuộc vào trạng thái ý thức pháp luật, vào trình độ văn hóa pháp lý chung của không chỉ phụ thuộc vào bản thân pháp luật (..) và không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả của thực tiễn pháp luật, mà chính ở mức rất lớn phụ thuộc vào trạng thái ý thức pháp luật, vào trình độ văn hóa pháp lý chung của toàn dân.

[88] Sách đã dẫn, tr. 170-171

[89] TS. Phan Hữu Thư, Văn hoá tư pháp và đạo đức người Thẩm phán - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2, năm 1996, tr. 4

[90] TS. Nguyễn Tất Viễn, Đạo đức tư pháp và vận dụng phạm trù đạo đức từ pháp trong việc xét xử các vụ án hình sự, tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5, năm 2001.

[91] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[92] Bản Quy ước về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (úc).

[93] Điều 2 Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia

[94] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[95] Bản Quy ước về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (úc).

[96] Quy ước 5 về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (úc).

[97] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[98] Quy ước 7 về ứng xử của Thẩm phán bang Queenland (úc).

[99] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[100] Bộ luật Danh dự Thẩm phán cộng hoà Belaruxia.

[101] Quy chế hành nghề Luật sư của Bang California (Hoa kỳ).

 

File đính kèm downloadTải về